SlideShare a Scribd company logo
1 of 107
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
VÕ TRÍ THỨC
BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG
KINH DOANH THỰC PHẨM THỦY HẢI SẢN QUA
THỰC TIỄN TỈNH BẾN TRE
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
VÕ TRÍ THỨC
BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG
KINH DOANH THỰC PHẨM THỦY HẢI SẢN QUA
THỰC TIỄN TỈNH BẾN TRE
Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số : 8380107
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. VIÊN THẾ GIANG
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Võ Trí Thức là học viên lớp Cao học Khóa 27 chuyên ngành Luật
kinh tế, Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, là tác giả của Luận
văn thạc sĩ luật học với đề tài “Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong kinh doanh
thực phẩm thủy hải sản qua thực tiễn tỉnh Bến Tre” (Sau đây gọi tắt là “Luận văn”).
Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung được trình bày trong Luận văn này là kết
quả nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn
khoa học. Trong Luận văn có sử dụng, trích dẫn một số ý kiến, quan điểm khoa học
của một số tác giả. Các thông tin này đều được trích dẫn nguồn cụ thể, chính xác và
có thể kiểm chứng. Các số liệu, thông tin được sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn
khách quan và trung thực.
Học viên thực hiện
Võ Trí Thức
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TÓM TẮT LUẬN VĂN
LỜI NÓI ĐẦU ......................................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................................................. 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài............................................................................... 2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................................ 3
3.1. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................................................... 3
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................................................... 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 4
4.1. Đối tượng nghiên cứu của Luận văn....................................................................................... 4
4.2. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................................................ 4
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................................. 4
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài ...................................................................................... 5
7. Kết cấu của Luận văn........................................................................................................................ 5
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BẢO VỆ QUYỀN
LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG KINH DOANH THỰC PHẨM THỦY
HẢI SẢN..................................................................................................................................................... 6
1.1. NGƯỜI TIÊU DÙNG – CHỦ THỂ KHÔNG THỂ THIẾU TRONG QUAN HỆ
KINH DOANH THỰC PHẨM THỦY HẢI SẢN, NHƯNG LUÔN Ở THẾ YẾU
DO SỰ TÁCH BIỆT GIỮA SẢN XUẤT VÀ TIÊU DÙNG............................................... 6
1.1.1. Bản chất của hoạt động kinh doanh thực phẩm thủy hải sản ................................... 6
1.1.2. Người tiêu dùng và các phương pháp tiếp cận bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng bằng pháp luật ................................................................................................................................ 8
1.1.2.1. Người tiêu dùng trong pháp luật các nước và Việt Nam........................................ 8
1.1.2.2. Các phương pháp tiếp cận bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bằng pháp luật10
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1.2. QUAN HỆ PHÁP LUẬT TIÊU DÙNG THỰC PHẨM THỦY HẢI SẢN – CƠ
SỞ XÁC ĐỊNH BIỆN PHÁP, CÁCH THỨC BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG .......13
1.2.1. Định nghĩa và các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật tiêu dùng thực phẩm
thủy hải sản ...............................................................................................................................................13
1.2.1.1. Định nghĩa quan hệ pháp luật tiêu dùng thực phẩm thủy hải sản.....................13
1.2.1.2. Các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
thực phẩm thủy hải sản........................................................................................................................17
1.2.2. Thực phẩm thủy hải sản – đối tượng của quan hệ pháp luật bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng thực phẩm thủy hải sản, đồng thời phải bảo đảm các tiêu chuẩn an
toàn thực phẩm rất chặt chẽ...............................................................................................................20
1.2.3. Hình thức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong quan hệ tiêu dùng thực
phẩm thủy hải sản...................................................................................................................................24
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.................................................................................................................26
CHƯƠNG 2. THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU
DÙNG THỰC PHẨM THỦY HẢI SẢN TẠI TỈNH BẾN TRE................................27
2.1. CÁC QUY PHẠM ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI
TIÊU DÙNG TRONG KINH DOANH THỰC PHẨM THỦY SẢN............................27
2.1.1. Các văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành áp dụng
chung cho việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong kinh doanh thực phẩm thủy
hải sản..........................................................................................................................................................27
2.1.2. Các văn bản của tỉnh Bến Tre điều chỉnh quan hệ bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng trong kinh doanh thực phẩm thủy hải sản........................................................................29
2.2. Đánh giá việc thực thi pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thực phẩm
thủy hải sản ...............................................................................................................................................32
2.2.1. Công tác học tập, tuyên truyền pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và
tư vấn, giải quyết khiếu nại người tiêu dùng Làm tốt nhưng chưa thực sự tạo được
sự chuyển biến.........................................................................................................................................32
2.2.2. Công tác tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm, cấp giấy chứng nhận cơ sở
kinh doanh đủ điều kiện an toàn thực phẩm thủy hải sản Mới chỉ làm tốt ở khâu cấp
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
giấy phép, bảo đảm tuân thủ sau khi được cấp phép chưa được thực hiện thường
xuyên............................................................................................................................................................34
2.2.3. Công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm trong kinh doanh thực phẩm thủy
hải sản Chưa dung hòa được quyền lợi người tiêu dùng với mục tiêu tối đa hóa lợi
nhuận của cơ sở kinh doanh thực phẩm thủy hải sản.............................................................37
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.................................................................................................................40
CHƯƠNG 3 TĂNG CƯỜNG BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG
TRONG KINH DOANH THỰC PHẨM THỦY HẢI SẢN TẠI TỈNH BÊN
TRE TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.................................................................................41
3.1. TIỀN ĐỀ CHO VIỆC THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THỰC
PHẨM THỦY HẢI SẢN Ở TỈNH BẾN TRE ..........................................................................41
3.2. Biện pháp bảo đảm tăng cường bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thực phẩm
thủy hải sản ở tỉnh Bến Tre................................................................................................................44
3.2.1. Truy xuất nguồn gốc thực phẩm thủy hải sản kênh thông tin bảo đảm chất
lượng và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong kinh doanh thực phẩm thủy hải sản44
3.2.2. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước
gắn với biện pháp xử lý hành vi vi phạm.....................................................................................46
3.2.3. Nâng cao vai trò của Hội bảo vệ người tiêu dùng tỉnh Bến Tre trong bảo vệ
người tiêu dùng trong kinh doanh thực phẩm thủy hải sản..................................................47
3.2.4. Giáo dục và nâng cao ý thức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của cơ sở sản
xuất kinh doanh thực phẩm thủy hải sản......................................................................................49
3.2.5. Xây dựng văn hóa, đạo đức kinh doanh thực phẩm thủy hải sản – điều kiện để
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được toàn vẹn.....................................................................51
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.................................................................................................................53
KẾT LUẬN .............................................................................................................................................54
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
UBND Ủy Ban Nhân Dân
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Thủy hải sản là thực phẩm, là sản phẩm của hoạt động sản xuất, chế biến sản
phẩm thủy hải sản, là thực phẩm thiết yếu phục vụ cho đời sống con người. Khi
quyết định sử dụng thực phẩm thủy hải sản, người tiêu dùng quan tâm đến chất
lượng an toàn vệ sinh thực phẩm. Luận văn này chỉ ra thực trạng của hoạt động kinh
doanh thực phẩm thủy hải sản có ảnh hưởng đến việc bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng, từ đó kiến nghị một số giải pháp bảo vệ người tiêu dùng thực phẩm thủy hải
sản qua thực tiễn tại tỉnh Bến Tre hiện nay.
Từ khóa
Pháp luật, thực phẩm thủy hải sản, bảo vệ người tiêu dùng.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là vấn đề trung tâm của phát triển nền kinh
tế thị trường ở mỗi quốc gia, bởi lẽ, việc bảo vệ tốt quyền lợi người tiêu dùng góp
phần thúc đẩy việc tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ. Theo thời gian, vấn đề bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng không chỉ là các “khẩu hiệu” chung chung mà dần từng
bước mở rộng sang các loại hàng hóa dịch vụ cụ thể. Tuy nhiên, thực tiễn nuôi
dưỡng, chế biến, đánh bắt, do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó theo đuổi
những lợi ích trước mắt là một trong những nguyên nhân cơ bản mà việc sản xuất,
kinh doanh thủy hải sản không đảm bảo yêu cầu về chất lượng. Bảo đảm chất
lượng, an toàn thực phẩm đang trở thành yêu cầu bức thiết. Thực phẩm nhiễm vi
sinh vật độc hại, kim loại nặng, nhiễm các loại hoá chất bảo quản, chất kích thích
tăng trưởng, chất tăng trọng, các loại phụ gia, chất hỗ trợ chế biến… vượt quá giới
hạn cho phép, không rõ nguồn gốc, cấm hoặc ngoài danh mục cho phép trong thực
phẩm nông sản đang ngày càng gia tăng, gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng trực
tiếp đến sức khoẻ, tính mạng và các quyền lợi khác của người tiêu dùng.
Thủy hải sản là một loại thực phẩm phổ biến ở nước ta. Quá trình nuôi dưỡng,
đánh bắt, chế biến, lưu thông trên thị trường có mối quan hệ chặt chẽ với nhau mà
nếu ở khâu nào không tốt, không tuân thủ các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm thì
sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ quy trình sản xuất, chế biến cũng như
thương hiệu quốc gia (trong trường hợp xuất khẩu thủy hải sản) ra thị trường nước
ngoài. Nhận thức được tầm quan trọng này, khuôn khổ pháp luật về bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng ở Việt Nam đã được ban hành và không ngừng hoàn thiện với
kỳ vọng bảo vệ tốt hơn quyền lợi người tiêu dùng ở khía cạnh chung cũng như ở
từng loại hàng hóa, dịch vụ cụ thể.
Thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thực phẩm
thủy hải sản đã phát sinh nhiều vấn đề cần được làm rõ hơn như cơ chế, các phương
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
thức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng từ hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm
thủy hải sản; phương thức phối hợp giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
2
quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm thủy hải sản … song thời gian
qua các nghiên cứu liên quan đến chủ đề này vẫn còn nhiều hạn chế.
Tỉnh Bến Tre là một tỉnh có sông ngòi chằng chịt và là tỉnh ven biển. Tình
hình hoạt động kinh doanh thủy hải sản rất sôi động với lượng hàng thủy hải sản rất
lớn được tiêu thụ tại địa phương, bán ra ngoài tỉnh và xuất khẩu ra nước ngoài.
Trước tình hình đó vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong kinh doanh thủy
hải sản cần được bảo vệ nghiêm và quan trọng hơn hết, bởi vì thủy hải sản là thực
phẩm tươi sống được người tiêu dùng làm thực phẩm chế biến sử dụng hàng ngày
cho các bữa ăn để con người duy trì sự sống, phát triển tốt về thể lực, trí lực. Nếu sử
dụng thủy hải sản không bảo đảm chất lượng, không bảo đảm an toàn vệ sinh thực
phẩm không những sẽ ảnh hưởng đến kinh tế, sức khỏe con người mà còn ảnh
hưởng đến phát triển kinh tế, thương mại, dịch vụ… của tỉnh.
Từ những vấn đề lý luận, thực tiễn pháp lý cũng như thực trạng kinh doanh
thực phẩm thủy hải sản trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng ở tỉnh Bến Tre đã phát sinh nhiều vấn đề cần cần phải được giải quyết không
chỉ ở khía cạnh lý luận mà còn ở cả khía cạnh triển khai hiệu quả các quy định pháp
luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong kinh doanh thủy hải sản ở tỉnh Bến Tre
Tác giả lựa chọn chủ đề “Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong kinh doanh thực
phẩm thủy hải sản qua thực tiễn tỉnh Bến Tre” làm nội dung nghiên cứu cho luận
văn thạc sĩ luật học, chuyên ngành Luật Kinh tế của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nói chung đã được nhiều nghiên cứu
đề cập như “Thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của hệ thống các
cơ quan nhà nước tại Việt Nam”, Luận văn Thạc sĩ luật học của Nguyễn Hoàng Mỹ
Linh, năm 2014; “Pháp luật bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay”, Luận
văn Thạc sĩ luật học của Bùi Thị Long, năm 2007; “Bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng trong hoạt động quảng cáo thương mại theo pháp luật Việt Nam”, Luận văn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Thạc sỹ của Võ Thị Hạnh, năm 2015; “Trách nhiệm của thương nhân trong việc
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay”, Luận văn Thạc sĩ luật học
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
3
của Nguyễn Thị Thu Hiền, năm 2014;… Ngoài ra, còn có các bài viết như “Pháp
luật và vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng” của TS. Đặng Vũ Huân, Tạp chí
Dân chủ và Pháp luật số 11/2000; “Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong pháp
luật cạnh tranh” của tác giả Ngô Vĩnh Bạch Dương, Tạp chí Nhà nước và Pháp
luật; “Giải pháp toàn diện bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng” của Phạm Thu Hằng,
Tạp chí Dân chủ Pháp luật, số 3/2011; “Giải quyết tranh chấp của người tiêu dùng
theo thủ tục rút gọn” của Đặng Thanh Hoa, Tạp chí Dân chủ Pháp luật, số 8/2013;
“Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bằng các vụ kiện tập thể - kinh nghiệm nước
ngoài và các gợi ý hoàn thiện pháp luật” của Quách Thuý Quỳnh, Tạp chí Nghiên
cứu Lập pháp, số 16/2013; luận án tiến sỹ luật học “Pháp luật bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm ở Việt Nam hiện nay” của
tác giả Phạm Văn Hảo, năm 2017…Một cách tổng quát có thể nhận thấy, bản chất
nội dung, phương thức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được các công trình
nghiên cứu này luận giải ở nhiều khía cạnh khác nhau.
Các nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong
kinh doanh thủy hải sản hầu như chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập một
cách có hệ thống. trong phạm vi khảo sát của tác giả, có một công trình nghiên cứu
có liên quan gần với đề tài của Luận văn là bài viết của tác giả Viên Thế Giang về
chủ đề “Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản nhìn từ góc độ bảo vệ
người tiêu dùng” đăng trên Tạp chí Pháp luật và phát triển số 12 năm 2017.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Làm rõ những đặc thù trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh
vực kinh doanh thủy hải sản là cơ sở lý luận cho việc đánh giá thực tiễn bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực kinh doanh thủy hải sản tại tỉnh Bến Tre
trên cơ sở pháp luật Việt Nam hiện hành
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
4
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu và hệ thống hóa các vấn đề lý luận về bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm thủy hải sản thông qua việc làm rõ
các khái niệm có liên quan.
- Làm rõ vai trò và cơ chế điều chỉnh pháp luật đối với việc bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm thủy hải sản và thực tiễn tại
tỉnh Bến Tre.
- Nghiên cứu xây dựng luận cứ khoa học cho việc tiếp tục hoàn thiện các cơ
chế pháp lý cần thiết để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực kinh doanh
thực phẩm thủy hải sản phù hợp với thực tiễn tỉnh Bến Tre.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu của Luận văn
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là
- Khuôn khổ pháp luật điều chỉnh quan hệ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm thủy hải sản.
- Thực trạng quy định và thực tiễn thi hành pháp luật về bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm thủy hải sản tại tỉnh Bến Tre.
- Các chủ trương, chính sách bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực
kinh doanh thực phẩm thủy hải sản của tỉnh Bến Tre.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực
kinh doanh thực phẩm thủy hải sản và thực tiễn tại tỉnh Bến Tre dưới góc độ luật
pháp và từ năm 2010 đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện dựa trên các phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, quy nạp, diễn dịch được sử dụng linh hoạt
và xuyên suốt trong toàn bộ luận văn để làm rõ các luận điểm khoa học được đề
cập.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
5
- Phương pháp phân tích logic quy phạm được sử dụng để phân tích ở Chương
2 và kiến nghị khoa học ở Chương 3.
- Phương pháp phỏng vấn chuyên gia được áp dụng để phân tích, đánh giá
thực tiễn thực hiện pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong kinh doanh
thủy hải sản ở tỉnh Bến Tre.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Làm rõ được ở khía cạnh lý luận về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong
kinh doanh thực phẩm thủy hải sản, góp phần bổ sung phát triển ở khía cạnh lý luận
về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Chỉ ra được một số bất cập, hạn chế trong thực tiễn bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng trong kinh doanh thực phẩm thủy hải sản tại tỉnh Bến Tre.
- Kiến nghị được một số giải pháp có tỉnh khả thi, phù hợp để bảo vệ tốt hơn
quyền lợi người tiêu dùng trong kinh doanh thực phẩm thủy hải sản tại tỉnh Bến
Tre.
7. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn được
kết cấu làm 03 chương như sau
Chương 1. Những vấn đề lý luận cơ bản về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
trong kinh doanh thực phẩm thủy hải sản.
Chương 2. Đánh giá việc thực thi pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng trong kinh doanh thực phẩm thủy hải sản tại tỉnh Bến Tre.
Chương 3. Tăng cường bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong kinh doanh
thực phẩm thủy hải sản tại tỉnh Bến Tre trong giai đoạn hiện nay.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
6
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BẢO VỆ QUYỀN
LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG KINH DOANH THỰC PHẨM THỦY
HẢI SẢN
1.1. NGƯỜI TIÊU DÙNG – CHỦ THỂ KHÔNG THỂ THIẾU TRONG QUAN
HỆ KINH DOANH THỰC PHẨM THỦY HẢI SẢN, NHƯNG LUÔN Ở THẾ
YẾU DO SỰ TÁCH BIỆT GIỮA SẢN XUẤT VÀ TIÊU DÙNG
1.1.1. Bản chất của hoạt động kinh doanh thực phẩm thủy hải sản
Sản xuất và tiêu dùng là hai mặt không thể thiếu của quá trình sản xuất, lưu
thông hàng hóa trên thị trường. Các hoạt động hoạch định chính sách, xây dựng
pháp luật của hầu hết các quốc gia đều tập trung vào tạo điều kiện thuận lợi cho
doanh nghiệp được tự do trong việc gia nhập thị trường, sản xuất hàng hóa, cung
ứng dịch vụ cho thị trường thông qua việc không ngừng cải thiện môi trường đầu tư
an toàn, lành mạnh. Các chính sách, pháp luật về khuyến khích và bảo hộ tự do kinh
doanh đã góp phần quan trọng vào việc làm gia tăng các chủ thể cung ứng hàng hóa,
dịch vụ trên thị trường với sự đa dạng của các loại hàng hóa, dịch vụ. Người tiêu
dùng có nhiều cơ hội lựa chọn hàng hóa, dịch vụ với chất lượng tốt nhất, song sự
tách biệt giữa sản xuất và tiêu dùng cộng với quá trình luân chuyển hàng hóa, người
tiêu dùng không có cơ hội để xâm nhập và kiểm soát quá trình sản xuất hàng hóa,
cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp. Để bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng khi sử
dụng hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp, Nhà nước ban hành các tiêu chuẩn về
chất lượng hàng hóa, dịch vụ và các biện pháp chế tài xử lý đối với hành vi sản xuất
cung ứng hàng hóa dịch vụ không bảo đảm chất lượng.
Thực tiễn đã chứng minh, doanh nghiệp muốn tiêu thụ hết lượng hàng hóa,
dịch vụ do mình cung ứng ngoài việc đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng thông
qua việc quan sát mẫu mã, quy trình dịch vụ thì việc bảo đảm chất lượng hàng hóa,
dịch vụ cũng luôn được nhà sản xuất quan quan. Mặc dù vậy, trong thực tiễn kinh
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
doanh, vẫn còn nhiều hành vi sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không bảo
đảm tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, dịch vụ đã làm suy giảm nghiêm trọng niềm
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
7
tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Một điều đáng buồn, số
lượng hàng hóa, dịch vụ, nhất là hàng tiêu dùng, lương thực, thực phẩm không đáp
ứng tiêu chuẩn chất lượng bị phát hiện đa phần là các doanh nghiệp trong nước.
Mức độ “phổ biến” của hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng được bày bán
công khai cộng với những hạn chế về khả năng nhận biết, phân biệt hàng giả, hàng
nhái, hàng kém chất lượng của người tiêu dùng đã dẫn tới sự phản ứng “nói không
với hàng Việt”, tự sản xuất hàng hóa, dịch vụ an toàn hoặc lợi dụng tâm lý lựa chọn
“sản phẩm sạch”, sản phẩm “an toàn” hoặc lựa chọn hàng hóa có nguồn gốc nước
ngoài (hàng nhập khẩu) hoặc tự cấp, tự túc là minh chứng cho sự thất bại thật sự
của doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình cạnh tranh với hàng hóa, dịch vụ nước
ngoài. Nó hoàn toàn tương phản với nỗ lực lập pháp, sự vào cuộc tích cực của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền cũng như làm suy giảm hiệu lực của hệ thống chế tài,
xâm phạm quyền lợi của các doanh nghiệp làm ăn chân chính.
Kinh doanh thực phẩm thủy hải sản, về bản chất là hành vi mua bán hàng hóa
– một hành vi thương mại điển hình trong Luật thương mại, có đối tượng mua bán
là các loại thủy hải sản. Giao dịch kinh doanh thực phẩm thủy hải sản phát sinh
không chỉ giữa người kinh doanh sản phẩm thủy hải sản thành phẩm (sản phẩm
hàng hóa thủy hải sản) mà còn có liên quan đến kỹ thuật nuôi trồng, quy trình chế
biến để bảo đảm tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Hoạt động kinh doanh thủy hải sản
cần cân nhắc đến các ngoại lệ, bao gồm: trách nhiệm của toàn xã hội, của Nhà
nước, của giới doanh nghiệp và cả những nỗ lực, cố gắng của chính giới người tiêu
dùng có tổ chức và kiểm soát điều kiện giao dịch chung.1
Trách nhiệm của nhà
nước trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, trong đó có người tiêu dùng
thực phẩm thủy hải sản không chỉ nhằm đảm bảo sự cân bằng lợi ích và sự bình
đẳng trên thực tế giữa người sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và người tiêu
dùng mà còn để bảo vệ lợi ích của người thứ ba hoặc lợi ích của xã hội. Nói cách
khác, Nhà nước chỉ can thiệp vào quan hệ sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1
Nguyễn Như Phát, Một số vấn đề lý luận xung quanh Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Tạp
chí Nhà nước và Pháp luật số 2(262)/2010, tr.28-34.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
8
của người tiêu dùng khi quyền lợi của chủ thể này bị người khác xâm phạm hoặc bị
đe dọa xâm phạm.2
Từ những phân tích trên có thể thấy, hoạt động kinh doanh thủy hải sản chứa
đựng đầy đủ các đặc điểm của hành vi kinh doanh và có một số điểm khác biệt là:
- Đối tượng kinh doanh là thực phẩm thủy hải sản, có thể là thủy hải sản tươi
sống hoặc thủy hải sản đã qua chế biến thành các sản phẩm hàng hóa cụ thể.
- Thực phẩm thủy hải sản dễ bị phân hủy theo thời gian, tức là khó bảo đảm
được độ tươi cần thiết để làm thực phẩm. Nói cách khác, thủy hải sản rất dễ bị biến
đổi tính chất theo thời gian. Do vậy, việc chế biến, kinh doanh thực phẩm thủy hải
sản đòi hỏi phản nhanh chóng và phải có thời hạn sử dụng rõ ràng.
- Trong quá trình chế biến thực phẩm thủy hải sản dễ lẫn các tạp chất tự nhiên
cũng như các hóa chất nhân tạo do người chế biến cho vào trong quá trình chế biến
nên dễ làm biến đổi tính chất, giá trị dinh dưỡng của thực phẩm thủy hải sản.
- Từ quy định kinh doanh thực phẩm việc thực hiện một, một số hoặc tất cả
các hoạt động giới thiệu, dịch vụ bảo quản, dịch vụ vận chuyển hoặc buôn bán thực
phẩm3
thì kinh doanh thực phẩm thủy hải sản cũng bao gồm việc thực hiện một,
một số hoặc tất cả các hoạt động giới thiệu, dịch vụ bảo quản, dịch vụ vận chuyển
hoặc buôn bán thực phẩm thủy hải sản.
1.1.2. Người tiêu dùng và các phương pháp tiếp cận bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng bằng pháp luật
1.1.2.1. Người tiêu dùng trong pháp luật các nước và Việt Nam
Trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Cương cho thấy, có nhiều quan
niệm về người tiêu dùng như 4
2
Nguyễn Đức Minh, Trách nhiệm của Nhà nước trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Tạp chí
Luật học số 12/2008, tr.37-38.
3
Khoản 8 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm 2010.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
4
Nguyễn Văn Cương, Quan niệm về người tiêu dùng trong pháp luật của cacsquoocs gia trên thế
giới và vấn đề xây dựng khái niệm người tiêu dùng trong Dự thảo Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng,
truy cập tại địa chỉ duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/.../Quan_niem_ve_Nguoi_tieu_dung.22.10.doc.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
9
- Hướng dẫn của Liên Hợp quốc về bảo vệ người tiêu dùng ban hành từ năm
1985 và đã được hiệu chỉnh vào năm 1999, khái niệm người tiêu dùng không được
giải thích một cách rõ ràng. Tuy nhiên, theo bản hướng dẫn này người tiêu dùng
được hưởng 8 quyền sau đây (1) quyền được thỏa mãn những nhu cầu cơ bản, (2)
quyền được an toàn, (3) quyền được thông tin, (4) quyền được lựa chọn, (5) quyền
được lắng nghe, (6) quyền được khiếu nại và bồi thường, (7) quyền được giáo dục,
đào tạo về tiêu dùng, (8) quyền được có môi trường sống lành mạnh và bền vững.
- Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 1993 của Trung Quốc tuy không
có điều khoản riêng giải thích khái niệm người tiêu dùng như tại Điều 2 của Luật
này có quy định “Trường hợp người tiêu dùng, vì nhu cầu cuộc sống, mua, sử dụng
hàng hóa, dịch vụ thì các quyền và lợi ích hợp pháp của mình sẽ được bảo vệ theo
quy định của Luật này và trường hợp Luật này không quy định thì sẽ được bảo vệ
theo các quy định khác có liên quan của pháp luật.” Điều luật này đã ngụ ý, người
tiêu dùng theo quan niệm của pháp luật Trung Quốc chỉ là cá nhân (mua, sử dụng
hàng hóa, dịch vụ vì nhu cầu sinh hoạt của mình chứ không phải vì mục đích kinh
doanh hoặc hoạt động nghề nghiệp).
- Chỉ thị số 1999/44/EC ngày 25/5/1999 về việc mua bán hàng hóa tiêu dùng
và các bảo đảm có liên quan (Directive 1999/44/EC of the European Parliament and
of the Council of 25 May 1999 on certain aspects of the sale of consumer goods and
associated guarantees) giải thích người tiêu dùng là bất cứ tự nhiên nhân (tức là cá
nhân) nào … tham gia vào các hợp đồng điều chỉnh trong Chỉ thị này… vì mục đích
không liên quan tới hoạt động kinh doanh hoặc nghề nghiệp của mình.
- Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam năm 2010 quan niệm người
tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh
hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức.
Từ các quan niệm trên về người tiêu dùng cho thấy có sự giống nhau cơ bản
về cách luận giải người tiêu dùng là người sử dụng hàng hóa, dịch vụ không nhằm
mục đích lợi nhuận. Tuy nhiên, người tiêu dùng “không có nghĩa vụ phải chứng
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
10
minh mục đích mua hoặc sử dụng hàng hóa của mình.”5
Đây chính là điểm “mờ”
trong quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, khi mà người mua hàng
hóa, dịch vụ không cung cấp rõ mục đích mua bán hàng hóa, dịch vụ về để kinh
doanh hay tiêu dùng. Mặt khác, trong thực tiễn, nhiều doanh nghiệp mua hàng hóa
về sử dụng vào quá trình sản xuất, kinh doanh, cung ứng dịch vụ thì cũng cần phải
xem đó là hành vi tiêu dùng hàng hóa và nếu quyền và lợi ích hợp pháp của những
doanh nghiệp này bị xâm phạm thì cũng cần phải giải quyết theo cơ chế bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng.
1.1.2.2. Các phương pháp tiếp cận bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bằng pháp
luật
Qua nghiên cứu có thể nhận thấy một số cách tiếp cận vấn đề điều chỉnh bằng
pháp luật đối với quan hệ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như sau
- Theo tác giả Nguyễn Như Phát, pháp luật bảo vệ người tiêu dùng là loại pháp
luật mang tính can thiệp vào quyền tự do (do không nhận thức được quy luật) của
các nhà cung cấp sản phẩm, hàng hóa dịch vụ và như thế, không có sự tự do và bình
đẳng trong quan hệ pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng. Cũng cần lưu ý rằng, các
lĩnh vực pháp luật khác như pháp luật cạnh tranh, pháp luật về vệ sinh, an toàn thực
phẩm, pháp luật về chất lượng sản phẩm và rộng ra là cả pháp luật dân sự, hình sự
đều có thêm mục đích là bảo vệ người tiêu dùng. Tuy nhiên, nếu như những pháp
luật này bảo vệ người tiêu dùng theo phương pháp can thiệp vào hành vi của nhà
sản xuất, kinh doanh, cung cấp sản phẩm hàng hóa dịch vụ thông qua những hạn
chế hoặc cấm đoán hành vi thì pháp luật bảo vệ người tiêu dùng (với tính cách là
một chế định pháp luật độc lập) lại xuất hiện ở phía người tiêu dùng. Theo đó, pháp
luật bảo vệ người tiêu dùng sẽ tạo cho người tiêu dùng những khả năng và cơ hội
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
5
Lê Văn Sua, Quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 và một số kiến nghị,
http://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=2144, truy cập ngày 15/05/2017.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
11
thuận lợi hơn trong cơ chế điều chỉnh pháp luật quan hệ mua bán (theo luật dân sự)
mà một chủ thể pháp luật dân sự thông thường sẽ không có được.6
- Nghiên cứu của Cục Quản lý Cạnh tranh Bộ Công thương cho thấy, có hai
cách tiếp cận chủ đạo trên thế giới thông qua đó Nhà nước có thể bảo vệ lợi ích của
người tiêu dùng 7
(i) xây dựng một hệ thống pháp lý trong đó quy định trách nhiệm
pháp lý (liability) đối với các bên sau khi (ex post) đã xảy ra vi phạm;8
hoặc (ii) xây
dựng một hệ thống pháp lý (regulation) điều chỉnh, ngăn chặn trước các hành vi
vi phạm (ex ante) để giảm thiểu vi phạm.9
6
Nguyễn Như Phát, Một số vấn đề lý luận xung quanh Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Tạp
chí Nhà nước và Pháp luật số 2(262)/2010, tr.28-34.
7
Báo cáo nghiên cứu chuyên đề So sánh luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng một số nước trên thế
giới – bài học kinh nghiệm và đề xuất một số quy định cơ bản quy định trong Dự thảo Luật bảo vệ người tiêu
dùng của Việt Nam, Tài liệu phục vụ công tác xây dựng Luật Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam do Cục Quản
lý cạnh tranh - Bộ Công Thương thực hiện dưới sự hỗ trợ của Tổ chức CUTS tại Hà Nội, tr.10-12.
8
Theo cách tiếp cận này, các bên liên quan phải bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng sau khi
xảy ra thiệt hại thực sự. Theo cách tiếp cận này, các cơ quan phân xử, trong đại đa số các trường hợp là các
toà án, bao gồm cả các toà chuyên biệt, sẽ quyết định mức độ bồi thường thiệt hại, căn cứ trên bản chất và
thực tế vụ việc. Các bên liên quan sẽ phải chịu bồi thường thiệt hại do hành vi sai sót của họ gây ra, nhưng
chỉ sau khi bên bị thiệt hại đã kiện ra toà hoặc khiếu nại đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền khác. Tuy
nhiên, một điều cần lưu ý là việc bên bị thiệt hại kiện ra toà không có nghĩa là bên gây ra thiệt hại sẽ chịu bồi
thường cho nạn nhân, ví dụ như trong trường hợp bên bị thiệt hại không thể chứng minh được rằng bên gây
hại đã có hành vi sai sót. Hệ thống quy định liên quan đến bảo vệ NTD thường bao gồm các văn bản quy
phạm pháp luật liên quan đến tiêu chuẩn (standards), đo lường (measurement), chất lượng (quality), môi
trường, hay sức khoẻ. Ở nhiều quốc gia trên thế giới, hệ thống quy định này do các cơ quan chức năng giám
sát thực thi. Ví dụ như tại Ấn Độ, các vấn đề tiêu chuẩn do Cục Tiêu chuẩn Ấn Độ (cơ quan tồn tại song song
với Vụ Các Vấn đề Tiêu dùng thuộc Bộ Các Vấn đề Tiêu dùng, Lương thực thực phẩm và Phân phối các
Hàng hoá công cộng) chịu trách nhiệm, tại Việt Nam cho đến nay là Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường và Chất
lượng (thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ).
9
Cách tiếp cận thứ hai mang tính ngăn chặn, phòng ngừa, trước (ex ante) khi xảy ra vi phạm, theo
đó các bên liên quan phải chịu phạt kể cả trước khi có thiệt hại thực sự, do đã vi phạm các quy định về tiêu
chuẩn. Theo cách tiếp cận này, một hệ thống quy chuẩn phải được thiết lập, không liên quan đến việc có xảy
ra thiệt hại thực sự cho người tiêu dùng hay không. Các vụ việc đơn lẻ, hay cả một nhóm các vấn đề, đều có
thể được điều chỉnh bởi các quy định chuẩn chung này, giảm thiểu khả năng xảy ra việc phải phân định đúng
sai, hay giúp tránh các phán quyết không nhất quán và thiếu công bằng trên cơ sở vụ việc. Các bên liên quan
sẽ phải chịu phạt chỉ khi các cơ quan chức năng phát hiện được rằng họ không tuân thủ các quy định về tiêu
chuẩn. Và trong đại đa số các trường hợp, các cơ quan chức năng sẽ sử dụng các thủ tục hành chính để xem
xét các thông tin kỹ thuật có liên quan, nhằm đi đến kết luận cuối cùng. hệ thống quy định trách nhiệm pháp
lý liên quan đến bảo vệ người tiêu dùng thường bao gồm các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến các
quyền cơ bản của người tiêu dùng, trách nhiệm sản phẩm (product liability), các hành vi thương mại không
công bằng (unfair trade practices), giải quyết tranh chấp tiêu dùng (consumer redressal) và các chế tài áp
dụng (remedies and corrective measures). Đây là các quy định thường gặp nhất trong bất kỳ một đạo luật hay
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
12
Ở Đức, theo nghiên cứu của tác giả Juergen Erich Kessler (Giáo sư Trường
Đại học Kỹ thuật và Kinh tế Berlin) thì trong luật pháp Đức không có một “Luật
Bảo vệ người tiêu dùng” riêng chế định tất cả các vấn đề về quyền của người tiêu
dùng. Các quy phạm pháp luật nhằm chủ yếu hoặc đồng thời cũng nhằm mục tiêu
bảo vệ người tiêu dùng nằm ở trong rất nhiều đạo luật riêng rẽ do có sự giao thoa
giữa mục tiêu bảo vệ người tiêu dùng với các mục tiêu khác. Do vậy, chỉ trong
những mối quan hệ xã hội nhất định thì người tiêu dùng mới được xem là “người
tiêu dùng”. Thông thường các quy định bảo vệ người tiêu dùng ở Đức thường liên
quan đến vấn đề sức khỏe. Những luật này thường quy định nghĩa vụ của nhà sản
xuất và người buôn bán hàng hóa phải tuân thủ những tiêu chuẩn tối thiểu nhất định
liên quan đến nguyên liệu, cácloại vật liệu ban đầu khác cũng như các chất phụ gia
hoặc cũng liên quan đến công nghệ sản xuất hoặc bao gói. Trong pháp luật của Đức,
quy phạm quan trọng nhất trong số này là Luật về việc lưu thông lương thực thực
phẩm, các sản phẩm thuốc lá, mỹ phẩm và các nhu yếu phẩm khác và chế định kế
tục luật này là Luật Lương thực thực phẩm và Thức ăn chăn nuôi. Trên cơ sở luật
này, một loạt các nghị định với những quy định rất chi tiết đã được ban hành, ví dụ
như Nghị định về Mỹ phẩm. Một số luật quan trọng khác từ lĩnh vực này ví dụ như
là Luật Vệ sinh thực phẩm thịt (nay đã bỏ) và Luật Dược phẩm.10
bộ luật về bảo vệ người tiêu dùng nào trên thế giới. Trong một số trường hợp, hệ thống quy phạm pháp lý
này cũng bao gồm các vấn đề liên quan đến hợp đồng hàng loạt (standard forms of contracts) (ví dụ, khi một
người bán hàng không đưa ra điều kiện bảo hành nào cho hàng hoá được bán, khi đó bản hợp đồng hợp đồng
hàng loạt mà người đó luôn sử dụng sẽ không có giá trị pháp lý và người mua hàng có quyền lấy lại tiền của
mình), hay bảo hành (warranty) (ví dụ, người bán phải chịu trách nhiệm đền bù cho người mua nếu hàng hoá
được bán bị lỗi - lỗi đó có thể do sản xuất, thiết kế lô hàng, hay do không cảnh báo đầy đủ về các điều kiện
bảo quản và sử dụng, hay do không theo dõi giám sát sau khi hàng đã được bán). Các vụ việc liên quan đến
trách nhiệm pháp lý thường do các toà án chung, các toà chuyên biệt về người tiêu dùng (consumer courts),
hay các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng có chức năng xét xử áp dụng và thực thi.
10
Juergen Erich Kessler, Tổng quan pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng và thực trạng năng lực các
thiết chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Cộng hòa Liên bang Đức, in trong Kỷ yếu Hội thảo Khoa học
“Tăng cường năng lực các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam và kinh
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
nghiệm của Đức” do Trường Đại học Luật Hà Nội và Viện FES Hà Nội tổ chức 26/03/2015, Hà Nội, 2015,
tr.1-3.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
13
Qua các cách tiếp cận điều chỉnh quan hệ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
bằng pháp luật cho thấy, trong điều kiện Việt Nam, do ảnh hưởng của truyền thống
kinh doanh, truyền thống đánh bắt thủy hải sản làm thực phẩm nên cần có sự kết
hợp giữa việc tiếp cận mang tính phòng ngừa thông qua quy định biện pháp của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền vào hoạt động đánh bắt, nuôi trồng, chế biến, kinh
doanh thực phẩm thủy hải sản và bảo đảm quyền khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt
hại của người tiêu dùng thủy hải sản. Đồng thời, do thực phẩm thủy hải sản có liên
quan đến nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau nên trong thực tiễn thực thi cần tạo
được cơ chế phối kết hợp giữa các cơ quan nhà nước và các bên liên quan để bảo vệ
hữu hiệu quyền lợi người tiêu dùng thực phẩm thủy hải sản.
1.2. QUAN HỆ PHÁP LUẬT TIÊU DÙNG THỰC PHẨM THỦY HẢI SẢN –
CƠ SỞ XÁC ĐỊNH BIỆN PHÁP, CÁCH THỨC BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU
DÙNG
1.2.1. Định nghĩa và các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật tiêu dùng thực
phẩm thủy hải sản
1.2.1.1. Định nghĩa quan hệ pháp luật tiêu dùng thực phẩm thủy hải sản
Ở khía cạnh lý luận, quan hệ pháp luật tiêu dùng là hình thức pháp lý của
các quan hệ xã hội (trao đổi hàng hóa, dịch vụ) giữa người bán và người mua
đối với hàng hóa, giữa bên cung ứng dịch vụ và bên thụ hưởng dịch vụ…
được hình thành trên cơ sở các quy phạm pháp luật điều chỉnh quyền và nghĩa
vụ của các chủ thể tham gia quan hệ với những mục đích cụ thể, được áp dụng
khi phát sinh sự kiện pháp lý, trong đó quy phạm pháp luật về bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng được coi là trọng tâm trong nội dung quan hệ pháp luật
tiêu dùng, các quy phạm pháp luật chuyên ngành khác có ý nghĩa bổ trợ trong
từng mối quan hệ tương ứng.11
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
11
Nguyễn Trọng Điệp, Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân ở Việt Nam
hiện nay, Luận án tiến sĩ luật học, Học viện Khoa học Xã hội thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt
Nam, Hà Nội, 2014, tr. 21.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
14
Khác với nhiều lĩnh vực pháp luật khác, việc bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng diễn ra ở hầu hết các lĩnh vực trong đời sống kinh tế xã hội nên một văn
bản pháp luật không thể điều chỉnh tất cả các lĩnh vực, mà phải sử dụng một
hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh. Pháp luật bảo vệ người
tiêu dùng của hầu hết các nước trên thế giới đều cho thấy điều này. Chẳng hạn
tại Nhật Bản, ngoài Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng còn có gần 30
Luật chuyên ngành khác liên quan đến hoạt động bảo vệ người tiêu dùng như
Luật hợp đồng tiêu dùng, Luật Giao dịch thương mại đặc định, Luật Vệ sinh
thực phẩm, Luật Chú thích sản phẩm, Luật Khuyến khích các tổ chức phi lợi
nhuận, Luật Bảo vệ thông tin cá nhân, Luật Bình ổn giá, Luật bán hàng trả
góp…12
Quan hệ pháp luật về tiêu dùng thực phẩm thủy hải sản là một loại/dạng
quan hệ pháp luật tiêu dùng cụ thể và có nhiều khác biệt về chủ thể, khách thể
và nội dung của quan hệ pháp luật này. Quan hệ tiêu dùng thực phẩm thủy hải
sản phát sinh trực tiếp giữa người khai thác, nuôi trồng cũng như người chế
biến thủy hải sản. Do vậy, khi xác định quan hệ pháp luật tiêu dùng thực
phẩm thủy hải sản Tác giả Luận văn đồng ý với quan điểm của tác giả
Nguyễn Như Phát khi xác định bản chất của quan hệ tiêu dùng và quan hệ
pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là quan hệ pháp luật tư, được thực
hiện trên cơ sở hợp đồng mua bán, theo đó, người tiêu dùng mua và/ hoặc sử
dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của người cung cấp mà không vì mục đích
kinh doanh (bán lại) và nhấn mạnh “quan hệ tiêu dùng không phải là quan hệ
thương mại, được điều chỉnh bởi Luật Thương mại mà chỉ có thể là quan hệ
dân sự được điều chỉnh chung bởi Bộ luật dân sự. Là văn bản pháp luật gốc
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
12
Nguyễn Trọng Điệp, Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân ở Việt Nam
hiện nay, Luận án tiến sĩ luật học, Học viện Khoa học Xã hội thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt
Nam, Hà Nội, 2014, tr. 33.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
15
trong đời sống pháp lý dân sự.”13
Tác giả Nguyễn Như Phát phân tích thêm
“do tính chất xã hội của quan hệ tiêu dùng mà người tiêu dùng khó có thể có
cơ hội trở thành tự do, bình đẳng vì họ buộc luôn phải tham gia vào mối quan
hệ với đặc tính truyền kiếp là “thông tin bất cân xứng” nên người tiêu dùng có
thể phải rơi vào tình trạng mất khả năng mặc cả khi họ buộc phải sử dụng
hàng hóa, dịch vụ của nhà cung cấp độc quyền. Vì vậy, mọi hệ thống pháp
luật nhân đạo đều phải ưu tiên bảo vệ kẻ yếu và như thế, pháp luật bảo vệ
người tiêu dùng sẽ tựa hồ như một công cụ hỗ trợ từ bên ngoài quan hệ dân sự
để khắc phục những lổ hổng về khả năng tự do và bình đẳng của người tiêu
dùng trong quan hệ với nhà cung cấp để quan hệ dân sự có thể trở lại với
đúng nguyên tắc của nó.”14
Nói cách khác, pháp luật bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng góp phần khắc phục hậu quả của hành vi cạnh tranh không lành
mạnh cũng như hạn chế mặt trái của quá trình sản xuất, tiêu dùng trong nền
kinh tế thị trường.15
Sự tham gia của Nhà nước vào quan hệ pháp luật bảo vệ
người tiêu dùng góp phần bảo vệ niềm tin của người tiêu, bởi lẽ, niềm tin của
người tiêu dùng và sự phát triển sản xuất, kinh doanh có mối quan hệ chặt chẽ
với nhau. Tiêu dùng cá nhân của người tiêu dùng, nhất là ở các nước kinh tế
phát triển, chiếm tỉ trọng đáng kể trong tổng sản phẩm quốc dân nên nếu nhu
cầu tiêu dùng cá nhân tăng thì sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát
triển. Nếu hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ không đảm bảo chất lượng và qua đó
quyền lợi của người tiêu dùng bị xâm hại thì người tiêu dùng sẽ mất niềm tin
và giảm bớt nhu cầu tiêu thụ hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ. Điều này sẽ cản trở
13
Nguyễn Như Phát, Một số vấn đề lý luận xung quanh Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Tạp
chí Nhà nước và Pháp luật số 2(262)/2010, tr.28-34.
14
Nguyễn Như Phát, Một số vấn đề lý luận xung quanh Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Tạp
chí Nhà nước và Pháp luật số 2(262)/2010, tr.28-34.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
15
Nguyễn Đức Minh, Trách nhiệm của Nhà nước trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Tạp chí
Luật học số 12/2008, tr.38.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
16
sự phát triển của sản xuất, kinh doanh.16
Như vậy, trong quan hệ pháp luật
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Nhà nước thực hiện trách nhiệm của tổ
chức công bảo đảm môi trường, điều kiện kinh doanh thủy hải sản phù hợp
với quy chuẩn an toàn thực phẩm thông qua việc cung cấp/ban hành các quy
định pháp luật để điều chỉnh.
Từ những phân tích trên chúng ta có thể định nghĩa quan hệ pháp luật
tiêu dùng thực phẩm thủy hải sản như sau Quan hệ pháp luật tiêu dùng thực
phẩm thủy hải sản là quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình chế biến, kinh
doanh thủy sản làm thực phẩm giữa tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm
thủy sản với cá nhân, do các quy phạm pháp luật hoặc tập quán kinh doanh
thực phẩm thủy hải sản điều chỉnh. Qua định nghĩa này có mấy đề cần lưu ý
- Cá nhân trong quan hệ pháp luật tiêu dùng thực phẩm thủy hải sản
mua, sử dụng thực phẩm thủy sản nhằm mục đích phục vụ cho mục đích tiêu
dùng cá nhân, không nhằm mục đích kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận.
- Quan hệ pháp luật kinh doanh thực phẩm thủy sản chịu sự điều chỉnh
đồng thời của nhiều loại quy phạm, trong đó pháp luật về an toàn thực phẩm,
pháp luật thủy sản, pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là quan trọng
nhất. Bên cạnh quy phạm pháp luật, quan hệ kinh doanh thực phẩm thủy hải
sản cũng chịu sự điều chỉnh của các tập quán, đạo đức kinh doanh. Vì thực
phẩm thủy hải sản có liên quan trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng
nên việc kinh doanh thực phẩm thủy hải sản cần đề cao đạo đức kinh doanh,
vì chỉ có đạo đức kinh doanh mới có đủ “sức mạnh” để kiểm tỏa lòng tham
trong mỗi tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm thủy hải sản.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
16
Nguyễn Đức Minh, Trách nhiệm của Nhà nước trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Tạp chí
Luật học số 12/2008, tr.39.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
17
1.2.1.2. Các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
thực phẩm thủy hải sản
Từ quan niệm về kinh doanh thực phẩm thủy hải sản là việc thực hiện
một, một số hoặc tất cả các hoạt động giới thiệu, dịch vụ bảo quản, dịch vụ
vận chuyển hoặc buôn bán thực phẩm tại Khoản 8 Điều 2 Luật An toàn thực
phẩm cho thấy, hoạt động kinh doanh thực phẩm thủy hải sản do nhiều chủ
thể khác nhau thực hiện.
Trong phạm vi pháp luật Việt Nam, có thể xác định các chủ thể có liên
quan đến hoạt động kinh doanh thực phẩm thủy hải sản bao gồm
Thứ nhất, chủ thể thực hiện hoạt động kinh doanh thực phẩm thủy hải
sản là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động kinh doanh thủy hải sản một cách
liên tục, thường xuyên nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận và có đăng ký kinh
doanh. Và như vậy, việc kinh doanh thủy hải sản của ngư dân trực tiếp đánh
bắt thủy hải sản không thuộc đối tượng nghiên cứu của Luận văn. Tổ chức, cá
nhân kinh doanh thực phẩm có các quyền sau đây 17
- Quyết định các biện pháp kiểm soát nội bộ để duy trì chất lượng vệ
sinh an toàn thực phẩm;
- Yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu thực phẩm hợp tác trong
việc thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn;
- Lựa chọn cơ sở kiểm nghiệm để kiểm tra an toàn thực phẩm; lựa chọn
cơ sở kiểm nghiệm đã được chỉ định để chứng nhận hợp quy đối với thực
phẩm nhập khẩu;
- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật;
- Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
17
Khoản 1 Điều 8 Luật an toàn thực phẩm 2010.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
18
Bên cạnh các quyền trên, tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm có các
nghĩa vụ 18
- Tuân thủ các điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm trong quá
trình kinh doanh và chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm do mình kinh
doanh;
- Kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ thực phẩm, nhãn thực phẩm và các tài liệu
liên quan đến an toàn thực phẩm; lưu giữ hồ sơ về thực phẩm; thực hiện quy
định về truy xuất nguồn gốc thực phẩm không bảo đảm an toàn theo quy định
tại Điều 54 của Luật an toàn thực phẩm
- Thông tin trung thực về an toàn thực phẩm; thông báo cho người tiêu
dùng điều kiện bảo đảm an toàn khi vận chuyển, lưu giữ, bảo quản và sử dụng
thực phẩm;
- Kịp thời cung cấp thông tin về nguy cơ gây mất an toàn của thực phẩm
và cách phòng ngừa cho người tiêu dùng khi nhận được thông tin cảnh báo
của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu;
- Kịp thời ngừng kinh doanh, thông tin cho tổ chức, cá nhân sản xuất,
nhập khẩu và người tiêu dùng khi phát hiện thực phẩm không bảo đảm an
toàn;
- Báo cáo ngay với cơ quan có thẩm quyền và khắc phục ngay hậu quả
khi phát hiện ngộ độc thực phẩm hoặc bệnh truyền qua thực phẩm do mình
kinh doanh gây ra;
- Hợp tác với tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, cơ quan nhà nước có
thẩm quyền trong việc điều tra ngộ độc thực phẩm để khắc phục hậu quả, thu
hồi hoặc xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn;
- Tuân thủ quy định của pháp luật, quyết định về thanh tra, kiểm tra của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
18
Khoản 2 Điều 8 Luật an toàn thực phẩm 2010.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
19
- Chi trả chi phí lấy mẫu và kiểm nghiệm theo quy định tại Điều 48 của
Luật này;
- Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật khi thực phẩm mất an
toàn do mình kinh doanh gây ra.
Thứ hai, người tiêu dùng thực phẩm thủy hải sản là người mua thủy hải
sản để sử dụng phục vụ cho nhu cầu của mình. Nếu nhìn dưới góc độ “tiêu
dùng” thủy hải sản thì người tiêu dùng thực phẩm thủy hải sản chỉ là các cá
nhân. Trong quan hệ tiêu dùng thực phẩm thủy hải sản, người tiêu dùng có
các quyền sau đây 19
- Được cung cấp thông tin trung thực về an toàn thực phẩm, hướng dẫn
sử dụng, vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, lựa chọn, sử dụng thực phẩm phù
hợp; được cung cấp thông tin về nguy cơ gây mất an toàn, cách phòng ngừa
khi nhận được thông tin cảnh báo đối với thực phẩm;
- Yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ quyền
lợi của mình theo quy định của pháp luật;
- Yêu cầu tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng;
- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật;
- Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật do sử dụng thực
phẩm không an toàn gây ra.
Người tiêu dùng thực phẩm thủy hải sản có các nghĩa vụ a) Tuân thủ đầy
đủ các quy định, hướng dẫn về an toàn thực phẩm của tổ chức, cá nhân sản
xuất, kinh doanh trong vận chuyển, lưu giữ, bảo quản và sử dụng thực phẩm;
b) Kịp thời cung cấp thông tin khi phát hiện nguy cơ gây mất an toàn thực
phẩm, khai báo ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm với Ủy
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
19
Khoản 1 Điều 9 Luật an toàn thực phẩm 2010.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
20
ban nhân dân nơi gần nhất, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ quan nhà nước có
thẩm quyền, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm; c) Tuân thủ
quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong quá trình sử dụng thực
phẩm.20
Thứ ba, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tham gia vào quan hệ pháp
luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thực phẩm thủy hải sản chủ yếu với vai
trò bà đỡ, giám sát, ngăn cản các hành vi có khả năng, có nguy cơ xâm phạm
đến quyền lợi người tiêu dùng thực phẩm thủy hải sản.
1.2.2. Thực phẩm thủy hải sản – đối tượng của quan hệ pháp luật bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng thực phẩm thủy hải sản, đồng thời phải bảo đảm các tiêu
chuẩn an toàn thực phẩm rất chặt chẽ
Thủy hải sản là thuật ngữ dùng để chỉ về những nguồn lợi, sản vật đem lại cho
con người từ môi trường nước (nước mặn, nước ngọt, nước lợ). Hải sản bao gồm
các loại cá biển, động vật thân mềm (bạch tuộc, mực, tôm, nghêu, sò, ốc, hến,
hàu...), động vật giáp xác (tôm, cua và tôm hùm), động vật da gai (nhím biển).
Ngoài ra, các thực vật biển ăn được, chẳng hạn như một số loài rong biển và vi tảo.
Còn thủy sản bao gồm các nhóm nhóm cá (cá tra, cá bống tượng, cá chình,…);
nhóm giáp xác (tôm càng xanh, tôm sú, tôm thẻ, tôm đất); nhóm động vật thân mềm
(nghêu, sò huyết, hàu, ốc hương,....); nhóm rong; nhóm bò sát và lưỡng cư (cá sấu,
ếch, rắn…). Đối với Việt Nam, xuất phát từ đặc điểm địa lý với hệ thống hồ, ao,
sông ngoài, đầm phá, biển rộng lớn nên việc sử dụng các thủy hải sản làm thực
phẩm rất phổ biến và mang tính tự cấp, tục túc. Khi thủy hải sản trở thành ngành
kinh tế, hoạt động thủy sản phải tuân thủ theo quy trình nuôi trồng, đánh bắt, chế
biến chặt chẽ vừa để bảo đảm chất lượng thủy sản, vừa gắn việc khai thác, chế biến
với việc bảo vệ, phát triển nguồn thủy hải sản cũng như bảo vệ môi trường.
Các sản phẩm thủy hải sản khi được nuôi trồng thủy sản; khai thác thủy sản;
chế biến, mua, bán, xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản có liên quan trực tiếp đến quy
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
20
Khoản 2 Điều 9 Luật an toàn thực phẩm 2010.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
21
định về hoạt động thủy sản theo Luật Thủy sản 2017.21
Khi sử dụng làm thực phẩm,
thủy hải sản phải đáp ứng những tiêu chuẩn nhất định, vì một trong những nhu cầu
thiết yếu của con người, vì thế an toàn thực phẩm trở thành vấn đề có tầm quan
trọng đặc biệt thực phẩm an toàn góp phần to lớn trong việc cải thiện sức khoẻ cộng
đồng, nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển giống nòi. Chính vì vậy, an toàn
thực phẩm là vấn đề được tất cả các quốc gia quan tâm không chỉ trong phạm vi
lãnh thổ mình mà cả trên toàn thế giới, trong đó có thực phẩm là thủy hải sản, bởi
lẽ, an toàn thực phẩm là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe,
tính mạng con người.22
Các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm là những quy
chuẩn kỹ thuật và những quy định khác đối với thực phẩm, cơ sở sản xuất, kinh
doanh thực phẩm và hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ quan quản lý
nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm mục đích bảo đảm thực phẩm an toàn đối
với sức khoẻ, tính mạng con người.23
Từ quan niệm về kinh doanh theo Luật Doanh
nghiệp có thể nhận thấy, kinh doanh thủy hải sản là việc thực hiện một, một số hoặc
tất cả các công đoạn từ đánh bắt, sơ chế, chế biến thủy hải sản thành hàng hóa lưu
thông trên thị trường nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Do đó, nếu nhìn hoạt động
thủy sản là một chuỗi như Luật Thủy sản thì việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
thực phẩm thủy hải sản cũng phải được bảo đảm trong cả chuỗi hoạt động thủy sản.
Tuy nhiên, vì hoạt động thủy hải sản có sự tách biệt tương đối giữa khâu đánh bắt
với khâu chế biến nên việc bảo đảm đúng quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thực phẩm
thủy hải sản là tương đối khó khăn nên đây là cơ sở cho việc Liên minh Châu Âu
đòi hỏi ngư dân Việt Nam phải ghi lịch trình (hồ sơ đánh bắt) thì mới đủ tiêu chuẩn
để được nhập khẩu vào thị trường Liên minh Châu Âu.
Trong quan hệ pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thực phẩm thủy hải
sản, thủy hải sản là một loại hàng hóa lưu thông trên thị trường nên nó phải đáp ứng
các tiêu chuẩn, điều kiện để được lưu thông trên thị trường trên nguyên tắc, mọi
21
Khoản 1 Điều 3 Luật Thủy sản 2017 (Luật này có hiệu lực kể từ ngày 1/01/2019).
22
Khoản 1 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm 2010.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
23
Khoản 6 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm 2010.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
22
thủy hải sản không bị cấm giao dịch đều có thể trở thành hàng hóa để giao dịch trên
thị trường. Khi thủy hải sản được sử dụng làm thực phẩm thì phải bảo đảm an toàn
thực phẩm, tức là không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người. Để bảo đảm an
toàn, thực phẩm thủy hải sản phải bảo đảm các điều kiện bảo đảm an toàn thực
phẩm, nghĩa là tuân thủ những quy chuẩn kỹ thuật và những quy định khác đối với
thực phẩm, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và hoạt động sản xuất, kinh
doanh thực phẩm do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm mục
đích bảo đảm thực phẩm an toàn đối với sức khoẻ, tính mạng con người. Tuy nhiên,
thực tế của các đội tàu tại các địa phương tại tỉnh Quảng Bình cho thấy, hầu hết tàu
khai thác xa bờ hiện nay đều đóng bằng vỏ gỗ và vật liệu cách nhiệt của hầm bảo
quản của các tàu chủ yếu là làm từ xốp ghép, chiếm trên 95% số lượng tàu, chỉ có
một số ít tàu thuyền sử dụng compozit để trát lớp xử lý hầm bảo quản nên thực hiện
yêu cầu boong, hầm cá phải kín, sạch sẽ, hợp vệ sinh, không có khả năng nhiễm vi
sinh; hầm muối cá phải đảm bảo kín, cách nhiệt tốt… là điều rất khó khăn đối với
mỗi chủ tàu.
Kết quả nghiên cứu ở Khánh Hòa của các tác giả Nguyễn Thuần Anh, Nguyễn
Thị Lộc năm 2015 khảo sát 384 đối tượng làm việc tại các cơ sở thu mua hải sản và
chợ cá đã được phỏng vấn bằng phương pháp trực tiếp có sử dụng bảng câu hỏi
thiết kế sẵn cho thấy tỷ lệ nam, nữ lao động tại các cơ sở thu mua hải sản xấp xỉ
bằng nhau (nam 51,8% và nữ 48,2%),nhưng ở chợ cá thì đa phần là nữ (96,2%), chủ
yếu ở độ tuổi lao động (18-40 tuổi). Ở cơ sở thu mua tỷ lệ người làm việc 1-5 năm
là cao nhất (47,6%), ở chợ những người làm việc trên 5 năm lại chiếm tỷ lệ cao nhất
(61,5%). Kiến thức, thái độ, thực hành an toàn thực phẩm của người làm việc tại
các cơ sở thu mua và các chợ cá ở Khánh Hòa cho thấy, đa số người làm việc tiếp
xúc với hải sản cho biết họ có biết một số quy định liên quan đến an toàn vệ sinh
thực phẩm và buộc thực hiện theo qui định nhưng không thấy tự nguyện và
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
23
thoải mái khi thực hiện (thái độ đối với vấn đề an toàn thực phẩm còn mang tính đối
phó).24
Bà Marieke van der Pijl, Phó Chủ tịch Tiểu Ban Kinh doanh Nông nghiệp và
An toàn thực phẩm, Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam cho biết đòi hỏi của
thị trường EU về chất lượng sản phẩm, đặc biệt là vệ sinh an toàn thực phẩm lại rất
khắt khe. Việt Nam luôn vướng vào nhiều quy định cấm như hàm lượng quá cao
hoặc sử dụng không đúng một số sản phẩm như chất phụ gia, dư lượng kháng sinh,
thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, kim loại nặng… tồn tại trong sản phẩm nông
sản, thực phẩm, thủy sản. Trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 9/2015, đã có tới
hơn 25 sản phẩm của Việt Nam bị từ chối nhập khẩu; việc cấp phép nhập khẩu cho
khoảng 40 sản phẩm khác đang phải chờ xem xét…25
Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn nêu trên, chúng ta có thể rút ra những
nhận định sau đây
- Thực phẩm thủy hải sản là đối tượng của giao dịch tiêu dùng thủy hải sản,
đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Khi đưa ra thị trường, thực phẩm thủy hải sản
phải đáp ứng/tuân thủ các tiêu chuẩn, điều kiện do pháp luật quy định. Các tiêu
chuẩn bài bảo đảm tiêu chuẩn, kỹ thuật để không ảnh hưởng đến sức khỏe của
người tiêu dùng cũng như của cả cộng đồng.
- Quá trình chế biến thực phẩm thủy hải sản chịu sự kiểm soát chặt chẽ bởi các
quy trình kỹ thuật từ khâu đánh bắt, sơ chế, bảo quản, chế biến thủy hải sản thành
thực phẩm. Do thực phẩm thủy hải sản trải qua nhiều khâu nên việc kiểm soát chất
lượng thực phẩm là rất khó khăn.
24
Nguyễn Thuần Anh, Nguyễn Thị Lộc, Đánh giá kiến thức, kỹ năng, thái độ về an toàn thực phẩm
hải sản của người làm việc tại các cơ sở thu mua hải sản và chợ cá ở Khánh Hòa, Tạp chí Khoa học – Công
nghệ Thủy sản số 1/2016, tr. 7.
25 Thiện Trần, Xuất khẩu nông thủy sản sang EU An toàn thực phẩm là yếu tố quyết định.
Phỏng vấn bà Marieke van der Pijl, Phó Chủ tịch Tiểu Ban Kinh doanh Nông nghiệp và An toàn thực phẩm,
Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam trong cuộc trao đổi với phóng viên Thời báo Tài chính Việt Nam
bên lề Hội thảo “Đối thoại Việt Nam – EU Gia nhập thị trường Việt Nam cho các công ty châu Âu trong
ngành thực phẩm và đồ uống”, vừa tổ chức tại Hà Nội, http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/kinh-
doanh/2016-03-17/xuat-khau-nong-thuy-san-sang-eu-an-toan-thuc-pham-la-yeu-to-quyet-dinh-29734.aspx,
truy cập ngày 20/03/2016.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
24
- Bảo đảm chất lượng thực phẩm thủy hải sản đòi hỏi phải có sự phối hợp
đồng bộ từ cơ quan quản lý nhà nước cho đến các cơ sở đánh bắt, chế biến, kinh
doanh thực phẩm thủy hải sản.
1.2.3. Hình thức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong quan hệ tiêu dùng thực
phẩm thủy hải sản
Một là, người tiêu dùng tự bảo vệ, đây là biện pháp đầu tiên, phổ biến, thường
xuyên được sử dụng nhưng không có hiệu quả. Sở dĩ người tiêu dùng tự bảo vệ là
biện pháp khó khả thi là do có sự tách biệt giữa sản xuất và tiêu dùng nên việc tiêu
thụ hàng hóa của người tiêu dùng luôn ở trạng thái bất cân xứng về thông tin, năng
lực tài chính, năng lực đàm phán, khả năng chịu rủi ro, khả năng tiếp cận pháp
luật.26
Ngoài những nguyên nhân trên, tình trạng hám lợi, chạy theo những lợi ích
của các đợt khuyến mại, các lợi ích vật chất, tinh thần khác cũng góp phần vô hiệu
quả việc tự bảo vệ của người tiêu dùng. Đối với lĩnh vực thực phẩm thủy hải sản, do
có liên quan nhiều đến các thông số kỹ thuật, các hóa chất được sử dụng hoặc
không được sử dụng làm phụ gia trong chế biến thực phẩm thủy sản nên người tiêu
dùng khó có thể biết được hết các thông tin này mà hoàn toàn phụ thuộc vào đạo
đức kinh doanh của người kinh doanh thực phẩm thủy sản. Ngoài ra, việc người tiêu
dùng tự bảo vệ mình sẽ thất bại trước vô vàn các mánh lới gian lận của giới kinh
doanh thực phẩm thủy sản.
Hai là, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thông qua các quy định về trách
nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cũng như của bên thứ ba
trong việc cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng; quy định
về hợp đồng với người tiêu dùng, trong đó đáng chú ý các điều khoản của hợp đồng
giao kết với người tiêu dùng, điều kiện giao dịch chung không có hiệu lực; trách
nhiệm cung cấp bằng chứng giao dịch; trách nhiệm bảo hành hàng hóa, linh kiện,
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
26
Nguyễn Trọng Điệp, Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân ở Việt Nam
hiện nay, Luận án tiến sĩ luật học, Học viện Khoa học Xã hội thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt
Nam, Hà Nội, 2014, tr. 28-32.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
25
phụ kiện; yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng…27
Tuy nhiên, các quy định này chỉ là những quy định “trên giấy” nếu như không có sự
tự nguyện thi hành một cách chủ động, tự giác của tổ chức, cá nhân kinh doanh thực
phẩm thủy hải sản cũng như cần có sự vào cuộc tích cực của các cơ quan nhà nước
có chức năng hoặc có liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thực
phẩm thủy hải sản.
Ba là, sự vào cuộc mạnh mẽ, tích cực vừa mang tính bổ trợ, vừa mang tính
chủ thể đại diện của Hiệp hội thủy sản Việt Nam cũng như Hiệp hội bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng Việt Nam và của các tỉnh cũng như hệ thống truyền thông trong
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Nghiên cứu của tác giả Viên Thế Giang (2011)
chỉ rõ 28
Truyền thông có giá trị to lớn, nó là kênh quảng bá hình ảnh của doanh
nghiệp, nhưng nó cũng là “tấm gương phản chiếu” nhanh nhất những tấm “gương
mờ” trong kinh doanh. Truyền thông là công cụ để dư luận xã hội lên tiếng đối với
những doanh nghiệp vi phạm đạo đức kinh doanh, kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp
xây dựng, quảng bá những doanh nghiệp có đạo đức trong kinh doanh. Các hiệp hội
ngành nghề tạo ra các kênh thông tin nhằm quảng bá những bài học kinh nghiệm
trong việc xây dựng đạo đức kinh doanh của mỗi thành viên, giúp cho các thành
viên chủ động trong việc xây dựng giá trị đạo đức kinh doanh phù hợp với lĩnh vực
và đặc thù của doanh nghiệp. Sự tham gia của các tổ chức này mang tính hỗ trợ,
giám sát, yêu cầu, hỗ trợ cho người tiêu dùng trong việc bảo vệ quyền lợi của
mình.29
27
Xem cụ thể Chương II từ Điều 12 đến Điều 26 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010.
28
Viên Thế Giang, Xác lập nền tảng đạo đức kinh doanh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở
Việt Nam, trong Kỷ yếu Hội thảo Khoa học quốc tế “Hội nhập Hợp tác và Cạnh tranh”, Tập 2 do Trường Đại
học Thương mại và Trường Cao đẳng kinh tế đối ngoại tổ chức tháng 12/2011, Nxb. Thống kê, Hà Nội,
2011, tr. 570 – tr. 581.
29
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 28 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 các hoạt động
mà tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bao gồm
- Hướng dẫn, giúp đỡ, tư vấn người tiêu dùng khi có yêu cầu;
- Đại diện người tiêu dùng khởi kiện hoặc tự mình khởi kiện vì lợi ích công cộng;
- Cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thông tin về hành vi
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ;
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
26
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Hoạt động kinh doanh thực phẩm thủy hải sản bao gồm nhiều khâu, nhiều
công đoạn mà ở đó, bảo vệ người tiêu dùng trong kinh doanh thực phẩm thủy hải
sản là “mắt xích” quan trọng trong chuỗi giá trị của thực phẩm thủy hải sản. Nếu
việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không có sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ
giữa người khai thác với người chế biến thì sẽ không bảo đảm giá trị dinh dưỡng
của thủy hải sản khi chế biến làm thực phẩm nên sẽ làm giảm giá thành và khả năng
cạnh tranh, người tiêu dùng sẽ nói không với thực phẩm thủy hải sản. Hậu quả của
sự quay lưng này là tiềm năng nguồn lợi thủy hải sản của mỗi quốc gia không được
khai thác triệt để, tối đa.
Trong quan hệ tiêu dùng thủy hải sản, người tiêu dùng luôn ở thế yếu do có sự
tách biệt giữa khai thác, chế biến và kinh doanh với tiêu dùng thực phẩm thủy sản
nên người tiêu dùng khó có khả năng kiểm soát chất lượng của thực phẩm thủy sản.
Do vậy, pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là công cụ pháp lý để bảo vệ họ
trước các nguy cơ bị xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng.
- Độc lập khảo sát, thử nghiệm; công bố kết quả khảo sát, thử nghiệm chất lượng hàng hóa, dịch vụ
do mình thực hiện; thông tin, cảnh báo cho người tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ và chịu trách nhiệm trước
pháp luật về việc thông tin, cảnh báo của mình; kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm
pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
- Tham gia xây dựng pháp luật, chủ trương, chính sách, phương hướng, kế hoạch và biện pháp về
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
- Thực hiện nhiệm vụ được cơ quan nhà nước giao theo quy định tại Điều 29 của Luật bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng;
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
- Tham gia tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và kiến thức tiêu dùng.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
27
CHƯƠNG 2. THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI
NGƯỜI TIÊU DÙNG THỰC PHẨM THỦY HẢI SẢN TẠI
TỈNH BẾN TRE
2.1. CÁC QUY PHẠM ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ BẢO VỆ QUYỀN LỢI
NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG KINH DOANH THỰC PHẨM THỦY SẢN
2.1.1. Các văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành áp
dụng chung cho việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong kinh doanh thực
phẩm thủy hải sản
Tiếp cận từ khía cạnh hệ thống quy phạm có thể hiểu pháp luật bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng trong kinh doanh thực phẩm thủy hải sản là hệ thống quy phạm
pháp luật do nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong
quá trình kinh doanh thực phẩm thủy hải sản. Từ các văn bản quy phạm pháp luật
hiện hành, có thể khái quát các quy định pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
trong kinh doanh thực phẩm thành các nhóm quy định sau đây
Thứ nhất, các quy định liên quan đến an toàn thực phẩm, quy chuẩn, tiêu
chuẩn chất lượng hàng hóa, bao gồm
- Luật An toàn thực phẩm 2010.
- Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ quy định
hướng dẫn thi hành một số điều Luật An toàn thực phẩm.
- Luật Chất lượng sản phẩm hàng hoá 2007.
- Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2012 của Chính phủ quy định chi
tiết một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hoá.
- Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn về quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư
nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản
đủ điều kiện an toàn thực phẩm...
- Luật Bảo vệ người tiêu dùng năm 2010.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
28
- Nghị định số 99/2011/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27/10/2011 Quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả,
hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Quyết định số 02/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành
danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện
giao dịch chung.
- Thông tư số 10/2013/TT-BCT ngày 30/2/2013 của Bộ Công thương ban
hành mẫu đơn đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung…
Thứ ba, các quy định liên quan đến hoạt động thủy hải sản được thể hiện
trong Luật Thủy sản 2017 – Luật quy định về hoạt động bảo vệ và phát triển nguồn
lợi thủy sản; nuôi trồng thủy sản; khai thác thủy sản; chế biến, mua, bán, xuất khẩu,
nhập khẩu thủy sản. Luật Thủy sản cấm đưa tạp chất vào thủy sản nhằm mục đích
gian lận thương mại.30
Việc mua, bán, sơ chế, chế biến thủy sản, sản phẩm thủy sản
đòi hỏi cơ sở mua, bán, sơ chế, chế biến thủy sản, sản phẩm thủy sản phải đáp ứng
các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, phòng chống
cháy, nổ. Thủy sản, sản phẩm thủy sản được mua, bán, sơ chế, chế biến phải có hồ
sơ nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, bảo đảm chất lượng và an toàn thực phẩm. Mua, bán
thủy sản tại vùng công bố dịch bệnh phải thực hiện theo quy định của pháp luật về
thú y, bảo vệ và kiểm dịch thực vật.31
Từ quy định pháp luật hiện hành liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng thực phẩm thủy hải sản cho thấy, đây là lĩnh vực có liên quan quan đến
nhiều lĩnh vực và chịu sự điều chỉnh của đồng thời nhiều văn bản quy phạm pháp
luật. Khi áp dụng pháp luật, tùy thuộc vào quan hệ hệ xã hội phát sinh mà có sự lựa
chọn quy định pháp luật áp dụng. Trong tâm của pháp luật về bảo vệ quyền lợi
30
Khoản 11 Điều 7 Luật Thủy sản 2017.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
31
Điều 96 Luật Thủy sản 2017.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
29
người tiêu dùng thực phẩm thủy hải sản là Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
và những quy định riêng về kinh doanh thực phẩm thủy hải sản.
2.1.2. Các văn bản của tỉnh Bến Tre điều chỉnh quan hệ bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng trong kinh doanh thực phẩm thủy hải sản
Bến Tre là một trong những tỉnh có kinh tế phát triển chậm, có diện tích tự
nhiên là 2.394,2 km2
, được hình thành bởi cù lao An Hoá, cù lao Bảo, cù lao Minh,
Phía bắc giáp tỉnh Tiền Giang, phía nam giáp tỉnh Trà Vinh, phía tây giáp tỉnh Vĩnh
Long, phía đông giáp biển Đông, với chiều dài bờ biển là 65 km32
. Về dân số, tỉnh
Bến Tre có 1.263.710 người, về nhu cầu thực phẩm thủy hải sản hàng ngày rất
lớn.33
Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan Trung ương ban
hành chính quyền tỉnh Bến Tre trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của mình đã ban
hành các kế hoạch, các công văn chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thuộc các sở ban
ngành nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
trong kinh doanh thực phẩm thủy hải sản như
- Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành nhiệm vụ phát
triển kinh tế- xã hội của tỉnh như Nghị quyết số 14/2017/NQ-HĐND đã được Hội
đồng nhân dân tỉnh Bến Tre, Khóa IX - Kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 05 tháng 12
năm 2017 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2017. Theo Nghị
quyết này, nhiệm vụ tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm an
toàn vệ sinh thực phẩm; đồng thời, tập trung tuyên truyền nâng cao ý thức của
người dân trongviệc sản xuất, chế biến, tiêu thụ thực phẩm sạch, an toàn34
.
- Quyết định số 1692/QĐ-UBND ngày 01/08/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Bến Tre Phê duyệt Chương trình phát triển nuôi thuỷ sản giai đoạn 2011-2015 và
định hướng đến năm 2020 với nhiệm vụ quản lý phát triển nuôi thuỷ sản theo quy
hoạch, hướng dẫn người nuôi áp dụng tốt các tiêu chuẩn chất lượng, quy trình công
32
Niên giám Cục thống kê tỉnh Bến Tre năm 2015.
33
Niên giám Cục thống kê tỉnh Bến Tre năm 2015.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
34
Nghị quyết số 14/2017/NQ-HĐND đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Bến Tre Khóa IX – Kỳ họp
thứ 6 thông qua ngày 05 tháng 12 năm 2017 nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội.
Luận Văn Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu Dùng Trong Kinh Doanh Thực Phẩm Thủy Hải Sản.doc
Luận Văn Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu Dùng Trong Kinh Doanh Thực Phẩm Thủy Hải Sản.doc
Luận Văn Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu Dùng Trong Kinh Doanh Thực Phẩm Thủy Hải Sản.doc
Luận Văn Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu Dùng Trong Kinh Doanh Thực Phẩm Thủy Hải Sản.doc
Luận Văn Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu Dùng Trong Kinh Doanh Thực Phẩm Thủy Hải Sản.doc
Luận Văn Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu Dùng Trong Kinh Doanh Thực Phẩm Thủy Hải Sản.doc
Luận Văn Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu Dùng Trong Kinh Doanh Thực Phẩm Thủy Hải Sản.doc
Luận Văn Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu Dùng Trong Kinh Doanh Thực Phẩm Thủy Hải Sản.doc
Luận Văn Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu Dùng Trong Kinh Doanh Thực Phẩm Thủy Hải Sản.doc
Luận Văn Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu Dùng Trong Kinh Doanh Thực Phẩm Thủy Hải Sản.doc
Luận Văn Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu Dùng Trong Kinh Doanh Thực Phẩm Thủy Hải Sản.doc
Luận Văn Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu Dùng Trong Kinh Doanh Thực Phẩm Thủy Hải Sản.doc
Luận Văn Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu Dùng Trong Kinh Doanh Thực Phẩm Thủy Hải Sản.doc
Luận Văn Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu Dùng Trong Kinh Doanh Thực Phẩm Thủy Hải Sản.doc
Luận Văn Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu Dùng Trong Kinh Doanh Thực Phẩm Thủy Hải Sản.doc
Luận Văn Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu Dùng Trong Kinh Doanh Thực Phẩm Thủy Hải Sản.doc
Luận Văn Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu Dùng Trong Kinh Doanh Thực Phẩm Thủy Hải Sản.doc
Luận Văn Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu Dùng Trong Kinh Doanh Thực Phẩm Thủy Hải Sản.doc
Luận Văn Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu Dùng Trong Kinh Doanh Thực Phẩm Thủy Hải Sản.doc
Luận Văn Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu Dùng Trong Kinh Doanh Thực Phẩm Thủy Hải Sản.doc
Luận Văn Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu Dùng Trong Kinh Doanh Thực Phẩm Thủy Hải Sản.doc
Luận Văn Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu Dùng Trong Kinh Doanh Thực Phẩm Thủy Hải Sản.doc
Luận Văn Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu Dùng Trong Kinh Doanh Thực Phẩm Thủy Hải Sản.doc
Luận Văn Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu Dùng Trong Kinh Doanh Thực Phẩm Thủy Hải Sản.doc
Luận Văn Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu Dùng Trong Kinh Doanh Thực Phẩm Thủy Hải Sản.doc
Luận Văn Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu Dùng Trong Kinh Doanh Thực Phẩm Thủy Hải Sản.doc
Luận Văn Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu Dùng Trong Kinh Doanh Thực Phẩm Thủy Hải Sản.doc
Luận Văn Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu Dùng Trong Kinh Doanh Thực Phẩm Thủy Hải Sản.doc
Luận Văn Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu Dùng Trong Kinh Doanh Thực Phẩm Thủy Hải Sản.doc
Luận Văn Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu Dùng Trong Kinh Doanh Thực Phẩm Thủy Hải Sản.doc
Luận Văn Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu Dùng Trong Kinh Doanh Thực Phẩm Thủy Hải Sản.doc
Luận Văn Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu Dùng Trong Kinh Doanh Thực Phẩm Thủy Hải Sản.doc
Luận Văn Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu Dùng Trong Kinh Doanh Thực Phẩm Thủy Hải Sản.doc
Luận Văn Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu Dùng Trong Kinh Doanh Thực Phẩm Thủy Hải Sản.doc
Luận Văn Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu Dùng Trong Kinh Doanh Thực Phẩm Thủy Hải Sản.doc
Luận Văn Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu Dùng Trong Kinh Doanh Thực Phẩm Thủy Hải Sản.doc
Luận Văn Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu Dùng Trong Kinh Doanh Thực Phẩm Thủy Hải Sản.doc
Luận Văn Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu Dùng Trong Kinh Doanh Thực Phẩm Thủy Hải Sản.doc
Luận Văn Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu Dùng Trong Kinh Doanh Thực Phẩm Thủy Hải Sản.doc
Luận Văn Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu Dùng Trong Kinh Doanh Thực Phẩm Thủy Hải Sản.doc
Luận Văn Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu Dùng Trong Kinh Doanh Thực Phẩm Thủy Hải Sản.doc
Luận Văn Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu Dùng Trong Kinh Doanh Thực Phẩm Thủy Hải Sản.doc
Luận Văn Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu Dùng Trong Kinh Doanh Thực Phẩm Thủy Hải Sản.doc
Luận Văn Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu Dùng Trong Kinh Doanh Thực Phẩm Thủy Hải Sản.doc
Luận Văn Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu Dùng Trong Kinh Doanh Thực Phẩm Thủy Hải Sản.doc
Luận Văn Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu Dùng Trong Kinh Doanh Thực Phẩm Thủy Hải Sản.doc
Luận Văn Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu Dùng Trong Kinh Doanh Thực Phẩm Thủy Hải Sản.doc
Luận Văn Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu Dùng Trong Kinh Doanh Thực Phẩm Thủy Hải Sản.doc
Luận Văn Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu Dùng Trong Kinh Doanh Thực Phẩm Thủy Hải Sản.doc

More Related Content

What's hot

Luận án: Tiền lương trong doanh nghiệp theo pháp luật lao động - Gửi miễn phí...
Luận án: Tiền lương trong doanh nghiệp theo pháp luật lao động - Gửi miễn phí...Luận án: Tiền lương trong doanh nghiệp theo pháp luật lao động - Gửi miễn phí...
Luận án: Tiền lương trong doanh nghiệp theo pháp luật lao động - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VNLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VNOnTimeVitThu
 
Luận án tiến sĩ luật học hoàn thiện pháp luật về kiểm soát giao dịch giữa côn...
Luận án tiến sĩ luật học hoàn thiện pháp luật về kiểm soát giao dịch giữa côn...Luận án tiến sĩ luật học hoàn thiện pháp luật về kiểm soát giao dịch giữa côn...
Luận án tiến sĩ luật học hoàn thiện pháp luật về kiểm soát giao dịch giữa côn...https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (20)

Luận án: Tiền lương trong doanh nghiệp theo pháp luật lao động - Gửi miễn phí...
Luận án: Tiền lương trong doanh nghiệp theo pháp luật lao động - Gửi miễn phí...Luận án: Tiền lương trong doanh nghiệp theo pháp luật lao động - Gửi miễn phí...
Luận án: Tiền lương trong doanh nghiệp theo pháp luật lao động - Gửi miễn phí...
 
Luận văn: Pháp luật về điều kiện bảo hộ sáng chế, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về điều kiện bảo hộ sáng chế, HOT, HAYLuận văn: Pháp luật về điều kiện bảo hộ sáng chế, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về điều kiện bảo hộ sáng chế, HOT, HAY
 
Tiểu Luận Môn Mọc Quyền Im Lặng Tố Tụng Hình Sự, 9 Điểm.docx
Tiểu Luận Môn Mọc Quyền Im Lặng Tố Tụng Hình Sự, 9 Điểm.docxTiểu Luận Môn Mọc Quyền Im Lặng Tố Tụng Hình Sự, 9 Điểm.docx
Tiểu Luận Môn Mọc Quyền Im Lặng Tố Tụng Hình Sự, 9 Điểm.docx
 
Đề tài: Thủ tục phá sản các tổ chức tín dụng theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục phá sản các tổ chức tín dụng theo pháp luật, HAYĐề tài: Thủ tục phá sản các tổ chức tín dụng theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục phá sản các tổ chức tín dụng theo pháp luật, HAY
 
Luận văn: Vấn đề quyền con người và can thiệp nhân đạo, HAY
Luận văn: Vấn đề quyền con người và can thiệp nhân đạo, HAYLuận văn: Vấn đề quyền con người và can thiệp nhân đạo, HAY
Luận văn: Vấn đề quyền con người và can thiệp nhân đạo, HAY
 
Luận văn: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật, HOT
Luận văn: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật, HOTLuận văn: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật, HOT
Luận văn: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật, HOT
 
Luận văn: Quyền tiếp cận công lý ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận văn: Quyền tiếp cận công lý ở Việt Nam hiện nay, HAYLuận văn: Quyền tiếp cận công lý ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận văn: Quyền tiếp cận công lý ở Việt Nam hiện nay, HAY
 
Pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh...
Pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh...Pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh...
Pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh...
 
Luận văn: Người đại diện theo ủy quyền của đương sự, HOT
Luận văn: Người đại diện theo ủy quyền của đương sự, HOTLuận văn: Người đại diện theo ủy quyền của đương sự, HOT
Luận văn: Người đại diện theo ủy quyền của đương sự, HOT
 
Đề tài: Nguyên tắc đối xử bình đẳng đối với cổ đông trong công ty
Đề tài: Nguyên tắc đối xử bình đẳng đối với cổ đông trong công tyĐề tài: Nguyên tắc đối xử bình đẳng đối với cổ đông trong công ty
Đề tài: Nguyên tắc đối xử bình đẳng đối với cổ đông trong công ty
 
Luận văn: Pháp luật về thu bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệp
Luận văn: Pháp luật về thu bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệpLuận văn: Pháp luật về thu bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệp
Luận văn: Pháp luật về thu bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệp
 
Luận văn: Pháp luật về quản lý chung cư ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về quản lý chung cư ở Việt Nam, HOTLuận văn: Pháp luật về quản lý chung cư ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về quản lý chung cư ở Việt Nam, HOT
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VNLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
 
Luận án: Pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân ở Việt Nam, HAY
Luận án: Pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân ở Việt Nam, HAY Luận án: Pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân ở Việt Nam, HAY
Luận án: Pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân ở Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về quản trị công ty cổ phần, HOT
Luận văn: Pháp luật về quản trị công ty cổ phần, HOTLuận văn: Pháp luật về quản trị công ty cổ phần, HOT
Luận văn: Pháp luật về quản trị công ty cổ phần, HOT
 
Luận văn: Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản với tinh trùng, HOT
Luận văn: Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản với tinh trùng, HOTLuận văn: Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản với tinh trùng, HOT
Luận văn: Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản với tinh trùng, HOT
 
Luận án tiến sĩ luật học hoàn thiện pháp luật về kiểm soát giao dịch giữa côn...
Luận án tiến sĩ luật học hoàn thiện pháp luật về kiểm soát giao dịch giữa côn...Luận án tiến sĩ luật học hoàn thiện pháp luật về kiểm soát giao dịch giữa côn...
Luận án tiến sĩ luật học hoàn thiện pháp luật về kiểm soát giao dịch giữa côn...
 
Luận văn: Hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật lao động, 9đ
Luận văn: Hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật lao động, 9đLuận văn: Hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật lao động, 9đ
Luận văn: Hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật lao động, 9đ
 
Luận văn: Chuyển đổi hình thức công ty theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Chuyển đổi hình thức công ty theo pháp luật Việt NamLuận văn: Chuyển đổi hình thức công ty theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Chuyển đổi hình thức công ty theo pháp luật Việt Nam
 
Luận văn: Bãi miễn đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp theo luật
Luận văn: Bãi miễn đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp theo luậtLuận văn: Bãi miễn đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp theo luật
Luận văn: Bãi miễn đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp theo luật
 

Similar to Luận Văn Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu Dùng Trong Kinh Doanh Thực Phẩm Thủy Hải Sản.doc

PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƢỜI TIÊU DÙNG TRONG LĨNH VỰC THỰC PHẨM CHỨC NĂNG...
PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƢỜI TIÊU DÙNG TRONG LĨNH VỰC THỰC PHẨM CHỨC NĂNG...PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƢỜI TIÊU DÙNG TRONG LĨNH VỰC THỰC PHẨM CHỨC NĂNG...
PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƢỜI TIÊU DÙNG TRONG LĨNH VỰC THỰC PHẨM CHỨC NĂNG...nataliej4
 
Phân lập và tuyển chọn các chủng vi khuẩn có hoạt tính cao trong quá trình lê...
Phân lập và tuyển chọn các chủng vi khuẩn có hoạt tính cao trong quá trình lê...Phân lập và tuyển chọn các chủng vi khuẩn có hoạt tính cao trong quá trình lê...
Phân lập và tuyển chọn các chủng vi khuẩn có hoạt tính cao trong quá trình lê...Man_Ebook
 
Quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) trên địa bàn huyện Bìn...
Quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) trên địa bàn huyện Bìn...Quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) trên địa bàn huyện Bìn...
Quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) trên địa bàn huyện Bìn...luanvantrust
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy của các công ty cổ phần công nghi...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy của các công ty cổ phần công nghi...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy của các công ty cổ phần công nghi...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy của các công ty cổ phần công nghi...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ về bảo vệ môi trường dành cho cán bộ và nhân viê...
Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ về bảo vệ môi trường dành cho cán bộ và nhân viê...Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ về bảo vệ môi trường dành cho cán bộ và nhân viê...
Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ về bảo vệ môi trường dành cho cán bộ và nhân viê...SOS Môi Trường
 

Similar to Luận Văn Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu Dùng Trong Kinh Doanh Thực Phẩm Thủy Hải Sản.doc (20)

Luận Văn Xử Lý Vi Phạm Trong Hoạt Động Hành Nghề Y Tư Nhân.doc
Luận Văn Xử Lý Vi Phạm Trong Hoạt Động Hành Nghề Y Tư Nhân.docLuận Văn Xử Lý Vi Phạm Trong Hoạt Động Hành Nghề Y Tư Nhân.doc
Luận Văn Xử Lý Vi Phạm Trong Hoạt Động Hành Nghề Y Tư Nhân.doc
 
Đề tài: Quản lý về an toàn vệ sinh thực phẩm tại TPHCM, HOT
Đề tài: Quản lý về an toàn vệ sinh thực phẩm tại TPHCM, HOTĐề tài: Quản lý về an toàn vệ sinh thực phẩm tại TPHCM, HOT
Đề tài: Quản lý về an toàn vệ sinh thực phẩm tại TPHCM, HOT
 
Thực tiễn áp dụng pháp luật về ưu đãi đầu tư tại tỉnh Quảng Ninh.doc
Thực tiễn áp dụng pháp luật về ưu đãi đầu tư tại tỉnh Quảng Ninh.docThực tiễn áp dụng pháp luật về ưu đãi đầu tư tại tỉnh Quảng Ninh.doc
Thực tiễn áp dụng pháp luật về ưu đãi đầu tư tại tỉnh Quảng Ninh.doc
 
BÀI MẪU Luận văn Quản lý tài sản công tại Bệnh viện, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý tài sản công tại Bệnh viện, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn Quản lý tài sản công tại Bệnh viện, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý tài sản công tại Bệnh viện, 9 ĐIỂM
 
Luận Văn Pháp Luật Về Giải Quyết Việc Làm Từ Thực Tiển Ngành Thủy Sản.doc
Luận Văn Pháp Luật Về Giải Quyết Việc Làm Từ Thực Tiển Ngành Thủy Sản.docLuận Văn Pháp Luật Về Giải Quyết Việc Làm Từ Thực Tiển Ngành Thủy Sản.doc
Luận Văn Pháp Luật Về Giải Quyết Việc Làm Từ Thực Tiển Ngành Thủy Sản.doc
 
Thực thi chính sách đối với thương binh, bệnh binh trên địa bàn huyện Mê Linh...
Thực thi chính sách đối với thương binh, bệnh binh trên địa bàn huyện Mê Linh...Thực thi chính sách đối với thương binh, bệnh binh trên địa bàn huyện Mê Linh...
Thực thi chính sách đối với thương binh, bệnh binh trên địa bàn huyện Mê Linh...
 
Luận án: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng trong t...
Luận án: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng trong t...Luận án: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng trong t...
Luận án: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng trong t...
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Giá Trị Cảm Nhận Và Lòng Trung Thành Của Người Tiêu...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Giá Trị Cảm Nhận Và Lòng Trung Thành Của Người Tiêu...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Giá Trị Cảm Nhận Và Lòng Trung Thành Của Người Tiêu...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Giá Trị Cảm Nhận Và Lòng Trung Thành Của Người Tiêu...
 
Đề tài: Chính sách dân tộc huyện Sơn Hà tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Đề tài: Chính sách dân tộc huyện Sơn Hà tỉnh Quảng Ngãi, HOTĐề tài: Chính sách dân tộc huyện Sơn Hà tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Đề tài: Chính sách dân tộc huyện Sơn Hà tỉnh Quảng Ngãi, HOT
 
Luận văn:Thực hiện chính sách dân tộc tại tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Luận văn:Thực hiện chính sách dân tộc tại tỉnh Quảng Ngãi, HOTLuận văn:Thực hiện chính sách dân tộc tại tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Luận văn:Thực hiện chính sách dân tộc tại tỉnh Quảng Ngãi, HOT
 
PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƢỜI TIÊU DÙNG TRONG LĨNH VỰC THỰC PHẨM CHỨC NĂNG...
PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƢỜI TIÊU DÙNG TRONG LĨNH VỰC THỰC PHẨM CHỨC NĂNG...PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƢỜI TIÊU DÙNG TRONG LĨNH VỰC THỰC PHẨM CHỨC NĂNG...
PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƢỜI TIÊU DÙNG TRONG LĨNH VỰC THỰC PHẨM CHỨC NĂNG...
 
Phân lập và tuyển chọn các chủng vi khuẩn có hoạt tính cao trong quá trình lê...
Phân lập và tuyển chọn các chủng vi khuẩn có hoạt tính cao trong quá trình lê...Phân lập và tuyển chọn các chủng vi khuẩn có hoạt tính cao trong quá trình lê...
Phân lập và tuyển chọn các chủng vi khuẩn có hoạt tính cao trong quá trình lê...
 
Pháp Luật Về Điều Kiện Hành Nghề Khám Chữa Bệnh Của Cá Nhân.doc
Pháp Luật Về Điều Kiện Hành Nghề Khám Chữa Bệnh Của Cá Nhân.docPháp Luật Về Điều Kiện Hành Nghề Khám Chữa Bệnh Của Cá Nhân.doc
Pháp Luật Về Điều Kiện Hành Nghề Khám Chữa Bệnh Của Cá Nhân.doc
 
Quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) trên địa bàn huyện Bìn...
Quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) trên địa bàn huyện Bìn...Quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) trên địa bàn huyện Bìn...
Quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) trên địa bàn huyện Bìn...
 
Đề tài sử dụng đòn bẩy công ty chế biến thực phẩm
Đề tài sử dụng đòn bẩy công ty chế biến thực phẩmĐề tài sử dụng đòn bẩy công ty chế biến thực phẩm
Đề tài sử dụng đòn bẩy công ty chế biến thực phẩm
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy của các công ty cổ phần công nghi...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy của các công ty cổ phần công nghi...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy của các công ty cổ phần công nghi...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy của các công ty cổ phần công nghi...
 
Công cụ kinh tế trong chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Công cụ kinh tế trong chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAYCông cụ kinh tế trong chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Công cụ kinh tế trong chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
 
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAYLuận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
 
Luận Văn Chính Sách An Sinh Xã Hội Đối Với Người Dân Tộc Thiểu Số
Luận Văn Chính Sách An Sinh Xã Hội Đối Với Người Dân Tộc Thiểu SốLuận Văn Chính Sách An Sinh Xã Hội Đối Với Người Dân Tộc Thiểu Số
Luận Văn Chính Sách An Sinh Xã Hội Đối Với Người Dân Tộc Thiểu Số
 
Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ về bảo vệ môi trường dành cho cán bộ và nhân viê...
Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ về bảo vệ môi trường dành cho cán bộ và nhân viê...Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ về bảo vệ môi trường dành cho cán bộ và nhân viê...
Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ về bảo vệ môi trường dành cho cán bộ và nhân viê...
 

More from Dịch vụ viết đề tài trọn gói Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149

More from Dịch vụ viết đề tài trọn gói Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 (20)

Luận Văn Unproductive Project Management Process In ITC.doc
Luận Văn Unproductive Project Management Process In ITC.docLuận Văn Unproductive Project Management Process In ITC.doc
Luận Văn Unproductive Project Management Process In ITC.doc
 
Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành logistics cảng biển tại tỉnh Bà Rịa.doc
Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành logistics cảng biển tại tỉnh Bà Rịa.docNâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành logistics cảng biển tại tỉnh Bà Rịa.doc
Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành logistics cảng biển tại tỉnh Bà Rịa.doc
 
Tác Động Của Chính Sách Tài Khóa Và Chính Sách Tiền Tệ Đến Các Biến Kinh Tế V...
Tác Động Của Chính Sách Tài Khóa Và Chính Sách Tiền Tệ Đến Các Biến Kinh Tế V...Tác Động Của Chính Sách Tài Khóa Và Chính Sách Tiền Tệ Đến Các Biến Kinh Tế V...
Tác Động Của Chính Sách Tài Khóa Và Chính Sách Tiền Tệ Đến Các Biến Kinh Tế V...
 
The Impact Of Alternative Wetting And Drying Technique Adoption On Technical ...
The Impact Of Alternative Wetting And Drying Technique Adoption On Technical ...The Impact Of Alternative Wetting And Drying Technique Adoption On Technical ...
The Impact Of Alternative Wetting And Drying Technique Adoption On Technical ...
 
Mối Quan Hệ Giữa Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng.doc
Mối Quan Hệ Giữa Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng.docMối Quan Hệ Giữa Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng.doc
Mối Quan Hệ Giữa Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng.doc
 
Luận Văn The Solution To Enhance Time Management Skill At Expeditors Vietnam.doc
Luận Văn The Solution To Enhance Time Management Skill At Expeditors Vietnam.docLuận Văn The Solution To Enhance Time Management Skill At Expeditors Vietnam.doc
Luận Văn The Solution To Enhance Time Management Skill At Expeditors Vietnam.doc
 
Ineffective Leadership Style In Sale Department At Cadivi Company.doc
Ineffective Leadership Style In Sale Department At Cadivi Company.docIneffective Leadership Style In Sale Department At Cadivi Company.doc
Ineffective Leadership Style In Sale Department At Cadivi Company.doc
 
Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty Kfc.doc
Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty Kfc.docGiải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty Kfc.doc
Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty Kfc.doc
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tỷ Lệ Thu Nhập Lãi Thuần Của Các Ngân Hàng.doc
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tỷ Lệ Thu Nhập Lãi Thuần Của Các Ngân Hàng.docLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tỷ Lệ Thu Nhập Lãi Thuần Của Các Ngân Hàng.doc
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tỷ Lệ Thu Nhập Lãi Thuần Của Các Ngân Hàng.doc
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Quản Trị Trong Các Do...
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Quản Trị Trong Các Do...Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Quản Trị Trong Các Do...
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Quản Trị Trong Các Do...
 
Economics and Environmental Implications of Carbon Taxation in Malaysia.doc
Economics and Environmental Implications of Carbon Taxation in Malaysia.docEconomics and Environmental Implications of Carbon Taxation in Malaysia.doc
Economics and Environmental Implications of Carbon Taxation in Malaysia.doc
 
Ảnh Hưởng Phát Triển Tài Chính Đến Giảm Nghèo Ở Các Nước Đang Phát Triển.doc
Ảnh Hưởng Phát Triển Tài Chính Đến Giảm Nghèo Ở Các Nước Đang Phát Triển.docẢnh Hưởng Phát Triển Tài Chính Đến Giảm Nghèo Ở Các Nước Đang Phát Triển.doc
Ảnh Hưởng Phát Triển Tài Chính Đến Giảm Nghèo Ở Các Nước Đang Phát Triển.doc
 
Luận Văn Tự chủ tài chính ở các đơn vị Y tế công lập tỉnh Phú Yên.doc
Luận Văn Tự chủ tài chính ở các đơn vị Y tế công lập tỉnh Phú Yên.docLuận Văn Tự chủ tài chính ở các đơn vị Y tế công lập tỉnh Phú Yên.doc
Luận Văn Tự chủ tài chính ở các đơn vị Y tế công lập tỉnh Phú Yên.doc
 
Shadow Economy In The Relationship With Fdi, Institutional Quality, And Incom...
Shadow Economy In The Relationship With Fdi, Institutional Quality, And Incom...Shadow Economy In The Relationship With Fdi, Institutional Quality, And Incom...
Shadow Economy In The Relationship With Fdi, Institutional Quality, And Incom...
 
Ảnh Hưởng Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Và Công Nghệ Thông Tin Đến Hiệu Quả Q...
Ảnh Hưởng Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Và Công Nghệ Thông Tin Đến Hiệu Quả Q...Ảnh Hưởng Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Và Công Nghệ Thông Tin Đến Hiệu Quả Q...
Ảnh Hưởng Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Và Công Nghệ Thông Tin Đến Hiệu Quả Q...
 
Các Giải Pháp Phát Triển Năng Lực Động Công Ty Baiksan Việt Nam Đến Năm 2022.doc
Các Giải Pháp Phát Triển Năng Lực Động Công Ty Baiksan Việt Nam Đến Năm 2022.docCác Giải Pháp Phát Triển Năng Lực Động Công Ty Baiksan Việt Nam Đến Năm 2022.doc
Các Giải Pháp Phát Triển Năng Lực Động Công Ty Baiksan Việt Nam Đến Năm 2022.doc
 
Luận Văn Tác Động Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Hoạt Động Trao Quyền.doc
Luận Văn Tác Động Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Hoạt Động Trao Quyền.docLuận Văn Tác Động Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Hoạt Động Trao Quyền.doc
Luận Văn Tác Động Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Hoạt Động Trao Quyền.doc
 
Giải Pháp Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Bao Bì...
Giải Pháp Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Bao Bì...Giải Pháp Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Bao Bì...
Giải Pháp Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Bao Bì...
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Chia Sẻ Tri Thức Của Nhân Viên.doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Chia Sẻ Tri Thức Của Nhân Viên.docLuận Văn Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Chia Sẻ Tri Thức Của Nhân Viên.doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Chia Sẻ Tri Thức Của Nhân Viên.doc
 
Luận Văn Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cư dân khi tham gia phát tr...
Luận Văn Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cư dân khi tham gia phát tr...Luận Văn Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cư dân khi tham gia phát tr...
Luận Văn Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cư dân khi tham gia phát tr...
 

Recently uploaded

Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 

Recently uploaded (19)

Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 

Luận Văn Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu Dùng Trong Kinh Doanh Thực Phẩm Thủy Hải Sản.doc

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM VÕ TRÍ THỨC BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG KINH DOANH THỰC PHẨM THỦY HẢI SẢN QUA THỰC TIỄN TỈNH BẾN TRE LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM VÕ TRÍ THỨC BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG KINH DOANH THỰC PHẨM THỦY HẢI SẢN QUA THỰC TIỄN TỈNH BẾN TRE Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã số : 8380107 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VIÊN THẾ GIANG
  • 3. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Võ Trí Thức là học viên lớp Cao học Khóa 27 chuyên ngành Luật kinh tế, Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, là tác giả của Luận văn thạc sĩ luật học với đề tài “Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong kinh doanh thực phẩm thủy hải sản qua thực tiễn tỉnh Bến Tre” (Sau đây gọi tắt là “Luận văn”). Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung được trình bày trong Luận văn này là kết quả nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học. Trong Luận văn có sử dụng, trích dẫn một số ý kiến, quan điểm khoa học của một số tác giả. Các thông tin này đều được trích dẫn nguồn cụ thể, chính xác và có thể kiểm chứng. Các số liệu, thông tin được sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn khách quan và trung thực. Học viên thực hiện Võ Trí Thức
  • 4. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TÓM TẮT LUẬN VĂN LỜI NÓI ĐẦU ......................................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài................................................................................................................................. 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài............................................................................... 2 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................................ 3 3.1. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................................................... 3 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................................................... 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 4 4.1. Đối tượng nghiên cứu của Luận văn....................................................................................... 4 4.2. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................................................ 4 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................................. 4 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài ...................................................................................... 5 7. Kết cấu của Luận văn........................................................................................................................ 5 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG KINH DOANH THỰC PHẨM THỦY HẢI SẢN..................................................................................................................................................... 6 1.1. NGƯỜI TIÊU DÙNG – CHỦ THỂ KHÔNG THỂ THIẾU TRONG QUAN HỆ KINH DOANH THỰC PHẨM THỦY HẢI SẢN, NHƯNG LUÔN Ở THẾ YẾU DO SỰ TÁCH BIỆT GIỮA SẢN XUẤT VÀ TIÊU DÙNG............................................... 6 1.1.1. Bản chất của hoạt động kinh doanh thực phẩm thủy hải sản ................................... 6 1.1.2. Người tiêu dùng và các phương pháp tiếp cận bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bằng pháp luật ................................................................................................................................ 8 1.1.2.1. Người tiêu dùng trong pháp luật các nước và Việt Nam........................................ 8 1.1.2.2. Các phương pháp tiếp cận bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bằng pháp luật10
  • 5. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1.2. QUAN HỆ PHÁP LUẬT TIÊU DÙNG THỰC PHẨM THỦY HẢI SẢN – CƠ SỞ XÁC ĐỊNH BIỆN PHÁP, CÁCH THỨC BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG .......13 1.2.1. Định nghĩa và các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật tiêu dùng thực phẩm thủy hải sản ...............................................................................................................................................13 1.2.1.1. Định nghĩa quan hệ pháp luật tiêu dùng thực phẩm thủy hải sản.....................13 1.2.1.2. Các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thực phẩm thủy hải sản........................................................................................................................17 1.2.2. Thực phẩm thủy hải sản – đối tượng của quan hệ pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thực phẩm thủy hải sản, đồng thời phải bảo đảm các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm rất chặt chẽ...............................................................................................................20 1.2.3. Hình thức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong quan hệ tiêu dùng thực phẩm thủy hải sản...................................................................................................................................24 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.................................................................................................................26 CHƯƠNG 2. THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG THỰC PHẨM THỦY HẢI SẢN TẠI TỈNH BẾN TRE................................27 2.1. CÁC QUY PHẠM ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG KINH DOANH THỰC PHẨM THỦY SẢN............................27 2.1.1. Các văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành áp dụng chung cho việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong kinh doanh thực phẩm thủy hải sản..........................................................................................................................................................27 2.1.2. Các văn bản của tỉnh Bến Tre điều chỉnh quan hệ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong kinh doanh thực phẩm thủy hải sản........................................................................29 2.2. Đánh giá việc thực thi pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thực phẩm thủy hải sản ...............................................................................................................................................32 2.2.1. Công tác học tập, tuyên truyền pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và tư vấn, giải quyết khiếu nại người tiêu dùng Làm tốt nhưng chưa thực sự tạo được sự chuyển biến.........................................................................................................................................32 2.2.2. Công tác tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm, cấp giấy chứng nhận cơ sở kinh doanh đủ điều kiện an toàn thực phẩm thủy hải sản Mới chỉ làm tốt ở khâu cấp
  • 6. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 giấy phép, bảo đảm tuân thủ sau khi được cấp phép chưa được thực hiện thường xuyên............................................................................................................................................................34 2.2.3. Công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm trong kinh doanh thực phẩm thủy hải sản Chưa dung hòa được quyền lợi người tiêu dùng với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của cơ sở kinh doanh thực phẩm thủy hải sản.............................................................37 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.................................................................................................................40 CHƯƠNG 3 TĂNG CƯỜNG BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG KINH DOANH THỰC PHẨM THỦY HẢI SẢN TẠI TỈNH BÊN TRE TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.................................................................................41 3.1. TIỀN ĐỀ CHO VIỆC THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THỰC PHẨM THỦY HẢI SẢN Ở TỈNH BẾN TRE ..........................................................................41 3.2. Biện pháp bảo đảm tăng cường bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thực phẩm thủy hải sản ở tỉnh Bến Tre................................................................................................................44 3.2.1. Truy xuất nguồn gốc thực phẩm thủy hải sản kênh thông tin bảo đảm chất lượng và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong kinh doanh thực phẩm thủy hải sản44 3.2.2. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước gắn với biện pháp xử lý hành vi vi phạm.....................................................................................46 3.2.3. Nâng cao vai trò của Hội bảo vệ người tiêu dùng tỉnh Bến Tre trong bảo vệ người tiêu dùng trong kinh doanh thực phẩm thủy hải sản..................................................47 3.2.4. Giáo dục và nâng cao ý thức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm thủy hải sản......................................................................................49 3.2.5. Xây dựng văn hóa, đạo đức kinh doanh thực phẩm thủy hải sản – điều kiện để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được toàn vẹn.....................................................................51 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.................................................................................................................53 KẾT LUẬN .............................................................................................................................................54 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
  • 7. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT UBND Ủy Ban Nhân Dân
  • 8. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 TÓM TẮT LUẬN VĂN Thủy hải sản là thực phẩm, là sản phẩm của hoạt động sản xuất, chế biến sản phẩm thủy hải sản, là thực phẩm thiết yếu phục vụ cho đời sống con người. Khi quyết định sử dụng thực phẩm thủy hải sản, người tiêu dùng quan tâm đến chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm. Luận văn này chỉ ra thực trạng của hoạt động kinh doanh thực phẩm thủy hải sản có ảnh hưởng đến việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, từ đó kiến nghị một số giải pháp bảo vệ người tiêu dùng thực phẩm thủy hải sản qua thực tiễn tại tỉnh Bến Tre hiện nay. Từ khóa Pháp luật, thực phẩm thủy hải sản, bảo vệ người tiêu dùng.
  • 9. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1 LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là vấn đề trung tâm của phát triển nền kinh tế thị trường ở mỗi quốc gia, bởi lẽ, việc bảo vệ tốt quyền lợi người tiêu dùng góp phần thúc đẩy việc tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ. Theo thời gian, vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không chỉ là các “khẩu hiệu” chung chung mà dần từng bước mở rộng sang các loại hàng hóa dịch vụ cụ thể. Tuy nhiên, thực tiễn nuôi dưỡng, chế biến, đánh bắt, do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó theo đuổi những lợi ích trước mắt là một trong những nguyên nhân cơ bản mà việc sản xuất, kinh doanh thủy hải sản không đảm bảo yêu cầu về chất lượng. Bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm đang trở thành yêu cầu bức thiết. Thực phẩm nhiễm vi sinh vật độc hại, kim loại nặng, nhiễm các loại hoá chất bảo quản, chất kích thích tăng trưởng, chất tăng trọng, các loại phụ gia, chất hỗ trợ chế biến… vượt quá giới hạn cho phép, không rõ nguồn gốc, cấm hoặc ngoài danh mục cho phép trong thực phẩm nông sản đang ngày càng gia tăng, gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ, tính mạng và các quyền lợi khác của người tiêu dùng. Thủy hải sản là một loại thực phẩm phổ biến ở nước ta. Quá trình nuôi dưỡng, đánh bắt, chế biến, lưu thông trên thị trường có mối quan hệ chặt chẽ với nhau mà nếu ở khâu nào không tốt, không tuân thủ các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm thì sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ quy trình sản xuất, chế biến cũng như thương hiệu quốc gia (trong trường hợp xuất khẩu thủy hải sản) ra thị trường nước ngoài. Nhận thức được tầm quan trọng này, khuôn khổ pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam đã được ban hành và không ngừng hoàn thiện với kỳ vọng bảo vệ tốt hơn quyền lợi người tiêu dùng ở khía cạnh chung cũng như ở từng loại hàng hóa, dịch vụ cụ thể. Thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thực phẩm thủy hải sản đã phát sinh nhiều vấn đề cần được làm rõ hơn như cơ chế, các phương
  • 10. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 thức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng từ hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm thủy hải sản; phương thức phối hợp giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong
  • 11. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 2 quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm thủy hải sản … song thời gian qua các nghiên cứu liên quan đến chủ đề này vẫn còn nhiều hạn chế. Tỉnh Bến Tre là một tỉnh có sông ngòi chằng chịt và là tỉnh ven biển. Tình hình hoạt động kinh doanh thủy hải sản rất sôi động với lượng hàng thủy hải sản rất lớn được tiêu thụ tại địa phương, bán ra ngoài tỉnh và xuất khẩu ra nước ngoài. Trước tình hình đó vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong kinh doanh thủy hải sản cần được bảo vệ nghiêm và quan trọng hơn hết, bởi vì thủy hải sản là thực phẩm tươi sống được người tiêu dùng làm thực phẩm chế biến sử dụng hàng ngày cho các bữa ăn để con người duy trì sự sống, phát triển tốt về thể lực, trí lực. Nếu sử dụng thủy hải sản không bảo đảm chất lượng, không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm không những sẽ ảnh hưởng đến kinh tế, sức khỏe con người mà còn ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, thương mại, dịch vụ… của tỉnh. Từ những vấn đề lý luận, thực tiễn pháp lý cũng như thực trạng kinh doanh thực phẩm thủy hải sản trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở tỉnh Bến Tre đã phát sinh nhiều vấn đề cần cần phải được giải quyết không chỉ ở khía cạnh lý luận mà còn ở cả khía cạnh triển khai hiệu quả các quy định pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong kinh doanh thủy hải sản ở tỉnh Bến Tre Tác giả lựa chọn chủ đề “Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong kinh doanh thực phẩm thủy hải sản qua thực tiễn tỉnh Bến Tre” làm nội dung nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ luật học, chuyên ngành Luật Kinh tế của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nói chung đã được nhiều nghiên cứu đề cập như “Thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của hệ thống các cơ quan nhà nước tại Việt Nam”, Luận văn Thạc sĩ luật học của Nguyễn Hoàng Mỹ Linh, năm 2014; “Pháp luật bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay”, Luận văn Thạc sĩ luật học của Bùi Thị Long, năm 2007; “Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động quảng cáo thương mại theo pháp luật Việt Nam”, Luận văn
  • 12. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Thạc sỹ của Võ Thị Hạnh, năm 2015; “Trách nhiệm của thương nhân trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay”, Luận văn Thạc sĩ luật học
  • 13. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 3 của Nguyễn Thị Thu Hiền, năm 2014;… Ngoài ra, còn có các bài viết như “Pháp luật và vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng” của TS. Đặng Vũ Huân, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 11/2000; “Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong pháp luật cạnh tranh” của tác giả Ngô Vĩnh Bạch Dương, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật; “Giải pháp toàn diện bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng” của Phạm Thu Hằng, Tạp chí Dân chủ Pháp luật, số 3/2011; “Giải quyết tranh chấp của người tiêu dùng theo thủ tục rút gọn” của Đặng Thanh Hoa, Tạp chí Dân chủ Pháp luật, số 8/2013; “Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bằng các vụ kiện tập thể - kinh nghiệm nước ngoài và các gợi ý hoàn thiện pháp luật” của Quách Thuý Quỳnh, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 16/2013; luận án tiến sỹ luật học “Pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Phạm Văn Hảo, năm 2017…Một cách tổng quát có thể nhận thấy, bản chất nội dung, phương thức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được các công trình nghiên cứu này luận giải ở nhiều khía cạnh khác nhau. Các nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong kinh doanh thủy hải sản hầu như chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập một cách có hệ thống. trong phạm vi khảo sát của tác giả, có một công trình nghiên cứu có liên quan gần với đề tài của Luận văn là bài viết của tác giả Viên Thế Giang về chủ đề “Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản nhìn từ góc độ bảo vệ người tiêu dùng” đăng trên Tạp chí Pháp luật và phát triển số 12 năm 2017. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Làm rõ những đặc thù trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực kinh doanh thủy hải sản là cơ sở lý luận cho việc đánh giá thực tiễn bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực kinh doanh thủy hải sản tại tỉnh Bến Tre trên cơ sở pháp luật Việt Nam hiện hành
  • 14. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 4 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu và hệ thống hóa các vấn đề lý luận về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm thủy hải sản thông qua việc làm rõ các khái niệm có liên quan. - Làm rõ vai trò và cơ chế điều chỉnh pháp luật đối với việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm thủy hải sản và thực tiễn tại tỉnh Bến Tre. - Nghiên cứu xây dựng luận cứ khoa học cho việc tiếp tục hoàn thiện các cơ chế pháp lý cần thiết để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm thủy hải sản phù hợp với thực tiễn tỉnh Bến Tre. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu của Luận văn Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là - Khuôn khổ pháp luật điều chỉnh quan hệ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm thủy hải sản. - Thực trạng quy định và thực tiễn thi hành pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm thủy hải sản tại tỉnh Bến Tre. - Các chủ trương, chính sách bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm thủy hải sản của tỉnh Bến Tre. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm thủy hải sản và thực tiễn tại tỉnh Bến Tre dưới góc độ luật pháp và từ năm 2010 đến nay. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện dựa trên các phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích, tổng hợp, quy nạp, diễn dịch được sử dụng linh hoạt và xuyên suốt trong toàn bộ luận văn để làm rõ các luận điểm khoa học được đề cập.
  • 15. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 5 - Phương pháp phân tích logic quy phạm được sử dụng để phân tích ở Chương 2 và kiến nghị khoa học ở Chương 3. - Phương pháp phỏng vấn chuyên gia được áp dụng để phân tích, đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong kinh doanh thủy hải sản ở tỉnh Bến Tre. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài - Làm rõ được ở khía cạnh lý luận về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong kinh doanh thực phẩm thủy hải sản, góp phần bổ sung phát triển ở khía cạnh lý luận về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. - Chỉ ra được một số bất cập, hạn chế trong thực tiễn bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong kinh doanh thực phẩm thủy hải sản tại tỉnh Bến Tre. - Kiến nghị được một số giải pháp có tỉnh khả thi, phù hợp để bảo vệ tốt hơn quyền lợi người tiêu dùng trong kinh doanh thực phẩm thủy hải sản tại tỉnh Bến Tre. 7. Kết cấu của Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn được kết cấu làm 03 chương như sau Chương 1. Những vấn đề lý luận cơ bản về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong kinh doanh thực phẩm thủy hải sản. Chương 2. Đánh giá việc thực thi pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong kinh doanh thực phẩm thủy hải sản tại tỉnh Bến Tre. Chương 3. Tăng cường bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong kinh doanh thực phẩm thủy hải sản tại tỉnh Bến Tre trong giai đoạn hiện nay.
  • 16. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 6 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG KINH DOANH THỰC PHẨM THỦY HẢI SẢN 1.1. NGƯỜI TIÊU DÙNG – CHỦ THỂ KHÔNG THỂ THIẾU TRONG QUAN HỆ KINH DOANH THỰC PHẨM THỦY HẢI SẢN, NHƯNG LUÔN Ở THẾ YẾU DO SỰ TÁCH BIỆT GIỮA SẢN XUẤT VÀ TIÊU DÙNG 1.1.1. Bản chất của hoạt động kinh doanh thực phẩm thủy hải sản Sản xuất và tiêu dùng là hai mặt không thể thiếu của quá trình sản xuất, lưu thông hàng hóa trên thị trường. Các hoạt động hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật của hầu hết các quốc gia đều tập trung vào tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp được tự do trong việc gia nhập thị trường, sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho thị trường thông qua việc không ngừng cải thiện môi trường đầu tư an toàn, lành mạnh. Các chính sách, pháp luật về khuyến khích và bảo hộ tự do kinh doanh đã góp phần quan trọng vào việc làm gia tăng các chủ thể cung ứng hàng hóa, dịch vụ trên thị trường với sự đa dạng của các loại hàng hóa, dịch vụ. Người tiêu dùng có nhiều cơ hội lựa chọn hàng hóa, dịch vụ với chất lượng tốt nhất, song sự tách biệt giữa sản xuất và tiêu dùng cộng với quá trình luân chuyển hàng hóa, người tiêu dùng không có cơ hội để xâm nhập và kiểm soát quá trình sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp. Để bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng khi sử dụng hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp, Nhà nước ban hành các tiêu chuẩn về chất lượng hàng hóa, dịch vụ và các biện pháp chế tài xử lý đối với hành vi sản xuất cung ứng hàng hóa dịch vụ không bảo đảm chất lượng. Thực tiễn đã chứng minh, doanh nghiệp muốn tiêu thụ hết lượng hàng hóa, dịch vụ do mình cung ứng ngoài việc đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng thông qua việc quan sát mẫu mã, quy trình dịch vụ thì việc bảo đảm chất lượng hàng hóa, dịch vụ cũng luôn được nhà sản xuất quan quan. Mặc dù vậy, trong thực tiễn kinh
  • 17. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 doanh, vẫn còn nhiều hành vi sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, dịch vụ đã làm suy giảm nghiêm trọng niềm
  • 18. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 7 tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Một điều đáng buồn, số lượng hàng hóa, dịch vụ, nhất là hàng tiêu dùng, lương thực, thực phẩm không đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng bị phát hiện đa phần là các doanh nghiệp trong nước. Mức độ “phổ biến” của hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng được bày bán công khai cộng với những hạn chế về khả năng nhận biết, phân biệt hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng của người tiêu dùng đã dẫn tới sự phản ứng “nói không với hàng Việt”, tự sản xuất hàng hóa, dịch vụ an toàn hoặc lợi dụng tâm lý lựa chọn “sản phẩm sạch”, sản phẩm “an toàn” hoặc lựa chọn hàng hóa có nguồn gốc nước ngoài (hàng nhập khẩu) hoặc tự cấp, tự túc là minh chứng cho sự thất bại thật sự của doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình cạnh tranh với hàng hóa, dịch vụ nước ngoài. Nó hoàn toàn tương phản với nỗ lực lập pháp, sự vào cuộc tích cực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng như làm suy giảm hiệu lực của hệ thống chế tài, xâm phạm quyền lợi của các doanh nghiệp làm ăn chân chính. Kinh doanh thực phẩm thủy hải sản, về bản chất là hành vi mua bán hàng hóa – một hành vi thương mại điển hình trong Luật thương mại, có đối tượng mua bán là các loại thủy hải sản. Giao dịch kinh doanh thực phẩm thủy hải sản phát sinh không chỉ giữa người kinh doanh sản phẩm thủy hải sản thành phẩm (sản phẩm hàng hóa thủy hải sản) mà còn có liên quan đến kỹ thuật nuôi trồng, quy trình chế biến để bảo đảm tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Hoạt động kinh doanh thủy hải sản cần cân nhắc đến các ngoại lệ, bao gồm: trách nhiệm của toàn xã hội, của Nhà nước, của giới doanh nghiệp và cả những nỗ lực, cố gắng của chính giới người tiêu dùng có tổ chức và kiểm soát điều kiện giao dịch chung.1 Trách nhiệm của nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, trong đó có người tiêu dùng thực phẩm thủy hải sản không chỉ nhằm đảm bảo sự cân bằng lợi ích và sự bình đẳng trên thực tế giữa người sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và người tiêu dùng mà còn để bảo vệ lợi ích của người thứ ba hoặc lợi ích của xã hội. Nói cách khác, Nhà nước chỉ can thiệp vào quan hệ sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng
  • 19. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1 Nguyễn Như Phát, Một số vấn đề lý luận xung quanh Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 2(262)/2010, tr.28-34.
  • 20. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 8 của người tiêu dùng khi quyền lợi của chủ thể này bị người khác xâm phạm hoặc bị đe dọa xâm phạm.2 Từ những phân tích trên có thể thấy, hoạt động kinh doanh thủy hải sản chứa đựng đầy đủ các đặc điểm của hành vi kinh doanh và có một số điểm khác biệt là: - Đối tượng kinh doanh là thực phẩm thủy hải sản, có thể là thủy hải sản tươi sống hoặc thủy hải sản đã qua chế biến thành các sản phẩm hàng hóa cụ thể. - Thực phẩm thủy hải sản dễ bị phân hủy theo thời gian, tức là khó bảo đảm được độ tươi cần thiết để làm thực phẩm. Nói cách khác, thủy hải sản rất dễ bị biến đổi tính chất theo thời gian. Do vậy, việc chế biến, kinh doanh thực phẩm thủy hải sản đòi hỏi phản nhanh chóng và phải có thời hạn sử dụng rõ ràng. - Trong quá trình chế biến thực phẩm thủy hải sản dễ lẫn các tạp chất tự nhiên cũng như các hóa chất nhân tạo do người chế biến cho vào trong quá trình chế biến nên dễ làm biến đổi tính chất, giá trị dinh dưỡng của thực phẩm thủy hải sản. - Từ quy định kinh doanh thực phẩm việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động giới thiệu, dịch vụ bảo quản, dịch vụ vận chuyển hoặc buôn bán thực phẩm3 thì kinh doanh thực phẩm thủy hải sản cũng bao gồm việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động giới thiệu, dịch vụ bảo quản, dịch vụ vận chuyển hoặc buôn bán thực phẩm thủy hải sản. 1.1.2. Người tiêu dùng và các phương pháp tiếp cận bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bằng pháp luật 1.1.2.1. Người tiêu dùng trong pháp luật các nước và Việt Nam Trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Cương cho thấy, có nhiều quan niệm về người tiêu dùng như 4 2 Nguyễn Đức Minh, Trách nhiệm của Nhà nước trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Tạp chí Luật học số 12/2008, tr.37-38. 3 Khoản 8 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm 2010.
  • 21. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 4 Nguyễn Văn Cương, Quan niệm về người tiêu dùng trong pháp luật của cacsquoocs gia trên thế giới và vấn đề xây dựng khái niệm người tiêu dùng trong Dự thảo Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, truy cập tại địa chỉ duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/.../Quan_niem_ve_Nguoi_tieu_dung.22.10.doc.
  • 22. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 9 - Hướng dẫn của Liên Hợp quốc về bảo vệ người tiêu dùng ban hành từ năm 1985 và đã được hiệu chỉnh vào năm 1999, khái niệm người tiêu dùng không được giải thích một cách rõ ràng. Tuy nhiên, theo bản hướng dẫn này người tiêu dùng được hưởng 8 quyền sau đây (1) quyền được thỏa mãn những nhu cầu cơ bản, (2) quyền được an toàn, (3) quyền được thông tin, (4) quyền được lựa chọn, (5) quyền được lắng nghe, (6) quyền được khiếu nại và bồi thường, (7) quyền được giáo dục, đào tạo về tiêu dùng, (8) quyền được có môi trường sống lành mạnh và bền vững. - Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 1993 của Trung Quốc tuy không có điều khoản riêng giải thích khái niệm người tiêu dùng như tại Điều 2 của Luật này có quy định “Trường hợp người tiêu dùng, vì nhu cầu cuộc sống, mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ thì các quyền và lợi ích hợp pháp của mình sẽ được bảo vệ theo quy định của Luật này và trường hợp Luật này không quy định thì sẽ được bảo vệ theo các quy định khác có liên quan của pháp luật.” Điều luật này đã ngụ ý, người tiêu dùng theo quan niệm của pháp luật Trung Quốc chỉ là cá nhân (mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ vì nhu cầu sinh hoạt của mình chứ không phải vì mục đích kinh doanh hoặc hoạt động nghề nghiệp). - Chỉ thị số 1999/44/EC ngày 25/5/1999 về việc mua bán hàng hóa tiêu dùng và các bảo đảm có liên quan (Directive 1999/44/EC of the European Parliament and of the Council of 25 May 1999 on certain aspects of the sale of consumer goods and associated guarantees) giải thích người tiêu dùng là bất cứ tự nhiên nhân (tức là cá nhân) nào … tham gia vào các hợp đồng điều chỉnh trong Chỉ thị này… vì mục đích không liên quan tới hoạt động kinh doanh hoặc nghề nghiệp của mình. - Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam năm 2010 quan niệm người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức. Từ các quan niệm trên về người tiêu dùng cho thấy có sự giống nhau cơ bản về cách luận giải người tiêu dùng là người sử dụng hàng hóa, dịch vụ không nhằm mục đích lợi nhuận. Tuy nhiên, người tiêu dùng “không có nghĩa vụ phải chứng
  • 23. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 10 minh mục đích mua hoặc sử dụng hàng hóa của mình.”5 Đây chính là điểm “mờ” trong quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, khi mà người mua hàng hóa, dịch vụ không cung cấp rõ mục đích mua bán hàng hóa, dịch vụ về để kinh doanh hay tiêu dùng. Mặt khác, trong thực tiễn, nhiều doanh nghiệp mua hàng hóa về sử dụng vào quá trình sản xuất, kinh doanh, cung ứng dịch vụ thì cũng cần phải xem đó là hành vi tiêu dùng hàng hóa và nếu quyền và lợi ích hợp pháp của những doanh nghiệp này bị xâm phạm thì cũng cần phải giải quyết theo cơ chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. 1.1.2.2. Các phương pháp tiếp cận bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bằng pháp luật Qua nghiên cứu có thể nhận thấy một số cách tiếp cận vấn đề điều chỉnh bằng pháp luật đối với quan hệ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như sau - Theo tác giả Nguyễn Như Phát, pháp luật bảo vệ người tiêu dùng là loại pháp luật mang tính can thiệp vào quyền tự do (do không nhận thức được quy luật) của các nhà cung cấp sản phẩm, hàng hóa dịch vụ và như thế, không có sự tự do và bình đẳng trong quan hệ pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng. Cũng cần lưu ý rằng, các lĩnh vực pháp luật khác như pháp luật cạnh tranh, pháp luật về vệ sinh, an toàn thực phẩm, pháp luật về chất lượng sản phẩm và rộng ra là cả pháp luật dân sự, hình sự đều có thêm mục đích là bảo vệ người tiêu dùng. Tuy nhiên, nếu như những pháp luật này bảo vệ người tiêu dùng theo phương pháp can thiệp vào hành vi của nhà sản xuất, kinh doanh, cung cấp sản phẩm hàng hóa dịch vụ thông qua những hạn chế hoặc cấm đoán hành vi thì pháp luật bảo vệ người tiêu dùng (với tính cách là một chế định pháp luật độc lập) lại xuất hiện ở phía người tiêu dùng. Theo đó, pháp luật bảo vệ người tiêu dùng sẽ tạo cho người tiêu dùng những khả năng và cơ hội
  • 24. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 5 Lê Văn Sua, Quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 và một số kiến nghị, http://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=2144, truy cập ngày 15/05/2017.
  • 25. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 11 thuận lợi hơn trong cơ chế điều chỉnh pháp luật quan hệ mua bán (theo luật dân sự) mà một chủ thể pháp luật dân sự thông thường sẽ không có được.6 - Nghiên cứu của Cục Quản lý Cạnh tranh Bộ Công thương cho thấy, có hai cách tiếp cận chủ đạo trên thế giới thông qua đó Nhà nước có thể bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng 7 (i) xây dựng một hệ thống pháp lý trong đó quy định trách nhiệm pháp lý (liability) đối với các bên sau khi (ex post) đã xảy ra vi phạm;8 hoặc (ii) xây dựng một hệ thống pháp lý (regulation) điều chỉnh, ngăn chặn trước các hành vi vi phạm (ex ante) để giảm thiểu vi phạm.9 6 Nguyễn Như Phát, Một số vấn đề lý luận xung quanh Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 2(262)/2010, tr.28-34. 7 Báo cáo nghiên cứu chuyên đề So sánh luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng một số nước trên thế giới – bài học kinh nghiệm và đề xuất một số quy định cơ bản quy định trong Dự thảo Luật bảo vệ người tiêu dùng của Việt Nam, Tài liệu phục vụ công tác xây dựng Luật Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam do Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương thực hiện dưới sự hỗ trợ của Tổ chức CUTS tại Hà Nội, tr.10-12. 8 Theo cách tiếp cận này, các bên liên quan phải bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng sau khi xảy ra thiệt hại thực sự. Theo cách tiếp cận này, các cơ quan phân xử, trong đại đa số các trường hợp là các toà án, bao gồm cả các toà chuyên biệt, sẽ quyết định mức độ bồi thường thiệt hại, căn cứ trên bản chất và thực tế vụ việc. Các bên liên quan sẽ phải chịu bồi thường thiệt hại do hành vi sai sót của họ gây ra, nhưng chỉ sau khi bên bị thiệt hại đã kiện ra toà hoặc khiếu nại đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền khác. Tuy nhiên, một điều cần lưu ý là việc bên bị thiệt hại kiện ra toà không có nghĩa là bên gây ra thiệt hại sẽ chịu bồi thường cho nạn nhân, ví dụ như trong trường hợp bên bị thiệt hại không thể chứng minh được rằng bên gây hại đã có hành vi sai sót. Hệ thống quy định liên quan đến bảo vệ NTD thường bao gồm các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tiêu chuẩn (standards), đo lường (measurement), chất lượng (quality), môi trường, hay sức khoẻ. Ở nhiều quốc gia trên thế giới, hệ thống quy định này do các cơ quan chức năng giám sát thực thi. Ví dụ như tại Ấn Độ, các vấn đề tiêu chuẩn do Cục Tiêu chuẩn Ấn Độ (cơ quan tồn tại song song với Vụ Các Vấn đề Tiêu dùng thuộc Bộ Các Vấn đề Tiêu dùng, Lương thực thực phẩm và Phân phối các Hàng hoá công cộng) chịu trách nhiệm, tại Việt Nam cho đến nay là Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường và Chất lượng (thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ). 9 Cách tiếp cận thứ hai mang tính ngăn chặn, phòng ngừa, trước (ex ante) khi xảy ra vi phạm, theo đó các bên liên quan phải chịu phạt kể cả trước khi có thiệt hại thực sự, do đã vi phạm các quy định về tiêu chuẩn. Theo cách tiếp cận này, một hệ thống quy chuẩn phải được thiết lập, không liên quan đến việc có xảy ra thiệt hại thực sự cho người tiêu dùng hay không. Các vụ việc đơn lẻ, hay cả một nhóm các vấn đề, đều có thể được điều chỉnh bởi các quy định chuẩn chung này, giảm thiểu khả năng xảy ra việc phải phân định đúng sai, hay giúp tránh các phán quyết không nhất quán và thiếu công bằng trên cơ sở vụ việc. Các bên liên quan sẽ phải chịu phạt chỉ khi các cơ quan chức năng phát hiện được rằng họ không tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn. Và trong đại đa số các trường hợp, các cơ quan chức năng sẽ sử dụng các thủ tục hành chính để xem xét các thông tin kỹ thuật có liên quan, nhằm đi đến kết luận cuối cùng. hệ thống quy định trách nhiệm pháp lý liên quan đến bảo vệ người tiêu dùng thường bao gồm các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến các quyền cơ bản của người tiêu dùng, trách nhiệm sản phẩm (product liability), các hành vi thương mại không công bằng (unfair trade practices), giải quyết tranh chấp tiêu dùng (consumer redressal) và các chế tài áp dụng (remedies and corrective measures). Đây là các quy định thường gặp nhất trong bất kỳ một đạo luật hay
  • 26. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 12 Ở Đức, theo nghiên cứu của tác giả Juergen Erich Kessler (Giáo sư Trường Đại học Kỹ thuật và Kinh tế Berlin) thì trong luật pháp Đức không có một “Luật Bảo vệ người tiêu dùng” riêng chế định tất cả các vấn đề về quyền của người tiêu dùng. Các quy phạm pháp luật nhằm chủ yếu hoặc đồng thời cũng nhằm mục tiêu bảo vệ người tiêu dùng nằm ở trong rất nhiều đạo luật riêng rẽ do có sự giao thoa giữa mục tiêu bảo vệ người tiêu dùng với các mục tiêu khác. Do vậy, chỉ trong những mối quan hệ xã hội nhất định thì người tiêu dùng mới được xem là “người tiêu dùng”. Thông thường các quy định bảo vệ người tiêu dùng ở Đức thường liên quan đến vấn đề sức khỏe. Những luật này thường quy định nghĩa vụ của nhà sản xuất và người buôn bán hàng hóa phải tuân thủ những tiêu chuẩn tối thiểu nhất định liên quan đến nguyên liệu, cácloại vật liệu ban đầu khác cũng như các chất phụ gia hoặc cũng liên quan đến công nghệ sản xuất hoặc bao gói. Trong pháp luật của Đức, quy phạm quan trọng nhất trong số này là Luật về việc lưu thông lương thực thực phẩm, các sản phẩm thuốc lá, mỹ phẩm và các nhu yếu phẩm khác và chế định kế tục luật này là Luật Lương thực thực phẩm và Thức ăn chăn nuôi. Trên cơ sở luật này, một loạt các nghị định với những quy định rất chi tiết đã được ban hành, ví dụ như Nghị định về Mỹ phẩm. Một số luật quan trọng khác từ lĩnh vực này ví dụ như là Luật Vệ sinh thực phẩm thịt (nay đã bỏ) và Luật Dược phẩm.10 bộ luật về bảo vệ người tiêu dùng nào trên thế giới. Trong một số trường hợp, hệ thống quy phạm pháp lý này cũng bao gồm các vấn đề liên quan đến hợp đồng hàng loạt (standard forms of contracts) (ví dụ, khi một người bán hàng không đưa ra điều kiện bảo hành nào cho hàng hoá được bán, khi đó bản hợp đồng hợp đồng hàng loạt mà người đó luôn sử dụng sẽ không có giá trị pháp lý và người mua hàng có quyền lấy lại tiền của mình), hay bảo hành (warranty) (ví dụ, người bán phải chịu trách nhiệm đền bù cho người mua nếu hàng hoá được bán bị lỗi - lỗi đó có thể do sản xuất, thiết kế lô hàng, hay do không cảnh báo đầy đủ về các điều kiện bảo quản và sử dụng, hay do không theo dõi giám sát sau khi hàng đã được bán). Các vụ việc liên quan đến trách nhiệm pháp lý thường do các toà án chung, các toà chuyên biệt về người tiêu dùng (consumer courts), hay các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng có chức năng xét xử áp dụng và thực thi. 10 Juergen Erich Kessler, Tổng quan pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng và thực trạng năng lực các thiết chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Cộng hòa Liên bang Đức, in trong Kỷ yếu Hội thảo Khoa học “Tăng cường năng lực các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam và kinh
  • 27. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 nghiệm của Đức” do Trường Đại học Luật Hà Nội và Viện FES Hà Nội tổ chức 26/03/2015, Hà Nội, 2015, tr.1-3.
  • 28. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 13 Qua các cách tiếp cận điều chỉnh quan hệ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bằng pháp luật cho thấy, trong điều kiện Việt Nam, do ảnh hưởng của truyền thống kinh doanh, truyền thống đánh bắt thủy hải sản làm thực phẩm nên cần có sự kết hợp giữa việc tiếp cận mang tính phòng ngừa thông qua quy định biện pháp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền vào hoạt động đánh bắt, nuôi trồng, chế biến, kinh doanh thực phẩm thủy hải sản và bảo đảm quyền khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại của người tiêu dùng thủy hải sản. Đồng thời, do thực phẩm thủy hải sản có liên quan đến nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau nên trong thực tiễn thực thi cần tạo được cơ chế phối kết hợp giữa các cơ quan nhà nước và các bên liên quan để bảo vệ hữu hiệu quyền lợi người tiêu dùng thực phẩm thủy hải sản. 1.2. QUAN HỆ PHÁP LUẬT TIÊU DÙNG THỰC PHẨM THỦY HẢI SẢN – CƠ SỞ XÁC ĐỊNH BIỆN PHÁP, CÁCH THỨC BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG 1.2.1. Định nghĩa và các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật tiêu dùng thực phẩm thủy hải sản 1.2.1.1. Định nghĩa quan hệ pháp luật tiêu dùng thực phẩm thủy hải sản Ở khía cạnh lý luận, quan hệ pháp luật tiêu dùng là hình thức pháp lý của các quan hệ xã hội (trao đổi hàng hóa, dịch vụ) giữa người bán và người mua đối với hàng hóa, giữa bên cung ứng dịch vụ và bên thụ hưởng dịch vụ… được hình thành trên cơ sở các quy phạm pháp luật điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ với những mục đích cụ thể, được áp dụng khi phát sinh sự kiện pháp lý, trong đó quy phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được coi là trọng tâm trong nội dung quan hệ pháp luật tiêu dùng, các quy phạm pháp luật chuyên ngành khác có ý nghĩa bổ trợ trong từng mối quan hệ tương ứng.11
  • 29. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 11 Nguyễn Trọng Điệp, Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ luật học, Học viện Khoa học Xã hội thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Hà Nội, 2014, tr. 21.
  • 30. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 14 Khác với nhiều lĩnh vực pháp luật khác, việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng diễn ra ở hầu hết các lĩnh vực trong đời sống kinh tế xã hội nên một văn bản pháp luật không thể điều chỉnh tất cả các lĩnh vực, mà phải sử dụng một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh. Pháp luật bảo vệ người tiêu dùng của hầu hết các nước trên thế giới đều cho thấy điều này. Chẳng hạn tại Nhật Bản, ngoài Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng còn có gần 30 Luật chuyên ngành khác liên quan đến hoạt động bảo vệ người tiêu dùng như Luật hợp đồng tiêu dùng, Luật Giao dịch thương mại đặc định, Luật Vệ sinh thực phẩm, Luật Chú thích sản phẩm, Luật Khuyến khích các tổ chức phi lợi nhuận, Luật Bảo vệ thông tin cá nhân, Luật Bình ổn giá, Luật bán hàng trả góp…12 Quan hệ pháp luật về tiêu dùng thực phẩm thủy hải sản là một loại/dạng quan hệ pháp luật tiêu dùng cụ thể và có nhiều khác biệt về chủ thể, khách thể và nội dung của quan hệ pháp luật này. Quan hệ tiêu dùng thực phẩm thủy hải sản phát sinh trực tiếp giữa người khai thác, nuôi trồng cũng như người chế biến thủy hải sản. Do vậy, khi xác định quan hệ pháp luật tiêu dùng thực phẩm thủy hải sản Tác giả Luận văn đồng ý với quan điểm của tác giả Nguyễn Như Phát khi xác định bản chất của quan hệ tiêu dùng và quan hệ pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là quan hệ pháp luật tư, được thực hiện trên cơ sở hợp đồng mua bán, theo đó, người tiêu dùng mua và/ hoặc sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của người cung cấp mà không vì mục đích kinh doanh (bán lại) và nhấn mạnh “quan hệ tiêu dùng không phải là quan hệ thương mại, được điều chỉnh bởi Luật Thương mại mà chỉ có thể là quan hệ dân sự được điều chỉnh chung bởi Bộ luật dân sự. Là văn bản pháp luật gốc
  • 31. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 12 Nguyễn Trọng Điệp, Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ luật học, Học viện Khoa học Xã hội thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Hà Nội, 2014, tr. 33.
  • 32. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 15 trong đời sống pháp lý dân sự.”13 Tác giả Nguyễn Như Phát phân tích thêm “do tính chất xã hội của quan hệ tiêu dùng mà người tiêu dùng khó có thể có cơ hội trở thành tự do, bình đẳng vì họ buộc luôn phải tham gia vào mối quan hệ với đặc tính truyền kiếp là “thông tin bất cân xứng” nên người tiêu dùng có thể phải rơi vào tình trạng mất khả năng mặc cả khi họ buộc phải sử dụng hàng hóa, dịch vụ của nhà cung cấp độc quyền. Vì vậy, mọi hệ thống pháp luật nhân đạo đều phải ưu tiên bảo vệ kẻ yếu và như thế, pháp luật bảo vệ người tiêu dùng sẽ tựa hồ như một công cụ hỗ trợ từ bên ngoài quan hệ dân sự để khắc phục những lổ hổng về khả năng tự do và bình đẳng của người tiêu dùng trong quan hệ với nhà cung cấp để quan hệ dân sự có thể trở lại với đúng nguyên tắc của nó.”14 Nói cách khác, pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng góp phần khắc phục hậu quả của hành vi cạnh tranh không lành mạnh cũng như hạn chế mặt trái của quá trình sản xuất, tiêu dùng trong nền kinh tế thị trường.15 Sự tham gia của Nhà nước vào quan hệ pháp luật bảo vệ người tiêu dùng góp phần bảo vệ niềm tin của người tiêu, bởi lẽ, niềm tin của người tiêu dùng và sự phát triển sản xuất, kinh doanh có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Tiêu dùng cá nhân của người tiêu dùng, nhất là ở các nước kinh tế phát triển, chiếm tỉ trọng đáng kể trong tổng sản phẩm quốc dân nên nếu nhu cầu tiêu dùng cá nhân tăng thì sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển. Nếu hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ không đảm bảo chất lượng và qua đó quyền lợi của người tiêu dùng bị xâm hại thì người tiêu dùng sẽ mất niềm tin và giảm bớt nhu cầu tiêu thụ hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ. Điều này sẽ cản trở 13 Nguyễn Như Phát, Một số vấn đề lý luận xung quanh Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 2(262)/2010, tr.28-34. 14 Nguyễn Như Phát, Một số vấn đề lý luận xung quanh Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 2(262)/2010, tr.28-34.
  • 33. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 15 Nguyễn Đức Minh, Trách nhiệm của Nhà nước trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Tạp chí Luật học số 12/2008, tr.38.
  • 34. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 16 sự phát triển của sản xuất, kinh doanh.16 Như vậy, trong quan hệ pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Nhà nước thực hiện trách nhiệm của tổ chức công bảo đảm môi trường, điều kiện kinh doanh thủy hải sản phù hợp với quy chuẩn an toàn thực phẩm thông qua việc cung cấp/ban hành các quy định pháp luật để điều chỉnh. Từ những phân tích trên chúng ta có thể định nghĩa quan hệ pháp luật tiêu dùng thực phẩm thủy hải sản như sau Quan hệ pháp luật tiêu dùng thực phẩm thủy hải sản là quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình chế biến, kinh doanh thủy sản làm thực phẩm giữa tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm thủy sản với cá nhân, do các quy phạm pháp luật hoặc tập quán kinh doanh thực phẩm thủy hải sản điều chỉnh. Qua định nghĩa này có mấy đề cần lưu ý - Cá nhân trong quan hệ pháp luật tiêu dùng thực phẩm thủy hải sản mua, sử dụng thực phẩm thủy sản nhằm mục đích phục vụ cho mục đích tiêu dùng cá nhân, không nhằm mục đích kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận. - Quan hệ pháp luật kinh doanh thực phẩm thủy sản chịu sự điều chỉnh đồng thời của nhiều loại quy phạm, trong đó pháp luật về an toàn thực phẩm, pháp luật thủy sản, pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là quan trọng nhất. Bên cạnh quy phạm pháp luật, quan hệ kinh doanh thực phẩm thủy hải sản cũng chịu sự điều chỉnh của các tập quán, đạo đức kinh doanh. Vì thực phẩm thủy hải sản có liên quan trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng nên việc kinh doanh thực phẩm thủy hải sản cần đề cao đạo đức kinh doanh, vì chỉ có đạo đức kinh doanh mới có đủ “sức mạnh” để kiểm tỏa lòng tham trong mỗi tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm thủy hải sản.
  • 35. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 16 Nguyễn Đức Minh, Trách nhiệm của Nhà nước trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Tạp chí Luật học số 12/2008, tr.39.
  • 36. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 17 1.2.1.2. Các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thực phẩm thủy hải sản Từ quan niệm về kinh doanh thực phẩm thủy hải sản là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động giới thiệu, dịch vụ bảo quản, dịch vụ vận chuyển hoặc buôn bán thực phẩm tại Khoản 8 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm cho thấy, hoạt động kinh doanh thực phẩm thủy hải sản do nhiều chủ thể khác nhau thực hiện. Trong phạm vi pháp luật Việt Nam, có thể xác định các chủ thể có liên quan đến hoạt động kinh doanh thực phẩm thủy hải sản bao gồm Thứ nhất, chủ thể thực hiện hoạt động kinh doanh thực phẩm thủy hải sản là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động kinh doanh thủy hải sản một cách liên tục, thường xuyên nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận và có đăng ký kinh doanh. Và như vậy, việc kinh doanh thủy hải sản của ngư dân trực tiếp đánh bắt thủy hải sản không thuộc đối tượng nghiên cứu của Luận văn. Tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm có các quyền sau đây 17 - Quyết định các biện pháp kiểm soát nội bộ để duy trì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm; - Yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu thực phẩm hợp tác trong việc thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn; - Lựa chọn cơ sở kiểm nghiệm để kiểm tra an toàn thực phẩm; lựa chọn cơ sở kiểm nghiệm đã được chỉ định để chứng nhận hợp quy đối với thực phẩm nhập khẩu; - Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật; - Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
  • 37. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 17 Khoản 1 Điều 8 Luật an toàn thực phẩm 2010.
  • 38. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 18 Bên cạnh các quyền trên, tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm có các nghĩa vụ 18 - Tuân thủ các điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm trong quá trình kinh doanh và chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm do mình kinh doanh; - Kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ thực phẩm, nhãn thực phẩm và các tài liệu liên quan đến an toàn thực phẩm; lưu giữ hồ sơ về thực phẩm; thực hiện quy định về truy xuất nguồn gốc thực phẩm không bảo đảm an toàn theo quy định tại Điều 54 của Luật an toàn thực phẩm - Thông tin trung thực về an toàn thực phẩm; thông báo cho người tiêu dùng điều kiện bảo đảm an toàn khi vận chuyển, lưu giữ, bảo quản và sử dụng thực phẩm; - Kịp thời cung cấp thông tin về nguy cơ gây mất an toàn của thực phẩm và cách phòng ngừa cho người tiêu dùng khi nhận được thông tin cảnh báo của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu; - Kịp thời ngừng kinh doanh, thông tin cho tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu và người tiêu dùng khi phát hiện thực phẩm không bảo đảm an toàn; - Báo cáo ngay với cơ quan có thẩm quyền và khắc phục ngay hậu quả khi phát hiện ngộ độc thực phẩm hoặc bệnh truyền qua thực phẩm do mình kinh doanh gây ra; - Hợp tác với tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc điều tra ngộ độc thực phẩm để khắc phục hậu quả, thu hồi hoặc xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn; - Tuân thủ quy định của pháp luật, quyết định về thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • 39. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 18 Khoản 2 Điều 8 Luật an toàn thực phẩm 2010.
  • 40. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 19 - Chi trả chi phí lấy mẫu và kiểm nghiệm theo quy định tại Điều 48 của Luật này; - Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật khi thực phẩm mất an toàn do mình kinh doanh gây ra. Thứ hai, người tiêu dùng thực phẩm thủy hải sản là người mua thủy hải sản để sử dụng phục vụ cho nhu cầu của mình. Nếu nhìn dưới góc độ “tiêu dùng” thủy hải sản thì người tiêu dùng thực phẩm thủy hải sản chỉ là các cá nhân. Trong quan hệ tiêu dùng thực phẩm thủy hải sản, người tiêu dùng có các quyền sau đây 19 - Được cung cấp thông tin trung thực về an toàn thực phẩm, hướng dẫn sử dụng, vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, lựa chọn, sử dụng thực phẩm phù hợp; được cung cấp thông tin về nguy cơ gây mất an toàn, cách phòng ngừa khi nhận được thông tin cảnh báo đối với thực phẩm; - Yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của pháp luật; - Yêu cầu tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; - Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật; - Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật do sử dụng thực phẩm không an toàn gây ra. Người tiêu dùng thực phẩm thủy hải sản có các nghĩa vụ a) Tuân thủ đầy đủ các quy định, hướng dẫn về an toàn thực phẩm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trong vận chuyển, lưu giữ, bảo quản và sử dụng thực phẩm; b) Kịp thời cung cấp thông tin khi phát hiện nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm, khai báo ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm với Ủy
  • 41. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 19 Khoản 1 Điều 9 Luật an toàn thực phẩm 2010.
  • 42. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 20 ban nhân dân nơi gần nhất, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm; c) Tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong quá trình sử dụng thực phẩm.20 Thứ ba, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tham gia vào quan hệ pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thực phẩm thủy hải sản chủ yếu với vai trò bà đỡ, giám sát, ngăn cản các hành vi có khả năng, có nguy cơ xâm phạm đến quyền lợi người tiêu dùng thực phẩm thủy hải sản. 1.2.2. Thực phẩm thủy hải sản – đối tượng của quan hệ pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thực phẩm thủy hải sản, đồng thời phải bảo đảm các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm rất chặt chẽ Thủy hải sản là thuật ngữ dùng để chỉ về những nguồn lợi, sản vật đem lại cho con người từ môi trường nước (nước mặn, nước ngọt, nước lợ). Hải sản bao gồm các loại cá biển, động vật thân mềm (bạch tuộc, mực, tôm, nghêu, sò, ốc, hến, hàu...), động vật giáp xác (tôm, cua và tôm hùm), động vật da gai (nhím biển). Ngoài ra, các thực vật biển ăn được, chẳng hạn như một số loài rong biển và vi tảo. Còn thủy sản bao gồm các nhóm nhóm cá (cá tra, cá bống tượng, cá chình,…); nhóm giáp xác (tôm càng xanh, tôm sú, tôm thẻ, tôm đất); nhóm động vật thân mềm (nghêu, sò huyết, hàu, ốc hương,....); nhóm rong; nhóm bò sát và lưỡng cư (cá sấu, ếch, rắn…). Đối với Việt Nam, xuất phát từ đặc điểm địa lý với hệ thống hồ, ao, sông ngoài, đầm phá, biển rộng lớn nên việc sử dụng các thủy hải sản làm thực phẩm rất phổ biến và mang tính tự cấp, tục túc. Khi thủy hải sản trở thành ngành kinh tế, hoạt động thủy sản phải tuân thủ theo quy trình nuôi trồng, đánh bắt, chế biến chặt chẽ vừa để bảo đảm chất lượng thủy sản, vừa gắn việc khai thác, chế biến với việc bảo vệ, phát triển nguồn thủy hải sản cũng như bảo vệ môi trường. Các sản phẩm thủy hải sản khi được nuôi trồng thủy sản; khai thác thủy sản; chế biến, mua, bán, xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản có liên quan trực tiếp đến quy
  • 43. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 20 Khoản 2 Điều 9 Luật an toàn thực phẩm 2010.
  • 44. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 21 định về hoạt động thủy sản theo Luật Thủy sản 2017.21 Khi sử dụng làm thực phẩm, thủy hải sản phải đáp ứng những tiêu chuẩn nhất định, vì một trong những nhu cầu thiết yếu của con người, vì thế an toàn thực phẩm trở thành vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt thực phẩm an toàn góp phần to lớn trong việc cải thiện sức khoẻ cộng đồng, nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển giống nòi. Chính vì vậy, an toàn thực phẩm là vấn đề được tất cả các quốc gia quan tâm không chỉ trong phạm vi lãnh thổ mình mà cả trên toàn thế giới, trong đó có thực phẩm là thủy hải sản, bởi lẽ, an toàn thực phẩm là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.22 Các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm là những quy chuẩn kỹ thuật và những quy định khác đối với thực phẩm, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm mục đích bảo đảm thực phẩm an toàn đối với sức khoẻ, tính mạng con người.23 Từ quan niệm về kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp có thể nhận thấy, kinh doanh thủy hải sản là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn từ đánh bắt, sơ chế, chế biến thủy hải sản thành hàng hóa lưu thông trên thị trường nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Do đó, nếu nhìn hoạt động thủy sản là một chuỗi như Luật Thủy sản thì việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thực phẩm thủy hải sản cũng phải được bảo đảm trong cả chuỗi hoạt động thủy sản. Tuy nhiên, vì hoạt động thủy hải sản có sự tách biệt tương đối giữa khâu đánh bắt với khâu chế biến nên việc bảo đảm đúng quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thực phẩm thủy hải sản là tương đối khó khăn nên đây là cơ sở cho việc Liên minh Châu Âu đòi hỏi ngư dân Việt Nam phải ghi lịch trình (hồ sơ đánh bắt) thì mới đủ tiêu chuẩn để được nhập khẩu vào thị trường Liên minh Châu Âu. Trong quan hệ pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thực phẩm thủy hải sản, thủy hải sản là một loại hàng hóa lưu thông trên thị trường nên nó phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện để được lưu thông trên thị trường trên nguyên tắc, mọi 21 Khoản 1 Điều 3 Luật Thủy sản 2017 (Luật này có hiệu lực kể từ ngày 1/01/2019). 22 Khoản 1 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm 2010.
  • 45. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 23 Khoản 6 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm 2010.
  • 46. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 22 thủy hải sản không bị cấm giao dịch đều có thể trở thành hàng hóa để giao dịch trên thị trường. Khi thủy hải sản được sử dụng làm thực phẩm thì phải bảo đảm an toàn thực phẩm, tức là không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người. Để bảo đảm an toàn, thực phẩm thủy hải sản phải bảo đảm các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm, nghĩa là tuân thủ những quy chuẩn kỹ thuật và những quy định khác đối với thực phẩm, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm mục đích bảo đảm thực phẩm an toàn đối với sức khoẻ, tính mạng con người. Tuy nhiên, thực tế của các đội tàu tại các địa phương tại tỉnh Quảng Bình cho thấy, hầu hết tàu khai thác xa bờ hiện nay đều đóng bằng vỏ gỗ và vật liệu cách nhiệt của hầm bảo quản của các tàu chủ yếu là làm từ xốp ghép, chiếm trên 95% số lượng tàu, chỉ có một số ít tàu thuyền sử dụng compozit để trát lớp xử lý hầm bảo quản nên thực hiện yêu cầu boong, hầm cá phải kín, sạch sẽ, hợp vệ sinh, không có khả năng nhiễm vi sinh; hầm muối cá phải đảm bảo kín, cách nhiệt tốt… là điều rất khó khăn đối với mỗi chủ tàu. Kết quả nghiên cứu ở Khánh Hòa của các tác giả Nguyễn Thuần Anh, Nguyễn Thị Lộc năm 2015 khảo sát 384 đối tượng làm việc tại các cơ sở thu mua hải sản và chợ cá đã được phỏng vấn bằng phương pháp trực tiếp có sử dụng bảng câu hỏi thiết kế sẵn cho thấy tỷ lệ nam, nữ lao động tại các cơ sở thu mua hải sản xấp xỉ bằng nhau (nam 51,8% và nữ 48,2%),nhưng ở chợ cá thì đa phần là nữ (96,2%), chủ yếu ở độ tuổi lao động (18-40 tuổi). Ở cơ sở thu mua tỷ lệ người làm việc 1-5 năm là cao nhất (47,6%), ở chợ những người làm việc trên 5 năm lại chiếm tỷ lệ cao nhất (61,5%). Kiến thức, thái độ, thực hành an toàn thực phẩm của người làm việc tại các cơ sở thu mua và các chợ cá ở Khánh Hòa cho thấy, đa số người làm việc tiếp xúc với hải sản cho biết họ có biết một số quy định liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm và buộc thực hiện theo qui định nhưng không thấy tự nguyện và
  • 47. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 23 thoải mái khi thực hiện (thái độ đối với vấn đề an toàn thực phẩm còn mang tính đối phó).24 Bà Marieke van der Pijl, Phó Chủ tịch Tiểu Ban Kinh doanh Nông nghiệp và An toàn thực phẩm, Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam cho biết đòi hỏi của thị trường EU về chất lượng sản phẩm, đặc biệt là vệ sinh an toàn thực phẩm lại rất khắt khe. Việt Nam luôn vướng vào nhiều quy định cấm như hàm lượng quá cao hoặc sử dụng không đúng một số sản phẩm như chất phụ gia, dư lượng kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, kim loại nặng… tồn tại trong sản phẩm nông sản, thực phẩm, thủy sản. Trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 9/2015, đã có tới hơn 25 sản phẩm của Việt Nam bị từ chối nhập khẩu; việc cấp phép nhập khẩu cho khoảng 40 sản phẩm khác đang phải chờ xem xét…25 Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn nêu trên, chúng ta có thể rút ra những nhận định sau đây - Thực phẩm thủy hải sản là đối tượng của giao dịch tiêu dùng thủy hải sản, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Khi đưa ra thị trường, thực phẩm thủy hải sản phải đáp ứng/tuân thủ các tiêu chuẩn, điều kiện do pháp luật quy định. Các tiêu chuẩn bài bảo đảm tiêu chuẩn, kỹ thuật để không ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng cũng như của cả cộng đồng. - Quá trình chế biến thực phẩm thủy hải sản chịu sự kiểm soát chặt chẽ bởi các quy trình kỹ thuật từ khâu đánh bắt, sơ chế, bảo quản, chế biến thủy hải sản thành thực phẩm. Do thực phẩm thủy hải sản trải qua nhiều khâu nên việc kiểm soát chất lượng thực phẩm là rất khó khăn. 24 Nguyễn Thuần Anh, Nguyễn Thị Lộc, Đánh giá kiến thức, kỹ năng, thái độ về an toàn thực phẩm hải sản của người làm việc tại các cơ sở thu mua hải sản và chợ cá ở Khánh Hòa, Tạp chí Khoa học – Công nghệ Thủy sản số 1/2016, tr. 7. 25 Thiện Trần, Xuất khẩu nông thủy sản sang EU An toàn thực phẩm là yếu tố quyết định. Phỏng vấn bà Marieke van der Pijl, Phó Chủ tịch Tiểu Ban Kinh doanh Nông nghiệp và An toàn thực phẩm, Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam trong cuộc trao đổi với phóng viên Thời báo Tài chính Việt Nam bên lề Hội thảo “Đối thoại Việt Nam – EU Gia nhập thị trường Việt Nam cho các công ty châu Âu trong ngành thực phẩm và đồ uống”, vừa tổ chức tại Hà Nội, http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/kinh- doanh/2016-03-17/xuat-khau-nong-thuy-san-sang-eu-an-toan-thuc-pham-la-yeu-to-quyet-dinh-29734.aspx, truy cập ngày 20/03/2016.
  • 48. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 24 - Bảo đảm chất lượng thực phẩm thủy hải sản đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ từ cơ quan quản lý nhà nước cho đến các cơ sở đánh bắt, chế biến, kinh doanh thực phẩm thủy hải sản. 1.2.3. Hình thức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong quan hệ tiêu dùng thực phẩm thủy hải sản Một là, người tiêu dùng tự bảo vệ, đây là biện pháp đầu tiên, phổ biến, thường xuyên được sử dụng nhưng không có hiệu quả. Sở dĩ người tiêu dùng tự bảo vệ là biện pháp khó khả thi là do có sự tách biệt giữa sản xuất và tiêu dùng nên việc tiêu thụ hàng hóa của người tiêu dùng luôn ở trạng thái bất cân xứng về thông tin, năng lực tài chính, năng lực đàm phán, khả năng chịu rủi ro, khả năng tiếp cận pháp luật.26 Ngoài những nguyên nhân trên, tình trạng hám lợi, chạy theo những lợi ích của các đợt khuyến mại, các lợi ích vật chất, tinh thần khác cũng góp phần vô hiệu quả việc tự bảo vệ của người tiêu dùng. Đối với lĩnh vực thực phẩm thủy hải sản, do có liên quan nhiều đến các thông số kỹ thuật, các hóa chất được sử dụng hoặc không được sử dụng làm phụ gia trong chế biến thực phẩm thủy sản nên người tiêu dùng khó có thể biết được hết các thông tin này mà hoàn toàn phụ thuộc vào đạo đức kinh doanh của người kinh doanh thực phẩm thủy sản. Ngoài ra, việc người tiêu dùng tự bảo vệ mình sẽ thất bại trước vô vàn các mánh lới gian lận của giới kinh doanh thực phẩm thủy sản. Hai là, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thông qua các quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cũng như của bên thứ ba trong việc cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng; quy định về hợp đồng với người tiêu dùng, trong đó đáng chú ý các điều khoản của hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, điều kiện giao dịch chung không có hiệu lực; trách nhiệm cung cấp bằng chứng giao dịch; trách nhiệm bảo hành hàng hóa, linh kiện,
  • 49. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 26 Nguyễn Trọng Điệp, Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ luật học, Học viện Khoa học Xã hội thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Hà Nội, 2014, tr. 28-32.
  • 50. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 25 phụ kiện; yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng…27 Tuy nhiên, các quy định này chỉ là những quy định “trên giấy” nếu như không có sự tự nguyện thi hành một cách chủ động, tự giác của tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm thủy hải sản cũng như cần có sự vào cuộc tích cực của các cơ quan nhà nước có chức năng hoặc có liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thực phẩm thủy hải sản. Ba là, sự vào cuộc mạnh mẽ, tích cực vừa mang tính bổ trợ, vừa mang tính chủ thể đại diện của Hiệp hội thủy sản Việt Nam cũng như Hiệp hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam và của các tỉnh cũng như hệ thống truyền thông trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Nghiên cứu của tác giả Viên Thế Giang (2011) chỉ rõ 28 Truyền thông có giá trị to lớn, nó là kênh quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp, nhưng nó cũng là “tấm gương phản chiếu” nhanh nhất những tấm “gương mờ” trong kinh doanh. Truyền thông là công cụ để dư luận xã hội lên tiếng đối với những doanh nghiệp vi phạm đạo đức kinh doanh, kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp xây dựng, quảng bá những doanh nghiệp có đạo đức trong kinh doanh. Các hiệp hội ngành nghề tạo ra các kênh thông tin nhằm quảng bá những bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng đạo đức kinh doanh của mỗi thành viên, giúp cho các thành viên chủ động trong việc xây dựng giá trị đạo đức kinh doanh phù hợp với lĩnh vực và đặc thù của doanh nghiệp. Sự tham gia của các tổ chức này mang tính hỗ trợ, giám sát, yêu cầu, hỗ trợ cho người tiêu dùng trong việc bảo vệ quyền lợi của mình.29 27 Xem cụ thể Chương II từ Điều 12 đến Điều 26 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010. 28 Viên Thế Giang, Xác lập nền tảng đạo đức kinh doanh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam, trong Kỷ yếu Hội thảo Khoa học quốc tế “Hội nhập Hợp tác và Cạnh tranh”, Tập 2 do Trường Đại học Thương mại và Trường Cao đẳng kinh tế đối ngoại tổ chức tháng 12/2011, Nxb. Thống kê, Hà Nội, 2011, tr. 570 – tr. 581. 29 Theo quy định tại Khoản 1 Điều 28 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 các hoạt động mà tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bao gồm - Hướng dẫn, giúp đỡ, tư vấn người tiêu dùng khi có yêu cầu; - Đại diện người tiêu dùng khởi kiện hoặc tự mình khởi kiện vì lợi ích công cộng; - Cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thông tin về hành vi
  • 51. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ;
  • 52. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 26 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Hoạt động kinh doanh thực phẩm thủy hải sản bao gồm nhiều khâu, nhiều công đoạn mà ở đó, bảo vệ người tiêu dùng trong kinh doanh thực phẩm thủy hải sản là “mắt xích” quan trọng trong chuỗi giá trị của thực phẩm thủy hải sản. Nếu việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không có sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ giữa người khai thác với người chế biến thì sẽ không bảo đảm giá trị dinh dưỡng của thủy hải sản khi chế biến làm thực phẩm nên sẽ làm giảm giá thành và khả năng cạnh tranh, người tiêu dùng sẽ nói không với thực phẩm thủy hải sản. Hậu quả của sự quay lưng này là tiềm năng nguồn lợi thủy hải sản của mỗi quốc gia không được khai thác triệt để, tối đa. Trong quan hệ tiêu dùng thủy hải sản, người tiêu dùng luôn ở thế yếu do có sự tách biệt giữa khai thác, chế biến và kinh doanh với tiêu dùng thực phẩm thủy sản nên người tiêu dùng khó có khả năng kiểm soát chất lượng của thực phẩm thủy sản. Do vậy, pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là công cụ pháp lý để bảo vệ họ trước các nguy cơ bị xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng. - Độc lập khảo sát, thử nghiệm; công bố kết quả khảo sát, thử nghiệm chất lượng hàng hóa, dịch vụ do mình thực hiện; thông tin, cảnh báo cho người tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thông tin, cảnh báo của mình; kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; - Tham gia xây dựng pháp luật, chủ trương, chính sách, phương hướng, kế hoạch và biện pháp về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; - Thực hiện nhiệm vụ được cơ quan nhà nước giao theo quy định tại Điều 29 của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
  • 53. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 - Tham gia tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và kiến thức tiêu dùng.
  • 54. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 27 CHƯƠNG 2. THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG THỰC PHẨM THỦY HẢI SẢN TẠI TỈNH BẾN TRE 2.1. CÁC QUY PHẠM ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG KINH DOANH THỰC PHẨM THỦY SẢN 2.1.1. Các văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành áp dụng chung cho việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong kinh doanh thực phẩm thủy hải sản Tiếp cận từ khía cạnh hệ thống quy phạm có thể hiểu pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong kinh doanh thực phẩm thủy hải sản là hệ thống quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình kinh doanh thực phẩm thủy hải sản. Từ các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, có thể khái quát các quy định pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong kinh doanh thực phẩm thành các nhóm quy định sau đây Thứ nhất, các quy định liên quan đến an toàn thực phẩm, quy chuẩn, tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, bao gồm - Luật An toàn thực phẩm 2010. - Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ quy định hướng dẫn thi hành một số điều Luật An toàn thực phẩm. - Luật Chất lượng sản phẩm hàng hoá 2007. - Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hoá. - Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm... - Luật Bảo vệ người tiêu dùng năm 2010.
  • 55. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 28 - Nghị định số 99/2011/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27/10/2011 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. - Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. - Quyết định số 02/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung. - Thông tư số 10/2013/TT-BCT ngày 30/2/2013 của Bộ Công thương ban hành mẫu đơn đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung… Thứ ba, các quy định liên quan đến hoạt động thủy hải sản được thể hiện trong Luật Thủy sản 2017 – Luật quy định về hoạt động bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; nuôi trồng thủy sản; khai thác thủy sản; chế biến, mua, bán, xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản. Luật Thủy sản cấm đưa tạp chất vào thủy sản nhằm mục đích gian lận thương mại.30 Việc mua, bán, sơ chế, chế biến thủy sản, sản phẩm thủy sản đòi hỏi cơ sở mua, bán, sơ chế, chế biến thủy sản, sản phẩm thủy sản phải đáp ứng các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy, nổ. Thủy sản, sản phẩm thủy sản được mua, bán, sơ chế, chế biến phải có hồ sơ nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, bảo đảm chất lượng và an toàn thực phẩm. Mua, bán thủy sản tại vùng công bố dịch bệnh phải thực hiện theo quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ và kiểm dịch thực vật.31 Từ quy định pháp luật hiện hành liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thực phẩm thủy hải sản cho thấy, đây là lĩnh vực có liên quan quan đến nhiều lĩnh vực và chịu sự điều chỉnh của đồng thời nhiều văn bản quy phạm pháp luật. Khi áp dụng pháp luật, tùy thuộc vào quan hệ hệ xã hội phát sinh mà có sự lựa chọn quy định pháp luật áp dụng. Trong tâm của pháp luật về bảo vệ quyền lợi 30 Khoản 11 Điều 7 Luật Thủy sản 2017.
  • 56. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 31 Điều 96 Luật Thủy sản 2017.
  • 57. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 29 người tiêu dùng thực phẩm thủy hải sản là Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và những quy định riêng về kinh doanh thực phẩm thủy hải sản. 2.1.2. Các văn bản của tỉnh Bến Tre điều chỉnh quan hệ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong kinh doanh thực phẩm thủy hải sản Bến Tre là một trong những tỉnh có kinh tế phát triển chậm, có diện tích tự nhiên là 2.394,2 km2 , được hình thành bởi cù lao An Hoá, cù lao Bảo, cù lao Minh, Phía bắc giáp tỉnh Tiền Giang, phía nam giáp tỉnh Trà Vinh, phía tây giáp tỉnh Vĩnh Long, phía đông giáp biển Đông, với chiều dài bờ biển là 65 km32 . Về dân số, tỉnh Bến Tre có 1.263.710 người, về nhu cầu thực phẩm thủy hải sản hàng ngày rất lớn.33 Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan Trung ương ban hành chính quyền tỉnh Bến Tre trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của mình đã ban hành các kế hoạch, các công văn chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thuộc các sở ban ngành nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong kinh doanh thực phẩm thủy hải sản như - Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh như Nghị quyết số 14/2017/NQ-HĐND đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Bến Tre, Khóa IX - Kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 05 tháng 12 năm 2017 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2017. Theo Nghị quyết này, nhiệm vụ tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm; đồng thời, tập trung tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân trongviệc sản xuất, chế biến, tiêu thụ thực phẩm sạch, an toàn34 . - Quyết định số 1692/QĐ-UBND ngày 01/08/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre Phê duyệt Chương trình phát triển nuôi thuỷ sản giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020 với nhiệm vụ quản lý phát triển nuôi thuỷ sản theo quy hoạch, hướng dẫn người nuôi áp dụng tốt các tiêu chuẩn chất lượng, quy trình công 32 Niên giám Cục thống kê tỉnh Bến Tre năm 2015. 33 Niên giám Cục thống kê tỉnh Bến Tre năm 2015.
  • 58. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 34 Nghị quyết số 14/2017/NQ-HĐND đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Bến Tre Khóa IX – Kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 05 tháng 12 năm 2017 nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội.