SlideShare a Scribd company logo
1 of 93
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
SỬ DỤNG ĐÒN BẨY CỦA CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN
NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM
NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM
SINH VIÊN THỰC HIỆN : PHẠM NGỌC THU HÀ
MÃ SINH VIÊN : A19795
CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
HÀ NỘI – 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
SỬ DỤNG ĐÒN BẨY CỦA CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN
NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM
NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM
Giáo viên hƣớng dẫn : TS.Đặng Anh Tuấn
Sinh viên thực hiện : Phạm Ngọc Thu Hà
Mã sinh viên : A19795
Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng
HÀ NỘI – 2014
Thang Long University Library
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép
các công trình nghiên cứu của người khác để làm sản phẩm của riêng mình. Các thông
tin thứ cấp sử dụng trong khóa luận là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng. Tôi
hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của khóa luận.
Hà Nội, ngày 06 tháng 07 năm 2014
Sinh viên
Phạm Ngọc Thu Hà
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, em đã nhận được sự
giúp đỡ cũng như động viên từ nhiều phía.
Trước tiên, em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn – Tiến sỹ Đặng Anh
Tuấn, thầy tuy không phải là người đã trực tiếp giảng dạy em trong thời gian học tập
tại trường, nhưng thầy đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt thời gian nghiên
cứu và thực hiện khóa luận này.
Ngoài ra, em cũng mong muốn thông qua khóa luận này, gửi lời cảm ơn sâu sắc
đến các thầy giáo, cô giáo đang giảng dạy tại trường Đại học Thăng Long, những
người đã trực tiếp truyền đạt cho em các kiến thức về kinh tế từ những môn học cơ bản
nhất, giúp em có được nền tảng về chuyên ngành học như hiện tại để có thể hoàn thành
đề tài nghiên cứu này.
Cuối cùng, em xin cảm ơn những gia đình và những người bạn đã luôn bên cạnh,
giúp đỡ và ủng hộ em trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Thang Long University Library
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÒN BẨY VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
ĐÒN BẨY ..............................................................................................................1
1.1. Tổng quan chung về đòn bẩy.............................................................................1
1.1.1. Khái niệm đòn bẩy...............................................................................................1
1.1.2. Các loại đòn bẩy...................................................................................................1
1.2. Đòn bẩy hoạt động..............................................................................................2
1.2.1. Phân tích điểm hòa vốn.......................................................................................2
1.2.2. Khái niệm, công thức tính và ý nghĩa của đòn bẩy hoạt động..........................5
1.2.3. Mối quan hệ giữa đòn bẩy hoạt động và điểm hòa vốn.....................................7
1.2.4. Mối quan hệ giữa đòn bẩy hoạt động và rủi ro kinh doanh..............................8
1.2.5. Ý nghĩa của đòn bẩy hoạt động với quản trị tài chính ....................................10
1.3. Đòn bẩy tài chính..............................................................................................10
1.3.1. Khái niệm, công thức tính và ý nghĩa của đòn bẩy tài chính..........................10
1.3.2. Mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và rủi ro tài chính..................................12
1.3.3. Mối quan hệ giữa EPS với EBIT và điểm bàng quan .....................................14
1.4. Đòn bẩy tổng hợp..............................................................................................15
1.4.1. Khái niệm đòn bẩy tổng hợp .............................................................................15
1.4.2. Công thức tính đòn bẩy tổng hợp .....................................................................16
1.4.3. Ý nghĩa của đòn bẩy tổng hợp ..........................................................................17
1.5. Hiệu quả sử dụng đòn bẩy trong công ty .......................................................17
1.5.1. Khái niệm hiệu quả và hiệu quả sử dụng đòn bẩy...........................................17
1.5.2. Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng đòn bẩy ............................................18
1.6. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng đòn bẩy trong công ty........19
1.6.1. Các nhân tố chủ quan .......................................................................................19
1.6.2. Các nhân tố khách quan ...................................................................................21
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐÒN BẨY CỦA
CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN THỰC
PHẨM NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011 – 2013 ................................23
2.1. Đặc điểm ngành công nghiệp chế biến thực phẩm........................................23
2.2. Thực trạng sử dụng đòn bẩy hoạt động của các công ty cổ phần ngành
công nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết ở Việt Nam giai đoạn 2011 – 2013......27
2.2.1. Phân tích điểm hòa vốn.....................................................................................27
2.2.2. Phân tích thực trạng sử dụng đòn bẩy hoạt động............................................30
2.2.3. Mối quan hệ giữa đòn bẩy hoạt động và điểm hòa vốn...................................32
2.2.4. Mối quan hệ giữa đòn bẩy hoạt động và rủi ro kinh doanh............................34
2.3. Thực trạng sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành công nghiệp
chế biến thực phẩm niêm yết ở Việt Nam giai đoạn 2011 – 2013............................37
2.3.1. Phân tích thực trạng sử dụng đòn bẩy tài chính .............................................37
2.3.2. Mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và rủi ro tài chính..................................39
2.3.3. Mối quan hệ giữa EPS với EBIT và điểm bàng quan .....................................41
2.4. Thực trạng sử dụng đòn bẩy tổng hợp của các công ty ngành công nghiệp
chế biến thực phẩm niêm yết ở Việt Nam giai đoạn 2011 – 2013............................42
2.5. Hiệu quả sử dụng đòn bẩy của công ty ngành công nghiệp chế biến thực
phẩm niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011 – 2013 ................44
2.5.1. Chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán ..........................................................44
2.5.2. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời .........................................................46
2.5.3. Chỉ tiêu quản lý tài sản......................................................................................49
2.6. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng đòn bẩy ngành công nghiệp
chế biến thực phẩm niêm yết ở Việt Nam .................................................................50
2.6.1. Trình độ của người lãnh đạo ............................................................................50
2.6.2. Chiến lược phát triển của doanh nghiệp..........................................................50
2.6.3. Sử dụng đòn bẩy hoạt động...............................................................................52
2.6.4. Uy tín doanh nghiệp ..........................................................................................52
2.6.5. Thị trường tài chính ..........................................................................................53
2.6.6. Chi phí lãi vay ....................................................................................................54
2.6.7. Chính sách, pháp luật của Nhà Nước ..............................................................54
2.6.8. Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.............................................................55
2.6.9. Tình hình tiêu thụ sản phẩm và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp ................................................................................................................55
2.6.10. Thực trạng của nền kinh tế.............................................................................56
CHƢƠNG 3. NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐÒN
BẨY CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM
NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM..........................................................................................57
3.1. Đánh giá chung về việc sử dụng và hiệu quả sử dụng đòn bẩy....................57
Thang Long University Library
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy hoạt động............................57
3.2.1. Giải pháp nâng cao năng suất lao động...........................................................58
3.2.2. Giải pháp tăng doanh thu..................................................................................59
3.2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chi phí cố định.....................................60
3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính..............................62
3.3.1. Giải pháp nâng cao và gia tăng hiệu quả sử dụng nợ.....................................62
3.3.2. Giải pháp đòn bẩy tài chính..............................................................................64
LỜI KẾT
DANH MỤC VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ
DFL Đòn bẩy tài chính
DOL Đòn bẩy hoạt động
DTL Đòn bẩy tổng hợp
EAT Lợi nhuận sau thuế
EBIT Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
EPS Thu nhập trên mỗi cổ phần thường
FC Chi phí cố định
ROA Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
ROE Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
TSCĐ Tài sản cố định
Thang Long University Library
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ, CÔNG THỨC
ệp chế biến thực phẩm niêm yết ở
Việt Nam........................................................................................................................26
ống kê doanh thu hòa vốn giai đoạn 2011 – 2013....................................28
ốn của BHS, HAD, TAC giai đoạn 2011 – 2013 ...............30
thu của BHS, HAD, TAC giai đoạn 2011 – 2013.............31
ối quan hệ giữa đòn bẩy hoạt động và điểm hòa vốn................................33
ờng rủi ro kinh doanh của BHS, HAD, TAC giai đoạn 2011 – 2013..35
ếu tố ảnh hưởng đến rủi ro hoạt động của BHS, HAD, TAC giai đoạn
2011 - 2013....................................................................................................................36
ủa BHS, HAD, TAC giai đoạn 2011 – 2013 ......................................37
ối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và rủi ro tài chính của BHS, HAD, TAC
.......................................................................................................................................39
ốn cổ phần và vay nợ của BHS, HAD, TAC giai đoạn 2011 – 2013.......41
ực tế của BHS, HAD, TAC giai đoạn 2011 – 2013 41
ẩy tổng hợp của BHS, HAD, TAC giai đoạn 2011 – 2013...............42
ống kê khả năng thanh toán lãi vay (TIE) giai đoạn 2011 – 2013 .........44
2.14. Thống kê ROE giai đoạn 2011 – 2013........................................................46
ống kê EPS giai đoạn 2011 – 2013.........................................................47
ống kê ROA giai đoạn 2011 – 2013 .......................................................49
ớc lượng nhu cầu vốn kinh doanh của BHS năm 2014 .............................63
ự toán EBIT của BHS năm 2014................................................................63
ự toán EBIT hòa vốn của BHS năm 2014..................................................64
Biểu đồ 1.1. Phân tích điểm hòa vốn...............................................................................3
Biểu đồ 1.2. Mối quan hệ giữa đòn bẩy hoạt động và điểm hòa vốn..............................7
Biểu đồ 1.3. Mối quan hệ giữa EBIT với EPS và điểm bàng quan...............................15
Biểu đồ 1.4. Mối quan hệ giữa DOL, DFL và DTL......................................................16
Biểu đồ 2.1. Thống kê doanh thu hòa vốn giai đoạn 2011 – 2013................................29
Biểu đồ 2.2. DOL của các công ty ngành công nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết ở
Việt Nam giai đoạn 2011 – 2013...................................................................................32
Biểu đồ 2.3. Hệ số biến thiên của EBIT........................................................................35
Biểu đồ 2.4. DFL của các công ty ngành công nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết ở
Việt Nam giai đoạn 2011 – 2013...................................................................................38
Biểu đồ 2.5. Mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và rủi ro tài chính............................40
Biểu đồ 2.6. DTL của các công ty ngành công nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết ở
Việt Nam giai đoạn 2011 – 2013...................................................................................43
Biểu đồ 2.7. Thống kê khả năng thanh toán lãi vay (TIE) giai đoạn 2011 – 2013 .......45
Biểu đồ 2.8. Thống kê ROE giai đoạn 2011 – 2013 .....................................................46
Biểu đồ 2.9. Thống kê EPS giai đoạn 2011 – 2013.......................................................48
Biểu đồ 2.10. Thống kê ROA giai đoạn 2011 – 2013...................................................49
(Công thức 1.1)................................................................................................................4
(Công thức 1.2)................................................................................................................4
(Công thức 1.3)................................................................................................................6
(Công thức 1.4)................................................................................................................6
(Công thức 1.5)................................................................................................................6
(Công thức 1.6)................................................................................................................6
(Công thức 1.7)................................................................................................................6
(Công thức 1.8)................................................................................................................6
(Công thức 1.9)................................................................................................................8
(Công thức 1.10)..............................................................................................................9
(Công thức 1.11)............................................................................................................11
(Công thức 1.12)............................................................................................................11
(Công thức 1.13)............................................................................................................13
(Công thức 1.14)............................................................................................................13
(Công thức 1.15)............................................................................................................14
(Công thức 1.16)............................................................................................................16
(Công thức 1.17)............................................................................................................16
(Công thức 1.18)............................................................................................................16
Thang Long University Library
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
ồ ể ệp trong nề ờng phụ
thuộ ất nhiều ờ ộ
quản trị doanh nghiệ đặc biệ ộ trong
doanh nghiệp luôn luôn giữ mộ ộ ệ
ộc ệ
ệ ấ
Một doanh nghiệ ẽ ất nhiều nguy cơ xấu như huy độ
ệ ệ ử dụ
đồng nghĩa với việc ộ có thể
ệp.
Hiệ ộ ều kiệ
đang diễn ra rất ệ ở
ờ ể tồ ển mộ ền vữ ột doanh
nghiệ ấ ặc biệ
ệ ộ ộ ộ
doanh nghiệ ệ ổ ể
những thay đổ ờ
g nghiệp chế biến thực
phẩm niêm yết ở Việ ện để không ngừng ổ
ể ền vững hơn.
Từ thực tế nói trên, tác giả đã hình thành nên ý tưởng về việc nghiên cứu một số
giải pháp nâng cao hiệu quả của việc quản lý các chi phí hoạt động cố định và các chi
phí tài chính cố định đối với rủi ro và khả năng sinh lời của các công ty cổ phần ngành
công nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết ở Việt Nam thông qua khóa luận tốt nghiệp
với đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy của các công ty cổ phần
ngành công nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết ở Việt Nam”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Với đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy của các công ty cổ
phần ngành công nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết ở Việt Nam”, tác giả đặt ra một
số mục tiêu như sau:
– Trình bày thực trạng sử dụng đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính và đòn bẩy
tổng hợp của các công ty cổ phần ngành công nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết ở
Việt Nam;
– Đánh giá hiệu quả sử dụng đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính và đòn bẩy
tổng hợp của các công ty cổ phần ngành công nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết ở
Việt Nam;
– Đề xuất giải pháp nhằm gia tăng tỷ suất sinh lời và hạn chế rủi ro cho các công
ty cổ phần ngành công nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết ở Việt Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Khóa luận đi sâu tìm hiểu cơ sở lý luận về đòn bẩy và hiệu quả sử dụng đòn bẩy
trong các công ty cổ phần ngành công nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết ở Việt
Nam trong giai đoạn 2011 – 2013. Từ đó đánh giá hiệu quả sử dụng đòn bẩy của các
công ty này và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tại các
công ty.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
– Phương pháp thu thập dữ liệu: Tiến hành thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp từ
các báo cáo tài chính công khai của các công ty và các số liệu từ mạng internet từ Sở
Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và Sở Giao dịch chứng khoán thành
phố Hà Nội các năm 2011, 2012 và 2013;
– Phương pháp xử lý dữ liệu: Phân loại, tính toán số liệu để tìm ra các chỉ tiêu
giải quyết vấn đề, phục vụ mục tiêu nghiên cứu;
– Phương pháp phân tích, lý luận, tổng hợp thông tin: So sánh, phân tích số liệu
qua các năm, tổng hợp và đánh giá ý nghĩa của số liệu, nhận xét và đưa ra giải pháp
giải quyết vấn đề nghiên cứu.
5. Kết cấu Khóa luận
Nội dung của khóa luận chia làm 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về đòn bẩy và hiệu quả sử dụng đòn bẩy
Chƣơng 2: Thực trạng về hiệu quả sử dụng đòn bẩy của các công ty cổ phần
ngành công nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết ở Việt Nam
Chƣơng 3: Nhận xét và kiến nghị về hiệu quả sử dụng đòn bẩy của các công
ty cổ phần ngành công nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết ở Việt Nam
Thang Long University Library
1
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÒN BẨY VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
ĐÒN BẨY
1.1. Tổng quan chung về đòn bẩy
1.1.1. Khái niệm đòn bẩy
Trong vật lý, đòn bẩy được hiểu là một công cụ để khuếch đại lực, từ một lực
nhỏ thành một lực lớn hơn để tác động vào vật thể cần dịch chuyển nhờ vào cánh tay
đòn và điểm tựa. Nhà vật lý Archimedes từng nói: “Hãy cho tôi một đòn bẩy và một
điểm tựa, tôi sẽ nhấc bổng Trái đất lên”. Từ đó ta có thể thấy được sức mạnh to lớn
của đòn bẩy. Trong kinh tế, người ta mượn thuật ngữ đòn bẩy để ám chỉ việc sử dụng
các loại chi phí như chi phí cố định, các chi phí không phụ thuộc vào quy mô kinh
doanh của doanh nghiệp, hay các thay đổi của môi trường như điều kiện kinh tế, thị
trường, hành vi của người tiêu dùng để khuếch đại lên hiệu suất tài chính của doanh
nghiệp [3, tr.174].
Có ba lý do để nghiên cứu về đòn bẩy trong kinh tế:
Thứ nhất, đòn bẩy là một thành phần quan trọng trong việc ước lượng và đánh
giá rủi ro của doanh nghiệp.
Thứ hai, nhà phân tích có khả năng phân biệt những thông tin về tình hình hoạt
động kinh doanh của công ty và dự báo tương lai từ những quyết định của nhà quản trị
tài chính về việc sử dụng đòn bẩy. Biết nguyên nhân của các tín hiệu cũng giúp các
nhà phân tích đánh giá chất lượng của các quyết định.
Thứ ba, việc định giá giá trị một công ty đòi hỏi phải dự báo về dòng tiền trong
tương lai và ước lượng những rủi ro có liên quan tới dòng tiền này [8, pg.173].
Hiểu được cách sử dụng đòn bẩy của một doanh nghiệp sẽ giúp dự báo dòng tiền
và lựa chọn một tỷ lệ chiết khấu hợp lý cho việc xác định giá trị dòng tiền hiện tại.
1.1.2. Các loại đòn bẩy
Xét về bản chất, các chi phí cố định có thể xếp thành hai loại:
– Chi phí hoạt động cố định phát sinh do các quyết định đầu tư;
– Chi phí tài trợ cố định phát sinh do các quyết định về biện pháp tài trợ.
Với hai loại chi phí này, có hai loại đòn bẩy được hình thành là đòn bẩy hoạt
động và đòn bẩy tài chính. Cả hai loại đòn bẩy này đểu ảnh hưởng đến độ lớn và mức
biến động của lợi nhuận sau thuế của công ty và vì thế sẽ ảnh hưởng đến rủi ro và thu
nhập chung của công ty, từ đó sẽ ảnh hưởng đến thu nhập cho cổ đông [3, tr.174].
2
1.2. Đòn bẩy hoạt động
1.2.1. Phân tích điểm hòa vốn
1.2.1.1. Khái niệm điểm hòa vốn và phân tích điểm hòa vốn
Điểm hòa vốn là điểm tại đó, lượng bán phải được duy trì để tổng doanh thu bằng
tổng chi phí hoạt động hoặc là điểm mà lợi nhuận hoạt động bằng 0. Tại điểm này,
tổng doanh thu bằng tổng chi phí. Do đó, điểm giao nhau giữa đường tổng doanh thu
với đường tổng chi phí là điểm hòa vốn [3, tr.176].
Phân tích điểm hòa vốn là kỹ thuật phân tích mối quan hệ giữa chi phí cố định,
chi phí biến đổi, lợi nhuận và sản lượng tiêu thụ.
Mặc dù điểm hòa vốn không phải là mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp nhưng
phân tích điểm hòa vốn sẽ chỉ ra mức hoạt động cần thiết để doanh nghiệp có những
giải pháp nhằm đạt được một doanh số để không bị lỗ. Như vậy phân tích điểm hòa
vốn sẽ chỉ ra mức bán tối thiểu mà doanh nghiệp cần đạt được.
Ngoài ra, phân tích điểm hòa vốn còn cung cấp thông tin có giá trị liên quan đến
các cách ứng xử chi phí tại các mức tiêu thụ khác nhau. Đây là cơ sở để doanh nghiệp
lập kế hoạch lợi nhuận và các kế hoạch khác trong ngắn hạn. Nó giúp nhà quản trị xác
định được sản lượng, doanh thu hòa vốn để dự báo khoảng lãi, lỗ của doanh nghiệp.
Từ đó, nhà quản trị sẽ có những chiến lược trong sản xuất và trong cạnh tranh để đưa
sản lượng, doanh thu của mình đạt mức tối ưu hơn trong dài hạn. Trong kinh doanh,
nhà quản trị phải đầu tư chi phí cố định, để hoạt động tiêu thụ sản phẩm và cung ứng
dịch vụ sẽ tạo ra doanh thu, nếu doanh thu đủ lớn để bù đắp được chi phí cố định và
chi phí biến đổi thì công ty sẽ có lợi nhuận, còn ngược lại, nếu doanh thu quá thấp,
phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí biến đổi không bù đắp chi phí cố định thì
công ty sẽ phải chịu lỗ. Tuy nhiên, khi doanh thu đã vượt mức đủ bù đắp chi phí cố
định và chi phí biến đổi thì công ty có thể gia tăng lợi nhuận rất nhanh.
1.2.1.1. Phương pháp phân tích điểm hòa vốn
Phương pháp phân tích điểm hòa vốn được áp dụng trong ngắn hạn với những
giả định sau:
– Giá bán của một đơn vị sản phẩm không đổi;
– Tất cả các chi phí có thể phân loại thành chi phí cố định và chi phí biến đổi;
– Tổng chi phí biến đổi phụ thuộc tuyến tính vào sản lượng sản xuất;
– Các chi phí cố định không thay đổi;
– Sản lượng tiêu thụ bằng sản lượng sản xuất;
Thang Long University Library
3
– Khi doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ nhiều sản phẩm, cơ cấu sản phẩm
không thay đổi.
Để phân tích điểm hòa vốn, ta thường sử dụng hai phương pháp: phân tích điểm
hòa vốn bằng đồ thị và phân tích điểm hòa vốn bằng phương pháp đại số.
Trong phương pháp phân tích điểm hòa vốn bằng đồ thị, chi phí và doanh thu
được thể hiện trên trục tung, sản lượng thể hiện trên trục hoành. Hàm số tổng doanh
thu S tiêu biểu tổng doanh thu của doanh nghiệp sẽ thực hiện ở mỗi mức sản lượng,
biết rằng giá bán đơn vị là P không đổi. Tương tự hàm số tổng chi phí hoạt động TC
tiêu biểu cho tổng chi phí mà doanh nghiệp phải gánh chịu ở mỗi mức sản lượng. Tổng
chi phí được tính bằng tổng số của chi phí cố định FC độc lập với sản lượng và chi phí
biến đổi VC theo một tỉ lệ không đổi theo mỗi đơn vị sản phẩm.
Điểm hòa vốn xảy ra ở điểm QBE trong hình dưới đây, đó là mức sản lượng mà
đường biểu diễn tổng doanh thu và tổng chi phí cắt nhau. Nếu mức sản lượng của một
doanh nghiệp thấp hơn sản lượng tại điểm hòa vốn, tức là nếu tổng doanh thu S nhỏ
hơn tổng chi phí TC thì doanh nghiệp chịu lỗ hoạt động, được xác định tại điểm EBIT
âm. Nếu mức sản lượng của doanh nghiệp cao hơn mức sản lượng tại điểm hòa vốn,
tức là nếu tổng doanh thu S lớn hơn tổng chi phí TC, doanh nghiệp thực hiện được
EBIT, được xác định tại điểm EBIT dương.
Ta có biểu đồ minh họa phân tích điểm hòa vốn:
Biểu đồ 1.1. Phân tích điểm hòa vốn
Tổng doanh thu
và chi phí
QBE Q
Điểm hòa vốn
SBE
Tổng doanh thu
Tổng chi phí
Biến phí
Định phí
Hoạt động lỗ
Hoạt động lãi
(EBIT)
4
Phương pháp thứ hai là phương pháp phân tích điểm hòa vốn bằng phép tính đại số.
Đặt EBIT là lợi nhuận trước thuế và lãi
Q : sản lượng
VCu : chi phí biến đổi đơn vị
(P – VCu) : lãi gộp đơn vị
Ta có:
Tổng doanh thu: S = P.Q
Tổng chi phí hoạt động: TC = VCu.Q + FC
Để xác định điểm hòa vốn theo phương pháp đại số, cần cho các hàm số tổng
doanh thu và tổng chi phí hoạt động bằng nhau (EBIT = S – TC = 0) và giải phương
trình để tìm sản lượng hòa vốn và thay thế sản lượng hòa vốn QBE cho Q, ta có:
S = TC
↔ P.QBE = VC + FC
↔ P.QBE = VCu.QBE + FC
Cuối cùng ta giải phương trình để tìm điểm hòa vốn QBE:
P.QBE – VCu.QBE = FC
(P – VCu).QBE = FC
(Công thức 1.1)
Với P – VCu thường gọi là lãi gộp đơn vị, là chênh lệch giữa giá bán và chi phí
biến đổi đơn vị, nó đo lường mỗi đơn vị sản lượng đóng góp bao nhiêu để bù đắp cho
chi phí cố định chi ra. Vì vậy ta có thể nói rằng sản lượng hòa vốn được tính bằng các
lấy định phí chia cho lãi gộp đơn vị.
Đối với doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm, ta tính điểm doanh thu hòa
vốn trung bình cho tất cả các loại sản phẩm đó.
Từ công thức 1.1, triển khai như sau:
(Công thức 1.2)
Thang Long University Library
5
1.2.2. Khái niệm, công thức tính và ý nghĩa của đòn bẩy hoạt động
1.2.2.1. Khái niệm đòn bẩy hoạt động
Đòn bẩy hoạt động (DOL – Degree of Operating Leverage) là mức độ sử dụng
chi phí hoạt động cố định của doanh nghiệp (thường được xét trong ngắn hạn bởi vì
trong dài hạn, tất cả các chi phí đều thay đổi) so với chi phí biến đổi [7, tr.1].
Đòn bẩy hoạt động sử dụng chi phí cố định làm điểm tựa, một thay đổi trong
doanh thu sẽ được khuếch đại thành một thay đổi tương đối lớn trong EBIT.
Chi phí cố định là chi phí không thay đổi khi sản lượng thay đổi. Chi phí cố định
có thể kể ra bao gồm các loại chi phí như khấu hao, bảo hiểm, một bộ phận chi phí
điện nước và một bộ phận chi phí quản lý.
Chi phí biến đổi là chi phí thay đổi khi sản lượng thay đổi, chẳng hạn chi phí
nguyên vật liệu, lao động trực tiếp, một phần chi phí điện nước, hoa hồng bán hàng,
một phần chi phí quản lý hành chính [1, tr.1].
Trong kinh doanh, nhà quản trị tài chính đầu tư chi phí cố định với hy vọng sản
lượng tiêu thụ sẽ tạo ra doanh thu đủ lớn để trang trải chi phí cố định và chi phí biến
đổi. Giống như chiếc đòn bẩy trong cơ học, sự hiện diện của chi phí hoạt động cố định
gây ra sự thay đổi trong sản lượng tiêu thụ để khuếch đại sự thay đổi của lợi nhuận.
Nói cách khác, đòn bẩy hoạt động kinh doanh lớn, khi các yếu tố khác không đổi, có
nghĩa là một sự thay đổi nhỏ trong doanh thu sẽ tạo ra sự thay đổi lớn trong ROE.
1.2.2.2. Công thức tính đòn bẩy hoạt động
Như đã phân tích trên, chúng ta thấy rằng dưới tác động của đòn bẩy hoạt động
đã tạo ra một sự thay đổi trong số lượng hàng bán đưa đến kết quả lợi nhuận (hoặc lỗ)
gia tăng với tốc độ lớn hơn.
Đòn bẩy hoạt động là tỷ lệ phần trăm thay đổi của EBIT so với phần trăm thay
đổi của sản lượng (hoặc doanh thu). Hay đòn bẩy hoạt động đo lường mức độ biến
động của lợi nhuận trước thuế và lãi vay khi sản lượng (doanh thu) thay đổi.
Cần lưu ý rằng độ bẩy có thể khác nhau ở các mức sản lượng (hoặc doanh thu)
khác nhau. Do đó, khi nói đến đòn bẩy hoạt động, chúng ta nên chỉ rõ đòn bẩy hoạt
động ở mức sản lượng (doanh thu) là bao nhiêu.
Tính đòn bẩy hoạt động theo sản lượng Q (áp dụng với doanh nghiệp kinh doanh
sản phẩm có tính đơn chiếc), ta có công thức:
Đòn bẩy hoạt động DOL tại
mức sản lượng Q hoặc mức
doanh thu S
=
Phần trăm thay đổi EBIT
Phần trăm thay đổi sản lượng hoặc doanh thu
6
(Công thức 1.3)
Công thức 1.3 rất cần để định nghĩa và hiểu được đòn bẩy hoạt động nhưng rất
khó tính toán trong thực tế. Để dễ dàng tính toán DOL, chúng ta thực hiện một số biến
đổi. Biết rằng lãi gộp bằng doanh thu trừ chi phí, ta có:
(Công thức 1.4)
Vì giá bán và chi phí cố định không thay đổi nên:
(Công thức 1.5)
Thay vào công thức 1.3 ta được:
(Công thức 1.6)
Chia tử và mẫu của công thức 1.6 cho (P – VCu), ta được:
(Công thức 1.7)
Hai công thức 1.6 và 1.7 dùng để tính đòn bẩy hoạt động theo sản lượng Q. Hai
công thức này chỉ thích hợp với những công ty nào sản xuất sản phẩm có tính đơn
chiếc, chẳng hạn xe hơi, máy tính. Đối với doanh nghiệp có sản phẩm đa dạng và
không thể tính thành đơn vị, chúng ta sử dụng chỉ tiêu đòn bẩy hoạt động theo doanh thu:
(Công thức 1.8)
Thang Long University Library
7
1.2.2.3. Ý nghĩa của đòn bẩy hoạt động
Đòn bẩy hoạt động có thể nói cho nhà đầu tư biết nhiều điều về doanh nghiệp
cũng như những rủi ro doanh nghiệp có khả năng phải đối mặt mặc dù đòn bẩy hoạt
động cao có thể tạo thêm lợi ích cho công ty. Các công ty có sử dụng đòn bẩy hoạt
động cao cũng được xem là có khả năng biến động tài chính lớn khi nền kinh tế có
biến động và cũng chịu ảnh hưởng mạnh theo chu kỳ kinh doanh. Trong những khoảng
thời gian phát triển tốt của doanh nghiệp, một đòn bẩy hoạt động cao có thể giúp tăng
lợi nhuận nhanh chóng. Nhưng các công ty có chi phí cố định cao sẽ khó cắt giảm chi
phí khi muốn điều chỉnh theo sự thay đổi trong lượng cầu. Vì vậy, nếu nền kinh tế có
sự sụt giảm mạnh, tổng doanh thu sẽ tụt dốc rất nhanh.
Đòn bẩy hoạt động cao khi công ty có tỉ lệ chi phí cố định so với chi phí biến đổi
cao, điều này có nghĩa là công ty đang sử dụng nhiều tài sản cố định hơn trong hoạt
động của mình (ví dụ ngành hàng không, luyện thép,…). Ngược lại, đòn bẩy hoạt động
thấp khi công ty có tỷ lệ chi phí cố định so với chi phí biến đổi là thấp (ví dụ ngành
dịch vụ như tư vấn, du lịch,…).
Đòn bẩy hoạt động cao có thể giúp doanh nghiệp tạo ra nhiều lợi nhuận hơn từ
doanh thu tăng thêm khi việc bán một sản phẩm tăng thêm đó không làm gia tăng
nhiều chi phí sản xuất. Vì hầu hết các chi phí đã là chi phí cố định.Tuy nhiên một cấu
trúc chi phí như vậy sẽ đưa đến một EBIT lớn (EBIT dương) nếu doanh số cao và lỗ
hoạt động lớn (EBIT âm) nếu doanh số thấp.
1.2.3. Mối quan hệ giữa đòn bẩy hoạt động và điểm hòa vốn
Biểu đồ 1.2. Mối quan hệ giữa đòn bẩy hoạt động và điểm hòa vốn
QBE Q
DOL
8
Khi phân tích đòn bẩy hoạt động và lợi nhuận ở nhiều mức độ sản lượng khác
nhau, ta có thể thấy được mối quan hệ giữa đòn bẩy hoạt động và điểm hòa vốn.
Nhìn vào đồ thị, ta có thể thấy rằng nếu sản lượng di chuyển càng xa điểm hòa
vốn thì EBIT hoặc lỗ sẽ càng lớn, nhưng đòn bẩy hoạt động lại càng nhỏ. Quan hệ
giữa sản lượng tiêu thụ và EBIT là quan hệ tuyến tính.
Ta rút ra một vài nhận xét như sau:
– Đòn bẩy hoạt động tiến đến vô cực khi sản lượng sản xuất và tiêu thụ tiến dần
đến điểm hòa vốn;
– Khi sản lượng sản xuất và tiêu thụ càng vượt xa điểm hòa vốn thì đòn bẩy hoạt
động càng tiến dần đến 1.
Như vậy, đòn bẩy hoạt động khuếch đại EBIT nếu doanh thu tăng vượt qua điểm
hòa vốn. Tuy nhiên, nó cũng làm giảm EBIT nếu doanh thu không tăng vượt qua điểm
hòa vốn.
1.2.4. Mối quan hệ giữa đòn bẩy hoạt động và rủi ro kinh doanh
1.2.4.1. Khái niệm rủi ro kinh doanh
Rủi ro kinh doanh là rủi ro do những bất ổn phát sinh trong hoạt động của doanh
nghiệp khiến cho EBIT giảm. Đòn bẩy hoạt động chỉ là một bộ phận của rủi ro kinh
doanh. Các yếu tố khác của rủi ro kinh doanh là sự biến động của doanh thu và chi phí
sản xuất [1, tr.7].
Rủi ro kinh doanh thường được đo lường theo độ lệch chuẩn của EBIT theo thời
gian được biểu thị bằng công thức dưới đây:
(Công thức 1.9)
Trong đó:
: Độ lệch chuẩn của EBIT
: Thu nhập trước thuế và lãi vay kì vọng của nhà đầu tư
: Thu nhập trước thuế và lãi vay tại năm thứ i
N : Số năm
Từ độ lệch chuẩn của EBIT đã xác định được, mỗi doanh nghiệp có thể dự đoán
mức độ dao động của EBIT là lớn hay nhỏ xung quanh giá trị kỳ vọng . Như vậy,
nếu độ lệch chuẩn của EBIT càng lớn thì lợi nhuận hoặc thua lỗ mà doanh nghiệp gặp
phải cũng càng lớn, vì vậy doanh nghiệp có rủi ro kinh doanh cao và ngược lại.
Thang Long University Library
9
Ngoài độ lệch chuẩn của EBIT, để tăng tính chính xác của dự đoán rủi ro, người
ta cũng sử dụng chỉ tiêu hệ số biến thiên (CV – Coefficient of Variation) để đo lường
mức độ biến động của EBIT với các giá trị khác nhau. Hệ số biến thiên cho phép
loại bỏ sự khác nhau giữa nhiều yếu tố như đơn vị nghiên cứu, quy mô và đặc điểm
của các doanh nghiệp khác nhau để thuận tiện cho việc so sánh và xác định rủi ro. Đây
cũng là ưu điểm của hệ số biến thiên trong việc giúp các doanh nghiệp có thể so sánh
mức độ rủi ro giữa các phương án có khác nhau. Ta có công thức tính hệ số biến
thiên của EBIT:
(Công thức 1.10)
Cũng tương tự như độ lệch chuẩn của EBIT, hệ số biến thiên càng nhỏ thì rủi ro
doanh nghiệp gặp phải càng ít và hệ số biến thiên càng lớn thì mức độ biến động của
EBIT cũng càng lớn, lợi nhuận thu được có thể cao tương ứng với rủi ro mà doanh
nghiệp gặp phải cũng càng nhiều.
1.2.4.2. Mối quan hệ giữa đòn bẩy hoạt động và rủi ro kinh doanh
Như đã trình bày ở trên, sự biến động của doanh thu và chi phí sản xuất là hai
yếu tố chính của rủi ro kinh doanh, còn đòn bẩy hoạt động làm khuếch đại sự ảnh
hưởng của các yếu tố này lên lợi nhuận hoạt động của doanh nghiệp.
Đòn bẩy hoạt động là mức độ sử dụng chi phí cố định tác động đến khả năng sinh
lời cụ thể là lợi nhuận mà doanh nghiệp nhận được, điều này được thể hiện qua công
thức 1.6. Nếu doanh nghiệp sử dụng càng nhiều chi phí cố định thì đòn bẩy hoạt động
sẽ càng lớn, có nghĩa là mỗi sự thay đổi nhỏ trong sản lượng hay doanh thu đều có thể
mang về khoản lợi nhuận lớn nhưng cũng có thể là khoản lỗ không hề nhỏ cho doanh
nghiệp. Điều này cũng đã được thể hiện qua công thức 1.3.
Như vậy, sự thay đổi trong EBIT tỷ lệ thuận với đòn bẩy hoạt động của doanh
nghiệp. Khi đòn bẩy hoạt động càng lớn thì mức thay đổi của EBIT càng lớn và ngược
lại, khi đòn bẩy hoạt động càng nhỏ thì mức thay đổi của EBIT càng nhỏ.
Mặt khác, khi chi phí cố định chiếm tỷ trọng lớn trong cấu trúc chi phí mà các
khoản chi phí cố định này doanh nghiệp sẽ luôn phải gánh chịu và rất khó để điều
chỉnh một cách tức thời. Vì vậy, điều đó có thể làm tính linh hoạt trong việc quản lý
dòng tiền của doanh nghiệp trong điều kiện kinh doanh biến động. Đây chính là một
trong những rủi ro mà các nhà quản trị tài chính sẽ phải tính đến khi sử dụng đòn bẩy
hoạt động.
10
Tuy nhiên bản thân đòn bẩy hoạt động không phải là nguồn gốc của rủi ro, bởi lẽ
đòn bẩy hoạt động cao cũng không có ý nghĩa gì nếu doanh thu và cơ cấu chi phí là cố
định. Do đó sẽ sai lầm nếu đồng nghĩa đòn bẩy hoạt động với rủi ro kinh doanh. Tuy
nhiên đòn bẩy hoạt động có tác dụng khuếch đại sự thay đổi doanh thu và do đó
khuếch đại rủi ro kinh doanh.
Từ giác độ này, có thể nói đòn bẩy hoạt động là một dạng rủi ro tiềm ẩn, nó chỉ
trở thành rủi ro kinh doanh khi xuất hiện sự biến động doanh thu và chi phí sản xuất.
1.2.5. Ý nghĩa của đòn bẩy hoạt động với quản trị tài chính
Nhà quản trị tài chính cần biết sự thay đổi doanh thu sẽ ảnh hưởng như thế nào
đến lợi nhuận hoạt động. Đòn bẩy hoạt động chính là công cụ giúp các nhà quản trị tài
chính hiểu được điều này. Đôi khi biết trước đòn bẩy hoạt động, nhà quản trị tài chính
có thể dễ dàng hơn trong việc quyết định chính sách doanh thu và chi phí của doanh
nghiệp mình. Nhưng nhìn chung, các doanh nghiệp đa phần đều không thích hoạt động
dưới điều kiện đòn bẩy hoạt động cao bởi trong tình huống như vậy, chỉ cần một sự sụt
giảm nhỏ của doanh thu cũng có thể dẫn đến lỗ trong hoạt động. Tuy nhiên nếu các
nhà quản trị tài chính dự đoán tốt về sự biến động của nền kinh tế, về nhu cầu tiêu
dùng, quyết định chính sách hoạt động phù hợp thì doanh thu sẽ ngày càng khả quan
hơn, đòn bẩy hoạt động cao sẽ đẩy mạnh và khuếch đại mức gia tăng lợi nhuận.
1.3. Đòn bẩy tài chính
1.3.1. Khái niệm, công thức tính và ý nghĩa của đòn bẩy tài chính
1.3.1.1. Khái niệm đòn bẩy tài chính
Đối với các doanh nghiệp nói chung, ngoài nguồn vốn sẵn có để đảm bảo cho
quá trình kinh doanh được diễn ra liên tục và ngày càng mở rộng quy mô, đầu tư mua
sắm và đầu tư vào những hoạt động khác, doanh nghiệp cần phải huy động nguồn vốn
từ bên ngoài. Những khoản này gọi là những khoản nợ.
Đòn bẩy tài chính (DFL – Degree of Financial Leverage) xuất hiện khi công ty
quyết định tài trợ cho phần lớn tài sản của mình, hoặc đầu tư bằng nợ vay, nhằm mục
đích gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy, đòn bẩy tài chính là công cụ sử
dụng nợ vay hoặc các nguồn tài trợ có chi phí lãi vay tài chính nhằm gia tăng tỷ suất
sinh lợi của các nhà đầu tư [7, tr.1].
Không giống như đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính thường được các nhà
quản trị lựa chọn sử dụng nhiều hơn. Nhưng ngược lại, chi phí hoạt động tương tự
nhau giữa các công ty trong cùng một lĩnh vực kinh doanh, nên những đối thủ cạnh
tranh chỉ có thể quyết định khác nhau về cấu trúc vốn.
Thang Long University Library
11
Những công ty có tỷ trọng tài sản hữu hình trên tổng tài sản cao tức là họ sử dụng
đòn bẩy tài chính nhiều hơn so với những công ty có tỷ trọng này thấp hơn. Vì việc sở
hữu nhiều tài sản hữu hình có thể khiến bên cho vay tự tin hơn trong việc nới lỏng tín
dụng. Nên các doanh nghiệp sở hữu các nhà máy, đất đai, thiết bị…hay các tài sản hữu
hình khác có khả năng được dùng để vay thế chấp có thể sử dụng đòn bẩy tài chính
nhiều hơn và các doanh nghiệp có doanh thu dưới mức trung bình hay không có tài sản
như vậy sẽ thận trọng hơn bởi sự nhạy cảm với chu kỳ kinh doanh của họ [8, pg.356].
1.3.1.2. Công thức tính đòn bẩy tài chính
Khái niệm về đòn bẩy tài chính là một chỉ tiêu định lượng dùng để đo lường mức
độ biến động của EPS khi EBIT thay đổi. Chúng ta có thể hiểu đòn bẩy tài chính tại
một mức lợi nhuận hoạt động nào đó là tỷ lệ phần trăm thay đổi của lãi cơ bản trên cổ
phiếu và một phần trăm thay đổi của lợi nhuận hoạt động.
Theo khái niệm trên, công thức tính đòn bẩy tài chính như sau:
(Công thức 1.11)
Hơn nữa, vì lãi vay phải trả không đổi khi sản lượng thay đổi, do đó đòn bẩy tài
chính sẽ rất lớn trong các doanh nghiệp có tỷ số nợ cao, và ngược lại đòn bẩy tài chính
sẽ rất nhỏ trong các doanh nghiệp có tỷ số nợ thấp. Những doanh nghiệp không mắc
nợ (tỷ số bằng 0) sẽ không có đòn bẩy tài chính. Như vậy, đòn bẩy tài chính đặt trọng
tâm vào tỷ số nợ. Khi đòn bẩy tài chính cao, chỉ cần một sự thay đổi nhỏ của lợi nhuận
trước thuế và lãi vay cũng làm thay đổi lớn tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở
hữu nghĩa là tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu sẽ rất nhạy cảm với lợi nhuận
trước thuế và lãi vay. Về thực chất, đòn bẩy tài chính phản ánh sự thay đổi của tỷ suất
lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ trước sự thay đổi của EBIT trong trường hợp không có
vốn cổ phần ưu đãi trong cơ cấu vốn:
(Công thức 1.12)
1.3.1.3. Ý nghĩa của đòn bẩy tài chính
Khái niệm đòn bẩy tài chính rất hữu dụng trong phân tích, hoạch định và kiểm
soát tài chính. Các chi phí tài chính cố định được sử dụng để tạo ra rất nhiều thuận lợi
trong việc quản lý tài chính. Việc nghiên cứu về đòn bẩy tài chính còn giúp các nhà
12
quản trị tài chính có thể có thêm công cụ để gia tăng EPS và giúp có thêm các thông
tin để hỗ trợ cho việc quản lý nợ, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.
Một doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính với hy vọng đạt được lợi nhuận cao
hơn các định phí của nợ và cổ phần ưu đãi, từ đó gia tăng lợi nhuận cho cổ đông
thường. Tuy nhiên đòn bẩy tài chính là con dao hai lưỡi vì nó cũng làm tăng tính khả
biến hay rủi ro trong lợi nhuận của cổ đông thường. Chẳng hạn như trong một doanh
nghiệp có EBIT ít hơn chi phí tài chính cố định của nợ và cổ phần ưu đãi thì việc sử
dụng nợ có thể làm giảm lợi nhuận của các cổ đông thường hay nói cách khác là mặt
tiêu cực của đòn bẩy tài chính đang được phát tác dụng. Như vậy đòn bẩy tài chính
phóng đại lỗ tiềm năng cũng như lãi tiềm năng của các cổ đông. Đối với các nhà quản
trị tài chính, việc nghiên cứu đòn bẩy tài chính làm sáng tỏ nguyên tắc đánh đổi lợi
nhuận và rủi ro của nhiều loại quyết định tài chính khác nhau.
Bất cứ khi nào doanh nghiệp dùng các chi phí tài chính cố định thì doanh nghiệp
này được gọi là đang sử dụng đòn bẩy tài chính. Các nghĩa vụ cố định cho phép doanh
nghiệp phóng đại các thay đổi nhỏ thành thay đổi lớn hơn. Đòn bẩy tài chính dùng chi
phí tài chính cố định làm điểm tựa, dùng sự thay đổi của EBIT là lực bẩy và vật cần
bẩy là EPS. Khi doanh nghiệp sử dụng các chi phí tài chính cố định, một thay đổi
trong EBIT sẽ phóng đại thành một thay đổi tương đối lớn hơn trong EPS.
Đòn bẩy tài chính giúp doanh nghiệp có thêm công cụ để dự kiến nhanh EPS có
thể đạt được trong kỳ tương ứng với kết cấu nguồn vốn hiện tại của doanh nghiệp.
Điều này rất quan trọng với doanh nghiệp trong việc lựa chọn các quyết định tài chính
sao cho hiệu quả nhất.
1.3.2. Mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và rủi ro tài chính
1.3.2.1. Khái niệm rủi ro tài chính
Rủi ro tài chính là sự không chắc chắn của EPS và xác suất mất khả năng chi trả
xảy ra khi một doanh nghiệp sử dụng các nguồn tài trợ có chi phí tài chính cố định như
nợ và cổ phiếu ưu đãi trong cấu trúc vốn. Một doanh nghiệp mất khả năng chi trả khi
doanh nghiệp đó không thể đáp ứng các nghĩa vụ tài chính theo hợp đồng như thanh
toán lãi vay, gốc vay, thanh toán các khoản phải trả cũng như việc nộp thuế thu nhập
doanh nghiệp khi đến thời gian đáo hạn [1, tr.12].
Việc đo lường rủi ro tài chính là một việc các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm,
bởi đó là cơ sở quan trọng để ra các quyết định liên quan đến cấu trúc vốn cũng như
các quyết định quản trị tài chính khác. Ta sử dụng công thức sau để đo lường:
Thang Long University Library
13
(Công thức 1.13)
Trong đó:
: Độ lệch chuẩn của EPS
NS : Số cổ phần thường đang lưu thông
Như vậy, độ lệch chuẩn của EPS có phụ thuộc vào độ lệch chuẩn của EBIT. Qua
đó, ta thấy được rủi ro tài chính có mối liên hệ mật thiết với rủi ro kinh doanh của
doanh nghiệp. Khi độ lệch chuẩn của EBIT càng lớn thì độ lệch chuẩn của EPS càng
lớn, tức là mức độ biến động của EPS tương ứng với sự biến động của EBIT càng lớn
và ngược lại. Theo nguyên tắc đánh đổi rủi ro và lợi nhuận, khi độ lệch chuẩn của EPS
càng lớn, EPS cũng càng cao nhưng đồng thời rủi ro tài chính và rủi ro kinh doanh của
doanh nghiệp cũng càng cao.
Bên cạnh chỉ tiêu độ lệch chuẩn của EPS, ta cũng có thể sử dụng chỉ tiêu hệ số
biến thiên CV để đo lường mức độ biến thiên của EPS theo công thức:
(Công thức 1.14)
Trong đó:
: Thu nhập trên mỗi cổ phần thường kỳ vọng của các cổ đông
Chỉ tiêu này có thể được sử dụng để đo lường mức độ rủi ro giữa các phương án
có EPS kỳ vọng khác nhau. Việc doanh nghiệp có hệ số biến thiên của EPS cao hay
thấp lại phụ thuộc vào độ lệch chuẩn của EPS. Khi đó, độ lệch chuẩn của EPS càng
cao thì hệ số biến thiên của EPS cũng càng cao và ngược lại.
1.3.2.2. Mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và rủi ro tài chính
Việc gia tăng sử dụng nợ và cổ phần ưu đãi sẽ làm tăng chi phí tài chính cố định
của doanh nghiệp. Các chi phí này yêu cầu mức EBIT mà doanh nghiệp đạt được phải
cao hơn để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính và duy trì hoạt động. Khi gia tăng việc sử
dụng nợ thì làm cho chi phí tài chính cố định cũng tăng kéo theo việc tăng xác suất
mất khả năng chi trả, từ đó làm rủi ro tài chính tăng lên. Khi đòn bẩy tài chính cao tức
là sự thay đổi của EPS được khuếch đại lên nhiều lần do sự thay đổi của EBIT, từ đó
cũng làm tăng rủi ro tài chính.
Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn chấp nhận rủi ro và sử dụng nợ hay cổ phần ưu đãi.
Bởi đòn bẩy tài chính có khả năng làm gia tăng tỷ suất sinh lợi mong đợi của vốn cổ
phần thường những cũng ngay lúc đó chúng sẽ đưa cổ đông tới một rủi ro lớn hơn.
14
1.3.3. Mối quan hệ giữa EPS với EBIT và điểm bàng quan
Các doanh nghiệp thường sử dụng đòn bẩy tài chính để làm gia tăng thu nhập cho
các cổ đông. Tuy nhiên, việc đạt được lợi nhuận gia tăng này sẽ kéo theo rủi ro gia tăng.
Một phương pháp phân tích gọi là phân tích EBIT – EPS có thể dùng để giúp
doanh nghiệp xác định khi nào tài trợ nợ có lợi và khi nào tài trợ vốn cổ phần có lợi
hơn. Tuy nhiên, không phải bất kỳ trường hợp nào cũng sử dụng nợ vay đều có lợi
trong nền kinh tế phát triển. Doanh nghiệp chỉ sử dụng nợ vay khi EBIT của doanh
nghiệp tạo ra cao hơn EBIT tại điểm bàng quan.
EBIT tại điểm bàng quan là điểm mà tại đó dù sử dụng bất kỳ phương pháp tài
trợ nào, có nợ vay hay không, thì giá trị EPS ở các phương án là như nhau. Điểm bàng
quan của EBIT được tính thông qua việc so sánh EPS giữa các phương án.
Tổng quát ta có:
(Công thức 1.15)
Chú thích:
EPS1 : EPS của phương án không dùng nợ
Scp1 : Số cổ phần thường chưa chi trả tương ứng với phương án tài trợ hoàn
toàn bằng vốn cổ phần
EPS2 : EPS của phương án tài trợ bằng cả vốn chủ sở hữu và vay nợ
Scp2 : Số cổ phần thường chưa chi trả tương ứng với phương án tài trợ có
sử dụng đòn bẩy tài chính
EBIT0 : EBIT tại điểm bàng quan
T : Thuế thu nhập doanh nghiệp
PD : Cổ tức cổ phiếu ưu đãi
Do hai phương án có phương thức tài trợ khác nhau dẫn đến khi EBIT thay đổi
thì EPS của các phương án thay đổi khác nhau.
Ta rút ra nhận xét như sau:
– Nếu EBIT của doanh nghiệp nhỏ hơn EBIT tại điểm bàng quan thì doanh
nghiệp nên duy trì cấu trúc vốn 100% vốn cổ phần. Vì EPS1 > EPS2;
– Nếu EBIT của doanh nghiệp bằng đúng EBIT tại điểm bàng quan thì doanh
nghiệp có thể tài trợ bằng bất kỳ phương án nào cũng đem lại cùng một giá trị EPS;
– Nếu EBIT của doanh nghiệp vượt quá điểm EBIT tại điểm bàng quan, thì
doanh nghiệp nên sử dụng đòn cân nợ. Vì EPS2 > EPS1.
Thang Long University Library
15
Nếu EBIT thấp hơn EBIT tại điểm bàng quan thì phương án tài trợ bằng cổ phiếu
thường (không nợ vay) tạo ra được EPS cao hơn phương án tài trợ bằng nợ (hỗn hợp).
Nhưng nếu EBIT vượt qua EBIT tại điểm bàng quan thì phương án tài trợ bằng cổ
phiếu thường (không nợ vay) tạo ra được EPS thấp hơn phương án tài trợ bằng nợ
(hỗn hợp). Cho nên trong trường hợp này công ty vay nợ sẽ có lợi hơn.
1.4. Đòn bẩy tổng hợp
1.4.1. Khái niệm đòn bẩy tổng hợp
Đòn bẩy hoạt động cho ta khái niệm về sự nhạy cảm của lợi nhuận hoạt động khi
có sự thay đổi về doanh thu. Còn đòn bẩy tài chính cho ta khái niệm về sự nhạy cảm
của lợi nhuận thuần khi có sự thay đổi về lợi nhuận hoạt động. Nhưng thường trong
một công ty, nhà quản trị kết hợp cả hai loại đòn bẩy này. Nhà quản trị quan tâm đến
việc kết hợp chúng bởi cả hai nhân tố đều góp phần tạo nên rủi ro liên quan tới dòng
tiền trong tương lai của doanh nghiệp. Như vậy, đòn bẩy tổng hợp (DTL – Degree of
Total Leverage) là việc công ty sử dụng kết hợp cả chi phí hoạt động và chi phí tài trợ
cố định. Khi sử dụng kết hợp, đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính có tác động đến
EPS khi số lượng tiêu thụ thay đổi qua hai bước.
Bước thứ nhất, số lượng tiêu thụ thay đổi làm thay đổi EBIT (tác động của đòn
bẩy hoạt động). Bước thứ hai, EBIT thay đổi làm thay đổi EPS (tác động của đòn bẩy
tài chính) [8, pg.375].
Biểu đồ 1.3. Mối quan hệ giữa EBIT với EPS và điểm bàng quan
Cổ phiếu thường
EPS
EBIT
Nợ Cổ phiếu ưu đãi
16
1.4.2. Công thức tính đòn bẩy tổng hợp
Để đo lường mức độ biến động của EPS khi số lượng tiêu thụ thay đổi, người ta
dùng chỉ tiêu đòn bẩy tổng hợp. Đòn bẩy tổng hợp phản ánh mức độ nhạy cảm của
EPS hay ROE đối với sự thay đổi sản lượng (hay doanh thu).
(Công thức 1.16)
Về mặt tính toán, cũng có thể tính đòn bẩy hoạt động một cách đơn giản bằng
cách nhân đòn bẩy hoạt động với đòn bẩy tài chính:
(Công thức 1.17)
Ngoài ra, nhân hai công thức tính DOL và DFL lại với nhau ta có:
(Công thức 1.18)
Phương trình này cho thấy rằng với bất kỳ một công ty nào, chi phí tài chính
trước thuế càng lớn thì đòn bẩy tổng hợp càng lớn so với trường hợp không có đòn bẩy
tài chính.
Biểu đồ 1.4. Mối quan hệ giữa DOL, DFL và DTL
DOL
Q
DOL
DFL
DTL
Thang Long University Library
17
1.4.3. Ý nghĩa của đòn bẩy tổng hợp
Nếu một doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính và đòn bẩy hoạt động cao, một sự
thay đổi nhỏ trong doanh thu sẽ dẫn tới một sự biến đổi lớn trong EPS. Đòn bẩy tổng
hợp tiêu biểu cho độ phóng đại của sự gia tăng (hay sụt giảm) tương đối lớn hơn trong
EPS do việc doanh nghiệp sử dụng cả hai loại đòn bẩy.
Đòn bẩy hoạt động chỉ tác động đến EBIT, bởi lẽ hệ số nợ không ảnh hưởng tới
đòn bẩy hoạt động. Còn mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính chỉ phụ thuộc vào hệ
số nợ, không phụ thuộc và kết cấu chi phí. Vì vậy đòn bẩy tài chính tác động tới EAT.
Khi đòn bẩy hoạt động khuếch đại EBIT chấm dứt, đòn bẩy tài chính tiếp tục khuếch
đại EAT. Vì lẽ đó nhà quản trị tài chính sử dụng đòn bẩy tổng hợp.
1.5. Hiệu quả sử dụng đòn bẩy trong công ty
1.5.1. Khái niệm hiệu quả và hiệu quả sử dụng đòn bẩy
Hiệu quả là sự thành công trong việc tạo ra một kết quả như mong muốn. Khi
một điều được gọi là hiệu quả, tức là nó có một kết quả theo dự định có sẵn.
Theo đó, hiệu quả sử dụng đòn bẩy có thể hiểu một cách chung nhất như sau:
hiệu quả sử dụng đòn bẩy là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ, năng lực của
doanh nghiệp trong việc điều chỉnh sản lượng sản xuất, chi phí hoạt động hay trong
việc sử dụng nợ và cổ phần ưu đãi để đảm bảo cho việc khuếch đại EBIT cũng như
EPS một cách tối ưu nhất trong mọi trường hợp.
Hiệu quả sử dụng đòn bẩy phản ánh mối quan hệ giữa kết quả thu được do việc
sử dụng đòn bẩy và chi phí phải bỏ ra khi sử dụng đòn bẩy. Kết quả thu được càng cao
so với chi phí bỏ ra thì hiệu quả sử dụng đòn bẩy càng cao. Do đó, nâng cao hiệu quả
sử dụng đòn bẩy là mục tiêu quan trọng để doanh nghiệp có thể cải thiện chất lượng
quản lý toàn diện trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nhà quản trị tài chính phải thường
xuyên phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng đòn bẩy để nhanh chóng có những biện
pháp khắc phục những mặt hạn chế và phát huy những ưu điểm trong quá trình sử
dụng đòn bẩy. Việc phân tích hiệu quả sử dụng đòn bẩy sẽ cung cấp thêm những kinh
nghiệm cũng như kỹ năng dự báo, sử dụng đòn bẩy cùng những ưu điểm và hạn chế
trong công tác quản lý doanh nghiệp.
18
1.5.2. Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng đòn bẩy
1.5.2.1. Chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán
Chỉ tiêu khả năng thanh toán lãi vay cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo khả
năng trả lãi hàng năm như thế nào.Việc không trả được các khoản nợ này sẽ thể hiện
khả năng doanh nghiệp có nguy cơ bị phá sản.
Chỉ tiêu này thể hiện đòn bẩy tài chính có đòn bẩy tài chính âm hay dương. Nếu
chỉ tiêu này lớn hơn 1 tức là doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính dương, nếu chỉ tiêu
này nhỏ hơn 1 tức là doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính âm. Khi chỉ số này nhỏ hơn 1
thì có hai khả năng xảy ra: Một là doanh nghiệp vay nợ quá nhiều và sử dụng nợ vay
kém hiệu quả khiến cho lợi nhuận làm ra không đủ để trả lãi vay. Hai là khả năng sinh
lợi của doanh nghiệp quá thấp khiến cho lợi nhuận tạo ra rất nhỏ không đủ để trả lãi
vay. Chỉ tiêu này được so sánh giữa các năm, nếu chỉ tiêu này càng lớn thì có thể kết
hợp với các chỉ tiêu khác để kết luận việc sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp
có hiệu quả hay không.
1.5.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời
Chỉ tiêu doanh lợi trên vốn chủ sở hữu – Return on equity ratio (ROE): đây là chỉ
tiêu mà các nhà đầu tư rất quan tâm vì nó cho thấy khả năng sinh lợi của một đồng vốn
bỏ ra để đầu tư vào doanh nghiệp. Nếu ROE càng cao thì chứng tỏ doanh nghiệp sử
dụng ngày càng hiệu quả hơn những khoản vốn vay nên đã khuếch đại được ROE.
Tăng mức doanh lợi trên vốn chủ sở hữu là một trong những mục tiêu quan trọng nhất
trong hoạt động quản lý tài chính doanh nghiệp. Để đánh giá chỉ tiêu này, chúng ta có
thể so sánh với chỉ tiêu này của năm trước hoặc với mức trung bình của ngành. Nếu
một doanh nghiệp sử dụng hiệu quả đòn bẩy tài chính thì chỉ tiêu ROE sẽ cao và tăng
nhanh qua các năm. Ngược lại, nếu sử dụng đòn bẩy tài chính một cách không hiệu
quả thì chỉ tiêu này sẽ không cao hay không tăng hoặc thậm chí là giảm so với năm
trước đó.Chính vì thế mà chỉ tiêu này được dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng đòn bẩy
tài chính.
Chỉ tiêu thu nhập trên mỗi cổ phần thường – Earning per share (EPS): thu nhập
trên mỗi cổ phần thường là yếu tố quan trọng nhất, quyết định đến giá trị của cổ phần
bởi vì nó đo lường sức thu nhập chứa đựng trong một cổ phần hay nói cách khác, nó
Thang Long University Library
19
thể hiện thu nhập mà nhà đầu tư có được từ mỗi cổ phần. Chỉ tiêu này càng cao chứng
tỏ doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính càng hiệu quả. Để thấy được việc sử dụng
đòn bẩy tài chính có hiệu quả hay không, ta lấy chỉ tiêu này so sánh với chỉ tiêu này
của năm trước đó. Nếu lớn hơn, chứng tỏ doanh nghiệp đã tiến bộ trong quản lý tài
chính mà cụ thể là nâng cao được hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính.
1.5.2.3. Chỉ tiêu quản lý tài sản
Chỉ tiêu doanh lợi trên tổng tài sản đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài
sản của công ty. Chỉ tiêu ROA cung cấp cho nhà đầu tư thông tin về các khoản lãi
được tạo ra từ lượng vốn đầu tư (hay lượng tài sản). Tỷ số ROA càng cao thì quyết
định đầu tư vào tài sản của doanh nghiệp càng hiệu quả. Tỷ số ROA cao hay thấp bị
tác động rất lớn bởi hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (khả năng quản lý
tài sản, quản lý chi phí và doanh thu…) và đặc điểm ngành nghề sản xuất kinh doanh.
Chỉ tiêu này dùng kết hợp với chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)
để thấy được hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp.
Nếu ROA giữ nguyên, ROE tăng lên, điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã sử dụng
ngày càng hiệu quả những khoản nợ, từ đó làm cho tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu
tăng nhanh hơn tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản. Lúc này ta có thể kết luận là doanh
nghiệp đã sử dụng đòn bẩy tài chính có hiệu quả, hay đòn bẩy tài chính trong doanh
nghiệp đã phát huy tác dụng ngày càng tốt hơn.
1.6. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng đòn bẩy trong công ty
1.6.1. Các nhân tố chủ quan
– Tâm lý của nhà quản trị: Đây là nhân tố thuộc về tính cách riêng của nhà quản
trị tài chính. Nếu nhà quản trị tài chính có xu hướng mạo hiểm, thì họ sẽ sử dụng nhiều
nợ. Khi đó, đòn bẩy tài chính sẽ cao và ngược lại, với những nhà quản trị tài chính có
xu hướng thận trọng, họ thường lựa chọn phương án tài trợ dùng rất ít nợ, thậm chí là
không dùng nợ mà họ chỉ sử dụng vốn chủ sở hữu. Khi đó đòn bẩy tài chính ít được
dùng và lẽ dĩ nhiên, hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính sẽ khó có thể cao;
– Trình độ người lãnh đạo: Các nhà quản trị tài chính có trình độ không cao thì
họ thường không hiểu thấu đáo các vấn đề về đòn bẩy thì việc sử dụng đòn bẩy cũng
sẽ khó khăn. Họ không thấy được vai trò của đòn bẩy nên sẽ không sử dụng một cách
có hiệu quả đòn bẩy. Chính vì thế, trình độ của nhà lãnh đạo doanh nghiệp có ảnh
hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng đòn bẩy;
20
– Chiến lược phát triển doanh nghiệp: Hiệu quả sử dụng đòn bẩy còn phụ thuộc
vào chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp đang có chiến lược mở
rộng quy mô, lĩnh vực hoạt động thì sẽ rất cần vốn nên việc vay nợ hay sử dụng vốn cổ
phần thường, vốn cổ phần ưu đãi là việc dễ dàng xảy ra. Khi đó các quyết định tài
chính từ các nhà quản trị tài chính sẽ tạo nên hiệu quả đòn bẩy. Nếu doanh nghiệp
đang có khuynh hướng chuyển đổi lĩnh vực từ lĩnh vực ít rủi ro sang lĩnh vực nhiều rủi
ro hơn thì rất có thể nợ sẽ được sử dụng ít hơn trong tương lai để nhằm không làm tăng
hơn nữa rủi ro đối với doanh nghiệp. Khi đó đòn bẩy tài chính sẽ giảm độ nghiêng của
nó trong doanh nghiệp đó. Đồng thời khi thay đổi chiến lược phát triển của doanh
nghiệp, doanh thu và tỷ lệ giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi sẽ là những đối
tượng thay đổi đầu tiên ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp. Điều này sẽ tác động mạnh mẽ đến đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy hoạt động
cũng theo đó có sự thay đổi;
– Việc sử dụng đòn bẩy hoạt động: Đòn bẩy hoạt động tác động rất lớn đến hiệu
quả đòn bẩy tài chính. Sau khi đòn bẩy hoạt động thay đổi, sẽ kéo theo sự thay đổi
trong đòn bẩy tài chính. Nếu đòn bẩy hoạt động tốt thì sự thay đổi EBIT là lớn, từ đó
đòn bẩy tài chính phát huy tốt hơn sức mạnh của mình để bẩy mạnh mẽ hơn EPS. Nếu
sử dụng đòn bẩy hoạt động không tốt, EBIT không được bẩy thậm chí còn làm giảm
EBIT. Điều này đương nhiên làm giảm hiệu quả của việc sử dụng đòn bẩy tài chính.
Nhưng cũng phải đề cập đến một khía cạnh mà bản thân doanh nghiệp khó có thể
quyết định được hiệu quả sử dụng đòn bẩy hoạt động vì việc sử dụng đòn bẩy hoạt
động nhiều hay ít còn phụ thuộc vào nhiều nhân tốt khách quan khác như lĩnh vực hoạt
động của doanh nghiệp;
– Uy tín của doanh nghiệp: Trong kinh doanh, nếu muốn sử dụng đòn bẩy hoạt
động và đòn bẩy tài chính, doanh nghiệp cần có một vị thế nhất định trên thị trường,
tức là chiếm giữ một vị trí trong tâm trí người tiêu dùng. Thứ nhất, khi sử dụng đòn
bẩy hoạt động, tức doanh nghiệp điều chỉnh sản lượng sản xuất để phù hợp với sản
lượng tiêu thụ, thì bản thân doanh nghiệp phải có được lòng tin của người tiêu dùng để
sau mỗi sự thay đổi trong chiến lược sản xuất kinh doanh, doanh thu của doanh nghiệp
tăng lên, tức là được người tiêu dùng đón nhận. Thứ hai, để sử dụng đòn bẩy tài chính,
điều đầu tiên doanh nghiệp cần có là uy tín đối với cổ đông và các nhà đầu tư khác
trên thị trường để có thể huy động nợ ưu đãi nhất. Nếu doanh nghiệp có uy tín tốt, việc
vay nợ hay huy động vốn sẽ dễ dàng hơn với chi phí ít tốn kém hơn, và quá trình sử
dụng đòn bẩy tài chính sẽ tạo được nhiều thuận lợi hơn. Nhưng nếu uy tín của doanh
nghiệp không đủ để tạo niềm tin cho chủ nợ và cổ đông ưu đãi thì việc huy động thêm
Thang Long University Library
21
nợ và vốn cổ phần là khó khăn với chi phí lớn hơn. Điều này không những hạn chế
hiệu quả của đòn bẩy tài chính mà còn có thể dẫn doanh nghiệp đi đến một kết cục xấu.
1.6.2. Các nhân tố khách quan
– Thị trường tài chính: Nếu doanh nghiệp đang ở trong một thị trường tài chính
tương đối phát triển thì việc huy động vốn sẽ có rất nhiều thuận lợi. Điều này tạo điều
kiện tốt cho việc doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính. Từ đó nó có tác động tốt
đến hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp;
– Chi phí lãi vay: Đây là nhân tố rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến số lượng sử
dụng nợ của doanh nghiệp. Khi chi phí nợ vay thấp, doanh nghiệp sẽ sử dụng nhiều nợ
vay hơn để tài trợ cho các hoạt động của mình, khi đó mức độ sử dụng đòn bẩy tài
chính của doanh nghiệp sẽ cao lên. Ngược lại, khi chi phí nợ vay cao thì doanh nghiệp
phải giảm việc sử dụng nợ, từ đó làm cho đòn bẩy tài chính giảm. Nếu với cùng một
lượng nợ vay như nhau nhưng chi phí nợ giảm đi thì hiển nhiên EBT sẽ tăng lên làm
cho EPS được khuếch đại lớn hơn;
– Chính sách, luật pháp Nhà nước: Trong các chính sách vĩ mô của Nhà nước thì
doanh nghiệp luôn bị chi phối bởi chúng. Cụ thể là chính sách thuế thu nhập doanh
nghiệp, nếu thuế thu nhập doanh nghiệp cao, càng khuyến khích doanh nghiệp dùng
nhiều nợ, khi ấy doanh nghiệp sẽ có phần tiết kiệm được nhờ thuế lớn, gọi là lá chắn
thuế. Khi đó, doanh nghiệp dùng nhiều nợ đồng nghĩa với việc khuyến khích doanh
nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính nhiều hơn. Mặt khác, với các chính sách dành riêng
cho mỗi lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh, sẽ tồn tại những thuận lợi và hạn chế đối
với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này sẽ tạo thuận lợi hoặc
khó khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Từ đó đòn bẩy
hoạt động sẽ có những biến động ít nhiều;
– Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp: Mức độ rủi ro doanh nghiệp phải gánh
chịu trong mỗi lĩnh vực là khác nhau. Trong một số lĩnh vực, ngành nghề, thường có
sự phân bổ tỷ lệ chi phí cố định và chi phí biến đổi không đồng đều một cách rõ rệt. Vì
thế sẽ tạo nên ảnh hưởng tới mức độ sử dụng đòn bẩy hoạt động và hiệu quả sử dụng nó;
– Tình hình tiêu thụ sản phẩm và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp: Khi doanh nghiệp tiêu thụ được nhiều sản phẩm, doanh thu sẽ tăng, làm
cho đòn bẩy hoạt động được sử dụng có hiệu quả. Từ đó làm cho hiểu quả sử dụng đòn
bẩy hoạt động được nâng lên. Trong trường hợp sản phẩm của doanh nghiệp không
tiêu thụ được, vốn bị ứ đọng trong khi chi phí cố định vẫn phải thanh toán, làm cho
tăng chi phí, chi phí lãi vay, từ đó làm cho EBT bị giảm sút. Hay chỉ tiêu khả năng
thanh toán lãi vay giảm. Điều này không tốt với cả hiệu quả sử dụng đòn bẩy hoạt
động và đòn bẩy tài chính;
22
– Thực trạng của nền kinh tế: Đây là nhân tố ảnh hưởng đến tất cả các doanh
nghiệp. Nếu nền kinh tế đang hưng thịnh, các doanh nghiệp sẽ có được kết quả kinh
doanh tốt, từ đó làm tăng hiệu quả sử dụng đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính.
Ngược lại, nếu nền kinh tế đang ở trong điều kiện suy thoái, các doanh nghiệp lại bị trì
trệ trong hoạt động của mình, điều này là hoàn toàn không có lợi cho việc sử dụng đòn
bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính.
Thang Long University Library
23
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐÒN BẨY CỦA
CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ
BIẾN THỰC PHẨM NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN 2011 – 2013
2.1. Đặc điểm ngành công nghiệp chế biến thực phẩm
Với dân số trên 86 triệu người, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình khoảng
7,5%/năm, nhu cầu tiêu dùng của người Việt Nam đối với thực phẩm chế biến ngày
càng lớn và phong phú, đặc biệt là nhu cầu về các sản phẩm sạch được chế biến an
toàn và tinh tế. Ngoài những ngành kinh tế kỹ thuật chính (chế biến sữa và các sản
phẩm từ sữa; dầu thực vật; chế biến bột và tinh bột; rượu – bia – nước giải khát), lĩnh
vực thực phẩm của nước ta đang ngày càng mở rộng để phục vụ nhu cầu nội địa và
xuất khẩu.
Bộ Công thương đã xếp Công nghiệp thực phẩm vào nhóm ngành đang có lợi thế
cạnh tranh và cùng với đà phát triển mạnh mẽ như hiện nay, đây sẽ là một ngành kinh
tế chủ lực của Việt Nam trong thời gian tới.
Công nghiệp chế biến thực phẩm là một ngành công nghiệp chế biến mà ở đó nó
sử dụng các loại thực phẩm tươi mới được thu hoạch làm nguyên liệu đầu vào nhằm
chế biến, biến đổi chúng thành các loại thực phẩm vẫn còn nguyên giá trị ban đầu của
nó nhưng có chất lượng cao hơn, an toàn vệ sinh hơn, thời gian bảo quản được lâu
hơn. Hoặc biến các loại thực phẩm thành các sản phẩm khác nhưng vẫn giữ được
những tính chất đặc trưng của nó. Ngoài ra công nghiệp chế biến thực phẩm rất nhạy
cảm với nguồn nguyên liệu dùng để chế biến bởi lẽ: nguồn nguyên liệu nó rất đa dạng
về chủng loại, tuỳ vào từng mùa mà có những loại thực phẩm đặc trưng cho nên có lúc
thì nguồn nguyên liệu rất dồi dào, cũng có lúc lại khan hiếm, do vậy phải biết điều tiết
sản xuất, chế biến sao cho hợp lý nhằm khai thác, tận dụng tối đa công suất của nhà
máy, tránh tình trạng có lúc thì thừa nguyên liệu, có lúc thì thiếu nguyên liệu.
Trước đây chúng ta chưa quan tâm nhiều đến công nghiệp chế biến thực phẩm,
chưa thấy được tầm quan trọng của nó đối với nền nông nghiệp nước ta. Nhưng ngày
nay với nền sản xuất hiện đại: công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cho nên chúng ta thấy rõ
được vị trí của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm là một ngành quan trọng trong
ngành công nghiệp chế biến, nó lại càng quan trọng hơn đối với đất nước ta bởi lẽ Việt
Nam là một nước nông nghiệp. Nó góp phần trong việc tiêu thụ các loại sản phẩm
trong nông nghiệp, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu, tạo việc làm, tăng thu nhập,
chuyển đổi cơ cấu thực phẩm trong nông nghiệp. Do vậy, nó làm tăng đóng góp của
ngành công nghiệp chế biến thực phẩm vào GDP, nâng cao đời sống của người dân.
24
Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm có các đặc điểm sau:
– Về sản phẩm
Thứ nhất là liên quan đến nhu cầu thiết yếu đối với con người. Ta biết rằng, các
sản phẩm từ thực phẩm có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với nhu cầu tiêu dùng của
con người, nó giống như việc chúng ta tiêu dùng các loại lương thực hàng ngày để
nuôi sống con người. Các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật, động vật, vi sinh vật
hay các sản phẩm chế biến từ phương pháp lên men như rượu, bia. Mặc dù trong lịch
sử thì nhiều nền văn minh đã tìm kiếm thực phẩm thông qua việc săn bắn và hái lượm,
nhưng ngày nay chủ yếu là thông qua gieo trồng, chăn nuôi, đánh bắt và các phương
pháp khác. Trong thực phẩm có chứa các loại chất như chất đạm (cacbohydrat), chất
béo (lipit), chất đạm (protein), các kháng thể hoặc nước… giúp con người cung cấp
chất dinh dưỡng cho cơ thể, tăng sức đề kháng, chống lại bệnh tật, tạo ra cảm giác thú
vị cho khẩu phần ăn.
Thứ hai là các loại thực phẩm còn liên quan đến vấn đề sức khoẻ của con người.
Ngoài việc, nó tạo ra các chất dinh dưỡng đảm bảo cho con người có được những
kháng thể cần thiết mà còn liên quan đến việc trong quá trình sản xuất chế biến thực
phẩm có được đảm bảo an toàn không. Ngày nay quá trình sản xuất nguồn nguyên liệu
này sử dụng nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật có tác động xấu đến sức khoẻ con người.
Do vậy, ngoài sản xuất sạch thì công việc chế biến có ý nghĩa quan trọng trong việc
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, xử lý các loại vi khuẩn, khử các chất độc hại, có
thời gian bảo quản được lâu hơn. Từ đó, đảm bảo được nhu cầu tiêu dùng hàng ngày
của con người mà không ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ của chúng ta.
Chính vì nhận thức được tầm quan trọng của việc tiêu dùng thực phẩm, cho nên
các loại sản phẩm thực phẩm được tiêu dùng rộng rãi trong nước và xuất khẩu. Hầu
như mọi người trong xã hội đều có nhu cầu sử dụng các loại thực phẩm đã qua chế
biến hoặc các sản phẩm thực phẩm tươi sống.
– Vùng nguyên liệu
Vùng nguyên liệu phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm có thể
chia làm hai loại đó là: vùng nguyên liệu tập trung và phi tập trung.
Vùng nguyên liệu tập trung là vùng nguyên liệu mà ở đó các loại thực phẩm
được trồng, chăn nuôi, đánh bắt… tập trung tại các trang trại, các vùng chuyên canh. Ở
đó có thể sản xuất tập trung chủ yếu vào một số loại mặt hàng thực phẩm nào đó.
Vùng nguyên liệu tập trung tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu mua tập trung, cung
cấp kịp thời các loại thực phẩm cho các nhà máy chế biến. Nó đảm bảo cho quá trình
chế biến sản phẩm thực phẩm diễn ra một cách liên tục.
Thang Long University Library
25
Vùng nguyên liệu phi tập trung là vùng nguyên liệu mà ở đó các loại thực phẩm
được gieo trồng, chăn nuôi, đánh bắt… một cách phân tán, thường do các hộ gia đình
nông dân thực hiện với quy mô nhỏ, các loại thực phẩm thường có chất lượng không
cao. Do đó với vùng nguyên liệu như vậy thì các doanh nghiệp chế biến cần có hệ
thống thu mua nguyên liệu một cách thật quy mô, chặt chẽ, phải thu mua một cách kịp
thời. Với vùng nguyên liệu này chỉ cung cấp các loại thực phẩm cho các doanh nghiệp
chế biến mang tính chất mùa vụ, không thường xuyên. Ví dụ: các hộ gia đình nông dân
trồng cây cải để lấy hạt cung cấp cho các nhà máy ép dầu thực vật.
– Lao động
Lao động trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm ngoài những đặc điểm
giống như những ngành công nghiệp khác nó còn có những đặc trưng riêng: lao động
mang tính tập trung và lao động mang tính mùa vụ. Lao động mang tính tập trung là
nó thể hiện số lượng lao động thường xuyên làm trong các xí nghiệp chế biến, các
doanh nghiệp chế biến luôn phải giữ số lao động này một cách ổn định, mang tính lâu
dài. Còn lao động theo mùa vụ, đối với những doanh nghiệp chế biến phụ thuộc vào
những loại thực phẩm theo mùa vụ, vào đúng mùa thu hoạch thì có một lượng nguyên
liệu tương đối nhiều cần phải huy động một lượng lao động tương đương. Do vậy
doanh nghiệp cần phải tuyển nhiều lao động hơn, khi mùa thu hoạch đó kết thúc thì
doanh nghiệp không thuê họ nữa, khi nào đến mùa thì tiếp tục thuê họ.
Khi nền công nghiệp chế biến phát triển với trình độ chuyên môn hoá cao đòi hỏi
trình độ của người lao động cũng phải nâng cao. Do đó, đối với ngành công nghiệp
chế biến thực phẩm thì ngoài việc người lao động có trình độ tay nghề thành thạo thì
đòi hỏi họ phải có đạo đức trong khi tiến hành chế biến vì các sản phẩm do họ làm ra
vẫn còn nhiều khâu còn phải làm thủ công trực tiếp, các sản phẩm thực phẩm có thể
được sử dụng tươi sống do vậy nó liên quan đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.
Về đặc điểm thị trường lao động của ngành này cũng dễ dàng tìm kiếm. Chúng ta
có thể huy động lực lượng lao động trong chính ngành sản xuất thực phẩm, những
người nông dân đối với lao động theo mùa vụ. Doanh nghiệp có thể tuyển được lao
động cho việc chế biến rộng rãi vì công việc chế biến thực phẩm cũng không phải đòi
hỏi trình độ tay nghề quá cao.
– Phân bố doanh nghiệp công nghiệp chế biến
Cũng giống như những doanh nghiệp công nghiệp khác thì các doanh nghiệp
công nghiệp chế biến thực phẩm cũng phải đặt ở địa điểm gần đường giao thông, gần
cảng. Nhưng doanh nghiệp chế biến thực phẩm thường đặt ở gần vùng nguyên liệu,
nhất là những vùng nguyên liệu tập trung như các trang trại hay các vùng chuyên canh.
Bởi vì nó vừa tiết kiệm chi phí vận chuyển, mặt khác hầu hết thực phẩm là loại nguyên
26
liệu không để được lâu. Do vậy địa điểm chế biến ở gần đó thì việc vận chuyển đến cơ
sở chế biến sẽ nhanh hơn, chất lượng và số lượng thực phẩm đã bị giảm sút và tránh
được tổn thất sau thu hoạch khi mang đến các doanh nghiệp chế biến. Phần lớn các
doanh nghiệp công nghiệp chế biến thực phẩm trước khi tìm địa điểm đặt doanh
nghiệp họ phải xem xét xem nơi đó có thể cung ứng nguyên liệu thường xuyên cho
việc sản xuất của họ không. Tóm lại các doanh nghiệp chế biến thực phẩm thường đặt
ở ngay nơi sản xuất thực phẩm hoặc phải gần nơi có thể dễ dàng vận chuyển nguyên
liệu tới nơi sản xuất.
– Công nghệ chế biến
Công nghệ chế biến thực phẩm có những đặc điểm rất riêng đó là vừa cần những
công nghệ hiện đại lại vừa phải chế biến thủ công ở một số khâu. Để đảm bảo các sản
phẩm thực phẩm vẫn ở dạng tươi sống mà vẫn giữ được chất lượng và thời gian bảo
quản lâu thì cần phải có những phương pháp bảo quản tốt, có cách xử lý thật khoa học
đồng thời cũng cần kế thừa những phương pháp cổ truyền vốn tồn tại lâu trong dân
gian. Ví dụ như: muối dầm, ngâm, sấy khô, yếm khí...
Nhưng để có được những sản phẩm sản xuất từ thực phẩm có chất lượng cao, đa
dạng về chủng loại thì cần có công nghệ chế biến hiện đại. Máy móc thiết bị thường
được trang bị sản xuất theo dây chuyền, đồng bộ. Công nghệ sản xuất luôn thay đổi do
vậy mà công nghệ chế biến thực phẩm cũng luôn thay đổi để nhằm đáp ứng nhu cầu
của thị trường ngày càng tăng, đòi hỏi chất lượng cao.
Dưới đây là danh sách các công ty ngành công nghiệp chế biến thực phẩm niêm
yết ở Việt Nam:
2.1. Danh sách các công ty ngành công nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết
ở Việt Nam
STT
Mã
CK
Tên Công Ty
Ngày
GDĐT
1. BBC Công ty Cổ phần Bibica 19/12/2001
2. BHS Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa 20/12/2006
3. CAN Công ty Cổ phần Đồ hộp Hạ Long 22/10/2001
4. CAP Công ty cổ phần Lâm nông sản thực phẩm Yên Bái 09/01/2008
5. CLC Công ty Cổ phần Cát Lợi 16/11/2006
6. HAD Công ty cổ phần Bia Hà Nội - Hải Dương 27/10/2009
7. HAT Công ty cổ phần Thương mại Bia Hà Nội 29/10/2010
8. HHC Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà 20/11/2007
Thang Long University Library
27
STT
Mã
CK
Tên Công Ty
Ngày
GDĐT
9. HNM Công ty cổ phần Sữa Hà Nội 27/12/2006
10. KDC Công ty cổ phần Kinh Đô 12/12/2005
11. KTS Công ty cổ phần Đường Kon Tum 31/12/2010
12. LAF Công ty Cổ phần Chế biến hàng xuất khẩu Long An 15/12/2000
13. LSS Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn 09/01/2008
14. MCF
Công ty cổ phần Xây lắp Cơ khí và Lương thực Thực
phẩm
14/02/2011
15. MSN CTCP Tập đoàn Ma San 05/11/2009
16. NST Công ty cổ phần Ngân Sơn 29/12/2006
17. NHS Công ty cổ phần Đường Ninh Hòa 02/07/2010
18. SBT Công ty cổ phần Bourbon Tây Ninh 25/02/2008
19. SCD Công ty Cổ phần Nước Giải khát Chương Dương 25/12/2006
20. SEC Công ty cổ phần Mía đường - Nhiệt điện Gia Lai 06/01/2010
21. SGC Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Sa Giang 05/09/2006
22. TAC Công ty cổ phần Dầu thực vật Tường An 26/12/2006
23. THB Công ty cổ phần Bia Thanh Hóa 19/11/2008
24. VCF Công ty cổ phần Vinacafé Biên Hòa 28/01/2011
25. VDL Công ty cổ phần Thực phẩm Lâm Đồng 27/11/2007
26. VLF Công ty cổ phần Lương thực thực phẩm Vĩnh Long 21/12/2010
27. VNM Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam 19/01/2006
28. VTL Công ty Cổ phần Vang Thăng Long 20/01/2006
Nguồn: HOSE và HNX
Trong số 28 công ty ngành công nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết ở Việt Nam
nêu trên, tác giả chọn ba công ty để phân tích sâu và tổng kết ngành là Công ty Cổ
phần Đường Biên Hòa (BHS), Công ty Cổ phần Bia Hà Nội – Hải Dương (HAD),
Công ty Cổ phần Dầu thực vật Tường An (TAC).
2.2. Thực trạng sử dụng đòn bẩy hoạt động của các công ty cổ phần ngành công
nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết ở Việt Nam giai đoạn 2011 – 2013
2.2.1. Phân tích điểm hòa vốn
Trước khi phân tích điểm hòa vốn, ta cần xác định và phân loại được định phí và
biến phí trong tổng chi phí của từng sản phẩm một cách chính xác. Điều này là cơ sở
28
giúp cho việc tính toán, xác định, phân tích và đánh giá điểm hòa vốn cũng như các tỷ
số về đòn bẩy hoạt động đúng đắn, chính xác hơn.
Tổng biến phí bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực
tiếp, một số chi phí sản xuất chung như chi phí vật liệu sản xuất, chi phí điện nước nhà
xưởng. Do phần lớn các công ty trả lương cho nhân công trực tiếp sản xuất dựa theo
lượng sản phẩm họ làm ra trong kỳ, vì vậy đây là chi phí biến đổi. Các chi phí về
nguyên vật liệu trực tiếp, vật liệu phục vụ cho việc sản xuất ở nhà máy, tiền điện nước
cũng đều phát sinh phụ thuộc chủ yếu vào số lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ.
Tổng định phí bao gồm chi phí quản lý kinh doanh và một số chi phí sản xuất
chung như chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí sửa chữa
bảo dưỡng máy móc thiết bị. Tại bộ phận quản lý doanh nghiệp bao gồm các chi phí
như chi phí nhân viên, đồ dùng văn phòng, điện nước, các dịch vụ mua ngoài như
internet, điện thoại…đều được chi trả với số tiền cố định không bị ảnh hưởng nhiều
bởi số lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ. Tiền lương của nhân viên phân xưởng cũng
được chi trả theo một mức cố định chứ không theo số lượng sản phẩm. Hàng năm, các
công ty có hoạt động bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị phát sinh chi phí cố định.
Vì vậy, tất cả chi phí trên đều là định phí.
Thông qua số liệu tác giả thu thập được của các công ty ngành công nghiệp chế
biến thực phẩm niêm yết ở Việt Nam có thể thấy xu hướng doanh thu hòa vốn của các
công ty như sau (Bảng 2.2 – Số liệu chi tiết tham khảo tại Phụ lục 1):
2.2. Thống kê doanh thu hòa vốn giai đoạn 2011 – 2013
Doanh thu hòa vốn Năm 2012 so với năm 2011 Năm 2013 so với năm 2012
Tăng 3 26
Giảm 25 2
Giá trị âm 0 0
Tổng số công ty 28 28
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Thang Long University Library
29
Biểu đồ 2.1. Thống kê doanh thu hòa vốn giai đoạn 2011 – 2013
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Mặc dù điểm hòa vốn không phải là mục tiêu hoạt động của các công ty song qua
bảng thống kê và biểu đồ doanh thu hòa vốn ở trên, ta đã có cái nhìn sơ bộ về kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty. Doanh thu hòa vốn là doanh thu từ
hoạt động sản xuất kinh doanh tối thiểu các công ty cần đạt được để bắt đầu phát sinh
lợi nhuận.
Ta dễ dàng nhận thấy doanh thu của các công ty ngành công nghiệp chế biến
thực phẩm tương đối cao, phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí biến đổi bù đắp
chi phí cố định dẫn đến các công ty đều xác định được điểm doanh thu hòa vốn của
mình vào các năm. Năm 2012, 13 công ty nâng điểm doanh thu hòa vốn lên chiếm
11%, 25 công ty còn lại có điểm doanh thu hòa vốn giảm. Sang năm 2013, một sự thay
đổi rõ rệt là số công ty có điểm doanh thu hòa vốn tăng đã tăng từ 11% năm trước lên
93%. Song xét mặt khác, doanh thu hòa vốn tăng đòi hỏi các công ty này cần tích cực
gia tăng doanh thu hơn nữa để đạt được khoảng lãi tối thiểu là bằng kỳ kinh doanh
trước. Nói cách khác, doanh thu hòa vốn giảm sẽ giảm được áp lực về doanh thu từ
hoạt động sản xuất kinh doanh cho công ty.
Cụ thể, ta tính toán điểm doanh thu hòa vốn của ba công ty có mã chứng khoán
BHS, HAD và TAC đã chọn ở trên như sau:
30
2.3. Doanh thu hòa vốn của BHS, HAD, TAC giai đoạn 2011 – 2013
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu VC FC S SBE
BHS
2011 2.140.686 193.114 2.566.008 1.165.076
2012 2.626.140 202.782 3.045.798 1.471.752
2013 2.669.069 106.774 2.930.013 1.198.912
HAD
2011 230.549 73.226 335.836 233.570
2012 221.787 77.841 339.573 224.412
2013 209.918 70.138 323.165 200.148
TAC
2011 3.887.308 485.001 4.442.783 3.879.120
2012 3.625.546 331.722 4.057.149 3.118.241
2013 3.816.141 391.019 4.301.847 3.463.215
Nguồn: HOSE và HNX
Như đã phân tích ở trên, TAC là một trong số phần lớn các công ty có doanh thu
hòa vốn tăng trong năm 2013. Điều này đòi hỏi TAC cần điều chỉnh chi phí cũng như
doanh thu để luôn đạt được lợi nhuận trong kinh doanh. Còn hai công ty BHS và HAD
có doanh thu hòa vốn giảm năm 2013 song biến động điểm doanh thu hòa vốn rất
phức tạp, phụ thuộc vào tổng chi phí kinh doanh cũng như mục tiêu doanh thu đạt
được trong các năm tiếp theo, nên dù đã giảm bớt áp lực về doanh thu, song điểm
doanh thu hòa vốn giảm cũng phản ánh rằng doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh
doanh giảm.
Từ sự biến động doanh thu, chi phí biến đổi và chi phí cố định, mỗi công ty đều
xác lập được điểm doanh thu hòa vốn cho mình tại thời điểm nhất định. Từ đó, các nhà
quản trị tài chính sẽ tìm ra những chiến lược trong sản xuất và trong cạnh tranh để đưa
sản lượng, doanh thu của mình đạt mức tối ưu hơn trong dài hạn. Cụ thể hơn, nhà quản
trị phải có kế hoạch đầu tư chi phí cố định, để hoạt động tiêu thụ sản phẩm và cung
ứng dịch vụ sẽ tạo ra doanh thu để doanh thu đủ lớn, bù đắp được chi phí biến đổi và
chi phí cố định cũng như gia tăng điểm vượt của doanh thu thực tế so với doanh thu
hòa vốn và kỳ vọng sẽ gia tăng lợi nhuận nhanh chóng.
2.2.2. Phân tích thực trạng sử dụng đòn bẩy hoạt động
Đòn bẩy hoạt động bình quân của mỗi doanh nghiệp dựa trên tổng doanh thu
được xác định dựa trên công thức 1.8.
Đòn bẩy hoạt động của các công ty tiêu biểu là BHS, HAD và TAC như sau
(Bảng 2.4 – Số liệu chi tiết tham khảo tại Phụ lục 5):
Thang Long University Library
Đề tài sử dụng đòn bẩy công ty chế biến thực phẩm
Đề tài sử dụng đòn bẩy công ty chế biến thực phẩm
Đề tài sử dụng đòn bẩy công ty chế biến thực phẩm
Đề tài sử dụng đòn bẩy công ty chế biến thực phẩm
Đề tài sử dụng đòn bẩy công ty chế biến thực phẩm
Đề tài sử dụng đòn bẩy công ty chế biến thực phẩm
Đề tài sử dụng đòn bẩy công ty chế biến thực phẩm
Đề tài sử dụng đòn bẩy công ty chế biến thực phẩm
Đề tài sử dụng đòn bẩy công ty chế biến thực phẩm
Đề tài sử dụng đòn bẩy công ty chế biến thực phẩm
Đề tài sử dụng đòn bẩy công ty chế biến thực phẩm
Đề tài sử dụng đòn bẩy công ty chế biến thực phẩm
Đề tài sử dụng đòn bẩy công ty chế biến thực phẩm
Đề tài sử dụng đòn bẩy công ty chế biến thực phẩm
Đề tài sử dụng đòn bẩy công ty chế biến thực phẩm
Đề tài sử dụng đòn bẩy công ty chế biến thực phẩm
Đề tài sử dụng đòn bẩy công ty chế biến thực phẩm
Đề tài sử dụng đòn bẩy công ty chế biến thực phẩm
Đề tài sử dụng đòn bẩy công ty chế biến thực phẩm
Đề tài sử dụng đòn bẩy công ty chế biến thực phẩm
Đề tài sử dụng đòn bẩy công ty chế biến thực phẩm
Đề tài sử dụng đòn bẩy công ty chế biến thực phẩm
Đề tài sử dụng đòn bẩy công ty chế biến thực phẩm
Đề tài sử dụng đòn bẩy công ty chế biến thực phẩm
Đề tài sử dụng đòn bẩy công ty chế biến thực phẩm
Đề tài sử dụng đòn bẩy công ty chế biến thực phẩm
Đề tài sử dụng đòn bẩy công ty chế biến thực phẩm
Đề tài sử dụng đòn bẩy công ty chế biến thực phẩm
Đề tài sử dụng đòn bẩy công ty chế biến thực phẩm
Đề tài sử dụng đòn bẩy công ty chế biến thực phẩm
Đề tài sử dụng đòn bẩy công ty chế biến thực phẩm
Đề tài sử dụng đòn bẩy công ty chế biến thực phẩm
Đề tài sử dụng đòn bẩy công ty chế biến thực phẩm
Đề tài sử dụng đòn bẩy công ty chế biến thực phẩm
Đề tài sử dụng đòn bẩy công ty chế biến thực phẩm
Đề tài sử dụng đòn bẩy công ty chế biến thực phẩm
Đề tài sử dụng đòn bẩy công ty chế biến thực phẩm
Đề tài sử dụng đòn bẩy công ty chế biến thực phẩm
Đề tài sử dụng đòn bẩy công ty chế biến thực phẩm
Đề tài sử dụng đòn bẩy công ty chế biến thực phẩm
Đề tài sử dụng đòn bẩy công ty chế biến thực phẩm
Đề tài sử dụng đòn bẩy công ty chế biến thực phẩm
Đề tài sử dụng đòn bẩy công ty chế biến thực phẩm
Đề tài sử dụng đòn bẩy công ty chế biến thực phẩm
Đề tài sử dụng đòn bẩy công ty chế biến thực phẩm
Đề tài sử dụng đòn bẩy công ty chế biến thực phẩm
Đề tài sử dụng đòn bẩy công ty chế biến thực phẩm
Đề tài sử dụng đòn bẩy công ty chế biến thực phẩm
Đề tài sử dụng đòn bẩy công ty chế biến thực phẩm
Đề tài sử dụng đòn bẩy công ty chế biến thực phẩm
Đề tài sử dụng đòn bẩy công ty chế biến thực phẩm

More Related Content

What's hot

Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tại công ty cổ phần dca việt nam
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tại công ty cổ phần dca việt namGiải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tại công ty cổ phần dca việt nam
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tại công ty cổ phần dca việt namhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại má...
Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại má...Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại má...
Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại má...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nâng cao hiệu quả sử vốn tại công ty cổ phần quản lý dự án sena
Nâng cao hiệu quả sử vốn tại công ty cổ phần quản lý dự án senaNâng cao hiệu quả sử vốn tại công ty cổ phần quản lý dự án sena
Nâng cao hiệu quả sử vốn tại công ty cổ phần quản lý dự án senahttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...
Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...
Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...NOT
 
Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ p...
Đề tài  Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ p...Đề tài  Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ p...
Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ p...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đầu tư phá...
Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đầu tư phá...Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đầu tư phá...
Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đầu tư phá...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam   vinamilkPhân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam   vinamilk
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam vinamilkhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng và một số giải pháp cho hoạt động bán hàng của công ty cổ phần toy...
Thực trạng và một số giải pháp cho hoạt động bán hàng của công ty cổ phần toy...Thực trạng và một số giải pháp cho hoạt động bán hàng của công ty cổ phần toy...
Thực trạng và một số giải pháp cho hoạt động bán hàng của công ty cổ phần toy...https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (20)

Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tại công ty cổ phần dca việt nam
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tại công ty cổ phần dca việt namGiải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tại công ty cổ phần dca việt nam
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tại công ty cổ phần dca việt nam
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty thương mại, HAY
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty thương mại, HAYĐề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty thương mại, HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty thương mại, HAY
 
Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại má...
Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại má...Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại má...
Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại má...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty thang máy, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty thang máy, ĐIỂM 8 Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty thang máy, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty thang máy, ĐIỂM 8
 
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOT
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOTLuận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOT
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOT
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty vận tải
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty vận tảiĐề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty vận tải
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty vận tải
 
Đề tài tình hình tài chính công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà, ĐIỂM 8
Đề tài  tình hình tài chính công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà, ĐIỂM 8Đề tài  tình hình tài chính công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà, ĐIỂM 8
Đề tài tình hình tài chính công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà, ĐIỂM 8
 
Đề tài giải pháp nâng cao khả năng thanh toán công ty thép, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài giải pháp nâng cao khả năng thanh toán công ty thép, RẤT HAY, ĐIỂM 8Đề tài giải pháp nâng cao khả năng thanh toán công ty thép, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài giải pháp nâng cao khả năng thanh toán công ty thép, RẤT HAY, ĐIỂM 8
 
Nâng cao hiệu quả sử vốn tại công ty cổ phần quản lý dự án sena
Nâng cao hiệu quả sử vốn tại công ty cổ phần quản lý dự án senaNâng cao hiệu quả sử vốn tại công ty cổ phần quản lý dự án sena
Nâng cao hiệu quả sử vốn tại công ty cổ phần quản lý dự án sena
 
Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...
Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...
Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...
 
Đề tài: Phân tích tài chính tại công ty cổ phần Sữa Vinamilk, HAY
Đề tài: Phân tích tài chính tại công ty cổ phần Sữa Vinamilk, HAYĐề tài: Phân tích tài chính tại công ty cổ phần Sữa Vinamilk, HAY
Đề tài: Phân tích tài chính tại công ty cổ phần Sữa Vinamilk, HAY
 
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Cồn rượu Hà Nội, 9đ
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Cồn rượu Hà Nội, 9đHiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Cồn rượu Hà Nội, 9đ
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Cồn rượu Hà Nội, 9đ
 
Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ p...
Đề tài  Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ p...Đề tài  Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ p...
Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ p...
 
Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đầu tư phá...
Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đầu tư phá...Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đầu tư phá...
Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đầu tư phá...
 
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam   vinamilkPhân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam   vinamilk
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk
 
Luận văn: Công tác tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại
Luận văn: Công tác tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả LạiLuận văn: Công tác tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại
Luận văn: Công tác tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty xây dựng, 9đ
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty xây dựng, 9đNâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty xây dựng, 9đ
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty xây dựng, 9đ
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tỷ Suất Sinh Lời Của Các Doanh Nghiệp Niêm Yết
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tỷ Suất Sinh Lời Của Các Doanh Nghiệp Niêm YếtLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tỷ Suất Sinh Lời Của Các Doanh Nghiệp Niêm Yết
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tỷ Suất Sinh Lời Của Các Doanh Nghiệp Niêm Yết
 
Đề tài công tác quản trị hàng tồn kho, ĐIỂM 8, HAY
Đề tài công tác quản trị hàng tồn kho, ĐIỂM 8, HAYĐề tài công tác quản trị hàng tồn kho, ĐIỂM 8, HAY
Đề tài công tác quản trị hàng tồn kho, ĐIỂM 8, HAY
 
Thực trạng và một số giải pháp cho hoạt động bán hàng của công ty cổ phần toy...
Thực trạng và một số giải pháp cho hoạt động bán hàng của công ty cổ phần toy...Thực trạng và một số giải pháp cho hoạt động bán hàng của công ty cổ phần toy...
Thực trạng và một số giải pháp cho hoạt động bán hàng của công ty cổ phần toy...
 

Similar to Đề tài sử dụng đòn bẩy công ty chế biến thực phẩm

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...NOT
 
Hoàn thiện kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại công ty cổ phần mía ...
Hoàn thiện kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại công ty cổ phần mía ...Hoàn thiện kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại công ty cổ phần mía ...
Hoàn thiện kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại công ty cổ phần mía ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...NOT
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây lắp công nghiệ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây lắp công nghiệ...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây lắp công nghiệ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây lắp công nghiệ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây lắp công nghiệp, HAY, Đ...
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây lắp công nghiệp, HAY, Đ...Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây lắp công nghiệp, HAY, Đ...
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây lắp công nghiệp, HAY, Đ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ báo chí ...
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ báo chí   ...Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ báo chí   ...
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ báo chí ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty dịch vụ báo chí truyền hình HAY
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty dịch vụ báo chí truyền hình HAYĐề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty dịch vụ báo chí truyền hình HAY
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty dịch vụ báo chí truyền hình HAYDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh xuất nhập khẩu và dich vụ thàn...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh xuất nhập khẩu và dich vụ thàn...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh xuất nhập khẩu và dich vụ thàn...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh xuất nhập khẩu và dich vụ thàn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tại công ty cổ phần dca việt nam
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tại công ty cổ phần dca việt namGiải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tại công ty cổ phần dca việt nam
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tại công ty cổ phần dca việt namNOT
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...NOT
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh một thành viên nước sạ...
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh một thành viên nước sạ...Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh một thành viên nước sạ...
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh một thành viên nước sạ...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Đề tài sử dụng đòn bẩy công ty chế biến thực phẩm (20)

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...
 
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định, ĐIỂM 8
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định, ĐIỂM 8Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định, ĐIỂM 8
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định, ĐIỂM 8
 
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...
 
Hoàn thiện kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại công ty cổ phần mía ...
Hoàn thiện kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại công ty cổ phần mía ...Hoàn thiện kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại công ty cổ phần mía ...
Hoàn thiện kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại công ty cổ phần mía ...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây lắp công nghiệ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây lắp công nghiệ...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây lắp công nghiệ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây lắp công nghiệ...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây lắp công nghiệp, HAY, Đ...
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây lắp công nghiệp, HAY, Đ...Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây lắp công nghiệp, HAY, Đ...
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây lắp công nghiệp, HAY, Đ...
 
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ báo chí ...
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ báo chí   ...Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ báo chí   ...
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ báo chí ...
 
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty dịch vụ báo chí truyền hình HAY
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty dịch vụ báo chí truyền hình HAYĐề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty dịch vụ báo chí truyền hình HAY
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty dịch vụ báo chí truyền hình HAY
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh xuất nhập khẩu và dich vụ thàn...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh xuất nhập khẩu và dich vụ thàn...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh xuất nhập khẩu và dich vụ thàn...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh xuất nhập khẩu và dich vụ thàn...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty Thành Đạt, ĐIỂM CAO
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty Thành Đạt, ĐIỂM CAOĐề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty Thành Đạt, ĐIỂM CAO
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty Thành Đạt, ĐIỂM CAO
 
Đề tài hiệu quả sử dụng đòn bẩy tại công ty DCA Việt Nam, ĐIỂM CAO
Đề tài hiệu quả sử dụng đòn bẩy tại công ty DCA Việt Nam, ĐIỂM CAOĐề tài hiệu quả sử dụng đòn bẩy tại công ty DCA Việt Nam, ĐIỂM CAO
Đề tài hiệu quả sử dụng đòn bẩy tại công ty DCA Việt Nam, ĐIỂM CAO
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tại công ty cổ phần dca việt nam
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tại công ty cổ phần dca việt namGiải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tại công ty cổ phần dca việt nam
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tại công ty cổ phần dca việt nam
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty công nghệ Việt Mỹ, HOT
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty công nghệ Việt Mỹ, HOT Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty công nghệ Việt Mỹ, HOT
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty công nghệ Việt Mỹ, HOT
 
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh một thành viên nước sạ...
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh một thành viên nước sạ...Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh một thành viên nước sạ...
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh một thành viên nước sạ...
 
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty Nước sạch, 9đ
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty Nước sạch, 9đNâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty Nước sạch, 9đ
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty Nước sạch, 9đ
 
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty nước sạch, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty nước sạch, ĐIỂM 8, RẤT HAYĐề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty nước sạch, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty nước sạch, ĐIỂM 8, RẤT HAY
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 

Đề tài sử dụng đòn bẩy công ty chế biến thực phẩm

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐÒN BẨY CỦA CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM SINH VIÊN THỰC HIỆN : PHẠM NGỌC THU HÀ MÃ SINH VIÊN : A19795 CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG HÀ NỘI – 2014
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐÒN BẨY CỦA CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM Giáo viên hƣớng dẫn : TS.Đặng Anh Tuấn Sinh viên thực hiện : Phạm Ngọc Thu Hà Mã sinh viên : A19795 Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng HÀ NỘI – 2014 Thang Long University Library
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác để làm sản phẩm của riêng mình. Các thông tin thứ cấp sử dụng trong khóa luận là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của khóa luận. Hà Nội, ngày 06 tháng 07 năm 2014 Sinh viên Phạm Ngọc Thu Hà
  • 4. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, em đã nhận được sự giúp đỡ cũng như động viên từ nhiều phía. Trước tiên, em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn – Tiến sỹ Đặng Anh Tuấn, thầy tuy không phải là người đã trực tiếp giảng dạy em trong thời gian học tập tại trường, nhưng thầy đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện khóa luận này. Ngoài ra, em cũng mong muốn thông qua khóa luận này, gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy giáo, cô giáo đang giảng dạy tại trường Đại học Thăng Long, những người đã trực tiếp truyền đạt cho em các kiến thức về kinh tế từ những môn học cơ bản nhất, giúp em có được nền tảng về chuyên ngành học như hiện tại để có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Cuối cùng, em xin cảm ơn những gia đình và những người bạn đã luôn bên cạnh, giúp đỡ và ủng hộ em trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp này. Thang Long University Library
  • 5. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÒN BẨY VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐÒN BẨY ..............................................................................................................1 1.1. Tổng quan chung về đòn bẩy.............................................................................1 1.1.1. Khái niệm đòn bẩy...............................................................................................1 1.1.2. Các loại đòn bẩy...................................................................................................1 1.2. Đòn bẩy hoạt động..............................................................................................2 1.2.1. Phân tích điểm hòa vốn.......................................................................................2 1.2.2. Khái niệm, công thức tính và ý nghĩa của đòn bẩy hoạt động..........................5 1.2.3. Mối quan hệ giữa đòn bẩy hoạt động và điểm hòa vốn.....................................7 1.2.4. Mối quan hệ giữa đòn bẩy hoạt động và rủi ro kinh doanh..............................8 1.2.5. Ý nghĩa của đòn bẩy hoạt động với quản trị tài chính ....................................10 1.3. Đòn bẩy tài chính..............................................................................................10 1.3.1. Khái niệm, công thức tính và ý nghĩa của đòn bẩy tài chính..........................10 1.3.2. Mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và rủi ro tài chính..................................12 1.3.3. Mối quan hệ giữa EPS với EBIT và điểm bàng quan .....................................14 1.4. Đòn bẩy tổng hợp..............................................................................................15 1.4.1. Khái niệm đòn bẩy tổng hợp .............................................................................15 1.4.2. Công thức tính đòn bẩy tổng hợp .....................................................................16 1.4.3. Ý nghĩa của đòn bẩy tổng hợp ..........................................................................17 1.5. Hiệu quả sử dụng đòn bẩy trong công ty .......................................................17 1.5.1. Khái niệm hiệu quả và hiệu quả sử dụng đòn bẩy...........................................17 1.5.2. Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng đòn bẩy ............................................18 1.6. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng đòn bẩy trong công ty........19 1.6.1. Các nhân tố chủ quan .......................................................................................19 1.6.2. Các nhân tố khách quan ...................................................................................21 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐÒN BẨY CỦA CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011 – 2013 ................................23 2.1. Đặc điểm ngành công nghiệp chế biến thực phẩm........................................23 2.2. Thực trạng sử dụng đòn bẩy hoạt động của các công ty cổ phần ngành công nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết ở Việt Nam giai đoạn 2011 – 2013......27
  • 6. 2.2.1. Phân tích điểm hòa vốn.....................................................................................27 2.2.2. Phân tích thực trạng sử dụng đòn bẩy hoạt động............................................30 2.2.3. Mối quan hệ giữa đòn bẩy hoạt động và điểm hòa vốn...................................32 2.2.4. Mối quan hệ giữa đòn bẩy hoạt động và rủi ro kinh doanh............................34 2.3. Thực trạng sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành công nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết ở Việt Nam giai đoạn 2011 – 2013............................37 2.3.1. Phân tích thực trạng sử dụng đòn bẩy tài chính .............................................37 2.3.2. Mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và rủi ro tài chính..................................39 2.3.3. Mối quan hệ giữa EPS với EBIT và điểm bàng quan .....................................41 2.4. Thực trạng sử dụng đòn bẩy tổng hợp của các công ty ngành công nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết ở Việt Nam giai đoạn 2011 – 2013............................42 2.5. Hiệu quả sử dụng đòn bẩy của công ty ngành công nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011 – 2013 ................44 2.5.1. Chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán ..........................................................44 2.5.2. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời .........................................................46 2.5.3. Chỉ tiêu quản lý tài sản......................................................................................49 2.6. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng đòn bẩy ngành công nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết ở Việt Nam .................................................................50 2.6.1. Trình độ của người lãnh đạo ............................................................................50 2.6.2. Chiến lược phát triển của doanh nghiệp..........................................................50 2.6.3. Sử dụng đòn bẩy hoạt động...............................................................................52 2.6.4. Uy tín doanh nghiệp ..........................................................................................52 2.6.5. Thị trường tài chính ..........................................................................................53 2.6.6. Chi phí lãi vay ....................................................................................................54 2.6.7. Chính sách, pháp luật của Nhà Nước ..............................................................54 2.6.8. Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.............................................................55 2.6.9. Tình hình tiêu thụ sản phẩm và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ................................................................................................................55 2.6.10. Thực trạng của nền kinh tế.............................................................................56 CHƢƠNG 3. NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐÒN BẨY CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM..........................................................................................57 3.1. Đánh giá chung về việc sử dụng và hiệu quả sử dụng đòn bẩy....................57 Thang Long University Library
  • 7. 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy hoạt động............................57 3.2.1. Giải pháp nâng cao năng suất lao động...........................................................58 3.2.2. Giải pháp tăng doanh thu..................................................................................59 3.2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chi phí cố định.....................................60 3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính..............................62 3.3.1. Giải pháp nâng cao và gia tăng hiệu quả sử dụng nợ.....................................62 3.3.2. Giải pháp đòn bẩy tài chính..............................................................................64 LỜI KẾT
  • 8. DANH MỤC VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ DFL Đòn bẩy tài chính DOL Đòn bẩy hoạt động DTL Đòn bẩy tổng hợp EAT Lợi nhuận sau thuế EBIT Lợi nhuận trước thuế và lãi vay EPS Thu nhập trên mỗi cổ phần thường FC Chi phí cố định ROA Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ROE Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu TSCĐ Tài sản cố định Thang Long University Library
  • 9. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ, CÔNG THỨC ệp chế biến thực phẩm niêm yết ở Việt Nam........................................................................................................................26 ống kê doanh thu hòa vốn giai đoạn 2011 – 2013....................................28 ốn của BHS, HAD, TAC giai đoạn 2011 – 2013 ...............30 thu của BHS, HAD, TAC giai đoạn 2011 – 2013.............31 ối quan hệ giữa đòn bẩy hoạt động và điểm hòa vốn................................33 ờng rủi ro kinh doanh của BHS, HAD, TAC giai đoạn 2011 – 2013..35 ếu tố ảnh hưởng đến rủi ro hoạt động của BHS, HAD, TAC giai đoạn 2011 - 2013....................................................................................................................36 ủa BHS, HAD, TAC giai đoạn 2011 – 2013 ......................................37 ối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và rủi ro tài chính của BHS, HAD, TAC .......................................................................................................................................39 ốn cổ phần và vay nợ của BHS, HAD, TAC giai đoạn 2011 – 2013.......41 ực tế của BHS, HAD, TAC giai đoạn 2011 – 2013 41 ẩy tổng hợp của BHS, HAD, TAC giai đoạn 2011 – 2013...............42 ống kê khả năng thanh toán lãi vay (TIE) giai đoạn 2011 – 2013 .........44 2.14. Thống kê ROE giai đoạn 2011 – 2013........................................................46 ống kê EPS giai đoạn 2011 – 2013.........................................................47 ống kê ROA giai đoạn 2011 – 2013 .......................................................49 ớc lượng nhu cầu vốn kinh doanh của BHS năm 2014 .............................63 ự toán EBIT của BHS năm 2014................................................................63 ự toán EBIT hòa vốn của BHS năm 2014..................................................64 Biểu đồ 1.1. Phân tích điểm hòa vốn...............................................................................3 Biểu đồ 1.2. Mối quan hệ giữa đòn bẩy hoạt động và điểm hòa vốn..............................7 Biểu đồ 1.3. Mối quan hệ giữa EBIT với EPS và điểm bàng quan...............................15 Biểu đồ 1.4. Mối quan hệ giữa DOL, DFL và DTL......................................................16 Biểu đồ 2.1. Thống kê doanh thu hòa vốn giai đoạn 2011 – 2013................................29 Biểu đồ 2.2. DOL của các công ty ngành công nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết ở Việt Nam giai đoạn 2011 – 2013...................................................................................32 Biểu đồ 2.3. Hệ số biến thiên của EBIT........................................................................35
  • 10. Biểu đồ 2.4. DFL của các công ty ngành công nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết ở Việt Nam giai đoạn 2011 – 2013...................................................................................38 Biểu đồ 2.5. Mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và rủi ro tài chính............................40 Biểu đồ 2.6. DTL của các công ty ngành công nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết ở Việt Nam giai đoạn 2011 – 2013...................................................................................43 Biểu đồ 2.7. Thống kê khả năng thanh toán lãi vay (TIE) giai đoạn 2011 – 2013 .......45 Biểu đồ 2.8. Thống kê ROE giai đoạn 2011 – 2013 .....................................................46 Biểu đồ 2.9. Thống kê EPS giai đoạn 2011 – 2013.......................................................48 Biểu đồ 2.10. Thống kê ROA giai đoạn 2011 – 2013...................................................49 (Công thức 1.1)................................................................................................................4 (Công thức 1.2)................................................................................................................4 (Công thức 1.3)................................................................................................................6 (Công thức 1.4)................................................................................................................6 (Công thức 1.5)................................................................................................................6 (Công thức 1.6)................................................................................................................6 (Công thức 1.7)................................................................................................................6 (Công thức 1.8)................................................................................................................6 (Công thức 1.9)................................................................................................................8 (Công thức 1.10)..............................................................................................................9 (Công thức 1.11)............................................................................................................11 (Công thức 1.12)............................................................................................................11 (Công thức 1.13)............................................................................................................13 (Công thức 1.14)............................................................................................................13 (Công thức 1.15)............................................................................................................14 (Công thức 1.16)............................................................................................................16 (Công thức 1.17)............................................................................................................16 (Công thức 1.18)............................................................................................................16 Thang Long University Library
  • 11. LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài ồ ể ệp trong nề ờng phụ thuộ ất nhiều ờ ộ quản trị doanh nghiệ đặc biệ ộ trong doanh nghiệp luôn luôn giữ mộ ộ ệ ộc ệ ệ ấ Một doanh nghiệ ẽ ất nhiều nguy cơ xấu như huy độ ệ ệ ử dụ đồng nghĩa với việc ộ có thể ệp. Hiệ ộ ều kiệ đang diễn ra rất ệ ở ờ ể tồ ển mộ ền vữ ột doanh nghiệ ấ ặc biệ ệ ộ ộ ộ doanh nghiệ ệ ổ ể những thay đổ ờ g nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết ở Việ ện để không ngừng ổ ể ền vững hơn. Từ thực tế nói trên, tác giả đã hình thành nên ý tưởng về việc nghiên cứu một số giải pháp nâng cao hiệu quả của việc quản lý các chi phí hoạt động cố định và các chi phí tài chính cố định đối với rủi ro và khả năng sinh lời của các công ty cổ phần ngành công nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết ở Việt Nam thông qua khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy của các công ty cổ phần ngành công nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết ở Việt Nam”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Với đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy của các công ty cổ phần ngành công nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết ở Việt Nam”, tác giả đặt ra một số mục tiêu như sau: – Trình bày thực trạng sử dụng đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính và đòn bẩy tổng hợp của các công ty cổ phần ngành công nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết ở Việt Nam;
  • 12. – Đánh giá hiệu quả sử dụng đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính và đòn bẩy tổng hợp của các công ty cổ phần ngành công nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết ở Việt Nam; – Đề xuất giải pháp nhằm gia tăng tỷ suất sinh lời và hạn chế rủi ro cho các công ty cổ phần ngành công nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết ở Việt Nam. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Khóa luận đi sâu tìm hiểu cơ sở lý luận về đòn bẩy và hiệu quả sử dụng đòn bẩy trong các công ty cổ phần ngành công nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết ở Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2013. Từ đó đánh giá hiệu quả sử dụng đòn bẩy của các công ty này và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tại các công ty. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu – Phương pháp thu thập dữ liệu: Tiến hành thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp từ các báo cáo tài chính công khai của các công ty và các số liệu từ mạng internet từ Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hà Nội các năm 2011, 2012 và 2013; – Phương pháp xử lý dữ liệu: Phân loại, tính toán số liệu để tìm ra các chỉ tiêu giải quyết vấn đề, phục vụ mục tiêu nghiên cứu; – Phương pháp phân tích, lý luận, tổng hợp thông tin: So sánh, phân tích số liệu qua các năm, tổng hợp và đánh giá ý nghĩa của số liệu, nhận xét và đưa ra giải pháp giải quyết vấn đề nghiên cứu. 5. Kết cấu Khóa luận Nội dung của khóa luận chia làm 3 chương: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về đòn bẩy và hiệu quả sử dụng đòn bẩy Chƣơng 2: Thực trạng về hiệu quả sử dụng đòn bẩy của các công ty cổ phần ngành công nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết ở Việt Nam Chƣơng 3: Nhận xét và kiến nghị về hiệu quả sử dụng đòn bẩy của các công ty cổ phần ngành công nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết ở Việt Nam Thang Long University Library
  • 13. 1 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÒN BẨY VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐÒN BẨY 1.1. Tổng quan chung về đòn bẩy 1.1.1. Khái niệm đòn bẩy Trong vật lý, đòn bẩy được hiểu là một công cụ để khuếch đại lực, từ một lực nhỏ thành một lực lớn hơn để tác động vào vật thể cần dịch chuyển nhờ vào cánh tay đòn và điểm tựa. Nhà vật lý Archimedes từng nói: “Hãy cho tôi một đòn bẩy và một điểm tựa, tôi sẽ nhấc bổng Trái đất lên”. Từ đó ta có thể thấy được sức mạnh to lớn của đòn bẩy. Trong kinh tế, người ta mượn thuật ngữ đòn bẩy để ám chỉ việc sử dụng các loại chi phí như chi phí cố định, các chi phí không phụ thuộc vào quy mô kinh doanh của doanh nghiệp, hay các thay đổi của môi trường như điều kiện kinh tế, thị trường, hành vi của người tiêu dùng để khuếch đại lên hiệu suất tài chính của doanh nghiệp [3, tr.174]. Có ba lý do để nghiên cứu về đòn bẩy trong kinh tế: Thứ nhất, đòn bẩy là một thành phần quan trọng trong việc ước lượng và đánh giá rủi ro của doanh nghiệp. Thứ hai, nhà phân tích có khả năng phân biệt những thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty và dự báo tương lai từ những quyết định của nhà quản trị tài chính về việc sử dụng đòn bẩy. Biết nguyên nhân của các tín hiệu cũng giúp các nhà phân tích đánh giá chất lượng của các quyết định. Thứ ba, việc định giá giá trị một công ty đòi hỏi phải dự báo về dòng tiền trong tương lai và ước lượng những rủi ro có liên quan tới dòng tiền này [8, pg.173]. Hiểu được cách sử dụng đòn bẩy của một doanh nghiệp sẽ giúp dự báo dòng tiền và lựa chọn một tỷ lệ chiết khấu hợp lý cho việc xác định giá trị dòng tiền hiện tại. 1.1.2. Các loại đòn bẩy Xét về bản chất, các chi phí cố định có thể xếp thành hai loại: – Chi phí hoạt động cố định phát sinh do các quyết định đầu tư; – Chi phí tài trợ cố định phát sinh do các quyết định về biện pháp tài trợ. Với hai loại chi phí này, có hai loại đòn bẩy được hình thành là đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính. Cả hai loại đòn bẩy này đểu ảnh hưởng đến độ lớn và mức biến động của lợi nhuận sau thuế của công ty và vì thế sẽ ảnh hưởng đến rủi ro và thu nhập chung của công ty, từ đó sẽ ảnh hưởng đến thu nhập cho cổ đông [3, tr.174].
  • 14. 2 1.2. Đòn bẩy hoạt động 1.2.1. Phân tích điểm hòa vốn 1.2.1.1. Khái niệm điểm hòa vốn và phân tích điểm hòa vốn Điểm hòa vốn là điểm tại đó, lượng bán phải được duy trì để tổng doanh thu bằng tổng chi phí hoạt động hoặc là điểm mà lợi nhuận hoạt động bằng 0. Tại điểm này, tổng doanh thu bằng tổng chi phí. Do đó, điểm giao nhau giữa đường tổng doanh thu với đường tổng chi phí là điểm hòa vốn [3, tr.176]. Phân tích điểm hòa vốn là kỹ thuật phân tích mối quan hệ giữa chi phí cố định, chi phí biến đổi, lợi nhuận và sản lượng tiêu thụ. Mặc dù điểm hòa vốn không phải là mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp nhưng phân tích điểm hòa vốn sẽ chỉ ra mức hoạt động cần thiết để doanh nghiệp có những giải pháp nhằm đạt được một doanh số để không bị lỗ. Như vậy phân tích điểm hòa vốn sẽ chỉ ra mức bán tối thiểu mà doanh nghiệp cần đạt được. Ngoài ra, phân tích điểm hòa vốn còn cung cấp thông tin có giá trị liên quan đến các cách ứng xử chi phí tại các mức tiêu thụ khác nhau. Đây là cơ sở để doanh nghiệp lập kế hoạch lợi nhuận và các kế hoạch khác trong ngắn hạn. Nó giúp nhà quản trị xác định được sản lượng, doanh thu hòa vốn để dự báo khoảng lãi, lỗ của doanh nghiệp. Từ đó, nhà quản trị sẽ có những chiến lược trong sản xuất và trong cạnh tranh để đưa sản lượng, doanh thu của mình đạt mức tối ưu hơn trong dài hạn. Trong kinh doanh, nhà quản trị phải đầu tư chi phí cố định, để hoạt động tiêu thụ sản phẩm và cung ứng dịch vụ sẽ tạo ra doanh thu, nếu doanh thu đủ lớn để bù đắp được chi phí cố định và chi phí biến đổi thì công ty sẽ có lợi nhuận, còn ngược lại, nếu doanh thu quá thấp, phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí biến đổi không bù đắp chi phí cố định thì công ty sẽ phải chịu lỗ. Tuy nhiên, khi doanh thu đã vượt mức đủ bù đắp chi phí cố định và chi phí biến đổi thì công ty có thể gia tăng lợi nhuận rất nhanh. 1.2.1.1. Phương pháp phân tích điểm hòa vốn Phương pháp phân tích điểm hòa vốn được áp dụng trong ngắn hạn với những giả định sau: – Giá bán của một đơn vị sản phẩm không đổi; – Tất cả các chi phí có thể phân loại thành chi phí cố định và chi phí biến đổi; – Tổng chi phí biến đổi phụ thuộc tuyến tính vào sản lượng sản xuất; – Các chi phí cố định không thay đổi; – Sản lượng tiêu thụ bằng sản lượng sản xuất; Thang Long University Library
  • 15. 3 – Khi doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ nhiều sản phẩm, cơ cấu sản phẩm không thay đổi. Để phân tích điểm hòa vốn, ta thường sử dụng hai phương pháp: phân tích điểm hòa vốn bằng đồ thị và phân tích điểm hòa vốn bằng phương pháp đại số. Trong phương pháp phân tích điểm hòa vốn bằng đồ thị, chi phí và doanh thu được thể hiện trên trục tung, sản lượng thể hiện trên trục hoành. Hàm số tổng doanh thu S tiêu biểu tổng doanh thu của doanh nghiệp sẽ thực hiện ở mỗi mức sản lượng, biết rằng giá bán đơn vị là P không đổi. Tương tự hàm số tổng chi phí hoạt động TC tiêu biểu cho tổng chi phí mà doanh nghiệp phải gánh chịu ở mỗi mức sản lượng. Tổng chi phí được tính bằng tổng số của chi phí cố định FC độc lập với sản lượng và chi phí biến đổi VC theo một tỉ lệ không đổi theo mỗi đơn vị sản phẩm. Điểm hòa vốn xảy ra ở điểm QBE trong hình dưới đây, đó là mức sản lượng mà đường biểu diễn tổng doanh thu và tổng chi phí cắt nhau. Nếu mức sản lượng của một doanh nghiệp thấp hơn sản lượng tại điểm hòa vốn, tức là nếu tổng doanh thu S nhỏ hơn tổng chi phí TC thì doanh nghiệp chịu lỗ hoạt động, được xác định tại điểm EBIT âm. Nếu mức sản lượng của doanh nghiệp cao hơn mức sản lượng tại điểm hòa vốn, tức là nếu tổng doanh thu S lớn hơn tổng chi phí TC, doanh nghiệp thực hiện được EBIT, được xác định tại điểm EBIT dương. Ta có biểu đồ minh họa phân tích điểm hòa vốn: Biểu đồ 1.1. Phân tích điểm hòa vốn Tổng doanh thu và chi phí QBE Q Điểm hòa vốn SBE Tổng doanh thu Tổng chi phí Biến phí Định phí Hoạt động lỗ Hoạt động lãi (EBIT)
  • 16. 4 Phương pháp thứ hai là phương pháp phân tích điểm hòa vốn bằng phép tính đại số. Đặt EBIT là lợi nhuận trước thuế và lãi Q : sản lượng VCu : chi phí biến đổi đơn vị (P – VCu) : lãi gộp đơn vị Ta có: Tổng doanh thu: S = P.Q Tổng chi phí hoạt động: TC = VCu.Q + FC Để xác định điểm hòa vốn theo phương pháp đại số, cần cho các hàm số tổng doanh thu và tổng chi phí hoạt động bằng nhau (EBIT = S – TC = 0) và giải phương trình để tìm sản lượng hòa vốn và thay thế sản lượng hòa vốn QBE cho Q, ta có: S = TC ↔ P.QBE = VC + FC ↔ P.QBE = VCu.QBE + FC Cuối cùng ta giải phương trình để tìm điểm hòa vốn QBE: P.QBE – VCu.QBE = FC (P – VCu).QBE = FC (Công thức 1.1) Với P – VCu thường gọi là lãi gộp đơn vị, là chênh lệch giữa giá bán và chi phí biến đổi đơn vị, nó đo lường mỗi đơn vị sản lượng đóng góp bao nhiêu để bù đắp cho chi phí cố định chi ra. Vì vậy ta có thể nói rằng sản lượng hòa vốn được tính bằng các lấy định phí chia cho lãi gộp đơn vị. Đối với doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm, ta tính điểm doanh thu hòa vốn trung bình cho tất cả các loại sản phẩm đó. Từ công thức 1.1, triển khai như sau: (Công thức 1.2) Thang Long University Library
  • 17. 5 1.2.2. Khái niệm, công thức tính và ý nghĩa của đòn bẩy hoạt động 1.2.2.1. Khái niệm đòn bẩy hoạt động Đòn bẩy hoạt động (DOL – Degree of Operating Leverage) là mức độ sử dụng chi phí hoạt động cố định của doanh nghiệp (thường được xét trong ngắn hạn bởi vì trong dài hạn, tất cả các chi phí đều thay đổi) so với chi phí biến đổi [7, tr.1]. Đòn bẩy hoạt động sử dụng chi phí cố định làm điểm tựa, một thay đổi trong doanh thu sẽ được khuếch đại thành một thay đổi tương đối lớn trong EBIT. Chi phí cố định là chi phí không thay đổi khi sản lượng thay đổi. Chi phí cố định có thể kể ra bao gồm các loại chi phí như khấu hao, bảo hiểm, một bộ phận chi phí điện nước và một bộ phận chi phí quản lý. Chi phí biến đổi là chi phí thay đổi khi sản lượng thay đổi, chẳng hạn chi phí nguyên vật liệu, lao động trực tiếp, một phần chi phí điện nước, hoa hồng bán hàng, một phần chi phí quản lý hành chính [1, tr.1]. Trong kinh doanh, nhà quản trị tài chính đầu tư chi phí cố định với hy vọng sản lượng tiêu thụ sẽ tạo ra doanh thu đủ lớn để trang trải chi phí cố định và chi phí biến đổi. Giống như chiếc đòn bẩy trong cơ học, sự hiện diện của chi phí hoạt động cố định gây ra sự thay đổi trong sản lượng tiêu thụ để khuếch đại sự thay đổi của lợi nhuận. Nói cách khác, đòn bẩy hoạt động kinh doanh lớn, khi các yếu tố khác không đổi, có nghĩa là một sự thay đổi nhỏ trong doanh thu sẽ tạo ra sự thay đổi lớn trong ROE. 1.2.2.2. Công thức tính đòn bẩy hoạt động Như đã phân tích trên, chúng ta thấy rằng dưới tác động của đòn bẩy hoạt động đã tạo ra một sự thay đổi trong số lượng hàng bán đưa đến kết quả lợi nhuận (hoặc lỗ) gia tăng với tốc độ lớn hơn. Đòn bẩy hoạt động là tỷ lệ phần trăm thay đổi của EBIT so với phần trăm thay đổi của sản lượng (hoặc doanh thu). Hay đòn bẩy hoạt động đo lường mức độ biến động của lợi nhuận trước thuế và lãi vay khi sản lượng (doanh thu) thay đổi. Cần lưu ý rằng độ bẩy có thể khác nhau ở các mức sản lượng (hoặc doanh thu) khác nhau. Do đó, khi nói đến đòn bẩy hoạt động, chúng ta nên chỉ rõ đòn bẩy hoạt động ở mức sản lượng (doanh thu) là bao nhiêu. Tính đòn bẩy hoạt động theo sản lượng Q (áp dụng với doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm có tính đơn chiếc), ta có công thức: Đòn bẩy hoạt động DOL tại mức sản lượng Q hoặc mức doanh thu S = Phần trăm thay đổi EBIT Phần trăm thay đổi sản lượng hoặc doanh thu
  • 18. 6 (Công thức 1.3) Công thức 1.3 rất cần để định nghĩa và hiểu được đòn bẩy hoạt động nhưng rất khó tính toán trong thực tế. Để dễ dàng tính toán DOL, chúng ta thực hiện một số biến đổi. Biết rằng lãi gộp bằng doanh thu trừ chi phí, ta có: (Công thức 1.4) Vì giá bán và chi phí cố định không thay đổi nên: (Công thức 1.5) Thay vào công thức 1.3 ta được: (Công thức 1.6) Chia tử và mẫu của công thức 1.6 cho (P – VCu), ta được: (Công thức 1.7) Hai công thức 1.6 và 1.7 dùng để tính đòn bẩy hoạt động theo sản lượng Q. Hai công thức này chỉ thích hợp với những công ty nào sản xuất sản phẩm có tính đơn chiếc, chẳng hạn xe hơi, máy tính. Đối với doanh nghiệp có sản phẩm đa dạng và không thể tính thành đơn vị, chúng ta sử dụng chỉ tiêu đòn bẩy hoạt động theo doanh thu: (Công thức 1.8) Thang Long University Library
  • 19. 7 1.2.2.3. Ý nghĩa của đòn bẩy hoạt động Đòn bẩy hoạt động có thể nói cho nhà đầu tư biết nhiều điều về doanh nghiệp cũng như những rủi ro doanh nghiệp có khả năng phải đối mặt mặc dù đòn bẩy hoạt động cao có thể tạo thêm lợi ích cho công ty. Các công ty có sử dụng đòn bẩy hoạt động cao cũng được xem là có khả năng biến động tài chính lớn khi nền kinh tế có biến động và cũng chịu ảnh hưởng mạnh theo chu kỳ kinh doanh. Trong những khoảng thời gian phát triển tốt của doanh nghiệp, một đòn bẩy hoạt động cao có thể giúp tăng lợi nhuận nhanh chóng. Nhưng các công ty có chi phí cố định cao sẽ khó cắt giảm chi phí khi muốn điều chỉnh theo sự thay đổi trong lượng cầu. Vì vậy, nếu nền kinh tế có sự sụt giảm mạnh, tổng doanh thu sẽ tụt dốc rất nhanh. Đòn bẩy hoạt động cao khi công ty có tỉ lệ chi phí cố định so với chi phí biến đổi cao, điều này có nghĩa là công ty đang sử dụng nhiều tài sản cố định hơn trong hoạt động của mình (ví dụ ngành hàng không, luyện thép,…). Ngược lại, đòn bẩy hoạt động thấp khi công ty có tỷ lệ chi phí cố định so với chi phí biến đổi là thấp (ví dụ ngành dịch vụ như tư vấn, du lịch,…). Đòn bẩy hoạt động cao có thể giúp doanh nghiệp tạo ra nhiều lợi nhuận hơn từ doanh thu tăng thêm khi việc bán một sản phẩm tăng thêm đó không làm gia tăng nhiều chi phí sản xuất. Vì hầu hết các chi phí đã là chi phí cố định.Tuy nhiên một cấu trúc chi phí như vậy sẽ đưa đến một EBIT lớn (EBIT dương) nếu doanh số cao và lỗ hoạt động lớn (EBIT âm) nếu doanh số thấp. 1.2.3. Mối quan hệ giữa đòn bẩy hoạt động và điểm hòa vốn Biểu đồ 1.2. Mối quan hệ giữa đòn bẩy hoạt động và điểm hòa vốn QBE Q DOL
  • 20. 8 Khi phân tích đòn bẩy hoạt động và lợi nhuận ở nhiều mức độ sản lượng khác nhau, ta có thể thấy được mối quan hệ giữa đòn bẩy hoạt động và điểm hòa vốn. Nhìn vào đồ thị, ta có thể thấy rằng nếu sản lượng di chuyển càng xa điểm hòa vốn thì EBIT hoặc lỗ sẽ càng lớn, nhưng đòn bẩy hoạt động lại càng nhỏ. Quan hệ giữa sản lượng tiêu thụ và EBIT là quan hệ tuyến tính. Ta rút ra một vài nhận xét như sau: – Đòn bẩy hoạt động tiến đến vô cực khi sản lượng sản xuất và tiêu thụ tiến dần đến điểm hòa vốn; – Khi sản lượng sản xuất và tiêu thụ càng vượt xa điểm hòa vốn thì đòn bẩy hoạt động càng tiến dần đến 1. Như vậy, đòn bẩy hoạt động khuếch đại EBIT nếu doanh thu tăng vượt qua điểm hòa vốn. Tuy nhiên, nó cũng làm giảm EBIT nếu doanh thu không tăng vượt qua điểm hòa vốn. 1.2.4. Mối quan hệ giữa đòn bẩy hoạt động và rủi ro kinh doanh 1.2.4.1. Khái niệm rủi ro kinh doanh Rủi ro kinh doanh là rủi ro do những bất ổn phát sinh trong hoạt động của doanh nghiệp khiến cho EBIT giảm. Đòn bẩy hoạt động chỉ là một bộ phận của rủi ro kinh doanh. Các yếu tố khác của rủi ro kinh doanh là sự biến động của doanh thu và chi phí sản xuất [1, tr.7]. Rủi ro kinh doanh thường được đo lường theo độ lệch chuẩn của EBIT theo thời gian được biểu thị bằng công thức dưới đây: (Công thức 1.9) Trong đó: : Độ lệch chuẩn của EBIT : Thu nhập trước thuế và lãi vay kì vọng của nhà đầu tư : Thu nhập trước thuế và lãi vay tại năm thứ i N : Số năm Từ độ lệch chuẩn của EBIT đã xác định được, mỗi doanh nghiệp có thể dự đoán mức độ dao động của EBIT là lớn hay nhỏ xung quanh giá trị kỳ vọng . Như vậy, nếu độ lệch chuẩn của EBIT càng lớn thì lợi nhuận hoặc thua lỗ mà doanh nghiệp gặp phải cũng càng lớn, vì vậy doanh nghiệp có rủi ro kinh doanh cao và ngược lại. Thang Long University Library
  • 21. 9 Ngoài độ lệch chuẩn của EBIT, để tăng tính chính xác của dự đoán rủi ro, người ta cũng sử dụng chỉ tiêu hệ số biến thiên (CV – Coefficient of Variation) để đo lường mức độ biến động của EBIT với các giá trị khác nhau. Hệ số biến thiên cho phép loại bỏ sự khác nhau giữa nhiều yếu tố như đơn vị nghiên cứu, quy mô và đặc điểm của các doanh nghiệp khác nhau để thuận tiện cho việc so sánh và xác định rủi ro. Đây cũng là ưu điểm của hệ số biến thiên trong việc giúp các doanh nghiệp có thể so sánh mức độ rủi ro giữa các phương án có khác nhau. Ta có công thức tính hệ số biến thiên của EBIT: (Công thức 1.10) Cũng tương tự như độ lệch chuẩn của EBIT, hệ số biến thiên càng nhỏ thì rủi ro doanh nghiệp gặp phải càng ít và hệ số biến thiên càng lớn thì mức độ biến động của EBIT cũng càng lớn, lợi nhuận thu được có thể cao tương ứng với rủi ro mà doanh nghiệp gặp phải cũng càng nhiều. 1.2.4.2. Mối quan hệ giữa đòn bẩy hoạt động và rủi ro kinh doanh Như đã trình bày ở trên, sự biến động của doanh thu và chi phí sản xuất là hai yếu tố chính của rủi ro kinh doanh, còn đòn bẩy hoạt động làm khuếch đại sự ảnh hưởng của các yếu tố này lên lợi nhuận hoạt động của doanh nghiệp. Đòn bẩy hoạt động là mức độ sử dụng chi phí cố định tác động đến khả năng sinh lời cụ thể là lợi nhuận mà doanh nghiệp nhận được, điều này được thể hiện qua công thức 1.6. Nếu doanh nghiệp sử dụng càng nhiều chi phí cố định thì đòn bẩy hoạt động sẽ càng lớn, có nghĩa là mỗi sự thay đổi nhỏ trong sản lượng hay doanh thu đều có thể mang về khoản lợi nhuận lớn nhưng cũng có thể là khoản lỗ không hề nhỏ cho doanh nghiệp. Điều này cũng đã được thể hiện qua công thức 1.3. Như vậy, sự thay đổi trong EBIT tỷ lệ thuận với đòn bẩy hoạt động của doanh nghiệp. Khi đòn bẩy hoạt động càng lớn thì mức thay đổi của EBIT càng lớn và ngược lại, khi đòn bẩy hoạt động càng nhỏ thì mức thay đổi của EBIT càng nhỏ. Mặt khác, khi chi phí cố định chiếm tỷ trọng lớn trong cấu trúc chi phí mà các khoản chi phí cố định này doanh nghiệp sẽ luôn phải gánh chịu và rất khó để điều chỉnh một cách tức thời. Vì vậy, điều đó có thể làm tính linh hoạt trong việc quản lý dòng tiền của doanh nghiệp trong điều kiện kinh doanh biến động. Đây chính là một trong những rủi ro mà các nhà quản trị tài chính sẽ phải tính đến khi sử dụng đòn bẩy hoạt động.
  • 22. 10 Tuy nhiên bản thân đòn bẩy hoạt động không phải là nguồn gốc của rủi ro, bởi lẽ đòn bẩy hoạt động cao cũng không có ý nghĩa gì nếu doanh thu và cơ cấu chi phí là cố định. Do đó sẽ sai lầm nếu đồng nghĩa đòn bẩy hoạt động với rủi ro kinh doanh. Tuy nhiên đòn bẩy hoạt động có tác dụng khuếch đại sự thay đổi doanh thu và do đó khuếch đại rủi ro kinh doanh. Từ giác độ này, có thể nói đòn bẩy hoạt động là một dạng rủi ro tiềm ẩn, nó chỉ trở thành rủi ro kinh doanh khi xuất hiện sự biến động doanh thu và chi phí sản xuất. 1.2.5. Ý nghĩa của đòn bẩy hoạt động với quản trị tài chính Nhà quản trị tài chính cần biết sự thay đổi doanh thu sẽ ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận hoạt động. Đòn bẩy hoạt động chính là công cụ giúp các nhà quản trị tài chính hiểu được điều này. Đôi khi biết trước đòn bẩy hoạt động, nhà quản trị tài chính có thể dễ dàng hơn trong việc quyết định chính sách doanh thu và chi phí của doanh nghiệp mình. Nhưng nhìn chung, các doanh nghiệp đa phần đều không thích hoạt động dưới điều kiện đòn bẩy hoạt động cao bởi trong tình huống như vậy, chỉ cần một sự sụt giảm nhỏ của doanh thu cũng có thể dẫn đến lỗ trong hoạt động. Tuy nhiên nếu các nhà quản trị tài chính dự đoán tốt về sự biến động của nền kinh tế, về nhu cầu tiêu dùng, quyết định chính sách hoạt động phù hợp thì doanh thu sẽ ngày càng khả quan hơn, đòn bẩy hoạt động cao sẽ đẩy mạnh và khuếch đại mức gia tăng lợi nhuận. 1.3. Đòn bẩy tài chính 1.3.1. Khái niệm, công thức tính và ý nghĩa của đòn bẩy tài chính 1.3.1.1. Khái niệm đòn bẩy tài chính Đối với các doanh nghiệp nói chung, ngoài nguồn vốn sẵn có để đảm bảo cho quá trình kinh doanh được diễn ra liên tục và ngày càng mở rộng quy mô, đầu tư mua sắm và đầu tư vào những hoạt động khác, doanh nghiệp cần phải huy động nguồn vốn từ bên ngoài. Những khoản này gọi là những khoản nợ. Đòn bẩy tài chính (DFL – Degree of Financial Leverage) xuất hiện khi công ty quyết định tài trợ cho phần lớn tài sản của mình, hoặc đầu tư bằng nợ vay, nhằm mục đích gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy, đòn bẩy tài chính là công cụ sử dụng nợ vay hoặc các nguồn tài trợ có chi phí lãi vay tài chính nhằm gia tăng tỷ suất sinh lợi của các nhà đầu tư [7, tr.1]. Không giống như đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính thường được các nhà quản trị lựa chọn sử dụng nhiều hơn. Nhưng ngược lại, chi phí hoạt động tương tự nhau giữa các công ty trong cùng một lĩnh vực kinh doanh, nên những đối thủ cạnh tranh chỉ có thể quyết định khác nhau về cấu trúc vốn. Thang Long University Library
  • 23. 11 Những công ty có tỷ trọng tài sản hữu hình trên tổng tài sản cao tức là họ sử dụng đòn bẩy tài chính nhiều hơn so với những công ty có tỷ trọng này thấp hơn. Vì việc sở hữu nhiều tài sản hữu hình có thể khiến bên cho vay tự tin hơn trong việc nới lỏng tín dụng. Nên các doanh nghiệp sở hữu các nhà máy, đất đai, thiết bị…hay các tài sản hữu hình khác có khả năng được dùng để vay thế chấp có thể sử dụng đòn bẩy tài chính nhiều hơn và các doanh nghiệp có doanh thu dưới mức trung bình hay không có tài sản như vậy sẽ thận trọng hơn bởi sự nhạy cảm với chu kỳ kinh doanh của họ [8, pg.356]. 1.3.1.2. Công thức tính đòn bẩy tài chính Khái niệm về đòn bẩy tài chính là một chỉ tiêu định lượng dùng để đo lường mức độ biến động của EPS khi EBIT thay đổi. Chúng ta có thể hiểu đòn bẩy tài chính tại một mức lợi nhuận hoạt động nào đó là tỷ lệ phần trăm thay đổi của lãi cơ bản trên cổ phiếu và một phần trăm thay đổi của lợi nhuận hoạt động. Theo khái niệm trên, công thức tính đòn bẩy tài chính như sau: (Công thức 1.11) Hơn nữa, vì lãi vay phải trả không đổi khi sản lượng thay đổi, do đó đòn bẩy tài chính sẽ rất lớn trong các doanh nghiệp có tỷ số nợ cao, và ngược lại đòn bẩy tài chính sẽ rất nhỏ trong các doanh nghiệp có tỷ số nợ thấp. Những doanh nghiệp không mắc nợ (tỷ số bằng 0) sẽ không có đòn bẩy tài chính. Như vậy, đòn bẩy tài chính đặt trọng tâm vào tỷ số nợ. Khi đòn bẩy tài chính cao, chỉ cần một sự thay đổi nhỏ của lợi nhuận trước thuế và lãi vay cũng làm thay đổi lớn tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu nghĩa là tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu sẽ rất nhạy cảm với lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Về thực chất, đòn bẩy tài chính phản ánh sự thay đổi của tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ trước sự thay đổi của EBIT trong trường hợp không có vốn cổ phần ưu đãi trong cơ cấu vốn: (Công thức 1.12) 1.3.1.3. Ý nghĩa của đòn bẩy tài chính Khái niệm đòn bẩy tài chính rất hữu dụng trong phân tích, hoạch định và kiểm soát tài chính. Các chi phí tài chính cố định được sử dụng để tạo ra rất nhiều thuận lợi trong việc quản lý tài chính. Việc nghiên cứu về đòn bẩy tài chính còn giúp các nhà
  • 24. 12 quản trị tài chính có thể có thêm công cụ để gia tăng EPS và giúp có thêm các thông tin để hỗ trợ cho việc quản lý nợ, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính với hy vọng đạt được lợi nhuận cao hơn các định phí của nợ và cổ phần ưu đãi, từ đó gia tăng lợi nhuận cho cổ đông thường. Tuy nhiên đòn bẩy tài chính là con dao hai lưỡi vì nó cũng làm tăng tính khả biến hay rủi ro trong lợi nhuận của cổ đông thường. Chẳng hạn như trong một doanh nghiệp có EBIT ít hơn chi phí tài chính cố định của nợ và cổ phần ưu đãi thì việc sử dụng nợ có thể làm giảm lợi nhuận của các cổ đông thường hay nói cách khác là mặt tiêu cực của đòn bẩy tài chính đang được phát tác dụng. Như vậy đòn bẩy tài chính phóng đại lỗ tiềm năng cũng như lãi tiềm năng của các cổ đông. Đối với các nhà quản trị tài chính, việc nghiên cứu đòn bẩy tài chính làm sáng tỏ nguyên tắc đánh đổi lợi nhuận và rủi ro của nhiều loại quyết định tài chính khác nhau. Bất cứ khi nào doanh nghiệp dùng các chi phí tài chính cố định thì doanh nghiệp này được gọi là đang sử dụng đòn bẩy tài chính. Các nghĩa vụ cố định cho phép doanh nghiệp phóng đại các thay đổi nhỏ thành thay đổi lớn hơn. Đòn bẩy tài chính dùng chi phí tài chính cố định làm điểm tựa, dùng sự thay đổi của EBIT là lực bẩy và vật cần bẩy là EPS. Khi doanh nghiệp sử dụng các chi phí tài chính cố định, một thay đổi trong EBIT sẽ phóng đại thành một thay đổi tương đối lớn hơn trong EPS. Đòn bẩy tài chính giúp doanh nghiệp có thêm công cụ để dự kiến nhanh EPS có thể đạt được trong kỳ tương ứng với kết cấu nguồn vốn hiện tại của doanh nghiệp. Điều này rất quan trọng với doanh nghiệp trong việc lựa chọn các quyết định tài chính sao cho hiệu quả nhất. 1.3.2. Mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và rủi ro tài chính 1.3.2.1. Khái niệm rủi ro tài chính Rủi ro tài chính là sự không chắc chắn của EPS và xác suất mất khả năng chi trả xảy ra khi một doanh nghiệp sử dụng các nguồn tài trợ có chi phí tài chính cố định như nợ và cổ phiếu ưu đãi trong cấu trúc vốn. Một doanh nghiệp mất khả năng chi trả khi doanh nghiệp đó không thể đáp ứng các nghĩa vụ tài chính theo hợp đồng như thanh toán lãi vay, gốc vay, thanh toán các khoản phải trả cũng như việc nộp thuế thu nhập doanh nghiệp khi đến thời gian đáo hạn [1, tr.12]. Việc đo lường rủi ro tài chính là một việc các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm, bởi đó là cơ sở quan trọng để ra các quyết định liên quan đến cấu trúc vốn cũng như các quyết định quản trị tài chính khác. Ta sử dụng công thức sau để đo lường: Thang Long University Library
  • 25. 13 (Công thức 1.13) Trong đó: : Độ lệch chuẩn của EPS NS : Số cổ phần thường đang lưu thông Như vậy, độ lệch chuẩn của EPS có phụ thuộc vào độ lệch chuẩn của EBIT. Qua đó, ta thấy được rủi ro tài chính có mối liên hệ mật thiết với rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp. Khi độ lệch chuẩn của EBIT càng lớn thì độ lệch chuẩn của EPS càng lớn, tức là mức độ biến động của EPS tương ứng với sự biến động của EBIT càng lớn và ngược lại. Theo nguyên tắc đánh đổi rủi ro và lợi nhuận, khi độ lệch chuẩn của EPS càng lớn, EPS cũng càng cao nhưng đồng thời rủi ro tài chính và rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp cũng càng cao. Bên cạnh chỉ tiêu độ lệch chuẩn của EPS, ta cũng có thể sử dụng chỉ tiêu hệ số biến thiên CV để đo lường mức độ biến thiên của EPS theo công thức: (Công thức 1.14) Trong đó: : Thu nhập trên mỗi cổ phần thường kỳ vọng của các cổ đông Chỉ tiêu này có thể được sử dụng để đo lường mức độ rủi ro giữa các phương án có EPS kỳ vọng khác nhau. Việc doanh nghiệp có hệ số biến thiên của EPS cao hay thấp lại phụ thuộc vào độ lệch chuẩn của EPS. Khi đó, độ lệch chuẩn của EPS càng cao thì hệ số biến thiên của EPS cũng càng cao và ngược lại. 1.3.2.2. Mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và rủi ro tài chính Việc gia tăng sử dụng nợ và cổ phần ưu đãi sẽ làm tăng chi phí tài chính cố định của doanh nghiệp. Các chi phí này yêu cầu mức EBIT mà doanh nghiệp đạt được phải cao hơn để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính và duy trì hoạt động. Khi gia tăng việc sử dụng nợ thì làm cho chi phí tài chính cố định cũng tăng kéo theo việc tăng xác suất mất khả năng chi trả, từ đó làm rủi ro tài chính tăng lên. Khi đòn bẩy tài chính cao tức là sự thay đổi của EPS được khuếch đại lên nhiều lần do sự thay đổi của EBIT, từ đó cũng làm tăng rủi ro tài chính. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn chấp nhận rủi ro và sử dụng nợ hay cổ phần ưu đãi. Bởi đòn bẩy tài chính có khả năng làm gia tăng tỷ suất sinh lợi mong đợi của vốn cổ phần thường những cũng ngay lúc đó chúng sẽ đưa cổ đông tới một rủi ro lớn hơn.
  • 26. 14 1.3.3. Mối quan hệ giữa EPS với EBIT và điểm bàng quan Các doanh nghiệp thường sử dụng đòn bẩy tài chính để làm gia tăng thu nhập cho các cổ đông. Tuy nhiên, việc đạt được lợi nhuận gia tăng này sẽ kéo theo rủi ro gia tăng. Một phương pháp phân tích gọi là phân tích EBIT – EPS có thể dùng để giúp doanh nghiệp xác định khi nào tài trợ nợ có lợi và khi nào tài trợ vốn cổ phần có lợi hơn. Tuy nhiên, không phải bất kỳ trường hợp nào cũng sử dụng nợ vay đều có lợi trong nền kinh tế phát triển. Doanh nghiệp chỉ sử dụng nợ vay khi EBIT của doanh nghiệp tạo ra cao hơn EBIT tại điểm bàng quan. EBIT tại điểm bàng quan là điểm mà tại đó dù sử dụng bất kỳ phương pháp tài trợ nào, có nợ vay hay không, thì giá trị EPS ở các phương án là như nhau. Điểm bàng quan của EBIT được tính thông qua việc so sánh EPS giữa các phương án. Tổng quát ta có: (Công thức 1.15) Chú thích: EPS1 : EPS của phương án không dùng nợ Scp1 : Số cổ phần thường chưa chi trả tương ứng với phương án tài trợ hoàn toàn bằng vốn cổ phần EPS2 : EPS của phương án tài trợ bằng cả vốn chủ sở hữu và vay nợ Scp2 : Số cổ phần thường chưa chi trả tương ứng với phương án tài trợ có sử dụng đòn bẩy tài chính EBIT0 : EBIT tại điểm bàng quan T : Thuế thu nhập doanh nghiệp PD : Cổ tức cổ phiếu ưu đãi Do hai phương án có phương thức tài trợ khác nhau dẫn đến khi EBIT thay đổi thì EPS của các phương án thay đổi khác nhau. Ta rút ra nhận xét như sau: – Nếu EBIT của doanh nghiệp nhỏ hơn EBIT tại điểm bàng quan thì doanh nghiệp nên duy trì cấu trúc vốn 100% vốn cổ phần. Vì EPS1 > EPS2; – Nếu EBIT của doanh nghiệp bằng đúng EBIT tại điểm bàng quan thì doanh nghiệp có thể tài trợ bằng bất kỳ phương án nào cũng đem lại cùng một giá trị EPS; – Nếu EBIT của doanh nghiệp vượt quá điểm EBIT tại điểm bàng quan, thì doanh nghiệp nên sử dụng đòn cân nợ. Vì EPS2 > EPS1. Thang Long University Library
  • 27. 15 Nếu EBIT thấp hơn EBIT tại điểm bàng quan thì phương án tài trợ bằng cổ phiếu thường (không nợ vay) tạo ra được EPS cao hơn phương án tài trợ bằng nợ (hỗn hợp). Nhưng nếu EBIT vượt qua EBIT tại điểm bàng quan thì phương án tài trợ bằng cổ phiếu thường (không nợ vay) tạo ra được EPS thấp hơn phương án tài trợ bằng nợ (hỗn hợp). Cho nên trong trường hợp này công ty vay nợ sẽ có lợi hơn. 1.4. Đòn bẩy tổng hợp 1.4.1. Khái niệm đòn bẩy tổng hợp Đòn bẩy hoạt động cho ta khái niệm về sự nhạy cảm của lợi nhuận hoạt động khi có sự thay đổi về doanh thu. Còn đòn bẩy tài chính cho ta khái niệm về sự nhạy cảm của lợi nhuận thuần khi có sự thay đổi về lợi nhuận hoạt động. Nhưng thường trong một công ty, nhà quản trị kết hợp cả hai loại đòn bẩy này. Nhà quản trị quan tâm đến việc kết hợp chúng bởi cả hai nhân tố đều góp phần tạo nên rủi ro liên quan tới dòng tiền trong tương lai của doanh nghiệp. Như vậy, đòn bẩy tổng hợp (DTL – Degree of Total Leverage) là việc công ty sử dụng kết hợp cả chi phí hoạt động và chi phí tài trợ cố định. Khi sử dụng kết hợp, đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính có tác động đến EPS khi số lượng tiêu thụ thay đổi qua hai bước. Bước thứ nhất, số lượng tiêu thụ thay đổi làm thay đổi EBIT (tác động của đòn bẩy hoạt động). Bước thứ hai, EBIT thay đổi làm thay đổi EPS (tác động của đòn bẩy tài chính) [8, pg.375]. Biểu đồ 1.3. Mối quan hệ giữa EBIT với EPS và điểm bàng quan Cổ phiếu thường EPS EBIT Nợ Cổ phiếu ưu đãi
  • 28. 16 1.4.2. Công thức tính đòn bẩy tổng hợp Để đo lường mức độ biến động của EPS khi số lượng tiêu thụ thay đổi, người ta dùng chỉ tiêu đòn bẩy tổng hợp. Đòn bẩy tổng hợp phản ánh mức độ nhạy cảm của EPS hay ROE đối với sự thay đổi sản lượng (hay doanh thu). (Công thức 1.16) Về mặt tính toán, cũng có thể tính đòn bẩy hoạt động một cách đơn giản bằng cách nhân đòn bẩy hoạt động với đòn bẩy tài chính: (Công thức 1.17) Ngoài ra, nhân hai công thức tính DOL và DFL lại với nhau ta có: (Công thức 1.18) Phương trình này cho thấy rằng với bất kỳ một công ty nào, chi phí tài chính trước thuế càng lớn thì đòn bẩy tổng hợp càng lớn so với trường hợp không có đòn bẩy tài chính. Biểu đồ 1.4. Mối quan hệ giữa DOL, DFL và DTL DOL Q DOL DFL DTL Thang Long University Library
  • 29. 17 1.4.3. Ý nghĩa của đòn bẩy tổng hợp Nếu một doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính và đòn bẩy hoạt động cao, một sự thay đổi nhỏ trong doanh thu sẽ dẫn tới một sự biến đổi lớn trong EPS. Đòn bẩy tổng hợp tiêu biểu cho độ phóng đại của sự gia tăng (hay sụt giảm) tương đối lớn hơn trong EPS do việc doanh nghiệp sử dụng cả hai loại đòn bẩy. Đòn bẩy hoạt động chỉ tác động đến EBIT, bởi lẽ hệ số nợ không ảnh hưởng tới đòn bẩy hoạt động. Còn mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính chỉ phụ thuộc vào hệ số nợ, không phụ thuộc và kết cấu chi phí. Vì vậy đòn bẩy tài chính tác động tới EAT. Khi đòn bẩy hoạt động khuếch đại EBIT chấm dứt, đòn bẩy tài chính tiếp tục khuếch đại EAT. Vì lẽ đó nhà quản trị tài chính sử dụng đòn bẩy tổng hợp. 1.5. Hiệu quả sử dụng đòn bẩy trong công ty 1.5.1. Khái niệm hiệu quả và hiệu quả sử dụng đòn bẩy Hiệu quả là sự thành công trong việc tạo ra một kết quả như mong muốn. Khi một điều được gọi là hiệu quả, tức là nó có một kết quả theo dự định có sẵn. Theo đó, hiệu quả sử dụng đòn bẩy có thể hiểu một cách chung nhất như sau: hiệu quả sử dụng đòn bẩy là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ, năng lực của doanh nghiệp trong việc điều chỉnh sản lượng sản xuất, chi phí hoạt động hay trong việc sử dụng nợ và cổ phần ưu đãi để đảm bảo cho việc khuếch đại EBIT cũng như EPS một cách tối ưu nhất trong mọi trường hợp. Hiệu quả sử dụng đòn bẩy phản ánh mối quan hệ giữa kết quả thu được do việc sử dụng đòn bẩy và chi phí phải bỏ ra khi sử dụng đòn bẩy. Kết quả thu được càng cao so với chi phí bỏ ra thì hiệu quả sử dụng đòn bẩy càng cao. Do đó, nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy là mục tiêu quan trọng để doanh nghiệp có thể cải thiện chất lượng quản lý toàn diện trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nhà quản trị tài chính phải thường xuyên phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng đòn bẩy để nhanh chóng có những biện pháp khắc phục những mặt hạn chế và phát huy những ưu điểm trong quá trình sử dụng đòn bẩy. Việc phân tích hiệu quả sử dụng đòn bẩy sẽ cung cấp thêm những kinh nghiệm cũng như kỹ năng dự báo, sử dụng đòn bẩy cùng những ưu điểm và hạn chế trong công tác quản lý doanh nghiệp.
  • 30. 18 1.5.2. Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng đòn bẩy 1.5.2.1. Chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán Chỉ tiêu khả năng thanh toán lãi vay cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo khả năng trả lãi hàng năm như thế nào.Việc không trả được các khoản nợ này sẽ thể hiện khả năng doanh nghiệp có nguy cơ bị phá sản. Chỉ tiêu này thể hiện đòn bẩy tài chính có đòn bẩy tài chính âm hay dương. Nếu chỉ tiêu này lớn hơn 1 tức là doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính dương, nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 tức là doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính âm. Khi chỉ số này nhỏ hơn 1 thì có hai khả năng xảy ra: Một là doanh nghiệp vay nợ quá nhiều và sử dụng nợ vay kém hiệu quả khiến cho lợi nhuận làm ra không đủ để trả lãi vay. Hai là khả năng sinh lợi của doanh nghiệp quá thấp khiến cho lợi nhuận tạo ra rất nhỏ không đủ để trả lãi vay. Chỉ tiêu này được so sánh giữa các năm, nếu chỉ tiêu này càng lớn thì có thể kết hợp với các chỉ tiêu khác để kết luận việc sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp có hiệu quả hay không. 1.5.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời Chỉ tiêu doanh lợi trên vốn chủ sở hữu – Return on equity ratio (ROE): đây là chỉ tiêu mà các nhà đầu tư rất quan tâm vì nó cho thấy khả năng sinh lợi của một đồng vốn bỏ ra để đầu tư vào doanh nghiệp. Nếu ROE càng cao thì chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng ngày càng hiệu quả hơn những khoản vốn vay nên đã khuếch đại được ROE. Tăng mức doanh lợi trên vốn chủ sở hữu là một trong những mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động quản lý tài chính doanh nghiệp. Để đánh giá chỉ tiêu này, chúng ta có thể so sánh với chỉ tiêu này của năm trước hoặc với mức trung bình của ngành. Nếu một doanh nghiệp sử dụng hiệu quả đòn bẩy tài chính thì chỉ tiêu ROE sẽ cao và tăng nhanh qua các năm. Ngược lại, nếu sử dụng đòn bẩy tài chính một cách không hiệu quả thì chỉ tiêu này sẽ không cao hay không tăng hoặc thậm chí là giảm so với năm trước đó.Chính vì thế mà chỉ tiêu này được dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính. Chỉ tiêu thu nhập trên mỗi cổ phần thường – Earning per share (EPS): thu nhập trên mỗi cổ phần thường là yếu tố quan trọng nhất, quyết định đến giá trị của cổ phần bởi vì nó đo lường sức thu nhập chứa đựng trong một cổ phần hay nói cách khác, nó Thang Long University Library
  • 31. 19 thể hiện thu nhập mà nhà đầu tư có được từ mỗi cổ phần. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính càng hiệu quả. Để thấy được việc sử dụng đòn bẩy tài chính có hiệu quả hay không, ta lấy chỉ tiêu này so sánh với chỉ tiêu này của năm trước đó. Nếu lớn hơn, chứng tỏ doanh nghiệp đã tiến bộ trong quản lý tài chính mà cụ thể là nâng cao được hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính. 1.5.2.3. Chỉ tiêu quản lý tài sản Chỉ tiêu doanh lợi trên tổng tài sản đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty. Chỉ tiêu ROA cung cấp cho nhà đầu tư thông tin về các khoản lãi được tạo ra từ lượng vốn đầu tư (hay lượng tài sản). Tỷ số ROA càng cao thì quyết định đầu tư vào tài sản của doanh nghiệp càng hiệu quả. Tỷ số ROA cao hay thấp bị tác động rất lớn bởi hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (khả năng quản lý tài sản, quản lý chi phí và doanh thu…) và đặc điểm ngành nghề sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu này dùng kết hợp với chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) để thấy được hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp. Nếu ROA giữ nguyên, ROE tăng lên, điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã sử dụng ngày càng hiệu quả những khoản nợ, từ đó làm cho tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu tăng nhanh hơn tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản. Lúc này ta có thể kết luận là doanh nghiệp đã sử dụng đòn bẩy tài chính có hiệu quả, hay đòn bẩy tài chính trong doanh nghiệp đã phát huy tác dụng ngày càng tốt hơn. 1.6. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng đòn bẩy trong công ty 1.6.1. Các nhân tố chủ quan – Tâm lý của nhà quản trị: Đây là nhân tố thuộc về tính cách riêng của nhà quản trị tài chính. Nếu nhà quản trị tài chính có xu hướng mạo hiểm, thì họ sẽ sử dụng nhiều nợ. Khi đó, đòn bẩy tài chính sẽ cao và ngược lại, với những nhà quản trị tài chính có xu hướng thận trọng, họ thường lựa chọn phương án tài trợ dùng rất ít nợ, thậm chí là không dùng nợ mà họ chỉ sử dụng vốn chủ sở hữu. Khi đó đòn bẩy tài chính ít được dùng và lẽ dĩ nhiên, hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính sẽ khó có thể cao; – Trình độ người lãnh đạo: Các nhà quản trị tài chính có trình độ không cao thì họ thường không hiểu thấu đáo các vấn đề về đòn bẩy thì việc sử dụng đòn bẩy cũng sẽ khó khăn. Họ không thấy được vai trò của đòn bẩy nên sẽ không sử dụng một cách có hiệu quả đòn bẩy. Chính vì thế, trình độ của nhà lãnh đạo doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng đòn bẩy;
  • 32. 20 – Chiến lược phát triển doanh nghiệp: Hiệu quả sử dụng đòn bẩy còn phụ thuộc vào chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp đang có chiến lược mở rộng quy mô, lĩnh vực hoạt động thì sẽ rất cần vốn nên việc vay nợ hay sử dụng vốn cổ phần thường, vốn cổ phần ưu đãi là việc dễ dàng xảy ra. Khi đó các quyết định tài chính từ các nhà quản trị tài chính sẽ tạo nên hiệu quả đòn bẩy. Nếu doanh nghiệp đang có khuynh hướng chuyển đổi lĩnh vực từ lĩnh vực ít rủi ro sang lĩnh vực nhiều rủi ro hơn thì rất có thể nợ sẽ được sử dụng ít hơn trong tương lai để nhằm không làm tăng hơn nữa rủi ro đối với doanh nghiệp. Khi đó đòn bẩy tài chính sẽ giảm độ nghiêng của nó trong doanh nghiệp đó. Đồng thời khi thay đổi chiến lược phát triển của doanh nghiệp, doanh thu và tỷ lệ giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi sẽ là những đối tượng thay đổi đầu tiên ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này sẽ tác động mạnh mẽ đến đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy hoạt động cũng theo đó có sự thay đổi; – Việc sử dụng đòn bẩy hoạt động: Đòn bẩy hoạt động tác động rất lớn đến hiệu quả đòn bẩy tài chính. Sau khi đòn bẩy hoạt động thay đổi, sẽ kéo theo sự thay đổi trong đòn bẩy tài chính. Nếu đòn bẩy hoạt động tốt thì sự thay đổi EBIT là lớn, từ đó đòn bẩy tài chính phát huy tốt hơn sức mạnh của mình để bẩy mạnh mẽ hơn EPS. Nếu sử dụng đòn bẩy hoạt động không tốt, EBIT không được bẩy thậm chí còn làm giảm EBIT. Điều này đương nhiên làm giảm hiệu quả của việc sử dụng đòn bẩy tài chính. Nhưng cũng phải đề cập đến một khía cạnh mà bản thân doanh nghiệp khó có thể quyết định được hiệu quả sử dụng đòn bẩy hoạt động vì việc sử dụng đòn bẩy hoạt động nhiều hay ít còn phụ thuộc vào nhiều nhân tốt khách quan khác như lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp; – Uy tín của doanh nghiệp: Trong kinh doanh, nếu muốn sử dụng đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính, doanh nghiệp cần có một vị thế nhất định trên thị trường, tức là chiếm giữ một vị trí trong tâm trí người tiêu dùng. Thứ nhất, khi sử dụng đòn bẩy hoạt động, tức doanh nghiệp điều chỉnh sản lượng sản xuất để phù hợp với sản lượng tiêu thụ, thì bản thân doanh nghiệp phải có được lòng tin của người tiêu dùng để sau mỗi sự thay đổi trong chiến lược sản xuất kinh doanh, doanh thu của doanh nghiệp tăng lên, tức là được người tiêu dùng đón nhận. Thứ hai, để sử dụng đòn bẩy tài chính, điều đầu tiên doanh nghiệp cần có là uy tín đối với cổ đông và các nhà đầu tư khác trên thị trường để có thể huy động nợ ưu đãi nhất. Nếu doanh nghiệp có uy tín tốt, việc vay nợ hay huy động vốn sẽ dễ dàng hơn với chi phí ít tốn kém hơn, và quá trình sử dụng đòn bẩy tài chính sẽ tạo được nhiều thuận lợi hơn. Nhưng nếu uy tín của doanh nghiệp không đủ để tạo niềm tin cho chủ nợ và cổ đông ưu đãi thì việc huy động thêm Thang Long University Library
  • 33. 21 nợ và vốn cổ phần là khó khăn với chi phí lớn hơn. Điều này không những hạn chế hiệu quả của đòn bẩy tài chính mà còn có thể dẫn doanh nghiệp đi đến một kết cục xấu. 1.6.2. Các nhân tố khách quan – Thị trường tài chính: Nếu doanh nghiệp đang ở trong một thị trường tài chính tương đối phát triển thì việc huy động vốn sẽ có rất nhiều thuận lợi. Điều này tạo điều kiện tốt cho việc doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính. Từ đó nó có tác động tốt đến hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp; – Chi phí lãi vay: Đây là nhân tố rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến số lượng sử dụng nợ của doanh nghiệp. Khi chi phí nợ vay thấp, doanh nghiệp sẽ sử dụng nhiều nợ vay hơn để tài trợ cho các hoạt động của mình, khi đó mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp sẽ cao lên. Ngược lại, khi chi phí nợ vay cao thì doanh nghiệp phải giảm việc sử dụng nợ, từ đó làm cho đòn bẩy tài chính giảm. Nếu với cùng một lượng nợ vay như nhau nhưng chi phí nợ giảm đi thì hiển nhiên EBT sẽ tăng lên làm cho EPS được khuếch đại lớn hơn; – Chính sách, luật pháp Nhà nước: Trong các chính sách vĩ mô của Nhà nước thì doanh nghiệp luôn bị chi phối bởi chúng. Cụ thể là chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp, nếu thuế thu nhập doanh nghiệp cao, càng khuyến khích doanh nghiệp dùng nhiều nợ, khi ấy doanh nghiệp sẽ có phần tiết kiệm được nhờ thuế lớn, gọi là lá chắn thuế. Khi đó, doanh nghiệp dùng nhiều nợ đồng nghĩa với việc khuyến khích doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính nhiều hơn. Mặt khác, với các chính sách dành riêng cho mỗi lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh, sẽ tồn tại những thuận lợi và hạn chế đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này sẽ tạo thuận lợi hoặc khó khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Từ đó đòn bẩy hoạt động sẽ có những biến động ít nhiều; – Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp: Mức độ rủi ro doanh nghiệp phải gánh chịu trong mỗi lĩnh vực là khác nhau. Trong một số lĩnh vực, ngành nghề, thường có sự phân bổ tỷ lệ chi phí cố định và chi phí biến đổi không đồng đều một cách rõ rệt. Vì thế sẽ tạo nên ảnh hưởng tới mức độ sử dụng đòn bẩy hoạt động và hiệu quả sử dụng nó; – Tình hình tiêu thụ sản phẩm và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Khi doanh nghiệp tiêu thụ được nhiều sản phẩm, doanh thu sẽ tăng, làm cho đòn bẩy hoạt động được sử dụng có hiệu quả. Từ đó làm cho hiểu quả sử dụng đòn bẩy hoạt động được nâng lên. Trong trường hợp sản phẩm của doanh nghiệp không tiêu thụ được, vốn bị ứ đọng trong khi chi phí cố định vẫn phải thanh toán, làm cho tăng chi phí, chi phí lãi vay, từ đó làm cho EBT bị giảm sút. Hay chỉ tiêu khả năng thanh toán lãi vay giảm. Điều này không tốt với cả hiệu quả sử dụng đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính;
  • 34. 22 – Thực trạng của nền kinh tế: Đây là nhân tố ảnh hưởng đến tất cả các doanh nghiệp. Nếu nền kinh tế đang hưng thịnh, các doanh nghiệp sẽ có được kết quả kinh doanh tốt, từ đó làm tăng hiệu quả sử dụng đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính. Ngược lại, nếu nền kinh tế đang ở trong điều kiện suy thoái, các doanh nghiệp lại bị trì trệ trong hoạt động của mình, điều này là hoàn toàn không có lợi cho việc sử dụng đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính. Thang Long University Library
  • 35. 23 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐÒN BẨY CỦA CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011 – 2013 2.1. Đặc điểm ngành công nghiệp chế biến thực phẩm Với dân số trên 86 triệu người, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình khoảng 7,5%/năm, nhu cầu tiêu dùng của người Việt Nam đối với thực phẩm chế biến ngày càng lớn và phong phú, đặc biệt là nhu cầu về các sản phẩm sạch được chế biến an toàn và tinh tế. Ngoài những ngành kinh tế kỹ thuật chính (chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa; dầu thực vật; chế biến bột và tinh bột; rượu – bia – nước giải khát), lĩnh vực thực phẩm của nước ta đang ngày càng mở rộng để phục vụ nhu cầu nội địa và xuất khẩu. Bộ Công thương đã xếp Công nghiệp thực phẩm vào nhóm ngành đang có lợi thế cạnh tranh và cùng với đà phát triển mạnh mẽ như hiện nay, đây sẽ là một ngành kinh tế chủ lực của Việt Nam trong thời gian tới. Công nghiệp chế biến thực phẩm là một ngành công nghiệp chế biến mà ở đó nó sử dụng các loại thực phẩm tươi mới được thu hoạch làm nguyên liệu đầu vào nhằm chế biến, biến đổi chúng thành các loại thực phẩm vẫn còn nguyên giá trị ban đầu của nó nhưng có chất lượng cao hơn, an toàn vệ sinh hơn, thời gian bảo quản được lâu hơn. Hoặc biến các loại thực phẩm thành các sản phẩm khác nhưng vẫn giữ được những tính chất đặc trưng của nó. Ngoài ra công nghiệp chế biến thực phẩm rất nhạy cảm với nguồn nguyên liệu dùng để chế biến bởi lẽ: nguồn nguyên liệu nó rất đa dạng về chủng loại, tuỳ vào từng mùa mà có những loại thực phẩm đặc trưng cho nên có lúc thì nguồn nguyên liệu rất dồi dào, cũng có lúc lại khan hiếm, do vậy phải biết điều tiết sản xuất, chế biến sao cho hợp lý nhằm khai thác, tận dụng tối đa công suất của nhà máy, tránh tình trạng có lúc thì thừa nguyên liệu, có lúc thì thiếu nguyên liệu. Trước đây chúng ta chưa quan tâm nhiều đến công nghiệp chế biến thực phẩm, chưa thấy được tầm quan trọng của nó đối với nền nông nghiệp nước ta. Nhưng ngày nay với nền sản xuất hiện đại: công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cho nên chúng ta thấy rõ được vị trí của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm là một ngành quan trọng trong ngành công nghiệp chế biến, nó lại càng quan trọng hơn đối với đất nước ta bởi lẽ Việt Nam là một nước nông nghiệp. Nó góp phần trong việc tiêu thụ các loại sản phẩm trong nông nghiệp, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu, tạo việc làm, tăng thu nhập, chuyển đổi cơ cấu thực phẩm trong nông nghiệp. Do vậy, nó làm tăng đóng góp của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm vào GDP, nâng cao đời sống của người dân.
  • 36. 24 Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm có các đặc điểm sau: – Về sản phẩm Thứ nhất là liên quan đến nhu cầu thiết yếu đối với con người. Ta biết rằng, các sản phẩm từ thực phẩm có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với nhu cầu tiêu dùng của con người, nó giống như việc chúng ta tiêu dùng các loại lương thực hàng ngày để nuôi sống con người. Các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật, động vật, vi sinh vật hay các sản phẩm chế biến từ phương pháp lên men như rượu, bia. Mặc dù trong lịch sử thì nhiều nền văn minh đã tìm kiếm thực phẩm thông qua việc săn bắn và hái lượm, nhưng ngày nay chủ yếu là thông qua gieo trồng, chăn nuôi, đánh bắt và các phương pháp khác. Trong thực phẩm có chứa các loại chất như chất đạm (cacbohydrat), chất béo (lipit), chất đạm (protein), các kháng thể hoặc nước… giúp con người cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể, tăng sức đề kháng, chống lại bệnh tật, tạo ra cảm giác thú vị cho khẩu phần ăn. Thứ hai là các loại thực phẩm còn liên quan đến vấn đề sức khoẻ của con người. Ngoài việc, nó tạo ra các chất dinh dưỡng đảm bảo cho con người có được những kháng thể cần thiết mà còn liên quan đến việc trong quá trình sản xuất chế biến thực phẩm có được đảm bảo an toàn không. Ngày nay quá trình sản xuất nguồn nguyên liệu này sử dụng nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật có tác động xấu đến sức khoẻ con người. Do vậy, ngoài sản xuất sạch thì công việc chế biến có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, xử lý các loại vi khuẩn, khử các chất độc hại, có thời gian bảo quản được lâu hơn. Từ đó, đảm bảo được nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của con người mà không ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ của chúng ta. Chính vì nhận thức được tầm quan trọng của việc tiêu dùng thực phẩm, cho nên các loại sản phẩm thực phẩm được tiêu dùng rộng rãi trong nước và xuất khẩu. Hầu như mọi người trong xã hội đều có nhu cầu sử dụng các loại thực phẩm đã qua chế biến hoặc các sản phẩm thực phẩm tươi sống. – Vùng nguyên liệu Vùng nguyên liệu phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm có thể chia làm hai loại đó là: vùng nguyên liệu tập trung và phi tập trung. Vùng nguyên liệu tập trung là vùng nguyên liệu mà ở đó các loại thực phẩm được trồng, chăn nuôi, đánh bắt… tập trung tại các trang trại, các vùng chuyên canh. Ở đó có thể sản xuất tập trung chủ yếu vào một số loại mặt hàng thực phẩm nào đó. Vùng nguyên liệu tập trung tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu mua tập trung, cung cấp kịp thời các loại thực phẩm cho các nhà máy chế biến. Nó đảm bảo cho quá trình chế biến sản phẩm thực phẩm diễn ra một cách liên tục. Thang Long University Library
  • 37. 25 Vùng nguyên liệu phi tập trung là vùng nguyên liệu mà ở đó các loại thực phẩm được gieo trồng, chăn nuôi, đánh bắt… một cách phân tán, thường do các hộ gia đình nông dân thực hiện với quy mô nhỏ, các loại thực phẩm thường có chất lượng không cao. Do đó với vùng nguyên liệu như vậy thì các doanh nghiệp chế biến cần có hệ thống thu mua nguyên liệu một cách thật quy mô, chặt chẽ, phải thu mua một cách kịp thời. Với vùng nguyên liệu này chỉ cung cấp các loại thực phẩm cho các doanh nghiệp chế biến mang tính chất mùa vụ, không thường xuyên. Ví dụ: các hộ gia đình nông dân trồng cây cải để lấy hạt cung cấp cho các nhà máy ép dầu thực vật. – Lao động Lao động trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm ngoài những đặc điểm giống như những ngành công nghiệp khác nó còn có những đặc trưng riêng: lao động mang tính tập trung và lao động mang tính mùa vụ. Lao động mang tính tập trung là nó thể hiện số lượng lao động thường xuyên làm trong các xí nghiệp chế biến, các doanh nghiệp chế biến luôn phải giữ số lao động này một cách ổn định, mang tính lâu dài. Còn lao động theo mùa vụ, đối với những doanh nghiệp chế biến phụ thuộc vào những loại thực phẩm theo mùa vụ, vào đúng mùa thu hoạch thì có một lượng nguyên liệu tương đối nhiều cần phải huy động một lượng lao động tương đương. Do vậy doanh nghiệp cần phải tuyển nhiều lao động hơn, khi mùa thu hoạch đó kết thúc thì doanh nghiệp không thuê họ nữa, khi nào đến mùa thì tiếp tục thuê họ. Khi nền công nghiệp chế biến phát triển với trình độ chuyên môn hoá cao đòi hỏi trình độ của người lao động cũng phải nâng cao. Do đó, đối với ngành công nghiệp chế biến thực phẩm thì ngoài việc người lao động có trình độ tay nghề thành thạo thì đòi hỏi họ phải có đạo đức trong khi tiến hành chế biến vì các sản phẩm do họ làm ra vẫn còn nhiều khâu còn phải làm thủ công trực tiếp, các sản phẩm thực phẩm có thể được sử dụng tươi sống do vậy nó liên quan đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Về đặc điểm thị trường lao động của ngành này cũng dễ dàng tìm kiếm. Chúng ta có thể huy động lực lượng lao động trong chính ngành sản xuất thực phẩm, những người nông dân đối với lao động theo mùa vụ. Doanh nghiệp có thể tuyển được lao động cho việc chế biến rộng rãi vì công việc chế biến thực phẩm cũng không phải đòi hỏi trình độ tay nghề quá cao. – Phân bố doanh nghiệp công nghiệp chế biến Cũng giống như những doanh nghiệp công nghiệp khác thì các doanh nghiệp công nghiệp chế biến thực phẩm cũng phải đặt ở địa điểm gần đường giao thông, gần cảng. Nhưng doanh nghiệp chế biến thực phẩm thường đặt ở gần vùng nguyên liệu, nhất là những vùng nguyên liệu tập trung như các trang trại hay các vùng chuyên canh. Bởi vì nó vừa tiết kiệm chi phí vận chuyển, mặt khác hầu hết thực phẩm là loại nguyên
  • 38. 26 liệu không để được lâu. Do vậy địa điểm chế biến ở gần đó thì việc vận chuyển đến cơ sở chế biến sẽ nhanh hơn, chất lượng và số lượng thực phẩm đã bị giảm sút và tránh được tổn thất sau thu hoạch khi mang đến các doanh nghiệp chế biến. Phần lớn các doanh nghiệp công nghiệp chế biến thực phẩm trước khi tìm địa điểm đặt doanh nghiệp họ phải xem xét xem nơi đó có thể cung ứng nguyên liệu thường xuyên cho việc sản xuất của họ không. Tóm lại các doanh nghiệp chế biến thực phẩm thường đặt ở ngay nơi sản xuất thực phẩm hoặc phải gần nơi có thể dễ dàng vận chuyển nguyên liệu tới nơi sản xuất. – Công nghệ chế biến Công nghệ chế biến thực phẩm có những đặc điểm rất riêng đó là vừa cần những công nghệ hiện đại lại vừa phải chế biến thủ công ở một số khâu. Để đảm bảo các sản phẩm thực phẩm vẫn ở dạng tươi sống mà vẫn giữ được chất lượng và thời gian bảo quản lâu thì cần phải có những phương pháp bảo quản tốt, có cách xử lý thật khoa học đồng thời cũng cần kế thừa những phương pháp cổ truyền vốn tồn tại lâu trong dân gian. Ví dụ như: muối dầm, ngâm, sấy khô, yếm khí... Nhưng để có được những sản phẩm sản xuất từ thực phẩm có chất lượng cao, đa dạng về chủng loại thì cần có công nghệ chế biến hiện đại. Máy móc thiết bị thường được trang bị sản xuất theo dây chuyền, đồng bộ. Công nghệ sản xuất luôn thay đổi do vậy mà công nghệ chế biến thực phẩm cũng luôn thay đổi để nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường ngày càng tăng, đòi hỏi chất lượng cao. Dưới đây là danh sách các công ty ngành công nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết ở Việt Nam: 2.1. Danh sách các công ty ngành công nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết ở Việt Nam STT Mã CK Tên Công Ty Ngày GDĐT 1. BBC Công ty Cổ phần Bibica 19/12/2001 2. BHS Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa 20/12/2006 3. CAN Công ty Cổ phần Đồ hộp Hạ Long 22/10/2001 4. CAP Công ty cổ phần Lâm nông sản thực phẩm Yên Bái 09/01/2008 5. CLC Công ty Cổ phần Cát Lợi 16/11/2006 6. HAD Công ty cổ phần Bia Hà Nội - Hải Dương 27/10/2009 7. HAT Công ty cổ phần Thương mại Bia Hà Nội 29/10/2010 8. HHC Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà 20/11/2007 Thang Long University Library
  • 39. 27 STT Mã CK Tên Công Ty Ngày GDĐT 9. HNM Công ty cổ phần Sữa Hà Nội 27/12/2006 10. KDC Công ty cổ phần Kinh Đô 12/12/2005 11. KTS Công ty cổ phần Đường Kon Tum 31/12/2010 12. LAF Công ty Cổ phần Chế biến hàng xuất khẩu Long An 15/12/2000 13. LSS Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn 09/01/2008 14. MCF Công ty cổ phần Xây lắp Cơ khí và Lương thực Thực phẩm 14/02/2011 15. MSN CTCP Tập đoàn Ma San 05/11/2009 16. NST Công ty cổ phần Ngân Sơn 29/12/2006 17. NHS Công ty cổ phần Đường Ninh Hòa 02/07/2010 18. SBT Công ty cổ phần Bourbon Tây Ninh 25/02/2008 19. SCD Công ty Cổ phần Nước Giải khát Chương Dương 25/12/2006 20. SEC Công ty cổ phần Mía đường - Nhiệt điện Gia Lai 06/01/2010 21. SGC Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Sa Giang 05/09/2006 22. TAC Công ty cổ phần Dầu thực vật Tường An 26/12/2006 23. THB Công ty cổ phần Bia Thanh Hóa 19/11/2008 24. VCF Công ty cổ phần Vinacafé Biên Hòa 28/01/2011 25. VDL Công ty cổ phần Thực phẩm Lâm Đồng 27/11/2007 26. VLF Công ty cổ phần Lương thực thực phẩm Vĩnh Long 21/12/2010 27. VNM Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam 19/01/2006 28. VTL Công ty Cổ phần Vang Thăng Long 20/01/2006 Nguồn: HOSE và HNX Trong số 28 công ty ngành công nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết ở Việt Nam nêu trên, tác giả chọn ba công ty để phân tích sâu và tổng kết ngành là Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa (BHS), Công ty Cổ phần Bia Hà Nội – Hải Dương (HAD), Công ty Cổ phần Dầu thực vật Tường An (TAC). 2.2. Thực trạng sử dụng đòn bẩy hoạt động của các công ty cổ phần ngành công nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết ở Việt Nam giai đoạn 2011 – 2013 2.2.1. Phân tích điểm hòa vốn Trước khi phân tích điểm hòa vốn, ta cần xác định và phân loại được định phí và biến phí trong tổng chi phí của từng sản phẩm một cách chính xác. Điều này là cơ sở
  • 40. 28 giúp cho việc tính toán, xác định, phân tích và đánh giá điểm hòa vốn cũng như các tỷ số về đòn bẩy hoạt động đúng đắn, chính xác hơn. Tổng biến phí bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, một số chi phí sản xuất chung như chi phí vật liệu sản xuất, chi phí điện nước nhà xưởng. Do phần lớn các công ty trả lương cho nhân công trực tiếp sản xuất dựa theo lượng sản phẩm họ làm ra trong kỳ, vì vậy đây là chi phí biến đổi. Các chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp, vật liệu phục vụ cho việc sản xuất ở nhà máy, tiền điện nước cũng đều phát sinh phụ thuộc chủ yếu vào số lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ. Tổng định phí bao gồm chi phí quản lý kinh doanh và một số chi phí sản xuất chung như chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí sửa chữa bảo dưỡng máy móc thiết bị. Tại bộ phận quản lý doanh nghiệp bao gồm các chi phí như chi phí nhân viên, đồ dùng văn phòng, điện nước, các dịch vụ mua ngoài như internet, điện thoại…đều được chi trả với số tiền cố định không bị ảnh hưởng nhiều bởi số lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ. Tiền lương của nhân viên phân xưởng cũng được chi trả theo một mức cố định chứ không theo số lượng sản phẩm. Hàng năm, các công ty có hoạt động bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị phát sinh chi phí cố định. Vì vậy, tất cả chi phí trên đều là định phí. Thông qua số liệu tác giả thu thập được của các công ty ngành công nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết ở Việt Nam có thể thấy xu hướng doanh thu hòa vốn của các công ty như sau (Bảng 2.2 – Số liệu chi tiết tham khảo tại Phụ lục 1): 2.2. Thống kê doanh thu hòa vốn giai đoạn 2011 – 2013 Doanh thu hòa vốn Năm 2012 so với năm 2011 Năm 2013 so với năm 2012 Tăng 3 26 Giảm 25 2 Giá trị âm 0 0 Tổng số công ty 28 28 Nguồn: Tác giả tổng hợp Thang Long University Library
  • 41. 29 Biểu đồ 2.1. Thống kê doanh thu hòa vốn giai đoạn 2011 – 2013 Nguồn: Tác giả tổng hợp Mặc dù điểm hòa vốn không phải là mục tiêu hoạt động của các công ty song qua bảng thống kê và biểu đồ doanh thu hòa vốn ở trên, ta đã có cái nhìn sơ bộ về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty. Doanh thu hòa vốn là doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh tối thiểu các công ty cần đạt được để bắt đầu phát sinh lợi nhuận. Ta dễ dàng nhận thấy doanh thu của các công ty ngành công nghiệp chế biến thực phẩm tương đối cao, phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí biến đổi bù đắp chi phí cố định dẫn đến các công ty đều xác định được điểm doanh thu hòa vốn của mình vào các năm. Năm 2012, 13 công ty nâng điểm doanh thu hòa vốn lên chiếm 11%, 25 công ty còn lại có điểm doanh thu hòa vốn giảm. Sang năm 2013, một sự thay đổi rõ rệt là số công ty có điểm doanh thu hòa vốn tăng đã tăng từ 11% năm trước lên 93%. Song xét mặt khác, doanh thu hòa vốn tăng đòi hỏi các công ty này cần tích cực gia tăng doanh thu hơn nữa để đạt được khoảng lãi tối thiểu là bằng kỳ kinh doanh trước. Nói cách khác, doanh thu hòa vốn giảm sẽ giảm được áp lực về doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh cho công ty. Cụ thể, ta tính toán điểm doanh thu hòa vốn của ba công ty có mã chứng khoán BHS, HAD và TAC đã chọn ở trên như sau:
  • 42. 30 2.3. Doanh thu hòa vốn của BHS, HAD, TAC giai đoạn 2011 – 2013 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu VC FC S SBE BHS 2011 2.140.686 193.114 2.566.008 1.165.076 2012 2.626.140 202.782 3.045.798 1.471.752 2013 2.669.069 106.774 2.930.013 1.198.912 HAD 2011 230.549 73.226 335.836 233.570 2012 221.787 77.841 339.573 224.412 2013 209.918 70.138 323.165 200.148 TAC 2011 3.887.308 485.001 4.442.783 3.879.120 2012 3.625.546 331.722 4.057.149 3.118.241 2013 3.816.141 391.019 4.301.847 3.463.215 Nguồn: HOSE và HNX Như đã phân tích ở trên, TAC là một trong số phần lớn các công ty có doanh thu hòa vốn tăng trong năm 2013. Điều này đòi hỏi TAC cần điều chỉnh chi phí cũng như doanh thu để luôn đạt được lợi nhuận trong kinh doanh. Còn hai công ty BHS và HAD có doanh thu hòa vốn giảm năm 2013 song biến động điểm doanh thu hòa vốn rất phức tạp, phụ thuộc vào tổng chi phí kinh doanh cũng như mục tiêu doanh thu đạt được trong các năm tiếp theo, nên dù đã giảm bớt áp lực về doanh thu, song điểm doanh thu hòa vốn giảm cũng phản ánh rằng doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh giảm. Từ sự biến động doanh thu, chi phí biến đổi và chi phí cố định, mỗi công ty đều xác lập được điểm doanh thu hòa vốn cho mình tại thời điểm nhất định. Từ đó, các nhà quản trị tài chính sẽ tìm ra những chiến lược trong sản xuất và trong cạnh tranh để đưa sản lượng, doanh thu của mình đạt mức tối ưu hơn trong dài hạn. Cụ thể hơn, nhà quản trị phải có kế hoạch đầu tư chi phí cố định, để hoạt động tiêu thụ sản phẩm và cung ứng dịch vụ sẽ tạo ra doanh thu để doanh thu đủ lớn, bù đắp được chi phí biến đổi và chi phí cố định cũng như gia tăng điểm vượt của doanh thu thực tế so với doanh thu hòa vốn và kỳ vọng sẽ gia tăng lợi nhuận nhanh chóng. 2.2.2. Phân tích thực trạng sử dụng đòn bẩy hoạt động Đòn bẩy hoạt động bình quân của mỗi doanh nghiệp dựa trên tổng doanh thu được xác định dựa trên công thức 1.8. Đòn bẩy hoạt động của các công ty tiêu biểu là BHS, HAD và TAC như sau (Bảng 2.4 – Số liệu chi tiết tham khảo tại Phụ lục 5): Thang Long University Library