SlideShare a Scribd company logo
1 of 90
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
HÀ QUANG HUẤN
ĐÁNH GIÁ CÔNG T Q L Ệ G O T,
CHO THUÊ ĐẤT, TH HỒ T H Ể M H
SỬ DỤNG ĐẤT Ở TH PHỔ Ê , T H TH G Ê
GIA O 2014 2017
Tải miễn phí kết bạn Zalo:0917 193 864
Dịch vụ viết luận văn chất lượng
Website: luanvantrust.com
Zalo/Tele: 0917 193 864
LUẬN VĂN THẠC Ĩ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
HÀ QUANG HUẤN
ĐÁNH GIÁ CÔNG T Q L Ệ G O T,
CHO THUÊ ĐẤT, TH HỒ T H Ể M H
SỬ DỤNG ĐẤT Ở TH PHỔ Ê , T H TH G Ê
GIA O 2014 2017
Ngành: Quản lý đất đai
Mã số ngành: 8.85.01.03
LUẬN VĂN THẠC Ĩ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Ngườihướng dẫn khoa học: TS. Dư Ngọc Thành
THÁI NGUYÊN - 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn này
là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
TháiNguyên, ngày20 tháng 8 năm 2019
Tác giả luận văn
Hà QuangHuấn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận văn này, tôi đã
nhận được sự quan tâm giúp đỡ tận tình của nhiều tập thể và cá nhân.
Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến: Tập thể các thầy, cô
giáo Khoa Quản lý Tài nguyên, phòng Đào tạo, Trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và
hoàn thành Luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Dư Ngọc Thành - người
đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn
thành luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo UBND và tập thể phòng
Tài nguyên và Môi trường, chi cục Thống kê, phòng Kinh tế, phòng Tài chính
- kế hoạch thị xã Phổ Yên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi để học tập và
nghiên cứu đề tài trên địa bàn. Tôi xin cảm ơn các tập thể, cơ quan, ban,
ngành đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập tài liệu và
nghiên cứu. Tôi xin cảm ơn đến gia đình, người thân, các đồng nghiệp và bạn
bè đã động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình nghiên cứu
để hoàn thành Luận văn này.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
TháiNguyên, ngày20 tháng 8 năm 2019
Tác giả luận văn
Hà QuangHuấn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
MỤC LỤC................................................................................................................. iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ .............................................................. viii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ...............................................................................2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU...........................................3
1.1. Tổng quan về giao đất, cho thuê đất, thu hồi và chuyển mục đíchsử dụng đất.........3
1.1.1. Giao đất .............................................................................................................3
1.1.2. Thuê đất.............................................................................................................3
1.1.3. Thu hồi đất ........................................................................................................4
1.1.4. Chuyển mục đích sử dụng đất...........................................................................6
1.2. Cơ sở pháp lý của đề tài .......................................................................................7
1.2.1. Căn cứ pháp lý của công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi và chuyển
mục đích sử dụng đất .......................................................................................7
1.2.2. Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, thu hồi và chuyển mục đíchsử dụng đất........9
1.3. Tình hình sử dụng đất trên Thế giới và trong nước ...........................................11
1.3.1. Tình hình sử đất trên Thế giới.........................................................................11
1.3.2. Tình hình sử dụng đất trong nước...................................................................16
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU..............................................................................................24
2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .........................................................................24
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................24
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................24
2.2. Nội dung nghiên cứu..........................................................................................24
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
iv
2.2.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị xã Phổ Yên ảnh
hưởng đến sử dụng đất ...................................................................................24
2.2.2. Hiện trạng sử dụng đất và biến động sử dụng đất của thị xã Phổ Yên giai
đoạn 2014 - 2017............................................................................................24
2.2.3. Đánh giá thực trạng tình hình quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thuhồi, chuyển
mục đích sử dụng đất trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn
2014 - 2017......................................................................................................25
2.2.4. Đánh giá sự hiểu biết tới công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi và
chuyền nhượng đất .........................................................................................25
2.2.5. Giải pháp đối với công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục
đích sử dụng đất trên địa bàn thị xã Phổ Yên ................................................25
2.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................25
2.3.1. Thu thập số liệu...............................................................................................25
2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu...............................................................................27
2.3.3. Phương pháp chuyên gia.................................................................................28
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................29
3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của thị xã Phổ Yên ảnh hướng
đển sử dụng đất ..............................................................................................29
3.1.1. Điều kiện tự nhiên...........................................................................................29
3.1.2. Điều kiện kinh tế và xã hội .............................................................................32
3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của thị xã Phổ Yên
- tỉnh Thái Nguyên .........................................................................................34
3.2. Thực trạng sử dụng đất và biến động sử dụng đất của thị xã Phổ Yên..............35
3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất của thị xã Phổ Yên năm 2017....................................35
3.2.2. Biến động sử dụng đất của thị xã Phổ Yên giai đoạn 2014 - 2017.................38
3.3. Đánh giá công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển đổi mục đích
sử dụng đất của thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2014 -
2017................................................................................................................40
3.3.1. Đánh giá công tác giao đất..............................................................................40
3.3.2. Đánh giá công tác cho thuê đất .......................................................................48
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
v
3.3.3. Đánh giá công tác thu hồi của thị xã Phổ Yên giai đoạn 2014 -2017.............53
3.3.4. Đánh giá công tác chuyển mục đích sử dụng đất của thị xã Phổ Yên giai
đoạn 2014 - 2017............................................................................................56
3.4. Đánh giá sự hiểu biết tới công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi và chuyền
nhượng đất......................................................................................................60
3.4.1. Đánh giá của người dân trong công tác giao đất.............................................60
3.4.2. Đánh giá của người dân trong công tác thuê đất.............................................62
3.4.3. Đánh giá của người đân trong công tác thu hồi đất ........................................64
3.4.4. Đánh giá của ngưới dân trong công tác chuyển mục đích sử dụng đất ..........65
3.5. Giải pháp đối với công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục
đích sử dụng đất trên địa bàn thị xã Phổ Yên ................................................68
3.5.1. Các giải pháp chính sách pháp luật.................................................................68
3.5.2. Nhóm giải pháp quản lý..................................................................................69
3.5.3. Nhóm giải pháp cụ thể ....................................................................................71
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................73
1. Kết luận.................................................................................................................73
2. Kiến nghị...............................................................................................................74
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................75
PHIẾU ĐIỀU TRA..................................................................................................78
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT Viết tắt Giải thích
1 CNH - HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
2 CP Chính phủ
3 CV Công văn
4 GCN Giấy chứng nhận
5 GPMB Giải phóng mặt bằng
6 HĐND Hội đồng nhân dân
7 NĐ Nghị định
8 NQ Nghị quyết
9 QĐ Quyết định
10 QHSDĐ Quy hoạch sử dụng đất
11 QLNN Quản lý nhà nước
12 QPPL Quy phạm pháp luật
13 QSDĐ Quyền sử dụng đất
14 TT Thông tư
15 UBND Ủy ban nhân dân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1:
Bảng 3.1:
Bảng 3.2:
Bảng 3.3:
Bảng 3.4:
Bảng 3.5:
Bảng 3.6:
Bảng 3.7:
Bảng 3.8:
Bảng 3.9:
Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2015 của
cả nước...................................................................................................21
Hiện trạng sử dụng đất của thị xã Phổ Yên năm 2017..........................35
Biến động đất đai thị xã Phổ Yên giai đoạn 2014 - 2017......................38
Kết quả giao đất theo đối tượng sử dụng của thị xã Phổ Yên giai
đoạn 2014 - 2017...................................................................................41
Kết quả giao đất theo mục đích sử dụng của thị xã Phổ Yên giai
đoạn 2014 - 2017...................................................................................42
Kết quả giao đất ở các xã phường của thị xã Phổ Yên giai đoạn
2014 -2017.............................................................................................45
Kết quả giao đất so với nhu cầu xin giao đất của thị xã Phổ Yên giai
đoạn 2014 - 2017...................................................................................48
Kết quả cho thuê đất theo đối tượng sử dụng của thị xã Phổ Yên
giai đoạn 2014 - 2017............................................................................49
Kết quả cho thuê đất qua các năm của thị xã Phổ Yên giai đoạn
2014 - 2017............................................................................................50
Số hồ sơ thuê đất qua các năm tại thị xã Phổ Yên ................................52
Bảng 3.10: Bảng tổng hợp diện tích, loại đất thu hồi tại thị xã Phổ Yên giai
đoạn 2014 - 2017...................................................................................54
Bảng 3.11: Kết quả thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp giai
đoạn 2014 - 2017...................................................................................57
Bảng 3.12: Diện tích đất phi nông nghiệp tăng lên do chuyển từ đất nông
nghiệp giai đoạn 2014 - 2017 tại thị xã Phổ Yên..................................58
Bảng 3.13: Ý kiến của người dân về công tác giao đất ...........................................60
Bảng 3.14: Ý kiến của người dân về công tác thuê đất ...........................................63
Bảng 3.15: Đánh giá của người dân về công tác thu hồi đất ...................................64
Bảng 3.16: Đánh giá của người dân về công tác chuyển mục đích sử dụng ...........65
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1:
Hình 3.1:
Hình 3.1:
Hình 3.2:
Hình 3.3:
Hình 3.4:
Hình 3.5:
Hình 3.6:
Hình 3.7:
Hình 3.8:
Hình 3.9:
Hình 3.10:
Hình 3.11:
Diện tích, cơ cấu sử dụng đất năm 2015 của cả nước...........................21
Sơ đồ vị trí thị xã Phổ Yên....................................................................30
Hiện trạng sử dụng đất của thị xã Phổ Yên năm 2017..........................37
Diện tích 3 nhóm đất chính tại thị xã Pổ Yên giai đoạn 2014 - 2017 ...39
Cơ cấu kết quả giao đất theo đối tượng sử dụng đất của thị xã Phổ
Yên giai đoạn 2014-2017 ......................................................................42
Cơ cấu dện tích giao đất theo mục đích sử dụng thị xã Phổ Yên giai
đoạn 2014 - 2017...................................................................................43
Số cá nhân hộ gia đình được giao đất ở tại các xã phưởng thị xã
Phổ Yên .................................................................................................46
Cơ cấukết quảcho thuê đất theo đối tượngsử dụng giai đoạn 2014 - 2017....49
Tổng hợp các trường hợpcho thuê đất quacác năm giai đoạn 2014 - 2017
tại thị xã Phổ Yên....................................................................................................51
Tổng diện tích thuê đất qua các năm giai đoạn 2014 - 2017 tại thị
xã Phổ Yên ............................................................................................51
Cơ cấu các loại đất thu hồi các loại đất tại thị xã Phổ Yên giai đoạn
2014 - 2017............................................................................................55
Các nhóm đất chuyển mục đích sử dụng giai đoạn 2014 - 2017 ..........56
Biểu đồ cơ cấu diện tích các loại đất phi nông nghiệp tăng lên trong
giai đoạn 2014 - 2017............................................................................59
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ xưa đến nay đất đai luôn là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của tất
cả các quốc gia, là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại và phát triển của con
người và các sinh vật, đây cũng là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế.
Đất đai còn gắn liền với chủ quyền lãnh thổ của mỗi quốc gia mỗi dân
tộc, vì vậy quản lý đất đai luôn là yêu cầu và nhiệm vụ hàng đầu của mỗi
quốc gia trong bất cứ giai đoạn lịch sự phát triển nào.
Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển, quá trình công nghiệp hóa
hiện đại hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ, dân số gia tăng, nhu cầu sử dụng đất
làm nơi cư trú, làm tư liệu sản xuất ngày càng lớn thì áp lực đối với vấn đề
quản lý đất đai lại càng đè nặng và sát sao. Yêu cầu quản lý để sử dụng đất
đai một cách tiết kiệm, hiệu quả là vô cùng cần thiết.
Ở nước ta sự ra đời của hiến pháp 1992 là một dấu mốc đầu tiên vô cùng
quan trọng, đưa việc quản lý quỹ đất thực hiện theo đúng quy định của nhà
nước, Luật Đất đai và những văn bản pháp lý có tính liên quan. Việt Nam có
tổng diện tích 32.924.061 ha, xếp thứ 59 trong tổng số 200 nước trên thế giới,
nhưng dân số lại rất đông vào khoảng gần 90 triệu dân, đứng thứ 13 trên thế
giới. Vì vậy, kéo theo đó bình quân diện tích tự nhiên trên đầu người ở nước
ta là rất thấp, chỉ bằng 1/7 mức bình quân của thế giới. Mặt khác 3/4 diện tích
ở nước ta là đồi núi và đất dốc, vì vậy việc sử dụng đất đai hiệu quả, kết hợp
với những biện pháp cải tạo, bảo vệ đất đai đã trở thành một trong những
nhiệm vụ hàng đầu của nước ta.
Thực tế đã cho thấy những sai lầm của chúng ta trong quá trình sử dụng
đất đã nẩy sinh nhiều mâu thuẫn giữa phát triển và môi trường ngày càng gay
gắt, đang làm hủy hoại tài nguyên thiên nhiên nói chung và tài nguyên đất đai
nói riêng. Nước ta đang trong tiến trình đổi mới, chủ động hội nhập kinh tế
khu vực và thế giới trong điều kiện toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ, một
trong các nguồn lực để phát triển kinh tế xã hội, đất đai luôn đặc biệt được
quan tâm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
2
Thị xã Phổ Yên là một đơn vị hành chính cấp huyện trung du miền núi
của tỉnh Thái Nguyên, là cửa ngõ phía nam của tỉnh. Quá trình công nghiệp
hóa và đô thị hóa của Phổ Yên diễn ra ngày càng mạnh mẽ, nên nhu cầu sử
dụng đất cũng như vấn đề sử dụng và quản lý đất đai đã và đang đặt ra cho
cho ngành Tài Nguyên và Môi Trường của thị xã nhiều khó khăn và thách
thức cần được thực hiện và giải quyết. Xuất phát từ yêu cầu yêu cầu của thực
tiễn, được sự đồng ý của phòng Đào tạo , trường Đại Học Nông Lâm Thái
Nguyên, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo TS. Dư Ngọc Thành, tôi tiến hành
nghiên cứu và thực hiện đề tài “Đánhgiá công tác quản lý việcgiaođất, cho
thuê đất, thu hồi đất chuyển mục đích sử dụng đất ở thị xã Phổ Yên, tỉnh
Thái Nguyên giai đoạn 2014-2017”.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Điềutra, phântíchvềđiềukiệntựnhiênkinh tếxãhộicủathịxãPhổ Yên.
- Đánh giá được tình hình công tác việc quản lý việc giao đất, cho thuê
đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất tại thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái
Nguyên trong giai đoạn 2014 - 2017.
- Xác định những khó khăn và hạn chế còntồn tại.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản
lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đíchsử dụng đất tại thị
xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn mới.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về giao đất, cho thuê đất, thu hồi và chuyển mục đích sử
dụng đất
1.1.1. Giaođất
a. Khái niệm
Theo quy định tại khoản 7, Điều 3, Luật Đất đai năm 2013 [11]: “Nhà
nước giao quyền sử dụng đất (sau đây gọi là Nhà nước giao đất) là việc Nhà
nước ban hành quyết định giao đất để trao quyền sử dụng đất cho đối tượng
có nhu cầu sử dụng đất”. Như vậy, giao đất là căn cứ pháp lý phát sinh quyền
sử dụng đất, xác lập quan hệ pháp luật đất đai giữa Nhà nước và người sử
dụng đất, làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên. Quyết định giao đất là
quyết định hành chính của cơ quan có thẩm quyền nên quan hệ pháp luật về
giao đất mang tính mệnh lệnh [11].
b. Mục đích
Giao đất là chủ trương chính sách lớn của Đảng và Nhà nước từ nhiều
năm nay, nhằm gắn lao động với đất đai, xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng tạo
thành động lực phát triển sản xuất, từng bước ổn định và phát triển tình hình
kinh tế - xã hội, tăng cường an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trường. Công tác
giao đất nhằm mục đíchsau:
- Xác lập mối quan hệ Nhà nước với người sử dụng đất, làm căn cứ pháp
lý để giải quyết mọi quan hệ đất đai theo đúng pháp luật.
- Đảm bảo đất đai được sử dụng hợp pháp, đúng mục đích và có hiệu
quả. Giao đất là một hành vi pháp lý công nhận quyền sử dụng đất của người
được nhận đất, do đó các đối tượng này phải sử dụng đất đúng mục đích và
tuân thủ các quy định của pháp luật đất đai [14].
1.1.2. Thuê đất
a. Khái niệm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
4
Cho thuê đất là một hình thức thực hiện quyền định đoạt của Nhà nước
đối với đất thông qua các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của
pháp luật. Việc thực hiện chế độ thuê đất đã tạo cho người sử dụng đất một
động lực đầu tư có hiệu quả vào đất đai [10], [12].
Theo khoản 8, Điều 3, Luật Đất đai năm 2013 quy định: “Nhà nước cho
thuê quyền sử dụng đất (sau đây gọi là Nhà nước cho thuê đất) là việc Nhà
nước quyết định trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất
thông qua hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất” [12].
b. Mục đích
Việc cho thuê đất nhằm các mục đíchsau:
- Tạo được sự công bằng giữa người sử dụng đất với nhau, giữa người
trực tiếp lao động sản xuất với người sử dụng đất vào mục đíchkinh doanh.
- Góp phần sử dụng đầy đủ và hợp lý, hiệu quả vốn tài nguyên đất đai,
thực hiện tốt quản lý Nhà nước đốivới đất đai. Nguồn tài nguyên đất đai được
xác định rõ giá trị sẽ góp phần tác động tới ý thức, trách nhiệm từ phía người
sử dụng đất, từ đó đất đai sẽ được sử dụng kinh tế hơn [9].
1.1.3. Thu hồi đất
a. Khái niệm
Hoạt động thu hồi đất lần đầu tiên được quy định trong Quyết định
201/CP ngày 01/7/1980 của Hội đồng chính phủ về thống nhất quản lý ruộng
đất và tăng cường quản lý ruộng đất trong cả nước (điểm 2 Mục I). Đây là
một trong những nội dung quan trọng quản lý nhà nước về đất đai quan trọng.
Hoạt động này thể hiện quyền sở hữu của chủ thể thu hồi đất - Nhà nước -
mặc dù lúc này chưa có một văn bản pháp luật nào ghi nhận điều này cho đến
khi Hiến pháp 1980 được thông qua vào ngày 18/12/1980. Thu hồi đất sau đó
tiếp tục được quy định trong các Luật Đất đai 1987 (khoản 4 Điều 9), Luật
Đất đai 1993 (khoản 4 Điều 13) sau khi chế độ sở hữu toàn dân về đất đai đã
được chính thức xác lập [10].
Tuy vậy, mãi đến khi Luật Đất đai 2003 ra đời thì thu hồi đất mới có một
định nghĩa chính thức. Theo đó, “Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
5
hành chính để thu lại quyền sử dụng đất (QSDĐ) hoặc thu lại đất đã giao cho
tổ chức, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản lý theo quy định của pháp
luật” (khoản 5 Điều 4 Luật Đất đai 2003). Như vậy, theo quy định này, đối
tượng mà Nhà nước áp dụng biện pháp thu hồi đất hiện nay là người sử dụng
đất (SDĐ) và một số chủ thể được Nhà nước giao đất để quản lý. Có thể nói,
thu hồi đất vừa là một công cụ hỗ trợ, vừa là một công đoạn quan trọng của
quá trình điều phối đất đai, đặc biệt là việc điều chỉnh việc SDĐ theo quy
hoạch, kế hoạch SDĐ của Nhà nước [10], [12].
b. Mục đích
Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh trong các trường
hợp sau đây:
1. Làm nơi đóng quân, trụ sở làm việc
2. Xây dựng căn cứ quân sự;
3. Xây dựng công trình phòng thủ quốc gia, trận địa và công trình đặc
biệt về quốc phòng, an ninh;
4. Xây dựng ga, cảng quân sự;
5. Xây dựng công trình công nghiệp, khoa học và công nghệ, văn hóa,
thể thao phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, an ninh;
6. Xây dựng kho tàng của lực lượng vũ trang nhân dân;
7. Làm trường bắn, thao trường, bãi thử vũ khí, bãi hủy vũ khí;
8. Xây dựng cơ sở đào tạo, trung tâm huấn luyện, bệnh viện, nhà an
dưỡng của lực lượng vũ trang nhân dân;
9. Xây dựng nhà công vụ của lực lượng vũ trang nhân dân;
10. Xây dựng cơ sở giam giữ, cơ sở giáo dục do Bộ Quốc phòng, Bộ
Công an quản lý.
Khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã thực hiện thu hồi đất vì mục
đích quốc phòng an ninh thì phải có một trong những căn cứ trên theo Điều
61 Luật đất đai năm 2013 thì mới được tiến hành thu hồi đất [15], [16].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
6
1.1.4. Chuyển mụcđích sử dụng đất
Việc chuyển mục đích sử dụng đất đã được đề cập từ Luật đất đai năm
1987 và tiếp tuc được ghi nhận trong Luật đất đai năm 1993, Luật đất đai năm
2003, và đã được Luật đất đai năm 2013 tiếp tục kế thừa và phát huy các quy
định này. Tuy nhiên, Luật đất đai năm 1987 chỉ đề cập đến chuyển mục đích
sử dụng đất gián tiếp qua quy định tại Điều 12 về việc quyết định giao đất
phải quyết định vào kế hoạch hàng năm chuyển loại đất từ mục đích sử dụng
này sang mục đích sử dụng khác đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
xét duyệt theo quy định tại Điều 13 Luật đất đai năm 1987 mà chưa có một
quy định riêng nào về khái niệm chuyển mục đích sử dụng đất. Luật đất đai
năm 1993 cũng chưa đưa ra khái niệm về chuyển mục đích sử dụng đất mà
chỉ quy định rất sơ sài và gián tiếp về chuyển mục đích sử dụng đất thông qua
quy định về thẩm quyền giao đất để sử dụng vào mục đích không phải là sản
xuất nông nghiệp, lâm nghiệp tại Điều 23, quy định tại Điều 33 về việc người
sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi cơ quan
nhà nước cho phép thay đổi mục đích sử dụng đất mà chưa đăng ký. Luật sửa
đổi, bổ sung năm 2001 quy định bổ sung Điều 24a, 24b về các trường hợp cho
phép chuyển mục đích sử dụng đất và thẩm quyền cho phép chuyển mục đích
sử dụng đất của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, nhưng cũng chưa đưa
ra khái niệm nào về chuyển mục đích sử dụng đất. Trong Luật đất đai năm
2003 cũng chưa có một khái niệm chính thức về chuyển mục đích sử dụng đất
[17], [3].
Tại quy định mới nhất hiện hành là Luật đất đai năm 2013 cũng không
đưa ra một khái niệm cụ thể về chuyển mục đích sử dụng đất mà chỉ đề cấp
đến các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất và một số trường hợp
chuyển mục đích sử dụng đất phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép
chuyển mục đíchsử dụng đất thì người sở hữu đất mới được chuyển mục đích
sử dụng đất.
Các trường hợp chuyển mục đich sử dụng đất được quy định cụ thể tại
Điều 57 Luật đất đai năm 2013 như sau [12]:
- Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất
nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
7
- Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước
mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm;
- Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang
sử dụng vào mục đíchkhác trong nhóm đất nông nghiệp;
- Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;
- Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử
dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử
dụng đất hoặc thuê đất;
- Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;
- Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích
công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp
không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển
đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản
xuất phi nông nghiệp [10].
1.2. Cơ sở pháp lý của đề tài
1.2.1. Căn cứ pháp lý của công tác giaođất, cho thuê đất, thu hồi và chuyển
mụcđích sử dụng đất
- Luật Đất đai 2003.
- Luật đất đai 2013.
- Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của
luật đất đai 2013 [4].
- Nghị định 44/2014/NĐ-CP quy định về giá đất.
- Nghị định 45/2014/NĐ-CP quy định về thu tiền sử dụng đất (có hiệu
lực từ ngày 01/07/2014).
- Nghị định 46/2014/NĐ-CP quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước
(có hiệu lực từ ngày 01/08/2014).
- Nghị định 47/2014/NĐ-CP quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
khi nhà nước thu hồi đất (có hiệu lực từ ngày 01/07/2014) [7].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
8
- Thông tư 23/2014/TT-BTNMT về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất (có hiệu lực từ ngày
05/07/2014)
- Thông tư 24/2014/TT-BTNMT về hồ sơ địa chính (có hiệu lực từ ngày
05/07/2014).
- Thông tư 26/2014/TT-BTNMT về quy trình và định mức kinh tế - kỹ
thuật xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường ban hành (có hiệu lực từ 15/07/2014).
