SlideShare a Scribd company logo
1 2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
MAI LAN NGỌC
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ NHỮNG LOẠI NGƯỜI ĐỒNG PHẠM
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
Chuyên ngành : Luật hình sự
Mã số : 60 38 40
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌc
HÀ NỘI - 2012
Công trình được hoàn thành
tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội
Người hướng dẫn khoa học: TS. Trịnh Tiến Việt
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, họp tại
Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vào hồi ..... giờ ....., ngày ..... tháng ..... năm 2012.
Có thể tìm hiểu luận văn
tại Trung tâm thông tin - Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội Trung
tâm tư liệu - Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội
3
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHỮNG LOẠI NGƯỜI
ĐỒNG PHẠM TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
8
1.1. Khái niệm đồng phạm và các hình thức đồng phạm 8
1.1.1. Khái niệm đồng phạm 8
1.1.2. Các hình thức đồng phạm 9
1.2. Những loại người đồng phạm 12
1.2.1. Người thực hành 13
1.2.2. Người tổ chức 19
4
1.2.3. Người xúi giục 28
1.2.4. Người giúp sức 31
1.3. Trách nhiệm hình sự đối với những loại người đồng phạm 33
1.3.1. Nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự đối với những
người đồng phạm trong trường hợp đồng phạm hoàn thành
33
1.3.2. Trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm trong
trường hợp đồng phạm chưa hoàn thành
35
3.1.2.1. Trách nhiệm hình sự của người thực hành trong các giai
đoạn thực hiện tội phạm
36
3.1.2.2. Trách nhiệm hình sự đối với người tổ chức trong các giai
đoạn thực hiện tội phạm
37
3.1.2.3. Trách nhiệm hình sự đối với người xúi giục trong các giai
đoạn thực hiện tội phạm
37
3.1.2.4. Trách nhiệm hình sự đối với người giúp sức trong các giai
đoạn thực hiện tội phạm
38
3.1.3. Trách nhiệm hình sự của những loại người đồng phạm trong
trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
39
3.1.3.1. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội của người thực hành 40
3.1.3.2. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội của người tổ chức 40
3.1.3.3. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội của người xúi giục 41
3.1.3.4. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội của người giúp sức 41
Chương 2: CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT
NAM VÀ MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VỀ
NHỮNG LOẠI NGƯỜI ĐỒNG PHẠM
42
2.1. Các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về những loại
người đồng phạm
42
5
2.1.1. Giai đoạn từ Sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước
pháp điển hóa lần thứ nhất - Bộ luật hình sự năm 1985
42
2.1.2. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 cho
đến nay
49
2.2. Các quy định của pháp luật hình sự một số nước trên thế
giới về những loại người đồng phạm
58
2.2.1. Bộ luật hình sự Liên bang Nga 59
2.2.2. Bộ luật hình sự Trung Quốc 62
2.2.3. Bộ luật hình sự Nhật Bản 65
2.2.4. Bộ luật hình sự Vương quốc Bỉ 67
2.2.5. Bộ luật hình sự Cộng hòa Liên bang Đức 69
Chương 3: THỰC TIỄN XÁC ĐỊNH NHỮNG LOẠI NGƯỜI ĐỒNG
PHẠM, VẤN ĐỀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ MỘT
SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG
CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999
VỀ NHỮNG LOẠI NGƯỜI ĐỒNG PHẠM
72
3.1. Thực tiễn xác định những loại người đồng phạm theo quy
định của Bộ luật hình sự năm 1999
72
3.1.1. Thực tiễn xét xử những loại người đồng phạm theo quy định
của Bộ luật hình sự năm 1999
72
3.1.2. Các quy định về mặt lập pháp liên quan đến vấn đề những
loại người đồng phạm
80
3.2. Vấn đề hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự năm
1999 về những loại người đồng phạm
83
3.2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình
sự năm 1999 về những loại người đồng phạm
83
3.2.2. Nội dung sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự năm 1999 về
những loại người đồng phạm
88
3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của 96
6
Bộ luật hình sự năm 1999 về những loại người đồng phạm
3.3.1. Tăng cường giải thích pháp luật, hướng dẫn áp dụng pháp luật 96
3.3.2. Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ý thức
pháp luật và trách nhiệm nghề nghiệp của đội ngũ thẩm
phán Tòa án các cấp
97
3.2.3. Tăng cường kiểm sát việc áp dụng pháp luật hình sự liên
quan đến những loại người đồng phạm của Viện kiểm sát
nhân dân
99
KẾT LUẬN 102
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 105
7
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLHS : Bộ luật hình sự
CTTP : Cấu thành tội phạm
CSPL : Cơ sở pháp lý
HSST : Hình sự sơ thẩm
PLHS : Pháp luật hình sự
TAND : Tòa án nhân dân
TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao
TNHS : Trách nhiệm hình sự
8
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
Tên bảng Trang
3.1 Số liệu thống kê của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội
về tổng kết công tác xét xử các vụ án hình sự sơ thẩm qua
các năm 2005 - 2009
74
3.2 Một số nhóm tội, loại tội trong số 196 bản án có đồng
phạm mà tác giả đã nghiên cứu
74
9
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự (BLHS) là do có tính
chất nguy hiểm đáng kể cho xã hội. Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm
không những là một đặc điểm (dấu hiệu) cơ bản, mà còn là thuộc tính khách
quan, tất yếu và thể hiện bản chất xã hội - pháp lý của từng hành vi phạm tội
cụ thể. Tội phạm có tính chất nguy hiểm cho xã hội, bởi vì tội phạm gây ra
hoặc đe dọa gây ra những thiệt hại đáng kể cho các quan hệ xã hội được luật
hình sự bảo vệ, do người có năng lực trách nhiệm hình sự (TNHS) và đủ tuổi
chịu TNHS thực hiện với hình thức lỗi cố ý và vô ý.
Tội phạm có thể do một người thực hiện, cũng có thể do nhiều người
thực hiện. Khi tội phạm được thực hiện bởi nhiều người và trong hành động
của họ có sự liên hệ mật thiết, tác động lẫn nhau thì được gọi là đồng phạm.
Đồng phạm là hình thức phạm tội "đặc biệt", đòi hỏi những điều kiện riêng,
khác với những trường hợp phạm tội riêng lẻ về số lượng người tham gia
phạm tội, mối liên hệ giữa các đối tượng trong cùng vụ án cũng như tội phạm
mà cả nhóm hướng tới thực hiện. Trong đồng phạm, mỗi người khi thực hiện
tội phạm giữ vai trò khác nhau. Sự liên kết, hỗ trợ lẫn nhau giữa những người
cùng tham gia thực hiện tội phạm càng củng cố quyết tâm phạm tội đến cùng
của cả nhóm, thể hiện tính chất và mức độ nguy hiểm đáng kể của những tội
phạm có đồng phạm. So với tội phạm do một người thực hiện, đồng phạm
thường nguy hiểm hơn, vì khi một nhóm người cùng cố ý tham gia thực hiện
hành vi phạm tội, tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội sẽ tăng lên
đáng kể, nhất là khi có sự câu kết chặt chẽ về tổ chức và cách thức thực hiện,
phát triển thành "phạm tội có tổ chức".
Ở nước ta, hiện nay xuất hiện nhiều băng nhóm tội phạm có tổ chức
và hoạt động công khai, có hành vi hết sức nguy hiểm như dùng ô tô chở
10
các đối tượng dàn trận đánh nhau, dùng "hàng nóng" đuổi bắn nhau trên
đường phố hoặc thanh toán nhau mang màu sắc "xã hội đen". Điển hình là vụ
dùng súng hoa cải bắn chết Trần Thanh Long (Long Tuyp) tại thành phố Hải
Phòng năm 2009; vụ hai băng nhóm dùng súng AK cưa báng và súng K59
bắn nhau khiến một người chết và một người bị thương tại phố Đoàn Thị
Điểm, thành phố Hà Nội năm 2009; vụ hai băng nhóm dùng dao, mã tấu chém
nhau làm một người chết tại Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai năm 2010, v.v...
Một đặc điểm mới so với trước đây là nhiều đối tượng phạm tội nguy
hiểm đã chuyển hướng hoạt động theo kiểu "núp bóng" như thành lập ra các
doanh nghiệp, công ty thương mại, du lịch, dịch vụ, làm bình phong cho các
hành vi phạm tội như đòi nợ thuê, cá độ bóng đá, đâm thuê chém mướn; v.v...
Chính vì vậy, việc đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và tội
phạm dưới hình thức đồng phạm nói riêng là việc làm thường xuyên, cấp bách
luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, chú trọng. Do đó, việc nghiên cứu
về những loại người đồng phạm trong khoa học và việc áp dụng nó trong thực
tiễn để trên cơ sở đó đưa ra những kiến giải lập pháp hoàn thiện để phục vụ
yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm và ngăn chặn, hạn chế tới mức thấp
nhất hậu quả của tội phạm gây ra có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng.
Đây chính là lý do chúng tôi lựa chọn để nghiên cứu đề tài "Một số vấn đề lý
luận và thực tiễn về những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt
Nam" làm luận văn thạc sỹ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong khoa học luật hình sự Việt Nam, vấn đề những loại người đồng
phạm nằm trong chế định đồng phạm đã được đề cập trong một số giáo trình,
sách tham khảo do các tác giả khác nhau biên soạn như: 1) TS. Trịnh Quốc
Toản, Chương XIII - Đồng phạm, Trong sách: Giáo trình Luật hình sự Việt
Nam (Phần chung). Tập thể tác giả do GS.TSKH. Lê Cảm chủ biên, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2001 (tái bản năm 2003); 2) Chương X - Đồng phạm,
11
Trong sách: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Tập I, Tập thể tác giả do
GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa chủ biên, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2007; 3)
Chương XIII - Đồng phạm, Trong sách: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam,
Tập thể tác giả do GS.TS. Võ Khánh Vinh chủ biên, Nxb Công an nhân dân,
Hà Nội, 2005; 4) Mục VI - Chế định đồng phạm, Trong sách: Các nghiên cứu
chuyên khảo về phần chung Luật hình sự, tập IV, của GS.TSKH Lê Cảm, Nxb
Công an nhân dân, Hà Nội, 2002; v.v...
Một số nhà khoa học - luật gia hình sự Việt Nam cũng đã quan tâm
nghiên cứu về đề tài này. Tuy nhiên, đó mới chỉ là một số các công trình
nghiên cứu về chế định đồng phạm nói chung như: 1) Luận án tiến sỹ của tác
giả Trần Quang Tiệp về "Đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam", trường
Đại học Luật Hà Nội, 2000; 2) GS.TSKH. Lê Văn Cảm, Mục VI - Chế định
đồng phạm, Chương thứ tư, Trong Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật
hình sự (Phần chung), (Sách chuyên khảo Sau đại học), Nxb Đại học Quốc gia
Hà Nội, 2005; 3) GS.TSKH. Lê Văn Cảm, Về chế định đồng phạm trong Luật
hình sự Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Tập san Tòa án nhân
dân, số 2/1988; 4) GS.TSKH. Lê Văn Cảm, Chế định đồng phạm và mô hình
lý luận của nó trong Luật hình sự Việt Nam, Tạp chí Dân chủ và pháp luật
8/2003; 5) TS. Trần Quang Tiệp, Hoàn thiện chế định liên quan đến đồng
phạm trong luật hình sự Việt Nam hiện nay, Tạp chí Tòa án nhân dân, số
5/1998; v.v…
Bên cạnh đó, cũng có nhiều bài viết, bài nghiên cứu có tính chất riêng
lẻ, đề cập đến một khía cạnh, một vấn đề nhất định về chế định đồng phạm
trong luật hình sự Việt Nam của các tác giả sau: 1) Trần Quốc Hoàn, Một số
nhận xét về trách nhiệm hình sự trong một vụ án có đồng phạm, Tạp chí Tòa
án nhân dân, số 5/1995; 2) TS. Cao Thị Oanh, Vấn đề mặt chủ quan của đồng
phạm, Tạp chí Luật học, số 2/2002; 3) TS. Cao Thị Oanh, Những biểu hiện
của nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự trong đồng phạm, Tạp chí Luật
học, số 6/2003; 4) PGS.TS. Lê Thị Sơn, Về các giai đoạn thực hiện hành vi
12
đồng phạm, Tạp chí Luật học, số 3/1998; 5) Dương Văn Tiến, Các hình thức
đồng phạm và trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm, Tạp chí Nhà
nước và pháp luật, số 1/1986. 6) TS. Trần Quang Tiệp, Khái niệm tội phạm có
tổ chức, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 1/1999; 7) PGS.TS. Nguyễn Quốc Nhật
Tội phạm có tổ chức - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Sách chuyên khảo),
Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2005, v.v...
Như vậy, các công trình nghiên cứu nói trên đã đề cập đến vấn đề
những loại người đồng phạm nhưng chỉ đề cập đến vấn đề này trong việc
nghiên cứu tổng thể về chế định đồng phạm. Tuy nhiên, về phương diện
nghiên cứu lý luận chuyên sâu và có hệ thống vấn đề những loại người đồng
phạm vẫn chưa được quan tâm một cách đúng mức, mặc dù đây là vấn đề
quan trọng, có ý nghĩa to lớn trong quá trình đấu tranh phòng, chống tội
phạm, đặc biệt nếu việc phát hiện và ngăn chặn sớm hành vi phạm tội của
những người đồng phạm sẽ làm giảm khả năng gây ra thiệt hại về nhiều hậu
quả khác như: chính trị, vật chất, thể chất và tinh thần, cũng như tài sản của
Nhà nước và toàn xã hội. Ngoài ra, nhiều vấn đề lý luận và đánh giá thực tiễn
xung quanh vấn đề những loại người đồng phạm cũng đòi hỏi cần phải được
tiếp tục nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ và sâu sắc hơn.
3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu một số vấn đề lý luận
về những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam, so sánh vấn đề
này với quy định của pháp luật hình sự (PLHS) một số nước trên thế giới.
Ngoài ra, luận văn còn phân tích và đánh giá những vướng mắc trong thực
tiễn áp dụng và tồn tại trong các quy định của PLHS về những loại người
đồng phạm. Trên cơ sở này, luận văn có những đánh giá, đề xuất và đưa ra
một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn quy định của PLHS Việt Nam với mục
đích để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói
chung, tội phạm được thực hiện dưới hình thức đồng phạm nói riêng.
13
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn này đúng như tên gọi của nó - Một
số vấn đề lý luận và thực tiễn về những loại người đồng phạm trong luật hình
sự Việt Nam.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung, do điều kiện và thời gian có hạn, luận văn chỉ tập trung
nghiên cứu những quy định của PLHS Việt Nam từ sau Cách mạng tháng
Tám năm 1945 đến nay về những loại người đồng phạm. Bên cạnh đó, luận
văn nghiên cứu về những loại người đồng phạm trong PLHS một số nước để
so sánh với quy định của PLHS nước ta.
Về tư liệu thực tế (các ví dụ chứng minh cho quan điểm, luận chứng
của mình), luận văn nêu ra một số vụ án điển hình trong thực tiễn xét xử trong
thời gian gần đây (2005 - 2011).
4. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
4.1. Cơ sở khoa học
Cơ sở khoa học của luận văn là các quy định của BLHS năm 1999 và
các văn bản hướng dẫn thi hành BLHS năm 1999 về chế định đồng phạm
trong đó có các quy định về những loại người đồng phạm, cũng như các công
trình nghiên cứu khoa học, sách báo pháp lý của các tác giả trong và ngoài
nước có liên quan đến chế định này.
4.2. Cơ sở thực tiễn
Cơ sở thực tiễn của luận văn chủ yếu là thực tiễn áp dụng các bản án
của Tòa án nhân dân (TAND) thành phố Hà Nội và một số địa bàn trên toàn
quốc về những loại người đồng phạm theo luật hình sự Việt Nam trong
khoảng thời gian từ năm (2005 - 2011) và qua đó để rút ra những nhận xét,
đánh giá.
14
5. Cơ sở phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở phương pháp luận
Luận văn sử dụng phương pháp luận của Triết học Mác - Lênin, trực
tiếp sử dụng các phương pháp của triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử như: phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, phương pháp lịch sử
cụ thể, phương pháp phân tích và tổng hợp.
5.2. Các phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: phương pháp
so sánh, thống kê, điều tra xã hội học, phương pháp phân tích, tổng hợp, lịch
sử, nghiên cứu (điều tra) án điển hình... để tổng hợp các tri thức khoa học luật
hình sự và luận chứng các vấn đề tương ứng được nghiên cứu.
6. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn
BLHS Việt Nam năm 1999 kế thừa các quy định của BLHS năm 1985
trong việc quy định những loại người đồng phạm. Từ đó đến nay, qua thực
tiễn áp dụng đã xuất hiện nhiều bất cập, khó khăn, không thống nhất trong
cách hiểu và cách áp dụng những quy định này.
Là một đề tài vừa mang tính lý luận vừa mang tính thực tiễn, nên vấn
đề những loại người đồng phạm mới chỉ được đề cập ở một số ít các bài viết,
bài nghiên cứu, hay chỉ là một phần nhỏ trong một số các công trình nghiên
cứu khoa học. Trong luận văn thạc sỹ của mình, học viên muốn đi sâu tập
trung nghiên cứu các khía cạnh liên quan đến vấn đề những loại người đồng
phạm trong luật hình sự Việt Nam, từ lý luận, quy định của pháp luật hiện
hành đến thực tiễn áp dụng, trên cơ sở đó luận văn đưa ra một số giải pháp
nhằm hoàn thiện các quy định của PLHS hiện hành về những loại người
đồng phạm, cũng như các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng những quy
định này.
15
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Đây là đề tài nghiên cứu chuyên khảo đề cập một cách tương đối có
hệ thống và toàn diện các vấn đề lý luận và thực tiễn về những loại người
đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam ở cấp độ luận văn thạc sỹ luật học.
Luận văn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng, tác giả luận văn đã làm
rõ khái niệm của người đồng phạm nói chung và từng loại người đồng phạm
nói riêng đồng thời làm rõ bản chất pháp lý của mỗi loại người đồng phạm
cũng như lịch sử phát triển và thực tiễn đánh giá đối với những loại người
đồng phạm theo quy định của BLHS năm 1999. Trên cơ sở, đó luận văn đã
đưa ra các kiến nghị hoàn thiện các quy định về những loại người đồng phạm
ở khía cạnh lập pháp và việc áp dụng chúng trong thực tiễn.
Ngoài ra, luận văn còn có ý nghĩa làm tài liệu tham khảo lý luận cần
thiết cho các nhà khoa học - luật gia, cán bộ thực tiễn và các sinh viên, học
viên cao học và nghiên cứu sinh chuyên ngành tư pháp hình sự, cũng như
phục vụ cho công tác lập pháp và hoạt động thực tiễn áp dụng PLHS trong
việc đấu tranh phòng và chống tội phạm, cũng như công tác giáo dục, cải tạo
người phạm tội hiện nay ở nước ta.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề chung về những loại người đồng phạm trong
luật hình sự Việt Nam.
Chương 2: Các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam và một số
nước trên thế giới về những loại người đồng phạm.
Chương 3: Thực tiễn xác định những loại người đồng phạm, vấn đề
hoàn thiện pháp luật và một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy
định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 về những loại người đồng phạm.
16
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHỮNG LOẠI NGƯỜI
ĐỒNG PHẠM TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1. KHÁI NIỆM ĐỒNG PHẠM VÀ CÁC HÌNH THỨC ĐỒNG PHẠM
1.1.1. Khái niệm đồng phạm
"Đồng" theo Từ điển tiếng Việt nghĩa là cùng như nhau, không thể
khác được. "Phạm" là làm tổn hại đến cái cần tôn trọng, mắc phải điều cần
tránh. Đồng phạm nghĩa là cùng phạm tội hiểu theo nghĩa của luật hình
sự" [Dẫn theo 3, tr. 245].
Nghiên cứu lịch sử lập pháp hình sự của nước ta, chúng ta thấy vấn đề
đồng phạm đã được luật hình sự Việt Nam quy định từ rất sớm nhưng mới chỉ
xem xét ở một số khía cạnh nhất định, chưa có quy định về khái niệm đồng
phạm. Cho đến khi BLHS năm 1985 được ban hành thì khái niệm pháp lý về
đồng phạm mới chính thức được quy định tại khoản 1 Điều 17: "Hai hoặc
nhiều người cố ý cùng thực hiện một tội phạm là đồng phạm", BLHS năm
1999 tiếp tục quy định khái niệm pháp lý về đồng phạm tại khoản 1 Điều 20
như sau: "Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện
một tội phạm".
Từ khái niệm pháp lý trên về đồng phạm và thực tiễn xét xử cho thấy,
đồng phạm đòi hỏi phải có những dấu hiệu pháp lý về mặt khách quan và chủ
quan như sau:
- Về mặt khách quan
Phải có sự cùng tham gia của từ hai người trở lên vào việc thực hiện
tội phạm, những người này đều có năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS;
những người đồng phạm phải cùng chung hành động, có nghĩa là hành vi của
mỗi người trong số họ đều nhằm thực hiện tội phạm, hoặc góp phần thực hiện
17
tội phạm; giữa hành vi phạm tội của mỗi người và hậu quả phạm tội chung
xảy ra phải có mối quan hệ nhân quả.
- Về mặt chủ quan
Có sự cùng cố ý của tất cả những người phạm tội tham gia vào thực
hiện tội phạm do cố ý với các dấu hiệu sau:
Những người cùng tham gia vào việc thực hiện tội phạm đều biết
được hoạt động phạm tội của mỗi người (hoặc một số người trong số họ);
những người đồng phạm đều ý thức được hành vi phạm tội của mình và hành
vi phạm tội của những người khác; những người đồng phạm cùng mong muốn
hoặc có ý thức để mặc cho hậu quả chung nguy hiểm cho xã hội xảy ra. Lỗi
của những người đồng phạm là lỗi cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp. Lỗi
của những người đồng phạm có thể đều là lỗi cố ý trực tiếp hoặc đều là cố ý
gián tiếp và cũng có thể có trường hợp "Trong vụ đồng phạm có thể đồng thời
có cả lỗi cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp" [35, tr. 28].
Tóm lại, theo chúng tôi khái niệm khoa học về đồng phạm có thể được
hiểu như sau: Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên đủ tuổi chịu
trách nhiệm hình sự và có năng lực trách nhiệm hình sự cố ý cùng tham gia
thực hiện tội phạm do cố ý.
1.1.2. Các hình thức đồng phạm
Hình thức đồng phạm là dạng biểu hiện bên ngoài, là phương thức tồn
tại và phát triển của đồng phạm đồng thời là mối quan hệ tương đối bền vững
giữa những người đồng phạm.
Khoa học luật hình sự Việt Nam, "căn cứ vào những đặc điểm của
mối quan hệ giữa những người đồng phạm về mặt chủ quan và khách quan để
phân loại các hình thức đồng phạm" [56, tr. 180] như sau:
a) Căn cứ vào dấu hiệu chủ quan, đồng phạm được phân loại thành
đồng phạm có thông mưu trước và đồng phạm không có thông mưu trước.
18
- Đồng phạm không có thông mưu trước: là hình thức đồng phạm
trong đó giữa những người đồng phạm không có sự bàn bạc, thỏa thuận với
nhau trước về việc tham gia thực hiện tội phạm. Trong hình thức đồng phạm
này, tuy giữa những người đồng phạm không có sự bàn bạc, thỏa thuận trước
với nhau về việc thực hiện tội phạm, nhưng mỗi người đều nhận thức được họ
cùng với những người đồng phạm khác đang thực hiện một tội phạm nhất
định, hoạt động phạm tội của mỗi người trong số họ tiến hành trong sự liên hệ
với nhau.
- Đồng phạm có thông mưu trước: là hình thức đồng phạm trong đó
những người đồng phạm có sự bàn bạc, thỏa thuận trước với nhau về tội phạm
cùng tham gia thực hiện. Do có sự bàn bạc, thỏa thuận, tính toán kỹ càng chu
đáo từ trước nên giữa những người đồng phạm có mối liên hệ chặt chẽ trong
việc cùng tham gia thực hiện tội phạm chung. Do vậy, hình thức đồng phạm
có thông mưu trước có mức độ nguy hiểm cho xã hội cao hơn hình thức đồng
phạm không có thông mưu trước.
b) Căn cứ vào dấu hiệu khách quan, đồng phạm được phân loại thành
đồng phạm giản đơn và đồng phạm phức tạp.
- Đồng phạm giản đơn: là hình thức đồng phạm trong đó tất cả những
cùng người tham gia vào việc thực hiện tội phạm đều có vai trò là người thực
hành (người đồng thực hành). Có nghĩa là, mỗi người đồng phạm đều thực
hiện hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm (CTTP) của
điều luật được quy định trong Phần các tội phạm.
- Đồng phạm phức tạp: là hình thức đồng phạm có sự phân công vai
trò của những người cùng tham gia thực hiện tội phạm, trong đó ngoài một
hoặc một số người có vai trò là người thực hành, còn có sự tham gia của
những người đồng phạm khác như người tổ chức, người xúi giục hoặc người
giúp sức. Ở hình thức đồng phạm phức tạp chỉ có một hoặc một số người
đồng phạm (người đồng thực hành) thực hiện hành vi khách quan được mô tả
trong CTTP.
19
c) Căn cứ vào những đặc điểm khách quan và chủ quan của quan hệ giữa
những người đồng phạm, đồng phạm được phân đồng phạm có tổ chức (phạm tội
có tổ chức).
- Phạm tội có tổ chức: là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ
giữa những người cùng thực hiện tội phạm (khoản 3 Điều 20 BLHS năm 1999).
Theo quy định tại khoản 3 Điều 20 BLHS năm 1999 thì trong đồng
phạm có tổ chức, giữa những người cùng thực hiện tội phạm phải có sự câu
kết chặt chẽ với nhau, có sự phân công vai trò, nhiệm vụ cụ thể, có sự tính
toán và chuẩn bị kỹ càng, chu đáo trong việc cùng tham gia thực hiện tội phạm.
Theo hướng dẫn của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
(TANDTC) tại Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 16/11/1988 hướng dẫn bổ sung
Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 05/01/1986 khi giải thích khoản 3 Điều 20
BLHS năm 1999 về "Phạm tội có tổ chức" thì phạm tội có tổ chức phải có sự
câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm, sự câu kết này,
theo hướng dẫn của Hội đồng thẩm phán TANDTC, có thể thể hiện dưới các
dạng sau:
a) Những người đồng phạm đã tham gia một tổ chức phạm tội như
đảng phái, hội đoàn phản động, băng, ổ trộm, cướp… có những người chỉ
huy, cầm đầu. Tuy nhiên, cũng có khi tổ chức phạm tội không có tên chỉ huy,
cầm đầu mà chỉ là sự tập trung những người chuyên phạm tội đã thống nhất
cùng nhau hoạt động phạm tội;
b) Những người đồng phạm đã cùng nhau phạm tội nhiều lần theo một
kế hoạch đã thống nhất trước;
c) Những người đồng phạm chỉ thực hiện tội phạm một lần nhưng đã
tổ chức thực hiện tội phạm theo một kế hoạch đã được tính toán kỹ càng, chu
đáo, có sự chuẩn bị phương tiện hoạt động và có khi còn chuẩn bị cả kế hoạch
che giấu tội phạm.
20
Như vậy, với những đặc điểm của phạm tội có tổ chức nêu trên, chúng
ta thấy rằng hình thức đồng phạm có tổ chức có thể thực hiện tội phạm nhiều
lần, liên tục, gây ra những hậu quả nghiêm trọng làm cho công tác đấu tranh
phòng, chống tội phạm gặp nhiều khó khăn, tốn kém. Do vậy, BLHS năm
1999 đã quy định phạm tội có tổ chức là một tình tiết tăng nặng TNHS tại
Điều 48, và trong hàng loạt các CTTP trong Phần các tội phạm, tình tiết phạm
tội có tổ chức được quy định là tình tiết tăng nặng định khung hình phạt.
1.2. NHỮNG LOẠI NGƯỜI ĐỒNG PHẠM
Những loại người đồng phạm chính là những chủ thể đã tạo nên vụ
đồng phạm. Như chúng ta đã biết:
Chủ thể của tội phạm là người đã có lỗi (cố ý hoặc vô ý)
trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự
cấm, có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm
hình sự theo luật định (ngoài ra, trong một số trường hợp cụ thể
chủ thể của tội phạm còn có dấu hiệu bổ sung đặc biệt do quy phạm
pháp luật hình sự tương ứng quy định) [16, tr. 375].
Như vậy, có thể nói chủ thể của tội phạm đồng phạm là những người
có lỗi cố ý trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà luật hình sự
quy định là tội phạm, họ có năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS theo luật
định, một số tội phạm đòi hỏi phải có dấu hiệu chủ thể đặc biệt thì dấu hiệu
này chỉ quy định cho người thực hành.
Nghiên cứu lịch sử lập pháp hình sự nước ta cho đến trước thời điểm
BLHS năm 1985 được ban hành cho thấy, chưa có văn bản PLHS nào đưa ra
khái niệm về người đồng phạm.
Khoản 2 Điều 17 BLHS năm 1985 lần đầu tiên chính thức quy định về
người đồng phạm như sau: "Người thực hành, người tổ chức, người xúi giục,
người giúp sức đều là những người đồng phạm". Khoản 2 Điều 20 BLHS
năm 1999 giữ nguyên quy định của BLHS năm 1985 về người đồng phạm.
21
Như vậy, chúng tôi có thể đưa ra khái niệm khoa học về người đồng
phạm như sau: Người đồng phạm là người thỏa mãn các dấu hiệu chủ thể
của tội phạm, đã cố ý tham gia vào việc thực hiện tội phạm do cố ý cùng với
người khác.
Tóm lại, có thể nói rằng cơ sở để phân biệt những loại người đồng
phạm là vai trò, tính chất sự tham gia của họ vào việc thực hiện tội phạm.
BLHS nước ta đã dựa trên cơ sở khoa học này để quy định những loại người
đồng phạm là người thực hành, người tổ chức, người xúi giục và người giúp
sức (khoản 2 Điều 20 BLHS năm 1999).
Việc phân hóa những người đồng phạm thành bốn loại người như quy
định hiện hành của pháp luật hình sự nước ta là hợp lý vì bốn loại người này
giữ những vai trò khác biệt căn bản trong việc thực hiện tội phạm, đặc biệt
người tổ chức là khái niệm không được đề cập trong luật hình sự một số nước
nhưng rõ ràng đây là đối tượng giữ vị trí rất quan trọng trong việc điều khiển
tội phạm dưới hình thức đồng phạm trên thực tế. Phân loại những người đồng
phạm đồng thời là cơ sở để xác định nguyên tắc phân hóa TNHS trong đồng
phạm thể hiện qua việc xác định những nguyên tắc cơ bản trong đường lối xử
lý đối với từng loại người đồng phạm tạo ra cơ sở pháp lý định hướng cho
hoạt động cá thể hoá hình phạt đối với họ trong các trường hợp cụ thể.
1.2.1. Người thực hành
Nghiên cứu lịch sử lập pháp hình sự nước ta đã cho thấy, các quy định
của PLHS Việt Nam cho đến trước khi ban hành BLHS năm 1985 cũng đã đề
cập đến người thực hành với các cách gọi khác nhau như: chính phạm, đồng
phạm, bọn tham gia.
Khoản 2 Điều 17 BLHS năm 1985 và khoản 2 Điều 20 BLHS năm
1999 đã chính thức quy định định nghĩa pháp lý của người thực hành: "Người
thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm".
22
Như vậy, trong bất kỳ vụ đồng phạm nào đều có người thực hành.
Nếu không có người thực hành thì tội phạm chỉ dừng lại ở giai đoạn chuẩn bị
phạm tội, mục đích phạm tội chưa được thực hiện, hậu quả vật chất của tội
phạm chưa xảy ra và TNHS đối với những người đồng phạm khác sẽ được
xem xét theo quy định tại Điều 53 BLHS năm 1999.
Một vấn đề đặt ra khi nghiên cứu khái niệm người thực hành trong
đồng phạm là cần phải có sự phân biệt giữa khái niệm người thực hiện tội
phạm và khái niệm người thực hành trong đồng phạm.
Trong khoa học pháp lý hình sự, khái niệm người thực hành trong
đồng phạm được hiểu là người tự mình thực hiện hành vi được mô tả trong
CTTP hoặc là người thực hiện hành vi đó qua hành vi của người khác mà
người này không phải chịu TNHS vì những lý do khác nhau. Người thực hiện
tội phạm cũng được hiểu là người tự mình thực hiện hành vi được mô tả trong
CTTP hoặc là người không tự mình thực hiện hành vi đó mà thông qua người
khác nhưng người này không phải chịu TNHS vì những lý do khác nhau. Như
vậy, người thực hiện tội phạm và người thực hành trong đồng phạm giống
nhau về hành vi khách quan. Tuy nhiên, hành vi của người thực hành trong
đồng phạm phải là thực hiện toàn bộ (hoặc một phần) hành vi khách quan
được mô tả trong CTTP của loại tội cố ý, còn hành vi của người thực hiện tội
phạm luôn luôn là thực hiện toàn bộ hành vi khách quan được mô tả trong
CTTP của một loại tội bất kỳ (tội do lỗi cố ý hoặc vô ý). Nếu trong trường
hợp tội phạm đã thực hiện là tội cố ý thì hành vi của người thực hiện tội phạm
giống hành vi của người thực hành trong vụ án đồng phạm có một người thực
hành. Nhưng cơ sở pháp lý (CSPL) xác định TNHS của người thực hiện tội
phạm là điều luật quy định tội phạm cụ thể. Trong khi đó, CSPL xác định
TNHS của người thực hành trong đồng phạm là điều luật quy định về đồng
phạm (Điều 20) và điều luật quy định về tội phạm cụ thể.
Khi nói đến người thực hiện tội phạm trong trường hợp phạm tội do
nhiều người thực hiện không có nghĩa là nói đến tội phạm có đồng phạm, bởi
23
vì ở trường hợp này dù đáp ứng được dấu hiệu thuộc mặt khách quan của đồng
phạm nhưng chưa đáp ứng được đầy đủ dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của đồng
phạm. Mỗi người trong số những người thực hiện tội phạm này đều không có
sự cùng cố ý trong việc thực hiện tội phạm, họ chỉ tự mình phạm tội và mong
muốn hoặc có ý thức bỏ mặc hậu quả phạm tội của mình xảy ra mà thôi, họ
phạm tội nhằm đạt được mong muốn, mục đích của chính bản thân mình.
Ví dụ: Nguyễn Văn D điều khiển xe máy trên đường liên xã thuộc địa
phận Huyện Thanh Trì, Hà Nội. Khi thấy anh Nguyễn Đăng H điều khiển xe
máy đi phía trước cùng chiều, mặc dù D biết rõ ổ gà phía trước, nhưng D điều
khiển xe máy vượt lên ép xe máy của anh H, làm xe của anh H phải đi xuống
ổ gà. Anh H điều khiển xe máy vượt lên chửi D. D liền vượt lên trước, ép
chặn xe của anh H lại. Sau đó D và anh H dựng xe máy giữa lòng đường, rồi
lao vào đánh nhau. D liên tiếp đánh vào đầu anh H, làm anh H ngã nằm
nghiêng xuống đường, hai tay ôm đầu. Khi anh H bị ngã, D tiếp tục xông vào
dùng chân đá vào vùng ngực và vùng bụng của anh H rồi bỏ đi. Lúc đó,
Nguyễn Sơn H đi đến, vì có mâu thuẫn với anh H từ trước nên H liền xông
vào dùng chân liên tiếp đá vào bả vai, vào bụng, vào đùi và lưng anh H. Khi
thấy anh H nằm ngửa bất động, H bỏ đi.
Như vậy, trường hợp này Nguyễn Văn D và Nguyễn Sơn H đều thực
hiện hành vi đánh anh H nhưng hai tên phạm tội độc lập với nhau và họ được
xác định là người thực hiện tội phạm riêng lẻ. CSPL để xác định TNHS của
mỗi người là Điều 93 (tội giết người) chứ không dẫn theo cả Điều 20 về đồng
phạm vì ở trường hợp này không có đồng phạm.
Tóm lại, có thể coi hành vi của người thực hành là dạng đặc biệt của
hành vi thực hiện tội phạm nói chung đó. TS. Trần Quang Tiệp đã nêu khái niệm
về người thực hành trong đồng phạm như sau: "Người thực hành là người
đồng phạm thỏa mãn những dấu hiệu của người thực hiện tội phạm" [48, tr. 81].
Để làm sáng tỏ về người thực hành trong đồng phạm chúng ta sẽ lần
lượt tìm hiểu các dấu hiệu pháp lý của loại người này.
24
* Các dấu hiệu đặc trưng cơ bản của người thực hành trong đồng phạm
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm. Do vậy, người
thực hành trong đồng phạm phải đáp ứng được đầy đủ các dấu hiệu cơ bản
sau đây:
- Dấu hiệu khách quan:
a) Người thực hành phải là người trực tiếp thực hiện tội phạm, điều
này được hiểu ở 2 dạng, hoặc là người đó tự mình trực tiếp thực hiện hành vi
nguy hiểm cho xã hội được mô tả trong CTTP cụ thể; hoặc người đó không
trực tiếp thực hiện hành vi được mô tả trong CTTP nhưng lợi dụng hoặc sử dụng
người khác để người này trực tiếp thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội.
Dạng thứ nhất, người thực hành tự mình trực tiếp thực hiện hành vi
nguy hiểm cho xã hội như trực tiếp cầm dao chém nạn nhân hoặc cầm súng
bắn nạn nhân, trực tiếp cướp tài sản… Thực tiễn xét xử cho thấy đây là dạng
người thực hành thường hay gặp nhất.
Trong thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, có những
trường hợp người phạm tội thực hiện trọn vẹn các dấu hiệu của hành vi phạm
tội cụ thể nhưng cũng không ít trường hợp có nhiều người thực hiện và mỗi
người chỉ thực hiện một phần hành vi phạm tội và tổng hợp các hành vi đó
thỏa mãn các dấu hiệu CTTP cụ thể.
Trong trường hợp đồng phạm có một người thực hành tức là người
thực hành thực hiện toàn bộ hành vi được mô tả trong CTTP. Khi đó, các
hành vi thực hiện tội phạm của người thực hành có nhiều điểm giống như
hành vi của người thực hiện tội phạm riêng lẻ nhưng phải kể đến vai trò của
những người tham gia khác trong vụ án có đồng phạm.
Trường hợp vụ án đồng phạm có nhiều người thực hành (gọi là người
đồng thực hành), khi này có thể hành vi của một người trong số họ đã có đầy
đủ các dấu hiệu của một CTTP cụ thể hoặc cũng có thể tổng hợp các hành vi
của tất cả người đồng thực hành mới đáp ứng được dấu hiệu của tội phạm, có
25
nghĩa là tác dụng gây ra hậu quả của tội phạm ở hành vi của mỗi người thực
hành có thể khác nhau nhưng hành vi của họ đều nằm trong giới hạn thuộc
mối quan hệ nhân quả của CTTP được điều luật tại Phần các tội phạm của
BLHS quy định. Tuy nhiên, khi nói đến trường hợp đồng phạm có nhiều
người thực hành, chúng ta phải xét đến hai hình thức đồng phạm: đồng phạm
giản đơn (gồm nhiều người thực hành) và đồng phạm phức tạp (có nhiều
người thực hành và có cả những người tham gia, có thể là người tổ chức,
người xúi giục hoặc người giúp sức).
Đối với trường hợp những tội đòi hỏi phải có dấu hiệu chủ thể đặc biệt,
ví dụ như tội hiếp dâm, tội tham ô tài sản, v.v.. thì "người thực hành phải có
đầy đủ các dấu hiệu của chủ thể đặc biệt. Còn những người tổ chức, người xúi
giục, người giúp sức không cần có dấu hiệu của chủ thể đặc biệt" [11, tr. 223].
Dạng thứ hai, người thực hành thực hiện hành vi được mô tả trong
CTTP thông qua việc lợi dụng hoặc sử dụng người khác để người này trực
tiếp thực hiện hành vi khách quan gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Người
thực hành trong trường hợp này đã tác động đến người khác bằng nhiều cách
khác nhau như lừa dối, đe dọa, mua chuộc… để người đó thực hiện tội phạm
cho mình. Người bị sử dụng hay bị lợi dụng đã thực hiện hành vi khách quan
được mô tả trong CTTP nhưng thực chất họ không có lỗi hoặc chỉ có lỗi vô ý.
Như vậy, trường hợp này người thực hành không trực tiếp thực hiện tội phạm
nhưng họ đã sử dụng, lợi dụng người khác như một công cụ để thực hiện tội
phạm. Do đó, họ phải chịu TNHS về tội phạm mà người bị họ sử dụng, lợi
dụng thực hiện.
Trong thực tiễn xét xử có thể xảy ra các trường hợp sau:
+ Sử dụng người không có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi,
người chưa đủ tuổi chịu TNHS để người này trực tiếp thực hiện hành vi khách
quan gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Ví dụ: do thù ghét H nên B đã nhờ D -
là một người bị bệnh tâm thần đi đốt nhà H.
26
+ Lợi dụng người không có lỗi hoặc chỉ có lỗi vô ý vì bị sai lầm về
các tình tiết khách quan của tội phạm. Ví dụ: nhân viên tài vụ của một công ty
đến Ngân hàng rút tiền theo phiếu chi là 55 triệu đồng nhưng do nhầm lẫn
nhân viên phát tiền đã giao cho 85 triệu đồng, lợi dụng sự nhầm lẫn này, nhân
viên tài vụ đã chiếm giữ 30 triệu đồng.
+ Sử dụng người khác bằng việc cưỡng bức, uy hiếp về tính mạng, sức
khỏe, hoặc về tinh thần ở mức độ cao. Người bị cưỡng bức đã hành động
trong trạng thái không có sự tham gia của ý chí nên họ không phải chịu TNHS
về việc gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Ví dụ: Một người cầm dao kè
vào cổ một người thanh niên và yêu cầu người thanh niên đó hiếp dâm một
phụ nữ.
+ Sử dụng người dưới quyền thực hiện mệnh lệnh không hợp pháp của
mình, mà người thi hành mệnh lệnh không được biết tính chất không hợp
pháp của mệnh lệnh và cũng không có nghĩa vụ phải biết tính chất đó nên
không phải chịu TNHS.
Đối với những tội phạm đòi hỏi chủ thể phải trực tiếp thực hiện tội
phạm như: Tội hiếp dâm (Điều 111), tội loạn luân (Điều 150), tội đào ngũ
(Điều 325), thì không thể có trường hợp người thực hành sử dụng hay lợi
dụng người khác thực hiện tội phạm.
b) Người thực hành phải cùng chung hành động với người đồng thực
hành hoặc người đồng phạm khác. Trong đồng phạm giản đơn, những người
đồng thực hành cần phải có hành vi cùng thực hiện tội phạm. Còn trong đồng
phạm phức tạp cần phải có hành vi cùng tham gia vào việc thực hiện tội phạm
của những người đồng phạm khác với người thực hành, đó là các hành vi như
tổ chức, xúi giục, giúp sức. Hành vi của những người thực hành là nguyên
nhân trực tiếp làm phát sinh hậu quả chung còn hành vi của những người khác
thông qua hành vi của người thực hành mà gây ra hậu quả đó.
27
- Các dấu hiệu chủ quan:
Người thực hành đã thực hiện tội phạm với sự cố ý được thể hiện như
sau: Khi thực hiện tội phạm người thực hành đã ý thức được hành vi nguy hiểm
cho xã hội của mình cũng như hậu quả do hành vi đó gây ra; nhận thức được
hành vi tác động, hỗ trợ của người đồng phạm khác trong việc thực hiện tội
phạm chung; nhận thức được hậu quả phạm tội chung; trong ý chí của người
thực hành là mong muốn hoặc có ý thức bỏ mặc cho hậu quả phạm tội xảy ra.
Như vậy, lỗi của những người đồng phạm nói chung, của người thực
hành nói riêng là lỗi cố ý trực tiếp, chỉ số ít trường hợp là lỗi cố ý gián tiếp.
Trường hợp tội phạm mà người thực hành và người đồng phạm khác
thực hiện có yếu tố động cơ hoặc mục đích là dấu hiệu bắt buộc trong CTTP
thì khi đó người thực hành (cũng như người đồng phạm khác) phải đáp ứng
được dấu hiệu đó, nếu không thì không có đồng phạm.
Như vậy, theo chúng tôi, khái niệm người thực hành có thể được hiểu
như sau: Người thực hành trong đồng phạm là người đồng phạm đã trực
tiếp thực hiện tội phạm hoặc thực hiện tội phạm bằng thủ đoạn sử dụng
người khác không có đủ các điều kiện chủ thể của tội phạm như một công
cụ phạm tội.
1.2.2. Người tổ chức
Khái niệm người tổ chức được đề cập trong Quốc triều Hình luật,
Hoàng Việt luật lệ với các tên gọi người khởi xướng, người đứng đầu, kẻ chủ
mưu, người tạo ý đầu tiên. Các văn bản PLHS của nước ta được ban hành sau
Cách mạng tháng Tám năm 1945 cho đến trước khi pháp điển hóa lần thứ
nhất BLHS năm 1985 quy định về người tổ chức với các tên gọi chủ mưu,
cầm đầu, tổ chức, chỉ huy.
Khoản 2 Điều 17 BLHS năm 1985 cũng như khoản 2 Điều 20 BLHS
năm 1999 quy định về người tổ chức như sau: "Người tổ chức là người chủ
mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm".
28
Cũng như người thực hiện tội phạm, người tổ chức có thể phạm tội
độc lập và trong trường hợp này TNHS vẫn phải được đặt ra. Khái niệm
người tổ chức thực hiện tội phạm phải bao gồm hai trường hợp: người tổ chức
trong đồng phạm và người tổ chức thực hiện tội phạm trong trường hợp phạm
tội độc lập. Theo TS. Trần Quang Tiệp thì "người tổ chức thực hiện tội phạm
là người thành lập băng, nhóm phạm tội hoặc điều khiển nhóm tội phạm thực
hiện một tội phạm cụ thể dưới dạng chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy" [48, tr. 93].
Từ khái niệm người tổ chức, chúng tôi sẽ đi vào nghiên cứu về khái
niệm người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy để từ đó làm sáng tỏ vai trò của loại
người đồng phạm này theo định nghĩa pháp lý đã được ghi nhận trong BLHS.
- Người chủ mưu: là người chủ động về mặt tinh thần trong việc gây
ra tội phạm, có sáng kiến thành lập các băng, nhóm tội phạm, đề xuất những
âm mưu và vạch ra đường lối, phương hướng hoạt động chung cho tổ chức tội
phạm, đồng thời thúc đẩy đồng bọn hoạt động phạm tội.
Người chủ mưu có thể trực tiếp đứng ra cầm đầu, điều khiển hoạt
động của tổ chức tội phạm, băng, ổ, nhóm tội phạm nhưng cũng có thể không
tham gia.
Tuy nhiên, cũng có thể ở những tổ chức phạm tội ở mức thấp chưa
thành tổ chức phạm tội chặt chẽ, thì người chủ mưu là người nghĩ ra hoạt
động phạm tội, rủ rê đồng bọn, phân công vai trò và vạch kế hoạch hoạt động
như: hoạt động ở đâu, đối tượng là ai, cần chuẩn bị những gì, khắc phục trở
ngại khó khăn ra sao, ai chỉ huy, ai hoạt động đắc lực, nếu bị phát hiện thì rút
lui như thế nào và tiêu thụ tài sản lấy được ở đâu.
Do vậy, có thể nói "người chủ mưu là linh hồn của tổ chức phạm tội,
là người quân sư, là kẻ bày mưu đặt kế" [17, tr. 48].
Trong thực tiễn xét xử cho thấy, có vụ đồng phạm trong đó có những
người chủ mưu đồng thời tham gia tích cực với vai trò là người thực hành
trong quá trình thực hiện tội phạm.
29
Ví dụ: Bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân (TAND) Thành phố Hà
Nội xét xử ngày 10/6/2011 xác định, do cần tiền ăn tiêu, Đào Thị Thu Hương
(tức "My Sói", SN 1996, trú ở phường Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng) và
Trịnh Thăng Long (SN 1992, trú tại xã Công Chính, huyện Nông Cống,
Thanh Hóa) đã nảy sinh ý định lên mạng internet lừa phụ nữ đưa vào nhà nghỉ
để hiếp dâm và cướp tài sản. My "sói" và đồng bọn đã gây ra một loạt các vụ
cướp tài sản, hiếp dâm, hiếp dâm trẻ em. Trong các vụ gây án, My "sói" và
bạn trai Long luôn là hai kẻ chủ mưu. My thường lên mạng, giả chat với các
cô gái ngồi chơi khuya rồi điều Long cùng đồng bọn đi đón. Sau khi dụ dỗ
được nạn nhân lên quán chat, vừa gặp cô gái, My "sói" ra tay luôn bằng
những cái tát hoặc đấm đá phủ đầu nạn nhân. Sau đó, My lột tài sản của họ.
Rồi sau đó, cả bọn lên taxi về nhà nghỉ. My liên tục đe dọa và uy hiếp nạn
nhân bằng cách dí dao vào cổ nạn nhân để đồng bọn hiếp và quay clip.
- Người cầm đầu: là người đứng ra thành lập các băng, ổ, nhóm
phạm tội hoặc tham gia vào việc soạn thảo kế hoạch, phân công, giao trách
nhiệm, đôn đốc đồng bọn thực hiện tội phạm.
Ví dụ: Nguyễn Thanh L và Trần Thanh H là những phần tử xấu đã lôi
kéo một số tên trước đây là sỹ quan của chế độ cũ tham gia thành lập tổ chức
"Phong trào thống nhất và xây dựng chủ nghĩa quốc gia". L, H và đồng bọn
đã biên soạn tài liệu, dự tính tổ chức các cuộc hội thảo ở một số tỉnh, thành
phố phía Nam và có mời đại diện nhiều nước nhằm hợp pháp hóa tổ chức của
chúng đấu tranh biến Việt Nam thành chế độ đa đảng, tiến tới lật đổ chính
quyền. Chúng cử người ra nước ngoài móc nối với CIA, CIA đã cung cấp vũ
khí, tiền bạc cho tổ chức của chúng hoạt động.
Trong ví dụ nói trên hai tên L và H là những tên cầm đầu trong việc tổ
chức và hoạt động của tổ chức phản Cách mạng, chúng đã thành lập tổ chức
phản Cách mạng và lôi kéo những phần tử xấu tham gia vào hoạt động của tổ
chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
30
Qua đó chúng ta thấy, nếu người chủ mưu là người có sáng kiến thành
lập các băng, nhóm, tổ chức phạm tội thì người cầm đầu là người đứng ra
thành lập các băng, nhóm, tổ chức phạm tội đó. Người chủ mưu đề xuất ra
những âm mưu, vạch ra đường lối, phương hướng hoạt động cho tổ chức
phạm tội hoạt động thì người cầm đầu tham gia vào quá trình soạn thảo kế
hoạch và phương hướng hoạt động cho tổ chức đó. Một điểm cần phân biệt
nữa là nếu người chủ mưu có thể trực tiếp tham gia cũng có thể không tham
gia tổ chức phạm tội mà chúng có sáng kiến thành lập, còn người cầm đầu thì
luôn tham gia vào tổ chức phạm tội để phân công, giao trách nhiệm cho đồng
bọn và điều khiển hoạt động của tổ chức.
- Người chỉ huy: là người giữ vai trò trực tiếp điều khiển việc thực
hiện hoạt động phạm tội cụ thể của các băng, ổ, nhóm tội phạm; trực tiếp đôn
đốc đồng bọn làm theo mệnh lệnh của mình hay theo kế hoạch phạm tội mà tổ
chức đã vạch ra.
Người chỉ huy có thể chỉ huy hoạt động của băng, ổ, nhóm bằng cách
chỉ huy từ xa hay chỉ huy tại chỗ. Trong trường hợp chỉ huy tại chỗ thì người
chỉ huy đồng thời là người thực hành.
Trong thực tế đấu tranh phòng, chống tội phạm, người tổ chức trong
đồng phạm bao giờ cũng tồn tại dưới ba dạng là người chủ mưu, người cầm
đầu hay người chỉ huy trong vụ án đồng phạm. Trong đó người chủ mưu có
thể là người cầm đầu, người cầm đầu có thể trực tiếp chỉ huy hoạt động phạm
tội của đồng bọn cũng có thể không, hoặc người chủ mưu kết hợp với vai trò
chỉ huy hoạt động phạm tội, thậm chí có trường hợp một người đồng thời đóng
vai trò là chủ mưu, cầm đầu đồng thời trực tiếp chỉ huy hoạt động của tổ chức.
Ví dụ: Bản án số 31/2011/HS-ST ngày 22/8/2011 của TAND tỉnh V.P
xét xử Phùng Quốc V và đồng bọn phạm tội giết người như sau: Do có sự
mâu thuẫn với nhau từ trước nên khi Phùng Quốc V, Phùng Văn A cùng với
các bạn của A đang ngồi uống rượu thì bị anh Nguyễn Cao Q dùng tay túm
31
tóc và đấm một quả vào mắt bên phải, sau đó dùng ghế nhựa đập một cái vào
V. Bị anh Q đánh nên V nảy sinh ý định đánh trả thù. V bảo A gọi điện cho
Nguyễn Văn T (là cậu ruột của A) nhờ T tìm mua bằng được một khẩu súng
với mục đích tìm anh Q để bắn trả thù, T đồng ý. Sau đó, V đi đến nhà Phùng
Văn D rủ D cùng đi tìm anh Q để đánh, D đồng ý. V lấy đoạn ống tuýp sắt dài
khoảng 80cm, phi 34 để ở góc sân nhà D rồi đưa cho D cầm và cả hai đi về
nhà A.
Khi T và A đem khẩu súng săn và đạn về, T lấy súng ra lắp đạn và bắn
thử. Sau đó, V điện thoại cho anh Q để thăm dò xem anh Q đang ở đâu và nói
dối để anh Q không đề phòng. Gọi điện xong A vào gầm giường nhà mình lấy
01 con dao quắm dài khoảng 1m cầm ra đưa cho V, V bảo T dẫn đường để
mọi người đi tìm anh Q để đánh. Đến nơi V và T xuống xe, T cầm súng, V
cầm dao quắm đi đến chỗ anh Q đang ngồi và chửi. Thấy T cầm súng, anh Q
đứng dậy cầm chiếc ghế nhựa giơ lên ném về phía T và quay người chạy thì V
hô "thằng Q đấy, chú bắn đi", T liền chĩa nòng súng vào người anh Q bắn một
phát trúng vào nách trái anh Q, anh Q lảo đảo ngã úp mặt xuống lề đường thì
V chạy đến dùng sống dao quắm chém 3-4 nhát vào vùng vai anh Q, thúc đầu
dao vào người anh Q và dùng chân đá vào đầu, vào nách phải cho đến khi anh
Q nằm bất động.
Trong vụ án này, chúng tôi thấy rằng Phùng Quốc V là đối tượng giữ
cả ba vai trò là kẻ chủ mưu, cầm đầu và chỉ huy đồng bọn thực hiện tội phạm.
V đã là người khởi xướng việc đánh trả thù anh Q, sau đó V rủ rê, lôi kéo, tập
hợp, phân công đồng bọn chuẩn bị dao, quyết tâm mua bằng được súng săn,
sau đó gọi điện thăm dò xem anh Q đang ở đâu rồi nói dối để anh Q chủ quan,
không đề phòng. Sau đó V chỉ huy đồng bọn dẫn đường và kéo nhau mang
theo súng, dao đến nơi anh Q đang uống rượu. Đến nơi, V đã chỉ huy T bắn
anh Q đồng thời V cũng trực tiếp tham gia vào việc thực hiện tội phạm gây ra
cái chết cho anh Q.
32
Hoạt động của người tổ chức từ khi BLHS năm 1985 được ban hành
cho đến giai đoạn hiện nay, qua thực tiễn xét xử các vụ án có đồng phạm đặc
biệt là đồng phạm có tổ chức, người tổ chức có trong các vụ án hoạt động ở
nhiều lĩnh vực như: các vụ án xâm phạm sở hữu (các vụ án cướp tài sản, lừa
đảo chiếm đoạt tài sản, trộm cắp tài sản…), hay các vụ án xâm phạm tính
mạng, sức khỏe người khác (tội giết người, cố ý gây thương tích), các tội
phạm về ma túy, các tội về tham nhũng…
Ví dụ: Bản án số 21/2008/HS-ST ngày 28/10/2008, TAND Huyện
M.Đ đã kết luận chỉ trong thời gian ngắn từ tháng 2/2007 đến 1/6/2007 trên
địa bàn Huyện MĐ - thành phố HN đã xảy ra liên tiếp các vụ cướp tài sản và
hiếp dâm với nhiều tình tiết tăng nặng định khung hình phạt do một nhóm tội
phạm có tổ chức thực hiện. Bọn chúng đã không chỉ xâm phạm quyền bất khả
xâm phạm về tình dục của người phụ nữ mà còn xúc phạm nghiêm trọng tới
danh dự, nhân phẩm, sức khỏe người bị hại, xâm hại tới quyền sở hữu về tài
sản của công dân.
Người tổ chức cũng có thể thành lập băng, nhóm phạm tội hoặc một tổ
chức phạm tội có cơ cấu chặt chẽ; đồng thời tập hợp, lôi kéo người khác vào
băng, nhóm, tổ chức phạm tội đã được thành lập và điều khiển, phối hợp tội
phạm của đồng bọn trong tổ chức. Do vậy, vai trò của người tổ chức trong
một vụ án có đồng phạm rất quan trọng, trong tổ chức tội phạm thì người tổ
chức có vai trò đặc biệt quan trọng. Một người đồng phạm chỉ cần có một
trong ba hành vi hoặc cầm đầu, hoặc chủ mưu hoặc chỉ huy thì người đó trở
thành người tổ chức trong vụ án có đồng phạm. Còn trong tổ chức tội phạm
thì người đó sẽ trở thành người tổ chức của tổ chức tội phạm đó.
Có quan điểm cho rằng: "Chỉ trong trường hợp phạm tội có tổ chức
mới có người tổ chức" [38, tr. 132]. Quan điểm này không hợp lý vì trong vụ
án dưới hình thức đồng phạm phức tạp có sự phân công vai trò của những
người cùng tham gia thực hiện tội phạm, tuy sự phân công và bàn bạc này
33
chưa cụ thể và đầy đủ như trong đồng phạm có tổ chức (phạm tội có tổ chức),
do vậy sẽ vẫn có vai trò của người tổ chức. Hiện nay, có ý kiến cho rằng:
"Đồng phạm phức tạp là hình thức đồng phạm trong đó có một hay một số
người tham gia giữ vai trò người thực hành, còn những người đồng phạm
khác giữ vai trò xúi giục hay giúp sức" [56, tr. 185]. Có quan điểm khác lại
cho rằng:
Đồng phạm phức tạp là hình thức đồng phạm có sự phân
công vai trò của những người cùng tham gia thực hiện tội phạm.
Trong vụ đồng phạm dưới hình thức đồng phạm phức tạp có một
hay một số người thực hành, còn những người đồng phạm khác có
