SlideShare a Scribd company logo
1 of 72
Download to read offline
1
UBND TỈNH PHÚ YÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập -Tự do - Hạnh phúc
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
(Ban hành kèm theo Quyết định số 133/QĐ-ĐHPY ngày 12 tháng 3 năm 2024
của Hiệu trưởng Trường Đại học Phú Yên)
Tên chương trình: SƯ PHẠM KHOA HỌC TỰ NHIÊN
(Natural Science Education)
Trình độ đào tạo: ĐẠI HỌC
Ngành đào tạo: SƯ PHẠM KHOA HỌC TỰ NHIÊN
(Natural Science Education)
Mã số: 7140247
Loại hình đào tạo: CHÍNH QUY
Loại bằng: CỬ NHÂN
Khoa quản lý: KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Website: www.pyu.edu.vn
1. Giới thiệu chương trình đào tạo
- Triết lý giáo dục của Trường Đại học Phú Yên: “Chất lượng - Sáng tạo - Vì
cộng đồng”
- Về chương trình và ngành đào tạo:
Ngành Sư phạm Khoa học tự nhiên (Mã ngành: 7140247) là ngành đào tạo giáo
viên giảng dạy lĩnh vực Khoa học tự nhiên (KHTN) tại các trường Trung học cơ sở
(THCS) theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Ngành học này được mở ra nhằm đáp
ứng được nhu cầu xã hội về đội ngũ giáo viên có thể dạy học tích hợp.
Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Khoa học tự nhiên tại Trường Đại học Phú
Yên là một chương trình đào tạo hoàn toàn mới. Chương trình được xây dựng dựa theo
Chương trình giáo dục phổ thông mới, môn Khoa học tự nhiên, được ban hành kèm theo
Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Khoa học tự nhiên được xây dựng gồm 121
tín chỉ (chưa kể Giáo dục thể chất 4 tín chỉ và Giáo dục quốc phòng - an ninh 8 tín chỉ),
thời gian đào tạo 4 năm. Trong đó bao gồm 2 khối kiến thức: (1) Khối kiến thức giáo dục
đại cương (38 tín chỉ) cung cấp cho người học các kiến thức về Lý luận chính trị, Khoa
học Tự nhiên - Công nghệ và kiến thức giáo dục đại cương khác; (2) Khối kiến thức giáo
dục chuyên nghiệp (83 tín chỉ) cung cấp cho người học các kiến thức thuộc nhóm kiến
thức cơ sở ngành, kiến thức ngành, kiến thức nghiệp vụ sư phạm, thực tập sư phạm, khóa
luận tốt nghiệp/học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp.
Với đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, chuyên viên có trình độ cao, được đào tạo
từ các trường đại học và học viện uy tín trong và ngoài nước, cùng với điều kiện cơ sở
vật chất hiện đại phục vụ tốt cho công tác dạy học và nghiên cứu khoa học; ngành Sư
phạm Khoa học tự nhiên, Khoa Khoa học tự nhiên, Trường Đại học Phú Yên hướng tới
mục tiêu đào tạo giáo viên THCS có đủ năng lực giảng dạy môn Khoa học tự nhiên và
nghiên cứu khoa học tự nhiên, đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, góp phần
cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao, đẩy mạnh sự phát triển bền vững ngành giáo
dục của tỉnh Phú Yên và cả nước.
2
2. Mục tiêu đào tạo
2.1. Mục tiêu chung
Đào tạo giáo viên THCS có kiến thức, kỹ năng và thái độ đáp ứng được chuẩn
năng lực giáo viên phổ thông theo Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày 18/10/2016 của
Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt khung trình độ Quốc gia Việt Nam và Thông tư
số 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22/08/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành
Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông. Sau khi tốt nghiệp, sinh
viên có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo, đủ năng lực hoàn thành tốt nhiệm vụ của
người giáo viên giảng dạy môn Khoa học tự nhiên ở trường THCS, các cơ sở giáo dục
khác và nhiệm vụ chuyên môn có liên quan.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- PO1: Vận dụng kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên, khoa học chính trị, khoa
học xã hội và pháp luật vào quá trình dạy học và giáo dục.
- PO2: Vận dụng kiến thức khoa học tự nhiên có nền tảng kiến thức từ Vật lý, Hóa
học, Sinh học và các phương pháp dạy học Khoa học tự nhiên vào quá trình dạy học môn
Khoa học tự nhiên ở trường THCS.
- PO3: Vận dụng kiến thức môn Khoa học tự nhiên vào phát triển chương trình
nhà trường, tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi Khoa học tự nhiên, thiết kế và tổ chức dạy
học một số chủ đề Khoa học tự nhiên ở trường THCS.
- PO4: Sáng tạo trong việc lựa chọn nội dung, phương tiện dạy học, phương pháp
dạy học, kĩ thuật và công nghệ dạy học khi lập kế hoạch dạy học môn Khoa học tự nhiên;
tổ chức, triển khai được các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, các hoạt động học tập mang
tính chất liên môn nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh.
- PO5: Thực hiện thành thạo các bài thực hành, thí nghiệm khoa học tự nhiên có
nền tảng kiến thức từ Vật lý, Hóa học, Sinh học; nghiên cứu và tổ chức các hoạt động
nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học tự nhiên ứng dụng vào thực tiễn dạy học và trong
cuộc sống.
- PO6: Giao tiếp với học sinh, phụ huynh học sinh và đồng nghiệp theo các yêu
cầu về giao tiếp sư phạm; xử lý linh hoạt các tình huống sư phạm trong dạy học, giáo dục
và các hoạt động trải nghiệm ở trường THCS.
- PO7: Có khả năng tự định hướng, làm việc độc lập và hợp tác, thích nghi với các
nhiệm vụ và công việc được giao.
- PO8: Có đạo đức, phong cách theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông và
yêu nghề.
- PO9: Có tinh thần tự học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; có ý thức,
trách nhiệm cao trong hoạt động nghề nghiệp.
3. Chuẩn đầu ra
Theo Quyết định số 236/QĐ-ĐHPY ngày 20 tháng 6 năm 2022 của Hiệu trưởng
Trường Đại học Phú Yên về việc ban hành chuẩn đầu ra các chương trình đào tạo trình
độ đại học, cao đẳng hệ chính quy.
3.1. Về kiến thức
- PLO1: Vâ ̣n dụng những kiến thứ c lý luâ ̣n chính tri ̣và pháp luật đại cương để giải
quyết những vấn đề của cuộc sống và hoa ̣t động nghề nghiê ̣p một cách phù hợp.
- PLO2: Vận dụng kiến thức nền tảng của toán học, khoa học và công nghệ trong
nghiên cứu và học tập Khoa học tự nhiên.
- PLO3: Phân tích các nguyên lý và kiến thức cơ bản của Vật lý, Hóa học, Sinh
học và Khoa học môi trường trong quá trình dạy học môn Khoa học tự nhiên.
3
- PLO4: Vận dụng kiến thức về lý luận, phương pháp dạy học Khoa học tự nhiên
và phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục vào hoạt động dạy học môn Khoa học tự
nhiên.
- PLO5: Áp dụng kiến thức Khoa học tự nhiên vào phát triển chương trình nhà
trường môn Khoa học tự nhiên, tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi Khoa học tự nhiên, thiết
kế một số chủ đề Khoa học tự nhiên ở trường THCS.
3.2. Về kỹ năng
- PLO6: Vận dụng các phương pháp dạy học môn Khoa học tự nhiên và phương
pháp kiểm tra đánh giá khi tổ chức dạy học môn Khoa học tự nhiên.
- PLO7: Thực hiện thành thạo các bài thực hành, thí nghiệm Khoa học tự nhiên;
nghiên cứu và tổ chức các hoạt động nghiên cứu trong lĩnh vực Khoa học tự nhiên, ứng
dụng vào thực tiễn dạy học và trong cuộc sống.
- PLO8: Sử dụng hiệu quả tin học, ngoại ngữ và phương tiện dạy học hiện đại
trong dạy học và nghiên cứu về Khoa học tự nhiên.
- PLO9: Xử lý thích hợp các tình huống sư phạm trong dạy học, giáo dục, các hoạt
động trải nghiệm ở trường THCS và các hoạt động nghiên cứu.
- PLO10: Thực hiện phù hợp trong trao đổi, thảo luận về công tác dạy học, giáo
dục học sinh Trung học cơ sở với các đồng nghiệp, phụ huynh học sinh và các đơn vị liên
quan.
3.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm
- PLO11: Thể hiện đạo đức, phong cách theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ
thông; thái độ tích cực với xã hội và môi trường tự nhiên; ý thức phấn đấu hoàn thành
nhiệm vụ được giao.
- PLO12: Trung thực trong việc thực hiện thí nghiệm, nghiên cứu Khoa học tự
nhiên và biết rút ra kinh nghiệm để cải tiến trong công tác nghiên cứu.
- PLO13: Chủ động tham gia cùng với bộ môn, liên môn và nhà trường trong việc
xây dựng kế hoạch, đánh giá, cải tiến các hoạt động dạy học và giáo dục học sinh; phân
tích và phát triển chương trình giáo dục phổ thông phù hợp với tình hình thực tế của
trường và địa phương.
- PLO14: Có khả năng tự học, tự nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn và
nghiệp vụ để phát triển nghề nghiệp.
Ngoài các chuẩn đầu ra trên, sinh viên phải đạt được chuẩn đầu ra đối với ngoại
ngữ và tin học được quy định theo Quyết định số 189/QĐ-ĐHPY ngày 20 tháng 05 năm
2022 của Trường Đại học Phú Yên.
Bảng 3.1. Quan hệ đáp ứng giữa chuẩn đầu ra với mục tiêu của CTĐT
Mục
tiêu
POs
Chuẩn đầu ra PLOs
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14
PO1 x x x x x x x
PO2 x x x x x x x x
PO3 x x x x x x x x
PO4 x x x x x x x x x x x
PO5 x x x x x x
PO6 x x x x x
4
PO7 x x x x x x x x x x x x x x
PO8 x x x x x x x x x x x
PO9 x x x x x x x x x x x x x x
4. Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương
đương. Các quy định khác theo Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5. Khối lượng kiến thức toàn khóa:
Tổng số tín chỉ toàn khóa là 121 tín chỉ bao gồm các học phần bắt buộc và học
phần tự chọn (chưa kể Giáo dục thể chất 04 tín chỉ và Giáo dục quốc phòng – an ninh 08
tín chỉ).
STT Cấu trúc kiến thức của chương trình
Tín
chỉ
Tín chỉ
bắt buộc
Tín chỉ
tự chọn
1 Kiến thức giáo dục đại cương (chưa kể Giáo
dục thể chất và Giáo dục quốc phòng-an ninh) 38 34 4
2 Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 83 71 12
2.1 Kiến thức cơ sở ngành 25 18 7
2.2 Kiến thức ngành/chuyên ngành 26 21 5
2.3 Kiến thức nghiệp vụ sư phạm 18 18 0
2.4 Thực tập sư phạm 7 7 0
2.5 Khóa luận tốt nghiệp hoặc học phần thay thế 7 7 0
Tổng cộng 121 105 16
6. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp
Thực hiện theo Quyết định số 335/QĐ-ĐHPY ngày 27 tháng 8 năm 2021 của Hiệu
trưởng Trường Đại học Phú Yên về việc Ban hành Quy chế đào tạo trình độ đại học của
Trường Đại học Phú Yên.
Bảng 6.1. Mô tả sự chuyển tải triết lý giáo dục vào CTĐT
Chương trình đào tạo: SƯ PHẠM KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Triết lý giáo dục
Chất
lượng
Sáng
tạo
Vì
cộng
đồng
Khối kiến thức
trong chương
trình đào tạo
Khối kiến thức đại cương x x x
Khối kiến thức cơ sở ngành x x x
Khối kiến thức ngành/chuyên ngành x x x
Thực tập tốt nghiệp x x x
Khóa luận tốt nghiệp/Học phần thay thế x x x
Hoạt động
ngoại khóa
Nghiên cứu khoa học sinh viên x x x
Thi nghiệp vụ/thực hành nghề nghiệp x x x
Tham gia Hội nghị, hội thảo do Khoa, Nhà
trường và địa phương tổ chức
x x x
5
Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể
thao
x x x
Hiến máu tình nguyện x x
Mùa hè xanh x x x
Vệ sinh môi trường x x x
Chuẩn đầu ra
của chương
trình đào tạo
PLO1 x x
PLO2 x x x
PLO3 x x x
PLO4 x x x
PLO5 x x x
PLO6 x x x
PLO7 x x x
PLO8 x x x
PLO9 x x x
PLO10 x x x
PLO11 x x x
PLO12 x x x
PLO13 x x x
PLO14 x x x
7. Phương pháp dạy học
Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Khoa học tự nhiên đã đa dạng hóa, đưa vào
sử dụng nhiều phương pháp dạy - học tích cực, hiện đại phù hợp với chuẩn đầu ra của
Chương trình đào tạo; được thể hiện cụ thể như sau:
7.1. Phương pháp thuyết trình
Giảng viên trình bày nội dung bài học và giải thích các nội dung trong bài giảng.
Sinh viên có trách nhiệm nghe giảng và ghi chú để tiếp nhận các kiến thức mà giảng viên
truyền đạt. Đồng thời sinh viên cũng trình bày quan điểm của bản thân hoặc đại diện cho
nhóm để đưa ra các nội dung cần thảo luận trước tập thể.
7.2. Phương pháp seminar
Mục đích của phương pháp seminar là khám phá sâu thêm chủ đề chuyên môn. Nó
bao gồm những buổi họp mặt định kỳ của các nhóm nhỏ sinh viên để thảo luận theo
sự phân công của giảng viên về các chủ đề đã được giao và giảng viên đóng vai như là một
chuyên gia hoặc người điều phối.
7.3. Phương pháp dạy học tình huống
Đây là phương pháp hướng đến cách tiếp cận dạy học lấy người học làm trung
tâm, giúp người học hình thành kỹ năng tư duy phản biện và giao tiếp. Theo phương
pháp này, giảng viên thiết kế các nhiệm vụ dựa trên các tình huống, yêu cầu sinh viên giải
quyết, qua đó giúp sinh viên hình thành kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng ra quyết định
cũng như kỹ năng nghiên cứu.
7.4. Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề
Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là phương pháp dạy học trong đó giảng
viên tạo ra những tình huống có vấn đề, điều khiển sinh viên phát hiện vấn đề hay thách
thức trong thực tế để sinh viên hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo để giải
6
quyết vấn đề và thông qua đó chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng và đạt được những
mục đích học tập khác.
7.5. Phương pháp thảo luận
Là phương pháp dạy học trong đó sinh viên được chia thành các nhóm và tham gia
thảo luận về những quan điểm cho một vấn đề nào đó được giảng viên đặt ra. Phương
pháp này thúc đẩy sinh viên làm rõ các khái niệm, ý tưởng và các thông tin xoay quanh
chủ đề đặc biệt là các vấn đề thực tế; thông qua trao đổi bằng lời nói với bạn học và giảng
viên để kết nối các ý tưởng, kinh nghiệm, phản ánh nhiều ý nghĩa của khái niệm hay vấn
đề.
7.6. Phương pháp học nhóm
Là phương pháp dạy học trong đó sinh viên được tổ chức thành các nhóm nhỏ để
cùng nhau giải quyết các vấn đề của bài học và trình bày kết quả hoạt động của nhóm
thông qua báo cáo hay thuyết trình với sự đánh giá, góp ý, bổ sung của các nhóm khác và
giảng viên.
7.7. Thực tập, thực tế
Hoạt động tham quan, thực tập, thực tế giúp người học tìm hiểu môi trường làm
việc, các công nghệ đang áp dụng trong lĩnh vực ngành, nghề được đào tạo, góp phần
hình thành kỹ năng nghề, văn hóa làm việc và tạo cơ hội việc làm sau tốt nghiệp.
7.8. Thực hành, thí nghiệm
Giảng viên thực hiện các thao tác thực hành, thí nghiệm; sinh viên quan sát và
thực hành thí nghiệm đó theo hướng dẫn của giảng viên nhằm hướng tới mục tiêu kiến
thức, kỹ năng của học phần.
7.9. Phương pháp tự học
Đây là nhóm phương pháp mà sinh viên tiến hành hoạt động học tập của mình với
rất ít hoặc không có sự hướng dẫn của giảng viên, nhưng qua đó họ tự định hướng việc
học theo kinh nghiệm của bản thân, có quyền tự chủ và tự điều khiển hoạt động học của
mình qua các bài tập hay vấn đề mà giảng viên đã gợi ý hướng dẫn khi ở lớp. Trong
Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Khoa học tự nhiên thường áp dụng phương pháp
Đọc và nghiên cứu tài liệu và phương pháp Bài tập ở nhà.
Bảng 7.1. Mối liên hệ giữa CĐR (PLOs) và phương pháp dạy học
Phương pháp dạy học
Chuẩn đầu ra PLOs
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14
PP thuyết giảng/thuyết trình x x x x x x x x x x x x x
PP seminar x x x x x x x x x x x x x
PP dạy học tình huống x x x x x x x x x x x x x
PP dạy học phát hiện và giải
quyết vấn đề
x x x x x x x x x x x x x
PP thảo luận x x x x x x x x x x x x x x
PP học nhóm x x x x x x x x x x x x x
Thực tập, thực tế x x x x
Thực hành, thí nghiệm x x x x x x x x x x x
Đọc và nghiên cứu tài liệu x x x x x x x x x x x x x x
Bài tập ở nhà x x x x x x x x x x x x
7
8. Phương pháp đánh giá
Đánh giá kết quả học tập của sinh viên là quá trình theo dõi ghi chép, lưu giữ và
cung cấp thông tin về sự tiến bộ của người học trong suốt quá trình dạy học đảm bảo
nguyên tắc rõ ràng, chính xác, khách quan và phân hóa, thường xuyên liên tục và định
kỳ.
Các phương pháp đánh giá được sử dụng trong chương trình đào tạo được chia
thành 2 nhóm chính là đánh giá theo tiến trình (On-going/Formative Assessment) và đánh
giá tổng kết/định kỳ (Summative Assessment).
8.1. Đánh giá theo tiến trình
8.1.1. Đánh giá chuyên cần
Ngoài thời gian tự học, sự tham gia thường xuyên cùng với những đóng góp của
người học trong khóa học cũng phản ánh thái độ học tập của họ đối với học phần. Đánh
giá chuyên cần được thực hiện theo bảng 8.1.
Bảng 8.1. Đánh giá chuyên cần và thái độ học tập
Tiêu chí
đánh giá
Mức độ đạt chuẩn
Trọng
số
MỨC F
(0-3.9)
MỨC D
(4.0-5.4)
MỨC C
(5.5-6.9)
MỨC B
(7.0-8.4)
MỨC A
(8.5-10)
Chuyên
cần
Không đi
học
(<30%)
Đi học không
chuyên cần
(<50%)
Đi học khá
chuyên cần
(<70%)
Đi học
chuyên cần
(<90%)
Đi học đầy
đủ, rất
chuyên cần
(100%)
50%
Hoạt
động tại
lớp
Không
tham gia
hoạt động
gì tại lớp
Ít khi tham
gia phát biểu,
đóng góp cho
bài học tại
lớp hoặc
đóng góp
không hiệu
quả.
Thỉnh
thoảng
tham gia
phát biểu,
trao đổi ý
kiến tại lớp.
Phát biểu ít
khi có hiệu
quả.
Thường
xuyên phát
biểu và trao
đổi ý kiến
liên quan đến
bài học. Các
đóng góp cho
bài học là
hiệu quả.
Tham gia tích
cực các hoạt
động tại lớp:
phát biểu,
trao đổi ý
kiến liên
quan đến bài
học. Các
đóng góp rất
hiệu quả.
50%
8.1.2. Đánh giá bài tập
Người học được yêu cầu thực hiện một số bài tập liên quan đến bài học trong hoặc
sau giờ học trên lớp. Các bài tập được thực hiện bởi cá nhân hoặc nhóm và được đánh giá
theo các tiêu chí: nộp bài tập đầy đủ, đúng thời gian quy định (20%), trình bày bài tập
(30%), nội dung bài tập (50%).
8.1.3. Đánh giá thuyết trình
Ở một số học phần trong Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Khoa học tự nhiên,
người học được yêu cầu làm việc theo nhóm để giải quyết một số vấn đề hay tình huống
liên quan đến bài học và trình bày kết quả làm việc của nhóm. Hoạt động này giúp người
học vừa tiếp nhận kiến thức chuyên môn vừa phát triển các kỹ năng như kỹ năng giao
tiếp, thương lượng, làm việc nhóm. Để đánh giá mức độ đạt được các kỹ năng này của
người học, sử dụng các tiêu chí đánh giá sau: Nội dung báo cáo (50%), Trình bày slide
(25%), Thuyết trình (25%).
8.1.4. Kiểm tra viết
Người học được yêu cầu trả lời một số câu hỏi, làm bài tập hay trình bày ý kiến cá
nhân về những vấn đề liên quan đến yêu cầu của chuẩn đầu ra về kiến thức của học phần
8
và được đánh giá theo thang điểm 10 với đáp án đã được thiết kế. Số lượng câu hỏi cho
bài kiểm tra viết tùy thuộc vào yêu cầu về nội dung kiến thức của học phần.
8.1.5. Kiểm tra trắc nghiệm
Người học được yêu cầu lựa chọn câu trả lời đúng cho câu hỏi liên quan dựa trên
các phương án đã được thiết kế trong đề kiểm tra. Số lượng câu hỏi và các phương án trả
lời trong đề kiểm tra cũng tùy thuộc vào yêu cầu về nội dung kiến thức của học phần.
8.2. Đánh giá tổng kết/định kỳ
8.2.1. Kiểm tra/ thi viết
Phương pháp đánh giá giống với phương pháp kiểm tra viết trong nhóm đánh giá
theo tiến trình.
8.2.2. Kiểm tra/ thi trắc nghiệm
Phương pháp đánh giá giống với phương pháp kiểm tra trắc nghiệm trong nhóm
đánh giá theo tiến trình.
8.2.3. Kiểm tra/ thi vấn đáp
Người học được đánh giá thông qua phỏng vấn, hỏi đáp trực tiếp những vấn đề
liên quan đến mục tiêu kiến thức và kỹ năng của học phần.
8.2.4. Báo cáo, tiểu luận
Người học được đánh giá thông qua sản phẩm là báo cáo/tiểu luận, bao gồm nội
dung và cách thức trình bày, bản vẽ/hình ảnh trong báo cáo/tiểu luận.
8.2.5. Đánh giá thuyết trình
Phương pháp đánh giá giống với phương pháp đánh giá thuyết trình trong nhóm
đánh giá theo tiến trình.
8.2.6. Đánh giá làm việc nhóm
Đây là phương pháp được áp dụng khi triển khai hoạt động dạy học theo nhóm và
chủ yếu dùng để đánh giá kĩ năng làm việc nhóm của người học.
Bảng 8.2. Quan hệ giữa các phương pháp đánh giá với Chuẩn đầu ra (PLOs)
của chương trình đào tạo
Phương pháp đánh giá
(Assessment methods)
PLOs
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14
I Đánh giá tiến trình
1 Đánh giá chuyên cần x x x x x x x x x x x
2 Đánh giá bài tập x x x x x x x x x x x
3 Đánh giá thuyết trình x x x x x x x x x x
4 Kiểm tra viết x x x x x x x x x x
5 Kiểm tra trắc nghiệm x x x x x x x x x x
II Đánh giá tổng kết/định kỳ
6 Kiểm tra/thi viết x x x x x x x x x x
7 Kiểm tra/thi trắc nghiệm x x x x x x x x x x
8 Kiểm tra/ thi vấn đáp x x x x x x x x x x
9 Báo cáo, tiểu luận x x x x x x x x x x x x x
10 Đánh giá thuyết trình x x x x x x x x x x x
11 Đánh giá làm việc nhóm x x x x x x x x x x x
9
9. Nội dung chương trình
Bảng 9.1. Nội dung chương trình đào tạo
STT Mã HP Tên học phần
Số
TC
Số tiết
Điều
kiện tiên
quyết
(số thứ
tự HP)
LT
BT/
TL
TH/
TT
Tự
học
(nếu
có)
9.1. Kiến thức giáo dục đại cương
38
398/
406
95/
103
1381140
9.1.1 Lý luận Chính trị 11 114 51 0 330
1 1
LC111013 Triết học Mác – Lênin 3 30 15 0 90
2 2
LC112112 Kinh tế chính trị Mác – Lênin 2 20 10 0 60 1
3 3
LC113112 Chủ nghĩa xã hội khoa học 2 20 10 0 60 2
4 4
LC124112 Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam 2 22 8 0 60 3
5 5
LC120012 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2 22 8 0 60 4
9.1.2 Học phần khác 6 60 15 30 180
6 6
LC130012 Pháp luật đại cương 2 15 15 0 60 1
7 7SP110752 Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục 2 30 0 0 60 56
8 8SP110442 Kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm 2 15 0 30 60
9.1.3 Khoa học Tự nhiên – Công nghệ 17 172 29 108 510
9 TN112092 Đại số tuyến tính 2 20 10 0 60
10 TN112082 Giải tích 2 20 10 0 60
11 TN135062
Kỹ thuật an toàn và quản lý phòng thí
nghiệm
2 15 0 30 60
12 TN123503 Vật lý đại cương 3 30 0 30 90
13 TN135013 Hóa học đại cương 3 21 9 30 90
14 TN141183 Sinh học đại cương 3 36 0 18 90
15 TN123532 Thiên văn học 2 30 0 0 60
9.1.4 Giáo dục thể chất 4 0 0 120 0
16 TC120011 Giáo dục Thể chất 1 (Thể dục) 1 0 0 30 0
17 TC121011 Giáo dục Thể chất 2 (Điền kinh) 1 0 0 30 0 16
18 TC122001 Giáo dục Thể chất 3 (Thể thao tự chọn cơ bản) 1 0 0 30 0 17
18.1 TC122011 Giáo dục Thể chất 3 (Cầu lông 1) 1 0 0 30 0
18.2 TC122021 Giáo dục Thể chất 3 (Bóng chuyền 1) 1 0 0 30 0
18.3 TC122031 Giáo dục Thể chất 3 (Bóng đá 1) 1 0 0 30 0
18.4 TC122041 Giáo dục Thể chất 3 (Bóng bàn 1) 1 0 0 30 0
18.5 TC122051 Giáo dục Thể chất 3 (Võ Cổ truyền 1) 1 0 0 30 0
19 2
1
TC123001 Giáo dục Thể chất 4 (Thể thao tự chọn nâng cao) 1 0 0 30 0 18
19.1 TC123011 Giáo dục Thể chất 4 (Cầu lông 2) 1 0 0 30 0
19.2 TC123021 Giáo dục Thể chất 4 (Bóng chuyền 2) 1 0 0 30 0
19.3 TC123031 Giáo dục Thể chất 4 (Bóng đá 2) 1 0 0 30 0
19.4 TC123041 Giáo dục Thể chất 4 (Bóng bàn 2) 1 0 0 30 0
10
19.5 TC123051 Giáo dục Thể chất 4 (Võ Cổ truyền 2) 1 0 0 30 0
9.1.5 Giáo dục quốc phòng – an ninh
20 TC160018 Giáo dục quốc phòng – an ninh 8 8 tín chỉ = 165 tiết
9.1.6 Tự chọn kiến thức giáo dục đại cương 4 52/60 8/0 0 120
21 TN123552 Lịch sử Vật lý 2 30 0 0 60
22 TN130062 Lịch sử Hóa học 2 22 8 0 60
23 TN143322 Sinh quyển và biến đổi khí hậu 2 30 0 0 60
24 TN143012 Môi trường và con người 2 30 0 0 60
9.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 83
746/
781
178/
205
665/
705
2280
9.2.1 Kiến thức cơ sở ngành 25 271/
289
31/
49
110 750
- Bắt buộc: 18 199 31 80 540
25 TN123513 Điện học 3 45 0 0 90
26 TN123523 Quang học 3 26 19 0 90
27 TN135023 Hóa học vô cơ 3 30 0 30 90
28 TN135033 Hóa học hữu cơ 3 30 0 30 90
29 TN141042 Thực vật học 2 25 0 10 60
30 TN141052 Động vật học 2 25 0 10 60
31 TN142212 Di truyền và tiến hóa 2 18 12 0 60
- Tự chọn: 7 72/90 18/0 30 210
32 TN123562 Vật lý Nguyên tử và Hạt nhân 2 20 10 0 60
33 TN123572 Vật lý trong vật liệu điện tử 2 30 0 0 60
34 TN142033 Vi sinh vật học 3 30 0 30 90
35 TN144013 Nhập môn Công nghệ sinh học 3 30 0 30 90
36 TN144063 Công nghệ vi sinh 3 30 0 30 90
37 TN131102 Hóa kỹ thuật 2 24 6 0 60
38 TN130312 Hoá học môi trường 2 30 0 0 60
39 TN135042 Hóa học phân tích 2 22 8 0 60
40 TN131202 Hóa học thực phẩm 2 24 6 0 60
9.2.2 Kiến thức ngành 26
253/
270
69/
78
90/
130
780
- Bắt buộc: 21 211 59 90 630
41 TN130292 Hoá sinh học 2 20 10 0 60
42 TN142012 Lý sinh học 2 30 0 0 60
43 TN135052 Hóa lý 2 20 10 0 60
44 TN148024 Phân tích chương trình môn KHTN 4 45 0 30 120
45 TN146143 Lý luận và phương pháp dạy học KHTN 3 30 15 0 90
46
TN148033
Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học
KHTN
3 24 6 30 90
47 TN146182 Ứng dụng công nghệ trong dạy học KHTN 2 15 0 30 60
48 NG116303 Tiếng Anh chuyên ngành KHTN 3 27 18 0 90
- Tự chọn: 5 42/59
10/
19
0/
40
150
49 TN148043 Một số vấn đề KHTN hiện đại 3 39 6 0 90
50
TN146173
Tổ chức hoạt động giáo dục STEM ở trường
phổ thông
3 25 0 40 90
11
51 TN146192 Một số kỹ thuật dạy học tích cực 2 17 13 0 60
52 TN146162 Giáo dục giới tính cho học sinh THCS 2 20 10 0 60
9.2.3 Kiến thức nghiệp vụ sư phạm 18 172 38 120 540
53 SP110012 Tâm lý học đại cương 2 25 5 0 60 1
54 SP110022 Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm 2 25 5 0 60 53
55 SP110712 Giáo dục học đại cương 2 25 5 0 60 53
56 SP110722 Giáo dục học phổ thông 2 25 5 0 60 55
57 SP110102 Giao tiếp sư phạm 2 20 10 0 60 55
58 SP121031 Rèn luyện NVSP thường xuyên 1 1 0 0 30 30 55
59 TN146091 Rèn luyện NVSP thường xuyên 2 1 0 0 30 30
60 TN146101 Rèn luyện NVSP thường xuyên 3 1 0 0 30 30
61 TN146111 Rèn luyện NVSP thường xuyên 4 1 0 0 30 30
62 TN135092 Phát triển chương trình môn KHTN 2 22 8 0 60
63 SP110342 Đánh giá trong giáo dục 2 30 0 0 60 54, 55
9.2.4 Thực tập sư phạm 7 0 0 315 0
64 DT100012 Thực tập sư phạm 1 (4 tuần) 2 0 0 90 0
65 DT100025 Thực tập sư phạm 2 (7 tuần) 5 0 0 225 0
9.2.5 Khoá luận tốt nghiệp/ học phần thay thế 7 50 40 30 210
9.2.5.1 Khóa luận tốt nghiệp 7
9.2.5.2 Học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp 7 50 40 30 210
66 TN146152 Kiểm tra và đánh giá trong dạy học KHTN 2 15 0 30 60
67 TN148052
Vận dụng kiến thức KHTN trong bảo vệ môi
trường
2 20 10 0 60
68 TN146203 Bồi dưỡng học sinh giỏi KHTN 3 15 30 0 90
Tổng cộng 121
1144/
1187
273/
308
743/
843
3420
Ghi chú: Điều kiện tiên quyết thực hiện theo quy định của Trường Đại học Phú Yên.
Bảng 9.2. Mô tả liên hệ giữa các học phần với chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo
I (Introduced) – HPs hỗ trợ đạt được PLOs ở mức giới thiệu/bắt đầu.
R (Reinforced) – HPs hỗ trợ đạt được PLOs ở mức nâng cao hơn mức bắt
đầu, có nhiều cơ hội thực hành, thí nghiệm, thực tế ....
M (Mastery) – HPs hỗ trợ đạt được PLOs ở mức thuần thục.
A (Assessed) – HP quan trọng (hỗ trợ tối đa việc đạt được các PLO)
Học phần
Chuẩn đầu ra PLOs
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14
HP 1 R M M
HP 2 R M M
HP 3 R M M
HP 4 R M M
HP 5 R M M
HP 6 R M M
HP 7 R R I R R R M M
HP 8 R R R M M M
HP 9 R R R M M
12
HP 10 R R R M M
HP 11 I I I R I I R
HP 12 R R M R M R M
HP 13 I R R R R R R
HP 14 I I I I I I I
HP 15 R R R I M
HP 21 R I I M
HP 22 R R R R
HP 23 R I I R I I I I I I I I I
HP 24 R R I
HP 25 M M R R R R I M M M M
HP 26 M M R R R M
HP 27 R R R R R R R
HP 28 R R I R I I R R I R R R R I
HP 29 M R R R R R R
HP 30 R R I I
HP 31 R R R R R R R R R R R R R R
HP 32 R R I I I I I M
HP 33 R M R M R M M R R R M R R
HP 34 R R R R R R M R R R M M R R
HP 35 R R R R I R R R R R R R R
HP 36 R R R R R R M R R R R M R R
HP 37 R R R R R R R
HP 38 R R R R R R R
HP 39 R I R R R R
HP 40 R R I I R
HP 41 R I R R R
HP 42 R M R R R R M M M
HP 43 I R R R R
HP 44 I I R R M R R M M M I R I
HP 45 R M M M I R R R R R
HP 46 R R R M I R R I R
HP 47 R M I M I
HP 48 I I I R R I R
HP 49 M M R R M
HP 50 I I R R M R R M M M I R I R
HP 51 R R M M R M R R R R R R M R
HP 52 R R I
HP 53 I R R M M
HP 54 M M R M R M
HP 55 I R I M I M
HP 56 I R R R M R M
HP 57 M M M R M
HP 58 R R I R R M R M I M
HP 59 R R R M R M R R R R M R R R
13
HP 60 M M M M R R R R R M I R
HP 61 R R M R R M M R M R M R R R
HP 62 R R R R
HP 63 M R R R M R M
HP 66 R R R R R R R R R R
HP 67 R R I
HP 68 R R I R
10. Kế hoạch giảng dạy (Dự kiến)
10.1. Học kỳ I: 16 TC (bắt buộc)
TT Mã HP Tên học phần
Số
TC
Số tiết
Ghi
chú
LT
BT/
TL
TH/
TT
Tự
học
(nếu
có)
1 LC111013 Triết học Mác – Lênin 3 30 15 0 90
2 TC120011 Giáo dục Thể chất 1 (Thể dục) 1 0 0 30 0
3 TN112092 Đại số tuyến tính 2 20 10 0 60
4 TN135062
Kỹ thuật an toàn và quản lý phòng thí
nghiệm
2 15 0 30 60
5 TN123503 Vật lý đại cương 3 30 0 30 90
6 TN135013 Hóa học đại cương 3 21 9 30 90
7 TN141183 Sinh học đại cương 3 36 0 18 90
Tổng cộng 16 152 34 108 480
10.2. Học kỳ II: 14 TC (bắt buộc: 10 TC, tự chọn: 4 TC)
TT Mã HP Tên học phần
Số
TC
Số tiết
Ghi
chú
LT
BT/
TL
TH/
TT
Tự
học
(nếu
có)
- Bắt buộc: 10 120 25 10 300
1 LC112112 Kinh tế chính trị Mác – Lênin 2 20 10 0 60
2 TC121011 Giáo dục Thể chất 2 (Điền kinh) 1 0 0 30 0
3 SP110012 Tâm lý học đại cương 2 25 5 0 60
4 TN112082 Giải tích 2 20 10 0 60
5 TN141042 Thực vật học 2 25 0 10 60
6 TN123532 Thiên văn học 2 30 0 0 60
- Tự chọn: 4
52/
60
0/8 0 120
7 TN123552 Lịch sử Vật lý 2 30 0 0 60
Chọn
4/8TC
8 TN130062 Lịch sử Hóa học 2 22 8 0 60
9 TN143322 Sinh quyển và biến đổi khí hậu 2 30 0 0 60
10 TN143012 Môi trường và con người 2 30 0 0 60
Tổng cộng
14
172/
180
25/
33
10 420
14
10.3. Học kỳ III: 16 TC (bắt buộc)
TT Mã HP Tên học phần
Số
TC
Số tiết
Ghi
chú
LT
BT/
TL
TH/
TT
Tự
học
(nếu
có)
1 LC113112 Chủ nghĩa xã hội khoa học 2 20 10 0 60
2
TC122001 Giáo dục Thể chất 3 (Thể thao tự chọn cơ bản) 1 0 0 30 0
TC122011 Giáo dục Thể chất 3 (Cầu lông 1) 1 0 0 30 0
TC122021 Giáo dục Thể chất 3 (Bóng chuyền 1) 1 0 0 30 0
TC122031 Giáo dục Thể chất 3 (Bóng đá 1) 1 0 0 30 0
TC122041 Giáo dục Thể chất 3 (Bóng bàn 1) 1 0 0 30 0
TC122051 Giáo dục Thể chất 3 (Võ Cổ truyền 1) 1 0 0 30 0
3 LC130012 Pháp luật đại cương 2 15 15 0 60
4 SP110442 Kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm 2 15 0 30 60
5 SP110022
Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư
phạm
2 25 5 0 60
6 SP110712 Giáo dục học đại cương 2 25 5 0 60
7 SP121031 Rèn luyện NVSP thường xuyên 1 1 0 0 30 30
8 TN135023 Hóa học vô cơ 3 30 0 30 90
9 TN141052 Động vật học 2 25 0 10 60
Tổng cộng 16 155 35 100 480
10.4. Học kỳ IV: 16 TC (bắt buộc: 13 TC, tự chọn: 3 TC)
TT Mã HP Tên học phần
Số
TC
Số tiết
Ghi
chú
LT
BT/
TL
TH/
TT
Tự
học
(nếu
có)
- Bắt buộc: 13 142 23 60 390
1 LC124112 Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam 2 22 8 0 60
2
TC123001 Giáo dục Thể chất 4 (Thể thao tự chọn nâng cao) 1 0 0 30 0
TC123011 Giáo dục Thể chất 4 (Cầu lông 2) 1 0 0 30 0
TC123021 Giáo dục Thể chất 4 (Bóng chuyền 2) 1 0 0 30 0
TC123031 Giáo dục Thể chất 4 (Bóng đá 2) 1 0 0 30 0
TC123041 Giáo dục Thể chất 4 (Bóng bàn 2) 1 0 0 30 0
TC123051 Giáo dục Thể chất 4 (Võ Cổ truyền 2) 1 0 0 30 0
3 TC160018 Giáo dục quốc phòng – an ninh 8 8 tín chỉ = 165 tiết
4 SP110722 Giáo dục học phổ thông 2 25 5 0 60
5 SP110102 Giao tiếp sư phạm 2 20 10 0 60
6 TN146091 Rèn luyện NVSP thường xuyên 2 1 0 0 30 30
7 TN123513 Điện học 3 45 0 0 90
8 TN135033 Hóa học hữu cơ 3 30 0 30 90
- Tự chọn: 3 30 0 30 90
9 TN142033 Vi sinh vật học 3 30 0 30 90
Chọn
3/9TC
10 TN144013 Nhập môn Công nghệ sinh học 3 30 0 30 90
11 TN144063 Công nghệ vi sinh 3 30 0 30 90
Tổng cộng 16 172 23 90 480
15
10.5. Học kỳ V: 15 TC (bắt buộc: 13 TC, tự chọn: 2 TC)
TT Mã HP Tên học phần
Số
TC
Số tiết
Ghi
chú
LT
BT/
TL
TH/
TT
Tự
học
(nếu
có)
- Bắt buộc: 13 123 57 30 390
1 LC120012 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2 22 8 0 60
2 SP110752
Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo
dục
2 30 0 0 60
3 TN146101 Rèn luyện NVSP thường xuyên 3 1 0 0 30 30
4 TN123523 Quang học 3 26 19 0 90
5 TN142212 Di truyền và tiến hóa 2 18 12 0 60
6 NG116303 Tiếng Anh chuyên ngành KHTN 3 27 18 0 90
- Tự chọn: 2 20/30 0/10 0 60
7 TN123562 Vật lý Nguyên tử và Hạt nhân 2 20 10 0 60 Chọn
2/4TC
8 TN123572 Vật lý trong vật liệu điện tử 2 30 0 0 60
Tổng cộng 15
143/
153
57/
67
30 450
10.6. Học kỳ VI: 15 TC (bắt buộc : 13 TC, tự chọn: 2 TC)
TT Mã HP Tên học phần
Số
TC
Số tiết
Ghi
chú
LT
BT/
TL
TH/
TT
Tự
học
(nếu
có)
- Bắt buộc: 13 115 20 150 390
1 TN146111 Rèn luyện NVSP thường xuyên 4 1 0 0 30 30
2 DT100012 Thực tập sư phạm 1 (4 tuần) 2 0 0 90 60
3 TN135052 Hóa lý 2 20 10 0 60
4 TN130292 Hoá sinh học 2 20 10 0 60
5 TN142012 Lý sinh học 2 30 0 0 60
6 TN148024 Phân tích chương trình môn KHTN 4 45 0 30 120
- Tự chọn: 2
22/
30
0/8 0 60
7 TN131102 Hóa kỹ thuật 2 24 6 0 60
Chọn
2/8 TC
8 TN130312 Hoá học môi trường 2 30 0 0 60
9 TN135042 Hóa học phân tích 2 22 8 0 60
10 TN131202 Hóa học thực phẩm 2 24 6 0 60
Tổng cộng
15
137/
145
20/
28
150 450
16
10.7. Học kỳ VII: 15 TC (bắt buộc: 10 TC, tự chọn: 5 TC)
TT Mã HP Tên học phần
Số
TC
Số tiết
Ghi
chú
LT
BT/
TL
TH/
TT
Tự
học
(nếu
có)
- Bắt buộc: 10 99 21 60 300
1 TN146143 Lý luận và phương pháp dạy học KHTN 3 30 15 0 90
2 TN148033
Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy
học KHTN
3 24 6 30 90
3 TN146182
Ứng dụng công nghệ trong dạy học
KHTN
2 15 0 30 60
4 SP110342 Đánh giá trong giáo dục 2 30 0 0 60
- Tự chọn: 5
37/
64
6/
23
0/
40
150
5 TN148043 Một số vấn đề KHTN hiện đại 3 39 6 0 90
Chọn
3/6TC
6 TN146173
Tổ chức hoạt động giáo dục STEM ở
trường phổ thông
3 25 0 40 90
7 TN146192 Một số kỹ thuật dạy học tích cực 2 17 13 0 60 Chọn
2/4TC
8 TN146162 Giáo dục giới tính cho học sinh THCS 2 20 10 0 60
Tổng cộng 15
136/
163
27/
44
60/
100
450
10.8. Học kỳ VIII: 14 TC (bắt buộc)
TT Mã HP Tên học phần
Số
TC
Số tiết
Ghi
chú
LT
BT/
TL
TH/
TT
Tự học
(nếu
có)
1 TN135092 Phát triển chương trình môn KHTN 2 22 8 0 60
2 DT100025 Thực tập sư phạm 2 (7 tuần) 5 0 0 225 0
3 Khoá luận tốt nghiệp hoặc học phần thay thế 7
3a Khóa luận tốt nghiệp 7
3b Các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp 7 50 40 30 210
4 TN146152
Kiểm tra và đánh giá trong dạy học
KHTN
2 15 0 30 60
5 TN148052
Vận dụng kiến thức KHTN trong bảo
vệ môi trường
2 20 10 0 60
6 TN146203 Bồi dưỡng học sinh giỏi KHTN 3 15 30 0 90
Tổng cộng 14 72 48 255 270
11. Mô tả vắn tắt nội dung và khối lượng các học phần
11.1. Triết học Mác – Lênin 3 TC
Điều kiện tiên quyết: Không.
Khái quát về triết học. Triết học Mác-Lênin và vai trò của triết học Mác-Lênin
trong đời sống xã hội.
Những nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng: vật chất và ý thức,
phép biện chứng duy vật, lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Những nội
dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử: hình thái kinh tế xã hội, giai cấp và dân tộc,
nhà nước và cách mạng xã hội, triết học về con người.
17
Học phần trang bị cho sinh viên thế giới quan, phương pháp luận khoa học để sinh
viên học tập và tự học các học phần lý luận chính trị tiếp theo (Kinh tế chính trị Mác-
Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí
Minh) và các học phần thuộc ngành, chuyên ngành trong chương trình đào tạo.
11.2. Kinh tế chính trị Mác – Lênin 2 TC
Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác - Lênin.
Kinh tế chính trị Mác - Lênin là một trong ba bộ phận hợp thành của chủ nghĩa
Mác - Lênin, có quan hệ mật thiết với triết học và chủ nghĩa xã hội khoa học.
Kinh tế chính trị Mác - Lênin giữ vị trí là môn khoa học cơ bản, làm cơ sở cho
việc xác định đường lối, chính sách kinh tế của nhà nước; làm cơ sở cho việc nghiên cứu
các môn khoa học kinh tế ngành và quản lý kinh tế.
Kinh tế chính trị Mác - Lênin cung cấp hệ thống tri thức lý luận về sự vận động
của các quan hệ giữa người với người trong sản xuất và trao đổi; về sự liên hệ tác động
biện chứng giữa các quan hệ giữa người với người trong sản xuất và trao đổi với LLSX
và kiến trúc thượng tầng tương ứng trong những nấc thang phát triển khác nhau của nền
sản xuất xã hội. Cụ thể các vấn đề như: Hàng hoá, thị trường và vai trò của các chủ thể
trong nền kinh tế thị trường; Sản xuất giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường; Cạnh
tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường; Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam; Công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội
nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
11.3. Chủ nghĩa xã hội khoa học 2 TC
Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác - Lênin, Kinh tế chính trị Mác – Lênin.
Học phần trang bị cho sinh viên một số kiến thứ c cơ bản, cốt lõi nhất về Chủ nghĩa
xã hội khoa học, một trong ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác - Lênin.
Học phần này làm cơ sở lý luận cho sinh viên tiếp cận các học phần Lý luận chính
trị tiếp theo (Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; Tư tưởng Hồ Chí Minh) và các khoa học
chuyên ngành được đào tạo.
11.4. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam 2 TC
Điều kiện tiên quyết: Chủ nghĩa xã hội khoa học.
Trang bị cho sinh viên sự hiểu biết về đối tượng, mục đích, nhiệm vụ, phương
pháp nghiên cứu, học tập môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và những kiến thức cơ
bản, cốt lõi, hệ thống về sự ra đời của Đảng (1920-1930), quá trình Đảng lãnh đạo cuộc
đấu tranh giành chính quyền (1930-1945), lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, hoàn thành giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước
(1945-1975), lãnh đạo cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội và tiến hành công cuộc đổi
mới (1975-2018).
Góp phần khẳng định những thành công, nêu lên các hạn chế, tổng kết những kinh
nghiệm về sự lãnh đạo cách mạng của Đảng để giúp người học nâng cao nhận thức, niềm
tin đối với Đảng và khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn công tác, góp phần
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Học phần trang bị cho sinh viên thế giới quan, phương pháp luận khoa học để sinh
viên học tập và tự học học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh và các học phần thuộc ngành,
chuyên ngành trong chương trình đào tạo.
11.5. Tư tưởng Hồ Chí Minh 2 TC
Điều kiện tiên quyết: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
Học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh gồm 6 chương, cung cấp cho sinh viên kiến thức
cơ bản về Khái niệm, đối tượng, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa học tập môn tư
tưởng Hồ Chí Minh; Về cơ sở, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh;
18
Tư tưởng Hồ Chí Minh về: Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; Đảng Cộng sản Việt
Nam và Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; Đại đoàn kết dân tộc và đoàn
kết quốc tế; Văn hóa, đạo đức, con người.
11.6. Pháp luật đại cương 2 TC
Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác-Lênin.
Học phần thuộc khối kiến thức giáo dục đại cương trong hệ thống các môn khoa
học về lý luận chính trị và pháp luật.
Học phần trang bị cho sinh viên một số kiến thứ c cơ bản về lý luận nhà nước và
pháp luâ ̣t; các vấn đề về Nhà nước và pháp luật Việt Nam như: tổ chứ c và hoa ̣t động của
bộmáy Nhà nước CHXHCN Việt Nam; về kết cấu, cách xây dựng và áp dụng quy phạm
pháp luâ ̣t ở Viê ̣t Nam; về một số nội dung cơ bản của một số ngành luật trong hệ thống
pháp luật Việt Nam.
Học phần này làm cơ sở lý luận cho sinh viên tiếp cận các học phần về Quản lý
nhà trường; Soạn thảo văn bản; các học phần pháp luật chuyên ngành.
11.7. Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục 2 TC
Điều kiện tiên quyết: Giáo dục học phổ thông.
Học phần trang bị cho sinh viên hệ thống những lý luận cơ bản về phương pháp
luận nghiên cứu khoa học (NCKH) giáo dục; các quan điểm trong NCKH giáo dục; hệ
thống các phương pháp NCKH và cách thức vận dụng chúng trong quá trình NCKH giáo
dục; logic tiến hành một công trình NCKH giáo dục.
11.8. Kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm 2 TC
Điều kiện tiên quyết: Không.
Học phần nhằm trang bị cho người học những kiến thức cơ bản bao gồm: Các khái
niệm cơ bản: Hoạt động, hoạt động trải nghiệm, hoạt động trải nghiệm sáng tạo; Vị trí,
mục tiêu và đặc điểm của hoạt động trải nghiệm; Nội dung hoạt động trải nghiệm ở
trường phổ thông liên quan đến các lĩnh vực: Hoạt động hướng vào bản thân, Hoạt động
hướng đến xã hội, Hoạt động hướng đến tự nhiên, Hoạt động hướng nghiệp; Phương
pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm; các phương thức hoạt động trải nghiệm; Cách thức
đánh giá hoạt động trải nghiệm. Thực hành thiết kế và tổ chức các hoạt động trải nghiệm
phù hợp với học sinh trung học cơ sở từ lớp 6 đến lớp 9.
11.9. Đại số tuyến tính 2 TC
Điều kiện tiên quyết: Không.
Học phần nhằm trang bị cho người học những kiến thức cơ bản nhất về: Định
thức, cách tính định thức, ứng dụng định thức giải hệ phương trình Cramer; Không gian
vectơ, không gian con, số chiều, cơ sở của không gian véc tơ, biểu diễn vectơ qua cơ sở;
Ánh xạ tuyến tính, ma trận của ánh xạ tuyến tính; Hệ phương trình tuyến tính, phương
pháp giải; Ma trận của ánh xạ tuyến tính và các phép toán ma trận, hạng của ma trận;
Dạng tuyến tính và dạng toàn phương, phân loại đường và mặt bậc 2.
11.10. Giải tích 2 TC
Điều kiện tiên quyết: Không.
Học phần bao gồm nội dung về:
- Giới hạn của dãy số và hàm số; các khái niệm và tính chất cơ bản của hàm liên
tục; phép tính vi phân và tích phân của hàm một và nhiều biến số và những kiến thức cơ
bản về chuỗi số và chuỗi hàm.
- Ứng dụng những điều đã học để giải quyết một số bài toán trong thực tế như tính
gia tốc, vận tốc, diện tích, thể tích.
11.11. Kỹ thuật an toàn và quản lý phòng thí nghiệm 3 TC
Điều kiện tiên quyết: Không.
19
Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng cần thiết để có thể tổ
chức thực hành và quản lý tốt phòng thí nghiệm Vật lý, Hóa học, Sinh học bao gồm:
- Các quy tắc và kỹ thuật an toàn tại các phòng thí nghiệm
- Quy trình ứng phó kịp thời các tình huống xảy ra
- Tổ chức, thực hiện tốt công tác quản lý phòng thí nghiệm
11.12. Vật lý đại cương 3 TC
Điều kiện tiên quyết: Không.
Học phần này nhằm trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản của vật lý học
thuộc các lĩnh vực Cơ học, Nhiệt học, Điện từ học.
Trang bị cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng về thí nghiệm vật lý.
11.13. Hóa học đại cương 3 TC
Điều kiện tiên quyết: Không.
Học phần cung cấp kiến thức cơ bản và chuyên sâu về cấu tạo nguyên tử và hệ
thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học; liên kết hóa học, trạng thái tập hợp của chất.
Các kiến thức cơ bản của nguyên lí I, I của nhiệt động lực học, chiều diễn ra của
các quá trình hóa học; cân bằng hóa học, các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng; các
hiểu biết cơ bản về dung dịch.
Về điện hóa học, sinh viên tìm hiểu về pin, sự điện phân và một số nguồn điện hóa
học cơ bản.
11.14. Sinh học đại cương 3 TC
Điều kiện tiên quyết: Không.
Học phần cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về:
Sinh học tế bào: thành phần hóa học;cấu trúc, chức năng của các loại tế bào và quá
trình sinh sản của tế bào; Các cấp độ của tổ chức sống: từ tế bào đơn vị cơ sở của sự
sống, đến mô, cơ quan, hệ cơ quan và cơ thể.
Hệ thống sinh giới: sự phân chia các giới sinh vật, đặc điểm hình thái, cấu tạo và
vai trò của các giới sinh vật, tầm quan trọng của đa dạng sinh học và công tác bảo vệ đa
dạng sinh học.
11.15. Thiên văn học 2 TC
Điều kiện tiên quyết: Không.
Học phần cung cấp cho sinh viên một số kiến thứ c cơ bản và hiểu biết về vũ trụ
học, vũ trụ luận và mối quan hệ tương tác giữa vũ trụ và cuộc sống trên trái đất.
11.16. Giáo dục Thể chất 1 (Thể dục) 1 TC
Điều kiện tiên quyết: Không.
Học phần cung cấp cho sinh viên hệ thống các động tác của bài thể dục phát triển
chung, kỹ thuật nhảy dây ngắn và nhảy dây dài, nhằm giúp cho sinh viên rèn luyện sức
khỏe tốt, phát triển các tố chất thể lực.
Trang bị cho sinh viên những hiểu biết cơ bản về ý nghĩa, lợi ích, tác dụng, của
việc tập luyện thể dục thể thao thường xuyên.
11.17. Giáo dục Thể chất 2 (Điền kinh) 1 TC
Điều kiện tiên quyết: Thể dục.
Học phần cung cấp cho sinh viên những hiểu biết cơ bản về ý nghĩa, tác dụng và
kỹ thuật của môn đẩy tạ kiểu lưng hướng ném, môn nhảy xa kiểu ưỡn thân; hiểu biết một
số điều luật thi đấu môn nhảy xa và đẩy tạ.
Trang bị cho sinh viên những hiểu biết cơ bản về ý nghĩa, lợi ích, tác dụng, của
việc tập luyện thể dục thể thao thường xuyên.
11.18. Giáo dục Thể chất 3 (chọn 1 trong 5 học phần) 1 TC
a. Cầu lông 1 1 TC
20
Điều kiện tiên quyết: Thể dục, Điền kinh.
Trang bị cho sinh viên những kiến thức về lịch sử sự ra đời và phát triển môn cầu
lông; kiến thức kỹ thuật cơ bản của môn cầu lông và luật cầu lông về thi đấu đơn.
b. Bóng chuyền 1 1 TC
Điều kiện tiên quyết: Thể dục; Điền kinh.
Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về ý nghĩa, tác dụng và
kỹ thuật động tác, kỹ năng, kỹ xảo động tác của bóng chuyền, một số điều luật thi đấu.
Trên cơ sở đó sinh viên tự tập luyện để nâng cao sức khỏe, giúp sinh viên có kiến thức và
yêu thích môn bóng chuyền.
c. Bóng đá 1 1 TC
Điều kiện tiên quyết: Thể dục, Điền kinh.
Trang bị cho sinh viên những hiểu biết về lịch sử nguồn gốc đặc điểm,ý nghĩa, tác
dụng, nguyên lý và kỹ thuật cơ bản của môn bóng đá, luật thi đấu, bóng đá mi ni phương
pháp tổ chức thi đấu, công tác trọng tài.
d. Bóng bàn 1 1 TC
Điều kiện tiên quyết: Thể dục, Điền kinh.
Trang bị cho sinh viên những kiến thức về lịch sử sự ra đời và phát triển môn
Bóng bàn; kiến thức kỹ thuật cơ bản của môn Bóng bàn và luật Bóng bàn về thi đấu đơn.
e. Võ thuật cổ truyền Việt Nam 1 1 TC
Điều kiện tiên quyết: Thể dục, Điền kinh.
Trang bị cho sinh viên những hiểu biết về lịch sử hình thành và phát triển môn Võ
thuật Cổ truyền Việt Nam; ý nghĩa, tác dụng, nguyên lý và kỹ thuật cơ bản của môn võ cổ
truyền Việt Nam; Luật thi đấu, phương pháp tổ chức tập luyện Võ thuật cổ truyền Việt
Nam.
11.19. Giáo dục Thể chất 4 (chọn 1 trong 5 học phần) 1 TC
a. Cầu lông 2 1 TC
Điều kiện tiên quyết: Thể dục, Điền kinh, Cầu lông 1.
Học phần trang bị cho sinh viên những kỹ, chiến thuật nâng cao của môn cầu lông;
phương pháp tổ chức thi đấu và công tác trọng tài; phổ biến luật.
b. Bóng chuyền 2 1 TC
Điều kiện tiên quyết: Thể dục; Điền kinh; Bóng chuyền 1.
Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về kỹ thuật, chiến thuật
nâng cao của môn bóng chuyền; phổ biến luật thi đấu; phương pháp tổ chức thi đấu và
công tác trọng tài. Trên cơ sở đó sinh viên tự tập luyện để nâng cao sức khỏe, giúp sinh
viên có kiến thức sâu hơn trong môn bóng chuyền.
c. Bóng đá 2 1 TC
Điều kiện tiên quyết: Thể dục, Điền Kinh, Bóng đá 1.
Trang bị cho sinh viên những hiểu biết về lịch sử nguồn gốc đặc điểm,ý nghĩa, tác
dụng, nguyên lý và kỹ thuật cơ bản của môn bóng đá, luật thi đấu, bóng đá mi ni phương
pháp tổ chức thi đấu, công tác trọng tài.
d. Bóng bàn 2 1 TC
Điều kiện tiên quyết: Thể dục, Điền kinh.
Trang bị cho sinh viên những kiến thức về lịch sử sự ra đời và phát triển môn
Bóng bàn; kiến thức kỹ thuật cơ bản của môn Bóng bàn và luật Bóng bàn về thi đấu đơn.
e. Võ thuật cổ truyền Việt Nam 2 1 TC
Điều kiện tiên quyết: Thể dục, Điền kinh, Võ cổ truyền 1.
Trang bị cho sinh viên những hiểu biết về hệ thống đai, đẳng cấp, điều kiện thi
chuyển cấp, phong cấp; các chấn thương, biện pháp phòng ngừa trong tập luyện và các kỹ
21
thuật cơ bản của môn võ cổ truyền Việt Nam; bài quyền 36 động tác; Luật thi đấu, phương
pháp tổ chức tập luyện Võ thuật cổ truyền Việt Nam.
11.20. Giáo dục quốc phòng – an ninh 8 TC
Nội dung ban hành kèm theo Thông tư số: 05/2020/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 3
năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình giáo dục
quốc phòng và an ninh trong trường TCSP, CĐSP và cơ sở giáo dục đại học.
11.21. Lịch sử Vật lý 2 TC
Điều kiện tiên quyết: Không.
Học phần gồm 9 chương trình bày những quy luật của sự phát triển Vật lý học,
quá trình hình thành và phát triển của các tư tưởng vật lý, thuyết vật lý, phương pháp chủ
yếu của vật lý. Tiến trình ra đời và phát triển của vật lý học từ thời kì cổ đại đến những
năm đầu thế kỉ XX.
11.22. Lịch sử hoá học 2 TC
Điều kiện tiên quyết: Không.
Học phần bao gồm những kiến thức cơ bản về quá trình hình thành và phát triển
của Hoá học từ thời cổ đại đến ngày nay; lịch sử tìm ra các nguyên tố Hoá học; lịch sử ra
đời của các học thuyết, các thành tựu tiêu biểu của từng thời kỳ; cơ sở lý luận về lý
thuyết và thực nghiệm để hình thành nên các định luật cơ sở về mặt định lượng làm nền
tảng cho sự phát triển của Hoá học sau này. Đồng thời, học phần này trình bày vai trò và
nội dung của kiến thức lịch sử Hoá học trong thực tiễn đời sống và trong dạy học.
11.23. Sinh quyển và biến đổi khí hậu 2 TC
Điều kiện tiên quyết: Không.
Học phần này cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về sinh quyển như
các khái niệm, thành phần vật chất, đặc tính của sinh quyển. Ngoài ra, sinh viên sẽ hiểu
rõ hơn các khái niệm về thời tiết, khí hậu, khí quyển, biến đổi khí hậu, các hiệp định quốc
tế về biến đổi khí hậu. Sinh viên sẽ phân tích được nguyên nhân gây biến đổi khí hậu;
những tác động của nó đến môi trường, hệ sinh thái, một số lĩnh vực và con người; Vận
dụng được các biện pháp giảm thiểu, ứng phó biến đổi khí hậu phù hợp của con người
hiện nay.
Những kiến thức này làm nền tảng cơ bản để từ đó sinh viên biết cách lựa chọn,
cung cấp kiến thức liên quan biến đổi khí hậu và sinh quyển phù hợp học sinh Trung học
cơ sở.
11.24. Môi trường và con người 2 TC
Điều kiện tiên quyết: Không.
Học phần bao gồm các kiến thức khái quát về khoa học môi trường, các chức năng
chủ yếu của môi trường, vấn đề về ô nhiễm môi trường (hiệu ứng nhà kính, suy giảm
tầng ozon,…), hiện trạng về tài nguyên thiên nhiên, vấn đề về dân số, lương thực – thực
phẩm, vấn đề năng lượng và sự phát triển bền vững, mối quan hệ giữa con người và môi
trường, chương trình hành động về bảo vệ môi trường của Việt Nam. Vấn đề giáo dục
môi trường trong trường THCS như phương pháp tiếp cận và các nội dung, hình thức
giáo dục môi trường.
11.25. Điện học 3 TC
Điều kiện tiên quyết: Không.
Học phần này sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về: tĩnh điện, các
đặc điểm của điện trường, cách xác định điện trường; các định luật cơ bản về dòng điện
không đổi, giải được các bài tập mạch điện một chiều cơ bản và phức tạp.
Phần từ trường, sinh viên sẽ được nghiên cứu về từ trường như nguồn sinh ra từ
trường, đặc điểm của từ trường và cách xác định vectơ cảm ứng từ của một số loại mạch
22
điện cơ bản, chuyển động của hạt mang điện trong từ trường. Các định luật cơ bản của từ
trường và điện từ trường, hệ phương trình Maxwell và ý nghĩa chúng.
11.26. Quang học 3 TC
Điều kiện tiên quyết: Không.
Học phần trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về một số khái niệm mở đầu
về quang học, các kiến thức cơ bản về quang hình, hiện tượng giao thoa sóng ánh sáng,
hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng, phân cực ánh sáng, và lý thuyết về hạt của ánh sáng.
11.27. Hóa học vô cơ 3 TC
Điều kiện tiên quyết: Không.
Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về hóa học vô cơ làm cơ sở cho việc
học tập các môn cơ sở ngành và chuyên ngành: cấu tạo, tính chất, ứng dụng, phương
pháp điều chế của một số đơn chất và hợp chất quan trọng của các phân nhóm nguyên tố
trong bảng hệ thống tuần hoàn. Ngoài ra, học phần này rèn luyện cho sinh viên các kỹ
năng thực hành thí nghiệm để giải thích các vấn đề lý thuyết hóa học vô cơ.
11.28. Hóa học hữu cơ 3 TC
Điều kiện tiên quyết: Không.
Hóa học 2 gồm 2 phần lý thuyết và thực hành.
Phần lý thuyết bao gồm các kiến thức cơ bản về cấu trúc, danh pháp, tính chất,..
của các nhóm hợp chất hữu cơ quan trọng như hydrocarbon, alcol, phenol, ether,
aldehyde-ketone, acid carboxylic, dẫn chất của acid carbonic, hydroxy-acid, hợp chất
amin, hợp chất diazoic và azoic, hợp chất màu, lipid, carbohydrat, aminoacid, peptid, hợp
chất dị vòng...
Phần thực hành bao gồm các bài thí nghiệm định tính và điều chế các hợp chất
hữu cơ phù hợp với các loại phản ứng hóa học đặc trưng mà sinh viên đã được học ở
phần lý thuyết.
11.29. Thực vật học 2 TC
Điều kiện tiên quyết: Không.
Học phần nhằm trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về thực vật:
- Kiến thức hình thái, cấu tạo và chức năng một số loại mô trong cơ thể thực vật
cũng như các cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản. Phân tích được các hình thức sinh
sản ở thực vật
- Hiểu được một số nguyên tắc cơ bản trong phân loại thực vật;
- Kiến thức sinh lý thực vật gồm: trao đổi chất, quang hợp, hô hấp, sinh trưởng và
phát triển thực vật, các chất điều hòa sinh trưởng thực vật, cảm ứng ở thực vật,
Từ đó có thể vận dụng những kiến thức đã học vào giảng dạy, đời sống và thực
tiễn sản xuất.
11.30. Động vật học 2 TC
Điều kiện tiên quyết: Không.
Học phần cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về:
Sinh học cơ thể động vật: quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng, tính cảm
ứng, sự sinh trưởng và phát triển, sinh sản ở động vật.
Giải phẫu sinh lý người: hình dạng, cấu tạo, vị trí, vai trò hoạt động chức năng của
các cơ quan, hệ cơ quan và toàn bộ cơ thể, các quy luật phát triển của cơ thể người cũng
như mối quan hệ giữa các cơ quan bộ phận trong cơ thể và giữa cơ thể với môi trường.
11.31. Di truyền và tiến hóa 2 TC
Điều kiện tiên quyết: Không.
Học phần này trang bị cho người học các kiến thức về cơ sở vật chất của hiện
tượng di truyền, cấu trúc và chức năng của hiện tượng di truyền, các qui luật di truyền và
23
biến dị ở sinh vật; các học thuyết tiến hóa, nguồn gốc các loài và sự phát sinh sự sống
trên trái đất.
11.32. Vật lý nguyên tử và hạt nhân 2 TC
Điều kiện tiên quyết: Không
Học phần trang bị cho sinh viên các kiến thức về các đặc trưng cơ bản của hạt
nhân, các mẫu cấu trúc, các kiến thức cơ bản về phản ứng hạt nhân, phân rã phóng xạ, và
các hạt cơ bản.
11.33. Vật lý trong vật liệu điện tử 2 TC
Học phần tiên quyết: Không.
Trang bị kiến thức cơ bản các loại vật liệu phổ biến phục vụ trong lĩnh vực linh
kiện điện tử bao gồm vật liệu bán dẫn, vật liệu từ, vật liệu điện môi và vật liệu nano. Nội
dung chủ yếu bao gồm phân tích đặc tính cấu trúc và vật lý của các loại vật liệu trên cho
ứng dụng trong linh kiện điện tử.
11.34. Vi sinh vật học 3 TC
Điều kiện tiên quyết: Không.
Học phần này trang bị cho sinh viên kiến thức về cấu tạo và hoạt động sống của vi
sinh vật bao gồm các đặc điểm hình thái, sinh lý, sinh hóa và di truyền học vi sinh vật; kỹ
thuật nhuộm gram, quan sát và phân loại vi sinh vật, kĩ thuật cấy truyền vi sinh vật và các
quá trình lên men ở vi sinh vật. Trên cơ sở đó đề ra biện pháp kỹ thuật ứng dụng trong
công nghiệp, nông nghiệp, y học và môi trường.
11.35. Nhập môn Công nghệ sinh học 3 TC
Điều kiện tiên quyết: Không.
Học phần giới thiệu lịch sử và xu hướng phát triển, những khái niệm cơ bản, phân
loại các lĩnh vực của ngành Công nghệ sinh học. Học phần đề cập đến các khía cạnh về
khoa học và kinh tế, một số vấn đề pháp lý như an toàn sinh học và đạo đức sinh học của
Công nghệ sinh học hiện đại. Học phần cung cấp kiến thức về một số lĩnh vực quan trọng
của ngành công nghệ sinh học, bao gồm công nghệ DNA tái tổ hợp, công nghệ lên men
vi sinh vật, công nghệ sinh học thực vật, công nghệ sinh học động vật, công nghệ protein
và các ứng dụng của chúng trong đời sống.
Học phần trang bị cho sinh viên một số kỹ thuật chính của công nghệ nuôi cấy mô
và tế bào thực vật như xây dựng được đề cương và kế hoạch thí nghiệm, nắm vững các
thao tác và biết cách tính toán, dự trù nguyên liệu, dụng cụ, hóa chất..... Từ đó, giúp sinh
viên kiểm nghiệm lại được kiến thức lý thuyết thông qua kết quả thực nghiệm và có thể
tự thiết lập quy trình kỹ thuật nghiên cứu về các đối tượng thực vật, về tế bào thực vật.
11.36. Công nghệ vi sinh 3 TC
Học phần tiên quyết: Không.
Học phần này trang bị cho sinh viên các kiến thức về các nguyên lý, cơ sở hóa
sinh và di truyền học trong công nghệ vi sinh vật: mối liên hệ giữa sinh trưởng vi sinh vật
và sự tạo thành sản phẩm, điều hòa trao đổi chất, những sai hỏng về di truyền, hiện tượng
siêu tổng hợp; qui trình của công nghệ vi sinh; một số qui trình ứng dụng vi sinh vật
trong sản xuất thực phẩm, y học, trong xử lý môi trường, trong nông nghiệp, ...
11.37. Hóa kỹ thuật 2 TC
Điều kiện tiên quyết: Không.
Học phần gồm 2 nội dung chính:
Phần 1: Trang bị các kiến thức về cơ sở lý thuyết các quá trình sản xuất hoá học
nói chung và quy trình cơ bản trong sản xuất một số hợp chất vô cơ, hữu cơ, kỹ thuật sản
xuất silicate và nhiên liệu… đang được sử dụng phổ biến trong công nghiệp hoá học và
vận dụng trong thực tế sản xuất.
24
Phần 2: Phần hoá nông học, trang bị các kiến thức hoá học về đất, nước, phân bón
và các hoá chất được dùng trong nông nghiệp, bao gồm các thành phần hoá học, sự
chuyển hoá trong quá trình sản xuất nông nghiệp và cách bảo quản, sử dụng chúng.
11.38. Hóa học môi trường 2 TC
Điều kiện tiên quyết: Không.
Học phần này đề cập đến các nội dung sau:
- Các khái niệm cơ bản thường dùng trong hoá học môi trường, những biến đổi
hoá học quan trọng trong quá trình phát triển sự sống, khái niệm về chu trình địa hoá.
- Cấu trúc, thành phần và sự ô nhiễm của khí quyển, thuỷ quyển và địa quyển.
- Giới thiệu các khái niệm cơ bản trong lĩnh vực nghiên cứu độc học môi trường.
Cung cấp các thông tin về đặc điểm và tác động của một số chất độc hoá học trong môi
trường đến cơ thể sinh vật, như các hóa chất bảo vệ thực vật, kim loại độc (Hg, Cd, Pb,
As) và một số chất độc khác.
11.39. Hóa học phân tích 2 TC
Điều kiện tiên quyết: Không.
Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về lý thuyết hóa học phân tích: đại
cương về hóa học phân tích, phương pháp phân tích định tính các ion vô cơ, phương pháp
phân tích khối lượng, phương pháp phân tích thể tích.
11.40. Hóa học thực phẩm 2 TC
Điều kiện tiên quyết: Không
Học phần trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ sở về cấu tạo, tính chất vật lý,
tính chất hóa học, tính chất chức năng của các hợp phần chính trong thực phẩm như:
nước, protein, carbohydrate, lipid, vitamin, các sắc tố, chất mùi và chất khoáng cũng như
các biến đổi hóa học của chúng xảy ra trong quá trình bảo quản và chế biến thực phẩm.
11.41. Hóa sinh học 2 TC
Điều kiện tiên quyết: Không
Học phần bao gồm những kiến thức cơ bản về đặc điểm cấu tạo, tính chất, chức
năng của các thành phần hóa học chủ yếu trong cơ thể sống: protein, nucleic acid, glucid,
lipid, vitamin, enzyme, hormone; các quá trình trao đổi chất và trao đổi năng lượng trong
hệ thống sống.
11.42. Lý sinh học 2 TC
Điều kiện tiên quyết: Không.
Học phần lý sinh học trang bị cho sinh viên các kiến thức về nhiệt động học; động
học của quá trình sinh học; độ dẫn điện trong tế bào, mô; điện thế sinh học và phân tích
các yếu tố vật lý như ánh sáng, phóng xạ, … ảnh hưởng đến hệ thống sống. Trên cơ sở đó
sinh viên giải thích được các nguyên lý của các quá trình sinh học, đặc biệt là cơ chế và
bản vật lý của hiện tượng sống. Ngoài ra học phần này còn cập nhật cho sinh viên các
công nghệ mới được ứng dụng dựa trên quan hệ kế thừa của các hiện tượng lý sinh để tạo
ra các thiết bị, công nghệ mới phục vụ đời sống con người hiện nay.
11.43. Hóa lý 2 TC
Điều kiện tiên quyết: Không.
Học phần cung cấp kiến thức cơ bản với nội dung sau:
Về các nguyên lí 1, 2 và 3 của nhiệt động học và ứng dụng các nguyên lí đó vào
các mục đích tính toán các đại lượng nhiệt động của khí lý tưởng, khí thực.
Về điện hóa học, sinh viên nghiên cứu các nội dung về dung dịch chất điện li, độ
dẫn điện, nghiên cứu lớp điện kép, thế điện cực, phương trình Nernst, ăn mòn điện hoá.
Về hợp chất cao phân tử: nghiên cứu các loại hợp chất cao phân tử, phản ứng
trùng hợp, phản ứng trùng ngưng. Nghiên cứu tính chất cơ lý của polyme và dung dịch
25
polyme
11.44. Phân tích chương trình môn KHTN 4 TC
Điều kiện tiên quyết: Không
Học phần cung cấp cho người học các nguyên lý/khái niệm chung nhất của thế
giới tự nhiên thông qua các các mạch nội dung và chủ đề khoa học chủ yếu của Chương
trình môn Khoa học tự nhiên: Chất và sự biến đổi chất, Vật sống, Năng lượng và sự biến
đổi, Trái Đất và bầu trời. Từ đó, người học có thể vận dụng kiến thức vào việc giảng dạy
môn Khoa học tự nhiên ở cấp THCS, hình thành và phát triển cho HS các năng lực chung
và năng lực chuyên môn về tìm hiểu tự nhiên.
11.45. Lý luận và phương pháp dạy học KHTN 3 TC
Điều kiện tiên quyết: Không.
Học phần cung cấp cho người học những kiến thức về nhiệm vụ, nội dung,
phương pháp dạy học môn Khoa học tự nhiên ở trường THCS. Từ đó giúp sinh viên hình
thành kỹ năng vận dụng kiến thức lý luận, phương pháp dạy học trên vào việc xác định
mục tiêu, phân tích nội dung bài dạy để xác định phương pháp tổ chức bài học, thiết kế
bài học, tổ chức thực hiện bài học, đánh giá kết quả thực hiện dạy học Khoa học tự nhiên
ở trường THCS.
11.46. Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học KHTN 3 TC
Điều kiện tiên quyết: Không.
Học phần trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ sở lý luận của hoạt động trải
nghiệm; hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học Khoa
học tự nhiên; các giai đoạn trong quy trình xây dựng, tổ chức và đánh giá hoạt động trải
nghiệm Khoa học tự nhiên ở trường THCS; từ đó giúp sinh viên có kỹ năng thiết kế và tổ
chức được một số hoạt động trải nghiệm theo chủ đề trong dạy học Khoa học tự nhiên.
11.47. Ứng dụng công nghệ trong dạy học KHTN 2 TC
Điều kiện tiên quyết: Không.
Qua học phần này, SV biết dùng phần mềm PowerPoint thuộc Microsoft Office
365, CorelDraw và Geometry Sketch Pad để soạn giáo án, tạo hình động, thí nghiệm ảo
về các thí nghiệm Khoa học tự nhiên cấp THCS.
Ngoài ra, người học biết các kỹ thuật cơ bản để chỉnh sửa, biên tập hình ảnh,
video, âm thanh phục vụ trong dạy học.. Sử dụng thành thạo các thiết bị cần thiết trong
dạy học hiện đại như máy chiếu, các kết nối liên quan, laptop, điện thoại, dạy học trực
tuyến. Biết trích xuất và chuyển đổi định dạng các file dữ liệu đa phương tiện.
11.48. Tiếng Anh chuyên ngành KHTN 3 TC
Điều kiện tiên quyết: Không.
Học phần cung cấp cho sinh viên các khái niệm chuyên môn cơ bản, các thuật ngữ
vật lý, hóa học, sinh học bằng tiếng Anh. Trên nền tảng các chủ đề được biên soạn trong
giáo trình chính, sinh viên có thêm những kiến thức nhất định về chuyên ngành chuyên
ngành Khoa học tự nhiên. Sinh viên có khả năng hiểu, sử dụng và vận dụng được các
thuật ngữ, khái niệm chuyên ngành, các cấu trúc câu tương đối phức tạp vào biên dịch,
phiên dịch các tài liệu liên quan đến chuyên ngành chuyên ngành Khoa học tự nhiên.
11.49. Một số vấn đề KHTN hiện đại 3 TC
Điều kiện tiên quyết: Không.
Học phần này trang bị cho người học các kiến thức về các lĩnh vực:
- Công nghệ di truyền: Công nghệ gen, Công nghệ tế bào, Công nghệ tế bào gốc,
Công nghệ sinh học động vật, Công nghệ sinh học thực vật và các vấn đề y sinh hiện đại.
Vận dụng các kiến thức về Công nghệ sinh học hiện đại vào đời sống.
26
- Vật liệu tiên tiến như: vàng nổi, vật liệu siêu cứng, công nghệ tàng hình, vật liệu
“mâu thuẫn”, xi măng dạ quang, kim loại siêu nhẹ, …. Ứng dụng của các vật liệu này
trong cuộc sống.
- Hóa học xanh và một số hợp chất thiên nhiên có hoạt tính sinh học: cung cấp
kiến thức tổng quát về hóa học xanh và kỹ thuật xanh bao gồm: những nguyên tắc cơ bản
của hóa học xanh và kỹ thuật xanh; xu hướng và triển vọng của việc sử dụng xúc tác
xanh, dung môi xanh, thiết bị xanh và kích hoạt xanh trong công nghệ hóa học đương đại.
Tìm hiểu về một số hợp chất thiên nhiên có hoạt tính sinh học.
- Vật lý quang lượng tử, lưỡng tính sóng hạt của vật chất và thuyết tương đối hẹp
của Albert Einstein.
11.50. Tổ chức hoạt động giáo dục STEM ở trường phổ thông 3 TC
Điều kiện tiên quyết: Không.
Học phần giúp các người học hiểu được tầm quan trọng và những vấn đề cơ bản
về giáo dục STEM đối với học viên. Học viên sẽ phân tích được nội dung, quy trình xây
dựng một chủ đề giáo dục STEM; Thiết kế được kế hoạch và soạn được giáo án về tổ
chức các hoạt động giáo dục STEM. Từ đó áp dụng để tổ chức hoạt động giáo dục STEM
phù hợp với Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 và tình hình thực tế tại địa phương.
11.51. Một số kỹ thuật dạy học tích cực 2 TC
Điều kiện tiên quyết: Không.
Học phần cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về lý luận dạy học tích cực;
một số kỹ thuật học tích cực; vấn đề đánh giá trong dạy và học tích cực.
11.52. Giáo dục giới tính cho học sinh THCS 2 TC
Điều kiện tiên quyết: Không.
Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về giới tính bao gồm các
vấn đề: sinh lý học và giải phẫu học các cơ quan sinh sản và chức năng của chúng; sinh
sản, vai trò của hai giới; tình yêu và các mối quan hệ tình dục; mang thai và phòng
tránh thai; các nguy cơ lây nhiễm qua đường tình dục, biết bảo vệ bản thân tránh được sự
xâm hại, quấy rối tình dục đối với học sinh THCS. Trên cơ sở đó sinh viên xây dựng
được những nội dung cơ bản để giáo dục giới tính cho học sinh THCS và thiết kế được
một số nội dung giáo dục giới tính cho học sinh THCS.
11.53. Tâm lý học đại cương 2 TC
Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác - Lênin.
Nội dung học phần bao gồm: Tâm lý học là một khoa học; Cơ sở tự nhiên và cơ sở
xã hội của tâm lý người; Sự hình thành và phát triển tâm lý, ý thức; Hoạt động nhận thức;
Tình cảm và ý chí; Trí nhớ; Nhân cách và sự hình thành, phát triển nhân cách.
11.54. Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm 2 TC
Điều kiện tiên quyết: Tâm lý học đại cương.
Nội dung học phần bao gồm: Nhập môn tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư
phạm; Lý luận về sự phát triển tâm lý học sinh; Tâm lý học lứa tuổi học sinh trung học
phổ thông; Tâm lý học dạy học trung học phổ thông; Tâm lý học giáo dục học sinh trung
học phổ thông; Tâm lý học nhân cách người giáo viên trung học phổ thông.
11.55. Giáo dục học đại cương 2 TC
Điều kiện tiên quyết: Tâm lý học đại cương.
Học phần gồm hệ thống những lý luận cơ bản về giáo dục học đại cương, như:
giáo dục học là một khoa học, giáo dục và sự phát triển xã hội, giáo dục và sự phát triển
nhân cách, mục đích, nguyên lý giáo dục và hệ thống giáo dục quốc dân. Trên cơ sở đó
sinh viên liên hệ với thực tiễn dạy học và giáo dục trong nhà trường PT, rèn luyện kỹ
27
năng tổ chức các hoạt động dạy học và giáo dục, xác định phương hướng rèn luyện các
phẩm chất, năng lực nghề nghiệp của bản thân.
11.56. Giáo dục học phổ thông 2 TC
Điều kiện tiên quyết: Giáo dục học đại cương.
Học phần gồm hệ thống những vấn đề cơ bản của lý luận dạy học, như: Khái
nịêm, Bản chất quá trình dạy học, nguyên tắc dạy học, nôi dung dạy học, phương pháp và
hình thức tổ chức dạy học… ; những vấn đề cơ bản của lý luận giáo dục, như : Khái
niệm, bản chất QTGD, nguyên tắc và nội dung giáo dục, phương pháp và sự kết hợp các
lực lượng giáo dục…; người giáo viên chủ nhiệm lớp. Trên cơ sở đó sinh viên liên hệ với
thực tiễn dạy học và giáo dục trong trường PT, rèn luyện kỹ năng tổ chức các hoạt động
dạy học và giáo dục, xác định phương hướng rèn luyện các phẩm chất, năng lực nghề
nghiệp của bản thân.
11.57. Giao tiếp sư phạm 2 TC
Điều kiện tiên quyết: Tâm lý học đại cương.
Nội dung học phần bao gồm: Những vấn đề chung về giao tiếp sư phạm (khái
niệm, nguyên tắc, phong cách, kỹ năng giao tiếp sư phạm và năng lực giao tiếp sư phạm
của giáo viên), Thực hành tổng hợp về giao tiếp sư phạm.
11.58. Rèn luyện NVSP thường xuyên 1 1 TC
Điều kiện tiên quyết: Tâm lý học đại cương.
Học phần bao gồm hệ thống các hoạt động rèn luyện kỹ năng tâm lý – giáo dục và
kỹ năng sư phạm cơ bản.
11.59. Rèn luyện NVSP thường xuyên 2 1 TC
Điều kiện tiên quyết: Không
Học phần giúp cho người học phân tích được chương trình và nội dung môn Khoa
học tự nhiên ở trường THCS. Rèn luyện các kỹ năng thiết kế một số đồ dùng dạy học.
Đồng thời, có kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học; Kỹ năng tổ chức hoạt động học của học
sinh; Soạn đề cương bài giảng và thực hành giảng dạy.
11.60. Rèn luyện NVSP thường xuyên 3 1 TC
Điều kiện tiên quyết: Không
Học phần giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng xác định mục tiêu, nội dung, phương
pháp dạy học, xây dựng kế hoạch dạy học, chuẩn bị các phương tiện dạy học, tổ chức
thực hiện các hoạt động dạy học, đánh giá kết quả và rút kinh nghiệm dạy học các chủ đề
trong chương trình môn Khoa học Tự nhiên ở trường THCS. Từ đó, giúp sinh viên hình
thành kỹ năng nghiệp vụ sư phạm của người giáo viên THCS.
11.61. Rèn luyện NVSP thường xuyên 4 1 TC
Điều kiện tiên quyết: Không
Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực và cách tổ chức hoạt động dạy học
môn Khoa học Tự nhiên lớp 8, 9 ở trường THCS.
Rèn luyện các kỹ năng thiết kế bài giảng và thực hành giảng dạy một số chuyên đề
môn Khoa học Tự nhiên ở lớp 8, 9.
11.62. Phát triển chương trình môn KHTN 2 TC
Điều kiện tiên quyết: Không.
Học phần trang bị những kiến thức cơ bản về chương trình giáo dục, chương trình
môn học, phát triển chương trình môn học; các quan điểm và định hướng tiếp cận khi xây
dựng và phát triển chương trình, quy trình xây dựng và phát triển chương trình môn Khoa
học tự nhiên ở trường Trung học cơ sở. Qua đó, người học có khả năng tham gia hoặc tổ
chức xây dựng và phát triển chương trình môn Khoa học tự nhiên cấp Trung học cơ sở
phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương.
28
11.63. Đánh giá trong giáo dục 2 TC
Điều kiện tiên quyết: Giáo dục học đại cương, Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học
sư phạm.
Học phần này cung cấp cho sinh viên những kiến thức nền tảng ban đầu về khoa
học đo lường và đánh giá; năng lực và kỹ năng thực hành cơ bản về các hoạt động đánh
giá hoạt động học tập của học sinh trên lớp và thực hiện kiểm tra đánh giá để cải tiến chất
lượng dạy học. Học phần này bao gồm những nội dung chính: Lập kế hoạch đánh giá và
tổ chức thực hiện kiểm tra đánh giá; Thiết kế, cải tiến, hoàn thiện các công cụ kiểm tra
đánh giá và Cải tiến chất lượng dạy và học dựa trên kết quả kiểm tra đánh giá.
Thông qua các nội dung này, sinh viên sẽ lần lượt tiếp cận những vấn đề mang
tính lý luận cơ bản làm nền tảng cho mọi hoạt động đo lường và đánh giá trong giáo dục;
làm quen với các loại hình đánh giá chất lượng giáo dục để đo lường và đánh giá thành
quả học tập và cải tiến chất lượng dạy học trong nhà trường phổ thông.
11.64. Thực tập sư phạm 1 (4 tuần) 2 TC
Thực hiện theo quy định thực hành, thực tập của Trường Đại học Phú Yên.
11.65. Thực tập sư phạm 2 (7 tuần) 5 TC
Điều kiện tiên quyết: Thực tập sư phạm 1
Thực hiện theo quy định thực hành, thực tập của Trường Đại học Phú Yên.
11.66. Kiểm tra và đánh giá trong dạy học KHTN 2 TC
Điều kiện tiên quyết: Không.
Học phần cung cấp cơ sở lý luận về kiểm tra đánh giá hoạt động học tập; kiểm tra,
đánh giá theo định hướng phát triển năng lực trong dạy học môn Khoa học tự nhiên
(KHTN); các công cụ kiểm tra đánh giá; xử lí và phản hồi kết quả kiểm tra đánh giá. Từ
đó, sinh viên được vận dụng để thiết kế, xây dựng ngân hàng câu hỏi, bài tập theo chủ đề;
thiết kế đề kiểm tra cụ thể và các công cụ đánh giá khác trong dạy học môn KHTN.
11.67. Vận dụng kiến thức KHTN trong bảo vệ môi trường 2 TC
Điều kiện tiên quyết: Không.
Học phần nhằm trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về môi trường; ô
nhiễm môi trường; khoa học tự nhiên và vấn đề bảo vệ môi trường; giáo dục bảo vệ môi
trường.
Một số kỹ thuật phân tích môi trường: phân tích chất lượng không khí, lấy mẫu
không khí, đo tiếng ồn và phân tích tiếng ồn. Một số kỹ thuật phân loại và xử lý rác thải.
Các kỹ thuật cơ bản về bức xạ, nguồn bức xạ, và hạn chế ô nhiễm bức xạ.
11.68. Bồi dưỡng học sinh giỏi KHTN 3 TC
Điều kiện tiên quyết: Không.
Học phần trang bị cho sinh viên các kiến thức chuyên sâu và nâng cao của khoa
học Vật lý, Hóa học, Sinh học trong chương trình môn Khoa học tự nhiên cấp Trung học
cơ sở; phân loại các dạng bài tập nâng cao và cung cấp phương pháp giải chung cho từng
loại bài tập.
12. Danh sách giảng viên thực hiện chương trình
12.1. Đội ngũ giảng viên, cán bộ khoa học
Danh sách giảng viên, nhà khoa học, bao gồm: Giảng viên cơ hữu, giảng viên ký hợp đồng xác định thời gian từ đủ 12 tháng trở lên làm
việc toàn thời gian với cơ sở đào tạo, giảng viên thỉnh giảng tham gia giảng dạy các học phần, môn học trong chương trình đào tạo của ngành
đào tạo (Theo mẫu 1, Phụ lục 3, Thông tư 02/2022/TT-BGDĐT).
STT
Họ và tên, ngày
sinh
Số CMND,
CCCD hoặc Hộ
chiếu; Quốc tịch
Chức
danh
khoa
học,
năm
phong
Trình độ, nước,
năm tốt nghiệp
Ngành đào tạo ghi theo
văn bằng tốt nghiệp
Tuyển dụng/hợp đồng
từ 12 tháng trở lên làm
việc toàn thời gian, hợp
đồng thỉnh giảng, ngày
ký; thời gian; gồm cả dự
kiến
Mã số bảo hiểm
Kinh
nghiệm
(thời
gian)
giảng dạy
theo trình
độ (năm)
Số công
trình
khoa học
đã công
bố: cấp
Ký
tên
Tuyển dụng Hợp đồng Bộ
Cơ
sở
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13)
Giảng viên cơ hữu
1
Trần Lăng,
11/01/1968
054068008835,
Việt Nam
GVC,
2006
TS, Việt Nam,
2015
Triết học 26/12/1990 3996006215 32
2
Đào Văn Phượng,
30/08/1978
040078012284,
Việt Nam
GVC,
2020
TS, Việt Nam,
2018
Kinh tế chính trị 10/01/2002 HC4543903000537 20 02
3
Nguyễn Thị
Trang, 06/5/1974
221412642,
Việt Nam
GVC,
2023
ThS, Việt Nam,
2009
Chủ nghĩa xã hội
khoa học
01/10/1998 HC4543900000458 24 03
4
Võ Thị Minh
Duyên,
14/10/1972
54172000217,
Việt Nam
GVC,
2011
ThS, Việt Nam,
2006
Lịch sử Việt Nam 09/01/1994 HC4543996005387 26 03
5
Trần Văn Tàu,
22/02/1975
054075007062,
Việt Nam
GVC,
2011
TS, Việt Nam,
2018
Lịch sử Việt Nam 24/09/1997 HC4543900000457 25
6
Nguyễn Thị
Phương Vi
11/10/1995
054195007476,
Việt Nam
GV,
2022
ThS, Việt Nam,
2021
Luật Dân sự và Tố tụng
Dân sự
14/04/2022 HC4547422243919 01
7
Phan Thị Thanh
Thủy, 31/12/1975
220924451,
Việt Nam
GV,
1997
ThS, Việt Nam,
2013
Khoa học máy tính 10/01/1997 3900000642 25 03
8
Huỳnh Thị Xuân
Hòa, 25/12/1975
220963093,
Việt Nam
GV,
2007
ThS, Việt Nam,
2014
Quản lý giáo dục 01/09/1996 3996015282 26
30
9
Trần Thị Gia
Lâm, 14/11/1983
054183004823,
Việt Nam
GV,
2013
TS, Việt Nam,
2023
Đại số và Lý thuyết số 06/04/2013 HC5413000200 10 02 03
10
Phùng Xuân Lễ,
16/11/1983
054083000500,
Việt Nam
GV,
2018
ThS, Việt Nam
2016
Toán giải tích 26/09/2017 5416008872 05
11
Văn Thị Phương
Như, 13/05/1972
221097027,
Việt Nam
GVC,
2020
TS, Việt Nam,
2016
Vi sinh vật học 05/09/1993 3996005388 29 02
12
Lê Thanh Sơn,
08/10/1981
054081011435
Việt Nam
GV,
2004
TS, Việt Nam,
2012
Hóa hữu cơ 04/01/2004 HC4543906003749 18
13
Trần Xuân Hồi,
30/12/1978
220992567,
Việt Nam
GVC,
2023
TS, Việt Nam,
2019
Vật lý Nguyên tử và
hạt nhân
11/01/2000 HC4540010760210 22 02
14
Đỗ Trọng Đăng,
11/08/1984
221090645,
Việt Nam
GVC,
2020
TS, Việt Nam,
2018
Động vật học 2009 5409004346 13
15
Lê Đức Toàn,
1//12/1985
221151857,
Việt Nam
GVC,
2023
TS, Hàn Quốc,
2016
Khoa học năng lượng 15/09/2008 5409002356 14 02
16
Phan Quỳnh
Trâm, 22/01/1985
054185010785,
Việt Nam
GVC,
2023
TS, Liên Bang
Nga, 2014
Công nghệ thực phẩm 01/06/2015 HC4545414002720 08 03
17
Nguyễn Thị
Quỳnh Uyên,
30/06/1986
221142377,
Việt Nam
GV,
2009
ThS, Việt Nam,
2014
Vật lý Hạt nhân nguyên tử
& Năng lượng cao
11/01/2009 HC5409004348 13 01
18
Huỳnh Thị Ngọc
Ni, 26/03/1987
054187000724,
Việt Nam
GV,
2014
ThS, Việt Nam,
2013
Hoá hữu cơ 01/10/2014 HC4545409003654 08 01
19
Nguyễn Thị
Nguyên Thảo,
21/4/1984
221090061,
Việt Nam
GV,
2013
ThS, Việt Nam,
2012
Công nghệ thực phẩm 06/04/2013 HC5408002201 09 01
20
Bùi Thị Bích
Ngọc, 5/10/1989
221218021,
Việt Nam
GV,
2014
ThS, Việt Nam,
2015
Hóa lý thuyết và hóa lý 2014 HC4545414005634 08
21
Dương Thị Oanh,
15/06/1986
038186044930,
Việt Nam
GV,
2009
ThS, Việt Nam,
2016
Quản lý Tài nguyên và
Môi trường
01/11/2009 HC4545409004347 13 01
22
Nguyễn Thị Mai
Trúc, 22/10/1986
054186005957,
Việt Nam
GV,
2014
ThS, Việt Nam,
2014
Quản lý môi trường 01/04/2014 HC4547410161166 08 0
23
Nguyễn Thị
Thanh Tâm,
23/11/1983
054183007515,
Việt Nam
GV
ThS, Việt Nam,
2016
Quản lý môi trường 5408002200
24
Nguyễn Thị Kim
Triển; 30/07/1984
054184011153,
Việt Nam
GV,
2016
ThS, Việt Nam,
2014
Thực vật học 16/06/2016 HC4543907004939 06 01
31
25
Đào Lệ Tuyền,
13/11/1983
221094996,
Việt Nam
GV,
2012
ThS, Việt Nam,
2010
Sinh học thực nghiệm 28/6/2012 HC5411006093 10 03
26
Nguyễn Khánh
Hy, 11/02/1990
221270078,
Việt Nam
GV,
2020
ThS, Việt Nam,
2018
Công nghệ sinh học 12/01/2020
HC4545414002512
02 01
27
Nguyễn Huy Vũ,
2/3/1985
221102524;
Việt Nam
GVC,
2020
ThS, Việt Nam,
2013
Giáo dục thể chất 15/05/2008 HC45408002193 14
28
Nguyễn Quốc
Trầm, 12/10/1983
054083000820,
Việt Nam
GVC,
2020
TS, Việt Nam,
2022
Giáo dục học 20/10/2009 HC5409004349 14 02
29
Lê Bạt Sơn,
10/02/1969
054069003881,
Việt Nam
GVC,
2011
ThS, Việt Nam,
2007
Quản lý Giáo dục 17/09/1993 3996014955 30 01
30
Tôn Nữ Cẩm
Hường,
07/07/1989
221231588,
Việt Nam
GV,
2015
ThS, Việt Nam,
2015
Tâm lý học 1/4/2015 HC4545415003602 08 01
31
Phan Thị Lan,
15/04/1970
054170007918,
Việt Nam
GV
ThS, Việt Nam,
2005
Tâm lý học và Giáo dục
học
11/1998 HC4543996001234 25
32
Châu Thị Hồng
Nhự, 20/10/1986
221160459,
Việt Nam
GV,
2014
ThS, Việt Nam,
2013
Giáo dục học 1/4/2014 HC4545414002741 09
33
Nguyễn Hoài
Uyên, 26/09/1981
221088811,
Việt Nam
GV,
2019
Ths, Việt Nam,
2018
Giáo dục học 12/1/2019 5412001737 04 01
34
Nguyễn Như Ý
19/3/1988
054188010491,
Việt Nam
GV,
2017
ThS, Việt Nam,
2017
Ngôn ngữ Anh 16/3/2018 5411002457 6
35
Ngô Thị Kim
Phượng,
24/5/1968
221058842,
Việt Nam
GV,
1991
ThS, Việt Nam,
2005
Triết học 30/9/1991 3996006227 32
36
Võ Thị Tem,
4/10/1980
221070153,
Việt Nam
GV,
2006
ThS, Việt Nam,
2011
Kinh tế chính trị 3/4/2006 3906000318 17
37
Phan Thị Thanh
Thúy, 20/6/1983
221073160,
Việt Nam
GV,
2016
ThS, Việt Nam,
2018
Giáo dục và phát triển
cộng đồng
2/4/2021 HC4543907000116 09
38
Lê Đức Thoang,
19/6/1971
220837152,
Việt Nam
GVCC
2020
TS, Việt Nam,
2009
Toán học - Đại số và lí
thuyết số
20/9/1993 3996008499 30
39
Đào Thị Hải Yến,
25//07/1985
037185008795,
Việt Nam
GV,
2012
TS, Việt Nam,
2023
Toán Giải Tích 5/2/2012 HC5412003818 10 01 01
32
40
Nguyễn Minh
Cường, 20/1/1985
221094446,
Việt Nam
GVC,
2023
TS, Việt Nam,
2020
Giáo dục học 13/10/2009 5408002192 14
41
Lê Đức Hiếu,
14/11/1979
05679001413,
Việt Nam
GV,
2002
ThS, Việt Nam,
2012
Giáo dục học 1/12/2001 3902003295 22
42
Phạm Minh
Quang, 17/9/1989
221242747,
Việt Nam
GV,
2015
ThS, Việt Nam,
2013
Giáo dục học 16/03/2018 5414002739 06
43
Nguyễn Thị Hiền,
22/11/1991
54191009019,
Việt Nam
GV,
2017
Thạc sĩ, Việt
Nam, 2016
Ngôn ngữ học 17/2/2017 HC4545416008870 05
12.2. Đội ngũ giảng viên thực hiện giảng dạy chương trình
Danh sách giảng viên, nhà khoa học tham gia giảng dạy các học phần, môn học trong chương trình đào tạo của ngành đào tạo (Theo
mẫu 2, phục lục 3, thông tư 02/2022/TT-BGDĐT).
STT Họ và tên
Học phần/môn học
giảng dạy
Thời gian giảng dạy
(học kỳ, năm học)
Số tín chỉ
Giảng viên cơ hữu ngành phù hợp chủ trì
xây dựng, thực hiện chương trình/chuyên
môn phù hợp chủ trì giảng dạy/hướng dẫn
luận văn, luận án
Bắt buộc Tự chọn
Học
trực
tiếp
Học
trực
tuyến
Học
trực
tiếp
Học
trực
tuyến
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9)
1
Trần Lăng
Triết học Mác – Lênin Học kỳ 1, năm thứ 1 3
Giảng viên cơ hữu có chuyên môn phù hợp
chủ trì giảng dạy
Ngô Thị Kim Phượng
2
Đào Văn Phượng Kinh tế chính trị Mác -
Lênin
Học kỳ 2, năm thứ 1 2
Giảng viên cơ hữu có chuyên môn phù hợp
chủ trì giảng dạy
Võ Thị Tem
3
Nguyễn Thị Trang Chủ nghĩa xã hội khoa
học
Học kỳ 1, năm thứ 2 2
Giảng viên cơ hữu có chuyên môn phù hợp
chủ trì giảng dạy
Đào Văn Phượng
4
Võ Thị Minh Duyên Lịch sử Đảng Cộng sản
Việt Nam
Học kỳ 2, năm thứ 2 2
Giảng viên cơ hữu có chuyên môn phù hợp
chủ trì giảng dạy
Trần Văn Tàu
5
Trần Văn Tàu
Tư tưởng Hồ Chí Minh Học kỳ 1, năm thứ 3 2
Giảng viên cơ hữu có chuyên môn phù hợp
chủ trì giảng dạy
Võ Thị Minh Duyên
6
Nguyễn Thị Phương
Vi Pháp luật đại cương Học kỳ 1, năm thứ 2 2
Giảng viên cơ hữu có chuyên môn phù hợp
chủ trì giảng dạy
Trần Văn Tàu
7 Lê Bạt Sơn Phương pháp nghiên Học kỳ 1, năm thứ 3 2 Giảng viên cơ hữu có chuyên môn phù hợp
33
Huỳnh Thị Xuân Hòa cứu khoa học giáo dục chủ trì giảng dạy
8
Phan Thị Thanh Thúy Kỹ năng tổ chức hoạt
động trải nghiệm
Học kỳ 1, năm thứ 2 2
Giảng viên cơ hữu có chuyên môn phù hợp
chủ trì giảng dạy
Nguyễn Hoài Uyên
9
Trần Thị Gia Lâm
Đại số tuyến tính Học kỳ 1, năm thứ 1 2
Giảng viên cơ hữu có chuyên môn phù hợp
chủ trì giảng dạy
Lê Đức Thoang
10
Phùng Xuân Lễ
Giải tích Học kỳ 2, năm thứ 1 2
Giảng viên cơ hữu có chuyên môn phù hợp
chủ trì giảng dạy
Đào Thị Hải Yến
11
Trần Xuân Hồi
Kỹ thuật an toàn và
quản lý phòng thí
nghiệm
Học kỳ 1, năm thứ 1 2
Giảng viên cơ hữu chủ trì xây dựng, thực
hiện chương trình đào ta ̣o/hướng dẫn luận
văn, luận án
Phan Quỳnh Trâm
Nguyễn Thị Kim
Triển
12
Nguyễn Thị Quỳnh
Uyên Vật lý đại cương Học kỳ 1, năm thứ 1 3
Giảng viên cơ hữu chủ trì xây dựng, thực
hiện chương trình đào ta ̣o/hướng dẫn luận
văn, luận án
Trần Xuân Hồi
13
Bùi Thị Bích Ngọc
Hóa học đại cương Học kỳ 1, năm thứ 1 3
Giảng viên cơ hữu chủ trì xây dựng, thực
hiện chương trình đào ta ̣o/hướng dẫn luận
văn, luận án
Huỳnh Thị Ngọc Ni
14
Đỗ Trọng Đăng
Sinh học đại cương Học kỳ 1, năm thứ 1 3
Giảng viên cơ hữu chủ trì xây dựng, thực
hiện chương trình đào ta ̣o/hướng dẫn luận
văn, luận án
Văn Thị Phương Như
15
Nguyễn Thị Quỳnh
Uyên Thiên văn học Học kỳ 2, năm thứ 1 2
Giảng viên cơ hữu chủ trì xây dựng, thực
hiện chương trình đào ta ̣o/hướng dẫn luận
văn, luận án
Trần Xuân Hồi
16
Nguyễn Quốc Trầm
Giáo dục thể chất 1 Học kỳ 1, năm thứ 1 1
Giảng viên cơ hữu có chuyên môn phù hợp
chủ trì giảng dạy
Nguyễn Huy Vũ
17
Phạm Minh Quang
Giáo dục thể chất 2 Học kỳ 2, năm thứ 1 1
Giảng viên cơ hữu có chuyên môn phù hợp
chủ trì giảng dạy
Nguyễn Minh Cường
18
Nguyễn Quốc Trầm
Giáo dục thể chất 3 Học kỳ 1, năm thứ 2 1
Giảng viên cơ hữu có chuyên môn phù hợp
chủ trì giảng dạy
Nguyễn Minh Cường
Nguyễn Huy Vũ
Phạm Minh Quang
Lê Đức Hiếu
19
Nguyễn Quốc Trầm
Giáo dục thể chất 4 Học kỳ 2, năm thứ 2 1
Giảng viên cơ hữu có chuyên môn phù hợp
chủ trì giảng dạy
Nguyễn Minh Cường
Nguyễn Huy Vũ
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf

More Related Content

Similar to Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf

Bai tap cau tao nguyen tu
Bai tap cau tao nguyen tuBai tap cau tao nguyen tu
Bai tap cau tao nguyen tuvanbanqn
 
SÁNG KIẾN DẠY HỌC CHỦ ĐỀ STEM CẮT TỈA HOA NGHỆ THUẬT, NHUỘM MÀU HOA, NHUỘM MÀ...
SÁNG KIẾN DẠY HỌC CHỦ ĐỀ STEM CẮT TỈA HOA NGHỆ THUẬT, NHUỘM MÀU HOA, NHUỘM MÀ...SÁNG KIẾN DẠY HỌC CHỦ ĐỀ STEM CẮT TỈA HOA NGHỆ THUẬT, NHUỘM MÀU HOA, NHUỘM MÀ...
SÁNG KIẾN DẠY HỌC CHỦ ĐỀ STEM CẮT TỈA HOA NGHỆ THUẬT, NHUỘM MÀU HOA, NHUỘM MÀ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hướng dẫn học sinh lớp 11 thpt nghiên cứu khoa học ở lĩnh vực khoa học xã hội...
Hướng dẫn học sinh lớp 11 thpt nghiên cứu khoa học ở lĩnh vực khoa học xã hội...Hướng dẫn học sinh lớp 11 thpt nghiên cứu khoa học ở lĩnh vực khoa học xã hội...
Hướng dẫn học sinh lớp 11 thpt nghiên cứu khoa học ở lĩnh vực khoa học xã hội...Man_Ebook
 
TÀI LIỆU TẬP HUẤN CÁN BỘ QUẢN LÍ, GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ VỀ KĨ THUẬT XÂY D...
TÀI LIỆU TẬP HUẤN CÁN BỘ QUẢN LÍ, GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ VỀ KĨ THUẬT XÂY D...TÀI LIỆU TẬP HUẤN CÁN BỘ QUẢN LÍ, GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ VỀ KĨ THUẬT XÂY D...
TÀI LIỆU TẬP HUẤN CÁN BỘ QUẢN LÍ, GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ VỀ KĨ THUẬT XÂY D...nataliej4
 
Bài giảng phương pháp dạy học Sinh học
Bài giảng phương pháp dạy học Sinh họcBài giảng phương pháp dạy học Sinh học
Bài giảng phương pháp dạy học Sinh họcTài liệu sinh học
 
Tailieu.vncty.com tich hop-kien_thuc_dia_ly_dia_phuong_vao_day_hoc_dia_ly_l...
Tailieu.vncty.com   tich hop-kien_thuc_dia_ly_dia_phuong_vao_day_hoc_dia_ly_l...Tailieu.vncty.com   tich hop-kien_thuc_dia_ly_dia_phuong_vao_day_hoc_dia_ly_l...
Tailieu.vncty.com tich hop-kien_thuc_dia_ly_dia_phuong_vao_day_hoc_dia_ly_l...Trần Đức Anh
 
Tài liệu ôn thi công chức ngành giáo dục
Tài liệu ôn thi công chức ngành giáo dụcTài liệu ôn thi công chức ngành giáo dục
Tài liệu ôn thi công chức ngành giáo dụcYenPhuong16
 
Đề tài: Sáng kiến kinh nghiệm vận dụng phương pháp dự án vào dạy học địa lý 9
Đề tài: Sáng kiến kinh nghiệm vận dụng phương pháp dự án vào dạy học địa lý 9Đề tài: Sáng kiến kinh nghiệm vận dụng phương pháp dự án vào dạy học địa lý 9
Đề tài: Sáng kiến kinh nghiệm vận dụng phương pháp dự án vào dạy học địa lý 9Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Tổ chức các chuyên đề dạy học chương Chuyển hóa vật chất và năng lư...
Luận văn: Tổ chức các chuyên đề dạy học chương Chuyển hóa vật chất và năng lư...Luận văn: Tổ chức các chuyên đề dạy học chương Chuyển hóa vật chất và năng lư...
Luận văn: Tổ chức các chuyên đề dạy học chương Chuyển hóa vật chất và năng lư...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
PPT THUYẾT TRÌNH NHÓM 3.pptx
PPT THUYẾT TRÌNH NHÓM 3.pptxPPT THUYẾT TRÌNH NHÓM 3.pptx
PPT THUYẾT TRÌNH NHÓM 3.pptxTrmThanh15
 
Nghiên cứu giải pháp quy hoạch, thiết kế hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc trường h...
Nghiên cứu giải pháp quy hoạch, thiết kế hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc trường h...Nghiên cứu giải pháp quy hoạch, thiết kế hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc trường h...
Nghiên cứu giải pháp quy hoạch, thiết kế hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc trường h...nataliej4
 
BIỆN PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH LỚP 7A1 TRONG TIẾT KHOA HỌC TỰ ...
BIỆN PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH LỚP 7A1 TRONG TIẾT KHOA HỌC TỰ ...BIỆN PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH LỚP 7A1 TRONG TIẾT KHOA HỌC TỰ ...
BIỆN PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH LỚP 7A1 TRONG TIẾT KHOA HỌC TỰ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Similar to Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf (20)

Bai tap cau tao nguyen tu
Bai tap cau tao nguyen tuBai tap cau tao nguyen tu
Bai tap cau tao nguyen tu
 
400 câu hỏi phỏng vấn ôn thi công chức, viên chức giáo viên.
400 câu hỏi phỏng vấn ôn thi công chức, viên chức giáo viên.400 câu hỏi phỏng vấn ôn thi công chức, viên chức giáo viên.
400 câu hỏi phỏng vấn ôn thi công chức, viên chức giáo viên.
 
SÁNG KIẾN DẠY HỌC CHỦ ĐỀ STEM CẮT TỈA HOA NGHỆ THUẬT, NHUỘM MÀU HOA, NHUỘM MÀ...
SÁNG KIẾN DẠY HỌC CHỦ ĐỀ STEM CẮT TỈA HOA NGHỆ THUẬT, NHUỘM MÀU HOA, NHUỘM MÀ...SÁNG KIẾN DẠY HỌC CHỦ ĐỀ STEM CẮT TỈA HOA NGHỆ THUẬT, NHUỘM MÀU HOA, NHUỘM MÀ...
SÁNG KIẾN DẠY HỌC CHỦ ĐỀ STEM CẮT TỈA HOA NGHỆ THUẬT, NHUỘM MÀU HOA, NHUỘM MÀ...
 
Hướng dẫn học sinh lớp 11 thpt nghiên cứu khoa học ở lĩnh vực khoa học xã hội...
Hướng dẫn học sinh lớp 11 thpt nghiên cứu khoa học ở lĩnh vực khoa học xã hội...Hướng dẫn học sinh lớp 11 thpt nghiên cứu khoa học ở lĩnh vực khoa học xã hội...
Hướng dẫn học sinh lớp 11 thpt nghiên cứu khoa học ở lĩnh vực khoa học xã hội...
 
TÀI LIỆU TẬP HUẤN CÁN BỘ QUẢN LÍ, GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ VỀ KĨ THUẬT XÂY D...
TÀI LIỆU TẬP HUẤN CÁN BỘ QUẢN LÍ, GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ VỀ KĨ THUẬT XÂY D...TÀI LIỆU TẬP HUẤN CÁN BỘ QUẢN LÍ, GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ VỀ KĨ THUẬT XÂY D...
TÀI LIỆU TẬP HUẤN CÁN BỘ QUẢN LÍ, GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ VỀ KĨ THUẬT XÂY D...
 
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh tại ĐH Dân tộc
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh tại ĐH Dân tộcLuận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh tại ĐH Dân tộc
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh tại ĐH Dân tộc
 
Bài giảng phương pháp dạy học Sinh học
Bài giảng phương pháp dạy học Sinh họcBài giảng phương pháp dạy học Sinh học
Bài giảng phương pháp dạy học Sinh học
 
Tailieu.vncty.com tich hop-kien_thuc_dia_ly_dia_phuong_vao_day_hoc_dia_ly_l...
Tailieu.vncty.com   tich hop-kien_thuc_dia_ly_dia_phuong_vao_day_hoc_dia_ly_l...Tailieu.vncty.com   tich hop-kien_thuc_dia_ly_dia_phuong_vao_day_hoc_dia_ly_l...
Tailieu.vncty.com tich hop-kien_thuc_dia_ly_dia_phuong_vao_day_hoc_dia_ly_l...
 
Sang kien thu 2008
Sang kien thu 2008Sang kien thu 2008
Sang kien thu 2008
 
Đề tài: To foster self-learning capacity for students of pedagogical chemical...
Đề tài: To foster self-learning capacity for students of pedagogical chemical...Đề tài: To foster self-learning capacity for students of pedagogical chemical...
Đề tài: To foster self-learning capacity for students of pedagogical chemical...
 
Tài liệu ôn thi công chức ngành giáo dục
Tài liệu ôn thi công chức ngành giáo dụcTài liệu ôn thi công chức ngành giáo dục
Tài liệu ôn thi công chức ngành giáo dục
 
Đề tài: Sáng kiến kinh nghiệm vận dụng phương pháp dự án vào dạy học địa lý 9
Đề tài: Sáng kiến kinh nghiệm vận dụng phương pháp dự án vào dạy học địa lý 9Đề tài: Sáng kiến kinh nghiệm vận dụng phương pháp dự án vào dạy học địa lý 9
Đề tài: Sáng kiến kinh nghiệm vận dụng phương pháp dự án vào dạy học địa lý 9
 
Luận văn: Chuyên đề dạy học chương Chuyển hóa vật chất và năng lượng
Luận văn: Chuyên đề dạy học chương Chuyển hóa vật chất và năng lượngLuận văn: Chuyên đề dạy học chương Chuyển hóa vật chất và năng lượng
Luận văn: Chuyên đề dạy học chương Chuyển hóa vật chất và năng lượng
 
Luận văn: Tổ chức các chuyên đề dạy học chương Chuyển hóa vật chất và năng lư...
Luận văn: Tổ chức các chuyên đề dạy học chương Chuyển hóa vật chất và năng lư...Luận văn: Tổ chức các chuyên đề dạy học chương Chuyển hóa vật chất và năng lư...
Luận văn: Tổ chức các chuyên đề dạy học chương Chuyển hóa vật chất và năng lư...
 
PPT THUYẾT TRÌNH NHÓM 3.pptx
PPT THUYẾT TRÌNH NHÓM 3.pptxPPT THUYẾT TRÌNH NHÓM 3.pptx
PPT THUYẾT TRÌNH NHÓM 3.pptx
 
Nghiên cứu giải pháp quy hoạch, thiết kế hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc trường h...
Nghiên cứu giải pháp quy hoạch, thiết kế hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc trường h...Nghiên cứu giải pháp quy hoạch, thiết kế hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc trường h...
Nghiên cứu giải pháp quy hoạch, thiết kế hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc trường h...
 
Pp2
Pp2Pp2
Pp2
 
Luận văn: Xây dựng một số bài thực hành Di truyền học, HOT, 9đ
Luận văn: Xây dựng một số bài thực hành Di truyền học, HOT, 9đLuận văn: Xây dựng một số bài thực hành Di truyền học, HOT, 9đ
Luận văn: Xây dựng một số bài thực hành Di truyền học, HOT, 9đ
 
BIỆN PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH LỚP 7A1 TRONG TIẾT KHOA HỌC TỰ ...
BIỆN PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH LỚP 7A1 TRONG TIẾT KHOA HỌC TỰ ...BIỆN PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH LỚP 7A1 TRONG TIẾT KHOA HỌC TỰ ...
BIỆN PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH LỚP 7A1 TRONG TIẾT KHOA HỌC TỰ ...
 
Luận văn: Vận dụng phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy học chư...
Luận văn: Vận dụng phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy học chư...Luận văn: Vận dụng phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy học chư...
Luận văn: Vận dụng phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy học chư...
 

More from hoangtuansinh1

Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Quy dinh Chuan Ngoai ngu - tin hoc 2022.kyso.pdf
Quy dinh Chuan Ngoai ngu - tin hoc 2022.kyso.pdfQuy dinh Chuan Ngoai ngu - tin hoc 2022.kyso.pdf
Quy dinh Chuan Ngoai ngu - tin hoc 2022.kyso.pdfhoangtuansinh1
 
QUY TRINH QUAN LY DAO TAO DOI VOI SV NAM 2022.pdf
QUY TRINH QUAN LY DAO TAO DOI VOI SV NAM 2022.pdfQUY TRINH QUAN LY DAO TAO DOI VOI SV NAM 2022.pdf
QUY TRINH QUAN LY DAO TAO DOI VOI SV NAM 2022.pdfhoangtuansinh1
 
(02.2024)-Danh sách sinh viên buộc thôi học HK2-NH 2023-2024.kyso.pdf
(02.2024)-Danh sách sinh viên buộc thôi học HK2-NH 2023-2024.kyso.pdf(02.2024)-Danh sách sinh viên buộc thôi học HK2-NH 2023-2024.kyso.pdf
(02.2024)-Danh sách sinh viên buộc thôi học HK2-NH 2023-2024.kyso.pdfhoangtuansinh1
 

More from hoangtuansinh1 (7)

Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Quy dinh Chuan Ngoai ngu - tin hoc 2022.kyso.pdf
Quy dinh Chuan Ngoai ngu - tin hoc 2022.kyso.pdfQuy dinh Chuan Ngoai ngu - tin hoc 2022.kyso.pdf
Quy dinh Chuan Ngoai ngu - tin hoc 2022.kyso.pdf
 
QUY TRINH QUAN LY DAO TAO DOI VOI SV NAM 2022.pdf
QUY TRINH QUAN LY DAO TAO DOI VOI SV NAM 2022.pdfQUY TRINH QUAN LY DAO TAO DOI VOI SV NAM 2022.pdf
QUY TRINH QUAN LY DAO TAO DOI VOI SV NAM 2022.pdf
 
(02.2024)-Danh sách sinh viên buộc thôi học HK2-NH 2023-2024.kyso.pdf
(02.2024)-Danh sách sinh viên buộc thôi học HK2-NH 2023-2024.kyso.pdf(02.2024)-Danh sách sinh viên buộc thôi học HK2-NH 2023-2024.kyso.pdf
(02.2024)-Danh sách sinh viên buộc thôi học HK2-NH 2023-2024.kyso.pdf
 

Recently uploaded

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxDungxPeach
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf

  • 1. 1 UBND TỈNH PHÚ YÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập -Tự do - Hạnh phúc CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (Ban hành kèm theo Quyết định số 133/QĐ-ĐHPY ngày 12 tháng 3 năm 2024 của Hiệu trưởng Trường Đại học Phú Yên) Tên chương trình: SƯ PHẠM KHOA HỌC TỰ NHIÊN (Natural Science Education) Trình độ đào tạo: ĐẠI HỌC Ngành đào tạo: SƯ PHẠM KHOA HỌC TỰ NHIÊN (Natural Science Education) Mã số: 7140247 Loại hình đào tạo: CHÍNH QUY Loại bằng: CỬ NHÂN Khoa quản lý: KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN Website: www.pyu.edu.vn 1. Giới thiệu chương trình đào tạo - Triết lý giáo dục của Trường Đại học Phú Yên: “Chất lượng - Sáng tạo - Vì cộng đồng” - Về chương trình và ngành đào tạo: Ngành Sư phạm Khoa học tự nhiên (Mã ngành: 7140247) là ngành đào tạo giáo viên giảng dạy lĩnh vực Khoa học tự nhiên (KHTN) tại các trường Trung học cơ sở (THCS) theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Ngành học này được mở ra nhằm đáp ứng được nhu cầu xã hội về đội ngũ giáo viên có thể dạy học tích hợp. Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Khoa học tự nhiên tại Trường Đại học Phú Yên là một chương trình đào tạo hoàn toàn mới. Chương trình được xây dựng dựa theo Chương trình giáo dục phổ thông mới, môn Khoa học tự nhiên, được ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Khoa học tự nhiên được xây dựng gồm 121 tín chỉ (chưa kể Giáo dục thể chất 4 tín chỉ và Giáo dục quốc phòng - an ninh 8 tín chỉ), thời gian đào tạo 4 năm. Trong đó bao gồm 2 khối kiến thức: (1) Khối kiến thức giáo dục đại cương (38 tín chỉ) cung cấp cho người học các kiến thức về Lý luận chính trị, Khoa học Tự nhiên - Công nghệ và kiến thức giáo dục đại cương khác; (2) Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp (83 tín chỉ) cung cấp cho người học các kiến thức thuộc nhóm kiến thức cơ sở ngành, kiến thức ngành, kiến thức nghiệp vụ sư phạm, thực tập sư phạm, khóa luận tốt nghiệp/học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp. Với đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, chuyên viên có trình độ cao, được đào tạo từ các trường đại học và học viện uy tín trong và ngoài nước, cùng với điều kiện cơ sở vật chất hiện đại phục vụ tốt cho công tác dạy học và nghiên cứu khoa học; ngành Sư phạm Khoa học tự nhiên, Khoa Khoa học tự nhiên, Trường Đại học Phú Yên hướng tới mục tiêu đào tạo giáo viên THCS có đủ năng lực giảng dạy môn Khoa học tự nhiên và nghiên cứu khoa học tự nhiên, đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, góp phần cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao, đẩy mạnh sự phát triển bền vững ngành giáo dục của tỉnh Phú Yên và cả nước.
  • 2. 2 2. Mục tiêu đào tạo 2.1. Mục tiêu chung Đào tạo giáo viên THCS có kiến thức, kỹ năng và thái độ đáp ứng được chuẩn năng lực giáo viên phổ thông theo Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày 18/10/2016 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt khung trình độ Quốc gia Việt Nam và Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22/08/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo, đủ năng lực hoàn thành tốt nhiệm vụ của người giáo viên giảng dạy môn Khoa học tự nhiên ở trường THCS, các cơ sở giáo dục khác và nhiệm vụ chuyên môn có liên quan. 2.2. Mục tiêu cụ thể - PO1: Vận dụng kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên, khoa học chính trị, khoa học xã hội và pháp luật vào quá trình dạy học và giáo dục. - PO2: Vận dụng kiến thức khoa học tự nhiên có nền tảng kiến thức từ Vật lý, Hóa học, Sinh học và các phương pháp dạy học Khoa học tự nhiên vào quá trình dạy học môn Khoa học tự nhiên ở trường THCS. - PO3: Vận dụng kiến thức môn Khoa học tự nhiên vào phát triển chương trình nhà trường, tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi Khoa học tự nhiên, thiết kế và tổ chức dạy học một số chủ đề Khoa học tự nhiên ở trường THCS. - PO4: Sáng tạo trong việc lựa chọn nội dung, phương tiện dạy học, phương pháp dạy học, kĩ thuật và công nghệ dạy học khi lập kế hoạch dạy học môn Khoa học tự nhiên; tổ chức, triển khai được các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, các hoạt động học tập mang tính chất liên môn nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh. - PO5: Thực hiện thành thạo các bài thực hành, thí nghiệm khoa học tự nhiên có nền tảng kiến thức từ Vật lý, Hóa học, Sinh học; nghiên cứu và tổ chức các hoạt động nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học tự nhiên ứng dụng vào thực tiễn dạy học và trong cuộc sống. - PO6: Giao tiếp với học sinh, phụ huynh học sinh và đồng nghiệp theo các yêu cầu về giao tiếp sư phạm; xử lý linh hoạt các tình huống sư phạm trong dạy học, giáo dục và các hoạt động trải nghiệm ở trường THCS. - PO7: Có khả năng tự định hướng, làm việc độc lập và hợp tác, thích nghi với các nhiệm vụ và công việc được giao. - PO8: Có đạo đức, phong cách theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông và yêu nghề. - PO9: Có tinh thần tự học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; có ý thức, trách nhiệm cao trong hoạt động nghề nghiệp. 3. Chuẩn đầu ra Theo Quyết định số 236/QĐ-ĐHPY ngày 20 tháng 6 năm 2022 của Hiệu trưởng Trường Đại học Phú Yên về việc ban hành chuẩn đầu ra các chương trình đào tạo trình độ đại học, cao đẳng hệ chính quy. 3.1. Về kiến thức - PLO1: Vâ ̣n dụng những kiến thứ c lý luâ ̣n chính tri ̣và pháp luật đại cương để giải quyết những vấn đề của cuộc sống và hoa ̣t động nghề nghiê ̣p một cách phù hợp. - PLO2: Vận dụng kiến thức nền tảng của toán học, khoa học và công nghệ trong nghiên cứu và học tập Khoa học tự nhiên. - PLO3: Phân tích các nguyên lý và kiến thức cơ bản của Vật lý, Hóa học, Sinh học và Khoa học môi trường trong quá trình dạy học môn Khoa học tự nhiên.
  • 3. 3 - PLO4: Vận dụng kiến thức về lý luận, phương pháp dạy học Khoa học tự nhiên và phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục vào hoạt động dạy học môn Khoa học tự nhiên. - PLO5: Áp dụng kiến thức Khoa học tự nhiên vào phát triển chương trình nhà trường môn Khoa học tự nhiên, tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi Khoa học tự nhiên, thiết kế một số chủ đề Khoa học tự nhiên ở trường THCS. 3.2. Về kỹ năng - PLO6: Vận dụng các phương pháp dạy học môn Khoa học tự nhiên và phương pháp kiểm tra đánh giá khi tổ chức dạy học môn Khoa học tự nhiên. - PLO7: Thực hiện thành thạo các bài thực hành, thí nghiệm Khoa học tự nhiên; nghiên cứu và tổ chức các hoạt động nghiên cứu trong lĩnh vực Khoa học tự nhiên, ứng dụng vào thực tiễn dạy học và trong cuộc sống. - PLO8: Sử dụng hiệu quả tin học, ngoại ngữ và phương tiện dạy học hiện đại trong dạy học và nghiên cứu về Khoa học tự nhiên. - PLO9: Xử lý thích hợp các tình huống sư phạm trong dạy học, giáo dục, các hoạt động trải nghiệm ở trường THCS và các hoạt động nghiên cứu. - PLO10: Thực hiện phù hợp trong trao đổi, thảo luận về công tác dạy học, giáo dục học sinh Trung học cơ sở với các đồng nghiệp, phụ huynh học sinh và các đơn vị liên quan. 3.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm - PLO11: Thể hiện đạo đức, phong cách theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông; thái độ tích cực với xã hội và môi trường tự nhiên; ý thức phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao. - PLO12: Trung thực trong việc thực hiện thí nghiệm, nghiên cứu Khoa học tự nhiên và biết rút ra kinh nghiệm để cải tiến trong công tác nghiên cứu. - PLO13: Chủ động tham gia cùng với bộ môn, liên môn và nhà trường trong việc xây dựng kế hoạch, đánh giá, cải tiến các hoạt động dạy học và giáo dục học sinh; phân tích và phát triển chương trình giáo dục phổ thông phù hợp với tình hình thực tế của trường và địa phương. - PLO14: Có khả năng tự học, tự nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ để phát triển nghề nghiệp. Ngoài các chuẩn đầu ra trên, sinh viên phải đạt được chuẩn đầu ra đối với ngoại ngữ và tin học được quy định theo Quyết định số 189/QĐ-ĐHPY ngày 20 tháng 05 năm 2022 của Trường Đại học Phú Yên. Bảng 3.1. Quan hệ đáp ứng giữa chuẩn đầu ra với mục tiêu của CTĐT Mục tiêu POs Chuẩn đầu ra PLOs 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 PO1 x x x x x x x PO2 x x x x x x x x PO3 x x x x x x x x PO4 x x x x x x x x x x x PO5 x x x x x x PO6 x x x x x
  • 4. 4 PO7 x x x x x x x x x x x x x x PO8 x x x x x x x x x x x PO9 x x x x x x x x x x x x x x 4. Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương. Các quy định khác theo Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 5. Khối lượng kiến thức toàn khóa: Tổng số tín chỉ toàn khóa là 121 tín chỉ bao gồm các học phần bắt buộc và học phần tự chọn (chưa kể Giáo dục thể chất 04 tín chỉ và Giáo dục quốc phòng – an ninh 08 tín chỉ). STT Cấu trúc kiến thức của chương trình Tín chỉ Tín chỉ bắt buộc Tín chỉ tự chọn 1 Kiến thức giáo dục đại cương (chưa kể Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng-an ninh) 38 34 4 2 Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 83 71 12 2.1 Kiến thức cơ sở ngành 25 18 7 2.2 Kiến thức ngành/chuyên ngành 26 21 5 2.3 Kiến thức nghiệp vụ sư phạm 18 18 0 2.4 Thực tập sư phạm 7 7 0 2.5 Khóa luận tốt nghiệp hoặc học phần thay thế 7 7 0 Tổng cộng 121 105 16 6. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp Thực hiện theo Quyết định số 335/QĐ-ĐHPY ngày 27 tháng 8 năm 2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Phú Yên về việc Ban hành Quy chế đào tạo trình độ đại học của Trường Đại học Phú Yên. Bảng 6.1. Mô tả sự chuyển tải triết lý giáo dục vào CTĐT Chương trình đào tạo: SƯ PHẠM KHOA HỌC TỰ NHIÊN Triết lý giáo dục Chất lượng Sáng tạo Vì cộng đồng Khối kiến thức trong chương trình đào tạo Khối kiến thức đại cương x x x Khối kiến thức cơ sở ngành x x x Khối kiến thức ngành/chuyên ngành x x x Thực tập tốt nghiệp x x x Khóa luận tốt nghiệp/Học phần thay thế x x x Hoạt động ngoại khóa Nghiên cứu khoa học sinh viên x x x Thi nghiệp vụ/thực hành nghề nghiệp x x x Tham gia Hội nghị, hội thảo do Khoa, Nhà trường và địa phương tổ chức x x x
  • 5. 5 Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao x x x Hiến máu tình nguyện x x Mùa hè xanh x x x Vệ sinh môi trường x x x Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo PLO1 x x PLO2 x x x PLO3 x x x PLO4 x x x PLO5 x x x PLO6 x x x PLO7 x x x PLO8 x x x PLO9 x x x PLO10 x x x PLO11 x x x PLO12 x x x PLO13 x x x PLO14 x x x 7. Phương pháp dạy học Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Khoa học tự nhiên đã đa dạng hóa, đưa vào sử dụng nhiều phương pháp dạy - học tích cực, hiện đại phù hợp với chuẩn đầu ra của Chương trình đào tạo; được thể hiện cụ thể như sau: 7.1. Phương pháp thuyết trình Giảng viên trình bày nội dung bài học và giải thích các nội dung trong bài giảng. Sinh viên có trách nhiệm nghe giảng và ghi chú để tiếp nhận các kiến thức mà giảng viên truyền đạt. Đồng thời sinh viên cũng trình bày quan điểm của bản thân hoặc đại diện cho nhóm để đưa ra các nội dung cần thảo luận trước tập thể. 7.2. Phương pháp seminar Mục đích của phương pháp seminar là khám phá sâu thêm chủ đề chuyên môn. Nó bao gồm những buổi họp mặt định kỳ của các nhóm nhỏ sinh viên để thảo luận theo sự phân công của giảng viên về các chủ đề đã được giao và giảng viên đóng vai như là một chuyên gia hoặc người điều phối. 7.3. Phương pháp dạy học tình huống Đây là phương pháp hướng đến cách tiếp cận dạy học lấy người học làm trung tâm, giúp người học hình thành kỹ năng tư duy phản biện và giao tiếp. Theo phương pháp này, giảng viên thiết kế các nhiệm vụ dựa trên các tình huống, yêu cầu sinh viên giải quyết, qua đó giúp sinh viên hình thành kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng ra quyết định cũng như kỹ năng nghiên cứu. 7.4. Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là phương pháp dạy học trong đó giảng viên tạo ra những tình huống có vấn đề, điều khiển sinh viên phát hiện vấn đề hay thách thức trong thực tế để sinh viên hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo để giải
  • 6. 6 quyết vấn đề và thông qua đó chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng và đạt được những mục đích học tập khác. 7.5. Phương pháp thảo luận Là phương pháp dạy học trong đó sinh viên được chia thành các nhóm và tham gia thảo luận về những quan điểm cho một vấn đề nào đó được giảng viên đặt ra. Phương pháp này thúc đẩy sinh viên làm rõ các khái niệm, ý tưởng và các thông tin xoay quanh chủ đề đặc biệt là các vấn đề thực tế; thông qua trao đổi bằng lời nói với bạn học và giảng viên để kết nối các ý tưởng, kinh nghiệm, phản ánh nhiều ý nghĩa của khái niệm hay vấn đề. 7.6. Phương pháp học nhóm Là phương pháp dạy học trong đó sinh viên được tổ chức thành các nhóm nhỏ để cùng nhau giải quyết các vấn đề của bài học và trình bày kết quả hoạt động của nhóm thông qua báo cáo hay thuyết trình với sự đánh giá, góp ý, bổ sung của các nhóm khác và giảng viên. 7.7. Thực tập, thực tế Hoạt động tham quan, thực tập, thực tế giúp người học tìm hiểu môi trường làm việc, các công nghệ đang áp dụng trong lĩnh vực ngành, nghề được đào tạo, góp phần hình thành kỹ năng nghề, văn hóa làm việc và tạo cơ hội việc làm sau tốt nghiệp. 7.8. Thực hành, thí nghiệm Giảng viên thực hiện các thao tác thực hành, thí nghiệm; sinh viên quan sát và thực hành thí nghiệm đó theo hướng dẫn của giảng viên nhằm hướng tới mục tiêu kiến thức, kỹ năng của học phần. 7.9. Phương pháp tự học Đây là nhóm phương pháp mà sinh viên tiến hành hoạt động học tập của mình với rất ít hoặc không có sự hướng dẫn của giảng viên, nhưng qua đó họ tự định hướng việc học theo kinh nghiệm của bản thân, có quyền tự chủ và tự điều khiển hoạt động học của mình qua các bài tập hay vấn đề mà giảng viên đã gợi ý hướng dẫn khi ở lớp. Trong Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Khoa học tự nhiên thường áp dụng phương pháp Đọc và nghiên cứu tài liệu và phương pháp Bài tập ở nhà. Bảng 7.1. Mối liên hệ giữa CĐR (PLOs) và phương pháp dạy học Phương pháp dạy học Chuẩn đầu ra PLOs 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 PP thuyết giảng/thuyết trình x x x x x x x x x x x x x PP seminar x x x x x x x x x x x x x PP dạy học tình huống x x x x x x x x x x x x x PP dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề x x x x x x x x x x x x x PP thảo luận x x x x x x x x x x x x x x PP học nhóm x x x x x x x x x x x x x Thực tập, thực tế x x x x Thực hành, thí nghiệm x x x x x x x x x x x Đọc và nghiên cứu tài liệu x x x x x x x x x x x x x x Bài tập ở nhà x x x x x x x x x x x x
  • 7. 7 8. Phương pháp đánh giá Đánh giá kết quả học tập của sinh viên là quá trình theo dõi ghi chép, lưu giữ và cung cấp thông tin về sự tiến bộ của người học trong suốt quá trình dạy học đảm bảo nguyên tắc rõ ràng, chính xác, khách quan và phân hóa, thường xuyên liên tục và định kỳ. Các phương pháp đánh giá được sử dụng trong chương trình đào tạo được chia thành 2 nhóm chính là đánh giá theo tiến trình (On-going/Formative Assessment) và đánh giá tổng kết/định kỳ (Summative Assessment). 8.1. Đánh giá theo tiến trình 8.1.1. Đánh giá chuyên cần Ngoài thời gian tự học, sự tham gia thường xuyên cùng với những đóng góp của người học trong khóa học cũng phản ánh thái độ học tập của họ đối với học phần. Đánh giá chuyên cần được thực hiện theo bảng 8.1. Bảng 8.1. Đánh giá chuyên cần và thái độ học tập Tiêu chí đánh giá Mức độ đạt chuẩn Trọng số MỨC F (0-3.9) MỨC D (4.0-5.4) MỨC C (5.5-6.9) MỨC B (7.0-8.4) MỨC A (8.5-10) Chuyên cần Không đi học (<30%) Đi học không chuyên cần (<50%) Đi học khá chuyên cần (<70%) Đi học chuyên cần (<90%) Đi học đầy đủ, rất chuyên cần (100%) 50% Hoạt động tại lớp Không tham gia hoạt động gì tại lớp Ít khi tham gia phát biểu, đóng góp cho bài học tại lớp hoặc đóng góp không hiệu quả. Thỉnh thoảng tham gia phát biểu, trao đổi ý kiến tại lớp. Phát biểu ít khi có hiệu quả. Thường xuyên phát biểu và trao đổi ý kiến liên quan đến bài học. Các đóng góp cho bài học là hiệu quả. Tham gia tích cực các hoạt động tại lớp: phát biểu, trao đổi ý kiến liên quan đến bài học. Các đóng góp rất hiệu quả. 50% 8.1.2. Đánh giá bài tập Người học được yêu cầu thực hiện một số bài tập liên quan đến bài học trong hoặc sau giờ học trên lớp. Các bài tập được thực hiện bởi cá nhân hoặc nhóm và được đánh giá theo các tiêu chí: nộp bài tập đầy đủ, đúng thời gian quy định (20%), trình bày bài tập (30%), nội dung bài tập (50%). 8.1.3. Đánh giá thuyết trình Ở một số học phần trong Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Khoa học tự nhiên, người học được yêu cầu làm việc theo nhóm để giải quyết một số vấn đề hay tình huống liên quan đến bài học và trình bày kết quả làm việc của nhóm. Hoạt động này giúp người học vừa tiếp nhận kiến thức chuyên môn vừa phát triển các kỹ năng như kỹ năng giao tiếp, thương lượng, làm việc nhóm. Để đánh giá mức độ đạt được các kỹ năng này của người học, sử dụng các tiêu chí đánh giá sau: Nội dung báo cáo (50%), Trình bày slide (25%), Thuyết trình (25%). 8.1.4. Kiểm tra viết Người học được yêu cầu trả lời một số câu hỏi, làm bài tập hay trình bày ý kiến cá nhân về những vấn đề liên quan đến yêu cầu của chuẩn đầu ra về kiến thức của học phần
  • 8. 8 và được đánh giá theo thang điểm 10 với đáp án đã được thiết kế. Số lượng câu hỏi cho bài kiểm tra viết tùy thuộc vào yêu cầu về nội dung kiến thức của học phần. 8.1.5. Kiểm tra trắc nghiệm Người học được yêu cầu lựa chọn câu trả lời đúng cho câu hỏi liên quan dựa trên các phương án đã được thiết kế trong đề kiểm tra. Số lượng câu hỏi và các phương án trả lời trong đề kiểm tra cũng tùy thuộc vào yêu cầu về nội dung kiến thức của học phần. 8.2. Đánh giá tổng kết/định kỳ 8.2.1. Kiểm tra/ thi viết Phương pháp đánh giá giống với phương pháp kiểm tra viết trong nhóm đánh giá theo tiến trình. 8.2.2. Kiểm tra/ thi trắc nghiệm Phương pháp đánh giá giống với phương pháp kiểm tra trắc nghiệm trong nhóm đánh giá theo tiến trình. 8.2.3. Kiểm tra/ thi vấn đáp Người học được đánh giá thông qua phỏng vấn, hỏi đáp trực tiếp những vấn đề liên quan đến mục tiêu kiến thức và kỹ năng của học phần. 8.2.4. Báo cáo, tiểu luận Người học được đánh giá thông qua sản phẩm là báo cáo/tiểu luận, bao gồm nội dung và cách thức trình bày, bản vẽ/hình ảnh trong báo cáo/tiểu luận. 8.2.5. Đánh giá thuyết trình Phương pháp đánh giá giống với phương pháp đánh giá thuyết trình trong nhóm đánh giá theo tiến trình. 8.2.6. Đánh giá làm việc nhóm Đây là phương pháp được áp dụng khi triển khai hoạt động dạy học theo nhóm và chủ yếu dùng để đánh giá kĩ năng làm việc nhóm của người học. Bảng 8.2. Quan hệ giữa các phương pháp đánh giá với Chuẩn đầu ra (PLOs) của chương trình đào tạo Phương pháp đánh giá (Assessment methods) PLOs 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 I Đánh giá tiến trình 1 Đánh giá chuyên cần x x x x x x x x x x x 2 Đánh giá bài tập x x x x x x x x x x x 3 Đánh giá thuyết trình x x x x x x x x x x 4 Kiểm tra viết x x x x x x x x x x 5 Kiểm tra trắc nghiệm x x x x x x x x x x II Đánh giá tổng kết/định kỳ 6 Kiểm tra/thi viết x x x x x x x x x x 7 Kiểm tra/thi trắc nghiệm x x x x x x x x x x 8 Kiểm tra/ thi vấn đáp x x x x x x x x x x 9 Báo cáo, tiểu luận x x x x x x x x x x x x x 10 Đánh giá thuyết trình x x x x x x x x x x x 11 Đánh giá làm việc nhóm x x x x x x x x x x x
  • 9. 9 9. Nội dung chương trình Bảng 9.1. Nội dung chương trình đào tạo STT Mã HP Tên học phần Số TC Số tiết Điều kiện tiên quyết (số thứ tự HP) LT BT/ TL TH/ TT Tự học (nếu có) 9.1. Kiến thức giáo dục đại cương 38 398/ 406 95/ 103 1381140 9.1.1 Lý luận Chính trị 11 114 51 0 330 1 1 LC111013 Triết học Mác – Lênin 3 30 15 0 90 2 2 LC112112 Kinh tế chính trị Mác – Lênin 2 20 10 0 60 1 3 3 LC113112 Chủ nghĩa xã hội khoa học 2 20 10 0 60 2 4 4 LC124112 Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam 2 22 8 0 60 3 5 5 LC120012 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2 22 8 0 60 4 9.1.2 Học phần khác 6 60 15 30 180 6 6 LC130012 Pháp luật đại cương 2 15 15 0 60 1 7 7SP110752 Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục 2 30 0 0 60 56 8 8SP110442 Kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm 2 15 0 30 60 9.1.3 Khoa học Tự nhiên – Công nghệ 17 172 29 108 510 9 TN112092 Đại số tuyến tính 2 20 10 0 60 10 TN112082 Giải tích 2 20 10 0 60 11 TN135062 Kỹ thuật an toàn và quản lý phòng thí nghiệm 2 15 0 30 60 12 TN123503 Vật lý đại cương 3 30 0 30 90 13 TN135013 Hóa học đại cương 3 21 9 30 90 14 TN141183 Sinh học đại cương 3 36 0 18 90 15 TN123532 Thiên văn học 2 30 0 0 60 9.1.4 Giáo dục thể chất 4 0 0 120 0 16 TC120011 Giáo dục Thể chất 1 (Thể dục) 1 0 0 30 0 17 TC121011 Giáo dục Thể chất 2 (Điền kinh) 1 0 0 30 0 16 18 TC122001 Giáo dục Thể chất 3 (Thể thao tự chọn cơ bản) 1 0 0 30 0 17 18.1 TC122011 Giáo dục Thể chất 3 (Cầu lông 1) 1 0 0 30 0 18.2 TC122021 Giáo dục Thể chất 3 (Bóng chuyền 1) 1 0 0 30 0 18.3 TC122031 Giáo dục Thể chất 3 (Bóng đá 1) 1 0 0 30 0 18.4 TC122041 Giáo dục Thể chất 3 (Bóng bàn 1) 1 0 0 30 0 18.5 TC122051 Giáo dục Thể chất 3 (Võ Cổ truyền 1) 1 0 0 30 0 19 2 1 TC123001 Giáo dục Thể chất 4 (Thể thao tự chọn nâng cao) 1 0 0 30 0 18 19.1 TC123011 Giáo dục Thể chất 4 (Cầu lông 2) 1 0 0 30 0 19.2 TC123021 Giáo dục Thể chất 4 (Bóng chuyền 2) 1 0 0 30 0 19.3 TC123031 Giáo dục Thể chất 4 (Bóng đá 2) 1 0 0 30 0 19.4 TC123041 Giáo dục Thể chất 4 (Bóng bàn 2) 1 0 0 30 0
  • 10. 10 19.5 TC123051 Giáo dục Thể chất 4 (Võ Cổ truyền 2) 1 0 0 30 0 9.1.5 Giáo dục quốc phòng – an ninh 20 TC160018 Giáo dục quốc phòng – an ninh 8 8 tín chỉ = 165 tiết 9.1.6 Tự chọn kiến thức giáo dục đại cương 4 52/60 8/0 0 120 21 TN123552 Lịch sử Vật lý 2 30 0 0 60 22 TN130062 Lịch sử Hóa học 2 22 8 0 60 23 TN143322 Sinh quyển và biến đổi khí hậu 2 30 0 0 60 24 TN143012 Môi trường và con người 2 30 0 0 60 9.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 83 746/ 781 178/ 205 665/ 705 2280 9.2.1 Kiến thức cơ sở ngành 25 271/ 289 31/ 49 110 750 - Bắt buộc: 18 199 31 80 540 25 TN123513 Điện học 3 45 0 0 90 26 TN123523 Quang học 3 26 19 0 90 27 TN135023 Hóa học vô cơ 3 30 0 30 90 28 TN135033 Hóa học hữu cơ 3 30 0 30 90 29 TN141042 Thực vật học 2 25 0 10 60 30 TN141052 Động vật học 2 25 0 10 60 31 TN142212 Di truyền và tiến hóa 2 18 12 0 60 - Tự chọn: 7 72/90 18/0 30 210 32 TN123562 Vật lý Nguyên tử và Hạt nhân 2 20 10 0 60 33 TN123572 Vật lý trong vật liệu điện tử 2 30 0 0 60 34 TN142033 Vi sinh vật học 3 30 0 30 90 35 TN144013 Nhập môn Công nghệ sinh học 3 30 0 30 90 36 TN144063 Công nghệ vi sinh 3 30 0 30 90 37 TN131102 Hóa kỹ thuật 2 24 6 0 60 38 TN130312 Hoá học môi trường 2 30 0 0 60 39 TN135042 Hóa học phân tích 2 22 8 0 60 40 TN131202 Hóa học thực phẩm 2 24 6 0 60 9.2.2 Kiến thức ngành 26 253/ 270 69/ 78 90/ 130 780 - Bắt buộc: 21 211 59 90 630 41 TN130292 Hoá sinh học 2 20 10 0 60 42 TN142012 Lý sinh học 2 30 0 0 60 43 TN135052 Hóa lý 2 20 10 0 60 44 TN148024 Phân tích chương trình môn KHTN 4 45 0 30 120 45 TN146143 Lý luận và phương pháp dạy học KHTN 3 30 15 0 90 46 TN148033 Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học KHTN 3 24 6 30 90 47 TN146182 Ứng dụng công nghệ trong dạy học KHTN 2 15 0 30 60 48 NG116303 Tiếng Anh chuyên ngành KHTN 3 27 18 0 90 - Tự chọn: 5 42/59 10/ 19 0/ 40 150 49 TN148043 Một số vấn đề KHTN hiện đại 3 39 6 0 90 50 TN146173 Tổ chức hoạt động giáo dục STEM ở trường phổ thông 3 25 0 40 90
  • 11. 11 51 TN146192 Một số kỹ thuật dạy học tích cực 2 17 13 0 60 52 TN146162 Giáo dục giới tính cho học sinh THCS 2 20 10 0 60 9.2.3 Kiến thức nghiệp vụ sư phạm 18 172 38 120 540 53 SP110012 Tâm lý học đại cương 2 25 5 0 60 1 54 SP110022 Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm 2 25 5 0 60 53 55 SP110712 Giáo dục học đại cương 2 25 5 0 60 53 56 SP110722 Giáo dục học phổ thông 2 25 5 0 60 55 57 SP110102 Giao tiếp sư phạm 2 20 10 0 60 55 58 SP121031 Rèn luyện NVSP thường xuyên 1 1 0 0 30 30 55 59 TN146091 Rèn luyện NVSP thường xuyên 2 1 0 0 30 30 60 TN146101 Rèn luyện NVSP thường xuyên 3 1 0 0 30 30 61 TN146111 Rèn luyện NVSP thường xuyên 4 1 0 0 30 30 62 TN135092 Phát triển chương trình môn KHTN 2 22 8 0 60 63 SP110342 Đánh giá trong giáo dục 2 30 0 0 60 54, 55 9.2.4 Thực tập sư phạm 7 0 0 315 0 64 DT100012 Thực tập sư phạm 1 (4 tuần) 2 0 0 90 0 65 DT100025 Thực tập sư phạm 2 (7 tuần) 5 0 0 225 0 9.2.5 Khoá luận tốt nghiệp/ học phần thay thế 7 50 40 30 210 9.2.5.1 Khóa luận tốt nghiệp 7 9.2.5.2 Học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp 7 50 40 30 210 66 TN146152 Kiểm tra và đánh giá trong dạy học KHTN 2 15 0 30 60 67 TN148052 Vận dụng kiến thức KHTN trong bảo vệ môi trường 2 20 10 0 60 68 TN146203 Bồi dưỡng học sinh giỏi KHTN 3 15 30 0 90 Tổng cộng 121 1144/ 1187 273/ 308 743/ 843 3420 Ghi chú: Điều kiện tiên quyết thực hiện theo quy định của Trường Đại học Phú Yên. Bảng 9.2. Mô tả liên hệ giữa các học phần với chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo I (Introduced) – HPs hỗ trợ đạt được PLOs ở mức giới thiệu/bắt đầu. R (Reinforced) – HPs hỗ trợ đạt được PLOs ở mức nâng cao hơn mức bắt đầu, có nhiều cơ hội thực hành, thí nghiệm, thực tế .... M (Mastery) – HPs hỗ trợ đạt được PLOs ở mức thuần thục. A (Assessed) – HP quan trọng (hỗ trợ tối đa việc đạt được các PLO) Học phần Chuẩn đầu ra PLOs 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 HP 1 R M M HP 2 R M M HP 3 R M M HP 4 R M M HP 5 R M M HP 6 R M M HP 7 R R I R R R M M HP 8 R R R M M M HP 9 R R R M M
  • 12. 12 HP 10 R R R M M HP 11 I I I R I I R HP 12 R R M R M R M HP 13 I R R R R R R HP 14 I I I I I I I HP 15 R R R I M HP 21 R I I M HP 22 R R R R HP 23 R I I R I I I I I I I I I HP 24 R R I HP 25 M M R R R R I M M M M HP 26 M M R R R M HP 27 R R R R R R R HP 28 R R I R I I R R I R R R R I HP 29 M R R R R R R HP 30 R R I I HP 31 R R R R R R R R R R R R R R HP 32 R R I I I I I M HP 33 R M R M R M M R R R M R R HP 34 R R R R R R M R R R M M R R HP 35 R R R R I R R R R R R R R HP 36 R R R R R R M R R R R M R R HP 37 R R R R R R R HP 38 R R R R R R R HP 39 R I R R R R HP 40 R R I I R HP 41 R I R R R HP 42 R M R R R R M M M HP 43 I R R R R HP 44 I I R R M R R M M M I R I HP 45 R M M M I R R R R R HP 46 R R R M I R R I R HP 47 R M I M I HP 48 I I I R R I R HP 49 M M R R M HP 50 I I R R M R R M M M I R I R HP 51 R R M M R M R R R R R R M R HP 52 R R I HP 53 I R R M M HP 54 M M R M R M HP 55 I R I M I M HP 56 I R R R M R M HP 57 M M M R M HP 58 R R I R R M R M I M HP 59 R R R M R M R R R R M R R R
  • 13. 13 HP 60 M M M M R R R R R M I R HP 61 R R M R R M M R M R M R R R HP 62 R R R R HP 63 M R R R M R M HP 66 R R R R R R R R R R HP 67 R R I HP 68 R R I R 10. Kế hoạch giảng dạy (Dự kiến) 10.1. Học kỳ I: 16 TC (bắt buộc) TT Mã HP Tên học phần Số TC Số tiết Ghi chú LT BT/ TL TH/ TT Tự học (nếu có) 1 LC111013 Triết học Mác – Lênin 3 30 15 0 90 2 TC120011 Giáo dục Thể chất 1 (Thể dục) 1 0 0 30 0 3 TN112092 Đại số tuyến tính 2 20 10 0 60 4 TN135062 Kỹ thuật an toàn và quản lý phòng thí nghiệm 2 15 0 30 60 5 TN123503 Vật lý đại cương 3 30 0 30 90 6 TN135013 Hóa học đại cương 3 21 9 30 90 7 TN141183 Sinh học đại cương 3 36 0 18 90 Tổng cộng 16 152 34 108 480 10.2. Học kỳ II: 14 TC (bắt buộc: 10 TC, tự chọn: 4 TC) TT Mã HP Tên học phần Số TC Số tiết Ghi chú LT BT/ TL TH/ TT Tự học (nếu có) - Bắt buộc: 10 120 25 10 300 1 LC112112 Kinh tế chính trị Mác – Lênin 2 20 10 0 60 2 TC121011 Giáo dục Thể chất 2 (Điền kinh) 1 0 0 30 0 3 SP110012 Tâm lý học đại cương 2 25 5 0 60 4 TN112082 Giải tích 2 20 10 0 60 5 TN141042 Thực vật học 2 25 0 10 60 6 TN123532 Thiên văn học 2 30 0 0 60 - Tự chọn: 4 52/ 60 0/8 0 120 7 TN123552 Lịch sử Vật lý 2 30 0 0 60 Chọn 4/8TC 8 TN130062 Lịch sử Hóa học 2 22 8 0 60 9 TN143322 Sinh quyển và biến đổi khí hậu 2 30 0 0 60 10 TN143012 Môi trường và con người 2 30 0 0 60 Tổng cộng 14 172/ 180 25/ 33 10 420
  • 14. 14 10.3. Học kỳ III: 16 TC (bắt buộc) TT Mã HP Tên học phần Số TC Số tiết Ghi chú LT BT/ TL TH/ TT Tự học (nếu có) 1 LC113112 Chủ nghĩa xã hội khoa học 2 20 10 0 60 2 TC122001 Giáo dục Thể chất 3 (Thể thao tự chọn cơ bản) 1 0 0 30 0 TC122011 Giáo dục Thể chất 3 (Cầu lông 1) 1 0 0 30 0 TC122021 Giáo dục Thể chất 3 (Bóng chuyền 1) 1 0 0 30 0 TC122031 Giáo dục Thể chất 3 (Bóng đá 1) 1 0 0 30 0 TC122041 Giáo dục Thể chất 3 (Bóng bàn 1) 1 0 0 30 0 TC122051 Giáo dục Thể chất 3 (Võ Cổ truyền 1) 1 0 0 30 0 3 LC130012 Pháp luật đại cương 2 15 15 0 60 4 SP110442 Kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm 2 15 0 30 60 5 SP110022 Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm 2 25 5 0 60 6 SP110712 Giáo dục học đại cương 2 25 5 0 60 7 SP121031 Rèn luyện NVSP thường xuyên 1 1 0 0 30 30 8 TN135023 Hóa học vô cơ 3 30 0 30 90 9 TN141052 Động vật học 2 25 0 10 60 Tổng cộng 16 155 35 100 480 10.4. Học kỳ IV: 16 TC (bắt buộc: 13 TC, tự chọn: 3 TC) TT Mã HP Tên học phần Số TC Số tiết Ghi chú LT BT/ TL TH/ TT Tự học (nếu có) - Bắt buộc: 13 142 23 60 390 1 LC124112 Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam 2 22 8 0 60 2 TC123001 Giáo dục Thể chất 4 (Thể thao tự chọn nâng cao) 1 0 0 30 0 TC123011 Giáo dục Thể chất 4 (Cầu lông 2) 1 0 0 30 0 TC123021 Giáo dục Thể chất 4 (Bóng chuyền 2) 1 0 0 30 0 TC123031 Giáo dục Thể chất 4 (Bóng đá 2) 1 0 0 30 0 TC123041 Giáo dục Thể chất 4 (Bóng bàn 2) 1 0 0 30 0 TC123051 Giáo dục Thể chất 4 (Võ Cổ truyền 2) 1 0 0 30 0 3 TC160018 Giáo dục quốc phòng – an ninh 8 8 tín chỉ = 165 tiết 4 SP110722 Giáo dục học phổ thông 2 25 5 0 60 5 SP110102 Giao tiếp sư phạm 2 20 10 0 60 6 TN146091 Rèn luyện NVSP thường xuyên 2 1 0 0 30 30 7 TN123513 Điện học 3 45 0 0 90 8 TN135033 Hóa học hữu cơ 3 30 0 30 90 - Tự chọn: 3 30 0 30 90 9 TN142033 Vi sinh vật học 3 30 0 30 90 Chọn 3/9TC 10 TN144013 Nhập môn Công nghệ sinh học 3 30 0 30 90 11 TN144063 Công nghệ vi sinh 3 30 0 30 90 Tổng cộng 16 172 23 90 480
  • 15. 15 10.5. Học kỳ V: 15 TC (bắt buộc: 13 TC, tự chọn: 2 TC) TT Mã HP Tên học phần Số TC Số tiết Ghi chú LT BT/ TL TH/ TT Tự học (nếu có) - Bắt buộc: 13 123 57 30 390 1 LC120012 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2 22 8 0 60 2 SP110752 Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục 2 30 0 0 60 3 TN146101 Rèn luyện NVSP thường xuyên 3 1 0 0 30 30 4 TN123523 Quang học 3 26 19 0 90 5 TN142212 Di truyền và tiến hóa 2 18 12 0 60 6 NG116303 Tiếng Anh chuyên ngành KHTN 3 27 18 0 90 - Tự chọn: 2 20/30 0/10 0 60 7 TN123562 Vật lý Nguyên tử và Hạt nhân 2 20 10 0 60 Chọn 2/4TC 8 TN123572 Vật lý trong vật liệu điện tử 2 30 0 0 60 Tổng cộng 15 143/ 153 57/ 67 30 450 10.6. Học kỳ VI: 15 TC (bắt buộc : 13 TC, tự chọn: 2 TC) TT Mã HP Tên học phần Số TC Số tiết Ghi chú LT BT/ TL TH/ TT Tự học (nếu có) - Bắt buộc: 13 115 20 150 390 1 TN146111 Rèn luyện NVSP thường xuyên 4 1 0 0 30 30 2 DT100012 Thực tập sư phạm 1 (4 tuần) 2 0 0 90 60 3 TN135052 Hóa lý 2 20 10 0 60 4 TN130292 Hoá sinh học 2 20 10 0 60 5 TN142012 Lý sinh học 2 30 0 0 60 6 TN148024 Phân tích chương trình môn KHTN 4 45 0 30 120 - Tự chọn: 2 22/ 30 0/8 0 60 7 TN131102 Hóa kỹ thuật 2 24 6 0 60 Chọn 2/8 TC 8 TN130312 Hoá học môi trường 2 30 0 0 60 9 TN135042 Hóa học phân tích 2 22 8 0 60 10 TN131202 Hóa học thực phẩm 2 24 6 0 60 Tổng cộng 15 137/ 145 20/ 28 150 450
  • 16. 16 10.7. Học kỳ VII: 15 TC (bắt buộc: 10 TC, tự chọn: 5 TC) TT Mã HP Tên học phần Số TC Số tiết Ghi chú LT BT/ TL TH/ TT Tự học (nếu có) - Bắt buộc: 10 99 21 60 300 1 TN146143 Lý luận và phương pháp dạy học KHTN 3 30 15 0 90 2 TN148033 Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học KHTN 3 24 6 30 90 3 TN146182 Ứng dụng công nghệ trong dạy học KHTN 2 15 0 30 60 4 SP110342 Đánh giá trong giáo dục 2 30 0 0 60 - Tự chọn: 5 37/ 64 6/ 23 0/ 40 150 5 TN148043 Một số vấn đề KHTN hiện đại 3 39 6 0 90 Chọn 3/6TC 6 TN146173 Tổ chức hoạt động giáo dục STEM ở trường phổ thông 3 25 0 40 90 7 TN146192 Một số kỹ thuật dạy học tích cực 2 17 13 0 60 Chọn 2/4TC 8 TN146162 Giáo dục giới tính cho học sinh THCS 2 20 10 0 60 Tổng cộng 15 136/ 163 27/ 44 60/ 100 450 10.8. Học kỳ VIII: 14 TC (bắt buộc) TT Mã HP Tên học phần Số TC Số tiết Ghi chú LT BT/ TL TH/ TT Tự học (nếu có) 1 TN135092 Phát triển chương trình môn KHTN 2 22 8 0 60 2 DT100025 Thực tập sư phạm 2 (7 tuần) 5 0 0 225 0 3 Khoá luận tốt nghiệp hoặc học phần thay thế 7 3a Khóa luận tốt nghiệp 7 3b Các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp 7 50 40 30 210 4 TN146152 Kiểm tra và đánh giá trong dạy học KHTN 2 15 0 30 60 5 TN148052 Vận dụng kiến thức KHTN trong bảo vệ môi trường 2 20 10 0 60 6 TN146203 Bồi dưỡng học sinh giỏi KHTN 3 15 30 0 90 Tổng cộng 14 72 48 255 270 11. Mô tả vắn tắt nội dung và khối lượng các học phần 11.1. Triết học Mác – Lênin 3 TC Điều kiện tiên quyết: Không. Khái quát về triết học. Triết học Mác-Lênin và vai trò của triết học Mác-Lênin trong đời sống xã hội. Những nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng: vật chất và ý thức, phép biện chứng duy vật, lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Những nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử: hình thái kinh tế xã hội, giai cấp và dân tộc, nhà nước và cách mạng xã hội, triết học về con người.
  • 17. 17 Học phần trang bị cho sinh viên thế giới quan, phương pháp luận khoa học để sinh viên học tập và tự học các học phần lý luận chính trị tiếp theo (Kinh tế chính trị Mác- Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh) và các học phần thuộc ngành, chuyên ngành trong chương trình đào tạo. 11.2. Kinh tế chính trị Mác – Lênin 2 TC Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác - Lênin. Kinh tế chính trị Mác - Lênin là một trong ba bộ phận hợp thành của chủ nghĩa Mác - Lênin, có quan hệ mật thiết với triết học và chủ nghĩa xã hội khoa học. Kinh tế chính trị Mác - Lênin giữ vị trí là môn khoa học cơ bản, làm cơ sở cho việc xác định đường lối, chính sách kinh tế của nhà nước; làm cơ sở cho việc nghiên cứu các môn khoa học kinh tế ngành và quản lý kinh tế. Kinh tế chính trị Mác - Lênin cung cấp hệ thống tri thức lý luận về sự vận động của các quan hệ giữa người với người trong sản xuất và trao đổi; về sự liên hệ tác động biện chứng giữa các quan hệ giữa người với người trong sản xuất và trao đổi với LLSX và kiến trúc thượng tầng tương ứng trong những nấc thang phát triển khác nhau của nền sản xuất xã hội. Cụ thể các vấn đề như: Hàng hoá, thị trường và vai trò của các chủ thể trong nền kinh tế thị trường; Sản xuất giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường; Cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường; Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam; Công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. 11.3. Chủ nghĩa xã hội khoa học 2 TC Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác - Lênin, Kinh tế chính trị Mác – Lênin. Học phần trang bị cho sinh viên một số kiến thứ c cơ bản, cốt lõi nhất về Chủ nghĩa xã hội khoa học, một trong ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác - Lênin. Học phần này làm cơ sở lý luận cho sinh viên tiếp cận các học phần Lý luận chính trị tiếp theo (Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; Tư tưởng Hồ Chí Minh) và các khoa học chuyên ngành được đào tạo. 11.4. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam 2 TC Điều kiện tiên quyết: Chủ nghĩa xã hội khoa học. Trang bị cho sinh viên sự hiểu biết về đối tượng, mục đích, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu, học tập môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và những kiến thức cơ bản, cốt lõi, hệ thống về sự ra đời của Đảng (1920-1930), quá trình Đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh giành chính quyền (1930-1945), lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, hoàn thành giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước (1945-1975), lãnh đạo cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội và tiến hành công cuộc đổi mới (1975-2018). Góp phần khẳng định những thành công, nêu lên các hạn chế, tổng kết những kinh nghiệm về sự lãnh đạo cách mạng của Đảng để giúp người học nâng cao nhận thức, niềm tin đối với Đảng và khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn công tác, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Học phần trang bị cho sinh viên thế giới quan, phương pháp luận khoa học để sinh viên học tập và tự học học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh và các học phần thuộc ngành, chuyên ngành trong chương trình đào tạo. 11.5. Tư tưởng Hồ Chí Minh 2 TC Điều kiện tiên quyết: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh gồm 6 chương, cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về Khái niệm, đối tượng, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa học tập môn tư tưởng Hồ Chí Minh; Về cơ sở, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh;
  • 18. 18 Tư tưởng Hồ Chí Minh về: Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; Đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế; Văn hóa, đạo đức, con người. 11.6. Pháp luật đại cương 2 TC Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác-Lênin. Học phần thuộc khối kiến thức giáo dục đại cương trong hệ thống các môn khoa học về lý luận chính trị và pháp luật. Học phần trang bị cho sinh viên một số kiến thứ c cơ bản về lý luận nhà nước và pháp luâ ̣t; các vấn đề về Nhà nước và pháp luật Việt Nam như: tổ chứ c và hoa ̣t động của bộmáy Nhà nước CHXHCN Việt Nam; về kết cấu, cách xây dựng và áp dụng quy phạm pháp luâ ̣t ở Viê ̣t Nam; về một số nội dung cơ bản của một số ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Học phần này làm cơ sở lý luận cho sinh viên tiếp cận các học phần về Quản lý nhà trường; Soạn thảo văn bản; các học phần pháp luật chuyên ngành. 11.7. Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục 2 TC Điều kiện tiên quyết: Giáo dục học phổ thông. Học phần trang bị cho sinh viên hệ thống những lý luận cơ bản về phương pháp luận nghiên cứu khoa học (NCKH) giáo dục; các quan điểm trong NCKH giáo dục; hệ thống các phương pháp NCKH và cách thức vận dụng chúng trong quá trình NCKH giáo dục; logic tiến hành một công trình NCKH giáo dục. 11.8. Kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm 2 TC Điều kiện tiên quyết: Không. Học phần nhằm trang bị cho người học những kiến thức cơ bản bao gồm: Các khái niệm cơ bản: Hoạt động, hoạt động trải nghiệm, hoạt động trải nghiệm sáng tạo; Vị trí, mục tiêu và đặc điểm của hoạt động trải nghiệm; Nội dung hoạt động trải nghiệm ở trường phổ thông liên quan đến các lĩnh vực: Hoạt động hướng vào bản thân, Hoạt động hướng đến xã hội, Hoạt động hướng đến tự nhiên, Hoạt động hướng nghiệp; Phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm; các phương thức hoạt động trải nghiệm; Cách thức đánh giá hoạt động trải nghiệm. Thực hành thiết kế và tổ chức các hoạt động trải nghiệm phù hợp với học sinh trung học cơ sở từ lớp 6 đến lớp 9. 11.9. Đại số tuyến tính 2 TC Điều kiện tiên quyết: Không. Học phần nhằm trang bị cho người học những kiến thức cơ bản nhất về: Định thức, cách tính định thức, ứng dụng định thức giải hệ phương trình Cramer; Không gian vectơ, không gian con, số chiều, cơ sở của không gian véc tơ, biểu diễn vectơ qua cơ sở; Ánh xạ tuyến tính, ma trận của ánh xạ tuyến tính; Hệ phương trình tuyến tính, phương pháp giải; Ma trận của ánh xạ tuyến tính và các phép toán ma trận, hạng của ma trận; Dạng tuyến tính và dạng toàn phương, phân loại đường và mặt bậc 2. 11.10. Giải tích 2 TC Điều kiện tiên quyết: Không. Học phần bao gồm nội dung về: - Giới hạn của dãy số và hàm số; các khái niệm và tính chất cơ bản của hàm liên tục; phép tính vi phân và tích phân của hàm một và nhiều biến số và những kiến thức cơ bản về chuỗi số và chuỗi hàm. - Ứng dụng những điều đã học để giải quyết một số bài toán trong thực tế như tính gia tốc, vận tốc, diện tích, thể tích. 11.11. Kỹ thuật an toàn và quản lý phòng thí nghiệm 3 TC Điều kiện tiên quyết: Không.
  • 19. 19 Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng cần thiết để có thể tổ chức thực hành và quản lý tốt phòng thí nghiệm Vật lý, Hóa học, Sinh học bao gồm: - Các quy tắc và kỹ thuật an toàn tại các phòng thí nghiệm - Quy trình ứng phó kịp thời các tình huống xảy ra - Tổ chức, thực hiện tốt công tác quản lý phòng thí nghiệm 11.12. Vật lý đại cương 3 TC Điều kiện tiên quyết: Không. Học phần này nhằm trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản của vật lý học thuộc các lĩnh vực Cơ học, Nhiệt học, Điện từ học. Trang bị cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng về thí nghiệm vật lý. 11.13. Hóa học đại cương 3 TC Điều kiện tiên quyết: Không. Học phần cung cấp kiến thức cơ bản và chuyên sâu về cấu tạo nguyên tử và hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học; liên kết hóa học, trạng thái tập hợp của chất. Các kiến thức cơ bản của nguyên lí I, I của nhiệt động lực học, chiều diễn ra của các quá trình hóa học; cân bằng hóa học, các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng; các hiểu biết cơ bản về dung dịch. Về điện hóa học, sinh viên tìm hiểu về pin, sự điện phân và một số nguồn điện hóa học cơ bản. 11.14. Sinh học đại cương 3 TC Điều kiện tiên quyết: Không. Học phần cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về: Sinh học tế bào: thành phần hóa học;cấu trúc, chức năng của các loại tế bào và quá trình sinh sản của tế bào; Các cấp độ của tổ chức sống: từ tế bào đơn vị cơ sở của sự sống, đến mô, cơ quan, hệ cơ quan và cơ thể. Hệ thống sinh giới: sự phân chia các giới sinh vật, đặc điểm hình thái, cấu tạo và vai trò của các giới sinh vật, tầm quan trọng của đa dạng sinh học và công tác bảo vệ đa dạng sinh học. 11.15. Thiên văn học 2 TC Điều kiện tiên quyết: Không. Học phần cung cấp cho sinh viên một số kiến thứ c cơ bản và hiểu biết về vũ trụ học, vũ trụ luận và mối quan hệ tương tác giữa vũ trụ và cuộc sống trên trái đất. 11.16. Giáo dục Thể chất 1 (Thể dục) 1 TC Điều kiện tiên quyết: Không. Học phần cung cấp cho sinh viên hệ thống các động tác của bài thể dục phát triển chung, kỹ thuật nhảy dây ngắn và nhảy dây dài, nhằm giúp cho sinh viên rèn luyện sức khỏe tốt, phát triển các tố chất thể lực. Trang bị cho sinh viên những hiểu biết cơ bản về ý nghĩa, lợi ích, tác dụng, của việc tập luyện thể dục thể thao thường xuyên. 11.17. Giáo dục Thể chất 2 (Điền kinh) 1 TC Điều kiện tiên quyết: Thể dục. Học phần cung cấp cho sinh viên những hiểu biết cơ bản về ý nghĩa, tác dụng và kỹ thuật của môn đẩy tạ kiểu lưng hướng ném, môn nhảy xa kiểu ưỡn thân; hiểu biết một số điều luật thi đấu môn nhảy xa và đẩy tạ. Trang bị cho sinh viên những hiểu biết cơ bản về ý nghĩa, lợi ích, tác dụng, của việc tập luyện thể dục thể thao thường xuyên. 11.18. Giáo dục Thể chất 3 (chọn 1 trong 5 học phần) 1 TC a. Cầu lông 1 1 TC
  • 20. 20 Điều kiện tiên quyết: Thể dục, Điền kinh. Trang bị cho sinh viên những kiến thức về lịch sử sự ra đời và phát triển môn cầu lông; kiến thức kỹ thuật cơ bản của môn cầu lông và luật cầu lông về thi đấu đơn. b. Bóng chuyền 1 1 TC Điều kiện tiên quyết: Thể dục; Điền kinh. Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về ý nghĩa, tác dụng và kỹ thuật động tác, kỹ năng, kỹ xảo động tác của bóng chuyền, một số điều luật thi đấu. Trên cơ sở đó sinh viên tự tập luyện để nâng cao sức khỏe, giúp sinh viên có kiến thức và yêu thích môn bóng chuyền. c. Bóng đá 1 1 TC Điều kiện tiên quyết: Thể dục, Điền kinh. Trang bị cho sinh viên những hiểu biết về lịch sử nguồn gốc đặc điểm,ý nghĩa, tác dụng, nguyên lý và kỹ thuật cơ bản của môn bóng đá, luật thi đấu, bóng đá mi ni phương pháp tổ chức thi đấu, công tác trọng tài. d. Bóng bàn 1 1 TC Điều kiện tiên quyết: Thể dục, Điền kinh. Trang bị cho sinh viên những kiến thức về lịch sử sự ra đời và phát triển môn Bóng bàn; kiến thức kỹ thuật cơ bản của môn Bóng bàn và luật Bóng bàn về thi đấu đơn. e. Võ thuật cổ truyền Việt Nam 1 1 TC Điều kiện tiên quyết: Thể dục, Điền kinh. Trang bị cho sinh viên những hiểu biết về lịch sử hình thành và phát triển môn Võ thuật Cổ truyền Việt Nam; ý nghĩa, tác dụng, nguyên lý và kỹ thuật cơ bản của môn võ cổ truyền Việt Nam; Luật thi đấu, phương pháp tổ chức tập luyện Võ thuật cổ truyền Việt Nam. 11.19. Giáo dục Thể chất 4 (chọn 1 trong 5 học phần) 1 TC a. Cầu lông 2 1 TC Điều kiện tiên quyết: Thể dục, Điền kinh, Cầu lông 1. Học phần trang bị cho sinh viên những kỹ, chiến thuật nâng cao của môn cầu lông; phương pháp tổ chức thi đấu và công tác trọng tài; phổ biến luật. b. Bóng chuyền 2 1 TC Điều kiện tiên quyết: Thể dục; Điền kinh; Bóng chuyền 1. Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về kỹ thuật, chiến thuật nâng cao của môn bóng chuyền; phổ biến luật thi đấu; phương pháp tổ chức thi đấu và công tác trọng tài. Trên cơ sở đó sinh viên tự tập luyện để nâng cao sức khỏe, giúp sinh viên có kiến thức sâu hơn trong môn bóng chuyền. c. Bóng đá 2 1 TC Điều kiện tiên quyết: Thể dục, Điền Kinh, Bóng đá 1. Trang bị cho sinh viên những hiểu biết về lịch sử nguồn gốc đặc điểm,ý nghĩa, tác dụng, nguyên lý và kỹ thuật cơ bản của môn bóng đá, luật thi đấu, bóng đá mi ni phương pháp tổ chức thi đấu, công tác trọng tài. d. Bóng bàn 2 1 TC Điều kiện tiên quyết: Thể dục, Điền kinh. Trang bị cho sinh viên những kiến thức về lịch sử sự ra đời và phát triển môn Bóng bàn; kiến thức kỹ thuật cơ bản của môn Bóng bàn và luật Bóng bàn về thi đấu đơn. e. Võ thuật cổ truyền Việt Nam 2 1 TC Điều kiện tiên quyết: Thể dục, Điền kinh, Võ cổ truyền 1. Trang bị cho sinh viên những hiểu biết về hệ thống đai, đẳng cấp, điều kiện thi chuyển cấp, phong cấp; các chấn thương, biện pháp phòng ngừa trong tập luyện và các kỹ
  • 21. 21 thuật cơ bản của môn võ cổ truyền Việt Nam; bài quyền 36 động tác; Luật thi đấu, phương pháp tổ chức tập luyện Võ thuật cổ truyền Việt Nam. 11.20. Giáo dục quốc phòng – an ninh 8 TC Nội dung ban hành kèm theo Thông tư số: 05/2020/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường TCSP, CĐSP và cơ sở giáo dục đại học. 11.21. Lịch sử Vật lý 2 TC Điều kiện tiên quyết: Không. Học phần gồm 9 chương trình bày những quy luật của sự phát triển Vật lý học, quá trình hình thành và phát triển của các tư tưởng vật lý, thuyết vật lý, phương pháp chủ yếu của vật lý. Tiến trình ra đời và phát triển của vật lý học từ thời kì cổ đại đến những năm đầu thế kỉ XX. 11.22. Lịch sử hoá học 2 TC Điều kiện tiên quyết: Không. Học phần bao gồm những kiến thức cơ bản về quá trình hình thành và phát triển của Hoá học từ thời cổ đại đến ngày nay; lịch sử tìm ra các nguyên tố Hoá học; lịch sử ra đời của các học thuyết, các thành tựu tiêu biểu của từng thời kỳ; cơ sở lý luận về lý thuyết và thực nghiệm để hình thành nên các định luật cơ sở về mặt định lượng làm nền tảng cho sự phát triển của Hoá học sau này. Đồng thời, học phần này trình bày vai trò và nội dung của kiến thức lịch sử Hoá học trong thực tiễn đời sống và trong dạy học. 11.23. Sinh quyển và biến đổi khí hậu 2 TC Điều kiện tiên quyết: Không. Học phần này cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về sinh quyển như các khái niệm, thành phần vật chất, đặc tính của sinh quyển. Ngoài ra, sinh viên sẽ hiểu rõ hơn các khái niệm về thời tiết, khí hậu, khí quyển, biến đổi khí hậu, các hiệp định quốc tế về biến đổi khí hậu. Sinh viên sẽ phân tích được nguyên nhân gây biến đổi khí hậu; những tác động của nó đến môi trường, hệ sinh thái, một số lĩnh vực và con người; Vận dụng được các biện pháp giảm thiểu, ứng phó biến đổi khí hậu phù hợp của con người hiện nay. Những kiến thức này làm nền tảng cơ bản để từ đó sinh viên biết cách lựa chọn, cung cấp kiến thức liên quan biến đổi khí hậu và sinh quyển phù hợp học sinh Trung học cơ sở. 11.24. Môi trường và con người 2 TC Điều kiện tiên quyết: Không. Học phần bao gồm các kiến thức khái quát về khoa học môi trường, các chức năng chủ yếu của môi trường, vấn đề về ô nhiễm môi trường (hiệu ứng nhà kính, suy giảm tầng ozon,…), hiện trạng về tài nguyên thiên nhiên, vấn đề về dân số, lương thực – thực phẩm, vấn đề năng lượng và sự phát triển bền vững, mối quan hệ giữa con người và môi trường, chương trình hành động về bảo vệ môi trường của Việt Nam. Vấn đề giáo dục môi trường trong trường THCS như phương pháp tiếp cận và các nội dung, hình thức giáo dục môi trường. 11.25. Điện học 3 TC Điều kiện tiên quyết: Không. Học phần này sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về: tĩnh điện, các đặc điểm của điện trường, cách xác định điện trường; các định luật cơ bản về dòng điện không đổi, giải được các bài tập mạch điện một chiều cơ bản và phức tạp. Phần từ trường, sinh viên sẽ được nghiên cứu về từ trường như nguồn sinh ra từ trường, đặc điểm của từ trường và cách xác định vectơ cảm ứng từ của một số loại mạch
  • 22. 22 điện cơ bản, chuyển động của hạt mang điện trong từ trường. Các định luật cơ bản của từ trường và điện từ trường, hệ phương trình Maxwell và ý nghĩa chúng. 11.26. Quang học 3 TC Điều kiện tiên quyết: Không. Học phần trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về một số khái niệm mở đầu về quang học, các kiến thức cơ bản về quang hình, hiện tượng giao thoa sóng ánh sáng, hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng, phân cực ánh sáng, và lý thuyết về hạt của ánh sáng. 11.27. Hóa học vô cơ 3 TC Điều kiện tiên quyết: Không. Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về hóa học vô cơ làm cơ sở cho việc học tập các môn cơ sở ngành và chuyên ngành: cấu tạo, tính chất, ứng dụng, phương pháp điều chế của một số đơn chất và hợp chất quan trọng của các phân nhóm nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn. Ngoài ra, học phần này rèn luyện cho sinh viên các kỹ năng thực hành thí nghiệm để giải thích các vấn đề lý thuyết hóa học vô cơ. 11.28. Hóa học hữu cơ 3 TC Điều kiện tiên quyết: Không. Hóa học 2 gồm 2 phần lý thuyết và thực hành. Phần lý thuyết bao gồm các kiến thức cơ bản về cấu trúc, danh pháp, tính chất,.. của các nhóm hợp chất hữu cơ quan trọng như hydrocarbon, alcol, phenol, ether, aldehyde-ketone, acid carboxylic, dẫn chất của acid carbonic, hydroxy-acid, hợp chất amin, hợp chất diazoic và azoic, hợp chất màu, lipid, carbohydrat, aminoacid, peptid, hợp chất dị vòng... Phần thực hành bao gồm các bài thí nghiệm định tính và điều chế các hợp chất hữu cơ phù hợp với các loại phản ứng hóa học đặc trưng mà sinh viên đã được học ở phần lý thuyết. 11.29. Thực vật học 2 TC Điều kiện tiên quyết: Không. Học phần nhằm trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về thực vật: - Kiến thức hình thái, cấu tạo và chức năng một số loại mô trong cơ thể thực vật cũng như các cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản. Phân tích được các hình thức sinh sản ở thực vật - Hiểu được một số nguyên tắc cơ bản trong phân loại thực vật; - Kiến thức sinh lý thực vật gồm: trao đổi chất, quang hợp, hô hấp, sinh trưởng và phát triển thực vật, các chất điều hòa sinh trưởng thực vật, cảm ứng ở thực vật, Từ đó có thể vận dụng những kiến thức đã học vào giảng dạy, đời sống và thực tiễn sản xuất. 11.30. Động vật học 2 TC Điều kiện tiên quyết: Không. Học phần cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về: Sinh học cơ thể động vật: quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng, tính cảm ứng, sự sinh trưởng và phát triển, sinh sản ở động vật. Giải phẫu sinh lý người: hình dạng, cấu tạo, vị trí, vai trò hoạt động chức năng của các cơ quan, hệ cơ quan và toàn bộ cơ thể, các quy luật phát triển của cơ thể người cũng như mối quan hệ giữa các cơ quan bộ phận trong cơ thể và giữa cơ thể với môi trường. 11.31. Di truyền và tiến hóa 2 TC Điều kiện tiên quyết: Không. Học phần này trang bị cho người học các kiến thức về cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền, cấu trúc và chức năng của hiện tượng di truyền, các qui luật di truyền và
  • 23. 23 biến dị ở sinh vật; các học thuyết tiến hóa, nguồn gốc các loài và sự phát sinh sự sống trên trái đất. 11.32. Vật lý nguyên tử và hạt nhân 2 TC Điều kiện tiên quyết: Không Học phần trang bị cho sinh viên các kiến thức về các đặc trưng cơ bản của hạt nhân, các mẫu cấu trúc, các kiến thức cơ bản về phản ứng hạt nhân, phân rã phóng xạ, và các hạt cơ bản. 11.33. Vật lý trong vật liệu điện tử 2 TC Học phần tiên quyết: Không. Trang bị kiến thức cơ bản các loại vật liệu phổ biến phục vụ trong lĩnh vực linh kiện điện tử bao gồm vật liệu bán dẫn, vật liệu từ, vật liệu điện môi và vật liệu nano. Nội dung chủ yếu bao gồm phân tích đặc tính cấu trúc và vật lý của các loại vật liệu trên cho ứng dụng trong linh kiện điện tử. 11.34. Vi sinh vật học 3 TC Điều kiện tiên quyết: Không. Học phần này trang bị cho sinh viên kiến thức về cấu tạo và hoạt động sống của vi sinh vật bao gồm các đặc điểm hình thái, sinh lý, sinh hóa và di truyền học vi sinh vật; kỹ thuật nhuộm gram, quan sát và phân loại vi sinh vật, kĩ thuật cấy truyền vi sinh vật và các quá trình lên men ở vi sinh vật. Trên cơ sở đó đề ra biện pháp kỹ thuật ứng dụng trong công nghiệp, nông nghiệp, y học và môi trường. 11.35. Nhập môn Công nghệ sinh học 3 TC Điều kiện tiên quyết: Không. Học phần giới thiệu lịch sử và xu hướng phát triển, những khái niệm cơ bản, phân loại các lĩnh vực của ngành Công nghệ sinh học. Học phần đề cập đến các khía cạnh về khoa học và kinh tế, một số vấn đề pháp lý như an toàn sinh học và đạo đức sinh học của Công nghệ sinh học hiện đại. Học phần cung cấp kiến thức về một số lĩnh vực quan trọng của ngành công nghệ sinh học, bao gồm công nghệ DNA tái tổ hợp, công nghệ lên men vi sinh vật, công nghệ sinh học thực vật, công nghệ sinh học động vật, công nghệ protein và các ứng dụng của chúng trong đời sống. Học phần trang bị cho sinh viên một số kỹ thuật chính của công nghệ nuôi cấy mô và tế bào thực vật như xây dựng được đề cương và kế hoạch thí nghiệm, nắm vững các thao tác và biết cách tính toán, dự trù nguyên liệu, dụng cụ, hóa chất..... Từ đó, giúp sinh viên kiểm nghiệm lại được kiến thức lý thuyết thông qua kết quả thực nghiệm và có thể tự thiết lập quy trình kỹ thuật nghiên cứu về các đối tượng thực vật, về tế bào thực vật. 11.36. Công nghệ vi sinh 3 TC Học phần tiên quyết: Không. Học phần này trang bị cho sinh viên các kiến thức về các nguyên lý, cơ sở hóa sinh và di truyền học trong công nghệ vi sinh vật: mối liên hệ giữa sinh trưởng vi sinh vật và sự tạo thành sản phẩm, điều hòa trao đổi chất, những sai hỏng về di truyền, hiện tượng siêu tổng hợp; qui trình của công nghệ vi sinh; một số qui trình ứng dụng vi sinh vật trong sản xuất thực phẩm, y học, trong xử lý môi trường, trong nông nghiệp, ... 11.37. Hóa kỹ thuật 2 TC Điều kiện tiên quyết: Không. Học phần gồm 2 nội dung chính: Phần 1: Trang bị các kiến thức về cơ sở lý thuyết các quá trình sản xuất hoá học nói chung và quy trình cơ bản trong sản xuất một số hợp chất vô cơ, hữu cơ, kỹ thuật sản xuất silicate và nhiên liệu… đang được sử dụng phổ biến trong công nghiệp hoá học và vận dụng trong thực tế sản xuất.
  • 24. 24 Phần 2: Phần hoá nông học, trang bị các kiến thức hoá học về đất, nước, phân bón và các hoá chất được dùng trong nông nghiệp, bao gồm các thành phần hoá học, sự chuyển hoá trong quá trình sản xuất nông nghiệp và cách bảo quản, sử dụng chúng. 11.38. Hóa học môi trường 2 TC Điều kiện tiên quyết: Không. Học phần này đề cập đến các nội dung sau: - Các khái niệm cơ bản thường dùng trong hoá học môi trường, những biến đổi hoá học quan trọng trong quá trình phát triển sự sống, khái niệm về chu trình địa hoá. - Cấu trúc, thành phần và sự ô nhiễm của khí quyển, thuỷ quyển và địa quyển. - Giới thiệu các khái niệm cơ bản trong lĩnh vực nghiên cứu độc học môi trường. Cung cấp các thông tin về đặc điểm và tác động của một số chất độc hoá học trong môi trường đến cơ thể sinh vật, như các hóa chất bảo vệ thực vật, kim loại độc (Hg, Cd, Pb, As) và một số chất độc khác. 11.39. Hóa học phân tích 2 TC Điều kiện tiên quyết: Không. Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về lý thuyết hóa học phân tích: đại cương về hóa học phân tích, phương pháp phân tích định tính các ion vô cơ, phương pháp phân tích khối lượng, phương pháp phân tích thể tích. 11.40. Hóa học thực phẩm 2 TC Điều kiện tiên quyết: Không Học phần trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ sở về cấu tạo, tính chất vật lý, tính chất hóa học, tính chất chức năng của các hợp phần chính trong thực phẩm như: nước, protein, carbohydrate, lipid, vitamin, các sắc tố, chất mùi và chất khoáng cũng như các biến đổi hóa học của chúng xảy ra trong quá trình bảo quản và chế biến thực phẩm. 11.41. Hóa sinh học 2 TC Điều kiện tiên quyết: Không Học phần bao gồm những kiến thức cơ bản về đặc điểm cấu tạo, tính chất, chức năng của các thành phần hóa học chủ yếu trong cơ thể sống: protein, nucleic acid, glucid, lipid, vitamin, enzyme, hormone; các quá trình trao đổi chất và trao đổi năng lượng trong hệ thống sống. 11.42. Lý sinh học 2 TC Điều kiện tiên quyết: Không. Học phần lý sinh học trang bị cho sinh viên các kiến thức về nhiệt động học; động học của quá trình sinh học; độ dẫn điện trong tế bào, mô; điện thế sinh học và phân tích các yếu tố vật lý như ánh sáng, phóng xạ, … ảnh hưởng đến hệ thống sống. Trên cơ sở đó sinh viên giải thích được các nguyên lý của các quá trình sinh học, đặc biệt là cơ chế và bản vật lý của hiện tượng sống. Ngoài ra học phần này còn cập nhật cho sinh viên các công nghệ mới được ứng dụng dựa trên quan hệ kế thừa của các hiện tượng lý sinh để tạo ra các thiết bị, công nghệ mới phục vụ đời sống con người hiện nay. 11.43. Hóa lý 2 TC Điều kiện tiên quyết: Không. Học phần cung cấp kiến thức cơ bản với nội dung sau: Về các nguyên lí 1, 2 và 3 của nhiệt động học và ứng dụng các nguyên lí đó vào các mục đích tính toán các đại lượng nhiệt động của khí lý tưởng, khí thực. Về điện hóa học, sinh viên nghiên cứu các nội dung về dung dịch chất điện li, độ dẫn điện, nghiên cứu lớp điện kép, thế điện cực, phương trình Nernst, ăn mòn điện hoá. Về hợp chất cao phân tử: nghiên cứu các loại hợp chất cao phân tử, phản ứng trùng hợp, phản ứng trùng ngưng. Nghiên cứu tính chất cơ lý của polyme và dung dịch
  • 25. 25 polyme 11.44. Phân tích chương trình môn KHTN 4 TC Điều kiện tiên quyết: Không Học phần cung cấp cho người học các nguyên lý/khái niệm chung nhất của thế giới tự nhiên thông qua các các mạch nội dung và chủ đề khoa học chủ yếu của Chương trình môn Khoa học tự nhiên: Chất và sự biến đổi chất, Vật sống, Năng lượng và sự biến đổi, Trái Đất và bầu trời. Từ đó, người học có thể vận dụng kiến thức vào việc giảng dạy môn Khoa học tự nhiên ở cấp THCS, hình thành và phát triển cho HS các năng lực chung và năng lực chuyên môn về tìm hiểu tự nhiên. 11.45. Lý luận và phương pháp dạy học KHTN 3 TC Điều kiện tiên quyết: Không. Học phần cung cấp cho người học những kiến thức về nhiệm vụ, nội dung, phương pháp dạy học môn Khoa học tự nhiên ở trường THCS. Từ đó giúp sinh viên hình thành kỹ năng vận dụng kiến thức lý luận, phương pháp dạy học trên vào việc xác định mục tiêu, phân tích nội dung bài dạy để xác định phương pháp tổ chức bài học, thiết kế bài học, tổ chức thực hiện bài học, đánh giá kết quả thực hiện dạy học Khoa học tự nhiên ở trường THCS. 11.46. Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học KHTN 3 TC Điều kiện tiên quyết: Không. Học phần trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ sở lý luận của hoạt động trải nghiệm; hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học Khoa học tự nhiên; các giai đoạn trong quy trình xây dựng, tổ chức và đánh giá hoạt động trải nghiệm Khoa học tự nhiên ở trường THCS; từ đó giúp sinh viên có kỹ năng thiết kế và tổ chức được một số hoạt động trải nghiệm theo chủ đề trong dạy học Khoa học tự nhiên. 11.47. Ứng dụng công nghệ trong dạy học KHTN 2 TC Điều kiện tiên quyết: Không. Qua học phần này, SV biết dùng phần mềm PowerPoint thuộc Microsoft Office 365, CorelDraw và Geometry Sketch Pad để soạn giáo án, tạo hình động, thí nghiệm ảo về các thí nghiệm Khoa học tự nhiên cấp THCS. Ngoài ra, người học biết các kỹ thuật cơ bản để chỉnh sửa, biên tập hình ảnh, video, âm thanh phục vụ trong dạy học.. Sử dụng thành thạo các thiết bị cần thiết trong dạy học hiện đại như máy chiếu, các kết nối liên quan, laptop, điện thoại, dạy học trực tuyến. Biết trích xuất và chuyển đổi định dạng các file dữ liệu đa phương tiện. 11.48. Tiếng Anh chuyên ngành KHTN 3 TC Điều kiện tiên quyết: Không. Học phần cung cấp cho sinh viên các khái niệm chuyên môn cơ bản, các thuật ngữ vật lý, hóa học, sinh học bằng tiếng Anh. Trên nền tảng các chủ đề được biên soạn trong giáo trình chính, sinh viên có thêm những kiến thức nhất định về chuyên ngành chuyên ngành Khoa học tự nhiên. Sinh viên có khả năng hiểu, sử dụng và vận dụng được các thuật ngữ, khái niệm chuyên ngành, các cấu trúc câu tương đối phức tạp vào biên dịch, phiên dịch các tài liệu liên quan đến chuyên ngành chuyên ngành Khoa học tự nhiên. 11.49. Một số vấn đề KHTN hiện đại 3 TC Điều kiện tiên quyết: Không. Học phần này trang bị cho người học các kiến thức về các lĩnh vực: - Công nghệ di truyền: Công nghệ gen, Công nghệ tế bào, Công nghệ tế bào gốc, Công nghệ sinh học động vật, Công nghệ sinh học thực vật và các vấn đề y sinh hiện đại. Vận dụng các kiến thức về Công nghệ sinh học hiện đại vào đời sống.
  • 26. 26 - Vật liệu tiên tiến như: vàng nổi, vật liệu siêu cứng, công nghệ tàng hình, vật liệu “mâu thuẫn”, xi măng dạ quang, kim loại siêu nhẹ, …. Ứng dụng của các vật liệu này trong cuộc sống. - Hóa học xanh và một số hợp chất thiên nhiên có hoạt tính sinh học: cung cấp kiến thức tổng quát về hóa học xanh và kỹ thuật xanh bao gồm: những nguyên tắc cơ bản của hóa học xanh và kỹ thuật xanh; xu hướng và triển vọng của việc sử dụng xúc tác xanh, dung môi xanh, thiết bị xanh và kích hoạt xanh trong công nghệ hóa học đương đại. Tìm hiểu về một số hợp chất thiên nhiên có hoạt tính sinh học. - Vật lý quang lượng tử, lưỡng tính sóng hạt của vật chất và thuyết tương đối hẹp của Albert Einstein. 11.50. Tổ chức hoạt động giáo dục STEM ở trường phổ thông 3 TC Điều kiện tiên quyết: Không. Học phần giúp các người học hiểu được tầm quan trọng và những vấn đề cơ bản về giáo dục STEM đối với học viên. Học viên sẽ phân tích được nội dung, quy trình xây dựng một chủ đề giáo dục STEM; Thiết kế được kế hoạch và soạn được giáo án về tổ chức các hoạt động giáo dục STEM. Từ đó áp dụng để tổ chức hoạt động giáo dục STEM phù hợp với Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 và tình hình thực tế tại địa phương. 11.51. Một số kỹ thuật dạy học tích cực 2 TC Điều kiện tiên quyết: Không. Học phần cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về lý luận dạy học tích cực; một số kỹ thuật học tích cực; vấn đề đánh giá trong dạy và học tích cực. 11.52. Giáo dục giới tính cho học sinh THCS 2 TC Điều kiện tiên quyết: Không. Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về giới tính bao gồm các vấn đề: sinh lý học và giải phẫu học các cơ quan sinh sản và chức năng của chúng; sinh sản, vai trò của hai giới; tình yêu và các mối quan hệ tình dục; mang thai và phòng tránh thai; các nguy cơ lây nhiễm qua đường tình dục, biết bảo vệ bản thân tránh được sự xâm hại, quấy rối tình dục đối với học sinh THCS. Trên cơ sở đó sinh viên xây dựng được những nội dung cơ bản để giáo dục giới tính cho học sinh THCS và thiết kế được một số nội dung giáo dục giới tính cho học sinh THCS. 11.53. Tâm lý học đại cương 2 TC Điều kiện tiên quyết: Triết học Mác - Lênin. Nội dung học phần bao gồm: Tâm lý học là một khoa học; Cơ sở tự nhiên và cơ sở xã hội của tâm lý người; Sự hình thành và phát triển tâm lý, ý thức; Hoạt động nhận thức; Tình cảm và ý chí; Trí nhớ; Nhân cách và sự hình thành, phát triển nhân cách. 11.54. Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm 2 TC Điều kiện tiên quyết: Tâm lý học đại cương. Nội dung học phần bao gồm: Nhập môn tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm; Lý luận về sự phát triển tâm lý học sinh; Tâm lý học lứa tuổi học sinh trung học phổ thông; Tâm lý học dạy học trung học phổ thông; Tâm lý học giáo dục học sinh trung học phổ thông; Tâm lý học nhân cách người giáo viên trung học phổ thông. 11.55. Giáo dục học đại cương 2 TC Điều kiện tiên quyết: Tâm lý học đại cương. Học phần gồm hệ thống những lý luận cơ bản về giáo dục học đại cương, như: giáo dục học là một khoa học, giáo dục và sự phát triển xã hội, giáo dục và sự phát triển nhân cách, mục đích, nguyên lý giáo dục và hệ thống giáo dục quốc dân. Trên cơ sở đó sinh viên liên hệ với thực tiễn dạy học và giáo dục trong nhà trường PT, rèn luyện kỹ
  • 27. 27 năng tổ chức các hoạt động dạy học và giáo dục, xác định phương hướng rèn luyện các phẩm chất, năng lực nghề nghiệp của bản thân. 11.56. Giáo dục học phổ thông 2 TC Điều kiện tiên quyết: Giáo dục học đại cương. Học phần gồm hệ thống những vấn đề cơ bản của lý luận dạy học, như: Khái nịêm, Bản chất quá trình dạy học, nguyên tắc dạy học, nôi dung dạy học, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học… ; những vấn đề cơ bản của lý luận giáo dục, như : Khái niệm, bản chất QTGD, nguyên tắc và nội dung giáo dục, phương pháp và sự kết hợp các lực lượng giáo dục…; người giáo viên chủ nhiệm lớp. Trên cơ sở đó sinh viên liên hệ với thực tiễn dạy học và giáo dục trong trường PT, rèn luyện kỹ năng tổ chức các hoạt động dạy học và giáo dục, xác định phương hướng rèn luyện các phẩm chất, năng lực nghề nghiệp của bản thân. 11.57. Giao tiếp sư phạm 2 TC Điều kiện tiên quyết: Tâm lý học đại cương. Nội dung học phần bao gồm: Những vấn đề chung về giao tiếp sư phạm (khái niệm, nguyên tắc, phong cách, kỹ năng giao tiếp sư phạm và năng lực giao tiếp sư phạm của giáo viên), Thực hành tổng hợp về giao tiếp sư phạm. 11.58. Rèn luyện NVSP thường xuyên 1 1 TC Điều kiện tiên quyết: Tâm lý học đại cương. Học phần bao gồm hệ thống các hoạt động rèn luyện kỹ năng tâm lý – giáo dục và kỹ năng sư phạm cơ bản. 11.59. Rèn luyện NVSP thường xuyên 2 1 TC Điều kiện tiên quyết: Không Học phần giúp cho người học phân tích được chương trình và nội dung môn Khoa học tự nhiên ở trường THCS. Rèn luyện các kỹ năng thiết kế một số đồ dùng dạy học. Đồng thời, có kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học; Kỹ năng tổ chức hoạt động học của học sinh; Soạn đề cương bài giảng và thực hành giảng dạy. 11.60. Rèn luyện NVSP thường xuyên 3 1 TC Điều kiện tiên quyết: Không Học phần giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học, xây dựng kế hoạch dạy học, chuẩn bị các phương tiện dạy học, tổ chức thực hiện các hoạt động dạy học, đánh giá kết quả và rút kinh nghiệm dạy học các chủ đề trong chương trình môn Khoa học Tự nhiên ở trường THCS. Từ đó, giúp sinh viên hình thành kỹ năng nghiệp vụ sư phạm của người giáo viên THCS. 11.61. Rèn luyện NVSP thường xuyên 4 1 TC Điều kiện tiên quyết: Không Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực và cách tổ chức hoạt động dạy học môn Khoa học Tự nhiên lớp 8, 9 ở trường THCS. Rèn luyện các kỹ năng thiết kế bài giảng và thực hành giảng dạy một số chuyên đề môn Khoa học Tự nhiên ở lớp 8, 9. 11.62. Phát triển chương trình môn KHTN 2 TC Điều kiện tiên quyết: Không. Học phần trang bị những kiến thức cơ bản về chương trình giáo dục, chương trình môn học, phát triển chương trình môn học; các quan điểm và định hướng tiếp cận khi xây dựng và phát triển chương trình, quy trình xây dựng và phát triển chương trình môn Khoa học tự nhiên ở trường Trung học cơ sở. Qua đó, người học có khả năng tham gia hoặc tổ chức xây dựng và phát triển chương trình môn Khoa học tự nhiên cấp Trung học cơ sở phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương.
  • 28. 28 11.63. Đánh giá trong giáo dục 2 TC Điều kiện tiên quyết: Giáo dục học đại cương, Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm. Học phần này cung cấp cho sinh viên những kiến thức nền tảng ban đầu về khoa học đo lường và đánh giá; năng lực và kỹ năng thực hành cơ bản về các hoạt động đánh giá hoạt động học tập của học sinh trên lớp và thực hiện kiểm tra đánh giá để cải tiến chất lượng dạy học. Học phần này bao gồm những nội dung chính: Lập kế hoạch đánh giá và tổ chức thực hiện kiểm tra đánh giá; Thiết kế, cải tiến, hoàn thiện các công cụ kiểm tra đánh giá và Cải tiến chất lượng dạy và học dựa trên kết quả kiểm tra đánh giá. Thông qua các nội dung này, sinh viên sẽ lần lượt tiếp cận những vấn đề mang tính lý luận cơ bản làm nền tảng cho mọi hoạt động đo lường và đánh giá trong giáo dục; làm quen với các loại hình đánh giá chất lượng giáo dục để đo lường và đánh giá thành quả học tập và cải tiến chất lượng dạy học trong nhà trường phổ thông. 11.64. Thực tập sư phạm 1 (4 tuần) 2 TC Thực hiện theo quy định thực hành, thực tập của Trường Đại học Phú Yên. 11.65. Thực tập sư phạm 2 (7 tuần) 5 TC Điều kiện tiên quyết: Thực tập sư phạm 1 Thực hiện theo quy định thực hành, thực tập của Trường Đại học Phú Yên. 11.66. Kiểm tra và đánh giá trong dạy học KHTN 2 TC Điều kiện tiên quyết: Không. Học phần cung cấp cơ sở lý luận về kiểm tra đánh giá hoạt động học tập; kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực trong dạy học môn Khoa học tự nhiên (KHTN); các công cụ kiểm tra đánh giá; xử lí và phản hồi kết quả kiểm tra đánh giá. Từ đó, sinh viên được vận dụng để thiết kế, xây dựng ngân hàng câu hỏi, bài tập theo chủ đề; thiết kế đề kiểm tra cụ thể và các công cụ đánh giá khác trong dạy học môn KHTN. 11.67. Vận dụng kiến thức KHTN trong bảo vệ môi trường 2 TC Điều kiện tiên quyết: Không. Học phần nhằm trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về môi trường; ô nhiễm môi trường; khoa học tự nhiên và vấn đề bảo vệ môi trường; giáo dục bảo vệ môi trường. Một số kỹ thuật phân tích môi trường: phân tích chất lượng không khí, lấy mẫu không khí, đo tiếng ồn và phân tích tiếng ồn. Một số kỹ thuật phân loại và xử lý rác thải. Các kỹ thuật cơ bản về bức xạ, nguồn bức xạ, và hạn chế ô nhiễm bức xạ. 11.68. Bồi dưỡng học sinh giỏi KHTN 3 TC Điều kiện tiên quyết: Không. Học phần trang bị cho sinh viên các kiến thức chuyên sâu và nâng cao của khoa học Vật lý, Hóa học, Sinh học trong chương trình môn Khoa học tự nhiên cấp Trung học cơ sở; phân loại các dạng bài tập nâng cao và cung cấp phương pháp giải chung cho từng loại bài tập.
  • 29. 12. Danh sách giảng viên thực hiện chương trình 12.1. Đội ngũ giảng viên, cán bộ khoa học Danh sách giảng viên, nhà khoa học, bao gồm: Giảng viên cơ hữu, giảng viên ký hợp đồng xác định thời gian từ đủ 12 tháng trở lên làm việc toàn thời gian với cơ sở đào tạo, giảng viên thỉnh giảng tham gia giảng dạy các học phần, môn học trong chương trình đào tạo của ngành đào tạo (Theo mẫu 1, Phụ lục 3, Thông tư 02/2022/TT-BGDĐT). STT Họ và tên, ngày sinh Số CMND, CCCD hoặc Hộ chiếu; Quốc tịch Chức danh khoa học, năm phong Trình độ, nước, năm tốt nghiệp Ngành đào tạo ghi theo văn bằng tốt nghiệp Tuyển dụng/hợp đồng từ 12 tháng trở lên làm việc toàn thời gian, hợp đồng thỉnh giảng, ngày ký; thời gian; gồm cả dự kiến Mã số bảo hiểm Kinh nghiệm (thời gian) giảng dạy theo trình độ (năm) Số công trình khoa học đã công bố: cấp Ký tên Tuyển dụng Hợp đồng Bộ Cơ sở (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) Giảng viên cơ hữu 1 Trần Lăng, 11/01/1968 054068008835, Việt Nam GVC, 2006 TS, Việt Nam, 2015 Triết học 26/12/1990 3996006215 32 2 Đào Văn Phượng, 30/08/1978 040078012284, Việt Nam GVC, 2020 TS, Việt Nam, 2018 Kinh tế chính trị 10/01/2002 HC4543903000537 20 02 3 Nguyễn Thị Trang, 06/5/1974 221412642, Việt Nam GVC, 2023 ThS, Việt Nam, 2009 Chủ nghĩa xã hội khoa học 01/10/1998 HC4543900000458 24 03 4 Võ Thị Minh Duyên, 14/10/1972 54172000217, Việt Nam GVC, 2011 ThS, Việt Nam, 2006 Lịch sử Việt Nam 09/01/1994 HC4543996005387 26 03 5 Trần Văn Tàu, 22/02/1975 054075007062, Việt Nam GVC, 2011 TS, Việt Nam, 2018 Lịch sử Việt Nam 24/09/1997 HC4543900000457 25 6 Nguyễn Thị Phương Vi 11/10/1995 054195007476, Việt Nam GV, 2022 ThS, Việt Nam, 2021 Luật Dân sự và Tố tụng Dân sự 14/04/2022 HC4547422243919 01 7 Phan Thị Thanh Thủy, 31/12/1975 220924451, Việt Nam GV, 1997 ThS, Việt Nam, 2013 Khoa học máy tính 10/01/1997 3900000642 25 03 8 Huỳnh Thị Xuân Hòa, 25/12/1975 220963093, Việt Nam GV, 2007 ThS, Việt Nam, 2014 Quản lý giáo dục 01/09/1996 3996015282 26
  • 30. 30 9 Trần Thị Gia Lâm, 14/11/1983 054183004823, Việt Nam GV, 2013 TS, Việt Nam, 2023 Đại số và Lý thuyết số 06/04/2013 HC5413000200 10 02 03 10 Phùng Xuân Lễ, 16/11/1983 054083000500, Việt Nam GV, 2018 ThS, Việt Nam 2016 Toán giải tích 26/09/2017 5416008872 05 11 Văn Thị Phương Như, 13/05/1972 221097027, Việt Nam GVC, 2020 TS, Việt Nam, 2016 Vi sinh vật học 05/09/1993 3996005388 29 02 12 Lê Thanh Sơn, 08/10/1981 054081011435 Việt Nam GV, 2004 TS, Việt Nam, 2012 Hóa hữu cơ 04/01/2004 HC4543906003749 18 13 Trần Xuân Hồi, 30/12/1978 220992567, Việt Nam GVC, 2023 TS, Việt Nam, 2019 Vật lý Nguyên tử và hạt nhân 11/01/2000 HC4540010760210 22 02 14 Đỗ Trọng Đăng, 11/08/1984 221090645, Việt Nam GVC, 2020 TS, Việt Nam, 2018 Động vật học 2009 5409004346 13 15 Lê Đức Toàn, 1//12/1985 221151857, Việt Nam GVC, 2023 TS, Hàn Quốc, 2016 Khoa học năng lượng 15/09/2008 5409002356 14 02 16 Phan Quỳnh Trâm, 22/01/1985 054185010785, Việt Nam GVC, 2023 TS, Liên Bang Nga, 2014 Công nghệ thực phẩm 01/06/2015 HC4545414002720 08 03 17 Nguyễn Thị Quỳnh Uyên, 30/06/1986 221142377, Việt Nam GV, 2009 ThS, Việt Nam, 2014 Vật lý Hạt nhân nguyên tử & Năng lượng cao 11/01/2009 HC5409004348 13 01 18 Huỳnh Thị Ngọc Ni, 26/03/1987 054187000724, Việt Nam GV, 2014 ThS, Việt Nam, 2013 Hoá hữu cơ 01/10/2014 HC4545409003654 08 01 19 Nguyễn Thị Nguyên Thảo, 21/4/1984 221090061, Việt Nam GV, 2013 ThS, Việt Nam, 2012 Công nghệ thực phẩm 06/04/2013 HC5408002201 09 01 20 Bùi Thị Bích Ngọc, 5/10/1989 221218021, Việt Nam GV, 2014 ThS, Việt Nam, 2015 Hóa lý thuyết và hóa lý 2014 HC4545414005634 08 21 Dương Thị Oanh, 15/06/1986 038186044930, Việt Nam GV, 2009 ThS, Việt Nam, 2016 Quản lý Tài nguyên và Môi trường 01/11/2009 HC4545409004347 13 01 22 Nguyễn Thị Mai Trúc, 22/10/1986 054186005957, Việt Nam GV, 2014 ThS, Việt Nam, 2014 Quản lý môi trường 01/04/2014 HC4547410161166 08 0 23 Nguyễn Thị Thanh Tâm, 23/11/1983 054183007515, Việt Nam GV ThS, Việt Nam, 2016 Quản lý môi trường 5408002200 24 Nguyễn Thị Kim Triển; 30/07/1984 054184011153, Việt Nam GV, 2016 ThS, Việt Nam, 2014 Thực vật học 16/06/2016 HC4543907004939 06 01
  • 31. 31 25 Đào Lệ Tuyền, 13/11/1983 221094996, Việt Nam GV, 2012 ThS, Việt Nam, 2010 Sinh học thực nghiệm 28/6/2012 HC5411006093 10 03 26 Nguyễn Khánh Hy, 11/02/1990 221270078, Việt Nam GV, 2020 ThS, Việt Nam, 2018 Công nghệ sinh học 12/01/2020 HC4545414002512 02 01 27 Nguyễn Huy Vũ, 2/3/1985 221102524; Việt Nam GVC, 2020 ThS, Việt Nam, 2013 Giáo dục thể chất 15/05/2008 HC45408002193 14 28 Nguyễn Quốc Trầm, 12/10/1983 054083000820, Việt Nam GVC, 2020 TS, Việt Nam, 2022 Giáo dục học 20/10/2009 HC5409004349 14 02 29 Lê Bạt Sơn, 10/02/1969 054069003881, Việt Nam GVC, 2011 ThS, Việt Nam, 2007 Quản lý Giáo dục 17/09/1993 3996014955 30 01 30 Tôn Nữ Cẩm Hường, 07/07/1989 221231588, Việt Nam GV, 2015 ThS, Việt Nam, 2015 Tâm lý học 1/4/2015 HC4545415003602 08 01 31 Phan Thị Lan, 15/04/1970 054170007918, Việt Nam GV ThS, Việt Nam, 2005 Tâm lý học và Giáo dục học 11/1998 HC4543996001234 25 32 Châu Thị Hồng Nhự, 20/10/1986 221160459, Việt Nam GV, 2014 ThS, Việt Nam, 2013 Giáo dục học 1/4/2014 HC4545414002741 09 33 Nguyễn Hoài Uyên, 26/09/1981 221088811, Việt Nam GV, 2019 Ths, Việt Nam, 2018 Giáo dục học 12/1/2019 5412001737 04 01 34 Nguyễn Như Ý 19/3/1988 054188010491, Việt Nam GV, 2017 ThS, Việt Nam, 2017 Ngôn ngữ Anh 16/3/2018 5411002457 6 35 Ngô Thị Kim Phượng, 24/5/1968 221058842, Việt Nam GV, 1991 ThS, Việt Nam, 2005 Triết học 30/9/1991 3996006227 32 36 Võ Thị Tem, 4/10/1980 221070153, Việt Nam GV, 2006 ThS, Việt Nam, 2011 Kinh tế chính trị 3/4/2006 3906000318 17 37 Phan Thị Thanh Thúy, 20/6/1983 221073160, Việt Nam GV, 2016 ThS, Việt Nam, 2018 Giáo dục và phát triển cộng đồng 2/4/2021 HC4543907000116 09 38 Lê Đức Thoang, 19/6/1971 220837152, Việt Nam GVCC 2020 TS, Việt Nam, 2009 Toán học - Đại số và lí thuyết số 20/9/1993 3996008499 30 39 Đào Thị Hải Yến, 25//07/1985 037185008795, Việt Nam GV, 2012 TS, Việt Nam, 2023 Toán Giải Tích 5/2/2012 HC5412003818 10 01 01
  • 32. 32 40 Nguyễn Minh Cường, 20/1/1985 221094446, Việt Nam GVC, 2023 TS, Việt Nam, 2020 Giáo dục học 13/10/2009 5408002192 14 41 Lê Đức Hiếu, 14/11/1979 05679001413, Việt Nam GV, 2002 ThS, Việt Nam, 2012 Giáo dục học 1/12/2001 3902003295 22 42 Phạm Minh Quang, 17/9/1989 221242747, Việt Nam GV, 2015 ThS, Việt Nam, 2013 Giáo dục học 16/03/2018 5414002739 06 43 Nguyễn Thị Hiền, 22/11/1991 54191009019, Việt Nam GV, 2017 Thạc sĩ, Việt Nam, 2016 Ngôn ngữ học 17/2/2017 HC4545416008870 05 12.2. Đội ngũ giảng viên thực hiện giảng dạy chương trình Danh sách giảng viên, nhà khoa học tham gia giảng dạy các học phần, môn học trong chương trình đào tạo của ngành đào tạo (Theo mẫu 2, phục lục 3, thông tư 02/2022/TT-BGDĐT). STT Họ và tên Học phần/môn học giảng dạy Thời gian giảng dạy (học kỳ, năm học) Số tín chỉ Giảng viên cơ hữu ngành phù hợp chủ trì xây dựng, thực hiện chương trình/chuyên môn phù hợp chủ trì giảng dạy/hướng dẫn luận văn, luận án Bắt buộc Tự chọn Học trực tiếp Học trực tuyến Học trực tiếp Học trực tuyến (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) 1 Trần Lăng Triết học Mác – Lênin Học kỳ 1, năm thứ 1 3 Giảng viên cơ hữu có chuyên môn phù hợp chủ trì giảng dạy Ngô Thị Kim Phượng 2 Đào Văn Phượng Kinh tế chính trị Mác - Lênin Học kỳ 2, năm thứ 1 2 Giảng viên cơ hữu có chuyên môn phù hợp chủ trì giảng dạy Võ Thị Tem 3 Nguyễn Thị Trang Chủ nghĩa xã hội khoa học Học kỳ 1, năm thứ 2 2 Giảng viên cơ hữu có chuyên môn phù hợp chủ trì giảng dạy Đào Văn Phượng 4 Võ Thị Minh Duyên Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Học kỳ 2, năm thứ 2 2 Giảng viên cơ hữu có chuyên môn phù hợp chủ trì giảng dạy Trần Văn Tàu 5 Trần Văn Tàu Tư tưởng Hồ Chí Minh Học kỳ 1, năm thứ 3 2 Giảng viên cơ hữu có chuyên môn phù hợp chủ trì giảng dạy Võ Thị Minh Duyên 6 Nguyễn Thị Phương Vi Pháp luật đại cương Học kỳ 1, năm thứ 2 2 Giảng viên cơ hữu có chuyên môn phù hợp chủ trì giảng dạy Trần Văn Tàu 7 Lê Bạt Sơn Phương pháp nghiên Học kỳ 1, năm thứ 3 2 Giảng viên cơ hữu có chuyên môn phù hợp
  • 33. 33 Huỳnh Thị Xuân Hòa cứu khoa học giáo dục chủ trì giảng dạy 8 Phan Thị Thanh Thúy Kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm Học kỳ 1, năm thứ 2 2 Giảng viên cơ hữu có chuyên môn phù hợp chủ trì giảng dạy Nguyễn Hoài Uyên 9 Trần Thị Gia Lâm Đại số tuyến tính Học kỳ 1, năm thứ 1 2 Giảng viên cơ hữu có chuyên môn phù hợp chủ trì giảng dạy Lê Đức Thoang 10 Phùng Xuân Lễ Giải tích Học kỳ 2, năm thứ 1 2 Giảng viên cơ hữu có chuyên môn phù hợp chủ trì giảng dạy Đào Thị Hải Yến 11 Trần Xuân Hồi Kỹ thuật an toàn và quản lý phòng thí nghiệm Học kỳ 1, năm thứ 1 2 Giảng viên cơ hữu chủ trì xây dựng, thực hiện chương trình đào ta ̣o/hướng dẫn luận văn, luận án Phan Quỳnh Trâm Nguyễn Thị Kim Triển 12 Nguyễn Thị Quỳnh Uyên Vật lý đại cương Học kỳ 1, năm thứ 1 3 Giảng viên cơ hữu chủ trì xây dựng, thực hiện chương trình đào ta ̣o/hướng dẫn luận văn, luận án Trần Xuân Hồi 13 Bùi Thị Bích Ngọc Hóa học đại cương Học kỳ 1, năm thứ 1 3 Giảng viên cơ hữu chủ trì xây dựng, thực hiện chương trình đào ta ̣o/hướng dẫn luận văn, luận án Huỳnh Thị Ngọc Ni 14 Đỗ Trọng Đăng Sinh học đại cương Học kỳ 1, năm thứ 1 3 Giảng viên cơ hữu chủ trì xây dựng, thực hiện chương trình đào ta ̣o/hướng dẫn luận văn, luận án Văn Thị Phương Như 15 Nguyễn Thị Quỳnh Uyên Thiên văn học Học kỳ 2, năm thứ 1 2 Giảng viên cơ hữu chủ trì xây dựng, thực hiện chương trình đào ta ̣o/hướng dẫn luận văn, luận án Trần Xuân Hồi 16 Nguyễn Quốc Trầm Giáo dục thể chất 1 Học kỳ 1, năm thứ 1 1 Giảng viên cơ hữu có chuyên môn phù hợp chủ trì giảng dạy Nguyễn Huy Vũ 17 Phạm Minh Quang Giáo dục thể chất 2 Học kỳ 2, năm thứ 1 1 Giảng viên cơ hữu có chuyên môn phù hợp chủ trì giảng dạy Nguyễn Minh Cường 18 Nguyễn Quốc Trầm Giáo dục thể chất 3 Học kỳ 1, năm thứ 2 1 Giảng viên cơ hữu có chuyên môn phù hợp chủ trì giảng dạy Nguyễn Minh Cường Nguyễn Huy Vũ Phạm Minh Quang Lê Đức Hiếu 19 Nguyễn Quốc Trầm Giáo dục thể chất 4 Học kỳ 2, năm thứ 2 1 Giảng viên cơ hữu có chuyên môn phù hợp chủ trì giảng dạy Nguyễn Minh Cường Nguyễn Huy Vũ