SlideShare a Scribd company logo
1 of 177
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LÊ THỊ THU HIỀN
CÁC CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG
CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY TIÊU DÙNG
BỀN VỮNG CỦA DÂN CƢ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2019
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
CÁC CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG
CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY TIÊU DÙNG
BỀN VỮNG CỦA DÂN CƢ
Ngành : Kinh tế phát triển
Mã số : 9.31.01.05
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. Vũ Quốc Huy
2. PGS.TS. Nguyễn Chiến Thắng
HÀ NỘI - 2019
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi, các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận
khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.
Tác giả luận án
ii
MỤC LỤC
MỤC LỤC................................................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG................................................................................................. iv
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................v
PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................................1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU.......................................9
1.1. Tiêu dùng và tiêu dùng bền vững.....................................................................9
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu dùng dân cư..................................................11
1.3. Công cụ kinh tế trong chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững dân cư ........14
1.3.1. Chính sách hạn chế sử dụng túi ni lông ..................................................16
1.3.2. Chính sách khuyến khích sử dụng xăng sinh học E5..............................18
1.4. Khoảng trống nghiên cứu và các vấn đề luận án tập trung giải quyết ...........22
Chƣơng 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG CHÍNH
SÁCH THÚC ĐẨY TIÊU DÙNG BỀN VỮNG DÂN CƢ..........................24
2.1. Cơ sở lý luận về chính sách ...........................................................................24
2.1.1. Một số khái niệm.....................................................................................24
2.1.2. Mục tiêu, vai trò của chính sách .............................................................25
2.2. Cơ sở lý luận về tiêu dùng bền vững của dân cư ...........................................28
2.2.1. Khái niệm về tiêu dùng và tiêu dùng bền vững ......................................28
2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu dùng dân cư...........................................34
2.2.3. Các yếu tố thúc đẩy tiêu dùng bền vững.................................................42
2.3. Công cụ kinh tế trong chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững dân cư ........43
2.3.1. Phân loại công cụ chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững của dân cư.43
2.3.2. Tác động của công cụ kinh tế đến tiêu dùng bền vững...........................46
2.4. Kinh nghiệm áp dụng công cụ kinh tế trong chính sách thúc đẩy tiêu dùng
bền vững................................................................................................................49
2.4.1. Kinh nghiệm của Pháp ............................................................................50
2.4.2. Kinh nghiệm của Canada ........................................................................52
2.4.3. Kinh nghiệm của Hà Lan ........................................................................53
2.4.4. Kinh nghiệm của Anh .............................................................................54
2.5. Cơ sở lý luận về công cụ kinh tế trong chính sách hạn chế sử dụng túi ni lông
và khuyến khích sử dụng xăng E5 ........................................................................55
2.5.1. Cơ sở lý luận về công cụ kinh tế trong chính sách hạn chế sử dụng
túi ni lông .........................................................................................................55
2.5.2. Cơ sở lý luận về công cụ kinh tế trong chính sách khuyến khích sử dụng
xăng E5..............................................................................................................64
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG CÁC CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG CHÍNH
SÁCH THÚC ĐẨY TIÊU DÙNG BỀN VỮNG DÂN CƢ..........................75
3.1. Chính sách hạn chế sử dụng túi ni lông .........................................................75
3.1.1. Thực trạng và các công cụ kinh tế trong chính sách hạn chế sử dụng
túi ni lông ở Việt Nam ....................................................................................75
3.1.2. Nghiên cứu trường hợp thành phố Hà Nội..............................................82
3.2. Chính sách khuyến khích sử dụng xăng sinh học E5...................................102
iii
3.2.1. Thực trạng và các công cụ kinh tế trong chính sách khuyến khích sử dụng
xăng sinh học E5 ở Việt Nam............................................................................102
3.2.2. Nghiên cứu trường hợp thành phố Hà Nội............................................107
3.2.3. Mô hình hồi quy đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của
người tiêu dùng về việc sử dụng xăng E5.......................................................119
3.2.4. Đánh giá chính sách đối với xăng sinh học E5 qua trường hợp Thành
phố Hà Nội ......................................................................................................125
3.3. So sánh các công cụ kinh tế trong chính sách trong việc hạn chế sử dụng túi
ni lông và thúc đẩy sử dụng xăng sinh học E5....................................................126
Chƣơng 4: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP VỀ CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG
CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY TIÊU DÙNG BỀN VỮNG CỦA DÂN CƢ129
4.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước về thúc đẩy tiêu dùng bền vững................129
4.1.1. Bối cảnh quốc tế....................................................................................129
4.1.2. Bối cảnh trong nước..............................................................................131
4.2. Quan điểm về sử dụng công cụ kinh tế trong chính sách thúc đẩy tiêu
dùng bền vững dân cư........................................................................................134
4.3. Giải pháp về sử dụng công cụ kinh tế trong chính sách thúc đẩy tiêu dùng
bền vững của dân cư............................................................................................138
4.3.1. Giải pháp chính sách hạn chế sử dụng túi ni lông ................................138
4.3.2. Giải pháp chính sách thúc đẩy sử dụng xăng sinh học E5....................140
KẾT LUẬN............................................................................................................144
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ................................149
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................150
PHỤ LỤC...............................................................................................................159
iv
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Phân loại công cụ chính sách....................................................................25
Bảng 2.2: Phân loại công cụ thúc đẩy tiêu dùng bền vững.......................................44
Bảng 2.3: Một số công cụ chính sách chủ yếu về TDBV theo bản hướng dẫn của
Liên hiệp quốc về bảo vệ người tiêu dùng................................................................45
Bảng 2.4 : Các trường hợp nghiên cứu .....................................................................50
Bảng 3.1: Tổng hợp công cụ chính sách về hạn chế sử dụng túi ni lông..................79
Bảng 3.2: Tương quan giữa độ tuổi với số lượng túi ni lông trung bình sử dụng
trong một tuần ...........................................................................................................84
Bảng 3.3: Tương quan giữa nghề nghiệp với số lượng trung bình túi ni lông sử dụng
trong một tuần ...........................................................................................................85
Bảng 3.4: Lý do sử dụng túi ni lông..........................................................................87
Bảng 3.5: Tương quan giữa nghề nghiệp với nhận thức về tác hại của túi ni lông đối
với sức khoẻ ..............................................................................................................90
Bảng 3.6: Mối liên hệ giữa yếu tố nghề nghiệp với nhận thức về tác hại của túi ni
lông đối với môi trường ............................................................................................91
Bảng 3.7: Tương quan giữa nghề nghiệp và ý kiến quy định về việc tính phí túi ni
lông............................................................................................................................97
Bảng 3.8: Tỉ lệ tiêu thụ xăng E5 và Ron95 sau 2 tháng bán đại trà (%).................104
Bảng 3.9: Tổng hợp chính sách liên quan đến xăng sinh học E5 ...........................106
Bảng 3.10: Yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn địa điểm lựa chọn mua xăng .....111
Bảng 3.11: Yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn loại xăng sử dụng ......................111
Bảng 3.12: Mức độ quan trọng của các yếu tố đến việc chấp nhận sử dụng xăng E5...116
Bảng 3.13: Các thang đo cơ bản về ý kiến của người tiêu dùng về sử dụng các loại
xăng.........................................................................................................................120
Bảng 3.14 : Độ tin cậy của các thang đo.................................................................121
Bảng 3.15: Các thông số thống kê chủ yếu của biến phụ thuộc và các biến giải
thích.........................................................................................................................122
Bảng 3.16: Kết quả hồi quy tác động của các yếu tố đến quyết định của người tiêu
dùng.........................................................................................................................122
Bảng 3.17: So sánh hai trường hợp túi ni lông và xăng sinh học E5......................127
v
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Tác động của việc thay đổi đường cung cầu đến lượng cầu.....................31
Hình 2.2: Điểm lựa chọn tối ưu của người tiêu dùng khi thu nhập thay đổi ............35
Hình 2.3: Tác động thay thế và tác động thu nhập ...................................................36
Hình 2.4: Người tiêu dùng thay đổi sự lựa chọn khi thay đổi sở thích.....................37
Hình 2.5: Các yếu tố thúc đẩy tiêu dùng bền vững...................................................43
Hình 2.6: Khung phân tích công cụ chính sách tác động đến tiêu dùng...................47
Hình 2.7: Kênh tác động từ các công cụ kinh tế đến tiêu dùng ................................47
Hình 3.1: Hiện trạng sử dụng túi ni lông ..................................................................83
Hình 3.2: Tần suất sử dụng túi ni lông trong 1 tuần .................................................83
Hình 3.3: Nhận thức về tác hại của túi ni lông .........................................................89
Hình 3.4: Ý kiến về giải pháp hạn chế sử dụng túi ni lông.......................................93
Hình 3. 5: Ý kiến về đề xuất cấm sử dụng túi ni lông ..............................................94
Hình 3. 6: Ý kiến về việc tăng thuế đối với đơn vị sản xuất.....................................95
Hình 3.7: Ý kiến về đề xuất tính phí sử dụng túi ni lông..........................................96
Hình 3.8: Kênh nhận thức về tác hại của túi ni lông.................................................98
Hình 3.9: Đánh giá về kênh truyền thông phù hợp tuyên truyền tác hại của túi ni lông.......99
Hình 3.10: Ý kiến về giải pháp truyền thông..........................................................100
Hình 3.11: Biểu đồ giá xăng A95 và E5 từ 11.2017 - 7.4.2018..............................105
Hình 3.12: Tỷ lệ loại xăng thường sử dụng theo thu nhập (%) ..............................109
Hình 3.13: Mức độ hài lòng về loại xăng đang sử dụng (%)..................................110
Hình 3.14: Mức độ hiểu biết về xăng sinh học E5 theo giới tính ...........................112
Hình 3.15: Hiểu biết về xăng sinh học E5 (%) .......................................................113
Hình 3.16: Nguyên nhân chưa sử dụng xăng sinh học E5 theo giới tính (%) ........114
Hình 3.17 : Kênh thông tin biết về xăng sinh học E5 theo độ tuổi (%)..................115
Hình 3.18: Mức giá chênh lệch mong muốn giữa xăng E5 và xăng truyền thống để
chấp nhận sử dụng xăng E5 ....................................................................................117
Hình 3.19: Quan điểm về việc nhà nước bắt buộc người dân sử dụng xăng sinh học
thay xăng truyền thống(%)......................................................................................118
Hình 4.1: Mức độ hiểu biết của người dân về tiêu dùng tiêu vững ........................133
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, phát triển bền vững vừa là xu thế tất yếu vừa là mục tiêu hướng tới
của tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Để đảm bảo sự phát
triển bền vững đòi hỏi cần phát triển bền vững ở tất cả các lĩnh vực trong đó tiêu
dùng là một trong những lĩnh vực nòng cốt. Để thúc đẩy tiêu dùng bền vững đòi hỏi
có sự đóng góp của tất cả các chủ thể trong xã hội trong đó tiêu dùng của dân cư
đóng vai trò rất quan trọng.
Ở Việt Nam hiện nay, việc tiêu dùng trong dân cư có nhiều thay đổi đáng kể.
Có thể thấy hầu như những nhu cầu của người tiêu dùng về ăn, mặc, giao thông,
giáo dục, y tế và giải trí vui chơi đã phần nào được đáp ứng. Tuy nhiên nhiều xu
hướng tiêu cực trong tiêu dùng đang bộc lộ và làm ảnh hưởng trực tiếp đến các thế
hệ kế tiếp. Tiêu dùng của dân cư vẫn nặng thói quen truyền thống, trong đó có việc
sử dụng nguyên liệu thô chưa qua chế biến, sử dụng nhiều hàng hóa chất lượng thấp
không có lợi cho sức khỏe con người và chưa tiết kiệm tài nguyên. Bên cạnh đó, xu
hướng tiêu dùng phô trương, lãng phí của một số tầng lớp dân cư lại không tương
xứng với mức sống còn thấp và khả năng thu nhập của người dân. Một số loại hàng
hóa khi sản xuất và sử dụng dù gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và ô
nhiễm môi trường nhưng vẫn được sử dụng rộng rãi và khó hạn chế. Trong khi đó
một số hàng hóa được sản xuất để thay thế các mặt hàng không thân thiện với môi
trường thì chưa được người tiêu dùng quan tâm.
Cùng với quá trình phát triển kinh tế, thu nhập người dân ngày một tăng lên,
đời sống ngày được cải thiện và nhu cầu sử dụng các sản phẩm hàng hóa chất lượng
cao đảm bảo sức khỏe cho con người ngày chú trọng hơn. Bên cạnh đó, trong bối
cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, người tiêu dùng Việt Nam có thêm
cơ hội sử dụng hàng hoá, dịch vụ từ các nền kinh tế phát triển và đang phát triển với
chi phí rẻ hơn tương đối, đồng thời họ có thêm nhiều lựa chọn hơn trong việc sử
dụng các hàng hóa và dịch vụ.
Xu hướng thay đổi trong tiêu dùng của dân cư là do ảnh hưởng của rất nhiều
nhân tố kinh tế, văn hóa - xã hội và thể chế. Hành vi tiêu dùng của người dân không
2
chỉ phụ thuộc vào yếu tố kinh tế mà còn bị chi phối nhiều bởi các yếu tố tâm lý, văn
hóa, xã hội... Chính vì thế để lý giải các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng
của người dân phải dựa trên cả lý thuyết kinh tế học và lý thuyết xã hội học.
Mục tiêu phát triển bền vững được thế giới quan tâm trong thời gian gần đây.
Chương trình phát triển bền vững của LHP đến năm 2030 (SDG) cũng đề ra mục
tiêu số 12 về đảm bảo sản xuất và tiêu dùng bền vững. Như vậy, thúc đẩy tiêu dùng
bền vững là quan trọng và cần thiết trong chiến lược phát triển bền vững chung của
nhân loại. Quyết định số 76/QĐ-TTg ngày 11/1/2016 của Thủ tướng Chính phủ,
phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, đề ra mục tiêu về thay đổi mô hình sản xuất và
tiêu dùng theo hướng nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn tài nguyên và năng
lượng; tăng cường sử dụng các nguyên vật liệu, năng lượng tái tạo, sản phẩm thân
thiện môi trường; giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải.
Để thúc đẩy tiêu dùng dân cư theo hướng bền vững, thân thiện với môi
trường và đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong các thế hệ thì việc sử dụng các công cụ
chính sách để điều tiết và định hướng là rất cần thiết và đã được áp dụng ở Việt
Nam trong thời gian vừa qua, đặc biệt công cụ kinh tế thường được sử dụng trong
lĩnh vực bảo vệ môi trường. Tuy nhiên hiệu quả của nó đem lại chưa được như
mong đợi, mặt khác, hiện chưa có một nghiên cứu nào cụ thể và tổng hợp về các
công cụ chính sách ảnh hưởng đến tiêu dùng bền vững của dân cư. Vì thế, nghiên
cứu các công cụ kinh tế trong chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững trong dân cư
là cần thiết. Kết quả nghiên cứu sẽ đưa ra cách nhìn tổng thể về vai trò các công cụ
kinh tế trong chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững cũng như những định hướng
chính sách và quy trình triển khai các công cụ chính sách trong thực tế, từ đó đưa ra
được hàm ý chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững của dân cư tại Việt Nam.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, nghiên cứu sinh lựa chọn thực hiện đề tài
“Các công cụ kinh tế trong chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững của dân cư”.
Với nghiên cứu này, công cụ kinh tế sẽ được xem xét bên cạnh các công cụ chính
sách khác như công cụ hành chính, công cụ truyền thông để làm rõ được điểm mạnh
3
điểm yếu của các loại công cụ chính sách. Từ đó có căn cứ cho việc đề ra các giải
pháp trong việc sử dụng chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững của dân cư. Cùng
với việc nghiên cứu các công cụ kinh tế trong chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững
nói chung, luận án sẽ tập trung nghiên cứu hai trường hợp cụ thể về chính sách hạn
chế sử dụng túi ni lông và chính sách khuyến khích sử dụng xăng sinh học E5.
Túi ni lông và xăng E5 được lựa chọn là hai sản phẩm mục tiêu nghiên cứu
vì có liên quan trực tiếp tới những thách thức môi trường. Các vấn đề ô nhiễm môi
trường đặc biệt là ô nhiễm trắng và ô nhiễm do khói bụi giao thông thường phát
triển trên diện rộng với tốc độ nhanh ở các thành phố, đô thị lớn. Túi ni lông và
xăng E5 là hai loại hàng hóa tiêu dùng trong dân cư nhưng có những đặc tính trái
ngược nhau trên phương diện bảo vệ môi trường. Chính vì vậy, để bảo vệ môi
trường hướng đến hành vi tiêu dùng bền vững, Nhà nước đã thực hiện nhiều chương
trình hành động, sử dụng nhiều công cụ chính sách cụ thể để hạn chế sử dụng túi ni
lông cũng như khuyến khích sử dụng xăng E5. Tuy nhiên, sau nhiều năm thực hiện
các chính sách này kết quả đạt được còn rất hạn chế, tình trạng sử dụng túi ni lông
vẫn rất phổ biến, còn xăng E5 vẫn chưa được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn.
Nghiên cứu này tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân cho những hạn chế đó và tìm ra
giải pháp hợp lý hơn cho thời gian tới.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Mục đích:
Trên cơ sở phân tích các công cụ chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững, đề
tài làm rõ thực trạng và vai trò các công cụ kinh tế trong chính sách thúc đẩy tiêu
dùng bền vững của dân cư thông qua 2 trường hợp nghiên cứu về hạn chế sử dụng
túi ni lông và khuyến khích sử dụng xăng sinh học E5, từ đó đề ra quan điểm giải
pháp cho việc sử dụng công cụ kinh tế trong chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền
vững nói chung và các trường hợp cụ thể về chính sách hạn chế sử dụng túi ni lông,
chính sách khuyến khích sử dụng xăng sinh học E5.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Làm rõ cơ sở lý luận về công cụ kinh tế trong chính sách thúc đẩy tiêu
dùng bền vững của dân cư.
4
- Phân tích thực trạng sử dụng các công cụ chính sách trong việc phát triển
tiêu dùng bền vững của dân cư thông qua hai trường hợp nghiên cứu chính sách hạn
chế sử dụng túi ni lông và chính sách khuyến khích sử dụng xăng sinh học E5.
- Đưa ra quan điểm giải pháp về việc sử dụng công cụ kinh tế trong chính
sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững của dân cư và khuyến nghị chính sách cụ thể đối
với 2 trường hợp nghiên cứu.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các công cụ kinh tế trong chính sách tiêu dùng bền
vững dân cư. Chính vì vậy, công cụ kinh tế sẽ được xem xét trong tổng thể các công
cụ chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững bao gồm: công cụ kinh tế, công cụ hành
chính và công cụ truyền thông.
Phạm vi nghiên cứu:
* Phạm vi thời gian: Tập trung nghiên cứu giai đoạn năm 2010 đến 2018
* Phạm vi không gian: Nghiên cứu tại Việt Nam và trường hợp cụ thể ở
Thành phố Hà Nội
* Phạm vi nội dung nghiên cứu: Trên cơ sở tìm hiểu các vấn đề về chính
sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững, đề tài tìm hiểu một số công cụ chính sách thúc
đẩy tiêu dùng bền vững của dân cư, trong đó tập trung nghiên cứu về công cụ kinh
tế. Các công cụ hành chính và truyền thông cũng sẽ được đề cập đến trong luận án
nhằm so sánh đối chiếu với công cụ kinh tế để làm rõ điểm mạnh điểm yếu của mỗi
loại công cụ trong chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững dân cư. Cụ thể bao gồm:
- Nghiên cứu tổng quan các công cụ kinh tế thúc đẩy tiêu dùng bền vững đã
được sử dụng ở các nước trên thế giới.
- Tìm hiểu, phân tích các công cụ kinh tế trong chính sách thúc đẩy tiêu dùng
bền vững thông qua nghiên cứu hai trường hợp: hạn chế sử dụng túi ni lông và
khuyến khích sử dụng xăng sinh học E5.
5
- Nghiên cứu tập trung phân tích tích chính sách hướng đến tiêu dùng bền
vững từ phía cầu. Các vấn đề liên quan đến phía cung cũng sẽ được đề cập đến như
căn cứ để đưa ra các hàm ý chính sách.
- Nội dung tiêu dùng bền vững sẽ được xem xét chủ yếu từ khía cạnh bảo vệ
môi trường.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
Cách tiếp cận
Luận án lấy tiêu chuẩn hiệu quả các công cụ chính sách làm căn cứ để đánh
giá các chính sách dựa vào tiếp cận từ các đối tượng chịu tác động trực tiếp. Bên
cạnh đó luận án sử dụng cách tiếp cận liên ngành khoa học xã hội để nghiên cứu do
tiêu dùng của dân cư phụ thuộc rất nhiều yếu tố cả về kinh tế, xã hội, tâm lý....
Luận án sử dụng cách tiếp cận kinh tế học, cách tiếp cận phát triển bền vững
và cách tiếp cận liên ngành để phân tích các vấn đề và nội dung đặt ra trong luận án.
Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu bàn giấy, tổng quan tài liệu
Tác giả thu thập, tổng hợp, đánh giá và phân tích các tài liệu có liên quan đến
chủ đề nghiên cứu từ các nguồn:
- Các đề tài đã được thực hiện trong các nghiên cứu sơ cấp, nghiên cứu cơ
bản và nghiên cứu phát triển có liên quan đến các nội dung đề tài.
- Các thư viện trong Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam như: Viện
Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng, Viện Thông tin Khoa học xã hội, Viện Kinh
tế Việt Nam, Học viện Khoa học xã hội, ….
- Các nghiên cứu, bài tạp chí trong và ngoài nước thông qua các trang mạng,
website trong và ngoài nước.
- Các tài liệu và số liệu thứ cấp được thu thập bởi các Bộ, ban, ngành có liên quan.
- Các văn bản chính sách của nhà nước liên quan đến vấn đề chính sách thúc
đẩy tiêu dùng bền vững, chính sách hạn chế sử dụng túi ni lông, chính sách khuyến
khích sử dụng nhiên liệu sinh học, xăng sinh học E5.
Phương pháp phân tích hệ thống, thống kê, so sánh
Từ các cách tiếp cận nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp phân tích hệ
6
thống, thống kê có sự phân tổ so sánh để đánh giá hiệu quả các chính sách tác động
đến việc thúc đẩy hành vi tiêu dùng bền vững. Phương pháp này sẽ được sử dụng để
phân tích tìm ra các ưu điểm và hạn chế của các chính sách từ đó, đưa ra các đề xuất
giải pháp cho việc nâng cao hiệu quả các chính sách nhằm hướng tới mục tiêu thúc
đẩy tiêu dùng bền vững.
Phương pháp phân tích chính sách:
Để nghiên cứu các công cụ chính sách thì phương pháp phân tích chính sách là
cần thiết. Các chính sách được nghiên cứu và phân tích theo 3 loại công cụ để thực
hiện chính sách là công cụ hành chính, công cụ kinh tế và công cụ truyền thông. Bên
cạnh đó chính sách hạn chế sử dụng túi ni lông hay chính sách khuyến khích sử dụng
xăng sinh học E5 cũng được phân tích để làm rõ được những điểm mạnh điểm yếu
của từng chính sách từ đó đưa ra các hàm ý chính sách phù hợp hơn.
Phương pháp điều tra khảo sát thực địa
* Đối tượng khảo sát
Tác giả tiến hành khảo sát các đối tượng liên quan về vấn đề hạn chế tiêu
dùng túi ni lông và khuyến khích sử dụng xăng E5 gồm:
+ Đối với vấn đề hạn chế sử dụng túi ni lông: khảo sát người tiêu dùng về
thực trạng sử dụng, nhận thức về tác hại của túi ni lông và quan điểm về các giải
pháp hạn chế sử dụng túi ni lông, từ đó đưa ra các giải pháp công cụ chính sách
hợp lý hơn cho thời gian tới
+ Đối với vấn đề khuyến khích sử dụng xăng sinh học E5: khảo sát người tiêu
dùng về thực trạng sử dụng xăng, nhận thức về xăng sinh học E5 và ý kiến về chính
sách khuyến khích sử dụng xăng E5 nhằm đưa ra các giải pháp sử dụng công cụ
chính sách hiệu quả hơn trong thời gian tới.
* Địa bàn khảo sát:
Nghiên cứu lựa chọn Hà Nội là địa bàn để điều tra khảo sát. Hà Nội là thành
phố lớn của cả nước, là nơi tập trung đông dân cư và là thủ đô của nước ta. Chính vì
vậy, đối với các chính sách mới ban hành thì người dân Hà Nội có cơ hội để tiếp cận
và thực hiện sớm hơn. Ngoài ra, với thành phố đông dân cư thì các hành vi hướng
7
tới tiêu dùng bền vững như hạn chế sử dụng túi ni lông hay tăng cường sử dụng
xăng sinh học E5 sẽ có ý nghĩa hơn về mặt thống kê.
* Phương pháp chọn mẫu:
Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên giản đơn. Các đối
tượng được lựa chọn phỏng vấn ngẫu nhiên tại các cây xăng (đối với trường hợp
xăng E5) và các chợ, siêu thị, khu dân cư (đối với trường hợp túi ni lông) trên địa
bàn 4 quận của Hà Nội gồm: Tây Hồ, Ba Đình, Cầu Giấy và Hà Đông
Mẫu khảo sát: 100 bảng hỏi về vấn đề túi ni lông và 100 bảng hỏi về xăng
sinh học E5.
Kết quả khảo sát sẽ được xử lý thông qua phần mền SPSS và STATA.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án đưa ra cơ sở khoa học về việc sử dụng các công cụ kinh tế trong
chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững bao gồm: khái niệm và các yếu tố ảnh
hưởng đến tiêu dùng dân cư, tác động của các công cụ kinh tế đến tiêu dùng dân cư,
kinh nghiệm một số nước trên thế giới về sử dụng công cụ kinh tế trong chính sách
thúc đẩy tiêu dùng bền vững. Luận án cũng đã phân tích thực trạng và vai trò của
các công cụ kinh tế trong chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững của dân cư ở
nước ta thông qua 2 trường hợp nghiên cứu về hạn chế sử dụng túi ni lông và
khuyến khích sử dụng xăng sinh học E5. Trên cơ sở đó luận án đề ra một số quan
điểm giải pháp cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng công cụ kinh tế trong chính sách
thúc đẩy tiêu dùng bền vững nói chung và các giải pháp cụ thể đối với 2 trường hợp
nghiên cứu về hạn chế sử dụng túi ni lông và khuyến khích sử dụng xăng sinh học
E5 ở Việt Nam.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Về lý luận: Góp phần làm rõ cơ sở lý luận về việc sử dụng các công cụ
chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững của dân cư trong đó đặc biệt nhấn mạnh
đến công cụ kinh tế.
- Về thực tiễn: Đưa ra một số gợi ý chính sách nhằm hạn chế sử dụng túi ni
lông và xăng sinh học E5 ở nước ta thông qua những số liệu cụ thể từ điều tra khảo
8
sát dân cư. Các gợi ý chính sách này sẽ có giá trị tham khảo cho các nhà hoạch định
chính sách.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, lời cam đoan, trang bìa và phụ bìa, danh mục
các ký hiệu, chữ viết tắt, danh mục bảng hình, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án
được kết cấu thành bốn chương như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về công cụ kinh tế trong chính sách thúc đẩy tiêu
dùng bền vững của dân cư
Chương 3: Thực trạng các công cụ kinh tế trong chính sách thúc đẩy tiêu
dùng bền vững của dân cư
Chương 4: Quan điểm, giải pháp về công cụ kinh tế trong chính sách phát
triển tiêu dùng bền vững của dân cư
9
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Tiêu dùng bền vững là một trong những mục tiêu để hướng đến sự phát triển
bền vững. Chính vì vậy việc sử dụng các công cụ chính sách để thúc đẩy tiêu dùng
bền vững là quan trọng và cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Trong các chính sách
thúc đẩy tiêu dùng bền vững, công cụ kinh tế là một trong những công cụ quan
trọng để thực hiện chính sách. Nghiên cứu các công trình, bài viết liên quan đến nội
dung này có một số vấn đề như sau:
1.1. Tiêu dùng và tiêu dùng bền vững
Tiêu dùng
Tiêu dùng là động lực quan trọng của quá trình sản xuất, kích thích phát triển
sản xuất và là khâu quan trọng trong tái sản xuất. Theo từ tiếng Việt, tiêu dùng là
việc sử dụng những của cải vật chất (hàng hóa và dịch vụ) để thỏa mãn các nhu cầu
của sản xuất và đời sống [69]. Tiêu dùng bao gồm tiêu dùng cho sản xuất và tiêu
dùng cho đời sống được tạo ra trong quá trình sản xuất để thoả mãn các nhu cầu của
xã hội.
Tùy theo cách tiếp cận, có nhiều quan niệm khác nhau về tiêu dùng. Theo
cách tiếp cận Kinh tế vĩ mô thì tiêu dùng bao gồm tiêu dùng của chính phủ, tiêu
dùng của doanh nghiệp và tiêu dùng của dân cư. Tiêu dùng dân cư là chi tiêu về
mua sắm hàng hóa và dịch vụ cho nhu cầu của mỗi cá nhân, mức tiêu dùng này
được quyết định bởi mức thu nhập được quyền dùng của mỗi cá nhân (mức thu
nhập khả dụng), tiêu dùng này tăng đồng biến với thu nhập khả dụng [15]. Còn theo
cách tiếp cận kinh tế vi mô thì tiêu dùng chính là hành động nhằm thỏa mãn nguyện
vọng, trí tưởng tượng riêng và các nhu cầu về tình cảm, vật chất của một cá nhân
hoặc hộ gia đình nào đó thông qua việc mua sắm các sản phẩm và việc sử dụng các
sản phẩm đó. Các sản phẩm này có thể là những sản phẩm hàng hóa hoặc có thể là
những sản phẩm dịch vụ. Phần lớn các sản phẩm này được tạo ra trong quá trình sản
xuất để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng [14]. Tiêu dùng của dân cư được coi là tiêu
dùng cuối cùng vì đây là đối tượng trực tiếp tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ. Tiêu
10
dùng của dân cư rất đa dạng và phong phú nhằm đảm bảo đáp ứng đời sống cả về
vật chất lẫn tinh thần ngày càng cao của người dân. Tiêu dùng của dân cư có vai trò
to lớn trong tăng trưởng kinh tế.
Như vậy có thể nói tiêu dùng chính là hoạt động mua sắm của người dân
nhằm thỏa mãn nhu cầu và lợi ích trong đời sống của họ. Tiêu dùng dân cư là bộ
phận của tổng cầu, là thành phần chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm quốc dân
nên những thay đổi của hành vi tiêu dùng sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế.
Tiêu dùng bền vững
Khái niệm tiêu dùng bền vững đầu tiên được đưa ra tại Hội thảo Oslo năm
1994 là “việc sử dụng hàng hóa và dịch vụ đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người
và mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn, đồng thời giảm thiểu việc sử dụng tài
nguyên thiên nhiên, giảm ô nhiễm môi trường và không ảnh hưởng đến nhu cầu của
các thế hệ mai sau”. Tiếp sau đó có nhiều các nghiên cứu đưa ra khái niệm tiêu
dùng bền vững như “tiêu dùng bền vững không phải là tiêu dùng ít đi mà là làm sao
để tiêu dùng hiệu quả hơn, ít sử dụng tài nguyên thiên nhiên hơn [80]. Sau đó
nghiên cứu của Hertwich năm 2004 đưa ra khái niệm về tiêu dùng bền vững đề cập
đến các giải pháp để có sự phân phối công bằng hơn đối với mọi người trên thế giới
và hạn chế ảnh hưởng xấu đến môi trường [90]. Khái niệm của UNEP đưa ra năm
2005 cho rằng tiêu dùng bền vững là tạo cơ hội cho người tiêu dùng tiêu thụ sản
phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu của họ một cách hiệu quả mà không gây hậu quả
tiêu cực đến kinh tế, xã hội và môi trường [116].
Jackson cũng đề cập đến tiêu dùng bền vững là sự cân bằng giữa chất lượng
cuộc sống của người tiêu dùng hiện tại thông qua việc sử dụng các nguồn lực cũng
như tài nguyên thiên nhiên để người tiêu dùng trong tương lai cũng có được chất
lượng cuộc sống như vậy [93]. Một khái niệm khác về tiêu dùng bền vững là việc
sử dụng hàng hoá và dịch vụ để có cuộc sống tốt hơn thoả mãn được nhu cầu của
con người trong điều kiện sử dụng ít nhất các nguồn lực tự nhiên, giảm thiểu tối đa
việc phát thải chất độc trong quá trình tiêu dùng và quá trình tiêu dùng này không
gây hại đến các nhu cầu của thế hệ tương lai [115]. Srinivas đưa ra khái niệm về
11
tiêu dùng bền vững là tiêu dùng háng hóa và dịch vụ có tác động ít nhất tới môi
trường để mang lại hiệu quả về kinh tế cũng như đảm bảo công bằng về xã hội mà
vẫn đáp ứng được nhu cầu cơ bản của con người trên toàn thế giới [113]. Ngoài ra
nhóm nghiên cứu Antonietta Di Giulio và cộng sự [74] cũng đưa ra 4 câu hỏi lớn
cho vấn đề tiêu dùng bền vững gồm: thế nào là tiêu dùng, làm thế nào để có mối
liên hệ giữa tiêu dùng và tính bền vững, làm sao để có thể đánh giá được tiêu dùng
là bền vững hay làm thế nào để thúc đẩy tiêu dùng bền vững của cá nhân người tiêu
dùng. Bài báo cũng đã tổng hợp các câu trả lời của nhiều tác giả qua các thời kỳ cho
4 câu hỏi trên về vấn đề tiêu dùng bền vững.
1.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến tiêu dùng dân cƣ
Tiêu dùng của dân cư chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố mà theo lý thuyết của
kinh tế vĩ mô thì yếu tố chủ yếu tác động đến tiêu dùng dân cư là thu nhập khả
dụng, trong đó mối quan hệ giữa tiêu dùng và thu nhập khả dụng là quan hệ thuận
chiều [15]. Trong khi đó theo cách tiếp cận kinh tế vi mô thì sự lựa chọn của người
tiêu dùng phụ thuộc vào thu nhập, giá cả và sở thích của người tiêu dùng [81].
Nghiên cứu về mối quan hệ giữa tiêu dùng với thu nhập của dân cư Việt
Nam, cơ cấu tiêu dùng của dân cư Việt Nam chịu sự tác động của rất nhiều nhân tố
như: Cơ cấu tuổi tác, độ dài dòng đời, cơ cấu giới tính, tình trạng việc làm, nghề
nghiệp, vùng cư trú, khu vực, thu nhập … Các nhân tố trên hầu hết đều tác động
đến tiêu dùng của người dân thông qua nhân tố thu nhập. Trong số 8 nhân tố trên thì
nhân tố thu nhập tác động mạnh mẽ nhất đến cơ cấu tiêu dùng của dân cư [67].
Nghiên cứu của Vũ Anh Dũng và cộng sự kiểm định mô hình các yếu tố ảnh
hưởng đến hành vi tiêu dùng với giả định các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu
dùng gồm các biến như nhân khẩu học, thái độ, chuẩn mực chủ quan, kiểm soát
hành vi nhận thức [13]. Với 221 mẫu khảo sát người tiêu dùng ở Hà Nội, kết quả
cho thấy ngoại trừ tác động của biến nhân khẩu học không có ý nghĩa thống kê
trong hầu hết các trường hợp, các biến dự báo là thái độ, chuẩn mực chủ quan, kiểm
soát hành vi nhận thức và các yếu tố sản phẩm đều có tác động tích cực đối với các
hành vi tiêu dùng xanh. Kết quả cũng đã chỉ ra những tác động tích cực của các
12
hành vi tiêu dùng, từ đó đưa ra các giải pháp về chính sách cho chính phủ và doanh
nghiệp với mục tiêu thúc đẩy tiêu dùng bền vững ở Việt Nam nói chung và Hà Nội
nói riêng.
Nghiên cứu của Nguyễn Đức Thành [52] về một số nguyên nhân ảnh hưởng
đến sự thay đổi cơ cấu tiêu dùng của người dân liên quan đến vấn đề giá cả như ảnh
hưởng của việc tăng giá điện, tăng giá xăng dầu. Nghiên cứu dựa trên sự phân loại
các nhóm người dân theo thu nhập và theo thành thị nông thôn để thấy rõ sự thay
đổi cơ cấu tiêu dùng của các nhóm dân cư này khi có sự biến động của giá cả của
một số mặt hàng thiết yếu này.
Nguyễn Thị Thanh Nhàn [30] cho rằng các yếu tố văn hóa ảnh hưởng đến
hành vi tiêu dùng của người dân bao gồm: giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, thu
nhập, nghề nghiệp, nơi cư trú, thị hiếu, lối sống và đặc điểm gia đình. Tác giả cũng
cho rằng các yếu tố như các chương trình giáo dục đào tạo mà người tiêu dùng được
tiếp cận hay các tác động từ việc quảng cáo, marketing bán hàng hay những thay
đổi về môi trường sống cũng là những yếu tố gây ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng
của người dân.
Ngoài ra tiêu dùng còn chịu sự tác động của kinh tế vĩ mô được thể hiện ở
nghiên cứu của Foellmi [87], cơ cấu tiêu dùng phụ thuộc vào cơ cấu sản xuất và các
mô hình tăng trưởng kinh tế ở giai đoạn đoạn đó và cơ cấu tiêu dùng ở đây có mối
quan hệ chặt chẽ với thu nhập của người dân. Với việc phân tích tính tích cực của
những thay đổi trong cơ cấu tiêu dùng của khu đô thị Trung Quốc và các hệ số
tương quan. Dựa trên phân tích cơ cấu tiêu dùng và thu nhập bình quân đô thị của
Trung Quốc, các yếu tố tương quan như chỉ số thị trường hóa, chỉ số hiện đại hóa và
chỉ số niềm tin tiêu dùng và phân tích cơ cấu tiêu dùng tại các khu đô thị Trung
Quốc. Mối quan hệ giữa tất cả những yếu tố và cơ cấu tiêu dùng được phối hợp
trong thu nhập dài lâu. Văn hóa tiêu dùng và giáo dục ảnh hưởng đến tiêu dùng hiện
nay nghiêm trọng. Việc thay đổi cơ cấu tiêu dùng liên quan chặt chẽ đến thu nhập
của người dân thành thị, chỉ số hóa, hiện đại hóa, chỉ số thị trường hóa và chỉ số
niềm tin người tiêu dùng [112].
13
Một nghiên cứu thực nghiệm dựa trên nhu cầu thực phẩm tại Việt Nam của
tác giả Nguyễn Cảnh Quang [46] sử dụng cách tiếp cận tuyến tính của hệ thống nhu
cầu lý tưởng (AIDS) và các mô hình mở rộng của AIDS để điều tra việc tiêu dùng
thực phẩm tại Việt Nam thông qua việc sử dụng cuộc điều tra chỉ tiêu chất lượng
sống Việt Nam (VLSS) năm 2004. Đặc biệt, các mô hình AIDS được ước tính để
tính toán độ co giãn cầu về thu nhập và giá thành cho 3 thành phần thực phẩm khác
nhau. Kết quả cho thấy rằng gạo và thịt/cá là thực phẩm sử dụng thông thường. Đặc
điểm hộ gia đình như tuổi tác, giới tính, giáo dục không xuất hiện để có tác động tới
việc tiêu dùng thực phẩm. Trong khi đó, ở đô thị/nông thôn đây lại là yếu tố quan
trọng. Những kết quả này có thể đưa ra bằng chứng thực nghiệm cho các nhà hoạch
định chính sách để thiết kế chính sách lương thực tại Việt Nam.
Nghiên cứu gần đây của tác giả Nguyễn Danh Sơn cho rằng tiêu dùng bền
vững của dân cư còn chưa được quan tâm nhiều. Thói quen tiêu dùng của người dân
vẫn bị chi phối nhiều bởi thói quen, tập quán và khả năng kinh tế. Theo tác giả yếu
tố công nghệ đang kìm hãm việc thực hiện tiêu dùng bền vững ở nước ta bởi với
công nghệ hiện tại thì các doanh nghiệp khó đáp ứng được các yêu cầu về cung ứng
sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường [51].
Từ các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu dùng dân cư, có thể tổng hợp lại thành 3
nhóm yếu tố chính tác động đến lĩnh vực này đó là thu nhập, giá cả và sở thích. Khi
quyết định mua sắm hàng hóa, trước hết người tiêu dùng phải dựa vào thu nhập của
họ, bao gồm là tiền lương, tiền công và những khoản mà họ có được để dành cho
việc chi tiêu. Bên cạnh đó giá cả là yếu tố quan trọng không kém tác động đến
hành vi mua sắm của người dân. Giá cả của bản thân hàng hóa đó và giá cả của
các hàng hóa thay thế nó đều ảnh hưởng đến việc mua hay không mua hàng hóa
của người tiêu dùng. Ngoài ra sở thích của người tiêu dùng cũng là yếu tố rất
quan trọng ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng, trong đó các yếu tố chi phối lên
sở thích người tiêu dùng sẽ là độ tuổi, học vấn, văn hóa, giới tính, ...
Để hướng người tiêu dùng thực hiện hành vi thúc đẩy tiêu dùng bền vững thì
việc sử dụng các công cụ chính sách nhằm tác động đến 3 yếu tố trên là không thể
14
thiếu. Các công cụ chính sách cần phải trực tiếp hay gián tiếp tác động đến thu
nhập, giá cả hoặc sở thích của người tiêu dùng và thông qua đó sẽ thay đổi hành vi
tiêu dùng của dân cư theo hướng tiêu dùng bền vững.
1.3. Công cụ kinh tế trong chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững dân cƣ
Việc sử dụng các công cụ chính sách để thực hiện chính sách thúc đẩy tiêu dùng
bền vững đã được các nước trên thế giới thực hiện trong thời gian gần đây. Dưới đây là
tổng hợp một số nghiên cứu về chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững:
Nhóm các công trình nghiên cứu về các sản phẩm và dịch vụ tiêu dùng cụ thể
như nghiên cứu về tiêu dùng thực phẩm [103], nghiên cứu về nhà cửa ăn uống và đi
lại [84], nghiên cứu về giao thông, năng lượng đồ gia dụng và thực phẩm [115]. Các
nghiên cứu này phân trích quá trình tiêu dùng các sản phẩm và dịch vụ, sau đó đưa
ra các chính sách để định hướng can thiệp gồm: 1) Hoàn thiện các công cụ pháp lý;
2) Cải cách thuế, phí; 3) Đưa ra các tiêu chuẩn về nhãn mác; 4) Đổi mới việc đo
lường và định giá; 5) Ưu tiên sử dụng năng lượng tái tạo và giảm thiểu các nguồn
năng lượng phát thải cao; 6) Xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin minh bạch; 7)
Khuyến khích các hoạt động tình nguyện, nâng cao nhận thức người dân.
Các nghiên cứu OECD [105, 106] cũng đưa ra các chính sách thúc đẩy tiêu
dùng bền vững thông qua các công cụ của chính phủ bao gồm: Các chính sách và
công cụ mang tính luật lệ, quy tắc (giới hạn, tiêu chuẩn, cấm, phân vùng và quy
hoạch,…), công cụ mang tính kinh tế (thuế, phí, trợ cấp,…), công cụ mang tính xã
hội (giáo dục, tuyên truyền, quảng cáo, khuyến khích,…). OECD (2001) đưa ra các
điều kiện thúc đẩy tiêu dùng bền vững là cần phải minh bạch thông tin sản phẩm và
sự sẵn có các hàng hóa thân thiện với môi trường để người tiêu dùng lựa chọn. Các
giải pháp này được đưa ra từ nghiên cứu sự lựa chọn của người tiêu dùng thông dựa
trên các yếu tố thu nhập, giới tính, chủng tộc, tâm lý, thói quen, sở thích,… [103].
Để thúc đẩy tiêu dùng bền vững thì các doanh nghiệp đóng vai trò quan
trọng. Nghiên cứu của WBCSD (1996) đã nêu lên một số giải pháp từ phía các
doanh nghiệp để thúc đẩy tiêu dùng bền vững bao gồm: i) Khuyến khích sản xuất
các sản phẩm với chi phí môi trường thấp, có giá trị xã hội cao; ii) Nâng cao nhận
15
thức của người tiêu dùng thông qua chiến lược marketing từ đó tác động đến hành
vi của người tiêu dùng; iii) Áp dụng các công nghệ, tiêu chuẩn hiện đại trong sản
xuất hàng hóa và iv) Cung cấp thông tin minh bạch, trung thực về sản phẩm và dịch
vụ tiêu dùng [118].
Các tác giả Franzika Wolft, Norma Schonherr [89] đã tổng hợp và phân tích
các chính sách đối với tiêu dùng trong lĩnh vực nhà ở và thực phẩm ở Châu Âu dựa
vào ba công cụ chính là công cụ pháp luật hành chính, công cụ kinh tế và công cụ
truyền thông. Nghiên cứu cũng nêu lên điểm mạnh điểm yếu của các công cụ chính
sách được sử dụng và kết quả của các chính sách được đề ra.
Nghiên cứu của Piere Sonigo và cộng sự (2012) về chính sách khuyến khích
tiêu dùng bền vững đã đưa ra 4 loại công cụ chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững
gồm: Công cụ kinh tế, công cụ điều tiết, công cụ cung cấp thông tin nâng cao nhận
thức và công cụ hành vi. Các tác giả đã nghiên cứu phân tích 15 trường hợp nghiên
cứu về việc sử dụng các loại công cụ chính sách nhằm hướng đến hành vi tiêu dùng
bền vững. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các công cụ điều tiết mang lại hiệu quả hơn
trong việc thúc đẩy tiêu dùng bền vững [108].
Ở Việt Nam, tiêu dùng bền vững cùng sản xuất bền vững được đề cập đến
trong Định hướng Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Vietnam Agenda
21) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 8/2004 trong đó xác định thay
đổi phương thức tiêu dùng theo hướng phát triển bền vững là một nội dung cần
được ưu tiên. Bộ Kế hoạch và Đầu tư [9] đã nêu lên vai trò các bên liên quan quan
trong tiêu dùng bền vững như hộ gia đình, cộng đồng, doanh nghiệp và chính phủ từ
đó đưa ra một số chính sách nhằm khuyến khích sản xuất và tiêu dùng bền vững
như thuế, trợ cấp....Tác giả Nguyễn Danh Sơn [50] đã có nghiên cứu chỉ ra một số
vấn đề và thách thức đối với tiêu dùng của dân cư và doanh nghiệp qua đó đưa ra
một số gợi ý các biện pháp về kinh tế và pháp luật để khắc phục những thách thức đó.
Nguyễn Đức Thắng [55] cũng đưa ra mô hình tiêu dùng 3 chữ T bao gồm: Tiết kiệm,
Tái chế và Tái sử dụng, Thân thiện với môi trường. Mô hình tiêu dùng 3T góp phần
tăng cường năng lực cạnh tranh quốc gia, tăng cơ hội tiếp cận hàng hóa cho mọi người
16
dân, bảo vệ môi trường, đáp ứng được nhu cầu cuộc sống hiện tại nhưng vẫn để lại tài
nguyên thiên nhiên và môi trường trong lành cho con cháu mai sau.
Nguyễn Danh Sơn (2018), cho rằng việc áp dụng các công cụ kinh tế trong thúc
đẩy tiêu dùng bền vững ở Việt nam hiện tại còn chưa tương xứng với tiềm năng bởi các
công cụ kinh tế mới chỉ dừng lại ở mức hỗ trợ sản xuất, phát triển các sản phẩm thân
thiện với môi trường. Hiện tại chưa có công cụ điều chỉnh đủ mạnh để điều chỉnh hành
vi tiêu dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường hướng tới tiêu dùng bền vững. Tác
giả cũng nêu lên quan điểm về công cụ truyền thông nâng cao nhận thức hiện nay đã
được thực hiện ở nước ta, tuy nhiên hiệu quả của nó chưa được như mong muốn bởi
hành vi của người dân vẫn chưa hướng tới việc lựa chọn sản phẩm thân thiện với môi
trường thúc đẩy tiêu dùng bền vững [51].
1.3.1. Chính sách hạn chế sử dụng túi ni lông
Túi ni lông là loại hàng hóa không thân thiện với môi trường, nên sử dụng túi
ni lông là hành vi tiêu dùng không bền vững. Chính vì vậy, cần có chính sách để
hạn chế việc sử dụng mặt hàng này. Trên thế giới đã có nhiều chính sách được áp
dụng để hạn chế việc sử dụng túi ni lông. Các nghiên cứu về chính sách hạn chế sử
dụng túi ni lông bao gồm:
Theo báo cáo tổng kết của tổ chức European Commission, EU đưa ra kịch
bản dự báo về tình hình sử dụng túi ni lông trong tương lai và các chính sách đề ra
trong từng giai đoạn. Theo đó các viễn cảnh được đặt ra bao gồm: (1) Không thay
đổi, (2) Bên bán lẻ tự nguyện không cung cấp túi ni lông sử dụng một lần, (3) Đặt ra
định mức của EU cho việc sử dụng ni lông, mục tiêu giảm lượng tiêu thụ ni lông sử
dụng một lần, (4) Yêu cầu pháp lý đối với nước thành viên để đảm bảo việc túi ni
lông không được cung cấp miễn phí, (5) Lệnh cấm đối với túi sử dụng một lần tại
EU [76].
Nghiên cứu của Cadman và cộng sự cho thấy ở Scotland đã đưa ra nhiều
phương án nhằm giảm thiểu sử dụng túi sử dụng một lần từ phía siêu thị và người
tiêu dùng. Chính phủ Scotland quy định tại Climate Change Act 2009 việc nhà bán
lẻ phải tính phí túi sử dụng một lần [79]. Kết quả của chính sách tại Scotland mang
lại là người đi siêu thị đã giảm tới 40% số túi sử dụng tại UK giai đoạn 2006 tới
17
2010. Năm 2014, Scotland áp dụng chính sách 5p, thu về quỹ £6.7m và chứng kiến
việc giảm 80% lượng túi ni lông sử dụng trong cùng năm [75].
Tác giả Howell có nghiên cứu về chính sách hạn chế túi ni lông ở Anh. Theo
đó, tại Vương quốc Liên hiệp, Anh là nước cuối cùng áp dụng chính sách thu phí sử
dụng túi ni lông. Chính sách 5p tại Anh vào 5/10/2015 đặt ra việc thu phí người
dùng 5 penni cho mỗi túi ni lông được sử dụng tại các cửa hàng. Chính sách này
được áp dụng cho các cửa hàng với nhiều hơn 250 người làm công. Số tiền này
không phải là thuế nộp cho ngân sách nhà nước mà được đóng cho siêu thị. Các bên
bán lẻ cần phải báo cáo lại với chính phủ về việc sử dụng số tiền thu về, và chính
phủ sẽ công bố thông tin này hàng năm [92].
Nghiên cứu của Espinosa về chính sách hạn chế sử dụng túi nhựa ở một số
nước cho thấy: Ở Mỹ, tháng 1/2010 Washington DV thi hành luật Dọn dẹp và bảo
vệ sông Anacostia nhằm giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực lên môi trường của lượng
túi ni lông được sử dụng rộng rãi ở thành phố này. Luật yêu cầu các doanh nghiệp
kinh doanh thực phẩm, đồ uống có cồn thu phí 0,05$ cho mỗi túi ni lông và túi giấy.
Các túi được sử dụng phải đảm bảo hoàn toàn việc tái chế được, và trên mỗi túi sẽ
được in dòng chữ “Xin hãy tái sử dụng túi”. Tại Ai-len, năm 2002 đặt ra mức thuế
0,15€ cho mỗi túi ni lông, và tăng lên 0,22€ vào 2007. Luật thuế đánh vào tất cả các
túi ni lông trừ các loại túi dùng cho thực phẩm tươi sống, độ dày vào khoảng
225mm và dài 450mm. Túi sử dụng nhiều lần được bán cho khách hàng với giá
không dưới 0,70€. Độ hiệu quả của dự án được giám sát bởi “Hệ thống giám sát ô
nhiễm rác thải”, phục vụ việc đo lường các thay đổi theo thời gian. Phương pháp
được sử dụng là các các khảo sát rác thải về lượng được thực hiện bởi chính quyền
địa phương [85]. Những ảnh hưởng của thuế đối với việc sử dụng túi ni lông trong
các cửa hàng bán lẻ và trong bối cảnh đã được cải thiện, với việc sử dụng giảm hơn
90%. Doanh thu hàng năm ở mức 12-14 triệu euro. Chi phí quản lý và thu thập liên
quan đến khoảng 3% doanh thu [89].
Tháng 5 năm 2003, Cục Môi trường và du lịch Nam Phi (DEAT) đưa ra luật
nhằm giảm lượng túi ni lông. Nó kết hợp các tiêu chuẩn và các công cụ kinh tế dựa
vào giá để giảm nhu cầu sử dụng túi ni lông trong dân cư [109].
18
Espinosa và cộng sự cũng chỉ ra rằng, từ năm 2008, Chính phủ Trung Quốc
quy định các bên bán lẻ phải thu phí túi ni lông, và các loại túi ni lông siêu rẻ sẽ bị
cấm sử dụng. Bộ Công Thương chịu trách nhiệm cho việc thúc đẩy chính sách này.
Ở Thượng Hải, chính sách này có tác động mạnh lên cả người tiêu dùng lẫn các nhà
sản xuất. Tuy nhiên sau 3 năm áp dụng thì chính quyền các địa phương không ủng
hộ chính sách này bởi nó làm giảm nguồn thu từ thuế sản xuất túi ni lông, nhu cầu
sử dụng túi ni lông trong dân cư vùng nông thôn vẫn còn cao [85].
Bên cạnh việc sử dụng công cụ kinh tế nhằm hạn chế tiêu dùng túi ni lông thì
công cụ hành chính luật pháp cũng được nhiều nước áp dụng. Cụ thể lệnh cấm sử
dụng túi ni lông đã được áp dụng trên nhiều quốc gia. Tháng 4/2003, vịnh Coles ở
Tasmania đã trở thành "thành phố đầu tiên không sử dụng túi ni lông của Australia"
và hành động này sau đó đã nhận được sự hưởng ứng của 12 thành phố khác. Năm
2005, các nhà lập pháp của Pháp cũng đã bỏ phiếu thông qua việc cấm túi ni lông
khó phân huỷ sinh học vào năm 2010. Các quyết định tương tự cũng đã được đưa ra
tại nhiều nơi như các bang miền tây Maharashtra (Ấn Độ); San Francisco (Mỹ);
Butan; Nhật Bản; Trung Quốc; Rwanda; Eritrea; Nam Phi; Uganda và Kenya …
Trước đó, lệnh cấm cũng như hạn chế sử dụng túi ni lông cũng đã từng được nhiều
quốc gia hưởng ứng, tuy nhiên mới chỉ được áp dụng ở cấp địa phương. Năm 2002,
thành phố đầu tiên trên thế giới ra lệnh cấm sử dụng túi ni lông là thủ đô Dhaka
(Bangladesh). Chính quyền Gabon đã quyết định cấm sử dụng các loại túi bằng nhựa
plastic bắt đầu từ tháng 7/2010 [27]. Năm 2017, Kenya cũng đã ban hành lệnh cấm sử
dụng túi ni lông sau nỗ lực 10 năm cấm sử dụng bất thành. Ở Kenya, bất kỳ ai bán
hàng, sản xuất hoặc vận chuyển đều bị phạt đến 38.000 USD hoặc 4 năm tù [29].
1.3.2. Chính sách khuyến khích sử dụng xăng sinh học E5
Viện nghiên cứu Worldwatch chỉ ra rằng, cuộc khủng hoảng dầu mỏ những
năm 1970 đã thúc đẩy sự quan tâm đến nhiên liệu sinh học để thay thế nhiên liệu
hoá thạch sử dụng trong vận tải ở nhiều quốc gia. Brazil đẩy mạnh chương trình
Ethanol quốc gia (Proálcool) sau khi giá dầu đạt đỉnh điểm vào năm 1979; Hoa Kỳ
đã đưa ra chương trình Ethanol gần như cùng thời gian nhưng ở quy mô nhỏ hơn so
19
với Braxin [119]. Các nước khác, như Trung Quốc, Kenya và Zimbabwe, cũng đã bị
động trong cuộc khủng hoảng dầu mỏ, nhưng những nỗ lực của họ để phát triển
nhiên liệu sinh học đã không thành công [96]. Sự sụt giảm giá dầu tiếp đến đã làm
giảm bớt động lực để mở rộng sản xuất nhiên liệu sinh học ở hầu hết các nước,
ngoại trừ Braxin.
Tuy nhiên, các vấn đề liên quan đến an ninh năng lượng cung cấp năng
lượng, biến động giá dầu gần đây đã phục hồi sự quan tâm đến nhiên liệu sinh học
của các quốc gia trong việc đầu tư cho phát triển công nghệ nhiên liệu sinh học tiên
tiến. Chi phí sản xuất giảm làm cho nhiên liệu sinh học cạnh tranh hơn, đặc biệt là
khi giá dầu cao, nhưng trong hầu hết mọi trường hợp, họ vẫn cần trợ cấp để cạnh
tranh với xăng và dầu diesel ngày nay. Bởi vậy, hiện có rất nhiều quốc gia đang
thực thi các chính sách và các khung quy định đối với sản xuất và sử dụng nhiên
liệu sinh học [98], [99], [100].
Nghiên cứu của Jull và cộng sự cho thấy, tính đến năm 2007, hơn 30 quốc
gia bắt đầu các chương trình cồn sinh học, trong đó Braxin và Hoa Kỳ là hai nước
dẫn đầu. Chính phủ các nước này thể hiện quyết tâm phát triển nhiên liệu sinh học
thông qua việc xây dựng và ban bố các chính sách và luật mới. Ví dụ, Mexico,
Paraguay, Peru và Philipin là các quốc gia không chỉ có những chính sách phát triển
nhiên liệu sinh học mà còn thúc đẩy cả việc sản xuất nhiên liệu sinh học và pha trộn
với nhiên liệu hóa thạch, và sau đó phân phối tại các trạm bán lẻ nhiên liệu [95].
Năm 2007, Chính phủ Philipin đã thông qua đạo luật nhiên liệu sinh học (Bộ
luật số 9367), trong đó thiết lập những mục tiêu rõ ràng cho việc phát triển và sử
dụng điezen sinh học và cồn sinh học trong giao thông đường bộ quốc gia. Philipin
là quốc gia đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á có pháp chế khuyến khích phát triển
nhiên liệu sinh học, được thừa nhận là một hình mẫu về thực thi nhiên liệu sinh học
điển hình khắp châu Á và trong thế giới các nước đang phát triển [91].
Tại Đức, Chính phủ đã miễn thuế cho nhiên liệu sinh học để kích thích sự
tăng trưởng của thị trường. Năm 2006, chi phí tài chính từ việc miễn thuế đạt đỉnh
điểm là 2,144 triệu€. Từ năm 2007, Đức đã có xu hướng chuyển từ việc sử dụng
20
ưu đãi thuế sang các biện pháp điều chỉnh như yêu cầu pha trộn bắt buộc. Hiện tại,
Đức sử dụng nhiều chính sách để kích thích thị trường nhiên liệu sinh học: kết hợp
yêu cầu pha trộn bắt buộc với các khoản miễn thuế hoặc giảm thuế suất thuế tiêu
thụ đặc biệt cho nhiên liệu sinh học thuần túy. Hiện nay, chính phủ Đức đã thống
nhất về chính trị để đạt được mục tiêu sử dụng 10% đối với năng lượng tái tạo
trong vận tải chủ yếu thông qua việc sử dụng các nhiên liệu pha trộn sinh học bắt
buộc áp dụng cho ngành công nghiệp khai thác khoáng sản. Kể từ khi đưa ra yêu
cầu pha trộn bắt buộc vào năm 2007, tiêu thụ Ethanol pha với xăng đã tăng mạnh,
từ 88.000 tấn năm 2007 lên 1.023.000 tấn trong năm 2010 [73].
Theo báo cáo của Brent D. Yacobucci (2007) cho quốc hội Mỹ, Ethanol
đóng một vai trò quan trọng trong các thảo luận chính sách về năng lượng, nông
nghiệp, thuế và môi trường. Những người ủng hộ Ethanol cho rằng việc sử dụng nó
có thể làm giảm lượng khí thải độc hại, các chất ô nhiễm và các khí nhà kính. Họ
lập luận thêm rằng Ethanol sử dụng thay thế nhập khẩu xăng dầu, do đó thúc đẩy an
ninh năng lượng. Nguồn cung đầu vào của sản xuất Ethanol sẽ tạo ra phúc lợi cho
người trồng ngô. Một số khác cho rằng năng lượng và hóa chất đầu vào cần thiết để
chuyển ngô thành Ethanol thực sự làm tăng phát thải và tiêu thụ năng lượng. Thị
trường Ethanol nhiên liệu phụ thuộc rất nhiều vào các ưu đãi và quy định của liên bang.
Ngoài những ưu đãi về thuế, Đạo luật về Chính sách Năng lượng năm 2005 (109- 58)
đã thiết lập một tiêu chuẩn nhiên liệu tái tạo (RFS) áp dụng cho năng lượng tái tạo. Tại
Hoa Kỳ, xấp xỉ 3,9 tỷ gallon Ethanol đã được tiêu thụ trong năm 2005. Các vấn đề
quan tâm khác của Quốc hội bao gồm hỗ trợ các hỗn hợp Ethanol tinh khiết hơn để
thay thế cho xăng (trái với thành phần pha trộn xăng), xúc tiến các phương tiện sản
xuất Ethanol và cơ sở hạ tầng, và nhập khẩu Ethanol từ nước ngoài [78].
Một số nghiên cứu (ví dụ: USAID, 2009; FAO, 2008a; BNDES và CGEE,
2008; OECD, 2008) đã cố gắng trình bày bức tranh tổng thể về tình trạng hiện tại
của nhiên liệu sinh học. Tuy nhiên, những nghiên cứu này đã tập trung vào các vấn
đề cụ thể. Ví dụ, USAID (2009) tập trung vào tính bền vững của nhiên liệu sinh học
ở châu Á, trong khi FAO(2008a) tập trung vào mối quan hệ của nhiên liệu sinh học
với giá lương thực. Mặt khác, BNDES và CGEE (2008) thảo luận về kinh nghiệm
của Braxin với phát triển Ethanol, và OECD (2008) đánh giá tác động của chính
21
sách hỗ trợ nhiên liệu sinh học. Tuy nhiên hầu như không các công trình nghiên cứu
tập trung vào chính sách sử dụng cụ thể như xăng sinh học E5.
Các nghiên cứu ở Việt Nam liên quan đến vấn đề thúc đẩy việc sử dụng
nhiên liệu sinh học xăng sinh học E5 có thể kể đến bao gồm: Nghiên cứu của
Nguyễn Văn Duy [16] sử dụng lý thuyết khuếch tán đổi mới của Rogers (1983) và
mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) của Davis (1989) để đánh giá các nhân tố tác
động đến xu hướng sử dụng xăng sinh học E5. Bằng việc sử dụng các câu hỏi điều
tra theo thang đo Likert 5 điểm với các kỹ thuật phân tích thống kê đa biến
(Cronbach Alpha, EFA, tương quan, hồi quy). Kết quả phân tích cho thấy có có bốn
nhân tố là (1) chi phí, (2) lợi ích liên quan và (3) khả năng quan sát, (4) tính dễ tiếp
cận có ảnh hưởng đến xu thế sử dụng xăng sinh học E5.
Nghiên cứu của Lê Thị Kiều Oanh, Lưu Tiến Thuận [38] nêu rõ thực trạng
về sản xuất và tiêu thụ xăng sinh học E5, qua đó thấy được những thuận lợi và khó
khăn trong tiêu thụ xăng E5 tại 3 quận Ninh Kiều, Cái Răng và Bình Thủy của
thành phố Cần Thơ. Bên cạnh đó, bài viết cũng tiến hành phỏng vấn 100 đối tượng
nhằm thăm dò nhận thức và khả năng chấp nhận sử dụng xăng E5 của họ; đồng thời
điều tra phỏng vấn 10 đối tượng là các đại lý, và cửa hàng kinh doanh xăng dầu
bằng phương pháp phỏng vấn chuyên sâu. Bài viết sử dụng các phương pháp thống kê
mô tả để đạt được mục tiêu trên. Từ đó, bài viết đề ra một số giải pháp đẩy mạnh tiêu
dùng xăng E5 tại Thành phố Cần Thơ trong thời gian tới, đồng thời tìm ra phương
hướng để người dân dễ dàng chấp nhận sử dụng xăng E5, cũng như kiến nghị những
giải pháp phù hợp nhằm tháo gỡ những khó khăn cho các đại lý và cửa hàng và giúp
cho quá trình chuyển đổi sang tiêu thụ xăng E5 nhanh chóng và hiệu quả.
Hay một số nghiên cứu chứng minh về ảnh hưởng của xăng sinh học đến
động cơ để trấn an tâm lý lo ngại việc sử dụng xăng sinh học gây hại đến động cơ
như các nghiên cứu của Lê Anh Tuấn, Pham Minh Tuấn [61], Lê Văn Tụy, Trần
Văn Nam, Huỳnh Bá Vang [62] và một số nghiên cứu khác Hồ Sĩ Thoảng [56],
Nguyễn Thị Bích Liên [28] khẳng định về vấn đề phát triển nhiên liệu sinh học là
hướng tới mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Ngoài ra tại Việt
Nam, có rất nhiều các bài báo mạng, các bản tin liên quan đến vấn đề sử dụng xăng
sinh học E5 cũng như các vấn đề liên quan đến lộ trình thực hiện thay thế xăng
22
Ron92 bằng E5. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào tổng hợp, đánh giá lại quá trình
thực hiện và các chính sách áp dụng đối với lộ trình thay thế xăng Ron92 bởi E5 ở
Việt Nam.
1.4. Khoảng trống nghiên cứu và các vấn đề luận án tập trung giải quyết
Các công cụ chính sách điều tiết tiêu dùng bền vững ở Việt Nam đã được áp
dụng trong thời gian vừa qua, tuy nhiên hiện chưa có một nghiên cứu nào cụ thể và
tổng hợp về các công cụ chính sách ảnh hưởng đến tiêu dùng bền vững của dân cư.
Các công cụ kinh tế cũng đã được sử dụng trong các chính sách bảo vệ môi trường
nhưng các nghiên cứu về vấn đề này còn ít được đề cập đến. Nghiên cứu này sẽ đưa
ra cách nhìn tổng thể về vai trò các công cụ chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững
đặc biệt là việc sử dụng công cụ kinh tế trong chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền
vững để từ đó đưa ra được hàm ý chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững của dân
cư tại Việt Nam.
Hai trường hợp nghiên cứu về chính sách hạn chế sử dụng túi ni lông và
khuyến khích sử dụng xăng E5 sẽ là những nghiên cứu cụ thể về việc áp dụng công
cụ kinh tế trong quá trình thực hiện các chính sách. Ở Việt Nam từ trước đến nay
các nghiên cứu học thuật về túi ni lông và xăng E5 dường như rất hạn chế, đặc biệt
nghiên cứu về các chính sách áp dụng đối với hai sản phẩm mục tiêu này là rất
hiếm. Việc áp dụng công cụ kinh tế ở trong hai trường hợp này với những mục tiêu
trái ngược nhau nên cần có những công cụ cụ thể khác nhau. Kết quả về việc thực
hiện các chính sách mà cụ thể là công cụ kinh tế trong các chính sách đối với hai
sản phẩm này ở Việt Nam đến nay chưa mang lại hiệu quả và cần phải có nghiên
cứu để chỉ ra những hạn chế trong việc sử dụng công cụ kinh tế đối với chính sách
áp dụng đối với các trường hợp cụ thể nhằm tìm ra giải pháp phù hợp hơn trong thời
gian tới.
Luận án này sẽ trình bày những vấn đề về cơ sở khoa học chung trong việc
áp dụng công cụ kinh tế trong chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững. Trên cơ sở
đó sẽ nghiên cứu hai sản phẩm cụ thể là túi ni lông và xăng E5 để có những minh
23
chứng cụ thể cho việc áp dụng các công cụ chính sách này. Luận án cũng tập trung
giải quyết một số vấn đề nghiên cứu trong giới hạn cho phép như sau:
Theo loại hình, sản phẩm tiêu dùng bao gồm tiêu dùng hàng hóa và tiêu dùng
dịch vụ. Còn phân loại theo mục đích tiêu dùng thì có tiêu dùng cho sản xuất và tiêu
dùng cho đời sống. Luận án này chỉ tập trung nghiên cứu tiêu dùng hàng hóa phục
vụ đời sống, do đó tiêu dùng dịch vụ và tiêu dùng cho sản xuất sẽ không được đề
cập đến trong nghiên cứu này.
Trên chiều cạnh kinh tế học vĩ mô, tiêu dùng bao gồm tiêu dùng của chính
phủ, tiêu dùng của doanh nghiệp và tiêu dùng của dân cư. Nghiên cứu này giới hạn
phạm vi ở tiêu dùng dân cư, tức là chi tiêu của các cá nhân, hộ gia đình. Như vậy
khái niệm tiêu dùng hướng đến của luận án là tiêu dùng hàng hóa phục vụ nhu cầu
đời sống của con người.
Nghiên cứu này sẽ chủ yếu tập trung vào khía cạnh bảo vệ môi trường của
việc tiêu dùng bền vững. Như vậy những hành vi như hạn chế sử dụng các mặt hàng
gây ảnh hưởng xấu đến môi trường hay tăng cường sử dụng các mặt hàng để giảm
tác động xấu đến môi trường sẽ được coi là hành vi tiêu dùng bền vững. Cụ thể
hành vi hạn chế sử dụng túi ni lông và khuyến khích sử dụng xăng sinh học E5
được đề cập đến trong luận án là việc làm hướng tới tiêu dùng bền vững.
24
Chƣơng 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG CHÍNH
SÁCH THÚC ĐẨY TIÊU DÙNG BỀN VỮNG DÂN CƢ
2.1. Cơ sở lý luận về chính sách
2.1.1. Một số khái niệm
Nhà nước với tư cách là chủ thể quản lý, để tiến hành quản lý các hoạt động
kinh tế xã hội cần sử dụng các công cụ quản lý lên các đối tượng và khách thể quản
lý. Tùy theo những mục tiêu đề ra mà Nhà nước sử dụng các công cụ quản lý khác
nhau để tác động lên các chủ thể kinh tế xã hội. Các công cụ quản lý kinh tế xã hội
là các phương tiện giúp nhà nước thực hiện các mục tiêu chính sách của mình.
Để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, nhà nước sử dụng các
chính sách để quản lý. Chính sách chính là các chủ trương, hành động của chính
phủ để đạt được các mục tiêu và phương thức nhằm thực hiện các mục tiêu đó. Các
tác giả Đoàn Thị Thu Hà và Nguyễn Thị Ngọc Huyền [21], đưa ra định nghĩa:
“Chính sách kinh tế -xã hội là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, các giải pháp và
công cụ mà Nhà nước sử dụng để tác động lên các đối tượng và khách thể quản lý
nhằm giải quyết vấn đề chính sách, thực hiện những mục tiêu nhất định theo định
hướng mục tiêu tổng thể của xã hội”.
Như vậy, để đạt được mục tiêu đề ra trong quản lý và phát triển kinh tế xã
hội của đất nước, nhà nước cần đưa ra các chính sách để thực hiện thông qua các
công cụ chính sách. Mục tiêu của chính sách cần được xác định rõ ràng và cụ thể
trước khi ban hành thì chính sách mới phát huy tác dụng và mang lại hiệu quả.
Các công cụ quản lý kinh tế - xã hội của nhà nước bao gồmkế hoạch, pháp
luật, chính sách công, tài sản của nhà nước, hệ thống thông tin nhà nước và văn hóa
dân tộc. Muốn thực hiện các mục tiêu mà chính sách đề ra, các nhà hoạch định
chính sách cần xây dựng được một hệ thống các công cụ và giải pháp chính sách.
Theo cách phân loại ở giáo trình chính sách kinh tế thì các công cụ chính sách
bao gồm: công cụ kinh tế, công cụ hành chính – tổ chức, công cụ tâm lý, giáo dục,
công cụ kỹ thuật được thể hiện ở bảng 2.1.
25
Bảng 2.1: Phân loại công cụ chính sách
Loại công cụ Nội dung
Các công cụ kinh tế Các ngân sách, hệ thống đòn bẩy và khuyến khích kinh tế
như thuế, lãi suất, giá cả, tiền lương, tỷ giá.....
Các công cụ hành
chính – tổ chức
Các công cụ tổ chức như mô hình tổ chức, cơ cấu bộ máy,
đội ngũ cán bộ công chức
Các kế hoạch, quy hoạch của nhà nước và hệ thống văn bản
quy phạm pháp luật
Các công cụ tâm lý,
giáo dục
Hệ thống thông tin đại chúng, thông tin chuyên ngành, hệ
thống giáo dục, hệ thống các tổ chức chính trị xã hội, đoàn
thể .....
Các công cụ kỹ thuật,
nghiệp vụ đặc trưng
cho từng chính sách
Ví dụ về các công cụ kỹ thuật quản lý môi trường gồm các
đánh giá môi trường, kiểm toán môi trường, các hệ thống
quan trắc (monitoring) môi trường, xử lý chất thải, tái chế
và tái sử dụng chất thải.
Nguồn: Đoàn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2014)
Để thực thi chính sách, có thể sử dụng nhiều loại công cụ khác nhau. Đối với
từng chính sách, nhà nước có thể sử dụng một hoặc nhiều công cụ chính sách để
thực hiện. Ví dụ khi đưa công cụ kinh tế vào thực hiện một chính sách nào đó thì có
thể sử dụng kết hợp đồng thời với công cụ hành chính và công cụ truyền thông.
Trong các loại công cụ chính sách nói trên, công cụ kinh tế thường được sử
dụng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Công cụ kinh tế là những phương tiện chính
sách có tác dụng làm thay đổi lợi ích và chi phí của các hoạt động kinh tế thường
xuyên tác động đến môi trường nhằm mục đích tăng cường trách nhiệm và ý thức
của con người trước những hành động gây ảnh hưởng xấu tới môi trường. Công cụ
kinh tế thường sử dụng sức mạnh của thị trường để nhằm đạt được các mục tiêu về
môi trường. Chính vì vậy trong bối cảnh cơ chế thị trường hiện nay, công cụ kinh tế
là một trong những phương tiện mang lại hiệu quả cao để bảo vệ môi trường.
2.1.2. Mục tiêu, vai trò của chính sách
Chính sách kinh tế - xã hội là một trong những công cụ quản lý quan trọng
của Nhà nước. Công cụ này gồm các chức năng cơ bản: chức năng định hướng,
26
chức năng điều tiết, chức năng tạo tiền đề cho sự phát triển và chức năng khuyến
khích sự phát triển [21].
- Chức năng định hướng:
Chính sách xác định những chỉ dẫn chung cho quá trình ra quyết định của
các chủ thể kinh tế - xã hội, vạch ra phạm vi hay giới hạn cho phép của các quyết
định, nhắc nhở các chủ thể những quyết định nào là có thể và những quyết định nào
là không thể. Chính sách hướng suy nghĩ và hành động của mỗi thành viên trong xã
hội nhằm thực hiện các mục tiêu chung. Với chức năng chính trongviệc định hướng
hành vi của các chủ thể kinh tế xã hội như trên, có thể khẳng định chính sách kinh tế-
xã hội là công cụ quan trong nhất để đạt được những mục tiêu phát triển quốc gia.
- Chức năng điều tiết:
Việc ban hành Chính sách sẽ tạo ra những điều kiện hợp lý cho quá trình
thực hiện các hoạt động xã hội. Các quy định trong chính sách sẽ kịp thời giải quyết
những vấn đề phát sinh trong đời sống kinh tế - xã hội, điều tiết sự mất cân đối
trong những hành vi không phù hợp nhằm điều chỉnh các hoạt động xã hội vận hành
theo đúng mục tiêu đề ra.
Nền kinh tế thị trường hiện nay bao gồm những mặt tích cực cần phát huy
và cả những khiếm khuyết/ tiêu cực đòi hỏi phải có sự điều tiết của nhà nước. Nhà
nước trong khi thực hiện chính sách sẽ phải điều tiết trạng thái và phương hướng
phát triển kinh tế xã hội và tạo sự công bằng xã hội qua việc lựa chọn phát huy
những tác dụng tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của thị trường và tạo
ra sự công bằng trong xã hội.
- Chức năng tạo tiền đề cho sự phát triển
Nhà nước cần tạo mọi điều kiện thiết yếu cho sự phát trển của các lĩnh vực
cơ bản của một quốc gia như giáo dục đào tạo, khoa học - công nghệ, kết cấu hạ
tầng, hệ thống thông tin và thị trường. Để đạt được thành công, Nhà nước phải tạo
tiền đề cho sự phát triển bằng cách đi tiên phong trong các lĩnh vực mới, đòi hỏi đầu
tư lớn, có sự mạo hiểm cao và lôi cuốn các thành phần kinh tế khác cùng tham gia
thông qua các chính sách hỗ trợ trực tiếp hay gián tiếp như hỗ trợ về vốn, nghiên
27
cứu áp dụng công nghệ kỹ thuật mới, nguyên liệu thô, xuất khẩu,... Như vậy, một
trong những chức năng mang tính truyền thống và quan trọng nhất của các chính
sách là tạo tiền đề xây dựng và nâng cấp các yếu tố quyết định cho sự phát triển các
lĩnh vực cơ bản như đã nói.
- Chức năng khuyến khích sự phát triển
Đặc trưng của chính sách của Nhà nước với chức năng là công cụ quản lý
chủ yếu có vai trò kích thích tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế - xã
hội.Vai trò khuyến khích sự phát triển của chính sách thể hiện ở chỗ một mặt tạo
điều kiện phát triển cho sự vật khi hướng vào việc giải quyết một sự vật/hiện tượng
bức xúc. Mặt khác, quá trình giải quyết sự vật/hiện tượng đã tác động lên các vấn đề
khác, làm nảy sinh những nhu cầu phát triển mới.
Vai trò quản lý kinh tế trong chính sách kinh tế rất đa dạng và phong phú.
Trước hết, nó có vai trò bao quát, vĩ mô trong định hướng cho hoạt động kinh tế xã
hội của đất nước, nhằm hướng tất cả các hoạt động kinh tế xã hội của đất nước theo
mục tiêu đặt sẵn; Tiếp đó, nó tổ chức để xử lý, giải quyết các vấn đề kinh tế lớn
nhằm đưa ra các phương pháp và biện pháp thực hiện các chính sách kinh tế xã hội
mang tầm vĩ mô, xử lý và giải quyết các vấn đề lớn của kinh tế như: các chính sách
đầu tư, chính sách thương mại, chính sách tài chính-tiền tệ. Quản lý kinh tế cũng hỗ
trợ để phát triển các mục tiêu kinh tế đã được xác định bằng chính sách kinh tế và
do đó có giá trị như là những quyết định trong dài hạn của nhà nước nhằm tổ chức
quá trình phát triển của nền kinh tế quốc dân theo mục tiêu định hướng.
Như vậy những quyết định kinh tế ở tầm vĩ mô do nhà nước đưa ra là chính
sách kinh tế quốc gia. Nó nhằm thực hiện các chương trình, kế hoạch trong một thời
gian dài theo mục tiêu đã xác địnhgồm ổn định, tăng trưởng và công bằng xã hội.
Trong nền kinh tế thị trường, thường có những chính sách kinh tế vĩ mô như: chính
sách thương mại, chính sách đầu tư, chính sách tài chính - tiền tệ, Nhà nước có thể
sử dụng nhiều công cụ chính sách khác nhau nhằm đạt được thành công trong mục
tiêu kinh tế vĩ mô. Mỗi chính sách phải có những công cụ riêng biệt và đặc thù đối
với từng vùng kinh tế - xã hội.
28
2.2. Cơ sở lý luận về tiêu dùng bền vững của dân cƣ
2.2.1. Khái niệm về tiêu dùng và tiêu dùng bền vững
Khái niệm tiêu dùng dân cư
Theo từ tiếng Việt, tiêu dùng là việc sử dụng những của cải vật chất (hàng
hóa và dịch vụ) để thỏa mãn các nhu cầu của sản xuất và đời sống [69]. Tiêu dùng
là khâu quan trọng của tái sản xuất, là một động lực của quá trình sản xuất và kích
thích cho sản xuất phát triển.Theo khái niệm này thì tiêu dùng bao gồm tiêu dùng
cho sản xuất và tiêu dùng cho đời sống hay chi tiêu của doanh nghiệp và chi tiêu
của cá nhân hộ gia đình. Đề tài chỉ xem xét đến vấn đề chi tiêu của cá nhân hộ
gia đình, thành phần chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng sản phẩm quốc dân
(khoảng xấp xỉ 70%) và do vậy những thay đổi của tiêu dùng cá nhân sẽ ảnh
hưởng trực tiếp đến các biến động của tổng thể nền kinh tế [14].
Tiêu dùng là một hành vi rất quan trọng của con người. Theo thuyết lý kinh tế
học vĩ mô, hành động mua sắm và sử dụng các sản phẩm dù là hàng hóa hay dịch
vụ được tạo ra trong quá trình sản xuất để phục vụ người tiêu dùng là nhằm thỏa
mãn nguyện vọng, trí tưởng tượng riêng và các nhu cầu về tình cảm, vật chất của
một cá nhân hoặc hộ gia đình trong xã hội đó [14]. Trong thực tế, hành vi tiêu dùng
của từng cá nhân lại rất khác nhau phụ thuộc vào nhu cầu và sở thích của họ.
Mục tiêu của ngƣời tiêu dùng: Lý thuyết lợi ích giả định rằng mỗi người sử
dụng hàng hóa đều muốn sở hữu loại hàng hóa tốt nhất có thể dựa trên thu nhập, và
rằng tất cả các hàng hóa dịch vụ đều đem lại lợi ích hay sự thỏa mãn cho các cá
nhân khi tiêu dùng. Lợi ích ở đây được giả định có thể lượng hóa được (độ thỏa
dụng), một khái niệm có thể đo được, tạm gọi là đơn vị lợi ích.
Theo khái niệm của kinh tế học vĩ mô, ngoại trừ nhân tố Chính phủ, thành
phần kinh tế nước ngoài thì tiêu dùng về hàng hóa và dịch vụ gồm nhu cầu tiêu thụ
của hộ gia đình và nhu cầu đầu tư cho sản xuất, dịch vụ mới; Luận án này chỉ đi sâu
xem xét tiêu dùng của hộ gia đình (tiêu dùng dân cư), là mua sắm hàng hóa và dịch
vụ cho nhu cầu của mỗi cá nhân. Mức tiêu dùng này được quyết định bởi mức thu
nhập của mỗi cá nhân (mức thu nhập khả dụng). Do đótiêu dùng thường tăng đồng
biến với tăng thu nhập khả dụng.
"Quy luật tâm lý cơ bản" của Keynes cho rằng có một số quy luật chi phối liên
quan đến thu nhập và tiêu dùng. Chẳng hạn mức tiêu dùng sẽ tăng lên khi thu nhập
29
tăng lên, nhưng nó vẫn sẽ thấp hơn mức thu nhập tăng thêm vì có một phần thu
nhập phải dành cho tiết kiệm. Một quy luật khác nữa là, khi thu nhập tăng lên, tỷ lệ
tiêu dùng trong tổng thu nhập sẽ giảm đi, còn tỷ lệ tiết kiệm sẽ tăng lên. Khi thu
nhập thấp thì tiêu dùng thường chiếm tỷ lệ cao bởi các ước muốn thỏa mãn nhu cầu
cấp thiết cơ bản của người dân thường mạnh hơn động cơ tích lũy. Ðộng cơ tích lũy
chỉ mạnh hơn khi các nhu cầu cấp thiết và cơ bản đã được đáp ứng ở một mức độ
nhất định. Vì vậy mức tiêu dùng tuyệt đối đồng biến gần với mức thu nhập nhưng tỷ
lệ thu nhập dành cho tiêu dùng lại nghịch biến với thu nhập.
Có hai giả thuyết hiện đại về hàm tiêu dùng sẽ làm rõ thêm một số khía cạnh
của tiêu dùng đó là:
Thứ 1: Giả thuyết về thu nhập lâu dài được giáo sư Milton Friedman phát triển
cho rằng tiêu dùng thường phụ thuộc vào thu nhập lâu dài mà không phụ thuộc thu
nhập khả dụng hiện có. Người ta dễ dàng nhận thấy thu nhập hiện có chỉ là khoản
thu nhập tạm thời nên họ sẽ tiết kiệm phần lớn khoản này hoặc sẽ chỉ để chi tiêu khi
thu nhập ở mức quá thấp hoặc không có thu nhập. Ngược lại khi người ta tin rằng
khoản thu nhập hiên có sẽ tăng và có thể cao hơn trong tương lai thì khi đómức tiêu
dùng mới gia tăng đáng kể từ nguồn thu nhập hiện có.
Thứ 2: Giả thuyết về vòng đời được giáo sư Franco Modigliani và Albert
Ando phát triển gần với giả thiết về thu nhập lâu dài. Giả thuyết này đưa ra dự đoán
về khoản thu nhập và và kế hoạch tiêu dùng trong cả cuộc đời (kể cả di sản cho con
cháu) sẽ bằng số thu nhập suốt đời họ kiếm được (cộng với của cải có sẵn hay thừa
kế). Trong thực tế, kế hoạch tiêu dùng của mỗi một hộ gia đình riêng lẻ đều khác
nhau theo từng thời gian vì có năm phải chi tiêu nhiều hơn (do mua nhà ở, sắm đồ
dùng gia đình...), có năm chi tiêu ít hơn nhưng được bù trừ trong tổng thể. Giả
thuyết vòng đời cho rằng chính khoản thu nhập bình quân dài hạn sẽ quyết định
tổng cầu về lượng chi cho tiêu dùng.
Lựa chọn của người tiêu dùng khi thay đổi các yếu tố giá cả, thu nhập, sở thích
Theo lý thuyết kinh tế học vi mô, đường cầu mô tả mối quan hệ giữa giá cả
và lượng cầu. Khi giá cả hàng hóa giảm xuống thì lượng cầu sẽ tăng lên. Các yếu tố
30
khác ảnh hưởng đến đường cầu được xếp thành 3 nhóm: giá cả của các mặt hàng có
liên quan, thu nhập và sở thích của người tiêu dùng.
- Giá của mặt hàng có liên quan: hàng hóa liên quan ở đây có thể là hàng hóa
thay thế hoặc hàng hóa bổ trợ. Khi giá của hàng hóa thay thế tăng thì lượng tiêu
dùng hàng hóa đó sẽ tăng lên trong khi giá hàng hóa bổ trợ tăng sẽ giảm tiêu dùng
đối với loại hàng này. Ví dụ việc tăng giá xăng thì lượng cầu về xe đạp có xu hướng
tăng và ô tô sẽ có xu hướng giảm
- Thu nhập của người tiêu dùng: khi thu nhập của người tiêu dùng tăng thì nhu
cầu của họ đối với đa số hàng hóa đều tăng thêm và họ sẽ mua nhiều hàng hóa hơn.
Tuy nhiên cũng có trường hợp ngoại lệ. Đối với hàng hóa thông thường thì khi thu
nhập tăng, nhu cầu về hàng hóa đó sẽ tăng thêm trong khi nhu cầu về hàng thứ cấp
sẽ giảm. Trên thực tế thì đa số là hàng hóa thông thường, hàng thứ cấp có thể là
những thực phẩm rẻ tiền nhưng chất lượng thấp, khi có thu nhập cao, người tiêu
dùngsẽ không mua những thực phẩm chất lượng thấp mà sẽ chọn những hàng có
chất lượng cao.
- Sở thích của người tiêu dùng: vấn đề sở thích của người tiêu dùng phụ thuộc
nhiều yếu tố như nhân khẩu, xã hội, tâm lý. Ví dụ khi người tiêu dùng thích hàng
ngoại thì nhu cầu hàng trong nước sẽ giảm xuống hay người dân ở khu vực miền
trung thì có xu hướng ăn chắc mặc bền hơn người dân ở khu vực nam bộ.
Từ các phân tích trên, có thể thấy để thay đổi quyết định tiêu dùng của người
dân đối với loại hàng hóa nào đó thì ngoài việc điều chỉnh trực tiếp giá của hàng
hóa, cần xem xét đến các yếu tố liên quan như giá tương đối, thu nhập và sở thích
của họ. Đây cũng chính là 3 yếu tố làm dịch chuyển đường cầu khi nó bị tác
động. Quá trình này, nếu đường cầu dịch sang phải tức là lượng cầu sử dụng
hàng hóa tăng lên, còn đường cầu dịch sang trái là khi lượng cầu đối với mặt
hàng đó sẽ giảm xuống. Muốn tăng lượng cầu đối với hàng hóa thì cần phải có
sự tác động vào 3 yếu tố trên để đường cầu dịch chuyển sang phải, khi đó lượng
cầu sử dụng hàng hóa đó sẽ tăng lên và ngược lại đối với những mặt hàng cần
hạn chế sử dụng thì cần có chính sách tác động làm dịch chuyển đường cầu sang
trái, khi đó lượng cầu đối với mặt hàng đó sẽ giảm xuống.
31
Ngược lại với đường cầu, đường cung thể hiện lượng cầu sẽ tăng lên khi
tăng giá cả hàng hóa. Các yếu tố làm dịch chuyển đường cung gồm có sự điều tiết
của chính phủ, công nghệ của nhà sản xuất và chi phí cho các khoản đầu vào. Mỗi
sự thay đổi xảy ra đối với một trong các yếu tố trên sẽ dịch chuyển đường cung
bằng cách thay đổi số lượng mà nhà sản xuất muốn cung ứng ở mỗi mức giá. Khi
nhà nước cần can thiệp để giảm lượng hàng cung ứng thì cần có chính sách điều
chỉnh để tăng giá hàng hóa, khi đó lượng cung hàng hóa sẽ giảm xuống và ngược lại
giảm giá hàng hóa thì lượng cung ứng sẽ có xu hướng tăng lên.
P
D‟ S
D
A‟ S‟
A B‟
B
0 Q
Hình 2.1: Tác động của việc thay đổi đƣờng cung cầu đến lƣợng cầu
Có nhiều khái niệm liên quan đến vấn đề tiêu dùng nhưng để nghiên cứu về
tiêu dùng của dân cư, luận án sẽ chủ yếu sử dụng khái niệm về tiêu dùng theo cách
tiếp cận của kinh tế vi mô. Theo cách tiếp cận này, hàng hóa được phân theo nhiều
loại khác nhau để có thể phân tích được cơ cấu cũng như xu thế tiêu dùng của các
loại hàng hóa. Chủ thể tiêu dùng một loại hàng hóa cụ thể nào đó là cá nhân - hộ gia
đình và việc tiêu dùng loại hàng hóa này chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khách
quan và chủ quan. Còn đối với cách tiếp cận kinh tế vĩ mô thì hàng hóa được xem
xét một cách chung chung và tiêu dùng hàng hóa phụ thuộc chủ yếu vào thu nhập.
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY

More Related Content

What's hot

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH SÁCH TIÊU DÙNG XANH Ở VIỆT NAM_10241412052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH SÁCH TIÊU DÙNG XANH Ở VIỆT NAM_10241412052019LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH SÁCH TIÊU DÙNG XANH Ở VIỆT NAM_10241412052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH SÁCH TIÊU DÙNG XANH Ở VIỆT NAM_10241412052019PinkHandmade
 
LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ
LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆLUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ
LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆSoM
 
Luận văn: Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật - Gửi miễn ph...
Luận văn: Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật - Gửi miễn ph...Luận văn: Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật - Gửi miễn ph...
Luận văn: Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mobile banking của ...
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mobile banking của ...Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mobile banking của ...
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mobile banking của ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Thực trạng Một số trở ngại tâm lý của sinh viên năm cuối ở các trường đại học
Thực trạng Một số trở ngại tâm lý của sinh viên năm cuối ở các trường đại họcThực trạng Một số trở ngại tâm lý của sinh viên năm cuối ở các trường đại học
Thực trạng Một số trở ngại tâm lý của sinh viên năm cuối ở các trường đại họcDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Bộ đề thi và câu hỏi trắc nghiệm thuế
Bộ đề thi và câu hỏi trắc nghiệm thuếBộ đề thi và câu hỏi trắc nghiệm thuế
Bộ đề thi và câu hỏi trắc nghiệm thuếTien Vuong
 

What's hot (20)

Luận văn: Pháp luật về bảo lãnh phát hành chứng khoán của công ty
Luận văn: Pháp luật về bảo lãnh phát hành chứng khoán của công tyLuận văn: Pháp luật về bảo lãnh phát hành chứng khoán của công ty
Luận văn: Pháp luật về bảo lãnh phát hành chứng khoán của công ty
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH SÁCH TIÊU DÙNG XANH Ở VIỆT NAM_10241412052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH SÁCH TIÊU DÙNG XANH Ở VIỆT NAM_10241412052019LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH SÁCH TIÊU DÙNG XANH Ở VIỆT NAM_10241412052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH SÁCH TIÊU DÙNG XANH Ở VIỆT NAM_10241412052019
 
Luận văn: Chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam hiện nayLuận văn: Chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay
 
Luận văn: Góp vốn và hậu quả pháp lý của hành vi góp vốn, HAY
Luận văn: Góp vốn và hậu quả pháp lý của hành vi góp vốn, HAYLuận văn: Góp vốn và hậu quả pháp lý của hành vi góp vốn, HAY
Luận văn: Góp vốn và hậu quả pháp lý của hành vi góp vốn, HAY
 
Đề tài: Pháp luật về giải quyết tranh chấp nội bộ công ty, HOT
Đề tài: Pháp luật về giải quyết tranh chấp nội bộ công ty, HOTĐề tài: Pháp luật về giải quyết tranh chấp nội bộ công ty, HOT
Đề tài: Pháp luật về giải quyết tranh chấp nội bộ công ty, HOT
 
Đề tài: Chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, HAY
Đề tài: Chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, HAYĐề tài: Chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, HAY
Đề tài: Chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Quản lý về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn: Quản lý về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hộiLuận văn: Quản lý về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn: Quản lý về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
 
Mô hình ARDL
Mô hình ARDLMô hình ARDL
Mô hình ARDL
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về An toàn thực phẩm ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về An toàn thực phẩm ở Việt Nam, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về An toàn thực phẩm ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về An toàn thực phẩm ở Việt Nam, HOT
 
Tiểu luận thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Tiểu luận thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt NamTiểu luận thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Tiểu luận thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
 
Luận văn: Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo
Luận văn: Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạoLuận văn: Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo
Luận văn: Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo
 
LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ
LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆLUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ
LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ
 
Luận văn: Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật - Gửi miễn ph...
Luận văn: Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật - Gửi miễn ph...Luận văn: Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật - Gửi miễn ph...
Luận văn: Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật - Gửi miễn ph...
 
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mobile banking của ...
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mobile banking của ...Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mobile banking của ...
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mobile banking của ...
 
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm CaoTham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
 
Đề tài: Phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ đến năm 2030
Đề tài: Phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ đến năm 2030Đề tài: Phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ đến năm 2030
Đề tài: Phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ đến năm 2030
 
Luận án: Tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA ở Việt Nam
Luận án: Tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA ở Việt NamLuận án: Tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA ở Việt Nam
Luận án: Tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA ở Việt Nam
 
Thực trạng Một số trở ngại tâm lý của sinh viên năm cuối ở các trường đại học
Thực trạng Một số trở ngại tâm lý của sinh viên năm cuối ở các trường đại họcThực trạng Một số trở ngại tâm lý của sinh viên năm cuối ở các trường đại học
Thực trạng Một số trở ngại tâm lý của sinh viên năm cuối ở các trường đại học
 
Bộ đề thi và câu hỏi trắc nghiệm thuế
Bộ đề thi và câu hỏi trắc nghiệm thuếBộ đề thi và câu hỏi trắc nghiệm thuế
Bộ đề thi và câu hỏi trắc nghiệm thuế
 
Đề tài: Nguyên tắc đối xử bình đẳng đối với cổ đông trong công ty
Đề tài: Nguyên tắc đối xử bình đẳng đối với cổ đông trong công tyĐề tài: Nguyên tắc đối xử bình đẳng đối với cổ đông trong công ty
Đề tài: Nguyên tắc đối xử bình đẳng đối với cổ đông trong công ty
 

Similar to Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY

Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...jackjohn45
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN ...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN ...LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN ...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN ...nataliej4
 
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (14)
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (14)Luan van tien si kinh te quoc dan neu (14)
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (14)Nguyễn Công Huy
 
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (5)
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (5)Luan van tien si kinh te quoc dan neu (5)
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (5)Nguyễn Công Huy
 
Luận án: Hiệu quả hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ...
Luận án: Hiệu quả hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ...Luận án: Hiệu quả hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ...
Luận án: Hiệu quả hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minhluanvantrust
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH Y TẾ ...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH Y TẾ ...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH Y TẾ ...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH Y TẾ ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận án: Nghiên cứu năng lực cung ứng dịch vụ bán lẻ hàng may mặc của doanh n...
Luận án: Nghiên cứu năng lực cung ứng dịch vụ bán lẻ hàng may mặc của doanh n...Luận án: Nghiên cứu năng lực cung ứng dịch vụ bán lẻ hàng may mặc của doanh n...
Luận án: Nghiên cứu năng lực cung ứng dịch vụ bán lẻ hàng may mặc của doanh n...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận án: Những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong đầu tư trực tiếp nước ngo...
Luận án: Những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong đầu tư trực tiếp nước ngo...Luận án: Những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong đầu tư trực tiếp nước ngo...
Luận án: Những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong đầu tư trực tiếp nước ngo...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similar to Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY (20)

Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...
 
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAYLuận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN ...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN ...LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN ...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN ...
 
Luận án: Quản lý phát triển các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên, HAY
Luận án: Quản lý phát triển các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên, HAYLuận án: Quản lý phát triển các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên, HAY
Luận án: Quản lý phát triển các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên, HAY
 
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
 
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (14)
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (14)Luan van tien si kinh te quoc dan neu (14)
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (14)
 
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (5)
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (5)Luan van tien si kinh te quoc dan neu (5)
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (5)
 
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của MexicoLuận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
 
Luận án: Hiệu quả hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ...
Luận án: Hiệu quả hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ...Luận án: Hiệu quả hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ...
Luận án: Hiệu quả hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ...
 
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
 
Luận án: Chính sách tiêu dùng xanh ở Việt Nam, HAY, 9đ
Luận án: Chính sách tiêu dùng xanh ở Việt Nam, HAY, 9đLuận án: Chính sách tiêu dùng xanh ở Việt Nam, HAY, 9đ
Luận án: Chính sách tiêu dùng xanh ở Việt Nam, HAY, 9đ
 
Luận án: Ngành giầy da, dệt may, điện tử tại tỉnh Bình Dương
Luận án: Ngành giầy da, dệt may, điện tử tại tỉnh Bình DươngLuận án: Ngành giầy da, dệt may, điện tử tại tỉnh Bình Dương
Luận án: Ngành giầy da, dệt may, điện tử tại tỉnh Bình Dương
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH Y TẾ ...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH Y TẾ ...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH Y TẾ ...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH Y TẾ ...
 
3190
31903190
3190
 
Luận án: Nghiên cứu năng lực cung ứng dịch vụ bán lẻ hàng may mặc của doanh n...
Luận án: Nghiên cứu năng lực cung ứng dịch vụ bán lẻ hàng may mặc của doanh n...Luận án: Nghiên cứu năng lực cung ứng dịch vụ bán lẻ hàng may mặc của doanh n...
Luận án: Nghiên cứu năng lực cung ứng dịch vụ bán lẻ hàng may mặc của doanh n...
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đLuận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
 
Luận án: Những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong đầu tư trực tiếp nước ngo...
Luận án: Những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong đầu tư trực tiếp nước ngo...Luận án: Những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong đầu tư trực tiếp nước ngo...
Luận án: Những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong đầu tư trực tiếp nước ngo...
 
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty bánh Bibica
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty bánh BibicaLuận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty bánh Bibica
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty bánh Bibica
 
Luận án: Quá trình phát triển loại hình lớp ghép tiểu học, HAY
Luận án: Quá trình phát triển loại hình lớp ghép tiểu học, HAYLuận án: Quá trình phát triển loại hình lớp ghép tiểu học, HAY
Luận án: Quá trình phát triển loại hình lớp ghép tiểu học, HAY
 
Đề tài: Quản lý về tài chính về dự án viện trợ không hoàn lại, HAY
Đề tài: Quản lý về tài chính về dự án viện trợ không hoàn lại, HAYĐề tài: Quản lý về tài chính về dự án viện trợ không hoàn lại, HAY
Đề tài: Quản lý về tài chính về dự án viện trợ không hoàn lại, HAY
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 

Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ THỊ THU HIỀN CÁC CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY TIÊU DÙNG BỀN VỮNG CỦA DÂN CƢ LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2019
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI CÁC CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY TIÊU DÙNG BỀN VỮNG CỦA DÂN CƢ Ngành : Kinh tế phát triển Mã số : 9.31.01.05 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. Vũ Quốc Huy 2. PGS.TS. Nguyễn Chiến Thắng HÀ NỘI - 2019
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án
  • 4. ii MỤC LỤC MỤC LỤC................................................................................................................... i DANH MỤC BẢNG................................................................................................. iv DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................v PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................................1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU.......................................9 1.1. Tiêu dùng và tiêu dùng bền vững.....................................................................9 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu dùng dân cư..................................................11 1.3. Công cụ kinh tế trong chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững dân cư ........14 1.3.1. Chính sách hạn chế sử dụng túi ni lông ..................................................16 1.3.2. Chính sách khuyến khích sử dụng xăng sinh học E5..............................18 1.4. Khoảng trống nghiên cứu và các vấn đề luận án tập trung giải quyết ...........22 Chƣơng 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY TIÊU DÙNG BỀN VỮNG DÂN CƢ..........................24 2.1. Cơ sở lý luận về chính sách ...........................................................................24 2.1.1. Một số khái niệm.....................................................................................24 2.1.2. Mục tiêu, vai trò của chính sách .............................................................25 2.2. Cơ sở lý luận về tiêu dùng bền vững của dân cư ...........................................28 2.2.1. Khái niệm về tiêu dùng và tiêu dùng bền vững ......................................28 2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu dùng dân cư...........................................34 2.2.3. Các yếu tố thúc đẩy tiêu dùng bền vững.................................................42 2.3. Công cụ kinh tế trong chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững dân cư ........43 2.3.1. Phân loại công cụ chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững của dân cư.43 2.3.2. Tác động của công cụ kinh tế đến tiêu dùng bền vững...........................46 2.4. Kinh nghiệm áp dụng công cụ kinh tế trong chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững................................................................................................................49 2.4.1. Kinh nghiệm của Pháp ............................................................................50 2.4.2. Kinh nghiệm của Canada ........................................................................52 2.4.3. Kinh nghiệm của Hà Lan ........................................................................53 2.4.4. Kinh nghiệm của Anh .............................................................................54 2.5. Cơ sở lý luận về công cụ kinh tế trong chính sách hạn chế sử dụng túi ni lông và khuyến khích sử dụng xăng E5 ........................................................................55 2.5.1. Cơ sở lý luận về công cụ kinh tế trong chính sách hạn chế sử dụng túi ni lông .........................................................................................................55 2.5.2. Cơ sở lý luận về công cụ kinh tế trong chính sách khuyến khích sử dụng xăng E5..............................................................................................................64 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG CÁC CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY TIÊU DÙNG BỀN VỮNG DÂN CƢ..........................75 3.1. Chính sách hạn chế sử dụng túi ni lông .........................................................75 3.1.1. Thực trạng và các công cụ kinh tế trong chính sách hạn chế sử dụng túi ni lông ở Việt Nam ....................................................................................75 3.1.2. Nghiên cứu trường hợp thành phố Hà Nội..............................................82 3.2. Chính sách khuyến khích sử dụng xăng sinh học E5...................................102
  • 5. iii 3.2.1. Thực trạng và các công cụ kinh tế trong chính sách khuyến khích sử dụng xăng sinh học E5 ở Việt Nam............................................................................102 3.2.2. Nghiên cứu trường hợp thành phố Hà Nội............................................107 3.2.3. Mô hình hồi quy đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của người tiêu dùng về việc sử dụng xăng E5.......................................................119 3.2.4. Đánh giá chính sách đối với xăng sinh học E5 qua trường hợp Thành phố Hà Nội ......................................................................................................125 3.3. So sánh các công cụ kinh tế trong chính sách trong việc hạn chế sử dụng túi ni lông và thúc đẩy sử dụng xăng sinh học E5....................................................126 Chƣơng 4: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP VỀ CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY TIÊU DÙNG BỀN VỮNG CỦA DÂN CƢ129 4.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước về thúc đẩy tiêu dùng bền vững................129 4.1.1. Bối cảnh quốc tế....................................................................................129 4.1.2. Bối cảnh trong nước..............................................................................131 4.2. Quan điểm về sử dụng công cụ kinh tế trong chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững dân cư........................................................................................134 4.3. Giải pháp về sử dụng công cụ kinh tế trong chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững của dân cư............................................................................................138 4.3.1. Giải pháp chính sách hạn chế sử dụng túi ni lông ................................138 4.3.2. Giải pháp chính sách thúc đẩy sử dụng xăng sinh học E5....................140 KẾT LUẬN............................................................................................................144 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ................................149 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................150 PHỤ LỤC...............................................................................................................159
  • 6. iv DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Phân loại công cụ chính sách....................................................................25 Bảng 2.2: Phân loại công cụ thúc đẩy tiêu dùng bền vững.......................................44 Bảng 2.3: Một số công cụ chính sách chủ yếu về TDBV theo bản hướng dẫn của Liên hiệp quốc về bảo vệ người tiêu dùng................................................................45 Bảng 2.4 : Các trường hợp nghiên cứu .....................................................................50 Bảng 3.1: Tổng hợp công cụ chính sách về hạn chế sử dụng túi ni lông..................79 Bảng 3.2: Tương quan giữa độ tuổi với số lượng túi ni lông trung bình sử dụng trong một tuần ...........................................................................................................84 Bảng 3.3: Tương quan giữa nghề nghiệp với số lượng trung bình túi ni lông sử dụng trong một tuần ...........................................................................................................85 Bảng 3.4: Lý do sử dụng túi ni lông..........................................................................87 Bảng 3.5: Tương quan giữa nghề nghiệp với nhận thức về tác hại của túi ni lông đối với sức khoẻ ..............................................................................................................90 Bảng 3.6: Mối liên hệ giữa yếu tố nghề nghiệp với nhận thức về tác hại của túi ni lông đối với môi trường ............................................................................................91 Bảng 3.7: Tương quan giữa nghề nghiệp và ý kiến quy định về việc tính phí túi ni lông............................................................................................................................97 Bảng 3.8: Tỉ lệ tiêu thụ xăng E5 và Ron95 sau 2 tháng bán đại trà (%).................104 Bảng 3.9: Tổng hợp chính sách liên quan đến xăng sinh học E5 ...........................106 Bảng 3.10: Yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn địa điểm lựa chọn mua xăng .....111 Bảng 3.11: Yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn loại xăng sử dụng ......................111 Bảng 3.12: Mức độ quan trọng của các yếu tố đến việc chấp nhận sử dụng xăng E5...116 Bảng 3.13: Các thang đo cơ bản về ý kiến của người tiêu dùng về sử dụng các loại xăng.........................................................................................................................120 Bảng 3.14 : Độ tin cậy của các thang đo.................................................................121 Bảng 3.15: Các thông số thống kê chủ yếu của biến phụ thuộc và các biến giải thích.........................................................................................................................122 Bảng 3.16: Kết quả hồi quy tác động của các yếu tố đến quyết định của người tiêu dùng.........................................................................................................................122 Bảng 3.17: So sánh hai trường hợp túi ni lông và xăng sinh học E5......................127
  • 7. v DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Tác động của việc thay đổi đường cung cầu đến lượng cầu.....................31 Hình 2.2: Điểm lựa chọn tối ưu của người tiêu dùng khi thu nhập thay đổi ............35 Hình 2.3: Tác động thay thế và tác động thu nhập ...................................................36 Hình 2.4: Người tiêu dùng thay đổi sự lựa chọn khi thay đổi sở thích.....................37 Hình 2.5: Các yếu tố thúc đẩy tiêu dùng bền vững...................................................43 Hình 2.6: Khung phân tích công cụ chính sách tác động đến tiêu dùng...................47 Hình 2.7: Kênh tác động từ các công cụ kinh tế đến tiêu dùng ................................47 Hình 3.1: Hiện trạng sử dụng túi ni lông ..................................................................83 Hình 3.2: Tần suất sử dụng túi ni lông trong 1 tuần .................................................83 Hình 3.3: Nhận thức về tác hại của túi ni lông .........................................................89 Hình 3.4: Ý kiến về giải pháp hạn chế sử dụng túi ni lông.......................................93 Hình 3. 5: Ý kiến về đề xuất cấm sử dụng túi ni lông ..............................................94 Hình 3. 6: Ý kiến về việc tăng thuế đối với đơn vị sản xuất.....................................95 Hình 3.7: Ý kiến về đề xuất tính phí sử dụng túi ni lông..........................................96 Hình 3.8: Kênh nhận thức về tác hại của túi ni lông.................................................98 Hình 3.9: Đánh giá về kênh truyền thông phù hợp tuyên truyền tác hại của túi ni lông.......99 Hình 3.10: Ý kiến về giải pháp truyền thông..........................................................100 Hình 3.11: Biểu đồ giá xăng A95 và E5 từ 11.2017 - 7.4.2018..............................105 Hình 3.12: Tỷ lệ loại xăng thường sử dụng theo thu nhập (%) ..............................109 Hình 3.13: Mức độ hài lòng về loại xăng đang sử dụng (%)..................................110 Hình 3.14: Mức độ hiểu biết về xăng sinh học E5 theo giới tính ...........................112 Hình 3.15: Hiểu biết về xăng sinh học E5 (%) .......................................................113 Hình 3.16: Nguyên nhân chưa sử dụng xăng sinh học E5 theo giới tính (%) ........114 Hình 3.17 : Kênh thông tin biết về xăng sinh học E5 theo độ tuổi (%)..................115 Hình 3.18: Mức giá chênh lệch mong muốn giữa xăng E5 và xăng truyền thống để chấp nhận sử dụng xăng E5 ....................................................................................117 Hình 3.19: Quan điểm về việc nhà nước bắt buộc người dân sử dụng xăng sinh học thay xăng truyền thống(%)......................................................................................118 Hình 4.1: Mức độ hiểu biết của người dân về tiêu dùng tiêu vững ........................133
  • 8. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, phát triển bền vững vừa là xu thế tất yếu vừa là mục tiêu hướng tới của tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Để đảm bảo sự phát triển bền vững đòi hỏi cần phát triển bền vững ở tất cả các lĩnh vực trong đó tiêu dùng là một trong những lĩnh vực nòng cốt. Để thúc đẩy tiêu dùng bền vững đòi hỏi có sự đóng góp của tất cả các chủ thể trong xã hội trong đó tiêu dùng của dân cư đóng vai trò rất quan trọng. Ở Việt Nam hiện nay, việc tiêu dùng trong dân cư có nhiều thay đổi đáng kể. Có thể thấy hầu như những nhu cầu của người tiêu dùng về ăn, mặc, giao thông, giáo dục, y tế và giải trí vui chơi đã phần nào được đáp ứng. Tuy nhiên nhiều xu hướng tiêu cực trong tiêu dùng đang bộc lộ và làm ảnh hưởng trực tiếp đến các thế hệ kế tiếp. Tiêu dùng của dân cư vẫn nặng thói quen truyền thống, trong đó có việc sử dụng nguyên liệu thô chưa qua chế biến, sử dụng nhiều hàng hóa chất lượng thấp không có lợi cho sức khỏe con người và chưa tiết kiệm tài nguyên. Bên cạnh đó, xu hướng tiêu dùng phô trương, lãng phí của một số tầng lớp dân cư lại không tương xứng với mức sống còn thấp và khả năng thu nhập của người dân. Một số loại hàng hóa khi sản xuất và sử dụng dù gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và ô nhiễm môi trường nhưng vẫn được sử dụng rộng rãi và khó hạn chế. Trong khi đó một số hàng hóa được sản xuất để thay thế các mặt hàng không thân thiện với môi trường thì chưa được người tiêu dùng quan tâm. Cùng với quá trình phát triển kinh tế, thu nhập người dân ngày một tăng lên, đời sống ngày được cải thiện và nhu cầu sử dụng các sản phẩm hàng hóa chất lượng cao đảm bảo sức khỏe cho con người ngày chú trọng hơn. Bên cạnh đó, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, người tiêu dùng Việt Nam có thêm cơ hội sử dụng hàng hoá, dịch vụ từ các nền kinh tế phát triển và đang phát triển với chi phí rẻ hơn tương đối, đồng thời họ có thêm nhiều lựa chọn hơn trong việc sử dụng các hàng hóa và dịch vụ. Xu hướng thay đổi trong tiêu dùng của dân cư là do ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố kinh tế, văn hóa - xã hội và thể chế. Hành vi tiêu dùng của người dân không
  • 9. 2 chỉ phụ thuộc vào yếu tố kinh tế mà còn bị chi phối nhiều bởi các yếu tố tâm lý, văn hóa, xã hội... Chính vì thế để lý giải các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng của người dân phải dựa trên cả lý thuyết kinh tế học và lý thuyết xã hội học. Mục tiêu phát triển bền vững được thế giới quan tâm trong thời gian gần đây. Chương trình phát triển bền vững của LHP đến năm 2030 (SDG) cũng đề ra mục tiêu số 12 về đảm bảo sản xuất và tiêu dùng bền vững. Như vậy, thúc đẩy tiêu dùng bền vững là quan trọng và cần thiết trong chiến lược phát triển bền vững chung của nhân loại. Quyết định số 76/QĐ-TTg ngày 11/1/2016 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, đề ra mục tiêu về thay đổi mô hình sản xuất và tiêu dùng theo hướng nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn tài nguyên và năng lượng; tăng cường sử dụng các nguyên vật liệu, năng lượng tái tạo, sản phẩm thân thiện môi trường; giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải. Để thúc đẩy tiêu dùng dân cư theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường và đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong các thế hệ thì việc sử dụng các công cụ chính sách để điều tiết và định hướng là rất cần thiết và đã được áp dụng ở Việt Nam trong thời gian vừa qua, đặc biệt công cụ kinh tế thường được sử dụng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Tuy nhiên hiệu quả của nó đem lại chưa được như mong đợi, mặt khác, hiện chưa có một nghiên cứu nào cụ thể và tổng hợp về các công cụ chính sách ảnh hưởng đến tiêu dùng bền vững của dân cư. Vì thế, nghiên cứu các công cụ kinh tế trong chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững trong dân cư là cần thiết. Kết quả nghiên cứu sẽ đưa ra cách nhìn tổng thể về vai trò các công cụ kinh tế trong chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững cũng như những định hướng chính sách và quy trình triển khai các công cụ chính sách trong thực tế, từ đó đưa ra được hàm ý chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững của dân cư tại Việt Nam. Xuất phát từ những lý do nêu trên, nghiên cứu sinh lựa chọn thực hiện đề tài “Các công cụ kinh tế trong chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững của dân cư”. Với nghiên cứu này, công cụ kinh tế sẽ được xem xét bên cạnh các công cụ chính sách khác như công cụ hành chính, công cụ truyền thông để làm rõ được điểm mạnh
  • 10. 3 điểm yếu của các loại công cụ chính sách. Từ đó có căn cứ cho việc đề ra các giải pháp trong việc sử dụng chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững của dân cư. Cùng với việc nghiên cứu các công cụ kinh tế trong chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững nói chung, luận án sẽ tập trung nghiên cứu hai trường hợp cụ thể về chính sách hạn chế sử dụng túi ni lông và chính sách khuyến khích sử dụng xăng sinh học E5. Túi ni lông và xăng E5 được lựa chọn là hai sản phẩm mục tiêu nghiên cứu vì có liên quan trực tiếp tới những thách thức môi trường. Các vấn đề ô nhiễm môi trường đặc biệt là ô nhiễm trắng và ô nhiễm do khói bụi giao thông thường phát triển trên diện rộng với tốc độ nhanh ở các thành phố, đô thị lớn. Túi ni lông và xăng E5 là hai loại hàng hóa tiêu dùng trong dân cư nhưng có những đặc tính trái ngược nhau trên phương diện bảo vệ môi trường. Chính vì vậy, để bảo vệ môi trường hướng đến hành vi tiêu dùng bền vững, Nhà nước đã thực hiện nhiều chương trình hành động, sử dụng nhiều công cụ chính sách cụ thể để hạn chế sử dụng túi ni lông cũng như khuyến khích sử dụng xăng E5. Tuy nhiên, sau nhiều năm thực hiện các chính sách này kết quả đạt được còn rất hạn chế, tình trạng sử dụng túi ni lông vẫn rất phổ biến, còn xăng E5 vẫn chưa được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn. Nghiên cứu này tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân cho những hạn chế đó và tìm ra giải pháp hợp lý hơn cho thời gian tới. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Mục đích: Trên cơ sở phân tích các công cụ chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững, đề tài làm rõ thực trạng và vai trò các công cụ kinh tế trong chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững của dân cư thông qua 2 trường hợp nghiên cứu về hạn chế sử dụng túi ni lông và khuyến khích sử dụng xăng sinh học E5, từ đó đề ra quan điểm giải pháp cho việc sử dụng công cụ kinh tế trong chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững nói chung và các trường hợp cụ thể về chính sách hạn chế sử dụng túi ni lông, chính sách khuyến khích sử dụng xăng sinh học E5. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Làm rõ cơ sở lý luận về công cụ kinh tế trong chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững của dân cư.
  • 11. 4 - Phân tích thực trạng sử dụng các công cụ chính sách trong việc phát triển tiêu dùng bền vững của dân cư thông qua hai trường hợp nghiên cứu chính sách hạn chế sử dụng túi ni lông và chính sách khuyến khích sử dụng xăng sinh học E5. - Đưa ra quan điểm giải pháp về việc sử dụng công cụ kinh tế trong chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững của dân cư và khuyến nghị chính sách cụ thể đối với 2 trường hợp nghiên cứu. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các công cụ kinh tế trong chính sách tiêu dùng bền vững dân cư. Chính vì vậy, công cụ kinh tế sẽ được xem xét trong tổng thể các công cụ chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững bao gồm: công cụ kinh tế, công cụ hành chính và công cụ truyền thông. Phạm vi nghiên cứu: * Phạm vi thời gian: Tập trung nghiên cứu giai đoạn năm 2010 đến 2018 * Phạm vi không gian: Nghiên cứu tại Việt Nam và trường hợp cụ thể ở Thành phố Hà Nội * Phạm vi nội dung nghiên cứu: Trên cơ sở tìm hiểu các vấn đề về chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững, đề tài tìm hiểu một số công cụ chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững của dân cư, trong đó tập trung nghiên cứu về công cụ kinh tế. Các công cụ hành chính và truyền thông cũng sẽ được đề cập đến trong luận án nhằm so sánh đối chiếu với công cụ kinh tế để làm rõ điểm mạnh điểm yếu của mỗi loại công cụ trong chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững dân cư. Cụ thể bao gồm: - Nghiên cứu tổng quan các công cụ kinh tế thúc đẩy tiêu dùng bền vững đã được sử dụng ở các nước trên thế giới. - Tìm hiểu, phân tích các công cụ kinh tế trong chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững thông qua nghiên cứu hai trường hợp: hạn chế sử dụng túi ni lông và khuyến khích sử dụng xăng sinh học E5.
  • 12. 5 - Nghiên cứu tập trung phân tích tích chính sách hướng đến tiêu dùng bền vững từ phía cầu. Các vấn đề liên quan đến phía cung cũng sẽ được đề cập đến như căn cứ để đưa ra các hàm ý chính sách. - Nội dung tiêu dùng bền vững sẽ được xem xét chủ yếu từ khía cạnh bảo vệ môi trường. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án Cách tiếp cận Luận án lấy tiêu chuẩn hiệu quả các công cụ chính sách làm căn cứ để đánh giá các chính sách dựa vào tiếp cận từ các đối tượng chịu tác động trực tiếp. Bên cạnh đó luận án sử dụng cách tiếp cận liên ngành khoa học xã hội để nghiên cứu do tiêu dùng của dân cư phụ thuộc rất nhiều yếu tố cả về kinh tế, xã hội, tâm lý.... Luận án sử dụng cách tiếp cận kinh tế học, cách tiếp cận phát triển bền vững và cách tiếp cận liên ngành để phân tích các vấn đề và nội dung đặt ra trong luận án. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu bàn giấy, tổng quan tài liệu Tác giả thu thập, tổng hợp, đánh giá và phân tích các tài liệu có liên quan đến chủ đề nghiên cứu từ các nguồn: - Các đề tài đã được thực hiện trong các nghiên cứu sơ cấp, nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu phát triển có liên quan đến các nội dung đề tài. - Các thư viện trong Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam như: Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng, Viện Thông tin Khoa học xã hội, Viện Kinh tế Việt Nam, Học viện Khoa học xã hội, …. - Các nghiên cứu, bài tạp chí trong và ngoài nước thông qua các trang mạng, website trong và ngoài nước. - Các tài liệu và số liệu thứ cấp được thu thập bởi các Bộ, ban, ngành có liên quan. - Các văn bản chính sách của nhà nước liên quan đến vấn đề chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững, chính sách hạn chế sử dụng túi ni lông, chính sách khuyến khích sử dụng nhiên liệu sinh học, xăng sinh học E5. Phương pháp phân tích hệ thống, thống kê, so sánh Từ các cách tiếp cận nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp phân tích hệ
  • 13. 6 thống, thống kê có sự phân tổ so sánh để đánh giá hiệu quả các chính sách tác động đến việc thúc đẩy hành vi tiêu dùng bền vững. Phương pháp này sẽ được sử dụng để phân tích tìm ra các ưu điểm và hạn chế của các chính sách từ đó, đưa ra các đề xuất giải pháp cho việc nâng cao hiệu quả các chính sách nhằm hướng tới mục tiêu thúc đẩy tiêu dùng bền vững. Phương pháp phân tích chính sách: Để nghiên cứu các công cụ chính sách thì phương pháp phân tích chính sách là cần thiết. Các chính sách được nghiên cứu và phân tích theo 3 loại công cụ để thực hiện chính sách là công cụ hành chính, công cụ kinh tế và công cụ truyền thông. Bên cạnh đó chính sách hạn chế sử dụng túi ni lông hay chính sách khuyến khích sử dụng xăng sinh học E5 cũng được phân tích để làm rõ được những điểm mạnh điểm yếu của từng chính sách từ đó đưa ra các hàm ý chính sách phù hợp hơn. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa * Đối tượng khảo sát Tác giả tiến hành khảo sát các đối tượng liên quan về vấn đề hạn chế tiêu dùng túi ni lông và khuyến khích sử dụng xăng E5 gồm: + Đối với vấn đề hạn chế sử dụng túi ni lông: khảo sát người tiêu dùng về thực trạng sử dụng, nhận thức về tác hại của túi ni lông và quan điểm về các giải pháp hạn chế sử dụng túi ni lông, từ đó đưa ra các giải pháp công cụ chính sách hợp lý hơn cho thời gian tới + Đối với vấn đề khuyến khích sử dụng xăng sinh học E5: khảo sát người tiêu dùng về thực trạng sử dụng xăng, nhận thức về xăng sinh học E5 và ý kiến về chính sách khuyến khích sử dụng xăng E5 nhằm đưa ra các giải pháp sử dụng công cụ chính sách hiệu quả hơn trong thời gian tới. * Địa bàn khảo sát: Nghiên cứu lựa chọn Hà Nội là địa bàn để điều tra khảo sát. Hà Nội là thành phố lớn của cả nước, là nơi tập trung đông dân cư và là thủ đô của nước ta. Chính vì vậy, đối với các chính sách mới ban hành thì người dân Hà Nội có cơ hội để tiếp cận và thực hiện sớm hơn. Ngoài ra, với thành phố đông dân cư thì các hành vi hướng
  • 14. 7 tới tiêu dùng bền vững như hạn chế sử dụng túi ni lông hay tăng cường sử dụng xăng sinh học E5 sẽ có ý nghĩa hơn về mặt thống kê. * Phương pháp chọn mẫu: Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên giản đơn. Các đối tượng được lựa chọn phỏng vấn ngẫu nhiên tại các cây xăng (đối với trường hợp xăng E5) và các chợ, siêu thị, khu dân cư (đối với trường hợp túi ni lông) trên địa bàn 4 quận của Hà Nội gồm: Tây Hồ, Ba Đình, Cầu Giấy và Hà Đông Mẫu khảo sát: 100 bảng hỏi về vấn đề túi ni lông và 100 bảng hỏi về xăng sinh học E5. Kết quả khảo sát sẽ được xử lý thông qua phần mền SPSS và STATA. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án đưa ra cơ sở khoa học về việc sử dụng các công cụ kinh tế trong chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững bao gồm: khái niệm và các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu dùng dân cư, tác động của các công cụ kinh tế đến tiêu dùng dân cư, kinh nghiệm một số nước trên thế giới về sử dụng công cụ kinh tế trong chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững. Luận án cũng đã phân tích thực trạng và vai trò của các công cụ kinh tế trong chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững của dân cư ở nước ta thông qua 2 trường hợp nghiên cứu về hạn chế sử dụng túi ni lông và khuyến khích sử dụng xăng sinh học E5. Trên cơ sở đó luận án đề ra một số quan điểm giải pháp cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng công cụ kinh tế trong chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững nói chung và các giải pháp cụ thể đối với 2 trường hợp nghiên cứu về hạn chế sử dụng túi ni lông và khuyến khích sử dụng xăng sinh học E5 ở Việt Nam. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Về lý luận: Góp phần làm rõ cơ sở lý luận về việc sử dụng các công cụ chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững của dân cư trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến công cụ kinh tế. - Về thực tiễn: Đưa ra một số gợi ý chính sách nhằm hạn chế sử dụng túi ni lông và xăng sinh học E5 ở nước ta thông qua những số liệu cụ thể từ điều tra khảo
  • 15. 8 sát dân cư. Các gợi ý chính sách này sẽ có giá trị tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách. 7. Cơ cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, lời cam đoan, trang bìa và phụ bìa, danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt, danh mục bảng hình, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu thành bốn chương như sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận về công cụ kinh tế trong chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững của dân cư Chương 3: Thực trạng các công cụ kinh tế trong chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững của dân cư Chương 4: Quan điểm, giải pháp về công cụ kinh tế trong chính sách phát triển tiêu dùng bền vững của dân cư
  • 16. 9 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Tiêu dùng bền vững là một trong những mục tiêu để hướng đến sự phát triển bền vững. Chính vì vậy việc sử dụng các công cụ chính sách để thúc đẩy tiêu dùng bền vững là quan trọng và cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Trong các chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững, công cụ kinh tế là một trong những công cụ quan trọng để thực hiện chính sách. Nghiên cứu các công trình, bài viết liên quan đến nội dung này có một số vấn đề như sau: 1.1. Tiêu dùng và tiêu dùng bền vững Tiêu dùng Tiêu dùng là động lực quan trọng của quá trình sản xuất, kích thích phát triển sản xuất và là khâu quan trọng trong tái sản xuất. Theo từ tiếng Việt, tiêu dùng là việc sử dụng những của cải vật chất (hàng hóa và dịch vụ) để thỏa mãn các nhu cầu của sản xuất và đời sống [69]. Tiêu dùng bao gồm tiêu dùng cho sản xuất và tiêu dùng cho đời sống được tạo ra trong quá trình sản xuất để thoả mãn các nhu cầu của xã hội. Tùy theo cách tiếp cận, có nhiều quan niệm khác nhau về tiêu dùng. Theo cách tiếp cận Kinh tế vĩ mô thì tiêu dùng bao gồm tiêu dùng của chính phủ, tiêu dùng của doanh nghiệp và tiêu dùng của dân cư. Tiêu dùng dân cư là chi tiêu về mua sắm hàng hóa và dịch vụ cho nhu cầu của mỗi cá nhân, mức tiêu dùng này được quyết định bởi mức thu nhập được quyền dùng của mỗi cá nhân (mức thu nhập khả dụng), tiêu dùng này tăng đồng biến với thu nhập khả dụng [15]. Còn theo cách tiếp cận kinh tế vi mô thì tiêu dùng chính là hành động nhằm thỏa mãn nguyện vọng, trí tưởng tượng riêng và các nhu cầu về tình cảm, vật chất của một cá nhân hoặc hộ gia đình nào đó thông qua việc mua sắm các sản phẩm và việc sử dụng các sản phẩm đó. Các sản phẩm này có thể là những sản phẩm hàng hóa hoặc có thể là những sản phẩm dịch vụ. Phần lớn các sản phẩm này được tạo ra trong quá trình sản xuất để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng [14]. Tiêu dùng của dân cư được coi là tiêu dùng cuối cùng vì đây là đối tượng trực tiếp tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ. Tiêu
  • 17. 10 dùng của dân cư rất đa dạng và phong phú nhằm đảm bảo đáp ứng đời sống cả về vật chất lẫn tinh thần ngày càng cao của người dân. Tiêu dùng của dân cư có vai trò to lớn trong tăng trưởng kinh tế. Như vậy có thể nói tiêu dùng chính là hoạt động mua sắm của người dân nhằm thỏa mãn nhu cầu và lợi ích trong đời sống của họ. Tiêu dùng dân cư là bộ phận của tổng cầu, là thành phần chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm quốc dân nên những thay đổi của hành vi tiêu dùng sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế. Tiêu dùng bền vững Khái niệm tiêu dùng bền vững đầu tiên được đưa ra tại Hội thảo Oslo năm 1994 là “việc sử dụng hàng hóa và dịch vụ đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người và mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn, đồng thời giảm thiểu việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, giảm ô nhiễm môi trường và không ảnh hưởng đến nhu cầu của các thế hệ mai sau”. Tiếp sau đó có nhiều các nghiên cứu đưa ra khái niệm tiêu dùng bền vững như “tiêu dùng bền vững không phải là tiêu dùng ít đi mà là làm sao để tiêu dùng hiệu quả hơn, ít sử dụng tài nguyên thiên nhiên hơn [80]. Sau đó nghiên cứu của Hertwich năm 2004 đưa ra khái niệm về tiêu dùng bền vững đề cập đến các giải pháp để có sự phân phối công bằng hơn đối với mọi người trên thế giới và hạn chế ảnh hưởng xấu đến môi trường [90]. Khái niệm của UNEP đưa ra năm 2005 cho rằng tiêu dùng bền vững là tạo cơ hội cho người tiêu dùng tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu của họ một cách hiệu quả mà không gây hậu quả tiêu cực đến kinh tế, xã hội và môi trường [116]. Jackson cũng đề cập đến tiêu dùng bền vững là sự cân bằng giữa chất lượng cuộc sống của người tiêu dùng hiện tại thông qua việc sử dụng các nguồn lực cũng như tài nguyên thiên nhiên để người tiêu dùng trong tương lai cũng có được chất lượng cuộc sống như vậy [93]. Một khái niệm khác về tiêu dùng bền vững là việc sử dụng hàng hoá và dịch vụ để có cuộc sống tốt hơn thoả mãn được nhu cầu của con người trong điều kiện sử dụng ít nhất các nguồn lực tự nhiên, giảm thiểu tối đa việc phát thải chất độc trong quá trình tiêu dùng và quá trình tiêu dùng này không gây hại đến các nhu cầu của thế hệ tương lai [115]. Srinivas đưa ra khái niệm về
  • 18. 11 tiêu dùng bền vững là tiêu dùng háng hóa và dịch vụ có tác động ít nhất tới môi trường để mang lại hiệu quả về kinh tế cũng như đảm bảo công bằng về xã hội mà vẫn đáp ứng được nhu cầu cơ bản của con người trên toàn thế giới [113]. Ngoài ra nhóm nghiên cứu Antonietta Di Giulio và cộng sự [74] cũng đưa ra 4 câu hỏi lớn cho vấn đề tiêu dùng bền vững gồm: thế nào là tiêu dùng, làm thế nào để có mối liên hệ giữa tiêu dùng và tính bền vững, làm sao để có thể đánh giá được tiêu dùng là bền vững hay làm thế nào để thúc đẩy tiêu dùng bền vững của cá nhân người tiêu dùng. Bài báo cũng đã tổng hợp các câu trả lời của nhiều tác giả qua các thời kỳ cho 4 câu hỏi trên về vấn đề tiêu dùng bền vững. 1.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến tiêu dùng dân cƣ Tiêu dùng của dân cư chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố mà theo lý thuyết của kinh tế vĩ mô thì yếu tố chủ yếu tác động đến tiêu dùng dân cư là thu nhập khả dụng, trong đó mối quan hệ giữa tiêu dùng và thu nhập khả dụng là quan hệ thuận chiều [15]. Trong khi đó theo cách tiếp cận kinh tế vi mô thì sự lựa chọn của người tiêu dùng phụ thuộc vào thu nhập, giá cả và sở thích của người tiêu dùng [81]. Nghiên cứu về mối quan hệ giữa tiêu dùng với thu nhập của dân cư Việt Nam, cơ cấu tiêu dùng của dân cư Việt Nam chịu sự tác động của rất nhiều nhân tố như: Cơ cấu tuổi tác, độ dài dòng đời, cơ cấu giới tính, tình trạng việc làm, nghề nghiệp, vùng cư trú, khu vực, thu nhập … Các nhân tố trên hầu hết đều tác động đến tiêu dùng của người dân thông qua nhân tố thu nhập. Trong số 8 nhân tố trên thì nhân tố thu nhập tác động mạnh mẽ nhất đến cơ cấu tiêu dùng của dân cư [67]. Nghiên cứu của Vũ Anh Dũng và cộng sự kiểm định mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng với giả định các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng gồm các biến như nhân khẩu học, thái độ, chuẩn mực chủ quan, kiểm soát hành vi nhận thức [13]. Với 221 mẫu khảo sát người tiêu dùng ở Hà Nội, kết quả cho thấy ngoại trừ tác động của biến nhân khẩu học không có ý nghĩa thống kê trong hầu hết các trường hợp, các biến dự báo là thái độ, chuẩn mực chủ quan, kiểm soát hành vi nhận thức và các yếu tố sản phẩm đều có tác động tích cực đối với các hành vi tiêu dùng xanh. Kết quả cũng đã chỉ ra những tác động tích cực của các
  • 19. 12 hành vi tiêu dùng, từ đó đưa ra các giải pháp về chính sách cho chính phủ và doanh nghiệp với mục tiêu thúc đẩy tiêu dùng bền vững ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. Nghiên cứu của Nguyễn Đức Thành [52] về một số nguyên nhân ảnh hưởng đến sự thay đổi cơ cấu tiêu dùng của người dân liên quan đến vấn đề giá cả như ảnh hưởng của việc tăng giá điện, tăng giá xăng dầu. Nghiên cứu dựa trên sự phân loại các nhóm người dân theo thu nhập và theo thành thị nông thôn để thấy rõ sự thay đổi cơ cấu tiêu dùng của các nhóm dân cư này khi có sự biến động của giá cả của một số mặt hàng thiết yếu này. Nguyễn Thị Thanh Nhàn [30] cho rằng các yếu tố văn hóa ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của người dân bao gồm: giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, thu nhập, nghề nghiệp, nơi cư trú, thị hiếu, lối sống và đặc điểm gia đình. Tác giả cũng cho rằng các yếu tố như các chương trình giáo dục đào tạo mà người tiêu dùng được tiếp cận hay các tác động từ việc quảng cáo, marketing bán hàng hay những thay đổi về môi trường sống cũng là những yếu tố gây ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng của người dân. Ngoài ra tiêu dùng còn chịu sự tác động của kinh tế vĩ mô được thể hiện ở nghiên cứu của Foellmi [87], cơ cấu tiêu dùng phụ thuộc vào cơ cấu sản xuất và các mô hình tăng trưởng kinh tế ở giai đoạn đoạn đó và cơ cấu tiêu dùng ở đây có mối quan hệ chặt chẽ với thu nhập của người dân. Với việc phân tích tính tích cực của những thay đổi trong cơ cấu tiêu dùng của khu đô thị Trung Quốc và các hệ số tương quan. Dựa trên phân tích cơ cấu tiêu dùng và thu nhập bình quân đô thị của Trung Quốc, các yếu tố tương quan như chỉ số thị trường hóa, chỉ số hiện đại hóa và chỉ số niềm tin tiêu dùng và phân tích cơ cấu tiêu dùng tại các khu đô thị Trung Quốc. Mối quan hệ giữa tất cả những yếu tố và cơ cấu tiêu dùng được phối hợp trong thu nhập dài lâu. Văn hóa tiêu dùng và giáo dục ảnh hưởng đến tiêu dùng hiện nay nghiêm trọng. Việc thay đổi cơ cấu tiêu dùng liên quan chặt chẽ đến thu nhập của người dân thành thị, chỉ số hóa, hiện đại hóa, chỉ số thị trường hóa và chỉ số niềm tin người tiêu dùng [112].
  • 20. 13 Một nghiên cứu thực nghiệm dựa trên nhu cầu thực phẩm tại Việt Nam của tác giả Nguyễn Cảnh Quang [46] sử dụng cách tiếp cận tuyến tính của hệ thống nhu cầu lý tưởng (AIDS) và các mô hình mở rộng của AIDS để điều tra việc tiêu dùng thực phẩm tại Việt Nam thông qua việc sử dụng cuộc điều tra chỉ tiêu chất lượng sống Việt Nam (VLSS) năm 2004. Đặc biệt, các mô hình AIDS được ước tính để tính toán độ co giãn cầu về thu nhập và giá thành cho 3 thành phần thực phẩm khác nhau. Kết quả cho thấy rằng gạo và thịt/cá là thực phẩm sử dụng thông thường. Đặc điểm hộ gia đình như tuổi tác, giới tính, giáo dục không xuất hiện để có tác động tới việc tiêu dùng thực phẩm. Trong khi đó, ở đô thị/nông thôn đây lại là yếu tố quan trọng. Những kết quả này có thể đưa ra bằng chứng thực nghiệm cho các nhà hoạch định chính sách để thiết kế chính sách lương thực tại Việt Nam. Nghiên cứu gần đây của tác giả Nguyễn Danh Sơn cho rằng tiêu dùng bền vững của dân cư còn chưa được quan tâm nhiều. Thói quen tiêu dùng của người dân vẫn bị chi phối nhiều bởi thói quen, tập quán và khả năng kinh tế. Theo tác giả yếu tố công nghệ đang kìm hãm việc thực hiện tiêu dùng bền vững ở nước ta bởi với công nghệ hiện tại thì các doanh nghiệp khó đáp ứng được các yêu cầu về cung ứng sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường [51]. Từ các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu dùng dân cư, có thể tổng hợp lại thành 3 nhóm yếu tố chính tác động đến lĩnh vực này đó là thu nhập, giá cả và sở thích. Khi quyết định mua sắm hàng hóa, trước hết người tiêu dùng phải dựa vào thu nhập của họ, bao gồm là tiền lương, tiền công và những khoản mà họ có được để dành cho việc chi tiêu. Bên cạnh đó giá cả là yếu tố quan trọng không kém tác động đến hành vi mua sắm của người dân. Giá cả của bản thân hàng hóa đó và giá cả của các hàng hóa thay thế nó đều ảnh hưởng đến việc mua hay không mua hàng hóa của người tiêu dùng. Ngoài ra sở thích của người tiêu dùng cũng là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng, trong đó các yếu tố chi phối lên sở thích người tiêu dùng sẽ là độ tuổi, học vấn, văn hóa, giới tính, ... Để hướng người tiêu dùng thực hiện hành vi thúc đẩy tiêu dùng bền vững thì việc sử dụng các công cụ chính sách nhằm tác động đến 3 yếu tố trên là không thể
  • 21. 14 thiếu. Các công cụ chính sách cần phải trực tiếp hay gián tiếp tác động đến thu nhập, giá cả hoặc sở thích của người tiêu dùng và thông qua đó sẽ thay đổi hành vi tiêu dùng của dân cư theo hướng tiêu dùng bền vững. 1.3. Công cụ kinh tế trong chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững dân cƣ Việc sử dụng các công cụ chính sách để thực hiện chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững đã được các nước trên thế giới thực hiện trong thời gian gần đây. Dưới đây là tổng hợp một số nghiên cứu về chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững: Nhóm các công trình nghiên cứu về các sản phẩm và dịch vụ tiêu dùng cụ thể như nghiên cứu về tiêu dùng thực phẩm [103], nghiên cứu về nhà cửa ăn uống và đi lại [84], nghiên cứu về giao thông, năng lượng đồ gia dụng và thực phẩm [115]. Các nghiên cứu này phân trích quá trình tiêu dùng các sản phẩm và dịch vụ, sau đó đưa ra các chính sách để định hướng can thiệp gồm: 1) Hoàn thiện các công cụ pháp lý; 2) Cải cách thuế, phí; 3) Đưa ra các tiêu chuẩn về nhãn mác; 4) Đổi mới việc đo lường và định giá; 5) Ưu tiên sử dụng năng lượng tái tạo và giảm thiểu các nguồn năng lượng phát thải cao; 6) Xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin minh bạch; 7) Khuyến khích các hoạt động tình nguyện, nâng cao nhận thức người dân. Các nghiên cứu OECD [105, 106] cũng đưa ra các chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững thông qua các công cụ của chính phủ bao gồm: Các chính sách và công cụ mang tính luật lệ, quy tắc (giới hạn, tiêu chuẩn, cấm, phân vùng và quy hoạch,…), công cụ mang tính kinh tế (thuế, phí, trợ cấp,…), công cụ mang tính xã hội (giáo dục, tuyên truyền, quảng cáo, khuyến khích,…). OECD (2001) đưa ra các điều kiện thúc đẩy tiêu dùng bền vững là cần phải minh bạch thông tin sản phẩm và sự sẵn có các hàng hóa thân thiện với môi trường để người tiêu dùng lựa chọn. Các giải pháp này được đưa ra từ nghiên cứu sự lựa chọn của người tiêu dùng thông dựa trên các yếu tố thu nhập, giới tính, chủng tộc, tâm lý, thói quen, sở thích,… [103]. Để thúc đẩy tiêu dùng bền vững thì các doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng. Nghiên cứu của WBCSD (1996) đã nêu lên một số giải pháp từ phía các doanh nghiệp để thúc đẩy tiêu dùng bền vững bao gồm: i) Khuyến khích sản xuất các sản phẩm với chi phí môi trường thấp, có giá trị xã hội cao; ii) Nâng cao nhận
  • 22. 15 thức của người tiêu dùng thông qua chiến lược marketing từ đó tác động đến hành vi của người tiêu dùng; iii) Áp dụng các công nghệ, tiêu chuẩn hiện đại trong sản xuất hàng hóa và iv) Cung cấp thông tin minh bạch, trung thực về sản phẩm và dịch vụ tiêu dùng [118]. Các tác giả Franzika Wolft, Norma Schonherr [89] đã tổng hợp và phân tích các chính sách đối với tiêu dùng trong lĩnh vực nhà ở và thực phẩm ở Châu Âu dựa vào ba công cụ chính là công cụ pháp luật hành chính, công cụ kinh tế và công cụ truyền thông. Nghiên cứu cũng nêu lên điểm mạnh điểm yếu của các công cụ chính sách được sử dụng và kết quả của các chính sách được đề ra. Nghiên cứu của Piere Sonigo và cộng sự (2012) về chính sách khuyến khích tiêu dùng bền vững đã đưa ra 4 loại công cụ chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững gồm: Công cụ kinh tế, công cụ điều tiết, công cụ cung cấp thông tin nâng cao nhận thức và công cụ hành vi. Các tác giả đã nghiên cứu phân tích 15 trường hợp nghiên cứu về việc sử dụng các loại công cụ chính sách nhằm hướng đến hành vi tiêu dùng bền vững. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các công cụ điều tiết mang lại hiệu quả hơn trong việc thúc đẩy tiêu dùng bền vững [108]. Ở Việt Nam, tiêu dùng bền vững cùng sản xuất bền vững được đề cập đến trong Định hướng Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Vietnam Agenda 21) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 8/2004 trong đó xác định thay đổi phương thức tiêu dùng theo hướng phát triển bền vững là một nội dung cần được ưu tiên. Bộ Kế hoạch và Đầu tư [9] đã nêu lên vai trò các bên liên quan quan trong tiêu dùng bền vững như hộ gia đình, cộng đồng, doanh nghiệp và chính phủ từ đó đưa ra một số chính sách nhằm khuyến khích sản xuất và tiêu dùng bền vững như thuế, trợ cấp....Tác giả Nguyễn Danh Sơn [50] đã có nghiên cứu chỉ ra một số vấn đề và thách thức đối với tiêu dùng của dân cư và doanh nghiệp qua đó đưa ra một số gợi ý các biện pháp về kinh tế và pháp luật để khắc phục những thách thức đó. Nguyễn Đức Thắng [55] cũng đưa ra mô hình tiêu dùng 3 chữ T bao gồm: Tiết kiệm, Tái chế và Tái sử dụng, Thân thiện với môi trường. Mô hình tiêu dùng 3T góp phần tăng cường năng lực cạnh tranh quốc gia, tăng cơ hội tiếp cận hàng hóa cho mọi người
  • 23. 16 dân, bảo vệ môi trường, đáp ứng được nhu cầu cuộc sống hiện tại nhưng vẫn để lại tài nguyên thiên nhiên và môi trường trong lành cho con cháu mai sau. Nguyễn Danh Sơn (2018), cho rằng việc áp dụng các công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững ở Việt nam hiện tại còn chưa tương xứng với tiềm năng bởi các công cụ kinh tế mới chỉ dừng lại ở mức hỗ trợ sản xuất, phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường. Hiện tại chưa có công cụ điều chỉnh đủ mạnh để điều chỉnh hành vi tiêu dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường hướng tới tiêu dùng bền vững. Tác giả cũng nêu lên quan điểm về công cụ truyền thông nâng cao nhận thức hiện nay đã được thực hiện ở nước ta, tuy nhiên hiệu quả của nó chưa được như mong muốn bởi hành vi của người dân vẫn chưa hướng tới việc lựa chọn sản phẩm thân thiện với môi trường thúc đẩy tiêu dùng bền vững [51]. 1.3.1. Chính sách hạn chế sử dụng túi ni lông Túi ni lông là loại hàng hóa không thân thiện với môi trường, nên sử dụng túi ni lông là hành vi tiêu dùng không bền vững. Chính vì vậy, cần có chính sách để hạn chế việc sử dụng mặt hàng này. Trên thế giới đã có nhiều chính sách được áp dụng để hạn chế việc sử dụng túi ni lông. Các nghiên cứu về chính sách hạn chế sử dụng túi ni lông bao gồm: Theo báo cáo tổng kết của tổ chức European Commission, EU đưa ra kịch bản dự báo về tình hình sử dụng túi ni lông trong tương lai và các chính sách đề ra trong từng giai đoạn. Theo đó các viễn cảnh được đặt ra bao gồm: (1) Không thay đổi, (2) Bên bán lẻ tự nguyện không cung cấp túi ni lông sử dụng một lần, (3) Đặt ra định mức của EU cho việc sử dụng ni lông, mục tiêu giảm lượng tiêu thụ ni lông sử dụng một lần, (4) Yêu cầu pháp lý đối với nước thành viên để đảm bảo việc túi ni lông không được cung cấp miễn phí, (5) Lệnh cấm đối với túi sử dụng một lần tại EU [76]. Nghiên cứu của Cadman và cộng sự cho thấy ở Scotland đã đưa ra nhiều phương án nhằm giảm thiểu sử dụng túi sử dụng một lần từ phía siêu thị và người tiêu dùng. Chính phủ Scotland quy định tại Climate Change Act 2009 việc nhà bán lẻ phải tính phí túi sử dụng một lần [79]. Kết quả của chính sách tại Scotland mang lại là người đi siêu thị đã giảm tới 40% số túi sử dụng tại UK giai đoạn 2006 tới
  • 24. 17 2010. Năm 2014, Scotland áp dụng chính sách 5p, thu về quỹ £6.7m và chứng kiến việc giảm 80% lượng túi ni lông sử dụng trong cùng năm [75]. Tác giả Howell có nghiên cứu về chính sách hạn chế túi ni lông ở Anh. Theo đó, tại Vương quốc Liên hiệp, Anh là nước cuối cùng áp dụng chính sách thu phí sử dụng túi ni lông. Chính sách 5p tại Anh vào 5/10/2015 đặt ra việc thu phí người dùng 5 penni cho mỗi túi ni lông được sử dụng tại các cửa hàng. Chính sách này được áp dụng cho các cửa hàng với nhiều hơn 250 người làm công. Số tiền này không phải là thuế nộp cho ngân sách nhà nước mà được đóng cho siêu thị. Các bên bán lẻ cần phải báo cáo lại với chính phủ về việc sử dụng số tiền thu về, và chính phủ sẽ công bố thông tin này hàng năm [92]. Nghiên cứu của Espinosa về chính sách hạn chế sử dụng túi nhựa ở một số nước cho thấy: Ở Mỹ, tháng 1/2010 Washington DV thi hành luật Dọn dẹp và bảo vệ sông Anacostia nhằm giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực lên môi trường của lượng túi ni lông được sử dụng rộng rãi ở thành phố này. Luật yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm, đồ uống có cồn thu phí 0,05$ cho mỗi túi ni lông và túi giấy. Các túi được sử dụng phải đảm bảo hoàn toàn việc tái chế được, và trên mỗi túi sẽ được in dòng chữ “Xin hãy tái sử dụng túi”. Tại Ai-len, năm 2002 đặt ra mức thuế 0,15€ cho mỗi túi ni lông, và tăng lên 0,22€ vào 2007. Luật thuế đánh vào tất cả các túi ni lông trừ các loại túi dùng cho thực phẩm tươi sống, độ dày vào khoảng 225mm và dài 450mm. Túi sử dụng nhiều lần được bán cho khách hàng với giá không dưới 0,70€. Độ hiệu quả của dự án được giám sát bởi “Hệ thống giám sát ô nhiễm rác thải”, phục vụ việc đo lường các thay đổi theo thời gian. Phương pháp được sử dụng là các các khảo sát rác thải về lượng được thực hiện bởi chính quyền địa phương [85]. Những ảnh hưởng của thuế đối với việc sử dụng túi ni lông trong các cửa hàng bán lẻ và trong bối cảnh đã được cải thiện, với việc sử dụng giảm hơn 90%. Doanh thu hàng năm ở mức 12-14 triệu euro. Chi phí quản lý và thu thập liên quan đến khoảng 3% doanh thu [89]. Tháng 5 năm 2003, Cục Môi trường và du lịch Nam Phi (DEAT) đưa ra luật nhằm giảm lượng túi ni lông. Nó kết hợp các tiêu chuẩn và các công cụ kinh tế dựa vào giá để giảm nhu cầu sử dụng túi ni lông trong dân cư [109].
  • 25. 18 Espinosa và cộng sự cũng chỉ ra rằng, từ năm 2008, Chính phủ Trung Quốc quy định các bên bán lẻ phải thu phí túi ni lông, và các loại túi ni lông siêu rẻ sẽ bị cấm sử dụng. Bộ Công Thương chịu trách nhiệm cho việc thúc đẩy chính sách này. Ở Thượng Hải, chính sách này có tác động mạnh lên cả người tiêu dùng lẫn các nhà sản xuất. Tuy nhiên sau 3 năm áp dụng thì chính quyền các địa phương không ủng hộ chính sách này bởi nó làm giảm nguồn thu từ thuế sản xuất túi ni lông, nhu cầu sử dụng túi ni lông trong dân cư vùng nông thôn vẫn còn cao [85]. Bên cạnh việc sử dụng công cụ kinh tế nhằm hạn chế tiêu dùng túi ni lông thì công cụ hành chính luật pháp cũng được nhiều nước áp dụng. Cụ thể lệnh cấm sử dụng túi ni lông đã được áp dụng trên nhiều quốc gia. Tháng 4/2003, vịnh Coles ở Tasmania đã trở thành "thành phố đầu tiên không sử dụng túi ni lông của Australia" và hành động này sau đó đã nhận được sự hưởng ứng của 12 thành phố khác. Năm 2005, các nhà lập pháp của Pháp cũng đã bỏ phiếu thông qua việc cấm túi ni lông khó phân huỷ sinh học vào năm 2010. Các quyết định tương tự cũng đã được đưa ra tại nhiều nơi như các bang miền tây Maharashtra (Ấn Độ); San Francisco (Mỹ); Butan; Nhật Bản; Trung Quốc; Rwanda; Eritrea; Nam Phi; Uganda và Kenya … Trước đó, lệnh cấm cũng như hạn chế sử dụng túi ni lông cũng đã từng được nhiều quốc gia hưởng ứng, tuy nhiên mới chỉ được áp dụng ở cấp địa phương. Năm 2002, thành phố đầu tiên trên thế giới ra lệnh cấm sử dụng túi ni lông là thủ đô Dhaka (Bangladesh). Chính quyền Gabon đã quyết định cấm sử dụng các loại túi bằng nhựa plastic bắt đầu từ tháng 7/2010 [27]. Năm 2017, Kenya cũng đã ban hành lệnh cấm sử dụng túi ni lông sau nỗ lực 10 năm cấm sử dụng bất thành. Ở Kenya, bất kỳ ai bán hàng, sản xuất hoặc vận chuyển đều bị phạt đến 38.000 USD hoặc 4 năm tù [29]. 1.3.2. Chính sách khuyến khích sử dụng xăng sinh học E5 Viện nghiên cứu Worldwatch chỉ ra rằng, cuộc khủng hoảng dầu mỏ những năm 1970 đã thúc đẩy sự quan tâm đến nhiên liệu sinh học để thay thế nhiên liệu hoá thạch sử dụng trong vận tải ở nhiều quốc gia. Brazil đẩy mạnh chương trình Ethanol quốc gia (Proálcool) sau khi giá dầu đạt đỉnh điểm vào năm 1979; Hoa Kỳ đã đưa ra chương trình Ethanol gần như cùng thời gian nhưng ở quy mô nhỏ hơn so
  • 26. 19 với Braxin [119]. Các nước khác, như Trung Quốc, Kenya và Zimbabwe, cũng đã bị động trong cuộc khủng hoảng dầu mỏ, nhưng những nỗ lực của họ để phát triển nhiên liệu sinh học đã không thành công [96]. Sự sụt giảm giá dầu tiếp đến đã làm giảm bớt động lực để mở rộng sản xuất nhiên liệu sinh học ở hầu hết các nước, ngoại trừ Braxin. Tuy nhiên, các vấn đề liên quan đến an ninh năng lượng cung cấp năng lượng, biến động giá dầu gần đây đã phục hồi sự quan tâm đến nhiên liệu sinh học của các quốc gia trong việc đầu tư cho phát triển công nghệ nhiên liệu sinh học tiên tiến. Chi phí sản xuất giảm làm cho nhiên liệu sinh học cạnh tranh hơn, đặc biệt là khi giá dầu cao, nhưng trong hầu hết mọi trường hợp, họ vẫn cần trợ cấp để cạnh tranh với xăng và dầu diesel ngày nay. Bởi vậy, hiện có rất nhiều quốc gia đang thực thi các chính sách và các khung quy định đối với sản xuất và sử dụng nhiên liệu sinh học [98], [99], [100]. Nghiên cứu của Jull và cộng sự cho thấy, tính đến năm 2007, hơn 30 quốc gia bắt đầu các chương trình cồn sinh học, trong đó Braxin và Hoa Kỳ là hai nước dẫn đầu. Chính phủ các nước này thể hiện quyết tâm phát triển nhiên liệu sinh học thông qua việc xây dựng và ban bố các chính sách và luật mới. Ví dụ, Mexico, Paraguay, Peru và Philipin là các quốc gia không chỉ có những chính sách phát triển nhiên liệu sinh học mà còn thúc đẩy cả việc sản xuất nhiên liệu sinh học và pha trộn với nhiên liệu hóa thạch, và sau đó phân phối tại các trạm bán lẻ nhiên liệu [95]. Năm 2007, Chính phủ Philipin đã thông qua đạo luật nhiên liệu sinh học (Bộ luật số 9367), trong đó thiết lập những mục tiêu rõ ràng cho việc phát triển và sử dụng điezen sinh học và cồn sinh học trong giao thông đường bộ quốc gia. Philipin là quốc gia đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á có pháp chế khuyến khích phát triển nhiên liệu sinh học, được thừa nhận là một hình mẫu về thực thi nhiên liệu sinh học điển hình khắp châu Á và trong thế giới các nước đang phát triển [91]. Tại Đức, Chính phủ đã miễn thuế cho nhiên liệu sinh học để kích thích sự tăng trưởng của thị trường. Năm 2006, chi phí tài chính từ việc miễn thuế đạt đỉnh điểm là 2,144 triệu€. Từ năm 2007, Đức đã có xu hướng chuyển từ việc sử dụng
  • 27. 20 ưu đãi thuế sang các biện pháp điều chỉnh như yêu cầu pha trộn bắt buộc. Hiện tại, Đức sử dụng nhiều chính sách để kích thích thị trường nhiên liệu sinh học: kết hợp yêu cầu pha trộn bắt buộc với các khoản miễn thuế hoặc giảm thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt cho nhiên liệu sinh học thuần túy. Hiện nay, chính phủ Đức đã thống nhất về chính trị để đạt được mục tiêu sử dụng 10% đối với năng lượng tái tạo trong vận tải chủ yếu thông qua việc sử dụng các nhiên liệu pha trộn sinh học bắt buộc áp dụng cho ngành công nghiệp khai thác khoáng sản. Kể từ khi đưa ra yêu cầu pha trộn bắt buộc vào năm 2007, tiêu thụ Ethanol pha với xăng đã tăng mạnh, từ 88.000 tấn năm 2007 lên 1.023.000 tấn trong năm 2010 [73]. Theo báo cáo của Brent D. Yacobucci (2007) cho quốc hội Mỹ, Ethanol đóng một vai trò quan trọng trong các thảo luận chính sách về năng lượng, nông nghiệp, thuế và môi trường. Những người ủng hộ Ethanol cho rằng việc sử dụng nó có thể làm giảm lượng khí thải độc hại, các chất ô nhiễm và các khí nhà kính. Họ lập luận thêm rằng Ethanol sử dụng thay thế nhập khẩu xăng dầu, do đó thúc đẩy an ninh năng lượng. Nguồn cung đầu vào của sản xuất Ethanol sẽ tạo ra phúc lợi cho người trồng ngô. Một số khác cho rằng năng lượng và hóa chất đầu vào cần thiết để chuyển ngô thành Ethanol thực sự làm tăng phát thải và tiêu thụ năng lượng. Thị trường Ethanol nhiên liệu phụ thuộc rất nhiều vào các ưu đãi và quy định của liên bang. Ngoài những ưu đãi về thuế, Đạo luật về Chính sách Năng lượng năm 2005 (109- 58) đã thiết lập một tiêu chuẩn nhiên liệu tái tạo (RFS) áp dụng cho năng lượng tái tạo. Tại Hoa Kỳ, xấp xỉ 3,9 tỷ gallon Ethanol đã được tiêu thụ trong năm 2005. Các vấn đề quan tâm khác của Quốc hội bao gồm hỗ trợ các hỗn hợp Ethanol tinh khiết hơn để thay thế cho xăng (trái với thành phần pha trộn xăng), xúc tiến các phương tiện sản xuất Ethanol và cơ sở hạ tầng, và nhập khẩu Ethanol từ nước ngoài [78]. Một số nghiên cứu (ví dụ: USAID, 2009; FAO, 2008a; BNDES và CGEE, 2008; OECD, 2008) đã cố gắng trình bày bức tranh tổng thể về tình trạng hiện tại của nhiên liệu sinh học. Tuy nhiên, những nghiên cứu này đã tập trung vào các vấn đề cụ thể. Ví dụ, USAID (2009) tập trung vào tính bền vững của nhiên liệu sinh học ở châu Á, trong khi FAO(2008a) tập trung vào mối quan hệ của nhiên liệu sinh học với giá lương thực. Mặt khác, BNDES và CGEE (2008) thảo luận về kinh nghiệm của Braxin với phát triển Ethanol, và OECD (2008) đánh giá tác động của chính
  • 28. 21 sách hỗ trợ nhiên liệu sinh học. Tuy nhiên hầu như không các công trình nghiên cứu tập trung vào chính sách sử dụng cụ thể như xăng sinh học E5. Các nghiên cứu ở Việt Nam liên quan đến vấn đề thúc đẩy việc sử dụng nhiên liệu sinh học xăng sinh học E5 có thể kể đến bao gồm: Nghiên cứu của Nguyễn Văn Duy [16] sử dụng lý thuyết khuếch tán đổi mới của Rogers (1983) và mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) của Davis (1989) để đánh giá các nhân tố tác động đến xu hướng sử dụng xăng sinh học E5. Bằng việc sử dụng các câu hỏi điều tra theo thang đo Likert 5 điểm với các kỹ thuật phân tích thống kê đa biến (Cronbach Alpha, EFA, tương quan, hồi quy). Kết quả phân tích cho thấy có có bốn nhân tố là (1) chi phí, (2) lợi ích liên quan và (3) khả năng quan sát, (4) tính dễ tiếp cận có ảnh hưởng đến xu thế sử dụng xăng sinh học E5. Nghiên cứu của Lê Thị Kiều Oanh, Lưu Tiến Thuận [38] nêu rõ thực trạng về sản xuất và tiêu thụ xăng sinh học E5, qua đó thấy được những thuận lợi và khó khăn trong tiêu thụ xăng E5 tại 3 quận Ninh Kiều, Cái Răng và Bình Thủy của thành phố Cần Thơ. Bên cạnh đó, bài viết cũng tiến hành phỏng vấn 100 đối tượng nhằm thăm dò nhận thức và khả năng chấp nhận sử dụng xăng E5 của họ; đồng thời điều tra phỏng vấn 10 đối tượng là các đại lý, và cửa hàng kinh doanh xăng dầu bằng phương pháp phỏng vấn chuyên sâu. Bài viết sử dụng các phương pháp thống kê mô tả để đạt được mục tiêu trên. Từ đó, bài viết đề ra một số giải pháp đẩy mạnh tiêu dùng xăng E5 tại Thành phố Cần Thơ trong thời gian tới, đồng thời tìm ra phương hướng để người dân dễ dàng chấp nhận sử dụng xăng E5, cũng như kiến nghị những giải pháp phù hợp nhằm tháo gỡ những khó khăn cho các đại lý và cửa hàng và giúp cho quá trình chuyển đổi sang tiêu thụ xăng E5 nhanh chóng và hiệu quả. Hay một số nghiên cứu chứng minh về ảnh hưởng của xăng sinh học đến động cơ để trấn an tâm lý lo ngại việc sử dụng xăng sinh học gây hại đến động cơ như các nghiên cứu của Lê Anh Tuấn, Pham Minh Tuấn [61], Lê Văn Tụy, Trần Văn Nam, Huỳnh Bá Vang [62] và một số nghiên cứu khác Hồ Sĩ Thoảng [56], Nguyễn Thị Bích Liên [28] khẳng định về vấn đề phát triển nhiên liệu sinh học là hướng tới mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Ngoài ra tại Việt Nam, có rất nhiều các bài báo mạng, các bản tin liên quan đến vấn đề sử dụng xăng sinh học E5 cũng như các vấn đề liên quan đến lộ trình thực hiện thay thế xăng
  • 29. 22 Ron92 bằng E5. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào tổng hợp, đánh giá lại quá trình thực hiện và các chính sách áp dụng đối với lộ trình thay thế xăng Ron92 bởi E5 ở Việt Nam. 1.4. Khoảng trống nghiên cứu và các vấn đề luận án tập trung giải quyết Các công cụ chính sách điều tiết tiêu dùng bền vững ở Việt Nam đã được áp dụng trong thời gian vừa qua, tuy nhiên hiện chưa có một nghiên cứu nào cụ thể và tổng hợp về các công cụ chính sách ảnh hưởng đến tiêu dùng bền vững của dân cư. Các công cụ kinh tế cũng đã được sử dụng trong các chính sách bảo vệ môi trường nhưng các nghiên cứu về vấn đề này còn ít được đề cập đến. Nghiên cứu này sẽ đưa ra cách nhìn tổng thể về vai trò các công cụ chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững đặc biệt là việc sử dụng công cụ kinh tế trong chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững để từ đó đưa ra được hàm ý chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững của dân cư tại Việt Nam. Hai trường hợp nghiên cứu về chính sách hạn chế sử dụng túi ni lông và khuyến khích sử dụng xăng E5 sẽ là những nghiên cứu cụ thể về việc áp dụng công cụ kinh tế trong quá trình thực hiện các chính sách. Ở Việt Nam từ trước đến nay các nghiên cứu học thuật về túi ni lông và xăng E5 dường như rất hạn chế, đặc biệt nghiên cứu về các chính sách áp dụng đối với hai sản phẩm mục tiêu này là rất hiếm. Việc áp dụng công cụ kinh tế ở trong hai trường hợp này với những mục tiêu trái ngược nhau nên cần có những công cụ cụ thể khác nhau. Kết quả về việc thực hiện các chính sách mà cụ thể là công cụ kinh tế trong các chính sách đối với hai sản phẩm này ở Việt Nam đến nay chưa mang lại hiệu quả và cần phải có nghiên cứu để chỉ ra những hạn chế trong việc sử dụng công cụ kinh tế đối với chính sách áp dụng đối với các trường hợp cụ thể nhằm tìm ra giải pháp phù hợp hơn trong thời gian tới. Luận án này sẽ trình bày những vấn đề về cơ sở khoa học chung trong việc áp dụng công cụ kinh tế trong chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững. Trên cơ sở đó sẽ nghiên cứu hai sản phẩm cụ thể là túi ni lông và xăng E5 để có những minh
  • 30. 23 chứng cụ thể cho việc áp dụng các công cụ chính sách này. Luận án cũng tập trung giải quyết một số vấn đề nghiên cứu trong giới hạn cho phép như sau: Theo loại hình, sản phẩm tiêu dùng bao gồm tiêu dùng hàng hóa và tiêu dùng dịch vụ. Còn phân loại theo mục đích tiêu dùng thì có tiêu dùng cho sản xuất và tiêu dùng cho đời sống. Luận án này chỉ tập trung nghiên cứu tiêu dùng hàng hóa phục vụ đời sống, do đó tiêu dùng dịch vụ và tiêu dùng cho sản xuất sẽ không được đề cập đến trong nghiên cứu này. Trên chiều cạnh kinh tế học vĩ mô, tiêu dùng bao gồm tiêu dùng của chính phủ, tiêu dùng của doanh nghiệp và tiêu dùng của dân cư. Nghiên cứu này giới hạn phạm vi ở tiêu dùng dân cư, tức là chi tiêu của các cá nhân, hộ gia đình. Như vậy khái niệm tiêu dùng hướng đến của luận án là tiêu dùng hàng hóa phục vụ nhu cầu đời sống của con người. Nghiên cứu này sẽ chủ yếu tập trung vào khía cạnh bảo vệ môi trường của việc tiêu dùng bền vững. Như vậy những hành vi như hạn chế sử dụng các mặt hàng gây ảnh hưởng xấu đến môi trường hay tăng cường sử dụng các mặt hàng để giảm tác động xấu đến môi trường sẽ được coi là hành vi tiêu dùng bền vững. Cụ thể hành vi hạn chế sử dụng túi ni lông và khuyến khích sử dụng xăng sinh học E5 được đề cập đến trong luận án là việc làm hướng tới tiêu dùng bền vững.
  • 31. 24 Chƣơng 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY TIÊU DÙNG BỀN VỮNG DÂN CƢ 2.1. Cơ sở lý luận về chính sách 2.1.1. Một số khái niệm Nhà nước với tư cách là chủ thể quản lý, để tiến hành quản lý các hoạt động kinh tế xã hội cần sử dụng các công cụ quản lý lên các đối tượng và khách thể quản lý. Tùy theo những mục tiêu đề ra mà Nhà nước sử dụng các công cụ quản lý khác nhau để tác động lên các chủ thể kinh tế xã hội. Các công cụ quản lý kinh tế xã hội là các phương tiện giúp nhà nước thực hiện các mục tiêu chính sách của mình. Để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, nhà nước sử dụng các chính sách để quản lý. Chính sách chính là các chủ trương, hành động của chính phủ để đạt được các mục tiêu và phương thức nhằm thực hiện các mục tiêu đó. Các tác giả Đoàn Thị Thu Hà và Nguyễn Thị Ngọc Huyền [21], đưa ra định nghĩa: “Chính sách kinh tế -xã hội là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, các giải pháp và công cụ mà Nhà nước sử dụng để tác động lên các đối tượng và khách thể quản lý nhằm giải quyết vấn đề chính sách, thực hiện những mục tiêu nhất định theo định hướng mục tiêu tổng thể của xã hội”. Như vậy, để đạt được mục tiêu đề ra trong quản lý và phát triển kinh tế xã hội của đất nước, nhà nước cần đưa ra các chính sách để thực hiện thông qua các công cụ chính sách. Mục tiêu của chính sách cần được xác định rõ ràng và cụ thể trước khi ban hành thì chính sách mới phát huy tác dụng và mang lại hiệu quả. Các công cụ quản lý kinh tế - xã hội của nhà nước bao gồmkế hoạch, pháp luật, chính sách công, tài sản của nhà nước, hệ thống thông tin nhà nước và văn hóa dân tộc. Muốn thực hiện các mục tiêu mà chính sách đề ra, các nhà hoạch định chính sách cần xây dựng được một hệ thống các công cụ và giải pháp chính sách. Theo cách phân loại ở giáo trình chính sách kinh tế thì các công cụ chính sách bao gồm: công cụ kinh tế, công cụ hành chính – tổ chức, công cụ tâm lý, giáo dục, công cụ kỹ thuật được thể hiện ở bảng 2.1.
  • 32. 25 Bảng 2.1: Phân loại công cụ chính sách Loại công cụ Nội dung Các công cụ kinh tế Các ngân sách, hệ thống đòn bẩy và khuyến khích kinh tế như thuế, lãi suất, giá cả, tiền lương, tỷ giá..... Các công cụ hành chính – tổ chức Các công cụ tổ chức như mô hình tổ chức, cơ cấu bộ máy, đội ngũ cán bộ công chức Các kế hoạch, quy hoạch của nhà nước và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Các công cụ tâm lý, giáo dục Hệ thống thông tin đại chúng, thông tin chuyên ngành, hệ thống giáo dục, hệ thống các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể ..... Các công cụ kỹ thuật, nghiệp vụ đặc trưng cho từng chính sách Ví dụ về các công cụ kỹ thuật quản lý môi trường gồm các đánh giá môi trường, kiểm toán môi trường, các hệ thống quan trắc (monitoring) môi trường, xử lý chất thải, tái chế và tái sử dụng chất thải. Nguồn: Đoàn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2014) Để thực thi chính sách, có thể sử dụng nhiều loại công cụ khác nhau. Đối với từng chính sách, nhà nước có thể sử dụng một hoặc nhiều công cụ chính sách để thực hiện. Ví dụ khi đưa công cụ kinh tế vào thực hiện một chính sách nào đó thì có thể sử dụng kết hợp đồng thời với công cụ hành chính và công cụ truyền thông. Trong các loại công cụ chính sách nói trên, công cụ kinh tế thường được sử dụng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Công cụ kinh tế là những phương tiện chính sách có tác dụng làm thay đổi lợi ích và chi phí của các hoạt động kinh tế thường xuyên tác động đến môi trường nhằm mục đích tăng cường trách nhiệm và ý thức của con người trước những hành động gây ảnh hưởng xấu tới môi trường. Công cụ kinh tế thường sử dụng sức mạnh của thị trường để nhằm đạt được các mục tiêu về môi trường. Chính vì vậy trong bối cảnh cơ chế thị trường hiện nay, công cụ kinh tế là một trong những phương tiện mang lại hiệu quả cao để bảo vệ môi trường. 2.1.2. Mục tiêu, vai trò của chính sách Chính sách kinh tế - xã hội là một trong những công cụ quản lý quan trọng của Nhà nước. Công cụ này gồm các chức năng cơ bản: chức năng định hướng,
  • 33. 26 chức năng điều tiết, chức năng tạo tiền đề cho sự phát triển và chức năng khuyến khích sự phát triển [21]. - Chức năng định hướng: Chính sách xác định những chỉ dẫn chung cho quá trình ra quyết định của các chủ thể kinh tế - xã hội, vạch ra phạm vi hay giới hạn cho phép của các quyết định, nhắc nhở các chủ thể những quyết định nào là có thể và những quyết định nào là không thể. Chính sách hướng suy nghĩ và hành động của mỗi thành viên trong xã hội nhằm thực hiện các mục tiêu chung. Với chức năng chính trongviệc định hướng hành vi của các chủ thể kinh tế xã hội như trên, có thể khẳng định chính sách kinh tế- xã hội là công cụ quan trong nhất để đạt được những mục tiêu phát triển quốc gia. - Chức năng điều tiết: Việc ban hành Chính sách sẽ tạo ra những điều kiện hợp lý cho quá trình thực hiện các hoạt động xã hội. Các quy định trong chính sách sẽ kịp thời giải quyết những vấn đề phát sinh trong đời sống kinh tế - xã hội, điều tiết sự mất cân đối trong những hành vi không phù hợp nhằm điều chỉnh các hoạt động xã hội vận hành theo đúng mục tiêu đề ra. Nền kinh tế thị trường hiện nay bao gồm những mặt tích cực cần phát huy và cả những khiếm khuyết/ tiêu cực đòi hỏi phải có sự điều tiết của nhà nước. Nhà nước trong khi thực hiện chính sách sẽ phải điều tiết trạng thái và phương hướng phát triển kinh tế xã hội và tạo sự công bằng xã hội qua việc lựa chọn phát huy những tác dụng tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của thị trường và tạo ra sự công bằng trong xã hội. - Chức năng tạo tiền đề cho sự phát triển Nhà nước cần tạo mọi điều kiện thiết yếu cho sự phát trển của các lĩnh vực cơ bản của một quốc gia như giáo dục đào tạo, khoa học - công nghệ, kết cấu hạ tầng, hệ thống thông tin và thị trường. Để đạt được thành công, Nhà nước phải tạo tiền đề cho sự phát triển bằng cách đi tiên phong trong các lĩnh vực mới, đòi hỏi đầu tư lớn, có sự mạo hiểm cao và lôi cuốn các thành phần kinh tế khác cùng tham gia thông qua các chính sách hỗ trợ trực tiếp hay gián tiếp như hỗ trợ về vốn, nghiên
  • 34. 27 cứu áp dụng công nghệ kỹ thuật mới, nguyên liệu thô, xuất khẩu,... Như vậy, một trong những chức năng mang tính truyền thống và quan trọng nhất của các chính sách là tạo tiền đề xây dựng và nâng cấp các yếu tố quyết định cho sự phát triển các lĩnh vực cơ bản như đã nói. - Chức năng khuyến khích sự phát triển Đặc trưng của chính sách của Nhà nước với chức năng là công cụ quản lý chủ yếu có vai trò kích thích tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế - xã hội.Vai trò khuyến khích sự phát triển của chính sách thể hiện ở chỗ một mặt tạo điều kiện phát triển cho sự vật khi hướng vào việc giải quyết một sự vật/hiện tượng bức xúc. Mặt khác, quá trình giải quyết sự vật/hiện tượng đã tác động lên các vấn đề khác, làm nảy sinh những nhu cầu phát triển mới. Vai trò quản lý kinh tế trong chính sách kinh tế rất đa dạng và phong phú. Trước hết, nó có vai trò bao quát, vĩ mô trong định hướng cho hoạt động kinh tế xã hội của đất nước, nhằm hướng tất cả các hoạt động kinh tế xã hội của đất nước theo mục tiêu đặt sẵn; Tiếp đó, nó tổ chức để xử lý, giải quyết các vấn đề kinh tế lớn nhằm đưa ra các phương pháp và biện pháp thực hiện các chính sách kinh tế xã hội mang tầm vĩ mô, xử lý và giải quyết các vấn đề lớn của kinh tế như: các chính sách đầu tư, chính sách thương mại, chính sách tài chính-tiền tệ. Quản lý kinh tế cũng hỗ trợ để phát triển các mục tiêu kinh tế đã được xác định bằng chính sách kinh tế và do đó có giá trị như là những quyết định trong dài hạn của nhà nước nhằm tổ chức quá trình phát triển của nền kinh tế quốc dân theo mục tiêu định hướng. Như vậy những quyết định kinh tế ở tầm vĩ mô do nhà nước đưa ra là chính sách kinh tế quốc gia. Nó nhằm thực hiện các chương trình, kế hoạch trong một thời gian dài theo mục tiêu đã xác địnhgồm ổn định, tăng trưởng và công bằng xã hội. Trong nền kinh tế thị trường, thường có những chính sách kinh tế vĩ mô như: chính sách thương mại, chính sách đầu tư, chính sách tài chính - tiền tệ, Nhà nước có thể sử dụng nhiều công cụ chính sách khác nhau nhằm đạt được thành công trong mục tiêu kinh tế vĩ mô. Mỗi chính sách phải có những công cụ riêng biệt và đặc thù đối với từng vùng kinh tế - xã hội.
  • 35. 28 2.2. Cơ sở lý luận về tiêu dùng bền vững của dân cƣ 2.2.1. Khái niệm về tiêu dùng và tiêu dùng bền vững Khái niệm tiêu dùng dân cư Theo từ tiếng Việt, tiêu dùng là việc sử dụng những của cải vật chất (hàng hóa và dịch vụ) để thỏa mãn các nhu cầu của sản xuất và đời sống [69]. Tiêu dùng là khâu quan trọng của tái sản xuất, là một động lực của quá trình sản xuất và kích thích cho sản xuất phát triển.Theo khái niệm này thì tiêu dùng bao gồm tiêu dùng cho sản xuất và tiêu dùng cho đời sống hay chi tiêu của doanh nghiệp và chi tiêu của cá nhân hộ gia đình. Đề tài chỉ xem xét đến vấn đề chi tiêu của cá nhân hộ gia đình, thành phần chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng sản phẩm quốc dân (khoảng xấp xỉ 70%) và do vậy những thay đổi của tiêu dùng cá nhân sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các biến động của tổng thể nền kinh tế [14]. Tiêu dùng là một hành vi rất quan trọng của con người. Theo thuyết lý kinh tế học vĩ mô, hành động mua sắm và sử dụng các sản phẩm dù là hàng hóa hay dịch vụ được tạo ra trong quá trình sản xuất để phục vụ người tiêu dùng là nhằm thỏa mãn nguyện vọng, trí tưởng tượng riêng và các nhu cầu về tình cảm, vật chất của một cá nhân hoặc hộ gia đình trong xã hội đó [14]. Trong thực tế, hành vi tiêu dùng của từng cá nhân lại rất khác nhau phụ thuộc vào nhu cầu và sở thích của họ. Mục tiêu của ngƣời tiêu dùng: Lý thuyết lợi ích giả định rằng mỗi người sử dụng hàng hóa đều muốn sở hữu loại hàng hóa tốt nhất có thể dựa trên thu nhập, và rằng tất cả các hàng hóa dịch vụ đều đem lại lợi ích hay sự thỏa mãn cho các cá nhân khi tiêu dùng. Lợi ích ở đây được giả định có thể lượng hóa được (độ thỏa dụng), một khái niệm có thể đo được, tạm gọi là đơn vị lợi ích. Theo khái niệm của kinh tế học vĩ mô, ngoại trừ nhân tố Chính phủ, thành phần kinh tế nước ngoài thì tiêu dùng về hàng hóa và dịch vụ gồm nhu cầu tiêu thụ của hộ gia đình và nhu cầu đầu tư cho sản xuất, dịch vụ mới; Luận án này chỉ đi sâu xem xét tiêu dùng của hộ gia đình (tiêu dùng dân cư), là mua sắm hàng hóa và dịch vụ cho nhu cầu của mỗi cá nhân. Mức tiêu dùng này được quyết định bởi mức thu nhập của mỗi cá nhân (mức thu nhập khả dụng). Do đótiêu dùng thường tăng đồng biến với tăng thu nhập khả dụng. "Quy luật tâm lý cơ bản" của Keynes cho rằng có một số quy luật chi phối liên quan đến thu nhập và tiêu dùng. Chẳng hạn mức tiêu dùng sẽ tăng lên khi thu nhập
  • 36. 29 tăng lên, nhưng nó vẫn sẽ thấp hơn mức thu nhập tăng thêm vì có một phần thu nhập phải dành cho tiết kiệm. Một quy luật khác nữa là, khi thu nhập tăng lên, tỷ lệ tiêu dùng trong tổng thu nhập sẽ giảm đi, còn tỷ lệ tiết kiệm sẽ tăng lên. Khi thu nhập thấp thì tiêu dùng thường chiếm tỷ lệ cao bởi các ước muốn thỏa mãn nhu cầu cấp thiết cơ bản của người dân thường mạnh hơn động cơ tích lũy. Ðộng cơ tích lũy chỉ mạnh hơn khi các nhu cầu cấp thiết và cơ bản đã được đáp ứng ở một mức độ nhất định. Vì vậy mức tiêu dùng tuyệt đối đồng biến gần với mức thu nhập nhưng tỷ lệ thu nhập dành cho tiêu dùng lại nghịch biến với thu nhập. Có hai giả thuyết hiện đại về hàm tiêu dùng sẽ làm rõ thêm một số khía cạnh của tiêu dùng đó là: Thứ 1: Giả thuyết về thu nhập lâu dài được giáo sư Milton Friedman phát triển cho rằng tiêu dùng thường phụ thuộc vào thu nhập lâu dài mà không phụ thuộc thu nhập khả dụng hiện có. Người ta dễ dàng nhận thấy thu nhập hiện có chỉ là khoản thu nhập tạm thời nên họ sẽ tiết kiệm phần lớn khoản này hoặc sẽ chỉ để chi tiêu khi thu nhập ở mức quá thấp hoặc không có thu nhập. Ngược lại khi người ta tin rằng khoản thu nhập hiên có sẽ tăng và có thể cao hơn trong tương lai thì khi đómức tiêu dùng mới gia tăng đáng kể từ nguồn thu nhập hiện có. Thứ 2: Giả thuyết về vòng đời được giáo sư Franco Modigliani và Albert Ando phát triển gần với giả thiết về thu nhập lâu dài. Giả thuyết này đưa ra dự đoán về khoản thu nhập và và kế hoạch tiêu dùng trong cả cuộc đời (kể cả di sản cho con cháu) sẽ bằng số thu nhập suốt đời họ kiếm được (cộng với của cải có sẵn hay thừa kế). Trong thực tế, kế hoạch tiêu dùng của mỗi một hộ gia đình riêng lẻ đều khác nhau theo từng thời gian vì có năm phải chi tiêu nhiều hơn (do mua nhà ở, sắm đồ dùng gia đình...), có năm chi tiêu ít hơn nhưng được bù trừ trong tổng thể. Giả thuyết vòng đời cho rằng chính khoản thu nhập bình quân dài hạn sẽ quyết định tổng cầu về lượng chi cho tiêu dùng. Lựa chọn của người tiêu dùng khi thay đổi các yếu tố giá cả, thu nhập, sở thích Theo lý thuyết kinh tế học vi mô, đường cầu mô tả mối quan hệ giữa giá cả và lượng cầu. Khi giá cả hàng hóa giảm xuống thì lượng cầu sẽ tăng lên. Các yếu tố
  • 37. 30 khác ảnh hưởng đến đường cầu được xếp thành 3 nhóm: giá cả của các mặt hàng có liên quan, thu nhập và sở thích của người tiêu dùng. - Giá của mặt hàng có liên quan: hàng hóa liên quan ở đây có thể là hàng hóa thay thế hoặc hàng hóa bổ trợ. Khi giá của hàng hóa thay thế tăng thì lượng tiêu dùng hàng hóa đó sẽ tăng lên trong khi giá hàng hóa bổ trợ tăng sẽ giảm tiêu dùng đối với loại hàng này. Ví dụ việc tăng giá xăng thì lượng cầu về xe đạp có xu hướng tăng và ô tô sẽ có xu hướng giảm - Thu nhập của người tiêu dùng: khi thu nhập của người tiêu dùng tăng thì nhu cầu của họ đối với đa số hàng hóa đều tăng thêm và họ sẽ mua nhiều hàng hóa hơn. Tuy nhiên cũng có trường hợp ngoại lệ. Đối với hàng hóa thông thường thì khi thu nhập tăng, nhu cầu về hàng hóa đó sẽ tăng thêm trong khi nhu cầu về hàng thứ cấp sẽ giảm. Trên thực tế thì đa số là hàng hóa thông thường, hàng thứ cấp có thể là những thực phẩm rẻ tiền nhưng chất lượng thấp, khi có thu nhập cao, người tiêu dùngsẽ không mua những thực phẩm chất lượng thấp mà sẽ chọn những hàng có chất lượng cao. - Sở thích của người tiêu dùng: vấn đề sở thích của người tiêu dùng phụ thuộc nhiều yếu tố như nhân khẩu, xã hội, tâm lý. Ví dụ khi người tiêu dùng thích hàng ngoại thì nhu cầu hàng trong nước sẽ giảm xuống hay người dân ở khu vực miền trung thì có xu hướng ăn chắc mặc bền hơn người dân ở khu vực nam bộ. Từ các phân tích trên, có thể thấy để thay đổi quyết định tiêu dùng của người dân đối với loại hàng hóa nào đó thì ngoài việc điều chỉnh trực tiếp giá của hàng hóa, cần xem xét đến các yếu tố liên quan như giá tương đối, thu nhập và sở thích của họ. Đây cũng chính là 3 yếu tố làm dịch chuyển đường cầu khi nó bị tác động. Quá trình này, nếu đường cầu dịch sang phải tức là lượng cầu sử dụng hàng hóa tăng lên, còn đường cầu dịch sang trái là khi lượng cầu đối với mặt hàng đó sẽ giảm xuống. Muốn tăng lượng cầu đối với hàng hóa thì cần phải có sự tác động vào 3 yếu tố trên để đường cầu dịch chuyển sang phải, khi đó lượng cầu sử dụng hàng hóa đó sẽ tăng lên và ngược lại đối với những mặt hàng cần hạn chế sử dụng thì cần có chính sách tác động làm dịch chuyển đường cầu sang trái, khi đó lượng cầu đối với mặt hàng đó sẽ giảm xuống.
  • 38. 31 Ngược lại với đường cầu, đường cung thể hiện lượng cầu sẽ tăng lên khi tăng giá cả hàng hóa. Các yếu tố làm dịch chuyển đường cung gồm có sự điều tiết của chính phủ, công nghệ của nhà sản xuất và chi phí cho các khoản đầu vào. Mỗi sự thay đổi xảy ra đối với một trong các yếu tố trên sẽ dịch chuyển đường cung bằng cách thay đổi số lượng mà nhà sản xuất muốn cung ứng ở mỗi mức giá. Khi nhà nước cần can thiệp để giảm lượng hàng cung ứng thì cần có chính sách điều chỉnh để tăng giá hàng hóa, khi đó lượng cung hàng hóa sẽ giảm xuống và ngược lại giảm giá hàng hóa thì lượng cung ứng sẽ có xu hướng tăng lên. P D‟ S D A‟ S‟ A B‟ B 0 Q Hình 2.1: Tác động của việc thay đổi đƣờng cung cầu đến lƣợng cầu Có nhiều khái niệm liên quan đến vấn đề tiêu dùng nhưng để nghiên cứu về tiêu dùng của dân cư, luận án sẽ chủ yếu sử dụng khái niệm về tiêu dùng theo cách tiếp cận của kinh tế vi mô. Theo cách tiếp cận này, hàng hóa được phân theo nhiều loại khác nhau để có thể phân tích được cơ cấu cũng như xu thế tiêu dùng của các loại hàng hóa. Chủ thể tiêu dùng một loại hàng hóa cụ thể nào đó là cá nhân - hộ gia đình và việc tiêu dùng loại hàng hóa này chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Còn đối với cách tiếp cận kinh tế vĩ mô thì hàng hóa được xem xét một cách chung chung và tiêu dùng hàng hóa phụ thuộc chủ yếu vào thu nhập.