thể là người tổ chức, người xúi giục hay người giúp sức [11, tr. 266].
Như vậy, theo quan điểm này thì có thể cho rằng người tổ chức có thể
có trong vụ án dưới hình thức đồng phạm phức tạp. Do đó, cần khẳng định
rằng trong bất cứ vụ đồng phạm có tổ chức nào đều có người tổ chức và người tổ
chức còn có thể có trong vụ đồng phạm khác như đồng phạm phức tạp.
Căn cứ vào khoản 2 Điều 20 BLHS năm 1999 và thực tiễn đấu tranh
phòng, chống tội phạm cho thấy người tổ chức trong đồng phạm có các hoạt
động như sau:
- Hoạt động thành lập băng, nhóm phạm tội, tổ chức phạm tội;
- Hoạt động tập hợp, lôi kéo người khác vào băng, nhóm
phạm tội, tổ chức phạm tội đã được thành lập và điều khiển, điều
hòa hoạt động phạm tội của đồng bọn;
- Tổ chức thực hiện một tội phạm cụ thể.
Để được thừa nhận là người tổ chức chỉ cần có một trong
ba hoạt động trên [48, tr. 87-88].
Trong các băng, nhóm phạm tội, tổ chức phạm tội thì vai trò của
người tổ chức rất nguy hiểm, các thành viên của tổ chức luôn chấp hành sự
34
sắp đặt của người tổ chức, đồng thời các thành viên trong tổ chức không chỉ
bàn bạc thỏa thuận với nhau về việc cùng thực hiện tội phạm mà thống nhất
thành lập những tổ chức bất hợp pháp, bền vững và chặt chẽ. BLHS năm
1999 của nước ta mặc dù chưa đưa ra khái niệm tổ chức phạm tội nhưng đã đề
cập đến tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân tại Điều 79 với tên gọi:
"Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" và trong tội này bao giờ
cũng có người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy đồng bọn hoạt động theo kế hoạch
mà mình và tổ chức vạch ra với mục đích lật đổ chính quyền nhân dân.
Người tổ chức trong đồng phạm thường có trong vụ phạm tội có tổ
chức. Mặc dù khái niệm phạm tội có tổ chức được hiểu là hình thức đồng
phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm, trong
thực tế vẫn có những trường hợp phạm tội có tổ chức mà trong đó những
người đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ với nhau về mặt ý thức phạm tội, có
sự bàn bạc, chuẩn bị kỹ lưỡng khi tội phạm được chuẩn bị thực hiện, nhưng
khi thực hiện tội phạm thì mỗi người đều là người thực hành trực tiếp tham
gia vào quá trình phạm tội mà chúng đã vạch ra từ trước.
Một điểm cần chú ý là cần phân biệt người tổ chức với người có hành
vi tổ chức trong các tội như: "Tội tổ chức đánh bạc", "Tội tổ chức sử dụng trái
phép chất ma túy", "Tội tổ chức người khác trốn đi nước ngoài và ở lại nước
ngoài trái phép"… Người có hành vi tổ chức trong các tội phạm trên cũng có
thể có đầy đủ dấu hiệu của một CTTP cụ thể với vai trò là người tổ chức của
tội phạm đó, còn người tổ chức trong đồng phạm phải có sự thống nhất ý chí
của người tổ chức cùng đồng bọn phạm tội, hoạt động theo phương hướng, kế
hoạch đã sắp đặt từ trước và phạm cùng một tội. Đối với các tội phạm có sử
dụng cụm từ tổ chức thì chỉ một người cũng có thể tổ chức thực hiện được tội
phạm này. Ví dụ: A tổ chức cho ba tên C, B, D sử dụng ma tuý tại nhà mình,
khi C, B, D đang sử dụng ma túy thì bị lực lượng công an phục kích bắt tại
chỗ. Trong ví dụ này, chỉ A phải chịu TNHS về tội tổ chức sử dụng trái phép
chất ma túy, những tên còn lại là đồng phạm của tội sử dụng trái phép chất ma
35
túy. Nếu A và những người khác cùng tổ chức sử dụng ma túy với quy mô lớn
cho nhiều người thì A và những tên này phải chịu TNHS với vai trò người
đồng phạm trong tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy.
Từ khái niệm người tổ chức và những đặc điểm cơ bản của người tổ
chức, chúng ta có thể khái quát những nét chính về hành vi phạm tội của
người tổ chức trong đồng phạm như sau:
- Hành vi phạm tội do người tổ chức gây ra là những hành vi nguy
hiểm cho xã hội và được thực hiện dưới dạng hành động phạm tội. Hành vi
phạm tội do người tổ chức gây ra có khả năng gây ra hậu quả đặc biệt lớn cho
xã hội, đó có thể là thiệt hại về vật chất, về tinh thần, về thể chất, thậm chí
thiệt hại về chính trị. Đặc biệt trong các trường hợp phạm tội có tổ chức thì
người tổ chức và đồng bọn phạm tội có thể gây ra những hậu quả nghiêm
trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
- Hành vi phạm tội do người tổ chức thực hiện gây ra hậu quả nghiêm
trọng đối với toàn xã hội, và có thể xâm phạm đến nền chính trị như việc
thành lập các tổ chức tội phạm xâm phạm đến sự tồn tại vững mạnh của chế
độ xã hội và an ninh quốc gia như hoạt động thành lập tổ chức nhằm lật đổ
chính quyền nhân dân (Điều 79 BLHS năm 1999), chia rẽ khối đại đoàn kết
toàn dân (Điều 87 BLHS năm 1999), hay tổ chức tuyên truyền chống nhà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 88 BLHS năm 1999).
- Hành vi phạm tội của người tổ chức luôn được thực hiện dưới hình
thức lỗi cố ý trực tiếp. Hành vi của người tổ chức có mối quan hệ nhân quả với
hậu quả của tội phạm do chính người tổ chức gây ra. Hậu quả của tội phạm do
người tổ chức gây ra cho xã hội rất lớn, hậu quả ấy có thể cao hơn so với hậu
quả của tội phạm do những người đồng phạm khác gây ra, và hậu quả ấy có mối
quan hệ trực tiếp với hành vi phạm tội của người tổ chức gây ra cùng đồng bọn.
Tóm lại, theo chúng tôi, có thể đưa ra khái niệm về người tổ chức
trong đồng phạm như sau: Người tổ chức là người đồng phạm thành lập
36
nhóm tội phạm hoặc điều khiển nhóm tội phạm thực hiện tội phạm cụ thể
dưới dạng chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy.
1.2.3. Người xúi giục
Nghiên cứu lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam cho đến trước khi pháp
điển hóa lần thứ nhất BLHS năm 1985, chúng tôi thấy rằng khái niệm người
xúi giục đã đề cập đến với các tên gọi: người xúi giục, người gây việc.
BLHS năm 1985 tại khoản 2 Điều 17 cũng như BLHS năm 1999 tại
khoản 2 Điều 20 quy định: "Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc
đẩy người khác thực hiện tội phạm".
Xúi giục được hiểu là hành vi tác động đến tư tưởng người khác, làm
xuất hiện ý định phạm tội và thúc đẩy việc thực hiện ý định đó. Hành vi xúi
giục người khác thực hiện tội phạm được thể hiện rất đa dạng thông qua các
hành vi như: kích động, dụ dỗ, lừa phỉnh, đe dọa, mua chuộc v.v… Nhưng
khái quát lại thì hành vi xúi giục được thể hiện qua hai phương thức thực hiện
là phương thức thuyết phục và phương thức bắt buộc.
Phương thức thuyết phục tức là dùng lý lẽ, vật chất để người khác tin
theo mà thực hiện tội phạm.
Ví dụ: Vì có mâu thuẫn với C nên Q đã xúi giục K gây thương tích
cho C để cảnh cáo C, Q hứa hẹn sẽ cho K tiền.
Phương thức bắt buộc tức là buộc người khác phải thực hiện tội phạm
như đe dọa, cưỡng ép.
Ví dụ: Ông P và bà B từng có quan hệ tình cảm, vì vậy ông P yêu cầu
bà B phải cung cấp tài liệu bí mật của cơ quan bà B cho ông ta, nếu không P
sẽ công bố hình ảnh quan hệ tình cảm giữa hai người.
Hành vi xúi giục phải cụ thể nghĩa là phải nhằm vào con người cụ thể
để thực hiện những tội phạm cụ thể nhất định. Có thể xúi giục một người hoặc
một số người nhưng phải là những con người cụ thể có năng lực TNHS và đạt
37
độ tuổi luật định. Trường hợp người bị xúi giục không đủ điều kiện của chủ
thể thì phải xác định người xúi giục là người thực hiện tội phạm hoặc là người
thực hành nếu có đồng phạm xảy ra.
Trong lý luận luật hình sự có hành vi xúi giục người này để người
đó xúi giục người khác nữa thực hiện tội phạm được gọi là "xúi giục bắc
cầu" [48, tr. 99].
Ví dụ: Sau khi tù về nhà biết vợ mình là bà B có quan hệ tình cảm với
ông P. Tên N không cho bà B tiếp tục quan hệ với ông P. Bà B cho N biết bà
đang bị ông P đe dọa nếu không tiếp tục quan hệ thì sẽ đòi tiền chi phí trong
thời gian quan hệ với bà B và sẽ công bố hình ảnh quan hệ tình cảm của hai
người. Biết vậy, N rất bực tức. Sau đó, bà B cho N biết có gửi ông P giữ hộ 4
quyển sổ tiết kiệm, nay đòi lại ông P không chịu trả. Nghe vậy N càng bực
tức và nảy ý định đánh ông P để đòi lại sổ tiết kiệm. N đã nói ý định này với
cháu là Giang Ngọc L, nhờ L tìm cách giúp và L đồng ý. Sau đó, L gặp
Nguyễn Tiến C và nhờ C đánh ông P, C nhận lời. Sau đó, C gặp T và đi tìm
đánh ông P. Thấy ông P bị đánh nhưng vẫn bình thường nên L tiếp tục nhờ C
đánh ông P, C nhờ Đào Ngọc M chở ra chợ giời để đánh ông P, M nhận lời.
M đèo C ép xe làm ông P ngã ra đường. C xuống xe dùng vỏ chai rượu đập
liên tiếp 4 nhát vào trán và thái dương bên phải ông P làm ông P chết.
Trong vụ án này, người xúi giục C đánh ông P là L, L là người làm
nảy sinh ý định phạm tội của C nhưng người làm nảy sinh ý định phạm tội ở
L là N. Vì vậy, hành vi của N có mối quan hệ nhân quả với hậu quả phạm tội
xảy ra. Đây là trường hợp xúi giục bắc cầu. Cả N, L đều phạm tội cố ý gây
thương tích với vai trò người xúi giục.
Hành vi xúi giục sẽ có tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội khác
nhau phụ thuộc vào bản chất của người xúi giục, người bị xúi giục cũng như
mối quan hệ giữa họ với nhau.
Xét về mặt chủ quan, sự cố ý của người xúi giục được thể hiện ở
những đặc điểm sau đây: Nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của
38
hành vi tác động, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm; nhận thức được
tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm mà người bị xúi giục sẽ thực
hiện; thấy trước được hậu quả của tội phạm chung, mong muốn hoặc chấp
nhận hậu quả xảy ra.
Điều này có nghĩa là hành vi xúi giục có thể được thực hiện với lỗi cố
ý trực tiếp hoặc với lỗi cố ý gián tiếp.
So sánh hành vi của người xúi giục với người thực hành và người tổ
chức chúng ta thấy, với người thực hành ở cả hai dạng, nếu người thực hành
tự mình thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong CTTP thì người xúi
giục không tự mình thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong CTTP.
Đối với dạng người thực hành thực hiện tội phạm bằng cách sử dụng người
khác, người xúi giục khác ở chỗ người bị xúi giục có đủ điều kiện chủ thể của
tội phạm và phải chịu TNHS xét về mặt lý thuyết, còn trên thực tế có thể có
trường hợp người xúi giục đồng thời giữ vai trò là người thực hành. Mặt khác,
hành vi xúi giục chỉ có thể được thực hiện dưới hình thức hành động phạm
tội, còn hành vi thực hành có thể được thực hiện dưới hình thức hành động
phạm tội hoặc không hành động phạm tội. So sánh với hành vi của người tổ
chức, chúng ta thấy trong hành vi của người tổ chức thường có dấu hiệu thuộc
nội hàm của khái niệm người xúi giục như rủ rê, lôi kéo người khác tham gia
băng, nhóm tội phạm, tổ chức tội phạm nhưng người xúi giục không có đặc
điểm đứng trên điều khiển những người đồng phạm khác như người tổ chức.
Thực tiễn xét xử cũng cho thấy, thực tế xảy ra một số trường hợp có
hành vi xúi giục, nhưng lại không thỏa mãn dấu hiệu của đồng phạm.
Ví dụ: Do thù ghét B, A đã xui B vào nhà ông D trộm cắp xe máy
nhưng A đã báo trước cho ông D biết sự việc trên. Ông D đã phục kích và bắt
được quả tang khi hai tên B, C lẻn vào nhà mình trộm cắp.
Qua ví dụ này chúng ta thấy, A mặc dù có hành vi xúi giục người
khác phạm tội, nhưng lại không phải là người đồng phạm với B, bởi vì A
không cùng ý chí, không mong muốn hậu quả của tội phạm xảy ra.
39
Bên cạnh đó, BLHS năm 1999 đã quy định hành vi xúi giục CTTP
độc lập như: tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy
(Điều 200), tội ép buộc nhân viên tư pháp làm trái pháp luật (Điều 297), tội
mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác cung cấp tài liệu sai sự thật, khai báo
gian dối (Điều 309), v.v…
Như vậy, theo chúng tôi, có thể đưa ra khái niệm về người xúi giục
trong đồng phạm như sau: Người xúi giục là người đồng phạm đã kích
động, dụ dỗ, mua chuộc, đe dọa hoặc bằng thủ đoạn khác thúc đẩy người
khác thực hiện tội phạm.
1.2.4. Người giúp sức
Thuật ngữ người giúp sức đã được đề cập đến trong lịch sử lập pháp hình
sự nước ta cho đến trước khi pháp điển hóa lần thứ nhất BLHS năm 1985 với các
tên gọi: tòng phạm, người giúp sức.
BLHS năm 1985 tại khoản 2 Điều 17 cũng như khoản 2 Điều 20
BLHS năm 1999 quy định: "Người giúp sức là người tạo ra những điều kiện
tinh thần hay vật chất cho việc thực hiện tội phạm".
Luật hình sự Việt Nam quan niệm hành vi giúp sức căn cứ vào những
dấu hiệu khách quan gồm hai loại: giúp sức về vật chất và giúp sức về tinh thần.
- Giúp sức về tinh thần: là những hành vi tạo ra những điều kiện thuận
lợi cho người thực hành thực hiện tội phạm như chỉ dẫn, góp ý, cung cấp
thông tin liên quan đến việc thực hiện tội phạm; hứa hẹn trước sẽ che giấu
người phạm tội, che giấu các công cụ, phương tiện phạm tội hoặc tiêu thụ các
vật có được bằng việc thực hiện tội phạm. Giúp sức về tinh thần được thể hiện
dưới hình thức hành động phạm tội.
- Giúp sức về vật chất: là hành vi cung cấp phương tiện, công cụ phạm
tội, khắc phục những trở ngại để người thực hành thực hiện tội phạm được dễ
dàng, thuận lợi hơn. Vấn đề đặt ra là chúng ta cần phải làm rõ khái niệm công
40
cụ phạm tội và phương tiện phạm tội để có thể hiểu được hành vi giúp sức về
vật chất. Theo TS. Trần Quang Tiệp thì:
Công cụ phạm tội là những vật thể mà người phạm tội sử
dụng để tác động trực tiếp vào đối tượng tác động của tội phạm.
Còn phương tiện phạm tội là những vật thể tuy không trực tiếp tác
động vào đối tượng tác động của tội phạm nhưng tham gia vào quá
trình thực hiện tội phạm [48, tr. 133].
Ví dụ: Tên Q phạm tội trộm cắp tài sản với vai trò người giúp sức, vì
y đã cung cấp xe máy làm phương tiện để hoạt động trộm cắp, cung cấp cho
tên P công cụ phạm tội như cờ lê, tuốc nơ vít để phá khóa, sau đó chở tên K
chạy trốn.
Trong một số trường hợp hành vi giúp sức về vật chất, ngoài việc tác
động, hỗ trợ cho người thực hành thực hiện tội phạm còn có thể CTTP độc lập.
Ví dụ: Hành vi cung cấp súng cho người thực hành thực hiện hành vi
giết người ngoài việc thỏa mãn dấu hiệu hành vi của người giúp sức còn cấu
thành tội tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng theo quy định tại Điều 230 BLHS
năm 1999.
Xét về mặt chủ quan, người giúp sức có các biểu hiện sau: Nhận thức
được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được thực hiện do mình
giúp sức; nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi hỗ trợ người
đồng phạm cụ thể; thấy trước hậu quả phạm tội chung; mong muốn hoặc chấp
nhận cho hậu quả chung xảy ra.
Như vậy, có nghĩa là hành vi giúp sức có thể được thực hiện với lỗi cố
ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp.
Cần phân biệt hành vi giúp sức với hành vi thực hành, hành vi xúi
giục như sau: Người giúp sức khác người thực hành ở chỗ người giúp sức
không thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong CTTP. Với người xúi
41
giục, người giúp sức có điểm giống với người xúi giục là cùng sử dụng thủ
đoạn chỉ dẫn, khuyên bảo, nhưng người giúp sức và người xúi giục có vai trò
khác nhau trong việc hình thành thái độ quyết tâm thực hiện tội phạm của người
thực hành. Nếu như người xúi giục làm xuất hiện thái độ quyết tâm thực hiện tội
phạm, thì người giúp sức (giúp sức về tinh thần) chỉ có vai trò củng cố thái quyết
tâm thực hiện tội phạm đã được hình thành của người thực hành.
Tóm lại, theo chúng tôi có thể đưa ra khái niệm về người giúp sức
trong đồng phạm như sau: Người giúp sức là người đồng phạm đã tạo ra
những điều kiện tinh thần hay vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
1.3. TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA NHỮNG LOẠI NGƯỜI ĐỒNG PHẠM
"Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm
và được thể hiện bằng việc áp dụng đối với người phạm tội một hoặc nhiều
biện pháp cưỡng chế của Nhà nước do luật hình sự quy định" [11, tr. 122].
Như vậy, TNHS của những người đồng phạm chính là hậu quả pháp
lý mà những người đồng phạm phải thực hiện do việc thực hiện hành vi phạm
tội của mình.
1.3.1. Nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự đối với những người
đồng phạm trong trường hợp đồng phạm hoàn thành
Điều 53 BLHS năm 1999 quy định:
Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm,
Tòa án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ
tham gia phạm tội của từng người đồng phạm. Các tình tiết giảm
nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng
phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó [40].
PLHS Việt Nam đã xác định TNHS chung trong trường hợp đồng
phạm và từng loại người đồng phạm dựa trên những nguyên tắc cơ bản mang
tính đặc thù của luật hình sự như sau:
42
- Những người đồng phạm phải chịu trách nhiệm chung về toàn bộ
tội phạm, trên cơ sở hành vi tham gia thực hiện của mỗi người
Tội phạm do đồng phạm thực hiện dựa trên sự liên kết của nhiều
người, ý chí và hành vi của mỗi cá nhân gắn với tính nguy hiểm cho xã hội và
hậu quả của tội phạm. Do đó, luật hình sự Việt Nam đã xác định nguyên tắc
những người đồng phạm phải chịu chung TNHS về tội phạm mà họ cùng thực
hiện như sau:
• Tất cả những người đồng phạm không kể tham gia thực hiện tội
phạm với vai trò gì đều phải bị truy tố, xét xử về cùng một tội danh theo cùng
một điều luật và trong phạm vi chế tài của điều luật ấy quy định.
• Tất cả họ phải chịu trách nhiệm chung về những tình tiết của vụ án
mà họ ý thức được trong đó có thể là những tình tiết định khung tăng nặng,
giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS liên quan đến hành vi phạm tội
chung (Điều 46, 48 BLHS năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009) trừ
những tình tiết thuộc về cá nhân người đồng phạm.
• Các quy định chung về TNHS, về quyết định hình phạt như nguyên
tắc về xử lý, về các giai đoạn thực hiện tội phạm, các quy định về miễn
TNHS, miễn hình phạt, về thời hiệu điều luật quy định đối với tội phạm tương
ứng do những người đồng phạm thực hiện được áp dụng chung cho tất cả
những người tham gia đồng phạm.
- Nguyên tắc phân hóa TNHS của từng người trong đồng phạm
Mỗi người đồng phạm là những cá nhân xác định với ý chí và hành vi
độc lập cho nên TNHS của từng cá nhân trong đồng phạm sẽ được xem xét
một cách tương đối độc lập, dựa trên cơ sở hành vi của từng người, nguyên
tắc này được thể hiện:
• Những người đồng phạm phải chịu TNHS về hành vi nằm trong
khuôn khổ ý thức mà những đồng phạm khác có thể ý thức được. Ngược lại,
những người đồng phạm không phải chịu TNHS về hành vi của những đồng
43
phạm khác thực hiện tự ý, không nằm trong ý thức của mình - được gọi là
hành vi vượt quá.
Hành vi vượt quá được hiểu là hành vi phạm tội do một trong những
người đồng phạm thực hiện vượt ra ngoài sự mong muốn, ý định của những
người đồng phạm khác, nằm ngoài kế hoạch phạm tội chung. Hành vi vượt
quá trong đồng phạm có hai loại là vượt quá về chất lượng của hành vi và
vượt quá về số lượng của hành vi.
• Người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức đã thực hiện hành vi
tổ chức, xúi giục, giúp sức nhưng chưa dẫn đến việc người thực hành thực
hiện tội phạm thì họ vẫn phải chịu TNHS, chịu TNHS ở giai đoạn chuẩn bị
phạm tội.
- Nguyên tắc cá thể hóa TNHS của những người đồng phạm
Căn cứ để xem xét TNHS của những người đồng phạm là tính chất và
mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm. Do đó, luật hình sự
quy định nguyên tắc cá thể hóa TNHS đối với mỗi người đồng phạm như sau:
• Những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS thuộc về người đồng
phạm nào thì chỉ áp dụng với người đó.
• Việc miễn TNHS, miễn hình phạt cho người đồng phạm này thì
không ảnh hưởng đếN TNHS của những người đồng phạm khác.
1.3.2. Trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm trong
trường hợp đồng phạm chưa hoàn thành.
Đồng phạm chưa hoàn thành được hiểu là tội phạm do những người
đồng phạm thực hiện chưa hoàn thành, đây là một trường hợp đặc biệt của tội
phạm chưa hoàn thành (gồm có chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt).
Việc xác định TNHS trong các giai đoạn thực hiện tội phạm của
những người đồng phạm chưa được PLHS hiện hành quy định. Trên thực tế
chúng ta chỉ dựa vào những quy định của pháp luật về trường hợp phạm tội
44
riêng lẻ để xác định các giai đoạn thực hiện tội phạm của những người đồng
phạm, chủ yếu là người thực hành. Vấn đề này đã được hướng dẫn tại Nghị
quyết số 01/2000 ngày 04/8/2000 của Hội đồng thẩm phán TANDTC. Theo đó,
các giai đoạn thực hiện tội phạm là các mức độ thực hiện tội phạm cố ý gồm:
chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành.
3.1.2.1. Trách nhiệm hình sự của người thực hành trong các giai
đoạn thực hiện tội phạm
a) Giai đoạn chuẩn bị phạm tội của người thực hành:
Trường hợp đồng phạm chỉ có một người thực hành duy nhất thì hành
vi chuẩn bị phạm tội của người thực hành là tìm kiếm, sửa soạn công cụ,
phương tiện phạm tội hoặc tạo ra những điều kiện cần thiết khác để thực hiện
tội phạm chung. Trường hợp có nhiều người đồng thực hành, giai đoạn chuẩn
bị phạm tội của những người này còn có thể là những hành vi "bàn bạc, thỏa
thuận, thống nhất đồng thực hiện tội phạm" [43, tr. 29-34].
Việc xác định TNHS của người thực hành trong giai đoạn này căn cứ
Điều 17 BLHS năm 1999.
b) Giai đoạn phạm tội chưa đạt của người thực hành:
Ở giai đoạn này, người thực hành (những người đồng thực hành) đã
thực hiện hành vi được mô tả trong mặt khách quan của CTTP nhưng đã
không thực hiện được đến cùng do nguyên nhân ngoài ý muốn của họ, có thể
xảy ra ở các trường hợp sau: Người thực hành mới thực hiện được hành vi đi
liền trước hành vi khách quan; người thực hành mới chỉ thực hiện được một
phần hành vi khách quan được mô tả trong CTTP; người thực hành đã thực
hiện đầy đủ nội dung hành vi khách quan nhưng chưa gây ra hậu quả của tội
phạm; v.v..
Việc xác định TNHS của người thực hành ở giai đoạn này căn cứ vào
Điều 18 BLHS năm 1999.
45
3.1.2.2. Trách nhiệm hình sự của người tổ chức trong các giai đoạn
thực hiện tội phạm
a) Giai đoạn chuẩn bị phạm tội của người tổ chức.
Đây là giai đoạn người tổ chức có những hành vi tạo điều kiện cần thiết
cho việc thành lập nhóm tội phạm hoặc điều khiển nhóm tội phạm thực hiện tội
phạm cụ thể. Có thể là các hành vi như: Nghiên cứu, tìm kiếm những người
thích hợp để có thể rủ rê, lôi kéo, tập hợp thành băng, ổ, nhóm tội phạm; vạch kế
hoạch thực hiện tội phạm trong đó dự kiến phân công vai trò của từng người và
điều hòa, phối hợp giữa những người đó trong việc thực hiện tội phạm.
Vấn đề xác định TNHS của người tổ chức ở giai đoạn này chưa được
quy định cụ thể trong BLHS năm 1999.
b) Giai đoạn phạm tội chưa đạt của người tổ chức thực hiện tội phạm.
Đây là giai đoạn người tổ chức đã có các hành vi nhằm thực hiện tội
phạm cụ thể nhưng chưa đạt được kết quả như CTTP yêu cầu. Có thể xảy ra các
trường hợp như sau: Không rủ rê, lôi kéo, tập hợp được người khác tham gia
băng, ổ, nhóm tội phạm; băng, ổ, nhóm tội phạm được thành lập nhưng những
người tham gia lại không nghe theo sự điều khiển của người tổ chức hoặc băng, ổ,
nhóm tội phạm được thành lập nhưng chưa kịp thực hiện hành vi phạm tội nào.
Để xác định TNHS của người tổ chức trong giai đoạn này, chúng ta
căn cứ vào điều luật quy định tội phạm cụ thể mà người tổ chức đã thực hiện,
điều luật về tổ chức thực hiện tội phạm và điều luật về phạm tội chưa đạt.
3.1.2.3. Trách nhiệm hình sự của người xúi giục trong các giai
đoạn thực hiện tội phạm.
a) Giai đoạn chuẩn bị phạm tội của người xúi giục:
Đây là giai đoạn người xúi giục có hành vi tạo ra những điều kiện cần
thiết cho việc thực hiện sự xúi giục người khác thực hiện tội phạm như hành
vi tìm kiếm đối tượng tác động, nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lý của đối
46
tượng tác động để lựa chọn phương pháp tác động thích hợp, chuẩn bị quà
tặng hoặc lợi ích vật chất để tác động. Ngoài ra, "hành vi chấp nhận đề nghị
của người khác sẽ thúc đẩy một hoặc một số người nhất định thực hiện hành
vi đồng phạm hoặc tội phạm cụ thể cũng phải được coi là thuộc về giai đoạn
chuẩn bị xúi giục" [43, tr. 29-34].
Hiện nay, thực tiễn xét xử cũng như khoa học luật hình sự Việt Nam
chưa đề cập đến TNHS của người xúi giục ở giai đoạn này.
b) Giai đoạn xúi giục chưa đạt:
Là giai đoạn người xúi giục bắt đầu thực hiện hành vi kích động, mua
chuộc, đe dọa hoặc bằng các thủ đoạn khác thúc đẩy người khác phạm tội,
nhưng do nguyên nhân ngoài ý muốn của người xúi giục nên đã chưa đưa đến
việc thực hiện hành vi phạm tội của người bị xúi giục. Có thể xảy ra các trường
hợp sau đây: Hành vi kích động của người xúi giục đã được thực hiện thông qua
các phương tiện như: thư từ, fax, Internet,… nhưng chưa đến người bị xúi giục
thì bị phát hiện, ngăn chặn; người xúi giục đã bắt đầu thực hiện hành vi xúi giục
nhưng chưa thực hiện được đầy đủ nội dung như mong muốn; người xúi giục
đã thực hiện đầy đủ nội dung của sự kích động, thúc đẩy người khác phạm tội
nhưng người bị xúi giục không nghe theo sự xúi giục; v.v..
Để xác định TNHS của người xúi giục ở giai đoạn này, chúng ta căn
cứ vào điều luật cụ thể quy định tội phạm mà người đó xúi giục, điều luật quy
định về xúi giục thực hiện tội phạm và điều luật quy định về phạm tội chưa đạt.
3.1.2.4. Trách nhiệm hình sự của người giúp sức trong các giai
đoạn thực hiện tội phạm
a) Giai đoạn chuẩn bị giúp sức thực hiện tội phạm
Đây là giai đoạn trong đó người giúp sức có những hành vi tạo điều
kiện cần thiết cho việc giúp sức để người khác thực hiện tội phạm được thuận
lợi, dễ dàng. Hành vi chuẩn bị giúp sức có thể được thể hiện ở việc tìm kiếm
công cụ, phương tiện phạm tội, nghiên cứu cách khắc phục trở ngại, tìm hiểu
Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam

More Related Content

What's hot

Luận văn: Tội giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Tội giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An, HOTLuận văn: Tội giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Tội giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Chứng cứ trong tố tụng theo pháp luật Việt Nam, HOT
Luận văn: Chứng cứ trong tố tụng theo pháp luật Việt Nam, HOTLuận văn: Chứng cứ trong tố tụng theo pháp luật Việt Nam, HOT
Luận văn: Chứng cứ trong tố tụng theo pháp luật Việt Nam, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Chế định dẫn độ trong hợp tác quốc tế theo pháp luật, HOT
Đề tài: Chế định dẫn độ trong hợp tác quốc tế theo pháp luật, HOTĐề tài: Chế định dẫn độ trong hợp tác quốc tế theo pháp luật, HOT
Đề tài: Chế định dẫn độ trong hợp tác quốc tế theo pháp luật, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại Quảng Ninh
Luận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại Quảng NinhLuận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại Quảng Ninh
Luận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại Quảng Ninh
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Mặt khách quan của tội phạm trong Luật hình sự, HOT
Luận văn: Mặt khách quan của tội phạm trong Luật hình sự, HOTLuận văn: Mặt khách quan của tội phạm trong Luật hình sự, HOT
Luận văn: Mặt khách quan của tội phạm trong Luật hình sự, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Tội chống người thi hành công vụ tại TPHCM, HAY
Luận văn: Tội chống người thi hành công vụ tại TPHCM, HAYLuận văn: Tội chống người thi hành công vụ tại TPHCM, HAY
Luận văn: Tội chống người thi hành công vụ tại TPHCM, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, HAY
Đề tài: Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, HAYĐề tài: Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, HAY
Đề tài: Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, HAY
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội về ma túy
Luận văn: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội về ma túyLuận văn: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội về ma túy
Luận văn: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội về ma túy
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HOT
Luận văn: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HOTLuận văn: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HOT
Luận văn: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm quận Cẩm Lệ, TP Đà NẵngLuận văn: Phòng ngừa tội phạm quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Tội trộm cắp theo pháp luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trộm cắp theo pháp luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Tội trộm cắp theo pháp luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trộm cắp theo pháp luật hình sự Việt Nam, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn, HAY
Luận văn: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn, HAYLuận văn: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn, HAY
Luận văn: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Các tội xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật tại TPHCM
Luận văn: Các tội xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật tại TPHCMLuận văn: Các tội xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật tại TPHCM
Luận văn: Các tội xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật tại TPHCM
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Phòng vệ chính đáng theo pháp luật hình sự, HAY
Luận văn: Phòng vệ chính đáng theo pháp luật hình sự, HAYLuận văn: Phòng vệ chính đáng theo pháp luật hình sự, HAY
Luận văn: Phòng vệ chính đáng theo pháp luật hình sự, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Pháp luật về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, HOT
Đề tài: Pháp luật về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, HOTĐề tài: Pháp luật về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, HOT
Đề tài: Pháp luật về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Tình hình tội phạm trên địa bàn quận 9, Tp Hồ Chí Minh
Luận văn: Tình hình tội phạm trên địa bàn quận 9, Tp Hồ Chí MinhLuận văn: Tình hình tội phạm trên địa bàn quận 9, Tp Hồ Chí Minh
Luận văn: Tình hình tội phạm trên địa bàn quận 9, Tp Hồ Chí Minh
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo pháp luật
Luận văn: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo pháp luậtLuận văn: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo pháp luật
Luận văn: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo pháp luật
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Định tội danh đối với tội cướp tài sản theo luâṭ, HOT
Luận văn: Định tội danh đối với tội cướp tài sản theo luâṭ, HOTLuận văn: Định tội danh đối với tội cướp tài sản theo luâṭ, HOT
Luận văn: Định tội danh đối với tội cướp tài sản theo luâṭ, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Tội hiếp dâm trẻ em theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội hiếp dâm trẻ em theo pháp luật hình sự Việt NamLuận văn: Tội hiếp dâm trẻ em theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội hiếp dâm trẻ em theo pháp luật hình sự Việt Nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

What's hot (20)

Luận văn: Tội giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Tội giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An, HOTLuận văn: Tội giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Tội giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An, HOT
 
Luận văn: Chứng cứ trong tố tụng theo pháp luật Việt Nam, HOT
Luận văn: Chứng cứ trong tố tụng theo pháp luật Việt Nam, HOTLuận văn: Chứng cứ trong tố tụng theo pháp luật Việt Nam, HOT
Luận văn: Chứng cứ trong tố tụng theo pháp luật Việt Nam, HOT
 
Đề tài: Chế định dẫn độ trong hợp tác quốc tế theo pháp luật, HOT
Đề tài: Chế định dẫn độ trong hợp tác quốc tế theo pháp luật, HOTĐề tài: Chế định dẫn độ trong hợp tác quốc tế theo pháp luật, HOT
Đề tài: Chế định dẫn độ trong hợp tác quốc tế theo pháp luật, HOT
 
Luận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại Quảng Ninh
Luận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại Quảng NinhLuận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại Quảng Ninh
Luận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại Quảng Ninh
 
Luận văn: Mặt khách quan của tội phạm trong Luật hình sự, HOT
Luận văn: Mặt khách quan của tội phạm trong Luật hình sự, HOTLuận văn: Mặt khách quan của tội phạm trong Luật hình sự, HOT
Luận văn: Mặt khách quan của tội phạm trong Luật hình sự, HOT
 
Luận văn: Tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Tội chống người thi hành công vụ tại TPHCM, HAY
Luận văn: Tội chống người thi hành công vụ tại TPHCM, HAYLuận văn: Tội chống người thi hành công vụ tại TPHCM, HAY
Luận văn: Tội chống người thi hành công vụ tại TPHCM, HAY
 
Đề tài: Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, HAY
Đề tài: Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, HAYĐề tài: Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, HAY
Đề tài: Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, HAY
 
Luận văn: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội về ma túy
Luận văn: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội về ma túyLuận văn: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội về ma túy
Luận văn: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội về ma túy
 
Luận văn: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HOT
Luận văn: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HOTLuận văn: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HOT
Luận văn: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HOT
 
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm quận Cẩm Lệ, TP Đà NẵngLuận văn: Phòng ngừa tội phạm quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng
 
Luận văn: Tội trộm cắp theo pháp luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trộm cắp theo pháp luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Tội trộm cắp theo pháp luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trộm cắp theo pháp luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn, HAY
Luận văn: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn, HAYLuận văn: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn, HAY
Luận văn: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn, HAY
 
Luận văn: Các tội xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật tại TPHCM
Luận văn: Các tội xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật tại TPHCMLuận văn: Các tội xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật tại TPHCM
Luận văn: Các tội xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật tại TPHCM
 
Luận văn: Phòng vệ chính đáng theo pháp luật hình sự, HAY
Luận văn: Phòng vệ chính đáng theo pháp luật hình sự, HAYLuận văn: Phòng vệ chính đáng theo pháp luật hình sự, HAY
Luận văn: Phòng vệ chính đáng theo pháp luật hình sự, HAY
 
Đề tài: Pháp luật về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, HOT
Đề tài: Pháp luật về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, HOTĐề tài: Pháp luật về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, HOT
Đề tài: Pháp luật về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, HOT
 
