SlideShare a Scribd company logo
1 of 66
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
VÀNG VĂN MINH
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN
QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN XÃTHÂN
THUỘC, HUYỆN TÂN UYÊN, TỈNH LAI CHÂU GIAI
ĐOẠN NĂM 2016-2018
TẢI MIỄN PHÍ KẾT BẠN ZALO:0917 193 864
DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
WEBSITE: VIETKHOALUAN.COM
ZALO/TELEGRAM: 0917 193 864
MAIL: BAOCAOTHUCTAPNET@GMAIL.COM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Quản lí đất đai
Khoa : Quản lý tài nguyên
Khóa học : 2017 - 2019
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
VÀNG VĂN MINH
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN
QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ THÂN
THUỘC, HUYỆN TÂN UYÊN, TỈNH LAI CHÂU GIAI
ĐOẠN NĂM 2016 - 2018
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Quản lí đất đai
Khoa : Quản lý tài nguyên
Lớp : K49-LT QLĐĐ
Khóa học : 2017 - 2019
Giáo viên hướng dẫn : GS.TS. Đặng Văn Minh
Thái Nguyên, 2019
i
LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là thời gian quan trọng trong việc (Học đi đôi với hành,
lý luận đi đôi với thực tiễn) của sinh viên các trường đại học, cao đẳng nói chung
với trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên nói riêng. Để từ đó hệ thống hóa lại
kiến thức đã học kiểm nghiệm lại chúng trong thực tế cũng như để tích lũy thêm
vốn kiến thức thực tế và từ đó nâng cao trình độ chuyên môn cũng như làm quen
với công tác quản lý nhà nước về đất đai sau này.
Xuất phát từ nguyện vọng bản thân và được sự đồng ý của Ban giám hiệu
nhà trường, Khoa Tài nguyên và Môi trường, trường Đại học nông lâm Thái
Nguyên, em được phân công thực tập tại Uỷ ban nhân dân xã Thân Thuộc, huyện
Tân Uyên, tỉnh Lai Châu.
Sau một thời gian nghiên cứu và thực tập tốt nghiệp bản báo cáo tốt nghiệp
của em đã hoàn thành.
Vậy em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong ban chủ
nhiệm khoa Quản lý Tài nguyên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giảng
dạy và đào tạo hướng dẫn chúng em.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo GS.TS. Đặng Văn Minh đã
trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Trong
thời gian làm việc với thầy, em không ngừng tiếp thu thêm nhiều kiến thức bổ
ích mà còn học tập được tinh thần làm việc, thái độ nghiên cứu khoa học
nghiêm túc, hiệu quả, đây là những điều rất cần thiết cho em trong quá trình
học tập và công tác sau này.
Đồng thời em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo, các anh chị trong xã bộ
Uỷ ban nhân dân xã Thân Thuộc, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu đã hướng dẫn em
cũng như sự chỉ bảo.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới các bác, các chủ, các cô, các anh chị đang làm
việc tại Uỷ ban nhân dân xã Thân Thuộc, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu
đã tận tình giúp đỡ để tôi hoàn thành nhiệm vụ được giao và khoá luận thực
tập tốt nghiệp của mình.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các bạn bè, gia đình người thân đã
động viên khích lệ em trong quá trình học tập nghiên cứu bản báo cáo tốt nghiệp này.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019
Sinh viên
Vàng Văn Minh
ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận cho thửa đất không có tài sản gắn
liền hoặc có tài sản nhưng không có nhu cầu chứng nhận quyền sở hữu ................. 20
Bảng 2.2: Trình tự, thủ tục đăng ký cấp giấy chứng nhận ........................................ 21
Bảng 4.1: Cơ cấu các loại đất .................................................................................... 32
Bảng 4.5: Hiện trạng sử dụng đất năm 2018 ............................................................. 38
Bảng 4.6: Kết quả cấp GCNQSDĐ của xã Thân Thuộc giai đoạn 2016 - 2018 theo
đơn vị hành chính ...................................................................................................... 40
Bảng 4.7: Kết quả cấp GCNQSDĐ của xã Thân Thuộc năm 2016 .......................... 41
Bảng 4.8: Kết quả cấp GCNQSDĐ của xã Thân Thuộc năm 2017 .......................... 42
Bảng 4.9: Kết quả cấp GCNQSDĐ của xã Thân Thuộc năm 2018 .......................... 43
Bảng 4.10: Kết quả cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn xã Thân
Thuộc giai đoạn 2016 - 2018. ................................................................................... 46
Bảng 4.11: Kết quả cấp GCNQSDĐ đất nông nghiệp trên địa bàn xã Thân Thuộc
giai đoạn 2016 - 2018 ................................................................................................ 47
Bảng 4.12: Kết quả cấp GCNQSDĐ đất ở trên địa bàn xã Thân Thuộc giai đoạn
2016 - 2018 ............................................................................................................... 48
Bảng 4.13: Kết quả cấp GCNQSDĐ đất nuôi trồng thủy sản trên địa bàn ............... 49
xã Thân Thuộc giai đoạn 2016 - 2018 ...................................................................... 49
Bảng 4.14: Đánh giá sự hiểu biết của người dân về cấp GCNQDĐ ở xã Thân Thuộc ... 50
iii
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
CP
CT - TTg
BNV
NQ-UBTVQH
ĐKĐĐ
ĐKQSDĐ
TCQLĐĐ
VBPL
GCN
GCNQSDĐ
DV
NĐ-CP
QĐ
QĐ - BTNMT
QH
QHSDĐ
LĐNN
TT - BTC
TT - BTNMT
XD
UBND
VP-ĐK
BTNMT
BHYT
PTDT BTTHCS
GTSX
BTP
TTLT
: Chính phủ
: Chỉ thị thủ tướng
: Bộ Nội vụ
: Nghị quyết - Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
: Đăng ký đất đai
: Đăng ký quyền sử dụng đất
: Tổng cục Quản lý đất đai
: Văn bản Pháp Luật
: Giấy chứng nhận
: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
: Dịch vụ
: Nghị định - Chính phủ
: Quyết định
: Quyết định - Bộ Tài nguyên Môi trường
: Quốc hội
: Quy hoạch sử dụng đất
: Lao động Nông nghiệp
: Thông tư - Bộ Tài chính
: Thông tư - Bộ Tài nguyên Môi trường
: Xây dựng
: Ủy ban nhân dân
: Văn phòng đăng ký
: Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
: Bảo hiểm y tế
: Phổ Thông Dân Tộc Bán Trú Trung Học Cơ Sở
: Giá trị sản xuất
: Bộ Tư pháp
: Thông tư liên tịch
iv
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................................................i
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT.....................................................................................iii
MỤC LỤC.................................................................................................................................................................iv
PHẦN 1. MỞ ĐẦU............................................................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề.........................................................................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................................................2
1.3. Ý nghĩa của đề tài.......................................................................................................................................2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................................................3
2.1. Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của công tác ĐKĐĐ và cấp GCN quyền sử
dụng đất.........................................................................................................................................................................3
2.1.1. Cơ sở lý luận..............................................................................................................................................3
2.1.2. Cơ sở pháp lý..........................................................................................................................................16
2.2. Tình hình cấp GCNQSDĐ cả nước và một số tỉnh....................................................22
2.2.1. Tình hình cấp GCNQSDĐ cả nước.....................................................................................22
2.2.2 Công tác cấp GCNQSDĐ ở một số tỉnh...........................................................................23
2.2.3. Công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn huyện Tân Uyên..................................26
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘIDUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU..............................................................................................................................................................................27
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành...................................................................................................27
3.1. Đốitượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................................................27
3.3. Nội dung nghiên cứu............................................................................................................................27
3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực xã Thân Thuộc- huyện
Tân Uyên- tỉnh Lai Châu.............................................................................................................................27
3.3.2. Đánh giá tình hình cấp GCNQSDĐ tại xã Thân Thuộc ....................................27
v
3.3.3. Các nguyên nhân và giải pháp khắc phục khó khăn trong công tác cấp
GCNQSDđất giấy.............................................................................................................................................28
3.4. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................................................28
3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp ..............................................................................28
3.4.2.Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp ..................................................................................28
3.4.3. Phương pháp kế thừa.......................................................................................................................29
3.4.4. Phương pháp thống kê, Phương pháp so sánh............................................................29
3.4.5. Phương pháp phân tíchtổng hợp, Phương pháp phỏng vấn đối tượng 29
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..........................................30
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Thân Thuộc........................................30
4.1.1. Điều kiện tự nhiên...............................................................................................................................30
4.1.2. Các nguồn tài nguyên......................................................................................................................31
4.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội.................................................................................33
4.1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội......................................35
4.2. Vài nét về Tình hình quản lý và sử dụng đất...................................................................36
4.2.1. Sơ lược về công tác quản lý đất đai trên địa bàn xã Thân Thuộc..............36
4.2.2. Hiện trạng sử dụng đất của xã Thân Thuộc .................................................................37
4.3. Đánh giá tình hình cấp GCNQSDĐ của xã Thân Thuộc giai đoạn 2016 - 2018
39
4.3.1. Đánh giá về công tác cấp GCNQSDĐ của xã Thân Thuộc giai đoạn
2016 - 2018 theo thời gian..........................................................................................................................41
4.3.2. Đánh giá tình hình cấp GCNQSDĐ của xã Thân Thuộc giai đoạn 2016
- 2018 theo đốitượng sử dụng................................................................................................................44
4.3.3. Đánh giá tình hình cấp GCNQSDĐ của xã Thân Thuộc giai đoạn 2016
- 2018 theo mục đíchsửdụng..................................................................................................................46
4.3.4. Kết quả đánh giá sự hiểu biết của người dân về cấp GCNQDĐ................50
vi
4.4. Các nguyên nhân và giải pháp khắc phục trong công tác cấp GCNQSD
đất....................................................................................................................................................................................50
4.4.1 Các nguyên nhân...................................................................................................................................50
4.4.2. Những giải pháp khắc phục những tồn đọng trong công tác cấp
GCNQSDĐ của xã Thân Thuộc giai đoạn 2016-2018........................................................51
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ...........................................................................................53
5.1. Kết luận............................................................................................................................................................53
5.2. Đề nghị..............................................................................................................................................................53
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................................................54
PHỤ LỤC
1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá đối với con người và mọi sự
sống trên trái đất, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của
môi trường sống, là địa bàn phân bố của các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế,
văn hóa, an ninh, quốc phòng. đất đai có ý nghĩa chính trị, xã hội, kinh tế sâu sắc
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Vì vậy hiện nay ở nhiều nước trên thế
giới đã ghi nhận vẫn đề đất đai vào hiến pháp của nhà nước mình nhằm bảo vệ,
quản lý và sử dụng đất đai có hiệu quả. Đất đai là sản phẩm của tự nhiên. Quá trình
lao động của con người không thể tạo ra đất đai, đất đai có giới hạn về không gian
và số lượng của chúng.
Ở nước ta khi dân số không ngừng tăng lên thì nhu cầu đất đai cũng tăng, tuy
nhiên diện tích đất đai có hạn làm cho diện tích bình quân của đất đai đầu người
ngày càng giảm, đặc biệt là các nhu cầu về đất ở và canh tác.
Trong tình hình trên việc luật Đất đai năm 2003 ra đời và luật Đất đai sửa đổi
bổ sung năm 2013 đã thể hiện quan điểm rõ ràng của Đảng và Nhà nước ta trong
giai đoạn này. Việc sửa đổi, bổ sung những điều luật không còn phù hợp và đưa vào
luật những nội dung mới phù hợp với tình hình mới của đất nước đã đưa ra một hệ
thống pháp luật, là hành lang pháp lý đáp ứng công tác quản lý đất đai trong thời kỳ
công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Một nội dung quan trọng trong 15 nội
dung quản lý nhà nước về đất đai là: “Công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất” (viết tắt là ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ). Ý nghĩa của nội dung
này được thể hiện qua việc xác lập được mối quan hệ hợp pháp giữa nhà nước và
người sử dụng, là căn cứ quan trọng, chứng từ pháp lý và là cơ sở để người sử dụng
đất được đảm bảo khi thực hiện các hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ và đầu tư
kinh doanh vào đất. Điều này giúp người sử dụng đất thực hiện quyền và nghĩa vụ
của mình, yên tâm đầu tư sản xuất để phát huy tốt tiềm năng của đất và sử dụng đất
đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Đồng thời giúp cho nhà nước có thể dễ dàng
2
quản lý đất đai. Vì vậy đòi hỏi việc đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất cần phải được tiến hành nhanh chóng và đúng luật định đối với tất cả
các cấp.
Trên thực tế,quá trình tổ chức thực hiện công tác cấp GCNQSDĐ còn chậm
và không đồng đều, ở những vùng khác nhau thì tiến độ thực hiện cũng khác nhau.
Việc ĐKĐĐ và cấp GCNQSDĐ của xã Thân Thuộc trong thời gian vừa qua tuy có
nhiều thành tựu đáng kể nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức cần phải giải
quyết. Để có thể giải quyết hiệu quả và thích hợp các khó khăn, thách thức trên đòi
hỏi chúng ta phải nhìn lại công tác ĐKĐĐ và cấp GCNQSDĐ từ cấp xã. Từ đó tìm
ra cách giải quyết đúng đắn và triệt để đối với tình hình của địa phương.
Xuất phát từ thực tế đó, được sự đồng ý, nhất trí của ban giám hiệu nhà trường,
ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài nguyên Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và
với sự hướng dẫn của GS.TS. Đặng Văn Minh, tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã
Thân Thuộc - huyện Tân Uyên - tỉnh Lai Châu giai đoạn 2016 - 2018”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá những thuận lợi, khó khăn của công tác đăng ký và cấp GCNQSDĐ
trênđịa bàn xã Thân Thuộc- huyện Tân Uyên- tỉnh Lai Châu giai đoạn 2016 - 2018.
- Đề xuất những giải pháp thích hợp để góp phần giải quyết những khó khăn,
tồn tại và làm tăng tiến độ của công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn xã Thân
Thuộc- huyện Tân Uyên- tỉnh Lai Châu giai đoạn 2016 -
2018 1.3. Ý nghĩa của đề tài
- Đối với việc học tập: Việc hoàn thiện đề tài là cơ hội cho sinh viên củng cố
kiến thức đã học trên ghế nhà trường, đồng thời là cơ hội cho sinh viên bước đầu
tiếp cận thức tế nghề nghiệp trong tương lai.
- Đối với thực tiễn: Đề tài đánh giá, phân tích những thuận lợi, khó khăn
trong công tác ĐKĐĐ và cấp GCNQSDĐ, từ đó đưa ra những đề xuất, giải pháp
phù hợp với thực tiễn của địa phương góp phần đẩy nhanh công tác ĐKĐĐ và cấp
GCNQSDĐ trong thời gian tới.
3
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của công tác ĐKĐĐ và cấp GCN quyền sử
dụng đất
2.1.1. Cơ sở lý luận
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho con
người. Quy mô đất đai của Thế giới và của mỗi quốc gia là hữu hạn. Tài nguyên đất
là nguồn tài nguyên có giới hạn về số lượng, được phân bố cố định trong không
gian, không thể di chuyển theo ý chí chủ quan của con người. Trong quá trình phát
triển của xã hội, con người luôn gắn chặt với đất đai, luôn tìm cách sử dụng đất đai
có hiệu quả cao phục vụ cho cuộc sống của mình đồng thời bảo vệ tốt nhất nguồn
tài nguyên đất. Trong quá trình sử dụng, đất đai luôn biến động để đáp ứng nhu cầu
sử dụng đất của con người và phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội trong tương
lai. Vì thế, quản lý Nhà nước về đất đai là công việc hết sức quan trọng và cần thiết
đối với mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ, mỗi thời đại.
Quản lý Nhà nước về đất đai thực chất là quản lý mối quan hệ giữa con
người với con người trong quá trình sử dụng đất, trong đó một trong những nội
dung quan trọng của quản lý Nhà nước về đất đai là ĐKĐĐ, lập và quản lý hồ sơ
địa chính, cấp GCNQSDĐ. Cho nên, Nhà nước muốn tồn tại và phát triển được thì
phải nắm chắc, quản lý chặt nguồn tài nguyên đất đai theo quy hoạch và pháp luật
để hướng đất đai phục vụ yêu cầu phát triển của nền kinh tế quốc dân cũng như bảo
vệ an ninh quốc phòng của quốc gia đó.
Trước đây, do nền kinh tế xã hội chưa phát triển nên công tác quản lý đất đai
chưa thực sự được quan tâm. Ngày nay, do công cuộc đổi mới kinh tế cùng với sự
phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường đã gây sức ép không nhỏ đến vốn quỹ
đất vốn có hạn của chúng ta. Sự đa dạng của nền kinh tế làm cho mối quan hệ đất
đai ngày càng phức tạp hơn. Từ thực tế đó, đòi hỏi Nhà nước cần thực hiện việc
ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, để giải quyết các quan hệ phát sinh trong quá trình sử
4
dụng đất, để việc sử dụng đất trở nên hợp lý, hiệu quả và tiết kiệm.
* Phân loại đất đai
Theo sự thống nhất về quản lý và sử dụng đất của Luật Đất đai 2013, đất đai
nước ta được phân theo các nhóm sau:
- Nhóm đất nông nghiệp bao gồm:
+ Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hằng năm khác.
+ Đất trồng cây lâu năm.
+ Đất rừng sản xuất.
+ Đất rừng phòng hộ.
+ Đất rừng đặc dụng.
+ Đất nuôi trồng thủy sản.
+ Đất làm muối.
+ Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại
nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp
trên đất; xây dựng chuồng trai chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác
được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục
đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng
hoa, cây cảnh.
- Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm:
+ Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị.
+ Đất xây dựng trụ sở cơ quan.
+ Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh.
+ Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự
nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể
thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác.
+ Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, khu
chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng
cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm.
+ Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông (gồm cảng hàng
5
không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ
thống đường bộ và công trình giao thông khác); thủy lợi; đất có di tích lịch sử - văn
hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng;
đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi
thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác.
+ Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng.
+ Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng.
+ Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng.
+ Đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao
động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ
thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và xây
dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh mà
công trình đó không gắn liền với đất ở.
- Nhóm đất chưa sử dụng bao gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử
dụng. * Khái niệm quản lý nhà nước về đất đai
- Khái niệm:
+ Quản lý là sự tác động định hướng bất kỳ lên một hệ thống nào đó, trật tự
hóa nó và hướng nó phát triển phù hợp với những quy luật nhất định.
+ Quản lý nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền để thực hiện bảo vệ quyền sở hữu nhà nước về đất đai, cũng
như bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất thông qua 13 nội dung
quản lý quy định tại điều 6 Luật Đất đai 2003. Nhà nước đã nghiên cứu toàn bộ quỹ
đất của toàn vùng, từng địa phương trên cơ sở các đơn vị hành chính để nắm chắc
hơn về số lượng và cả chất lượng, để từ đó có thể đưa ra các giải pháp và các
phương án quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất để phân bố hợp lý các nguồn tài
nguyên đất đai đảm bảo đất được giao đúng đối tượng, sử dụng đất đúng mục đích
phù hợp với quy hoạch, sử dụng đất hiệu quả và bền vững trong tương lai tránh hiện
tượng phân tán và đất bị bỏ hoang hóa.(Nguyễn Khắc Thái Sơn, 2007)[8]
6
- Vai trò của quản lý nhà nước về đất đai:
Quản lý nhà nước về đất đai có vai trò rất quan trọng cho sự phát triển kinh
tế xã hội và đời sống nhân dân. Cụ thể như sau:
+ Thông qua hoạch định chiến lược, quy hoạch, lập kế hoạch phân bố đất đai
có cơ sở khoa học nhằm phục vụ cho mục đích kinh tế, xã hội và đất nước, đảm bảo
sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm, đạt hiệu quả cao. Giúp cho nhà nước quản lý chặt
chẽ đất đai, giúp cho người sử dụng đất có các biện pháp để bảo vệ và sử dụng đất
đai hiệu quả hơn.
+ Thông qua công tác đánh giá phân hạng đất, nhà nước quản lý toàn bộ đất
đai về số lượng và chất lượng để làm căn cứ cho các biên pháp kinh tế
- Xã hội có hệ thống, căn cứ khoa học nhằm sử dụng đất có hiệu quả.
+ Thông qua việc ban hành và tổ chức thực hiện pháp Luật Đất đai tạo cơ sở
pháp lý để bảo vệ quyền lợi chính đáng của tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp, cá
nhân trong những quan hệ về đất đai.
+ Thông qua việc ban hành và thực hiện hệ thống chính sách về đất đai như
chính sách giá, chính sách thuế, chính sách đầu tư… Nhà nước kích thích các tổ
chức, các chủ thể kinh tế, các cá nhân sử dụng đầy đủ, hợp lý, tiết kiệm đất đai
nhằm nâng cao khả năng sinh lợi của đất, góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế - xã
hội của cả nước và bảo vệ môi trường sinh thái.(Nguyễn Khắc Thái Sơn,
2007)[8] 2.1.1.1. Đăng ký đất đai(ĐKĐĐ)
* Khái niệm đăng ký đất đai
- Đăng ký đất đai, nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất là việc kê khai và ghi
nhận tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn
liền với đất và quyền quản lý đất đối với một thửa đất vào hồ sơ địa chính.
* Vai trò của công tác đăng ký đất đai
- ĐKĐĐ là công cụ của Nhà nước đảm bảo lợi ích của Nhà nước, cộng đồng
công dân như quản lý nguồn thuế, Nhà nước với vai trò trung gian tiến hành cân
bằng lợi ích giữa các chủ thể, bố trí cho mục đích sử dụng tốt nhất. Nhà nước biết
được cách để quản lý chung qua việc dừng công cụ ĐKĐĐ để quản lý. Lợi ích của
7
công dân có thể thấy được như Nhà nước bảo vệ quyền và bảo vệ người công dân
khi có các tranh chấp, khuyến khích đầu tư cá nhân, hỗ trợ các giao dịch về đất đai,
giảm khả năng tranh chấp đất đai.
- Là cơ sở để bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, thực chất là sở hữu
Nhà nước. Nhà nước chia cho, trao cho người dân quyền sử dụng trên bề mặt,
không được khai thác trong lòng đất và trên không nếu như không có sự cho phép
của Nhà nước. Bảo vệ hợp pháp và giám sát nghĩa vụ theo quy định của pháp luật
để đảm bảo lợi ích chung của toàn xã hội. Vì vậy ĐKĐĐ với vai trò thiết lập hệ
thống thông tin về đất đai sẽ là công cụ giúp Nhà nước quản lý.
- ĐKĐĐ để Nhà nước nắm chắc và quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên đất.
Biết mục đích sử dụng, từ đó điều chỉnh hợp lý các thông tin hồ sơ địa chính (hồ sơ
địa chính cung cấp tên của chủ sử dụng đất, diện tích, vị trí, hình thể, góc cạnh, thời
hạn sử dụng đất, mục đích sử dụng, những ràng buộc thay đổi trong quá trình sử
dụng và quản lý những thay đổi này.
* Những nội dung sửa đổi, bổ sung về ĐKĐĐ của Luật Đất đai 2013 so với
Luật Đất đai 2003
(1). Quy định lại thuật ngữ đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất (Khoản
15 Điều 3 và Điều 95)
- Về phạm vi đăng ký: Việc đăng ký thực hiện đối với mọi trường hợp sử
dụng đất (kể cả các trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận) hay các
trường hợp được giao quản lý đất và tài sản gắn liền với đất.
- Về mục đích đăng ký: Việc đăng ký nhằm “ghi nhận tình trạng pháp lý về
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và quyền quản
lý đất đối với một thửa đất vào hồ sơ địa chính” chứ không phải bó hẹp trong mục
đích “ghi nhận quyền sử dụng đất hợp pháp nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ của
người sử dụng đất” như Luật Đất đai 2003. Do trước đây chỉ khi có đầy đủ giấy tờ
về quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất mới đăng ký và việc thực hiện đăng ký
cũng chưa đầy đủ, dẫn đến tình trạng lỏng lẻo trong quản lý đất đai nhất là tình
trạng giao dịch, chuyển nhượng không theo quy định.
8
(2). Tính bắt buộc thực hiện đăng ký:
- Đăng ký đất đai: Luật Đất đai 2013 quy định đăng ký đất đai là bắt buộc; cụ
thể là bắt buộc với mọi đối tượng sử dụng đất tại Điều 5 hay được giao đất để quản
lý tại Điều 8. Đăng ký đất đai là bắt buộc đối với người sử dụng đất và người được
giao đất để quản lý; đăng ký quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
thực hiện theo yêu cầu của chủ sở hữu (Khoản 1 điều 95). Riêng đối với việc đăng
ký tài sản gắn liền với đất thì thực hiện theo yêu cầu của chủ sở hữu.
(3). Bổ sung các quy định về hình thức đăng ký điện tử; hồ sơ địa chính dạng
số và giá trị pháp lý của việc đăng ký điện tử có giá trị như trên giấy (Khoản 2 Điều
95 và Điều 96).
Đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất gồm đăng ký lần đầu
và đăng ký biến động, được thực hiện tại tổ chức đăng ký đất đai thuộc cơ quan
quản lý đất đai, bằng hình thức đăng ký trên giấy hoặc đăng ký điện tử và có giá trị
pháp lý như nhau.
Hồ sơ địa chính bao gồm các tài liệu dạng giấy hoặc dạng số thể hiện thông
tin chi tiết về từng thửa đất, người được giao quản lý đất, người sử dụng đất, chủ sở
hữu tài sản gắn liền với đất, các quyền và thay đổi quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
tài sản gắn liền với đất.
(4). Bổ sung các trường hợp đăng ký biến động. Đăng ký đất đai, nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất gồm đăng ký lần đầu và đăng ký biến động, được thực hiện tại
tổ chức đăng ký đất đai thuộc cơ quan quản lý đất đai.(Khoản 3 và 4, Điều 95).
- Đăng ký lần đầu được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
+ Thửa đất được giao, cho thuê để sử dụng;
+ Thửa đất đang sử dụng mà chưa đăng ký;
+ Thửa đất được giao để quản lý mà chưa đăng ký;
+ Nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chưa đăng ký.
- Đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp giấy
chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có thay đổi sau đây:
+ Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyền
9
chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng
đất, tài sản gắn liền với đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn
liền với đất;
+ Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được phép đổi tên;
+ Có thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích, số hiệu, địa chỉ thửa đất;
+ Có thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký;
+ Chuyển mục đích sử dụng đất;
+ Có thay đổi thời hạn sử dụng đất;
+ Chuyển từ hình thức Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm
sang hình thức thuê đất thu tiền một lần cho cả thời gian thuê; từ hình thức Nhà
nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang hình thức thuê đất; từ thuê đất sang
giao đất có thu tiền sử dụng đất theo quy định của Luật này.
+ Chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất của vợ hoặc của chồng thành quyền sử dụng đất chung, quyền sở hữu tài sản
chung của vợ và chồng;
+ Chia tách quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất của tổ chức hoặc của hộ gia đình hoặc của vợ và chồng hoặc của nhóm
người sử dụng đất chung, nhóm chủ sở hữu tài sản chung gắn liền với đất;
+ Thay đổi quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo kết
quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền
công nhận; thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ; quyết định của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất
đai, quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ
quan thi hành án đã được thi hành; văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử
dụng đất phù hợp với pháp luật;
+ Xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề;
+ Có thay đổi về những hạn chế quyền của người sử dụng đất.
(Đối với quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề quy định tại Điều 171:
Quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề bao gồm quyền về lối đi; cấp, thoát
10
nước; tưới nước, tiêu nước trong canh tác; cấp khí ga; đường dây tải điện, thông tin
liên lạc và các nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý trên thửa đất liền kề).
(5). Bổ sung quy định xác định kết quả đăng ký (Khoản 5 Điều 95)
Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đã kê khai đăng ký
được ghi vào sổ địa chính, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nếu có nhu cầu và có đủ điều kiện theo
quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; trường hợp
đăng ký biến động đất đai thì người sử dụng đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc chứng nhận biến
động vào giấy chứng nhận đã cấp.
Trường hợp đăng ký lần đầu mà không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì người
đang sử dụng đất được tạm thời sử dụng đất cho đến khi Nhà nước có quyết định xử
lý theo quy định của Chính phủ.
(6). Bổ sung quy định thời hạn bắt buộc phải đăng ký với người sử dụng đất
(Khoản 6 Điều 95)
- Thời hạn phải đăng ký áp dụng đối với các trường hợp: cho thuê, thế chấp,
chuyển quyền; đổi tên; chia tách quyền; xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền sử
dụng hạn chế thửa đất liền kề;
- Thời hạn phải đăng ký là: 30 ngày (kể từ ngày biến động); trường hợp thừa
kế thì tính từ ngày phân chia xong di sản thừa kế.
(7). Bổ sung quy định thời điểm hiệu lực của việc đăng ký thời điểm có hiệu
lực là kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính. (Khoản 7 Điều 95).
Việc đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất có hiệu lực kể từ thời điểm
đăng ký vào sổ địa chính. Quy định này là cơ sở để: xác định quyền lợi và nghĩa vụ
của người đăng ký.
2.1.1.2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất(GCNQSDĐ)
* Khái niệm GCNQSDĐ
11
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận
(GCN) là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất. Nói cách khác
GCNQSDĐ là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thầm quyền cấp cho người
sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất.
* Vai trò của GCNQSDĐ
- Cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là căn
cứ pháp lý đầy đủ để giải quyết mối quan hệ về đất đai, cũng là cơ sở pháp lý để
Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sử dụng đất của họ.
- Giấy CNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất có vai
trò quan trọng, là căn cứ để xây dựng các quyết định cụ thể, như các quyết định về
đăng kí, theo dõi biến động kiếm soát các giao dịch dân sự về đất đai.
- Giấy CNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất không
những buộc người dử dụng đất phải nộp nghĩa vụ tài chính mà còn giúp cho họ
được đền bù thiệt hại về đất khi bị thu hồi
- GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất còn giúp
xử lý vi phạm về đất đai.
- Thông qua việc cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất, Nhà nước có thể quản lý đất đai trên toàn lãnh thổ, kiểm soát được việc
mua bán, giao dịch trên thị trường và thu được nguồn tài chính lớn hơn nữa.
- GCNQSDĐ là căn cứ xác lập quan hệ về đất đai, là tiền đề để phát triển
kinh tế xã hội. giúp cho các cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất, yên tâm đầu tư trên
mảnh đất của mình.
* Ý nghĩa của GCNQSDĐ
GCNQSDĐ là một chứng thư pháp lý xác lập mối quan hệ giữa nhà nước và
người sử dụng đất, là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho
người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất.
Việc cấp GCNQSDĐ với mục đích để nhà nước tiến hành các biện pháp
12
quản lý nhà nước đối với đất đai, người sử dụng đất an tâm khai thác tốt mọi tiềm
năng của đất, đồng thời phải có nghĩa vụ bảo vệ, cải tạo nguồn tài nguyên đất cho
thế hệ sau này. Thông qua việc cấp GCNQSDĐ để nhà nước nắm chắc và quản lý
chặt chẽ nguồn tài nguyên đất.
* Sự cần thiết phải cấp GCNQSDĐ
Đối với Nhà nước ta, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất
quản lý. Nhà nước giao cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu
dài và mọi người sử dụng đất đều phải tiến hành đăng ký quyền sử dụng đất. Đây là
một yêu cầu bắt buộc phải thực hiện đối với mọi đối tượng sư dụng đất trong các
trường hợp như: đang sử dụng đất chưa đăng ký, mới được Nhà nước giao đất, cho
thuê đất, thay đổi mục đích sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất hoặc thay đổi
những nội dung quyền sử dụng đất đã đăng ký. Chúng ta phải thực hiện việc đăng
ký và cấp GCN bởi vì:
- GCN là cơ sở để bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai
Bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân về đất đai thực chất là bảo vệ lợi ích hợp pháp
của người sử dụng đất, đồng thời giám sát họ thực hiện các nghĩa vụ khi sử dụng đất
đúng theo pháp luật nhằm đảm bảo sự công bằng giữa các lợi ích trong việc sử dụng
đất. Thông qua việc đăng ký và cấp GCN, cho phép xác lập một sự ràng buộc về trách
nhiệm pháp lý giữa cơ quan Nhà nước và những người sử dụng đất đai trong việc chấp
hành luật đất đai. Đồng thời, việc đăng ký và cấp GCN sẽ cung cấp thông tin đầy đủ
nhất và làm cơ sở pháp lý để Nhà nước xác định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng
đất được Nhà nước bảo vệ khi xảy ra tranh chấp, xâm phạm … đất đai.
- GCN là điều kiện bảo đảm Nhà nước quản lý chặt chẽ toàn bộ quỹ đất trong
phạm vi lãnh thổ, đảm bảo cho đất đai được sử dụng đầy đủ, hợp lý, tiết kiệm và có
hiệu quả cao nhất.
- GCN đảm bảo cơ sở pháp lý trong quá trình giao dịch trên thị trường, góp
phần hình thành và mở rộng thị trường bất động sản.
Từ trước đến nay, ở nước ta thị trường bất động sản vẫn chỉ phát triển một
cách tự phát (chủ yếu là thị trường ngầm). Sự quản lý của Nhà nước đối với thị
13
trường này hầu như chưa tương xứng. Việc quản lý thị trường này còn nhiều khó
khăn do thiếu thông tin. Vì vậy, việc kê khai đăng ký, cấp GCN sẽ tạo ra một hệ
thống hồ sơ hoàn chỉnh cho phép Nhà nước quản lý các giao dịch diễn ra trên thị
trường, đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa các lợi ích. Từ đó góp phần mở rộng và
thúc đẩy sự phát triển của thị trường này.
- Cấp GCN là một nội dung quan trọng có quan hệ hữu cơ với các nội dung,
nhiệm vụ khác của quản lý Nhà nước về đất đai.
Việc xây dựng các văn bản pháp quy về quản lý, sử dụng đất phải dựa trên
thực tế của các hoạt động quản lý sử dụng đất, trong đó việc cấp GCN là một cơ sở
quan trọng. Ngược lại, các văn bản pháp quy lại là cơ sở pháp lý cho việc cấp GCN
đúng thủ tục, đúng đối tượng, đúng quyền và nghĩa vụ sử dụng đất. Đối với công tác
điều tra đo đạc: Kết quả điều tra đo đạc là cơ sở khoa học cho việc xác định vị trí,
hình thể, kích thước, diện tích, loại đất và tên chủ sử dụng thực tế để phục vụ yêu
cầu tổ chức cấp GCN.
Đối với công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất: Trước hết kết quả của
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có tác động gián tiếp đến công tác cấp GCN thông
qua việc giao đất. Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất chính là căn cứ cho việc giao
đất, mặt khác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất cũng ảnh hưởng trực tiếp đến việc
cấp GCN vì nó cung cấp thông tin cho việc xác định những mảnh đất có nguồn gốc
không rõ ràng.
Công tác giao đất, cho thuê đất: Quyết định giao đất, cho thuê đất của Chính
phủ hoặc UBND các cấp có thẩm quyền là cơ sở pháp lý cao nhất để xác định
quyền hợp pháp của người sử dụng đất khi đăng ký.
Công tác phân hạng đất và định giá đất: Dựa trên kết quả phân hạng đất và
định giá đất để xá định trách nhiệm tài chính của người sử dụng đất trước và sau khi
đăng ký cấp GCNQSDĐ, đồng thời nó là cơ sở xác định trách nhiệm của người sử
dụng đất trong quá trình sử dụng đất của họ.
Đối với công tác thanh tra, giải quyết tranh chấp đất: Nó giúp việc xác định
đúng đối tượng được đăng ký, xử lý triệt để những tồn tại do lịch sử để lại, tránh
14
được tình trạng sử dụng đất ngoài sự quản lý của Nhà nước.
Như vậy, việc đăng ký và cấp GCN nằm trong nội dung chi phối của quản lý
Nhà nước về đất đai. Thực hiện tốt việc cấp GCN sẽ giúp cho việc thực hiện tốt các
nội dung khác của quản lý Nhà nước về đất đai.
* Những nội dung sửa đổi, bổ sung về cấp GCNQSDĐ của Luật Đất đai
2013 so với Luật Đất đai 2003
Sẽ có 7 trường hợp không được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, theo Điều 19, Nghị định 43/2014/CP
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai đã được Chính phủ ban hành
ngày 15/5/2014, gồm:
1. Tổ chức, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất để quản lý thuộc các
trường hợp quy định tại Điều 8 của Luật Đất đai.
2. Người đang quản lý, sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của
xã, phường, thị trấn.
3. Người thuê, thuê lại đất của người sử dụng đất, trừ trường hợp thuê, thuê
lại đất của nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp,
cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
4. Người nhận khoán đất trong các nông trường, lâm trường, doanh nghiệp
nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng.
5. Người đang sử dụng đất không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
6. Người sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng đã có thông báo hoặc
quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
7. Tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp xã được Nhà nước giao đất không thu tiền
sử dụng đất để sử dụng vào mục đích xây dựng công trình công cộng gồm đường
giao thông, công trình dẫn nước, dẫn xăng, dầu, khí; đường dây truyền tải điện,
truyền dẫn thông tin; khu vui chơi giải trí ngoài trời; nghĩa trang, nghĩa địa không
nhằm mục đích kinh doanh.
15
Bên cạnh đó, Nghị định cũng quy định một số trường hợp cá biệt nhưng
được hoặc không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại
Điều 29, Nghị định 43/2014/NĐ-CP; Cụ thể:
Đối với một số trường hợp thửa đất sử dụng hình thành từ trước thời điểm
quy định của địa phương có hiệu lực mà diện tích đất nhỏ hơn diện tích tối thiểu
theo quy định của UBND cấp tỉnh nhưng có đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận thì
người đang sử dụng sẽ được cấp giấy chứng nhận QSD đất.
Trong trường hợp tự chia tách thửa đất đã đăng ký, đã được cấp giấy chứng
nhận thành hai hoặc nhiều thừa đất mà trong đó có ít nhất một thửa đất có diện tích
nhỏ hơn diện tích tối thiểu thì sẽ không được cấp giấy chứng nhận cũng như không
được công chứng, chứng thực.
Trường hợp người sử dụng đất xin tách thửa thành thửa có diện tích nhỏ hơn
diện tích tối thiểu đồng thời với việc xin được hợp thửa đó với thửa đất khác liền kề
có diện tích bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu thì được cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất cho thửa mới.
2.1.1.3. Bộ máy quản lý nhà nước về đất đai và trách nhiệm cơ quan quản lý nhà
nước về cấp GCNQSDĐ.
* Cơ quan quản lý đất đai
Hệ thống tổ chức cơ quan quản lý đất đai được thành lập thống nhất từ trung
ương đến cơ sở gắn với quản lý Tài nguyên và Môi trường, có bộ máy tổ chức cụ
thể như sau:
- Cơ quan quản lý nhà nước về đất đai ở trung ương là Bộ Tài Nguyên và
Môi Trường.
- Cơ quan quản lý đất đai ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là Sở Tài
Nguyên và Môi Trường.
- Cơ quan quản lý đất đai ở thành phố, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh
là Phòng Tài Nguyên và Môi Trường.
- Xã, phường có cán bộ địa chính.(Nguyễn Khắc Thái Sơn, 2007)[8]
* Thẩm quyền cấp GCNQSDĐ
16
Theo quy định tại điều 105 Luật Đất đai 2013, thẩm quyền cấp GNQSDĐ cụ
thể như sau:
- UBND cấp tỉnh cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài,
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư, tổ chức nước ngoài
có chức năng ngoại giao.
-UBND cấp tỉnh được ủy quyền cho cơ quan tài nguyên và môi trường cùng
cấp cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- UBND thành phố cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở
nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
- Đối với những trường hợp đã được cấp GCN, GCN quyền sở hữu nhà ở,
GCN quyền sở hữu công trình xây dựng mà thực hiện các quyền của người sử dụng
đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cấp đổi, cấp lại GCN, GCN quyền sở
hữu nhà ở, GCN quyền sở hữu công trình xây dựng thì do cơ quan tài nguyên và
môi trường thực hiện theo quy định của Chính phủ.(Luật Đất đai 2013)[5]
2.1.2. Cơ sở pháp lý
2.1.2.1. Những văn bản pháp lý
* Những văn bản pháp lý khi Luật Đất đai 2013 có hiệu lực
- Luật Đất đai 2013 do Quốc hội ban hành có hiệu lực từ ngày 1/7/2014.
- Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2013.
- Thông tư 02/2015/TT-BTNMT hướng dẫn Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
- Thông tư 24/2014/TT-BTNMT về hồ sơ địa chính.
- Nghị quyết số 1126/2007/NQ-UBTVQH11 về hạn mức nhận chuyển quyền sử
dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đíchnông nghiệp.
- Chỉ thị 1474/CT-TTg năm 2011 về thực hiện nhiệm vụ, giải pháp cấp bách
để chấn chỉnh việc cấp GCNQSDĐ, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và
xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai.
- Thông tư 23/2014/TT-BTNMT về GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài
17
sản khác gắn liền với đất.
- Thông tư 02/2014/TT-BTC hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền
quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Thông tư liên tịch 20/2011/TTLT-BTP-BTNMT hướng dẫn việc đăng ký
thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
- Quyết định 703/QĐ-TCQLĐĐ về Sổ tay hướng dẫn thực hiện dịch vụ đăng
ký và cung cấp thông tin đất đai, tài sản gắn liền với đất.
- Nghị định 17/2010/NĐ-CP về bán đấu giá tài sản.
- Thông tư 02/2015/TT-BTC sửa đổi Thông tư 48/2012/TT-BTC hướng dẫn
việc xác định giá khởi điểm và chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá quyền sử
dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất.
- Thông tư liên tịch 14/2015/TTLT-BTNMT-BTP Quy định việc tổ chức
thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho
thuê đất.
- Thông tư liên tịch 15/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC hướng dẫn chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của Văn phòng
đăng ký đất đai trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.
2.1.2.2. Những quy trình về cấp GCNQSDĐ trong Luật Đất Đai 2013
Trường hợp thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện
Quy trình cấp GCNQSDĐ cấp huyện đối với nơi có văn phòng đăng
ký quyền sử dụng đất cấp thành phố như sau:
Trình tự cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân
đang sử dụng đất ở xã, phường, phường như sau:
- Hộ gia đình, cá nhân nộp một bộ hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất tại UBND xã, phường nơi có đất.
- Trong thời han không quá 28 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ,
UBND xã, phường, phường có trách nhiệm thẩm tra, xác nhận vào đơn xin cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất về tình trạng tranh chấp đối với thửa đất; trường hợp
hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất thì
18
thẩm tra, xác nhận về nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp đất
đai đối với thửa đất, sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt; công
bố công khai danh sách các trường hợp đủ điều kiện và không đủ điều kiện cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất tại trụ sở UBND xã, phường, phường trong thời gian
15 ngày; xem xét các ý kiến đóng góp về các trường hợp xin cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất; gửi hồ sơ đến văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc
phòng Tài nguyên và Môi trường.
- Trong thời hạn không quá 6 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, văn
phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; xác nhận vào đơn
xin cấp giấy chứng nhận quyến sử dụng đất đối với trường hợp đủ điều kiện cấp
giấy chứng nhận và ghi ý kiến đối với trường hợp không đủ điều kiện; trường hợp
đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận thì làm trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo
địa chính thửa đất đối với nơi chưa có bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính
(sử dụng hồ sơ kỹ thuật thửa đất, biên bản xác định ranh giới mốc giới thửa đất (nếu
có) tổ chức đo vẽ hiện trạng xác định diện tích công trình nhà ở, xác định tài sản
gắn liền với đất (nếu có); gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế đối với trường hợp
hộ gia đình, cá nhân phải thực hiên nghĩa vụ tài chính để xác định mức nghĩa vụ tài
chính theo quy định của pháp luật; gửi hồ sơ những trường hợp đủ điều kiện và
không đủ điều kiện theo trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính đến
phòng Tài nguyên và Môi trường.
- Trong thời hạn không quá 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được số liệu địa
chính, cơ quan phòng thuế có trách nhiệm xác định nghĩa vụ tài chính và thông báo
cho văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.
- Trong thời hạn không quá 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ,
phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, trình UBND quyết
định cấp giấy chứng nhận.
- Trong thời hạn không quá 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tờ trình,
UBND huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có trách nhiệm xem xét, ký và gửi cho
phòng Tài nguyên và Môi trường giấy chứng nhận đối với trường hợp đủ điều kiện;
19
trả lại phòng Tài nguyên và Môi trường hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyến sử
dụng đất đối với trường hợp không đủ điều kiện và thông báo rõ lý do.
- Trong thời hạn không quá 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được giấy chứng
nhận hoặc hồ sơ, phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gửi cho UBND xã,
phường, phường nơi có giấy chứng nhận và thông báo nghĩa vụ tài chính của hộ gia
đình, cá nhân được cấp giấy chứng nhận hoặc hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyến sử
dụng đất đối với trường hợp không đủ điều kiện và thông báo rõ lý do.
- Trong thời hạn không quá 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được giấy
chứng nhận hoặc hồ sơ, UBND xã, phường có trách nhiệm thông báo cho hộ gia
đình, cá nhân thực hiện nghĩa vụ tài chính, gửi trả lại hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận
đối với trường hợp không đủ điều kiện và thông báo rõ lý do.
- Trong thời hạn không quá 3 ngày làm việc kể từ ngày làm việc kể từ ngày
hộ gia đình, cá nhân thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, UBND xã, phường, phường
nơi có đất có trách nhiệm trao giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân và thông
báo cho phòng Tài nguyên và Môi trường.
- Trong thời hạn không quá 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo,
phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gửi bản lưu giấy chứng nhận cho
văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc sở tài nguyên và môi trường để chỉnh
lý hồ sơ địa chính gốc.

