SlideShare a Scribd company logo
1 of 145
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
MAI VĂN CƢƠNG
QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA
KHOA HUYỆN SÓC SƠN - THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Tải miễn phí kết bạn Zalo:0917 193 864
Dịch vụ viết luận văn chất lượng
Website: luanvantrust.com
Zalo/Tele: 0917 193 864
Mail: baocaothuctapnet@gmail.com
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

HÀ NỘI, 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
MAI VĂN CƢƠNG
QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA
KHOA HUYỆN SÓC SƠN - THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 8 34 04 03
NGƢỜIHƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. PHẠM TIẾN ĐẠT
HÀ NỘI - 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, dẫn
chứng trong luận văn của tôi là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Hà Nội, ngày... tháng... năm 2019
Học viên
Mai Văn Cƣơng
iii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các đơn vị, cá nhân đã tạo điều
kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu chƣơng trình đào
tạo Thạc sỹ Quản lý công của Học viện hành chính Quốc gia.
Em xin chân thành biết ơn thầy giáo – PGS.TS Phạm Tiến Đạt đã tận
tình hƣớng dẫn, chỉ bảo và có những ý kiến quý báu trong suốt thời gian em
thực hiện luận văn của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng Kế toán, Phòng Vật tƣ thiết bị,
Phòng Hành chính quản trị và Phòng Tổ chức cán bộ - Bệnh viện đa khoa Sóc
Sơn đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn của
mình.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã chia sẻ những
khó khăn, động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi học tập, nghiên cứu
và hoàn thành luận văn này.
Với những sự giúp đỡ chân thành đó, Luận văn của tôi đã đạt đƣợc
những thành tựu nhất định. Tuy nhiên, Quản lý tài sản công là lĩnh vực phức
tạp, bản thân còn ít kinh nghiệm trong lĩnh vực này.Vì vậy công trình nghiên
cứu của tôi không thể tránh khỏi những thiếu xót nhất định. Tôi xin lắng nghe
và tiếp thu những ý kiến đóng góp của Quý thầy, cô, các bạn và đồng nghiệp
để công trình nghiên cứu đƣợc hoàn thiện và có tính ứng dụng hơn nữa.
Tôi xin chân thành cảm ơn
Hà Nội, ngày... tháng... năm 2019
Học viên
Mai Văn Cƣơng
iv
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT
HCSN Hành chính sự nghiệp
Bệnh viện đa khoa huyện Sóc
BVĐKSS Sơn
NSNN Ngân sách Nhà nƣớc
BHYT Bảo hiểm Y tế
TSC Tài sản công
SNCL Sự nghiệp cônglập
CQNN Cơ quan Nhà nƣớc
VKT Vật kiến trúc
v
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
Chƣơng 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI
BỆNH VIỆNCÔNG LẬP .................................................................................9
1.1. Tổng quan về Tài sản công tại Bệnh việncông lập .................................... 9
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của Bệnh việncông lập...................................... 9
1.1.2 Khái niệm và đặc điểm của Tài sản công tại Bệnh viện công lập ......... 11
1.2 Lý luận về quản lý Tài sản công tại bệnh viện công lập...........................27
1.2.1 Khái niệm,đặc điểm quản lý tài sản công tại bệnh viện công lập.......... 27
1.2.2. Sự cần thiết và nguyên tắc quản lý Tài sản công tại bệnh viện công lập
......................................................................................................................... 29
1.2.3 Nội dung quản lý Tài sản công tại bệnh viện công lập..........................34
1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý tài sản công tại bệnh viện...............43
1.3.1. Nhân tố bên ng ................................................................................. 43
1.3.2. Nhân tố bên trong.................................................................................. 43
1.4. Nghiên cứu một số bài học kinh nghiệm để quản lý tốt tài sản công tại
một số bệnh viện, cơ sở y tế và bài học rút ra.................................................44
1.4.1. Kinh nghiệm quản lý tài sản công của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc
Giang...............................................................................................................44
1.4.2. Kinh nghiệm từ quản lý tài sản công bệnh viện đa khoa Tỉnh Đắc Lắc45
1.4.3. Những bài học kinh nghiệm cho việc quản lý tài sản công tại Bệnh viện
Đa khoa huyện Sóc Sơn. .................................................................................46
TÓM TẮT CHƢƠNG 1..................................................................................48
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI BỆNH VIỆN
ĐA KHOA SÓC SƠN..................................................................................... 49
2.1. Tổng quan về Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn..............................................49
2.1.1. Lịch sử hình thành Bệnh viện đa khoa huyện Sóc Sơn........................49
vi
2.1.2. Cơ cấutổ chức bộ máy và nguồn nhân lực của Bệnh viện đa khoa huyện
Sóc Sơn............................................................................................................51
2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của Bệnh viện đa khoa huyện Sóc Sơn ..............55
2.2. Thực trạng quản lý và sử dụng tài sản côngtại Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn
......................................................................................................................... 57
2.2.1. Đặc điểm của tài sản công tại bệnh viện đa khoa Sóc Sơn...................57
2.2.2. Quy phạm pháp luật về quản lý Tài sản công tại Bệnh viện công lập.. 57
2.2.3. Hiện trạng quản lý tài sản côngtại Bệnh viện đa khoa huyện Sóc Sơn60
2.2.4. Quản lý trong đầu tƣ mua sắm tài sản...................................................68
2.2.5. Quản lý quá trình sử dụng tài sản .........................................................85
2.2.6. Quản lý quá trình sửa chữa, nâng cấp tài sản .......................................89
2.2.7. Quản lý quá trình khấu hao và thanh lý tài sản.....................................94
2.3. Đánh giá côngtác quản lý tài sản công tại Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn. 98
2.3.1. Kết quả đạt đƣợc...................................................................................98
2.3.2. Những hạn chế ......................................................................................99
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế........................................................ 101
TÓM TẮT CHƢƠNG 2................................................................................ 105
Chƣơng 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƢỜNG
QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN SÓC
SƠN...............................................................................................................106
3.1. Định hƣớng phát triển và định hƣớngquản lý tài sản công tại Bệnh viện
đa khoa Sóc Sơn thời gian tới....................................................................... 106
3.1.1. Định hƣớng phát triển của Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn..................... 106
3.1.2. Định hƣớngquản lý tài sản công tại Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn...... 106
3.2. Giải pháp nhằm tăng cƣờng quản lý tài sản côngtại Bệnh viện đa khoa
huyện Sóc Sơn...............................................................................................107
3.2.1. Tăng cƣờng huy động vốn đầu tƣ mua sắm tài sản công cho Bệnh viện
.......................................................................................................................107
vii
3.2.2 Thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc quản lý trong sử dụng tài sản công
.......................................................................................................................108
3.2.3. Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực ................................................. 112
3.2.4 Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tài sản..........113
3.3. Một số kiến nghị.....................................................................................114
3.3.1. Đốivới Bộ Y tế................................................................................... 114
3.3.2. Đốivới Sở Y tế Hà nội........................................................................ 115
TÓM TẮT CHƢƠNG 3................................................................................ 116
KẾT LUẬN...................................................................................................117
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn nhân lực - Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn qua các năm
2016- 2018....................................................................................................... 53
Bảng 2.2: Tình hình sử dụng đất của Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn.................63
giai đoạn 2016-2018........................................................................................63
Bảng 2.3: Bảng kiểm kê tài sản cố định - Nhà cửa, vật kiến trúc năm 2018.. 65
Bảng 2.4: Tài sản cố định hữu hình - Phƣơng tiện vận tải của BVĐKSS...... 66
năm 2016-2018................................................................................................66
Bảng 2.5 Tài sản cố định hữu hình - Máy móc thiết bị .................................67
Bảng 2.6 Chủng loại tài sản đƣợc trang bị của Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn.. 69
Bảng 2.7: Bảng theo dõi đầu tƣ tài sản từ năm 2016-2018.............................70
Bảng 2.8. Bảng theo dõinguồn vốn đầu tƣ tài sản công của..........................77
Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn............................................................................77
Bảng 2.9: Bảng đánh giá công tác kiểm kê tài sản nhập về............................79
Bảng 2.10. Tài sản đƣợc hình thành từ nguồn vốn ngân sách Nhà nƣớc .......81
Bảng 2.11: Biến động tài sản tại các khoa - Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn năm
2018................................................................................................................. 83
Bảng 2.12. Kết quả thực hiện mua sắm tài sản theo nguồn vốn năm 2018.... 84
Bảng 2.13. Công suất sử dụng tài sản tại Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn...........88
Bảng 2.14: Số lƣợng trang thiết bị cần sửa chữa - Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn
......................................................................................................................... 92
Bảng 2.15 Bảng kiểm tra ngẫu nhiên tỷ lệ hao mòn và mức hao mòn một số
tài sản Bệnh viện đa khoa huyện Sóc Sơn .....................................................96
Bảng 2.16: Số lƣợng trangthiết bịđãthanh lý - Bệnh viện đakhoaSóc Sơn......97
Bảng 2.17: Chất lƣợng lao động làm công tác quản lý tài sản 2018 ............104
ix
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Khái quát quá trình sửa chữa tài sản công.....................................40
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức tại Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn.............................51
Sơ đồ 2.2: Quy trình mua sắm tài sản công của Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn74
Sơ đồ 2.5: Thời gian sửa chữa tài sản trong năm 2018...................................93
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu tài sản công của bệnh viện đa khoa Sóc Sơn.................61
tại thời điểm 31/12/2018.................................................................................61
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu tài sản cố định hữu hình của Bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn
năm 2018.........................................................................................................62
Biểu đồ 2.3: Tổng hợp số đơn vị tham gia dự thầu.........................................75
Biểu đồ 2.4: Các giấy tờ hiện có khi nhập tài sản công..................................78
x
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đềtài
Bất cứ một quốc gia nào muốn tồn tại và phát triển đều phải dựa vào
một trong những nguồn lực của mình là tài sản quốc gia. Đó là tất cả những
tài sản do các thế hệ thành viên của quốc gia tạo ra hoặc thu nạp đƣợc và các
tài sản do thiên nhiên ban tặng con ngƣời. Trong phạm vi một đất nƣớc, tài
sản quốc gia có thể thuộc sở hữu riêng của từng thành viên và có thể là sở hữu
chung của tất cả thành viên trong cộng đồng quốc gia. Nhà nƣớc là chủ sở
hữu đối với những tài sản quốc gia thuộc sở hữu chung của tất cả thành viên
(thƣờng gọi là công sản hay tài sản công). TSC là nguồn lực nội sinh của đất
nƣớc, là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và quản lý xã hội, là nguồn lực
tài chính tiềm năng cho đầu tƣ phát triển, phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nƣớc. Nền kinh tế Việt nam đang từng bƣớc phát triển theo định
hƣớng xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu “dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh”. Vì vậy, tài sản công là vốn liếng nhằm phát triển kinh tế,
tạo tiền đề vững chắc cho kinh tế nhà nƣớc giữ vai trò trọng yếu, góp phần
nâng cao đời sống nhân dân để hiện thực hoá những mục tiêu kinh tế xã hội
đề ra.
Điều 53, Hiến pháp nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
2013 quy định: “Đất đai, tài nguyên nƣớc, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở
vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nƣớc
đầu tƣ, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nƣớc đại diện
chủ sở hữu và thống nhất quản lý”.
Ở các quốc gia phát triển, quản lý tốt tài sản công cũng đƣợc coi là một
trong những tiêu chí để đánh giá chất lƣợng quản lý nói chung của nhà nƣớc.
Thực tế thời gian qua, hoạt động quản lý nhà nƣớc về TSC luôn là vấn đề thời
sự của Chính phủ, Quốc hội Việt Nam. Việc thiếu chỉ tiêu đánh giá hiệu quả
1
sử dụng tài sản công và hiệu quả của cơ quan hành chính nhà nƣớc đang là
vấn đề đƣợc Chính phủ và các cơ quan hữu trách quan tâm. Tình trạng các cơ
quan hành chính, sự nghiệp và các đơn vị thuộc khu vực công sử dụng vƣợt
tiêu chuẩn định mức tài sản công gây lãng phí, mua sắm, cho thuê, mua sắm,
thanh lý, mƣợn TSC không đúng quy định, tự ý sắp xếp, xử lý làm thất thoát
tài sản công đang đặt ra yêu cầu phải thống kê và quản lý hiệu quả lƣợng tài
sản này. Nhiều đơn vị cơ quan nhà nƣớc rất khó khăn trong tìm kiếm, sắp xếp
công sở làm việc, nhƣng cũng không ít CQNN khác cho thuê trụ sở làm việc
và quyền sử dụng đất đƣợc giao quản lý. Hơn nữa trong quá trình hình thành
và sử dụng tài sản nhƣ máy móc, thiết bị, phƣơng tiện vận tải, truyền dẫn còn
nhiều bất cập nhƣ: Giá trị đấu giá, mua sắm các thiết bị, máy móc quá cao so
với giá trị tài sản đó trên thị trƣờng, quá trình sử dụng nhanh hỏng hóc, quản
lý yếu kém gây ảnh hƣởng nghiêm trọng đến hoạt động của đơn vị quản lý, sử
dụng tài sản. Đây là biểu hiện rõ ràng nhất về bất cập, vƣớng mắc trong quản
lý, sử dụng tài sản công . Ngoài ra, công tác thống kê theo dõi, sử dụng, sắp
xếp chƣa đƣợc tốt và thƣờng xuyên, trong khi NSNN có hạn, nợ công còn
cao, thiếu ngân sách để đầu tƣ cho những vùng kinh tế khó khăn, vùng sâu,
vùng xa và hải đảo. Tất cả những yếu kém đó không những là gánh nặng cho
nền kinh tế đất nƣớc mà còn tiềm ẩn sự tham nhũng, lãng phí gây nhiều hệ luỵ
liên quan.
Đƣợc sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc, trong hơn mƣời năm thực
hiện đổimới nghành Y tế vừa qua, ngành Y tế đã đầu tƣ nâng cấp tài sản công
cho các cơ sở y tế tuyến tỉnh, thành phố và tuyến huyện. Trong đó đặc biệt
quan tâm đến các đơn vị y tế tuyến huyện và tuyến cơ sở gần dân, nhằm đem
lại hiệu quả tạo công bằng trong chăm sóc sức khoẻ, giảm tải bệnh nhân cho
tuyến trên, phục vụ ngƣời bệnh ngày càng tốt hơn, từ đó tạo niềm tin cho
nhân dân. Các đơn vị y tế tuyến huyện đã đƣợc cung cấp tài sản, công cụ,
dụng cụ cần thiết để phục vụ cho công tác chăm sóc sức khỏe banđầu.
2
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại và thách thức lớn trong thực tế
hoạt động của ngành y tế về lĩnh vực quản lý và sử dụng tài sản công. Việt
Nam là một nƣớc còn nghèo, nền kinh tế đang phát triển, nguồn ngân sách
cho y tế của nƣớc ta còn hạn chế.Trong nhiều năm qua, tài sản công phục vụ
cho nghành Y tế ở Việt Nam đƣợc cung cấp từ nhiều nguồn viện trợ khác
nhau nhƣng không đƣợc đánh giá đúng nhu cầu nên có tình trạng vừa thừa,
vừa thiếu, chƣa đồng bộ và lạc hậu so với các nƣớc trong khu vực. Tình trạng
này sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến việc chẩn đoán, điều trị và theo dõi bệnh tật,
từ đó ảnh hƣởng lớn đến chất lƣợng của công tác chăm sóc sức khoẻ nhândân.
Từ năm 2007 đến nay, tài sản công của Bệnh viện Đa khoa huyện Sóc Sơn
đƣợc cung cấp từ nhiều nguồn nhƣ: NSNN, quỹ BHYT, nguồn viện trợ không
hoàn lại từ tổ chức phi Chính phủ nƣớc ngoài, dự án phòng chống HIV/AIDS,
từ đề án Xã hội hoá ytế…
Do đó, một phần tài sản công hiện tại của BVĐKSS còn mang tính
chồng chéo, lạc hậu có khi cùng một chủng loại lại đƣợc tài trợ bởi nhiều tổ
chức khác nhau.Về đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý, mua sắm, sử dụng,
bảo dƣỡng, sửa chữa tài sản công tại BVĐKSS còn không đồng đều, vừa
thiếu về số lƣợng và hạn chế về trình độ chuyên môn. Do vậy hiệu quả quản
lý và sử dụngtài sản công còn thấp và không hợp lý, chƣa đảm bảo chất lƣợng
và hiệu quả của công tác khám chữa bệnh.
Quản lý nhà nƣớc về tài sản công nếu đƣợc thực hiện tốt sẽ nâng cao
chất lƣợng khám chữa bệnh, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ y tế, từ
đó thu dung ngƣời dân tới khám chữa bệnh, góp phần làm giảm sự quá tải cho
các bệnh viện tuyến trên, đồng thời ngƣời dân đƣợc hƣởng các dịch vụ y tế kỹ
thuật cao ngay tại tuyến huyện, vì vậy giảm đƣợc chi phí đi lại không cần thiết
cho ngƣời bệnh, việc này rất có ý nghĩa đối với ngƣời nghèo, ngƣời dân ở
những vùng lân cận ở xa những bệnh viện tuyến trên có trang thiết bị kỹ thuật
tiên tiến, hiện đại. Do đó, việc khảo sát thực trạng quản lý, sử dụng tài sản công
3
tại Bệnh viện đa khoa huyện Sóc Sơnlà hết sức cầnthiết.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi thực hiện nghiên cứu đề tài: “Quản
lý tài sản công tại Bệnh viện Đa khoa huyện Sóc Sơn - Thành phố Hà Nội”
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Quản lý tài sản công là vấn đề vô cùng quan trọng trong giai đoạn
hiện nay, càng quan trọng hơn khi nguồn ngân sách quốc gia còn hạn hẹp,
vấn đề nợ công luôn ở mức báo động. Vì vậy quản lý hiệu quả tài sản công
là vấn đề cấp thiết cần phải làm ngay và cần có những giải pháp cụ thể để
hạn chế những bất cập trong sử dụng, thanh lý, sửa chữa, đấu thầu, mua sắm
tài sản công hiện nay. Hoạt động quản lý nhà nƣớc về tài sản công đã có rất
nhiều công trình nghiên cứu cụ thể nhƣ sau:
Luận văn tốt nghiệp: “Quản lý việc sử dụng trụ sở làm việc thuộc khu
vực hành chính sự nghiệp ở Việt nam hiện nay” của tác giả Đặng Thị Hoà
lớp K43 Học viện tài chính. Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu việc quản lý, sử
dụng trụ sở làm việc hiện có của các cơ quan, hành chính sự nghiệp trong
những năm gần đây mà không đặt vấn đề đầu tƣ từ nguồn NSNN để tạo ra
trụ sở mới.
Luận văn: “Quản lý tài sản công tại học viện chính trị - hành chính
Quốc gia Hồ Chí Minh” của tác giả Hoàng Anh Hoàng. Đề tài cũng chỉ tập
trung vào công tác quản lý tài sản công mà không đặt vấn đê hình thành tài
sản trong đó.
Một số nghiên cứu về quản lý tài sản công:
Cơ chế quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp ở
Việt Nam của Nguyễn Mạnh Hùng; Một số vấn đề về quản lý công sản ở
Việt Nam hiện nay của Chu Xuân Nam;
Quản lý tài sản công trong các cơ quan hành chính nhà nƣớc ở Việt
Nam”của Phan Hữu Nghị;
Kế thừa và phát huy những công trình nghiên cứu của các tác giả
4
trƣớc đây đã đạt đƣợc, Luận văn của tôi tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và
hoàn thiện một số lý luận cơ bản về tài sản công và quản lý nhà nƣớc về tài
sản công tại đơn vị hành chính sự nghiệp chƣa thực hiện tự chủ. Tiếp tục
nghiên cứu một số kinh nghiệm thực tế về quản lý tài sản công từ đó rút ra
bài học kinh nghiệm góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý nhà
nƣớc về tài sản công.
Luận văn của tôi đi sâu vào phân tích thực trạng quản lý tài sản công
tại Bệnh viện đa khoa huyện Sóc Sơn, đánh giá những kết quả đã đạt đƣợc,
những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của tồn tại, hạn chế dựa trên văn bản
pháp luật, quy trình mua sắm, quản lý và sử dụng tài sản. Trên cơ sở đó đƣa
ra những giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý
tài sản công tại bệnh viện đa khoa huyện Sóc Sơn.
3.Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
- Mục đích
Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý tài sản công tại Bệnh viện Đa
khoa huyện Sóc Sơn, đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cƣờng quản lý tài
sản công tại Bệnh viện Đa khoa huyện Sóc Sơn trong thời giantới.
- Nhiệm vụ
Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý tài sản công trong
đơn vị sự nghiệp công lập.
Phân tích, đánhgiá thực trạng và các yếu tố ảnh hƣởng đến tìnhhình quản
lý tàisảncôngtạiBệnh viện Đa khoahuyện Sóc Sơntừnăm2016 đếnnăm 2018;
Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị thực hiện giải pháp để hoàn thiện
hoạt động quản lý tài sản công tại Bệnh viện Đa khoa huyện Sóc Sơn trong
thời gian tới.
4. Đốitƣợng và phạm vi nghiêncứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu hoạt động quản lý Nhà nƣớc về
tài sản công tại Bệnh viện Đa khoahuyện Sóc Sơn.
5
- Phạm vi nghiêncứu
Nội dung nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu nội dung quản lý
Nhà nƣớc về tài sản công tại Bệnh viện Đa khoa huyện Sóc Sơn;
Không gian: Nghiên cứu tại Bệnh viện Đa khoa huyện Sóc Sơn.
Thời gian: Nguồn số liệu từ năm 2016 đến năm 2018.
5.Phƣơngpháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
- Phương pháp luận:
Luận văn này đƣợc thực hiện dựa trên sơ sở phƣơng pháp luận duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí
Minh, chính sách pháp luật của nhà nƣớc về tài sản công và quản lý nhà nƣớc
về tài sản công.
- Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn này đƣợc thực hiện qua việc sử dụng tổng hợp các phƣơng
pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp thuthậpthôngtin
Về thông tin thứ cấp: Đề tài thu thập các thông tin thứ cấp thông qua
các luồng chính: các báo cáo của bệnh viện, các khoa và các phòng chuyên
môn thuộcBệnhviệnĐakhoaSóc Sơn,kỷyếuhộithảo,sách,báovàinternet.
Về thông tin sơ cấp: Bệnh viện Đa khoa huyện Sóc Sơn là một trong
nhiều cơ sở y tế thuộc quản lý Nhà nƣớc, tài sản của đơn vị thực hiện theo
nguyên tắc quản lýcông. Nhằm phản ánh rõ thực trạng công tác quản lý tài
sản công tại Bệnh viện Đa khoa huyện Sóc Sơn từ hoạt động đầu tƣ đến hoạt
động thanh lý tài sản trong toàn bệnh viện, đồng thời cùng với xây dựng các
giải pháp phù hợp trong quản lý tài sản công tại Bệnh viện. Đề tài tiến hành
thu thập thông tin sơ cấp từ quá trình phỏng vấn cán bộ, y bác sỹ trong Bệnh
viện là những ngƣời tham gia công tác quản lý, sử dụng tài sản công tại Bệnh
viện đa khoa huyện Sóc Sơn.
Phƣơng pháp tổng hợp và xử lý thôngtin
6
Các thông tin thứ cấp, sơ cấp đƣợc sắp xếp cho từng yêu cầu về nội
dung nghiên cứu và phân thành các nhóm sau đó đƣợc tổng hợp, xử lý dựa
trên các tiêu chí phân tổ nhƣ: Phân theo khoa, theo trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ, phân theo chủng loại tài sản… Phần mềm chuyên dụng đƣợc sử
dụng để xử lý các số liệu đƣợc thu thập chủ yếu làExcel.
Phƣơng pháp phântíchthôngtin
Phương pháp thống kê môtả
Phƣơng pháp này đƣợc vận dụng trong chọn điểm nghiên cứu, phân tổ
thống kê các loại đốitƣợng gồm: đốitƣợng là bác sỹ, dƣợc sỹ, điều dƣỡng, kỹ
thuật viên;... Phƣơngpháp này cũng dùng để lựa chọn các tiêu thức để so sánh
và phân tích sự ƣu tiên trong việc lựa chọn các giải pháp nâng cao hiệu quả
công tác quản lý tài sản công tại Bệnh viện đa khoa huyện Sóc Sơn phù hợp
với điều kiện thực tiễn của Bệnhviện.
Phương pháp thống kê sosánh
Phƣơng pháp thống kê so sánh sẽ đƣợc sử dụng trong nghiên cứu
nhằm chỉ ra sự khác biệt trong đánh giá tình hình quản lý tài sản công giữa
những nhóm đối tƣợng đƣợc nghiên cứu, cũng nhƣ so sánh những kết quả
đạt đƣợccủa công tác quản lý tài sản công so với kế hoạch của bệnh viện
trong thờigian qua. Phân tích so sánh sự khác biệt trong đánh giá các vấn đề
có liên quan, những vấn đề bất cập trong quản lý tài sản công đang diễn ra
tạiBệnh viện đa khoa huyệnSóc Sơn. Từ đó đƣa ra kết luận có căn cứ khoa
học cho các giải pháp,đồng thời đƣa ra các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu
quả công tác quản lý tài sản công tại Bệnhviện đa khoa huyện Sóc Sơn.
6.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Về lý luận:
-Làm rõ các vấn đề quản lý tài sản côngtại bệnh viện đa khoa huyện Sóc
Sơn. Những vấn đề còntồntại nhƣ: Quy trìnhmua sắm tài sản; phƣơng pháp lựa
chọncáchthức mua sắm, sửachữatài sản, thanh lý tài sản, quảnlý tài sản…
7
-Qua phân tích, so sánh, đánh giá thực trạng, những kết quả đã đạt đƣợc
và những tồn tại hạn chế, nguyên nhân của tồn tại hạn chế. Từ đó đƣa ra giải
pháp khắc phục và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài sản công tại
bệnh viện đa khoa huyện Sóc Sơn.
Về thực tiễn:
-Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu phục vụ thiết thực
cho công tác quản lý tài sản công tại bệnh viện đa khoa Sóc Sơn. Đồng thời
qua tài liệu nghiên cứu này thấy đƣợc những hạn chế cần khắc phục trong quá
trình mua sắm, thanh lý, bảo quản, vận hành tài sản…
-Từ kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu học tập, nghiên
cứu, quản lý và quản lý nhà nƣớc về tài sản công.
7.Kết cấucủa luận văn
Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn
gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở khoa học vềquản lý tài sảncôngtại Bệnh viện cônglập.
Chƣơng 2: Thực trạng quản lý tài sản công tại Bệnh viện đa khoa
huyện Sóc Sơn.
Chƣơng 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài sản
công tại Bệnh viện đa khoa huyện Sóc Sơn.
8
Chƣơng1
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG
TẠI BỆNH VIỆNCÔNG LẬP
1.1. Tổng quan về Tài sảncông tại Bệnh việncông lập
1.1.1. Khái niệm và đặcđiểm của Bệnhviệncông lập.
1.1.1.1Kháiniệm của Bệnh viện công lập
Bệnh viện công lập (hay còn gọi là “Đơn vị sự nghiệp y tế công lập)là tổ
chức do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền thành lập và quản lý theo quy định
của pháp luật, có tƣ cách pháp nhân, con dấu, tài khoản và tổ chức bộ máy kế
toán theo quy định của pháp luật về kế toán để thực hiện nhiệm vụ cung cấp
dịch vụ công hoặc phục vụ quản lý nhà nƣớc trong các lĩnh vực chuyên môn y
tế nhƣ: Y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh; điều dƣỡng và phục hồi chức
năng; giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần; y dƣợc cổ truyền; kiểm
nghiệm dƣợc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế; an toàn vệ sinh thực phẩm; dân số
- kế hoạch hóa gia đình; sức khỏe sinh sản; truyền thông giáo dục sức
khỏe.[18]
1.1.1.2Đặcđiểm của Bệnh viện công lập
Bệnh viện công lập hoạt động trong ngành y tế, với quy mô hoạt động
khác nhau, đều có một số đặc điểm chung nhất định nhƣ:
Thứ nhất, Bệnh viện công lập là tổ chức do Nhà nước thành lập và chịu
sự kiểm tra, giám sát của Nhà nước
Bệnh viện công lập là tổ chức do nhà nƣớc thành lập, có con dấu và tài
khoản riêng; chịu sự kiểm tra trực tiếp của cơ quan Nhà nƣớc thành lập ra
mình và các cơ quan cấp trên nhằm thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ theo
quyết định thành lập và các quy định của pháp luật hiện hành.
Thứ hai, bệnh viện công lập là một tổ chức hoạt động theo nguyên tắc
cung cấp dịch vụ công chứ không vì mục tiêu lợi nhuận.
9
Đây là những đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nƣớc thành lập, hoạt
động mục tiêu chủ yếu giúp Nhà nƣớc thực hiện vai trò của mình trong việc
đem lại cho ngƣời dân những dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất với chi phí
hợp lý nhất, mang tính chất phúc lợi xã hội. Nhà nƣớc tổ chức duy trì và tài
trợ cho các hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lậpnhằm mục đích cung
cấp cho xã hội những sản phẩm dịch vụ đặc biệt để hỗ trợ cho các ngành, các
lĩnh vực kinh tế hoạt động bình thƣờng, nâng cao dân trí, bồi dƣỡng nhân tài,
bảo đảm nguồn nhân lực, thúc đẩy hoạt động kinh tế phát triển và đạt hiệu
quả cao hơn, bảo đảm và không ngừng nâng cao đời sống, sức khoẻ, văn hoá,
tinh thần của nhân dân. Vì vậy quá trình hoạt động của các bệnh viện công lập
chủ yếu là cung cấp dịch vụ công thực hiện chức năng và nhiệm vụ do Nhà
nƣớc giao là chính chứ không nhằm mục đích lợi nhuận nhƣ các doanh
nghiệp trong nền kinh tế.
Thứ ba, sản phẩm của bệnh viện công lập là sản phẩm mang lại lợi ích
chung, có tính bền vững và gắn bó hữu cơ với quá trình tạo ra của cải vật
chất.
Những sản phẩm, dịch vụ do hoạt động sự nghiệp y tế tạo ra chủ yếu là
những sản phẩm có giá trị về sức khoẻ, văn hoá, đạo đức và các giá trị xã
hội… Những sản phẩm này là sản phẩm có thể ở dạng vật chất hoặc phi vật
chất có thể dùng chung cho nhiều ngƣời. Nhìn chung, đại bộ phận các
sản phẩm của đơn vị sự nghiệp y tế là những sản phẩm có tính phục vụ không
chỉ bó hẹp trong một ngành một lĩnh vực mà những sản phẩm đó khi tiêu
dùng thƣờng có tác dụng lan toả, truyền tiếp.
Thứ tư, hoạt động của bệnh viện công lập luôn gắn liền và bị chi phối
bởi các chương trình phát triển kinh tế xã hội.
Với chức năng của mình, Chính phủ luôn tổ chức duy trì và bảo đảm
hoạt động sự nghiệp y tế để thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội.
Để thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội nhất định, Chính phủ thực hiện các
10
chƣơng trình mục tiêu quốc gia nhƣ: Chƣơng trình chăm sóc sức khoẻ cộng
đồng, Chƣơng trình dân số kế hoạch hoá gia đình, Chƣơng trình phòng chống
một số bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS… Với những chƣơng trình mục
tiêu quốc gia này chỉ có nhà nƣớc mà cụ thể ở đây là các đơn vị sự nghiệp,
bệnh viện công lập mới có thể thực hiện một cách triệt để và có hiệu quả bởi
nếu để tƣ nhân thực hiện họ sẽ vì mục tiêu lợi nhuận là chính mà không quan
tâm nhiều đến mục tiêu xã hội dẫn đến hạn chế việc tiêu dùng và kìm hãm sự
phát triển hiệu quả công bằng xã hội.
Thứ năm, các bệnh viện công lập có nguồn thu hợp pháp từ hoạt động sự
nghiệp y tế.
Là tổ chức do Nhà nƣớc thành lập thực hiện nghiệp vụ chuyên môn,
cung cấp những dịch vụ công nhằm thoả mãn nhu cầu thiết yếu của ngƣời
dân. Nhìn chung nguồn tài chính cơ bản phục vụ cho hoạt động của các đơn
vị sự nghiệp này do NSNN cấp. Tuy nhiên với sự đa dạng của hoạt động sự
nghiệp trong lĩnh vực y tế cũng nhƣ những khó khăn của NSNN và với mục
tiêu để đảm bảo tính hiệu quả trong các hoạt động của các bệnh viện, Nhà
nƣớc đã cho phép các bệnh viện công lập thực hiện cơ chế tự chủ tài chính
thông qua việc giao cho họ quyền đƣợc khai thác nguồn thu trong phạm vi
chức năng và nhiệm vụ của đơn vị và đƣợc bố trí một số khoản chi một cách
chủ động.
1.1.2 Khái niệm và đặcđiểm của Tài sản công tại Bệnh viện công lập
1.1.2.1Kháiniệm
Bất cứ một quốc gia nào muốn tồn tại và phát triển đều phải dựa vào một
trong các nguồn nội lực của mình là tài sản quốc gia. Tài sản này bao gồm tất
cả những tài sản của thế hệ trƣớc để lại hoặc do những nhân tố con ngƣờihiện
tại tạo ra và những tài sản do thiên nhiên ban tặng cho con ngƣời. Trong phạm
vị một đất nƣớc, tài sản quốc gia có thể thuộc sở hữu riêng của từng thành
viên hoặc nhóm thành viên hoặc có thể là sở hữu chung của tất cả nhóm thành
11
viên hoặc có thể là sở hữu chung của tất cả thành viện trong cộng đồng quốc
gia. Nhà nƣớc là chủ sở hữu đối với tài sản quốc gia. Nhà nƣớc là chủ sở hữu
đối với những tài sản quốc gia thuộc sở hữu chung của tất cả các thành viên
(thƣờng gọi là công sản hay tài sản công).
Ở một số nƣớc phát triển nhƣ Vƣơng Quốc Anh: Tài sản công là tài sản
Nhà nƣớc, Tài sản công là một bộ phận hết sức quan trọng trong tổng số tài
sản quốc gia. Giá trị và số lƣợng Tài sản công lớn hay nhỏ là tùy thuộc vào
đặc trƣng quan hệ sản xuất của các hình thái kinh tế - xã hội ở mỗi giai đoạn
của từng nƣớc. Riêng ở Cộng hòa Pháp: Tài sản công là tài sản quốc gia đƣợc
hiểu là toàn bộ tài sản và quyền hạn đối với động sản và bất động sản thuộc
về Nhà nƣớc.
Ở Việt Nam, tại điều 3 điểm 1 Luật số 15/2017/QH14 ngày 21 tháng 6
năm 2017 - là tài
sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nƣớc đại diện chủ sở hữu và thống nhất
quản lý, bao gồm: tài sản công phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ
công, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; tài sản kết
cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; tài sản đƣợc xác lập
quyền sở hữu toàn dân; tài sản công tại doanh nghiệp; tiền thuộc NSNN, các
quỹ tài chính nhà nƣớc ngoài ngân sách, dự trữ ngoại hối nhà nƣớc; đất đai và
các loại tài nguyên khác”.
Cũng tại điều 53 chƣơng III hiến pháp nƣớc Công hòa xã hội chủ nghĩa
Việt nam ngày 28 tháng 11 năm 2013,Tài sản công đƣợc hiểu nhƣ sau: “Đất
đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng
trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý
là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và
thống nhấtquản lý”.[23]
Đồng thời, tại điều 54 chƣơng III hiến pháp nƣớc Công hòa xã hội chủ
nghĩa Việt nam ngày 28 tháng 11 năm 2013), Tài sản công đƣợc hiểu nhƣ sau:
12
2. Tổ chức, cá nhân đƣợc Nhà nƣớc giao đất, cho thuê đất, công nhận
quyền sử dụng đất. Ngƣời sử dụng đất đƣợc chuyển quyền sử dụng đất, thực
hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của luật. Quyền sử dụng đất đƣợc
pháp luật bảo hộ.
3. Nhà nƣớc thu hồi đất do tổ chức, cá nhân đang sử dụng trong trƣờng
hợp thật cần thiết do luật định vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển
kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Việc thu hồi đất phải công
khai, minh bạch và đƣợc bồi thƣờng theo quy định của pháp luật.
để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh,
tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai.
Hơn nữa tại khoản 11 Điều 3 Luật Kiểm toán nhà nƣớc năm 2015 quy
định: “Tài sản công bao gồm: đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng
sản; nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời; tài nguyên thiên nhiên khác; tài sản
nhà nước tại cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp
công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội
- nghềnghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghềnghiệp;tài sản công được
giao cho các doanh nghiệp quản lý và sử dụng; tài sản dự trữ nhà nước; tài
sản thuộc kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích công cộng và các tài sản khác do
Nhà nước đầu tư, quản lý thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở
hữu và thống nhất quản lý.”[24]
Để cụ thể hóa quy định nêu trên, tại điều 197 của Bộ Luật Dân sự năm
2015 đã quy định “Tài sản thuộc sở hữu toàn dân bao gồm: Đất đai, tài
nguyên nƣớc, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài
nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nƣớc đầu tƣ, quản lý là tài sản
13
công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nƣớc đại diện chủ sở hữu và thống nhất
quản lý”.[25]
Ngoài các tài sản nêu trên, tài sản thuộc hình thức sở hữu Nhà nƣớc còn
bao gồm:
-Tài sản do tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc hiến, biếu, tặng, cho,
đóng góp, giao lại cho Nhà nƣớc, tài sản viện trợ của các tổ chức Chính phủ,
phi Chính phủ.
-Tang vật, phƣơng tiện vi phạm pháp luật bị tịch thu xung công quỹ Nhà
nƣớc.
- Tài sản dự trữ Nhà nƣớc.
- Tài sản Nhà nƣớc giao cho các công ty Nhà nƣớc quản lý và vốn Nhà
nƣớc đầu tƣ vào các doanh nghiệp khác thành lập, hoạt động theo Luật Doanh
nghiệp, Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam, Luật Hợp tác xã.
Từ những căn cứ pháp luật hiện hành, chúng ta có thể khẳng định rằng: “
Tài sản công là những tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nƣớc đại diện chủ
sở hữu và thống nhất quản lý, đƣợc đầu tƣ mua sắm từ nguồn NSNN hoặc có
nguồn gốc từ NSNN, tài sản đƣợc xác lập quyền sở hữu nhà nƣớc theo quy
định của pháp luật, tài sản của các chƣơng trình, dự án kết thúc chuyển giao,
đất đai, rừng tự nhiên, rừng trồng có nguồn gốc từ NSNN, núi, sông, hồ,
nguồn nƣớc, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi tự nhiên ở vùng biển, thềm
lục địa và vùng trời.
Tài sản công chiếm trong tổng số tài sản quốc gia lớn hay nhỏ tùy thuộc
vào quan hệ sản xuất đặc trƣng của xã hội ở các giai đoạn lịch sử. Trong thời
kỳ đi lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, các nhân tố của Chủ nghĩa xã hội dần
dần đƣợc hình thành và phát triển nhằm đạt tới mục tiêu xây dựng thành công
Chủ nghĩa xã hội; Đảng ta thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành
phần nhằm giải phóng sức sản xuất, động viên tối đa mọi nguồn lực bên trong
và bên ngoài để nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội, cải thiện đời sống nhân dân.
14
Khu vực kinh tế Nhà nƣớc, bao gồm cả tài sản thuộc sở hữu Nhà nƣớc, đóng
vai trò chủ đạo, từng bƣớc phát triển và hoàn thiện nhân tố kinh tế của Chủ
nghĩa xã hội.
Từ những lý luận trên ta có thể nói: Tài sản công tại Bệnh viện công lập
bao gồm toàn bộ tài sản hữu hình và tài sản vô hình nhƣ đất đai, công trình
xây dựng, máy móc thiết bị, quyền sử dụng đất, quyền tác giả, quyền sở hữu
trí tuệ, phần mềm ứng dụng... đƣợc hình thành từ nguồn ngân sách do Nhà
nƣớc đầu tƣ; từ nguồn biếu tặng, tài trợ vv... thuộc sở hữu toàn dân và Nhà
nƣớc là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.
1.1.2.2. Đặcđiểm tài sản công tại bệnh viện công lập
Tài sản công trong các CQNN và đơn vị sự nghiệp công lập là bộ phận
tài sản lớn trong toàn bộ Tài sản công và bao gồm nhiều loại tài sản có đặc
điểm, tính chất, công dụng khác nhau và do nhiều cơ quan sử dụng khác nhau,
song chúng đều có những đặc điểm chung sau:
Thứ nhất, Tài sản công trong CQNN và đơn vị sự nghiệp công lập đều
đƣợc đầu tƣ xây dựng, mua sắm bằng tiền của NSNN hoặc có nguồn từ
NSNN.
Tất cả các cơ quan, đơn vị đều đƣợc NSNN đảm bảo kinh phí hoạt động(
có thể là toàn bộ hoặc một phần), do vậy gần nhƣ toàn bộ vốn đầu tƣ xây
dựng cơ bản, mua sắm tài sản cũng nhƣ các chi phí để hình thành Tài sản
công, chi phí trong quá trình sử dụng tài sản đều do NSNN đảm bảo.
Đối với những Tài sản công dùng trong các cơ quan, đơn vị là những tài
sản đƣợc hình thành từ nguồn thừa kế của thời kỳ trƣớc, thực chất đều là Tài
sản công có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nƣớc. Tuy nhiên, có một số tài sản
đặc biệt nhƣ: đất đai và những tài sản thiên tạo khác tài tài nguyên, các cơ
quan, đơn vị muốn sử dụng đƣợc cũng phải đầu tƣ chi phí bằng tiền của
NSNN cho các công việc khảo sát, thăm dò, đo đạc, san lấp mặt bằng, tiền bồi
thƣờng đất.
15
Một bộ phận tài sản trong các cơ quan, đơn vị là những tài sản đƣợc hình
thành từ nguồn tài sản viện trợ không hoàn lại, tài sản do dân đóng góp xây
dựng, tài sản Nhà nƣớc đƣợc xác lập quyền sở hữu Nhà nƣớc theo Luật định (
Trong trƣờng hợp thu hồi vật vô chủ, tìm thấy hoặc phát hiện ra trong thực tế
hoặc tang vật các vụ án) mặc dù ngân sách Nhà nƣớc không trực tiếp đầu tƣ
xây dựng và mua sắm mà chỉ giao tài sản cho các cơ quan, đơn vị sử dụng,
nhƣng những tài sản này trƣớc khi giao cho các cơ quan, đơn vị đều phải xác
lập quyền sở hữu Nhà nƣớc. Khi các tài sản này đƣợc xác lập quyền sở hữu
Nhà nƣớc thì giá trị của các tài sản đều đƣợc ghi thu cho NSNN.
Ngoài ra đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, theo cơ chế mới hiện
nay, đối với những đơn vị sự nghiệp công lập đƣợc giao quyền tự chủ tài
chính, có thêm một số tài sản côngđƣợc hình thành do liên doanh, liên kết với
các tổ chức và cơ quan trong và ngoài nƣớc để thực hiện cung cấp các dịch vụ
công hoặc sản xuất kinh doanh. Do vậy nguồn hình thành tài sản có sự khác
biệt với các cơ quan Nhà nƣớc. Chính vì lý do đó vấn đề quản lý quá trình
hình thành, quản lý và sử dụng công sản của các đơn vị sự nghiệp công lập
đƣợc giao quyền tự chủ tài chính có những đặc điểm đặc thù theo quy định
của các văn bản Nhà nƣớc mới ban hành.
Tóm lại, dù là tài sản nhân tạo hay tài sản thiên tạo và đƣợc hình thành
từ kết quả đầu tƣ trực tiếp, xây dựng mua sắm tài sản hay các nguồn tài sản
đƣợc xác lập quyền sở hữu Nhà nƣớc... thì tài sản công của các cơ quan Nhà
nƣớc và đơn vị sự nghiệp công lập vẫn có nguồn gốc hình thành từ ngân sách
Nhà nƣớc.
Thứ hai, quá trình hình thành và sử dụng TSC trong các cơ quan Nhà
nước và đơn vị sự nghiệp công lập phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ
theo quy định của Nhà nước.
Hoạt động của mỗi cơ quan, đơn vị nhằm thực hiện các chức năng,
nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị mình. Do vậy, sự hình thành và sử dụng tài sản
16
công của các cơ quan Nhà nƣớc và đơn vị sự nghiệp công lập phụ thuộc vào
chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị cụ thể là:
*Đối với cơ quan Nhà nƣớc, TSC chỉ đơn thuần là điều kiện vật chất, là
phƣơng tiện để cơ quan Nhà nƣớc thực hiện chức năng quản lý kinh tế, xã
hội, an ninh, quốc phòng. Công sản của các cơ quan này giá trị lớn nhất là trụ
sở làm việc, các phƣơng tiện giao thông vận tải phục vụ đi công tác, các trang
thiết bị máy móc và phƣơng tiện làm việc. Số lƣợng TSC cần phải có tùy
thuộc vào tổ chức bộ máy và biên chế cán bộ, công chức, viên chức của mỗi
cơ quan, đơn vị.
*Các đơn vị SNCL với nhiều lình vực hoạt động; do đó các đơn vị
SNCL đƣợc tổ chức phong phú với nhiều loại hình hoạt động khác nhau, vì
thế nhu cầu sử dụng TSC phục vụ cho hoạt động của các đơn vị này cũng rất
khác nhau. Chỉ riêng về trụ sở làm việc và các công trình phụ trợ liên quan
của các đơn vị SNCL cũng rất đa dạng: Trƣờng học phải có giảng đƣờng, có
phòng nghỉ giáo viên, có nơi hội họp của học sinh, sinh viên, nhà thể chất...;
Bệnh viện phải có phòng khám bệnh, phòng điều trị ( phòng điều trị cũng có
nhiều loại khác nhau)... Do đặc điểm, tính chất hoạt động của từng đơn vị
TSC chuyên dùng cho các đơn vị SNCL không phụ thuộc vào số lƣợng cán
bộ, công chức, viên chức mà phụ thuộc vào đặc điểm, đặc thù của từng lĩnh
vực hoạt động của đơn vị đó; có những lĩnh vực cần sử dụng nhiều tài sản có
giá trị lớn, hiện đại ngƣợc lại có những lĩnh vực chỉ cần sử dụng những tài sản
có giá trị không lớn, có những lĩnh vực cần phải sử dụng tài sản có tính chất
chuyên dùng, đặc thù theo nghành nghề vv...
Thứ ba, các cơ quan Nhà nƣớc và đơn vị SNCL chỉ có quyền quản lý, sử
dụng các tài sản để thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao và không có quyền sở hữu.
Nhà nƣớc giao cho các cơ quan quản lý và sử dụng phục vụ cho việc
thực hiện nhiệm vụ của cơ quan và không có quyền sở hữu. Nhà nƣớc là đại
diện chủ sở hữu của mọi công sản nói chung đồng thời thực hiện chức năng
17
quản lý Nhà nƣớc đối với công sản nhằm sử dụng, bảo tồn và phát triển
nguồn TSC.
Nhà nƣớc giao công sản cho các nghành, các cấp, các cơ quan quản lý
Nhà nƣớc, đƣơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội, tổ
chức chính trị - nghề nghiệp... quản lý và sử dụng.
Thứ tư, Vốn đầu tƣ xây dựng và mua sắm TSC trong các cơ quan Nhà
nƣớc và đơn vị SNCL không thu hồi đƣợc hoặc chỉ thu hồi đƣợc một phần
trong quá trình sử dụng.
Công sản trong cơ quan Nhà nƣớc chủ yếu là những tài sản trong lĩnh
vực tiêu dùng của cải vật chất, không thuộc lĩnh vực sản xuất kinh doanh;
trong quá trình sử dụng không tạo ra sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ để đƣa ra
thị trƣờng, do đó không chuyển giá trị hao mòn tài sản vào giá thành của sản
phẩm và chi phí lƣu thông. Vì thế, trong quá trình sử dụng, tuy tài sản bị hao
mòn nhƣng không trích khấu hao đƣợc (đối với tài sản cố định), do không
thực hiện trích khấu hao tài sản cố định nên nguồn vốn đầu tƣ xây dựng, mua
sắm TSC trong các cơ quan Nhà nƣớc không thu hồi đƣợc trong quá trình sử
dụng công sản.
Đối với đơn vị SNCL, Nhà nƣớc dùng đòn bẩy trích khấu hao tài sản cố
định
để thúc đẩy các cơ quan, đơn vị bảo vệ tài sản nhƣ đối với các tổ chức
kinh tế sử dụng tài sản vào mục đích phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh
doanh. Nhà nƣớc buộc các đơn vị SNCL quản lý, sử dụng TSC hiệu quả, tiết
kiệm bằng các biện pháp hành chính nhƣ tiêu chuẩn, định mức sử dụng TSC,
cùng với biện pháp quản lý chặt chẽ các khoản chi tiêu về duy trì, bảo dƣỡng,
sửa chữa công sản để buộc các đơn vị SNCL sử dụng TSC tốt hơn, hiệu quả
và có trách nhiệm hơn.
Về mặt quản lý Nhà nƣớc về tài sản công, các cơ quan quản lý nhà nƣớc
cần nắm đƣợc giá trị chính xác của từng loại công sản phục vụ cho từng
18
nghành nghề nhất định. Từ đó đƣa ra đƣợc thời gian khấu hao, giá trị hao
mòn... để áp dụng và sửa đổi các Luật, Thông tƣ, Nghị định phù hợp với từng
loại tài sản công và quản lý giá trị tài sản một cách hiệu quả nhất.
1.1.2.3Vaitrò và Phân loại của tài sản công trong Bệnh viện công lập.
a. Vai trò của tài sản công trong Bệnh viện công lập
Tài sản công là nguồn tiềm lực để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, an
ninh,quốc phòng; một niềm tự hào dân tộc, một cuộc sống vật chất, văn hoá,
tinhthần vô cùng quý giá mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “ Tài sản
công lànền tảng, là vốn liếng để khôi phục và xây dựng kinh tế chung để làm
cho dângiàu nƣớc mạnh, để nâng cao đời sống nhân dân”. Vai trò của Tài sản
công có thểđƣợc xem xét dƣới nhiều khía cạnh: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã
hội... đó là:
Thứ nhất, Tài sản công là nguồn tài sản lớn tạo nên môi trường, môi
sinh đảm bảocho cáchoạtđộng kinh tế - xã hội của con người.
Tài sản công mà trƣớc hết là tài nguyên thiên nhiên vừa là tiềm năng
kinh tếhiện thực vừa là điều kiện giữ gìn môi trƣờng, môi sinh đảm bảo cho
sản xuất,đặc biệt là sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp. Đồng thời rừng, biển,
sông, hồ còntạo ra bầu không khí trong lành rất cần thiết cho cuộc sống con
ngƣời. Đó cũnglà môitrƣờng, môi sinh đƣợc thiên nhiên ban tặng cho con
ngƣời. Mặt khác, Tài sản công còn là điều kiện vật chất để nâng cao thể chất
và tinh thần cho conngƣời. Con ngƣời lao động hiện nay không chỉ cần có tri
thức, trình độ khoa họckỹ thuật mà còn phải có thể chất cƣờng tráng, có hiểu
biết về văn hoá. Để tạocho con ngƣời đạt đƣợc các yêu cầu này, Nhà nƣớc
phải đầu tƣ, mua sắm cácTài sản công trang bị cho các hoạt động sự nghiệp
giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá,xã hội, thể dục thể thao....
Thứ hai, Tài sản công là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuấtxã hội.
Tài sản công là một trong các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất. Xét
trênphạm vi toàn thế giới, nếu không có tài nguyên, đất đai thì không có sản
19
xuất vàcũng không có sự tồn tại của loài ngƣời. Sản xuất luôn là sự tác động
qua lại củaba yếu tố cơ bản: sức lao động của con ngƣời, tƣ liệu lao động và
đối tƣợng lao động. Đối tƣợng lao động là các vật thể mà lao động của con
ngƣời tác độngvào để biến thành các sản phẩm mới phục vụ cho con ngƣời.
Đối tƣợng laođộng có thể có sẵn trong thiên nhiên có thể là loại vật thể đã qua
chế biến.Nhƣng suy cho cùng, cơ sở của mọi đối tƣợng lao động đều có
nguồn khai tháctừ đất đai và tài nguyên thiên nhiên. Tƣ liệu lao động (trừ đất
đai là một tƣ liệuđặc biệt) đều là những tài sản do con ngƣời tạo ra để truyền
dẫn sự tác động củacon ngƣờilên đối tƣợng lao động thành các sản phẩm mới
phục vụ cho conngƣời. Đối tƣợng lao động và tƣ liệu lao động đều làTài sản
công. Nhƣ vậy, tƣliệulao động và đối tƣợng lao động là hai yếu tố cơ bản của
quá trình sản xuất vậtchất cũng có nghĩa làTài sản công là yếu tố cơ bản của
quá trình sản xuất.
Thứ ba, Tàisản công là nguồn vốn tiềm năng cho đầu tư pháttriển.
Đầu tƣ phát triển có vị trí quan trọng trong hệ thống chính sách kinh tế
củamỗi quốc gia nhằm đảm bảo sự tăng trƣởng kinh tế, chuyển đổi cơ cấu
kinh tế,phát triển toàn diện, bền vững của nền kinh tế. Thông qua đầu tƣ phát
triển, côngsản đƣợc bảo tồn, phát triển. Nhƣng muốn đầu tƣ phát triển phải có
vốn đầu tƣ.Vốn đầu tƣ ở đây là tài sản, hàng hoá và dịch vụ đƣa vào sản xuất.
Muốn có vốncho đầu tƣ phát triển mọi quốc gia đều phải khai thác từ nguồn
tiết kiệm, nguồnnhân lực, nguồn tài nguyên thiên nhiên. Nguồn tài nguyên
thiên nhiên chính làTài sản công.Tài sản công là cơ sở, là tiền đề cho đầu tƣ
phát triển, là yếu tố đầu vàocho mọi quá trình sản xuất, là nguồn lực quan
trọng cho đầu tƣ phát triển. Toàn bộ Tài sản công là nguồn tài chính của đất
nƣớc vì nguồn tài chính của đất nƣớcđƣợc tồn tại dƣới hai dạng: thứ nhất là
dạng tiền tệ, thứ hai là dạng hiện vậtnhƣng có khả năng chuyển hoá thành tiền
tệ khi có tác động của ngoại lực; đó lànguồn Tài chính tiềm năng. NếuTài sản
công đƣợc sử dụng, khai thác có hiệu quả, tiết kiệm sẽ tạo ra điều kiện để phát
20
triển sản xuất, đặc biệt là các ngành sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp và các
ngành công nghiệp hoạt động dựa trên nguồn tài nguyên thiên nhiên. Ngƣợc
lại sẽ gây ra lãng phí, thất thoát làm suy giảm nguồn nội lực của đất nƣớc.
Tuy nhiên, đối với quá trình tăng trƣởng và phát triển kinh tế, Tài sản
công chỉ là điều kiện cần chƣa phải là điều kiện đủ. Tài sản công chỉ trở thành
sức mạnh kinh tế khi con ngƣời biết tổ chức khai thác hợp lý và sử dụng nó
tiết kiệm, có hiệuquả. Trong lịch sử phát triển, có nhiều quốc gia có nguồn
Tài sản công dồi dào, tài nguyên khoáng sản phong phú, điều kiện tự nhiên
thuận lợi song vẫn là các nƣớc kém phát triển. Ngƣợc lại có những quốc gia ít
tài nguyên khoáng sản nhƣng vẫn là các quốc gia phát triển nhƣ Nhật Bản,
Singapore.
Thứ tư, Tàisản công là điều kiện vật chấtphụcvụ cho hoạt động bộ máy
quản lý điều hànhcủacác cơ quanNhà nước, là nhân tố quan trọng trong quá
trình tổ chức thựchiện các hoạt động sự nghiệp của các đơn vị sự nghiệp
công lập.
Để duy trì bộ máy hoạt động của bộ máy cơ quan hành chính Nhà nƣớc;
Nhà nƣớc cần phải trang bị các tài sản nhƣ: nhà đất thuộc trụ sở làm việc,
phƣơng tiện đi lại, trang thiết bị làm việc... Hoạt động của bộ máy cơ quan
hành chính Nhà nƣớc không thể thiếu đƣợc trong mỗi quốc gia vì nó đảm bảo
cho các hoạt động của xã hội đƣợc diễn ra thông suốt. Muốn nâng cao hiệu
suất hoạt độngcủa các cơ quan hành chính Nhà nƣớc theo hƣớng tinh giản
biên chế thì phải tăng cƣờng trang bị tài sản cho bộ máy này cả về số lƣợng
và chất lƣợng.Tàisản công là nhân tố quan trọng trong quá trình tổ chức thực
hiện các hoạt động sự nghiệp của các đơn vị sự nghiệp nhằm giúp các đơn vị
sự nghiệp cung cấp các sản phẩm dịch vụ công với chất lƣợng cao cho con
ngƣời. Nó là điều kiện vật chất để đào tạo con ngƣời có tri thức, có năng lực
khoa học; để thực hiện nghiên cứu khoa học và áp dụng các thành tựu khoa
học vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội.
21
Thứ năm, Tài sản công là điều kiện vật chất để không ngừng nâng cao
đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
Trong thực tiễn xây dựng Chủ nghĩa xã hội hiện nay ở nƣớc ta, xuất phát
điểm từ một nƣớc nghèo nàn và lạc hậu, việc bảo đảm không ngừng nâng
caođờisống vật chất và tinh thần cho nhân dân không chỉ trông vào các nguồn
lựcdo nƣớc ngoài đầu tƣ, mà Đảng và Nhà nƣớc coi: những Tài sản công của
đất nƣớc chính là nội lực - là chủ yếu nhằm từng bƣớc phát triển kinh tế xã
hội, thực hiện xoá đói giảm nghèo để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
cho các tầng lớp nhân dân. Tài sản công trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp
công lập là khối tài sản lớn của Nhà nƣớc, rất phong phú về chủng loại, số
lƣợng và giữ vai trò hết sức quan trọng trên các mặt cơ bản sau đây:
Thứ nhất, là điều kiện không thể thiếu để các cơ quan nhà nƣớc, đơn vị
SNCL thực hiện nhiệm vụ đƣợc Nhà nƣớc giao; nhất là nhiệm vụ hoạch định
đƣờng lối chính sách, xây dựng và ban hành hệ thống pháp luật, thực hiện
quản lý nhà nƣớc, giữ gìn bảo vệ đất nƣớc, đảm bảo an ninh quốc gia, an toàn
xã hội; thực hiện nghiên cứu khoa học, giáo dục, khám chữa bệnh cho nhân
dân, phát triển sự nghiệp thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ...
Thứ hai, là điều kiện để góp phần nâng cao phúc lợi xã hội cho mọi
thành viên trong xã hội, vai trò này thể hiện rất rõ trong các Tài sản ở các cơ
sở giáo dục và đào tạo, cơ sở khám chữa bệnh công, cơ sở hoạt động thể dục
thể thao... ngƣời dân đƣợc hƣởng lợi từ những hoạt động này mà ở đó công
sản là điều kiện không thể thiếu.
Thứ ba, là điều kiện vật chất để mọi công dân tiếp xúc, phản ánh nguyện
vọng cảu mình với cơ quan Nhà nƣớc; là điều kiện vật chất để tiếp thu khoa
học công nghệ, cả các lĩnh vực kinh tế, quốc phòng an ninh, văn hóa, giáo dục
và đào tạo, y tế, xã hội, khoa học và công nghệ...
b. Phân loại
Để đảm bảo sử dụng có hiệu quả Tài sản công, vấn đề phân loại một các
22
khoa học và hợp lý các loại Tài sản công có một ý nghĩa vô cùng quan trọng
trong công tác quản lý và sử dụng trong việc phát triển kinh tế xã hội. Trong
thực tế, công sản đa dạng về hình thức tồn tại, công năng sử dụng và đối
tƣợng sử dụng. Để nhận biết và có các biện pháp quản lý, sử dụng có hiệu
quả, Tài sản công đƣợc phân loại nhƣ sau:
 Phân loại Tàisản công theo thời gian sử dụng:
Theo cách phân loại này, Tài sản công bao gồm:
- Các tài sản có thời gian sử dụng nhất định và sẽ bị hao mòn dần trong
quá trình khai thác, sử dụng nhƣ: Tài nguyên, khoáng sản và các tài sản nhân
tạo khác nhau: nhà cửa, công trình kiến trúc, cơ sở hạ tầng...
- Các loại tài sản có thể sử dụng vĩnh viễn không mất đi nhƣ tài nguyên,
đất, tài nguyên nƣớc, không khí... Tuy nhiên, việc phân loại này chỉ là tƣơng
đối, vì ngay tài nguyên đất nếu không có biện pháp quản lý, sử dụng và bảo
vệ tốt sẽ bị sóimòn, cằn cỗi; không khí có thể bị ô nhiễm...
 Phân loại Tàisản công theo nguồn gốc hình thành:
Theo cách phân loại này, Tài sản công gồm:
- Tài nguyên thiên nhiên là nguồn của cải vật chất nguyên khai đƣợc
hình thành và tồn tại trong tự nhiên nhƣ: đất đai, rừng tự nhiên, biển, vùng
trời, sông ngòi, khoáng sản trong lòng đất, những danh lam thắng cảnh, không
khí...
- Tài sản nhân tạo là tất cả các tài sản do con ngƣời tạo lập ra và đƣợc
duy trì qua các thế hệ nhƣ: hệ thống cơ sở hạ tầng, các công trình văn hoá, các
cổ vật, nhà cửa, phƣơngtiện đi lại, thiết bị máy móc....
 Phân loạiTài sản công theo đối tượng quản lý, sử dụng tàisản:
Theo cách phân loại này Tài sản công bao gồm:
- Tài sản công thuộc khu vực các cơ quan Nhà nƣớc và đơn vị sự nghiệp
công lập: là những tài sản của Nhà nƣớc giao cho các cơ quan quản lý nhà
nƣớc, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức
23
chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội -nghề nghiệp
(gọi chung là cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp) quản lý, sử dụng gồm:
Nhà, đất thuộc trụ sở làm việc, kho tàng, trƣờng học, bệnh viện, trạm
trại nghiên cứu thí nghiệm...
Các phƣơngtiện đi lại.
Trang thiết bị làm việc và các tài sản khác.
- Tài sản thuộc kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích công cộng, lợi ích quốc
gia bao gồm:
Hệ thống giao thông: đƣờng bộ, đƣờng thuỷ, đƣờng hàng không, bến
cảng, bến phà, bến xe, cầu, sân bay, nhà ga...
Hệ thống các công trình thuỷ lợi: đê điều, hệ thống kênh mƣơng, trạm
bơm, hồ chứa nƣớc, đập thuỷ lợi...
Hệ thống chiếu sáng, cấp, thoát nƣớc...
Hệ thống các công trình văn hoá, di tíchlịch sử đã đƣợc xếp hạng.
- Tài sản đƣợc xác lập sở hữu Nhà nƣớc theo quy định của pháp luật:
Tang vật, phƣơng tiện vi phạm pháp luật bị tịch thu sung quỹ nhà
nƣớc.
Tài sản chôn dấu, chìm đắm đƣợc tìm thấy; tài sản vắng chủ, vô chủ và
các tài sản khác đƣợc trở thành Tài sản công theo quy định của pháp luật.
Tài sản do tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc hiến, biếu, tặng, cho,
đóng góp, giao lại cho Nhà nƣớc; tài sản viện trợ của các tổ chức Chính phủ,
phi Chính phủ.
Tài sản khác...
- Tài sản công giao cho các Công ty Nhà nƣớc quản lý, sử dụng bao
gồm: nhà xƣởng, đất đai, trang thiết bị , máy móc, phƣơng tiện đi lại, vốn
bằng tiền... và vốn nhà nƣớc đầu tƣ vào các doanh nghiệp khác thành lập và
hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam,
24
Luật Hợp tác xã.
- Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nƣớc, tài nguyên trong lòng đất,
nguồn tự nhiên ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời.
 Phân loại Tàisản công theo giá trị bằng tiền
Theo cách phân loại này Tài sản công bao gồm:
- Tài sản không thể quy đổi thành tiền (vô giá): là toàn bộ các tài sản
tiềm năng, phần lớn các tài sản có giá trị nhân văn nhƣ: các di tích lịch sử văn
hoá danh lam thắng cảnh...
- Tài sản có thể quy đổi thành tiền hoặc bản thân tài sản đó đã là tiền
nhƣ: các loại tài sản Tài chính, vàng, ngoại tệ, chứng khoán...
 Phân loại Tài sản công theo khả năng khai thác
Theo cách phân loại này Tài sản công bao gồm:
- Tài sản hiện có: là loại tài sản có thể khai thác đƣợc ngay để phục vụ
cho lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.
- Tài sản tiềm năng: bao gồm các tài sản đã hoặc sẽ phát hiện và phục vụ
nhu cầu công tác trong tƣơng lai.
 Phân loạiTài sản công theo tính chất sử dụng
Theo cách phân loại này Tài sản công bao gồm:
- Tài sản cố định: Là những tài sản có thể là động sản hoặc bất động sản,
có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài, Trong đó có những tài sản cô định
đƣợc coi là hữu hình khi những tài sản đó đƣợc biểu hiện bằng những hình
thái vật chất cụ thể trong quá trình hình thành và sử dụng của các đơn vị tổ
chức đƣợc Nhà nƣớc giao cho nhằm thực hiện chức năng và nhiệm vụ của
mình. Ngoài ra còn có những tài sản cố định vô hình là những tài sản tuy không
biểu hiện bàng hình thái vật chất song nó có giá trị không nhỏ, đặc biệt là
những tài sản của các Doanh nghiệp và đơn vị kinh tế của Nhà nƣớc hiện nay.
- Tài sản lƣu động: Là những tài sản có giá trị nhỏ và thời gian sử dụng
không lâu dài.
25
Việc phân loại TSC trong cơ quan Nhà nƣớc và đơn vị sự nghiệp công
lập trƣớc hết cũng đƣợc thực hiện theo cách phân loại tài sản, phân loại TSC.
Tuy nhiên, để việc quản lý TSC trong các cơ quan Nhà nƣớc và đơn vị SNCL
phải sát với từng loại tài sản và có hiệu quả, ngƣời ta lại tiếp tục phân loại tài
sản khu vực này một cách cụ thể hơn. Dựa trên những tiêu thức khác nhau,
TSC trong các cơ quan Nhà nƣớc và đơn vị SNCL đƣợc áp dụng các cách
phân loại khác nhau, song nhìn chung có các cáchphân loại phổ biến sau đây:
- Cách thứ nhất: Dựa vào đặc điểm, tính chất, giá trị, thời gian hoạt
động của tài sản, ngƣời ta chia tài sản của cơ quan hành chính thành tài sản
cố định và tài sản khác (tài sản rẻ tiền mau hỏng) hoặc bất động sản và động
sản.
- Cách thứ hai: Dựa theo đặc điểm công dụng của tài sản, ngƣời ta chia
tài sản công của cơ quan hành chính nhà nƣớc thành:
*Trụ sở làm việc gồm: đất đai, nhà, công trình xây dựng khác gắn liền
với đất đai, các tài sản khác gắn liền với đất đai.
* Phƣơngtiện vận tải gồm: xe ô tô phục vụ công tác và các phƣơng tiện
vận tải khác.
* Máy móc, trang thiết bị, phƣơngtiện làm việc và các tài sản khác.
- Cách thứ ba:Trong thực tiễn để quản lý tài sản công trong các cơ
quan Nhà nƣớc và đơn vị SNCL ngƣời ta đồng thời áp dụng cả hai cách phân
loại trên đây, cụ thể nhƣ sau:
* Tài sản cố định, bao gồm: Trụ sở làm việc (bất động sản); phƣơng
tiện vận tải; máy móc, trang thiết bị; phƣơng tiện làm việc và các tài sản khác.
* Tài sản khác (không đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định). Đó là tài sản có
giá trị nhỏ chƣa đạt tiêu chí chung để xếp làm tài sản cố định. Ngƣời ta
thƣờng quy định một tài sản đƣợc xác định là tài sản cố định dựa trên hai tiêu
chuẩn chủ yếu là giá trị và thời gian sử dụng. Ở Việt Nam hiện nay, tài sản cố
định là những tài sản có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên, có thời hạn sử dụng
26
trên 1 năm. Tuy nhiên có một số tài sản du chƣa đủ một trong hai tiêu chuẩn
trên vẫn có thể đƣợc xác định là tài sản cố định.[2,tr.54]
Ở nƣớc ta hiện nay, tại điều 20 Luật số 15/2017/QH14 Quốc hội ban
hành ngày 21 tháng 6 năm 2017 - Luật quản lý, sử dụng Tài sản công quy
định: Tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị bao gồm:
“Nhà làm việc, công trình sự nghiệp, nhà ở công vụ và tài sản khác gắn
liền với đất thuộc trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở công vụ;
Quyền sử dụng đất thuộc trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở
công vụ; Xe ô tô và phƣơng tiện vận tải khác; máy móc, thiết bị; Quyền sở
hữu trí tuệ, phần mềm ứng dụng, cơ sở dữ liệu; Tài sản khác theo quy định
của pháp luật...”.[26]
1.2 Lý luận về quản lý Tàisản công tại bệnh viện công lập
1.2.1 Khái niệm,đặcđiểm quản lýtài sản công tại bệnh viện công lập
1.2.1.1Kháiniệm quản lý tài sản công tại bệnh viện công lập
Quản lý là một hoạt động tất yếu khách quan, diễn ra ở mọi tổ chức dù
quy mô nhỏ hay lớn, có cấu trúc đơn giản hay phúc tạp. Xã hội càng phát
triển, trình độ hiệp tác và phân công lao động càng cao thì yêu cầu về công tác
quản lý ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, quản lý với tƣ cách là một khoa học
độc lập thì còn rất mới, nhƣ Laurence Lowell nhận xét: Quản lý là nghiệp xƣa
nhất và là nghề mới nhất.
Do quản lý gắn liền với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nên trên
thực tế có nhiều quan điểm khác nhau về quản lý. Những quan niệm này có
lịch sử ra đời khác nhau và gắn với mỗi tổ chức hoạt động trong từng lĩnh
vực, thậm chí với mỗi quá trình trong từng tổ chức. Có thể nêu một số quan
niệm về quản lý nhƣ sau:
- Theo F.W. Taylor, quản lý là biết chính xác điều bạn muốn ngƣời khác
làm và sau đó biết đƣợc rằng họ đã hoàn thành công việc đó một cách tốt nhất
và rẻ nhất.
27
- Theo Henry Fayol, quản lý là một tiến trình bao gồm tất cả các khâu
lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra các nỗ lực của các thành viên trong
tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt mục tiêu
đã định trƣớc.
- Mary Parker Follett cho rằng, quản lý là nghệ thuật đạt mục tiêu thông
qua conngƣời.
Tuy nhiên, khi đề cập đến quản lý có một cách tiếp cận nhận đƣợc sự
ủng hộ của nhiều nhà khoa học và nhà quản lý thực tiễn, đó là: Quản lý là sự
tác động có tổ chức, có hƣớng của chủ thể lên đối tƣợng quản lý nhằm đạt
mục tiêu dự kiến.[1, tr.8]
Từ đó ta có thể định nghĩa quản lý tài sản công tại bệnh viện công lập
nhƣ sau:
Quản lý tài sản công tại bệnh viện công lập là quá trình tác động có tổ
chức, có hƣớng đích của các chủ thể quản lý bệnh viện đối với tài sản công
của bệnh viện đó nhằm phục vụ một cách có hiệu quả nhất mọi hoạt động của
bệnh viện nhƣ: công tác khám, chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân và công
tác nghiên cứu khoa học.
1.2.1.2Đặcđiểmquảnlý tài sản công tại bệnh viện công lập
Đặc thù của nghành Y là nghành liên quan trực tiếp đến tính mạng con
ngƣời, mỗi một sai xót dù nhỏ đều có thể dẫn đến những hậu quả khôn lƣờng.
Vì vậy, quản lý tài sản công tại bệnh viện công lập có những đặc điểm đặc thù
riêng so với quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp công lập khác.
Thứ nhất, quản lý bao giờ cũng bao hàm chủ thể quản lý và đối tƣợng
quản lý. Vì nghành Y là nghành đặc thù nên đối tƣợng quản lý là tài sản của
nghành Y nói chung và tài sản của bệnh viện công lập nói riêng có đặc điểm
vô cùng phong phú, có tính kỹ thuật, đặc tính chuyên môn cao, giá trị lớn.
Đồng thời tài sản công tại các bệnh viện công lập liên quan trực tiếp đến công
tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, tính mạng con ngƣời. Do đó, việc quản lý
28
tài sản công tại các bệnh viện công lập phải đƣợc tiến hành chặt chẽ đảm bảo
đúng quy trình, đúng pháp luật (trong đó, quy trình quản lý tài sản và quy
trình quản lý chuyên môn).
Thứ hai, quản lý tài sản công tại các bệnh viện công lập đƣợc gắn liền
với công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng các đề tài khoa học cấp cơ sở...
Đồng thời, tài sản là các trang thiết bị y tế đặc thù có tính kỹ thuật chuyên
môn hóa cao, độ chính xác gần nhƣ tuyệt đối. Vì vậy, muốn vận hành và sử
dụng có hiệu quả cao, an toàn các trang thiết bị này đòi hỏi đội ngũ Y bác sỹ,
cán bộ kỹ thuật phải am hiểu sâu sắc về đặc tính kỹ thuật, hiệu quả, công năng
của tài sản. Từ đó, Tài sản đƣợc vận hành thƣờng xuyên, bảo dƣỡng, bảo trì
và sửa chữa có hiệu quả cao nhằm đáp ứng công tác chăm sóc bảo vệ sức
khỏe nhân dân một cách chính xác, nhanh chóng, an toàn.
Thứ ba, do tài sản công tại các bệnh viện công lập có tính kỹ thuật cao,
đặc tính chuyên môn phức tạp đòi hỏi cán bộ sử dụng, vận hành, sửa chữa
phải có trình độ chuyên môn nhất định, phải đƣợc đào tạo bài bản cẩn thận,
phải thƣờng xuyên đƣợc cập nhật kiến thức về trang thiết bị mới, có vậy mới
đáp ứng đƣợc đòi hỏi cấp thiết khi các trang thiết bị mới của nghành y ngày
càng đƣợc trang bị hiện đại đáp ứng ngày càng cao nhu cầu khám chữa bệnh
và bảo vệ sức khỏe của nhân dân.
1.2.2. Sự cần thiết và nguyên tắc quản lý Tài sản công tại bệnh viện
công lập
1.2.2.1Sựcần thiết quản lý Tàisản công tại bệnh viện công lập
Tất cả các quốc gia trên thế giới đều hình thành một bộ phận tài sản
đểphục vụ cho khu vực công cộng của đất nƣớc. Tùy theo chế độ chính trị xã
hộikhác nhau, quy mô và phƣơng thức quản lýTài sản công cũng không hoàn
toàngiống nhau. Tuy nhiên, khi nói đến quản lý Tài sản công, ngƣời ta đều
thừa nhận là:
Quản lýTài sản công là quá trình tác động và điều chỉnh vào sự hình
29
thành và vậnđộng của Tài sản nhằm khai thác sử dụng Tài sản một cách hiệu
quả nhất vì lợiích phát triển bền vững của đất nƣớc.
Quản lý tài sản công là một tất yếu thể hiện qua một số điểm sau đây:
Một là, Tài sản công là tài sản của Nhà nƣớc, của nhân dân do đó việc
quảnlý tốt để tạo lập, khai thác sử dụng Tài sản công hiệu quả là đòi hỏi
khách quantrong quá trình xây dựng và phát triển của đất nƣớc. Đó là nhiệm
vụ quan trọng của mọi quốc gia.
Hai là,Tài sản công đặc biệt là cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội
phản ánh sự phát triển của mỗi quốc gia, mỗi địa phƣơng, mỗi vùng. Nhà
nƣớc cần cókế hoạch tạo lập, quản lý, khai thác phần tài sản công này một
cách hợp lý, đồngđều nhằm đảm bảo sự phát triển cân đối các vùng, miền,
lãnh thổ.
Ba là, Tài sản công đặc biệt là phần Tài sản công trong các cơ quan Nhà
nƣớc, làphần vốn hiện vật của cơ quan, đƣợc hình thành từ nguồn chi tiêu
công. Đó là điều kiện đảm bảo cho các cơ quan nhà nƣớc thực hiện tốt các
chức năng,nhiệm vụ đƣợc giao.Quản lý tốt phần Tài sản công trong các cơ
quan Nhà nƣớc qua việc mua sắm, sử dụng, bảo quản Tài sản công, chống
thất thoát lãng phí là đòi hỏi đồng thời là trách nhiệm, nghĩa vụ của tất cả mọi
cán bộ công chức trong các cơquan nhà nƣớc.Cuối cùng, Quản lý Tài sản
công là yêu cầu mong muốn của mọi ngƣờidân,tạo lập, khai thác, sử dụng Tài
sản công có ý nghĩa kinh tế chính trị và xã hội to lớn.Uy tín của Nhà nƣớc,
của cán bộ công chức nhà nƣớc một phần rất lớn đƣợc công dân đánh giá
thông qua việc quản lý, sử dụng Tài sản công.[2,tr.20]
1.2.2.2Nguyên tắcquản lý Tài sản công tại bệnh viện công lập
Mục tiêu quản lý Tài sản công là nhằm tạo lập, khai thác, sử dụng Tài
sản một cách hợp lý, hiệu quả phục vụ tốt nhất cho quá trình thực hiện công
nghiệp hóa và hiện đại hóa nhằm phát triển đất nƣớc, xây dựng nền hành
chính quốc gia vững mạnh. Để đạt mục tiêu trên, Tài sản công đƣợc quản lý
30
theo những nguyên lý cơ bản sau:
Thứ nhất, thống nhất về cơ chế, chính sách, chế độ quản lý; đồng thời
phải có cơ chế, chính sách, chế độ quản lý, sử dụng đối với những tài sản
cótính đặc thù riêng, đối với ngành, địa phƣơng, tổ chức sử dụng tài sản phục
vụcho các hoạt động có tính đặc thù riêng. Thống nhất quản lý trên cơ sở để
đảm bảo cơ chế, chính sách, chế độ quản lý tài sản phù hợp với đặc điểm của
công sản. Nội dung của thống nhất quản lý là Chính phủ thống nhất quản lý
Tài sản công;Quốc hội, Chính phủ quy định cơ chế, chính sách, chế độ quản
lý tài sản áp dụng chung cho mọi tài sản và quy định cơ chế, chính sách, chế
độ quản lý cụ thể đối với những tài sản có giá trị lớn mà hầu hết cơ quan nhà
nƣớc, các đơn vịlực lƣợng vũ trang, các đơn vị sự nghiệp côngvà các tổ chức
khác đƣợc Nhà nƣớc giao trực tiếp sử dụng (có thể gọi là những tài sản chủ
yếu và đƣợc sử dụng phổ biến). Trên cơ sở cơ chế, chính sách, chế độ quản lý
Tài sản công do Quốc hội, Chính phủ quy định; các Bộ, ngành, địa phƣơng
quy định cơ chế, chính sách, chế độ quản lý đối với những tài sản có tính đặc
thù riêng (có thể gọi là những tài sản có tính đặc thù) và những tài sản phục
vụ cho các hoạt động đặc thù.
Thứ hai, thực hiện quản lý và sử dụng Tài sản công theo tiêu chuẩn, định
mức. Quản lý và sử dụng Tài sản công theo tiêu chuẩn định mức để công tác
quản lý, sử dụng tài sản phù hợp với đặc điểm của Tài sản công; đồng thời để
thống nhất tiêu chuẩn, định mức sử dụng từng loại tài sản cho từng đối tƣợng
sử dụng, tránh hiện tƣợng mạnh ai ngƣời đó trang bị tuỳ tiện theo ý muốn của
mình, tuỳ thuộc vào khả năng vốn liếng (kinh phí) của đơn vị; tiêu chuẩn,
định mức sử dụng tài sản còn là thƣớc đo đánh giá mức độ sử dụng tiết kiệm
và hiệu quả Tài sản công của từng đơn vị. Mặt khác, tiêu chuẩn, định mức sử
dụng tài sản là cơ sở để thực hiện công tác quản lý, thực hiện sự kiểm tra,
kiểm soát của Nhà nƣớc. Chính phủ phân cấp cho Thủ tƣớng Chính phủ quy
định tiêu chuẩn, định mức sử dụng đối với những tài sản có giá trị lớn đƣợc
31
sử dụng phổ biến ở các cơ quan nhà nƣớc, các đơn vị lực lƣợng vũ trang nhân
dân, các đơn vị sự nghiệp công và các tổ chức khác. Trên cơ sở tiêu chuẩn,
định mức sử dụng tài sản đối với các tài sản sử dụng phổ biến, các Bộ, ngành,
địa phƣơng quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng đối với những tài sản sử
dụng có tính đặc thù.
Thứ ba, thực hiện phân cấp quản lý Tài sản công. Phân cấp quản lý Tài
sản công để đảm bảo việc quản lý Tài sản công phù hợp với đặc điểm của Tài
sản công; đồng thời cũng đƣợc xuất phát từ phân cấp trách nhiệm, quyền hạn
quản lý kinh tế -xã hội giữa Quốc hội, Chính phủ với các cấp chính quyền địa
phƣơng, giữa Chính phủ với các Bộ, ngành về việc xây dựng cơ chế, chính
sách, chế độ quảnlý tài sản; về xây dựng và ban hành định mức, tiêu chuẩn sử
dụng tài sản; về quản lý Tài sản công …
Thứ tư, quản lý Tài sản công phải gắn với quản lý ngân sách Nhà nƣớc.
Xuất phát từ “Tài sản công là những tài sản đƣợc hình thành từ nguồn ngân
sách Nhànƣớc…” và mọi chi phí trong quá trình sử dụng tài sản đều do ngân
sách Nhànƣớc đảm bảo (trừ một số trƣờng hợp cá biệt).Do đó, việc quản
lýTài sản công phảigắn với quản lý ngân sách nhà nƣớc. Hay nói một cách
khác, quản lý Tài sản cônglà quản lý ngân sách nhà nƣớc đã đƣợc chuyển hoá
thành hiện vật - tài sản.Quản lý Tài sản công phải gắn với quản lý ngân sách
Nhà nƣớc có nghĩa là mọi cơchế, chính sách, chế độ quản lý Tài sản công,
định mức, tiêu chuẩn sử dụng côngsản phải phù hợp với quy định về quản lý
ngân sách Nhà nƣớc, việc trang bị Tàisản cho các cơ quan nhà nƣớc, các đơn
vị lực lƣợng vũ trang nhân dân, các đơnvị sự nghiệp công, các tổ chức khác
phải phù hợp với khả năng của ngân sáchnhà nƣớc và đƣợc lập dự toán, chấp
hành dự toán theo quy định của pháp luậtvề ngân sách Nhà nƣớc.Tài sản công
phong phú về chủng loại, mỗi loại có tính năng, công dụngkhác nhau, đƣợc
phân bổ ở khắp mọi miền đất nƣớc, đƣợc giao cho các ngành,các cấp, các tổ
chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phục vụ cho các hoạt động: quảnlý nhà nƣớc,
32
giáo dục và đào tạo, y tế, xã hội, nghiên cứu khoa học, thể dục thểthao, quốc
phòng, an ninh, ngoại giao… từ cấp cơ sở đến các hoạt động ở Trungƣơng.
Do đó, việc quản lý Tài sản công phải đƣợc tổ chức thực hiện theo
nhữngnguyên lý cơ bản trên.[2, tr.22]
Để làm rõ thêm về những nguyên lý trên, Ở Việt Nam hiện nay: tại điều
6 Luật số 15/2017/QH14 ngày 21 tháng 6 năm 2017 - Luật quản lý và sử dụng
Tài sản công, Tài sản công đƣợc quản lý và sử dụng theo nguyên tắc sau:
- Mọi tài sản công đều phải đƣợc Nhà nƣớc giao quyền quản lý, quyền
sử dụng và các hình thức trao quyền khác cho cơ quan, tổ chức, đơn vị và đối
tƣợng khác theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
-
hoặc công cụ khác theo quy định của pháp luật.
- Tài sản công là tài nguyên phải đƣợc kiểm kê, thống kê về hiện vật, ghi
nhận thông tin phù hợp với tính chất, đặc điểm của tài sản; đƣợc quản lý, bảo
vệ, khai thác theo quy hoạch, kế hoạch, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, đúng
pháp luật.
- Tài sản công phục vụ công tác quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo
đảm quốc phòng, an ni
kiệm, hiệu quả, đúng mục đích, công năng, đối tƣợng, tiêu chuẩn, định mức,
chế độ theo quy định của pháp luật.
- Việc khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công phải tuân theo cơ chế
thị trƣờng, có hiệu quả, công khai, minh bạch, đúng pháp luật.
- Việc quản lý, sử dụng tài sản công phải đƣợc thực hiện công khai, minh
bạch, bảo đảm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham
nhũng.
33
-
phải đƣợc xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.[26]
1.2.3 Nội dung quảnlýTài sản công tại bệnh viện công lập
1.2.3.1Quảnlýquátrìnhhìnhth công
Mục đích của công tác quản lý tài sản công nhằm đảm bảo tính minh
bạch, hiệu quả từ khâu lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch, hoàn thành kế
hoạch. Đồng thời đảm bảo trong quá trình thực hiện quản lý tài sản công đúng
pháp luật, đúng chế độ chính sách quy định; phù hợp với quy hoạch vùng,
nghành đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả và đạt đƣợc yêu cầu đề ra.
Quá trình hình thành tàisản công gồm hai giaiđoạn:
Thứ nhất, quyết định chủ trƣơng đầu tƣ mua sắm.Đối với tài sản trong
các cơ quan Nhà nƣớc và đơn vị sự nghiệp cônglập, cơ quan quản lý Tài sản
công là cơ quan nắm vững định mức, tiêu chuẩn chế độquản lý tài sản, nắm
vững khả năng và nhu cầu cần đầu tƣ, xây dựng, mua sắmtài sản của từng đơn
vị, do đó, cơ quan quản lý Tài sản công phải là cơ quan chịutrách nhiệm trong
việc quyết định chủ trƣơng đầu tƣ, mua sắm,xác định nhu cầu vốn để ghi vào
dự toán ngân sáchNhà nƣớc.
Thứ hai, giai đoạn thực hiện đầu tƣ, mua sắm tài sản. Việc thực hiện đầu
tƣ, mua sắm phải đƣợc thựchiện theo quy định về đầu tƣ xây dựng cơ bản,
quy định về mua sắm tài sản.Cơ sở để quyết định trong giai đoạn này mang
tính định tính, rất ít cơ quan hay quốc gia có thể định lƣợng về hiệu quả làm
cơ sở cho quá trình hình thành tài sản công. Thực tế trên thế giới cho thấy,
những nƣớc giàu, phát triển có hệ thống quản lý và thống kê hiệu quả, sử
dụng các mô hình toán học trong quản lý công việc thì mới có thể sử dụng lý
thuyết này, còn các quốc gia đang phát triển chủ yếu vẫn dựa trên định tính,
quy phạm pháp luật để quyết định cho quá trình hình thành tài sản. Tuy nhiên,
với lý thuyết sự lựa chọn tối ƣutrong kinh tế và sự cạnh tranh sử dụng nguồn
34
lực của xã hội buộc các cơ quan chức năng quản lý tài sản công dần hƣớng tới
mô hình tối ƣu trong quản lý tài sản là khái niệm doanh thu - chi phí và hiệu
quả, dù rằng tài sản công không có doanh thu bằng tiền nhƣ tài sản của doanh
nghiệp, nhƣng lợi ích đem lại, sự phục vụ cho công tác quản lý sẽ là cơ sở
lƣợng hoá lợi ích. Mô hình đi thuê tài sản công ,hay mua sắm mới từ bên
ngoài chỉ thực sự hiệu quả khi xem xét trên phƣơng diện lợi ích chi phí này.
Ví dụ đi thuê: Với các ràng buộc về ngân sách, mức độ công việc cần xử lý,
giá đi thuê... và kết hợp với cơ chế chính sách hợp lý của nhà nƣớc quyết định
một diện tích, vị trí cách thức sắp xếp công việc hiệu quả nhất. Còn đối với
xây mới, khi nào có sự tham gia trực tiếp của các đơn vị xây dựng, gián tiếp
của thị trƣờng bất động sản, nhƣ dịch vụ thuê văn phòng công sở,.... Đây là
một sự lựa chọn định lƣợng có tính tối ƣu, vì không ai hiểu rõ lợi ích mà cơ
quan đó đem lại bằng chính các hoạt động mà cơ quan đó đang làm, đang
cung cấp... Nhƣ vậy quản lý quá trình hình thành tài sản công là khâu mở đầu,
quan trọng nhất quyết định cho các khâu tiếp theo. Tài sản công nếu đƣợchình
thành có cơ sở khoa học và thiết thực sẽ đƣợc quản lý và khai thác sau này
hiệu quả. Đồng thời thông qua quá trình hình thành tài sản sẽ đánh giá đƣợc
tính cấp thiết, thực trạng quản lý và ngân sách của mỗi cơ quan quản lý tài sản
công sau này.
Muốn thực hiện công tác lập kế hoạch đầu tƣ, mua sắm tài sản công có
hiệu quả thì việc xác định căn cứ lập kế hoạch mua sắm tài sản công phải thực
sự chính xác, phƣơngpháp lập kế hoạch đầu tƣ, mua sắm và lên kế hoạch đầu
tƣ, mua sắm tài sản công hàng năm cho các đơn vị sự nghiệp công lập nói
chung và bệnh viện công lập nói riêng phải cẩn trọng, minh bạch và tuân thủ
nghiêm ngặt trình tự của các quy phạm pháp luật.
1.2.3.2. Đầu tư công
Nhằm đảm bảo nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân đƣợc
thực hiện hiệu quả, an toàn và chính xác nhất thì việc đầu tƣ, mua sắm và
35
nâng cấp cơ sở hạ tầng và trang thiết bị cho bênh viện công lập cần phải đƣợc
các cấp có thẩm quyền quan tâm hơn nữa. Trong đó, nhu cầu đầu tƣ, mua sắm
tài sản công là hoạt động vô cùng quan trọng nhằm đáp ứng đầy đủ nhất nhu
cầu sử dụng tài sản công tại các bệnh viện công lập.
Quản lý mua sắm theo nguồn vốn hình thành: Quản lý đầu tƣ tài sản
công đòi hỏi cần nắm rõ nguồn vốn đầu tƣ, số lƣợng tài sản công cần mua
sắm tƣơng ứng với từng loại nguồnvốn khác nhau.Các nguồn vốn đầu tƣcho
việc mua sắm tài sản công rất đa dạng: từ liên doanh, từ nguồn vốn ngân sách
Nhà nƣớc, nguồn quỹ phát triển các hoạt động sự nghiệp của Bệnh viện và đề
án xã hội hoá y tế...
Quản lý nguồn nhập tài sản công y tế: Xác định chính xác nguồn nhập tài
sản côngy tế sẽ giúp quá trình quản lý nắm rõ hơn nguồn gốc, số lƣợng và
chất lƣợng các tài sản công đƣợc đƣa vào sử dụng tại Bệnh viện. Đây là khâu
quan trọng và không thể thiếu trong công tác quản lý tài sản công.
Quản lý tài sản công y tế theo mục đích sử dụng: Căn cứ vào mục đích
sử dụng tài sản công, các khoa, phòng ban chức năng trong các cơ sở y tế,
bệnh viện sẽ lên kế hoạch mua sắm tài sản công cho đơn vị mình. Từ đó, giúp
công tác quản lý tài sản công có hiệu quả hơn nhờ vào việc xác định đúng
mục đích sử dụng trong khám chữa bệnh với điều kiện nguồn tài chính hạn
hẹp.
Để quản lý tài sản công có hiệu quả thì ngay từ khâu đầu tƣ, mua sắm
ban đầu này phải đƣợc thực hiện chính xác, khoa học, minh bạch. Đồng thời,
thông qua quá trình đầu tƣ, mua sắm tài sản công của các bệnh viện chúng ta
đánh giá đƣợc thực trạng quản lý ngân sáchcủa đơn vị.
1.2.3.3. Quảnlý quá trình sử dụng, vận h sản công
Đặc thù tài sản tại các bệnh viện công lập đều là những tài sản có giá trị
lớn, mang tính đặc thù nghành. Trong quá trình sử dụng tài sản công tại các
bệnh viện đòi hỏi ngƣời quản lý, vận hành phải có kiến thức nhất định. Đồng
36
BÀI MẪU Luận văn Quản lý tài sản công tại Bệnh viện, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý tài sản công tại Bệnh viện, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý tài sản công tại Bệnh viện, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý tài sản công tại Bệnh viện, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý tài sản công tại Bệnh viện, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý tài sản công tại Bệnh viện, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý tài sản công tại Bệnh viện, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý tài sản công tại Bệnh viện, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý tài sản công tại Bệnh viện, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý tài sản công tại Bệnh viện, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý tài sản công tại Bệnh viện, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý tài sản công tại Bệnh viện, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý tài sản công tại Bệnh viện, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý tài sản công tại Bệnh viện, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý tài sản công tại Bệnh viện, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý tài sản công tại Bệnh viện, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý tài sản công tại Bệnh viện, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý tài sản công tại Bệnh viện, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý tài sản công tại Bệnh viện, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý tài sản công tại Bệnh viện, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý tài sản công tại Bệnh viện, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý tài sản công tại Bệnh viện, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý tài sản công tại Bệnh viện, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý tài sản công tại Bệnh viện, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý tài sản công tại Bệnh viện, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý tài sản công tại Bệnh viện, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý tài sản công tại Bệnh viện, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý tài sản công tại Bệnh viện, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý tài sản công tại Bệnh viện, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý tài sản công tại Bệnh viện, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý tài sản công tại Bệnh viện, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý tài sản công tại Bệnh viện, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý tài sản công tại Bệnh viện, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý tài sản công tại Bệnh viện, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý tài sản công tại Bệnh viện, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý tài sản công tại Bệnh viện, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý tài sản công tại Bệnh viện, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý tài sản công tại Bệnh viện, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý tài sản công tại Bệnh viện, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý tài sản công tại Bệnh viện, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý tài sản công tại Bệnh viện, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý tài sản công tại Bệnh viện, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý tài sản công tại Bệnh viện, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý tài sản công tại Bệnh viện, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý tài sản công tại Bệnh viện, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý tài sản công tại Bệnh viện, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý tài sản công tại Bệnh viện, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý tài sản công tại Bệnh viện, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý tài sản công tại Bệnh viện, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý tài sản công tại Bệnh viện, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý tài sản công tại Bệnh viện, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý tài sản công tại Bệnh viện, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý tài sản công tại Bệnh viện, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý tài sản công tại Bệnh viện, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý tài sản công tại Bệnh viện, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý tài sản công tại Bệnh viện, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý tài sản công tại Bệnh viện, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý tài sản công tại Bệnh viện, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý tài sản công tại Bệnh viện, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý tài sản công tại Bệnh viện, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý tài sản công tại Bệnh viện, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý tài sản công tại Bệnh viện, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý tài sản công tại Bệnh viện, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý tài sản công tại Bệnh viện, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý tài sản công tại Bệnh viện, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý tài sản công tại Bệnh viện, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý tài sản công tại Bệnh viện, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý tài sản công tại Bệnh viện, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý tài sản công tại Bệnh viện, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý tài sản công tại Bệnh viện, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý tài sản công tại Bệnh viện, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý tài sản công tại Bệnh viện, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý tài sản công tại Bệnh viện, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý tài sản công tại Bệnh viện, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý tài sản công tại Bệnh viện, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý tài sản công tại Bệnh viện, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý tài sản công tại Bệnh viện, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý tài sản công tại Bệnh viện, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý tài sản công tại Bệnh viện, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý tài sản công tại Bệnh viện, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý tài sản công tại Bệnh viện, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý tài sản công tại Bệnh viện, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý tài sản công tại Bệnh viện, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý tài sản công tại Bệnh viện, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý tài sản công tại Bệnh viện, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý tài sản công tại Bệnh viện, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý tài sản công tại Bệnh viện, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý tài sản công tại Bệnh viện, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý tài sản công tại Bệnh viện, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý tài sản công tại Bệnh viện, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý tài sản công tại Bệnh viện, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý tài sản công tại Bệnh viện, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý tài sản công tại Bệnh viện, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý tài sản công tại Bệnh viện, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý tài sản công tại Bệnh viện, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý tài sản công tại Bệnh viện, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý tài sản công tại Bệnh viện, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý tài sản công tại Bệnh viện, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý tài sản công tại Bệnh viện, 9 ĐIỂM

More Related Content

What's hot

Luận án: Mở rộng tự chủ tài chính đối với bệnh viện công lập, HAY
Luận án: Mở rộng tự chủ tài chính đối với bệnh viện công lập, HAYLuận án: Mở rộng tự chủ tài chính đối với bệnh viện công lập, HAY
Luận án: Mở rộng tự chủ tài chính đối với bệnh viện công lập, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Nhiệm vụ công tác xã hội trong việc hỗ trợ người bệnh ung thư tại B...
Luận văn: Nhiệm vụ công tác xã hội trong việc hỗ trợ người bệnh ung thư tại B...Luận văn: Nhiệm vụ công tác xã hội trong việc hỗ trợ người bệnh ung thư tại B...
Luận văn: Nhiệm vụ công tác xã hội trong việc hỗ trợ người bệnh ung thư tại B...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Thuc trang van hoa an toan nguoi benh va mot so yeu to anh huong den van hoa ...
Thuc trang van hoa an toan nguoi benh va mot so yeu to anh huong den van hoa ...Thuc trang van hoa an toan nguoi benh va mot so yeu to anh huong den van hoa ...
Thuc trang van hoa an toan nguoi benh va mot so yeu to anh huong den van hoa ...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 

What's hot (20)

Luận văn: Quản lý nhà nước về nhân lực y tế tại TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về nhân lực y tế tại TP Hà Nội, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về nhân lực y tế tại TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về nhân lực y tế tại TP Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Đánh giá thực hiện Quy tắc ứng xử tại các bệnh viện công
Luận văn: Đánh giá thực hiện Quy tắc ứng xử tại các bệnh viện côngLuận văn: Đánh giá thực hiện Quy tắc ứng xử tại các bệnh viện công
Luận văn: Đánh giá thực hiện Quy tắc ứng xử tại các bệnh viện công
 
Đề tài: Đánh giá việc thực hiện tự chủ tài chính tại Bệnh viện
Đề tài: Đánh giá việc thực hiện tự chủ tài chính tại Bệnh việnĐề tài: Đánh giá việc thực hiện tự chủ tài chính tại Bệnh viện
Đề tài: Đánh giá việc thực hiện tự chủ tài chính tại Bệnh viện
 
Luận văn: Quản lý tài chính tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, 9đ
Luận văn: Quản lý tài chính tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, 9đLuận văn: Quản lý tài chính tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, 9đ
Luận văn: Quản lý tài chính tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, 9đ
 
Luận án: Mở rộng tự chủ tài chính đối với bệnh viện công lập, HAY
Luận án: Mở rộng tự chủ tài chính đối với bệnh viện công lập, HAYLuận án: Mở rộng tự chủ tài chính đối với bệnh viện công lập, HAY
Luận án: Mở rộng tự chủ tài chính đối với bệnh viện công lập, HAY
 
Tổ chức và hoạt động của văn phòng UBND cấp huyện, HAY
Tổ chức và hoạt động của văn phòng UBND cấp huyện, HAYTổ chức và hoạt động của văn phòng UBND cấp huyện, HAY
Tổ chức và hoạt động của văn phòng UBND cấp huyện, HAY
 
Đề tài: Quản lý nhà nước về nông nghiệp tại Quảng Nam, HOT
Đề tài: Quản lý nhà nước về nông nghiệp tại Quảng Nam, HOTĐề tài: Quản lý nhà nước về nông nghiệp tại Quảng Nam, HOT
Đề tài: Quản lý nhà nước về nông nghiệp tại Quảng Nam, HOT
 
Luận văn: Quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận Thanh Khê
Luận văn: Quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận Thanh KhêLuận văn: Quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận Thanh Khê
Luận văn: Quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận Thanh Khê
 
Khóa luận: Quản lý nhà nước về đất đai tại xã Hùng Sơn, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Quản lý nhà nước về đất đai tại xã Hùng Sơn, 9 ĐIỂMKhóa luận: Quản lý nhà nước về đất đai tại xã Hùng Sơn, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Quản lý nhà nước về đất đai tại xã Hùng Sơn, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...
Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...
Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...
 
Tiểu luận tình huống y tế quản lí nhà nước ngạch chuyên viên, HAY
Tiểu luận tình huống y tế quản lí nhà nước ngạch chuyên viên, HAYTiểu luận tình huống y tế quản lí nhà nước ngạch chuyên viên, HAY
Tiểu luận tình huống y tế quản lí nhà nước ngạch chuyên viên, HAY
 
Luận văn: Nhiệm vụ công tác xã hội trong việc hỗ trợ người bệnh ung thư tại B...
Luận văn: Nhiệm vụ công tác xã hội trong việc hỗ trợ người bệnh ung thư tại B...Luận văn: Nhiệm vụ công tác xã hội trong việc hỗ trợ người bệnh ung thư tại B...
Luận văn: Nhiệm vụ công tác xã hội trong việc hỗ trợ người bệnh ung thư tại B...
 
Đề tài: Động lực làm việc cho viên chức bệnh viện Đông Anh, HAY
Đề tài: Động lực làm việc cho viên chức bệnh viện Đông Anh, HAYĐề tài: Động lực làm việc cho viên chức bệnh viện Đông Anh, HAY
Đề tài: Động lực làm việc cho viên chức bệnh viện Đông Anh, HAY
 
Đề tài: Công tác quản lý tài chính thực hiện cơ chế tự chủ tài chính
Đề tài: Công tác quản lý tài chính thực hiện cơ chế tự chủ tài chínhĐề tài: Công tác quản lý tài chính thực hiện cơ chế tự chủ tài chính
Đề tài: Công tác quản lý tài chính thực hiện cơ chế tự chủ tài chính
 
Sự hài lòng của công dân đối với dịch vụ hành chính công, 9đ
Sự hài lòng của công dân đối với dịch vụ hành chính công, 9đSự hài lòng của công dân đối với dịch vụ hành chính công, 9đ
Sự hài lòng của công dân đối với dịch vụ hành chính công, 9đ
 
Thực trạng công tác văn thư, lưu trữ tại trường THPT, CĐ, Đại học!
Thực trạng công tác văn thư, lưu trữ tại trường THPT, CĐ, Đại học!Thực trạng công tác văn thư, lưu trữ tại trường THPT, CĐ, Đại học!
Thực trạng công tác văn thư, lưu trữ tại trường THPT, CĐ, Đại học!
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ, HAY!Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ, HAY!
 
Thuc trang van hoa an toan nguoi benh va mot so yeu to anh huong den van hoa ...
Thuc trang van hoa an toan nguoi benh va mot so yeu to anh huong den van hoa ...Thuc trang van hoa an toan nguoi benh va mot so yeu to anh huong den van hoa ...
Thuc trang van hoa an toan nguoi benh va mot so yeu to anh huong den van hoa ...
 
Luận Văn Pháp Luật Về Quản Lý Chất Thải Y Tế Thực Trạng Tại Tỉnh Bình Thuận
Luận Văn Pháp Luật Về Quản Lý Chất Thải Y Tế Thực Trạng Tại Tỉnh Bình ThuậnLuận Văn Pháp Luật Về Quản Lý Chất Thải Y Tế Thực Trạng Tại Tỉnh Bình Thuận
Luận Văn Pháp Luật Về Quản Lý Chất Thải Y Tế Thực Trạng Tại Tỉnh Bình Thuận
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về môi trường nước tại Hòa Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về môi trường nước tại Hòa Bình, 9đLuận văn: Quản lý nhà nước về môi trường nước tại Hòa Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về môi trường nước tại Hòa Bình, 9đ
 

Similar to BÀI MẪU Luận văn Quản lý tài sản công tại Bệnh viện, 9 ĐIỂM

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC TẠI CƠ QUAN BẢO HIỂM THÀNH PHỐ ...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC TẠI CƠ QUAN BẢO HIỂM THÀNH PHỐ ...HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC TẠI CƠ QUAN BẢO HIỂM THÀNH PHỐ ...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC TẠI CƠ QUAN BẢO HIỂM THÀNH PHỐ ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài luận văn 2024 Nâng cao chất lượng đội ngũ y, bác sỹ tại Bệnh viện đa k...
Đề tài luận văn 2024 Nâng cao chất lượng đội ngũ y, bác sỹ tại Bệnh viện đa k...Đề tài luận văn 2024 Nâng cao chất lượng đội ngũ y, bác sỹ tại Bệnh viện đa k...
Đề tài luận văn 2024 Nâng cao chất lượng đội ngũ y, bác sỹ tại Bệnh viện đa k...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Quản lý nhà nước về tài chính đối với các dự án viện trợ không hoàn lại trực ...
Quản lý nhà nước về tài chính đối với các dự án viện trợ không hoàn lại trực ...Quản lý nhà nước về tài chính đối với các dự án viện trợ không hoàn lại trực ...
Quản lý nhà nước về tài chính đối với các dự án viện trợ không hoàn lại trực ...luanvantrust
 

Similar to BÀI MẪU Luận văn Quản lý tài sản công tại Bệnh viện, 9 ĐIỂM (20)

Luận Văn Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Đa Khoa
Luận Văn Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Đa Khoa Luận Văn Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Đa Khoa
Luận Văn Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Đa Khoa
 
Luận Văn Xử Lý Vi Phạm Trong Hoạt Động Hành Nghề Y Tư Nhân.doc
Luận Văn Xử Lý Vi Phạm Trong Hoạt Động Hành Nghề Y Tư Nhân.docLuận Văn Xử Lý Vi Phạm Trong Hoạt Động Hành Nghề Y Tư Nhân.doc
Luận Văn Xử Lý Vi Phạm Trong Hoạt Động Hành Nghề Y Tư Nhân.doc
 
Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Đa Khoa Huyện Thạch Thất
Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Đa Khoa Huyện Thạch ThấtTổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Đa Khoa Huyện Thạch Thất
Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Đa Khoa Huyện Thạch Thất
 
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC TẠI CƠ QUAN BẢO HIỂM THÀNH PHỐ ...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC TẠI CƠ QUAN BẢO HIỂM THÀNH PHỐ ...HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC TẠI CƠ QUAN BẢO HIỂM THÀNH PHỐ ...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC TẠI CƠ QUAN BẢO HIỂM THÀNH PHỐ ...
 
Luận văn: Tổ chức kế toán tại Bệnh viện Đa khoa huyện Thạch Thất
Luận văn: Tổ chức kế toán tại Bệnh viện Đa khoa huyện Thạch ThấtLuận văn: Tổ chức kế toán tại Bệnh viện Đa khoa huyện Thạch Thất
Luận văn: Tổ chức kế toán tại Bệnh viện Đa khoa huyện Thạch Thất
 
Luan van thac si quan li nha nuoc ve dich vu kham chua benh
Luan van thac si quan li nha nuoc ve dich vu kham chua benh Luan van thac si quan li nha nuoc ve dich vu kham chua benh
Luan van thac si quan li nha nuoc ve dich vu kham chua benh
 
Đề tài: Dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tỉnh Đắk Lắk, HAY
Đề tài: Dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tỉnh Đắk Lắk, HAYĐề tài: Dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tỉnh Đắk Lắk, HAY
Đề tài: Dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tỉnh Đắk Lắk, HAY
 
Quản lý nhà nước về khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện
Quản lý nhà nước về khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện Quản lý nhà nước về khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện
Quản lý nhà nước về khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện
 
Luận văn: Hoàn thiện tổ chức kế toán tại Bệnh Viện Đại học Quốc Gia Hà Nội
Luận văn: Hoàn thiện tổ chức kế toán tại Bệnh Viện Đại học Quốc Gia Hà NộiLuận văn: Hoàn thiện tổ chức kế toán tại Bệnh Viện Đại học Quốc Gia Hà Nội
Luận văn: Hoàn thiện tổ chức kế toán tại Bệnh Viện Đại học Quốc Gia Hà Nội
 
Luận Văn Hoàn thiện quy chế trả lương tại công ty sông đà
Luận Văn Hoàn thiện quy chế trả lương tại công ty sông đàLuận Văn Hoàn thiện quy chế trả lương tại công ty sông đà
Luận Văn Hoàn thiện quy chế trả lương tại công ty sông đà
 
Đề tài luận văn 2024 Nâng cao chất lượng đội ngũ y, bác sỹ tại Bệnh viện đa k...
Đề tài luận văn 2024 Nâng cao chất lượng đội ngũ y, bác sỹ tại Bệnh viện đa k...Đề tài luận văn 2024 Nâng cao chất lượng đội ngũ y, bác sỹ tại Bệnh viện đa k...
Đề tài luận văn 2024 Nâng cao chất lượng đội ngũ y, bác sỹ tại Bệnh viện đa k...
 
Quản lý nhà nước về tài chính đối với các dự án viện trợ không hoàn lại trực ...
Quản lý nhà nước về tài chính đối với các dự án viện trợ không hoàn lại trực ...Quản lý nhà nước về tài chính đối với các dự án viện trợ không hoàn lại trực ...
Quản lý nhà nước về tài chính đối với các dự án viện trợ không hoàn lại trực ...
 
Luận văn: Chính sách cải cách thủ tục hành chính huyện Ia Grai
Luận văn: Chính sách cải cách thủ tục hành chính  huyện Ia GraiLuận văn: Chính sách cải cách thủ tục hành chính  huyện Ia Grai
Luận văn: Chính sách cải cách thủ tục hành chính huyện Ia Grai
 
Luận án: Mở rộng tự chủ tài chính đối với bệnh viện công lập ở Việt Nam (qua ...
Luận án: Mở rộng tự chủ tài chính đối với bệnh viện công lập ở Việt Nam (qua ...Luận án: Mở rộng tự chủ tài chính đối với bệnh viện công lập ở Việt Nam (qua ...
Luận án: Mở rộng tự chủ tài chính đối với bệnh viện công lập ở Việt Nam (qua ...
 
Luận văn: Tổ chức kế toán tại bệnh viện lão khoa trung ương, HAY
Luận văn: Tổ chức kế toán tại bệnh viện lão khoa trung ương, HAYLuận văn: Tổ chức kế toán tại bệnh viện lão khoa trung ương, HAY
Luận văn: Tổ chức kế toán tại bệnh viện lão khoa trung ương, HAY
 
Kiểm Soát Nội Bộ Hoạt Động Thu, Chi Tại Bệnh Viện
Kiểm Soát Nội Bộ Hoạt Động Thu, Chi Tại Bệnh ViệnKiểm Soát Nội Bộ Hoạt Động Thu, Chi Tại Bệnh Viện
Kiểm Soát Nội Bộ Hoạt Động Thu, Chi Tại Bệnh Viện
 
Luận văn: Nghiên cứu chất lượng công chức phường TP Việt Trì
Luận văn: Nghiên cứu chất lượng công chức phường TP Việt TrìLuận văn: Nghiên cứu chất lượng công chức phường TP Việt Trì
Luận văn: Nghiên cứu chất lượng công chức phường TP Việt Trì
 
Luận văn: Chất lượng công chức phường TP Việt trì, Phú Thọ
Luận văn: Chất lượng công chức phường TP Việt trì, Phú ThọLuận văn: Chất lượng công chức phường TP Việt trì, Phú Thọ
Luận văn: Chất lượng công chức phường TP Việt trì, Phú Thọ
 
Luận văn: Chất lượng công chức phường TP Việt Trì, Phú Thọ, HOT
Luận văn: Chất lượng công chức phường TP Việt Trì, Phú Thọ, HOTLuận văn: Chất lượng công chức phường TP Việt Trì, Phú Thọ, HOT
Luận văn: Chất lượng công chức phường TP Việt Trì, Phú Thọ, HOT
 
Đề tài: Nghiên cứu chất lượng công chức phường tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Nghiên cứu chất lượng công chức phường tỉnh Phú ThọĐề tài: Nghiên cứu chất lượng công chức phường tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Nghiên cứu chất lượng công chức phường tỉnh Phú Thọ
 

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default (20)

Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAYKhóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAYBài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDVBài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
 
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAYBáo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
 
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAYKhóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAYBài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAYBài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAYTiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAYBài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAYBài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAYBài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAYBài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAYTiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAYBài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂMBài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
 
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAYBài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAYBài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAYBài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
 
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nayTiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
 
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAYTiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
 

Recently uploaded

NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

BÀI MẪU Luận văn Quản lý tài sản công tại Bệnh viện, 9 ĐIỂM

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA MAI VĂN CƢƠNG QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN SÓC SƠN - THÀNH PHỐ HÀ NỘI Tải miễn phí kết bạn Zalo:0917 193 864 Dịch vụ viết luận văn chất lượng Website: luanvantrust.com Zalo/Tele: 0917 193 864 Mail: baocaothuctapnet@gmail.com LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI, 2019
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA MAI VĂN CƢƠNG QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN SÓC SƠN - THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 NGƢỜIHƢỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. PHẠM TIẾN ĐẠT HÀ NỘI - 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, dẫn chứng trong luận văn của tôi là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Hà Nội, ngày... tháng... năm 2019 Học viên Mai Văn Cƣơng iii
  • 4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các đơn vị, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu chƣơng trình đào tạo Thạc sỹ Quản lý công của Học viện hành chính Quốc gia. Em xin chân thành biết ơn thầy giáo – PGS.TS Phạm Tiến Đạt đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo và có những ý kiến quý báu trong suốt thời gian em thực hiện luận văn của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng Kế toán, Phòng Vật tƣ thiết bị, Phòng Hành chính quản trị và Phòng Tổ chức cán bộ - Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn của mình. Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã chia sẻ những khó khăn, động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Với những sự giúp đỡ chân thành đó, Luận văn của tôi đã đạt đƣợc những thành tựu nhất định. Tuy nhiên, Quản lý tài sản công là lĩnh vực phức tạp, bản thân còn ít kinh nghiệm trong lĩnh vực này.Vì vậy công trình nghiên cứu của tôi không thể tránh khỏi những thiếu xót nhất định. Tôi xin lắng nghe và tiếp thu những ý kiến đóng góp của Quý thầy, cô, các bạn và đồng nghiệp để công trình nghiên cứu đƣợc hoàn thiện và có tính ứng dụng hơn nữa. Tôi xin chân thành cảm ơn Hà Nội, ngày... tháng... năm 2019 Học viên Mai Văn Cƣơng iv
  • 5. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT HCSN Hành chính sự nghiệp Bệnh viện đa khoa huyện Sóc BVĐKSS Sơn NSNN Ngân sách Nhà nƣớc BHYT Bảo hiểm Y tế TSC Tài sản công SNCL Sự nghiệp cônglập CQNN Cơ quan Nhà nƣớc VKT Vật kiến trúc v
  • 6. MỤC LỤC MỞ ĐẦU...........................................................................................................1 Chƣơng 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI BỆNH VIỆNCÔNG LẬP .................................................................................9 1.1. Tổng quan về Tài sản công tại Bệnh việncông lập .................................... 9 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của Bệnh việncông lập...................................... 9 1.1.2 Khái niệm và đặc điểm của Tài sản công tại Bệnh viện công lập ......... 11 1.2 Lý luận về quản lý Tài sản công tại bệnh viện công lập...........................27 1.2.1 Khái niệm,đặc điểm quản lý tài sản công tại bệnh viện công lập.......... 27 1.2.2. Sự cần thiết và nguyên tắc quản lý Tài sản công tại bệnh viện công lập ......................................................................................................................... 29 1.2.3 Nội dung quản lý Tài sản công tại bệnh viện công lập..........................34 1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý tài sản công tại bệnh viện...............43 1.3.1. Nhân tố bên ng ................................................................................. 43 1.3.2. Nhân tố bên trong.................................................................................. 43 1.4. Nghiên cứu một số bài học kinh nghiệm để quản lý tốt tài sản công tại một số bệnh viện, cơ sở y tế và bài học rút ra.................................................44 1.4.1. Kinh nghiệm quản lý tài sản công của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang...............................................................................................................44 1.4.2. Kinh nghiệm từ quản lý tài sản công bệnh viện đa khoa Tỉnh Đắc Lắc45 1.4.3. Những bài học kinh nghiệm cho việc quản lý tài sản công tại Bệnh viện Đa khoa huyện Sóc Sơn. .................................................................................46 TÓM TẮT CHƢƠNG 1..................................................................................48 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA SÓC SƠN..................................................................................... 49 2.1. Tổng quan về Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn..............................................49 2.1.1. Lịch sử hình thành Bệnh viện đa khoa huyện Sóc Sơn........................49 vi
  • 7. 2.1.2. Cơ cấutổ chức bộ máy và nguồn nhân lực của Bệnh viện đa khoa huyện Sóc Sơn............................................................................................................51 2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của Bệnh viện đa khoa huyện Sóc Sơn ..............55 2.2. Thực trạng quản lý và sử dụng tài sản côngtại Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn ......................................................................................................................... 57 2.2.1. Đặc điểm của tài sản công tại bệnh viện đa khoa Sóc Sơn...................57 2.2.2. Quy phạm pháp luật về quản lý Tài sản công tại Bệnh viện công lập.. 57 2.2.3. Hiện trạng quản lý tài sản côngtại Bệnh viện đa khoa huyện Sóc Sơn60 2.2.4. Quản lý trong đầu tƣ mua sắm tài sản...................................................68 2.2.5. Quản lý quá trình sử dụng tài sản .........................................................85 2.2.6. Quản lý quá trình sửa chữa, nâng cấp tài sản .......................................89 2.2.7. Quản lý quá trình khấu hao và thanh lý tài sản.....................................94 2.3. Đánh giá côngtác quản lý tài sản công tại Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn. 98 2.3.1. Kết quả đạt đƣợc...................................................................................98 2.3.2. Những hạn chế ......................................................................................99 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế........................................................ 101 TÓM TẮT CHƢƠNG 2................................................................................ 105 Chƣơng 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN SÓC SƠN...............................................................................................................106 3.1. Định hƣớng phát triển và định hƣớngquản lý tài sản công tại Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn thời gian tới....................................................................... 106 3.1.1. Định hƣớng phát triển của Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn..................... 106 3.1.2. Định hƣớngquản lý tài sản công tại Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn...... 106 3.2. Giải pháp nhằm tăng cƣờng quản lý tài sản côngtại Bệnh viện đa khoa huyện Sóc Sơn...............................................................................................107 3.2.1. Tăng cƣờng huy động vốn đầu tƣ mua sắm tài sản công cho Bệnh viện .......................................................................................................................107 vii
  • 8. 3.2.2 Thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc quản lý trong sử dụng tài sản công .......................................................................................................................108 3.2.3. Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực ................................................. 112 3.2.4 Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tài sản..........113 3.3. Một số kiến nghị.....................................................................................114 3.3.1. Đốivới Bộ Y tế................................................................................... 114 3.3.2. Đốivới Sở Y tế Hà nội........................................................................ 115 TÓM TẮT CHƢƠNG 3................................................................................ 116 KẾT LUẬN...................................................................................................117 viii
  • 9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn nhân lực - Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn qua các năm 2016- 2018....................................................................................................... 53 Bảng 2.2: Tình hình sử dụng đất của Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn.................63 giai đoạn 2016-2018........................................................................................63 Bảng 2.3: Bảng kiểm kê tài sản cố định - Nhà cửa, vật kiến trúc năm 2018.. 65 Bảng 2.4: Tài sản cố định hữu hình - Phƣơng tiện vận tải của BVĐKSS...... 66 năm 2016-2018................................................................................................66 Bảng 2.5 Tài sản cố định hữu hình - Máy móc thiết bị .................................67 Bảng 2.6 Chủng loại tài sản đƣợc trang bị của Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn.. 69 Bảng 2.7: Bảng theo dõi đầu tƣ tài sản từ năm 2016-2018.............................70 Bảng 2.8. Bảng theo dõinguồn vốn đầu tƣ tài sản công của..........................77 Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn............................................................................77 Bảng 2.9: Bảng đánh giá công tác kiểm kê tài sản nhập về............................79 Bảng 2.10. Tài sản đƣợc hình thành từ nguồn vốn ngân sách Nhà nƣớc .......81 Bảng 2.11: Biến động tài sản tại các khoa - Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn năm 2018................................................................................................................. 83 Bảng 2.12. Kết quả thực hiện mua sắm tài sản theo nguồn vốn năm 2018.... 84 Bảng 2.13. Công suất sử dụng tài sản tại Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn...........88 Bảng 2.14: Số lƣợng trang thiết bị cần sửa chữa - Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn ......................................................................................................................... 92 Bảng 2.15 Bảng kiểm tra ngẫu nhiên tỷ lệ hao mòn và mức hao mòn một số tài sản Bệnh viện đa khoa huyện Sóc Sơn .....................................................96 Bảng 2.16: Số lƣợng trangthiết bịđãthanh lý - Bệnh viện đakhoaSóc Sơn......97 Bảng 2.17: Chất lƣợng lao động làm công tác quản lý tài sản 2018 ............104 ix
  • 10. DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 1.1: Khái quát quá trình sửa chữa tài sản công.....................................40 Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức tại Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn.............................51 Sơ đồ 2.2: Quy trình mua sắm tài sản công của Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn74 Sơ đồ 2.5: Thời gian sửa chữa tài sản trong năm 2018...................................93 Biểu đồ 2.1: Cơ cấu tài sản công của bệnh viện đa khoa Sóc Sơn.................61 tại thời điểm 31/12/2018.................................................................................61 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu tài sản cố định hữu hình của Bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn năm 2018.........................................................................................................62 Biểu đồ 2.3: Tổng hợp số đơn vị tham gia dự thầu.........................................75 Biểu đồ 2.4: Các giấy tờ hiện có khi nhập tài sản công..................................78 x
  • 11. MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đềtài Bất cứ một quốc gia nào muốn tồn tại và phát triển đều phải dựa vào một trong những nguồn lực của mình là tài sản quốc gia. Đó là tất cả những tài sản do các thế hệ thành viên của quốc gia tạo ra hoặc thu nạp đƣợc và các tài sản do thiên nhiên ban tặng con ngƣời. Trong phạm vi một đất nƣớc, tài sản quốc gia có thể thuộc sở hữu riêng của từng thành viên và có thể là sở hữu chung của tất cả thành viên trong cộng đồng quốc gia. Nhà nƣớc là chủ sở hữu đối với những tài sản quốc gia thuộc sở hữu chung của tất cả thành viên (thƣờng gọi là công sản hay tài sản công). TSC là nguồn lực nội sinh của đất nƣớc, là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và quản lý xã hội, là nguồn lực tài chính tiềm năng cho đầu tƣ phát triển, phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. Nền kinh tế Việt nam đang từng bƣớc phát triển theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu “dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Vì vậy, tài sản công là vốn liếng nhằm phát triển kinh tế, tạo tiền đề vững chắc cho kinh tế nhà nƣớc giữ vai trò trọng yếu, góp phần nâng cao đời sống nhân dân để hiện thực hoá những mục tiêu kinh tế xã hội đề ra. Điều 53, Hiến pháp nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định: “Đất đai, tài nguyên nƣớc, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nƣớc đầu tƣ, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nƣớc đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”. Ở các quốc gia phát triển, quản lý tốt tài sản công cũng đƣợc coi là một trong những tiêu chí để đánh giá chất lƣợng quản lý nói chung của nhà nƣớc. Thực tế thời gian qua, hoạt động quản lý nhà nƣớc về TSC luôn là vấn đề thời sự của Chính phủ, Quốc hội Việt Nam. Việc thiếu chỉ tiêu đánh giá hiệu quả 1
  • 12. sử dụng tài sản công và hiệu quả của cơ quan hành chính nhà nƣớc đang là vấn đề đƣợc Chính phủ và các cơ quan hữu trách quan tâm. Tình trạng các cơ quan hành chính, sự nghiệp và các đơn vị thuộc khu vực công sử dụng vƣợt tiêu chuẩn định mức tài sản công gây lãng phí, mua sắm, cho thuê, mua sắm, thanh lý, mƣợn TSC không đúng quy định, tự ý sắp xếp, xử lý làm thất thoát tài sản công đang đặt ra yêu cầu phải thống kê và quản lý hiệu quả lƣợng tài sản này. Nhiều đơn vị cơ quan nhà nƣớc rất khó khăn trong tìm kiếm, sắp xếp công sở làm việc, nhƣng cũng không ít CQNN khác cho thuê trụ sở làm việc và quyền sử dụng đất đƣợc giao quản lý. Hơn nữa trong quá trình hình thành và sử dụng tài sản nhƣ máy móc, thiết bị, phƣơng tiện vận tải, truyền dẫn còn nhiều bất cập nhƣ: Giá trị đấu giá, mua sắm các thiết bị, máy móc quá cao so với giá trị tài sản đó trên thị trƣờng, quá trình sử dụng nhanh hỏng hóc, quản lý yếu kém gây ảnh hƣởng nghiêm trọng đến hoạt động của đơn vị quản lý, sử dụng tài sản. Đây là biểu hiện rõ ràng nhất về bất cập, vƣớng mắc trong quản lý, sử dụng tài sản công . Ngoài ra, công tác thống kê theo dõi, sử dụng, sắp xếp chƣa đƣợc tốt và thƣờng xuyên, trong khi NSNN có hạn, nợ công còn cao, thiếu ngân sách để đầu tƣ cho những vùng kinh tế khó khăn, vùng sâu, vùng xa và hải đảo. Tất cả những yếu kém đó không những là gánh nặng cho nền kinh tế đất nƣớc mà còn tiềm ẩn sự tham nhũng, lãng phí gây nhiều hệ luỵ liên quan. Đƣợc sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc, trong hơn mƣời năm thực hiện đổimới nghành Y tế vừa qua, ngành Y tế đã đầu tƣ nâng cấp tài sản công cho các cơ sở y tế tuyến tỉnh, thành phố và tuyến huyện. Trong đó đặc biệt quan tâm đến các đơn vị y tế tuyến huyện và tuyến cơ sở gần dân, nhằm đem lại hiệu quả tạo công bằng trong chăm sóc sức khoẻ, giảm tải bệnh nhân cho tuyến trên, phục vụ ngƣời bệnh ngày càng tốt hơn, từ đó tạo niềm tin cho nhân dân. Các đơn vị y tế tuyến huyện đã đƣợc cung cấp tài sản, công cụ, dụng cụ cần thiết để phục vụ cho công tác chăm sóc sức khỏe banđầu. 2
  • 13. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại và thách thức lớn trong thực tế hoạt động của ngành y tế về lĩnh vực quản lý và sử dụng tài sản công. Việt Nam là một nƣớc còn nghèo, nền kinh tế đang phát triển, nguồn ngân sách cho y tế của nƣớc ta còn hạn chế.Trong nhiều năm qua, tài sản công phục vụ cho nghành Y tế ở Việt Nam đƣợc cung cấp từ nhiều nguồn viện trợ khác nhau nhƣng không đƣợc đánh giá đúng nhu cầu nên có tình trạng vừa thừa, vừa thiếu, chƣa đồng bộ và lạc hậu so với các nƣớc trong khu vực. Tình trạng này sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến việc chẩn đoán, điều trị và theo dõi bệnh tật, từ đó ảnh hƣởng lớn đến chất lƣợng của công tác chăm sóc sức khoẻ nhândân. Từ năm 2007 đến nay, tài sản công của Bệnh viện Đa khoa huyện Sóc Sơn đƣợc cung cấp từ nhiều nguồn nhƣ: NSNN, quỹ BHYT, nguồn viện trợ không hoàn lại từ tổ chức phi Chính phủ nƣớc ngoài, dự án phòng chống HIV/AIDS, từ đề án Xã hội hoá ytế… Do đó, một phần tài sản công hiện tại của BVĐKSS còn mang tính chồng chéo, lạc hậu có khi cùng một chủng loại lại đƣợc tài trợ bởi nhiều tổ chức khác nhau.Về đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý, mua sắm, sử dụng, bảo dƣỡng, sửa chữa tài sản công tại BVĐKSS còn không đồng đều, vừa thiếu về số lƣợng và hạn chế về trình độ chuyên môn. Do vậy hiệu quả quản lý và sử dụngtài sản công còn thấp và không hợp lý, chƣa đảm bảo chất lƣợng và hiệu quả của công tác khám chữa bệnh. Quản lý nhà nƣớc về tài sản công nếu đƣợc thực hiện tốt sẽ nâng cao chất lƣợng khám chữa bệnh, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ y tế, từ đó thu dung ngƣời dân tới khám chữa bệnh, góp phần làm giảm sự quá tải cho các bệnh viện tuyến trên, đồng thời ngƣời dân đƣợc hƣởng các dịch vụ y tế kỹ thuật cao ngay tại tuyến huyện, vì vậy giảm đƣợc chi phí đi lại không cần thiết cho ngƣời bệnh, việc này rất có ý nghĩa đối với ngƣời nghèo, ngƣời dân ở những vùng lân cận ở xa những bệnh viện tuyến trên có trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại. Do đó, việc khảo sát thực trạng quản lý, sử dụng tài sản công 3
  • 14. tại Bệnh viện đa khoa huyện Sóc Sơnlà hết sức cầnthiết. Xuất phát từ những lý do trên, tôi thực hiện nghiên cứu đề tài: “Quản lý tài sản công tại Bệnh viện Đa khoa huyện Sóc Sơn - Thành phố Hà Nội” 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Quản lý tài sản công là vấn đề vô cùng quan trọng trong giai đoạn hiện nay, càng quan trọng hơn khi nguồn ngân sách quốc gia còn hạn hẹp, vấn đề nợ công luôn ở mức báo động. Vì vậy quản lý hiệu quả tài sản công là vấn đề cấp thiết cần phải làm ngay và cần có những giải pháp cụ thể để hạn chế những bất cập trong sử dụng, thanh lý, sửa chữa, đấu thầu, mua sắm tài sản công hiện nay. Hoạt động quản lý nhà nƣớc về tài sản công đã có rất nhiều công trình nghiên cứu cụ thể nhƣ sau: Luận văn tốt nghiệp: “Quản lý việc sử dụng trụ sở làm việc thuộc khu vực hành chính sự nghiệp ở Việt nam hiện nay” của tác giả Đặng Thị Hoà lớp K43 Học viện tài chính. Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu việc quản lý, sử dụng trụ sở làm việc hiện có của các cơ quan, hành chính sự nghiệp trong những năm gần đây mà không đặt vấn đề đầu tƣ từ nguồn NSNN để tạo ra trụ sở mới. Luận văn: “Quản lý tài sản công tại học viện chính trị - hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh” của tác giả Hoàng Anh Hoàng. Đề tài cũng chỉ tập trung vào công tác quản lý tài sản công mà không đặt vấn đê hình thành tài sản trong đó. Một số nghiên cứu về quản lý tài sản công: Cơ chế quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp ở Việt Nam của Nguyễn Mạnh Hùng; Một số vấn đề về quản lý công sản ở Việt Nam hiện nay của Chu Xuân Nam; Quản lý tài sản công trong các cơ quan hành chính nhà nƣớc ở Việt Nam”của Phan Hữu Nghị; Kế thừa và phát huy những công trình nghiên cứu của các tác giả 4
  • 15. trƣớc đây đã đạt đƣợc, Luận văn của tôi tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện một số lý luận cơ bản về tài sản công và quản lý nhà nƣớc về tài sản công tại đơn vị hành chính sự nghiệp chƣa thực hiện tự chủ. Tiếp tục nghiên cứu một số kinh nghiệm thực tế về quản lý tài sản công từ đó rút ra bài học kinh nghiệm góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý nhà nƣớc về tài sản công. Luận văn của tôi đi sâu vào phân tích thực trạng quản lý tài sản công tại Bệnh viện đa khoa huyện Sóc Sơn, đánh giá những kết quả đã đạt đƣợc, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của tồn tại, hạn chế dựa trên văn bản pháp luật, quy trình mua sắm, quản lý và sử dụng tài sản. Trên cơ sở đó đƣa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý tài sản công tại bệnh viện đa khoa huyện Sóc Sơn. 3.Mục đích và nhiệm vụ của luận văn - Mục đích Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý tài sản công tại Bệnh viện Đa khoa huyện Sóc Sơn, đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cƣờng quản lý tài sản công tại Bệnh viện Đa khoa huyện Sóc Sơn trong thời giantới. - Nhiệm vụ Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý tài sản công trong đơn vị sự nghiệp công lập. Phân tích, đánhgiá thực trạng và các yếu tố ảnh hƣởng đến tìnhhình quản lý tàisảncôngtạiBệnh viện Đa khoahuyện Sóc Sơntừnăm2016 đếnnăm 2018; Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị thực hiện giải pháp để hoàn thiện hoạt động quản lý tài sản công tại Bệnh viện Đa khoa huyện Sóc Sơn trong thời gian tới. 4. Đốitƣợng và phạm vi nghiêncứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu hoạt động quản lý Nhà nƣớc về tài sản công tại Bệnh viện Đa khoahuyện Sóc Sơn. 5
  • 16. - Phạm vi nghiêncứu Nội dung nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu nội dung quản lý Nhà nƣớc về tài sản công tại Bệnh viện Đa khoa huyện Sóc Sơn; Không gian: Nghiên cứu tại Bệnh viện Đa khoa huyện Sóc Sơn. Thời gian: Nguồn số liệu từ năm 2016 đến năm 2018. 5.Phƣơngpháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn - Phương pháp luận: Luận văn này đƣợc thực hiện dựa trên sơ sở phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, chính sách pháp luật của nhà nƣớc về tài sản công và quản lý nhà nƣớc về tài sản công. - Phương pháp nghiên cứu: Luận văn này đƣợc thực hiện qua việc sử dụng tổng hợp các phƣơng pháp nghiên cứu sau: Phương pháp thuthậpthôngtin Về thông tin thứ cấp: Đề tài thu thập các thông tin thứ cấp thông qua các luồng chính: các báo cáo của bệnh viện, các khoa và các phòng chuyên môn thuộcBệnhviệnĐakhoaSóc Sơn,kỷyếuhộithảo,sách,báovàinternet. Về thông tin sơ cấp: Bệnh viện Đa khoa huyện Sóc Sơn là một trong nhiều cơ sở y tế thuộc quản lý Nhà nƣớc, tài sản của đơn vị thực hiện theo nguyên tắc quản lýcông. Nhằm phản ánh rõ thực trạng công tác quản lý tài sản công tại Bệnh viện Đa khoa huyện Sóc Sơn từ hoạt động đầu tƣ đến hoạt động thanh lý tài sản trong toàn bệnh viện, đồng thời cùng với xây dựng các giải pháp phù hợp trong quản lý tài sản công tại Bệnh viện. Đề tài tiến hành thu thập thông tin sơ cấp từ quá trình phỏng vấn cán bộ, y bác sỹ trong Bệnh viện là những ngƣời tham gia công tác quản lý, sử dụng tài sản công tại Bệnh viện đa khoa huyện Sóc Sơn. Phƣơng pháp tổng hợp và xử lý thôngtin 6
  • 17. Các thông tin thứ cấp, sơ cấp đƣợc sắp xếp cho từng yêu cầu về nội dung nghiên cứu và phân thành các nhóm sau đó đƣợc tổng hợp, xử lý dựa trên các tiêu chí phân tổ nhƣ: Phân theo khoa, theo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phân theo chủng loại tài sản… Phần mềm chuyên dụng đƣợc sử dụng để xử lý các số liệu đƣợc thu thập chủ yếu làExcel. Phƣơng pháp phântíchthôngtin Phương pháp thống kê môtả Phƣơng pháp này đƣợc vận dụng trong chọn điểm nghiên cứu, phân tổ thống kê các loại đốitƣợng gồm: đốitƣợng là bác sỹ, dƣợc sỹ, điều dƣỡng, kỹ thuật viên;... Phƣơngpháp này cũng dùng để lựa chọn các tiêu thức để so sánh và phân tích sự ƣu tiên trong việc lựa chọn các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài sản công tại Bệnh viện đa khoa huyện Sóc Sơn phù hợp với điều kiện thực tiễn của Bệnhviện. Phương pháp thống kê sosánh Phƣơng pháp thống kê so sánh sẽ đƣợc sử dụng trong nghiên cứu nhằm chỉ ra sự khác biệt trong đánh giá tình hình quản lý tài sản công giữa những nhóm đối tƣợng đƣợc nghiên cứu, cũng nhƣ so sánh những kết quả đạt đƣợccủa công tác quản lý tài sản công so với kế hoạch của bệnh viện trong thờigian qua. Phân tích so sánh sự khác biệt trong đánh giá các vấn đề có liên quan, những vấn đề bất cập trong quản lý tài sản công đang diễn ra tạiBệnh viện đa khoa huyệnSóc Sơn. Từ đó đƣa ra kết luận có căn cứ khoa học cho các giải pháp,đồng thời đƣa ra các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài sản công tại Bệnhviện đa khoa huyện Sóc Sơn. 6.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Về lý luận: -Làm rõ các vấn đề quản lý tài sản côngtại bệnh viện đa khoa huyện Sóc Sơn. Những vấn đề còntồntại nhƣ: Quy trìnhmua sắm tài sản; phƣơng pháp lựa chọncáchthức mua sắm, sửachữatài sản, thanh lý tài sản, quảnlý tài sản… 7
  • 18. -Qua phân tích, so sánh, đánh giá thực trạng, những kết quả đã đạt đƣợc và những tồn tại hạn chế, nguyên nhân của tồn tại hạn chế. Từ đó đƣa ra giải pháp khắc phục và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài sản công tại bệnh viện đa khoa huyện Sóc Sơn. Về thực tiễn: -Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu phục vụ thiết thực cho công tác quản lý tài sản công tại bệnh viện đa khoa Sóc Sơn. Đồng thời qua tài liệu nghiên cứu này thấy đƣợc những hạn chế cần khắc phục trong quá trình mua sắm, thanh lý, bảo quản, vận hành tài sản… -Từ kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu học tập, nghiên cứu, quản lý và quản lý nhà nƣớc về tài sản công. 7.Kết cấucủa luận văn Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở khoa học vềquản lý tài sảncôngtại Bệnh viện cônglập. Chƣơng 2: Thực trạng quản lý tài sản công tại Bệnh viện đa khoa huyện Sóc Sơn. Chƣơng 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài sản công tại Bệnh viện đa khoa huyện Sóc Sơn. 8
  • 19. Chƣơng1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI BỆNH VIỆNCÔNG LẬP 1.1. Tổng quan về Tài sảncông tại Bệnh việncông lập 1.1.1. Khái niệm và đặcđiểm của Bệnhviệncông lập. 1.1.1.1Kháiniệm của Bệnh viện công lập Bệnh viện công lập (hay còn gọi là “Đơn vị sự nghiệp y tế công lập)là tổ chức do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền thành lập và quản lý theo quy định của pháp luật, có tƣ cách pháp nhân, con dấu, tài khoản và tổ chức bộ máy kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán để thực hiện nhiệm vụ cung cấp dịch vụ công hoặc phục vụ quản lý nhà nƣớc trong các lĩnh vực chuyên môn y tế nhƣ: Y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh; điều dƣỡng và phục hồi chức năng; giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần; y dƣợc cổ truyền; kiểm nghiệm dƣợc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế; an toàn vệ sinh thực phẩm; dân số - kế hoạch hóa gia đình; sức khỏe sinh sản; truyền thông giáo dục sức khỏe.[18] 1.1.1.2Đặcđiểm của Bệnh viện công lập Bệnh viện công lập hoạt động trong ngành y tế, với quy mô hoạt động khác nhau, đều có một số đặc điểm chung nhất định nhƣ: Thứ nhất, Bệnh viện công lập là tổ chức do Nhà nước thành lập và chịu sự kiểm tra, giám sát của Nhà nước Bệnh viện công lập là tổ chức do nhà nƣớc thành lập, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự kiểm tra trực tiếp của cơ quan Nhà nƣớc thành lập ra mình và các cơ quan cấp trên nhằm thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ theo quyết định thành lập và các quy định của pháp luật hiện hành. Thứ hai, bệnh viện công lập là một tổ chức hoạt động theo nguyên tắc cung cấp dịch vụ công chứ không vì mục tiêu lợi nhuận. 9
  • 20. Đây là những đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nƣớc thành lập, hoạt động mục tiêu chủ yếu giúp Nhà nƣớc thực hiện vai trò của mình trong việc đem lại cho ngƣời dân những dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất với chi phí hợp lý nhất, mang tính chất phúc lợi xã hội. Nhà nƣớc tổ chức duy trì và tài trợ cho các hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lậpnhằm mục đích cung cấp cho xã hội những sản phẩm dịch vụ đặc biệt để hỗ trợ cho các ngành, các lĩnh vực kinh tế hoạt động bình thƣờng, nâng cao dân trí, bồi dƣỡng nhân tài, bảo đảm nguồn nhân lực, thúc đẩy hoạt động kinh tế phát triển và đạt hiệu quả cao hơn, bảo đảm và không ngừng nâng cao đời sống, sức khoẻ, văn hoá, tinh thần của nhân dân. Vì vậy quá trình hoạt động của các bệnh viện công lập chủ yếu là cung cấp dịch vụ công thực hiện chức năng và nhiệm vụ do Nhà nƣớc giao là chính chứ không nhằm mục đích lợi nhuận nhƣ các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Thứ ba, sản phẩm của bệnh viện công lập là sản phẩm mang lại lợi ích chung, có tính bền vững và gắn bó hữu cơ với quá trình tạo ra của cải vật chất. Những sản phẩm, dịch vụ do hoạt động sự nghiệp y tế tạo ra chủ yếu là những sản phẩm có giá trị về sức khoẻ, văn hoá, đạo đức và các giá trị xã hội… Những sản phẩm này là sản phẩm có thể ở dạng vật chất hoặc phi vật chất có thể dùng chung cho nhiều ngƣời. Nhìn chung, đại bộ phận các sản phẩm của đơn vị sự nghiệp y tế là những sản phẩm có tính phục vụ không chỉ bó hẹp trong một ngành một lĩnh vực mà những sản phẩm đó khi tiêu dùng thƣờng có tác dụng lan toả, truyền tiếp. Thứ tư, hoạt động của bệnh viện công lập luôn gắn liền và bị chi phối bởi các chương trình phát triển kinh tế xã hội. Với chức năng của mình, Chính phủ luôn tổ chức duy trì và bảo đảm hoạt động sự nghiệp y tế để thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội. Để thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội nhất định, Chính phủ thực hiện các 10
  • 21. chƣơng trình mục tiêu quốc gia nhƣ: Chƣơng trình chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, Chƣơng trình dân số kế hoạch hoá gia đình, Chƣơng trình phòng chống một số bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS… Với những chƣơng trình mục tiêu quốc gia này chỉ có nhà nƣớc mà cụ thể ở đây là các đơn vị sự nghiệp, bệnh viện công lập mới có thể thực hiện một cách triệt để và có hiệu quả bởi nếu để tƣ nhân thực hiện họ sẽ vì mục tiêu lợi nhuận là chính mà không quan tâm nhiều đến mục tiêu xã hội dẫn đến hạn chế việc tiêu dùng và kìm hãm sự phát triển hiệu quả công bằng xã hội. Thứ năm, các bệnh viện công lập có nguồn thu hợp pháp từ hoạt động sự nghiệp y tế. Là tổ chức do Nhà nƣớc thành lập thực hiện nghiệp vụ chuyên môn, cung cấp những dịch vụ công nhằm thoả mãn nhu cầu thiết yếu của ngƣời dân. Nhìn chung nguồn tài chính cơ bản phục vụ cho hoạt động của các đơn vị sự nghiệp này do NSNN cấp. Tuy nhiên với sự đa dạng của hoạt động sự nghiệp trong lĩnh vực y tế cũng nhƣ những khó khăn của NSNN và với mục tiêu để đảm bảo tính hiệu quả trong các hoạt động của các bệnh viện, Nhà nƣớc đã cho phép các bệnh viện công lập thực hiện cơ chế tự chủ tài chính thông qua việc giao cho họ quyền đƣợc khai thác nguồn thu trong phạm vi chức năng và nhiệm vụ của đơn vị và đƣợc bố trí một số khoản chi một cách chủ động. 1.1.2 Khái niệm và đặcđiểm của Tài sản công tại Bệnh viện công lập 1.1.2.1Kháiniệm Bất cứ một quốc gia nào muốn tồn tại và phát triển đều phải dựa vào một trong các nguồn nội lực của mình là tài sản quốc gia. Tài sản này bao gồm tất cả những tài sản của thế hệ trƣớc để lại hoặc do những nhân tố con ngƣờihiện tại tạo ra và những tài sản do thiên nhiên ban tặng cho con ngƣời. Trong phạm vị một đất nƣớc, tài sản quốc gia có thể thuộc sở hữu riêng của từng thành viên hoặc nhóm thành viên hoặc có thể là sở hữu chung của tất cả nhóm thành 11
  • 22. viên hoặc có thể là sở hữu chung của tất cả thành viện trong cộng đồng quốc gia. Nhà nƣớc là chủ sở hữu đối với tài sản quốc gia. Nhà nƣớc là chủ sở hữu đối với những tài sản quốc gia thuộc sở hữu chung của tất cả các thành viên (thƣờng gọi là công sản hay tài sản công). Ở một số nƣớc phát triển nhƣ Vƣơng Quốc Anh: Tài sản công là tài sản Nhà nƣớc, Tài sản công là một bộ phận hết sức quan trọng trong tổng số tài sản quốc gia. Giá trị và số lƣợng Tài sản công lớn hay nhỏ là tùy thuộc vào đặc trƣng quan hệ sản xuất của các hình thái kinh tế - xã hội ở mỗi giai đoạn của từng nƣớc. Riêng ở Cộng hòa Pháp: Tài sản công là tài sản quốc gia đƣợc hiểu là toàn bộ tài sản và quyền hạn đối với động sản và bất động sản thuộc về Nhà nƣớc. Ở Việt Nam, tại điều 3 điểm 1 Luật số 15/2017/QH14 ngày 21 tháng 6 năm 2017 - là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nƣớc đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, bao gồm: tài sản công phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; tài sản đƣợc xác lập quyền sở hữu toàn dân; tài sản công tại doanh nghiệp; tiền thuộc NSNN, các quỹ tài chính nhà nƣớc ngoài ngân sách, dự trữ ngoại hối nhà nƣớc; đất đai và các loại tài nguyên khác”. Cũng tại điều 53 chƣơng III hiến pháp nƣớc Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam ngày 28 tháng 11 năm 2013,Tài sản công đƣợc hiểu nhƣ sau: “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhấtquản lý”.[23] Đồng thời, tại điều 54 chƣơng III hiến pháp nƣớc Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam ngày 28 tháng 11 năm 2013), Tài sản công đƣợc hiểu nhƣ sau: 12
  • 23. 2. Tổ chức, cá nhân đƣợc Nhà nƣớc giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất. Ngƣời sử dụng đất đƣợc chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của luật. Quyền sử dụng đất đƣợc pháp luật bảo hộ. 3. Nhà nƣớc thu hồi đất do tổ chức, cá nhân đang sử dụng trong trƣờng hợp thật cần thiết do luật định vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Việc thu hồi đất phải công khai, minh bạch và đƣợc bồi thƣờng theo quy định của pháp luật. để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai. Hơn nữa tại khoản 11 Điều 3 Luật Kiểm toán nhà nƣớc năm 2015 quy định: “Tài sản công bao gồm: đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản; nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời; tài nguyên thiên nhiên khác; tài sản nhà nước tại cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghềnghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghềnghiệp;tài sản công được giao cho các doanh nghiệp quản lý và sử dụng; tài sản dự trữ nhà nước; tài sản thuộc kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích công cộng và các tài sản khác do Nhà nước đầu tư, quản lý thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.”[24] Để cụ thể hóa quy định nêu trên, tại điều 197 của Bộ Luật Dân sự năm 2015 đã quy định “Tài sản thuộc sở hữu toàn dân bao gồm: Đất đai, tài nguyên nƣớc, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nƣớc đầu tƣ, quản lý là tài sản 13
  • 24. công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nƣớc đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”.[25] Ngoài các tài sản nêu trên, tài sản thuộc hình thức sở hữu Nhà nƣớc còn bao gồm: -Tài sản do tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc hiến, biếu, tặng, cho, đóng góp, giao lại cho Nhà nƣớc, tài sản viện trợ của các tổ chức Chính phủ, phi Chính phủ. -Tang vật, phƣơng tiện vi phạm pháp luật bị tịch thu xung công quỹ Nhà nƣớc. - Tài sản dự trữ Nhà nƣớc. - Tài sản Nhà nƣớc giao cho các công ty Nhà nƣớc quản lý và vốn Nhà nƣớc đầu tƣ vào các doanh nghiệp khác thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam, Luật Hợp tác xã. Từ những căn cứ pháp luật hiện hành, chúng ta có thể khẳng định rằng: “ Tài sản công là những tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nƣớc đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, đƣợc đầu tƣ mua sắm từ nguồn NSNN hoặc có nguồn gốc từ NSNN, tài sản đƣợc xác lập quyền sở hữu nhà nƣớc theo quy định của pháp luật, tài sản của các chƣơng trình, dự án kết thúc chuyển giao, đất đai, rừng tự nhiên, rừng trồng có nguồn gốc từ NSNN, núi, sông, hồ, nguồn nƣớc, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi tự nhiên ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời. Tài sản công chiếm trong tổng số tài sản quốc gia lớn hay nhỏ tùy thuộc vào quan hệ sản xuất đặc trƣng của xã hội ở các giai đoạn lịch sử. Trong thời kỳ đi lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, các nhân tố của Chủ nghĩa xã hội dần dần đƣợc hình thành và phát triển nhằm đạt tới mục tiêu xây dựng thành công Chủ nghĩa xã hội; Đảng ta thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần nhằm giải phóng sức sản xuất, động viên tối đa mọi nguồn lực bên trong và bên ngoài để nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội, cải thiện đời sống nhân dân. 14
  • 25. Khu vực kinh tế Nhà nƣớc, bao gồm cả tài sản thuộc sở hữu Nhà nƣớc, đóng vai trò chủ đạo, từng bƣớc phát triển và hoàn thiện nhân tố kinh tế của Chủ nghĩa xã hội. Từ những lý luận trên ta có thể nói: Tài sản công tại Bệnh viện công lập bao gồm toàn bộ tài sản hữu hình và tài sản vô hình nhƣ đất đai, công trình xây dựng, máy móc thiết bị, quyền sử dụng đất, quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ, phần mềm ứng dụng... đƣợc hình thành từ nguồn ngân sách do Nhà nƣớc đầu tƣ; từ nguồn biếu tặng, tài trợ vv... thuộc sở hữu toàn dân và Nhà nƣớc là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. 1.1.2.2. Đặcđiểm tài sản công tại bệnh viện công lập Tài sản công trong các CQNN và đơn vị sự nghiệp công lập là bộ phận tài sản lớn trong toàn bộ Tài sản công và bao gồm nhiều loại tài sản có đặc điểm, tính chất, công dụng khác nhau và do nhiều cơ quan sử dụng khác nhau, song chúng đều có những đặc điểm chung sau: Thứ nhất, Tài sản công trong CQNN và đơn vị sự nghiệp công lập đều đƣợc đầu tƣ xây dựng, mua sắm bằng tiền của NSNN hoặc có nguồn từ NSNN. Tất cả các cơ quan, đơn vị đều đƣợc NSNN đảm bảo kinh phí hoạt động( có thể là toàn bộ hoặc một phần), do vậy gần nhƣ toàn bộ vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cũng nhƣ các chi phí để hình thành Tài sản công, chi phí trong quá trình sử dụng tài sản đều do NSNN đảm bảo. Đối với những Tài sản công dùng trong các cơ quan, đơn vị là những tài sản đƣợc hình thành từ nguồn thừa kế của thời kỳ trƣớc, thực chất đều là Tài sản công có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nƣớc. Tuy nhiên, có một số tài sản đặc biệt nhƣ: đất đai và những tài sản thiên tạo khác tài tài nguyên, các cơ quan, đơn vị muốn sử dụng đƣợc cũng phải đầu tƣ chi phí bằng tiền của NSNN cho các công việc khảo sát, thăm dò, đo đạc, san lấp mặt bằng, tiền bồi thƣờng đất. 15
  • 26. Một bộ phận tài sản trong các cơ quan, đơn vị là những tài sản đƣợc hình thành từ nguồn tài sản viện trợ không hoàn lại, tài sản do dân đóng góp xây dựng, tài sản Nhà nƣớc đƣợc xác lập quyền sở hữu Nhà nƣớc theo Luật định ( Trong trƣờng hợp thu hồi vật vô chủ, tìm thấy hoặc phát hiện ra trong thực tế hoặc tang vật các vụ án) mặc dù ngân sách Nhà nƣớc không trực tiếp đầu tƣ xây dựng và mua sắm mà chỉ giao tài sản cho các cơ quan, đơn vị sử dụng, nhƣng những tài sản này trƣớc khi giao cho các cơ quan, đơn vị đều phải xác lập quyền sở hữu Nhà nƣớc. Khi các tài sản này đƣợc xác lập quyền sở hữu Nhà nƣớc thì giá trị của các tài sản đều đƣợc ghi thu cho NSNN. Ngoài ra đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, theo cơ chế mới hiện nay, đối với những đơn vị sự nghiệp công lập đƣợc giao quyền tự chủ tài chính, có thêm một số tài sản côngđƣợc hình thành do liên doanh, liên kết với các tổ chức và cơ quan trong và ngoài nƣớc để thực hiện cung cấp các dịch vụ công hoặc sản xuất kinh doanh. Do vậy nguồn hình thành tài sản có sự khác biệt với các cơ quan Nhà nƣớc. Chính vì lý do đó vấn đề quản lý quá trình hình thành, quản lý và sử dụng công sản của các đơn vị sự nghiệp công lập đƣợc giao quyền tự chủ tài chính có những đặc điểm đặc thù theo quy định của các văn bản Nhà nƣớc mới ban hành. Tóm lại, dù là tài sản nhân tạo hay tài sản thiên tạo và đƣợc hình thành từ kết quả đầu tƣ trực tiếp, xây dựng mua sắm tài sản hay các nguồn tài sản đƣợc xác lập quyền sở hữu Nhà nƣớc... thì tài sản công của các cơ quan Nhà nƣớc và đơn vị sự nghiệp công lập vẫn có nguồn gốc hình thành từ ngân sách Nhà nƣớc. Thứ hai, quá trình hình thành và sử dụng TSC trong các cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Nhà nước. Hoạt động của mỗi cơ quan, đơn vị nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị mình. Do vậy, sự hình thành và sử dụng tài sản 16
  • 27. công của các cơ quan Nhà nƣớc và đơn vị sự nghiệp công lập phụ thuộc vào chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị cụ thể là: *Đối với cơ quan Nhà nƣớc, TSC chỉ đơn thuần là điều kiện vật chất, là phƣơng tiện để cơ quan Nhà nƣớc thực hiện chức năng quản lý kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng. Công sản của các cơ quan này giá trị lớn nhất là trụ sở làm việc, các phƣơng tiện giao thông vận tải phục vụ đi công tác, các trang thiết bị máy móc và phƣơng tiện làm việc. Số lƣợng TSC cần phải có tùy thuộc vào tổ chức bộ máy và biên chế cán bộ, công chức, viên chức của mỗi cơ quan, đơn vị. *Các đơn vị SNCL với nhiều lình vực hoạt động; do đó các đơn vị SNCL đƣợc tổ chức phong phú với nhiều loại hình hoạt động khác nhau, vì thế nhu cầu sử dụng TSC phục vụ cho hoạt động của các đơn vị này cũng rất khác nhau. Chỉ riêng về trụ sở làm việc và các công trình phụ trợ liên quan của các đơn vị SNCL cũng rất đa dạng: Trƣờng học phải có giảng đƣờng, có phòng nghỉ giáo viên, có nơi hội họp của học sinh, sinh viên, nhà thể chất...; Bệnh viện phải có phòng khám bệnh, phòng điều trị ( phòng điều trị cũng có nhiều loại khác nhau)... Do đặc điểm, tính chất hoạt động của từng đơn vị TSC chuyên dùng cho các đơn vị SNCL không phụ thuộc vào số lƣợng cán bộ, công chức, viên chức mà phụ thuộc vào đặc điểm, đặc thù của từng lĩnh vực hoạt động của đơn vị đó; có những lĩnh vực cần sử dụng nhiều tài sản có giá trị lớn, hiện đại ngƣợc lại có những lĩnh vực chỉ cần sử dụng những tài sản có giá trị không lớn, có những lĩnh vực cần phải sử dụng tài sản có tính chất chuyên dùng, đặc thù theo nghành nghề vv... Thứ ba, các cơ quan Nhà nƣớc và đơn vị SNCL chỉ có quyền quản lý, sử dụng các tài sản để thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao và không có quyền sở hữu. Nhà nƣớc giao cho các cơ quan quản lý và sử dụng phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan và không có quyền sở hữu. Nhà nƣớc là đại diện chủ sở hữu của mọi công sản nói chung đồng thời thực hiện chức năng 17
  • 28. quản lý Nhà nƣớc đối với công sản nhằm sử dụng, bảo tồn và phát triển nguồn TSC. Nhà nƣớc giao công sản cho các nghành, các cấp, các cơ quan quản lý Nhà nƣớc, đƣơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - nghề nghiệp... quản lý và sử dụng. Thứ tư, Vốn đầu tƣ xây dựng và mua sắm TSC trong các cơ quan Nhà nƣớc và đơn vị SNCL không thu hồi đƣợc hoặc chỉ thu hồi đƣợc một phần trong quá trình sử dụng. Công sản trong cơ quan Nhà nƣớc chủ yếu là những tài sản trong lĩnh vực tiêu dùng của cải vật chất, không thuộc lĩnh vực sản xuất kinh doanh; trong quá trình sử dụng không tạo ra sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ để đƣa ra thị trƣờng, do đó không chuyển giá trị hao mòn tài sản vào giá thành của sản phẩm và chi phí lƣu thông. Vì thế, trong quá trình sử dụng, tuy tài sản bị hao mòn nhƣng không trích khấu hao đƣợc (đối với tài sản cố định), do không thực hiện trích khấu hao tài sản cố định nên nguồn vốn đầu tƣ xây dựng, mua sắm TSC trong các cơ quan Nhà nƣớc không thu hồi đƣợc trong quá trình sử dụng công sản. Đối với đơn vị SNCL, Nhà nƣớc dùng đòn bẩy trích khấu hao tài sản cố định để thúc đẩy các cơ quan, đơn vị bảo vệ tài sản nhƣ đối với các tổ chức kinh tế sử dụng tài sản vào mục đích phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nhà nƣớc buộc các đơn vị SNCL quản lý, sử dụng TSC hiệu quả, tiết kiệm bằng các biện pháp hành chính nhƣ tiêu chuẩn, định mức sử dụng TSC, cùng với biện pháp quản lý chặt chẽ các khoản chi tiêu về duy trì, bảo dƣỡng, sửa chữa công sản để buộc các đơn vị SNCL sử dụng TSC tốt hơn, hiệu quả và có trách nhiệm hơn. Về mặt quản lý Nhà nƣớc về tài sản công, các cơ quan quản lý nhà nƣớc cần nắm đƣợc giá trị chính xác của từng loại công sản phục vụ cho từng 18
  • 29. nghành nghề nhất định. Từ đó đƣa ra đƣợc thời gian khấu hao, giá trị hao mòn... để áp dụng và sửa đổi các Luật, Thông tƣ, Nghị định phù hợp với từng loại tài sản công và quản lý giá trị tài sản một cách hiệu quả nhất. 1.1.2.3Vaitrò và Phân loại của tài sản công trong Bệnh viện công lập. a. Vai trò của tài sản công trong Bệnh viện công lập Tài sản công là nguồn tiềm lực để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh,quốc phòng; một niềm tự hào dân tộc, một cuộc sống vật chất, văn hoá, tinhthần vô cùng quý giá mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “ Tài sản công lànền tảng, là vốn liếng để khôi phục và xây dựng kinh tế chung để làm cho dângiàu nƣớc mạnh, để nâng cao đời sống nhân dân”. Vai trò của Tài sản công có thểđƣợc xem xét dƣới nhiều khía cạnh: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội... đó là: Thứ nhất, Tài sản công là nguồn tài sản lớn tạo nên môi trường, môi sinh đảm bảocho cáchoạtđộng kinh tế - xã hội của con người. Tài sản công mà trƣớc hết là tài nguyên thiên nhiên vừa là tiềm năng kinh tếhiện thực vừa là điều kiện giữ gìn môi trƣờng, môi sinh đảm bảo cho sản xuất,đặc biệt là sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp. Đồng thời rừng, biển, sông, hồ còntạo ra bầu không khí trong lành rất cần thiết cho cuộc sống con ngƣời. Đó cũnglà môitrƣờng, môi sinh đƣợc thiên nhiên ban tặng cho con ngƣời. Mặt khác, Tài sản công còn là điều kiện vật chất để nâng cao thể chất và tinh thần cho conngƣời. Con ngƣời lao động hiện nay không chỉ cần có tri thức, trình độ khoa họckỹ thuật mà còn phải có thể chất cƣờng tráng, có hiểu biết về văn hoá. Để tạocho con ngƣời đạt đƣợc các yêu cầu này, Nhà nƣớc phải đầu tƣ, mua sắm cácTài sản công trang bị cho các hoạt động sự nghiệp giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá,xã hội, thể dục thể thao.... Thứ hai, Tài sản công là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuấtxã hội. Tài sản công là một trong các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất. Xét trênphạm vi toàn thế giới, nếu không có tài nguyên, đất đai thì không có sản 19
  • 30. xuất vàcũng không có sự tồn tại của loài ngƣời. Sản xuất luôn là sự tác động qua lại củaba yếu tố cơ bản: sức lao động của con ngƣời, tƣ liệu lao động và đối tƣợng lao động. Đối tƣợng lao động là các vật thể mà lao động của con ngƣời tác độngvào để biến thành các sản phẩm mới phục vụ cho con ngƣời. Đối tƣợng laođộng có thể có sẵn trong thiên nhiên có thể là loại vật thể đã qua chế biến.Nhƣng suy cho cùng, cơ sở của mọi đối tƣợng lao động đều có nguồn khai tháctừ đất đai và tài nguyên thiên nhiên. Tƣ liệu lao động (trừ đất đai là một tƣ liệuđặc biệt) đều là những tài sản do con ngƣời tạo ra để truyền dẫn sự tác động củacon ngƣờilên đối tƣợng lao động thành các sản phẩm mới phục vụ cho conngƣời. Đối tƣợng lao động và tƣ liệu lao động đều làTài sản công. Nhƣ vậy, tƣliệulao động và đối tƣợng lao động là hai yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất vậtchất cũng có nghĩa làTài sản công là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất. Thứ ba, Tàisản công là nguồn vốn tiềm năng cho đầu tư pháttriển. Đầu tƣ phát triển có vị trí quan trọng trong hệ thống chính sách kinh tế củamỗi quốc gia nhằm đảm bảo sự tăng trƣởng kinh tế, chuyển đổi cơ cấu kinh tế,phát triển toàn diện, bền vững của nền kinh tế. Thông qua đầu tƣ phát triển, côngsản đƣợc bảo tồn, phát triển. Nhƣng muốn đầu tƣ phát triển phải có vốn đầu tƣ.Vốn đầu tƣ ở đây là tài sản, hàng hoá và dịch vụ đƣa vào sản xuất. Muốn có vốncho đầu tƣ phát triển mọi quốc gia đều phải khai thác từ nguồn tiết kiệm, nguồnnhân lực, nguồn tài nguyên thiên nhiên. Nguồn tài nguyên thiên nhiên chính làTài sản công.Tài sản công là cơ sở, là tiền đề cho đầu tƣ phát triển, là yếu tố đầu vàocho mọi quá trình sản xuất, là nguồn lực quan trọng cho đầu tƣ phát triển. Toàn bộ Tài sản công là nguồn tài chính của đất nƣớc vì nguồn tài chính của đất nƣớcđƣợc tồn tại dƣới hai dạng: thứ nhất là dạng tiền tệ, thứ hai là dạng hiện vậtnhƣng có khả năng chuyển hoá thành tiền tệ khi có tác động của ngoại lực; đó lànguồn Tài chính tiềm năng. NếuTài sản công đƣợc sử dụng, khai thác có hiệu quả, tiết kiệm sẽ tạo ra điều kiện để phát 20
  • 31. triển sản xuất, đặc biệt là các ngành sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp và các ngành công nghiệp hoạt động dựa trên nguồn tài nguyên thiên nhiên. Ngƣợc lại sẽ gây ra lãng phí, thất thoát làm suy giảm nguồn nội lực của đất nƣớc. Tuy nhiên, đối với quá trình tăng trƣởng và phát triển kinh tế, Tài sản công chỉ là điều kiện cần chƣa phải là điều kiện đủ. Tài sản công chỉ trở thành sức mạnh kinh tế khi con ngƣời biết tổ chức khai thác hợp lý và sử dụng nó tiết kiệm, có hiệuquả. Trong lịch sử phát triển, có nhiều quốc gia có nguồn Tài sản công dồi dào, tài nguyên khoáng sản phong phú, điều kiện tự nhiên thuận lợi song vẫn là các nƣớc kém phát triển. Ngƣợc lại có những quốc gia ít tài nguyên khoáng sản nhƣng vẫn là các quốc gia phát triển nhƣ Nhật Bản, Singapore. Thứ tư, Tàisản công là điều kiện vật chấtphụcvụ cho hoạt động bộ máy quản lý điều hànhcủacác cơ quanNhà nước, là nhân tố quan trọng trong quá trình tổ chức thựchiện các hoạt động sự nghiệp của các đơn vị sự nghiệp công lập. Để duy trì bộ máy hoạt động của bộ máy cơ quan hành chính Nhà nƣớc; Nhà nƣớc cần phải trang bị các tài sản nhƣ: nhà đất thuộc trụ sở làm việc, phƣơng tiện đi lại, trang thiết bị làm việc... Hoạt động của bộ máy cơ quan hành chính Nhà nƣớc không thể thiếu đƣợc trong mỗi quốc gia vì nó đảm bảo cho các hoạt động của xã hội đƣợc diễn ra thông suốt. Muốn nâng cao hiệu suất hoạt độngcủa các cơ quan hành chính Nhà nƣớc theo hƣớng tinh giản biên chế thì phải tăng cƣờng trang bị tài sản cho bộ máy này cả về số lƣợng và chất lƣợng.Tàisản công là nhân tố quan trọng trong quá trình tổ chức thực hiện các hoạt động sự nghiệp của các đơn vị sự nghiệp nhằm giúp các đơn vị sự nghiệp cung cấp các sản phẩm dịch vụ công với chất lƣợng cao cho con ngƣời. Nó là điều kiện vật chất để đào tạo con ngƣời có tri thức, có năng lực khoa học; để thực hiện nghiên cứu khoa học và áp dụng các thành tựu khoa học vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. 21
  • 32. Thứ năm, Tài sản công là điều kiện vật chất để không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Trong thực tiễn xây dựng Chủ nghĩa xã hội hiện nay ở nƣớc ta, xuất phát điểm từ một nƣớc nghèo nàn và lạc hậu, việc bảo đảm không ngừng nâng caođờisống vật chất và tinh thần cho nhân dân không chỉ trông vào các nguồn lựcdo nƣớc ngoài đầu tƣ, mà Đảng và Nhà nƣớc coi: những Tài sản công của đất nƣớc chính là nội lực - là chủ yếu nhằm từng bƣớc phát triển kinh tế xã hội, thực hiện xoá đói giảm nghèo để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho các tầng lớp nhân dân. Tài sản công trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập là khối tài sản lớn của Nhà nƣớc, rất phong phú về chủng loại, số lƣợng và giữ vai trò hết sức quan trọng trên các mặt cơ bản sau đây: Thứ nhất, là điều kiện không thể thiếu để các cơ quan nhà nƣớc, đơn vị SNCL thực hiện nhiệm vụ đƣợc Nhà nƣớc giao; nhất là nhiệm vụ hoạch định đƣờng lối chính sách, xây dựng và ban hành hệ thống pháp luật, thực hiện quản lý nhà nƣớc, giữ gìn bảo vệ đất nƣớc, đảm bảo an ninh quốc gia, an toàn xã hội; thực hiện nghiên cứu khoa học, giáo dục, khám chữa bệnh cho nhân dân, phát triển sự nghiệp thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ... Thứ hai, là điều kiện để góp phần nâng cao phúc lợi xã hội cho mọi thành viên trong xã hội, vai trò này thể hiện rất rõ trong các Tài sản ở các cơ sở giáo dục và đào tạo, cơ sở khám chữa bệnh công, cơ sở hoạt động thể dục thể thao... ngƣời dân đƣợc hƣởng lợi từ những hoạt động này mà ở đó công sản là điều kiện không thể thiếu. Thứ ba, là điều kiện vật chất để mọi công dân tiếp xúc, phản ánh nguyện vọng cảu mình với cơ quan Nhà nƣớc; là điều kiện vật chất để tiếp thu khoa học công nghệ, cả các lĩnh vực kinh tế, quốc phòng an ninh, văn hóa, giáo dục và đào tạo, y tế, xã hội, khoa học và công nghệ... b. Phân loại Để đảm bảo sử dụng có hiệu quả Tài sản công, vấn đề phân loại một các 22
  • 33. khoa học và hợp lý các loại Tài sản công có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong công tác quản lý và sử dụng trong việc phát triển kinh tế xã hội. Trong thực tế, công sản đa dạng về hình thức tồn tại, công năng sử dụng và đối tƣợng sử dụng. Để nhận biết và có các biện pháp quản lý, sử dụng có hiệu quả, Tài sản công đƣợc phân loại nhƣ sau:  Phân loại Tàisản công theo thời gian sử dụng: Theo cách phân loại này, Tài sản công bao gồm: - Các tài sản có thời gian sử dụng nhất định và sẽ bị hao mòn dần trong quá trình khai thác, sử dụng nhƣ: Tài nguyên, khoáng sản và các tài sản nhân tạo khác nhau: nhà cửa, công trình kiến trúc, cơ sở hạ tầng... - Các loại tài sản có thể sử dụng vĩnh viễn không mất đi nhƣ tài nguyên, đất, tài nguyên nƣớc, không khí... Tuy nhiên, việc phân loại này chỉ là tƣơng đối, vì ngay tài nguyên đất nếu không có biện pháp quản lý, sử dụng và bảo vệ tốt sẽ bị sóimòn, cằn cỗi; không khí có thể bị ô nhiễm...  Phân loại Tàisản công theo nguồn gốc hình thành: Theo cách phân loại này, Tài sản công gồm: - Tài nguyên thiên nhiên là nguồn của cải vật chất nguyên khai đƣợc hình thành và tồn tại trong tự nhiên nhƣ: đất đai, rừng tự nhiên, biển, vùng trời, sông ngòi, khoáng sản trong lòng đất, những danh lam thắng cảnh, không khí... - Tài sản nhân tạo là tất cả các tài sản do con ngƣời tạo lập ra và đƣợc duy trì qua các thế hệ nhƣ: hệ thống cơ sở hạ tầng, các công trình văn hoá, các cổ vật, nhà cửa, phƣơngtiện đi lại, thiết bị máy móc....  Phân loạiTài sản công theo đối tượng quản lý, sử dụng tàisản: Theo cách phân loại này Tài sản công bao gồm: - Tài sản công thuộc khu vực các cơ quan Nhà nƣớc và đơn vị sự nghiệp công lập: là những tài sản của Nhà nƣớc giao cho các cơ quan quản lý nhà nƣớc, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức 23
  • 34. chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội -nghề nghiệp (gọi chung là cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp) quản lý, sử dụng gồm: Nhà, đất thuộc trụ sở làm việc, kho tàng, trƣờng học, bệnh viện, trạm trại nghiên cứu thí nghiệm... Các phƣơngtiện đi lại. Trang thiết bị làm việc và các tài sản khác. - Tài sản thuộc kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích công cộng, lợi ích quốc gia bao gồm: Hệ thống giao thông: đƣờng bộ, đƣờng thuỷ, đƣờng hàng không, bến cảng, bến phà, bến xe, cầu, sân bay, nhà ga... Hệ thống các công trình thuỷ lợi: đê điều, hệ thống kênh mƣơng, trạm bơm, hồ chứa nƣớc, đập thuỷ lợi... Hệ thống chiếu sáng, cấp, thoát nƣớc... Hệ thống các công trình văn hoá, di tíchlịch sử đã đƣợc xếp hạng. - Tài sản đƣợc xác lập sở hữu Nhà nƣớc theo quy định của pháp luật: Tang vật, phƣơng tiện vi phạm pháp luật bị tịch thu sung quỹ nhà nƣớc. Tài sản chôn dấu, chìm đắm đƣợc tìm thấy; tài sản vắng chủ, vô chủ và các tài sản khác đƣợc trở thành Tài sản công theo quy định của pháp luật. Tài sản do tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc hiến, biếu, tặng, cho, đóng góp, giao lại cho Nhà nƣớc; tài sản viện trợ của các tổ chức Chính phủ, phi Chính phủ. Tài sản khác... - Tài sản công giao cho các Công ty Nhà nƣớc quản lý, sử dụng bao gồm: nhà xƣởng, đất đai, trang thiết bị , máy móc, phƣơng tiện đi lại, vốn bằng tiền... và vốn nhà nƣớc đầu tƣ vào các doanh nghiệp khác thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam, 24
  • 35. Luật Hợp tác xã. - Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nƣớc, tài nguyên trong lòng đất, nguồn tự nhiên ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời.  Phân loại Tàisản công theo giá trị bằng tiền Theo cách phân loại này Tài sản công bao gồm: - Tài sản không thể quy đổi thành tiền (vô giá): là toàn bộ các tài sản tiềm năng, phần lớn các tài sản có giá trị nhân văn nhƣ: các di tích lịch sử văn hoá danh lam thắng cảnh... - Tài sản có thể quy đổi thành tiền hoặc bản thân tài sản đó đã là tiền nhƣ: các loại tài sản Tài chính, vàng, ngoại tệ, chứng khoán...  Phân loại Tài sản công theo khả năng khai thác Theo cách phân loại này Tài sản công bao gồm: - Tài sản hiện có: là loại tài sản có thể khai thác đƣợc ngay để phục vụ cho lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. - Tài sản tiềm năng: bao gồm các tài sản đã hoặc sẽ phát hiện và phục vụ nhu cầu công tác trong tƣơng lai.  Phân loạiTài sản công theo tính chất sử dụng Theo cách phân loại này Tài sản công bao gồm: - Tài sản cố định: Là những tài sản có thể là động sản hoặc bất động sản, có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài, Trong đó có những tài sản cô định đƣợc coi là hữu hình khi những tài sản đó đƣợc biểu hiện bằng những hình thái vật chất cụ thể trong quá trình hình thành và sử dụng của các đơn vị tổ chức đƣợc Nhà nƣớc giao cho nhằm thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình. Ngoài ra còn có những tài sản cố định vô hình là những tài sản tuy không biểu hiện bàng hình thái vật chất song nó có giá trị không nhỏ, đặc biệt là những tài sản của các Doanh nghiệp và đơn vị kinh tế của Nhà nƣớc hiện nay. - Tài sản lƣu động: Là những tài sản có giá trị nhỏ và thời gian sử dụng không lâu dài. 25
  • 36. Việc phân loại TSC trong cơ quan Nhà nƣớc và đơn vị sự nghiệp công lập trƣớc hết cũng đƣợc thực hiện theo cách phân loại tài sản, phân loại TSC. Tuy nhiên, để việc quản lý TSC trong các cơ quan Nhà nƣớc và đơn vị SNCL phải sát với từng loại tài sản và có hiệu quả, ngƣời ta lại tiếp tục phân loại tài sản khu vực này một cách cụ thể hơn. Dựa trên những tiêu thức khác nhau, TSC trong các cơ quan Nhà nƣớc và đơn vị SNCL đƣợc áp dụng các cách phân loại khác nhau, song nhìn chung có các cáchphân loại phổ biến sau đây: - Cách thứ nhất: Dựa vào đặc điểm, tính chất, giá trị, thời gian hoạt động của tài sản, ngƣời ta chia tài sản của cơ quan hành chính thành tài sản cố định và tài sản khác (tài sản rẻ tiền mau hỏng) hoặc bất động sản và động sản. - Cách thứ hai: Dựa theo đặc điểm công dụng của tài sản, ngƣời ta chia tài sản công của cơ quan hành chính nhà nƣớc thành: *Trụ sở làm việc gồm: đất đai, nhà, công trình xây dựng khác gắn liền với đất đai, các tài sản khác gắn liền với đất đai. * Phƣơngtiện vận tải gồm: xe ô tô phục vụ công tác và các phƣơng tiện vận tải khác. * Máy móc, trang thiết bị, phƣơngtiện làm việc và các tài sản khác. - Cách thứ ba:Trong thực tiễn để quản lý tài sản công trong các cơ quan Nhà nƣớc và đơn vị SNCL ngƣời ta đồng thời áp dụng cả hai cách phân loại trên đây, cụ thể nhƣ sau: * Tài sản cố định, bao gồm: Trụ sở làm việc (bất động sản); phƣơng tiện vận tải; máy móc, trang thiết bị; phƣơng tiện làm việc và các tài sản khác. * Tài sản khác (không đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định). Đó là tài sản có giá trị nhỏ chƣa đạt tiêu chí chung để xếp làm tài sản cố định. Ngƣời ta thƣờng quy định một tài sản đƣợc xác định là tài sản cố định dựa trên hai tiêu chuẩn chủ yếu là giá trị và thời gian sử dụng. Ở Việt Nam hiện nay, tài sản cố định là những tài sản có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên, có thời hạn sử dụng 26
  • 37. trên 1 năm. Tuy nhiên có một số tài sản du chƣa đủ một trong hai tiêu chuẩn trên vẫn có thể đƣợc xác định là tài sản cố định.[2,tr.54] Ở nƣớc ta hiện nay, tại điều 20 Luật số 15/2017/QH14 Quốc hội ban hành ngày 21 tháng 6 năm 2017 - Luật quản lý, sử dụng Tài sản công quy định: Tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị bao gồm: “Nhà làm việc, công trình sự nghiệp, nhà ở công vụ và tài sản khác gắn liền với đất thuộc trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở công vụ; Quyền sử dụng đất thuộc trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở công vụ; Xe ô tô và phƣơng tiện vận tải khác; máy móc, thiết bị; Quyền sở hữu trí tuệ, phần mềm ứng dụng, cơ sở dữ liệu; Tài sản khác theo quy định của pháp luật...”.[26] 1.2 Lý luận về quản lý Tàisản công tại bệnh viện công lập 1.2.1 Khái niệm,đặcđiểm quản lýtài sản công tại bệnh viện công lập 1.2.1.1Kháiniệm quản lý tài sản công tại bệnh viện công lập Quản lý là một hoạt động tất yếu khách quan, diễn ra ở mọi tổ chức dù quy mô nhỏ hay lớn, có cấu trúc đơn giản hay phúc tạp. Xã hội càng phát triển, trình độ hiệp tác và phân công lao động càng cao thì yêu cầu về công tác quản lý ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, quản lý với tƣ cách là một khoa học độc lập thì còn rất mới, nhƣ Laurence Lowell nhận xét: Quản lý là nghiệp xƣa nhất và là nghề mới nhất. Do quản lý gắn liền với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nên trên thực tế có nhiều quan điểm khác nhau về quản lý. Những quan niệm này có lịch sử ra đời khác nhau và gắn với mỗi tổ chức hoạt động trong từng lĩnh vực, thậm chí với mỗi quá trình trong từng tổ chức. Có thể nêu một số quan niệm về quản lý nhƣ sau: - Theo F.W. Taylor, quản lý là biết chính xác điều bạn muốn ngƣời khác làm và sau đó biết đƣợc rằng họ đã hoàn thành công việc đó một cách tốt nhất và rẻ nhất. 27
  • 38. - Theo Henry Fayol, quản lý là một tiến trình bao gồm tất cả các khâu lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra các nỗ lực của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt mục tiêu đã định trƣớc. - Mary Parker Follett cho rằng, quản lý là nghệ thuật đạt mục tiêu thông qua conngƣời. Tuy nhiên, khi đề cập đến quản lý có một cách tiếp cận nhận đƣợc sự ủng hộ của nhiều nhà khoa học và nhà quản lý thực tiễn, đó là: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hƣớng của chủ thể lên đối tƣợng quản lý nhằm đạt mục tiêu dự kiến.[1, tr.8] Từ đó ta có thể định nghĩa quản lý tài sản công tại bệnh viện công lập nhƣ sau: Quản lý tài sản công tại bệnh viện công lập là quá trình tác động có tổ chức, có hƣớng đích của các chủ thể quản lý bệnh viện đối với tài sản công của bệnh viện đó nhằm phục vụ một cách có hiệu quả nhất mọi hoạt động của bệnh viện nhƣ: công tác khám, chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân và công tác nghiên cứu khoa học. 1.2.1.2Đặcđiểmquảnlý tài sản công tại bệnh viện công lập Đặc thù của nghành Y là nghành liên quan trực tiếp đến tính mạng con ngƣời, mỗi một sai xót dù nhỏ đều có thể dẫn đến những hậu quả khôn lƣờng. Vì vậy, quản lý tài sản công tại bệnh viện công lập có những đặc điểm đặc thù riêng so với quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp công lập khác. Thứ nhất, quản lý bao giờ cũng bao hàm chủ thể quản lý và đối tƣợng quản lý. Vì nghành Y là nghành đặc thù nên đối tƣợng quản lý là tài sản của nghành Y nói chung và tài sản của bệnh viện công lập nói riêng có đặc điểm vô cùng phong phú, có tính kỹ thuật, đặc tính chuyên môn cao, giá trị lớn. Đồng thời tài sản công tại các bệnh viện công lập liên quan trực tiếp đến công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, tính mạng con ngƣời. Do đó, việc quản lý 28
  • 39. tài sản công tại các bệnh viện công lập phải đƣợc tiến hành chặt chẽ đảm bảo đúng quy trình, đúng pháp luật (trong đó, quy trình quản lý tài sản và quy trình quản lý chuyên môn). Thứ hai, quản lý tài sản công tại các bệnh viện công lập đƣợc gắn liền với công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng các đề tài khoa học cấp cơ sở... Đồng thời, tài sản là các trang thiết bị y tế đặc thù có tính kỹ thuật chuyên môn hóa cao, độ chính xác gần nhƣ tuyệt đối. Vì vậy, muốn vận hành và sử dụng có hiệu quả cao, an toàn các trang thiết bị này đòi hỏi đội ngũ Y bác sỹ, cán bộ kỹ thuật phải am hiểu sâu sắc về đặc tính kỹ thuật, hiệu quả, công năng của tài sản. Từ đó, Tài sản đƣợc vận hành thƣờng xuyên, bảo dƣỡng, bảo trì và sửa chữa có hiệu quả cao nhằm đáp ứng công tác chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân một cách chính xác, nhanh chóng, an toàn. Thứ ba, do tài sản công tại các bệnh viện công lập có tính kỹ thuật cao, đặc tính chuyên môn phức tạp đòi hỏi cán bộ sử dụng, vận hành, sửa chữa phải có trình độ chuyên môn nhất định, phải đƣợc đào tạo bài bản cẩn thận, phải thƣờng xuyên đƣợc cập nhật kiến thức về trang thiết bị mới, có vậy mới đáp ứng đƣợc đòi hỏi cấp thiết khi các trang thiết bị mới của nghành y ngày càng đƣợc trang bị hiện đại đáp ứng ngày càng cao nhu cầu khám chữa bệnh và bảo vệ sức khỏe của nhân dân. 1.2.2. Sự cần thiết và nguyên tắc quản lý Tài sản công tại bệnh viện công lập 1.2.2.1Sựcần thiết quản lý Tàisản công tại bệnh viện công lập Tất cả các quốc gia trên thế giới đều hình thành một bộ phận tài sản đểphục vụ cho khu vực công cộng của đất nƣớc. Tùy theo chế độ chính trị xã hộikhác nhau, quy mô và phƣơng thức quản lýTài sản công cũng không hoàn toàngiống nhau. Tuy nhiên, khi nói đến quản lý Tài sản công, ngƣời ta đều thừa nhận là: Quản lýTài sản công là quá trình tác động và điều chỉnh vào sự hình 29
  • 40. thành và vậnđộng của Tài sản nhằm khai thác sử dụng Tài sản một cách hiệu quả nhất vì lợiích phát triển bền vững của đất nƣớc. Quản lý tài sản công là một tất yếu thể hiện qua một số điểm sau đây: Một là, Tài sản công là tài sản của Nhà nƣớc, của nhân dân do đó việc quảnlý tốt để tạo lập, khai thác sử dụng Tài sản công hiệu quả là đòi hỏi khách quantrong quá trình xây dựng và phát triển của đất nƣớc. Đó là nhiệm vụ quan trọng của mọi quốc gia. Hai là,Tài sản công đặc biệt là cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội phản ánh sự phát triển của mỗi quốc gia, mỗi địa phƣơng, mỗi vùng. Nhà nƣớc cần cókế hoạch tạo lập, quản lý, khai thác phần tài sản công này một cách hợp lý, đồngđều nhằm đảm bảo sự phát triển cân đối các vùng, miền, lãnh thổ. Ba là, Tài sản công đặc biệt là phần Tài sản công trong các cơ quan Nhà nƣớc, làphần vốn hiện vật của cơ quan, đƣợc hình thành từ nguồn chi tiêu công. Đó là điều kiện đảm bảo cho các cơ quan nhà nƣớc thực hiện tốt các chức năng,nhiệm vụ đƣợc giao.Quản lý tốt phần Tài sản công trong các cơ quan Nhà nƣớc qua việc mua sắm, sử dụng, bảo quản Tài sản công, chống thất thoát lãng phí là đòi hỏi đồng thời là trách nhiệm, nghĩa vụ của tất cả mọi cán bộ công chức trong các cơquan nhà nƣớc.Cuối cùng, Quản lý Tài sản công là yêu cầu mong muốn của mọi ngƣờidân,tạo lập, khai thác, sử dụng Tài sản công có ý nghĩa kinh tế chính trị và xã hội to lớn.Uy tín của Nhà nƣớc, của cán bộ công chức nhà nƣớc một phần rất lớn đƣợc công dân đánh giá thông qua việc quản lý, sử dụng Tài sản công.[2,tr.20] 1.2.2.2Nguyên tắcquản lý Tài sản công tại bệnh viện công lập Mục tiêu quản lý Tài sản công là nhằm tạo lập, khai thác, sử dụng Tài sản một cách hợp lý, hiệu quả phục vụ tốt nhất cho quá trình thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa nhằm phát triển đất nƣớc, xây dựng nền hành chính quốc gia vững mạnh. Để đạt mục tiêu trên, Tài sản công đƣợc quản lý 30
  • 41. theo những nguyên lý cơ bản sau: Thứ nhất, thống nhất về cơ chế, chính sách, chế độ quản lý; đồng thời phải có cơ chế, chính sách, chế độ quản lý, sử dụng đối với những tài sản cótính đặc thù riêng, đối với ngành, địa phƣơng, tổ chức sử dụng tài sản phục vụcho các hoạt động có tính đặc thù riêng. Thống nhất quản lý trên cơ sở để đảm bảo cơ chế, chính sách, chế độ quản lý tài sản phù hợp với đặc điểm của công sản. Nội dung của thống nhất quản lý là Chính phủ thống nhất quản lý Tài sản công;Quốc hội, Chính phủ quy định cơ chế, chính sách, chế độ quản lý tài sản áp dụng chung cho mọi tài sản và quy định cơ chế, chính sách, chế độ quản lý cụ thể đối với những tài sản có giá trị lớn mà hầu hết cơ quan nhà nƣớc, các đơn vịlực lƣợng vũ trang, các đơn vị sự nghiệp côngvà các tổ chức khác đƣợc Nhà nƣớc giao trực tiếp sử dụng (có thể gọi là những tài sản chủ yếu và đƣợc sử dụng phổ biến). Trên cơ sở cơ chế, chính sách, chế độ quản lý Tài sản công do Quốc hội, Chính phủ quy định; các Bộ, ngành, địa phƣơng quy định cơ chế, chính sách, chế độ quản lý đối với những tài sản có tính đặc thù riêng (có thể gọi là những tài sản có tính đặc thù) và những tài sản phục vụ cho các hoạt động đặc thù. Thứ hai, thực hiện quản lý và sử dụng Tài sản công theo tiêu chuẩn, định mức. Quản lý và sử dụng Tài sản công theo tiêu chuẩn định mức để công tác quản lý, sử dụng tài sản phù hợp với đặc điểm của Tài sản công; đồng thời để thống nhất tiêu chuẩn, định mức sử dụng từng loại tài sản cho từng đối tƣợng sử dụng, tránh hiện tƣợng mạnh ai ngƣời đó trang bị tuỳ tiện theo ý muốn của mình, tuỳ thuộc vào khả năng vốn liếng (kinh phí) của đơn vị; tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản còn là thƣớc đo đánh giá mức độ sử dụng tiết kiệm và hiệu quả Tài sản công của từng đơn vị. Mặt khác, tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản là cơ sở để thực hiện công tác quản lý, thực hiện sự kiểm tra, kiểm soát của Nhà nƣớc. Chính phủ phân cấp cho Thủ tƣớng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng đối với những tài sản có giá trị lớn đƣợc 31
  • 42. sử dụng phổ biến ở các cơ quan nhà nƣớc, các đơn vị lực lƣợng vũ trang nhân dân, các đơn vị sự nghiệp công và các tổ chức khác. Trên cơ sở tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản đối với các tài sản sử dụng phổ biến, các Bộ, ngành, địa phƣơng quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng đối với những tài sản sử dụng có tính đặc thù. Thứ ba, thực hiện phân cấp quản lý Tài sản công. Phân cấp quản lý Tài sản công để đảm bảo việc quản lý Tài sản công phù hợp với đặc điểm của Tài sản công; đồng thời cũng đƣợc xuất phát từ phân cấp trách nhiệm, quyền hạn quản lý kinh tế -xã hội giữa Quốc hội, Chính phủ với các cấp chính quyền địa phƣơng, giữa Chính phủ với các Bộ, ngành về việc xây dựng cơ chế, chính sách, chế độ quảnlý tài sản; về xây dựng và ban hành định mức, tiêu chuẩn sử dụng tài sản; về quản lý Tài sản công … Thứ tư, quản lý Tài sản công phải gắn với quản lý ngân sách Nhà nƣớc. Xuất phát từ “Tài sản công là những tài sản đƣợc hình thành từ nguồn ngân sách Nhànƣớc…” và mọi chi phí trong quá trình sử dụng tài sản đều do ngân sách Nhànƣớc đảm bảo (trừ một số trƣờng hợp cá biệt).Do đó, việc quản lýTài sản công phảigắn với quản lý ngân sách nhà nƣớc. Hay nói một cách khác, quản lý Tài sản cônglà quản lý ngân sách nhà nƣớc đã đƣợc chuyển hoá thành hiện vật - tài sản.Quản lý Tài sản công phải gắn với quản lý ngân sách Nhà nƣớc có nghĩa là mọi cơchế, chính sách, chế độ quản lý Tài sản công, định mức, tiêu chuẩn sử dụng côngsản phải phù hợp với quy định về quản lý ngân sách Nhà nƣớc, việc trang bị Tàisản cho các cơ quan nhà nƣớc, các đơn vị lực lƣợng vũ trang nhân dân, các đơnvị sự nghiệp công, các tổ chức khác phải phù hợp với khả năng của ngân sáchnhà nƣớc và đƣợc lập dự toán, chấp hành dự toán theo quy định của pháp luậtvề ngân sách Nhà nƣớc.Tài sản công phong phú về chủng loại, mỗi loại có tính năng, công dụngkhác nhau, đƣợc phân bổ ở khắp mọi miền đất nƣớc, đƣợc giao cho các ngành,các cấp, các tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phục vụ cho các hoạt động: quảnlý nhà nƣớc, 32
  • 43. giáo dục và đào tạo, y tế, xã hội, nghiên cứu khoa học, thể dục thểthao, quốc phòng, an ninh, ngoại giao… từ cấp cơ sở đến các hoạt động ở Trungƣơng. Do đó, việc quản lý Tài sản công phải đƣợc tổ chức thực hiện theo nhữngnguyên lý cơ bản trên.[2, tr.22] Để làm rõ thêm về những nguyên lý trên, Ở Việt Nam hiện nay: tại điều 6 Luật số 15/2017/QH14 ngày 21 tháng 6 năm 2017 - Luật quản lý và sử dụng Tài sản công, Tài sản công đƣợc quản lý và sử dụng theo nguyên tắc sau: - Mọi tài sản công đều phải đƣợc Nhà nƣớc giao quyền quản lý, quyền sử dụng và các hình thức trao quyền khác cho cơ quan, tổ chức, đơn vị và đối tƣợng khác theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan. - hoặc công cụ khác theo quy định của pháp luật. - Tài sản công là tài nguyên phải đƣợc kiểm kê, thống kê về hiện vật, ghi nhận thông tin phù hợp với tính chất, đặc điểm của tài sản; đƣợc quản lý, bảo vệ, khai thác theo quy hoạch, kế hoạch, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, đúng pháp luật. - Tài sản công phục vụ công tác quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ni kiệm, hiệu quả, đúng mục đích, công năng, đối tƣợng, tiêu chuẩn, định mức, chế độ theo quy định của pháp luật. - Việc khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công phải tuân theo cơ chế thị trƣờng, có hiệu quả, công khai, minh bạch, đúng pháp luật. - Việc quản lý, sử dụng tài sản công phải đƣợc thực hiện công khai, minh bạch, bảo đảm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng. 33
  • 44. - phải đƣợc xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.[26] 1.2.3 Nội dung quảnlýTài sản công tại bệnh viện công lập 1.2.3.1Quảnlýquátrìnhhìnhth công Mục đích của công tác quản lý tài sản công nhằm đảm bảo tính minh bạch, hiệu quả từ khâu lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch, hoàn thành kế hoạch. Đồng thời đảm bảo trong quá trình thực hiện quản lý tài sản công đúng pháp luật, đúng chế độ chính sách quy định; phù hợp với quy hoạch vùng, nghành đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả và đạt đƣợc yêu cầu đề ra. Quá trình hình thành tàisản công gồm hai giaiđoạn: Thứ nhất, quyết định chủ trƣơng đầu tƣ mua sắm.Đối với tài sản trong các cơ quan Nhà nƣớc và đơn vị sự nghiệp cônglập, cơ quan quản lý Tài sản công là cơ quan nắm vững định mức, tiêu chuẩn chế độquản lý tài sản, nắm vững khả năng và nhu cầu cần đầu tƣ, xây dựng, mua sắmtài sản của từng đơn vị, do đó, cơ quan quản lý Tài sản công phải là cơ quan chịutrách nhiệm trong việc quyết định chủ trƣơng đầu tƣ, mua sắm,xác định nhu cầu vốn để ghi vào dự toán ngân sáchNhà nƣớc. Thứ hai, giai đoạn thực hiện đầu tƣ, mua sắm tài sản. Việc thực hiện đầu tƣ, mua sắm phải đƣợc thựchiện theo quy định về đầu tƣ xây dựng cơ bản, quy định về mua sắm tài sản.Cơ sở để quyết định trong giai đoạn này mang tính định tính, rất ít cơ quan hay quốc gia có thể định lƣợng về hiệu quả làm cơ sở cho quá trình hình thành tài sản công. Thực tế trên thế giới cho thấy, những nƣớc giàu, phát triển có hệ thống quản lý và thống kê hiệu quả, sử dụng các mô hình toán học trong quản lý công việc thì mới có thể sử dụng lý thuyết này, còn các quốc gia đang phát triển chủ yếu vẫn dựa trên định tính, quy phạm pháp luật để quyết định cho quá trình hình thành tài sản. Tuy nhiên, với lý thuyết sự lựa chọn tối ƣutrong kinh tế và sự cạnh tranh sử dụng nguồn 34
  • 45. lực của xã hội buộc các cơ quan chức năng quản lý tài sản công dần hƣớng tới mô hình tối ƣu trong quản lý tài sản là khái niệm doanh thu - chi phí và hiệu quả, dù rằng tài sản công không có doanh thu bằng tiền nhƣ tài sản của doanh nghiệp, nhƣng lợi ích đem lại, sự phục vụ cho công tác quản lý sẽ là cơ sở lƣợng hoá lợi ích. Mô hình đi thuê tài sản công ,hay mua sắm mới từ bên ngoài chỉ thực sự hiệu quả khi xem xét trên phƣơng diện lợi ích chi phí này. Ví dụ đi thuê: Với các ràng buộc về ngân sách, mức độ công việc cần xử lý, giá đi thuê... và kết hợp với cơ chế chính sách hợp lý của nhà nƣớc quyết định một diện tích, vị trí cách thức sắp xếp công việc hiệu quả nhất. Còn đối với xây mới, khi nào có sự tham gia trực tiếp của các đơn vị xây dựng, gián tiếp của thị trƣờng bất động sản, nhƣ dịch vụ thuê văn phòng công sở,.... Đây là một sự lựa chọn định lƣợng có tính tối ƣu, vì không ai hiểu rõ lợi ích mà cơ quan đó đem lại bằng chính các hoạt động mà cơ quan đó đang làm, đang cung cấp... Nhƣ vậy quản lý quá trình hình thành tài sản công là khâu mở đầu, quan trọng nhất quyết định cho các khâu tiếp theo. Tài sản công nếu đƣợchình thành có cơ sở khoa học và thiết thực sẽ đƣợc quản lý và khai thác sau này hiệu quả. Đồng thời thông qua quá trình hình thành tài sản sẽ đánh giá đƣợc tính cấp thiết, thực trạng quản lý và ngân sách của mỗi cơ quan quản lý tài sản công sau này. Muốn thực hiện công tác lập kế hoạch đầu tƣ, mua sắm tài sản công có hiệu quả thì việc xác định căn cứ lập kế hoạch mua sắm tài sản công phải thực sự chính xác, phƣơngpháp lập kế hoạch đầu tƣ, mua sắm và lên kế hoạch đầu tƣ, mua sắm tài sản công hàng năm cho các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung và bệnh viện công lập nói riêng phải cẩn trọng, minh bạch và tuân thủ nghiêm ngặt trình tự của các quy phạm pháp luật. 1.2.3.2. Đầu tư công Nhằm đảm bảo nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân đƣợc thực hiện hiệu quả, an toàn và chính xác nhất thì việc đầu tƣ, mua sắm và 35
  • 46. nâng cấp cơ sở hạ tầng và trang thiết bị cho bênh viện công lập cần phải đƣợc các cấp có thẩm quyền quan tâm hơn nữa. Trong đó, nhu cầu đầu tƣ, mua sắm tài sản công là hoạt động vô cùng quan trọng nhằm đáp ứng đầy đủ nhất nhu cầu sử dụng tài sản công tại các bệnh viện công lập. Quản lý mua sắm theo nguồn vốn hình thành: Quản lý đầu tƣ tài sản công đòi hỏi cần nắm rõ nguồn vốn đầu tƣ, số lƣợng tài sản công cần mua sắm tƣơng ứng với từng loại nguồnvốn khác nhau.Các nguồn vốn đầu tƣcho việc mua sắm tài sản công rất đa dạng: từ liên doanh, từ nguồn vốn ngân sách Nhà nƣớc, nguồn quỹ phát triển các hoạt động sự nghiệp của Bệnh viện và đề án xã hội hoá y tế... Quản lý nguồn nhập tài sản công y tế: Xác định chính xác nguồn nhập tài sản côngy tế sẽ giúp quá trình quản lý nắm rõ hơn nguồn gốc, số lƣợng và chất lƣợng các tài sản công đƣợc đƣa vào sử dụng tại Bệnh viện. Đây là khâu quan trọng và không thể thiếu trong công tác quản lý tài sản công. Quản lý tài sản công y tế theo mục đích sử dụng: Căn cứ vào mục đích sử dụng tài sản công, các khoa, phòng ban chức năng trong các cơ sở y tế, bệnh viện sẽ lên kế hoạch mua sắm tài sản công cho đơn vị mình. Từ đó, giúp công tác quản lý tài sản công có hiệu quả hơn nhờ vào việc xác định đúng mục đích sử dụng trong khám chữa bệnh với điều kiện nguồn tài chính hạn hẹp. Để quản lý tài sản công có hiệu quả thì ngay từ khâu đầu tƣ, mua sắm ban đầu này phải đƣợc thực hiện chính xác, khoa học, minh bạch. Đồng thời, thông qua quá trình đầu tƣ, mua sắm tài sản công của các bệnh viện chúng ta đánh giá đƣợc thực trạng quản lý ngân sáchcủa đơn vị. 1.2.3.3. Quảnlý quá trình sử dụng, vận h sản công Đặc thù tài sản tại các bệnh viện công lập đều là những tài sản có giá trị lớn, mang tính đặc thù nghành. Trong quá trình sử dụng tài sản công tại các bệnh viện đòi hỏi ngƣời quản lý, vận hành phải có kiến thức nhất định. Đồng 36