- Thông tư 29/2014/TT-BTNMT về Quy định chi tiết việc lập, điều
chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ( có hiệu lực từ ngày 17/07/2014).
- Thông tư 30/2014/TT-BTNMT về Quy định quy định về hồ sơ giao
đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất (có hiệu lực từ
17/07/2014).
- Thông tư 34/2014/TT-BTNMT quy định về xây dựng, quản lý, khai
thác hệ thống thông tin đất đai.
- Thông tư 36/2014/TT-BTNMT quy định chi tiết phương án định giá
đất, xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất, định giá đất cụ thể và tư vấn xác định
giá đất.
- Thông tư 76/2014/TT-BTC hướng dẫn nghị định 45 về thu tiền sử dụng
đất (có hiệu lực từ ngày 01/08/2014).
- Thông tư 77/2014/TT-BTC hướng dẫn nghị định 46 về thu tiền thuê
đất, thuê mặt nước (có hiệu lực 01/07/2014).
- Thông tư 37/2014/TT-BTNMT quy định Quy định chi tiết về bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.
- Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 6/1/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai
* Các văn bản của UBND tỉnh Thái Nguyên
- Quyết định số 1883/2005/QĐ-UBND ngày 16/9/2005 của UBND tỉnh
Thái Nguyên ban hành quy định về hạn mức đất ở khi giao đất và hạn mức
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
9
công nhận đất ở đối với trường hợp thửa đất có vườn, ao khi cấp GCN QSD
đất cho mỗi hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh [20];
- Quyết định số 326/2006/QĐ- UB ngày 27/2/2006 của uỷ ban nhân dân
tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành quy trình về thu hồi đất, quản lý quỹ đất
đã thu hồi, trình tự thủ tục xin giao đất, cho thuê đất, cấp GCNQSD đất trên
địa bàn tỉnh Thái Nguyên. - Quyết định số 868/2007/QĐ-UBND ngày
14/5/2007 của UBND tỉnh Thái Nguyên V/v ban hành quy định về cấp GCN
QSD đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên [21].
- Quyết định số 1597/2007/QĐ-UBND ngày 10 tháng 8 năm 2007 của
UBND tỉnh Thái Nguyên về việc điều chỉnh cấp đổi GCN QSD đất, GCN
quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đối với thửa đất có vườn, ao đã
cấp vượt hạn mức đất ở theo quy định do không tách diện tích đất ở và đất
vườn, ao trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên [22].
- Quyết định số 12 /2011/QĐ-UBND về việc ban hành Quy định về cấp
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất; Đăng ký biến động về sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với
đất, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Quyết định này thay thế Quyết định số
868/2007/QĐ-UBND, ngày 14 tháng 5 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Thái Nguyên) [23].
- Quyết định 36/2013/QĐ-UBND Phê duyệt giá các loại đất trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên năm 2014.
- Quyết định 57/2014/QĐ-UBND về Bảng giá đất trong giai đoạn 2015 -
2019 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Quyết định 31/2014/QĐ-UBND về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
1.2.2. Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, thu hồi và chuyển mục đích sử
dụng đất
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép
chuyển mục đíchsử dụng đất trong các trường hợp sau đây [18], [19]:
a) Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đíchsử dụng đất đối với
tổ chức;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
10
b) Giao đất đối với cơ sở tôn giáo;
c) Giao đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại khoản 3 Điều 55 của Luật này;
d) Cho thuê đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1
Điều 56 của Luật này;
đ) Cho thuê đất đốivới tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giao đất, cho thuê đất, cho
phép chuyển mục đíchsử dụng đất trong các trường hợp sau đây:
a) Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đíchsử dụng đất đốivới
hộ gia đình, cá nhân. Trường hợp cho hộ gia đình, cá nhân thuê đất, cho phép
chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích thương
mại, dịch vụ với diện tích từ 0,5 héc ta trở lên thì phải có văn bản chấp thuận
của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước khi quyết định;
b) Giao đất đối với cộng đồng dân cư.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử
dụng vào mục đíchcông íchcủa xã, phường, thị trấn.
4. Cơ quan có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép
chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này
không được ủy quyền".
Dựa vào điều 59 luật đất đai tai thấy ở khoản 3, UBND xã có thẩm
quyền cho thuê đất thuộc quy đất nông nghiệp sử dụng vào mục đíchcông ích
của xã, tuy nhiên ở đây luật không quy định rõ rằng UBND xã chỉ được cho
hộ gia đình, cá nhân thuê quỹ đất này hay còn được phép cho cả tổ chức thuê
phần quỹ đất công ích này.
Theo khoản 1 điều 59 luật đất đai 2013 quy định UBND cấp tỉnh có
thẩm quyền cho thuê đất đối với tổ chức. Như vậy chỉ có UNBD cấp tỉnh mới
có thẩm quyền cho thuê đất đối với người có nhu cầu thuê là tổ chức còn
UBND cấp xã và cấp huyện thì không có thẩm quyền này mà chỉ có thẩm
quyền cho thuê đất đối với hộ gia đình và cá nhân [12].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
11
Từ những phân tích trên ta thấy UBND xã không có thẩm quyền cho tổ
chức thuê đất nhưng lại vẫn ký quyết định cho công ty du lịch Hùng Cường
thuê 30 hecta đất lâm nghiệp dù đây vẫn thuộc quỹ đất công ích của xã. Vậy
có thể thấy UBND xã đã thực hiện việc cho thuê đất sai với thẩm quyền, vì
đối tượng là tổ chức không là đối tượng mà UBND xã được phép cho thuê
đất. Như vậy UNBD xã ra quyết định cho thuê đất này là sai.
Thứ hai: người có thẩm quyền ký quyết định cho thuê đất là chủ tích
UBND cấp xã, tuy nhiên, chủ tịch UBND cấp xã có thể ủy quyền cho phó chủ
tịch ký quyết định cho thuê đất này.
1.3. Tình hình sử dụng đất trên Thế giới và trong nước
1.3.1. Tìnhhình sử đấttrên Thế giới
Trong những bước đi ban đầu của công nghiệp hóa, chính nông thôn vừa
là nguồn cung cấp lao động, vừa là thị trường của công nghiệp. Nhưng càng
vào giai đoạn cuối của công nghiệp hóa và đô thị hóa, vai trò của nông nghiệp
ngày càng giảm sút. Trước tác động của quy luật thị trường, nhiều nước đã cố
gắng phát triển nông nghiệp, nhưng vẫn không giữ được an ninh lương thực,
nên ngày càng phải lệ thuộc vào thị trường bên ngoài. Điều đó đặc biệt nguy
hiểm đối với những nước đông dân. Một số nước đến lúc công nghiệp đã đạt
trình độ phát triển cao, thì chính phủ lại phải hỗ trợ nông nghiệp rất nhiều.
Việc bảo hộ nông nghiệp đã trở nên cần thiết tới mức các nước giàu khó lòng
cắt bỏ được và đây cũng chính là vấn đề gây nhiều tranh cãi trong các vòng
đàm phán của WTO (Tổ chức Thương mại Thế Giới), mà 5 năm gần đây thế
giới đã chứng kiến những thất bại liên tiếp trong các vòng đàm phán Đô-Ha.
Ở các nước Đông Á, trong thời kỳ công nghiệp hóa do có ít đất (đất nông
nghiệp chỉ còn dưới ngưỡng 400 m2 /người) nên phải nhập thức ăn ngày càng
nhiều. Ở Nhật Bản có dự báo rằng, trong 10 năm tới sẽ không còn nông
nghiệp nữa, vì hiện nay chỉ có người già làm ruộng. Nông dân Hàn Quốc
đang gặp nhiều khó khăn trong điều kiện toàn cầu hóa, nên họ đang đấu tranh
chống lại quá trình này rất mãnh liệt. Chỉ có Đài Loan chú ý đến nông nghiệp
hơn cả, nhưng đến nay cũng đã phải nhập thức ăn ngày càng nhiều. Trung
Quốc đang phải đối mặt với nhiều vấn đề trong nông nghiệp, vì sản xuất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
12
lương thực có xu hướng giảm dần và đang lo thiếu lương thực vì việc cung
cấp cho hơn 1,3 tỉ người [17].
Theo tài liệu của Tổ chức Lương Nông Thế giới (FAO) thì diện tích của
phần đất liền của các lục địa là 13.400 triệu ha, với 1.527 triệu ha đất đóng
băng và 13.251 triệu ha đất không phủ băng. Trong đó có 1.500 triệu ha
(11%) là đất canh tác, 3.200 triệu ha (24%) là đồng cỏ chăn nuôi gia súc,
4.100 triệu ha (31%) là diện tích rừng và đất rừng; 4.400 triệu ha (34%) còn
lại là diện tích đất dùng vào các việc khác (dân cư, đầm lầy, đất ngập mặn...).
Diện tích đất có thể dùng cho canh tác được đánh giá vào khoảng 3.200 triệu
ha, hiện mới khai thác khoảng 1.500 triệu ha. Tại các vùng khác nhau, các
nước khác nhau, tỉ lệ đất đã sử dụng canh tác so với đất có tiềm năng canh tác
cũng khác nhau. Đáng chú ý là khu vực Châu Á, tỉ lệ này rất cao, đạt đến
92%; trái lại, ở Châu Mỹ Latinh con số này chỉ đạt 15%, các nước phát triển
là 70%, các nước đang phát triển là 36%. Trong diện tích đất canh tác, đất cho
năng suất cao chiếm 14 %, năng suất trung bình là 28% và năng suất thấp là
58% [17].
Hàng năm trên thế giới diện tích đất canh tác bị thu hẹp, kinh tế nông
nghiệp trở nên khó khăn hơn. Hoang mạc hoá hiện đang đe doạ 1/3 diện tích
trái đất, ảnh hưởng đời sống ít nhất 850 triệu người. Một diện tích lớn đất
canh tác bị nhiễm mặn không canh tác được một phần cũng do tác động gián
tiếp của sự gia tăng dân số. Một số nước có quỹ đất hạn hẹp như Hà Lan, Mỹ,
Nhật, Hàn Quốc, Ấn Độ, Singapore (chỉ 0,3ha/người). Diện tích nước ta là
trên 33 triệu ha diện tích bình quân đầu người khoảng 0,4 ha. Quỹ đất trồng
trọt tăng không đáng kể trong khi dân số tăng nhanh nên diện tích đất trên đầu
người ngày càng giảm.
Đất ngày bị sa mạc hóa, bạc màu… do sự khai thác của con người.
Khoảng 2/3 diện tích đất nông nghiệp trên thế giới đã bị suy thoái nghiêm
trọng trong 50 năm qua do xói mòn rửa trôi, sa mạc hoá, chua hoá, mặn hoá, ô
nhiễm môi trường, khủng hoảng hệ sinh thái đất. Khoảng 40% đất nông
nghiệp đã bị suy thoái mạnh hoặc rất mạnh, 10% bị sa mạc hoá do biến động
khí hậu bất lợi và khai thác sử dụng không hợp lý. Sa mạc Sahara mỗi năm
mở rộng lấn mất 100.000 ha đất nông nghiệp và đồng cỏ. Thoái hoá môi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
13
trường đất có nguy cơ làm giảm 10 - 20% sản lượng lương thực thế giới trong
25 năm tới. Tỷ trọng đóng góp gây thoái đất trên thế giới như sau: mất rừng
30%, khai thác rừng quá mức (chặt cây cối làm củi,...) 7%, chăn thả gia súc
quá mức 35%, canh tác nông nghiệp không hợp lý 28%, công nghiệp hoá gây
ô nhiễm 1%. Vai trò của các nguyên nhân gây thoái hoá đất ở các châu lục
không giống nhau: ở Châu Âu, Châu Á, Nam Mỹ mất rừng là nguyên nhân
hàng đầu, Châu Đại Dương và Châu Phi chăn thả gia súc quá mức có vai trò
chính yếu nhất, Bắc và Trung Mỹ chủ yếu do hoạt động nông nghiệp. Xói
mòn rửa trôi: Mỗi năm rửa trôi xói mòn chiếm 15% nguyên nhân thoái hoá
đất, trong đó nước đóng góp 55,7% vai trò, gió đóng góp 28% vai trò, mất
dinh dưỡng đóng góp 12% vai trò. Trung bình đất đai trên thế giới bị xói mòn
1,8 - 3,4 tấn/ha/năm. Tổng lượng dinh dưỡng bị rửa trôi xói mòn hàng năm là
5,4 - 8,4 triệu tấn, tương đương với khả năng sản sinh 30 - 50 triệu tấn lương
thực. Hoang mạc hoá là quá trình tự nhiên và xã hội. Khoảng 30% diện tích
trái đất nằm trong vùng khô hạn và bán khô hạn đang bị hoang mạc hoá đe
doạ và hàng năm có khoảng 6 triệu ha đất bị hoang mạc hoá, mất khả năng
canh tác do những hoạt động của con người. Tính tổng diện tích bề mặt của
toàn thế giới thì đại dương chiếm 71%, còn lại là diện tích lục địa chỉ chiếm
29%. Bắc bán cầu có diện tích lớn hơn nhiều so với Nam bán cầu. Diện tích
đất nông nghiệp trên thế giới được phân bố không đều: Châu Mỹ chiếm 35%,
Châu Á chiếm 26%, Châu Âu chiếm 13%, Châu Phi chiếm 6%. Bình quân đất
nông nghiệp trên thế giới là 12.000 m2. Đất trồng trọt toàn thế giới mới đạt
1,5 tỷ chiếm 10,8% tổng diện tích đất đai trong đó có 46% đất có khả năng
sản xuất nông nghiệp như vậy còn 54% đất có khả năng sản xuất nhưng chưa
được khai thác. Diện tích đất đang canh tác trên thế giới chỉ chiếm 10% tổng
diện tích tự nhiên, được đánh giá là: Đất có năng suất cao: 14% Đất có năng
suất TB: 28% Đất có năng suất thấp: 28% Nguồn tài nguyên đất trên thế giới
hàng năm luôn bị giảm, đặc biệt là đất nông nghiệp mất đi do chuyển sang
mục đích khác. Mặt khác dân số ngày càng tăng, theo ước tính mỗi năm dân
số thế giới tăng từ 80 - 85 triệu người [11].
Như vậy, với mức tăng này mỗi người cần phải có 0,2 - 0,4 ha đất nông
nghiệp mới đủ lương thực, thực phẩm. Đứng trước những khó khăn rất lớn đó
thì việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất cũng như tình hình chuyển mục đích sử
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
14
dụng đất nông nghiệp là hết sức cần thiết. Dân số ngày một tăng cùng với
những phát hiện mới về thiên nhiên, con người đã nghĩ ra nhiều phương thức
sản xuất mới, nhiều ngành nghề khác nhau để kiếm sống. Và quá trình chuyển
mục đích sử dụng đất nông nghiệp đều xảy ra ở tất cả các nước trên thế giới.
Tuy nhiên, có sự khác nhau về mức độ đô thị hóa cũng như diện tích đất được
chuyển mục đích hàng năm. Quá trình chuyển mục đích trên thế giới diễn ra
sớm hơn, với tốc độ mạnh mẽ hơn ở Việt Nam. Đặc biệt là ở một số nước
phát triển như: Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Italia, Nhật Bản v.v…thì tốc độ đô thị
hóa nhanh đã làm quá trình chuyển mục đích sử dụng đất trong đó có đất
nông nghiệp diễn ra mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, chính quá trình đô thị hoá,
chuyển mục đích sử dụng đất một cách hợp lý đã giúp nền kinh tế của các
nước này phát triển khá nhanh trong những năm qua. Để đạt được những
thành tựu đó thì công tác quản lý đất đai ở các quốc gia này được thực hiện
khá tốt [12].
Ở Pháp: Một trong những nước điển hình về công tác quản lý nhà nước
về đất đai đó là nước Pháp. Pháp là quốc gia phát triển thuộc hệ thống quốc gia
tư bản chủ nghĩa, tuy thể chế chính trị khác nhau, nhưng nước ta chịu ảnh
hưởng của phương pháp tổ chức quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai khá rõ
của Cộng hòa Pháp. Vấn đề này dễ lý giải vì Nhà nước Việt Nam hiện đang
khai thác khá hiệu quả những tài liệu quản lý đất đai do chế độ thực dân để lại,
đồngthời ảnh hưởng của hệ thống quản lý đất đai thực dân cònkhá rõ nét trong
ý thức một bộ phận công dân Việt Nam hiện nay. Quản lý đất đai của Nước
Cộng hòa Pháp có một số đặc điểm đặc trưng sau: Về chế độ sở hữu tài sản là
bất khả xâm phạm và thiêng liêng, không ai có quyền buộc người khác phải
nhường quyền sở hữu của mình. Ở Pháp hiện nay tồn tại hai hình thức sở hữu
cơ bản: sở hữu tư nhân về đất đai và sở hữu nhà nước (đối với đất đai và công
trình xây dựng công cộng). Tài sản công cộng (bao gồm cả đất đai công cộng)
có đặc điểm là không được mua và bán. Trong trường hợp cần sử dụng đất cho
các mục đích công cộng, Nhà nước có quyền yêu cầu sở hữu đất đai tư nhân
nhường quyền sở hữu thông qua chínhsáchbồi thường thiệt hại một cách công
bằng. Về công tác quy hoạch đô thị: Do đa số đất đai thuộc sở hữu tư nhân, vì
vậy để phát triển đô thị, ở Pháp côngtác quy hoạch đô thị được quan tâm chú ý
từ rất sớm và thực hiện rất nghiêm ngặt. Ngay từ năm 1919, ở Pháp đã ban
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
15
hành Đạo luật về kế hoạch đô thị hóa cho các thành phố có từ 10.000 dân trở
lên. Năm 1973 và năm 1977, Nhà nước đã ban hành các Nghị định quy định
các quy tắc về phát triển đô thị, là cơ sở để ra đời Bộ Luật về phân cấp quản lý,
trong đó có sự xuất hiện của một tác nhân mới rất quan trọng trong công tác
quản lý của nhà nước về quy hoạch đó là cấp xã [3].
Cho đến nay, Luật Đô thị ở Pháp vẫn không ngừng phát triển, nó liên
quan đến cả quyền sở hữu tư nhân và sự can thiệp ngày càng sâu sắc hơn của
nhà nước, cũng như của các cộng đồng địa phương vào công tác quản lý đất
đai, quản lý quy hoạch đô thị. Nó mang ý nghĩa kinh tế rất lớn thông qua việc
điều chỉnh mối quan hệ giữa các ngành khác nhau như bất động sản, xây dựng
và quy hoạch lãnh thổ…
Về công tác quản lý nhà nước đối với đất đai: Mặc dù là quốc gia duy trì
chế độ sở hữu tư nhân về đất đai, nhưng công tác quản lý nhà nước về đất đai
của Pháp được thực hiện rất chặt chẽ. Điều đó được thể hiện qua việc xây dựng
hệ thống hồ sơ địa chính. Hệ thống hồ sơ địa chính rất phát triển, rất quy củ và
khoa học, mang tính thời sự để quản lý tài nguyên đất đai và thông tin lãnh thổ,
trong đó thông tin về từng thửa đất được mô tả đầy đủ về kíchthước, vị trí địa
lý, thông tin về tài nguyên và lợi íchliên quan đến thửa đất, thực trạng pháp lý
của thửa đất. Hệ thống này cung cấp đầy đủ thông tin về hiện trạng, phục vụ
nhiệm vụ quy hoạch, quản lý và sử dụng đất có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của
cộng đồng, đảm bảo cung cấp thông tin cho hoạt động của ngân hàng và tạo cơ
sở xây dựng hệ thống thuế đất và bất độngsản côngbằng.
- Ở Mỹ cũng là một trong các quốc gia có hệ thống pháp luật về đất đai
rất phát triển có khả năng điều chỉnh được các quan hệ xã hội đa dạng và
phức tạp nhất. Luật Đất đai của Mỹ quy định công nhận và khuyến khích
quyền sở hữu tư nhân về đất đai, các quyền này được pháp luật bảo hộ rất
chặt chẽ như là một quyền cơ bản của công dân. Cho đến nay có thể thấy các
quy định này đang phát huy rất có hiệu quả trong việc phát triển kinh tế đất
nước, vì nó phát huy được hiệu quả đầu tư để nâng cao giá trị của đất đai và
làm tăng đáng kể hiệu quả sử dụng đất trong phạm vi toàn xã hội. Tuy công
nhận quyền sở hữu tư nhân, nhưng Luật Đất đai của Mỹ vẫn khẳng định vai
trò ngày càng lớn và có vị trí quyết định của nhà nước trong quản lý đất đai.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
16
Các quyền định đoạt của Nhà nước bao gồm: Quyền quyết định về quy hoạch
và kế hoạch sử dụng đất, quyền quy định về quy hoạch kiến trúc đô thị và
công trình xây dựng; quyền quy định về mục đích sử dụng đất; quyền xử lý
các tranh chấp về quyền sử dụng đất và quyền ban hành các quy định về tài
chính đất (thu thuế kinh doanh bất động sản; quy định mức giá thuê đất hoặc
thuê bất động sản…). Quyền thu hồi đất thuộc sở hữu tư nhân để phục vụ các
lợi ích công cộng trên cơ sở đền bù công bằng cho người bị thu hồi… bản
chất quyền sở hữu tư nhân về đất đai ở Mỹ tương đương với quyền bất động
sản ở Việt Nam [18].
Như vậy có thể nói, hầu hết các quốc gia trên thế giới (dù quy định chế
độ sở hữu đối với đất đai khác nhau), đều có xu hướng ngày càng tăng cường
vai trò quản lý của Nhà nước đối với đất đai. Xu thế này phù hợp với sự phát
triển ngày càng đa dạng của các quan hệ kinh tế, chính trị theo xu hướng toàn
cầu hóa hiện nay. Mục tiêu của mỗi quốc gia là nhằm quản lý chặt chẽ, hiệu
quả tài nguyên trong nước, tăng cường khả năng cạnh tranh, để phục vụ cao
nhất cho quyền lợi của quốc gia, đồng thời có những quy định phù hợp với xu
thế mở cửa, phát triển, tạo điều kiện để phát triển hợp tác đầu tư giữa các
quốc gia thông qua các chế định pháp luật thông thường, cởi mở nhưng vẫn
giữ được ổn định về an ninh kinh tế và an ninh quốc gia.
1.3.2. Tìnhhình sử dụng đấttrong nước
1.3.2.1. Quá trình hình thành,pháttriển quyền sử dụng đấtở Việt Nam
Pháp luật quy định về đất đai của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hoà Việt Nam được đánh dấu bằng Luật cải cách ruộng đất năm 1953. Ngày
29/12/1987 Quốc hội đã thông qua Luật Đất đai đầu tiên nhằm điều chỉnh các
quan hệ về quản lý, sử dụng đất. Luật Đất đai đã thể chế hoá đường lối, chính
sách của Đại hội lần thứ VI của Đảng và Hiến pháp 1980 (Điều 19 và 20)
khẳng định đất đai thuộc sở SHTN về đất đai; các quyền này được pháp luật
bảo hộ rất chặt chẽ như là một quyền cơ bản của công dân. Cho đến nay có
thể thấy các quy định này đang phát huy rất có hiệu quả trong việc phát triển
kinh tế đất nước, vì nó phát huy được hiệu quả đầu tư để nâng cao giá trị của
đất đai và làm tăng đáng kể hiệu quả Sử dụng đất trong phạm vi toàn xã hội.
Tuy công nhận quyền SHTN, nhưng luật đất đai của Mỹ vẫn khẳng định
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
17
vai trò ngày càng lớn và có vị trí quyết định của Nhà nước trong quản lí đất
đai. Các quyền định đoạt của Nhà nước ba gồm: Quyền quyết định về quy
hoạchvà kế hoạchsử dụng đất, quyền quy định về quy hoạch kiến trúc đô thị
và công trình xây dựng; quyền qui định về mục đích sử dụng đất; quyền sử lí
các tranh chấp về quyền sử dụng đất và quyền ban hành các quy định về tài
chính đất (thu thuế kinh doanh BĐS; quy định mức giá thuê đất hoặc thuê
BĐS…). Quyền thu hồi đất thuộc SHTN để phục vụ các lợi ích côngcộng trên
cơ sở đền bù công bằng cho người bị thu hồi… bản chất quyền SHTN về đất
đaiở Mỹ tương đương vớiquyền sử dụng đất ở Việt Nam [13].
Như vậy có thể nói, hầu hết các quốc gia trên thế giới (dù quy định chế
độ sở hữu đối với đất đai khác nhau) đều có xu hướng ngày càng tăng cường
vai trò quản lí của Nhà nước đối với đất đai. Xu thế này phù hợp với sự
phát triển ngày càng đa dạng của các quan hệ kinh tế, chính trị theo xu
hướng toàn cầu hóa hiện nay. Mục tiêu của mỗi quốc gia là nhằm quản lí chặt
chẽ, hiệu quả tài nguyên trong nước, tăng cường khả năng cạnh tranh, để
phục vụ cao nhất cho quyền lợi của quốc gia, đồng thời có những quy định
phù hợp với xu thế mở cửa, phát triển, tạo điều kiện để phát triển hợp tác đầu
tư giữa các quốc gia thông qua các chế định pháp luật thông thường, cởi mở
nhưng vẫn giữ được ổn định về an ninh kinh tế và an ninh quốc gia [15].
Pháp luật quy định về đất đai của Nhà nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hoà Việt Nam được đánh dấu bằng Luật cải cách ruộng đất năm 1953.
Ngày 29/12/1987 Quốc hội đã thông qua Luật Đất đai đầu tiên nhằm điều
chỉnh các quan hệ về quản lý, sử dụng đất. Luật Đất đai đã thể chế hoá
đường lối, chính sách của Đại hội lần thứ VI của Đảng và Hiến pháp 1980
(Điều 19 và 20) khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước
thống nhất quản lý. Luật Đất đai được ban hành đúng vào thời kỳ đất nước
ta bước đầu bước vào giai đoạn đổi mới về kinh tế, đặc biệt thời kỳ này có
nhiều chính sách mở cửa. Nội dung về quyền sử dụng đất của Luật Đất đai
1987 là: Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất đối với mọi loại đất,
người được giao đất chỉ được hưởng những kết quả đầu tư trên đất. Họ
không có quyền chuyển quyền sử dụng đất đai dưới mọi hình thức khác
nhau. Điều 5 của Luật đất đai 1987 quy định: “Nghiêm cấm mua, bán, lấn
chiếm đất đai, phát canh thu tô dưới mọi hình thức, nhận đất được giao mà
không sử dụng, sử dụng không đúng mục đích, tự tiện sử dụng đất nông
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
18
nghiệp, đất có rừng vào mục đích khác, làm huỷ hoại đấtđai” [11].
Sau 4 năm thi hành Luật Đất đai năm 1987 cho thấy thực tế đã nảy
sinh những bất cập, đó là người sử dụng đất thực sự không có quyền đối
với mảnh đất mình được giao, kể cả quyền thừa kế, chuyển nhượng, họ chỉ
được chuyển quyền sử dụng đất trong các trường hợp: khi hộ nông dân vào
hoặc ra hợp tác xã, tập đoàn sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp; khi hợp tác
xã, tập đoàn sản xuất nông nghiệp và cá thể thoả thuận đổi đất cho nhau để
tổ chức lại sản xuất; khi người được giao đất chuyển đi nơi khác hoặc đã
chết mà thành viên trong hộ của người đó vẫn tiếp tục sử dụng đất đó. Luật
chỉ cho phép được thừa kế nhà ở hoặc mua nhà ở đồng thời được quyền sử
dụng đất ở có ngôi nhà đó, sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
công nhận quyền sở hữu đối với nhà ở [14].
Ngoài những lý do bất cập về mặt pháp luật nêu trên, trong thời gian
này Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách mở cửa nhằm thu hút vốn đầu tư
không chỉ đối với đầu tư trong nước mà cả đối với nước ngoài. Đặc biệt,
Quốc hội thông qua Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; Nghị quyết số 05-
NQ/HNTW ngày 10/06/1993 của Ban chấp hành Trung ương khoá VII:
“Tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn” đã khẳng định
cho người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển
nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất theo những điều
kiện cụ thể do pháp luật quyđịnh.
Hiến pháp 1992 còn quy định: “Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng
đất có quyền chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật”. Do đó,
Quốc hội đã đưa việc sửa đổi Luật Đất đai vào chương trình xây dựng pháp
luật năm 1993. Luật Đất đai năm 1993 được Quốc hội thông qua ngày
14/07/1993 và có hiệu lực ngày 15/10/1993 về cơ bản kế thừa Luật Đất đai
1987 và bổ sung một số nội dung mới như một số quyền của người sử dụng
đất. Cụ thể Luật cho phép người sử dụng đất được thực hiện 5 quyền: chuyển
đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất [16].
Tuy nhiên, do sự phát triển nhanh chóng của tình hình kinh tế, xã
hội, qua thực tế cuộc sống với tác động của cơ chế kinh tế thị trường làm cho
quan hệ đất đai càng trở nên phức tạp, nhiều vấn đề lịch sử còn chưa được xử
lý thì các vấn đề mới lại nảy sinh mà Luật Đất đai 1993 chưa có quy định. Vì
vậy, năm 1998 Luật Đất đai được sửa đổi, bổ sung. Luật bổ sung thêm một số
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
19
quyền của người sử dụng đất như quyền góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng
đất, quyền cho thuê lại quyền sử dụng đất. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân
được Nhà nước cho thuê đất mà đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê
cũng được thực hiện các quyền sử dụng đất như chuyển nhượng, thế chấp,
góp vốn, cho thuê lại quyền sử dụng đất [8], [9].
Để triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về cải cách hành chính
và để đồng bộ với một số Luật mà Quốc hội mới thông qua trong thời gian
qua như Luật khuyến khích đầu tư trong nước, Luật Đầu tư nước ngoài tại
Việt Nam, thì Luật Đất đai cũng cần được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Trong chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, uỷ ban thường vụ
Quốc hội năm 2000 Luật Đất đai lại được đưa vào chương trình sửa đổi, bổ
sung. Ngày 29/06/2001 Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 9 đã thông qua Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai [9].
Luật lần này đã sửa đổi, bổ sung một số vấn đề về quyền sử dụng đất
như sau:
- Việc quyết định cho người đang sử dụng đất chuyển mục đích sử
dụng đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất làm muối, đất ở, đất chuyên dùng
sang mục đích khác; người đang sử dụng đất nông nghiệp trồng lúa nước
chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản, trồng cây lâu năm hoặc người đang sử dụng
đất nông nghiệp trồng cây lâu năm chuyển sang trồng cây hàng năm phải căn
cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai đã được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền xét duyệt.
- Cho phép tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có quyền thế chấp giá trị
quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật cũng được bảo lãnh bằng
giá trị quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất đó
tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam.
- Tuy nhiên, trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa,
tình hình quản lý và sử dụng đất sau 3 năm thực hiện Luật Đất đai sửa đổi
2001 đã cho thấy còn bộc lộ những thiếu sót, yếu kém. Vì vậy, việc tiếp tục
sửa đổiLuật Đất đai 1993 (Luật sửa đổi bổ sung 1998, 2001) là cần thiết và
tất yếu nhằm mục đích tháo gỡ những vướng mắc trong công tác quản lý,
sử dụng đất, bảo đảm tính ổn định của pháp luật, đồng thời, thế chế hóa kịp
thời đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng về đất đai trong thời kỳ mới.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
