SlideShare a Scribd company logo
1 of 111
Download to read offline
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH
ISO 9001:2015
TRẦN VĂN THUẬN
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
Ở QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH QUẢN LÝ GIÁO DỤC
TRÀ VINH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH
TRẦN VĂN THUẬN
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
Ở QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã ngành: 8140114
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐÀO HOÀNG NAM
TRÀ VINH
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh các trường trung học cơ sở ở quận 3, thành phố Hồ Chí Minh” là một công
trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Đào Hoàng Nam.
Những nguồn số liệu và những kết quả nghiên cứu trong quá trình tác giả thực hiện luận
văn là trung thực và chưa được công bố ở bất kỳ các công trình nghiên cứu của những
tác giả khác.
Tôi xin cam đoan và hoàn toàn chịu trách nhiệm về luận văn của mình.
Trà Vinh, ngày ….. tháng ….. năm ……
Học viên
Trần Văn Thuận
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn, tác giả nhận được rất nhiều sự
quan tâm, giúp đỡ tận tình của các Thầy/Cô giáo, bạn bè và đồng nghiệp.
Với sự chân thành, tác giả xin cảm ơn đến Thầy/Cô Khoa Sư phạm, phòng Đào
tạo sau đại học Trường Đại học Trà Vinh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả học tập
và hoàn thành đề tài nghiên cứu.
Đặc biệt tác giả xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Đào Hoàng Nam đã tận tình hướng
dẫn và giúp đỡ để tác giả hoàn thành luận văn.
Tác giả xin cảm ơn đến quý Thầy/Cô giáo là cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ học
sinh ở trường trung học cơ sở đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tác giả hoàn thành các khảo
sát quan trọng trong luận văn này.
Mặc dù có nhiều cố gắng trong việc nghiên cứu và hoàn thành luận văn, nhưng
chắc rằng luận văn vẫn còn những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý của
quý Thầy/Cô trong Hội đồng khoa học, các anh chị học viên và đồng nghiệp để luận văn
được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................ii
MỤC LỤC......................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................ix
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................x
TÓM TẮT LUẬN VĂN................................................................................................xii
1.Về kết quả nghiên cứu ................................................................................................xii
2. Ý nghĩa khoa học về lý luận và thực tiễn của luận văn ..............................................xii
SUMMARY ..................................................................................................................xii
1.About research results.................................................................................................xii
2. Scientific significance on theory and practice of the thesis........................................xii
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ..............................................................................1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................................4
2.1 Mục tiêu chung..........................................................................................................4
2.2 Mục tiêu cụ thể..........................................................................................................4
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................................................................4
3.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận....................................................................4
3.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.................................................................4
3.3 Phương pháp xử lý số liệu.........................................................................................5
4. PHẠM VI GIỚI HẠN ĐỀ TÀI...................................................................................5
4.1 Phạm vi nội dung ......................................................................................................5
4.2 Phạm vi không gian...................................................................................................5
4.3 Phạm vi thời gian ......................................................................................................6
5. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT.................................6
5.1 Đối tượng nghiên cứu: ..............................................................................................6
5.2 Đối tượng khảo sát ....................................................................................................6
6. KẾT CẤU LUẬN VĂN..............................................................................................6
iv
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG
SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ...........................7
1.1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ...................7
1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài.................................................................................7
1.1.2 Các nghiên cứu ở trong nước.................................................................................8
1.2 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN ..................................................................................11
1.2.1 Quản lý.................................................................................................................11
1.2.2 Quản lý giáo dục ..................................................................................................11
1.2.3 Hoạt động.............................................................................................................12
1.2.4 Giáo dục kỹ năng sống.........................................................................................13
1.2.5 Hoạt động giáo dục kỹ năng sống........................................................................14
1.2.6 Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở............15
1.3 HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRƯỜNG
TRUNG HỌC CƠ SỞ...................................................................................................15
1.3.1 Đặc điểm của học sinh trường trung học cơ sở....................................................15
1.3.2 Sự cần thiết của giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở ....16
1.3.3 Mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở ...............16
1.3.4 Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở...............16
1.3.5 Phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở ....................18
1.3.6 Hình thức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở..............19
1.3.7 Đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS.............22
1.4 QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ.................................................................................22
1.4.1 Tầm quan trọng của quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các
trường trung học cơ sở ..................................................................................................23
1.4.2 Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung
học cơ sở........................................................................................................................23
1.4.3 Tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở 24
1.4.4 Chỉ đạo hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở ............25
1.4.5 Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung
học cơ sở........................................................................................................................26
v
1.5 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ....................................................27
1.5.1 Yếu tố chủ quan ...................................................................................................27
1.5.2 Yếu tố khách quan................................................................................................27
Tiểu kết chương 1..........................................................................................................29
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG
SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở QUẬN 3,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ..................................................................................30
2.1 KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI, GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO Ở QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH........................................................30
2.1.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội quận 3, thành phố Hồ Chí Minh ....30
2.1.2 Khái quát giáo dục - đào tạo quận 3, thành phố Hồ Chí Minh. ...........................32
2.2 KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH KHẢO SÁT ........................................................35
2.2.1 Mục tiêu khảo sát. ................................................................................................35
2.2.2 Nội dung khảo sát.................................................................................................35
2.2.3 Đối tượng khảo sát ...............................................................................................35
2.2.4 Phương pháp khảo sát. .........................................................................................35
2.2.5 Xử lý kết quả khảo sát..........................................................................................36
2.3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH
CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.37
2.3.1 Thực trạng nhận thức về sự cần thiết của hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh các trường trung học cơ sở ở quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.............................37
2.3.4 Thực trang thực hiện phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường
trung học cơ sở ở quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.......................................................41
2.3.5 Thực trang thực hiện hình thức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường
trung học cơ sở ở quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.......................................................42
2.3.6 Thực trang đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường trung
học cơ sở ở quận 3, thành phố Hồ Chí Minh .................................................................44
vi
2.4 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO
HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở QUẬN 3 ................................45
2.4.1 Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh các trường trung học cơ sở ở quận 3. ..............................................45
2.4.2 Thực trạng xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh các trường trung học cơ sở ở quận 3, thành phồ Hồ Chí Minh.............................46
2.4.3 Thực trạng tổ chức quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các
trường trung học cơ sở ở quận 3, thành phồ Hồ Chí Minh...........................................48
2.4.4 Thực trạng chỉ đạo quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các
trường trung học cơ sở ở quận 3, thành phồ Hồ Chí Minh...........................................49
2.4.5 Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh các trường trung học cơ sở ở quận 3, thành phồ Hồ Chí Minh. ..............51
2.5 THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN 3,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .....................................................................................52
2.5.1 Yếu tố chủ quan....................................................................................................52
2.5.2 Yếu tố khách quan ..............................................................................................54
2.6 ĐÁNH GIÁ CHUNG.............................................................................................55
2.6.1 Mặt mạnh. ............................................................................................................55
2.6.2 Mặt yếu.................................................................................................................55
2.6.3 Nguyên nhân. .......................................................................................................56
Tiểu kết chương 2..........................................................................................................57
Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở QUẬN 3, THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH..................................................................................................58
3.1 CÁC NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP......................................................58
3.1.1 Đảm bảo tính mục tiêu giáo dục ..........................................................................58
3.1.2 Đảm bảo tính đồng bộ..........................................................................................58
3.1.3 Đảm bảo tính kế thừa ...........................................................................................59
3.1.4 Đảm bảo tính thực tiễn.........................................................................................59
3.1.5 Đảm bảo tính khả thi............................................................................................59
vii
3.2 ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH.....................................................................................................................60
3.2.1 Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và cha mẹ học sinh về tầm
quan trọng của quản lý hoạt động kỹ năng sống cho học sinh các trường trung học cơ
sở ở quận 3, thành phố Hồ Chí Minh..........................................................................60
3.2.2 Kế hoạch hóa quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các
trường trung học cơ sở ở quận 3, thành phố Hồ Chí Minh...........................................62
3.2.3 Đổi mới tổ chức quản lý hoạt động giao dục kỹ năng sống cho học sinh các trường
trung học cơ sở ở quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.......................................................64
3.2.4 Tăng cường chỉ đạo quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các
trường trung học cơ sở ở quận 3, thành phố Hồ Chí Minh...........................................67
3.2.5 Đa dạng hóa công tác kiểm tra, đánh giá kết quả quản lý hoạt động giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở quận 3, thành phố Hồ Chí Minh .......68
3.3 MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC BIỆN PHÁP ĐỀ XUẤT .........................................71
3.4 KHẢO NGHIỆM TÍNH CẦN THIẾT, TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP
ĐƯỢC ĐỀ XUẤT.........................................................................................................71
3.4.1 Mục đích khảo nghiệm.........................................................................................71
3.4.2 Đối tượng khảo nghiệm........................................................................................71
3.4.3 Nội dung khảo nghiệm.........................................................................................71
3.4.4 Phương pháp khảo nghiệm..................................................................................72
3.4.5 Kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết của các biện pháp được đề xuất. ............73
3.4.6 Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp được đề xuất................75
Tiểu kết chương 3..........................................................................................................77
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.............................................................................78
1. KẾT LUẬN...............................................................................................................78
2. KHYẾN NGHỊ..........................................................................................................79
2.1 Đối với Ủy ban nhân dân quận 3 ............................................................................79
2.2 Đối với phòng Giáo dục và Đào tạo........................................................................79
2.4 Đối với đội ngũ giáo viên........................................................................................79
2.5 Đối với cha mẹ học sinh..........................................................................................79
viii
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................80
PHỤ LỤC 1.....................................................................................................................1
PHỤ LỤC 2...................................................................................................................10
PHỤ LỤC 3...................................................................................................................13
PHỤ LỤC 4...................................................................................................................15
ix
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CÁC CHỮ VIẾT TẮT NỘI DUNG VIẾT TẮT
CBQL Cán bộ quản lý
CMHS
GD
Cha mẹ học sinh
Giáo dục
GD&ĐT Giáo dục và đào tạo
GDKNS Giáo dục kỹ năng sống
GTS Giá trị sống
GV Giáo viên
GVBM
GVCN
Giáo viên bộ môn
Giáo viên chủ nhiệm
HĐGD Hoạt động giáo dục
HĐGDKNS Hoạt động giáo dục kỹ năng sống
HS Học sinh
KNS Kỹ năng sống
QLGD Quản lý giáo dục
THCS Trung học cơ sở
x
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Ký hiệu
bảng
TÊN BẢNG
Số
trang
Bảng 2.1 Trình độ đội ngũ cán bộ và giáo viên….……………………… 32
Bảng 2.2 Chất lượng giáo dục toàn diện của học sinh trung học cơ
sở…………………………………………………………….. 32
Bảng 2.3 Nhận thức về sự cần thiết của hoạt động giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh các trường trung học cơ sở ở quận 3, thành phố Hồ
Chí Minh……………………………………………………….. 35
Bảng 2.4 Thực trạng thực hiện mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh các trường trung học cơ sở ở quận 3, thành phố Hồ Chí
Minh…………………………………………………………… 37
Bảng 2.5 Thực trang thực hiện nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh các trường trung học cơ sở của quận 3, thành phố Hồ Chí
Minh…………………………………………………………… 38
Bảng 2.6 Thực trang thực hiện phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh các trường trung học cơ sở của quận 3, thành phố Hồ
Chí Minh ……………………………………………………… 39
Bảng 2.7 Thực trang thực hiện hình thức giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh các trường trung học cơ sở của quận 3, thành phố Hồ Chí
Minh …………………………………………………………... 40
Bảng 2.8 Thực trang thực hiện đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh trường trung học cơ sở ở quận 3, thành phố Hồ Chí
Minh …....................................................................................... 41
Bảng 2.9 Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của quản lý hoạt động
giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở ở
quận 3, thành phố Hồ Chí Minh .........………………………… 43
Bảng 2.10 Thực trạng xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh các trường trung học cơ sở ở quận 3,
thành phồ Hồ Chí Minh………………………………………… 44
xi
Bảng 2.11 Thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh các trường trung học cơ sở ở quận 3, thành phồ Hồ Chí
Minh…………………………………………………………… 45
Bảng 2.12 Thực trạng chỉ đạo hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh các trường trung học cơ sở ở quận 3, thành phồ Hồ Chí
Minh…………………………………………………………… 46
Bảng 2.13 Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh các trường trung học cơ sở ở quận 3,
thành phồ Hồ Chí Minh………………………………………… 48
Bảng 2.14 Thực trạng các yếu tố chủ quan đã ảnh hưởng đến quản lý
HĐGDKNS cho HS các trường THCS ở quận 3, thành phố Hồ
Chí Minh………………………………………………………. 49
Bảng 2.15 Thực trạng các yếu tố khách quan đã ảnh hưởng đến quản lý
HĐGDKNS cho HS các trường THCS ở quận 3, thành phố Hồ
Chí Minh………………………………………………………. 51
Bảng 3.1 Kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết của các biện pháp được
đề xuất………………………………………………………… 72
Bảng 3.2 Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp được đề
xuất…………………………………………………………… 74
xii
TÓM TẮT LUẬN VĂN
1.Về kết quả nghiên cứu
Luận văn được chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
các trường trung học cơ sở.
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các
trường trung học cơ sở ở quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các
trường trung học cơ sở ở quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.
Mỗi biện pháp đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng quản lý
hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh nhưng chúng có mối quan hệ tác động qua
lại lẫn nhau tạo nên sự thống nhất trong quá trình quản lý hoạt động giáo dục.
2. Ý nghĩa khoa học về lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn có ý nghĩa khoa học về lý luận và thực tiễn, nếu vận dụng kết quả nghiên
cứu lý luận và các biện pháp đề xuất thì sẽ góp phần đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo hiện nay.
3. Từ khóa: Kỹ năng sống, giáo dục kỹ năng sống, thực trạng quản lý hoạt động giáo dục
kỹ năng sống, biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống.
SUMMARY
1.About research results
The thesis is divided into 3 chapters:
Chapter 1: Theoretical basis of management of life skills education activities for
students of lower secondary schools.
Chapter 2: Actual situation of managing life skills education activities for students
of lower secondary schools in District 3, Ho Chi Minh City.
Chapter 3: Measures to manage life skills education activities for junior high
school students in District 3, Ho Chi Minh City.
Each measure plays a very important role in improving the quality of management
of life skills education activities for students, but they have a reciprocal relationship to
create unity in the process of managing activities. Life skills education activities for
students of junior high schools in District 3, Ho Chi Minh City.
2. Scientific significance on theory and practice of the thesis
The thesis has scientific significance in theory and practice, if applying theoretical
research results and proposed measures, it will contribute to meeting the requirements of
fundamental and comprehensive renovation of current education and training now.
3. Keywords: Life skills, life skills education, the current situation of managing life
skills education activities, measures to manage life skills education activities.
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hiện nay, xã hội đang phát triển mạnh mẽ, kinh tế - xã hội có nhiều thay đổi. Mặt
trái của kinh tế thị trường và sự bùng nổ thông tin, không ít thông tin thiếu lành mạnh
đang tác động đến học sinh nên các em có thái độ tiêu cực khi mâu thuẫn với bạn bè, gia
đình, thầy cô; lúng túng khi xử lý những tình huống phát sinh trong cuộc sống... Nguyên
nhân là do các em còn thiếu kỹ năng sống. Các em chưa được giáo dục để hiểu về giá trị
của cuộc sống và những kỹ năng sống cần thiết để giúp cho các em có được cuộc sống
tích cực hơn, năng động và sáng tạo hơn.
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (1996), đã đưa ra tầm
nhìn về giáo dục thế kỷ XXI dựa trên 04 trụ cột: Học để biết; học để làm; học để cùng
chung sống và học để tự khẳng định mình. Trong đó, trụ cột “Học để cùng chung sống”
muốn nhấn mạnh đến vai trò của kỹ năng sống, bởi thông qua việc học chỉ trang bị cho
ta kiến thức nền tảng ban đầu, tuy nhiên để thích nghi, hoà nhập với môi trường sống và
làm việc thì đòi hỏi cần nhiều hơn thế. Do đó, mục tiêu của giáo dục thế kỷ XXI là
chuyển từ chú trọng trang bị kiến thức sang trang bị những năng lực cần thiết cho học
sinh - đó là kỹ năng sống. Trên thực tế, nhiều vấn đề nổi cộm hiện nay trong giáo dục
mà xã hội rất quan tâm như: Nạn bạo lực học đường; hành vi coi thường pháp luật; nhiều
vụ học sinh tự tử thương tâm; hay rất nhiều trường hợp các em bị xâm hại, lạm dụng
tình dục bản thân học sinh không hề hay biết mà nguyên nhân là do các em thiếu kỹ
năng tự bảo vệ mình.
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Hội nghị lần thứ tám BCHTW
(Khóa XI) về “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa
và hội nhập quốc tế” với 5 nhiệm vụ trọng tâm. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm
đó là tập trung chỉ đạo đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học và giáo dục. Quan tâm
giáo dục đạo đức và giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống, hiểu biết xã hội.
Học sinh trung học cơ sở là lứa tuổi mà nhân cách đang được định hình và
phát triển. Những tác động từ môi trường bên ngoài dễ dàng thâm nhập vào nhận thức
của các em, vì vậy cần giáo dục kỹ năng sống, thói quen hành vi để trở thành những
phẩm chất đạo đức tốt trong nhân cách các em.
2
Đổi mới quản lý kỹ năng sống cho học sinh không thể là hoạt động ngày một
ngày hai, cần có sự kiên trì và cần có sự đầu tư về mọi mặt; vì vậy cần phải có cách nhìn
nhận đổi mới phương pháp quản lí giáo dục kỹ năng sống trong tư duy hệ thống và phải
có sự tác động của nhiều yếu tố. Những vấn đề đặt ra trong thực hiện đổi mới phương
pháp quản lí giáo dục kỹ năng sống, những cản trở quan sát được trong thực tế sẽ khó
được giải quyết nếu chỉ dựa vào sự tự giác, ý chí, điều kiện chủ quan của giáo viên
mà bỏ qua nhiều yếu tố khác thuộc các cấp độ khác nhau, như hệ thống quản lí từ giáo
viên đến cán bộ quản lý nhà trường và các cấp quản lí ngành.
Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện – Học
sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 – 2013, nội dung giáo dục kỹ
năng sống trong trường học lần đầu tiên được Bộ Giáo dục và Đào tạo nhắc đến. Đặc
biệt, ở một số trường học ngoài công lập, trường học quốc tế, việc giáo dục kỹ năng
sống đã được quan tâm sớm hơn và đã trở thành một bộ môn chính khóa.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng ban hành Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐ ngày 28
tháng 02 năm 2014, về việc ban hành Quy định Quản lý hoạt động kỹ năng sống và hoạt
động giáo dục ngoài giờ chính khóa. Quy định đã đề ra các nguyên tắc, các điều kiện,
các thủ tục cho phép về hoạt động giáo dục kỹ năng sống và trách nhiệm các tổ chức, cá
nhân trong việc quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống nhằm giúp hoạt động giáo dục
kỹ năng sống cũng như công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống đạt hiệu qua
cao.
Kỹ năng sống không phải tự nhiên mà có, nó là cả quá trình rèn luyện, học tập từ
thực tế cuộc sống thông qua các mối quan hệ: Gia đình – Nhà trường – Xã hội. Trong
đó, nhà trường có vai trò quan trọng, tạo ra những cơ sở cho sự hình thành và phát triển
nhân cách nói chung và kỹ năng sống từng học sinh nói riêng. Ở lứa tuổi trung học cơ
sở tiếp cận với kỹ năng sống bằng những nội dung thiết thực sẽ giúp cho học sinh có
cách sống tích cực trong xã hội hiện nay. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh nhằm
giúp học sinh thay đổi nhận thức, thái độ để hình thành những thói quen thực thụ, giúp
học sinh biết giải quyết các tình huống khác nhau trong cuộc sống một cách an toàn.
Đây là việc làm rất cần thiết trong cuộc sống hiện nay cho các em học sinh.
3
Quận 3 là một trong những quận trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh, có nền kinh
tế tăng trưởng khá, trật tự xã hội ổn định và có một vị trí quan trọng trong các lĩnh vực hoạt
động của thành phố. Những năm qua, lãnh đạo, chính quyền và ngành giáo dục quận 3 đã
chăm lo nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo các bậc học, đặc biệt là đẩy mạnh giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh trung học cơ sở. Nhờ đó chất lượng giáo dục hàng năm của quận
được nâng lên. Nhiều trường trên địa bàn quận trở thành những trường điểm của thành phố.
Học sinh trung học cơ sở hiện nay cơ bản đã được trang bị kỹ năng sống, có phương pháp
đúng khi ứng phó với những tình huống diễn ra trong cuộc sống. Phần lớn các em năng động,
tự tin và thường có mức yêu cầu cao đối với bản thân.
Tuy nhiên, nội dung giáo dục trong các nhà trường trong quận hiện nay còn xu
hướng trọng việc dạy chữ, mà chưa chú trọng đúng mức khía cạnh dạy người; vấn đề
giáo dục kỹ năng sống đã được quan tâm nhưng chưa đầy đủ. Hiệu quả giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh trung hoc cơ sở vẫn còn hạn chế, quá trình tổ chức đã bộc lộ nhiều
bất cập. Đa số học sinh trung hoc cơ sở trên địa bàn quận 3 vẫn chưa tiếp cận được
những biện pháp rèn luyện để hình thành kỹ năng sống cần thiết, nhiều học sinh học
giỏi, chăm ngoan, nhưng khả năng tự chủ và kỹ năng giao tiếp lại rất kém. Hiện tượng
nói tục, đánh nhau, sa đà vào các tệ nạn xã hội, chạy theo lối sống đua đòi hưởng thụ, vi
phạm pháp luật còn xảy ra trong học sinh. Một số học sinh hút thuốc lá, uống rượu,
thuốc lá điện tử, quan hệ tình cả sớm... tình trạng trẻ vị thành niên phạm tội trong các
trường có xu hướng gia tăng. Một bộ phận giới trẻ đã có những suy nghĩ kém tích cực,
sống chán nản không có mục tiêu, hoài bão phấn đấu vươn lên. Đây là những vấn đề
gây nhiều nỗi lo cho nhà trường, cho các bậc cha mẹ và cho xã hội.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, nhưng nguyên nhân sâu xa là do
các em thiếu kiến thức, thiếu kỹ năng sống và hòa nhập xã hội. Trong khi sự bùng nổ
của công nghệ thông tin nhanh chóng đã góp phần làm thay đổi nhận thức, thái độ và
hành vi của giới trẻ thì học sinh trung hoc cơ sở lại chưa được định hướng, quan tâm
đầy đủ, kịp thời, đặc biệt là còn ít được hưởng giáo dục kỹ năng sống, chưa được hướng
dẫn cách ứng xử, đương đầu với những khó khăn của cuộc sống, vì thế, khi gặp tình
huống phức tạp, các em dễ tổn thương và manh động, hành động thiếu suy nghĩ.
Tăng cường quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở
chính là biện pháp phát huy vai trò các chủ thể quá trình giáo dục, nâng cao chất lượng giáo
4
dục kỹ năng sống cho học sinh, giúp các em trở thành con ngoan, trò giỏi, thành công dân
có ích cho xã hội, góp phần xây dựng quận 3 thành trung tâm văn hóa tiêu biểu của Thành
phố và cả nước. Vì thế, tác giả chọn đề tài "Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh các trường trung học cơ sở ở quận 3, thành phố Hồ Chí Minh” để
nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh trường trung học cơ sở và khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo
dục kỹ năng sống cho học sinh các trường trung học cơ sở ở quận 3, thành phố Hồ Chí
Minh. Từ đó đề xuất biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
các trường trung học cơ sở ở quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lí luận về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh trường trung học cơ sở.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh các trường trung học cơ sở ở quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.
- Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh các trường trung học cơ sở ở quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa các
tài liệu lý thuyết có liên quan đến vấn đề nghiên cứu nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho
đề tài, định hướng cho việc thiết kế công cụ nghiên cứu và quá trình điều tra thực tiễn.
3.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
3.2.1 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Mục đích: Mô tả và đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng sống và quản
lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường trung học cơ sở ở quận 3,
thành phố Hồ Chí Minh.
Nội dung và cách tiến hành: Tìm hiểu về nhận thức và các nội dung của thực
trạng hoạt động giáo dục kỹ năng sống và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh các trường trung học cơ sở ở quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.
5
Đối tượng khảo sát: Cán bộ quản lý, giáo viên và cha mẹ học sinh các trường
trung học cơ sở ở quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.
Ngoài ra, còn sử dụng phương pháp xin ý kiến bằng bảng hỏi để khảo nghiệm
tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất.
3.2.2 Phương pháp phỏng vấn
Mục đích: Thu thập sâu thêm thông tin để đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục
kỹ năng sống và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường trung
học cơ sở ở quận 3, thành phố Hồ Chí Minh, có thể kiểm tra phần nào độ tin cậy của
thông tin, dữ liệu thu được trong phương pháp điều tra.
Nội dung và cách tiến hành: Tìm hiểu về nhận thức và các nội dung của thực
trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường trung học cơ sở
ở quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.
Phỏng vấn cán bộ quản lý, giáo viên và cha mẹ học sinh các trường trung học cơ
sở ở quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.
3.3 Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm xử lý, thống kê các thông tin, dữ liệu thu được từ các phương
pháp nghiên cứu trên.
4. PHẠM VI GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
4.1 Phạm vi nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng và đề xuất biện pháp quản lý hoạt động
giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường trung học cơ sở ở quận 3, thành phố Hồ
Chí Minh.
4.2 Phạm vi không gian
Đề tài khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
trường trung học cơ sở công lập ở quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.
Các trường trên có những đặc điểm khác nhau về: Điều kiện kinh tế, an ninh trật
tự, có trường ở trung tâm quận, có trường xa trung tâm quận,…
6
4.3 Phạm vi thời gian
Khảo sát ở 2 năm học
5. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT
5.1 Đối tượng nghiên cứu:
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường trung học cơ
sở ở quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.
5.2 Đối tượng khảo sát
- 12 Cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở ở quận 3, thành phố Hồ Chí Minh
- 180 Giáo viên các trường trung học cơ sở ở quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.
- 24 Cha mẹ học sinh.
- 06 Chuyên gia (là Cán bộ quản lý, Giáo viên).
6. KẾT CẤU LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội
dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh trường trung học cơ sở.
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các
trường trung học cơ sở ở quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các
trường trung học cơ sở ở quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.
7
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài
Ngày nay, do yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội và xu thế hội nhập phát
triển của các quốc gia nên hệ thống giáo dục (GD) của các nước đã và đang thay đổi
theo định hướng khơi dậy và phát huy tối đa các tiềm năng của người học; đào tạo một
thế hệ năng động, sáng tạo, có những năng lực chủ yếu (năng lực thích ứng, năng lực
tự hoàn thiện, năng lực hợp tác, năng lực hoạt động xã hội) để thích ứng với những thay
đổi nhanh chóng của xã hội. Theo đó, vấn đề giáo dục kỹ năng sống (GDKNS) cho thế
hệ trẻ nói chung, cho học sinh (HS) trung học nói riêng được rất nhiều nước trên thế giới
quan tâm.
Ngay từ giữa những năm 90 của thế kỷ XX, các tổ chức Liên Hiệp Quốc như
Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), Tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục của
Liên Hiệp Quốc (UNESCO) và tổ chức y tế thế giới (WHO) đã chung tay xây dựng
chương trình GDKNS cho thanh thiếu niên. Bởi lẽ những thử thách mà trẻ em và thanh
niên phải đối mặt là rất nhiều và đòi hỏi cao hơn là những kỹ năng đọc, viết, tính toán
tốt nhất.
Bên cạnh đó còn có Tổ chức Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (1996) đưa ra chương
trình giáo dục kỹ năng sống (KNS) với một số kỹ năng cần thiết, cốt lõi gồm: Kỹ năng
tự nhận thức; kỹ năng giao tiếp; kỹ năng ra quyết định; kỹ năng xác định giá trị, kỹ năng
đạt mục tiêu và kỹ năng kiên định. Theo tổ chức thì đây là những kỹ năng cần thiết nhất
để trang bị cho người học, và sự phát triển chung của các nước.
Jacques Delors (1996), Chủ tịch Ủy ban UNESCO về Giáo dục cho thế kỷ XXI
(UNESCO Commission on Education for the Twenty-First Century) đã công bố bản báo
cáo có tiêu đề tiếng Anh là: “Learning: The Treasure Within”, có thể dịch sang tiếng
Việt là “Học tập: Một tài sản tiềm ẩn”. Trong đó đề xuất bốn mục tiêu trụ cột của việc
học tập là “Học để biết, học để làm, học để cùng chung sống, học để tự khẳng định
mình”.
8
World Education Forum (2000), The Dakar Framework for Action, trong diễn
đàn thế giới về GD cho mọi người họp tại Senegan (2000), chương trình hành động
Dakar đã đề ra 6 mục tiêu, trong đó mục tiêu thứ ba nói rằng “Mỗi quốc gia phải đảm
bảo cho người học được tiếp cận một cách bình đẳng các chương trình GDKNS và học
tập phù hợp”, còn trong mục tiêu thứ sáu yêu cầu “Khi đánh giá chất lượng GD cần
phải đánh giá tất cả mọi khía cạnh của chất lượng giáo dục, đặc biệt là kỹ năng
đọc, viết và kỹ năng sống thiết yếu của người học”. Như vậy, GDKNS cho người học
đang trở thành một nhiệm vụ quan trọng đối với GD các nước.
Ở các nước có nền GD phát triển như Mỹ, Úc, Canada, Anh…, KNS từ lâu đã
được chú trọng. Thanh thiếu niên đã được học những KNS về những tình huống sẽ xảy
ra trong cuộc sống, cách đối diện, đương đầu với những khó khăn, cách vượt qua những
khó khăn đó cũng như cách tránh những mâu thuẫn, xung đột, bạo lực. Một số nước
Châu Á cũng đã nghiên cứu và triển khai chương trình dạy KNS ở các cấp học, bậc học.
Mục tiêu chung của GDKNS được xác định là nhằm nâng cao tiềm năng của con người
để có những hành vi thích ứng và tích cực nhằm đáp ứng nhu cầu, sự thay đổi, các tình
huống của cuộc sống hằng ngày, đồng thời tạo sự đổi thay và nâng cao chất lượng cuộc
sống. Với mục đích nhắm tới yếu tố cá nhân của người học, các nước cũng đã đưa ra
cách thiết kế chương trình GDKNS với các hình thức, nội dung và mức độ khác nhau.
Mặc dù, GDKNS cho HS đã được nhiều nước quan tâm và cũng xuất phát từ
quan niệm chung về KNS của WHO hoặc của UNESCO nhưng ở mỗi quốc gia trên thế
giới đều có sự khác biệt về quan niệm và nội dung, có nước thực hiện theo đúng chuẩn
kỹ năng nhưng cũng có nước mở rộng thêm chứ không chỉ bao hàm KNS là những kỹ
năng về tâm lý, xã hội. Những quan niệm, nội dung GDKNS được triển khai vừa thể
hiện nét chung, vừa thể hiện nét đặc thù của từng quốc gia.
1.1.2 Các nghiên cứu ở trong nước
Thuật ngữ KNS bắt đầu xuất hiện trong nhà trường Việt Nam từ những năm
1995-1996, thông qua dự án “GDKNS để bảo vệ sức khỏe và phòng chống HIV/AIDS
cho thanh thiếu niên trong và ngoài nhà trường” do Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc
(UNICEF) phối hợp với Bộ giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) cùng Hội Chữ thập đỏ Việt
Nam thực hiện.
9
Chương trình này mới được tiến hành thực nghiệm cho HS trung học cơ sở
(THCS) và trẻ em ngoài trường học ở một số tỉnh, thành trong nước. Các em tiếp cận
với thông tin và kiến thức liên quan đến các vấn đề sống an toàn, mạnh khỏe và phòng
tránh HIV; rèn luyện KNS thiết thực để ứng phó với các vấn đề ảnh hưởng đến cuộc
sống an toàn khỏe mạnh của trẻ em như HIV, ma túy và các chất gây nghiện khác, vấn
đề quan hệ tình dục sớm…
Mục tiêu chương trình là hình thành thái độ tích cực của HS đối với việc xây
dựng cuộc sống khỏe về thể chất, mạnh về tinh thần, hiểu biết về xã hội; nâng cao nhận
thức của cha mẹ học sinh về KNS… để họ chủ động trong việc truyền thụ kiến thức, kỹ
năng cho con em mình.
Ngày 22/07/2008, Bộ GD&ĐT đã ra Chỉ thị về việc phát động phong trào thi đua
“Xây dựng trường học thân thiện, Học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai
đoạn 2008 - 2013 với mục tiêu liên quan đến KNS là: “Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp
lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo
nhóm, kỹ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích
khác; rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và
các tệ nạn xã hội”.
Từ năm 2009 - 2010, Bộ GD&ĐT đã đưa ra chương trình GDKNS cho HS vào
Chỉ thị thực hiện nhiệm vụ năm học. Ngày 04/11/2013, Ban chấp hành Trung ương
Đảng (khóa XI) cũng đã ban hành Nghị quyết số 29- NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn
diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế với mục tiêu cụ thể liên
quan đến KNS là “tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực
công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho HS. Nâng
cao chất lượng GD toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối
sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực
tiễn …”.
Gần đây, Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT ngày
28/02/2014 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo quy định về quản lý hoạt động
giáo dục kỹ năng sống (HĐGDKNS) và hoạt động GD ngoài giờ chính khóa và
công văn Số 463/BGDĐT-GDTX ngày 28/01/2015 về việc hướng dẫn triển khai thực
10
hiện GDKNS tại các cơ sở GD mầm non, GD phổ thông và GD thường xuyên, trong đó
yêu cầu các nhà trường “đẩy mạnh HĐGDKNS cho HS theo định hướng phát triển toàn
diện phẩm chất và năng lực của HS gắn với định hướng nghề nghiệp”.
Cho đến những năm gần đây, KNS trở thành thuật ngữ được nhắc đến và đề cập
nhiều hơn bao giờ hết trong những chương trình về GD. Và từ đó, GDKNS cho HS nói
riêng, thế hệ trẻ nói chung trở thành vấn đề không chỉ được ngành GD mà được cả xã
hội quan tâm. Có nhiều công trình nghiên cứu về GDKNS như:
Tác giả Nguyễn Thanh Bình (2003), Giáo dục kỹ năng sống cho người học;
Nguyễn Thanh Bình (2007), Bài viết tổng quan lịch sử nghiên cứu kỹ năng sống và giáo
dục kỹ năng sống; Nguyễn Thanh Bình (2008), Giáo dục kỹ năng sống dựa vào trải
nghiệm; Nguyễn Thanh Bình (2010), Giáo trình chuyên đề giáo dục kỹ năng sống;
Với nhiều bài báo, các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ và chương trình, tài liệu tham
khảo đã góp phần đáng kể vào việc hình thành hướng nghiên cứu về KNS và GDKNS
ở Việt Nam. Có thể nói tác giả đã thành công khi triển khai nghiên cứu tổng quan về
quá trình nhận thức về KNS, đề xuất yêu cầu tiếp cận KNS trong GD và GDKNS ở nhà
trường phổ thông. Trên cơ sở phân tích, so sánh, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, tác giả
đã xây dựng được khung lý luận về GDKNS từ việc xác định thuật ngữ, mục tiêu, nhiệm
vụ, nội dung, nguyên tắc, phương pháp giáo dục cho đến đánh giá kết quả và tác động
của GDKNS.
Theo hướng nghiên cứu này, còn một số công trình nghiên cứu khác như: Huỳnh
Văn Sơn (2007), Quan niệm về KNS hiện nay, Huỳnh Văn Sơn (2009), Nhập môn về
KNS và một số công trình nghiên cứu của các tác giả khác như: Lê Minh Châu, Bùi
Ngọc Diệp, Trần Thị Tố Oanh (2010), Giáo dục kỹ năng sống trong Hoạt động giáo dục
NGLL ở trường THCS, Nguyễn Công Khanh (2012), Phương pháp giáo dục Giá trị
sống, Kỹ năng sống, Nguyễn Dục Quang (2007), Một vài vấn đề chung về kỹ năng sống
và giáo dục kỹ năng sống, Nguyễn Quang Uẩn (2007), Một số vấn đề lý luận về kỹ năng
sống, Nguyễn Quang Uẩn (2008), Khái niệm kỹ năng sống xét theo góc độ tâm lý
học,...
Bằng kinh nghiệm sau nhiều năm nghiên cứu, nhóm tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc,
Đinh Thị Kim Thoa, Đặng Hoàng Minh (2010), Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống
cho HS trung học cơ sở. Cuốn sách được viết lồng ghép giữa GD giá trị sống (GTS) và
11
KNS, trong đó GD GTS là nền tảng, KNS là công cụ và phương tiện để tiếp nhận và thể
hiện GTS. Đây là tiền đề để đưa công tác GD GTS, KNS cho HS THCS vào nhà trường.
Lục Thị Nga, Nguyễn Thanh Bình (2012), Hiệu trưởng trường trung học với vấn
đề giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống và giao tiếp ứng xử trong quản lý. Đây là cuốn
sách dùng làm tài liệu tập huấn cho các trường THCS theo kế hoạch số 444/KH-
BGD&ĐT ngày 31 tháng 5 năm 2012 của Bộ GD&ĐT. Có thể nói tài liệu này là cẩm
nang quý giá dành cho các nhà quản lý giáo dục (QLGD).
1.2 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.2.1 Quản lý
Theo tác giả Đặng Quốc Bảo (1997), Những vấn đề cơ bản về quản lý giáo dục
“Quản lý là một quá trình tác động gây ảnh hưởng của chủ thể quản lý lên khách thể
quản lý nhằm đạt mục tiêu chung”.
Theo tác giả Phạm Khắc Chương (2004), Lý luận quản lý giáo dục đại cương
“Quản lý là thiết kế và duy trì một môi trường mà trong đó các cá nhân làm việc với
nhau trong các nhóm có thể hoàn thành các nhiệm vụ và các mục tiêu đã định”.
Theo tác giả Trần Kiểm (2011), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo
dục có nói “Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý trong việc huy động phát
huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực)
trong và ngoài nước (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức
với hiệu quả cao nhất”.
Từ những khái niệm trên, theo tác giả: Quản lý là nghệ thuật hoàn thành công
việc thông qua người khác; là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, chỉ đạo và kiểm
tra đánh giá công việc của các thành viên trong tổ chức, sử dụng các nguồn lực sẵn có
để đạt được các mục tiêu của tổ chức với hiệu quả cao nhất.
1.2.2 Quản lý giáo dục
Giáo dục là một hiện tượng xã hội, một quá trình, một hoạt động của xã hội, vì
thế cần và phải được quản lý. Từ đó, hình thành một dạng quản lý trong hệ thống quản
lý xã hội. Quản lý giáo dục là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý đến khách thể
quản lý nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt tới kết quả mong muốn.
Tác giả Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về quản lý giáo
dục lại quan niệm về quản lý giáo dục như sau: “Quản lý giáo dục là hệ thống các tác
12
động có mục đích, có kế hoạch hợp quy luật của chủ thể quản lý, nhằm làm cho hệ vận
hành theo đường lối giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã
hội chủ nghĩa Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy - học, giáo dục thế hệ trẻ,
đưa hệ giáo dục đến mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất”.
Theo tác giả Phạm Minh Hạc (2001), Vấn đề phát triển toàn diện con người thời
kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa “Quản lý giáo dục là tổ chức các hoạt động dạy học,
có tổ chức được các hoạt động dạy học, thực hiện được các tính chất của nhà trường phổ
thông Việt Nam xã hội chủ nghĩa mới quản lý được giáo dục, tức là cụ thể hoá đường
lối giáo dục của Đảng và biến đường lối ấy thành hiện thực, đáp ứng nhu cầu của nhân
dân, của đất nước”.
Từ những khái niệm trên, theo tác giả: Quản lý giáo dục là quá trình mà chủ thể
quản lý dùng những biện pháp tác động đến đối tượng quản lý theo kế hoạch, nhằm thay
đổi hay tạo ra hiệu quả vì sự ổn định và phát triển của giáo dục trong việc đáp ứng các
yêu cầu mà xã hội đặt ra cho giáo dục.
1.2.3 Hoạt động
Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người và thế giới (khách thể)
để tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới và cả về phía con người (chủ thể). Trong quá trình
tham gia, thực hiện hoạt động con người vừa tạo ra sản phẩm phía thế giới vừa tạo ra
tâm lý của mình. Hay nói cách khác tâm lý, ý thức, nhân cách được bộc lộ hình thành
trong hoạt động.
Theo từ điển Tiếng Việt của Nguyễn Như Ý (chủ biên): “Hoạt động là làm những
việc khác nhau với mục đích nhất định trong đời sống xã hội; hay hoạt động là tiến hành
những việc làm có quan hệ với nhau nhằm một mục đích chung trong một lĩnh vực nhất
định”.
Theo tác giả Phạm Minh Hạc (1995): “Hoạt động là quá trình con người thực
hiện các mối quan hệ giữa mình và thế giới bên ngoài – thế giới tự nhiên và thế giới xã
hội, giữa mình và người khác, giữa mình với bản thân. Trong quá trình đó, con người
bộc lộ tâm lý ra bên ngoài. Trong lao động thì đó là quá trình chuyển năng lực người
thành sản phẩm lao động. Song song với quá trình này là quá trình con người chuyển
đối tượng hoạt động của mình - sản phẩm lao động, quan hệ với người khác – vào thế
giới nội tâm, tạo nên tâm lý, tính cách của bản thân”.
13
Từ những khái niệm trên, theo tác giả: Hoạt động là quá trình tác động qua lại
tích cực giữa con người với thế giới khách quan; Hoạt đông luôn nhằm thỏa mãn nhu
cầu nhất định.
1.2.4 Giáo dục kỹ năng sống
1.2.4.1 Kỹ năng
Có nhiều quan điểm khác nhau về kỹ năng:
Theo A.V. Pêtrôpxki (1982), Nghiên cứu tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư
phạm thì kỹ năng là sự vận dụng tri thức đã có để lựa chọn và thực hiện những phương
thức hành động tương ứng với mục đích đặt ra. Nói cách khác kỹ năng là năng lực sử
dụng các tri thức, các dữ kiện hay khái niệm đã có, năng lực vận dụng chúng để phát
hiện những thuộc tính, bản chất của sự vật và giải quyết thành công những nhiệm vụ
trong hoạt động nhận thức và thực tiễn.
Theo tác giả Vũ Dũng (2006), Giáo trình tâm lý học quản lý kỹ năng là năng lực
vận dụng có kết quả tri thức về phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực
hiện những nhiệm vụ tương ứng.
Theo tác giả Thái Duy Tuyên (2001), Giáo dục học hiện đại (những nội dung cơ
bản) kỹ năng là sự ứng dụng kiến thức trong hoạt động. Mỗi kỹ năng bao gồm một hệ
thống thao tác trí tuệ và thực hành, thực hiện trọn vẹn hệ thống thao tác này sẽ đảm bảo
đạt được mục đích đặt ra cho hoạt động. Điều đáng chú ý là sự thực hiện một kỹ năng
luôn luôn được kiểm tra bằng ý thức, nghĩa là khi thực hiện bất kỳ một kỹ năng nào đều
nhằm vào một mục đích nhất định.
Như vậy, kỹ năng được hiểu là năng lực hay khả năng của chủ thể thực hiện thuần
thục một hay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết nhằm tạo ra kết quả mong đợi.
1.2.4.2 Kỹ năng sống
Kỹ năng sống là cụm từ được sử dụng rộng rãi nhằm vào lứa tuổi trong mọi lĩnh
vực hoạt động; kỹ năng sống là khả năng hay thao tác thực hiện một hoạt động nào đó
diễn ra trong cuộc sống.
Kỹ năng sống là tất cả những kỹ năng cần thiết trực tiếp giúp cá nhân sống thành
công và hiệu quả, trong đó tích hợp những khả năng, phẩm chất, hành vi tâm lý, xã hội
và văn hóa phù hợp, đương đầu được với những tác động của môi trường.
14
Theo tác giả Nguyễn Công Khanh (2012), Phương pháp giáo dục giá trị sống, kĩ
năng sống cho rằng kỹ năng sống là những khả năng tâm lí xã hội của mỗi cá nhân thể
hiện trong hành vi thích ứng hay thích nghi tích cực để giúp cá nhân ứng xử một cách
hiệu quả trước nhu cầu, đòi hỏi và thách thức của cuộc sống thường ngày.
Bên cạnh đó các nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thanh Bình (2006), Giáo trình
Giáo dục kỹ năng sống cũng đưa ra quan niệm về KNS là năng lực, khả năng tâm lý - xã
hội của con người có thể ứng phó với những thách thức trong cuộc sống, giải quyết các
tình huống một cách tích cực và giao tiếp có hiệu quả.
Tóm lại, Kỹ năng sống là tổng hòa thái độ và hành vi ứng phó một cách chủ
động, tích cực và phù hợp của con người với những tác động của môi trường tự nhiên
và xã hội, nhờ đó họ thích ứng được trước những đòi hỏi, thách thức của cuộc sống
hằng ngày.
1.2.4.3 Giáo dục kỹ năng sống
Theo Cuộc họp liên ngành của Liên Hợp Quốc, Geneve (1998), Giáo dục kỹ năng
sống được thiết kế nhằm hỗ trợ và cũng cố việc thực thi các kỹ năng tâm lý xã hội một
cách phù hợp với nền văn hóa và sự phát triển, nó đóng góp vào sự phát triển của cá
nhân và xã hội, việc phòng chống các vấn đề xã hội và sức khỏe, và sự phát triển của
quyền con người.
Theo tác giả Nguyễn Thanh Bình (2011), Giáo trình chuyên đề giáo dục kĩ năng
sống thì giáo dục kĩ năng sống là giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, là
xây dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực trên
cơ sở giúp người học có các kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng thích hợp.
Giáo dục KNS thực chất là rèn năng lực tấm lý – xã hội có thể giúp HS kèm chế
cảm xúc, có thể bày tỏ quan điểm cá nhân trước những vấn đề của xã hội. Giáo dục KNS
giúp học sinh rèn những kỹ năng cần thiết nhất, cơ bản nhất để vượt qua những tách
thức, khó khan, tìm kiếm được những cơ hội quý giá trong cuộc sống, trong cộng đồng.
Từ đó giúp học sinh hình thành những tính cách trung thực, thái độ đúng đắng, sống có
trách nhiệm, biết chia sẻ, yêu thương có hành vi và lối sống tích cực.
1.2.5 Hoạt động giáo dục kỹ năng sống
Hoạt động giáo dục KNS cho học sinh là hoạt động do các chủ thể giáo dục tổ
chức theo kế hoạch, chương trình giáo dục nhà trường, nhằm hình thành và phát triển
15
cho học sinh các kỹ năng, năng lực cá nhân để các em có khả năng làm cho bản than,
khả năng ứng xử phù hợp với người khác và với xã hội, khả năng ứng phú tích cực trước
các tình huống của cuộc sống phù hợp đặc điểm phát triển lứa tuổi, nhằm đáp ứng mục
tiêu giáo dục phổ thông.
1.2.6 Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở
Bản chất của quá trình quản lý hoạt động giáo dục là sự tác động qua lại giữa chủ
thể quản lý và đối tượng quản lý nhằm trao đổi thông tin, kiểm soát và điều khiển hoạt
động của các cá nhân và các bộ phận, bảo đảm cho bộ máy tổ chức vận hành thông suốt,
đạt mục tiêu giáo dục đã đề ra.
Do đó, theo tác giả: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung
học cơ sở (THCS) là những tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý giáo
dục đến toàn bộ quá trình giáo dục kỹ năng sống nhằm nắm vững và điều khiển, điều
chỉnh các hoạt động, nâng cao nhận thức, định hướng thái độ và rèn luyện hành vi
ứng phó một cách chủ động, tích cực phù hợp của học sinh THCS với những tác động
của môi trường tự nhiên và xã hội.
1.3 HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.3.1 Đặc điểm của học sinh trường trung học cơ sở
Theo quy định của Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có
nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm
2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) thì trung học cơ sở là một bậc trong hệ
thống giáo dục ở Việt Nam hiện nay, trên tiểu học và dưới trung học phổ thông. Độ tuổi
học sinh ở trường THCS là từ 11 đến 15 tuổi, kéo dài 4 năm (từ lớp 6 đến lớp 9).
Lứa tuổi này có một vị trí đặc biệt và tầm quan trọng trong thời kỳ phát triển của
trẻ em, vì nó là thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành và được phản ánh
bằng những tên gọi khác nhau như: “thời kỳ quá độ”, “tuổi khó bảo”, “tuổi khủng
hoảng”, “tuổi bất trị”.... Đây là lứa tuổi có bước nhảy vọt về thể chất lẫn tinh thần, các
em đang tách dần khỏi thời thơ ấu để tiến sang giai đoạn phát triển cao hơn (người
trưởng thành) tạo nên nội dung cơ bản và sự khác biệt trong mọi mặt phát triển: thể chất,
trí tuệ, tình cảm, đạo đức… của thời kỳ này. Ở lứa tuổi thiếu niên có sự tồn tại song
song “vừa tính trẻ con, vừa tính người lớn”, điều này phụ thuộc vào sự phát triển mạnh
16
mẽ về cơ thể, sự phát dục, điều kiện sống, hoạt động…của các em. Mặt khác, ở những
em cùng độ tuổi lại có sự khác biệt về mức độ phát triển các khía cạnh khác nhau của
tính người lớn, điều này do hoàn cảnh sống, hoạt động khác nhau của các em tạo nên.
1.3.2 Sự cần thiết của giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học
cơ sở
Cuộc sống luôn tạo ra những khó khăn để thử thách con người vượt qua, những
mất mát để con người biết yêu quý những gì đang có. Vì vậy, mỗi con người cần có
những kỹ năng nhất định để tồn tại và phát triển. Là những nhà giáo dục, những người
luôn đồng hành với quá trình phát triển của HS, chúng ta càng thấy rõ sự cần thiết giáo
dục KNS cho HS, đặc biệt là học sinh THCS. Học sinh THCS đang ở tuổi dậy thì, tuổi
nổi loạn: bồng bột, hiếu kỳ, thích bắt chước, thích làm người lớn. Nguyễn Thị Hạnh
(2018) Quản lý hoạt động Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở
ở huyện tam dương, tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay. Luận văn thạc sĩ Quản lý
giáo dục (QLGD) đã cho rằng “những đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi học sinh THCS
hành động chưa có suy nghĩ thận trọng, chín chắn, chưa có kinh nghiệm sống vì vậy
giáo dục kỹ năng sống cho các em là rất quan trọng và vô cùng cần thiết
1.3.3 Mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở
Mục tiêu cơ bản của giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường trung học cơ
sở là làm thay đổi hành vi của học sinh, chuyển từ thói quen thụ động, có thể gây rủi ro,
dẫn đến hậu quả tiêu cực thành những hành vi mang tính xây dựng, tích cực và có hiệu
quả để nâng cao chất lượng cuộc sống cá nhân, góp phần phát triển xã hội bền vững.
Đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện; phù hợp với 4 trụ cột của giáo dục theo
quan niệm của UNESCO: Học để biết, học để làm, học để tồn tại và học để chung sống.
Giúp học sinh thích ứng được với cuộc sống đầy những biến động khôn lường (những
tác động của tự nhiên và xã hội hiện đại);
Thúc đẩy những hoạt động mang tính xã hội, phát huy các nhân tố tích cực, hạn
chế nhân tố tiêu cực, xây dựng môi trường trường học thân thiện, học sinh tích cực;
Góp phần tích cực cho việc đổi mới phương pháp học tập của học sinh.
1.3.4 Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở
Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong trường trung học cơ sở tập
trung vào các kỹ năng tâm lý – xã hội là những kỹ năng được vận dụng để tương tác với
17
người khác và giải quyết có hiệu quả các vấn đề của cuộc sống. Việc hình thành các kỹ
năng sống luôn gắn kết với việc hình thành các kỹ năng học tập và được vận dụng phù
hợp với lứa tuổi, điều kiện sống,…
1.3.4.1 Tự chăm sóc và bảo vệ bản thân
Có lẽ, ở độ tuổi THCS, chăm sóc và bảo vệ bản thân chính là KNS hàng đầu mà
các bạn trẻ cần có. Cơ thể của các em bắt đầu bước vào tuổi dậy thì, việc tự chăm sóc
và bảo vệ bản thân giúp trẻ tự lập và có tính tự giác, trưởng thành hơn.
Ở kỹ năng này, điều đầu tiên đó là trẻ phải ý thức rõ ràng về bản thân mình, tự
thực hiện được những công việc sinh hoạt hàng ngày. Biết cách lựa chọn đồ dùng phù
hợp, sắp xếp đồ đạc ngăn nắp, xử lý tốt những tính huống nguy hiểm nếu bị lạm dụng,
hay gặp phải kẻ xấu…
1.3.4.2 Quản lý cảm xúc
Thông thường, trẻ ở độ tuổi THCS sẽ có chút ngang bướng, thích thể hiện và nổi
loạn cùng một cái tôi rất lớn. Vì thế, các bạn học sinh ở độ tuổi này cần được giảng dạy
để hiểu rõ hơn về cảm xúc của mình và làm chủ nó cách tốt nhất. Đây là cách giúp kiểm
soát bản thân, tránh khỏi những hành động tiêu cực.
1.3.4.3 Kỹ năng làm việc nhóm
Trong xu thế của xã hội hiện nay, kỹ năng làm việc nhóm được xem trọng và nó
quyết định nhiều đến sự thành công. Tuy nhiên, ở độ tuổi này, việc cùng nhau hợp tác
chưa bao giờ là dễ dàng. Vì thế, ở kỹ năng làm việc nhóm, các bạn học sinh THCS cần
biết kiềm chế cái tôi của mình, chia sẻ, lắng nghe và tôn trọng ý kiến bản thân cũng như
của mọi người.
1.3.4.4 Kỹ năng quản lý thời gian
Hình thành kỹ năng quản lý thời gian từ những thói quen nhỏ nhặt nhất thông qua
việc: đúng giờ, có thời gian biểu hợp lý cho công việc, hoàn thành công việc đúng thời
gian đã giao hẹn.
1.3.4.5 Kỹ năng giao tiếp, ứng xử
Đây là kỹ năng sống cơ bản nhất giúp các bạn học sinh có ý thức hơn và biết cách
ứng xử, giao tiếp sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh. Điều này giúp các bạn ấy có thể
hình thành và duy trì những mối quan hệ tốt đẹp.
18
1.3.4.6 Giải quyết vấn đề
Một trong những kỹ năng sống cần được chú trọng ở độ tuổi THCS này chính là
phương hướng và kỹ năng để giải quyết vấn đề. Kỹ năng này gồm các bước như sau:
Phân tích, có phương án giải quyết, lên kế hoạch, thực hiện, kiểm tra lại kết quả.
1.3.5 Phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở
Áp dụng phương pháp giáo dục tích cực, chủ động; giáo dục thông qua các trò
chơi nhận thức hào hứng mà ý nghĩa; giáo dục thông qua tình huống, những câu chuyện
thực tế gần gũi; giáo dục thông qua thực hành và trải nghiệm ngay tại lớp học, áp dụng
các phương tiện và kỹ thuật giảng dạy hiện đại, hiệu quả giúp các em hiểu bài và nhớ
bài ngay tại lớp.
1.3.5.1 Phương pháp đàm thoại/vấn đáp
Phương pháp đàm thoại/vấn đáp là phương pháp giáo viên (GV) khéo léo đặt hệ
thống câu hỏi để HS trả lời nhằm gợi mở cho HS sáng tỏ những vấn đề mới; tự khai phá
những tri thức mới bằng sự tái hiện những tài liệu đã học hoặc từ những kinh nghiêm đã
tích lũy được trong cuộc sống, nhằm giúp HS củng cố, mở rộng, đào sâu, tổng kết, hệ
thống hóa tri thức đã tiếp thu được nhằm mục đích kiểm tra, đánh giá và giúp HS tự
kiểm tra, tự đánh giá việc lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩ xảo trong quá trình dạy học.
1.3.5.2 Phương pháp dạy học nhóm
Dạy học nhóm còn được gọi bằng những tên khác nhau như: Dạy học hợp tác,
Dạy học theo nhóm nhỏ, trong đó HS của một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ,
trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên
cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày
và đánh giá trước toàn lớp. Dạy học nhóm nếu được tổ chức tốt sẽ phát huy được tính
tích cực, tính trách nhiệm; phát triển năng lực cộng tác làm việc và năng lực giao tiếp
của HS.
1.3.5.3 Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình
Nghiên cứu trường hợp điển hình là phương pháp sử dụng một câu chuyện có
thật hoặc chuyện được viết dựa trên những trường hợp thường xảy ra trong cuộc sống
thực tiễn để minh chứng cho một vấn đề hay một số vấn đề. Đôi khi nghiên cứu trường
19
hợp điển hình có thể được thực hiện trên video mà không phải trên văn bản viết.
1.3.5.4 Phương pháp giải quyết vấn đề
Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là phương pháp dạy học đặt ra trước
HS các vấn đề nhận thức có chứa đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết,
chuyển HS vào tình huống có vấn đề, kích thích họ tự lực, chủ động và có nhu cầu mong
muốn giải quyết vấn đề.
1.3.5.5 Phương pháp đóng vai
Đóng vai là phương pháp tổ chức cho HS thực hành, “làm thử” một số cách ứng
xử nào đó trong một tình huống giả định. Đây là phương pháp nhằm giúp HS suy nghĩ
sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự việc cụ thể mà các em vừa thực
hiện hoặc quan sát được. Việc “diễn” không phải là phần chính của phương pháp này
mà điều quan trọng là sự thảo luận sau phần diễn ấy.
1.3.5.6 Phương pháp trò chơi
Phương pháp trò chơi là phương pháp tổ chức cho HS tìm hiểu một vấn đề hay
thể nghiệm những hành động, những thái độ, những việc làm thông qua một trò chơi
nào đó.
1.3.5.7 Dạy học theo dự án (Phương pháp dự án)
Dạy học theo dự án còn gọi là phương pháp dự án, trong đó HS thực hiện một
nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với thực tiễn, kết hợp lí thuyết với thực hành.
Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao, từ việc lập kế hoạch
đến việc thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện dự án. Hình thức làm việc chủ yếu là
theo nhóm. Kết quả dự án là những sản phẩm hành động có thể giới thiệu được.
1.3.6 Hình thức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở
Trong Nghị quyết về đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT có nêu: “Đổi mới
chương trình nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài hòa đức, trí, thể,
mỹ; dạy người, dạy chữ và dạy nghề. Đổi mới nội dung giáo dục theo hướng tinh giản,
hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề; tăng thực hành, vận
dụng kiến thức vào thực tiễn. Chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức
pháp luật và ý thức công dân”. Điều đó càng khẳng định tầm quan trọng trong việc giáo
dục KNS cho HS thông qua việc tích hợp, lồng ghép trong các môn học chính khóa và
20
các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
1.3.6.1 Giáo dục kỹ năng sống ở tiết sinh hoạt chủ nhiệm
Giáo viên chủ nhiệm (GVCN) là người gần gũi nhất với các em HS, GVCN cũng
chính là những người bạn tâm tình chia sẻ tâm tư tình cảm với các em HS, là người tổ
chức cho các em các hoạt động tập thể, là cố vấn cho các hoạt động Đoàn, Đội. GVCN
cần sáng tạo để tích hợp giáo dục giá trị sống và rèn luyện KNS trong các hoạt động tập
thể, các giờ sinh hoạt lớp theo một kịch bản linh hoạt. GVCN phát huy các phương pháp
giáo dục truyền thống, chủ động và tích cực, cởi mở tiếp thu cái mới, chủ động kết hợp
với các phương pháp tích cực.
Trong nhà trường người GVCN chính là vị thủ lĩnh tinh thần làm điểm tựa để tạo
ra một tập thể lớp năng động, sáng tạo, biết học hết mình và chơi hết mình. Một tập thể
lớp năng động sẽ tạo ra rất nhiều thành viên năng động và sáng tạo, chính vì vậy mà
GVCN đóng vai trò thổi lửa để các em tự khẳng định được mình. Với vai trò đó GVCN
sẽ tạo ra được động lực thi đua, tạo môi trường thân thiện giữa thầy, cô và trò, giữa các
thành viên trong tập thể, giữa tập thể lớp với tổ chức Đoàn, Đội với cha mẹ học sinh
(CMHS). Như vậy việc GDKNS thông qua hoạt động của GVCN sẽ giúp hoàn thiện nhân
cách cho các em, tạo cho các em tự tin hơn khi bước vào ngưỡng cửa của cuộc sống, cùng
với hành trang tri thức giúp các em vững bước vào tương lai. Người GVCN là lực lượng
quan trọng tham gia hoạt động KNS cho học sinh. Trích Nguyễn Thị Hạnh ( 2018) Quản
lý hoạt động Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở ở huyện tam
dương, tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay. Luận văn thạc sĩ QLGD.
1.3.6.2 Giáo dục kỹ năng sống ở các buổi sinh hoạt chào cờ
Giờ chào cờ đầu tuần là tiết học lớn, tiết học đặc biệt, là một dịp để HS sinh hoạt
tư tưởng, tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức và cũng là một cơ hội quý để
giao lưu, học hỏi giữa HS trong từng chi đội. Những giây phút vô cùng thiêng liêng khi
ta đứng trang nghiêm dưới lá cờ tổ quốc hát vang bài quốc ca, những giây phút xúc động
đến lặng người khi nhà trường trang trọng vinh danh tập thể, cá nhân xuất sắc, những
giây phút hồi hộp theo dõi hoạt động ngoại khóa lồng ghép trong giờ chào cờ… Thời
khắc làm trái tim ta rung động cũng đồng thời bồi đắp vào trong ta nhiều bài học về kỹ
năng làm người tự nhiên và hiệu quả nhất.
Giờ chào cờ hiện nay ở một số trường còn mang nặng tính hình thức, thực hiện
để cho đủ, cho có, chứ chưa thể hiện sự đổi mới về nội dung và hình thức. Việc tổ chức
21
giờ chào cờ đầu tuần là một việc làm thường xuyên, do vậy việc tích hợp GDKNS vào
tiết chào cờ là cần thực hiện, tránh những lời giáo huấn cứng nhắc, học sinh thì thụ động
im lặng ngồi nghe với một tâm lý mỏi mệt và cảm giác nhàm chán. Việc lồng ghép các
nội dung có tính giáo dục cho học sinh như: thi đố vui tìm hiểu kiến thức các môn học,
thi kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, biểu diễn các tiểu phẩm về an toàn giao
thông hay tác hại của thuốc lá, tổ chức ngày hội đọc sách… sẽ tạo nên sự sinh động hơn
cho giờ chào cờ, giúp các em học sinh bước vào một tuần học mới phấn khích và hăng
say hơn.
1.3.6.3 Giáo dục kỹ năng sống qua hoạt động trải nghiệm
Công văn số 463/BGDĐT-GDTX ngày 28 tháng 01 năm 2015 của Bộ GD&ĐT
về việc hướng dẫn triển khai thực hiện giáo dục KNS tại các cơ sở GDMN, GDPT và
GDTX yêu cầu “... đẩy mạnh hoạt động giáo dục KNS cho HS theo định hướng phát
triển toàn diện phẩm chất, năng lực của học sinh gắn với định hướng nghề nghiệp...”
Theo Điều 2 của Luật Giáo dục năm 2005, mục tiêu giáo dục là đào tạo con người
Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp,
trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng
nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tuy nhiên, nội dung và phương pháp giáo dục trong các nhà trường hiện nay còn
coi trọng việc dạy chữ, chưa chú trọng đúng mức dạy làm người, nhất là việc giáo dục
KNS cho HS. Trong quá trình dạy học, GV dường như chỉ quan tâm tới việc hình thành
các kĩ năng mang tính kĩ thuật, gắn với chuyên môn, gắn với các môn học cụ thể. Trong
khi đó, việc hình thành KNS cho HS qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một mục
tiêu ẩn của quá trình dạy học. Đây là điều người học cần có, cần sử dụng trong cuộc
sống hàng ngày để các em trở thành công dân đích thực đóng góp cho sự phát triển của
xã hội hiện đại. Nguồn: http://hoangmai.hanoi.gov.vn (2019) “Giáo dục kỹ năng sống
qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh”.
Tại đây, các em đã có những kỷ niệm đáng nhớ khi được huấn luyện và đào tạo
các kỹ năng cần thiết cho cuộc sống bằng các hoạt động ngoài trời như thể thao, cắm
trại và nhiều trò chơi thú vị như: Trò chơi dân gian đi cầu khỉ qua sông, trò chơi trượt
cỏ, vui chơi nhà bóng liên hoàn, trò chơi bắt cá, làm gốm… Với phương châm “Học mà
22
chơi, chơi mà học”, những hoạt động ngoại khóa như thế này không chỉ giúp các em
học sinh có thêm những kiến thức từ thực tế cuộc sống mà còn giúp các em rèn luyện
tính tự lập, sinh hoạt tập thể, hiểu được một phần trách nhiệm của bản thân với gia đình,
xã hội”. Nguồn: https://tuoitrethudo.com.vn “Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông
qua hoạt động trải nghiệm”.
1.3.7 Đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung
học cơ sở
Việc tổ chức kiểm tra, đánh giá HĐGDKNS là một việc làm hết sức quan trọng,
nhằm nhận định đúng đắn, xác định phương hướng và tìm giải pháp phù hợp nhất để đạt
được mục tiêu giáo dục.
Khi kiểm tra, đánh giá, HĐGDKNS cũng cần có những lưu ý sau:
- Dựa vào nội dung chương trình giáo dục KNS đã được xây dựng phù hợp với
thực tế của nhà trường, địa phương và đã được phê, duyệt của lãnh đạo cấp trên.
- Cần có công cụ đánh giá thích hợp, và công cụ đó phải được sự đồng thuận cao
của tập thể để đánh giá và được pháp luật cho phép, xã hội công nhận.
- Hình thức đánh giá phải đa dạng làm sao phát huy tốt nhất những ưu điểm và
khắc phục những hạn chế thấp nhất. Kiểm tra, đánh giá KNS thông qua các hoạt động,
cách ứng xử, xử lý các tình huống phát sinh trong vấn đề học tập, hoạt động vui chơi,
lao động tập thể.
- Phương pháp đánh giá cần linh hoạt, có sự phối kết hợp nhiều phương pháp:
quan sát, sản phẩm hoạt động, thuyết truyền, phỏng vấn,... phối hợp đánh giá của GV
và sự tự đánh giá ở HS.
- Thời gian kiểm tra, đánh giá cần có sự linh hoạt, có thể kiểm tra ở dạng kiểm
tra thường xuyên, kiểm tra định kì, kiểm tra đột xuất,...
1.4 QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC
SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
Chủ thể quản lý HĐGDKNS cho học sinh THCS bao gồm: Ban giám hiệu
nhà trường (Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng), tổ chức Đảng (Bí thư), Đội TNTP
HCM (Tổng phụ trách đội).
Chủ thể trực tiếp quản lý HĐGDKNS cho học sinh THCS: Là đội ngũ cán bộ,
GVBM, GVCN. Các chủ thể quản lý có sự phối hợp chặt chẽ tạo thành hệ thống đồng
23
bộ để thực hiện việc quản lý có hiệu quả, chất lượng.
Đối tượng quản lý là học sinh, tập thể học sinh, chịu sự tác động, điều khiển
của chủ thể quản lý trong hoạt động giáo dục kỹ năng sống.
1.4.1 Tầm quan trọng của quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh các trường trung học cơ sở
Quản lý HĐGDKNS cho HS THCS là hướng tới quản lý các hoạt động dạy học và
HĐGDKNS sống giúp học sinh hình thành các khả năng tâm lý xã hội, định hướng cho
học sinh những con đường sống tích cực trong xã hội hiện đại trong ba mối quan hệ cơ
bản: con người với chính mình; con người với tự nhiên; con người với các mối quan hệ
xã hội, để học sinh nâng cao hiểu biết về các giá trị truyền thống của dân tộc, biết tiếp thu
những giá trị tinh hoa văn hóa của nhân loại, củng cố mở rộng kiến thức đã học với đời
sống thực tiễn, củng cố các kỹ năng, hình thành và phát triển các năng lực chủ yếu. (Năng
lực tự hoàn thiện, năng lực thích ứng, năng lực giao tiếp ứng xử, năng lực tổ chức, quản
lý, hợp tác và cạnh tranh, năng lực hoạt động chính trị xã hội...), giải quyết tốt các vấn đề
của cuộc sống, biết chịu trách nhiệm về hành vi của bản thân. Nói cách khác: Quản lý
HĐGDKNS cho HS THCS là cực kì quan trọng, định hướng, vạch ra kế hoạch, theo dõi,
kiểm tra giám sát những HĐGDKNS trong nhà trường.
1.4.2 Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
trường trung học cơ sở
Xác định các căn cứ pháp lý và căn cứ thực tiễn cho việc lập kế hoạch giáo dục
kỹ năng sống. Đảm bảo kế hoạch được xây dựng dựa trên những căn cứ chắc chắn làm
cơ sở cho quá trình tổ chức thực hiện.
Xác định thực trạng nhiệm vụ GDKNS của nhà trường: Về nội dung đang thực
hiện, cách thức thực hiện, cơ sở lý luận, kiến thức của đội ngũ GV về vấn đề GDKNS;
các cơ sở vật chất cần thiết (máy vi tính, máy chiếu, bảng biểu, kết nối Internet…)
Xác định cơ sở vật chất phục vụ cho GDKNS cho HS. Với mỗi nhiệm vụ xác
định chính xác đối tượng tham gia thực hiện, công việc cần thực hiện, các điều kiện về
tài liệu, cơ sở vật chất cần thiết để thực hiện công việc đó cũng như tiến độ thời gian cần
thiết để hoàn thành công việc.
Dự kiến trước các chi phí vật chất phát sinh trong quá trình thực hiện kế hoạch
đối với nhà trường, các cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện và cả đối với tập thể, cá nhân
24
học sinh. Xác định nguồn kinh phí huy động.
Theo tác giả Cao Hồng Nam (2018), Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh các trường trung học cơ sở quận Thối Nốt, thành phố Cần Thơ thiết
lập hệ thống chuẩn để kiểm tra đánh giá hoạt động, các quy định, quy chế cần thiết để
đảm bảo kế hoạch được thực hiện một cách nghiêm túc và hiệu quả.
Nhiệm vụ lập kế hoạch chi tiết được thực hiện chủ yếu bởi phó hiệu trưởng nhà
trường. Quá trình thực hiện cần đảm bảo các vấn đề sau:
Có sự thống nhất lãnh đạo của Chi bộ cụ thể là Bí thư chi bộ, thực hiện dưới sự
chỉ đạo trực tiếp của hiệu trưởng.
Các thông tin cần thiết phải được thu thập từ thực tế nhà trường, do sự đóng góp
của tất cả các thành viên trong nhà trường. Đối chiếu các vấn đề trên với thực trạng hoạt
động GDKNS của nhà trường để lập kế hoạch một cách khoa học, hợp lí và khả thi.
Kế hoạch cần được công khai để nhận được sự đóng góp của các thành viên
hội đồng và được sự phê duyệt của hiệu trưởng trước khi triển khai thực hiện.
1.4.3 Tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung
học cơ sở
Tổ chức thực hiện kế hoạch tức là hiện thực hóa kế hoạch. Phó hiệu trưởng nhà
trường căn cứ vào kế hoạch đã được phê duyệt để tiếp nhận các nguồn lực (con người,
kinh phí, vật chất...) để bố trí, sắp xếp một cách hợp lí, tạo ra các mối quan hệ trên –
dưới; quan hệ đồng đẳng hợp tác cần thiết để đảm bảo đạt được mục tiêu đã định.
Mục đích: Triển khai kế hoạch, đưa kế hoạch vào thực tiễn.
Huy động và sử dụng các nguồn lực một cách hợp lý nhất nhằm đảm bảo hiệu
quả công tác giáo dục kỹ năng sống.
Thống nhất cách thức thực hiện, nhiệm vụ cần thực hiện, các định hướng chỉ đạo
thực hiện đối với mỗi cá nhân tại từng thời điểm khác nhau của năm học. Cụ thể:
Trước hết phó hiệu trưởng nhà trường công khai kế hoạch GDKNS tới từng cá
nhân qua cả ba con đường: Bản tin nội bộ; họp triển khai trực tiếp và gửi email/Zalo.
Thời điểm thực hiện việc này là ngay trong tuần đầu tiên của năm học. Trong cuộc họp
triển khai trực tiếp, Cán bộ quản lý (CBQL) cần thông báo công khai chi tiết nhiệm vụ
của các đối tượng có liên quan:
Phó hiệu trưởng: Lập kế hoạch và trực tiếp tổ chức thực hiện kế hoạch. Xây dựng
25
các cơ chế giám sát, kiểm tra cần thiết. Xây dựng các nội dung, chương trình phù hợp
để GDKNS cho HS trong trường và triển khai các tài liệu đó tới giáo viên.
Giáo viên chủ nhiệm các lớp: Là những thành viên chủ chốt thực hiện công tác
giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Là những người thiết kế các hoạt động và điều
khiển học sinh thực hiện các hoạt động đó, qua đó truyền tải đến học sinh các thông điệp
cần thiết và rèn luyện cho các em những kỹ năng sống cần thiết. Các giáo viên chủ nhiệm
là cầu nối giữa nhà trường, học sinh và gia đình học sinh, cung cấp những thông tin cần
thiết cho việc điều chỉnh, bổ sung cho kế hoạch.
Giáo viên bộ môn, đặc biệt là môn giáo dục công dân: Thực hiện tốt nhiệm vụ
chuyên môn của mình, đổi mới cách soạn bài, áp dụng tốt hơn các phương pháp dạy học
tích cực, tiến hành tích hợp các địa chỉ GDKNS trong môn học, phối hợp với các lực
lượng giáo dục khác để làm tốt công tác giáo dục kỹ năng sống cho các em học sinh.
1.4.4 Chỉ đạo hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở
Trong chu trình quản lý hoạt động, người quản lý phải vừa thực hiện tổ chức thực
hiện kế hoạch vừa chỉ đạo để đảm bảo rằng quá trình đó đi đúng hướng để đạt tới mục
tiêu đã định, đó là nhiệm vụ của việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch.
Chỉ đạo quá trình thực hiện nhiệm vụ của các giáo viên và của chính người lập
kế hoạch, đảm bảo rằng công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đang được thực
hiện đúng kế hoạch đã định, hướng tới các mục tiêu xác định trước.
Chỉ đạo các thành viên của nhà trường thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của mình.
Giải thích, tìm hướng giải quyết đối với các vấn đề mới nảy sinh trong quá trình thực
hiện kế hoạch.
Chỉ đạo thúc đẩy hoạt động của các cá nhân từ đó thúc đẩy hoạt động của nhà
trường trong công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Chỉ đạo phối hợp với hai tổ chuyên môn để có định hướng cho việc tích hợp giáo
dục kỹ năng sống vào các môn học.
Đưa vấn đề giáo dục kỹ năng sống vào nội dung đánh giá rút kinh nghiệm giờ
dạy trong các giờ thao giảng.
Chỉ đạo tổ chức các hoạt động ngoại khóa tập trung vào vấn đề giáo dục kỹ năng
sống, các hoạt động chuyên đề có tích hợp giáo dục kỹ năng sống. Nhiệm vụ tổ chức
các nội dung này thực hiện ít nhất 2 lần trong một học kì và lần lượt giao cho các tổ
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

More Related Content

Similar to QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...
Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...
Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
La42.007 nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển...
La42.007 nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển...La42.007 nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển...
La42.007 nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...
Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...
Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (20)

Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý cấp khoa tại trường đại học theo hướng chuẩ...
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý cấp khoa tại trường đại học theo hướng chuẩ...Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý cấp khoa tại trường đại học theo hướng chuẩ...
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý cấp khoa tại trường đại học theo hướng chuẩ...
 
Đề tài luận văn 2024 Bố trí và sử dụng nhân sự tại Chi cục Hải Quan KV3 Cục H...
Đề tài luận văn 2024 Bố trí và sử dụng nhân sự tại Chi cục Hải Quan KV3 Cục H...Đề tài luận văn 2024 Bố trí và sử dụng nhân sự tại Chi cục Hải Quan KV3 Cục H...
Đề tài luận văn 2024 Bố trí và sử dụng nhân sự tại Chi cục Hải Quan KV3 Cục H...
 
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu HọcKhóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
 
Đề tài: Phát triển đội ngũ giáo viên tại Trường CĐ nghề Hải Phòng
Đề tài: Phát triển đội ngũ giáo viên tại Trường CĐ nghề Hải PhòngĐề tài: Phát triển đội ngũ giáo viên tại Trường CĐ nghề Hải Phòng
Đề tài: Phát triển đội ngũ giáo viên tại Trường CĐ nghề Hải Phòng
 
Luận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên tại Trường CĐ nghề, 9đ
Luận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên tại Trường CĐ nghề, 9đLuận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên tại Trường CĐ nghề, 9đ
Luận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên tại Trường CĐ nghề, 9đ
 
Luận án: Giới hạn ổn định lật ngang của đoàn xe sơ mi rơ moóc
Luận án: Giới hạn ổn định lật ngang của đoàn xe sơ mi rơ moócLuận án: Giới hạn ổn định lật ngang của đoàn xe sơ mi rơ moóc
Luận án: Giới hạn ổn định lật ngang của đoàn xe sơ mi rơ moóc
 
Luận án: Phát triển giảng viên ngành công tác xã hội trong trường ĐH
Luận án: Phát triển giảng viên ngành công tác xã hội trong trường ĐHLuận án: Phát triển giảng viên ngành công tác xã hội trong trường ĐH
Luận án: Phát triển giảng viên ngành công tác xã hội trong trường ĐH
 
Luận văn: Nâng cao năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh phổ thông qua dạy ...
Luận văn: Nâng cao năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh phổ thông qua dạy ...Luận văn: Nâng cao năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh phổ thông qua dạy ...
Luận văn: Nâng cao năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh phổ thông qua dạy ...
 
Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên khối ngành kinh tế các trường cao đẳng k...
Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên khối ngành kinh tế các trường cao đẳng k...Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên khối ngành kinh tế các trường cao đẳng k...
Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên khối ngành kinh tế các trường cao đẳng k...
 
Luận văn: Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các t...
Luận văn: Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các t...Luận văn: Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các t...
Luận văn: Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các t...
 
Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...
Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...
Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...
 
La42.007 nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển...
La42.007 nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển...La42.007 nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển...
La42.007 nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển...
 
Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...
Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...
Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...
 
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ...Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ...
 
Luận văn: Quản lý bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên
Luận văn: Quản lý bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viênLuận văn: Quản lý bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên
Luận văn: Quản lý bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên
 
Luận án: Phát triển môi trường giao tiếp cho sinh viên sư phạm, HAY
Luận án: Phát triển môi trường giao tiếp cho sinh viên sư phạm, HAYLuận án: Phát triển môi trường giao tiếp cho sinh viên sư phạm, HAY
Luận án: Phát triển môi trường giao tiếp cho sinh viên sư phạm, HAY
 
ứNg dụng phần mềm microstation v8i vàg cadas thành lập bản đồ địa chính, mảnh...
ứNg dụng phần mềm microstation v8i vàg cadas thành lập bản đồ địa chính, mảnh...ứNg dụng phần mềm microstation v8i vàg cadas thành lập bản đồ địa chính, mảnh...
ứNg dụng phần mềm microstation v8i vàg cadas thành lập bản đồ địa chính, mảnh...
 
ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...
ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...
ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...
 
Tổ chức dạy học dự án chủ đề Toán thống kê cho học sinh bậc Trung học cơ sở 6...
Tổ chức dạy học dự án chủ đề Toán thống kê cho học sinh bậc Trung học cơ sở 6...Tổ chức dạy học dự án chủ đề Toán thống kê cho học sinh bậc Trung học cơ sở 6...
Tổ chức dạy học dự án chủ đề Toán thống kê cho học sinh bậc Trung học cơ sở 6...
 
Luận văn: Quản lý chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5, 9đ
Luận văn: Quản lý chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5, 9đLuận văn: Quản lý chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5, 9đ
Luận văn: Quản lý chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5, 9đ
 

Recently uploaded

SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 

Recently uploaded (20)

Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

  • 1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH ISO 9001:2015 TRẦN VĂN THUẬN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH QUẢN LÝ GIÁO DỤC TRÀ VINH
  • 2. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH TRẦN VĂN THUẬN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mã ngành: 8140114 LUẬN VĂN THẠC SĨ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐÀO HOÀNG NAM TRÀ VINH
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường trung học cơ sở ở quận 3, thành phố Hồ Chí Minh” là một công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Đào Hoàng Nam. Những nguồn số liệu và những kết quả nghiên cứu trong quá trình tác giả thực hiện luận văn là trung thực và chưa được công bố ở bất kỳ các công trình nghiên cứu của những tác giả khác. Tôi xin cam đoan và hoàn toàn chịu trách nhiệm về luận văn của mình. Trà Vinh, ngày ….. tháng ….. năm …… Học viên Trần Văn Thuận
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn, tác giả nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của các Thầy/Cô giáo, bạn bè và đồng nghiệp. Với sự chân thành, tác giả xin cảm ơn đến Thầy/Cô Khoa Sư phạm, phòng Đào tạo sau đại học Trường Đại học Trà Vinh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả học tập và hoàn thành đề tài nghiên cứu. Đặc biệt tác giả xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Đào Hoàng Nam đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ để tác giả hoàn thành luận văn. Tác giả xin cảm ơn đến quý Thầy/Cô giáo là cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ học sinh ở trường trung học cơ sở đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tác giả hoàn thành các khảo sát quan trọng trong luận văn này. Mặc dù có nhiều cố gắng trong việc nghiên cứu và hoàn thành luận văn, nhưng chắc rằng luận văn vẫn còn những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý của quý Thầy/Cô trong Hội đồng khoa học, các anh chị học viên và đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn!
  • 5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................ii MỤC LỤC......................................................................................................................iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................ix DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................x TÓM TẮT LUẬN VĂN................................................................................................xii 1.Về kết quả nghiên cứu ................................................................................................xii 2. Ý nghĩa khoa học về lý luận và thực tiễn của luận văn ..............................................xii SUMMARY ..................................................................................................................xii 1.About research results.................................................................................................xii 2. Scientific significance on theory and practice of the thesis........................................xii PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................1 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ..............................................................................1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................................4 2.1 Mục tiêu chung..........................................................................................................4 2.2 Mục tiêu cụ thể..........................................................................................................4 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................................................................4 3.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận....................................................................4 3.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.................................................................4 3.3 Phương pháp xử lý số liệu.........................................................................................5 4. PHẠM VI GIỚI HẠN ĐỀ TÀI...................................................................................5 4.1 Phạm vi nội dung ......................................................................................................5 4.2 Phạm vi không gian...................................................................................................5 4.3 Phạm vi thời gian ......................................................................................................6 5. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT.................................6 5.1 Đối tượng nghiên cứu: ..............................................................................................6 5.2 Đối tượng khảo sát ....................................................................................................6 6. KẾT CẤU LUẬN VĂN..............................................................................................6
  • 6. iv Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ...........................7 1.1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ...................7 1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài.................................................................................7 1.1.2 Các nghiên cứu ở trong nước.................................................................................8 1.2 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN ..................................................................................11 1.2.1 Quản lý.................................................................................................................11 1.2.2 Quản lý giáo dục ..................................................................................................11 1.2.3 Hoạt động.............................................................................................................12 1.2.4 Giáo dục kỹ năng sống.........................................................................................13 1.2.5 Hoạt động giáo dục kỹ năng sống........................................................................14 1.2.6 Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở............15 1.3 HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ...................................................................................................15 1.3.1 Đặc điểm của học sinh trường trung học cơ sở....................................................15 1.3.2 Sự cần thiết của giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở ....16 1.3.3 Mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở ...............16 1.3.4 Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở...............16 1.3.5 Phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở ....................18 1.3.6 Hình thức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở..............19 1.3.7 Đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS.............22 1.4 QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ.................................................................................22 1.4.1 Tầm quan trọng của quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường trung học cơ sở ..................................................................................................23 1.4.2 Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở........................................................................................................................23 1.4.3 Tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở 24 1.4.4 Chỉ đạo hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở ............25 1.4.5 Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở........................................................................................................................26
  • 7. v 1.5 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ....................................................27 1.5.1 Yếu tố chủ quan ...................................................................................................27 1.5.2 Yếu tố khách quan................................................................................................27 Tiểu kết chương 1..........................................................................................................29 Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ..................................................................................30 2.1 KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI, GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Ở QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH........................................................30 2.1.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội quận 3, thành phố Hồ Chí Minh ....30 2.1.2 Khái quát giáo dục - đào tạo quận 3, thành phố Hồ Chí Minh. ...........................32 2.2 KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH KHẢO SÁT ........................................................35 2.2.1 Mục tiêu khảo sát. ................................................................................................35 2.2.2 Nội dung khảo sát.................................................................................................35 2.2.3 Đối tượng khảo sát ...............................................................................................35 2.2.4 Phương pháp khảo sát. .........................................................................................35 2.2.5 Xử lý kết quả khảo sát..........................................................................................36 2.3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.37 2.3.1 Thực trạng nhận thức về sự cần thiết của hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường trung học cơ sở ở quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.............................37 2.3.4 Thực trang thực hiện phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường trung học cơ sở ở quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.......................................................41 2.3.5 Thực trang thực hiện hình thức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường trung học cơ sở ở quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.......................................................42 2.3.6 Thực trang đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường trung học cơ sở ở quận 3, thành phố Hồ Chí Minh .................................................................44
  • 8. vi 2.4 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở QUẬN 3 ................................45 2.4.1 Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường trung học cơ sở ở quận 3. ..............................................45 2.4.2 Thực trạng xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường trung học cơ sở ở quận 3, thành phồ Hồ Chí Minh.............................46 2.4.3 Thực trạng tổ chức quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường trung học cơ sở ở quận 3, thành phồ Hồ Chí Minh...........................................48 2.4.4 Thực trạng chỉ đạo quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường trung học cơ sở ở quận 3, thành phồ Hồ Chí Minh...........................................49 2.4.5 Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường trung học cơ sở ở quận 3, thành phồ Hồ Chí Minh. ..............51 2.5 THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .....................................................................................52 2.5.1 Yếu tố chủ quan....................................................................................................52 2.5.2 Yếu tố khách quan ..............................................................................................54 2.6 ĐÁNH GIÁ CHUNG.............................................................................................55 2.6.1 Mặt mạnh. ............................................................................................................55 2.6.2 Mặt yếu.................................................................................................................55 2.6.3 Nguyên nhân. .......................................................................................................56 Tiểu kết chương 2..........................................................................................................57 Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH..................................................................................................58 3.1 CÁC NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP......................................................58 3.1.1 Đảm bảo tính mục tiêu giáo dục ..........................................................................58 3.1.2 Đảm bảo tính đồng bộ..........................................................................................58 3.1.3 Đảm bảo tính kế thừa ...........................................................................................59 3.1.4 Đảm bảo tính thực tiễn.........................................................................................59 3.1.5 Đảm bảo tính khả thi............................................................................................59
  • 9. vii 3.2 ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.....................................................................................................................60 3.2.1 Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và cha mẹ học sinh về tầm quan trọng của quản lý hoạt động kỹ năng sống cho học sinh các trường trung học cơ sở ở quận 3, thành phố Hồ Chí Minh..........................................................................60 3.2.2 Kế hoạch hóa quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường trung học cơ sở ở quận 3, thành phố Hồ Chí Minh...........................................62 3.2.3 Đổi mới tổ chức quản lý hoạt động giao dục kỹ năng sống cho học sinh các trường trung học cơ sở ở quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.......................................................64 3.2.4 Tăng cường chỉ đạo quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường trung học cơ sở ở quận 3, thành phố Hồ Chí Minh...........................................67 3.2.5 Đa dạng hóa công tác kiểm tra, đánh giá kết quả quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở quận 3, thành phố Hồ Chí Minh .......68 3.3 MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC BIỆN PHÁP ĐỀ XUẤT .........................................71 3.4 KHẢO NGHIỆM TÍNH CẦN THIẾT, TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP ĐƯỢC ĐỀ XUẤT.........................................................................................................71 3.4.1 Mục đích khảo nghiệm.........................................................................................71 3.4.2 Đối tượng khảo nghiệm........................................................................................71 3.4.3 Nội dung khảo nghiệm.........................................................................................71 3.4.4 Phương pháp khảo nghiệm..................................................................................72 3.4.5 Kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết của các biện pháp được đề xuất. ............73 3.4.6 Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp được đề xuất................75 Tiểu kết chương 3..........................................................................................................77 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.............................................................................78 1. KẾT LUẬN...............................................................................................................78 2. KHYẾN NGHỊ..........................................................................................................79 2.1 Đối với Ủy ban nhân dân quận 3 ............................................................................79 2.2 Đối với phòng Giáo dục và Đào tạo........................................................................79 2.4 Đối với đội ngũ giáo viên........................................................................................79 2.5 Đối với cha mẹ học sinh..........................................................................................79
  • 10. viii DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................80 PHỤ LỤC 1.....................................................................................................................1 PHỤ LỤC 2...................................................................................................................10 PHỤ LỤC 3...................................................................................................................13 PHỤ LỤC 4...................................................................................................................15
  • 11. ix DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CÁC CHỮ VIẾT TẮT NỘI DUNG VIẾT TẮT CBQL Cán bộ quản lý CMHS GD Cha mẹ học sinh Giáo dục GD&ĐT Giáo dục và đào tạo GDKNS Giáo dục kỹ năng sống GTS Giá trị sống GV Giáo viên GVBM GVCN Giáo viên bộ môn Giáo viên chủ nhiệm HĐGD Hoạt động giáo dục HĐGDKNS Hoạt động giáo dục kỹ năng sống HS Học sinh KNS Kỹ năng sống QLGD Quản lý giáo dục THCS Trung học cơ sở
  • 12. x DANH MỤC BẢNG BIỂU Ký hiệu bảng TÊN BẢNG Số trang Bảng 2.1 Trình độ đội ngũ cán bộ và giáo viên….……………………… 32 Bảng 2.2 Chất lượng giáo dục toàn diện của học sinh trung học cơ sở…………………………………………………………….. 32 Bảng 2.3 Nhận thức về sự cần thiết của hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường trung học cơ sở ở quận 3, thành phố Hồ Chí Minh……………………………………………………….. 35 Bảng 2.4 Thực trạng thực hiện mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường trung học cơ sở ở quận 3, thành phố Hồ Chí Minh…………………………………………………………… 37 Bảng 2.5 Thực trang thực hiện nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường trung học cơ sở của quận 3, thành phố Hồ Chí Minh…………………………………………………………… 38 Bảng 2.6 Thực trang thực hiện phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường trung học cơ sở của quận 3, thành phố Hồ Chí Minh ……………………………………………………… 39 Bảng 2.7 Thực trang thực hiện hình thức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường trung học cơ sở của quận 3, thành phố Hồ Chí Minh …………………………………………………………... 40 Bảng 2.8 Thực trang thực hiện đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở ở quận 3, thành phố Hồ Chí Minh …....................................................................................... 41 Bảng 2.9 Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở ở quận 3, thành phố Hồ Chí Minh .........………………………… 43 Bảng 2.10 Thực trạng xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường trung học cơ sở ở quận 3, thành phồ Hồ Chí Minh………………………………………… 44
  • 13. xi Bảng 2.11 Thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường trung học cơ sở ở quận 3, thành phồ Hồ Chí Minh…………………………………………………………… 45 Bảng 2.12 Thực trạng chỉ đạo hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường trung học cơ sở ở quận 3, thành phồ Hồ Chí Minh…………………………………………………………… 46 Bảng 2.13 Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường trung học cơ sở ở quận 3, thành phồ Hồ Chí Minh………………………………………… 48 Bảng 2.14 Thực trạng các yếu tố chủ quan đã ảnh hưởng đến quản lý HĐGDKNS cho HS các trường THCS ở quận 3, thành phố Hồ Chí Minh………………………………………………………. 49 Bảng 2.15 Thực trạng các yếu tố khách quan đã ảnh hưởng đến quản lý HĐGDKNS cho HS các trường THCS ở quận 3, thành phố Hồ Chí Minh………………………………………………………. 51 Bảng 3.1 Kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết của các biện pháp được đề xuất………………………………………………………… 72 Bảng 3.2 Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp được đề xuất…………………………………………………………… 74
  • 14. xii TÓM TẮT LUẬN VĂN 1.Về kết quả nghiên cứu Luận văn được chia làm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường trung học cơ sở. Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường trung học cơ sở ở quận 3, thành phố Hồ Chí Minh. Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường trung học cơ sở ở quận 3, thành phố Hồ Chí Minh. Mỗi biện pháp đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh nhưng chúng có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau tạo nên sự thống nhất trong quá trình quản lý hoạt động giáo dục. 2. Ý nghĩa khoa học về lý luận và thực tiễn của luận văn Luận văn có ý nghĩa khoa học về lý luận và thực tiễn, nếu vận dụng kết quả nghiên cứu lý luận và các biện pháp đề xuất thì sẽ góp phần đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo hiện nay. 3. Từ khóa: Kỹ năng sống, giáo dục kỹ năng sống, thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống, biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống. SUMMARY 1.About research results The thesis is divided into 3 chapters: Chapter 1: Theoretical basis of management of life skills education activities for students of lower secondary schools. Chapter 2: Actual situation of managing life skills education activities for students of lower secondary schools in District 3, Ho Chi Minh City. Chapter 3: Measures to manage life skills education activities for junior high school students in District 3, Ho Chi Minh City. Each measure plays a very important role in improving the quality of management of life skills education activities for students, but they have a reciprocal relationship to create unity in the process of managing activities. Life skills education activities for students of junior high schools in District 3, Ho Chi Minh City. 2. Scientific significance on theory and practice of the thesis The thesis has scientific significance in theory and practice, if applying theoretical research results and proposed measures, it will contribute to meeting the requirements of fundamental and comprehensive renovation of current education and training now. 3. Keywords: Life skills, life skills education, the current situation of managing life skills education activities, measures to manage life skills education activities.
  • 15. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Hiện nay, xã hội đang phát triển mạnh mẽ, kinh tế - xã hội có nhiều thay đổi. Mặt trái của kinh tế thị trường và sự bùng nổ thông tin, không ít thông tin thiếu lành mạnh đang tác động đến học sinh nên các em có thái độ tiêu cực khi mâu thuẫn với bạn bè, gia đình, thầy cô; lúng túng khi xử lý những tình huống phát sinh trong cuộc sống... Nguyên nhân là do các em còn thiếu kỹ năng sống. Các em chưa được giáo dục để hiểu về giá trị của cuộc sống và những kỹ năng sống cần thiết để giúp cho các em có được cuộc sống tích cực hơn, năng động và sáng tạo hơn. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (1996), đã đưa ra tầm nhìn về giáo dục thế kỷ XXI dựa trên 04 trụ cột: Học để biết; học để làm; học để cùng chung sống và học để tự khẳng định mình. Trong đó, trụ cột “Học để cùng chung sống” muốn nhấn mạnh đến vai trò của kỹ năng sống, bởi thông qua việc học chỉ trang bị cho ta kiến thức nền tảng ban đầu, tuy nhiên để thích nghi, hoà nhập với môi trường sống và làm việc thì đòi hỏi cần nhiều hơn thế. Do đó, mục tiêu của giáo dục thế kỷ XXI là chuyển từ chú trọng trang bị kiến thức sang trang bị những năng lực cần thiết cho học sinh - đó là kỹ năng sống. Trên thực tế, nhiều vấn đề nổi cộm hiện nay trong giáo dục mà xã hội rất quan tâm như: Nạn bạo lực học đường; hành vi coi thường pháp luật; nhiều vụ học sinh tự tử thương tâm; hay rất nhiều trường hợp các em bị xâm hại, lạm dụng tình dục bản thân học sinh không hề hay biết mà nguyên nhân là do các em thiếu kỹ năng tự bảo vệ mình. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Hội nghị lần thứ tám BCHTW (Khóa XI) về “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” với 5 nhiệm vụ trọng tâm. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm đó là tập trung chỉ đạo đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học và giáo dục. Quan tâm giáo dục đạo đức và giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống, hiểu biết xã hội. Học sinh trung học cơ sở là lứa tuổi mà nhân cách đang được định hình và phát triển. Những tác động từ môi trường bên ngoài dễ dàng thâm nhập vào nhận thức của các em, vì vậy cần giáo dục kỹ năng sống, thói quen hành vi để trở thành những phẩm chất đạo đức tốt trong nhân cách các em.
  • 16. 2 Đổi mới quản lý kỹ năng sống cho học sinh không thể là hoạt động ngày một ngày hai, cần có sự kiên trì và cần có sự đầu tư về mọi mặt; vì vậy cần phải có cách nhìn nhận đổi mới phương pháp quản lí giáo dục kỹ năng sống trong tư duy hệ thống và phải có sự tác động của nhiều yếu tố. Những vấn đề đặt ra trong thực hiện đổi mới phương pháp quản lí giáo dục kỹ năng sống, những cản trở quan sát được trong thực tế sẽ khó được giải quyết nếu chỉ dựa vào sự tự giác, ý chí, điều kiện chủ quan của giáo viên mà bỏ qua nhiều yếu tố khác thuộc các cấp độ khác nhau, như hệ thống quản lí từ giáo viên đến cán bộ quản lý nhà trường và các cấp quản lí ngành. Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện – Học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 – 2013, nội dung giáo dục kỹ năng sống trong trường học lần đầu tiên được Bộ Giáo dục và Đào tạo nhắc đến. Đặc biệt, ở một số trường học ngoài công lập, trường học quốc tế, việc giáo dục kỹ năng sống đã được quan tâm sớm hơn và đã trở thành một bộ môn chính khóa. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng ban hành Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐ ngày 28 tháng 02 năm 2014, về việc ban hành Quy định Quản lý hoạt động kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa. Quy định đã đề ra các nguyên tắc, các điều kiện, các thủ tục cho phép về hoạt động giáo dục kỹ năng sống và trách nhiệm các tổ chức, cá nhân trong việc quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống nhằm giúp hoạt động giáo dục kỹ năng sống cũng như công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống đạt hiệu qua cao. Kỹ năng sống không phải tự nhiên mà có, nó là cả quá trình rèn luyện, học tập từ thực tế cuộc sống thông qua các mối quan hệ: Gia đình – Nhà trường – Xã hội. Trong đó, nhà trường có vai trò quan trọng, tạo ra những cơ sở cho sự hình thành và phát triển nhân cách nói chung và kỹ năng sống từng học sinh nói riêng. Ở lứa tuổi trung học cơ sở tiếp cận với kỹ năng sống bằng những nội dung thiết thực sẽ giúp cho học sinh có cách sống tích cực trong xã hội hiện nay. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh nhằm giúp học sinh thay đổi nhận thức, thái độ để hình thành những thói quen thực thụ, giúp học sinh biết giải quyết các tình huống khác nhau trong cuộc sống một cách an toàn. Đây là việc làm rất cần thiết trong cuộc sống hiện nay cho các em học sinh.
  • 17. 3 Quận 3 là một trong những quận trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh, có nền kinh tế tăng trưởng khá, trật tự xã hội ổn định và có một vị trí quan trọng trong các lĩnh vực hoạt động của thành phố. Những năm qua, lãnh đạo, chính quyền và ngành giáo dục quận 3 đã chăm lo nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo các bậc học, đặc biệt là đẩy mạnh giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở. Nhờ đó chất lượng giáo dục hàng năm của quận được nâng lên. Nhiều trường trên địa bàn quận trở thành những trường điểm của thành phố. Học sinh trung học cơ sở hiện nay cơ bản đã được trang bị kỹ năng sống, có phương pháp đúng khi ứng phó với những tình huống diễn ra trong cuộc sống. Phần lớn các em năng động, tự tin và thường có mức yêu cầu cao đối với bản thân. Tuy nhiên, nội dung giáo dục trong các nhà trường trong quận hiện nay còn xu hướng trọng việc dạy chữ, mà chưa chú trọng đúng mức khía cạnh dạy người; vấn đề giáo dục kỹ năng sống đã được quan tâm nhưng chưa đầy đủ. Hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung hoc cơ sở vẫn còn hạn chế, quá trình tổ chức đã bộc lộ nhiều bất cập. Đa số học sinh trung hoc cơ sở trên địa bàn quận 3 vẫn chưa tiếp cận được những biện pháp rèn luyện để hình thành kỹ năng sống cần thiết, nhiều học sinh học giỏi, chăm ngoan, nhưng khả năng tự chủ và kỹ năng giao tiếp lại rất kém. Hiện tượng nói tục, đánh nhau, sa đà vào các tệ nạn xã hội, chạy theo lối sống đua đòi hưởng thụ, vi phạm pháp luật còn xảy ra trong học sinh. Một số học sinh hút thuốc lá, uống rượu, thuốc lá điện tử, quan hệ tình cả sớm... tình trạng trẻ vị thành niên phạm tội trong các trường có xu hướng gia tăng. Một bộ phận giới trẻ đã có những suy nghĩ kém tích cực, sống chán nản không có mục tiêu, hoài bão phấn đấu vươn lên. Đây là những vấn đề gây nhiều nỗi lo cho nhà trường, cho các bậc cha mẹ và cho xã hội. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, nhưng nguyên nhân sâu xa là do các em thiếu kiến thức, thiếu kỹ năng sống và hòa nhập xã hội. Trong khi sự bùng nổ của công nghệ thông tin nhanh chóng đã góp phần làm thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của giới trẻ thì học sinh trung hoc cơ sở lại chưa được định hướng, quan tâm đầy đủ, kịp thời, đặc biệt là còn ít được hưởng giáo dục kỹ năng sống, chưa được hướng dẫn cách ứng xử, đương đầu với những khó khăn của cuộc sống, vì thế, khi gặp tình huống phức tạp, các em dễ tổn thương và manh động, hành động thiếu suy nghĩ. Tăng cường quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở chính là biện pháp phát huy vai trò các chủ thể quá trình giáo dục, nâng cao chất lượng giáo
  • 18. 4 dục kỹ năng sống cho học sinh, giúp các em trở thành con ngoan, trò giỏi, thành công dân có ích cho xã hội, góp phần xây dựng quận 3 thành trung tâm văn hóa tiêu biểu của Thành phố và cả nước. Vì thế, tác giả chọn đề tài "Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường trung học cơ sở ở quận 3, thành phố Hồ Chí Minh” để nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu chung Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở và khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường trung học cơ sở ở quận 3, thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó đề xuất biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường trung học cơ sở ở quận 3, thành phố Hồ Chí Minh. 2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lí luận về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở. - Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường trung học cơ sở ở quận 3, thành phố Hồ Chí Minh. - Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường trung học cơ sở ở quận 3, thành phố Hồ Chí Minh. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa các tài liệu lý thuyết có liên quan đến vấn đề nghiên cứu nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài, định hướng cho việc thiết kế công cụ nghiên cứu và quá trình điều tra thực tiễn. 3.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 3.2.1 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Mục đích: Mô tả và đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng sống và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường trung học cơ sở ở quận 3, thành phố Hồ Chí Minh. Nội dung và cách tiến hành: Tìm hiểu về nhận thức và các nội dung của thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng sống và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường trung học cơ sở ở quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.
  • 19. 5 Đối tượng khảo sát: Cán bộ quản lý, giáo viên và cha mẹ học sinh các trường trung học cơ sở ở quận 3, thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, còn sử dụng phương pháp xin ý kiến bằng bảng hỏi để khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất. 3.2.2 Phương pháp phỏng vấn Mục đích: Thu thập sâu thêm thông tin để đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng sống và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường trung học cơ sở ở quận 3, thành phố Hồ Chí Minh, có thể kiểm tra phần nào độ tin cậy của thông tin, dữ liệu thu được trong phương pháp điều tra. Nội dung và cách tiến hành: Tìm hiểu về nhận thức và các nội dung của thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường trung học cơ sở ở quận 3, thành phố Hồ Chí Minh. Phỏng vấn cán bộ quản lý, giáo viên và cha mẹ học sinh các trường trung học cơ sở ở quận 3, thành phố Hồ Chí Minh. 3.3 Phương pháp xử lý số liệu Sử dụng phần mềm xử lý, thống kê các thông tin, dữ liệu thu được từ các phương pháp nghiên cứu trên. 4. PHẠM VI GIỚI HẠN ĐỀ TÀI 4.1 Phạm vi nội dung Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng và đề xuất biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường trung học cơ sở ở quận 3, thành phố Hồ Chí Minh. 4.2 Phạm vi không gian Đề tài khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở công lập ở quận 3, thành phố Hồ Chí Minh. Các trường trên có những đặc điểm khác nhau về: Điều kiện kinh tế, an ninh trật tự, có trường ở trung tâm quận, có trường xa trung tâm quận,…
  • 20. 6 4.3 Phạm vi thời gian Khảo sát ở 2 năm học 5. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT 5.1 Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường trung học cơ sở ở quận 3, thành phố Hồ Chí Minh. 5.2 Đối tượng khảo sát - 12 Cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở ở quận 3, thành phố Hồ Chí Minh - 180 Giáo viên các trường trung học cơ sở ở quận 3, thành phố Hồ Chí Minh. - 24 Cha mẹ học sinh. - 06 Chuyên gia (là Cán bộ quản lý, Giáo viên). 6. KẾT CẤU LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương. Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở. Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường trung học cơ sở ở quận 3, thành phố Hồ Chí Minh. Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường trung học cơ sở ở quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.
  • 21. 7 Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 1.1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài Ngày nay, do yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội và xu thế hội nhập phát triển của các quốc gia nên hệ thống giáo dục (GD) của các nước đã và đang thay đổi theo định hướng khơi dậy và phát huy tối đa các tiềm năng của người học; đào tạo một thế hệ năng động, sáng tạo, có những năng lực chủ yếu (năng lực thích ứng, năng lực tự hoàn thiện, năng lực hợp tác, năng lực hoạt động xã hội) để thích ứng với những thay đổi nhanh chóng của xã hội. Theo đó, vấn đề giáo dục kỹ năng sống (GDKNS) cho thế hệ trẻ nói chung, cho học sinh (HS) trung học nói riêng được rất nhiều nước trên thế giới quan tâm. Ngay từ giữa những năm 90 của thế kỷ XX, các tổ chức Liên Hiệp Quốc như Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), Tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) và tổ chức y tế thế giới (WHO) đã chung tay xây dựng chương trình GDKNS cho thanh thiếu niên. Bởi lẽ những thử thách mà trẻ em và thanh niên phải đối mặt là rất nhiều và đòi hỏi cao hơn là những kỹ năng đọc, viết, tính toán tốt nhất. Bên cạnh đó còn có Tổ chức Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (1996) đưa ra chương trình giáo dục kỹ năng sống (KNS) với một số kỹ năng cần thiết, cốt lõi gồm: Kỹ năng tự nhận thức; kỹ năng giao tiếp; kỹ năng ra quyết định; kỹ năng xác định giá trị, kỹ năng đạt mục tiêu và kỹ năng kiên định. Theo tổ chức thì đây là những kỹ năng cần thiết nhất để trang bị cho người học, và sự phát triển chung của các nước. Jacques Delors (1996), Chủ tịch Ủy ban UNESCO về Giáo dục cho thế kỷ XXI (UNESCO Commission on Education for the Twenty-First Century) đã công bố bản báo cáo có tiêu đề tiếng Anh là: “Learning: The Treasure Within”, có thể dịch sang tiếng Việt là “Học tập: Một tài sản tiềm ẩn”. Trong đó đề xuất bốn mục tiêu trụ cột của việc học tập là “Học để biết, học để làm, học để cùng chung sống, học để tự khẳng định mình”.
  • 22. 8 World Education Forum (2000), The Dakar Framework for Action, trong diễn đàn thế giới về GD cho mọi người họp tại Senegan (2000), chương trình hành động Dakar đã đề ra 6 mục tiêu, trong đó mục tiêu thứ ba nói rằng “Mỗi quốc gia phải đảm bảo cho người học được tiếp cận một cách bình đẳng các chương trình GDKNS và học tập phù hợp”, còn trong mục tiêu thứ sáu yêu cầu “Khi đánh giá chất lượng GD cần phải đánh giá tất cả mọi khía cạnh của chất lượng giáo dục, đặc biệt là kỹ năng đọc, viết và kỹ năng sống thiết yếu của người học”. Như vậy, GDKNS cho người học đang trở thành một nhiệm vụ quan trọng đối với GD các nước. Ở các nước có nền GD phát triển như Mỹ, Úc, Canada, Anh…, KNS từ lâu đã được chú trọng. Thanh thiếu niên đã được học những KNS về những tình huống sẽ xảy ra trong cuộc sống, cách đối diện, đương đầu với những khó khăn, cách vượt qua những khó khăn đó cũng như cách tránh những mâu thuẫn, xung đột, bạo lực. Một số nước Châu Á cũng đã nghiên cứu và triển khai chương trình dạy KNS ở các cấp học, bậc học. Mục tiêu chung của GDKNS được xác định là nhằm nâng cao tiềm năng của con người để có những hành vi thích ứng và tích cực nhằm đáp ứng nhu cầu, sự thay đổi, các tình huống của cuộc sống hằng ngày, đồng thời tạo sự đổi thay và nâng cao chất lượng cuộc sống. Với mục đích nhắm tới yếu tố cá nhân của người học, các nước cũng đã đưa ra cách thiết kế chương trình GDKNS với các hình thức, nội dung và mức độ khác nhau. Mặc dù, GDKNS cho HS đã được nhiều nước quan tâm và cũng xuất phát từ quan niệm chung về KNS của WHO hoặc của UNESCO nhưng ở mỗi quốc gia trên thế giới đều có sự khác biệt về quan niệm và nội dung, có nước thực hiện theo đúng chuẩn kỹ năng nhưng cũng có nước mở rộng thêm chứ không chỉ bao hàm KNS là những kỹ năng về tâm lý, xã hội. Những quan niệm, nội dung GDKNS được triển khai vừa thể hiện nét chung, vừa thể hiện nét đặc thù của từng quốc gia. 1.1.2 Các nghiên cứu ở trong nước Thuật ngữ KNS bắt đầu xuất hiện trong nhà trường Việt Nam từ những năm 1995-1996, thông qua dự án “GDKNS để bảo vệ sức khỏe và phòng chống HIV/AIDS cho thanh thiếu niên trong và ngoài nhà trường” do Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) phối hợp với Bộ giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) cùng Hội Chữ thập đỏ Việt Nam thực hiện.
  • 23. 9 Chương trình này mới được tiến hành thực nghiệm cho HS trung học cơ sở (THCS) và trẻ em ngoài trường học ở một số tỉnh, thành trong nước. Các em tiếp cận với thông tin và kiến thức liên quan đến các vấn đề sống an toàn, mạnh khỏe và phòng tránh HIV; rèn luyện KNS thiết thực để ứng phó với các vấn đề ảnh hưởng đến cuộc sống an toàn khỏe mạnh của trẻ em như HIV, ma túy và các chất gây nghiện khác, vấn đề quan hệ tình dục sớm… Mục tiêu chương trình là hình thành thái độ tích cực của HS đối với việc xây dựng cuộc sống khỏe về thể chất, mạnh về tinh thần, hiểu biết về xã hội; nâng cao nhận thức của cha mẹ học sinh về KNS… để họ chủ động trong việc truyền thụ kiến thức, kỹ năng cho con em mình. Ngày 22/07/2008, Bộ GD&ĐT đã ra Chỉ thị về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, Học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 - 2013 với mục tiêu liên quan đến KNS là: “Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm, kỹ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác; rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội”. Từ năm 2009 - 2010, Bộ GD&ĐT đã đưa ra chương trình GDKNS cho HS vào Chỉ thị thực hiện nhiệm vụ năm học. Ngày 04/11/2013, Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) cũng đã ban hành Nghị quyết số 29- NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế với mục tiêu cụ thể liên quan đến KNS là “tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho HS. Nâng cao chất lượng GD toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn …”. Gần đây, Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28/02/2014 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo quy định về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống (HĐGDKNS) và hoạt động GD ngoài giờ chính khóa và công văn Số 463/BGDĐT-GDTX ngày 28/01/2015 về việc hướng dẫn triển khai thực
  • 24. 10 hiện GDKNS tại các cơ sở GD mầm non, GD phổ thông và GD thường xuyên, trong đó yêu cầu các nhà trường “đẩy mạnh HĐGDKNS cho HS theo định hướng phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của HS gắn với định hướng nghề nghiệp”. Cho đến những năm gần đây, KNS trở thành thuật ngữ được nhắc đến và đề cập nhiều hơn bao giờ hết trong những chương trình về GD. Và từ đó, GDKNS cho HS nói riêng, thế hệ trẻ nói chung trở thành vấn đề không chỉ được ngành GD mà được cả xã hội quan tâm. Có nhiều công trình nghiên cứu về GDKNS như: Tác giả Nguyễn Thanh Bình (2003), Giáo dục kỹ năng sống cho người học; Nguyễn Thanh Bình (2007), Bài viết tổng quan lịch sử nghiên cứu kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống; Nguyễn Thanh Bình (2008), Giáo dục kỹ năng sống dựa vào trải nghiệm; Nguyễn Thanh Bình (2010), Giáo trình chuyên đề giáo dục kỹ năng sống; Với nhiều bài báo, các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ và chương trình, tài liệu tham khảo đã góp phần đáng kể vào việc hình thành hướng nghiên cứu về KNS và GDKNS ở Việt Nam. Có thể nói tác giả đã thành công khi triển khai nghiên cứu tổng quan về quá trình nhận thức về KNS, đề xuất yêu cầu tiếp cận KNS trong GD và GDKNS ở nhà trường phổ thông. Trên cơ sở phân tích, so sánh, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, tác giả đã xây dựng được khung lý luận về GDKNS từ việc xác định thuật ngữ, mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung, nguyên tắc, phương pháp giáo dục cho đến đánh giá kết quả và tác động của GDKNS. Theo hướng nghiên cứu này, còn một số công trình nghiên cứu khác như: Huỳnh Văn Sơn (2007), Quan niệm về KNS hiện nay, Huỳnh Văn Sơn (2009), Nhập môn về KNS và một số công trình nghiên cứu của các tác giả khác như: Lê Minh Châu, Bùi Ngọc Diệp, Trần Thị Tố Oanh (2010), Giáo dục kỹ năng sống trong Hoạt động giáo dục NGLL ở trường THCS, Nguyễn Công Khanh (2012), Phương pháp giáo dục Giá trị sống, Kỹ năng sống, Nguyễn Dục Quang (2007), Một vài vấn đề chung về kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống, Nguyễn Quang Uẩn (2007), Một số vấn đề lý luận về kỹ năng sống, Nguyễn Quang Uẩn (2008), Khái niệm kỹ năng sống xét theo góc độ tâm lý học,... Bằng kinh nghiệm sau nhiều năm nghiên cứu, nhóm tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa, Đặng Hoàng Minh (2010), Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho HS trung học cơ sở. Cuốn sách được viết lồng ghép giữa GD giá trị sống (GTS) và
  • 25. 11 KNS, trong đó GD GTS là nền tảng, KNS là công cụ và phương tiện để tiếp nhận và thể hiện GTS. Đây là tiền đề để đưa công tác GD GTS, KNS cho HS THCS vào nhà trường. Lục Thị Nga, Nguyễn Thanh Bình (2012), Hiệu trưởng trường trung học với vấn đề giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống và giao tiếp ứng xử trong quản lý. Đây là cuốn sách dùng làm tài liệu tập huấn cho các trường THCS theo kế hoạch số 444/KH- BGD&ĐT ngày 31 tháng 5 năm 2012 của Bộ GD&ĐT. Có thể nói tài liệu này là cẩm nang quý giá dành cho các nhà quản lý giáo dục (QLGD). 1.2 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1.2.1 Quản lý Theo tác giả Đặng Quốc Bảo (1997), Những vấn đề cơ bản về quản lý giáo dục “Quản lý là một quá trình tác động gây ảnh hưởng của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý nhằm đạt mục tiêu chung”. Theo tác giả Phạm Khắc Chương (2004), Lý luận quản lý giáo dục đại cương “Quản lý là thiết kế và duy trì một môi trường mà trong đó các cá nhân làm việc với nhau trong các nhóm có thể hoàn thành các nhiệm vụ và các mục tiêu đã định”. Theo tác giả Trần Kiểm (2011), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục có nói “Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý trong việc huy động phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài nước (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất”. Từ những khái niệm trên, theo tác giả: Quản lý là nghệ thuật hoàn thành công việc thông qua người khác; là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá công việc của các thành viên trong tổ chức, sử dụng các nguồn lực sẵn có để đạt được các mục tiêu của tổ chức với hiệu quả cao nhất. 1.2.2 Quản lý giáo dục Giáo dục là một hiện tượng xã hội, một quá trình, một hoạt động của xã hội, vì thế cần và phải được quản lý. Từ đó, hình thành một dạng quản lý trong hệ thống quản lý xã hội. Quản lý giáo dục là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt tới kết quả mong muốn. Tác giả Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục lại quan niệm về quản lý giáo dục như sau: “Quản lý giáo dục là hệ thống các tác
  • 26. 12 động có mục đích, có kế hoạch hợp quy luật của chủ thể quản lý, nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy - học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục đến mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất”. Theo tác giả Phạm Minh Hạc (2001), Vấn đề phát triển toàn diện con người thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa “Quản lý giáo dục là tổ chức các hoạt động dạy học, có tổ chức được các hoạt động dạy học, thực hiện được các tính chất của nhà trường phổ thông Việt Nam xã hội chủ nghĩa mới quản lý được giáo dục, tức là cụ thể hoá đường lối giáo dục của Đảng và biến đường lối ấy thành hiện thực, đáp ứng nhu cầu của nhân dân, của đất nước”. Từ những khái niệm trên, theo tác giả: Quản lý giáo dục là quá trình mà chủ thể quản lý dùng những biện pháp tác động đến đối tượng quản lý theo kế hoạch, nhằm thay đổi hay tạo ra hiệu quả vì sự ổn định và phát triển của giáo dục trong việc đáp ứng các yêu cầu mà xã hội đặt ra cho giáo dục. 1.2.3 Hoạt động Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người và thế giới (khách thể) để tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới và cả về phía con người (chủ thể). Trong quá trình tham gia, thực hiện hoạt động con người vừa tạo ra sản phẩm phía thế giới vừa tạo ra tâm lý của mình. Hay nói cách khác tâm lý, ý thức, nhân cách được bộc lộ hình thành trong hoạt động. Theo từ điển Tiếng Việt của Nguyễn Như Ý (chủ biên): “Hoạt động là làm những việc khác nhau với mục đích nhất định trong đời sống xã hội; hay hoạt động là tiến hành những việc làm có quan hệ với nhau nhằm một mục đích chung trong một lĩnh vực nhất định”. Theo tác giả Phạm Minh Hạc (1995): “Hoạt động là quá trình con người thực hiện các mối quan hệ giữa mình và thế giới bên ngoài – thế giới tự nhiên và thế giới xã hội, giữa mình và người khác, giữa mình với bản thân. Trong quá trình đó, con người bộc lộ tâm lý ra bên ngoài. Trong lao động thì đó là quá trình chuyển năng lực người thành sản phẩm lao động. Song song với quá trình này là quá trình con người chuyển đối tượng hoạt động của mình - sản phẩm lao động, quan hệ với người khác – vào thế giới nội tâm, tạo nên tâm lý, tính cách của bản thân”.
  • 27. 13 Từ những khái niệm trên, theo tác giả: Hoạt động là quá trình tác động qua lại tích cực giữa con người với thế giới khách quan; Hoạt đông luôn nhằm thỏa mãn nhu cầu nhất định. 1.2.4 Giáo dục kỹ năng sống 1.2.4.1 Kỹ năng Có nhiều quan điểm khác nhau về kỹ năng: Theo A.V. Pêtrôpxki (1982), Nghiên cứu tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm thì kỹ năng là sự vận dụng tri thức đã có để lựa chọn và thực hiện những phương thức hành động tương ứng với mục đích đặt ra. Nói cách khác kỹ năng là năng lực sử dụng các tri thức, các dữ kiện hay khái niệm đã có, năng lực vận dụng chúng để phát hiện những thuộc tính, bản chất của sự vật và giải quyết thành công những nhiệm vụ trong hoạt động nhận thức và thực tiễn. Theo tác giả Vũ Dũng (2006), Giáo trình tâm lý học quản lý kỹ năng là năng lực vận dụng có kết quả tri thức về phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụ tương ứng. Theo tác giả Thái Duy Tuyên (2001), Giáo dục học hiện đại (những nội dung cơ bản) kỹ năng là sự ứng dụng kiến thức trong hoạt động. Mỗi kỹ năng bao gồm một hệ thống thao tác trí tuệ và thực hành, thực hiện trọn vẹn hệ thống thao tác này sẽ đảm bảo đạt được mục đích đặt ra cho hoạt động. Điều đáng chú ý là sự thực hiện một kỹ năng luôn luôn được kiểm tra bằng ý thức, nghĩa là khi thực hiện bất kỳ một kỹ năng nào đều nhằm vào một mục đích nhất định. Như vậy, kỹ năng được hiểu là năng lực hay khả năng của chủ thể thực hiện thuần thục một hay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết nhằm tạo ra kết quả mong đợi. 1.2.4.2 Kỹ năng sống Kỹ năng sống là cụm từ được sử dụng rộng rãi nhằm vào lứa tuổi trong mọi lĩnh vực hoạt động; kỹ năng sống là khả năng hay thao tác thực hiện một hoạt động nào đó diễn ra trong cuộc sống. Kỹ năng sống là tất cả những kỹ năng cần thiết trực tiếp giúp cá nhân sống thành công và hiệu quả, trong đó tích hợp những khả năng, phẩm chất, hành vi tâm lý, xã hội và văn hóa phù hợp, đương đầu được với những tác động của môi trường.
  • 28. 14 Theo tác giả Nguyễn Công Khanh (2012), Phương pháp giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống cho rằng kỹ năng sống là những khả năng tâm lí xã hội của mỗi cá nhân thể hiện trong hành vi thích ứng hay thích nghi tích cực để giúp cá nhân ứng xử một cách hiệu quả trước nhu cầu, đòi hỏi và thách thức của cuộc sống thường ngày. Bên cạnh đó các nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thanh Bình (2006), Giáo trình Giáo dục kỹ năng sống cũng đưa ra quan niệm về KNS là năng lực, khả năng tâm lý - xã hội của con người có thể ứng phó với những thách thức trong cuộc sống, giải quyết các tình huống một cách tích cực và giao tiếp có hiệu quả. Tóm lại, Kỹ năng sống là tổng hòa thái độ và hành vi ứng phó một cách chủ động, tích cực và phù hợp của con người với những tác động của môi trường tự nhiên và xã hội, nhờ đó họ thích ứng được trước những đòi hỏi, thách thức của cuộc sống hằng ngày. 1.2.4.3 Giáo dục kỹ năng sống Theo Cuộc họp liên ngành của Liên Hợp Quốc, Geneve (1998), Giáo dục kỹ năng sống được thiết kế nhằm hỗ trợ và cũng cố việc thực thi các kỹ năng tâm lý xã hội một cách phù hợp với nền văn hóa và sự phát triển, nó đóng góp vào sự phát triển của cá nhân và xã hội, việc phòng chống các vấn đề xã hội và sức khỏe, và sự phát triển của quyền con người. Theo tác giả Nguyễn Thanh Bình (2011), Giáo trình chuyên đề giáo dục kĩ năng sống thì giáo dục kĩ năng sống là giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, là xây dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực trên cơ sở giúp người học có các kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng thích hợp. Giáo dục KNS thực chất là rèn năng lực tấm lý – xã hội có thể giúp HS kèm chế cảm xúc, có thể bày tỏ quan điểm cá nhân trước những vấn đề của xã hội. Giáo dục KNS giúp học sinh rèn những kỹ năng cần thiết nhất, cơ bản nhất để vượt qua những tách thức, khó khan, tìm kiếm được những cơ hội quý giá trong cuộc sống, trong cộng đồng. Từ đó giúp học sinh hình thành những tính cách trung thực, thái độ đúng đắng, sống có trách nhiệm, biết chia sẻ, yêu thương có hành vi và lối sống tích cực. 1.2.5 Hoạt động giáo dục kỹ năng sống Hoạt động giáo dục KNS cho học sinh là hoạt động do các chủ thể giáo dục tổ chức theo kế hoạch, chương trình giáo dục nhà trường, nhằm hình thành và phát triển
  • 29. 15 cho học sinh các kỹ năng, năng lực cá nhân để các em có khả năng làm cho bản than, khả năng ứng xử phù hợp với người khác và với xã hội, khả năng ứng phú tích cực trước các tình huống của cuộc sống phù hợp đặc điểm phát triển lứa tuổi, nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục phổ thông. 1.2.6 Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở Bản chất của quá trình quản lý hoạt động giáo dục là sự tác động qua lại giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý nhằm trao đổi thông tin, kiểm soát và điều khiển hoạt động của các cá nhân và các bộ phận, bảo đảm cho bộ máy tổ chức vận hành thông suốt, đạt mục tiêu giáo dục đã đề ra. Do đó, theo tác giả: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở (THCS) là những tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý giáo dục đến toàn bộ quá trình giáo dục kỹ năng sống nhằm nắm vững và điều khiển, điều chỉnh các hoạt động, nâng cao nhận thức, định hướng thái độ và rèn luyện hành vi ứng phó một cách chủ động, tích cực phù hợp của học sinh THCS với những tác động của môi trường tự nhiên và xã hội. 1.3 HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 1.3.1 Đặc điểm của học sinh trường trung học cơ sở Theo quy định của Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) thì trung học cơ sở là một bậc trong hệ thống giáo dục ở Việt Nam hiện nay, trên tiểu học và dưới trung học phổ thông. Độ tuổi học sinh ở trường THCS là từ 11 đến 15 tuổi, kéo dài 4 năm (từ lớp 6 đến lớp 9). Lứa tuổi này có một vị trí đặc biệt và tầm quan trọng trong thời kỳ phát triển của trẻ em, vì nó là thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành và được phản ánh bằng những tên gọi khác nhau như: “thời kỳ quá độ”, “tuổi khó bảo”, “tuổi khủng hoảng”, “tuổi bất trị”.... Đây là lứa tuổi có bước nhảy vọt về thể chất lẫn tinh thần, các em đang tách dần khỏi thời thơ ấu để tiến sang giai đoạn phát triển cao hơn (người trưởng thành) tạo nên nội dung cơ bản và sự khác biệt trong mọi mặt phát triển: thể chất, trí tuệ, tình cảm, đạo đức… của thời kỳ này. Ở lứa tuổi thiếu niên có sự tồn tại song song “vừa tính trẻ con, vừa tính người lớn”, điều này phụ thuộc vào sự phát triển mạnh
  • 30. 16 mẽ về cơ thể, sự phát dục, điều kiện sống, hoạt động…của các em. Mặt khác, ở những em cùng độ tuổi lại có sự khác biệt về mức độ phát triển các khía cạnh khác nhau của tính người lớn, điều này do hoàn cảnh sống, hoạt động khác nhau của các em tạo nên. 1.3.2 Sự cần thiết của giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở Cuộc sống luôn tạo ra những khó khăn để thử thách con người vượt qua, những mất mát để con người biết yêu quý những gì đang có. Vì vậy, mỗi con người cần có những kỹ năng nhất định để tồn tại và phát triển. Là những nhà giáo dục, những người luôn đồng hành với quá trình phát triển của HS, chúng ta càng thấy rõ sự cần thiết giáo dục KNS cho HS, đặc biệt là học sinh THCS. Học sinh THCS đang ở tuổi dậy thì, tuổi nổi loạn: bồng bột, hiếu kỳ, thích bắt chước, thích làm người lớn. Nguyễn Thị Hạnh (2018) Quản lý hoạt động Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở ở huyện tam dương, tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay. Luận văn thạc sĩ Quản lý giáo dục (QLGD) đã cho rằng “những đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi học sinh THCS hành động chưa có suy nghĩ thận trọng, chín chắn, chưa có kinh nghiệm sống vì vậy giáo dục kỹ năng sống cho các em là rất quan trọng và vô cùng cần thiết 1.3.3 Mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở Mục tiêu cơ bản của giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường trung học cơ sở là làm thay đổi hành vi của học sinh, chuyển từ thói quen thụ động, có thể gây rủi ro, dẫn đến hậu quả tiêu cực thành những hành vi mang tính xây dựng, tích cực và có hiệu quả để nâng cao chất lượng cuộc sống cá nhân, góp phần phát triển xã hội bền vững. Đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện; phù hợp với 4 trụ cột của giáo dục theo quan niệm của UNESCO: Học để biết, học để làm, học để tồn tại và học để chung sống. Giúp học sinh thích ứng được với cuộc sống đầy những biến động khôn lường (những tác động của tự nhiên và xã hội hiện đại); Thúc đẩy những hoạt động mang tính xã hội, phát huy các nhân tố tích cực, hạn chế nhân tố tiêu cực, xây dựng môi trường trường học thân thiện, học sinh tích cực; Góp phần tích cực cho việc đổi mới phương pháp học tập của học sinh. 1.3.4 Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong trường trung học cơ sở tập trung vào các kỹ năng tâm lý – xã hội là những kỹ năng được vận dụng để tương tác với
  • 31. 17 người khác và giải quyết có hiệu quả các vấn đề của cuộc sống. Việc hình thành các kỹ năng sống luôn gắn kết với việc hình thành các kỹ năng học tập và được vận dụng phù hợp với lứa tuổi, điều kiện sống,… 1.3.4.1 Tự chăm sóc và bảo vệ bản thân Có lẽ, ở độ tuổi THCS, chăm sóc và bảo vệ bản thân chính là KNS hàng đầu mà các bạn trẻ cần có. Cơ thể của các em bắt đầu bước vào tuổi dậy thì, việc tự chăm sóc và bảo vệ bản thân giúp trẻ tự lập và có tính tự giác, trưởng thành hơn. Ở kỹ năng này, điều đầu tiên đó là trẻ phải ý thức rõ ràng về bản thân mình, tự thực hiện được những công việc sinh hoạt hàng ngày. Biết cách lựa chọn đồ dùng phù hợp, sắp xếp đồ đạc ngăn nắp, xử lý tốt những tính huống nguy hiểm nếu bị lạm dụng, hay gặp phải kẻ xấu… 1.3.4.2 Quản lý cảm xúc Thông thường, trẻ ở độ tuổi THCS sẽ có chút ngang bướng, thích thể hiện và nổi loạn cùng một cái tôi rất lớn. Vì thế, các bạn học sinh ở độ tuổi này cần được giảng dạy để hiểu rõ hơn về cảm xúc của mình và làm chủ nó cách tốt nhất. Đây là cách giúp kiểm soát bản thân, tránh khỏi những hành động tiêu cực. 1.3.4.3 Kỹ năng làm việc nhóm Trong xu thế của xã hội hiện nay, kỹ năng làm việc nhóm được xem trọng và nó quyết định nhiều đến sự thành công. Tuy nhiên, ở độ tuổi này, việc cùng nhau hợp tác chưa bao giờ là dễ dàng. Vì thế, ở kỹ năng làm việc nhóm, các bạn học sinh THCS cần biết kiềm chế cái tôi của mình, chia sẻ, lắng nghe và tôn trọng ý kiến bản thân cũng như của mọi người. 1.3.4.4 Kỹ năng quản lý thời gian Hình thành kỹ năng quản lý thời gian từ những thói quen nhỏ nhặt nhất thông qua việc: đúng giờ, có thời gian biểu hợp lý cho công việc, hoàn thành công việc đúng thời gian đã giao hẹn. 1.3.4.5 Kỹ năng giao tiếp, ứng xử Đây là kỹ năng sống cơ bản nhất giúp các bạn học sinh có ý thức hơn và biết cách ứng xử, giao tiếp sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh. Điều này giúp các bạn ấy có thể hình thành và duy trì những mối quan hệ tốt đẹp.
  • 32. 18 1.3.4.6 Giải quyết vấn đề Một trong những kỹ năng sống cần được chú trọng ở độ tuổi THCS này chính là phương hướng và kỹ năng để giải quyết vấn đề. Kỹ năng này gồm các bước như sau: Phân tích, có phương án giải quyết, lên kế hoạch, thực hiện, kiểm tra lại kết quả. 1.3.5 Phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở Áp dụng phương pháp giáo dục tích cực, chủ động; giáo dục thông qua các trò chơi nhận thức hào hứng mà ý nghĩa; giáo dục thông qua tình huống, những câu chuyện thực tế gần gũi; giáo dục thông qua thực hành và trải nghiệm ngay tại lớp học, áp dụng các phương tiện và kỹ thuật giảng dạy hiện đại, hiệu quả giúp các em hiểu bài và nhớ bài ngay tại lớp. 1.3.5.1 Phương pháp đàm thoại/vấn đáp Phương pháp đàm thoại/vấn đáp là phương pháp giáo viên (GV) khéo léo đặt hệ thống câu hỏi để HS trả lời nhằm gợi mở cho HS sáng tỏ những vấn đề mới; tự khai phá những tri thức mới bằng sự tái hiện những tài liệu đã học hoặc từ những kinh nghiêm đã tích lũy được trong cuộc sống, nhằm giúp HS củng cố, mở rộng, đào sâu, tổng kết, hệ thống hóa tri thức đã tiếp thu được nhằm mục đích kiểm tra, đánh giá và giúp HS tự kiểm tra, tự đánh giá việc lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩ xảo trong quá trình dạy học. 1.3.5.2 Phương pháp dạy học nhóm Dạy học nhóm còn được gọi bằng những tên khác nhau như: Dạy học hợp tác, Dạy học theo nhóm nhỏ, trong đó HS của một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ, trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp. Dạy học nhóm nếu được tổ chức tốt sẽ phát huy được tính tích cực, tính trách nhiệm; phát triển năng lực cộng tác làm việc và năng lực giao tiếp của HS. 1.3.5.3 Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình Nghiên cứu trường hợp điển hình là phương pháp sử dụng một câu chuyện có thật hoặc chuyện được viết dựa trên những trường hợp thường xảy ra trong cuộc sống thực tiễn để minh chứng cho một vấn đề hay một số vấn đề. Đôi khi nghiên cứu trường
  • 33. 19 hợp điển hình có thể được thực hiện trên video mà không phải trên văn bản viết. 1.3.5.4 Phương pháp giải quyết vấn đề Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là phương pháp dạy học đặt ra trước HS các vấn đề nhận thức có chứa đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết, chuyển HS vào tình huống có vấn đề, kích thích họ tự lực, chủ động và có nhu cầu mong muốn giải quyết vấn đề. 1.3.5.5 Phương pháp đóng vai Đóng vai là phương pháp tổ chức cho HS thực hành, “làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Đây là phương pháp nhằm giúp HS suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự việc cụ thể mà các em vừa thực hiện hoặc quan sát được. Việc “diễn” không phải là phần chính của phương pháp này mà điều quan trọng là sự thảo luận sau phần diễn ấy. 1.3.5.6 Phương pháp trò chơi Phương pháp trò chơi là phương pháp tổ chức cho HS tìm hiểu một vấn đề hay thể nghiệm những hành động, những thái độ, những việc làm thông qua một trò chơi nào đó. 1.3.5.7 Dạy học theo dự án (Phương pháp dự án) Dạy học theo dự án còn gọi là phương pháp dự án, trong đó HS thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với thực tiễn, kết hợp lí thuyết với thực hành. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao, từ việc lập kế hoạch đến việc thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện dự án. Hình thức làm việc chủ yếu là theo nhóm. Kết quả dự án là những sản phẩm hành động có thể giới thiệu được. 1.3.6 Hình thức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở Trong Nghị quyết về đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT có nêu: “Đổi mới chương trình nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài hòa đức, trí, thể, mỹ; dạy người, dạy chữ và dạy nghề. Đổi mới nội dung giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân”. Điều đó càng khẳng định tầm quan trọng trong việc giáo dục KNS cho HS thông qua việc tích hợp, lồng ghép trong các môn học chính khóa và
  • 34. 20 các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. 1.3.6.1 Giáo dục kỹ năng sống ở tiết sinh hoạt chủ nhiệm Giáo viên chủ nhiệm (GVCN) là người gần gũi nhất với các em HS, GVCN cũng chính là những người bạn tâm tình chia sẻ tâm tư tình cảm với các em HS, là người tổ chức cho các em các hoạt động tập thể, là cố vấn cho các hoạt động Đoàn, Đội. GVCN cần sáng tạo để tích hợp giáo dục giá trị sống và rèn luyện KNS trong các hoạt động tập thể, các giờ sinh hoạt lớp theo một kịch bản linh hoạt. GVCN phát huy các phương pháp giáo dục truyền thống, chủ động và tích cực, cởi mở tiếp thu cái mới, chủ động kết hợp với các phương pháp tích cực. Trong nhà trường người GVCN chính là vị thủ lĩnh tinh thần làm điểm tựa để tạo ra một tập thể lớp năng động, sáng tạo, biết học hết mình và chơi hết mình. Một tập thể lớp năng động sẽ tạo ra rất nhiều thành viên năng động và sáng tạo, chính vì vậy mà GVCN đóng vai trò thổi lửa để các em tự khẳng định được mình. Với vai trò đó GVCN sẽ tạo ra được động lực thi đua, tạo môi trường thân thiện giữa thầy, cô và trò, giữa các thành viên trong tập thể, giữa tập thể lớp với tổ chức Đoàn, Đội với cha mẹ học sinh (CMHS). Như vậy việc GDKNS thông qua hoạt động của GVCN sẽ giúp hoàn thiện nhân cách cho các em, tạo cho các em tự tin hơn khi bước vào ngưỡng cửa của cuộc sống, cùng với hành trang tri thức giúp các em vững bước vào tương lai. Người GVCN là lực lượng quan trọng tham gia hoạt động KNS cho học sinh. Trích Nguyễn Thị Hạnh ( 2018) Quản lý hoạt động Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở ở huyện tam dương, tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay. Luận văn thạc sĩ QLGD. 1.3.6.2 Giáo dục kỹ năng sống ở các buổi sinh hoạt chào cờ Giờ chào cờ đầu tuần là tiết học lớn, tiết học đặc biệt, là một dịp để HS sinh hoạt tư tưởng, tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức và cũng là một cơ hội quý để giao lưu, học hỏi giữa HS trong từng chi đội. Những giây phút vô cùng thiêng liêng khi ta đứng trang nghiêm dưới lá cờ tổ quốc hát vang bài quốc ca, những giây phút xúc động đến lặng người khi nhà trường trang trọng vinh danh tập thể, cá nhân xuất sắc, những giây phút hồi hộp theo dõi hoạt động ngoại khóa lồng ghép trong giờ chào cờ… Thời khắc làm trái tim ta rung động cũng đồng thời bồi đắp vào trong ta nhiều bài học về kỹ năng làm người tự nhiên và hiệu quả nhất. Giờ chào cờ hiện nay ở một số trường còn mang nặng tính hình thức, thực hiện để cho đủ, cho có, chứ chưa thể hiện sự đổi mới về nội dung và hình thức. Việc tổ chức
  • 35. 21 giờ chào cờ đầu tuần là một việc làm thường xuyên, do vậy việc tích hợp GDKNS vào tiết chào cờ là cần thực hiện, tránh những lời giáo huấn cứng nhắc, học sinh thì thụ động im lặng ngồi nghe với một tâm lý mỏi mệt và cảm giác nhàm chán. Việc lồng ghép các nội dung có tính giáo dục cho học sinh như: thi đố vui tìm hiểu kiến thức các môn học, thi kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, biểu diễn các tiểu phẩm về an toàn giao thông hay tác hại của thuốc lá, tổ chức ngày hội đọc sách… sẽ tạo nên sự sinh động hơn cho giờ chào cờ, giúp các em học sinh bước vào một tuần học mới phấn khích và hăng say hơn. 1.3.6.3 Giáo dục kỹ năng sống qua hoạt động trải nghiệm Công văn số 463/BGDĐT-GDTX ngày 28 tháng 01 năm 2015 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn triển khai thực hiện giáo dục KNS tại các cơ sở GDMN, GDPT và GDTX yêu cầu “... đẩy mạnh hoạt động giáo dục KNS cho HS theo định hướng phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực của học sinh gắn với định hướng nghề nghiệp...” Theo Điều 2 của Luật Giáo dục năm 2005, mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, nội dung và phương pháp giáo dục trong các nhà trường hiện nay còn coi trọng việc dạy chữ, chưa chú trọng đúng mức dạy làm người, nhất là việc giáo dục KNS cho HS. Trong quá trình dạy học, GV dường như chỉ quan tâm tới việc hình thành các kĩ năng mang tính kĩ thuật, gắn với chuyên môn, gắn với các môn học cụ thể. Trong khi đó, việc hình thành KNS cho HS qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một mục tiêu ẩn của quá trình dạy học. Đây là điều người học cần có, cần sử dụng trong cuộc sống hàng ngày để các em trở thành công dân đích thực đóng góp cho sự phát triển của xã hội hiện đại. Nguồn: http://hoangmai.hanoi.gov.vn (2019) “Giáo dục kỹ năng sống qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh”. Tại đây, các em đã có những kỷ niệm đáng nhớ khi được huấn luyện và đào tạo các kỹ năng cần thiết cho cuộc sống bằng các hoạt động ngoài trời như thể thao, cắm trại và nhiều trò chơi thú vị như: Trò chơi dân gian đi cầu khỉ qua sông, trò chơi trượt cỏ, vui chơi nhà bóng liên hoàn, trò chơi bắt cá, làm gốm… Với phương châm “Học mà
  • 36. 22 chơi, chơi mà học”, những hoạt động ngoại khóa như thế này không chỉ giúp các em học sinh có thêm những kiến thức từ thực tế cuộc sống mà còn giúp các em rèn luyện tính tự lập, sinh hoạt tập thể, hiểu được một phần trách nhiệm của bản thân với gia đình, xã hội”. Nguồn: https://tuoitrethudo.com.vn “Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm”. 1.3.7 Đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở Việc tổ chức kiểm tra, đánh giá HĐGDKNS là một việc làm hết sức quan trọng, nhằm nhận định đúng đắn, xác định phương hướng và tìm giải pháp phù hợp nhất để đạt được mục tiêu giáo dục. Khi kiểm tra, đánh giá, HĐGDKNS cũng cần có những lưu ý sau: - Dựa vào nội dung chương trình giáo dục KNS đã được xây dựng phù hợp với thực tế của nhà trường, địa phương và đã được phê, duyệt của lãnh đạo cấp trên. - Cần có công cụ đánh giá thích hợp, và công cụ đó phải được sự đồng thuận cao của tập thể để đánh giá và được pháp luật cho phép, xã hội công nhận. - Hình thức đánh giá phải đa dạng làm sao phát huy tốt nhất những ưu điểm và khắc phục những hạn chế thấp nhất. Kiểm tra, đánh giá KNS thông qua các hoạt động, cách ứng xử, xử lý các tình huống phát sinh trong vấn đề học tập, hoạt động vui chơi, lao động tập thể. - Phương pháp đánh giá cần linh hoạt, có sự phối kết hợp nhiều phương pháp: quan sát, sản phẩm hoạt động, thuyết truyền, phỏng vấn,... phối hợp đánh giá của GV và sự tự đánh giá ở HS. - Thời gian kiểm tra, đánh giá cần có sự linh hoạt, có thể kiểm tra ở dạng kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kì, kiểm tra đột xuất,... 1.4 QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Chủ thể quản lý HĐGDKNS cho học sinh THCS bao gồm: Ban giám hiệu nhà trường (Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng), tổ chức Đảng (Bí thư), Đội TNTP HCM (Tổng phụ trách đội). Chủ thể trực tiếp quản lý HĐGDKNS cho học sinh THCS: Là đội ngũ cán bộ, GVBM, GVCN. Các chủ thể quản lý có sự phối hợp chặt chẽ tạo thành hệ thống đồng
  • 37. 23 bộ để thực hiện việc quản lý có hiệu quả, chất lượng. Đối tượng quản lý là học sinh, tập thể học sinh, chịu sự tác động, điều khiển của chủ thể quản lý trong hoạt động giáo dục kỹ năng sống. 1.4.1 Tầm quan trọng của quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường trung học cơ sở Quản lý HĐGDKNS cho HS THCS là hướng tới quản lý các hoạt động dạy học và HĐGDKNS sống giúp học sinh hình thành các khả năng tâm lý xã hội, định hướng cho học sinh những con đường sống tích cực trong xã hội hiện đại trong ba mối quan hệ cơ bản: con người với chính mình; con người với tự nhiên; con người với các mối quan hệ xã hội, để học sinh nâng cao hiểu biết về các giá trị truyền thống của dân tộc, biết tiếp thu những giá trị tinh hoa văn hóa của nhân loại, củng cố mở rộng kiến thức đã học với đời sống thực tiễn, củng cố các kỹ năng, hình thành và phát triển các năng lực chủ yếu. (Năng lực tự hoàn thiện, năng lực thích ứng, năng lực giao tiếp ứng xử, năng lực tổ chức, quản lý, hợp tác và cạnh tranh, năng lực hoạt động chính trị xã hội...), giải quyết tốt các vấn đề của cuộc sống, biết chịu trách nhiệm về hành vi của bản thân. Nói cách khác: Quản lý HĐGDKNS cho HS THCS là cực kì quan trọng, định hướng, vạch ra kế hoạch, theo dõi, kiểm tra giám sát những HĐGDKNS trong nhà trường. 1.4.2 Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở Xác định các căn cứ pháp lý và căn cứ thực tiễn cho việc lập kế hoạch giáo dục kỹ năng sống. Đảm bảo kế hoạch được xây dựng dựa trên những căn cứ chắc chắn làm cơ sở cho quá trình tổ chức thực hiện. Xác định thực trạng nhiệm vụ GDKNS của nhà trường: Về nội dung đang thực hiện, cách thức thực hiện, cơ sở lý luận, kiến thức của đội ngũ GV về vấn đề GDKNS; các cơ sở vật chất cần thiết (máy vi tính, máy chiếu, bảng biểu, kết nối Internet…) Xác định cơ sở vật chất phục vụ cho GDKNS cho HS. Với mỗi nhiệm vụ xác định chính xác đối tượng tham gia thực hiện, công việc cần thực hiện, các điều kiện về tài liệu, cơ sở vật chất cần thiết để thực hiện công việc đó cũng như tiến độ thời gian cần thiết để hoàn thành công việc. Dự kiến trước các chi phí vật chất phát sinh trong quá trình thực hiện kế hoạch đối với nhà trường, các cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện và cả đối với tập thể, cá nhân
  • 38. 24 học sinh. Xác định nguồn kinh phí huy động. Theo tác giả Cao Hồng Nam (2018), Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường trung học cơ sở quận Thối Nốt, thành phố Cần Thơ thiết lập hệ thống chuẩn để kiểm tra đánh giá hoạt động, các quy định, quy chế cần thiết để đảm bảo kế hoạch được thực hiện một cách nghiêm túc và hiệu quả. Nhiệm vụ lập kế hoạch chi tiết được thực hiện chủ yếu bởi phó hiệu trưởng nhà trường. Quá trình thực hiện cần đảm bảo các vấn đề sau: Có sự thống nhất lãnh đạo của Chi bộ cụ thể là Bí thư chi bộ, thực hiện dưới sự chỉ đạo trực tiếp của hiệu trưởng. Các thông tin cần thiết phải được thu thập từ thực tế nhà trường, do sự đóng góp của tất cả các thành viên trong nhà trường. Đối chiếu các vấn đề trên với thực trạng hoạt động GDKNS của nhà trường để lập kế hoạch một cách khoa học, hợp lí và khả thi. Kế hoạch cần được công khai để nhận được sự đóng góp của các thành viên hội đồng và được sự phê duyệt của hiệu trưởng trước khi triển khai thực hiện. 1.4.3 Tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở Tổ chức thực hiện kế hoạch tức là hiện thực hóa kế hoạch. Phó hiệu trưởng nhà trường căn cứ vào kế hoạch đã được phê duyệt để tiếp nhận các nguồn lực (con người, kinh phí, vật chất...) để bố trí, sắp xếp một cách hợp lí, tạo ra các mối quan hệ trên – dưới; quan hệ đồng đẳng hợp tác cần thiết để đảm bảo đạt được mục tiêu đã định. Mục đích: Triển khai kế hoạch, đưa kế hoạch vào thực tiễn. Huy động và sử dụng các nguồn lực một cách hợp lý nhất nhằm đảm bảo hiệu quả công tác giáo dục kỹ năng sống. Thống nhất cách thức thực hiện, nhiệm vụ cần thực hiện, các định hướng chỉ đạo thực hiện đối với mỗi cá nhân tại từng thời điểm khác nhau của năm học. Cụ thể: Trước hết phó hiệu trưởng nhà trường công khai kế hoạch GDKNS tới từng cá nhân qua cả ba con đường: Bản tin nội bộ; họp triển khai trực tiếp và gửi email/Zalo. Thời điểm thực hiện việc này là ngay trong tuần đầu tiên của năm học. Trong cuộc họp triển khai trực tiếp, Cán bộ quản lý (CBQL) cần thông báo công khai chi tiết nhiệm vụ của các đối tượng có liên quan: Phó hiệu trưởng: Lập kế hoạch và trực tiếp tổ chức thực hiện kế hoạch. Xây dựng
  • 39. 25 các cơ chế giám sát, kiểm tra cần thiết. Xây dựng các nội dung, chương trình phù hợp để GDKNS cho HS trong trường và triển khai các tài liệu đó tới giáo viên. Giáo viên chủ nhiệm các lớp: Là những thành viên chủ chốt thực hiện công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Là những người thiết kế các hoạt động và điều khiển học sinh thực hiện các hoạt động đó, qua đó truyền tải đến học sinh các thông điệp cần thiết và rèn luyện cho các em những kỹ năng sống cần thiết. Các giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa nhà trường, học sinh và gia đình học sinh, cung cấp những thông tin cần thiết cho việc điều chỉnh, bổ sung cho kế hoạch. Giáo viên bộ môn, đặc biệt là môn giáo dục công dân: Thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn của mình, đổi mới cách soạn bài, áp dụng tốt hơn các phương pháp dạy học tích cực, tiến hành tích hợp các địa chỉ GDKNS trong môn học, phối hợp với các lực lượng giáo dục khác để làm tốt công tác giáo dục kỹ năng sống cho các em học sinh. 1.4.4 Chỉ đạo hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở Trong chu trình quản lý hoạt động, người quản lý phải vừa thực hiện tổ chức thực hiện kế hoạch vừa chỉ đạo để đảm bảo rằng quá trình đó đi đúng hướng để đạt tới mục tiêu đã định, đó là nhiệm vụ của việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch. Chỉ đạo quá trình thực hiện nhiệm vụ của các giáo viên và của chính người lập kế hoạch, đảm bảo rằng công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đang được thực hiện đúng kế hoạch đã định, hướng tới các mục tiêu xác định trước. Chỉ đạo các thành viên của nhà trường thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của mình. Giải thích, tìm hướng giải quyết đối với các vấn đề mới nảy sinh trong quá trình thực hiện kế hoạch. Chỉ đạo thúc đẩy hoạt động của các cá nhân từ đó thúc đẩy hoạt động của nhà trường trong công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Chỉ đạo phối hợp với hai tổ chuyên môn để có định hướng cho việc tích hợp giáo dục kỹ năng sống vào các môn học. Đưa vấn đề giáo dục kỹ năng sống vào nội dung đánh giá rút kinh nghiệm giờ dạy trong các giờ thao giảng. Chỉ đạo tổ chức các hoạt động ngoại khóa tập trung vào vấn đề giáo dục kỹ năng sống, các hoạt động chuyên đề có tích hợp giáo dục kỹ năng sống. Nhiệm vụ tổ chức các nội dung này thực hiện ít nhất 2 lần trong một học kì và lần lượt giao cho các tổ