SlideShare a Scribd company logo
1 of 95
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHAN VĂN PHẨM
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG
NGHIỆP TỪ THỰC TIỄN HUYỆN PHÚ NINH,
TỈNH QUẢNG NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
Hà Nội, năm 2019
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHAN VĂN PHẨM
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG
NGHIỆP TỪ THỰC TIỄN HUYỆN PHÚ NINH,
TỈNH QUẢNG NAM
Chuyên ngành : Chính sách công
Mã số : 8 34 04 02
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM ANH TUẤN
Hà Nội, năm 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của tôi. Những số
liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn này là trung thực, khách quan và chưa
từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và
các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Phan Văn Phẩm
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...............................................................................................................1
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH ĐẤT NÔNG
NGHIỆP................................................................................................................7
1.1. Một số khái niệm cơ bản.................................................................................7
1.2. Vấn đề thực hiện chính sách quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp ...............19
1.3. Vấn đề thực tiễn sử dụng đất nông nghiệp....................................................23
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH SỬ DỤNG ĐẤT
NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN PHÚ NINH, TỈNH QUẢNG NAM..................28
2.1. Yếu tố tự nhiên..............................................................................................28
2.2. Nguồn nước mặt hồ Phú Ninh.......................................................................31
2.3. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội..............................................................33
2.4. Thực trạng chính sách sử dụng đất nông nghiệp...........................................39
2.5. Hiệu quả chính sách sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện...............53
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH SỬ DỤNG ĐẤT
NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN PHÚ NINH .......................................................67
3.1. Giải pháp thực hiện chính sách sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Phú Ninh
..............................................................................................................................67
3.2. Đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2025 ................. 73
KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN ...........................................................................78
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
ANTT An ninh trật tự
BCH Bộ chỉ huy
BTS Trạm thu, phát sóng thông tin di động
BVTV Bảo vệ thực vật
CNQSD đất Chứng nhận quyền sử dụng đất
DVNN Dịch vụ nông nghiệp
ĐH Đường huyện
EU Liên minh Châu Âu
FAO Tổ chức lương thực và nông nghiệp thế giới
GDP Tổng sản phẩm nội địa
HĐND Hội đồng nhân dân
IPM Quản lý dịch hại tổng hợp
KT - XH Kinh tế xã hội
NLN Nông lâm nghiệp
NTM Nông thôn mới
PCCC Phòng cháy chữa cháy
SXNN Sản xuất nông nghiệp
TĐC Tái định cư
TM- DV Thương mại – dịch vụ
TN&MT Tài nguyên và môi trường
TTCN Tiểu thủ công nghiệp
TW Trung ương
UBND Ủy ban nhân dân
USD Đồng đô la Mỹ
XHCN Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Các nhóm đất chính tại huyện Phú Ninh ..................................................32
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, sản lượng một số loại cây trồng..............................38
Bảng 2.3: Thống kê hiện trạng sử dụng đất năm 2017 .............................................39
Bảng 2.4. Kết quả giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất giai
đoạn 2012 - 2016.......................................................................................................45
Bảng 2.5: Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá về kinh tế.................................................55
Bảng 2.6: Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất chủ yếu ..........................55
Bảng 2.7: Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất chủ yếu ..........................56
Bảng 2.8: Bảng điểm đánh giá loại hình sử dụng đất có hiệu quả kinh tế................56
Bảng 2.9: Phân cấp mức độ nhu cầu và tác động .....................................................60
Bảng 2.10: Mức đầu tư phân bón và thuốc trừ sâu cho cây trồng ............................61
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Phú Ninh..........................................................29
Hình 2.2. Sơ đồ phân bố hệ thống sông suối huyện Phú Ninh .................................30
Hình 2.4. Cơ cấu kinh tế huyện Phú Ninh năm 2015 ...............................................34
Hình 2.5: Biểu đồ kết quả giao đất 5 năm, giai đoạn 2012 - 2016 ...........................45
Hình 2.6: Biểu đồ kết quả cho thuê đất 5 năm, giai đoạn 2012 - 2016.....................46
Hình 2.7: Biểu đồ kết quả chuyển mục đích sử dụng đất giai đoạn 2012 - 2016 .....46
Hình 2.8: Biểu đồ kết quả thu hồi đất 5 năm, giai đoạn 2012 - 2016 .......................46
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai giữ một vai trò đặc biệt quan trọng, là tài nguyên quốc gia vô cùng
quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi
trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn
hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng.
Với sự phát triển của nền KT - XH hiện nay cùng với sự bùng nổ về dân số
đã tạo áp lực rất lớn cho vấn đề sử dụng và bảo vệ đất. Vấn đề sử dụng quỹ đất một
cách hợp lý và bền vững gắn với bảo vệ môi trường sinh thái trở nên bức thiết hơn
bao giờ hết. Mặt khác, nông nghiệp, nông dân và nông thôn là một bộ phận không
thể tách rời trong sự phát triển chung của toàn xã hội.
Huyện Phú Ninh được chia tách từ thị xã Tam Kỳ năm 2005, nằm tiếp giáp
với với trung tâm tỉnh lỵ Quảng Nam về phía Tây. Năm 2011, Phú Ninh là một
trong 05 huyện của cả nước được Trung ương chọn xây dựng huyện điểm quốc gia
về nông thôn mới. Với sự đầu tư nguồn lực từ Trung ương và tỉnh, cùng với phát
huy nội lực của địa phương, trong những năm qua, nền sản xuất nông nghiệp của
huyện đã được chú trọng đầu tư phát triển mạnh theo hướng sản xuất hàng hoá; đất
nông nghiệp được quy hoạch, quản lý, sử dụng khá hiệu quả dẫn đến năng suất, sản
lượng nông nghiệp không ngừng được tăng lên, đời sống vật chất tinh thần của nhân
dân ngày càng được cải thiện, bộ mặt nông thôn thay đổi rõ nét.
Kết quả đạt được nêu trên là rất đáng phấn khởi, tuy nhiên Phú Ninh vẫn là
một huyện nông nghiệp, người dân lao động và thu nhập trong lĩnh vực nông nghiệp
là chủ yếu. Dự báo trong những năm đến, phát triển KT - XH và dân số ngày càng
tăng sẽ tạo áp lực cho quỹ đất của địa phương, nhất là quỹ đất nông nghiệp, biến
động sử dụng đất nông nghiệp ngày càng phức tạp và khó kiểm soát. Vì vậy, việc
nghiên cứu đánh giá hiện trạng nhằm đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả quản
lý, sử dụng đất nông nghiệp, định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững,
nâng chuẩn huyện nông thôn mới là một yêu cầu hết sức quan trọng và cần thiết.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và với lòng mong muốn góp phần vào sự phát
triển KT - XH của địa phương, đã thúc đẩy việc chọn đề tài: "Thực hiện chính
sách sử dụng đất nông nghiệp từ thực tiễn huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam".
2
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Chủ đề về đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất,
nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm
muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng. Đất nông nghiệp bao gồm đất sản
xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và
đất nông nghiệp khác. Do đó đã có nhiều công trình nghiên cứu chủ đề này
với nhiều hình thức tiếp cận khác và các địa phương khác nhau. Trong số đó
có thể nêu ra một số công trình sau:
Tác giả Nguyễn Thị Thu Hiền (2015) với luận án tiến sĩ Nghiên cứu
biến động và đề xuất các giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý tại huyện Tiên
Yên, tỉnh Quảng Ninh: Nội dung nghiên cứu đã Đánh giá biến động sử dụng
đất và xác định ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên, xã hội đến biến động sử
dụng đất của huyện đồng thời đề xuất các giải pháp quản lý sử dụng đất hợp
lý trên địa bàn huyện. Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp thông tin, bản
đồ, số liệu về biến động sử dụng đất của khu vực nghiên cứu theothời gian và
không gian giúp cho cơ quan quản lý đất đai nắm được diễn biến và xu hướng
biến động đất đai. Các yếu tố tự nhiên, xã hội có ảnh hưởng đến biến động sử
dụng đất mà đề tài xác định được sẽ là cơ sở khoa học để cân nhắc giữa lợi
ích kinh tế và bảo vệ môi trường khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong
điều kiện cụ thể ở huyện.
Tác giả Vũ Thị Hương (2015) nghiên cứu sử dụng bền vững đất nông
nghiệp huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, Luận án tiến sĩ ngành quản lý đất
đai đã làm rõ đặc tính và tính chất đất đai đồng thời đề xuất được hướng sử
dụng bền vững đất nông nghiệp huyện Lục Ngạn. Kết quả nghiên cứu
của luận án sẽ giúp các nhà quản lý và sử dụng đất của huyện Lục
Ngạn có hướng sử dụng đất nông nghiệp một cách hệ thống, tiết kiệm, hiệu
quả và bền vững, nâng cao thu nhập cho hộ nông dân.
Tác giả: Hoàng Thị Thu Hiền (2016) với nội dung nghiên cứu tích tụ
ruộng đất ở miền Tây Nam Bộ, luận án Tiến sĩ đã Đánh giá thực trạng và tác
động của tích tụ ruộng đất đến hiệu quả sản xuất và đời sống kinh tế xã hội
nông thôn Tây Nam Bộ, đồng thời chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến tích tụ
3
ruộng đất nhằm đề xuất các giải pháp tích tụ ruộng đất vùng Tây Nam Bộ và
các vấn đề xã hội nãy sinh từ quá trình này.
Tác giả Nguyễn Văn Bình (2017) Đánh giá thực trạng và đề xuất hướng sử
dụng đất nông nghiệp bền vững tại thị xã Hương Trà, Tỉnh Thừa Thiên Huế , luận
án Tiến sĩ đã Cung cấp cơ sở khoa học cho việc đề xuất sử dụng đất bền vững, bổ
sung vào phương pháp luận về đánh giá, hiệu quả sử dụng đất, tiềm năng đất đai và
quy hoạch sử dụng đất để có nhiều lựa chọn phù hợp với các loại hình sử dụng đất.
Đề xuất được giải pháp sử dụng đất nông nghiệp bền vững cho thị xã Hương Trà,
giúp địa phương khai thác có hiệu quả, sử dụng hợp lý đối với nguồn tài nguyên đất
đai trong các khu vực. Cung cấp cơ sở dữ liệu cho công tác lập quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất nông nghiệp vừa đạt hiệu quả cao vừa đảm bảo sử dụng đất và phát
triển nông nghiệp bền vững trên địa bàn thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế và
mở ra các hướng nghiên cứu tiếp theo cho các huyện/thị xã khác trong tỉnh và
những vùng có điều kiện tương tự.
Tác giả Trần Văn Dự (2011) luận Văn Thạc sĩ nghiên cứu về Phát triển nông
nghiệp huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam. Đã đánh giá thực trạng phát triển nông
nghiệp huyện Phú Ninh trong những năm vừa qua. Đề xuất các quan điểm, phương
pháp và giải pháp có cơ sở khoa học, có tính khả thi nhằm phát triển nông nghiệp
huyện Phú Ninh trong những năm sắp tới.
Qua nghiên cứu các công trình khoa học trên, đề tài nhận thấy có công trình,
bài báo nghiên cứu đi sâu phân tích, bình luận một số khía cạnh pháp về chính sách
sử dụng đất nông nghiệp. Bên cạnh đó, lại có công trình nghiên cứu vấn đề này
thông qua việc đánh giá thực trạng và đề ra giải pháp tại địa bàn cụ thể của một
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương... Tuy nhiên, hiện nay chưa có công trình nào
đi sau nghiên cứu vấn đề chính sách sử dụng đất nông nghiệp trên phạm vi thực tiễn
tại địa bàn cấp huyện. Chính vì vậy, đề tài không trùng lặp với các công trình đã
công bố, có ý nghĩa và tính cấp thiết trong lý luận và thực tiễn.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu chung
Đánh giá được thực trạng thực hiện chính sách sử dụng đất nông nghiệp của
huyện giai đoạn 2011 - 2017, từ đó đề xuất chính sách, giải pháp sử dụng có hiệu
quả tài nguyên đất phục vụ sản xuất nông nghiệp của huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng
Nam.
4
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích được thực trạng quản lý đất nông nghiệp của huyện Phú Ninh.
- Đánh giá được hiệu quả KT - XH và môi trường của một số loại hình sử
dụng đất nông nghiệp chủ yếu trên địa bàn huyện.
- Đề xuất chính sách, giải pháp quản lý, sử dụng đất nông nghiệp hợp lý và
bền vững.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Chính sách sử dụng đất nông nghiệp của huyện
Phú Ninh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn phạm vi không gian: Huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam.
- Giới hạn phạm vi thời gian: Đề tài thu thập số liệu liên quan đến đất nông
nghiệp trong giai đoạn từ 2011 - 2017.
- Giới hạn về nội dung: Đề tài chỉ giới hạn đánh giá việc thực hiện chính
sách sử dụng đất nông nghiệp, trong đó tập trung vào một số cây trồng chính có
triển vọng trên địa bàn huyện: lúa, ngô, khoai lang, sắn, đậu các loại, rau - củ - dưa
hấu ....
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận nghiên cứu
khoa học xã hội và quan điểm của Đảng và Nhà nước về chính sách sử dụng đất
nông nghiệp.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
* Nguồn thông tin, số liệu thứ cấp
Nghiên cứu này sử dụng chủ yếu dữ liệu thứ cấp. Một là các tài liệu, các văn
bản có liên quan đến chính sách sử dụng đất nông nghiệp, các nghị định, thông tư
hướng dẫn của Chính phủ, các Quyết định, các văn bản đặc thù, chỉ đạo giải quyết
vướng mắc riêng... Hai là số liệu về chính sách sử dụng đất nông nghiệp, diện tích
đất bị thu hồi… trong các Báo cáo hàng năm, 5 năm của UBND huyện Phú Ninh,
các phòng, ban của huyện và UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Phú Ninh.
* Nguồn thông tin, số liệu sơ cấp
Ngoài sử dụng dữ liệu thứ cấp, đề tài sử dụng dữ liệu sơ cấp, cụ thể học viên
thiết kế bảng hỏi và phiếu phỏng vấn để đánh giá thực trạng thực hiện chính sách sử
5
dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Ninh.
* Phương pháp phân tích tổng hợp
Với những nguồn dữ liệu như trên, luận văn sử dụng phương pháp phân tích
tổng hợp dữ liệu để đưa ra những nhận xét, đánh giá khách quan về thực trạng thực
hiện chính sách sử dụng đất nông nghiệp tại huyện. Học viên phân tích cả về lý luận
và thực tiễn, đặc biệt là tập trung phân tích thực trạng thực hiện chính sách sử dụng
đất nông nghiệp tại huyện Phú Ninh, luận văn dùng phương pháp tổng hợp để đưa
ra các giải pháp nhằm sử dụng có hiệu quả quỹ đất tại huyện Phú Ninh trong thời
gian tới
* Phương pháp so sánh
Số liệu và chỉ tiêu sẽ được phân nhóm và so sánh nhằm chỉ ra những thành
tựu đạt được và những hạn chế về kết quả thực hiện. Cụ thể, tác giả so sánh kết quả
đạt được trong thực tế so với mục tiêu đặt ra theo các chỉ tiêu được đặt ra ban đầu.
* Phương pháp thống kê mô tả
Đây là phương pháp nghiên cứu giúp cho việc tổng hợp và phân tích thống
kê các tài liệu về thực trạng chính sách sử dụng đất tại huyện Phú Ninh. Trên cơ sở
sử dụng số liệu thống kê mô tả mà có nhận thức đầy đủ, chính xác công tác quản lý
và các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách sử dụng đất nông nghiệp. Đồng thời thông
qua hệ thống các chỉ tiêu thống kê để đánh giá đúng hiệu quả của chính sách sử
dụng đất nông nghiệp hiện nay. Đây là phương pháp nghiên cứu cho phép lượng
hoá các kết luận và kết quả nghiên cứu.
* Phương pháp quan sát thực địa
Đề tài sử dụng phương pháp này nhằm có cái nhìn chân thực nhất về quá
trình thực hiện chính sách sử dụng đất nông nghiệp địa bàn huyện Phú Ninh.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa khoa học
Góp phần hoàn chỉnh cơ sở khoa học phục vụ cho việc thực hiện chính sách
sử dụng đất nông nghiệp từ thực tiễn.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Góp phần thực hiện chủ trương “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng
nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”
- Nâng cao giá trị cây trồng trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đối với huyện
đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.
6
- Cung cấp tài liệu tham khảo cho sinh viên, giảng viên trong quá trình
nghiên cứu, giảng dạy liên quan đến đất nông nghiệp đối với huyện trong xây dựng
nông thôn mới.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu; kết luận và kiến nghị; tài liệu tham khảo và phụ lục; nội
dung chính của luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu.
- Chương 2: Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và hiện trạng sử
dụng đất nông nghiệp ở huyện Phú Ninh.
- Chương 3: Thực trạng và giải pháp quản lý, sử dụng đất nông nghiệp ở
huyện Phú Ninh.
7
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH ĐẤT NÔNG NGHIỆP
1.1. Một số khái niệm cơ bản
Khái niệm chính sách và chính sách công
Cho đến nay trên thế giới, cuộc tranh luận về định nghĩa chính sách công vẫn
là một chủ đề sôi động và khó đạt được sự nhất trí rộng rãi. Từ thực tế chính sách
của các ngành, các địa phương và các quốc gia, cũng như qua những cuộc thảo luận
trên các diễn đàn nghiên cứu chính sách, chúng ta có thể chọn ra một số cách tiếp
cận quan trọng nhất để phân tích trước khi đi đến một khái niệm chung nhất về
chính sách công.
Có thể đi đến khái niệm tổng quát về chính sách như sau: Chính sách là
những hành động ứng xử của chủ thể với các hiện tượng tồn tại trong quá trình vận
động phát triển nhằm đạt mục tiêu nhất định.
Tóm lại từ các khái niệm trên, chúng ta có thể đi đến một khái niệm chung
nhất về chính sách công như sau: “Chính sách công là những hành động ứng xử của
Nhà nước với các vấn đề phát sinh trong đời sống cộng đồng, được thể hiện bằng
nhiều hình thức khác nhau, nhằm thúc đẩy xã hội phát triển theo định hướng”.
1.1.2. Thực thi chính sách
Chính sách được hoạch định ra xuất phát từ yêu cầu khách quan của thực tế,
từ những nhu cầu của xã hội. Trải qua rất nhiều thời kỳ, từ năm 1930 đến 1960, các
nhà nghiên cứu quy trình chính sách hầu như chỉ tập trung tìm tòi về việc hoạch
định chính sách công. Song cho đến tận ngày nay, người ta vẫn khó có thể khẳng
định rằng, một chính sách đề ra là tốt hay xấu. Điều đó chỉ có thể được đánh giá
bằng thực tế là chính sách đó được xã hội chấp nhận hay không. Chỉ có thực tiễn là
phán xét chính xác nhất chính sách nào là tích cực và chính sách nào là tiêu cực.
Trong thập kỷ 70, các nhà nghiên cứu đã chuyển trọng tâm sang giai đoạn thực thi
chính sách.
Theo nguyên lý triết học, chính sách là một dạng thức vật chất đặc biệt nên
nó cũng cần thực hiện những chức năng để tồn tại. Song muốn thực hiện được chức
năng, chính sách phải tham gia vào quá trình vận động như các vật chất khác. Nghĩa
là sau khi ban hành, chính sách phải được triển khai trong đời sống xã hội. Do vậy,
tổ chức thực thi chính sách là tất yếu khách quan để duy trì sự tồn tại của công cụ
8
chính sách theo yêu cầu quản lý Nhà nước và cũng là để đạt mục tiêu đề ra của
chính sách. Với cách tư duy này có thể đi đến khái niệm về tổ chức thực thi chính
sách như sau: "Tổ chức thực thi chính sách là toàn bộ quá trình chuyển hóa ý chí
của chủ thể trong chính sách thành hiện thực với các đối tượng quản lý nhằm đạt
được mục tiêu định hướng của Nhà nước".
1.1.3. Khái niệm về đất và đất nông nghiệp
Khái niệm về đất
Có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về đất và đưa ra nhiều định
nghĩa đứng trên nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau.
Đất là nguồn tài nguyên thiên nhiên thiết yếu cho sự tồn tại và phát triển của
loài người. Theo quan điểm phát sinh học thổ nhưỡng của nhà thổ nhưỡng học
người Nga Đocutraev, đất (Soils) là một vật thể tự nhiên đặc biệt, hình thành do tác
động tổng hợp của các yếu tố, gồm: Đá mẹ (đá gốc, mẫu chất), khí hậu, địa hình,
sinh vật (chủ yếu là thực vật), thời gian và tác động của con người.
Trong phạm vi nghiên cứu về sử dụng đất, đất đai được nhìn nhận như một
nhân tố sinh thái (FAO, 1976). Trên quan điểm nhìn nhận của FAO thì đất đai là
một phần của bề mặt trái đất chứa đựng các đặc tính bền vững hợp lý, mang tính
chu kỳ ổn định, các thuộc tính theo chiều dọc cả ở trên và dưới bề mặt Trái đất, bao
gồm: Khí quyển, thủy quyển, đất và địa chất phía dưới, các quần thể động thực vật
cùng những kết quả hoạt động của con người trong quá khứ và hiện tại xét ở phạm
vi có ảnh hưởng quan trọng đến việc sử dụng đất của con người trong hiện tại và
tương lai. Tất cả các thuộc tính sinh học và tự nhiên của bề mặt trái đất có ảnh
hưởng nhất định đến tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất. Như vậy, đất được hiểu
như một tổng thể của nhiều yếu tố bao gồm: Địa mạo/địa hình, khí hậu, thủy văn,
thổ nhưỡng và sinh vật, những biến đổi của đất do hoạt động của con người.
Hội nghị quốc tế về môi trường ở Rio de Janerio, Brazil năm 1992 đưa ra
khái niệm về đất đai như sau: “Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất
bao gồm tất cả các cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó
như: Khí hậu bề mặt, thổ nhưỡng, dạng địa hình, mặt nước, các lớp trầm tích sát bề
mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn động thực vật,
trạng thái định cư của con người, những kết quả của con người trong quá khứ và
hiện tại để lại (san nền, hồ chứa nước hay hệ thống tiêu thoát nước, đường sá, nhà
cửa…)”.
9
Khái niệm về đất nông nghiệp và phân loại đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí
nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo
vệ, phát triển rừng. Đất nông nghiệp bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm
nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác.
Phân loại đất nông nghiệp
Đất sản xuất nông nghiệp là đất nông nghiệp được sử dụng vào mục đích sản
xuất nông nghiệp; bao gồm đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm.
- Đất trồng cây hàng năm là đất sử dụng vào mục đích trồng các loại cây
được gieo trồng, cho thu hoạch và kết thúc chu kỳ sản xuất trong thời gian không
quá một năm, kể cả đất trồng cây hàng năm được lưu gốc để thu hoạch không quá 5
năm, đất sử dụng theo chế độ canh tác không thường xuyên theo chu kỳ. Đất trồng
cây hàng năm bao gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác:
+ Đất trồng lúa là ruộng và nương rẫy trồng lúa từ một vụ trở lên hoặc trồng
lúa kết hợp với các mục đích sử dụng đất khác được pháp luật cho phép, nhưng
trồng lúa là chính. Đất trồng lúa bao gồm đất chuyên trồng lúa nước, đất trồng lúa
nước còn lại, đất trồng lúa nương.
+ Đất trồng cây hàng năm khác là đất trồng các cây hàng năm (trừ đất trồng
lúa), gồm chủ yếu để trồng rau, màu, cây thuốc, mía, đay, gai, cói, sả, dâu tằm, đất
trồng cỏ hoặc cỏ tự nhiên có cải tạo để chăn nuôi gia súc. Đất trồng cây hàng năm
khác bao gồm đất bằng trồng cây hàng năm khác và đất nương rẫy trồng cây hàng
năm khác.
- Đất trồng cây lâu năm là đất sử dụng vào mục đích trồng các loại cây được
gieo trồng một lần, sinh trưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm.
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng đất nông nghiệp
Việc sử dụng đất nông nghiệp luôn bị chi phối bởi các điều kiện, quy luật tự
nhiên cũng như bị kiềm chế bởi các điều kiện, quy luật KT - XH. Vì thế có thể khái
quát những yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng đất nông nghiệp gồm một số yếu tố chính
như sau:
Yếu tố tự nhiên
Yếu tố tự nhiên bao gồm: Vị trí, địa hình, khí hậu, thời tiết, đất đai… Đây là
những yếu tố cơ bản để xác định việc sử dụng đất nông nghiệp sao cho đạt hiệu quả
10
cao nhất, nó ảnh hưởng trực tiếp đối với sản xuất nông nghiệp.
- Vị trí, địa hình, đất đai: Sản xuất nông nghiệp phải gắn liền với đất đai, quỹ
đất nhiều hay ít, tốt hay xấu, vị trí thuận lợi hay không, độ dốc lớn hay nhỏ... đều
ảnh hưởng đến kết quả sản xuất và tác động đến thu nhập của người nông dân. Điều
kiện tự nhiên là tiền đề cơ bản nhất, là nền móng để phát triển và phân bố nông
nghiệp. Mỗi một loại cây trồng, vật nuôi chỉ có thể sinh trưởng và phát triển trong
những điều kiện tự nhiên nhất định nào đó, ngoài điều kiện đó cây trồng và vật nuôi
sẽ không thể tồn tại hoặc kém phát triển. Đánh giá đúng điều kiện tự nhiên là cơ sở
xác định cây trồng vật nuôi phù hợp và định hướng đầu tư thâm canh đúng.
Ở vùng đồng bằng, đất nông nghiệp được hình thành chủ yếu do sự bồi tụ
phù sa của hệ thống các sông lớn theo những loại hình tam giác châu thổ hoặc đồng
bằng ven biển. Với các đặc điểm là địa hình tương đối bằng phẳng, có nguồn nước
tưới tiêu thuận lợi, đất đai màu mỡ phì nhiêu, đồng bằng đã và đang là những cánh
đồng lớn ngày càng phong phú về chủng loại cây trồng theo sự phát triển của giống
và hệ thống canh tác mới. Ở miền núi, đất đai rất phong phú, đa dạng, địa hình xen
kẽ giữa các cánh đồng nhỏ hẹp hình thành do phù sa sông suối, các thung lũng do
đất bồi tụ mà thành với những vùng đất cao, những triền đồi, núi rất dốc khác nhau
về đặc điểm thổ nhưỡng, thảm thực vật, nguồn nước và độ ẩm được khai thác, sử
dụng bởi nhiều tộc người khác nhau. Vì vậy, quá trình sử dụng đất nói chung và đất
nông nghiệp nói riêng ở miền núi cũng có sự khác biệt với miền xuôi, thể hiện qua
chủng loại cây trồng, cơ cấu mùa vụ và năng suất cây trồng rồi đến thu nhập của hộ
nông dân.
- Khí hậu, thời tiết: Là các yếu tố khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất
nông nghiệp và điều kiện sinh hoạt của con người. Tổng tích ôn, nhiệt độ bình quân,
sự sai khác nhiệt độ ánh sáng, về thời gian và không gian trực tiếp ảnh hưởng tới sự
phân bố, sinh trưởng và phát triển của cây trồng, cây rừng và thực vật thuỷ sinh,...
lượng mưa, bốc hơi có ý nghĩa quan trọng trong việc giữ nhiệt độ, độ ẩm của đất,
cũng như khả năng đảm bảo cung cấp nước cho sinh trưởng của cây trồng, gia súc,
thuỷ sản.
Yếu tố Kinh tế - Xã hội
Yếu tố kinh tế - xã hội bao gồm rất nhiều yếu tố như chế độ xã hội, dân số,
cơ sở hạ tầng, môi trường chính sách, trình độ dân trí, cơ cấu kinh tế, điều kiện phát
triển công nghiệp, nông nghiệp thương mại, giao thông vận tải, sự phát triển của
11
khoa học kỹ thuật... Các điều kiện này có ý nghĩa quyết định, chủ đạo về việc sử
dụng đất đai nói chung, sử dụng đất nông nghiệp nói riêng. Cách thức sử dụng đất
nông nghiệp được quyết định bởi yêu cầu của xã hội và mục tiêu kinh tế trong từng
thời kỳ nhất định. Sau đây là một số yếu tố chủ yếu:
- Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp: Trong các yếu tố cơ sở hạ
tầng phục vụ sản xuất thì yếu tố giao thông vận tải là quan trọng nhất, nó góp phần
vào việc trao đổi tiêu thụ sản phẩm cũng như dịch vụ những yếu tố đầu vào cho sản
xuất. Các yếu tố khác như thuỷ lợi, điện, thông tin liên lạc, dịch vụ, nông nghiệp
đều có sự ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng. Trong đó thuỷ lợi và điện là
yếu tố không thể thiếu trong điều kiện sản xuất hiện nay, giúp cho việc sử dụng đất
theo bề rộng và bề sâu. Các yếu tố còn lại cũng có hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp
đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.
- Kỹ thuật, khoa học công nghệ: Bản chất của kỹ thuật hay công nghệ áp
dụng vào nông nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất đất đai và hiệu quả kinh
tế. Như chúng ta đã biết, đổi mới công nghệ trong nông nghiệp có thể hướng vào
việc tiết kiệm các nguồn lực, phát triển các công nghệ đòi hỏi mức đầu tư thấp, ít sử
dụng chất hóa học trong sản xuất nông nghiệp, phát huy kiến thức cổ truyền của
nông dân và thực hiện mục tiêu đa dạng sinh học. Hiệu quả sử dụng các nguồn lực
trong nông nghiệp nói chung và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp nói riêng phụ
thuộc nhiều vào công nghệ áp dụng trong sản xuất. Có khi cùng chủng loại và số
lượng đầu vào nhưng đổi mới cách thức, kỹ năng sử dụng cũng có thể dẫn đến sự
thay đổi lớn trong kết quả cũng như hiệu quả kinh tế. Biện pháp kỹ thuật canh tác
cũng có ảnh hưởng lớn hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Biện pháp kỹ thuật canh
tác là các tác động của con người vào đất đai, cây trồng, vật nuôi nhằm tạo nên sự
hài hòa giữa các yếu tố của quá trình sản xuất để hình thành, phân bổ và tích lũy
năng suất kinh tế.
- Hệ thống chính sách: Chính sách đất đai, chính sách điều chỉnh cơ cấu kinh
tế nông nghiệp nông thôn, chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản
xuất, chính sách khuyến nông, chính sách hỗ trợ giá, chính sách định canh định cư,
chính sách dân số, lao động việc làm, đào tạo kiến thức, chính sách khuyến khích
đầu tư, chính sách xoá đói giảm nghèo có vai trò quan trọng trong phát triển nông
nghiệp và sản xuất nông nghiệp, cách thức tổ chức, sắp xếp, cơ cấu sản xuất nông
nghiệp. Mỗi một sự thay đổi của chính sách, pháp luật thường tạo ra sự thay đổi lớn.
12
Sự thay đổi đó có thể thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển hoặc giới hạn, hạn
chế một khuynh hướng phát triển nhằm mục đích can thiệp và phát triển theo định
hướng của nhà nước.
- Điều kiện sản xuất của nông dân: Là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến quá
trình sử dụng đất, thể hiện ở khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật, trình độ sản xuất
của chủ thể sử dụng đất về vốn lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất,
kinh nghiệm truyền thống trong sản xuất và cách xử lý thông tin để ra quyết định
trong sản xuất. Do vậy, muốn nâng cao hiệu quả sử dụng đất thì việc nâng cao trình
độ và cập nhật thông tin khoa học, kỹ thuật là hết sức quan trọng.
Bên cạnh đó, diện tích đất, số lượng lao động, lượng vốn mà hộ nông dân có
để phục vụ sản xuất nông nghiệp... cũng là những biến số quan trọng trong nhân tố
này.
Tóm lại, các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội, khuynh hướng quan tâm hóa
đến mức lợi ích kinh tế luôn luôn chi phối quá trình sử dụng đất nông nghiệp và
hiệu quả của quá trình này. Hiện nay, do nhiều nguyên nhân chủ quan hay khách
quan đất đai nhìn chung đang bị khai thác một cách không hợp lý, cụ thể là khai
thác quá mức - vượt quá khả năng mang tải của đất, làm cho đất nông nghiệp bị
giảm sút về số lượng và suy thoái về chất lượng. Vì vậy, cần phải dựa vào quy luật
tự nhiên và quy luật kinh tế - xã hội để nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố tự
nhiên, kinh tế - xã hội trong việc sử dụng đất nông nghiệp. Cần căn cứ vào các nhu
cầu của thị trường, của xã hội để xác định hướng sử dụng đất nông nghiệp, kết hợp
chặt chẽ giữa yêu cầu sử dụng với ưu thế tài nguyên của đất đai nhằm đạt đến cơ
cấu hợp lý nhất với diện tích đất nông nghiệp có hạn, mang lại hiệu quả kinh tế,
hiệu quả xã hội cũng như hiệu quả về môi trường, đồng thời nên có chính sách phù
hợp nhằm cải thiện chất lượng đất nông nghiệp.
1.1.5. Quản lý tài nguyên đất nông nghiệp
Khái niệm quản lý nhà nước về đất đai
Quản lý nhà nước là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước,
được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội và hành vi
hoạt động của con người để duy trì, phát triển các mối quan hệ xã hội, trật tự pháp
luật nhằm thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước. Quản lý nhà nước thực
chất là sự quản lý có tính chất nhà nước, do nhà nước thực hiện thông qua bộ máy
nhà nước trên cơ sở quyền lực nhà nước nhằm thực hiện các nhiệm vụ chức năng
13
của Chính phủ là hệ thống cơ quan được thành lập để chuyên thực hiện hoạt động
quản lý nhà nước.
Quản lý nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu của Nhà nước đối với đất
đai; đó là các hoạt động nắm chắc tình hình sử dụng đất; phân phối và phân phối lại
quỹ đất đai theo quy hoạch, kế hoạch; kiểm tra, giám sát quá trình quản lý và sử
dụng đất; điều tiết các nguồn lợi từ đất đai.
Nội dung quản lý nhà nước về đất đai
Muốn đạt được mục tiêu quản lý, Nhà nước cần phải xây dựng hệ thống cơ
quan quản lý đất đai có chức năng, nhiệm vụ rõ ràng để thực thi có hiệu quả trách
nhiệm được Nhà nước phân công, đồng thời ban hành các chính sách, chế độ, thể
chế phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước đáp ứng được nội dung quản
lý Nhà nước về đất đai. Điều này thể hiện chức năng của Nhà nước XHCN là quản
lý mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội trong đó có quản lý đất đai. Mục đích cuối cùng
của Nhà nước và người sử dụng đất là làm sao khai thác tốt nhất tiềm năng của đất
đai để phục vụ cho các mục tiêu kinh tế, xã hội của đất nước. Vì vậy, đất đai cần
phải được thống nhất quản lý theo quy hoạch và pháp luật.
Luật Đất đai năm 2013 đánh dấu bước tiến quan trọng trong công tác quản lý
Nhà nước về đất đai ở Việt Nam. Nội dung quản lý Nhà nước về đất đai của Luật
này được quy định tại Điều 22, bao gồm [14]:
- Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ
chức thực hiện văn bản đó.
- Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập
bản đồ hành chính.
- Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và
bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng
giá đất.
- Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng
đất.
- Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất.
- Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
14
- Thống kê, kiểm kê đất đai.
- Xây dựng hệ thống thông tin đất đai.
- Quản lý tài chính về đất đai và giá đất.
- Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
- Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định
của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
- Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai.
- Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý
và sử dụng đất đai.
- Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai.
Mục đích, yêu cầu của quản lý nhà nước về đất đai
Quản lý nhà nước về đất đai nhằm mục đích:
- Bảo vệ quyền sở hữu nhà nước đối với đất đai, bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của người sử dụng đất.
- Đảm bảo sử dụng hợp lý quỹ đất đai của quốc gia.
- Tăng cường hiệu quả sử dụng đất.
- Bảo vệ đất, cải tạo đất, bảo vệ môi trường.
Yêu cầu của công tác quản lý đất đai là phải đăng ký, thống kê đất đầy đủ
theo đúng quy định của pháp luật về đất đai ở từng địa phương theo các cấp hành
chính.
Nguyên tắc của quản lý nhà nước về đất đai
- Đảm bảo sự quản lý tập trung và thống nhất của Nhà nước
Đất đai là tài nguyên của quốc gia, là tài sản chung của toàn dân. Vì vậy,
không thể có bất kỳ một cá nhân hay một nhóm người nào chiếm đoạt tài sản chung
thành tài sản riêng của mình. Chỉ có Nhà nước - chủ thể duy nhất đại diện hợp pháp
cho toàn dân mới mới có toàn quyền trong việc quyết định tính chất pháp lý của đất
đai. Vấn đề này được quy định tại Điều 4, Luật Đất đai năm 2013 “Đất đai thuộc sở
hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước
trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này”.
- Đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa quyền sở hữu đất đai và quyền sử dụng
đất đai, giữa lợi ích của nhà nước và lợi ích của người trực tiếp sử dụng
Từ khi Hiến pháp năm 1980 ra đời, quyền sở hữu đất đai thuộc về Nhà nước,
còn quyền sử dụng đất đai vừa nằm trong Nhà nước, vừa nằm trong từng chủ thể sử
15
dụng. Nhà nước không trực tiếp sử dụng đất đai mà thực hiện quyền sử dụng đất đai
thông qua việc thu thuế, thu tiền sử dụng… từ những chủ thể trực tiếp sử dụng đất
đai. Vì vậy, để sử dụng đất đai có hiệu quả Nhà nước phải giao đất cho các chủ thể
trực tiếp sử dụng và quy định một hành lang pháp lý cho phù hợp để vừa đảm bảo
cho người trực tiếp sử dụng vừa đảm bảo lợi ích của Nhà nước. Vấn đề này được
quy định tại Điều 5, Luật Đất đai năm 2013 “Người sử dụng đất được Nhà nước
giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng
đất theo quy định của Luật này”.
- Tiết kiệm và hiệu quả
Tiết kiệm là cơ sở, là nguồn gốc của hiệu quả. Nguyên tắc này trong quản lý
đất đai được thể hiện bằng việc:
+ Xây dựng tốt các phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có tính khả
thi cao.
+ Quản lý và giám sát tốt việc thực hiện các phương án quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất.
Có như vậy, quản lý nhà nước về đất đai mới phục vụ tốt cho chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội, đảm bảo sử dụng tiết kiệm đất đai nhất mà vẫn đạt được mục
đích đề ra.
1.1.6. Sử dụng tài nguyên đất nông nghiệp
Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp
- Đất nông nghiệp phải được sử dụng đầy đủ, hợp lý. Điều này có nghĩa là
toàn bộ diện tích đất cần được sử dụng hết vào sản xuất, với việc bố trí cơ cấu cây
trồng, vật nuôi phù hợp với đặc điểm của từng loại đất nhằm nâng cao năng suất cây
trồng, vật nuôi đồng thời gìn giữ bảo vệ và nâng cao độ phì của đất.
- Đất nông nghiệp phải được sử dụng đạt hiệu quả cao. Đây là kết quả của
việc sử dụng đầy đủ, hợp lý đất đai, việc xác định hiệu quả sử dụng đất thông qua
tính toán hàng loạt các chỉ tiêu khác nhau: năng suất cây trồng, chi phí đầu tư, hệ số
sử dụng đất, giá cả sản phẩm, tỷ lệ che phủ đất… Muốn nâng cao hiệu quả sử dụng
đất phải thực hiện tốt, đồng bộ các biện pháp kỹ thuật và chính sách kinh tế - xã hội
trên cơ sở đảm bảo an toàn về lượng thực, thực phẩm, tăng cường nguyên liệu cho
công nghiệp chế biến và nông lâm sản cho xuất khẩu.
- Đất nông nghiệp cần được quản lý và sử dụng một cách bền vững. Sự bền
vững trong sử dụng đất nông nghiệp có ý nghĩa là cả số lượng và chất lượng đất
16
nông nghiệp phải được bảo tồn không những để đáp ứng mục đích trước mắt của
thế hệ hiện tại và còn phải đáp ứng được cả nhu cầu ngày càng tăng của các thế hệ
mai sau. Sự bền vững của đất nông nghiệp gắn liền với điều kiện sinh thái môi
trường. Vì vậy cần áp dụng các phương thức sử dụng đất nông nghiệp kết hợp hài
hòa lợi ích trước mắt với lợi ích lâu dài.
Như vậy, để sử dụng đất triệt để và có hiệu quả, đảm bảo cho quá trình sản
xuất được liên tục thì việc tuân thủ những nguyên tắc trên là việc làm cần thiết và
hết sức quan trọng với mỗi quốc gia.
Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp
Sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan hệ người
- đất trong tổ hợp các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và môi trường. Quy luật
phát triển kinh tế - xã hội cùng với yêu cầu bền vững về mặt môi trường cũng như
hệ sinh thái quyết định phương hướng chung và mục tiêu sử dụng đất hợp lý, phát
huy tối đa công dụng của đất nhằm đạt tới lợi ích sinh thái, kinh tế, xã hội cao nhất.
Vì vậy, sử dụng đất thuộc phạm trù hoạt động kinh tế của nhân loại. Trong mỗi
phương thức sản xuất nhất định, việc sử dụng đất theo yêu cầu của sản xuất và đời
sống căn cứ vào thuộc tính tự nhiên của đất đai. Với vai trò là nhân tố cơ bản của
sản xuất, các nhiệm vụ và nội dung sử dụng đất nông nghiệp được thể hiện ở các
khía cạnh sau:
- Tận dụng triệt để các nguồn lực thuận lợi, khai thác lợi thế so sánh về khoa
học kỹ thuật, đất đai, lao động để phát triển cây trồng, vật nuôi có tỷ suất hàng hóa
cao, tăng sức cạnh tranh và hướng tới xuất khẩu.
- Áp dụng phương thức sản xuất nông lâm kết hợp, lựa chọn các loại hình sử
dụng đất thích hợp, đa dạng hóa sản phẩm, chống xói mòn, thâm canh sản xuất bền
vững.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông - lâm nghiệp trên cơ sở thực tiễn đa
dạng hóa cây trồng vật nuôi, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với sinh
thái và bảo vệ môi trường.
- Phát triển nông lâm nghiệp một cách toàn diện và có hệ thống trên cơ sở
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển theo chiều sâu, đáp ứng yêu cầu đa dạng hóa
của nền kinh tế quốc dân.
- Phát triển nông nghiệp toàn diện gắn liền với việc xóa đói giảm nghèo, giữ
gìn ổn định chính trị, an ninh quốc phòng và phát huy nền văn hóa truyền thống của
17
các dân tộc, không ngừng nâng cao vai trò nguồn lực con người.
- Phát triển kinh tế nông nghiệp trên cơ sở áp dụng khoa học công nghệ vào
sản xuất.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của địa phương phải gắn liền
với định hướng phát triển kinh tế xã hội của vùng và cả nước.
Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
Việc sử dụng đất phụ thuộc vào nhiều yếu tố liên quan. Vì vậy, đánh giá hiệu
quả sử dụng đất phải xem xét đến mức độ tác động của những yếu tố đó trên quan
điểm hệ thống với các yêu cầu tiết kiệm thời gian, tài nguyên trong sản xuất, mang
lại lợi ích xã hội và phải bảo vệ môi trường. Điều đó có nghĩa là đánh giá hiệu quả
sử dụng đất phải được xem xét trên 3 khía cạnh: Kinh tế, xã hội và môi trường.
Hiệu quả kinh tế
Cho đến nay, chưa có tài liệu nào đưa ra khái niệm rõ ràng về "hiệu quả sử
dụng đất nông nghiệp".
Theo C. Mác thì quy luật kinh tế đầu tiên trên cơ sở sản xuất tổng thể là quy
luật tiết kiệm thời gian và phân phối một cách có kế hoạch thời gian lao động theo
các ngành sản xuất khác nhau.
Theo các nhà khoa học Đức (Stenien, Hanau, Rusteruyrer, Simmerman -
1995): Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu so sánh mức độ tiết kiệm chi phí trong một đơn
vị kết quả hữu ích và mức tăng kết quả hữu ích của hoạt động sản xuất vật chất
trong một thời kỳ, góp phần làm tăng thêm phúc lợi xã hội.
Như vậy, hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng
kết quả đạt được với lượng chi phí bỏ ra trong các hoạt động sản xuất. Kết quả đạt
được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần giá
trị của các nguồn lực đầu vào. Mối tương quan đó cần xét cả về phần so sánh tuyệt
đối với tương đối cũng như xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đại lượng đó.
Nội dung xác định hiệu quả kinh tế bao gồm:
- Xác định các yếu tố đầu vào: Đó là chi phí trung gian, chi phí sản xuất, chi
phí lao động và dịch vụ, chi phí vốn đầu tư và đất đai.
- Xác định các yếu tố đầu ra (mục tiêu đạt được): Trước hết hiệu quả kinh tế
là các mục tiêu đạt được của từng hộ gia đình, từng cơ sở sản xuất phải phù hợp với
mục tiêu chung của nền kinh tế quốc dân, hàng hóa sản xuất ra phải trao đổi được
trên thị trường, các kết quả đạt được là: Khối lượng sản phẩm, giá trị sản xuất, giá
18
trị gia tăng, lợi nhuận.
Từ những vấn đề trên cho thấy, bản chất của hiệu quả kinh tế sử dụng đất là
trên một diện tích đất nhất định sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất nhiều
nhất với một lượng đầu tư chi phí về vật chất và lao động thấp nhất nhằm đáp ứng
yêu cầu ngày càng tăng về vật chất của xã hội.
Hiệu quả xã hội
Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau, chính
là thể hiện mối quan hệ giữa kết quả sản xuất và các lợi ích xã hội mang lại.
Hiệu quả về mặt xã hội trong sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu được xác
định bằng khả năng tạo việc làm trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp.
Giá trị ngày công cũng được xem là yếu tố để đánh giá hiệu quả xã hội, nó
phản ánh mức sống của nông dân trong mối quan hệ với sản xuất.
Biểu hiện của hiệu quả xã hội:
- Thứ nhất là mức độ thu hút lao động và giải quyết công ăn việc làm cho
người dân với mức thu nhập có thể chấp nhận được.
- Thứ hai, trình độ dân trí của người dân, mức độ nhận thức và tiếp thu khoa
học kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp góp phần nâng cao năng suất và chất
lượng sản phẩm.
- Thứ ba, sự phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất và đáp ứng các
nhu cầu khác của người dân.
- Thứ tư, đảm bảo an ninh quốc phòng, ổn định chính trị, an ninh lương thực
và khả năng bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Hiệu quả môi trường
Một hoạt động sản xuất được coi là có hiệu quả khi mà hoạt động đó không
có những tác động xấu đến vấn đề môi trường như: Đất, nước, không khí và hệ sinh
học; là hiệu quả đạt được khi quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra không làm cho
môi trường xấu đi, mà ngược lại quá trình sản xuất đó còn làm cho môi trường
xanh, sạch, đẹp hơn trước.
Xét hiệu quả môi trường trong sử dụng đất, đó là đảm bảo chất lượng đất
không bị thoái hóa, bạc màu và nhiễm các chất hóa học trong canh tác. Bên cạnh đó
còn có các yếu tố như độ che phủ, hệ số sử dụng đất, mối quan hệ giữa các hệ thống
phụ trợ trong sản xuất nông nghiệp như: Chế độ thủy văn, bảo quản chế biến, tiêu
thụ hàng hóa...
19
Tóm lại, sử dụng đất hợp lý, hiệu quả cao và bền vững phải quan tâm tới cả
ba loại hiệu quả, lấy hiệu quả kinh tế làm trọng tâm, không có hiệu quả kinh tế thì
không có điều kiện, nguồn lực để thực thi hiệu quả xã hội và môi trường. Ngược lại,
không có hiệu quả xã hội và môi trường thì hiệu quả kinh tế sẽ không vững chắc.
1.2. Vấn đề thực hiện chính sách quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp
1.2.1. Khái niệm nông thôn, nông nghiệp
Khái niệm nông thôn
Có nhiều cách định nghĩa khái niệm nông thôn khác nhau, đứng trên góc
nhìn hành chính: Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các
thành phố, thị xã, thị trấn và được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là UBND xã.
Trên quan điểm phân bố dân cư và nguồn thu nhập phục vụ đời sống thì
nông thôn là khu vực tập trung dân cư chủ yếu sinh sống bằng nghề nông.
Khái niệm Nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất
đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên
liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực, thực phẩm và một số nguyên
liệu cho công nghiệp. Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều
chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa rộng, còn bao gồm
cả lâm nghiệp, thủy sản.
Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế của nhiều
nước, đặc biệt là trong các thế kỷ trước đây khi công nghiệp chưa phát triển.
Trong nông nghiệp cũng có hai loại chính, việc xác định sản xuất nông
nghiệp thuộc dạng nào cũng rất quan trọng:
Nông nghiệp thuần nông hay nông nghiệp sinh nhai là lĩnh vực sản
xuất nông nghiệp có đầu vào hạn chế, sản phẩm đầu ra chủ yếu phục vụ cho
chính gia đình của mỗi người nông dân. Không có sự cơ giới hóa trong nông nghiệp
sinh nhai.
Nông nghiệp chuyên sâu: là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp được chuyên môn
hóa trong tất cả các khâu sản xuất nông nghiệp, gồm cả việc sử dụng máy móc
trong trồng trọt, chăn nuôi, hoặc trong quá trình chế biến sản phẩm nông nghiệp.
Nông nghiệp chuyên sâu có nguồn đầu vào sản xuất lớn, bao gồm cả việc sử dụng
hóa chất diệt sâu, diệt cỏ, phân bón, chọn lọc, lai tạo giống, nghiên cứu các giống
20
mới và mức độ cơ giới hóa cao. Sản phẩm đầu ra chủ yếu dùng vào mục
đích thương mại, làm hàng hóa bán ra trên thị trường hay xuất khẩu. Các hoạt động
trên trong sản xuất nông nghiệp chuyên sâu là sự cố gắng tìm mọi cách để có nguồn
thu nhập tài chính cao nhất từ ngũ cốc, các sản phẩm được chế biến từ ngũ cốc hay
vật nuôi...
1.2.2. Mục tiêu, nội dung chính sách quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp
Mục tiêu tổng quát
Quy hoạch phát triển sản xuất ngành nông nghiệp gắn với định hướng tái cơ
cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nâng cao chất lượng huyện nông thôn mới.
Phát triển sản xuất nông nghiệp huyện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất
hàng hóa lớn trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh của từng vùng; đẩy mạnh
chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa có
giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu thị trường. Chú trọng hình thành các vùng sản
xuất tập trung chuyên canh, chăn nuôi tập trung; tăng cường ứng dụng các thành tựu
của khoa học kỹ thuật để từng bước sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất
sản phẩm nông nghiệp an toàn, hữu cơ, đảm bảo môi trường; nâng cao thu nhập, cải
thiện đời sống người dân nông thôn.
Quy hoạch sản xuất nông nghiệp làm cơ sở cho việc xây dựng các Đề án, kế
hoạch, từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và tăng cường chuyển
giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất; kêu gọi thu hút đầu tư,
liên doanh, liên kết sản xuất, phát triển vùng nông nghiệp công nghệ cao, đầu tư xây
dựng một số cơ sở chế biến nông, lâm sản, chế biến thức ăn chăn nuôi công nghiệp
trên địa bàn; thực hiện sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm.
Mục tiêu cụ thể
- Đến năm 2025:
+ Bình quân hằng năm giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng trên 3,5%; cơ
cấu giá trị sản xuất nông nghiệp: trồng trọt chiếm 40%, chăn nuôi chiếm 60% (phát
triển đàn bò lai chiếm trên 80% tổng đàn).
+ Giá trị bình quân trên đơn vị diện tích canh tác đạt trên 80 triệu đồng/ha,
trong đó vùng sản xuất tập trung đạt trên 200 triệu đồng/ha.
+ Hình thành 16 khu vực sản xuất tập trung ứng dụng công nghệ cao, 16 khu
chăn nuôi tập trung.
- Đến năm 2030: Bình quân hằng năm giá trị sản xuất ngành nông nghiệp
21
tăng 4%; cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp: Trồng trọt chiếm 38%, chăn nuôi
chiếm 62%.
Nội dung
* Chính sách phát triển trồng trọt
Dựa theo điều kiện tự nhiên, lợi thế phát triển của vùng và nhu cầu thị trường
nông sản phẩm hàng hóa, quy hoạch bố trí cơ cấu diện tích sản xuất các loại cây
trồng phù hợp đến năm 2025; tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng đối với những
chân ruộng không chủ động về nguồn nước, những diện tích lúa cho năng xuất thấp
sang trồng các loại cây trồng cạn như ngô, lạc, rau đậu các loại, hoa và trồng cỏ
nuôi bò để phát huy hiệu quả sử dụng đất; ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng, hoàn thiện
mạng lưới giao thông nội đồng, xây mới, nâng cấp công trình thủy lợi, tiếp tục kiên
cố hóa hệ thống kênh mương phục vụ cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.
Hình thành các khu sản xuất tập trung ứng dụng công nghệ cao, tăng giá trị
sản phẩm hàng hóa, đảm bảo cạnh tranh trên thị trường, giảm mạnh sản xuất nhỏ lẻ,
manh muốn.
* Chính sách sử dụng đất nông nghiệp cho cây lâu năm
Định hướng phát triển cây hồ tiêu ở các vùng gò đồi, vườn nhà được cải tạo
có điều kiện tưới tiêu và thoát nước tốt trên địa bàn các xã: Tam Lãnh, Tam Dân,
Tam Đại, Tam Vinh, Thị trấn Phú Thịnh, Tam Thành,... diện tích phát triển cây hồ
tiêu đến năm 2025 là: 125,7 ha.
Áp dụng IPM, sử dụng các chế phẩm sinh học và các biện pháp canh tác tổng
hợp để phòng chống dịch bệnh, nâng cao năng suất cho cây tiêu. Định hướng xây
dựng các vườn tiêu giống đảm bảo qui định để cung cấp nguồn giống trên địa bàn
huyện và tiến tới xuất bán ra bên ngoài; tập trung xây dựng nhãn hiệu tiêu Phú
Thịnh; phát huy hiệu quả hoạt động của các Câu lạc bộ trồng tiêu trên địa bàn,
khuyến khích thành lập Hợp tác xã trồng tiêu, tăng cường xúc tiến quảng bá sản
phẩm tiêu Phú Ninh.
* Chính sách sử dụng đất nông nghiệp cho Hoa và cây cảnh
Quy hoạch trồng hoa ở một số vùng có điều kiện phù hợp; tích cực tìm kiếm
thị trường tiêu thụ để mở rộng phát triển sản xuất, tập trung ở các xã Tam Dân, Tam
Thái, Tam Đàn, Tam Đại, thị trấn Phú Thịnh, diện tích quy hoạch đến năm 2025 là
18,64 ha.
Xây dựng các mô hình sản xuất hoa chuyên canh trong nhà lưới tại xã Tam
22
Dân, thị trấn Phú Thịnh để nhân ra diện rộng, khuyến kích thành lập các HTX, tổ
hợp tác liên kết sản xuất hoa cây cảnh.
* Chính sách cho Cây dược liệu
Định hướng trồng cây dược liệu ở các vùng đồi núi trọc đất trống, trồng xen
canh dưới tán rừng và vườn nhà đã cải tạo, bố trí trồng tại các xã: Tam Thành, Tam
Lộc, Tam Lãnh, Tam Vinh, Tam Đại …, diện tích phát triển cây dược liệu đến năm
2025 là 151ha. Đối tượng trồng chính là nghệ, gừng, sa nhân, cà gai leo, đinh lăng,
...
Tăng cường liên kết, thu hút đầu tư, tìm kiếm thị trường, tạo đầu ra ổn định.
Trước mắt thực hiện tốt các mô hình trồng dược liệu, có liên kết với Nhà đầu tư để
nhân rộng trong thời gian đến.
* Chính sách sản xuất trồng trọt tập trung ứng dụng công nghệ cao
Căn cứ vào vị trí, thổ nhưỡng, địa hình, điều kiện thuận lợi về giao thông,
nguồn nước của các vùng sản xuất trên địa bàn huyện, quy hoạch 16 khu vực sản
xuất tập trung ứng dụng công nghệ cao ở 8 xã, tổng diện tích 645,31 ha. Trong đó:
xã Tam Thành 1 cánh đồng (diện tích 60 ha), xã Tam An 2 cánh đồng (diện tích 70
ha), xã Tam Đàn 3 cánh đồng (diện tích 119,01 ha), xã Tam Thái 1 cánh đồng (diện
tích 30 ha), xã Tam Dân 2 cánh đồng (diện tích 75 ha), xã Tam Vinh 2 cánh đồng
(diện tích 61,5 ha), xã Tam Lộc 2 cánh đồng (diện tích 106 ha), xã Tam Phước 3
cánh đồng (diện tích 123,8 ha).
1.2.3. Mối quan hệ thực hiện chính sách quy hoạch sử dụng đất cấp huyện và
chính sách quy hoạch nông thôn mới
Theo quyết định 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về
việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới, quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng
thiết yếu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp hàng hoá, công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp là tiêu chí đứng đầu trong các tiêu chí xây dựng nông thôn mới cho thấy thấy
tầm quan trọng của công tác quy hoạch sử dụng đất trong công cuộc xây dựng nông
thôn mới.
Công tác xây dựng quy hoạch nông thôn mới là sự tổng hoà của quy hoạch
sử dụng đất – quy hoạch sản xuất – quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng, bộ 3 quy
hoạch trên vừa là nền móng vừa là đòn bẩy để cùng phát triển. Song có thể thấy,
quy hoạch sử dụng đất chính là xuất phát và nền móng của các quy hoạch khác, là
nguồn gốc để công tác xây dựng nông thôn mới đạt hiệu quả cao nhất.
23
Mục đích của xây dựng nông thôn mới là xây dựng khu vực nông thôn có kết
cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản
xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát
triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu
bản sắc dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững;
đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao. Như vậy, có
thể thấy rằng chính từ việc phân tích và đánh giá hiện trạng tổng hợp các yếu tố
cùng dự báo những tiềm năng trên địa bàn mỗi địa phương mà ta có hướng quy
hoạch sản xuất và quy hoạch xây dựng sao cho phù hợp nhất tương ứng với tính
thực tế, từ đó có những hướng phát triển sản xuất, gắn nông nghiệp với công nghiệp
và dịch vụ thuận lợi nhất để phát triển kinh tế, dân trí của người dân cao hơn.
Mặt khác, để thực hiện tốt quy hoạch sử dụng đất thì chính quy hoạch sản
xuất là yếu tố tác động không nhỏ, quy hoạch sản xuất được thực hiện tốt – thuận
theo sự phát triển thì việc sử dụng đất cũng được thực hiện tốt sẽ là nền hỗ trợ cho
sự phát triển và quy hoạch sản xuất và quy hoạch sử dụng đất diễn ra theo đúng với
định hướng ban đầu.
1.3. Vấn đề thực tiễn sử dụng đất nông nghiệp
1.3.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới
Trên thế giới tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 148.647.000 km2
. Những
loại đất có khả năng cho sản xuất nông nghiệp là 3,3 tỷ ha, chiếm 22,0%. Những
loại đất không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp được là 11,7 tỷ ha, chiếm tới
78,0%. Diện tích đất nông nghiệp giảm liên tục về số lượng và chất lượng. Ước tính
có tới 15% tổng diện tích đất trên Trái đất bị thoái hoá do những hành động của con
người gây ra. Dân số thế giới tăng nhanh nhưng tiềm năng đất nông nghiệp thế giới
lại có hạn. Vì vậy để có đủ lương thực và thực phẩm cho nhu cầu của con người,
chúng ta cần phải bảo vệ và có định hướng sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên quý
giá là đất đai cho sản xuất nông nghiệp.
Trên thế giới, diện tích đất có khả canh tác khoảng 3,3 tỷ ha, trong đó diện
tích đất có khả năng đưa vào trồng trọt khoảng 1,5 tỷ ha, chỉ chiếm 46,0%; Đất chưa
khai thác khoảng 1,8 tỷ ha, chiếm 54,0%.
Châu Á, mặc dù chiếm hơn 1/2 dân số thế giới (khoảng 4,2 tỷ người) nhưng
chỉ có khoảng 35% diện tích đất nông nghiệp toàn cầu. Từ năm 1995 đến năm 2010
dân số Đông Nam Á tăng thêm khoảng 133 triệu người và khu vực này có thể dành
24
thêm 12 -15 triệu ha của 93 triệu ha tiềm năng đất nhờ nước trời còn lại để sản xuất.
1.3.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới ở Việt
Nam
- Nghiên cứu hiệu quả sản xuất phải xét đến chi phí cơ hội. Hiệu quả sản
xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng số lượng một loại hàng hoá này mà không cắt
giảm số lượng một loại hàng hoá khác .
- Sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả cao thông qua việc bố trí cơ cấu cây
trồng, vật nuôi phù hợp là một trong những vấn đề bức xúc hiện nay của hầu hết các
nước trên thế giới. Nó không chỉ thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhà
hoạch định chính sách, các nhà kinh doanh nông nghiệp mà còn là sự mong muốn
của nông dân, những người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất nông nghiệp.
- Ngày nay, nhiều nhà khoa học cho rằng, việc xác định đúng khái niệm và
bản chất hiệu quả sử dụng đất phải xuất phát từ luận điểm triết học của Mác và
những nhận thức lí luận của lí thuyết hệ thống, nghĩa là hiệu quả phải được xem xét
trên 3 mặt: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường .
- Trong 5 năm từ 2010 – 2015, diện tích đất nông nghiệp không ngừng được
mở rộng: Tăng 565,18 triệu ha (từ 26,2264 triệu ha năm 2010 lên 26,71958 triệu ha
năm 2015), tăng 6,7% (bình quân mỗi năm đất nông nghiệp tăng thêm 113,036 ngàn
ha). Cụ thể:
+ Đất sản xuất nông nghiệp tăng từ 10,126 triệu ha năm 2010 lên 10,305
triệu ha năm 2015 (bình quân mỗi năm tăng thêm 35,87 ngàn ha) do khai hoang mở
rộng diện tích chủ yếu là ở các vùng đồng bằng sông Cửu Long để trồng lúa, ở
Đông Nam Bộ, ở Tây Nguyên để trồng các loại cây công nghiệp như cà phê, cao su,
hoa màu lương thực, ở các tỉnh trung du miền núi Bắc Bộ để trồng chè, cây ăn quả...
+ Đất lúa trong giai đoạn 2010 - 2015 có xu hướng giảm do chuyển đổi sang
nuôi trồng thuỷ sản và trồng cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao hơn. Hiện nay đất
lúa cả nước là 4,030 triệu ha, đủ đảm bảo an ninh lương thực cho cả nước và xuất
khẩu gạo hàng năm từ 3 - 5 triệu tấn.
+ Đất trồng cây lâu năm 2015 tăng 238,20 ngàn ha so với năm 2010 (từ
3,688 triệu ha lên 3,926 triệu ha năm 2015). Chủ yếu do tăng diện tích trồng cây
công nghiệp lâu năm như cà phê, cao su và điều.
+ Đất lâm nghiệp do khoanh nuôi, bảo vệ rừng tốt hơn nên diện tích tăng từ
25
14,437 triệu ha năm 2006 lên 15,700 triệu ha năm 2015. Diện tích rừng trồng tăng
rất nhanh, chất lượng rừng trồng đã thay đổi căn bản, tỷ lệ che phủ rừng tăng lên.
Đây là một thành tích lớn về khai thác sử dụng đất hợp lý của ngành nông nghiệp
nước ta.
+ Đất nuôi trồng thủy sản: Năm 2015 đạt 749,12 ngàn ha (tăng lên 58,82
nghìn ha so với năm 2010 và tăng so với năm 2006 là 47,12 ngàn ha) [6], [3], [4].
- Văn kiện Đại hội XII của Đảng cũng chỉ rõ: Quá trình phát triển nông
nghiệp và kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới. Đây là nhiệm vụ hết
sức khó khăn, bởi quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp những năm gần đây tuy
đạt những thành tựu đáng tự hào, nhưng kém bền vững, dễ bị tổn thương trước tác
động của thiên tai, dịch bệnh, diễn biến bất lợi của thị trường trong và ngoài nước.
Chất lượng, khả năng cạnh tranh, cũng như hiệu quả sản xuất của nhiều loại nông
sản còn thấp, hiệu quả chưa cao. Đổi mới mô hình tổ chức sản xuất còn nhiều bất
cập, chưa theo kịp yêu cầu của nền sản xuất hàng hóa lớn; các hình thức hợp tác,
liên kết sản xuất phát triển chậm, hiệu quả chưa ổn định; kinh tế hộ nhỏ lẻ, ruộng
đất sản xuất manh mún, thậm chí ngày càng bộc lộ những hạn chế, yếu kém và trở
thành vật cản quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Vì vậy nhiệm vụ và giải pháp cơ cấu lại nông nghiệp gắn với xây dựng nông
thôn mới trong giai đoạn 2016 - 2020 đã được chỉ rõ trong Văn kiện Đại hội XII, là
tập trung thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp phát triển nông nghiệp bền
vững, xây dựng nông thôn mới và cải thiện đời sống của nông dân. Đẩy mạnh cơ
cấu lại nông nghiệp theo hướng xây dựng nền nông nghiệp công nghệ cao, hàng hóa
lớn; tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, nâng cao chất lượng, hiệu
quả và sức cạnh tranh; bảo đảm phát triển bền vững, an ninh lương thực quốc gia và
vệ sinh an toàn thực phẩm. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng khu vực
nông nghiệp bình quân từ 2,5 - 3,0%/năm. Khai thác lợi thế của nền nông nghiệp
nhiệt đới, tập trung phát triển sản phẩm có lợi thế so sánh, giá trị gia tăng cao, bảo
đảm các tiêu chuẩn theo yêu cầu xuất khẩu, có khả năng tham gia hiệu quả vào
chuỗi giá trị toàn cầu. Bảo vệ và sử dụng linh hoạt, hiệu quả đất trồng lúa. Khuyến
khích tích tụ, tập trung ruộng đất, phát triển các vùng sản xuất quy mô lớn với hình
thức đa dạng, phù hợp quy hoạch và điều kiện từng vùng, đặc điểm của từng sản phẩm.
26
1.3.3. Thực trạng quản lý, sử dụng đất nông nghiệp ở tỉnh Quảng Nam
Diện tích đất nông nghiệp của tỉnh Quảng Nam là 846.453 ha, chiếm 81,09%
diện tích đất trên toàn tỉnh; trong đó, diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 115.542
ha (chiếm 11,07% diện tích tự nhiên toàn tỉnh); đất sử dụng vào mục đích lâm
nghiệp là 512.800 ha (chiếm 49,4% diện tích tự nhiên toàn tỉnh). Thực trạng sử
dụng đất đai nông nghiệp cụ thể như sau:
- Quy hoạch các vùng sản xuất tập trung: hiện nay, tỉnh chỉ mới quy hoạch
sản xuất lúa giống khoảng 1.000 ha ở các huyện: Đại Lộc, Điện Bàn, Thăng Bình,
Phú Ninh.
- Sản xuất theo mô hình kinh tế trang trại: Tổng diện tích đất đai trang trại sử
dụng đạt khoảng: 376,18 ha (đất của chủ trang trại 294,76 ha, đất trang trại thuê
56,42 ha). Trong đó:
+ Trang trại chăn nuôi (31,29%), diện tích sử dụng: 117,72 ha;
+ Trang trại lâm nghiệp (41,6%), diện tích sử dụng: 156,5 ha;
+ Trang trại nuôi trồng thủy sản (9,12%), diện tích sử dụng: 34,3 ha;
+ Trang trại tổng hợp (17,19%), diện tích sử dụng: 67,66 ha.
- Quyền sử dụng đất nông nghiệp: có 2 hình thức sở hữu chính:
+ Giao cho hộ sản xuất (tư nhân) là chủ yếu, được Nhà nước trao quyền sử
dụng đất (cấp bìa đỏ).
+ Một số ít diện tích do Nhà nước quản lý gồm 5% đất sản xuất khác.
- Khai hoang sử dụng vào mục đích nông nghiệp: chủ yếu thực hiện ở các
huyện miền núi với diện tích khoảng 20 – 30 ha/năm.
- Quảng Nam có kinh nghiệm trong xây dựng các cánh đồng mẫu lớn, đã có
những cánh đồng mẫu đối với cây lúa mang lại lãi ròng gấp 1,7 - 2,0 lần so với sản
xuất đại trà của nông dân; những cánh đồng chuyển đổi ngô, lạc theo hướng cánh
đồng lớn, gắn với doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm, lãi ròng mô hình trồng lạc hơn
sản xuất lúa trên cùng chân đất từ 3,5 - 4 lần, đối với mô hình trồng ngô tăng 2 - 2,5
lần; những vùng rau an toàn, chuyên canh tập trung,…
- Việc hợp tác liên doanh, liên kết với các công ty, doanh nghiệp để sản xuất
giống lúa, ngô, rau đậu các loại đã diễn ra từ lâu và tương đối thuận lợi… Hình thức
liên kết sản xuất phổ biến là giữa doanh nghiệp và nông dân có đất - doanh nghiệp
thu mua lại sản phẩm, diện tích hằng năm khoảng 8.000 ha, gồm: lúa giống, ngô và
một số cây trồng khác.
27
- Có nhiều hợp tác xã nông nghiệp đang chuyển đổi và hoạt động đi vào nề
nếp, hiệu quả và là người đại diện cho hộ nông dân tham gia ký kết các hợp đồng
sản xuất, bao tiêu sản phẩm với các công ty, doanh nghiệp.
Tại tỉnh Quảng Nam và huyện Phú Ninh, những nghiên cứu về quản lý, sử
dụng đất nông nghiệp trên quan điểm sử dụng đất bền vững hay theo hướng sản
xuất hàng hoá vẫn còn ít. Các công trình nghiên cứu chủ yếu theo các hướng sau:
Tình hình phát triển sản xuất nông nghiệp hằng năm được Phòng Nông
nghiệp huyện Phú Ninh và Sở Nông nghiệp tỉnh Quảng Nam phân tích trong Báo
cáo tổng kết phát triển ngành nông nghiệp hằng năm.
Số liệu thống kê về các chỉ tiêu KT – XH được thể hiện đầy đủ trong Niên
giám Thống kê của tỉnh Quảng Nam từ 2010 - 2015. Sở Tài nguyên và Môi trường
tỉnh Quảng Nam cũng đã thực hiện kiểm kê đất đai năm 2010, 2015 cho biết được
các loại hình sử dụng đất chủ yếu ở địa bàn nghiên cứu.
Những vấn đề liên quan đến quy hoạch sử dụng đất được nêu rõ trong báo
cáo kế hoạch sử dụng đất 2016 của UBND huyện Phú Ninh.
Qua đó cho thấy, những công trình nghiên cứu về đất nông nghiệp ở Quảng
Nam nói chung và Phú Ninh nói riêng còn chưa nhiều. Vì vậy việc "Đánh giá thực
trạng quản lý và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới ở
huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam” và đề ra các giải pháp là rất cần thiết, góp phần
vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và có ý nghĩa lớn trong xây
dựng nông thôn mới của Huyện nói riêng và tỉnh Quảng Nam nói chung. Có thể
khẳng định rằng, nội dung nghiên cứu của đề tài này không bị trùng lặp với các
công trình nghiên cứu đi trước.
28
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG
NGHIỆP Ở HUYỆN PHÚ NINH, TỈNH QUẢNG NAM
2.1. Yếu tố tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý
Phú Ninh là huyện được thành lập trên cơ sở chia tách từ thành phố Tam Kỳ
theo Nghị định số 01/2005/NĐ-CP ngày 15/01/2005 của Chính phủ. Vị trí địa lý từ
150
18'20" đến 150
31'10" vĩ độ Bắc và từ 1080
19'30" đến 1080
30'32" kinh độ Đông.
Tổng diện tích tự nhiên 25.564,68 ha; với tổng dân số 84.847 người. Ranh giới hành
chính được xác định như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Thăng Bình.
- Phía Nam giáp huyện Núi Thành và huyện Bắc Trà My.
- Phía Tây giáp huyện Tiên Phước.
- Phía Đông giáp thành phố Tam Kỳ.
Phú Ninh là huyện có vị trí tiếp giáp với trung tâm tỉnh lỵ Tam Kỳ, với hệ
thống giao thông liên vùng thông suốt như Quốc lộ 1A, Quốc lộ 40B, ĐT 615,
đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi...; tiềm năng thế mạnh về phát triển công
nghiệp - TTCN, du lịch và phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao tạo
điều kiện thuận lợi cho huyện trong phát triển KT - XH, xây dựng NTM.
2.1.2. Địa hình
Huyện Phú Ninh nằm ở khu vực chuyển tiếp giữa đồng bằng và trung du.
Địa hình chủ yếu là núi thấp và đồi gò xen kẽ các dãi đồng bằng. Địa hình thấp dần
từ Tây sang Đông. Dựa vào đặc điểm địa hình, địa thế của huyện có thể phân ra 2
vùng địa hình chính: Địa hình đồi thấp và địa hình đồng bằng. Nhìn chung, địa hình
Phú Ninh ít phức tạp, thuận tiện cho bố trí sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng. Đặc
biệt khu vực đồi phía Nam có hồ Phú Ninh là nguồn nước thủy lợi lớn nhất của tỉnh
và là khu phát triển du lịch, dịch vụ đầy tiềm năng trong tương lai. Địa chất, địa
hình là lợi thế so sánh của huyện trong phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững
[16].
29
Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Phú Ninh
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phú Ninh 2017
2.1.3. Khí hậu, thủy văn
2.1.3.1. Khí hậu
Huyện Phú Ninh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, đặc điểm khí hậu thời
tiết như sau:
- Nhiệt độ trung bình năm : 26,30
C
- Lượng mưa trung bình năm : 2.213 mm
- Lượng bốc hơi trung bình năm : 1.160 mm
- Độ ẩm không khí trung bình năm : 86 %
- Sương mù xuất hiện nhiều từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau.
- Các hướng gió chính: Gió mùa Đông Bắc và gió Tây Nam, Đông Nam.
Nhiệt độ trung bình trong năm là 26,30
C số giờ nắng trung bình trong năm
2.259 giờ, có nhiều thuận lợi trong việc thâm canh, tăng vụ và tăng năng suất, sản
lượng cây trồng. Trong sản xuất nông nghiệp lợi thế này cần được phát huy, khai
30
thác triệt để nhằm đẩy nhanh giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, nâng cao hiệu quả
phát triển kinh tế.
Lượng mưa khá lớn (trung bình năm là 2.213 mm), trong đó tập trung chủ
yếu vào các tháng 10, 11 và 12, chiếm khoảng 70% tổng lượng mưa trong năm. Vào
các tháng mưa thường xảy ra lũ lụt, giông bão gây ảnh hưởng rất lớn đối với tất cả
các ngành sản xuất và sinh hoạt đời sống nhân dân. Do đó cần phải quan tâm và đề
ra các biện pháp, giải pháp phòng ngừa hiệu quả, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất
các thiệt hại thiên tai đối với tài sản, hoa màu và tính mạng nhân dân trên địa bàn
huyện vào mùa mưa lũ.
2.1.3.2. Thủy văn
Hệ thống thủy văn tương đối dồi dào, có khá nhiều sông, suối chảy qua địa
bàn huyện; mật độ sông, suối ước tính bình quân 0,3 km/km2
; chiều dài đặc trưng
của một số sông suối chảy qua địa phận huyện như: Sông Bàn Thạch (4,2 km), sông
Bồng Miêu (11,7 km), suối Tây Yên (6,1 km), suối Trương Chi (11,6 km), suối Nhà
Ngũ (21,5 km), suối Khánh Thọ (4 km)... Hầu hết các sông, suối đều chảy theo
hướng từ Tây Nam sang Đông và Đông Bắc, rất thuận lợi trong việc sử dụng nguồn
nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt đời sống của nhân dân. Riêng sông Bồng
Miêu chảy theo hướng Đông Nam - Tây Bắc, khả năng sử dụng nguồn nước sông
này vào phục vụ sản xuất và sinh hoạt rất thấp, không đáng kể.
Hình 2.2. Sơ đồ phân bố hệ thống sông suối huyện Phú Ninh
Nguồn: Niêm giám thống kê năm 2017 của huyện Phú Ninh
31
Huyện Phú Ninh có nguồn nước mặt quanh năm dồi dào, có hồ Phú Ninh là
công trình đại thuỷ nông, với diện tích mặt nước 3.433 ha; cung cấp nước tưới cho 6
huyện, thành phố với diện tích trên 23.000 ha canh tác (riêng Phú Ninh 4.500 ha).
Ngoài ra có nhiều hồ, đập, trạm bơm…, đủ khả năng cung cấp nước cho nhu cầu
sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân.
2.2. Nguồn nước mặt hồ Phú Ninh
Ngoài Hồ Phú Ninh, trên địa bàn còn có các sông, suối nhỏ như Sông bàn
Thạch, sông Bồng Miêu, suối Nhà Ngũ, suối Tây Yên, suối Trương Chi…, tuy
nhiên lưu lượng nước phục vụ sản xuất còn thấp.
2.2.1. Thổ nhưỡng và thảm thực vật
2.2.1.1. Thổ nhưỡng
- Đất phù sa chiếm 20%, phân bố ở khu vực phía Bắc của huyện thuộc các xã
đồng bằng và một số khu vực Trung du, thích hợp với các loại cây lương thực, thực
phẩm.
- Đất xám bạc màu chiếm 10%, chủ yếu ở các xã Tam Đàn, Tam Phước. Đất
thường bị chua, nghèo dinh dưỡng, khả năng giữ ẩm kém nên rất khó đưa vào canh
tác.
- Đất đỏ vàng chiếm 54%, phân bố khu vực đồi núi phía Tây và Nam của
huyện, thích hợp trồng cây lâu năm, cây hằng năm khác và trồng rừng.
- Đất dốc tụ chiếm 15%, thuộc các thung lũng dưới chân đồi núi, thích nghi
với nhiều loại cây trồng.
32
Bảng 2.1. Các nhóm đất chính tại huyện Phú Ninh
Nhóm đất
chính
Tỷ lệ trong
tổng diện
tích tự
nhiên
Phân bố
Các loại cây trồng phù hợp
với địa phương
Đất phù sa 20%
Khu vực phía bắc của huyện
thuộc các xã đồng bằng và
một số khu vực trung du.
Các loại cây lương thực,
thực phẩm.
Đất xám
bạc màu
10%
Chủ yếu ở xã Tam Đàn,
Tam Phước.
Đất thường bị chua, nghèo
dinh dưỡng, khả năng giữ
ẩm kém nên rất khó đưa vào
canh tác.
Đất đỏ
vàng
54%
Khu vực đồi núi phía tây và
nam của huyện.
Thích hợp trồng cây lâu
năm, cây hằng năm khác và
trồng rừng.
Đất dốc tụ 15%
Các thung lũng dưỡi chân
đồi núi.
Thích nghi với nhiều loại
cây trồng.
Nguồn: Tổng hợp từ tài liệu quy hoạch phát triển SXNN, 2017
2.2.1.2. Thảm thực vật
Phú Ninh có diện tích đất lâm nghiệp khá lớn với 7.639,18 ha, trong đó rừng
sản xuất 5.241,55 ha, rừng phòng hộ 2.397,63 ha. Ngoài ra, ước tính diện tích đất có
rừng phân tán của các hộ dân trên địa bàn huyện và đất trống có khả năng trồng
rừng có diện tích khoảng 1.100 ha; độ che phủ đạt 59,51%. Rừng tự nhiên đa số là
rừng nghèo, rừng tái sinh tập trung chủ yếu ở khu vực miền núi các xã Tam Lãnh,
Tam Lộc, Tam Dân. Thảm thực vật phần lớn là rừng thứ sinh, lau lách, cây bụi, cỏ
tranh và cây rừng trồng như bạch đàn, keo lá tràm… Về thành phần loài thực vật
tương đối phong phú với hơn 600 loài khác nhau. Về động vật hiện còn một số loài
như: khỉ, heo rừng, chồn, nai, rắn,... nhưng số lượng không nhiều.
Rừng Phú Ninh thuộc loại rừng nhiệt đới thường xanh quanh năm, tuy không
nhiều về số lượng nhưng đa dạng về cấu trúc, tổ thành loài với nhiều loài thực vật
quý cần có biện pháp bảo vệ.
2.2.2. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
2.2.2.1. Thuận lợi
- Phú Ninh có vị trí tiếp giáp với thành phố Tam Kỳ, hệ thống giao thông
phân bố đều khắp, địa hình cao và tương đối bằng phẳng, đất đai rộng, nguồn nước
dồi dào, do đó rất thuận lợi cho phát triển các ngành nông nghiệp công nghệ cao,
phát triển công nghiệp, TTCN, đặc biệt là một số ngành công nghiệp đòi hỏi phải bố
trí xa các khu dân cư và quy mô sử dụng đất lớn. Đồng thời vị trí của huyện là cửa
33
ngõ với các huyện miền núi phía tây Trà My, Tiên Phước, nơi có nguồn lâm sản dồi
dào nên có thể phát triển ngành chế biến lâm sản gỗ, mây, tre, sản xuất giấy,...
- Là vùng phụ cận thành phố Tam Kỳ nên quá trình đô thị hoá sẽ được lan
toả nhanh, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công
nghiệp và dịch vụ sẽ diễn ra mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
- Có các khoáng sản quý, trữ lượng lớn như vàng, sắt, đá... có khả năng phát
triển ngành công nghiệp khai khoáng, vật liệu xây dựng.
- Huyện Phú Ninh có các thắng cảnh như hồ Phú Ninh, mỏ vàng Bông Miêu
và nhiều di tích văn hoá, lịch sử cách mạng, di tích kiến trúc nghệ thuật,…là điều
kiện thuận lợi cho phát triển ngành du lịch, dịch vụ và giáo dục đạo đức, truyền
thống cách mạng cho thế hệ trẻ.
- Tài nguyên đất đai rộng lớn, thuận lợi cho phát triển đa dạng các sản phẩm
ngành nông, lâm nghiệp cũng như đáp ứng được nhu cầu đất đai cho yêu cầu phát
triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của huyện [23].
2.2.2.2. Hạn chế
- Là huyện mới được thành lập, điểm xuất phát của nền kinh tế thấp chủ yếu
là kinh tế nông nghiệp. Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội chưa đồng
bộ. Các đô thị, trung tâm hành chính, kinh tế của huyện chỉ mới bước đầu hình
thành và phát triển.
- Đa số diện tích đất canh tác cây hàng năm có độ phì thấp, địa hình ít thuận
lợi nên năng suất cây trồng không cao.
2.3. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
2.3.1. Khái quát về tình hình phát triển kinh tế xã hội
Phú Ninh được thành lập tháng 01/2005, sau khi thành lập đến nay nền kinh
tế liên tục phát triển, giai đoạn 2005 - 2010 tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 17%,
giai đoạn 2011 - 2015 đạt 17,11%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch qua các năm theo
hướng tích cực, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng
ngành nông nghiệp trong cơ cấu GDP. Năm 2015, Công nghiệp, TTCN - thương
mại, dịch vụ - nông nghiệp với tỷ trọng 44,5% - 33,5% - 22%; tổng giá trị sản xuất
đạt 4.226 tỷ đồng, trong đó công nghiệp, TTCN 1.879 tỷ đồng, thương mại, dịch vụ
1.415 tỷ đồng và nông nghiệp 932 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người đạt trên
26 triệu đồng/người/năm, tăng 14,62 triệu đồng so với năm 2010.
34
Hình 2.4. Cơ cấu kinh tế huyện Phú Ninh năm 2015
Nguồn: Niêm giám thống kê năm 2017 của huyện Phú Ninh
2.3.2. Vấn đề dân số, lao động, việc làm, thu nhập và tập quán có liên
quan đến sử dụng đất
2.3.2.1. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
Theo số liệu niên giám thống kê huyện Phú Ninh năm 2017, tính đến ngày
31/12/2017 tổng dân số toàn huyện là 80.706 người, tổng số hộ gia đình 21.787 hộ;
mật độ dân số toàn huyện 316 người/km2
. Dân số khu vực nông thôn tập trung đông
nhất tại xã Tam Dân 11.169 người, Tam Đàn 9.360 người, Tam Thành 8.353 người
và thấp nhất tại xã Tam Vinh 4.905 người, Tam Đại 5.738 người. Xã có mật độ dân
số cao nhất là Tam An 705,86 người/km2
, Tam Đàn 576,25 người/km2
, Tam Phước
522,39 người/km2
và thấp nhất là Tam Lãnh 95,46 người/km2
, Tam Đại 180,33
người/km2
, Tam Lộc 224,32 người/km2
. Dân số khu vực đô thị thị trấn Phú Thịnh
có 4.229 người; mật độ 652,62 người/km2
.
Tổng nhân khẩu trong độ tuổi lao động là 50.841 người (chiếm 63,47%),
trong đó lao động nông lâm nghiệp chiếm 44,86%, còn lại là lao động trong các lĩnh
vực công nghiệp, TTCN, dịch vụ và lao động khác; lao động khu vực đô thị thị trấn
có 2.675 người và khu vực nông thôn có 48.166 người.
Mức độ chuyển dịch cơ cấu lao động trong thời gian qua khá tích cực, lao
động nông, lâm nghiệp giảm dần; lao động phi nông nghiệp (chủ yếu trong các
ngành nghề công nghiệp, TTCN và dịch vụ...) tăng nhanh. Đến nay, lao động phi
nông nghiệp chiếm trên 50,2% tổng lao động toàn huyện (năm 2010 tỷ lệ lao động
phi nông nghiệp chiếm 37%); bình quân mỗi năm giải quyết việc làm mới khoảng
1.230 lao động. Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên năm 2015 là 91,25%.
35
Mức sống, thu nhập của đại bộ phận dân số trên địa bàn huyện phần lớn đã
được cải thiện, nâng cao; tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể (từ 16,78% năm 2010 giảm
xuống còn 2.82 % năm 2017); bình quân thu nhập đầu người năm 2017 là 32.5 triệu
đồng/năm; tăng 21.12 triệu đồng so với năm 2010.
2.3.2.2. Một số tập quán có liên quan đến sử dụng đất
Qua các thời kỳ phát triển của đất nước, các khu vực nông thôn huyện Phú
Ninh cũng đã hình thành một số tập quán trong sinh hoạt và sản xuất có liên quan
trực tiếp đến sử dụng đất như: Tập quán sinh sống “liền canh, liền cư”; tập quán
“xây dựng nhà ở theo nhu cầu tự phát” không theo quy hoạch, chủ yếu bám sát các
tuyến giao thông có sẵn và mở rộng các khu dân cư hiện trạng; thói quen “chôn cất
người thân trong vườn hoặc gần nhà”; trong xuất nông nghiệp qua các thời kỳ vẫn
còn “nặng tập trung sản xuất một số loại cây trồng, con vật nuôi truyền thống” như:
lúa, ngô, sắn, lạc... và chăn nuôi trâu, bò, heo, gà vịt… việc mở rộng phát triển đa
dạng các loại cây trồng, con vật nuôi chuyển biến chậm.
Những tập quán, thói quen đến nay vẫn còn tồn tại nêu trên là do quá trình
chuyển biến, phát triển nền kinh tế - xã hội của đất nước một thời gian dài bị chậm
lại do chiến tranh; đồng thời do thói quen, tập quán bao đời nay của dân tộc chúng
ta vẫn còn ảnh hưởng, sự tiếp cận áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất chưa
được quan tâm… Từ đó đã gây ra việc sử dụng đất của chúng ta còn lãng phí, mất
vẻ mỹ quan trong khu dân cư; gây khó khăn trong việc triển khai xây dựng đồng bộ
hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xây dựng các vùng chuyên canh tập trung sản xuất
hàng hóa.
2.3.3. Giáo dục, y tế và kết cấu hạ tầng
2.3.3.1. Giáo dục - đào tạo
Theo số liệu niên giám thống kê huyện Phú Ninh năm 2016, toàn huyện có
36 trường học các cấp, trong đó: 11 trường mẫu giáo mầm non, 13 trường tiểu học,
10 trường trung học cơ sở và 2 trường THPT. Có tổng cộng 448 lớp học, gồm 71
lớp học mẫu giáo, 199 lớp tiểu học, 119 lớp trung học cơ sở và 59 lớp THPT. Đa số
các phòng học được đầu tư kiên cố, riêng các lớp học mẫu giáo phần lớn chỉ ở mức
bán kiến cố. Nhìn chung Chất lượng giáo dục tiếp tục được giữ vững; hoàn thiện
việc xây dựng và công nhận trường đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn huyện với 33/33
trường. Hiện nay, huyện tập trung ưu tiên bậc học mầm non và nâng cao chất lượng
giáo dục; đội ngũ giáo viên tiếp tục được chuẩn hoá và bố trí hợp lý, toàn ngành có
Luận văn: Chính sách sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Chính sách sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Chính sách sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Chính sách sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Chính sách sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Chính sách sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Chính sách sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Chính sách sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Chính sách sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Chính sách sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Chính sách sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Chính sách sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Chính sách sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Chính sách sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Chính sách sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Chính sách sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Chính sách sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Chính sách sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Chính sách sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Chính sách sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Chính sách sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Chính sách sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Chính sách sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Chính sách sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Chính sách sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Chính sách sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Chính sách sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Chính sách sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Chính sách sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Chính sách sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Chính sách sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Chính sách sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Chính sách sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Chính sách sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Chính sách sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Chính sách sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Chính sách sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Chính sách sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Chính sách sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Chính sách sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Chính sách sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Chính sách sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Chính sách sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Chính sách sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Chính sách sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Chính sách sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Chính sách sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Chính sách sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Chính sách sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Chính sách sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Chính sách sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Chính sách sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Chính sách sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Luận văn: Sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ Thư viện
Luận văn: Sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ Thư việnLuận văn: Sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ Thư viện
Luận văn: Sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ Thư viện
 
Luận văn: Phát triển du lịch homestay tại Cát Bà, Hải Phòng, HOT
Luận văn: Phát triển du lịch homestay tại Cát Bà, Hải Phòng, HOTLuận văn: Phát triển du lịch homestay tại Cát Bà, Hải Phòng, HOT
Luận văn: Phát triển du lịch homestay tại Cát Bà, Hải Phòng, HOT
 
Cac cong cu thuc hien PRA
Cac cong cu thuc hien PRACac cong cu thuc hien PRA
Cac cong cu thuc hien PRA
 
Đề tài: Nhu cầu lựa chọn sản phẩm du lịch của sinh viên, HAY
Đề tài: Nhu cầu lựa chọn sản phẩm du lịch của sinh viên, HAYĐề tài: Nhu cầu lựa chọn sản phẩm du lịch của sinh viên, HAY
Đề tài: Nhu cầu lựa chọn sản phẩm du lịch của sinh viên, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch biển thành phố Đà Nẵng
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch biển thành phố Đà NẵngLuận văn: Quản lý nhà nước về du lịch biển thành phố Đà Nẵng
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch biển thành phố Đà Nẵng
 
Luận văn: Phát triển du lịch Nha Trang theo hướng bền vững, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch Nha Trang theo hướng bền vững, 9đLuận văn: Phát triển du lịch Nha Trang theo hướng bền vững, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch Nha Trang theo hướng bền vững, 9đ
 
Luận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học
Luận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy họcLuận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học
Luận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học
 
Luận văn: Đánh giá tính bền vững của Du lịch nông thôn tại huyện Mai Châu, tỉ...
Luận văn: Đánh giá tính bền vững của Du lịch nông thôn tại huyện Mai Châu, tỉ...Luận văn: Đánh giá tính bền vững của Du lịch nông thôn tại huyện Mai Châu, tỉ...
Luận văn: Đánh giá tính bền vững của Du lịch nông thôn tại huyện Mai Châu, tỉ...
 
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng NinhLuận văn: Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
 
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Du Khách Đối Với Dịch Vụ Du Lịch Tại Khu Du Lịch Núi...
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Du Khách Đối Với Dịch Vụ Du Lịch Tại Khu Du Lịch Núi...Luận Văn Sự Hài Lòng Của Du Khách Đối Với Dịch Vụ Du Lịch Tại Khu Du Lịch Núi...
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Du Khách Đối Với Dịch Vụ Du Lịch Tại Khu Du Lịch Núi...
 
Lv: Nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng bền vững tại thành phố Đồng Hới
Lv: Nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng bền vững tại thành phố Đồng HớiLv: Nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng bền vững tại thành phố Đồng Hới
Lv: Nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng bền vững tại thành phố Đồng Hới
 
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch mạo hiểm tại Đà Lạt, HAY
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch mạo hiểm tại Đà Lạt, HAYĐề tài: Điều kiện phát triển du lịch mạo hiểm tại Đà Lạt, HAY
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch mạo hiểm tại Đà Lạt, HAY
 
Nghiên cứu ứng dụng gis kết hợp wqi đánh giá tình trạng nước mặt tại hệ thống...
Nghiên cứu ứng dụng gis kết hợp wqi đánh giá tình trạng nước mặt tại hệ thống...Nghiên cứu ứng dụng gis kết hợp wqi đánh giá tình trạng nước mặt tại hệ thống...
Nghiên cứu ứng dụng gis kết hợp wqi đánh giá tình trạng nước mặt tại hệ thống...
 
Luận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng Bình
Luận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng BìnhLuận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng Bình
Luận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng Bình
 
Đề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAO
Đề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAOĐề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAO
Đề tài đề ứng phó biến đổi khí hậu, ĐIỂM CAO
 
Báo cáo thực tế Tour du lịch miền Trung Tây Nguyên. HAY!
Báo cáo thực tế Tour du lịch miền Trung Tây Nguyên. HAY!Báo cáo thực tế Tour du lịch miền Trung Tây Nguyên. HAY!
Báo cáo thực tế Tour du lịch miền Trung Tây Nguyên. HAY!
 
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đLuận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
 
Luận văn: Quản lý hệ thống cấp nước thành phố Thái Bình, HAY
Luận văn: Quản lý hệ thống cấp nước thành phố Thái Bình, HAYLuận văn: Quản lý hệ thống cấp nước thành phố Thái Bình, HAY
Luận văn: Quản lý hệ thống cấp nước thành phố Thái Bình, HAY
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOT
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOTLuận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOT
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOT
 
Luận văn : Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn.
Luận văn : Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn.Luận văn : Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn.
Luận văn : Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn.
 

Similar to Luận văn: Chính sách sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam

Th s16.07 nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hó...
Th s16.07 nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hó...Th s16.07 nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hó...
Th s16.07 nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hó...
https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Luận văn: Chính sách sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam (20)

Chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp tại huyện Sơn Hà, 9đ
Chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp tại huyện Sơn Hà, 9đChính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp tại huyện Sơn Hà, 9đ
Chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp tại huyện Sơn Hà, 9đ
 
Luận văn: Quản lý về quy hoạch sử dụng đất tại thị xã Điện Bàn
Luận văn: Quản lý về quy hoạch sử dụng đất tại thị xã Điện BànLuận văn: Quản lý về quy hoạch sử dụng đất tại thị xã Điện Bàn
Luận văn: Quản lý về quy hoạch sử dụng đất tại thị xã Điện Bàn
 
Luận án: Đảm bảo lợi ích kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp - Gửi miễn phí...
Luận án: Đảm bảo lợi ích kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp - Gửi miễn phí...Luận án: Đảm bảo lợi ích kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp - Gửi miễn phí...
Luận án: Đảm bảo lợi ích kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp - Gửi miễn phí...
 
Luận án: Đảm bảo lợi ích kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp của hộ nông dâ...
Luận án: Đảm bảo lợi ích kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp của hộ nông dâ...Luận án: Đảm bảo lợi ích kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp của hộ nông dâ...
Luận án: Đảm bảo lợi ích kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp của hộ nông dâ...
 
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ ThủyLuận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
 
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn làm căn cứ đề xuất các giải pháp quy ho...
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn làm căn cứ đề xuất các giải pháp quy ho...Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn làm căn cứ đề xuất các giải pháp quy ho...
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn làm căn cứ đề xuất các giải pháp quy ho...
 
Luận án: Phát triển kinh tế vùng chuyên canh ở tỉnh Hưng Yên
Luận án: Phát triển kinh tế vùng chuyên canh ở tỉnh Hưng YênLuận án: Phát triển kinh tế vùng chuyên canh ở tỉnh Hưng Yên
Luận án: Phát triển kinh tế vùng chuyên canh ở tỉnh Hưng Yên
 
Th s16.07 nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hó...
Th s16.07 nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hó...Th s16.07 nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hó...
Th s16.07 nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hó...
 
Chính sách xây dựng Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, HAY - Gửi miễn phí qua...
Chính sách xây dựng Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, HAY - Gửi miễn phí qua...Chính sách xây dựng Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, HAY - Gửi miễn phí qua...
Chính sách xây dựng Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, HAY - Gửi miễn phí qua...
 
Luận văn: Hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất, 9đLuận văn: Hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Hệ thống sử dụng đất đai cho quy hoạch sử dụng đất, 9đ
 
Can giao trinhdanhgiadat (1)
Can giao trinhdanhgiadat (1)Can giao trinhdanhgiadat (1)
Can giao trinhdanhgiadat (1)
 
Luận văn: Bảo vệ đất nông nghiệp theo pháp luật của Việt Nam
Luận văn: Bảo vệ đất nông nghiệp theo pháp luật của Việt NamLuận văn: Bảo vệ đất nông nghiệp theo pháp luật của Việt Nam
Luận văn: Bảo vệ đất nông nghiệp theo pháp luật của Việt Nam
 
BÀI MẪU khóa luận về quy hoạch đô thị, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU khóa luận về quy hoạch đô thị, 9 ĐIỂMBÀI MẪU khóa luận về quy hoạch đô thị, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU khóa luận về quy hoạch đô thị, 9 ĐIỂM
 
đáNh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã thanh hưng...
đáNh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã thanh hưng...đáNh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã thanh hưng...
đáNh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã thanh hưng...
 
Luân Văn Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi.doc
Luân Văn Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi.docLuân Văn Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi.doc
Luân Văn Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi.doc
 
Chính sách xây dựng nông thôn mới tại huyện Hữu Lũng, HAY
Chính sách xây dựng nông thôn mới tại huyện Hữu Lũng, HAYChính sách xây dựng nông thôn mới tại huyện Hữu Lũng, HAY
Chính sách xây dựng nông thôn mới tại huyện Hữu Lũng, HAY
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Phát triển nông nghiệp huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk NôngLuận văn: Phát triển nông nghiệp huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Phát triển nông nghiệp huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông
 
Tailieu.vncty.com bao cao-chuyen_de_tot_nghiep_chu_5641
Tailieu.vncty.com   bao cao-chuyen_de_tot_nghiep_chu_5641Tailieu.vncty.com   bao cao-chuyen_de_tot_nghiep_chu_5641
Tailieu.vncty.com bao cao-chuyen_de_tot_nghiep_chu_5641
 
Luân Văn Phát triển nông nghiệp huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình.doc
Luân Văn Phát triển nông nghiệp huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình.docLuân Văn Phát triển nông nghiệp huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình.doc
Luân Văn Phát triển nông nghiệp huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình.doc
 
Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.doc
Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.docPhát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.doc
Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.doc
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshareTẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
HuyBo25
 
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
Gingvin36HC
 

Recently uploaded (20)

22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshareTẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt NamĐào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
 

Luận văn: Chính sách sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHAN VĂN PHẨM THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TỪ THỰC TIỄN HUYỆN PHÚ NINH, TỈNH QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG Hà Nội, năm 2019
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHAN VĂN PHẨM THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TỪ THỰC TIỄN HUYỆN PHÚ NINH, TỈNH QUẢNG NAM Chuyên ngành : Chính sách công Mã số : 8 34 04 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM ANH TUẤN Hà Nội, năm 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của tôi. Những số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn này là trung thực, khách quan và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Phan Văn Phẩm
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...............................................................................................................1 CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH ĐẤT NÔNG NGHIỆP................................................................................................................7 1.1. Một số khái niệm cơ bản.................................................................................7 1.2. Vấn đề thực hiện chính sách quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp ...............19 1.3. Vấn đề thực tiễn sử dụng đất nông nghiệp....................................................23 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN PHÚ NINH, TỈNH QUẢNG NAM..................28 2.1. Yếu tố tự nhiên..............................................................................................28 2.2. Nguồn nước mặt hồ Phú Ninh.......................................................................31 2.3. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội..............................................................33 2.4. Thực trạng chính sách sử dụng đất nông nghiệp...........................................39 2.5. Hiệu quả chính sách sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện...............53 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN PHÚ NINH .......................................................67 3.1. Giải pháp thực hiện chính sách sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Phú Ninh ..............................................................................................................................67 3.2. Đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2025 ................. 73 KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN ...........................................................................78 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ ANTT An ninh trật tự BCH Bộ chỉ huy BTS Trạm thu, phát sóng thông tin di động BVTV Bảo vệ thực vật CNQSD đất Chứng nhận quyền sử dụng đất DVNN Dịch vụ nông nghiệp ĐH Đường huyện EU Liên minh Châu Âu FAO Tổ chức lương thực và nông nghiệp thế giới GDP Tổng sản phẩm nội địa HĐND Hội đồng nhân dân IPM Quản lý dịch hại tổng hợp KT - XH Kinh tế xã hội NLN Nông lâm nghiệp NTM Nông thôn mới PCCC Phòng cháy chữa cháy SXNN Sản xuất nông nghiệp TĐC Tái định cư TM- DV Thương mại – dịch vụ TN&MT Tài nguyên và môi trường TTCN Tiểu thủ công nghiệp TW Trung ương UBND Ủy ban nhân dân USD Đồng đô la Mỹ XHCN Xã hội chủ nghĩa
  • 6. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Các nhóm đất chính tại huyện Phú Ninh ..................................................32 Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, sản lượng một số loại cây trồng..............................38 Bảng 2.3: Thống kê hiện trạng sử dụng đất năm 2017 .............................................39 Bảng 2.4. Kết quả giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất giai đoạn 2012 - 2016.......................................................................................................45 Bảng 2.5: Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá về kinh tế.................................................55 Bảng 2.6: Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất chủ yếu ..........................55 Bảng 2.7: Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất chủ yếu ..........................56 Bảng 2.8: Bảng điểm đánh giá loại hình sử dụng đất có hiệu quả kinh tế................56 Bảng 2.9: Phân cấp mức độ nhu cầu và tác động .....................................................60 Bảng 2.10: Mức đầu tư phân bón và thuốc trừ sâu cho cây trồng ............................61
  • 7. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Phú Ninh..........................................................29 Hình 2.2. Sơ đồ phân bố hệ thống sông suối huyện Phú Ninh .................................30 Hình 2.4. Cơ cấu kinh tế huyện Phú Ninh năm 2015 ...............................................34 Hình 2.5: Biểu đồ kết quả giao đất 5 năm, giai đoạn 2012 - 2016 ...........................45 Hình 2.6: Biểu đồ kết quả cho thuê đất 5 năm, giai đoạn 2012 - 2016.....................46 Hình 2.7: Biểu đồ kết quả chuyển mục đích sử dụng đất giai đoạn 2012 - 2016 .....46 Hình 2.8: Biểu đồ kết quả thu hồi đất 5 năm, giai đoạn 2012 - 2016 .......................46
  • 8. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai giữ một vai trò đặc biệt quan trọng, là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng. Với sự phát triển của nền KT - XH hiện nay cùng với sự bùng nổ về dân số đã tạo áp lực rất lớn cho vấn đề sử dụng và bảo vệ đất. Vấn đề sử dụng quỹ đất một cách hợp lý và bền vững gắn với bảo vệ môi trường sinh thái trở nên bức thiết hơn bao giờ hết. Mặt khác, nông nghiệp, nông dân và nông thôn là một bộ phận không thể tách rời trong sự phát triển chung của toàn xã hội. Huyện Phú Ninh được chia tách từ thị xã Tam Kỳ năm 2005, nằm tiếp giáp với với trung tâm tỉnh lỵ Quảng Nam về phía Tây. Năm 2011, Phú Ninh là một trong 05 huyện của cả nước được Trung ương chọn xây dựng huyện điểm quốc gia về nông thôn mới. Với sự đầu tư nguồn lực từ Trung ương và tỉnh, cùng với phát huy nội lực của địa phương, trong những năm qua, nền sản xuất nông nghiệp của huyện đã được chú trọng đầu tư phát triển mạnh theo hướng sản xuất hàng hoá; đất nông nghiệp được quy hoạch, quản lý, sử dụng khá hiệu quả dẫn đến năng suất, sản lượng nông nghiệp không ngừng được tăng lên, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện, bộ mặt nông thôn thay đổi rõ nét. Kết quả đạt được nêu trên là rất đáng phấn khởi, tuy nhiên Phú Ninh vẫn là một huyện nông nghiệp, người dân lao động và thu nhập trong lĩnh vực nông nghiệp là chủ yếu. Dự báo trong những năm đến, phát triển KT - XH và dân số ngày càng tăng sẽ tạo áp lực cho quỹ đất của địa phương, nhất là quỹ đất nông nghiệp, biến động sử dụng đất nông nghiệp ngày càng phức tạp và khó kiểm soát. Vì vậy, việc nghiên cứu đánh giá hiện trạng nhằm đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất nông nghiệp, định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững, nâng chuẩn huyện nông thôn mới là một yêu cầu hết sức quan trọng và cần thiết. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và với lòng mong muốn góp phần vào sự phát triển KT - XH của địa phương, đã thúc đẩy việc chọn đề tài: "Thực hiện chính sách sử dụng đất nông nghiệp từ thực tiễn huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam".
  • 9. 2 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Chủ đề về đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng. Đất nông nghiệp bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác. Do đó đã có nhiều công trình nghiên cứu chủ đề này với nhiều hình thức tiếp cận khác và các địa phương khác nhau. Trong số đó có thể nêu ra một số công trình sau: Tác giả Nguyễn Thị Thu Hiền (2015) với luận án tiến sĩ Nghiên cứu biến động và đề xuất các giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý tại huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh: Nội dung nghiên cứu đã Đánh giá biến động sử dụng đất và xác định ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên, xã hội đến biến động sử dụng đất của huyện đồng thời đề xuất các giải pháp quản lý sử dụng đất hợp lý trên địa bàn huyện. Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp thông tin, bản đồ, số liệu về biến động sử dụng đất của khu vực nghiên cứu theothời gian và không gian giúp cho cơ quan quản lý đất đai nắm được diễn biến và xu hướng biến động đất đai. Các yếu tố tự nhiên, xã hội có ảnh hưởng đến biến động sử dụng đất mà đề tài xác định được sẽ là cơ sở khoa học để cân nhắc giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong điều kiện cụ thể ở huyện. Tác giả Vũ Thị Hương (2015) nghiên cứu sử dụng bền vững đất nông nghiệp huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, Luận án tiến sĩ ngành quản lý đất đai đã làm rõ đặc tính và tính chất đất đai đồng thời đề xuất được hướng sử dụng bền vững đất nông nghiệp huyện Lục Ngạn. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ giúp các nhà quản lý và sử dụng đất của huyện Lục Ngạn có hướng sử dụng đất nông nghiệp một cách hệ thống, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững, nâng cao thu nhập cho hộ nông dân. Tác giả: Hoàng Thị Thu Hiền (2016) với nội dung nghiên cứu tích tụ ruộng đất ở miền Tây Nam Bộ, luận án Tiến sĩ đã Đánh giá thực trạng và tác động của tích tụ ruộng đất đến hiệu quả sản xuất và đời sống kinh tế xã hội nông thôn Tây Nam Bộ, đồng thời chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến tích tụ
  • 10. 3 ruộng đất nhằm đề xuất các giải pháp tích tụ ruộng đất vùng Tây Nam Bộ và các vấn đề xã hội nãy sinh từ quá trình này. Tác giả Nguyễn Văn Bình (2017) Đánh giá thực trạng và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại thị xã Hương Trà, Tỉnh Thừa Thiên Huế , luận án Tiến sĩ đã Cung cấp cơ sở khoa học cho việc đề xuất sử dụng đất bền vững, bổ sung vào phương pháp luận về đánh giá, hiệu quả sử dụng đất, tiềm năng đất đai và quy hoạch sử dụng đất để có nhiều lựa chọn phù hợp với các loại hình sử dụng đất. Đề xuất được giải pháp sử dụng đất nông nghiệp bền vững cho thị xã Hương Trà, giúp địa phương khai thác có hiệu quả, sử dụng hợp lý đối với nguồn tài nguyên đất đai trong các khu vực. Cung cấp cơ sở dữ liệu cho công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp vừa đạt hiệu quả cao vừa đảm bảo sử dụng đất và phát triển nông nghiệp bền vững trên địa bàn thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế và mở ra các hướng nghiên cứu tiếp theo cho các huyện/thị xã khác trong tỉnh và những vùng có điều kiện tương tự. Tác giả Trần Văn Dự (2011) luận Văn Thạc sĩ nghiên cứu về Phát triển nông nghiệp huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam. Đã đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp huyện Phú Ninh trong những năm vừa qua. Đề xuất các quan điểm, phương pháp và giải pháp có cơ sở khoa học, có tính khả thi nhằm phát triển nông nghiệp huyện Phú Ninh trong những năm sắp tới. Qua nghiên cứu các công trình khoa học trên, đề tài nhận thấy có công trình, bài báo nghiên cứu đi sâu phân tích, bình luận một số khía cạnh pháp về chính sách sử dụng đất nông nghiệp. Bên cạnh đó, lại có công trình nghiên cứu vấn đề này thông qua việc đánh giá thực trạng và đề ra giải pháp tại địa bàn cụ thể của một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương... Tuy nhiên, hiện nay chưa có công trình nào đi sau nghiên cứu vấn đề chính sách sử dụng đất nông nghiệp trên phạm vi thực tiễn tại địa bàn cấp huyện. Chính vì vậy, đề tài không trùng lặp với các công trình đã công bố, có ý nghĩa và tính cấp thiết trong lý luận và thực tiễn. 3. Mục tiêu nghiên cứu 3.1. Mục tiêu chung Đánh giá được thực trạng thực hiện chính sách sử dụng đất nông nghiệp của huyện giai đoạn 2011 - 2017, từ đó đề xuất chính sách, giải pháp sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất phục vụ sản xuất nông nghiệp của huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam.
  • 11. 4 3.2. Mục tiêu cụ thể - Phân tích được thực trạng quản lý đất nông nghiệp của huyện Phú Ninh. - Đánh giá được hiệu quả KT - XH và môi trường của một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu trên địa bàn huyện. - Đề xuất chính sách, giải pháp quản lý, sử dụng đất nông nghiệp hợp lý và bền vững. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Chính sách sử dụng đất nông nghiệp của huyện Phú Ninh. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Giới hạn phạm vi không gian: Huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam. - Giới hạn phạm vi thời gian: Đề tài thu thập số liệu liên quan đến đất nông nghiệp trong giai đoạn từ 2011 - 2017. - Giới hạn về nội dung: Đề tài chỉ giới hạn đánh giá việc thực hiện chính sách sử dụng đất nông nghiệp, trong đó tập trung vào một số cây trồng chính có triển vọng trên địa bàn huyện: lúa, ngô, khoai lang, sắn, đậu các loại, rau - củ - dưa hấu .... 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận nghiên cứu khoa học xã hội và quan điểm của Đảng và Nhà nước về chính sách sử dụng đất nông nghiệp. 5.2. Phương pháp nghiên cứu * Nguồn thông tin, số liệu thứ cấp Nghiên cứu này sử dụng chủ yếu dữ liệu thứ cấp. Một là các tài liệu, các văn bản có liên quan đến chính sách sử dụng đất nông nghiệp, các nghị định, thông tư hướng dẫn của Chính phủ, các Quyết định, các văn bản đặc thù, chỉ đạo giải quyết vướng mắc riêng... Hai là số liệu về chính sách sử dụng đất nông nghiệp, diện tích đất bị thu hồi… trong các Báo cáo hàng năm, 5 năm của UBND huyện Phú Ninh, các phòng, ban của huyện và UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Phú Ninh. * Nguồn thông tin, số liệu sơ cấp Ngoài sử dụng dữ liệu thứ cấp, đề tài sử dụng dữ liệu sơ cấp, cụ thể học viên thiết kế bảng hỏi và phiếu phỏng vấn để đánh giá thực trạng thực hiện chính sách sử
  • 12. 5 dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Ninh. * Phương pháp phân tích tổng hợp Với những nguồn dữ liệu như trên, luận văn sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp dữ liệu để đưa ra những nhận xét, đánh giá khách quan về thực trạng thực hiện chính sách sử dụng đất nông nghiệp tại huyện. Học viên phân tích cả về lý luận và thực tiễn, đặc biệt là tập trung phân tích thực trạng thực hiện chính sách sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Phú Ninh, luận văn dùng phương pháp tổng hợp để đưa ra các giải pháp nhằm sử dụng có hiệu quả quỹ đất tại huyện Phú Ninh trong thời gian tới * Phương pháp so sánh Số liệu và chỉ tiêu sẽ được phân nhóm và so sánh nhằm chỉ ra những thành tựu đạt được và những hạn chế về kết quả thực hiện. Cụ thể, tác giả so sánh kết quả đạt được trong thực tế so với mục tiêu đặt ra theo các chỉ tiêu được đặt ra ban đầu. * Phương pháp thống kê mô tả Đây là phương pháp nghiên cứu giúp cho việc tổng hợp và phân tích thống kê các tài liệu về thực trạng chính sách sử dụng đất tại huyện Phú Ninh. Trên cơ sở sử dụng số liệu thống kê mô tả mà có nhận thức đầy đủ, chính xác công tác quản lý và các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách sử dụng đất nông nghiệp. Đồng thời thông qua hệ thống các chỉ tiêu thống kê để đánh giá đúng hiệu quả của chính sách sử dụng đất nông nghiệp hiện nay. Đây là phương pháp nghiên cứu cho phép lượng hoá các kết luận và kết quả nghiên cứu. * Phương pháp quan sát thực địa Đề tài sử dụng phương pháp này nhằm có cái nhìn chân thực nhất về quá trình thực hiện chính sách sử dụng đất nông nghiệp địa bàn huyện Phú Ninh. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa khoa học Góp phần hoàn chỉnh cơ sở khoa học phục vụ cho việc thực hiện chính sách sử dụng đất nông nghiệp từ thực tiễn. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Góp phần thực hiện chủ trương “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” - Nâng cao giá trị cây trồng trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đối với huyện đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.
  • 13. 6 - Cung cấp tài liệu tham khảo cho sinh viên, giảng viên trong quá trình nghiên cứu, giảng dạy liên quan đến đất nông nghiệp đối với huyện trong xây dựng nông thôn mới. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu; kết luận và kiến nghị; tài liệu tham khảo và phụ lục; nội dung chính của luận văn gồm 3 chương: - Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu. - Chương 2: Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Phú Ninh. - Chương 3: Thực trạng và giải pháp quản lý, sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Phú Ninh.
  • 14. 7 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH ĐẤT NÔNG NGHIỆP 1.1. Một số khái niệm cơ bản Khái niệm chính sách và chính sách công Cho đến nay trên thế giới, cuộc tranh luận về định nghĩa chính sách công vẫn là một chủ đề sôi động và khó đạt được sự nhất trí rộng rãi. Từ thực tế chính sách của các ngành, các địa phương và các quốc gia, cũng như qua những cuộc thảo luận trên các diễn đàn nghiên cứu chính sách, chúng ta có thể chọn ra một số cách tiếp cận quan trọng nhất để phân tích trước khi đi đến một khái niệm chung nhất về chính sách công. Có thể đi đến khái niệm tổng quát về chính sách như sau: Chính sách là những hành động ứng xử của chủ thể với các hiện tượng tồn tại trong quá trình vận động phát triển nhằm đạt mục tiêu nhất định. Tóm lại từ các khái niệm trên, chúng ta có thể đi đến một khái niệm chung nhất về chính sách công như sau: “Chính sách công là những hành động ứng xử của Nhà nước với các vấn đề phát sinh trong đời sống cộng đồng, được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, nhằm thúc đẩy xã hội phát triển theo định hướng”. 1.1.2. Thực thi chính sách Chính sách được hoạch định ra xuất phát từ yêu cầu khách quan của thực tế, từ những nhu cầu của xã hội. Trải qua rất nhiều thời kỳ, từ năm 1930 đến 1960, các nhà nghiên cứu quy trình chính sách hầu như chỉ tập trung tìm tòi về việc hoạch định chính sách công. Song cho đến tận ngày nay, người ta vẫn khó có thể khẳng định rằng, một chính sách đề ra là tốt hay xấu. Điều đó chỉ có thể được đánh giá bằng thực tế là chính sách đó được xã hội chấp nhận hay không. Chỉ có thực tiễn là phán xét chính xác nhất chính sách nào là tích cực và chính sách nào là tiêu cực. Trong thập kỷ 70, các nhà nghiên cứu đã chuyển trọng tâm sang giai đoạn thực thi chính sách. Theo nguyên lý triết học, chính sách là một dạng thức vật chất đặc biệt nên nó cũng cần thực hiện những chức năng để tồn tại. Song muốn thực hiện được chức năng, chính sách phải tham gia vào quá trình vận động như các vật chất khác. Nghĩa là sau khi ban hành, chính sách phải được triển khai trong đời sống xã hội. Do vậy, tổ chức thực thi chính sách là tất yếu khách quan để duy trì sự tồn tại của công cụ
  • 15. 8 chính sách theo yêu cầu quản lý Nhà nước và cũng là để đạt mục tiêu đề ra của chính sách. Với cách tư duy này có thể đi đến khái niệm về tổ chức thực thi chính sách như sau: "Tổ chức thực thi chính sách là toàn bộ quá trình chuyển hóa ý chí của chủ thể trong chính sách thành hiện thực với các đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu định hướng của Nhà nước". 1.1.3. Khái niệm về đất và đất nông nghiệp Khái niệm về đất Có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về đất và đưa ra nhiều định nghĩa đứng trên nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau. Đất là nguồn tài nguyên thiên nhiên thiết yếu cho sự tồn tại và phát triển của loài người. Theo quan điểm phát sinh học thổ nhưỡng của nhà thổ nhưỡng học người Nga Đocutraev, đất (Soils) là một vật thể tự nhiên đặc biệt, hình thành do tác động tổng hợp của các yếu tố, gồm: Đá mẹ (đá gốc, mẫu chất), khí hậu, địa hình, sinh vật (chủ yếu là thực vật), thời gian và tác động của con người. Trong phạm vi nghiên cứu về sử dụng đất, đất đai được nhìn nhận như một nhân tố sinh thái (FAO, 1976). Trên quan điểm nhìn nhận của FAO thì đất đai là một phần của bề mặt trái đất chứa đựng các đặc tính bền vững hợp lý, mang tính chu kỳ ổn định, các thuộc tính theo chiều dọc cả ở trên và dưới bề mặt Trái đất, bao gồm: Khí quyển, thủy quyển, đất và địa chất phía dưới, các quần thể động thực vật cùng những kết quả hoạt động của con người trong quá khứ và hiện tại xét ở phạm vi có ảnh hưởng quan trọng đến việc sử dụng đất của con người trong hiện tại và tương lai. Tất cả các thuộc tính sinh học và tự nhiên của bề mặt trái đất có ảnh hưởng nhất định đến tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất. Như vậy, đất được hiểu như một tổng thể của nhiều yếu tố bao gồm: Địa mạo/địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng và sinh vật, những biến đổi của đất do hoạt động của con người. Hội nghị quốc tế về môi trường ở Rio de Janerio, Brazil năm 1992 đưa ra khái niệm về đất đai như sau: “Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm tất cả các cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó như: Khí hậu bề mặt, thổ nhưỡng, dạng địa hình, mặt nước, các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn động thực vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại (san nền, hồ chứa nước hay hệ thống tiêu thoát nước, đường sá, nhà cửa…)”.
  • 16. 9 Khái niệm về đất nông nghiệp và phân loại đất nông nghiệp Đất nông nghiệp Đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng. Đất nông nghiệp bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác. Phân loại đất nông nghiệp Đất sản xuất nông nghiệp là đất nông nghiệp được sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp; bao gồm đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm. - Đất trồng cây hàng năm là đất sử dụng vào mục đích trồng các loại cây được gieo trồng, cho thu hoạch và kết thúc chu kỳ sản xuất trong thời gian không quá một năm, kể cả đất trồng cây hàng năm được lưu gốc để thu hoạch không quá 5 năm, đất sử dụng theo chế độ canh tác không thường xuyên theo chu kỳ. Đất trồng cây hàng năm bao gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác: + Đất trồng lúa là ruộng và nương rẫy trồng lúa từ một vụ trở lên hoặc trồng lúa kết hợp với các mục đích sử dụng đất khác được pháp luật cho phép, nhưng trồng lúa là chính. Đất trồng lúa bao gồm đất chuyên trồng lúa nước, đất trồng lúa nước còn lại, đất trồng lúa nương. + Đất trồng cây hàng năm khác là đất trồng các cây hàng năm (trừ đất trồng lúa), gồm chủ yếu để trồng rau, màu, cây thuốc, mía, đay, gai, cói, sả, dâu tằm, đất trồng cỏ hoặc cỏ tự nhiên có cải tạo để chăn nuôi gia súc. Đất trồng cây hàng năm khác bao gồm đất bằng trồng cây hàng năm khác và đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác. - Đất trồng cây lâu năm là đất sử dụng vào mục đích trồng các loại cây được gieo trồng một lần, sinh trưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm. 1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng đất nông nghiệp Việc sử dụng đất nông nghiệp luôn bị chi phối bởi các điều kiện, quy luật tự nhiên cũng như bị kiềm chế bởi các điều kiện, quy luật KT - XH. Vì thế có thể khái quát những yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng đất nông nghiệp gồm một số yếu tố chính như sau: Yếu tố tự nhiên Yếu tố tự nhiên bao gồm: Vị trí, địa hình, khí hậu, thời tiết, đất đai… Đây là những yếu tố cơ bản để xác định việc sử dụng đất nông nghiệp sao cho đạt hiệu quả
  • 17. 10 cao nhất, nó ảnh hưởng trực tiếp đối với sản xuất nông nghiệp. - Vị trí, địa hình, đất đai: Sản xuất nông nghiệp phải gắn liền với đất đai, quỹ đất nhiều hay ít, tốt hay xấu, vị trí thuận lợi hay không, độ dốc lớn hay nhỏ... đều ảnh hưởng đến kết quả sản xuất và tác động đến thu nhập của người nông dân. Điều kiện tự nhiên là tiền đề cơ bản nhất, là nền móng để phát triển và phân bố nông nghiệp. Mỗi một loại cây trồng, vật nuôi chỉ có thể sinh trưởng và phát triển trong những điều kiện tự nhiên nhất định nào đó, ngoài điều kiện đó cây trồng và vật nuôi sẽ không thể tồn tại hoặc kém phát triển. Đánh giá đúng điều kiện tự nhiên là cơ sở xác định cây trồng vật nuôi phù hợp và định hướng đầu tư thâm canh đúng. Ở vùng đồng bằng, đất nông nghiệp được hình thành chủ yếu do sự bồi tụ phù sa của hệ thống các sông lớn theo những loại hình tam giác châu thổ hoặc đồng bằng ven biển. Với các đặc điểm là địa hình tương đối bằng phẳng, có nguồn nước tưới tiêu thuận lợi, đất đai màu mỡ phì nhiêu, đồng bằng đã và đang là những cánh đồng lớn ngày càng phong phú về chủng loại cây trồng theo sự phát triển của giống và hệ thống canh tác mới. Ở miền núi, đất đai rất phong phú, đa dạng, địa hình xen kẽ giữa các cánh đồng nhỏ hẹp hình thành do phù sa sông suối, các thung lũng do đất bồi tụ mà thành với những vùng đất cao, những triền đồi, núi rất dốc khác nhau về đặc điểm thổ nhưỡng, thảm thực vật, nguồn nước và độ ẩm được khai thác, sử dụng bởi nhiều tộc người khác nhau. Vì vậy, quá trình sử dụng đất nói chung và đất nông nghiệp nói riêng ở miền núi cũng có sự khác biệt với miền xuôi, thể hiện qua chủng loại cây trồng, cơ cấu mùa vụ và năng suất cây trồng rồi đến thu nhập của hộ nông dân. - Khí hậu, thời tiết: Là các yếu tố khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và điều kiện sinh hoạt của con người. Tổng tích ôn, nhiệt độ bình quân, sự sai khác nhiệt độ ánh sáng, về thời gian và không gian trực tiếp ảnh hưởng tới sự phân bố, sinh trưởng và phát triển của cây trồng, cây rừng và thực vật thuỷ sinh,... lượng mưa, bốc hơi có ý nghĩa quan trọng trong việc giữ nhiệt độ, độ ẩm của đất, cũng như khả năng đảm bảo cung cấp nước cho sinh trưởng của cây trồng, gia súc, thuỷ sản. Yếu tố Kinh tế - Xã hội Yếu tố kinh tế - xã hội bao gồm rất nhiều yếu tố như chế độ xã hội, dân số, cơ sở hạ tầng, môi trường chính sách, trình độ dân trí, cơ cấu kinh tế, điều kiện phát triển công nghiệp, nông nghiệp thương mại, giao thông vận tải, sự phát triển của
  • 18. 11 khoa học kỹ thuật... Các điều kiện này có ý nghĩa quyết định, chủ đạo về việc sử dụng đất đai nói chung, sử dụng đất nông nghiệp nói riêng. Cách thức sử dụng đất nông nghiệp được quyết định bởi yêu cầu của xã hội và mục tiêu kinh tế trong từng thời kỳ nhất định. Sau đây là một số yếu tố chủ yếu: - Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp: Trong các yếu tố cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất thì yếu tố giao thông vận tải là quan trọng nhất, nó góp phần vào việc trao đổi tiêu thụ sản phẩm cũng như dịch vụ những yếu tố đầu vào cho sản xuất. Các yếu tố khác như thuỷ lợi, điện, thông tin liên lạc, dịch vụ, nông nghiệp đều có sự ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng. Trong đó thuỷ lợi và điện là yếu tố không thể thiếu trong điều kiện sản xuất hiện nay, giúp cho việc sử dụng đất theo bề rộng và bề sâu. Các yếu tố còn lại cũng có hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. - Kỹ thuật, khoa học công nghệ: Bản chất của kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào nông nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất đất đai và hiệu quả kinh tế. Như chúng ta đã biết, đổi mới công nghệ trong nông nghiệp có thể hướng vào việc tiết kiệm các nguồn lực, phát triển các công nghệ đòi hỏi mức đầu tư thấp, ít sử dụng chất hóa học trong sản xuất nông nghiệp, phát huy kiến thức cổ truyền của nông dân và thực hiện mục tiêu đa dạng sinh học. Hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp nói chung và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp nói riêng phụ thuộc nhiều vào công nghệ áp dụng trong sản xuất. Có khi cùng chủng loại và số lượng đầu vào nhưng đổi mới cách thức, kỹ năng sử dụng cũng có thể dẫn đến sự thay đổi lớn trong kết quả cũng như hiệu quả kinh tế. Biện pháp kỹ thuật canh tác cũng có ảnh hưởng lớn hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Biện pháp kỹ thuật canh tác là các tác động của con người vào đất đai, cây trồng, vật nuôi nhằm tạo nên sự hài hòa giữa các yếu tố của quá trình sản xuất để hình thành, phân bổ và tích lũy năng suất kinh tế. - Hệ thống chính sách: Chính sách đất đai, chính sách điều chỉnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, chính sách khuyến nông, chính sách hỗ trợ giá, chính sách định canh định cư, chính sách dân số, lao động việc làm, đào tạo kiến thức, chính sách khuyến khích đầu tư, chính sách xoá đói giảm nghèo có vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp và sản xuất nông nghiệp, cách thức tổ chức, sắp xếp, cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Mỗi một sự thay đổi của chính sách, pháp luật thường tạo ra sự thay đổi lớn.
  • 19. 12 Sự thay đổi đó có thể thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển hoặc giới hạn, hạn chế một khuynh hướng phát triển nhằm mục đích can thiệp và phát triển theo định hướng của nhà nước. - Điều kiện sản xuất của nông dân: Là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sử dụng đất, thể hiện ở khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật, trình độ sản xuất của chủ thể sử dụng đất về vốn lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh nghiệm truyền thống trong sản xuất và cách xử lý thông tin để ra quyết định trong sản xuất. Do vậy, muốn nâng cao hiệu quả sử dụng đất thì việc nâng cao trình độ và cập nhật thông tin khoa học, kỹ thuật là hết sức quan trọng. Bên cạnh đó, diện tích đất, số lượng lao động, lượng vốn mà hộ nông dân có để phục vụ sản xuất nông nghiệp... cũng là những biến số quan trọng trong nhân tố này. Tóm lại, các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội, khuynh hướng quan tâm hóa đến mức lợi ích kinh tế luôn luôn chi phối quá trình sử dụng đất nông nghiệp và hiệu quả của quá trình này. Hiện nay, do nhiều nguyên nhân chủ quan hay khách quan đất đai nhìn chung đang bị khai thác một cách không hợp lý, cụ thể là khai thác quá mức - vượt quá khả năng mang tải của đất, làm cho đất nông nghiệp bị giảm sút về số lượng và suy thoái về chất lượng. Vì vậy, cần phải dựa vào quy luật tự nhiên và quy luật kinh tế - xã hội để nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội trong việc sử dụng đất nông nghiệp. Cần căn cứ vào các nhu cầu của thị trường, của xã hội để xác định hướng sử dụng đất nông nghiệp, kết hợp chặt chẽ giữa yêu cầu sử dụng với ưu thế tài nguyên của đất đai nhằm đạt đến cơ cấu hợp lý nhất với diện tích đất nông nghiệp có hạn, mang lại hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội cũng như hiệu quả về môi trường, đồng thời nên có chính sách phù hợp nhằm cải thiện chất lượng đất nông nghiệp. 1.1.5. Quản lý tài nguyên đất nông nghiệp Khái niệm quản lý nhà nước về đất đai Quản lý nhà nước là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước, được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì, phát triển các mối quan hệ xã hội, trật tự pháp luật nhằm thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước. Quản lý nhà nước thực chất là sự quản lý có tính chất nhà nước, do nhà nước thực hiện thông qua bộ máy nhà nước trên cơ sở quyền lực nhà nước nhằm thực hiện các nhiệm vụ chức năng
  • 20. 13 của Chính phủ là hệ thống cơ quan được thành lập để chuyên thực hiện hoạt động quản lý nhà nước. Quản lý nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu của Nhà nước đối với đất đai; đó là các hoạt động nắm chắc tình hình sử dụng đất; phân phối và phân phối lại quỹ đất đai theo quy hoạch, kế hoạch; kiểm tra, giám sát quá trình quản lý và sử dụng đất; điều tiết các nguồn lợi từ đất đai. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai Muốn đạt được mục tiêu quản lý, Nhà nước cần phải xây dựng hệ thống cơ quan quản lý đất đai có chức năng, nhiệm vụ rõ ràng để thực thi có hiệu quả trách nhiệm được Nhà nước phân công, đồng thời ban hành các chính sách, chế độ, thể chế phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước đáp ứng được nội dung quản lý Nhà nước về đất đai. Điều này thể hiện chức năng của Nhà nước XHCN là quản lý mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội trong đó có quản lý đất đai. Mục đích cuối cùng của Nhà nước và người sử dụng đất là làm sao khai thác tốt nhất tiềm năng của đất đai để phục vụ cho các mục tiêu kinh tế, xã hội của đất nước. Vì vậy, đất đai cần phải được thống nhất quản lý theo quy hoạch và pháp luật. Luật Đất đai năm 2013 đánh dấu bước tiến quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai ở Việt Nam. Nội dung quản lý Nhà nước về đất đai của Luật này được quy định tại Điều 22, bao gồm [14]: - Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó. - Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính. - Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất. - Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. - Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất. - Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất. - Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
  • 21. 14 - Thống kê, kiểm kê đất đai. - Xây dựng hệ thống thông tin đất đai. - Quản lý tài chính về đất đai và giá đất. - Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. - Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai. - Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai. - Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai. - Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai. Mục đích, yêu cầu của quản lý nhà nước về đất đai Quản lý nhà nước về đất đai nhằm mục đích: - Bảo vệ quyền sở hữu nhà nước đối với đất đai, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất. - Đảm bảo sử dụng hợp lý quỹ đất đai của quốc gia. - Tăng cường hiệu quả sử dụng đất. - Bảo vệ đất, cải tạo đất, bảo vệ môi trường. Yêu cầu của công tác quản lý đất đai là phải đăng ký, thống kê đất đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật về đất đai ở từng địa phương theo các cấp hành chính. Nguyên tắc của quản lý nhà nước về đất đai - Đảm bảo sự quản lý tập trung và thống nhất của Nhà nước Đất đai là tài nguyên của quốc gia, là tài sản chung của toàn dân. Vì vậy, không thể có bất kỳ một cá nhân hay một nhóm người nào chiếm đoạt tài sản chung thành tài sản riêng của mình. Chỉ có Nhà nước - chủ thể duy nhất đại diện hợp pháp cho toàn dân mới mới có toàn quyền trong việc quyết định tính chất pháp lý của đất đai. Vấn đề này được quy định tại Điều 4, Luật Đất đai năm 2013 “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này”. - Đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa quyền sở hữu đất đai và quyền sử dụng đất đai, giữa lợi ích của nhà nước và lợi ích của người trực tiếp sử dụng Từ khi Hiến pháp năm 1980 ra đời, quyền sở hữu đất đai thuộc về Nhà nước, còn quyền sử dụng đất đai vừa nằm trong Nhà nước, vừa nằm trong từng chủ thể sử
  • 22. 15 dụng. Nhà nước không trực tiếp sử dụng đất đai mà thực hiện quyền sử dụng đất đai thông qua việc thu thuế, thu tiền sử dụng… từ những chủ thể trực tiếp sử dụng đất đai. Vì vậy, để sử dụng đất đai có hiệu quả Nhà nước phải giao đất cho các chủ thể trực tiếp sử dụng và quy định một hành lang pháp lý cho phù hợp để vừa đảm bảo cho người trực tiếp sử dụng vừa đảm bảo lợi ích của Nhà nước. Vấn đề này được quy định tại Điều 5, Luật Đất đai năm 2013 “Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này”. - Tiết kiệm và hiệu quả Tiết kiệm là cơ sở, là nguồn gốc của hiệu quả. Nguyên tắc này trong quản lý đất đai được thể hiện bằng việc: + Xây dựng tốt các phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có tính khả thi cao. + Quản lý và giám sát tốt việc thực hiện các phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Có như vậy, quản lý nhà nước về đất đai mới phục vụ tốt cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo sử dụng tiết kiệm đất đai nhất mà vẫn đạt được mục đích đề ra. 1.1.6. Sử dụng tài nguyên đất nông nghiệp Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp - Đất nông nghiệp phải được sử dụng đầy đủ, hợp lý. Điều này có nghĩa là toàn bộ diện tích đất cần được sử dụng hết vào sản xuất, với việc bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với đặc điểm của từng loại đất nhằm nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi đồng thời gìn giữ bảo vệ và nâng cao độ phì của đất. - Đất nông nghiệp phải được sử dụng đạt hiệu quả cao. Đây là kết quả của việc sử dụng đầy đủ, hợp lý đất đai, việc xác định hiệu quả sử dụng đất thông qua tính toán hàng loạt các chỉ tiêu khác nhau: năng suất cây trồng, chi phí đầu tư, hệ số sử dụng đất, giá cả sản phẩm, tỷ lệ che phủ đất… Muốn nâng cao hiệu quả sử dụng đất phải thực hiện tốt, đồng bộ các biện pháp kỹ thuật và chính sách kinh tế - xã hội trên cơ sở đảm bảo an toàn về lượng thực, thực phẩm, tăng cường nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và nông lâm sản cho xuất khẩu. - Đất nông nghiệp cần được quản lý và sử dụng một cách bền vững. Sự bền vững trong sử dụng đất nông nghiệp có ý nghĩa là cả số lượng và chất lượng đất
  • 23. 16 nông nghiệp phải được bảo tồn không những để đáp ứng mục đích trước mắt của thế hệ hiện tại và còn phải đáp ứng được cả nhu cầu ngày càng tăng của các thế hệ mai sau. Sự bền vững của đất nông nghiệp gắn liền với điều kiện sinh thái môi trường. Vì vậy cần áp dụng các phương thức sử dụng đất nông nghiệp kết hợp hài hòa lợi ích trước mắt với lợi ích lâu dài. Như vậy, để sử dụng đất triệt để và có hiệu quả, đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục thì việc tuân thủ những nguyên tắc trên là việc làm cần thiết và hết sức quan trọng với mỗi quốc gia. Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp Sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan hệ người - đất trong tổ hợp các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và môi trường. Quy luật phát triển kinh tế - xã hội cùng với yêu cầu bền vững về mặt môi trường cũng như hệ sinh thái quyết định phương hướng chung và mục tiêu sử dụng đất hợp lý, phát huy tối đa công dụng của đất nhằm đạt tới lợi ích sinh thái, kinh tế, xã hội cao nhất. Vì vậy, sử dụng đất thuộc phạm trù hoạt động kinh tế của nhân loại. Trong mỗi phương thức sản xuất nhất định, việc sử dụng đất theo yêu cầu của sản xuất và đời sống căn cứ vào thuộc tính tự nhiên của đất đai. Với vai trò là nhân tố cơ bản của sản xuất, các nhiệm vụ và nội dung sử dụng đất nông nghiệp được thể hiện ở các khía cạnh sau: - Tận dụng triệt để các nguồn lực thuận lợi, khai thác lợi thế so sánh về khoa học kỹ thuật, đất đai, lao động để phát triển cây trồng, vật nuôi có tỷ suất hàng hóa cao, tăng sức cạnh tranh và hướng tới xuất khẩu. - Áp dụng phương thức sản xuất nông lâm kết hợp, lựa chọn các loại hình sử dụng đất thích hợp, đa dạng hóa sản phẩm, chống xói mòn, thâm canh sản xuất bền vững. - Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông - lâm nghiệp trên cơ sở thực tiễn đa dạng hóa cây trồng vật nuôi, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với sinh thái và bảo vệ môi trường. - Phát triển nông lâm nghiệp một cách toàn diện và có hệ thống trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển theo chiều sâu, đáp ứng yêu cầu đa dạng hóa của nền kinh tế quốc dân. - Phát triển nông nghiệp toàn diện gắn liền với việc xóa đói giảm nghèo, giữ gìn ổn định chính trị, an ninh quốc phòng và phát huy nền văn hóa truyền thống của
  • 24. 17 các dân tộc, không ngừng nâng cao vai trò nguồn lực con người. - Phát triển kinh tế nông nghiệp trên cơ sở áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. - Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của địa phương phải gắn liền với định hướng phát triển kinh tế xã hội của vùng và cả nước. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp Việc sử dụng đất phụ thuộc vào nhiều yếu tố liên quan. Vì vậy, đánh giá hiệu quả sử dụng đất phải xem xét đến mức độ tác động của những yếu tố đó trên quan điểm hệ thống với các yêu cầu tiết kiệm thời gian, tài nguyên trong sản xuất, mang lại lợi ích xã hội và phải bảo vệ môi trường. Điều đó có nghĩa là đánh giá hiệu quả sử dụng đất phải được xem xét trên 3 khía cạnh: Kinh tế, xã hội và môi trường. Hiệu quả kinh tế Cho đến nay, chưa có tài liệu nào đưa ra khái niệm rõ ràng về "hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp". Theo C. Mác thì quy luật kinh tế đầu tiên trên cơ sở sản xuất tổng thể là quy luật tiết kiệm thời gian và phân phối một cách có kế hoạch thời gian lao động theo các ngành sản xuất khác nhau. Theo các nhà khoa học Đức (Stenien, Hanau, Rusteruyrer, Simmerman - 1995): Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu so sánh mức độ tiết kiệm chi phí trong một đơn vị kết quả hữu ích và mức tăng kết quả hữu ích của hoạt động sản xuất vật chất trong một thời kỳ, góp phần làm tăng thêm phúc lợi xã hội. Như vậy, hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được với lượng chi phí bỏ ra trong các hoạt động sản xuất. Kết quả đạt được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần giá trị của các nguồn lực đầu vào. Mối tương quan đó cần xét cả về phần so sánh tuyệt đối với tương đối cũng như xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đại lượng đó. Nội dung xác định hiệu quả kinh tế bao gồm: - Xác định các yếu tố đầu vào: Đó là chi phí trung gian, chi phí sản xuất, chi phí lao động và dịch vụ, chi phí vốn đầu tư và đất đai. - Xác định các yếu tố đầu ra (mục tiêu đạt được): Trước hết hiệu quả kinh tế là các mục tiêu đạt được của từng hộ gia đình, từng cơ sở sản xuất phải phù hợp với mục tiêu chung của nền kinh tế quốc dân, hàng hóa sản xuất ra phải trao đổi được trên thị trường, các kết quả đạt được là: Khối lượng sản phẩm, giá trị sản xuất, giá
  • 25. 18 trị gia tăng, lợi nhuận. Từ những vấn đề trên cho thấy, bản chất của hiệu quả kinh tế sử dụng đất là trên một diện tích đất nhất định sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất nhiều nhất với một lượng đầu tư chi phí về vật chất và lao động thấp nhất nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng về vật chất của xã hội. Hiệu quả xã hội Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau, chính là thể hiện mối quan hệ giữa kết quả sản xuất và các lợi ích xã hội mang lại. Hiệu quả về mặt xã hội trong sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu được xác định bằng khả năng tạo việc làm trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp. Giá trị ngày công cũng được xem là yếu tố để đánh giá hiệu quả xã hội, nó phản ánh mức sống của nông dân trong mối quan hệ với sản xuất. Biểu hiện của hiệu quả xã hội: - Thứ nhất là mức độ thu hút lao động và giải quyết công ăn việc làm cho người dân với mức thu nhập có thể chấp nhận được. - Thứ hai, trình độ dân trí của người dân, mức độ nhận thức và tiếp thu khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp góp phần nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. - Thứ ba, sự phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất và đáp ứng các nhu cầu khác của người dân. - Thứ tư, đảm bảo an ninh quốc phòng, ổn định chính trị, an ninh lương thực và khả năng bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Hiệu quả môi trường Một hoạt động sản xuất được coi là có hiệu quả khi mà hoạt động đó không có những tác động xấu đến vấn đề môi trường như: Đất, nước, không khí và hệ sinh học; là hiệu quả đạt được khi quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra không làm cho môi trường xấu đi, mà ngược lại quá trình sản xuất đó còn làm cho môi trường xanh, sạch, đẹp hơn trước. Xét hiệu quả môi trường trong sử dụng đất, đó là đảm bảo chất lượng đất không bị thoái hóa, bạc màu và nhiễm các chất hóa học trong canh tác. Bên cạnh đó còn có các yếu tố như độ che phủ, hệ số sử dụng đất, mối quan hệ giữa các hệ thống phụ trợ trong sản xuất nông nghiệp như: Chế độ thủy văn, bảo quản chế biến, tiêu thụ hàng hóa...
  • 26. 19 Tóm lại, sử dụng đất hợp lý, hiệu quả cao và bền vững phải quan tâm tới cả ba loại hiệu quả, lấy hiệu quả kinh tế làm trọng tâm, không có hiệu quả kinh tế thì không có điều kiện, nguồn lực để thực thi hiệu quả xã hội và môi trường. Ngược lại, không có hiệu quả xã hội và môi trường thì hiệu quả kinh tế sẽ không vững chắc. 1.2. Vấn đề thực hiện chính sách quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp 1.2.1. Khái niệm nông thôn, nông nghiệp Khái niệm nông thôn Có nhiều cách định nghĩa khái niệm nông thôn khác nhau, đứng trên góc nhìn hành chính: Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn và được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là UBND xã. Trên quan điểm phân bố dân cư và nguồn thu nhập phục vụ đời sống thì nông thôn là khu vực tập trung dân cư chủ yếu sinh sống bằng nghề nông. Khái niệm Nông nghiệp Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực, thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp. Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa rộng, còn bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản. Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế của nhiều nước, đặc biệt là trong các thế kỷ trước đây khi công nghiệp chưa phát triển. Trong nông nghiệp cũng có hai loại chính, việc xác định sản xuất nông nghiệp thuộc dạng nào cũng rất quan trọng: Nông nghiệp thuần nông hay nông nghiệp sinh nhai là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp có đầu vào hạn chế, sản phẩm đầu ra chủ yếu phục vụ cho chính gia đình của mỗi người nông dân. Không có sự cơ giới hóa trong nông nghiệp sinh nhai. Nông nghiệp chuyên sâu: là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp được chuyên môn hóa trong tất cả các khâu sản xuất nông nghiệp, gồm cả việc sử dụng máy móc trong trồng trọt, chăn nuôi, hoặc trong quá trình chế biến sản phẩm nông nghiệp. Nông nghiệp chuyên sâu có nguồn đầu vào sản xuất lớn, bao gồm cả việc sử dụng hóa chất diệt sâu, diệt cỏ, phân bón, chọn lọc, lai tạo giống, nghiên cứu các giống
  • 27. 20 mới và mức độ cơ giới hóa cao. Sản phẩm đầu ra chủ yếu dùng vào mục đích thương mại, làm hàng hóa bán ra trên thị trường hay xuất khẩu. Các hoạt động trên trong sản xuất nông nghiệp chuyên sâu là sự cố gắng tìm mọi cách để có nguồn thu nhập tài chính cao nhất từ ngũ cốc, các sản phẩm được chế biến từ ngũ cốc hay vật nuôi... 1.2.2. Mục tiêu, nội dung chính sách quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp Mục tiêu tổng quát Quy hoạch phát triển sản xuất ngành nông nghiệp gắn với định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nâng cao chất lượng huyện nông thôn mới. Phát triển sản xuất nông nghiệp huyện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh của từng vùng; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu thị trường. Chú trọng hình thành các vùng sản xuất tập trung chuyên canh, chăn nuôi tập trung; tăng cường ứng dụng các thành tựu của khoa học kỹ thuật để từng bước sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất sản phẩm nông nghiệp an toàn, hữu cơ, đảm bảo môi trường; nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân nông thôn. Quy hoạch sản xuất nông nghiệp làm cơ sở cho việc xây dựng các Đề án, kế hoạch, từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và tăng cường chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất; kêu gọi thu hút đầu tư, liên doanh, liên kết sản xuất, phát triển vùng nông nghiệp công nghệ cao, đầu tư xây dựng một số cơ sở chế biến nông, lâm sản, chế biến thức ăn chăn nuôi công nghiệp trên địa bàn; thực hiện sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm. Mục tiêu cụ thể - Đến năm 2025: + Bình quân hằng năm giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng trên 3,5%; cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp: trồng trọt chiếm 40%, chăn nuôi chiếm 60% (phát triển đàn bò lai chiếm trên 80% tổng đàn). + Giá trị bình quân trên đơn vị diện tích canh tác đạt trên 80 triệu đồng/ha, trong đó vùng sản xuất tập trung đạt trên 200 triệu đồng/ha. + Hình thành 16 khu vực sản xuất tập trung ứng dụng công nghệ cao, 16 khu chăn nuôi tập trung. - Đến năm 2030: Bình quân hằng năm giá trị sản xuất ngành nông nghiệp
  • 28. 21 tăng 4%; cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp: Trồng trọt chiếm 38%, chăn nuôi chiếm 62%. Nội dung * Chính sách phát triển trồng trọt Dựa theo điều kiện tự nhiên, lợi thế phát triển của vùng và nhu cầu thị trường nông sản phẩm hàng hóa, quy hoạch bố trí cơ cấu diện tích sản xuất các loại cây trồng phù hợp đến năm 2025; tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng đối với những chân ruộng không chủ động về nguồn nước, những diện tích lúa cho năng xuất thấp sang trồng các loại cây trồng cạn như ngô, lạc, rau đậu các loại, hoa và trồng cỏ nuôi bò để phát huy hiệu quả sử dụng đất; ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng, hoàn thiện mạng lưới giao thông nội đồng, xây mới, nâng cấp công trình thủy lợi, tiếp tục kiên cố hóa hệ thống kênh mương phục vụ cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn. Hình thành các khu sản xuất tập trung ứng dụng công nghệ cao, tăng giá trị sản phẩm hàng hóa, đảm bảo cạnh tranh trên thị trường, giảm mạnh sản xuất nhỏ lẻ, manh muốn. * Chính sách sử dụng đất nông nghiệp cho cây lâu năm Định hướng phát triển cây hồ tiêu ở các vùng gò đồi, vườn nhà được cải tạo có điều kiện tưới tiêu và thoát nước tốt trên địa bàn các xã: Tam Lãnh, Tam Dân, Tam Đại, Tam Vinh, Thị trấn Phú Thịnh, Tam Thành,... diện tích phát triển cây hồ tiêu đến năm 2025 là: 125,7 ha. Áp dụng IPM, sử dụng các chế phẩm sinh học và các biện pháp canh tác tổng hợp để phòng chống dịch bệnh, nâng cao năng suất cho cây tiêu. Định hướng xây dựng các vườn tiêu giống đảm bảo qui định để cung cấp nguồn giống trên địa bàn huyện và tiến tới xuất bán ra bên ngoài; tập trung xây dựng nhãn hiệu tiêu Phú Thịnh; phát huy hiệu quả hoạt động của các Câu lạc bộ trồng tiêu trên địa bàn, khuyến khích thành lập Hợp tác xã trồng tiêu, tăng cường xúc tiến quảng bá sản phẩm tiêu Phú Ninh. * Chính sách sử dụng đất nông nghiệp cho Hoa và cây cảnh Quy hoạch trồng hoa ở một số vùng có điều kiện phù hợp; tích cực tìm kiếm thị trường tiêu thụ để mở rộng phát triển sản xuất, tập trung ở các xã Tam Dân, Tam Thái, Tam Đàn, Tam Đại, thị trấn Phú Thịnh, diện tích quy hoạch đến năm 2025 là 18,64 ha. Xây dựng các mô hình sản xuất hoa chuyên canh trong nhà lưới tại xã Tam
  • 29. 22 Dân, thị trấn Phú Thịnh để nhân ra diện rộng, khuyến kích thành lập các HTX, tổ hợp tác liên kết sản xuất hoa cây cảnh. * Chính sách cho Cây dược liệu Định hướng trồng cây dược liệu ở các vùng đồi núi trọc đất trống, trồng xen canh dưới tán rừng và vườn nhà đã cải tạo, bố trí trồng tại các xã: Tam Thành, Tam Lộc, Tam Lãnh, Tam Vinh, Tam Đại …, diện tích phát triển cây dược liệu đến năm 2025 là 151ha. Đối tượng trồng chính là nghệ, gừng, sa nhân, cà gai leo, đinh lăng, ... Tăng cường liên kết, thu hút đầu tư, tìm kiếm thị trường, tạo đầu ra ổn định. Trước mắt thực hiện tốt các mô hình trồng dược liệu, có liên kết với Nhà đầu tư để nhân rộng trong thời gian đến. * Chính sách sản xuất trồng trọt tập trung ứng dụng công nghệ cao Căn cứ vào vị trí, thổ nhưỡng, địa hình, điều kiện thuận lợi về giao thông, nguồn nước của các vùng sản xuất trên địa bàn huyện, quy hoạch 16 khu vực sản xuất tập trung ứng dụng công nghệ cao ở 8 xã, tổng diện tích 645,31 ha. Trong đó: xã Tam Thành 1 cánh đồng (diện tích 60 ha), xã Tam An 2 cánh đồng (diện tích 70 ha), xã Tam Đàn 3 cánh đồng (diện tích 119,01 ha), xã Tam Thái 1 cánh đồng (diện tích 30 ha), xã Tam Dân 2 cánh đồng (diện tích 75 ha), xã Tam Vinh 2 cánh đồng (diện tích 61,5 ha), xã Tam Lộc 2 cánh đồng (diện tích 106 ha), xã Tam Phước 3 cánh đồng (diện tích 123,8 ha). 1.2.3. Mối quan hệ thực hiện chính sách quy hoạch sử dụng đất cấp huyện và chính sách quy hoạch nông thôn mới Theo quyết định 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới, quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp hàng hoá, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là tiêu chí đứng đầu trong các tiêu chí xây dựng nông thôn mới cho thấy thấy tầm quan trọng của công tác quy hoạch sử dụng đất trong công cuộc xây dựng nông thôn mới. Công tác xây dựng quy hoạch nông thôn mới là sự tổng hoà của quy hoạch sử dụng đất – quy hoạch sản xuất – quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng, bộ 3 quy hoạch trên vừa là nền móng vừa là đòn bẩy để cùng phát triển. Song có thể thấy, quy hoạch sử dụng đất chính là xuất phát và nền móng của các quy hoạch khác, là nguồn gốc để công tác xây dựng nông thôn mới đạt hiệu quả cao nhất.
  • 30. 23 Mục đích của xây dựng nông thôn mới là xây dựng khu vực nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao. Như vậy, có thể thấy rằng chính từ việc phân tích và đánh giá hiện trạng tổng hợp các yếu tố cùng dự báo những tiềm năng trên địa bàn mỗi địa phương mà ta có hướng quy hoạch sản xuất và quy hoạch xây dựng sao cho phù hợp nhất tương ứng với tính thực tế, từ đó có những hướng phát triển sản xuất, gắn nông nghiệp với công nghiệp và dịch vụ thuận lợi nhất để phát triển kinh tế, dân trí của người dân cao hơn. Mặt khác, để thực hiện tốt quy hoạch sử dụng đất thì chính quy hoạch sản xuất là yếu tố tác động không nhỏ, quy hoạch sản xuất được thực hiện tốt – thuận theo sự phát triển thì việc sử dụng đất cũng được thực hiện tốt sẽ là nền hỗ trợ cho sự phát triển và quy hoạch sản xuất và quy hoạch sử dụng đất diễn ra theo đúng với định hướng ban đầu. 1.3. Vấn đề thực tiễn sử dụng đất nông nghiệp 1.3.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới Trên thế giới tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 148.647.000 km2 . Những loại đất có khả năng cho sản xuất nông nghiệp là 3,3 tỷ ha, chiếm 22,0%. Những loại đất không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp được là 11,7 tỷ ha, chiếm tới 78,0%. Diện tích đất nông nghiệp giảm liên tục về số lượng và chất lượng. Ước tính có tới 15% tổng diện tích đất trên Trái đất bị thoái hoá do những hành động của con người gây ra. Dân số thế giới tăng nhanh nhưng tiềm năng đất nông nghiệp thế giới lại có hạn. Vì vậy để có đủ lương thực và thực phẩm cho nhu cầu của con người, chúng ta cần phải bảo vệ và có định hướng sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên quý giá là đất đai cho sản xuất nông nghiệp. Trên thế giới, diện tích đất có khả canh tác khoảng 3,3 tỷ ha, trong đó diện tích đất có khả năng đưa vào trồng trọt khoảng 1,5 tỷ ha, chỉ chiếm 46,0%; Đất chưa khai thác khoảng 1,8 tỷ ha, chiếm 54,0%. Châu Á, mặc dù chiếm hơn 1/2 dân số thế giới (khoảng 4,2 tỷ người) nhưng chỉ có khoảng 35% diện tích đất nông nghiệp toàn cầu. Từ năm 1995 đến năm 2010 dân số Đông Nam Á tăng thêm khoảng 133 triệu người và khu vực này có thể dành
  • 31. 24 thêm 12 -15 triệu ha của 93 triệu ha tiềm năng đất nhờ nước trời còn lại để sản xuất. 1.3.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam - Nghiên cứu hiệu quả sản xuất phải xét đến chi phí cơ hội. Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng số lượng một loại hàng hoá này mà không cắt giảm số lượng một loại hàng hoá khác . - Sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả cao thông qua việc bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp là một trong những vấn đề bức xúc hiện nay của hầu hết các nước trên thế giới. Nó không chỉ thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh doanh nông nghiệp mà còn là sự mong muốn của nông dân, những người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất nông nghiệp. - Ngày nay, nhiều nhà khoa học cho rằng, việc xác định đúng khái niệm và bản chất hiệu quả sử dụng đất phải xuất phát từ luận điểm triết học của Mác và những nhận thức lí luận của lí thuyết hệ thống, nghĩa là hiệu quả phải được xem xét trên 3 mặt: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường . - Trong 5 năm từ 2010 – 2015, diện tích đất nông nghiệp không ngừng được mở rộng: Tăng 565,18 triệu ha (từ 26,2264 triệu ha năm 2010 lên 26,71958 triệu ha năm 2015), tăng 6,7% (bình quân mỗi năm đất nông nghiệp tăng thêm 113,036 ngàn ha). Cụ thể: + Đất sản xuất nông nghiệp tăng từ 10,126 triệu ha năm 2010 lên 10,305 triệu ha năm 2015 (bình quân mỗi năm tăng thêm 35,87 ngàn ha) do khai hoang mở rộng diện tích chủ yếu là ở các vùng đồng bằng sông Cửu Long để trồng lúa, ở Đông Nam Bộ, ở Tây Nguyên để trồng các loại cây công nghiệp như cà phê, cao su, hoa màu lương thực, ở các tỉnh trung du miền núi Bắc Bộ để trồng chè, cây ăn quả... + Đất lúa trong giai đoạn 2010 - 2015 có xu hướng giảm do chuyển đổi sang nuôi trồng thuỷ sản và trồng cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao hơn. Hiện nay đất lúa cả nước là 4,030 triệu ha, đủ đảm bảo an ninh lương thực cho cả nước và xuất khẩu gạo hàng năm từ 3 - 5 triệu tấn. + Đất trồng cây lâu năm 2015 tăng 238,20 ngàn ha so với năm 2010 (từ 3,688 triệu ha lên 3,926 triệu ha năm 2015). Chủ yếu do tăng diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm như cà phê, cao su và điều. + Đất lâm nghiệp do khoanh nuôi, bảo vệ rừng tốt hơn nên diện tích tăng từ
  • 32. 25 14,437 triệu ha năm 2006 lên 15,700 triệu ha năm 2015. Diện tích rừng trồng tăng rất nhanh, chất lượng rừng trồng đã thay đổi căn bản, tỷ lệ che phủ rừng tăng lên. Đây là một thành tích lớn về khai thác sử dụng đất hợp lý của ngành nông nghiệp nước ta. + Đất nuôi trồng thủy sản: Năm 2015 đạt 749,12 ngàn ha (tăng lên 58,82 nghìn ha so với năm 2010 và tăng so với năm 2006 là 47,12 ngàn ha) [6], [3], [4]. - Văn kiện Đại hội XII của Đảng cũng chỉ rõ: Quá trình phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới. Đây là nhiệm vụ hết sức khó khăn, bởi quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp những năm gần đây tuy đạt những thành tựu đáng tự hào, nhưng kém bền vững, dễ bị tổn thương trước tác động của thiên tai, dịch bệnh, diễn biến bất lợi của thị trường trong và ngoài nước. Chất lượng, khả năng cạnh tranh, cũng như hiệu quả sản xuất của nhiều loại nông sản còn thấp, hiệu quả chưa cao. Đổi mới mô hình tổ chức sản xuất còn nhiều bất cập, chưa theo kịp yêu cầu của nền sản xuất hàng hóa lớn; các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất phát triển chậm, hiệu quả chưa ổn định; kinh tế hộ nhỏ lẻ, ruộng đất sản xuất manh mún, thậm chí ngày càng bộc lộ những hạn chế, yếu kém và trở thành vật cản quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì vậy nhiệm vụ và giải pháp cơ cấu lại nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn 2016 - 2020 đã được chỉ rõ trong Văn kiện Đại hội XII, là tập trung thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững, xây dựng nông thôn mới và cải thiện đời sống của nông dân. Đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp theo hướng xây dựng nền nông nghiệp công nghệ cao, hàng hóa lớn; tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; bảo đảm phát triển bền vững, an ninh lương thực quốc gia và vệ sinh an toàn thực phẩm. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng khu vực nông nghiệp bình quân từ 2,5 - 3,0%/năm. Khai thác lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới, tập trung phát triển sản phẩm có lợi thế so sánh, giá trị gia tăng cao, bảo đảm các tiêu chuẩn theo yêu cầu xuất khẩu, có khả năng tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu. Bảo vệ và sử dụng linh hoạt, hiệu quả đất trồng lúa. Khuyến khích tích tụ, tập trung ruộng đất, phát triển các vùng sản xuất quy mô lớn với hình thức đa dạng, phù hợp quy hoạch và điều kiện từng vùng, đặc điểm của từng sản phẩm.
  • 33. 26 1.3.3. Thực trạng quản lý, sử dụng đất nông nghiệp ở tỉnh Quảng Nam Diện tích đất nông nghiệp của tỉnh Quảng Nam là 846.453 ha, chiếm 81,09% diện tích đất trên toàn tỉnh; trong đó, diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 115.542 ha (chiếm 11,07% diện tích tự nhiên toàn tỉnh); đất sử dụng vào mục đích lâm nghiệp là 512.800 ha (chiếm 49,4% diện tích tự nhiên toàn tỉnh). Thực trạng sử dụng đất đai nông nghiệp cụ thể như sau: - Quy hoạch các vùng sản xuất tập trung: hiện nay, tỉnh chỉ mới quy hoạch sản xuất lúa giống khoảng 1.000 ha ở các huyện: Đại Lộc, Điện Bàn, Thăng Bình, Phú Ninh. - Sản xuất theo mô hình kinh tế trang trại: Tổng diện tích đất đai trang trại sử dụng đạt khoảng: 376,18 ha (đất của chủ trang trại 294,76 ha, đất trang trại thuê 56,42 ha). Trong đó: + Trang trại chăn nuôi (31,29%), diện tích sử dụng: 117,72 ha; + Trang trại lâm nghiệp (41,6%), diện tích sử dụng: 156,5 ha; + Trang trại nuôi trồng thủy sản (9,12%), diện tích sử dụng: 34,3 ha; + Trang trại tổng hợp (17,19%), diện tích sử dụng: 67,66 ha. - Quyền sử dụng đất nông nghiệp: có 2 hình thức sở hữu chính: + Giao cho hộ sản xuất (tư nhân) là chủ yếu, được Nhà nước trao quyền sử dụng đất (cấp bìa đỏ). + Một số ít diện tích do Nhà nước quản lý gồm 5% đất sản xuất khác. - Khai hoang sử dụng vào mục đích nông nghiệp: chủ yếu thực hiện ở các huyện miền núi với diện tích khoảng 20 – 30 ha/năm. - Quảng Nam có kinh nghiệm trong xây dựng các cánh đồng mẫu lớn, đã có những cánh đồng mẫu đối với cây lúa mang lại lãi ròng gấp 1,7 - 2,0 lần so với sản xuất đại trà của nông dân; những cánh đồng chuyển đổi ngô, lạc theo hướng cánh đồng lớn, gắn với doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm, lãi ròng mô hình trồng lạc hơn sản xuất lúa trên cùng chân đất từ 3,5 - 4 lần, đối với mô hình trồng ngô tăng 2 - 2,5 lần; những vùng rau an toàn, chuyên canh tập trung,… - Việc hợp tác liên doanh, liên kết với các công ty, doanh nghiệp để sản xuất giống lúa, ngô, rau đậu các loại đã diễn ra từ lâu và tương đối thuận lợi… Hình thức liên kết sản xuất phổ biến là giữa doanh nghiệp và nông dân có đất - doanh nghiệp thu mua lại sản phẩm, diện tích hằng năm khoảng 8.000 ha, gồm: lúa giống, ngô và một số cây trồng khác.
  • 34. 27 - Có nhiều hợp tác xã nông nghiệp đang chuyển đổi và hoạt động đi vào nề nếp, hiệu quả và là người đại diện cho hộ nông dân tham gia ký kết các hợp đồng sản xuất, bao tiêu sản phẩm với các công ty, doanh nghiệp. Tại tỉnh Quảng Nam và huyện Phú Ninh, những nghiên cứu về quản lý, sử dụng đất nông nghiệp trên quan điểm sử dụng đất bền vững hay theo hướng sản xuất hàng hoá vẫn còn ít. Các công trình nghiên cứu chủ yếu theo các hướng sau: Tình hình phát triển sản xuất nông nghiệp hằng năm được Phòng Nông nghiệp huyện Phú Ninh và Sở Nông nghiệp tỉnh Quảng Nam phân tích trong Báo cáo tổng kết phát triển ngành nông nghiệp hằng năm. Số liệu thống kê về các chỉ tiêu KT – XH được thể hiện đầy đủ trong Niên giám Thống kê của tỉnh Quảng Nam từ 2010 - 2015. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Nam cũng đã thực hiện kiểm kê đất đai năm 2010, 2015 cho biết được các loại hình sử dụng đất chủ yếu ở địa bàn nghiên cứu. Những vấn đề liên quan đến quy hoạch sử dụng đất được nêu rõ trong báo cáo kế hoạch sử dụng đất 2016 của UBND huyện Phú Ninh. Qua đó cho thấy, những công trình nghiên cứu về đất nông nghiệp ở Quảng Nam nói chung và Phú Ninh nói riêng còn chưa nhiều. Vì vậy việc "Đánh giá thực trạng quản lý và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam” và đề ra các giải pháp là rất cần thiết, góp phần vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và có ý nghĩa lớn trong xây dựng nông thôn mới của Huyện nói riêng và tỉnh Quảng Nam nói chung. Có thể khẳng định rằng, nội dung nghiên cứu của đề tài này không bị trùng lặp với các công trình nghiên cứu đi trước.
  • 35. 28 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN PHÚ NINH, TỈNH QUẢNG NAM 2.1. Yếu tố tự nhiên 2.1.1. Vị trí địa lý Phú Ninh là huyện được thành lập trên cơ sở chia tách từ thành phố Tam Kỳ theo Nghị định số 01/2005/NĐ-CP ngày 15/01/2005 của Chính phủ. Vị trí địa lý từ 150 18'20" đến 150 31'10" vĩ độ Bắc và từ 1080 19'30" đến 1080 30'32" kinh độ Đông. Tổng diện tích tự nhiên 25.564,68 ha; với tổng dân số 84.847 người. Ranh giới hành chính được xác định như sau: - Phía Bắc giáp huyện Thăng Bình. - Phía Nam giáp huyện Núi Thành và huyện Bắc Trà My. - Phía Tây giáp huyện Tiên Phước. - Phía Đông giáp thành phố Tam Kỳ. Phú Ninh là huyện có vị trí tiếp giáp với trung tâm tỉnh lỵ Tam Kỳ, với hệ thống giao thông liên vùng thông suốt như Quốc lộ 1A, Quốc lộ 40B, ĐT 615, đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi...; tiềm năng thế mạnh về phát triển công nghiệp - TTCN, du lịch và phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao tạo điều kiện thuận lợi cho huyện trong phát triển KT - XH, xây dựng NTM. 2.1.2. Địa hình Huyện Phú Ninh nằm ở khu vực chuyển tiếp giữa đồng bằng và trung du. Địa hình chủ yếu là núi thấp và đồi gò xen kẽ các dãi đồng bằng. Địa hình thấp dần từ Tây sang Đông. Dựa vào đặc điểm địa hình, địa thế của huyện có thể phân ra 2 vùng địa hình chính: Địa hình đồi thấp và địa hình đồng bằng. Nhìn chung, địa hình Phú Ninh ít phức tạp, thuận tiện cho bố trí sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng. Đặc biệt khu vực đồi phía Nam có hồ Phú Ninh là nguồn nước thủy lợi lớn nhất của tỉnh và là khu phát triển du lịch, dịch vụ đầy tiềm năng trong tương lai. Địa chất, địa hình là lợi thế so sánh của huyện trong phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững [16].
  • 36. 29 Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Phú Ninh Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phú Ninh 2017 2.1.3. Khí hậu, thủy văn 2.1.3.1. Khí hậu Huyện Phú Ninh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, đặc điểm khí hậu thời tiết như sau: - Nhiệt độ trung bình năm : 26,30 C - Lượng mưa trung bình năm : 2.213 mm - Lượng bốc hơi trung bình năm : 1.160 mm - Độ ẩm không khí trung bình năm : 86 % - Sương mù xuất hiện nhiều từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau. - Các hướng gió chính: Gió mùa Đông Bắc và gió Tây Nam, Đông Nam. Nhiệt độ trung bình trong năm là 26,30 C số giờ nắng trung bình trong năm 2.259 giờ, có nhiều thuận lợi trong việc thâm canh, tăng vụ và tăng năng suất, sản lượng cây trồng. Trong sản xuất nông nghiệp lợi thế này cần được phát huy, khai
  • 37. 30 thác triệt để nhằm đẩy nhanh giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế. Lượng mưa khá lớn (trung bình năm là 2.213 mm), trong đó tập trung chủ yếu vào các tháng 10, 11 và 12, chiếm khoảng 70% tổng lượng mưa trong năm. Vào các tháng mưa thường xảy ra lũ lụt, giông bão gây ảnh hưởng rất lớn đối với tất cả các ngành sản xuất và sinh hoạt đời sống nhân dân. Do đó cần phải quan tâm và đề ra các biện pháp, giải pháp phòng ngừa hiệu quả, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các thiệt hại thiên tai đối với tài sản, hoa màu và tính mạng nhân dân trên địa bàn huyện vào mùa mưa lũ. 2.1.3.2. Thủy văn Hệ thống thủy văn tương đối dồi dào, có khá nhiều sông, suối chảy qua địa bàn huyện; mật độ sông, suối ước tính bình quân 0,3 km/km2 ; chiều dài đặc trưng của một số sông suối chảy qua địa phận huyện như: Sông Bàn Thạch (4,2 km), sông Bồng Miêu (11,7 km), suối Tây Yên (6,1 km), suối Trương Chi (11,6 km), suối Nhà Ngũ (21,5 km), suối Khánh Thọ (4 km)... Hầu hết các sông, suối đều chảy theo hướng từ Tây Nam sang Đông và Đông Bắc, rất thuận lợi trong việc sử dụng nguồn nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt đời sống của nhân dân. Riêng sông Bồng Miêu chảy theo hướng Đông Nam - Tây Bắc, khả năng sử dụng nguồn nước sông này vào phục vụ sản xuất và sinh hoạt rất thấp, không đáng kể. Hình 2.2. Sơ đồ phân bố hệ thống sông suối huyện Phú Ninh Nguồn: Niêm giám thống kê năm 2017 của huyện Phú Ninh
  • 38. 31 Huyện Phú Ninh có nguồn nước mặt quanh năm dồi dào, có hồ Phú Ninh là công trình đại thuỷ nông, với diện tích mặt nước 3.433 ha; cung cấp nước tưới cho 6 huyện, thành phố với diện tích trên 23.000 ha canh tác (riêng Phú Ninh 4.500 ha). Ngoài ra có nhiều hồ, đập, trạm bơm…, đủ khả năng cung cấp nước cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân. 2.2. Nguồn nước mặt hồ Phú Ninh Ngoài Hồ Phú Ninh, trên địa bàn còn có các sông, suối nhỏ như Sông bàn Thạch, sông Bồng Miêu, suối Nhà Ngũ, suối Tây Yên, suối Trương Chi…, tuy nhiên lưu lượng nước phục vụ sản xuất còn thấp. 2.2.1. Thổ nhưỡng và thảm thực vật 2.2.1.1. Thổ nhưỡng - Đất phù sa chiếm 20%, phân bố ở khu vực phía Bắc của huyện thuộc các xã đồng bằng và một số khu vực Trung du, thích hợp với các loại cây lương thực, thực phẩm. - Đất xám bạc màu chiếm 10%, chủ yếu ở các xã Tam Đàn, Tam Phước. Đất thường bị chua, nghèo dinh dưỡng, khả năng giữ ẩm kém nên rất khó đưa vào canh tác. - Đất đỏ vàng chiếm 54%, phân bố khu vực đồi núi phía Tây và Nam của huyện, thích hợp trồng cây lâu năm, cây hằng năm khác và trồng rừng. - Đất dốc tụ chiếm 15%, thuộc các thung lũng dưới chân đồi núi, thích nghi với nhiều loại cây trồng.
  • 39. 32 Bảng 2.1. Các nhóm đất chính tại huyện Phú Ninh Nhóm đất chính Tỷ lệ trong tổng diện tích tự nhiên Phân bố Các loại cây trồng phù hợp với địa phương Đất phù sa 20% Khu vực phía bắc của huyện thuộc các xã đồng bằng và một số khu vực trung du. Các loại cây lương thực, thực phẩm. Đất xám bạc màu 10% Chủ yếu ở xã Tam Đàn, Tam Phước. Đất thường bị chua, nghèo dinh dưỡng, khả năng giữ ẩm kém nên rất khó đưa vào canh tác. Đất đỏ vàng 54% Khu vực đồi núi phía tây và nam của huyện. Thích hợp trồng cây lâu năm, cây hằng năm khác và trồng rừng. Đất dốc tụ 15% Các thung lũng dưỡi chân đồi núi. Thích nghi với nhiều loại cây trồng. Nguồn: Tổng hợp từ tài liệu quy hoạch phát triển SXNN, 2017 2.2.1.2. Thảm thực vật Phú Ninh có diện tích đất lâm nghiệp khá lớn với 7.639,18 ha, trong đó rừng sản xuất 5.241,55 ha, rừng phòng hộ 2.397,63 ha. Ngoài ra, ước tính diện tích đất có rừng phân tán của các hộ dân trên địa bàn huyện và đất trống có khả năng trồng rừng có diện tích khoảng 1.100 ha; độ che phủ đạt 59,51%. Rừng tự nhiên đa số là rừng nghèo, rừng tái sinh tập trung chủ yếu ở khu vực miền núi các xã Tam Lãnh, Tam Lộc, Tam Dân. Thảm thực vật phần lớn là rừng thứ sinh, lau lách, cây bụi, cỏ tranh và cây rừng trồng như bạch đàn, keo lá tràm… Về thành phần loài thực vật tương đối phong phú với hơn 600 loài khác nhau. Về động vật hiện còn một số loài như: khỉ, heo rừng, chồn, nai, rắn,... nhưng số lượng không nhiều. Rừng Phú Ninh thuộc loại rừng nhiệt đới thường xanh quanh năm, tuy không nhiều về số lượng nhưng đa dạng về cấu trúc, tổ thành loài với nhiều loài thực vật quý cần có biện pháp bảo vệ. 2.2.2. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên 2.2.2.1. Thuận lợi - Phú Ninh có vị trí tiếp giáp với thành phố Tam Kỳ, hệ thống giao thông phân bố đều khắp, địa hình cao và tương đối bằng phẳng, đất đai rộng, nguồn nước dồi dào, do đó rất thuận lợi cho phát triển các ngành nông nghiệp công nghệ cao, phát triển công nghiệp, TTCN, đặc biệt là một số ngành công nghiệp đòi hỏi phải bố trí xa các khu dân cư và quy mô sử dụng đất lớn. Đồng thời vị trí của huyện là cửa
  • 40. 33 ngõ với các huyện miền núi phía tây Trà My, Tiên Phước, nơi có nguồn lâm sản dồi dào nên có thể phát triển ngành chế biến lâm sản gỗ, mây, tre, sản xuất giấy,... - Là vùng phụ cận thành phố Tam Kỳ nên quá trình đô thị hoá sẽ được lan toả nhanh, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp và dịch vụ sẽ diễn ra mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. - Có các khoáng sản quý, trữ lượng lớn như vàng, sắt, đá... có khả năng phát triển ngành công nghiệp khai khoáng, vật liệu xây dựng. - Huyện Phú Ninh có các thắng cảnh như hồ Phú Ninh, mỏ vàng Bông Miêu và nhiều di tích văn hoá, lịch sử cách mạng, di tích kiến trúc nghệ thuật,…là điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành du lịch, dịch vụ và giáo dục đạo đức, truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ. - Tài nguyên đất đai rộng lớn, thuận lợi cho phát triển đa dạng các sản phẩm ngành nông, lâm nghiệp cũng như đáp ứng được nhu cầu đất đai cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của huyện [23]. 2.2.2.2. Hạn chế - Là huyện mới được thành lập, điểm xuất phát của nền kinh tế thấp chủ yếu là kinh tế nông nghiệp. Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội chưa đồng bộ. Các đô thị, trung tâm hành chính, kinh tế của huyện chỉ mới bước đầu hình thành và phát triển. - Đa số diện tích đất canh tác cây hàng năm có độ phì thấp, địa hình ít thuận lợi nên năng suất cây trồng không cao. 2.3. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội 2.3.1. Khái quát về tình hình phát triển kinh tế xã hội Phú Ninh được thành lập tháng 01/2005, sau khi thành lập đến nay nền kinh tế liên tục phát triển, giai đoạn 2005 - 2010 tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 17%, giai đoạn 2011 - 2015 đạt 17,11%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch qua các năm theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu GDP. Năm 2015, Công nghiệp, TTCN - thương mại, dịch vụ - nông nghiệp với tỷ trọng 44,5% - 33,5% - 22%; tổng giá trị sản xuất đạt 4.226 tỷ đồng, trong đó công nghiệp, TTCN 1.879 tỷ đồng, thương mại, dịch vụ 1.415 tỷ đồng và nông nghiệp 932 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người đạt trên 26 triệu đồng/người/năm, tăng 14,62 triệu đồng so với năm 2010.
  • 41. 34 Hình 2.4. Cơ cấu kinh tế huyện Phú Ninh năm 2015 Nguồn: Niêm giám thống kê năm 2017 của huyện Phú Ninh 2.3.2. Vấn đề dân số, lao động, việc làm, thu nhập và tập quán có liên quan đến sử dụng đất 2.3.2.1. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập Theo số liệu niên giám thống kê huyện Phú Ninh năm 2017, tính đến ngày 31/12/2017 tổng dân số toàn huyện là 80.706 người, tổng số hộ gia đình 21.787 hộ; mật độ dân số toàn huyện 316 người/km2 . Dân số khu vực nông thôn tập trung đông nhất tại xã Tam Dân 11.169 người, Tam Đàn 9.360 người, Tam Thành 8.353 người và thấp nhất tại xã Tam Vinh 4.905 người, Tam Đại 5.738 người. Xã có mật độ dân số cao nhất là Tam An 705,86 người/km2 , Tam Đàn 576,25 người/km2 , Tam Phước 522,39 người/km2 và thấp nhất là Tam Lãnh 95,46 người/km2 , Tam Đại 180,33 người/km2 , Tam Lộc 224,32 người/km2 . Dân số khu vực đô thị thị trấn Phú Thịnh có 4.229 người; mật độ 652,62 người/km2 . Tổng nhân khẩu trong độ tuổi lao động là 50.841 người (chiếm 63,47%), trong đó lao động nông lâm nghiệp chiếm 44,86%, còn lại là lao động trong các lĩnh vực công nghiệp, TTCN, dịch vụ và lao động khác; lao động khu vực đô thị thị trấn có 2.675 người và khu vực nông thôn có 48.166 người. Mức độ chuyển dịch cơ cấu lao động trong thời gian qua khá tích cực, lao động nông, lâm nghiệp giảm dần; lao động phi nông nghiệp (chủ yếu trong các ngành nghề công nghiệp, TTCN và dịch vụ...) tăng nhanh. Đến nay, lao động phi nông nghiệp chiếm trên 50,2% tổng lao động toàn huyện (năm 2010 tỷ lệ lao động phi nông nghiệp chiếm 37%); bình quân mỗi năm giải quyết việc làm mới khoảng 1.230 lao động. Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên năm 2015 là 91,25%.
  • 42. 35 Mức sống, thu nhập của đại bộ phận dân số trên địa bàn huyện phần lớn đã được cải thiện, nâng cao; tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể (từ 16,78% năm 2010 giảm xuống còn 2.82 % năm 2017); bình quân thu nhập đầu người năm 2017 là 32.5 triệu đồng/năm; tăng 21.12 triệu đồng so với năm 2010. 2.3.2.2. Một số tập quán có liên quan đến sử dụng đất Qua các thời kỳ phát triển của đất nước, các khu vực nông thôn huyện Phú Ninh cũng đã hình thành một số tập quán trong sinh hoạt và sản xuất có liên quan trực tiếp đến sử dụng đất như: Tập quán sinh sống “liền canh, liền cư”; tập quán “xây dựng nhà ở theo nhu cầu tự phát” không theo quy hoạch, chủ yếu bám sát các tuyến giao thông có sẵn và mở rộng các khu dân cư hiện trạng; thói quen “chôn cất người thân trong vườn hoặc gần nhà”; trong xuất nông nghiệp qua các thời kỳ vẫn còn “nặng tập trung sản xuất một số loại cây trồng, con vật nuôi truyền thống” như: lúa, ngô, sắn, lạc... và chăn nuôi trâu, bò, heo, gà vịt… việc mở rộng phát triển đa dạng các loại cây trồng, con vật nuôi chuyển biến chậm. Những tập quán, thói quen đến nay vẫn còn tồn tại nêu trên là do quá trình chuyển biến, phát triển nền kinh tế - xã hội của đất nước một thời gian dài bị chậm lại do chiến tranh; đồng thời do thói quen, tập quán bao đời nay của dân tộc chúng ta vẫn còn ảnh hưởng, sự tiếp cận áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất chưa được quan tâm… Từ đó đã gây ra việc sử dụng đất của chúng ta còn lãng phí, mất vẻ mỹ quan trong khu dân cư; gây khó khăn trong việc triển khai xây dựng đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xây dựng các vùng chuyên canh tập trung sản xuất hàng hóa. 2.3.3. Giáo dục, y tế và kết cấu hạ tầng 2.3.3.1. Giáo dục - đào tạo Theo số liệu niên giám thống kê huyện Phú Ninh năm 2016, toàn huyện có 36 trường học các cấp, trong đó: 11 trường mẫu giáo mầm non, 13 trường tiểu học, 10 trường trung học cơ sở và 2 trường THPT. Có tổng cộng 448 lớp học, gồm 71 lớp học mẫu giáo, 199 lớp tiểu học, 119 lớp trung học cơ sở và 59 lớp THPT. Đa số các phòng học được đầu tư kiên cố, riêng các lớp học mẫu giáo phần lớn chỉ ở mức bán kiến cố. Nhìn chung Chất lượng giáo dục tiếp tục được giữ vững; hoàn thiện việc xây dựng và công nhận trường đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn huyện với 33/33 trường. Hiện nay, huyện tập trung ưu tiên bậc học mầm non và nâng cao chất lượng giáo dục; đội ngũ giáo viên tiếp tục được chuẩn hoá và bố trí hợp lý, toàn ngành có