SlideShare a Scribd company logo
1 of 95
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
PHẠM THỊ HỒNG XUYẾN
VẤN ĐỀ QUYỀN CON NGƯỜI VÀ CAN THIỆP
NHÂN ĐẠO TRONG LUẬT QUỐC TẾ
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
PHẠM THỊ HỒNG XUYẾN
VẤN ĐỀ QUYỀN CON NGƯỜI VÀ CAN THIỆP
NHÂN ĐẠO TRONG LUẬT QUỐC TẾ
Chuyên ngành : Luật quốc tế
Mã số : 60 38 01 08
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS.GVC. LÊ VĂN BÍNH
HÀ NỘI - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,
tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán
tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia
Hà Nội.
Do vậy, tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có
thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người cam đoan
Phạm Thị Hồng Xuyến
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ QUYỀN CON NGƯỜI...................................7
1.1. Lý luận chung về quyền con người .................................................................. 7
1.1.1. Khái niệm quyền con người....................................................................7
1.1.2. Lịch sử phát triển của tư tưởng về quyền con người - Các thế hệ quyền
con người..................................................................................................9
1.2. Khái niệm pháp luật quốc tế về quyền con người ......................................... 11
1.3. Một số văn kiện quốc tế về quyền con người................................................ 12
1.4. Nội dung pháp luật quốc tế về quyền con người........................................... 14
1.5. Mối quan hệ giữa Luật quốc tế về quyền con người và Luật nhân đạo
quốc tế............................................................................................................... 18
1.6. Cơ chế bảo vệ và phát triển quyền con người trong luật quốc tế ................. 19
1.6.1. Cơ chế quốc tế về bảo vệ và phát triển quyền con người .....................20
1.6.2. Cơ chế quốc gia bảo vệ và phát triển quyền con người........................24
Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CAN THIỆP NHÂN
ĐẠO ĐỂ BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI TRONG LUẬT QUỐC TẾ ...26
2.1.Lý luận chung về can thiệp nhân đạo.............................................................. 26
2.1.1.Khái niệm can thiệp nhân đạo................................................................26
2.1.2. Mục đích, ý nghĩa của việc can thiệp nhân đạo....................................30
2.2. Can thiệp nhân đạo và các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại...... 30
2.2.1. Can thiệp nhân đạo và nguyên tắc không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng
vũ lực trong quan hệ quốc tế ..................................................................31
2.2.2. Can thiệp nhân đạo và nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ
của nhau trong luật quốc tế.....................................................................34
2.3. Cơ sở pháp lý của can thiệp nhân đạo............................................................ 35
2.4. Quy trình can thiệp nhân đạo trong pháp luật quốc tế................................... 40
2.5. Hệ quả của can thiệp nhân đạo ....................................................................... 42
2.6. Can thiệp nhân đạo hay trách nhiệm bảo vệ .................................................. 44
2.7. Mối quan hệ giữa quyền con người và can thiệp nhân đạo .......................... 47
Chương 3: THỰC TIỄN CAN THIỆP NHÂN ĐẠO VÀ MỘT SỐ
KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP................................................................................52
3.1. Thực tiễn can thiệp nhân đạo.......................................................................... 53
3.1.1. Can thiệp nhân đạo theo quyết định của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc..53
3.1.2. Can thiệp nhân đạo không theo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên
hợp quốc .................................................................................................65
3.1.3. Tồn tại những vi phạm nghiêm trọng quyền con người và Luật Nhân đạo
quốc tế nhưng chưa có động thái của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc...74
3.2. Những bất cập của hoạt động can thiệp nhân đạo, giải pháp và kiến nghị.. 76
3.2.1. Những bất cập của hoạt động can thiệp nhân đạo ................................76
3.2.2. Những kiến nghị và giải pháp về can thiệp nhân đạo trong luật quốc tế
hiện đại....................................................................................................78
KẾT LUẬN.........................................................................................................84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................86
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of
Southeast Asian Nations)
AU : Liên minh châu phi (African Union)
CH : Cộng hòa
ĐƯQT : Điều ước quốc tế
LHQ : Liên hợp quốc
NATO : Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (Nord Atlantic
Treaty Organization)
NQ : Nghị quyết
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Tri thức về quyền con người có ý nghĩa quan trọng cho sự phát triển và
tiến bộ của các xã hội cũng như là tiền đề cho sự phát triển đầy đủ về nhân
cách và năng lực của mỗi cá nhân. Ở phạm vi rộng hơn, tri thức về quyền con
người là tiền đề cho hòa bình và thịnh vượng của toàn nhân loại.
Ai sinh ra đều có quyền được sống, được tự do và được mưu cầu hạnh
phúc. Mỗi cá nhân được nhận sự bảo đảm bằng các quy định và các thiết chế
trong pháp luật quốc gia cũng như pháp luật quốc tế.
Luật quốc tế về quyền con người là tổng thề các nguyên tắc và quy
phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ giữa các chủ thể luật quốc tế trong việc
bảo vệ và phát triển các quyền cơ bản của con người ở từng quốc gia cũng
như trên phạm vi toàn cầu. Các quốc gia có nghĩa vụ tôn trọng các quyền cơ
bản của con người và hợp tác quốc tế trong việc bảo vệ, phát triển quyền con
người trên cơ sở nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc
gia khác và không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ
quốc tế.
Luật pháp quốc tế cũng có những chế định nghiêm khắc để bảo vệ
quyền con người và khi có sự vi phạm nhân quyền nghiêm trọng tại một quốc
gia thì LHQ thông qua Hội đồng Bảo an có quyền sử dụng vũ lực quân sự để
can thiệp vào quốc gia. Đây là quy định có tính “thiện chí, tích cực” trong
pháp luật quốc tế.
Tình hình quốc tế hiện nay đang diễn ra vô cùng phức tạp. Có rất nhiều
cuộc xung đột vũ trang, xung đột sắc tộc ở phạm vi các quốc gia, khu vực.
Đặc biệt là sự tồn tại và bành chướng của các tổ chức khủng bố thế giới với
rất nhiều hành vi xâm hại nghiêm trọng đến quyền con người, để lại những
hậu quả vô cùng nặng nền cho nhân loại. Từ một nhóm thuộc Al-Qaeda, Nhà
2
nước Hồi giáo tự xưng (IS) đang chứng tỏ là lực lượng khủng bố đáng sợ nhất
hiện nay với những tội ác và hình phạt man rợ vi phạm nghiêm trọng các
quyền con người hiện nay như hành quyết các con tin nước ngoài với hình
thức man rợ như chặt đầu, thiêu sống, dìm xuống hồ rồi quay video, tiến hành
thảm sát hàng loạt binh sỹ bại trận, xử bắn tất cả đàn ông, bắt phụ nữ và bé
gái trở thành nô lệ tình dục…
Từ đó đặt ra một nhiệm vụ cấp bách của cộng đồng quốc tế nhằm tiêu
diệt chủ nghĩa khủng bố để bảo vệ các quyền con người khỏi những xâm hại
nghiêm trọng đó.
Bên cạnh đó, nhiều quốc gia với ngọn cờ vi phạm nhân quyền ở để tiến
hành can thiệp nhân đạo để sử dụng vũ lực can thiệp vào công việc nội bộ
quốc gia khác với mục đích “nhân đạo”.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu nội dung quyền con người, mối quan hệ
giữa quyền con người và can thiệp nhân đạo là cơ sở để giải quyết các vấn đề
liên quan. Từ những lý do trên đây, học viên đã chọn và thực hiện nghiên cứu đề
tài: “Vấn đề quyền con người và can thiệp nhân đạo trong luật quốc tế” với
mong muốn kiến nghị một số giải pháp trong việc bảo vệ quyền con người.
2. Tình hình nghiên cứu
Có rất nhiều các công trình nghiên cứu khoa học về quyền con người
và về vấn đề can thiệp nhân đạo ở phạm vi trong và ngoài nước.
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu vấn đề quyền con người và vấn đề can
thiệp nhân đạo đã được một số chuyên gia đề cập dưới các góc độ và ở phạm vi
khác nhau.
Về giáo trình và ấn phẩm khoa học: Giáo trình lý luận và pháp luật về
quyền con người do tập thể tác giả Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã
Khánh Tùng – Khoa Luật, ĐHQGHN 20011; Quyền con người, tập hợp những
bình luận và khuyến nghị chung của Ủy ban công ước LHQ – sách tham khảo,
3
khoa Luật, ĐHQGHN, NXB CAND 2010; Bảo vệ các quyền con người bằng
pháp luật quốc tế - đề tài NCKH của PGS.TS Nguyễn Bá Diến và Hoàng Ngọc
Giao, Luật quốc tế về quyền con người của nhóm dễ bị tổn thương – sách
chuyên khảo – Khoa Luật ĐHQGHN, NXB Lao động xã hội 2010, Giới thiệu
các văn kiện quốc tế về quyền con người: Khoa Luật – DDHQGHN….
Về các bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành có liên quan: Tạp chí
Luật học, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Tạp
chí Nhân quyền… đã đề cập đến vấn đề quyền con người, can thiệp nhân đạo ở
cả phương diện lý luận và thực tiễn.
Ở cấp độ luận văn và luận án tiến sỹ luật học: Một số đề tài nghiên
cứu về quyền con người, can thiệp nhân đạo cũng đã được triển khai như:
Can thiệp nhân đạo trong Luật quốc tế hiện đại -Ths. Nguyễn Thị Xuân Sơn;
Can thiệp nhân đạo quốc tế - Ths. Ngô Văn Thìn; Can thiệp nhân đạo trong
hoạt động giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế - Ths. Trần Thị Vân Trà…
Ngoài ra, chúng ta còn có thể kể đến các tài liệu khác trên các website
như http: //nghiencuuquocte.net; http://nhanquyen.vn; http://vietbao.vn;
http://www.crights.org.vn
Ở cấp độ quốc tế, có rất nhiều học giả trên thế giới nghiên cứu về vấn
đề quyền con người và vấn đề can thiệp nhân đạo như Richard B. Lillich
“Quyền con người - những vấn đề luật pháp, chính sách và thực tiễn”; Janis
Mark W “Luật nhân quyền châu Âu - văn bản và tư liệu”; James T.H.Tang
“Nhân quyền và quan hệ quốc tế ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương”…
và các bài viết được đăng trên các tạp chí chuyên ngành và trên website như
bài viết của Philip Lynch “Hài hòa hóa luật nhân quyền quốc tế và chính
sách pháp luật quốc gia: Sự hình thành và vai trò trung tâm nguồn luật quyền
con người”..
4
Những công trình nghiên cứu nói trên đã đề cập đến những vấn đề khác
nhau về quyền con người: nghiên cứu lý luận về quyền con người; phân biệt
quyền con người và quyền công dân; các thế hệ quyền con người; quyền con
người trong pháp luật thực định Việt Nam, một số khía cạnh pháp lý, xã hội
về quyền con người. Tuy nhiên chưa có nhiều đề tài nghiên cứu vấn đề can
thiệp nhân đạo gắn với tình hình thực tiễn chính trị - xã hội của thế giới trong
thời gian hiện nay.
Nghiên cứu đề tài quyền con người và sự can thiệp nhân đạo sẽ hiểu
được nội dung các quyền con người cụ thể trong luật pháp quốc tế, từ đó làm
cơ sở để đánh giá thế nào là vi phạm nhân quyền một cách nghiêm trọng, và
đánh giá sự cần thiết hay không cần thiết việc can thiệp nhân đạo vào quốc
gia hay không khi có sự vi phạm nghiêm trọng quyền con người và tìm hiểu
hệ quả của việc can thiệp nhân đạo vào công việc nội bộ của quốc gia.
Nghiên cứu sự can thiệp nhân đạo để phân biệt được rõ học thuyết về
can thiệp nhân đạo hiện nay có lỗi thời hay không, có nên bác bỏ học thuyết
can thiệp nhân đạo hay không?
Nghiên cứu học thuyết về can thiệp nhân đạo để phân biệt can thiệp
nhân đạo với pháp luật nhân đạo quốc tế, tránh sự nhầm lần giữa hai khái
niệm này.
Nghiên cứu vấn đề can thiệp nhân đạo có ý nghĩa thực tiễn to lớn, là
sơ sở để bảo vệ chủ quyền quốc gia, tránh các nước khác lợi dụng học thuyết
can thiệp nhân đạo để dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để can thiệp vào
công việc nội bộ của quốc gia.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia về
quyền con người và hoạt động can thiệp nhân đạo trong luật quốc tế.
5
Nghiên cứu quyền con người, sự can thiệp nhân đạo và mối quan hệ
giữa quyền con người và can thiệp nhân đạo.
Nghiên cứu nội dung các quyền con người trong pháp luật quốc tế và
pháp luật quốc gia, mối quan hệ giữa quyên con người và sự can thiệp nhân đạo.
Nghiên cứu sự can thiệp nhân đạo, phân biệt can thiệp nhân đạo và
pháp luật nhân đạo quốc tế. Cơ chế can thiệp nhân đạo, hệ quả của việc can
thiệp nhân đạo.
Nghiên cứu thực tiễn hoạt động can thiệp nhân đạo tại một số quốc gia.
4. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu vấn đề quyền con người và can thiệp nhân đạo đề từ đó
kiến nghị một số giải pháp cho vấn đề can thiệp nhân đạo hiện nay nhằm mục
tiêu bảo vệ quyền con người.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong để tài là phương pháp
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Mác - Lênin. Bên cạnh đó kết hợp
các biện pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, nghiên cứu và đánh giá các sự
kiện, quan điểm.
6. Tính mới và những đóng góp của đề tài
Có rất nhiều công trình, bài nghiên cứu chung về quyền con người, sự
tham gia của Việt Nam với các công ước về quyền con người. Tuy nhiên chưa
có nhiều đề tài nghiên cứu quyền con người trong mối quan hệ tổng thể với
các vấn đề khác như vấn đề quyền con người và sự can thiệp nhân đạo.
Nghiên cứu đề tài quyền con người và sự can thiệp nhân đạo sẽ hiểu
được nội dung các quyền con người cụ thể trong luật pháp quốc tế, từ đó làm
cơ sở để đánh giá thế nào là vi phạm nhân quyền một cách nghiêm trọng, từ
đó đánh giá xem sự cần thiết hay không cần thiết việc can thiệp nhân đạo vào
6
quốc gia hay không khi có sự vi phạm nghiêm trọng quyền con người và tìm
hiểu hệ quả của việc can thiệp nhân đạo vào công việc nội bộ của quốc gia.
Nghiên cứu sự can thiệp nhân đạo để phân biệt được rõ học thuyết về
can thiệp nhân đạo hiện nay có lỗi thời hay không, có nên bác bỏ học thuyết
can thiệp nhân đạo hay không?
Nghiên cứu vấn đề can thiệp nhân đạo có ý nghĩa thực tiễn to lớn, là
sơ sở để bảo vệ chủ quyền quốc gia, tránh các nước khác lợi dụng học thuyết
can thiệp nhân đạo để dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để can thiệp vào
công việc nội bộ của quốc gia.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ QUYỀN CON NGƯỜI,
Chương 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CAN THIỆP NHÂN
ĐẠO ĐỂ BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI TRONG LUẬT QUỐC TẾ
Chương 3. THỰC TIỄN CAN THIỆP NHÂN ĐẠO TRONG LUẬT
QUỐC TẾ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP.
7
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ QUYỀN CON NGƯỜI
1.1. Lý luận chung về quyền con người
1.1.1. Khái niệm quyền con người
Quyền con người là những giá trị cao quý, kết tinh từ nền văn hóa của
tất cả các dân tộc trên thế giới. Đây là tiếng nói chung, mục tiêu chung và
phương tiện chung của toàn nhân loại để bảo vệ và thúc đẩy nhân phẩm, hạnh
phúc của mọi người.
Khi chiến tranh thế giới lần thứ II kết thúc, cộng đồng quốc tế và các
lực lượng tiến bộ đã cùng nhau ký kết Hiến chương thành lập nên Liên hợp
quốc với mục đích thực hiện sự hợp tác quốc tế… trong sự phát triển và sự
tôn trọng nhân quyền và những quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi người.
Quyền con người đã trở thành một hệ thống các tiêu chuẩn pháp luật quốc tế
có tính chất bắt buộc với mọi quốc gia. Quyền con người là khái niệm chính
trị - pháp lý rất quan trọng không chỉ trong luật quốc gia mà còn trong luật
quốc tế.
Có rất nhiều định nghĩa về quyền con người ở cả cấp độ quốc tế và
quốc gia. Mỗi định nghĩa nghiên cứu quyền con người ở một góc độ nhất
định. Tuy nhiên, ở cấp độ quốc tế, định nghĩa quyền con người của Văn
phòng Cao ủy Liên hợp quốc về quyền con người thường được trích dẫn bởi
các nhà nghiên cứu. Theo định nghĩa này, quyền con người là những đảm bảo
pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những
hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được
phép và tự do cơ bản của con người. [38,1]
Về mặt pháp lý, quyền con người là phẩm giá, năng lực, nhu cầu và lợi
ích hợp pháp của con người được thể chế bảo vệ bởi luật quốc gia và luật
quốc tế. Những đặc tính quan trọng nhất của quyền con người được tất cả các
văn kiện của Liên hợp quốc công nhận gồm:
8
Một là, quyền con người là bất khả xâm phạm không thể phân chia, liên
quan với nhau và phụ thuộc lẫn nhau. Tính không thể phân chia của nhân nhân
quyền bắt nguồn từ nhận thức rằng các quyền con người đều có tầm quan trọng
như nhau nên về nguyên tắc không có quyền nào được coi là có giá trị cao hơn
quyền nào. Việc tước bỏ hay hạn chế bất kỳ quyền con người nào đều tác động
tiêu cực đến nhân phẩm, giá trị và sự phát triển của con người.
Tuy nhiên, tính chất không thể phân chia không hàm ý rằng mọi quyền
con người đều cần phải được chú ý và quan tâm ở mức độ giống hệt nhau
trong mọi hoàn cảnh. Trong từng bối cảnh cụ thể, cần và có thể ưu tiên thực
hiện một số quyền nhất định, miễn là phải dựa trên những yêu cầu thực tế của
việc bảo đảm các quyền đó chứ không phải dựa trên sự đánh giá về giá trị của
các quyền đó. Ví dụ trong bối cảnh dịch bệnh đe dọa hoặc với những người bị
bệnh tật, quyền được ưu tiên thực hiện là quyền được chăm sóc y tế. Còn
trong bối cảnh nạn đói, quyền được ưu tiên phải là quyền về lương thực, thực
phẩm. Ở góc độ rộng hơn, trong một số hoàn cảnh, cần ưu tiên thực hiện
quyền của một số nhóm xã hội dễ bị tổn thương trong khi vẫn tôn trọng quyền
của tất cả các nhóm khác.
Tính liên quan với nhau và phụ thuộc lẫn nhau của nhân quyền thể hiện
ở chỗ việc đảm bảo các quyền con người, toàn bộ hoặc một phần nằm trong
mối liên hệ phụ thuộc và tác động lẫn nhau. Sự vi phạm một quyền sẽ trực
tiếp hoặc gián tiếp tác động tích cực đến việc đảm bảo các quyền khác.
Thực tế cho thấy để đảm bảo các quyền bầu cử, ứng cử (các quyền
chính trị cơ bản) thì cần đồng thời bảo đảm một loạt quyền kinh tế, xã hội,
văn hóa khác có liên quan như quyền được giáo dục, quyền được chăm sóc y
tế… vì nếu không thì các quyền bầu cử, ứng cử rất ít có ý nghĩa với những
người đói khổ, bệnh tật, hay mù chữ.
9
Tương tự, việc bảo đảm các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa đều gắn liền
với sự phát triển của các quyền dân sự, chính trị. Bởi lẽ kết quả của việc bảo
đảm các quyền dân sự, chính trị chính là sự ổn định, lành mạnh trong quản lý
nhà nước, quản lý xã hội…
Hai là, quyền con người có tính phổ quát tức là phải được thực hiện
trên cơ sở bình đẳng và không phân biệt đối xử với tất cả mọi người vì bất cứ
lý do gì, chẳng hạn như về chủng tộc, dân tộc, giới tính, tôn giáo, độ tuổi,
thành phần xuất thân..
Ba là, quyền con người được thực hiện trên cơ sở tôn trọng nhân phẩm
và giá trị của mỗi con người. Nhà nước có trách nhiệm hàng đầu trong việc
thúc đẩy và thực hiện quyền con người.
Vì sao phải nghiên cứu nội dung quyền con người:việc nghiên cứu
quyền con người là nhiệm vụ vô cùng quan trọng bởi lẽ con người là tế bào xã
hội, là chủ nhân của nhân loại. Chính vì vậy, việc nghiên cứu quyền con
người là nền tảng để phát triển đầy đủ nhân cách năng lực của mình và cũng
là nền tảng của sự phát triển và tiến bộ xã hội…
Hiện nay, quyền con người đã trở thành vấn đề thu hút sự chú ý rộng
rãi của dư luận thế giới, một nhân tố không kém phần quan trọng trong các
chương trình nghị sự và văn kiện của các hội nghị quốc tế, các tổ chức quốc tế
và khu vực, cũng như các hiệp định song phương và đa phương.
1.1.2. Lịch sử phát triển của tư tưởng về quyền con người - Các thế hệ
quyền con người
Quyền con người là một trong những thành tựu và động lực và động
lực phát triển của xã hội loài người. Cuộc đấu tranh vì quyền con người đã
trải qua nhiều thời kỳ lịch sử đầy máu và nước mắt ở khắp nơi trên thế giới.
Lịch sử hình thành, tồn tại và phát triển của loài người xét cho cùng là cuộc
đấu tranh vì quyền con người. Vì thế, quyền con người là một phạm trù lịch
10
sử và sự hình thành, phát triển của nó gắn liền với quá trình phát triển đầy
biến động của lịch sử loài người.
Cùng với sự phát triển về kinh tế và xã hội của loài người, nội dung
quyền con người tiếp tục phát triển. Cùng với sự phát triển và hoàn thiện pháp
luật quốc tế về quyền con người, nhận thức về quyền con người trên toàn thế
giới đã không ngừng được tăng lên trong nhiều thập kỷ qua.
Trong lý luận về quyền con người hiện đại, khái niệm “Thế hệ quyền
con người” được thừa nhận với ý nghĩa khái quát những nội dung và đặc
trưng cơ bản của quyền con người ở tất cả các lĩnh vực, trong điều kiện tồn tại
khác nhau của sử phát triển xã hội và quyền con người. [9,41]
Căn cứ vào quá trình hình thành và phát triển chế các quy định của luật
quyền con người trong thực tiễn quan hệ quốc tế và pháp luật quốc tế, có thể
phân chia thành các thế hệ quyền con người như sau:
Thế hệ quyền con người thứ nhất: Thế hệ quyền con người thứ nhất gắn
với cách mạng tư sản ở Châu Âu thế kỷ XVII - XVIII, Thời kỳ này được tính
từ khi có cuộc Cách mạng dân quyền tư sản Pháp vào năm 1789. Thế hệ
quyền con người thứ nhất là sự khẳng định mạnh mẽ các quyền dân sự, chính
trị như quyền sống, quyền tự do, quyền được xét xử công bằng trước pháp
luật. Các quyền này gắn liền với tự do cá nhân. Mục đích của thế hệ quyền
này về cơ bản là hạn chế sự lạm quyền và sự tùy tiện xâm hại đến cuộc sống
tự do của cá nhân con người từ phía các quan chức và cơ quan Nhà nước qua
đó xác định nghĩa vụ của Nhà nước trong việc thừa nhận, tôn trọng và đảm
bảo thực hiện các quyền của con người. Quyền con người ở thế hệ thứ nhất
được ghi nhận ở các văn bản pháp luật quốc gia như Tuyên ngôn độc lập của
Hợp chủng quốc Hoa kỳ, Tuyên ngôn dân quyền và nhân quyền của Pháp
1796 và các văn kiện pháp lý quốc tế như Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền
con người và Công ước quốc tế về các quyền con người phổ cập, khu vực,
song phương, đa phương.
11
Thế hệ quyền con người thứ hai: Thế hệ quyền con người thứ hai gắn
liền với cuộc cách mạng tháng Mười Nga và Chiến tranh thế giới thứ II. Thế
hệ quyền này được tính từ thập kỷ 60 của thế kỷ XX. Quyền con người thế hệ
thứ hai là thời kỳ phát triển của nhân dân thế giới đấu tranh cho các quyền
kinh tế - xã hội của cá nhân, các quyền dân tộc cơ bản, quyền dân tộc tự
quyết. Quyền con người ở thế hệ thứ hai được ghi nhận rõ nét ở Công ước về
quyền dân sự, chính trị 1966 và công ước về các quyền kinh tế, xã hội, văn
hóa 1966.
Thế hệ quyền con người thứ ba: xác định trách nhiệm của các quốc gia
và các tổ chức quốc tế hoạt động trong lĩnh vực quyền con người về những
nghĩa vụ có hiệu quả các vấn đề quyền con người trong thời đại toàn cầu và
khoa học công nghệ như: quyền được sống trong hòa bình, quyền được phát
triển, được thông tin… vì sự tồn tại của con người trong cộng đồng nhân loại,
chống sự hủy diệt của chiến tranh hạt nhân, của xung đột và bạo lực, của độc
quyền thông tin, của nghèo đói, suy thoái, của suy thoái môi trường… Thời
kỳ này được tính từ thập niên 80 của thế kỷ XX.
1.2. Khái niệm pháp luật quốc tế về quyền con người
Kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai, với sự ra đời của tổ chức Liên hợp
quốc, Hiến chương liên hợp quốc đã thể chế hóa việc bảo vệ quyền con người
thành một nghĩa vụ quốc tế của các quốc gia, xây dựng một hệ thống các thiết
chế để thực thi, bảo vệ quyền con người một cách đầy đủ và hệ thống. Luật
quốc tế về quyền con người được hiểu là tổng thể các nguyên tắc và quy
phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ giữa các chủ thể luật quốc tế trong việc
bảo vệ và phát triển các quyền cơ bản của con người ở từng quốc gia cũng
như trên phạm vi toàn cầu.
Luật quốc tế về quyền con người có một vị trí vô cùng quan trọng, là
một ngành luật trong hệ thống luật quốc tế chung cùng với các ngành luật
quốc tế khác như Luật nhân đạo quốc tế, Luật hình sự quốc tế, Luật biển quốc
12
tế, Luật hàng không quốc tế, Luật ngoại giao và lãnh sự, Luật tổ chức quốc
tế...điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia, các tổ chức quốc tế trong việc
ghi nhận, bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người ở mọi cấp độ quốc gia, khu
vực và quốc tế.
Luật quốc tế về quyền con người cũng đang làm thay đổi quan niệm
truyền thống về tính bất khả xâm phạm về phương diện đối nội của chủ quyền
quốc gia trong luật quốc tế. Chủ quyền quốc gia được hiểu là quyền toàn vẹn
và bất khả xâm phạm của các Nhà nước được tự do hành động trong đối xử
với công dân và xử lý công việc nội bộ của quốc gia mình. Tuy nhiên, ngày
nay với sự ra đời của luật quốc tế về quyền con người, quan niệm này đã và
đang thay đổi. Hiện nay, mặc dù các Nhà nước vẫn có vai trò đầu tiên và quan
trọng trong việc xử lý các vấn đề nội bộ của đất nước mình nhưng trong nhiều
bối cảnh, quyền hành động của Nhà nước với công dân của nước mình không
còn là chủ quyền tuyệt đối nữa. Khái niệm chủ quyền tuyệt đối trước đây
được thay bằng khái niệm chủ quyền “hạn chế”, trong đó mở rộng sự chi phối
của cộng đồng quốc tế đối với một số vấn đề trước đây được coi là “nội bộ”
của quốc gia, đặc biệt là vấn đề nhân quyền.
Chính quyền quốc gia ngày phải tôn trọng những tiêu chuẩn pháp lý về
quyền con người mà mình đã tự nguyện tuân thủ (thông qua việc tự nguyện
tham gia các điều ước quốc tế về vấn đề này) và buộc phải tuân thủ các tập
quán quốc tế về quyền con người.
1.3. Một số văn kiện quốc tế về quyền con người
Kể từ khi LHQ ra đời cho đến nay, đã có 25 điều ước quốc tế đa
phương toàn cầu được ký kết và đang có hiệu lực điều chỉnh các lĩnh vực
khác nhau của quyền con người như quyền tự do cơ bản của con người, quyền
của phụ nữ, trẻ em, bình đẳng giới, chống phân biệt chủng tộc, chống tội ác
diệt chủng… Có thể kể đến một số văn bản quan trọng như: Hiến chương
13
LHQ 1945; Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế - 1948; Tuyên bố thiên niên kỷ
của LHQ - 2000; Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa -
1966; Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị - 1966; Công ước quốc
tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử về chủng tộc - 1960; Công ước
về xóa bổ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ - 1979; Công ước
về quyền trẻ em - 1989;…. Và các điều ước quốc tế khác...
Hiến chương LHQ là văn bản quốc tế rất quan trọng, cơ bản và là văn
bản quốc tế đầu tiền trải qua hơn 70 năm thử thách vẫn giữ nguyên giá trị
pháp lý và các ý nghĩa xã hội. Hiến chương LHQ đã đặt nền móng đầu tiên
cho việc thiết lập một cơ chế pháp lý quốc tế về bảo vệ và thúc đẩy các
quyền con người trên thế giới bởi Hiến chương LHQ đã khẳng định việc
thúc đẩy và bảo vệ quyền con người là một trong những mục tiêu hoạt động
của Liên hợp quốc.
Lời nói đầu của Hiến chương khẳng định ý chí của các dân tộc trong
Liên hợp quốc: “...tin tưởng vào những quyền con người cơ bản, vào nhân
phẩm và giá trị của con người, vào các quyền bình đẳng giữa nam và nữ và
giữa các quốc gia lớn nhỏ...” và bảy tỏ quyết tâm của các dân tộc nhằm:
“...thúc đẩy sự tiến bộ xã hội và nâng cao điều kiện sống trong một nền tự do
rộng rãi hơn” [14,2]
Điều 1 của Hiến chương quy định các mục tiêu hoạt động của tổ chức
này. Một trong các mục tiêu hoạt động đó là tăng cường sự hợp tác quốc tế
trong giải quyết các vấn đề quốc tế về kinh tế xã hội, văn hóa hoặc các vấn đề
nhân đạo, thúc đẩy và khuyến khích sự tôn trọng các quyền con người và tự
do cơ bản cho tất cả mọi người mà không có sự phân biệt đối xử nào về chủng
tộc, giới tính, ngôn ngữ hoặc tôn giáo.
Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế 1948 đã đánh dấu một bước tiến quan
trọng, cụ thể hóa Hiến chương về quyền con người. Đây là văn kiện quốc tế
14
đầu tiên có nội dung hoàn toàn đề cập đến quyền con người. Đây là lần đầu
tiên mà các quyền cơ bản và tự do kể trên của con người đã được cộng đồng
quốc tế công nhận. Tuyên ngôn nhân quyền 1948 là nền tảng pháp lý cho việc
xây dựng các công ước quốc tế về quyền con người làm cơ sở hình thành hệ
thống pháp luật quốc tế về quyền con người hiện nay.
Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa – 1966 và công
ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị - 1966 là những thỏa thuận về
quyền con người đầu tiên của LHQ có tính chất ràng buộc chặt chẽ mang tính
pháp lý, là những trụ cột đầu tiên của pháp luật quốc tế về quyền con người…
Một số khu vực cũng đã có những thoả thuận có tính chất ràng buộc
pháp lý như Công ước châu Âu về quyền con người năm 1950, Công ước châu
Mỹ về quyền con người năm 1969, Hiến chương châu Phi về quyền con người
và quyền của các dân tộc năm 1981, Hiến chương Ả rập về quyền con người
năm 1994. Hiện khu vực châu Á chưa có một văn bản pháp lý tương tự.
1.4. Nội dung pháp luật quốc tế về quyền con người
Trong luật quốc tế, quyền con người có các đặc trưng là một thể thống
nhất, được xác định bằng các quyền năng, chuẩn mực cụ thể mang tính phổ
cập và có sự thống nhất biện chứng giữa đặc trưng dân tộc với đặc tính nhân
loại, giữa quyền cá nhân và quyền tập thể, giữa quyền con người và quyền
công dân.
Việc phân loại quyền con người trong luật quốc tế có thể căn cứ vào
một số tiêu chí nhất định như chủ thể quyền (cá nhân, nhóm, tập thể); tính
chất quyền (quyền tự do, bình đẳng, dân chủ, quyền phát triển); nội dung
quyền (quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa). Việc phân loại
quyền cơ bản của con người theo các tiêu chí nêu trên có ý nghĩa tương đối vì
bản chất quyền con người là thống nhất, không thể bị chia cắt.
15
Các quyền dân sự - chính trị
Đây là quyền con người cơ bản, được thực hiện trong lĩnh vực dân sự -
chính trị. Các quyền dân sự - chính trị lần đầu tiên được ghi nhận trong Tuyên
ngôn nhân quyền 1948 sau đó được cụ thể hóa trong nhiều văn kiện quốc tế
khác như Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị 1966… Các quyền
dân sự - chính trị có một số đặc điểm để phân biệt với các quyền kinh tế, văn
hóa, xã hội:
Về nguồn gốc: với tư cách là quyền chủ thể của cá nhân con người,
khái niệm quyền dân sự - chính trị ra đời sớm hơn các quyền kinh tế - xã hội -
văn hóa. Quyền dân sự - chính trị là những quyền có tính chất gắn chặt với
nhân thân của cá nhân con người, được hiểu là giá trị vốn có, không thể bị
tước đoạt hay chuyển nhượng của cá nhân.
Quyền dân sự - chính trị là những quyền mà sự thực hiện ít bị phụ
thuộc vào trình độ phát triển của quốc gia. Trong các văn bản pháp lý quốc tế,
nội dung của quyền dân sự - chính trị thể hiện ra ở giá trị cá nhân và giá trị
tập thể. Sự thống nhất giữa hai giá trị này được giải thích từ bản chất xã hội
của quyền con người, vì con người là một bộ phận quan trọng hợp thành xã
hội nên xét từ khía cạnh này, quyền của cá nhân gắn liền với quyền của tập
thể. Suy cho cùng thì các quyền của cá nhân không thể có ý nghĩa nếu không
được đặt trong môi trường chính trị - xã hội mà họ đang sống.
Quyền dân sự - chính trị cơ bản của cá nhân bao gồm những nhóm
sau đây:
Quyền sống được xác định dưới nhiều góc độ như không bị tước đoạt
tính mạng một cách vô cớ, không bị tra tấn, đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo,
không áp dụng nhục hình, không dùng làm vật thí nghiệm, không bị bắt làm
nô lệ..
16
Quyền tự do cá nhân như quyền tự do và an ninh cá nhân (không bị can
thiệp vào đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở, thư tín, danh dự…) quyền tự do
tín ngưỡng, tư tưởng và nhiều quyền tự do có tính chất dân sự khác (quyền có
quốc tịch, quyền được khai sinh, quyền được bảo vệ tính mạng, nhân
phẩm…). So với nhiều quyền dân sự chính trị khác như quyền sống thì quyền
tự do cá nhân có tính chất tương đối.
Quyền bình đẳng như quyền bình đẳng của cá nhân trước pháp luật và
được pháp luật bảo vệ.
Quyền tham gia quản lý các công việc của nhà nước và xã hội như quyền
bầu cử, ứng cử, quyền được hưởng các chức vụ công cộng tại đất nước mình…
Quyền dân sự - chính trị với ý nghĩa là quyền tập thể, bao gồm các
nhóm quyền như quyền độc lập, chủ quyền của dân tộc, quyền bình đẳng giữa
các quốc gia dân tộc trong quan hệ quốc tế, chủ quyền vĩnh viễn đối với tài
nguyên thiên nhiên, quyền phát triển bền vững…
Như vậy, quyền dân sự - chính trị được thể hiện ở mối quan hệ chặt chẽ
một cách trực tiếp với con người nhu quan hệ giữa các cá nhân với nhau hay
quan hệ giữa các cá nhân với nhà nước. Cùng với các quyền kinh tế, văn hóa,
xã hội, các quyền dân sự - chính trị là một bộ phận cấu thành hệ thống nhu cầu
và lợi ích của con người, được luật quốc tế, luật quốc gia ghi nhận và bảo vệ.
Cho nên, khi xem xét khía cạnh pháp lý quốc tế của quyền dân sự -
chính trị cần thiết phải xem xét mối quan hệ giữa quyền dân sự - chính trị với
quyền kinh tế, xã hội, văn hóa. Cụ thể, cơ sở vật chất và các điều kiện chính
trị, kinh tế, xã hội đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc thực hiện quyền
dân sự - chính trị vì mức độ và phạm vi bảo đảm của quyền dân sự - chính trị
phụ thuộc vào sự ổn định hay tiến bộ của nền chính trị, kinh tế, xã hội.
17
Các quyền kinh tế - xã hội - văn hóa
Luật quốc tế về quyền con người đã ghi nhận đầy đủ các quyền cơ bản
của con người trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa. Các quyền kinh tế - xã
hội - văn hóa lần đầu tiên được ghi nhận trong Tuyên ngôn nhân quyền 1948 và
sau đó được cụ thể hóa trong nhiều văn kiện quốc tế như Công ước quốc tế về
các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa 1966… Cũng như nhóm quyền dân sự, chính
trị, quyền kinh tế, xã hội, văn hóa mang giá trị là các quyền cá nhân và tập thể.
Với tư cách là quyền tập thể, quyền con người trong lĩnh vực kinh tế, xã
hội, văn hóa đề cập trước tiên khái niệm quyền tự quyết của các dân tộc. Quyền
tự quyết về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội thể hiện ở một số nội dung cơ
bản là quyền tự do lựa chọn trong phát triển và quyền bình đẳng về kinh tế giữa
các dân tộc, không phân biệt chế độ chính trị hay trình độ phát triển.
Giá trị cá nhân của quyền kinh tế, xã hội, văn hóa liên quan đến hai vấn
đề lớn. Một là sự bình đẳng giữa các cá nhân trong thực hiện quyền và hưởng
thụ các giá trị phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa và hai là hình thành các tiêu
chí pháp lý cụ thể để hiện thực hóa các quyền này vào đời sống xã hội. Cả hai
vấn đề này đều chịu tác động của cơ chế và các đảm bảo cụ thể tại từng quốc
gia. Đối với các quốc gia đang phát triển, các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa
có ý nghĩa hết sức quan trọng thậm chí có thể trở thành tiền đề cho việc thực
hiện các quyền dân sự, chính trị.
Trong các công ước phổ cập, nhóm quyền kinh tế, xã hội văn hóa của
cá nhân được ghi nhận theo các nội dung chủ yếu như những quyền về việc
làm (có việc làm, hưởng điều kiện làm việc công bằng, thuận lợi, thành lập và
gia nhập công đoàn..), quyền được hưởng an toàn và phúc lợi xã hội (bao gồm
cả quyền được giáo dục, đào tạo và hưởng lợi ích do áp dụng tiến bộ khoa học
kỹ thuật mà thực tiễn đem lại), quyền kinh tế, xã hội, văn hóa trong quan hệ
gia đình.
18
Trong điều kiện toàn cầu hóa hiện nay, việc đảm bảo các quyền kinh tế,
xã hội, văn hóa của con người không chỉ tùy thuộc vào chính sách, pháp luật
quốc gia mà còn có sự tác động đa chiều của các tổ chức quốc tế. Đó chính là
một trong nhưng đặc điểm cần chú ý đối với quyền con người trong kỷ
nguyên toàn cầu hóa.
1.5. Mối quan hệ giữa Luật quốc tế về quyền con người và Luật nhân đạo
quốc tế
Luật quốc tế về quyền con người và Luật nhân đạo quốc tế là hai ngành
luật có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung cho nhau. Luật quốc tế về quyền con
người và Luật nhân đạo quốc tế có vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo
đảm quyền con người và là cơ sở quan trọng khi tiến hành can thiệp nhân đạo
vào bất kỳ quốc gia nào.
Luật nhân đạo quốc tế là hệ thống các nguyên tắc, quy phạm luật quốc
tế điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia trong giai đoạn xung đột vũ trang
nhằm hạn chế áp dụng các phương tiện, phương pháp tiến hành chiến tranh,
bảo hộ nạn nhân chiến tranh và định lập trách nhiệm đối với các chủ thể vi
phạm nguyên tắc, quy phạm đó của luật quốc tế.
Luật nhân đạo quốc tế bao gồm: Bốn công ước Geneve 1949 là Công
ước Cải thiện tình trạng cho thương binh và bệnh binh thuộc lực lượng vũ
trang chiến đấu trên bộ; Công ước cải thiện tình trạng của thương binh, bệnh
binh và những người đắm tàu thuộc lực lượng vũ trang trên biển; Công ước
đối xử với tù binh chiến tranh; Công ước bảo vệ thường dân trong thời gian
chiến tranh; Công ước La-hay bảo vệ các tài sản văn hóa khi xảy ra xung đột
vũ trang 1954; Công ước về cấm phát triển, sản xuất và tàng trữ các loại vũ
khí vi trùng (sinh học) và vũ khí độc hại cũng như về sự hủy diệt của các loại
vũ khí đó 1972; Công ước về cấm hoặc hạn chế việc sử dụng một số loại vũ
khí công ước 1980: ….
19
Luật quốc tế về quyền con người và Luật nhân đạo quốc tế là hai ngành
luật có khá nhiều điểm chung. Đó là đều nhấn mạnh việc bảo vệ tính mạng,
sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người trên cơ sở các nguyên tắc không
phân biệt đối xử, tôn trọng tính mạng và phẩm giá con người.
Mặc dù đều với mục tiêu là bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân
phẩm của con người nhưng Luật quốc tế về quyền con người và Luật nhân
đạo quốc tế là hai ngành luật quốc tế độc lập. Mỗi ngành luật được hình thành
và phát triển trong những hoàn cảnh khác nhau và theo những hình thức khác
nhau. Luật nhân đạo quốc tế chỉ áp dụng trong bối cảnh các cuộc xung đột vũ
trang còn luật quốc tế về quyền con người được áp dụng trong mọi hoàn cảnh
kể cả hòa bình hay chiến tranh.
1.6. Cơ chế bảo vệ và phát triển quyền con người trong luật quốc tế
Hệ thống các văn kiện quốc tế về quyền con người được ban hành với
mục tiêu bảo vệ các quyền con người trên mọi lĩnh vực, khía cạnh. Vả để các
văn kiện đó được thực thi rộng rãi và hiệu quả trong đời sống quốc tế thì cần
có các biện pháp để bảo vệ quyền con người. Đây là trách nhiệm của cả cộng
đồng quốc tế, của các quốc gia và của các chủ thể khác của luật quốc tế.
Sở dĩ nghiên cứu cơ chế bảo vệ quyền con người rất quan trọng, nó quy
định rõ ràng, cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức quốc tế,
của quốc gia để đảm bảo thực hiện một cách tốt nhất quyền con người và là
công cụ quan trọng để giải quyết, xử lý những vụ việc về vi phạm nhân quyền
đặc biệt là khi có sự vi phạm quyền con người một cách nghiêm trọng…
Để đảm bảo các quy định của pháp luật về quyền con người được thực
hiện nghiêm túc, các thiết chế bảo vệ đã được thành lập ở cả 2 cấp độ là cấp
độ quốc tế và cấp độ quốc gia.
20
1.6.1. Cơ chế quốc tế về bảo vệ và phát triển quyền con người
Cơ chế quốc tế bảo vệ và phát triển quyền con người là cơ chế giám sát,
đánh giá, điều tra việc thực hiện các nghĩa vụ quốc tế trong lĩnh vực quyền
con người của các quốc gia. Cơ chế này có tính chất cưỡng chế đối với các
quốc gia vi phạm nghĩa vụ bảo vệ và phát triển quyền con người.
Cơ chế quốc tế về bảo vệ và phát triển quyền con người thể hiện ở bộ
máy của các cơ quan và các quy tắc, thủ tục về thúc đẩy và bảo vệ quyền con
người của các cơ quan thành lập theo Hiến chương Liên hợp quốc và các cơ
quan khác được thành lập theo một số điều ước quan trọng về quyền con người.
Cơ cấu tổ chức của LHQ gồm 6 cơ quan chính. Trừ Hội đồng quản thác
của Liên hợp quốc đã chấm dứt hoạt động trên thực tế thì các cơ quan chính
của LHQ đều trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến việc giám sát thực hiện
nghĩa vụ thành viên ĐƯQT về quyền con người của các quốc gia.
Đại hội đồng Liên hợp quốc: là một trong 6 cơ quan chính của LHQ,
bao gồm tất cả các quốc gia thành viên (Điều 9 Hiến chương). Trách nhiệm
của Đại hội đồng LHQ về quyền con người được thể hiện trong Điều 13 Hiến
chương LHQ. Theo đó, Đại hội đồng LHQ có trách nhiệm tổ chức nghiên cứu
và thông quan những kiến nghị nhằm… “Thúc đẩy sự hợp tác quốc tế trong
các lĩnh vực kinh tế, xã hội, giáo dục, y tế và thực hiện các quyền của con
người và các tự do cơ bản đối với mọi người không phân biệt chủng tộc, nam
nữ, ngôn ngữ và tôn giáo”. Ngoài ra, Điều 10 Hiến chương LHQ quy định:
“Đại hội đồng LHQ có thể thảo luận tất cả các vấn đề hoặc các công việc
thuộc phạm vi Hiến chương này, hoặc thuộc quyền hạn và chức năng của bất
kỳ một cơ quan nào được ghi trong Hiến chương này và có thể, trừ những quy
định ở điều 12, ra những kiến nghị về những vấn đề hoặc những vụ việc ấy
cho các thành viên Liên hợp quốc hay Hội đồng Bảo an hoặc cho cả các
thành viên Liên hợp quốc và Hội đồng Bảo an”.[14,34]
21
Như vậy, Đại hội đồng LHQ đã trở thành và có chức năng là trung tâm
của sự phối hợp và tổ chức các hoạt động duy trì, phát triển mọi vấn đề về
quyền con người giữa các thành viên của Liên hợp quốc
Từ khi Tuyên ngôn thế giới về quyền con người được thông quan
năm 1948, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã có những thành tựu to lớn
trong lĩnh vực xây dựng luật quốc tế về quyền con người, đó là việc Đại
hội đồng thông qua nhiều tuyên bố và công ước về quyền con người ở
nhiều lĩnh vực như lĩnh vực về quốc tịch, các quyền của trẻ em, quyền của
phụ nữ, của người bị tàn tật, lĩnh vực phát triển và tiến bộ xã hội… ngoài
thành tựu và chức năng lập pháp, Đại hội đồng LHQ cũng giải quyết vấn
đề quyền con người thuộc các phạm trù chính trị, kinh tế, an ninh quốc tế
và giải trừ quân bị. Để thực hiện các chức năng này, Đại hội đồng LHQ có
một số các cơ quan trực thuộc là các ủy ban liên quan đến các quyền tự do
cơ bản của con người.
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc: Hội đồng Bảo an gồm 15 thành viên
trong đó có 5 thành viên thường trực (Điều 23 Hiến chương). Hội đồng Bảo an có
vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xử lý các vấn đề về vi phạm nhân quyền.
Hội đồng bảo an có quyền thông qua các nghị quyết áp dụng các biện pháp trừng
phạt về ngoại giao, kinh tế, quân sự… đối với các quốc gia có hành vi vi phạm
nhân quyền cơ bản của con người đã được ghi nhận trong các ĐƯQT.
Khi xử lý các vi phạm quyền con người, hoạt động của Hội đồng Bảo
an luôn gắn với chức năng duy trì hòa bình và an ninh quốc tế- chức năng
chính của Hội đồng Bảo an đã được Hiến chương LHQ quy định.
Hội đồng kinh tế - xã hội và các ủy ban trực thuộc: Hội đồng kinh tế
xã hội gồm 54 nước thành viên do Đại hội đồng LHQ bầu ra. Hội đồng kinh
tế - xã hội chủ yếu là đưa ra các khuyến nghị nhằm mục đích thúc đẩy việc
22
tôn trọng và tuân thủ các quyền và tự do cơ bản của con người cho tất cả
mọi người.
Trong việc xây dựng bộ máy, cơ quan này đã thiết lập ra Ủy ban quyền
con người, Ủy ban về vị thế của phụ nữ và Ủy ban ngăn ngừa tội ác và tư
pháp hình sự. Đây là những cơ quan chuyên môn có vai trò quan trọng trong
việc nghiên cứu các vấn đề, đề xảy các chương trình, hoạt động, soạn thảo các
văn kiện và gián sát thực hiện các văn kiện quốc tế về quyền con người.
Tòa án công lý quốc tế: Tòa án công lý quốc tế với hai chức năng
chính là giải quyết các tranh chấp quốc tế giữa hai quốc gia và đưa ra các kết
luận tư vấn khi có yêu cầu của các cơ quan LHQ, trong đó có các tranh chấp
và kết luận liên quan đến việc giải thích, áp dụng và thực hiện ĐƯQT về
quyền con người giữa các quốc gia.
Ban thư ký: trong khuôn khổ của Ban thư ký, để giám sát việc thực
hiện nghĩa vụ thành viên ĐƯQT về quyền con người, Văn phòng cao ủy LHQ
về quyền con người đã được thành lập. Văn phòng có trách nhiệm giúp đỡ
LHQ thúc đẩy vấn đề nhân quyền. Đặc biệt thiết chế này có sự điều phối
quan hệ với các tổ chức phi chính phủ, Viện nhân quyền quốc gia và các tổ
chức quốc tế trong hoặc ngoài hệ thống LHQ tiến hành các hoạt động mang
tính chất tư vấn về nhân quyền và tham gia vào UPR của Hội đồng nhân
quyền LHQ.
Ngoài các cơ quan trên, LHQ cũng có những cơ chế giám sát việc thực
hiện ĐƯQT về quyền con người theo mô hình và phương thức của các tổ
chức chuyên môn thuộc hệ thống LHQ. Mỗi tổ chức giám sát việc thực hiện
ĐUQT về quyền con người từ góc độ chức năng và lĩnh vực chuyên môn của
mình. Tổ chức Văn hóa, khoa học và giáo dục của LHQ, tổ chức Y tế thế giới
và thậm chí cả ngân hàng thế giới cũng xem xét đến phạm vi nhân quyền khi
quyết định tài trợ cho các quốc gia.
23
Cơ chế quốc tế giải quyết các vấn đề quyền con người khác trong các
công ước quốc tế về quyền con người của Liên hợp quốc:
Đến nay đã có 24 công ước quốc tế về quyền con người. Đa số các
công ước quốc tế về quyền con người đều quy định có các cuộc họp định kỳ
nhằm kiểm điểm, đánh giá chung việc thực hiện các quy định của công ước.
Trong số đó có năm công ước được thành lập các ủy ban riêng biệt để theo
dõi, đôn đốc việc thực hiện từng công ước nói riêng đồng thời có chức năng
phối hợp các cơ chế khác nói chung.
Hiện nay đã có 9 Ủy ban được thành lập trên cơ sở các công ước quốc
tế về quyền con người là: Ủy ban quyền con người; Ủy ban xóa bỏ sự phân
biệt chủng tộc; Ủy ban quyền kinh tế, xã hội, văn hóa; Ủy ban về xóa bỏ phân
biệt đối xử với phụ nữ, Ủy ban về quyền trẻ em; Ủy ban về người lao động di
cư; Ủy ban chống tra tấn; Ủy ban về quyền người khuyết tật; Ủy ban về
cưỡng bức mất tích..
Thiết chế giám sát khu vực: Ở châu Âu, các ủy ban giám sát nhân quyền
được hình thành dựa trên các Điều ước quốc tế về quyền con người như Công
ước châu Âu về bảo vệ quyền con người và tự do cơ bản năm 1950; Hiến
chương xã hội châu Âu năm 1961… Các thiết chế này có trách nhiệm giám sát
và báo cáo về tình hình thực hiện ĐƯQT của quốc gia thành viên. Đồng thời Tòa
án nhân quyền châu Âu cũng được thành lập nhằm tiếp nhận những kiến nghị
của quốc gia thành viên, của cá nhân khi có hành vi vi phạm nhân quyền và khi
các biện pháp trong nước đã thực hiện nhưng không hiệu quả.
Ở Châu Mỹ, Ủy ban quyền con người châu Mỹ được thành lập năm
1959 có nhiệm vụ thúc đẩy việc tuân thủ và bảo vệ quyền con người ở châu
Mỹ. Năm 1969, Công ước châu Mỹ về quyền con người ra đời xác định các
quyền con người mà quốc gia thành viên có nghĩa vụ tuân thủ và bảo đảm,
đồng thời thiết lập và quy định Tòa án quyền con người châu Mỹ với chức
24
năng xét xử và tư vấn khi quyền con người bị xâm phạm.
Ở Châu Phi, nền tảng của hệ thống văn kiện về quyền con người là
Hiến chương châu Phi về quyền con người và quyền dân tộc được thông qua
năm 1981. Bộ máy cơ quan về quyền con người ở châu Phi gồm Ủy ban
quyền con người và quyền các dân tộc châu Phi và Tòa án Quyền con người
châu Phi.
Ở châu Á, chưa có một văn kiện quốc tế nào về vấn đề quyền con
người nhưng ở một số khu vực, tổ chức đã tồn tại những văn kiện và thiết chế
chung cho thấy triển vọng nhất định về thúc đẩy và bảo vệ quyền con người.
1.6.2. Cơ chế quốc gia bảo vệ và phát triển quyền con người
Cơ chế quốc gia về bảo vệ và phát triển quyền con người nhằm thực
hiện những nghĩa vụ của Nhà nước được nêu trong tất cả các văn kiện quốc tế
về quyền con người. Ở mỗi quốc gia khác nhau, việc thành lập các cơ quan
bảo vệ quyền con người và cơ chế hoạt động của các cơ quan này cũng rất đa
dạng, phong phú…
Cơ chế quốc gia về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người xuất phát từ
việc quốc gia mong muốn thực hiện những nghĩa vụ mà đã được nêu trong tất
cả các văn kiện quốc tế về quyền con người, tức là thực hiện nghĩa vụ là thành
viên của các điều ước trên cơ sở của nguyên tăc Pacta sunt servanda. Các cơ
chế quốc gia bảo vệ quyền con người, nếu xét theo nghĩa rộng, rất đa dạng.
Về lý thuyết, các cơ quan nhà nước có chức năng duy trì ổn định, trật tự xã
hội và bảo đảm quyền của người dân. Các chính quyền dân chủ tồn tại để
phục vụ nhân dân, phục vụ công dân của quốc gia mình và phục vụ con
người. Do đó, các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp đều có chức năng
bảo vệ quyền con người. Tuy nhiên, chính các cơ quan và viên chức nhà nước
cũng đồng thời là chủ thể chính có thể vi phạm quyền con người, vì vậy,
nhiều quốc gia trên thế giới đã thiết lập các cơ quan độc lập hoặc bán độc lập
với bộ máy nhà nước để tăng cường hiệu quả của việc bảo vệ và thúc đẩy các
25
quyền con người. Trong các công trình nghiên cứu khoa học về quyền con
người hay nhân quyền chúng ta thường thấy tên của các cơ quan này tồn tại
với các tên gọi khác nhau nhàm bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. Ví dụ
như, Ủy ban quyền con người quốc gia (National Commissions of Human
Rights); Thanh tra Quốc hội (Ombudsman). Một số quốc gia có quan chức
chuyên trách về nhân quyền với tên gọi khác. Chẳng hạn như Cao uỷ Nhân
quyền của Nghị viện Ukraina (Ukrainian Parliament Commissioner for
Human rights), Điều 55 Hiến pháp quốc gia này quy định rằng mọi người có
quyền khiếu nại đến Cao uỷ Nhân quyền Quốc hội.
26
Chương 2
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CAN THIỆP NHÂN ĐẠO ĐỂ BẢO
VỆ QUYỀN CON NGƯỜI TRONG LUẬT QUỐC TẾ
2.1.Lý luận chung về can thiệp nhân đạo
2.1.1.Khái niệm can thiệp nhân đạo
Can thiệp nhân đạo (tiếng Anh là humanitarian intervention, tiếng Pháp
là intervention humanitaire) là thuật ngữ mang tính chính trị xã hội dùng để
chỉ hành động của một chủ thể can dự bằng vũ lực vào bên trong lãnh thổ của
một quốc gia khác.
Khái niệm can thiệp nhân đạo được hình thành từ khá sớm. Lần đầu
tiên thuật ngữ này được nhắc tới là vào thế kỷ XIII với nhận định của Thomas
Aguinas: “Các quốc gia có chủ quyền có quyền can thiệp vào công việc nội
bộ của các quốc gia khác khi có sự đối xử thô bạo đối với công dân của mình
ở mức độ không thể chấp nhận được”.
Bernard Kouchner là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ can thiệp nhân
đạo khi ông kêu gọi trách nhiệm của cộng đồng quốc tế trong việc cứu trợ các
nạn nhân trong cuộc chiến Biafran ở miền Nam Nigerria. Theo ông Bernard
Kouchner thì: “can thiệp nhân đạo là hành động ra tay cứu giúp trước cách
thảm cảnh con người”. [39,7]
Có nhiều quan điểm khác nhau xung quanh cách hiểu, giải thích, bản
chất của khái niệm can thiệp nhân đạo.
Quan điểm thứ nhất cho rằng “can thiệp nhân đạo” là cứu trợ nhân đạo
hay trợ giúp nhân đạo một cách thuần túy. Trong cuốn “Intervention
humanitaire, un problem esthique” (Can thiệp nhân đạo - một vấn đề đạo
đức) Miriam Reidy Prost cho rằng quyền được sống là thiêng nhất của con
người. Khi cuộc sống của con người bị ảnh hưởng, tác động nghiêm trọng bởi
một nguyên nhân khách quan bên ngoài thì những con người gặp hoàn cảnh
27
đặc biệt khó khăn cần phải được giúp đỡ kịp thời mà mục đích của việc làm
đó không ngoài gì khác mà chỉ xuất phát từ mục đích nhân đạo. [40]
Việc cứu trợ nhân đạo diễn ra trong hai trường hợp là khi có thảm họa
thiên tai hoặc xung đột vũ trang xảy ra để lại các hậu quả nghiêm trọng ở các
mức độ khác nhau. Các hoạt động cứu trợ nhân đạo phải được tiến hành dưới
hình thức phi vũ trang, mang tính chất tự nguyện. Với quan điểm này, can
thiệp nhân đạo được hiểu là phạm vi hoạt động của các tổ chức quốc tế phi
chính phủ như Bác sỹ không biên giới, Ủy ban chữ thập đỏ quốc tế… mang
tính chất nhân đạo nhiều hơn.
Quan điểm thứ hai cho rằng Can thiệp nhân đạo là hành vi can thiệp
quân sự vào bên trong lãnh thổ một quốc gia có sự đồng ý của LHQ thông qua
nghị quyết của Hội đồng Bảo an hoặc hành vi đơn phương sử dụng vũ lực can
thiệp quân sự vào một quốc gia vì mục đích nhân đạo là ngăn chặn các tội ác
chống loài người, tội ác diệt chủng, hành vi xâm lược và các nguy cơ tiềm
tàng khác đe dọa đến hòa bình, an ninh của một số quốc gia cũng như toàn thế
giới khi các hậu quả đó vượt khỏi khả năng khắc phục, đối phó của các bên
hữu quan trong cuộc xung đột hoặc các bên tham gia xung đột từ chối sự cứu
trợ, ngăn cản các nỗ lực cứu trợ của cộng đồng quốc tế và để hậu quả tiếp tục
diễn ra.
Với quan điểm này, hành vi can thiệp nhân đạo là sử dụng vũ lực để
can thiệp vào một quốc gia trong một hoàn cảnh đặc biệt là trách nhiệm của
Hội đồng Bảo an, và các quốc gia thành viên.
Liên quan đến vấn đề can thiệp nhân đạo, nhìn chung các ý kiến đều thể
hiện sự nhất trí, ủng hộ với hoạt động can thiệp nhân đạo khi có các thảm họa
nhân đạo do thiên tai, dịch bệnh. Còn đối với vấn đề can thiệp nhân đạo mang
tính chất quân sự thì còn tồn tại nhiều quan điểm khác biệt về vấn đề này.
Theo quan điểm của tác giả thì cả hai quan điểm trên đều là khía cạnh
28
của can thiệp nhân đạo. Tuy mỗi quan điểm có khía cạnh nghiên cứu khác
nhau, đối tượng và hoàn cảnh thực hiện, chủ thể và phương thức sử dụng khác
nhau nhưng đều giống nhau ở mục đích duy nhất. Đó là bảo vệ quyền con
người khi quyền con người bị xâm phạm ở mức độ nghiêm trọng nhằm hạn
chế, chấm dứt và khắc phục những hậu quả phát sinh.
Nhưng, xét ở phạm vi hẹp, tác giả cho rằng can thiệp nhân đạo mang
nội hàm là can thiệp quân sự vào một quốc gia khác nhiều hơn. Nó thể hiện
trách nhiệm của LHQ, cộng đồng quốc tế, trách nhiệm của quốc gia nước sở
tại và trách nhiệm của các quốc gia khác khi hòa bình, an ninh của một số
quốc gia cũng như toàn thế giới bị đe dọa.
Đến thế kỷ XVI, XVII, can thiệp nhân đạo được xây dựng thành hệ
thống học thuyết, quan điểm.
Theo định nghĩa của T.Bordachev thì: “Can thiệp nhân đạo là sự can
thiệp quân sự vào một quốc gia, được thực hiện không phụ thuộc và sự chấp
thuận của chính phủ quốc gia đó với mục đích để ngăn chặn sự lan rộng đau
khổ và mất mát của dân chúng”. [26]
Học giả Fernando Teson định nghĩa: “Can thiệp nhân đạo là hành vi
của một quốc gia chống lại một chính phủ nước ngoài với mục đích làm chấm
dứt cách đối xử đi ngược lại luật nhân đạo là chính phủ đó đã áp dụng với
công dân của họ”. [26,38]
Theo định nghĩa của NATO tại Hội thảo về can thiệp nhân đạo năm 1999
thì: “Can thiệp nhân đạo là việc can thiệp quân sự vào một quốc gia khác mà
không có sự thỏa thuận của quốc gia đó để ngăn chặn một thảm họa nhân đạo,
cụ thể là những vi phạm trên diện rộng các quyền cơ bản của con người”.
[26,10]
Từ thế kỷ XX đến nay, lý thuyết về can thiệp nhân đạo mất dần cơ sở
thực tế trong quan hệ giữa các nước và cũng mất dần cơ sở pháp lý trong luật
29
pháp quốc tế. Hiến chương LHQ ra đời với hệ thống các nguyên tắc cơ bản
trong đó có nguyên tắc cấm sử dụng hoặc đe dọa dùng vũ lực và nguyên tắc
không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau đã trở thành rào cản của hoạt
động can thiệp ngay cả khi vì mục đích nhân đạo. Vấn đề đặt ra là sự cần thiết
hay không cần thiết của việc tiếp tục tồn tại can thiệp nhân đạo? Cơ sở pháp
lý của hoạt động can thiệp nhân đạo?
Bước sang thế kỷ XXI với hàng loạt các cuộc xung đột, chạy đua vũ
trang ở các quốc gia trên thế giới và đặc biệt chủ nghĩa khủng bố đang bành
trướng gây ra rất nhiều vi phạm nghiêm trọng về quyền con người đã đặt ra
nhiệm vụ cấp thiết trong việc bảo vệ quyền con người trên toàn thế giới bằng
mọi biện pháp kể cả can thiệp nhân đạo. Việc nghiên cứu bản chất, đặc trưng,
dấu hiệu của can thiệp nhân đạo có vai trò hết sức to lớn đối với cộng đồng
quốc tế.
Xét dưới góc độ nghiên cứu khoa học lý luận và trong pháp luật quốc tế
hiện đại và trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, can thiệp nhân đạo được định
nghĩa như sau:
Can thiệp nhân đạo là hoạt động sử dụng vũ lực vào một quốc gia khác
không có sự đồng ý của quốc gia đó, có hoặc không có sự cho phép của Hội
đồng Bảo an vì mục đích nhân đạo nhằm ngăn chặn hay đẩy lủi những vi
phạm thô bảo luật nhân đạo hoặc luật nhân quyền quốc tế.
Theo định nghĩa trên, can thiệp nhân đạo được giới hạn bằng hoạt động
sử dụng vũ lực, không để cập đến các hoạt động nhân đạo được thực hiện
bằng các biện pháp kinh tế, ngoại giao, chính trị…
Có thể nhận diện hoạt động can thiệp nhân đạo thông qua một số dấu
hiệu của can thiệp nhân đạo:
Một là: xuất hiện sự vi phạm nghiêm trọng quyền con người, cụ thể là
vi phạm Luật Nhân đạo và Nhân quyền quốc tế. Đây là cơ sở thực tiễn của
30
hoạt động can thiệp nhân đạo.
Hai là: mục đích nhân đạo được đặt lên hàng đầu nhằm bảo vệ con
người, ngăn chặn các vi phạm nghiêm trọng về quyền con người. Việc xác
định mục tiêu nhân đạo rất quan trọng, nhằm loại bỏ những mục đích mang
tính lợi ích của các quốc gia khác như kinh tế, chính trị..
Ba là: Tại nơi diễn ra vi phạm đó, quốc gia không sẵn sàng hoặc không
có khả năng đẩy lùi những hành vi vi phạm. Can thiệp nhân đạo được tiến
hành khi không có sự đồng ý cho phép của quốc gia nơi những vi phạm
nghiêm trọng quyền con người đang diễn ra.
Bốn là: Can thiệp nhân đạo được tiến hành bằng các biện pháp vũ
trang, có thể là đơn phương không được sự chấp thuận của Hội đồng Bảo an
hoặc đa phương với sự chấp thuận của Hội đồng Bảo an
2.1.2. Mục đích, ý nghĩa của việc can thiệp nhân đạo
Với nhận thức con người sinh ra đều bình đẳng về quyền trong đó có
các quyền cơ bản nhất của con người như quyền được sống, quyền tự do…
Trong lịch sử phát triển của loài người từ cổ đại, trung đại, cận đại hay ngay
trong thời kỳ hiện đại ngày nay, ở nhiều nơi, nhiều quốc gia, nhiều khu vực,
con người vẫn đang hàng ngày đấu tranh vật lộn với những hành vi xâm hại
nghiêm trọng các quyền cơ bản nhất của con người. Họ luôn là đối tượng phải
gánh chịu những hậu quả nặng nề nhất. Yêu cầu cấp thiết đặt ra là cần có
những biện pháp nhằm chấm dứt, hạn chế và khắc phục những hậu quả nặng
nề đó. Đó chính là mục tiêu “nhân đạo”, tính “nhân văn” của hoạt động can
thiệp nhân đạo.
2.2. Can thiệp nhân đạo và các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại
Pháp luật quốc tế hiện đại được xây dựng và phát triển trên nền tảng
của các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế. Các nguyên tắc này được ghi
nhận lần đầu tiên trong Hiến chương Liên hợp quốc, đó là các nguyên tắc:
31
Bình đẳng chủ quyển của tất cả các quốc gia thành viên, Tận tâm thực hiện
cam kết quốc tế, Hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế, Không sử dụng vũ
lực hoặc đe dọa bằng vũ lực trong quan hệ quốc tế, Không can thiệp vào công
việc nội bộ của quốc gia khác, Các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau và
Dân tộc tự quyết.
Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại là cơ sở nền tảng cho
sự tồn tại và phát triển của luật quốc tế và cho trật tự quốc tế, quy định tính
chất chính trị - pháp lý của luật quốc tế. Các nguyên tắc này là hạt nhân của
toàn bộ hệ thống luật quốc tế, các nguyên tắc cơ bản đã thực sự giữ vai trò
tiên phong, tác động nhanh chóng và mạnh mẽ vào quá trình hợp tác liên quốc
gia trong mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế.
Các nguyên tắc này cũng là căn cứ pháp lý để giải quyết các nguyên tắc
cơ bản thường được viện dẫn trong hệ thống các cơ quan của Liên hợp quốc,
nhất là trong các nghị quyết của Đại hội đồng, trong nghị quyết của Hội đồng
bảo an và trong các phán quyết của Tòa án quốc tế.
Thông qua việc phân tích các dấu hiệu, đặc trưng của Can thiệp nhân đạo
có thể thấy can thiệp nhân đạo ảnh hưởng trực tiếp đến các nguyên tắc cơ bản
của pháp luật quốc tế hiện đại. Việc phân tích các nguyên tắc này sẽ giúp hiểu rõ
hơn về mối liên hệ giữa các nguyên tắc với hoạt động can thiệp nhân đạo.
2.2.1. Can thiệp nhân đạo và nguyên tắc không dùng vũ lực hoặc đe dọa
dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế
Khoản 4 Điều 2 Hiến chương LHQ quy định: Tất cả các quốc gia thành
viên Liên hợp quốc từ bỏ đe dọa bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan
hệ quốc tế nhằm chống lại sự bất khả xâm phạm về lãnh thổ hay nền độc lập
chính trị của bất kỳ quốc gia nào cũng như bằng cách khác trái với những
mục đích của Liên hợp quốc.[14,19]
Trong quá trình phát triển của loài người, nguyên tắc không sử dụng vũ
lực hoặc đe dọa dùng vũ lực được ghi nhận trong các văn kiện quốc tế sau:
32
Tuyên bố của Đại hội đồng Liên hợp quốc năm 1970 về những nguyên
tắc của luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia,
phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc;
Định ước cuối cùng của Hội nghị Henxinki năm 1975 về An ninh và
hợp tác của các nước châu Âu;
Tuyên bố của Liên hợp quốc năm 1974 về Định nghĩa xâm lược;
Tuyên bố của Liên hợp quốc năm 1987 về nâng cao hiệu quả của
nguyên tắc khước từ đe dọa bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ
quốc tế.
Theo Tuyên bố năm 1970 thì nội dung của nguyên tắc không dùng vũ
lực hoặc đe dọa dùng vũ lực bao gồm:
Cấm xâm chiếm lãnh thổ quốc gia hoặc sử dụng lực lượng vũ trang
vượt biên giới tiến vào lãnh thổ quốc gia khác.
Cấm các hành vi đe dọa, trấn áp bằng vũ lực.
Không cho phép các quốc gia khác sử dụng lãnh thổ của mình để tiến
hành xâm lược chống nước thứ ba.
Không tổ chức, khuyến khích, xủi giục hoặc giúp đỡ hay tham gia vào
nội chiến hay các hành vi khủng bố tại quốc gia khác.
Không tổ chức hoặc giúp đỡ các băng đảng vũ trang, nhóm vũ trang,
lính đánh thuê đột nhập vào phá hoại trong lãnh thổ quốc gia khác.
Tuyên bố của Liên hợp quốc năm 1987 về nâng cao hiệu quả của
nguyên tắc khước từ đe dọa bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ
quốc tế đã nhấn mạnh nghĩa vụ quốc gia không sử dụng hoặc không khuyến
khích sử dụng các biện pháp kinh tế, chính trị hoặc các biện pháp bất kỳ nào
khác để buộc quốc gia khác phải phục tùng mình khi thực hiện chủ quyền của
họ và từ đó giành được những ưu thế có lợi cho mình.
Sử dụng vũ lực hợp pháp và ngoại lệ của nguyên tắc không dùng vũ lực
hoặc đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế:
33
Nguyên tắc không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ
quốc tế cũng có những ngoại lệ. Theo Hiến chương Liên hợp quốc và luật
quốc tế hiện đại, từng quốc gia hoặc các quốc gia có thể sử dụng lực lượng vũ
trang chống lại các quốc gia khác trong hai trường hợp:
Một là, tham gia vào lực lượng liên quân theo quyết định của Hội đồng
Bảo an trong trường hợp có sự đe dọa hòa bình, phá hoại hòa bình hoặc hành
vi xâm lược (Điều 39 Hiến chương LHQ).
Thẩm quyền của Hội đồng Bảo an trong việc sử dụng vũ lực để duy trì
hòa bình và an ninh thế giới được quy định trong Điều 42 là nếu Hội đồng
bảo an nhận thấy những biện pháp nói ở điều 41 là không thích hợp, hoặc tỏ
ra là không thích hợp, thì Hội đồng Bảo an có quyền áp dụng mọi hành động
của hải, lục, không quân mà Hội đồng Bảo an xét thấy cần thiết cho việc duy
trì hoặc khôi phục hoà bình và an ninh quốc tế. Những hành động này có thể
là những cuộc biểu dương lực lượng, phong toả và những cuộc hành quân
khác, do các lực lượng hải, lục, không quân của các quốc gia thành viên Liên
hợp quốc thực hiện.
Hai là, khi quốc gia thực hiện quyền tự vệ cá nhân hay tập thể trong
trường hợp bị tấn công vũ trang cho đến khi Hội đồng Bảo an chưa áp dụng
những biện pháp cần thiết để duy trì hòa bình và an ninh quốc tế (Điều 51
Hiến chương).
Ngoài ra, trong pháp luật quốc tế còn tồn tại một ngoại lệ nữa là nguyên
tắc dân tộc tự quyết. Theo đó, việc sử dụng lực lượng vũ trang của các dân tộc
nhằm thoát khỏi sự đô hộ của chính quyền thực dân là chính đáng.
Ngoài ba ngoại lệ trên, mọi hoạt động sử dụng vũ lực hoặc đe dọa dùng
vũ lực trong quan hệ quốc tế đều vi phạm nghiêm trọng pháp luật quốc tế hiện
đại. Việc ghi nhận nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực
trong pháp luật quốc tế hiện đại có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm thực hiện
34
mục tiêu cao nhất của LHQ là giữ gìn hòa bình và an ninh thế giới.
2.2.2. Can thiệp nhân đạo và nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội
bộ của nhau trong luật quốc tế
Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau là là một
trong những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại và là hệ quả tất yếu
của quyền của mỗi quốc gia đối với chủ quyền, sự toàn vẹn lãnh thổ và độc
lập chính trị.
Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau được khẳng
định trong nhiều văn kiện của Đại hội đồng Liên hợp quốc như Tuyên bố về
việc không thể chấp nhận các hình thức can thiệp năm 1965; Tuyên bố về các
nguyên tắc của luật quốc tế điều chỉnh quan hệ thân thiện và hợp tác giữa các
quốc gia, phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc năm 1970.
Theo Tuyên bố về các nguyên tắc của luật quốc tế năm 1970 thì nguyên
tắc không can thiệp là việc cấm can thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp vào công
việc đối nội và đối ngoại của mọi quốc gia dưới bất kỳ nguyên cớ nào. Nội
dung của nguyên tắc này bao gồm:
Cấm can thiệp vũ trang và các hình thức can thiệp hoặc đe dọa can
thiệp khác nhằm chống lại quyền năng chủ thể hoặc nền tảng chính trị, kinh
tế, văn hóa của quốc gia.
Cấm sử dụng các biện pháp kinh tế, chính trị và các biện pháp khác để
buộc các quốc gia khác phụ thuộc vào mình.
Cấm tổ chức các biện pháp kinh tế, chính trị và các biện pháp khác để
buộc các quốc gia khác phụ thuộc vào mình.
Cấm tổ chức, khuyến khích, giúp đỡ các bằng đảng, nhóm vũ trang vào
hoạt động phá hoại, khủng bố trên lãnh thổ nước khác nhằm lật đổ chính
quyền nước đó.
Cấm can thiệp vào cuộc đấu tranh nội bộ của quốc gia khác.
Tôn trọng quyền của mỗi quốc gia tự do lựa chọn cho mình hệ thống
35
chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội không có sự can thiệp từ phía các quốc
gia khác.
Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau thể hiện chủ
quyền quốc gia trong đó mọi công việc đối nội và đối ngoại đều do quốc gia
tự giải quyết không cần có sự can thiệp của nước ngoài. Không một quốc gia
nào và không một nhóm quốc gia nào có quyền can thiệp trực tiếp vào công
việc thực chất thuộc thẩm quyền của quốc gia khác với bất kỳ nguyên cớ nào.
Tuy vậy, Luật quốc tế vẫn quy định những trường hợp ngoại lệ mà cộng
đồng quốc tế có quyền “can thiệp” phù hợp Hiến chương Liên hợp quốc. Đó là
các trường hợp mà do tính phức tạp của tình hình chính trị - xã hội ở quốc gia
nào đó có thể là nguyên nhân dẫn đến sự mất ổn định của các quốc gia láng
giềng hoặc của các quốc gia khác, đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế.
Điều 39 Hiến chương quy định Hội đồng Bảo an xác định thực tại mọi
sự đe dọa hoà bình, phá hoại hoà bình hoặc hành vi xâm lược và đưa ra những
kiến nghị hoặc quyết định các biện pháp nào nên áp dụng phù hợp với các
Điều 41 và 42 để duy trì hoặc khôi phục hoà bình và an ninh quốc tế.
Như vậy, Hội đồng Bảo an có quyền “can thiệp” khi tình hình chính trị,
xã hội ở quốc gia nào đó trở lên phức tạp mà không còn được coi là thuần túy
công việc nội bộ nữa. Vấn đề đặt ra là trước khi áp dụng các biện pháp cưỡng
chế can thiệp, Hội đồng Bảo an phải xác định xem tình hình thực tế ấy có đe
dọa hòa bình và an ninh thế giới hay không.
2.3. Cơ sở pháp lý của can thiệp nhân đạo
Với khía cạnh hiểu can thiệp nhân đạo là cứu trợ nhân đạo. Xét về bản
chất, hành vi này là việc can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác tuy
nhiên lại không vi phạm nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của
nhau vì đây lại là hành vi thể hiện tính nhân văn cao cả, thể hiện sự góp sức
của cộng đồng quốc tế, các quốc gia, các tổ chức nhân đạo, các cá nhân trong
36
việc nhăn chặn các thảm họa nhân đạo.
Với ý nghĩa cao cả này, hành động can thiệp, cứu trợ nhân đạo luôn
nhân được sự đồng tình, hưởng ứng của cộng đồng quốc tế và quốc gia chịu
tác động trực tiếp bởi khủng hoảng nhân đạo.
Hoạt động can thiệp nhân đạo ở khía cạnh là cứu trợ nhân đạo con
người khỏi các thảm họa nhân đạo do các quốc gia, các tổ chức quốc tế, các tổ
chức nhân đạo, các cá nhân tiến hành nhưng không phải là hoạt động tự phát
mà cũng phải dựa trên những quy định của pháp luật quốc tế về quyền con
người và pháp luật nhân đạo quốc tế. hoặc quy định của pháp luật quốc gia
nơi xảy ra thảm họa nhân đạo.
Với khía cạnh tư cách là một hành vi sử dụng vũ lực can thiệp vào công
việc nội bộ của các quốc gia khác, bản thân vấn đề can thiệp nhân đạo vi
phạm các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế. Luật quốc tế không cho
phép các quốc gia thực hiện các hành động đơn phương xâm phạm độc lập
chủ quyền và công việc nội bộ của các quốc gia khác. Mọi hành vi can thiệp
nhân đạo được coi là phù hợp với quy định của pháp luật quốc tế phải có nghị
quyết của Hội đồng Bảo an.
Điều 39 Hiến chương quy định trường hợp có sự đe dọa hòa bình, phá
hoại hòa bình hoặc hành vi xâm lược thì Hội đồng Bảo an có thẩm quyền đưa
ra những kiến nghị hoặc quyết định các biện pháp áp dụng kể cả biện pháp sử
dụng vũ lực để giải quyết. Như vậy, đe dọa hòa bình, phá hoại hòa bình, hành
vi xâm lược, xung đột vũ trang là cơ sở để thực hiện hành động theo Chương
VII của Hội đồng Bảo an.
Trong luật pháp quốc tế, cũng chưa có sự giải thích rõ ràng tình trạng
nào gây nên “sự đe dọa hòa bình và an ninh thế giới”. Và do đó, cũng rất khó
có bằng chứng xác định thẩm quyền của Hội đồng Bảo an theo Chương VII
Hiến chương để hành động trên cơ sở bảo vệ quyền con người.
37
Trong những thập kỷ vừa qua, cộng đồng thế giới đã liên tục gặp rắc
rối trong vấn đề xử lý những yêu cầu cần đến sự can thiệp nhân đạo hay hành
động cưỡng chế đối với một quốc gia nào đó để bảo vệ người dân trong biên
giới của nước đó giúp họ thoát khỏi mối đe dọa nghiêm trọng. Không có bất
kỳ một luật lệ thống nhất nào để xử lý các hành vi can thiệp nhân đạo vào
quốc gia khác.
Để coi một hành vi can thiệp nhân đạo là hợp pháp, phù hợp với cơ sở
thực tiễn và pháp lý cần phải căn cứ vào các yếu tố sau:
Một là: Xuất hiện sự vi phạm nghiêm trọng quyền con người, cụ thể
là vi phạm pháp luật quốc tế về quyền con người và luật nhân đạo quốc tế.
Điều 39 Hiến chương quy định trường hợp có sự đe dọa hòa bình, phá
hoại hòa bình hoặc hành vi xâm lược thì Hội đồng Bảo an có thẩm quyền đưa
ra những kiến nghị hoặc quyết định các biện pháp áp dụng kể cả biện pháp sử
dụng vũ lực để giải quyết.
Như vậy, đe dọa hòa bình, phá hoại hòa bình, hành vi xâm lược, xung
đột vũ trang là cơ sở để thực hiện hành động theo Chương VII của Hội đồng
Bảo an. Đây là cơ sở quan trọng để thực hiện can thiệp nhân đạo. Can thiệp
nhân đạo sẽ được thực hiện nếu tại quốc gia nơi diễn ra những vi phạm
nghiêm trọng quyền con người quốc gia đó không sẵn sàng hoặc không thể
ngăn chặn thảm họa đó.
Tuy nhiên, việc đánh giá, nhận diện sự tính nghiêm trọng quyền con
người không hề đơn giản vì trong luật pháp quốc tế chưa có sự giải thích rõ
ràng tình trạng nào gây nên “sự đe dọa hòa bình và an ninh thế giới”. Để xác
định thế nào là mức độ vi phạm nghiêm trọng hay nguy cơ “đe dọa” vi phạm
quyền con người còn phụ thuộc vào quan điểm, thái độ của các quốc gia để từ
có quyết định xem có hay không can thiệp nhân đạo, hay can thiệp nhân đạo
đó có hợp pháp hay không?
38
Hai là: Mục đích nhân đạo là điều kiện hàng đầu của mọi cuộc can
thiệp nhân đạo. Nó là tiêu chí đầu tiên nhằm xác định cơ sở của hoạt động
can thiệp nhân đạo dù có hay không có sự đồng ý của Hội đồng Bảo an. Mục
đích nhân đạo được đặt ra nhằm bảo vệ các quyền con người của công dân
một quốc gia khác.
Việc xác định mục tiêu nhân đạo có ý nghĩa nhằm loại trừ các hoạt
động can thiệp khác không trên cơ sở mục đích nhân đạo hoặc dường như sử
dụng mục đích nhân đạo để biện minh cho hoạt động sử dụng vũ lực của
mình. Khi tiến hành can thiệp nhân đạo ngoài mục đích nhân đạo các mục
đích mang tính lợi ích của các quốc gia như kinh tế, chính trị,… sẽ không
được tính đến. Ngoài ra mục tiêu nhân đạo cũng là giới hạn của hoạt động can
thiệp quân sự, đủ để làm chấm dứt hành vi vi phạm quyền con người của
chính phủ liên quan.
Tuy nhiên, việc xác định rõ mục tiêu nhân đạo của các hành vi can
thiệp là rất khó bởi lẽ phải nằm trong tay kẻ mạnh. Có rất nhiều các can thiệp
quân sự nêu cao ngọn cờ mục đích nhân đạo nhưng xét về bản chất lại có
động cơ là lợi ích kinh tế, động cơ chính trị….hoặc can thiệp quân sự với mục
tiêu không rõ ràng như “có nguy cơ” đe dọa hòa bình, an ninh khu vực….
Mặt khác, cũng cần thừa nhận rằng có những vụ vi phạm nghiêm trọng
quyền cơ bản của con người đã từng bị làm ngơ, bỏ mặc bởi chính các quốc
gia từng tự cho mình là những người bảo vệ nhân quyền hay có những việc
can thiệp nhân đạo đã gây ra số nạn nhân nhiều hơn số nạn nhân mà họ cần
bảo vệ.
Ba là: Có nghị quyết của Hội đồng Bảo an về vấn đề can thiệp nhân
đạo. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng bởi lẽ LHQ là tổ chức gồm 192 quốc gia
thành viên, có thẩm quyền tối cao trong việc giải quyết các vấn đề liên quan
đến hòa bình và an ninh thế giới. Không một quốc gia nào hoặc một tổ chức
39
nào vì bất kỳ lý do nào tiến hành can thiệp vũ lực vào quốc gia khác. Mọi
hành vi can thiệp nhân đạo không có nghị quyết của Hội đồng Bảo an đều trái
với luật pháp quốc tế.
Bốn là: Sử dụng vũ lực trong can thiệp nhân đạo
Can thiệp nhân đạo chỉ được đặt ra khi đã xuất hiện những vi phạm
nghiêm trọng quyền con người. Những vi phạm này thông thường diễn ra trên
diện rộng, do đó các biện pháp phi vũ lực sẽ không phải là lúc nào cũng tỏ ra
thích hợp như vậy. Cho nên, việc sử dụng vũ lực là biện pháp cần thiết có
hiệu quả và phù hợp nhất nhằm ngăn chặn ngay lập tức và triệt để nhất những
vi phạm nghiêm trọng quyền con người.
Cơ chế an ninh tập thể của Hội đồng Bảo an trong can thiệp nhân đạo là
việc sử dụng vũ lực để giải quyết chỉ được tiến hành bởi lực lượng liên quân
của LHQ chứ không phải là hành động đơn phương của từng quốc gia.
Nhưng về nguyên tắc, giải pháp sử dụng vũ lực có thể được chấp nhận
tiến hành can thiệp nhân đạo phải tuân thủ các điều kiện là các biện pháp phi
vũ lực phải được thực hiện triệt để trước tiên. Các biện pháp ngoại giao cần
được thực hiện nhằm gây sức ép với chính phủ vi phạm nghiêm trọng quyền
con người. Khi các nỗ lực ngoại giao thất bại, các biện pháp kinh tế sẽ được
thực hiện trước khi tiến hành can thiệp bằng vũ lực. Biện pháp sử dụng vũ lực
chỉ được thực hiện sau cùng khi các biện pháp phi vũ trang như cấm vận kinh
tế, ngoại giao không đạt được mục đích. Hơn nữa, việc sử dụng vũ lực phải dựa
trên sự tương xứng cần thiết đối với mục đích cần thực hiện. Mức độ sử dụng
vũ lực chỉ nên ở mức tối thiểu để đạt được mục đích đẩy lùi hay ngăn chặn
những vi phạm nghiêm trọng quyền con người.
Sẽ không có quyền được áp dụng các biện pháp trừng phạt bằng việc sử
dụng lực lượng vũ trang nếu như hành vi của bên vi phạm chưa đến mức đe
dọa hòa bình và an ninh quốc tế. Khi ấy cộng đồng quốc tế chỉ có quyền sử
40
dụng sức mạnh phi vũ trang như cấm vận kinh tế, phong tỏa, cắt đứt một phần
hay hoàn toàn quan hệ kinh tế, đường giao thông bộ, biển, hàng không, cắt
đứt quan hệ ngoại giao…
Thông qua việc phân tích các khái niệm, dấu hiệu và đặc trưng của can
thiệp nhân đạo, mục đích và nhu cầu thực tiễn có thể kết luận rằng việc can
thiệp nhân đạo là phù hợp với quy định của luật quốc tế hiện đại nhất là trong
giai đoạn hiện nay. Thực tiễn đời sống chính trị thế giới đã và đang tồn tại rất
nhiều vụ việc can thiệp nhân đạo không có Nghị quyết phê chuẩn của Hội
đồng Bảo an. Các vụ can thiệp nhân đạo đơn phương này vào công việc nội
bộ của quốc gia luôn gặp sự phản đối mạnh mẽ của các quốc gia và cộng
đồng quốc tế.
2.4. Quy trình can thiệp nhân đạo trong pháp luật quốc tế
Trên cơ sở Điều 24 Hiến chương, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là cơ
quan lãnh đạo chính trị trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Khi có
hành vi đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế, Hội đồng Bảo an có thế áp dụng
các biện pháp nhằm giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế hoặc xung đột.
Khi cần thiết có thể sử dụng hành động kể cả cưỡng chế và vũ lực nhằm loại
trừ các mối đe dọa, phá hoại hòa bình hoặc các hành động xâm lược.
Tuy nhiên, về nguyên tắc, các biện pháp phi vũ lực như ngoại giao,
kinh tế phải được thực hiện trước tiên nhằm gây sức ép đối với chính phủ vi
phạm quyền con người. Khi các nỗ lực ngoại gia thất bại, các biện pháp kinh
tế sẽ được thực hiện trước khi tiến hành can thiệp bằng vũ lực.
Thành phần Hội đồng Bảo an gồm 15 thành viên trong đó có 5 ủy viên
thường trực là Liên bang Nga, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa
Pháp, Liên hiệp vương quốc Anh, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và 10 ủy viên
không thường trực được Đại hội đồng bầu ra với nhiệm kỳ 2 năm.
Mọi hành vi can thiệp nhân đạo vào quốc gia khác chỉ được coi là phù
Luận văn: Vấn đề quyền con người và can thiệp nhân đạo, HAY
Luận văn: Vấn đề quyền con người và can thiệp nhân đạo, HAY
Luận văn: Vấn đề quyền con người và can thiệp nhân đạo, HAY
Luận văn: Vấn đề quyền con người và can thiệp nhân đạo, HAY
Luận văn: Vấn đề quyền con người và can thiệp nhân đạo, HAY
Luận văn: Vấn đề quyền con người và can thiệp nhân đạo, HAY
Luận văn: Vấn đề quyền con người và can thiệp nhân đạo, HAY
Luận văn: Vấn đề quyền con người và can thiệp nhân đạo, HAY
Luận văn: Vấn đề quyền con người và can thiệp nhân đạo, HAY
Luận văn: Vấn đề quyền con người và can thiệp nhân đạo, HAY
Luận văn: Vấn đề quyền con người và can thiệp nhân đạo, HAY
Luận văn: Vấn đề quyền con người và can thiệp nhân đạo, HAY
Luận văn: Vấn đề quyền con người và can thiệp nhân đạo, HAY
Luận văn: Vấn đề quyền con người và can thiệp nhân đạo, HAY
Luận văn: Vấn đề quyền con người và can thiệp nhân đạo, HAY
Luận văn: Vấn đề quyền con người và can thiệp nhân đạo, HAY
Luận văn: Vấn đề quyền con người và can thiệp nhân đạo, HAY
Luận văn: Vấn đề quyền con người và can thiệp nhân đạo, HAY
Luận văn: Vấn đề quyền con người và can thiệp nhân đạo, HAY
Luận văn: Vấn đề quyền con người và can thiệp nhân đạo, HAY
Luận văn: Vấn đề quyền con người và can thiệp nhân đạo, HAY
Luận văn: Vấn đề quyền con người và can thiệp nhân đạo, HAY
Luận văn: Vấn đề quyền con người và can thiệp nhân đạo, HAY
Luận văn: Vấn đề quyền con người và can thiệp nhân đạo, HAY
Luận văn: Vấn đề quyền con người và can thiệp nhân đạo, HAY
Luận văn: Vấn đề quyền con người và can thiệp nhân đạo, HAY
Luận văn: Vấn đề quyền con người và can thiệp nhân đạo, HAY
Luận văn: Vấn đề quyền con người và can thiệp nhân đạo, HAY
Luận văn: Vấn đề quyền con người và can thiệp nhân đạo, HAY
Luận văn: Vấn đề quyền con người và can thiệp nhân đạo, HAY
Luận văn: Vấn đề quyền con người và can thiệp nhân đạo, HAY
Luận văn: Vấn đề quyền con người và can thiệp nhân đạo, HAY
Luận văn: Vấn đề quyền con người và can thiệp nhân đạo, HAY
Luận văn: Vấn đề quyền con người và can thiệp nhân đạo, HAY
Luận văn: Vấn đề quyền con người và can thiệp nhân đạo, HAY
Luận văn: Vấn đề quyền con người và can thiệp nhân đạo, HAY
Luận văn: Vấn đề quyền con người và can thiệp nhân đạo, HAY
Luận văn: Vấn đề quyền con người và can thiệp nhân đạo, HAY
Luận văn: Vấn đề quyền con người và can thiệp nhân đạo, HAY
Luận văn: Vấn đề quyền con người và can thiệp nhân đạo, HAY
Luận văn: Vấn đề quyền con người và can thiệp nhân đạo, HAY
Luận văn: Vấn đề quyền con người và can thiệp nhân đạo, HAY
Luận văn: Vấn đề quyền con người và can thiệp nhân đạo, HAY
Luận văn: Vấn đề quyền con người và can thiệp nhân đạo, HAY
Luận văn: Vấn đề quyền con người và can thiệp nhân đạo, HAY
Luận văn: Vấn đề quyền con người và can thiệp nhân đạo, HAY
Luận văn: Vấn đề quyền con người và can thiệp nhân đạo, HAY
Luận văn: Vấn đề quyền con người và can thiệp nhân đạo, HAY
Luận văn: Vấn đề quyền con người và can thiệp nhân đạo, HAY

More Related Content

What's hot

Bài tập an sinh xã hội
Bài tập an sinh xã hộiBài tập an sinh xã hội
Bài tập an sinh xã hội
hajz_zjah
 

What's hot (20)

Bài tập an sinh xã hội
Bài tập an sinh xã hộiBài tập an sinh xã hội
Bài tập an sinh xã hội
 
Bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng, HOT
Bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng, HOTBồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng, HOT
Bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng, HOT
 
Luận văn: Tội chứa mại dâm theo quy định của Bộ luật hình sự
Luận văn: Tội chứa mại dâm theo quy định của Bộ luật hình sựLuận văn: Tội chứa mại dâm theo quy định của Bộ luật hình sự
Luận văn: Tội chứa mại dâm theo quy định của Bộ luật hình sự
 
Luận văn: Tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế về hoàn thuế, HOT
Luận văn: Tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế về hoàn thuế, HOTLuận văn: Tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế về hoàn thuế, HOT
Luận văn: Tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế về hoàn thuế, HOT
 
Luận án: Quyền trẻ em trong xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam
Luận án: Quyền trẻ em trong xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt NamLuận án: Quyền trẻ em trong xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam
Luận án: Quyền trẻ em trong xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam
 
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường qua tại cơ sở sản xuất
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường qua tại cơ sở sản xuấtLuận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường qua tại cơ sở sản xuất
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường qua tại cơ sở sản xuất
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật quốc tế về chống khủng bố, HOT
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật quốc tế về chống khủng bố, HOTLuận văn thạc sĩ: Pháp luật quốc tế về chống khủng bố, HOT
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật quốc tế về chống khủng bố, HOT
 
Luận văn: Giải quyết vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài, HAY
Luận văn: Giải quyết vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài, HAYLuận văn: Giải quyết vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài, HAY
Luận văn: Giải quyết vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài, HAY
 
Đề tài: Nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế, HOT
Đề tài: Nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế, HOTĐề tài: Nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế, HOT
Đề tài: Nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế, HOT
 
Luận văn: Pháp luật đào tạo nghề cho lao động khuyết tật tại Huế
Luận văn: Pháp luật đào tạo nghề cho lao động khuyết tật tại HuếLuận văn: Pháp luật đào tạo nghề cho lao động khuyết tật tại Huế
Luận văn: Pháp luật đào tạo nghề cho lao động khuyết tật tại Huế
 
Luận văn: Người đại diện theo ủy quyền của đương sự, HOT
Luận văn: Người đại diện theo ủy quyền của đương sự, HOTLuận văn: Người đại diện theo ủy quyền của đương sự, HOT
Luận văn: Người đại diện theo ủy quyền của đương sự, HOT
 
99 đề tài báo cáo thực tập ngành luật, luật dân sự, kinh tế, hình sự, quốc tế..
99 đề tài báo cáo thực tập ngành luật, luật dân sự, kinh tế, hình sự, quốc tế..99 đề tài báo cáo thực tập ngành luật, luật dân sự, kinh tế, hình sự, quốc tế..
99 đề tài báo cáo thực tập ngành luật, luật dân sự, kinh tế, hình sự, quốc tế..
 
Luận văn: Quyền con người và giáo dục quyền con người, HOT
Luận văn: Quyền con người và giáo dục quyền con người, HOTLuận văn: Quyền con người và giáo dục quyền con người, HOT
Luận văn: Quyền con người và giáo dục quyền con người, HOT
 
Luận văn thạc sĩ: Đương sự trong vụ án dân sự, HAY
Luận văn thạc sĩ: Đương sự trong vụ án dân sự, HAYLuận văn thạc sĩ: Đương sự trong vụ án dân sự, HAY
Luận văn thạc sĩ: Đương sự trong vụ án dân sự, HAY
 
Đề tài: Hiệu lực thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng, HOT
Đề tài: Hiệu lực thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng, HOTĐề tài: Hiệu lực thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng, HOT
Đề tài: Hiệu lực thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng, HOT
 
Luận văn: Giải quyết hòa bình tranh chấp quốc tế hiện nay, HAY
Luận văn: Giải quyết hòa bình tranh chấp quốc tế hiện nay, HAYLuận văn: Giải quyết hòa bình tranh chấp quốc tế hiện nay, HAY
Luận văn: Giải quyết hòa bình tranh chấp quốc tế hiện nay, HAY
 
Đề tài: Trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ, HOT
Đề tài: Trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ, HOTĐề tài: Trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ, HOT
Đề tài: Trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về trợ giúp xã hội cho người cao tuổi, HAY
Luận văn: Pháp luật về trợ giúp xã hội cho người cao tuổi, HAYLuận văn: Pháp luật về trợ giúp xã hội cho người cao tuổi, HAY
Luận văn: Pháp luật về trợ giúp xã hội cho người cao tuổi, HAY
 
Đề tài: Chế định dẫn độ trong hợp tác quốc tế theo pháp luật, HOT
Đề tài: Chế định dẫn độ trong hợp tác quốc tế theo pháp luật, HOTĐề tài: Chế định dẫn độ trong hợp tác quốc tế theo pháp luật, HOT
Đề tài: Chế định dẫn độ trong hợp tác quốc tế theo pháp luật, HOT
 
Luận văn: Giáo dục pháp luật cho phạm nhân ở các trại giam, HOT
Luận văn: Giáo dục pháp luật cho phạm nhân ở các trại giam, HOTLuận văn: Giáo dục pháp luật cho phạm nhân ở các trại giam, HOT
Luận văn: Giáo dục pháp luật cho phạm nhân ở các trại giam, HOT
 

Similar to Luận văn: Vấn đề quyền con người và can thiệp nhân đạo, HAY

Similar to Luận văn: Vấn đề quyền con người và can thiệp nhân đạo, HAY (20)

Đề tài: Quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luật
Đề tài: Quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luậtĐề tài: Quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luật
Đề tài: Quyền con người và chủ quyền quốc gia theo pháp luật
 
Đề tài: Quyền con người trong luật hình sự theo luật quốc tế, HAY
Đề tài: Quyền con người trong luật hình sự theo luật quốc tế, HAYĐề tài: Quyền con người trong luật hình sự theo luật quốc tế, HAY
Đề tài: Quyền con người trong luật hình sự theo luật quốc tế, HAY
 
Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù
Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tùQuyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù
Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù
 
Luận văn: Quyền của những người bị tước tự do, HOT, HAY
Luận văn: Quyền của những người bị tước tự do, HOT, HAYLuận văn: Quyền của những người bị tước tự do, HOT, HAY
Luận văn: Quyền của những người bị tước tự do, HOT, HAY
 
Bảo vệ quyền con người trong biện pháp tạm giữ, tạm giam, HAY
Bảo vệ quyền con người trong biện pháp tạm giữ, tạm giam, HAYBảo vệ quyền con người trong biện pháp tạm giữ, tạm giam, HAY
Bảo vệ quyền con người trong biện pháp tạm giữ, tạm giam, HAY
 
Luận văn: Bảo vệ quyền con người bằng chế định hình phạt, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền con người bằng chế định hình phạt, HOTLuận văn: Bảo vệ quyền con người bằng chế định hình phạt, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền con người bằng chế định hình phạt, HOT
 
Bảo vệ quyền con người bằng các chế định về chấp hành hình phạt
Bảo vệ quyền con người bằng các chế định về chấp hành hình phạtBảo vệ quyền con người bằng các chế định về chấp hành hình phạt
Bảo vệ quyền con người bằng các chế định về chấp hành hình phạt
 
Bảo Vệ Quyền Con Người Trong Việc Áp Dụng Biện Pháp Tạm Giữ, Tạm Giam.
Bảo Vệ Quyền Con Người Trong Việc Áp Dụng Biện Pháp Tạm Giữ, Tạm Giam.Bảo Vệ Quyền Con Người Trong Việc Áp Dụng Biện Pháp Tạm Giữ, Tạm Giam.
Bảo Vệ Quyền Con Người Trong Việc Áp Dụng Biện Pháp Tạm Giữ, Tạm Giam.
 
Khóa luận Quyền an tử và vấn đề hợp pháp hóa na tử ở Việt Nam
Khóa luận Quyền an tử và vấn đề hợp pháp hóa na tử ở Việt NamKhóa luận Quyền an tử và vấn đề hợp pháp hóa na tử ở Việt Nam
Khóa luận Quyền an tử và vấn đề hợp pháp hóa na tử ở Việt Nam
 
Luận văn: Chế đinh quyền con người trong Hiến pháp Viêṭ Nam - Gửi miễn ...
Luận văn: Chế đinh quyền con người trong Hiến pháp Viêṭ Nam - Gửi miễn ...Luận văn: Chế đinh quyền con người trong Hiến pháp Viêṭ Nam - Gửi miễn ...
Luận văn: Chế đinh quyền con người trong Hiến pháp Viêṭ Nam - Gửi miễn ...
 
Luận văn: Quyền của người đồng tính: Lý luận và thực tiễn, HAY - Gửi miễn phí...
Luận văn: Quyền của người đồng tính: Lý luận và thực tiễn, HAY - Gửi miễn phí...Luận văn: Quyền của người đồng tính: Lý luận và thực tiễn, HAY - Gửi miễn phí...
Luận văn: Quyền của người đồng tính: Lý luận và thực tiễn, HAY - Gửi miễn phí...
 
Luận văn: Quyền của người đồng tính, HAY, 9đ
Luận văn: Quyền của người đồng tính, HAY, 9đLuận văn: Quyền của người đồng tính, HAY, 9đ
Luận văn: Quyền của người đồng tính, HAY, 9đ
 
Luận văn: Tội hành hạ người khác trong luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tội hành hạ người khác trong luật hình sự Việt Nam, HAYLuận văn: Tội hành hạ người khác trong luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tội hành hạ người khác trong luật hình sự Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Tội hành hạ người khác trong Luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội hành hạ người khác trong Luật hình sự Việt NamLuận văn: Tội hành hạ người khác trong Luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội hành hạ người khác trong Luật hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Tội hành hạ người khác trong luật hình sự Việt Nam, 9đ
Luận văn: Tội hành hạ người khác trong luật hình sự Việt Nam, 9đLuận văn: Tội hành hạ người khác trong luật hình sự Việt Nam, 9đ
Luận văn: Tội hành hạ người khác trong luật hình sự Việt Nam, 9đ
 
TỘI HÀNH HẠ NGƯỜI KHÁC TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
TỘI HÀNH HẠ NGƯỜI KHÁC TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAMTỘI HÀNH HẠ NGƯỜI KHÁC TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
TỘI HÀNH HẠ NGƯỜI KHÁC TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
 
Luận văn: Vấn đề về quyền xét xử công bằng ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Vấn đề về quyền xét xử công bằng ở Việt Nam, HOTLuận văn: Vấn đề về quyền xét xử công bằng ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Vấn đề về quyền xét xử công bằng ở Việt Nam, HOT
 
Quyền của người khuyết tật trong Luật Nhân quyền quốc tế và Việt Nam
Quyền của người khuyết tật trong Luật Nhân quyền quốc tế và Việt NamQuyền của người khuyết tật trong Luật Nhân quyền quốc tế và Việt Nam
Quyền của người khuyết tật trong Luật Nhân quyền quốc tế và Việt Nam
 
BÀI MẪU tiểu luận Chủ nghĩa hiến pháp và vấn đề bảo vệ quyền con người
BÀI MẪU tiểu luận Chủ nghĩa hiến pháp và vấn đề bảo vệ quyền con ngườiBÀI MẪU tiểu luận Chủ nghĩa hiến pháp và vấn đề bảo vệ quyền con người
BÀI MẪU tiểu luận Chủ nghĩa hiến pháp và vấn đề bảo vệ quyền con người
 
Luận văn: Viện Kiểm sát với vai trò bảo vệ quyền con người, HOT
Luận văn: Viện Kiểm sát với vai trò bảo vệ quyền con người, HOTLuận văn: Viện Kiểm sát với vai trò bảo vệ quyền con người, HOT
Luận văn: Viện Kiểm sát với vai trò bảo vệ quyền con người, HOT
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 

Luận văn: Vấn đề quyền con người và can thiệp nhân đạo, HAY

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT PHẠM THỊ HỒNG XUYẾN VẤN ĐỀ QUYỀN CON NGƯỜI VÀ CAN THIỆP NHÂN ĐẠO TRONG LUẬT QUỐC TẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2015
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT PHẠM THỊ HỒNG XUYẾN VẤN ĐỀ QUYỀN CON NGƯỜI VÀ CAN THIỆP NHÂN ĐẠO TRONG LUẬT QUỐC TẾ Chuyên ngành : Luật quốc tế Mã số : 60 38 01 08 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS.GVC. LÊ VĂN BÍNH HÀ NỘI - 2015
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Do vậy, tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Người cam đoan Phạm Thị Hồng Xuyến
  • 4. MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU...............................................................................................................1 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ QUYỀN CON NGƯỜI...................................7 1.1. Lý luận chung về quyền con người .................................................................. 7 1.1.1. Khái niệm quyền con người....................................................................7 1.1.2. Lịch sử phát triển của tư tưởng về quyền con người - Các thế hệ quyền con người..................................................................................................9 1.2. Khái niệm pháp luật quốc tế về quyền con người ......................................... 11 1.3. Một số văn kiện quốc tế về quyền con người................................................ 12 1.4. Nội dung pháp luật quốc tế về quyền con người........................................... 14 1.5. Mối quan hệ giữa Luật quốc tế về quyền con người và Luật nhân đạo quốc tế............................................................................................................... 18 1.6. Cơ chế bảo vệ và phát triển quyền con người trong luật quốc tế ................. 19 1.6.1. Cơ chế quốc tế về bảo vệ và phát triển quyền con người .....................20 1.6.2. Cơ chế quốc gia bảo vệ và phát triển quyền con người........................24 Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CAN THIỆP NHÂN ĐẠO ĐỂ BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI TRONG LUẬT QUỐC TẾ ...26 2.1.Lý luận chung về can thiệp nhân đạo.............................................................. 26 2.1.1.Khái niệm can thiệp nhân đạo................................................................26 2.1.2. Mục đích, ý nghĩa của việc can thiệp nhân đạo....................................30 2.2. Can thiệp nhân đạo và các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại...... 30 2.2.1. Can thiệp nhân đạo và nguyên tắc không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế ..................................................................31
  • 5. 2.2.2. Can thiệp nhân đạo và nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau trong luật quốc tế.....................................................................34 2.3. Cơ sở pháp lý của can thiệp nhân đạo............................................................ 35 2.4. Quy trình can thiệp nhân đạo trong pháp luật quốc tế................................... 40 2.5. Hệ quả của can thiệp nhân đạo ....................................................................... 42 2.6. Can thiệp nhân đạo hay trách nhiệm bảo vệ .................................................. 44 2.7. Mối quan hệ giữa quyền con người và can thiệp nhân đạo .......................... 47 Chương 3: THỰC TIỄN CAN THIỆP NHÂN ĐẠO VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP................................................................................52 3.1. Thực tiễn can thiệp nhân đạo.......................................................................... 53 3.1.1. Can thiệp nhân đạo theo quyết định của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc..53 3.1.2. Can thiệp nhân đạo không theo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc .................................................................................................65 3.1.3. Tồn tại những vi phạm nghiêm trọng quyền con người và Luật Nhân đạo quốc tế nhưng chưa có động thái của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc...74 3.2. Những bất cập của hoạt động can thiệp nhân đạo, giải pháp và kiến nghị.. 76 3.2.1. Những bất cập của hoạt động can thiệp nhân đạo ................................76 3.2.2. Những kiến nghị và giải pháp về can thiệp nhân đạo trong luật quốc tế hiện đại....................................................................................................78 KẾT LUẬN.........................................................................................................84 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................86
  • 6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations) AU : Liên minh châu phi (African Union) CH : Cộng hòa ĐƯQT : Điều ước quốc tế LHQ : Liên hợp quốc NATO : Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (Nord Atlantic Treaty Organization) NQ : Nghị quyết XHCN : Xã hội chủ nghĩa
  • 7. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Tri thức về quyền con người có ý nghĩa quan trọng cho sự phát triển và tiến bộ của các xã hội cũng như là tiền đề cho sự phát triển đầy đủ về nhân cách và năng lực của mỗi cá nhân. Ở phạm vi rộng hơn, tri thức về quyền con người là tiền đề cho hòa bình và thịnh vượng của toàn nhân loại. Ai sinh ra đều có quyền được sống, được tự do và được mưu cầu hạnh phúc. Mỗi cá nhân được nhận sự bảo đảm bằng các quy định và các thiết chế trong pháp luật quốc gia cũng như pháp luật quốc tế. Luật quốc tế về quyền con người là tổng thề các nguyên tắc và quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ giữa các chủ thể luật quốc tế trong việc bảo vệ và phát triển các quyền cơ bản của con người ở từng quốc gia cũng như trên phạm vi toàn cầu. Các quốc gia có nghĩa vụ tôn trọng các quyền cơ bản của con người và hợp tác quốc tế trong việc bảo vệ, phát triển quyền con người trên cơ sở nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác và không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Luật pháp quốc tế cũng có những chế định nghiêm khắc để bảo vệ quyền con người và khi có sự vi phạm nhân quyền nghiêm trọng tại một quốc gia thì LHQ thông qua Hội đồng Bảo an có quyền sử dụng vũ lực quân sự để can thiệp vào quốc gia. Đây là quy định có tính “thiện chí, tích cực” trong pháp luật quốc tế. Tình hình quốc tế hiện nay đang diễn ra vô cùng phức tạp. Có rất nhiều cuộc xung đột vũ trang, xung đột sắc tộc ở phạm vi các quốc gia, khu vực. Đặc biệt là sự tồn tại và bành chướng của các tổ chức khủng bố thế giới với rất nhiều hành vi xâm hại nghiêm trọng đến quyền con người, để lại những hậu quả vô cùng nặng nền cho nhân loại. Từ một nhóm thuộc Al-Qaeda, Nhà
  • 8. 2 nước Hồi giáo tự xưng (IS) đang chứng tỏ là lực lượng khủng bố đáng sợ nhất hiện nay với những tội ác và hình phạt man rợ vi phạm nghiêm trọng các quyền con người hiện nay như hành quyết các con tin nước ngoài với hình thức man rợ như chặt đầu, thiêu sống, dìm xuống hồ rồi quay video, tiến hành thảm sát hàng loạt binh sỹ bại trận, xử bắn tất cả đàn ông, bắt phụ nữ và bé gái trở thành nô lệ tình dục… Từ đó đặt ra một nhiệm vụ cấp bách của cộng đồng quốc tế nhằm tiêu diệt chủ nghĩa khủng bố để bảo vệ các quyền con người khỏi những xâm hại nghiêm trọng đó. Bên cạnh đó, nhiều quốc gia với ngọn cờ vi phạm nhân quyền ở để tiến hành can thiệp nhân đạo để sử dụng vũ lực can thiệp vào công việc nội bộ quốc gia khác với mục đích “nhân đạo”. Chính vì vậy, việc nghiên cứu nội dung quyền con người, mối quan hệ giữa quyền con người và can thiệp nhân đạo là cơ sở để giải quyết các vấn đề liên quan. Từ những lý do trên đây, học viên đã chọn và thực hiện nghiên cứu đề tài: “Vấn đề quyền con người và can thiệp nhân đạo trong luật quốc tế” với mong muốn kiến nghị một số giải pháp trong việc bảo vệ quyền con người. 2. Tình hình nghiên cứu Có rất nhiều các công trình nghiên cứu khoa học về quyền con người và về vấn đề can thiệp nhân đạo ở phạm vi trong và ngoài nước. Ở Việt Nam, việc nghiên cứu vấn đề quyền con người và vấn đề can thiệp nhân đạo đã được một số chuyên gia đề cập dưới các góc độ và ở phạm vi khác nhau. Về giáo trình và ấn phẩm khoa học: Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người do tập thể tác giả Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng – Khoa Luật, ĐHQGHN 20011; Quyền con người, tập hợp những bình luận và khuyến nghị chung của Ủy ban công ước LHQ – sách tham khảo,
  • 9. 3 khoa Luật, ĐHQGHN, NXB CAND 2010; Bảo vệ các quyền con người bằng pháp luật quốc tế - đề tài NCKH của PGS.TS Nguyễn Bá Diến và Hoàng Ngọc Giao, Luật quốc tế về quyền con người của nhóm dễ bị tổn thương – sách chuyên khảo – Khoa Luật ĐHQGHN, NXB Lao động xã hội 2010, Giới thiệu các văn kiện quốc tế về quyền con người: Khoa Luật – DDHQGHN…. Về các bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành có liên quan: Tạp chí Luật học, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Tạp chí Nhân quyền… đã đề cập đến vấn đề quyền con người, can thiệp nhân đạo ở cả phương diện lý luận và thực tiễn. Ở cấp độ luận văn và luận án tiến sỹ luật học: Một số đề tài nghiên cứu về quyền con người, can thiệp nhân đạo cũng đã được triển khai như: Can thiệp nhân đạo trong Luật quốc tế hiện đại -Ths. Nguyễn Thị Xuân Sơn; Can thiệp nhân đạo quốc tế - Ths. Ngô Văn Thìn; Can thiệp nhân đạo trong hoạt động giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế - Ths. Trần Thị Vân Trà… Ngoài ra, chúng ta còn có thể kể đến các tài liệu khác trên các website như http: //nghiencuuquocte.net; http://nhanquyen.vn; http://vietbao.vn; http://www.crights.org.vn Ở cấp độ quốc tế, có rất nhiều học giả trên thế giới nghiên cứu về vấn đề quyền con người và vấn đề can thiệp nhân đạo như Richard B. Lillich “Quyền con người - những vấn đề luật pháp, chính sách và thực tiễn”; Janis Mark W “Luật nhân quyền châu Âu - văn bản và tư liệu”; James T.H.Tang “Nhân quyền và quan hệ quốc tế ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương”… và các bài viết được đăng trên các tạp chí chuyên ngành và trên website như bài viết của Philip Lynch “Hài hòa hóa luật nhân quyền quốc tế và chính sách pháp luật quốc gia: Sự hình thành và vai trò trung tâm nguồn luật quyền con người”..
  • 10. 4 Những công trình nghiên cứu nói trên đã đề cập đến những vấn đề khác nhau về quyền con người: nghiên cứu lý luận về quyền con người; phân biệt quyền con người và quyền công dân; các thế hệ quyền con người; quyền con người trong pháp luật thực định Việt Nam, một số khía cạnh pháp lý, xã hội về quyền con người. Tuy nhiên chưa có nhiều đề tài nghiên cứu vấn đề can thiệp nhân đạo gắn với tình hình thực tiễn chính trị - xã hội của thế giới trong thời gian hiện nay. Nghiên cứu đề tài quyền con người và sự can thiệp nhân đạo sẽ hiểu được nội dung các quyền con người cụ thể trong luật pháp quốc tế, từ đó làm cơ sở để đánh giá thế nào là vi phạm nhân quyền một cách nghiêm trọng, và đánh giá sự cần thiết hay không cần thiết việc can thiệp nhân đạo vào quốc gia hay không khi có sự vi phạm nghiêm trọng quyền con người và tìm hiểu hệ quả của việc can thiệp nhân đạo vào công việc nội bộ của quốc gia. Nghiên cứu sự can thiệp nhân đạo để phân biệt được rõ học thuyết về can thiệp nhân đạo hiện nay có lỗi thời hay không, có nên bác bỏ học thuyết can thiệp nhân đạo hay không? Nghiên cứu học thuyết về can thiệp nhân đạo để phân biệt can thiệp nhân đạo với pháp luật nhân đạo quốc tế, tránh sự nhầm lần giữa hai khái niệm này. Nghiên cứu vấn đề can thiệp nhân đạo có ý nghĩa thực tiễn to lớn, là sơ sở để bảo vệ chủ quyền quốc gia, tránh các nước khác lợi dụng học thuyết can thiệp nhân đạo để dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia về quyền con người và hoạt động can thiệp nhân đạo trong luật quốc tế.
  • 11. 5 Nghiên cứu quyền con người, sự can thiệp nhân đạo và mối quan hệ giữa quyền con người và can thiệp nhân đạo. Nghiên cứu nội dung các quyền con người trong pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia, mối quan hệ giữa quyên con người và sự can thiệp nhân đạo. Nghiên cứu sự can thiệp nhân đạo, phân biệt can thiệp nhân đạo và pháp luật nhân đạo quốc tế. Cơ chế can thiệp nhân đạo, hệ quả của việc can thiệp nhân đạo. Nghiên cứu thực tiễn hoạt động can thiệp nhân đạo tại một số quốc gia. 4. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu vấn đề quyền con người và can thiệp nhân đạo đề từ đó kiến nghị một số giải pháp cho vấn đề can thiệp nhân đạo hiện nay nhằm mục tiêu bảo vệ quyền con người. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong để tài là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Mác - Lênin. Bên cạnh đó kết hợp các biện pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, nghiên cứu và đánh giá các sự kiện, quan điểm. 6. Tính mới và những đóng góp của đề tài Có rất nhiều công trình, bài nghiên cứu chung về quyền con người, sự tham gia của Việt Nam với các công ước về quyền con người. Tuy nhiên chưa có nhiều đề tài nghiên cứu quyền con người trong mối quan hệ tổng thể với các vấn đề khác như vấn đề quyền con người và sự can thiệp nhân đạo. Nghiên cứu đề tài quyền con người và sự can thiệp nhân đạo sẽ hiểu được nội dung các quyền con người cụ thể trong luật pháp quốc tế, từ đó làm cơ sở để đánh giá thế nào là vi phạm nhân quyền một cách nghiêm trọng, từ đó đánh giá xem sự cần thiết hay không cần thiết việc can thiệp nhân đạo vào
  • 12. 6 quốc gia hay không khi có sự vi phạm nghiêm trọng quyền con người và tìm hiểu hệ quả của việc can thiệp nhân đạo vào công việc nội bộ của quốc gia. Nghiên cứu sự can thiệp nhân đạo để phân biệt được rõ học thuyết về can thiệp nhân đạo hiện nay có lỗi thời hay không, có nên bác bỏ học thuyết can thiệp nhân đạo hay không? Nghiên cứu vấn đề can thiệp nhân đạo có ý nghĩa thực tiễn to lớn, là sơ sở để bảo vệ chủ quyền quốc gia, tránh các nước khác lợi dụng học thuyết can thiệp nhân đạo để dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được kết cấu gồm 3 chương: Chương 1. TỔNG QUAN VỀ QUYỀN CON NGƯỜI, Chương 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CAN THIỆP NHÂN ĐẠO ĐỂ BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI TRONG LUẬT QUỐC TẾ Chương 3. THỰC TIỄN CAN THIỆP NHÂN ĐẠO TRONG LUẬT QUỐC TẾ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP.
  • 13. 7 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ QUYỀN CON NGƯỜI 1.1. Lý luận chung về quyền con người 1.1.1. Khái niệm quyền con người Quyền con người là những giá trị cao quý, kết tinh từ nền văn hóa của tất cả các dân tộc trên thế giới. Đây là tiếng nói chung, mục tiêu chung và phương tiện chung của toàn nhân loại để bảo vệ và thúc đẩy nhân phẩm, hạnh phúc của mọi người. Khi chiến tranh thế giới lần thứ II kết thúc, cộng đồng quốc tế và các lực lượng tiến bộ đã cùng nhau ký kết Hiến chương thành lập nên Liên hợp quốc với mục đích thực hiện sự hợp tác quốc tế… trong sự phát triển và sự tôn trọng nhân quyền và những quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi người. Quyền con người đã trở thành một hệ thống các tiêu chuẩn pháp luật quốc tế có tính chất bắt buộc với mọi quốc gia. Quyền con người là khái niệm chính trị - pháp lý rất quan trọng không chỉ trong luật quốc gia mà còn trong luật quốc tế. Có rất nhiều định nghĩa về quyền con người ở cả cấp độ quốc tế và quốc gia. Mỗi định nghĩa nghiên cứu quyền con người ở một góc độ nhất định. Tuy nhiên, ở cấp độ quốc tế, định nghĩa quyền con người của Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc về quyền con người thường được trích dẫn bởi các nhà nghiên cứu. Theo định nghĩa này, quyền con người là những đảm bảo pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép và tự do cơ bản của con người. [38,1] Về mặt pháp lý, quyền con người là phẩm giá, năng lực, nhu cầu và lợi ích hợp pháp của con người được thể chế bảo vệ bởi luật quốc gia và luật quốc tế. Những đặc tính quan trọng nhất của quyền con người được tất cả các văn kiện của Liên hợp quốc công nhận gồm:
  • 14. 8 Một là, quyền con người là bất khả xâm phạm không thể phân chia, liên quan với nhau và phụ thuộc lẫn nhau. Tính không thể phân chia của nhân nhân quyền bắt nguồn từ nhận thức rằng các quyền con người đều có tầm quan trọng như nhau nên về nguyên tắc không có quyền nào được coi là có giá trị cao hơn quyền nào. Việc tước bỏ hay hạn chế bất kỳ quyền con người nào đều tác động tiêu cực đến nhân phẩm, giá trị và sự phát triển của con người. Tuy nhiên, tính chất không thể phân chia không hàm ý rằng mọi quyền con người đều cần phải được chú ý và quan tâm ở mức độ giống hệt nhau trong mọi hoàn cảnh. Trong từng bối cảnh cụ thể, cần và có thể ưu tiên thực hiện một số quyền nhất định, miễn là phải dựa trên những yêu cầu thực tế của việc bảo đảm các quyền đó chứ không phải dựa trên sự đánh giá về giá trị của các quyền đó. Ví dụ trong bối cảnh dịch bệnh đe dọa hoặc với những người bị bệnh tật, quyền được ưu tiên thực hiện là quyền được chăm sóc y tế. Còn trong bối cảnh nạn đói, quyền được ưu tiên phải là quyền về lương thực, thực phẩm. Ở góc độ rộng hơn, trong một số hoàn cảnh, cần ưu tiên thực hiện quyền của một số nhóm xã hội dễ bị tổn thương trong khi vẫn tôn trọng quyền của tất cả các nhóm khác. Tính liên quan với nhau và phụ thuộc lẫn nhau của nhân quyền thể hiện ở chỗ việc đảm bảo các quyền con người, toàn bộ hoặc một phần nằm trong mối liên hệ phụ thuộc và tác động lẫn nhau. Sự vi phạm một quyền sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp tác động tích cực đến việc đảm bảo các quyền khác. Thực tế cho thấy để đảm bảo các quyền bầu cử, ứng cử (các quyền chính trị cơ bản) thì cần đồng thời bảo đảm một loạt quyền kinh tế, xã hội, văn hóa khác có liên quan như quyền được giáo dục, quyền được chăm sóc y tế… vì nếu không thì các quyền bầu cử, ứng cử rất ít có ý nghĩa với những người đói khổ, bệnh tật, hay mù chữ.
  • 15. 9 Tương tự, việc bảo đảm các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa đều gắn liền với sự phát triển của các quyền dân sự, chính trị. Bởi lẽ kết quả của việc bảo đảm các quyền dân sự, chính trị chính là sự ổn định, lành mạnh trong quản lý nhà nước, quản lý xã hội… Hai là, quyền con người có tính phổ quát tức là phải được thực hiện trên cơ sở bình đẳng và không phân biệt đối xử với tất cả mọi người vì bất cứ lý do gì, chẳng hạn như về chủng tộc, dân tộc, giới tính, tôn giáo, độ tuổi, thành phần xuất thân.. Ba là, quyền con người được thực hiện trên cơ sở tôn trọng nhân phẩm và giá trị của mỗi con người. Nhà nước có trách nhiệm hàng đầu trong việc thúc đẩy và thực hiện quyền con người. Vì sao phải nghiên cứu nội dung quyền con người:việc nghiên cứu quyền con người là nhiệm vụ vô cùng quan trọng bởi lẽ con người là tế bào xã hội, là chủ nhân của nhân loại. Chính vì vậy, việc nghiên cứu quyền con người là nền tảng để phát triển đầy đủ nhân cách năng lực của mình và cũng là nền tảng của sự phát triển và tiến bộ xã hội… Hiện nay, quyền con người đã trở thành vấn đề thu hút sự chú ý rộng rãi của dư luận thế giới, một nhân tố không kém phần quan trọng trong các chương trình nghị sự và văn kiện của các hội nghị quốc tế, các tổ chức quốc tế và khu vực, cũng như các hiệp định song phương và đa phương. 1.1.2. Lịch sử phát triển của tư tưởng về quyền con người - Các thế hệ quyền con người Quyền con người là một trong những thành tựu và động lực và động lực phát triển của xã hội loài người. Cuộc đấu tranh vì quyền con người đã trải qua nhiều thời kỳ lịch sử đầy máu và nước mắt ở khắp nơi trên thế giới. Lịch sử hình thành, tồn tại và phát triển của loài người xét cho cùng là cuộc đấu tranh vì quyền con người. Vì thế, quyền con người là một phạm trù lịch
  • 16. 10 sử và sự hình thành, phát triển của nó gắn liền với quá trình phát triển đầy biến động của lịch sử loài người. Cùng với sự phát triển về kinh tế và xã hội của loài người, nội dung quyền con người tiếp tục phát triển. Cùng với sự phát triển và hoàn thiện pháp luật quốc tế về quyền con người, nhận thức về quyền con người trên toàn thế giới đã không ngừng được tăng lên trong nhiều thập kỷ qua. Trong lý luận về quyền con người hiện đại, khái niệm “Thế hệ quyền con người” được thừa nhận với ý nghĩa khái quát những nội dung và đặc trưng cơ bản của quyền con người ở tất cả các lĩnh vực, trong điều kiện tồn tại khác nhau của sử phát triển xã hội và quyền con người. [9,41] Căn cứ vào quá trình hình thành và phát triển chế các quy định của luật quyền con người trong thực tiễn quan hệ quốc tế và pháp luật quốc tế, có thể phân chia thành các thế hệ quyền con người như sau: Thế hệ quyền con người thứ nhất: Thế hệ quyền con người thứ nhất gắn với cách mạng tư sản ở Châu Âu thế kỷ XVII - XVIII, Thời kỳ này được tính từ khi có cuộc Cách mạng dân quyền tư sản Pháp vào năm 1789. Thế hệ quyền con người thứ nhất là sự khẳng định mạnh mẽ các quyền dân sự, chính trị như quyền sống, quyền tự do, quyền được xét xử công bằng trước pháp luật. Các quyền này gắn liền với tự do cá nhân. Mục đích của thế hệ quyền này về cơ bản là hạn chế sự lạm quyền và sự tùy tiện xâm hại đến cuộc sống tự do của cá nhân con người từ phía các quan chức và cơ quan Nhà nước qua đó xác định nghĩa vụ của Nhà nước trong việc thừa nhận, tôn trọng và đảm bảo thực hiện các quyền của con người. Quyền con người ở thế hệ thứ nhất được ghi nhận ở các văn bản pháp luật quốc gia như Tuyên ngôn độc lập của Hợp chủng quốc Hoa kỳ, Tuyên ngôn dân quyền và nhân quyền của Pháp 1796 và các văn kiện pháp lý quốc tế như Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người và Công ước quốc tế về các quyền con người phổ cập, khu vực, song phương, đa phương.
  • 17. 11 Thế hệ quyền con người thứ hai: Thế hệ quyền con người thứ hai gắn liền với cuộc cách mạng tháng Mười Nga và Chiến tranh thế giới thứ II. Thế hệ quyền này được tính từ thập kỷ 60 của thế kỷ XX. Quyền con người thế hệ thứ hai là thời kỳ phát triển của nhân dân thế giới đấu tranh cho các quyền kinh tế - xã hội của cá nhân, các quyền dân tộc cơ bản, quyền dân tộc tự quyết. Quyền con người ở thế hệ thứ hai được ghi nhận rõ nét ở Công ước về quyền dân sự, chính trị 1966 và công ước về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa 1966. Thế hệ quyền con người thứ ba: xác định trách nhiệm của các quốc gia và các tổ chức quốc tế hoạt động trong lĩnh vực quyền con người về những nghĩa vụ có hiệu quả các vấn đề quyền con người trong thời đại toàn cầu và khoa học công nghệ như: quyền được sống trong hòa bình, quyền được phát triển, được thông tin… vì sự tồn tại của con người trong cộng đồng nhân loại, chống sự hủy diệt của chiến tranh hạt nhân, của xung đột và bạo lực, của độc quyền thông tin, của nghèo đói, suy thoái, của suy thoái môi trường… Thời kỳ này được tính từ thập niên 80 của thế kỷ XX. 1.2. Khái niệm pháp luật quốc tế về quyền con người Kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai, với sự ra đời của tổ chức Liên hợp quốc, Hiến chương liên hợp quốc đã thể chế hóa việc bảo vệ quyền con người thành một nghĩa vụ quốc tế của các quốc gia, xây dựng một hệ thống các thiết chế để thực thi, bảo vệ quyền con người một cách đầy đủ và hệ thống. Luật quốc tế về quyền con người được hiểu là tổng thể các nguyên tắc và quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ giữa các chủ thể luật quốc tế trong việc bảo vệ và phát triển các quyền cơ bản của con người ở từng quốc gia cũng như trên phạm vi toàn cầu. Luật quốc tế về quyền con người có một vị trí vô cùng quan trọng, là một ngành luật trong hệ thống luật quốc tế chung cùng với các ngành luật quốc tế khác như Luật nhân đạo quốc tế, Luật hình sự quốc tế, Luật biển quốc
  • 18. 12 tế, Luật hàng không quốc tế, Luật ngoại giao và lãnh sự, Luật tổ chức quốc tế...điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia, các tổ chức quốc tế trong việc ghi nhận, bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người ở mọi cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế. Luật quốc tế về quyền con người cũng đang làm thay đổi quan niệm truyền thống về tính bất khả xâm phạm về phương diện đối nội của chủ quyền quốc gia trong luật quốc tế. Chủ quyền quốc gia được hiểu là quyền toàn vẹn và bất khả xâm phạm của các Nhà nước được tự do hành động trong đối xử với công dân và xử lý công việc nội bộ của quốc gia mình. Tuy nhiên, ngày nay với sự ra đời của luật quốc tế về quyền con người, quan niệm này đã và đang thay đổi. Hiện nay, mặc dù các Nhà nước vẫn có vai trò đầu tiên và quan trọng trong việc xử lý các vấn đề nội bộ của đất nước mình nhưng trong nhiều bối cảnh, quyền hành động của Nhà nước với công dân của nước mình không còn là chủ quyền tuyệt đối nữa. Khái niệm chủ quyền tuyệt đối trước đây được thay bằng khái niệm chủ quyền “hạn chế”, trong đó mở rộng sự chi phối của cộng đồng quốc tế đối với một số vấn đề trước đây được coi là “nội bộ” của quốc gia, đặc biệt là vấn đề nhân quyền. Chính quyền quốc gia ngày phải tôn trọng những tiêu chuẩn pháp lý về quyền con người mà mình đã tự nguyện tuân thủ (thông qua việc tự nguyện tham gia các điều ước quốc tế về vấn đề này) và buộc phải tuân thủ các tập quán quốc tế về quyền con người. 1.3. Một số văn kiện quốc tế về quyền con người Kể từ khi LHQ ra đời cho đến nay, đã có 25 điều ước quốc tế đa phương toàn cầu được ký kết và đang có hiệu lực điều chỉnh các lĩnh vực khác nhau của quyền con người như quyền tự do cơ bản của con người, quyền của phụ nữ, trẻ em, bình đẳng giới, chống phân biệt chủng tộc, chống tội ác diệt chủng… Có thể kể đến một số văn bản quan trọng như: Hiến chương
  • 19. 13 LHQ 1945; Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế - 1948; Tuyên bố thiên niên kỷ của LHQ - 2000; Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa - 1966; Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị - 1966; Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử về chủng tộc - 1960; Công ước về xóa bổ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ - 1979; Công ước về quyền trẻ em - 1989;…. Và các điều ước quốc tế khác... Hiến chương LHQ là văn bản quốc tế rất quan trọng, cơ bản và là văn bản quốc tế đầu tiền trải qua hơn 70 năm thử thách vẫn giữ nguyên giá trị pháp lý và các ý nghĩa xã hội. Hiến chương LHQ đã đặt nền móng đầu tiên cho việc thiết lập một cơ chế pháp lý quốc tế về bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người trên thế giới bởi Hiến chương LHQ đã khẳng định việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người là một trong những mục tiêu hoạt động của Liên hợp quốc. Lời nói đầu của Hiến chương khẳng định ý chí của các dân tộc trong Liên hợp quốc: “...tin tưởng vào những quyền con người cơ bản, vào nhân phẩm và giá trị của con người, vào các quyền bình đẳng giữa nam và nữ và giữa các quốc gia lớn nhỏ...” và bảy tỏ quyết tâm của các dân tộc nhằm: “...thúc đẩy sự tiến bộ xã hội và nâng cao điều kiện sống trong một nền tự do rộng rãi hơn” [14,2] Điều 1 của Hiến chương quy định các mục tiêu hoạt động của tổ chức này. Một trong các mục tiêu hoạt động đó là tăng cường sự hợp tác quốc tế trong giải quyết các vấn đề quốc tế về kinh tế xã hội, văn hóa hoặc các vấn đề nhân đạo, thúc đẩy và khuyến khích sự tôn trọng các quyền con người và tự do cơ bản cho tất cả mọi người mà không có sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, giới tính, ngôn ngữ hoặc tôn giáo. Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế 1948 đã đánh dấu một bước tiến quan trọng, cụ thể hóa Hiến chương về quyền con người. Đây là văn kiện quốc tế
  • 20. 14 đầu tiên có nội dung hoàn toàn đề cập đến quyền con người. Đây là lần đầu tiên mà các quyền cơ bản và tự do kể trên của con người đã được cộng đồng quốc tế công nhận. Tuyên ngôn nhân quyền 1948 là nền tảng pháp lý cho việc xây dựng các công ước quốc tế về quyền con người làm cơ sở hình thành hệ thống pháp luật quốc tế về quyền con người hiện nay. Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa – 1966 và công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị - 1966 là những thỏa thuận về quyền con người đầu tiên của LHQ có tính chất ràng buộc chặt chẽ mang tính pháp lý, là những trụ cột đầu tiên của pháp luật quốc tế về quyền con người… Một số khu vực cũng đã có những thoả thuận có tính chất ràng buộc pháp lý như Công ước châu Âu về quyền con người năm 1950, Công ước châu Mỹ về quyền con người năm 1969, Hiến chương châu Phi về quyền con người và quyền của các dân tộc năm 1981, Hiến chương Ả rập về quyền con người năm 1994. Hiện khu vực châu Á chưa có một văn bản pháp lý tương tự. 1.4. Nội dung pháp luật quốc tế về quyền con người Trong luật quốc tế, quyền con người có các đặc trưng là một thể thống nhất, được xác định bằng các quyền năng, chuẩn mực cụ thể mang tính phổ cập và có sự thống nhất biện chứng giữa đặc trưng dân tộc với đặc tính nhân loại, giữa quyền cá nhân và quyền tập thể, giữa quyền con người và quyền công dân. Việc phân loại quyền con người trong luật quốc tế có thể căn cứ vào một số tiêu chí nhất định như chủ thể quyền (cá nhân, nhóm, tập thể); tính chất quyền (quyền tự do, bình đẳng, dân chủ, quyền phát triển); nội dung quyền (quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa). Việc phân loại quyền cơ bản của con người theo các tiêu chí nêu trên có ý nghĩa tương đối vì bản chất quyền con người là thống nhất, không thể bị chia cắt.
  • 21. 15 Các quyền dân sự - chính trị Đây là quyền con người cơ bản, được thực hiện trong lĩnh vực dân sự - chính trị. Các quyền dân sự - chính trị lần đầu tiên được ghi nhận trong Tuyên ngôn nhân quyền 1948 sau đó được cụ thể hóa trong nhiều văn kiện quốc tế khác như Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị 1966… Các quyền dân sự - chính trị có một số đặc điểm để phân biệt với các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội: Về nguồn gốc: với tư cách là quyền chủ thể của cá nhân con người, khái niệm quyền dân sự - chính trị ra đời sớm hơn các quyền kinh tế - xã hội - văn hóa. Quyền dân sự - chính trị là những quyền có tính chất gắn chặt với nhân thân của cá nhân con người, được hiểu là giá trị vốn có, không thể bị tước đoạt hay chuyển nhượng của cá nhân. Quyền dân sự - chính trị là những quyền mà sự thực hiện ít bị phụ thuộc vào trình độ phát triển của quốc gia. Trong các văn bản pháp lý quốc tế, nội dung của quyền dân sự - chính trị thể hiện ra ở giá trị cá nhân và giá trị tập thể. Sự thống nhất giữa hai giá trị này được giải thích từ bản chất xã hội của quyền con người, vì con người là một bộ phận quan trọng hợp thành xã hội nên xét từ khía cạnh này, quyền của cá nhân gắn liền với quyền của tập thể. Suy cho cùng thì các quyền của cá nhân không thể có ý nghĩa nếu không được đặt trong môi trường chính trị - xã hội mà họ đang sống. Quyền dân sự - chính trị cơ bản của cá nhân bao gồm những nhóm sau đây: Quyền sống được xác định dưới nhiều góc độ như không bị tước đoạt tính mạng một cách vô cớ, không bị tra tấn, đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo, không áp dụng nhục hình, không dùng làm vật thí nghiệm, không bị bắt làm nô lệ..
  • 22. 16 Quyền tự do cá nhân như quyền tự do và an ninh cá nhân (không bị can thiệp vào đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở, thư tín, danh dự…) quyền tự do tín ngưỡng, tư tưởng và nhiều quyền tự do có tính chất dân sự khác (quyền có quốc tịch, quyền được khai sinh, quyền được bảo vệ tính mạng, nhân phẩm…). So với nhiều quyền dân sự chính trị khác như quyền sống thì quyền tự do cá nhân có tính chất tương đối. Quyền bình đẳng như quyền bình đẳng của cá nhân trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ. Quyền tham gia quản lý các công việc của nhà nước và xã hội như quyền bầu cử, ứng cử, quyền được hưởng các chức vụ công cộng tại đất nước mình… Quyền dân sự - chính trị với ý nghĩa là quyền tập thể, bao gồm các nhóm quyền như quyền độc lập, chủ quyền của dân tộc, quyền bình đẳng giữa các quốc gia dân tộc trong quan hệ quốc tế, chủ quyền vĩnh viễn đối với tài nguyên thiên nhiên, quyền phát triển bền vững… Như vậy, quyền dân sự - chính trị được thể hiện ở mối quan hệ chặt chẽ một cách trực tiếp với con người nhu quan hệ giữa các cá nhân với nhau hay quan hệ giữa các cá nhân với nhà nước. Cùng với các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội, các quyền dân sự - chính trị là một bộ phận cấu thành hệ thống nhu cầu và lợi ích của con người, được luật quốc tế, luật quốc gia ghi nhận và bảo vệ. Cho nên, khi xem xét khía cạnh pháp lý quốc tế của quyền dân sự - chính trị cần thiết phải xem xét mối quan hệ giữa quyền dân sự - chính trị với quyền kinh tế, xã hội, văn hóa. Cụ thể, cơ sở vật chất và các điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc thực hiện quyền dân sự - chính trị vì mức độ và phạm vi bảo đảm của quyền dân sự - chính trị phụ thuộc vào sự ổn định hay tiến bộ của nền chính trị, kinh tế, xã hội.
  • 23. 17 Các quyền kinh tế - xã hội - văn hóa Luật quốc tế về quyền con người đã ghi nhận đầy đủ các quyền cơ bản của con người trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa. Các quyền kinh tế - xã hội - văn hóa lần đầu tiên được ghi nhận trong Tuyên ngôn nhân quyền 1948 và sau đó được cụ thể hóa trong nhiều văn kiện quốc tế như Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa 1966… Cũng như nhóm quyền dân sự, chính trị, quyền kinh tế, xã hội, văn hóa mang giá trị là các quyền cá nhân và tập thể. Với tư cách là quyền tập thể, quyền con người trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa đề cập trước tiên khái niệm quyền tự quyết của các dân tộc. Quyền tự quyết về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội thể hiện ở một số nội dung cơ bản là quyền tự do lựa chọn trong phát triển và quyền bình đẳng về kinh tế giữa các dân tộc, không phân biệt chế độ chính trị hay trình độ phát triển. Giá trị cá nhân của quyền kinh tế, xã hội, văn hóa liên quan đến hai vấn đề lớn. Một là sự bình đẳng giữa các cá nhân trong thực hiện quyền và hưởng thụ các giá trị phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa và hai là hình thành các tiêu chí pháp lý cụ thể để hiện thực hóa các quyền này vào đời sống xã hội. Cả hai vấn đề này đều chịu tác động của cơ chế và các đảm bảo cụ thể tại từng quốc gia. Đối với các quốc gia đang phát triển, các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa có ý nghĩa hết sức quan trọng thậm chí có thể trở thành tiền đề cho việc thực hiện các quyền dân sự, chính trị. Trong các công ước phổ cập, nhóm quyền kinh tế, xã hội văn hóa của cá nhân được ghi nhận theo các nội dung chủ yếu như những quyền về việc làm (có việc làm, hưởng điều kiện làm việc công bằng, thuận lợi, thành lập và gia nhập công đoàn..), quyền được hưởng an toàn và phúc lợi xã hội (bao gồm cả quyền được giáo dục, đào tạo và hưởng lợi ích do áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mà thực tiễn đem lại), quyền kinh tế, xã hội, văn hóa trong quan hệ gia đình.
  • 24. 18 Trong điều kiện toàn cầu hóa hiện nay, việc đảm bảo các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa của con người không chỉ tùy thuộc vào chính sách, pháp luật quốc gia mà còn có sự tác động đa chiều của các tổ chức quốc tế. Đó chính là một trong nhưng đặc điểm cần chú ý đối với quyền con người trong kỷ nguyên toàn cầu hóa. 1.5. Mối quan hệ giữa Luật quốc tế về quyền con người và Luật nhân đạo quốc tế Luật quốc tế về quyền con người và Luật nhân đạo quốc tế là hai ngành luật có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung cho nhau. Luật quốc tế về quyền con người và Luật nhân đạo quốc tế có vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo đảm quyền con người và là cơ sở quan trọng khi tiến hành can thiệp nhân đạo vào bất kỳ quốc gia nào. Luật nhân đạo quốc tế là hệ thống các nguyên tắc, quy phạm luật quốc tế điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia trong giai đoạn xung đột vũ trang nhằm hạn chế áp dụng các phương tiện, phương pháp tiến hành chiến tranh, bảo hộ nạn nhân chiến tranh và định lập trách nhiệm đối với các chủ thể vi phạm nguyên tắc, quy phạm đó của luật quốc tế. Luật nhân đạo quốc tế bao gồm: Bốn công ước Geneve 1949 là Công ước Cải thiện tình trạng cho thương binh và bệnh binh thuộc lực lượng vũ trang chiến đấu trên bộ; Công ước cải thiện tình trạng của thương binh, bệnh binh và những người đắm tàu thuộc lực lượng vũ trang trên biển; Công ước đối xử với tù binh chiến tranh; Công ước bảo vệ thường dân trong thời gian chiến tranh; Công ước La-hay bảo vệ các tài sản văn hóa khi xảy ra xung đột vũ trang 1954; Công ước về cấm phát triển, sản xuất và tàng trữ các loại vũ khí vi trùng (sinh học) và vũ khí độc hại cũng như về sự hủy diệt của các loại vũ khí đó 1972; Công ước về cấm hoặc hạn chế việc sử dụng một số loại vũ khí công ước 1980: ….
  • 25. 19 Luật quốc tế về quyền con người và Luật nhân đạo quốc tế là hai ngành luật có khá nhiều điểm chung. Đó là đều nhấn mạnh việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người trên cơ sở các nguyên tắc không phân biệt đối xử, tôn trọng tính mạng và phẩm giá con người. Mặc dù đều với mục tiêu là bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người nhưng Luật quốc tế về quyền con người và Luật nhân đạo quốc tế là hai ngành luật quốc tế độc lập. Mỗi ngành luật được hình thành và phát triển trong những hoàn cảnh khác nhau và theo những hình thức khác nhau. Luật nhân đạo quốc tế chỉ áp dụng trong bối cảnh các cuộc xung đột vũ trang còn luật quốc tế về quyền con người được áp dụng trong mọi hoàn cảnh kể cả hòa bình hay chiến tranh. 1.6. Cơ chế bảo vệ và phát triển quyền con người trong luật quốc tế Hệ thống các văn kiện quốc tế về quyền con người được ban hành với mục tiêu bảo vệ các quyền con người trên mọi lĩnh vực, khía cạnh. Vả để các văn kiện đó được thực thi rộng rãi và hiệu quả trong đời sống quốc tế thì cần có các biện pháp để bảo vệ quyền con người. Đây là trách nhiệm của cả cộng đồng quốc tế, của các quốc gia và của các chủ thể khác của luật quốc tế. Sở dĩ nghiên cứu cơ chế bảo vệ quyền con người rất quan trọng, nó quy định rõ ràng, cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức quốc tế, của quốc gia để đảm bảo thực hiện một cách tốt nhất quyền con người và là công cụ quan trọng để giải quyết, xử lý những vụ việc về vi phạm nhân quyền đặc biệt là khi có sự vi phạm quyền con người một cách nghiêm trọng… Để đảm bảo các quy định của pháp luật về quyền con người được thực hiện nghiêm túc, các thiết chế bảo vệ đã được thành lập ở cả 2 cấp độ là cấp độ quốc tế và cấp độ quốc gia.
  • 26. 20 1.6.1. Cơ chế quốc tế về bảo vệ và phát triển quyền con người Cơ chế quốc tế bảo vệ và phát triển quyền con người là cơ chế giám sát, đánh giá, điều tra việc thực hiện các nghĩa vụ quốc tế trong lĩnh vực quyền con người của các quốc gia. Cơ chế này có tính chất cưỡng chế đối với các quốc gia vi phạm nghĩa vụ bảo vệ và phát triển quyền con người. Cơ chế quốc tế về bảo vệ và phát triển quyền con người thể hiện ở bộ máy của các cơ quan và các quy tắc, thủ tục về thúc đẩy và bảo vệ quyền con người của các cơ quan thành lập theo Hiến chương Liên hợp quốc và các cơ quan khác được thành lập theo một số điều ước quan trọng về quyền con người. Cơ cấu tổ chức của LHQ gồm 6 cơ quan chính. Trừ Hội đồng quản thác của Liên hợp quốc đã chấm dứt hoạt động trên thực tế thì các cơ quan chính của LHQ đều trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến việc giám sát thực hiện nghĩa vụ thành viên ĐƯQT về quyền con người của các quốc gia. Đại hội đồng Liên hợp quốc: là một trong 6 cơ quan chính của LHQ, bao gồm tất cả các quốc gia thành viên (Điều 9 Hiến chương). Trách nhiệm của Đại hội đồng LHQ về quyền con người được thể hiện trong Điều 13 Hiến chương LHQ. Theo đó, Đại hội đồng LHQ có trách nhiệm tổ chức nghiên cứu và thông quan những kiến nghị nhằm… “Thúc đẩy sự hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, giáo dục, y tế và thực hiện các quyền của con người và các tự do cơ bản đối với mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ và tôn giáo”. Ngoài ra, Điều 10 Hiến chương LHQ quy định: “Đại hội đồng LHQ có thể thảo luận tất cả các vấn đề hoặc các công việc thuộc phạm vi Hiến chương này, hoặc thuộc quyền hạn và chức năng của bất kỳ một cơ quan nào được ghi trong Hiến chương này và có thể, trừ những quy định ở điều 12, ra những kiến nghị về những vấn đề hoặc những vụ việc ấy cho các thành viên Liên hợp quốc hay Hội đồng Bảo an hoặc cho cả các thành viên Liên hợp quốc và Hội đồng Bảo an”.[14,34]
  • 27. 21 Như vậy, Đại hội đồng LHQ đã trở thành và có chức năng là trung tâm của sự phối hợp và tổ chức các hoạt động duy trì, phát triển mọi vấn đề về quyền con người giữa các thành viên của Liên hợp quốc Từ khi Tuyên ngôn thế giới về quyền con người được thông quan năm 1948, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã có những thành tựu to lớn trong lĩnh vực xây dựng luật quốc tế về quyền con người, đó là việc Đại hội đồng thông qua nhiều tuyên bố và công ước về quyền con người ở nhiều lĩnh vực như lĩnh vực về quốc tịch, các quyền của trẻ em, quyền của phụ nữ, của người bị tàn tật, lĩnh vực phát triển và tiến bộ xã hội… ngoài thành tựu và chức năng lập pháp, Đại hội đồng LHQ cũng giải quyết vấn đề quyền con người thuộc các phạm trù chính trị, kinh tế, an ninh quốc tế và giải trừ quân bị. Để thực hiện các chức năng này, Đại hội đồng LHQ có một số các cơ quan trực thuộc là các ủy ban liên quan đến các quyền tự do cơ bản của con người. Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc: Hội đồng Bảo an gồm 15 thành viên trong đó có 5 thành viên thường trực (Điều 23 Hiến chương). Hội đồng Bảo an có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xử lý các vấn đề về vi phạm nhân quyền. Hội đồng bảo an có quyền thông qua các nghị quyết áp dụng các biện pháp trừng phạt về ngoại giao, kinh tế, quân sự… đối với các quốc gia có hành vi vi phạm nhân quyền cơ bản của con người đã được ghi nhận trong các ĐƯQT. Khi xử lý các vi phạm quyền con người, hoạt động của Hội đồng Bảo an luôn gắn với chức năng duy trì hòa bình và an ninh quốc tế- chức năng chính của Hội đồng Bảo an đã được Hiến chương LHQ quy định. Hội đồng kinh tế - xã hội và các ủy ban trực thuộc: Hội đồng kinh tế xã hội gồm 54 nước thành viên do Đại hội đồng LHQ bầu ra. Hội đồng kinh tế - xã hội chủ yếu là đưa ra các khuyến nghị nhằm mục đích thúc đẩy việc
  • 28. 22 tôn trọng và tuân thủ các quyền và tự do cơ bản của con người cho tất cả mọi người. Trong việc xây dựng bộ máy, cơ quan này đã thiết lập ra Ủy ban quyền con người, Ủy ban về vị thế của phụ nữ và Ủy ban ngăn ngừa tội ác và tư pháp hình sự. Đây là những cơ quan chuyên môn có vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu các vấn đề, đề xảy các chương trình, hoạt động, soạn thảo các văn kiện và gián sát thực hiện các văn kiện quốc tế về quyền con người. Tòa án công lý quốc tế: Tòa án công lý quốc tế với hai chức năng chính là giải quyết các tranh chấp quốc tế giữa hai quốc gia và đưa ra các kết luận tư vấn khi có yêu cầu của các cơ quan LHQ, trong đó có các tranh chấp và kết luận liên quan đến việc giải thích, áp dụng và thực hiện ĐƯQT về quyền con người giữa các quốc gia. Ban thư ký: trong khuôn khổ của Ban thư ký, để giám sát việc thực hiện nghĩa vụ thành viên ĐƯQT về quyền con người, Văn phòng cao ủy LHQ về quyền con người đã được thành lập. Văn phòng có trách nhiệm giúp đỡ LHQ thúc đẩy vấn đề nhân quyền. Đặc biệt thiết chế này có sự điều phối quan hệ với các tổ chức phi chính phủ, Viện nhân quyền quốc gia và các tổ chức quốc tế trong hoặc ngoài hệ thống LHQ tiến hành các hoạt động mang tính chất tư vấn về nhân quyền và tham gia vào UPR của Hội đồng nhân quyền LHQ. Ngoài các cơ quan trên, LHQ cũng có những cơ chế giám sát việc thực hiện ĐƯQT về quyền con người theo mô hình và phương thức của các tổ chức chuyên môn thuộc hệ thống LHQ. Mỗi tổ chức giám sát việc thực hiện ĐUQT về quyền con người từ góc độ chức năng và lĩnh vực chuyên môn của mình. Tổ chức Văn hóa, khoa học và giáo dục của LHQ, tổ chức Y tế thế giới và thậm chí cả ngân hàng thế giới cũng xem xét đến phạm vi nhân quyền khi quyết định tài trợ cho các quốc gia.
  • 29. 23 Cơ chế quốc tế giải quyết các vấn đề quyền con người khác trong các công ước quốc tế về quyền con người của Liên hợp quốc: Đến nay đã có 24 công ước quốc tế về quyền con người. Đa số các công ước quốc tế về quyền con người đều quy định có các cuộc họp định kỳ nhằm kiểm điểm, đánh giá chung việc thực hiện các quy định của công ước. Trong số đó có năm công ước được thành lập các ủy ban riêng biệt để theo dõi, đôn đốc việc thực hiện từng công ước nói riêng đồng thời có chức năng phối hợp các cơ chế khác nói chung. Hiện nay đã có 9 Ủy ban được thành lập trên cơ sở các công ước quốc tế về quyền con người là: Ủy ban quyền con người; Ủy ban xóa bỏ sự phân biệt chủng tộc; Ủy ban quyền kinh tế, xã hội, văn hóa; Ủy ban về xóa bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ, Ủy ban về quyền trẻ em; Ủy ban về người lao động di cư; Ủy ban chống tra tấn; Ủy ban về quyền người khuyết tật; Ủy ban về cưỡng bức mất tích.. Thiết chế giám sát khu vực: Ở châu Âu, các ủy ban giám sát nhân quyền được hình thành dựa trên các Điều ước quốc tế về quyền con người như Công ước châu Âu về bảo vệ quyền con người và tự do cơ bản năm 1950; Hiến chương xã hội châu Âu năm 1961… Các thiết chế này có trách nhiệm giám sát và báo cáo về tình hình thực hiện ĐƯQT của quốc gia thành viên. Đồng thời Tòa án nhân quyền châu Âu cũng được thành lập nhằm tiếp nhận những kiến nghị của quốc gia thành viên, của cá nhân khi có hành vi vi phạm nhân quyền và khi các biện pháp trong nước đã thực hiện nhưng không hiệu quả. Ở Châu Mỹ, Ủy ban quyền con người châu Mỹ được thành lập năm 1959 có nhiệm vụ thúc đẩy việc tuân thủ và bảo vệ quyền con người ở châu Mỹ. Năm 1969, Công ước châu Mỹ về quyền con người ra đời xác định các quyền con người mà quốc gia thành viên có nghĩa vụ tuân thủ và bảo đảm, đồng thời thiết lập và quy định Tòa án quyền con người châu Mỹ với chức
  • 30. 24 năng xét xử và tư vấn khi quyền con người bị xâm phạm. Ở Châu Phi, nền tảng của hệ thống văn kiện về quyền con người là Hiến chương châu Phi về quyền con người và quyền dân tộc được thông qua năm 1981. Bộ máy cơ quan về quyền con người ở châu Phi gồm Ủy ban quyền con người và quyền các dân tộc châu Phi và Tòa án Quyền con người châu Phi. Ở châu Á, chưa có một văn kiện quốc tế nào về vấn đề quyền con người nhưng ở một số khu vực, tổ chức đã tồn tại những văn kiện và thiết chế chung cho thấy triển vọng nhất định về thúc đẩy và bảo vệ quyền con người. 1.6.2. Cơ chế quốc gia bảo vệ và phát triển quyền con người Cơ chế quốc gia về bảo vệ và phát triển quyền con người nhằm thực hiện những nghĩa vụ của Nhà nước được nêu trong tất cả các văn kiện quốc tế về quyền con người. Ở mỗi quốc gia khác nhau, việc thành lập các cơ quan bảo vệ quyền con người và cơ chế hoạt động của các cơ quan này cũng rất đa dạng, phong phú… Cơ chế quốc gia về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người xuất phát từ việc quốc gia mong muốn thực hiện những nghĩa vụ mà đã được nêu trong tất cả các văn kiện quốc tế về quyền con người, tức là thực hiện nghĩa vụ là thành viên của các điều ước trên cơ sở của nguyên tăc Pacta sunt servanda. Các cơ chế quốc gia bảo vệ quyền con người, nếu xét theo nghĩa rộng, rất đa dạng. Về lý thuyết, các cơ quan nhà nước có chức năng duy trì ổn định, trật tự xã hội và bảo đảm quyền của người dân. Các chính quyền dân chủ tồn tại để phục vụ nhân dân, phục vụ công dân của quốc gia mình và phục vụ con người. Do đó, các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp đều có chức năng bảo vệ quyền con người. Tuy nhiên, chính các cơ quan và viên chức nhà nước cũng đồng thời là chủ thể chính có thể vi phạm quyền con người, vì vậy, nhiều quốc gia trên thế giới đã thiết lập các cơ quan độc lập hoặc bán độc lập với bộ máy nhà nước để tăng cường hiệu quả của việc bảo vệ và thúc đẩy các
  • 31. 25 quyền con người. Trong các công trình nghiên cứu khoa học về quyền con người hay nhân quyền chúng ta thường thấy tên của các cơ quan này tồn tại với các tên gọi khác nhau nhàm bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. Ví dụ như, Ủy ban quyền con người quốc gia (National Commissions of Human Rights); Thanh tra Quốc hội (Ombudsman). Một số quốc gia có quan chức chuyên trách về nhân quyền với tên gọi khác. Chẳng hạn như Cao uỷ Nhân quyền của Nghị viện Ukraina (Ukrainian Parliament Commissioner for Human rights), Điều 55 Hiến pháp quốc gia này quy định rằng mọi người có quyền khiếu nại đến Cao uỷ Nhân quyền Quốc hội.
  • 32. 26 Chương 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CAN THIỆP NHÂN ĐẠO ĐỂ BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI TRONG LUẬT QUỐC TẾ 2.1.Lý luận chung về can thiệp nhân đạo 2.1.1.Khái niệm can thiệp nhân đạo Can thiệp nhân đạo (tiếng Anh là humanitarian intervention, tiếng Pháp là intervention humanitaire) là thuật ngữ mang tính chính trị xã hội dùng để chỉ hành động của một chủ thể can dự bằng vũ lực vào bên trong lãnh thổ của một quốc gia khác. Khái niệm can thiệp nhân đạo được hình thành từ khá sớm. Lần đầu tiên thuật ngữ này được nhắc tới là vào thế kỷ XIII với nhận định của Thomas Aguinas: “Các quốc gia có chủ quyền có quyền can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác khi có sự đối xử thô bạo đối với công dân của mình ở mức độ không thể chấp nhận được”. Bernard Kouchner là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ can thiệp nhân đạo khi ông kêu gọi trách nhiệm của cộng đồng quốc tế trong việc cứu trợ các nạn nhân trong cuộc chiến Biafran ở miền Nam Nigerria. Theo ông Bernard Kouchner thì: “can thiệp nhân đạo là hành động ra tay cứu giúp trước cách thảm cảnh con người”. [39,7] Có nhiều quan điểm khác nhau xung quanh cách hiểu, giải thích, bản chất của khái niệm can thiệp nhân đạo. Quan điểm thứ nhất cho rằng “can thiệp nhân đạo” là cứu trợ nhân đạo hay trợ giúp nhân đạo một cách thuần túy. Trong cuốn “Intervention humanitaire, un problem esthique” (Can thiệp nhân đạo - một vấn đề đạo đức) Miriam Reidy Prost cho rằng quyền được sống là thiêng nhất của con người. Khi cuộc sống của con người bị ảnh hưởng, tác động nghiêm trọng bởi một nguyên nhân khách quan bên ngoài thì những con người gặp hoàn cảnh
  • 33. 27 đặc biệt khó khăn cần phải được giúp đỡ kịp thời mà mục đích của việc làm đó không ngoài gì khác mà chỉ xuất phát từ mục đích nhân đạo. [40] Việc cứu trợ nhân đạo diễn ra trong hai trường hợp là khi có thảm họa thiên tai hoặc xung đột vũ trang xảy ra để lại các hậu quả nghiêm trọng ở các mức độ khác nhau. Các hoạt động cứu trợ nhân đạo phải được tiến hành dưới hình thức phi vũ trang, mang tính chất tự nguyện. Với quan điểm này, can thiệp nhân đạo được hiểu là phạm vi hoạt động của các tổ chức quốc tế phi chính phủ như Bác sỹ không biên giới, Ủy ban chữ thập đỏ quốc tế… mang tính chất nhân đạo nhiều hơn. Quan điểm thứ hai cho rằng Can thiệp nhân đạo là hành vi can thiệp quân sự vào bên trong lãnh thổ một quốc gia có sự đồng ý của LHQ thông qua nghị quyết của Hội đồng Bảo an hoặc hành vi đơn phương sử dụng vũ lực can thiệp quân sự vào một quốc gia vì mục đích nhân đạo là ngăn chặn các tội ác chống loài người, tội ác diệt chủng, hành vi xâm lược và các nguy cơ tiềm tàng khác đe dọa đến hòa bình, an ninh của một số quốc gia cũng như toàn thế giới khi các hậu quả đó vượt khỏi khả năng khắc phục, đối phó của các bên hữu quan trong cuộc xung đột hoặc các bên tham gia xung đột từ chối sự cứu trợ, ngăn cản các nỗ lực cứu trợ của cộng đồng quốc tế và để hậu quả tiếp tục diễn ra. Với quan điểm này, hành vi can thiệp nhân đạo là sử dụng vũ lực để can thiệp vào một quốc gia trong một hoàn cảnh đặc biệt là trách nhiệm của Hội đồng Bảo an, và các quốc gia thành viên. Liên quan đến vấn đề can thiệp nhân đạo, nhìn chung các ý kiến đều thể hiện sự nhất trí, ủng hộ với hoạt động can thiệp nhân đạo khi có các thảm họa nhân đạo do thiên tai, dịch bệnh. Còn đối với vấn đề can thiệp nhân đạo mang tính chất quân sự thì còn tồn tại nhiều quan điểm khác biệt về vấn đề này. Theo quan điểm của tác giả thì cả hai quan điểm trên đều là khía cạnh
  • 34. 28 của can thiệp nhân đạo. Tuy mỗi quan điểm có khía cạnh nghiên cứu khác nhau, đối tượng và hoàn cảnh thực hiện, chủ thể và phương thức sử dụng khác nhau nhưng đều giống nhau ở mục đích duy nhất. Đó là bảo vệ quyền con người khi quyền con người bị xâm phạm ở mức độ nghiêm trọng nhằm hạn chế, chấm dứt và khắc phục những hậu quả phát sinh. Nhưng, xét ở phạm vi hẹp, tác giả cho rằng can thiệp nhân đạo mang nội hàm là can thiệp quân sự vào một quốc gia khác nhiều hơn. Nó thể hiện trách nhiệm của LHQ, cộng đồng quốc tế, trách nhiệm của quốc gia nước sở tại và trách nhiệm của các quốc gia khác khi hòa bình, an ninh của một số quốc gia cũng như toàn thế giới bị đe dọa. Đến thế kỷ XVI, XVII, can thiệp nhân đạo được xây dựng thành hệ thống học thuyết, quan điểm. Theo định nghĩa của T.Bordachev thì: “Can thiệp nhân đạo là sự can thiệp quân sự vào một quốc gia, được thực hiện không phụ thuộc và sự chấp thuận của chính phủ quốc gia đó với mục đích để ngăn chặn sự lan rộng đau khổ và mất mát của dân chúng”. [26] Học giả Fernando Teson định nghĩa: “Can thiệp nhân đạo là hành vi của một quốc gia chống lại một chính phủ nước ngoài với mục đích làm chấm dứt cách đối xử đi ngược lại luật nhân đạo là chính phủ đó đã áp dụng với công dân của họ”. [26,38] Theo định nghĩa của NATO tại Hội thảo về can thiệp nhân đạo năm 1999 thì: “Can thiệp nhân đạo là việc can thiệp quân sự vào một quốc gia khác mà không có sự thỏa thuận của quốc gia đó để ngăn chặn một thảm họa nhân đạo, cụ thể là những vi phạm trên diện rộng các quyền cơ bản của con người”. [26,10] Từ thế kỷ XX đến nay, lý thuyết về can thiệp nhân đạo mất dần cơ sở thực tế trong quan hệ giữa các nước và cũng mất dần cơ sở pháp lý trong luật
  • 35. 29 pháp quốc tế. Hiến chương LHQ ra đời với hệ thống các nguyên tắc cơ bản trong đó có nguyên tắc cấm sử dụng hoặc đe dọa dùng vũ lực và nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau đã trở thành rào cản của hoạt động can thiệp ngay cả khi vì mục đích nhân đạo. Vấn đề đặt ra là sự cần thiết hay không cần thiết của việc tiếp tục tồn tại can thiệp nhân đạo? Cơ sở pháp lý của hoạt động can thiệp nhân đạo? Bước sang thế kỷ XXI với hàng loạt các cuộc xung đột, chạy đua vũ trang ở các quốc gia trên thế giới và đặc biệt chủ nghĩa khủng bố đang bành trướng gây ra rất nhiều vi phạm nghiêm trọng về quyền con người đã đặt ra nhiệm vụ cấp thiết trong việc bảo vệ quyền con người trên toàn thế giới bằng mọi biện pháp kể cả can thiệp nhân đạo. Việc nghiên cứu bản chất, đặc trưng, dấu hiệu của can thiệp nhân đạo có vai trò hết sức to lớn đối với cộng đồng quốc tế. Xét dưới góc độ nghiên cứu khoa học lý luận và trong pháp luật quốc tế hiện đại và trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, can thiệp nhân đạo được định nghĩa như sau: Can thiệp nhân đạo là hoạt động sử dụng vũ lực vào một quốc gia khác không có sự đồng ý của quốc gia đó, có hoặc không có sự cho phép của Hội đồng Bảo an vì mục đích nhân đạo nhằm ngăn chặn hay đẩy lủi những vi phạm thô bảo luật nhân đạo hoặc luật nhân quyền quốc tế. Theo định nghĩa trên, can thiệp nhân đạo được giới hạn bằng hoạt động sử dụng vũ lực, không để cập đến các hoạt động nhân đạo được thực hiện bằng các biện pháp kinh tế, ngoại giao, chính trị… Có thể nhận diện hoạt động can thiệp nhân đạo thông qua một số dấu hiệu của can thiệp nhân đạo: Một là: xuất hiện sự vi phạm nghiêm trọng quyền con người, cụ thể là vi phạm Luật Nhân đạo và Nhân quyền quốc tế. Đây là cơ sở thực tiễn của
  • 36. 30 hoạt động can thiệp nhân đạo. Hai là: mục đích nhân đạo được đặt lên hàng đầu nhằm bảo vệ con người, ngăn chặn các vi phạm nghiêm trọng về quyền con người. Việc xác định mục tiêu nhân đạo rất quan trọng, nhằm loại bỏ những mục đích mang tính lợi ích của các quốc gia khác như kinh tế, chính trị.. Ba là: Tại nơi diễn ra vi phạm đó, quốc gia không sẵn sàng hoặc không có khả năng đẩy lùi những hành vi vi phạm. Can thiệp nhân đạo được tiến hành khi không có sự đồng ý cho phép của quốc gia nơi những vi phạm nghiêm trọng quyền con người đang diễn ra. Bốn là: Can thiệp nhân đạo được tiến hành bằng các biện pháp vũ trang, có thể là đơn phương không được sự chấp thuận của Hội đồng Bảo an hoặc đa phương với sự chấp thuận của Hội đồng Bảo an 2.1.2. Mục đích, ý nghĩa của việc can thiệp nhân đạo Với nhận thức con người sinh ra đều bình đẳng về quyền trong đó có các quyền cơ bản nhất của con người như quyền được sống, quyền tự do… Trong lịch sử phát triển của loài người từ cổ đại, trung đại, cận đại hay ngay trong thời kỳ hiện đại ngày nay, ở nhiều nơi, nhiều quốc gia, nhiều khu vực, con người vẫn đang hàng ngày đấu tranh vật lộn với những hành vi xâm hại nghiêm trọng các quyền cơ bản nhất của con người. Họ luôn là đối tượng phải gánh chịu những hậu quả nặng nề nhất. Yêu cầu cấp thiết đặt ra là cần có những biện pháp nhằm chấm dứt, hạn chế và khắc phục những hậu quả nặng nề đó. Đó chính là mục tiêu “nhân đạo”, tính “nhân văn” của hoạt động can thiệp nhân đạo. 2.2. Can thiệp nhân đạo và các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại Pháp luật quốc tế hiện đại được xây dựng và phát triển trên nền tảng của các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế. Các nguyên tắc này được ghi nhận lần đầu tiên trong Hiến chương Liên hợp quốc, đó là các nguyên tắc:
  • 37. 31 Bình đẳng chủ quyển của tất cả các quốc gia thành viên, Tận tâm thực hiện cam kết quốc tế, Hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế, Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực trong quan hệ quốc tế, Không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác, Các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau và Dân tộc tự quyết. Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại là cơ sở nền tảng cho sự tồn tại và phát triển của luật quốc tế và cho trật tự quốc tế, quy định tính chất chính trị - pháp lý của luật quốc tế. Các nguyên tắc này là hạt nhân của toàn bộ hệ thống luật quốc tế, các nguyên tắc cơ bản đã thực sự giữ vai trò tiên phong, tác động nhanh chóng và mạnh mẽ vào quá trình hợp tác liên quốc gia trong mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế. Các nguyên tắc này cũng là căn cứ pháp lý để giải quyết các nguyên tắc cơ bản thường được viện dẫn trong hệ thống các cơ quan của Liên hợp quốc, nhất là trong các nghị quyết của Đại hội đồng, trong nghị quyết của Hội đồng bảo an và trong các phán quyết của Tòa án quốc tế. Thông qua việc phân tích các dấu hiệu, đặc trưng của Can thiệp nhân đạo có thể thấy can thiệp nhân đạo ảnh hưởng trực tiếp đến các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế hiện đại. Việc phân tích các nguyên tắc này sẽ giúp hiểu rõ hơn về mối liên hệ giữa các nguyên tắc với hoạt động can thiệp nhân đạo. 2.2.1. Can thiệp nhân đạo và nguyên tắc không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế Khoản 4 Điều 2 Hiến chương LHQ quy định: Tất cả các quốc gia thành viên Liên hợp quốc từ bỏ đe dọa bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế nhằm chống lại sự bất khả xâm phạm về lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào cũng như bằng cách khác trái với những mục đích của Liên hợp quốc.[14,19] Trong quá trình phát triển của loài người, nguyên tắc không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực được ghi nhận trong các văn kiện quốc tế sau:
  • 38. 32 Tuyên bố của Đại hội đồng Liên hợp quốc năm 1970 về những nguyên tắc của luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia, phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc; Định ước cuối cùng của Hội nghị Henxinki năm 1975 về An ninh và hợp tác của các nước châu Âu; Tuyên bố của Liên hợp quốc năm 1974 về Định nghĩa xâm lược; Tuyên bố của Liên hợp quốc năm 1987 về nâng cao hiệu quả của nguyên tắc khước từ đe dọa bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Theo Tuyên bố năm 1970 thì nội dung của nguyên tắc không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực bao gồm: Cấm xâm chiếm lãnh thổ quốc gia hoặc sử dụng lực lượng vũ trang vượt biên giới tiến vào lãnh thổ quốc gia khác. Cấm các hành vi đe dọa, trấn áp bằng vũ lực. Không cho phép các quốc gia khác sử dụng lãnh thổ của mình để tiến hành xâm lược chống nước thứ ba. Không tổ chức, khuyến khích, xủi giục hoặc giúp đỡ hay tham gia vào nội chiến hay các hành vi khủng bố tại quốc gia khác. Không tổ chức hoặc giúp đỡ các băng đảng vũ trang, nhóm vũ trang, lính đánh thuê đột nhập vào phá hoại trong lãnh thổ quốc gia khác. Tuyên bố của Liên hợp quốc năm 1987 về nâng cao hiệu quả của nguyên tắc khước từ đe dọa bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế đã nhấn mạnh nghĩa vụ quốc gia không sử dụng hoặc không khuyến khích sử dụng các biện pháp kinh tế, chính trị hoặc các biện pháp bất kỳ nào khác để buộc quốc gia khác phải phục tùng mình khi thực hiện chủ quyền của họ và từ đó giành được những ưu thế có lợi cho mình. Sử dụng vũ lực hợp pháp và ngoại lệ của nguyên tắc không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế:
  • 39. 33 Nguyên tắc không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế cũng có những ngoại lệ. Theo Hiến chương Liên hợp quốc và luật quốc tế hiện đại, từng quốc gia hoặc các quốc gia có thể sử dụng lực lượng vũ trang chống lại các quốc gia khác trong hai trường hợp: Một là, tham gia vào lực lượng liên quân theo quyết định của Hội đồng Bảo an trong trường hợp có sự đe dọa hòa bình, phá hoại hòa bình hoặc hành vi xâm lược (Điều 39 Hiến chương LHQ). Thẩm quyền của Hội đồng Bảo an trong việc sử dụng vũ lực để duy trì hòa bình và an ninh thế giới được quy định trong Điều 42 là nếu Hội đồng bảo an nhận thấy những biện pháp nói ở điều 41 là không thích hợp, hoặc tỏ ra là không thích hợp, thì Hội đồng Bảo an có quyền áp dụng mọi hành động của hải, lục, không quân mà Hội đồng Bảo an xét thấy cần thiết cho việc duy trì hoặc khôi phục hoà bình và an ninh quốc tế. Những hành động này có thể là những cuộc biểu dương lực lượng, phong toả và những cuộc hành quân khác, do các lực lượng hải, lục, không quân của các quốc gia thành viên Liên hợp quốc thực hiện. Hai là, khi quốc gia thực hiện quyền tự vệ cá nhân hay tập thể trong trường hợp bị tấn công vũ trang cho đến khi Hội đồng Bảo an chưa áp dụng những biện pháp cần thiết để duy trì hòa bình và an ninh quốc tế (Điều 51 Hiến chương). Ngoài ra, trong pháp luật quốc tế còn tồn tại một ngoại lệ nữa là nguyên tắc dân tộc tự quyết. Theo đó, việc sử dụng lực lượng vũ trang của các dân tộc nhằm thoát khỏi sự đô hộ của chính quyền thực dân là chính đáng. Ngoài ba ngoại lệ trên, mọi hoạt động sử dụng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế đều vi phạm nghiêm trọng pháp luật quốc tế hiện đại. Việc ghi nhận nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trong pháp luật quốc tế hiện đại có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm thực hiện
  • 40. 34 mục tiêu cao nhất của LHQ là giữ gìn hòa bình và an ninh thế giới. 2.2.2. Can thiệp nhân đạo và nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau trong luật quốc tế Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau là là một trong những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại và là hệ quả tất yếu của quyền của mỗi quốc gia đối với chủ quyền, sự toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị. Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau được khẳng định trong nhiều văn kiện của Đại hội đồng Liên hợp quốc như Tuyên bố về việc không thể chấp nhận các hình thức can thiệp năm 1965; Tuyên bố về các nguyên tắc của luật quốc tế điều chỉnh quan hệ thân thiện và hợp tác giữa các quốc gia, phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc năm 1970. Theo Tuyên bố về các nguyên tắc của luật quốc tế năm 1970 thì nguyên tắc không can thiệp là việc cấm can thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp vào công việc đối nội và đối ngoại của mọi quốc gia dưới bất kỳ nguyên cớ nào. Nội dung của nguyên tắc này bao gồm: Cấm can thiệp vũ trang và các hình thức can thiệp hoặc đe dọa can thiệp khác nhằm chống lại quyền năng chủ thể hoặc nền tảng chính trị, kinh tế, văn hóa của quốc gia. Cấm sử dụng các biện pháp kinh tế, chính trị và các biện pháp khác để buộc các quốc gia khác phụ thuộc vào mình. Cấm tổ chức các biện pháp kinh tế, chính trị và các biện pháp khác để buộc các quốc gia khác phụ thuộc vào mình. Cấm tổ chức, khuyến khích, giúp đỡ các bằng đảng, nhóm vũ trang vào hoạt động phá hoại, khủng bố trên lãnh thổ nước khác nhằm lật đổ chính quyền nước đó. Cấm can thiệp vào cuộc đấu tranh nội bộ của quốc gia khác. Tôn trọng quyền của mỗi quốc gia tự do lựa chọn cho mình hệ thống
  • 41. 35 chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội không có sự can thiệp từ phía các quốc gia khác. Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau thể hiện chủ quyền quốc gia trong đó mọi công việc đối nội và đối ngoại đều do quốc gia tự giải quyết không cần có sự can thiệp của nước ngoài. Không một quốc gia nào và không một nhóm quốc gia nào có quyền can thiệp trực tiếp vào công việc thực chất thuộc thẩm quyền của quốc gia khác với bất kỳ nguyên cớ nào. Tuy vậy, Luật quốc tế vẫn quy định những trường hợp ngoại lệ mà cộng đồng quốc tế có quyền “can thiệp” phù hợp Hiến chương Liên hợp quốc. Đó là các trường hợp mà do tính phức tạp của tình hình chính trị - xã hội ở quốc gia nào đó có thể là nguyên nhân dẫn đến sự mất ổn định của các quốc gia láng giềng hoặc của các quốc gia khác, đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế. Điều 39 Hiến chương quy định Hội đồng Bảo an xác định thực tại mọi sự đe dọa hoà bình, phá hoại hoà bình hoặc hành vi xâm lược và đưa ra những kiến nghị hoặc quyết định các biện pháp nào nên áp dụng phù hợp với các Điều 41 và 42 để duy trì hoặc khôi phục hoà bình và an ninh quốc tế. Như vậy, Hội đồng Bảo an có quyền “can thiệp” khi tình hình chính trị, xã hội ở quốc gia nào đó trở lên phức tạp mà không còn được coi là thuần túy công việc nội bộ nữa. Vấn đề đặt ra là trước khi áp dụng các biện pháp cưỡng chế can thiệp, Hội đồng Bảo an phải xác định xem tình hình thực tế ấy có đe dọa hòa bình và an ninh thế giới hay không. 2.3. Cơ sở pháp lý của can thiệp nhân đạo Với khía cạnh hiểu can thiệp nhân đạo là cứu trợ nhân đạo. Xét về bản chất, hành vi này là việc can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác tuy nhiên lại không vi phạm nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau vì đây lại là hành vi thể hiện tính nhân văn cao cả, thể hiện sự góp sức của cộng đồng quốc tế, các quốc gia, các tổ chức nhân đạo, các cá nhân trong
  • 42. 36 việc nhăn chặn các thảm họa nhân đạo. Với ý nghĩa cao cả này, hành động can thiệp, cứu trợ nhân đạo luôn nhân được sự đồng tình, hưởng ứng của cộng đồng quốc tế và quốc gia chịu tác động trực tiếp bởi khủng hoảng nhân đạo. Hoạt động can thiệp nhân đạo ở khía cạnh là cứu trợ nhân đạo con người khỏi các thảm họa nhân đạo do các quốc gia, các tổ chức quốc tế, các tổ chức nhân đạo, các cá nhân tiến hành nhưng không phải là hoạt động tự phát mà cũng phải dựa trên những quy định của pháp luật quốc tế về quyền con người và pháp luật nhân đạo quốc tế. hoặc quy định của pháp luật quốc gia nơi xảy ra thảm họa nhân đạo. Với khía cạnh tư cách là một hành vi sử dụng vũ lực can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác, bản thân vấn đề can thiệp nhân đạo vi phạm các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế. Luật quốc tế không cho phép các quốc gia thực hiện các hành động đơn phương xâm phạm độc lập chủ quyền và công việc nội bộ của các quốc gia khác. Mọi hành vi can thiệp nhân đạo được coi là phù hợp với quy định của pháp luật quốc tế phải có nghị quyết của Hội đồng Bảo an. Điều 39 Hiến chương quy định trường hợp có sự đe dọa hòa bình, phá hoại hòa bình hoặc hành vi xâm lược thì Hội đồng Bảo an có thẩm quyền đưa ra những kiến nghị hoặc quyết định các biện pháp áp dụng kể cả biện pháp sử dụng vũ lực để giải quyết. Như vậy, đe dọa hòa bình, phá hoại hòa bình, hành vi xâm lược, xung đột vũ trang là cơ sở để thực hiện hành động theo Chương VII của Hội đồng Bảo an. Trong luật pháp quốc tế, cũng chưa có sự giải thích rõ ràng tình trạng nào gây nên “sự đe dọa hòa bình và an ninh thế giới”. Và do đó, cũng rất khó có bằng chứng xác định thẩm quyền của Hội đồng Bảo an theo Chương VII Hiến chương để hành động trên cơ sở bảo vệ quyền con người.
  • 43. 37 Trong những thập kỷ vừa qua, cộng đồng thế giới đã liên tục gặp rắc rối trong vấn đề xử lý những yêu cầu cần đến sự can thiệp nhân đạo hay hành động cưỡng chế đối với một quốc gia nào đó để bảo vệ người dân trong biên giới của nước đó giúp họ thoát khỏi mối đe dọa nghiêm trọng. Không có bất kỳ một luật lệ thống nhất nào để xử lý các hành vi can thiệp nhân đạo vào quốc gia khác. Để coi một hành vi can thiệp nhân đạo là hợp pháp, phù hợp với cơ sở thực tiễn và pháp lý cần phải căn cứ vào các yếu tố sau: Một là: Xuất hiện sự vi phạm nghiêm trọng quyền con người, cụ thể là vi phạm pháp luật quốc tế về quyền con người và luật nhân đạo quốc tế. Điều 39 Hiến chương quy định trường hợp có sự đe dọa hòa bình, phá hoại hòa bình hoặc hành vi xâm lược thì Hội đồng Bảo an có thẩm quyền đưa ra những kiến nghị hoặc quyết định các biện pháp áp dụng kể cả biện pháp sử dụng vũ lực để giải quyết. Như vậy, đe dọa hòa bình, phá hoại hòa bình, hành vi xâm lược, xung đột vũ trang là cơ sở để thực hiện hành động theo Chương VII của Hội đồng Bảo an. Đây là cơ sở quan trọng để thực hiện can thiệp nhân đạo. Can thiệp nhân đạo sẽ được thực hiện nếu tại quốc gia nơi diễn ra những vi phạm nghiêm trọng quyền con người quốc gia đó không sẵn sàng hoặc không thể ngăn chặn thảm họa đó. Tuy nhiên, việc đánh giá, nhận diện sự tính nghiêm trọng quyền con người không hề đơn giản vì trong luật pháp quốc tế chưa có sự giải thích rõ ràng tình trạng nào gây nên “sự đe dọa hòa bình và an ninh thế giới”. Để xác định thế nào là mức độ vi phạm nghiêm trọng hay nguy cơ “đe dọa” vi phạm quyền con người còn phụ thuộc vào quan điểm, thái độ của các quốc gia để từ có quyết định xem có hay không can thiệp nhân đạo, hay can thiệp nhân đạo đó có hợp pháp hay không?
  • 44. 38 Hai là: Mục đích nhân đạo là điều kiện hàng đầu của mọi cuộc can thiệp nhân đạo. Nó là tiêu chí đầu tiên nhằm xác định cơ sở của hoạt động can thiệp nhân đạo dù có hay không có sự đồng ý của Hội đồng Bảo an. Mục đích nhân đạo được đặt ra nhằm bảo vệ các quyền con người của công dân một quốc gia khác. Việc xác định mục tiêu nhân đạo có ý nghĩa nhằm loại trừ các hoạt động can thiệp khác không trên cơ sở mục đích nhân đạo hoặc dường như sử dụng mục đích nhân đạo để biện minh cho hoạt động sử dụng vũ lực của mình. Khi tiến hành can thiệp nhân đạo ngoài mục đích nhân đạo các mục đích mang tính lợi ích của các quốc gia như kinh tế, chính trị,… sẽ không được tính đến. Ngoài ra mục tiêu nhân đạo cũng là giới hạn của hoạt động can thiệp quân sự, đủ để làm chấm dứt hành vi vi phạm quyền con người của chính phủ liên quan. Tuy nhiên, việc xác định rõ mục tiêu nhân đạo của các hành vi can thiệp là rất khó bởi lẽ phải nằm trong tay kẻ mạnh. Có rất nhiều các can thiệp quân sự nêu cao ngọn cờ mục đích nhân đạo nhưng xét về bản chất lại có động cơ là lợi ích kinh tế, động cơ chính trị….hoặc can thiệp quân sự với mục tiêu không rõ ràng như “có nguy cơ” đe dọa hòa bình, an ninh khu vực…. Mặt khác, cũng cần thừa nhận rằng có những vụ vi phạm nghiêm trọng quyền cơ bản của con người đã từng bị làm ngơ, bỏ mặc bởi chính các quốc gia từng tự cho mình là những người bảo vệ nhân quyền hay có những việc can thiệp nhân đạo đã gây ra số nạn nhân nhiều hơn số nạn nhân mà họ cần bảo vệ. Ba là: Có nghị quyết của Hội đồng Bảo an về vấn đề can thiệp nhân đạo. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng bởi lẽ LHQ là tổ chức gồm 192 quốc gia thành viên, có thẩm quyền tối cao trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến hòa bình và an ninh thế giới. Không một quốc gia nào hoặc một tổ chức
  • 45. 39 nào vì bất kỳ lý do nào tiến hành can thiệp vũ lực vào quốc gia khác. Mọi hành vi can thiệp nhân đạo không có nghị quyết của Hội đồng Bảo an đều trái với luật pháp quốc tế. Bốn là: Sử dụng vũ lực trong can thiệp nhân đạo Can thiệp nhân đạo chỉ được đặt ra khi đã xuất hiện những vi phạm nghiêm trọng quyền con người. Những vi phạm này thông thường diễn ra trên diện rộng, do đó các biện pháp phi vũ lực sẽ không phải là lúc nào cũng tỏ ra thích hợp như vậy. Cho nên, việc sử dụng vũ lực là biện pháp cần thiết có hiệu quả và phù hợp nhất nhằm ngăn chặn ngay lập tức và triệt để nhất những vi phạm nghiêm trọng quyền con người. Cơ chế an ninh tập thể của Hội đồng Bảo an trong can thiệp nhân đạo là việc sử dụng vũ lực để giải quyết chỉ được tiến hành bởi lực lượng liên quân của LHQ chứ không phải là hành động đơn phương của từng quốc gia. Nhưng về nguyên tắc, giải pháp sử dụng vũ lực có thể được chấp nhận tiến hành can thiệp nhân đạo phải tuân thủ các điều kiện là các biện pháp phi vũ lực phải được thực hiện triệt để trước tiên. Các biện pháp ngoại giao cần được thực hiện nhằm gây sức ép với chính phủ vi phạm nghiêm trọng quyền con người. Khi các nỗ lực ngoại giao thất bại, các biện pháp kinh tế sẽ được thực hiện trước khi tiến hành can thiệp bằng vũ lực. Biện pháp sử dụng vũ lực chỉ được thực hiện sau cùng khi các biện pháp phi vũ trang như cấm vận kinh tế, ngoại giao không đạt được mục đích. Hơn nữa, việc sử dụng vũ lực phải dựa trên sự tương xứng cần thiết đối với mục đích cần thực hiện. Mức độ sử dụng vũ lực chỉ nên ở mức tối thiểu để đạt được mục đích đẩy lùi hay ngăn chặn những vi phạm nghiêm trọng quyền con người. Sẽ không có quyền được áp dụng các biện pháp trừng phạt bằng việc sử dụng lực lượng vũ trang nếu như hành vi của bên vi phạm chưa đến mức đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế. Khi ấy cộng đồng quốc tế chỉ có quyền sử
  • 46. 40 dụng sức mạnh phi vũ trang như cấm vận kinh tế, phong tỏa, cắt đứt một phần hay hoàn toàn quan hệ kinh tế, đường giao thông bộ, biển, hàng không, cắt đứt quan hệ ngoại giao… Thông qua việc phân tích các khái niệm, dấu hiệu và đặc trưng của can thiệp nhân đạo, mục đích và nhu cầu thực tiễn có thể kết luận rằng việc can thiệp nhân đạo là phù hợp với quy định của luật quốc tế hiện đại nhất là trong giai đoạn hiện nay. Thực tiễn đời sống chính trị thế giới đã và đang tồn tại rất nhiều vụ việc can thiệp nhân đạo không có Nghị quyết phê chuẩn của Hội đồng Bảo an. Các vụ can thiệp nhân đạo đơn phương này vào công việc nội bộ của quốc gia luôn gặp sự phản đối mạnh mẽ của các quốc gia và cộng đồng quốc tế. 2.4. Quy trình can thiệp nhân đạo trong pháp luật quốc tế Trên cơ sở Điều 24 Hiến chương, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là cơ quan lãnh đạo chính trị trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Khi có hành vi đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế, Hội đồng Bảo an có thế áp dụng các biện pháp nhằm giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế hoặc xung đột. Khi cần thiết có thể sử dụng hành động kể cả cưỡng chế và vũ lực nhằm loại trừ các mối đe dọa, phá hoại hòa bình hoặc các hành động xâm lược. Tuy nhiên, về nguyên tắc, các biện pháp phi vũ lực như ngoại giao, kinh tế phải được thực hiện trước tiên nhằm gây sức ép đối với chính phủ vi phạm quyền con người. Khi các nỗ lực ngoại gia thất bại, các biện pháp kinh tế sẽ được thực hiện trước khi tiến hành can thiệp bằng vũ lực. Thành phần Hội đồng Bảo an gồm 15 thành viên trong đó có 5 ủy viên thường trực là Liên bang Nga, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa Pháp, Liên hiệp vương quốc Anh, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và 10 ủy viên không thường trực được Đại hội đồng bầu ra với nhiệm kỳ 2 năm. Mọi hành vi can thiệp nhân đạo vào quốc gia khác chỉ được coi là phù