Luận văn: Tình hình tội phạm trên địa bàn quận 9, Tp Hồ Chí Minh
Luận văn: Tình hình tội phạm trên địa bàn quận 9, Tp Hồ Chí MinhLuận văn: Tình hình tội phạm trên địa bàn quận 9, Tp Hồ Chí Minh
Luận văn: Tình hình tội phạm trên địa bàn quận 9, Tp Hồ Chí Minh
 
Luận văn: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo pháp luật
Luận văn: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo pháp luậtLuận văn: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo pháp luật
Luận văn: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo pháp luật
 
Luận văn: Định tội danh đối với tội cướp tài sản theo luâṭ, HOT
Luận văn: Định tội danh đối với tội cướp tài sản theo luâṭ, HOTLuận văn: Định tội danh đối với tội cướp tài sản theo luâṭ, HOT
Luận văn: Định tội danh đối với tội cướp tài sản theo luâṭ, HOT
 
Luận văn: Tội hiếp dâm trẻ em theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội hiếp dâm trẻ em theo pháp luật hình sự Việt NamLuận văn: Tội hiếp dâm trẻ em theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội hiếp dâm trẻ em theo pháp luật hình sự Việt Nam
 

Similar to Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam

Đề tài: Tội phạm chưa hoàn thành theo luật hình sự Việt Nam, HAY
Đề tài: Tội phạm chưa hoàn thành theo luật hình sự Việt Nam, HAYĐề tài: Tội phạm chưa hoàn thành theo luật hình sự Việt Nam, HAY
Đề tài: Tội phạm chưa hoàn thành theo luật hình sự Việt Nam, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Chủ thể của tội phạm theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Chủ thể của tội phạm theo pháp luật hình sự Việt NamLuận văn: Chủ thể của tội phạm theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Chủ thể của tội phạm theo pháp luật hình sự Việt Nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Vấn đề về mặt khách quan của tội phạm theo Luật hình sự, HOT
Vấn đề về mặt khách quan của tội phạm theo Luật hình sự, HOTVấn đề về mặt khách quan của tội phạm theo Luật hình sự, HOT
Vấn đề về mặt khách quan của tội phạm theo Luật hình sự, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Các tội phạm về ma túy trong trường hợp đồng phạm
Luận văn: Các tội phạm về ma túy trong trường hợp đồng phạmLuận văn: Các tội phạm về ma túy trong trường hợp đồng phạm
Luận văn: Các tội phạm về ma túy trong trường hợp đồng phạm
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quyết định hình phạt trong đồng phạm, HAY
Luận văn: Quyết định hình phạt trong đồng phạm, HAYLuận văn: Quyết định hình phạt trong đồng phạm, HAY
Luận văn: Quyết định hình phạt trong đồng phạm, HAY
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễn
Lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễnLỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễn
Lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễn
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Phạm tội nhiều lần theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Phạm tội nhiều lần theo luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Phạm tội nhiều lần theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Phạm tội nhiều lần theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Vấn đề tái phạm theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Vấn đề tái phạm theo luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Vấn đề tái phạm theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Vấn đề tái phạm theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Các tình tiết loại trừ tính chất tội phạm của hành vi, 9đ
Luận văn: Các tình tiết loại trừ tính chất tội phạm của hành vi, 9đLuận văn: Các tình tiết loại trừ tính chất tội phạm của hành vi, 9đ
Luận văn: Các tình tiết loại trừ tính chất tội phạm của hành vi, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Định tội danh trong trường hợp phạm nhiều tội theo luật
Luận văn: Định tội danh trong trường hợp phạm nhiều tội theo luậtLuận văn: Định tội danh trong trường hợp phạm nhiều tội theo luật
Luận văn: Định tội danh trong trường hợp phạm nhiều tội theo luật
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Phạm tội chưa đạt theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Phạm tội chưa đạt theo luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Phạm tội chưa đạt theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Phạm tội chưa đạt theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Tái phạm nguy hiểm theo luật hình sự tỉnh Bắc Ninh, 9đ
Luận văn: Tái phạm nguy hiểm theo luật hình sự tỉnh Bắc Ninh, 9đLuận văn: Tái phạm nguy hiểm theo luật hình sự tỉnh Bắc Ninh, 9đ
Luận văn: Tái phạm nguy hiểm theo luật hình sự tỉnh Bắc Ninh, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, HAY
Luận văn: Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, HAYLuận văn: Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, HAY
Luận văn: Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Tái phạm, tái phạm nguy hiểm theo Bộ luật hình sự, 9đ
Luận văn: Tái phạm, tái phạm nguy hiểm theo Bộ luật hình sự, 9đLuận văn: Tái phạm, tái phạm nguy hiểm theo Bộ luật hình sự, 9đ
Luận văn: Tái phạm, tái phạm nguy hiểm theo Bộ luật hình sự, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Tổng hợp hình phạt theo pháp luật tại Tp Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Tổng hợp hình phạt theo pháp luật tại Tp Đà Nẵng, HAYLuận văn: Tổng hợp hình phạt theo pháp luật tại Tp Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Tổng hợp hình phạt theo pháp luật tại Tp Đà Nẵng, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luật hình sự vn phần chung (phạm văn beo)20
Luật hình sự vn phần chung (phạm văn beo)20Luật hình sự vn phần chung (phạm văn beo)20
Luật hình sự vn phần chung (phạm văn beo)20
Nguyen Trang
 
Luận văn: Định tội danh đối với tội đánh bạc theo Luật, HAY, 9đ
Luận văn: Định tội danh đối với tội đánh bạc theo Luật, HAY, 9đLuận văn: Định tội danh đối với tội đánh bạc theo Luật, HAY, 9đ
Luận văn: Định tội danh đối với tội đánh bạc theo Luật, HAY, 9đ
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Nhân thân người phạm tội trong việc quyết định hình phạt
Đề tài: Nhân thân người phạm tội trong việc quyết định hình phạtĐề tài: Nhân thân người phạm tội trong việc quyết định hình phạt
Đề tài: Nhân thân người phạm tội trong việc quyết định hình phạt
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Các căn cứ quyết định hình phạt theo pháp luật hình sự
Luận văn: Các căn cứ quyết định hình phạt theo pháp luật hình sựLuận văn: Các căn cứ quyết định hình phạt theo pháp luật hình sự
Luận văn: Các căn cứ quyết định hình phạt theo pháp luật hình sự
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Dấu hiệu chống người thi hành công vụ trong Luật Hình sự, HOT
Dấu hiệu chống người thi hành công vụ trong Luật Hình sự, HOTDấu hiệu chống người thi hành công vụ trong Luật Hình sự, HOT
Dấu hiệu chống người thi hành công vụ trong Luật Hình sự, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam (20)

Đề tài: Tội phạm chưa hoàn thành theo luật hình sự Việt Nam, HAY
Đề tài: Tội phạm chưa hoàn thành theo luật hình sự Việt Nam, HAYĐề tài: Tội phạm chưa hoàn thành theo luật hình sự Việt Nam, HAY
Đề tài: Tội phạm chưa hoàn thành theo luật hình sự Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Chủ thể của tội phạm theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Chủ thể của tội phạm theo pháp luật hình sự Việt NamLuận văn: Chủ thể của tội phạm theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Chủ thể của tội phạm theo pháp luật hình sự Việt Nam
 
Vấn đề về mặt khách quan của tội phạm theo Luật hình sự, HOT
Vấn đề về mặt khách quan của tội phạm theo Luật hình sự, HOTVấn đề về mặt khách quan của tội phạm theo Luật hình sự, HOT
Vấn đề về mặt khách quan của tội phạm theo Luật hình sự, HOT
 
Luận văn: Các tội phạm về ma túy trong trường hợp đồng phạm
Luận văn: Các tội phạm về ma túy trong trường hợp đồng phạmLuận văn: Các tội phạm về ma túy trong trường hợp đồng phạm
Luận văn: Các tội phạm về ma túy trong trường hợp đồng phạm
 
Luận văn: Quyết định hình phạt trong đồng phạm, HAY
Luận văn: Quyết định hình phạt trong đồng phạm, HAYLuận văn: Quyết định hình phạt trong đồng phạm, HAY
Luận văn: Quyết định hình phạt trong đồng phạm, HAY
 
Lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễn
Lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễnLỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễn
Lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễn
 
Luận văn: Phạm tội nhiều lần theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Phạm tội nhiều lần theo luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Phạm tội nhiều lần theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Phạm tội nhiều lần theo luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Vấn đề tái phạm theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Vấn đề tái phạm theo luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Vấn đề tái phạm theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Vấn đề tái phạm theo luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Các tình tiết loại trừ tính chất tội phạm của hành vi, 9đ
Luận văn: Các tình tiết loại trừ tính chất tội phạm của hành vi, 9đLuận văn: Các tình tiết loại trừ tính chất tội phạm của hành vi, 9đ
Luận văn: Các tình tiết loại trừ tính chất tội phạm của hành vi, 9đ
 
Luận văn: Định tội danh trong trường hợp phạm nhiều tội theo luật
Luận văn: Định tội danh trong trường hợp phạm nhiều tội theo luậtLuận văn: Định tội danh trong trường hợp phạm nhiều tội theo luật
Luận văn: Định tội danh trong trường hợp phạm nhiều tội theo luật
 
Luận văn: Phạm tội chưa đạt theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Phạm tội chưa đạt theo luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Phạm tội chưa đạt theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Phạm tội chưa đạt theo luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Tái phạm nguy hiểm theo luật hình sự tỉnh Bắc Ninh, 9đ
Luận văn: Tái phạm nguy hiểm theo luật hình sự tỉnh Bắc Ninh, 9đLuận văn: Tái phạm nguy hiểm theo luật hình sự tỉnh Bắc Ninh, 9đ
Luận văn: Tái phạm nguy hiểm theo luật hình sự tỉnh Bắc Ninh, 9đ
 
Luận văn: Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, HAY
Luận văn: Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, HAYLuận văn: Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, HAY
Luận văn: Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, HAY
 
Luận văn: Tái phạm, tái phạm nguy hiểm theo Bộ luật hình sự, 9đ
Luận văn: Tái phạm, tái phạm nguy hiểm theo Bộ luật hình sự, 9đLuận văn: Tái phạm, tái phạm nguy hiểm theo Bộ luật hình sự, 9đ
Luận văn: Tái phạm, tái phạm nguy hiểm theo Bộ luật hình sự, 9đ
 
Luận văn: Tổng hợp hình phạt theo pháp luật tại Tp Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Tổng hợp hình phạt theo pháp luật tại Tp Đà Nẵng, HAYLuận văn: Tổng hợp hình phạt theo pháp luật tại Tp Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Tổng hợp hình phạt theo pháp luật tại Tp Đà Nẵng, HAY
 
Luật hình sự vn phần chung (phạm văn beo)20
Luật hình sự vn phần chung (phạm văn beo)20Luật hình sự vn phần chung (phạm văn beo)20
Luật hình sự vn phần chung (phạm văn beo)20
 
Luận văn: Định tội danh đối với tội đánh bạc theo Luật, HAY, 9đ
Luận văn: Định tội danh đối với tội đánh bạc theo Luật, HAY, 9đLuận văn: Định tội danh đối với tội đánh bạc theo Luật, HAY, 9đ
Luận văn: Định tội danh đối với tội đánh bạc theo Luật, HAY, 9đ
 
Đề tài: Nhân thân người phạm tội trong việc quyết định hình phạt
Đề tài: Nhân thân người phạm tội trong việc quyết định hình phạtĐề tài: Nhân thân người phạm tội trong việc quyết định hình phạt
Đề tài: Nhân thân người phạm tội trong việc quyết định hình phạt
 
Luận văn: Các căn cứ quyết định hình phạt theo pháp luật hình sự
Luận văn: Các căn cứ quyết định hình phạt theo pháp luật hình sựLuận văn: Các căn cứ quyết định hình phạt theo pháp luật hình sự
Luận văn: Các căn cứ quyết định hình phạt theo pháp luật hình sự
 
Dấu hiệu chống người thi hành công vụ trong Luật Hình sự, HOT
Dấu hiệu chống người thi hành công vụ trong Luật Hình sự, HOTDấu hiệu chống người thi hành công vụ trong Luật Hình sự, HOT
Dấu hiệu chống người thi hành công vụ trong Luật Hình sự, HOT
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 

Recently uploaded (10)

AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 

Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam

  • 1. 1 2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT MAI LAN NGỌC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NHỮNG LOẠI NGƯỜI ĐỒNG PHẠM TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật hình sự Mã số : 60 38 40 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌc HÀ NỘI - 2012 Công trình được hoàn thành tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: TS. Trịnh Tiến Việt Phản biện 1: Phản biện 2: Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, họp tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội. Vào hồi ..... giờ ....., ngày ..... tháng ..... năm 2012. Có thể tìm hiểu luận văn tại Trung tâm thông tin - Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội Trung tâm tư liệu - Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội
  • 2. 3 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các bảng MỞ ĐẦU 1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHỮNG LOẠI NGƯỜI ĐỒNG PHẠM TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 8 1.1. Khái niệm đồng phạm và các hình thức đồng phạm 8 1.1.1. Khái niệm đồng phạm 8 1.1.2. Các hình thức đồng phạm 9 1.2. Những loại người đồng phạm 12 1.2.1. Người thực hành 13 1.2.2. Người tổ chức 19
  • 3. 4 1.2.3. Người xúi giục 28 1.2.4. Người giúp sức 31 1.3. Trách nhiệm hình sự đối với những loại người đồng phạm 33 1.3.1. Nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự đối với những người đồng phạm trong trường hợp đồng phạm hoàn thành 33 1.3.2. Trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm trong trường hợp đồng phạm chưa hoàn thành 35 3.1.2.1. Trách nhiệm hình sự của người thực hành trong các giai đoạn thực hiện tội phạm 36 3.1.2.2. Trách nhiệm hình sự đối với người tổ chức trong các giai đoạn thực hiện tội phạm 37 3.1.2.3. Trách nhiệm hình sự đối với người xúi giục trong các giai đoạn thực hiện tội phạm 37 3.1.2.4. Trách nhiệm hình sự đối với người giúp sức trong các giai đoạn thực hiện tội phạm 38 3.1.3. Trách nhiệm hình sự của những loại người đồng phạm trong trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội 39 3.1.3.1. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội của người thực hành 40 3.1.3.2. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội của người tổ chức 40 3.1.3.3. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội của người xúi giục 41 3.1.3.4. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội của người giúp sức 41 Chương 2: CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VỀ NHỮNG LOẠI NGƯỜI ĐỒNG PHẠM 42 2.1. Các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về những loại người đồng phạm 42
  • 4. 5 2.1.1. Giai đoạn từ Sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước pháp điển hóa lần thứ nhất - Bộ luật hình sự năm 1985 42 2.1.2. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 cho đến nay 49 2.2. Các quy định của pháp luật hình sự một số nước trên thế giới về những loại người đồng phạm 58 2.2.1. Bộ luật hình sự Liên bang Nga 59 2.2.2. Bộ luật hình sự Trung Quốc 62 2.2.3. Bộ luật hình sự Nhật Bản 65 2.2.4. Bộ luật hình sự Vương quốc Bỉ 67 2.2.5. Bộ luật hình sự Cộng hòa Liên bang Đức 69 Chương 3: THỰC TIỄN XÁC ĐỊNH NHỮNG LOẠI NGƯỜI ĐỒNG PHẠM, VẤN ĐỀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 VỀ NHỮNG LOẠI NGƯỜI ĐỒNG PHẠM 72 3.1. Thực tiễn xác định những loại người đồng phạm theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 72 3.1.1. Thực tiễn xét xử những loại người đồng phạm theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 72 3.1.2. Các quy định về mặt lập pháp liên quan đến vấn đề những loại người đồng phạm 80 3.2. Vấn đề hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về những loại người đồng phạm 83 3.2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về những loại người đồng phạm 83 3.2.2. Nội dung sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự năm 1999 về những loại người đồng phạm 88 3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của 96
  • 5. 6 Bộ luật hình sự năm 1999 về những loại người đồng phạm 3.3.1. Tăng cường giải thích pháp luật, hướng dẫn áp dụng pháp luật 96 3.3.2. Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ý thức pháp luật và trách nhiệm nghề nghiệp của đội ngũ thẩm phán Tòa án các cấp 97 3.2.3. Tăng cường kiểm sát việc áp dụng pháp luật hình sự liên quan đến những loại người đồng phạm của Viện kiểm sát nhân dân 99 KẾT LUẬN 102 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 105
  • 6. 7 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLHS : Bộ luật hình sự CTTP : Cấu thành tội phạm CSPL : Cơ sở pháp lý HSST : Hình sự sơ thẩm PLHS : Pháp luật hình sự TAND : Tòa án nhân dân TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao TNHS : Trách nhiệm hình sự
  • 7. 8 DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang 3.1 Số liệu thống kê của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội về tổng kết công tác xét xử các vụ án hình sự sơ thẩm qua các năm 2005 - 2009 74 3.2 Một số nhóm tội, loại tội trong số 196 bản án có đồng phạm mà tác giả đã nghiên cứu 74
  • 8. 9 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự (BLHS) là do có tính chất nguy hiểm đáng kể cho xã hội. Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm không những là một đặc điểm (dấu hiệu) cơ bản, mà còn là thuộc tính khách quan, tất yếu và thể hiện bản chất xã hội - pháp lý của từng hành vi phạm tội cụ thể. Tội phạm có tính chất nguy hiểm cho xã hội, bởi vì tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra những thiệt hại đáng kể cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ, do người có năng lực trách nhiệm hình sự (TNHS) và đủ tuổi chịu TNHS thực hiện với hình thức lỗi cố ý và vô ý. Tội phạm có thể do một người thực hiện, cũng có thể do nhiều người thực hiện. Khi tội phạm được thực hiện bởi nhiều người và trong hành động của họ có sự liên hệ mật thiết, tác động lẫn nhau thì được gọi là đồng phạm. Đồng phạm là hình thức phạm tội "đặc biệt", đòi hỏi những điều kiện riêng, khác với những trường hợp phạm tội riêng lẻ về số lượng người tham gia phạm tội, mối liên hệ giữa các đối tượng trong cùng vụ án cũng như tội phạm mà cả nhóm hướng tới thực hiện. Trong đồng phạm, mỗi người khi thực hiện tội phạm giữ vai trò khác nhau. Sự liên kết, hỗ trợ lẫn nhau giữa những người cùng tham gia thực hiện tội phạm càng củng cố quyết tâm phạm tội đến cùng của cả nhóm, thể hiện tính chất và mức độ nguy hiểm đáng kể của những tội phạm có đồng phạm. So với tội phạm do một người thực hiện, đồng phạm thường nguy hiểm hơn, vì khi một nhóm người cùng cố ý tham gia thực hiện hành vi phạm tội, tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội sẽ tăng lên đáng kể, nhất là khi có sự câu kết chặt chẽ về tổ chức và cách thức thực hiện, phát triển thành "phạm tội có tổ chức". Ở nước ta, hiện nay xuất hiện nhiều băng nhóm tội phạm có tổ chức và hoạt động công khai, có hành vi hết sức nguy hiểm như dùng ô tô chở
  • 9. 10 các đối tượng dàn trận đánh nhau, dùng "hàng nóng" đuổi bắn nhau trên đường phố hoặc thanh toán nhau mang màu sắc "xã hội đen". Điển hình là vụ dùng súng hoa cải bắn chết Trần Thanh Long (Long Tuyp) tại thành phố Hải Phòng năm 2009; vụ hai băng nhóm dùng súng AK cưa báng và súng K59 bắn nhau khiến một người chết và một người bị thương tại phố Đoàn Thị Điểm, thành phố Hà Nội năm 2009; vụ hai băng nhóm dùng dao, mã tấu chém nhau làm một người chết tại Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai năm 2010, v.v... Một đặc điểm mới so với trước đây là nhiều đối tượng phạm tội nguy hiểm đã chuyển hướng hoạt động theo kiểu "núp bóng" như thành lập ra các doanh nghiệp, công ty thương mại, du lịch, dịch vụ, làm bình phong cho các hành vi phạm tội như đòi nợ thuê, cá độ bóng đá, đâm thuê chém mướn; v.v... Chính vì vậy, việc đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và tội phạm dưới hình thức đồng phạm nói riêng là việc làm thường xuyên, cấp bách luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, chú trọng. Do đó, việc nghiên cứu về những loại người đồng phạm trong khoa học và việc áp dụng nó trong thực tiễn để trên cơ sở đó đưa ra những kiến giải lập pháp hoàn thiện để phục vụ yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm và ngăn chặn, hạn chế tới mức thấp nhất hậu quả của tội phạm gây ra có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng. Đây chính là lý do chúng tôi lựa chọn để nghiên cứu đề tài "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam" làm luận văn thạc sỹ luật học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong khoa học luật hình sự Việt Nam, vấn đề những loại người đồng phạm nằm trong chế định đồng phạm đã được đề cập trong một số giáo trình, sách tham khảo do các tác giả khác nhau biên soạn như: 1) TS. Trịnh Quốc Toản, Chương XIII - Đồng phạm, Trong sách: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung). Tập thể tác giả do GS.TSKH. Lê Cảm chủ biên, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2001 (tái bản năm 2003); 2) Chương X - Đồng phạm,
  • 10. 11 Trong sách: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Tập I, Tập thể tác giả do GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa chủ biên, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2007; 3) Chương XIII - Đồng phạm, Trong sách: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Tập thể tác giả do GS.TS. Võ Khánh Vinh chủ biên, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2005; 4) Mục VI - Chế định đồng phạm, Trong sách: Các nghiên cứu chuyên khảo về phần chung Luật hình sự, tập IV, của GS.TSKH Lê Cảm, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2002; v.v... Một số nhà khoa học - luật gia hình sự Việt Nam cũng đã quan tâm nghiên cứu về đề tài này. Tuy nhiên, đó mới chỉ là một số các công trình nghiên cứu về chế định đồng phạm nói chung như: 1) Luận án tiến sỹ của tác giả Trần Quang Tiệp về "Đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam", trường Đại học Luật Hà Nội, 2000; 2) GS.TSKH. Lê Văn Cảm, Mục VI - Chế định đồng phạm, Chương thứ tư, Trong Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (Phần chung), (Sách chuyên khảo Sau đại học), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005; 3) GS.TSKH. Lê Văn Cảm, Về chế định đồng phạm trong Luật hình sự Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Tập san Tòa án nhân dân, số 2/1988; 4) GS.TSKH. Lê Văn Cảm, Chế định đồng phạm và mô hình lý luận của nó trong Luật hình sự Việt Nam, Tạp chí Dân chủ và pháp luật 8/2003; 5) TS. Trần Quang Tiệp, Hoàn thiện chế định liên quan đến đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam hiện nay, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 5/1998; v.v… Bên cạnh đó, cũng có nhiều bài viết, bài nghiên cứu có tính chất riêng lẻ, đề cập đến một khía cạnh, một vấn đề nhất định về chế định đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam của các tác giả sau: 1) Trần Quốc Hoàn, Một số nhận xét về trách nhiệm hình sự trong một vụ án có đồng phạm, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 5/1995; 2) TS. Cao Thị Oanh, Vấn đề mặt chủ quan của đồng phạm, Tạp chí Luật học, số 2/2002; 3) TS. Cao Thị Oanh, Những biểu hiện của nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự trong đồng phạm, Tạp chí Luật học, số 6/2003; 4) PGS.TS. Lê Thị Sơn, Về các giai đoạn thực hiện hành vi
  • 11. 12 đồng phạm, Tạp chí Luật học, số 3/1998; 5) Dương Văn Tiến, Các hình thức đồng phạm và trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 1/1986. 6) TS. Trần Quang Tiệp, Khái niệm tội phạm có tổ chức, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 1/1999; 7) PGS.TS. Nguyễn Quốc Nhật Tội phạm có tổ chức - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Sách chuyên khảo), Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2005, v.v... Như vậy, các công trình nghiên cứu nói trên đã đề cập đến vấn đề những loại người đồng phạm nhưng chỉ đề cập đến vấn đề này trong việc nghiên cứu tổng thể về chế định đồng phạm. Tuy nhiên, về phương diện nghiên cứu lý luận chuyên sâu và có hệ thống vấn đề những loại người đồng phạm vẫn chưa được quan tâm một cách đúng mức, mặc dù đây là vấn đề quan trọng, có ý nghĩa to lớn trong quá trình đấu tranh phòng, chống tội phạm, đặc biệt nếu việc phát hiện và ngăn chặn sớm hành vi phạm tội của những người đồng phạm sẽ làm giảm khả năng gây ra thiệt hại về nhiều hậu quả khác như: chính trị, vật chất, thể chất và tinh thần, cũng như tài sản của Nhà nước và toàn xã hội. Ngoài ra, nhiều vấn đề lý luận và đánh giá thực tiễn xung quanh vấn đề những loại người đồng phạm cũng đòi hỏi cần phải được tiếp tục nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ và sâu sắc hơn. 3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu một số vấn đề lý luận về những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam, so sánh vấn đề này với quy định của pháp luật hình sự (PLHS) một số nước trên thế giới. Ngoài ra, luận văn còn phân tích và đánh giá những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng và tồn tại trong các quy định của PLHS về những loại người đồng phạm. Trên cơ sở này, luận văn có những đánh giá, đề xuất và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn quy định của PLHS Việt Nam với mục đích để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, tội phạm được thực hiện dưới hình thức đồng phạm nói riêng.
  • 12. 13 3.2. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn này đúng như tên gọi của nó - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam. 3.3. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung, do điều kiện và thời gian có hạn, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu những quy định của PLHS Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay về những loại người đồng phạm. Bên cạnh đó, luận văn nghiên cứu về những loại người đồng phạm trong PLHS một số nước để so sánh với quy định của PLHS nước ta. Về tư liệu thực tế (các ví dụ chứng minh cho quan điểm, luận chứng của mình), luận văn nêu ra một số vụ án điển hình trong thực tiễn xét xử trong thời gian gần đây (2005 - 2011). 4. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài 4.1. Cơ sở khoa học Cơ sở khoa học của luận văn là các quy định của BLHS năm 1999 và các văn bản hướng dẫn thi hành BLHS năm 1999 về chế định đồng phạm trong đó có các quy định về những loại người đồng phạm, cũng như các công trình nghiên cứu khoa học, sách báo pháp lý của các tác giả trong và ngoài nước có liên quan đến chế định này. 4.2. Cơ sở thực tiễn Cơ sở thực tiễn của luận văn chủ yếu là thực tiễn áp dụng các bản án của Tòa án nhân dân (TAND) thành phố Hà Nội và một số địa bàn trên toàn quốc về những loại người đồng phạm theo luật hình sự Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm (2005 - 2011) và qua đó để rút ra những nhận xét, đánh giá.
  • 13. 14 5. Cơ sở phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở phương pháp luận Luận văn sử dụng phương pháp luận của Triết học Mác - Lênin, trực tiếp sử dụng các phương pháp của triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử như: phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, phương pháp lịch sử cụ thể, phương pháp phân tích và tổng hợp. 5.2. Các phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: phương pháp so sánh, thống kê, điều tra xã hội học, phương pháp phân tích, tổng hợp, lịch sử, nghiên cứu (điều tra) án điển hình... để tổng hợp các tri thức khoa học luật hình sự và luận chứng các vấn đề tương ứng được nghiên cứu. 6. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn BLHS Việt Nam năm 1999 kế thừa các quy định của BLHS năm 1985 trong việc quy định những loại người đồng phạm. Từ đó đến nay, qua thực tiễn áp dụng đã xuất hiện nhiều bất cập, khó khăn, không thống nhất trong cách hiểu và cách áp dụng những quy định này. Là một đề tài vừa mang tính lý luận vừa mang tính thực tiễn, nên vấn đề những loại người đồng phạm mới chỉ được đề cập ở một số ít các bài viết, bài nghiên cứu, hay chỉ là một phần nhỏ trong một số các công trình nghiên cứu khoa học. Trong luận văn thạc sỹ của mình, học viên muốn đi sâu tập trung nghiên cứu các khía cạnh liên quan đến vấn đề những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam, từ lý luận, quy định của pháp luật hiện hành đến thực tiễn áp dụng, trên cơ sở đó luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của PLHS hiện hành về những loại người đồng phạm, cũng như các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng những quy định này.
  • 14. 15 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Đây là đề tài nghiên cứu chuyên khảo đề cập một cách tương đối có hệ thống và toàn diện các vấn đề lý luận và thực tiễn về những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam ở cấp độ luận văn thạc sỹ luật học. Luận văn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng, tác giả luận văn đã làm rõ khái niệm của người đồng phạm nói chung và từng loại người đồng phạm nói riêng đồng thời làm rõ bản chất pháp lý của mỗi loại người đồng phạm cũng như lịch sử phát triển và thực tiễn đánh giá đối với những loại người đồng phạm theo quy định của BLHS năm 1999. Trên cơ sở, đó luận văn đã đưa ra các kiến nghị hoàn thiện các quy định về những loại người đồng phạm ở khía cạnh lập pháp và việc áp dụng chúng trong thực tiễn. Ngoài ra, luận văn còn có ý nghĩa làm tài liệu tham khảo lý luận cần thiết cho các nhà khoa học - luật gia, cán bộ thực tiễn và các sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh chuyên ngành tư pháp hình sự, cũng như phục vụ cho công tác lập pháp và hoạt động thực tiễn áp dụng PLHS trong việc đấu tranh phòng và chống tội phạm, cũng như công tác giáo dục, cải tạo người phạm tội hiện nay ở nước ta. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề chung về những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam. Chương 2: Các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam và một số nước trên thế giới về những loại người đồng phạm. Chương 3: Thực tiễn xác định những loại người đồng phạm, vấn đề hoàn thiện pháp luật và một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 về những loại người đồng phạm.
  • 15. 16 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHỮNG LOẠI NGƯỜI ĐỒNG PHẠM TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.1. KHÁI NIỆM ĐỒNG PHẠM VÀ CÁC HÌNH THỨC ĐỒNG PHẠM 1.1.1. Khái niệm đồng phạm "Đồng" theo Từ điển tiếng Việt nghĩa là cùng như nhau, không thể khác được. "Phạm" là làm tổn hại đến cái cần tôn trọng, mắc phải điều cần tránh. Đồng phạm nghĩa là cùng phạm tội hiểu theo nghĩa của luật hình sự" [Dẫn theo 3, tr. 245]. Nghiên cứu lịch sử lập pháp hình sự của nước ta, chúng ta thấy vấn đề đồng phạm đã được luật hình sự Việt Nam quy định từ rất sớm nhưng mới chỉ xem xét ở một số khía cạnh nhất định, chưa có quy định về khái niệm đồng phạm. Cho đến khi BLHS năm 1985 được ban hành thì khái niệm pháp lý về đồng phạm mới chính thức được quy định tại khoản 1 Điều 17: "Hai hoặc nhiều người cố ý cùng thực hiện một tội phạm là đồng phạm", BLHS năm 1999 tiếp tục quy định khái niệm pháp lý về đồng phạm tại khoản 1 Điều 20 như sau: "Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm". Từ khái niệm pháp lý trên về đồng phạm và thực tiễn xét xử cho thấy, đồng phạm đòi hỏi phải có những dấu hiệu pháp lý về mặt khách quan và chủ quan như sau: - Về mặt khách quan Phải có sự cùng tham gia của từ hai người trở lên vào việc thực hiện tội phạm, những người này đều có năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS; những người đồng phạm phải cùng chung hành động, có nghĩa là hành vi của mỗi người trong số họ đều nhằm thực hiện tội phạm, hoặc góp phần thực hiện
  • 16. 17 tội phạm; giữa hành vi phạm tội của mỗi người và hậu quả phạm tội chung xảy ra phải có mối quan hệ nhân quả. - Về mặt chủ quan Có sự cùng cố ý của tất cả những người phạm tội tham gia vào thực hiện tội phạm do cố ý với các dấu hiệu sau: Những người cùng tham gia vào việc thực hiện tội phạm đều biết được hoạt động phạm tội của mỗi người (hoặc một số người trong số họ); những người đồng phạm đều ý thức được hành vi phạm tội của mình và hành vi phạm tội của những người khác; những người đồng phạm cùng mong muốn hoặc có ý thức để mặc cho hậu quả chung nguy hiểm cho xã hội xảy ra. Lỗi của những người đồng phạm là lỗi cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp. Lỗi của những người đồng phạm có thể đều là lỗi cố ý trực tiếp hoặc đều là cố ý gián tiếp và cũng có thể có trường hợp "Trong vụ đồng phạm có thể đồng thời có cả lỗi cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp" [35, tr. 28]. Tóm lại, theo chúng tôi khái niệm khoa học về đồng phạm có thể được hiểu như sau: Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có năng lực trách nhiệm hình sự cố ý cùng tham gia thực hiện tội phạm do cố ý. 1.1.2. Các hình thức đồng phạm Hình thức đồng phạm là dạng biểu hiện bên ngoài, là phương thức tồn tại và phát triển của đồng phạm đồng thời là mối quan hệ tương đối bền vững giữa những người đồng phạm. Khoa học luật hình sự Việt Nam, "căn cứ vào những đặc điểm của mối quan hệ giữa những người đồng phạm về mặt chủ quan và khách quan để phân loại các hình thức đồng phạm" [56, tr. 180] như sau: a) Căn cứ vào dấu hiệu chủ quan, đồng phạm được phân loại thành đồng phạm có thông mưu trước và đồng phạm không có thông mưu trước.
  • 17. 18 - Đồng phạm không có thông mưu trước: là hình thức đồng phạm trong đó giữa những người đồng phạm không có sự bàn bạc, thỏa thuận với nhau trước về việc tham gia thực hiện tội phạm. Trong hình thức đồng phạm này, tuy giữa những người đồng phạm không có sự bàn bạc, thỏa thuận trước với nhau về việc thực hiện tội phạm, nhưng mỗi người đều nhận thức được họ cùng với những người đồng phạm khác đang thực hiện một tội phạm nhất định, hoạt động phạm tội của mỗi người trong số họ tiến hành trong sự liên hệ với nhau. - Đồng phạm có thông mưu trước: là hình thức đồng phạm trong đó những người đồng phạm có sự bàn bạc, thỏa thuận trước với nhau về tội phạm cùng tham gia thực hiện. Do có sự bàn bạc, thỏa thuận, tính toán kỹ càng chu đáo từ trước nên giữa những người đồng phạm có mối liên hệ chặt chẽ trong việc cùng tham gia thực hiện tội phạm chung. Do vậy, hình thức đồng phạm có thông mưu trước có mức độ nguy hiểm cho xã hội cao hơn hình thức đồng phạm không có thông mưu trước. b) Căn cứ vào dấu hiệu khách quan, đồng phạm được phân loại thành đồng phạm giản đơn và đồng phạm phức tạp. - Đồng phạm giản đơn: là hình thức đồng phạm trong đó tất cả những cùng người tham gia vào việc thực hiện tội phạm đều có vai trò là người thực hành (người đồng thực hành). Có nghĩa là, mỗi người đồng phạm đều thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm (CTTP) của điều luật được quy định trong Phần các tội phạm. - Đồng phạm phức tạp: là hình thức đồng phạm có sự phân công vai trò của những người cùng tham gia thực hiện tội phạm, trong đó ngoài một hoặc một số người có vai trò là người thực hành, còn có sự tham gia của những người đồng phạm khác như người tổ chức, người xúi giục hoặc người giúp sức. Ở hình thức đồng phạm phức tạp chỉ có một hoặc một số người đồng phạm (người đồng thực hành) thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong CTTP.
  • 18. 19 c) Căn cứ vào những đặc điểm khách quan và chủ quan của quan hệ giữa những người đồng phạm, đồng phạm được phân đồng phạm có tổ chức (phạm tội có tổ chức). - Phạm tội có tổ chức: là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm (khoản 3 Điều 20 BLHS năm 1999). Theo quy định tại khoản 3 Điều 20 BLHS năm 1999 thì trong đồng phạm có tổ chức, giữa những người cùng thực hiện tội phạm phải có sự câu kết chặt chẽ với nhau, có sự phân công vai trò, nhiệm vụ cụ thể, có sự tính toán và chuẩn bị kỹ càng, chu đáo trong việc cùng tham gia thực hiện tội phạm. Theo hướng dẫn của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) tại Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 16/11/1988 hướng dẫn bổ sung Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 05/01/1986 khi giải thích khoản 3 Điều 20 BLHS năm 1999 về "Phạm tội có tổ chức" thì phạm tội có tổ chức phải có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm, sự câu kết này, theo hướng dẫn của Hội đồng thẩm phán TANDTC, có thể thể hiện dưới các dạng sau: a) Những người đồng phạm đã tham gia một tổ chức phạm tội như đảng phái, hội đoàn phản động, băng, ổ trộm, cướp… có những người chỉ huy, cầm đầu. Tuy nhiên, cũng có khi tổ chức phạm tội không có tên chỉ huy, cầm đầu mà chỉ là sự tập trung những người chuyên phạm tội đã thống nhất cùng nhau hoạt động phạm tội; b) Những người đồng phạm đã cùng nhau phạm tội nhiều lần theo một kế hoạch đã thống nhất trước; c) Những người đồng phạm chỉ thực hiện tội phạm một lần nhưng đã tổ chức thực hiện tội phạm theo một kế hoạch đã được tính toán kỹ càng, chu đáo, có sự chuẩn bị phương tiện hoạt động và có khi còn chuẩn bị cả kế hoạch che giấu tội phạm.
  • 19. 20 Như vậy, với những đặc điểm của phạm tội có tổ chức nêu trên, chúng ta thấy rằng hình thức đồng phạm có tổ chức có thể thực hiện tội phạm nhiều lần, liên tục, gây ra những hậu quả nghiêm trọng làm cho công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm gặp nhiều khó khăn, tốn kém. Do vậy, BLHS năm 1999 đã quy định phạm tội có tổ chức là một tình tiết tăng nặng TNHS tại Điều 48, và trong hàng loạt các CTTP trong Phần các tội phạm, tình tiết phạm tội có tổ chức được quy định là tình tiết tăng nặng định khung hình phạt. 1.2. NHỮNG LOẠI NGƯỜI ĐỒNG PHẠM Những loại người đồng phạm chính là những chủ thể đã tạo nên vụ đồng phạm. Như chúng ta đã biết: Chủ thể của tội phạm là người đã có lỗi (cố ý hoặc vô ý) trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm, có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo luật định (ngoài ra, trong một số trường hợp cụ thể chủ thể của tội phạm còn có dấu hiệu bổ sung đặc biệt do quy phạm pháp luật hình sự tương ứng quy định) [16, tr. 375]. Như vậy, có thể nói chủ thể của tội phạm đồng phạm là những người có lỗi cố ý trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà luật hình sự quy định là tội phạm, họ có năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS theo luật định, một số tội phạm đòi hỏi phải có dấu hiệu chủ thể đặc biệt thì dấu hiệu này chỉ quy định cho người thực hành. Nghiên cứu lịch sử lập pháp hình sự nước ta cho đến trước thời điểm BLHS năm 1985 được ban hành cho thấy, chưa có văn bản PLHS nào đưa ra khái niệm về người đồng phạm. Khoản 2 Điều 17 BLHS năm 1985 lần đầu tiên chính thức quy định về người đồng phạm như sau: "Người thực hành, người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm". Khoản 2 Điều 20 BLHS năm 1999 giữ nguyên quy định của BLHS năm 1985 về người đồng phạm.
  • 20. 21 Như vậy, chúng tôi có thể đưa ra khái niệm khoa học về người đồng phạm như sau: Người đồng phạm là người thỏa mãn các dấu hiệu chủ thể của tội phạm, đã cố ý tham gia vào việc thực hiện tội phạm do cố ý cùng với người khác. Tóm lại, có thể nói rằng cơ sở để phân biệt những loại người đồng phạm là vai trò, tính chất sự tham gia của họ vào việc thực hiện tội phạm. BLHS nước ta đã dựa trên cơ sở khoa học này để quy định những loại người đồng phạm là người thực hành, người tổ chức, người xúi giục và người giúp sức (khoản 2 Điều 20 BLHS năm 1999). Việc phân hóa những người đồng phạm thành bốn loại người như quy định hiện hành của pháp luật hình sự nước ta là hợp lý vì bốn loại người này giữ những vai trò khác biệt căn bản trong việc thực hiện tội phạm, đặc biệt người tổ chức là khái niệm không được đề cập trong luật hình sự một số nước nhưng rõ ràng đây là đối tượng giữ vị trí rất quan trọng trong việc điều khiển tội phạm dưới hình thức đồng phạm trên thực tế. Phân loại những người đồng phạm đồng thời là cơ sở để xác định nguyên tắc phân hóa TNHS trong đồng phạm thể hiện qua việc xác định những nguyên tắc cơ bản trong đường lối xử lý đối với từng loại người đồng phạm tạo ra cơ sở pháp lý định hướng cho hoạt động cá thể hoá hình phạt đối với họ trong các trường hợp cụ thể. 1.2.1. Người thực hành Nghiên cứu lịch sử lập pháp hình sự nước ta đã cho thấy, các quy định của PLHS Việt Nam cho đến trước khi ban hành BLHS năm 1985 cũng đã đề cập đến người thực hành với các cách gọi khác nhau như: chính phạm, đồng phạm, bọn tham gia. Khoản 2 Điều 17 BLHS năm 1985 và khoản 2 Điều 20 BLHS năm 1999 đã chính thức quy định định nghĩa pháp lý của người thực hành: "Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm".
  • 21. 22 Như vậy, trong bất kỳ vụ đồng phạm nào đều có người thực hành. Nếu không có người thực hành thì tội phạm chỉ dừng lại ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội, mục đích phạm tội chưa được thực hiện, hậu quả vật chất của tội phạm chưa xảy ra và TNHS đối với những người đồng phạm khác sẽ được xem xét theo quy định tại Điều 53 BLHS năm 1999. Một vấn đề đặt ra khi nghiên cứu khái niệm người thực hành trong đồng phạm là cần phải có sự phân biệt giữa khái niệm người thực hiện tội phạm và khái niệm người thực hành trong đồng phạm. Trong khoa học pháp lý hình sự, khái niệm người thực hành trong đồng phạm được hiểu là người tự mình thực hiện hành vi được mô tả trong CTTP hoặc là người thực hiện hành vi đó qua hành vi của người khác mà người này không phải chịu TNHS vì những lý do khác nhau. Người thực hiện tội phạm cũng được hiểu là người tự mình thực hiện hành vi được mô tả trong CTTP hoặc là người không tự mình thực hiện hành vi đó mà thông qua người khác nhưng người này không phải chịu TNHS vì những lý do khác nhau. Như vậy, người thực hiện tội phạm và người thực hành trong đồng phạm giống nhau về hành vi khách quan. Tuy nhiên, hành vi của người thực hành trong đồng phạm phải là thực hiện toàn bộ (hoặc một phần) hành vi khách quan được mô tả trong CTTP của loại tội cố ý, còn hành vi của người thực hiện tội phạm luôn luôn là thực hiện toàn bộ hành vi khách quan được mô tả trong CTTP của một loại tội bất kỳ (tội do lỗi cố ý hoặc vô ý). Nếu trong trường hợp tội phạm đã thực hiện là tội cố ý thì hành vi của người thực hiện tội phạm giống hành vi của người thực hành trong vụ án đồng phạm có một người thực hành. Nhưng cơ sở pháp lý (CSPL) xác định TNHS của người thực hiện tội phạm là điều luật quy định tội phạm cụ thể. Trong khi đó, CSPL xác định TNHS của người thực hành trong đồng phạm là điều luật quy định về đồng phạm (Điều 20) và điều luật quy định về tội phạm cụ thể. Khi nói đến người thực hiện tội phạm trong trường hợp phạm tội do nhiều người thực hiện không có nghĩa là nói đến tội phạm có đồng phạm, bởi
  • 22. 23 vì ở trường hợp này dù đáp ứng được dấu hiệu thuộc mặt khách quan của đồng phạm nhưng chưa đáp ứng được đầy đủ dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của đồng phạm. Mỗi người trong số những người thực hiện tội phạm này đều không có sự cùng cố ý trong việc thực hiện tội phạm, họ chỉ tự mình phạm tội và mong muốn hoặc có ý thức bỏ mặc hậu quả phạm tội của mình xảy ra mà thôi, họ phạm tội nhằm đạt được mong muốn, mục đích của chính bản thân mình. Ví dụ: Nguyễn Văn D điều khiển xe máy trên đường liên xã thuộc địa phận Huyện Thanh Trì, Hà Nội. Khi thấy anh Nguyễn Đăng H điều khiển xe máy đi phía trước cùng chiều, mặc dù D biết rõ ổ gà phía trước, nhưng D điều khiển xe máy vượt lên ép xe máy của anh H, làm xe của anh H phải đi xuống ổ gà. Anh H điều khiển xe máy vượt lên chửi D. D liền vượt lên trước, ép chặn xe của anh H lại. Sau đó D và anh H dựng xe máy giữa lòng đường, rồi lao vào đánh nhau. D liên tiếp đánh vào đầu anh H, làm anh H ngã nằm nghiêng xuống đường, hai tay ôm đầu. Khi anh H bị ngã, D tiếp tục xông vào dùng chân đá vào vùng ngực và vùng bụng của anh H rồi bỏ đi. Lúc đó, Nguyễn Sơn H đi đến, vì có mâu thuẫn với anh H từ trước nên H liền xông vào dùng chân liên tiếp đá vào bả vai, vào bụng, vào đùi và lưng anh H. Khi thấy anh H nằm ngửa bất động, H bỏ đi. Như vậy, trường hợp này Nguyễn Văn D và Nguyễn Sơn H đều thực hiện hành vi đánh anh H nhưng hai tên phạm tội độc lập với nhau và họ được xác định là người thực hiện tội phạm riêng lẻ. CSPL để xác định TNHS của mỗi người là Điều 93 (tội giết người) chứ không dẫn theo cả Điều 20 về đồng phạm vì ở trường hợp này không có đồng phạm. Tóm lại, có thể coi hành vi của người thực hành là dạng đặc biệt của hành vi thực hiện tội phạm nói chung đó. TS. Trần Quang Tiệp đã nêu khái niệm về người thực hành trong đồng phạm như sau: "Người thực hành là người đồng phạm thỏa mãn những dấu hiệu của người thực hiện tội phạm" [48, tr. 81]. Để làm sáng tỏ về người thực hành trong đồng phạm chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu các dấu hiệu pháp lý của loại người này.
  • 23. 24 * Các dấu hiệu đặc trưng cơ bản của người thực hành trong đồng phạm Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm. Do vậy, người thực hành trong đồng phạm phải đáp ứng được đầy đủ các dấu hiệu cơ bản sau đây: - Dấu hiệu khách quan: a) Người thực hành phải là người trực tiếp thực hiện tội phạm, điều này được hiểu ở 2 dạng, hoặc là người đó tự mình trực tiếp thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được mô tả trong CTTP cụ thể; hoặc người đó không trực tiếp thực hiện hành vi được mô tả trong CTTP nhưng lợi dụng hoặc sử dụng người khác để người này trực tiếp thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Dạng thứ nhất, người thực hành tự mình trực tiếp thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội như trực tiếp cầm dao chém nạn nhân hoặc cầm súng bắn nạn nhân, trực tiếp cướp tài sản… Thực tiễn xét xử cho thấy đây là dạng người thực hành thường hay gặp nhất. Trong thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, có những trường hợp người phạm tội thực hiện trọn vẹn các dấu hiệu của hành vi phạm tội cụ thể nhưng cũng không ít trường hợp có nhiều người thực hiện và mỗi người chỉ thực hiện một phần hành vi phạm tội và tổng hợp các hành vi đó thỏa mãn các dấu hiệu CTTP cụ thể. Trong trường hợp đồng phạm có một người thực hành tức là người thực hành thực hiện toàn bộ hành vi được mô tả trong CTTP. Khi đó, các hành vi thực hiện tội phạm của người thực hành có nhiều điểm giống như hành vi của người thực hiện tội phạm riêng lẻ nhưng phải kể đến vai trò của những người tham gia khác trong vụ án có đồng phạm. Trường hợp vụ án đồng phạm có nhiều người thực hành (gọi là người đồng thực hành), khi này có thể hành vi của một người trong số họ đã có đầy đủ các dấu hiệu của một CTTP cụ thể hoặc cũng có thể tổng hợp các hành vi của tất cả người đồng thực hành mới đáp ứng được dấu hiệu của tội phạm, có
  • 24. 25 nghĩa là tác dụng gây ra hậu quả của tội phạm ở hành vi của mỗi người thực hành có thể khác nhau nhưng hành vi của họ đều nằm trong giới hạn thuộc mối quan hệ nhân quả của CTTP được điều luật tại Phần các tội phạm của BLHS quy định. Tuy nhiên, khi nói đến trường hợp đồng phạm có nhiều người thực hành, chúng ta phải xét đến hai hình thức đồng phạm: đồng phạm giản đơn (gồm nhiều người thực hành) và đồng phạm phức tạp (có nhiều người thực hành và có cả những người tham gia, có thể là người tổ chức, người xúi giục hoặc người giúp sức). Đối với trường hợp những tội đòi hỏi phải có dấu hiệu chủ thể đặc biệt, ví dụ như tội hiếp dâm, tội tham ô tài sản, v.v.. thì "người thực hành phải có đầy đủ các dấu hiệu của chủ thể đặc biệt. Còn những người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức không cần có dấu hiệu của chủ thể đặc biệt" [11, tr. 223]. Dạng thứ hai, người thực hành thực hiện hành vi được mô tả trong CTTP thông qua việc lợi dụng hoặc sử dụng người khác để người này trực tiếp thực hiện hành vi khách quan gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Người thực hành trong trường hợp này đã tác động đến người khác bằng nhiều cách khác nhau như lừa dối, đe dọa, mua chuộc… để người đó thực hiện tội phạm cho mình. Người bị sử dụng hay bị lợi dụng đã thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong CTTP nhưng thực chất họ không có lỗi hoặc chỉ có lỗi vô ý. Như vậy, trường hợp này người thực hành không trực tiếp thực hiện tội phạm nhưng họ đã sử dụng, lợi dụng người khác như một công cụ để thực hiện tội phạm. Do đó, họ phải chịu TNHS về tội phạm mà người bị họ sử dụng, lợi dụng thực hiện. Trong thực tiễn xét xử có thể xảy ra các trường hợp sau: + Sử dụng người không có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi, người chưa đủ tuổi chịu TNHS để người này trực tiếp thực hiện hành vi khách quan gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Ví dụ: do thù ghét H nên B đã nhờ D - là một người bị bệnh tâm thần đi đốt nhà H.
  • 25. 26 + Lợi dụng người không có lỗi hoặc chỉ có lỗi vô ý vì bị sai lầm về các tình tiết khách quan của tội phạm. Ví dụ: nhân viên tài vụ của một công ty đến Ngân hàng rút tiền theo phiếu chi là 55 triệu đồng nhưng do nhầm lẫn nhân viên phát tiền đã giao cho 85 triệu đồng, lợi dụng sự nhầm lẫn này, nhân viên tài vụ đã chiếm giữ 30 triệu đồng. + Sử dụng người khác bằng việc cưỡng bức, uy hiếp về tính mạng, sức khỏe, hoặc về tinh thần ở mức độ cao. Người bị cưỡng bức đã hành động trong trạng thái không có sự tham gia của ý chí nên họ không phải chịu TNHS về việc gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Ví dụ: Một người cầm dao kè vào cổ một người thanh niên và yêu cầu người thanh niên đó hiếp dâm một phụ nữ. + Sử dụng người dưới quyền thực hiện mệnh lệnh không hợp pháp của mình, mà người thi hành mệnh lệnh không được biết tính chất không hợp pháp của mệnh lệnh và cũng không có nghĩa vụ phải biết tính chất đó nên không phải chịu TNHS. Đối với những tội phạm đòi hỏi chủ thể phải trực tiếp thực hiện tội phạm như: Tội hiếp dâm (Điều 111), tội loạn luân (Điều 150), tội đào ngũ (Điều 325), thì không thể có trường hợp người thực hành sử dụng hay lợi dụng người khác thực hiện tội phạm. b) Người thực hành phải cùng chung hành động với người đồng thực hành hoặc người đồng phạm khác. Trong đồng phạm giản đơn, những người đồng thực hành cần phải có hành vi cùng thực hiện tội phạm. Còn trong đồng phạm phức tạp cần phải có hành vi cùng tham gia vào việc thực hiện tội phạm của những người đồng phạm khác với người thực hành, đó là các hành vi như tổ chức, xúi giục, giúp sức. Hành vi của những người thực hành là nguyên nhân trực tiếp làm phát sinh hậu quả chung còn hành vi của những người khác thông qua hành vi của người thực hành mà gây ra hậu quả đó.
  • 26. 27 - Các dấu hiệu chủ quan: Người thực hành đã thực hiện tội phạm với sự cố ý được thể hiện như sau: Khi thực hiện tội phạm người thực hành đã ý thức được hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình cũng như hậu quả do hành vi đó gây ra; nhận thức được hành vi tác động, hỗ trợ của người đồng phạm khác trong việc thực hiện tội phạm chung; nhận thức được hậu quả phạm tội chung; trong ý chí của người thực hành là mong muốn hoặc có ý thức bỏ mặc cho hậu quả phạm tội xảy ra. Như vậy, lỗi của những người đồng phạm nói chung, của người thực hành nói riêng là lỗi cố ý trực tiếp, chỉ số ít trường hợp là lỗi cố ý gián tiếp. Trường hợp tội phạm mà người thực hành và người đồng phạm khác thực hiện có yếu tố động cơ hoặc mục đích là dấu hiệu bắt buộc trong CTTP thì khi đó người thực hành (cũng như người đồng phạm khác) phải đáp ứng được dấu hiệu đó, nếu không thì không có đồng phạm. Như vậy, theo chúng tôi, khái niệm người thực hành có thể được hiểu như sau: Người thực hành trong đồng phạm là người đồng phạm đã trực tiếp thực hiện tội phạm hoặc thực hiện tội phạm bằng thủ đoạn sử dụng người khác không có đủ các điều kiện chủ thể của tội phạm như một công cụ phạm tội. 1.2.2. Người tổ chức Khái niệm người tổ chức được đề cập trong Quốc triều Hình luật, Hoàng Việt luật lệ với các tên gọi người khởi xướng, người đứng đầu, kẻ chủ mưu, người tạo ý đầu tiên. Các văn bản PLHS của nước ta được ban hành sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 cho đến trước khi pháp điển hóa lần thứ nhất BLHS năm 1985 quy định về người tổ chức với các tên gọi chủ mưu, cầm đầu, tổ chức, chỉ huy. Khoản 2 Điều 17 BLHS năm 1985 cũng như khoản 2 Điều 20 BLHS năm 1999 quy định về người tổ chức như sau: "Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm".
  • 27. 28 Cũng như người thực hiện tội phạm, người tổ chức có thể phạm tội độc lập và trong trường hợp này TNHS vẫn phải được đặt ra. Khái niệm người tổ chức thực hiện tội phạm phải bao gồm hai trường hợp: người tổ chức trong đồng phạm và người tổ chức thực hiện tội phạm trong trường hợp phạm tội độc lập. Theo TS. Trần Quang Tiệp thì "người tổ chức thực hiện tội phạm là người thành lập băng, nhóm phạm tội hoặc điều khiển nhóm tội phạm thực hiện một tội phạm cụ thể dưới dạng chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy" [48, tr. 93]. Từ khái niệm người tổ chức, chúng tôi sẽ đi vào nghiên cứu về khái niệm người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy để từ đó làm sáng tỏ vai trò của loại người đồng phạm này theo định nghĩa pháp lý đã được ghi nhận trong BLHS. - Người chủ mưu: là người chủ động về mặt tinh thần trong việc gây ra tội phạm, có sáng kiến thành lập các băng, nhóm tội phạm, đề xuất những âm mưu và vạch ra đường lối, phương hướng hoạt động chung cho tổ chức tội phạm, đồng thời thúc đẩy đồng bọn hoạt động phạm tội. Người chủ mưu có thể trực tiếp đứng ra cầm đầu, điều khiển hoạt động của tổ chức tội phạm, băng, ổ, nhóm tội phạm nhưng cũng có thể không tham gia. Tuy nhiên, cũng có thể ở những tổ chức phạm tội ở mức thấp chưa thành tổ chức phạm tội chặt chẽ, thì người chủ mưu là người nghĩ ra hoạt động phạm tội, rủ rê đồng bọn, phân công vai trò và vạch kế hoạch hoạt động như: hoạt động ở đâu, đối tượng là ai, cần chuẩn bị những gì, khắc phục trở ngại khó khăn ra sao, ai chỉ huy, ai hoạt động đắc lực, nếu bị phát hiện thì rút lui như thế nào và tiêu thụ tài sản lấy được ở đâu. Do vậy, có thể nói "người chủ mưu là linh hồn của tổ chức phạm tội, là người quân sư, là kẻ bày mưu đặt kế" [17, tr. 48]. Trong thực tiễn xét xử cho thấy, có vụ đồng phạm trong đó có những người chủ mưu đồng thời tham gia tích cực với vai trò là người thực hành trong quá trình thực hiện tội phạm.
  • 28. 29 Ví dụ: Bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân (TAND) Thành phố Hà Nội xét xử ngày 10/6/2011 xác định, do cần tiền ăn tiêu, Đào Thị Thu Hương (tức "My Sói", SN 1996, trú ở phường Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng) và Trịnh Thăng Long (SN 1992, trú tại xã Công Chính, huyện Nông Cống, Thanh Hóa) đã nảy sinh ý định lên mạng internet lừa phụ nữ đưa vào nhà nghỉ để hiếp dâm và cướp tài sản. My "sói" và đồng bọn đã gây ra một loạt các vụ cướp tài sản, hiếp dâm, hiếp dâm trẻ em. Trong các vụ gây án, My "sói" và bạn trai Long luôn là hai kẻ chủ mưu. My thường lên mạng, giả chat với các cô gái ngồi chơi khuya rồi điều Long cùng đồng bọn đi đón. Sau khi dụ dỗ được nạn nhân lên quán chat, vừa gặp cô gái, My "sói" ra tay luôn bằng những cái tát hoặc đấm đá phủ đầu nạn nhân. Sau đó, My lột tài sản của họ. Rồi sau đó, cả bọn lên taxi về nhà nghỉ. My liên tục đe dọa và uy hiếp nạn nhân bằng cách dí dao vào cổ nạn nhân để đồng bọn hiếp và quay clip. - Người cầm đầu: là người đứng ra thành lập các băng, ổ, nhóm phạm tội hoặc tham gia vào việc soạn thảo kế hoạch, phân công, giao trách nhiệm, đôn đốc đồng bọn thực hiện tội phạm. Ví dụ: Nguyễn Thanh L và Trần Thanh H là những phần tử xấu đã lôi kéo một số tên trước đây là sỹ quan của chế độ cũ tham gia thành lập tổ chức "Phong trào thống nhất và xây dựng chủ nghĩa quốc gia". L, H và đồng bọn đã biên soạn tài liệu, dự tính tổ chức các cuộc hội thảo ở một số tỉnh, thành phố phía Nam và có mời đại diện nhiều nước nhằm hợp pháp hóa tổ chức của chúng đấu tranh biến Việt Nam thành chế độ đa đảng, tiến tới lật đổ chính quyền. Chúng cử người ra nước ngoài móc nối với CIA, CIA đã cung cấp vũ khí, tiền bạc cho tổ chức của chúng hoạt động. Trong ví dụ nói trên hai tên L và H là những tên cầm đầu trong việc tổ chức và hoạt động của tổ chức phản Cách mạng, chúng đã thành lập tổ chức phản Cách mạng và lôi kéo những phần tử xấu tham gia vào hoạt động của tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
  • 29. 30 Qua đó chúng ta thấy, nếu người chủ mưu là người có sáng kiến thành lập các băng, nhóm, tổ chức phạm tội thì người cầm đầu là người đứng ra thành lập các băng, nhóm, tổ chức phạm tội đó. Người chủ mưu đề xuất ra những âm mưu, vạch ra đường lối, phương hướng hoạt động cho tổ chức phạm tội hoạt động thì người cầm đầu tham gia vào quá trình soạn thảo kế hoạch và phương hướng hoạt động cho tổ chức đó. Một điểm cần phân biệt nữa là nếu người chủ mưu có thể trực tiếp tham gia cũng có thể không tham gia tổ chức phạm tội mà chúng có sáng kiến thành lập, còn người cầm đầu thì luôn tham gia vào tổ chức phạm tội để phân công, giao trách nhiệm cho đồng bọn và điều khiển hoạt động của tổ chức. - Người chỉ huy: là người giữ vai trò trực tiếp điều khiển việc thực hiện hoạt động phạm tội cụ thể của các băng, ổ, nhóm tội phạm; trực tiếp đôn đốc đồng bọn làm theo mệnh lệnh của mình hay theo kế hoạch phạm tội mà tổ chức đã vạch ra. Người chỉ huy có thể chỉ huy hoạt động của băng, ổ, nhóm bằng cách chỉ huy từ xa hay chỉ huy tại chỗ. Trong trường hợp chỉ huy tại chỗ thì người chỉ huy đồng thời là người thực hành. Trong thực tế đấu tranh phòng, chống tội phạm, người tổ chức trong đồng phạm bao giờ cũng tồn tại dưới ba dạng là người chủ mưu, người cầm đầu hay người chỉ huy trong vụ án đồng phạm. Trong đó người chủ mưu có thể là người cầm đầu, người cầm đầu có thể trực tiếp chỉ huy hoạt động phạm tội của đồng bọn cũng có thể không, hoặc người chủ mưu kết hợp với vai trò chỉ huy hoạt động phạm tội, thậm chí có trường hợp một người đồng thời đóng vai trò là chủ mưu, cầm đầu đồng thời trực tiếp chỉ huy hoạt động của tổ chức. Ví dụ: Bản án số 31/2011/HS-ST ngày 22/8/2011 của TAND tỉnh V.P xét xử Phùng Quốc V và đồng bọn phạm tội giết người như sau: Do có sự mâu thuẫn với nhau từ trước nên khi Phùng Quốc V, Phùng Văn A cùng với các bạn của A đang ngồi uống rượu thì bị anh Nguyễn Cao Q dùng tay túm
  • 30. 31 tóc và đấm một quả vào mắt bên phải, sau đó dùng ghế nhựa đập một cái vào V. Bị anh Q đánh nên V nảy sinh ý định đánh trả thù. V bảo A gọi điện cho Nguyễn Văn T (là cậu ruột của A) nhờ T tìm mua bằng được một khẩu súng với mục đích tìm anh Q để bắn trả thù, T đồng ý. Sau đó, V đi đến nhà Phùng Văn D rủ D cùng đi tìm anh Q để đánh, D đồng ý. V lấy đoạn ống tuýp sắt dài khoảng 80cm, phi 34 để ở góc sân nhà D rồi đưa cho D cầm và cả hai đi về nhà A. Khi T và A đem khẩu súng săn và đạn về, T lấy súng ra lắp đạn và bắn thử. Sau đó, V điện thoại cho anh Q để thăm dò xem anh Q đang ở đâu và nói dối để anh Q không đề phòng. Gọi điện xong A vào gầm giường nhà mình lấy 01 con dao quắm dài khoảng 1m cầm ra đưa cho V, V bảo T dẫn đường để mọi người đi tìm anh Q để đánh. Đến nơi V và T xuống xe, T cầm súng, V cầm dao quắm đi đến chỗ anh Q đang ngồi và chửi. Thấy T cầm súng, anh Q đứng dậy cầm chiếc ghế nhựa giơ lên ném về phía T và quay người chạy thì V hô "thằng Q đấy, chú bắn đi", T liền chĩa nòng súng vào người anh Q bắn một phát trúng vào nách trái anh Q, anh Q lảo đảo ngã úp mặt xuống lề đường thì V chạy đến dùng sống dao quắm chém 3-4 nhát vào vùng vai anh Q, thúc đầu dao vào người anh Q và dùng chân đá vào đầu, vào nách phải cho đến khi anh Q nằm bất động. Trong vụ án này, chúng tôi thấy rằng Phùng Quốc V là đối tượng giữ cả ba vai trò là kẻ chủ mưu, cầm đầu và chỉ huy đồng bọn thực hiện tội phạm. V đã là người khởi xướng việc đánh trả thù anh Q, sau đó V rủ rê, lôi kéo, tập hợp, phân công đồng bọn chuẩn bị dao, quyết tâm mua bằng được súng săn, sau đó gọi điện thăm dò xem anh Q đang ở đâu rồi nói dối để anh Q chủ quan, không đề phòng. Sau đó V chỉ huy đồng bọn dẫn đường và kéo nhau mang theo súng, dao đến nơi anh Q đang uống rượu. Đến nơi, V đã chỉ huy T bắn anh Q đồng thời V cũng trực tiếp tham gia vào việc thực hiện tội phạm gây ra cái chết cho anh Q.
  • 31. 32 Hoạt động của người tổ chức từ khi BLHS năm 1985 được ban hành cho đến giai đoạn hiện nay, qua thực tiễn xét xử các vụ án có đồng phạm đặc biệt là đồng phạm có tổ chức, người tổ chức có trong các vụ án hoạt động ở nhiều lĩnh vực như: các vụ án xâm phạm sở hữu (các vụ án cướp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trộm cắp tài sản…), hay các vụ án xâm phạm tính mạng, sức khỏe người khác (tội giết người, cố ý gây thương tích), các tội phạm về ma túy, các tội về tham nhũng… Ví dụ: Bản án số 21/2008/HS-ST ngày 28/10/2008, TAND Huyện M.Đ đã kết luận chỉ trong thời gian ngắn từ tháng 2/2007 đến 1/6/2007 trên địa bàn Huyện MĐ - thành phố HN đã xảy ra liên tiếp các vụ cướp tài sản và hiếp dâm với nhiều tình tiết tăng nặng định khung hình phạt do một nhóm tội phạm có tổ chức thực hiện. Bọn chúng đã không chỉ xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về tình dục của người phụ nữ mà còn xúc phạm nghiêm trọng tới danh dự, nhân phẩm, sức khỏe người bị hại, xâm hại tới quyền sở hữu về tài sản của công dân. Người tổ chức cũng có thể thành lập băng, nhóm phạm tội hoặc một tổ chức phạm tội có cơ cấu chặt chẽ; đồng thời tập hợp, lôi kéo người khác vào băng, nhóm, tổ chức phạm tội đã được thành lập và điều khiển, phối hợp tội phạm của đồng bọn trong tổ chức. Do vậy, vai trò của người tổ chức trong một vụ án có đồng phạm rất quan trọng, trong tổ chức tội phạm thì người tổ chức có vai trò đặc biệt quan trọng. Một người đồng phạm chỉ cần có một trong ba hành vi hoặc cầm đầu, hoặc chủ mưu hoặc chỉ huy thì người đó trở thành người tổ chức trong vụ án có đồng phạm. Còn trong tổ chức tội phạm thì người đó sẽ trở thành người tổ chức của tổ chức tội phạm đó. Có quan điểm cho rằng: "Chỉ trong trường hợp phạm tội có tổ chức mới có người tổ chức" [38, tr. 132]. Quan điểm này không hợp lý vì trong vụ án dưới hình thức đồng phạm phức tạp có sự phân công vai trò của những người cùng tham gia thực hiện tội phạm, tuy sự phân công và bàn bạc này
  • 32. 33 chưa cụ thể và đầy đủ như trong đồng phạm có tổ chức (phạm tội có tổ chức), do vậy sẽ vẫn có vai trò của người tổ chức. Hiện nay, có ý kiến cho rằng: "Đồng phạm phức tạp là hình thức đồng phạm trong đó có một hay một số người tham gia giữ vai trò người thực hành, còn những người đồng phạm khác giữ vai trò xúi giục hay giúp sức" [56, tr. 185]. Có quan điểm khác lại cho rằng: Đồng phạm phức tạp là hình thức đồng phạm có sự phân công vai trò của những người cùng tham gia thực hiện tội phạm. Trong vụ đồng phạm dưới hình thức đồng phạm phức tạp có một hay một số người thực hành, còn những người đồng phạm khác có thể là người tổ chức, người xúi giục hay người giúp sức [11, tr. 266]. Như vậy, theo quan điểm này thì có thể cho rằng người tổ chức có thể có trong vụ án dưới hình thức đồng phạm phức tạp. Do đó, cần khẳng định rằng trong bất cứ vụ đồng phạm có tổ chức nào đều có người tổ chức và người tổ chức còn có thể có trong vụ đồng phạm khác như đồng phạm phức tạp. Căn cứ vào khoản 2 Điều 20 BLHS năm 1999 và thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm cho thấy người tổ chức trong đồng phạm có các hoạt động như sau: - Hoạt động thành lập băng, nhóm phạm tội, tổ chức phạm tội; - Hoạt động tập hợp, lôi kéo người khác vào băng, nhóm phạm tội, tổ chức phạm tội đã được thành lập và điều khiển, điều hòa hoạt động phạm tội của đồng bọn; - Tổ chức thực hiện một tội phạm cụ thể. Để được thừa nhận là người tổ chức chỉ cần có một trong ba hoạt động trên [48, tr. 87-88]. Trong các băng, nhóm phạm tội, tổ chức phạm tội thì vai trò của người tổ chức rất nguy hiểm, các thành viên của tổ chức luôn chấp hành sự
  • 33. 34 sắp đặt của người tổ chức, đồng thời các thành viên trong tổ chức không chỉ bàn bạc thỏa thuận với nhau về việc cùng thực hiện tội phạm mà thống nhất thành lập những tổ chức bất hợp pháp, bền vững và chặt chẽ. BLHS năm 1999 của nước ta mặc dù chưa đưa ra khái niệm tổ chức phạm tội nhưng đã đề cập đến tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân tại Điều 79 với tên gọi: "Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" và trong tội này bao giờ cũng có người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy đồng bọn hoạt động theo kế hoạch mà mình và tổ chức vạch ra với mục đích lật đổ chính quyền nhân dân. Người tổ chức trong đồng phạm thường có trong vụ phạm tội có tổ chức. Mặc dù khái niệm phạm tội có tổ chức được hiểu là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm, trong thực tế vẫn có những trường hợp phạm tội có tổ chức mà trong đó những người đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ với nhau về mặt ý thức phạm tội, có sự bàn bạc, chuẩn bị kỹ lưỡng khi tội phạm được chuẩn bị thực hiện, nhưng khi thực hiện tội phạm thì mỗi người đều là người thực hành trực tiếp tham gia vào quá trình phạm tội mà chúng đã vạch ra từ trước. Một điểm cần chú ý là cần phân biệt người tổ chức với người có hành vi tổ chức trong các tội như: "Tội tổ chức đánh bạc", "Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy", "Tội tổ chức người khác trốn đi nước ngoài và ở lại nước ngoài trái phép"… Người có hành vi tổ chức trong các tội phạm trên cũng có thể có đầy đủ dấu hiệu của một CTTP cụ thể với vai trò là người tổ chức của tội phạm đó, còn người tổ chức trong đồng phạm phải có sự thống nhất ý chí của người tổ chức cùng đồng bọn phạm tội, hoạt động theo phương hướng, kế hoạch đã sắp đặt từ trước và phạm cùng một tội. Đối với các tội phạm có sử dụng cụm từ tổ chức thì chỉ một người cũng có thể tổ chức thực hiện được tội phạm này. Ví dụ: A tổ chức cho ba tên C, B, D sử dụng ma tuý tại nhà mình, khi C, B, D đang sử dụng ma túy thì bị lực lượng công an phục kích bắt tại chỗ. Trong ví dụ này, chỉ A phải chịu TNHS về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, những tên còn lại là đồng phạm của tội sử dụng trái phép chất ma
  • 34. 35 túy. Nếu A và những người khác cùng tổ chức sử dụng ma túy với quy mô lớn cho nhiều người thì A và những tên này phải chịu TNHS với vai trò người đồng phạm trong tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy. Từ khái niệm người tổ chức và những đặc điểm cơ bản của người tổ chức, chúng ta có thể khái quát những nét chính về hành vi phạm tội của người tổ chức trong đồng phạm như sau: - Hành vi phạm tội do người tổ chức gây ra là những hành vi nguy hiểm cho xã hội và được thực hiện dưới dạng hành động phạm tội. Hành vi phạm tội do người tổ chức gây ra có khả năng gây ra hậu quả đặc biệt lớn cho xã hội, đó có thể là thiệt hại về vật chất, về tinh thần, về thể chất, thậm chí thiệt hại về chính trị. Đặc biệt trong các trường hợp phạm tội có tổ chức thì người tổ chức và đồng bọn phạm tội có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. - Hành vi phạm tội do người tổ chức thực hiện gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với toàn xã hội, và có thể xâm phạm đến nền chính trị như việc thành lập các tổ chức tội phạm xâm phạm đến sự tồn tại vững mạnh của chế độ xã hội và an ninh quốc gia như hoạt động thành lập tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân (Điều 79 BLHS năm 1999), chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân (Điều 87 BLHS năm 1999), hay tổ chức tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 88 BLHS năm 1999). - Hành vi phạm tội của người tổ chức luôn được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý trực tiếp. Hành vi của người tổ chức có mối quan hệ nhân quả với hậu quả của tội phạm do chính người tổ chức gây ra. Hậu quả của tội phạm do người tổ chức gây ra cho xã hội rất lớn, hậu quả ấy có thể cao hơn so với hậu quả của tội phạm do những người đồng phạm khác gây ra, và hậu quả ấy có mối quan hệ trực tiếp với hành vi phạm tội của người tổ chức gây ra cùng đồng bọn. Tóm lại, theo chúng tôi, có thể đưa ra khái niệm về người tổ chức trong đồng phạm như sau: Người tổ chức là người đồng phạm thành lập
  • 35. 36 nhóm tội phạm hoặc điều khiển nhóm tội phạm thực hiện tội phạm cụ thể dưới dạng chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy. 1.2.3. Người xúi giục Nghiên cứu lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam cho đến trước khi pháp điển hóa lần thứ nhất BLHS năm 1985, chúng tôi thấy rằng khái niệm người xúi giục đã đề cập đến với các tên gọi: người xúi giục, người gây việc. BLHS năm 1985 tại khoản 2 Điều 17 cũng như BLHS năm 1999 tại khoản 2 Điều 20 quy định: "Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm". Xúi giục được hiểu là hành vi tác động đến tư tưởng người khác, làm xuất hiện ý định phạm tội và thúc đẩy việc thực hiện ý định đó. Hành vi xúi giục người khác thực hiện tội phạm được thể hiện rất đa dạng thông qua các hành vi như: kích động, dụ dỗ, lừa phỉnh, đe dọa, mua chuộc v.v… Nhưng khái quát lại thì hành vi xúi giục được thể hiện qua hai phương thức thực hiện là phương thức thuyết phục và phương thức bắt buộc. Phương thức thuyết phục tức là dùng lý lẽ, vật chất để người khác tin theo mà thực hiện tội phạm. Ví dụ: Vì có mâu thuẫn với C nên Q đã xúi giục K gây thương tích cho C để cảnh cáo C, Q hứa hẹn sẽ cho K tiền. Phương thức bắt buộc tức là buộc người khác phải thực hiện tội phạm như đe dọa, cưỡng ép. Ví dụ: Ông P và bà B từng có quan hệ tình cảm, vì vậy ông P yêu cầu bà B phải cung cấp tài liệu bí mật của cơ quan bà B cho ông ta, nếu không P sẽ công bố hình ảnh quan hệ tình cảm giữa hai người. Hành vi xúi giục phải cụ thể nghĩa là phải nhằm vào con người cụ thể để thực hiện những tội phạm cụ thể nhất định. Có thể xúi giục một người hoặc một số người nhưng phải là những con người cụ thể có năng lực TNHS và đạt
  • 36. 37 độ tuổi luật định. Trường hợp người bị xúi giục không đủ điều kiện của chủ thể thì phải xác định người xúi giục là người thực hiện tội phạm hoặc là người thực hành nếu có đồng phạm xảy ra. Trong lý luận luật hình sự có hành vi xúi giục người này để người đó xúi giục người khác nữa thực hiện tội phạm được gọi là "xúi giục bắc cầu" [48, tr. 99]. Ví dụ: Sau khi tù về nhà biết vợ mình là bà B có quan hệ tình cảm với ông P. Tên N không cho bà B tiếp tục quan hệ với ông P. Bà B cho N biết bà đang bị ông P đe dọa nếu không tiếp tục quan hệ thì sẽ đòi tiền chi phí trong thời gian quan hệ với bà B và sẽ công bố hình ảnh quan hệ tình cảm của hai người. Biết vậy, N rất bực tức. Sau đó, bà B cho N biết có gửi ông P giữ hộ 4 quyển sổ tiết kiệm, nay đòi lại ông P không chịu trả. Nghe vậy N càng bực tức và nảy ý định đánh ông P để đòi lại sổ tiết kiệm. N đã nói ý định này với cháu là Giang Ngọc L, nhờ L tìm cách giúp và L đồng ý. Sau đó, L gặp Nguyễn Tiến C và nhờ C đánh ông P, C nhận lời. Sau đó, C gặp T và đi tìm đánh ông P. Thấy ông P bị đánh nhưng vẫn bình thường nên L tiếp tục nhờ C đánh ông P, C nhờ Đào Ngọc M chở ra chợ giời để đánh ông P, M nhận lời. M đèo C ép xe làm ông P ngã ra đường. C xuống xe dùng vỏ chai rượu đập liên tiếp 4 nhát vào trán và thái dương bên phải ông P làm ông P chết. Trong vụ án này, người xúi giục C đánh ông P là L, L là người làm nảy sinh ý định phạm tội của C nhưng người làm nảy sinh ý định phạm tội ở L là N. Vì vậy, hành vi của N có mối quan hệ nhân quả với hậu quả phạm tội xảy ra. Đây là trường hợp xúi giục bắc cầu. Cả N, L đều phạm tội cố ý gây thương tích với vai trò người xúi giục. Hành vi xúi giục sẽ có tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau phụ thuộc vào bản chất của người xúi giục, người bị xúi giục cũng như mối quan hệ giữa họ với nhau. Xét về mặt chủ quan, sự cố ý của người xúi giục được thể hiện ở những đặc điểm sau đây: Nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của
  • 37. 38 hành vi tác động, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm; nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm mà người bị xúi giục sẽ thực hiện; thấy trước được hậu quả của tội phạm chung, mong muốn hoặc chấp nhận hậu quả xảy ra. Điều này có nghĩa là hành vi xúi giục có thể được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp hoặc với lỗi cố ý gián tiếp. So sánh hành vi của người xúi giục với người thực hành và người tổ chức chúng ta thấy, với người thực hành ở cả hai dạng, nếu người thực hành tự mình thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong CTTP thì người xúi giục không tự mình thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong CTTP. Đối với dạng người thực hành thực hiện tội phạm bằng cách sử dụng người khác, người xúi giục khác ở chỗ người bị xúi giục có đủ điều kiện chủ thể của tội phạm và phải chịu TNHS xét về mặt lý thuyết, còn trên thực tế có thể có trường hợp người xúi giục đồng thời giữ vai trò là người thực hành. Mặt khác, hành vi xúi giục chỉ có thể được thực hiện dưới hình thức hành động phạm tội, còn hành vi thực hành có thể được thực hiện dưới hình thức hành động phạm tội hoặc không hành động phạm tội. So sánh với hành vi của người tổ chức, chúng ta thấy trong hành vi của người tổ chức thường có dấu hiệu thuộc nội hàm của khái niệm người xúi giục như rủ rê, lôi kéo người khác tham gia băng, nhóm tội phạm, tổ chức tội phạm nhưng người xúi giục không có đặc điểm đứng trên điều khiển những người đồng phạm khác như người tổ chức. Thực tiễn xét xử cũng cho thấy, thực tế xảy ra một số trường hợp có hành vi xúi giục, nhưng lại không thỏa mãn dấu hiệu của đồng phạm. Ví dụ: Do thù ghét B, A đã xui B vào nhà ông D trộm cắp xe máy nhưng A đã báo trước cho ông D biết sự việc trên. Ông D đã phục kích và bắt được quả tang khi hai tên B, C lẻn vào nhà mình trộm cắp. Qua ví dụ này chúng ta thấy, A mặc dù có hành vi xúi giục người khác phạm tội, nhưng lại không phải là người đồng phạm với B, bởi vì A không cùng ý chí, không mong muốn hậu quả của tội phạm xảy ra.
  • 38. 39 Bên cạnh đó, BLHS năm 1999 đã quy định hành vi xúi giục CTTP độc lập như: tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 200), tội ép buộc nhân viên tư pháp làm trái pháp luật (Điều 297), tội mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác cung cấp tài liệu sai sự thật, khai báo gian dối (Điều 309), v.v… Như vậy, theo chúng tôi, có thể đưa ra khái niệm về người xúi giục trong đồng phạm như sau: Người xúi giục là người đồng phạm đã kích động, dụ dỗ, mua chuộc, đe dọa hoặc bằng thủ đoạn khác thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm. 1.2.4. Người giúp sức Thuật ngữ người giúp sức đã được đề cập đến trong lịch sử lập pháp hình sự nước ta cho đến trước khi pháp điển hóa lần thứ nhất BLHS năm 1985 với các tên gọi: tòng phạm, người giúp sức. BLHS năm 1985 tại khoản 2 Điều 17 cũng như khoản 2 Điều 20 BLHS năm 1999 quy định: "Người giúp sức là người tạo ra những điều kiện tinh thần hay vật chất cho việc thực hiện tội phạm". Luật hình sự Việt Nam quan niệm hành vi giúp sức căn cứ vào những dấu hiệu khách quan gồm hai loại: giúp sức về vật chất và giúp sức về tinh thần. - Giúp sức về tinh thần: là những hành vi tạo ra những điều kiện thuận lợi cho người thực hành thực hiện tội phạm như chỉ dẫn, góp ý, cung cấp thông tin liên quan đến việc thực hiện tội phạm; hứa hẹn trước sẽ che giấu người phạm tội, che giấu các công cụ, phương tiện phạm tội hoặc tiêu thụ các vật có được bằng việc thực hiện tội phạm. Giúp sức về tinh thần được thể hiện dưới hình thức hành động phạm tội. - Giúp sức về vật chất: là hành vi cung cấp phương tiện, công cụ phạm tội, khắc phục những trở ngại để người thực hành thực hiện tội phạm được dễ dàng, thuận lợi hơn. Vấn đề đặt ra là chúng ta cần phải làm rõ khái niệm công
  • 39. 40 cụ phạm tội và phương tiện phạm tội để có thể hiểu được hành vi giúp sức về vật chất. Theo TS. Trần Quang Tiệp thì: Công cụ phạm tội là những vật thể mà người phạm tội sử dụng để tác động trực tiếp vào đối tượng tác động của tội phạm. Còn phương tiện phạm tội là những vật thể tuy không trực tiếp tác động vào đối tượng tác động của tội phạm nhưng tham gia vào quá trình thực hiện tội phạm [48, tr. 133]. Ví dụ: Tên Q phạm tội trộm cắp tài sản với vai trò người giúp sức, vì y đã cung cấp xe máy làm phương tiện để hoạt động trộm cắp, cung cấp cho tên P công cụ phạm tội như cờ lê, tuốc nơ vít để phá khóa, sau đó chở tên K chạy trốn. Trong một số trường hợp hành vi giúp sức về vật chất, ngoài việc tác động, hỗ trợ cho người thực hành thực hiện tội phạm còn có thể CTTP độc lập. Ví dụ: Hành vi cung cấp súng cho người thực hành thực hiện hành vi giết người ngoài việc thỏa mãn dấu hiệu hành vi của người giúp sức còn cấu thành tội tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng theo quy định tại Điều 230 BLHS năm 1999. Xét về mặt chủ quan, người giúp sức có các biểu hiện sau: Nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được thực hiện do mình giúp sức; nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi hỗ trợ người đồng phạm cụ thể; thấy trước hậu quả phạm tội chung; mong muốn hoặc chấp nhận cho hậu quả chung xảy ra. Như vậy, có nghĩa là hành vi giúp sức có thể được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp. Cần phân biệt hành vi giúp sức với hành vi thực hành, hành vi xúi giục như sau: Người giúp sức khác người thực hành ở chỗ người giúp sức không thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong CTTP. Với người xúi
  • 40. 41 giục, người giúp sức có điểm giống với người xúi giục là cùng sử dụng thủ đoạn chỉ dẫn, khuyên bảo, nhưng người giúp sức và người xúi giục có vai trò khác nhau trong việc hình thành thái độ quyết tâm thực hiện tội phạm của người thực hành. Nếu như người xúi giục làm xuất hiện thái độ quyết tâm thực hiện tội phạm, thì người giúp sức (giúp sức về tinh thần) chỉ có vai trò củng cố thái quyết tâm thực hiện tội phạm đã được hình thành của người thực hành. Tóm lại, theo chúng tôi có thể đưa ra khái niệm về người giúp sức trong đồng phạm như sau: Người giúp sức là người đồng phạm đã tạo ra những điều kiện tinh thần hay vật chất cho việc thực hiện tội phạm. 1.3. TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA NHỮNG LOẠI NGƯỜI ĐỒNG PHẠM "Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm và được thể hiện bằng việc áp dụng đối với người phạm tội một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế của Nhà nước do luật hình sự quy định" [11, tr. 122]. Như vậy, TNHS của những người đồng phạm chính là hậu quả pháp lý mà những người đồng phạm phải thực hiện do việc thực hiện hành vi phạm tội của mình. 1.3.1. Nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự đối với những người đồng phạm trong trường hợp đồng phạm hoàn thành Điều 53 BLHS năm 1999 quy định: Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Tòa án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm. Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó [40]. PLHS Việt Nam đã xác định TNHS chung trong trường hợp đồng phạm và từng loại người đồng phạm dựa trên những nguyên tắc cơ bản mang tính đặc thù của luật hình sự như sau:
  • 41. 42 - Những người đồng phạm phải chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm, trên cơ sở hành vi tham gia thực hiện của mỗi người Tội phạm do đồng phạm thực hiện dựa trên sự liên kết của nhiều người, ý chí và hành vi của mỗi cá nhân gắn với tính nguy hiểm cho xã hội và hậu quả của tội phạm. Do đó, luật hình sự Việt Nam đã xác định nguyên tắc những người đồng phạm phải chịu chung TNHS về tội phạm mà họ cùng thực hiện như sau: • Tất cả những người đồng phạm không kể tham gia thực hiện tội phạm với vai trò gì đều phải bị truy tố, xét xử về cùng một tội danh theo cùng một điều luật và trong phạm vi chế tài của điều luật ấy quy định. • Tất cả họ phải chịu trách nhiệm chung về những tình tiết của vụ án mà họ ý thức được trong đó có thể là những tình tiết định khung tăng nặng, giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS liên quan đến hành vi phạm tội chung (Điều 46, 48 BLHS năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009) trừ những tình tiết thuộc về cá nhân người đồng phạm. • Các quy định chung về TNHS, về quyết định hình phạt như nguyên tắc về xử lý, về các giai đoạn thực hiện tội phạm, các quy định về miễn TNHS, miễn hình phạt, về thời hiệu điều luật quy định đối với tội phạm tương ứng do những người đồng phạm thực hiện được áp dụng chung cho tất cả những người tham gia đồng phạm. - Nguyên tắc phân hóa TNHS của từng người trong đồng phạm Mỗi người đồng phạm là những cá nhân xác định với ý chí và hành vi độc lập cho nên TNHS của từng cá nhân trong đồng phạm sẽ được xem xét một cách tương đối độc lập, dựa trên cơ sở hành vi của từng người, nguyên tắc này được thể hiện: • Những người đồng phạm phải chịu TNHS về hành vi nằm trong khuôn khổ ý thức mà những đồng phạm khác có thể ý thức được. Ngược lại, những người đồng phạm không phải chịu TNHS về hành vi của những đồng
  • 42. 43 phạm khác thực hiện tự ý, không nằm trong ý thức của mình - được gọi là hành vi vượt quá. Hành vi vượt quá được hiểu là hành vi phạm tội do một trong những người đồng phạm thực hiện vượt ra ngoài sự mong muốn, ý định của những người đồng phạm khác, nằm ngoài kế hoạch phạm tội chung. Hành vi vượt quá trong đồng phạm có hai loại là vượt quá về chất lượng của hành vi và vượt quá về số lượng của hành vi. • Người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức đã thực hiện hành vi tổ chức, xúi giục, giúp sức nhưng chưa dẫn đến việc người thực hành thực hiện tội phạm thì họ vẫn phải chịu TNHS, chịu TNHS ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội. - Nguyên tắc cá thể hóa TNHS của những người đồng phạm Căn cứ để xem xét TNHS của những người đồng phạm là tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm. Do đó, luật hình sự quy định nguyên tắc cá thể hóa TNHS đối với mỗi người đồng phạm như sau: • Những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS thuộc về người đồng phạm nào thì chỉ áp dụng với người đó. • Việc miễn TNHS, miễn hình phạt cho người đồng phạm này thì không ảnh hưởng đếN TNHS của những người đồng phạm khác. 1.3.2. Trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm trong trường hợp đồng phạm chưa hoàn thành. Đồng phạm chưa hoàn thành được hiểu là tội phạm do những người đồng phạm thực hiện chưa hoàn thành, đây là một trường hợp đặc biệt của tội phạm chưa hoàn thành (gồm có chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt). Việc xác định TNHS trong các giai đoạn thực hiện tội phạm của những người đồng phạm chưa được PLHS hiện hành quy định. Trên thực tế chúng ta chỉ dựa vào những quy định của pháp luật về trường hợp phạm tội
  • 43. 44 riêng lẻ để xác định các giai đoạn thực hiện tội phạm của những người đồng phạm, chủ yếu là người thực hành. Vấn đề này đã được hướng dẫn tại Nghị quyết số 01/2000 ngày 04/8/2000 của Hội đồng thẩm phán TANDTC. Theo đó, các giai đoạn thực hiện tội phạm là các mức độ thực hiện tội phạm cố ý gồm: chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành. 3.1.2.1. Trách nhiệm hình sự của người thực hành trong các giai đoạn thực hiện tội phạm a) Giai đoạn chuẩn bị phạm tội của người thực hành: Trường hợp đồng phạm chỉ có một người thực hành duy nhất thì hành vi chuẩn bị phạm tội của người thực hành là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện phạm tội hoặc tạo ra những điều kiện cần thiết khác để thực hiện tội phạm chung. Trường hợp có nhiều người đồng thực hành, giai đoạn chuẩn bị phạm tội của những người này còn có thể là những hành vi "bàn bạc, thỏa thuận, thống nhất đồng thực hiện tội phạm" [43, tr. 29-34]. Việc xác định TNHS của người thực hành trong giai đoạn này căn cứ Điều 17 BLHS năm 1999. b) Giai đoạn phạm tội chưa đạt của người thực hành: Ở giai đoạn này, người thực hành (những người đồng thực hành) đã thực hiện hành vi được mô tả trong mặt khách quan của CTTP nhưng đã không thực hiện được đến cùng do nguyên nhân ngoài ý muốn của họ, có thể xảy ra ở các trường hợp sau: Người thực hành mới thực hiện được hành vi đi liền trước hành vi khách quan; người thực hành mới chỉ thực hiện được một phần hành vi khách quan được mô tả trong CTTP; người thực hành đã thực hiện đầy đủ nội dung hành vi khách quan nhưng chưa gây ra hậu quả của tội phạm; v.v.. Việc xác định TNHS của người thực hành ở giai đoạn này căn cứ vào Điều 18 BLHS năm 1999.
  • 44. 45 3.1.2.2. Trách nhiệm hình sự của người tổ chức trong các giai đoạn thực hiện tội phạm a) Giai đoạn chuẩn bị phạm tội của người tổ chức. Đây là giai đoạn người tổ chức có những hành vi tạo điều kiện cần thiết cho việc thành lập nhóm tội phạm hoặc điều khiển nhóm tội phạm thực hiện tội phạm cụ thể. Có thể là các hành vi như: Nghiên cứu, tìm kiếm những người thích hợp để có thể rủ rê, lôi kéo, tập hợp thành băng, ổ, nhóm tội phạm; vạch kế hoạch thực hiện tội phạm trong đó dự kiến phân công vai trò của từng người và điều hòa, phối hợp giữa những người đó trong việc thực hiện tội phạm. Vấn đề xác định TNHS của người tổ chức ở giai đoạn này chưa được quy định cụ thể trong BLHS năm 1999. b) Giai đoạn phạm tội chưa đạt của người tổ chức thực hiện tội phạm. Đây là giai đoạn người tổ chức đã có các hành vi nhằm thực hiện tội phạm cụ thể nhưng chưa đạt được kết quả như CTTP yêu cầu. Có thể xảy ra các trường hợp như sau: Không rủ rê, lôi kéo, tập hợp được người khác tham gia băng, ổ, nhóm tội phạm; băng, ổ, nhóm tội phạm được thành lập nhưng những người tham gia lại không nghe theo sự điều khiển của người tổ chức hoặc băng, ổ, nhóm tội phạm được thành lập nhưng chưa kịp thực hiện hành vi phạm tội nào. Để xác định TNHS của người tổ chức trong giai đoạn này, chúng ta căn cứ vào điều luật quy định tội phạm cụ thể mà người tổ chức đã thực hiện, điều luật về tổ chức thực hiện tội phạm và điều luật về phạm tội chưa đạt. 3.1.2.3. Trách nhiệm hình sự của người xúi giục trong các giai đoạn thực hiện tội phạm. a) Giai đoạn chuẩn bị phạm tội của người xúi giục: Đây là giai đoạn người xúi giục có hành vi tạo ra những điều kiện cần thiết cho việc thực hiện sự xúi giục người khác thực hiện tội phạm như hành vi tìm kiếm đối tượng tác động, nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lý của đối
  • 45. 46 tượng tác động để lựa chọn phương pháp tác động thích hợp, chuẩn bị quà tặng hoặc lợi ích vật chất để tác động. Ngoài ra, "hành vi chấp nhận đề nghị của người khác sẽ thúc đẩy một hoặc một số người nhất định thực hiện hành vi đồng phạm hoặc tội phạm cụ thể cũng phải được coi là thuộc về giai đoạn chuẩn bị xúi giục" [43, tr. 29-34]. Hiện nay, thực tiễn xét xử cũng như khoa học luật hình sự Việt Nam chưa đề cập đến TNHS của người xúi giục ở giai đoạn này. b) Giai đoạn xúi giục chưa đạt: Là giai đoạn người xúi giục bắt đầu thực hiện hành vi kích động, mua chuộc, đe dọa hoặc bằng các thủ đoạn khác thúc đẩy người khác phạm tội, nhưng do nguyên nhân ngoài ý muốn của người xúi giục nên đã chưa đưa đến việc thực hiện hành vi phạm tội của người bị xúi giục. Có thể xảy ra các trường hợp sau đây: Hành vi kích động của người xúi giục đã được thực hiện thông qua các phương tiện như: thư từ, fax, Internet,… nhưng chưa đến người bị xúi giục thì bị phát hiện, ngăn chặn; người xúi giục đã bắt đầu thực hiện hành vi xúi giục nhưng chưa thực hiện được đầy đủ nội dung như mong muốn; người xúi giục đã thực hiện đầy đủ nội dung của sự kích động, thúc đẩy người khác phạm tội nhưng người bị xúi giục không nghe theo sự xúi giục; v.v.. Để xác định TNHS của người xúi giục ở giai đoạn này, chúng ta căn cứ vào điều luật cụ thể quy định tội phạm mà người đó xúi giục, điều luật quy định về xúi giục thực hiện tội phạm và điều luật quy định về phạm tội chưa đạt. 3.1.2.4. Trách nhiệm hình sự của người giúp sức trong các giai đoạn thực hiện tội phạm a) Giai đoạn chuẩn bị giúp sức thực hiện tội phạm Đây là giai đoạn trong đó người giúp sức có những hành vi tạo điều kiện cần thiết cho việc giúp sức để người khác thực hiện tội phạm được thuận lợi, dễ dàng. Hành vi chuẩn bị giúp sức có thể được thể hiện ở việc tìm kiếm công cụ, phương tiện phạm tội, nghiên cứu cách khắc phục trở ngại, tìm hiểu