SlideShare a Scribd company logo
1 of 120
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Như chúng ta đều biết quá trình khai thác sử dụng đất luôn gắn liền với quá
trình phát triển của xã hội. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu sử dụng đất càng cao.
Bởi vì đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt
không gì thay thế được, là môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây
dựng các công trình kinh tế, văn hóa, an ninh quốc phòng ... Thế nhưng cuộc sống
nhân lọai lại theo quy luật, con người số lượng ngày càng nhiều, nhưng đất đai có
giới hạn về không gian, nhưng vô hạn về thời gian sử dụng. Vì thế đất đai ngày
càng khan hiếm và trở nên quý giá hơn. Chính vì vậy mà việc sử dụng đất tiết kiệm,
hiệu quả và bền vững luôn là nhu cầu cấp thiết, đòi hỏi phải cân nhắc kỹ càng và
hoạch định khoa học hơn để sử dụng nguồn đất đai cho phù hợp, hiệu quả đáp ứng
nhu cầu chung của con người.
Các Mác đã khẳng định: "Đất là kho tàng cung cấp cho con người mọi thứ
cần thiết, vì vậy trong quá trình sử dụng đất muốn đạt được hiệu quả kinh tế cao
nhất thiết phải có kế hoạch cụ thể về thời gian và lập quy hoạch về không gian"
Định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên đất thông qua quy hoạch và chiến
lược phát triển, với mục tiêu hướng đến là sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả và bền
vững đang và sẽ đặt ra nhiệm vụ, nhu cầu quan trọng, cấp thiết nhằm cân nhắc, xác
định kỹ càng và hoạch định khoa học hơn các chỉ tiêu phân bổ sử dụng nguồn đất
đai cho phù hợp và hiệu quả với sự phát triển kinh tế - xã hội.
Việc định hướng dụng hợp lý tài nguyên đất có ý nghĩa quan trọng nhằm
định hướng trong quản lý Nhà nước trên lĩnh vực đất đai; Là cơ sở pháp lý cho công
tác quản lý Nhà nước về đất đai, làm căn cứ cho việc giao đất, cho thuê, chuyển
mục đích sử dụng đất ...
Khu vực nghiên cứu huyện Bình Chánh là một trong những địa bàn của
thành phố chịu tác động của biến đổi khí hậu triều cường, ngập úng làm ảnh hưởng
đến sử dụng đất đai không nhỏ. Áp lực của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa
và quá trình đô thị hóa thành phố Hồ Chí Minh nói chung và huyện Bình Chánh nói
riêng đã tác động rất lớn đến quá trình sử dụng đất.
2
Để phát huy tiềm năng sẵn có, hướng tới sử dụng hợp lý tài nguyên đất và
bảo vệ môi trường, đồng thời thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của
Thành phố Hồ Chí Minh và Huyện Bình Chánh trong những năm tới, cần thiết phải
có những phân tích hiện trạng và đánh giá biến động sử dụng đất. Đây sẽ là cơ sở
khoa học và thực tiễn để đưa ra phương án định hướng sử dụng đất đai bền vững,
hoạch định chính sách khoa học hơn, định hướng sử dụng đất hợp lý hơn trong từng
giai đọan phát triển, đồng thời giải quyết mâu thuẫn về quan hệ đất đai.
Do vậy, đánh giá hiện trạng sử dụng đất, sẽ nắm bắt được những thông tin
liên quan đến đất đai về vị trí địa lý, hình dạng kích thước, cấu trúc lọai hình sử
dụng đất của từng thửa đất, từng đơn vị đất đai. Qua sự tác động chủ quan và khách
quan của con người trong quá trình phát triển sẽ làm thay đổi thông tin không gian
(hình dạng, kích thước) và thuộc tính của đất đai. Song song đó, việc khảo sát, đánh
giá, phân tích hiện trạng và biến động sử dụng đất sẽ cung cấp chính xác, rõ ràng
những thông tin cần thiết, cấp thiết về áp lực đất đai phải gánh chịu theo xu thế phát
triển. Đặc biệt là việc sử dụng đất như thế nào cho hợp lý và có hiệu quả.
Chính vì vậy đề tài luận văn "Đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng
đất giai đoạn 2005 - 2014 làm cơ sở đề xuất định hướng sử dụng hợp lý đất đai
Huyện Bình Chánh - Thành phố Hồ Chí Minh" được đặt ra nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu đề xuất định hướng sử dụng hợp lý đất đai trên cơ sở phân tích
hiện trạng, đánh giá biến động sử dụng đất giai đoạn 2005-2014 huyện Bình Chánh,
thành phố Hồ Chí Minh.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở khoa học đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất
phục vụ định hướng sử dụng hợp lý đất đai huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí
Minh.
- Điều tra, thu thập tài liệu, số liệu, bản đồ liên quan hướng đề tài và khu
vực nghiên cứu
- Nghiên cứu các nhân tố thành tạo và ảnh hưởng tới đặc điểm và biến động
sử dụng đất khu vực nghiên cứu.
3
- Phân tích hiện trạng và đánh giá biến động sử dụng đất giai đoạn 2005 –
2010, 2010- 2014, dự báo xu thế biến động sử dụng đất khu vực nghiên cứu đến
năm 2020.
- Phân tích nguyên nhân biến động sử dụng đất giai đoạn 2005 – 2014 tại
khu vực nghiên cứu.
- Đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ phát triển kinh tế - xã hội khu vực
nghiên cứu.
- Đề xuất định hướng sử dụng hợp lý đất đai đến năm 2020 khu vực nghiên
cứu.
4. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi không gian: Huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh
Phạm vi nội dung khoa học: Tập trung nghiên cứu hiện trạng và biến động
sử dụng đất từ đó đề xuất định hướng sử dụng hợp lý đất đai của Huyện Bình
Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập tài liệu, số liệu
- Phương pháp thống kê, so sánh
- Phương pháp phân tích, đánh giá tổng hợp
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp bản đồ
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
- Ý nghĩa khoa học: Đề tài góp phần xây dựng cơ sở đánh giá hiện trạng và
biến động sử dụng đất phục vụ đề xuất định hướng sử dụng hợp lý đất đai.
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu giúp cho địa
phương có cơ sở phục vụ quản lý và quy hoạch sử dụng đất, đề ra các giải pháp sử
dụng đất quỹ đất đai hợp lý và hiệu qủa.
7. Cơ sở tài liệu để thực hiện
- Các văn bản, tiêu chuẩn quy hoạch sử dụng đất;
- Luật đất đai năm 2003; các văn bản quy phạm dưới Luật qui định có liên
quan đến quản lý sử dụng đất.
4
- Luật đất đai năm 2013; các văn bản quy phạm dưới Luật qui định có liên
quan đến quản lý sử dụng đất.
- Các văn bản của Chính phủ, các Bộ ngành liên quan đến quản lý sử dụng
đất trên địa bàn Thành phố.
- Các văn bản của Thành phố Hồ Chí Minh về quản lý sử dụng đất, quy
hoạch nông thôn mới.
- Số liệu hiện trạng sử dụng đất năm 2005, 2010 của Huyện Bình Chánh.
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005, 2010 của Huyện Bình Chánh.
- Bản đồ đồ án quy họach chung xây dựng huyện Bình Chánh đến năm
2020 được Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phê duyệt theo Quyết định số
6013/QĐ-UBND ngày 26 tháng 11 năm 2012.
- Tài liệu khoa học tham khảo: Các giáo trình cơ sở địa chính, hồ sơ địa
chính, hệ thống chính sách pháp luật đất đai...
- Các kết quả điều tra thực địa của học viên.
8. Cấu trúc của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, nội dung của luận văn gồm 3
chương:
Chương I: Cơ sở khoa học đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất
phục vụ định hướng sử dụng hợp lý đất đai
Chương II: Phân tích, đánh giá thực trạng và biến động sử dụng đất huyện
Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh
Chương III: Đề xuất định hướng sử dụng đất đai đến năm 2020 huyện Bình
Chánh, TP Hồ Chí Minh
5
CHƯƠNG I
CƠ SỞ KHOA HỌC ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ BIẾN ĐỘNG
SỬ DỤNG ĐẤT PHỤC VỤ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT HỢP LÝ
1.1. Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất
1.1.1. Đất đai
Đất là một dạng vật chất tự nhiên hình thành trong quá trình kiến tạo của trái
đất. Có nhiều lọai đất: đất cát, đất đỏ bazan ...hoặc Đất là một dạng tài nguyên vật
liệu của con người.
Đất theo nghĩa thổ nhưỡng là vật thể thiên nhiên có cấu tạo độc lập lâu đời,
hình thành do kết quả của nhiều yếu tố: đá gốc, động thực vật, khí hậu, địa hình và
thời gian. Thành phần cấu tạo của đất gồm các hạt khoáng chiếm 40%, hợp chất
humic 5%, không khí 20% và nước 35%.
Khái niệm về đất V.V. Đôcutraiep (1846-1903) người Nga là người đầu tiên
đã xác định một cách khoa học về đất rằng: Đất là tầng ngoài của đá bị biến đổi một
cách tự nhiên dưới tác dụng tổng hợp của nhiều yếu tố. Theo Đôcutraiep: Đất trên
bề mặt lục địa là một vật thể thiên nhiên được hình thành do sự tác động tổng hợp
cực kỳ phức tạp của 5 yếu tố: Sinh vật, đá mẹ, địa hình, khí hậu và tuổi địa phương.
Đất đai là một từ ghép gồm đất và đai. Đai là vành đai xung quanh khu đất,
thửa đất, nó chỉ phạm vi ranh giới cụ thể của đất. Đất đai chỉ một khu đất, thửa đất
cụ thể không phải là đất chung chung hoặc đất đai là nơi ở, xây dựng cơ sở hạ tầng
của con người và thổ nhưỡng là mặt bằng để sản xuất nông lâm nghiệp.
Đất đai về mặt thuật ngữ khoa học được hiểu theo nghĩa rộng như sau: "đất
đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các cấu thành của môi
trường sinh thái ngay trên vỏ dưới bề mặt đó bao gồm: khí hậu, bề mặt, thổ nhưỡng,
dáng địa hình, mặt nước (hồ, sông, suối, đầm lầy,...). Các lớp trầm tích sát bề mặt
cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn thực vật và động vật,
trạng thái định cư của con người, những kết quả của con người trong quá khứ và
hiện tại để lại (san nền, hồ chứa nước hay hệ thống tiêu thoát nước, đường xá, nhà
cửa. ..)".
Như vậy, "đất đai" là khoảng không gian có giới hạn, theo chiều thẳng đứng
(gồm khí hậu của bầu khí quyển, lớp đất phủ bề mặt, thảm thực vật, động vật, diện
6
tích nước, tài nguyên nước ngầm và khóang sản trong lòng đất ), theo chiều nằm
ngang trên mặt đất (là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, địa hình, thuỷ văn, thảm thực vật
cùng các thành phần khác) giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt
động sản xuất cũng như cuộc sống của xã hội loài người.
Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, có trước lao động và cùng với quá trình
lịch sử phát triển kinh tế-xã hội, đất đai là điều kiện lao động. Đất đai đóng vai trò
quyết định cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Nếu không có đất đai
thì rõ ràng không có bất kỳ một ngành sản xuất nào, cũng như không thể có sự tồn
tại của loài người. Đất đai là một trong những tài nguyên vô cùng quý giá của con
người, điều kiện sống cho động vật, thực vật và con người trên trái đất.
Đất đai tham gia vào tất cả các hoạt động của đời sống kinh tế, xã hội. Đất
đai là địa điểm, là cơ sở của các thành phố, làng mạc các công trình công nghiệp,
giao thông, thuỷ lợi và các công trình thuỷ lợi khác. Đất đai cung cấp nguyên liệu
cho ngành công nghiệp, xây dựng như gạch ngói, xi, măng, gốm sứ. ..
Đất đai là nguồn của cải, là một tài sản cố định hoặc đầu tư cố định, là thước
đo sự giầu có của một quốc gia. Đất đai còn là sự bảo hiểm cho cuộc sống, bảo
hiểm về tài chính, như là sự chuyển nhượng của cải qua các thế hệ và như là một
nguồn lực cho các mục đích tiêu dùng.
“Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm tất cả các cấu
thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó như: khí hậu bề mặt, thổ
nhưỡng, trong lòng đất, tập đoàn động thực vật, trạng thái định cư của con người,
những kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại (san nền, hồ chứa
nước hay hệ thống tiêu thoát nước, đường sá, nhà cửa...)” (Hội nghị quốc tế về Môi
trường ở Rio de Janerio, Brazil, 1993).
Luật đất đai 1993 của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có ghi: “
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần
quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây
dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng. Trải qua nhiều thế hệ,
nhân dân ta đã tốn bao nhiêu công sức, xương máu mới tạo lập, bảo vệ được vốn đất
đai như ngày nay !".
7
1.1.2. Sử dụng đất đai
Sử dụng đất đai là hệ thống các biện pháp của nhà nước (thể hiện đựơc đồng
thời ba tính chất kinh tế, kỹ thuật và pháp chế) về tổ chức sử dụng đất đai phải hợp
lý, đầy đủ và tiết kiệm nhất, thông qua việc phân bổ quỹ đất đai (khoanh định cho
các mục đích và các ngành) và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất của xã hội,
tạo điều kiện bảo vệ đất đai môi trường.
Sử dụng đất đai là quá trình hình thành các quyết định nhằm tạo điều kiện
đưa đất đai vào sử dụng bền vững để mang lại lợi ích cao nhất, thực hiện đồng thời
hai chức năng: Điều chỉnh các mối quan hệ đất đai và tổ chức sử dụng đất như tư
liệu sản xuất đặc biệt với mục đích nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội kết hợp
bảo vệ đất và môi trường.
Sử dụng đất đai là biện pháp hữu hiệu của nhà nước nhằm tổ chức lại việc
sử dụng đất đai, hạn chế sự chồng chéo gây lãng phí đất đai, tránh tình trạng chuyển
mục đích tuỳ tiện, làm giảm sút nghiêm trọng quỹ đất nông nghiệp, lâm nghiệp (đặc
biệt là đất trồng lúa và đất lâm nghiệp có rừng), ngăn ngừa được các hiện tượng tiêu
cực, tranh chấp, lấn chiếm huỷ hoại đất, phá vỡ môi trường sinh thái, gây ô nhiễm
môi trường dẫn đến những tổn thất hoặc kìm hãm sản xuất, phát triển kinh tế - xã
hội và rất nhiều các hiện tượng gây ra các hiệu quả khó lường về tình hình bất ổn
chính trị, an ninh quốc phòng ở từng địa phương, đặc biệt là nền kinh tế theo hướng
thị trường, một cơ chế vô cùng phức tạp.
Sử dụng đất đai hợp lý hơn trên cơ sở phân hạng đất đai, bố trí sắp xếp các
loại đất đai theo mô hình sử dụng đất đai tạo ra cái khung bắt các đối tượng quản lý
và sử dụng đất đai theo khung đó. Điều đó cho phép việc sử dụng đất đai sẽ hợp lý,
tiết kiệm và hiệu quả hơn. Bởi vì, khi các đối tượng sử dụng đất đai hiểu rõ được
phạm vi ranh giới và chủ quyền về các loại đất thì họ yên tâm đầu tư khai thác phần
đất đai của mình, do vậy hiệu quả sử dụng sẽ cao hơn.
Sử dụng đất đai có ý nghĩa rất quan trọng cho các ngành, các lĩnh vực hoạt
động trong xã hội. Nó định hướng sử dụng đất đai cho các ngành, chỉ rõ các địa
điểm để phát triển các ngành, giúp cho các ngành yên tâm trong đầu tư phát triển.
8
1.1.3. Phân loại các nhóm đất sử dụng
Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại như sau (Điều 13 Luật
đất đai năm 2003):
1.1.3.1. Nhóm đất nông nghiệp: Là đất được xác định chủ yếu để sử dụng
vào sản xuất nông nghiệp, bao gồm các loại đất:
a) Đất trồng cây hàng năm bao gồm đất trồng lúa, đất cỏ dùng vào chăn nuôi,
đất trồng cây hàng năm khác;
b) Đất trồng cây lâu năm;
c) Đất rừng sản xuất;
d) Đất rừng phòng hộ;
e) Đất rừng đặc dụng;
f) Đất nuôi trồng thuỷ sản;
g) Đất làm muối;
h) Đất nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ.
1.1.3.2. Nhóm đất phi nông nghiệp: bao gồm các loại đất:
a) Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;
b) Đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp;
c) Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;
d) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất xây dựng khu công
nghiệp; đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất sử dụng cho
hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;
e) Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông, thuỷ lợi; đất xây
dựng các công trình văn hoá, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao phục vụ lợi
ích công cộng; đất có di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh; đất xây dựng
các công trình công cộng khác theo quy định của Chính phủ;
f) Đất do các cơ sở tôn giáo sử dụng;
g) Đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ;
h) Đất nghĩa trang, nghĩa địa;
i) Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;
j) Đất phi nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ.
9
1.1.3.3. Nhóm đất chưa sử dụng: bao gồm các loại đất chưa xác định mục
đích sử dụng.
1.1.4. Tính chất, vai trò và ý nghĩa của đất đai
1.1.4.1. Các tính chất cơ bản của đất đai
Khái niệm về đất đai gắn liền với nhận thức con người về thế giới tự nhiên
và sự nhận thức này không ngừng thay đổi theo thời gian. Hiện nay, con người đã
thừa nhận đất đai đối với loài người có rất nhiều chức năng, trong đó có những chức
năng cơ bản sau:
- Chức năng sản xuất: Là cơ sở cho nhiều hệ thống phục vụ cuộc sống của
con người, qua quá trình sản xuất, đất đai cung cấp lương thực, thực phẩm và rất
nhiều sản phẩm khác cho con người sử dụng trực tiếp hay gián tiếp thông qua chăn
nuôi và trồng trọt.
- Chức năng môi trường sống: Đất đai là cơ sở của mọi hình thái sinh vật
sống trên lục địa thông qua việc cung cấp các môi trường sông cho sinh vật và gen
di truyền để bào tồn nòi giống cho thực vật, động vật và các cơ thể sống cả trên và
dưới mặt đất.
- Chức năng cân bằng sinh thái: Đất đai và việc sử dụng nó là nguồn và là
tấm thảm xanh đã hình thành một thể cân bằng năng lượng trái đất thông qua việc
phản xạ, hấp thụ và chuyển đổi năng lượng phóng xạ từ mặt trời và tuần hoàn khí
quyển của địa cầu.
- Chức năng tàng trữ và cung cấp nguồn nước: Đất đai là kho tàng lưu trữ
nước mặt và nước ngầm vô tận, có tác động mạnh tới chu trình tuần hoàn nước
trong tự nhiên và có vai trò điều tiết nước rất to lớn.
- Chức năng dự trữ: Đất đai là kho tài nguyên khoáng sản cung cấp cho mọi
nhu cầu sử dụng của con người.
- Chức năng không gian sự sống: Đất đai có chức năng tiếp thu, gạn lọc, là
môi trường đệm và làm thay đổi hình thái, tính chất của các chất thải độc hại.
- Chức năng bảo tồn, bào tàng lịch sử: Đất đai là trung gian để bảo vệ các
chứng tích lịch sử, văn hóa của loài người, là nguồn thông tin về các điều kiện khí
hậu, thời tiết và cả quá trình sử dụng đất trong quá khứ.
10
- Chức năng vật mang sự sống: Đất đai cung cấp không gian cho sự chuyển
vận của con người, cho đầu tư sản xuất và cho sự dịch chuyển của động vật... giữa
các vùng khác nhau của hệ sinh thái tự nhiên.
- Chức năng phân dị lãnh thổ: Sự thích hợp của đất đai về các chức năng chủ
yếu nói trên thể hiện rất khác biệt ở các vùng lãnh thổ của mỗi quốc gia nói riêng và
trên toàn trái đất nói chung. Mỗi phần lãnh thổ mang những đặc tính tự nhiên, kinh
tế, xã hội rất đặc thù.
Đất đai có nhiều chức năng và công dụng, tuy nhiên không phải tất cả đều
bộc lộ ngay tại một thời điểm. Có nhiều chức năng của đất đai đã bộc lộ trong quá
khứ, đang thể hiện ở hiện tại và nhiều chức năng sẽ xuất hiện từng triển vọng. Do
vậy, đánh giá tiềm năng đất đai là công việc hết sức quan trọng nhằm phát hiện ra
các chức năng hiện có và sẽ có trong tương lai.
Thực tế cho thấy trong quá trình phát triển xã hội lòai người, sự hình thành
và phát triển của mọi nền văn minh vật chất-văn minh tinh thần, các tinh thành tựu
kỹ thuật vật chất-văn hoá khoa học đều được xây dựng trên nền tảng cơ bản- sử
dụng đất.
1.1.4.2. Vai trò của đất đai
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt trong số những điều kiện vật chất cần thiết
cho hoạt động sản xuất và đời sống của con người, đất với lớp phủ thổ nhưỡng và
mặt bằng lãnh thổ (bao gồm các tài nguyên trên mặt đất, trong lòng đất và mặt
nước) là điều kiện đầu tiên.
Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, có trước lao động. Trong quá trình lao
động con người tác động vào đất đai để tạo ra các sản phẩm cần thiết phục vụ cho
con người, vì vậy đất đai là sản phẩm của tự nhiên, đồng thời là sản phẩm lao động
của con người.
Đất đai giữ vai trò quan trọng, là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư
liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là
địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an
ninh, quốc phòng.
11
Nói về tầm quan trọng của đất, Các Mác viết: “Đất là một phòng thí nghiệm
vĩ đại, là kho tàng cung cấp các tư liệu lao động, vật chất là vị trí để định cư, là nền
tảng của tập thể”.
Nói về vai trò của đất với sản xuất, Mác khẳng định “Lao động không phải là
nguồn duy nhất sinh ra của cải vật chất và giá trị tiêu thụ. Lao động chỉ là cha của
của cải vật chất, còn đất là mẹ”. Đất là sản phẩm của tự nhiên, xuất hiện trước con
người và tồn tại ngoài ý muốn của con người. Đất được tồn tại như một vật thể lịch
sử tự nhiên. Cần nhận thấy
Sự khẳng định vai trò của đất như trên hoàn toàn có cơ sở. Đất đai là điều
kiện chung đối với mọi quá trình sản xuất của các ngành kinh tế quốc doanh và hoạt
động của con người. Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là điều kiện cho sự sống
của động - thực vật và con người. Đất đai là điều kiện rất cần thiết để con người tồn
tại và tái sản xuất các thế hệ kế tiếp nhau của loài người. Bởi vậy việc sử dụng đất
tiết kiệm có hiệu quả và bảo vệ lâu bền nguồn tài nguyên vô giá này là nhiệm vụ vô
cùng quan trọng và cấp bách đối với mỗi quốc gia.
Đất đai có vai trò quan trọng đối với đời sống của con người và các hoạt
động xã hội, mang tính tổng hợp rất cao, đề cập đến nhiều lĩnh vực về khoa học,
kinh tế - xã hội như: Khoa học tự nhiên, khoa học xã hội dân số và đất đai, sản suất
công nông nghiệp, môi trường sinh thái. .. Tuy vậy đối với từng ngành cụ thể đất
đai có vị trí khác nhau; Trong công nghiệp và các ngành khác (trừ ngành nông
nghiệp, công nghiệp khai khoán) đất đai nói chung làm nền móng, làm địa điểm;
Trong nông nghiệp đất đai vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu lao động.
1.1.4.3. Ý nghĩa của đất đai
Diện tích đất đai của mỗi quốc gia có giới hạn. Sự giới hạn đó là do toàn bộ
diện tích bề mặt của trái đất cũng như diện tích đất đai của mỗi lãnh thổ bị giới hạn.
Giới hạn đó còn thể hiện ở chỗ nhu cầu sử dụng đất đai của ngành kinh tế quốc dân
trong quá trình phát triển kinh tế xã hội ngày càng tăng.
Đất đai tham gia vào tất cả các hoạt động của đời sống kinh tế, xã hội. Đất
đai là địa điểm, là cơ sở của các thành phố, làng mạc các công trình công nghiệp,
giao thông, thủy lợi. Đất đai cũng cung cấp các nguyên liệu cho ngành sản xuất như
gạch, xi măng, gốm sứ...
12
Đất đai là nguồn của cải, là một tài sản cố định hoặc đầu tư cố định, là thước
đo sự giàu có của một quốc gia. Đất đai còn là bảo hiểm cho cuộc sống, bảo hiểm
về tài chính, như là sự chuyển nhượng của cải qua các thế hệ và như là một nguồn
lực cho các mục đích tiêu dùng.
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng đất
- Vị trí địa lý: Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới việc sử dụng đất. Nơi
có vị trí thuận tiện về giao thông, gần các thành thị, thành phố lớn thì việc đầu tư và
tận dụng các nguồn lực đất đai, lao động cũng như khai thác tiềm năng đất đai sẽ có
ưu thế hơn so với các khu vực xa trung tâm đô thị hoặc các vùng miền núi.
- Yếu tố địa hình: Là một trong những yếu tố quyết định đến việc sử dụng
đất, đặc biệt đối với đất nông nghiệp, lâm nghiệp. Sự khác nhau giữa các địa hình
các vùng, khu vực dẫn đến sự khác nhau về đất đai và khí hậu; đối với nông nghiệp
ảnh hưởng đến cơ cấu cây trồng; đối với phi nông nghiệp gây khó khăn cho việc
đầu tư xây dựng công trình và thi công.
- Điều kiện khí hậu, thủy văn: Các yếu tố khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sử
dụng đất và điều kiện sinh hoạt của con người; ảnh hưởng đến sự phân bố cây trồng
và thực vật. Hệ thống sông, suối, ao hồ, kênh, mương ... có vai trò quan trọng trong
việc tổ chức sử dụng đất đai, vừa là nguồn cung cấp nước sinh hoạt, nước tưới, vừa
là nơi tiêu, thoát nước cho khu vực khi có ngập úng.
- Yếu tố thổ nhưỡng: Quyết định đến việc sử dụng đất phục vụ cho mục đích
phát triển nông nghiệp.
- Thảm thực vật: Là một yếu tố môi trường có vai trò quan trọng. Thảm thực
vật bao gồm các vùng rừng nguyên sinh, rừng đầu nguồn, rừng sản xuất, đồng cỏ,
cây trồng hàng năm, cây trồng lâu năm ... là yếu tố điều tiết khí hậu, chế độ nước
sông, suối, chế độ nhiệt, độ ẩm, nước ngầm. Trong nhiều trường hợp nó tạo nên
cảnh quan thiên nhiên, làm nơi du lịch, nghỉ mát.
- Tai biến thiên nhiên: Các hiện tượng bão, lũ, lụt, hạn hán, xói lở... tác động
mạnh và nhiều khi ảnh hưởng nghiêm trọng đến sử dụng đất.
- Các yếu tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sử dụng đất:
Trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế - xã hội, khi mức sống của con người
còn thấp, công năng chủ yếu của đất đai là tập trung vào sản xuất vật chất, đặc biệt
13
trong sản xuất nông nghiệp. Thời kì cuộc sống xã hội phát triển ở mức cao, công
năng của đất đai từng bước được mở rộng, sử dụng đất đai cũng phức tạp hơn vừa là
căn cứ của khu vực và vừa là không gian của địa bàn. Điều này có nghĩa đất đai đã
cung cấp cho con người tư liệu vật chất để sinh tồn và phát triển, cũng như cung cấp
điều kiện cần thiết về hưởng thụ và đáp ứng nhu cầu cho cuộc sống của nhân loại.
Mục đích sử dụng đất nêu trên được biểu lộ càng rõ nét trong các khu vực kinh tế
phát triển.
Các yếu tố kinh tế - xã hội bao các yếu tố như dân số và lao động; mức độ
tăng trưởng kinh tế; cơ cấu các ngành kinh tế và sự phát triển ngành; hiện trạng cơ
sở hạ tầng; trình độ khoa học công nghệ; trình độ quản lý, tổ chức sản xuất của
người dân và chính sách chính trị xã hội (các chính sách về đất đai, chính sách môi
trường, các yêu cầu an ninh quốc phòng...). Trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện
đại hóa hiện nay, nhu cầu về đất cho phát triển kinh tế - xã hội ngày càng gia tăng,
nhất là đề phát triển công nghiệp, dịch vụ, phát tiển cơ sở hạ tầng.
Kinh tế - xã hội phát triển mạnh, cùng với sự tăng dân số nhanh đã làm cho
mối quan hệ giữa người và đất ngày càng căng thẳng những sai lầm liên tục của con
người trong quá trình sử dụng đất đã dẫn đến huỷ hoại môi trường đất, một số công
năng nào đó của đất đai bị yếu đi, vấn đề sử dụng đất đai càng trở nên quan trọng và
mang tính toàn cầu.
Do đó việc phát triển kinh tế - xã hội ảnh hưởng rất quan trọng tới việc sử
dụng đất do vậy quy hoạch sử dụng đất được đặt ra phải mở rộng hơn, bao trùm cả
các yếu tố môi trường, biến đổi khí hậu, kinh tế và xã hội cũng như tạo điều kiện để
các bên chịu ảnh hưởng từ các thay đổi trong sử dụng đất có thể tham gia vào quá
trình quy hoạch. Do vậy đòi hỏi phải điều chỉnh lại cách tiếp cận đối với quy hoạch
sử dụng đất sao cho hài hòa với xu thế toàn cầu hóa và tạo ra một hành lang để quản
lý quá trình phát triển đất nước một cách hợp lý, bền vững.
Tăng trưởng kinh tế diễn ra với tốc độ nhanh làn tăng áp lực đối với tài
nguyên đất và tài nguyên nước. Biến đổi khí hậu cũng đang là một thách thức lớn
đối với quá trình phát triển; Tác động trực tiếp đến cuộc sống, kinh tế, tài nguyên
thiên nhiên, cấu trúc xã hội, hạ tầng kỹ thuật và nền kinh tế.
Ví dụ vấn đề sử dụng đất đai đối với từng ngành kinh tế rất khác nhau :
14
Trong các ngành phi nông nghiệp: Đất đai giữ vai trò thụ động với chức
năng là cơ sở không gian và vị trí để hoàn thiện quá trình lao động, là kho tàng dự
trữ trong lòng đất (các ngành khai thác khoáng sản). Quá trình sản xuất và sản phẩm
được tạo ra không phụ thuộc vào đặc điểm, độ phì nhiêu của đất, chất lượng thảm
thực vật và các tính chất tự nhiên có sẵn trong đất.
Trong các ngành nông - lâm nghiệp: Đất đai là yếu tố tích cực của quá trình
sản xuất, là điều kiện vật chất - cơ sở không gian, đồng thời là đối tượng lao động
(luôn chịu sự tác động của quá trình sản xuất như cày, bừa, xới xáo....) và công cụ
hay phương tiện lao động (sử dụng để trồng trọt, chăn nuôi...). Quá trình sản xuất
nông-lâm nghiệp luôn liên quan chặt chẽ với độ phì nhiêu quá trình sinh học tự
nhiên của đất.
Yếu tố kinh tế - xã hội thường có ý nghĩa quyết định đối với việc sử dụng
đất. Điều kiện tự nhiên của đất đai cho phép xác định tiềm năng và mức độ thích
hợp của đất đai với các mục đích sử dụng. Còn việc sử dụng đất như thế nào được
quyết định bởi sự năng động của con người và các điều kiện kinh tế - xã hội, kỹ
thuật hiện có; Và vấn đề đặt ra hiện nay là sử dụng đất cho phát triển kinh tế xã hội
phải gắn với bảo vệ môi trường.
1.3. Sử dụng đất hợp lí và bền vững đất đai
“Sử dụng hợp lý đất đai là sự sử dụng phù hợp với lợi ích của nền kinh tế
trong tổng thể, đạt hiệu quả nhất đối với mục đích đặt ra trong khi vẫn đảm bảo tác
động thuận với môi trường xung quanh và bảo vệ một cách hữu hiệu đất đai trong
quá trình khai thác sử dụng” V.P. Trôiski [14].
Năm nguyên tắc chính đóng vai trò nền tảng của việc sử dụng đất bền
vững[5]:
- Duy trì nâng cao sản lượng (khả năng sản xuất)
- Giảm thiểu tối đa rủi ro trong sản xuất (an toàn)
- Bảo vệ tiềm năng tài nguyên tự nhiên và ngăn chặn sự thoái hóa chất lượng
đất đai (Bảo vệ).
- Có thể tồn tại về mặt kinh tế (khả năng thực hiện).
- Có thể chấp nhận về mặt xã hội (khả năng chấp nhận).
15
Khái niệm về tính bền vững của một hệ thống quản lý sử dụng đất đã được
các nhà khoa học đưa ra, bao gồm 3 phương diện [5]: Bền vững về kinh tế (sử dụng
đất phải cho năng xuất cao và tăng dần; chất lượng cao và giảm rủi ro; được thị
trường chấp nhận), được sự chấp nhận của xã hội (đáp ứng được nhu cầu của người
sử dụng đất, thu hút lao động, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống của người
dân) và bền vững về môi trường (giảm thiểu lượng đất mất hàng năm, ngăn chặn
được sự thoái hóa, ô nhiễm đất, bảo vệ được môi trường sinh thái).
1.4. Nội dung và phương pháp đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất
Đánh giá nói chung là sự ước lượng vai trò, giá trị của các đối tượng nghiên
cứu và tùy thuộc vào mục đích mà cùng một đối tượng có thể đánh giá bằng nhiều
cách khác nhau. Nói cách khác, nhiệm vụ đánh giá thường gắn với mục tiêu, đối
tượng nghiên cứu cụ thể và từ đó có những chỉ tiêu đánh giá và phương pháp đánh
giá thích hợp.
Tùy thuộc vào mức độ yêu cầu mà có thể phân chia đánh giá thành các hình
thức sau:
1.4.1. Đánh giá định tính: đánh giá định tính đã có từ lâu, từ những cảm nhận
đơn giản, chủ quan người ta phân chia thành các mức độ “tốt, xấu” và “nhiều, ít”,
cho đến những phân tích, đánh giá một cách khoa học. Như vậy, đánh giá định tính
cũng có hai mức độ là: định tính theo cảm tính của thời kỳ trước đây và định tính
trên cơ sở nhận định có tính khoa học trong giai đoạn hiện nay. Đánh giá định tính
là đánh giá tiềm năng hay mức độ thích hợp của các điều kiện tự nhiên, tài nguyên
thiên nhiên cho các mục đích sử dụng nhất định. Kết quả đánh giá định tính thường
không cụ thể thành các con số mà chủ yếu là đưa ra nhận xét.
1.4.2. Đánh giá định lượng: Nếu không tiến hành đánh giá định lượng thì kết
quả nghiên cứu sẽ phụ thuộc nhiều vào trình độ hay kinh nghiệm của nhà nghiên
cứu và kết quả đánh giá sẽ thiếu khách quan, tính thuyết phục sẽ giảm. Kết quả
đánh giá định lượng thường được biểu diễn dưới dạng các con số, giá trị cụ thể hoặc
số lượng sản phẩm thu được.
Qua xem xét các hình thức đánh giá ở trên, đối với đánh giá hiện trạng sử
dụng đất đai cần kết hợp cả hai phương pháp đánh giá định tính và định lượng để
16
làm rõ mức độ phù hợp, hạn chế trong khai thác, sử dụng và hiệu quả đối với các
mục đích kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường trên lãnh thổ nghiên cứu.
Như vậy, đánh giá hiện trạng sử dụng đất là việc phân tích để làm rõ hiện
trạng sử dụng các loại đất về mặt số lượng, chất lượng, cơ cấu sử dụng đất và hiệu
quả kinh tế, xã hội, môi trường trong sử dụng đất đai. Kết quả đánh giá là cơ sở cho
việc xây dựng định hướng quy hoạch sử dụng đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
và bảo vệ môi trường của địa phương trong giai đoạn tương lai.
Để đánh giá hiện trạng sử dụng đất của một đơn vị lãnh thổ hành chính, bao
gồm hệ thống các chỉ tiêu sau [4]:
a. Mức độ khai thác sử dụng quỹ đất: được xác định bằng tỷ lệ diện tích đất
đang sử dụng so với tổng diện tích tự nhiên, thể hiện mức độ khai thác và tận dụng
quỹ đất sử dụng cho các mục đích phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Chỉ tiêu
này cũng phần nào phản ánh trình độ sử dụng đất tại địa phương.
b. Hệ số sử dụng đất: thường áp dụng để đánh giá mức độ khai thác sử dụng
đất sản xuất nông nghiệp (đất trồng cây hàng năm).
c. Cơ cấu sử dụng đất đai theo mục đích sử dụng và đánh giá mức độ hợp lý
về cơ cấu sử dụng đất đai so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi
trường của lãnh thổ nghiên cứu.
d. Cơ cấu sử dụng đất đai phân theo đối tượng sử dụng, quản lí đất (các tổ
chức; hộ gia đình, cá nhân; nước ngoài và liên doanh với nước ngoài; Ủy ban nhân
dân xã, thị trấn quản lý và sử dụng; các đối tượng khác).
e. Bình quân diện tích đất đai trên đầu người (bình quân diện tích đất tự
nhiên/người; diện tích đất sản xuất nông nghiệp/người; diện tích đất ở/hộ hoặc theo
đầu người).
g. Hiệu quả kinh tế sử dụng đất:
- Hiệu quả kinh tế sử dụng đất sản xuất nông nghiệp: được xác định bằng
phương pháp phân tích chi phí - lợi ích với các chỉ tiêu chủ yếu bao gồm: tổng thu,
tổng chi, giá trị hiện ròng (lợi nhuận), hiệu quả đồng vốn (tỷ suất lợi ích chi phí).
- Hiệu quả kinh tế sử dụng đất lâm nghiệp (rừng trồng sản xuất) thể hiện qua
giá trị khai thác lâm sản.
17
- Hiệu quả kinh tế sử dụng đất sản xuất, kinh doanh: có thể đánh giá bằng
các chỉ tiêu sau:
+ Mức độ thuận lợi về vị trí cho các mục đích sản xuất công nghiệp, thương
mại, dịch vụ: được đánh giá bằng lợi nhuận theo vị trí đối với mục đích thương mại,
dịch vụ và giảm chi phí đối với sản xuất công nghiệp.
+ Mật độ xây dựng.
+ Giá đất.
+ Tiền thuê đất.
- Hiệu quả kinh tế sử dụng đất giao thông: được đánh giá bằng các chỉ tiêu:
+ Mức độ thuận lợi về giao thông đối với sản xuất kinh doanh và sinh hoạt.
+ Tỷ lệ đất giao thông trong cơ cấu sử dụng đất.
+ Mức đầu tư và thời gian hoàn vốn (đối với các công trình theo kiểu BOT).
h. Hiệu quả kinh tế sử dụng đất ở: được đánh giá thông qua giá trị đất ở và
mức độ sử dụng không gian (trên cùng một diện tích đất) cho mục đích ở nhằm tiết
kiệm diện tích đất ở trong điều kiện quỹ đất của nước ta hạn chế.
i. Hiệu quả sử dụng đất về mặt xã hội: được đánh giá bằng các chỉ tiêu:
+ Mức độ đáp ứng các chỉ tiêu về đảm bảo an toàn lương thực, nâng cao đời
sống của người dân, thu hút lao động, giải quyết việc làm.
+ Mức độ phù hợp so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của hiện trạng sử
dụng đất ở, đất xây dựng các công trình công cộng, thương mại, dịch vụ, giao
thông.
g. Hiệu quả sử dụng đất về mặt môi trường:
+ Mức độ giảm thiểu thoái hóa đất (xói mòn, rửa trôi,...) và tình hình áp dụng
các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn.
+ Mức độ giảm thiểu ô nhiễm đất, ô nhiễm nguồn nước, không khí.
1.4.3. Biến động sử dụng đất:
Biến động được hiểu là biến đổi, thay đổi, thay thế trạng thái này bằng một
trạng thái khác liên tục của sự vật, hiện tượng tồn tại trong môi trường tự nhiên
cũng như môi trường xã hội.
* Biến động về diện tích đối tượng – biến động về số lượng
18
Giả sử cùng đối tượng A ở thời điểm T1 có diện tích S1, ở thời điểm T2 có
diện tích S2 (đối tượng A thu nhận được từ hai ảnh vệ tinh có thời điểm chụp khác
nhau). Như vậy ta nói rằng A bị biến đổi diện tích ở thời điểm T1 so với T2 (sự biến
đổi này có thể bằng nhau, lớn hơn hay nhỏ hơn) nếu ta dùng kỹ thuật để chồng xếp
hai lớp thông tin này thì phần diện tích của phần trùng nhau sẽ được gán giá trị cũ
của đối tượng A, còn các giá trị khác sẽ là giá trị của phần biến động. Giá trị biến
động này là bao nhiêu, tăng hay giảm phụ thuộc vào thuật toán được sử dụng.
1.5. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu
1.5.1. Quan điểm lịch sử
Đối với một đơn vị đất đai, hướng sử dụng và khai thác tiềm năng trong đơn vị
đất đai đó được quy định bởi một quá trình sản xuất lâu dài của con người. Sự thay
đổi hướng sử dụng phụ thuộc vào sự phát triển của nhận thức, sự thay đổi thể chế
chính trị, thay đổi quan hệ và phương thức sản xuất, ...
Sự hình thành sử dụng đơn vị đất đai là kết quả tác động tương hỗ giữa các
hợp phần tự nhiên và con người theo thời gian và không gian. Việc nghiên cứu lịch
sử phát triển sử dụng đất đai khu vực nghiên cứu tạo cơ sở vững chắc cho mục tiêu
cuối cùng của quá trình nghiên cứu đánh giá thực trạng, biến động sử dụng đất phục
vụ định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ.
1.5.2. Quan điểm hệ thống
Khi tiến hành nghiên cứu đánh giá thực trạng và biến động sử dụng đất làm cơ
sở cho đề xuất định hướng quy hoạch sử dụng đất đai cần đặt lãnh thổ nghiên cứu
trong một hệ thống thống nhất và hoàn chỉnh cả về tự nhiên và xã hội. Các dạng tài
nguyên thiên nhiên có trong khu vực đều có sự tương tác lẫn nhau để tạo thành một
hệ thống đầy đủ về cấu trúc và chức năng. Giữa các thành phần và bộ phận cấu tạo
nên hệ thống đều có những mối tương tác qua lại qua các dòng vật chất, năng lượng
và thông tin. Khi một thành phần hay bộ phận nào đó bị tác động thì kéo theo sự
thay đổi dây chuyền của các thành phần khác.
1.5.3. Quan điểm tổng hợp
Theo quan điểm tổng hợp, phải nghiên cứu đất đai trong mối liên hệ chặt chẽ
với các yếu tố khác trong lãnh thổ, đó là các yếu tố địa chất, địa hình, khí hậu, thuỷ
19
văn, sinh vật và các tác động của con người. Thường trong tư liệu về cơ sở lý luận
của khoa học địa lý, tính tổng hợp được xem xét dưới hai góc độ khác nhau:
- Tổng hợp với nghĩa là nghiên cứu đồng bộ, toàn diện về điều kiện tự nhiên
và tài nguyên thiên nhiên với quy luật phân hoá của chúng cũng như mối quan hệ
tương tác lẫn nhau giữa các hợp phần của tổng thể địa lý.
- Tổng hợp là sự kết hợp có quy luật, có hệ thống trên cơ sở phân tích đồng bộ
và toàn diện các yếu tố hợp phần của tổng thể lãnh thổ tự nhiên, đồng thời phát hiện
và xác định những đặc điểm đặc thù của các thể tổng hợp lãnh thổ địa lý.
1.5.4. Quan điểm phát triển bền vững
Quan điểm phát triển bền vững hiện nay đã trở thành phổ biến và áp dụng rộng
rãi trong tất cả các hoạt động của nền kinh tế quốc dân, đặc biệt trong khai thác sử
dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường. Phát triển bền vững được xác định ngay từ
khi bắt đầu tiến hành quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội. Phát triển kinh tế-xã hội
phải gắn liền với bảo vệ môi trường để đảm bảo rằng việc khai thác tài nguyên và
phát triển sản xuất đó đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế của hiện tại mà vẫn
đảm bảo cho thế hệ tương lai. Do đó, trong đề xuất định hướng quy hoạch sử dụng
đất cần phải cân nhắc, phân tích một cách tổng hợp, toàn diện các đặc điểm điều
kiện địa lý tự nhiên trên quan điểm lịch sử, hệ thống, tổng hợp với các mục đích
phát triển kinh tế-xã hội gắn liền bảo vệ môi trường.
1.6. Các phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập tài liệu, số liệu: Nhằm thu thập các
tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, các số liệu thống kê về diện
tích các loại đất để phục vụ cho việc đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất
đai huyện Bình Chánh.
- Phương pháp thống kê, so sánh: Trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu thập được,
tiến hành thống kê, so sánh số liệu qua các năm để thấy được sự biến động, thay đổi
về cơ cấu các loại đất.
- Phương pháp phân tích, đánh giá tổng hợp: Từ số liệu thu thập được và hiện
trạng sử dụng đất tiến hành phân tích làm rõ những tồn tại, những điểm chưa hợp lý
trong sử dụng đất của huyện.
20
- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của cơ quan chuyên môn, cán bộ
địa phương về các giải pháp sử dụng hợp lý đất đô thị và định hướng phát triển quỹ
đất của huyện.
- Phương pháp bản đồ: Phương pháp này có ưu điểm là tiết kiệm thời gian và
kinh phí trong nghiên cứu, dùng để trình bày và biên tập bản đồ hiện trạng sử dụng
đất khu vực nghiên cứu.
21
CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT
HUYỆN BÌNH CHÁNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. Các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng sử dụng đất khu vực nghiên cứu
2.1.1. Vị trí địa lý
Bình Chánh nằm về phía Tây - Tây Nam của nội thành thành phố Hồ Chí
Minh, cách trung tâm thành phố khoảng 15 km. Huyện có diện tích tự nhiên
25.255ha và được chia thành 16 xã, thị trấn. Ranh giới hành chánh được xác định
như sau:
+ Phía Bắc giáp Hóc Môn;
+ Phía Nam giáp huyện Bến Lức và huyện Cần Giuộc tỉnh Long An.
+ Phía Đông giáp quận Bình Tân, Quận 8, Quận 7 và huyện Nhà Bè.
+ Phía Tây giáp huyện Đức Hòa tỉnh Long An.
Với vị trí là cửa ngõ phía Tây Thành phố Hồ Chí Minh, có các trục đường
giao thông quan trọng như Quốc lộ 1A, đường Trần Văn Giàu, đường Nguyễn Văn
Linh, Quốc lộ 50 và đặc biệt là đường cao tốc Sài Gòn – Trung Lương nối kết các
tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long với Tp.HCM… Tạo cho Bình Chánh trở thành cầu
nối giao lưu kinh tế, giao thương đường bộ giữa vùng đồng bằng Sông Cửu Long
với vùng Đông Nam Bộ và các khu công nghiệp trọng điểm ở phía Nam. Ngoài ra,
Bình Chánh còn là một địa bàn quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế cũng
như an ninh quốc phòng bảo vệ Thành phố.
2.1.2. Địa hình, địa mạo
Bình Chánh có dạng địa hình đồng bằng tương đối phẳng và thấp, bị chia
cắt bởi rất nhiều sông rạch, kênh mương. Hướng dốc không rõ rệt với độ dốc nền rất
nhỏ, hầu như bằng 0.
Cao độ mặt đất phổ biến thay đổi từ 0,2m đến 1,1m, riêng khu vực ở phía
bắc xã Vĩnh Lộc B có cao độ nền đất từ 1,1m lên đến 4,2m và độ dốc mặt đất thay
đổi từ 0,1% đến 1%.
Phần lớn diện tích huyện Bình Chánh hiện nay được bảo vệ không bị ngập
do triều cao trên sông rạch nhờ vào hệ thống thủy lợi với đê bao-cống ngăn triều.
22
Đê bao có chiều rộng mặt phổ biến 3,0m và mặt đê được thiết kế với cao độ 2,0m
(cao độ Quốc gia).
2.1.3. Khí hậu, thủy văn
Bình Chánh nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với nền
nhiệt độ cao và ổn định, lượng bức xạ phong phú, số giờ nắng dồi dào, với 2 mùa
mưa và khô rõ rệt. Mùa mưa tương ứng với gió mùa Tây Nam bắt đầu từ cuối tháng
5 đến hết tháng 11, mùa khô ứng với gió Đông Nam bắt đầu từ tháng 12 đến cuối
tháng 5.
Lượng bức xạ bình quân trong năm 12 Kcal/cm2
, thời gian chiếu sáng trong
ngày trong các tháng ít thay đổi dao động từ 12 giờ trong tháng 3 và tháng 4 đến 11
giờ trong các tháng 7,8.
Nhiệt độ: tương đối ổn định, cao đều trong năm và ít thay đổi, trung bình
năm khoảng 26,6o
C. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 28,8o
C (tháng 4), nhiệt
độ trung bình tháng thấp nhất 24,8o
C (tháng 12). Tuy nhiên, biên độ nhiệt độ giữa
ngày và đêm chênh lệch khá lớn, vào mùa khô có trị số 8 - 10o
C.
Số giờ nắng: mùa khô có giờ nắng trung bình từ 7,4 đến 8,1giờ, hầu như
không có sương mù. Từ tháng 5 đến tháng 10 có số giờ nắng bình quân 6 giờ/ngày.
Số giờ nắng bình quân trong năm là 6,5giờ/ngày.
Bốc hơi: so với nhiệt độ lượng bốc hơi biến đổi lớn và theo mùa, tăng dần
từ tháng 12 đến tháng 5 và đạt cực đại 150mm-250mm, sau đó giảm dần từ 190mm-
130mm từ tháng 6 đến tháng 9. Độ ẩm không khí bình quân hàng năm là 79,5%.
Chế độ gió: khu vực này chịu ảnh hưởng của khu vực gió mùa cận xích
đạo với 2 hướng gió chính:
- Từ tháng 2 đến tháng 5 gió có hướng Đông Nam hoặc Nam với vận tốc
trung bình từ 1,5 - 2,0 m/s.
- Từ tháng 5 đến tháng 9 thịnh hành gió Tây - Tây Nam, vận tốc trung bình
từ 1,5 - 3,0 m/s.
- Ngoài ra, từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau có gió Đông Bắc, vận tốc trung
bình 1 - 1,5 m/s.
- Lượng mưa trung bình năm từ 1300 mm - 1770 mm, tăng dần lên phía
Bắc theo chiều cao địa hình. Mưa phân bổ không đều giữa các tháng trong năm,
23
mưa tập trung vào các tháng 7, 8, 9; vào tháng 12, tháng 1 lượng mưa không đáng
kể.
Nhìn chung, thời tiết của huyện với các đặc điểm khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ
tương đối ổn định, thuận lợi cho sản xuất nông lâm nghiệp và sinh hoạt của nhân
dân. Tuy nhiên, lượng mưa tập trung theo mùa nên có những kỳ xảy ra hạn hán làm
thiệt hại cho năng suất hoa màu trong nông nghiệp và đời sống dân sinh.
2.1.4. Các nguồn tài nguyên
2.1.4.1. Tài nguyên đất
Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện 25.255,29 ha, chiếm tỷ trọng 11,97%
diện tích toàn Thành Phố và gấp 1,8 lần diện tích khu vực nội thành. Trong đó: có
888ha đất sông suối mặt nước chuyên dùng, còn lại 24.376,29 ha đất mặt, chia làm
3 nhóm đất chính:
Bảng 2.1: Diện tích các loại đất huyện Bình Chánh thành phố Hồ Chí Minh
Diện tích
STT Phân loại theo HTVN
Chuyển đổi
Fao/UNESCO
Ký hiệu
theo FAO Ha %
2 Đất xám Acrisols AC 2.749,16 10,89
1 Đất xám trên phù sa cổ haplic Acrisols ACha 659,52 2,61
2 Đất xám gley gley Acrisols ACg 2.089,65 8,27
I Đất phù sa Fluvisols FL 11.174,74 44,25
1 Đất phù sa loang lỗ đỏ vàng
cambic
Fluvisols
FLca 7.211,36 28,55
2 Đất phù sa gley gley Fluvisols FLg 3.963,38 15,69
V Đất phèn
thionic
Fluvisols
FLt 10.452,39 41,39
1 Đất phèn phát triển
orthithionic
Fluvisols
FLto 5.950,52 23,56
2 Đất phèn tiềm tàng
protothionic
Fluvisols
FLtp 4.501,86 17,83
V Sông suối 888,00 4,48
TỔNG CỘNG 25.255,29 100,00
(Nguồn: Thống kê của Ủy ban nhân dân Huyện Bình Chánh)
- Đất xám: phân bố chủ yếu ở các xã như xã Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B. Có
diện tích 2.749,16 ha (chiếm 10,89% diện tích đất mặt trên địa bàn toàn huyện).
Trong đó chia làm hai nhóm phụ: đất xám phù sa cổ có diện tích 659,52ha và xám
gley với diện tích 2.089,65 ha. Đất có thành phần cơ giới nhẹ (cát pha thịt), kết cấu
24
rời rạc, hàm lượng cấp hạt cát ở tầng mặt đạt đến 60% nhưng càng xuống sâu hàm
lượng cát giảm, lượng sét tăng lên. Hàm lượng chất hữu cơ thay đổi từ 1-2%, độ
pH = 4-5, nếu được cải tạo sẽ rất thích hợp cho hoa màu.
+ Đất xám trên phù sa cổ: có tầng đất dày, cơ giới nhẹ, dễ thoát nước,
nghèo dinh dưỡng, nghèo lân và kali tổng số. Xét về mức độ thích nghi thì đất này
phù hợp với loại đất xây dựng hơn là đất nông nghiệp vì có nền móng tương đối ổn
định.
+ Đất xám gley là nhóm đất có thời gian bị ngập nước (từ 1-3 tháng/năm)
có thể trồng lúa nước 1-2 vụ, tuy nhiên hiệu quả không cao, thích hợp cho hoa màu
hơn.
- Đất phù sa: có diện tích 11.174,74 ha (44,25% diện tích đất mặt trên địa
bàn toàn huyện) do hệ thống sông Cần Giuộc và Chợ Đệm bồi đắp, phân bố chủ yếu
ở các xã Tân Quý Tây, An Phú Tây, Hưng Long, Quy Đức, Đa Phước, Bình Chánh,
Tân Túc. Đây là nhóm đất tốt nhất cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện, đất
có thành phần cơ giới trung bình, hàm lượng hữu cơ khá (2-10%), nghèo lân, kali
khá.
- Đất phèn : thuộc vùng đất thấp trũng, bị nhiễm phèn mặn, phân bổ chủ
yếu tại các xã Tân Nhựt, Bình Lợi, Phạm Văn Hai, Lê Minh Xuân, có diện tích
10.452,39 ha (41,39% diện tích đất mặt trên địa bàn toàn huyện). Chia làm 2 nhóm
đất phèn hoạt động (đất phèn phát triển) có diện tích 5.950,52 ha và đất phèn tiềm
tàng với diện tích 4.501,86 ha. Đất có thành phần cơ giới nặng (hàm lượng sét đạt
40-50%), hàm lượng chất hữu cơ cao nhưng độ phân hủy kém nên đất dễ thiếu N,
nghèo lân, kali ở mức trung bình, đất chua, pH<4,5, hàm lượng SO2-
, Al3+
, Fe2+
cao.
Nhóm đất này có độ phì tiềm tàng cao nhưng do chua và hàm lượng độc tố lớn nên
trong sử dụng cần chú ý các biện pháp cải tạo và sử dụng (“ém phèn”, rửa phèn, lên
líp đúng kỹ thuật, lựa chọn cây trồng phù hợp như mía, dứa, dừa, tràm…)
2.1.4.2. Tài nguyên nước
a. Tài nguyên nước mặt
Các sông, rạch trên địa bàn huyện chịu ảnh hưởng bởi chế độ thủy triều của
3 hệ thống sông lớn: Nhà Bè – Xoài Rạp, Vàm Cỏ Đông và sông Sài Gòn. Mùa khô
25
độ mặn xâm nhập vào sâu nội đồng, độ mặn khoảng 4‰, mùa mưa mực nước lên
cao nhất 1,62 m, gây lụt cục bộ ở các vùng trũng của huyện.
Phần lớn sông, rạch của huyện nằm ở khu vực hạ lưu, nên thường bị ô
nhiễm bởi nguồn nước thải ở đầu nguồn, từ các khu công nghiệp của Thành phố đổ
về như: kênh Tàu Hủ, kênh Tân Hóa – Lò Gốm, kênh Đôi, rạch Nước Lên, sông
Cần Giuộc… gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp (đặc biệt là nuôi trồng thủy
sản) cũng như môi trường sống của dân cư.
b. Tài nguyên nước ngầm
Nguồn nước ngầm cũng tham gia một vai trò lớn trong việc phát triển KT-
XH huyện. Nước ngầm phân bố rộng khắp, nhưng chất lượng tốt vẫn là khu vực đất
xám phù sa cổ (Vĩnh Lộc A,B) độ sâu từ 5 - 50m và có nơi từ 50 - 100m, đối với
vùng đất phù sa và đất phèn thường nước ngầm bị nhiễm phèn nên chất lượng nước
không đảm bảo.
Nhìn chung: nguồn nước ngầm phân bố khá rộng nhưng ở độ sâu từ 150 -
300m, nước ngầm ngọt phân bố chủ yếu ở các tầng chứa nước Pleitoxen, trong đó
có nơi 30 - 40m. Trừ các xã phía Bắc là Vĩnh Lộc A và Vĩnh Lộc B nguồn nước
ngầm không bị nhiễm phèn, nên khai thác nước tưới phục vụ cho sản xuất nông
nghiệp, công nghiệp cũng như nước sinh hoạt, vào tháng nắng mực nước ngầm
cũng tụt khá sâu trên 40 m, các xã còn lại nguồn nước ngầm đều bị nhiễm phèn.
2.1.4.3. Tài nguyên khoáng sản
Bình Chánh không có khoáng sản quý hiếm, vật liệu xây dựng khá phong
phú. Theo tài liệu của Đoàn Địa chất thành phố sơ bộ đánh giá như sau :
- Thân quặng 1 : Sét gạch ngói nằm trên địa bàn xã Vĩnh Lộc, chiếm diện
tích 200 ha, trữ lượng 4 triệu m3
.
- Thân quặng 2 : Cùng nằm trên địa bàn xã Vĩnh Lộc, trữ lượng dự đoán tới
20 triệu m3
.
- Thân quặng 3 : Sét gạch ngói nằm trên địa bàn xã Tân Túc, trữ lượng dự
đoán khoảng 10 triệu m3
.
- Than bùn nằm rải rác phía cầu An Hạ, nông trường Lê Minh Xuân.
26
2.1.4.4. Tài nguyên rừng
Theo kết quả thống kê đất đai năm 2011, diện tích đất lâm nghiệp trên địa
bàn huyện 981,94 ha, chiếm 3,89% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Tập trung ở
2 xã Lê Minh Xuân, Phạm Văn Hai do lâm trường Láng Le và công ty TNHH Một
Thành Viên Cây Trồng quản lý. Trong đó, diện tích rừng sản xuất chiếm chủ yếu
với 718,37 ha (73,16% diện tích đất lâm nghiệp), diện tích đất rừng phòng hộ
234,46 ha, còn lại diện tích rừng đặc dụng 29,11 ha (trại thực nghiệm lâm nghiệp)
Ngoài ra trên địa bàn huyện còn khoảng 3.370ha đất trồng cây lâu năm
khác (chủ yếu là tràm) phân bố ở hầu hết ở các xã. Trong đó, diện tích cây lâu năm
khác trồng mang tính tập trung phân bổ chủ yếu ở các xã Vĩnh Lộc A 164ha; Vĩnh
Lộc B 123ha, Bình Lợi 224ha…
2.1.4.5. Tài nguyên nhân văn
Bình Chánh hiện nay được chính thức thành lập vào ngày 02/12/2003 (thực
hiện theo Nghị định 130/2003/NĐ ngày 5 tháng 11 năm 2003 của Thủ tướng Chính
phủ về việc chia tách địa giới hành chánh) trên cơ sở tách 4 xã, thị trấn: Tân Tạo,
Bình Trị Đông, Bình Hưng Hòa và Thị trấn An Lạc thuộc huyện Bình Chánh cũ để
thành lập quận Bình Tân, phần còn lại tái lập lại huyện Bình Chánh bây giờ với
tổng diện tích là 25.255ha, chia ra thành 16 xã – thị trấn, dân số trung bình năm
2011 là 467.459 người.
Trong chiến tranh, Bình Chánh là địa bàn có truyền thống yêu nước và đấu
tranh dũng cảm. Ngay thế kỷ 19, đây là địa bàn hoạt động của Bình Tây Đại
Nguyên Soái Trương Định và các lực lượng kháng chiến khác. Những năm 1931-
1945, Trung Huyện là địa bàn hoạt động của Xứ ủy Nam Kỳ, Ủy ban Kháng chiến
Nam Bộ, Công an Nam Bộ, quân khu 7. Đặc biệt, khu vực cạnh sông Chợ Đệm,
thuộc ấp 4, xã Tân Kiên chính là nơi được Xứ ủy Nam Kỳ họp quyết định cuộc khởi
nghĩa giành chính quyền ngày 25-8-1945.
2.1.5. Thực trạng môi trường
2.1.5.1. Cảnh quan thiên nhiên
Nằm ở khu vực ngoại thành, diện tích đất nông nghiệp còn nhiều (theo số
liệu thống kê đất đai năm 2011, diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn còn 17.183
ha chiếm 68,04% tổng diện tích tự nhiên) tạo ra những mảng xanh vùng đệm cho
27
khu vực nội thành. Cùng với hệ thống sông, rạch nằm ở khu vực hạ nguồn, nên
Bình Chánh có 3 vùng sinh thái tự nhiên: nước ngọt, phèn và phèn mặn thích hợp
với nhiều loại thực vật đa dạng, môi trường sống thuận lợi cho nhiều loài cá, động
vật thủy sinh và loài chim… thích hợp cho việc phát triển tham quan du lịch cũng
như nghiên cứu, học tập.
Là một huyện ngoại thành có ưu thế về đất đai, nhưng hiện có rất ít khoảng
xanh và vườn hoa được bố trí để tạo cảnh quan và bóng mát. Dọc theo các trục lộ
chính và đường nội bộ, cây xanh ven đường hầu như chưa có hoặc rất ít. Trên địa
bàn huyện hiện có điểm văn hóa du lịch được nhiều người dân Thành phố và các
tỉnh lân cận biết đến là khu Bát Bửu Phật Đài (Phật Cô Đơn), được tôn tạo thành
một điểm du lịch văn hóa của Thành phố. Khu di tích Láng Le - Bàu Cò tại Tân
Nhựt quy mô 1,24 ha, hàng năm thu hút 200.000 lượng khách đến tham quan, khu
du lịch Khải Hoàn tại ấp 6 xã Vĩnh Lộc A diện tích 5 ha, khu tưởng niệm liệt sỹ Tết
Mậu Thân ở xã Tân Nhựt diện tích 12ha. Các khu công viên có quy mô lớn cũng
đang được đầu tư xây dựng như khu công viên hồ sinh thái tại xã Vĩnh Lộc B, khu
công viên Sinh Việt...
Ngoài ra còn một số điểm, địa danh lịch sử của huyện trong giai đoạn trước
năm 75 cũng được nhiều người biết đến đã và đang được quan tâm đầu tư xây dựng
đúng mức để thành điểm văn hóa - du lịch hoặc vui chơi giải trí, góp phần giáo dục
truyền thống ... như các vùng căn cứ cũ: đình Tân Túc, vùng bưng Vĩnh Lộc, khu
vực Lê Minh Xuân.
2.1.5.2. Môi trường
Trong thời gian qua quá trình phát triển kinh tế xã hội, đô thị hóa trên địa
bàn huyện Bình Chánh diễn ra nhanh chóng, đời sống người dân ngày càng được
cải thiện và nâng cao. Đi cùng với quá trình phát triển đó là vấn đề ô môi trường
của huyện ngày một nhiều hơn. Ở một số vùng nông thôn của Huyện vẫn còn không
ít các hộ dân sống trong môi trường chưa hợp vệ sinh, vẫn còn sử dụng nhà vệ sinh
lộ thiên. Nước thải, chất thải trong các hoạt động sản xuất công, nông nghiệp, sinh
hoạt chưa được kiểm soát chặt chẽ là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ảnh
hưởng trực tiếp tới đời sống, sức khỏe của cộng đồng dân cư và ngoài ra nó còn ảnh
hưởng ngược lại tới chính hoạt động sản xuất.
28
Nước thải từ 2 Khu công nghiệp Lê Minh Xuân, Vĩnh Lộc A trên địa bàn
huyện có các chỉ tiêu COD, BOD5, Coli vượt quá nguồn nước loại B, C do đó làm
suy giảm chất lượng nguồn nước mặt khi xả thải vào nguồn tiếp nhận. Ngoài ra,
hiện tượng sống trên sông, đồ phế thải, đất đá thải trực tiếp xuống dòng chảy cũng
đã tác động không nhỏ đến chất lượng nguồn nước mặt của Huyện.
Các chỉ tiêu về môi trường không khí so với tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN
5937, 5938-1995): kết quả các chỉ tiêu SO2, NO2, CO, Pb, THC đạt. Chỉ tiêu bụi
trước cổng bưu điện Láng Le, ngã tư đường số 6 và đường số 9, ngoài khuôn viên
khu công nghiệp (cách khu công nghiệp 100 m theo hướng về vòng xoay An Lạc)
vượt đáng kể do ảnh hưởng luồng gió tại thời điểm đo đạc.
Chất lượng môi trường nước bề mặt:
- Các tuyến kênh rạch từ mức độ ô nhiễm và nhiễm bẩn đã được cải thiện
chất lượng nguồn nước, dòng chảy thông thoáng, nước trong, các loài thủy sinh
phát triển bình thường. Số tuyến ô nhiễm nặng có sự gia tăng và các tuyến kênh,
rạch ô nhiễm không cải thiện được chất lượng mà còn chuyển biến từ mức độ ô
nhiễm nhẹ lên mức độ ô nhiễm nặng.
2.1.5.3. Đánh giá về biến đổi khí hậu tác động đến sử dụng đất
Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại
trong thế kỷ 21. Biến đổi khí hậu sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống
và môi trường trên phạm vi toàn thế giới. Nhiệt độ tăng, mực nước biển dâng gây
ngập lụt, gây nhiễm mặn nguồn nước, ảnh hưởng đến nông nghiệp, gây rủi ro lớn
đối với công nghiệp và các hệ thống kinh tế - xã hội trong tương lai.
Đối với Việt Nam, Bộ TN&MT (2011) chọn 3 kịch bản phát thải nhà kính
để xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu: (i) Kịch bản phát thải thấp (B1), (ii) Kịch
bản phát thải trung bình (B2), (iii) Kịch bản phát thải cao (A2). Bộ TN&MT khuyến
nghị các Bộ, Ngành và các Địa phương nên sử dụng kịch bản trung bình (B2) để
đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và xây dựng hành động ứng phó với biến đổi
khí hậu.
Kịch bản phát thải trung bình (B2), vào cuối thế kỷ 21 nhiệt độ trung bình
năm ở Nam Bộ tăng khoảng từ 1,6-2,00
C so với thời kỳ 1980-1999; lượng mưa
trung bình năm ở Nam Bộ tăng khoảng từ 2-3%, lượng mưa từ tháng III đến tháng
29
V sẽ giảm từ 10-15%, lượng mưa của tháng cao điểm sẽ tăng khoảng dưới 1% so
với thời kỳ 1980-1999; Kết quả xác định vùng có nguy cơ bị ngập theo các mực
nước biển dâng cho thấy: Nếu mực nước biển dâng 1m, khu vực thành phố Hồ Chí
Minh có nguy cơ bị ngập là trên 20% diện tích.
Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp huyện Bình
Chánh: diện tích đất nông nghiệp bị ngập lụt, bị xâm nhập mặn dẫn đến sản xuất
nông nghiệp bị thu hẹp, rừng bị ảnh hưởng. Cây trồng, vật nuôi phát triển theo mô
hình nông nghiệp đô thị bị ảnh hưởng (huyện Bình Chánh được quy hoạch vùng
trồng cây kiểng lâu năm lớn nhất của thành phố với quy mô 550 ha vào năm 2025).
Biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng đến hầu hết tất cả lĩnh vực trong đời sống
kinh tế - xã hội một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Trong đó rõ nét ở khu vực ven bờ
hoặc lĩnh vực nông nghiệp, sẽ có sự dịch chuyển lao động, dân cư đến các khu vực
cao, khu vực có hoạt động kinh tế thuận tiện, ổn định hơn. Các bệnh viện, trạm xá,
trường học, cơ sở công nghiệp nằm trên các địa bàn ngập trũng, các khu vực có
nguy cơ ngập do nước biển dâng, cơ sở hạ tầng bị “vô hiệu hóa” cần kế hoạch di
dời. Việc bố trí lại cơ sở hạ tầng cần kết hợp với việc quy hoạch lại dân cư. Làm
sao để khả năng tiếp cận các cơ sở của người dân được dễ dàng. Những cơ sở còn
có khả năng “bám trụ” cần có những giải pháp như nâng nền, đắp bờ bao,…
Nhìn chung, biến đổi khí hậu sẽ gây tác động tiêu cực đến các khía cạnh
kinh tế xã hội huyện Bình Chánh (sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp, rừng bị ảnh
hưởng, cây trồng, vật nuôi phát triển theo mô hình nông nghiệp đô thị bị ảnh
hưởng) và vấn đề là làm sao ổn định được cuộc sống, công ăn việc làm của người
dân vùng bị ngập; khi bố trí công trình sử dụng đất cần xem xét, điều chỉnh nhằm
hạn chế tổn thất về cơ sở hạ tầng, công nghiệp, khu dân cư tương lai.
2.1.6. Đánh giá chung những thuận lợi, hạn chế về điều kiện tự nhiên, tài
nguyên thiên nhiên đối với sử dụng đất khu vực nghiên cứu
- Các lợi thế:
Bình Chánh nằm ở cửa ngõ phía Tây của Thành phố, với các trục đường
giao thông quan trọng nối liền các Tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long đến các tỉnh
vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và các Tỉnh miền Đông Nam Bộ.
30
Với hệ thống sông, kênh, rạch khá phong phú tạo cảnh quang sông nước,
có ý nghĩa quan trọng là vùng đệm sinh thái phía Tây của thành phố Hồ Chí Minh
đồng thời thuận tiện cho lưu thông đường thủy, đảm bảo môi trường sinh thái trong
sản xuất nông nghiệp và tiêu thoát nước tự nhiên hiện nay.
Quỹ đất nông nghiệp dự trữ khá lớn để đáp ứng cho nhu cầu phát triển các
mục đích khác, do vậy thuận lợi cho tiến trình đô thị hóa của Huyện trong việc bố
trí các dự án, công trình.
- Các hạn chế:
Chất lượng nguồn nước mặt tại các tuyến sông, kênh rạch trên địa bàn
Huyện tuy được cải thiện đáng kể nhưng ở nhiều khu vực vẫn còn bị ô nhiễm rất
nặng, nguyên nhân do huyện Bình Chánh nằm ở khu vực giáp ranh tiếp nhận nguồn
nước thải của một số địa phương ngoài Huyện đổ về như Hóc Môn, Quận 8 và chất
lượng nước mặt bị ảnh hưởng qua lại giữa Huyện và các huyện Cần Giuộc, Bến
Lức, Đức Hòa tỉnh Long An… làm cho tình hình ô nhiễm môi trường vẫn còn diễn
biến phức tạp.
2.1.7. Các nhân tố kinh tế xã hội ảnh hưởng tới sử dụng đất khu vực nghiên
cứu
2.1.7.1. Dân số lao động, việc làm và mức sống
Năm 2011, dân số trung bình toàn Huyện khoảng 467.460 người, chiếm
6,22% dân số toàn Thành phố. Mật độ dân số trung bình của Huyện vào khoảng
1.851người/km2
, tuy nhiên dân cư phân bố không đều, tập trung đông nhất ở các xã
Bình Hưng (4.890 người/km2
), Tân Kiên (3.974 người/km2
), Vĩnh Lộc B (3.776
người/km2
). Các xã có mật độ dân số thấp nhất là Bình Lợi (498 người/km2
), Tân
Nhựt (900 người/km2
), Lê Minh Xuân (906 người/km2
), Phạm Văn Hai (915
người/km2
).
Là địa phương thu hút dân nhập cư đến trong thời gian gần đây do chuyển
dịch phát triển kinh tế theo hướng phi nông nghiệp. Tỷ lệ lao động trong độ tuổi lao
động chiếm tỷ trọng lớn (71,33% tổng dân số). Cơ cấu lao động theo ngành nghề
của huyện chuyển dịch theo đúng định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương “công nghiệp – thương mại; dịch vụ - nông nghiệp”, lao động trong ngành
31
nông –lâm – nuôi trồng thủy sản ngày một giảm, lao động hoạt động trong lĩnh vực
dịch vụ thương mại, công nghiệp ngày một tăng nhanh.
Bảng 2.2: Thống kê dân số - lao động trên địa bàn qua các năm
THỰC HIỆN QUA CÁC NĂM
CHỈ TIÊU
Đơn vị
tính Năm
2005
Năm
2010
Năm
2011
Tăng
Trưởng
2006-
2010
Tổng số hộ Hộ 83.146 118.682 128.750 7,38
Dân số trung bình Người 311.702 446.084 467.459 7,43
Số người trong độ tuổi lao động Người 222.031 318.075 333.419 7,45
Tỉ lệ so với dân số % 71,23 71,30 71,33
Số LĐ đang làm việc Người 121.252 165.704 173.644 6,45
T/ đó: + Lao động NL nghiệp Người 38.515 13.879 12.581 -18,46
+ Lao động CN+XD Người 46.929 87.515 80.545 13,27
+ Lao động dịch vu Người 35.808 64.310 80.519 12,42
Tỉ lệ so với nguồn lao động % 54,61 52,10 52,08
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bình Chánh)
Tỷ lệ tăng dân số trong độ tuổi lao động trong những năm qua luôn tăng.
Nguyên nhân là do các khu công nghiệp Lê Minh Xuân, Vĩnh Lộc… thu hút được
nguồn lao động lớn từ nội thành và các tỉnh khác đến. Bên cạnh đó, còn do trên địa
bàn huyện còn quỹ đất nông nghiệp khá lớn, đã thu hút phần lớn các hộ dân cư có
thu nhập vừa và thấp đến định cư, xây dựng nhà cửa ngay trên đất nông nghiệp. Do
đó, việc tăng dân cơ học cao và tự phát trong vài năm gần đây bên cạnh những tác
động tích cực như tạo nguồn lao động dồi dào cho huyện, cũng nảy sinh nhiều vấn
đề bức xúc trong xây dựng trái phép, lấn chiếm sông rạch và các lĩnh vực xã hội
khác.
Giai đoạn 2006-2010, giải quyết việc làm mới cho 22.129 lao động (đạt
221,3% chỉ tiêu kế hoạch), năm 2006 tỷ lệ thất nghiệp là 5,7% đã kéo giảm xuống
còn 5,4% vào năm 2010. Thực hiện chương trình giảm nghèo, tăng hộ khá: năm
2010 số hộ nghèo trên địa bàn huyện là 11.938 hộ với 55.021 nhân khẩu (chiếm tỷ
lệ 10,59%), trong đó: 7.268 hộ nghèo có mức thu nhập 6-8 triệu đồng/người/năm,
3.332 hộ nghèo có mức thu nhập 8-10 triệu đồng/người/năm, 1.338 hộ nghèo có
mức thu nhập 10-12 triệu đồng/người/năm. Năm 2011, đã có 2.953 hộ vượt chuẩn
nghèo trên 12 triệu đồng/người/năm (đạt 148% kế hoạch).
32
Nhìn chung, trong thời gian qua công tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết
việc làm luôn được địa phương quan tâm, tăng cường công tác giải quyết việc làm,
tạo ra nhiều việc làm mới, nâng cao chất lượng đào tạo nghề theo nhu cầu của thị
trường, tạo điều kiện cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài… Đa dạng hóa
các nguồn lực và phương thức thực hiện chương trình giảm hộ nghèo, thực hiện
nhiều chính sách để hỗ trợ người nghèo phát triển sản xuất, vươn lên làm giàu chính
đáng.
Bảng 2.3. Dự báo dân số – lao động huyện Bình Chánh đến năm 2020
Hạng mục Đơn Năm Dự báo
vị 2011 2015 2020
A. Dân số Huyện Bình Chánh Người 467.459 700.000 850.000
+ Tỷ lệ tăng bình quân % 9,91 6,96 3,96
1. Dân cư đô thị Người 164.236 259.000 331.500
+ Tỷ lệ dân số đô thị % 35,13 37,00 39,00
2. Dân cư nông thôn Người 303.223 441.000 518.500
+ Tỷ lệ dân số nông thôn % 64,87 63,00 61,00
B. LAO ĐỘNG
I. Lao động trong độ tuổi Người 333.419 441.000 545.000
II. Cơ cấu lao động
- Nông lâm ngư nghiệp % 7,25 6,50 4,20
- Công nghiệp - xây dựng % 46,39 47,00 48,00
- Thương mại - dịch vụ - du lịch % 46,37 46,50 47,80
(Nguồn: Dự báo dân số theo Đồ án quy hoạch chung xây dựng huyện Bình Chánh).
2.1.7.2. Thực trạng phát triển kinh tế
a. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Qua 5 năm (2006-2010) thực
hiện các mục tiêu, nhiệm vụ về phát triển kinh tế theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ
huyện lần thứ IX; trong bối cảnh có những thuận lợi cơ bản, song cũng gặp nhiều
khó khăn thời tiết, giá cả, thị trường, dịch bệnh…đặc biệt là chịu ảnh hưởng của
lạm phát và suy giảm kinh tế toàn cầu, nhưng kinh tế trên địa bàn huyện vẫn được
giữ vững và tiếp tục tăng trưởng khá; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích
cực, tỷ trọng khu vực kinh tế công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng, nông – lâm
nghiệp - thủy sản giảm.
b. Tăng trưởng kinh tế: giai đoạn 2006-2010 tốc độ tăng trưởng bình quân
đạt 21,03%/năm (tăng 5,03% so với chỉ tiêu kế hoạch) cao hơn bình quân toàn
33
Thành phố (11,8%). Trong đó ngành công nghiệp – xây dựng là lĩnh vực lớn nhất,
là động lực tăng trưởng chính của kinh tế trên địa bàn huyện, giai đoạn 2006-2010
hoạt động sản xuất công nghiệp có bước phát triển mạnh, tốc độ tăng trưởng giá trị
bình quân 24,34%/năm (vượt 4,34% so với kế hoạch);
c. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: theo hướng tích cực, ngành công nghiệp –
xây dựng ngày càng phát huy được thế mạnh, khẳng định được vai trò chủ lực trong
phát triển kinh tế - xã hội của Huyện, nên tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng
tăng từ 65% năm 2005 lên 75% năm 2010, tương ứng tỷ trọng ngành nông lâm thủy
sản giảm từ 14% năm 2005 xuống còn 6% năm 2010; tỷ trọng ngành thương mại –
dịch vụ duy trì mức 19-20%.
d. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế:
* Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp:
Giai đoạn 2006-2010, giá trị sản xuất tăng bình quân 24,34%/năm, một số
ngành có tỉ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản lượng công nghiệp như: sản xuất thực
phẩm đồ uống (tăng bình quân 28,34%/năm), ngành dệt (tăng 28,08%/năm), ngành
thuộc da, sản xuất vali, túi xách (tăng 28,37%/năm), ngành sản xuất hóa chất, sản
phẩm từ hóa chất (tăng 24,73%/năm), sản xuất các sản phẩm từ cao su, plastic
(tăng bình quân 32,32%/năm), sản xuất các sản phẩm từ kim loại (tăng
29,28%/năm).
Năm 2010, cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã dần
được khắc phục, tạo ra những tác động tích cực đến phát triển kinh tế của Huyện.
Năm 2011, giá trị sản xuất (giá CĐ1994) của Huyện đạt 4.825,6 tỷ đồng (tăng
34,35% so với năm 2010), tổng số doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp ngành
công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp 1.377 đơn vị, trong đó có 55 công ty cổ phần,
609 công ty trách nhiệm hữu hạn, 264 Danh nghiệp tư nhân, 449 chi nhánh doanh
nghiệp ngoài quốc doanh.
- Về khu công nghiệp và cụm công nghiệp: đã thành lập và đi vào hoạt
động gồm 02 khu công nghiệp (KCN Lê Minh Xuân, KCN Vĩnh Lộc) và 01 cụm
công nghiệp (cụm tiểu thủ công nghiệp Lê Minh Xuân) thu hút được 330 doanh
nghiệp và hộ kinh doanh đầu tư trong đó có 33 doanh nghiệp có 100% vốn nước
ngoài.
34
+ Khu công nghiệp Lê Minh Xuân: được thành lập năm 1997 quy mô
104ha tại xã Lê Minh Xuân, toàn khu hiện có 170 doanh nghiệp và lấp đầy 100%.
+ Khu công nghiệp Vĩnh Lộc: được thành lập năm 1997, quy mô 207ha tại
xã Vĩnh Lộc A (107ha) và phường Bình Hưng Hòa quận Bình Tân. Hiện nay đã cơ
bản xây dựng hoàn thành và lấp đầy.
+ Cụm tiểu thủ công nghiệp Lê Minh Xuân: diện tích 17ha tại xã Tân Nhựt,
tổng cộng 267 lô đất và đã tiếp nhận khoảng 130 doanh nghiệp.
- Ngoài ra trên địa bàn Huyện còn các khu, cụm công nghiệp đang triển
khai thực hiện: Khu công nghiệp ( Lê Minh Xuân II 338ha; Lê Minh Xuân III
242ha; Lê Minh Xuân mở rộng 120ha, Vĩnh Lộc mở rộng 56,1ha; An Hạ 123,5ha;
Phong Phú 148,4ha), Cụm công nghiệp (Tổng công ty nông nghiệp Sài Gòn 89ha,
Trần Đại Nghĩa 50ha, Quy Đức 70ha, Tân Túc 30ha, Đa Phước 90ha).
*Thương mại – dịch vụ:
G iai đoạn 2006-2010, tốc độ tăng trưởng bình quân 18,53%/năm, năm
2011 giá trị sản xuất đạt 2.571 tỷ đồng, tổng số doanh nghiệp, chi nhánh doanh
nghiệp ngành thương mại – dịch vụ là 1.379 đơn vị, trong đó có 57 công ty cổ phần,
452 công ty Trách nhiệm hữu hạn, 524 Doanh nhiệp tư nhân, 445 chi nhánh doanh
nghiệp ngoài quốc doanh.
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn huyện năm 2011 là 246,732
triệu USD (tăng 12,02% so với 2010), kim ngạch nhập khẩu 293,788 triệu USD
(tăng 14,1% so với cùng kỳ).
Nhìn chung, hoạt động thương mại - dịch vụ đang có xu hướng phát triển
mạnh về số lượng và chất lượng, nhất là lĩnh vực dịch vụ. Mặc dù bị ảnh hưởng
chung của cuộc khủng hoảng tiền tệ khu vực, nhưng trong 5 năm qua với phương
thức kinh doanh mới, linh hoạt, chủ động nên thương nghiệp quốc doanh và hợp tác
xã mua bán huyện đã giữ vững lợi thế cạnh tranh trong cơ chế thị trường. Tuy nhiên
trong những năm tới, cần tiếp tục phát huy có hiệu quả và không ngừng đầu tư phát
triển các loại hình kinh doanh, dịch vụ thương mại nhằm từng bước nâng cao tỷ
trọng của ngành, trong cơ cấu nền kinh tế của huyện cần phải dành một quỹ đất nhất
định cho một số xã chưa có mạng lưới chợ.
* Nông lâm thủy sản:
35
Tỷ trọng ngành nông nghiệp trong tổng giá trị sản xuất giảm từ 14,11%
năm 2005 xuống còn 6,79% năm 2010, tuy nhiên giá trị sản lượng nông nghiệp vẫn
tăng và đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm 4,54%/năm giai đoạn 2006-2010.
Cơ cấu giá trị sản lượng trong nội bộ ngành nông nghiệp dịch chuyển theo
hướng tích cực, ngành trồng trọt giảm dần từ 59,53% năm 2005 còn 46,48% năm
2010, ngành chăn nuôi tuy chiếm tỉ trọng thấp hơn so với trồng trọt nhưng có xu
hướng tăng dần từ 35,49% lên 39,97%; ngành thủy sản tăng từ 4,18% năm 2005 lên
12,62% năm 2010. Các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi tiếp tục được
triển khai, điểm nổi bật trong thời gian qua là sự chuyển dịch mạnh cơ cấu sản xuất
nông nghiệp theo mô hình sản xuất nông nghiệp chất lượng cao với sự phát triển
của ngành chăn nuôi, thủy sản, hoa lan cây kiểng, cá kiểng, rau an toàn.
Năm 2011, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 393,12 tỷ đồng, trong đó:
ngành trồng trọt đạt 166,1 tỷ đồng (chiếm 42,25% cơ cấu ngành), ngành chăn nuôi
184,5 tỷ đồng (chiếm 46,93% cơ cấu ngành), ngành thủy sản 40 tỷ đồng (10,19% cơ
cấu ngành) và ngành lâm nghiệp 2,57 tỷ đồng (chiếm 0,63% cơ cấu ngành).
Nhìn chung, nông nghiệp vẫn là một thế mạnh và không thể coi nhẹ trong
một số năm trước mắt, vấn đề quan trọng là phải thúc đẩy nông nghiệp phát triển
đúng hướng để vừa tạo việc làm cho lực lượng lao động, vừa theo kịp được trình độ
tiên tiến trong nước và khu vực, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển nông nghiệp với
tôn tạo và làm đẹp cảnh quan, góp phần xứng đáng vào phát triển kinh tế xã hội của
Huyện.
2.1.7.3. Phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn:
* Khu vực đô thị
Theo thống kê đất đai năm 2011, diện tích đất đô thị của huyện Bình Chánh
có 855,40 ha (thị trấn Tân Túc), chiếm 3,39% diện tích tự nhiên của huyện. Dân số
đô thị 15.119 người, mật độ dân số bình quân 1.767 người/km2
, diện tích đất ở
67,34 ha, bình quân đất ở trên người là 44,54 m2
/người, con số này phù hợp so với
quy định về tiêu chuẩn đất ở đô thị.
Thị trấn Tân Túc có chức năng trung tâm của huyện Bình Chánh và khu
vực. Thị trấn được xác định là một đô thị phụ cận vệ tinh, là trung tâm hành chính,
văn hoá, thể dục thể thao, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; thương mại dịch vụ,
36
khu dân cư tập trung xây dựng mới … chủ yếu phân bố ngay trên các tuyến đường
trung tâm của thị trấn. Trong những năm gần đây, khu vực đô thị có nhiều thay đổi.
Các công trình xây dựng như trụ sở làm việc của các cơ quan, công trình phúc lợi
xã hội, mạng lưới điện chiếu sáng đô thị, mạng lưới thông tin, bưu điện, phát thanh
truyền hình, dịch vụ ngân hàng, thương mại, du lịch… nhà ở đang được cải tạo,
nâng cấp với kiến trúc khang trang.
Tỷ lệ nhà kiên cố, bán kiên cố tăng lên đáng kể. Hệ thống công viên, vườn
hoa, khu vui chơi giải trí hầu như chưa được đầu tư xây dựng. Đây là hạn chế trong
việc nâng cao đời sống tinh thần của người dân, cần được khắc phục trong thời gian
tới.
* Khu vực nông thôn
Diện tích đất khu vực nông thôn của huyện là 24.399 ha, chiếm 96,61%
diện tích tự nhiên. Dân số nông thôn có 428.838 người, chiếm 96,13% dân số của
huyện, bình quân 1.758 người/km2
, diện tích đất ở nông thôn là 2.470 ha, bình quân
có 57,6 m2
/người.
Các điểm dân cư nông thôn phân bố tập trung thành từng ấp dọc theo các
trục giao thông chính, gần chợ, ven sông, rạch để thuận lợi cho việc sinh hoạt và
trồng trọt, chăn nuôi. Điều kiện nhà ở của người dân trong huyện còn thấp, số nhà
đơn sơ chiếm tỷ lệ cao, trong khi loại nhà kiên cố chỉ chiếm tỷ lệ thấp, mật độ xây
dựng bình quân thấp. Tuy nhiên tại các khu vực đô thị giáp ranh nội thành, có nơi
mật độ xây dựng dân cư rất cao.
Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, điện, bưu chính viễn thông, cơ sở văn
hoá xã hội phục vụ công cộng trong các khu dân cư, đã có nhiều đổi mới và từng
bước đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Tuy nhiên, việc xử lý rác thải sinh hoạt, phân
gia súc chưa tốt, đặc biệt là việc sử dụng thuốc trừ sâu, phân hoá học đã gây nên ô
nhiễm cục bộ cho từng khu vực.
2.1.7.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
* Giao thông đường bộ
Trong quá trình phát triển, đã hình thành mạng lưới giao thông đối ngoại
khá hợp lý, nếu mạng lưới này được nâng cấp một cách đúng mức sẽ tạo cho Tp.
37
Hồ Chí Minh nói chung và Bình Chánh nói riêng có cơ hội để mở rộng giao lưu,
phát huy lợi thế về vị trí địa lý.
Tổng chiều dài các tuyến đường trên địa bàn huyện là 412,23km, trong đó
có 52 tuyến đường do Thành phố quản lý với tổng chiều dài 139,95km và 142 tuyến
do UBND Huyện quản lý với tổng chiều dài 272,28km, không kể các tuyến đường
nhỏ, hẻm phân cấp cho UBND xã, thị trấn quản lý.
Về đường giao thông đối ngoại hiện hữu: có các tuyến quốc lộ 1A, quốc lộ
50, đường dẫn vào đường cao tốc Sài Gòn – Trung Lương, Tỉnh lộ 10, Nguyễn Văn
Linh, Nguyễn Thị Tú… Cụ thể như sau:
- Đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Trung Lương: Đây là tuyến ngoại vi có
tiêu chuẩn kỹ thuật cao nối kết thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh đồng bằng Sông
Cửu Long, tuyến bắt đầu từ khu vực phía Tây - Nam thành phố tại điểm giao với
đường vành đai 2 ở khu vực huyện Bình Chánh, qua tỉnh Long An tới tỉnh Tiền
Giang. Tuyến qua huyện có chiều rộng lòng đường 39-41m, dài 10,05km, lộ giới
120m, kết cấu mặt đường bê tông nhựa.
- Đường Nguyễn Văn Linh: Bao gồm một đoạn tuyến có chức năng là
đường Vành đai 2 thành phố (đoạn từ nút Trịnh Quang Nghị về phía Đông), tuyến
có chiều rộng lòng đường 25-30m, dài 10,98km, lộ giới 120m, kết cấu mặt đường
bê tông nhựa.
- Đường Quốc Lộ 1A: đây là cửa ngõ phía Tây - Nam ra vào thành phố, nối
kết với thành phố Hồ Chí Minh tại ngã ba An Lạc - điểm giao với đường Hùng
Vương nối dài với chiều dài 8,97km, chiều rộng lòng đường 19-19,5m, lộ giới
120m.
- Đường Trịnh Quang Nghị (HL7) với chiều dài tổng cộng 2,98 km, chiều
rộng lòng đường từ 5-6 m, lộ giới 60m.
- Đường Tỉnh Lộ 10: đây là trục hướng tâm thành phố chiều dài 9,04 km,
chiều rộng lòng đường từ 6 -7 m, lộ giới 40m.
- Đường Nguyễn Thị Tú (HL13) với chiều dài 0,46 km, chiều rộng lòng
đường từ 7,5-8,5 m, lộ giới 40m.
- Đường Quốc Lộ 50: Đây là tuyến cửa ngõ phía Nam ra vào thành phố với
chiều dài tổng cộng 10,03 km, chiều rộng lòng đường từ 5.5-7,5m. Lộ giới 40 m.
38
* Giao thông nông thôn
Các tuyến đường giao thông nông thôn phần lớn chưa được đầu tư theo quy
hoạch lộ giới được duyệt. Các tuyến đường do Huyện quản lý có mặt cắt ngang
đường trung bình từ 5,0 đến 6,0m, chưa có hệ thống thoát nước, vỉa hè, cần đầu tư
nâng cấp để đảm bảo đáp ứng cho nhu cầu phát triển.
* Hệ thống cầu đường bộ
Trên địa bàn huyện có 34 cầu đi qua các sông rạch trên các tuyến đường
chính của huyện do Khu quản lý giao thông số 1 quản lý. Tổng chiều dài cầu
khoảng 3,04 km, chiều dài đường vào cầu khoảng 3,98 km, chiều rộng mặt cầu chủ
yếu 6 – 7 m và tải trọng chủ yếu là 10 tấn và 30 tấn. Riêng cầu Bình Điền 1,2 có
chiều rộng mặt cầu 11,25 m x 2. Ngoài ra còn 74 cầu do huyện quản lý, chiều rộng
chủ yếu từ 1,5 -3,0 m, kết cấu bê tông cốt thép, kết cấu thép và gỗ.
* Về giao thông đường thủy
Huyện Bình Chánh có nhiều sông rạch hiện hữu, trong đó một số tuyến
sông rạch chính có chức năng giao thông thủy. Các sông rạch có chức năng giao
thông thủy bao gồm: Tuyến Vành đai ngoài (sông Chợ Đệm, Bến Lức, kênh Lý Văn
Mạnh, kênh Xáng Ngang, kênh Xáng Đứng, kênh An Hạ), sông Cần Giuộc, rạch Bà
Tỵ, Rạch Bà Lớn - rạch Chổm, rạch Bà Lào - rạch Ngang, Tắc Bến Rô, rạch Chiếu
– cầu Bà Cả và rạch Ông Lớn. Trong đó: bao gồm 01 tuyến cấp III chiều dài
11,5km; 05 tuyến cấp IV chiều dài 25km.
* Thủy lợi
Thủy lợi có vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp, cải thiện môi
trường, làm đẹp cảnh quan và trữ nước cho sinh hoạt. Trên địa bàn huyện hiện có
04 tuyến sông, 82 tuyến rạch, 96 kênh mương, 12 công trình đê bao thủy lợi, 20 bờ
bao, 102 cống thủy lợi đầu mối. Trong các tuyến sông, kênh, rạch nêu trên chỉ có
các tuyến có chức năng giao thông thủy như: Sông Cần Giuộc, Sông Chợ Đệm, rạch
Bà Ty, rạch Bà Lớn – rạch Chồm, rạch Bà Lào – rạch Ngang, rạch Bến Rô, rạch
Chiếu, các tuyến còn lại có chức năng tiêu thoát nước.
Hệ thống thủy lợi trên địa bàn đã được đầu tư khá lâu, đến nay hầu hết các
tuyến kênh rạch đều bị bồi lắng, khả năng tiêu thoát nước bị hạn chế do lục bình, cỏ
mọc dày đặc trong lòng kênh, trong đó các tuyến kênh, rạch phục vụ tiêu thoát nước
39
cho khu dân cư bị ô nhiễm nặng và ứ đọng đầy rác do người dân đổ trực tiếp ra
kênh rạch, bờ rạch thấp và nhỏ, một số cống thủy lợi bị hư hỏng, mất cửa cần phải
sửa chữa để đảm bảo nhiệm vụ điều tiết nước, ngăn mặn, ngăn triều, chống ngập
úng; nhiều tuyến bị thu hẹp dòng chảy do người dân lấn chiếm xây dựng nhà cửa;
một số tuyến đê bao chưa được đầu tư toàn tuyến gây ngập cục bộ tại một số khu
vực, việc đi lại, vận chuyển nông sản của người dân cũng gặp nhiều khó khăn.
Do đó, để giải quyết được vấn đề tiêu thoát nước, cải thiện tình trạng ô
nhiễm; hạn chế tình trạng san lấp, lấn chiếm kênh, rạch; đảm bảo nhiệm vụ điều tiết
nước, ngăn mặn, ngăn triều; tạo điều kiện thuận lợi trong việc đi lại, vận chuyển
nông sản của người dân, trong thời gian tới, cần tiến hành đầu tư cải tạo, nâng cấp
các công trình hiện không còn đảm bảo công năng trong việc tiêu thoát nước trên
địa bàn 16 xã, thị trấn.
* Cấp nước
Hệ thống cung cấp nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt trên địa bàn Huyện
bao gồm hai nguồn cung cấp: nước máy Thành phố và nguồn nước ngầm.
- Nguồn nước của Công ty cổ phần cấp nước Chợ Lớn: hiện nay có 17
tuyến cấp nước, phân bố chủ yếu trên các trục đường chính: Quốc lộ 1A, Tỉnh lộ
10, Trần Đại Nghĩa, Quốc lộ 50, Láng Le Bàu Cò, Đoàn Nguyễn Tuấn, Nguyễn
Hữu Trí, Bùi Thanh Khiết, Nguyễn Cửu Phú, Dương Đình Cúc, Vườn Thơm, Võ
Văn Vân, Nguyễn Thị Tú, Vĩnh Lộc, An Hạ, Mai Bá Hương, phân lô số 1 (xã Lê
Minh Xuân) và các trạm cấp nước trong các khu công nghiệp, các dự án khu dân cư
cung cấp cho 62.830 người chiếm tỷ lệ 14,46%.
- Nguồn nước từ Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông
thôn (thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn): quản lý 32 trạm cấp nước,
cung cấp cho 80.767 người chiếm tỷ lệ 18,82%.
- Các hộ dân còn lại thì dùng nước từ các giếng khoan riêng lẻ để cấp cục
bộ, hầu như là không được xử lý, chất lượng nước phụ thuộc vào độ sâu giếng
khoan, hầu như là đều bị nhiễm sắt.
Do địa bàn rộng, dân cư rải rác, nguồn nước sạch cung cấp chỉ có trên một
số trục đường chính như: Tỉnh lộ 10, đường Vĩnh Lộc, quốc lộ 1A, quốc lộ 50,
Nguyễn Văn Linh…nên việc cấp nước sạch còn khó khăn, trước mắt cần duy trì và
Luận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình Chánh
Luận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình Chánh
Luận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình Chánh
Luận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình Chánh
Luận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình Chánh
Luận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình Chánh
Luận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình Chánh
Luận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình Chánh
Luận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình Chánh
Luận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình Chánh
Luận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình Chánh
Luận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình Chánh
Luận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình Chánh
Luận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình Chánh
Luận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình Chánh
Luận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình Chánh
Luận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình Chánh
Luận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình Chánh
Luận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình Chánh
Luận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình Chánh
Luận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình Chánh
Luận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình Chánh
Luận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình Chánh
Luận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình Chánh
Luận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình Chánh
Luận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình Chánh
Luận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình Chánh
Luận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình Chánh
Luận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình Chánh
Luận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình Chánh
Luận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình Chánh
Luận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình Chánh
Luận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình Chánh
Luận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình Chánh
Luận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình Chánh
Luận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình Chánh
Luận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình Chánh
Luận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình Chánh
Luận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình Chánh
Luận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình Chánh
Luận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình Chánh
Luận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình Chánh
Luận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình Chánh
Luận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình Chánh
Luận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình Chánh
Luận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình Chánh
Luận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình Chánh
Luận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình Chánh
Luận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình Chánh
Luận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình Chánh
Luận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình Chánh
Luận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình Chánh
Luận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình Chánh
Luận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình Chánh
Luận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình Chánh
Luận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình Chánh
Luận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình Chánh
Luận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình Chánh
Luận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình Chánh
Luận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình Chánh
Luận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình Chánh
Luận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình Chánh
Luận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình Chánh
Luận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình Chánh
Luận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình Chánh
Luận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình Chánh
Luận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình Chánh
Luận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình Chánh
Luận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình Chánh
Luận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình Chánh
Luận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình Chánh
Luận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình Chánh
Luận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình Chánh
Luận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình Chánh
Luận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình Chánh
Luận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình Chánh
Luận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình Chánh
Luận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình Chánh
Luận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình Chánh
Luận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình Chánh
Luận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình Chánh

More Related Content

What's hot

Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện ti...
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện ti...Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện ti...
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện ti...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Powerpoint Tài nguyên đất
Powerpoint Tài nguyên đấtPowerpoint Tài nguyên đất
Powerpoint Tài nguyên đấtNhung Lê
 
ô Nhiễm-môi-trường-đất
ô Nhiễm-môi-trường-đấtô Nhiễm-môi-trường-đất
ô Nhiễm-môi-trường-đấtDuong Tran
 
Đề cương thông tin địa lý GIS
Đề cương thông tin địa lý GISĐề cương thông tin địa lý GIS
Đề cương thông tin địa lý GISNgô Doãn Tình
 
Vai trò của đất đai
Vai trò của đất đaiVai trò của đất đai
Vai trò của đất đaitiểu minh
 

What's hot (20)

Luận văn: Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại tỉnh Kiên Giang, HAY
Luận văn: Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại tỉnh Kiên Giang, HAYLuận văn: Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại tỉnh Kiên Giang, HAY
Luận văn: Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại tỉnh Kiên Giang, HAY
 
Đề tài thực trạng công tác đăng ký đất đai, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài thực trạng công tác đăng ký đất đai, ĐIỂM CAO, HAYĐề tài thực trạng công tác đăng ký đất đai, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài thực trạng công tác đăng ký đất đai, ĐIỂM CAO, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, HOT
Luận văn: Pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, HOTLuận văn: Pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, HOT
Luận văn: Pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, HOT
 
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện ti...
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện ti...Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện ti...
Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý huyện ti...
 
Đề tài nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng tới giá đất, HOT
Đề tài  nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng tới giá đất,  HOTĐề tài  nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng tới giá đất,  HOT
Đề tài nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng tới giá đất, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Luận văn: Pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đấtLuận văn: Pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Luận văn: Pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
 
Powerpoint Tài nguyên đất
Powerpoint Tài nguyên đấtPowerpoint Tài nguyên đất
Powerpoint Tài nguyên đất
 
ô Nhiễm-môi-trường-đất
ô Nhiễm-môi-trường-đấtô Nhiễm-môi-trường-đất
ô Nhiễm-môi-trường-đất
 
Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng đến giá đất ở quận Ô Môn, Cần Thơ, 9đ
Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng đến giá đất ở quận Ô Môn, Cần Thơ, 9đĐề tài: Yếu tố ảnh hưởng đến giá đất ở quận Ô Môn, Cần Thơ, 9đ
Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng đến giá đất ở quận Ô Môn, Cần Thơ, 9đ
 
Đề cương thông tin địa lý GIS
Đề cương thông tin địa lý GISĐề cương thông tin địa lý GIS
Đề cương thông tin địa lý GIS
 
Luận văn: Quản lý về quy hoạch sử dụng đất tại Ninh Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý về quy hoạch sử dụng đất tại Ninh Bình, 9đLuận văn: Quản lý về quy hoạch sử dụng đất tại Ninh Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý về quy hoạch sử dụng đất tại Ninh Bình, 9đ
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về môi trường nước tại Hòa Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về môi trường nước tại Hòa Bình, 9đLuận văn: Quản lý nhà nước về môi trường nước tại Hòa Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về môi trường nước tại Hòa Bình, 9đ
 
Đề tài lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, RẤT HAY
Đề tài lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, RẤT HAYĐề tài lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, RẤT HAY
Đề tài lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, RẤT HAY
 
Luận văn: Pháp lý về định giá đất trong giải phóng mặt bằng, HOT
Luận văn: Pháp lý về định giá đất trong giải phóng mặt bằng, HOTLuận văn: Pháp lý về định giá đất trong giải phóng mặt bằng, HOT
Luận văn: Pháp lý về định giá đất trong giải phóng mặt bằng, HOT
 
Luận văn: Đánh giá hiện trạng, biến động sử dụng đất tại TPHCM
Luận văn: Đánh giá hiện trạng, biến động sử dụng đất tại TPHCMLuận văn: Đánh giá hiện trạng, biến động sử dụng đất tại TPHCM
Luận văn: Đánh giá hiện trạng, biến động sử dụng đất tại TPHCM
 
Luận văn: đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Lệ Thủy
Luận văn: đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Lệ ThủyLuận văn: đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Lệ Thủy
Luận văn: đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Lệ Thủy
 
Vai trò của đất đai
Vai trò của đất đaiVai trò của đất đai
Vai trò của đất đai
 
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ ThủyLuận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quản Lý Đất Đai, Điểm Cao Mới Nhất
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quản Lý Đất Đai, Điểm Cao Mới NhấtTrọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quản Lý Đất Đai, Điểm Cao Mới Nhất
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quản Lý Đất Đai, Điểm Cao Mới Nhất
 
Luận văn: Thực hiện pháp luật về quyền sử dụng đất, HOT
Luận văn: Thực hiện pháp luật về quyền sử dụng đất, HOTLuận văn: Thực hiện pháp luật về quyền sử dụng đất, HOT
Luận văn: Thực hiện pháp luật về quyền sử dụng đất, HOT
 

Similar to Luận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình Chánh

Nghiên cứu đề xuất giải pháp quy hoạch sử dụng đất bền vững tại xã đức thuận,...
Nghiên cứu đề xuất giải pháp quy hoạch sử dụng đất bền vững tại xã đức thuận,...Nghiên cứu đề xuất giải pháp quy hoạch sử dụng đất bền vững tại xã đức thuận,...
Nghiên cứu đề xuất giải pháp quy hoạch sử dụng đất bền vững tại xã đức thuận,...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn làm căn cứ đề xuất các giải pháp quy ho...
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn làm căn cứ đề xuất các giải pháp quy ho...Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn làm căn cứ đề xuất các giải pháp quy ho...
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn làm căn cứ đề xuất các giải pháp quy ho...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng đất hiệu quả
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng đất hiệu quảĐánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng đất hiệu quả
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng đất hiệu quảDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Đề tài: Tình hình quản lý sử dụng đất trên địa bàn huyện Phù Yên tỉnh Sơn La
Đề tài: Tình hình quản lý sử dụng đất trên địa bàn huyện Phù Yên tỉnh Sơn LaĐề tài: Tình hình quản lý sử dụng đất trên địa bàn huyện Phù Yên tỉnh Sơn La
Đề tài: Tình hình quản lý sử dụng đất trên địa bàn huyện Phù Yên tỉnh Sơn LaDịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5 NĂM KỲ ĐẦU (2011 Đ...
QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5 NĂM KỲ ĐẦU (2011 Đ...QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5 NĂM KỲ ĐẦU (2011 Đ...
QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5 NĂM KỲ ĐẦU (2011 Đ...nataliej4
 
đánh giá hiệu quả sử dụng đất
đánh giá hiệu quả sử dụng đấtđánh giá hiệu quả sử dụng đất
đánh giá hiệu quả sử dụng đấtĐào Mạnh Hồng
 
Thực thi pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất - TẢI FREE ZALO: 093 45...
Thực thi pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất - TẢI FREE ZALO: 093 45...Thực thi pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất - TẢI FREE ZALO: 093 45...
Thực thi pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất - TẢI FREE ZALO: 093 45...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Ảnh hưởng của phát triển đô thị đến quản lý sử dụng đất nông nghiệp
Ảnh hưởng của phát triển đô thị đến quản lý sử dụng đất nông nghiệpẢnh hưởng của phát triển đô thị đến quản lý sử dụng đất nông nghiệp
Ảnh hưởng của phát triển đô thị đến quản lý sử dụng đất nông nghiệpDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nƣớc Về Đất Đai Trên Địa Bàn Huyện Tiên Phƣớc, Tỉnh Quảng Nam.doc
Quản Lý Nhà Nƣớc Về Đất Đai Trên Địa Bàn Huyện Tiên Phƣớc, Tỉnh Quảng Nam.docQuản Lý Nhà Nƣớc Về Đất Đai Trên Địa Bàn Huyện Tiên Phƣớc, Tỉnh Quảng Nam.doc
Quản Lý Nhà Nƣớc Về Đất Đai Trên Địa Bàn Huyện Tiên Phƣớc, Tỉnh Quảng Nam.docdịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 

Similar to Luận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình Chánh (20)

Luận văn: Quản lý về quy hoạch sử dụng đất tại thị xã Điện Bàn
Luận văn: Quản lý về quy hoạch sử dụng đất tại thị xã Điện BànLuận văn: Quản lý về quy hoạch sử dụng đất tại thị xã Điện Bàn
Luận văn: Quản lý về quy hoạch sử dụng đất tại thị xã Điện Bàn
 
Nghiên cứu đề xuất giải pháp quy hoạch sử dụng đất bền vững tại xã đức thuận,...
Nghiên cứu đề xuất giải pháp quy hoạch sử dụng đất bền vững tại xã đức thuận,...Nghiên cứu đề xuất giải pháp quy hoạch sử dụng đất bền vững tại xã đức thuận,...
Nghiên cứu đề xuất giải pháp quy hoạch sử dụng đất bền vững tại xã đức thuận,...
 
Quy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đấtQuy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đất
 
Quy hoạch
Quy hoạchQuy hoạch
Quy hoạch
 
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn làm căn cứ đề xuất các giải pháp quy ho...
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn làm căn cứ đề xuất các giải pháp quy ho...Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn làm căn cứ đề xuất các giải pháp quy ho...
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn làm căn cứ đề xuất các giải pháp quy ho...
 
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng đất hiệu quả
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng đất hiệu quảĐánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng đất hiệu quả
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng đất hiệu quả
 
Đề tài: Tình hình quản lý sử dụng đất trên địa bàn huyện Phù Yên tỉnh Sơn La
Đề tài: Tình hình quản lý sử dụng đất trên địa bàn huyện Phù Yên tỉnh Sơn LaĐề tài: Tình hình quản lý sử dụng đất trên địa bàn huyện Phù Yên tỉnh Sơn La
Đề tài: Tình hình quản lý sử dụng đất trên địa bàn huyện Phù Yên tỉnh Sơn La
 
Luận văn: Bảo vệ đất nông nghiệp theo pháp luật của Việt Nam
Luận văn: Bảo vệ đất nông nghiệp theo pháp luật của Việt NamLuận văn: Bảo vệ đất nông nghiệp theo pháp luật của Việt Nam
Luận văn: Bảo vệ đất nông nghiệp theo pháp luật của Việt Nam
 
BÀI MẪU khóa luận về quy hoạch đô thị, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU khóa luận về quy hoạch đô thị, 9 ĐIỂMBÀI MẪU khóa luận về quy hoạch đô thị, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU khóa luận về quy hoạch đô thị, 9 ĐIỂM
 
Luận Văn Xây Dựng Kế Hoạch Sử Dụng Đất Năm 2020.
Luận Văn Xây Dựng Kế Hoạch Sử Dụng Đất Năm 2020.Luận Văn Xây Dựng Kế Hoạch Sử Dụng Đất Năm 2020.
Luận Văn Xây Dựng Kế Hoạch Sử Dụng Đất Năm 2020.
 
Quản lý nhà nước về đất đai ở tỉnh quảng nam
Quản lý nhà nước về đất đai ở tỉnh quảng namQuản lý nhà nước về đất đai ở tỉnh quảng nam
Quản lý nhà nước về đất đai ở tỉnh quảng nam
 
Quản Lý Đất Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Huyện Tu Mơ Rông, Tỉnh Kon Tum.doc
Quản Lý Đất Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Huyện Tu Mơ Rông, Tỉnh Kon Tum.docQuản Lý Đất Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Huyện Tu Mơ Rông, Tỉnh Kon Tum.doc
Quản Lý Đất Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Huyện Tu Mơ Rông, Tỉnh Kon Tum.doc
 
QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5 NĂM KỲ ĐẦU (2011 Đ...
QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5 NĂM KỲ ĐẦU (2011 Đ...QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5 NĂM KỲ ĐẦU (2011 Đ...
QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5 NĂM KỲ ĐẦU (2011 Đ...
 
Luận văn: Chính sách quản lý về đất đai huyện Hiệp Đức, Quảng Nam
Luận văn: Chính sách quản lý về đất đai huyện Hiệp Đức, Quảng NamLuận văn: Chính sách quản lý về đất đai huyện Hiệp Đức, Quảng Nam
Luận văn: Chính sách quản lý về đất đai huyện Hiệp Đức, Quảng Nam
 
đánh giá hiệu quả sử dụng đất
đánh giá hiệu quả sử dụng đấtđánh giá hiệu quả sử dụng đất
đánh giá hiệu quả sử dụng đất
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại TP Bắc Giang, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại TP Bắc Giang, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại TP Bắc Giang, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại TP Bắc Giang, HOT
 
Thực thi pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất - TẢI FREE ZALO: 093 45...
Thực thi pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất - TẢI FREE ZALO: 093 45...Thực thi pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất - TẢI FREE ZALO: 093 45...
Thực thi pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất - TẢI FREE ZALO: 093 45...
 
Ảnh hưởng của phát triển đô thị đến quản lý sử dụng đất nông nghiệp
Ảnh hưởng của phát triển đô thị đến quản lý sử dụng đất nông nghiệpẢnh hưởng của phát triển đô thị đến quản lý sử dụng đất nông nghiệp
Ảnh hưởng của phát triển đô thị đến quản lý sử dụng đất nông nghiệp
 
Đề tài: Thực trạng về quản lý Nhà nước trong công tác đăng ký và cấp giấy chứ...
Đề tài: Thực trạng về quản lý Nhà nước trong công tác đăng ký và cấp giấy chứ...Đề tài: Thực trạng về quản lý Nhà nước trong công tác đăng ký và cấp giấy chứ...
Đề tài: Thực trạng về quản lý Nhà nước trong công tác đăng ký và cấp giấy chứ...
 
Quản Lý Nhà Nƣớc Về Đất Đai Trên Địa Bàn Huyện Tiên Phƣớc, Tỉnh Quảng Nam.doc
Quản Lý Nhà Nƣớc Về Đất Đai Trên Địa Bàn Huyện Tiên Phƣớc, Tỉnh Quảng Nam.docQuản Lý Nhà Nƣớc Về Đất Đai Trên Địa Bàn Huyện Tiên Phƣớc, Tỉnh Quảng Nam.doc
Quản Lý Nhà Nƣớc Về Đất Đai Trên Địa Bàn Huyện Tiên Phƣớc, Tỉnh Quảng Nam.doc
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (19)

10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 

Luận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình Chánh

  • 1. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Như chúng ta đều biết quá trình khai thác sử dụng đất luôn gắn liền với quá trình phát triển của xã hội. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu sử dụng đất càng cao. Bởi vì đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt không gì thay thế được, là môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các công trình kinh tế, văn hóa, an ninh quốc phòng ... Thế nhưng cuộc sống nhân lọai lại theo quy luật, con người số lượng ngày càng nhiều, nhưng đất đai có giới hạn về không gian, nhưng vô hạn về thời gian sử dụng. Vì thế đất đai ngày càng khan hiếm và trở nên quý giá hơn. Chính vì vậy mà việc sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả và bền vững luôn là nhu cầu cấp thiết, đòi hỏi phải cân nhắc kỹ càng và hoạch định khoa học hơn để sử dụng nguồn đất đai cho phù hợp, hiệu quả đáp ứng nhu cầu chung của con người. Các Mác đã khẳng định: "Đất là kho tàng cung cấp cho con người mọi thứ cần thiết, vì vậy trong quá trình sử dụng đất muốn đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất thiết phải có kế hoạch cụ thể về thời gian và lập quy hoạch về không gian" Định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên đất thông qua quy hoạch và chiến lược phát triển, với mục tiêu hướng đến là sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả và bền vững đang và sẽ đặt ra nhiệm vụ, nhu cầu quan trọng, cấp thiết nhằm cân nhắc, xác định kỹ càng và hoạch định khoa học hơn các chỉ tiêu phân bổ sử dụng nguồn đất đai cho phù hợp và hiệu quả với sự phát triển kinh tế - xã hội. Việc định hướng dụng hợp lý tài nguyên đất có ý nghĩa quan trọng nhằm định hướng trong quản lý Nhà nước trên lĩnh vực đất đai; Là cơ sở pháp lý cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai, làm căn cứ cho việc giao đất, cho thuê, chuyển mục đích sử dụng đất ... Khu vực nghiên cứu huyện Bình Chánh là một trong những địa bàn của thành phố chịu tác động của biến đổi khí hậu triều cường, ngập úng làm ảnh hưởng đến sử dụng đất đai không nhỏ. Áp lực của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và quá trình đô thị hóa thành phố Hồ Chí Minh nói chung và huyện Bình Chánh nói riêng đã tác động rất lớn đến quá trình sử dụng đất.
  • 2. 2 Để phát huy tiềm năng sẵn có, hướng tới sử dụng hợp lý tài nguyên đất và bảo vệ môi trường, đồng thời thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh và Huyện Bình Chánh trong những năm tới, cần thiết phải có những phân tích hiện trạng và đánh giá biến động sử dụng đất. Đây sẽ là cơ sở khoa học và thực tiễn để đưa ra phương án định hướng sử dụng đất đai bền vững, hoạch định chính sách khoa học hơn, định hướng sử dụng đất hợp lý hơn trong từng giai đọan phát triển, đồng thời giải quyết mâu thuẫn về quan hệ đất đai. Do vậy, đánh giá hiện trạng sử dụng đất, sẽ nắm bắt được những thông tin liên quan đến đất đai về vị trí địa lý, hình dạng kích thước, cấu trúc lọai hình sử dụng đất của từng thửa đất, từng đơn vị đất đai. Qua sự tác động chủ quan và khách quan của con người trong quá trình phát triển sẽ làm thay đổi thông tin không gian (hình dạng, kích thước) và thuộc tính của đất đai. Song song đó, việc khảo sát, đánh giá, phân tích hiện trạng và biến động sử dụng đất sẽ cung cấp chính xác, rõ ràng những thông tin cần thiết, cấp thiết về áp lực đất đai phải gánh chịu theo xu thế phát triển. Đặc biệt là việc sử dụng đất như thế nào cho hợp lý và có hiệu quả. Chính vì vậy đề tài luận văn "Đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất giai đoạn 2005 - 2014 làm cơ sở đề xuất định hướng sử dụng hợp lý đất đai Huyện Bình Chánh - Thành phố Hồ Chí Minh" được đặt ra nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu đề xuất định hướng sử dụng hợp lý đất đai trên cơ sở phân tích hiện trạng, đánh giá biến động sử dụng đất giai đoạn 2005-2014 huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở khoa học đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất phục vụ định hướng sử dụng hợp lý đất đai huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh. - Điều tra, thu thập tài liệu, số liệu, bản đồ liên quan hướng đề tài và khu vực nghiên cứu - Nghiên cứu các nhân tố thành tạo và ảnh hưởng tới đặc điểm và biến động sử dụng đất khu vực nghiên cứu.
  • 3. 3 - Phân tích hiện trạng và đánh giá biến động sử dụng đất giai đoạn 2005 – 2010, 2010- 2014, dự báo xu thế biến động sử dụng đất khu vực nghiên cứu đến năm 2020. - Phân tích nguyên nhân biến động sử dụng đất giai đoạn 2005 – 2014 tại khu vực nghiên cứu. - Đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ phát triển kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu. - Đề xuất định hướng sử dụng hợp lý đất đai đến năm 2020 khu vực nghiên cứu. 4. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi không gian: Huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh Phạm vi nội dung khoa học: Tập trung nghiên cứu hiện trạng và biến động sử dụng đất từ đó đề xuất định hướng sử dụng hợp lý đất đai của Huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh 5. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập tài liệu, số liệu - Phương pháp thống kê, so sánh - Phương pháp phân tích, đánh giá tổng hợp - Phương pháp chuyên gia - Phương pháp bản đồ 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. - Ý nghĩa khoa học: Đề tài góp phần xây dựng cơ sở đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất phục vụ đề xuất định hướng sử dụng hợp lý đất đai. - Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu giúp cho địa phương có cơ sở phục vụ quản lý và quy hoạch sử dụng đất, đề ra các giải pháp sử dụng đất quỹ đất đai hợp lý và hiệu qủa. 7. Cơ sở tài liệu để thực hiện - Các văn bản, tiêu chuẩn quy hoạch sử dụng đất; - Luật đất đai năm 2003; các văn bản quy phạm dưới Luật qui định có liên quan đến quản lý sử dụng đất.
  • 4. 4 - Luật đất đai năm 2013; các văn bản quy phạm dưới Luật qui định có liên quan đến quản lý sử dụng đất. - Các văn bản của Chính phủ, các Bộ ngành liên quan đến quản lý sử dụng đất trên địa bàn Thành phố. - Các văn bản của Thành phố Hồ Chí Minh về quản lý sử dụng đất, quy hoạch nông thôn mới. - Số liệu hiện trạng sử dụng đất năm 2005, 2010 của Huyện Bình Chánh. - Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005, 2010 của Huyện Bình Chánh. - Bản đồ đồ án quy họach chung xây dựng huyện Bình Chánh đến năm 2020 được Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phê duyệt theo Quyết định số 6013/QĐ-UBND ngày 26 tháng 11 năm 2012. - Tài liệu khoa học tham khảo: Các giáo trình cơ sở địa chính, hồ sơ địa chính, hệ thống chính sách pháp luật đất đai... - Các kết quả điều tra thực địa của học viên. 8. Cấu trúc của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương I: Cơ sở khoa học đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất phục vụ định hướng sử dụng hợp lý đất đai Chương II: Phân tích, đánh giá thực trạng và biến động sử dụng đất huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh Chương III: Đề xuất định hướng sử dụng đất đai đến năm 2020 huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh
  • 5. 5 CHƯƠNG I CƠ SỞ KHOA HỌC ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT PHỤC VỤ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT HỢP LÝ 1.1. Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 1.1.1. Đất đai Đất là một dạng vật chất tự nhiên hình thành trong quá trình kiến tạo của trái đất. Có nhiều lọai đất: đất cát, đất đỏ bazan ...hoặc Đất là một dạng tài nguyên vật liệu của con người. Đất theo nghĩa thổ nhưỡng là vật thể thiên nhiên có cấu tạo độc lập lâu đời, hình thành do kết quả của nhiều yếu tố: đá gốc, động thực vật, khí hậu, địa hình và thời gian. Thành phần cấu tạo của đất gồm các hạt khoáng chiếm 40%, hợp chất humic 5%, không khí 20% và nước 35%. Khái niệm về đất V.V. Đôcutraiep (1846-1903) người Nga là người đầu tiên đã xác định một cách khoa học về đất rằng: Đất là tầng ngoài của đá bị biến đổi một cách tự nhiên dưới tác dụng tổng hợp của nhiều yếu tố. Theo Đôcutraiep: Đất trên bề mặt lục địa là một vật thể thiên nhiên được hình thành do sự tác động tổng hợp cực kỳ phức tạp của 5 yếu tố: Sinh vật, đá mẹ, địa hình, khí hậu và tuổi địa phương. Đất đai là một từ ghép gồm đất và đai. Đai là vành đai xung quanh khu đất, thửa đất, nó chỉ phạm vi ranh giới cụ thể của đất. Đất đai chỉ một khu đất, thửa đất cụ thể không phải là đất chung chung hoặc đất đai là nơi ở, xây dựng cơ sở hạ tầng của con người và thổ nhưỡng là mặt bằng để sản xuất nông lâm nghiệp. Đất đai về mặt thuật ngữ khoa học được hiểu theo nghĩa rộng như sau: "đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên vỏ dưới bề mặt đó bao gồm: khí hậu, bề mặt, thổ nhưỡng, dáng địa hình, mặt nước (hồ, sông, suối, đầm lầy,...). Các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn thực vật và động vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại (san nền, hồ chứa nước hay hệ thống tiêu thoát nước, đường xá, nhà cửa. ..)". Như vậy, "đất đai" là khoảng không gian có giới hạn, theo chiều thẳng đứng (gồm khí hậu của bầu khí quyển, lớp đất phủ bề mặt, thảm thực vật, động vật, diện
  • 6. 6 tích nước, tài nguyên nước ngầm và khóang sản trong lòng đất ), theo chiều nằm ngang trên mặt đất (là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, địa hình, thuỷ văn, thảm thực vật cùng các thành phần khác) giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất cũng như cuộc sống của xã hội loài người. Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, có trước lao động và cùng với quá trình lịch sử phát triển kinh tế-xã hội, đất đai là điều kiện lao động. Đất đai đóng vai trò quyết định cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Nếu không có đất đai thì rõ ràng không có bất kỳ một ngành sản xuất nào, cũng như không thể có sự tồn tại của loài người. Đất đai là một trong những tài nguyên vô cùng quý giá của con người, điều kiện sống cho động vật, thực vật và con người trên trái đất. Đất đai tham gia vào tất cả các hoạt động của đời sống kinh tế, xã hội. Đất đai là địa điểm, là cơ sở của các thành phố, làng mạc các công trình công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi và các công trình thuỷ lợi khác. Đất đai cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp, xây dựng như gạch ngói, xi, măng, gốm sứ. .. Đất đai là nguồn của cải, là một tài sản cố định hoặc đầu tư cố định, là thước đo sự giầu có của một quốc gia. Đất đai còn là sự bảo hiểm cho cuộc sống, bảo hiểm về tài chính, như là sự chuyển nhượng của cải qua các thế hệ và như là một nguồn lực cho các mục đích tiêu dùng. “Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm tất cả các cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó như: khí hậu bề mặt, thổ nhưỡng, trong lòng đất, tập đoàn động thực vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại (san nền, hồ chứa nước hay hệ thống tiêu thoát nước, đường sá, nhà cửa...)” (Hội nghị quốc tế về Môi trường ở Rio de Janerio, Brazil, 1993). Luật đất đai 1993 của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có ghi: “ Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng. Trải qua nhiều thế hệ, nhân dân ta đã tốn bao nhiêu công sức, xương máu mới tạo lập, bảo vệ được vốn đất đai như ngày nay !".
  • 7. 7 1.1.2. Sử dụng đất đai Sử dụng đất đai là hệ thống các biện pháp của nhà nước (thể hiện đựơc đồng thời ba tính chất kinh tế, kỹ thuật và pháp chế) về tổ chức sử dụng đất đai phải hợp lý, đầy đủ và tiết kiệm nhất, thông qua việc phân bổ quỹ đất đai (khoanh định cho các mục đích và các ngành) và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất của xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất đai môi trường. Sử dụng đất đai là quá trình hình thành các quyết định nhằm tạo điều kiện đưa đất đai vào sử dụng bền vững để mang lại lợi ích cao nhất, thực hiện đồng thời hai chức năng: Điều chỉnh các mối quan hệ đất đai và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất đặc biệt với mục đích nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội kết hợp bảo vệ đất và môi trường. Sử dụng đất đai là biện pháp hữu hiệu của nhà nước nhằm tổ chức lại việc sử dụng đất đai, hạn chế sự chồng chéo gây lãng phí đất đai, tránh tình trạng chuyển mục đích tuỳ tiện, làm giảm sút nghiêm trọng quỹ đất nông nghiệp, lâm nghiệp (đặc biệt là đất trồng lúa và đất lâm nghiệp có rừng), ngăn ngừa được các hiện tượng tiêu cực, tranh chấp, lấn chiếm huỷ hoại đất, phá vỡ môi trường sinh thái, gây ô nhiễm môi trường dẫn đến những tổn thất hoặc kìm hãm sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội và rất nhiều các hiện tượng gây ra các hiệu quả khó lường về tình hình bất ổn chính trị, an ninh quốc phòng ở từng địa phương, đặc biệt là nền kinh tế theo hướng thị trường, một cơ chế vô cùng phức tạp. Sử dụng đất đai hợp lý hơn trên cơ sở phân hạng đất đai, bố trí sắp xếp các loại đất đai theo mô hình sử dụng đất đai tạo ra cái khung bắt các đối tượng quản lý và sử dụng đất đai theo khung đó. Điều đó cho phép việc sử dụng đất đai sẽ hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả hơn. Bởi vì, khi các đối tượng sử dụng đất đai hiểu rõ được phạm vi ranh giới và chủ quyền về các loại đất thì họ yên tâm đầu tư khai thác phần đất đai của mình, do vậy hiệu quả sử dụng sẽ cao hơn. Sử dụng đất đai có ý nghĩa rất quan trọng cho các ngành, các lĩnh vực hoạt động trong xã hội. Nó định hướng sử dụng đất đai cho các ngành, chỉ rõ các địa điểm để phát triển các ngành, giúp cho các ngành yên tâm trong đầu tư phát triển.
  • 8. 8 1.1.3. Phân loại các nhóm đất sử dụng Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại như sau (Điều 13 Luật đất đai năm 2003): 1.1.3.1. Nhóm đất nông nghiệp: Là đất được xác định chủ yếu để sử dụng vào sản xuất nông nghiệp, bao gồm các loại đất: a) Đất trồng cây hàng năm bao gồm đất trồng lúa, đất cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác; b) Đất trồng cây lâu năm; c) Đất rừng sản xuất; d) Đất rừng phòng hộ; e) Đất rừng đặc dụng; f) Đất nuôi trồng thuỷ sản; g) Đất làm muối; h) Đất nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ. 1.1.3.2. Nhóm đất phi nông nghiệp: bao gồm các loại đất: a) Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị; b) Đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp; c) Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; d) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất xây dựng khu công nghiệp; đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm; e) Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông, thuỷ lợi; đất xây dựng các công trình văn hoá, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao phục vụ lợi ích công cộng; đất có di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh; đất xây dựng các công trình công cộng khác theo quy định của Chính phủ; f) Đất do các cơ sở tôn giáo sử dụng; g) Đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ; h) Đất nghĩa trang, nghĩa địa; i) Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng; j) Đất phi nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ.
  • 9. 9 1.1.3.3. Nhóm đất chưa sử dụng: bao gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng. 1.1.4. Tính chất, vai trò và ý nghĩa của đất đai 1.1.4.1. Các tính chất cơ bản của đất đai Khái niệm về đất đai gắn liền với nhận thức con người về thế giới tự nhiên và sự nhận thức này không ngừng thay đổi theo thời gian. Hiện nay, con người đã thừa nhận đất đai đối với loài người có rất nhiều chức năng, trong đó có những chức năng cơ bản sau: - Chức năng sản xuất: Là cơ sở cho nhiều hệ thống phục vụ cuộc sống của con người, qua quá trình sản xuất, đất đai cung cấp lương thực, thực phẩm và rất nhiều sản phẩm khác cho con người sử dụng trực tiếp hay gián tiếp thông qua chăn nuôi và trồng trọt. - Chức năng môi trường sống: Đất đai là cơ sở của mọi hình thái sinh vật sống trên lục địa thông qua việc cung cấp các môi trường sông cho sinh vật và gen di truyền để bào tồn nòi giống cho thực vật, động vật và các cơ thể sống cả trên và dưới mặt đất. - Chức năng cân bằng sinh thái: Đất đai và việc sử dụng nó là nguồn và là tấm thảm xanh đã hình thành một thể cân bằng năng lượng trái đất thông qua việc phản xạ, hấp thụ và chuyển đổi năng lượng phóng xạ từ mặt trời và tuần hoàn khí quyển của địa cầu. - Chức năng tàng trữ và cung cấp nguồn nước: Đất đai là kho tàng lưu trữ nước mặt và nước ngầm vô tận, có tác động mạnh tới chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và có vai trò điều tiết nước rất to lớn. - Chức năng dự trữ: Đất đai là kho tài nguyên khoáng sản cung cấp cho mọi nhu cầu sử dụng của con người. - Chức năng không gian sự sống: Đất đai có chức năng tiếp thu, gạn lọc, là môi trường đệm và làm thay đổi hình thái, tính chất của các chất thải độc hại. - Chức năng bảo tồn, bào tàng lịch sử: Đất đai là trung gian để bảo vệ các chứng tích lịch sử, văn hóa của loài người, là nguồn thông tin về các điều kiện khí hậu, thời tiết và cả quá trình sử dụng đất trong quá khứ.
  • 10. 10 - Chức năng vật mang sự sống: Đất đai cung cấp không gian cho sự chuyển vận của con người, cho đầu tư sản xuất và cho sự dịch chuyển của động vật... giữa các vùng khác nhau của hệ sinh thái tự nhiên. - Chức năng phân dị lãnh thổ: Sự thích hợp của đất đai về các chức năng chủ yếu nói trên thể hiện rất khác biệt ở các vùng lãnh thổ của mỗi quốc gia nói riêng và trên toàn trái đất nói chung. Mỗi phần lãnh thổ mang những đặc tính tự nhiên, kinh tế, xã hội rất đặc thù. Đất đai có nhiều chức năng và công dụng, tuy nhiên không phải tất cả đều bộc lộ ngay tại một thời điểm. Có nhiều chức năng của đất đai đã bộc lộ trong quá khứ, đang thể hiện ở hiện tại và nhiều chức năng sẽ xuất hiện từng triển vọng. Do vậy, đánh giá tiềm năng đất đai là công việc hết sức quan trọng nhằm phát hiện ra các chức năng hiện có và sẽ có trong tương lai. Thực tế cho thấy trong quá trình phát triển xã hội lòai người, sự hình thành và phát triển của mọi nền văn minh vật chất-văn minh tinh thần, các tinh thành tựu kỹ thuật vật chất-văn hoá khoa học đều được xây dựng trên nền tảng cơ bản- sử dụng đất. 1.1.4.2. Vai trò của đất đai Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt trong số những điều kiện vật chất cần thiết cho hoạt động sản xuất và đời sống của con người, đất với lớp phủ thổ nhưỡng và mặt bằng lãnh thổ (bao gồm các tài nguyên trên mặt đất, trong lòng đất và mặt nước) là điều kiện đầu tiên. Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, có trước lao động. Trong quá trình lao động con người tác động vào đất đai để tạo ra các sản phẩm cần thiết phục vụ cho con người, vì vậy đất đai là sản phẩm của tự nhiên, đồng thời là sản phẩm lao động của con người. Đất đai giữ vai trò quan trọng, là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng.
  • 11. 11 Nói về tầm quan trọng của đất, Các Mác viết: “Đất là một phòng thí nghiệm vĩ đại, là kho tàng cung cấp các tư liệu lao động, vật chất là vị trí để định cư, là nền tảng của tập thể”. Nói về vai trò của đất với sản xuất, Mác khẳng định “Lao động không phải là nguồn duy nhất sinh ra của cải vật chất và giá trị tiêu thụ. Lao động chỉ là cha của của cải vật chất, còn đất là mẹ”. Đất là sản phẩm của tự nhiên, xuất hiện trước con người và tồn tại ngoài ý muốn của con người. Đất được tồn tại như một vật thể lịch sử tự nhiên. Cần nhận thấy Sự khẳng định vai trò của đất như trên hoàn toàn có cơ sở. Đất đai là điều kiện chung đối với mọi quá trình sản xuất của các ngành kinh tế quốc doanh và hoạt động của con người. Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là điều kiện cho sự sống của động - thực vật và con người. Đất đai là điều kiện rất cần thiết để con người tồn tại và tái sản xuất các thế hệ kế tiếp nhau của loài người. Bởi vậy việc sử dụng đất tiết kiệm có hiệu quả và bảo vệ lâu bền nguồn tài nguyên vô giá này là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cấp bách đối với mỗi quốc gia. Đất đai có vai trò quan trọng đối với đời sống của con người và các hoạt động xã hội, mang tính tổng hợp rất cao, đề cập đến nhiều lĩnh vực về khoa học, kinh tế - xã hội như: Khoa học tự nhiên, khoa học xã hội dân số và đất đai, sản suất công nông nghiệp, môi trường sinh thái. .. Tuy vậy đối với từng ngành cụ thể đất đai có vị trí khác nhau; Trong công nghiệp và các ngành khác (trừ ngành nông nghiệp, công nghiệp khai khoán) đất đai nói chung làm nền móng, làm địa điểm; Trong nông nghiệp đất đai vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu lao động. 1.1.4.3. Ý nghĩa của đất đai Diện tích đất đai của mỗi quốc gia có giới hạn. Sự giới hạn đó là do toàn bộ diện tích bề mặt của trái đất cũng như diện tích đất đai của mỗi lãnh thổ bị giới hạn. Giới hạn đó còn thể hiện ở chỗ nhu cầu sử dụng đất đai của ngành kinh tế quốc dân trong quá trình phát triển kinh tế xã hội ngày càng tăng. Đất đai tham gia vào tất cả các hoạt động của đời sống kinh tế, xã hội. Đất đai là địa điểm, là cơ sở của các thành phố, làng mạc các công trình công nghiệp, giao thông, thủy lợi. Đất đai cũng cung cấp các nguyên liệu cho ngành sản xuất như gạch, xi măng, gốm sứ...
  • 12. 12 Đất đai là nguồn của cải, là một tài sản cố định hoặc đầu tư cố định, là thước đo sự giàu có của một quốc gia. Đất đai còn là bảo hiểm cho cuộc sống, bảo hiểm về tài chính, như là sự chuyển nhượng của cải qua các thế hệ và như là một nguồn lực cho các mục đích tiêu dùng. 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng đất - Vị trí địa lý: Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới việc sử dụng đất. Nơi có vị trí thuận tiện về giao thông, gần các thành thị, thành phố lớn thì việc đầu tư và tận dụng các nguồn lực đất đai, lao động cũng như khai thác tiềm năng đất đai sẽ có ưu thế hơn so với các khu vực xa trung tâm đô thị hoặc các vùng miền núi. - Yếu tố địa hình: Là một trong những yếu tố quyết định đến việc sử dụng đất, đặc biệt đối với đất nông nghiệp, lâm nghiệp. Sự khác nhau giữa các địa hình các vùng, khu vực dẫn đến sự khác nhau về đất đai và khí hậu; đối với nông nghiệp ảnh hưởng đến cơ cấu cây trồng; đối với phi nông nghiệp gây khó khăn cho việc đầu tư xây dựng công trình và thi công. - Điều kiện khí hậu, thủy văn: Các yếu tố khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sử dụng đất và điều kiện sinh hoạt của con người; ảnh hưởng đến sự phân bố cây trồng và thực vật. Hệ thống sông, suối, ao hồ, kênh, mương ... có vai trò quan trọng trong việc tổ chức sử dụng đất đai, vừa là nguồn cung cấp nước sinh hoạt, nước tưới, vừa là nơi tiêu, thoát nước cho khu vực khi có ngập úng. - Yếu tố thổ nhưỡng: Quyết định đến việc sử dụng đất phục vụ cho mục đích phát triển nông nghiệp. - Thảm thực vật: Là một yếu tố môi trường có vai trò quan trọng. Thảm thực vật bao gồm các vùng rừng nguyên sinh, rừng đầu nguồn, rừng sản xuất, đồng cỏ, cây trồng hàng năm, cây trồng lâu năm ... là yếu tố điều tiết khí hậu, chế độ nước sông, suối, chế độ nhiệt, độ ẩm, nước ngầm. Trong nhiều trường hợp nó tạo nên cảnh quan thiên nhiên, làm nơi du lịch, nghỉ mát. - Tai biến thiên nhiên: Các hiện tượng bão, lũ, lụt, hạn hán, xói lở... tác động mạnh và nhiều khi ảnh hưởng nghiêm trọng đến sử dụng đất. - Các yếu tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sử dụng đất: Trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế - xã hội, khi mức sống của con người còn thấp, công năng chủ yếu của đất đai là tập trung vào sản xuất vật chất, đặc biệt
  • 13. 13 trong sản xuất nông nghiệp. Thời kì cuộc sống xã hội phát triển ở mức cao, công năng của đất đai từng bước được mở rộng, sử dụng đất đai cũng phức tạp hơn vừa là căn cứ của khu vực và vừa là không gian của địa bàn. Điều này có nghĩa đất đai đã cung cấp cho con người tư liệu vật chất để sinh tồn và phát triển, cũng như cung cấp điều kiện cần thiết về hưởng thụ và đáp ứng nhu cầu cho cuộc sống của nhân loại. Mục đích sử dụng đất nêu trên được biểu lộ càng rõ nét trong các khu vực kinh tế phát triển. Các yếu tố kinh tế - xã hội bao các yếu tố như dân số và lao động; mức độ tăng trưởng kinh tế; cơ cấu các ngành kinh tế và sự phát triển ngành; hiện trạng cơ sở hạ tầng; trình độ khoa học công nghệ; trình độ quản lý, tổ chức sản xuất của người dân và chính sách chính trị xã hội (các chính sách về đất đai, chính sách môi trường, các yêu cầu an ninh quốc phòng...). Trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, nhu cầu về đất cho phát triển kinh tế - xã hội ngày càng gia tăng, nhất là đề phát triển công nghiệp, dịch vụ, phát tiển cơ sở hạ tầng. Kinh tế - xã hội phát triển mạnh, cùng với sự tăng dân số nhanh đã làm cho mối quan hệ giữa người và đất ngày càng căng thẳng những sai lầm liên tục của con người trong quá trình sử dụng đất đã dẫn đến huỷ hoại môi trường đất, một số công năng nào đó của đất đai bị yếu đi, vấn đề sử dụng đất đai càng trở nên quan trọng và mang tính toàn cầu. Do đó việc phát triển kinh tế - xã hội ảnh hưởng rất quan trọng tới việc sử dụng đất do vậy quy hoạch sử dụng đất được đặt ra phải mở rộng hơn, bao trùm cả các yếu tố môi trường, biến đổi khí hậu, kinh tế và xã hội cũng như tạo điều kiện để các bên chịu ảnh hưởng từ các thay đổi trong sử dụng đất có thể tham gia vào quá trình quy hoạch. Do vậy đòi hỏi phải điều chỉnh lại cách tiếp cận đối với quy hoạch sử dụng đất sao cho hài hòa với xu thế toàn cầu hóa và tạo ra một hành lang để quản lý quá trình phát triển đất nước một cách hợp lý, bền vững. Tăng trưởng kinh tế diễn ra với tốc độ nhanh làn tăng áp lực đối với tài nguyên đất và tài nguyên nước. Biến đổi khí hậu cũng đang là một thách thức lớn đối với quá trình phát triển; Tác động trực tiếp đến cuộc sống, kinh tế, tài nguyên thiên nhiên, cấu trúc xã hội, hạ tầng kỹ thuật và nền kinh tế. Ví dụ vấn đề sử dụng đất đai đối với từng ngành kinh tế rất khác nhau :
  • 14. 14 Trong các ngành phi nông nghiệp: Đất đai giữ vai trò thụ động với chức năng là cơ sở không gian và vị trí để hoàn thiện quá trình lao động, là kho tàng dự trữ trong lòng đất (các ngành khai thác khoáng sản). Quá trình sản xuất và sản phẩm được tạo ra không phụ thuộc vào đặc điểm, độ phì nhiêu của đất, chất lượng thảm thực vật và các tính chất tự nhiên có sẵn trong đất. Trong các ngành nông - lâm nghiệp: Đất đai là yếu tố tích cực của quá trình sản xuất, là điều kiện vật chất - cơ sở không gian, đồng thời là đối tượng lao động (luôn chịu sự tác động của quá trình sản xuất như cày, bừa, xới xáo....) và công cụ hay phương tiện lao động (sử dụng để trồng trọt, chăn nuôi...). Quá trình sản xuất nông-lâm nghiệp luôn liên quan chặt chẽ với độ phì nhiêu quá trình sinh học tự nhiên của đất. Yếu tố kinh tế - xã hội thường có ý nghĩa quyết định đối với việc sử dụng đất. Điều kiện tự nhiên của đất đai cho phép xác định tiềm năng và mức độ thích hợp của đất đai với các mục đích sử dụng. Còn việc sử dụng đất như thế nào được quyết định bởi sự năng động của con người và các điều kiện kinh tế - xã hội, kỹ thuật hiện có; Và vấn đề đặt ra hiện nay là sử dụng đất cho phát triển kinh tế xã hội phải gắn với bảo vệ môi trường. 1.3. Sử dụng đất hợp lí và bền vững đất đai “Sử dụng hợp lý đất đai là sự sử dụng phù hợp với lợi ích của nền kinh tế trong tổng thể, đạt hiệu quả nhất đối với mục đích đặt ra trong khi vẫn đảm bảo tác động thuận với môi trường xung quanh và bảo vệ một cách hữu hiệu đất đai trong quá trình khai thác sử dụng” V.P. Trôiski [14]. Năm nguyên tắc chính đóng vai trò nền tảng của việc sử dụng đất bền vững[5]: - Duy trì nâng cao sản lượng (khả năng sản xuất) - Giảm thiểu tối đa rủi ro trong sản xuất (an toàn) - Bảo vệ tiềm năng tài nguyên tự nhiên và ngăn chặn sự thoái hóa chất lượng đất đai (Bảo vệ). - Có thể tồn tại về mặt kinh tế (khả năng thực hiện). - Có thể chấp nhận về mặt xã hội (khả năng chấp nhận).
  • 15. 15 Khái niệm về tính bền vững của một hệ thống quản lý sử dụng đất đã được các nhà khoa học đưa ra, bao gồm 3 phương diện [5]: Bền vững về kinh tế (sử dụng đất phải cho năng xuất cao và tăng dần; chất lượng cao và giảm rủi ro; được thị trường chấp nhận), được sự chấp nhận của xã hội (đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng đất, thu hút lao động, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống của người dân) và bền vững về môi trường (giảm thiểu lượng đất mất hàng năm, ngăn chặn được sự thoái hóa, ô nhiễm đất, bảo vệ được môi trường sinh thái). 1.4. Nội dung và phương pháp đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất Đánh giá nói chung là sự ước lượng vai trò, giá trị của các đối tượng nghiên cứu và tùy thuộc vào mục đích mà cùng một đối tượng có thể đánh giá bằng nhiều cách khác nhau. Nói cách khác, nhiệm vụ đánh giá thường gắn với mục tiêu, đối tượng nghiên cứu cụ thể và từ đó có những chỉ tiêu đánh giá và phương pháp đánh giá thích hợp. Tùy thuộc vào mức độ yêu cầu mà có thể phân chia đánh giá thành các hình thức sau: 1.4.1. Đánh giá định tính: đánh giá định tính đã có từ lâu, từ những cảm nhận đơn giản, chủ quan người ta phân chia thành các mức độ “tốt, xấu” và “nhiều, ít”, cho đến những phân tích, đánh giá một cách khoa học. Như vậy, đánh giá định tính cũng có hai mức độ là: định tính theo cảm tính của thời kỳ trước đây và định tính trên cơ sở nhận định có tính khoa học trong giai đoạn hiện nay. Đánh giá định tính là đánh giá tiềm năng hay mức độ thích hợp của các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên cho các mục đích sử dụng nhất định. Kết quả đánh giá định tính thường không cụ thể thành các con số mà chủ yếu là đưa ra nhận xét. 1.4.2. Đánh giá định lượng: Nếu không tiến hành đánh giá định lượng thì kết quả nghiên cứu sẽ phụ thuộc nhiều vào trình độ hay kinh nghiệm của nhà nghiên cứu và kết quả đánh giá sẽ thiếu khách quan, tính thuyết phục sẽ giảm. Kết quả đánh giá định lượng thường được biểu diễn dưới dạng các con số, giá trị cụ thể hoặc số lượng sản phẩm thu được. Qua xem xét các hình thức đánh giá ở trên, đối với đánh giá hiện trạng sử dụng đất đai cần kết hợp cả hai phương pháp đánh giá định tính và định lượng để
  • 16. 16 làm rõ mức độ phù hợp, hạn chế trong khai thác, sử dụng và hiệu quả đối với các mục đích kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường trên lãnh thổ nghiên cứu. Như vậy, đánh giá hiện trạng sử dụng đất là việc phân tích để làm rõ hiện trạng sử dụng các loại đất về mặt số lượng, chất lượng, cơ cấu sử dụng đất và hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường trong sử dụng đất đai. Kết quả đánh giá là cơ sở cho việc xây dựng định hướng quy hoạch sử dụng đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường của địa phương trong giai đoạn tương lai. Để đánh giá hiện trạng sử dụng đất của một đơn vị lãnh thổ hành chính, bao gồm hệ thống các chỉ tiêu sau [4]: a. Mức độ khai thác sử dụng quỹ đất: được xác định bằng tỷ lệ diện tích đất đang sử dụng so với tổng diện tích tự nhiên, thể hiện mức độ khai thác và tận dụng quỹ đất sử dụng cho các mục đích phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Chỉ tiêu này cũng phần nào phản ánh trình độ sử dụng đất tại địa phương. b. Hệ số sử dụng đất: thường áp dụng để đánh giá mức độ khai thác sử dụng đất sản xuất nông nghiệp (đất trồng cây hàng năm). c. Cơ cấu sử dụng đất đai theo mục đích sử dụng và đánh giá mức độ hợp lý về cơ cấu sử dụng đất đai so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường của lãnh thổ nghiên cứu. d. Cơ cấu sử dụng đất đai phân theo đối tượng sử dụng, quản lí đất (các tổ chức; hộ gia đình, cá nhân; nước ngoài và liên doanh với nước ngoài; Ủy ban nhân dân xã, thị trấn quản lý và sử dụng; các đối tượng khác). e. Bình quân diện tích đất đai trên đầu người (bình quân diện tích đất tự nhiên/người; diện tích đất sản xuất nông nghiệp/người; diện tích đất ở/hộ hoặc theo đầu người). g. Hiệu quả kinh tế sử dụng đất: - Hiệu quả kinh tế sử dụng đất sản xuất nông nghiệp: được xác định bằng phương pháp phân tích chi phí - lợi ích với các chỉ tiêu chủ yếu bao gồm: tổng thu, tổng chi, giá trị hiện ròng (lợi nhuận), hiệu quả đồng vốn (tỷ suất lợi ích chi phí). - Hiệu quả kinh tế sử dụng đất lâm nghiệp (rừng trồng sản xuất) thể hiện qua giá trị khai thác lâm sản.
  • 17. 17 - Hiệu quả kinh tế sử dụng đất sản xuất, kinh doanh: có thể đánh giá bằng các chỉ tiêu sau: + Mức độ thuận lợi về vị trí cho các mục đích sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ: được đánh giá bằng lợi nhuận theo vị trí đối với mục đích thương mại, dịch vụ và giảm chi phí đối với sản xuất công nghiệp. + Mật độ xây dựng. + Giá đất. + Tiền thuê đất. - Hiệu quả kinh tế sử dụng đất giao thông: được đánh giá bằng các chỉ tiêu: + Mức độ thuận lợi về giao thông đối với sản xuất kinh doanh và sinh hoạt. + Tỷ lệ đất giao thông trong cơ cấu sử dụng đất. + Mức đầu tư và thời gian hoàn vốn (đối với các công trình theo kiểu BOT). h. Hiệu quả kinh tế sử dụng đất ở: được đánh giá thông qua giá trị đất ở và mức độ sử dụng không gian (trên cùng một diện tích đất) cho mục đích ở nhằm tiết kiệm diện tích đất ở trong điều kiện quỹ đất của nước ta hạn chế. i. Hiệu quả sử dụng đất về mặt xã hội: được đánh giá bằng các chỉ tiêu: + Mức độ đáp ứng các chỉ tiêu về đảm bảo an toàn lương thực, nâng cao đời sống của người dân, thu hút lao động, giải quyết việc làm. + Mức độ phù hợp so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của hiện trạng sử dụng đất ở, đất xây dựng các công trình công cộng, thương mại, dịch vụ, giao thông. g. Hiệu quả sử dụng đất về mặt môi trường: + Mức độ giảm thiểu thoái hóa đất (xói mòn, rửa trôi,...) và tình hình áp dụng các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn. + Mức độ giảm thiểu ô nhiễm đất, ô nhiễm nguồn nước, không khí. 1.4.3. Biến động sử dụng đất: Biến động được hiểu là biến đổi, thay đổi, thay thế trạng thái này bằng một trạng thái khác liên tục của sự vật, hiện tượng tồn tại trong môi trường tự nhiên cũng như môi trường xã hội. * Biến động về diện tích đối tượng – biến động về số lượng
  • 18. 18 Giả sử cùng đối tượng A ở thời điểm T1 có diện tích S1, ở thời điểm T2 có diện tích S2 (đối tượng A thu nhận được từ hai ảnh vệ tinh có thời điểm chụp khác nhau). Như vậy ta nói rằng A bị biến đổi diện tích ở thời điểm T1 so với T2 (sự biến đổi này có thể bằng nhau, lớn hơn hay nhỏ hơn) nếu ta dùng kỹ thuật để chồng xếp hai lớp thông tin này thì phần diện tích của phần trùng nhau sẽ được gán giá trị cũ của đối tượng A, còn các giá trị khác sẽ là giá trị của phần biến động. Giá trị biến động này là bao nhiêu, tăng hay giảm phụ thuộc vào thuật toán được sử dụng. 1.5. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu 1.5.1. Quan điểm lịch sử Đối với một đơn vị đất đai, hướng sử dụng và khai thác tiềm năng trong đơn vị đất đai đó được quy định bởi một quá trình sản xuất lâu dài của con người. Sự thay đổi hướng sử dụng phụ thuộc vào sự phát triển của nhận thức, sự thay đổi thể chế chính trị, thay đổi quan hệ và phương thức sản xuất, ... Sự hình thành sử dụng đơn vị đất đai là kết quả tác động tương hỗ giữa các hợp phần tự nhiên và con người theo thời gian và không gian. Việc nghiên cứu lịch sử phát triển sử dụng đất đai khu vực nghiên cứu tạo cơ sở vững chắc cho mục tiêu cuối cùng của quá trình nghiên cứu đánh giá thực trạng, biến động sử dụng đất phục vụ định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ. 1.5.2. Quan điểm hệ thống Khi tiến hành nghiên cứu đánh giá thực trạng và biến động sử dụng đất làm cơ sở cho đề xuất định hướng quy hoạch sử dụng đất đai cần đặt lãnh thổ nghiên cứu trong một hệ thống thống nhất và hoàn chỉnh cả về tự nhiên và xã hội. Các dạng tài nguyên thiên nhiên có trong khu vực đều có sự tương tác lẫn nhau để tạo thành một hệ thống đầy đủ về cấu trúc và chức năng. Giữa các thành phần và bộ phận cấu tạo nên hệ thống đều có những mối tương tác qua lại qua các dòng vật chất, năng lượng và thông tin. Khi một thành phần hay bộ phận nào đó bị tác động thì kéo theo sự thay đổi dây chuyền của các thành phần khác. 1.5.3. Quan điểm tổng hợp Theo quan điểm tổng hợp, phải nghiên cứu đất đai trong mối liên hệ chặt chẽ với các yếu tố khác trong lãnh thổ, đó là các yếu tố địa chất, địa hình, khí hậu, thuỷ
  • 19. 19 văn, sinh vật và các tác động của con người. Thường trong tư liệu về cơ sở lý luận của khoa học địa lý, tính tổng hợp được xem xét dưới hai góc độ khác nhau: - Tổng hợp với nghĩa là nghiên cứu đồng bộ, toàn diện về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên với quy luật phân hoá của chúng cũng như mối quan hệ tương tác lẫn nhau giữa các hợp phần của tổng thể địa lý. - Tổng hợp là sự kết hợp có quy luật, có hệ thống trên cơ sở phân tích đồng bộ và toàn diện các yếu tố hợp phần của tổng thể lãnh thổ tự nhiên, đồng thời phát hiện và xác định những đặc điểm đặc thù của các thể tổng hợp lãnh thổ địa lý. 1.5.4. Quan điểm phát triển bền vững Quan điểm phát triển bền vững hiện nay đã trở thành phổ biến và áp dụng rộng rãi trong tất cả các hoạt động của nền kinh tế quốc dân, đặc biệt trong khai thác sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường. Phát triển bền vững được xác định ngay từ khi bắt đầu tiến hành quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội. Phát triển kinh tế-xã hội phải gắn liền với bảo vệ môi trường để đảm bảo rằng việc khai thác tài nguyên và phát triển sản xuất đó đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế của hiện tại mà vẫn đảm bảo cho thế hệ tương lai. Do đó, trong đề xuất định hướng quy hoạch sử dụng đất cần phải cân nhắc, phân tích một cách tổng hợp, toàn diện các đặc điểm điều kiện địa lý tự nhiên trên quan điểm lịch sử, hệ thống, tổng hợp với các mục đích phát triển kinh tế-xã hội gắn liền bảo vệ môi trường. 1.6. Các phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập tài liệu, số liệu: Nhằm thu thập các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, các số liệu thống kê về diện tích các loại đất để phục vụ cho việc đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất đai huyện Bình Chánh. - Phương pháp thống kê, so sánh: Trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu thập được, tiến hành thống kê, so sánh số liệu qua các năm để thấy được sự biến động, thay đổi về cơ cấu các loại đất. - Phương pháp phân tích, đánh giá tổng hợp: Từ số liệu thu thập được và hiện trạng sử dụng đất tiến hành phân tích làm rõ những tồn tại, những điểm chưa hợp lý trong sử dụng đất của huyện.
  • 20. 20 - Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của cơ quan chuyên môn, cán bộ địa phương về các giải pháp sử dụng hợp lý đất đô thị và định hướng phát triển quỹ đất của huyện. - Phương pháp bản đồ: Phương pháp này có ưu điểm là tiết kiệm thời gian và kinh phí trong nghiên cứu, dùng để trình bày và biên tập bản đồ hiện trạng sử dụng đất khu vực nghiên cứu.
  • 21. 21 CHƯƠNG II PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN BÌNH CHÁNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1. Các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng sử dụng đất khu vực nghiên cứu 2.1.1. Vị trí địa lý Bình Chánh nằm về phía Tây - Tây Nam của nội thành thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm thành phố khoảng 15 km. Huyện có diện tích tự nhiên 25.255ha và được chia thành 16 xã, thị trấn. Ranh giới hành chánh được xác định như sau: + Phía Bắc giáp Hóc Môn; + Phía Nam giáp huyện Bến Lức và huyện Cần Giuộc tỉnh Long An. + Phía Đông giáp quận Bình Tân, Quận 8, Quận 7 và huyện Nhà Bè. + Phía Tây giáp huyện Đức Hòa tỉnh Long An. Với vị trí là cửa ngõ phía Tây Thành phố Hồ Chí Minh, có các trục đường giao thông quan trọng như Quốc lộ 1A, đường Trần Văn Giàu, đường Nguyễn Văn Linh, Quốc lộ 50 và đặc biệt là đường cao tốc Sài Gòn – Trung Lương nối kết các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long với Tp.HCM… Tạo cho Bình Chánh trở thành cầu nối giao lưu kinh tế, giao thương đường bộ giữa vùng đồng bằng Sông Cửu Long với vùng Đông Nam Bộ và các khu công nghiệp trọng điểm ở phía Nam. Ngoài ra, Bình Chánh còn là một địa bàn quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế cũng như an ninh quốc phòng bảo vệ Thành phố. 2.1.2. Địa hình, địa mạo Bình Chánh có dạng địa hình đồng bằng tương đối phẳng và thấp, bị chia cắt bởi rất nhiều sông rạch, kênh mương. Hướng dốc không rõ rệt với độ dốc nền rất nhỏ, hầu như bằng 0. Cao độ mặt đất phổ biến thay đổi từ 0,2m đến 1,1m, riêng khu vực ở phía bắc xã Vĩnh Lộc B có cao độ nền đất từ 1,1m lên đến 4,2m và độ dốc mặt đất thay đổi từ 0,1% đến 1%. Phần lớn diện tích huyện Bình Chánh hiện nay được bảo vệ không bị ngập do triều cao trên sông rạch nhờ vào hệ thống thủy lợi với đê bao-cống ngăn triều.
  • 22. 22 Đê bao có chiều rộng mặt phổ biến 3,0m và mặt đê được thiết kế với cao độ 2,0m (cao độ Quốc gia). 2.1.3. Khí hậu, thủy văn Bình Chánh nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với nền nhiệt độ cao và ổn định, lượng bức xạ phong phú, số giờ nắng dồi dào, với 2 mùa mưa và khô rõ rệt. Mùa mưa tương ứng với gió mùa Tây Nam bắt đầu từ cuối tháng 5 đến hết tháng 11, mùa khô ứng với gió Đông Nam bắt đầu từ tháng 12 đến cuối tháng 5. Lượng bức xạ bình quân trong năm 12 Kcal/cm2 , thời gian chiếu sáng trong ngày trong các tháng ít thay đổi dao động từ 12 giờ trong tháng 3 và tháng 4 đến 11 giờ trong các tháng 7,8. Nhiệt độ: tương đối ổn định, cao đều trong năm và ít thay đổi, trung bình năm khoảng 26,6o C. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 28,8o C (tháng 4), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất 24,8o C (tháng 12). Tuy nhiên, biên độ nhiệt độ giữa ngày và đêm chênh lệch khá lớn, vào mùa khô có trị số 8 - 10o C. Số giờ nắng: mùa khô có giờ nắng trung bình từ 7,4 đến 8,1giờ, hầu như không có sương mù. Từ tháng 5 đến tháng 10 có số giờ nắng bình quân 6 giờ/ngày. Số giờ nắng bình quân trong năm là 6,5giờ/ngày. Bốc hơi: so với nhiệt độ lượng bốc hơi biến đổi lớn và theo mùa, tăng dần từ tháng 12 đến tháng 5 và đạt cực đại 150mm-250mm, sau đó giảm dần từ 190mm- 130mm từ tháng 6 đến tháng 9. Độ ẩm không khí bình quân hàng năm là 79,5%. Chế độ gió: khu vực này chịu ảnh hưởng của khu vực gió mùa cận xích đạo với 2 hướng gió chính: - Từ tháng 2 đến tháng 5 gió có hướng Đông Nam hoặc Nam với vận tốc trung bình từ 1,5 - 2,0 m/s. - Từ tháng 5 đến tháng 9 thịnh hành gió Tây - Tây Nam, vận tốc trung bình từ 1,5 - 3,0 m/s. - Ngoài ra, từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau có gió Đông Bắc, vận tốc trung bình 1 - 1,5 m/s. - Lượng mưa trung bình năm từ 1300 mm - 1770 mm, tăng dần lên phía Bắc theo chiều cao địa hình. Mưa phân bổ không đều giữa các tháng trong năm,
  • 23. 23 mưa tập trung vào các tháng 7, 8, 9; vào tháng 12, tháng 1 lượng mưa không đáng kể. Nhìn chung, thời tiết của huyện với các đặc điểm khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ tương đối ổn định, thuận lợi cho sản xuất nông lâm nghiệp và sinh hoạt của nhân dân. Tuy nhiên, lượng mưa tập trung theo mùa nên có những kỳ xảy ra hạn hán làm thiệt hại cho năng suất hoa màu trong nông nghiệp và đời sống dân sinh. 2.1.4. Các nguồn tài nguyên 2.1.4.1. Tài nguyên đất Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện 25.255,29 ha, chiếm tỷ trọng 11,97% diện tích toàn Thành Phố và gấp 1,8 lần diện tích khu vực nội thành. Trong đó: có 888ha đất sông suối mặt nước chuyên dùng, còn lại 24.376,29 ha đất mặt, chia làm 3 nhóm đất chính: Bảng 2.1: Diện tích các loại đất huyện Bình Chánh thành phố Hồ Chí Minh Diện tích STT Phân loại theo HTVN Chuyển đổi Fao/UNESCO Ký hiệu theo FAO Ha % 2 Đất xám Acrisols AC 2.749,16 10,89 1 Đất xám trên phù sa cổ haplic Acrisols ACha 659,52 2,61 2 Đất xám gley gley Acrisols ACg 2.089,65 8,27 I Đất phù sa Fluvisols FL 11.174,74 44,25 1 Đất phù sa loang lỗ đỏ vàng cambic Fluvisols FLca 7.211,36 28,55 2 Đất phù sa gley gley Fluvisols FLg 3.963,38 15,69 V Đất phèn thionic Fluvisols FLt 10.452,39 41,39 1 Đất phèn phát triển orthithionic Fluvisols FLto 5.950,52 23,56 2 Đất phèn tiềm tàng protothionic Fluvisols FLtp 4.501,86 17,83 V Sông suối 888,00 4,48 TỔNG CỘNG 25.255,29 100,00 (Nguồn: Thống kê của Ủy ban nhân dân Huyện Bình Chánh) - Đất xám: phân bố chủ yếu ở các xã như xã Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B. Có diện tích 2.749,16 ha (chiếm 10,89% diện tích đất mặt trên địa bàn toàn huyện). Trong đó chia làm hai nhóm phụ: đất xám phù sa cổ có diện tích 659,52ha và xám gley với diện tích 2.089,65 ha. Đất có thành phần cơ giới nhẹ (cát pha thịt), kết cấu
  • 24. 24 rời rạc, hàm lượng cấp hạt cát ở tầng mặt đạt đến 60% nhưng càng xuống sâu hàm lượng cát giảm, lượng sét tăng lên. Hàm lượng chất hữu cơ thay đổi từ 1-2%, độ pH = 4-5, nếu được cải tạo sẽ rất thích hợp cho hoa màu. + Đất xám trên phù sa cổ: có tầng đất dày, cơ giới nhẹ, dễ thoát nước, nghèo dinh dưỡng, nghèo lân và kali tổng số. Xét về mức độ thích nghi thì đất này phù hợp với loại đất xây dựng hơn là đất nông nghiệp vì có nền móng tương đối ổn định. + Đất xám gley là nhóm đất có thời gian bị ngập nước (từ 1-3 tháng/năm) có thể trồng lúa nước 1-2 vụ, tuy nhiên hiệu quả không cao, thích hợp cho hoa màu hơn. - Đất phù sa: có diện tích 11.174,74 ha (44,25% diện tích đất mặt trên địa bàn toàn huyện) do hệ thống sông Cần Giuộc và Chợ Đệm bồi đắp, phân bố chủ yếu ở các xã Tân Quý Tây, An Phú Tây, Hưng Long, Quy Đức, Đa Phước, Bình Chánh, Tân Túc. Đây là nhóm đất tốt nhất cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện, đất có thành phần cơ giới trung bình, hàm lượng hữu cơ khá (2-10%), nghèo lân, kali khá. - Đất phèn : thuộc vùng đất thấp trũng, bị nhiễm phèn mặn, phân bổ chủ yếu tại các xã Tân Nhựt, Bình Lợi, Phạm Văn Hai, Lê Minh Xuân, có diện tích 10.452,39 ha (41,39% diện tích đất mặt trên địa bàn toàn huyện). Chia làm 2 nhóm đất phèn hoạt động (đất phèn phát triển) có diện tích 5.950,52 ha và đất phèn tiềm tàng với diện tích 4.501,86 ha. Đất có thành phần cơ giới nặng (hàm lượng sét đạt 40-50%), hàm lượng chất hữu cơ cao nhưng độ phân hủy kém nên đất dễ thiếu N, nghèo lân, kali ở mức trung bình, đất chua, pH<4,5, hàm lượng SO2- , Al3+ , Fe2+ cao. Nhóm đất này có độ phì tiềm tàng cao nhưng do chua và hàm lượng độc tố lớn nên trong sử dụng cần chú ý các biện pháp cải tạo và sử dụng (“ém phèn”, rửa phèn, lên líp đúng kỹ thuật, lựa chọn cây trồng phù hợp như mía, dứa, dừa, tràm…) 2.1.4.2. Tài nguyên nước a. Tài nguyên nước mặt Các sông, rạch trên địa bàn huyện chịu ảnh hưởng bởi chế độ thủy triều của 3 hệ thống sông lớn: Nhà Bè – Xoài Rạp, Vàm Cỏ Đông và sông Sài Gòn. Mùa khô
  • 25. 25 độ mặn xâm nhập vào sâu nội đồng, độ mặn khoảng 4‰, mùa mưa mực nước lên cao nhất 1,62 m, gây lụt cục bộ ở các vùng trũng của huyện. Phần lớn sông, rạch của huyện nằm ở khu vực hạ lưu, nên thường bị ô nhiễm bởi nguồn nước thải ở đầu nguồn, từ các khu công nghiệp của Thành phố đổ về như: kênh Tàu Hủ, kênh Tân Hóa – Lò Gốm, kênh Đôi, rạch Nước Lên, sông Cần Giuộc… gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp (đặc biệt là nuôi trồng thủy sản) cũng như môi trường sống của dân cư. b. Tài nguyên nước ngầm Nguồn nước ngầm cũng tham gia một vai trò lớn trong việc phát triển KT- XH huyện. Nước ngầm phân bố rộng khắp, nhưng chất lượng tốt vẫn là khu vực đất xám phù sa cổ (Vĩnh Lộc A,B) độ sâu từ 5 - 50m và có nơi từ 50 - 100m, đối với vùng đất phù sa và đất phèn thường nước ngầm bị nhiễm phèn nên chất lượng nước không đảm bảo. Nhìn chung: nguồn nước ngầm phân bố khá rộng nhưng ở độ sâu từ 150 - 300m, nước ngầm ngọt phân bố chủ yếu ở các tầng chứa nước Pleitoxen, trong đó có nơi 30 - 40m. Trừ các xã phía Bắc là Vĩnh Lộc A và Vĩnh Lộc B nguồn nước ngầm không bị nhiễm phèn, nên khai thác nước tưới phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp cũng như nước sinh hoạt, vào tháng nắng mực nước ngầm cũng tụt khá sâu trên 40 m, các xã còn lại nguồn nước ngầm đều bị nhiễm phèn. 2.1.4.3. Tài nguyên khoáng sản Bình Chánh không có khoáng sản quý hiếm, vật liệu xây dựng khá phong phú. Theo tài liệu của Đoàn Địa chất thành phố sơ bộ đánh giá như sau : - Thân quặng 1 : Sét gạch ngói nằm trên địa bàn xã Vĩnh Lộc, chiếm diện tích 200 ha, trữ lượng 4 triệu m3 . - Thân quặng 2 : Cùng nằm trên địa bàn xã Vĩnh Lộc, trữ lượng dự đoán tới 20 triệu m3 . - Thân quặng 3 : Sét gạch ngói nằm trên địa bàn xã Tân Túc, trữ lượng dự đoán khoảng 10 triệu m3 . - Than bùn nằm rải rác phía cầu An Hạ, nông trường Lê Minh Xuân.
  • 26. 26 2.1.4.4. Tài nguyên rừng Theo kết quả thống kê đất đai năm 2011, diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện 981,94 ha, chiếm 3,89% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Tập trung ở 2 xã Lê Minh Xuân, Phạm Văn Hai do lâm trường Láng Le và công ty TNHH Một Thành Viên Cây Trồng quản lý. Trong đó, diện tích rừng sản xuất chiếm chủ yếu với 718,37 ha (73,16% diện tích đất lâm nghiệp), diện tích đất rừng phòng hộ 234,46 ha, còn lại diện tích rừng đặc dụng 29,11 ha (trại thực nghiệm lâm nghiệp) Ngoài ra trên địa bàn huyện còn khoảng 3.370ha đất trồng cây lâu năm khác (chủ yếu là tràm) phân bố ở hầu hết ở các xã. Trong đó, diện tích cây lâu năm khác trồng mang tính tập trung phân bổ chủ yếu ở các xã Vĩnh Lộc A 164ha; Vĩnh Lộc B 123ha, Bình Lợi 224ha… 2.1.4.5. Tài nguyên nhân văn Bình Chánh hiện nay được chính thức thành lập vào ngày 02/12/2003 (thực hiện theo Nghị định 130/2003/NĐ ngày 5 tháng 11 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc chia tách địa giới hành chánh) trên cơ sở tách 4 xã, thị trấn: Tân Tạo, Bình Trị Đông, Bình Hưng Hòa và Thị trấn An Lạc thuộc huyện Bình Chánh cũ để thành lập quận Bình Tân, phần còn lại tái lập lại huyện Bình Chánh bây giờ với tổng diện tích là 25.255ha, chia ra thành 16 xã – thị trấn, dân số trung bình năm 2011 là 467.459 người. Trong chiến tranh, Bình Chánh là địa bàn có truyền thống yêu nước và đấu tranh dũng cảm. Ngay thế kỷ 19, đây là địa bàn hoạt động của Bình Tây Đại Nguyên Soái Trương Định và các lực lượng kháng chiến khác. Những năm 1931- 1945, Trung Huyện là địa bàn hoạt động của Xứ ủy Nam Kỳ, Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ, Công an Nam Bộ, quân khu 7. Đặc biệt, khu vực cạnh sông Chợ Đệm, thuộc ấp 4, xã Tân Kiên chính là nơi được Xứ ủy Nam Kỳ họp quyết định cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ngày 25-8-1945. 2.1.5. Thực trạng môi trường 2.1.5.1. Cảnh quan thiên nhiên Nằm ở khu vực ngoại thành, diện tích đất nông nghiệp còn nhiều (theo số liệu thống kê đất đai năm 2011, diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn còn 17.183 ha chiếm 68,04% tổng diện tích tự nhiên) tạo ra những mảng xanh vùng đệm cho
  • 27. 27 khu vực nội thành. Cùng với hệ thống sông, rạch nằm ở khu vực hạ nguồn, nên Bình Chánh có 3 vùng sinh thái tự nhiên: nước ngọt, phèn và phèn mặn thích hợp với nhiều loại thực vật đa dạng, môi trường sống thuận lợi cho nhiều loài cá, động vật thủy sinh và loài chim… thích hợp cho việc phát triển tham quan du lịch cũng như nghiên cứu, học tập. Là một huyện ngoại thành có ưu thế về đất đai, nhưng hiện có rất ít khoảng xanh và vườn hoa được bố trí để tạo cảnh quan và bóng mát. Dọc theo các trục lộ chính và đường nội bộ, cây xanh ven đường hầu như chưa có hoặc rất ít. Trên địa bàn huyện hiện có điểm văn hóa du lịch được nhiều người dân Thành phố và các tỉnh lân cận biết đến là khu Bát Bửu Phật Đài (Phật Cô Đơn), được tôn tạo thành một điểm du lịch văn hóa của Thành phố. Khu di tích Láng Le - Bàu Cò tại Tân Nhựt quy mô 1,24 ha, hàng năm thu hút 200.000 lượng khách đến tham quan, khu du lịch Khải Hoàn tại ấp 6 xã Vĩnh Lộc A diện tích 5 ha, khu tưởng niệm liệt sỹ Tết Mậu Thân ở xã Tân Nhựt diện tích 12ha. Các khu công viên có quy mô lớn cũng đang được đầu tư xây dựng như khu công viên hồ sinh thái tại xã Vĩnh Lộc B, khu công viên Sinh Việt... Ngoài ra còn một số điểm, địa danh lịch sử của huyện trong giai đoạn trước năm 75 cũng được nhiều người biết đến đã và đang được quan tâm đầu tư xây dựng đúng mức để thành điểm văn hóa - du lịch hoặc vui chơi giải trí, góp phần giáo dục truyền thống ... như các vùng căn cứ cũ: đình Tân Túc, vùng bưng Vĩnh Lộc, khu vực Lê Minh Xuân. 2.1.5.2. Môi trường Trong thời gian qua quá trình phát triển kinh tế xã hội, đô thị hóa trên địa bàn huyện Bình Chánh diễn ra nhanh chóng, đời sống người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao. Đi cùng với quá trình phát triển đó là vấn đề ô môi trường của huyện ngày một nhiều hơn. Ở một số vùng nông thôn của Huyện vẫn còn không ít các hộ dân sống trong môi trường chưa hợp vệ sinh, vẫn còn sử dụng nhà vệ sinh lộ thiên. Nước thải, chất thải trong các hoạt động sản xuất công, nông nghiệp, sinh hoạt chưa được kiểm soát chặt chẽ là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống, sức khỏe của cộng đồng dân cư và ngoài ra nó còn ảnh hưởng ngược lại tới chính hoạt động sản xuất.
  • 28. 28 Nước thải từ 2 Khu công nghiệp Lê Minh Xuân, Vĩnh Lộc A trên địa bàn huyện có các chỉ tiêu COD, BOD5, Coli vượt quá nguồn nước loại B, C do đó làm suy giảm chất lượng nguồn nước mặt khi xả thải vào nguồn tiếp nhận. Ngoài ra, hiện tượng sống trên sông, đồ phế thải, đất đá thải trực tiếp xuống dòng chảy cũng đã tác động không nhỏ đến chất lượng nguồn nước mặt của Huyện. Các chỉ tiêu về môi trường không khí so với tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 5937, 5938-1995): kết quả các chỉ tiêu SO2, NO2, CO, Pb, THC đạt. Chỉ tiêu bụi trước cổng bưu điện Láng Le, ngã tư đường số 6 và đường số 9, ngoài khuôn viên khu công nghiệp (cách khu công nghiệp 100 m theo hướng về vòng xoay An Lạc) vượt đáng kể do ảnh hưởng luồng gió tại thời điểm đo đạc. Chất lượng môi trường nước bề mặt: - Các tuyến kênh rạch từ mức độ ô nhiễm và nhiễm bẩn đã được cải thiện chất lượng nguồn nước, dòng chảy thông thoáng, nước trong, các loài thủy sinh phát triển bình thường. Số tuyến ô nhiễm nặng có sự gia tăng và các tuyến kênh, rạch ô nhiễm không cải thiện được chất lượng mà còn chuyển biến từ mức độ ô nhiễm nhẹ lên mức độ ô nhiễm nặng. 2.1.5.3. Đánh giá về biến đổi khí hậu tác động đến sử dụng đất Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21. Biến đổi khí hậu sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường trên phạm vi toàn thế giới. Nhiệt độ tăng, mực nước biển dâng gây ngập lụt, gây nhiễm mặn nguồn nước, ảnh hưởng đến nông nghiệp, gây rủi ro lớn đối với công nghiệp và các hệ thống kinh tế - xã hội trong tương lai. Đối với Việt Nam, Bộ TN&MT (2011) chọn 3 kịch bản phát thải nhà kính để xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu: (i) Kịch bản phát thải thấp (B1), (ii) Kịch bản phát thải trung bình (B2), (iii) Kịch bản phát thải cao (A2). Bộ TN&MT khuyến nghị các Bộ, Ngành và các Địa phương nên sử dụng kịch bản trung bình (B2) để đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và xây dựng hành động ứng phó với biến đổi khí hậu. Kịch bản phát thải trung bình (B2), vào cuối thế kỷ 21 nhiệt độ trung bình năm ở Nam Bộ tăng khoảng từ 1,6-2,00 C so với thời kỳ 1980-1999; lượng mưa trung bình năm ở Nam Bộ tăng khoảng từ 2-3%, lượng mưa từ tháng III đến tháng
  • 29. 29 V sẽ giảm từ 10-15%, lượng mưa của tháng cao điểm sẽ tăng khoảng dưới 1% so với thời kỳ 1980-1999; Kết quả xác định vùng có nguy cơ bị ngập theo các mực nước biển dâng cho thấy: Nếu mực nước biển dâng 1m, khu vực thành phố Hồ Chí Minh có nguy cơ bị ngập là trên 20% diện tích. Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp huyện Bình Chánh: diện tích đất nông nghiệp bị ngập lụt, bị xâm nhập mặn dẫn đến sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp, rừng bị ảnh hưởng. Cây trồng, vật nuôi phát triển theo mô hình nông nghiệp đô thị bị ảnh hưởng (huyện Bình Chánh được quy hoạch vùng trồng cây kiểng lâu năm lớn nhất của thành phố với quy mô 550 ha vào năm 2025). Biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng đến hầu hết tất cả lĩnh vực trong đời sống kinh tế - xã hội một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Trong đó rõ nét ở khu vực ven bờ hoặc lĩnh vực nông nghiệp, sẽ có sự dịch chuyển lao động, dân cư đến các khu vực cao, khu vực có hoạt động kinh tế thuận tiện, ổn định hơn. Các bệnh viện, trạm xá, trường học, cơ sở công nghiệp nằm trên các địa bàn ngập trũng, các khu vực có nguy cơ ngập do nước biển dâng, cơ sở hạ tầng bị “vô hiệu hóa” cần kế hoạch di dời. Việc bố trí lại cơ sở hạ tầng cần kết hợp với việc quy hoạch lại dân cư. Làm sao để khả năng tiếp cận các cơ sở của người dân được dễ dàng. Những cơ sở còn có khả năng “bám trụ” cần có những giải pháp như nâng nền, đắp bờ bao,… Nhìn chung, biến đổi khí hậu sẽ gây tác động tiêu cực đến các khía cạnh kinh tế xã hội huyện Bình Chánh (sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp, rừng bị ảnh hưởng, cây trồng, vật nuôi phát triển theo mô hình nông nghiệp đô thị bị ảnh hưởng) và vấn đề là làm sao ổn định được cuộc sống, công ăn việc làm của người dân vùng bị ngập; khi bố trí công trình sử dụng đất cần xem xét, điều chỉnh nhằm hạn chế tổn thất về cơ sở hạ tầng, công nghiệp, khu dân cư tương lai. 2.1.6. Đánh giá chung những thuận lợi, hạn chế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên đối với sử dụng đất khu vực nghiên cứu - Các lợi thế: Bình Chánh nằm ở cửa ngõ phía Tây của Thành phố, với các trục đường giao thông quan trọng nối liền các Tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long đến các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và các Tỉnh miền Đông Nam Bộ.
  • 30. 30 Với hệ thống sông, kênh, rạch khá phong phú tạo cảnh quang sông nước, có ý nghĩa quan trọng là vùng đệm sinh thái phía Tây của thành phố Hồ Chí Minh đồng thời thuận tiện cho lưu thông đường thủy, đảm bảo môi trường sinh thái trong sản xuất nông nghiệp và tiêu thoát nước tự nhiên hiện nay. Quỹ đất nông nghiệp dự trữ khá lớn để đáp ứng cho nhu cầu phát triển các mục đích khác, do vậy thuận lợi cho tiến trình đô thị hóa của Huyện trong việc bố trí các dự án, công trình. - Các hạn chế: Chất lượng nguồn nước mặt tại các tuyến sông, kênh rạch trên địa bàn Huyện tuy được cải thiện đáng kể nhưng ở nhiều khu vực vẫn còn bị ô nhiễm rất nặng, nguyên nhân do huyện Bình Chánh nằm ở khu vực giáp ranh tiếp nhận nguồn nước thải của một số địa phương ngoài Huyện đổ về như Hóc Môn, Quận 8 và chất lượng nước mặt bị ảnh hưởng qua lại giữa Huyện và các huyện Cần Giuộc, Bến Lức, Đức Hòa tỉnh Long An… làm cho tình hình ô nhiễm môi trường vẫn còn diễn biến phức tạp. 2.1.7. Các nhân tố kinh tế xã hội ảnh hưởng tới sử dụng đất khu vực nghiên cứu 2.1.7.1. Dân số lao động, việc làm và mức sống Năm 2011, dân số trung bình toàn Huyện khoảng 467.460 người, chiếm 6,22% dân số toàn Thành phố. Mật độ dân số trung bình của Huyện vào khoảng 1.851người/km2 , tuy nhiên dân cư phân bố không đều, tập trung đông nhất ở các xã Bình Hưng (4.890 người/km2 ), Tân Kiên (3.974 người/km2 ), Vĩnh Lộc B (3.776 người/km2 ). Các xã có mật độ dân số thấp nhất là Bình Lợi (498 người/km2 ), Tân Nhựt (900 người/km2 ), Lê Minh Xuân (906 người/km2 ), Phạm Văn Hai (915 người/km2 ). Là địa phương thu hút dân nhập cư đến trong thời gian gần đây do chuyển dịch phát triển kinh tế theo hướng phi nông nghiệp. Tỷ lệ lao động trong độ tuổi lao động chiếm tỷ trọng lớn (71,33% tổng dân số). Cơ cấu lao động theo ngành nghề của huyện chuyển dịch theo đúng định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương “công nghiệp – thương mại; dịch vụ - nông nghiệp”, lao động trong ngành
  • 31. 31 nông –lâm – nuôi trồng thủy sản ngày một giảm, lao động hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ thương mại, công nghiệp ngày một tăng nhanh. Bảng 2.2: Thống kê dân số - lao động trên địa bàn qua các năm THỰC HIỆN QUA CÁC NĂM CHỈ TIÊU Đơn vị tính Năm 2005 Năm 2010 Năm 2011 Tăng Trưởng 2006- 2010 Tổng số hộ Hộ 83.146 118.682 128.750 7,38 Dân số trung bình Người 311.702 446.084 467.459 7,43 Số người trong độ tuổi lao động Người 222.031 318.075 333.419 7,45 Tỉ lệ so với dân số % 71,23 71,30 71,33 Số LĐ đang làm việc Người 121.252 165.704 173.644 6,45 T/ đó: + Lao động NL nghiệp Người 38.515 13.879 12.581 -18,46 + Lao động CN+XD Người 46.929 87.515 80.545 13,27 + Lao động dịch vu Người 35.808 64.310 80.519 12,42 Tỉ lệ so với nguồn lao động % 54,61 52,10 52,08 (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bình Chánh) Tỷ lệ tăng dân số trong độ tuổi lao động trong những năm qua luôn tăng. Nguyên nhân là do các khu công nghiệp Lê Minh Xuân, Vĩnh Lộc… thu hút được nguồn lao động lớn từ nội thành và các tỉnh khác đến. Bên cạnh đó, còn do trên địa bàn huyện còn quỹ đất nông nghiệp khá lớn, đã thu hút phần lớn các hộ dân cư có thu nhập vừa và thấp đến định cư, xây dựng nhà cửa ngay trên đất nông nghiệp. Do đó, việc tăng dân cơ học cao và tự phát trong vài năm gần đây bên cạnh những tác động tích cực như tạo nguồn lao động dồi dào cho huyện, cũng nảy sinh nhiều vấn đề bức xúc trong xây dựng trái phép, lấn chiếm sông rạch và các lĩnh vực xã hội khác. Giai đoạn 2006-2010, giải quyết việc làm mới cho 22.129 lao động (đạt 221,3% chỉ tiêu kế hoạch), năm 2006 tỷ lệ thất nghiệp là 5,7% đã kéo giảm xuống còn 5,4% vào năm 2010. Thực hiện chương trình giảm nghèo, tăng hộ khá: năm 2010 số hộ nghèo trên địa bàn huyện là 11.938 hộ với 55.021 nhân khẩu (chiếm tỷ lệ 10,59%), trong đó: 7.268 hộ nghèo có mức thu nhập 6-8 triệu đồng/người/năm, 3.332 hộ nghèo có mức thu nhập 8-10 triệu đồng/người/năm, 1.338 hộ nghèo có mức thu nhập 10-12 triệu đồng/người/năm. Năm 2011, đã có 2.953 hộ vượt chuẩn nghèo trên 12 triệu đồng/người/năm (đạt 148% kế hoạch).
  • 32. 32 Nhìn chung, trong thời gian qua công tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm luôn được địa phương quan tâm, tăng cường công tác giải quyết việc làm, tạo ra nhiều việc làm mới, nâng cao chất lượng đào tạo nghề theo nhu cầu của thị trường, tạo điều kiện cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài… Đa dạng hóa các nguồn lực và phương thức thực hiện chương trình giảm hộ nghèo, thực hiện nhiều chính sách để hỗ trợ người nghèo phát triển sản xuất, vươn lên làm giàu chính đáng. Bảng 2.3. Dự báo dân số – lao động huyện Bình Chánh đến năm 2020 Hạng mục Đơn Năm Dự báo vị 2011 2015 2020 A. Dân số Huyện Bình Chánh Người 467.459 700.000 850.000 + Tỷ lệ tăng bình quân % 9,91 6,96 3,96 1. Dân cư đô thị Người 164.236 259.000 331.500 + Tỷ lệ dân số đô thị % 35,13 37,00 39,00 2. Dân cư nông thôn Người 303.223 441.000 518.500 + Tỷ lệ dân số nông thôn % 64,87 63,00 61,00 B. LAO ĐỘNG I. Lao động trong độ tuổi Người 333.419 441.000 545.000 II. Cơ cấu lao động - Nông lâm ngư nghiệp % 7,25 6,50 4,20 - Công nghiệp - xây dựng % 46,39 47,00 48,00 - Thương mại - dịch vụ - du lịch % 46,37 46,50 47,80 (Nguồn: Dự báo dân số theo Đồ án quy hoạch chung xây dựng huyện Bình Chánh). 2.1.7.2. Thực trạng phát triển kinh tế a. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Qua 5 năm (2006-2010) thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ về phát triển kinh tế theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ IX; trong bối cảnh có những thuận lợi cơ bản, song cũng gặp nhiều khó khăn thời tiết, giá cả, thị trường, dịch bệnh…đặc biệt là chịu ảnh hưởng của lạm phát và suy giảm kinh tế toàn cầu, nhưng kinh tế trên địa bàn huyện vẫn được giữ vững và tiếp tục tăng trưởng khá; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng khu vực kinh tế công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng, nông – lâm nghiệp - thủy sản giảm. b. Tăng trưởng kinh tế: giai đoạn 2006-2010 tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 21,03%/năm (tăng 5,03% so với chỉ tiêu kế hoạch) cao hơn bình quân toàn
  • 33. 33 Thành phố (11,8%). Trong đó ngành công nghiệp – xây dựng là lĩnh vực lớn nhất, là động lực tăng trưởng chính của kinh tế trên địa bàn huyện, giai đoạn 2006-2010 hoạt động sản xuất công nghiệp có bước phát triển mạnh, tốc độ tăng trưởng giá trị bình quân 24,34%/năm (vượt 4,34% so với kế hoạch); c. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: theo hướng tích cực, ngành công nghiệp – xây dựng ngày càng phát huy được thế mạnh, khẳng định được vai trò chủ lực trong phát triển kinh tế - xã hội của Huyện, nên tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng tăng từ 65% năm 2005 lên 75% năm 2010, tương ứng tỷ trọng ngành nông lâm thủy sản giảm từ 14% năm 2005 xuống còn 6% năm 2010; tỷ trọng ngành thương mại – dịch vụ duy trì mức 19-20%. d. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế: * Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: Giai đoạn 2006-2010, giá trị sản xuất tăng bình quân 24,34%/năm, một số ngành có tỉ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản lượng công nghiệp như: sản xuất thực phẩm đồ uống (tăng bình quân 28,34%/năm), ngành dệt (tăng 28,08%/năm), ngành thuộc da, sản xuất vali, túi xách (tăng 28,37%/năm), ngành sản xuất hóa chất, sản phẩm từ hóa chất (tăng 24,73%/năm), sản xuất các sản phẩm từ cao su, plastic (tăng bình quân 32,32%/năm), sản xuất các sản phẩm từ kim loại (tăng 29,28%/năm). Năm 2010, cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã dần được khắc phục, tạo ra những tác động tích cực đến phát triển kinh tế của Huyện. Năm 2011, giá trị sản xuất (giá CĐ1994) của Huyện đạt 4.825,6 tỷ đồng (tăng 34,35% so với năm 2010), tổng số doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp 1.377 đơn vị, trong đó có 55 công ty cổ phần, 609 công ty trách nhiệm hữu hạn, 264 Danh nghiệp tư nhân, 449 chi nhánh doanh nghiệp ngoài quốc doanh. - Về khu công nghiệp và cụm công nghiệp: đã thành lập và đi vào hoạt động gồm 02 khu công nghiệp (KCN Lê Minh Xuân, KCN Vĩnh Lộc) và 01 cụm công nghiệp (cụm tiểu thủ công nghiệp Lê Minh Xuân) thu hút được 330 doanh nghiệp và hộ kinh doanh đầu tư trong đó có 33 doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài.
  • 34. 34 + Khu công nghiệp Lê Minh Xuân: được thành lập năm 1997 quy mô 104ha tại xã Lê Minh Xuân, toàn khu hiện có 170 doanh nghiệp và lấp đầy 100%. + Khu công nghiệp Vĩnh Lộc: được thành lập năm 1997, quy mô 207ha tại xã Vĩnh Lộc A (107ha) và phường Bình Hưng Hòa quận Bình Tân. Hiện nay đã cơ bản xây dựng hoàn thành và lấp đầy. + Cụm tiểu thủ công nghiệp Lê Minh Xuân: diện tích 17ha tại xã Tân Nhựt, tổng cộng 267 lô đất và đã tiếp nhận khoảng 130 doanh nghiệp. - Ngoài ra trên địa bàn Huyện còn các khu, cụm công nghiệp đang triển khai thực hiện: Khu công nghiệp ( Lê Minh Xuân II 338ha; Lê Minh Xuân III 242ha; Lê Minh Xuân mở rộng 120ha, Vĩnh Lộc mở rộng 56,1ha; An Hạ 123,5ha; Phong Phú 148,4ha), Cụm công nghiệp (Tổng công ty nông nghiệp Sài Gòn 89ha, Trần Đại Nghĩa 50ha, Quy Đức 70ha, Tân Túc 30ha, Đa Phước 90ha). *Thương mại – dịch vụ: G iai đoạn 2006-2010, tốc độ tăng trưởng bình quân 18,53%/năm, năm 2011 giá trị sản xuất đạt 2.571 tỷ đồng, tổng số doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp ngành thương mại – dịch vụ là 1.379 đơn vị, trong đó có 57 công ty cổ phần, 452 công ty Trách nhiệm hữu hạn, 524 Doanh nhiệp tư nhân, 445 chi nhánh doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn huyện năm 2011 là 246,732 triệu USD (tăng 12,02% so với 2010), kim ngạch nhập khẩu 293,788 triệu USD (tăng 14,1% so với cùng kỳ). Nhìn chung, hoạt động thương mại - dịch vụ đang có xu hướng phát triển mạnh về số lượng và chất lượng, nhất là lĩnh vực dịch vụ. Mặc dù bị ảnh hưởng chung của cuộc khủng hoảng tiền tệ khu vực, nhưng trong 5 năm qua với phương thức kinh doanh mới, linh hoạt, chủ động nên thương nghiệp quốc doanh và hợp tác xã mua bán huyện đã giữ vững lợi thế cạnh tranh trong cơ chế thị trường. Tuy nhiên trong những năm tới, cần tiếp tục phát huy có hiệu quả và không ngừng đầu tư phát triển các loại hình kinh doanh, dịch vụ thương mại nhằm từng bước nâng cao tỷ trọng của ngành, trong cơ cấu nền kinh tế của huyện cần phải dành một quỹ đất nhất định cho một số xã chưa có mạng lưới chợ. * Nông lâm thủy sản:
  • 35. 35 Tỷ trọng ngành nông nghiệp trong tổng giá trị sản xuất giảm từ 14,11% năm 2005 xuống còn 6,79% năm 2010, tuy nhiên giá trị sản lượng nông nghiệp vẫn tăng và đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm 4,54%/năm giai đoạn 2006-2010. Cơ cấu giá trị sản lượng trong nội bộ ngành nông nghiệp dịch chuyển theo hướng tích cực, ngành trồng trọt giảm dần từ 59,53% năm 2005 còn 46,48% năm 2010, ngành chăn nuôi tuy chiếm tỉ trọng thấp hơn so với trồng trọt nhưng có xu hướng tăng dần từ 35,49% lên 39,97%; ngành thủy sản tăng từ 4,18% năm 2005 lên 12,62% năm 2010. Các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi tiếp tục được triển khai, điểm nổi bật trong thời gian qua là sự chuyển dịch mạnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo mô hình sản xuất nông nghiệp chất lượng cao với sự phát triển của ngành chăn nuôi, thủy sản, hoa lan cây kiểng, cá kiểng, rau an toàn. Năm 2011, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 393,12 tỷ đồng, trong đó: ngành trồng trọt đạt 166,1 tỷ đồng (chiếm 42,25% cơ cấu ngành), ngành chăn nuôi 184,5 tỷ đồng (chiếm 46,93% cơ cấu ngành), ngành thủy sản 40 tỷ đồng (10,19% cơ cấu ngành) và ngành lâm nghiệp 2,57 tỷ đồng (chiếm 0,63% cơ cấu ngành). Nhìn chung, nông nghiệp vẫn là một thế mạnh và không thể coi nhẹ trong một số năm trước mắt, vấn đề quan trọng là phải thúc đẩy nông nghiệp phát triển đúng hướng để vừa tạo việc làm cho lực lượng lao động, vừa theo kịp được trình độ tiên tiến trong nước và khu vực, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển nông nghiệp với tôn tạo và làm đẹp cảnh quan, góp phần xứng đáng vào phát triển kinh tế xã hội của Huyện. 2.1.7.3. Phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn: * Khu vực đô thị Theo thống kê đất đai năm 2011, diện tích đất đô thị của huyện Bình Chánh có 855,40 ha (thị trấn Tân Túc), chiếm 3,39% diện tích tự nhiên của huyện. Dân số đô thị 15.119 người, mật độ dân số bình quân 1.767 người/km2 , diện tích đất ở 67,34 ha, bình quân đất ở trên người là 44,54 m2 /người, con số này phù hợp so với quy định về tiêu chuẩn đất ở đô thị. Thị trấn Tân Túc có chức năng trung tâm của huyện Bình Chánh và khu vực. Thị trấn được xác định là một đô thị phụ cận vệ tinh, là trung tâm hành chính, văn hoá, thể dục thể thao, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; thương mại dịch vụ,
  • 36. 36 khu dân cư tập trung xây dựng mới … chủ yếu phân bố ngay trên các tuyến đường trung tâm của thị trấn. Trong những năm gần đây, khu vực đô thị có nhiều thay đổi. Các công trình xây dựng như trụ sở làm việc của các cơ quan, công trình phúc lợi xã hội, mạng lưới điện chiếu sáng đô thị, mạng lưới thông tin, bưu điện, phát thanh truyền hình, dịch vụ ngân hàng, thương mại, du lịch… nhà ở đang được cải tạo, nâng cấp với kiến trúc khang trang. Tỷ lệ nhà kiên cố, bán kiên cố tăng lên đáng kể. Hệ thống công viên, vườn hoa, khu vui chơi giải trí hầu như chưa được đầu tư xây dựng. Đây là hạn chế trong việc nâng cao đời sống tinh thần của người dân, cần được khắc phục trong thời gian tới. * Khu vực nông thôn Diện tích đất khu vực nông thôn của huyện là 24.399 ha, chiếm 96,61% diện tích tự nhiên. Dân số nông thôn có 428.838 người, chiếm 96,13% dân số của huyện, bình quân 1.758 người/km2 , diện tích đất ở nông thôn là 2.470 ha, bình quân có 57,6 m2 /người. Các điểm dân cư nông thôn phân bố tập trung thành từng ấp dọc theo các trục giao thông chính, gần chợ, ven sông, rạch để thuận lợi cho việc sinh hoạt và trồng trọt, chăn nuôi. Điều kiện nhà ở của người dân trong huyện còn thấp, số nhà đơn sơ chiếm tỷ lệ cao, trong khi loại nhà kiên cố chỉ chiếm tỷ lệ thấp, mật độ xây dựng bình quân thấp. Tuy nhiên tại các khu vực đô thị giáp ranh nội thành, có nơi mật độ xây dựng dân cư rất cao. Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, điện, bưu chính viễn thông, cơ sở văn hoá xã hội phục vụ công cộng trong các khu dân cư, đã có nhiều đổi mới và từng bước đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Tuy nhiên, việc xử lý rác thải sinh hoạt, phân gia súc chưa tốt, đặc biệt là việc sử dụng thuốc trừ sâu, phân hoá học đã gây nên ô nhiễm cục bộ cho từng khu vực. 2.1.7.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng * Giao thông đường bộ Trong quá trình phát triển, đã hình thành mạng lưới giao thông đối ngoại khá hợp lý, nếu mạng lưới này được nâng cấp một cách đúng mức sẽ tạo cho Tp.
  • 37. 37 Hồ Chí Minh nói chung và Bình Chánh nói riêng có cơ hội để mở rộng giao lưu, phát huy lợi thế về vị trí địa lý. Tổng chiều dài các tuyến đường trên địa bàn huyện là 412,23km, trong đó có 52 tuyến đường do Thành phố quản lý với tổng chiều dài 139,95km và 142 tuyến do UBND Huyện quản lý với tổng chiều dài 272,28km, không kể các tuyến đường nhỏ, hẻm phân cấp cho UBND xã, thị trấn quản lý. Về đường giao thông đối ngoại hiện hữu: có các tuyến quốc lộ 1A, quốc lộ 50, đường dẫn vào đường cao tốc Sài Gòn – Trung Lương, Tỉnh lộ 10, Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Thị Tú… Cụ thể như sau: - Đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Trung Lương: Đây là tuyến ngoại vi có tiêu chuẩn kỹ thuật cao nối kết thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long, tuyến bắt đầu từ khu vực phía Tây - Nam thành phố tại điểm giao với đường vành đai 2 ở khu vực huyện Bình Chánh, qua tỉnh Long An tới tỉnh Tiền Giang. Tuyến qua huyện có chiều rộng lòng đường 39-41m, dài 10,05km, lộ giới 120m, kết cấu mặt đường bê tông nhựa. - Đường Nguyễn Văn Linh: Bao gồm một đoạn tuyến có chức năng là đường Vành đai 2 thành phố (đoạn từ nút Trịnh Quang Nghị về phía Đông), tuyến có chiều rộng lòng đường 25-30m, dài 10,98km, lộ giới 120m, kết cấu mặt đường bê tông nhựa. - Đường Quốc Lộ 1A: đây là cửa ngõ phía Tây - Nam ra vào thành phố, nối kết với thành phố Hồ Chí Minh tại ngã ba An Lạc - điểm giao với đường Hùng Vương nối dài với chiều dài 8,97km, chiều rộng lòng đường 19-19,5m, lộ giới 120m. - Đường Trịnh Quang Nghị (HL7) với chiều dài tổng cộng 2,98 km, chiều rộng lòng đường từ 5-6 m, lộ giới 60m. - Đường Tỉnh Lộ 10: đây là trục hướng tâm thành phố chiều dài 9,04 km, chiều rộng lòng đường từ 6 -7 m, lộ giới 40m. - Đường Nguyễn Thị Tú (HL13) với chiều dài 0,46 km, chiều rộng lòng đường từ 7,5-8,5 m, lộ giới 40m. - Đường Quốc Lộ 50: Đây là tuyến cửa ngõ phía Nam ra vào thành phố với chiều dài tổng cộng 10,03 km, chiều rộng lòng đường từ 5.5-7,5m. Lộ giới 40 m.
  • 38. 38 * Giao thông nông thôn Các tuyến đường giao thông nông thôn phần lớn chưa được đầu tư theo quy hoạch lộ giới được duyệt. Các tuyến đường do Huyện quản lý có mặt cắt ngang đường trung bình từ 5,0 đến 6,0m, chưa có hệ thống thoát nước, vỉa hè, cần đầu tư nâng cấp để đảm bảo đáp ứng cho nhu cầu phát triển. * Hệ thống cầu đường bộ Trên địa bàn huyện có 34 cầu đi qua các sông rạch trên các tuyến đường chính của huyện do Khu quản lý giao thông số 1 quản lý. Tổng chiều dài cầu khoảng 3,04 km, chiều dài đường vào cầu khoảng 3,98 km, chiều rộng mặt cầu chủ yếu 6 – 7 m và tải trọng chủ yếu là 10 tấn và 30 tấn. Riêng cầu Bình Điền 1,2 có chiều rộng mặt cầu 11,25 m x 2. Ngoài ra còn 74 cầu do huyện quản lý, chiều rộng chủ yếu từ 1,5 -3,0 m, kết cấu bê tông cốt thép, kết cấu thép và gỗ. * Về giao thông đường thủy Huyện Bình Chánh có nhiều sông rạch hiện hữu, trong đó một số tuyến sông rạch chính có chức năng giao thông thủy. Các sông rạch có chức năng giao thông thủy bao gồm: Tuyến Vành đai ngoài (sông Chợ Đệm, Bến Lức, kênh Lý Văn Mạnh, kênh Xáng Ngang, kênh Xáng Đứng, kênh An Hạ), sông Cần Giuộc, rạch Bà Tỵ, Rạch Bà Lớn - rạch Chổm, rạch Bà Lào - rạch Ngang, Tắc Bến Rô, rạch Chiếu – cầu Bà Cả và rạch Ông Lớn. Trong đó: bao gồm 01 tuyến cấp III chiều dài 11,5km; 05 tuyến cấp IV chiều dài 25km. * Thủy lợi Thủy lợi có vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp, cải thiện môi trường, làm đẹp cảnh quan và trữ nước cho sinh hoạt. Trên địa bàn huyện hiện có 04 tuyến sông, 82 tuyến rạch, 96 kênh mương, 12 công trình đê bao thủy lợi, 20 bờ bao, 102 cống thủy lợi đầu mối. Trong các tuyến sông, kênh, rạch nêu trên chỉ có các tuyến có chức năng giao thông thủy như: Sông Cần Giuộc, Sông Chợ Đệm, rạch Bà Ty, rạch Bà Lớn – rạch Chồm, rạch Bà Lào – rạch Ngang, rạch Bến Rô, rạch Chiếu, các tuyến còn lại có chức năng tiêu thoát nước. Hệ thống thủy lợi trên địa bàn đã được đầu tư khá lâu, đến nay hầu hết các tuyến kênh rạch đều bị bồi lắng, khả năng tiêu thoát nước bị hạn chế do lục bình, cỏ mọc dày đặc trong lòng kênh, trong đó các tuyến kênh, rạch phục vụ tiêu thoát nước
  • 39. 39 cho khu dân cư bị ô nhiễm nặng và ứ đọng đầy rác do người dân đổ trực tiếp ra kênh rạch, bờ rạch thấp và nhỏ, một số cống thủy lợi bị hư hỏng, mất cửa cần phải sửa chữa để đảm bảo nhiệm vụ điều tiết nước, ngăn mặn, ngăn triều, chống ngập úng; nhiều tuyến bị thu hẹp dòng chảy do người dân lấn chiếm xây dựng nhà cửa; một số tuyến đê bao chưa được đầu tư toàn tuyến gây ngập cục bộ tại một số khu vực, việc đi lại, vận chuyển nông sản của người dân cũng gặp nhiều khó khăn. Do đó, để giải quyết được vấn đề tiêu thoát nước, cải thiện tình trạng ô nhiễm; hạn chế tình trạng san lấp, lấn chiếm kênh, rạch; đảm bảo nhiệm vụ điều tiết nước, ngăn mặn, ngăn triều; tạo điều kiện thuận lợi trong việc đi lại, vận chuyển nông sản của người dân, trong thời gian tới, cần tiến hành đầu tư cải tạo, nâng cấp các công trình hiện không còn đảm bảo công năng trong việc tiêu thoát nước trên địa bàn 16 xã, thị trấn. * Cấp nước Hệ thống cung cấp nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt trên địa bàn Huyện bao gồm hai nguồn cung cấp: nước máy Thành phố và nguồn nước ngầm. - Nguồn nước của Công ty cổ phần cấp nước Chợ Lớn: hiện nay có 17 tuyến cấp nước, phân bố chủ yếu trên các trục đường chính: Quốc lộ 1A, Tỉnh lộ 10, Trần Đại Nghĩa, Quốc lộ 50, Láng Le Bàu Cò, Đoàn Nguyễn Tuấn, Nguyễn Hữu Trí, Bùi Thanh Khiết, Nguyễn Cửu Phú, Dương Đình Cúc, Vườn Thơm, Võ Văn Vân, Nguyễn Thị Tú, Vĩnh Lộc, An Hạ, Mai Bá Hương, phân lô số 1 (xã Lê Minh Xuân) và các trạm cấp nước trong các khu công nghiệp, các dự án khu dân cư cung cấp cho 62.830 người chiếm tỷ lệ 14,46%. - Nguồn nước từ Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn (thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn): quản lý 32 trạm cấp nước, cung cấp cho 80.767 người chiếm tỷ lệ 18,82%. - Các hộ dân còn lại thì dùng nước từ các giếng khoan riêng lẻ để cấp cục bộ, hầu như là không được xử lý, chất lượng nước phụ thuộc vào độ sâu giếng khoan, hầu như là đều bị nhiễm sắt. Do địa bàn rộng, dân cư rải rác, nguồn nước sạch cung cấp chỉ có trên một số trục đường chính như: Tỉnh lộ 10, đường Vĩnh Lộc, quốc lộ 1A, quốc lộ 50, Nguyễn Văn Linh…nên việc cấp nước sạch còn khó khăn, trước mắt cần duy trì và