20
Luật Đất đai năm 2003 đã được Quốc hội thông nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khóa XI kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26/11/2003 và có hiệu
lực thi hành từ ngày01/07/2004.
Về quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân: Luật Đất đai năm 2003
đã kế thừa quy định của Luật Đất đai năm 1993 đồng thời bổ sung quyền
tặng, cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không phải
là đất thuê; không quy định các điều kiện hạn chế khi thực hiện quyền
chuyển nhượng và bổ sung quyền thừa kế quyền sử dụng đất đất nông nghiệp
trồng cây hàng năm nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong thực hiện các quyền
của người sử dụng đất, thúc đẩy thị trường bất độngsản phát triển và tích tụ
đất đaitheo định hướng của Nhà nước.
Qua các quy định của Luật Đất đai qua từng thời kỳ cho thấy, Luật đang
dần dần đưa ra những quy định phù hợp với cuộc sống hơn và chấp nhận
những thực tế của cuộc sống đòi hỏi; mở rộng dần quyền của người sử dụng
đất nhưng vẫn đảm bảo được nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân [1], [2].
1.3.2.2. Tình hình quảnlý đấtđai tại Việt Nam
Thực hiện Nghị quyết số 17/2011/QH13 ngày 22 tháng 11 năm 2011
của Quốc hộivề Quy hoạchsử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạchsử dụng đất
5 năm (2011 - 2015) cấp quốc gia, Chính phủ đã tổ chức xét duyệt quy hoạch,
kế hoạch sửdụng đất của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trên cơ sở
Nghị quyết của Quốc hội, của Chính phủ về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất,
các địa phương đã tiến hành tổ chức giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đíchsử
dụng đất, bồi thường giải phóng mặt bằng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất đã được duyệt để đáp ứng nhu cầu đất đai cho các mục tiêu phát triển kinh
tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của cả nước và các địa phương [1].
Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2011 - 2015 như sau:
- Nhóm đất nông nghiệp: 26.791.580 ha, chiếm 80,87% diện tích tự
nhiên, vượt 0,91% so với chỉ tiêu Quốc hội duyệt;
- Nhóm đất phi nông nghiệp: 4.049.110 ha, chiếm 12,22% diện tích tự
nhiên, đạt 91,03% so với chỉ tiêu Quốc hội duyệt;
- Nhóm đất chưa sử dụng: 2.288.000 ha, chiếm 6,91% diện tích tự
nhiên, đạt 91,66% so với chỉ tiêu Quốc hội duyệt.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
21
Hình 1.1. Diện tích, cơ cấu sử dụng đất năm 2015 của cả nước
Bảng 1. 1: Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất giaiđoạn 2011 - 2015
của cả nước
STT Chỉ tiêu
Diện tích (nghìn ha)
Tỷ lệ
thực
hiện
(%)
Năm 2010
NQ
Quốc hội
duyệt đến
năm 2015
Năm 2015
I NHÓM ĐẤT NÔNG NGHIỆP 26.226,40 26.550,00 26.791,58 100,91
1 Đất trồng lúa 4.120,18 3.951,00 4.030,75 98,02
-
Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước
(2 vụ trở lên)
3.297,49 3.258,00 3.275,38 99,47
2 Đất rừng phòng hộ1
5.795,47 5.826,00 5.648,99
3 Đất rừng đặc dụng 2.139,20 2.220,00 2.210,25 99,56
4 Đất rừng sản xuất 7.431,80 7.917,00 7.840,91 99,04
5 Đất làm muối 17,86 14,78 16,70 88,50
6 Đất nuôi trồng thủy sản 689,83 749,99 749,11 99,88
II NHÓM ĐẤTPHI NÔNG NGHIỆP 3.705,07 4.448,13 4.049,11 91,03
1 Đất khu công nghiệp 71,99 130,00 103,32 79,48
2 Đất phát triển hạ tầng 1.181,42 1.430,13 1.338,32 93,58
Trong đó:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
22
STT Chỉ tiêu
Diện tích (nghìn ha)
Tỷ lệ
thực
hiện
(%)
Năm 2010
NQ
Quốc hội
duyệt đến
năm 2015
Năm 2015
- Đất cơ sở văn hóa 15,36 17,39 19,62 112,82
- Đất cơ sở y tế 5,78 7,51 8,20 109,19
- Đất cơ sở giáo dục - đào tạo 41,22 65,10 50,34 77,33
- Đất cơ sở thể dục thể thao 16,28 27,44 21,45 78,17
3 Đất có di tích, danh thắng 17,32 24,00 26,53 110,54
4
Đất bãi thải, xử lý chất thải (trong đó
có đất để xử lý, chôn lấp chất thải
nguy hại)
7,87 16,00 12,26 76,63
5 Đất ở tại đô thị 133,75 179,00 173,80 97,09
III NHÓM ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG
1 Đất chưa sử dụng còn lại 3.163,88 2.097,23 2.288,00 91,66
2 Diện tích đưa vào sử dụng 1.066,65 875,88 82,11
(Nguồn Báo cáo thuyết minh tổng hợp Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đấtđến
năm 2020 và kế hoạch sử dụng đấtkỳ cuối (2016-2020)cấp quốcgia)
1.3.2.3. Tình hình sử dụng đấttại tỉnh TháiNguyên
Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Thái Nguyên là 353.171,60 ha gồm
có: Diện tích đất sử dụng cho mục đích nông nghiệp là rất lớn với diện tích
29.3378,12 ha chiếm 83,7% so với tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó: diện
tích đất sản xuất nông nghiệp là 109.277,74 ha chiếm 30,94% so với tổng diện
tích đất tự nhiên, diện tích đất lâm nghiệp là 179.813,30 ha chiếm 50,91% so
với tổng diện tích đất tự nhiên, diện tích đất nuôi trồng thủy sản 4.186,66 ha
chiếm 1,19% so với tổng diện tích đất tự nhiên, diện tích đất nông nghiệp
khác là 100,42 ha chiếm 0,03% so với tổng diện tích đất tự nhiên; Diện tích
đất phi nông nghiệp là 43.429,42 ha chiếm 12,30% so với tổng diện tích đất
tự nhiên, trong đó: Diện tích đất ở 12.985,17 ha chiếm 3,68% so với tổng diện
tích đất tự nhiên, diện tích đất chuyên dùng là 19.684.69 ha chiếm 5,57% so
với tổng diện tích đất tự nhiên, diện tíchđất tôn giáo, tín ngưỡng là 101,76 ha
chiếm 0,03% so với tổng diện tích đất tự nhiên, diện tích đất nghĩa trang,
nghĩa địa 814,98 ha chiếm 0,23% so với tổng diện tích đất tự nhiên, diện tích
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
23
đất sông suối mặt nước chuyên dùng 9.794,50 ha chiếm 2,77% so với tổng
diện tích đất tự nhiên, diện tích đất phi nông nghiệp khác 48,32 ha chiếm
0,01% so với tổng diện tích đất tự nhiên; Diện tích đất chưa sử dụng
16.364,06 ha chiếm 4,63% so với tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó: diện
tích đất đất bằng chưa sử dụng 1.444,66 ha chiếm 0,41% so với tổng diện tích
đất tự nhiên, diện tích đồi núi chưa sử dụng 4.688,22 chiếm 0,33% so với
tổng diện tích đất tự nhiên, diện tích núi đá không có rừng cây 10.231,18
chiếm 2,90% so với tổng diện tích đất tự nhiên.
Như vậy, tiềm năng đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng cho mục đíchsản
xuất nông nghiệp, lâm nghiệp còn tương đối lớn. Trong thời gian tới Tỉnh cần
quy hoạch đưa phần diện tích này vào sử dụng, tránh để lãng phí nguồn tài
nguyên quý giá này.
Qua kết quả rà soát, kiểm tra, xử lý các vi phạm pháp luật đất đai trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên theo Chỉ thị số 134/2010/CT-TTg ngày 20/1/2010 của
Thủ tướng Chính Phủ cho thấy toàn tỉnh Thái Nguyên có 1.635 tổ chức được
nhà nước giao đất, cho thuê đất (không tính các đơn vị quân đội và công an
trên địa bàn) với diện tích 3.569,53ha. Trong đó, có 140 tổ chức vi phạm pháp
luật đất đai chiếm 8,09% so với tổng số tổ chức được nhà nước giao đất, cho
thuê đất với diện tích vi phạm 117,22 ha chiếm 3,07% diện tích được nhà
nước giao đất, cho thuê đất. Phân theo loại hình tổ chức thì có 349 tổ chức
kinh tế được nhà nước giao đất, cho thuê đất với diện tích 2.300,16 ha đã có
tới 72 doanh nghiệp vi phạm pháp luật đất đai chiếm 20,63% với diện tích vi
phạm là 101,32 ha chiếm 4,275% so với diện tích đã giao, thuê. Các hình thức
vi phạm chủ yếu là: sử dụng đất không đúng mục đích, để dự án “treo” chưa
sử dụng, cho thuê, chuyển nhượng, cho mượn đất trái pháp luật, để đất bị lấn
chiếm và lấn chiếm đất…(Sở Tài nguyên và Môi trường,2011).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
24
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đốitượng, phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Tình hình công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi, chuyển
mục đíchsử dụng đất trên địa bàn thị xã Phổ Yên.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thời gian: Từ 10/2016 đến tháng 9/2017.
Phạm vi không gian: thực hiện tại Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
2.2. Nộidung nghiên cứu
2.2.1. Đánhgiá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị xã Phổ Yên ảnh
hưởng đến sử dụng đất
- Điều kiện tự nhiên:
+ Vị trí địa lý
+ Địa hình, địa mạo
+ Khí hậu
+ Tài nguyên đất
- Điều kiện kinh tế
- Điều kiện xã hội
2.2.2. Hiện trạng sử dụng đấtvà biến động sử dụng đấtcủa thị xã Phổ Yên
giai đoạn 2014- 2017
- Hiện trạng sử dụng đất.
- Biến động sử dụng đất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
25
2.2.3. Đánhgiá thực trạng tình hình quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi,
chuyển mụcđích sử dụng đấttrên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên giai
đoạn 2014 -2017
- Đánhgiácôngtác giao đấttrênđịabàn thịxãPhổ Yên giaiđoạn2014- 2017.
- Đánh giá công tác cho thuê đất trên địa bàn thị xã Phổ Yên giai đoạn
2014 - 2017.
- Đánh giá công tác thu hồi và chuyển mục đíchsử dụng đất trên địa bàn
thị xã Phổ Yên giai đoạn2014 - 2017.
2.2.4. Đánh giá sự hiểu biết tới công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi và
chuyền nhượng đất
2.2.5. Giảipháp đối với công tác giaođất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển
mụcđích sử dụng đấttrên địa bàn thị xã Phổ Yên
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài vận dụng các phương pháp nghiên cứu bao gồm: phương pháp
logic kết hợp với phương pháp kế thừa lịch sử, phương pháp điều tra, khảo sát
thu thập tài liệu kết hợp với phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp,
phân tích và phương pháp thống kê. Sau đây là một số phương pháp cụ thể
được vận dụng để nghiên cứu:
2.3.1. Thu thập số liệu
* Số tài liệu thứ cấp
Là các số liệu từ các công trình nghiên cứu trước được lựa chọn sử dụng
vào mục đích phân tích, minh họa rõ nét về nội dung nghiên cứu. Nguồn gốc
của các tài liệu này đã được chú thích rõ trong phần “Tài liệu tham khảo”.
Nguồn tài liệu này bao gồm:
- Các sách, báo, tạp chí, các văn kiện Nghị quyết, các chương trình
nghiên cứu đã được xuất bản, các kết quả nghiên cứu đã công bố của các cơ
quan nghiên cứu, các tài liệu trên internet...
- Tài liệu, số liệu đã được công bố về tình hình kinh tế, xã hội nông
thôn, kinh tế của các ngành sản xuất nằm trong khu vực nghiên cứu… các số
liệu này thu thập từ phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Thống thị xã
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
26
Phổ Yên, Sở Tài nguyên Môi trường và các Sở, ban, ngành có liên quan.
Trên cơ sở đó tiến hành tổng hợp các thông tin cần thiết phục vụ cho công
tác nghiên cứu.
* Thu thập tài liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp là những số liệu phục vụ cho nội dung nghiên cứu đề tài.
Những số liệu này được thu thập từ việc điều tra các đơn vị, tổ chức, cá nhân
được nhànước giao đất, cho thuê đất, thu hồiđất, chuyển đổi mục đích sử dụng.
- Phương pháp phát phiếu điều tra trực tiếp
+ Cách chọn mẫu: Chọn ngẫu nhiên 5 phường xã tại thị xã Phổ Yên: Ba
Hàng, Bãi Bông, Đồng Tiến và xã Đắc Sơn, Hồng Tiến. Trong 5 phường xã
lựa chọn ngẫu nhiên 20 hộ dân được Nhà nước giao đất, cho thu, thu hồi đất,
chuyển mục đích sử dụng đất./
+ Số lượng mỗi phường xã điều tra 20 hộ dân, tổng điều tra 100 hộ trên
địa bàn thị xã Phổ Yên được Nhà nước giao đất, cho thu, thu hồi đất, chuyển
mục đíchsử dụng đất
+ Triển khai phát phiếu trực tiếp và phỏng vấn những cá nhân hiểu biết
về công tác quản lý, sử dụng đất đai của đơn vị, tổ chức, cá nhân. Điều này
đảm bảo lượng thông tin có tính đại diện và chính xác.
- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Để lấy thông tin theo chiều rộng,
tránh cho người bị phỏng vấn cảm thấy bị nhàm chán, bị ép buộc phải trả lời
câu hỏi có sẵn, tôi đã dùng các câu hỏi không có trong phiếu điều tra để hỏi
đối tượng, những câu hỏi phát sinh trong quá trình phỏng vấn. Phương pháp
này nhằm mục đích lấy thông tin rộng hơn, gợi mở hơn nhiều vấn đề mới
quan trọng và thú vị. Mục đích của điều tra: Nắm bắt một cách tương đối chi
tiết về tình hình quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục
đích sử dụng đất trên địa bàn thị xã Phổ Yên.
- Phương pháp chuyên gia: Phương pháp thu thập dựa trên cơ sở thu thập
ý kiến của các chuyên gia trong từng lĩnh vực, các nhà lãnh đạo, các cán bộ
quản lý, người sản xuất giỏi có kinh nghiệm, các cán bộ về kỹ thuật thông qua
các tài liệu hoặc trao đổi trực tiếp với họ để ta có kết luận chính xác.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
27
- Phương pháp quan sát trực tiếp: Đây là phương pháp rất sinh động và
thực tế, vì qua phương pháp này tất cả các giác quan của người phỏng vấn
đều được sử dụng: mắt nhìn, tai nghe... qua đó các thông tin được ghi lại
trong trí nhớ, qua ghi chép, chụp lại một cách cụ thể, thực tế, phong phú và
khách quan.
2.3.2. Phương pháp xửlý số liệu
- Phương pháp thống kê: Trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu thập được,
tiến hành tổng hợp xử lý trên máy tính bằng phần mềm Excel, phân nhóm
phân tích tương quan giữa các yếu tố về tình hình sử dụng đất, mối quan hệ và
phụ thuộc lẫn nhau giữa điều kiện tự nhiên, kinh tế.
- Phương pháp tiếp cận
- Tiếp cận hệ thống: Là cách tiếp cận kết hợp đồng thời giữa điều tra,
đánh giá và tổng kết thực tiễn, kế thừa kết quả các công trình nghiên cứu đã
có kết quả và được công bố.
- Làm việc trực tiếp với các địa phương, gặp gỡ các cán bộ, hộ dân trên
địa bàn nghiên cứu để tìm hiểu về hiểu biết đối với nội dung nghiên cứu.
- Phương pháp tổng hợp: Trên cơ sở số liệu tài liệu thu thập được, tiến
hành tổng hợp trình bày kết quả: các số liệu thu thập, tính toán, phân tích theo
bảng, biểu kết hợp với phần thuyết minh. Các số liệu đầu vào thu thập được
phân tích, xử lý bằng phần mềm Excel để xử lý và tổng hợp dữ liệu phục vụ
cho xây dựng báo cáo tổng hợp.
Để đánh giá tình hình quản lý sử dụng đất các nội dung giao đất, cho
thuê đất, thu hồi đất chuyển mục đích sử dụng đất ở thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái
Nguyên giai đoạn 2014 - 2017 theo các tiêu chí sau:
- Hiện trạng sử dụng đất và biến động sử dụng đất của thị xã Phổ Yên
giai đoạn 2014 - 2017.
- Thực trạng tình hình quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi,
chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
giai đoạn 2014 - 2017.
- Hiểu biết tớicôngtác giao đất, cho thuêđất, thuhồivà chuyền nhượngđất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
28
- Phương pháp kế thừa: Phân tích các tài liệu đã có trên địa bàn thị xã
Phổ Yên, các tài liệu có liên quan đến việc sử dụng đất đai.
2.3.3. Phương pháp chuyên gia
Tham vấn các chuyên gia có kinh nghiêm trong lĩnh vực nghiên cứu
như: các nhà khoa học đã có nghiên cứu về vấn đề trước đó, các bài báo đã
được công bố trên tạp chí khoa học.
Tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
29
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của thị xã Phổ Yên ảnh
hướng đển sử dụng đất
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Vị trí địa lý thị xã Phổ Yên là một đơn vị hành chính cấp huyện đồi thấp
và đồng bằng của tỉnh Thái Nguyên. Trung tâm thị xã cách thành phố Thái
Nguyên 26 km về phía Nam và cách Hà Nội 55 km về phía Bắc theo Quốc lộ
3. Vị trí giáp ranh của huyện như sau:
- Phía Bắc giáp thành phố Thái Nguyên.
- Phía Nam giáp thủ đô Hà Nội và tỉnh Bắc Giang.
- Phía Đông giáp huyện Phú Bình.
- Phía Tây giáp huyện Đại Từ và tỉnh Vĩnh Phúc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
30
Hình 3.1:Sơ đồ vị trí thị xã Phổ Yên
Với vị trí như trên, thị xã Phổ Yên là cửa ngõ của thủ đô Hà Nội đi các
tỉnh phía Bắc, lại gần các khu công nghiệp lớn của tỉnh và của Hà Nội, nên
huyện hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển một nền kinh tế theo
hướng công nghiệp hoá và đô thị hoá. Tuy nhiên, cũng sẽ nảy sinh những khó
khăn và phức tạp trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai, đặc biệt là trong
bối cảnh mở cửa và hội nhập của cả nước.
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Địa hình, địa mạo thị xã Phổ Yên thuộc vùng gò đồi của tỉnh Thái
Nguyên, bao gồm vùng núi thấp và đồng bằng. Địa hình của huyện thấp dần
từ Tây Bắc xuống Đông Nam và chia làm 2 vùng rõ rệt.
3.1.1.3. Khíhậu, thủyvăn
Phổ Yên nằm trong khu vực có tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2
mùa rõ rệt: Mùa nóng, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa lạnh, mưa ít
từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bìnhnăm khoảng 270C, tổng tíchôn8.0000C,
nhiệt độ tối cao trung bình 27,20C, nhiệt độ tối thấp trung bình 20,20C, tháng 7
là tháng nóng nhất (28,50C), tháng 1 là tháng lạnh nhất (15,60C). Số giờ nắng cả
năm là 1.628 giờ, năng lượng bức xạ đạt 115 Kcal/cm2.
Chế độ mưa: Mưa phân bố không đều trong năm. Mùa mưa từ tháng 5
đến tháng 10, chiếm 91,6% lượng mưa. Mùa mưa trùng với mùa lũ nên
thường gây úng lụt cho vùng thấp của thị xã.
Thuỷ văn Chế độ thuỷ văn các sông qua địa phận Phổ Yên phụ thuộc chủ
yếu vào vào chế độ mưa và khả năng điều tiết của lưu vực sông Công và sông
Cầu. Có thể chia làm 2 mùa: Mùa lũ và mùa cạn. - Mùa lũ: Mùa lũ trên 2 hệ
thống sông Công và sông Cầu thường trùng vào mùa mưa (từ tháng 5 đến
tháng 10), xuất hiện nhiều nhất vào các tháng 6, 7, 8, 9. Bình quân mỗi năm có
từ 1,5-2 trận lũ, năm nhiều có 4 trận lũ xuất hiện. Thời gian duy trì lũ cấp 3
trung bình 7 ngày đối với sông Công và 25-34 ngày đối với sông Cầu, báo
độngcấp 2 ở mức 11 ngày đốivới sông Côngvà 30-55 ngày đốivới sôngCầu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
31
- Mùa cạn: Mùa cạn ở 2 hệ thống sông kéo dài khoảng 4 tháng (từ tháng
12 đến tháng 3 năm sau). Lượng nước trên các sông này bình quân chỉ đạt
1,5-2,0% tổng lượng nước cả năm. Đây là yếu tố bất lợi cho sản xuất và sinh
hoạt trên địa bàn thị xã.
3.1.1.4. Cácnguồn tàinguyên
- Tài nguyên đất
Theo kết quả điều tra và tổng hợp trên bản đồ thổ nhưỡng tỷ lệ 1/25.000,
thị xã Phổ Yên có 10 loại đất chínhsau:
+ Đất phù sa được bồi(Pb).
+ Đất phù sa không được bồi (P).
+ Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng (Pp).
+ Đất phù sa ngòi suối (Py).
+ Đất bạc màu (B).
+ Đất đỏ vàng trên đá sét (Fs).
+ Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq).
+ Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp).
+ Đất đỏ vàng biến đổido trồng lúa (Fl).
+ Đất dốc tụ (D).
Trong 10 loại đất trên, các loại đất phù sa, bạc màu, dốc tụ và đất đỏ
vàng biến đổi do trồng lúa thường có độ dốc thấp, tầng đất dày > 100 cm, rất
thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nhưng loại đất này chỉ chiếm 35% diện
tích tự nhiên toàn huyện. Trong thời gian tới, loại đất này chuyển sang đất xây
dựng cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp là điều bất khả kháng. Vì vậy, ngành
nông nghiệp chuyển hướng theo đầu tư chiều sâu, sản xuất sản phẩm hàng
hoá chất lượng cao.
- Tài nguyên nước
Hệ thống sông Cầu: Chiều dài sông qua huyện khoảng 17,5 km.Đây là
con sông lớn nhất tỉnh Thái Nguyên, diện tích lưu vực 3.480 km2 , lượng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
32
nước đến bình quân 2,28 tỷ m 2 /năm. Hệ thống sông Cầu cung cấp nước tưới
cho các xã phía Đông và phía Nam huyện như Đồng Tiến, Tiên Phong, Tân
Hương, Đông Cao, Tân Phú và Thuận Thành. Sông Cầu còn là đường giao
thông thuỷ cho cả tỉnh nói chung, thị xã Phổ Yên nói riêng.
- Tài nguyên rừng
Phổ Yên là huyện chuyển tiếp giữa vùng đồinúi và đồngbằngnên diện tích
đất lâm nghiệp không lớn và tập trung chủ yếu ở các xã phíaTây huyện. Những
xã có thảm rừng lớn là Phúc Tân (2.260,53 ha), Phúc Thuận (2.836,30ha), Thành
Công(1.109,32ha).
3.1.2. Điều kiện kinhtế và xã hội
3.1.2.1. Tăngtrưởng kinh tế
Nền kinh tế thị xã Phổ Yên đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu chủ yếu
mà Đại hội Đảng đã đề ra. Nền kinh tế tăng trưởng trong 3 năm (2014-2017)
đạt rất cao (27,0%) - vượt 2% so với mục tiêu đề ra, cao hơn bình quân chung
của tỉnh Thái Nguyên (8,9%). Như vậy, tổng GDP trên địa bàn thị xã năm
2017 gấp 1,2 lần năm 2014 (theo giá cố định). Thu nhập bình quân đầu người
năm 2014 đạt 390 USD, vượt 11,4% so với mục tiêu đề ra, cao hơn bình quân
chung cả tỉnh (năm 2014, GDP bình quân đầu người của Thái Nguyên mới
đạt 4,7 triệu đồng).
3.1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu
Chuyển dịch cơ cấu Cùng với mức tăng trưởng kinh tế cao, nền kinh tế
thị xã Phổ Yên trong 3 năm qua đã chuyển dịch theo hướng tích cực. Sau 3
năm, nông nghiệp từ 45,65% (năm 2014) giảm còn 39,55% vào năm 2017, cơ
cấu công nghiệp đã tăng từ 36,06% lên 49,44%. Ngành công nghiệp - xây
dựng ngày càng thể hiện vai trò chủ đạo trong nền kinh tế của huyện. Đây
cũng là nhân tố tác động rất mạnh vào công tác quản lý và sử dụng đất đai
trong thời gian tới
3.1.2.3. Thựctrạng pháttriển xã hội
* Dân số
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
33
- Dân số trung bình toàn thị xã năm 2014 là 138.608 người, với 31.810
hộ gia đình (bình quân 4,35 người/hộ), dân số thành thị là 13.211 người
(chiếm 9,53%), dân số nông thôn 125.397 người (chiếm 90,47%).
- Mật độ dân số toàn thị xã là 540 người/km2 (toàn tỉnh 309 người/km2).
Tuy nhiên, dân cư phân bố không đều trên địa bàn thị xã. Dân cư tập trung
khá đông ở các thị trấn và ở những nơi thuận lợi giao thông đi lại.
* Lao động, việclàm và mứcsống
- Năm 2017, toàn thị xã có hơn 92.250 lao động trong độ tuổi (chiếm
66% tổng dân số của huyện), trong đó lao động đang làm việc trong các
ngành kinh tế là 86.000 người.
- Cùng với sự phát triển của cả nước và tỉnh Thái Nguyên, đời sống của
nhân dân thị xã Phổ Yên ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên mức thu nhập ở
các ngành kinh tế rất khác nhau. Những người hoạt động trong lĩnh vực công
nghiệp và dịch vụ thường có thu nhập cao hơn.
* Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
- Giao thông Mạng lưới đường bộ trên địa bàn thị xã Phổ Yên gần trục
Quốc lộ 3 dài 13 km chạy qua trung tâm thị xã theo hướng Bắc Nam. Tổng
chiều dài đường liên huyện là 27 km, bao gồm các tuyến Ba Hàng - Tiên
Phong, đường 261 (Ba Hàng - Phúc Thuận). Đường liên xã có khoảng 19 km,
liên thôn 30 km. Nhiều tuyến đã được bê tông hoá theo phương châm nhà
nước và nhân dân cùng làm.
Tuyến đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên qua địa bàn thị xã Phổ Yên chủ
yếu vận chuyển than và quặng sắt, đoạn qua huyện dài khoảng 19 km. - Thuỷ
lợi Công trình đầu mối trên địa bàn huyện có 3 công trình lớn là Hồ Suối
Lạnh, Bình Sơn và trạm bơm Cống Táo. Ngoài ra, còn có trên 20 trạm bơm
lớn, nhỏ. Kênh Hồ Núi Cốc cấp I với tổng chiều dài trên 18 km đã được kiên
cố hoá, kênh nhánh cấp 2+3 dài 240 km, kênh hồ đập dài 36 km kênh chính,
23 km kênh nhánh tập trung ở các xã Phúc Thuận, Minh Đức, Thành Công,
Vạn Phái. Trong 5 năm qua đã bê tông hoá được 250 km kênh mương nội
đồng, xây dựng thêm được một số trạm bơm dầu, bưu điện.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Luận văn: Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất chuyển mục đích sử dụng đất
Luận văn: Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất chuyển mục đích sử dụng đất
Luận văn: Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất chuyển mục đích sử dụng đất
Luận văn: Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất chuyển mục đích sử dụng đất
Luận văn: Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất chuyển mục đích sử dụng đất
Luận văn: Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất chuyển mục đích sử dụng đất
Luận văn: Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất chuyển mục đích sử dụng đất
Luận văn: Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất chuyển mục đích sử dụng đất
Luận văn: Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất chuyển mục đích sử dụng đất
Luận văn: Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất chuyển mục đích sử dụng đất
Luận văn: Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất chuyển mục đích sử dụng đất
Luận văn: Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất chuyển mục đích sử dụng đất
Luận văn: Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất chuyển mục đích sử dụng đất
Luận văn: Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất chuyển mục đích sử dụng đất
Luận văn: Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất chuyển mục đích sử dụng đất
Luận văn: Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất chuyển mục đích sử dụng đất
Luận văn: Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất chuyển mục đích sử dụng đất
Luận văn: Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất chuyển mục đích sử dụng đất
Luận văn: Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất chuyển mục đích sử dụng đất
Luận văn: Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất chuyển mục đích sử dụng đất
Luận văn: Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất chuyển mục đích sử dụng đất
Luận văn: Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất chuyển mục đích sử dụng đất
Luận văn: Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất chuyển mục đích sử dụng đất
Luận văn: Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất chuyển mục đích sử dụng đất
Luận văn: Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất chuyển mục đích sử dụng đất
Luận văn: Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất chuyển mục đích sử dụng đất
Luận văn: Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất chuyển mục đích sử dụng đất
Luận văn: Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất chuyển mục đích sử dụng đất
Luận văn: Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất chuyển mục đích sử dụng đất
Luận văn: Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất chuyển mục đích sử dụng đất
Luận văn: Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất chuyển mục đích sử dụng đất
Luận văn: Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất chuyển mục đích sử dụng đất
Luận văn: Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất chuyển mục đích sử dụng đất
Luận văn: Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất chuyển mục đích sử dụng đất
Luận văn: Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất chuyển mục đích sử dụng đất
Luận văn: Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất chuyển mục đích sử dụng đất
Luận văn: Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất chuyển mục đích sử dụng đất
Luận văn: Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất chuyển mục đích sử dụng đất
Luận văn: Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất chuyển mục đích sử dụng đất
Luận văn: Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất chuyển mục đích sử dụng đất
Luận văn: Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất chuyển mục đích sử dụng đất
Luận văn: Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất chuyển mục đích sử dụng đất
Luận văn: Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất chuyển mục đích sử dụng đất
Luận văn: Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất chuyển mục đích sử dụng đất
Luận văn: Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất chuyển mục đích sử dụng đất
Luận văn: Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất chuyển mục đích sử dụng đất
Luận văn: Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất chuyển mục đích sử dụng đất

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu họcLuận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
 
Đề tài: Pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai, HOT
Đề tài: Pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai, HOTĐề tài: Pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai, HOT
Đề tài: Pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai, HOT
 
Luận văn: Quản lý về giáo dục pháp luật cho học sinh phổ thông, HOT
Luận văn: Quản lý về giáo dục pháp luật cho học sinh phổ thông, HOTLuận văn: Quản lý về giáo dục pháp luật cho học sinh phổ thông, HOT
Luận văn: Quản lý về giáo dục pháp luật cho học sinh phổ thông, HOT
 
Báo Cáo Thực Tập Công Tác Văn Thư Lưu Trữ Tại Trường Thcs An Vĩnh
Báo Cáo Thực Tập Công Tác Văn Thư Lưu Trữ Tại Trường Thcs An VĩnhBáo Cáo Thực Tập Công Tác Văn Thư Lưu Trữ Tại Trường Thcs An Vĩnh
Báo Cáo Thực Tập Công Tác Văn Thư Lưu Trữ Tại Trường Thcs An Vĩnh
 
Đề tài: Công tác văn thư-lưu trữ tại văn phòng huyện Mỹ Đức, 9đ
Đề tài: Công tác văn thư-lưu trữ tại văn phòng huyện Mỹ Đức, 9đ  Đề tài: Công tác văn thư-lưu trữ tại văn phòng huyện Mỹ Đức, 9đ
Đề tài: Công tác văn thư-lưu trữ tại văn phòng huyện Mỹ Đức, 9đ
 
Luận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học
Luận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy họcLuận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học
Luận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học
 
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 4 và 5
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 4 và 5Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 4 và 5
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 4 và 5
 
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, 9 ĐIỂM
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, 9 ĐIỂMLuận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, 9 ĐIỂM
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPTLuận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT
 
Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...
Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...
Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...
 
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học nhóm chương “Từ trường”
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học nhóm chương “Từ trường”Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học nhóm chương “Từ trường”
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học nhóm chương “Từ trường”
 
Luận văn thạc sĩ đại học lâm nghiệp ngành lâm nghiệp, 9 ĐIỂM
Luận văn thạc sĩ đại học lâm nghiệp ngành lâm nghiệp, 9 ĐIỂMLuận văn thạc sĩ đại học lâm nghiệp ngành lâm nghiệp, 9 ĐIỂM
Luận văn thạc sĩ đại học lâm nghiệp ngành lâm nghiệp, 9 ĐIỂM
 
Cơ sở lý luận về công tác văn thư lưu trữ
Cơ sở lý luận về công tác văn thư lưu trữCơ sở lý luận về công tác văn thư lưu trữ
Cơ sở lý luận về công tác văn thư lưu trữ
 
Đề tài: Giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỉ lứa tuổi mầm non, HOT
Đề tài: Giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỉ lứa tuổi mầm non, HOTĐề tài: Giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỉ lứa tuổi mầm non, HOT
Đề tài: Giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỉ lứa tuổi mầm non, HOT
 
Nâng cao hoạt động công tác văn thư – lưu trữ tại trường đại học Y
Nâng cao  hoạt động công tác văn thư – lưu trữ tại trường đại học YNâng cao  hoạt động công tác văn thư – lưu trữ tại trường đại học Y
Nâng cao hoạt động công tác văn thư – lưu trữ tại trường đại học Y
 
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường qua tại cơ sở sản xuất
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường qua tại cơ sở sản xuấtLuận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường qua tại cơ sở sản xuất
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường qua tại cơ sở sản xuất
 
Bài mẫu Luận văn xử lý vi phạm hành chính, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn xử lý vi phạm hành chính, 9 ĐIỂMBài mẫu Luận văn xử lý vi phạm hành chính, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn xử lý vi phạm hành chính, 9 ĐIỂM
 
Đề tài: Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở Hà Nội
Đề tài: Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở Hà NộiĐề tài: Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở Hà Nội
Đề tài: Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở Hà Nội
 
Luận văn: Hiện đại hóa công tác văn thư tại Viện Hàn lâm Khoa học
Luận văn: Hiện đại hóa công tác văn thư tại Viện Hàn lâm Khoa họcLuận văn: Hiện đại hóa công tác văn thư tại Viện Hàn lâm Khoa học
Luận văn: Hiện đại hóa công tác văn thư tại Viện Hàn lâm Khoa học
 
Đề tài thực trạng công tác đăng ký đất đai, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài thực trạng công tác đăng ký đất đai, ĐIỂM CAO, HAYĐề tài thực trạng công tác đăng ký đất đai, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài thực trạng công tác đăng ký đất đai, ĐIỂM CAO, HAY
 

Similar to Luận văn: Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất chuyển mục đích sử dụng đất

Luận văn Xây dựng hệ thống mạng doanh nghiệp sử dụng mã nguồn mở
Luận văn Xây dựng hệ thống mạng doanh nghiệp sử dụng mã nguồn mởLuận văn Xây dựng hệ thống mạng doanh nghiệp sử dụng mã nguồn mở
Luận văn Xây dựng hệ thống mạng doanh nghiệp sử dụng mã nguồn mở
Aubrey Yundt
 

Similar to Luận văn: Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất chuyển mục đích sử dụng đất (20)

Hoàn thiện công tác quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh Lào Cai
Hoàn thiện công tác quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh Lào CaiHoàn thiện công tác quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh Lào Cai
Hoàn thiện công tác quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh Lào Cai
 
Luận Văn Thạc Sĩ Dịch Vụ Hành Chính Công Về Đất Đai
Luận Văn Thạc Sĩ Dịch Vụ Hành Chính Công Về Đất ĐaiLuận Văn Thạc Sĩ Dịch Vụ Hành Chính Công Về Đất Đai
Luận Văn Thạc Sĩ Dịch Vụ Hành Chính Công Về Đất Đai
 
Khóa luận: Quản lý nhà nước về đất đai tại xã Hùng Sơn, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Quản lý nhà nước về đất đai tại xã Hùng Sơn, 9 ĐIỂMKhóa luận: Quản lý nhà nước về đất đai tại xã Hùng Sơn, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Quản lý nhà nước về đất đai tại xã Hùng Sơn, 9 ĐIỂM
 
Phát Triển Nông Nghiệp Huyện Khoái Châu, Tỉnh Hưng Yên Giai Đoạn 2010 - 2017.doc
Phát Triển Nông Nghiệp Huyện Khoái Châu, Tỉnh Hưng Yên Giai Đoạn 2010 - 2017.docPhát Triển Nông Nghiệp Huyện Khoái Châu, Tỉnh Hưng Yên Giai Đoạn 2010 - 2017.doc
Phát Triển Nông Nghiệp Huyện Khoái Châu, Tỉnh Hưng Yên Giai Đoạn 2010 - 2017.doc
 
ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp toàn đạc điện tử thành lập mảnh bản...
ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp toàn đạc điện tử thành lập mảnh bản...ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp toàn đạc điện tử thành lập mảnh bản...
ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp toàn đạc điện tử thành lập mảnh bản...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Theo Định Hướng Ứng Dụng Ngành Quản Lý Kinh Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Theo Định Hướng Ứng Dụng Ngành Quản Lý Kinh TếLuận Văn Thạc Sĩ Theo Định Hướng Ứng Dụng Ngành Quản Lý Kinh Tế
Luận Văn Thạc Sĩ Theo Định Hướng Ứng Dụng Ngành Quản Lý Kinh Tế
 
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPTLuận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
 
Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Quang Sơn
Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Quang SơnĐánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Quang Sơn
Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Quang Sơn
 
Luận án: Ảnh hưởng của phân bón và tưới nước đến năng suất lúa
Luận án: Ảnh hưởng của phân bón và tưới nước đến năng suất lúaLuận án: Ảnh hưởng của phân bón và tưới nước đến năng suất lúa
Luận án: Ảnh hưởng của phân bón và tưới nước đến năng suất lúa
 
Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Nhằm Phát Triển Nông Nghiệp Theo Hướng Sản Xuất...
Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Nhằm Phát Triển Nông Nghiệp Theo Hướng Sản Xuất...Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Nhằm Phát Triển Nông Nghiệp Theo Hướng Sản Xuất...
Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Nhằm Phát Triển Nông Nghiệp Theo Hướng Sản Xuất...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Nhằm Phát Triển Nông Nghiệp Theo Hướng Sản Xuất...
Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Nhằm Phát Triển Nông Nghiệp Theo Hướng Sản Xuất...Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Nhằm Phát Triển Nông Nghiệp Theo Hướng Sản Xuất...
Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Nhằm Phát Triển Nông Nghiệp Theo Hướng Sản Xuất...
 
Luận văn Xây dựng hệ thống mạng doanh nghiệp sử dụng mã nguồn mở
Luận văn Xây dựng hệ thống mạng doanh nghiệp sử dụng mã nguồn mởLuận văn Xây dựng hệ thống mạng doanh nghiệp sử dụng mã nguồn mở
Luận văn Xây dựng hệ thống mạng doanh nghiệp sử dụng mã nguồn mở
 
Phát triển nông nghiệp huyện phú lương tỉnh thái nguyên giai đoạn 2010 - 2017...
Phát triển nông nghiệp huyện phú lương tỉnh thái nguyên giai đoạn 2010 - 2017...Phát triển nông nghiệp huyện phú lương tỉnh thái nguyên giai đoạn 2010 - 2017...
Phát triển nông nghiệp huyện phú lương tỉnh thái nguyên giai đoạn 2010 - 2017...
 
Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp tỉnh Thái Ngu...
Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp tỉnh Thái Ngu...Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp tỉnh Thái Ngu...
Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp tỉnh Thái Ngu...
 
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học Sử dụng phương pháp kỷ luật tích cực trong giáo...
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học Sử dụng phương pháp kỷ luật tích cực trong giáo...Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học Sử dụng phương pháp kỷ luật tích cực trong giáo...
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học Sử dụng phương pháp kỷ luật tích cực trong giáo...
 
Anh huong an sinh xa hoi den ngheo doi
Anh huong an sinh xa hoi den ngheo doiAnh huong an sinh xa hoi den ngheo doi
Anh huong an sinh xa hoi den ngheo doi
 
Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học và biện pháp kỹ thuật đối với giống ...
Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học và biện pháp kỹ thuật đối với giống ...Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học và biện pháp kỹ thuật đối với giống ...
Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học và biện pháp kỹ thuật đối với giống ...
 
Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp ...
Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp ...Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp ...
Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp ...
 
Đề tài: HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG NGUỒN LỰC CHO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN YÊ...
Đề tài: HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG NGUỒN LỰC CHO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN YÊ...Đề tài: HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG NGUỒN LỰC CHO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN YÊ...
Đề tài: HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG NGUỒN LỰC CHO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN YÊ...
 
Tailieu.vncty.com tac dong cua du an duy tri va phat ben vung den sinh ke c...
Tailieu.vncty.com   tac dong cua du an duy tri va phat ben vung den sinh ke c...Tailieu.vncty.com   tac dong cua du an duy tri va phat ben vung den sinh ke c...
Tailieu.vncty.com tac dong cua du an duy tri va phat ben vung den sinh ke c...
 

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default (20)

Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAYKhóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAYBài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDVBài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
 
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAYBáo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
 
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAYKhóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAYBài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAYBài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAYTiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAYBài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAYBài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAYBài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAYBài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAYTiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAYBài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂMBài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
 
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAYBài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAYBài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAYBài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
 
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nayTiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
 
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAYTiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
 

Recently uploaded

C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 

Luận văn: Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất chuyển mục đích sử dụng đất

  • 1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HÀ QUANG HUẤN ĐÁNH GIÁ CÔNG T Q L Ệ G O T, CHO THUÊ ĐẤT, TH HỒ T H Ể M H SỬ DỤNG ĐẤT Ở TH PHỔ Ê , T H TH G Ê GIA O 2014 2017 Tải miễn phí kết bạn Zalo:0917 193 864 Dịch vụ viết luận văn chất lượng Website: luanvantrust.com Zalo/Tele: 0917 193 864 LUẬN VĂN THẠC Ĩ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HÀ QUANG HUẤN ĐÁNH GIÁ CÔNG T Q L Ệ G O T, CHO THUÊ ĐẤT, TH HỒ T H Ể M H SỬ DỤNG ĐẤT Ở TH PHỔ Ê , T H TH G Ê GIA O 2014 2017 Ngành: Quản lý đất đai Mã số ngành: 8.85.01.03 LUẬN VĂN THẠC Ĩ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Ngườihướng dẫn khoa học: TS. Dư Ngọc Thành THÁI NGUYÊN - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. TháiNguyên, ngày20 tháng 8 năm 2019 Tác giả luận văn Hà QuangHuấn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận văn này, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ tận tình của nhiều tập thể và cá nhân. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến: Tập thể các thầy, cô giáo Khoa Quản lý Tài nguyên, phòng Đào tạo, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Dư Ngọc Thành - người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo UBND và tập thể phòng Tài nguyên và Môi trường, chi cục Thống kê, phòng Kinh tế, phòng Tài chính - kế hoạch thị xã Phổ Yên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi để học tập và nghiên cứu đề tài trên địa bàn. Tôi xin cảm ơn các tập thể, cơ quan, ban, ngành đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập tài liệu và nghiên cứu. Tôi xin cảm ơn đến gia đình, người thân, các đồng nghiệp và bạn bè đã động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành Luận văn này. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn! TháiNguyên, ngày20 tháng 8 năm 2019 Tác giả luận văn Hà QuangHuấn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii MỤC LỤC................................................................................................................. iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................................vi DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................vii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ .............................................................. viii MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ...............................................................................2 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU...........................................3 1.1. Tổng quan về giao đất, cho thuê đất, thu hồi và chuyển mục đíchsử dụng đất.........3 1.1.1. Giao đất .............................................................................................................3 1.1.2. Thuê đất.............................................................................................................3 1.1.3. Thu hồi đất ........................................................................................................4 1.1.4. Chuyển mục đích sử dụng đất...........................................................................6 1.2. Cơ sở pháp lý của đề tài .......................................................................................7 1.2.1. Căn cứ pháp lý của công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất .......................................................................................7 1.2.2. Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, thu hồi và chuyển mục đíchsử dụng đất........9 1.3. Tình hình sử dụng đất trên Thế giới và trong nước ...........................................11 1.3.1. Tình hình sử đất trên Thế giới.........................................................................11 1.3.2. Tình hình sử dụng đất trong nước...................................................................16 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................................................................................24 2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .........................................................................24 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................24 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................24 2.2. Nội dung nghiên cứu..........................................................................................24 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 6. iv 2.2.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị xã Phổ Yên ảnh hưởng đến sử dụng đất ...................................................................................24 2.2.2. Hiện trạng sử dụng đất và biến động sử dụng đất của thị xã Phổ Yên giai đoạn 2014 - 2017............................................................................................24 2.2.3. Đánh giá thực trạng tình hình quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thuhồi, chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014 - 2017......................................................................................................25 2.2.4. Đánh giá sự hiểu biết tới công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi và chuyền nhượng đất .........................................................................................25 2.2.5. Giải pháp đối với công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn thị xã Phổ Yên ................................................25 2.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................25 2.3.1. Thu thập số liệu...............................................................................................25 2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu...............................................................................27 2.3.3. Phương pháp chuyên gia.................................................................................28 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................29 3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của thị xã Phổ Yên ảnh hướng đển sử dụng đất ..............................................................................................29 3.1.1. Điều kiện tự nhiên...........................................................................................29 3.1.2. Điều kiện kinh tế và xã hội .............................................................................32 3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của thị xã Phổ Yên - tỉnh Thái Nguyên .........................................................................................34 3.2. Thực trạng sử dụng đất và biến động sử dụng đất của thị xã Phổ Yên..............35 3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất của thị xã Phổ Yên năm 2017....................................35 3.2.2. Biến động sử dụng đất của thị xã Phổ Yên giai đoạn 2014 - 2017.................38 3.3. Đánh giá công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất của thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2014 - 2017................................................................................................................40 3.3.1. Đánh giá công tác giao đất..............................................................................40 3.3.2. Đánh giá công tác cho thuê đất .......................................................................48 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 7. v 3.3.3. Đánh giá công tác thu hồi của thị xã Phổ Yên giai đoạn 2014 -2017.............53 3.3.4. Đánh giá công tác chuyển mục đích sử dụng đất của thị xã Phổ Yên giai đoạn 2014 - 2017............................................................................................56 3.4. Đánh giá sự hiểu biết tới công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi và chuyền nhượng đất......................................................................................................60 3.4.1. Đánh giá của người dân trong công tác giao đất.............................................60 3.4.2. Đánh giá của người dân trong công tác thuê đất.............................................62 3.4.3. Đánh giá của người đân trong công tác thu hồi đất ........................................64 3.4.4. Đánh giá của ngưới dân trong công tác chuyển mục đích sử dụng đất ..........65 3.5. Giải pháp đối với công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn thị xã Phổ Yên ................................................68 3.5.1. Các giải pháp chính sách pháp luật.................................................................68 3.5.2. Nhóm giải pháp quản lý..................................................................................69 3.5.3. Nhóm giải pháp cụ thể ....................................................................................71 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................73 1. Kết luận.................................................................................................................73 2. Kiến nghị...............................................................................................................74 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................75 PHIẾU ĐIỀU TRA..................................................................................................78 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 8. vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Viết tắt Giải thích 1 CNH - HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa 2 CP Chính phủ 3 CV Công văn 4 GCN Giấy chứng nhận 5 GPMB Giải phóng mặt bằng 6 HĐND Hội đồng nhân dân 7 NĐ Nghị định 8 NQ Nghị quyết 9 QĐ Quyết định 10 QHSDĐ Quy hoạch sử dụng đất 11 QLNN Quản lý nhà nước 12 QPPL Quy phạm pháp luật 13 QSDĐ Quyền sử dụng đất 14 TT Thông tư 15 UBND Ủy ban nhân dân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Bảng 3.1: Bảng 3.2: Bảng 3.3: Bảng 3.4: Bảng 3.5: Bảng 3.6: Bảng 3.7: Bảng 3.8: Bảng 3.9: Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2015 của cả nước...................................................................................................21 Hiện trạng sử dụng đất của thị xã Phổ Yên năm 2017..........................35 Biến động đất đai thị xã Phổ Yên giai đoạn 2014 - 2017......................38 Kết quả giao đất theo đối tượng sử dụng của thị xã Phổ Yên giai đoạn 2014 - 2017...................................................................................41 Kết quả giao đất theo mục đích sử dụng của thị xã Phổ Yên giai đoạn 2014 - 2017...................................................................................42 Kết quả giao đất ở các xã phường của thị xã Phổ Yên giai đoạn 2014 -2017.............................................................................................45 Kết quả giao đất so với nhu cầu xin giao đất của thị xã Phổ Yên giai đoạn 2014 - 2017...................................................................................48 Kết quả cho thuê đất theo đối tượng sử dụng của thị xã Phổ Yên giai đoạn 2014 - 2017............................................................................49 Kết quả cho thuê đất qua các năm của thị xã Phổ Yên giai đoạn 2014 - 2017............................................................................................50 Số hồ sơ thuê đất qua các năm tại thị xã Phổ Yên ................................52 Bảng 3.10: Bảng tổng hợp diện tích, loại đất thu hồi tại thị xã Phổ Yên giai đoạn 2014 - 2017...................................................................................54 Bảng 3.11: Kết quả thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2014 - 2017...................................................................................57 Bảng 3.12: Diện tích đất phi nông nghiệp tăng lên do chuyển từ đất nông nghiệp giai đoạn 2014 - 2017 tại thị xã Phổ Yên..................................58 Bảng 3.13: Ý kiến của người dân về công tác giao đất ...........................................60 Bảng 3.14: Ý kiến của người dân về công tác thuê đất ...........................................63 Bảng 3.15: Đánh giá của người dân về công tác thu hồi đất ...................................64 Bảng 3.16: Đánh giá của người dân về công tác chuyển mục đích sử dụng ...........65 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 10. viii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ Hình 1.1: Hình 3.1: Hình 3.1: Hình 3.2: Hình 3.3: Hình 3.4: Hình 3.5: Hình 3.6: Hình 3.7: Hình 3.8: Hình 3.9: Hình 3.10: Hình 3.11: Diện tích, cơ cấu sử dụng đất năm 2015 của cả nước...........................21 Sơ đồ vị trí thị xã Phổ Yên....................................................................30 Hiện trạng sử dụng đất của thị xã Phổ Yên năm 2017..........................37 Diện tích 3 nhóm đất chính tại thị xã Pổ Yên giai đoạn 2014 - 2017 ...39 Cơ cấu kết quả giao đất theo đối tượng sử dụng đất của thị xã Phổ Yên giai đoạn 2014-2017 ......................................................................42 Cơ cấu dện tích giao đất theo mục đích sử dụng thị xã Phổ Yên giai đoạn 2014 - 2017...................................................................................43 Số cá nhân hộ gia đình được giao đất ở tại các xã phưởng thị xã Phổ Yên .................................................................................................46 Cơ cấukết quảcho thuê đất theo đối tượngsử dụng giai đoạn 2014 - 2017....49 Tổng hợp các trường hợpcho thuê đất quacác năm giai đoạn 2014 - 2017 tại thị xã Phổ Yên....................................................................................................51 Tổng diện tích thuê đất qua các năm giai đoạn 2014 - 2017 tại thị xã Phổ Yên ............................................................................................51 Cơ cấu các loại đất thu hồi các loại đất tại thị xã Phổ Yên giai đoạn 2014 - 2017............................................................................................55 Các nhóm đất chuyển mục đích sử dụng giai đoạn 2014 - 2017 ..........56 Biểu đồ cơ cấu diện tích các loại đất phi nông nghiệp tăng lên trong giai đoạn 2014 - 2017............................................................................59 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ xưa đến nay đất đai luôn là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của tất cả các quốc gia, là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại và phát triển của con người và các sinh vật, đây cũng là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế. Đất đai còn gắn liền với chủ quyền lãnh thổ của mỗi quốc gia mỗi dân tộc, vì vậy quản lý đất đai luôn là yêu cầu và nhiệm vụ hàng đầu của mỗi quốc gia trong bất cứ giai đoạn lịch sự phát triển nào. Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển, quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ, dân số gia tăng, nhu cầu sử dụng đất làm nơi cư trú, làm tư liệu sản xuất ngày càng lớn thì áp lực đối với vấn đề quản lý đất đai lại càng đè nặng và sát sao. Yêu cầu quản lý để sử dụng đất đai một cách tiết kiệm, hiệu quả là vô cùng cần thiết. Ở nước ta sự ra đời của hiến pháp 1992 là một dấu mốc đầu tiên vô cùng quan trọng, đưa việc quản lý quỹ đất thực hiện theo đúng quy định của nhà nước, Luật Đất đai và những văn bản pháp lý có tính liên quan. Việt Nam có tổng diện tích 32.924.061 ha, xếp thứ 59 trong tổng số 200 nước trên thế giới, nhưng dân số lại rất đông vào khoảng gần 90 triệu dân, đứng thứ 13 trên thế giới. Vì vậy, kéo theo đó bình quân diện tích tự nhiên trên đầu người ở nước ta là rất thấp, chỉ bằng 1/7 mức bình quân của thế giới. Mặt khác 3/4 diện tích ở nước ta là đồi núi và đất dốc, vì vậy việc sử dụng đất đai hiệu quả, kết hợp với những biện pháp cải tạo, bảo vệ đất đai đã trở thành một trong những nhiệm vụ hàng đầu của nước ta. Thực tế đã cho thấy những sai lầm của chúng ta trong quá trình sử dụng đất đã nẩy sinh nhiều mâu thuẫn giữa phát triển và môi trường ngày càng gay gắt, đang làm hủy hoại tài nguyên thiên nhiên nói chung và tài nguyên đất đai nói riêng. Nước ta đang trong tiến trình đổi mới, chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới trong điều kiện toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ, một trong các nguồn lực để phát triển kinh tế xã hội, đất đai luôn đặc biệt được quan tâm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 12. 2 Thị xã Phổ Yên là một đơn vị hành chính cấp huyện trung du miền núi của tỉnh Thái Nguyên, là cửa ngõ phía nam của tỉnh. Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa của Phổ Yên diễn ra ngày càng mạnh mẽ, nên nhu cầu sử dụng đất cũng như vấn đề sử dụng và quản lý đất đai đã và đang đặt ra cho cho ngành Tài Nguyên và Môi Trường của thị xã nhiều khó khăn và thách thức cần được thực hiện và giải quyết. Xuất phát từ yêu cầu yêu cầu của thực tiễn, được sự đồng ý của phòng Đào tạo , trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo TS. Dư Ngọc Thành, tôi tiến hành nghiên cứu và thực hiện đề tài “Đánhgiá công tác quản lý việcgiaođất, cho thuê đất, thu hồi đất chuyển mục đích sử dụng đất ở thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014-2017”. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Điềutra, phântíchvềđiềukiệntựnhiênkinh tếxãhộicủathịxãPhổ Yên. - Đánh giá được tình hình công tác việc quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất tại thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2014 - 2017. - Xác định những khó khăn và hạn chế còntồn tại. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đíchsử dụng đất tại thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn mới. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 13. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan về giao đất, cho thuê đất, thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất 1.1.1. Giaođất a. Khái niệm Theo quy định tại khoản 7, Điều 3, Luật Đất đai năm 2013 [11]: “Nhà nước giao quyền sử dụng đất (sau đây gọi là Nhà nước giao đất) là việc Nhà nước ban hành quyết định giao đất để trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất”. Như vậy, giao đất là căn cứ pháp lý phát sinh quyền sử dụng đất, xác lập quan hệ pháp luật đất đai giữa Nhà nước và người sử dụng đất, làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên. Quyết định giao đất là quyết định hành chính của cơ quan có thẩm quyền nên quan hệ pháp luật về giao đất mang tính mệnh lệnh [11]. b. Mục đích Giao đất là chủ trương chính sách lớn của Đảng và Nhà nước từ nhiều năm nay, nhằm gắn lao động với đất đai, xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng tạo thành động lực phát triển sản xuất, từng bước ổn định và phát triển tình hình kinh tế - xã hội, tăng cường an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trường. Công tác giao đất nhằm mục đíchsau: - Xác lập mối quan hệ Nhà nước với người sử dụng đất, làm căn cứ pháp lý để giải quyết mọi quan hệ đất đai theo đúng pháp luật. - Đảm bảo đất đai được sử dụng hợp pháp, đúng mục đích và có hiệu quả. Giao đất là một hành vi pháp lý công nhận quyền sử dụng đất của người được nhận đất, do đó các đối tượng này phải sử dụng đất đúng mục đích và tuân thủ các quy định của pháp luật đất đai [14]. 1.1.2. Thuê đất a. Khái niệm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 14. 4 Cho thuê đất là một hình thức thực hiện quyền định đoạt của Nhà nước đối với đất thông qua các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Việc thực hiện chế độ thuê đất đã tạo cho người sử dụng đất một động lực đầu tư có hiệu quả vào đất đai [10], [12]. Theo khoản 8, Điều 3, Luật Đất đai năm 2013 quy định: “Nhà nước cho thuê quyền sử dụng đất (sau đây gọi là Nhà nước cho thuê đất) là việc Nhà nước quyết định trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất thông qua hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất” [12]. b. Mục đích Việc cho thuê đất nhằm các mục đíchsau: - Tạo được sự công bằng giữa người sử dụng đất với nhau, giữa người trực tiếp lao động sản xuất với người sử dụng đất vào mục đíchkinh doanh. - Góp phần sử dụng đầy đủ và hợp lý, hiệu quả vốn tài nguyên đất đai, thực hiện tốt quản lý Nhà nước đốivới đất đai. Nguồn tài nguyên đất đai được xác định rõ giá trị sẽ góp phần tác động tới ý thức, trách nhiệm từ phía người sử dụng đất, từ đó đất đai sẽ được sử dụng kinh tế hơn [9]. 1.1.3. Thu hồi đất a. Khái niệm Hoạt động thu hồi đất lần đầu tiên được quy định trong Quyết định 201/CP ngày 01/7/1980 của Hội đồng chính phủ về thống nhất quản lý ruộng đất và tăng cường quản lý ruộng đất trong cả nước (điểm 2 Mục I). Đây là một trong những nội dung quan trọng quản lý nhà nước về đất đai quan trọng. Hoạt động này thể hiện quyền sở hữu của chủ thể thu hồi đất - Nhà nước - mặc dù lúc này chưa có một văn bản pháp luật nào ghi nhận điều này cho đến khi Hiến pháp 1980 được thông qua vào ngày 18/12/1980. Thu hồi đất sau đó tiếp tục được quy định trong các Luật Đất đai 1987 (khoản 4 Điều 9), Luật Đất đai 1993 (khoản 4 Điều 13) sau khi chế độ sở hữu toàn dân về đất đai đã được chính thức xác lập [10]. Tuy vậy, mãi đến khi Luật Đất đai 2003 ra đời thì thu hồi đất mới có một định nghĩa chính thức. Theo đó, “Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 15. 5 hành chính để thu lại quyền sử dụng đất (QSDĐ) hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản lý theo quy định của pháp luật” (khoản 5 Điều 4 Luật Đất đai 2003). Như vậy, theo quy định này, đối tượng mà Nhà nước áp dụng biện pháp thu hồi đất hiện nay là người sử dụng đất (SDĐ) và một số chủ thể được Nhà nước giao đất để quản lý. Có thể nói, thu hồi đất vừa là một công cụ hỗ trợ, vừa là một công đoạn quan trọng của quá trình điều phối đất đai, đặc biệt là việc điều chỉnh việc SDĐ theo quy hoạch, kế hoạch SDĐ của Nhà nước [10], [12]. b. Mục đích Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh trong các trường hợp sau đây: 1. Làm nơi đóng quân, trụ sở làm việc 2. Xây dựng căn cứ quân sự; 3. Xây dựng công trình phòng thủ quốc gia, trận địa và công trình đặc biệt về quốc phòng, an ninh; 4. Xây dựng ga, cảng quân sự; 5. Xây dựng công trình công nghiệp, khoa học và công nghệ, văn hóa, thể thao phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, an ninh; 6. Xây dựng kho tàng của lực lượng vũ trang nhân dân; 7. Làm trường bắn, thao trường, bãi thử vũ khí, bãi hủy vũ khí; 8. Xây dựng cơ sở đào tạo, trung tâm huấn luyện, bệnh viện, nhà an dưỡng của lực lượng vũ trang nhân dân; 9. Xây dựng nhà công vụ của lực lượng vũ trang nhân dân; 10. Xây dựng cơ sở giam giữ, cơ sở giáo dục do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý. Khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã thực hiện thu hồi đất vì mục đích quốc phòng an ninh thì phải có một trong những căn cứ trên theo Điều 61 Luật đất đai năm 2013 thì mới được tiến hành thu hồi đất [15], [16]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 16. 6 1.1.4. Chuyển mụcđích sử dụng đất Việc chuyển mục đích sử dụng đất đã được đề cập từ Luật đất đai năm 1987 và tiếp tuc được ghi nhận trong Luật đất đai năm 1993, Luật đất đai năm 2003, và đã được Luật đất đai năm 2013 tiếp tục kế thừa và phát huy các quy định này. Tuy nhiên, Luật đất đai năm 1987 chỉ đề cập đến chuyển mục đích sử dụng đất gián tiếp qua quy định tại Điều 12 về việc quyết định giao đất phải quyết định vào kế hoạch hàng năm chuyển loại đất từ mục đích sử dụng này sang mục đích sử dụng khác đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt theo quy định tại Điều 13 Luật đất đai năm 1987 mà chưa có một quy định riêng nào về khái niệm chuyển mục đích sử dụng đất. Luật đất đai năm 1993 cũng chưa đưa ra khái niệm về chuyển mục đích sử dụng đất mà chỉ quy định rất sơ sài và gián tiếp về chuyển mục đích sử dụng đất thông qua quy định về thẩm quyền giao đất để sử dụng vào mục đích không phải là sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp tại Điều 23, quy định tại Điều 33 về việc người sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi cơ quan nhà nước cho phép thay đổi mục đích sử dụng đất mà chưa đăng ký. Luật sửa đổi, bổ sung năm 2001 quy định bổ sung Điều 24a, 24b về các trường hợp cho phép chuyển mục đích sử dụng đất và thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, nhưng cũng chưa đưa ra khái niệm nào về chuyển mục đích sử dụng đất. Trong Luật đất đai năm 2003 cũng chưa có một khái niệm chính thức về chuyển mục đích sử dụng đất [17], [3]. Tại quy định mới nhất hiện hành là Luật đất đai năm 2013 cũng không đưa ra một khái niệm cụ thể về chuyển mục đích sử dụng đất mà chỉ đề cấp đến các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất và một số trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển mục đíchsử dụng đất thì người sở hữu đất mới được chuyển mục đích sử dụng đất. Các trường hợp chuyển mục đich sử dụng đất được quy định cụ thể tại Điều 57 Luật đất đai năm 2013 như sau [12]: - Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối; Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 17. 7 - Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm; - Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đíchkhác trong nhóm đất nông nghiệp; - Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp; - Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất; - Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở; - Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp [10]. 1.2. Cơ sở pháp lý của đề tài 1.2.1. Căn cứ pháp lý của công tác giaođất, cho thuê đất, thu hồi và chuyển mụcđích sử dụng đất - Luật Đất đai 2003. - Luật đất đai 2013. - Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai 2013 [4]. - Nghị định 44/2014/NĐ-CP quy định về giá đất. - Nghị định 45/2014/NĐ-CP quy định về thu tiền sử dụng đất (có hiệu lực từ ngày 01/07/2014). - Nghị định 46/2014/NĐ-CP quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước (có hiệu lực từ ngày 01/08/2014). - Nghị định 47/2014/NĐ-CP quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất (có hiệu lực từ ngày 01/07/2014) [7]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 18. 8 - Thông tư 23/2014/TT-BTNMT về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất (có hiệu lực từ ngày 05/07/2014) - Thông tư 24/2014/TT-BTNMT về hồ sơ địa chính (có hiệu lực từ ngày 05/07/2014). - Thông tư 26/2014/TT-BTNMT về quy trình và định mức kinh tế - kỹ thuật xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành (có hiệu lực từ 15/07/2014). - Thông tư 29/2014/TT-BTNMT về Quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ( có hiệu lực từ ngày 17/07/2014). - Thông tư 30/2014/TT-BTNMT về Quy định quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất (có hiệu lực từ 17/07/2014). - Thông tư 34/2014/TT-BTNMT quy định về xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống thông tin đất đai. - Thông tư 36/2014/TT-BTNMT quy định chi tiết phương án định giá đất, xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất, định giá đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất. - Thông tư 76/2014/TT-BTC hướng dẫn nghị định 45 về thu tiền sử dụng đất (có hiệu lực từ ngày 01/08/2014). - Thông tư 77/2014/TT-BTC hướng dẫn nghị định 46 về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước (có hiệu lực 01/07/2014). - Thông tư 37/2014/TT-BTNMT quy định Quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất. - Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 6/1/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai * Các văn bản của UBND tỉnh Thái Nguyên - Quyết định số 1883/2005/QĐ-UBND ngày 16/9/2005 của UBND tỉnh Thái Nguyên ban hành quy định về hạn mức đất ở khi giao đất và hạn mức Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 19. 9 công nhận đất ở đối với trường hợp thửa đất có vườn, ao khi cấp GCN QSD đất cho mỗi hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh [20]; - Quyết định số 326/2006/QĐ- UB ngày 27/2/2006 của uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành quy trình về thu hồi đất, quản lý quỹ đất đã thu hồi, trình tự thủ tục xin giao đất, cho thuê đất, cấp GCNQSD đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. - Quyết định số 868/2007/QĐ-UBND ngày 14/5/2007 của UBND tỉnh Thái Nguyên V/v ban hành quy định về cấp GCN QSD đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên [21]. - Quyết định số 1597/2007/QĐ-UBND ngày 10 tháng 8 năm 2007 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc điều chỉnh cấp đổi GCN QSD đất, GCN quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đối với thửa đất có vườn, ao đã cấp vượt hạn mức đất ở theo quy định do không tách diện tích đất ở và đất vườn, ao trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên [22]. - Quyết định số 12 /2011/QĐ-UBND về việc ban hành Quy định về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Đăng ký biến động về sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Quyết định này thay thế Quyết định số 868/2007/QĐ-UBND, ngày 14 tháng 5 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên) [23]. - Quyết định 36/2013/QĐ-UBND Phê duyệt giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên năm 2014. - Quyết định 57/2014/QĐ-UBND về Bảng giá đất trong giai đoạn 2015 - 2019 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. - Quyết định 31/2014/QĐ-UBND về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 1.2.2. Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất 1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đíchsử dụng đất trong các trường hợp sau đây [18], [19]: a) Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đíchsử dụng đất đối với tổ chức; Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 20. 10 b) Giao đất đối với cơ sở tôn giáo; c) Giao đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại khoản 3 Điều 55 của Luật này; d) Cho thuê đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 56 của Luật này; đ) Cho thuê đất đốivới tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao. 2. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đíchsử dụng đất trong các trường hợp sau đây: a) Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đíchsử dụng đất đốivới hộ gia đình, cá nhân. Trường hợp cho hộ gia đình, cá nhân thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ với diện tích từ 0,5 héc ta trở lên thì phải có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước khi quyết định; b) Giao đất đối với cộng đồng dân cư. 3. Ủy ban nhân dân cấp xã cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đíchcông íchcủa xã, phường, thị trấn. 4. Cơ quan có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không được ủy quyền". Dựa vào điều 59 luật đất đai tai thấy ở khoản 3, UBND xã có thẩm quyền cho thuê đất thuộc quy đất nông nghiệp sử dụng vào mục đíchcông ích của xã, tuy nhiên ở đây luật không quy định rõ rằng UBND xã chỉ được cho hộ gia đình, cá nhân thuê quỹ đất này hay còn được phép cho cả tổ chức thuê phần quỹ đất công ích này. Theo khoản 1 điều 59 luật đất đai 2013 quy định UBND cấp tỉnh có thẩm quyền cho thuê đất đối với tổ chức. Như vậy chỉ có UNBD cấp tỉnh mới có thẩm quyền cho thuê đất đối với người có nhu cầu thuê là tổ chức còn UBND cấp xã và cấp huyện thì không có thẩm quyền này mà chỉ có thẩm quyền cho thuê đất đối với hộ gia đình và cá nhân [12]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 21. 11 Từ những phân tích trên ta thấy UBND xã không có thẩm quyền cho tổ chức thuê đất nhưng lại vẫn ký quyết định cho công ty du lịch Hùng Cường thuê 30 hecta đất lâm nghiệp dù đây vẫn thuộc quỹ đất công ích của xã. Vậy có thể thấy UBND xã đã thực hiện việc cho thuê đất sai với thẩm quyền, vì đối tượng là tổ chức không là đối tượng mà UBND xã được phép cho thuê đất. Như vậy UNBD xã ra quyết định cho thuê đất này là sai. Thứ hai: người có thẩm quyền ký quyết định cho thuê đất là chủ tích UBND cấp xã, tuy nhiên, chủ tịch UBND cấp xã có thể ủy quyền cho phó chủ tịch ký quyết định cho thuê đất này. 1.3. Tình hình sử dụng đất trên Thế giới và trong nước 1.3.1. Tìnhhình sử đấttrên Thế giới Trong những bước đi ban đầu của công nghiệp hóa, chính nông thôn vừa là nguồn cung cấp lao động, vừa là thị trường của công nghiệp. Nhưng càng vào giai đoạn cuối của công nghiệp hóa và đô thị hóa, vai trò của nông nghiệp ngày càng giảm sút. Trước tác động của quy luật thị trường, nhiều nước đã cố gắng phát triển nông nghiệp, nhưng vẫn không giữ được an ninh lương thực, nên ngày càng phải lệ thuộc vào thị trường bên ngoài. Điều đó đặc biệt nguy hiểm đối với những nước đông dân. Một số nước đến lúc công nghiệp đã đạt trình độ phát triển cao, thì chính phủ lại phải hỗ trợ nông nghiệp rất nhiều. Việc bảo hộ nông nghiệp đã trở nên cần thiết tới mức các nước giàu khó lòng cắt bỏ được và đây cũng chính là vấn đề gây nhiều tranh cãi trong các vòng đàm phán của WTO (Tổ chức Thương mại Thế Giới), mà 5 năm gần đây thế giới đã chứng kiến những thất bại liên tiếp trong các vòng đàm phán Đô-Ha. Ở các nước Đông Á, trong thời kỳ công nghiệp hóa do có ít đất (đất nông nghiệp chỉ còn dưới ngưỡng 400 m2 /người) nên phải nhập thức ăn ngày càng nhiều. Ở Nhật Bản có dự báo rằng, trong 10 năm tới sẽ không còn nông nghiệp nữa, vì hiện nay chỉ có người già làm ruộng. Nông dân Hàn Quốc đang gặp nhiều khó khăn trong điều kiện toàn cầu hóa, nên họ đang đấu tranh chống lại quá trình này rất mãnh liệt. Chỉ có Đài Loan chú ý đến nông nghiệp hơn cả, nhưng đến nay cũng đã phải nhập thức ăn ngày càng nhiều. Trung Quốc đang phải đối mặt với nhiều vấn đề trong nông nghiệp, vì sản xuất Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 22. 12 lương thực có xu hướng giảm dần và đang lo thiếu lương thực vì việc cung cấp cho hơn 1,3 tỉ người [17]. Theo tài liệu của Tổ chức Lương Nông Thế giới (FAO) thì diện tích của phần đất liền của các lục địa là 13.400 triệu ha, với 1.527 triệu ha đất đóng băng và 13.251 triệu ha đất không phủ băng. Trong đó có 1.500 triệu ha (11%) là đất canh tác, 3.200 triệu ha (24%) là đồng cỏ chăn nuôi gia súc, 4.100 triệu ha (31%) là diện tích rừng và đất rừng; 4.400 triệu ha (34%) còn lại là diện tích đất dùng vào các việc khác (dân cư, đầm lầy, đất ngập mặn...). Diện tích đất có thể dùng cho canh tác được đánh giá vào khoảng 3.200 triệu ha, hiện mới khai thác khoảng 1.500 triệu ha. Tại các vùng khác nhau, các nước khác nhau, tỉ lệ đất đã sử dụng canh tác so với đất có tiềm năng canh tác cũng khác nhau. Đáng chú ý là khu vực Châu Á, tỉ lệ này rất cao, đạt đến 92%; trái lại, ở Châu Mỹ Latinh con số này chỉ đạt 15%, các nước phát triển là 70%, các nước đang phát triển là 36%. Trong diện tích đất canh tác, đất cho năng suất cao chiếm 14 %, năng suất trung bình là 28% và năng suất thấp là 58% [17]. Hàng năm trên thế giới diện tích đất canh tác bị thu hẹp, kinh tế nông nghiệp trở nên khó khăn hơn. Hoang mạc hoá hiện đang đe doạ 1/3 diện tích trái đất, ảnh hưởng đời sống ít nhất 850 triệu người. Một diện tích lớn đất canh tác bị nhiễm mặn không canh tác được một phần cũng do tác động gián tiếp của sự gia tăng dân số. Một số nước có quỹ đất hạn hẹp như Hà Lan, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Ấn Độ, Singapore (chỉ 0,3ha/người). Diện tích nước ta là trên 33 triệu ha diện tích bình quân đầu người khoảng 0,4 ha. Quỹ đất trồng trọt tăng không đáng kể trong khi dân số tăng nhanh nên diện tích đất trên đầu người ngày càng giảm. Đất ngày bị sa mạc hóa, bạc màu… do sự khai thác của con người. Khoảng 2/3 diện tích đất nông nghiệp trên thế giới đã bị suy thoái nghiêm trọng trong 50 năm qua do xói mòn rửa trôi, sa mạc hoá, chua hoá, mặn hoá, ô nhiễm môi trường, khủng hoảng hệ sinh thái đất. Khoảng 40% đất nông nghiệp đã bị suy thoái mạnh hoặc rất mạnh, 10% bị sa mạc hoá do biến động khí hậu bất lợi và khai thác sử dụng không hợp lý. Sa mạc Sahara mỗi năm mở rộng lấn mất 100.000 ha đất nông nghiệp và đồng cỏ. Thoái hoá môi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 23. 13 trường đất có nguy cơ làm giảm 10 - 20% sản lượng lương thực thế giới trong 25 năm tới. Tỷ trọng đóng góp gây thoái đất trên thế giới như sau: mất rừng 30%, khai thác rừng quá mức (chặt cây cối làm củi,...) 7%, chăn thả gia súc quá mức 35%, canh tác nông nghiệp không hợp lý 28%, công nghiệp hoá gây ô nhiễm 1%. Vai trò của các nguyên nhân gây thoái hoá đất ở các châu lục không giống nhau: ở Châu Âu, Châu Á, Nam Mỹ mất rừng là nguyên nhân hàng đầu, Châu Đại Dương và Châu Phi chăn thả gia súc quá mức có vai trò chính yếu nhất, Bắc và Trung Mỹ chủ yếu do hoạt động nông nghiệp. Xói mòn rửa trôi: Mỗi năm rửa trôi xói mòn chiếm 15% nguyên nhân thoái hoá đất, trong đó nước đóng góp 55,7% vai trò, gió đóng góp 28% vai trò, mất dinh dưỡng đóng góp 12% vai trò. Trung bình đất đai trên thế giới bị xói mòn 1,8 - 3,4 tấn/ha/năm. Tổng lượng dinh dưỡng bị rửa trôi xói mòn hàng năm là 5,4 - 8,4 triệu tấn, tương đương với khả năng sản sinh 30 - 50 triệu tấn lương thực. Hoang mạc hoá là quá trình tự nhiên và xã hội. Khoảng 30% diện tích trái đất nằm trong vùng khô hạn và bán khô hạn đang bị hoang mạc hoá đe doạ và hàng năm có khoảng 6 triệu ha đất bị hoang mạc hoá, mất khả năng canh tác do những hoạt động của con người. Tính tổng diện tích bề mặt của toàn thế giới thì đại dương chiếm 71%, còn lại là diện tích lục địa chỉ chiếm 29%. Bắc bán cầu có diện tích lớn hơn nhiều so với Nam bán cầu. Diện tích đất nông nghiệp trên thế giới được phân bố không đều: Châu Mỹ chiếm 35%, Châu Á chiếm 26%, Châu Âu chiếm 13%, Châu Phi chiếm 6%. Bình quân đất nông nghiệp trên thế giới là 12.000 m2. Đất trồng trọt toàn thế giới mới đạt 1,5 tỷ chiếm 10,8% tổng diện tích đất đai trong đó có 46% đất có khả năng sản xuất nông nghiệp như vậy còn 54% đất có khả năng sản xuất nhưng chưa được khai thác. Diện tích đất đang canh tác trên thế giới chỉ chiếm 10% tổng diện tích tự nhiên, được đánh giá là: Đất có năng suất cao: 14% Đất có năng suất TB: 28% Đất có năng suất thấp: 28% Nguồn tài nguyên đất trên thế giới hàng năm luôn bị giảm, đặc biệt là đất nông nghiệp mất đi do chuyển sang mục đích khác. Mặt khác dân số ngày càng tăng, theo ước tính mỗi năm dân số thế giới tăng từ 80 - 85 triệu người [11]. Như vậy, với mức tăng này mỗi người cần phải có 0,2 - 0,4 ha đất nông nghiệp mới đủ lương thực, thực phẩm. Đứng trước những khó khăn rất lớn đó thì việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất cũng như tình hình chuyển mục đích sử Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 24. 14 dụng đất nông nghiệp là hết sức cần thiết. Dân số ngày một tăng cùng với những phát hiện mới về thiên nhiên, con người đã nghĩ ra nhiều phương thức sản xuất mới, nhiều ngành nghề khác nhau để kiếm sống. Và quá trình chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp đều xảy ra ở tất cả các nước trên thế giới. Tuy nhiên, có sự khác nhau về mức độ đô thị hóa cũng như diện tích đất được chuyển mục đích hàng năm. Quá trình chuyển mục đích trên thế giới diễn ra sớm hơn, với tốc độ mạnh mẽ hơn ở Việt Nam. Đặc biệt là ở một số nước phát triển như: Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Italia, Nhật Bản v.v…thì tốc độ đô thị hóa nhanh đã làm quá trình chuyển mục đích sử dụng đất trong đó có đất nông nghiệp diễn ra mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, chính quá trình đô thị hoá, chuyển mục đích sử dụng đất một cách hợp lý đã giúp nền kinh tế của các nước này phát triển khá nhanh trong những năm qua. Để đạt được những thành tựu đó thì công tác quản lý đất đai ở các quốc gia này được thực hiện khá tốt [12]. Ở Pháp: Một trong những nước điển hình về công tác quản lý nhà nước về đất đai đó là nước Pháp. Pháp là quốc gia phát triển thuộc hệ thống quốc gia tư bản chủ nghĩa, tuy thể chế chính trị khác nhau, nhưng nước ta chịu ảnh hưởng của phương pháp tổ chức quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai khá rõ của Cộng hòa Pháp. Vấn đề này dễ lý giải vì Nhà nước Việt Nam hiện đang khai thác khá hiệu quả những tài liệu quản lý đất đai do chế độ thực dân để lại, đồngthời ảnh hưởng của hệ thống quản lý đất đai thực dân cònkhá rõ nét trong ý thức một bộ phận công dân Việt Nam hiện nay. Quản lý đất đai của Nước Cộng hòa Pháp có một số đặc điểm đặc trưng sau: Về chế độ sở hữu tài sản là bất khả xâm phạm và thiêng liêng, không ai có quyền buộc người khác phải nhường quyền sở hữu của mình. Ở Pháp hiện nay tồn tại hai hình thức sở hữu cơ bản: sở hữu tư nhân về đất đai và sở hữu nhà nước (đối với đất đai và công trình xây dựng công cộng). Tài sản công cộng (bao gồm cả đất đai công cộng) có đặc điểm là không được mua và bán. Trong trường hợp cần sử dụng đất cho các mục đích công cộng, Nhà nước có quyền yêu cầu sở hữu đất đai tư nhân nhường quyền sở hữu thông qua chínhsáchbồi thường thiệt hại một cách công bằng. Về công tác quy hoạch đô thị: Do đa số đất đai thuộc sở hữu tư nhân, vì vậy để phát triển đô thị, ở Pháp côngtác quy hoạch đô thị được quan tâm chú ý từ rất sớm và thực hiện rất nghiêm ngặt. Ngay từ năm 1919, ở Pháp đã ban Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 25. 15 hành Đạo luật về kế hoạch đô thị hóa cho các thành phố có từ 10.000 dân trở lên. Năm 1973 và năm 1977, Nhà nước đã ban hành các Nghị định quy định các quy tắc về phát triển đô thị, là cơ sở để ra đời Bộ Luật về phân cấp quản lý, trong đó có sự xuất hiện của một tác nhân mới rất quan trọng trong công tác quản lý của nhà nước về quy hoạch đó là cấp xã [3]. Cho đến nay, Luật Đô thị ở Pháp vẫn không ngừng phát triển, nó liên quan đến cả quyền sở hữu tư nhân và sự can thiệp ngày càng sâu sắc hơn của nhà nước, cũng như của các cộng đồng địa phương vào công tác quản lý đất đai, quản lý quy hoạch đô thị. Nó mang ý nghĩa kinh tế rất lớn thông qua việc điều chỉnh mối quan hệ giữa các ngành khác nhau như bất động sản, xây dựng và quy hoạch lãnh thổ… Về công tác quản lý nhà nước đối với đất đai: Mặc dù là quốc gia duy trì chế độ sở hữu tư nhân về đất đai, nhưng công tác quản lý nhà nước về đất đai của Pháp được thực hiện rất chặt chẽ. Điều đó được thể hiện qua việc xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính. Hệ thống hồ sơ địa chính rất phát triển, rất quy củ và khoa học, mang tính thời sự để quản lý tài nguyên đất đai và thông tin lãnh thổ, trong đó thông tin về từng thửa đất được mô tả đầy đủ về kíchthước, vị trí địa lý, thông tin về tài nguyên và lợi íchliên quan đến thửa đất, thực trạng pháp lý của thửa đất. Hệ thống này cung cấp đầy đủ thông tin về hiện trạng, phục vụ nhiệm vụ quy hoạch, quản lý và sử dụng đất có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của cộng đồng, đảm bảo cung cấp thông tin cho hoạt động của ngân hàng và tạo cơ sở xây dựng hệ thống thuế đất và bất độngsản côngbằng. - Ở Mỹ cũng là một trong các quốc gia có hệ thống pháp luật về đất đai rất phát triển có khả năng điều chỉnh được các quan hệ xã hội đa dạng và phức tạp nhất. Luật Đất đai của Mỹ quy định công nhận và khuyến khích quyền sở hữu tư nhân về đất đai, các quyền này được pháp luật bảo hộ rất chặt chẽ như là một quyền cơ bản của công dân. Cho đến nay có thể thấy các quy định này đang phát huy rất có hiệu quả trong việc phát triển kinh tế đất nước, vì nó phát huy được hiệu quả đầu tư để nâng cao giá trị của đất đai và làm tăng đáng kể hiệu quả sử dụng đất trong phạm vi toàn xã hội. Tuy công nhận quyền sở hữu tư nhân, nhưng Luật Đất đai của Mỹ vẫn khẳng định vai trò ngày càng lớn và có vị trí quyết định của nhà nước trong quản lý đất đai. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 26. 16 Các quyền định đoạt của Nhà nước bao gồm: Quyền quyết định về quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, quyền quy định về quy hoạch kiến trúc đô thị và công trình xây dựng; quyền quy định về mục đích sử dụng đất; quyền xử lý các tranh chấp về quyền sử dụng đất và quyền ban hành các quy định về tài chính đất (thu thuế kinh doanh bất động sản; quy định mức giá thuê đất hoặc thuê bất động sản…). Quyền thu hồi đất thuộc sở hữu tư nhân để phục vụ các lợi ích công cộng trên cơ sở đền bù công bằng cho người bị thu hồi… bản chất quyền sở hữu tư nhân về đất đai ở Mỹ tương đương với quyền bất động sản ở Việt Nam [18]. Như vậy có thể nói, hầu hết các quốc gia trên thế giới (dù quy định chế độ sở hữu đối với đất đai khác nhau), đều có xu hướng ngày càng tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước đối với đất đai. Xu thế này phù hợp với sự phát triển ngày càng đa dạng của các quan hệ kinh tế, chính trị theo xu hướng toàn cầu hóa hiện nay. Mục tiêu của mỗi quốc gia là nhằm quản lý chặt chẽ, hiệu quả tài nguyên trong nước, tăng cường khả năng cạnh tranh, để phục vụ cao nhất cho quyền lợi của quốc gia, đồng thời có những quy định phù hợp với xu thế mở cửa, phát triển, tạo điều kiện để phát triển hợp tác đầu tư giữa các quốc gia thông qua các chế định pháp luật thông thường, cởi mở nhưng vẫn giữ được ổn định về an ninh kinh tế và an ninh quốc gia. 1.3.2. Tìnhhình sử dụng đấttrong nước 1.3.2.1. Quá trình hình thành,pháttriển quyền sử dụng đấtở Việt Nam Pháp luật quy định về đất đai của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Việt Nam được đánh dấu bằng Luật cải cách ruộng đất năm 1953. Ngày 29/12/1987 Quốc hội đã thông qua Luật Đất đai đầu tiên nhằm điều chỉnh các quan hệ về quản lý, sử dụng đất. Luật Đất đai đã thể chế hoá đường lối, chính sách của Đại hội lần thứ VI của Đảng và Hiến pháp 1980 (Điều 19 và 20) khẳng định đất đai thuộc sở SHTN về đất đai; các quyền này được pháp luật bảo hộ rất chặt chẽ như là một quyền cơ bản của công dân. Cho đến nay có thể thấy các quy định này đang phát huy rất có hiệu quả trong việc phát triển kinh tế đất nước, vì nó phát huy được hiệu quả đầu tư để nâng cao giá trị của đất đai và làm tăng đáng kể hiệu quả Sử dụng đất trong phạm vi toàn xã hội. Tuy công nhận quyền SHTN, nhưng luật đất đai của Mỹ vẫn khẳng định Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 27. 17 vai trò ngày càng lớn và có vị trí quyết định của Nhà nước trong quản lí đất đai. Các quyền định đoạt của Nhà nước ba gồm: Quyền quyết định về quy hoạchvà kế hoạchsử dụng đất, quyền quy định về quy hoạch kiến trúc đô thị và công trình xây dựng; quyền qui định về mục đích sử dụng đất; quyền sử lí các tranh chấp về quyền sử dụng đất và quyền ban hành các quy định về tài chính đất (thu thuế kinh doanh BĐS; quy định mức giá thuê đất hoặc thuê BĐS…). Quyền thu hồi đất thuộc SHTN để phục vụ các lợi ích côngcộng trên cơ sở đền bù công bằng cho người bị thu hồi… bản chất quyền SHTN về đất đaiở Mỹ tương đương vớiquyền sử dụng đất ở Việt Nam [13]. Như vậy có thể nói, hầu hết các quốc gia trên thế giới (dù quy định chế độ sở hữu đối với đất đai khác nhau) đều có xu hướng ngày càng tăng cường vai trò quản lí của Nhà nước đối với đất đai. Xu thế này phù hợp với sự phát triển ngày càng đa dạng của các quan hệ kinh tế, chính trị theo xu hướng toàn cầu hóa hiện nay. Mục tiêu của mỗi quốc gia là nhằm quản lí chặt chẽ, hiệu quả tài nguyên trong nước, tăng cường khả năng cạnh tranh, để phục vụ cao nhất cho quyền lợi của quốc gia, đồng thời có những quy định phù hợp với xu thế mở cửa, phát triển, tạo điều kiện để phát triển hợp tác đầu tư giữa các quốc gia thông qua các chế định pháp luật thông thường, cởi mở nhưng vẫn giữ được ổn định về an ninh kinh tế và an ninh quốc gia [15]. Pháp luật quy định về đất đai của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Việt Nam được đánh dấu bằng Luật cải cách ruộng đất năm 1953. Ngày 29/12/1987 Quốc hội đã thông qua Luật Đất đai đầu tiên nhằm điều chỉnh các quan hệ về quản lý, sử dụng đất. Luật Đất đai đã thể chế hoá đường lối, chính sách của Đại hội lần thứ VI của Đảng và Hiến pháp 1980 (Điều 19 và 20) khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý. Luật Đất đai được ban hành đúng vào thời kỳ đất nước ta bước đầu bước vào giai đoạn đổi mới về kinh tế, đặc biệt thời kỳ này có nhiều chính sách mở cửa. Nội dung về quyền sử dụng đất của Luật Đất đai 1987 là: Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất đối với mọi loại đất, người được giao đất chỉ được hưởng những kết quả đầu tư trên đất. Họ không có quyền chuyển quyền sử dụng đất đai dưới mọi hình thức khác nhau. Điều 5 của Luật đất đai 1987 quy định: “Nghiêm cấm mua, bán, lấn chiếm đất đai, phát canh thu tô dưới mọi hình thức, nhận đất được giao mà không sử dụng, sử dụng không đúng mục đích, tự tiện sử dụng đất nông Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 28. 18 nghiệp, đất có rừng vào mục đích khác, làm huỷ hoại đấtđai” [11]. Sau 4 năm thi hành Luật Đất đai năm 1987 cho thấy thực tế đã nảy sinh những bất cập, đó là người sử dụng đất thực sự không có quyền đối với mảnh đất mình được giao, kể cả quyền thừa kế, chuyển nhượng, họ chỉ được chuyển quyền sử dụng đất trong các trường hợp: khi hộ nông dân vào hoặc ra hợp tác xã, tập đoàn sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp; khi hợp tác xã, tập đoàn sản xuất nông nghiệp và cá thể thoả thuận đổi đất cho nhau để tổ chức lại sản xuất; khi người được giao đất chuyển đi nơi khác hoặc đã chết mà thành viên trong hộ của người đó vẫn tiếp tục sử dụng đất đó. Luật chỉ cho phép được thừa kế nhà ở hoặc mua nhà ở đồng thời được quyền sử dụng đất ở có ngôi nhà đó, sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận quyền sở hữu đối với nhà ở [14]. Ngoài những lý do bất cập về mặt pháp luật nêu trên, trong thời gian này Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách mở cửa nhằm thu hút vốn đầu tư không chỉ đối với đầu tư trong nước mà cả đối với nước ngoài. Đặc biệt, Quốc hội thông qua Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; Nghị quyết số 05- NQ/HNTW ngày 10/06/1993 của Ban chấp hành Trung ương khoá VII: “Tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn” đã khẳng định cho người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất theo những điều kiện cụ thể do pháp luật quyđịnh. Hiến pháp 1992 còn quy định: “Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có quyền chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật”. Do đó, Quốc hội đã đưa việc sửa đổi Luật Đất đai vào chương trình xây dựng pháp luật năm 1993. Luật Đất đai năm 1993 được Quốc hội thông qua ngày 14/07/1993 và có hiệu lực ngày 15/10/1993 về cơ bản kế thừa Luật Đất đai 1987 và bổ sung một số nội dung mới như một số quyền của người sử dụng đất. Cụ thể Luật cho phép người sử dụng đất được thực hiện 5 quyền: chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất [16]. Tuy nhiên, do sự phát triển nhanh chóng của tình hình kinh tế, xã hội, qua thực tế cuộc sống với tác động của cơ chế kinh tế thị trường làm cho quan hệ đất đai càng trở nên phức tạp, nhiều vấn đề lịch sử còn chưa được xử lý thì các vấn đề mới lại nảy sinh mà Luật Đất đai 1993 chưa có quy định. Vì vậy, năm 1998 Luật Đất đai được sửa đổi, bổ sung. Luật bổ sung thêm một số Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 29. 19 quyền của người sử dụng đất như quyền góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất, quyền cho thuê lại quyền sử dụng đất. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho thuê đất mà đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê cũng được thực hiện các quyền sử dụng đất như chuyển nhượng, thế chấp, góp vốn, cho thuê lại quyền sử dụng đất [8], [9]. Để triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về cải cách hành chính và để đồng bộ với một số Luật mà Quốc hội mới thông qua trong thời gian qua như Luật khuyến khích đầu tư trong nước, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, thì Luật Đất đai cũng cần được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Trong chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, uỷ ban thường vụ Quốc hội năm 2000 Luật Đất đai lại được đưa vào chương trình sửa đổi, bổ sung. Ngày 29/06/2001 Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 9 đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai [9]. Luật lần này đã sửa đổi, bổ sung một số vấn đề về quyền sử dụng đất như sau: - Việc quyết định cho người đang sử dụng đất chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất làm muối, đất ở, đất chuyên dùng sang mục đích khác; người đang sử dụng đất nông nghiệp trồng lúa nước chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản, trồng cây lâu năm hoặc người đang sử dụng đất nông nghiệp trồng cây lâu năm chuyển sang trồng cây hàng năm phải căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt. - Cho phép tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có quyền thế chấp giá trị quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật cũng được bảo lãnh bằng giá trị quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất đó tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam. - Tuy nhiên, trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa, tình hình quản lý và sử dụng đất sau 3 năm thực hiện Luật Đất đai sửa đổi 2001 đã cho thấy còn bộc lộ những thiếu sót, yếu kém. Vì vậy, việc tiếp tục sửa đổiLuật Đất đai 1993 (Luật sửa đổi bổ sung 1998, 2001) là cần thiết và tất yếu nhằm mục đích tháo gỡ những vướng mắc trong công tác quản lý, sử dụng đất, bảo đảm tính ổn định của pháp luật, đồng thời, thế chế hóa kịp thời đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng về đất đai trong thời kỳ mới. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 30. 20 Luật Đất đai năm 2003 đã được Quốc hội thông nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26/11/2003 và có hiệu lực thi hành từ ngày01/07/2004. Về quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân: Luật Đất đai năm 2003 đã kế thừa quy định của Luật Đất đai năm 1993 đồng thời bổ sung quyền tặng, cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không phải là đất thuê; không quy định các điều kiện hạn chế khi thực hiện quyền chuyển nhượng và bổ sung quyền thừa kế quyền sử dụng đất đất nông nghiệp trồng cây hàng năm nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong thực hiện các quyền của người sử dụng đất, thúc đẩy thị trường bất độngsản phát triển và tích tụ đất đaitheo định hướng của Nhà nước. Qua các quy định của Luật Đất đai qua từng thời kỳ cho thấy, Luật đang dần dần đưa ra những quy định phù hợp với cuộc sống hơn và chấp nhận những thực tế của cuộc sống đòi hỏi; mở rộng dần quyền của người sử dụng đất nhưng vẫn đảm bảo được nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân [1], [2]. 1.3.2.2. Tình hình quảnlý đấtđai tại Việt Nam Thực hiện Nghị quyết số 17/2011/QH13 ngày 22 tháng 11 năm 2011 của Quốc hộivề Quy hoạchsử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạchsử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) cấp quốc gia, Chính phủ đã tổ chức xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sửdụng đất của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trên cơ sở Nghị quyết của Quốc hội, của Chính phủ về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, các địa phương đã tiến hành tổ chức giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đíchsử dụng đất, bồi thường giải phóng mặt bằng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được duyệt để đáp ứng nhu cầu đất đai cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của cả nước và các địa phương [1]. Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2011 - 2015 như sau: - Nhóm đất nông nghiệp: 26.791.580 ha, chiếm 80,87% diện tích tự nhiên, vượt 0,91% so với chỉ tiêu Quốc hội duyệt; - Nhóm đất phi nông nghiệp: 4.049.110 ha, chiếm 12,22% diện tích tự nhiên, đạt 91,03% so với chỉ tiêu Quốc hội duyệt; - Nhóm đất chưa sử dụng: 2.288.000 ha, chiếm 6,91% diện tích tự nhiên, đạt 91,66% so với chỉ tiêu Quốc hội duyệt. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 31. 21 Hình 1.1. Diện tích, cơ cấu sử dụng đất năm 2015 của cả nước Bảng 1. 1: Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất giaiđoạn 2011 - 2015 của cả nước STT Chỉ tiêu Diện tích (nghìn ha) Tỷ lệ thực hiện (%) Năm 2010 NQ Quốc hội duyệt đến năm 2015 Năm 2015 I NHÓM ĐẤT NÔNG NGHIỆP 26.226,40 26.550,00 26.791,58 100,91 1 Đất trồng lúa 4.120,18 3.951,00 4.030,75 98,02 - Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước (2 vụ trở lên) 3.297,49 3.258,00 3.275,38 99,47 2 Đất rừng phòng hộ1 5.795,47 5.826,00 5.648,99 3 Đất rừng đặc dụng 2.139,20 2.220,00 2.210,25 99,56 4 Đất rừng sản xuất 7.431,80 7.917,00 7.840,91 99,04 5 Đất làm muối 17,86 14,78 16,70 88,50 6 Đất nuôi trồng thủy sản 689,83 749,99 749,11 99,88 II NHÓM ĐẤTPHI NÔNG NGHIỆP 3.705,07 4.448,13 4.049,11 91,03 1 Đất khu công nghiệp 71,99 130,00 103,32 79,48 2 Đất phát triển hạ tầng 1.181,42 1.430,13 1.338,32 93,58 Trong đó: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 32. 22 STT Chỉ tiêu Diện tích (nghìn ha) Tỷ lệ thực hiện (%) Năm 2010 NQ Quốc hội duyệt đến năm 2015 Năm 2015 - Đất cơ sở văn hóa 15,36 17,39 19,62 112,82 - Đất cơ sở y tế 5,78 7,51 8,20 109,19 - Đất cơ sở giáo dục - đào tạo 41,22 65,10 50,34 77,33 - Đất cơ sở thể dục thể thao 16,28 27,44 21,45 78,17 3 Đất có di tích, danh thắng 17,32 24,00 26,53 110,54 4 Đất bãi thải, xử lý chất thải (trong đó có đất để xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại) 7,87 16,00 12,26 76,63 5 Đất ở tại đô thị 133,75 179,00 173,80 97,09 III NHÓM ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG 1 Đất chưa sử dụng còn lại 3.163,88 2.097,23 2.288,00 91,66 2 Diện tích đưa vào sử dụng 1.066,65 875,88 82,11 (Nguồn Báo cáo thuyết minh tổng hợp Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đấtđến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đấtkỳ cuối (2016-2020)cấp quốcgia) 1.3.2.3. Tình hình sử dụng đấttại tỉnh TháiNguyên Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Thái Nguyên là 353.171,60 ha gồm có: Diện tích đất sử dụng cho mục đích nông nghiệp là rất lớn với diện tích 29.3378,12 ha chiếm 83,7% so với tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó: diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 109.277,74 ha chiếm 30,94% so với tổng diện tích đất tự nhiên, diện tích đất lâm nghiệp là 179.813,30 ha chiếm 50,91% so với tổng diện tích đất tự nhiên, diện tích đất nuôi trồng thủy sản 4.186,66 ha chiếm 1,19% so với tổng diện tích đất tự nhiên, diện tích đất nông nghiệp khác là 100,42 ha chiếm 0,03% so với tổng diện tích đất tự nhiên; Diện tích đất phi nông nghiệp là 43.429,42 ha chiếm 12,30% so với tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó: Diện tích đất ở 12.985,17 ha chiếm 3,68% so với tổng diện tích đất tự nhiên, diện tích đất chuyên dùng là 19.684.69 ha chiếm 5,57% so với tổng diện tích đất tự nhiên, diện tíchđất tôn giáo, tín ngưỡng là 101,76 ha chiếm 0,03% so với tổng diện tích đất tự nhiên, diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa 814,98 ha chiếm 0,23% so với tổng diện tích đất tự nhiên, diện tích Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 33. 23 đất sông suối mặt nước chuyên dùng 9.794,50 ha chiếm 2,77% so với tổng diện tích đất tự nhiên, diện tích đất phi nông nghiệp khác 48,32 ha chiếm 0,01% so với tổng diện tích đất tự nhiên; Diện tích đất chưa sử dụng 16.364,06 ha chiếm 4,63% so với tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó: diện tích đất đất bằng chưa sử dụng 1.444,66 ha chiếm 0,41% so với tổng diện tích đất tự nhiên, diện tích đồi núi chưa sử dụng 4.688,22 chiếm 0,33% so với tổng diện tích đất tự nhiên, diện tích núi đá không có rừng cây 10.231,18 chiếm 2,90% so với tổng diện tích đất tự nhiên. Như vậy, tiềm năng đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng cho mục đíchsản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp còn tương đối lớn. Trong thời gian tới Tỉnh cần quy hoạch đưa phần diện tích này vào sử dụng, tránh để lãng phí nguồn tài nguyên quý giá này. Qua kết quả rà soát, kiểm tra, xử lý các vi phạm pháp luật đất đai trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên theo Chỉ thị số 134/2010/CT-TTg ngày 20/1/2010 của Thủ tướng Chính Phủ cho thấy toàn tỉnh Thái Nguyên có 1.635 tổ chức được nhà nước giao đất, cho thuê đất (không tính các đơn vị quân đội và công an trên địa bàn) với diện tích 3.569,53ha. Trong đó, có 140 tổ chức vi phạm pháp luật đất đai chiếm 8,09% so với tổng số tổ chức được nhà nước giao đất, cho thuê đất với diện tích vi phạm 117,22 ha chiếm 3,07% diện tích được nhà nước giao đất, cho thuê đất. Phân theo loại hình tổ chức thì có 349 tổ chức kinh tế được nhà nước giao đất, cho thuê đất với diện tích 2.300,16 ha đã có tới 72 doanh nghiệp vi phạm pháp luật đất đai chiếm 20,63% với diện tích vi phạm là 101,32 ha chiếm 4,275% so với diện tích đã giao, thuê. Các hình thức vi phạm chủ yếu là: sử dụng đất không đúng mục đích, để dự án “treo” chưa sử dụng, cho thuê, chuyển nhượng, cho mượn đất trái pháp luật, để đất bị lấn chiếm và lấn chiếm đất…(Sở Tài nguyên và Môi trường,2011). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 34. 24 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đốitượng, phạm vi nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu Tình hình công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi, chuyển mục đíchsử dụng đất trên địa bàn thị xã Phổ Yên. 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi thời gian: Từ 10/2016 đến tháng 9/2017. Phạm vi không gian: thực hiện tại Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. 2.2. Nộidung nghiên cứu 2.2.1. Đánhgiá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị xã Phổ Yên ảnh hưởng đến sử dụng đất - Điều kiện tự nhiên: + Vị trí địa lý + Địa hình, địa mạo + Khí hậu + Tài nguyên đất - Điều kiện kinh tế - Điều kiện xã hội 2.2.2. Hiện trạng sử dụng đấtvà biến động sử dụng đấtcủa thị xã Phổ Yên giai đoạn 2014- 2017 - Hiện trạng sử dụng đất. - Biến động sử dụng đất. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 35. 25 2.2.3. Đánhgiá thực trạng tình hình quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi, chuyển mụcđích sử dụng đấttrên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014 -2017 - Đánhgiácôngtác giao đấttrênđịabàn thịxãPhổ Yên giaiđoạn2014- 2017. - Đánh giá công tác cho thuê đất trên địa bàn thị xã Phổ Yên giai đoạn 2014 - 2017. - Đánh giá công tác thu hồi và chuyển mục đíchsử dụng đất trên địa bàn thị xã Phổ Yên giai đoạn2014 - 2017. 2.2.4. Đánh giá sự hiểu biết tới công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi và chuyền nhượng đất 2.2.5. Giảipháp đối với công tác giaođất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mụcđích sử dụng đấttrên địa bàn thị xã Phổ Yên 2.3. Phương pháp nghiên cứu Đề tài vận dụng các phương pháp nghiên cứu bao gồm: phương pháp logic kết hợp với phương pháp kế thừa lịch sử, phương pháp điều tra, khảo sát thu thập tài liệu kết hợp với phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp, phân tích và phương pháp thống kê. Sau đây là một số phương pháp cụ thể được vận dụng để nghiên cứu: 2.3.1. Thu thập số liệu * Số tài liệu thứ cấp Là các số liệu từ các công trình nghiên cứu trước được lựa chọn sử dụng vào mục đích phân tích, minh họa rõ nét về nội dung nghiên cứu. Nguồn gốc của các tài liệu này đã được chú thích rõ trong phần “Tài liệu tham khảo”. Nguồn tài liệu này bao gồm: - Các sách, báo, tạp chí, các văn kiện Nghị quyết, các chương trình nghiên cứu đã được xuất bản, các kết quả nghiên cứu đã công bố của các cơ quan nghiên cứu, các tài liệu trên internet... - Tài liệu, số liệu đã được công bố về tình hình kinh tế, xã hội nông thôn, kinh tế của các ngành sản xuất nằm trong khu vực nghiên cứu… các số liệu này thu thập từ phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Thống thị xã Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 36. 26 Phổ Yên, Sở Tài nguyên Môi trường và các Sở, ban, ngành có liên quan. Trên cơ sở đó tiến hành tổng hợp các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác nghiên cứu. * Thu thập tài liệu sơ cấp Số liệu sơ cấp là những số liệu phục vụ cho nội dung nghiên cứu đề tài. Những số liệu này được thu thập từ việc điều tra các đơn vị, tổ chức, cá nhân được nhànước giao đất, cho thuê đất, thu hồiđất, chuyển đổi mục đích sử dụng. - Phương pháp phát phiếu điều tra trực tiếp + Cách chọn mẫu: Chọn ngẫu nhiên 5 phường xã tại thị xã Phổ Yên: Ba Hàng, Bãi Bông, Đồng Tiến và xã Đắc Sơn, Hồng Tiến. Trong 5 phường xã lựa chọn ngẫu nhiên 20 hộ dân được Nhà nước giao đất, cho thu, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất./ + Số lượng mỗi phường xã điều tra 20 hộ dân, tổng điều tra 100 hộ trên địa bàn thị xã Phổ Yên được Nhà nước giao đất, cho thu, thu hồi đất, chuyển mục đíchsử dụng đất + Triển khai phát phiếu trực tiếp và phỏng vấn những cá nhân hiểu biết về công tác quản lý, sử dụng đất đai của đơn vị, tổ chức, cá nhân. Điều này đảm bảo lượng thông tin có tính đại diện và chính xác. - Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Để lấy thông tin theo chiều rộng, tránh cho người bị phỏng vấn cảm thấy bị nhàm chán, bị ép buộc phải trả lời câu hỏi có sẵn, tôi đã dùng các câu hỏi không có trong phiếu điều tra để hỏi đối tượng, những câu hỏi phát sinh trong quá trình phỏng vấn. Phương pháp này nhằm mục đích lấy thông tin rộng hơn, gợi mở hơn nhiều vấn đề mới quan trọng và thú vị. Mục đích của điều tra: Nắm bắt một cách tương đối chi tiết về tình hình quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn thị xã Phổ Yên. - Phương pháp chuyên gia: Phương pháp thu thập dựa trên cơ sở thu thập ý kiến của các chuyên gia trong từng lĩnh vực, các nhà lãnh đạo, các cán bộ quản lý, người sản xuất giỏi có kinh nghiệm, các cán bộ về kỹ thuật thông qua các tài liệu hoặc trao đổi trực tiếp với họ để ta có kết luận chính xác. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 37. 27 - Phương pháp quan sát trực tiếp: Đây là phương pháp rất sinh động và thực tế, vì qua phương pháp này tất cả các giác quan của người phỏng vấn đều được sử dụng: mắt nhìn, tai nghe... qua đó các thông tin được ghi lại trong trí nhớ, qua ghi chép, chụp lại một cách cụ thể, thực tế, phong phú và khách quan. 2.3.2. Phương pháp xửlý số liệu - Phương pháp thống kê: Trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu thập được, tiến hành tổng hợp xử lý trên máy tính bằng phần mềm Excel, phân nhóm phân tích tương quan giữa các yếu tố về tình hình sử dụng đất, mối quan hệ và phụ thuộc lẫn nhau giữa điều kiện tự nhiên, kinh tế. - Phương pháp tiếp cận - Tiếp cận hệ thống: Là cách tiếp cận kết hợp đồng thời giữa điều tra, đánh giá và tổng kết thực tiễn, kế thừa kết quả các công trình nghiên cứu đã có kết quả và được công bố. - Làm việc trực tiếp với các địa phương, gặp gỡ các cán bộ, hộ dân trên địa bàn nghiên cứu để tìm hiểu về hiểu biết đối với nội dung nghiên cứu. - Phương pháp tổng hợp: Trên cơ sở số liệu tài liệu thu thập được, tiến hành tổng hợp trình bày kết quả: các số liệu thu thập, tính toán, phân tích theo bảng, biểu kết hợp với phần thuyết minh. Các số liệu đầu vào thu thập được phân tích, xử lý bằng phần mềm Excel để xử lý và tổng hợp dữ liệu phục vụ cho xây dựng báo cáo tổng hợp. Để đánh giá tình hình quản lý sử dụng đất các nội dung giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất chuyển mục đích sử dụng đất ở thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014 - 2017 theo các tiêu chí sau: - Hiện trạng sử dụng đất và biến động sử dụng đất của thị xã Phổ Yên giai đoạn 2014 - 2017. - Thực trạng tình hình quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014 - 2017. - Hiểu biết tớicôngtác giao đất, cho thuêđất, thuhồivà chuyền nhượngđất. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 38. 28 - Phương pháp kế thừa: Phân tích các tài liệu đã có trên địa bàn thị xã Phổ Yên, các tài liệu có liên quan đến việc sử dụng đất đai. 2.3.3. Phương pháp chuyên gia Tham vấn các chuyên gia có kinh nghiêm trong lĩnh vực nghiên cứu như: các nhà khoa học đã có nghiên cứu về vấn đề trước đó, các bài báo đã được công bố trên tạp chí khoa học. Tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 39. 29 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của thị xã Phổ Yên ảnh hướng đển sử dụng đất 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1.1. Vị trí địa lý Vị trí địa lý thị xã Phổ Yên là một đơn vị hành chính cấp huyện đồi thấp và đồng bằng của tỉnh Thái Nguyên. Trung tâm thị xã cách thành phố Thái Nguyên 26 km về phía Nam và cách Hà Nội 55 km về phía Bắc theo Quốc lộ 3. Vị trí giáp ranh của huyện như sau: - Phía Bắc giáp thành phố Thái Nguyên. - Phía Nam giáp thủ đô Hà Nội và tỉnh Bắc Giang. - Phía Đông giáp huyện Phú Bình. - Phía Tây giáp huyện Đại Từ và tỉnh Vĩnh Phúc. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 40. 30 Hình 3.1:Sơ đồ vị trí thị xã Phổ Yên Với vị trí như trên, thị xã Phổ Yên là cửa ngõ của thủ đô Hà Nội đi các tỉnh phía Bắc, lại gần các khu công nghiệp lớn của tỉnh và của Hà Nội, nên huyện hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển một nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá và đô thị hoá. Tuy nhiên, cũng sẽ nảy sinh những khó khăn và phức tạp trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai, đặc biệt là trong bối cảnh mở cửa và hội nhập của cả nước. 3.1.1.2. Địa hình, địa mạo Địa hình, địa mạo thị xã Phổ Yên thuộc vùng gò đồi của tỉnh Thái Nguyên, bao gồm vùng núi thấp và đồng bằng. Địa hình của huyện thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và chia làm 2 vùng rõ rệt. 3.1.1.3. Khíhậu, thủyvăn Phổ Yên nằm trong khu vực có tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt: Mùa nóng, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa lạnh, mưa ít từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bìnhnăm khoảng 270C, tổng tíchôn8.0000C, nhiệt độ tối cao trung bình 27,20C, nhiệt độ tối thấp trung bình 20,20C, tháng 7 là tháng nóng nhất (28,50C), tháng 1 là tháng lạnh nhất (15,60C). Số giờ nắng cả năm là 1.628 giờ, năng lượng bức xạ đạt 115 Kcal/cm2. Chế độ mưa: Mưa phân bố không đều trong năm. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 91,6% lượng mưa. Mùa mưa trùng với mùa lũ nên thường gây úng lụt cho vùng thấp của thị xã. Thuỷ văn Chế độ thuỷ văn các sông qua địa phận Phổ Yên phụ thuộc chủ yếu vào vào chế độ mưa và khả năng điều tiết của lưu vực sông Công và sông Cầu. Có thể chia làm 2 mùa: Mùa lũ và mùa cạn. - Mùa lũ: Mùa lũ trên 2 hệ thống sông Công và sông Cầu thường trùng vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10), xuất hiện nhiều nhất vào các tháng 6, 7, 8, 9. Bình quân mỗi năm có từ 1,5-2 trận lũ, năm nhiều có 4 trận lũ xuất hiện. Thời gian duy trì lũ cấp 3 trung bình 7 ngày đối với sông Công và 25-34 ngày đối với sông Cầu, báo độngcấp 2 ở mức 11 ngày đốivới sông Côngvà 30-55 ngày đốivới sôngCầu. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 41. 31 - Mùa cạn: Mùa cạn ở 2 hệ thống sông kéo dài khoảng 4 tháng (từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau). Lượng nước trên các sông này bình quân chỉ đạt 1,5-2,0% tổng lượng nước cả năm. Đây là yếu tố bất lợi cho sản xuất và sinh hoạt trên địa bàn thị xã. 3.1.1.4. Cácnguồn tàinguyên - Tài nguyên đất Theo kết quả điều tra và tổng hợp trên bản đồ thổ nhưỡng tỷ lệ 1/25.000, thị xã Phổ Yên có 10 loại đất chínhsau: + Đất phù sa được bồi(Pb). + Đất phù sa không được bồi (P). + Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng (Pp). + Đất phù sa ngòi suối (Py). + Đất bạc màu (B). + Đất đỏ vàng trên đá sét (Fs). + Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq). + Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp). + Đất đỏ vàng biến đổido trồng lúa (Fl). + Đất dốc tụ (D). Trong 10 loại đất trên, các loại đất phù sa, bạc màu, dốc tụ và đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa thường có độ dốc thấp, tầng đất dày > 100 cm, rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nhưng loại đất này chỉ chiếm 35% diện tích tự nhiên toàn huyện. Trong thời gian tới, loại đất này chuyển sang đất xây dựng cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp là điều bất khả kháng. Vì vậy, ngành nông nghiệp chuyển hướng theo đầu tư chiều sâu, sản xuất sản phẩm hàng hoá chất lượng cao. - Tài nguyên nước Hệ thống sông Cầu: Chiều dài sông qua huyện khoảng 17,5 km.Đây là con sông lớn nhất tỉnh Thái Nguyên, diện tích lưu vực 3.480 km2 , lượng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 42. 32 nước đến bình quân 2,28 tỷ m 2 /năm. Hệ thống sông Cầu cung cấp nước tưới cho các xã phía Đông và phía Nam huyện như Đồng Tiến, Tiên Phong, Tân Hương, Đông Cao, Tân Phú và Thuận Thành. Sông Cầu còn là đường giao thông thuỷ cho cả tỉnh nói chung, thị xã Phổ Yên nói riêng. - Tài nguyên rừng Phổ Yên là huyện chuyển tiếp giữa vùng đồinúi và đồngbằngnên diện tích đất lâm nghiệp không lớn và tập trung chủ yếu ở các xã phíaTây huyện. Những xã có thảm rừng lớn là Phúc Tân (2.260,53 ha), Phúc Thuận (2.836,30ha), Thành Công(1.109,32ha). 3.1.2. Điều kiện kinhtế và xã hội 3.1.2.1. Tăngtrưởng kinh tế Nền kinh tế thị xã Phổ Yên đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu chủ yếu mà Đại hội Đảng đã đề ra. Nền kinh tế tăng trưởng trong 3 năm (2014-2017) đạt rất cao (27,0%) - vượt 2% so với mục tiêu đề ra, cao hơn bình quân chung của tỉnh Thái Nguyên (8,9%). Như vậy, tổng GDP trên địa bàn thị xã năm 2017 gấp 1,2 lần năm 2014 (theo giá cố định). Thu nhập bình quân đầu người năm 2014 đạt 390 USD, vượt 11,4% so với mục tiêu đề ra, cao hơn bình quân chung cả tỉnh (năm 2014, GDP bình quân đầu người của Thái Nguyên mới đạt 4,7 triệu đồng). 3.1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu Chuyển dịch cơ cấu Cùng với mức tăng trưởng kinh tế cao, nền kinh tế thị xã Phổ Yên trong 3 năm qua đã chuyển dịch theo hướng tích cực. Sau 3 năm, nông nghiệp từ 45,65% (năm 2014) giảm còn 39,55% vào năm 2017, cơ cấu công nghiệp đã tăng từ 36,06% lên 49,44%. Ngành công nghiệp - xây dựng ngày càng thể hiện vai trò chủ đạo trong nền kinh tế của huyện. Đây cũng là nhân tố tác động rất mạnh vào công tác quản lý và sử dụng đất đai trong thời gian tới 3.1.2.3. Thựctrạng pháttriển xã hội * Dân số Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 43. 33 - Dân số trung bình toàn thị xã năm 2014 là 138.608 người, với 31.810 hộ gia đình (bình quân 4,35 người/hộ), dân số thành thị là 13.211 người (chiếm 9,53%), dân số nông thôn 125.397 người (chiếm 90,47%). - Mật độ dân số toàn thị xã là 540 người/km2 (toàn tỉnh 309 người/km2). Tuy nhiên, dân cư phân bố không đều trên địa bàn thị xã. Dân cư tập trung khá đông ở các thị trấn và ở những nơi thuận lợi giao thông đi lại. * Lao động, việclàm và mứcsống - Năm 2017, toàn thị xã có hơn 92.250 lao động trong độ tuổi (chiếm 66% tổng dân số của huyện), trong đó lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 86.000 người. - Cùng với sự phát triển của cả nước và tỉnh Thái Nguyên, đời sống của nhân dân thị xã Phổ Yên ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên mức thu nhập ở các ngành kinh tế rất khác nhau. Những người hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ thường có thu nhập cao hơn. * Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng - Giao thông Mạng lưới đường bộ trên địa bàn thị xã Phổ Yên gần trục Quốc lộ 3 dài 13 km chạy qua trung tâm thị xã theo hướng Bắc Nam. Tổng chiều dài đường liên huyện là 27 km, bao gồm các tuyến Ba Hàng - Tiên Phong, đường 261 (Ba Hàng - Phúc Thuận). Đường liên xã có khoảng 19 km, liên thôn 30 km. Nhiều tuyến đã được bê tông hoá theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm. Tuyến đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên qua địa bàn thị xã Phổ Yên chủ yếu vận chuyển than và quặng sắt, đoạn qua huyện dài khoảng 19 km. - Thuỷ lợi Công trình đầu mối trên địa bàn huyện có 3 công trình lớn là Hồ Suối Lạnh, Bình Sơn và trạm bơm Cống Táo. Ngoài ra, còn có trên 20 trạm bơm lớn, nhỏ. Kênh Hồ Núi Cốc cấp I với tổng chiều dài trên 18 km đã được kiên cố hoá, kênh nhánh cấp 2+3 dài 240 km, kênh hồ đập dài 36 km kênh chính, 23 km kênh nhánh tập trung ở các xã Phúc Thuận, Minh Đức, Thành Công, Vạn Phái. Trong 5 năm qua đã bê tông hoá được 250 km kênh mương nội đồng, xây dựng thêm được một số trạm bơm dầu, bưu điện. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn