SlideShare a Scribd company logo
1 of 198
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
NGUYỄN THỊ THU HIỀN
NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT
CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT HỢP LÝ
HUYỆN TIÊN YÊN, TỈNH QUẢNG NINH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
HÀ NỘI - 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
NGUYỄN THỊ THU HIỀN
NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT
CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT HỢP LÝ
HUYỆN TIÊN YÊN, TỈNH QUẢNG NINH
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
MÃ SỐ : 62 85 01 03
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. PHẠM VỌNG THÀNH
2. PGS.TS. NGUYỄN KHẮC THỜI
HÀ NỘI - 2015
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng
dùng bảo vệ để lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được
cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận án đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng 2 năm 2015
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Thu Hiền
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành công trình này, tôi nhận được sự giúp đỡ tận tình của lãnh đạo
và các thầy, cô Bộ môn Trắc địa Bản đồ, Bộ môn Hệ thống thông tin đất - Khoa Quản
lý đất đai, Ban Quản lý Đào tạo, Ban Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
+ PGS.TS. Phạm Vọng Thành - Trường Đại học Mỏ Địa Chất
+ PGS.TS. Nguyễn Khắc Thời - Học viện Nông nghiệp Việt Nam, những
người thầy hướng dẫn hết mực nhiệt tình, đã chỉ dạy cho tôi, động viên tôi trong
suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận án.
+ TS. Trần Quốc Vinh - Trưởng Bộ môn Hệ thống thông tin đất, TS Trần
Trọng Phương - Trưởng Bộ môn Trắc địa Bản đồ, Khoa Quản lý đất đai, Học viện
Nông nghiệp Việt Nam, đã giúp đỡ, tạo điều kiện trong quá trình thực hiện đề tài.
+ KS. Nguyễn Văn Long - Trung tâm Viễn thám Quốc gia, Bộ Tài nguyên và
Môi trường đã giúp đỡ tôi trong quá trình xử lý dữ liệu ảnh.
+ Tập thể cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Nông nghiệp,
Phòng Thống kê, Ban Quản lý dự án rừng Tiên Yên, Hạt Kiểm lâm Tiên Yên, đã
giúp đỡ tôi trong thời gian tôi nghiên cứu tại địa bàn.
+ Gia đình ông Hoàng Văn Tân - cán bộ địa chính xã Phong Dụ, ông Sển
Văn Bảy - cán bộ địa chính thị trấn Tiên Yên đã tận tình giúp đỡ.
Xin bày tỏ lòng biết ơn tới bố, mẹ, chồng, các con, anh, chị và những người
bạn đã động viên hỗ trợ tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu này.
Tôi xin chân thành cảm ơn./.
Hà Nội, ngày tháng 2 năm 2015
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Thu Hiền
iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục chữ cái viết tắt vi
Danh mục các bảng vii
Danh mục các hình ix
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 3
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
5 Những đóng góp mới của luận án 4
Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5
1.1 Một số vấn đề lý luận về sử dụng đất 5
1.1.1 Khái niệm và vai trò của đất 5
1.1.2 Sử dụng đất và quản lý sử dụng đất 7
1.1.3 Nghiên cứu quản lý sử dụng đất đồi núi Việt Nam 7
1.2 Cơ sở khoa học về biến động sử dụng đất và lớp phủ 10
1.2.1 Khái niệm biến động sử dụng đất và lớp phủ 10
1.2.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến biến động sử dụng đất và lớp phủ 12
1.2.3 Nghiên cứu biến động sử dụng đất, lớp phủ bằng tư liệu viễn thám và GIS 15
1.2.4 Hệ thống phân loại sử dụng đất và lớp phủ đối với tư liệu viễn thám 18
1.3 Sử dụng đất, biến động sử dụng đất trên thế giới và Việt Nam 18
1.3.1 Sử dụng đất và biến động sử dụng đất trên trên thế giới. 18
1.3.2 Sử dụng đất và biến động sử dụng đất ở Việt Nam 23
1.4 Tình hình nghiên cứu biến động sử dụng đất trên thế giới và Việt Nam 27
1.4.1 Tình hình nghiên cứu biến động sử dụng đất trên thế giới 27
1.4.2 Tình hình nghiên cứu biến động sử dụng đất ở Việt Nam 32
iv
1.5 Nhận xét tổng quan tài liệu và định hướng nghiên cứu 35
1.5.1 Nhận xét tổng quan tài liệu 35
1.5.2 Giả thiết nghiên cứu của đề tài 36
Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 43
2.1 Nội dung nghiên cứu 43
2.1.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu. 43
2.1.2 Đánh giá biến động sử dụng đất huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh
bằng công nghệ viễn thám và GIS 43
2.1.3 Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên và xã hội đến biến động
sử dụng đất huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh 43
2.1.4 Đánh giá tác động của biến động sử dụng đất đến thu nhập, việc làm
và độ che phủ rừng trên địa bàn huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh 43
2.1.5 Đề xuất các giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện Tiên Yên, tỉnh
Quảng Ninh 44
2.2 Dữ liệu nghiên cứu 44
2.2.1 Dữ liệu ảnh vệ tinh 44
2.2.2 Dữ liệu bản đồ 44
2.2.3 Dữ liệu khác 44
2.3 Phương pháp nghiên cứu 45
2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu 45
2.3.2 Phương pháp xử lý dữ liệu viễn thám 47
2.3.3 Phương pháp phân tích không gian trong GIS 48
2.3.4 Phương pháp phân tích hồi quy logistic đa biến 48
2.3.5 Phương pháp xử lý số liệu 52
Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 55
3.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh 55
3.1.1 Điều kiện tự nhiên huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh 55
3.1.2 Các nguồn tài nguyên 60
3.1.3 Tình hình kinh tế xã hội huyện Tiên Yên 63
3.1.4 Hiện trạng sử dụng đất huyện Tiên Yên 67
v
3.1.5 Đánh giá chung điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội huyện Tiên Yên 68
3.2 Đánh giá biến động sử dụng đất huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh
bằng công nghệ viễn thám và GIS 70
3.2.1 Xử lý ảnh vệ tinh 70
3.2.2 Thành lập bản đồ sử dụng đất 78
3.2.3 Đánh giá biến động sử dụng đất giai đoạn 2000 - 2010 khu vực huyện
Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh 84
3.3 Ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên và xã hội đến biến động sử dụng đất 92
3.3.1 Mã hóa các biến trong mô hình hồi quy logistic 92
3.3.2 Ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên, xã hội đến biến động sử dụng đất
khu vực Tiên Yên giai đoạn 2000 - 2005 95
3.3.3 Ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên, xã hội đến biến động sử dụng đất
huyện Tiên Yên giai đoạn 2005 - 2010 99
3.3.4 So sánh ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên, xã hội đến biến động sử
dụng đất huyện Tiên Yên 101
3.4 Tác động của biến động sử dụng đất đến thu nhập, việc làm và độ che
phủ rừng trên địa bàn huyện Tiên Yên 103
3.4.1 Tác động của biến động sử dụng đất đến thu nhập và việc làm 103
3.4.2 Tác động của biến động sử dụng đất đến độ che phủ rừng và khả năng
bảo vệ của lớp phủ đối với xói mòn 113
3.5 Đề xuất các giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện Tiên Yên 116
3.5.1 Những căn cứ đề xuất các giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện
Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh 116
3.5.2 Đề xuất các giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện Tiên Yên, tỉnh
Quảng Ninh 116
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 120
1 Kết luận 120
2 Kiến nghị 121
Danh mục các công trình đã công bố của tác giả liên quan đến luận án 122
Tài liệu tham khảo 123
Phụ lục 131
vi
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
ACTMANG: Tổ chức hành động vì sự phục hồi rừng ngập mặn Nhật Bản
(Japanese Organization Action for Mangrove reforestation)
BĐ: Bản đồ
C: Hệ số xói mòn do ảnh hưởng của lớp phủ thực vật
DEM: Mô hình số độ cao
DN: Giá trị số
DTTN: Diện tích tự nhiên
ICARGC: Trung tâm Quốc tế nghiên cứu biến đổi toàn cầu (International
Center for Advanced Research on Global Change)
KC: Khoảng cách
FAO: Tổ chức Nông lương thế giới
GIS: Hệ thống thông tin địa lý
GPS: Hệ thống định vị toàn cầu
GT: Giao thông
LUCC: Biến động sử dụng đất và lớp phủ
NDVI: Chỉ số khác biệt thực vật
NN: Nông nghiệp
PAM: Chương trình lương thực thế giới
PNN: Phi nông nghiệp
PCA: Phân tích thành phần chính
QL: Quốc lộ
SAM: Dự án nghiên cứu hệ thống nông nghiệp miền núi
TNMT: Tài nguyên môi trường
UBND: Ủy ban nhân dân
UNDP: Chương trình phát triển Liên hiệp quốc
USGS: Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (The United States Geological Survey)
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT Tên bảng Trang
1.1 Hệ thống phân loại đất của USGS 19
1.2 Chu chuyển các loại đất toàn cầu 1990- 2005 (trung bình năm) 22
1.3 Hiện trạng và biến động đất nông nghiệp giai đoạn 2000 - 2013 24
1.4 Hiện trạng và biến động đất phi nông nghiệp giai đoạn 2000 - 2013 26
2.1 Số lượng phiếu điều tra tại điểm nghiên cứu 46
2.2 Các biến độc lập trong mô hình hồi quy logistic đa biến 50
3.1 Một số yếu tố khí hậu của huyện Tiên Yên từ năm 2000 - 2010 57
3.2 Thống kê các loại đất huyện Tiên Yên 60
3.3 Hiện trạng sử dụng đất huyện Tiên Yên năm 2010 68
3.4 Mô tả các lớp phân loại 73
3.5 Mẫu phân loại ảnh 74
3.6 Ma trận sai số phân loại ảnh năm 2000 75
3.7 Ma trận sai số phân loại ảnh năm 2005 76
3.8 Ma trận sai số phân loại ảnh năm 2010 77
3.9 Diện tích và cơ cấu các loại đất năm 2000, 2005 và 2010 80
3.10 Biến động các loại đất giai đoạn 2000- 2005 85
3.11 Biến động các loại đất giai đoạn 2005 - 2010 90
3.12 Mã hóa một số biến độc lập trong mô hình hồi quy 93
3.13 Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến 95
3.14 Các thông số trong mô hình hồi quy giai đoạn 2000 - 2005 96
3.15 Các thông số trong mô hình hồi quy giai đoạn 2005 - 2010 99
3.16 Ảnh hưởng các biến độc lập đến biến động sử dụng đất 102
3.17 Các loại hình sử dụng đất của các hộ điều tra 104
3.18 Biến động sử dụng đất của các hộ điều tra 105
3.19 Nguồn thu nhập của các hộ gia đình năm 2010 107
3.20 Lý do tăng thu nhập của hộ gia đình 108
viii
3.21 Cơ cấu thu nhập của hộ nhóm 2 111
3.22 Thay đổi về việc làm giai đoạn 2000-2010 112
3.23 Giá trị hệ số C năm 2000 và 2010 114
ix
DANH MỤC CÁC HÌNH
STT Tên hình Trang
1.1 Đánh giá biến động sau phân loại 17
1.2 Bình quân diện tích đất canh tác trên đầu người 20
2.1 Sơ đồ nghiên cứu biến động sử dụng đất 53
2.2 Sơ đồ đánh giá tác động của biến động sử dụng đất đến thu nhập, việc
làm và độ che phủ rừng 54
3.1 Sơ đồ vị trí huyện Tiên Yên 55
3.2 Biểu đồ lượng mưa các tháng trong năm huyện Tiên Yên 58
3.3 Cơ cấu các ngành kinh tế huyện Tiên Yên năm 2010 63
3.4 Cơ cấu dân tộc huyện Tiên Yên năm 2010 65
3.5 Cơ cấu các loại đất chính năm 2010 huyện Tiên Yên 67
3.6 Sai số và tọa độ điểm nắn ảnh 2005 70
3.7 Sai số và tọa độ điểm nắn ảnh 2000 71
3.8 Một phần ảnh vệ tinh năm 2010 trước và sau phân tách ảnh 72
3.9 Mô hình số độ cao DEM khu vực huyện Tiên Yên 79
3.10 Bản đồ sử dụng đất năm 2000 huyện Tiên Yên 81
3.11 Bản đồ sử dụng đất năm 2005 huyện Tiên Yên 82
3.12 Bản đồ sử dụng đất năm 2010 huyện Tiên Yên 83
3.13 Biểu đồ diện tích các lớp sử dụng đất năm 2000, 2005, 2010 84
3.14 Bản đồ biến động sử dụng đất giai đoạn 2000 - 2005 huyện Tiên Yên
tỉnh Quảng Ninh 86
3.15 Bản đồ biến động sử dụng đất giai đoạn 2005 - 2010 huyện Tiên Yên
tỉnh Quảng Ninh 87
3.16 Biểu đồ tăng, giảm các loại đất giai đoạn 2000-2005 88
3.17 Biểu đồ tăng giảm các loại đất giai đoạn 2005-2010 91
3.18 Một số biến trong mô hình hồi quy 94
3.19 Cơ cấu thu nhập của nhóm hộ 1 năm 2010 và 2000 xã Đại Thành 109
x
3.20 Cơ cấu thu nhập của nhóm hộ 1 năm 2010 và 2000 xã Đông Ngũ 110
3.21 Độ che phủ rừng huyện Tiên Yên 114
3.22 Biểu đồ hệ số ảnh hưởng của lớp phủ đến xói mòn 115
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Biến động sử dụng đất là một trong những động lực chính làm biến đổi môi
trường toàn cầu, là trung tâm của những tranh luận về phát triển bền vững (Turner
and Lambin, 2001). Biến động sử dụng đất làm ảnh hưởng đến hệ thống chức năng
của trái đất, gây nhiều hậu quả như thay đổi thảm thực vật, biến đổi các đặc tính lý
hóa của đất, các hệ thống thủy văn và tài nguyên động, thực vật. Biến động sử dụng
đất là một trong những nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu và mất cân bằng sinh
thái. Những biến động trong sử dụng đất diễn ra nhanh chóng và rộng khắp trên thế
giới, bao gồm việc chuyển đất rừng tự nhiên thành đất sản xuất nông nghiệp, một
phần đất nông nghiệp lại được dùng để xây dựng khu dân cư, mở rộng đô thị...(Mas,
1999). Mặc dù, biến động sử dụng đất xảy ra ở từng khu vực nhưng lại tác động tiêu
cực trên phạm vi toàn cầu. Do đó, những hiểu biết về nguyên nhân, động lực cũng
như ảnh hưởng của biến động sử dụng đất có vai trò quan trọng.
Ngay từ năm 1972, tại hội nghị Quốc tế về Môi trường và Con người, tổ
chức tại Stockholm, cộng đồng các nhà khoa học đã chính thức kêu gọi thực hiện
các nghiên cứu về biến động sử dụng đất - lớp phủ trên toàn thế giới. Đến năm
1992, nội dung này được nhắc lại tại Hội nghị Quốc tế về Môi trường và Phát triển
(UNCED) tại Rio de Janeiro. Vì vậy nhiều nghiên cứu về biến động sử dụng đất và
lớp phủ đã được triển khai ở các nước phát triển và đang phát triển như Bangladesh,
Nepal, Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Kenya, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Canada...
(Qasim et al., 2011).
Ở Việt Nam, áp lực về gia tăng dân số và phát triển kinh tế xã hội đã tác
động mạnh mẽ đến sử dụng đất làm cho hiện trạng sử dụng đất có nhiều thay đổi.
Diện tích đất để phát triển các khu dân cư và đô thị tăng lên, đất sản xuất nông
nghiệp ở các khu vực đồng bằng bị thu hẹp. Việt Nam có 3/4 diện tích tự nhiên là
đồi núi, chủ yếu phân bố ở khu vực phía Bắc và Bắc Trung Bộ, đây là địa bàn cư trú
của đại đa số cộng đồng dân tộc Việt Nam. Đây cũng là nơi có địa hình chia cắt
2
mạnh, nhiều núi cao, giao thông đi lại khó khăn, kinh tế xã hội chậm phát triển. Đời
sống của một bộ phận không nhỏ người dân trong vùng còn gặp nhiều khó khăn do
diện tích đất canh tác nhỏ hẹp, điều kiện sản xuất có rất nhiều hạn chế. Do đó biến
động trong sử dụng đất như phá rừng để mở rộng đất canh tác hay du canh, du cư
dường như là cơ chế phản hồi để thích nghi với điều kiện khó khăn nhằm ổn định cuộc
sống. Tuy nhiên việc chuyển đổi từ đất rừng sang đất sản xuất đã gây ra nhiều hậu quả
nghiêm trọng, năm 1995 nước ta chỉ còn 9,3 triệu ha rừng tự nhiên, độ che phủ rừng
thấp ở mức kỷ lục là 28,2%, nhiều diện tích đất trống đồi núi trọc rất khó phục hồi.
Tiên Yên là huyện miền núi phía Đông tỉnh Quảng Ninh với tổng diện tích
tự nhiên là 64.789,74 ha, độ cao từ 0 đến 900 m so với mực nước biển. Địa hình
của huyện bị chia cắt mạnh, nhiều núi cao, hệ thống sông, suối ngắn, nhỏ và có độ
dốc lớn chia cắt các xã trong vùng gây nhiều khó khăn trở ngại trong phát triển
kinh tế và sử dụng đất. Là huyện miền núi ven biển, Tiên Yên có một hệ sinh thái
đa dạng gồm rừng, biển, rừng ngập mặn. Tiên Yên có 49,8% dân cư là người thiểu
số như Tày, Dao, Sán Chỉ, Sán Rìu...với lịch sử, văn hóa, tập quán canh tác riêng
biệt tạo nên những nét đặc trưng trong sử dụng đất... (UBND huyện Tiên Yên,
2013a). Từ năm 2000 trở lại đây, dưới tác động của nhiều yếu tố, tình hình sử dụng
đất của Tiên Yên có nhiều biến động. Mặc dù đã có chính sách định canh định cư
nhưng do cuộc sống khó khăn nên đồng bào dân tộc cư trú ở các vùng cao của
huyện vẫn phá rừng làm nương rẫy. Còn ở khu vực ven biển là việc mở rộng đất
nuôi trồng thủy sản từ đất rừng ngập mặn. Vì nông nghiệp là ngành sản xuất chính
trên địa bàn huyện nên bất kỳ sự thay đổi nào trong sử dụng đất sẽ tác động mạnh
mẽ đến cuộc sống của người dân đồng thời ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.
Những nghiên cứu về biến động sử dụng của các nhà khoa học trên thế giới
cho thấy, các nhân tố tự nhiên và kinh tế xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc
giải thích những động lực dẫn đến biến động sử dụng đất. Tuy nhiên trong những
điều kiện khác nhau và ở các vùng địa lý khác nhau thì ảnh hưởng của những nhân
tố đến biến động sử dụng đất cũng hoàn toàn thay đổi. Vì vậy việc đánh giá biến
động sử dụng đất và xác định được ảnh hưởng của những yếu tố tự nhiên, xã hội
3
đến biến động sử dụng đất từ đó đề xuất các giải pháp quản lý sử dụng đất là vấn đề
cấp thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá biến động sử dụng đất và xác định ảnh hưởng của các yếu tố tự
nhiên, xã hội đến biến động sử dụng đất huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh.
- Đề xuất các giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý trên địa bàn huyện Tiên
Yên, tỉnh Quảng Ninh
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Xác định được mối tương quan giữa các yếu tố tự nhiên, xã hội đến biến
động sử dụng đất.
Đề tài góp phần bổ sung cơ sở lý luận trong nghiên cứu đánh giá biến động
sử dụng đất bằng tư liệu viễn thám, công nghệ GIS và phân tích hồi quy.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp thông tin, bản đồ, số liệu về biến
động sử dụng đất của khu vực nghiên cứu theo thời gian và không gian giúp cho cơ
quan quản lý đất đai nắm được diễn biến và xu hướng biến động đất đai. Các yếu tố
tự nhiên, xã hội có ảnh hưởng đến biến động sử dụng đất mà đề tài xác định được sẽ
là cơ sở khoa học để cân nhắc giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường khi chuyển
đổi mục đích sử dụng đất trong điều kiện cụ thể ở huyện Tiên Yên.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Các loại đất, các yếu tố tự nhiên, xã hội tác động biến động sử dụng đất.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu trong phạm vi ranh giới hành chính
huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.
Tác động của biến động sử dụng đất đến thu nhập, việc làm của người dân
được nghiên cứu trên 2 xã điểm.
4
- Phạm vi thời gian:
Biến động sử dụng đất được nghiên cứu từ năm 2000 đến năm 2010.
5. Những đóng góp mới của luận án
Bằng mô hình hồi quy logistic đa biến với các dữ liệu viễn thám và số liệu
thống kê đã xác định được ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên, xã hội đến biến động
sử dụng đất khu vực huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.
5
Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Một số vấn đề lý luận về sử dụng đất
1.1.1. Khái niệm và vai trò của đất
1.1.1.1. Khái niệm
Đất là nguồn tài nguyên thiên nhiên thiết yếu cho sự tồn tại và phát triển của
loài người. Theo học giả người Nga Docutraiep “Đất là một vật thể thiên nhiên cấu
tạo độc lập lâu đời do kết quả quá trình hoạt động tổng hợp của 5 yếu tố hình thành
đó là: sinh vật, đá mẹ, khí hậu, địa hình và thời gian”. Các nhà khoa học thổ nhưỡng
khẳng định nguồn gốc ban đầu của đất (soil) là từ các loại đá mẹ trong thiên nhiên
lâu đời bị phá hủy dần dần dưới tác động của các yếu tố lý học, hóa học, sinh học
(dẫn theo Trần Văn Chính và cs., 2006).
Về quan điểm sinh thái và môi trường của Lê Văn Khoa (2000) đất là một
vật thể sống, một “vật mang” của các hệ sinh thái tồn tại trên trái đất, con người tác
động vào đất cũng chính là tác động vào các hệ sinh thái mà đất “mang” trên mình
nó. Đất là tài nguyên không tái tạo, là vật mang của hệ sinh thái. Đất là thành phần
của môi trường thiên nhiên, của sinh quyển và có mối quan hệ mật thiết với các tài
nguyên thiên nhiên khác (như nước, thực vật,...).
Đất đai được định nghĩa là một khu vực cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm
tất cả các thuộc tính ngay ở trên và dưới bề mặt bao gồm khí hậu, thổ nhưỡng, địa
hình, hệ thống thủy văn bề mặt, lớp trầm tích gần bề mặt, nước ngầm, quần thể
động thực vật và mọi hoạt động của con người trong quá khứ và hiện tại như ruộng
bậc thang, hệ thống thủy lợi, đường giao thông, các tòa nhà… (FAO, 1995b).
Trong nghiên cứu về sử dụng đất, đất đai được nhìn nhận là một nhân tố sinh
thái bao gồm tất cả các thuộc tính sinh học và tự nhiên của bề mặt trái đất có ảnh
hưởng nhất định đến tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất (Đào Châu Thu và
Nguyễn Khang, 1998).
6
1.1.1.2. Vai trò của đất
Đất đai đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của loài người, là
cơ sở tự nhiên, là tiền đề cho mọi quá trình sản xuất. Vai trò cơ bản của đất đai
trong việc hỗ trợ con người và các hệ sinh thái trên cạn khác được FAO (1995a)
tổng hợp bao gồm:
- Đất đai là nơi lưu trữ tài sản cho cá nhân, gia đình và xã hội, cung cấp
không gian cho con người để ở, để xây dựng khu công nghiệp và vui chơi giải trí.
- Đất là nơi sản xuất, cung cấp thức ăn, gỗ, củi và các vật liệu sinh học khác.
Đất là môi trường sống của mọi sinh vật: con người, động thực vật, vi sinh vật.
- Đất là yếu tố quyết định sự cân bằng năng lượng và chu trình thủy văn toàn
cầu, vừa là nguồn phát vừa là bể chứa để giảm thiểu khí nhà kính.
- Đất là nơi lưu trữ và vận chuyển nguồn tài nguyên nước mặt, nước ngầm,
lưu trữ các nguồn tài nguyên và khoáng sản cho con người.
- Đất là bộ đệm, bộ lọc và biến đổi hóa học các chất ô nhiễm.
- Lưu trữ và bảo vệ các bằng chứng, ghi chép lịch sử như hóa thạch, bằng
chứng về khí hậu cổ, tàn tích khảo cổ,...)
- Cho phép hoặc cản trở sự di cư của các loài động vật, thực vật và con người
trong một khu vực hoặc giữa khu vực này với những khu vực khác.
Đất đai là một yếu tố cơ bản của sản xuất, vừa là đối tượng lao động vừa là
tư liệu lao động. Đất đai là đối tượng lao động vì đó là nơi để con người thực hiện
các hoạt động của mình tác động vào cây trồng, vật nuôi để tạo ra sản phẩm. Đất đai
còn là tư liệu lao động trong quá trình sản xuất thông qua việc con người đã biết lợi
dụng một cách ý thức các đặc tính tự nhiên của đất như lý học, hoá học, sinh vật
học và các tính chất khác để tác động và giúp cây trồng tạo nên sản phẩm.
Lịch sử nhân loại cho thấy, đất đai luôn luôn gắn liền với quá trình phát triển
kinh tế, xã hội. Trong luận điểm nổi tiếng của mình, nhà kinh tế học William Petty
(1623-1687) cho rằng “Lao động là cha, còn đất đai là mẹ của của cải”. Cũng theo
Phan Huy Chú “Của báu của một nước không có gì bằng đất đai. Nhân dân và của
cải đều do đấy mà ra” (dẫn theo Nguyễn Dũng Tiến, 2009).
7
1.1.2. Sử dụng đất và quản lý sử dụng đất
1.1.2.1. Sử dụng đất
Sử dụng đất là hoạt động của con người tác động vào đất đai nhằm đạt kết
quả mong muốn trong quá trình sử dụng. Theo FAO (1999), sử dụng đất được thực
hiện bởi con người bao gồm các hoạt động cải tiến môi trường tự nhiên hoặc những
vùng hoang vu vào sản xuất như đồng ruộng, đồng cỏ hoặc xây dựng các khu dân
cư. Thực chất sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan
hệ giữa con người với đất đai.
Theo Đào Châu Thu và Nguyễn Khang (1998), có nhiều kiểu sử dụng đất
bao gồm: sử dụng trên cơ sở sản xuất trực tiếp (cây trồng, đồng cỏ, gỗ rừng), sử
dụng trên cơ sở sản xuất gián tiếp (chăn nuôi), sử dụng đất vì mục đích bảo vệ và
theo các chức năng đặc biệt như đường xá, dân cư, công nghiệp ..
Con người sử dụng đất nghĩa là tạo thêm tính năng cho đất đồng thời cũng
thay đổi chức năng của đất và môi trường. Vì vậy việc sử dụng đất phải được dựa
trên những cơ sở khoa học và cân nhắc tới sự bền vững.
1.1.2.2. Quản lý sử dụng đất
Quản lý là sự tác động có chủ đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý
một cách liên tục, có tổ chức, liên kết các thành viên trong tổ chức hành động nhằm
đạt tới mục tiêu với kết quả tốt nhất.
Terry (1988) coi quản lý thực chất là một quá trình bao gồm kế hoạch, tổ
chức, vận hành, kiểm soát và thực hiện để hoàn thành mục tiêu bằng cách sử dụng
nhân lực và nguồn lực.
Quản lý sử dụng đất là quá trình quản lý sử dụng và phát triển đất đai trong
không gian theo định hướng và sự điều phối của chính sách đất đai hiện tại
(Vancutsem, 2008).
1.1.3. Nghiên cứu quản lý sử dụng đất đồi núi Việt Nam
Đất đồi núi chiếm 3/4 diện tích tự nhiên của Việt Nam, là nơi sinh sống của
đại đa số các dân tộc, đồng thời cũng là nơi đóng vai trò chính trong việc gìn giữ
cân bằng sinh thái. Theo Nguyễn Văn Toàn (2010), Việt Nam có khoảng 24,1 triệu
8
ha đất đồi núi, trong đó có 10,37 triệu ha có độ dốc >250
chiếm 43% diện tích đất
đồi núi. Đất có độ dốc từ 15 - 250
có 5,35 triệu ha thích hợp cho trồng cây lâu năm
theo phương pháp nông lâm kết hợp. Diện tích đất có độ dốc dưới 15o
là 8,2 triệu
ha, phần lớn đã được khai thác sử dụng cho sản xuất nông nghiệp.
Mặc dù diện tích đất đồi núi chiếm tỷ lệ lớn nhưng lại phải đối mặt với nhiều
thách thức trong quá trình sử dụng. Theo Trần Đức Viên và Phạm Chí Thành
(1996), khó khăn, hạn chế lớn nhất cho việc phát triển nông nghiệp trên vùng đất
dốc là địa hình chia cắt mạnh, có nhiều núi cao, suối sâu, đèo dốc hiểm trở, độ dốc
lớn với nhiều tiểu vùng sinh thái khác biệt, gây ra nhiều trở ngại như xói mòn, thoái
hóa, hạn hán… Nhóm nghiên cứu của Viện Thổ nhưỡng Nông hóa đã xác định
được trong 24,8 triệu ha đất dốc thì không có đơn vị đất đai nào rất thích hợp với
sản xuất nông nghiệp (độ phì cấp 1), có 13,4% diện tích có độ phì nhiêu khá (cấp 2)
thích hợp với sản xuất nông nghiệp, phân bố chủ yếu ở vùng Đông Bắc Bộ, Tây Bắc
Bộ, Duyên hải Bắc Trung Bộ. Đất có độ phì nhiêu trung bình (cấp 3) chiếm 6,5%,
đất có độ phì nhiêu kém do tầng đất mỏng (cấp 4) chiếm 3,7%, đất có độ phì nhiêu
kém do độ dốc cao, nguy cơ xói mòn lớn (cấp 5) khoảng 8,3%. Còn lại là đất có độ
phì nhiêu rất kém do độ dốc cao và nguy cơ xói mòn rất lớn, tầng đất rất mỏng và
nhiều yếu tố hạn chế chiếm 68,1% diện tích đất dốc của 7 vùng sinh thái (Bùi Huy
Hiền và cs., 2001).
Vùng đồi núi Việt Nam có địa hình chia cắt mạnh, mạng lưới sông suối dày đặc,
sông ngắn, dốc, lượng mưa lớn tập trung vào mùa hè do đó lượng đất mất do xói mòn
rất lớn, ước tính khoảng 2 tỉ tấn/năm. Kết quả theo dõi của Hội Khoa học Đất Việt
Nam trong 2 năm 2004, 2005 lượng mất đất do xói mòn, rửa trôi ở huyện Quỳnh Nhai
là 839,918 nghìn tấn/năm (Lê Thái Bạt và Luyện Hữu Cử, 2012). Đất đồi núi Việt Nam
cũng phải đối mặt với vấn đề suy thoái đất. Tập quán canh tác truyền thống du canh du
cư, phá rừng đốt rẫy, trồng lúa nương... làm cho diện tích đất bị thoái hóa tăng lên
nhanh chóng. Theo Trần Kông Tấu (2009), đất đồi núi có xu hướng giảm độ phì tự
nhiên, giảm diện tích che phủ rừng. Nguyễn Thế Đặng và cs. (2003) khẳng định đã có
lúc diện tích đất trống, đồi núi trọc của Việt Nam lên đến 13 triệu ha.
9
Theo Đào Châu Thu và Lê Quốc Doanh (2012), ở vùng đồi núi chế độ canh
tác chủ yếu phụ thuộc vào nước trời, tập tục canh tác, trình độ sản xuất nông nghiệp
thấp là một trong những khó khăn trở ngại với sản xuất nông nghiệp vùng đất dốc.
Tiềm năng to lớn và những thách thức trong sử dụng đất dốc đã thúc đẩy các
nghiên cứu về vấn đề này. Để sử dụng đất đồi núi hiệu quả và bền vững, ngay từ
những năm 1960 các cơ quan quản lý và nghiên cứu khoa học như Vụ Quản lý
ruộng đất, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa và các nhà khoa học như Nguyễn Trọng Hà
(1962); Bùi Quang Toản (1965); Bùi Mạnh và Nguyễn Xuân Cát (1970); Chu Đình
Hoàng (1976); Thái Phiên (1999) đã tập trung nghiên cứu các biện pháp chống xói
mòn và sử dụng đất hợp lý (dẫn theo Lê Thị Giang, 2012). Các công trình nghiên
cứu đáng chú ý có thể kể đến nghiên cứu về đất trống đồi núi trọc của tỉnh Tuyên
Quang của Nguyễn Đình Bồng (1995); Kết quả nghiên cứu cải tạo, sử dụng và bảo
vệ đất dốc trong sản xuất nông lâm nghiệp của Bùi Huy Hiền và cs. (2001); Nghiên
cứu về các yếu tố hạn chế năng suất cây trồng trên đất dốc và biện pháp khắc phục
của Hà Đình Tuấn và cs. (2001) hay công trình “Đất gò đồi Đông Bắc - Hiện trạng
và định hướng sử dụng” của Nguyễn Văn Toàn (2007).
Trong những năm gần đây, nhiều cơ quan nghiên cứu trong nước và quốc tế
đã phối hợp thực hiện những chương trình nghiên cứu về canh tác bền vững trên đất
dốc, đặc biệt là Dự án nghiên cứu Hệ thống Nông nghiệp vùng núi phía Bắc Việt
Nam do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam (VASI), Viện Khoa học
Kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc (NOMAFSI), Trung tâm Hợp tác
quốc tế về Nghiên cứu nông nghiệp vì sự phát triển của Cộng hoà Pháp (CIRAD)
cùng Viện Nghiên cứu Lúa quốc tế (IRRI) thực hiện. Kết quả nghiên cứu sử dụng
thảm che phủ tại một số tỉnh miền núi như Bắc Kạn, Yên Bái đã làm tăng năng suất
cây trồng, giảm thiểu xói mòn, tăng độ ẩm đất. Ở các ô có che phủ, mức độ xói mòn
đất giảm từ 73% đến 94% so với các ô không có che phủ, Ngoài ra thảm che phủ
còn có tác dụng khống chế cỏ dại, cải thiện độ phì của đất, tăng cường hoạt tính
sinh học đất (Hà Đình Tuấn và Lê Quốc Doanh, 2007).
Tóm lại, đất đồi núi Việt Nam có tiềm năng khá lớn để phát triển nông
10
nghiệp. Tuy nhiên để đạt được mục tiêu sử dụng đất bền vững thì công tác quản lý
sử dụng đất phải đảm bảo các vấn đề sau:
- Phải bảo vệ được nguồn tài nguyên rừng, đảm bảo độ che phủ thích hợp đối
với từng vùng sinh thái để hạn chế suy thoái đất.
- Đẩy mạnh các mô hình sản xuất nông nghiệp tiên tiến, sử dụng các kỹ thuật
canh tác tiến bộ, phù hợp.
- Sử dụng giống cây trồng thích hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng... đối
với từng vùng. Phát triển chăn nuôi đại gia súc tại các vùng trọng điểm.
- Mở rộng hệ thống trồng trọt, chăn nuôi phải đi kèm với các cơ sở chế biến
sau thu hoạch để giảm thiểu việc vận chuyển nguyên liệu thô, đảm bảo đầu ra cho
sản phẩm nông nghiệp.
- Từng bước cải thiện cơ sở hạ tầng vùng núi, hoàn thành công tác giao đất
giao rừng, phát triển văn hóa xã hội khu vực đồi núi.
1.2. Cơ sở khoa học về biến động sử dụng đất và lớp phủ
1.2.1. Khái niệm biến động sử dụng đất và lớp phủ
Sử dụng đất và lớp phủ là hai thành phần liên kết với nhau, nhưng trong một
thời gian dài đã được nghiên cứu một cách tách biệt. Lớp phủ là trạng thái tự nhiên
của bề mặt đất, là mối quan tâm chủ yếu của các nhà khoa học tự nhiên, còn sử
dụng đất là hoạt động của con người, mối quan tâm chủ yếu của các nhà khoa học
xã hội (Meyer and Turner, 1994).
Lớp phủ được định nghĩa là bề mặt tự nhiên trên bề mặt đất bao gồm nước,
thực vật, đất trống và các công trình nhân sinh. Sử dụng đất là hoạt động có mục
đích của con người thực hiện trên lớp phủ (IGBP, 1997).
Điều đó có nghĩa là lớp phủ bề mặt có thể quan sát được ở những khoảng
cách và bằng tư liệu khác nhau như quan sát bằng mắt, từ ảnh hàng không hay bởi
bộ cảm biến vệ tinh (Ellis, 2010).
Trái ngược với lớp phủ, sử dụng đất không dễ dàng quan sát được trong
nhiều trường hợp, do vậy để xác định được đó là loại hình sử dụng đất nào cần phải
bổ sung các thông tin. Ví dụ, để xác định đất trồng cỏ quan sát được có phải sử
11
dụng cho mục đích chăn thả gia súc hay đồng cỏ tự nhiên thì người nông dân có thể
cung cấp thông tin, sự có mặt của họ cùng với đàn gia súc sẽ quyết định đó là loại
đất gì. Hay những khu vực mà lớp phủ là cây bụi, thân gỗ có thể là những khu vực
cây bụi tự nhiên, có thể là rừng phục hồi, cũng có thể là rừng trồng để lấy gỗ, hay
rừng cao su để sản xuất, hay khu vực đất nông nghiệp đang trong thời gian hoang
hóa, hay là đồn điền chè, cà phê...
Theo Từ điển Khoa học trái đất "Biến động sử dụng đất và lớp phủ (LUCC),
được biết như biến động đất đai, đây là một thuật ngữ chung chỉ những thay đổi bề mặt
lãnh thổ trái đất xảy ra do tác động của con người” (dẫn theo Ellis, 2010). Sherbinin
(2002) cho rằng, biến động sử dụng đất là nguyên nhân dẫn tới biến động lớp phủ,
điều đó có nghĩa là biến động lớp phủ chính là hệ quả của biến động sử dụng đất.
Biến động sử dụng đất là sự thay đổi trạng thái tự nhiên của lớp phủ bề mặt đất
gây ra bởi hành động của con người, là một hiện tượng phổ biến liên quan đến tăng
trưởng dân số, phát triển thị trường, đổi mới công nghệ, kỹ thuật và sự thay đổi thể chế,
chính sách. Biến động sử dụng đất có thể gây hậu quả khác nhau đối với tài nguyên
thiên nhiên như sự thay đổi thảm thực vật, biến đổi trong đặc tính vật lý của đất, trong
quần thể động, thực vật và tác động đến các yếu tố hình thành khí hậu (Turner et al.,
1995; Lambin et al., 1999; Aylward, 2000 dẫn theo Muller, 2004).
Muller (2003) chia biến động sử dụng đất thành 2 nhóm. Nhóm thứ nhất là sự
thay đổi từ loại hình sử dụng đất hiện tại sang loại hình sử dụng đất khác. Nhóm thứ
hai là sự thay đổi về cường độ sử dụng đất trong cùng một loại hình sử dụng đất.
Biến động sử dụng đất và lớp phủ đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử, là hệ quả
từ các hoạt động trực tiếp và gián tiếp của con người nhằm đảm bảo nhu cầu thiết
yếu. Ban đầu có thể chỉ là các hoạt động đốt rừng để khai hoang mở rộng đất nông
nghiệp, dẫn đến sự suy giảm rừng và thay đổi bề mặt trên trái đất. Gần đây, công
nghiệp hóa đã làm gia tăng sự tập trung dân cư trong các đô thị và giảm dân cư
nông thôn, kéo theo đó là khai thác quá tải trên khu vực đất màu mỡ và bỏ hoang
các khu vực đất không thích hợp. Tất cả những nguyên nhân và hệ quả của các biến
động này đều có thể nhìn thấy ở mọi nơi trên thế giới.
12
1.2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến biến động sử dụng đất và lớp phủ
Biến động sử dụng đất và lớp phủ được quyết định bởi sự tương tác theo thời
gian giữa yếu tố tự nhiên như địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng và yếu tố con người
như dân số, trình độ công nghệ, điều kiện kinh tế, chiến lược sử dụng đất, xã hội
(Veldkamp and Fresco, 1996b). Mức độ, quy mô và các yếu tố ảnh hưởng đến sự
biến động sử dụng đất khác nhau đối với từng khu vực (Kaimowitz and Angelsen,
1998). Briassoulis (2002), chia các yếu tố ảnh hưởng đến biến động sử dụng đất
thành 2 nhóm: Nhóm các yếu tố tự nhiên và nhóm các yếu tố kinh tế xã hội.
1.2.2.1. Nhóm các yếu tố tự nhiên
Các yếu tố tự nhiên như vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng... và các
quá trình tự nhiên có tác động trực tiếp đến biến động sử dụng đất hoặc tương tác
với các quá trình ra quyết định của con người dẫn đến biến động sử dụng đất
(Briassoulis, 2002).
a. Vị trí địa lý
Vị trí địa lý của một khu vực tạo nên sự khác biệt về điều kiện tự nhiên như
địa hình, khí hậu, đất đai sẽ là yếu tố quyết định đến khả năng, hiệu quả của việc sử
dụng đất. Những khu vực có vị trí thuận lợi cho sản xuất, xây dựng nhà ở và các
công trình thì biến động sử dụng đất diễn ra mạnh hơn.
b. Khí hậu
Khí hậu tác động trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và điều kiện sống của
con người. Khí hậu còn là một trong các nhân tố liên quan đến sự hình thành đất và
hệ sinh thái vì thế nó ảnh hưởng đến sử dụng đất và biến động trong sử dụng đất.
Khí hậu có ảnh hưởng rất lớn đến sự phân bố và phát triển nông lâm nghiệp, thủy
sản. Việc chuyển đổi từ đất trồng cây hàng năm hoặc đất ven biển sang nuôi trồng
thủy sản thì ngoài các lý do về nhu cầu của thị trường và giá cả, nếu điều kiện khí
hậu thuận lợi sẽ thúc đẩy người dân chuyển đổi và ngược lại.
Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến biến động sử dụng đất theo nhiều cách khác
nhau. Các hiện tượng như nước biển dâng, lũ lụt, hạn hán, sự thay đổi về nhiệt độ
13
và độ ẩm ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sinh thái và sản xuất nông nghiệp. Vì
vậy, những thay đổi trong sử dụng đất dường như là một cơ chế phản hồi thích nghi
mà người nông dân sử dụng để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu (Viglizzo
et al., 1995).
c. Địa hình và thổ nhưỡng
Địa hình và thổ nhưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến việc chuyển đổi sử dụng
đất trong nội bộ đất nông nghiệp hoặc từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp.
Những khu vực núi cao, độ dốc lớn biến động sử dụng đất, lớp phủ ít xảy ra. Những
nơi có địa hình thuận lợi, đất đai màu mỡ thì kinh tế phát triển, nhu cầu đất đai cho các
ngành tăng cao do vậy biến động sử dụng đất, lớp phủ xảy ra với tần suất cao hơn.
d. Thủy văn
Yếu tố thủy văn được đặc trưng bởi sự phân bố của hệ thống sông ngòi, ao,
hồ... sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng cung cấp nước cho các yêu cầu sử dụng
đất. Vì vậy ở những khu vực gần nguồn nước biến động sử dụng đất và lớp phủ diễn
ra mạnh hơn.
Ngoài ra các tai biến thiên nhiên như cháy rừng, sâu bệnh, trượt lở đất... cũng
tác động đến biến động sử dụng đất (Houghton and Hackler, 2000).
1.2.2.2. Các yếu tố kinh tế xã hội
Các yếu tố kinh tế xã hội có ảnh hưởng trực tiếp đến biến động sử dụng đất
bao gồm dân số, công nghệ, chính sách kinh tế, thể chế và văn hóa. Sự ảnh hưởng
của mỗi yếu tố thay đổi khác nhau theo từng khu vực và từng quốc gia (Meyer and
Turner, 1992).
a. Dân số
Biến động dân số không chỉ bao gồm những thay đổi về tỷ lệ tăng dân số,
mật độ dân số mà còn là sự thay đổi trong cấu trúc của hộ gia đình, di cư và sự gia
tăng số hộ.
Dân số tăng dẫn đến việc chuyển đổi đất rừng thành đất sản xuất nông
14
nghiệp, xây dựng các khu dân cư. Mặc dù tỷ lệ tăng dân số hiện nay giảm nhưng
dân số và nhu cầu về thực phẩm cũng như các dịch vụ khác vẫn đang gia tăng. Tại
châu Phi, dân số tăng là nguyên nhân của nạn phá rừng nhằm khai thác gỗ củi, than
củi và đáp ứng nhu cầu đối với đất trồng trọt. Còn ở châu Á, dân số tăng dẫn đến mở
rộng đất canh tác và ở châu Mỹ Latinh là do sự gia tăng về số lượng đàn gia súc (dẫn
theo IPCC, 2001).
Tuy nhiên những giả thuyết về nguyên nhân của nạn phá rừng không áp
dụng trong trường hợp mật độ dân số hoặc tốc độ tăng dân số cao nhưng được đi
kèm với các chương trình bảo tồn rừng và tái trồng rừng. Ravindranath and Hall
(1994) khẳng định do pháp luật về bảo tồn rừng hiệu quả, tỷ lệ phá rừng ở Ấn Độ đã
giảm từ năm 1980, mặc dù vẫn tăng trưởng dân số.
Di cư là yếu tố nhân khẩu học quan trọng nhất gây ra những thay đổi sử dụng
đất nhanh chóng và tương tác với các chính sách của chính phủ, hội nhập kinh tế và
toàn cầu hóa. Mở rộng di cư cũng có thể dẫn đến nạn phá rừng và xói mòn đất. Vì
vậy di cư được coi là nguyên nhân làm thay đổi cảnh quan và sử dụng đất
(Houghton and Hackler, 2000).
b. Các yếu tố kinh tế và công nghệ
Sự phát triển kinh tế làm cho các đô thị ngày càng được mở rộng, đất đai
thay đổi về giá trị, chuyển đổi sử dụng đất ngày càng nhiều. Thêm vào đó, yếu tố
kinh tế và công nghệ còn ảnh hưởng đến việc ra quyết định sử dụng đất bằng
những thay đổi trong chính sách về giá, thuế và trợ cấp đầu vào, thay đổi các chi
phí sản xuất, vận chuyển, nguồn vốn, tiếp cận tín dụng, thương mại và công nghệ.
Nếu người nông dân tiếp cận tốt hơn với tín dụng và thị trường (do xây dựng
đường bộ và thay đổi cơ sở hạ tầng khác), kết hợp với cải tiến công nghệ trong
nông nghiệp và quyền sử dụng đất có thể khuyến khích chuyển đổi từ đất rừng
sang đất canh tác hoặc ngược lại. Lambin and Geist (2007) chỉ ra rằng, trong
nhiều trường hợp, khí hậu, công nghệ và kinh tế là yếu tố quyết định đến biến
động sử dụng đất.
15
c. Các yếu tố thể chế và chính sách
Thay đổi sử dụng đất bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các tổ chức chính trị, pháp
lý, kinh tế hoặc tương tác với các quyết định của người sử dụng đất. Tiếp cận đất
đai, lao động, vốn và công nghệ được cấu trúc bởi chính sách, thể chế của nhà nước
và các địa phương. Chính sách khai hoang của nhà nước có ảnh hưởng rất lớn, làm
diện tích đất nông nghiệp tăng lên đáng kể. Hay những chính sách khuyến khích
trồng rừng, bảo vệ rừng của nhà nước cũng làm cho diện tích rừng được tăng lên
(Vu, 2007).
d. Các yếu tố văn hóa
Những động cơ, thái độ, niềm tin và nhận thức cá nhân của người quản lý và
sử dụng đất đôi khi ảnh hưởng rất sâu sắc đến quyết định sử dụng đất. Tất cả những
hậu quả sinh thái không lường trước được phụ thuộc vào kiến thức, thông tin và các
kỹ năng quản lý của người sử dụng đất như trường hợp dân tộc thiểu số ở vùng cao.
Ngoài ra, các yếu tố văn hóa có thể ảnh hưởng đến hành vi do đó nó trở thành tác nhân
quan trọng của việc chuyển đổi sử dụng đất (dẫn theo Bello and Arowosegbe, 2014).
1.2.3. Nghiên cứu biến động sử dụng đất, lớp phủ bằng tư liệu viễn thám và GIS
Một trong những ứng dụng đặc biệt quan trọng của dữ liệu viễn thám là
nghiên cứu sử dụng đất và lớp phủ. Từ những năm 1970, dữ liệu viễn thám đã đáp
ứng được các yêu cầu về chất lượng và tần suất cho nghiên cứu. Đến nay viễn thám
đã phát triển trở thành một phương pháp luận tiên tiến và công cụ mạnh trong
nghiên cứu sử dụng đất và theo dõi biến động đất đai (Hassideh and Bill, 2008).
Cơ sở khoa học của nghiên cứu biến động từ tư liệu viễn thám là dựa vào đặc
trưng phổ phản xạ của các đối tượng tự nhiên. Trên cơ sở tính chất phản xạ sóng
điện từ của đối tượng trên bề mặt trái đất mà kỹ thuật viễn thám có thể phân tích, so
sánh và nhận diện chúng từ các thông tin phổ phản xạ (Jensen, 1995).
Với chức năng phân tích không gian, GIS cho phép đánh giá những thay đổi
của sử dụng đất và lớp phủ theo những khoảng thời gian khác nhau. Đồng thời GIS
có thể liên kết những thông tin này với các dữ liệu về kinh tế, xã hội… từ đó có thể
16
xác định được tác động của các yếu tố đến biến động sử dụng đất và thấy được đâu
là nguyên nhân chính thúc đẩy quá trình biến động (Vu, 2007).
Theo Singh (1989), tiền đề cơ bản để sử dụng dữ liệu viễn thám nghiên cứu
biến động là những thay đổi lớp phủ trên bề mặt đất phải đưa đến sự thay đổi về bức
xạ. Tuy nhiên sự thay đổi về bức xạ do biến động lớp phủ phải lớn hơn so với
những thay đổi về bức xạ gây ra bởi các yếu tố khác. Những yếu tố khác bao gồm
sự khác biệt về điều kiện khí quyển, sự khác biệt về góc chiếu tia mặt trời, sự khác
biệt về độ ẩm của đất. Ảnh hưởng của các yếu tố này có thể được giảm từng phần
bằng cách chọn dữ liệu thích hợp.
Trong viễn thám có nhiều phương pháp khác nhau để đánh giá biến động vì
vậy việc lựa chọn phương pháp nghiên cứu rất quan trọng. Trước tiên, phải lựa chọn
được phương pháp phân loại ảnh sẽ sử dụng. Sau đó xác định rõ yêu cầu nghiên cứu
có cần biết chính xác thông tin về nguồn gốc của sự biến động hay không. Tuy nhiên
tất cả các nghiên cứu đều cho thấy, các kết quả biến động phải được thể hiện trên bản
đồ biến động và bảng tổng hợp (dẫn theo Jensen, 1995).
Các phương pháp đánh giá biến động sử dụng đất và lớp phủ từ tư liệu viễn
thám có thể được chia thành 2 nhóm: Đánh giá biến động sau phân loại và trước phân
loại (Singh, 1989).
1.2.3.1. Đánh giá biến động sau phân loại
Đánh giá biến động sau phân loại là chồng ghép so sánh kết quả phân loại
các ảnh. Sau khi ảnh vệ tinh được nắn chỉnh hình học tiến hành phân loại độc lập để
tạo thành hai bản đồ. Hai bản đồ này được so sánh tạo ra bản đồ biến động. Sơ đồ của
phương pháp đánh giá biến động sau phân loại thể hiện trên hình 1.1.
Đánh giá biến động sau phân loại được sử dụng rộng rãi do đơn giản, dễ thực
hiện, có thể sử dụng các loại ảnh vệ tinh khác nhau (khác đầu thu) và ảnh chụp vào
các mùa khác nhau trong năm. Jensen (1995) cũng khẳng định, ưu điểm của phương
pháp đánh giá biến động sau phân loại cho phép xác định được nguồn gốc của biến
động sử dụng đất từ loại đất này sang loại đất khác.
17
Hình 1.1. Đánh giá biến động sau phân loại
Nguồn: Jensen (1995)
Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp đánh giá biến động sau phân loại là
phải phân loại độc lập từng ảnh nên độ chính xác phụ thuộc vào độ chính xác của
từng phép phân loại và các sai sót trong quá trình phân loại của từng ảnh sẽ ảnh
hưởng đến độ chính xác của bản đồ biến động.
1.2.3.2. Đánh giá biến động trước phân loại
Đánh giá biến động trước phân loại là phương pháp thu nhận biến đổi về phổ
để tạo nên một ảnh mới gồm một hay nhiều kênh ảnh trên đó các phần thay đổi về
phổ được làm rõ từ hai ảnh cho trước. Việc so sánh có thể được thực hiện trên từng
pixel hay trên toàn bộ ảnh.
Các kỹ thuật phân tích phổ trước phân loại để đánh giá biến động bao gồm
phân loại trực tiếp ảnh đa thời gian (Multi - Date Composite Image Change
Detection), phân tích véc tơ thay đổi phổ (Spectral change vector analysis), phương
pháp số học (Image Algebra change detection), phương pháp cộng màu trên một kênh
ảnh, phương pháp phân tích thành phần chính (PCA - Principal component analysis).
Đặc điểm của phương pháp đánh giá biến động phổ trước phân loại là kỹ
thuật rất phức tạp, đòi hỏi các tư liệu ảnh phải cùng loại và chụp cùng mùa trong
năm. Ưu điểm của phương pháp là chỉ phải phân loại một lần nên có độ chính xác
Kênh 2
Kênh 3
Kênh 4
Phân loại
ảnh 1
Biến động
Ảnh 2
Ảnh 1
Kênh 2
Kênh 3
Kênh 4
Phân loại
ảnh 2
18
cao. Nhưng nhược điểm là rất khó khăn khi lấy mẫu và xác định ngưỡng của sự
biến động. Một số phương pháp đánh giá biến động trước phân loại không cho biết
cụ thể nguồn gốc của biến động.
1.2.4. Hệ thống phân loại sử dụng đất và lớp phủ đối với tư liệu viễn thám
Sokal (1974) đã định nghĩa, phân loại là việc sắp xếp các đối tượng theo các
nhóm hoặc các tập hợp khác nhau dựa trên mối quan hệ giữa chúng. Một hệ thống
phân loại miêu tả tên của các lớp và tiêu chuẩn phân biệt chúng.
Các hệ thống phân loại có hai định dạng cơ bản, đó là phân cấp và không
phân cấp. Một hệ thống phân cấp thường linh hoạt hơn và có khả năng kết hợp
nhiều lớp thông tin, bắt đầu từ các lớp ở quy mô lớn rồi phân chia thành các lớp phụ
cấp thấp hơn và chi tiết hơn (FAO,2005a).
Trong nghiên cứu biến động sử dụng đất tư liệu viễn thám được ứng dụng
ngày càng nhiều. Việc sử dụng hệ thống phân loại sử dụng đất chi tiết gây ra những
khó khăn cho nghiên cứu và khó có thể ứng dụng (Cavinaw, 2007). Vì vậy nhiều
nghiên cứu đã sử dụng hệ thống phân loại lớp phủ và sử dụng đất từ tư liệu viễn
thám của Cục Điều tra Địa Chất Hoa Kỳ (USGS) (dẫn theo Anderson et al., 2001).
Hệ thống phân loại sử dụng đất từ tư liệu viễn thám của USGS thể hiện trong
bảng 1.1. Theo Cavinaw (2007), cấp độ phân loại phụ thuộc vào độ phân giải không
gian của tư liệu viễn thám.
1.3. Sử dụng đất, biến động sử dụng đất trên thế giới và Việt Nam
1.3.1. Sử dụng đất và biến động sử dụng đất trên trên thế giới.
1.3.1.1. Quỹ đất nông nghiệp trên thế giới
Tài nguyên đất trên toàn cầu có 13.021,15 triệu ha, trong đó đất nông nghiệp
là 4.932,4 triệu ha chiếm 37,6%. Tuy nhiên diện tích đất canh tác chỉ chiếm khoảng
10,9% tổng diện tích đất (FAO, 2007). Theo Eswaran et al. (1999), có 11 đến 12%
diện tích đất thích hợp cho sản xuất lương thực và sợi, 24% được sử dụng cho chăn
thả gia súc, rừng chiếm khoảng 31% và 33% còn lại có nhiều hạn chế đối với hầu
hết các mục đích sử dụng.
19
Bảng 1.1: Hệ thống phân loại đất của USGS
TT Loại đất
1.
1.1
1.2
1.3
Đô thị hoặc đất xây dựng
Khu dân cư
Khu công nghiệp và dịch vụ
Đất đô thị và xây dựng khác
2.
2.1
2.2
2.3
2.4
Đất nông nghiệp
Đất lúa và đồng cỏ
Đất cây lâu năm, vườn ươm, cây cảnh
Đất cây hàng năm khác
Đất nông nghiệp khác
3.
3.1
3.2
3.3
Đất chăn thả gia súc
Đất chăn thả cây thân thảo
Đất chăn thả cây bụi
Đất chăn thả hỗn hợp
4.
4.1
4.2
4.3
Đất rừng
Rừng cây lá kim, rụng lá
Rừng cây lá rộng thường xanh
Rừng hỗn hợp
5.
5.1
5.2
Nước
Suối, kênh, rạch
Hồ, vịnh, cửa sông
6
6.1
6.2
Đất mặt nước
Rừng ngập nước
Đất mặt nước không có rừng
7.
7.1
7.2
7.3
7.4
Đất trống
Đất làm muối
Bãi biển, cát
Núi đá, mỏ đá,
Đất trống hỗn hợp
8.
8.1
8.2
Băng tuyết
Băng tuyết vĩnh cửu
Sông băng
Nguồn: Anderson et al. (2001)
20
1.3.1.2. Phân bố đất nông nghiệp trên thế giới
Diện tích đất nông nghiệp trên thế giới phân bố không đều giữa các châu lục.
Theo số liệu thống kê của FAO (2007), quy mô đất nông nghiệp được phân bố
như sau: châu Mỹ chiếm 24,4%, châu Á chiếm 33,4%, châu Âu chiếm 9,6%, châu
Phi chiếm 23,7%, châu Đại Dương chiếm 8,9%.
Kết quả phân tích của World Bank (2012) cho thấy, diện tích đất canh tác
trên đầu người trung bình của thế giới năm 2009 là 0,2 ha. Khu vực Đông Nam Á
tính trung bình từ 2007 - 2011 như sau: Indonesia 0,1ha; Malaysia 0,06 ha;
Philippin 0,06 ha; Thái Lan 0,42 ha; Lào 0,22 ha; Campuchia 0,28 ha; Myanmar
0,23 ha; Việt Nam 0,07 ha. Trong khi đó Brazil 0,32 ha; Canada 1,34 ha; Ấn Độ
0,13 ha; Trung Quốc 0,08 ha.
Bình quân diện tích đất canh tác trên đầu người của thế giới trong giai đoạn
2002 - 2010 thể hiện trên hình 1.2. Theo đó, diện tích đất canh tác bình quân giảm
dần từ 0,22 ha/người năm 2002 xuống còn 0,20 ha/người vào năm 2010.
Hình 1.2. Bình quân diện tích đất canh tác trên đầu ngƣời
Nguồn: World Bank (2012)
Tuy nhiên, đất sản xuất nông nghiệp có tưới khá hạn chế chỉ chiếm 25% diện
tích đất canh tác, 75% diện tích còn lại canh tác nhờ nước trời. Theo ước tính của
FAO (2012), ở khu vực Bắc Phi tiềm năng mở rộng đất canh tác chủ động nguồn
nước tưới khoảng 2 triệu ha. Khu vực Nam Á diện tích đất canh tác chủ động tăng từ
ha
21
76 triệu ha lên 99 triệu ha trong 20 năm kể từ 1990 đến 2010. Các khu vực khác sự
gia tăng diện tích đất được tưới đều thấp.
Trong đất nông nghiệp, đất đồi núi chiếm khoảng 65,9% và có khoảng 544
triệu ha đất canh tác mất khả năng sản xuất. Các vùng đồi núi trên thế giới có độ
dốc trên 100
chiếm 50 - 60% đất nông nghiệp (Nguyễn Công Vinh và Mai Thị Lan
Anh, 2011).
Đất đồi núi thường bị chua, vì vậy rất khó khăn để tạo ra một nền nông
nghiệp bền vững trên loại đất này (Uexkull and Bosshart, 1989).
Ở châu Á, diện tích đất sử dụng cho mục đích nông nghiệp chiếm 52,8% tổng
diện tích tự nhiên. Mặc dù chiếm 60% dân số thế giới nhưng diện tích đất nông
nghiệp ở châu Á chỉ chiếm 33,4% diện tích đất nông nghiệp toàn cầu (FAO, 2007).
Tiềm năng đất trồng trọt nhờ nước trời nhìn chung là khá lớn, khoảng 407 triệu ha,
trong đó xấp xỉ 282 triệu ha đang trồng trọt và có khoảng 100 triệu ha nằm trong
vùng nhiệt đới ẩm của Đông Nam Á (Nguyễn Công Vinh và Mai Thị Lan Anh,
2011). Phần lớn những diện tích này là đất dốc, chua nhiệt đới, loại đất này trước đây
vốn được rừng tự nhiên bao phủ đến nay do hoạt động của con người nên rừng đã bị
tàn phá và thảm thực vật đã chuyển thành cây bụi và cỏ.
1.3.1.3. Biến động sử dụng đất trên thế giới
Trong vòng 20 năm qua, tình hình sử dụng đất trên thế giới có nhiều thay
đổi. Quá trình đô thị hóa, sự gia tăng dân số, các công ước bảo vệ rừng, bảo tồn các
nguồn tài nguyên thiên nhiên đã làm thay đổi sử dụng đất và lớp phủ bề mặt. Nhiều
nơi biến động sử dụng đất xảy ra theo chiều hướng tích cực nhưng có nhiều khu vực
thì tình hình ngược lại. Biến động sử dụng đất trung bình hàng năm của một số loại
đất chính trên thế giới thể hiện trong bảng 1.2.
a. Đất rừng
Trong giai đoạn 1990 – 2005, trung bình hàng năm diện tích rừng bị mất là
13,0 triệu ha, do chuyển sang đất sản xuất nông nghiệp 9,8 triệu ha, chuyển sang đất
đồng cỏ 3,0 triệu ha, chuyển sang đất đô thị 0,2 triệu ha.
Đồng thời do sự mở rộng rừng tự nhiên và trồng rừng, diện tích rừng tăng
22
5,7 triệu ha, trong đó chuyển đổi từ đất sản xuất nông nghiệp là 4,3 triệu ha và từ
đất đồng cỏ là 1,4 triệu ha.
Bảng 1.2. Chu chuyển các loại đất toàn cầu 1990- 2005 (trung bình năm)
Đơn vị tính: triệu ha
Loại đất Đất rừng
Đất
đồng cỏ
Đất sản xuất
nông nghiệp
Đô thị
Đất rừng 3.969,9 3,0 9,8 0,2
Đất đồng cỏ 1,4 3.435,5 1,0 0,2
Đất sản xuất nông nghiệp 4,3 2,0 1.513,8 1,6
Đô thị - - - 38,0
Nguồn: Holmgren (2006)
Sự chuyển đổi giữa đất mặt nước và đất hoặc rừng trong một số trường hợp
gây hậu quả nghiêm trọng đến môi trường sinh thái của khu vực ví dụ như chuyển
đổi rừng ngập mặn để nuôi trồng thủy sản, khai thác mỏ hoặc công trình, xây dựng
đập thuỷ điện. Tuy nhiên xét ở cấp độ toàn cầu thì ảnh hưởng đó không đáng kể.
Như vậy, tính trung bình mỗi năm trên toàn cầu, diện tích rừng mất đi là 7,3
triệu ha. Nguyên nhân chủ yếu là do mở rộng sản xuất nông nghiệp, tăng diện tích
đồng cỏ và đất đô thị.
b. Đất đồng cỏ
Hàng năm đất đồng cỏ tăng lên 2,4 triệu ha. Một mặt do đất đồng cỏ chuyển
sang các loại đất khác 2,6 triệu ha và ngược lại từ các loại đất khác chuyển sang đất
đồng cỏ 5,0 triệu ha.
c. Đất sản xuất nông nghiệp
Trong giai đoạn 1995 - 2005 đất nông nghiệp mở rộng 2,9 triệu ha mỗi năm.
Hàng năm đất sản xuất nông nghiệp tăng lên 10,8 triệu ha do chuyển từ đất
rừng sang 9,8 triệu ha và chuyển từ đất đồng cỏ sang 1,0 triệu ha.
Đồng thời đất sản xuất nông nghiệp giảm 7,9 triệu ha do chuyển sang đất đô
thị 1,6 triệu ha, chuyển sang đất rừng 4,3 triệu ha và chuyển sang đất đồng cỏ 2,0
triệu ha.
23
Ngoài ra, diện tích đất nông nghiệp bị mất đi do xói mòn, hoang hóa và xâm
nhập mặn ước tính khoảng 2,0 triệu ha.
d. Đất đô thị
Hàng năm đất cơ sở hạ tầng và các đô thị lớn đều có sử mở rộng rất đáng kể.
Tốc độ mở rộng đô thị toàn cầu ước tính khoảng 2,0 triệu ha mỗi năm, hầu hết đều
được lấy từ đất nông nghiệp.
Theo ước tính, việc mở rộng đô thị có đến 80% xảy ra trên đất nông nghiệp,
10% trên đất rừng và 10% trên đất đồng cỏ. Sự chuyển đổi từ các loại đất khác sang
đất đô thị không đáng kể (Angel et al., 2005).
1.3.2. Sử dụng đất và biến động sử dụng đất ở Việt Nam
1.3.2.1. Quỹ đất Việt Nam
Tính đến ngày 1/1/2013, tổng diện tích đất đai của cả nước là 33.097,2 nghìn
ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 26.371,5 nghìn ha chiếm 79,7% tổng DTTN,
đất phi nông nghiệp 3.777,4 nghìn ha chiếm 11,4% tổng DTTN, đất chưa sử dụng
2.948,3 nghìn ha chiếm 8,9% tổng DTTN (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2014).
Bình quân diện tích đất theo đầu người 3.816 m2
(Bộ Tài nguyên và Môi
trường, 2012) xếp thứ 68 trên thế giới. Tuy nhiên, bình quân diện tích đất canh tác trên
đầu người rất thấp.
Với 89.708,9 nghìn người (năm 2013), Việt Nam là nước đông dân thứ 3 ở
Đông Nam Á (Tổng cục Thống kê, 2014) trong khi nguồn tài nguyên đất thì hạn
hẹp. Bình quân diện tích đất canh tác trên đầu người ở Việt Nam liên tục giảm từ
0,2 ha năm 1940 xuống còn 0,11 ha năm 2010 (Nguyễn Đình Bồng, 2011).
1.3.2.2. Hiện trạng và biến động sử dụng đất ở Việt nam
a. Đất nông nghiệp
Diện tích đất nông nghiệp không ngừng được mở rộng, đến năm 2013 tổng
diện tích đất nông nghiệp là 26.197,5 nghìn ha, tăng 5.431,9 ha (gấp 1,26 lần) so
với năm 2000. Như vậy, trung bình mỗi năm diện tích đất nông nghiệp tăng hơn
417,8 nghìn ha. Trong đó lượng tăng chủ yếu là do mở rộng diện tích đất sản xuất
nông nghiệp và đất lâm nghiệp.
24
Đối với đất sản xuất nông nghiệp: Những chính sách khuyến khích đầu tư cơ
bản, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, khai hoang phục hóa mở rộng diện tích
nên đất sản xuất nông nghiệp có sự gia tăng tương đối. Từ năm 2000 đến năm 2013,
diện tích đất sản xuất nông nghiệp tăng lên 1.233,3 nghìn ha, trung bình mỗi năm
tăng khoảng 94,9 nghìn ha. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp tăng lên, chủ yếu ở
các vùng đồng bằng Sông Cửu Long, Tây Nguyên và khu vực trung du miền núi
phía Bắc. Sự gia tăng đất sản xuất nông nghiệp có thể xuất phát từ việc chuyển đổi
từ đất chưa sử dụng, đất lâm nghiệp.
Bảng 1.3. Hiện trạng và biến động đất nông nghiệp giai đoạn 2000 – 2013
Đơn vị tính: Nghìn ha
Mục đích sử dụng
Năm Biến động
2000 2010 2013
2000 -
2010
2010 -
2013
2000-2013
Đất nông nghiệp 20939,6 26197,5 26371,5 5257,9 174,0 5431,9
Tỷ lệ % so với tổng DTTN 63,6 79,2 79,7
1. Đất sản xuất nông nghiệp 8977,5 10118,1 10210,8 1140,6 92,7 1233,3
Tỷ lệ % so với tổng DTTN 27,3 30,6 30,9
1.1Đấttrồngcâyhàngnăm 6167,1 6437,4 6422,8 270,3 -14,6 255,7
Lúa 4267,8 4127,8 4097,1 -140,0 -30,7 -170,7
Đất trồng cỏ 37,6 42,7 42,7 5,1 0 5,1
Đất trồng cây HNK 1861,7 2266,9 2283,0 405,2 16,1 421,3
1.2 Đất trồng cây lâu năm 2810,4 3680,8 3788,0 870,4 107,2 977,6
2. Đất lâm nghiệp 11575,4 15346,1 15405,8 3770,7 59,7 3830,4
3. Đất nuôi trồng thuỷ sản 367,8 690,2 710,0 322,4 19,8 342,2
4. Đất làm muối 18,9 17,6 17,9 -1,3 0,3 -1,0
5. Đất nông nghiệp khác 25,5 27,0 25,5 1,5
Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012, 2014)
Tuy nhiên, trong đất sản xuất nông nghiệp diện tích đất trồng lúa có sự suy
giảm đáng kể (170,7 nghìn ha), trung bình năm giảm 13,1 nghìn ha. Có 41/63 tỉnh
25
thành giảm diện tích đất trồng lúa. Nguyên nhân là do chuyển từ đất trồng lúa kém
hiệu quả sang các loại đất nông nghiệp khác như đất trồng rau, màu, cây ăn quả,
nuôi trồng thủy sản hoặc sang các loại đất phi nông nghiệp như đất sản xuất kinh
doanh, đất ở, đất có mục đích công cộng...
Đối với đất lâm nghiệp: Do có các biện pháp hợp lý về bảo vệ, khoanh nuôi
tái sinh rừng và chương trình trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc nên diện
tích đất lâm nghiệp của cả nước tăng. Từ năm 2000 đến năm 2013 diện tích đất lâm
nghiệp của cả nước tăng 3.830,4 nghìn ha. Đến năm 2013 diện tích đất lâm nghiệp
của cả nước là 15.405,8 nghìn ha chiếm 46,5% tổng diện tích tự nhiên của cả nước,
độ che phủ rừng là 41,0% (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2014).
Diện tích đất lâm nghiệp tăng nhanh nhưng chất lượng rừng lại giảm sút. Năm
1943 cả nước có gần 10 triệu ha là rừng giàu chiếm 70% diện tích rừng tự nhiên,
tuy nhiên hiện nay chỉ có 9% là rừng giàu, 33% là rừng trung bình và khoảng 58%
là rừng nghèo.
Đối với đất nuôi trồng thủy sản: Diện tích đất nuôi trồng thủy sản có sự tăng
lên đáng kể. Đến năm 2013 diện tích đất nuôi trồng thủy sản của cả nước là 710,0
ha tăng 432,2 ha so với năm 2000.
Đất làm muối: Diện tích đất làm muối có sự suy giảm từ năm 2000 đến 2010,
tuy nhiên từ 2010 đến 2013 diện tích đất làm muối tăng lên. Tính chung cả giai
đoạn đất làm muối giảm đi 1,0 nghìn ha.
Đất nông nghiệp khác: Diện tích đất nông nghiệp có sự thay đổi đáng kể theo
xu hướng ngày càng tăng.
b. Đất phi nông nghiệp
Năm 2000 diện tích đất phi nông nghiệp của nước ta là 2752,2 nghìn ha
chiếm 8,3% tổng DTTN, hiện nay đất phi nông nghiệp có diện tích 3.777,4 nghìn
ha, chiếm 11,4% tổng DTTN. Mặc dù tỷ lệ không cao nhưng từ năm 2000 đến 2013
tốc độ phát triển diện tích đất sử dụng cho mục đích phi nông nghiệp đã tăng
146,9%, trung bình mỗi năm loại đất này tăng lên 19,4 nghìn ha. Trong đó, đất
26
chuyên dùng gia tăng mạnh nhất, sau đó đến đất ở và đất tôn giáo tín ngưỡng. Riêng
đất sông, suối và mặt nước chuyên dùng lại giảm mạnh.
Bảng 1.4. Hiện trạng và biến động đất phi nông nghiệp giai đoạn 2000 - 2013
Đơn vị tính: Nghìn ha
Loại đất
Năm Biến động (tăng +, giảm -)
2000 2010 2013
2000 -
2010
2010 -
2013
2000-
2013
Đất phi nông nghiệp 2752,2 3671,4 3777,4 919,2 106,0 1025,2
Đất ở 443,2 680,5 695,3 237,3 14,8 252,1
Đất chuyên dùng
1072,2 1795,6 1884,4 723,4 88,8 812,2
Đất tôn giáo tín ngưỡng 0,0 14,6 15,1 14,6 0,5 15,1
Đất nghĩa trang, nghĩa địa 93,7 101,0 101,5 7,3 0,5 7,8
Đất sông, suối và mặt
nước chuyên dùng
1143,1 1075,8 1076,9 -67,3 1,1 -66,2
Đất phi nông nghiệp khác 3,9 4,2 3,9 0,3 4,2
Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012, 2014)
Đất ở: Giai đoạn 2000 – 2010 đất ở tăng 237,3 nghìn ha, bình quân mỗi năm
tăng 23,7 nghìn ha. Hiện nay, tốc độ tăng đất ở có xu hướng chậm lại đến năm 2013
đất ở chỉ tăng 14,8 nghìn ha so với năm 2010.
Đất chuyên dùng: Giai đoạn 2000 – 2013 diện tích đất chuyên dùng trên cả
nước tăng 812,2 nghìn ha, trung bình mỗi năm loại đất này tăng lên 62,5 nghìn ha.
Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: Đến năm 2013 diện tích đất sông suối
và mặt nước chuyên dùng là 1076,9 nghìn ha, giảm 66,2 nghìn ha so với năm 2000.
Các loại đất khác: Đất tôn giáo tín ngưỡng, đất nghĩa trang nghĩa địa và đất
nông nghiệp khác đều tăng, trong đó đất tôn giáo tính ngưỡng tăng mạnh nhất với
15,1 nghìn ha, đây là con số không nhỏ.
c. Đất chưa sử dụng
Quỹ đất chưa sử dụng được khai thác đưa vào sử dụng phục vụ mục đích
27
nông nghiệp và phi nông nghiệp đã làm cho diện tích đất chưa sử dụng giảm mạnh
và đáng kể. Năm 2000, diện tích đất chưa sử dụng chiếm 30,5% DTTN. Đến năm
2013 diện tích đất chưa sử dụng là 2.948,3 nghìn ha chiếm 8,9% DTTN. Điều này
cũng cho thấy thực tế là quỹ đất chưa sử dụng của nước ta còn lại không nhiều.
1.3.2.3. Nhận xét chung
Nhìn chung từ năm 2000 đến nay, diện tích đất nông nghiệp tăng lên chủ yếu
là do mở rộng diện tích đất sản xuất nông nghiệp và đất lâm nghiệp nhưng diễn ra
không đồng đều đối với các vùng miền trong cả nước. Ở khu vực đồng bằng sông
Hồng diện tích đất nông nghiệp giảm mạnh do sự gia tăng về quy mô diện tích đất
sử dụng cho các mục đích phi nông nghiệp như xây dựng các công trình công
nghiệp, giao thông, thủy lợi, nhà ở và các công trình công cộng khác...
Diện tích đất lâm nghiệp tăng nhanh chủ yếu là do chủ trương của nhà nước
chuyển đổi từ đất chưa sử dụng sang đất trồng rừng nhằm phủ xanh đất trống, đồi
núi trọc. Mặc dù độ che phủ rừng tăng nhưng chất lượng rừng lại giảm sút nghiêm
trọng, trong tổng diện tích đất có rừng thì chỉ có 61% diện tích rừng là có trữ lượng.
Diện tích đất chưa sử dụng còn lại chủ yếu là đất đồi núi chưa sử dụng và núi
đá vì vậy không thể khai thác để sử dụng.
Việc gia tăng các nhu cầu về quỹ đất phục vụ mục đích phi nông nghiệp như
đất ở, đất chuyên dùng để phát triển kinh tế sẽ gây áp lực lớn đến diện tích đất nông
nghiệp hiện tại và mục tiêu giữ vững đất nông nghiệp là thách thức đối với nhà quản
lý và hoạch định chính sách.
1.4. Tình hình nghiên cứu biến động sử dụng đất trên thế giới và Việt Nam
1.4.1. Tình hình nghiên cứu biến động sử dụng đất trên thế giới
Biến động sử dụng đất là kết quả của sự tương tác phức tạp giữa con người
và môi trường. Biến động sử dụng đất cũng ảnh hưởng tới con người và hệ thống tự
nhiên theo không gian và thời gian (Valbuena et al.,2010).
Trong thời gian đầu, những nghiên cứu về biến động sử dụng đất chỉ đơn giản là
phát hiện những thay đổi sử dụng đất ở những khu vực cụ thể bằng kỹ thuật viễn thám và
GIS (Mas, 1999; Brandon and Bottomley, 1998; Halid, 1997… dẫn theo Muller, 2003).
28
Song song với việc xác định được biến động sử dụng đất và lớp phủ, các nhà
khoa học đã nhận ra rằng biến động sử dụng đất và lớp phủ là nhân tố quan trọng
thúc đẩy sự biến đổi môi trường. Vì vậy những nghiên cứu về biến động sử dụng
dụng đất/lớp phủ lúc này tập trung phân tích những nguyên nhân, động lực thúc đẩy
và ảnh hưởng của biến động sử dụng đất đến các vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường
sinh thái.
Trước tiên phải kể đến dự án quốc tế về nghiên cứu biến động sử dụng đất và
lớp phủ (LUCC – Land use and Cover Change) được thực hiện và điều hành bởi nhiều
trường đại học và các viện nghiên cứu như Đại học Clark, Mỹ (1994-1996), Viện
Cartografic de Catalunya, Tây Ban Nha (1997-1999) và Đại học Công giáo Louvain,
Bỉ (2000- 2005). Mục tiêu của dự án là tăng cường sự hiểu biết về những tác động
của con người và động thái sinh lý của biến động đất đai đến những thay đổi về độ
che phủ đất. Dự án cũng nghiên cứu phát triển các mô hình toàn cầu để cải thiện
năng lực dự đoán biến động sử dụng đất và lớp phủ ở những khu vực nhạy cảm...
Tại Trung Quốc, một nghiên cứu về vấn đề này đã sử dụng tư liệu ảnh vệ
tinh Landsat xác định được biến động sử dụng đất tại thành phố Daqing tỉnh
Heilongjiang, từ năm 1997 đến 2007. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đất xây dựng,
đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng tăng lên gấp đôi trong khi các vùng đất ngập
nước giảm đi 60%. Nguyên nhân dẫn đến thay đổi sử dụng đất ở khu vực nghiên
cứu là quản lý đất đai, dân số và các chính sách kinh tế xã hội (Yu et al., 2011).
Đáng chú ý là công trình nghiên cứu về hiện tại, xu hướng và tương lai của
biến động sử dụng đất dưới tác động của chính sách được thực hiện bởi các tác giả
thuộc Trung tâm thí nghiệm trọng điểm về sử dụng đất, Cục Điều tra và Quy hoạch
đất đai, Bộ Tài nguyên và Đất đai Trung Quốc. Nghiên cứu đã sử dụng phương
pháp ngoại suy tuyến tính và mạng nơ – ron thần kinh để chỉ ra rằng, không thể giữ
được mục tiêu 0,12 tỷ ha đất canh tác trong tương lai nếu sử dụng các phương thức
phát triển kinh tế trong giai đoạn 1996 – 2008. Kết quả nghiên cứu cũng khẳng định
việc thực hiện pháp luật và các quy định về bảo tồn đất canh tác ảnh hưởng đáng kể
đến biến động sử dụng đất (Wang et al., 2012).
29
Tại Ấn Độ, đã có những nghiên cứu nhằm xác định nguyên nhân cũng như
ảnh hưởng của biến động sử dụng đất như Ravindranath and Hall (1994), Mohanty
(2007), Suzanchi and Kaur (2011), Chawla (2012)... Đầu tiên, có thể kể đến công
trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa tăng trưởng dân số và biến động sử dụng đất
của Mohanty (2007). Từ số liệu thống kê, tư liệu bản đồ và viễn thám tác giả xác
định được trong vòng 50 năm, từ 1950 đến 2000, mặc dù mức độ tăng dân số đã
chậm lại nhưng những tác động tiêu cực của nó đến sử dụng đất vẫn gia tăng. Đất
phi nông nghiệp tăng quá nhanh, các vùng hoang hóa bị mở rộng.
Trong một nghiên cứu khác được tiến hành bởi Suzanchi and Kaur (2011),
tại khu vực thủ đô của Ấn Độ. Bằng tư liệu viễn thám và phân tích không gian trong
GIS, kết quả nghiên cứu đã xác định, đất sản xuất nông nghiệp tăng 67,4% từ năm
1989 đến năm 1998 nhưng từ năm 1998 đến 2006 chỉ tăng 5,7%. Đất xây dựng tăng
chủ yếu là do gia tăng dân số đô thị. Các tác giả cho rằng biến động sử dụng đất
chịu ảnh hưởng của yếu tố kinh tế xã hội và những thay đổi trong sử dụng đất nông
nghiệp phụ thuộc vào chi phí lợi ích trong sản xuất nông nghiệp.
Ngoài ra, có rất nhiều công trình nghiên cứu về biến động sử dụng đất đã
được thực hiện thành công tại nhiều quốc gia và các hệ sinh thái khác nhau trên thế
giới như Argentina (Viglizzo et al., 1995), Canada (Pan et al., 1999), Mỹ (Rogan et
al., 2003), Kenya (Serneels and Lambin, 2001), Thái Lan (Crews and Meyer, 2004),
Cameroon (Mertens and Lambin, 1997) hoặc ở Madagascar (Laney, 2004)...
Để giải thích được nguyên nhân cũng như đánh giá được ảnh hưởng của biến
động sử dụng đất nhiều nghiên cứu sử dụng phương pháp mô hình hóa. Tuy nhiên,
nhiều phân tích không gian và mô hình thay đổi sử dụng đất không đồng nhất tồn tại
trong nghiên cứu vì vậy đã thúc đẩy nhiều các nghiên cứu về vấn đề này (Andersen,
1996; Clarke et al., 1997; LaGro and DeGloria, 1992; Mertens and Lambin, 1997;
White and Engelen, 2000; White et al., 1997; Wu and Webster, 1998; Veldkamp and
Fresco, 1996a; Verburg and Veldkamp, 2001). Trong đó các nhà khoa học tự nhiên và
địa lý đã dẫn đầu trong việc phát triển các mô hình không gian tường minh (spatially
explicit models) để nghiên cứu biến động sử dụng đất.
30
Mô hình không gian thay đổi sử dụng đất được chia làm 3 nhóm: Mô phỏng,
ước tính và tiếp cận hỗn hợp. Các mô hình mô phỏng được xây dựng dựa trên tiếp
cận của phương pháp tế bào tự động (Cellular Automata). Tế bào tự động là một mô
hình toán học, trong đó hành vi của một hệ thống được tạo ra bởi một tập hợp các quy
tắc xác định hoặc xác suất để xác định trạng thái rời rạc của một tế bào dựa trên trạng
thái của các tế bào lân cận (Irwin and Geoghegan, 2001). Một vài nghiên cứu ứng
dụng mô hình này để phân tích quá trình đô thị hóa như Wu and Webster (1998);
Clarke et al. (1997)... Tuy nhiên, mô hình được giả định trên cảnh quan đơn giản với
tương tác của các yếu tố không đồng nhất khác như quy hoạch, trung tâm việc làm,
các yếu tố môi trường. Mô hình chưa phân tích được phản ứng của người sử dụng đất
với những thay đổi trong chế độ chính sách.
Các công trình nghiên cứu khác sử dụng mô hình thực nghiệm để đánh giá
biến động sử dụng đất bằng tư liệu viễn thám (Mertens and Lambin, 1997;
Andersen, 1996; LaGro and DeGloria, 1992). Dữ liệu của mô hình là hình ảnh trên
tư liệu viễn thám hoặc đo được bằng GIS như khoảng cách hoặc dữ liệu đất, độ dốc,
độ cao hoặc yếu tố kinh tế xã hội như dân số, tổng sản phẩm quốc nội. Trong nhiều
trường hợp mô hình ứng dụng để xác định không gian thay đổi sử dụng đất khá tốt.
Tuy vậy mô hình này cũng không thành công trong giải thích hành vi của con người
dẫn đến biến động sử dụng đất.
Verburg and Veldkamp (2001) cho rằng, một phương pháp nghiên cứu duy
nhất không đủ để đáp ứng cho phân tích biến động sử dụng đất. Thay vào đó, cần
một chuỗi các phương pháp được liên kết và tích hợp chặt chẽ theo tuần tự không
gian và thời gian
Theo Muller and Munroe (2007), ngoài việc sử dụng mô hình và các trường
hợp nghiên cứu để kiểm chứng sự thay đổi sử dụng đất thì phân tích thống kê là
công cụ mạnh do khả năng kiểm định giả thuyết, xếp hạng các yếu tố, kiểm tra tính
nghiêm ngặt của giả thuyết. Tuy nhiên quá trình xử lý đòi hỏi kết hợp dữ liệu không
gian, thời gian và cấp độ phân tích vì vậy nó vẫn còn những trở ngại và thách thức
để đạt được kết quả tốt nhất (Rindfuss et al., 2004).
31
Hiện nay, trên thế giới một số nhà khoa học sử dụng mô hình không gian để
xác định nguyên nhân và ảnh hưởng của biến động sử dụng đất, lớp phủ đến vấn đề
xã hội và môi trường như Irwin and Geoghegan (2001); Mertens and Lambin
(1997); White and Engelen (2000); White et al. (1997); Wu and Webster (1998);
Veldkamp and Fresco (1996a).
Các biến của mô hình gồm dữ liệu thống kê (dân số, tăng trưởng kinh tế...),
bản đồ đất, bản đồ sử dụng đất, lớp phủ và các dữ liệu thu thập từ điều tra phỏng
vấn hộ gia đình hay các nhà quản lý. Dữ liệu được đưa vào mô hình bằng kỹ thuật
GIS và các kỹ thuật máy tính khác.
Mô hình không gian sẽ xác định được quá trình biến động sử dụng đất, lớp
phủ và tác động của chúng có thể được sử dụng để thiết lập mối quan hệ nhân quả
của biến động sử dụng đất trong quá khứ. Vì vậy mô hình là công cụ hữu ích cho
người quản lý đất đai và hoạch định chính sách, cung cấp dự báo những thay đổi sử
dụng đất trong tương lai. Mô hình biến động sử dụng đất và lớp phủ phụ thuộc vào
chính trị, kinh tế, môi trường.
Sau đó, những thay đổi trong sử dụng đất được sử dụng để khám phá tác
động của chính sách và các yếu tố khác. Bằng cách sử dụng công cụ phân tích kịch
bản mô hình sẽ đưa ra những hướng dẫn trong hoạch định chính sách và quản lý đất
đai đối với các quyết định của nhà quản lý.
Phương pháp phân tích thống kê không gian cho phép xác định mối tương
quan giữa biến động sử dụng đất với các yếu tố địa lý tự nhiên và kinh tế xã hội.
Tùy thuộc vào đối tượng địa lý và cơ sở dữ liệu mà ta có thể sử dụng các thuật toán
và phương pháp thống kê không gian khác nhau: định lượng (xác định tuyệt đối
bằng các chỉ số) hay bán định lượng (xác định tương đối thông qua phân cấp theo
thứ bậc cao thấp). Phương pháp phân tích thống kê được sử dụng trong các nghiên
cứu về biến động sử dụng đất trong thời gian gần đây như Wang et al. (2012);
Qasim et al. (2013); Nguyen (2008); Vu (2007)...
32
1.4.2. Tình hình nghiên cứu biến động sử dụng đất ở Việt Nam
Các công trình nghiên cứu biến động sử dụng đất trên thế giới nói chung và
Việt Nam nói riêng thường được công bố thành hai hướng chính.
Thứ nhất, hướng nghiên cứu ứng dụng bao gồm các kỹ thuật, thuật toán chiết
xuất thông tin từ dữ liệu viễn thám và mô hình hóa quá trình biến động sử dụng đất.
Thứ hai là hướng nghiên cứu mối quan hệ giữa biến động sử dụng đất, lớp
phủ với các yếu tố kinh tế, xã hội và chính sách.
Đối với hướng thứ nhất, các nghiên cứu thường dùng các dữ liệu bản đồ và
trong rất nhiều trường hợp, dữ liệu ảnh vệ tinh là nguồn thông tin chủ yếu. Đây là
lĩnh vực mà các tác giả trong nước có nhiều nghiên cứu hơn cả như các công trình
ứng dụng tư liệu ảnh viễn thám và công nghệ GIS để xác định biến động sử dụng
đất hoặc biến động lớp phủ do quá trình đô thị hóa, phá rừng để mở rộng sản xuất
nông nghiệp..
Đầu tiên có thể kể đến công trình nghiên cứu về biến động lớp phủ bề mặt
đất được Nguyen et al. (2006) nghiên cứu trên phạm vi cả nước từ năm 2001 - 2003
từ tư liệu ảnh MODIS hay sự thay đổi lớp phủ rừng huyện Tánh Linh tình Bình
Thuận 1989 - 1998 bằng ảnh LANDSAT TM (Nguyen et al., 2005). Phạm Văn Cự
và cs. (2006) với công trình “Sử dụng tư liệu viễn thám đa thời gian để đánh giá
biến động chỉ số thực vật của lớp phủ hiện trạng và quan hệ với biến đổi sử dụng
đất tại tỉnh Thái Bình”.
Một số nghiên cứu nhằm đánh giá biến động đất đai và xây dựng bản đồ biến
động sử dụng đất từ tư liệu viễn thám và công nghệ GIS (Nguyễn Khắc Thời và cs.,
2010; Đào Châu Thu và Lê Thị Giang, 2003; Nhữ Thị Xuân và cs., 2004; Nguyễn
Ngọc Phi, 2009).
Đối với hướng nghiên cứu thứ hai, các tác giả nước ngoài cũng chiếm phần
lớn các công bố. Từ năm 1998 đến năm 2002 trong nghiên cứu chuyên đề của
chương trình nghiên cứu Hệ thống nông nghiệp miền núi (SAM), Castella và Đặng
Đình Quang (2002) cho rằng: Hiện trạng tài nguyên thiên nhiên ở bất kỳ thời điểm
33
nào cũng không ổn định đó là hậu quả của những biến động sử dụng đất trước đó và
các phương thức quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên. Những biến động trong sử
dụng đất và phương thức quản lý tài nguyên chịu ảnh hưởng bởi các chính sách của
nhà nước. Cảnh quan sử dụng đất và nguồn tài nguyên chịu ảnh hưởng của phương
thức sử dụng đất và ngược lại. Còn quyết định của người dân bị ảnh hưởng bởi nhận
thức của họ, tình trạng môi trường và điều kiện kinh tế xã hội. Dựa trên kết quả điều
tra khảo sát ở mức độ thôn bản, các tác giả phân tích tác động của nhân tố bên trong
và bên ngoài thôn bản tới biến động sử dụng đất, mối quan hệ thống kê giữa các biến
số kinh tế xã hội và địa lý được giải thích bằng phương pháp PCA. Kết quả nghiên
cứu đã chỉ ra những nhân tố chính dẫn đến thay đổi sử dụng đất là chính sách, khả
năng tiếp cận, tăng dân số. Các nhân tố bên trong như sức ép dân số, các chiến lược
sản xuất, các quy định về quản lý tài nguyên chắc chắn sẽ quyết định các động thái sử
dụng đất trong tương lai.
Năm 2003, tác giả Muller thuộc chương trình Hỗ trợ Sinh thái Nhiệt đới của
Tổ chức Phát triển Cộng hòa Liên bang Đức đã nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh
hưởng của các yếu tố địa vật lý, sinh thái nông nghiệp và kinh tế xã hội biến động
sử dụng đất từ năm 1975 đến năm 2000 tại hai huyện của tỉnh Đắc Lắc. Kết quả
nghiên cứu cho thấy nguyên nhân biến động đất đai ở khu vực Tây Nguyên giai
đoạn đầu từ 1975 đến 1992 được đặc trưng bởi sự mở rộng đất nông nghiệp và
chuyển đổi đất rừng sang đất nông nghiệp. Trong giai đoạn thứ hai, từ 1992 đến
2000, sự đầu tư vào nguồn lao động và vốn, cải thiện về công nghệ, giao thông
nông thôn, thị trường và hệ thống thủy lợi đã thúc đẩy phát triển nông nghiệp. Độ
che phủ rừng trong giai đoạn thứ hai tăng mà chủ yếu là do sự tái sinh của các khu
vực canh tác nương rẫy trước đây.
Để nghiên cứu biến động hiện trạng lớp phủ thực vật và ảnh hưởng của nó tới
quá trình xói mòn lưu vực sông Trà Khúc, tác giả Vũ Anh Tuân đã kết hợp phương
pháp viễn thám và hệ thông tin địa lý. Kết quả nghiên cứu đã xác định được biến động
hiện trạng lớp phủ lưu vực sông Trà Khúc từ năm 1989 đến 2001, từ đó mô hình hóa
xói mòn bằng GIS và đề xuất sử dụng đất giảm thiểu xói mòn (Vũ Anh Tuân, 2004).
34
Năm 2011, Ngô Thế Ân đã nghiên cứu ứng dụng mô hình tác tố (Agent –
based) nhằm mô phỏng tác động của chính sách đến biến động sử dụng đất tại bản
Bình Sơn, xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng,
mô hình tác tố phù hợp cho việc mô phỏng tác động của chính sách đến biến động
sử dụng đất. Các thuật toán về sự phản hồi chính sách của người dân trong mô hình
dựa vào lợi ích mong đợi, trách nhiệm chấp hành và mức độ ảnh hưởng của cơ quan
triển khai chính sách. Mô hình có độ tin cậy cao và có khả năng dùng để dự báo
biến động sử dụng đất.
Để đánh giá tác động của các yếu tố tự nhiên và kinh tế, xã hội đến biến
động sử dụng đất lưu vực Suối Muội, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La, tác giả Vũ
Kim Chi (2009) đã sử dụng dữ liệu ảnh máy bay kết hợp với phân tích thống kê.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, tại lưu vực Suối Muội yếu tố ảnh hưởng đến biến
động sử dụng đất là độ cao, đá gốc, khoảng cách đến quốc lộ 6, khoảng cách đến
khu dân cư và dân tộc. Một công trình nghiên cứu khác về biến động sử dụng đất và
mối quan hệ với lao động công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp huyện Chương Mỹ,
thành phố Hà nội bằng phương pháp thống kê không gian được thực hiện bởi Đinh
Thị Bảo Hoa và Phú Thị Hồng (2013).
Trung tâm Quốc tế Nghiên cứu biến đổi toàn cầu (ICARGC) đã thực hiện
chương trình nghiên cứu về biến động sử dụng đất dưới tác động của hoạt động
kinh tế - xã hội và biến đổi khí hậu toàn cầu tại điểm nghiên cứu là đồng bằng sông
Hồng và vùng núi Tây Bắc Việt Nam. Kết quả của đề tài xác định được biến động
đất lúa và lượng phát thải khí mê tan từ canh tác lúa khu vực đồng bằng sông Hồng.
Ở khu vực Tây Bắc, chương trình thực hiện nghiên cứu điểm ở Sa Pa đã xác định
được biến động sử dụng đất giai đoạn 1993 - 2009 và mối quan hệ giữa biến động
sử dụng đất với du lịch và các tai biến thiên nhiên ở Sa Pa (ICARGC, 2013).
Trên địa bàn huyện Tiên Yên, đã có những nghiên cứu về sử dụng đất như
Nguyễn Xuân Dũng và Tô Thúy Nga (2013) với “Sử dụng khôn khéo đất ngập nước
và đề xuất giải pháp sử dụng khôn khéo đất ngập nước vịnh Tiên Yên” và Nguyễn
Mạnh Hùng (2010) với nghiên cứu biến động bờ biển và cửa sông Việt Nam trong
đó có khu vực Tiên Yên.
35
1.5. Nhận xét tổng quan tài liệu và định hƣớng nghiên cứu
1.5.1. Nhận xét tổng quan tài liệu
Từ những luận điểm được trình bày trong tổng quan tài liệu và các công trình
nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới cũng như Việt Nam, có thể rút ra một
số nhận xét như sau:
i) Thứ nhất, về khái niệm biến động sử dụng đất nhất thiết phải là quá trình
động học của hệ thống tự nhiên và con người, nghĩa là sự thay đổi sử dụng đất (quá
trình đô thị hóa hoặc phá rừng) có thể ảnh hưởng sâu sắc đến hệ sinh thái nhưng
cuối cùng phản ứng của hệ sinh thái lại ảnh hưởng đến thay đổi sử dụng đất.
ii) Thứ hai, sử dụng đất là một quá trình đại diện cho sự hiện diện hay vắng
mặt của một loại hình sử dụng đất cụ thể. Quyết định lựa chọn loại hình sử dụng đất
là một biến số mà nhiều thông tin liên quan đến sự lựa chọn sử dụng đất không đo
lường trực tiếp được. Vì vậy quá trình chuyển đổi từ một loại đất này sang một loại
đất khác không phải là quá trình tuyến tính.
iii) Thứ ba, các yếu tố tự nhiên và kinh tế xã hội đều tác động đến biến động
sử dụng đất và lớp phủ. Tuy nhiên ở những khu vực khác nhau thì nguyên nhân dẫn
đến biến động sử dụng đất cũng khác nhau. Một nguyên nhân nào đó có thể ảnh
hưởng rất mạnh đến biến động sử dụng đất ở khu vực này nhưng hoàn toàn không
có ý nghĩa đối với khu vực khác. Thậm chí, trong cùng một khu vực biến động sử
dụng đất trong từng giai đoạn cũng khác nhau về cường độ và tính chất.
iv) Thứ tư, biến động sử dụng đất ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu, giảm đa
dạng sinh học và được xem là một thành phần thiết yếu trong cân nhắc về tính bền
vững. Biến động sử dụng đất cũng ảnh hưởng đến các chỉ tiêu kinh tế - xã hội như
thu nhập, mức sống của người dân.
Những công trình nghiên cứu trên thế giới cho thấy, tại các khu vực khác nhau,
dưới tác động của các điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội khác nhau thì nguyên nhân
và ảnh hưởng của biến động sử dụng đất đều có những khác biệt nhất định. Ở Việt
Nam, những nghiên cứu về biến động sử dụng đất không nhiều. Hầu hết các nghiên
cứu chủ yếu là ứng dụng tư liệu viễn thám và GIS xác định biến động sử dụng đất theo
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh

More Related Content

What's hot

Vai trò của đất đai
Vai trò của đất đaiVai trò của đất đai
Vai trò của đất đaitiểu minh
 
Nghiên Cứu Cơ Sở Khoa Học Và Thực Tiễn Cho Quản Lý Rừng Cộng Đồng Tại Xã Tú N...
Nghiên Cứu Cơ Sở Khoa Học Và Thực Tiễn Cho Quản Lý Rừng Cộng Đồng Tại Xã Tú N...Nghiên Cứu Cơ Sở Khoa Học Và Thực Tiễn Cho Quản Lý Rừng Cộng Đồng Tại Xã Tú N...
Nghiên Cứu Cơ Sở Khoa Học Và Thực Tiễn Cho Quản Lý Rừng Cộng Đồng Tại Xã Tú N...PinkHandmade
 
Ứng dụng phương pháp hồi quy đơn để dự báo về sản lượng chè HAY
Ứng dụng phương pháp hồi quy đơn để dự báo về sản lượng chè HAYỨng dụng phương pháp hồi quy đơn để dự báo về sản lượng chè HAY
Ứng dụng phương pháp hồi quy đơn để dự báo về sản lượng chè HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Bai luan tieng anh
Bai luan tieng anhBai luan tieng anh
Bai luan tieng anhThanh Thủy
 
Luận văn: Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất chuyển mụ...
Luận văn: Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất chuyển mụ...Luận văn: Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất chuyển mụ...
Luận văn: Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất chuyển mụ...Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT
Ô NHIỄM  MÔI TRƯỜNG ĐẤTÔ NHIỄM  MÔI TRƯỜNG ĐẤT
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤTkudos21
 

What's hot (20)

Luận văn: Đánh giá tình hình thực hiện Luật Đất đai 2003 ở Đồng Nai
Luận văn: Đánh giá tình hình thực hiện Luật Đất đai 2003 ở Đồng NaiLuận văn: Đánh giá tình hình thực hiện Luật Đất đai 2003 ở Đồng Nai
Luận văn: Đánh giá tình hình thực hiện Luật Đất đai 2003 ở Đồng Nai
 
DỰ ÁN PHÂN BÓN HỮU CƠ
DỰ ÁN PHÂN BÓN HỮU CƠDỰ ÁN PHÂN BÓN HỮU CƠ
DỰ ÁN PHÂN BÓN HỮU CƠ
 
Vai trò của đất đai
Vai trò của đất đaiVai trò của đất đai
Vai trò của đất đai
 
Đề tài công tác bồi thường giải phóng mặt bằng,
Đề tài công tác bồi thường giải phóng mặt bằng,Đề tài công tác bồi thường giải phóng mặt bằng,
Đề tài công tác bồi thường giải phóng mặt bằng,
 
Đề tài: Quản lý về khai thác tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam, HOT
Đề tài: Quản lý về khai thác tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam, HOTĐề tài: Quản lý về khai thác tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam, HOT
Đề tài: Quản lý về khai thác tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam, HOT
 
Đề tài: Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trong quản lý đất đai, 9đ
Đề tài: Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trong quản lý đất đai, 9đĐề tài: Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trong quản lý đất đai, 9đ
Đề tài: Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trong quản lý đất đai, 9đ
 
Luận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng Bình
Luận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng BìnhLuận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng Bình
Luận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng Bình
 
dự án ươm giống cây trồng
dự án ươm giống cây trồngdự án ươm giống cây trồng
dự án ươm giống cây trồng
 
Nghiên Cứu Cơ Sở Khoa Học Và Thực Tiễn Cho Quản Lý Rừng Cộng Đồng Tại Xã Tú N...
Nghiên Cứu Cơ Sở Khoa Học Và Thực Tiễn Cho Quản Lý Rừng Cộng Đồng Tại Xã Tú N...Nghiên Cứu Cơ Sở Khoa Học Và Thực Tiễn Cho Quản Lý Rừng Cộng Đồng Tại Xã Tú N...
Nghiên Cứu Cơ Sở Khoa Học Và Thực Tiễn Cho Quản Lý Rừng Cộng Đồng Tại Xã Tú N...
 
Ứng dụng phương pháp hồi quy đơn để dự báo về sản lượng chè HAY
Ứng dụng phương pháp hồi quy đơn để dự báo về sản lượng chè HAYỨng dụng phương pháp hồi quy đơn để dự báo về sản lượng chè HAY
Ứng dụng phương pháp hồi quy đơn để dự báo về sản lượng chè HAY
 
Đề tài thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ĐIỂM CAO
Đề tài  thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ĐIỂM CAOĐề tài  thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ĐIỂM CAO
Đề tài thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ĐIỂM CAO
 
Khóa luận: Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, 9 ĐIỂMKhóa luận: Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, 9 ĐIỂM
 
Bai luan tieng anh
Bai luan tieng anhBai luan tieng anh
Bai luan tieng anh
 
Luận văn: Xây dựng theo quy hoạch khu đô thị mới Phú Lương
Luận văn: Xây dựng theo quy hoạch khu đô thị mới Phú LươngLuận văn: Xây dựng theo quy hoạch khu đô thị mới Phú Lương
Luận văn: Xây dựng theo quy hoạch khu đô thị mới Phú Lương
 
Đề tài: Đánh giá thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở h...
Đề tài: Đánh giá thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở h...Đề tài: Đánh giá thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở h...
Đề tài: Đánh giá thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở h...
 
Quy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đấtQuy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đất
 
Luận văn: Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất chuyển mụ...
Luận văn: Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất chuyển mụ...Luận văn: Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất chuyển mụ...
Luận văn: Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất chuyển mụ...
 
Luận văn: Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại tỉnh Kiên Giang, HAY
Luận văn: Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại tỉnh Kiên Giang, HAYLuận văn: Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại tỉnh Kiên Giang, HAY
Luận văn: Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại tỉnh Kiên Giang, HAY
 
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT
Ô NHIỄM  MÔI TRƯỜNG ĐẤTÔ NHIỄM  MÔI TRƯỜNG ĐẤT
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT
 
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ cho việc phát triển cây công ng...
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ cho việc phát triển cây công ng...Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ cho việc phát triển cây công ng...
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ cho việc phát triển cây công ng...
 

Viewers also liked

Nguồn gốc, vai trò, thực trạng của TÀI NGUYÊN ĐẤT
Nguồn gốc, vai trò, thực trạng của TÀI NGUYÊN ĐẤTNguồn gốc, vai trò, thực trạng của TÀI NGUYÊN ĐẤT
Nguồn gốc, vai trò, thực trạng của TÀI NGUYÊN ĐẤTnghiadoi.com
 
Đánh giá hiệu quả canh tác trên đất dốc ở huyện Mù Cang Chải
Đánh giá hiệu quả canh tác trên đất dốc ở huyện Mù Cang ChảiĐánh giá hiệu quả canh tác trên đất dốc ở huyện Mù Cang Chải
Đánh giá hiệu quả canh tác trên đất dốc ở huyện Mù Cang ChảiNguyễn Công Huy
 
đô Thị hóa được và mất
đô Thị hóa   được và mấtđô Thị hóa   được và mất
đô Thị hóa được và mấtnguoitinhmenyeu
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng...
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng...Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng...
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Mối quan hệ giữa tài nguyên rừng và phát triển kinh tế - xã hội
Mối quan hệ giữa tài nguyên rừng và phát triển kinh tế - xã hộiMối quan hệ giữa tài nguyên rừng và phát triển kinh tế - xã hội
Mối quan hệ giữa tài nguyên rừng và phát triển kinh tế - xã hộiTrần Thế Dinh
 
Luận văn: Đánh giá hiệu quả canh tác trên ruộng bậc thang tại huyện Mù Cang C...
Luận văn: Đánh giá hiệu quả canh tác trên ruộng bậc thang tại huyện Mù Cang C...Luận văn: Đánh giá hiệu quả canh tác trên ruộng bậc thang tại huyện Mù Cang C...
Luận văn: Đánh giá hiệu quả canh tác trên ruộng bậc thang tại huyện Mù Cang C...Nguyễn Công Huy
 
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG DỰ ÁN CHUYỂN ĐỔI RỪNG NGHÈO KIỆT SANG TRỒNG CAO
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG DỰ ÁN CHUYỂN ĐỔI RỪNG NGHÈO KIỆT SANG TRỒNG CAO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG DỰ ÁN CHUYỂN ĐỔI RỪNG NGHÈO KIỆT SANG TRỒNG CAO
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG DỰ ÁN CHUYỂN ĐỔI RỪNG NGHÈO KIỆT SANG TRỒNG CAO huuduyen12
 
“Ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế xã hội của huyện Phổ Yên, tỉ...
“Ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế xã hội của huyện Phổ Yên, tỉ...“Ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế xã hội của huyện Phổ Yên, tỉ...
“Ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế xã hội của huyện Phổ Yên, tỉ...Nguyễn Công Huy
 
Biến động số lượng cá thể của quần
Biến động số lượng cá thể của quầnBiến động số lượng cá thể của quần
Biến động số lượng cá thể của quầnHứa Hồng
 
đô Thị hóa và môi trường
đô Thị hóa và môi trườngđô Thị hóa và môi trường
đô Thị hóa và môi trườngnguoitinhmenyeu
 
Đô thị hóa TP.HCM 1986-2015
Đô thị hóa TP.HCM 1986-2015Đô thị hóa TP.HCM 1986-2015
Đô thị hóa TP.HCM 1986-2015Võ Tâm Long
 
Đề cương thông tin địa lý GIS
Đề cương thông tin địa lý GISĐề cương thông tin địa lý GIS
Đề cương thông tin địa lý GISNgô Doãn Tình
 
Tài nguyên rừng
Tài nguyên rừngTài nguyên rừng
Tài nguyên rừngHương Vũ
 
Tiểu luận kinh tế phát triển - Tài nguyên thiên nhiên
Tiểu luận kinh tế phát triển - Tài nguyên thiên nhiênTiểu luận kinh tế phát triển - Tài nguyên thiên nhiên
Tiểu luận kinh tế phát triển - Tài nguyên thiên nhiênNgọc Hưng
 
Câu hỏi và đáp án kiểm tra môn luật hành chính
Câu hỏi và đáp án kiểm tra môn luật hành chínhCâu hỏi và đáp án kiểm tra môn luật hành chính
Câu hỏi và đáp án kiểm tra môn luật hành chínhHọc Huỳnh Bá
 
Tài nguyên đất Việt Nam
Tài nguyên đất Việt NamTài nguyên đất Việt Nam
Tài nguyên đất Việt NamHieu Nguyen
 
Tài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học
Tài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa họcTài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học
Tài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa họcDương Nphs
 
Urbanization and its effect on environment
Urbanization and its effect on environmentUrbanization and its effect on environment
Urbanization and its effect on environmentHILLFORT
 

Viewers also liked (20)

Nguồn gốc, vai trò, thực trạng của TÀI NGUYÊN ĐẤT
Nguồn gốc, vai trò, thực trạng của TÀI NGUYÊN ĐẤTNguồn gốc, vai trò, thực trạng của TÀI NGUYÊN ĐẤT
Nguồn gốc, vai trò, thực trạng của TÀI NGUYÊN ĐẤT
 
Đánh giá hiệu quả canh tác trên đất dốc ở huyện Mù Cang Chải
Đánh giá hiệu quả canh tác trên đất dốc ở huyện Mù Cang ChảiĐánh giá hiệu quả canh tác trên đất dốc ở huyện Mù Cang Chải
Đánh giá hiệu quả canh tác trên đất dốc ở huyện Mù Cang Chải
 
đô Thị hóa được và mất
đô Thị hóa   được và mấtđô Thị hóa   được và mất
đô Thị hóa được và mất
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng...
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng...Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng...
Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng...
 
Mối quan hệ giữa tài nguyên rừng và phát triển kinh tế - xã hội
Mối quan hệ giữa tài nguyên rừng và phát triển kinh tế - xã hộiMối quan hệ giữa tài nguyên rừng và phát triển kinh tế - xã hội
Mối quan hệ giữa tài nguyên rừng và phát triển kinh tế - xã hội
 
Bảng Giá Đất Lạng Sơn 2014
Bảng Giá Đất Lạng Sơn 2014Bảng Giá Đất Lạng Sơn 2014
Bảng Giá Đất Lạng Sơn 2014
 
Luận văn: Đánh giá hiệu quả canh tác trên ruộng bậc thang tại huyện Mù Cang C...
Luận văn: Đánh giá hiệu quả canh tác trên ruộng bậc thang tại huyện Mù Cang C...Luận văn: Đánh giá hiệu quả canh tác trên ruộng bậc thang tại huyện Mù Cang C...
Luận văn: Đánh giá hiệu quả canh tác trên ruộng bậc thang tại huyện Mù Cang C...
 
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG DỰ ÁN CHUYỂN ĐỔI RỪNG NGHÈO KIỆT SANG TRỒNG CAO
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG DỰ ÁN CHUYỂN ĐỔI RỪNG NGHÈO KIỆT SANG TRỒNG CAO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG DỰ ÁN CHUYỂN ĐỔI RỪNG NGHÈO KIỆT SANG TRỒNG CAO
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG DỰ ÁN CHUYỂN ĐỔI RỪNG NGHÈO KIỆT SANG TRỒNG CAO
 
“Ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế xã hội của huyện Phổ Yên, tỉ...
“Ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế xã hội của huyện Phổ Yên, tỉ...“Ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế xã hội của huyện Phổ Yên, tỉ...
“Ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế xã hội của huyện Phổ Yên, tỉ...
 
Quản lý nhà nước
Quản lý nhà nướcQuản lý nhà nước
Quản lý nhà nước
 
Biến động số lượng cá thể của quần
Biến động số lượng cá thể của quầnBiến động số lượng cá thể của quần
Biến động số lượng cá thể của quần
 
đô Thị hóa và môi trường
đô Thị hóa và môi trườngđô Thị hóa và môi trường
đô Thị hóa và môi trường
 
Đô thị hóa TP.HCM 1986-2015
Đô thị hóa TP.HCM 1986-2015Đô thị hóa TP.HCM 1986-2015
Đô thị hóa TP.HCM 1986-2015
 
Đề cương thông tin địa lý GIS
Đề cương thông tin địa lý GISĐề cương thông tin địa lý GIS
Đề cương thông tin địa lý GIS
 
Tài nguyên rừng
Tài nguyên rừngTài nguyên rừng
Tài nguyên rừng
 
Tiểu luận kinh tế phát triển - Tài nguyên thiên nhiên
Tiểu luận kinh tế phát triển - Tài nguyên thiên nhiênTiểu luận kinh tế phát triển - Tài nguyên thiên nhiên
Tiểu luận kinh tế phát triển - Tài nguyên thiên nhiên
 
Câu hỏi và đáp án kiểm tra môn luật hành chính
Câu hỏi và đáp án kiểm tra môn luật hành chínhCâu hỏi và đáp án kiểm tra môn luật hành chính
Câu hỏi và đáp án kiểm tra môn luật hành chính
 
Tài nguyên đất Việt Nam
Tài nguyên đất Việt NamTài nguyên đất Việt Nam
Tài nguyên đất Việt Nam
 
Tài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học
Tài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa họcTài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học
Tài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học
 
Urbanization and its effect on environment
Urbanization and its effect on environmentUrbanization and its effect on environment
Urbanization and its effect on environment
 

Similar to Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh

Luận án: Thực trạng và định hướng sử dụng đất tỉnh Nam Định trong điều kiện b...
Luận án: Thực trạng và định hướng sử dụng đất tỉnh Nam Định trong điều kiện b...Luận án: Thực trạng và định hướng sử dụng đất tỉnh Nam Định trong điều kiện b...
Luận án: Thực trạng và định hướng sử dụng đất tỉnh Nam Định trong điều kiện b...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận án: Thực trạng và định hướng sử dụng đất tỉnh Nam Định trong điều kiện b...
Luận án: Thực trạng và định hướng sử dụng đất tỉnh Nam Định trong điều kiện b...Luận án: Thực trạng và định hướng sử dụng đất tỉnh Nam Định trong điều kiện b...
Luận án: Thực trạng và định hướng sử dụng đất tỉnh Nam Định trong điều kiện b...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Ảnh hưởng của phát triển đô thị đến quản lý sử dụng đất nông nghiệp
Ảnh hưởng của phát triển đô thị đến quản lý sử dụng đất nông nghiệpẢnh hưởng của phát triển đô thị đến quản lý sử dụng đất nông nghiệp
Ảnh hưởng của phát triển đô thị đến quản lý sử dụng đất nông nghiệpDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Đánh giá ảnh hưởng của việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng tới si...
Luận văn: Đánh giá ảnh hưởng của việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng tới si...Luận văn: Đánh giá ảnh hưởng của việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng tới si...
Luận văn: Đánh giá ảnh hưởng của việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng tới si...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Công tác quản lý Nhà nước về quyền sử dụng đất tại địa bàn thành ph...
Luận văn: Công tác quản lý Nhà nước về quyền sử dụng đất tại địa bàn thành ph...Luận văn: Công tác quản lý Nhà nước về quyền sử dụng đất tại địa bàn thành ph...
Luận văn: Công tác quản lý Nhà nước về quyền sử dụng đất tại địa bàn thành ph...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Th s16.07 nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hó...
Th s16.07 nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hó...Th s16.07 nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hó...
Th s16.07 nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hó...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ n...
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ n...đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ n...
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ n...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực hành cơ sở viễn thám phân loại đối tượng tỉnh Gia Lai.pdf
Thực hành cơ sở viễn thám phân loại đối tượng tỉnh Gia Lai.pdfThực hành cơ sở viễn thám phân loại đối tượng tỉnh Gia Lai.pdf
Thực hành cơ sở viễn thám phân loại đối tượng tỉnh Gia Lai.pdfSonicMegastron
 
Luận án: Đánh giá giá trị kinh tế phục vụ quản lý tài nguyên đất ngập nước - ...
Luận án: Đánh giá giá trị kinh tế phục vụ quản lý tài nguyên đất ngập nước - ...Luận án: Đánh giá giá trị kinh tế phục vụ quản lý tài nguyên đất ngập nước - ...
Luận án: Đánh giá giá trị kinh tế phục vụ quản lý tài nguyên đất ngập nước - ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Khóa luận kinh tế nông nghiệp.
Khóa luận kinh tế nông nghiệp.Khóa luận kinh tế nông nghiệp.
Khóa luận kinh tế nông nghiệp.ssuser499fca
 

Similar to Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh (20)

Luận án: Thực trạng và định hướng sử dụng đất tỉnh Nam Định trong điều kiện b...
Luận án: Thực trạng và định hướng sử dụng đất tỉnh Nam Định trong điều kiện b...Luận án: Thực trạng và định hướng sử dụng đất tỉnh Nam Định trong điều kiện b...
Luận án: Thực trạng và định hướng sử dụng đất tỉnh Nam Định trong điều kiện b...
 
Luận án: Thực trạng và định hướng sử dụng đất tỉnh Nam Định trong điều kiện b...
Luận án: Thực trạng và định hướng sử dụng đất tỉnh Nam Định trong điều kiện b...Luận án: Thực trạng và định hướng sử dụng đất tỉnh Nam Định trong điều kiện b...
Luận án: Thực trạng và định hướng sử dụng đất tỉnh Nam Định trong điều kiện b...
 
Ảnh hưởng của phát triển đô thị đến quản lý sử dụng đất nông nghiệp
Ảnh hưởng của phát triển đô thị đến quản lý sử dụng đất nông nghiệpẢnh hưởng của phát triển đô thị đến quản lý sử dụng đất nông nghiệp
Ảnh hưởng của phát triển đô thị đến quản lý sử dụng đất nông nghiệp
 
Luận văn: Đánh giá ảnh hưởng của việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng tới si...
Luận văn: Đánh giá ảnh hưởng của việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng tới si...Luận văn: Đánh giá ảnh hưởng của việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng tới si...
Luận văn: Đánh giá ảnh hưởng của việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng tới si...
 
Luận án: Biến động sử dụng đất trong quan hệ với nhân khẩu học
Luận án: Biến động sử dụng đất trong quan hệ với nhân khẩu họcLuận án: Biến động sử dụng đất trong quan hệ với nhân khẩu học
Luận án: Biến động sử dụng đất trong quan hệ với nhân khẩu học
 
Luận văn: Công tác quản lý Nhà nước về quyền sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Công tác quản lý Nhà nước về quyền sử dụng đất, 9đLuận văn: Công tác quản lý Nhà nước về quyền sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Công tác quản lý Nhà nước về quyền sử dụng đất, 9đ
 
Luận văn: Công tác quản lý Nhà nước về quyền sử dụng đất tại địa bàn thành ph...
Luận văn: Công tác quản lý Nhà nước về quyền sử dụng đất tại địa bàn thành ph...Luận văn: Công tác quản lý Nhà nước về quyền sử dụng đất tại địa bàn thành ph...
Luận văn: Công tác quản lý Nhà nước về quyền sử dụng đất tại địa bàn thành ph...
 
Th s16.07 nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hó...
Th s16.07 nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hó...Th s16.07 nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hó...
Th s16.07 nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hó...
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ quản lý công nghiệp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ quản lý công nghiệp, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ quản lý công nghiệp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ quản lý công nghiệp, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận án: Giao đất lâm nghiệp cho đồng bào dân tộc tỉnh Quảng Bình
Luận án: Giao đất lâm nghiệp cho đồng bào dân tộc tỉnh Quảng BìnhLuận án: Giao đất lâm nghiệp cho đồng bào dân tộc tỉnh Quảng Bình
Luận án: Giao đất lâm nghiệp cho đồng bào dân tộc tỉnh Quảng Bình
 
Đề tài: Đánh giá biến động đất trồng lúa tỉnh Hậu Giang 2010 - 2015
Đề tài: Đánh giá biến động đất trồng lúa tỉnh Hậu Giang 2010 - 2015Đề tài: Đánh giá biến động đất trồng lúa tỉnh Hậu Giang 2010 - 2015
Đề tài: Đánh giá biến động đất trồng lúa tỉnh Hậu Giang 2010 - 2015
 
Ứng dụng GIS đánh giá biến động đất trồng lúa tỉnh Hậu Giang
Ứng dụng GIS đánh giá biến động đất trồng lúa tỉnh Hậu GiangỨng dụng GIS đánh giá biến động đất trồng lúa tỉnh Hậu Giang
Ứng dụng GIS đánh giá biến động đất trồng lúa tỉnh Hậu Giang
 
Luận án: Nghiên cứu địa mạo - thổ nhưỡng vùng Bắc Tây Nguyên
Luận án: Nghiên cứu địa mạo - thổ nhưỡng vùng Bắc Tây NguyênLuận án: Nghiên cứu địa mạo - thổ nhưỡng vùng Bắc Tây Nguyên
Luận án: Nghiên cứu địa mạo - thổ nhưỡng vùng Bắc Tây Nguyên
 
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ n...
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ n...đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ n...
đáNh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại địa bàn huyện võ n...
 
Thực hành cơ sở viễn thám phân loại đối tượng tỉnh Gia Lai.pdf
Thực hành cơ sở viễn thám phân loại đối tượng tỉnh Gia Lai.pdfThực hành cơ sở viễn thám phân loại đối tượng tỉnh Gia Lai.pdf
Thực hành cơ sở viễn thám phân loại đối tượng tỉnh Gia Lai.pdf
 
Luận án: Nghiên cứu địa mạo sinh thái lãnh thổ tỉnh Nghệ An, HAY
Luận án: Nghiên cứu địa mạo sinh thái lãnh thổ tỉnh Nghệ An, HAYLuận án: Nghiên cứu địa mạo sinh thái lãnh thổ tỉnh Nghệ An, HAY
Luận án: Nghiên cứu địa mạo sinh thái lãnh thổ tỉnh Nghệ An, HAY
 
Luận án: Đánh giá giá trị kinh tế phục vụ quản lý tài nguyên đất ngập nước - ...
Luận án: Đánh giá giá trị kinh tế phục vụ quản lý tài nguyên đất ngập nước - ...Luận án: Đánh giá giá trị kinh tế phục vụ quản lý tài nguyên đất ngập nước - ...
Luận án: Đánh giá giá trị kinh tế phục vụ quản lý tài nguyên đất ngập nước - ...
 
Luận văn: Chính sách sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Chính sách sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Quảng NamLuận văn: Chính sách sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Chính sách sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam
 
Khóa luận kinh tế nông nghiệp.
Khóa luận kinh tế nông nghiệp.Khóa luận kinh tế nông nghiệp.
Khóa luận kinh tế nông nghiệp.
 
Luận án: Hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại Huế, HAY
Luận án: Hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại Huế, HAYLuận án: Hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại Huế, HAY
Luận án: Hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại Huế, HAY
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.dochttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...https://www.facebook.com/garmentspace
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Recently uploaded

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 

Recently uploaded (20)

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 

Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện tiên yên tỉnh quảng ninh

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN THỊ THU HIỀN NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT HỢP LÝ HUYỆN TIÊN YÊN, TỈNH QUẢNG NINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI HÀ NỘI - 2015
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN THỊ THU HIỀN NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT HỢP LÝ HUYỆN TIÊN YÊN, TỈNH QUẢNG NINH CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI MÃ SỐ : 62 85 01 03 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. PHẠM VỌNG THÀNH 2. PGS.TS. NGUYỄN KHẮC THỜI HÀ NỘI - 2015
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng dùng bảo vệ để lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận án đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng 2 năm 2015 Tác giả luận án Nguyễn Thị Thu Hiền
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành công trình này, tôi nhận được sự giúp đỡ tận tình của lãnh đạo và các thầy, cô Bộ môn Trắc địa Bản đồ, Bộ môn Hệ thống thông tin đất - Khoa Quản lý đất đai, Ban Quản lý Đào tạo, Ban Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: + PGS.TS. Phạm Vọng Thành - Trường Đại học Mỏ Địa Chất + PGS.TS. Nguyễn Khắc Thời - Học viện Nông nghiệp Việt Nam, những người thầy hướng dẫn hết mực nhiệt tình, đã chỉ dạy cho tôi, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận án. + TS. Trần Quốc Vinh - Trưởng Bộ môn Hệ thống thông tin đất, TS Trần Trọng Phương - Trưởng Bộ môn Trắc địa Bản đồ, Khoa Quản lý đất đai, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, đã giúp đỡ, tạo điều kiện trong quá trình thực hiện đề tài. + KS. Nguyễn Văn Long - Trung tâm Viễn thám Quốc gia, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã giúp đỡ tôi trong quá trình xử lý dữ liệu ảnh. + Tập thể cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Nông nghiệp, Phòng Thống kê, Ban Quản lý dự án rừng Tiên Yên, Hạt Kiểm lâm Tiên Yên, đã giúp đỡ tôi trong thời gian tôi nghiên cứu tại địa bàn. + Gia đình ông Hoàng Văn Tân - cán bộ địa chính xã Phong Dụ, ông Sển Văn Bảy - cán bộ địa chính thị trấn Tiên Yên đã tận tình giúp đỡ. Xin bày tỏ lòng biết ơn tới bố, mẹ, chồng, các con, anh, chị và những người bạn đã động viên hỗ trợ tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu này. Tôi xin chân thành cảm ơn./. Hà Nội, ngày tháng 2 năm 2015 Tác giả luận án Nguyễn Thị Thu Hiền
  • 5. iii MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục chữ cái viết tắt vi Danh mục các bảng vii Danh mục các hình ix MỞ ĐẦU 1 1 Tính cấp thiết của đề tài 1 2 Mục tiêu nghiên cứu 3 3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 5 Những đóng góp mới của luận án 4 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5 1.1 Một số vấn đề lý luận về sử dụng đất 5 1.1.1 Khái niệm và vai trò của đất 5 1.1.2 Sử dụng đất và quản lý sử dụng đất 7 1.1.3 Nghiên cứu quản lý sử dụng đất đồi núi Việt Nam 7 1.2 Cơ sở khoa học về biến động sử dụng đất và lớp phủ 10 1.2.1 Khái niệm biến động sử dụng đất và lớp phủ 10 1.2.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến biến động sử dụng đất và lớp phủ 12 1.2.3 Nghiên cứu biến động sử dụng đất, lớp phủ bằng tư liệu viễn thám và GIS 15 1.2.4 Hệ thống phân loại sử dụng đất và lớp phủ đối với tư liệu viễn thám 18 1.3 Sử dụng đất, biến động sử dụng đất trên thế giới và Việt Nam 18 1.3.1 Sử dụng đất và biến động sử dụng đất trên trên thế giới. 18 1.3.2 Sử dụng đất và biến động sử dụng đất ở Việt Nam 23 1.4 Tình hình nghiên cứu biến động sử dụng đất trên thế giới và Việt Nam 27 1.4.1 Tình hình nghiên cứu biến động sử dụng đất trên thế giới 27 1.4.2 Tình hình nghiên cứu biến động sử dụng đất ở Việt Nam 32
  • 6. iv 1.5 Nhận xét tổng quan tài liệu và định hướng nghiên cứu 35 1.5.1 Nhận xét tổng quan tài liệu 35 1.5.2 Giả thiết nghiên cứu của đề tài 36 Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 43 2.1 Nội dung nghiên cứu 43 2.1.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu. 43 2.1.2 Đánh giá biến động sử dụng đất huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh bằng công nghệ viễn thám và GIS 43 2.1.3 Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên và xã hội đến biến động sử dụng đất huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh 43 2.1.4 Đánh giá tác động của biến động sử dụng đất đến thu nhập, việc làm và độ che phủ rừng trên địa bàn huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh 43 2.1.5 Đề xuất các giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh 44 2.2 Dữ liệu nghiên cứu 44 2.2.1 Dữ liệu ảnh vệ tinh 44 2.2.2 Dữ liệu bản đồ 44 2.2.3 Dữ liệu khác 44 2.3 Phương pháp nghiên cứu 45 2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu 45 2.3.2 Phương pháp xử lý dữ liệu viễn thám 47 2.3.3 Phương pháp phân tích không gian trong GIS 48 2.3.4 Phương pháp phân tích hồi quy logistic đa biến 48 2.3.5 Phương pháp xử lý số liệu 52 Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 55 3.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh 55 3.1.1 Điều kiện tự nhiên huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh 55 3.1.2 Các nguồn tài nguyên 60 3.1.3 Tình hình kinh tế xã hội huyện Tiên Yên 63 3.1.4 Hiện trạng sử dụng đất huyện Tiên Yên 67
  • 7. v 3.1.5 Đánh giá chung điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội huyện Tiên Yên 68 3.2 Đánh giá biến động sử dụng đất huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh bằng công nghệ viễn thám và GIS 70 3.2.1 Xử lý ảnh vệ tinh 70 3.2.2 Thành lập bản đồ sử dụng đất 78 3.2.3 Đánh giá biến động sử dụng đất giai đoạn 2000 - 2010 khu vực huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh 84 3.3 Ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên và xã hội đến biến động sử dụng đất 92 3.3.1 Mã hóa các biến trong mô hình hồi quy logistic 92 3.3.2 Ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên, xã hội đến biến động sử dụng đất khu vực Tiên Yên giai đoạn 2000 - 2005 95 3.3.3 Ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên, xã hội đến biến động sử dụng đất huyện Tiên Yên giai đoạn 2005 - 2010 99 3.3.4 So sánh ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên, xã hội đến biến động sử dụng đất huyện Tiên Yên 101 3.4 Tác động của biến động sử dụng đất đến thu nhập, việc làm và độ che phủ rừng trên địa bàn huyện Tiên Yên 103 3.4.1 Tác động của biến động sử dụng đất đến thu nhập và việc làm 103 3.4.2 Tác động của biến động sử dụng đất đến độ che phủ rừng và khả năng bảo vệ của lớp phủ đối với xói mòn 113 3.5 Đề xuất các giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện Tiên Yên 116 3.5.1 Những căn cứ đề xuất các giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh 116 3.5.2 Đề xuất các giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh 116 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 120 1 Kết luận 120 2 Kiến nghị 121 Danh mục các công trình đã công bố của tác giả liên quan đến luận án 122 Tài liệu tham khảo 123 Phụ lục 131
  • 8. vi DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT ACTMANG: Tổ chức hành động vì sự phục hồi rừng ngập mặn Nhật Bản (Japanese Organization Action for Mangrove reforestation) BĐ: Bản đồ C: Hệ số xói mòn do ảnh hưởng của lớp phủ thực vật DEM: Mô hình số độ cao DN: Giá trị số DTTN: Diện tích tự nhiên ICARGC: Trung tâm Quốc tế nghiên cứu biến đổi toàn cầu (International Center for Advanced Research on Global Change) KC: Khoảng cách FAO: Tổ chức Nông lương thế giới GIS: Hệ thống thông tin địa lý GPS: Hệ thống định vị toàn cầu GT: Giao thông LUCC: Biến động sử dụng đất và lớp phủ NDVI: Chỉ số khác biệt thực vật NN: Nông nghiệp PAM: Chương trình lương thực thế giới PNN: Phi nông nghiệp PCA: Phân tích thành phần chính QL: Quốc lộ SAM: Dự án nghiên cứu hệ thống nông nghiệp miền núi TNMT: Tài nguyên môi trường UBND: Ủy ban nhân dân UNDP: Chương trình phát triển Liên hiệp quốc USGS: Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (The United States Geological Survey)
  • 9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang 1.1 Hệ thống phân loại đất của USGS 19 1.2 Chu chuyển các loại đất toàn cầu 1990- 2005 (trung bình năm) 22 1.3 Hiện trạng và biến động đất nông nghiệp giai đoạn 2000 - 2013 24 1.4 Hiện trạng và biến động đất phi nông nghiệp giai đoạn 2000 - 2013 26 2.1 Số lượng phiếu điều tra tại điểm nghiên cứu 46 2.2 Các biến độc lập trong mô hình hồi quy logistic đa biến 50 3.1 Một số yếu tố khí hậu của huyện Tiên Yên từ năm 2000 - 2010 57 3.2 Thống kê các loại đất huyện Tiên Yên 60 3.3 Hiện trạng sử dụng đất huyện Tiên Yên năm 2010 68 3.4 Mô tả các lớp phân loại 73 3.5 Mẫu phân loại ảnh 74 3.6 Ma trận sai số phân loại ảnh năm 2000 75 3.7 Ma trận sai số phân loại ảnh năm 2005 76 3.8 Ma trận sai số phân loại ảnh năm 2010 77 3.9 Diện tích và cơ cấu các loại đất năm 2000, 2005 và 2010 80 3.10 Biến động các loại đất giai đoạn 2000- 2005 85 3.11 Biến động các loại đất giai đoạn 2005 - 2010 90 3.12 Mã hóa một số biến độc lập trong mô hình hồi quy 93 3.13 Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến 95 3.14 Các thông số trong mô hình hồi quy giai đoạn 2000 - 2005 96 3.15 Các thông số trong mô hình hồi quy giai đoạn 2005 - 2010 99 3.16 Ảnh hưởng các biến độc lập đến biến động sử dụng đất 102 3.17 Các loại hình sử dụng đất của các hộ điều tra 104 3.18 Biến động sử dụng đất của các hộ điều tra 105 3.19 Nguồn thu nhập của các hộ gia đình năm 2010 107 3.20 Lý do tăng thu nhập của hộ gia đình 108
  • 10. viii 3.21 Cơ cấu thu nhập của hộ nhóm 2 111 3.22 Thay đổi về việc làm giai đoạn 2000-2010 112 3.23 Giá trị hệ số C năm 2000 và 2010 114
  • 11. ix DANH MỤC CÁC HÌNH STT Tên hình Trang 1.1 Đánh giá biến động sau phân loại 17 1.2 Bình quân diện tích đất canh tác trên đầu người 20 2.1 Sơ đồ nghiên cứu biến động sử dụng đất 53 2.2 Sơ đồ đánh giá tác động của biến động sử dụng đất đến thu nhập, việc làm và độ che phủ rừng 54 3.1 Sơ đồ vị trí huyện Tiên Yên 55 3.2 Biểu đồ lượng mưa các tháng trong năm huyện Tiên Yên 58 3.3 Cơ cấu các ngành kinh tế huyện Tiên Yên năm 2010 63 3.4 Cơ cấu dân tộc huyện Tiên Yên năm 2010 65 3.5 Cơ cấu các loại đất chính năm 2010 huyện Tiên Yên 67 3.6 Sai số và tọa độ điểm nắn ảnh 2005 70 3.7 Sai số và tọa độ điểm nắn ảnh 2000 71 3.8 Một phần ảnh vệ tinh năm 2010 trước và sau phân tách ảnh 72 3.9 Mô hình số độ cao DEM khu vực huyện Tiên Yên 79 3.10 Bản đồ sử dụng đất năm 2000 huyện Tiên Yên 81 3.11 Bản đồ sử dụng đất năm 2005 huyện Tiên Yên 82 3.12 Bản đồ sử dụng đất năm 2010 huyện Tiên Yên 83 3.13 Biểu đồ diện tích các lớp sử dụng đất năm 2000, 2005, 2010 84 3.14 Bản đồ biến động sử dụng đất giai đoạn 2000 - 2005 huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh 86 3.15 Bản đồ biến động sử dụng đất giai đoạn 2005 - 2010 huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh 87 3.16 Biểu đồ tăng, giảm các loại đất giai đoạn 2000-2005 88 3.17 Biểu đồ tăng giảm các loại đất giai đoạn 2005-2010 91 3.18 Một số biến trong mô hình hồi quy 94 3.19 Cơ cấu thu nhập của nhóm hộ 1 năm 2010 và 2000 xã Đại Thành 109
  • 12. x 3.20 Cơ cấu thu nhập của nhóm hộ 1 năm 2010 và 2000 xã Đông Ngũ 110 3.21 Độ che phủ rừng huyện Tiên Yên 114 3.22 Biểu đồ hệ số ảnh hưởng của lớp phủ đến xói mòn 115
  • 13. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Biến động sử dụng đất là một trong những động lực chính làm biến đổi môi trường toàn cầu, là trung tâm của những tranh luận về phát triển bền vững (Turner and Lambin, 2001). Biến động sử dụng đất làm ảnh hưởng đến hệ thống chức năng của trái đất, gây nhiều hậu quả như thay đổi thảm thực vật, biến đổi các đặc tính lý hóa của đất, các hệ thống thủy văn và tài nguyên động, thực vật. Biến động sử dụng đất là một trong những nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu và mất cân bằng sinh thái. Những biến động trong sử dụng đất diễn ra nhanh chóng và rộng khắp trên thế giới, bao gồm việc chuyển đất rừng tự nhiên thành đất sản xuất nông nghiệp, một phần đất nông nghiệp lại được dùng để xây dựng khu dân cư, mở rộng đô thị...(Mas, 1999). Mặc dù, biến động sử dụng đất xảy ra ở từng khu vực nhưng lại tác động tiêu cực trên phạm vi toàn cầu. Do đó, những hiểu biết về nguyên nhân, động lực cũng như ảnh hưởng của biến động sử dụng đất có vai trò quan trọng. Ngay từ năm 1972, tại hội nghị Quốc tế về Môi trường và Con người, tổ chức tại Stockholm, cộng đồng các nhà khoa học đã chính thức kêu gọi thực hiện các nghiên cứu về biến động sử dụng đất - lớp phủ trên toàn thế giới. Đến năm 1992, nội dung này được nhắc lại tại Hội nghị Quốc tế về Môi trường và Phát triển (UNCED) tại Rio de Janeiro. Vì vậy nhiều nghiên cứu về biến động sử dụng đất và lớp phủ đã được triển khai ở các nước phát triển và đang phát triển như Bangladesh, Nepal, Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Kenya, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Canada... (Qasim et al., 2011). Ở Việt Nam, áp lực về gia tăng dân số và phát triển kinh tế xã hội đã tác động mạnh mẽ đến sử dụng đất làm cho hiện trạng sử dụng đất có nhiều thay đổi. Diện tích đất để phát triển các khu dân cư và đô thị tăng lên, đất sản xuất nông nghiệp ở các khu vực đồng bằng bị thu hẹp. Việt Nam có 3/4 diện tích tự nhiên là đồi núi, chủ yếu phân bố ở khu vực phía Bắc và Bắc Trung Bộ, đây là địa bàn cư trú của đại đa số cộng đồng dân tộc Việt Nam. Đây cũng là nơi có địa hình chia cắt
  • 14. 2 mạnh, nhiều núi cao, giao thông đi lại khó khăn, kinh tế xã hội chậm phát triển. Đời sống của một bộ phận không nhỏ người dân trong vùng còn gặp nhiều khó khăn do diện tích đất canh tác nhỏ hẹp, điều kiện sản xuất có rất nhiều hạn chế. Do đó biến động trong sử dụng đất như phá rừng để mở rộng đất canh tác hay du canh, du cư dường như là cơ chế phản hồi để thích nghi với điều kiện khó khăn nhằm ổn định cuộc sống. Tuy nhiên việc chuyển đổi từ đất rừng sang đất sản xuất đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, năm 1995 nước ta chỉ còn 9,3 triệu ha rừng tự nhiên, độ che phủ rừng thấp ở mức kỷ lục là 28,2%, nhiều diện tích đất trống đồi núi trọc rất khó phục hồi. Tiên Yên là huyện miền núi phía Đông tỉnh Quảng Ninh với tổng diện tích tự nhiên là 64.789,74 ha, độ cao từ 0 đến 900 m so với mực nước biển. Địa hình của huyện bị chia cắt mạnh, nhiều núi cao, hệ thống sông, suối ngắn, nhỏ và có độ dốc lớn chia cắt các xã trong vùng gây nhiều khó khăn trở ngại trong phát triển kinh tế và sử dụng đất. Là huyện miền núi ven biển, Tiên Yên có một hệ sinh thái đa dạng gồm rừng, biển, rừng ngập mặn. Tiên Yên có 49,8% dân cư là người thiểu số như Tày, Dao, Sán Chỉ, Sán Rìu...với lịch sử, văn hóa, tập quán canh tác riêng biệt tạo nên những nét đặc trưng trong sử dụng đất... (UBND huyện Tiên Yên, 2013a). Từ năm 2000 trở lại đây, dưới tác động của nhiều yếu tố, tình hình sử dụng đất của Tiên Yên có nhiều biến động. Mặc dù đã có chính sách định canh định cư nhưng do cuộc sống khó khăn nên đồng bào dân tộc cư trú ở các vùng cao của huyện vẫn phá rừng làm nương rẫy. Còn ở khu vực ven biển là việc mở rộng đất nuôi trồng thủy sản từ đất rừng ngập mặn. Vì nông nghiệp là ngành sản xuất chính trên địa bàn huyện nên bất kỳ sự thay đổi nào trong sử dụng đất sẽ tác động mạnh mẽ đến cuộc sống của người dân đồng thời ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Những nghiên cứu về biến động sử dụng của các nhà khoa học trên thế giới cho thấy, các nhân tố tự nhiên và kinh tế xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc giải thích những động lực dẫn đến biến động sử dụng đất. Tuy nhiên trong những điều kiện khác nhau và ở các vùng địa lý khác nhau thì ảnh hưởng của những nhân tố đến biến động sử dụng đất cũng hoàn toàn thay đổi. Vì vậy việc đánh giá biến động sử dụng đất và xác định được ảnh hưởng của những yếu tố tự nhiên, xã hội
  • 15. 3 đến biến động sử dụng đất từ đó đề xuất các giải pháp quản lý sử dụng đất là vấn đề cấp thiết. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá biến động sử dụng đất và xác định ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên, xã hội đến biến động sử dụng đất huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh. - Đề xuất các giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý trên địa bàn huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học Xác định được mối tương quan giữa các yếu tố tự nhiên, xã hội đến biến động sử dụng đất. Đề tài góp phần bổ sung cơ sở lý luận trong nghiên cứu đánh giá biến động sử dụng đất bằng tư liệu viễn thám, công nghệ GIS và phân tích hồi quy. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp thông tin, bản đồ, số liệu về biến động sử dụng đất của khu vực nghiên cứu theo thời gian và không gian giúp cho cơ quan quản lý đất đai nắm được diễn biến và xu hướng biến động đất đai. Các yếu tố tự nhiên, xã hội có ảnh hưởng đến biến động sử dụng đất mà đề tài xác định được sẽ là cơ sở khoa học để cân nhắc giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong điều kiện cụ thể ở huyện Tiên Yên. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Các loại đất, các yếu tố tự nhiên, xã hội tác động biến động sử dụng đất. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Nghiên cứu trong phạm vi ranh giới hành chính huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh. Tác động của biến động sử dụng đất đến thu nhập, việc làm của người dân được nghiên cứu trên 2 xã điểm.
  • 16. 4 - Phạm vi thời gian: Biến động sử dụng đất được nghiên cứu từ năm 2000 đến năm 2010. 5. Những đóng góp mới của luận án Bằng mô hình hồi quy logistic đa biến với các dữ liệu viễn thám và số liệu thống kê đã xác định được ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên, xã hội đến biến động sử dụng đất khu vực huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.
  • 17. 5 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Một số vấn đề lý luận về sử dụng đất 1.1.1. Khái niệm và vai trò của đất 1.1.1.1. Khái niệm Đất là nguồn tài nguyên thiên nhiên thiết yếu cho sự tồn tại và phát triển của loài người. Theo học giả người Nga Docutraiep “Đất là một vật thể thiên nhiên cấu tạo độc lập lâu đời do kết quả quá trình hoạt động tổng hợp của 5 yếu tố hình thành đó là: sinh vật, đá mẹ, khí hậu, địa hình và thời gian”. Các nhà khoa học thổ nhưỡng khẳng định nguồn gốc ban đầu của đất (soil) là từ các loại đá mẹ trong thiên nhiên lâu đời bị phá hủy dần dần dưới tác động của các yếu tố lý học, hóa học, sinh học (dẫn theo Trần Văn Chính và cs., 2006). Về quan điểm sinh thái và môi trường của Lê Văn Khoa (2000) đất là một vật thể sống, một “vật mang” của các hệ sinh thái tồn tại trên trái đất, con người tác động vào đất cũng chính là tác động vào các hệ sinh thái mà đất “mang” trên mình nó. Đất là tài nguyên không tái tạo, là vật mang của hệ sinh thái. Đất là thành phần của môi trường thiên nhiên, của sinh quyển và có mối quan hệ mật thiết với các tài nguyên thiên nhiên khác (như nước, thực vật,...). Đất đai được định nghĩa là một khu vực cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm tất cả các thuộc tính ngay ở trên và dưới bề mặt bao gồm khí hậu, thổ nhưỡng, địa hình, hệ thống thủy văn bề mặt, lớp trầm tích gần bề mặt, nước ngầm, quần thể động thực vật và mọi hoạt động của con người trong quá khứ và hiện tại như ruộng bậc thang, hệ thống thủy lợi, đường giao thông, các tòa nhà… (FAO, 1995b). Trong nghiên cứu về sử dụng đất, đất đai được nhìn nhận là một nhân tố sinh thái bao gồm tất cả các thuộc tính sinh học và tự nhiên của bề mặt trái đất có ảnh hưởng nhất định đến tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất (Đào Châu Thu và Nguyễn Khang, 1998).
  • 18. 6 1.1.1.2. Vai trò của đất Đất đai đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của loài người, là cơ sở tự nhiên, là tiền đề cho mọi quá trình sản xuất. Vai trò cơ bản của đất đai trong việc hỗ trợ con người và các hệ sinh thái trên cạn khác được FAO (1995a) tổng hợp bao gồm: - Đất đai là nơi lưu trữ tài sản cho cá nhân, gia đình và xã hội, cung cấp không gian cho con người để ở, để xây dựng khu công nghiệp và vui chơi giải trí. - Đất là nơi sản xuất, cung cấp thức ăn, gỗ, củi và các vật liệu sinh học khác. Đất là môi trường sống của mọi sinh vật: con người, động thực vật, vi sinh vật. - Đất là yếu tố quyết định sự cân bằng năng lượng và chu trình thủy văn toàn cầu, vừa là nguồn phát vừa là bể chứa để giảm thiểu khí nhà kính. - Đất là nơi lưu trữ và vận chuyển nguồn tài nguyên nước mặt, nước ngầm, lưu trữ các nguồn tài nguyên và khoáng sản cho con người. - Đất là bộ đệm, bộ lọc và biến đổi hóa học các chất ô nhiễm. - Lưu trữ và bảo vệ các bằng chứng, ghi chép lịch sử như hóa thạch, bằng chứng về khí hậu cổ, tàn tích khảo cổ,...) - Cho phép hoặc cản trở sự di cư của các loài động vật, thực vật và con người trong một khu vực hoặc giữa khu vực này với những khu vực khác. Đất đai là một yếu tố cơ bản của sản xuất, vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu lao động. Đất đai là đối tượng lao động vì đó là nơi để con người thực hiện các hoạt động của mình tác động vào cây trồng, vật nuôi để tạo ra sản phẩm. Đất đai còn là tư liệu lao động trong quá trình sản xuất thông qua việc con người đã biết lợi dụng một cách ý thức các đặc tính tự nhiên của đất như lý học, hoá học, sinh vật học và các tính chất khác để tác động và giúp cây trồng tạo nên sản phẩm. Lịch sử nhân loại cho thấy, đất đai luôn luôn gắn liền với quá trình phát triển kinh tế, xã hội. Trong luận điểm nổi tiếng của mình, nhà kinh tế học William Petty (1623-1687) cho rằng “Lao động là cha, còn đất đai là mẹ của của cải”. Cũng theo Phan Huy Chú “Của báu của một nước không có gì bằng đất đai. Nhân dân và của cải đều do đấy mà ra” (dẫn theo Nguyễn Dũng Tiến, 2009).
  • 19. 7 1.1.2. Sử dụng đất và quản lý sử dụng đất 1.1.2.1. Sử dụng đất Sử dụng đất là hoạt động của con người tác động vào đất đai nhằm đạt kết quả mong muốn trong quá trình sử dụng. Theo FAO (1999), sử dụng đất được thực hiện bởi con người bao gồm các hoạt động cải tiến môi trường tự nhiên hoặc những vùng hoang vu vào sản xuất như đồng ruộng, đồng cỏ hoặc xây dựng các khu dân cư. Thực chất sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan hệ giữa con người với đất đai. Theo Đào Châu Thu và Nguyễn Khang (1998), có nhiều kiểu sử dụng đất bao gồm: sử dụng trên cơ sở sản xuất trực tiếp (cây trồng, đồng cỏ, gỗ rừng), sử dụng trên cơ sở sản xuất gián tiếp (chăn nuôi), sử dụng đất vì mục đích bảo vệ và theo các chức năng đặc biệt như đường xá, dân cư, công nghiệp .. Con người sử dụng đất nghĩa là tạo thêm tính năng cho đất đồng thời cũng thay đổi chức năng của đất và môi trường. Vì vậy việc sử dụng đất phải được dựa trên những cơ sở khoa học và cân nhắc tới sự bền vững. 1.1.2.2. Quản lý sử dụng đất Quản lý là sự tác động có chủ đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý một cách liên tục, có tổ chức, liên kết các thành viên trong tổ chức hành động nhằm đạt tới mục tiêu với kết quả tốt nhất. Terry (1988) coi quản lý thực chất là một quá trình bao gồm kế hoạch, tổ chức, vận hành, kiểm soát và thực hiện để hoàn thành mục tiêu bằng cách sử dụng nhân lực và nguồn lực. Quản lý sử dụng đất là quá trình quản lý sử dụng và phát triển đất đai trong không gian theo định hướng và sự điều phối của chính sách đất đai hiện tại (Vancutsem, 2008). 1.1.3. Nghiên cứu quản lý sử dụng đất đồi núi Việt Nam Đất đồi núi chiếm 3/4 diện tích tự nhiên của Việt Nam, là nơi sinh sống của đại đa số các dân tộc, đồng thời cũng là nơi đóng vai trò chính trong việc gìn giữ cân bằng sinh thái. Theo Nguyễn Văn Toàn (2010), Việt Nam có khoảng 24,1 triệu
  • 20. 8 ha đất đồi núi, trong đó có 10,37 triệu ha có độ dốc >250 chiếm 43% diện tích đất đồi núi. Đất có độ dốc từ 15 - 250 có 5,35 triệu ha thích hợp cho trồng cây lâu năm theo phương pháp nông lâm kết hợp. Diện tích đất có độ dốc dưới 15o là 8,2 triệu ha, phần lớn đã được khai thác sử dụng cho sản xuất nông nghiệp. Mặc dù diện tích đất đồi núi chiếm tỷ lệ lớn nhưng lại phải đối mặt với nhiều thách thức trong quá trình sử dụng. Theo Trần Đức Viên và Phạm Chí Thành (1996), khó khăn, hạn chế lớn nhất cho việc phát triển nông nghiệp trên vùng đất dốc là địa hình chia cắt mạnh, có nhiều núi cao, suối sâu, đèo dốc hiểm trở, độ dốc lớn với nhiều tiểu vùng sinh thái khác biệt, gây ra nhiều trở ngại như xói mòn, thoái hóa, hạn hán… Nhóm nghiên cứu của Viện Thổ nhưỡng Nông hóa đã xác định được trong 24,8 triệu ha đất dốc thì không có đơn vị đất đai nào rất thích hợp với sản xuất nông nghiệp (độ phì cấp 1), có 13,4% diện tích có độ phì nhiêu khá (cấp 2) thích hợp với sản xuất nông nghiệp, phân bố chủ yếu ở vùng Đông Bắc Bộ, Tây Bắc Bộ, Duyên hải Bắc Trung Bộ. Đất có độ phì nhiêu trung bình (cấp 3) chiếm 6,5%, đất có độ phì nhiêu kém do tầng đất mỏng (cấp 4) chiếm 3,7%, đất có độ phì nhiêu kém do độ dốc cao, nguy cơ xói mòn lớn (cấp 5) khoảng 8,3%. Còn lại là đất có độ phì nhiêu rất kém do độ dốc cao và nguy cơ xói mòn rất lớn, tầng đất rất mỏng và nhiều yếu tố hạn chế chiếm 68,1% diện tích đất dốc của 7 vùng sinh thái (Bùi Huy Hiền và cs., 2001). Vùng đồi núi Việt Nam có địa hình chia cắt mạnh, mạng lưới sông suối dày đặc, sông ngắn, dốc, lượng mưa lớn tập trung vào mùa hè do đó lượng đất mất do xói mòn rất lớn, ước tính khoảng 2 tỉ tấn/năm. Kết quả theo dõi của Hội Khoa học Đất Việt Nam trong 2 năm 2004, 2005 lượng mất đất do xói mòn, rửa trôi ở huyện Quỳnh Nhai là 839,918 nghìn tấn/năm (Lê Thái Bạt và Luyện Hữu Cử, 2012). Đất đồi núi Việt Nam cũng phải đối mặt với vấn đề suy thoái đất. Tập quán canh tác truyền thống du canh du cư, phá rừng đốt rẫy, trồng lúa nương... làm cho diện tích đất bị thoái hóa tăng lên nhanh chóng. Theo Trần Kông Tấu (2009), đất đồi núi có xu hướng giảm độ phì tự nhiên, giảm diện tích che phủ rừng. Nguyễn Thế Đặng và cs. (2003) khẳng định đã có lúc diện tích đất trống, đồi núi trọc của Việt Nam lên đến 13 triệu ha.
  • 21. 9 Theo Đào Châu Thu và Lê Quốc Doanh (2012), ở vùng đồi núi chế độ canh tác chủ yếu phụ thuộc vào nước trời, tập tục canh tác, trình độ sản xuất nông nghiệp thấp là một trong những khó khăn trở ngại với sản xuất nông nghiệp vùng đất dốc. Tiềm năng to lớn và những thách thức trong sử dụng đất dốc đã thúc đẩy các nghiên cứu về vấn đề này. Để sử dụng đất đồi núi hiệu quả và bền vững, ngay từ những năm 1960 các cơ quan quản lý và nghiên cứu khoa học như Vụ Quản lý ruộng đất, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa và các nhà khoa học như Nguyễn Trọng Hà (1962); Bùi Quang Toản (1965); Bùi Mạnh và Nguyễn Xuân Cát (1970); Chu Đình Hoàng (1976); Thái Phiên (1999) đã tập trung nghiên cứu các biện pháp chống xói mòn và sử dụng đất hợp lý (dẫn theo Lê Thị Giang, 2012). Các công trình nghiên cứu đáng chú ý có thể kể đến nghiên cứu về đất trống đồi núi trọc của tỉnh Tuyên Quang của Nguyễn Đình Bồng (1995); Kết quả nghiên cứu cải tạo, sử dụng và bảo vệ đất dốc trong sản xuất nông lâm nghiệp của Bùi Huy Hiền và cs. (2001); Nghiên cứu về các yếu tố hạn chế năng suất cây trồng trên đất dốc và biện pháp khắc phục của Hà Đình Tuấn và cs. (2001) hay công trình “Đất gò đồi Đông Bắc - Hiện trạng và định hướng sử dụng” của Nguyễn Văn Toàn (2007). Trong những năm gần đây, nhiều cơ quan nghiên cứu trong nước và quốc tế đã phối hợp thực hiện những chương trình nghiên cứu về canh tác bền vững trên đất dốc, đặc biệt là Dự án nghiên cứu Hệ thống Nông nghiệp vùng núi phía Bắc Việt Nam do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam (VASI), Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc (NOMAFSI), Trung tâm Hợp tác quốc tế về Nghiên cứu nông nghiệp vì sự phát triển của Cộng hoà Pháp (CIRAD) cùng Viện Nghiên cứu Lúa quốc tế (IRRI) thực hiện. Kết quả nghiên cứu sử dụng thảm che phủ tại một số tỉnh miền núi như Bắc Kạn, Yên Bái đã làm tăng năng suất cây trồng, giảm thiểu xói mòn, tăng độ ẩm đất. Ở các ô có che phủ, mức độ xói mòn đất giảm từ 73% đến 94% so với các ô không có che phủ, Ngoài ra thảm che phủ còn có tác dụng khống chế cỏ dại, cải thiện độ phì của đất, tăng cường hoạt tính sinh học đất (Hà Đình Tuấn và Lê Quốc Doanh, 2007). Tóm lại, đất đồi núi Việt Nam có tiềm năng khá lớn để phát triển nông
  • 22. 10 nghiệp. Tuy nhiên để đạt được mục tiêu sử dụng đất bền vững thì công tác quản lý sử dụng đất phải đảm bảo các vấn đề sau: - Phải bảo vệ được nguồn tài nguyên rừng, đảm bảo độ che phủ thích hợp đối với từng vùng sinh thái để hạn chế suy thoái đất. - Đẩy mạnh các mô hình sản xuất nông nghiệp tiên tiến, sử dụng các kỹ thuật canh tác tiến bộ, phù hợp. - Sử dụng giống cây trồng thích hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng... đối với từng vùng. Phát triển chăn nuôi đại gia súc tại các vùng trọng điểm. - Mở rộng hệ thống trồng trọt, chăn nuôi phải đi kèm với các cơ sở chế biến sau thu hoạch để giảm thiểu việc vận chuyển nguyên liệu thô, đảm bảo đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp. - Từng bước cải thiện cơ sở hạ tầng vùng núi, hoàn thành công tác giao đất giao rừng, phát triển văn hóa xã hội khu vực đồi núi. 1.2. Cơ sở khoa học về biến động sử dụng đất và lớp phủ 1.2.1. Khái niệm biến động sử dụng đất và lớp phủ Sử dụng đất và lớp phủ là hai thành phần liên kết với nhau, nhưng trong một thời gian dài đã được nghiên cứu một cách tách biệt. Lớp phủ là trạng thái tự nhiên của bề mặt đất, là mối quan tâm chủ yếu của các nhà khoa học tự nhiên, còn sử dụng đất là hoạt động của con người, mối quan tâm chủ yếu của các nhà khoa học xã hội (Meyer and Turner, 1994). Lớp phủ được định nghĩa là bề mặt tự nhiên trên bề mặt đất bao gồm nước, thực vật, đất trống và các công trình nhân sinh. Sử dụng đất là hoạt động có mục đích của con người thực hiện trên lớp phủ (IGBP, 1997). Điều đó có nghĩa là lớp phủ bề mặt có thể quan sát được ở những khoảng cách và bằng tư liệu khác nhau như quan sát bằng mắt, từ ảnh hàng không hay bởi bộ cảm biến vệ tinh (Ellis, 2010). Trái ngược với lớp phủ, sử dụng đất không dễ dàng quan sát được trong nhiều trường hợp, do vậy để xác định được đó là loại hình sử dụng đất nào cần phải bổ sung các thông tin. Ví dụ, để xác định đất trồng cỏ quan sát được có phải sử
  • 23. 11 dụng cho mục đích chăn thả gia súc hay đồng cỏ tự nhiên thì người nông dân có thể cung cấp thông tin, sự có mặt của họ cùng với đàn gia súc sẽ quyết định đó là loại đất gì. Hay những khu vực mà lớp phủ là cây bụi, thân gỗ có thể là những khu vực cây bụi tự nhiên, có thể là rừng phục hồi, cũng có thể là rừng trồng để lấy gỗ, hay rừng cao su để sản xuất, hay khu vực đất nông nghiệp đang trong thời gian hoang hóa, hay là đồn điền chè, cà phê... Theo Từ điển Khoa học trái đất "Biến động sử dụng đất và lớp phủ (LUCC), được biết như biến động đất đai, đây là một thuật ngữ chung chỉ những thay đổi bề mặt lãnh thổ trái đất xảy ra do tác động của con người” (dẫn theo Ellis, 2010). Sherbinin (2002) cho rằng, biến động sử dụng đất là nguyên nhân dẫn tới biến động lớp phủ, điều đó có nghĩa là biến động lớp phủ chính là hệ quả của biến động sử dụng đất. Biến động sử dụng đất là sự thay đổi trạng thái tự nhiên của lớp phủ bề mặt đất gây ra bởi hành động của con người, là một hiện tượng phổ biến liên quan đến tăng trưởng dân số, phát triển thị trường, đổi mới công nghệ, kỹ thuật và sự thay đổi thể chế, chính sách. Biến động sử dụng đất có thể gây hậu quả khác nhau đối với tài nguyên thiên nhiên như sự thay đổi thảm thực vật, biến đổi trong đặc tính vật lý của đất, trong quần thể động, thực vật và tác động đến các yếu tố hình thành khí hậu (Turner et al., 1995; Lambin et al., 1999; Aylward, 2000 dẫn theo Muller, 2004). Muller (2003) chia biến động sử dụng đất thành 2 nhóm. Nhóm thứ nhất là sự thay đổi từ loại hình sử dụng đất hiện tại sang loại hình sử dụng đất khác. Nhóm thứ hai là sự thay đổi về cường độ sử dụng đất trong cùng một loại hình sử dụng đất. Biến động sử dụng đất và lớp phủ đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử, là hệ quả từ các hoạt động trực tiếp và gián tiếp của con người nhằm đảm bảo nhu cầu thiết yếu. Ban đầu có thể chỉ là các hoạt động đốt rừng để khai hoang mở rộng đất nông nghiệp, dẫn đến sự suy giảm rừng và thay đổi bề mặt trên trái đất. Gần đây, công nghiệp hóa đã làm gia tăng sự tập trung dân cư trong các đô thị và giảm dân cư nông thôn, kéo theo đó là khai thác quá tải trên khu vực đất màu mỡ và bỏ hoang các khu vực đất không thích hợp. Tất cả những nguyên nhân và hệ quả của các biến động này đều có thể nhìn thấy ở mọi nơi trên thế giới.
  • 24. 12 1.2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến biến động sử dụng đất và lớp phủ Biến động sử dụng đất và lớp phủ được quyết định bởi sự tương tác theo thời gian giữa yếu tố tự nhiên như địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng và yếu tố con người như dân số, trình độ công nghệ, điều kiện kinh tế, chiến lược sử dụng đất, xã hội (Veldkamp and Fresco, 1996b). Mức độ, quy mô và các yếu tố ảnh hưởng đến sự biến động sử dụng đất khác nhau đối với từng khu vực (Kaimowitz and Angelsen, 1998). Briassoulis (2002), chia các yếu tố ảnh hưởng đến biến động sử dụng đất thành 2 nhóm: Nhóm các yếu tố tự nhiên và nhóm các yếu tố kinh tế xã hội. 1.2.2.1. Nhóm các yếu tố tự nhiên Các yếu tố tự nhiên như vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng... và các quá trình tự nhiên có tác động trực tiếp đến biến động sử dụng đất hoặc tương tác với các quá trình ra quyết định của con người dẫn đến biến động sử dụng đất (Briassoulis, 2002). a. Vị trí địa lý Vị trí địa lý của một khu vực tạo nên sự khác biệt về điều kiện tự nhiên như địa hình, khí hậu, đất đai sẽ là yếu tố quyết định đến khả năng, hiệu quả của việc sử dụng đất. Những khu vực có vị trí thuận lợi cho sản xuất, xây dựng nhà ở và các công trình thì biến động sử dụng đất diễn ra mạnh hơn. b. Khí hậu Khí hậu tác động trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và điều kiện sống của con người. Khí hậu còn là một trong các nhân tố liên quan đến sự hình thành đất và hệ sinh thái vì thế nó ảnh hưởng đến sử dụng đất và biến động trong sử dụng đất. Khí hậu có ảnh hưởng rất lớn đến sự phân bố và phát triển nông lâm nghiệp, thủy sản. Việc chuyển đổi từ đất trồng cây hàng năm hoặc đất ven biển sang nuôi trồng thủy sản thì ngoài các lý do về nhu cầu của thị trường và giá cả, nếu điều kiện khí hậu thuận lợi sẽ thúc đẩy người dân chuyển đổi và ngược lại. Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến biến động sử dụng đất theo nhiều cách khác nhau. Các hiện tượng như nước biển dâng, lũ lụt, hạn hán, sự thay đổi về nhiệt độ
  • 25. 13 và độ ẩm ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sinh thái và sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, những thay đổi trong sử dụng đất dường như là một cơ chế phản hồi thích nghi mà người nông dân sử dụng để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu (Viglizzo et al., 1995). c. Địa hình và thổ nhưỡng Địa hình và thổ nhưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến việc chuyển đổi sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp hoặc từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Những khu vực núi cao, độ dốc lớn biến động sử dụng đất, lớp phủ ít xảy ra. Những nơi có địa hình thuận lợi, đất đai màu mỡ thì kinh tế phát triển, nhu cầu đất đai cho các ngành tăng cao do vậy biến động sử dụng đất, lớp phủ xảy ra với tần suất cao hơn. d. Thủy văn Yếu tố thủy văn được đặc trưng bởi sự phân bố của hệ thống sông ngòi, ao, hồ... sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng cung cấp nước cho các yêu cầu sử dụng đất. Vì vậy ở những khu vực gần nguồn nước biến động sử dụng đất và lớp phủ diễn ra mạnh hơn. Ngoài ra các tai biến thiên nhiên như cháy rừng, sâu bệnh, trượt lở đất... cũng tác động đến biến động sử dụng đất (Houghton and Hackler, 2000). 1.2.2.2. Các yếu tố kinh tế xã hội Các yếu tố kinh tế xã hội có ảnh hưởng trực tiếp đến biến động sử dụng đất bao gồm dân số, công nghệ, chính sách kinh tế, thể chế và văn hóa. Sự ảnh hưởng của mỗi yếu tố thay đổi khác nhau theo từng khu vực và từng quốc gia (Meyer and Turner, 1992). a. Dân số Biến động dân số không chỉ bao gồm những thay đổi về tỷ lệ tăng dân số, mật độ dân số mà còn là sự thay đổi trong cấu trúc của hộ gia đình, di cư và sự gia tăng số hộ. Dân số tăng dẫn đến việc chuyển đổi đất rừng thành đất sản xuất nông
  • 26. 14 nghiệp, xây dựng các khu dân cư. Mặc dù tỷ lệ tăng dân số hiện nay giảm nhưng dân số và nhu cầu về thực phẩm cũng như các dịch vụ khác vẫn đang gia tăng. Tại châu Phi, dân số tăng là nguyên nhân của nạn phá rừng nhằm khai thác gỗ củi, than củi và đáp ứng nhu cầu đối với đất trồng trọt. Còn ở châu Á, dân số tăng dẫn đến mở rộng đất canh tác và ở châu Mỹ Latinh là do sự gia tăng về số lượng đàn gia súc (dẫn theo IPCC, 2001). Tuy nhiên những giả thuyết về nguyên nhân của nạn phá rừng không áp dụng trong trường hợp mật độ dân số hoặc tốc độ tăng dân số cao nhưng được đi kèm với các chương trình bảo tồn rừng và tái trồng rừng. Ravindranath and Hall (1994) khẳng định do pháp luật về bảo tồn rừng hiệu quả, tỷ lệ phá rừng ở Ấn Độ đã giảm từ năm 1980, mặc dù vẫn tăng trưởng dân số. Di cư là yếu tố nhân khẩu học quan trọng nhất gây ra những thay đổi sử dụng đất nhanh chóng và tương tác với các chính sách của chính phủ, hội nhập kinh tế và toàn cầu hóa. Mở rộng di cư cũng có thể dẫn đến nạn phá rừng và xói mòn đất. Vì vậy di cư được coi là nguyên nhân làm thay đổi cảnh quan và sử dụng đất (Houghton and Hackler, 2000). b. Các yếu tố kinh tế và công nghệ Sự phát triển kinh tế làm cho các đô thị ngày càng được mở rộng, đất đai thay đổi về giá trị, chuyển đổi sử dụng đất ngày càng nhiều. Thêm vào đó, yếu tố kinh tế và công nghệ còn ảnh hưởng đến việc ra quyết định sử dụng đất bằng những thay đổi trong chính sách về giá, thuế và trợ cấp đầu vào, thay đổi các chi phí sản xuất, vận chuyển, nguồn vốn, tiếp cận tín dụng, thương mại và công nghệ. Nếu người nông dân tiếp cận tốt hơn với tín dụng và thị trường (do xây dựng đường bộ và thay đổi cơ sở hạ tầng khác), kết hợp với cải tiến công nghệ trong nông nghiệp và quyền sử dụng đất có thể khuyến khích chuyển đổi từ đất rừng sang đất canh tác hoặc ngược lại. Lambin and Geist (2007) chỉ ra rằng, trong nhiều trường hợp, khí hậu, công nghệ và kinh tế là yếu tố quyết định đến biến động sử dụng đất.
  • 27. 15 c. Các yếu tố thể chế và chính sách Thay đổi sử dụng đất bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các tổ chức chính trị, pháp lý, kinh tế hoặc tương tác với các quyết định của người sử dụng đất. Tiếp cận đất đai, lao động, vốn và công nghệ được cấu trúc bởi chính sách, thể chế của nhà nước và các địa phương. Chính sách khai hoang của nhà nước có ảnh hưởng rất lớn, làm diện tích đất nông nghiệp tăng lên đáng kể. Hay những chính sách khuyến khích trồng rừng, bảo vệ rừng của nhà nước cũng làm cho diện tích rừng được tăng lên (Vu, 2007). d. Các yếu tố văn hóa Những động cơ, thái độ, niềm tin và nhận thức cá nhân của người quản lý và sử dụng đất đôi khi ảnh hưởng rất sâu sắc đến quyết định sử dụng đất. Tất cả những hậu quả sinh thái không lường trước được phụ thuộc vào kiến thức, thông tin và các kỹ năng quản lý của người sử dụng đất như trường hợp dân tộc thiểu số ở vùng cao. Ngoài ra, các yếu tố văn hóa có thể ảnh hưởng đến hành vi do đó nó trở thành tác nhân quan trọng của việc chuyển đổi sử dụng đất (dẫn theo Bello and Arowosegbe, 2014). 1.2.3. Nghiên cứu biến động sử dụng đất, lớp phủ bằng tư liệu viễn thám và GIS Một trong những ứng dụng đặc biệt quan trọng của dữ liệu viễn thám là nghiên cứu sử dụng đất và lớp phủ. Từ những năm 1970, dữ liệu viễn thám đã đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng và tần suất cho nghiên cứu. Đến nay viễn thám đã phát triển trở thành một phương pháp luận tiên tiến và công cụ mạnh trong nghiên cứu sử dụng đất và theo dõi biến động đất đai (Hassideh and Bill, 2008). Cơ sở khoa học của nghiên cứu biến động từ tư liệu viễn thám là dựa vào đặc trưng phổ phản xạ của các đối tượng tự nhiên. Trên cơ sở tính chất phản xạ sóng điện từ của đối tượng trên bề mặt trái đất mà kỹ thuật viễn thám có thể phân tích, so sánh và nhận diện chúng từ các thông tin phổ phản xạ (Jensen, 1995). Với chức năng phân tích không gian, GIS cho phép đánh giá những thay đổi của sử dụng đất và lớp phủ theo những khoảng thời gian khác nhau. Đồng thời GIS có thể liên kết những thông tin này với các dữ liệu về kinh tế, xã hội… từ đó có thể
  • 28. 16 xác định được tác động của các yếu tố đến biến động sử dụng đất và thấy được đâu là nguyên nhân chính thúc đẩy quá trình biến động (Vu, 2007). Theo Singh (1989), tiền đề cơ bản để sử dụng dữ liệu viễn thám nghiên cứu biến động là những thay đổi lớp phủ trên bề mặt đất phải đưa đến sự thay đổi về bức xạ. Tuy nhiên sự thay đổi về bức xạ do biến động lớp phủ phải lớn hơn so với những thay đổi về bức xạ gây ra bởi các yếu tố khác. Những yếu tố khác bao gồm sự khác biệt về điều kiện khí quyển, sự khác biệt về góc chiếu tia mặt trời, sự khác biệt về độ ẩm của đất. Ảnh hưởng của các yếu tố này có thể được giảm từng phần bằng cách chọn dữ liệu thích hợp. Trong viễn thám có nhiều phương pháp khác nhau để đánh giá biến động vì vậy việc lựa chọn phương pháp nghiên cứu rất quan trọng. Trước tiên, phải lựa chọn được phương pháp phân loại ảnh sẽ sử dụng. Sau đó xác định rõ yêu cầu nghiên cứu có cần biết chính xác thông tin về nguồn gốc của sự biến động hay không. Tuy nhiên tất cả các nghiên cứu đều cho thấy, các kết quả biến động phải được thể hiện trên bản đồ biến động và bảng tổng hợp (dẫn theo Jensen, 1995). Các phương pháp đánh giá biến động sử dụng đất và lớp phủ từ tư liệu viễn thám có thể được chia thành 2 nhóm: Đánh giá biến động sau phân loại và trước phân loại (Singh, 1989). 1.2.3.1. Đánh giá biến động sau phân loại Đánh giá biến động sau phân loại là chồng ghép so sánh kết quả phân loại các ảnh. Sau khi ảnh vệ tinh được nắn chỉnh hình học tiến hành phân loại độc lập để tạo thành hai bản đồ. Hai bản đồ này được so sánh tạo ra bản đồ biến động. Sơ đồ của phương pháp đánh giá biến động sau phân loại thể hiện trên hình 1.1. Đánh giá biến động sau phân loại được sử dụng rộng rãi do đơn giản, dễ thực hiện, có thể sử dụng các loại ảnh vệ tinh khác nhau (khác đầu thu) và ảnh chụp vào các mùa khác nhau trong năm. Jensen (1995) cũng khẳng định, ưu điểm của phương pháp đánh giá biến động sau phân loại cho phép xác định được nguồn gốc của biến động sử dụng đất từ loại đất này sang loại đất khác.
  • 29. 17 Hình 1.1. Đánh giá biến động sau phân loại Nguồn: Jensen (1995) Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp đánh giá biến động sau phân loại là phải phân loại độc lập từng ảnh nên độ chính xác phụ thuộc vào độ chính xác của từng phép phân loại và các sai sót trong quá trình phân loại của từng ảnh sẽ ảnh hưởng đến độ chính xác của bản đồ biến động. 1.2.3.2. Đánh giá biến động trước phân loại Đánh giá biến động trước phân loại là phương pháp thu nhận biến đổi về phổ để tạo nên một ảnh mới gồm một hay nhiều kênh ảnh trên đó các phần thay đổi về phổ được làm rõ từ hai ảnh cho trước. Việc so sánh có thể được thực hiện trên từng pixel hay trên toàn bộ ảnh. Các kỹ thuật phân tích phổ trước phân loại để đánh giá biến động bao gồm phân loại trực tiếp ảnh đa thời gian (Multi - Date Composite Image Change Detection), phân tích véc tơ thay đổi phổ (Spectral change vector analysis), phương pháp số học (Image Algebra change detection), phương pháp cộng màu trên một kênh ảnh, phương pháp phân tích thành phần chính (PCA - Principal component analysis). Đặc điểm của phương pháp đánh giá biến động phổ trước phân loại là kỹ thuật rất phức tạp, đòi hỏi các tư liệu ảnh phải cùng loại và chụp cùng mùa trong năm. Ưu điểm của phương pháp là chỉ phải phân loại một lần nên có độ chính xác Kênh 2 Kênh 3 Kênh 4 Phân loại ảnh 1 Biến động Ảnh 2 Ảnh 1 Kênh 2 Kênh 3 Kênh 4 Phân loại ảnh 2
  • 30. 18 cao. Nhưng nhược điểm là rất khó khăn khi lấy mẫu và xác định ngưỡng của sự biến động. Một số phương pháp đánh giá biến động trước phân loại không cho biết cụ thể nguồn gốc của biến động. 1.2.4. Hệ thống phân loại sử dụng đất và lớp phủ đối với tư liệu viễn thám Sokal (1974) đã định nghĩa, phân loại là việc sắp xếp các đối tượng theo các nhóm hoặc các tập hợp khác nhau dựa trên mối quan hệ giữa chúng. Một hệ thống phân loại miêu tả tên của các lớp và tiêu chuẩn phân biệt chúng. Các hệ thống phân loại có hai định dạng cơ bản, đó là phân cấp và không phân cấp. Một hệ thống phân cấp thường linh hoạt hơn và có khả năng kết hợp nhiều lớp thông tin, bắt đầu từ các lớp ở quy mô lớn rồi phân chia thành các lớp phụ cấp thấp hơn và chi tiết hơn (FAO,2005a). Trong nghiên cứu biến động sử dụng đất tư liệu viễn thám được ứng dụng ngày càng nhiều. Việc sử dụng hệ thống phân loại sử dụng đất chi tiết gây ra những khó khăn cho nghiên cứu và khó có thể ứng dụng (Cavinaw, 2007). Vì vậy nhiều nghiên cứu đã sử dụng hệ thống phân loại lớp phủ và sử dụng đất từ tư liệu viễn thám của Cục Điều tra Địa Chất Hoa Kỳ (USGS) (dẫn theo Anderson et al., 2001). Hệ thống phân loại sử dụng đất từ tư liệu viễn thám của USGS thể hiện trong bảng 1.1. Theo Cavinaw (2007), cấp độ phân loại phụ thuộc vào độ phân giải không gian của tư liệu viễn thám. 1.3. Sử dụng đất, biến động sử dụng đất trên thế giới và Việt Nam 1.3.1. Sử dụng đất và biến động sử dụng đất trên trên thế giới. 1.3.1.1. Quỹ đất nông nghiệp trên thế giới Tài nguyên đất trên toàn cầu có 13.021,15 triệu ha, trong đó đất nông nghiệp là 4.932,4 triệu ha chiếm 37,6%. Tuy nhiên diện tích đất canh tác chỉ chiếm khoảng 10,9% tổng diện tích đất (FAO, 2007). Theo Eswaran et al. (1999), có 11 đến 12% diện tích đất thích hợp cho sản xuất lương thực và sợi, 24% được sử dụng cho chăn thả gia súc, rừng chiếm khoảng 31% và 33% còn lại có nhiều hạn chế đối với hầu hết các mục đích sử dụng.
  • 31. 19 Bảng 1.1: Hệ thống phân loại đất của USGS TT Loại đất 1. 1.1 1.2 1.3 Đô thị hoặc đất xây dựng Khu dân cư Khu công nghiệp và dịch vụ Đất đô thị và xây dựng khác 2. 2.1 2.2 2.3 2.4 Đất nông nghiệp Đất lúa và đồng cỏ Đất cây lâu năm, vườn ươm, cây cảnh Đất cây hàng năm khác Đất nông nghiệp khác 3. 3.1 3.2 3.3 Đất chăn thả gia súc Đất chăn thả cây thân thảo Đất chăn thả cây bụi Đất chăn thả hỗn hợp 4. 4.1 4.2 4.3 Đất rừng Rừng cây lá kim, rụng lá Rừng cây lá rộng thường xanh Rừng hỗn hợp 5. 5.1 5.2 Nước Suối, kênh, rạch Hồ, vịnh, cửa sông 6 6.1 6.2 Đất mặt nước Rừng ngập nước Đất mặt nước không có rừng 7. 7.1 7.2 7.3 7.4 Đất trống Đất làm muối Bãi biển, cát Núi đá, mỏ đá, Đất trống hỗn hợp 8. 8.1 8.2 Băng tuyết Băng tuyết vĩnh cửu Sông băng Nguồn: Anderson et al. (2001)
  • 32. 20 1.3.1.2. Phân bố đất nông nghiệp trên thế giới Diện tích đất nông nghiệp trên thế giới phân bố không đều giữa các châu lục. Theo số liệu thống kê của FAO (2007), quy mô đất nông nghiệp được phân bố như sau: châu Mỹ chiếm 24,4%, châu Á chiếm 33,4%, châu Âu chiếm 9,6%, châu Phi chiếm 23,7%, châu Đại Dương chiếm 8,9%. Kết quả phân tích của World Bank (2012) cho thấy, diện tích đất canh tác trên đầu người trung bình của thế giới năm 2009 là 0,2 ha. Khu vực Đông Nam Á tính trung bình từ 2007 - 2011 như sau: Indonesia 0,1ha; Malaysia 0,06 ha; Philippin 0,06 ha; Thái Lan 0,42 ha; Lào 0,22 ha; Campuchia 0,28 ha; Myanmar 0,23 ha; Việt Nam 0,07 ha. Trong khi đó Brazil 0,32 ha; Canada 1,34 ha; Ấn Độ 0,13 ha; Trung Quốc 0,08 ha. Bình quân diện tích đất canh tác trên đầu người của thế giới trong giai đoạn 2002 - 2010 thể hiện trên hình 1.2. Theo đó, diện tích đất canh tác bình quân giảm dần từ 0,22 ha/người năm 2002 xuống còn 0,20 ha/người vào năm 2010. Hình 1.2. Bình quân diện tích đất canh tác trên đầu ngƣời Nguồn: World Bank (2012) Tuy nhiên, đất sản xuất nông nghiệp có tưới khá hạn chế chỉ chiếm 25% diện tích đất canh tác, 75% diện tích còn lại canh tác nhờ nước trời. Theo ước tính của FAO (2012), ở khu vực Bắc Phi tiềm năng mở rộng đất canh tác chủ động nguồn nước tưới khoảng 2 triệu ha. Khu vực Nam Á diện tích đất canh tác chủ động tăng từ ha
  • 33. 21 76 triệu ha lên 99 triệu ha trong 20 năm kể từ 1990 đến 2010. Các khu vực khác sự gia tăng diện tích đất được tưới đều thấp. Trong đất nông nghiệp, đất đồi núi chiếm khoảng 65,9% và có khoảng 544 triệu ha đất canh tác mất khả năng sản xuất. Các vùng đồi núi trên thế giới có độ dốc trên 100 chiếm 50 - 60% đất nông nghiệp (Nguyễn Công Vinh và Mai Thị Lan Anh, 2011). Đất đồi núi thường bị chua, vì vậy rất khó khăn để tạo ra một nền nông nghiệp bền vững trên loại đất này (Uexkull and Bosshart, 1989). Ở châu Á, diện tích đất sử dụng cho mục đích nông nghiệp chiếm 52,8% tổng diện tích tự nhiên. Mặc dù chiếm 60% dân số thế giới nhưng diện tích đất nông nghiệp ở châu Á chỉ chiếm 33,4% diện tích đất nông nghiệp toàn cầu (FAO, 2007). Tiềm năng đất trồng trọt nhờ nước trời nhìn chung là khá lớn, khoảng 407 triệu ha, trong đó xấp xỉ 282 triệu ha đang trồng trọt và có khoảng 100 triệu ha nằm trong vùng nhiệt đới ẩm của Đông Nam Á (Nguyễn Công Vinh và Mai Thị Lan Anh, 2011). Phần lớn những diện tích này là đất dốc, chua nhiệt đới, loại đất này trước đây vốn được rừng tự nhiên bao phủ đến nay do hoạt động của con người nên rừng đã bị tàn phá và thảm thực vật đã chuyển thành cây bụi và cỏ. 1.3.1.3. Biến động sử dụng đất trên thế giới Trong vòng 20 năm qua, tình hình sử dụng đất trên thế giới có nhiều thay đổi. Quá trình đô thị hóa, sự gia tăng dân số, các công ước bảo vệ rừng, bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên đã làm thay đổi sử dụng đất và lớp phủ bề mặt. Nhiều nơi biến động sử dụng đất xảy ra theo chiều hướng tích cực nhưng có nhiều khu vực thì tình hình ngược lại. Biến động sử dụng đất trung bình hàng năm của một số loại đất chính trên thế giới thể hiện trong bảng 1.2. a. Đất rừng Trong giai đoạn 1990 – 2005, trung bình hàng năm diện tích rừng bị mất là 13,0 triệu ha, do chuyển sang đất sản xuất nông nghiệp 9,8 triệu ha, chuyển sang đất đồng cỏ 3,0 triệu ha, chuyển sang đất đô thị 0,2 triệu ha. Đồng thời do sự mở rộng rừng tự nhiên và trồng rừng, diện tích rừng tăng
  • 34. 22 5,7 triệu ha, trong đó chuyển đổi từ đất sản xuất nông nghiệp là 4,3 triệu ha và từ đất đồng cỏ là 1,4 triệu ha. Bảng 1.2. Chu chuyển các loại đất toàn cầu 1990- 2005 (trung bình năm) Đơn vị tính: triệu ha Loại đất Đất rừng Đất đồng cỏ Đất sản xuất nông nghiệp Đô thị Đất rừng 3.969,9 3,0 9,8 0,2 Đất đồng cỏ 1,4 3.435,5 1,0 0,2 Đất sản xuất nông nghiệp 4,3 2,0 1.513,8 1,6 Đô thị - - - 38,0 Nguồn: Holmgren (2006) Sự chuyển đổi giữa đất mặt nước và đất hoặc rừng trong một số trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng đến môi trường sinh thái của khu vực ví dụ như chuyển đổi rừng ngập mặn để nuôi trồng thủy sản, khai thác mỏ hoặc công trình, xây dựng đập thuỷ điện. Tuy nhiên xét ở cấp độ toàn cầu thì ảnh hưởng đó không đáng kể. Như vậy, tính trung bình mỗi năm trên toàn cầu, diện tích rừng mất đi là 7,3 triệu ha. Nguyên nhân chủ yếu là do mở rộng sản xuất nông nghiệp, tăng diện tích đồng cỏ và đất đô thị. b. Đất đồng cỏ Hàng năm đất đồng cỏ tăng lên 2,4 triệu ha. Một mặt do đất đồng cỏ chuyển sang các loại đất khác 2,6 triệu ha và ngược lại từ các loại đất khác chuyển sang đất đồng cỏ 5,0 triệu ha. c. Đất sản xuất nông nghiệp Trong giai đoạn 1995 - 2005 đất nông nghiệp mở rộng 2,9 triệu ha mỗi năm. Hàng năm đất sản xuất nông nghiệp tăng lên 10,8 triệu ha do chuyển từ đất rừng sang 9,8 triệu ha và chuyển từ đất đồng cỏ sang 1,0 triệu ha. Đồng thời đất sản xuất nông nghiệp giảm 7,9 triệu ha do chuyển sang đất đô thị 1,6 triệu ha, chuyển sang đất rừng 4,3 triệu ha và chuyển sang đất đồng cỏ 2,0 triệu ha.
  • 35. 23 Ngoài ra, diện tích đất nông nghiệp bị mất đi do xói mòn, hoang hóa và xâm nhập mặn ước tính khoảng 2,0 triệu ha. d. Đất đô thị Hàng năm đất cơ sở hạ tầng và các đô thị lớn đều có sử mở rộng rất đáng kể. Tốc độ mở rộng đô thị toàn cầu ước tính khoảng 2,0 triệu ha mỗi năm, hầu hết đều được lấy từ đất nông nghiệp. Theo ước tính, việc mở rộng đô thị có đến 80% xảy ra trên đất nông nghiệp, 10% trên đất rừng và 10% trên đất đồng cỏ. Sự chuyển đổi từ các loại đất khác sang đất đô thị không đáng kể (Angel et al., 2005). 1.3.2. Sử dụng đất và biến động sử dụng đất ở Việt Nam 1.3.2.1. Quỹ đất Việt Nam Tính đến ngày 1/1/2013, tổng diện tích đất đai của cả nước là 33.097,2 nghìn ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 26.371,5 nghìn ha chiếm 79,7% tổng DTTN, đất phi nông nghiệp 3.777,4 nghìn ha chiếm 11,4% tổng DTTN, đất chưa sử dụng 2.948,3 nghìn ha chiếm 8,9% tổng DTTN (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2014). Bình quân diện tích đất theo đầu người 3.816 m2 (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012) xếp thứ 68 trên thế giới. Tuy nhiên, bình quân diện tích đất canh tác trên đầu người rất thấp. Với 89.708,9 nghìn người (năm 2013), Việt Nam là nước đông dân thứ 3 ở Đông Nam Á (Tổng cục Thống kê, 2014) trong khi nguồn tài nguyên đất thì hạn hẹp. Bình quân diện tích đất canh tác trên đầu người ở Việt Nam liên tục giảm từ 0,2 ha năm 1940 xuống còn 0,11 ha năm 2010 (Nguyễn Đình Bồng, 2011). 1.3.2.2. Hiện trạng và biến động sử dụng đất ở Việt nam a. Đất nông nghiệp Diện tích đất nông nghiệp không ngừng được mở rộng, đến năm 2013 tổng diện tích đất nông nghiệp là 26.197,5 nghìn ha, tăng 5.431,9 ha (gấp 1,26 lần) so với năm 2000. Như vậy, trung bình mỗi năm diện tích đất nông nghiệp tăng hơn 417,8 nghìn ha. Trong đó lượng tăng chủ yếu là do mở rộng diện tích đất sản xuất nông nghiệp và đất lâm nghiệp.
  • 36. 24 Đối với đất sản xuất nông nghiệp: Những chính sách khuyến khích đầu tư cơ bản, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, khai hoang phục hóa mở rộng diện tích nên đất sản xuất nông nghiệp có sự gia tăng tương đối. Từ năm 2000 đến năm 2013, diện tích đất sản xuất nông nghiệp tăng lên 1.233,3 nghìn ha, trung bình mỗi năm tăng khoảng 94,9 nghìn ha. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp tăng lên, chủ yếu ở các vùng đồng bằng Sông Cửu Long, Tây Nguyên và khu vực trung du miền núi phía Bắc. Sự gia tăng đất sản xuất nông nghiệp có thể xuất phát từ việc chuyển đổi từ đất chưa sử dụng, đất lâm nghiệp. Bảng 1.3. Hiện trạng và biến động đất nông nghiệp giai đoạn 2000 – 2013 Đơn vị tính: Nghìn ha Mục đích sử dụng Năm Biến động 2000 2010 2013 2000 - 2010 2010 - 2013 2000-2013 Đất nông nghiệp 20939,6 26197,5 26371,5 5257,9 174,0 5431,9 Tỷ lệ % so với tổng DTTN 63,6 79,2 79,7 1. Đất sản xuất nông nghiệp 8977,5 10118,1 10210,8 1140,6 92,7 1233,3 Tỷ lệ % so với tổng DTTN 27,3 30,6 30,9 1.1Đấttrồngcâyhàngnăm 6167,1 6437,4 6422,8 270,3 -14,6 255,7 Lúa 4267,8 4127,8 4097,1 -140,0 -30,7 -170,7 Đất trồng cỏ 37,6 42,7 42,7 5,1 0 5,1 Đất trồng cây HNK 1861,7 2266,9 2283,0 405,2 16,1 421,3 1.2 Đất trồng cây lâu năm 2810,4 3680,8 3788,0 870,4 107,2 977,6 2. Đất lâm nghiệp 11575,4 15346,1 15405,8 3770,7 59,7 3830,4 3. Đất nuôi trồng thuỷ sản 367,8 690,2 710,0 322,4 19,8 342,2 4. Đất làm muối 18,9 17,6 17,9 -1,3 0,3 -1,0 5. Đất nông nghiệp khác 25,5 27,0 25,5 1,5 Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012, 2014) Tuy nhiên, trong đất sản xuất nông nghiệp diện tích đất trồng lúa có sự suy giảm đáng kể (170,7 nghìn ha), trung bình năm giảm 13,1 nghìn ha. Có 41/63 tỉnh
  • 37. 25 thành giảm diện tích đất trồng lúa. Nguyên nhân là do chuyển từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang các loại đất nông nghiệp khác như đất trồng rau, màu, cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản hoặc sang các loại đất phi nông nghiệp như đất sản xuất kinh doanh, đất ở, đất có mục đích công cộng... Đối với đất lâm nghiệp: Do có các biện pháp hợp lý về bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng và chương trình trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc nên diện tích đất lâm nghiệp của cả nước tăng. Từ năm 2000 đến năm 2013 diện tích đất lâm nghiệp của cả nước tăng 3.830,4 nghìn ha. Đến năm 2013 diện tích đất lâm nghiệp của cả nước là 15.405,8 nghìn ha chiếm 46,5% tổng diện tích tự nhiên của cả nước, độ che phủ rừng là 41,0% (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2014). Diện tích đất lâm nghiệp tăng nhanh nhưng chất lượng rừng lại giảm sút. Năm 1943 cả nước có gần 10 triệu ha là rừng giàu chiếm 70% diện tích rừng tự nhiên, tuy nhiên hiện nay chỉ có 9% là rừng giàu, 33% là rừng trung bình và khoảng 58% là rừng nghèo. Đối với đất nuôi trồng thủy sản: Diện tích đất nuôi trồng thủy sản có sự tăng lên đáng kể. Đến năm 2013 diện tích đất nuôi trồng thủy sản của cả nước là 710,0 ha tăng 432,2 ha so với năm 2000. Đất làm muối: Diện tích đất làm muối có sự suy giảm từ năm 2000 đến 2010, tuy nhiên từ 2010 đến 2013 diện tích đất làm muối tăng lên. Tính chung cả giai đoạn đất làm muối giảm đi 1,0 nghìn ha. Đất nông nghiệp khác: Diện tích đất nông nghiệp có sự thay đổi đáng kể theo xu hướng ngày càng tăng. b. Đất phi nông nghiệp Năm 2000 diện tích đất phi nông nghiệp của nước ta là 2752,2 nghìn ha chiếm 8,3% tổng DTTN, hiện nay đất phi nông nghiệp có diện tích 3.777,4 nghìn ha, chiếm 11,4% tổng DTTN. Mặc dù tỷ lệ không cao nhưng từ năm 2000 đến 2013 tốc độ phát triển diện tích đất sử dụng cho mục đích phi nông nghiệp đã tăng 146,9%, trung bình mỗi năm loại đất này tăng lên 19,4 nghìn ha. Trong đó, đất
  • 38. 26 chuyên dùng gia tăng mạnh nhất, sau đó đến đất ở và đất tôn giáo tín ngưỡng. Riêng đất sông, suối và mặt nước chuyên dùng lại giảm mạnh. Bảng 1.4. Hiện trạng và biến động đất phi nông nghiệp giai đoạn 2000 - 2013 Đơn vị tính: Nghìn ha Loại đất Năm Biến động (tăng +, giảm -) 2000 2010 2013 2000 - 2010 2010 - 2013 2000- 2013 Đất phi nông nghiệp 2752,2 3671,4 3777,4 919,2 106,0 1025,2 Đất ở 443,2 680,5 695,3 237,3 14,8 252,1 Đất chuyên dùng 1072,2 1795,6 1884,4 723,4 88,8 812,2 Đất tôn giáo tín ngưỡng 0,0 14,6 15,1 14,6 0,5 15,1 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 93,7 101,0 101,5 7,3 0,5 7,8 Đất sông, suối và mặt nước chuyên dùng 1143,1 1075,8 1076,9 -67,3 1,1 -66,2 Đất phi nông nghiệp khác 3,9 4,2 3,9 0,3 4,2 Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012, 2014) Đất ở: Giai đoạn 2000 – 2010 đất ở tăng 237,3 nghìn ha, bình quân mỗi năm tăng 23,7 nghìn ha. Hiện nay, tốc độ tăng đất ở có xu hướng chậm lại đến năm 2013 đất ở chỉ tăng 14,8 nghìn ha so với năm 2010. Đất chuyên dùng: Giai đoạn 2000 – 2013 diện tích đất chuyên dùng trên cả nước tăng 812,2 nghìn ha, trung bình mỗi năm loại đất này tăng lên 62,5 nghìn ha. Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: Đến năm 2013 diện tích đất sông suối và mặt nước chuyên dùng là 1076,9 nghìn ha, giảm 66,2 nghìn ha so với năm 2000. Các loại đất khác: Đất tôn giáo tín ngưỡng, đất nghĩa trang nghĩa địa và đất nông nghiệp khác đều tăng, trong đó đất tôn giáo tính ngưỡng tăng mạnh nhất với 15,1 nghìn ha, đây là con số không nhỏ. c. Đất chưa sử dụng Quỹ đất chưa sử dụng được khai thác đưa vào sử dụng phục vụ mục đích
  • 39. 27 nông nghiệp và phi nông nghiệp đã làm cho diện tích đất chưa sử dụng giảm mạnh và đáng kể. Năm 2000, diện tích đất chưa sử dụng chiếm 30,5% DTTN. Đến năm 2013 diện tích đất chưa sử dụng là 2.948,3 nghìn ha chiếm 8,9% DTTN. Điều này cũng cho thấy thực tế là quỹ đất chưa sử dụng của nước ta còn lại không nhiều. 1.3.2.3. Nhận xét chung Nhìn chung từ năm 2000 đến nay, diện tích đất nông nghiệp tăng lên chủ yếu là do mở rộng diện tích đất sản xuất nông nghiệp và đất lâm nghiệp nhưng diễn ra không đồng đều đối với các vùng miền trong cả nước. Ở khu vực đồng bằng sông Hồng diện tích đất nông nghiệp giảm mạnh do sự gia tăng về quy mô diện tích đất sử dụng cho các mục đích phi nông nghiệp như xây dựng các công trình công nghiệp, giao thông, thủy lợi, nhà ở và các công trình công cộng khác... Diện tích đất lâm nghiệp tăng nhanh chủ yếu là do chủ trương của nhà nước chuyển đổi từ đất chưa sử dụng sang đất trồng rừng nhằm phủ xanh đất trống, đồi núi trọc. Mặc dù độ che phủ rừng tăng nhưng chất lượng rừng lại giảm sút nghiêm trọng, trong tổng diện tích đất có rừng thì chỉ có 61% diện tích rừng là có trữ lượng. Diện tích đất chưa sử dụng còn lại chủ yếu là đất đồi núi chưa sử dụng và núi đá vì vậy không thể khai thác để sử dụng. Việc gia tăng các nhu cầu về quỹ đất phục vụ mục đích phi nông nghiệp như đất ở, đất chuyên dùng để phát triển kinh tế sẽ gây áp lực lớn đến diện tích đất nông nghiệp hiện tại và mục tiêu giữ vững đất nông nghiệp là thách thức đối với nhà quản lý và hoạch định chính sách. 1.4. Tình hình nghiên cứu biến động sử dụng đất trên thế giới và Việt Nam 1.4.1. Tình hình nghiên cứu biến động sử dụng đất trên thế giới Biến động sử dụng đất là kết quả của sự tương tác phức tạp giữa con người và môi trường. Biến động sử dụng đất cũng ảnh hưởng tới con người và hệ thống tự nhiên theo không gian và thời gian (Valbuena et al.,2010). Trong thời gian đầu, những nghiên cứu về biến động sử dụng đất chỉ đơn giản là phát hiện những thay đổi sử dụng đất ở những khu vực cụ thể bằng kỹ thuật viễn thám và GIS (Mas, 1999; Brandon and Bottomley, 1998; Halid, 1997… dẫn theo Muller, 2003).
  • 40. 28 Song song với việc xác định được biến động sử dụng đất và lớp phủ, các nhà khoa học đã nhận ra rằng biến động sử dụng đất và lớp phủ là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự biến đổi môi trường. Vì vậy những nghiên cứu về biến động sử dụng dụng đất/lớp phủ lúc này tập trung phân tích những nguyên nhân, động lực thúc đẩy và ảnh hưởng của biến động sử dụng đất đến các vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái. Trước tiên phải kể đến dự án quốc tế về nghiên cứu biến động sử dụng đất và lớp phủ (LUCC – Land use and Cover Change) được thực hiện và điều hành bởi nhiều trường đại học và các viện nghiên cứu như Đại học Clark, Mỹ (1994-1996), Viện Cartografic de Catalunya, Tây Ban Nha (1997-1999) và Đại học Công giáo Louvain, Bỉ (2000- 2005). Mục tiêu của dự án là tăng cường sự hiểu biết về những tác động của con người và động thái sinh lý của biến động đất đai đến những thay đổi về độ che phủ đất. Dự án cũng nghiên cứu phát triển các mô hình toàn cầu để cải thiện năng lực dự đoán biến động sử dụng đất và lớp phủ ở những khu vực nhạy cảm... Tại Trung Quốc, một nghiên cứu về vấn đề này đã sử dụng tư liệu ảnh vệ tinh Landsat xác định được biến động sử dụng đất tại thành phố Daqing tỉnh Heilongjiang, từ năm 1997 đến 2007. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đất xây dựng, đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng tăng lên gấp đôi trong khi các vùng đất ngập nước giảm đi 60%. Nguyên nhân dẫn đến thay đổi sử dụng đất ở khu vực nghiên cứu là quản lý đất đai, dân số và các chính sách kinh tế xã hội (Yu et al., 2011). Đáng chú ý là công trình nghiên cứu về hiện tại, xu hướng và tương lai của biến động sử dụng đất dưới tác động của chính sách được thực hiện bởi các tác giả thuộc Trung tâm thí nghiệm trọng điểm về sử dụng đất, Cục Điều tra và Quy hoạch đất đai, Bộ Tài nguyên và Đất đai Trung Quốc. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp ngoại suy tuyến tính và mạng nơ – ron thần kinh để chỉ ra rằng, không thể giữ được mục tiêu 0,12 tỷ ha đất canh tác trong tương lai nếu sử dụng các phương thức phát triển kinh tế trong giai đoạn 1996 – 2008. Kết quả nghiên cứu cũng khẳng định việc thực hiện pháp luật và các quy định về bảo tồn đất canh tác ảnh hưởng đáng kể đến biến động sử dụng đất (Wang et al., 2012).
  • 41. 29 Tại Ấn Độ, đã có những nghiên cứu nhằm xác định nguyên nhân cũng như ảnh hưởng của biến động sử dụng đất như Ravindranath and Hall (1994), Mohanty (2007), Suzanchi and Kaur (2011), Chawla (2012)... Đầu tiên, có thể kể đến công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa tăng trưởng dân số và biến động sử dụng đất của Mohanty (2007). Từ số liệu thống kê, tư liệu bản đồ và viễn thám tác giả xác định được trong vòng 50 năm, từ 1950 đến 2000, mặc dù mức độ tăng dân số đã chậm lại nhưng những tác động tiêu cực của nó đến sử dụng đất vẫn gia tăng. Đất phi nông nghiệp tăng quá nhanh, các vùng hoang hóa bị mở rộng. Trong một nghiên cứu khác được tiến hành bởi Suzanchi and Kaur (2011), tại khu vực thủ đô của Ấn Độ. Bằng tư liệu viễn thám và phân tích không gian trong GIS, kết quả nghiên cứu đã xác định, đất sản xuất nông nghiệp tăng 67,4% từ năm 1989 đến năm 1998 nhưng từ năm 1998 đến 2006 chỉ tăng 5,7%. Đất xây dựng tăng chủ yếu là do gia tăng dân số đô thị. Các tác giả cho rằng biến động sử dụng đất chịu ảnh hưởng của yếu tố kinh tế xã hội và những thay đổi trong sử dụng đất nông nghiệp phụ thuộc vào chi phí lợi ích trong sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, có rất nhiều công trình nghiên cứu về biến động sử dụng đất đã được thực hiện thành công tại nhiều quốc gia và các hệ sinh thái khác nhau trên thế giới như Argentina (Viglizzo et al., 1995), Canada (Pan et al., 1999), Mỹ (Rogan et al., 2003), Kenya (Serneels and Lambin, 2001), Thái Lan (Crews and Meyer, 2004), Cameroon (Mertens and Lambin, 1997) hoặc ở Madagascar (Laney, 2004)... Để giải thích được nguyên nhân cũng như đánh giá được ảnh hưởng của biến động sử dụng đất nhiều nghiên cứu sử dụng phương pháp mô hình hóa. Tuy nhiên, nhiều phân tích không gian và mô hình thay đổi sử dụng đất không đồng nhất tồn tại trong nghiên cứu vì vậy đã thúc đẩy nhiều các nghiên cứu về vấn đề này (Andersen, 1996; Clarke et al., 1997; LaGro and DeGloria, 1992; Mertens and Lambin, 1997; White and Engelen, 2000; White et al., 1997; Wu and Webster, 1998; Veldkamp and Fresco, 1996a; Verburg and Veldkamp, 2001). Trong đó các nhà khoa học tự nhiên và địa lý đã dẫn đầu trong việc phát triển các mô hình không gian tường minh (spatially explicit models) để nghiên cứu biến động sử dụng đất.
  • 42. 30 Mô hình không gian thay đổi sử dụng đất được chia làm 3 nhóm: Mô phỏng, ước tính và tiếp cận hỗn hợp. Các mô hình mô phỏng được xây dựng dựa trên tiếp cận của phương pháp tế bào tự động (Cellular Automata). Tế bào tự động là một mô hình toán học, trong đó hành vi của một hệ thống được tạo ra bởi một tập hợp các quy tắc xác định hoặc xác suất để xác định trạng thái rời rạc của một tế bào dựa trên trạng thái của các tế bào lân cận (Irwin and Geoghegan, 2001). Một vài nghiên cứu ứng dụng mô hình này để phân tích quá trình đô thị hóa như Wu and Webster (1998); Clarke et al. (1997)... Tuy nhiên, mô hình được giả định trên cảnh quan đơn giản với tương tác của các yếu tố không đồng nhất khác như quy hoạch, trung tâm việc làm, các yếu tố môi trường. Mô hình chưa phân tích được phản ứng của người sử dụng đất với những thay đổi trong chế độ chính sách. Các công trình nghiên cứu khác sử dụng mô hình thực nghiệm để đánh giá biến động sử dụng đất bằng tư liệu viễn thám (Mertens and Lambin, 1997; Andersen, 1996; LaGro and DeGloria, 1992). Dữ liệu của mô hình là hình ảnh trên tư liệu viễn thám hoặc đo được bằng GIS như khoảng cách hoặc dữ liệu đất, độ dốc, độ cao hoặc yếu tố kinh tế xã hội như dân số, tổng sản phẩm quốc nội. Trong nhiều trường hợp mô hình ứng dụng để xác định không gian thay đổi sử dụng đất khá tốt. Tuy vậy mô hình này cũng không thành công trong giải thích hành vi của con người dẫn đến biến động sử dụng đất. Verburg and Veldkamp (2001) cho rằng, một phương pháp nghiên cứu duy nhất không đủ để đáp ứng cho phân tích biến động sử dụng đất. Thay vào đó, cần một chuỗi các phương pháp được liên kết và tích hợp chặt chẽ theo tuần tự không gian và thời gian Theo Muller and Munroe (2007), ngoài việc sử dụng mô hình và các trường hợp nghiên cứu để kiểm chứng sự thay đổi sử dụng đất thì phân tích thống kê là công cụ mạnh do khả năng kiểm định giả thuyết, xếp hạng các yếu tố, kiểm tra tính nghiêm ngặt của giả thuyết. Tuy nhiên quá trình xử lý đòi hỏi kết hợp dữ liệu không gian, thời gian và cấp độ phân tích vì vậy nó vẫn còn những trở ngại và thách thức để đạt được kết quả tốt nhất (Rindfuss et al., 2004).
  • 43. 31 Hiện nay, trên thế giới một số nhà khoa học sử dụng mô hình không gian để xác định nguyên nhân và ảnh hưởng của biến động sử dụng đất, lớp phủ đến vấn đề xã hội và môi trường như Irwin and Geoghegan (2001); Mertens and Lambin (1997); White and Engelen (2000); White et al. (1997); Wu and Webster (1998); Veldkamp and Fresco (1996a). Các biến của mô hình gồm dữ liệu thống kê (dân số, tăng trưởng kinh tế...), bản đồ đất, bản đồ sử dụng đất, lớp phủ và các dữ liệu thu thập từ điều tra phỏng vấn hộ gia đình hay các nhà quản lý. Dữ liệu được đưa vào mô hình bằng kỹ thuật GIS và các kỹ thuật máy tính khác. Mô hình không gian sẽ xác định được quá trình biến động sử dụng đất, lớp phủ và tác động của chúng có thể được sử dụng để thiết lập mối quan hệ nhân quả của biến động sử dụng đất trong quá khứ. Vì vậy mô hình là công cụ hữu ích cho người quản lý đất đai và hoạch định chính sách, cung cấp dự báo những thay đổi sử dụng đất trong tương lai. Mô hình biến động sử dụng đất và lớp phủ phụ thuộc vào chính trị, kinh tế, môi trường. Sau đó, những thay đổi trong sử dụng đất được sử dụng để khám phá tác động của chính sách và các yếu tố khác. Bằng cách sử dụng công cụ phân tích kịch bản mô hình sẽ đưa ra những hướng dẫn trong hoạch định chính sách và quản lý đất đai đối với các quyết định của nhà quản lý. Phương pháp phân tích thống kê không gian cho phép xác định mối tương quan giữa biến động sử dụng đất với các yếu tố địa lý tự nhiên và kinh tế xã hội. Tùy thuộc vào đối tượng địa lý và cơ sở dữ liệu mà ta có thể sử dụng các thuật toán và phương pháp thống kê không gian khác nhau: định lượng (xác định tuyệt đối bằng các chỉ số) hay bán định lượng (xác định tương đối thông qua phân cấp theo thứ bậc cao thấp). Phương pháp phân tích thống kê được sử dụng trong các nghiên cứu về biến động sử dụng đất trong thời gian gần đây như Wang et al. (2012); Qasim et al. (2013); Nguyen (2008); Vu (2007)...
  • 44. 32 1.4.2. Tình hình nghiên cứu biến động sử dụng đất ở Việt Nam Các công trình nghiên cứu biến động sử dụng đất trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng thường được công bố thành hai hướng chính. Thứ nhất, hướng nghiên cứu ứng dụng bao gồm các kỹ thuật, thuật toán chiết xuất thông tin từ dữ liệu viễn thám và mô hình hóa quá trình biến động sử dụng đất. Thứ hai là hướng nghiên cứu mối quan hệ giữa biến động sử dụng đất, lớp phủ với các yếu tố kinh tế, xã hội và chính sách. Đối với hướng thứ nhất, các nghiên cứu thường dùng các dữ liệu bản đồ và trong rất nhiều trường hợp, dữ liệu ảnh vệ tinh là nguồn thông tin chủ yếu. Đây là lĩnh vực mà các tác giả trong nước có nhiều nghiên cứu hơn cả như các công trình ứng dụng tư liệu ảnh viễn thám và công nghệ GIS để xác định biến động sử dụng đất hoặc biến động lớp phủ do quá trình đô thị hóa, phá rừng để mở rộng sản xuất nông nghiệp.. Đầu tiên có thể kể đến công trình nghiên cứu về biến động lớp phủ bề mặt đất được Nguyen et al. (2006) nghiên cứu trên phạm vi cả nước từ năm 2001 - 2003 từ tư liệu ảnh MODIS hay sự thay đổi lớp phủ rừng huyện Tánh Linh tình Bình Thuận 1989 - 1998 bằng ảnh LANDSAT TM (Nguyen et al., 2005). Phạm Văn Cự và cs. (2006) với công trình “Sử dụng tư liệu viễn thám đa thời gian để đánh giá biến động chỉ số thực vật của lớp phủ hiện trạng và quan hệ với biến đổi sử dụng đất tại tỉnh Thái Bình”. Một số nghiên cứu nhằm đánh giá biến động đất đai và xây dựng bản đồ biến động sử dụng đất từ tư liệu viễn thám và công nghệ GIS (Nguyễn Khắc Thời và cs., 2010; Đào Châu Thu và Lê Thị Giang, 2003; Nhữ Thị Xuân và cs., 2004; Nguyễn Ngọc Phi, 2009). Đối với hướng nghiên cứu thứ hai, các tác giả nước ngoài cũng chiếm phần lớn các công bố. Từ năm 1998 đến năm 2002 trong nghiên cứu chuyên đề của chương trình nghiên cứu Hệ thống nông nghiệp miền núi (SAM), Castella và Đặng Đình Quang (2002) cho rằng: Hiện trạng tài nguyên thiên nhiên ở bất kỳ thời điểm
  • 45. 33 nào cũng không ổn định đó là hậu quả của những biến động sử dụng đất trước đó và các phương thức quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên. Những biến động trong sử dụng đất và phương thức quản lý tài nguyên chịu ảnh hưởng bởi các chính sách của nhà nước. Cảnh quan sử dụng đất và nguồn tài nguyên chịu ảnh hưởng của phương thức sử dụng đất và ngược lại. Còn quyết định của người dân bị ảnh hưởng bởi nhận thức của họ, tình trạng môi trường và điều kiện kinh tế xã hội. Dựa trên kết quả điều tra khảo sát ở mức độ thôn bản, các tác giả phân tích tác động của nhân tố bên trong và bên ngoài thôn bản tới biến động sử dụng đất, mối quan hệ thống kê giữa các biến số kinh tế xã hội và địa lý được giải thích bằng phương pháp PCA. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra những nhân tố chính dẫn đến thay đổi sử dụng đất là chính sách, khả năng tiếp cận, tăng dân số. Các nhân tố bên trong như sức ép dân số, các chiến lược sản xuất, các quy định về quản lý tài nguyên chắc chắn sẽ quyết định các động thái sử dụng đất trong tương lai. Năm 2003, tác giả Muller thuộc chương trình Hỗ trợ Sinh thái Nhiệt đới của Tổ chức Phát triển Cộng hòa Liên bang Đức đã nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố địa vật lý, sinh thái nông nghiệp và kinh tế xã hội biến động sử dụng đất từ năm 1975 đến năm 2000 tại hai huyện của tỉnh Đắc Lắc. Kết quả nghiên cứu cho thấy nguyên nhân biến động đất đai ở khu vực Tây Nguyên giai đoạn đầu từ 1975 đến 1992 được đặc trưng bởi sự mở rộng đất nông nghiệp và chuyển đổi đất rừng sang đất nông nghiệp. Trong giai đoạn thứ hai, từ 1992 đến 2000, sự đầu tư vào nguồn lao động và vốn, cải thiện về công nghệ, giao thông nông thôn, thị trường và hệ thống thủy lợi đã thúc đẩy phát triển nông nghiệp. Độ che phủ rừng trong giai đoạn thứ hai tăng mà chủ yếu là do sự tái sinh của các khu vực canh tác nương rẫy trước đây. Để nghiên cứu biến động hiện trạng lớp phủ thực vật và ảnh hưởng của nó tới quá trình xói mòn lưu vực sông Trà Khúc, tác giả Vũ Anh Tuân đã kết hợp phương pháp viễn thám và hệ thông tin địa lý. Kết quả nghiên cứu đã xác định được biến động hiện trạng lớp phủ lưu vực sông Trà Khúc từ năm 1989 đến 2001, từ đó mô hình hóa xói mòn bằng GIS và đề xuất sử dụng đất giảm thiểu xói mòn (Vũ Anh Tuân, 2004).
  • 46. 34 Năm 2011, Ngô Thế Ân đã nghiên cứu ứng dụng mô hình tác tố (Agent – based) nhằm mô phỏng tác động của chính sách đến biến động sử dụng đất tại bản Bình Sơn, xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, mô hình tác tố phù hợp cho việc mô phỏng tác động của chính sách đến biến động sử dụng đất. Các thuật toán về sự phản hồi chính sách của người dân trong mô hình dựa vào lợi ích mong đợi, trách nhiệm chấp hành và mức độ ảnh hưởng của cơ quan triển khai chính sách. Mô hình có độ tin cậy cao và có khả năng dùng để dự báo biến động sử dụng đất. Để đánh giá tác động của các yếu tố tự nhiên và kinh tế, xã hội đến biến động sử dụng đất lưu vực Suối Muội, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La, tác giả Vũ Kim Chi (2009) đã sử dụng dữ liệu ảnh máy bay kết hợp với phân tích thống kê. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tại lưu vực Suối Muội yếu tố ảnh hưởng đến biến động sử dụng đất là độ cao, đá gốc, khoảng cách đến quốc lộ 6, khoảng cách đến khu dân cư và dân tộc. Một công trình nghiên cứu khác về biến động sử dụng đất và mối quan hệ với lao động công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp huyện Chương Mỹ, thành phố Hà nội bằng phương pháp thống kê không gian được thực hiện bởi Đinh Thị Bảo Hoa và Phú Thị Hồng (2013). Trung tâm Quốc tế Nghiên cứu biến đổi toàn cầu (ICARGC) đã thực hiện chương trình nghiên cứu về biến động sử dụng đất dưới tác động của hoạt động kinh tế - xã hội và biến đổi khí hậu toàn cầu tại điểm nghiên cứu là đồng bằng sông Hồng và vùng núi Tây Bắc Việt Nam. Kết quả của đề tài xác định được biến động đất lúa và lượng phát thải khí mê tan từ canh tác lúa khu vực đồng bằng sông Hồng. Ở khu vực Tây Bắc, chương trình thực hiện nghiên cứu điểm ở Sa Pa đã xác định được biến động sử dụng đất giai đoạn 1993 - 2009 và mối quan hệ giữa biến động sử dụng đất với du lịch và các tai biến thiên nhiên ở Sa Pa (ICARGC, 2013). Trên địa bàn huyện Tiên Yên, đã có những nghiên cứu về sử dụng đất như Nguyễn Xuân Dũng và Tô Thúy Nga (2013) với “Sử dụng khôn khéo đất ngập nước và đề xuất giải pháp sử dụng khôn khéo đất ngập nước vịnh Tiên Yên” và Nguyễn Mạnh Hùng (2010) với nghiên cứu biến động bờ biển và cửa sông Việt Nam trong đó có khu vực Tiên Yên.
  • 47. 35 1.5. Nhận xét tổng quan tài liệu và định hƣớng nghiên cứu 1.5.1. Nhận xét tổng quan tài liệu Từ những luận điểm được trình bày trong tổng quan tài liệu và các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới cũng như Việt Nam, có thể rút ra một số nhận xét như sau: i) Thứ nhất, về khái niệm biến động sử dụng đất nhất thiết phải là quá trình động học của hệ thống tự nhiên và con người, nghĩa là sự thay đổi sử dụng đất (quá trình đô thị hóa hoặc phá rừng) có thể ảnh hưởng sâu sắc đến hệ sinh thái nhưng cuối cùng phản ứng của hệ sinh thái lại ảnh hưởng đến thay đổi sử dụng đất. ii) Thứ hai, sử dụng đất là một quá trình đại diện cho sự hiện diện hay vắng mặt của một loại hình sử dụng đất cụ thể. Quyết định lựa chọn loại hình sử dụng đất là một biến số mà nhiều thông tin liên quan đến sự lựa chọn sử dụng đất không đo lường trực tiếp được. Vì vậy quá trình chuyển đổi từ một loại đất này sang một loại đất khác không phải là quá trình tuyến tính. iii) Thứ ba, các yếu tố tự nhiên và kinh tế xã hội đều tác động đến biến động sử dụng đất và lớp phủ. Tuy nhiên ở những khu vực khác nhau thì nguyên nhân dẫn đến biến động sử dụng đất cũng khác nhau. Một nguyên nhân nào đó có thể ảnh hưởng rất mạnh đến biến động sử dụng đất ở khu vực này nhưng hoàn toàn không có ý nghĩa đối với khu vực khác. Thậm chí, trong cùng một khu vực biến động sử dụng đất trong từng giai đoạn cũng khác nhau về cường độ và tính chất. iv) Thứ tư, biến động sử dụng đất ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu, giảm đa dạng sinh học và được xem là một thành phần thiết yếu trong cân nhắc về tính bền vững. Biến động sử dụng đất cũng ảnh hưởng đến các chỉ tiêu kinh tế - xã hội như thu nhập, mức sống của người dân. Những công trình nghiên cứu trên thế giới cho thấy, tại các khu vực khác nhau, dưới tác động của các điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội khác nhau thì nguyên nhân và ảnh hưởng của biến động sử dụng đất đều có những khác biệt nhất định. Ở Việt Nam, những nghiên cứu về biến động sử dụng đất không nhiều. Hầu hết các nghiên cứu chủ yếu là ứng dụng tư liệu viễn thám và GIS xác định biến động sử dụng đất theo