SlideShare a Scribd company logo
1 of 111
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐÒN
BẨY TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY
NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN
SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
HÀ NỘI – 2012
SINH VIÊN THỰC HIỆN : TRỊNH ANH VIỆT
MÃ SINH VIÊN : A15180
CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐÒN
BẨY TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY
NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN
SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Giáo viên hướng dẫn : Ths. Chu Thị Thu Thủy
Sinh viên thực hiện : Trịnh Anh Việt
Mã sinh viên : A15180
Chuyên ngành : Tài chính
HÀ NỘI – 2012
Thang Long University Library
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, em đã nhận được sự
hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô, các anh chị và các bạn. Với lòng kính
trọng và biết ơn sâu sắc em xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới:
Đầu tiên, em xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ths. Chu Thị Thu Thủy,
cô đã trực tiếp hướng dẫn và tạo điều kiện tốt nhất cho em trong suốt thời gian nghiên
cứu và hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa kinh tế và quản lý của Trường
đại học Thăng Long. Em xin cảm ơn thầy, cô của Trường đại học Thăng Long đã trang
bị cho em những kiến thức quý báu để em có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin trân trọng cảm ơn !
Sinh viên thực hiện
Trịnh Anh Việt
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH.......................1
1.1. Khái niệm đòn bẩy tài chính, độ bẩy tài chính.........................................................1
1.1.1. Khái niệm đòn bẩy tài chính (Financial Leverage: FL)..........................................1
1.1.2. Khái niệm độ bẩy tài chính (Degree of Financial Leverage: DFL)........................2
1.2. Vai trò của đòn bẩy tài chính đối với doanh nghiệp ................................................3
1.3. Công thức tính độ bẩy tài chính.................................................................................4
1.4. Hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính ..........................................................................7
1.4.1. Các quan điểm và phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính....7
1.4.1.1. Các quan điểm về hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính ...........................................7
1.4.1.2. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính....................................7
1.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính.....................................8
1.4.2.1. Chỉ tiêu khả năng thanh toán lãi vay .......................................................................8
1.4.2.2. Chỉ tiêu bảo chứng cổ tức cổ phiếu ưu đãi..............................................................9
1.4.2.3. Chỉ tiêu lợi nhuận trên tổng tài sản..........................................................................9
1.4.2.4. Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu...........................................................9
1.4.2.5. Chỉ tiêu thu nhập trên mỗi cổ phần thường...........................................................11
1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính ........................11
1.5.1. Các nhân tố chủ quan .............................................................................................11
1.5.1.1. Tâm lý của nhà quản lý tài chính...........................................................................11
1.5.1.2. Trình độ người lãnh đạo ........................................................................................12
1.5.1.3. Chiến lược phát triển doanh nghiệp ......................................................................12
1.5.1.4. Việc sử dụng đòn bẩy hoạt động ...........................................................................12
1.5.1.5. Uy tín doanh nghiệp ..............................................................................................13
1.5.2. Các nhân tố khách quan .........................................................................................13
1.5.2.1. Thị trường tài chính...............................................................................................13
1.5.2.2. Chi phí lãi vay........................................................................................................14
1.5.2.3. Chính sách, luật pháp Nhà Nước...........................................................................14
1.5.2.4. Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp ..................................................................14
1.5.2.5. Tình hình tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp................................................................................................................14
1.6. Mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và rủi ro tài chính ........................................16
1.6.1. Khái niệm về rủi ro..................................................................................................16
1.6.2. Mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và rủi ro tài chính........................................17
Thang Long University Library
1.7. Mối quan hệ giữa EPS với EBIT và điểm bàng quan ............................................18
1.7.1. Xác định điểm bàng quan bằng phương pháp đại số ............................................18
1.7.2. Xác định điểm bàng quan bằng phương pháp hình học .......................................19
1.7.3. Ý nghĩa điểm bàng quan .........................................................................................19
1.8. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính...........................21
1.9. Các phương pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính.........................21
1.9.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy hoạt động....................................22
1.9.2. Giải pháp nâng cao và gia tăng việc sử dụng nợ...................................................22
1.9.3. Giải pháp nâng cao năng suất lao động.................................................................22
1.9.4. Giải pháp tiết kiệm chi phí ......................................................................................22
1.10. Mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính, hiệu quả tài chính, giá trị ghi sổ và giá
trị thị trường của cổ phiếu...............................................................................................23
1.10.1. Giá trị ghi sổ, giá trị thị trường của cổ phiếu và hiệu quả tài chính ..................23
1.10.2. Mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và giá trị thị trường của cổ phiếu.............25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ VIỆC SỬ DỤNG ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH CỦA
CÁC CÔNG TY NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH
CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HÀ NỘI....................................................................26
2.1. Tổng quan về thị trường chứng khoán....................................................................26
2.1.1. Thị trường chứng khoán Việt Nam ........................................................................26
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Sở giao dịch chứng khoán thành phố
Hà Nội ................................................................................................................................27
2.1.3. Số lượng cổ phiếu qua các năm..............................................................................27
2.2. Đặc điểm, tình hình phát triển hiện nay và triển vọng của ngành xây dựng.......28
2.2.1. Đặc điểm, tình hình phát triển hiện nay của ngành..............................................28
2.2.2. Triển vọng của ngành .............................................................................................30
2.3. Thực trạng về việc sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng
niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hà Nội.........................................31
2.3.1. Thực trạng sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng niêm
yết trên HNX ......................................................................................................................31
2.3.1.1. Về sử dụng nợ vay (tỷ số nợ vay) và sử dụng cổ phiếu ưu đãi trong cơ cấu vốn
qua các năm ........................................................................................................................31
2.3.1.2. Về lãi vay qua các năm..........................................................................................33
2.3.1.3. Về độ bẩy tài chính qua các năm...........................................................................35
2.3.2. Phân tích tình hình hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty
ngành xây dựng niêm yết trên HNX.................................................................................37
2.3.2.1. Chỉ tiêu khả năng thanh toán lãi vay .....................................................................37
2.3.2.2. Chỉ tiêu lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) ...........................................................39
2.3.2.3. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)..........................................................41
2.3.2.4. Chỉ tiêu thu nhập trên mỗi cổ phần thường...........................................................44
2.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính .......................46
2.3.3.1. Trình độ của người lãnh đạo..................................................................................46
2.3.3.2. Chiến lược phát triển của doanh nghiệp................................................................46
2.3.3.3. Sử dụng đòn bẩy hoạt động...................................................................................47
2.3.3.4. Uy tín doanh nghiệp ..............................................................................................47
2.3.3.5. Thị trường tài chính...............................................................................................48
2.3.3.6. Chi phí lãi vay........................................................................................................49
2.3.3.7. Chính sách, pháp luật của Nhà Nước ....................................................................50
2.3.3.8. Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp ..................................................................51
2.3.3.9. Tình hình tiêu thụ sản phẩm và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.......................................................................................................................51
2.3.3.10. Thực trạng của nền kinh tế ..................................................................................51
2.3.4. Mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và rủi ro tài chính........................................52
2.3.5. Mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính, hiệu quả tài chính, giá trị ghi sổ và giá
trị thị trường của cổ phiếu ................................................................................................53
2.3.5.1. Mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và hiệu quả tài chính....................................53
2.3.5.2. Mối quan hệ giữa EPS và giá trị thị trường của cổ phiếu .....................................56
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM
YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HÀ NỘI.................60
3.1. Đánh giá chung về việc sử dụng đòn bẩy và hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài
chính...................................................................................................................................60
3.2. Một số giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính ......................62
3.2.1. Giải pháp nâng cao và gia tăng hiệu quả sử dụng nợ...........................................62
3.2.2. Giải pháp độ bẩy tài chính ......................................................................................66
3.2.3. Các biện pháp tăng doanh thu............................................................................... 67
3.2.4. Các biện pháp tiết kiệm chi phí...............................................................................68
3.2.5. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy hoạt động....................................72
3.2.5.1. Nâng cao năng suất lao động.................................................................................74
3.2.5.2. Nâng cao hiệu suất sử dụng của tài sản cố định....................................................74
3.3. Một số kiến nghị với Nhà Nước................................................................................76
3.3.1. Phát triển thị trường bất động sản lành mạnh ......................................................77
3.3.2. Một số kiến nghị khác .............................................................................................79
KẾT LUẬN .......................................................................................................................81
Thang Long University Library
DANH MỤC VIẾT TẮT
Mã Chứng
Khoán
Tên Công Ty
B82 Công ty Cổ phần 482
C92 Công ty Cổ phần Xây dựng và Đầu tư 492
CIC Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng COTEC
CID Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển Cơ sở Hạ tầng
CSC Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Thành Nam
CTN Công ty Cổ phần Xây dựng Công trình ngầm
DC2 Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển - Xây dựng số 2
DIH Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng - Hội An
DLR Công ty Cổ phần Địa ốc Đà Lạt
HUT Công ty Cổ phần Tasco
ICG Công ty Cổ phần Xây dựng Sông Hồng
L18 Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 18
LHC Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi Lâm Đồng
LIG Công ty Cổ phần Licogi 13
LUT Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Lương Tài
PHC Công ty cổ phần Xây dựng Phục Hưng Holdings
PVV Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Vinaconex - PVC
S96 Công ty Cổ phần Sông Đà 9.06
S99 Công ty Cổ phần Sông Đà 9.09
SD2 Công ty Cổ phần Sông Đà 2
SD3 Công ty Cổ phần Sông Đà 3
SD5 Công ty Cổ phần Sông Đà 5
SD6 Công ty Cổ phần Sông Đà 6
SD7 Công ty Cổ phần Sông Đà 7
SD9 Công ty Cổ phần Sông Đà 9
SDH Công ty Cổ phần Xây dựng hạ tầng Sông Đà
SDT Công ty Cổ phần Sông Đà 10
SIC Công ty cổ phần Đầu tư - Phát triển Sông Đà
SJE Công ty Cổ phần Sông Đà 11
STL Công ty cổ phần Sông Đà - Thăng Long
TV2 Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2
TV3 Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 3
TV4 Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 4
V11 Công ty Cổ phần Xây dựng số 11
VC1 Công ty Cổ phần Xây dựng số 1
VCG Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam
VCH Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Hạ tầng Vinaconex
VE1 Công ty Cổ phần Xây dựng điện VNECO 1
VHH Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Viwaseen - Huế
VMC Công ty Cổ phần Vimeco
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Thống kê tỷ số nợ giai đoạn 2007 đến 2011...................................................31
Bảng 2.2. Thống kê chi phí lãi vay giai đoạn từ năm 2007 đến 2011...........................33
Bảng 2.3. Thống kê mô tả độ bẩy tài chính từ năm 2007 đến 2011 .............................35
Bảng 2.4. Thống kê khả năng thanh toán lãi vay (TIE) giai đoạn 2007 đến 2011......37
Bảng 2.5. Thống kê ROA từ năm 2007 đến 2011...........................................................39
Bảng 2.6. Thống kê ROE từ năm 2007 đến 2011...........................................................41
Bảng 2.7. Thống kê EPS từ năm 2007 đến 2011 ............................................................44
Bảng 2.8. Ma trận hệ số tương quan...............................................................................54
Bảng 2.9. Kết quả hồi quy................................................................................................55
Bảng 2.10. Kết quả hồi quy P và EPS.............................................................................58
Bảng 3.1. Ước lượng nhu cầu vốn kinh doanh của công ty năm 2012.........................64
Bảng 3.2. Tính toán EBIT năm 2012 ..............................................................................65
Bảng 3.3. Tính toán EBIT hòa vốn năm 2012................................................................65
Bảng 3.4. Tính toán tốc độ tăng giảm EBIT năm 2012 của VCG................................67
Bảng 3.5. Tính toán tỷ trọng các loại chi phí trong công ty VCG................................69
Bảng 3.6. Tính toán thời gian lưu kho của VCG ...........................................................70
Bảng 3.7. Tính toán hiệu quả sử dụng đòn bẩy hoạt động của VCG ..........................73
Bảng 3.8. Tính toán hiệu suất sử dụng TSCĐ của VCG...............................................74
Thang Long University Library
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1. Đồ thị xác định điểm bàng quan.....................................................................19
Hình 1.2. Đồ thị thể hiện mối quan hệ giữa EBIT, EPS và đòn cân nợ.......................20
Biểu đồ 2.1. Số lượng các Công ty niêm yết trên TTCK VN qua các năm .................28
Biểu đồ 2.2. Tăng trưởng GDP và lĩnh vực xây dựng năm 1996 – 2009 (tính theo
giá thực tế).........................................................................................................................29
Biểu đồ 2.3. Tỷ trọng đóng góp của ngành xây dựng trong năm 2010 và 2011..........29
Biểu đồ 2.4. Tỷ số nợ của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên HNX từ năm
2007 đến 2011....................................................................................................................32
Biểu đồ 2.5. Chi phí lãi vay từ năm 2007 đến 2011........................................................34
Biểu đồ 2.6. DFL từ năm 2007 đến 2011.........................................................................35
Biểu đồ 2.7. Thống kê khả năng thanh toán lãi vay năm 2007 đến 2011 ....................37
Biểu đồ 2.8. Thống kê ROA từ năm 2007 đến 2011.......................................................40
Biểu đồ 2.9. Thống kê ROE từ năm 2007 đến 2011.......................................................42
Biểu đồ 2.10. EPS giai đoạn từ năm 2007 đến 2011.......................................................44
Biểu đồ 2.11. Giá trị VN – INDEX từ năm 2007 đến 2011 ...........................................48
Biểu đồ 2.12. Biến động chi phí lãi vay trung bình theo quý........................................49
Biểu đồ 2.13. Tăng trưởng GDP và lạm phát của Việt Nam 21 năm qua ...................52
Biểu đồ 2.14. Độ lệch chuẩn của EPS, DFL và giá trị trung bình EPS .......................52
Biểu đồ 2.15. Mối quan hệ giữa giá trị thị trường và EPS............................................57
LỜI MỞ ĐẦU
Sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường phụ
thuộc vào rất nhiều yếu tố như môi trường kinh doanh, trình độ quản lý của các nhà
doanh nghiệp và đặc biệt là trình độ quản lý tài chính. Quản lý tài chính trong doanh
nghiệp luôn luôn giữ một vị trí trọng yếu trong hoạt động quản lý doanh nghiệp, nó
quyết định tính độc lập, sự thành bại của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh.
Nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng thấy hết được vai trò quan trọng của nó.
Một doanh nghiệp quản lý tài chính tốt sẽ hạn chế rất nhiều nguy cơ xấu đối với doanh
nghiệp như huy động vốn không phù hợp với tình hình doanh nghiệp làm cho hiệu quả
sử dụng vốn bị giảm sút nhưng nếu trình độ quản lý tài chính không tốt sẽ dẫn đến
nguy cơ phá sản doanh nghiệp.
Hiện nay trong xu thế hội nhập khu vực và Quốc tế, trong điều kiện cạnh tranh
đang diễn ra rất khốc liệt trên phạm vi toàn thế giới, quản lý tài chính trở nên quan
trọng hơn bao giờ hết. Do đó để tồn tại và phát triển một các bền vững thì một doanh
nghiệp cần nhận thấy được vai trò đặc biệt quan trọng của quản lý tài chính trong quản
lý doanh nghiệp. Đây là một hoạt động tác động trực tiếp tới kết quả kinh doanh của
doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần đổi mới trong quản lý tài chính để phù hợp với
những thay đổi của môi trường kinh doanh cũng như chính sách mới của Chính phủ và
Nhà Nước. Với tình hình chung như vậy, các công ty ngành xây dựng niêm yết trên sở
giao dịch chứng khoán thành phố Hà Nội (HNX) cũng đang dần dần tự hoàn thiện để
không ngừng ổn định tài chính và đưa công ty phát triển ngày càng bền vững hơn.
Trong cơ học chúng ta thường quen với khái niệm đòn bẩy như là một công cụ
để khuếch đại lực nhằm biến lực nhỏ thành lực lớn hơn để tác động vào một vật cần
dịch chuyển. Nhưng trong kinh doanh người ta mượn thuật ngữ đòn bẩy để ám chỉ
việc sử dụng chi phí cố định (fixed cost), nợ (debt) làm tăng khả năng sinh lợi của
công ty. Trong đề tài này chúng ta sẽ khám phá những nguyên lý sử dụng đòn bẩy tài
chính (financical leverage) trong quản lý tài chính doanh nghiệp. Khóa luận tốt
nghiệp gồm ba chương:
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH CỦA CÁC
CÔNG TY NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG
KHOÁN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM
YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Thang Long University Library
1
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH
1.1. Khái niệm đòn bẩy tài chính, độ bẩy tài chính
Đòn bẩy tài chính là gì và nó được thể hiện như thế nào trong các doanh nghiệp.
Vai trò của nó cũng như những vấn đề có liên quan đến nó sẽ được đề cập chi tiết
trong chương này. Đây là chương làm rõ các khái niệm có liên quan đến đòn bẩy tài
chính, nội dung và các vấn đề khác thuộc về đòn bẩy tài chính để làm nền tảng lý luận
cho việc nghiên cứu thực tế, rồi từ đó có thể đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả sử dụng đòn bẩy tài chính trong doanh nghiệp. Nghiên cứu đòn bẩy tài chính có
lợi ích gì và tại sao phải nghiên cứu đòn bẩy tài chính là những câu hỏi được đặt ra
trong suốt chương đầu tiên của khóa luận tốt nghiệp.
1.1.1. Khái niệm đòn bẩy tài chính (Financial Leverage: FL)
Với khái niệm đòn bẩy thuần tuý trong vật lý cơ học chúng ta đã rất quen thuộc
thì ta có thể hiểu nó là một công cụ để khuếch đại lực, từ một lực nhỏ thành một lực
lớn hơn để tác động vào vật thể cần dịch chuyển nhờ vào cánh tay đòn và điểm tựa.
Nhà vật lý Archimedes từng nói: “Hãy cho tôi một đòn bẩy và một điểm tựa, tôi sẽ
nhấc bổng Trái đất lên”. Từ đó để ta có thể thấy được sức mạnh to lớn của đòn bẩy,
trong kinh tế người ta mượn thuật ngữ đòn bẩy để ám chỉ việc sử dụng chi phí cố định
để làm tăng khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Có hai quan điểm khác nhau về đòn
bẩy tài chính, cụ thể:
Quan điểm thứ nhất: Đòn bẩy tài chính là khái niệm chỉ mức độ nợ và tác động
của nợ trong cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Hệ số đòn bẩy tài chính
có mục đích xác định mức độ thành công của công ty khi sử dụng nguồn vốn bên
ngoài để tăng hiệu quả số vốn tự có đang được sử dụng để tạo ra lợi nhuận.
Quan điểm thứ hai: Đòn bẩy tài chính cũng được hiểu như là mức độ theo đó
các chứng khoán có thu nhập cố định (như nợ và cổ phiếu ưu đãi) được sử dụng trong
cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp. Đòn bẩy tài chính là việc sử dụng chi phí tài trợ
cố định (nợ và cổ phần ưu đãi) để nhằm nỗ lực gia tăng lợi nhuận cho cổ đông (EPS).
Đặc điểm của vốn cổ phần ưu đãi là khi chia cổ tức ưu đãi thì luôn luôn xác định trước
cho dù lợi nhuận sau thuế có cao hay thấp đến mức nào. Đây chính là nhân tố gây nên
sự khuếch đại cho thu nhập trên vốn cổ phần thường. Mặc dù có tác động khuếch đại
cho thu nhập trên vốn cổ phần thường tương tự như nợ. Tuy nhiên nó vẫn có một số
điểm khác so với các khoản nợ chẳng hạn như cổ tức ưu đãi không được tính vào chi
phí nên vốn cổ phần ưu đãi không tạo ra khoản tiết kiệm nhờ thuế. Giả sử thu nhập sau
thuế quá thấp thì có thể cổ tức ưu đãi thấp xuống, thậm chí là không thể trả cổ tức ưu
đãi mà doanh nghiệp không bị mắc nợ thêm. Phần chưa hoàn trả đủ cổ tức ưu đãi, khi
doanh nghiệp mất khả năng thanh toán thì với những khoản nợ có thể buộc doanh
2
nghiệp phải đi đến phá sản còn với vốn cổ phần ưu đãi thì không. Đối với những
khoản nợ thì doanh nghiệp luôn phải chịu trách nhiệm hoàn trả, điều này là bắt buộc
và theo luật định. Mặt khác thì khi doanh nghiệp sử dụng cổ phần ưu đãi thì những cổ
đông ưu đãi lại là chủ sở hữu của doanh nghiệp chứ không phải là các chủ nợ, chính vì
thế khi ra các quyết định tài chính thì các nhà quản trị tài chính cần quan tâm đến điều
này. Việc sử dụng nợ không gây ra sự phân chia quyền lực trong doanh nghiệp, trong
khi sử dụng cổ phần ưu đãi thì việc phân chia quyền lực là khó có thể tránh khỏi.
Như vậy khi sử dụng đòn bẩy tài chính với các công cụ khác nhau sẽ đem đến
những kết quả và hiệu quả khác nhau, cụ thể:
Đối với nợ, khi doanh nghiệp sử dụng nợ thì doanh nghiệp luôn luôn phải trả lãi
vay và khoản chi trả lãi vay này lại được tính vào chi phí trước khi tính thuế thu nhập
doanh nghiệp. Do đó nó tạo nên một khoản tiết kiệm nhờ thuế, nên chi phí lãi vay sau
thuế chỉ còn là I*(1 – t). Nếu thu nhập trước thuế và lãi vay tăng lên và chi phí lãi vay
không thay đổi, khi đó phần lợi nhuận trên vốn cổ phần thường sẽ tăng lên. Vì số
lượng cổ phiếu không đổi trong khi lợi nhuận sau thuế lại tăng. Nhưng nếu thu nhập
trước thuế và lãi vay mà giảm thì tác động của đòn bẩy tài chính lại ngược lại, lúc đó
chi phí lãi vay vẫn không giảm trong khi thu nhập trước thuế và lãi vay lại bị suy
giảm, do đó mà làm cho thu nhập trên cổ phần thường bị giảm.
Đối với vốn cổ phần ưu đãi, thì do đặc điểm của cổ phần ưu đãi là luôn nhận
một lượng cổ tức nhất định và biết trước nên rất thuận lợi trong việc lập kế hoạch tài
chính của doanh nghiệp. Chính vì cổ tức ưu đãi là cố định nên khi thu nhập sau thuế
tăng lên thì cổ tức ưu đãi chi trả cho cổ đông ưu đãi sẽ không tăng. Do vậy nó làm cho
thu nhập trên vốn cổ phần thường tăng lên. Trong trường hợp thu nhập sau thuế bị
giảm thì lại làm cho thu nhập trên vốn cổ phần thường bị giảm do cổ tức ưu đãi được
chi trả trước cổ tức cổ phiếu thường và nó lại cố định. Do đó dẫn đến hậu quả là thu
nhập trên vốn cổ phần thường bị giảm sút.
1.1.2. Khái niệm độ bẩy tài chính (Degree of Financial Leverage: DFL)
Nếu chỉ có khái niệm về đòn bẩy tài chính không thì chắc rằng không thể hiểu
đầy đủ về các vấn đề liên quan đến đòn bẩy tài chính. Vì vậy mà khái niệm về độ bẩy
tài chính là một khái niệm rất quan trọng. Khái niệm về đòn bẩy tài chính mang tính
định tính nhiều hơn định lượng thì trong khái niệm về độ bẩy tài chính lại là một chỉ
tiêu định lượng dùng để đo lường mức độ biến động của thu nhập trên cổ phần thường
khi thu nhập trước thuế và lãi vay thay đổi. Độ bẩy tài chính ở mức độ thu nhập trước
thuế và lãi vay nào đó được xác định như là phần trăm thay đổi của thu nhập trên cổ
phần thường khi thu nhập trước thuế và lãi vay thay đổi 1%. Độ bẩy của đòn bẩy tài
chính thể hiện sức mạnh của đòn bẩy tài chính đó, hay nó chính là khả năng khuếch
đại thu nhập trên vốn cổ phần thường khi thu nhập trước thuế và lãi vay thay đổi.
Thang Long University Library
3
1.2. Vai trò của đòn bẩy tài chính đối với doanh nghiệp
Đòn bẩy tài chính có vai trò rất quan trọng trong quản lý tài chính của doanh
nghiệp bởi vì:
Thứ nhất là khái niệm đòn bẩy tài chính rất hữu dụng trong phân tích, hoạch
định và kiểm soát tài chính. Các chi phí tài chính cố định được sử dụng để tạo ra rất
nhiều thuận lợi trong việc quản lý tài chính. Việc nghiên cứu về đòn bẩy tài chính còn
giúp cho các nhà quản trị tài chính có thể có thêm công cụ để gia tăng lợi nhuận trên
cổ phần thường và giúp có thêm các thông tin để hỗ trợ cho việc quản lý nợ, vốn chủ
sở hữu… của doanh nghiệp.
Hơn nữa, một doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính với hy vọng đạt được lợi
nhuận cao hơn các định phí của nợ và cổ phần ưu đãi, từ đó gia tăng lợi nhuận cho cổ
đông thường. Tuy nhiên đòn bẩy tài chính là con dao hai lưỡi vì nó cũng làm tăng tính
khả biến hay rủi ro trong lợi nhuận của cổ đông thường. Chẳng hạn như trong một
doanh nghiệp mà thu nhập trước thuế và lãi vay ít hơn chi phí tài chính cố định của nợ
và cổ phần ưu đãi thì việc sử dụng nợ có thể làm giảm lợi nhuận của các cổ đông
thường hay nói cách khác là mặt tiêu cực (mặt trái) của đòn bẩy tài chính. Như vậy thì
đòn bẩy tài chính phóng đại lỗ tiềm năng cũng như lãi tiềm năng của các cổ đông. Đối
với một giám đốc tài chính, việc nghiên cứu đòn bẩy tài chính để làm sáng tỏ nguyên
tắc đánh đổi lợi nhuận và rủi ro của nhiều loại quyết định tài chính khác nhau là vô
cùng quan trọng.
Ngoài ra, bất cứ khi nào một doanh nghiệp sử dụng các chi phí tài chính cố định
thì doanh nghiệp này cũng được gọi là đang sử dụng đòn bẩy tài chính. Các nghĩa vụ
cố định cho phép doanh nghiệp phóng đại các thay đổi nhỏ thành các thay đổi lớn hơn,
giống như trên thực tế khi ta dùng một lực nhỏ tác động vào một đầu của đòn bẩy, đầu
kia sẽ được nâng lên cao với một lực lớn hơn. Đòn bẩy tài chính dùng chi phí tài chính
cố định làm điểm tựa, dùng sự thay đổi của thu nhập trước thuế và lãi vay là lực bẩy và
dĩ nhiên cái cần được bẩy chính là thu nhập trên cổ phiếu thường. Khi doanh nghiệp sử
dụng các chi phí tài chính cố định, một thay đổi trong thu nhập trước thuế và lãi vay sẽ
được phóng đại thành một thay đổi tương đối lớn hơn trong thu nhập mỗi cổ phần
thường. Tác động số nhân này của việc sử dụng các chi phí tài chính cố định được gọi
là độ nghiêng của đòn bẩy tài chính.
Cuối cùng, đòn bẩy tài chính giúp cho doanh nghiệp có thêm một công cụ để dự
kiến nhanh thu nhập trên cổ phần thường (EPS) có thể đạt được trong kỳ ứng với kết
cấu nguồn vốn hiện tại của doanh nghiệp. Điều này rất quan trọng đối với doanh
nghiệp trong việc lựa chọn các quyết định tài chính sao cho có hiệu quả nhất. Chẳng
hạn, việc lựa chọn và đi đến các quyết định cơ cấu vốn của doanh nghiệp, sử dụng nợ
thêm hay giảm đi, sử dụng vốn cổ phần thêm hay giảm đi để có thể làm cho thu nhập
4
trên cổ phần thường được tối đa. Giả sử trong trường hợp doanh nghiệp quyết định
dùng thêm nợ thì chi phí tiết kiệm được nhờ thuế sẽ làm cho thu nhập trên cổ phần
thường tăng lên.
1.3. Công thức tính độ bẩy tài chính
Theo khái niệm về độ bẩy tài chính ở phần trên ta có công thức tính độ bẩy tài
chính như sau:
- Một số ký hiệu:
+ I: chi phí lãi vay
+ EPS (Earning Per Share): thu nhập trên mỗi cổ phần thường
+ EBIT: thu nhập trước thuế và lãi vay
+ PD: cổ tức ưu đãi
+ NS: số lượng cổ phần thường
Phần trăm thay đổi của EPS
Độ bẩy tài chính (DFL) =
Phần trăm thay đổi của EBIT (1.1)
%EPS
Độ bẩy tài chính =
%EBIT (1.2)
Đòn bẩy tài chính là sự đánh giá chính sách vay nợ và huy động vốn bằng cổ
phiếu ưu đãi được sử dụng trong việc điều hành doanh nghiệp. Vì lãi vay phải trả và
cổ tức cổ phiếu ưu đãi không đổi khi sản lượng thay đổi, do đó đòn bẩy tài chính sẽ rất
lớn trong các doanh nghiệp có hệ số nợ cao và ngược lại đòn bẩy tài chính sẽ rất nhỏ
trong các doanh nghiệp có hệ số nợ thấp. Những doanh nghiệp có hệ số nợ bằng không
sẽ không có đòn bẩy tài chính. Như vậy, đòn bẩy tài chính đặt trọng tâm vào hệ số nợ.
Khi đòn bẩy tài chính cao thì chỉ cần một sự thay đổi nhỏ về lợi nhuận trước lãi vay và
thuế cũng có thể làm thay đổi với một tỷ lệ cao hơn về tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở
hữu (vốn cổ phần thường) nghĩa là tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (vốn cổ phần
thường) rất nhạy cảm khi lợi nhuận trước lãi vay và thuế biến đổi. Như vậy, mức độ
ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính phản ánh nếu lợi nhuận trước lãi vay và thuế thay đổi
1% thì lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (vốn cổ phần thường) hoặc EPS sẽ thay đổi bao
nhiêu %. Như chúng ta biết:
[(EBIT – I)(1- t) – PD]
EPS =
NS (1.3)
Thang Long University Library
5
Vì I và PD là hằng số nên I và PD bằng 0, nên ta có:
(EBIT – I)(1 – t) – PD
EPS =
NS
EBIT(1 – t)
=> EPS =
NS (1.4)
Từ đó suy ra:
NS
PDtIEBIT
NS
tEBIT
EPS
EPS




)1)((
)1(
=>
PDtIEBIT
tEBIT
EPS
EPS




)1)((
)1(
(1.5)
Nên công thức tính độ bẩy tài chính được tính như sau:
EBIT
EBIT
PDtIEBIT
tEBIT
DFL




)1)((
)1(
=> 












EBIT
EBIT
PDtIEBIT
tEBIT
DFL
)1)((
)1(
=>
PDtIEBIT
tEBIT
DFL



)1)((
)1(
(1.6)
Chia cả tử và mẫu cho (1 – t) ta được:
 )1( tPDIEBIT
EBIT
DFL

 (1.7)
Đây là trường hợp trong cơ cấu vốn có cả vốn cổ phần ưu đãi nhưng nếu trong
trường hợp không có vốn cổ phần ưu đãi trong cơ cấu vốn thì công thức tính độ bẩy tài
chính sẽ đơn giản hơn nhiều và độ bẩy tài chính được tính theo công thức sau:
6
IEBIT
EBIT
DFL


(1.8)
Từ công thức (1.7) và công thức (1.8) ta có thể thấy độ bẩy của đòn bẩy tài
chính trong hai trường hợp: Có dùng vốn cổ phần ưu đãi và không dùng vốn cổ phần
ưu đãi trong cơ cấu nguồn vốn là khác nhau.
+ Nếu chi phí trả cổ tức ưu đãi (PD) lớn hơn phần tiết kiệm nhờ thuế do sử dụng
nợ (1 – t)*I thì ta có:
1)1()1(  tPDItPD
IEBIT
t
PD
EBIT 


)1(
)1( t
PD
EBITIEBIT


)1(
1
t
PD
EBIT
EBIT
EBIT
EBIT





(1.9)
Từ công thức (1.9) ta dễ dàng suy ra rằng độ bẩy của đòn bẩy tài chính khi sử
dụng vốn nợ và cổ phần ưu đãi trong cơ cấu vốn sẽ lớn hơn trong trường hợp không sử
dụng vốn cổ phần mà chỉ sử dụng nợ trong trường hợp chi phí trả cổ tức lớn hơn phần
tiết kiệm nhờ thuế do sử dụng nợ.
+ Nếu chi phí trả cổ tức cổ phần ưu đãi (PD) nhỏ hơn phần tiết kiệm nhờ thuế
do sử dụng nợ (1 – t)*I thì ta có:
1)1()1(  tPDItPD
IEBIT
t
PD
EBIT 


)1(
)1( t
PD
EBITIEBIT


(1.10)
Thang Long University Library
7
)1(
1
t
PD
EBIT
EBIT
EBIT
EBIT





(1.11)
Từ công thức (1.10) và từ phần trên thì trong trường hợp chi phí cổ tức vốn cổ
phần nhỏ hơn phần tiết kiệm nhờ thuế từ việc sử dụng nợ thì độ bẩy tài chính trong
trường hợp chỉ dùng nợ trong cơ cấu nguồn vốn lại có độ bẩy lớn hơn trường hợp dùng
cả vốn cổ phần ưu đãi.
1.4. Hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính
1.4.1. Các quan điểm và phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính
1.4.1.1. Các quan điểm về hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính
Chúng ta có thể hiểu một cách chung nhất về hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài
chính theo quan điểm sau: Hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính là một phạm trù kinh tế
phản ánh trình độ, năng lực của doanh nghiệp trong việc sử dụng nợ và cổ phần ưu đãi
để đảm bảo cho việc khuếch đại thu nhập trên vốn cổ phần thường một cách lớn nhất
trong mọi trường hợp.
Hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính phản ánh mối quan hệ giữa kết quả thu
được do việc sử dụng đòn bẩy tài chính và chi phí phải bỏ ra khi sử dụng đòn bẩy tài
chính. Kết quả thu được càng cao so với chi phí tài chính bỏ ra thì hiệu quả sử dụng
đòn bẩy tài chính càng cao. Điều này thể hiện thông qua hệ thống các chỉ tiêu về
mức sinh lời trên vốn chủ sở hữu, trên vốn cổ phần thường và một số chỉ tiêu liên
quan. Do đó, nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính là mục tiêu quan trọng để
doanh nghiệp có thể cải thiện chất lượng quản lý tài chính trong doanh nghiệp. Bên
cạnh đó, doanh nghiệp phải thường xuyên phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng đòn
bẩy tài chính để nhanh chóng có biện pháp khắc phục những mặt hạn chế và phát huy
những ưu điểm của doanh nghiệp trong quá trình sử dụng đòn bẩy tài chính. Thông
qua phân tích hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính sẽ cung cấp thêm những kinh nghiệm
cũng như kỹ năng dự báo, sử dụng đòn bẩy cùng những những ưu điểm và hạn chế
trong công tác quản lý tài chính tại doanh nghiệp.
1.4.1.2. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính
Có hai phương pháp để phân tích tài chính cũng như phân tích hiệu quả sử dụng
đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp, đó là phương pháp so sánh và phương pháp phân
tích tỷ số.
Về phương pháp so sánh: Để áp dụng phương pháp này cần phải đảm bảo các
điều kiện so sánh được của các chỉ tiêu tài chính (thống nhất về không gian, thời gian,
nội dung, tính chất và đơn vị tính toán...) và theo mục đích phân tích mà xác định gốc
8
so sánh. Gốc so sánh được chọn là gốc về thời gian hoặc không gian, kỳ phân tích
được chọn là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch. Giá trị so sánh có thể được lựa chọn bằng
số tuyệt đối, số tương đối hoặc số bình quân. Nội dung so sánh có thể là so sánh giữa
số thực hiện năm nay và năm trước hoặc so sánh giữa số thực hiện và số kế hoạch.
Về phương pháp tỷ số: Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, các tỷ số tài
chính được phân thành các nhóm đặc trưng, phản ánh những nội dung cơ bản theo mục
tiêu hoạt động của doanh nghiệp. Đó là các nhóm tỷ số về khả năng thanh toán, nhóm
tỷ số về cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn cũng như nhóm tỷ số về năng lực hoạt
động kinh doanh và khả năng sinh lời. Mỗi nhóm tỷ số lại bao gồm nhiều tỷ số phản
ánh riêng lẻ, từng bộ phận của hoạt động tài chính, trong mỗi trường hợp khác nhau,
tuỳ theo góc độ phân tích, người phân tích lựa chọn những nhóm chỉ tiêu khác nhau.
Để phục vụ cho việc phân tích hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp
người ta thường dùng một số các chỉ tiêu mà tôi sẽ trình bày cụ thể trong phần sau.
1.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính
1.4.2.1. Chỉ tiêu khả năng thanh toán lãi vay
Sử dụng nợ nói chung tạo ra được lợi nhuận cho công ty nhưng cổ đông chỉ có
lợi khi nào lợi nhuận tạo ra lớn hơn lãi phải trả cho việc sử dụng nợ, nếu không công
ty sẽ không có khả năng trả lãi và gánh nặng lãi gây thiệt hại cho cổ đông. Để đánh giá
khả năng trả lãi của công ty sử dụng chỉ tiêu khả năng thanh toán lãi vay.
EBIT
Khả năng thanh toán lãi vay =
Lãi vay (1.12)
Chỉ tiêu khả năng thanh toán lãi vay phản ánh khả năng trang trải lãi vay của
doanh nghiệp từ lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó cho biết mối quan hệ
giữa chi phí lãi vay và lợi nhuận của doanh nghiệp, qua đó giúp đánh giá xem doanh
nghiệp có khả năng trả lãi vay hay không. Chỉ tiêu khả năng thanh toán lãi vay thể
hiện đòn bẩy tài chính là đòn bẩy tài chính âm hay dương. Nếu chỉ tiêu này lớn hơn 1
tức là doanh nghiệp có được đòn bẩy tài chính dương, nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 tức
là doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính âm. Nếu chỉ số này nhỏ hơn 1 thì có hai khả năng
xảy ra: Một là doanh nghiệp vay nợ quá nhiều và sử dụng nợ vay kém hiệu quả khiến
cho lợi nhuận làm ra không đủ trả lãi vay. Hai là, khả năng sinh lợi của doanh nghiệp
quá thấp khiến cho lợi nhuận tạo ra quá thấp không đủ để trang trải lãi vay. Chỉ tiêu
này được đánh giá thông qua sự so sánh với một và với các năm trước đó, nếu càng
lớn thì kết hợp với các chỉ tiêu ở trên sẽ có thể kết luận được là việc sử dụng đòn bẩy
tài chính của doanh nghiệp có hiệu quả hay không.
Thang Long University Library
9
1.4.2.2. Chỉ tiêu bảo chứng cổ tức cổ phiếu ưu đãi
Thu nhập ròng
Bảo chứng cổ tức cổ phiếu ưu đãi =
Cổ phiếu cổ tức ưu đãi (1.13)
Tuy không làm tròn trách nhiệm chi trả cổ tức cổ phiếu ưu đãi không đặt doanh
nghiệp rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán nhưng nó có thể ảnh hưởng đến uy
tín tài chính của doanh nghiệp trên thị trường và ảnh hưởng đến giá trị của cổ phiếu
trên thị trường chứng khoán.
1.4.2.3. Chỉ tiêu lợi nhuận trên tổng tài sản
Thu nhập sau thuế
ROA =
Tổng tài sản (1.14)
Chỉ tiêu lợi nhuận trên tổng tài sản – Return on assests ratio (ROA). Chỉ tiêu
này cho biết trong một đồng tài sản của doanh nghiệp sẽ tạo ra bao nhiêu đồng thu
nhập sau thuế. Tỷ số ROA càng cao thì quyết định đầu tư vào tài sản của doanh nghiệp
càng hiệu quả. Tỷ số ROA cao hay thấp bị tác động rất lớn bởi hiệu quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp (khả năng quản lý tài sản, quản lý chi phí và doanh thu...) và
đặc điểm ngành nghề sản xuất kinh doanh.
1.4.2.4. Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu
Thu nhập sau thuế
ROE =
Vốn chủ sở hữu (1.15)
Chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu – Return on equity ratio (ROE). Đây là
chỉ tiêu mà các nhà đầu tư rất quan tâm vì nó cho thấy khả năng sinh lợi của một đồng
vốn họ bỏ ra để đầu tư vào doanh nghiệp. Nếu chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở
hữu càng cao thì chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng ngày càng hiệu quả hơn những khoản
vốn vay nên đã khuếch đại được tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu. Tăng mức doanh
lợi trên vốn chủ sở hữu là một mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động quản lý tài
chính doanh nghiệp. Để đánh giá chỉ tiêu này chúng ta có thể so sánh với chỉ tiêu này
của năm trước hoặc với mức trung bình của ngành. Nếu một doanh nghiệp mà sử dụng
hiệu quả đòn bẩy tài chính thì chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu sẽ cao và
10
tăng nhanh qua các năm. Ngược lại nếu sử dụng đòn bẩy tài chính một cách không
hiệu quả thì chỉ tiêu này sẽ không cao hay không tăng hoặc thậm chí là giảm so với
năm trước đó. Chính vì thế mà chỉ tiêu này thường được dùng để đánh giá hiệu quả sử
dụng đòn bẩy tài chính.
- Gọi :
+ ROAE : là Tỷ suất sinh lợi kinh tế của tài sản
EBIT
ROAE =
A
+ EBIT : Lợi nhuận trước lãi vay và thuế
+ A : Giá trị tài sản bình quân (hay vốn kinh doanh bình quân)
+ D : là vốn vay
+ E : là vốn chủ sở hữu
+ rd : là lãi suất vay
+ t : là thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
ROE =  





 rdEE ROA
E
D
ROA *(1-t)
Vậy:
- Khi ROAE > rd : Doanh nghiệp tăng vay nợ thì ROE càng được khuếch đại, đồng thời
gia tăng rủi ro tài chính.
- Khi ROAE = rd : Doanh nghiệp tăng vay nợ nhưng ROE không thay đổi, đồng thời gia
tăng rủi ro tài chính.
- Khi ROAE < rd : Doanh nghiệp tăng vay nợ sẽ làm suy giảm ROE, đồng thời gia tăng
rủi ro tài chính.
Đây chính là giới hạn của hệ số nợ trong trong tổng vốn của doanh nghiệp và
điều này cần được lưu ý khi ra quyết định huy động vốn.
Cần lưu ý rằng, cũng như sử dụng đòn bẩy kinh doanh, việc sử dụng đòn bẩy tài
chính như sử dụng “con dao hai lưỡi”. Nếu tổng tài sản không có khả năng sinh ra một
tỷ suất sinh lời đủ lớn để bù đắp chi phí lãi vay thì tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu
(vốn cổ phần thường) sẽ bị giảm sút, bởi lẽ phần lợi nhuận do vốn chủ sở hữu (vốn cổ
phần thường) làm ra phải dùng để bù đắp sự thiếu hụt của khoản lãi vay phải trả.
Khả năng gia tăng lợi nhuận cao là điều mong ước của các chủ sở hữu, trong đó
đòn bẩy tài chính là một công cụ được các nhà quản lý thường dùng. Đòn bẩy tài chính
là công cụ hữu ích để khuếch đại tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hay gia tăng
thu nhập trên một cổ phần thường, đồng thời cũng tiềm ẩn sự gia tăng rủi ro cho chủ
sở hữu. Sự thành công hay thất bại này tuỳ thuộc vào chiến lược của chủ sở hữu khi
lựa chọn cơ cấu tài chính.
Thang Long University Library
11
1.4.2.5. Chỉ tiêu thu nhập trên mỗi cổ phần thường
EAT – PD
EPS =
NS (1.16)
Chỉ tiêu thu nhập trên mỗi cổ phần thường – Earning Per Share (EPS). Thu
nhập trên mỗi cổ phần thường là một yếu tố quan trọng nhất, quyết định đến giá trị của
cổ phần bởi vì nó đo lường mức thu nhập chứa đựng trong một cổ phần hay nói cách
khác nó thể hiện thu nhập mà nhà đầu tư có được do mua cổ phần. Chỉ tiêu này càng
cao thì chứng tỏ doanh nghiệp này sử dụng đòn bẩy tài chính càng hiệu quả. Để thấy
được việc sử dụng đòn bẩy tài chính có hiệu quả hay không so với năm trước thì ta lấy
chỉ tiêu này so với cũng chỉ tiêu này của năm trước đó. Nếu lớn hơn chứng tỏ doanh
nghiệp đã tiến bộ trong quản lý tài chính mà cụ thể là nâng cao được hiệu quả sử dụng
đòn bẩy tài chính. Thu nhập trên vốn cổ phần thường là mục tiêu của việc sử dụng đòn
bẩy tài chính nên việc dùng chỉ tiêu này để đánh giá hiệu quả sử dùng đòn bẩy tài
chính là tất yếu.
Như vậy, hai chỉ tiêu ROE và EPS là hai chỉ tiêu đánh giá kết quả trực tiếp của
đòn bẩy tài chính có được sử dụng một cách hiệu quả hay không. Nếu nó được sử
dụng một cách hiệu quả thì hai chỉ tiêu này phải đạt giá trị lớn nhất có thể. Mặc dù
cùng được dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính nhưng hai chỉ tiêu này
có một chút khác biệt. Với chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, nó phản ánh
mức sinh lợi trên vốn cổ phần thường và vốn cổ phần ưu đãi, còn với chỉ tiêu thu nhập
trên vốn cổ phần thường thì lại chỉ xét khả năng sinh lợi trên vốn cổ phần thường.
Trong khi sử dụng vốn cổ phần ưu đãi cũng tạo nên độ bẩy cho thu nhập trên vốn cổ
phần thường. Chính vì sự khác biệt này nên khi đánh giá hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài
chính thì chỉ tiêu thu nhập trên vốn cổ phần thường là chỉ tiêu quan trọng hơn.
Bên cạnh đó thì còn một vài chỉ tiêu liên quan khác để đánh giá về hiệu quả sử
dụng đòn bẩy tài chính một cách không trực tiếp.
1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính
1.5.1. Các nhân tố chủ quan
1.5.1.1. Tâm lý của nhà quản lý tài chính
Đây là nhân tố thuộc về sự “bảo thủ” hay “phóng khoáng” của nhà quản lý tài
chính. Nếu với nhà quản lý tài chính có tâm lý “phóng khoáng” thích mạo hiểm, rủi ro
thì sẽ sử dụng nhiều nợ và khi đó thì độ bẩy của đòn bẩy tài chính sẽ cao. Và ngược lại
với những nhà quản trị tài chính có tâm lý “bảo thủ” thì họ không thích phiêu lưu mạo
hiểm nên họ thường lựa chọn phương án tài trợ dùng rất ít nợ thậm chí là không dùng
12
nợ. Họ chỉ sử dụng vốn chủ sở hữu, khi đó thì rõ ràng là đòn bẩy tài chính sẽ ít được
dùng và lẽ dĩ nhiên là hiệu quả sử dùng đòn bẩy tài chính sẽ khó mà có thể cao được.
1.5.1.2. Trình độ người lãnh đạo
Vấn đề trình độ của người lãnh đạo rất quan trọng vì khi những nhà lãnh đạo
mà trình độ không cao thì họ không hiểu thấu đáo các vấn đề về đòn bẩy tài chính thì
việc sử dụng đòn bẩy tài chính là khó khăn. Vì họ không thấy được vai trò của đòn bẩy
tài chính nên sẽ không sử dụng một cách có hiệu quả đòn bẩy tài chính. Ví dụ như khi
họ không biết gì về việc sử dụng đòn bẩy tài chính thì có khi đòn bẩy tài chính phát
huy tác dụng mà họ không hề hay biết, để có thể nhờ đòn bẩy tài chính làm cho thu
nhập trên cổ phần thường lớn nhất. Hoặc có khi đòn bẩy tài chính đang thể hiện mặt
trái của nó thì lại dùng nó một cách vô thức dẫn đến hậu quả không tốt cho doanh
nghiệp (trong khi tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu thấp hơn rất nhiều lần chi phí lãi
vay thì đương nhiên càng sử dụng nợ sẽ càng làm cho tỷ suất sinh lời trên vốn chủ
càng thấp). Chính vì thế mà trình độ của nhà lãnh đạo doanh nghiệp có ảnh hưởng rất
lớn đến hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính.
1.5.1.3. Chiến lược phát triển doanh nghiệp
Hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính còn phụ thuộc vào chiến lược phát triển của
doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp đang có chiến lược mở rộng quy mô, lĩnh vực hoạt
động thì sẽ rất cần vốn nên việc vay nợ hay sử dụng vốn cổ phần thường, vốn cổ phần
ưu đãi là việc tất yếu xảy ra. Khi đó lại chịu ảnh hưởng của các quyết định tài chính từ
các nhà quản lý tài chính. Nếu doanh nghiệp đang có khuynh hướng chuyển đổi lĩnh
vực từ lĩnh vực ít rủi ro sang lĩnh vực nhiều rủi ro hơn thì rất có thể nợ sẽ được sử
dụng ít đi trong tương lai để nhằm không làm tăng hơn nữa rủi ro đối với doanh
nghiệp. Khi đó thì đòn bẩy tài chính sẽ giảm độ bẩy của nó trong doanh nghiệp đó.
1.5.1.4. Việc sử dụng đòn bẩy hoạt động
Đòn bẩy hoạt động là nhân tố tác động rất lớn đến hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài
chính. Trước hết phải tìm hiểu chung về đòn bẩy hoạt động hay đòn bẩy kinh doanh.
Đòn bẩy kinh doanh phản ánh mối quan hệ giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi.
Mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy kinh doanh sẽ rất lớn ở những doanh nghiệp có chi phí
cố định cao hơn chi phí biến đổi. Nhưng đòn bẩy kinh doanh chỉ tác động tới lợi nhuận
trước thuế và lãi vay, bởi lẽ hệ số nợ không ảnh hưởng tới độ lớn của đòn bẩy kinh
doanh. Còn mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính chỉ phụ thuộc vào hệ số nợ, cổ
tức ưu đãi mà không phụ thuộc vào kết cấu chi phí cố định và chi phí biến đổi của
doanh nghiệp. Do đó, đòn bẩy tài chính không tác động tới thu nhập trước thuế và lãi
vay. Tuy nhiên thì sự thay đổi của thu nhập trước thuế và lãi vay lại là lực tác động để
tạo nên lực bẩy cho đòn bẩy tài chính. Vì vậy, khi ảnh hưởng của đòn bẩy kinh doanh
chấm dứt thì ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính sẽ tiếp tục để khuếch đại mức lợi nhuận
Thang Long University Library
13
trên vốn chủ sở hữu (vốn cổ phần thường) khi doanh thu thay đổi. Điều này chứng tỏ
ảnh hưởng trực tiếp và rất lớn của đòn bẩy kinh doanh tới hiệu quả của đòn bẩy tài
chính. Nếu đòn bẩy kinh doanh mà tốt thì sự thay đổi của thu nhập trước thuế và lãi
vay là lớn, từ đó mà đòn bẩy tài chính sẽ phát huy tốt hơn sức mạnh của mình để bẩy
mạnh mẽ hơn thu nhập trên vốn cổ phần thường. Nếu sử dụng đòn bẩy hoạt động
không tốt thì thu nhập trước thuế và lãi vay không được bẩy mà thậm trí còn làm giảm
thu nhập trước thuế và lãi vay. Điều này đương nhiên sẽ làm giảm hiệu quả của việc sử
dụng đòn bẩy tài chính. Nhưng cũng phải đề cập đến một khía cạnh mà bản thân doanh
nghiệp cũng khó có thể quyết định được hiệu quả sử dụng đòn bẩy hoạt động vì việc
sử dụng đòn bẩy hoạt động nhiều hay ít nó còn phụ thuôc vào nhiều nhân tố khách
quan khác trong lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.
1.5.1.5. Uy tín doanh nghiệp
Trong doanh nghiệp nếu họ muốn sử dụng đòn bẩy tài chính thì điều đầu tiên là
họ phải tìm được nguồn để huy động nợ hay vốn cổ phần ưu đãi. Điều này đối với một
số doanh nghiệp thì không phải là khó nhưng đối với một số doanh nghiệp thì đây quả
là vấn đề rất nan giải. Tại sao lại như vậy ?. Điều này được giải thích theo một góc độ
nào đó thì nó chính là uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Nếu có uy tín tốt thì
việc vay nợ hay huy động vốn cổ phần thường không phải là khó và tốn kém. Nhưng
nếu uy tín của doanh nghiệp không đủ tạo niềm tin cho chủ nợ và cổ đông ưu đãi thì
việc huy động thêm nợ và vốn cổ phần ưu đãi quả là khó khăn và chi phí lớn hơn.
Chính việc huy động này tác động đến mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh
nghiệp và từ đó nó tác động đến hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính. Mặt khác, khi
một doanh nghiệp có uy tín tốt thì trong quá trình sử dụng đòn bẩy tài chính sẽ tạo
được rất nhiều thuận lợi. Chẳng hạn như khi doanh nghiệp thực sự gặp khó khăn về tài
chính nhưng do uy tín tốt thì có thể hoãn được nợ, thậm chí còn huy động thêm được
vốn để khắc phục khó khăn về tài chính. Điều này không những hạn chế được mặt trái
của đòn bẩy tài chính mà còn tránh cho doanh nghiệp phải đi đến một kết cục xấu.
1.5.2. Các nhân tố khách quan
1.5.2.1. Thị trường tài chính
Thị trường tài chính là nơi diễn ra các hoạt động mua bán những công cụ được
phát hành bởi những cơ sở tài chính như ngân hàng, Nhà Nước hay các trung gian tài
chính khác. Thị trường tài chính là tổng hòa các quan hệ cung cầu về vốn trong nền
kinh tế. Thị trường tài chính cũng là nơi diễn ra các giao dịch mua, bán các loại tích
sản tài chính hay các công vốn hoặc vốn. Đây cũng là một bộ phận quan trọng bậc
nhất trong hệ thống tài chính, chi phối toàn bộ hoạt động của nền kinh tế hàng hóa. Thị
trường tài chính phát triển góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế xã hội của
một quốc gia. Nếu doanh nghiệp đang ở trong một thị trường tài chính tương đối phát
14
triển thì việc huy động vốn sẽ có rất nhiều thuận lợi. Điều này tạo điều kiện tốt cho
doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính và từ đó tác động tốt đến hiệu quả sử dụng
đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp. Giả sử như doanh nghiệp đang ở trong một thị
trường tài chính chưa phát triển thì sẽ khó khăn trong việc huy động nợ, cổ phần ưu
đãi và gây nên một tâm lý lo lắng cho các nhà quản lý tài chính trong việc sử dụng đòn
bẩy tài chính.
1.5.2.2. Chi phí lãi vay
Đây là nhân tố rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến số lượng sử dụng nợ của
doanh nghiệp. Khi chi phí nợ thấp thì doanh nghiệp sẽ dùng nhiều nợ hơn để tài trợ
cho các hoạt động của mình và khi đó mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh
nghiệp sẽ cao lên. Ngược lại khi chi phí nợ mà cao thì doanh nghiệp phải giảm việc sử
dụng nợ và từ đó sẽ làm cho độ bẩy của đòn bẩy tài chính giảm sút. Nếu với cùng một
lượng nợ như nhau nhưng chi phí nợ giảm đi thì hiển nhiên thu nhập trước thuế sẽ tăng
lên làm cho thu nhập trên cổ phần thường được khuếch đại lớn hơn.
1.5.2.3. Chính sách, luật pháp Nhà Nước
Trong các chính sách vĩ mô của Nhà Nước thì doanh nghiệp luôn bị chi phối
bởi chúng. Cụ thể là chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp, nếu thuế thu nhập doanh
nghiệp càng cao thì càng khuyến khích doanh nghiệp dùng nhiều nợ, khi ấy thì doanh
nghiệp sẽ có phần tiết kiệm được nhờ lá chắn thuế là rất lớn. Khi đó sẽ khuyến khích
doanh nghiệp dùng nhiều nợ thì cũng đồng nghĩa với việc khuyến khích doanh nghiệp
sử dụng đòn bẩy tài chính nhiều hơn.
1.5.2.4. Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp
Mặt khác, tuỳ từng lĩnh vực mà mức độ rủi ro doanh nghiệp phải gánh chịu là
khác nhau nên mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính cũng khác nhau. Việc sử dụng đòn
bẩy tài chính của các doanh nghiệp xây dựng tại Việt Nam đã rất phổ biến trong những
năm qua. Các khoản vay ngân hàng được các doanh nghiệp gia tăng để có thể đầu tư
cũng như hoàn thành các công trình kịp tiến độ. Còn trên thị trường chứng khoán, việc
sử dụng đòn bẩy tài chính đã làm tăng mạnh tính thanh khoản trong năm 2009. Việc sử
dụng đòn bẩy đã được áp dụng ngay từ thời kỳ tăng trưởng đầu của thị trường và trở
nên phổ biến tại con sóng đi lên thứ hai (từ giữa tháng 7/2009) khiến cho thanh khoản
thị trường tăng mạnh, đỉnh điểm vào tháng 10/2009 có nhiều phiên liên tiếp giao dịch
đạt giá trị quanh mốc 5.000 tỷ đồng. Do đó tùy từng lĩnh vực mà doanh nghiệp tham
gia sẽ quyết định việc sử dụng đòn bẩy tài chính như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất.
1.5.2.5. Tình hình tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ và kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp
Khi doanh nghiệp tiêu thụ được nhiều sản phẩm, dịch vụ thì khi đó doanh thu sẽ
tăng, làm cho đòn bẩy hoạt động được sử dụng có hiệu quả. Từ đó làm cho hiệu quả sử
Thang Long University Library
15
dụng đòn bẩy tài chính cũng được nâng lên. Trong trường hợp doanh nghiệp bị ế ẩm
thì vốn bị ứ đọng trong khi chi phí tài chính cố định vẫn phải thanh toán, làm tăng chi
phí mà cụ thể là chi phí lãi vay và từ đó làm cho thu nhập trước thuế bị giảm sút. Hay
chỉ tiêu khả năng thanh toán lãi vay giảm và điều này là không tốt với hiệu quả sử
dụng đòn bẩy tài chính.
Dưới tác động của đòn bẩy hoạt động, một sự thay đổi trong số lượng hàng bán
đưa đến kết quả lợi nhuận (lỗ) gia tăng với tốc độ lớn hơn. Để đo lường mức độ tác
động của đòn bẩy hoạt động, người ta sử dụng chỉ tiêu độ bẩy hoạt động (Degree of
Operating Leverage – DOL). Độ bẩy hoạt động được định nghĩa là phần trăm thay đổi
của lợi nhuận hoạt động so với phần trăm thay đổi của sản lượng (hoặc doanh thu).
Độ bẩy hoạt động (DOL) Phần trăm thay đổi lợi nhuận hoạt động
ở mức sản lượng Q =
(doanh thu S) Phần trăm thay đổi sản lượng (hoặc doanh thu)
(1.17)
EBIT/EBIT
DOL =
 Q / Q (1.18)
Cần lưu ý rằng độ bẩy có thể khác nhau ở những mức sản lượng (hoặc doanh thu)
khác nhau. Do đó, khi nói đến độ bẩy hoạt động phải chỉ rõ độ bẩy ở mức sản lượng Q,
doanh thu S nào đó. Chúng ta thực hiện thêm một số biến đổi từ công thức (1.18) để có
thể dễ dàng tính DOL theo cách khác:
Lợi nhuận hoạt động:
EBIT = PQ – VQ – F = Q*(P – V) – F
Bởi vì đơn giá P, định phí F và biến phí đơn vị V là cố định nên:
∆EBIT = ∆Q*(P – V)
Thay vào công thức (1.16) ta được:
FVP
VP
DOL
FVP
VP
X
FVP
VPFVP
VP
DOL
Q
Q













Q)(
)(Q
Q)(
)(Q
Q
Q
)(Q
)(Q
Q
Q
)(Q
)(Q
(1.19)
16
Công thức (1.17) dùng để tính độ bẩy hoạt động theo sản lượng Q, công thức này
chỉ thích hợp đối với những công ty mà sản phẩm có tính đơn chiếc. Đối với công ty
sản xuất sản phẩm đa dạng và không thể tính thành đơn vị, chúng ta sử dụng chỉ tiêu
độ bẩy theo doanh thu. Công thức tính độ bẩy theo doanh thu như sau:
S: Doanh thu
V: Tổng chi phí khả biến
Số dư đảm phí
Độ bẩy hoạt động =
Lợi nhuận
Giả định có hai công ty cùng doanh thu và lợi nhuận, nếu tăng cùng một lượng
doanh thu như nhau, thì những công ty có tỷ lệ số dư đảm phí lớn, lợi nhuận tăng lên
càng nhiều, vì vậy tốc độ tăng lợi nhuận lớn hơn và độ bẩy hoạt động sẽ lớn hơn. Điều
này cho thấy những công ty mà tỷ trọng chi phí bất biến lớn hơn khả biến thì tỷ lệ số
dư đảm phí lớn, từ đó đòn bẩy hoạt động sẽ lớn và lợi nhuận sẽ rất nhạy cảm với sự
thay đổi doanh thu, sản lượng bán.
Độ bẩy kinh doanh cao có thể giúp doanh nghiệp tạo ra nhiều lợi nhuận hơn từ
mỗi doanh số tăng thêm (doanh số biên tế) nếu việc bán một sản phẩm tăng thêm đó
chỉ làm gia tăng chi phí khả biến một đơn vị nhỏ. Vì hầu hết các chi phí đã là chi phí
cố định. Do vậy, lợi nhuận biên tế được tăng lên và thu nhập cũng tăng nhanh hơn.
Qua đó, đòn bẩy hoạt động đã tác động tích cực đến đòn bẩy tài chính trong hoạt động
của doanh nghiệp.
1.5.2.6. Thực trạng của nền kinh tế
Đây là nhân tố ảnh hưởng đến tất cả các doanh nghiệp, nếu nền kinh tế đang
phát triển mạnh mẽ thì các doanh nghiệp sẽ dễ dàng hoạt động và có được kết quả kinh
doanh tốt và từ đó làm tăng hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính. Ngược lại, nếu nền
kinh tế đang ở trong điều kiện suy thoái thì hoạt động của các doanh nghiệp sẽ bị trì trệ
và điều này là hoàn toàn không có lợi cho việc sử dụng đòn bẩy tài chính.
1.6. Mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và rủi ro tài chính
1.6.1. Khái niệm về rủi ro
Rủi ro là sự không chắc chắn về tổn thất, nó là sự tổng hợp những sự ngẫu
nhiên có thể đo lường được bằng xác suất. Phạm trù rủi ro là phạm trù vốn có của loài
người, ngay từ khi chúng ta sinh ra chúng ta đã phải đương đầu với những rủi ro. Rủi
EBIT
FEBIT
FVS
VS
DOLS





Thang Long University Library
17
ro nó tồn tại từ trước khi loài người xuất hiện nên khi loài người xuất hiện thì việc rủi
ro luôn tồn tại là một điều dễ hiểu.
Rủi ro xảy ra do nhiều nguyên nhân (chẳng hạn như do thiên tai, do con
người…). Bản thân rủi ro đã quá đa dạng và phức tạp, điều này là do có rất nhiều
nguồn gốc (hay nguyên nhân) gây nên rủi ro.
Rủi ro xảy ra sẽ để lại hậu quả xấu: khi nói đến rủi ro là chúng ta muốn nói
đến một điều xảy ra hoàn toàn không mong muốn. Do khi chúng xảy ra thì sẽ đem lại
điều không tốt đến với chúng ta, hơn nữa chúng ta lại không thể biết chúng xảy ra khi
nào và hậu quả sẽ như thế nào nên không thể lường trước được.
1.6.2. Mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và rủi ro tài chính
Rủi ro tài chính chỉ tính khả biến tăng thêm của thu nhập mỗi cổ phần và xác
suất mất khả năng thanh toán khi một doanh nghiệp sử dụng các nguồn tài trợ có chi
phí tài chính cố định như sử dụng nợ và cổ phần ưu đãi trong cơ cấu nguồn vốn của
mình. Doanh nghiệp mất khả năng chi trả là khi doanh nghiệp không thể đáp ứng các
nghĩa vụ tài chính theo hợp đồng chẳng hạn như thanh toán lãi vay, thanh toán các
khoản phải trả và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp khi đáo hạn. Các chi phí sử dụng
vốn như lãi vay và cổ tức ưu đãi tượng trưng cho các nghĩa vụ theo hợp đồng mà một
doanh nghiệp phải đáp ứng bất kể mức độ thu nhập trước thuế và lãi vay như thế nào
(trong một số trường hợp khẩn cấp về vấn đề tài chính doanh nghiệp có thể bỏ qua cổ
tức ưu đãi nhưng việc bỏ qua này có thể dẫn đến một số các hậu quả không mong
muốn. Vì thế mà việc chi trả cổ tức của cổ phần ưu đãi được xem như là một nghĩa vụ
theo hợp đồng tương tự như lãi vay).
Việc gia tăng sử dụng nợ và cổ phần ưu đãi sẽ làm tăng chi phí tài chính cố
định của doanh nghiệp. Các chi phí này yêu cầu mức thu nhập trước thuế và lãi vay mà
doanh nghiệp đạt được phải cao hơn để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính và duy trì hoạt
động. Khi gia tăng việc sử dụng nợ thì làm cho chi phí tài chính cố định cũng tăng kéo
theo việc tăng xác suất mất khả năng chi trả từ đó làm cho rủi ro tăng lên. Sử dụng đòn
bẩy tài chính có độ bẩy lớn thì khi đó sự thay đổi của thu nhập trên cổ phần thường
được khuếch đại lên nhiều lần do sự thay đổi của thu nhập trước thuế và lãi vay từ đó
làm tăng rủi ro.
Rủi ro là như thế, vậy thì tại sao doanh nghiệp lại chấp nhận rủi ro và sử dụng
nợ hay cổ phần ưu đãi. Đó chính là việc làm tăng chi phí tài chính cố định và từ đó có
thể tăng lợi nhuận cho các cổ đông thường. Đòn bẩy tài chính có khả năng làm gia
tăng tỷ suất sinh lợi mong đợi của vốn cổ phần thường nhưng cũng ngay lúc đó chúng
sẽ đưa cổ đông tới một rủi ro lớn hơn. Nguyên tắc trong tài chính doanh nghiệp là
đánh đổi lợi nhuận và rủi ro được áp dụng trong việc sử dụng đòn bẩy tài chính: tỷ suất
18
sinh lợi cao sẽ trở nên cao hơn nữa nhưng nếu tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư thấp thì
tỷ suất sinh lợi mong đợi trên cổ phần thường thậm chí càng thấp hơn.
Tóm lại, rủi ro tài chính là sự dao động hay sự biến thiên của tỷ suất lợi nhuận
trên vốn chủ sở hữu (hoặc thu nhập trên một cổ phần) và làm tăng thêm xác suất mất
khả năng thanh toán khi doanh nghiệp sử dụng vốn vay và các nguồn tài trợ khác có
chi phí tài chính cố định.
Như vậy, để lượng hóa rủi ro tài chính trong hoạt động của doanh nghiệp có thể
sử dụng hai thước đo, đó là độ lớn của đòn bẩy tài chính và độ lệch chuẩn của EPS.
- Công thức độ lệch chuẩn EPS:
δEPS = Pi(EPS – EPS)^2
- δEPS bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như:
+ Thu nhập sau thuế càng cao thì δEPS càng cao và ngược lại.
+ Tỷ lệ chi trả cổ tức cổ phiếu ưu đãi càng cao thì δEPS càng thấp và ngược lại.
- Nếu δEPS = 0 : Khi đó doanh nghiệp không gặp phải rủi ro về tài chính.
- Nếu δEPS = 0 :
+ δEPS cao thì doanh nghiệp có mức độ rủi ro tài chính cao. Nếu doanh nghiệp
sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức độ cao thì mức độ rủi ro về tài chính sẽ càng cao.
+ δEPS thấp thì doanh nghiệp sẽ gặp ít rủi ro về mặt tài chính. Nếu doanh nghiệp
không sử dụng nhiều đòn bẩy tài chính thì mức độ rủi ro về tài chính sẽ thấp.
1.7. Mối quan hệ giữa EPS với EBIT và điểm bàng quan
Phân tích mối quan hệ EBIT – EPS là phân tích sự ảnh hưởng của những
phương án tài trợ khác nhau đối với lợi nhuận trên cổ phần. Từ sự phân tích này,
chúng ta sẽ tìm ra một điểm bàng quan (indifferent point). Dù phối hợp các phương án
tài trợ thế nào thì công ty cũng kỳ vọng EPS cao, tuy nhiên tại EBIT bàng quan thì
phương án tài trợ nào cũng đều mang lại EPS như nhau. Dựa vào công thức trên đây,
chúng ta có thể xác định điểm bàng quan bằng một trong hai phương pháp: phương
pháp đại số và phương pháp hình học.
1.7.1. Xác định điểm bàng quan bằng phương pháp đại số
Áp dụng công thức tính EPS theo EBIT cho mỗi phuơng án, sau đó thiết lập phương
trình cân bằng như sau:
2
222,1
1
112,1 )1)(()1)((
NS
PDtIEBIT
NS
PDtIEBIT 


Thang Long University Library
19
- Trong đó:
+ EBIT1,2: EBIT bàng quan giữa 2 phương án tài trợ 1 và 2.
+ I1, I2: Lãi phải trả ứng với phương án 1 và 2.
+ PD1, PD2: Cổ tức cổ phiếu ưu đãi theo phương án 1 và 2.
+ NS1, NS2: Số cổ phần thông thường ứng với phương án 1 và 2.
1.7.2. Xác định điểm bàng quan bằng phương pháp hình học
Sử dụng đồ thị biểu diễn quan hệ giữa EBIT và EPS để có thể tìm ra được điểm
bàng quan, tức là điểm giao nhau giữa các phương án tài trợ ở đó EBIT theo bất kỳ
phương án nào cũng mang lại EPS như nhau. Để làm điều này, chúng ta xây dựng đồ
thị xác định điểm bàng quan theo ba phương án như hình vẽ sau:
Hình 1.1. Đồ thị xác định điểm bàng quan
Đối với mỗi phương án, lần lượt vẽ đường thẳng phản ánh quan hệ giữa EPS
với tất cả các điểm của EBIT. Tìm điểm thứ nhất bằng cách lần lượt cho EPS = 0 để
tìm ra EBIT tương ứng. Điểm thứ hai, cho EBIT bất kỳ để tìm ra EPS tương ứng. Mỗi
phương án đều xác định được hai điểm, nối hai điểm đó lại sẽ tạo thành đường thẳng
phản ánh quan hệ giữa EBIT và EPS của phương án đó.
1.7.3. Ý nghĩa điểm bàng quan
Từ phương pháp hình học cũng như phương pháp đại số, chúng ta tìm thấy
điểm bàng quan giữa hai phương án tài trợ bằng nợ và cổ phiếu thường là X. Điều này
có nghĩa là nếu EBIT thấp hơn điểm bàng quan X thì phương án tài trợ bằng cổ phiếu
thường tạo ra được EPS cao hơn phương án tài trợ bằng nợ, nhưng nếu EBIT vượt qua
EBIT
Nợ
Cổ phiếu ưu
đãi
Điểm bàng quan
Cổ phiếu
thường
EPS
20
EPS
X thì phương án tài trợ bằng nợ mang lại EPS cao hơn phương án tài trợ bằng cổ phiếu
thường.
Sau khi phân tích quan hệ EBIT – EPS, các công ty có thể lựa chọn tài trợ hoạt
động kinh doanh của mình hoặc bằng nợ vay, cổ phần ưu đãi hay vốn cổ phần để tận
dụng tối đa lợi ích từ đòn bẩy tài chính. Nếu như thế, các công ty phải được tài trợ
hoặc là toàn bộ nợ vay, cổ phiếu ưu đãi hay toàn bộ vốn cổ phần. Nhưng nếu giải pháp
tốt nhất là kết hợp tất cả các phương án tài trợ, vậy tỷ lệ mỗi loại là bao nhiêu là tốt
nhất ?. Chúng ta sẽ thảo luận các khía cạnh chủ yếu của nợ vay so với vốn cổ phần hay
cơ cấu vốn (chỉ xem xét nợ vay đại diện cho nguồn tài trợ có chi phí cố định và vốn cổ
phần) như thế nào để mang lại lợi nhuận trên mỗi cổ phần cao nhất.
Hình 1.2. Đồ thị thể hiện mối quan hệ giữa EBIT, EPS và đòn cân nợ
Hình trên thể hiện quan hệ giữa EBIT – EPS trong những kế hoạch tài trợ khác
nhau. Tỷ lệ nợ càng cao độ dốc các đường biểu diễn càng lớn, điều này cho thấy rằng
độ nhạy cảm của EPS đối với sự thay đổi của EBIT là rất lớn. Sử dụng đòn bẩy tài
chính phóng đại thu nhập cả dương và âm cho cổ đông, khi EBIT vượt qua điểm hòa
vốn sự gia tăng EBIT làm EPS tăng cao hơn đối với phương án sử dụng nhiều nợ vay
hơn. Ngược lại, khi chưa đạt đến EBIT hòa vốn, thậm chí bằng 0 thì phương án có đòn
bẩy tài chính lớn hơn làm EPS âm càng nhiều. Các thay đổi về sử dụng nợ sẽ tạo nên
các thay đổi EPS. Khi tỷ lệ nợ trên tài sản càng cao làm EPS kỳ vọng gia tăng. Mặc dù
các chi phí lãi suất tăng nhưng tác động này được bù trừ nhiều hơn do số lượng cổ
phiếu đã phát hành sụt giảm khi nợ vay được thay thế cho vốn cổ phần, đồng thời nó
cũng làm tăng rủi ro.
EBIT
Nợ vay ít
Nợ vay nhiều
Vốn cổ phần
0
∆EPSA
∆EPSB
∆EBIT
Thang Long University Library
21
1.8. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính
Trong thực tế, các doanh nghiệp đang tuân theo một quy luật mà không một
doanh nghiệp nào có thể không tuân theo đó là quy luật khan hiếm nguồn lực. Việc
khan hiếm nguồn lực là vấn đề chung của cả xã hội nhưng đối với từng doanh nghiệp
thì việc phát huy nguồn lực sẵn có như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất thì lại là cả
một vấn đề cần phải bàn. Các doanh nghiệp không ngừng tìm ra các biện pháp để phát
huy tốt nhất khả năng nguồn lực hiện có của mình, một trong những cách đó chính là
việc sử dụng đòn bẩy tài chính. Việc nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính
chính là một trong những nhân tố làm cho việc sử dụng các nguồn lực vốn có của
doanh nghiệp được nâng cao. Nếu các doanh nghiệp không biết tận dụng đòn bẩy tài
chính thì sẽ làm cho hiệu quả sử dụng vốn cổ phần thường chưa thực sự hiệu quả.
Nhưng nếu sử dụng đòn bẩy tài chính một cách không khoa học thì sẽ làm cho hiệu
quả của các nguồn lực (cụ thể là vốn cổ phần thường) sẽ bị sụt giảm, thậm chí đưa
doanh nghiệp đến bờ vực của sự phá sản. Chính vì những lí do đó mà việc nâng cao
hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính là một công việc hết sức cần thiết và thiết thực đối
với các doanh nghiệp cũng như đối với toàn nền kinh tế.
Để đánh giá trình độ quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của một
doanh nghiệp, người ta thường sử dụng thước đo là hiệu quả sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp đó. Hiệu quả sản xuất kinh doanh được đánh giá trên hai góc độ: hiệu
quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Trong phạm vi quản lý doanh nghiệp, người ta chủ yếu
quan tâm đến hiệu quả kinh tế. Đây là một phạm trù phản ánh trình độ sử dụng các
nguồn lực của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất. Do
vậy, các nguồn lực kinh tế đặc biệt là nguồn lực tài chính của doanh nghiệp có tác
động rất lớn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, việc nâng cao
hiệu quả sử dụng và quản lý nguồn lực tài chính là yêu cầu mang tính thường xuyên và
bắt buộc đối với doanh nghiệp. Trong quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính có
rất nhiều phương pháp cũng như cách thức để có thể nâng cao hiệu quả. Nhưng có một
cách rất hay và hiệu quả để nâng cao hiệu quả sử dụng và quản lý nguồn lực tài chính
đó là nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính.
Khi hiệu quả sử dụng của đòn bẩy tài chính được nâng cao sẽ tác động tích cực
đến toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Khi đó, hệ thống trong doanh nghiệp sẽ vận
hành trơn tru hơn, hoạt động kinh doanh sẽ trở nên dễ dàng và doanh nghiệp cũng sẽ
thuận lợi hơn trong việc đạt được các mục tiêu kinh doanh đã đặt ra.
1.9. Các phương pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính
Hiện nay, đa số tất cả các công ty đều đang sử dụng đòn bẩy tài chính. Do đó
việc nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính ở mỗi doanh nghiệp là vô cùng cần
thiết và quan trọng trong điều kiện thị trường hiện nay.
22
1.9.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy hoạt động
Đòn bẩy hoạt động hay chính là đòn bẩy kinh doanh phản ánh mối quan hệ giữa
chi phí cố định và chi phí biến đổi. Mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy kinh doanh sẽ rất
lớn ở những doanh nghiệp có chi phí cố định cao hơn chi phí biến đổi. Đòn bẩy kinh
doanh chỉ tác động tới lợi nhuận trước thuế và lãi vay, bởi lẽ hệ số nợ không ảnh
hưởng tới độ lớn của đòn bẩy kinh doanh. Sự thay đổi của thu nhập trước thuế và lãi
vay lại là lực tác động để tạo nên lực bẩy cho đòn bẩy tài chính. Điều này chứng tỏ ảnh
hưởng trực tiếp và rất lớn của đòn bẩy kinh doanh tới hiệu quả của đòn bẩy tài chính.
Việc nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy hoạt động hơn nữa sẽ tác động tích cực lên
đòn bẩy tài chính trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Khi thu nhập trước
thuế và lãi vay được khuếch đại bởi sự hiệu quả của đòn bẩy hoạt động thì nó lại tạo
nên lực bẩy lớn cho sự bẩy của đòn bẩy tài chính. Sự kết hợp hai loại đòn bẩy này tạo
nên một hệ thống đòn bẩy mang tính dây chuyền, lực bẩy của hai đòn bẩy này có thể
được tổng hợp thông qua đòn bẩy người ta gọi là đòn bẩy tổng hợp. Khi đó, doanh
nghiệp có thể dễ dàng đạt được những mục tiêu trong hoạt động kinh doanh của mình.
1.9.2. Giải pháp nâng cao và gia tăng việc sử dụng nợ
Giải pháp tiếp theo là cố gắng nâng cao và gia tăng việc sử dụng nợ để có thể
làm cho lực bẩy của đòn bẩy tài chính được nâng lên hơn nữa. Khi doanh nghiệp sử
dụng được một lượng vốn vay nhất định trong cơ cấu vốn của mình thì lúc này “cánh
tay đòn” của đòn bẩy tài chính được đặt lên một điểm tựa đủ độ lớn cũng như độ chắc
chắn để có thể bẩy được tốt hơn. Do đó, việc sử dụng hiệu quả các khoản nợ sẽ tác
động tốt đến đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc sử dụng nợ cần phải
có giới hạn do nợ là con dao hai lưỡi. Nó có thể đẩy doanh nghiệp tới chỗ phá sản nếu
vay quá nhiều. Do đó một khoản nợ hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả
hơn.
1.9.3. Giải pháp nâng cao năng suất lao động
Nâng cao năng suất lao động, đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng mà mỗi doanh
nghiệp cần chú ý để có thể đạt được mục tiêu. Muốn vậy thì doanh nghiệp đó cần có
các biện pháp cụ thể như việc tinh giảm bộ máy lao động hay những việc có thể để cho
người khác có thể kiêm nhiệm mà vẫn đạt hiệu quả công việc cao thì nên tinh giảm.
Cùng với việc nâng cao năng suất lao động, doanh nghiệp phải mở rộng thêm ngành
nghề và lĩnh vực hoạt động để có thể uyển chuyển linh hoạt trong một số trường hợp
biến động của nền kinh tế. Từ đó mà có thể ổn định hoạt động cũng như hiệu quả sản
xuất kinh doanh và tiếp tục tìm giải pháp để có thể giảm chi phí một cách tối ưu nhất.
1.9.4. Giải pháp tiết kiệm chi phí
Một giải pháp khác để nâng cao hiệu quả của đòn bẩy tài chính đó là tiết kiệm
chi phí hoạt động. Việc tiết kiệm chi phí sẽ làm gia tăng lợi nhuận trước thuế và lãi
Thang Long University Library
23
vay của doanh nghiệp. Qua đó sẽ làm tăng độ bẩy tài chính và nâng cao hiệu quả sử
dụng đòn bẩy tài chính trong doanh nghiệp.
1.10. Mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính, hiệu quả tài chính, giá trị ghi sổ và giá
trị thị trường của cổ phiếu
1.10.1. Giá trị ghi sổ, giá trị thị trường của cổ phiếu và hiệu quả tài chính
Xét về mặt kế toán, giá trị ghi sổ là giá trị của tài sản hay của vốn cổ đông được
ghi trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp. Khi mua tài sản về, doanh nghiệp sẽ
ghi nhận ngay giá trị của tài sản đó theo nguyên tắc kế toán, ví dụ như tài sản cố định
sẽ ghi theo nguyên giá hay hàng tồn kho ghi theo giá gốc... Và trong suốt vòng đời
kinh tế của nó, giá trị ghi sổ được giữ nguyên và hầu như rất xa với giá thị trường. Nếu
dự đoán có sự giảm giá dựa trên những bằng chứng đáng tin cậy thì doanh nghiệp chỉ
có thể lập dự phòng giảm giá, chứ không thay đổi được giá trị ghi sổ. Mặt khác, giá trị
ghi sổ cũng dùng để chỉ tổng vốn cổ đông phổ thông (nắm giữ cổ phiếu phổ thông) của
một công ty trên bảng cân đối kế toán. Nó được tính bằng tổng giá trị tài sản của công
ty trừ đi tài sản vô hình, trừ đi khoản nợ phải trả... Hiểu một cách đơn giản nhất, giá trị
ghi sổ cho biết giá trị tài sản công ty còn lại là bao nhiêu nếu ngay lập tức công ty rút
lui khỏi kinh doanh.
Giá trị ghi sổ là thước đo rất chính xác giá trị của công ty, yếu tố không biến đổi
quá nhanh, tương đối ổn định nên nó là số liệu thích hợp để phân tích cho nhà đầu tư.
Giá trị thị trường của một cổ phiếu là mức giá mà người mua và người bán xác lập khi
thực hiện giao dịch cổ phiếu đó. Giá trị thị trường của một doanh nghiệp được tính
bằng giá thị trường một cổ phiếu nhân với tổng số cổ phiếu của doanh nghiệp. Thông
thường, giá trị thị trường của công ty được quyết định bởi sự kỳ vọng của nhà đầu tư
đối với doanh nghiệp đó. Công ty phát hành cổ phiếu với một mệnh giá nhất định trên
thị trường sơ cấp nhưng khi nó được mua bán trên thị trường thứ cấp thì giá cả có thể
khác xa so với mệnh giá. Về nguyên tắc, nếu công ty hoạt động có hiệu quả và tiềm
năng tăng trưởng cao thì giá trị của cổ phiếu sẽ tăng, tức là giá trị thị truờng của công
ty cũng theo đó tăng và ngược lại, nếu hoạt động kém hiệu quả thì giá cổ phiếu giảm
và tất nhiên, giá trị thị trường của công ty theo đó giảm đi.
Như vậy, thực chất giá trị thị truờng của công ty cao hay thấp không có mối
quan hệ nhân quả với giá trị ghi sổ. Có thể coi giá trị ghi sổ là giá lịch sử, còn giá trị
thị trường là giá hiện tại được tính theo từng thời điểm và luôn biến động trên thị
trường chứng khoán. Người ta thường sử dụng hệ số giá trị ghi sổ trên giá trị thị
trường để xác định giá cổ phiếu của công ty đang ở tình trạng trên giá trị hay dưới giá
trị, bằng cách so giá trị thị trường với giá trị ghi sổ. BV (Book Value) hay còn gọi là
BVPS (Book Value per Share) là giá trị số sách của một cổ phần, được tính theo công
thức:
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hà nội

More Related Content

What's hot

Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư và xây...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư và xây...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư và xây...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư và xây...NOT
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần kỹ thương thi...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần kỹ thương thi...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần kỹ thương thi...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần kỹ thương thi...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần sông...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần sông...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần sông...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần sông...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tại công ty cổ phần h pec ...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tại công ty cổ phần h pec ...Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tại công ty cổ phần h pec ...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tại công ty cổ phần h pec ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần đầu tư phát tr...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần đầu tư phát tr...Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần đầu tư phát tr...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần đầu tư phát tr...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh thương mại tân vương
Phân tích tình sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh thương mại tân vươngPhân tích tình sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh thương mại tân vương
Phân tích tình sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh thương mại tân vươnghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài phân tích tác động của đòn bẩy đến lợi nhuận công ty than, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  phân tích tác động của đòn bẩy đến lợi nhuận công ty than, ĐIỂM CAO, HAYĐề tài  phân tích tác động của đòn bẩy đến lợi nhuận công ty than, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài phân tích tác động của đòn bẩy đến lợi nhuận công ty than, ĐIỂM CAO, HAYDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...
Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...
Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...NOT
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần công nghiệp xây dựng to...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần công nghiệp xây dựng to...Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần công nghiệp xây dựng to...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần công nghiệp xây dựng to...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần gia phát
Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần gia phátGiải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần gia phát
Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần gia pháthttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải NamPhân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Namluanvantrust
 

What's hot (20)

Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOT
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOTLuận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOT
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOT
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư và xây...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư và xây...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư và xây...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư và xây...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần kỹ thương thi...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần kỹ thương thi...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần kỹ thương thi...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần kỹ thương thi...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần sông...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần sông...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần sông...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần sông...
 
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tại công ty cổ phần h pec ...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tại công ty cổ phần h pec ...Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tại công ty cổ phần h pec ...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tại công ty cổ phần h pec ...
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần đầu tư phát tr...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần đầu tư phát tr...Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần đầu tư phát tr...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần đầu tư phát tr...
 
Phân tích tình sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh thương mại tân vương
Phân tích tình sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh thương mại tân vươngPhân tích tình sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh thương mại tân vương
Phân tích tình sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh thương mại tân vương
 
Đề tài phân tích tác động của đòn bẩy đến lợi nhuận công ty than, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  phân tích tác động của đòn bẩy đến lợi nhuận công ty than, ĐIỂM CAO, HAYĐề tài  phân tích tác động của đòn bẩy đến lợi nhuận công ty than, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài phân tích tác động của đòn bẩy đến lợi nhuận công ty than, ĐIỂM CAO, HAY
 
Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...
Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...
Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...
 
Đề tài phân tích báo cáo tài chính ngân hàng, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài  phân tích báo cáo tài chính ngân hàng, RẤT HAY, ĐIỂM CAOĐề tài  phân tích báo cáo tài chính ngân hàng, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài phân tích báo cáo tài chính ngân hàng, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần công nghiệp xây dựng to...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần công nghiệp xây dựng to...Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần công nghiệp xây dựng to...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần công nghiệp xây dựng to...
 
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định, ĐIỂM 8
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định, ĐIỂM 8Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định, ĐIỂM 8
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định, ĐIỂM 8
 
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Cồn rượu Hà Nội, 9đ
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Cồn rượu Hà Nội, 9đHiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Cồn rượu Hà Nội, 9đ
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Cồn rượu Hà Nội, 9đ
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty thương mại, HAY
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty thương mại, HAYĐề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty thương mại, HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty thương mại, HAY
 
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Xuan An, 9 Điểm!
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Xuan An, 9 Điểm!Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Xuan An, 9 Điểm!
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Xuan An, 9 Điểm!
 
Đề tài phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cổ phần Habada RẤT HAY
Đề tài phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cổ phần Habada  RẤT HAYĐề tài phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cổ phần Habada  RẤT HAY
Đề tài phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cổ phần Habada RẤT HAY
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần gia phát
Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần gia phátGiải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần gia phát
Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần gia phát
 
Đề tài giải pháp nâng cao khả năng thanh toán công ty thép, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài giải pháp nâng cao khả năng thanh toán công ty thép, RẤT HAY, ĐIỂM 8Đề tài giải pháp nâng cao khả năng thanh toán công ty thép, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài giải pháp nâng cao khả năng thanh toán công ty thép, RẤT HAY, ĐIỂM 8
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...
 
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải NamPhân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
 

Viewers also liked

Phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính &amp;amp; đòn bẩy...
Phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính &amp;amp; đòn bẩy...Phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính &amp;amp; đòn bẩy...
Phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính &amp;amp; đòn bẩy...Thanh Hoa
 
Đòn bẩy kinh doanh
Đòn bẩy kinh doanhĐòn bẩy kinh doanh
Đòn bẩy kinh doanhThien Trang
 
Tiểu luận phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính, đòn bẩ...
Tiểu luận phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính, đòn bẩ...Tiểu luận phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính, đòn bẩ...
Tiểu luận phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính, đòn bẩ...vanhuyqt
 
Nâng cao chất lượng phân tích tài chính tại công ty tnhh tháng tư
Nâng cao chất lượng phân tích tài chính tại công ty tnhh tháng tưNâng cao chất lượng phân tích tài chính tại công ty tnhh tháng tư
Nâng cao chất lượng phân tích tài chính tại công ty tnhh tháng tưhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích và hoàn thiện cấu trúc vốn tại công ty cổ phần hoàng anh gia lai
Phân tích và hoàn thiện cấu trúc vốn tại công ty cổ phần hoàng anh gia laiPhân tích và hoàn thiện cấu trúc vốn tại công ty cổ phần hoàng anh gia lai
Phân tích và hoàn thiện cấu trúc vốn tại công ty cổ phần hoàng anh gia laihttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Bai tap tai chinh doanh nghiep
Bai tap tai chinh doanh nghiepBai tap tai chinh doanh nghiep
Bai tap tai chinh doanh nghiepBaoyen93
 
đòN bẩy tài chính
đòN bẩy tài chínhđòN bẩy tài chính
đòN bẩy tài chínhNhí Minh
 
Phân tích tài chính tại công ty cổ phần tập đoàn hà đô
Phân tích tài chính tại công ty cổ phần tập đoàn hà đôPhân tích tài chính tại công ty cổ phần tập đoàn hà đô
Phân tích tài chính tại công ty cổ phần tập đoàn hà đôhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Tóm Tắt Tài Chính Doanh Nghiệp 2
Tóm Tắt Tài Chính Doanh Nghiệp 2Tóm Tắt Tài Chính Doanh Nghiệp 2
Tóm Tắt Tài Chính Doanh Nghiệp 2Nguyễn Quốc Anh
 
Tiểu luận quản trị tài chính đề tài Phân tích cấu trúc vốn tại công ty SMC
Tiểu luận quản trị tài chính đề tài Phân tích cấu trúc vốn tại công ty SMCTiểu luận quản trị tài chính đề tài Phân tích cấu trúc vốn tại công ty SMC
Tiểu luận quản trị tài chính đề tài Phân tích cấu trúc vốn tại công ty SMCNgọc Hưng
 
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam   vinamilkPhân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam   vinamilk
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam vinamilkhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tài chính tại công ty cổ phần kỹ thuật năng lượng thiên sơn
Phân tích tài chính tại công ty cổ phần kỹ thuật năng lượng thiên sơnPhân tích tài chính tại công ty cổ phần kỹ thuật năng lượng thiên sơn
Phân tích tài chính tại công ty cổ phần kỹ thuật năng lượng thiên sơnhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và công nghệ dpc
Phân tích tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và công nghệ dpcPhân tích tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và công nghệ dpc
Phân tích tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và công nghệ dpchttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phan tich bao cao tai chinh vinamilk
Phan tich bao cao tai chinh   vinamilkPhan tich bao cao tai chinh   vinamilk
Phan tich bao cao tai chinh vinamilkThanh Vu Nguyen
 
Công thức phân tích tài chính doanh nghiệp
Công thức phân tích tài chính doanh nghiệpCông thức phân tích tài chính doanh nghiệp
Công thức phân tích tài chính doanh nghiệpKim Trương
 

Viewers also liked (20)

Phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính &amp;amp; đòn bẩy...
Phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính &amp;amp; đòn bẩy...Phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính &amp;amp; đòn bẩy...
Phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính &amp;amp; đòn bẩy...
 
Đòn bẩy kinh doanh
Đòn bẩy kinh doanhĐòn bẩy kinh doanh
Đòn bẩy kinh doanh
 
Tiểu luận phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính, đòn bẩ...
Tiểu luận phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính, đòn bẩ...Tiểu luận phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính, đòn bẩ...
Tiểu luận phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính, đòn bẩ...
 
Nâng cao chất lượng phân tích tài chính tại công ty tnhh tháng tư
Nâng cao chất lượng phân tích tài chính tại công ty tnhh tháng tưNâng cao chất lượng phân tích tài chính tại công ty tnhh tháng tư
Nâng cao chất lượng phân tích tài chính tại công ty tnhh tháng tư
 
Giaibaitapchuong6
Giaibaitapchuong6Giaibaitapchuong6
Giaibaitapchuong6
 
Phân tích và hoàn thiện cấu trúc vốn tại công ty cổ phần hoàng anh gia lai
Phân tích và hoàn thiện cấu trúc vốn tại công ty cổ phần hoàng anh gia laiPhân tích và hoàn thiện cấu trúc vốn tại công ty cổ phần hoàng anh gia lai
Phân tích và hoàn thiện cấu trúc vốn tại công ty cổ phần hoàng anh gia lai
 
TRUONG THI HUYEN TRANG.doc
TRUONG THI HUYEN TRANG.docTRUONG THI HUYEN TRANG.doc
TRUONG THI HUYEN TRANG.doc
 
Bai tap tai chinh doanh nghiep
Bai tap tai chinh doanh nghiepBai tap tai chinh doanh nghiep
Bai tap tai chinh doanh nghiep
 
đòN bẩy tài chính
đòN bẩy tài chínhđòN bẩy tài chính
đòN bẩy tài chính
 
Phân tích tài chính tại công ty cổ phần sông đà 19
Phân tích tài chính tại công ty cổ phần sông đà 19Phân tích tài chính tại công ty cổ phần sông đà 19
Phân tích tài chính tại công ty cổ phần sông đà 19
 
Phân tích tài chính tại công ty cổ phần tập đoàn hà đô
Phân tích tài chính tại công ty cổ phần tập đoàn hà đôPhân tích tài chính tại công ty cổ phần tập đoàn hà đô
Phân tích tài chính tại công ty cổ phần tập đoàn hà đô
 
Tóm Tắt Tài Chính Doanh Nghiệp 2
Tóm Tắt Tài Chính Doanh Nghiệp 2Tóm Tắt Tài Chính Doanh Nghiệp 2
Tóm Tắt Tài Chính Doanh Nghiệp 2
 
Tiểu luận quản trị tài chính đề tài Phân tích cấu trúc vốn tại công ty SMC
Tiểu luận quản trị tài chính đề tài Phân tích cấu trúc vốn tại công ty SMCTiểu luận quản trị tài chính đề tài Phân tích cấu trúc vốn tại công ty SMC
Tiểu luận quản trị tài chính đề tài Phân tích cấu trúc vốn tại công ty SMC
 
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam   vinamilkPhân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam   vinamilk
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk
 
Phân tích tài chính tại công ty cổ phần kỹ thuật năng lượng thiên sơn
Phân tích tài chính tại công ty cổ phần kỹ thuật năng lượng thiên sơnPhân tích tài chính tại công ty cổ phần kỹ thuật năng lượng thiên sơn
Phân tích tài chính tại công ty cổ phần kỹ thuật năng lượng thiên sơn
 
Phân tích tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và công nghệ dpc
Phân tích tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và công nghệ dpcPhân tích tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và công nghệ dpc
Phân tích tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và công nghệ dpc
 
Phan tich bao cao tai chinh vinamilk
Phan tich bao cao tai chinh   vinamilkPhan tich bao cao tai chinh   vinamilk
Phan tich bao cao tai chinh vinamilk
 
Giáo trình tài chính doanh nghiệp
Giáo trình tài chính doanh nghiệpGiáo trình tài chính doanh nghiệp
Giáo trình tài chính doanh nghiệp
 
Công thức phân tích tài chính doanh nghiệp
Công thức phân tích tài chính doanh nghiệpCông thức phân tích tài chính doanh nghiệp
Công thức phân tích tài chính doanh nghiệp
 
Phân tích tài chính tại công ty tnhh 3 c công nghiệp
Phân tích tài chính tại công ty tnhh 3 c công nghiệpPhân tích tài chính tại công ty tnhh 3 c công nghiệp
Phân tích tài chính tại công ty tnhh 3 c công nghiệp
 

Similar to Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hà nội

Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ báo chí ...
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ báo chí   ...Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ báo chí   ...
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ báo chí ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty dịch vụ báo chí truyền hình HAY
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty dịch vụ báo chí truyền hình HAYĐề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty dịch vụ báo chí truyền hình HAY
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty dịch vụ báo chí truyền hình HAYDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh công nghệ và truyền thông comtec
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh công nghệ và truyền thông comtecPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh công nghệ và truyền thông comtec
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh công nghệ và truyền thông comtechttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần trang trí nội thất, HOT 2018
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần trang trí nội thất, HOT 2018Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần trang trí nội thất, HOT 2018
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần trang trí nội thất, HOT 2018Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...NOT
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh xuất nhập khẩu và dich vụ thàn...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh xuất nhập khẩu và dich vụ thàn...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh xuất nhập khẩu và dich vụ thàn...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh xuất nhập khẩu và dich vụ thàn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...NOT
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty cổ phần Chương Dương, RẤT HAY
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty cổ phần Chương Dương,  RẤT HAYĐề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty cổ phần Chương Dương,  RẤT HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty cổ phần Chương Dương, RẤT HAYDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hà nội (20)

Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ báo chí ...
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ báo chí   ...Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ báo chí   ...
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ báo chí ...
 
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty dịch vụ báo chí truyền hình HAY
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty dịch vụ báo chí truyền hình HAYĐề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty dịch vụ báo chí truyền hình HAY
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty dịch vụ báo chí truyền hình HAY
 
Đề tài giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn công ty container, FREE 2018
Đề tài  giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn công ty container, FREE 2018Đề tài  giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn công ty container, FREE 2018
Đề tài giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn công ty container, FREE 2018
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xây dựng, ĐIỂM CAO, HOT
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xây dựng, ĐIỂM CAO, HOTĐề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xây dựng, ĐIỂM CAO, HOT
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xây dựng, ĐIỂM CAO, HOT
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty thiết kế, RẤT HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty thiết kế, RẤT HAYĐề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty thiết kế, RẤT HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty thiết kế, RẤT HAY
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh công nghệ và truyền thông comtec
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh công nghệ và truyền thông comtecPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh công nghệ và truyền thông comtec
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh công nghệ và truyền thông comtec
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần trang trí nội thất, HOT 2018
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần trang trí nội thất, HOT 2018Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần trang trí nội thất, HOT 2018
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần trang trí nội thất, HOT 2018
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty công nghệ Việt Mỹ, HOT
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty công nghệ Việt Mỹ, HOT Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty công nghệ Việt Mỹ, HOT
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty công nghệ Việt Mỹ, HOT
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh xuất nhập khẩu và dich vụ thàn...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh xuất nhập khẩu và dich vụ thàn...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh xuất nhập khẩu và dich vụ thàn...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh xuất nhập khẩu và dich vụ thàn...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty Thành Đạt, ĐIỂM CAO
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty Thành Đạt, ĐIỂM CAOĐề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty Thành Đạt, ĐIỂM CAO
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty Thành Đạt, ĐIỂM CAO
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty phát triển nhà, 2018
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty phát triển nhà,  2018Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty phát triển nhà,  2018
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty phát triển nhà, 2018
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty nhà và hạ tầng, , HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty nhà và hạ tầng, , HAYĐề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty nhà và hạ tầng, , HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty nhà và hạ tầng, , HAY
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty thực phẩm, 9đ
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty thực phẩm, 9đĐề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty thực phẩm, 9đ
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty thực phẩm, 9đ
 
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...
 
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty cổ phần Chương Dương, RẤT HAY
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty cổ phần Chương Dương,  RẤT HAYĐề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty cổ phần Chương Dương,  RẤT HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty cổ phần Chương Dương, RẤT HAY
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng...
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.dochttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...https://www.facebook.com/garmentspace
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Recently uploaded

Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 

Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hà nội

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HÀ NỘI HÀ NỘI – 2012 SINH VIÊN THỰC HIỆN : TRỊNH ANH VIỆT MÃ SINH VIÊN : A15180 CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Giáo viên hướng dẫn : Ths. Chu Thị Thu Thủy Sinh viên thực hiện : Trịnh Anh Việt Mã sinh viên : A15180 Chuyên ngành : Tài chính HÀ NỘI – 2012 Thang Long University Library
  • 3. LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, em đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô, các anh chị và các bạn. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc em xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới: Đầu tiên, em xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ths. Chu Thị Thu Thủy, cô đã trực tiếp hướng dẫn và tạo điều kiện tốt nhất cho em trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp này. Em xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa kinh tế và quản lý của Trường đại học Thăng Long. Em xin cảm ơn thầy, cô của Trường đại học Thăng Long đã trang bị cho em những kiến thức quý báu để em có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Em xin trân trọng cảm ơn ! Sinh viên thực hiện Trịnh Anh Việt
  • 4. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH.......................1 1.1. Khái niệm đòn bẩy tài chính, độ bẩy tài chính.........................................................1 1.1.1. Khái niệm đòn bẩy tài chính (Financial Leverage: FL)..........................................1 1.1.2. Khái niệm độ bẩy tài chính (Degree of Financial Leverage: DFL)........................2 1.2. Vai trò của đòn bẩy tài chính đối với doanh nghiệp ................................................3 1.3. Công thức tính độ bẩy tài chính.................................................................................4 1.4. Hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính ..........................................................................7 1.4.1. Các quan điểm và phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính....7 1.4.1.1. Các quan điểm về hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính ...........................................7 1.4.1.2. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính....................................7 1.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính.....................................8 1.4.2.1. Chỉ tiêu khả năng thanh toán lãi vay .......................................................................8 1.4.2.2. Chỉ tiêu bảo chứng cổ tức cổ phiếu ưu đãi..............................................................9 1.4.2.3. Chỉ tiêu lợi nhuận trên tổng tài sản..........................................................................9 1.4.2.4. Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu...........................................................9 1.4.2.5. Chỉ tiêu thu nhập trên mỗi cổ phần thường...........................................................11 1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính ........................11 1.5.1. Các nhân tố chủ quan .............................................................................................11 1.5.1.1. Tâm lý của nhà quản lý tài chính...........................................................................11 1.5.1.2. Trình độ người lãnh đạo ........................................................................................12 1.5.1.3. Chiến lược phát triển doanh nghiệp ......................................................................12 1.5.1.4. Việc sử dụng đòn bẩy hoạt động ...........................................................................12 1.5.1.5. Uy tín doanh nghiệp ..............................................................................................13 1.5.2. Các nhân tố khách quan .........................................................................................13 1.5.2.1. Thị trường tài chính...............................................................................................13 1.5.2.2. Chi phí lãi vay........................................................................................................14 1.5.2.3. Chính sách, luật pháp Nhà Nước...........................................................................14 1.5.2.4. Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp ..................................................................14 1.5.2.5. Tình hình tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp................................................................................................................14 1.6. Mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và rủi ro tài chính ........................................16 1.6.1. Khái niệm về rủi ro..................................................................................................16 1.6.2. Mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và rủi ro tài chính........................................17 Thang Long University Library
  • 5. 1.7. Mối quan hệ giữa EPS với EBIT và điểm bàng quan ............................................18 1.7.1. Xác định điểm bàng quan bằng phương pháp đại số ............................................18 1.7.2. Xác định điểm bàng quan bằng phương pháp hình học .......................................19 1.7.3. Ý nghĩa điểm bàng quan .........................................................................................19 1.8. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính...........................21 1.9. Các phương pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính.........................21 1.9.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy hoạt động....................................22 1.9.2. Giải pháp nâng cao và gia tăng việc sử dụng nợ...................................................22 1.9.3. Giải pháp nâng cao năng suất lao động.................................................................22 1.9.4. Giải pháp tiết kiệm chi phí ......................................................................................22 1.10. Mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính, hiệu quả tài chính, giá trị ghi sổ và giá trị thị trường của cổ phiếu...............................................................................................23 1.10.1. Giá trị ghi sổ, giá trị thị trường của cổ phiếu và hiệu quả tài chính ..................23 1.10.2. Mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và giá trị thị trường của cổ phiếu.............25 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ VIỆC SỬ DỤNG ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HÀ NỘI....................................................................26 2.1. Tổng quan về thị trường chứng khoán....................................................................26 2.1.1. Thị trường chứng khoán Việt Nam ........................................................................26 2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hà Nội ................................................................................................................................27 2.1.3. Số lượng cổ phiếu qua các năm..............................................................................27 2.2. Đặc điểm, tình hình phát triển hiện nay và triển vọng của ngành xây dựng.......28 2.2.1. Đặc điểm, tình hình phát triển hiện nay của ngành..............................................28 2.2.2. Triển vọng của ngành .............................................................................................30 2.3. Thực trạng về việc sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hà Nội.........................................31 2.3.1. Thực trạng sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên HNX ......................................................................................................................31 2.3.1.1. Về sử dụng nợ vay (tỷ số nợ vay) và sử dụng cổ phiếu ưu đãi trong cơ cấu vốn qua các năm ........................................................................................................................31 2.3.1.2. Về lãi vay qua các năm..........................................................................................33 2.3.1.3. Về độ bẩy tài chính qua các năm...........................................................................35 2.3.2. Phân tích tình hình hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên HNX.................................................................................37 2.3.2.1. Chỉ tiêu khả năng thanh toán lãi vay .....................................................................37 2.3.2.2. Chỉ tiêu lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) ...........................................................39 2.3.2.3. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)..........................................................41
  • 6. 2.3.2.4. Chỉ tiêu thu nhập trên mỗi cổ phần thường...........................................................44 2.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính .......................46 2.3.3.1. Trình độ của người lãnh đạo..................................................................................46 2.3.3.2. Chiến lược phát triển của doanh nghiệp................................................................46 2.3.3.3. Sử dụng đòn bẩy hoạt động...................................................................................47 2.3.3.4. Uy tín doanh nghiệp ..............................................................................................47 2.3.3.5. Thị trường tài chính...............................................................................................48 2.3.3.6. Chi phí lãi vay........................................................................................................49 2.3.3.7. Chính sách, pháp luật của Nhà Nước ....................................................................50 2.3.3.8. Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp ..................................................................51 2.3.3.9. Tình hình tiêu thụ sản phẩm và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.......................................................................................................................51 2.3.3.10. Thực trạng của nền kinh tế ..................................................................................51 2.3.4. Mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và rủi ro tài chính........................................52 2.3.5. Mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính, hiệu quả tài chính, giá trị ghi sổ và giá trị thị trường của cổ phiếu ................................................................................................53 2.3.5.1. Mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và hiệu quả tài chính....................................53 2.3.5.2. Mối quan hệ giữa EPS và giá trị thị trường của cổ phiếu .....................................56 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HÀ NỘI.................60 3.1. Đánh giá chung về việc sử dụng đòn bẩy và hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính...................................................................................................................................60 3.2. Một số giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính ......................62 3.2.1. Giải pháp nâng cao và gia tăng hiệu quả sử dụng nợ...........................................62 3.2.2. Giải pháp độ bẩy tài chính ......................................................................................66 3.2.3. Các biện pháp tăng doanh thu............................................................................... 67 3.2.4. Các biện pháp tiết kiệm chi phí...............................................................................68 3.2.5. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy hoạt động....................................72 3.2.5.1. Nâng cao năng suất lao động.................................................................................74 3.2.5.2. Nâng cao hiệu suất sử dụng của tài sản cố định....................................................74 3.3. Một số kiến nghị với Nhà Nước................................................................................76 3.3.1. Phát triển thị trường bất động sản lành mạnh ......................................................77 3.3.2. Một số kiến nghị khác .............................................................................................79 KẾT LUẬN .......................................................................................................................81 Thang Long University Library
  • 7. DANH MỤC VIẾT TẮT Mã Chứng Khoán Tên Công Ty B82 Công ty Cổ phần 482 C92 Công ty Cổ phần Xây dựng và Đầu tư 492 CIC Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng COTEC CID Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển Cơ sở Hạ tầng CSC Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Thành Nam CTN Công ty Cổ phần Xây dựng Công trình ngầm DC2 Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển - Xây dựng số 2 DIH Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng - Hội An DLR Công ty Cổ phần Địa ốc Đà Lạt HUT Công ty Cổ phần Tasco ICG Công ty Cổ phần Xây dựng Sông Hồng L18 Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 18 LHC Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi Lâm Đồng LIG Công ty Cổ phần Licogi 13 LUT Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Lương Tài PHC Công ty cổ phần Xây dựng Phục Hưng Holdings PVV Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Vinaconex - PVC S96 Công ty Cổ phần Sông Đà 9.06 S99 Công ty Cổ phần Sông Đà 9.09 SD2 Công ty Cổ phần Sông Đà 2 SD3 Công ty Cổ phần Sông Đà 3 SD5 Công ty Cổ phần Sông Đà 5 SD6 Công ty Cổ phần Sông Đà 6 SD7 Công ty Cổ phần Sông Đà 7 SD9 Công ty Cổ phần Sông Đà 9 SDH Công ty Cổ phần Xây dựng hạ tầng Sông Đà SDT Công ty Cổ phần Sông Đà 10 SIC Công ty cổ phần Đầu tư - Phát triển Sông Đà SJE Công ty Cổ phần Sông Đà 11 STL Công ty cổ phần Sông Đà - Thăng Long TV2 Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2 TV3 Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 3 TV4 Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 4 V11 Công ty Cổ phần Xây dựng số 11 VC1 Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 VCG Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam VCH Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Hạ tầng Vinaconex VE1 Công ty Cổ phần Xây dựng điện VNECO 1 VHH Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Viwaseen - Huế VMC Công ty Cổ phần Vimeco
  • 8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Thống kê tỷ số nợ giai đoạn 2007 đến 2011...................................................31 Bảng 2.2. Thống kê chi phí lãi vay giai đoạn từ năm 2007 đến 2011...........................33 Bảng 2.3. Thống kê mô tả độ bẩy tài chính từ năm 2007 đến 2011 .............................35 Bảng 2.4. Thống kê khả năng thanh toán lãi vay (TIE) giai đoạn 2007 đến 2011......37 Bảng 2.5. Thống kê ROA từ năm 2007 đến 2011...........................................................39 Bảng 2.6. Thống kê ROE từ năm 2007 đến 2011...........................................................41 Bảng 2.7. Thống kê EPS từ năm 2007 đến 2011 ............................................................44 Bảng 2.8. Ma trận hệ số tương quan...............................................................................54 Bảng 2.9. Kết quả hồi quy................................................................................................55 Bảng 2.10. Kết quả hồi quy P và EPS.............................................................................58 Bảng 3.1. Ước lượng nhu cầu vốn kinh doanh của công ty năm 2012.........................64 Bảng 3.2. Tính toán EBIT năm 2012 ..............................................................................65 Bảng 3.3. Tính toán EBIT hòa vốn năm 2012................................................................65 Bảng 3.4. Tính toán tốc độ tăng giảm EBIT năm 2012 của VCG................................67 Bảng 3.5. Tính toán tỷ trọng các loại chi phí trong công ty VCG................................69 Bảng 3.6. Tính toán thời gian lưu kho của VCG ...........................................................70 Bảng 3.7. Tính toán hiệu quả sử dụng đòn bẩy hoạt động của VCG ..........................73 Bảng 3.8. Tính toán hiệu suất sử dụng TSCĐ của VCG...............................................74 Thang Long University Library
  • 9. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ Hình 1.1. Đồ thị xác định điểm bàng quan.....................................................................19 Hình 1.2. Đồ thị thể hiện mối quan hệ giữa EBIT, EPS và đòn cân nợ.......................20 Biểu đồ 2.1. Số lượng các Công ty niêm yết trên TTCK VN qua các năm .................28 Biểu đồ 2.2. Tăng trưởng GDP và lĩnh vực xây dựng năm 1996 – 2009 (tính theo giá thực tế).........................................................................................................................29 Biểu đồ 2.3. Tỷ trọng đóng góp của ngành xây dựng trong năm 2010 và 2011..........29 Biểu đồ 2.4. Tỷ số nợ của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên HNX từ năm 2007 đến 2011....................................................................................................................32 Biểu đồ 2.5. Chi phí lãi vay từ năm 2007 đến 2011........................................................34 Biểu đồ 2.6. DFL từ năm 2007 đến 2011.........................................................................35 Biểu đồ 2.7. Thống kê khả năng thanh toán lãi vay năm 2007 đến 2011 ....................37 Biểu đồ 2.8. Thống kê ROA từ năm 2007 đến 2011.......................................................40 Biểu đồ 2.9. Thống kê ROE từ năm 2007 đến 2011.......................................................42 Biểu đồ 2.10. EPS giai đoạn từ năm 2007 đến 2011.......................................................44 Biểu đồ 2.11. Giá trị VN – INDEX từ năm 2007 đến 2011 ...........................................48 Biểu đồ 2.12. Biến động chi phí lãi vay trung bình theo quý........................................49 Biểu đồ 2.13. Tăng trưởng GDP và lạm phát của Việt Nam 21 năm qua ...................52 Biểu đồ 2.14. Độ lệch chuẩn của EPS, DFL và giá trị trung bình EPS .......................52 Biểu đồ 2.15. Mối quan hệ giữa giá trị thị trường và EPS............................................57
  • 10. LỜI MỞ ĐẦU Sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như môi trường kinh doanh, trình độ quản lý của các nhà doanh nghiệp và đặc biệt là trình độ quản lý tài chính. Quản lý tài chính trong doanh nghiệp luôn luôn giữ một vị trí trọng yếu trong hoạt động quản lý doanh nghiệp, nó quyết định tính độc lập, sự thành bại của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh. Nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng thấy hết được vai trò quan trọng của nó. Một doanh nghiệp quản lý tài chính tốt sẽ hạn chế rất nhiều nguy cơ xấu đối với doanh nghiệp như huy động vốn không phù hợp với tình hình doanh nghiệp làm cho hiệu quả sử dụng vốn bị giảm sút nhưng nếu trình độ quản lý tài chính không tốt sẽ dẫn đến nguy cơ phá sản doanh nghiệp. Hiện nay trong xu thế hội nhập khu vực và Quốc tế, trong điều kiện cạnh tranh đang diễn ra rất khốc liệt trên phạm vi toàn thế giới, quản lý tài chính trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Do đó để tồn tại và phát triển một các bền vững thì một doanh nghiệp cần nhận thấy được vai trò đặc biệt quan trọng của quản lý tài chính trong quản lý doanh nghiệp. Đây là một hoạt động tác động trực tiếp tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần đổi mới trong quản lý tài chính để phù hợp với những thay đổi của môi trường kinh doanh cũng như chính sách mới của Chính phủ và Nhà Nước. Với tình hình chung như vậy, các công ty ngành xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hà Nội (HNX) cũng đang dần dần tự hoàn thiện để không ngừng ổn định tài chính và đưa công ty phát triển ngày càng bền vững hơn. Trong cơ học chúng ta thường quen với khái niệm đòn bẩy như là một công cụ để khuếch đại lực nhằm biến lực nhỏ thành lực lớn hơn để tác động vào một vật cần dịch chuyển. Nhưng trong kinh doanh người ta mượn thuật ngữ đòn bẩy để ám chỉ việc sử dụng chi phí cố định (fixed cost), nợ (debt) làm tăng khả năng sinh lợi của công ty. Trong đề tài này chúng ta sẽ khám phá những nguyên lý sử dụng đòn bẩy tài chính (financical leverage) trong quản lý tài chính doanh nghiệp. Khóa luận tốt nghiệp gồm ba chương: CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HÀ NỘI CHƯƠNG 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Thang Long University Library
  • 11. 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH 1.1. Khái niệm đòn bẩy tài chính, độ bẩy tài chính Đòn bẩy tài chính là gì và nó được thể hiện như thế nào trong các doanh nghiệp. Vai trò của nó cũng như những vấn đề có liên quan đến nó sẽ được đề cập chi tiết trong chương này. Đây là chương làm rõ các khái niệm có liên quan đến đòn bẩy tài chính, nội dung và các vấn đề khác thuộc về đòn bẩy tài chính để làm nền tảng lý luận cho việc nghiên cứu thực tế, rồi từ đó có thể đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính trong doanh nghiệp. Nghiên cứu đòn bẩy tài chính có lợi ích gì và tại sao phải nghiên cứu đòn bẩy tài chính là những câu hỏi được đặt ra trong suốt chương đầu tiên của khóa luận tốt nghiệp. 1.1.1. Khái niệm đòn bẩy tài chính (Financial Leverage: FL) Với khái niệm đòn bẩy thuần tuý trong vật lý cơ học chúng ta đã rất quen thuộc thì ta có thể hiểu nó là một công cụ để khuếch đại lực, từ một lực nhỏ thành một lực lớn hơn để tác động vào vật thể cần dịch chuyển nhờ vào cánh tay đòn và điểm tựa. Nhà vật lý Archimedes từng nói: “Hãy cho tôi một đòn bẩy và một điểm tựa, tôi sẽ nhấc bổng Trái đất lên”. Từ đó để ta có thể thấy được sức mạnh to lớn của đòn bẩy, trong kinh tế người ta mượn thuật ngữ đòn bẩy để ám chỉ việc sử dụng chi phí cố định để làm tăng khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Có hai quan điểm khác nhau về đòn bẩy tài chính, cụ thể: Quan điểm thứ nhất: Đòn bẩy tài chính là khái niệm chỉ mức độ nợ và tác động của nợ trong cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Hệ số đòn bẩy tài chính có mục đích xác định mức độ thành công của công ty khi sử dụng nguồn vốn bên ngoài để tăng hiệu quả số vốn tự có đang được sử dụng để tạo ra lợi nhuận. Quan điểm thứ hai: Đòn bẩy tài chính cũng được hiểu như là mức độ theo đó các chứng khoán có thu nhập cố định (như nợ và cổ phiếu ưu đãi) được sử dụng trong cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp. Đòn bẩy tài chính là việc sử dụng chi phí tài trợ cố định (nợ và cổ phần ưu đãi) để nhằm nỗ lực gia tăng lợi nhuận cho cổ đông (EPS). Đặc điểm của vốn cổ phần ưu đãi là khi chia cổ tức ưu đãi thì luôn luôn xác định trước cho dù lợi nhuận sau thuế có cao hay thấp đến mức nào. Đây chính là nhân tố gây nên sự khuếch đại cho thu nhập trên vốn cổ phần thường. Mặc dù có tác động khuếch đại cho thu nhập trên vốn cổ phần thường tương tự như nợ. Tuy nhiên nó vẫn có một số điểm khác so với các khoản nợ chẳng hạn như cổ tức ưu đãi không được tính vào chi phí nên vốn cổ phần ưu đãi không tạo ra khoản tiết kiệm nhờ thuế. Giả sử thu nhập sau thuế quá thấp thì có thể cổ tức ưu đãi thấp xuống, thậm chí là không thể trả cổ tức ưu đãi mà doanh nghiệp không bị mắc nợ thêm. Phần chưa hoàn trả đủ cổ tức ưu đãi, khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán thì với những khoản nợ có thể buộc doanh
  • 12. 2 nghiệp phải đi đến phá sản còn với vốn cổ phần ưu đãi thì không. Đối với những khoản nợ thì doanh nghiệp luôn phải chịu trách nhiệm hoàn trả, điều này là bắt buộc và theo luật định. Mặt khác thì khi doanh nghiệp sử dụng cổ phần ưu đãi thì những cổ đông ưu đãi lại là chủ sở hữu của doanh nghiệp chứ không phải là các chủ nợ, chính vì thế khi ra các quyết định tài chính thì các nhà quản trị tài chính cần quan tâm đến điều này. Việc sử dụng nợ không gây ra sự phân chia quyền lực trong doanh nghiệp, trong khi sử dụng cổ phần ưu đãi thì việc phân chia quyền lực là khó có thể tránh khỏi. Như vậy khi sử dụng đòn bẩy tài chính với các công cụ khác nhau sẽ đem đến những kết quả và hiệu quả khác nhau, cụ thể: Đối với nợ, khi doanh nghiệp sử dụng nợ thì doanh nghiệp luôn luôn phải trả lãi vay và khoản chi trả lãi vay này lại được tính vào chi phí trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Do đó nó tạo nên một khoản tiết kiệm nhờ thuế, nên chi phí lãi vay sau thuế chỉ còn là I*(1 – t). Nếu thu nhập trước thuế và lãi vay tăng lên và chi phí lãi vay không thay đổi, khi đó phần lợi nhuận trên vốn cổ phần thường sẽ tăng lên. Vì số lượng cổ phiếu không đổi trong khi lợi nhuận sau thuế lại tăng. Nhưng nếu thu nhập trước thuế và lãi vay mà giảm thì tác động của đòn bẩy tài chính lại ngược lại, lúc đó chi phí lãi vay vẫn không giảm trong khi thu nhập trước thuế và lãi vay lại bị suy giảm, do đó mà làm cho thu nhập trên cổ phần thường bị giảm. Đối với vốn cổ phần ưu đãi, thì do đặc điểm của cổ phần ưu đãi là luôn nhận một lượng cổ tức nhất định và biết trước nên rất thuận lợi trong việc lập kế hoạch tài chính của doanh nghiệp. Chính vì cổ tức ưu đãi là cố định nên khi thu nhập sau thuế tăng lên thì cổ tức ưu đãi chi trả cho cổ đông ưu đãi sẽ không tăng. Do vậy nó làm cho thu nhập trên vốn cổ phần thường tăng lên. Trong trường hợp thu nhập sau thuế bị giảm thì lại làm cho thu nhập trên vốn cổ phần thường bị giảm do cổ tức ưu đãi được chi trả trước cổ tức cổ phiếu thường và nó lại cố định. Do đó dẫn đến hậu quả là thu nhập trên vốn cổ phần thường bị giảm sút. 1.1.2. Khái niệm độ bẩy tài chính (Degree of Financial Leverage: DFL) Nếu chỉ có khái niệm về đòn bẩy tài chính không thì chắc rằng không thể hiểu đầy đủ về các vấn đề liên quan đến đòn bẩy tài chính. Vì vậy mà khái niệm về độ bẩy tài chính là một khái niệm rất quan trọng. Khái niệm về đòn bẩy tài chính mang tính định tính nhiều hơn định lượng thì trong khái niệm về độ bẩy tài chính lại là một chỉ tiêu định lượng dùng để đo lường mức độ biến động của thu nhập trên cổ phần thường khi thu nhập trước thuế và lãi vay thay đổi. Độ bẩy tài chính ở mức độ thu nhập trước thuế và lãi vay nào đó được xác định như là phần trăm thay đổi của thu nhập trên cổ phần thường khi thu nhập trước thuế và lãi vay thay đổi 1%. Độ bẩy của đòn bẩy tài chính thể hiện sức mạnh của đòn bẩy tài chính đó, hay nó chính là khả năng khuếch đại thu nhập trên vốn cổ phần thường khi thu nhập trước thuế và lãi vay thay đổi. Thang Long University Library
  • 13. 3 1.2. Vai trò của đòn bẩy tài chính đối với doanh nghiệp Đòn bẩy tài chính có vai trò rất quan trọng trong quản lý tài chính của doanh nghiệp bởi vì: Thứ nhất là khái niệm đòn bẩy tài chính rất hữu dụng trong phân tích, hoạch định và kiểm soát tài chính. Các chi phí tài chính cố định được sử dụng để tạo ra rất nhiều thuận lợi trong việc quản lý tài chính. Việc nghiên cứu về đòn bẩy tài chính còn giúp cho các nhà quản trị tài chính có thể có thêm công cụ để gia tăng lợi nhuận trên cổ phần thường và giúp có thêm các thông tin để hỗ trợ cho việc quản lý nợ, vốn chủ sở hữu… của doanh nghiệp. Hơn nữa, một doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính với hy vọng đạt được lợi nhuận cao hơn các định phí của nợ và cổ phần ưu đãi, từ đó gia tăng lợi nhuận cho cổ đông thường. Tuy nhiên đòn bẩy tài chính là con dao hai lưỡi vì nó cũng làm tăng tính khả biến hay rủi ro trong lợi nhuận của cổ đông thường. Chẳng hạn như trong một doanh nghiệp mà thu nhập trước thuế và lãi vay ít hơn chi phí tài chính cố định của nợ và cổ phần ưu đãi thì việc sử dụng nợ có thể làm giảm lợi nhuận của các cổ đông thường hay nói cách khác là mặt tiêu cực (mặt trái) của đòn bẩy tài chính. Như vậy thì đòn bẩy tài chính phóng đại lỗ tiềm năng cũng như lãi tiềm năng của các cổ đông. Đối với một giám đốc tài chính, việc nghiên cứu đòn bẩy tài chính để làm sáng tỏ nguyên tắc đánh đổi lợi nhuận và rủi ro của nhiều loại quyết định tài chính khác nhau là vô cùng quan trọng. Ngoài ra, bất cứ khi nào một doanh nghiệp sử dụng các chi phí tài chính cố định thì doanh nghiệp này cũng được gọi là đang sử dụng đòn bẩy tài chính. Các nghĩa vụ cố định cho phép doanh nghiệp phóng đại các thay đổi nhỏ thành các thay đổi lớn hơn, giống như trên thực tế khi ta dùng một lực nhỏ tác động vào một đầu của đòn bẩy, đầu kia sẽ được nâng lên cao với một lực lớn hơn. Đòn bẩy tài chính dùng chi phí tài chính cố định làm điểm tựa, dùng sự thay đổi của thu nhập trước thuế và lãi vay là lực bẩy và dĩ nhiên cái cần được bẩy chính là thu nhập trên cổ phiếu thường. Khi doanh nghiệp sử dụng các chi phí tài chính cố định, một thay đổi trong thu nhập trước thuế và lãi vay sẽ được phóng đại thành một thay đổi tương đối lớn hơn trong thu nhập mỗi cổ phần thường. Tác động số nhân này của việc sử dụng các chi phí tài chính cố định được gọi là độ nghiêng của đòn bẩy tài chính. Cuối cùng, đòn bẩy tài chính giúp cho doanh nghiệp có thêm một công cụ để dự kiến nhanh thu nhập trên cổ phần thường (EPS) có thể đạt được trong kỳ ứng với kết cấu nguồn vốn hiện tại của doanh nghiệp. Điều này rất quan trọng đối với doanh nghiệp trong việc lựa chọn các quyết định tài chính sao cho có hiệu quả nhất. Chẳng hạn, việc lựa chọn và đi đến các quyết định cơ cấu vốn của doanh nghiệp, sử dụng nợ thêm hay giảm đi, sử dụng vốn cổ phần thêm hay giảm đi để có thể làm cho thu nhập
  • 14. 4 trên cổ phần thường được tối đa. Giả sử trong trường hợp doanh nghiệp quyết định dùng thêm nợ thì chi phí tiết kiệm được nhờ thuế sẽ làm cho thu nhập trên cổ phần thường tăng lên. 1.3. Công thức tính độ bẩy tài chính Theo khái niệm về độ bẩy tài chính ở phần trên ta có công thức tính độ bẩy tài chính như sau: - Một số ký hiệu: + I: chi phí lãi vay + EPS (Earning Per Share): thu nhập trên mỗi cổ phần thường + EBIT: thu nhập trước thuế và lãi vay + PD: cổ tức ưu đãi + NS: số lượng cổ phần thường Phần trăm thay đổi của EPS Độ bẩy tài chính (DFL) = Phần trăm thay đổi của EBIT (1.1) %EPS Độ bẩy tài chính = %EBIT (1.2) Đòn bẩy tài chính là sự đánh giá chính sách vay nợ và huy động vốn bằng cổ phiếu ưu đãi được sử dụng trong việc điều hành doanh nghiệp. Vì lãi vay phải trả và cổ tức cổ phiếu ưu đãi không đổi khi sản lượng thay đổi, do đó đòn bẩy tài chính sẽ rất lớn trong các doanh nghiệp có hệ số nợ cao và ngược lại đòn bẩy tài chính sẽ rất nhỏ trong các doanh nghiệp có hệ số nợ thấp. Những doanh nghiệp có hệ số nợ bằng không sẽ không có đòn bẩy tài chính. Như vậy, đòn bẩy tài chính đặt trọng tâm vào hệ số nợ. Khi đòn bẩy tài chính cao thì chỉ cần một sự thay đổi nhỏ về lợi nhuận trước lãi vay và thuế cũng có thể làm thay đổi với một tỷ lệ cao hơn về tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (vốn cổ phần thường) nghĩa là tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (vốn cổ phần thường) rất nhạy cảm khi lợi nhuận trước lãi vay và thuế biến đổi. Như vậy, mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính phản ánh nếu lợi nhuận trước lãi vay và thuế thay đổi 1% thì lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (vốn cổ phần thường) hoặc EPS sẽ thay đổi bao nhiêu %. Như chúng ta biết: [(EBIT – I)(1- t) – PD] EPS = NS (1.3) Thang Long University Library
  • 15. 5 Vì I và PD là hằng số nên I và PD bằng 0, nên ta có: (EBIT – I)(1 – t) – PD EPS = NS EBIT(1 – t) => EPS = NS (1.4) Từ đó suy ra: NS PDtIEBIT NS tEBIT EPS EPS     )1)(( )1( => PDtIEBIT tEBIT EPS EPS     )1)(( )1( (1.5) Nên công thức tính độ bẩy tài chính được tính như sau: EBIT EBIT PDtIEBIT tEBIT DFL     )1)(( )1( =>              EBIT EBIT PDtIEBIT tEBIT DFL )1)(( )1( => PDtIEBIT tEBIT DFL    )1)(( )1( (1.6) Chia cả tử và mẫu cho (1 – t) ta được:  )1( tPDIEBIT EBIT DFL   (1.7) Đây là trường hợp trong cơ cấu vốn có cả vốn cổ phần ưu đãi nhưng nếu trong trường hợp không có vốn cổ phần ưu đãi trong cơ cấu vốn thì công thức tính độ bẩy tài chính sẽ đơn giản hơn nhiều và độ bẩy tài chính được tính theo công thức sau:
  • 16. 6 IEBIT EBIT DFL   (1.8) Từ công thức (1.7) và công thức (1.8) ta có thể thấy độ bẩy của đòn bẩy tài chính trong hai trường hợp: Có dùng vốn cổ phần ưu đãi và không dùng vốn cổ phần ưu đãi trong cơ cấu nguồn vốn là khác nhau. + Nếu chi phí trả cổ tức ưu đãi (PD) lớn hơn phần tiết kiệm nhờ thuế do sử dụng nợ (1 – t)*I thì ta có: 1)1()1(  tPDItPD IEBIT t PD EBIT    )1( )1( t PD EBITIEBIT   )1( 1 t PD EBIT EBIT EBIT EBIT      (1.9) Từ công thức (1.9) ta dễ dàng suy ra rằng độ bẩy của đòn bẩy tài chính khi sử dụng vốn nợ và cổ phần ưu đãi trong cơ cấu vốn sẽ lớn hơn trong trường hợp không sử dụng vốn cổ phần mà chỉ sử dụng nợ trong trường hợp chi phí trả cổ tức lớn hơn phần tiết kiệm nhờ thuế do sử dụng nợ. + Nếu chi phí trả cổ tức cổ phần ưu đãi (PD) nhỏ hơn phần tiết kiệm nhờ thuế do sử dụng nợ (1 – t)*I thì ta có: 1)1()1(  tPDItPD IEBIT t PD EBIT    )1( )1( t PD EBITIEBIT   (1.10) Thang Long University Library
  • 17. 7 )1( 1 t PD EBIT EBIT EBIT EBIT      (1.11) Từ công thức (1.10) và từ phần trên thì trong trường hợp chi phí cổ tức vốn cổ phần nhỏ hơn phần tiết kiệm nhờ thuế từ việc sử dụng nợ thì độ bẩy tài chính trong trường hợp chỉ dùng nợ trong cơ cấu nguồn vốn lại có độ bẩy lớn hơn trường hợp dùng cả vốn cổ phần ưu đãi. 1.4. Hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính 1.4.1. Các quan điểm và phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính 1.4.1.1. Các quan điểm về hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính Chúng ta có thể hiểu một cách chung nhất về hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính theo quan điểm sau: Hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ, năng lực của doanh nghiệp trong việc sử dụng nợ và cổ phần ưu đãi để đảm bảo cho việc khuếch đại thu nhập trên vốn cổ phần thường một cách lớn nhất trong mọi trường hợp. Hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính phản ánh mối quan hệ giữa kết quả thu được do việc sử dụng đòn bẩy tài chính và chi phí phải bỏ ra khi sử dụng đòn bẩy tài chính. Kết quả thu được càng cao so với chi phí tài chính bỏ ra thì hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính càng cao. Điều này thể hiện thông qua hệ thống các chỉ tiêu về mức sinh lời trên vốn chủ sở hữu, trên vốn cổ phần thường và một số chỉ tiêu liên quan. Do đó, nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính là mục tiêu quan trọng để doanh nghiệp có thể cải thiện chất lượng quản lý tài chính trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải thường xuyên phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính để nhanh chóng có biện pháp khắc phục những mặt hạn chế và phát huy những ưu điểm của doanh nghiệp trong quá trình sử dụng đòn bẩy tài chính. Thông qua phân tích hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính sẽ cung cấp thêm những kinh nghiệm cũng như kỹ năng dự báo, sử dụng đòn bẩy cùng những những ưu điểm và hạn chế trong công tác quản lý tài chính tại doanh nghiệp. 1.4.1.2. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính Có hai phương pháp để phân tích tài chính cũng như phân tích hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp, đó là phương pháp so sánh và phương pháp phân tích tỷ số. Về phương pháp so sánh: Để áp dụng phương pháp này cần phải đảm bảo các điều kiện so sánh được của các chỉ tiêu tài chính (thống nhất về không gian, thời gian, nội dung, tính chất và đơn vị tính toán...) và theo mục đích phân tích mà xác định gốc
  • 18. 8 so sánh. Gốc so sánh được chọn là gốc về thời gian hoặc không gian, kỳ phân tích được chọn là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch. Giá trị so sánh có thể được lựa chọn bằng số tuyệt đối, số tương đối hoặc số bình quân. Nội dung so sánh có thể là so sánh giữa số thực hiện năm nay và năm trước hoặc so sánh giữa số thực hiện và số kế hoạch. Về phương pháp tỷ số: Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, các tỷ số tài chính được phân thành các nhóm đặc trưng, phản ánh những nội dung cơ bản theo mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp. Đó là các nhóm tỷ số về khả năng thanh toán, nhóm tỷ số về cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn cũng như nhóm tỷ số về năng lực hoạt động kinh doanh và khả năng sinh lời. Mỗi nhóm tỷ số lại bao gồm nhiều tỷ số phản ánh riêng lẻ, từng bộ phận của hoạt động tài chính, trong mỗi trường hợp khác nhau, tuỳ theo góc độ phân tích, người phân tích lựa chọn những nhóm chỉ tiêu khác nhau. Để phục vụ cho việc phân tích hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp người ta thường dùng một số các chỉ tiêu mà tôi sẽ trình bày cụ thể trong phần sau. 1.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính 1.4.2.1. Chỉ tiêu khả năng thanh toán lãi vay Sử dụng nợ nói chung tạo ra được lợi nhuận cho công ty nhưng cổ đông chỉ có lợi khi nào lợi nhuận tạo ra lớn hơn lãi phải trả cho việc sử dụng nợ, nếu không công ty sẽ không có khả năng trả lãi và gánh nặng lãi gây thiệt hại cho cổ đông. Để đánh giá khả năng trả lãi của công ty sử dụng chỉ tiêu khả năng thanh toán lãi vay. EBIT Khả năng thanh toán lãi vay = Lãi vay (1.12) Chỉ tiêu khả năng thanh toán lãi vay phản ánh khả năng trang trải lãi vay của doanh nghiệp từ lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó cho biết mối quan hệ giữa chi phí lãi vay và lợi nhuận của doanh nghiệp, qua đó giúp đánh giá xem doanh nghiệp có khả năng trả lãi vay hay không. Chỉ tiêu khả năng thanh toán lãi vay thể hiện đòn bẩy tài chính là đòn bẩy tài chính âm hay dương. Nếu chỉ tiêu này lớn hơn 1 tức là doanh nghiệp có được đòn bẩy tài chính dương, nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 tức là doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính âm. Nếu chỉ số này nhỏ hơn 1 thì có hai khả năng xảy ra: Một là doanh nghiệp vay nợ quá nhiều và sử dụng nợ vay kém hiệu quả khiến cho lợi nhuận làm ra không đủ trả lãi vay. Hai là, khả năng sinh lợi của doanh nghiệp quá thấp khiến cho lợi nhuận tạo ra quá thấp không đủ để trang trải lãi vay. Chỉ tiêu này được đánh giá thông qua sự so sánh với một và với các năm trước đó, nếu càng lớn thì kết hợp với các chỉ tiêu ở trên sẽ có thể kết luận được là việc sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp có hiệu quả hay không. Thang Long University Library
  • 19. 9 1.4.2.2. Chỉ tiêu bảo chứng cổ tức cổ phiếu ưu đãi Thu nhập ròng Bảo chứng cổ tức cổ phiếu ưu đãi = Cổ phiếu cổ tức ưu đãi (1.13) Tuy không làm tròn trách nhiệm chi trả cổ tức cổ phiếu ưu đãi không đặt doanh nghiệp rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán nhưng nó có thể ảnh hưởng đến uy tín tài chính của doanh nghiệp trên thị trường và ảnh hưởng đến giá trị của cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. 1.4.2.3. Chỉ tiêu lợi nhuận trên tổng tài sản Thu nhập sau thuế ROA = Tổng tài sản (1.14) Chỉ tiêu lợi nhuận trên tổng tài sản – Return on assests ratio (ROA). Chỉ tiêu này cho biết trong một đồng tài sản của doanh nghiệp sẽ tạo ra bao nhiêu đồng thu nhập sau thuế. Tỷ số ROA càng cao thì quyết định đầu tư vào tài sản của doanh nghiệp càng hiệu quả. Tỷ số ROA cao hay thấp bị tác động rất lớn bởi hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (khả năng quản lý tài sản, quản lý chi phí và doanh thu...) và đặc điểm ngành nghề sản xuất kinh doanh. 1.4.2.4. Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu Thu nhập sau thuế ROE = Vốn chủ sở hữu (1.15) Chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu – Return on equity ratio (ROE). Đây là chỉ tiêu mà các nhà đầu tư rất quan tâm vì nó cho thấy khả năng sinh lợi của một đồng vốn họ bỏ ra để đầu tư vào doanh nghiệp. Nếu chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu càng cao thì chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng ngày càng hiệu quả hơn những khoản vốn vay nên đã khuếch đại được tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu. Tăng mức doanh lợi trên vốn chủ sở hữu là một mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động quản lý tài chính doanh nghiệp. Để đánh giá chỉ tiêu này chúng ta có thể so sánh với chỉ tiêu này của năm trước hoặc với mức trung bình của ngành. Nếu một doanh nghiệp mà sử dụng hiệu quả đòn bẩy tài chính thì chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu sẽ cao và
  • 20. 10 tăng nhanh qua các năm. Ngược lại nếu sử dụng đòn bẩy tài chính một cách không hiệu quả thì chỉ tiêu này sẽ không cao hay không tăng hoặc thậm chí là giảm so với năm trước đó. Chính vì thế mà chỉ tiêu này thường được dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính. - Gọi : + ROAE : là Tỷ suất sinh lợi kinh tế của tài sản EBIT ROAE = A + EBIT : Lợi nhuận trước lãi vay và thuế + A : Giá trị tài sản bình quân (hay vốn kinh doanh bình quân) + D : là vốn vay + E : là vốn chủ sở hữu + rd : là lãi suất vay + t : là thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ROE =         rdEE ROA E D ROA *(1-t) Vậy: - Khi ROAE > rd : Doanh nghiệp tăng vay nợ thì ROE càng được khuếch đại, đồng thời gia tăng rủi ro tài chính. - Khi ROAE = rd : Doanh nghiệp tăng vay nợ nhưng ROE không thay đổi, đồng thời gia tăng rủi ro tài chính. - Khi ROAE < rd : Doanh nghiệp tăng vay nợ sẽ làm suy giảm ROE, đồng thời gia tăng rủi ro tài chính. Đây chính là giới hạn của hệ số nợ trong trong tổng vốn của doanh nghiệp và điều này cần được lưu ý khi ra quyết định huy động vốn. Cần lưu ý rằng, cũng như sử dụng đòn bẩy kinh doanh, việc sử dụng đòn bẩy tài chính như sử dụng “con dao hai lưỡi”. Nếu tổng tài sản không có khả năng sinh ra một tỷ suất sinh lời đủ lớn để bù đắp chi phí lãi vay thì tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (vốn cổ phần thường) sẽ bị giảm sút, bởi lẽ phần lợi nhuận do vốn chủ sở hữu (vốn cổ phần thường) làm ra phải dùng để bù đắp sự thiếu hụt của khoản lãi vay phải trả. Khả năng gia tăng lợi nhuận cao là điều mong ước của các chủ sở hữu, trong đó đòn bẩy tài chính là một công cụ được các nhà quản lý thường dùng. Đòn bẩy tài chính là công cụ hữu ích để khuếch đại tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hay gia tăng thu nhập trên một cổ phần thường, đồng thời cũng tiềm ẩn sự gia tăng rủi ro cho chủ sở hữu. Sự thành công hay thất bại này tuỳ thuộc vào chiến lược của chủ sở hữu khi lựa chọn cơ cấu tài chính. Thang Long University Library
  • 21. 11 1.4.2.5. Chỉ tiêu thu nhập trên mỗi cổ phần thường EAT – PD EPS = NS (1.16) Chỉ tiêu thu nhập trên mỗi cổ phần thường – Earning Per Share (EPS). Thu nhập trên mỗi cổ phần thường là một yếu tố quan trọng nhất, quyết định đến giá trị của cổ phần bởi vì nó đo lường mức thu nhập chứa đựng trong một cổ phần hay nói cách khác nó thể hiện thu nhập mà nhà đầu tư có được do mua cổ phần. Chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ doanh nghiệp này sử dụng đòn bẩy tài chính càng hiệu quả. Để thấy được việc sử dụng đòn bẩy tài chính có hiệu quả hay không so với năm trước thì ta lấy chỉ tiêu này so với cũng chỉ tiêu này của năm trước đó. Nếu lớn hơn chứng tỏ doanh nghiệp đã tiến bộ trong quản lý tài chính mà cụ thể là nâng cao được hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính. Thu nhập trên vốn cổ phần thường là mục tiêu của việc sử dụng đòn bẩy tài chính nên việc dùng chỉ tiêu này để đánh giá hiệu quả sử dùng đòn bẩy tài chính là tất yếu. Như vậy, hai chỉ tiêu ROE và EPS là hai chỉ tiêu đánh giá kết quả trực tiếp của đòn bẩy tài chính có được sử dụng một cách hiệu quả hay không. Nếu nó được sử dụng một cách hiệu quả thì hai chỉ tiêu này phải đạt giá trị lớn nhất có thể. Mặc dù cùng được dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính nhưng hai chỉ tiêu này có một chút khác biệt. Với chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, nó phản ánh mức sinh lợi trên vốn cổ phần thường và vốn cổ phần ưu đãi, còn với chỉ tiêu thu nhập trên vốn cổ phần thường thì lại chỉ xét khả năng sinh lợi trên vốn cổ phần thường. Trong khi sử dụng vốn cổ phần ưu đãi cũng tạo nên độ bẩy cho thu nhập trên vốn cổ phần thường. Chính vì sự khác biệt này nên khi đánh giá hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính thì chỉ tiêu thu nhập trên vốn cổ phần thường là chỉ tiêu quan trọng hơn. Bên cạnh đó thì còn một vài chỉ tiêu liên quan khác để đánh giá về hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính một cách không trực tiếp. 1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính 1.5.1. Các nhân tố chủ quan 1.5.1.1. Tâm lý của nhà quản lý tài chính Đây là nhân tố thuộc về sự “bảo thủ” hay “phóng khoáng” của nhà quản lý tài chính. Nếu với nhà quản lý tài chính có tâm lý “phóng khoáng” thích mạo hiểm, rủi ro thì sẽ sử dụng nhiều nợ và khi đó thì độ bẩy của đòn bẩy tài chính sẽ cao. Và ngược lại với những nhà quản trị tài chính có tâm lý “bảo thủ” thì họ không thích phiêu lưu mạo hiểm nên họ thường lựa chọn phương án tài trợ dùng rất ít nợ thậm chí là không dùng
  • 22. 12 nợ. Họ chỉ sử dụng vốn chủ sở hữu, khi đó thì rõ ràng là đòn bẩy tài chính sẽ ít được dùng và lẽ dĩ nhiên là hiệu quả sử dùng đòn bẩy tài chính sẽ khó mà có thể cao được. 1.5.1.2. Trình độ người lãnh đạo Vấn đề trình độ của người lãnh đạo rất quan trọng vì khi những nhà lãnh đạo mà trình độ không cao thì họ không hiểu thấu đáo các vấn đề về đòn bẩy tài chính thì việc sử dụng đòn bẩy tài chính là khó khăn. Vì họ không thấy được vai trò của đòn bẩy tài chính nên sẽ không sử dụng một cách có hiệu quả đòn bẩy tài chính. Ví dụ như khi họ không biết gì về việc sử dụng đòn bẩy tài chính thì có khi đòn bẩy tài chính phát huy tác dụng mà họ không hề hay biết, để có thể nhờ đòn bẩy tài chính làm cho thu nhập trên cổ phần thường lớn nhất. Hoặc có khi đòn bẩy tài chính đang thể hiện mặt trái của nó thì lại dùng nó một cách vô thức dẫn đến hậu quả không tốt cho doanh nghiệp (trong khi tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu thấp hơn rất nhiều lần chi phí lãi vay thì đương nhiên càng sử dụng nợ sẽ càng làm cho tỷ suất sinh lời trên vốn chủ càng thấp). Chính vì thế mà trình độ của nhà lãnh đạo doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính. 1.5.1.3. Chiến lược phát triển doanh nghiệp Hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính còn phụ thuộc vào chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp đang có chiến lược mở rộng quy mô, lĩnh vực hoạt động thì sẽ rất cần vốn nên việc vay nợ hay sử dụng vốn cổ phần thường, vốn cổ phần ưu đãi là việc tất yếu xảy ra. Khi đó lại chịu ảnh hưởng của các quyết định tài chính từ các nhà quản lý tài chính. Nếu doanh nghiệp đang có khuynh hướng chuyển đổi lĩnh vực từ lĩnh vực ít rủi ro sang lĩnh vực nhiều rủi ro hơn thì rất có thể nợ sẽ được sử dụng ít đi trong tương lai để nhằm không làm tăng hơn nữa rủi ro đối với doanh nghiệp. Khi đó thì đòn bẩy tài chính sẽ giảm độ bẩy của nó trong doanh nghiệp đó. 1.5.1.4. Việc sử dụng đòn bẩy hoạt động Đòn bẩy hoạt động là nhân tố tác động rất lớn đến hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính. Trước hết phải tìm hiểu chung về đòn bẩy hoạt động hay đòn bẩy kinh doanh. Đòn bẩy kinh doanh phản ánh mối quan hệ giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi. Mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy kinh doanh sẽ rất lớn ở những doanh nghiệp có chi phí cố định cao hơn chi phí biến đổi. Nhưng đòn bẩy kinh doanh chỉ tác động tới lợi nhuận trước thuế và lãi vay, bởi lẽ hệ số nợ không ảnh hưởng tới độ lớn của đòn bẩy kinh doanh. Còn mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính chỉ phụ thuộc vào hệ số nợ, cổ tức ưu đãi mà không phụ thuộc vào kết cấu chi phí cố định và chi phí biến đổi của doanh nghiệp. Do đó, đòn bẩy tài chính không tác động tới thu nhập trước thuế và lãi vay. Tuy nhiên thì sự thay đổi của thu nhập trước thuế và lãi vay lại là lực tác động để tạo nên lực bẩy cho đòn bẩy tài chính. Vì vậy, khi ảnh hưởng của đòn bẩy kinh doanh chấm dứt thì ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính sẽ tiếp tục để khuếch đại mức lợi nhuận Thang Long University Library
  • 23. 13 trên vốn chủ sở hữu (vốn cổ phần thường) khi doanh thu thay đổi. Điều này chứng tỏ ảnh hưởng trực tiếp và rất lớn của đòn bẩy kinh doanh tới hiệu quả của đòn bẩy tài chính. Nếu đòn bẩy kinh doanh mà tốt thì sự thay đổi của thu nhập trước thuế và lãi vay là lớn, từ đó mà đòn bẩy tài chính sẽ phát huy tốt hơn sức mạnh của mình để bẩy mạnh mẽ hơn thu nhập trên vốn cổ phần thường. Nếu sử dụng đòn bẩy hoạt động không tốt thì thu nhập trước thuế và lãi vay không được bẩy mà thậm trí còn làm giảm thu nhập trước thuế và lãi vay. Điều này đương nhiên sẽ làm giảm hiệu quả của việc sử dụng đòn bẩy tài chính. Nhưng cũng phải đề cập đến một khía cạnh mà bản thân doanh nghiệp cũng khó có thể quyết định được hiệu quả sử dụng đòn bẩy hoạt động vì việc sử dụng đòn bẩy hoạt động nhiều hay ít nó còn phụ thuôc vào nhiều nhân tố khách quan khác trong lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. 1.5.1.5. Uy tín doanh nghiệp Trong doanh nghiệp nếu họ muốn sử dụng đòn bẩy tài chính thì điều đầu tiên là họ phải tìm được nguồn để huy động nợ hay vốn cổ phần ưu đãi. Điều này đối với một số doanh nghiệp thì không phải là khó nhưng đối với một số doanh nghiệp thì đây quả là vấn đề rất nan giải. Tại sao lại như vậy ?. Điều này được giải thích theo một góc độ nào đó thì nó chính là uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Nếu có uy tín tốt thì việc vay nợ hay huy động vốn cổ phần thường không phải là khó và tốn kém. Nhưng nếu uy tín của doanh nghiệp không đủ tạo niềm tin cho chủ nợ và cổ đông ưu đãi thì việc huy động thêm nợ và vốn cổ phần ưu đãi quả là khó khăn và chi phí lớn hơn. Chính việc huy động này tác động đến mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp và từ đó nó tác động đến hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính. Mặt khác, khi một doanh nghiệp có uy tín tốt thì trong quá trình sử dụng đòn bẩy tài chính sẽ tạo được rất nhiều thuận lợi. Chẳng hạn như khi doanh nghiệp thực sự gặp khó khăn về tài chính nhưng do uy tín tốt thì có thể hoãn được nợ, thậm chí còn huy động thêm được vốn để khắc phục khó khăn về tài chính. Điều này không những hạn chế được mặt trái của đòn bẩy tài chính mà còn tránh cho doanh nghiệp phải đi đến một kết cục xấu. 1.5.2. Các nhân tố khách quan 1.5.2.1. Thị trường tài chính Thị trường tài chính là nơi diễn ra các hoạt động mua bán những công cụ được phát hành bởi những cơ sở tài chính như ngân hàng, Nhà Nước hay các trung gian tài chính khác. Thị trường tài chính là tổng hòa các quan hệ cung cầu về vốn trong nền kinh tế. Thị trường tài chính cũng là nơi diễn ra các giao dịch mua, bán các loại tích sản tài chính hay các công vốn hoặc vốn. Đây cũng là một bộ phận quan trọng bậc nhất trong hệ thống tài chính, chi phối toàn bộ hoạt động của nền kinh tế hàng hóa. Thị trường tài chính phát triển góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia. Nếu doanh nghiệp đang ở trong một thị trường tài chính tương đối phát
  • 24. 14 triển thì việc huy động vốn sẽ có rất nhiều thuận lợi. Điều này tạo điều kiện tốt cho doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính và từ đó tác động tốt đến hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp. Giả sử như doanh nghiệp đang ở trong một thị trường tài chính chưa phát triển thì sẽ khó khăn trong việc huy động nợ, cổ phần ưu đãi và gây nên một tâm lý lo lắng cho các nhà quản lý tài chính trong việc sử dụng đòn bẩy tài chính. 1.5.2.2. Chi phí lãi vay Đây là nhân tố rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến số lượng sử dụng nợ của doanh nghiệp. Khi chi phí nợ thấp thì doanh nghiệp sẽ dùng nhiều nợ hơn để tài trợ cho các hoạt động của mình và khi đó mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp sẽ cao lên. Ngược lại khi chi phí nợ mà cao thì doanh nghiệp phải giảm việc sử dụng nợ và từ đó sẽ làm cho độ bẩy của đòn bẩy tài chính giảm sút. Nếu với cùng một lượng nợ như nhau nhưng chi phí nợ giảm đi thì hiển nhiên thu nhập trước thuế sẽ tăng lên làm cho thu nhập trên cổ phần thường được khuếch đại lớn hơn. 1.5.2.3. Chính sách, luật pháp Nhà Nước Trong các chính sách vĩ mô của Nhà Nước thì doanh nghiệp luôn bị chi phối bởi chúng. Cụ thể là chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp, nếu thuế thu nhập doanh nghiệp càng cao thì càng khuyến khích doanh nghiệp dùng nhiều nợ, khi ấy thì doanh nghiệp sẽ có phần tiết kiệm được nhờ lá chắn thuế là rất lớn. Khi đó sẽ khuyến khích doanh nghiệp dùng nhiều nợ thì cũng đồng nghĩa với việc khuyến khích doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính nhiều hơn. 1.5.2.4. Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp Mặt khác, tuỳ từng lĩnh vực mà mức độ rủi ro doanh nghiệp phải gánh chịu là khác nhau nên mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính cũng khác nhau. Việc sử dụng đòn bẩy tài chính của các doanh nghiệp xây dựng tại Việt Nam đã rất phổ biến trong những năm qua. Các khoản vay ngân hàng được các doanh nghiệp gia tăng để có thể đầu tư cũng như hoàn thành các công trình kịp tiến độ. Còn trên thị trường chứng khoán, việc sử dụng đòn bẩy tài chính đã làm tăng mạnh tính thanh khoản trong năm 2009. Việc sử dụng đòn bẩy đã được áp dụng ngay từ thời kỳ tăng trưởng đầu của thị trường và trở nên phổ biến tại con sóng đi lên thứ hai (từ giữa tháng 7/2009) khiến cho thanh khoản thị trường tăng mạnh, đỉnh điểm vào tháng 10/2009 có nhiều phiên liên tiếp giao dịch đạt giá trị quanh mốc 5.000 tỷ đồng. Do đó tùy từng lĩnh vực mà doanh nghiệp tham gia sẽ quyết định việc sử dụng đòn bẩy tài chính như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất. 1.5.2.5. Tình hình tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Khi doanh nghiệp tiêu thụ được nhiều sản phẩm, dịch vụ thì khi đó doanh thu sẽ tăng, làm cho đòn bẩy hoạt động được sử dụng có hiệu quả. Từ đó làm cho hiệu quả sử Thang Long University Library
  • 25. 15 dụng đòn bẩy tài chính cũng được nâng lên. Trong trường hợp doanh nghiệp bị ế ẩm thì vốn bị ứ đọng trong khi chi phí tài chính cố định vẫn phải thanh toán, làm tăng chi phí mà cụ thể là chi phí lãi vay và từ đó làm cho thu nhập trước thuế bị giảm sút. Hay chỉ tiêu khả năng thanh toán lãi vay giảm và điều này là không tốt với hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính. Dưới tác động của đòn bẩy hoạt động, một sự thay đổi trong số lượng hàng bán đưa đến kết quả lợi nhuận (lỗ) gia tăng với tốc độ lớn hơn. Để đo lường mức độ tác động của đòn bẩy hoạt động, người ta sử dụng chỉ tiêu độ bẩy hoạt động (Degree of Operating Leverage – DOL). Độ bẩy hoạt động được định nghĩa là phần trăm thay đổi của lợi nhuận hoạt động so với phần trăm thay đổi của sản lượng (hoặc doanh thu). Độ bẩy hoạt động (DOL) Phần trăm thay đổi lợi nhuận hoạt động ở mức sản lượng Q = (doanh thu S) Phần trăm thay đổi sản lượng (hoặc doanh thu) (1.17) EBIT/EBIT DOL =  Q / Q (1.18) Cần lưu ý rằng độ bẩy có thể khác nhau ở những mức sản lượng (hoặc doanh thu) khác nhau. Do đó, khi nói đến độ bẩy hoạt động phải chỉ rõ độ bẩy ở mức sản lượng Q, doanh thu S nào đó. Chúng ta thực hiện thêm một số biến đổi từ công thức (1.18) để có thể dễ dàng tính DOL theo cách khác: Lợi nhuận hoạt động: EBIT = PQ – VQ – F = Q*(P – V) – F Bởi vì đơn giá P, định phí F và biến phí đơn vị V là cố định nên: ∆EBIT = ∆Q*(P – V) Thay vào công thức (1.16) ta được: FVP VP DOL FVP VP X FVP VPFVP VP DOL Q Q              Q)( )(Q Q)( )(Q Q Q )(Q )(Q Q Q )(Q )(Q (1.19)
  • 26. 16 Công thức (1.17) dùng để tính độ bẩy hoạt động theo sản lượng Q, công thức này chỉ thích hợp đối với những công ty mà sản phẩm có tính đơn chiếc. Đối với công ty sản xuất sản phẩm đa dạng và không thể tính thành đơn vị, chúng ta sử dụng chỉ tiêu độ bẩy theo doanh thu. Công thức tính độ bẩy theo doanh thu như sau: S: Doanh thu V: Tổng chi phí khả biến Số dư đảm phí Độ bẩy hoạt động = Lợi nhuận Giả định có hai công ty cùng doanh thu và lợi nhuận, nếu tăng cùng một lượng doanh thu như nhau, thì những công ty có tỷ lệ số dư đảm phí lớn, lợi nhuận tăng lên càng nhiều, vì vậy tốc độ tăng lợi nhuận lớn hơn và độ bẩy hoạt động sẽ lớn hơn. Điều này cho thấy những công ty mà tỷ trọng chi phí bất biến lớn hơn khả biến thì tỷ lệ số dư đảm phí lớn, từ đó đòn bẩy hoạt động sẽ lớn và lợi nhuận sẽ rất nhạy cảm với sự thay đổi doanh thu, sản lượng bán. Độ bẩy kinh doanh cao có thể giúp doanh nghiệp tạo ra nhiều lợi nhuận hơn từ mỗi doanh số tăng thêm (doanh số biên tế) nếu việc bán một sản phẩm tăng thêm đó chỉ làm gia tăng chi phí khả biến một đơn vị nhỏ. Vì hầu hết các chi phí đã là chi phí cố định. Do vậy, lợi nhuận biên tế được tăng lên và thu nhập cũng tăng nhanh hơn. Qua đó, đòn bẩy hoạt động đã tác động tích cực đến đòn bẩy tài chính trong hoạt động của doanh nghiệp. 1.5.2.6. Thực trạng của nền kinh tế Đây là nhân tố ảnh hưởng đến tất cả các doanh nghiệp, nếu nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ thì các doanh nghiệp sẽ dễ dàng hoạt động và có được kết quả kinh doanh tốt và từ đó làm tăng hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính. Ngược lại, nếu nền kinh tế đang ở trong điều kiện suy thoái thì hoạt động của các doanh nghiệp sẽ bị trì trệ và điều này là hoàn toàn không có lợi cho việc sử dụng đòn bẩy tài chính. 1.6. Mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và rủi ro tài chính 1.6.1. Khái niệm về rủi ro Rủi ro là sự không chắc chắn về tổn thất, nó là sự tổng hợp những sự ngẫu nhiên có thể đo lường được bằng xác suất. Phạm trù rủi ro là phạm trù vốn có của loài người, ngay từ khi chúng ta sinh ra chúng ta đã phải đương đầu với những rủi ro. Rủi EBIT FEBIT FVS VS DOLS      Thang Long University Library
  • 27. 17 ro nó tồn tại từ trước khi loài người xuất hiện nên khi loài người xuất hiện thì việc rủi ro luôn tồn tại là một điều dễ hiểu. Rủi ro xảy ra do nhiều nguyên nhân (chẳng hạn như do thiên tai, do con người…). Bản thân rủi ro đã quá đa dạng và phức tạp, điều này là do có rất nhiều nguồn gốc (hay nguyên nhân) gây nên rủi ro. Rủi ro xảy ra sẽ để lại hậu quả xấu: khi nói đến rủi ro là chúng ta muốn nói đến một điều xảy ra hoàn toàn không mong muốn. Do khi chúng xảy ra thì sẽ đem lại điều không tốt đến với chúng ta, hơn nữa chúng ta lại không thể biết chúng xảy ra khi nào và hậu quả sẽ như thế nào nên không thể lường trước được. 1.6.2. Mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và rủi ro tài chính Rủi ro tài chính chỉ tính khả biến tăng thêm của thu nhập mỗi cổ phần và xác suất mất khả năng thanh toán khi một doanh nghiệp sử dụng các nguồn tài trợ có chi phí tài chính cố định như sử dụng nợ và cổ phần ưu đãi trong cơ cấu nguồn vốn của mình. Doanh nghiệp mất khả năng chi trả là khi doanh nghiệp không thể đáp ứng các nghĩa vụ tài chính theo hợp đồng chẳng hạn như thanh toán lãi vay, thanh toán các khoản phải trả và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp khi đáo hạn. Các chi phí sử dụng vốn như lãi vay và cổ tức ưu đãi tượng trưng cho các nghĩa vụ theo hợp đồng mà một doanh nghiệp phải đáp ứng bất kể mức độ thu nhập trước thuế và lãi vay như thế nào (trong một số trường hợp khẩn cấp về vấn đề tài chính doanh nghiệp có thể bỏ qua cổ tức ưu đãi nhưng việc bỏ qua này có thể dẫn đến một số các hậu quả không mong muốn. Vì thế mà việc chi trả cổ tức của cổ phần ưu đãi được xem như là một nghĩa vụ theo hợp đồng tương tự như lãi vay). Việc gia tăng sử dụng nợ và cổ phần ưu đãi sẽ làm tăng chi phí tài chính cố định của doanh nghiệp. Các chi phí này yêu cầu mức thu nhập trước thuế và lãi vay mà doanh nghiệp đạt được phải cao hơn để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính và duy trì hoạt động. Khi gia tăng việc sử dụng nợ thì làm cho chi phí tài chính cố định cũng tăng kéo theo việc tăng xác suất mất khả năng chi trả từ đó làm cho rủi ro tăng lên. Sử dụng đòn bẩy tài chính có độ bẩy lớn thì khi đó sự thay đổi của thu nhập trên cổ phần thường được khuếch đại lên nhiều lần do sự thay đổi của thu nhập trước thuế và lãi vay từ đó làm tăng rủi ro. Rủi ro là như thế, vậy thì tại sao doanh nghiệp lại chấp nhận rủi ro và sử dụng nợ hay cổ phần ưu đãi. Đó chính là việc làm tăng chi phí tài chính cố định và từ đó có thể tăng lợi nhuận cho các cổ đông thường. Đòn bẩy tài chính có khả năng làm gia tăng tỷ suất sinh lợi mong đợi của vốn cổ phần thường nhưng cũng ngay lúc đó chúng sẽ đưa cổ đông tới một rủi ro lớn hơn. Nguyên tắc trong tài chính doanh nghiệp là đánh đổi lợi nhuận và rủi ro được áp dụng trong việc sử dụng đòn bẩy tài chính: tỷ suất
  • 28. 18 sinh lợi cao sẽ trở nên cao hơn nữa nhưng nếu tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư thấp thì tỷ suất sinh lợi mong đợi trên cổ phần thường thậm chí càng thấp hơn. Tóm lại, rủi ro tài chính là sự dao động hay sự biến thiên của tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (hoặc thu nhập trên một cổ phần) và làm tăng thêm xác suất mất khả năng thanh toán khi doanh nghiệp sử dụng vốn vay và các nguồn tài trợ khác có chi phí tài chính cố định. Như vậy, để lượng hóa rủi ro tài chính trong hoạt động của doanh nghiệp có thể sử dụng hai thước đo, đó là độ lớn của đòn bẩy tài chính và độ lệch chuẩn của EPS. - Công thức độ lệch chuẩn EPS: δEPS = Pi(EPS – EPS)^2 - δEPS bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như: + Thu nhập sau thuế càng cao thì δEPS càng cao và ngược lại. + Tỷ lệ chi trả cổ tức cổ phiếu ưu đãi càng cao thì δEPS càng thấp và ngược lại. - Nếu δEPS = 0 : Khi đó doanh nghiệp không gặp phải rủi ro về tài chính. - Nếu δEPS = 0 : + δEPS cao thì doanh nghiệp có mức độ rủi ro tài chính cao. Nếu doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức độ cao thì mức độ rủi ro về tài chính sẽ càng cao. + δEPS thấp thì doanh nghiệp sẽ gặp ít rủi ro về mặt tài chính. Nếu doanh nghiệp không sử dụng nhiều đòn bẩy tài chính thì mức độ rủi ro về tài chính sẽ thấp. 1.7. Mối quan hệ giữa EPS với EBIT và điểm bàng quan Phân tích mối quan hệ EBIT – EPS là phân tích sự ảnh hưởng của những phương án tài trợ khác nhau đối với lợi nhuận trên cổ phần. Từ sự phân tích này, chúng ta sẽ tìm ra một điểm bàng quan (indifferent point). Dù phối hợp các phương án tài trợ thế nào thì công ty cũng kỳ vọng EPS cao, tuy nhiên tại EBIT bàng quan thì phương án tài trợ nào cũng đều mang lại EPS như nhau. Dựa vào công thức trên đây, chúng ta có thể xác định điểm bàng quan bằng một trong hai phương pháp: phương pháp đại số và phương pháp hình học. 1.7.1. Xác định điểm bàng quan bằng phương pháp đại số Áp dụng công thức tính EPS theo EBIT cho mỗi phuơng án, sau đó thiết lập phương trình cân bằng như sau: 2 222,1 1 112,1 )1)(()1)(( NS PDtIEBIT NS PDtIEBIT    Thang Long University Library
  • 29. 19 - Trong đó: + EBIT1,2: EBIT bàng quan giữa 2 phương án tài trợ 1 và 2. + I1, I2: Lãi phải trả ứng với phương án 1 và 2. + PD1, PD2: Cổ tức cổ phiếu ưu đãi theo phương án 1 và 2. + NS1, NS2: Số cổ phần thông thường ứng với phương án 1 và 2. 1.7.2. Xác định điểm bàng quan bằng phương pháp hình học Sử dụng đồ thị biểu diễn quan hệ giữa EBIT và EPS để có thể tìm ra được điểm bàng quan, tức là điểm giao nhau giữa các phương án tài trợ ở đó EBIT theo bất kỳ phương án nào cũng mang lại EPS như nhau. Để làm điều này, chúng ta xây dựng đồ thị xác định điểm bàng quan theo ba phương án như hình vẽ sau: Hình 1.1. Đồ thị xác định điểm bàng quan Đối với mỗi phương án, lần lượt vẽ đường thẳng phản ánh quan hệ giữa EPS với tất cả các điểm của EBIT. Tìm điểm thứ nhất bằng cách lần lượt cho EPS = 0 để tìm ra EBIT tương ứng. Điểm thứ hai, cho EBIT bất kỳ để tìm ra EPS tương ứng. Mỗi phương án đều xác định được hai điểm, nối hai điểm đó lại sẽ tạo thành đường thẳng phản ánh quan hệ giữa EBIT và EPS của phương án đó. 1.7.3. Ý nghĩa điểm bàng quan Từ phương pháp hình học cũng như phương pháp đại số, chúng ta tìm thấy điểm bàng quan giữa hai phương án tài trợ bằng nợ và cổ phiếu thường là X. Điều này có nghĩa là nếu EBIT thấp hơn điểm bàng quan X thì phương án tài trợ bằng cổ phiếu thường tạo ra được EPS cao hơn phương án tài trợ bằng nợ, nhưng nếu EBIT vượt qua EBIT Nợ Cổ phiếu ưu đãi Điểm bàng quan Cổ phiếu thường EPS
  • 30. 20 EPS X thì phương án tài trợ bằng nợ mang lại EPS cao hơn phương án tài trợ bằng cổ phiếu thường. Sau khi phân tích quan hệ EBIT – EPS, các công ty có thể lựa chọn tài trợ hoạt động kinh doanh của mình hoặc bằng nợ vay, cổ phần ưu đãi hay vốn cổ phần để tận dụng tối đa lợi ích từ đòn bẩy tài chính. Nếu như thế, các công ty phải được tài trợ hoặc là toàn bộ nợ vay, cổ phiếu ưu đãi hay toàn bộ vốn cổ phần. Nhưng nếu giải pháp tốt nhất là kết hợp tất cả các phương án tài trợ, vậy tỷ lệ mỗi loại là bao nhiêu là tốt nhất ?. Chúng ta sẽ thảo luận các khía cạnh chủ yếu của nợ vay so với vốn cổ phần hay cơ cấu vốn (chỉ xem xét nợ vay đại diện cho nguồn tài trợ có chi phí cố định và vốn cổ phần) như thế nào để mang lại lợi nhuận trên mỗi cổ phần cao nhất. Hình 1.2. Đồ thị thể hiện mối quan hệ giữa EBIT, EPS và đòn cân nợ Hình trên thể hiện quan hệ giữa EBIT – EPS trong những kế hoạch tài trợ khác nhau. Tỷ lệ nợ càng cao độ dốc các đường biểu diễn càng lớn, điều này cho thấy rằng độ nhạy cảm của EPS đối với sự thay đổi của EBIT là rất lớn. Sử dụng đòn bẩy tài chính phóng đại thu nhập cả dương và âm cho cổ đông, khi EBIT vượt qua điểm hòa vốn sự gia tăng EBIT làm EPS tăng cao hơn đối với phương án sử dụng nhiều nợ vay hơn. Ngược lại, khi chưa đạt đến EBIT hòa vốn, thậm chí bằng 0 thì phương án có đòn bẩy tài chính lớn hơn làm EPS âm càng nhiều. Các thay đổi về sử dụng nợ sẽ tạo nên các thay đổi EPS. Khi tỷ lệ nợ trên tài sản càng cao làm EPS kỳ vọng gia tăng. Mặc dù các chi phí lãi suất tăng nhưng tác động này được bù trừ nhiều hơn do số lượng cổ phiếu đã phát hành sụt giảm khi nợ vay được thay thế cho vốn cổ phần, đồng thời nó cũng làm tăng rủi ro. EBIT Nợ vay ít Nợ vay nhiều Vốn cổ phần 0 ∆EPSA ∆EPSB ∆EBIT Thang Long University Library
  • 31. 21 1.8. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính Trong thực tế, các doanh nghiệp đang tuân theo một quy luật mà không một doanh nghiệp nào có thể không tuân theo đó là quy luật khan hiếm nguồn lực. Việc khan hiếm nguồn lực là vấn đề chung của cả xã hội nhưng đối với từng doanh nghiệp thì việc phát huy nguồn lực sẵn có như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất thì lại là cả một vấn đề cần phải bàn. Các doanh nghiệp không ngừng tìm ra các biện pháp để phát huy tốt nhất khả năng nguồn lực hiện có của mình, một trong những cách đó chính là việc sử dụng đòn bẩy tài chính. Việc nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính chính là một trong những nhân tố làm cho việc sử dụng các nguồn lực vốn có của doanh nghiệp được nâng cao. Nếu các doanh nghiệp không biết tận dụng đòn bẩy tài chính thì sẽ làm cho hiệu quả sử dụng vốn cổ phần thường chưa thực sự hiệu quả. Nhưng nếu sử dụng đòn bẩy tài chính một cách không khoa học thì sẽ làm cho hiệu quả của các nguồn lực (cụ thể là vốn cổ phần thường) sẽ bị sụt giảm, thậm chí đưa doanh nghiệp đến bờ vực của sự phá sản. Chính vì những lí do đó mà việc nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính là một công việc hết sức cần thiết và thiết thực đối với các doanh nghiệp cũng như đối với toàn nền kinh tế. Để đánh giá trình độ quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, người ta thường sử dụng thước đo là hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó. Hiệu quả sản xuất kinh doanh được đánh giá trên hai góc độ: hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Trong phạm vi quản lý doanh nghiệp, người ta chủ yếu quan tâm đến hiệu quả kinh tế. Đây là một phạm trù phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất. Do vậy, các nguồn lực kinh tế đặc biệt là nguồn lực tài chính của doanh nghiệp có tác động rất lớn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, việc nâng cao hiệu quả sử dụng và quản lý nguồn lực tài chính là yêu cầu mang tính thường xuyên và bắt buộc đối với doanh nghiệp. Trong quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính có rất nhiều phương pháp cũng như cách thức để có thể nâng cao hiệu quả. Nhưng có một cách rất hay và hiệu quả để nâng cao hiệu quả sử dụng và quản lý nguồn lực tài chính đó là nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính. Khi hiệu quả sử dụng của đòn bẩy tài chính được nâng cao sẽ tác động tích cực đến toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Khi đó, hệ thống trong doanh nghiệp sẽ vận hành trơn tru hơn, hoạt động kinh doanh sẽ trở nên dễ dàng và doanh nghiệp cũng sẽ thuận lợi hơn trong việc đạt được các mục tiêu kinh doanh đã đặt ra. 1.9. Các phương pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính Hiện nay, đa số tất cả các công ty đều đang sử dụng đòn bẩy tài chính. Do đó việc nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính ở mỗi doanh nghiệp là vô cùng cần thiết và quan trọng trong điều kiện thị trường hiện nay.
  • 32. 22 1.9.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy hoạt động Đòn bẩy hoạt động hay chính là đòn bẩy kinh doanh phản ánh mối quan hệ giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi. Mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy kinh doanh sẽ rất lớn ở những doanh nghiệp có chi phí cố định cao hơn chi phí biến đổi. Đòn bẩy kinh doanh chỉ tác động tới lợi nhuận trước thuế và lãi vay, bởi lẽ hệ số nợ không ảnh hưởng tới độ lớn của đòn bẩy kinh doanh. Sự thay đổi của thu nhập trước thuế và lãi vay lại là lực tác động để tạo nên lực bẩy cho đòn bẩy tài chính. Điều này chứng tỏ ảnh hưởng trực tiếp và rất lớn của đòn bẩy kinh doanh tới hiệu quả của đòn bẩy tài chính. Việc nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy hoạt động hơn nữa sẽ tác động tích cực lên đòn bẩy tài chính trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Khi thu nhập trước thuế và lãi vay được khuếch đại bởi sự hiệu quả của đòn bẩy hoạt động thì nó lại tạo nên lực bẩy lớn cho sự bẩy của đòn bẩy tài chính. Sự kết hợp hai loại đòn bẩy này tạo nên một hệ thống đòn bẩy mang tính dây chuyền, lực bẩy của hai đòn bẩy này có thể được tổng hợp thông qua đòn bẩy người ta gọi là đòn bẩy tổng hợp. Khi đó, doanh nghiệp có thể dễ dàng đạt được những mục tiêu trong hoạt động kinh doanh của mình. 1.9.2. Giải pháp nâng cao và gia tăng việc sử dụng nợ Giải pháp tiếp theo là cố gắng nâng cao và gia tăng việc sử dụng nợ để có thể làm cho lực bẩy của đòn bẩy tài chính được nâng lên hơn nữa. Khi doanh nghiệp sử dụng được một lượng vốn vay nhất định trong cơ cấu vốn của mình thì lúc này “cánh tay đòn” của đòn bẩy tài chính được đặt lên một điểm tựa đủ độ lớn cũng như độ chắc chắn để có thể bẩy được tốt hơn. Do đó, việc sử dụng hiệu quả các khoản nợ sẽ tác động tốt đến đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc sử dụng nợ cần phải có giới hạn do nợ là con dao hai lưỡi. Nó có thể đẩy doanh nghiệp tới chỗ phá sản nếu vay quá nhiều. Do đó một khoản nợ hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả hơn. 1.9.3. Giải pháp nâng cao năng suất lao động Nâng cao năng suất lao động, đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng mà mỗi doanh nghiệp cần chú ý để có thể đạt được mục tiêu. Muốn vậy thì doanh nghiệp đó cần có các biện pháp cụ thể như việc tinh giảm bộ máy lao động hay những việc có thể để cho người khác có thể kiêm nhiệm mà vẫn đạt hiệu quả công việc cao thì nên tinh giảm. Cùng với việc nâng cao năng suất lao động, doanh nghiệp phải mở rộng thêm ngành nghề và lĩnh vực hoạt động để có thể uyển chuyển linh hoạt trong một số trường hợp biến động của nền kinh tế. Từ đó mà có thể ổn định hoạt động cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh và tiếp tục tìm giải pháp để có thể giảm chi phí một cách tối ưu nhất. 1.9.4. Giải pháp tiết kiệm chi phí Một giải pháp khác để nâng cao hiệu quả của đòn bẩy tài chính đó là tiết kiệm chi phí hoạt động. Việc tiết kiệm chi phí sẽ làm gia tăng lợi nhuận trước thuế và lãi Thang Long University Library
  • 33. 23 vay của doanh nghiệp. Qua đó sẽ làm tăng độ bẩy tài chính và nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính trong doanh nghiệp. 1.10. Mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính, hiệu quả tài chính, giá trị ghi sổ và giá trị thị trường của cổ phiếu 1.10.1. Giá trị ghi sổ, giá trị thị trường của cổ phiếu và hiệu quả tài chính Xét về mặt kế toán, giá trị ghi sổ là giá trị của tài sản hay của vốn cổ đông được ghi trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp. Khi mua tài sản về, doanh nghiệp sẽ ghi nhận ngay giá trị của tài sản đó theo nguyên tắc kế toán, ví dụ như tài sản cố định sẽ ghi theo nguyên giá hay hàng tồn kho ghi theo giá gốc... Và trong suốt vòng đời kinh tế của nó, giá trị ghi sổ được giữ nguyên và hầu như rất xa với giá thị trường. Nếu dự đoán có sự giảm giá dựa trên những bằng chứng đáng tin cậy thì doanh nghiệp chỉ có thể lập dự phòng giảm giá, chứ không thay đổi được giá trị ghi sổ. Mặt khác, giá trị ghi sổ cũng dùng để chỉ tổng vốn cổ đông phổ thông (nắm giữ cổ phiếu phổ thông) của một công ty trên bảng cân đối kế toán. Nó được tính bằng tổng giá trị tài sản của công ty trừ đi tài sản vô hình, trừ đi khoản nợ phải trả... Hiểu một cách đơn giản nhất, giá trị ghi sổ cho biết giá trị tài sản công ty còn lại là bao nhiêu nếu ngay lập tức công ty rút lui khỏi kinh doanh. Giá trị ghi sổ là thước đo rất chính xác giá trị của công ty, yếu tố không biến đổi quá nhanh, tương đối ổn định nên nó là số liệu thích hợp để phân tích cho nhà đầu tư. Giá trị thị trường của một cổ phiếu là mức giá mà người mua và người bán xác lập khi thực hiện giao dịch cổ phiếu đó. Giá trị thị trường của một doanh nghiệp được tính bằng giá thị trường một cổ phiếu nhân với tổng số cổ phiếu của doanh nghiệp. Thông thường, giá trị thị trường của công ty được quyết định bởi sự kỳ vọng của nhà đầu tư đối với doanh nghiệp đó. Công ty phát hành cổ phiếu với một mệnh giá nhất định trên thị trường sơ cấp nhưng khi nó được mua bán trên thị trường thứ cấp thì giá cả có thể khác xa so với mệnh giá. Về nguyên tắc, nếu công ty hoạt động có hiệu quả và tiềm năng tăng trưởng cao thì giá trị của cổ phiếu sẽ tăng, tức là giá trị thị truờng của công ty cũng theo đó tăng và ngược lại, nếu hoạt động kém hiệu quả thì giá cổ phiếu giảm và tất nhiên, giá trị thị trường của công ty theo đó giảm đi. Như vậy, thực chất giá trị thị truờng của công ty cao hay thấp không có mối quan hệ nhân quả với giá trị ghi sổ. Có thể coi giá trị ghi sổ là giá lịch sử, còn giá trị thị trường là giá hiện tại được tính theo từng thời điểm và luôn biến động trên thị trường chứng khoán. Người ta thường sử dụng hệ số giá trị ghi sổ trên giá trị thị trường để xác định giá cổ phiếu của công ty đang ở tình trạng trên giá trị hay dưới giá trị, bằng cách so giá trị thị trường với giá trị ghi sổ. BV (Book Value) hay còn gọi là BVPS (Book Value per Share) là giá trị số sách của một cổ phần, được tính theo công thức: