SlideShare a Scribd company logo
1 of 116
i
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐÀM BÍCH HƢỜNG
CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
VỀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
ii
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐÀM BÍCH HƢỜNG
CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
VỀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế
Mã số: 60-34-01
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Đỗ Thị Bắc
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
3
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Công tác quản lý Nhà nước về quyền sử dụng đất tại
thành phố Thái Nguyên” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Luận văn đã sử dụng
các thông tin từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau, các thông tin có sẵn đã đƣợc trích rõ
nguồn gốc.
Các số liệu và đánh giá khoa học trong luận văn là trung thực. Các số liệu có
nguồn trích dẫn, kết quả trong luận văn là trung thực và chƣa từng công bố trong các
công trình nghiên cứu khác.
Một lần nữa, tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam kết trên.
Học viên
Đàm Bích Hƣờng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
4
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài “Công tác quản lý Nhà nước về quyền sử dụng
đất tại thành phố Thái Nguyên ”, em nhận đƣợc sự hƣớng dẫn, giúp đỡ, động viên, của
nhiều tập thể và cá nhân, em xin đƣợc bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các tập thể
và cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong học tập và nghiên cứu.
Em xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Nhà trƣờng, Khoa đào tạo Sau đại học
trƣờng Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên, các thầy cô giáo đã tạo điều
kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trƣờng.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn cô giáo PGS.TS Đỗ Thị Bắc, đã tạo điều kiện
giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu để em hoàn thành luận văn này.
Em xin cảm ơn sự giúp đỡ và cộng tác của các anh chị là lãnh đạo, chuyên viên Sở
Tài nguyên & Môi trƣờng tỉnh Thái Nguyên đã tận tình hƣớng dẫn, cung cấp tài liệu giúp
em hoàn thành luận văn này.
Em xin cảm ơn sự giúp đỡ, bạn bè đồng nghiệp và gia đình đã động viên giúp đỡ
em thực hiện luận văn này.
Học viên
Đàm Bích Hƣờng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
5
Mục lục
Số trang
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Tí
nh cấp thiết của đề tài, lý do, ý nghĩa của đề tài 1
2. Mục đích nghiên cƣú của đề tài 2
3.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3
4.Ý nghĩa nghiên cứu khoa học và thực tiễn của luận văn 3
5. Bố cục của luận văn 3
Chƣơng1. CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ
NƢỚC VỀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
1.1. Vị
trí, vai trò và đặc điểm của công tác quản lý nhà nƣớc về QSD đất 4
1.1.1. Vị trí vai trò của công tác quản lý Nhà nƣớc về quyền sử
dụng đất 4
1.1.2.Đặc điểm của công tác quản lý nhà nƣớc về quyền sử dụng đất 4
1.2. Một số vấn đề lý luận về công tác quản lý Nhà nƣớc về quyền sử
dụng đất 5
1.2.1. Các khái niệm cơ bản về công tác quản lý nhà nƣớc về quyền
sử dụng đất 5
1.2.2. Nội dung công tác quản lý nhà nƣớc về quyền sử dụng đất và
Chính sách quản lý các loại đất 9
1.2.3. Những nhân tố chủ yếu ảnh hƣởng đến công tác quản lý Nhà
nƣớc về quyền sử dụng đất. 14
1.3. Kinh nghiệm công tác quản lý Nhà nƣớc về quyền sử dụng đất của
một số nƣớc trên thế giới và Việt Nam. 14
1.3.1. Kinh nghiệm công tác quản lý Nhà nƣớc về quyền sử dụng
đất của một số nƣớc trên thế giới 10
1.3.2. Kinh nghiệm và chính sách quản lý Nhà nƣớc về quyền sử
dụng đất ở Việt nam 19
1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu 24
1.4.1. Các câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết 24
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
6
1.4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 24
1.4.3. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý nhà nƣớc về
quyền sử dụng đất 27
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ
QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN 28
2.1. Các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý Nhà nƣớc về quyền
sử dụng đất tại thành phố Thái Nguyên
2.1.1. Điều kiện tự nhiên của thành phố Thái Nguyên
28
28
2.1.2. Nhân khẩu và lao động thành phố Thái Nguyên 29
2.1.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng thành phố Thái Nguyên 30
2.1.4. Phát triển kinh tế của thành phố Thái Nguyên 31
2.1.5. Nhân tố kỹ thuật
2.1.6. Đánh giá thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý Nhà
32
nƣớc về quyền sử dụng đất tại thành phố Thái Nguyên 32
2.2. Thực trạng về công tác quản lý Nhà nƣớc về quyền sử dụng đất tại
địa bàn thành phố Thái Nguyên 34
2.2.1. Thực trạng công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất tại địa bàn thành phố Thái Nguyên
2.2.2 Thực trạng công tác cấp, đổi giấy chứng nhận quyền sử
34
dụng đất, quản lý hồ sơ địa chính, đăng ký đất đai
2.2.3.Thực trạng công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất
36
và giải phóng mặt bằng
2.2.4.Thực trạng công tác quản lý kinh tế trong lĩnh vực đất đai 45
39
2.2.5. Thực trạng
công tác thông tin và quản lý nguồn lực đất đai 56
2.2.6. Thực trạng quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa
vụ của ngƣời sử dụng đất 58
2.2.7. Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của
pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai 59
2.2.8. Tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan
chức năng ở thành phố Thái nguyên 60
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
vii
2.3. Đánh giá chung về công tác quản Nhà nƣớc về quyền sử dụng đất
tại thành phố Thái Nguyên. 61
2.3.1. Nh
ững kết quả tích cực 61
2.3.2. Nh
ững tồn tại, hạn chế 62
2.3.3. Ng
uyên nhân ảnh hƣởng 64
Chƣơng 3. ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG CÔNG TÁC
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN ĐẾN NĂM 2020 68
3.1. Những căn cứ, mục tiêu, định hƣớng tăng cƣờng công tác quản lý
Nhà nƣớc về quyền sử dụng đất trên địa bàn TP Thái Nguyên 68
3.1.1. Những căn cứ chủ yếu để đƣa ra giải pháp tăng cƣờng công
tác quản lý Nhà nƣớc về quyền sử dụng đất 68
3.1.2. Những định hƣớng tăng cƣờng công tác quản lý Nhà nƣớc
về quyền sử dụng đất tại thành phố Thái Nguyên 68
3.1.3. Những mục tiêu tăng cƣờng công tác quản lý Nhà nƣớc về
quyền sử dụng đất tại thành phố Thái Nguyên 69
3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cƣờng công tác quản lý Nhà nƣớc
về quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Thái Nguyên 72
3.2.1. Xây dựng hành lang pháp lý đầy đủ, phù hợp với tình hình
thực tế 72
3.2.2. Tăng cƣờng ứng dụng khoa học kỹ thuật trong công tác quản
lý Nhà nƣớc về quyền sử dụng đất 74
3.2.3. Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác
quản lý đất đai 75
3.2.4. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất mang tầm
chiến lƣợc 77
3.2.5. Làm tốt công tác bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi
thu hồi đất 79
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
vii
3.2.6. Cải cách thủ tục hành chính trong quản lý đất đai
3.2.7. Tổ chức quản lý thị trƣờng bất động sản 81
80
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
8
3.2.8. Giải pháp tài chínhvà đầu tƣ
3.2.9. Tăng cƣờng tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức để
82
vận dụng tốt các chính sách của Đảng và Nhà nƣớc. 83
3.2.10. Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức
kinh tế - kỹ thuật và định mức sửdụng đất đai. 82
3.2.11.Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chính sáchpháp luật
đất đai 85
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 88
1.Kết luận 88
2.Kiến nghị 90
Tài liệu tham khảo 95
Phụ lục
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
9
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CN : Công nghiệp
DNNN : Doanh nghịêp nhà nƣớc
DN : Doanh nghiệp
QSD : Quyền sử dụng
GCN : Giấy chứng nhận
GPMB : Giải phóng mặt bằng
KH : Kế hoạch
NSNN : Ngân sách nhà nƣớc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
1
0
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
1.1 Mối quan hệ giữa các quyền sở hữu và quyền sử dụng 6
1.2 Hiện trạng sử dụng đất toàn quốc tính đến 01/01/2008 22
2.1 Tổng hợp thuê bao sử dụng dịch vụ viễn thông ở thành phố Thái
Nguyên từ năm 2006 – 2010.
30
2.2 Bảng tổng hợp tình hình thu chi ngân sách trên địa bàn thành phố Thái
Nguyên từ 2005-2010
31
2.3 Giá trị sản xuất công nghiệp ngoài Nhà nƣớc trên địa bàn Tphố Thái
Nguyên theo giá so sánh 1994
32
2.4 Bảng tổng hợp tiến độ cấp giấy chứng nhận QSD đất trên địa bàn
thành phố Thái Nguyên đến năm 2010
38
2.5 Số liệu thực hiện bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng trên địa bàn thành
phố Thái Nguyên giai đoạn 2006-2010.
43
2.6 Bảng giá đất ở do Nhà nƣớc quy định tại một số đƣờng phố chính nội
thị thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2006 - 2010
46
2.7 Giá đất ở trên thị trƣờng tại một số đƣờng phố chính nội thị thành phố
Thái Nguyên giai đoạn 2006- 2010
47
2.8 Tổng hợp ý kiến của ngƣời dân về về công tác xác định giá đất và thái
độ, trách nhiệm của cán bộ trực tiếp giải quyết hồ sơ ở TP Thái
Nguyên
48
2.9 Tổng hợp số liệu đấu giá đất trên địa bàn TP Thái Nguyên năm 2006-
2010
50
2.10 Số thu thuế nhà đất trên địa bàn TP Thái Nguyên năm
2006 -2010
52
2.11 Số thu thuế chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn TPTN năm 2006 -
2010
53
2.12 Tổng hợp số thu tiền sử dụng đất trên địa bàn TP Thái Nguyên năm
2006 - 2010
55
2.13 Số thu tiền thuê đất ở Tp Thái Nguyên năm 2006 - 2010 56
2.14 Bảng tổng hợp tỷ lệ ngƣời dân biết về thông tin quy hoạch đất đai 58
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
1
1
trên địa bàn TP Thái Nguyên
2.15 Tổng hợp tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai tại thành phố 61
Thái nguyên năm 2006 -2010
2.16 Cơ cấu, diện tích, loại đât theo vùng kinh tế tự nhiên năm 2010 67
3.1 Vốn đầu tƣ để tăng cƣờng công tác quản lý Nhà nƣớc về quyền sử 71
dụng đất đến năm 2015
3.2 Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực làm công tác quản lý đất đai ở Tp 76
Thái Nguyên đến năm 2015
3.3 Diện tích trung bình theo khung trong một mảnh bản đồ trong hệ VN- 85
2000
3.4 Kế hoạch phấn đấu giải quyết đơn thƣ khiếu nại, tố cáo trong 87
các năm 2012 - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
xii
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Trang
1.1 Mô hình hệ thống quản lý đất đai của Trung quốc 20
1.2 Mô hình hệ thống quản lý đất đai của Việt Nam 22
2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức định giá đất 49
1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Chúng ta biết, đất đai vừa là bất động sản, vừa là yếu tố có tính chất
quyết định để một tài sản đƣợc coi là một bất động sản. Đất đai có vai trò
quyết định cho sự tồn tại, phát triển của xã hội loài ngƣời; là tài nguyên vô
cùng quý giá, là nơi cƣ trú của động thực vật và con ngƣời trên trái đất; là tƣ
liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt không gì thay thế đƣợc. Vì vậy, đất đai có
thể coi là xuất phát điểm, yếu tố cơ bản của đời sống và quá trình sản xuất xã
hội. Trong điều kiện của nền kinh tế thị trƣờng hiện nay ở nƣớc ta, đất đai
đƣợc sử dụng vào đời sốngkhông chỉ là cơ sở sản xuất, phục vụ sinh hoạt, mà
còn là tài sản có giá trị lớn để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của ngƣời sử dụng
đất. Cùng với các điều kiện tự nhiên khác, đất đai là một trong những cơ sở để
hành thành nên các vùng kinh tế của đất nƣớc nhằm khai thác và sử dụng có
hiệu quả nhất, đáp ứng nhu cầu đời sống kinh tế xã hội của đất nƣớc trong sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Do vậy, yêu cầu quản lý Nhà nƣớc về
quyền sử dụng đất là một vấn đề trở nên ngày càng cấp thiết.
Tuy nhiên, đất đai ở nƣớc ta lại thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nƣớc
thống nhất quản lý, nên việc lƣu chuyển đất đai trên thị trƣờng chỉ là sự lƣu
chuyển về quyền sử dụng đất mà thôi. Công tác quản lý Nhà nƣớc về quyền
sử dụng đất có tầm quan trọng đối với kinh tế xã hội của mỗi quốc gia nói
chung và địa phƣơng nói riêng. Tại Việt nam, quốc gia đứng thứ 46 toàn cầu
về mật độ dân số, thì giá trị quyền sử dụng đất ngày càng có tính thời sự. Đặc
biệt, thành phố Thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên là địa phƣơng đang trên đà
phát triển, tốc độ đô thị hoá nhanh, các dự án đang đƣợc triển khai ngày càng
nhiều, công tác quản lý Nhà nƣớc về quyền sử dụng đất đã đạt đƣợc nhiều
thành tựu song cũng còn nhiều vấn đề cần tăng cƣờng cải tiến.
2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
Xuất phát từ những lý do trên nên em đã chọn nghiên cứu: “Công tác
quản lý Nhà nước về quyền sử dụng đất tại địa bàn thành phố Thái
Nguyên” để làm rõ những yếu tố ảnh hƣởng, cơ chế và các nghĩa vụ tài chính
liên quan tới quyền sử dụng (QSD) đất giữa ngƣời quản lý và ngƣời sử dụng
đất, giữa những ngƣời sử dụng đất với nhau nhằm tăng cƣờng công tác quản
lý Nhà nƣớc về vấn đề này trong thời gian tiếp theo.
2. Mục đích nghiêncƣúcủa đề tài
*Mục tiêu chung:
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác quản lý Nhà nƣớc về thị
trƣờng QSD đất tại địa bàn thành phố Thái Nguyên để đề xuất một số giải
pháp nhằm nâng cao công tác quản lý Nhà nƣớc về QSD đất .
* Mục tiêu cụ thể:
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn công tác quản lý
Nhà nƣớc về QSD đất tạiđịa bàn thành phố Thái Nguyên.
- Đề ra phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm tăng cƣờng công tác quản lý
Nhà nƣớc về QSD đất tại địa bàn thành phố Thái Nguyên trong thời gian tiếp
theo.
3. Đốitƣợng và phạmvi nghiêncứu
3.1.Đối tượng nghiêncứu
Công tác quản lý Nhà nƣớc về QSD đất tại địa bàn thành phố Thái
Nguyên và ngƣời dân, các hộ, cộng đồng, các vùng.
3.2. Phạm vi nghiêncứu
- Không gian nghiên cứu: Địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái
Nguyên.
- Thời gian nghiên cứu: 5 năm 2006 - 2010.
- Nội dung: Nghiên cứu các vấn đề trong nộidung quản lý Nhà nƣớc về
QSD đất nhƣ: công tác quy hoạch, kế hoạch (KH) sử dụng đất, công tác xác
3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
định giá đất, đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận QSD đất, công tác quản lý
tài chính về đất đai, thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất đai, giải
quyết khiếu nại, tố cáo.
4. Ý nghĩa nghiên cứu khoa học và thực tiễn của luận văn
Luận văn là công trình có ý nghĩa khoa học và thực tế thiết thực đối với
Sở Tài chính trong quản lý Nhà nƣớc về QSD đất để trong thời gian tới có cơ
sở khoa học để phối hợp quản lý trong lĩnh vực tài chính đất đai, một lĩnh vực
mang lại số thu ngân sách không nhỏ, đồng thời tạo nên bƣớc ngoặt trong
việc phân cấp chi ngân sách địa phƣơng.
Luận văn nghiên cứu khá toàn diện và có hệ thống những giải pháp
nhằm tăng cƣờng công tác quản lý Nhà nƣớc về QSD đất tại địa bàn thành
Thái Nguyên nói riêng và các địa phƣơng có điều kiện tƣơng tự nói chung.
5. Bố cục của Luận văn
Luận văn có 3 chƣơng chính:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận, thực tiễn công tác quản lý Nhà nƣớc về QSD
đất và phƣơng pháp nghiên cứu.
Chƣơng 2: Thực trạng công tác quản lý Nhà nƣớc về QSD đất tại địa
bàn thành phố Thái Nguyên.
Chƣơng 3: Định hƣớng và giải pháp tăng cƣờng công tác quản lý Nhà
nƣớc về QSD đất tạiđịa bàn thành Thái Nguyên đến năm 2020.
4
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chƣơng1
CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
VỀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Vị trí, vai trò và đặc điểm của công tác quản lý Nhà nƣớc về QSD
đất
1.1.1.Vị trí, vai trò của công tác quản lýNhà nước vềQSD đất
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản lý đất đai để quản lý ngày
càng tốt hơn nguồn tài nguyên này tiến tới hoàn thiện và phát triển thị
trƣờng bất động sản là một nhiệm vụ quan trọng đặt ra đối với thành phố Thái
Nguyên nói riêng và cả nƣớc ta trong giai đoạn hiện nay. Từ thực trạng công
tác quản lý đất đai nƣớc ta, đối chiếu với hệ thống quản lý đất đai các
nƣớc, xác định việc nghiên cứu hoàn thiện hệ thống quản lý Nhà nƣớc về
đất đai Việt Nam theo hƣớng thống nhất quản lý Nhà nƣớc về đất đai vào
một cơ quan của Chính phủ, cụ thể nhƣ sau:
- Xây dựng hệ thống quản lý đất đai trên nền tảng: Pháp luật đất
đai ; quy hoạch sử dụng đất đai gắn với thanh tra đất đai đảm bảo quản lý
và sử dụng đất tuân thủ pháp luật và quy hoạch.
- Xây dựng hệ thống địa chính hoạt động theo ngành dọc với các
thành phần cơ bản: Bản đồ địa chính; định giá đất; đăng ký đất đai; đảm
bảo nắm chắc, quản chặt đất đai đến từng thửa đất và từng chủ sử dụng,
đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai và thị trƣờng bất động sản thông thoáng,
lành mạnh.
- Xây dựng hệ thốngthôngtin đấtđaitheo hƣớngChínhphủđiện tử.
1.1.2. Đặcđiểm của công tác quản lýNhà nước vềQSD đất
Công tác quản lý Nhà nƣớc về QSD đất tại thành phố Thái Nguyên có
một số đặc điểm nhƣ sau:
- Do đặc điểm mật độ phân bố dân cƣ tƣơng đối cao nên trong thành
phố tỷ lệ đất ở chiếm tỷ trọng cao trong tổng quỹ đất của thành phố.
5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Tốc độ đô thị hoá trong những năm gần đây tƣơng đối nhanh, trong
đó việc xây dựng các khu dân cƣ theo quy hoạch làm cho công tác quản lý
Nhà nƣớc về đất đai phát sinh nhiều vấn đề cần giải quyết nhƣ tái định cƣ,
bồi thƣờng giải phóng mặt bằng, chia tách đất, cấp giấy chứng nhận, mua
bán, chuyển nhƣợng…
- Công tác quản lý Nhà nƣớc về QSD đất tuy đã đạt đƣợc những kết
quả nhất định song cũng còn một số tồn tại cần khắc phục, cải tiến để hoàn
thiện đồng bộ chính sách quản lý đất đai cũng nhƣ tăng cƣờng công tác quản
lý nhằm đáp ứng đƣợc với những vấn đề thực tế đang đặt ra.
1.2. Mộtsố vấn đề lý luận về công tác lý Nhà nƣớc về QSD đất
1.2.1. Cáckhái niệm cơ bản
- Giấy chứng nhận QSD đất: Là giấy chứng nhận do cơ quan Nhà nƣớc
có thẩm quyền cấp cho ngƣời sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp
pháp của ngƣời sử dụng đất.
- Thống kê đất đai: Là việc Nhà nƣớc tổng hợp, đánh giá trên hồ sơ địa
chính về hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm thống kê và tình hình biến động
đất đai giữa hai lần thống kê.
- Kiểm kê đất đai: Là việc Nhà nƣớc tổng hợp, đánh giá trên hồ sơ địa
chính và trên thực địa về hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm kiểm kê và tình
hình biến động đất đai giữa hai lần kiểm kê.
- Giá QSD đất (sau đây gọi là giá đất): Là số tiền tính trên một đơn vị
diện tíchđất do Nhà nƣớc quy định hoặc đƣợc hình thành trong giao dịch về
QSD đất.
- Giá trị QSD đất: Là giá trị bằng tiền của QSD đất đối với một diện
tích đất xác định trong thời hạn sử dụng đất xác định.
6
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Tiền sử dụng đất: Là số tiền mà ngƣời sử dụng đất phải trả trong
trƣờng hợp đƣợc Nhà nƣớc giao đất có thu tiền sử dụng đất đối với một diện
tích đất xác định.
- Quyền sở hữu: Bao gồm quyền chiếm hữu, QSD và quyền định đoạt
của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật. Chủ sở hữu có đủ ba quyền là
quyền chiếm hữu, QSD và quyền định đoạt tài sản. QSD là quyền của chủ sở
hữu khai thác công dụng, hƣởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản, chỉ là một trong ba
quyền của chủ sở hữu.
Tại Việt Nam, hiện nay quyền sở hữu đất đai thuộc về Nhà nƣớc, mọi
tổ chức, cá nhân chỉ có QSD đất đai. Hiểu theo khái niệm địa tô trên đây thì
những ngƣời đang có QSD đất không có quyền gì trong việc thu địa tô hay
địa tô thặng dƣ, mà quyền này thuộc về Nhà nƣớc. Điều này trên thực tế làm
cho Nhà nƣớc có một vai trò độc quyền trong việc định giá đền bù khi thu hồi
đất đai, và khi các chính sách định giá đền bù chƣa hợp lý dễ gây ra phản ứng
của ngƣời sử dụng cũng nhƣ tạo kẽ hở để một số ngƣời làm giàu bất chính từ
đất.
Bảng 1.1 Mối quan hệ giữa các quyền sở hữu và QSD
Cắtgiữ toànbộ Cắtgiữ một
phần
Không cắtgiữ
Chiếm hữu √ Không tồn tại Không tồn tại
Sử dụng √ Không tồn tại Không tồn tại
Thu lợi √ √ Không tồn tại
Định đoạt Không tồn tại √ √
(Nguồn:NguyễnĐình Bồng)[6]
7
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Quy hoạch sử dụng đất: Là hệ thống các biện pháp của Nhà nƣớc
về tổ chức, quản lý nhằm mục đích sử dụng hiệu quả tối đa tài nguyên thiên
nhiên khác, bảo vệ môi trƣờng để phát triển bền vững trên cơ sở phân bố
quỹ đất vào các mục đích phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng
theo các đơn vị hành chính các cấp, các vùng và cả nƣớc.
Từ đó có thể phân biệt đƣợc quyền sở hữu và quyền chiếm hữu
hoặc QSD; việc cho thuê, cho mƣợn đất đƣợc hiểu đơn giản là mình không
dùng thì nhƣờng cho ngƣời khác sử dụng, không nên giải thích rằng mình
không chiếm hữu mà để cho ngƣời khác chiếm hữu nhƣ là có sự thay đổi
về sở hữu. Trong mọi trƣờng hợp đất đai thuộc sở hữu Nhà nƣớc chỉ đƣợc
đem cho thuê để đƣợc sử dụng trên thực tế, mọi trƣờng hợp không phải
xin nhận đất để sử dụng đều không đƣợc xem xét. Cho nên khi giao đất
(bao gồm cả cho thuê, cho mƣợn) cần phải có sự phân biệt giữa quyền sở
hữu và QSD.
- Quỹ đất: Là toàn bộ đất của xã hội đƣợc Nhà nƣớc phân bố và sử
dụng vào các mục đích khác nhau để đáp ứng nhu cầu về các mặt của xã
hội trong từng giai đoạn phát triển nhất định.
- Quyền cầm cố: Là quyền lợi ngƣời nhận tài sản cầm cố đƣợc hƣởng.
Tức là ngƣời nhận cầm cố sau khi chi một lần giá cầm cố, chiếm hữu vật
cầm của ngƣời đƣa cầm thì đƣợc QSD và quyền thu lợi. Tài sản tiêu biểu
cho quyền cầm cố thƣờng là bất động sản đất đai, nhà cửa, vv. [20, tr.1228]
- Quyền sở hữu: Chế định pháp lí quan trọng, là tổng hợp các quy
phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ sở hữu (quan hệ giữa ngƣời vớingƣời
về vật), xác nhận và bảo vệ các chủ sở hữu đối với những tƣ liệu sản xuất và
sinh hoạt nhất định, quy định quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc
chiếm hữu, sử dụng, định đoạt chúng [14, T3, Tr. 639]
- QSD đất: Chỉ ngƣời sở hữu ruộng đất, có thể trong phạm vi quy
8
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
định của pháp luật chiếm hữu, sử dụng, xử lý về quyền lợi thu đƣợc trên
đất đai đó. QSD đất đai là QSD hợp lí đối với đất chiếm hữu theo quy định
của pháp luật. QSD đất đai là một trong nội dung của quyền sở hữu đất đai.
Nó có thể đƣợc áp dụng trên đất của ngƣời sở hữu và cũng có thể đƣợc áp
dụng theo pháp luật trên đất không phảicủa ngƣờisở hữu. [20, tr.1923]
- Thế chấp đất đai, là ngƣời làm thế chấp vay nợ, lấy đất đai làm vật
thế chấp để thi hành trách nhiệm vay nợ với ngƣời cho vay. Đất đai dùng
làm vật thế chấp, không đƣợc chuyển dịch, vẫn do ngƣời thế chấp chiếm
hữu, sử dụng, chỉ dùng nó bảo đảm cho quyền lợi nào đó về giá trị kinh tế
nhƣ quyền sở hữu, QSD. [20, tr.1220]
- Thu hồi đất: Là việc Nhà nƣớc ra quyết định hành chính để thu
lại QSD đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, Uỷ ban nhân dân xã,
phƣờng, thị trấn quản lý theo quy định của Lụât này. [17, Điều 4]
- Thuế:Là một khoản đóng góp bằng tài sản cho Nhà nƣớc do luật
định thành nghĩa vụ đối với các cá nhân hoặc tổ chức nhằm đáp ứng nhu
cầu chi tiêu của Nhà nƣớc. [13, tr. 477]
- Thuế chuyển QSD đất: Là loại thuế trực thu, đƣợc thu trên thu
nhập của cá nhân, tổ chức khi chuyển QSD đất. Thuế này đƣợc thu qua
mỗi lần phát sinh việc chuyển QSD đất. Đối tƣợng nộp thuế là tổ chức, cá
nhân, hộ gia đình có QSD đất, khi thực hiện việc chuyển nhƣợng QSD đất
này.
- Thừa kế QSD đất : Là việc chuyển QSD đất của ngƣời chết sang
cho ngƣời thừa kề theo di chúc hoặc theo pháp luật phù hợp với quy định
của Bộ luật này và pháp lụât về đất đai. [19, Điều 738].
- Thửa đất: Là phần diện tích đất đƣợc giới hạn bởi ranh giới xác định
trên thực địa hoặc đƣợc mô tả trên hồ sơ. [17, Điều 4]
9
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
1.2.2. Nội dung công tácquản lýNhà nước về QSDđất và chính sách quản
lý kinhtế có liên quan đếnquản lýNhà nước về quyền sử dụngđất
1.2.2.1Nộidung công tácquản lý Nhà nước về QSD đất
1). Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lí, sử dụng đất
đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó.
2). Xác định địa giới hành chính, lập và quản lí hồ sơ địa giới hành
chính, lập bản đồ hành chính.
3). Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính,
bản đồ hiện trạng sửdụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
4). Quản lý quy hoạch, KH sử dụng đất.
5). Quản lí việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử
dụng đất.
6). Đăng ký QSD đất, lập và quản lí hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng
nhận QSDđất.
7). Thống kê, kiểm kê đất đai.
8). Quản lí tài chính về đất đai.
9). Quảnlí và pháttriểnthịtrƣờngQSDđấttrongthịtrƣờngbấtđộngsản.
10). Quản lí, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của ngƣời sử
dụng đất.
11). Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật
về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
12). Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo
các vi phạm trong việc quản lí và sử dụng đất đai.
13). Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai.
1.2.2.2.Chính sách quản lý kinh tế, tài chính có liên quan đến quản lý Nhà
nước về quyền sử dụng đất..
* Quản lý Nhà nước về giá đất
10
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
Thi hành Luật đất đai năm 2003, Chính phủ ban hành nghị định số
188/2004/NĐ-CP về phƣơng pháp xác định giá đất và khung giá đất các loại.
Trên cơ sở nguyên tắc và phƣơng pháp định giá đất, khung giá đất do
chính phủ quy định, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng
căn cứ vào tình hình thực tế của địa phƣơng mình để xác định mức giá cụ
thể cho từng loại đất.
Giá đất cụ thể của từng loại đất do địa phƣơng quy định chỉ đƣợc điều
chỉnh khi giá chuyển nhƣợng thực tế trên thị trƣờng trong điều kiện bình
thƣờng có biến động liên tục kéo dài trên 60 ngày trở lên gây chênh lệch
giá quá lớn; nếu giảm 10% trở lên so với giá quy định thì điều chỉnh xuống,
nếu tăng trên 20% trở lên thì điều chỉnh tăng giá nhƣng tỷ lệ điều chỉnh
không quá 20% mức giá tối đa của khung giá đất do chính phủ quy định.
Ngoài ra, khi chính phủ điều chỉnh khung giá đất thì giá đất do địa
phƣơng quy định cũng sẽ thay đổi theo. Hàng năm Uỷ ban nhân dân tỉnh
phải công bố giá đất tại địa phƣơng mình.
Những quy định trên đã tạo điều kiện cho địa phƣơng chủ động trong
việc ban hành và điều chỉnh giá đất tại địa phƣơng mình cho phù hợp với
thực tế.
* Quản lý Nhà nước về giá thuêđất:
Đối với các dự án đầu tƣ trong nƣớc: Chính phủ có Nghị định số
142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 về thu tiền thuê đất, thuê mặt nƣớc. Bộ
Tài chính có Thông tƣ số 120/2005/TT-BTC ngày 30/12/2005 hƣớng dẫn
thực hiện Nghị định số 142/2005/NĐ-CP về thu tiền thuê đất, thuê mặt nƣớc
và Thông tƣ số 141/2007/TT-BTC ngày 31/11/2007 hƣớng dẫn sửa đổi, bổ
sung Thông tƣ số 120/2005/TT-BTC: quy định tiền thuê đất đối với tổ chức
trong nƣớc sử dụng đất vào mục đích sản xuất kinh doanh mà không phải là
sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản. Tiền thuê đất hàng
11
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
năm đối với đất dùng vào các nghành sản xuất vật chất là 0,5% giá đất do uỷ
ban nhân dân cấp tỉnh ban hành theo khung giá đất do Chính Phủ quy định
tƣơng tự đối với các ngành thƣơng mại, du lịch, dịch vụ là 0,7%. Năm 2010,
Chính phủ ban hành Nghị định số 121/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010 sửa đổi,
bổ sung một số quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nƣớc, trong đó: trƣờng
hợp thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm thì đơn giá thuê đất một năm tính
bằng 1,5% giá đất theo mục đích sử dụng đất thuê do Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ƣơng ban hành theo quy định của Chính phủ về
phƣơng pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất. Trƣờng hợp Nhà
nƣớc cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê thì số tiền
thuê đất phải nộp đƣợc tính bằng với số tiền sử dụng đất phải nộp nhƣ trƣờng
hợp giao đất có thu tiền sử dụng đất có cùng mục đích sử dụng đất và cùng
thời hạn sử dụng đất.
Đối với dự án do nƣớc ngoài đầu tƣ: Căn cứ vào Điều 85 Nghị định số
24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành
Luật đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam, ngày 24/11/2000, Bộ trƣởng Bộ Tài
chính ban hành Quyết định số 189/QĐ-BTC qui định tiền thuê đất, mặt nƣớc,
mặt biển áp dụng đối với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam: Đơn giá
thuê đất đốivới tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài tính bằng ngoại tệ đƣợc xác định
theo 5 nhóm đô thị, 3 vùng nông thôn: đồng bằng, trung du, miền núi; đồng
thời có tính đến các yếu tố đô thị hoá ở các vùng ven đô thị. Mức thu tiền thuê
đất một năm cho từng dự án đƣợc xác định trên cơ sở khung tiền thuê đất,
trong đó coi mức tiền thuê đất tối thiểu trong khung là mức cơ bản và thực
hiện điều chỉnh giá tiền thuê theo 3 loại hệ số: Hệ số địa điểm, hệ số kết cấu
hạ tầng, hệ số ngành nghề. Đối với đất không thuộc đô thị, chƣa phải là đất
khu dân cƣ, đất chuyên dùng, không dùng vào sản xuất nông nghiệp, lâm
nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản thì đơn giá thuê đất đƣợc tính từ 100USD đến 600
12
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
USD/ha/năm. Riêng đối với các vùng núi đá, đồi trọc, đất xấu khó sử dụng,
nếu sử dụng vào dự án không phải sản xuất công nghiệp, dịch vụ, du lịch,
thƣơng mại thì đơn giá thuê đất tính từ 30 USD đến 100 USD/ha/năm.
* Quản lý Nhà nước về thuế, phí và lệ phí
- Thuế sử dụng đất nông nghiệp: Thực hiện điều tiết đối với đất dùng
vào sản xuất nông nghiệp, đất có mặt nƣớc nuôi trồng thuỷ sản, đất trồng
rừng. Căn cứ tính và thu thuế là diện tích, hạng đất và định suất thuế tính
bằng kilôgam thóc trên một đơn vị diệnt ích của từng hạng đất. Hạng đất tính
thuế đƣợc xác định dựa vào 5 yếu tố: chất đất, vị trí, địa hành, điều kiện khí
hậu thời tiết, điều kiện tƣới tiêu, đồng thời tham khảo năng suất bình quân đạt
đƣợc trong điều kiện canh tác bình thƣờng của 5 năm năm trƣớc. Đất trồng
cây hàng năm và đất có mặt nƣớc nuôi trồng thuỷ sản đƣợc chia làm 6 hạng,
đất trồng cây lâu năm chia làm 5 hạng. Định suất thuế (mức thuế) một năm
tính bằng kilôgam thóc trên 1 ha của từng hạng đất. Thuế tính bằng thóc thu
bằng tiền theo giá thóc Nhà nƣớc quy định.
- Thuế nhà, đất: Căn cứ tính thuế là diện tích và mức thuế trên một đơn
vị diện tích, trong đó:
+ Đối với đất ở đô thị, mức thuế đất tính bằng từ 3 đến 32 lần mức thuế
sử dụng đất nông nghiệp của hạng đất cao nhất trong vùng và đƣợc quy định
cho một đơn vị diện tích của từng vị trí theo loại đƣờng phố theo 5 loại đô thị;
+ Đối với đất thuộc vùng ven đô thị, thì tuỳ vào loại đô thị mức thuế
đất bằng từ 2 đến 2,5 lần mức thuế sử dụng đất nông nghiệp của hạng đất cao
nhất trong vùng;
+ Đối với đất gần các đầu mối giao thông, ven các trục đƣờng giao
thông chính, mức thuế đất bằng 1,5 lần mức thuế sử dụng đất nông nghiệp
của hạng đất cao nhất trong vùng;
13
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
+ Đối với đất thuộc vùng nông thôn, mức thuế đất bằng 1 lần mức thuế
sử dụng đất nông nghiệp bình quân trong xã.
- Thuế chuyển QSD đất :Luật thuế chuyển QSD đất đƣợc ban hành
ngày 22/6/1994 để điều tiết thu nhập đối với ngƣời chuyển nhƣợng QSD
đất. Căn cứ tính thuế là diện tích đất chuyển nhƣợng, giá đất và thuế suất
với mức từ 5% - 50% tuỳ theo điều kiện và loại đất chuyển nhƣợng; thực
hiện khuyến khích phát triển thị trƣờng bất động sản, với mục tiêu quản lý
sự vận động của đất đai nên giảm mức động viên vào ngân sách Nhà nƣớc,
Luật thuế chuyển QSD đất năm 1999 đƣợc ban hành sửa đổi thuế suất với tỷ
lệ động viên áp dụng là 2% và 4%.
- Phí và lệ phí:
+ Lệ phí trước bạ: Là khoản thu đối với tổ chức, cá nhân nhận chuyển
nhƣợng QSD đất bao gồm cả đăng ký QSD đất khi hợp thức hoá quyền sử
sụng đất. Mức thu lệ phí trƣớc bạ bằng 1% trên giá trị đất nhận chuyển QSD
hoặc giá trị đăng ký QSD đất.
+ Lệ phí địa chính: Là khoản thu khi cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền
thực hiện công việc về địa chính, bao gồm cấp giấy chứng nhận QSD đất,
chứng nhận đăng ký biến động về đất đai (thay đổi về mục đích sử dụng đất),
trích lục hồ sơ địa chính. Theo quy định hiện hành, các tổ chức, hộ gia đình,
cá nhân, không phân biệt đƣợc Nhà nƣớc giao đất hay không đƣợc giao đất,
khi đƣợc cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền giải quyết một trong những công
việc về địa chính nêu trên đây đều phải nộp lệ phí địa chính với mức thu từ
5000 đồng/lần/giấy.
*Cáckhoản thu khác về đất đai
- Tiền sử dụng đất: Thi hành Luật Đất đai năm 2003, ngày 13/12/2004
Chính phủ ban hành Nghị định số 198/2004/NĐ-CP về thu tiền sử dụng đất
và đƣợc hƣớng dẫn tại Thông tƣ số 117/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của
14
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bộ Tài chính. Năm 2010 Chính Phủ ban hành Nghị định số 120/2010/NĐ-CP
sửa đổi bổ sung NĐ số 198/2004/NĐ-CP, Bộ Tài chính có Thông tƣ số
93/2011/TT-BTC sửa đổi bổ sung Thông tƣ số 117/2004/TT-BTC.
- Tiền thuê đất: Các DN, tổ chức kinh tế tập thể, hộ gia đình, cá nhân
thuộc đối tƣợng phải thuê đất để sử dụng vào sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ, hộ gia đình sử dụng đất vào mục đích sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi
trồng thuỷ sản và làm muối thì phải nộp tiền thuê đất.
1.2.3. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến công tác quản lý Nhà nước
về QSD đất
- Khung pháp lý và chính sáchcủa Nhà nƣớc
- Điều kiện tự nhiên của thành phố Thái Nguyên
- Nhân khẩu và lao độngthành phố Thái Nguyên
- Hệ thống cơ sở hạ tầng thành phố Thái Nguyên
- Phát triển kinh tế của thành phố Thái Nguyên
- Nhân tố kỹ thuật
1.3. Kinh nghiệm quản lý Nhà nƣớc về QSD đấtcủa một số nƣớc trên thế
giới và Việt Nam
1.3.1.Kinh nghiệm quản lý đất đai ở một số nước trên thế giới
1.3.1.1.Kinh nghiệm quản lý đất đai của Mỹ
Nội dung lập pháp và chính sách đất đai ở Mỹ chủ yếu triển khai hai
chủ để lớn là phân phối đất công và bảo vệ tài nguyên đất đai, đƣợc phát
triển và hoàn thiện trong hơn 200 năm và trở thành một hệ thống vô cùng
phức tạp. Nƣớc Mỹ mất 130 năm để tiến hành việc phân phối đất công và
tặng miễn phí xoay quanh việc xây dựng chế độ tƣ hữu sản quyền và trang
trại gia đình; còn 60 năm lại đây chuyển sang việc bảo vệ tài nguyên đất
đai xoay quanh nhiệm vụ khôi phục thảm thực vật, giảm xói mòn, tăng độ
phì nhiêu, cải tiến canh tác, khống chế diện tích trồng trọt... Trong điều
15
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
kiện hoà bình lâu dài, Mỹ có điều kiện tổ chức thi hành pháp luật thống
nhất và hiệu quả, các mặt về chế độ sản quyền, chế độ quản lý, chế độ sở
hữu, quyền sử dụng và quyền khác về đất đai đƣợc hoàn thiện; phát triển
xã hội và quy hoạch đất đai đƣợc coi trọng làm cho kinh tế phát triển cân
đối và ổn định... đó là điều kiện quan trọng của nhiệm vụ hiện đại hoá
nông nghiệp nƣớc Mỹ.
Pháp luật và chính sách đất đai của Liên bang chủ yếu là điều chỉnh
trên các đất của Liên bang tuy rộng nhƣng giá trị thấp, thƣờng là vùng mỏ,
rừng, bãi chăn thả, còn đất tƣ nhân thì do pháp luật của các bang điều
chỉnh. Nếu lấy Oasinhtơn làm ví dụ (giữa các bang không khác nhau
nhiều).
- Quyền lợi về chiếm hữu đất đai: Luật pháp về quyền lợi đất đai ở
Mỹ có rất nhiều và đều bắt nguồn từ luật pháp đất đai của Anh. Những
phán quyết về xử lý tranh chấp đất đai trong cuộc sống xã hội đời thƣờng là
những căn cứ quan trọng để chế định pháp luật, pháp luật bổ sung vào các
phán quyết rƣờm rà và không rõ ràng để trở thành pháp luật có tính tập
quán.
- Quyền sở hữu bất động sản: Bao gồm quyền sở hữu đất và các
thứ có trên đất. Pháp luật và chính sách này dựa vào pháp luật nƣớc Anh
thời trung cổ - nghĩa là ngƣời sở hữu (quý tộc) có thể đem đất đai, nhà cửa
tặng hoàn toàn cho ngƣời khác, khi ngƣời đƣợc tặng chết thì đƣợc để thừa
kế, hoặc chỉ tặng bất động sản cho một ngƣời nào đó khi còn sống, lúc
chết thì tài sản trở về ngƣời tặng, hoặc cho tặng đất đai kèm theo điều kiện,
nếu không thoả mãn thì ngƣời cho tặng sẽ thu hồi... Ngoài ra còn duy trì
quan hệ thuê mƣớn có tính chất chu kỳ.
- Quyền đồng sở hữu: là quyền sở hữu đất có từ hai ngƣời trở lên,
nhƣ cùng nhau thuê đất và tài sản khi một trong hai ngƣời đó chết, thì
16
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
quyền lợi hoàn toàn thuộc về ngƣời kia mà không đƣợc để thừa kế cho con
cháu;
- Quyền sử dụng phần đất tiếp giáp của người khác để thuận lợi cho
thửa đất của mình - gọi là quyền địa dịch (Easments), đƣợc hình thành
bằng các văn bản thoả thuận theo một hệ thống pháp luật nhằm tạo thuận
lợi tối đa cho việc sử dụng đất có hiệu quả mà vẫn đảm bảo đƣợc xâm phạm
ít nhất đến lợi ích của những thửa đất xung quanh.
- Quyền chuyển nhượng đất đai được pháp luật bảo đảm bằng các
hợp đồng mua bán: quyền sở hữu có thể mua bán đƣợc là quyền mà
ngƣời mua có thể yên tâm tiếp nhận mà không bị rủi ro vì tố tụng. Nói
chung, đất đã có đăng ký theo pháp luật thì quyền sở hữu của đất này
mới đƣợc xem là quyền sở hữu có thể giao dịch. Mọi giao dịch đều phải
đƣợc thể hiện trong hợp đồng với những nội dung cụ thể: vị trí, ranh giới,
địa chỉ, các bên giao dịch, phƣơng thức thanh toán, các điều khoản phụ
(quyền sở hữu bảo hiểm, thuế, dự kiến tình huống ngoài dự tính...)
- Quyền đăng ký đất đai, để bảo vệ quyền lợi cho người sở hữu: Nếu
mua đất mà không đăng ký thì có thể bị ngƣời bán đất thứ hai gây thiệt hại.
Nghĩa là ngƣời mua phải lập tức đăng ký để chứng minh quyền sở hữu đã
thay đổi để ngăn chặn ngƣời đến sau tiếp tục mua. Nội dung đăng ký bao
gồm các yếu tố liên quan đến quyền lợi về đất đai nhƣ khế ƣớc thế chấp,
hợp đồng chuyển nhƣợng và phải thông qua công chứng để đề phòng giả
mạo.
1.3.1.2Kinhnghiệmquảnlý đấtđaicủa Trung Quốc
Năm 1990 Quốc vụ viện công bố “Điều lệ tạm thời về xuất nhƣợng
quyền sử dụng đất đô thị thuộc sở hữu Nhà nƣớc” và “Các biện pháp tạm
thời về đầu tƣ kinh doanh liền khoảnh của nƣớc ngoài” đã thúc đẩy việc
triển khai cải cách chế độ sử dụng đất đai đi vào thế ổn định. Cuối năm
17
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
1992, Chính Phủ nhân dân tỉnh ban hành “Biện pháp thực hiện xuất
nhƣợng QSD đất đô thị thuộc sở hữu Nhà nƣớc tỉnh Quảng Đông” làm
công cụ pháp luật để mở rộng toàn diện sự nghiệp cải cách và năm 1993 là
năm cải cách mạnh mẽ nhất, tiếng búa đấu giá dồn dập ở các huyện, thị;
đấu thầu đất đai đƣợc đăng tải thƣờng ngày trên báo chí, trong năm đó đã
thực hiện đƣợc 7.118 cuộc giao dịch với diện tích 15.000 ha, tăng 41,5 %
so với năm 1992. Năm 1994 đã chỉnh đốn và xử lý một số vấn đề tồn tại,
Chính phủ đã ban hành quy phạm địa phƣơng về thị trƣờng bất động sản,
Quốc hội lại công bố “Luật quản lý nhà đất đô thị” tạo cơ sở cho năm 1995
100% số thị xã và 95 % số huyện đều thực hiện chế độ sử dụng đất phải
trả tiền. Tỉnh Quảng Đông chủ trƣơng thực hiện mấy mặt sau đây:
- Chính phủ khống chế thị trƣờng đất đai cấp 1 điều tiết thị trƣờng
qua việc quản lý kế hoạch xuất nhƣợng đất đai và quản lý việc thẩm định
đầutƣ.
- Quản lý giá đất qua việc quy định giá chuẩn một cách khoa học, ban
hành quy phạm định giá đất và giám sát các hoạt động định giá và giá cả thị
trƣờng
- Quản lý việc đấu giá quyền sử dụng đất, thanh toán thị trƣờng ngầm
bằng việc ban hành quy phạm về các hành vi xâm nhập thị trƣờng quyền sử
dụng đất.
- Quản lý chặt chẽ tài nguyên đất đai trong hạch toán giá thành sản
phẩm doanh nghiệp, chống thất thoát vốn.
- Quản lý chặt chẽ đất đai tập thể phi nông nghiệp xâm nhập thị trƣờng,
đảm bảo thống nhất về thị trƣờng đất đai.
Mô hình hệ thống quản lý Nhà nƣớc về quyền sử dụng đất của Cộng
hoà Nhân dân Trung Hoa (Hình 1.1)
18
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
Hình 1.1 Mô hình hệ thống quản lý đất đai nƣớc cộnghoà Nhândân
Trung Hoa
Bộ đất đai và tài nguyên
Cục quản lý Các đơn vị Cục đo đạc Các đơn vị
Đạidƣơng q.gia QLNN bản đổ q.gia sự nghiệp
Văn phòng bộ Vụ BVđất canh tác
Vụ CS & pháp luật Vụ QL địa chính
Vụquy hoạch Vụ QL sử dụng đất
Vụ Tài chính Vụ QL khai thác K.sản
Thanh tra, giám sát Vụ bảo tồn k.sản
Vụ TCCB và đào tạo Vụ khảo sát địa chất
Vụ HTQT & Khoa học KT Vụ Môitrƣờng ĐC
VP đảng uỷ bộ
Sở đất đai và tài nguyên
Tỉnh, TP,khutựtrị
Nguồn:: Ministrryeof Landand Resoursesof China (2008)
19
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
1.3.2 Kinhnghiệm quản lýNhà nước về QSDđất của ViệtNam.
1.3.2.1 Hệthống tổ chức quản lý nhà nước về đất đai.
Hình 1.2 Tổ chức hệ thống quản lý đất đai Việt nam
(Nguồn: Nguyễn Đình Bồng-Tổng quanvề hệ thống quảnlý đấtđai, 2004)
UBND tỉnh, thành
phố trực thuộc TW
Viện
nghiên
cứu
địa
chính
Bộ Tài nguyên và
MôiTrƣờng
Vụ đất đai
Vụ Pháp chế
Vụ đăng ký-
TKĐĐ
Trung tâm t.tin
TTâm điều tra
Q. hoạch đất đai
Sở Tài Nguyên và
Môitrƣờng
Phòng quy hoạch, k.hoạch
Phòng đo đạc bản đồ
Phòng đăng ký đất đai
TT kỹ thuật TNMT
TT thông tin TNMT
TTmôitrƣờng
UBND huyện
(quận)
Phòng Tài nguyên MT
UBND xã (phƣờng) C. bộ địa chính xã phƣờng
20
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chính quyền các cấp tự nắm giữ đất đai thuộc phạm vi lãnh thổ của
mình, sự nắm giữ này là tuyệt đối và không điều kiện, không thời hạn.Với
vai trò này, trách nhiệm của Nhà nƣớc các cấp có cơ sở pháp lý để xác định
quy mô về không gian và thời gian.
Để tổ chức việc sử dụng đất, Nhà nƣớc quyết định "chia" một phần
quyền chiếm hữu của mình cho ngƣời sử dụng trên những khu đất, thửa đất
cụ thể với thời gian có hạn chế, có thể là lâu dài nhƣng không phải là vĩnh
viễn. Ngƣời sử dụng đất đai tuy cũng có quyền chiếm hữu nhƣng là theo sự
khống chế mà quyền chiếm hữu chung của Nhà nƣớc đã quy định cho mình,
sự chiếm hữu này chỉ là để sử dụng - chỉ có QSD (Hình 1.2)
1.3.2.2. Chính sách quảnlýđối với các loại đất
* Chính sách quảnlý đối với đấtnông nghiệp
Trên cơ sở đổi mới cơ chế quản lý kinh tế theo Nghị quyết Đại hội VI
(năm 1986) của Đảng, nhằm khuyến khích ngƣời nông dân sử dụng đất đai
hiệu quả hơn, Đảng và Nhà nƣớc đã có chủ trƣơng đổi mới cơ chế quản lý
kinh tế nông nghiệp trong đó đổi mới các chính sách đất đai có vị trí quan
trọng. Quá trình đổi mới cơ chế quản lý nông nghiệp, chính sách đất đai
đƣợc thực hiện từng bƣớc chắc chắn: từ thực hiện khoán sản phẩm trong các
hợp tác xã, đến khoán cho hộ xã viên và cuối cùng là giao đất cho ngƣời
nông dân sử dụng ổn định lâu dài, thực hiện thu thuế nông nghiệp đến hộ
nông dân.
Chính sách quản lý đất trong sản xuất nông nghiệp của nƣớc ta trong
giai đoạn 1990 đến nay đã tạo điều kiện gắn lợi ích của ngƣời nông dân
với hiệu quả sử dụng đất và phù hợp với cơ sở vật chất kỹ thuật còn thấp
trong nông nghiệp là động lực thúc đẩy nông nghiệp phát triển, đƣa nƣớc
ta từ chỗ thiếu lƣơng thực trong thập kỷ 80 trở thành nƣớc xuất khẩu gạo
đứng thứ 2 trên thế giới trong thập kỷ 90 của Thế kỷ 20.
21
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
* Chính sách quảnlý đối với đấtphinông nghiệp
Tuy đã có nhiều cải cách nhƣng vẫn còn nhiều bất cập. Phần lớn
đất phi nông nghiệp, ngoài phần đất ở và công sở Nhà nƣớc, đều nằm trong
tay các doanh nghiệp Nhà nƣớc (DNNN). Việc quản lý đất của DNNN bị
buông lỏng trong một thời gian dài. Phần lớn các DN đƣợc giao đất không
thu tiền sử dụng đất, hàng năm chỉ đóng tiền thuê đất với lƣợng không
đáng kể, nên giá trị thật của đất chƣa đƣợc coi là đầu vào của DN, chƣa
đƣợc tính vào chi phí, dẫn đến tình trạng sử dụng lãng phí đất phi nông
nghiệp, là sơ hở để nhiều DN thu lợi không hợp lý từ đất. Trong những
năm qua, Nhà nƣớc đã chú trọng hình thành các khu công nghiệp (CN)
tập trung, khuyến khích hình thức đầu tƣ xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ
tầng, bƣớc đầu tạo đƣợc những chuyển biến tích cực trong việc phát triển
dịch vụ, tuy nhiên đã bắt đầu nảy sinh những hạn chế nhƣ quy hoạch phát
triển hệ thống khu CN, cụm CN tràn lan, cạnh tranh không lành mạnh,
các ƣu đãi về đất đaicủa Nhà nƣớc chƣa đến đƣợc vớingƣờidân.
* Chính sách quảnlý đấtở, nhà ở
Trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, Nhà nƣớc cũng bắt
đầu xoá bỏ bao cấp nhà ở, đƣa tiền nhà vào lƣơng và chuyển nhà ở sang
lĩnh vực kinh doanh; Chính sách đất ở, nhà ở đƣợc quy định cụ thể: Các
khu dân cƣ sau khi đƣợc xây dựng theo đúng quy hoạch sẽ đƣợc giao QSD
đất ổn định lâu dài; việc chuyển giao quyền sở hữu nhà và QSD đất ở theo
quyết định của cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền đúng thủ tục và có bồi
thƣờng. Chính sách đất ở, nhà ở đã tạo điều kiện cho thị trƣờng nhà ở và
thị trƣờng QSD đất ở phát triển.
Thực tế tại Việt nam, đã sử dụng đất đai vào nhiều mục đích khác
nhau, ta có thể phân loại và tổng hợp cơ cấu các loại đất theo một số nhóm
cơ bản: đất nông nghiệp; đất lâm nghiệp; đất chuyên dùng; đất ở (bảng 1.2)
22
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 1.2 Hiện trạng sử dụng đất toàn quốc tính đến 01/01/2008
Đơn vị tính: nghìn ha
ĐỊA PHƢƠNG
Tổng
diện tích
Trong đó
Đất sản
Đất lâm
xuất nông
nghiệp
nghiệp
Đất
chuyên
dùng
Đất ở
CẢ NƢỚC 33115.0 9420.3 14816.6 1553.7 620.4
Đồng bằng sông Hồng 2097.3 802.6 445.4 277.6 129.4
Hà Nội 92.1 37.6 4.8 21.4 13.2
Hà Tây 219.8 108.8 16.2 40.5 18.1
Vĩnh Phúc 137.3 58.9 32.8 20.7 8.7
Bắc Ninh 82.3 44.8 0.6 15.7 9.8
Quảng Ninh 609.9 53.8 320.0 33.5 9.5
Hải Dƣơng 165.4 89.9 8.8 28.2 14.0
Hải Phòng 152.2 51.8 22.0 23.0 13.1
Hƣng Yên 92.3 55.5 16.1 9.2
Thái Bình 155.9 96.4 1.3 24.7 12.7
Hà Nam 86.0 46.1 6.8 13.1 5.2
Nam Định 165.2 96.4 4.4 23.9 10.4
Ninh Bình 138.9 62.7 27.5 16.9 5.7
Trung du và miền núi phía Bắc 9543.4 1423.2 5173.7 259.3 105.6
Hà Giang 794.6 149.2 378.3 9.0 6.1
Cao Bằng 672.5 83.2 514.8 12.0 4.8
Bắc Kạn 485.9 37.7 334.8 11.0 2.4
Tuyên Quang 587.0 69.8 446.5 22.3 5.3
Lào Cai 638.4 80.0 307.9 15.3 3.4
Yên Bái 689.9 78.6 453.6 30.2 4.5
Thái Nguyên 353.4 99.4 172.6 19.8 10.1
Lạng Sơn 832.8 101.3 416.6 17.6 5.8
Bắc Giang 382.7 122.5 133.7 51.2 21.2
Phú Thọ 352.8 100.1 167.4 23.4 9.0
23
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐỊA PHƢƠNG
Tổng
diện tích
Trong đó
Đất sản
Đất lâm
xuất nông
nghiệp
nghiệp
Đất
chuyên
dùng
Đất ở
Điện Biên 956.3 120.6 619.1 8.0 3.3
Lai Châu 911.2 77.6 390.8 6.5 2.7
Sơn La 1417.4 247.2 587.4 15.7 6.8
Hoà Bình 468.3 56.1 250.2 17.4 20.3
Bắc Trung Bộ và Duyên hải
miền Trung 9589.5 1758.3 5069.7 451.4 169.9
Thanh Hoá 1113.5 246.1 564.2 65.4 50.3
Nghệ An 1649.9 249.0 907.3 52.9 17.4
Hà Tĩnh 602.6 117.1 340.3 33.9 7.8
Quảng Bình 806.5 71.3 610.4 23.9 4.9
Quảng Trị 474.4 79.0 213.6 14.1 6.9
Thừa Thiên Huế 506.5 53.9 290.6 18.3 15.6
Đà Nẵng 128.3 9.2 63.4 38.6 5.6
Quảng Nam 1043.8 111.2 537.6 29.0 20.7
Quảng Ngãi 515.3 122.6 242.7 17.7 9.4
Bình Định 604.0 135.6 251.3 24.7 7.7
Phú Yên 506.1 122.8 262.9 13.8 5.8
Khánh Hoà 521.8 88.4 207.3 82.3 6.1
Ninh Thuận 335.8 69.7 186.9 14.6 3.9
Bình Thuận 781.0 282.5 391.1 22.2 7.7
Tây Nguyên 5464.0 1626.9 3122.5 142.0 43.5
Kon Tum 969.0 138.5 674.9 10.1 5.0
Gia Lai 1553.7 509.0 864.1 48.3 13.5
Đắk Lắk 1312.5 477.2 598.6 49.1 14.1
Đắk Nông 651.5 228.5 362.6 16.1 3.9
Lâm Đồng 977.2 273.7 622.3 18.3 7.0
Đông Nam Bộ 2360.5 1248.7 668.4 189.4 61.9
Bình Phƣớc 687.5 292.8 336.8 37.1 5.7
Tây Ninh 404.9 277.8 69.6 20.2 8.6
Bình Dƣơng 269.5 203.7 12.5 31.3 7.7
24
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐỊA PHƢƠNG
Tổng
diện tích
Trong đó
Đất sản
Đất lâm
xuất nông
nghiệp
nghiệp
Đất
chuyên
dùng
Đất ở
Đồng Nai 590.3 289.1 179.6 43.9 14.1
Bà Rịa - Vũng Tàu 198.7 109.0 35.6 27.1 4.8
TP.Hồ Chí Minh 209.6 76.2 34.4 29.8 20.9
Đồng bằng sông Cửu Long 4060.2 2560.6 336.8 234.1 110.0
Long An 449.4 303.3 61.2 41.5 16.5
Tiền Giang 248.4 176.1 10.4 18.6 8.5
Bến Tre 236.0 136.2 6.4 8.6 7.5
Trà Vinh 229.5 149.8 7.0 12.2 3.7
Vĩnh Long 147.9 115.4 9.1 6.1
Đồng Tháp 337.5 259.5 14.9 19.7 13.8
An Giang 353.7 280.5 14.5 25.5 15.6
Kiên Giang 634.6 439.1 97.1 23.8 11.5
Cần Thơ 140.2 114.0 0.2 10.4 6.0
Hậu Giang 160.1 132.4 5.1 11.0 4.2
Sóc Trăng 331.2 214.4 11.5 22.3 5.6
Bạc Liêu 258.5 97.9 4.8 10.9 4.5
Cà Mau 533.2 142.0 103.6 20.6 6.7
(Nguồn: Quyết định số 1682/QĐ-BTNMT ngày 26/8/2008 của Bộ trưởng Bộ TNMT)
25
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
1.4. Phƣơng phápnghiêncứu
1.4.1.Các câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giảiquyết
- Công tác quản lý Nhà nƣớc về QSD đất ở thành phố Thái Nguyên đã
diễn ra nhƣ thế nào?
- Những tổ chức nào tham gia vào công tác quản lý Nhà nƣớc về QSD
đất?
- Công tác quản lý Nhà nƣớc về QSDđất bao gồmnhững nội dung gì?
- Công tác quản lý Nhà nƣớc về QSD đất ở Thái Nguyên còn tồn tại
vấn đề gì?
- Cần cải tiến công tác quản lý Nhà nƣớc về QSD đất theo những mục
tiêu và giải pháp nào?
1.4.2.Phương pháp nghiên cứu
1.4.2.1.Chọn điểm nghiên cứu
Luận văn chọn 3 điểm nghiên cứu đại diện cho 3 vùng: Bắc, trung,
Nam của thành phố Thái Nguyên, cụ thể từng điểm nghiên cứu nhƣ sau:
1) Xã Đồng Bẩm: Là một xã ngoại thành của thành phố Thái Nguyên,
ngăn cách phần trung tâm thành phố bởi sông Cầu. Trƣớc kia xã Đồng Bẩm
thuộc huyện Đồng Hỷ, từ ngày 31/7/2008, Chính phủ ban hành Nghị định số
84/2008/NĐ-CP về điều chỉnh địa giới hành chính huyện Đồng Hỷ để mở
rộng thành phố Thái Nguyên theo đó xã Đồng Bẩm và Cao Ngạn đƣợc
chuyển giao về thành phố Thái Nguyên quản lý.
Nằm ở phíaĐông Bắc thành phố Thái Nguyên, giáp các phƣờng Quang
Vinh, Hoàng Văn Thụ, Trƣng Vƣơng, Túc Duyên của thành phố Thái Nguyên
và giáp các xã Hóa Thƣợng, Linh Sơn, thị trấn Chùa Hang của huyện Đồng
Hỷ. Diện tích: 401,90 ha diện tích tự nhiên chủ yếu là đất nông nghiệp chuyên
canh tác các loại rau màu phục vụ cho thành phố Thái Nguyên. Xã Đồng Bẩm
có 5.398 nhân khẩu (năm 2010). Các dự án khu đô thị mới đang đƣợc triển
26
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
khai tại đây. Ngoài ra còn một số dự án lớn nhƣ trƣờng Đại học Việt Bắc,
trung tâm điều dƣỡng... đã lập quy hoạch, phối cảnh chi tiết và chuẩn bị đƣợc
khởi công xây dựng.
2) Phường Trưng Vương: Là một phƣờng nằm ở trung tâm của thành
phố Thái Nguyên, phƣờng là nơi đóng trụ sở UBND tỉnh và thành phố Thái
Nguyên và trung tâm hành chính của thành phố và tỉnh Thái Nguyên. Phƣờng
có diện tích: 1.03km2
, dân số vào trên 20.000 ngƣời. Phƣờng Trƣng Vƣơng
tập trung nhiều chợ đầu mối của thành phố nhƣ: Chợ Thái, chợ Túc Duyên.
Trên địa bàn phƣờng có nhiều đƣờng phố thuận lợi cho phát triển thƣơng mại
nhƣ: Cách mạng tháng Tám, Bến Oánh, Bến Tƣợng, Phố Cột Cờ. Phƣờng
Trƣng Vƣơng còn là trung tâm hành chính của tỉnh vì nơi đây tập trung nhiều
các sở, ban, ngành, Tỉnh ủy, Thành ủy...
3) Phường Tích Lương: Là một phƣờng thuộc thành phố Thái Nguyên,
tỉnh Thái Nguyên. Phƣờng nằm ở phía nam của thành phố và đƣợc thành lập
từ tháng 1 năm 2011 từ xã Tích Lƣơng trƣớc đây. Phƣờng có diện tích 9,3
km² và dân số là 17.225 ngƣời (2011). Phƣờng Tích Lƣơng nằm về phía tây
của quốc lộ 3 và đối diện qua quốc lộ với các phƣờng khác cũng thuộc thành
phố Thái Nguyên lần lƣợt từ phía Bắc sang phía Đông là Tân Lập, Phú Xá,
Trung Thành, và một đoạn nhỏ với phƣờng Tân Thành. Phía tây là xã Thịnh
Đức thuộc thành phố Thái Nguyên và phía nam là thị xã Sông Công.
Phƣờng TíchLƣơng có diện tích chủ yếu là đất nông nghiệp, đô thị hóa
hiện mới chỉ tập trung ở khu vực ven quốc lộ và xung quanh các trƣờng đại
học, cao đẳng.
1.4.2.2.Thu thập số liệu
* Thu thập số liệu đã công bố:
Căn cứ số liệu đã công bố của các cơ quan thống kê, sở, ngành, các
phòng ban có liên quan, các báo chí chuyên ngành và những báo cáo khoa
27
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
học đã đƣợc côngbố, các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc, các tài liệu của các
cơ quan trung ƣơng, của tỉnh Thái Nguyên, thành phố Thái nguyên, các dự án.
Những số liệu này đƣợc thu thập chủ yếu ở Cục Thống kê tỉnh Thái nguyên,
Sở Tài nguyên & môi trƣờng, Sở Tài chính, phòng thống kê, phòng Tài
nguyên Môi trƣờng và Chi cục Thuế. Luận văn có sử dụng các số liệu điều tra
kinh tế trong vùng nghiên cứu, Luận văn cũng kế thừa các tài liệu của các
Luận văn Thạc sỹ trƣớc đây.
Thu thập các tài liệu liên quan đến quản lý nhà nƣớc về đất đai, quản
lý tài chính nhƣ: các văn bản Luật, Nghị định, Thông tƣ….
* Thu thập số liệu mới:
- Chọn mẫu điều tra ngẫu nhiên: chọn3 điểm mỗi điểm 100 mẫu.
Áp dụng điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên (chọn điểm điều tra đại diện cho
3 vùng phía bắc, trung tâm và phía nam thành phố Thái Nguyên) Mỗi vùng
chọn 1 xã (phƣờng) đại diện trong đó 85% số hộ là dân tộc kinh, 15% số hộ
dân tộc thiểu số; trong 100 hộ có 50% số hộ cán bộ công nhân viên chức, 30
% số hộ làm nông nghiệp, 20% số hộ làm nghề dịch vụ.
- Phiếu điều tra: Điều tra thu thập số liệu đến các đối tƣợng điều tra làm
cơ sở nghiên cứu. (có các mẫu phiếu điều tra kèm theo)
Trực tiếp tiếp xúc với ngƣời dân, DN tại địa bàn nghiên cứu, tạo điều
kiện và thúc đẩy sự tham gia của ngƣời dân và doanh nghiệp vào những vấn
đề cần nghiên cứu, đối thoại để thu thập thông tin, nắm đƣợc thực trạng công
tác quản lý Nhà nƣớc về QSD đất tại địa điểm chọn nghiên cứu, nắm bắt đƣợc
những tiềm năng, những khó khăn, nhu cầu của các đối tƣợng có liên quan.
- Phƣơng pháp điều tra : sử dụng các phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp
linh hoạt, đối thoại thông qua các câu hỏi mở và phù hợp với tình hình thực
tế, sử dụng linh hoạt các câu hỏi ai? cái gì?ở đâu? kết hợp với kiểm tra tính
thức tiễn của thông tin thông qua quan sát trực tiếp.
28
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
1.4.2.3.Xử lý số liệu điều tra
Xử lý số liệu điều tra bằng phƣơng pháp thống kê và sử dụng phần
mềm EXCEL.
Tiến hành phân tích, tổng hợp số liệu sau đó chọn lọc và loại bỏ những
số liệu không cần thiết để có đƣợc những số liệu thích hợp, khoa học.
1.4.2.4. Phương phápphântích
- Phƣơng pháp so sánh: So sánh theo thời gian, vùng sinh thái, cơ cấu
kinh tế để xác định xu hƣớng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích…
giúp cho việc tổng hợp phân tích chỉ tiêu đƣợc đúng đắn cũng nhƣ giúp cho
việc phân tích đầy đủ, chính xác.
- Phƣơng pháp chuyên gia: Tham khảo các ý kiến của các chuyên gia
trong các lĩnh vực có liên quan đến đề tài.
- Phƣơng pháp tổng hợp và phân tích: Từ các thông tin thu thập đƣợc
để tiến hành tổng hợp, phân tích và đánh giá .Từ đó đƣa ra các giải pháp để
hoàn thiện côngtác quản lý Nhà nƣớc về QSDđất tại thành phố Thái Nguyên.
Các phƣơng pháp trên đƣợc sử dụng nhằm đánh giá thực trạng công tác
quản lý Nhà nƣớc về QSD đất tại thành phố Thái Nguyên trong hiện tại và
tƣơng lai. Xác định và đề ra các vấn đề cần ƣu tiên tiếp tục nghiên cứu, đánh
giá khả năng thực hiện và đề ra những giải pháp tăng cƣờng công tác quản lý
Nhà nƣớc về QSD đất tạithành phố Thái Nguyên.
1.4.3. Hệthốngcácchỉtiêu đánhgiá công tácquản lý nhà nước về quyền sử
dụng đất
- Quản lý quy hoạch, KH sử dụng đất; cấp, đổi GCN QSD đất, quản lý
hồ sơ địa chính, đăng ký đất đai; giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và GPMB;
quản lý kinh tế trong lĩnh vực đất đai; thông tin và quản lý nguồn lực đất đai;
thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và
xử lý vi phạm pháp luật về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo.
29
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ QUYỀN SỬ
DỤNG ĐẤT TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
2.1. Các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý Nhà nƣớc về QSD đất
tại thành phố Thái Nguyên
2.1.1.Điều kiện tự nhiên của thành phố Thái Nguyên
Thành phố Thái Nguyên là đô thị loại I, trung tâm chính trị, kinh tế,
văn hoá – xã hội của tỉnh Thái Nguyên và vùng Việt Bắc: Có vị trí thuận lợi,
quan trọng trong việc phát triển Kinh tế - Xã hội của tỉnh Thái Nguyên và các
tỉnh miền núi phía Bắc. Thái Nguyên là 1 trong 3 trung tâm giáo dục - đào tạo
lớn trong cả nƣớc, là đầu mối giao thông trực tiếp với Thủ Đô Hà Nội có
đƣờng sắt, đƣờng sông, quốc lộ số 3 dài 80 km và cách sân bay quốc tế Nội
Bài 50 Km. Thành phố Thái Nguyên là thành phố công nghiệp, thành lập từ
1962 (tiền thân là thị xã Thái Nguyên), có tổng diện tích tự nhiên 189,7 km2
,
phía Bắc giáp huyện Đồng Hỷ và huyện Phú Lƣơng, phía Đông giáp thị xã
Sông Công, phía Tây giáp huyện Đại Từ, phía Nam giáp huyện Phổ Yên và
huyện Phú Bình.
Thành phố Thái Nguyên mang những nét chung của khí hậu vùng
Đông Bắc Việt Nam, thuộc miền nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh giá, ít
mƣa, mùa hè nóng ẩm mƣa nhiều. Khí hậu của thành phố Thái Nguyên chia
làm 4 mùa: Xuân, hạ, thu, đông và nằm trong vùng ấm của tỉnh, có lƣợng
mƣa trung bình khá lớn. Thành phố Thái Nguyên có nguồn tài nguyên thiên
nhiên đa dạng và phong phú.
- Tài nguyên đất: tổng diện tích đất phù sa không đƣợc bồi hàng năm
với độ trung tính ít chua là 3.125,35ha, chiếm 17,65% so với tổng diện tích tự
nhiên; đất phù sa không đƣợc bồi hàng năm, chua, glây yếu (Gleyic Fluvisols)
có 100,19ha, chiếm 0,75% tổng diện tíchđất tự nhiên đƣợc phân bổ chủ yếu ở
30
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
phƣờng Phú Xá; đất phù sa ít đƣợc bồi hàng năm trung tính ít chua có
379,84ha, chiếm 2,35% tổng diện tích đất tự nhiên; đất (Pcb1) bạc màu phát
triển trên phù sa cũ có sản lƣợng feralit trên nền cơ giới nhẹ có 271,3ha,
chiếm 1,53%; đất (Pcb2) bạc màu phát triển trên phù sa cũ có sản lƣợng
feralit trên nền cơ giới nặng có 545,6ha, chiếm 3,08% (số liệu năm 2008).
- Tài nguyên rừng: Rừng ở Thái Nguyên chủ yếu là rừng nhân tạo và
rừng trồng theo chƣơng trình 327, rừng trồng theo chƣơng trình PAM, vùng
chè Tân Cƣơng cùng với các loại cây trồng của nhân dân nhƣ cây nhãn, vải,
quýt, chanh... Cây lƣơng thực chủ yếu là cây lúa nƣớc, ngô, đậu... thích hợp
và phát triển ở những vùng đất bằng trên các loại đất phù sa, đất mới phát
triển, đất glây trung tính ít chua.
- Tài nguyên khoáng sản: 2 tuyến sông lớn chảy qua (sông Cầu và sông
Công), do đó cung cấp cho thành phố một lƣợng cát, sỏi phục vụ xây dựng
khá lớn, đủ đáp ứng nhu cầu xây dựng cho toàn thành phố. Thành phố nằm
trong vùng sinh khoáng đông bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái
Bình Dƣơng. Mỏ than nội địa Khánh Hoà thuộc xã Phúc Hà có trữ lƣợng than
rất lớn.
- Nguồn nƣớc: Hai bên bờ sông của khu vực Đồng Bẩm, Túc Duyên có
lƣợng nƣớc ngầm phongphú.
2.1.2.Nhân khẩu và lao động thành phố Thái Nguyên
Thành phố Thái Nguyên có 28 đơn vị hành chính (phƣờng, xã) trong đó
có 19 phƣờng và 9 xã, với số dân năm 2010 hơn là 330.000 nghìn ngƣời.
Trên địa bàn thành phố có đông đảo đội ngũ sinh viên, học sinh tốt nghiệp các
trƣờng đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp. Đây là nguồn nhân lực có
chất lƣợng, đáp ứng nhu cầu phục vụ sự nghiệp phát triển của thành phố, của
tỉnh và cả nƣớc.
31
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
2.1.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng thànhphố Thái Nguyên
- Thông tin liên lạc: Thành phố có 2 tổng đài điện tử và nhiều tổng đài
khu vực với 5 mạng viễn thông và đƣờng truyền do các nhà cung cấp đạt tiêu
chuẩn cao nhƣ: Vinaphon, Viettel, Mobifon, EVN telecom…
Bảng 2.1 Tổng hợpthuê bao sử dụng dịch vụ viễn thông ở TP Thái Nguyên
từ năm 2006 - 2010
Đơn vị tính:thuêbao
TT Chỉ tiêu
SỐ THUÊ BAO HIỆN CÓ TỶ LỆ %
2 006 2 007 2 008 2 009 2 010
2007
/2006
2008
/2007
2009
/2008
2010
/2009
1
Số thuê
bao điện
thoại cố
định
44 145 48 570 55 019 61 635 55 126 110.02 113.28 112.02 89.44
2
Số thuê
bao
ĐTcố
định BQ
100 dân
18,7 19,4 21,2 22.00 19,7 103.74 109.27 103.77 89.54
3
Số thuê
bao
internet
1 851 5 342 8 309 17 218 21 432 288.60 155.54 207.22 124.47
(Nguồn:Niên giám Thốngkê tỉnh TháiNguyênnăm 2010)
- Cấp điện: nguồn cung cấp điện cho thành phố Thái Nguyên hiện nay
là nguồn điện lƣới quốc gia với hệ thống đƣờng dây cao thế 110kV và 220kV
thông qua đƣờng hạ thế xuống 35kV - 12kV - 6kV/380V/220V; 95% các
đƣờng phố chính và đƣờng nhánh có đèn chiếu sáng ban đêm.
- Cấp nƣớc: Thành phố hiện đang đƣợc cung cấp nƣớc sạch từ hai nhà
máy nƣớc là nhà máy nƣớc Thái Nguyên và nhà máy nƣớc Tích Lƣơng với
tổng công suất là 40.000m3
/ngày đêm. Hai nhà máy này đảm bảo cung cấp
32
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
nƣớc sạch phục vụ cho sinh hoạt ở mức 100lít/ngƣời/ngày. Đến nay, 93% số
hộ khu vực nộithành đƣợc cấp nƣớc sinh hoạt.
- Giao thông: Tổng diện tích đất dành để xây dựng đƣờng giao thông
trên địa bàn là 1.305ha, chiếm 22% tổng diện tích đất tự nhiên của thành phố.
100 % số xã có đƣờng nhựa và đƣờng bê tông đến UBND xã.
2.1.4.Điều kiện kinhtế của thành phố Thái Nguyên
Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố 9 tháng đầu năm
2011 đạt 5.259,4 tỷ đồng, tăng 2,17% so với cùng kỳ. Trong đó, giá trị sản
xuất công nghiệp địa phƣơng đạt 2.102 tỷ đồng, bằng 62,75% KH tăng 8,18%
so với cùng kỳ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội đạt 6.460 tỷ
đồng, tăng 26% so với cùng kỳ; Giá trị xuất khẩu đạt 69,33 triệu USD, tăng
36,2%. Thu ngân sách đạt 552,84 tỷ đồng, bằng 83,5% KH, tăng 56,43% so
với cùng kỳ. .Hàng năm số thu, chi ngân sách đều tăng đáng kể (bảng 2.2)
Bảng số 2.2 Tổng hợp tình hình thu chi ngân sáchtrênđịa bàn
thành phố Thái Nguyêntừ 2006-2010
Đơn vị tính:đồng
TT NĂM TỔNG THU NS
NHÀ NƢỚC
TỔNG CHI NS
NHÀ NƢỚC
GHI CHÚ
1 2006 267.964.541.852 214.684.485.254
2 2007 386.974.251.448 343.254.964.156
3 2008 470.271.044.796 426.195.478.116
4 2009 621.307.019.939 537.659.672.874
5 2010 1.017.615.764.074 912.424.150.587
( Nguồn:Báocáo Quyết toán NS NN Sở Tài chính TháiNguyên2006 -2010)
Tình hình an sinh xã hội trên địa bàn có những bƣớc tiến triển, theo kết
quả điều tra hộ nghèo năm 2010 (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015)
33
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
thành phố Thái Nguyên có 2.840hộ nghèo/ 62.710 hộ đƣợc điều tra chiếm tỷ
lệ 4,53%; hộ cận nghèo 1.365 hộ chiếm 2,18 %. [9]
Bảng 2.3 Giá trị sảnxuất công nghiệp ngoài Nhà nƣớc trênđịa bàn
Thành phố Thái Nguyêntheo giá so sánh 1994
Đơn vị tính:tỷ đồng
TT Đốitƣợng Năm 2009 Năm 2010
Tổngsố 2.486,8 2.864,9
1 Hợp tác xã 11 8,9
2 Doanh nghiệp tƣ nhân 118,1 110
3 Doanh nghiệp hỗn hợp 2.265,4 2.648,7
4 Cá thể 92,2 97,3
(Nguồn: Niên giám Thốngkê tỉnh TháiNguyên năm 2010 [9])
Thành phố Thái Nguyên là trung tâm du lịch của tỉnh Thái Nguyên và
các tỉnh miền núi phía Bắc. Nơi đây có khu du lịch Hồ Núi Cốc nổi tiếng với
nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, có Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam
mới đƣợc tổ chức SIDA Thuỵ Điển tài trợ sửa chữa, nâng cấp, là nơi lƣu giữ
hầu hết các di sản mang đậm bản sắc của các dân tộc Việt Nam, làng nghề
chè Tân Cƣơng nổi tiếng, đền thờ Đội Cấn và 91 di tích lịch sử văn hoá khác.
2.1.5.Nhân tố kỹ thuật
Công tác nghiên cứu, áp dụng kết quả khoa học kỹ thuật vào công tác
quản lý đăng ký đất đai và thông tin tài nguyên môi trƣờng trên địa bàn thành
phố trong những năm qua đã có những bƣớc tiến rõ rệt, góp phần không nhỏ
vào sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố nói chung và công tác quản lý
Nhà nƣớc về QSD đất nói riêng.
2.1.6. Đánh giá thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý Nhà nước về
QSD đấttại thành phố Thái Nguyên
*Thuận lợi
34
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Lợi thế có tính quyết định và lâu dài tới sự nghiệp phát triển kinh tế -
xã hội Thái Nguyên là truyền thống cách mạng, tinh thần đoàn kết của các
dân tộc. Nhân dân các dân tộc trong thành phố luôn sát cánh bên nhau, khắc
phục mọi khó khăn để xây dựng thành phố ngày càng giàu mạnh. Bên cạnh
đó, thành phố có tài nguyên khoáng sản đa dạng, phong phú, có điều kiện khí
hậu thuận lợi cho phát triển tập đoàn cây rừng, cây công nghiệp, cây ăn quả
và vật nuôi. Có tiềm năng lớn để phát triển du lịch với Hồ Núi Cốc, di tích
lịch sử, cách mạng..., có khu Gang Thép Thái Nguyên - cái nôi của ngành
thép Việt Nam.
- Đặc biệt, Thái Nguyên có nhiều khả năng phát triển nông, lâm nghiệp,
có vùng chè nổi tiếng, đứng thứ hai trong cả nƣớc về diện tích trồng chè. Thái
Nguyên cũng có nhiều loại khoáng sản nhƣ: Than, sắt, đá, vôi, cát, sỏi...Trong
đó, than đƣợc đánh giá là có trữ lƣợng lớn thứ hai trong cả nƣớc, sau Quảng
Ninh.
- Trên địa bàn thành phố có nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp về khai
khoáng, luyện kim, cơ khí, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng. Khu Gang Thép
Thái Nguyên đƣợc xây dựng từ những năm 1960 là nơi sản xuất thép từ
quặng duy nhất tại Việt Nam và hiện đang đƣợc tiếp tục đầu tƣ chiều sâu để
phát triển. Có nhiều nhà máy Xi măng công suất lớn đã và đang đƣợc tiến
hành xây dựng. Thành phố Thái Nguyên có đội ngũ cán bộ, công nhân có
kinh nghiệm, năng lực, trình độ cao và đội ngũ sinh viên tốt nghiệp hàng năm
từ các trƣờng Đại học, chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật trên địa bàn, đáp
ứng yêu cầu phát triển của thành phố.
- Thành phố đã và đang có những chế độ ƣu đãi đối với các doanh
nghiệp trong và ngoài nƣớc đầu tƣ vào thành phố. Nhằm cải thiện môi trƣờng
đầu tƣ, UBND thành phố đã tích cực cải tiến các thủ tục hành chính, tạo điều
kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tƣ tham gia đầu tƣ tại thành phố theo
35
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
nguyên tắc “1 cửa”, giảm thiểu thời gian khi nhà đầu tƣ làm thủ tục hành
chính đểtiến hành đầu tƣ hoặc kinh doanh tại thành phố.
* Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, thành phố Thái Nguyên còn không
ít khó khăn cần khắc phục để làm tốt công tác quản lý Nhà nƣớc về QSD đất:
Tình hình biến động về đất đai ngày càng diễn ra phức tạp.Tốc độ đô
thị hoá nhanh trong khi công tác quản lý còn nhiều bất cập. Hệ thống chính
sách pháp luật chƣa đồng bộ dẫn đến còn lúng túng trong triển khai thực hiện.
Tình trạng sử dụng đất sai mục đích, thiếu hiệu quả, số đơn thƣ khiếu nại tố
cáo ngày càng nhiều.
2.2. Thực trạng về công tác quản lý Nhà nƣớc về QSD đất tại địa bàn
thành phố Thái Nguyên
2.2.1.Thực trạng công tác quản lýquyhoạch, KH sử dụngđấttại địa bàn
thành phố Thái Nguyên
Quy hoạch, KH sử dụng đất đã thực sự trở thành công cụ cho công tác
quản lý Nhà nƣớc về quyền sử dụng đất, là căn cứ pháp lý để giao đất, thuê
đất, thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất. Việc thực hiện tốt quy hoạch,
KH sử dụng đất góp phần tạo động lực thúc đẩy kinh tế – xã hội của thành
phố phát triển, đáp ứng đƣợc nhu cầu sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tƣ, tăng nguồn thu từ
đất, từng bƣớc đƣa công tác quản lý Nhà nƣớc về đất đai trên địa bàn thành
phố vào nề nếp. Nhờ làm tốt công tác quy hoạch sử dụng đất, nên việc sử
dụng đất đai đảm bảo đúng mục đích, hiệu quả nhƣ đã đề cập ở trên. Đặc biệt,
đối với các xã miền núi, đã tạo ra một số quỹ đất thuận lợi cho phát triển
trồng rừng kinh tế, trồng cây ăn quả…có giá trị kinh tế cao và tạo ra một số
quỹ đất phục vụ xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, phục vụ sản xuất tại các
trung tâm xã.
36
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
Xác định việc lập quy hoạch, KH sử dụng đất là nhiệm vụ quan trọng
trong quản lý Nhà nƣớc về quyền sửdụng đất, là cơ sở để Nhà nƣớc thực hiện
việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, đƣa đất đai vào sử
dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả. Trong 05 năm Phòng Tài nguyên và Môi
trƣờng thành phố Thái Nguyên đã tập trung triển khai, thực hiện một số nội
dung sau:
- Thực hiện việc lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010,
KH sử dụng đất 5 năm 2006-2010 đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ xét duyệt tại
Nghị quyết số 20/2006/NQ-CP, ngày 29/8/2006.
- Tổ chức công bố công khai quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010, KH
sử dụng đất 5 năm (2006-2010) theo quy định của pháp luật đất đai.
- Lập quy hoạch sử dụng đất điều chỉnh và lập quy hoạch sử dụng đất
giai đoạn 2006-2010, báo cáo Sở Tài nguyên môi trƣờng trình UBND tỉnh
phê duyệt.
- Chỉ đạo và tổ chức thẩm định quy hoạch, KH sử dụng đất giai đoạn
2006-2010 cho các phƣờng thuộc thành phố Thái Nguyên.
- Rà soát, tổng hợp trình KH sử dụng đất bổ sung hàng năm .
Tuy nhiên, quá trình thực hiện quản lý quy hoạch, KH sử dụng đất vẫn
còn một số tồn tại, vƣớng mắc cần đƣợc khắc phục:
- Việc xây dựng quy hoạch, KH sử dụng đất ở một số cơ sở chƣa đƣợc
sự quan tâm đúng mức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, dẫn đến việc xây
dựng KH chƣa sát với thực tế, nhiều công trình có KH song không thực hiện
đƣợc hoặc có công trình nhƣng không có KH... Việc thực hiện các công trình,
dự án phát sinh ngoài quy hoạch, KH vẫn xảy ra khá phổ biến nên quy hoạch,
KH phải điều chỉnh, bổ sung nhiều lần.
- Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong việc lập, triển khai, thực
hiện quy hoạch, KH sử dụng đất còn thiếu tính đồng bộ, dẫn đến chồng chéo
37
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
trong quy hoạch và KH, chất lƣợng công tác lập quy hoạch sử dụng đất còn
nhiều hạn chế, chƣa sát với yêu cầu thực tế. Việc xác định suất đầu tƣ và thẩm
định nguồn vốn đầu tƣ của các nhà đầu tƣ còn hạn chế, dẫn đến một số nhà
đầu tƣ đƣợc giao đất, cho thuê đất nhƣng dự án chậm đƣợc triển khai, thậm
chí một số dự án phải thu hồi do không có kinh phí để thực hiện.
- Chất lƣợng dự báo nhu cầu quỹ đất chƣa sát dẫn đến việc phải điều
chỉnh quy hoạch. Quản lý quy hoạch còn vì mục tiêu quản lý hành chính, vì
lợi ích địa phƣơng cục bộ.
2.2.2. Thực trạng công tác cấp, đổi giấy chứng nhận QSD đất, quản lý hồ
sơ địa chính, đăng ký đất đai
* Công tác cấp, đổi GCN quyền sử dụng đất
- Thực hiện Chỉ thị số 05/2004/CT-TTg, ngày 09/02/2004 của Thủ
tƣớng chính phủ về triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2003, trong đó nội
dung trọng tâm là đẩy mạnh tiến độ cấp GCN QSD đất, UBND tỉnh Thái
Nguyên đã thành lập Ban chỉ đạo và Tổ chuyên viên giúp việc Ban chỉ đạo
thực hiện cấp GCN QSD đất.
- Thành phố Thái Nguyên đã phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi
trƣờng triển khai nhiều đợt kê khai cấp GCN cho các tổ chức, hộ gia đình, cá
nhân; phối hợp với các ngành ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hƣớng dẫn
chuyên môn, nghiệp vụ về công tác cấp GCN và các vấn đề có liên quan; thiết
lập đƣờng dây "nóng" để giải quyết những khó khăn, vƣớng mắc trong công
tác cấp GCN của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
- Trong giai đoạnnày côngtác cấp GCN đã đƣợc đẩy mạnh, khốilƣợng
cấp giấy tăng lên đáng kể. Trình tự cấp giấy đƣợc rút gọn cả về thủ tục hành
chính và thời gian giải quyết hồ sơ. Đến nay cơ bản thực hiện xong công tác
cấp đổi GCN QSD đất, các trƣờng hợp còn tồn đọng (463 trƣờng hợp) do
nhiều nguyên nhân khác nhau chƣa giải quyết đƣợc, phòng Tài Nguyên và
38
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
Môi trƣờng đã có văn bản đề nghị các địa phƣơng tiếp tục giải quyết đối với
các trƣờng hợp vắng mặt tại địa phƣơng hoặc mất GCN, các trƣờng hợp còn
lại khi thực hiện cấp lại phải theo quy định hiện hành. Kết quả trên đƣợc Hội
đồng Nhân dân và Uỷ Ban nhân dân thành phố đánh giá cao, góp phần giải
quyết phần lớn vƣớng mắc về công tác thu hồi đất, bồi thƣờng GPMB khi
thực hiện dự án. Kết quả cụ thể tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất từ năm 2006 đến 2010 (Bảng 2.4)
* Công tác quản lý hồ sơ địa chính
Về công tác quản lý hồ sơ địa chính, một trong những nội dung quan
trọng của quản lý Nhà nƣớc về đất đai. Về vấn đề này, thành phố Thái
Nguyên trong những năm qua rất coi trọng song kết quả đạt đƣợc cùng còn
nhiều hạn chế. Hầu hết các phƣờng, xã trên địa bàn chƣa thiết lập đƣợc đầy
đủ hồ sơ địa chính theo quy định của Luật đất đai năm 2003. Điều này do
nhiều nguyên nhân, trong đó, nổi bật là:
- Do chƣa hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận QSDđất; do trƣớc đây
buông lỏng quản lý đất đai nên ngƣời sử dụng đất đai không có đủ các giấy tờ
chứng minh nguồn gốc sử dụng đất, mặt khác các giao dịch về đất đai trƣớc
đây diễn ra tự phát, các bên tự ý giao dịch ngầm không đăng ký biến động nên
việc kiểm soát nên việc kiểm soát của các cấp chính quyền rất khó khăn.
- Hệ thống bản đồ địa chính chƣa đầy đủ nên cũng rất khó khăn trong
việc thiết lập hồ sơ địa chính.Việc thiết lập hồ sơ địa chính có khối lƣợng
công việc rất lớn, trong khi hệ thống lƣu trữ không tập trung, lạc hậu trong
khi ngân sách địa phƣơng chi cho công tác lập hồ sơ địa chính còn rất hạn
hẹp.
- Cán bộ làm công tác địa chính ở xã, phƣờng chỉ có từ 1 đến 2 ngƣời,
năng lực còn hạn chế, thái độ làm việc chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu, phần lớn
chƣa đƣợc đào tạo chính quy.
39
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 2.4. Tiếnđộ cấpgiấy chứng nhận quyền sửdụng đất trên địa
bàn thành phố Thái Nguyênđến năm 2010
40
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
* Đăng ký đấtđai
Đăng ký đất đai là thủ tục pháp lý để xác lập quyền của ngƣời sử
dụng đất và là căn cứ để Nhà nƣớc tiến hành các biện pháp quản lý và tiếp
nhận các nghĩa vụ của ngƣời sử dụng đất, về mặt kinh tế thì đó là biện pháp
để cố định các quyền và nghĩa vụ của ngƣời có và ngƣời sử dụng tài sản
mà biểu hiện tập trung là việc cấp giấy chứng nhận QSD đất và những
biến động đƣợc ghi lên đó. Vì vậy mà "Đăng ký QSD đất, lập và quản lý
hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận QSD đất" là một trong 13 nội dung
quản lý Nhà nƣớc về đất đai (Điều 6 Luật đất đai), đồng thời còn quy định
tiếp việc đăng ký này đƣợc thực hiện tại văn phòng đăng ký QSD đất trong
các trƣờng hợp: Khi chƣa đƣợc cấp giấy, khi có biến động, khi toà án có
quyết định khác [17, Điều 46], và việc đăng ký này gắn liền với việc cấp
giấy chứng nhận QSD đất và "Trƣờng hợp có tài sản gắn liền với đất thì tài
sản đó đƣợc ghi nhận trên giấy chứng nhận QSD đất; chủ sở hữu tài sản
phải đăng ký quyền sở hữu tài sản theo quy định của pháp luật về bất
động sản" [17, Điều 48].
Việc đăng ký ban đầu nói chung là đơn giản, có thể bằng nhiều
cách để hoàn thành cơ bản trong một thời gian xác định, đây là bƣớc xác
lập đầu tiên vị trí pháp lý của tài sản đồng thời quy định các quan hệ kinh
tế sau này của tài sản, là cơ sở hiện vật của các cuộc giao dịch trên thị
trƣờng, không làm đƣợc điều này là tạo điều kiện chủ quan cho sự rối loạn
của thị trƣờng mà Nhà nƣớc không thể kiểm soát.
2.2.3. Thực trạng công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và giảiphóng
mặtbằng
2.2.3.1Thựctrạng công tácgiao đất, cho thuêđất
* Công tác giao đất: Nhà nƣớc đã trao QSD bằng hình thức giao đất không
thu tiền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất cho các
41
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
chủ thể. Đến năm 2010, Nhà nƣớc đã giao đất cho: khoảng 50 ngàn tổ
chức, hộ gia đình, cá nhân (trong đó có 1.000 hộ làm kinh tế trang trại);
Khoảng 35hợp tác xã; 70 công ty và doanh nghiệp tƣ nhân. Nhu cầu sử
dụng đất cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đƣợc đáp ứng và giảm
dần diện tích đất chƣa sử dụng.
* Công tác cho thuê đất: Quy định của pháp luật đất đai về quyền cho thuê
đất, cho thuê lại đất đã có tác dụng tích cực trong việc đầu tƣ trên đất.
Trong thực tế, việc thực hiện quyền cho thuê, cho thuê lại đất còn có những
tồn tại: Nhiều tổ chức lợi dụng sự quản lý lỏng lẻo từ phía các cơ quan Nhà
nƣớc đã áp dụng trái pháp luật quyền cho thuê, cho thuê lại, cụ thể nhƣ nhiều
cơ quan hành chính sự nghiệp, đơn vị lực lƣợng vũ trang nhân dân cho
thuê đất làm văn phòng, nhà xƣởng, cơ sở kinh doanh dịch vụ trên đất đƣợc
Nhà nƣớc giao theo chế độ không thu tiền sử dụng đất. Riêng các cơ quan
hành chính sự nghiệp đã cho thuê khoảng 3000 m2
nhà. Nhiều hộ gia đình,
cá nhân (chủ yếu tại đô thị) dành đất, mặt bằng, nhà ở, xây dựng kiốt, v.v.
cho thuê để làm cửa hàng, cơ sở dịch vụ, môi giới, văn phòng hoặc cho
sinh viên, ngƣời lao động, ngƣời nƣớc ngoài thuê để ở mà không đăng ký
với cơ quan Nhà nƣớc.
Các quy định về giao đất, cho thuê đất ngày càng và hoàn thiện đã
thúc đẩy sự phát triển của thị trƣờng sơ cấp về QSD đất, góp phần sử
dụng đất hiệu quả, thúc đẩy các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế nhƣ
nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng, dịch vụ… phát
triển. Bên cạnh những mặt tích cực, việc giao đất, cho thuê đất còn có
những hạn chế sau đây:
- Do thiếu quy hoạch tổng thể, cung và cầu về đất cho sản xuất công
nghiệp mất cân đối nghiêm trọng; một số địa phƣơng cung về đất đai cho
các khu công nghiệp vƣợt cầu do dự báo về dự án đầu tƣ thiếu cơ sở; một
42
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
số khu công nghiệp không thu hút đƣợc dự án đầu tƣ, để hoang, không đƣa
vào khai thác đƣợc gây lãng phí lớn.
- Việc giao đất cho các DN vừa và nhỏ, các DN ngoài quốc doanh,
các làng nghề tiểu thủ CN còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân do các cơ sở sản
xuất của các DN vừa và nhỏ, các DN ngoài quốc doanh, các làng nghề tiểu
thủ CN có quy mô nhỏ, sản xuất phân tán, thiếu vốn mở rộng sản xuất, mặt
khác các địa phƣơng chậm triển khaiquy hoạch, xây dựng các cụm CN.
- Nhiều dự án đƣợc giao đất nhƣng không sử dụng, sử dụng đất
thiếu hiệu quả, không có khả năng đầu tƣ trên đất, đầu tƣ không đúng
tiến độ, sử dụng đất sai mục đích. Tình trạng quy hoạch ” treo” khá phổ
biến đối với đất phát triển đô thị và nhà ở: nhiều dự án đƣợc giao đất
nhƣng không đƣa vào sử dụng do thiếu vốn hoặc chủ đầu tƣ không triển
khai, giữ đất chờ giá lên.
- Việc xác lập QSD mới thông qua giao đất, cho thuê đất: Các chủ
dự án phải thực hiện lập hồ sơ xin giao đất, cho thuê đất theo trình tự mà
pháp luật quy định để trình lên cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; tuy
nhiên thời gian thực hiện kéo dài làm mất cơ hội, nản lòng các nhà đầu tƣ.
- Tính bao cấp, nặng về cơ chế xin – cho trong việc giao đất, cho thuê
đất còn phổ biến.
- Có sự chênh lệch giá lớn giữa giá đất do Nhà nƣớc quy định và giá
chuyển nhƣợng tại thực địa, từ đó tạo điều kiện cho việc lợi dụng kẽ hở của
luật pháp và sự yếu kém của hệ thống quản lý để đầu cơ đất đai, kinh doanh
bất động sản trái phép; giá đất trên thực tế có xu hƣớng tăng không phù hợp
quy luật kinh tế, tạo sự không ổn định trong đời sống kinh tế - xã hội.
2.2.3.2. Thực trạng công tác thu hồi đất, thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư
Luật Đất đai 1993 và Luật sửa đổi bổ sung năm 2003 quy định: “Trong
Luận văn: Công tác quản lý Nhà nước về quyền sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Công tác quản lý Nhà nước về quyền sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Công tác quản lý Nhà nước về quyền sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Công tác quản lý Nhà nước về quyền sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Công tác quản lý Nhà nước về quyền sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Công tác quản lý Nhà nước về quyền sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Công tác quản lý Nhà nước về quyền sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Công tác quản lý Nhà nước về quyền sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Công tác quản lý Nhà nước về quyền sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Công tác quản lý Nhà nước về quyền sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Công tác quản lý Nhà nước về quyền sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Công tác quản lý Nhà nước về quyền sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Công tác quản lý Nhà nước về quyền sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Công tác quản lý Nhà nước về quyền sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Công tác quản lý Nhà nước về quyền sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Công tác quản lý Nhà nước về quyền sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Công tác quản lý Nhà nước về quyền sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Công tác quản lý Nhà nước về quyền sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Công tác quản lý Nhà nước về quyền sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Công tác quản lý Nhà nước về quyền sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Công tác quản lý Nhà nước về quyền sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Công tác quản lý Nhà nước về quyền sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Công tác quản lý Nhà nước về quyền sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Công tác quản lý Nhà nước về quyền sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Công tác quản lý Nhà nước về quyền sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Công tác quản lý Nhà nước về quyền sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Công tác quản lý Nhà nước về quyền sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Công tác quản lý Nhà nước về quyền sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Công tác quản lý Nhà nước về quyền sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Công tác quản lý Nhà nước về quyền sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Công tác quản lý Nhà nước về quyền sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Công tác quản lý Nhà nước về quyền sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Công tác quản lý Nhà nước về quyền sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Công tác quản lý Nhà nước về quyền sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Công tác quản lý Nhà nước về quyền sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Công tác quản lý Nhà nước về quyền sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Công tác quản lý Nhà nước về quyền sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Công tác quản lý Nhà nước về quyền sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Công tác quản lý Nhà nước về quyền sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Công tác quản lý Nhà nước về quyền sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Công tác quản lý Nhà nước về quyền sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Công tác quản lý Nhà nước về quyền sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Công tác quản lý Nhà nước về quyền sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Công tác quản lý Nhà nước về quyền sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Công tác quản lý Nhà nước về quyền sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Công tác quản lý Nhà nước về quyền sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Công tác quản lý Nhà nước về quyền sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Công tác quản lý Nhà nước về quyền sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Công tác quản lý Nhà nước về quyền sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Công tác quản lý Nhà nước về quyền sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Công tác quản lý Nhà nước về quyền sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Công tác quản lý Nhà nước về quyền sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Công tác quản lý Nhà nước về quyền sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Công tác quản lý Nhà nước về quyền sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Công tác quản lý Nhà nước về quyền sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Công tác quản lý Nhà nước về quyền sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Công tác quản lý Nhà nước về quyền sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Công tác quản lý Nhà nước về quyền sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Công tác quản lý Nhà nước về quyền sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Công tác quản lý Nhà nước về quyền sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Công tác quản lý Nhà nước về quyền sử dụng đất, 9đ

More Related Content

What's hot

ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ THUẬT PHỤC VỤ CÔNG TÁC LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI ...
ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ THUẬT PHỤC VỤ CÔNG TÁC LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI ...ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ THUẬT PHỤC VỤ CÔNG TÁC LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI ...
ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ THUẬT PHỤC VỤ CÔNG TÁC LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI ...nataliej4
 
BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2017 THÀNH PHỐ TRÀ VINH...
BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2017 THÀNH PHỐ TRÀ VINH...BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2017 THÀNH PHỐ TRÀ VINH...
BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2017 THÀNH PHỐ TRÀ VINH...PinkHandmade
 
Tầm nhìn chiến lược “liên kết phát triển bền vững tiểu vùng duyên hải phía đô...
Tầm nhìn chiến lược “liên kết phát triển bền vững tiểu vùng duyên hải phía đô...Tầm nhìn chiến lược “liên kết phát triển bền vững tiểu vùng duyên hải phía đô...
Tầm nhìn chiến lược “liên kết phát triển bền vững tiểu vùng duyên hải phía đô...nataliej4
 
đánh giá hiệu quả sử dụng đất
đánh giá hiệu quả sử dụng đấtđánh giá hiệu quả sử dụng đất
đánh giá hiệu quả sử dụng đấtĐào Mạnh Hồng
 
BÁO CÁO THUYẾT MINH KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2019 HUYỆN XUÂN LỘC_10511712092019
BÁO CÁO THUYẾT MINH KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2019 HUYỆN XUÂN LỘC_10511712092019BÁO CÁO THUYẾT MINH KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2019 HUYỆN XUÂN LỘC_10511712092019
BÁO CÁO THUYẾT MINH KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2019 HUYỆN XUÂN LỘC_10511712092019PinkHandmade
 

What's hot (18)

Pháp luật về trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Pháp luật về trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trườngPháp luật về trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Pháp luật về trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
 
Luận văn: Quản lý về quy hoạch sử dụng đất tại Ninh Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý về quy hoạch sử dụng đất tại Ninh Bình, 9đLuận văn: Quản lý về quy hoạch sử dụng đất tại Ninh Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý về quy hoạch sử dụng đất tại Ninh Bình, 9đ
 
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường qua tại cơ sở sản xuất
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường qua tại cơ sở sản xuấtLuận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường qua tại cơ sở sản xuất
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường qua tại cơ sở sản xuất
 
Luận văn: Quản lý về quy hoạch sử dụng đất tại thị xã Điện Bàn
Luận văn: Quản lý về quy hoạch sử dụng đất tại thị xã Điện BànLuận văn: Quản lý về quy hoạch sử dụng đất tại thị xã Điện Bàn
Luận văn: Quản lý về quy hoạch sử dụng đất tại thị xã Điện Bàn
 
ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ THUẬT PHỤC VỤ CÔNG TÁC LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI ...
ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ THUẬT PHỤC VỤ CÔNG TÁC LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI ...ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ THUẬT PHỤC VỤ CÔNG TÁC LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI ...
ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ THUẬT PHỤC VỤ CÔNG TÁC LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI ...
 
Luận án: Giao đất lâm nghiệp cho đồng bào dân tộc tỉnh Quảng Bình
Luận án: Giao đất lâm nghiệp cho đồng bào dân tộc tỉnh Quảng BìnhLuận án: Giao đất lâm nghiệp cho đồng bào dân tộc tỉnh Quảng Bình
Luận án: Giao đất lâm nghiệp cho đồng bào dân tộc tỉnh Quảng Bình
 
BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2017 THÀNH PHỐ TRÀ VINH...
BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2017 THÀNH PHỐ TRÀ VINH...BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2017 THÀNH PHỐ TRÀ VINH...
BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2017 THÀNH PHỐ TRÀ VINH...
 
Luận văn: Chính sách quản lý về đất đai huyện Hiệp Đức, Quảng Nam
Luận văn: Chính sách quản lý về đất đai huyện Hiệp Đức, Quảng NamLuận văn: Chính sách quản lý về đất đai huyện Hiệp Đức, Quảng Nam
Luận văn: Chính sách quản lý về đất đai huyện Hiệp Đức, Quảng Nam
 
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo quy định của pháp luật, 9đ
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo quy định của pháp luật, 9đQuy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo quy định của pháp luật, 9đ
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo quy định của pháp luật, 9đ
 
Luận văn: Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất tại TP Vinh, HAY
Luận văn: Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất tại TP Vinh, HAYLuận văn: Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất tại TP Vinh, HAY
Luận văn: Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất tại TP Vinh, HAY
 
Đề tài: Giải pháp cho nguồn rác thải sinh hoạt tại huyện Vĩnh Bảo
Đề tài: Giải pháp cho nguồn rác thải sinh hoạt tại huyện Vĩnh BảoĐề tài: Giải pháp cho nguồn rác thải sinh hoạt tại huyện Vĩnh Bảo
Đề tài: Giải pháp cho nguồn rác thải sinh hoạt tại huyện Vĩnh Bảo
 
Tầm nhìn chiến lược “liên kết phát triển bền vững tiểu vùng duyên hải phía đô...
Tầm nhìn chiến lược “liên kết phát triển bền vững tiểu vùng duyên hải phía đô...Tầm nhìn chiến lược “liên kết phát triển bền vững tiểu vùng duyên hải phía đô...
Tầm nhìn chiến lược “liên kết phát triển bền vững tiểu vùng duyên hải phía đô...
 
Đề tài: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản
Đề tài: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sảnĐề tài: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản
Đề tài: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản
 
đánh giá hiệu quả sử dụng đất
đánh giá hiệu quả sử dụng đấtđánh giá hiệu quả sử dụng đất
đánh giá hiệu quả sử dụng đất
 
Đề tài thực trạng công tác đăng ký đất đai, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài thực trạng công tác đăng ký đất đai, ĐIỂM CAO, HAYĐề tài thực trạng công tác đăng ký đất đai, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài thực trạng công tác đăng ký đất đai, ĐIỂM CAO, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệpLuận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển bền vững cây công nghiệp
 
BÁO CÁO THUYẾT MINH KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2019 HUYỆN XUÂN LỘC_10511712092019
BÁO CÁO THUYẾT MINH KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2019 HUYỆN XUÂN LỘC_10511712092019BÁO CÁO THUYẾT MINH KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2019 HUYỆN XUÂN LỘC_10511712092019
BÁO CÁO THUYẾT MINH KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2019 HUYỆN XUÂN LỘC_10511712092019
 
Luận văn: Bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác đất sét
Luận văn: Bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác đất sétLuận văn: Bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác đất sét
Luận văn: Bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác đất sét
 

Similar to Luận văn: Công tác quản lý Nhà nước về quyền sử dụng đất, 9đ

Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Một Số Yếu Tố Đến Công Tác Phát Triển Quỹ Đất Phục Vụ Xâ...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Một Số Yếu Tố Đến Công Tác Phát Triển Quỹ Đất Phục Vụ Xâ...Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Một Số Yếu Tố Đến Công Tác Phát Triển Quỹ Đất Phục Vụ Xâ...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Một Số Yếu Tố Đến Công Tác Phát Triển Quỹ Đất Phục Vụ Xâ...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Ảnh hưởng của phát triển đô thị đến quản lý sử dụng đất nông nghiệp
Ảnh hưởng của phát triển đô thị đến quản lý sử dụng đất nông nghiệpẢnh hưởng của phát triển đô thị đến quản lý sử dụng đất nông nghiệp
Ảnh hưởng của phát triển đô thị đến quản lý sử dụng đất nông nghiệpDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Hoàn thiện công tác quản lý đất phi nông nghiệp trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình.doc
Hoàn thiện công tác quản lý đất phi nông nghiệp trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình.docHoàn thiện công tác quản lý đất phi nông nghiệp trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình.doc
Hoàn thiện công tác quản lý đất phi nông nghiệp trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình.docdịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp ở huyện Phổ Yê...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp ở huyện Phổ Yê...Đề Tài Khóa luận 2024 Phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp ở huyện Phổ Yê...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp ở huyện Phổ Yê...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài luận văn 2024 Giải pháp nhằm tạo việc làm cho người lao động nông thôn...
Đề tài luận văn 2024 Giải pháp nhằm tạo việc làm cho người lao động nông thôn...Đề tài luận văn 2024 Giải pháp nhằm tạo việc làm cho người lao động nông thôn...
Đề tài luận văn 2024 Giải pháp nhằm tạo việc làm cho người lao động nông thôn...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Nhà Nƣớc Về Đất Đai Tại Thành Phố Đồng Hới, Tỉnh ...
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Nhà Nƣớc Về Đất Đai Tại Thành Phố Đồng Hới, Tỉnh ...Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Nhà Nƣớc Về Đất Đai Tại Thành Phố Đồng Hới, Tỉnh ...
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Nhà Nƣớc Về Đất Đai Tại Thành Phố Đồng Hới, Tỉnh ...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Th s08 006_thực trạng à một số giải pháp nhằm tạo việc làm cho người lao động...
Th s08 006_thực trạng à một số giải pháp nhằm tạo việc làm cho người lao động...Th s08 006_thực trạng à một số giải pháp nhằm tạo việc làm cho người lao động...
Th s08 006_thực trạng à một số giải pháp nhằm tạo việc làm cho người lao động...https://www.facebook.com/garmentspace
 
luan van thac si kinh te (2).pdf
luan van thac si kinh te (2).pdfluan van thac si kinh te (2).pdf
luan van thac si kinh te (2).pdfNguyễn Công Huy
 
Quản Lý Nhà Nƣớc Về Đất Đai Trên Địa Bàn Huyện Tiên Phƣớc, Tỉnh Quảng Nam.doc
Quản Lý Nhà Nƣớc Về Đất Đai Trên Địa Bàn Huyện Tiên Phƣớc, Tỉnh Quảng Nam.docQuản Lý Nhà Nƣớc Về Đất Đai Trên Địa Bàn Huyện Tiên Phƣớc, Tỉnh Quảng Nam.doc
Quản Lý Nhà Nƣớc Về Đất Đai Trên Địa Bàn Huyện Tiên Phƣớc, Tỉnh Quảng Nam.docdịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Ứng dụng máy toàn đạc điện tử và công nghệ thông tin trong thành lập mảnh bản...
Ứng dụng máy toàn đạc điện tử và công nghệ thông tin trong thành lập mảnh bản...Ứng dụng máy toàn đạc điện tử và công nghệ thông tin trong thành lập mảnh bản...
Ứng dụng máy toàn đạc điện tử và công nghệ thông tin trong thành lập mảnh bản...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn: Đánh giá ảnh hưởng của việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng tới si...
Luận văn: Đánh giá ảnh hưởng của việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng tới si...Luận văn: Đánh giá ảnh hưởng của việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng tới si...
Luận văn: Đánh giá ảnh hưởng của việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng tới si...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Thực trạng giá đất tại một số công trình ở thành phố Vĩnh Long
Thực trạng giá đất tại một số công trình ở thành phố Vĩnh LongThực trạng giá đất tại một số công trình ở thành phố Vĩnh Long
Thực trạng giá đất tại một số công trình ở thành phố Vĩnh LongDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận Văn Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Quyền Sử Dụng Đất Tại Địa Bàn Thành Phố...
Luận Văn Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Quyền Sử Dụng Đất Tại Địa Bàn Thành Phố...Luận Văn Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Quyền Sử Dụng Đất Tại Địa Bàn Thành Phố...
Luận Văn Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Quyền Sử Dụng Đất Tại Địa Bàn Thành Phố...Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Thực trạng và một số giải pháp khuyến nông nhằm phát triển sản xuất cây ăn qu...
Thực trạng và một số giải pháp khuyến nông nhằm phát triển sản xuất cây ăn qu...Thực trạng và một số giải pháp khuyến nông nhằm phát triển sản xuất cây ăn qu...
Thực trạng và một số giải pháp khuyến nông nhằm phát triển sản xuất cây ăn qu...Nguyễn Công Huy
 

Similar to Luận văn: Công tác quản lý Nhà nước về quyền sử dụng đất, 9đ (20)

Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Một Số Yếu Tố Đến Công Tác Phát Triển Quỹ Đất Phục Vụ Xâ...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Một Số Yếu Tố Đến Công Tác Phát Triển Quỹ Đất Phục Vụ Xâ...Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Một Số Yếu Tố Đến Công Tác Phát Triển Quỹ Đất Phục Vụ Xâ...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Một Số Yếu Tố Đến Công Tác Phát Triển Quỹ Đất Phục Vụ Xâ...
 
Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất đai tại thành phố Đồng Hới, tỉnh ...
Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất đai tại thành phố Đồng Hới, tỉnh ...Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất đai tại thành phố Đồng Hới, tỉnh ...
Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất đai tại thành phố Đồng Hới, tỉnh ...
 
Ảnh hưởng của phát triển đô thị đến quản lý sử dụng đất nông nghiệp
Ảnh hưởng của phát triển đô thị đến quản lý sử dụng đất nông nghiệpẢnh hưởng của phát triển đô thị đến quản lý sử dụng đất nông nghiệp
Ảnh hưởng của phát triển đô thị đến quản lý sử dụng đất nông nghiệp
 
Hoàn thiện công tác quản lý đất phi nông nghiệp trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình.doc
Hoàn thiện công tác quản lý đất phi nông nghiệp trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình.docHoàn thiện công tác quản lý đất phi nông nghiệp trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình.doc
Hoàn thiện công tác quản lý đất phi nông nghiệp trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình.doc
 
Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAYLuận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAY
 
Luận án: Quản lý nhà nước về hoạt động khoáng sản tại Nghệ An
Luận án: Quản lý nhà nước về hoạt động khoáng sản tại Nghệ AnLuận án: Quản lý nhà nước về hoạt động khoáng sản tại Nghệ An
Luận án: Quản lý nhà nước về hoạt động khoáng sản tại Nghệ An
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp ở huyện Phổ Yê...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp ở huyện Phổ Yê...Đề Tài Khóa luận 2024 Phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp ở huyện Phổ Yê...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp ở huyện Phổ Yê...
 
Đề tài luận văn 2024 Giải pháp nhằm tạo việc làm cho người lao động nông thôn...
Đề tài luận văn 2024 Giải pháp nhằm tạo việc làm cho người lao động nông thôn...Đề tài luận văn 2024 Giải pháp nhằm tạo việc làm cho người lao động nông thôn...
Đề tài luận văn 2024 Giải pháp nhằm tạo việc làm cho người lao động nông thôn...
 
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Nhà Nƣớc Về Đất Đai Tại Thành Phố Đồng Hới, Tỉnh ...
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Nhà Nƣớc Về Đất Đai Tại Thành Phố Đồng Hới, Tỉnh ...Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Nhà Nƣớc Về Đất Đai Tại Thành Phố Đồng Hới, Tỉnh ...
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Nhà Nƣớc Về Đất Đai Tại Thành Phố Đồng Hới, Tỉnh ...
 
Th s08 006_thực trạng à một số giải pháp nhằm tạo việc làm cho người lao động...
Th s08 006_thực trạng à một số giải pháp nhằm tạo việc làm cho người lao động...Th s08 006_thực trạng à một số giải pháp nhằm tạo việc làm cho người lao động...
Th s08 006_thực trạng à một số giải pháp nhằm tạo việc làm cho người lao động...
 
luan van thac si kinh te (2).pdf
luan van thac si kinh te (2).pdfluan van thac si kinh te (2).pdf
luan van thac si kinh te (2).pdf
 
Quản Lý Nhà Nƣớc Về Đất Đai Trên Địa Bàn Huyện Tiên Phƣớc, Tỉnh Quảng Nam.doc
Quản Lý Nhà Nƣớc Về Đất Đai Trên Địa Bàn Huyện Tiên Phƣớc, Tỉnh Quảng Nam.docQuản Lý Nhà Nƣớc Về Đất Đai Trên Địa Bàn Huyện Tiên Phƣớc, Tỉnh Quảng Nam.doc
Quản Lý Nhà Nƣớc Về Đất Đai Trên Địa Bàn Huyện Tiên Phƣớc, Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Luận án: Hoàn thiện quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền quận Tây Hồ
Luận án: Hoàn thiện quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền quận Tây HồLuận án: Hoàn thiện quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền quận Tây Hồ
Luận án: Hoàn thiện quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền quận Tây Hồ
 
Luận Văn Xây Dựng Kế Hoạch Sử Dụng Đất Năm 2020.
Luận Văn Xây Dựng Kế Hoạch Sử Dụng Đất Năm 2020.Luận Văn Xây Dựng Kế Hoạch Sử Dụng Đất Năm 2020.
Luận Văn Xây Dựng Kế Hoạch Sử Dụng Đất Năm 2020.
 
Luận văn: Mở rộng thị trường sản xuất kinh doanh nước sạch Thái Nguyên
Luận văn: Mở rộng thị trường sản xuất kinh doanh nước sạch Thái NguyênLuận văn: Mở rộng thị trường sản xuất kinh doanh nước sạch Thái Nguyên
Luận văn: Mở rộng thị trường sản xuất kinh doanh nước sạch Thái Nguyên
 
Ứng dụng máy toàn đạc điện tử và công nghệ thông tin trong thành lập mảnh bản...
Ứng dụng máy toàn đạc điện tử và công nghệ thông tin trong thành lập mảnh bản...Ứng dụng máy toàn đạc điện tử và công nghệ thông tin trong thành lập mảnh bản...
Ứng dụng máy toàn đạc điện tử và công nghệ thông tin trong thành lập mảnh bản...
 
Luận văn: Đánh giá ảnh hưởng của việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng tới si...
Luận văn: Đánh giá ảnh hưởng của việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng tới si...Luận văn: Đánh giá ảnh hưởng của việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng tới si...
Luận văn: Đánh giá ảnh hưởng của việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng tới si...
 
Thực trạng giá đất tại một số công trình ở thành phố Vĩnh Long
Thực trạng giá đất tại một số công trình ở thành phố Vĩnh LongThực trạng giá đất tại một số công trình ở thành phố Vĩnh Long
Thực trạng giá đất tại một số công trình ở thành phố Vĩnh Long
 
Luận Văn Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Quyền Sử Dụng Đất Tại Địa Bàn Thành Phố...
Luận Văn Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Quyền Sử Dụng Đất Tại Địa Bàn Thành Phố...Luận Văn Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Quyền Sử Dụng Đất Tại Địa Bàn Thành Phố...
Luận Văn Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Quyền Sử Dụng Đất Tại Địa Bàn Thành Phố...
 
Thực trạng và một số giải pháp khuyến nông nhằm phát triển sản xuất cây ăn qu...
Thực trạng và một số giải pháp khuyến nông nhằm phát triển sản xuất cây ăn qu...Thực trạng và một số giải pháp khuyến nông nhằm phát triển sản xuất cây ăn qu...
Thực trạng và một số giải pháp khuyến nông nhằm phát triển sản xuất cây ăn qu...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcLogic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcK61PHMTHQUNHCHI
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdfNghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdfThoNguyn989738
 

Recently uploaded (20)

40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...
 
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcLogic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
 
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdfNghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
 

Luận văn: Công tác quản lý Nhà nước về quyền sử dụng đất, 9đ

  • 1. i Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐÀM BÍCH HƢỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Thái Nguyên, tháng 10 năm 2011
  • 2. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn ii ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐÀM BÍCH HƢỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế Mã số: 60-34-01 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Đỗ Thị Bắc Thái Nguyên, tháng 10 năm 2011
  • 3. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Công tác quản lý Nhà nước về quyền sử dụng đất tại thành phố Thái Nguyên” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Luận văn đã sử dụng các thông tin từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau, các thông tin có sẵn đã đƣợc trích rõ nguồn gốc. Các số liệu và đánh giá khoa học trong luận văn là trung thực. Các số liệu có nguồn trích dẫn, kết quả trong luận văn là trung thực và chƣa từng công bố trong các công trình nghiên cứu khác. Một lần nữa, tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam kết trên. Học viên Đàm Bích Hƣờng
  • 4. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài “Công tác quản lý Nhà nước về quyền sử dụng đất tại thành phố Thái Nguyên ”, em nhận đƣợc sự hƣớng dẫn, giúp đỡ, động viên, của nhiều tập thể và cá nhân, em xin đƣợc bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các tập thể và cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong học tập và nghiên cứu. Em xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Nhà trƣờng, Khoa đào tạo Sau đại học trƣờng Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên, các thầy cô giáo đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trƣờng. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn cô giáo PGS.TS Đỗ Thị Bắc, đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu để em hoàn thành luận văn này. Em xin cảm ơn sự giúp đỡ và cộng tác của các anh chị là lãnh đạo, chuyên viên Sở Tài nguyên & Môi trƣờng tỉnh Thái Nguyên đã tận tình hƣớng dẫn, cung cấp tài liệu giúp em hoàn thành luận văn này. Em xin cảm ơn sự giúp đỡ, bạn bè đồng nghiệp và gia đình đã động viên giúp đỡ em thực hiện luận văn này. Học viên Đàm Bích Hƣờng
  • 5. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 Mục lục Số trang PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Tí nh cấp thiết của đề tài, lý do, ý nghĩa của đề tài 1 2. Mục đích nghiên cƣú của đề tài 2 3.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3 4.Ý nghĩa nghiên cứu khoa học và thực tiễn của luận văn 3 5. Bố cục của luận văn 3 Chƣơng1. CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4 1.1. Vị trí, vai trò và đặc điểm của công tác quản lý nhà nƣớc về QSD đất 4 1.1.1. Vị trí vai trò của công tác quản lý Nhà nƣớc về quyền sử dụng đất 4 1.1.2.Đặc điểm của công tác quản lý nhà nƣớc về quyền sử dụng đất 4 1.2. Một số vấn đề lý luận về công tác quản lý Nhà nƣớc về quyền sử dụng đất 5 1.2.1. Các khái niệm cơ bản về công tác quản lý nhà nƣớc về quyền sử dụng đất 5 1.2.2. Nội dung công tác quản lý nhà nƣớc về quyền sử dụng đất và Chính sách quản lý các loại đất 9 1.2.3. Những nhân tố chủ yếu ảnh hƣởng đến công tác quản lý Nhà nƣớc về quyền sử dụng đất. 14 1.3. Kinh nghiệm công tác quản lý Nhà nƣớc về quyền sử dụng đất của một số nƣớc trên thế giới và Việt Nam. 14 1.3.1. Kinh nghiệm công tác quản lý Nhà nƣớc về quyền sử dụng đất của một số nƣớc trên thế giới 10 1.3.2. Kinh nghiệm và chính sách quản lý Nhà nƣớc về quyền sử dụng đất ở Việt nam 19 1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu 24 1.4.1. Các câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết 24
  • 6. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 1.4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 24 1.4.3. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý nhà nƣớc về quyền sử dụng đất 27 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN 28 2.1. Các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý Nhà nƣớc về quyền sử dụng đất tại thành phố Thái Nguyên 2.1.1. Điều kiện tự nhiên của thành phố Thái Nguyên 28 28 2.1.2. Nhân khẩu và lao động thành phố Thái Nguyên 29 2.1.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng thành phố Thái Nguyên 30 2.1.4. Phát triển kinh tế của thành phố Thái Nguyên 31 2.1.5. Nhân tố kỹ thuật 2.1.6. Đánh giá thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý Nhà 32 nƣớc về quyền sử dụng đất tại thành phố Thái Nguyên 32 2.2. Thực trạng về công tác quản lý Nhà nƣớc về quyền sử dụng đất tại địa bàn thành phố Thái Nguyên 34 2.2.1. Thực trạng công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại địa bàn thành phố Thái Nguyên 2.2.2 Thực trạng công tác cấp, đổi giấy chứng nhận quyền sử 34 dụng đất, quản lý hồ sơ địa chính, đăng ký đất đai 2.2.3.Thực trạng công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất 36 và giải phóng mặt bằng 2.2.4.Thực trạng công tác quản lý kinh tế trong lĩnh vực đất đai 45 39 2.2.5. Thực trạng công tác thông tin và quản lý nguồn lực đất đai 56 2.2.6. Thực trạng quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của ngƣời sử dụng đất 58 2.2.7. Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai 59 2.2.8. Tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan chức năng ở thành phố Thái nguyên 60
  • 7. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn vii 2.3. Đánh giá chung về công tác quản Nhà nƣớc về quyền sử dụng đất tại thành phố Thái Nguyên. 61 2.3.1. Nh ững kết quả tích cực 61 2.3.2. Nh ững tồn tại, hạn chế 62 2.3.3. Ng uyên nhân ảnh hƣởng 64 Chƣơng 3. ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN ĐẾN NĂM 2020 68 3.1. Những căn cứ, mục tiêu, định hƣớng tăng cƣờng công tác quản lý Nhà nƣớc về quyền sử dụng đất trên địa bàn TP Thái Nguyên 68 3.1.1. Những căn cứ chủ yếu để đƣa ra giải pháp tăng cƣờng công tác quản lý Nhà nƣớc về quyền sử dụng đất 68 3.1.2. Những định hƣớng tăng cƣờng công tác quản lý Nhà nƣớc về quyền sử dụng đất tại thành phố Thái Nguyên 68 3.1.3. Những mục tiêu tăng cƣờng công tác quản lý Nhà nƣớc về quyền sử dụng đất tại thành phố Thái Nguyên 69 3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cƣờng công tác quản lý Nhà nƣớc về quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Thái Nguyên 72 3.2.1. Xây dựng hành lang pháp lý đầy đủ, phù hợp với tình hình thực tế 72 3.2.2. Tăng cƣờng ứng dụng khoa học kỹ thuật trong công tác quản lý Nhà nƣớc về quyền sử dụng đất 74 3.2.3. Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đất đai 75 3.2.4. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất mang tầm chiến lƣợc 77 3.2.5. Làm tốt công tác bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi thu hồi đất 79
  • 8. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn vii 3.2.6. Cải cách thủ tục hành chính trong quản lý đất đai 3.2.7. Tổ chức quản lý thị trƣờng bất động sản 81 80
  • 9. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 3.2.8. Giải pháp tài chínhvà đầu tƣ 3.2.9. Tăng cƣờng tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức để 82 vận dụng tốt các chính sách của Đảng và Nhà nƣớc. 83 3.2.10. Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật và định mức sửdụng đất đai. 82 3.2.11.Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chính sáchpháp luật đất đai 85 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 88 1.Kết luận 88 2.Kiến nghị 90 Tài liệu tham khảo 95 Phụ lục
  • 10. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CN : Công nghiệp DNNN : Doanh nghịêp nhà nƣớc DN : Doanh nghiệp QSD : Quyền sử dụng GCN : Giấy chứng nhận GPMB : Giải phóng mặt bằng KH : Kế hoạch NSNN : Ngân sách nhà nƣớc
  • 11. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 0 DANH MỤC CÁC BẢNG Trang 1.1 Mối quan hệ giữa các quyền sở hữu và quyền sử dụng 6 1.2 Hiện trạng sử dụng đất toàn quốc tính đến 01/01/2008 22 2.1 Tổng hợp thuê bao sử dụng dịch vụ viễn thông ở thành phố Thái Nguyên từ năm 2006 – 2010. 30 2.2 Bảng tổng hợp tình hình thu chi ngân sách trên địa bàn thành phố Thái Nguyên từ 2005-2010 31 2.3 Giá trị sản xuất công nghiệp ngoài Nhà nƣớc trên địa bàn Tphố Thái Nguyên theo giá so sánh 1994 32 2.4 Bảng tổng hợp tiến độ cấp giấy chứng nhận QSD đất trên địa bàn thành phố Thái Nguyên đến năm 2010 38 2.5 Số liệu thực hiện bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng trên địa bàn thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2006-2010. 43 2.6 Bảng giá đất ở do Nhà nƣớc quy định tại một số đƣờng phố chính nội thị thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2006 - 2010 46 2.7 Giá đất ở trên thị trƣờng tại một số đƣờng phố chính nội thị thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2006- 2010 47 2.8 Tổng hợp ý kiến của ngƣời dân về về công tác xác định giá đất và thái độ, trách nhiệm của cán bộ trực tiếp giải quyết hồ sơ ở TP Thái Nguyên 48 2.9 Tổng hợp số liệu đấu giá đất trên địa bàn TP Thái Nguyên năm 2006- 2010 50 2.10 Số thu thuế nhà đất trên địa bàn TP Thái Nguyên năm 2006 -2010 52 2.11 Số thu thuế chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn TPTN năm 2006 - 2010 53 2.12 Tổng hợp số thu tiền sử dụng đất trên địa bàn TP Thái Nguyên năm 2006 - 2010 55 2.13 Số thu tiền thuê đất ở Tp Thái Nguyên năm 2006 - 2010 56 2.14 Bảng tổng hợp tỷ lệ ngƣời dân biết về thông tin quy hoạch đất đai 58
  • 12. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 1 trên địa bàn TP Thái Nguyên 2.15 Tổng hợp tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai tại thành phố 61 Thái nguyên năm 2006 -2010 2.16 Cơ cấu, diện tích, loại đât theo vùng kinh tế tự nhiên năm 2010 67 3.1 Vốn đầu tƣ để tăng cƣờng công tác quản lý Nhà nƣớc về quyền sử 71 dụng đất đến năm 2015 3.2 Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực làm công tác quản lý đất đai ở Tp 76 Thái Nguyên đến năm 2015 3.3 Diện tích trung bình theo khung trong một mảnh bản đồ trong hệ VN- 85 2000 3.4 Kế hoạch phấn đấu giải quyết đơn thƣ khiếu nại, tố cáo trong 87 các năm 2012 - 2015
  • 13. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn xii DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ Trang 1.1 Mô hình hệ thống quản lý đất đai của Trung quốc 20 1.2 Mô hình hệ thống quản lý đất đai của Việt Nam 22 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức định giá đất 49
  • 14. 1 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Chúng ta biết, đất đai vừa là bất động sản, vừa là yếu tố có tính chất quyết định để một tài sản đƣợc coi là một bất động sản. Đất đai có vai trò quyết định cho sự tồn tại, phát triển của xã hội loài ngƣời; là tài nguyên vô cùng quý giá, là nơi cƣ trú của động thực vật và con ngƣời trên trái đất; là tƣ liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt không gì thay thế đƣợc. Vì vậy, đất đai có thể coi là xuất phát điểm, yếu tố cơ bản của đời sống và quá trình sản xuất xã hội. Trong điều kiện của nền kinh tế thị trƣờng hiện nay ở nƣớc ta, đất đai đƣợc sử dụng vào đời sốngkhông chỉ là cơ sở sản xuất, phục vụ sinh hoạt, mà còn là tài sản có giá trị lớn để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của ngƣời sử dụng đất. Cùng với các điều kiện tự nhiên khác, đất đai là một trong những cơ sở để hành thành nên các vùng kinh tế của đất nƣớc nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả nhất, đáp ứng nhu cầu đời sống kinh tế xã hội của đất nƣớc trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Do vậy, yêu cầu quản lý Nhà nƣớc về quyền sử dụng đất là một vấn đề trở nên ngày càng cấp thiết. Tuy nhiên, đất đai ở nƣớc ta lại thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nƣớc thống nhất quản lý, nên việc lƣu chuyển đất đai trên thị trƣờng chỉ là sự lƣu chuyển về quyền sử dụng đất mà thôi. Công tác quản lý Nhà nƣớc về quyền sử dụng đất có tầm quan trọng đối với kinh tế xã hội của mỗi quốc gia nói chung và địa phƣơng nói riêng. Tại Việt nam, quốc gia đứng thứ 46 toàn cầu về mật độ dân số, thì giá trị quyền sử dụng đất ngày càng có tính thời sự. Đặc biệt, thành phố Thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên là địa phƣơng đang trên đà phát triển, tốc độ đô thị hoá nhanh, các dự án đang đƣợc triển khai ngày càng nhiều, công tác quản lý Nhà nƣớc về quyền sử dụng đất đã đạt đƣợc nhiều thành tựu song cũng còn nhiều vấn đề cần tăng cƣờng cải tiến.
  • 15. 2 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn Xuất phát từ những lý do trên nên em đã chọn nghiên cứu: “Công tác quản lý Nhà nước về quyền sử dụng đất tại địa bàn thành phố Thái Nguyên” để làm rõ những yếu tố ảnh hƣởng, cơ chế và các nghĩa vụ tài chính liên quan tới quyền sử dụng (QSD) đất giữa ngƣời quản lý và ngƣời sử dụng đất, giữa những ngƣời sử dụng đất với nhau nhằm tăng cƣờng công tác quản lý Nhà nƣớc về vấn đề này trong thời gian tiếp theo. 2. Mục đích nghiêncƣúcủa đề tài *Mục tiêu chung: Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác quản lý Nhà nƣớc về thị trƣờng QSD đất tại địa bàn thành phố Thái Nguyên để đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý Nhà nƣớc về QSD đất . * Mục tiêu cụ thể: - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn công tác quản lý Nhà nƣớc về QSD đất tạiđịa bàn thành phố Thái Nguyên. - Đề ra phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm tăng cƣờng công tác quản lý Nhà nƣớc về QSD đất tại địa bàn thành phố Thái Nguyên trong thời gian tiếp theo. 3. Đốitƣợng và phạmvi nghiêncứu 3.1.Đối tượng nghiêncứu Công tác quản lý Nhà nƣớc về QSD đất tại địa bàn thành phố Thái Nguyên và ngƣời dân, các hộ, cộng đồng, các vùng. 3.2. Phạm vi nghiêncứu - Không gian nghiên cứu: Địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. - Thời gian nghiên cứu: 5 năm 2006 - 2010. - Nội dung: Nghiên cứu các vấn đề trong nộidung quản lý Nhà nƣớc về QSD đất nhƣ: công tác quy hoạch, kế hoạch (KH) sử dụng đất, công tác xác
  • 16. 3 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn định giá đất, đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận QSD đất, công tác quản lý tài chính về đất đai, thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo. 4. Ý nghĩa nghiên cứu khoa học và thực tiễn của luận văn Luận văn là công trình có ý nghĩa khoa học và thực tế thiết thực đối với Sở Tài chính trong quản lý Nhà nƣớc về QSD đất để trong thời gian tới có cơ sở khoa học để phối hợp quản lý trong lĩnh vực tài chính đất đai, một lĩnh vực mang lại số thu ngân sách không nhỏ, đồng thời tạo nên bƣớc ngoặt trong việc phân cấp chi ngân sách địa phƣơng. Luận văn nghiên cứu khá toàn diện và có hệ thống những giải pháp nhằm tăng cƣờng công tác quản lý Nhà nƣớc về QSD đất tại địa bàn thành Thái Nguyên nói riêng và các địa phƣơng có điều kiện tƣơng tự nói chung. 5. Bố cục của Luận văn Luận văn có 3 chƣơng chính: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận, thực tiễn công tác quản lý Nhà nƣớc về QSD đất và phƣơng pháp nghiên cứu. Chƣơng 2: Thực trạng công tác quản lý Nhà nƣớc về QSD đất tại địa bàn thành phố Thái Nguyên. Chƣơng 3: Định hƣớng và giải pháp tăng cƣờng công tác quản lý Nhà nƣớc về QSD đất tạiđịa bàn thành Thái Nguyên đến năm 2020.
  • 17. 4 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn Chƣơng1 CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. Vị trí, vai trò và đặc điểm của công tác quản lý Nhà nƣớc về QSD đất 1.1.1.Vị trí, vai trò của công tác quản lýNhà nước vềQSD đất Xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản lý đất đai để quản lý ngày càng tốt hơn nguồn tài nguyên này tiến tới hoàn thiện và phát triển thị trƣờng bất động sản là một nhiệm vụ quan trọng đặt ra đối với thành phố Thái Nguyên nói riêng và cả nƣớc ta trong giai đoạn hiện nay. Từ thực trạng công tác quản lý đất đai nƣớc ta, đối chiếu với hệ thống quản lý đất đai các nƣớc, xác định việc nghiên cứu hoàn thiện hệ thống quản lý Nhà nƣớc về đất đai Việt Nam theo hƣớng thống nhất quản lý Nhà nƣớc về đất đai vào một cơ quan của Chính phủ, cụ thể nhƣ sau: - Xây dựng hệ thống quản lý đất đai trên nền tảng: Pháp luật đất đai ; quy hoạch sử dụng đất đai gắn với thanh tra đất đai đảm bảo quản lý và sử dụng đất tuân thủ pháp luật và quy hoạch. - Xây dựng hệ thống địa chính hoạt động theo ngành dọc với các thành phần cơ bản: Bản đồ địa chính; định giá đất; đăng ký đất đai; đảm bảo nắm chắc, quản chặt đất đai đến từng thửa đất và từng chủ sử dụng, đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai và thị trƣờng bất động sản thông thoáng, lành mạnh. - Xây dựng hệ thốngthôngtin đấtđaitheo hƣớngChínhphủđiện tử. 1.1.2. Đặcđiểm của công tác quản lýNhà nước vềQSD đất Công tác quản lý Nhà nƣớc về QSD đất tại thành phố Thái Nguyên có một số đặc điểm nhƣ sau: - Do đặc điểm mật độ phân bố dân cƣ tƣơng đối cao nên trong thành phố tỷ lệ đất ở chiếm tỷ trọng cao trong tổng quỹ đất của thành phố.
  • 18. 5 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn - Tốc độ đô thị hoá trong những năm gần đây tƣơng đối nhanh, trong đó việc xây dựng các khu dân cƣ theo quy hoạch làm cho công tác quản lý Nhà nƣớc về đất đai phát sinh nhiều vấn đề cần giải quyết nhƣ tái định cƣ, bồi thƣờng giải phóng mặt bằng, chia tách đất, cấp giấy chứng nhận, mua bán, chuyển nhƣợng… - Công tác quản lý Nhà nƣớc về QSD đất tuy đã đạt đƣợc những kết quả nhất định song cũng còn một số tồn tại cần khắc phục, cải tiến để hoàn thiện đồng bộ chính sách quản lý đất đai cũng nhƣ tăng cƣờng công tác quản lý nhằm đáp ứng đƣợc với những vấn đề thực tế đang đặt ra. 1.2. Mộtsố vấn đề lý luận về công tác lý Nhà nƣớc về QSD đất 1.2.1. Cáckhái niệm cơ bản - Giấy chứng nhận QSD đất: Là giấy chứng nhận do cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền cấp cho ngƣời sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời sử dụng đất. - Thống kê đất đai: Là việc Nhà nƣớc tổng hợp, đánh giá trên hồ sơ địa chính về hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm thống kê và tình hình biến động đất đai giữa hai lần thống kê. - Kiểm kê đất đai: Là việc Nhà nƣớc tổng hợp, đánh giá trên hồ sơ địa chính và trên thực địa về hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm kiểm kê và tình hình biến động đất đai giữa hai lần kiểm kê. - Giá QSD đất (sau đây gọi là giá đất): Là số tiền tính trên một đơn vị diện tíchđất do Nhà nƣớc quy định hoặc đƣợc hình thành trong giao dịch về QSD đất. - Giá trị QSD đất: Là giá trị bằng tiền của QSD đất đối với một diện tích đất xác định trong thời hạn sử dụng đất xác định.
  • 19. 6 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn - Tiền sử dụng đất: Là số tiền mà ngƣời sử dụng đất phải trả trong trƣờng hợp đƣợc Nhà nƣớc giao đất có thu tiền sử dụng đất đối với một diện tích đất xác định. - Quyền sở hữu: Bao gồm quyền chiếm hữu, QSD và quyền định đoạt của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật. Chủ sở hữu có đủ ba quyền là quyền chiếm hữu, QSD và quyền định đoạt tài sản. QSD là quyền của chủ sở hữu khai thác công dụng, hƣởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản, chỉ là một trong ba quyền của chủ sở hữu. Tại Việt Nam, hiện nay quyền sở hữu đất đai thuộc về Nhà nƣớc, mọi tổ chức, cá nhân chỉ có QSD đất đai. Hiểu theo khái niệm địa tô trên đây thì những ngƣời đang có QSD đất không có quyền gì trong việc thu địa tô hay địa tô thặng dƣ, mà quyền này thuộc về Nhà nƣớc. Điều này trên thực tế làm cho Nhà nƣớc có một vai trò độc quyền trong việc định giá đền bù khi thu hồi đất đai, và khi các chính sách định giá đền bù chƣa hợp lý dễ gây ra phản ứng của ngƣời sử dụng cũng nhƣ tạo kẽ hở để một số ngƣời làm giàu bất chính từ đất. Bảng 1.1 Mối quan hệ giữa các quyền sở hữu và QSD Cắtgiữ toànbộ Cắtgiữ một phần Không cắtgiữ Chiếm hữu √ Không tồn tại Không tồn tại Sử dụng √ Không tồn tại Không tồn tại Thu lợi √ √ Không tồn tại Định đoạt Không tồn tại √ √ (Nguồn:NguyễnĐình Bồng)[6]
  • 20. 7 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn - Quy hoạch sử dụng đất: Là hệ thống các biện pháp của Nhà nƣớc về tổ chức, quản lý nhằm mục đích sử dụng hiệu quả tối đa tài nguyên thiên nhiên khác, bảo vệ môi trƣờng để phát triển bền vững trên cơ sở phân bố quỹ đất vào các mục đích phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng theo các đơn vị hành chính các cấp, các vùng và cả nƣớc. Từ đó có thể phân biệt đƣợc quyền sở hữu và quyền chiếm hữu hoặc QSD; việc cho thuê, cho mƣợn đất đƣợc hiểu đơn giản là mình không dùng thì nhƣờng cho ngƣời khác sử dụng, không nên giải thích rằng mình không chiếm hữu mà để cho ngƣời khác chiếm hữu nhƣ là có sự thay đổi về sở hữu. Trong mọi trƣờng hợp đất đai thuộc sở hữu Nhà nƣớc chỉ đƣợc đem cho thuê để đƣợc sử dụng trên thực tế, mọi trƣờng hợp không phải xin nhận đất để sử dụng đều không đƣợc xem xét. Cho nên khi giao đất (bao gồm cả cho thuê, cho mƣợn) cần phải có sự phân biệt giữa quyền sở hữu và QSD. - Quỹ đất: Là toàn bộ đất của xã hội đƣợc Nhà nƣớc phân bố và sử dụng vào các mục đích khác nhau để đáp ứng nhu cầu về các mặt của xã hội trong từng giai đoạn phát triển nhất định. - Quyền cầm cố: Là quyền lợi ngƣời nhận tài sản cầm cố đƣợc hƣởng. Tức là ngƣời nhận cầm cố sau khi chi một lần giá cầm cố, chiếm hữu vật cầm của ngƣời đƣa cầm thì đƣợc QSD và quyền thu lợi. Tài sản tiêu biểu cho quyền cầm cố thƣờng là bất động sản đất đai, nhà cửa, vv. [20, tr.1228] - Quyền sở hữu: Chế định pháp lí quan trọng, là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ sở hữu (quan hệ giữa ngƣời vớingƣời về vật), xác nhận và bảo vệ các chủ sở hữu đối với những tƣ liệu sản xuất và sinh hoạt nhất định, quy định quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt chúng [14, T3, Tr. 639] - QSD đất: Chỉ ngƣời sở hữu ruộng đất, có thể trong phạm vi quy
  • 21. 8 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn định của pháp luật chiếm hữu, sử dụng, xử lý về quyền lợi thu đƣợc trên đất đai đó. QSD đất đai là QSD hợp lí đối với đất chiếm hữu theo quy định của pháp luật. QSD đất đai là một trong nội dung của quyền sở hữu đất đai. Nó có thể đƣợc áp dụng trên đất của ngƣời sở hữu và cũng có thể đƣợc áp dụng theo pháp luật trên đất không phảicủa ngƣờisở hữu. [20, tr.1923] - Thế chấp đất đai, là ngƣời làm thế chấp vay nợ, lấy đất đai làm vật thế chấp để thi hành trách nhiệm vay nợ với ngƣời cho vay. Đất đai dùng làm vật thế chấp, không đƣợc chuyển dịch, vẫn do ngƣời thế chấp chiếm hữu, sử dụng, chỉ dùng nó bảo đảm cho quyền lợi nào đó về giá trị kinh tế nhƣ quyền sở hữu, QSD. [20, tr.1220] - Thu hồi đất: Là việc Nhà nƣớc ra quyết định hành chính để thu lại QSD đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, Uỷ ban nhân dân xã, phƣờng, thị trấn quản lý theo quy định của Lụât này. [17, Điều 4] - Thuế:Là một khoản đóng góp bằng tài sản cho Nhà nƣớc do luật định thành nghĩa vụ đối với các cá nhân hoặc tổ chức nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nƣớc. [13, tr. 477] - Thuế chuyển QSD đất: Là loại thuế trực thu, đƣợc thu trên thu nhập của cá nhân, tổ chức khi chuyển QSD đất. Thuế này đƣợc thu qua mỗi lần phát sinh việc chuyển QSD đất. Đối tƣợng nộp thuế là tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có QSD đất, khi thực hiện việc chuyển nhƣợng QSD đất này. - Thừa kế QSD đất : Là việc chuyển QSD đất của ngƣời chết sang cho ngƣời thừa kề theo di chúc hoặc theo pháp luật phù hợp với quy định của Bộ luật này và pháp lụât về đất đai. [19, Điều 738]. - Thửa đất: Là phần diện tích đất đƣợc giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặc đƣợc mô tả trên hồ sơ. [17, Điều 4]
  • 22. 9 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 1.2.2. Nội dung công tácquản lýNhà nước về QSDđất và chính sách quản lý kinhtế có liên quan đếnquản lýNhà nước về quyền sử dụngđất 1.2.2.1Nộidung công tácquản lý Nhà nước về QSD đất 1). Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lí, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó. 2). Xác định địa giới hành chính, lập và quản lí hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính. 3). Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sửdụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất. 4). Quản lý quy hoạch, KH sử dụng đất. 5). Quản lí việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất. 6). Đăng ký QSD đất, lập và quản lí hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận QSDđất. 7). Thống kê, kiểm kê đất đai. 8). Quản lí tài chính về đất đai. 9). Quảnlí và pháttriểnthịtrƣờngQSDđấttrongthịtrƣờngbấtđộngsản. 10). Quản lí, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của ngƣời sử dụng đất. 11). Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai. 12). Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lí và sử dụng đất đai. 13). Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai. 1.2.2.2.Chính sách quản lý kinh tế, tài chính có liên quan đến quản lý Nhà nước về quyền sử dụng đất.. * Quản lý Nhà nước về giá đất
  • 23. 10 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn Thi hành Luật đất đai năm 2003, Chính phủ ban hành nghị định số 188/2004/NĐ-CP về phƣơng pháp xác định giá đất và khung giá đất các loại. Trên cơ sở nguyên tắc và phƣơng pháp định giá đất, khung giá đất do chính phủ quy định, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng căn cứ vào tình hình thực tế của địa phƣơng mình để xác định mức giá cụ thể cho từng loại đất. Giá đất cụ thể của từng loại đất do địa phƣơng quy định chỉ đƣợc điều chỉnh khi giá chuyển nhƣợng thực tế trên thị trƣờng trong điều kiện bình thƣờng có biến động liên tục kéo dài trên 60 ngày trở lên gây chênh lệch giá quá lớn; nếu giảm 10% trở lên so với giá quy định thì điều chỉnh xuống, nếu tăng trên 20% trở lên thì điều chỉnh tăng giá nhƣng tỷ lệ điều chỉnh không quá 20% mức giá tối đa của khung giá đất do chính phủ quy định. Ngoài ra, khi chính phủ điều chỉnh khung giá đất thì giá đất do địa phƣơng quy định cũng sẽ thay đổi theo. Hàng năm Uỷ ban nhân dân tỉnh phải công bố giá đất tại địa phƣơng mình. Những quy định trên đã tạo điều kiện cho địa phƣơng chủ động trong việc ban hành và điều chỉnh giá đất tại địa phƣơng mình cho phù hợp với thực tế. * Quản lý Nhà nước về giá thuêđất: Đối với các dự án đầu tƣ trong nƣớc: Chính phủ có Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 về thu tiền thuê đất, thuê mặt nƣớc. Bộ Tài chính có Thông tƣ số 120/2005/TT-BTC ngày 30/12/2005 hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số 142/2005/NĐ-CP về thu tiền thuê đất, thuê mặt nƣớc và Thông tƣ số 141/2007/TT-BTC ngày 31/11/2007 hƣớng dẫn sửa đổi, bổ sung Thông tƣ số 120/2005/TT-BTC: quy định tiền thuê đất đối với tổ chức trong nƣớc sử dụng đất vào mục đích sản xuất kinh doanh mà không phải là sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản. Tiền thuê đất hàng
  • 24. 11 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn năm đối với đất dùng vào các nghành sản xuất vật chất là 0,5% giá đất do uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành theo khung giá đất do Chính Phủ quy định tƣơng tự đối với các ngành thƣơng mại, du lịch, dịch vụ là 0,7%. Năm 2010, Chính phủ ban hành Nghị định số 121/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010 sửa đổi, bổ sung một số quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nƣớc, trong đó: trƣờng hợp thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm thì đơn giá thuê đất một năm tính bằng 1,5% giá đất theo mục đích sử dụng đất thuê do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng ban hành theo quy định của Chính phủ về phƣơng pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất. Trƣờng hợp Nhà nƣớc cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê thì số tiền thuê đất phải nộp đƣợc tính bằng với số tiền sử dụng đất phải nộp nhƣ trƣờng hợp giao đất có thu tiền sử dụng đất có cùng mục đích sử dụng đất và cùng thời hạn sử dụng đất. Đối với dự án do nƣớc ngoài đầu tƣ: Căn cứ vào Điều 85 Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành Luật đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam, ngày 24/11/2000, Bộ trƣởng Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 189/QĐ-BTC qui định tiền thuê đất, mặt nƣớc, mặt biển áp dụng đối với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam: Đơn giá thuê đất đốivới tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài tính bằng ngoại tệ đƣợc xác định theo 5 nhóm đô thị, 3 vùng nông thôn: đồng bằng, trung du, miền núi; đồng thời có tính đến các yếu tố đô thị hoá ở các vùng ven đô thị. Mức thu tiền thuê đất một năm cho từng dự án đƣợc xác định trên cơ sở khung tiền thuê đất, trong đó coi mức tiền thuê đất tối thiểu trong khung là mức cơ bản và thực hiện điều chỉnh giá tiền thuê theo 3 loại hệ số: Hệ số địa điểm, hệ số kết cấu hạ tầng, hệ số ngành nghề. Đối với đất không thuộc đô thị, chƣa phải là đất khu dân cƣ, đất chuyên dùng, không dùng vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản thì đơn giá thuê đất đƣợc tính từ 100USD đến 600
  • 25. 12 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn USD/ha/năm. Riêng đối với các vùng núi đá, đồi trọc, đất xấu khó sử dụng, nếu sử dụng vào dự án không phải sản xuất công nghiệp, dịch vụ, du lịch, thƣơng mại thì đơn giá thuê đất tính từ 30 USD đến 100 USD/ha/năm. * Quản lý Nhà nước về thuế, phí và lệ phí - Thuế sử dụng đất nông nghiệp: Thực hiện điều tiết đối với đất dùng vào sản xuất nông nghiệp, đất có mặt nƣớc nuôi trồng thuỷ sản, đất trồng rừng. Căn cứ tính và thu thuế là diện tích, hạng đất và định suất thuế tính bằng kilôgam thóc trên một đơn vị diệnt ích của từng hạng đất. Hạng đất tính thuế đƣợc xác định dựa vào 5 yếu tố: chất đất, vị trí, địa hành, điều kiện khí hậu thời tiết, điều kiện tƣới tiêu, đồng thời tham khảo năng suất bình quân đạt đƣợc trong điều kiện canh tác bình thƣờng của 5 năm năm trƣớc. Đất trồng cây hàng năm và đất có mặt nƣớc nuôi trồng thuỷ sản đƣợc chia làm 6 hạng, đất trồng cây lâu năm chia làm 5 hạng. Định suất thuế (mức thuế) một năm tính bằng kilôgam thóc trên 1 ha của từng hạng đất. Thuế tính bằng thóc thu bằng tiền theo giá thóc Nhà nƣớc quy định. - Thuế nhà, đất: Căn cứ tính thuế là diện tích và mức thuế trên một đơn vị diện tích, trong đó: + Đối với đất ở đô thị, mức thuế đất tính bằng từ 3 đến 32 lần mức thuế sử dụng đất nông nghiệp của hạng đất cao nhất trong vùng và đƣợc quy định cho một đơn vị diện tích của từng vị trí theo loại đƣờng phố theo 5 loại đô thị; + Đối với đất thuộc vùng ven đô thị, thì tuỳ vào loại đô thị mức thuế đất bằng từ 2 đến 2,5 lần mức thuế sử dụng đất nông nghiệp của hạng đất cao nhất trong vùng; + Đối với đất gần các đầu mối giao thông, ven các trục đƣờng giao thông chính, mức thuế đất bằng 1,5 lần mức thuế sử dụng đất nông nghiệp của hạng đất cao nhất trong vùng;
  • 26. 13 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn + Đối với đất thuộc vùng nông thôn, mức thuế đất bằng 1 lần mức thuế sử dụng đất nông nghiệp bình quân trong xã. - Thuế chuyển QSD đất :Luật thuế chuyển QSD đất đƣợc ban hành ngày 22/6/1994 để điều tiết thu nhập đối với ngƣời chuyển nhƣợng QSD đất. Căn cứ tính thuế là diện tích đất chuyển nhƣợng, giá đất và thuế suất với mức từ 5% - 50% tuỳ theo điều kiện và loại đất chuyển nhƣợng; thực hiện khuyến khích phát triển thị trƣờng bất động sản, với mục tiêu quản lý sự vận động của đất đai nên giảm mức động viên vào ngân sách Nhà nƣớc, Luật thuế chuyển QSD đất năm 1999 đƣợc ban hành sửa đổi thuế suất với tỷ lệ động viên áp dụng là 2% và 4%. - Phí và lệ phí: + Lệ phí trước bạ: Là khoản thu đối với tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhƣợng QSD đất bao gồm cả đăng ký QSD đất khi hợp thức hoá quyền sử sụng đất. Mức thu lệ phí trƣớc bạ bằng 1% trên giá trị đất nhận chuyển QSD hoặc giá trị đăng ký QSD đất. + Lệ phí địa chính: Là khoản thu khi cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền thực hiện công việc về địa chính, bao gồm cấp giấy chứng nhận QSD đất, chứng nhận đăng ký biến động về đất đai (thay đổi về mục đích sử dụng đất), trích lục hồ sơ địa chính. Theo quy định hiện hành, các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, không phân biệt đƣợc Nhà nƣớc giao đất hay không đƣợc giao đất, khi đƣợc cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền giải quyết một trong những công việc về địa chính nêu trên đây đều phải nộp lệ phí địa chính với mức thu từ 5000 đồng/lần/giấy. *Cáckhoản thu khác về đất đai - Tiền sử dụng đất: Thi hành Luật Đất đai năm 2003, ngày 13/12/2004 Chính phủ ban hành Nghị định số 198/2004/NĐ-CP về thu tiền sử dụng đất và đƣợc hƣớng dẫn tại Thông tƣ số 117/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của
  • 27. 14 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn Bộ Tài chính. Năm 2010 Chính Phủ ban hành Nghị định số 120/2010/NĐ-CP sửa đổi bổ sung NĐ số 198/2004/NĐ-CP, Bộ Tài chính có Thông tƣ số 93/2011/TT-BTC sửa đổi bổ sung Thông tƣ số 117/2004/TT-BTC. - Tiền thuê đất: Các DN, tổ chức kinh tế tập thể, hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tƣợng phải thuê đất để sử dụng vào sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, hộ gia đình sử dụng đất vào mục đích sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và làm muối thì phải nộp tiền thuê đất. 1.2.3. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến công tác quản lý Nhà nước về QSD đất - Khung pháp lý và chính sáchcủa Nhà nƣớc - Điều kiện tự nhiên của thành phố Thái Nguyên - Nhân khẩu và lao độngthành phố Thái Nguyên - Hệ thống cơ sở hạ tầng thành phố Thái Nguyên - Phát triển kinh tế của thành phố Thái Nguyên - Nhân tố kỹ thuật 1.3. Kinh nghiệm quản lý Nhà nƣớc về QSD đấtcủa một số nƣớc trên thế giới và Việt Nam 1.3.1.Kinh nghiệm quản lý đất đai ở một số nước trên thế giới 1.3.1.1.Kinh nghiệm quản lý đất đai của Mỹ Nội dung lập pháp và chính sách đất đai ở Mỹ chủ yếu triển khai hai chủ để lớn là phân phối đất công và bảo vệ tài nguyên đất đai, đƣợc phát triển và hoàn thiện trong hơn 200 năm và trở thành một hệ thống vô cùng phức tạp. Nƣớc Mỹ mất 130 năm để tiến hành việc phân phối đất công và tặng miễn phí xoay quanh việc xây dựng chế độ tƣ hữu sản quyền và trang trại gia đình; còn 60 năm lại đây chuyển sang việc bảo vệ tài nguyên đất đai xoay quanh nhiệm vụ khôi phục thảm thực vật, giảm xói mòn, tăng độ phì nhiêu, cải tiến canh tác, khống chế diện tích trồng trọt... Trong điều
  • 28. 15 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn kiện hoà bình lâu dài, Mỹ có điều kiện tổ chức thi hành pháp luật thống nhất và hiệu quả, các mặt về chế độ sản quyền, chế độ quản lý, chế độ sở hữu, quyền sử dụng và quyền khác về đất đai đƣợc hoàn thiện; phát triển xã hội và quy hoạch đất đai đƣợc coi trọng làm cho kinh tế phát triển cân đối và ổn định... đó là điều kiện quan trọng của nhiệm vụ hiện đại hoá nông nghiệp nƣớc Mỹ. Pháp luật và chính sách đất đai của Liên bang chủ yếu là điều chỉnh trên các đất của Liên bang tuy rộng nhƣng giá trị thấp, thƣờng là vùng mỏ, rừng, bãi chăn thả, còn đất tƣ nhân thì do pháp luật của các bang điều chỉnh. Nếu lấy Oasinhtơn làm ví dụ (giữa các bang không khác nhau nhiều). - Quyền lợi về chiếm hữu đất đai: Luật pháp về quyền lợi đất đai ở Mỹ có rất nhiều và đều bắt nguồn từ luật pháp đất đai của Anh. Những phán quyết về xử lý tranh chấp đất đai trong cuộc sống xã hội đời thƣờng là những căn cứ quan trọng để chế định pháp luật, pháp luật bổ sung vào các phán quyết rƣờm rà và không rõ ràng để trở thành pháp luật có tính tập quán. - Quyền sở hữu bất động sản: Bao gồm quyền sở hữu đất và các thứ có trên đất. Pháp luật và chính sách này dựa vào pháp luật nƣớc Anh thời trung cổ - nghĩa là ngƣời sở hữu (quý tộc) có thể đem đất đai, nhà cửa tặng hoàn toàn cho ngƣời khác, khi ngƣời đƣợc tặng chết thì đƣợc để thừa kế, hoặc chỉ tặng bất động sản cho một ngƣời nào đó khi còn sống, lúc chết thì tài sản trở về ngƣời tặng, hoặc cho tặng đất đai kèm theo điều kiện, nếu không thoả mãn thì ngƣời cho tặng sẽ thu hồi... Ngoài ra còn duy trì quan hệ thuê mƣớn có tính chất chu kỳ. - Quyền đồng sở hữu: là quyền sở hữu đất có từ hai ngƣời trở lên, nhƣ cùng nhau thuê đất và tài sản khi một trong hai ngƣời đó chết, thì
  • 29. 16 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn quyền lợi hoàn toàn thuộc về ngƣời kia mà không đƣợc để thừa kế cho con cháu; - Quyền sử dụng phần đất tiếp giáp của người khác để thuận lợi cho thửa đất của mình - gọi là quyền địa dịch (Easments), đƣợc hình thành bằng các văn bản thoả thuận theo một hệ thống pháp luật nhằm tạo thuận lợi tối đa cho việc sử dụng đất có hiệu quả mà vẫn đảm bảo đƣợc xâm phạm ít nhất đến lợi ích của những thửa đất xung quanh. - Quyền chuyển nhượng đất đai được pháp luật bảo đảm bằng các hợp đồng mua bán: quyền sở hữu có thể mua bán đƣợc là quyền mà ngƣời mua có thể yên tâm tiếp nhận mà không bị rủi ro vì tố tụng. Nói chung, đất đã có đăng ký theo pháp luật thì quyền sở hữu của đất này mới đƣợc xem là quyền sở hữu có thể giao dịch. Mọi giao dịch đều phải đƣợc thể hiện trong hợp đồng với những nội dung cụ thể: vị trí, ranh giới, địa chỉ, các bên giao dịch, phƣơng thức thanh toán, các điều khoản phụ (quyền sở hữu bảo hiểm, thuế, dự kiến tình huống ngoài dự tính...) - Quyền đăng ký đất đai, để bảo vệ quyền lợi cho người sở hữu: Nếu mua đất mà không đăng ký thì có thể bị ngƣời bán đất thứ hai gây thiệt hại. Nghĩa là ngƣời mua phải lập tức đăng ký để chứng minh quyền sở hữu đã thay đổi để ngăn chặn ngƣời đến sau tiếp tục mua. Nội dung đăng ký bao gồm các yếu tố liên quan đến quyền lợi về đất đai nhƣ khế ƣớc thế chấp, hợp đồng chuyển nhƣợng và phải thông qua công chứng để đề phòng giả mạo. 1.3.1.2Kinhnghiệmquảnlý đấtđaicủa Trung Quốc Năm 1990 Quốc vụ viện công bố “Điều lệ tạm thời về xuất nhƣợng quyền sử dụng đất đô thị thuộc sở hữu Nhà nƣớc” và “Các biện pháp tạm thời về đầu tƣ kinh doanh liền khoảnh của nƣớc ngoài” đã thúc đẩy việc triển khai cải cách chế độ sử dụng đất đai đi vào thế ổn định. Cuối năm
  • 30. 17 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 1992, Chính Phủ nhân dân tỉnh ban hành “Biện pháp thực hiện xuất nhƣợng QSD đất đô thị thuộc sở hữu Nhà nƣớc tỉnh Quảng Đông” làm công cụ pháp luật để mở rộng toàn diện sự nghiệp cải cách và năm 1993 là năm cải cách mạnh mẽ nhất, tiếng búa đấu giá dồn dập ở các huyện, thị; đấu thầu đất đai đƣợc đăng tải thƣờng ngày trên báo chí, trong năm đó đã thực hiện đƣợc 7.118 cuộc giao dịch với diện tích 15.000 ha, tăng 41,5 % so với năm 1992. Năm 1994 đã chỉnh đốn và xử lý một số vấn đề tồn tại, Chính phủ đã ban hành quy phạm địa phƣơng về thị trƣờng bất động sản, Quốc hội lại công bố “Luật quản lý nhà đất đô thị” tạo cơ sở cho năm 1995 100% số thị xã và 95 % số huyện đều thực hiện chế độ sử dụng đất phải trả tiền. Tỉnh Quảng Đông chủ trƣơng thực hiện mấy mặt sau đây: - Chính phủ khống chế thị trƣờng đất đai cấp 1 điều tiết thị trƣờng qua việc quản lý kế hoạch xuất nhƣợng đất đai và quản lý việc thẩm định đầutƣ. - Quản lý giá đất qua việc quy định giá chuẩn một cách khoa học, ban hành quy phạm định giá đất và giám sát các hoạt động định giá và giá cả thị trƣờng - Quản lý việc đấu giá quyền sử dụng đất, thanh toán thị trƣờng ngầm bằng việc ban hành quy phạm về các hành vi xâm nhập thị trƣờng quyền sử dụng đất. - Quản lý chặt chẽ tài nguyên đất đai trong hạch toán giá thành sản phẩm doanh nghiệp, chống thất thoát vốn. - Quản lý chặt chẽ đất đai tập thể phi nông nghiệp xâm nhập thị trƣờng, đảm bảo thống nhất về thị trƣờng đất đai. Mô hình hệ thống quản lý Nhà nƣớc về quyền sử dụng đất của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (Hình 1.1)
  • 31. 18 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn Hình 1.1 Mô hình hệ thống quản lý đất đai nƣớc cộnghoà Nhândân Trung Hoa Bộ đất đai và tài nguyên Cục quản lý Các đơn vị Cục đo đạc Các đơn vị Đạidƣơng q.gia QLNN bản đổ q.gia sự nghiệp Văn phòng bộ Vụ BVđất canh tác Vụ CS & pháp luật Vụ QL địa chính Vụquy hoạch Vụ QL sử dụng đất Vụ Tài chính Vụ QL khai thác K.sản Thanh tra, giám sát Vụ bảo tồn k.sản Vụ TCCB và đào tạo Vụ khảo sát địa chất Vụ HTQT & Khoa học KT Vụ Môitrƣờng ĐC VP đảng uỷ bộ Sở đất đai và tài nguyên Tỉnh, TP,khutựtrị Nguồn:: Ministrryeof Landand Resoursesof China (2008)
  • 32. 19 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 1.3.2 Kinhnghiệm quản lýNhà nước về QSDđất của ViệtNam. 1.3.2.1 Hệthống tổ chức quản lý nhà nước về đất đai. Hình 1.2 Tổ chức hệ thống quản lý đất đai Việt nam (Nguồn: Nguyễn Đình Bồng-Tổng quanvề hệ thống quảnlý đấtđai, 2004) UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW Viện nghiên cứu địa chính Bộ Tài nguyên và MôiTrƣờng Vụ đất đai Vụ Pháp chế Vụ đăng ký- TKĐĐ Trung tâm t.tin TTâm điều tra Q. hoạch đất đai Sở Tài Nguyên và Môitrƣờng Phòng quy hoạch, k.hoạch Phòng đo đạc bản đồ Phòng đăng ký đất đai TT kỹ thuật TNMT TT thông tin TNMT TTmôitrƣờng UBND huyện (quận) Phòng Tài nguyên MT UBND xã (phƣờng) C. bộ địa chính xã phƣờng
  • 33. 20 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn Chính quyền các cấp tự nắm giữ đất đai thuộc phạm vi lãnh thổ của mình, sự nắm giữ này là tuyệt đối và không điều kiện, không thời hạn.Với vai trò này, trách nhiệm của Nhà nƣớc các cấp có cơ sở pháp lý để xác định quy mô về không gian và thời gian. Để tổ chức việc sử dụng đất, Nhà nƣớc quyết định "chia" một phần quyền chiếm hữu của mình cho ngƣời sử dụng trên những khu đất, thửa đất cụ thể với thời gian có hạn chế, có thể là lâu dài nhƣng không phải là vĩnh viễn. Ngƣời sử dụng đất đai tuy cũng có quyền chiếm hữu nhƣng là theo sự khống chế mà quyền chiếm hữu chung của Nhà nƣớc đã quy định cho mình, sự chiếm hữu này chỉ là để sử dụng - chỉ có QSD (Hình 1.2) 1.3.2.2. Chính sách quảnlýđối với các loại đất * Chính sách quảnlý đối với đấtnông nghiệp Trên cơ sở đổi mới cơ chế quản lý kinh tế theo Nghị quyết Đại hội VI (năm 1986) của Đảng, nhằm khuyến khích ngƣời nông dân sử dụng đất đai hiệu quả hơn, Đảng và Nhà nƣớc đã có chủ trƣơng đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp trong đó đổi mới các chính sách đất đai có vị trí quan trọng. Quá trình đổi mới cơ chế quản lý nông nghiệp, chính sách đất đai đƣợc thực hiện từng bƣớc chắc chắn: từ thực hiện khoán sản phẩm trong các hợp tác xã, đến khoán cho hộ xã viên và cuối cùng là giao đất cho ngƣời nông dân sử dụng ổn định lâu dài, thực hiện thu thuế nông nghiệp đến hộ nông dân. Chính sách quản lý đất trong sản xuất nông nghiệp của nƣớc ta trong giai đoạn 1990 đến nay đã tạo điều kiện gắn lợi ích của ngƣời nông dân với hiệu quả sử dụng đất và phù hợp với cơ sở vật chất kỹ thuật còn thấp trong nông nghiệp là động lực thúc đẩy nông nghiệp phát triển, đƣa nƣớc ta từ chỗ thiếu lƣơng thực trong thập kỷ 80 trở thành nƣớc xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới trong thập kỷ 90 của Thế kỷ 20.
  • 34. 21 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn * Chính sách quảnlý đối với đấtphinông nghiệp Tuy đã có nhiều cải cách nhƣng vẫn còn nhiều bất cập. Phần lớn đất phi nông nghiệp, ngoài phần đất ở và công sở Nhà nƣớc, đều nằm trong tay các doanh nghiệp Nhà nƣớc (DNNN). Việc quản lý đất của DNNN bị buông lỏng trong một thời gian dài. Phần lớn các DN đƣợc giao đất không thu tiền sử dụng đất, hàng năm chỉ đóng tiền thuê đất với lƣợng không đáng kể, nên giá trị thật của đất chƣa đƣợc coi là đầu vào của DN, chƣa đƣợc tính vào chi phí, dẫn đến tình trạng sử dụng lãng phí đất phi nông nghiệp, là sơ hở để nhiều DN thu lợi không hợp lý từ đất. Trong những năm qua, Nhà nƣớc đã chú trọng hình thành các khu công nghiệp (CN) tập trung, khuyến khích hình thức đầu tƣ xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng, bƣớc đầu tạo đƣợc những chuyển biến tích cực trong việc phát triển dịch vụ, tuy nhiên đã bắt đầu nảy sinh những hạn chế nhƣ quy hoạch phát triển hệ thống khu CN, cụm CN tràn lan, cạnh tranh không lành mạnh, các ƣu đãi về đất đaicủa Nhà nƣớc chƣa đến đƣợc vớingƣờidân. * Chính sách quảnlý đấtở, nhà ở Trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, Nhà nƣớc cũng bắt đầu xoá bỏ bao cấp nhà ở, đƣa tiền nhà vào lƣơng và chuyển nhà ở sang lĩnh vực kinh doanh; Chính sách đất ở, nhà ở đƣợc quy định cụ thể: Các khu dân cƣ sau khi đƣợc xây dựng theo đúng quy hoạch sẽ đƣợc giao QSD đất ổn định lâu dài; việc chuyển giao quyền sở hữu nhà và QSD đất ở theo quyết định của cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền đúng thủ tục và có bồi thƣờng. Chính sách đất ở, nhà ở đã tạo điều kiện cho thị trƣờng nhà ở và thị trƣờng QSD đất ở phát triển. Thực tế tại Việt nam, đã sử dụng đất đai vào nhiều mục đích khác nhau, ta có thể phân loại và tổng hợp cơ cấu các loại đất theo một số nhóm cơ bản: đất nông nghiệp; đất lâm nghiệp; đất chuyên dùng; đất ở (bảng 1.2)
  • 35. 22 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn Bảng 1.2 Hiện trạng sử dụng đất toàn quốc tính đến 01/01/2008 Đơn vị tính: nghìn ha ĐỊA PHƢƠNG Tổng diện tích Trong đó Đất sản Đất lâm xuất nông nghiệp nghiệp Đất chuyên dùng Đất ở CẢ NƢỚC 33115.0 9420.3 14816.6 1553.7 620.4 Đồng bằng sông Hồng 2097.3 802.6 445.4 277.6 129.4 Hà Nội 92.1 37.6 4.8 21.4 13.2 Hà Tây 219.8 108.8 16.2 40.5 18.1 Vĩnh Phúc 137.3 58.9 32.8 20.7 8.7 Bắc Ninh 82.3 44.8 0.6 15.7 9.8 Quảng Ninh 609.9 53.8 320.0 33.5 9.5 Hải Dƣơng 165.4 89.9 8.8 28.2 14.0 Hải Phòng 152.2 51.8 22.0 23.0 13.1 Hƣng Yên 92.3 55.5 16.1 9.2 Thái Bình 155.9 96.4 1.3 24.7 12.7 Hà Nam 86.0 46.1 6.8 13.1 5.2 Nam Định 165.2 96.4 4.4 23.9 10.4 Ninh Bình 138.9 62.7 27.5 16.9 5.7 Trung du và miền núi phía Bắc 9543.4 1423.2 5173.7 259.3 105.6 Hà Giang 794.6 149.2 378.3 9.0 6.1 Cao Bằng 672.5 83.2 514.8 12.0 4.8 Bắc Kạn 485.9 37.7 334.8 11.0 2.4 Tuyên Quang 587.0 69.8 446.5 22.3 5.3 Lào Cai 638.4 80.0 307.9 15.3 3.4 Yên Bái 689.9 78.6 453.6 30.2 4.5 Thái Nguyên 353.4 99.4 172.6 19.8 10.1 Lạng Sơn 832.8 101.3 416.6 17.6 5.8 Bắc Giang 382.7 122.5 133.7 51.2 21.2 Phú Thọ 352.8 100.1 167.4 23.4 9.0
  • 36. 23 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐỊA PHƢƠNG Tổng diện tích Trong đó Đất sản Đất lâm xuất nông nghiệp nghiệp Đất chuyên dùng Đất ở Điện Biên 956.3 120.6 619.1 8.0 3.3 Lai Châu 911.2 77.6 390.8 6.5 2.7 Sơn La 1417.4 247.2 587.4 15.7 6.8 Hoà Bình 468.3 56.1 250.2 17.4 20.3 Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 9589.5 1758.3 5069.7 451.4 169.9 Thanh Hoá 1113.5 246.1 564.2 65.4 50.3 Nghệ An 1649.9 249.0 907.3 52.9 17.4 Hà Tĩnh 602.6 117.1 340.3 33.9 7.8 Quảng Bình 806.5 71.3 610.4 23.9 4.9 Quảng Trị 474.4 79.0 213.6 14.1 6.9 Thừa Thiên Huế 506.5 53.9 290.6 18.3 15.6 Đà Nẵng 128.3 9.2 63.4 38.6 5.6 Quảng Nam 1043.8 111.2 537.6 29.0 20.7 Quảng Ngãi 515.3 122.6 242.7 17.7 9.4 Bình Định 604.0 135.6 251.3 24.7 7.7 Phú Yên 506.1 122.8 262.9 13.8 5.8 Khánh Hoà 521.8 88.4 207.3 82.3 6.1 Ninh Thuận 335.8 69.7 186.9 14.6 3.9 Bình Thuận 781.0 282.5 391.1 22.2 7.7 Tây Nguyên 5464.0 1626.9 3122.5 142.0 43.5 Kon Tum 969.0 138.5 674.9 10.1 5.0 Gia Lai 1553.7 509.0 864.1 48.3 13.5 Đắk Lắk 1312.5 477.2 598.6 49.1 14.1 Đắk Nông 651.5 228.5 362.6 16.1 3.9 Lâm Đồng 977.2 273.7 622.3 18.3 7.0 Đông Nam Bộ 2360.5 1248.7 668.4 189.4 61.9 Bình Phƣớc 687.5 292.8 336.8 37.1 5.7 Tây Ninh 404.9 277.8 69.6 20.2 8.6 Bình Dƣơng 269.5 203.7 12.5 31.3 7.7
  • 37. 24 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐỊA PHƢƠNG Tổng diện tích Trong đó Đất sản Đất lâm xuất nông nghiệp nghiệp Đất chuyên dùng Đất ở Đồng Nai 590.3 289.1 179.6 43.9 14.1 Bà Rịa - Vũng Tàu 198.7 109.0 35.6 27.1 4.8 TP.Hồ Chí Minh 209.6 76.2 34.4 29.8 20.9 Đồng bằng sông Cửu Long 4060.2 2560.6 336.8 234.1 110.0 Long An 449.4 303.3 61.2 41.5 16.5 Tiền Giang 248.4 176.1 10.4 18.6 8.5 Bến Tre 236.0 136.2 6.4 8.6 7.5 Trà Vinh 229.5 149.8 7.0 12.2 3.7 Vĩnh Long 147.9 115.4 9.1 6.1 Đồng Tháp 337.5 259.5 14.9 19.7 13.8 An Giang 353.7 280.5 14.5 25.5 15.6 Kiên Giang 634.6 439.1 97.1 23.8 11.5 Cần Thơ 140.2 114.0 0.2 10.4 6.0 Hậu Giang 160.1 132.4 5.1 11.0 4.2 Sóc Trăng 331.2 214.4 11.5 22.3 5.6 Bạc Liêu 258.5 97.9 4.8 10.9 4.5 Cà Mau 533.2 142.0 103.6 20.6 6.7 (Nguồn: Quyết định số 1682/QĐ-BTNMT ngày 26/8/2008 của Bộ trưởng Bộ TNMT)
  • 38. 25 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 1.4. Phƣơng phápnghiêncứu 1.4.1.Các câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giảiquyết - Công tác quản lý Nhà nƣớc về QSD đất ở thành phố Thái Nguyên đã diễn ra nhƣ thế nào? - Những tổ chức nào tham gia vào công tác quản lý Nhà nƣớc về QSD đất? - Công tác quản lý Nhà nƣớc về QSDđất bao gồmnhững nội dung gì? - Công tác quản lý Nhà nƣớc về QSD đất ở Thái Nguyên còn tồn tại vấn đề gì? - Cần cải tiến công tác quản lý Nhà nƣớc về QSD đất theo những mục tiêu và giải pháp nào? 1.4.2.Phương pháp nghiên cứu 1.4.2.1.Chọn điểm nghiên cứu Luận văn chọn 3 điểm nghiên cứu đại diện cho 3 vùng: Bắc, trung, Nam của thành phố Thái Nguyên, cụ thể từng điểm nghiên cứu nhƣ sau: 1) Xã Đồng Bẩm: Là một xã ngoại thành của thành phố Thái Nguyên, ngăn cách phần trung tâm thành phố bởi sông Cầu. Trƣớc kia xã Đồng Bẩm thuộc huyện Đồng Hỷ, từ ngày 31/7/2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 84/2008/NĐ-CP về điều chỉnh địa giới hành chính huyện Đồng Hỷ để mở rộng thành phố Thái Nguyên theo đó xã Đồng Bẩm và Cao Ngạn đƣợc chuyển giao về thành phố Thái Nguyên quản lý. Nằm ở phíaĐông Bắc thành phố Thái Nguyên, giáp các phƣờng Quang Vinh, Hoàng Văn Thụ, Trƣng Vƣơng, Túc Duyên của thành phố Thái Nguyên và giáp các xã Hóa Thƣợng, Linh Sơn, thị trấn Chùa Hang của huyện Đồng Hỷ. Diện tích: 401,90 ha diện tích tự nhiên chủ yếu là đất nông nghiệp chuyên canh tác các loại rau màu phục vụ cho thành phố Thái Nguyên. Xã Đồng Bẩm có 5.398 nhân khẩu (năm 2010). Các dự án khu đô thị mới đang đƣợc triển
  • 39. 26 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn khai tại đây. Ngoài ra còn một số dự án lớn nhƣ trƣờng Đại học Việt Bắc, trung tâm điều dƣỡng... đã lập quy hoạch, phối cảnh chi tiết và chuẩn bị đƣợc khởi công xây dựng. 2) Phường Trưng Vương: Là một phƣờng nằm ở trung tâm của thành phố Thái Nguyên, phƣờng là nơi đóng trụ sở UBND tỉnh và thành phố Thái Nguyên và trung tâm hành chính của thành phố và tỉnh Thái Nguyên. Phƣờng có diện tích: 1.03km2 , dân số vào trên 20.000 ngƣời. Phƣờng Trƣng Vƣơng tập trung nhiều chợ đầu mối của thành phố nhƣ: Chợ Thái, chợ Túc Duyên. Trên địa bàn phƣờng có nhiều đƣờng phố thuận lợi cho phát triển thƣơng mại nhƣ: Cách mạng tháng Tám, Bến Oánh, Bến Tƣợng, Phố Cột Cờ. Phƣờng Trƣng Vƣơng còn là trung tâm hành chính của tỉnh vì nơi đây tập trung nhiều các sở, ban, ngành, Tỉnh ủy, Thành ủy... 3) Phường Tích Lương: Là một phƣờng thuộc thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Phƣờng nằm ở phía nam của thành phố và đƣợc thành lập từ tháng 1 năm 2011 từ xã Tích Lƣơng trƣớc đây. Phƣờng có diện tích 9,3 km² và dân số là 17.225 ngƣời (2011). Phƣờng Tích Lƣơng nằm về phía tây của quốc lộ 3 và đối diện qua quốc lộ với các phƣờng khác cũng thuộc thành phố Thái Nguyên lần lƣợt từ phía Bắc sang phía Đông là Tân Lập, Phú Xá, Trung Thành, và một đoạn nhỏ với phƣờng Tân Thành. Phía tây là xã Thịnh Đức thuộc thành phố Thái Nguyên và phía nam là thị xã Sông Công. Phƣờng TíchLƣơng có diện tích chủ yếu là đất nông nghiệp, đô thị hóa hiện mới chỉ tập trung ở khu vực ven quốc lộ và xung quanh các trƣờng đại học, cao đẳng. 1.4.2.2.Thu thập số liệu * Thu thập số liệu đã công bố: Căn cứ số liệu đã công bố của các cơ quan thống kê, sở, ngành, các phòng ban có liên quan, các báo chí chuyên ngành và những báo cáo khoa
  • 40. 27 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn học đã đƣợc côngbố, các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc, các tài liệu của các cơ quan trung ƣơng, của tỉnh Thái Nguyên, thành phố Thái nguyên, các dự án. Những số liệu này đƣợc thu thập chủ yếu ở Cục Thống kê tỉnh Thái nguyên, Sở Tài nguyên & môi trƣờng, Sở Tài chính, phòng thống kê, phòng Tài nguyên Môi trƣờng và Chi cục Thuế. Luận văn có sử dụng các số liệu điều tra kinh tế trong vùng nghiên cứu, Luận văn cũng kế thừa các tài liệu của các Luận văn Thạc sỹ trƣớc đây. Thu thập các tài liệu liên quan đến quản lý nhà nƣớc về đất đai, quản lý tài chính nhƣ: các văn bản Luật, Nghị định, Thông tƣ…. * Thu thập số liệu mới: - Chọn mẫu điều tra ngẫu nhiên: chọn3 điểm mỗi điểm 100 mẫu. Áp dụng điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên (chọn điểm điều tra đại diện cho 3 vùng phía bắc, trung tâm và phía nam thành phố Thái Nguyên) Mỗi vùng chọn 1 xã (phƣờng) đại diện trong đó 85% số hộ là dân tộc kinh, 15% số hộ dân tộc thiểu số; trong 100 hộ có 50% số hộ cán bộ công nhân viên chức, 30 % số hộ làm nông nghiệp, 20% số hộ làm nghề dịch vụ. - Phiếu điều tra: Điều tra thu thập số liệu đến các đối tƣợng điều tra làm cơ sở nghiên cứu. (có các mẫu phiếu điều tra kèm theo) Trực tiếp tiếp xúc với ngƣời dân, DN tại địa bàn nghiên cứu, tạo điều kiện và thúc đẩy sự tham gia của ngƣời dân và doanh nghiệp vào những vấn đề cần nghiên cứu, đối thoại để thu thập thông tin, nắm đƣợc thực trạng công tác quản lý Nhà nƣớc về QSD đất tại địa điểm chọn nghiên cứu, nắm bắt đƣợc những tiềm năng, những khó khăn, nhu cầu của các đối tƣợng có liên quan. - Phƣơng pháp điều tra : sử dụng các phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp linh hoạt, đối thoại thông qua các câu hỏi mở và phù hợp với tình hình thực tế, sử dụng linh hoạt các câu hỏi ai? cái gì?ở đâu? kết hợp với kiểm tra tính thức tiễn của thông tin thông qua quan sát trực tiếp.
  • 41. 28 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 1.4.2.3.Xử lý số liệu điều tra Xử lý số liệu điều tra bằng phƣơng pháp thống kê và sử dụng phần mềm EXCEL. Tiến hành phân tích, tổng hợp số liệu sau đó chọn lọc và loại bỏ những số liệu không cần thiết để có đƣợc những số liệu thích hợp, khoa học. 1.4.2.4. Phương phápphântích - Phƣơng pháp so sánh: So sánh theo thời gian, vùng sinh thái, cơ cấu kinh tế để xác định xu hƣớng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích… giúp cho việc tổng hợp phân tích chỉ tiêu đƣợc đúng đắn cũng nhƣ giúp cho việc phân tích đầy đủ, chính xác. - Phƣơng pháp chuyên gia: Tham khảo các ý kiến của các chuyên gia trong các lĩnh vực có liên quan đến đề tài. - Phƣơng pháp tổng hợp và phân tích: Từ các thông tin thu thập đƣợc để tiến hành tổng hợp, phân tích và đánh giá .Từ đó đƣa ra các giải pháp để hoàn thiện côngtác quản lý Nhà nƣớc về QSDđất tại thành phố Thái Nguyên. Các phƣơng pháp trên đƣợc sử dụng nhằm đánh giá thực trạng công tác quản lý Nhà nƣớc về QSD đất tại thành phố Thái Nguyên trong hiện tại và tƣơng lai. Xác định và đề ra các vấn đề cần ƣu tiên tiếp tục nghiên cứu, đánh giá khả năng thực hiện và đề ra những giải pháp tăng cƣờng công tác quản lý Nhà nƣớc về QSD đất tạithành phố Thái Nguyên. 1.4.3. Hệthốngcácchỉtiêu đánhgiá công tácquản lý nhà nước về quyền sử dụng đất - Quản lý quy hoạch, KH sử dụng đất; cấp, đổi GCN QSD đất, quản lý hồ sơ địa chính, đăng ký đất đai; giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và GPMB; quản lý kinh tế trong lĩnh vực đất đai; thông tin và quản lý nguồn lực đất đai; thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo.
  • 42. 29 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn Chƣơng 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN 2.1. Các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý Nhà nƣớc về QSD đất tại thành phố Thái Nguyên 2.1.1.Điều kiện tự nhiên của thành phố Thái Nguyên Thành phố Thái Nguyên là đô thị loại I, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá – xã hội của tỉnh Thái Nguyên và vùng Việt Bắc: Có vị trí thuận lợi, quan trọng trong việc phát triển Kinh tế - Xã hội của tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh miền núi phía Bắc. Thái Nguyên là 1 trong 3 trung tâm giáo dục - đào tạo lớn trong cả nƣớc, là đầu mối giao thông trực tiếp với Thủ Đô Hà Nội có đƣờng sắt, đƣờng sông, quốc lộ số 3 dài 80 km và cách sân bay quốc tế Nội Bài 50 Km. Thành phố Thái Nguyên là thành phố công nghiệp, thành lập từ 1962 (tiền thân là thị xã Thái Nguyên), có tổng diện tích tự nhiên 189,7 km2 , phía Bắc giáp huyện Đồng Hỷ và huyện Phú Lƣơng, phía Đông giáp thị xã Sông Công, phía Tây giáp huyện Đại Từ, phía Nam giáp huyện Phổ Yên và huyện Phú Bình. Thành phố Thái Nguyên mang những nét chung của khí hậu vùng Đông Bắc Việt Nam, thuộc miền nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh giá, ít mƣa, mùa hè nóng ẩm mƣa nhiều. Khí hậu của thành phố Thái Nguyên chia làm 4 mùa: Xuân, hạ, thu, đông và nằm trong vùng ấm của tỉnh, có lƣợng mƣa trung bình khá lớn. Thành phố Thái Nguyên có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú. - Tài nguyên đất: tổng diện tích đất phù sa không đƣợc bồi hàng năm với độ trung tính ít chua là 3.125,35ha, chiếm 17,65% so với tổng diện tích tự nhiên; đất phù sa không đƣợc bồi hàng năm, chua, glây yếu (Gleyic Fluvisols) có 100,19ha, chiếm 0,75% tổng diện tíchđất tự nhiên đƣợc phân bổ chủ yếu ở
  • 43. 30 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn phƣờng Phú Xá; đất phù sa ít đƣợc bồi hàng năm trung tính ít chua có 379,84ha, chiếm 2,35% tổng diện tích đất tự nhiên; đất (Pcb1) bạc màu phát triển trên phù sa cũ có sản lƣợng feralit trên nền cơ giới nhẹ có 271,3ha, chiếm 1,53%; đất (Pcb2) bạc màu phát triển trên phù sa cũ có sản lƣợng feralit trên nền cơ giới nặng có 545,6ha, chiếm 3,08% (số liệu năm 2008). - Tài nguyên rừng: Rừng ở Thái Nguyên chủ yếu là rừng nhân tạo và rừng trồng theo chƣơng trình 327, rừng trồng theo chƣơng trình PAM, vùng chè Tân Cƣơng cùng với các loại cây trồng của nhân dân nhƣ cây nhãn, vải, quýt, chanh... Cây lƣơng thực chủ yếu là cây lúa nƣớc, ngô, đậu... thích hợp và phát triển ở những vùng đất bằng trên các loại đất phù sa, đất mới phát triển, đất glây trung tính ít chua. - Tài nguyên khoáng sản: 2 tuyến sông lớn chảy qua (sông Cầu và sông Công), do đó cung cấp cho thành phố một lƣợng cát, sỏi phục vụ xây dựng khá lớn, đủ đáp ứng nhu cầu xây dựng cho toàn thành phố. Thành phố nằm trong vùng sinh khoáng đông bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dƣơng. Mỏ than nội địa Khánh Hoà thuộc xã Phúc Hà có trữ lƣợng than rất lớn. - Nguồn nƣớc: Hai bên bờ sông của khu vực Đồng Bẩm, Túc Duyên có lƣợng nƣớc ngầm phongphú. 2.1.2.Nhân khẩu và lao động thành phố Thái Nguyên Thành phố Thái Nguyên có 28 đơn vị hành chính (phƣờng, xã) trong đó có 19 phƣờng và 9 xã, với số dân năm 2010 hơn là 330.000 nghìn ngƣời. Trên địa bàn thành phố có đông đảo đội ngũ sinh viên, học sinh tốt nghiệp các trƣờng đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp. Đây là nguồn nhân lực có chất lƣợng, đáp ứng nhu cầu phục vụ sự nghiệp phát triển của thành phố, của tỉnh và cả nƣớc.
  • 44. 31 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 2.1.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng thànhphố Thái Nguyên - Thông tin liên lạc: Thành phố có 2 tổng đài điện tử và nhiều tổng đài khu vực với 5 mạng viễn thông và đƣờng truyền do các nhà cung cấp đạt tiêu chuẩn cao nhƣ: Vinaphon, Viettel, Mobifon, EVN telecom… Bảng 2.1 Tổng hợpthuê bao sử dụng dịch vụ viễn thông ở TP Thái Nguyên từ năm 2006 - 2010 Đơn vị tính:thuêbao TT Chỉ tiêu SỐ THUÊ BAO HIỆN CÓ TỶ LỆ % 2 006 2 007 2 008 2 009 2 010 2007 /2006 2008 /2007 2009 /2008 2010 /2009 1 Số thuê bao điện thoại cố định 44 145 48 570 55 019 61 635 55 126 110.02 113.28 112.02 89.44 2 Số thuê bao ĐTcố định BQ 100 dân 18,7 19,4 21,2 22.00 19,7 103.74 109.27 103.77 89.54 3 Số thuê bao internet 1 851 5 342 8 309 17 218 21 432 288.60 155.54 207.22 124.47 (Nguồn:Niên giám Thốngkê tỉnh TháiNguyênnăm 2010) - Cấp điện: nguồn cung cấp điện cho thành phố Thái Nguyên hiện nay là nguồn điện lƣới quốc gia với hệ thống đƣờng dây cao thế 110kV và 220kV thông qua đƣờng hạ thế xuống 35kV - 12kV - 6kV/380V/220V; 95% các đƣờng phố chính và đƣờng nhánh có đèn chiếu sáng ban đêm. - Cấp nƣớc: Thành phố hiện đang đƣợc cung cấp nƣớc sạch từ hai nhà máy nƣớc là nhà máy nƣớc Thái Nguyên và nhà máy nƣớc Tích Lƣơng với tổng công suất là 40.000m3 /ngày đêm. Hai nhà máy này đảm bảo cung cấp
  • 45. 32 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn nƣớc sạch phục vụ cho sinh hoạt ở mức 100lít/ngƣời/ngày. Đến nay, 93% số hộ khu vực nộithành đƣợc cấp nƣớc sinh hoạt. - Giao thông: Tổng diện tích đất dành để xây dựng đƣờng giao thông trên địa bàn là 1.305ha, chiếm 22% tổng diện tích đất tự nhiên của thành phố. 100 % số xã có đƣờng nhựa và đƣờng bê tông đến UBND xã. 2.1.4.Điều kiện kinhtế của thành phố Thái Nguyên Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố 9 tháng đầu năm 2011 đạt 5.259,4 tỷ đồng, tăng 2,17% so với cùng kỳ. Trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp địa phƣơng đạt 2.102 tỷ đồng, bằng 62,75% KH tăng 8,18% so với cùng kỳ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội đạt 6.460 tỷ đồng, tăng 26% so với cùng kỳ; Giá trị xuất khẩu đạt 69,33 triệu USD, tăng 36,2%. Thu ngân sách đạt 552,84 tỷ đồng, bằng 83,5% KH, tăng 56,43% so với cùng kỳ. .Hàng năm số thu, chi ngân sách đều tăng đáng kể (bảng 2.2) Bảng số 2.2 Tổng hợp tình hình thu chi ngân sáchtrênđịa bàn thành phố Thái Nguyêntừ 2006-2010 Đơn vị tính:đồng TT NĂM TỔNG THU NS NHÀ NƢỚC TỔNG CHI NS NHÀ NƢỚC GHI CHÚ 1 2006 267.964.541.852 214.684.485.254 2 2007 386.974.251.448 343.254.964.156 3 2008 470.271.044.796 426.195.478.116 4 2009 621.307.019.939 537.659.672.874 5 2010 1.017.615.764.074 912.424.150.587 ( Nguồn:Báocáo Quyết toán NS NN Sở Tài chính TháiNguyên2006 -2010) Tình hình an sinh xã hội trên địa bàn có những bƣớc tiến triển, theo kết quả điều tra hộ nghèo năm 2010 (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015)
  • 46. 33 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn thành phố Thái Nguyên có 2.840hộ nghèo/ 62.710 hộ đƣợc điều tra chiếm tỷ lệ 4,53%; hộ cận nghèo 1.365 hộ chiếm 2,18 %. [9] Bảng 2.3 Giá trị sảnxuất công nghiệp ngoài Nhà nƣớc trênđịa bàn Thành phố Thái Nguyêntheo giá so sánh 1994 Đơn vị tính:tỷ đồng TT Đốitƣợng Năm 2009 Năm 2010 Tổngsố 2.486,8 2.864,9 1 Hợp tác xã 11 8,9 2 Doanh nghiệp tƣ nhân 118,1 110 3 Doanh nghiệp hỗn hợp 2.265,4 2.648,7 4 Cá thể 92,2 97,3 (Nguồn: Niên giám Thốngkê tỉnh TháiNguyên năm 2010 [9]) Thành phố Thái Nguyên là trung tâm du lịch của tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh miền núi phía Bắc. Nơi đây có khu du lịch Hồ Núi Cốc nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, có Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam mới đƣợc tổ chức SIDA Thuỵ Điển tài trợ sửa chữa, nâng cấp, là nơi lƣu giữ hầu hết các di sản mang đậm bản sắc của các dân tộc Việt Nam, làng nghề chè Tân Cƣơng nổi tiếng, đền thờ Đội Cấn và 91 di tích lịch sử văn hoá khác. 2.1.5.Nhân tố kỹ thuật Công tác nghiên cứu, áp dụng kết quả khoa học kỹ thuật vào công tác quản lý đăng ký đất đai và thông tin tài nguyên môi trƣờng trên địa bàn thành phố trong những năm qua đã có những bƣớc tiến rõ rệt, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố nói chung và công tác quản lý Nhà nƣớc về QSD đất nói riêng. 2.1.6. Đánh giá thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý Nhà nước về QSD đấttại thành phố Thái Nguyên *Thuận lợi
  • 47. 34 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn - Lợi thế có tính quyết định và lâu dài tới sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội Thái Nguyên là truyền thống cách mạng, tinh thần đoàn kết của các dân tộc. Nhân dân các dân tộc trong thành phố luôn sát cánh bên nhau, khắc phục mọi khó khăn để xây dựng thành phố ngày càng giàu mạnh. Bên cạnh đó, thành phố có tài nguyên khoáng sản đa dạng, phong phú, có điều kiện khí hậu thuận lợi cho phát triển tập đoàn cây rừng, cây công nghiệp, cây ăn quả và vật nuôi. Có tiềm năng lớn để phát triển du lịch với Hồ Núi Cốc, di tích lịch sử, cách mạng..., có khu Gang Thép Thái Nguyên - cái nôi của ngành thép Việt Nam. - Đặc biệt, Thái Nguyên có nhiều khả năng phát triển nông, lâm nghiệp, có vùng chè nổi tiếng, đứng thứ hai trong cả nƣớc về diện tích trồng chè. Thái Nguyên cũng có nhiều loại khoáng sản nhƣ: Than, sắt, đá, vôi, cát, sỏi...Trong đó, than đƣợc đánh giá là có trữ lƣợng lớn thứ hai trong cả nƣớc, sau Quảng Ninh. - Trên địa bàn thành phố có nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp về khai khoáng, luyện kim, cơ khí, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng. Khu Gang Thép Thái Nguyên đƣợc xây dựng từ những năm 1960 là nơi sản xuất thép từ quặng duy nhất tại Việt Nam và hiện đang đƣợc tiếp tục đầu tƣ chiều sâu để phát triển. Có nhiều nhà máy Xi măng công suất lớn đã và đang đƣợc tiến hành xây dựng. Thành phố Thái Nguyên có đội ngũ cán bộ, công nhân có kinh nghiệm, năng lực, trình độ cao và đội ngũ sinh viên tốt nghiệp hàng năm từ các trƣờng Đại học, chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật trên địa bàn, đáp ứng yêu cầu phát triển của thành phố. - Thành phố đã và đang có những chế độ ƣu đãi đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc đầu tƣ vào thành phố. Nhằm cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, UBND thành phố đã tích cực cải tiến các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tƣ tham gia đầu tƣ tại thành phố theo
  • 48. 35 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn nguyên tắc “1 cửa”, giảm thiểu thời gian khi nhà đầu tƣ làm thủ tục hành chính đểtiến hành đầu tƣ hoặc kinh doanh tại thành phố. * Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, thành phố Thái Nguyên còn không ít khó khăn cần khắc phục để làm tốt công tác quản lý Nhà nƣớc về QSD đất: Tình hình biến động về đất đai ngày càng diễn ra phức tạp.Tốc độ đô thị hoá nhanh trong khi công tác quản lý còn nhiều bất cập. Hệ thống chính sách pháp luật chƣa đồng bộ dẫn đến còn lúng túng trong triển khai thực hiện. Tình trạng sử dụng đất sai mục đích, thiếu hiệu quả, số đơn thƣ khiếu nại tố cáo ngày càng nhiều. 2.2. Thực trạng về công tác quản lý Nhà nƣớc về QSD đất tại địa bàn thành phố Thái Nguyên 2.2.1.Thực trạng công tác quản lýquyhoạch, KH sử dụngđấttại địa bàn thành phố Thái Nguyên Quy hoạch, KH sử dụng đất đã thực sự trở thành công cụ cho công tác quản lý Nhà nƣớc về quyền sử dụng đất, là căn cứ pháp lý để giao đất, thuê đất, thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất. Việc thực hiện tốt quy hoạch, KH sử dụng đất góp phần tạo động lực thúc đẩy kinh tế – xã hội của thành phố phát triển, đáp ứng đƣợc nhu cầu sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tƣ, tăng nguồn thu từ đất, từng bƣớc đƣa công tác quản lý Nhà nƣớc về đất đai trên địa bàn thành phố vào nề nếp. Nhờ làm tốt công tác quy hoạch sử dụng đất, nên việc sử dụng đất đai đảm bảo đúng mục đích, hiệu quả nhƣ đã đề cập ở trên. Đặc biệt, đối với các xã miền núi, đã tạo ra một số quỹ đất thuận lợi cho phát triển trồng rừng kinh tế, trồng cây ăn quả…có giá trị kinh tế cao và tạo ra một số quỹ đất phục vụ xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, phục vụ sản xuất tại các trung tâm xã.
  • 49. 36 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn Xác định việc lập quy hoạch, KH sử dụng đất là nhiệm vụ quan trọng trong quản lý Nhà nƣớc về quyền sửdụng đất, là cơ sở để Nhà nƣớc thực hiện việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, đƣa đất đai vào sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả. Trong 05 năm Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng thành phố Thái Nguyên đã tập trung triển khai, thực hiện một số nội dung sau: - Thực hiện việc lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010, KH sử dụng đất 5 năm 2006-2010 đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ xét duyệt tại Nghị quyết số 20/2006/NQ-CP, ngày 29/8/2006. - Tổ chức công bố công khai quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010, KH sử dụng đất 5 năm (2006-2010) theo quy định của pháp luật đất đai. - Lập quy hoạch sử dụng đất điều chỉnh và lập quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006-2010, báo cáo Sở Tài nguyên môi trƣờng trình UBND tỉnh phê duyệt. - Chỉ đạo và tổ chức thẩm định quy hoạch, KH sử dụng đất giai đoạn 2006-2010 cho các phƣờng thuộc thành phố Thái Nguyên. - Rà soát, tổng hợp trình KH sử dụng đất bổ sung hàng năm . Tuy nhiên, quá trình thực hiện quản lý quy hoạch, KH sử dụng đất vẫn còn một số tồn tại, vƣớng mắc cần đƣợc khắc phục: - Việc xây dựng quy hoạch, KH sử dụng đất ở một số cơ sở chƣa đƣợc sự quan tâm đúng mức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, dẫn đến việc xây dựng KH chƣa sát với thực tế, nhiều công trình có KH song không thực hiện đƣợc hoặc có công trình nhƣng không có KH... Việc thực hiện các công trình, dự án phát sinh ngoài quy hoạch, KH vẫn xảy ra khá phổ biến nên quy hoạch, KH phải điều chỉnh, bổ sung nhiều lần. - Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong việc lập, triển khai, thực hiện quy hoạch, KH sử dụng đất còn thiếu tính đồng bộ, dẫn đến chồng chéo
  • 50. 37 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn trong quy hoạch và KH, chất lƣợng công tác lập quy hoạch sử dụng đất còn nhiều hạn chế, chƣa sát với yêu cầu thực tế. Việc xác định suất đầu tƣ và thẩm định nguồn vốn đầu tƣ của các nhà đầu tƣ còn hạn chế, dẫn đến một số nhà đầu tƣ đƣợc giao đất, cho thuê đất nhƣng dự án chậm đƣợc triển khai, thậm chí một số dự án phải thu hồi do không có kinh phí để thực hiện. - Chất lƣợng dự báo nhu cầu quỹ đất chƣa sát dẫn đến việc phải điều chỉnh quy hoạch. Quản lý quy hoạch còn vì mục tiêu quản lý hành chính, vì lợi ích địa phƣơng cục bộ. 2.2.2. Thực trạng công tác cấp, đổi giấy chứng nhận QSD đất, quản lý hồ sơ địa chính, đăng ký đất đai * Công tác cấp, đổi GCN quyền sử dụng đất - Thực hiện Chỉ thị số 05/2004/CT-TTg, ngày 09/02/2004 của Thủ tƣớng chính phủ về triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2003, trong đó nội dung trọng tâm là đẩy mạnh tiến độ cấp GCN QSD đất, UBND tỉnh Thái Nguyên đã thành lập Ban chỉ đạo và Tổ chuyên viên giúp việc Ban chỉ đạo thực hiện cấp GCN QSD đất. - Thành phố Thái Nguyên đã phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trƣờng triển khai nhiều đợt kê khai cấp GCN cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; phối hợp với các ngành ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hƣớng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về công tác cấp GCN và các vấn đề có liên quan; thiết lập đƣờng dây "nóng" để giải quyết những khó khăn, vƣớng mắc trong công tác cấp GCN của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. - Trong giai đoạnnày côngtác cấp GCN đã đƣợc đẩy mạnh, khốilƣợng cấp giấy tăng lên đáng kể. Trình tự cấp giấy đƣợc rút gọn cả về thủ tục hành chính và thời gian giải quyết hồ sơ. Đến nay cơ bản thực hiện xong công tác cấp đổi GCN QSD đất, các trƣờng hợp còn tồn đọng (463 trƣờng hợp) do nhiều nguyên nhân khác nhau chƣa giải quyết đƣợc, phòng Tài Nguyên và
  • 51. 38 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn Môi trƣờng đã có văn bản đề nghị các địa phƣơng tiếp tục giải quyết đối với các trƣờng hợp vắng mặt tại địa phƣơng hoặc mất GCN, các trƣờng hợp còn lại khi thực hiện cấp lại phải theo quy định hiện hành. Kết quả trên đƣợc Hội đồng Nhân dân và Uỷ Ban nhân dân thành phố đánh giá cao, góp phần giải quyết phần lớn vƣớng mắc về công tác thu hồi đất, bồi thƣờng GPMB khi thực hiện dự án. Kết quả cụ thể tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ năm 2006 đến 2010 (Bảng 2.4) * Công tác quản lý hồ sơ địa chính Về công tác quản lý hồ sơ địa chính, một trong những nội dung quan trọng của quản lý Nhà nƣớc về đất đai. Về vấn đề này, thành phố Thái Nguyên trong những năm qua rất coi trọng song kết quả đạt đƣợc cùng còn nhiều hạn chế. Hầu hết các phƣờng, xã trên địa bàn chƣa thiết lập đƣợc đầy đủ hồ sơ địa chính theo quy định của Luật đất đai năm 2003. Điều này do nhiều nguyên nhân, trong đó, nổi bật là: - Do chƣa hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận QSDđất; do trƣớc đây buông lỏng quản lý đất đai nên ngƣời sử dụng đất đai không có đủ các giấy tờ chứng minh nguồn gốc sử dụng đất, mặt khác các giao dịch về đất đai trƣớc đây diễn ra tự phát, các bên tự ý giao dịch ngầm không đăng ký biến động nên việc kiểm soát nên việc kiểm soát của các cấp chính quyền rất khó khăn. - Hệ thống bản đồ địa chính chƣa đầy đủ nên cũng rất khó khăn trong việc thiết lập hồ sơ địa chính.Việc thiết lập hồ sơ địa chính có khối lƣợng công việc rất lớn, trong khi hệ thống lƣu trữ không tập trung, lạc hậu trong khi ngân sách địa phƣơng chi cho công tác lập hồ sơ địa chính còn rất hạn hẹp. - Cán bộ làm công tác địa chính ở xã, phƣờng chỉ có từ 1 đến 2 ngƣời, năng lực còn hạn chế, thái độ làm việc chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu, phần lớn chƣa đƣợc đào tạo chính quy.
  • 52. 39 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn Bảng 2.4. Tiếnđộ cấpgiấy chứng nhận quyền sửdụng đất trên địa bàn thành phố Thái Nguyênđến năm 2010
  • 53. 40 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn * Đăng ký đấtđai Đăng ký đất đai là thủ tục pháp lý để xác lập quyền của ngƣời sử dụng đất và là căn cứ để Nhà nƣớc tiến hành các biện pháp quản lý và tiếp nhận các nghĩa vụ của ngƣời sử dụng đất, về mặt kinh tế thì đó là biện pháp để cố định các quyền và nghĩa vụ của ngƣời có và ngƣời sử dụng tài sản mà biểu hiện tập trung là việc cấp giấy chứng nhận QSD đất và những biến động đƣợc ghi lên đó. Vì vậy mà "Đăng ký QSD đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận QSD đất" là một trong 13 nội dung quản lý Nhà nƣớc về đất đai (Điều 6 Luật đất đai), đồng thời còn quy định tiếp việc đăng ký này đƣợc thực hiện tại văn phòng đăng ký QSD đất trong các trƣờng hợp: Khi chƣa đƣợc cấp giấy, khi có biến động, khi toà án có quyết định khác [17, Điều 46], và việc đăng ký này gắn liền với việc cấp giấy chứng nhận QSD đất và "Trƣờng hợp có tài sản gắn liền với đất thì tài sản đó đƣợc ghi nhận trên giấy chứng nhận QSD đất; chủ sở hữu tài sản phải đăng ký quyền sở hữu tài sản theo quy định của pháp luật về bất động sản" [17, Điều 48]. Việc đăng ký ban đầu nói chung là đơn giản, có thể bằng nhiều cách để hoàn thành cơ bản trong một thời gian xác định, đây là bƣớc xác lập đầu tiên vị trí pháp lý của tài sản đồng thời quy định các quan hệ kinh tế sau này của tài sản, là cơ sở hiện vật của các cuộc giao dịch trên thị trƣờng, không làm đƣợc điều này là tạo điều kiện chủ quan cho sự rối loạn của thị trƣờng mà Nhà nƣớc không thể kiểm soát. 2.2.3. Thực trạng công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và giảiphóng mặtbằng 2.2.3.1Thựctrạng công tácgiao đất, cho thuêđất * Công tác giao đất: Nhà nƣớc đã trao QSD bằng hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất cho các
  • 54. 41 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn chủ thể. Đến năm 2010, Nhà nƣớc đã giao đất cho: khoảng 50 ngàn tổ chức, hộ gia đình, cá nhân (trong đó có 1.000 hộ làm kinh tế trang trại); Khoảng 35hợp tác xã; 70 công ty và doanh nghiệp tƣ nhân. Nhu cầu sử dụng đất cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đƣợc đáp ứng và giảm dần diện tích đất chƣa sử dụng. * Công tác cho thuê đất: Quy định của pháp luật đất đai về quyền cho thuê đất, cho thuê lại đất đã có tác dụng tích cực trong việc đầu tƣ trên đất. Trong thực tế, việc thực hiện quyền cho thuê, cho thuê lại đất còn có những tồn tại: Nhiều tổ chức lợi dụng sự quản lý lỏng lẻo từ phía các cơ quan Nhà nƣớc đã áp dụng trái pháp luật quyền cho thuê, cho thuê lại, cụ thể nhƣ nhiều cơ quan hành chính sự nghiệp, đơn vị lực lƣợng vũ trang nhân dân cho thuê đất làm văn phòng, nhà xƣởng, cơ sở kinh doanh dịch vụ trên đất đƣợc Nhà nƣớc giao theo chế độ không thu tiền sử dụng đất. Riêng các cơ quan hành chính sự nghiệp đã cho thuê khoảng 3000 m2 nhà. Nhiều hộ gia đình, cá nhân (chủ yếu tại đô thị) dành đất, mặt bằng, nhà ở, xây dựng kiốt, v.v. cho thuê để làm cửa hàng, cơ sở dịch vụ, môi giới, văn phòng hoặc cho sinh viên, ngƣời lao động, ngƣời nƣớc ngoài thuê để ở mà không đăng ký với cơ quan Nhà nƣớc. Các quy định về giao đất, cho thuê đất ngày càng và hoàn thiện đã thúc đẩy sự phát triển của thị trƣờng sơ cấp về QSD đất, góp phần sử dụng đất hiệu quả, thúc đẩy các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế nhƣ nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng, dịch vụ… phát triển. Bên cạnh những mặt tích cực, việc giao đất, cho thuê đất còn có những hạn chế sau đây: - Do thiếu quy hoạch tổng thể, cung và cầu về đất cho sản xuất công nghiệp mất cân đối nghiêm trọng; một số địa phƣơng cung về đất đai cho các khu công nghiệp vƣợt cầu do dự báo về dự án đầu tƣ thiếu cơ sở; một
  • 55. 42 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn số khu công nghiệp không thu hút đƣợc dự án đầu tƣ, để hoang, không đƣa vào khai thác đƣợc gây lãng phí lớn. - Việc giao đất cho các DN vừa và nhỏ, các DN ngoài quốc doanh, các làng nghề tiểu thủ CN còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân do các cơ sở sản xuất của các DN vừa và nhỏ, các DN ngoài quốc doanh, các làng nghề tiểu thủ CN có quy mô nhỏ, sản xuất phân tán, thiếu vốn mở rộng sản xuất, mặt khác các địa phƣơng chậm triển khaiquy hoạch, xây dựng các cụm CN. - Nhiều dự án đƣợc giao đất nhƣng không sử dụng, sử dụng đất thiếu hiệu quả, không có khả năng đầu tƣ trên đất, đầu tƣ không đúng tiến độ, sử dụng đất sai mục đích. Tình trạng quy hoạch ” treo” khá phổ biến đối với đất phát triển đô thị và nhà ở: nhiều dự án đƣợc giao đất nhƣng không đƣa vào sử dụng do thiếu vốn hoặc chủ đầu tƣ không triển khai, giữ đất chờ giá lên. - Việc xác lập QSD mới thông qua giao đất, cho thuê đất: Các chủ dự án phải thực hiện lập hồ sơ xin giao đất, cho thuê đất theo trình tự mà pháp luật quy định để trình lên cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; tuy nhiên thời gian thực hiện kéo dài làm mất cơ hội, nản lòng các nhà đầu tƣ. - Tính bao cấp, nặng về cơ chế xin – cho trong việc giao đất, cho thuê đất còn phổ biến. - Có sự chênh lệch giá lớn giữa giá đất do Nhà nƣớc quy định và giá chuyển nhƣợng tại thực địa, từ đó tạo điều kiện cho việc lợi dụng kẽ hở của luật pháp và sự yếu kém của hệ thống quản lý để đầu cơ đất đai, kinh doanh bất động sản trái phép; giá đất trên thực tế có xu hƣớng tăng không phù hợp quy luật kinh tế, tạo sự không ổn định trong đời sống kinh tế - xã hội. 2.2.3.2. Thực trạng công tác thu hồi đất, thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Luật Đất đai 1993 và Luật sửa đổi bổ sung năm 2003 quy định: “Trong