Trường hợp thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh


- Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm cúng cấp bản đồ có liên
quan đến việc quản lý, sử dụng đất cho Ủy ban nhân dân cấp thành phố và Uỷ ban
nhân dân cấp xã để tổ chức thực hiện việc cấp giấy chứng nhận, ban hành các văn
bản hướng dẫn, tổ chức tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, kiểm tra việc cấp giấy
chứng nhận, lập và chỉnh lý hồ sơ địa chính theo quy định.
- Sở Tài chính chủ trì phối hợp với sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban
nhân dân cấp thành phố xây dựng nhà đất ở nhưng nơi chưa có giá trình Ủy ban
nhân dân tỉnh phê duyệt, cung cấp bảng giá đất qua các thời kỳ cho Ủy ban nhân
dân thành phố để xử lý các trường hợp truy thu tiền sử dụng đất.
20
- Sở Xây dựng có trách nhiệm thẩm định, trình duyệt quy hoạch, xây dựng, công
khai quy hoạch đã được duyệt và chỉ đạo việc cắm mốc quy hoạch ngoài thực địa.
- Cục thuế tỉnh ban hành văn bản hướng dẫn, tập huấn chuyên môn nghiệp
vụ, kiểm tra việc thu đúng thu đủ tiền sử dụng đất và các khoản tiền khác mà hộ gia
đình, cá nhân phải nộp vào ngân sách theo quy định trong việc cấp giấy chứng nhận.
- Kho bạc nhà nước tỉnh chỉ đạo kho bạc nhà nước cấp thành phố thu đủ số
tiền sử dụng đất và các khoản trong việc cấp giấy chứng nhận mà hộ gia đình, cá
nhân phải nộp ngay trong ngày nộp tiền.
2.1.2.3. Các quy định về quy trình và thủ tục tiến hành cấp GCNQSDĐ trong các
văn bản dưới luật
Bảng 2.1: Trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận cho thửa đất không có tài sản gắn
liền hoặc có tài sản nhưng không có nhu cầu chứng nhận quyền sở hữu
Bước Nội dung
Cơ quan chịu
trách nhiệm
Lập hồ sơ đăng Đơn + các loại giấy tờ có liên quan tới quyền Chủ sử dụng đất.
ký sử dụng đất. - UBND xã,
Xác định tình trạng tranh chấp, nguồn gốc, thời phường, thị trấn.
điểm sử dụng đất, quy hoạch.
Công khai kết quả, giải quyết kiến nghị.
Thẩm tra, xác Đo đạc thửa đất. - VP đăng ký
minh thực địa, Xác định điều kiện được chứng nhận. QSDĐ huyện,
trích lục bản đồ Lập hồ sơ. thành phố
Trích lục bản đồ.
Trích sao địa chính.
Kiểm tra hồ sơ Kiểm tra hồ sơ. - UBND huyện,
ra quyết định Trình UBND huyện, thành phố, thị xã. thành phố, thị xã.
Ra quyết định. - Phòng TNMT
Giao quyết định Giao quyết định. - Phòng TNMT
và giấy chứng Giao giấy chứng nhận. - VP đăng ký
nhận. Ký hợp đồng thuê đất. QSDĐ huyện,
thành phố.
Ghi nhận biến Ghi nhận biến động sử dụng đất. - VP đăng ký
động sử dụng QSDĐ tỉnh.
đât
(Nguồn: Theo Điều 14, NĐ88/2009/NĐ-CP)
21
Bảng 2.2: Trình tự, thủ tục đăng ký cấp giấy chứng nhận
Bước Nội dung Cơ quan chịu trách nhiệm
Lập hồ Đơn + các loại giấy tờ có liên quan tới Chủ sử dụng đất.
sơ đăng kí quyền sử dụng đất. UBND xã, phường, thị trấn
Xác định tình trạng tranh chấp, nguồn
gốc, thời điểm sử dụng đất, quy
hoạch.
Công khai kết quả, giải quyết kiến
nghị
Thẩm Đo đạc thửa đất. VP đăng kí quyền sử dụng
tra, xác minh Xác định điều kiện được chứng nhận. đất huyện, thành phố.
thực địa, trích Lập hồ sơ. Cơ quan thuế.
lục bản đồ Trích lục bản đồ.
Trích sao địa chính.
Xác định và thông báo mức nghĩa vụ
tài chính.
Kiểm tra Kiểm tra hồ sơ. UBND huyện, thành phố,
hồ sơ ra quyết Trình UBND huyện, thành phố, thị thị xã.
định xã. Phòng tài nguyên và Môi
Ra quyết định, ký giấy chứng nhận. trường.
Giao Giao quyết định. Phòng tài nguyên và môi
quyết định và Giao giấy chứng nhận. trường
giấy chứng Ký hợp đồng thuê đất. VP đăng ký quyền sử dụng
nhận. đất huyện, thành phố.
Ghi Trao quyết định và giấy chứng nhận. VP đăng ký quyền sử dụng
nhận biến động Lưu hồ sơ. đất tỉnh.
sử dụng đât Ghi nhận biến động sử dụng đất.
(Nguồn: Theo Điều 16 và Điều 17, NĐ88/2009/NĐ-CP)
22
2.2. Tình hình cấp GCNQSDĐ cả nước và một số tỉnh
2.2.1. Tình hình cấp GCNQSDĐ cả nước
Thực hiện Nghị quyết số 30/2012/QH13 ngày 21/6/2012 của Quốc hội bảo
đảm đến 31/12/2013 căn bản hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất lần đầu trong phạm vi cả nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài
nguyên và Môi trường đã tập trung chỉ đạo sát sao triển khai thực hiện nhiều giải
pháp đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên phạm vi cả
nước. Đến nay, công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên phạm vi cả
nước đã đạt chỉ tiêu đề ra theo Nghị quyết 30/2012/QH13 của Quốc hội.
Theo kết quả tổng hợp từ các địa phương, đến nay cả nước đã cấp được 41,6
triệu giấy chứng nhận với tổng diện tích 22,9 triệu ha, đạt 94,8% diện tích các loại đất
đang sử dụng phải cấp giấy chứng nhận (diện tích cần cấp). Như vậy, sau hơn hai năm
triển khai thực hiện cấp giấy chứng nhận theo Nghị quyết số 30/2012/QH13, cả nước
đã cấp được 9,0 triệu giấy chứng nhận lần đầu, riêng năm 2013 cấp được 7,2 triệu giấy
chứng nhận, với diện tích 4,1 triệu ha, nhiều hơn 3,7 lần so với kết quả cấp giấy chứng
nhận năm 2012. Tính đến 31/12/2013 có 63/63 tỉnh, thành phố hoàn thành cơ bản, đạt
trên 85% tổng diện tích các loại đất cần cấp giấy chứng nhận. Kết quả cấp giấy chứng
nhận các loại đất chính của cả nước như sau:
- Về đất ở đô thị: đã cấp được 5,34 triệu giấy với diện tích 0,13 triệu ha, đạt
96,7% diện tích cần cấp; trong đó có 48 tỉnh đạt trên 85%; còn 15 tỉnh đạt dưới 85%
(tỉnh Bình Định đạt thấp dưới 70%).
- Về đất ở nông thôn: đã cấp được 12,92 triệu giấy với diện tích 0,52 triệu
ha, đạt 94,4% diện tích cần cấp; trong đó có 51 tỉnh đạt trên 85%, còn 12 tỉnh đạt
dưới 85% (tỉnh Ninh Thuận đạt thấp dưới 70%).
- Về đất chuyên dùng: đã cấp được 0,27 triệu giấy với diện tích 0,61 triệu ha,
đạt 84,8% diện tích cần cấp; trong đó có 34 tỉnh đạt trên 85%; còn 29 tỉnh đạt dưới
85% (có 6 tỉnh đạt dưới 70%, gồm: Lạng Sơn, Hà Nội, Bình Định, Kon Tum, TP.
Hồ Chí Minh, Kiên Giang).
- Về đất sản xuất nông nghiệp: đã cấp được 20,18 triệu giấy với diện tích
23
8,84 triệu ha, đạt 90,1% diện tích cần cấp; trong đó có 52 tỉnh đạt trên 85%; còn 11
tỉnh đạt dưới 85% (không có tỉnh nào đạt thấp dưới 70%).
- Về đất lâm nghiệp: đã cấp được 1,97 triệu giấy với diện tích 12,27 triệu ha,
đạt 98,1% diện tích cần cấp; trong đó có 44 tỉnh đạt trên 85%; còn 12 tỉnh đạt dưới
85% (tỉnh Hải Dương đạt dưới 70%).
Trong thời gian tới sẽ tiếp tục triển khai đo đạc, lập bản đồ địa chính, cấp đổi
giấy chứng nhận, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai theo mô hình tập trung, thống nhất
từ Trung ương đến cấp tỉnh, cấp thành phố để thực hiện mục tiêu hiện đại hóa hệ
thống quản lý đất đai theo Nghị quyết số 39/2012/QH13 của Quốc hội. Trong hai
năm (2014-2015) ưu tiên tập trung các nguồn lực để thực hiện và hoàn thành cơ bản
việc cấp đổi giấy chứng nhận ở những nơi đã có bản đồ địa chính, đồng thời hoàn
thành xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai cho mỗi tỉnh ít nhất một đơn vị cấp thành phố
để thử nghiệm tích hợp vào hệ thống thông tin đất đai quốc gia trên cơ sở đó rút
kinh nghiệm và khai diện rộng trong những năm tới. Tập trung ưu tiên đẩy mạnh
việc cấp giấy chứng nhận cho mục đích quốc phòng, an ninh, cho đồng bào dân tộc
thiểu số và đồng bào di dân tự do. [1]
2.2.2 Công tác cấp GCNQSDĐ ở một số tỉnh
* Công tác cấp GCNQSDĐ ở tỉnh Bình Thuận
Hiện nay, tỉnh Bình Thuận có tổng diện tích tự nhiên là 781.281,93 ha, với
10 đơn vị hành chính, gồm: 08 huyện (Đức Linh, Tánh Linh, Hàm Tân, Hàm Thuận
Nam, Hàm Thuận Bắc, Tuy Phong, Bắc Bình, Phú Quý), 01 thị xã (thị xã La Gi) và
01 thành phố (thành phố Phan Thiết), trong đó diện tích đất ở đô thị là 2.292,75 ha.
Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh chỉ có 02 dãy nhà chung cư tại thành phố Phan Thiết
do Nhà nước quản lý, ngoài ra không có dãy nhà chung cư nào khác do các tổ chức
kinh tế đầu tư, nên không có trường hợp cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà đối
với nhà ở chung cư cũng như giải pháp giải quyết các trường hợp dự án xây dựng
không đúng quy hoạch, thiết kế được duyệt, xây dựng không đúng giấy phép, chưa
thực hiện nghĩa vụ tài chính.
Tính đến 30/6/2015, toàn tỉnh Bình Thuận đã cấp được 694.673,26
24
ha/707.288,65 ha, đạt 98,22% diện tích các loại đất cần cấp, trong đó cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở tại đô thị là 2.091,34
ha/2.292,75 ha, đạt 91,22%.
Ngoài những kết quả đã đạt được nêu trên, trong quá trình thực hiện còn một
số những tồn tại như: chính sách pháp luật về đất đai, xây dựng và nhà ở thường
xuyên có sự thay đổi qua từng thời kỳ, việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
ở đô thị trước đây chủ yếu sử dụng bản đồ giải thửa đo đạc từ năm 1990, 1992, bản
đồ đo đạc theo Nghị định số 60/CP đo đạc năm 1996, 1997, chất lượng bản đồ chưa
cao, độ chính xác thấp nên dễ dẫn đến phát sinh tranh chấp, khiếu nại; cơ quan quản
lý nhà nước cũng gặp rất nhiều khó khăn trong quản lý, chỉnh lý biến động về đất
đai, nhà ở…(Phạm Khuê “2015”) [11].
* Công tác cấp GCNQSDĐ ở tỉnh Lai Châu
Lai Châu là một tỉnh Miền núi Tây Bắc của tổ quốc mới được thành lập từ
năm 1909, có trung tâm văn hoá chính trị là Thị xã Lai Châu cách Thủ đô Hà Nội
450 km về phía Tây Bắc ,tiếp giáp 4 tỉnh là: Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La.
Địa hình Lai Châu là 1 vùng cao biên giới , núi đồi dốc , địa hình chia cắt , xen kẽ
nhiều thung lung sâu và hẹp khó khăn cho việc phát triển giao thông . Ngành Tài
nguyên đã tập trung triển khai công tác đo đạc bản đồ địa chính thực hiện việc đăng
ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính tại các xã của các
huyện trong toàn tỉnh.
Tuy nhiên việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ở những nơi đã đo
đạc bản đồ địa chính rất thấp, còn gặp nhiều khó khăn, do trước đây công tác quản
lý đất đai không chặt chẽ, hiện tượng mua bán đất, chuyển đổi, chuyển nhượng,
quyền sử dụng đất không đúng quy định diễn ra kha phổ biến, thiếu hoặc không đầy
đủ hồ sơ ban đầu đã ảnh hưởng tới việc xác định nguồn gốc thửa đất.
Thực hiện Nghị quyết số 07/2007/QH12 ngày 12/11/2007 của Quốc hội khóa
XII, Nghị quyết số 30/2012/QH13 về cấp GCNQSDĐ lần đầu trên phạm vi toàn
quốc, UBND tỉnh Lai Châu đã chỉ đạo Sở TN&MT lập dự án tổng thể xây dựng hệ
25
thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai tỉnh Lai Châu và đã được Bộ
TN&MT thẩm định, UBND tỉnh Lai Châu phê duyệt.
. Chính vì vậy trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của Uỷ ban nhân tỉnh,
sở tài nguyên và môi trường đã phối hợp chặt chẽ với các ngành Uỷ ban nhân dân
huyện, thị xã tập trung chỉ đạo thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất trong toàn tỉnh Lai Châu đã đạt được những kết quả như sau:
- Tổng số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Lai Châu đến
nay là: 102748 giấy trong đó:
+ Số giấy cấp cho đất nông nghiệp: 52.034 giấy.
+ Số giấy cấp cho đất lâm nghiệp: 11.697 giấy.
+ Số giấy cấp cho đất ở nông thôn: 41.572 giấy.
+ Số giấy cấp cho đất ở đô thị: 12140 giấy.
- Tổng diện tích đã cấp là 135.557,72ha đất các loại, trong đó:
+ Tổng diện tích đất nông nghiệp được cấp:77.153,13 ha.
+ Tổng diện tích đất lâm nghiệp được cấp:56.661,29 ha
+ Tổng diện tích đất ở nông thôn được cấp:1498,41 ha
+ Tổng diện tích đất ở đô thị được cấp:242,89 ha.
- Tổng số hộ được cấp giấy là: 102.293 hộ, trong đó:
+ Số hộ sử dụng đất nông nghiệp được cấp là: 39.882 hộ.
+ Số hộ sử dụng đất lâm nghiệp được cấp là: 11.697 hộ.
+ Số hộ sử dụng đất ở nông thôn được cấp là: 41.572 hộ.
+ Số hộ sử dụng đất ở đô thị được cấp là: 9.142 hộ.
Kết quả trên cho thấy công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tỉnh
đã đạt được những kết quả đáng kể, xong trong thực tế tiến độ triển khai rất chậm chưa
đáp ứng được nhu cầu hiện nay, nguyên nhân triển khai chậm và kết quả đạt chưa cao
do chuyên môn một số cán bộ phụ trách chưa cao, công tác đăng ký cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất gặp rất nhiều khó khăn, một số người dân chưa nhận thức được
tầm quan trọng của đất đai, chính sách pháp luật đất đai ban hành chưa phổ biến rộng
rãi đến người dân, để mọi người dân có thể hiểu rõ về quyền và nghĩa vụ đăng ký
26
đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là cần thiết.
Việc sử dụng đất sai mục đích thường xuyên xảy ra, tiềm năng đất đai chưa
được phát huy hết, chưa được chuyển dịch hợp lý, tình trạng khiếu nại tranh chấp,
lẫn chiếm xảy ra trên tất cả các loại đất. Chính vì vậy trong những năm tới các cấp,
các ngành cần có kế hoạch quản lý đất đai của tỉnh từng bước ổn định, đi vào nề
nếp, có các văn bản mới phù hợp với nhu cầu thực tế, phải thanh tra, kiểm tra liên
tục để phát hiện kịp thời những trường hợp sử dụng đất sai mục đích, tuyên truyền
chính sách pháp luật trong nhân dân để việc đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất được hoàn thành nhanh nhất và công tác quản lý đất đai của tỉnh
được dễ dàng. ( Nguồn: Sở TNMT Tỉnh Lai Châu) [9]
2.2.3. Công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn huyện Tân Uyên
Trong giai đoạn 2016 - 2018 dưới sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân tỉnh cả
huyện đã tập trung triển khai việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ
gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện. Tổng diện tích được cấp 4481,20 ha, với 4234
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
27
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Địa điểm và thời gian tiếnhành
- Địa điểm: UBND xã Thân Thuộc- huyện Tân Uyên- tỉnh Lai Châu
- Thời gian thực tập: Tháng 05 năm 2019 đến tháng 9 năm 2019
3.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:Thực trạng về công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn
xã Thân Thuộc- huyện Tân Uyên- tỉnh Lai Châu.
- Phạm vi nghiên cứu:Tình hình cấp GCNQSDĐ trên địa bàn xã Thân
Thuộc- huyện Tân Uyên-tỉnh Lai châu giai đoạn 2016- 2018.
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực xã Thân Thuộc- huyện
Tân Uyên- tỉnh Lai Châu
3.3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Tình hình quản lý và sử dụng đất của xã Thân Thuộc- huyện Tân Uyên- tỉnh
Lai Châu
Tình hình quản lý đất đai
Tình hình sử dụng đất đai
3.3.2. Đánh giá tình hình cấp GCNQSDĐ tại xã Thân Thuộc
3.3.2.1. Đánh giá về công tác cấp GCNQSDĐ của xã Thân Thuộc giai đoạn 2016 -
2018 theo thời gian
3.3.2.1.1. Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2016
3.3.2.1.2. Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2017
3.3.2.1.3. Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2018
3.3.2.2. Đánh giá tình hình cấp GCNQSDĐ của xã Thân Thuộcgiai đoạn 2016 -
2018 theo đối tượng sử dụng
28
3.3.2.3. Đánh giá tình hình cấp GCNQSDĐ của xã Thân Thuộc giai đoạn 2016 -
2018 theo mục đích sử dụng
3.3.2.3.1. Đánh giácông táccấp GCNQSDĐ sản xuất nôngnghiệp của xã Thân Thuộc
3.3.2.3.2. Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ ở của xã Thân Thuộc
3.3.2.3.3. Đánh giácông táccấp GCNQSDĐ nuôi trồng thủy sảncủa xã Thân Thuộc.
3.3.2.4. Kết quả đánh giá sự hiểu biết của người dân về cấp GCNQDĐ
3.3.3. Các nguyên nhân và giải pháp khắc phục khó khăn trong công tác cấp
GCNQSD đất giấy
- Các nguyên nhân.
- Những giải pháp khắc phục những tồn đọng trong công tác cấp GCNQSDĐ
của xã Thân Thuộc giai đoạn 2016 - 2018.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp
Thu thập các thông tin, số liệu, tài liệu và những thông tin cần thiết tại các
phòng chức năng, qua mạng Internet, sách …
3.4.2.Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp
Tiến hành điều tra phỏng vấn trên địa bàn xã bằng phương pháp người dân
với bộ câu hỏi đã chuẩn bị sẵn. Chia làm 3 nhóm với trình độ hiểu biết của người
dân và điều kiện tự nhiên khác nhau:
Nhóm 1: Điều kiện tự nhiên kinh tế phát triển, trình độ dân trí cao: Gồm các
bản như: Nà Bảo, Chom Chăng, Nà Hoi.
Nhóm 2: Điều kiện tự nhiên kinh tế phát triển trung bình cao, trình độ dân trí
trung bình: Gồm các bản như: Tạng Đán, Nà Pầu, Nà Pắt
Nhóm 3: Điều kiện tự nhiên kinh tế thấp, trình độ dân trí không cao. Gồm
các bản như: Nà Ban, Khu 19
Sử dụng phương pháp điều tra theo phiếu điều tra chuẩn bị sẵn. Chọn hộ điều
tra theo phương pháp ngẫu nhiên, phỏng vấn 5 hộ nông dân/thôn, tổng số mẫu điều
tra/8 bản là 40 hộ.Hộ phỏng vấn là những người trực tiếp tham gia công tác cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất.
29
3.4.3. Phương pháp kế thừa
Thừa kế những số liệu, tài liệu của những người đi trước đồng thời bổ sung
những vấn đề, số liệu phù hợp với nội dung.
3.4.4. Phương pháp thống kê, Phương pháp so sánh
Thống kê các số liệu, tài liệu địa chính và các số liệu, tài liệu khác liên quan,
thể hiện số liệu qua hệ thống bảng biểu và phân tích số liệu.
So sánh giữa VBPL với thực tế của công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ ở địa
phương.
3.4.5. Phương pháp phân tích tổng hợp, Phương pháp phỏng vấn đối tượng
Phân tích chi tiết số liệu để có cái nhìn tổng quan về ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ
trên địa bàn thực tập.
Đánh giá mức độ hiểu biết của người dân xã Thân Thuộc thông qua điều tra,
phỏng vấn các hộ gia đình cá nhân trên địa bàn xã . Tổng hợp ở 8 bản , ta chọn ra 5
hộ trong mỗi bản làm hộ điểm.Tổng cộng sẽ có 40 hộ tương đương với 40 phiếu
điều tra.
30
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Thân Thuộc
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Thân Thuộc là một xã nằm ở phía Đông của huyện Tân Uyên, cách trung tâm
huyện 5 Km, cách thị xã Lai Châu 80 km theo đường liên xã và tỉnh lộ theo QL 32
+ Phía Đông giáp với xã Trung Đồng ;
+ Phía Tây giáp với xã Nậm Cần và Mường Khoa;
+ Phía Nam giáp với xã Pắc Ta và Nậm Cần
+ Phía Bắc giáp với giáp thị trấn Tân Uyên.
Xã có vị trí thuận lợi để vận chuyển hàng hoá giao lưu kinh tế trong nội
huyện, với thị xã Lai Châu và Lào Cai
4.1.1.2. Đặc điểm địa hình địa mạo
Tổng diện tích tự nhiên toàn xã là 2.873,81 ha, tập trung phần lớn là đất rừng,
đất trồng cây lâu năm và đất đồi núi cao. Đất có tầng canh tác khá dày thích hợp với
các loại cây trồng như lúa, ngô, sắn đặc biệt có tiềm năng để phát triển lâm nghiệp,
kinh tế vườn đồi.
Xã có địa hình khá phức tạp, đồi núi cao có độ dốc lớn trung bình từ 800-
1000m so với mực nước biển. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích của xã, địa
hình phức tạp nên giao thông đi lại khó khăn, đặc biệt ở các thôn vùng cao, nhất là
vào mùa mưa gây ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế và giao thương hàng hóa.
4.1.1.3. Khí hậu, thủy văn
Khí hậu xã nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, được chia ra làm hai mùa
rõ rệt. Mùa mưa, mưa nhiều bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô, ít mưa bắt
đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Do ảnh hưởng của khí hậu vùng núi cao mùa
đông thường có rét đậm, rét hại kéo dài ảnh hưởng đến việc phát triển cây trồng, vật
nuôi.
31
Nhiệt độ trung bình năm từ 220
C đến 280
C. Độ ẩm không khí trung bình từ
84-85%.
Lượng mưa trung bình năm của xã là 1.346mm, thuộc vùng mưa ít của tỉnh.
Các tháng có lượng mưa lớn là tháng 4,5,6,7 với tổng lượng mưa của 4 tháng này
lên tới 90% tổng lượng mưa cả năm; các tháng còn lại có lượng mưa nhỏ. Sự phân
bố lượng mưa không đều và chênh lệch lớn nên đã gây khó khăn trong việc phát
triển nông - lâm nghiệp trên địa bàn xã.
Do điều kiện địa hình có nhiều đồi núi dốc, lượng mưa lớn và tập trung nên
tạo ra hệ thống khe suối khá dầy đặc, có độ dốc tương đối lớn, lưu lượng nước thay
đổi theo mùa, mùa khô thường xảy ra hạn hán, mùa mưa dễ gây lũ quét, lũ ống, sạt
lở đất.
Địa bàn xã có hệ thống sông suối khá khá dày, có nước quanh năm và được
phân bố rộng khắp, trong đó có suối Nặm Chăng chảy dọc từ Tây Nam xuống Đông
Bắc có lưu lượng nước lớn từ 300 - 500 ngàn m3
, là nguồn nước phục vụ sản xuất
nông nghiệp và sinh hoạt của người dân và tận dụng cho hơn 2,38 ha diện tích nuôi
trồng thuỷ sản (chủ yếu là cá nước ngọt); Chất lượng nước sạch tương đối tốt, tuy
nhiên vẫn chưa đảm bảo vệ sinh đặc biệt sau những đợt mưa lũ. Chưa có những
nghiên cứu chi tiết về nước ngầm trong vùng, nhưng qua thăm dò một số giếng
nước trong khu dân cư trữ lượng nước ngầm khá phong phú.
4.1.2. Các nguồn tài nguyên
4.1.2.1. Tàinguyên đất
Đánh giá chung về thổ nhưỡng xã Thân Thuộc chúng ta thấy trên địa bàn xã
có một số các loại đất như sau:
Đất phù sa ngòi suối (Py): Phân bố dọc hai bên bờ nơi định hình thấp của
suối Nặm Cưởm, suối Nặm Chăng, … hình thành nên các khu đất bằng khá thuận
lợi cho trồng lúa nước, các loại cây hoa màu. Đất có hàm lượng dinh dưỡng trung
bình Mùn = 2 - 2,5%.Thành phần cơ giới thường là cát pha và thịt nhẹ. Tầng đất dày
từ 30 - 60cm. Lân và Kali dễ tiêu thường nghèo đến trung bình (5-
32
6,5mg/100gam đất). Loại đất này tập trung nhiều ở các thôn Tạng Đán, khu 19, Nà Hoi,
Nà Ban… hiện đang được các hộ dân khai thác triệt để đem lại lợi ích kinh tế cao.
Bảng 4.1: Cơ cấu các loại đất
STT Loại đất Ký hiệu
Diện tích Tỷ lệ so với
(ha) DTTN (%)
1 Đất phù sa ngòi suối Py 120 3,03
2 Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa FL 15 0,38
3 Đất đỏ trên đá Mắc ma a xít Fa 1800 45,35
4 Đất vàng nhạt trên đá cát Fq 1850 46,61
5 Đất mùn vàng nhạt trên đá cát A 118,8 2,99
6 Đất sông suối, núi đá 65,6 1,66
( Nguồn: UBND xã Thân Thuộc)
Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (FL): Được hình thành ở những vùng
đồi thấp như thôn Tạng Đán , Nà Hoi , Khu 19, Đây là đất đồi, được người dân khai
phá để làm ruộng trồng lúa nước, do quá trình canh tác lâu dài tính chất lý hóa tính
của đất đã biến đổi và hình thành loại đất này.
Nhóm đất đỏ vàng có hai loại: Đất đỏ vàng trên đã sét (Fs), đất vàng đỏ trên đá
mắc ma a xít (Fa). Phân bố tập trung trên địa hình đồi núi cao và trung bình. Nhóm đất
này có hàm lượng mùn từ trung bình đến khá, Mùn=2-2,5%. Trong đó loại đất (Fa)
thường có hàm lượng mùn trung bình. Lân và Kali dễ tiêu thường từ trung bình đến
nghèo (5-11mg/100 gam đất). Đất thường có phản ứng ít chua đến chua: pH KCL= 3,6-
4,2. Tầng đất dầy phổ biến từ 50 -100cm. Thành phần cơ giới đất từ thịt nhẹ đến thịt
nặng. Nhóm đất đỏ vàng ở nơi có độ dốc dưới 20o
khá thích hợp cho cây hàng năm
(ngô, sắn, đậu tương…) và cây lâu năm (ở nơi có độ dốc dưới 15o
) có giá trị kinh tế cao
như cây ăn quả, chè… Trên định hình có độ dốc lớn hơn 20o
chủ yếu để phát triển lâm
nghiệp, khoanh nuôi bảo vệ rừng hiện có và trồng rừng mới.
4.1.2.2. Tài nguyên Khoáng sản
Theo kết quả điều tra thu thập từ các nguồn tài liệu ở các cơ quan chức
năng cho thấy xã Thân Thuộc có các loại khoáng sản chính sau:
33
Vàng sa khoáng có ở dọc suối.
Mỏ đá , mỏ cát ở bản Tạng Đán
Hiện nay việc đầu tư khai thác khoáng sản cho công nghiệp và xây dựng còn
hạn chế, quy mô nhỏ, hiệu quả thấp.
4.1.2.3. Tài nguyên nhân văn
Trong vùng có 3 dân tộc cư trú từ lâu đời là dân tộc Kinh,Thái , Mông. Tính đến
năm 2017, dân tộc Kinh chiếm 18, 39%, dân tộc Thái chiếm 34,04%, dân, dân tộc
Mông chiếm 0,48%, .Mỗi dân tộc đều có phong tục tập quán riêng và được lưu giữ, đã
tạo nên đời sống văn hóa, lễ hội phong phú trong vùng. Đến nay vẫn tồn tại một số
nghề truyền thống như thêu, dệt vải thổ cẩm của người Thái, Nghề sản xuất dụng cụ cơ
khí cầm tay của người Mông… đã đáp ứng một phần nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của
nhân dân trong vùng. Các dân tộc luôn đoàn kết cần cù sáng tạo trong lao đông, tin
tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, cùng giúp nhau phát triển kinh tế, bài trừ và xóa bỏ
dần các hủ tục lạc hậu, tệ nạn xã hội để nâng cao đời sống, vật chất và tinh thần của
nhân dân. Người Thái là hạt nhân đi tiên phong trong lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội,
có khả năng ứng dụng nhanh các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất.
4.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
4.1.3.1. Dân số - lao động - việc làm
- Dân số:
Toàn xã có 8 thôn bản, 772 hộ và 3.559 nhân khẩu. có 4 dân tộc anh em
cùng sinh sống. Trong đó dân tộc Thái chiếm 94%; dân tộc Kinh chiếm 5%; dân tộc
H’ mông, Khơ mú và dân tộc khác chiếm 1%.
- Lao động và việc làm
Tiềm năng lao động của xã dồi dào, song trình độ còn hạn chế nên khó khăn
trong việc áp dụng khoa học, kỹ thuật trong sản xuất. Với số lượng lao động đông
đảo như hiện nay mà công việc nông nghiệp lại mang tính chất mùa vụ nên tình
trạng thiếu việc làm trong thời gian nông nhàn là không thể tránh khỏi. Vì vậy để
34
giải quyết việc làm cho lao động nông thôn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa
phương trong tương lai, trong thời gian tới cần đẩy mạnh những lớp đào tạo nghề
ngắn hạn cho lao động nông thôn.
4.1.3.2. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
* Giao thông
Tổng số km đường giao thông trong xã: 104,7 km; Trong đó:
+ Số km đường QL32 chạy qua địa bàn xã là: 7 km;
+ Số km đường trục xã, đường nông thôn: 97,7 km;
Việc quản lý các trục đường sau khi được đầu tư như: Kiểm tra, quản lý các
trường hợp xâm lấn lề đường, các dấu hiệu phá hoại công trình giao thông trên địa
bàn còn nhiều hạn chế, chưa được quan tâm đúng mức và xử lý chưa kịp thời các
trường hợp vi phạm.
Các tuyến đường giao thông cơ bản được duy tu, bảo dưỡng để đảm bảo
thông suốt. Tuy nhiên nhiều tuyến đường đã xuống cấp, gây ách tắc giao thông về
mùa mưa, sạt lở đất, ngập các cống tràn.
* Thủy lợi
Toàn xã hiện có 6 đập tràn chính và 38 tuyến mương chính và phụ với tổng
chiều dài 27,76 km kênh mương phục vụ tưới tiêu cho 116 ha lúa nước và hoa màu.
Nhưng thực tế khả năng tưới tiêu của hệ thống thủy lợi chỉ chiếm khoảng 60% diện
tích. Hệ thống thuỷ lợi chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh. Uỷ ban nhân dân
xã quản lý 4 công trình nhỏ lẻ với tổng diện tích tưới tiêu là: 12,6 ha; còn lại 2 công
trình tưới tiêu cho 13,6 ha do Trạm thủy nông của huyện quản lý.
* Điện
Hiện nay nhân dân trong xã có 100% hộ gia đình được sử dụng điện lưới
quốc gia.
Nguồn cung cấp điện cho toàn xã được lấy từ đường 35 KV
* Y tế
35
Xã có 01 trạm y tế xã với 04 cán bộ y tế. Trạm đạt chuẩn tiêu chí Quốc gia
về y tế, xây dựng các chương trình mục tiêu giai đoạn 2017 - 2020. Thực hiện tốt
công tác khám chữa bệnh cho nhân dân, cấp phát thuốc BHYT cho nhân dân đúng
theo quy định.
* Văn hóa - giáo dục:
Công tác giáo dục được UBND xã chỉ đạo thực hiện tốt công tác giáo dục,
đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ cho công tác dạy và học, duy trì sĩ số học sinh trong
độ tuổi đến trường đạt tỷ lệ. Theo thống kê xã năm 2017 có 3 trường: Trường
PTDTBT THCS, Trường tiểu học, Trường mầm non
* Bưu chính viễn thông.
Toàn xã đã có bưu điện văn hoá xã, thông tin báo chí, đài phát thanh, truyền
hình phủ sóng tới 100% thôn bản, tình hình cập nhật thông tin văn hoá xã hội, khoa
học đời sống đã được cải thiện nhiều, Đây là yếu tố ảnh hưởng tích cực đến sự phát
triển về kinh tế, xã hội của xã.
Mạng internet đã được lắp đặt tại các trường học, UBND xã, bưu điện xã .
4.1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
4.1.4.1. Thuận lợi
Nền kinh tế của xã đang có những chuyển biến tích cực cùng với sự nỗ lực
của chính quyền và người dân địa phương trong việc nâng cao chất lượng nông
nghiệp và mở rộng kinh tế công nghiệp, thương, mại dịch vụ. Tình hình chính trị xã
hội của xã luôn ổn định. Nhờ sự chỉ đạo sát xao, quan tâm giúp đỡ của huyện. Công
tác cấp giấy cũng góp phần không nhỏ cho việc phát triển kinh tế xã hội của địa
phương vì người dân được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã yên tâm đầu
tư vào đất hiệu quả sử dụng đất tăng lên nguồn thu ổ định.
4.1.4.2. Khó khăn
Do ảnh hưởng của thiên tai hạn hán, lũ lụt nên tình trạng sản xuất của xã gặp
nhiều khó khăn đặc biệt là sản xuất nông lâm nghiệp. Tỷ lệ gieo giống lúa lai còn
Khóa luận: Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, 9 ĐIỂM

More Related Content

What's hot

đáNh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã đú sá...
đáNh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã đú sá...đáNh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã đú sá...
đáNh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã đú sá...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã đồng b...
đáNh giá kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã đồng b...đáNh giá kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã đồng b...
đáNh giá kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã đồng b...https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (20)

Luận văn: Đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhà ở
Luận văn: Đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhà ởLuận văn: Đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhà ở
Luận văn: Đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhà ở
 
Luận văn: Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho cá nhân
Luận văn: Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho cá nhânLuận văn: Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho cá nhân
Luận văn: Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho cá nhân
 
Luận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng Bình
Luận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng BìnhLuận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng Bình
Luận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng Bình
 
Quản lý Nhà nước về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Quản lý Nhà nước về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đấtQuản lý Nhà nước về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Quản lý Nhà nước về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
 
đáNh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã đú sá...
đáNh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã đú sá...đáNh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã đú sá...
đáNh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã đú sá...
 
đáNh giá kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã đồng b...
đáNh giá kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã đồng b...đáNh giá kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã đồng b...
đáNh giá kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã đồng b...
 
Đề tài: Đánh giá thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở h...
Đề tài: Đánh giá thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở h...Đề tài: Đánh giá thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở h...
Đề tài: Đánh giá thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở h...
 
Đề tài: Giải quyết tranh chấp đất đai thuộc UBND tỉnh Đăk Lăk, HAY
Đề tài: Giải quyết tranh chấp đất đai thuộc UBND tỉnh Đăk Lăk, HAYĐề tài: Giải quyết tranh chấp đất đai thuộc UBND tỉnh Đăk Lăk, HAY
Đề tài: Giải quyết tranh chấp đất đai thuộc UBND tỉnh Đăk Lăk, HAY
 
Đề tài: Quản lý nhà nước về đất đai tại Quảng Ngãi, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý nhà nước về đất đai tại Quảng Ngãi, HAY, 9đĐề tài: Quản lý nhà nước về đất đai tại Quảng Ngãi, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý nhà nước về đất đai tại Quảng Ngãi, HAY, 9đ
 
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ ThủyLuận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
 
Luận văn: Pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, HOT
Luận văn: Pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, HOTLuận văn: Pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, HOT
Luận văn: Pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, HOT
 
Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp đất đai, ĐIỂM CAO, HAY
Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp đất đai, ĐIỂM CAO, HAYĐánh giá công tác giải quyết tranh chấp đất đai, ĐIỂM CAO, HAY
Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp đất đai, ĐIỂM CAO, HAY
 
Đề tài nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng tới giá đất, HOT
Đề tài  nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng tới giá đất,  HOTĐề tài  nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng tới giá đất,  HOT
Đề tài nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng tới giá đất, HOT
 
Luận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình Chánh
Luận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình ChánhLuận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình Chánh
Luận văn: Hiện trạng và biến động sử dụng đất Huyện Bình Chánh
 
Bài mẫu Luận văn xử lý vi phạm hành chính, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn xử lý vi phạm hành chính, 9 ĐIỂMBài mẫu Luận văn xử lý vi phạm hành chính, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn xử lý vi phạm hành chính, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại tỉnh Kiên Giang, HAY
Luận văn: Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại tỉnh Kiên Giang, HAYLuận văn: Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại tỉnh Kiên Giang, HAY
Luận văn: Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại tỉnh Kiên Giang, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, HOT
Luận văn: Pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, HOTLuận văn: Pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, HOT
Luận văn: Pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, HOT
 
Luận án: Sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại thị xã Hương Trà
Luận án: Sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại thị xã Hương TràLuận án: Sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại thị xã Hương Trà
Luận án: Sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại thị xã Hương Trà
 
Bài Mẫu Luận văn giải quyết tranh chấp đất đai, 9 ĐIỂM, HAY
Bài Mẫu Luận văn giải quyết tranh chấp đất đai, 9 ĐIỂM, HAYBài Mẫu Luận văn giải quyết tranh chấp đất đai, 9 ĐIỂM, HAY
Bài Mẫu Luận văn giải quyết tranh chấp đất đai, 9 ĐIỂM, HAY
 
Luận văn: Quản lý sử dụng đất tai huyện gia lâm, hà nội, 9đ
Luận văn: Quản lý sử dụng đất tai huyện gia lâm, hà nội, 9đLuận văn: Quản lý sử dụng đất tai huyện gia lâm, hà nội, 9đ
Luận văn: Quản lý sử dụng đất tai huyện gia lâm, hà nội, 9đ
 

Similar to Khóa luận: Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, 9 ĐIỂM

Đánh giá thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Đánh giá thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đấtĐánh giá thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Đánh giá thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đấtDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Quang Sơn
Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Quang SơnĐánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Quang Sơn
Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Quang SơnDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
đáNh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thôn hồn...
đáNh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thôn hồn...đáNh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thôn hồn...
đáNh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thôn hồn...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Đánh giá thực trạng công tác đăng ký đất đai cấp giấy chứng nhận quyền sửa dụ...
Đánh giá thực trạng công tác đăng ký đất đai cấp giấy chứng nhận quyền sửa dụ...Đánh giá thực trạng công tác đăng ký đất đai cấp giấy chứng nhận quyền sửa dụ...
Đánh giá thực trạng công tác đăng ký đất đai cấp giấy chứng nhận quyền sửa dụ...hieu anh
 
LUẬN VĂN: QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP
LUẬN VĂN: QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬPLUẬN VĂN: QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP
LUẬN VĂN: QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬPOnTimeVitThu
 
đáNh giá thực trạng sản xuất chè shan tuyết trên địa xã tả sìn thàng, huyện t...
đáNh giá thực trạng sản xuất chè shan tuyết trên địa xã tả sìn thàng, huyện t...đáNh giá thực trạng sản xuất chè shan tuyết trên địa xã tả sìn thàng, huyện t...
đáNh giá thực trạng sản xuất chè shan tuyết trên địa xã tả sìn thàng, huyện t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực hiện công tác cấp mới,cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa...
Thực hiện công tác cấp mới,cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa...Thực hiện công tác cấp mới,cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa...
Thực hiện công tác cấp mới,cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận Văn Một Số Giải Pháp Phát Triển Bảo Hiểm Xã Hội Trên Địa Bàn Huyện An Dư...
Luận Văn Một Số Giải Pháp Phát Triển Bảo Hiểm Xã Hội Trên Địa Bàn Huyện An Dư...Luận Văn Một Số Giải Pháp Phát Triển Bảo Hiểm Xã Hội Trên Địa Bàn Huyện An Dư...
Luận Văn Một Số Giải Pháp Phát Triển Bảo Hiểm Xã Hội Trên Địa Bàn Huyện An Dư...sividocz
 
Tuyển dụng viên chức tại các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp tỉnh ở tỉn...
Tuyển dụng viên chức tại các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp tỉnh ở tỉn...Tuyển dụng viên chức tại các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp tỉnh ở tỉn...
Tuyển dụng viên chức tại các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp tỉnh ở tỉn...luanvantrust
 
Thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã khe mo, huyện...
Thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã khe mo, huyện...Thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã khe mo, huyện...
Thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã khe mo, huyện...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã khe mo, huyện...
Thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã khe mo, huyện...Thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã khe mo, huyện...
Thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã khe mo, huyện...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tuyển dụng viên chức tại các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp tỉnh ở tỉn...
Tuyển dụng viên chức tại các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp tỉnh ở tỉn...Tuyển dụng viên chức tại các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp tỉnh ở tỉn...
Tuyển dụng viên chức tại các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp tỉnh ở tỉn...luanvantrust
 
Hoàn thiện công tác quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh Lào Cai
Hoàn thiện công tác quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh Lào CaiHoàn thiện công tác quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh Lào Cai
Hoàn thiện công tác quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh Lào Cailuanvantrust
 
Luận văn: Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất chuyển mụ...
Luận văn: Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất chuyển mụ...Luận văn: Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất chuyển mụ...
Luận văn: Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất chuyển mụ...Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
ứNg dụng máy toàn đạc điện tử và công nghệ thông tin trong thành lập mảnh bản...
ứNg dụng máy toàn đạc điện tử và công nghệ thông tin trong thành lập mảnh bản...ứNg dụng máy toàn đạc điện tử và công nghệ thông tin trong thành lập mảnh bản...
ứNg dụng máy toàn đạc điện tử và công nghệ thông tin trong thành lập mảnh bản...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

Similar to Khóa luận: Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, 9 ĐIỂM (20)

Đánh giá thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Đánh giá thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đấtĐánh giá thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Đánh giá thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
 
Khóa luận: Quản lý nhà nước về đất đai tại xã Hùng Sơn, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Quản lý nhà nước về đất đai tại xã Hùng Sơn, 9 ĐIỂMKhóa luận: Quản lý nhà nước về đất đai tại xã Hùng Sơn, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Quản lý nhà nước về đất đai tại xã Hùng Sơn, 9 ĐIỂM
 
Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Quang Sơn
Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Quang SơnĐánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Quang Sơn
Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Quang Sơn
 
Bài mẫu Khóa luận quản lý đầu tư công, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Khóa luận quản lý đầu tư công, HAY, 9 ĐIỂMBài mẫu Khóa luận quản lý đầu tư công, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Khóa luận quản lý đầu tư công, HAY, 9 ĐIỂM
 
đáNh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thôn hồn...
đáNh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thôn hồn...đáNh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thôn hồn...
đáNh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thôn hồn...
 
Đánh giá thực trạng công tác đăng ký đất đai cấp giấy chứng nhận quyền sửa dụ...
Đánh giá thực trạng công tác đăng ký đất đai cấp giấy chứng nhận quyền sửa dụ...Đánh giá thực trạng công tác đăng ký đất đai cấp giấy chứng nhận quyền sửa dụ...
Đánh giá thực trạng công tác đăng ký đất đai cấp giấy chứng nhận quyền sửa dụ...
 
BÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước về phát triển làng nghề, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước về phát triển làng nghề, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước về phát triển làng nghề, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước về phát triển làng nghề, HAY, 9 ĐIỂM
 
BÀI MẪU Khóa luận chất lượng đào tạo cán bộ, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận chất lượng đào tạo cán bộ, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận chất lượng đào tạo cán bộ, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận chất lượng đào tạo cán bộ, HAY, 9 ĐIỂM
 
LUẬN VĂN: QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP
LUẬN VĂN: QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬPLUẬN VĂN: QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP
LUẬN VĂN: QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP
 
đáNh giá thực trạng sản xuất chè shan tuyết trên địa xã tả sìn thàng, huyện t...
đáNh giá thực trạng sản xuất chè shan tuyết trên địa xã tả sìn thàng, huyện t...đáNh giá thực trạng sản xuất chè shan tuyết trên địa xã tả sìn thàng, huyện t...
đáNh giá thực trạng sản xuất chè shan tuyết trên địa xã tả sìn thàng, huyện t...
 
Thực hiện công tác cấp mới,cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa...
Thực hiện công tác cấp mới,cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa...Thực hiện công tác cấp mới,cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa...
Thực hiện công tác cấp mới,cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa...
 
Luận Văn Một Số Giải Pháp Phát Triển Bảo Hiểm Xã Hội Trên Địa Bàn Huyện An Dư...
Luận Văn Một Số Giải Pháp Phát Triển Bảo Hiểm Xã Hội Trên Địa Bàn Huyện An Dư...Luận Văn Một Số Giải Pháp Phát Triển Bảo Hiểm Xã Hội Trên Địa Bàn Huyện An Dư...
Luận Văn Một Số Giải Pháp Phát Triển Bảo Hiểm Xã Hội Trên Địa Bàn Huyện An Dư...
 
Bài mẫu khóa luận giải quyết tranh chấp đất đai, HAY
Bài mẫu khóa luận giải quyết tranh chấp đất đai, HAYBài mẫu khóa luận giải quyết tranh chấp đất đai, HAY
Bài mẫu khóa luận giải quyết tranh chấp đất đai, HAY
 
Tuyển dụng viên chức tại các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp tỉnh ở tỉn...
Tuyển dụng viên chức tại các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp tỉnh ở tỉn...Tuyển dụng viên chức tại các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp tỉnh ở tỉn...
Tuyển dụng viên chức tại các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp tỉnh ở tỉn...
 
Thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã khe mo, huyện...
Thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã khe mo, huyện...Thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã khe mo, huyện...
Thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã khe mo, huyện...
 
Thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã khe mo, huyện...
Thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã khe mo, huyện...Thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã khe mo, huyện...
Thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã khe mo, huyện...
 
Tuyển dụng viên chức tại các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp tỉnh ở tỉn...
Tuyển dụng viên chức tại các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp tỉnh ở tỉn...Tuyển dụng viên chức tại các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp tỉnh ở tỉn...
Tuyển dụng viên chức tại các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp tỉnh ở tỉn...
 
Hoàn thiện công tác quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh Lào Cai
Hoàn thiện công tác quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh Lào CaiHoàn thiện công tác quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh Lào Cai
Hoàn thiện công tác quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh Lào Cai
 
Luận văn: Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất chuyển mụ...
Luận văn: Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất chuyển mụ...Luận văn: Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất chuyển mụ...
Luận văn: Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất chuyển mụ...
 
ứNg dụng máy toàn đạc điện tử và công nghệ thông tin trong thành lập mảnh bản...
ứNg dụng máy toàn đạc điện tử và công nghệ thông tin trong thành lập mảnh bản...ứNg dụng máy toàn đạc điện tử và công nghệ thông tin trong thành lập mảnh bản...
ứNg dụng máy toàn đạc điện tử và công nghệ thông tin trong thành lập mảnh bản...
 

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default (20)

Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAYKhóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAYBài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDVBài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
 
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAYBáo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
 
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAYKhóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAYBài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAYBài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAYTiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAYBài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAYBài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAYBài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAYBài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAYTiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAYBài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂMBài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
 
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAYBài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAYBài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAYBài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
 
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nayTiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
 
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAYTiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
 

Recently uploaded

TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (19)

TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 

Khóa luận: Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, 9 ĐIỂM

  • 1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM VÀNG VĂN MINH Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN XÃTHÂN THUỘC, HUYỆN TÂN UYÊN, TỈNH LAI CHÂU GIAI ĐOẠN NĂM 2016-2018 TẢI MIỄN PHÍ KẾT BẠN ZALO:0917 193 864 DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP WEBSITE: VIETKHOALUAN.COM ZALO/TELEGRAM: 0917 193 864 MAIL: BAOCAOTHUCTAPNET@GMAIL.COM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lí đất đai Khoa : Quản lý tài nguyên Khóa học : 2017 - 2019
  • 2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM VÀNG VĂN MINH Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ THÂN THUỘC, HUYỆN TÂN UYÊN, TỈNH LAI CHÂU GIAI ĐOẠN NĂM 2016 - 2018 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lí đất đai Khoa : Quản lý tài nguyên Lớp : K49-LT QLĐĐ Khóa học : 2017 - 2019 Giáo viên hướng dẫn : GS.TS. Đặng Văn Minh Thái Nguyên, 2019
  • 3. i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là thời gian quan trọng trong việc (Học đi đôi với hành, lý luận đi đôi với thực tiễn) của sinh viên các trường đại học, cao đẳng nói chung với trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên nói riêng. Để từ đó hệ thống hóa lại kiến thức đã học kiểm nghiệm lại chúng trong thực tế cũng như để tích lũy thêm vốn kiến thức thực tế và từ đó nâng cao trình độ chuyên môn cũng như làm quen với công tác quản lý nhà nước về đất đai sau này. Xuất phát từ nguyện vọng bản thân và được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường, Khoa Tài nguyên và Môi trường, trường Đại học nông lâm Thái Nguyên, em được phân công thực tập tại Uỷ ban nhân dân xã Thân Thuộc, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu. Sau một thời gian nghiên cứu và thực tập tốt nghiệp bản báo cáo tốt nghiệp của em đã hoàn thành. Vậy em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài nguyên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giảng dạy và đào tạo hướng dẫn chúng em. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo GS.TS. Đặng Văn Minh đã trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Trong thời gian làm việc với thầy, em không ngừng tiếp thu thêm nhiều kiến thức bổ ích mà còn học tập được tinh thần làm việc, thái độ nghiên cứu khoa học nghiêm túc, hiệu quả, đây là những điều rất cần thiết cho em trong quá trình học tập và công tác sau này. Đồng thời em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo, các anh chị trong xã bộ Uỷ ban nhân dân xã Thân Thuộc, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu đã hướng dẫn em cũng như sự chỉ bảo. Tôi xin chân thành cảm ơn tới các bác, các chủ, các cô, các anh chị đang làm việc tại Uỷ ban nhân dân xã Thân Thuộc, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu đã tận tình giúp đỡ để tôi hoàn thành nhiệm vụ được giao và khoá luận thực tập tốt nghiệp của mình. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các bạn bè, gia đình người thân đã động viên khích lệ em trong quá trình học tập nghiên cứu bản báo cáo tốt nghiệp này. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Vàng Văn Minh
  • 4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận cho thửa đất không có tài sản gắn liền hoặc có tài sản nhưng không có nhu cầu chứng nhận quyền sở hữu ................. 20 Bảng 2.2: Trình tự, thủ tục đăng ký cấp giấy chứng nhận ........................................ 21 Bảng 4.1: Cơ cấu các loại đất .................................................................................... 32 Bảng 4.5: Hiện trạng sử dụng đất năm 2018 ............................................................. 38 Bảng 4.6: Kết quả cấp GCNQSDĐ của xã Thân Thuộc giai đoạn 2016 - 2018 theo đơn vị hành chính ...................................................................................................... 40 Bảng 4.7: Kết quả cấp GCNQSDĐ của xã Thân Thuộc năm 2016 .......................... 41 Bảng 4.8: Kết quả cấp GCNQSDĐ của xã Thân Thuộc năm 2017 .......................... 42 Bảng 4.9: Kết quả cấp GCNQSDĐ của xã Thân Thuộc năm 2018 .......................... 43 Bảng 4.10: Kết quả cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn xã Thân Thuộc giai đoạn 2016 - 2018. ................................................................................... 46 Bảng 4.11: Kết quả cấp GCNQSDĐ đất nông nghiệp trên địa bàn xã Thân Thuộc giai đoạn 2016 - 2018 ................................................................................................ 47 Bảng 4.12: Kết quả cấp GCNQSDĐ đất ở trên địa bàn xã Thân Thuộc giai đoạn 2016 - 2018 ............................................................................................................... 48 Bảng 4.13: Kết quả cấp GCNQSDĐ đất nuôi trồng thủy sản trên địa bàn ............... 49 xã Thân Thuộc giai đoạn 2016 - 2018 ...................................................................... 49 Bảng 4.14: Đánh giá sự hiểu biết của người dân về cấp GCNQDĐ ở xã Thân Thuộc ... 50
  • 5. iii DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT CP CT - TTg BNV NQ-UBTVQH ĐKĐĐ ĐKQSDĐ TCQLĐĐ VBPL GCN GCNQSDĐ DV NĐ-CP QĐ QĐ - BTNMT QH QHSDĐ LĐNN TT - BTC TT - BTNMT XD UBND VP-ĐK BTNMT BHYT PTDT BTTHCS GTSX BTP TTLT : Chính phủ : Chỉ thị thủ tướng : Bộ Nội vụ : Nghị quyết - Uỷ ban Thường vụ Quốc hội : Đăng ký đất đai : Đăng ký quyền sử dụng đất : Tổng cục Quản lý đất đai : Văn bản Pháp Luật : Giấy chứng nhận : Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất : Dịch vụ : Nghị định - Chính phủ : Quyết định : Quyết định - Bộ Tài nguyên Môi trường : Quốc hội : Quy hoạch sử dụng đất : Lao động Nông nghiệp : Thông tư - Bộ Tài chính : Thông tư - Bộ Tài nguyên Môi trường : Xây dựng : Ủy ban nhân dân : Văn phòng đăng ký : Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường : Bảo hiểm y tế : Phổ Thông Dân Tộc Bán Trú Trung Học Cơ Sở : Giá trị sản xuất : Bộ Tư pháp : Thông tư liên tịch
  • 6. iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................................................i DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................................................ii DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT.....................................................................................iii MỤC LỤC.................................................................................................................................................................iv PHẦN 1. MỞ ĐẦU............................................................................................................................................1 1.1. Đặt vấn đề.........................................................................................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................................................2 1.3. Ý nghĩa của đề tài.......................................................................................................................................2 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................................................3 2.1. Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của công tác ĐKĐĐ và cấp GCN quyền sử dụng đất.........................................................................................................................................................................3 2.1.1. Cơ sở lý luận..............................................................................................................................................3 2.1.2. Cơ sở pháp lý..........................................................................................................................................16 2.2. Tình hình cấp GCNQSDĐ cả nước và một số tỉnh....................................................22 2.2.1. Tình hình cấp GCNQSDĐ cả nước.....................................................................................22 2.2.2 Công tác cấp GCNQSDĐ ở một số tỉnh...........................................................................23 2.2.3. Công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn huyện Tân Uyên..................................26 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘIDUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................................................................................................................................................................27 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành...................................................................................................27 3.1. Đốitượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................................................27 3.3. Nội dung nghiên cứu............................................................................................................................27 3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực xã Thân Thuộc- huyện Tân Uyên- tỉnh Lai Châu.............................................................................................................................27 3.3.2. Đánh giá tình hình cấp GCNQSDĐ tại xã Thân Thuộc ....................................27
  • 7. v 3.3.3. Các nguyên nhân và giải pháp khắc phục khó khăn trong công tác cấp GCNQSDđất giấy.............................................................................................................................................28 3.4. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................................................28 3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp ..............................................................................28 3.4.2.Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp ..................................................................................28 3.4.3. Phương pháp kế thừa.......................................................................................................................29 3.4.4. Phương pháp thống kê, Phương pháp so sánh............................................................29 3.4.5. Phương pháp phân tíchtổng hợp, Phương pháp phỏng vấn đối tượng 29 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..........................................30 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Thân Thuộc........................................30 4.1.1. Điều kiện tự nhiên...............................................................................................................................30 4.1.2. Các nguồn tài nguyên......................................................................................................................31 4.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội.................................................................................33 4.1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội......................................35 4.2. Vài nét về Tình hình quản lý và sử dụng đất...................................................................36 4.2.1. Sơ lược về công tác quản lý đất đai trên địa bàn xã Thân Thuộc..............36 4.2.2. Hiện trạng sử dụng đất của xã Thân Thuộc .................................................................37 4.3. Đánh giá tình hình cấp GCNQSDĐ của xã Thân Thuộc giai đoạn 2016 - 2018 39 4.3.1. Đánh giá về công tác cấp GCNQSDĐ của xã Thân Thuộc giai đoạn 2016 - 2018 theo thời gian..........................................................................................................................41 4.3.2. Đánh giá tình hình cấp GCNQSDĐ của xã Thân Thuộc giai đoạn 2016 - 2018 theo đốitượng sử dụng................................................................................................................44 4.3.3. Đánh giá tình hình cấp GCNQSDĐ của xã Thân Thuộc giai đoạn 2016 - 2018 theo mục đíchsửdụng..................................................................................................................46 4.3.4. Kết quả đánh giá sự hiểu biết của người dân về cấp GCNQDĐ................50
  • 8. vi 4.4. Các nguyên nhân và giải pháp khắc phục trong công tác cấp GCNQSD đất....................................................................................................................................................................................50 4.4.1 Các nguyên nhân...................................................................................................................................50 4.4.2. Những giải pháp khắc phục những tồn đọng trong công tác cấp GCNQSDĐ của xã Thân Thuộc giai đoạn 2016-2018........................................................51 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ...........................................................................................53 5.1. Kết luận............................................................................................................................................................53 5.2. Đề nghị..............................................................................................................................................................53 TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................................................54 PHỤ LỤC
  • 9. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá đối với con người và mọi sự sống trên trái đất, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố của các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, an ninh, quốc phòng. đất đai có ý nghĩa chính trị, xã hội, kinh tế sâu sắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Vì vậy hiện nay ở nhiều nước trên thế giới đã ghi nhận vẫn đề đất đai vào hiến pháp của nhà nước mình nhằm bảo vệ, quản lý và sử dụng đất đai có hiệu quả. Đất đai là sản phẩm của tự nhiên. Quá trình lao động của con người không thể tạo ra đất đai, đất đai có giới hạn về không gian và số lượng của chúng. Ở nước ta khi dân số không ngừng tăng lên thì nhu cầu đất đai cũng tăng, tuy nhiên diện tích đất đai có hạn làm cho diện tích bình quân của đất đai đầu người ngày càng giảm, đặc biệt là các nhu cầu về đất ở và canh tác. Trong tình hình trên việc luật Đất đai năm 2003 ra đời và luật Đất đai sửa đổi bổ sung năm 2013 đã thể hiện quan điểm rõ ràng của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn này. Việc sửa đổi, bổ sung những điều luật không còn phù hợp và đưa vào luật những nội dung mới phù hợp với tình hình mới của đất nước đã đưa ra một hệ thống pháp luật, là hành lang pháp lý đáp ứng công tác quản lý đất đai trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Một nội dung quan trọng trong 15 nội dung quản lý nhà nước về đất đai là: “Công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” (viết tắt là ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ). Ý nghĩa của nội dung này được thể hiện qua việc xác lập được mối quan hệ hợp pháp giữa nhà nước và người sử dụng, là căn cứ quan trọng, chứng từ pháp lý và là cơ sở để người sử dụng đất được đảm bảo khi thực hiện các hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ và đầu tư kinh doanh vào đất. Điều này giúp người sử dụng đất thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, yên tâm đầu tư sản xuất để phát huy tốt tiềm năng của đất và sử dụng đất đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Đồng thời giúp cho nhà nước có thể dễ dàng
  • 10. 2 quản lý đất đai. Vì vậy đòi hỏi việc đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cần phải được tiến hành nhanh chóng và đúng luật định đối với tất cả các cấp. Trên thực tế,quá trình tổ chức thực hiện công tác cấp GCNQSDĐ còn chậm và không đồng đều, ở những vùng khác nhau thì tiến độ thực hiện cũng khác nhau. Việc ĐKĐĐ và cấp GCNQSDĐ của xã Thân Thuộc trong thời gian vừa qua tuy có nhiều thành tựu đáng kể nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức cần phải giải quyết. Để có thể giải quyết hiệu quả và thích hợp các khó khăn, thách thức trên đòi hỏi chúng ta phải nhìn lại công tác ĐKĐĐ và cấp GCNQSDĐ từ cấp xã. Từ đó tìm ra cách giải quyết đúng đắn và triệt để đối với tình hình của địa phương. Xuất phát từ thực tế đó, được sự đồng ý, nhất trí của ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài nguyên Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và với sự hướng dẫn của GS.TS. Đặng Văn Minh, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Thân Thuộc - huyện Tân Uyên - tỉnh Lai Châu giai đoạn 2016 - 2018”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá những thuận lợi, khó khăn của công tác đăng ký và cấp GCNQSDĐ trênđịa bàn xã Thân Thuộc- huyện Tân Uyên- tỉnh Lai Châu giai đoạn 2016 - 2018. - Đề xuất những giải pháp thích hợp để góp phần giải quyết những khó khăn, tồn tại và làm tăng tiến độ của công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn xã Thân Thuộc- huyện Tân Uyên- tỉnh Lai Châu giai đoạn 2016 - 2018 1.3. Ý nghĩa của đề tài - Đối với việc học tập: Việc hoàn thiện đề tài là cơ hội cho sinh viên củng cố kiến thức đã học trên ghế nhà trường, đồng thời là cơ hội cho sinh viên bước đầu tiếp cận thức tế nghề nghiệp trong tương lai. - Đối với thực tiễn: Đề tài đánh giá, phân tích những thuận lợi, khó khăn trong công tác ĐKĐĐ và cấp GCNQSDĐ, từ đó đưa ra những đề xuất, giải pháp phù hợp với thực tiễn của địa phương góp phần đẩy nhanh công tác ĐKĐĐ và cấp GCNQSDĐ trong thời gian tới.
  • 11. 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của công tác ĐKĐĐ và cấp GCN quyền sử dụng đất 2.1.1. Cơ sở lý luận Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Quy mô đất đai của Thế giới và của mỗi quốc gia là hữu hạn. Tài nguyên đất là nguồn tài nguyên có giới hạn về số lượng, được phân bố cố định trong không gian, không thể di chuyển theo ý chí chủ quan của con người. Trong quá trình phát triển của xã hội, con người luôn gắn chặt với đất đai, luôn tìm cách sử dụng đất đai có hiệu quả cao phục vụ cho cuộc sống của mình đồng thời bảo vệ tốt nhất nguồn tài nguyên đất. Trong quá trình sử dụng, đất đai luôn biến động để đáp ứng nhu cầu sử dụng đất của con người và phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội trong tương lai. Vì thế, quản lý Nhà nước về đất đai là công việc hết sức quan trọng và cần thiết đối với mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ, mỗi thời đại. Quản lý Nhà nước về đất đai thực chất là quản lý mối quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sử dụng đất, trong đó một trong những nội dung quan trọng của quản lý Nhà nước về đất đai là ĐKĐĐ, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp GCNQSDĐ. Cho nên, Nhà nước muốn tồn tại và phát triển được thì phải nắm chắc, quản lý chặt nguồn tài nguyên đất đai theo quy hoạch và pháp luật để hướng đất đai phục vụ yêu cầu phát triển của nền kinh tế quốc dân cũng như bảo vệ an ninh quốc phòng của quốc gia đó. Trước đây, do nền kinh tế xã hội chưa phát triển nên công tác quản lý đất đai chưa thực sự được quan tâm. Ngày nay, do công cuộc đổi mới kinh tế cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường đã gây sức ép không nhỏ đến vốn quỹ đất vốn có hạn của chúng ta. Sự đa dạng của nền kinh tế làm cho mối quan hệ đất đai ngày càng phức tạp hơn. Từ thực tế đó, đòi hỏi Nhà nước cần thực hiện việc ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, để giải quyết các quan hệ phát sinh trong quá trình sử
  • 12. 4 dụng đất, để việc sử dụng đất trở nên hợp lý, hiệu quả và tiết kiệm. * Phân loại đất đai Theo sự thống nhất về quản lý và sử dụng đất của Luật Đất đai 2013, đất đai nước ta được phân theo các nhóm sau: - Nhóm đất nông nghiệp bao gồm: + Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hằng năm khác. + Đất trồng cây lâu năm. + Đất rừng sản xuất. + Đất rừng phòng hộ. + Đất rừng đặc dụng. + Đất nuôi trồng thủy sản. + Đất làm muối. + Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trai chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh. - Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm: + Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị. + Đất xây dựng trụ sở cơ quan. + Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh. + Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác. + Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm. + Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông (gồm cảng hàng
  • 13. 5 không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ thống đường bộ và công trình giao thông khác); thủy lợi; đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác. + Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng. + Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng. + Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng. + Đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở. - Nhóm đất chưa sử dụng bao gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng. * Khái niệm quản lý nhà nước về đất đai - Khái niệm: + Quản lý là sự tác động định hướng bất kỳ lên một hệ thống nào đó, trật tự hóa nó và hướng nó phát triển phù hợp với những quy luật nhất định. + Quản lý nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện bảo vệ quyền sở hữu nhà nước về đất đai, cũng như bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất thông qua 13 nội dung quản lý quy định tại điều 6 Luật Đất đai 2003. Nhà nước đã nghiên cứu toàn bộ quỹ đất của toàn vùng, từng địa phương trên cơ sở các đơn vị hành chính để nắm chắc hơn về số lượng và cả chất lượng, để từ đó có thể đưa ra các giải pháp và các phương án quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất để phân bố hợp lý các nguồn tài nguyên đất đai đảm bảo đất được giao đúng đối tượng, sử dụng đất đúng mục đích phù hợp với quy hoạch, sử dụng đất hiệu quả và bền vững trong tương lai tránh hiện tượng phân tán và đất bị bỏ hoang hóa.(Nguyễn Khắc Thái Sơn, 2007)[8]
  • 14. 6 - Vai trò của quản lý nhà nước về đất đai: Quản lý nhà nước về đất đai có vai trò rất quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội và đời sống nhân dân. Cụ thể như sau: + Thông qua hoạch định chiến lược, quy hoạch, lập kế hoạch phân bố đất đai có cơ sở khoa học nhằm phục vụ cho mục đích kinh tế, xã hội và đất nước, đảm bảo sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm, đạt hiệu quả cao. Giúp cho nhà nước quản lý chặt chẽ đất đai, giúp cho người sử dụng đất có các biện pháp để bảo vệ và sử dụng đất đai hiệu quả hơn. + Thông qua công tác đánh giá phân hạng đất, nhà nước quản lý toàn bộ đất đai về số lượng và chất lượng để làm căn cứ cho các biên pháp kinh tế - Xã hội có hệ thống, căn cứ khoa học nhằm sử dụng đất có hiệu quả. + Thông qua việc ban hành và tổ chức thực hiện pháp Luật Đất đai tạo cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi chính đáng của tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp, cá nhân trong những quan hệ về đất đai. + Thông qua việc ban hành và thực hiện hệ thống chính sách về đất đai như chính sách giá, chính sách thuế, chính sách đầu tư… Nhà nước kích thích các tổ chức, các chủ thể kinh tế, các cá nhân sử dụng đầy đủ, hợp lý, tiết kiệm đất đai nhằm nâng cao khả năng sinh lợi của đất, góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội của cả nước và bảo vệ môi trường sinh thái.(Nguyễn Khắc Thái Sơn, 2007)[8] 2.1.1.1. Đăng ký đất đai(ĐKĐĐ) * Khái niệm đăng ký đất đai - Đăng ký đất đai, nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất là việc kê khai và ghi nhận tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và quyền quản lý đất đối với một thửa đất vào hồ sơ địa chính. * Vai trò của công tác đăng ký đất đai - ĐKĐĐ là công cụ của Nhà nước đảm bảo lợi ích của Nhà nước, cộng đồng công dân như quản lý nguồn thuế, Nhà nước với vai trò trung gian tiến hành cân bằng lợi ích giữa các chủ thể, bố trí cho mục đích sử dụng tốt nhất. Nhà nước biết được cách để quản lý chung qua việc dừng công cụ ĐKĐĐ để quản lý. Lợi ích của
  • 15. 7 công dân có thể thấy được như Nhà nước bảo vệ quyền và bảo vệ người công dân khi có các tranh chấp, khuyến khích đầu tư cá nhân, hỗ trợ các giao dịch về đất đai, giảm khả năng tranh chấp đất đai. - Là cơ sở để bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, thực chất là sở hữu Nhà nước. Nhà nước chia cho, trao cho người dân quyền sử dụng trên bề mặt, không được khai thác trong lòng đất và trên không nếu như không có sự cho phép của Nhà nước. Bảo vệ hợp pháp và giám sát nghĩa vụ theo quy định của pháp luật để đảm bảo lợi ích chung của toàn xã hội. Vì vậy ĐKĐĐ với vai trò thiết lập hệ thống thông tin về đất đai sẽ là công cụ giúp Nhà nước quản lý. - ĐKĐĐ để Nhà nước nắm chắc và quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên đất. Biết mục đích sử dụng, từ đó điều chỉnh hợp lý các thông tin hồ sơ địa chính (hồ sơ địa chính cung cấp tên của chủ sử dụng đất, diện tích, vị trí, hình thể, góc cạnh, thời hạn sử dụng đất, mục đích sử dụng, những ràng buộc thay đổi trong quá trình sử dụng và quản lý những thay đổi này. * Những nội dung sửa đổi, bổ sung về ĐKĐĐ của Luật Đất đai 2013 so với Luật Đất đai 2003 (1). Quy định lại thuật ngữ đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất (Khoản 15 Điều 3 và Điều 95) - Về phạm vi đăng ký: Việc đăng ký thực hiện đối với mọi trường hợp sử dụng đất (kể cả các trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận) hay các trường hợp được giao quản lý đất và tài sản gắn liền với đất. - Về mục đích đăng ký: Việc đăng ký nhằm “ghi nhận tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và quyền quản lý đất đối với một thửa đất vào hồ sơ địa chính” chứ không phải bó hẹp trong mục đích “ghi nhận quyền sử dụng đất hợp pháp nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất” như Luật Đất đai 2003. Do trước đây chỉ khi có đầy đủ giấy tờ về quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất mới đăng ký và việc thực hiện đăng ký cũng chưa đầy đủ, dẫn đến tình trạng lỏng lẻo trong quản lý đất đai nhất là tình trạng giao dịch, chuyển nhượng không theo quy định.
  • 16. 8 (2). Tính bắt buộc thực hiện đăng ký: - Đăng ký đất đai: Luật Đất đai 2013 quy định đăng ký đất đai là bắt buộc; cụ thể là bắt buộc với mọi đối tượng sử dụng đất tại Điều 5 hay được giao đất để quản lý tại Điều 8. Đăng ký đất đai là bắt buộc đối với người sử dụng đất và người được giao đất để quản lý; đăng ký quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thực hiện theo yêu cầu của chủ sở hữu (Khoản 1 điều 95). Riêng đối với việc đăng ký tài sản gắn liền với đất thì thực hiện theo yêu cầu của chủ sở hữu. (3). Bổ sung các quy định về hình thức đăng ký điện tử; hồ sơ địa chính dạng số và giá trị pháp lý của việc đăng ký điện tử có giá trị như trên giấy (Khoản 2 Điều 95 và Điều 96). Đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất gồm đăng ký lần đầu và đăng ký biến động, được thực hiện tại tổ chức đăng ký đất đai thuộc cơ quan quản lý đất đai, bằng hình thức đăng ký trên giấy hoặc đăng ký điện tử và có giá trị pháp lý như nhau. Hồ sơ địa chính bao gồm các tài liệu dạng giấy hoặc dạng số thể hiện thông tin chi tiết về từng thửa đất, người được giao quản lý đất, người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, các quyền và thay đổi quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. (4). Bổ sung các trường hợp đăng ký biến động. Đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất gồm đăng ký lần đầu và đăng ký biến động, được thực hiện tại tổ chức đăng ký đất đai thuộc cơ quan quản lý đất đai.(Khoản 3 và 4, Điều 95). - Đăng ký lần đầu được thực hiện trong các trường hợp sau đây: + Thửa đất được giao, cho thuê để sử dụng; + Thửa đất đang sử dụng mà chưa đăng ký; + Thửa đất được giao để quản lý mà chưa đăng ký; + Nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chưa đăng ký. - Đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có thay đổi sau đây: + Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyền
  • 17. 9 chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; + Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được phép đổi tên; + Có thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích, số hiệu, địa chỉ thửa đất; + Có thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký; + Chuyển mục đích sử dụng đất; + Có thay đổi thời hạn sử dụng đất; + Chuyển từ hình thức Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm sang hình thức thuê đất thu tiền một lần cho cả thời gian thuê; từ hình thức Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang hình thức thuê đất; từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất theo quy định của Luật này. + Chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của vợ hoặc của chồng thành quyền sử dụng đất chung, quyền sở hữu tài sản chung của vợ và chồng; + Chia tách quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của tổ chức hoặc của hộ gia đình hoặc của vợ và chồng hoặc của nhóm người sử dụng đất chung, nhóm chủ sở hữu tài sản chung gắn liền với đất; + Thay đổi quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền công nhận; thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ; quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai, quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành; văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật; + Xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề; + Có thay đổi về những hạn chế quyền của người sử dụng đất. (Đối với quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề quy định tại Điều 171: Quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề bao gồm quyền về lối đi; cấp, thoát
  • 18. 10 nước; tưới nước, tiêu nước trong canh tác; cấp khí ga; đường dây tải điện, thông tin liên lạc và các nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý trên thửa đất liền kề). (5). Bổ sung quy định xác định kết quả đăng ký (Khoản 5 Điều 95) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đã kê khai đăng ký được ghi vào sổ địa chính, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nếu có nhu cầu và có đủ điều kiện theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; trường hợp đăng ký biến động đất đai thì người sử dụng đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc chứng nhận biến động vào giấy chứng nhận đã cấp. Trường hợp đăng ký lần đầu mà không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì người đang sử dụng đất được tạm thời sử dụng đất cho đến khi Nhà nước có quyết định xử lý theo quy định của Chính phủ. (6). Bổ sung quy định thời hạn bắt buộc phải đăng ký với người sử dụng đất (Khoản 6 Điều 95) - Thời hạn phải đăng ký áp dụng đối với các trường hợp: cho thuê, thế chấp, chuyển quyền; đổi tên; chia tách quyền; xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề; - Thời hạn phải đăng ký là: 30 ngày (kể từ ngày biến động); trường hợp thừa kế thì tính từ ngày phân chia xong di sản thừa kế. (7). Bổ sung quy định thời điểm hiệu lực của việc đăng ký thời điểm có hiệu lực là kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính. (Khoản 7 Điều 95). Việc đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính. Quy định này là cơ sở để: xác định quyền lợi và nghĩa vụ của người đăng ký. 2.1.1.2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất(GCNQSDĐ) * Khái niệm GCNQSDĐ
  • 19. 11 - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận (GCN) là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất. Nói cách khác GCNQSDĐ là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thầm quyền cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất. * Vai trò của GCNQSDĐ - Cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là căn cứ pháp lý đầy đủ để giải quyết mối quan hệ về đất đai, cũng là cơ sở pháp lý để Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sử dụng đất của họ. - Giấy CNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất có vai trò quan trọng, là căn cứ để xây dựng các quyết định cụ thể, như các quyết định về đăng kí, theo dõi biến động kiếm soát các giao dịch dân sự về đất đai. - Giấy CNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất không những buộc người dử dụng đất phải nộp nghĩa vụ tài chính mà còn giúp cho họ được đền bù thiệt hại về đất khi bị thu hồi - GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất còn giúp xử lý vi phạm về đất đai. - Thông qua việc cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Nhà nước có thể quản lý đất đai trên toàn lãnh thổ, kiểm soát được việc mua bán, giao dịch trên thị trường và thu được nguồn tài chính lớn hơn nữa. - GCNQSDĐ là căn cứ xác lập quan hệ về đất đai, là tiền đề để phát triển kinh tế xã hội. giúp cho các cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất, yên tâm đầu tư trên mảnh đất của mình. * Ý nghĩa của GCNQSDĐ GCNQSDĐ là một chứng thư pháp lý xác lập mối quan hệ giữa nhà nước và người sử dụng đất, là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất. Việc cấp GCNQSDĐ với mục đích để nhà nước tiến hành các biện pháp
  • 20. 12 quản lý nhà nước đối với đất đai, người sử dụng đất an tâm khai thác tốt mọi tiềm năng của đất, đồng thời phải có nghĩa vụ bảo vệ, cải tạo nguồn tài nguyên đất cho thế hệ sau này. Thông qua việc cấp GCNQSDĐ để nhà nước nắm chắc và quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên đất. * Sự cần thiết phải cấp GCNQSDĐ Đối với Nhà nước ta, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý. Nhà nước giao cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài và mọi người sử dụng đất đều phải tiến hành đăng ký quyền sử dụng đất. Đây là một yêu cầu bắt buộc phải thực hiện đối với mọi đối tượng sư dụng đất trong các trường hợp như: đang sử dụng đất chưa đăng ký, mới được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, thay đổi mục đích sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất hoặc thay đổi những nội dung quyền sử dụng đất đã đăng ký. Chúng ta phải thực hiện việc đăng ký và cấp GCN bởi vì: - GCN là cơ sở để bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai Bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân về đất đai thực chất là bảo vệ lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, đồng thời giám sát họ thực hiện các nghĩa vụ khi sử dụng đất đúng theo pháp luật nhằm đảm bảo sự công bằng giữa các lợi ích trong việc sử dụng đất. Thông qua việc đăng ký và cấp GCN, cho phép xác lập một sự ràng buộc về trách nhiệm pháp lý giữa cơ quan Nhà nước và những người sử dụng đất đai trong việc chấp hành luật đất đai. Đồng thời, việc đăng ký và cấp GCN sẽ cung cấp thông tin đầy đủ nhất và làm cơ sở pháp lý để Nhà nước xác định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được Nhà nước bảo vệ khi xảy ra tranh chấp, xâm phạm … đất đai. - GCN là điều kiện bảo đảm Nhà nước quản lý chặt chẽ toàn bộ quỹ đất trong phạm vi lãnh thổ, đảm bảo cho đất đai được sử dụng đầy đủ, hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả cao nhất. - GCN đảm bảo cơ sở pháp lý trong quá trình giao dịch trên thị trường, góp phần hình thành và mở rộng thị trường bất động sản. Từ trước đến nay, ở nước ta thị trường bất động sản vẫn chỉ phát triển một cách tự phát (chủ yếu là thị trường ngầm). Sự quản lý của Nhà nước đối với thị
  • 21. 13 trường này hầu như chưa tương xứng. Việc quản lý thị trường này còn nhiều khó khăn do thiếu thông tin. Vì vậy, việc kê khai đăng ký, cấp GCN sẽ tạo ra một hệ thống hồ sơ hoàn chỉnh cho phép Nhà nước quản lý các giao dịch diễn ra trên thị trường, đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa các lợi ích. Từ đó góp phần mở rộng và thúc đẩy sự phát triển của thị trường này. - Cấp GCN là một nội dung quan trọng có quan hệ hữu cơ với các nội dung, nhiệm vụ khác của quản lý Nhà nước về đất đai. Việc xây dựng các văn bản pháp quy về quản lý, sử dụng đất phải dựa trên thực tế của các hoạt động quản lý sử dụng đất, trong đó việc cấp GCN là một cơ sở quan trọng. Ngược lại, các văn bản pháp quy lại là cơ sở pháp lý cho việc cấp GCN đúng thủ tục, đúng đối tượng, đúng quyền và nghĩa vụ sử dụng đất. Đối với công tác điều tra đo đạc: Kết quả điều tra đo đạc là cơ sở khoa học cho việc xác định vị trí, hình thể, kích thước, diện tích, loại đất và tên chủ sử dụng thực tế để phục vụ yêu cầu tổ chức cấp GCN. Đối với công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất: Trước hết kết quả của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có tác động gián tiếp đến công tác cấp GCN thông qua việc giao đất. Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất chính là căn cứ cho việc giao đất, mặt khác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất cũng ảnh hưởng trực tiếp đến việc cấp GCN vì nó cung cấp thông tin cho việc xác định những mảnh đất có nguồn gốc không rõ ràng. Công tác giao đất, cho thuê đất: Quyết định giao đất, cho thuê đất của Chính phủ hoặc UBND các cấp có thẩm quyền là cơ sở pháp lý cao nhất để xác định quyền hợp pháp của người sử dụng đất khi đăng ký. Công tác phân hạng đất và định giá đất: Dựa trên kết quả phân hạng đất và định giá đất để xá định trách nhiệm tài chính của người sử dụng đất trước và sau khi đăng ký cấp GCNQSDĐ, đồng thời nó là cơ sở xác định trách nhiệm của người sử dụng đất trong quá trình sử dụng đất của họ. Đối với công tác thanh tra, giải quyết tranh chấp đất: Nó giúp việc xác định đúng đối tượng được đăng ký, xử lý triệt để những tồn tại do lịch sử để lại, tránh
  • 22. 14 được tình trạng sử dụng đất ngoài sự quản lý của Nhà nước. Như vậy, việc đăng ký và cấp GCN nằm trong nội dung chi phối của quản lý Nhà nước về đất đai. Thực hiện tốt việc cấp GCN sẽ giúp cho việc thực hiện tốt các nội dung khác của quản lý Nhà nước về đất đai. * Những nội dung sửa đổi, bổ sung về cấp GCNQSDĐ của Luật Đất đai 2013 so với Luật Đất đai 2003 Sẽ có 7 trường hợp không được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, theo Điều 19, Nghị định 43/2014/CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai đã được Chính phủ ban hành ngày 15/5/2014, gồm: 1. Tổ chức, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất để quản lý thuộc các trường hợp quy định tại Điều 8 của Luật Đất đai. 2. Người đang quản lý, sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn. 3. Người thuê, thuê lại đất của người sử dụng đất, trừ trường hợp thuê, thuê lại đất của nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế. 4. Người nhận khoán đất trong các nông trường, lâm trường, doanh nghiệp nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng. 5. Người đang sử dụng đất không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 6. Người sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng đã có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 7. Tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp xã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích xây dựng công trình công cộng gồm đường giao thông, công trình dẫn nước, dẫn xăng, dầu, khí; đường dây truyền tải điện, truyền dẫn thông tin; khu vui chơi giải trí ngoài trời; nghĩa trang, nghĩa địa không nhằm mục đích kinh doanh.
  • 23. 15 Bên cạnh đó, Nghị định cũng quy định một số trường hợp cá biệt nhưng được hoặc không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 29, Nghị định 43/2014/NĐ-CP; Cụ thể: Đối với một số trường hợp thửa đất sử dụng hình thành từ trước thời điểm quy định của địa phương có hiệu lực mà diện tích đất nhỏ hơn diện tích tối thiểu theo quy định của UBND cấp tỉnh nhưng có đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận thì người đang sử dụng sẽ được cấp giấy chứng nhận QSD đất. Trong trường hợp tự chia tách thửa đất đã đăng ký, đã được cấp giấy chứng nhận thành hai hoặc nhiều thừa đất mà trong đó có ít nhất một thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu thì sẽ không được cấp giấy chứng nhận cũng như không được công chứng, chứng thực. Trường hợp người sử dụng đất xin tách thửa thành thửa có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu đồng thời với việc xin được hợp thửa đó với thửa đất khác liền kề có diện tích bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho thửa mới. 2.1.1.3. Bộ máy quản lý nhà nước về đất đai và trách nhiệm cơ quan quản lý nhà nước về cấp GCNQSDĐ. * Cơ quan quản lý đất đai Hệ thống tổ chức cơ quan quản lý đất đai được thành lập thống nhất từ trung ương đến cơ sở gắn với quản lý Tài nguyên và Môi trường, có bộ máy tổ chức cụ thể như sau: - Cơ quan quản lý nhà nước về đất đai ở trung ương là Bộ Tài Nguyên và Môi Trường. - Cơ quan quản lý đất đai ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là Sở Tài Nguyên và Môi Trường. - Cơ quan quản lý đất đai ở thành phố, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh là Phòng Tài Nguyên và Môi Trường. - Xã, phường có cán bộ địa chính.(Nguyễn Khắc Thái Sơn, 2007)[8] * Thẩm quyền cấp GCNQSDĐ
  • 24. 16 Theo quy định tại điều 105 Luật Đất đai 2013, thẩm quyền cấp GNQSDĐ cụ thể như sau: - UBND cấp tỉnh cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao. -UBND cấp tỉnh được ủy quyền cho cơ quan tài nguyên và môi trường cùng cấp cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. - UBND thành phố cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam. - Đối với những trường hợp đã được cấp GCN, GCN quyền sở hữu nhà ở, GCN quyền sở hữu công trình xây dựng mà thực hiện các quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cấp đổi, cấp lại GCN, GCN quyền sở hữu nhà ở, GCN quyền sở hữu công trình xây dựng thì do cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện theo quy định của Chính phủ.(Luật Đất đai 2013)[5] 2.1.2. Cơ sở pháp lý 2.1.2.1. Những văn bản pháp lý * Những văn bản pháp lý khi Luật Đất đai 2013 có hiệu lực - Luật Đất đai 2013 do Quốc hội ban hành có hiệu lực từ ngày 1/7/2014. - Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2013. - Thông tư 02/2015/TT-BTNMT hướng dẫn Nghị định 43/2014/NĐ-CP. - Thông tư 24/2014/TT-BTNMT về hồ sơ địa chính. - Nghị quyết số 1126/2007/NQ-UBTVQH11 về hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đíchnông nghiệp. - Chỉ thị 1474/CT-TTg năm 2011 về thực hiện nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để chấn chỉnh việc cấp GCNQSDĐ, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai. - Thông tư 23/2014/TT-BTNMT về GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài
  • 25. 17 sản khác gắn liền với đất. - Thông tư 02/2014/TT-BTC hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. - Thông tư liên tịch 20/2011/TTLT-BTP-BTNMT hướng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất. - Quyết định 703/QĐ-TCQLĐĐ về Sổ tay hướng dẫn thực hiện dịch vụ đăng ký và cung cấp thông tin đất đai, tài sản gắn liền với đất. - Nghị định 17/2010/NĐ-CP về bán đấu giá tài sản. - Thông tư 02/2015/TT-BTC sửa đổi Thông tư 48/2012/TT-BTC hướng dẫn việc xác định giá khởi điểm và chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất. - Thông tư liên tịch 14/2015/TTLT-BTNMT-BTP Quy định việc tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất. - Thông tư liên tịch 15/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường. 2.1.2.2. Những quy trình về cấp GCNQSDĐ trong Luật Đất Đai 2013 Trường hợp thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện Quy trình cấp GCNQSDĐ cấp huyện đối với nơi có văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp thành phố như sau: Trình tự cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở xã, phường, phường như sau: - Hộ gia đình, cá nhân nộp một bộ hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại UBND xã, phường nơi có đất. - Trong thời han không quá 28 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, UBND xã, phường, phường có trách nhiệm thẩm tra, xác nhận vào đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất về tình trạng tranh chấp đối với thửa đất; trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất thì
  • 26. 18 thẩm tra, xác nhận về nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp đất đai đối với thửa đất, sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt; công bố công khai danh sách các trường hợp đủ điều kiện và không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại trụ sở UBND xã, phường, phường trong thời gian 15 ngày; xem xét các ý kiến đóng góp về các trường hợp xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; gửi hồ sơ đến văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc phòng Tài nguyên và Môi trường. - Trong thời hạn không quá 6 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; xác nhận vào đơn xin cấp giấy chứng nhận quyến sử dụng đất đối với trường hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận và ghi ý kiến đối với trường hợp không đủ điều kiện; trường hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận thì làm trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với nơi chưa có bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính (sử dụng hồ sơ kỹ thuật thửa đất, biên bản xác định ranh giới mốc giới thửa đất (nếu có) tổ chức đo vẽ hiện trạng xác định diện tích công trình nhà ở, xác định tài sản gắn liền với đất (nếu có); gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân phải thực hiên nghĩa vụ tài chính để xác định mức nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; gửi hồ sơ những trường hợp đủ điều kiện và không đủ điều kiện theo trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính đến phòng Tài nguyên và Môi trường. - Trong thời hạn không quá 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được số liệu địa chính, cơ quan phòng thuế có trách nhiệm xác định nghĩa vụ tài chính và thông báo cho văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. - Trong thời hạn không quá 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, trình UBND quyết định cấp giấy chứng nhận. - Trong thời hạn không quá 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tờ trình, UBND huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có trách nhiệm xem xét, ký và gửi cho phòng Tài nguyên và Môi trường giấy chứng nhận đối với trường hợp đủ điều kiện;
  • 27. 19 trả lại phòng Tài nguyên và Môi trường hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyến sử dụng đất đối với trường hợp không đủ điều kiện và thông báo rõ lý do. - Trong thời hạn không quá 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được giấy chứng nhận hoặc hồ sơ, phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gửi cho UBND xã, phường, phường nơi có giấy chứng nhận và thông báo nghĩa vụ tài chính của hộ gia đình, cá nhân được cấp giấy chứng nhận hoặc hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyến sử dụng đất đối với trường hợp không đủ điều kiện và thông báo rõ lý do. - Trong thời hạn không quá 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được giấy chứng nhận hoặc hồ sơ, UBND xã, phường có trách nhiệm thông báo cho hộ gia đình, cá nhân thực hiện nghĩa vụ tài chính, gửi trả lại hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đối với trường hợp không đủ điều kiện và thông báo rõ lý do. - Trong thời hạn không quá 3 ngày làm việc kể từ ngày làm việc kể từ ngày hộ gia đình, cá nhân thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, UBND xã, phường, phường nơi có đất có trách nhiệm trao giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân và thông báo cho phòng Tài nguyên và Môi trường. - Trong thời hạn không quá 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gửi bản lưu giấy chứng nhận cho văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc sở tài nguyên và môi trường để chỉnh lý hồ sơ địa chính gốc.  Trường hợp thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh   - Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm cúng cấp bản đồ có liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất cho Ủy ban nhân dân cấp thành phố và Uỷ ban nhân dân cấp xã để tổ chức thực hiện việc cấp giấy chứng nhận, ban hành các văn bản hướng dẫn, tổ chức tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, kiểm tra việc cấp giấy chứng nhận, lập và chỉnh lý hồ sơ địa chính theo quy định. - Sở Tài chính chủ trì phối hợp với sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp thành phố xây dựng nhà đất ở nhưng nơi chưa có giá trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, cung cấp bảng giá đất qua các thời kỳ cho Ủy ban nhân dân thành phố để xử lý các trường hợp truy thu tiền sử dụng đất.
  • 28. 20 - Sở Xây dựng có trách nhiệm thẩm định, trình duyệt quy hoạch, xây dựng, công khai quy hoạch đã được duyệt và chỉ đạo việc cắm mốc quy hoạch ngoài thực địa. - Cục thuế tỉnh ban hành văn bản hướng dẫn, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, kiểm tra việc thu đúng thu đủ tiền sử dụng đất và các khoản tiền khác mà hộ gia đình, cá nhân phải nộp vào ngân sách theo quy định trong việc cấp giấy chứng nhận. - Kho bạc nhà nước tỉnh chỉ đạo kho bạc nhà nước cấp thành phố thu đủ số tiền sử dụng đất và các khoản trong việc cấp giấy chứng nhận mà hộ gia đình, cá nhân phải nộp ngay trong ngày nộp tiền. 2.1.2.3. Các quy định về quy trình và thủ tục tiến hành cấp GCNQSDĐ trong các văn bản dưới luật Bảng 2.1: Trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận cho thửa đất không có tài sản gắn liền hoặc có tài sản nhưng không có nhu cầu chứng nhận quyền sở hữu Bước Nội dung Cơ quan chịu trách nhiệm Lập hồ sơ đăng Đơn + các loại giấy tờ có liên quan tới quyền Chủ sử dụng đất. ký sử dụng đất. - UBND xã, Xác định tình trạng tranh chấp, nguồn gốc, thời phường, thị trấn. điểm sử dụng đất, quy hoạch. Công khai kết quả, giải quyết kiến nghị. Thẩm tra, xác Đo đạc thửa đất. - VP đăng ký minh thực địa, Xác định điều kiện được chứng nhận. QSDĐ huyện, trích lục bản đồ Lập hồ sơ. thành phố Trích lục bản đồ. Trích sao địa chính. Kiểm tra hồ sơ Kiểm tra hồ sơ. - UBND huyện, ra quyết định Trình UBND huyện, thành phố, thị xã. thành phố, thị xã. Ra quyết định. - Phòng TNMT Giao quyết định Giao quyết định. - Phòng TNMT và giấy chứng Giao giấy chứng nhận. - VP đăng ký nhận. Ký hợp đồng thuê đất. QSDĐ huyện, thành phố. Ghi nhận biến Ghi nhận biến động sử dụng đất. - VP đăng ký động sử dụng QSDĐ tỉnh. đât (Nguồn: Theo Điều 14, NĐ88/2009/NĐ-CP)
  • 29. 21 Bảng 2.2: Trình tự, thủ tục đăng ký cấp giấy chứng nhận Bước Nội dung Cơ quan chịu trách nhiệm Lập hồ Đơn + các loại giấy tờ có liên quan tới Chủ sử dụng đất. sơ đăng kí quyền sử dụng đất. UBND xã, phường, thị trấn Xác định tình trạng tranh chấp, nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất, quy hoạch. Công khai kết quả, giải quyết kiến nghị Thẩm Đo đạc thửa đất. VP đăng kí quyền sử dụng tra, xác minh Xác định điều kiện được chứng nhận. đất huyện, thành phố. thực địa, trích Lập hồ sơ. Cơ quan thuế. lục bản đồ Trích lục bản đồ. Trích sao địa chính. Xác định và thông báo mức nghĩa vụ tài chính. Kiểm tra Kiểm tra hồ sơ. UBND huyện, thành phố, hồ sơ ra quyết Trình UBND huyện, thành phố, thị thị xã. định xã. Phòng tài nguyên và Môi Ra quyết định, ký giấy chứng nhận. trường. Giao Giao quyết định. Phòng tài nguyên và môi quyết định và Giao giấy chứng nhận. trường giấy chứng Ký hợp đồng thuê đất. VP đăng ký quyền sử dụng nhận. đất huyện, thành phố. Ghi Trao quyết định và giấy chứng nhận. VP đăng ký quyền sử dụng nhận biến động Lưu hồ sơ. đất tỉnh. sử dụng đât Ghi nhận biến động sử dụng đất. (Nguồn: Theo Điều 16 và Điều 17, NĐ88/2009/NĐ-CP)
  • 30. 22 2.2. Tình hình cấp GCNQSDĐ cả nước và một số tỉnh 2.2.1. Tình hình cấp GCNQSDĐ cả nước Thực hiện Nghị quyết số 30/2012/QH13 ngày 21/6/2012 của Quốc hội bảo đảm đến 31/12/2013 căn bản hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu trong phạm vi cả nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tập trung chỉ đạo sát sao triển khai thực hiện nhiều giải pháp đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên phạm vi cả nước. Đến nay, công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên phạm vi cả nước đã đạt chỉ tiêu đề ra theo Nghị quyết 30/2012/QH13 của Quốc hội. Theo kết quả tổng hợp từ các địa phương, đến nay cả nước đã cấp được 41,6 triệu giấy chứng nhận với tổng diện tích 22,9 triệu ha, đạt 94,8% diện tích các loại đất đang sử dụng phải cấp giấy chứng nhận (diện tích cần cấp). Như vậy, sau hơn hai năm triển khai thực hiện cấp giấy chứng nhận theo Nghị quyết số 30/2012/QH13, cả nước đã cấp được 9,0 triệu giấy chứng nhận lần đầu, riêng năm 2013 cấp được 7,2 triệu giấy chứng nhận, với diện tích 4,1 triệu ha, nhiều hơn 3,7 lần so với kết quả cấp giấy chứng nhận năm 2012. Tính đến 31/12/2013 có 63/63 tỉnh, thành phố hoàn thành cơ bản, đạt trên 85% tổng diện tích các loại đất cần cấp giấy chứng nhận. Kết quả cấp giấy chứng nhận các loại đất chính của cả nước như sau: - Về đất ở đô thị: đã cấp được 5,34 triệu giấy với diện tích 0,13 triệu ha, đạt 96,7% diện tích cần cấp; trong đó có 48 tỉnh đạt trên 85%; còn 15 tỉnh đạt dưới 85% (tỉnh Bình Định đạt thấp dưới 70%). - Về đất ở nông thôn: đã cấp được 12,92 triệu giấy với diện tích 0,52 triệu ha, đạt 94,4% diện tích cần cấp; trong đó có 51 tỉnh đạt trên 85%, còn 12 tỉnh đạt dưới 85% (tỉnh Ninh Thuận đạt thấp dưới 70%). - Về đất chuyên dùng: đã cấp được 0,27 triệu giấy với diện tích 0,61 triệu ha, đạt 84,8% diện tích cần cấp; trong đó có 34 tỉnh đạt trên 85%; còn 29 tỉnh đạt dưới 85% (có 6 tỉnh đạt dưới 70%, gồm: Lạng Sơn, Hà Nội, Bình Định, Kon Tum, TP. Hồ Chí Minh, Kiên Giang). - Về đất sản xuất nông nghiệp: đã cấp được 20,18 triệu giấy với diện tích
  • 31. 23 8,84 triệu ha, đạt 90,1% diện tích cần cấp; trong đó có 52 tỉnh đạt trên 85%; còn 11 tỉnh đạt dưới 85% (không có tỉnh nào đạt thấp dưới 70%). - Về đất lâm nghiệp: đã cấp được 1,97 triệu giấy với diện tích 12,27 triệu ha, đạt 98,1% diện tích cần cấp; trong đó có 44 tỉnh đạt trên 85%; còn 12 tỉnh đạt dưới 85% (tỉnh Hải Dương đạt dưới 70%). Trong thời gian tới sẽ tiếp tục triển khai đo đạc, lập bản đồ địa chính, cấp đổi giấy chứng nhận, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai theo mô hình tập trung, thống nhất từ Trung ương đến cấp tỉnh, cấp thành phố để thực hiện mục tiêu hiện đại hóa hệ thống quản lý đất đai theo Nghị quyết số 39/2012/QH13 của Quốc hội. Trong hai năm (2014-2015) ưu tiên tập trung các nguồn lực để thực hiện và hoàn thành cơ bản việc cấp đổi giấy chứng nhận ở những nơi đã có bản đồ địa chính, đồng thời hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai cho mỗi tỉnh ít nhất một đơn vị cấp thành phố để thử nghiệm tích hợp vào hệ thống thông tin đất đai quốc gia trên cơ sở đó rút kinh nghiệm và khai diện rộng trong những năm tới. Tập trung ưu tiên đẩy mạnh việc cấp giấy chứng nhận cho mục đích quốc phòng, an ninh, cho đồng bào dân tộc thiểu số và đồng bào di dân tự do. [1] 2.2.2 Công tác cấp GCNQSDĐ ở một số tỉnh * Công tác cấp GCNQSDĐ ở tỉnh Bình Thuận Hiện nay, tỉnh Bình Thuận có tổng diện tích tự nhiên là 781.281,93 ha, với 10 đơn vị hành chính, gồm: 08 huyện (Đức Linh, Tánh Linh, Hàm Tân, Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc, Tuy Phong, Bắc Bình, Phú Quý), 01 thị xã (thị xã La Gi) và 01 thành phố (thành phố Phan Thiết), trong đó diện tích đất ở đô thị là 2.292,75 ha. Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh chỉ có 02 dãy nhà chung cư tại thành phố Phan Thiết do Nhà nước quản lý, ngoài ra không có dãy nhà chung cư nào khác do các tổ chức kinh tế đầu tư, nên không có trường hợp cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà đối với nhà ở chung cư cũng như giải pháp giải quyết các trường hợp dự án xây dựng không đúng quy hoạch, thiết kế được duyệt, xây dựng không đúng giấy phép, chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính. Tính đến 30/6/2015, toàn tỉnh Bình Thuận đã cấp được 694.673,26
  • 32. 24 ha/707.288,65 ha, đạt 98,22% diện tích các loại đất cần cấp, trong đó cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở tại đô thị là 2.091,34 ha/2.292,75 ha, đạt 91,22%. Ngoài những kết quả đã đạt được nêu trên, trong quá trình thực hiện còn một số những tồn tại như: chính sách pháp luật về đất đai, xây dựng và nhà ở thường xuyên có sự thay đổi qua từng thời kỳ, việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở đô thị trước đây chủ yếu sử dụng bản đồ giải thửa đo đạc từ năm 1990, 1992, bản đồ đo đạc theo Nghị định số 60/CP đo đạc năm 1996, 1997, chất lượng bản đồ chưa cao, độ chính xác thấp nên dễ dẫn đến phát sinh tranh chấp, khiếu nại; cơ quan quản lý nhà nước cũng gặp rất nhiều khó khăn trong quản lý, chỉnh lý biến động về đất đai, nhà ở…(Phạm Khuê “2015”) [11]. * Công tác cấp GCNQSDĐ ở tỉnh Lai Châu Lai Châu là một tỉnh Miền núi Tây Bắc của tổ quốc mới được thành lập từ năm 1909, có trung tâm văn hoá chính trị là Thị xã Lai Châu cách Thủ đô Hà Nội 450 km về phía Tây Bắc ,tiếp giáp 4 tỉnh là: Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La. Địa hình Lai Châu là 1 vùng cao biên giới , núi đồi dốc , địa hình chia cắt , xen kẽ nhiều thung lung sâu và hẹp khó khăn cho việc phát triển giao thông . Ngành Tài nguyên đã tập trung triển khai công tác đo đạc bản đồ địa chính thực hiện việc đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính tại các xã của các huyện trong toàn tỉnh. Tuy nhiên việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ở những nơi đã đo đạc bản đồ địa chính rất thấp, còn gặp nhiều khó khăn, do trước đây công tác quản lý đất đai không chặt chẽ, hiện tượng mua bán đất, chuyển đổi, chuyển nhượng, quyền sử dụng đất không đúng quy định diễn ra kha phổ biến, thiếu hoặc không đầy đủ hồ sơ ban đầu đã ảnh hưởng tới việc xác định nguồn gốc thửa đất. Thực hiện Nghị quyết số 07/2007/QH12 ngày 12/11/2007 của Quốc hội khóa XII, Nghị quyết số 30/2012/QH13 về cấp GCNQSDĐ lần đầu trên phạm vi toàn quốc, UBND tỉnh Lai Châu đã chỉ đạo Sở TN&MT lập dự án tổng thể xây dựng hệ
  • 33. 25 thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai tỉnh Lai Châu và đã được Bộ TN&MT thẩm định, UBND tỉnh Lai Châu phê duyệt. . Chính vì vậy trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của Uỷ ban nhân tỉnh, sở tài nguyên và môi trường đã phối hợp chặt chẽ với các ngành Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã tập trung chỉ đạo thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong toàn tỉnh Lai Châu đã đạt được những kết quả như sau: - Tổng số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Lai Châu đến nay là: 102748 giấy trong đó: + Số giấy cấp cho đất nông nghiệp: 52.034 giấy. + Số giấy cấp cho đất lâm nghiệp: 11.697 giấy. + Số giấy cấp cho đất ở nông thôn: 41.572 giấy. + Số giấy cấp cho đất ở đô thị: 12140 giấy. - Tổng diện tích đã cấp là 135.557,72ha đất các loại, trong đó: + Tổng diện tích đất nông nghiệp được cấp:77.153,13 ha. + Tổng diện tích đất lâm nghiệp được cấp:56.661,29 ha + Tổng diện tích đất ở nông thôn được cấp:1498,41 ha + Tổng diện tích đất ở đô thị được cấp:242,89 ha. - Tổng số hộ được cấp giấy là: 102.293 hộ, trong đó: + Số hộ sử dụng đất nông nghiệp được cấp là: 39.882 hộ. + Số hộ sử dụng đất lâm nghiệp được cấp là: 11.697 hộ. + Số hộ sử dụng đất ở nông thôn được cấp là: 41.572 hộ. + Số hộ sử dụng đất ở đô thị được cấp là: 9.142 hộ. Kết quả trên cho thấy công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tỉnh đã đạt được những kết quả đáng kể, xong trong thực tế tiến độ triển khai rất chậm chưa đáp ứng được nhu cầu hiện nay, nguyên nhân triển khai chậm và kết quả đạt chưa cao do chuyên môn một số cán bộ phụ trách chưa cao, công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gặp rất nhiều khó khăn, một số người dân chưa nhận thức được tầm quan trọng của đất đai, chính sách pháp luật đất đai ban hành chưa phổ biến rộng rãi đến người dân, để mọi người dân có thể hiểu rõ về quyền và nghĩa vụ đăng ký
  • 34. 26 đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là cần thiết. Việc sử dụng đất sai mục đích thường xuyên xảy ra, tiềm năng đất đai chưa được phát huy hết, chưa được chuyển dịch hợp lý, tình trạng khiếu nại tranh chấp, lẫn chiếm xảy ra trên tất cả các loại đất. Chính vì vậy trong những năm tới các cấp, các ngành cần có kế hoạch quản lý đất đai của tỉnh từng bước ổn định, đi vào nề nếp, có các văn bản mới phù hợp với nhu cầu thực tế, phải thanh tra, kiểm tra liên tục để phát hiện kịp thời những trường hợp sử dụng đất sai mục đích, tuyên truyền chính sách pháp luật trong nhân dân để việc đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được hoàn thành nhanh nhất và công tác quản lý đất đai của tỉnh được dễ dàng. ( Nguồn: Sở TNMT Tỉnh Lai Châu) [9] 2.2.3. Công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn huyện Tân Uyên Trong giai đoạn 2016 - 2018 dưới sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân tỉnh cả huyện đã tập trung triển khai việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện. Tổng diện tích được cấp 4481,20 ha, với 4234 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
  • 35. 27 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Địa điểm và thời gian tiếnhành - Địa điểm: UBND xã Thân Thuộc- huyện Tân Uyên- tỉnh Lai Châu - Thời gian thực tập: Tháng 05 năm 2019 đến tháng 9 năm 2019 3.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu:Thực trạng về công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn xã Thân Thuộc- huyện Tân Uyên- tỉnh Lai Châu. - Phạm vi nghiên cứu:Tình hình cấp GCNQSDĐ trên địa bàn xã Thân Thuộc- huyện Tân Uyên-tỉnh Lai châu giai đoạn 2016- 2018. 3.3. Nội dung nghiên cứu 3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực xã Thân Thuộc- huyện Tân Uyên- tỉnh Lai Châu 3.3.1.1. Điều kiện tự nhiên 3.3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội Tình hình quản lý và sử dụng đất của xã Thân Thuộc- huyện Tân Uyên- tỉnh Lai Châu Tình hình quản lý đất đai Tình hình sử dụng đất đai 3.3.2. Đánh giá tình hình cấp GCNQSDĐ tại xã Thân Thuộc 3.3.2.1. Đánh giá về công tác cấp GCNQSDĐ của xã Thân Thuộc giai đoạn 2016 - 2018 theo thời gian 3.3.2.1.1. Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2016 3.3.2.1.2. Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2017 3.3.2.1.3. Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2018 3.3.2.2. Đánh giá tình hình cấp GCNQSDĐ của xã Thân Thuộcgiai đoạn 2016 - 2018 theo đối tượng sử dụng
  • 36. 28 3.3.2.3. Đánh giá tình hình cấp GCNQSDĐ của xã Thân Thuộc giai đoạn 2016 - 2018 theo mục đích sử dụng 3.3.2.3.1. Đánh giácông táccấp GCNQSDĐ sản xuất nôngnghiệp của xã Thân Thuộc 3.3.2.3.2. Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ ở của xã Thân Thuộc 3.3.2.3.3. Đánh giácông táccấp GCNQSDĐ nuôi trồng thủy sảncủa xã Thân Thuộc. 3.3.2.4. Kết quả đánh giá sự hiểu biết của người dân về cấp GCNQDĐ 3.3.3. Các nguyên nhân và giải pháp khắc phục khó khăn trong công tác cấp GCNQSD đất giấy - Các nguyên nhân. - Những giải pháp khắc phục những tồn đọng trong công tác cấp GCNQSDĐ của xã Thân Thuộc giai đoạn 2016 - 2018. 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp Thu thập các thông tin, số liệu, tài liệu và những thông tin cần thiết tại các phòng chức năng, qua mạng Internet, sách … 3.4.2.Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp Tiến hành điều tra phỏng vấn trên địa bàn xã bằng phương pháp người dân với bộ câu hỏi đã chuẩn bị sẵn. Chia làm 3 nhóm với trình độ hiểu biết của người dân và điều kiện tự nhiên khác nhau: Nhóm 1: Điều kiện tự nhiên kinh tế phát triển, trình độ dân trí cao: Gồm các bản như: Nà Bảo, Chom Chăng, Nà Hoi. Nhóm 2: Điều kiện tự nhiên kinh tế phát triển trung bình cao, trình độ dân trí trung bình: Gồm các bản như: Tạng Đán, Nà Pầu, Nà Pắt Nhóm 3: Điều kiện tự nhiên kinh tế thấp, trình độ dân trí không cao. Gồm các bản như: Nà Ban, Khu 19 Sử dụng phương pháp điều tra theo phiếu điều tra chuẩn bị sẵn. Chọn hộ điều tra theo phương pháp ngẫu nhiên, phỏng vấn 5 hộ nông dân/thôn, tổng số mẫu điều tra/8 bản là 40 hộ.Hộ phỏng vấn là những người trực tiếp tham gia công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
  • 37. 29 3.4.3. Phương pháp kế thừa Thừa kế những số liệu, tài liệu của những người đi trước đồng thời bổ sung những vấn đề, số liệu phù hợp với nội dung. 3.4.4. Phương pháp thống kê, Phương pháp so sánh Thống kê các số liệu, tài liệu địa chính và các số liệu, tài liệu khác liên quan, thể hiện số liệu qua hệ thống bảng biểu và phân tích số liệu. So sánh giữa VBPL với thực tế của công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ ở địa phương. 3.4.5. Phương pháp phân tích tổng hợp, Phương pháp phỏng vấn đối tượng Phân tích chi tiết số liệu để có cái nhìn tổng quan về ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ trên địa bàn thực tập. Đánh giá mức độ hiểu biết của người dân xã Thân Thuộc thông qua điều tra, phỏng vấn các hộ gia đình cá nhân trên địa bàn xã . Tổng hợp ở 8 bản , ta chọn ra 5 hộ trong mỗi bản làm hộ điểm.Tổng cộng sẽ có 40 hộ tương đương với 40 phiếu điều tra.
  • 38. 30 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Thân Thuộc 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lý Thân Thuộc là một xã nằm ở phía Đông của huyện Tân Uyên, cách trung tâm huyện 5 Km, cách thị xã Lai Châu 80 km theo đường liên xã và tỉnh lộ theo QL 32 + Phía Đông giáp với xã Trung Đồng ; + Phía Tây giáp với xã Nậm Cần và Mường Khoa; + Phía Nam giáp với xã Pắc Ta và Nậm Cần + Phía Bắc giáp với giáp thị trấn Tân Uyên. Xã có vị trí thuận lợi để vận chuyển hàng hoá giao lưu kinh tế trong nội huyện, với thị xã Lai Châu và Lào Cai 4.1.1.2. Đặc điểm địa hình địa mạo Tổng diện tích tự nhiên toàn xã là 2.873,81 ha, tập trung phần lớn là đất rừng, đất trồng cây lâu năm và đất đồi núi cao. Đất có tầng canh tác khá dày thích hợp với các loại cây trồng như lúa, ngô, sắn đặc biệt có tiềm năng để phát triển lâm nghiệp, kinh tế vườn đồi. Xã có địa hình khá phức tạp, đồi núi cao có độ dốc lớn trung bình từ 800- 1000m so với mực nước biển. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích của xã, địa hình phức tạp nên giao thông đi lại khó khăn, đặc biệt ở các thôn vùng cao, nhất là vào mùa mưa gây ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế và giao thương hàng hóa. 4.1.1.3. Khí hậu, thủy văn Khí hậu xã nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, được chia ra làm hai mùa rõ rệt. Mùa mưa, mưa nhiều bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô, ít mưa bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Do ảnh hưởng của khí hậu vùng núi cao mùa đông thường có rét đậm, rét hại kéo dài ảnh hưởng đến việc phát triển cây trồng, vật nuôi.
  • 39. 31 Nhiệt độ trung bình năm từ 220 C đến 280 C. Độ ẩm không khí trung bình từ 84-85%. Lượng mưa trung bình năm của xã là 1.346mm, thuộc vùng mưa ít của tỉnh. Các tháng có lượng mưa lớn là tháng 4,5,6,7 với tổng lượng mưa của 4 tháng này lên tới 90% tổng lượng mưa cả năm; các tháng còn lại có lượng mưa nhỏ. Sự phân bố lượng mưa không đều và chênh lệch lớn nên đã gây khó khăn trong việc phát triển nông - lâm nghiệp trên địa bàn xã. Do điều kiện địa hình có nhiều đồi núi dốc, lượng mưa lớn và tập trung nên tạo ra hệ thống khe suối khá dầy đặc, có độ dốc tương đối lớn, lưu lượng nước thay đổi theo mùa, mùa khô thường xảy ra hạn hán, mùa mưa dễ gây lũ quét, lũ ống, sạt lở đất. Địa bàn xã có hệ thống sông suối khá khá dày, có nước quanh năm và được phân bố rộng khắp, trong đó có suối Nặm Chăng chảy dọc từ Tây Nam xuống Đông Bắc có lưu lượng nước lớn từ 300 - 500 ngàn m3 , là nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân và tận dụng cho hơn 2,38 ha diện tích nuôi trồng thuỷ sản (chủ yếu là cá nước ngọt); Chất lượng nước sạch tương đối tốt, tuy nhiên vẫn chưa đảm bảo vệ sinh đặc biệt sau những đợt mưa lũ. Chưa có những nghiên cứu chi tiết về nước ngầm trong vùng, nhưng qua thăm dò một số giếng nước trong khu dân cư trữ lượng nước ngầm khá phong phú. 4.1.2. Các nguồn tài nguyên 4.1.2.1. Tàinguyên đất Đánh giá chung về thổ nhưỡng xã Thân Thuộc chúng ta thấy trên địa bàn xã có một số các loại đất như sau: Đất phù sa ngòi suối (Py): Phân bố dọc hai bên bờ nơi định hình thấp của suối Nặm Cưởm, suối Nặm Chăng, … hình thành nên các khu đất bằng khá thuận lợi cho trồng lúa nước, các loại cây hoa màu. Đất có hàm lượng dinh dưỡng trung bình Mùn = 2 - 2,5%.Thành phần cơ giới thường là cát pha và thịt nhẹ. Tầng đất dày từ 30 - 60cm. Lân và Kali dễ tiêu thường nghèo đến trung bình (5-
  • 40. 32 6,5mg/100gam đất). Loại đất này tập trung nhiều ở các thôn Tạng Đán, khu 19, Nà Hoi, Nà Ban… hiện đang được các hộ dân khai thác triệt để đem lại lợi ích kinh tế cao. Bảng 4.1: Cơ cấu các loại đất STT Loại đất Ký hiệu Diện tích Tỷ lệ so với (ha) DTTN (%) 1 Đất phù sa ngòi suối Py 120 3,03 2 Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa FL 15 0,38 3 Đất đỏ trên đá Mắc ma a xít Fa 1800 45,35 4 Đất vàng nhạt trên đá cát Fq 1850 46,61 5 Đất mùn vàng nhạt trên đá cát A 118,8 2,99 6 Đất sông suối, núi đá 65,6 1,66 ( Nguồn: UBND xã Thân Thuộc) Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (FL): Được hình thành ở những vùng đồi thấp như thôn Tạng Đán , Nà Hoi , Khu 19, Đây là đất đồi, được người dân khai phá để làm ruộng trồng lúa nước, do quá trình canh tác lâu dài tính chất lý hóa tính của đất đã biến đổi và hình thành loại đất này. Nhóm đất đỏ vàng có hai loại: Đất đỏ vàng trên đã sét (Fs), đất vàng đỏ trên đá mắc ma a xít (Fa). Phân bố tập trung trên địa hình đồi núi cao và trung bình. Nhóm đất này có hàm lượng mùn từ trung bình đến khá, Mùn=2-2,5%. Trong đó loại đất (Fa) thường có hàm lượng mùn trung bình. Lân và Kali dễ tiêu thường từ trung bình đến nghèo (5-11mg/100 gam đất). Đất thường có phản ứng ít chua đến chua: pH KCL= 3,6- 4,2. Tầng đất dầy phổ biến từ 50 -100cm. Thành phần cơ giới đất từ thịt nhẹ đến thịt nặng. Nhóm đất đỏ vàng ở nơi có độ dốc dưới 20o khá thích hợp cho cây hàng năm (ngô, sắn, đậu tương…) và cây lâu năm (ở nơi có độ dốc dưới 15o ) có giá trị kinh tế cao như cây ăn quả, chè… Trên định hình có độ dốc lớn hơn 20o chủ yếu để phát triển lâm nghiệp, khoanh nuôi bảo vệ rừng hiện có và trồng rừng mới. 4.1.2.2. Tài nguyên Khoáng sản Theo kết quả điều tra thu thập từ các nguồn tài liệu ở các cơ quan chức năng cho thấy xã Thân Thuộc có các loại khoáng sản chính sau:
  • 41. 33 Vàng sa khoáng có ở dọc suối. Mỏ đá , mỏ cát ở bản Tạng Đán Hiện nay việc đầu tư khai thác khoáng sản cho công nghiệp và xây dựng còn hạn chế, quy mô nhỏ, hiệu quả thấp. 4.1.2.3. Tài nguyên nhân văn Trong vùng có 3 dân tộc cư trú từ lâu đời là dân tộc Kinh,Thái , Mông. Tính đến năm 2017, dân tộc Kinh chiếm 18, 39%, dân tộc Thái chiếm 34,04%, dân, dân tộc Mông chiếm 0,48%, .Mỗi dân tộc đều có phong tục tập quán riêng và được lưu giữ, đã tạo nên đời sống văn hóa, lễ hội phong phú trong vùng. Đến nay vẫn tồn tại một số nghề truyền thống như thêu, dệt vải thổ cẩm của người Thái, Nghề sản xuất dụng cụ cơ khí cầm tay của người Mông… đã đáp ứng một phần nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của nhân dân trong vùng. Các dân tộc luôn đoàn kết cần cù sáng tạo trong lao đông, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, cùng giúp nhau phát triển kinh tế, bài trừ và xóa bỏ dần các hủ tục lạc hậu, tệ nạn xã hội để nâng cao đời sống, vật chất và tinh thần của nhân dân. Người Thái là hạt nhân đi tiên phong trong lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội, có khả năng ứng dụng nhanh các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất. 4.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 4.1.3.1. Dân số - lao động - việc làm - Dân số: Toàn xã có 8 thôn bản, 772 hộ và 3.559 nhân khẩu. có 4 dân tộc anh em cùng sinh sống. Trong đó dân tộc Thái chiếm 94%; dân tộc Kinh chiếm 5%; dân tộc H’ mông, Khơ mú và dân tộc khác chiếm 1%. - Lao động và việc làm Tiềm năng lao động của xã dồi dào, song trình độ còn hạn chế nên khó khăn trong việc áp dụng khoa học, kỹ thuật trong sản xuất. Với số lượng lao động đông đảo như hiện nay mà công việc nông nghiệp lại mang tính chất mùa vụ nên tình trạng thiếu việc làm trong thời gian nông nhàn là không thể tránh khỏi. Vì vậy để
  • 42. 34 giải quyết việc làm cho lao động nông thôn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương trong tương lai, trong thời gian tới cần đẩy mạnh những lớp đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn. 4.1.3.2. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng * Giao thông Tổng số km đường giao thông trong xã: 104,7 km; Trong đó: + Số km đường QL32 chạy qua địa bàn xã là: 7 km; + Số km đường trục xã, đường nông thôn: 97,7 km; Việc quản lý các trục đường sau khi được đầu tư như: Kiểm tra, quản lý các trường hợp xâm lấn lề đường, các dấu hiệu phá hoại công trình giao thông trên địa bàn còn nhiều hạn chế, chưa được quan tâm đúng mức và xử lý chưa kịp thời các trường hợp vi phạm. Các tuyến đường giao thông cơ bản được duy tu, bảo dưỡng để đảm bảo thông suốt. Tuy nhiên nhiều tuyến đường đã xuống cấp, gây ách tắc giao thông về mùa mưa, sạt lở đất, ngập các cống tràn. * Thủy lợi Toàn xã hiện có 6 đập tràn chính và 38 tuyến mương chính và phụ với tổng chiều dài 27,76 km kênh mương phục vụ tưới tiêu cho 116 ha lúa nước và hoa màu. Nhưng thực tế khả năng tưới tiêu của hệ thống thủy lợi chỉ chiếm khoảng 60% diện tích. Hệ thống thuỷ lợi chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh. Uỷ ban nhân dân xã quản lý 4 công trình nhỏ lẻ với tổng diện tích tưới tiêu là: 12,6 ha; còn lại 2 công trình tưới tiêu cho 13,6 ha do Trạm thủy nông của huyện quản lý. * Điện Hiện nay nhân dân trong xã có 100% hộ gia đình được sử dụng điện lưới quốc gia. Nguồn cung cấp điện cho toàn xã được lấy từ đường 35 KV * Y tế
  • 43. 35 Xã có 01 trạm y tế xã với 04 cán bộ y tế. Trạm đạt chuẩn tiêu chí Quốc gia về y tế, xây dựng các chương trình mục tiêu giai đoạn 2017 - 2020. Thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh cho nhân dân, cấp phát thuốc BHYT cho nhân dân đúng theo quy định. * Văn hóa - giáo dục: Công tác giáo dục được UBND xã chỉ đạo thực hiện tốt công tác giáo dục, đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ cho công tác dạy và học, duy trì sĩ số học sinh trong độ tuổi đến trường đạt tỷ lệ. Theo thống kê xã năm 2017 có 3 trường: Trường PTDTBT THCS, Trường tiểu học, Trường mầm non * Bưu chính viễn thông. Toàn xã đã có bưu điện văn hoá xã, thông tin báo chí, đài phát thanh, truyền hình phủ sóng tới 100% thôn bản, tình hình cập nhật thông tin văn hoá xã hội, khoa học đời sống đã được cải thiện nhiều, Đây là yếu tố ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển về kinh tế, xã hội của xã. Mạng internet đã được lắp đặt tại các trường học, UBND xã, bưu điện xã . 4.1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 4.1.4.1. Thuận lợi Nền kinh tế của xã đang có những chuyển biến tích cực cùng với sự nỗ lực của chính quyền và người dân địa phương trong việc nâng cao chất lượng nông nghiệp và mở rộng kinh tế công nghiệp, thương, mại dịch vụ. Tình hình chính trị xã hội của xã luôn ổn định. Nhờ sự chỉ đạo sát xao, quan tâm giúp đỡ của huyện. Công tác cấp giấy cũng góp phần không nhỏ cho việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương vì người dân được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã yên tâm đầu tư vào đất hiệu quả sử dụng đất tăng lên nguồn thu ổ định. 4.1.4.2. Khó khăn Do ảnh hưởng của thiên tai hạn hán, lũ lụt nên tình trạng sản xuất của xã gặp nhiều khó khăn đặc biệt là sản xuất nông lâm nghiệp. Tỷ lệ gieo giống lúa lai còn