SlideShare a Scribd company logo
1 of 87
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
SỬ DỤNG VỐN LƢU ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH
MTV ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN NHÀ VÀ HẠ TẦNG –
VINACOMIN
SINH VIÊN THỰC HIỆN : TRẦN TRỊ THÙY LINH
MÃ SINH VIÊN : A16704
CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH
HÀ NỘI – 2014
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
SỬ DỤNG VỐN LƢU ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH
MTV ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN NHÀ VÀ HẠ TẦNG –
VINACOMIN
Giáo viên hƣớng dẫn : Th.s Vũ Lệ Hằng
Sinh viên thực hiện : Trần Thị Thùy Linh
Mã sinh viên : A16704
Chuyên ngành : Tài chính
HÀ NỘI - 2010
HÀ NỘI - 2014
Thang Long University Library
LỜI CẢM ƠN
Tác giả gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô ở Đại học Thăng Long đã giúp
đỡ trong suốt thời gian học tập tại trường. Đặc biệt tác giả xin chân thành cảm ơn giáo
viên hướng dẫn Th.s Vũ Lệ Hằng đã tận tình hướng dẫn để tác giả hoàn thành khóa
luận tốt nghiệp này.
Tác giả cũng xin bày tỏ sự cảm ơn đối với Ban Giám đốc và các anh chị tại Công ty
TNHH MTV đầu tư phát triển nhà và hạ tầng – Vinacomin đã dành thời gian quan tâm
giúp đỡ nhiệt tình trong quá trình làm luận văn.
Rất mong nhận được sự ủng hộ, đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn !
Xin chân thành cảm ơn !
Tác giả
Trần Thị Thùy Linh
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ
trợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của người
khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luận là có nguồn gốc và được
trích dẫn rõ ràng.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này!
Sinh viên
Trần Thị Thùy Linh
Thang Long University Library
MỤC LỤC
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN LƢU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG VỐN LƢU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP ............................................1
1.1. Vốn lƣu động trong doanh nghiệp ........................................................................1
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm vốn lưu động trong doanh nghiệp.................................1
1.1.2. Phân loại vốn lưu động trong doanh nghiệp ......................................................1
1.1.3. Vai trò của vốn lưu động đối với hoạt động sản xuất kinh doanh.....................3
1.1.4. Kết cấu vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu vốn lưu động....3
1.1.5. Nhu cầu vốn lưu động và phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động.........4
1.2. Quản lý và sử dụng vốn lƣu động trong doanh nghiệp.......................................6
1.2.1. Chính sách quản lý vốn lưu động........................................................................6
1.2.2. Quản lý vốn bằng tiền .........................................................................................7
1.2.3. Quản lý khoản các phải thu...............................................................................10
1.2.4. Quản lý hàng tồn kho.........................................................................................13
1.3. Hiệu quả sử dụng vốn lƣu động và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
lƣu động trong doanh nghiệp ...................................................................................17
1.3.1. Khái niệm và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.....17
1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá tổng hợp..........................................................................17
1.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong DN....................20
1.4. Nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng vốn lƣu động trong DN.................23
1.4.1. Nhân tố khách quan...........................................................................................23
1.4.2. Nhân tố chủ quan...............................................................................................23
1.5. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ trong DN ..............24
1.5.1. Xác định đúng nhu cầu VLĐ thường xuyên, cần thiết cho hoạt động sản xuất
kinh doanh; tổ chức huy động nguồn VLĐ hiệu quả.................................................24
1.5.2. Tăng tốc độ luân chuyển VLĐ...........................................................................25
1.5.3. Tăng cường bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ quản lý, nhất là đội
ngũ quản lý tài chính DN.............................................................................................25
1.5.4. Thường xuyên phân tích tình hình sử dụng VLĐ để có biện pháp điều chỉnh
kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng..................................................................25
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƢU ĐỘNG......26
2.1. Tổng quan về Công ty TNHH MTV đầu tƣ phát triển nhà và hạ tầng –
Vinacomin.....................................................................................................................26
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH MTV đầu tư phát
triển nhà và hạ tầng – Vinacomin ...............................................................................26
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH MTV đầu tư phát triển nhà và hạ tầng-
Vinacomin.....................................................................................................................27
2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận..........................................................27
2.1.3. Khái quát về ngành nghề kinh doanh của Công ty TNHH MTV đầu tư phát
triển nhà và hạ tầng- Vinacomin.................................................................................29
2.2. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH MTV đầu tƣ
phát triển nhà và hạ tầng – Vinacomin .....................................................................30
2.2.1. Thực trạng về cơ cấu tài sản – nguồn vốn ........................................................30
2.2.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh............................................................35
2.2.3. Các chỉ tiêu tài chính tổng hợp..........................................................................39
2.3. Thực trạng quản lý và sử dụng VLĐ tại Công ty TNHH MTV đầu tƣ xây
dựng nhà và hạ tầng – Vinacomin .............................................................................45
2.3.1. Chính sách quản lý VLĐ....................................................................................45
2.3.2. Phân tích cơ cấu VLĐ tại Công ty TNHH MTV đầu tư nhà và hạ tầng –
Vinacomin.....................................................................................................................46
2.3.3. Cơ cấu nợ ngắn hạn...........................................................................................55
2.3.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ...................................................58
2.3.5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng từng bộ phận cấu thành VLĐ..........60
2.3.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty
TNHH MTV đầu tư xây dựng nhà và hạ tầng – Vinacomin......................................62
2.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lƣu động tại Công ty TNHH MTV đầu tƣ xây
dựng nhà và hạ tầng – Vinaconmin ...........................................................................63
2.4.1. Những kết quả đạt được.....................................................................................63
2.4.2. Những hạn chế ...................................................................................................64
2.4.3. Nguyên nhân.......................................................................................................63
Thang Long University Library
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
VỐN LƢU ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH MTV ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN NHÀ
VÀ HẠ TẦNG – VINACONMIN ..............................................................................64
3.1 Định hƣớng phát triển của Công ty giai đoạn 2015-2020..................................64
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lƣu động tại Công ty TNHH
MTV đầu tƣ phát triển nhà và hạ tầng – Vinacomin...............................................65
3.2.1. Xác định nhu cầu vốn lưu động ........................................................................66
3.2.2. Quản lý tiền và các khoản tương đương tiền....................................................67
3.2.5. Một số biện pháp khác........................................................................................68
DANH MỤC BẢNG BIỀU HÌNH VẼ ĐỒ THỊ
Bảng 1.1. Cấp tín dụng và không cấp tín dụng .............................................................12
Bảng 1.2. Sử dụng và không sử dụng thông tin rủi ro tín dụng ....................................12
Bảng 2.1. Bảng chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán. ................................................41
Bảng 2.3. Khả năng sinh lời của Công ty Vinacominland ............................................39
Bảng 2.4. Khả năng quản lý tài sản của Công ty so với TB ngành...............................42
Bảng 2.5. Khả năng quản lý nợ của Công ty.................................................................43
Bảng 2.6. VLĐ ròng của Công ty..................................................................................44
Bảng 2.7. Cơ cấu tài sản ngắn hạn tại Công ty Vinacominland....................................46
Bảng 2.8. Cơ cấu tiền và các khoản tương đương tiền tại Công ty Vinacominland .....47
Bảng 2.9. Cơ cấu các khoản phải thu ngắn hạn.............................................................49
Bảng 2.10.So sánh mức tín dụng thương mai cung cấp và được cung cấp tại Công ty
Vinacominland...............................................................................................................49
Bảng 2.11. Cơ cấu hàng tồn kho Công ty Vinacominland............................................50
Bảng 2.12. Cơ cấu Tài sản ngắn hạn khác của Công ty Vinacominland ......................54
Bảng 2.13. Cơ cấu nợ ngắn hạn tại Công ty Vinacominland ........................................55
Bảng 2.14. Bảng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động .......................58
Bảng 2.15. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng từng bộ phận cấu thành VLĐ Công ty
Vinacominland...............................................................................................................60
Bảng 3.1. Bảng cân đối kế toán đã tính số dư bình quân năm 2012 .............................66
Bảng 3.2. Tỷ lệ phần trăm các khoản mục có quan hệ chặt chẽ với doanh thu ............66
Hình 1.1. Các chính sách quản lý vốn lưu động..............................................................6
Hình 2.1. Quy mô Tài sản Công ty Vinacominland năm 2010, 2011, 2012.................30
Hình 2.2. Cơ cấu nguồn vốn Công ty Vinacominland ..................................................33
Hình 2.3. Chính sách quản lý vốn lưu động..................................................................45
Hình 2.4. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng từng bộ phận cấu thành VLĐ Công ty
Vinacominland...............................................................................................................60
Đồ thị 1.1. Đồ thị mức dự trữ tiền và chi phí cơ hội .......................................................9
Thang Long University Library
Đồ thị 1.2. Sự vận động của vốn bằng tiền theo mô hình Miller – Orr………………9
Đồ thị 1.3. Mô hình EOQ ..............................................................................................14
Đồ thị 1.4. Đồ thị mức dự trữ kho tối ưu.......................................................................15
Đồ thị 1.5. Mô hình quản lý hàng lưu kho (ABC) ........................................................16
Đồ thị 1.6. Thời gian quay vòng tiền.............................................................................23
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH MTV đầu tư phát triển nhà và hạ tầng -
Vinacomin .....................................................................................................................27
DANH MỤC VIẾT TẮT
Kí hiệu viết tắt Tên đầy đủ
BCTC Báo cáo tài chính
VLĐ Vốn lưu động
VCSH Vốn chủ sở hữu
PTKH Phải thu khách hàng
NVNH Nguồn vốn ngắn hạn
NVDH Nguồn vốn dài hạn
HTK Hàng tồn kho
PTNH Phải trả ngắn hạn
PN Phải nộp
TSNH Tài sản ngắn hạn
TSDH Tài sản dài han
TSCĐ Tài sản cố định
TS Tài sản
TĐ Tương đương
Thang Long University Library
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu
Trong nền kinh tế thị trường, nói đến hoạt động sản xuất kinh doanh là phải nói
đến vốn. Vốn là một phạm trù kinh tế hàng hóa, là yếu tố quan trọng quyết định đến
sản xuất và lưu thông hàng hóa. Vốn kinh doanh của doanh nghiệp được cấu thành từ
2 bộ phận: vốn cố định và vốn lưu động. Trong đó, vốn lưu động là loại vốn linh hoạt,
như dòng máu luôn vận động tuần hoàn để nuôi dưỡng cơ thể sống là doanh nghiệp.
do vậy việc sử dụng vốn lưu động có hiệu quả hay không ảnh hưởng lớn đến hiệu quả
sản xuất kinh doanh cũng như sự tồn tại của doanh nghiệp.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là mục tiêu phấn đấu lâu dài của mỗi
doanh nghiệp. Việc sử dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là yêu cầu cần
thiết có tầm quan trọng đặc biệt đối với mỗi doanh nghiệp. Vậy nên bất kỳ một doanh
nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển đều phải quan tâm đến vấn đề tạo lập, quản lý và
sử dụng vốn lưu động sao cho có hiệu quả, nhằm đạt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận.
Xuất phát từ những lý do đó, với những kiến thức được trau dồi qua quá trình học tập,
qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH MTV đầu tư phát triển nhà và hạ tầng-
Vinacomin, em đã đi sâu nghiên cứu đề tài “ Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH MTV đầu tư phát triển nhà và hạ tầng -
Vinacomin”
2. Muc đích nghiên cứu
- Cơ sở lý luận về vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại doanh
nghiệp
- Thực trạng sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần sữa Ba Vì
- Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty và một số giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn lưu động
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH MTV
đầu tư phát triển nhà và hạ tầng – Vinacomin
Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng quản lý và sử dụng VLĐ tại Công ty TNHH
MTV đầu tư phát triển nhà và hạ tầng – Vinaconmin” trong giai đoạn 2010 – 2012.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu trong khóa luận là phương pháp phân tích, so
sánh, tổng hợp dựa trên cơ sở các số liệu được cung cấp và tình hình thực tế tại Công
ty.
5. Kết cấu của khóa luận
Khóa luận tốt nghiệp gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luạn về vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong
doanh nghiệp
Chương 2: thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH MTV đầu
tư phát triển nhà và hạ tầng – Vinacomin
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty
TNHH MTV đầu tư phát triển nhà và hạ tầng – Vinacomin
Thang Long University Library
1
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN LƢU ĐỘNG
VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƢU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. Vốn lƣu động trong doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm vốn lưu động trong doanh nghiệp
Khái niệm vốn lưu động
Trong nền kinh tế thị trường, để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các DN
cần phải ứng ra một số vốn nhất định phù hợp với quy mô và điều kiện kinh doanh.
Vốn kinh doanh của DN là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị tài sản được huy
động sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời. Căn cứ vào
đặc điểm chu chuyển vốn, có thể chia vốn kinh doanh thành hai loại: Vốn cố định và
VLĐ.
Nếu vốn cố định là một bộ phận của vốn đầu tư để hình thành các tài sản cố định,
là biểu hiện bằng tiền của vốn cố định thì VLĐ là một bộ phận vốn đầu tư để hình
thành tài sản lưu động, là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động.
“VLĐ của doanh nghiệp là số vốn ứng ra để hình thành nên các tài sản lưu động
nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện thường
xuyên liên tục. VLĐ luân chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được thu hồi
toàn bộ, hoàn thành một vòng luân chuyển khi kết thúc một chu kì kinh doanh” [1,
tr.85]
Đặc điểm của VLĐ
VLĐ là biểu hiện bằng tiền của TSLĐ nên đặc điểm của VLĐ chịu sự chi phối bởi
các đặc điểm của TSLĐ. Vì vậy, VLĐ của các DN không ngừng vận động qua các giai
đoạn của chu kỳ kinh doanh: sản xuất, dự trữ và lưu thông. Các quá trình trên diễn ra
thường xuyên liên lục lặp đi lặp lại theo chu kỳ và được gọi là quá trình tuần hoàn, chu
chuyển của VLĐ.
Như vậy, chúng ta có thể khái quát những đặc điểm của VLĐ như sau:
- Trong quá trình chu chuyển, VLĐ luôn thay đổi hình thái biểu hiện. Từ hình thái
vốn tiền tệ ban đầu chuyển sang vốn vật tư hàng hóa dự trữ và vốn sản xuất rồi cuối
cùng trở về hình thái vốn tiền tệ.
- Chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được hoàn lại toàn bộ sau mỗi chu
kỳ kinh doanh.
- VLĐ hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ kinh doanh.
1.1.2. Phân loại vốn lưu động trong doanh nghiệp
Để quản lý và sử dụng VLĐ có hiệu quả cần phải phân loại VLĐ. Có nhiều các
phân loại VLĐ, mỗi loại có những tác dụng riêng nhưng đều giúp cho nhà quản lý nắm
bắt và đánh giá tình hình sử dụng VLĐ từ đó có những quyết định quản trị tốt VLĐ.
2
- Phân loại theo hình thái biểu hiện, VLĐ chia làm các loại:
+ Vốn bằng tiền: tiền mặt tai quỹ, tiền gửu ngân hàng, tiền đang chuyển. Tiền là
loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất, có thể dễ dàng chuyển đổi thành các tài sản
khác hoặc thanh toán các nghĩa vụ tài chính cho DN, bởi vậy nó cho phép DN duy trì
khả năng chi trả và phòng tránh rủi ro thanh toán.
+ Các khoản phải thu: chủ yếu là các khoản phải thu từ khách hàng thể hiện số tiền
mà khách hàng nợ DN phát sinh trong trong quá trình bán hàng hóa, dịch vụ dưới hình
thức bán trả sau. Ngoài ra, trong một số trường hợp mua sắm vật tư, DN còn phải ứng
trước tiền cho người cung ứng, từ đó hình thành khoản tạm ứng.
+ Đầu tư tài chính ngắn hạn: đầu tư tài chính ngắn hạn là việc bỏ vốn mua các
chứng khoán có giá trị (trái phiếu, tín phiếu…) hoặc góp vốn liên doanh bằng tiền,
hiện vật có thể thu hồi kịp thời trong một chu kỳ kinh doanh hoặc trong thời hạn không
quá một năm như tín phiếu kho bạc, kỳ phiếu ngân hàng.
+ Vốn về vật tư dự trữ, sản xuất và vốn thành phẩm. Xem chi tiết hơn cho thấy,
vốn về HTK của DN gồm: Vốn nguyên vật liệu chính, vốn vật liệu phụ, vốn nhiên
liệu, vốn phụ tùng thay thế, vốn vật đóng gói, vốn dụng cụ công cụ, vốn sản phẩm
đang chế tạo, vốn về chi phí trả trước, vốn thành phẩm. Trong DN thương mại, vốn về
HTK chủ yếu là giá trị các loại hàng hóa dự trữ.
Việc phân loại VLĐ theo cách này tạo điều kiện thuận lợi cho việc xem xét, đánh
giá khả năng thanh toán của DN, biết được kết cấu TSLĐ theo hình thái biểu hiện để
có hướng điều chỉnh hợp lý và hiệu quả.
- Phân loại theo thời gian huy động và sử dụng, VLĐ được chia làm 2 loại:
+ VLĐ thường xuyên là loại VLĐ mà DN có thể sử dụng lâu dài và ổn định. Là
nguồn có tính chất ổn định nhằm hình thành nên TSLĐ thường xuyên cần thiết, bao
gồm các khoản dự trữ về nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm nằm trong
biên độ dao động của chu kỳ kinh doanh. Đặc điểm của nguồn vốn này là thời gian sử
dụng kéo dài.
+ VLĐ tạm thời là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (có thời gian sử dụng dưới 1
năm), chủ yếu là để đáp ứng các nhu cầu có tính chất tạm thời về VLĐ phát sinh trong
quá trình sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn này bao gồm các khoản vay ngắn hạn của
ngân hàng, các tổ chức tín dụng và các khoản nợ ngắn hạn khác.
Việc phân loại này giúp người quản lý xem xét và quyết định việc huy động các
nguồn vốn cho phù hợp với thời gian sử dụng của yếu tố sản xuất kinh doanh.
- Phân loại theo nguồn hình thành:
+ VCSH: Là số VLĐ thuộc quyền sở hữu của DN, DN có đầy đủ các quyền chiếm
hữu, sử dụng, chi phối và định đoạt như vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, vốn do DN
Thang Long University Library
3
tư nhân bỏ ra, vốn góp cổ phần trong công ty cổ phần, vốn tự bổ sung trong quá trình
hoạt động sản xuất kinh doanh…
+ Các khoản nợ: Là các khoản VLĐ được hình thành từ vốn vay các ngân hàng
thương mại hoặc các tổ chức tài chính khác, vay thông qua phát hành trái phiếu, các
khoản nợ chưa thanh toán…
Việc phân loại VLĐ theo quan hệ sở hữu về vốn sẽ giúp DN thấy được cơ cấu
nguồn tài trợ cho nhu cầu VLĐ trong sản xuất kinh doanh. Từ góc độ quản lý tài
chính, mọi nguồn tài trợ đều có chi phí sử dụng của nó, DN cần xem xét nguồn tài trợ
tối ưu để giảm chí phí sử dụng vốn.
1.1.3. Vai trò của vốn lưu động đối với hoạt động sản xuất kinh doanh
Trong điều kiện kinh tế cạnh tranh ngày càng khốc liệt thì VLĐ là một trong
những yếu tố quyết định đến sự tồn tại, phát triển của DN. Nếu thiếu VLĐ thì DN
không thế chủ động trong sản xuất kinh doanh, cũng như không thể mở rộng quy mô
thì khi đó DN sẽ bị cạnh tranh bởi những đối thủ khác mạnh hơn. Điều này dẫn đến
quy mô kinh doanh sẽ bị thu hẹp thậm chí dẫn tới phá sản.
VLĐ là thước đo hiệu quả và khả năng tài chính ngắn hạn của DN, giúp DN đánh
giá một cách chính xác khả năng tài chính, hiệu quả sử dụng VLĐ để từ đó có giải
pháp điểu chỉnh hợp lý.
VLĐ là công cụ phản ánh và đánh giá quá trình hoạt động của hàng hóa, cũng như
phản ánh và kiểm tra quá trình mua sắm, dự trữ bán hàng của DN. Mặt khác VLĐ luân
chuyển nhanh hay chậm còn phản ánh thời gian lưu thông có hợp lý hay không. Do đó
thông qua tình hình luân chuyển VLĐ, các nhà quản trị có thể đánh giá kịp thời đối với
các mặt hàng mua sắm dự trữ sản xuất và tiêu thụ của DN.
VLĐ còn là bộ phận chủ yếu cấu thành nên giá thành sản phẩm do đó VLĐ đóng
vai trò quyết định trong việc tính giá cả sản phẩm, dịch vụ.
VLĐ ròng là phần chênh lệch giữa vốn thường xuyên so với TSLĐ hay phần
chênh lệch giữa TSLĐ với nợ ngắn hạn.
VLĐ ròng = Tài sản lƣu động – Nợ ngắn hạn
VLĐ ròng là một chỉ tiêu tổng hợp quan trọng để đánh giá tình hình tài chính của
DN, chỉ tiêu này cho biết DN có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay
không?
1.1.4. Kết cấu vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu vốn lưu động
Kết cấu VLĐ thực chất là tỷ trọng từng khoản vốn trong tổng nguồn VLĐ của DN.
Kết cấu của VLĐ cho thấy sự phân bổ và tỷ trọng của mỗi loại vốn trong từng giai
đoạn luân chuyển, từ đó DN xác định được phương hướng và trọng điểm quản lý vốn
nhằm thay đổi kịp thời với từng thời kỳ kinh doanh.
4
Kết cấu VLĐ chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như: đặc điểm ngành nghề kinh
doanh, trình độ tổ chức… Vì vậy trong DN khác nhau thì kết cấu VLĐ cũng khác
nhau, nó phụ thuộc vào các nhóm nhân tố sau:
- Nhóm nhân tố về mặt sản xuất: Các DN có quy mô sản xuất, tính chất, trình độ,
điều kiện, chu kỳ sản xuất và mức độ phức tạp về sản phẩm, yêu cầu về nguyên vật
liệu khác nhau thì tỷ trọng VLĐ ở các khâu dự trữ và sản xuất lưu thông khác nhau.
- Nhóm nhân tố về mua sắm vật tư và tiêu thụ sản phẩm: Các DN hàng năm phải
sử dụng nhiều loại vật tư khác nhau của các đơn vị bán hàng, do vậy nếu khoảng cách
giữa DN và đơn vị bán hàng xa hoặc gần, kỳ hạn bán hàng, chủng loại, số lượng, giá
cả...cũng tác động đến tỷ trọng VLĐ trong khâu dự trữ. Điều kiện tiêu thụ sản phẩm
như khối lượng nhiều hay ít, khoảng cách giữa DN với người mua hàng xa hay gần
đều ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ trọng thành phẩm và hàng hoá xuất ra.
- Nhóm nhân tố về mặt thanh toán: Nếu sử dụng phương thức thanh toán hợp lý,
giải quyết thanh toán kịp thời thì tỷ trọng vốn trong khâu lưu thông sẽ thay đổi. Đặc
biệt trong xây lắp việc sử dụng các thể thức thanh toán khác nhau tổ chức thủ tục
thanh toán, tình hình chấp hành kỷ luật thanh toán có ảnh hưởng nhiều đến tỷ trọng
vốn bỏ vào khâu sản xuất và khâu lưu thông.
Ngoài các nhân tố nêu trên, kết cấu VLĐ còn lệ thuộc vào tính chất thời vụ sản
xuất, trình độ tổ chức và quản lý DN. Tìm hiểu thành phần công nghệ nghiên cứu kết
cấu nội dung VLĐ là rất cần thiết đối với việc sử dụng chính xác và có hiệu quả vốn
trong mỗi DN.
1.1.5. Nhu cầu vốn lưu động và phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động
1.1.5.1. Nhu cầu VLĐ
Trong mỗi chu kì kinh doanh của DN đều phát sinh nhu cầu VLĐ. Nhu cầu VLĐ
của DN là thể hiện số vốn tiền tệ cần thiết DN phải trực tiếp ứng ra để hình thành một
lượng dự trữ HTK và khoản cho khách hàng nợ sau khi đã sử dụng khoản tín dụng của
nhà cung cấp và các khoản nợ phải trả khác có tính chất chu kì (tiền lương phải trả,
tiền thuế phải nộp,…). Xác định nhu cầu VLĐ cần thiết, tối thiểu trên các giai đoạn
luân chuyển nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất, kinh doanh được tiến hành bình
thường.
Việc xác định nhu cầu VLĐ thường xuyên có ý nghĩa rất quan trọng đối với DN.
Nó là cơ sở để sử dụng VLĐ hợp lý, tiết kiệm. Ngoài ra còn là căn cứ để đánh giá kết
quả công tác quản lý vốn của DN, nhằm củng cố chế độ hạch toán kinh tế; căn cứ xác
định mối quan hệ thanh toán giữa DN với DN khác và với ngân hàng.
Xác định nhu cầu VLĐ phải tuân thủ các nguyên tắc về tính hợp lý, tiết kiệm, xuất
phát từ tình hình thực tế sản xuất kinh doanh của DN; đảm bảo cân đối với các bộ
Thang Long University Library
5
phận kế toán trong DN; đảm bảo tính dân chủ và tuân thủ đúng các phương pháp xác
định nhu cầu VLĐ.
Nhu cầu VLĐ thay đổi do tác động của nhiều nhân tố như: sự biến động của thị
trường, sự thay đổi của chế độ chính sách và quy mô sản xuất kinh doanh của DN
trong kỳ (tính chất mùa vụ), sự thay đổi phương hướng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh
hoặc trình độ tổ chức quản lý, sử dụng VLĐ của DN.
1.1.5.2. Phương pháp xác định nhu cầu VLĐ
Đối với mỗi DN ngoài việc phân loại VLĐ để quản lý, còn phải xác định nhu cầu
VLĐ hợp lý để đảm bảo sản xuất kinh doanh không thừa, không thiếu vốn.
Có hai phương pháp chính để xác định nhu cầu VLĐ:
- Phương pháp trực tiếp: căn cứ vào các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến lượng
VLĐ DN ứng ra để xác định nhu cầu thường xuyên. Công thức:
∑ ∑( )
Trong đó : V: Nhu cầu VLĐ của công ty
M: Mức tiêu dùng bình quân 1 ngày của loại VLĐ được tính toán
N: Số ngày luân chuyển của loại VLĐ được tính toán
i: Số khâu kinh doanh (i=1,k)
j: Loại vốn sử dụng (j=1,n)
Nhu cầu VLĐ xác định theo phương pháp này tương đối sát và phù hợp với các
DN trong điều kiện ngày nay. Tuy vậy nó có hạn chế việc tính toán tương đối phức
tạp, khối lượng tính toán nhiều và mất nhiều thời gian.
- Phương pháp gián tiếp: phương pháp này căn cứ vào số dư bình quân VLĐ và
doanh thu tiêu thụ kỳ báo cáo, đồng thời xem xét tình hình thay đổi quy mô sản xuất
kinh doanh năm kế hoạch để xác định nhu cầu VLĐ cho từng khâu dự trữ-sản xuất-lưu
thông năm kế hoạch.
( )
Trong đó: V0 : Số dư bình quân của toàn bộ VLĐ năm báo cáo
F1, F0 : Tổng mức luân chuyển VLĐ năm kế hoạch, năm báo cáo
t : Tỷ lệ tốc độ luân chuyển vốn kỳ kế hoạch so với kỳ báo cáo
( )
Trong đó: K0, K1: Kỳ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch, năm báo cáo
Sau đó căn cứ vào tỷ trọng của từng khoản vốn để xác định VLĐ trong mỗi
khâu.Ngoài ra trên thực tế, các DN còn sử dụng phương pháp tính nhu cầu VLĐ dựa
6
vào mối quan hệ giữa các yếu tố hợp thành nhu cầu VLĐ gồm: HTK, nợ phải thu từ
khách hàng và nợ phải trả nhà cung cấp (số nợ phải trả phát sinh có tính chất tự động
và có tính chất chu kỳ) với doanh thu và sử dụng tỷ lệ này để xác định nhu cầu VLĐ
cho các kỳ tiếp theo.
Trình tự phương pháp:
Bước 1: Xác định số dư bình quân các khoản hợp thành nhu cầu VLĐ trong năm
báo cáo. Khi đã xác định số dư bình quân các khoản phải phân tích tình hình để loại
trừ số liệu không hợp lý.
Bước 2: Xác định tỷ lệ các khoản trên so với doanh thu thuần trong năm báo cáo.
Trên cơ sở đó xác định tỷ lệ nhu cầu VLĐ so với doanh thu thuần.
Bước 3: Xác định nhu cầu VLĐ cho năm kế hoạch.
Việc xác định nhu cầu VLĐ theo phương pháp này tương đối đơn giản, giúp DN
ước tính được nhanh chóng nhu cầu VLĐ năm kế hoạch để xác định nguồn tài trợ phù
hợp, tuy nhiên mức độ chính xác bị hạn chế.
1.2. Quản lý và sử dụng vốn lƣu động trong doanh nghiệp
1.2.1. Chính sách quản lý vốn lưu động
Mỗi DN có thể lựa chọn một chính sách VLĐ riêng và việc quản lý VLĐ sẽ mang
lại những đặc điểm khác nhau. Thông qua thay đổi cấu trúc tài sản và nợ, Công ty có
thể làm thay đổi chính sách VLĐ một cách đáng kể.
Việc kết hợp các mô hình quản lý TSLĐ (TSNH) và mô hình quản lý Nợ ngắn hạn
của DN có thể tạo ra 3 chính sách quản lý VLĐ trong DN: chính sách cấp tiến, chính
sách thận trọng và chính sách dung hòa.
Hình 1.1. Các chính sách quản lý vốn lƣu động
(Nguồn:[2 ,tr54] )
Chính sách quản lý VLĐ cấp tiến là sự kết hợp mô hình quản lý tài sản cấp tiến và
nợ cấp tiến. DN đã sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cả TSLĐ và một phần
TSCĐ.
TSLĐ
TSCĐ
NVNH
NVDH
NVNH
NVDH
NVNH
NVDH
TSLĐ
TSCĐ
TSLĐ
TSCĐ
Cấp tiến Thận trọng Dung hòa
Thang Long University Library
7
Chính sách quản lý VLĐ cấp tiến có những đặc điểm sau:
- Chi phí hoạt động thấp hơn, doanh thu cao hơn. Việc duy trì TSLĐ ở mức thấp
tương ứng với đó là mức HTK, phải thu khách hàng và tiền ở mức tối thiểu giúp DN
giảm được chi phí quản lý, chi phí lưu kho. Bên cạnh đó, nguồn vốn ngắn hạn thường
có chi phí sử dụng thấp hơn nguồn vốn dài hạn, dẫn đến thu nhập nhận được tăng lên.
- Thời gian vòng quay tiền ngắn: do phải thu khách hàng và HTK giảm nên vòng
quay của chúng tăng và thời gian quay vòng giảm từ đó rút ngắn chu kỳ kinh doanh và
rút ngắn thời gian vòng quay tiền.
- Chiến lược mang tính rủi ro cao nên thu nhập yêu cầu cao. DN gặp rủi ro trong
thanh toán (chưa kịp thu hồi vốn để hoàn trả khi đến hạn), mất doanh thu do việc dự
trữ HTK thấp không đủ cung cấp … Những rủi ro này đánh đổi bởi chi phí thấp hơn
nên thu nhập yêu cầu cao.
Chính sách quản lý VLĐ thận trọng là sự kết hợp mô mình quản lý tài sản thận
trọng và nợ thận trọng. Chính sách này sẽ có mức TSLĐ và nợ dài hạn ở mức cao.
- Chi phí hoạt đông cao, doanh thu thấp hơn so với trường hợp quản lý cấp tiến.
DN phải gánh chịu các khoản chi phí lớn như: chi phí lãi vay, chi phí lưu kho do HTK
ở mức cao, chi phí phát sinh khi chính sách tín dụng được nới rộng, chi phí cơ hội vì
lưu trữ lượng tiền mặt lớn. Chi phí tăng cao dẫn đến thu nhập của DN giảm.
- Thời gian vòng quay tiền kéo dài do DN có thể sử dụng nguồn VLĐ này để đầu
tư cho các hoạt động SXKD có thời gian hoàn vốn dài.
- Chính sách này sẽ giúp DN giảm bớt các rủi ro như biến động thị trường tăng giá
thành phẩm do HTK dự trữ ở mức cao, khả năng thanh toán đảm bảo do duy trì TSLĐ
ở mức tối đa. Tuy nhiên thu nhập không cao do phải chịu chi phí lớn làm EBIT giảm.
Chính sách quản lý VLĐ dung hòa cân bằng rủi ro của chính sách cấp tiến và
chính sách thận trọng. Dựa trên cơ sở của nguyên tắc phù hợp (Matching Principle).
Nguyên tắc này được phát biểu như sau: Nên sử dụng nguồn vốn dài hạn đề tài trợ cho
TSDH và nên sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho TSLĐ (TSNH). Mục đích
của phương pháp này là cân bằng luồng tiền tạo ra từ tài sản với kỳ hạn của nguồn tài
trợ, kết hợp quản lý tài sản thận trọng với nợ cấp tiến hoặc quản lý tài sản cấp tiến với
nợ thận trọng. Tuy nhiên trên thực tế để đạt được trạng thái tương thích không hề đơn
giản do vấp phải các vấn đề như sự tương thích luồng tiền hay khoảng thời gian, do
vậy chính sách này chỉ cố gắng tiến tới trạng thái dung hòa rủi ro và tạo ra mức thu
nhập trung bình nhằm hạn chế nhược điểm của 2 phương pháp trên.
1.2.2. Quản lý vốn bằng tiền
Vốn bằng tiền của DN gồm tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng. Việc quản lý
vốn bằng tiền là vấn đề hết sức quan trọng trong công tác quản lý tài chính DN. Quản
lý VLĐ bằng tiền để giảm thiểu rủi ro khả năng thanh toán, tăng hiệu quả sử dụng tiền.
8
Bất kỳ DN nào khi lưu giữ vốn bằng tiền cũng nhằm 3 mục đích chính:
- Thực hiện mục đích giao dịch: DN lưu giữ vốn bằng tiến để thanh toán, trả lương
cho công nhân, nộp thuế, trả cổ tức,…
- Thực hiện mục đích đầu cơ: DN dự trữ một lượng vốn bằng tiền để sẵn sàng thực
hiện các cơ hội kinh doanh khi tỷ suất lợi nhuận cao.
- Thực hiện mục đích phòng bị: trong hoạt động kinh doanh của DN, vốn bằng tiền
vận động không theo một quy luật nhất định nào cả. Do đó, DN cần phải duy trì một
vùng đệm an toàn để thỏa mãn các nhu cầu tiền mặt bất ngờ.
Dự trữ vốn bằng tiền là điều tất yếu mà DN phải làm để đảm bảo việc thực hiện
các giao dịch kinh doanh hàng ngày cũng như đáp ứng nhu cầu về phát triển kinh
doanh trong từng giai đoạn.
Việc xác định mức tồn dự trữ tiền mặt hợp lý có ý nghĩa quan trọng giúp DN đảm
bảo khả năng thanh toán, hưởng lợi thế trong thương lượng mua hàng, giữ uy tín với
khách hàng và nhà cung cấp. Do đó DN cần dự trữ tiền mặt ở mức tối ưu. Để xác định
mức dự trữ tiền mặt hợp lý, DN có thể sử dụng nhiều phương pháp như: mô hình
Baumol, mô hình Mille – Orr…
Mô hình Baumol
Sử dụng mô hình Baumol để xác định lượng tiền mặt tối ưu cần dự trữ trong DN là
bao nhiêu, thông qua việc xác định chi phí giao dịch và chi phí cơ hội cho việc giữ
tiền. Với các giả định sau: Nhu cầu về tiền trong DN ổn định, không có dự trữ tiền mặt
cho mục đích an toàn, DN có hai hình thức dự trữ là tiền mặt và chứng khoán khả thị,
không có rủi ro trong hoạt động đầu tư chứng khoán.
Mô hình này xác định mức tiền mặt mà tại đó, tổng chi phí là nhỏ nhất. Tổng chi
phí (TC) bao gồm chi phí giao dịch và chi phí cơ hội.
Chi phí giao dịch (TrC) là chi phí liên quan đến việc chuyển đổi từ tài sản đầu tư
thành tiền. Công thức:
Trong đó: T : Tổng nhu cầu về tiền trong năm
C : Quy mô một lần bán chứng khoán
F : Chi phí cố định của một lần bán chứng khoán
Chi phí cơ hội (OC) là chi phí mất đi do giữ tiền mặt khiến cho tiền mặt không
dùng để đầu tư sinh lời. Công thức:
Trong đó: C/2 : Mức dự trữ tiền mặt trung bình
K : Lãi suất đầu tư chứng khoán
Thang Long University Library
9
Đồ thị 1.1. Đồ thị mức dự trữ tiền và chi phí cơ hội
Vậy, tổng chi phí( TC):
Tổng chi phí là một hàm của C. Để tổng chi phí là nhỏ nhất thì đạo hàm cấp một
của TC phải bằng 0 và mức dự trữ tiền mặt tối ưu (C*
) là:
√
Mô hình Baumol cho thấy nhu cầu về tiền mặt của DN trong các thời kỳ là giống
nhau nhưng trên thực tế thì điều này rất hiếm khi xảy ra bởi rủi ro có thể xảy ra bất cứ
lúc nào. Mô hình Baumol là một mô hình đơn giản, dễ áp dụng, được sử dụng rộng rãi
trong nhiều DN.
Mô hình Miller – Orr
Ngoài mô hình Baumol, DN cũng có thể sử dụng mô hình Miller – Orr để xác định
mức dự trữ tiền với các giả định là: Thu chi tiền mặt tại DN là ngẫu nhiên, luồng tiền
mặt ròng biến động theo phân phối chuẩn.
Đồ thị 1.2. Sự vận động của vốn bằng tiền theo mô hình Miller – Orr
Đồ thị trên cho thấy lượng vốn bằng tiền vận động không theo quy luật cho đến
khi đạt được giới hạn trên. Tại điểm này, DN sẽ dùng tiền mua chứng khoán nhằm làm
Tiền mặt
đầu kỳ (C)
C/2
Tiền mặt
cuối kỳ (C)
Thời gian1→Bán CK←2
B
A
0
Số dư tiền mặt
Thời gian
Giới hạn trên (Gt)
Mục tiêu (C*
)
Giới hạn dưới (Gd)
d
10
giảm số dư vốn bằng tiền mục tiêu. Khi vốn bằng tiền mục tiêu vận động đến giới hạn
dưới, lúc này DN sẽ bán lượng chứng khoán đủ để đưa vốn bằng tiền lên mức mục
tiêu. Mức vốn bằng tiền lưu giữ dao động tự do trong khoảng giữa giới hạn trên và
giới hạn dưới. Khi đó, DN mua hay bán chứng khoán để tái lập mức số vốn dư bằng
tiền mong muốn.
Công thức xác định lượng tiền mặt tối ưu:
√
Các biện pháp quản lý vốn bằng tiền:
- Xác định mức dự trữ vốn tiền mặt một cách hợp lý. Việc xác định mức tồn dự trữ
tiền mặt có ý nghĩa quan trọng giúp DN tránh rủi ro thanh toán, giữ uy tín với nhà
cung
cấp và tạo điều kiện cho DN chớp được cơ hội kinh doanh tốt.
- Quản lý chặt chẽ các khoản phải thu chi bằng tiền. DN cần xây dựng các nội quy,
quy chế về quản lý các khoản phải thu chi. Đặc biệt là các khoản thu chi bằng tiền mặt
để trách thất thoát mất mát, lạm dụng tiền công mưu lợi cá nhân.
- Tất cả các khoản thu chi của DN đều phải thông qua quỹ tiền mặt, không được
chi tiêu ngoài quỹ. Ngoài ra, DN cần phân định rõ ràng trong quản lý tiền mặt giữa
nhân viên kế toán tiền mặt và thủ quỹ.
- Tăng tốc quá trình thu tiền và làm chậm đi quá trình chi tiền. Mặt khác, DN cần
quản lý chặt chẽ các khoản tạm ứng bằng tiền mặt.
1.2.3. Quản lý khoản các phải thu
Trong nền kinh tế thị trường, DN muốn bán được hàng thì phải áp dụng nhiều
chính sách, biện pháp để lôi kéo khách hàng về phía mình. Chính sách tín dụng thương
mại là một công cụ hữu hiệu không thể thiếu đối với DN. Vì chính sách tín dụng
thương mại có những mặt tích cực và tiêu cực nên nhà quản trị tài chính cần phải phân
tích, nghiên cứu và ra những quyết định xem có nên cấp chính sách tín dụng thương
mại cho đối tượng khách hàng hay không. Đó là việc quản lý khoản phải thu mà chủ
yếu là khoản phải thu khách hàng.
Các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô các khoản phải thu của DN: quy mô sản phẩm
hàng hóa bán chịu cho khách hàng, tính chất thời vụ của việc tiêu thụ sản phẩm trong
Trong đó Gd : Giới hạn dưới
Gt : Giới hạn trên
d : Khoảng dao động tiền mặt
: Phương sai thu- chi ngân quỹ 1 ngày
i : Lãi suất (chi phí cơ hội) bình quân 1 ngày
Thang Long University Library
11
DN, mức giới hạn nợ của DN cho khách hàng, mức độ quan hệ và tín nhiệm của khách
hàng đối với DN.
Xác định chính sách tín dụng thương mại đối với khách hàng
Nguyên tắc cơ bản để đưa ra chính sách tín dụng thương mại đó là: Khi lợi ích gia
tăng lớn hơn chi phí ra tăng, DN nên cấp tín dụng. Lợi ích gia tăng nhỏ hơn chi phí gia
tăng, DN nên thắt chặt tín dụng. Trường hợp cả lợi ích và chi phí đều giảm thì DN cần
xem xét phần chi phí tiết kiệm được có đủ bù đắp cho phần lợi ích bị giảm đi không.
Khi xây dựng chính sách bán chịu, DN cần đánh giá kỹ ảnh hưởng của chính sách
tới lợi nhuận của DN theo các tiêu thức sau: Dự kiến quy mô sản phẩm hàng hóa dịch
vụ tiêu thụ. Giá bán sản phẩm, dịch vụ nếu bán chịu hoặc không bán chịu. Các chi phí
phát sinh do việc tăng thêm các khoản nợ. Đánh giá mức chiết khấu (thanh toán) có
thể chấp nhận.
Phân tích năng lực tín dụng của khách hàng
Để thực hiện việc cấp tín dụng cho khách hàng thì điều đầu tiên DN phải phân tích
được năng lực tín dụng của khách hàng. Việc thiết lập các tiêu chuẩn tín dụng của DN
phải đạt được sự dung hòa.
Khi phân tích khả năng tín dụng của khách hàng DN lưu ý đến các tiêu chuẩn sau:
phẩm chất, tư cách tín dụng; năng lực trả nợ; vốn của khách hàng, tình hình chung của
nền kinh tế và của ngành; tài sản thế chấp, cầm cố.
Phân tích đánh giá khoản tín dụng được đề nghị
Sau khi phân tích năng lực tín dụng của khách hàng, DN sẽ xem xét các khoản tín
dụng mà khách hàng đề nghị dựa vào tiêu chí NPV.
Một số mô hình được các DN sử dụng:
- Quyết định tín dụng khi xem xét 1 phương án cấp tín dụng
Mô hình cơ bản
[ ( ) ] ( )
Trong đó CFt : Dòng tiền sau thuế mỗi giai đoạn
CF0 : Giá trị DN đầu tư vào khoản phải thu khách hàng
VC : Tỷ lệ chi phí biến đổi trên doanh thu
S : Doanh thu dự kiến mỗi kỳ
ACP : Thời gian thu tiền bình quân tính theo ngày
BD : Tỷ lệ nợ xấu trên dòng tiền từ bán hàng
CD : Luồng tiền ra tăng thêm chủa bộ phận tín dụng
T : Thuế suất thuế thu nhập DN
12
K : Tỷ lệ thu nhập yêu cầu sau thuế
- Sau khi tính toán NPV, DN quyết định dựa trên cơ sở:
NPV>0 : Cấp tín dụng
NPV=0 : Bàng quan
NPV<0 : Không cấp tín dụng
Quyết định tín dụng khi xem xét 2 phương án tín dụng:
Bảng 1.1. Cấp tín dụng và không cấp tín dụng
Chỉ tiêu Không cấp tín dụng Cấp tín dụng
Số lượng bán (Q) Q0 Q1 (Q1>Q0)
Giá bán (P) P0 P1 (P1>P0)
Chi phí sản xuất bình quân (AC) AC0 AC1 (AC1>AC0)
Xác suất thanh toán 100% h (h≤100%)
Thời hạn nợ 0 T
Tỷ suất chiết khấu 0 R
Phương án 1: Không cấp tín dụng NPV0 = P0Q0 − AC0Q0
Phương án 2: Cấp tín dụng
( )
- DN đưa ra quyết định dựa trên cơ sở so sánh NPV0 và NPV1
NPV0 > NPV1 : Không cấp tín dụng
NPV0 = NPV1 : Bàng quan
NPV0 < NPV1 : Cấp tín dụng
- Quyết định tín dụng kết hợp sử dụng thông tin rủi ro tín dụng
Bảng 1.2. Sử dụng và không sử dụng thông tin rủi ro tín dụng
Chỉ tiêu Không sử dụng thông
tin rủi ro tín dụng
Sử dụng thông tin rủi
ro tín dụng
Số lượng bán (Q) Q1 Q1h
Giá bán (P) P1 P1
Chi phí sản xuất bình quân (AC) AC1 AC1
Chi phí thông tin rủi ro 0 C
Xác suất thanh toán H 100%
Thời hạn nợ T T
Tỷ suất chiết khấu R R
Phương án 1: Không sử dụng thông tin rủi ro
( )
Phương án 2: Sử dụng thông tin rủi ro
( )
Thang Long University Library
13
- DN đưa ra quyết định dựa trên cơ sở so sánh NPV1 và NPV2
NPV1 > NPV2 : Không sử dụng thông tin rủi ro tín dụng
NPV1 = NPV2 : Bàng quan
NPV1 < NPV2 : Sử dụng thông tin rủi ro tín dụng
Các biện pháp quản lý các khoản phải thu:
- Xác định chính sách tín dụng thương mại với khách hàng: phân tích khách hàng,
xác định đối tượng bán chịu (kỹ lưỡng khả năng trả nợ và uy tín của khách hàng, nhất
là khách hàng tiềm năng); xác định điều kiện thanh toán.
- Thường xuyên kiểm soát nợ phải thu: Mở sổ theo dõi chi tiết nợ phải thu và tình
hình thanh toán với khách hàng.
- Áp dụng các biện pháp thích hợp thu hồi nợ và bảo toàn VLĐ.
1.2.4. Quản lý hàng tồn kho
HTK là một phần quan trọng của VLĐ, là nhân tố đầu tiên, cần thiết cho quá trình
sản xuất kinh doanh, vì thế việc quản lý HTK có hiệu quả là góp phần nâng cao hiệu
quả sử dụng VLĐ. Việc duy trì hợp lý vốn về HTK sẽ tạo cho DN thuận lợi cho hoạt
động sản xuất kinh doanh, tăng tốc độ lưu chuyển vốn, là tấm nệm an toàn giữa các
giai đoạn khác nhau trong chu kỳ kinh doanh.
Như vậy quản lý HTK là việc tính toán theo dõi, xem xét sự đánh đổi giữa lợi ích
và phí tổn của việc duy trì tồn kho, đồng thời đảm bảo dự trữ duy nhất. Chúng ta biết
rằng, khi dự trữ HTK, DN tốn rất nhiều loại chi phí như chi phí đặt hàng, chi phí lưu
kho, chi phí cơ hội. Việc quản lý HTK có thể áp dụng mô hình EOQ, mô hình ABC.
Mô hình quản lý hàng tồn kho hiệu quả (EOQ)
Mô hình quản lý HTK nhằm đạt đến mục đích đạt được tồng chi phí tồn kho là
nhỏ nhất. Trong điều kiện giá mua hàng ổn định, tổng chi phí tồn kho chỉ xét đến hai
loại là chi phí đặt hàng và chi phí lưu kho.
Tồng chi phí tồn kho = Chi phí đặt hàng + Chi phí lưu kho
Chi phí đặt hàng là toàn bộ chi phí có liên quan đến việc thiết lập đơn hàng bao
gồm chi phí quản lý, giao dịch và vận chuyển hàng hóa.
Chi phí đặt hàng = Chi phí đặt hàng/lần × Số lần đặt hàng
Chi phí lưu kho là chi phí phát sinh trong quá trình dự trữ hàng hóa, NVL
Chi phí lưu kho = Chi phí lưu kho đơn vị × Số lượng hạng tồn kho bình quân
Mô hình EOQ được xây dựng dựa trên các giả định cơ bản: Nhu cầu HTK là đều
đặn, giá mua hàng hóa mỗi lần đều bằng nhau, không có yếu tố chiết khấu thương mại,
không tính đến dự trữ an toàn. Chu kỳ của HTK thể hiện qua đồ thị:
14
Đồ thị 1.3. Mô hình EOQ
- Chi phí đặt hàng
- Chi phí dự trữ
Từ đó, tổng chi phí được xác định: TC = CP1 + CP2
Tổng chi phí tối thiểu là mức lưu kho tối ưu (Q*
) tương đương với TCmin
√
Trong đó S : Sản lượng cần đặt
Q : Lượng hàng đặt 1 lần
O : Chi phí 1 lần đặt hàng
S/Q : Số lần đặt hàng
Q/2 : Mức lưu kho trung bình
C : Chi phí lưu kho cho 1 đơn vị hàng lưu kho
Giá trị
hàng
lưu kho
Điểm đặt
hàng
Thời điểm
đặt hàng
(1)
Thời điểm nhận hàng
T* Thời gian
Q/2
(1)Thời gian chờ hàng về
Thang Long University Library
15
Đồ thị 1.4. Đồ thị mức dự trữ kho tối ƣu
Trên thực tế, các DN phải tính toán lượng hàng thế nào để đủ dùng liên tục, không
ảnh hưởng đến giai đoạn kinh doanh. Do đó, DN cần chọn thời điểm thích hợp để đặt
lại hàng. Cụ thể:
Khoảng thời gian dự trữ tối ưu (T*): là khoảng thời gian kể từ khi trong kho có số
lượng hàng hoá là Q* (lượng dự trữ tối ưu) cho đến khi số lượng này hết và được đáp
ứng ngày bằng số lượng hàng hoá tối ưu Q* của đơn đặt hàng mới. Trên cơ sở đó, ta
tính được quãng thời gian dự trữ tối ưu bằng cách lấy số lượng hàng dự trữ tối ưu chia
cho sức tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trong một ngày
Điểm đặt hàng tối ưu (OP) = Thời gian chờ Số hàng sử dụng
đặt hàng trong ngày
Tuy nhiên, nhằm đề phòng những bất trắc xảy ra, bảo đảm cho sự ổn định sản
xuất, DN cần tồn kho một lượng nhất định gọi là dự trữ an toàn. Lượng dự trữ an toàn
này tùy thuộc vào tình hình thực tế của DN, tính chất của HTK, điều kiện vận chuyển.
Lượng dự trữ an toàn chính là lượng dự trữ thêm vào lượng hàng hóa dự trữ tại thời
điểm đặt hàng.
Mô hình quản lý hàng tồn kho ABC
Theo phương pháp này, các loại vật tư được chia thành ba nhóm chính:
Nhóm A: Bao gồm những hàng hóa có giá trị hàng năm chiếm khoảng 50% so với
tổng giá trị tồn kho, trong khi đó số lượng chỉ chiếm khoảng 10% lượng HTK.
Nhóm B: Bao gồm những hàng hóa có giá trị hàng năm chiếm 35% so với tổng giá
trị tồn kho, trong khi đó số lượng chiếm 30% lượng HTK.
Nhóm C: Bao gồm những hàng hóa có giá trị hàng năm chiếm 15% so với tổng giá
trị tồn kho, trong khi đó số lượng chiếm 60% lượng HTK.
Tổng chi
phí
Chi phí dự trữ
Chi phí đặt
hàng
Số lượng đặt hàngQ*
Chi phí
16
Đồ thị 1.5. Mô hình quản lý hàng lƣu kho (ABC)
Phương pháp phân tích ABC cho phép ra những quyết định quan trọng liên quan
đến dự trữ, mua hàng, nhà cung cấp và kiểm tra dữ liệu tồn kho. Cụ thể:
- Liên quan đến dự trữ: Những sản phẩm thuộc nhóm A sẽ là đối tượng được đầu
tư, lập kế hoạch thận trọng nghiêm túc hơn về nhu cầu. Những sản phẩm thuộc nhóm
B có thể kiểm soát bằng cách kiểm kê liên tục, còn các sản phẩm thuộc nhóm C thì
kiểm kê định kỳ.
- Liên quan đến việc mua hàng: Các sản phẩm thuộc nhóm A là đối tượng tìm
kiếm và để đánh giá kỹ càng người cung ứng và phải được phân tích về mặt giá trị
hàng hóa. Các sản phẩm nhóm A phải giao cho những người có kinh nghiêm, và nhóm
C có thể giao cho người mới vào nghề.
- Liên quan đến nhà cung cấp: Nhà cung cấp thuộc nhóm A phải được theo dõi đặc
biệt. Sự so sánh ABC về khách hàng và nhà cung ứng giúp DN thấy được mối quan hệ
tương tác.
- Liên quan đến kiểm tra dữ liệu tồn kho: nhóm A là 1 lần/tháng, nhóm B là 1
lần/quý, nhóm C là 1 lần/năm.
Biện pháp quản lý hàng tồn kho:
- Phối hợp chặt chẽ giữa các khâu với nhau: mua sắm vật tư hàng hóa, vận chuyển,
sản xuất đến dự trữ thành phẩm.
- Xác định đúng lượng vật tư cần sử dụng và lượng tồn kho dữ trữ hợp lý.
- Xác định và lựa chọn nguồn cung ứng phù hợp với yêu cầu về giá cả, chất lượng.
- Lựa chọn phương tiện vận tải phù hợp để tối thiểu chi phí, thường xuyên kiểm
tra theo dõi các biến động thị trường và khối lượng dữ trữ để điều chỉnh lượng tồn kho
hợp lý
A B C
Tỷ lệ tồn
kho (%)
10% 30% 60%
15%
35%
50%
Giá trị
tích lũy
Thang Long University Library
17
1.3. Hiệu quả sử dụng vốn lƣu động và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng
vốn lƣu động trong doanh nghiệp
1.3.1. Khái niệm và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
“Hiệu quả sử dụng VLĐ là chỉ tiêu chất lượng phản ánh mối quan hệ giữa kết quả
thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh với số VLĐ bỏ ra trong kỳ”[3, tr.45]
Việc nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự tồn tại
và phát triển của DN. Nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ là điều kiện cơ bản để có được
một nguồn VLĐ mạnh, có thể đảm bảo cho quá trình SXKD được tiến hành bình
thường, mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư cải tiến công nghệ, kỹ thuật trong kinh
doanh và quản lý kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh của DN trên thị trường.
Phân tích hiệu quả sử dụng VLĐ nhằm mục đích nhận thức và đánh giá tình hình
biến động tăng giảm của các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng VLĐ, qua đó tìm hiểu, phân
tích những nguyên nhân làm tăng, giảm. Từ đó đưa ra các biện pháp quản lý, sử dụng
VLĐ thích hợp cho DN, đem lại hiệu quả cao trong SXKD.
1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá tổng hợp
1.3.2.1. Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời
- Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (ROS): đo khả năng tạo lợi nhuận từ doanh thu,
phản ánh 1 đồng doanh thu có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng (sau thuế).
ROS càng cao chứng tỏ DN có các biện pháp quản lý chi phí hiệu quả.
- Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA): đo khả năng tạo lợi nhuận đầu tư tài
sản, phản ánh 1 đồng đầu tư vào tài sản có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau
thuế. Nói chung, ROA càng cao chứng tỏ hiệu quả sản xuất của tài sản càng cao.
Theo phương pháp DuPont thì ROA được tính bằng:
Như vậy, ROA chịu tác động của 2 yếu tố là ROS và vòng quay tài sản. Để tăng
ROA, DN cần thúc đẩy ROS hoặc tăng vòng quay tài sản. Các biện pháp cụ thể đó là
cần phải tăng lợi nhuận ròng bằng cách tiết kiệm chi phí và tăng giá bán. Muốn tăng
vòng quay tài sản cần tăng doanh thu bằng cách giảm giá bán, nhưng giảm giá bán sẽ
kéo theo ROS giảm. Nếu tăng giá bán cùng với tăng chất lượng sản phẩm thì sẽ được
thị trường chấp nhận, đảm bảo doanh thu vẫn tăng bên cạnh đó DN tăng cường các
hoạt động xúc tiến bán hàng cũng như các biện pháp sử dụng chi phí hợp lý nhất.
18
- Tỷ số lợi nhuận trên VCSH (ROE): phản ánh 1 đồng VCSH tạo ra bao nhiêu lợi
nhuận sau thuế. ROE càng cao chứng tỏ khả năng cạnh tranh của DN càng mạnh. Đây
là thước đo hiệu quả nhất để đánh giá khả năng sinh lời của DN.
Hoặc theo phương pháp DuPont thì ROA được tính bằng:
Như vậy, ROE chịu tác động của ROS, vòng quay tài sản và việc sử dụng đòn bẩy
tài chính. Muốn đẩy mạnh ROE, DN cần đánh giá đúng khả năng trả nợ của mình để
đưa ra quyết định về việc có nên tăng nguồn vốn vay hay không. Tỷ số ROE và ROA
thường được đem ra so sánh để đánh giá hiệu quả việc sử dụng đòn bẩy tài chính. Tỷ
số ROE > ROA thể hiện việc sử dụng đòn bẩy tài chính của DN đã có những tác dụng
tích cực. Chỉ số ROE càng cao thì cổ phiếu của DN càng hấp dẫn nhà đầu tư.
1.3.2.2. Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán
Các chỉ tiêu này đo lường khả năng đáp ứng các ràng buộc pháp lý về tài chính
của DN (nghĩa là thanh toán các khoản nợ ngắn hạn). Khi DN có đủ tiền, DN sẽ tránh
được việc vi phạm các ràng buộc pháp lý về tài chính và vì thế tránh được nguy cơ
chịu áp lực về tài chính.
Để tính toán khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của DN người ta thường sử dụng ba
chỉ tiêu: khả năng thanh toán ngắn hạn, khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh
toán bằng tiền. Cụ thể:
- Khả năng thanh toán ngắn hạn (Current Ratio): đo khả năng thanh toán ngắn hạn
của DN, phản ánh 1 đồng nợ ngắn hạn của DN được bảo đảm bằng bao nhiêu đồng
TSLĐ và được xác định bằng công thức:
∑
∑
Chỉ tiêu này cao phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn của DN là
tốt. Tuy nhiên, không phải hệ số này càng cao là tốt vì có thể gây ứ đọng vốn và tạo ra
chi phí cơ hội không cần thiết khi dự trữ tài sản lưu động quá nhiều thay vì đầu tư sinh
lời. Do đó, tính hợp lý của khả năng thanh toán hiện hành còn phụ thuộc vào từng
ngành nghề hay góc độ phân tích DN.
- Khả năng thanh toán nhanh (Quick Ratio): hệ số này cho biết khả năng thanh
khoản thực sự của DN do đã trừ đi giá trị HTK (tài sản khó chuyển thành tiền trong
thời gian ngắn và dễ bị lỗ khi bán gấp), phản ánh 1 đồng nợ ngắn hạn được bảo đảm
thanh toán ngay lập tức bằng bao nhiêu đồng TSLĐ. Do đây là khoản mục có tính
thanh khoản thấp nhất trong số các TSLĐ.
Thang Long University Library
19
∑
∑
- Khả năng thanh toán bằng tiền: Chỉ tiêu này phản ánh một đồng nợ ngắn hạn của
DN được đảm bảo bằng bao nhiêu đơn vị tiền tệ. Nếu chỉ tiêu này cao, DN có khả
năng thanh toán nhanh chóng do giữ lượng lớn VLĐ dưới dạng tiền mặt và đầu tư tài
chính ngắn hạn. Ngược lại, nếu chỉ tiêu này thấp DN sẽ mất nhiều thời gian để đáp
ứng các khoản nợ.
∑
Song song với việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh qua hệ
thống các chỉ tiêu chung, các chỉ tiêu cá biệt góp phần phản ánh chính xác, cụ thể các
nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh.
1.3.2.3. Nhóm chỉ tiêu về khả năng quản lý tài sản
- Vòng quay tổng tài sản: đánh giá hiệu quả của việc sử dụng tài sản của DN.
Thông qua hệ số này chúng ta có thể biết được với mỗi một đồng tài sản có bao nhiêu
đồng doanh thu được tạo ra. Chỉ số này càng cao đồng nghĩa với việc sử dụng tài sản
của Công ty vào các hoạt động sản xuất kinh doanh càng hiệu quả.
1.3.2.4. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng quản lý nợ
Đòn bẩy tài chính là mức độ DN sử dụng nợ để tài trợ cho hoạt động SXKD. Đòn bẩy
tài chính là con dao 2 lưỡi, 1 mặt nó giúp gia tăng lợi nhuận cho cổ đông, mặt khác nó
làm gia tăng tính rủi ro. Do đó, quản lý nợ cũng quan trọng như quản lý tài sản.
- Tỷ số nợ trên tổng tài sản: đo lường mức độ sử dụng nợ của DN để tài trợ cho
tổng tài sản.
Tỷ số này cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản của DN là từ đi vay. Qua đây
biết được khả năng tự chủ tài chính của DN. Tỷ số này mà quá nhỏ, chứng tỏ DN vay
ít. Điều này có thể hàm ý DN có khả năng tự chủ tài chính cao. Song nó cũng có thể
hàm ý là DN chưa biết khai thác đòn bẩy tài chính, tức là chưa biết cách huy động vốn
bằng hình thức đi vay. Ngược lại, tỷ số này mà cao quá hàm ý DN không có thực lực
tài chính mà chủ yếu đi vay để có vốn kinh doanh. Điều này cũng hàm ý là mức độ rủi
ro của DN cao hơn.
20
- Tỷ số nợ trên VCSH: đo lường mức độ sử dụng nợ của DN trong mối tương quan
với mức độ sử dụng VCSH
Tỷ lệ tổng nợ trên VCSH giúp nhà đầu tư có một cái nhìn khái quát về sức mạnh
tài chính, cấu trúc tài chính của DN và làm thế nào DN có thể chi trả cho các hoạt
động. Về nguyên tắc, hệ số này càng nhỏ, có nghĩa là nợ phải trả chiếm tỷ lệ nhỏ so
với tổng tài sản hay tổng nguồn vốn thì DN ít gặp khó khăn hơn trong tài chính. Tỷ lệ
này càng lớn thì khả năng gặp khó khăn trong việc trả nợ hoặc phá sản của DN càng
lớn. Thông thường, nếu tỷ số này lớn hơn 1, có nghĩa là tài sản của DN được tài trợ
chủ yếu bởi các khoản nợ điều này khiến cho DN quá phụ thộc vào các khoản vay và
khả năng tự chủ tài chính của DN thấp. Nếu tỷ số này nhỏ hơn 1 thì tài sản
của DN được tài trợ chủ yếu bởi nguồn VCSH. điều này thể hiện khả năng tự chủ tài
chính của DN tốt ty nhiên hạn chế của nó là DN không tận dụng được lợi thế của đòn
bẩy tài chính và đánh mất cơ hội tiết kiệm từ việc sử dụng nợ.
- Số lần thu nhập đạt được trên lãi vay là chỉ tiêu phản ánh doanh nghiệp có thể sử
dụng bao nhiêu đồng thu nhập từ hoạt động SXKD để chi trả lãi vay trong kỳ. Số lần
thu nhập đạt được trên lãi vay càng cao thì khả năng thanh toán lãi cho chủ nợ càng
lớn.
1.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong DN
1.3.3.1. Nhóm chỉ tiêu về tốc độ luân chuyển VLĐ
- Vòng quay VLĐ: cho biết trong 1 thời kỳ nhất định VLĐ luân chuyển bao nhiêu
lần. Số lần luân chuyển VLĐ càng lớn cho thấy 1 đồng VLĐ tạo ra càng nhiều doanh
thu thuần, cho thấy DN hoạt động tốt.
- Kỳ luân chuyển VLĐ: thời gian cần thiết để hoàn thành 1 vòng luân chuyển
VLĐ. Kỳ luân chuyển VLĐ càng ngắn chứng tỏ VLĐ luân chuyển càng nhanh; hàng
hoá, sản phẩm ít bị ứ đọng; DN thu hồi vốn nhanh.
1.3.3.2. Khả năng sinh lời VLĐ
- Khả năng sinh lời VLĐ: phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
DN, cho biết 1 đồng VLĐ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này
Thang Long University Library
21
cao cho thấy DN sử dụng VLĐ có hiệu quả. Ngược lại, chỉ tiêu này thấp nghĩa là lợi
nhuận trên 1 đồng vốn nhỏ, DN cần xem lại phương pháp quản lý VLĐ.
1.3.3.3. Hệ số đảm nhiệm VLĐ
Là số VLĐ cần có để đạt được 1 đồng doanh thu. Hệ số này càng nhỏ thì hiệu quả
sử dụng VLĐ càng cao và ngược lại.
1.3.3.4. Nhóm chỉ tiêu về mức tiết kiệm VLĐ
- Mức tiết kiệm VLĐ tuyệt đối: là do tăng tốc độ luân chuyển vốn nên DN có thể
tiết kiệm được một số VLĐ, có thể rút ra khỏi luân chuyển để sử dụng vào việc khác.
( )
- Mức tiết kiệm VLĐ tương đối: là do tăng tốc độ luân chuyển vốn nên DN có thể
tăng thêm tổng mức luân chuyển vốn, song không cần tăng thêm hoặc tăng thêm
không đáng kể quy mô VLĐ.
( )
Trong đó Vtktđ : VLĐ tiết kiệm tuyệt đối
Vtktgđ : Số VLĐ có thể tiết kiệm hay tăng thêm do sự thay đổi của
tốc độ luân chuyển VLĐ của kỳ kế hoạch với kỳ báo cáo
Mo, M1 : Tổng mức luân chuyển vốn kỳ kế hoạch, kỳ báo cáo
Ko, K1 : Kỳ luân chuyển VLĐ kỳ kế hoạch, kỳ báo cáo
L1, L1 : Số lần luân chuyển VLĐ kỳ kế hoạch, kỳ báo cáo
1.3.3.5. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng của từng bộ phận cấu thành
VLĐ
- Hàng tồn kho
+ Hệ số lưu kho: là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ.
Chỉ số này càng cao việc kinh doanh được đánh giá càng tốt, bởi lẽ DN chỉ cần đầu tư
cho HTK thấp nhưng vẫn đạt được hiệu quả kinh doanh cao. Tuy nhiên, chỉ số này quá
cao cũng không tốt vì như vậy nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, có
thể làm gián đoạn sản xuất, không đáp ứng kịp khi nhu cầu thị trường tăng đột ngột.
22
+ Thời gian luân chuyển kho trung bình : cho biết số ngày trung bình của 1 vòng
quay kho hay số ngày hàng hóa được lưu tại kho.
Thời gian luân chuyển kho càng nhanh cho thấy hoạt động SXKD của DN có hiệu
quả vì hàng hóa tiêu thụ nhanh, tránh được tình trạng lỗi thời, hao hụt tự nhiên. Tuy
nhiên, thời gian luân chuyển kho quá ngắn cũng không tốt vì như vậy nghĩa là DN
không dự trữ đủ hàng trong kho để đáp ứng nhu cầu thị trường, có thể làm gián đoạn
hoạt động sản xuất kinh doanh, mất doanh thu.
- Tốc độ luân chuyển các khoản phải thu
+ Hệ số thu nợ: phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt. Chỉ
số này càng cao thì tốc độ thu hồi các khoản nợ càng tốt, DN càng ít bị chiếm dụng
vốn.
+ Thời gian thu nợ trung bình (ACP): cho biết 1 đồng bán chịu chi ra sau bao lâu
sẽ thu hồi được; phản ánh hiệu quả và chất lượng quản lý các khoản phải thu.
Theo dõi sự thay đổi của thời gian thu nợ trung bình sẽ giúp DN kịp thời đưa ra
điều chỉnh về chính sách tín dụng và thu tiền. Tuy nhiên, chỉ tiêu này không có hiệu
quả khi sử dụng nội bộ để theo dõi thu tiền của DN. Vì đứng trên phương diện thanh
toán, đây là một thước đo chung và bị ẩn đi nhiều sự khác biệt riêng lẻ giữa các khách
hàng do không thể hiện được sự khác nhau giữa khách hàng cũ và khách hàng mới,
khách hàng uy tín cao và khách hàng uy tín thấp,... Ngoài ra thời gian thu nợ trung
bình còn chịu ảnh hưởng bởi sự thay đổi trong mức phải thu khách hàng hay thay đổi
trong doanh thu.
- Tốc độ luân chuyển các khoản phải trả
+ Hệ số trả nợ
+ Thời gian trả nợ trung bình: cho biết bình quân DN có bao nhiêu ngày để trả nợ.
Thang Long University Library
23
- Thời gian quay vòng tiền TB: cho biết sau bao nhiêu ngày thì số vốn DN được
quay vòng để tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh kể từ khi DN bỏ vốn ra.
Thời gian quay vòng tiền = ACP + Thời gian luân – Thời gian trả nợ
trung bình chuyển kho trung bình
Đồ thị 1.6. Thời gian quay vòng tiền TB
1.4. Nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng vốn lƣu động trong DN
1.4.1. Nhân tố khách quan
Chính sách kinh tế của nhà nước: Chính sách vĩ mô của nhà nước trong nền kinh
tế thị trường tác động một phần không nhỏ đến hiệu quả sử dụng VLĐ của DN. Vì vậy
đứng trước các quyết định đầu tư, tổ chức DN cần phải xem xét đến yếu tố này.
Tác động của thị trường: DN hoạt động luôn gắn liền với thị trường đầu vào, thị
trường đầu ra, thị trường vốn,… Trong hoạt động kinh doanh, các DN phải đối mặt với
những rủi ro như lạm phát, sự biến động của lãi suất, vật liệu…tốc động mạnh mẽ đến
môi trường kinh doanh. Vì vậy DN phải kiểm soát tốt thị trường đầu ra, đầu vào, thị
trường vốn… nếu không sẽ ảnh hưởng đến vốn kinh doanh cũng như VLĐ của DN.
Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế: tác động của nền kinh tế tăng trưởng nhanh
hay chậm có ảnh hưởng đến sức mua của thị trường. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến
tình hình tiêu thụ của DN, từ đó ảnh hưởng tới doanh thu, lợi nhuận và như thế sẽ ảnh
hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn nói chung và VLĐ nói riêng.
1.4.2. Nhân tố chủ quan
Xác định nhu cầu VLĐ: xác định nhu cầu VLĐ thiếu chính xác dẫn đến tình trạng
thừa hoặc thiếu VLĐ trong sản xuất kinh doanh, điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến
quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng VLĐ của DN.
Mua hàng Bán hàng Trả tiền mua hàng Thu tiền bán hàng
T/g luân chuyển
kho TB
T/g thu nợ TB
T/g trả nợ TB T/g quay vòng tiền
Chu kỳ SXKD
24
Việc lựa chọn phương án đầu tư: Nếu dự án được chọn là khả thi, phù hợp với
điều kiện thị trường, khả năng của DN và phù hợp với đường lối phát triển của nhà
nước thì sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ nhanh, tăng vòng quay VLĐ và ngược lại.
Do trình độ quản lý: trình độ quản lý của DN yếu kém sẽ dẫn đến thất thoát vật tư
hàng hoá trong quá trình mua sắm, dự trữ, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; dẫn đến hiệu
quả sử dụng VLĐ thấp. Những quyết định đầu tư đúng đắn sẽ tránh được tình trạng để
vốn nhàn rỗi, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ trong DN.
Đặc điểm của hoạt động SXKD: Nhu cầu của thị trường mang tính thời vụ, chính
vì vậy hoạt động sản xuất kinh doanh cũng có tính thời vụ. VLĐ là yếu tố thiết yếu của
quá trình sản xuất kinh doanh, cho nên nó cũng chịu ảnh hưởng tính thời vụ của thị
trường. Để nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ, DN cũng cần chú trọng đến tính thời vụ.
Các mối quan hệ của DN: Đó là quan hệ giữa DN với khách hàng và quan hệ giữa
DN với nhà cung cấp. Các mối quan hệ này rất quan trọng, nó có ảnh hưởng tới sản
xuất, khả năng phân phối sản phẩm, lượng hàng tiêu thụ… là những vấn đề trực tiếp
tác động tới lợi nhuận của DN. Nếu các mối quan hệ trên được diễn ra tốt đẹp thì hoạt
động sản xuất kinh doanh của DN mới diễn ra thường xuyên liên tục, sản phẩm làm ra
mới tiêu thụ được nhanh chóng, vòng quay VLĐ nhanh, khẳng định vị thế của DN trên
thị trường.
Trên đây là một số nhân tố chủ yếu làm ảnh hưởng tới quản lý và sử dụng VLĐ
của DN. Để hạn chế những tiêu cực ảnh hưởng không tốt tới hiệu quả tổ chức và sử
dụng VLĐ, các DN cần nghiên cứu xem xét một cách kỹ lưỡng sự ảnh hưởng của từng
nhân tố nhằm đưa ra những biện pháp hữu hiệu nhất, để hiệu quả của VLĐ mang lại là
cao nhất
1.5. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ trong DN
1.5.1. Xác định đúng nhu cầu VLĐ thường xuyên, cần thiết cho hoạt động sản
xuất kinh doanh; tổ chức huy động nguồn VLĐ hiệu quả
Huy động VLĐ và đảm bảo đầy đủ, kịp thời nhu cầu VLĐ cho hoạt động SXKD
của DN. Các nhà quản lý tài chính phải xác định được nhu cầu VLĐ cần thiết cho hoạt
động của DN trong từng khâu, thời kỳ; từ đó lựa chọn hình thức huy động VLĐ phù
hợp mang lại hiệu quả. Tổ chức khai thác triệt để nguồn VLĐ bên trong DN, đồng thời
tính toán lựa chọn huy động các nguồn VLĐ bên ngoài DN với mức độ hợp lý của
từng nguồn nhằm giảm mức thấp nhất chi phí sử dụng VLĐ.
Xác định và phân bổ nhu cầu VLĐ hợp lý giữa các khâu trong kinh doanh vừa là
điều kiện để tăng nhanh vòng quay và hiệu suất sinh lời của VLĐ, tạo ra sự tiết kiệm
về số VLĐ cung ứng trong mỗi chu kỳ kinh doanh, đồng thời đảm bảo hoạt động DN
diễn ra liên tục.
Thang Long University Library
25
1.5.2. Tăng tốc độ luân chuyển VLĐ
Việc tăng nhanh tốc độ luân chuyển VLĐ có ý nghĩa về mặt kinh tế và tài chính:
có thể tăng được khối lượng sản phẩm sản xuất ra, tiết kiệm vốn, hạ giá thành đơn vị
sản phẩm và tăng doanh thu.
Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển VLĐ ở mọi khâu của quá trình sản xuất và tiêu thụ:
ở khâu dự trữ thì có mức dự trữ tồn kho hợp lý giúp cho doanh nghiệp không bị gián
đoạn sản xuất và tối thiểu hoá các chi phí dự trữ; ở khâu sản xuất cần áp dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật để rút ngắn chu kỳ sản xuất; ở khâu tiêu thụ thì cần lựa chọn khách
hàng, phương thức thanh toán để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm.
1.5.3. Tăng cường bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ quản lý, nhất là
đội ngũ quản lý tài chính DN
Năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý
tài chính nói chung và VLĐ nói riêng. DN phải có chính sách tuyển dụng, nâng cao
chất lượng CBCNV, nhằm mục đích đảm bảo và duy trì chất lượng cho đội ngũ cán bộ
nhân viên tài chính. Bên cạnh đó, DN cần nắm bắt các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên
tiến, hiện đại để phù hợp với xu thế phát triển của thế giới.
1.5.4. Thường xuyên phân tích tình hình sử dụng VLĐ để có biện pháp điều
chỉnh kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng.
Phát huy tích cực vai trò giám sát, kiểm tra thường xuyên các mặt hoạt động
SXKD thông qua các chỉ tiêu tài chính hình thành trong quá trình sử dụng VLĐ để có
những biện pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ.
Kết luận chƣơng 1: Chương 1 đã giới thiệu một cách tổng quan về VLĐ, hiệu
quả sử dụng VLĐ, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng và các yếu tố tác động đến
hiệu quả sử dụng VLĐ của DN. Trong thực tiễn tại Công ty Vinacominland, chính
sách quản lý VLĐ được áp dụng là gì? Thực trạng hiệu quả sử dụng VLĐ tại Công ty
Vinacominland ra sao? Chương 2 sẽ phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng VLĐ tại
Công ty.
26
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƢU ĐỘNG
TẠI CÔNG TY TNHH MTV ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN NHÀ
VÀ HẠ TẦNG – VINACOMIN
2.1. Tổng quan về Công ty TNHH MTV đầu tƣ phát triển nhà và hạ tầng –
Vinacomin
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Thông tin chung về Công ty
- Tên Công ty: Công ty TNHH MTV đầu tư phát triển nhà và hạ tầng - Vinacomin
- Tên viết tắt: Vinacominland
- Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh số: 0104945528, do Sở Kế hoạch và đầu
tư thành phố Hà Nội cấp ngày 09/10/2010
- Trụ sở chính: Tòa nhà Ngôi sao Thăng Long, 36 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội
+ Điện thoại/ Fax : 04.35160188
+ Email : vp@vinacominland.biz
-Văn phòng Quảng Ninh: Tổ 4, Khu 8, Hồng Hải, Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
+ Điện thoại/ Fax : 033.3518679
+ Email : bqlqn@vinacominland.biz
- Số liệu cơ bản về vốn.
+ Vốn điều lệ: 300.000.000.000 VND
+ Vốn pháp định: 6.000.000.000 VND
Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
Công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển nhà và hạ tầng- Vinacomin tiền thân là
Công ty kinh doanh bất động sản - KTV được thành lập theo Quyết định số 2699/QĐ-
HĐQT ngày 13/11/2007, là chi nhánh trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than -
Khoáng sản Việt Nam (VINACOMIN).
Ngày 28/9/2010, tại Quyết định số 2329/QĐ-HĐTV, Hội đồng thành viên Tập
đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đã phê duyệt Đề án chuyển Công ty
kinh doanh bất động sản - TKV thành Công ty TNHH MTV đầu tư phát triển nhà và
hạ tầng- Vinacomin (tên giao dịch là Vinacominland); theo đó Công ty Vinacominland
trở thành Công ty con với 100% vốn điều lệ thuộc sở hữu của Tập đoàn
VINACOMIN.
Kể từ khi thành lập, Vinacominland luôn ý thức được nhiệm vụ của mình là một
đơn vị tiên phong trong việc phát triển một ngành kinh doanh mới của Tập đoàn
Vinacomin, là đơn vị có nhiệm vụ xây dựng và phát triển nhà ở cho cán bộ Công nhân
viên ngành Than. Hiện nay, Vinacominland là một trong các đơn vị của Tập đoàn đang
sở hữu một đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên được đánh giá là trẻ trung, năng động,
Thang Long University Library
27
có trình độ (bằng cấp, nghề nghiệp, kinh nghiệm...) cao, đồng đều nhất trong Tập đoàn
Vinacomin; tỷ lệ CBCNV được đào tạo có bằng cấp với trình độ từ kỹ sư, cử nhân trở
lên chiếm 95% tổng số người lao động toàn Công ty; đảm bảo đủ điều kiện năng lực
và kinh nghiệm để quản lý và thi công các dự án, công trình xây dựng dân dụng và
công nghiệp, các dự án công trình giao thông, thuỷ lợi, mỏ...
Ngay từ khi thành lập đến nay, Công ty đã được Tập đoàn Vinacomin tin tưởng
giao làm chủ đầu tư và thực hiện nhiệm vụ chủ đầu tư nhiều dự án lớn của Tập đoàn
với tổng mức đầu tư của các dự án lên đến trên 6.000 tỷ đồng như: Dự án lấn biển hình
thành cụm công nghiệp Cẩm Phả tại Quảng Ninh, dự án Khu dân cư cột 5 tại Thành
phố Hạ Long, dự án Khu dân cư lấn biển cọc 6 tại Cẩm Phả, dự án Khu đô thị du lịch
Đại Yên Hạ Long; dự án khu đô thị Nam Cầu Trắng tại TP Hạ Long, dự án khu đô thị
ngành Than Hà Khánh tại TP Hạ Long,.... và nhiều dự án khác. Ngoài ra, Công ty
cũng đang là chủ đầu tư và liên doanh liên kết kinh doanh trong triển khai một loạt các
dự án khu dân cư đô thị, nhà cao tầng, du lịch sinh thái.... trên địa bàn các tỉnh thành:
Hà Nội, Đà Nẵng,TP Hồ Chí Minh, Lâm Đồng...
Với mục tiêu phát triển toàn diện, bền vững và nâng cao thương hiệu nên Công ty
đã lựa chọn các đối tác lớn, có thương hiệu, uy tín để hợp tác trong quá trình thực hiện
triển khai các dự án.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH MTV đầu tư phát triển nhà và hạ
tầng- Vinacomin
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH MTV đầu tƣ phát triển nhà
và hạ tầng - Vinacomin
(Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính)
2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
Chủ tịch Công ty: Chủ tịch Công ty là người đại diện theo uỷ quyền của
VINACOMIN tại Công ty, nhân danh Chủ sở hữu tổ chức thực hiện các quyền và
Chủ tịch công ty
Ban giám đốc công ty
Phòng tổ chức
Hành chính
Phòng tài
chính kế toán
Phòng kế
hoạch đầu tư
Ban quản lý dự án Xí nghiệp xây lắp Phòng dự án
Phòng kỹ
thuật
28
nghĩa vụ của Chủ sở hữu Công ty; có quyền nhân danh Công ty thực hiện các quyền và
nghĩa vụ của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của VINACOMIN quy định
tại Điều 13 Điều lệ Công ty và Điều lệ của VINACOMIN.
Ban giám đốc: Ban Giám đốc Công ty gồm 01 Giám đốc, 01 phó Giám đốc phụ
trách khối kinh doanh-dịch vụ, 01 phó Giám đốc phụ trách khối đầu tư-kỹ thuật. Giám
đốc Công ty là người đại diện theo pháp luật, điều hành hoạt động hàng ngày của
Công ty theo mục tiêu, kế hoạch và các nghị quyết, quyết định của Chủ tịch Công ty,
phù hợp với Điều lệ Công ty. Giúp việc cho Giám đốc Công ty gồm 02 Phó Giám đốc
Công ty phụ trách theo từng mảng công việc.
Phòng Tổ chức - Hành chính: Xây dựng bộ máy quản lý, hệ thống tổ chức sản xuất
kinh doanh của Công ty; Thực hiện công tác tuyển dụng, công tác quản lý lao động và
tiền lương, thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách đối với người lao động
trong Công ty theo quy định của pháp luật, của Tập đoàn và Công ty; Tổ chức, hướng
dẫn thực hiện các công tác tổ chức - hành chính trong toàn Công ty theo phân cấp.
Phòng Tài chính - Kế toán: Tổ chức thực hiện công tác kế toán, kiểm toán, tài
chính, thống kê đáp ứng các yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty theo pháp luật;
quản trị chi phí trong hoạt động của Công ty; thực hiện thanh quyết toán các dự án
theo luật định.
Phòng Kế hoạch – Đầu tư: Xây dựng, triển khai, giám sát việc thực hiện kế hoạch
hàng năm và kế hoạch triển khai từng dự án theo định hướng phát triển của Công ty;
phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty; đề xuất các giải pháp nâng cao
hiệu quả SXKD.
Phòng Kỹ thuật: Kiểm tra, tổ chức thẩm tra hồ sơ thiết kế kỹ thuật các dự án; theo
dõi có hệ thống và giám sát công trình, giải quyết kịp thời các vướng mắc về kỹ thuật
trong quá trình thi công theo đúng quy định của pháp luật hiện hành và Tập đoàn;
Ban quản lý các dự án: Ban quản lý các dự án BĐS thực hiện các nhiệm vụ của
Ban quản lý dự án theo quy định hiện hành về quản lý dự án đầu tư xây dựng. Tùy
theo từng dự án cụ thể, Công ty sẽ có quyết định giao nhiệm vụ cụ thể cho BQLDAQN
đối với từng dự án.
Xí nghiệp dịch vụ xây lắp: Thực hiện nhiệm vụ tổ chức thực hiện các gói thầu, các
hạng mục công việc của các dự án đầu tư xây dựng, bao gồm cả dự án do Công ty làm
chủ đầu tư hoặc do Tập đoàn giao Công ty thực hiện, phù hợp với chức năng, nhiệm
vụ của Công ty.
Phòng Dự án: Tìm kiếm, khai thác, phát triển các cơ hội, dự án đầu tư, kinh doanh;
xúc tiến, phát triển các mối quan hệ với các bạn hàng; tổ chức thực hiện kinh doanh
Thang Long University Library
29
BĐS, kinh doanh dịch vụ BĐS và kinh doanh khác đảm bảo hiệu quả, tuân thủ pháp
luật.
2.1.3. Khái quát về ngành nghề kinh doanh của Công ty TNHH MTV đầu tư
phát triển nhà và hạ tầng- Vinacomin
Ngành nghề kinh doanh của Công ty trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
số: 0104945528 ngày 09/10/2010 do Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp bao gồm:
- Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi
thuê; kinh doanh dịch vụ bất động sản: sàn giao dịch bất động sản, môi giới, định giá, tư
vấn, quảng cáo, quản lý bất động sản;
- Bán buôn, bán lẻ sắt, thép, vật liệu, thiết bị lắp đặt trong xây dựng: xi măng, gạch
xây, ngói, đá, cát, sỏi, kính xây dựng, sơn, vécni, gạch ốp lát và thiết bị vệ sinh;
- Xây dựng nhà các loại; xây dựng công trình đường sắt và đường bộ, xây dựng
công trình công ích, công trình đường thủy, cảng sông, cảng biển, công trình thủy lợi
và các công trình kỹ thuật dân dụng, công nghiệp khác;
- Các hoạt động xây dựng chuyên dụng: phá dỡ và chuẩn bị mặt bằng, lắp đặt hệ
thống điện, lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lò sưởi và điều hòa không khí.
- Dịch vụ lưu trú ngắn ngày: kinh doanh khách sạn, biệt thự hoặc căn hộ, nhà
khách, nhà nghỉ kinh doanh dịch vụ lưu trú ngắn ngày;
- Hoạt động tư vấn quản lý; hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan:
Thiết kế kiến trúc công trình, giám sát thi công công trình và hoàn thiện công trình dân
dụng, công nghiệp; tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
- Lĩnh vực kinh doanh chính của Công ty trong giai đoạn hiện nay là triển khai đầu tư,
kinh doanh các dự án phát triển nhà và hạ tầng, tập trung tại địa bàn tỉnh Quảng Ninh, thành
phố Hà Nội và một số tỉnh thành phía Trung, phía Nam.
30
2.2. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty
2.2.1. Thực trạng cơ cấu tài sản – nguồn vốn
2.2.1.1. Tình hình tài sản
Hình 2.1. Quy mô Tài sản Công ty Vinacominland giai đoạn 2010 – 2012
ĐVT: %
(Nguồn: Số liệu tính toán từ phụ lục 1)
Tình hình tài sản của Công ty TNHH MTV đầu tư phát triển nhà và hạ tầng
Vinacomin được thể hiện chi tiết thông qua Bảng cân đối kế toán phần Tài sản ở phụ
lục 1 của khóa luận. Trong giai đoạn 2010 – 2012, tài sản của Công ty duy trì ở mức
cao, cụ thể năm 2010 tài sản của Công ty là 372.601 triệu đồng, năm 2011 là 477.434
triệu đồng tăng 28,14% tương ứng tăng 104.833 triệu đồng so với năm 2010, năm
2012 tài sản của Công ty là 359.566 triệu đồng giảm 24,69% tương ứng giảm 117.868
triệu đồng so với năm 2011. Cơ cấu tài sản của Công ty có sự chênh lệch rõ nét về
TSNH và TSDH, trong đó TSNH luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với TSDH, do đặc
thù kinh donah chính của Công ty là đầu tư kinh doanh BĐS nên tỷ trọng có mức
chênh lệch như vậy là hợp lý. Ta đi vào phân tích cụ thể tình hình tài sản Công ty
trong giai đoạn 2010 – 2012.
- Tài sản ngắn hạn: Nhìn phụ lục 1 của Công ty, nhận thấy trong giai đoạn 3 năm
2010 – 2012 tỷ trọng tổng TSNH chiếm phần lớn hơn nhiều so với tổng tài sản dài
hạn. Cụ thể năm 2010 và năm 2011, TSNH của Công ty chiếm sấp xỉ 58% tổng tài
sản; năm 2012 TSNH có xu hướng tăng lên chiếm 67,16% tổng tài sản của Công ty.
Điều này xảy ra là do đặc thù hoạt động kinh doanh của Công ty trong năm chủ yếu là thi
công, cung cấp các dịch vụ xây dựng nên TSNH có xu hướng chiếm tỷ trọng lớn.
+ Tiền và các khoản tương đương tiền: Năm 2010, lượng tiền và các khoản tương
đương tiền Công ty nắm giữ là tương đối lớn tuy nhiên Công ty cần cân nhắc lượng
tiền dự trữ tiền và các khoản tương đương tiền để vừa đảm bảo khả năng thanh toán tốt
vừa đáp ứng được cơ hội đầu tư. Năm 2011 khoản mục này là 39.270 triệu đồng giảm
71,04% tương ứng giảm 96.351 triệu đồng so với năm 2010. Nguyên nhân là do trong
67,16
32,84
2012
TSNH
TSDH 58,25
41,75
2011
TSNH
TSDH 57,83
42,17
2010
TSNH
TSDH
Thang Long University Library
31
năm 2011 Công ty bắt đầu triển khai nhiều dự án lớn như “ Dự án Cụm công nghiệp
Cẩm phả”, “Dự án toàn nhà TKV tại Lâm Đồng”, “Dự án tại Cần Đước, Long An”…
khiến cho nhu cầu tiền tăng cao, lượng tiền mặt dữ trữ được huy động đầu tư trong quá
trình thực hiện khiến cho lượng tiền và tương đương tiền giảm mạnh. Năm 2012,
lượng tiền và tương đương tiền tiếp tục giảm nhẹ 3,88% về mức 37.748 triệu đồng do
các dự án vẫn trong giai đoạn xây dựng và hoàn thiện nên lượng tiền mặt của Công ty
vẫn chỉ duy trì ở mức vừa phải để đáp ứng nhu cầu thanh toán cần thiết. Lượng tiền và
tương đương tiền giảm dần qua các năm cho thấy nguồn tiền đã được tận dụng vào các
mục đích sinh lời tốt hơn, tuy nhiên Công ty cung cần duy trì khoản mục này ở mức
hợp lý để đảm bảo khả năng thanh toán của Công ty
+ Các khoản phải thu ngắn hạn: Năm 2011, các khoản phải thu là 82.472 triệu đồng
tăng 72.387 triệu đồng so với năm 2010. Nguyên nhân là do từ đầu năm 2011, một số dự án
do Công ty đầu tư và xây dựng như “Dự án Ocean View Đà Nẵng”, “Dự án hạ tầng và liền
kề Cột 5 – Hạ Long”… đã bắt đầu vào giai đoạn có sản phẩm chào bán và để thu hút khách
hàng Công ty đã áp dụng những biện pháp nới lỏng tín dụng như bán trả góp, bán trả sau
nên đã xuất hiện sự tăng đột biến trong khoản phải thu khách hàng. Đồng thời Công ty cũng
tiến hành ký kết thêm nhiều hợp đồng lớn, mở rộng thị trường ra các tỉnh phía Trung, phía
Nam như Đà Nẵng, Long An như “Dự án tại Cần Đước, Long An”, “Dự án toàn nhà
TKV tại Lâm Đồng” và thực hiện trả trước cho người bán để nâng cao uy tín của Công ty
làm cho khoản mục trả trước người bán có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên, Công ty cũng sẽ
phải chịu một số hạn chế đó là việc quản lý các khoản nợ, các khoản thanh toán sẽ phức tạp
hơn, và nguồn vốn bị chiếm dụng sẽ làm khả năng thanh toán tức thời của Công ty với nhà
cung cấp giảm.
Năm 2012, các khoản phải thu ngắn hạn là 34.463 triệu đồng giảm 58,21% tương ứng
48.009 triệu đồng so với năm 2011. Nguyên nhân là do một số dự án được chào bán từ năm
trước như “Dự án Ocean View Đà Nẵng”, “Dự án hạ tầng và liền kề Cột 5”…một số căn hộ
được khách hàng thanh toán tiền kết thúc hợp đồng khiến cho các khoản phải thu của Công
ty giảm, đồng thời Công ty cũng áp dụng các chính sách thắt chặt tín dụng trong thời kỳ
kinh tế gặp nhiều khó khăn như yêu cầu thanh toán trực tiếp, đặt cọc giá trị lớn…nhằm
tránh rủi ro từ nợ khó đòi cho Công ty. Từ những nguyên nhân nêu trên ta thấy trong năm
2011 Công ty đã điều phối chưa tốt trong việc thu nợ từ khách hàng dẫn đến các khoản phải
thu khách hàng ở mức cao. Tuy nhiên trong năm 2012 các khoản phải thu ngắn hạn đã có
xu hướng giảm đáng kể chứng tỏ Công ty đã có những cố gắng trong việc thu hồi nợ và đạt
được kết quả khả quan.
+ Hàng tồn kho: Năm 2011, HTK của Công ty ở mức 151.317 triệu đồng tăng
127,61% tương ứng 84.837 triệu đồng so với năm 2010. Nguyên nhân chính là do
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh mtv đầu tư phát triển nhà và hạ tầng   vinacomin
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh mtv đầu tư phát triển nhà và hạ tầng   vinacomin
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh mtv đầu tư phát triển nhà và hạ tầng   vinacomin
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh mtv đầu tư phát triển nhà và hạ tầng   vinacomin
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh mtv đầu tư phát triển nhà và hạ tầng   vinacomin
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh mtv đầu tư phát triển nhà và hạ tầng   vinacomin
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh mtv đầu tư phát triển nhà và hạ tầng   vinacomin
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh mtv đầu tư phát triển nhà và hạ tầng   vinacomin
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh mtv đầu tư phát triển nhà và hạ tầng   vinacomin
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh mtv đầu tư phát triển nhà và hạ tầng   vinacomin
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh mtv đầu tư phát triển nhà và hạ tầng   vinacomin
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh mtv đầu tư phát triển nhà và hạ tầng   vinacomin
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh mtv đầu tư phát triển nhà và hạ tầng   vinacomin
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh mtv đầu tư phát triển nhà và hạ tầng   vinacomin
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh mtv đầu tư phát triển nhà và hạ tầng   vinacomin
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh mtv đầu tư phát triển nhà và hạ tầng   vinacomin
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh mtv đầu tư phát triển nhà và hạ tầng   vinacomin
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh mtv đầu tư phát triển nhà và hạ tầng   vinacomin
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh mtv đầu tư phát triển nhà và hạ tầng   vinacomin
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh mtv đầu tư phát triển nhà và hạ tầng   vinacomin
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh mtv đầu tư phát triển nhà và hạ tầng   vinacomin
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh mtv đầu tư phát triển nhà và hạ tầng   vinacomin
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh mtv đầu tư phát triển nhà và hạ tầng   vinacomin
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh mtv đầu tư phát triển nhà và hạ tầng   vinacomin
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh mtv đầu tư phát triển nhà và hạ tầng   vinacomin
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh mtv đầu tư phát triển nhà và hạ tầng   vinacomin
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh mtv đầu tư phát triển nhà và hạ tầng   vinacomin
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh mtv đầu tư phát triển nhà và hạ tầng   vinacomin
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh mtv đầu tư phát triển nhà và hạ tầng   vinacomin
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh mtv đầu tư phát triển nhà và hạ tầng   vinacomin
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh mtv đầu tư phát triển nhà và hạ tầng   vinacomin
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh mtv đầu tư phát triển nhà và hạ tầng   vinacomin
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh mtv đầu tư phát triển nhà và hạ tầng   vinacomin
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh mtv đầu tư phát triển nhà và hạ tầng   vinacomin
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh mtv đầu tư phát triển nhà và hạ tầng   vinacomin
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh mtv đầu tư phát triển nhà và hạ tầng   vinacomin
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh mtv đầu tư phát triển nhà và hạ tầng   vinacomin
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh mtv đầu tư phát triển nhà và hạ tầng   vinacomin
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh mtv đầu tư phát triển nhà và hạ tầng   vinacomin
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh mtv đầu tư phát triển nhà và hạ tầng   vinacomin
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh mtv đầu tư phát triển nhà và hạ tầng   vinacomin
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh mtv đầu tư phát triển nhà và hạ tầng   vinacomin
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh mtv đầu tư phát triển nhà và hạ tầng   vinacomin
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh mtv đầu tư phát triển nhà và hạ tầng   vinacomin

More Related Content

What's hot

Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty tnhh một thành viên xâ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty tnhh một thành viên xâ...Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty tnhh một thành viên xâ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty tnhh một thành viên xâ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng, ĐIỂM 8Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng, ĐIỂM 8
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng, ĐIỂM 8Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
phát triển chiến lược kinh doanh nghỉ dưỡng
phát triển chiến lược kinh doanh nghỉ dưỡngphát triển chiến lược kinh doanh nghỉ dưỡng
phát triển chiến lược kinh doanh nghỉ dưỡngThao Vy
 
Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần cầu xây
Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần cầu xâyThực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần cầu xây
Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần cầu xâyhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty trách nhiệm hữu hạn th...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty trách nhiệm hữu hạn th...Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty trách nhiệm hữu hạn th...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty trách nhiệm hữu hạn th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt nam
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt namGiải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt nam
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt namhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty đầu tư xây dựng Thép Việt, RẤT HAY 2018
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn công ty đầu tư xây dựng Thép Việt, RẤT HAY 2018Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn công ty đầu tư xây dựng Thép Việt, RẤT HAY 2018
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty đầu tư xây dựng Thép Việt, RẤT HAY 2018Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Hoàn thiện công tác công tác quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty cổ phần ...
Hoàn thiện công tác công tác quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty cổ phần ...Hoàn thiện công tác công tác quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty cổ phần ...
Hoàn thiện công tác công tác quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty cổ phần ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên ...
Phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên ...Phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên ...
Phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh th...
Thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh th...Thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh th...
Thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh tập đoàn thang máy ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh tập đoàn thang máy ...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh tập đoàn thang máy ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh tập đoàn thang máy ...https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (17)

Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty tnhh một thành viên xâ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty tnhh một thành viên xâ...Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty tnhh một thành viên xâ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty tnhh một thành viên xâ...
 
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng, ĐIỂM 8Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng, ĐIỂM 8
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng, ĐIỂM 8
 
phát triển chiến lược kinh doanh nghỉ dưỡng
phát triển chiến lược kinh doanh nghỉ dưỡngphát triển chiến lược kinh doanh nghỉ dưỡng
phát triển chiến lược kinh doanh nghỉ dưỡng
 
Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần cầu xây
Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần cầu xâyThực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần cầu xây
Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần cầu xây
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty trách nhiệm hữu hạn th...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty trách nhiệm hữu hạn th...Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty trách nhiệm hữu hạn th...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty trách nhiệm hữu hạn th...
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xây dựng, ĐIỂM CAO, HOT
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xây dựng, ĐIỂM CAO, HOTĐề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xây dựng, ĐIỂM CAO, HOT
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xây dựng, ĐIỂM CAO, HOT
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt nam
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt namGiải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt nam
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt nam
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty đầu tư xây dựng Thép Việt, RẤT HAY 2018
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn công ty đầu tư xây dựng Thép Việt, RẤT HAY 2018Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn công ty đầu tư xây dựng Thép Việt, RẤT HAY 2018
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty đầu tư xây dựng Thép Việt, RẤT HAY 2018
 
Hoàn thiện công tác công tác quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty cổ phần ...
Hoàn thiện công tác công tác quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty cổ phần ...Hoàn thiện công tác công tác quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty cổ phần ...
Hoàn thiện công tác công tác quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty cổ phần ...
 
Phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên ...
Phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên ...Phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên ...
Phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên ...
 
Thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh th...
Thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh th...Thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh th...
Thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh th...
 
Luận án: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của các doanh nghiệp ngành th...
Luận án: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của các doanh nghiệp ngành th...Luận án: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của các doanh nghiệp ngành th...
Luận án: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của các doanh nghiệp ngành th...
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh tập đoàn thang máy ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh tập đoàn thang máy ...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh tập đoàn thang máy ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh tập đoàn thang máy ...
 
Đề tài: Hiệu quả quản lí tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng
Đề tài: Hiệu quả quản lí tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựngĐề tài: Hiệu quả quản lí tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng
Đề tài: Hiệu quả quản lí tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn tại công ty thiết kế và xây dựng, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn tại công ty thiết kế và xây dựng, HOTĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn tại công ty thiết kế và xây dựng, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn tại công ty thiết kế và xây dựng, HOT
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty điện cơ, HAY
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty điện cơ, HAYĐề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty điện cơ, HAY
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty điện cơ, HAY
 

Viewers also liked

Nâng cao chất lượng cho vay mua sắm hàng tiêu dùng vật dụng gia đình tại ngân...
Nâng cao chất lượng cho vay mua sắm hàng tiêu dùng vật dụng gia đình tại ngân...Nâng cao chất lượng cho vay mua sắm hàng tiêu dùng vật dụng gia đình tại ngân...
Nâng cao chất lượng cho vay mua sắm hàng tiêu dùng vật dụng gia đình tại ngân...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Importance and function of digipaks
Importance and function of digipaksImportance and function of digipaks
Importance and function of digipaksalex prok
 
pionieren-met-de-omgevingswet
pionieren-met-de-omgevingswetpionieren-met-de-omgevingswet
pionieren-met-de-omgevingswetHenk Salomons
 
Eliminate lucky shopper
Eliminate lucky shopperEliminate lucky shopper
Eliminate lucky shopperjohnnyfrhein
 
Hoàn thiện mô hình giao dịch một cửa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển ...
Hoàn thiện mô hình giao dịch một cửa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển ...Hoàn thiện mô hình giao dịch một cửa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển ...
Hoàn thiện mô hình giao dịch một cửa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Etnografia comp consumidor-2011-moda-cibertec
Etnografia comp consumidor-2011-moda-cibertecEtnografia comp consumidor-2011-moda-cibertec
Etnografia comp consumidor-2011-moda-cibertecNicolás Ortiz Esaine
 
Comparing American Fol Art
Comparing American Fol ArtComparing American Fol Art
Comparing American Fol ArtZane Willard
 
Một số giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế ở việt nam
Một số giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế ở việt namMột số giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế ở việt nam
Một số giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế ở việt namhttps://www.facebook.com/garmentspace
 

Viewers also liked (11)

kaillash rersum
kaillash rersumkaillash rersum
kaillash rersum
 
Nâng cao chất lượng cho vay mua sắm hàng tiêu dùng vật dụng gia đình tại ngân...
Nâng cao chất lượng cho vay mua sắm hàng tiêu dùng vật dụng gia đình tại ngân...Nâng cao chất lượng cho vay mua sắm hàng tiêu dùng vật dụng gia đình tại ngân...
Nâng cao chất lượng cho vay mua sắm hàng tiêu dùng vật dụng gia đình tại ngân...
 
Importance and function of digipaks
Importance and function of digipaksImportance and function of digipaks
Importance and function of digipaks
 
pionieren-met-de-omgevingswet
pionieren-met-de-omgevingswetpionieren-met-de-omgevingswet
pionieren-met-de-omgevingswet
 
Eliminate lucky shopper
Eliminate lucky shopperEliminate lucky shopper
Eliminate lucky shopper
 
Hoàn thiện mô hình giao dịch một cửa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển ...
Hoàn thiện mô hình giao dịch một cửa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển ...Hoàn thiện mô hình giao dịch một cửa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển ...
Hoàn thiện mô hình giao dịch một cửa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển ...
 
Etnografia comp consumidor-2011-moda-cibertec
Etnografia comp consumidor-2011-moda-cibertecEtnografia comp consumidor-2011-moda-cibertec
Etnografia comp consumidor-2011-moda-cibertec
 
л5
л5л5
л5
 
Comparing American Fol Art
Comparing American Fol ArtComparing American Fol Art
Comparing American Fol Art
 
Một số giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế ở việt nam
Một số giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế ở việt namMột số giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế ở việt nam
Một số giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế ở việt nam
 
л3
л3л3
л3
 

Similar to Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh mtv đầu tư phát triển nhà và hạ tầng vinacomin

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...NOT
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doan tại công ty cổ phần xây dựn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doan tại công ty cổ phần xây dựn...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doan tại công ty cổ phần xây dựn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doan tại công ty cổ phần xây dựn...NOT
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doan tại công ty cổ phần xây dựn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doan tại công ty cổ phần xây dựn...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doan tại công ty cổ phần xây dựn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doan tại công ty cổ phần xây dựn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ...
Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ...Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ...
Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài hiệu quả quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty Tây Hà Nội, , ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty Tây Hà Nội, , ĐIỂM 8Đề tài hiệu quả quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty Tây Hà Nội, , ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty Tây Hà Nội, , ĐIỂM 8Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh công nghệ tin học và ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh công nghệ tin học và ...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh công nghệ tin học và ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh công nghệ tin học và ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...NOT
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ phần đầu ...
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ phần đầu ...Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ phần đầu ...
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ phần đầu ...Thu Vien Luan Van
 
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ phần đầu ...
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ phần đầu ...Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ phần đầu ...
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ phần đầu ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty trách nhiệm hữu ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty trách nhiệm hữu ...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty trách nhiệm hữu ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty trách nhiệm hữu ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần bidecons
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần bideconsNâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần bidecons
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần bideconshttps://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh mtv đầu tư phát triển nhà và hạ tầng vinacomin (20)

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty công nghệ Việt Mỹ, HOT
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty công nghệ Việt Mỹ, HOT Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty công nghệ Việt Mỹ, HOT
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty công nghệ Việt Mỹ, HOT
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doan tại công ty cổ phần xây dựn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doan tại công ty cổ phần xây dựn...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doan tại công ty cổ phần xây dựn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doan tại công ty cổ phần xây dựn...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doan tại công ty cổ phần xây dựn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doan tại công ty cổ phần xây dựn...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doan tại công ty cổ phần xây dựn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doan tại công ty cổ phần xây dựn...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh công ty xây dựng, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh công ty xây dựng, ĐIỂM 8Đề tài hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh công ty xây dựng, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh công ty xây dựng, ĐIỂM 8
 
Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ...
Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ...Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ...
Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây lắpÍ
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây lắpÍĐề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây lắpÍ
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây lắpÍ
 
Đề tài hiệu quả quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty Tây Hà Nội, , ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty Tây Hà Nội, , ĐIỂM 8Đề tài hiệu quả quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty Tây Hà Nội, , ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty Tây Hà Nội, , ĐIỂM 8
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh công nghệ tin học và ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh công nghệ tin học và ...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh công nghệ tin học và ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh công nghệ tin học và ...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty thương mại, HAY
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty thương mại, HAYĐề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty thương mại, HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty thương mại, HAY
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh...
 
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ phần đầu ...
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ phần đầu ...Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ phần đầu ...
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ phần đầu ...
 
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ phần đầu ...
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ phần đầu ...Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ phần đầu ...
Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ phần đầu ...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty Cường Đạt, HAY
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty Cường Đạt, HAYĐề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty Cường Đạt, HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty Cường Đạt, HAY
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty trách nhiệm hữu ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty trách nhiệm hữu ...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty trách nhiệm hữu ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty trách nhiệm hữu ...
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần bidecons
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần bideconsNâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần bidecons
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần bidecons
 
Đề tài giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn công ty container, FREE 2018
Đề tài  giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn công ty container, FREE 2018Đề tài  giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn công ty container, FREE 2018
Đề tài giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn công ty container, FREE 2018
 
Đề tài sử dụng vốn lưu động công ty Sơn - Dầu, HOT 2018
Đề tài  sử dụng vốn lưu động công ty Sơn - Dầu, HOT 2018Đề tài  sử dụng vốn lưu động công ty Sơn - Dầu, HOT 2018
Đề tài sử dụng vốn lưu động công ty Sơn - Dầu, HOT 2018
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.dochttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...https://www.facebook.com/garmentspace
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Recently uploaded

Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...songtoan982017
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptphanai
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...VnTh47
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viênKỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viênKhanh Nguyen Hoang Bao
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdflevanthu03031984
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viênKỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh mtv đầu tư phát triển nhà và hạ tầng vinacomin

  • 1. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƢU ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH MTV ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN NHÀ VÀ HẠ TẦNG – VINACOMIN SINH VIÊN THỰC HIỆN : TRẦN TRỊ THÙY LINH MÃ SINH VIÊN : A16704 CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH HÀ NỘI – 2014
  • 2. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƢU ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH MTV ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN NHÀ VÀ HẠ TẦNG – VINACOMIN Giáo viên hƣớng dẫn : Th.s Vũ Lệ Hằng Sinh viên thực hiện : Trần Thị Thùy Linh Mã sinh viên : A16704 Chuyên ngành : Tài chính HÀ NỘI - 2010 HÀ NỘI - 2014 Thang Long University Library
  • 3. LỜI CẢM ƠN Tác giả gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô ở Đại học Thăng Long đã giúp đỡ trong suốt thời gian học tập tại trường. Đặc biệt tác giả xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn Th.s Vũ Lệ Hằng đã tận tình hướng dẫn để tác giả hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Tác giả cũng xin bày tỏ sự cảm ơn đối với Ban Giám đốc và các anh chị tại Công ty TNHH MTV đầu tư phát triển nhà và hạ tầng – Vinacomin đã dành thời gian quan tâm giúp đỡ nhiệt tình trong quá trình làm luận văn. Rất mong nhận được sự ủng hộ, đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn ! Xin chân thành cảm ơn ! Tác giả Trần Thị Thùy Linh
  • 4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luận là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này! Sinh viên Trần Thị Thùy Linh Thang Long University Library
  • 5. MỤC LỤC CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN LƢU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƢU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP ............................................1 1.1. Vốn lƣu động trong doanh nghiệp ........................................................................1 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm vốn lưu động trong doanh nghiệp.................................1 1.1.2. Phân loại vốn lưu động trong doanh nghiệp ......................................................1 1.1.3. Vai trò của vốn lưu động đối với hoạt động sản xuất kinh doanh.....................3 1.1.4. Kết cấu vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu vốn lưu động....3 1.1.5. Nhu cầu vốn lưu động và phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động.........4 1.2. Quản lý và sử dụng vốn lƣu động trong doanh nghiệp.......................................6 1.2.1. Chính sách quản lý vốn lưu động........................................................................6 1.2.2. Quản lý vốn bằng tiền .........................................................................................7 1.2.3. Quản lý khoản các phải thu...............................................................................10 1.2.4. Quản lý hàng tồn kho.........................................................................................13 1.3. Hiệu quả sử dụng vốn lƣu động và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lƣu động trong doanh nghiệp ...................................................................................17 1.3.1. Khái niệm và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.....17 1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá tổng hợp..........................................................................17 1.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong DN....................20 1.4. Nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng vốn lƣu động trong DN.................23 1.4.1. Nhân tố khách quan...........................................................................................23 1.4.2. Nhân tố chủ quan...............................................................................................23 1.5. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ trong DN ..............24 1.5.1. Xác định đúng nhu cầu VLĐ thường xuyên, cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh; tổ chức huy động nguồn VLĐ hiệu quả.................................................24 1.5.2. Tăng tốc độ luân chuyển VLĐ...........................................................................25 1.5.3. Tăng cường bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ quản lý, nhất là đội ngũ quản lý tài chính DN.............................................................................................25 1.5.4. Thường xuyên phân tích tình hình sử dụng VLĐ để có biện pháp điều chỉnh kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng..................................................................25
  • 6. CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƢU ĐỘNG......26 2.1. Tổng quan về Công ty TNHH MTV đầu tƣ phát triển nhà và hạ tầng – Vinacomin.....................................................................................................................26 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH MTV đầu tư phát triển nhà và hạ tầng – Vinacomin ...............................................................................26 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH MTV đầu tư phát triển nhà và hạ tầng- Vinacomin.....................................................................................................................27 2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận..........................................................27 2.1.3. Khái quát về ngành nghề kinh doanh của Công ty TNHH MTV đầu tư phát triển nhà và hạ tầng- Vinacomin.................................................................................29 2.2. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH MTV đầu tƣ phát triển nhà và hạ tầng – Vinacomin .....................................................................30 2.2.1. Thực trạng về cơ cấu tài sản – nguồn vốn ........................................................30 2.2.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh............................................................35 2.2.3. Các chỉ tiêu tài chính tổng hợp..........................................................................39 2.3. Thực trạng quản lý và sử dụng VLĐ tại Công ty TNHH MTV đầu tƣ xây dựng nhà và hạ tầng – Vinacomin .............................................................................45 2.3.1. Chính sách quản lý VLĐ....................................................................................45 2.3.2. Phân tích cơ cấu VLĐ tại Công ty TNHH MTV đầu tư nhà và hạ tầng – Vinacomin.....................................................................................................................46 2.3.3. Cơ cấu nợ ngắn hạn...........................................................................................55 2.3.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ...................................................58 2.3.5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng từng bộ phận cấu thành VLĐ..........60 2.3.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH MTV đầu tư xây dựng nhà và hạ tầng – Vinacomin......................................62 2.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lƣu động tại Công ty TNHH MTV đầu tƣ xây dựng nhà và hạ tầng – Vinaconmin ...........................................................................63 2.4.1. Những kết quả đạt được.....................................................................................63 2.4.2. Những hạn chế ...................................................................................................64 2.4.3. Nguyên nhân.......................................................................................................63 Thang Long University Library
  • 7. CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƢU ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH MTV ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN NHÀ VÀ HẠ TẦNG – VINACONMIN ..............................................................................64 3.1 Định hƣớng phát triển của Công ty giai đoạn 2015-2020..................................64 3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lƣu động tại Công ty TNHH MTV đầu tƣ phát triển nhà và hạ tầng – Vinacomin...............................................65 3.2.1. Xác định nhu cầu vốn lưu động ........................................................................66 3.2.2. Quản lý tiền và các khoản tương đương tiền....................................................67 3.2.5. Một số biện pháp khác........................................................................................68
  • 8. DANH MỤC BẢNG BIỀU HÌNH VẼ ĐỒ THỊ Bảng 1.1. Cấp tín dụng và không cấp tín dụng .............................................................12 Bảng 1.2. Sử dụng và không sử dụng thông tin rủi ro tín dụng ....................................12 Bảng 2.1. Bảng chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán. ................................................41 Bảng 2.3. Khả năng sinh lời của Công ty Vinacominland ............................................39 Bảng 2.4. Khả năng quản lý tài sản của Công ty so với TB ngành...............................42 Bảng 2.5. Khả năng quản lý nợ của Công ty.................................................................43 Bảng 2.6. VLĐ ròng của Công ty..................................................................................44 Bảng 2.7. Cơ cấu tài sản ngắn hạn tại Công ty Vinacominland....................................46 Bảng 2.8. Cơ cấu tiền và các khoản tương đương tiền tại Công ty Vinacominland .....47 Bảng 2.9. Cơ cấu các khoản phải thu ngắn hạn.............................................................49 Bảng 2.10.So sánh mức tín dụng thương mai cung cấp và được cung cấp tại Công ty Vinacominland...............................................................................................................49 Bảng 2.11. Cơ cấu hàng tồn kho Công ty Vinacominland............................................50 Bảng 2.12. Cơ cấu Tài sản ngắn hạn khác của Công ty Vinacominland ......................54 Bảng 2.13. Cơ cấu nợ ngắn hạn tại Công ty Vinacominland ........................................55 Bảng 2.14. Bảng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động .......................58 Bảng 2.15. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng từng bộ phận cấu thành VLĐ Công ty Vinacominland...............................................................................................................60 Bảng 3.1. Bảng cân đối kế toán đã tính số dư bình quân năm 2012 .............................66 Bảng 3.2. Tỷ lệ phần trăm các khoản mục có quan hệ chặt chẽ với doanh thu ............66 Hình 1.1. Các chính sách quản lý vốn lưu động..............................................................6 Hình 2.1. Quy mô Tài sản Công ty Vinacominland năm 2010, 2011, 2012.................30 Hình 2.2. Cơ cấu nguồn vốn Công ty Vinacominland ..................................................33 Hình 2.3. Chính sách quản lý vốn lưu động..................................................................45 Hình 2.4. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng từng bộ phận cấu thành VLĐ Công ty Vinacominland...............................................................................................................60 Đồ thị 1.1. Đồ thị mức dự trữ tiền và chi phí cơ hội .......................................................9 Thang Long University Library
  • 9. Đồ thị 1.2. Sự vận động của vốn bằng tiền theo mô hình Miller – Orr………………9 Đồ thị 1.3. Mô hình EOQ ..............................................................................................14 Đồ thị 1.4. Đồ thị mức dự trữ kho tối ưu.......................................................................15 Đồ thị 1.5. Mô hình quản lý hàng lưu kho (ABC) ........................................................16 Đồ thị 1.6. Thời gian quay vòng tiền.............................................................................23 Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH MTV đầu tư phát triển nhà và hạ tầng - Vinacomin .....................................................................................................................27
  • 10. DANH MỤC VIẾT TẮT Kí hiệu viết tắt Tên đầy đủ BCTC Báo cáo tài chính VLĐ Vốn lưu động VCSH Vốn chủ sở hữu PTKH Phải thu khách hàng NVNH Nguồn vốn ngắn hạn NVDH Nguồn vốn dài hạn HTK Hàng tồn kho PTNH Phải trả ngắn hạn PN Phải nộp TSNH Tài sản ngắn hạn TSDH Tài sản dài han TSCĐ Tài sản cố định TS Tài sản TĐ Tương đương Thang Long University Library
  • 11. LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do nghiên cứu Trong nền kinh tế thị trường, nói đến hoạt động sản xuất kinh doanh là phải nói đến vốn. Vốn là một phạm trù kinh tế hàng hóa, là yếu tố quan trọng quyết định đến sản xuất và lưu thông hàng hóa. Vốn kinh doanh của doanh nghiệp được cấu thành từ 2 bộ phận: vốn cố định và vốn lưu động. Trong đó, vốn lưu động là loại vốn linh hoạt, như dòng máu luôn vận động tuần hoàn để nuôi dưỡng cơ thể sống là doanh nghiệp. do vậy việc sử dụng vốn lưu động có hiệu quả hay không ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như sự tồn tại của doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là mục tiêu phấn đấu lâu dài của mỗi doanh nghiệp. Việc sử dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là yêu cầu cần thiết có tầm quan trọng đặc biệt đối với mỗi doanh nghiệp. Vậy nên bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển đều phải quan tâm đến vấn đề tạo lập, quản lý và sử dụng vốn lưu động sao cho có hiệu quả, nhằm đạt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Xuất phát từ những lý do đó, với những kiến thức được trau dồi qua quá trình học tập, qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH MTV đầu tư phát triển nhà và hạ tầng- Vinacomin, em đã đi sâu nghiên cứu đề tài “ Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH MTV đầu tư phát triển nhà và hạ tầng - Vinacomin” 2. Muc đích nghiên cứu - Cơ sở lý luận về vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại doanh nghiệp - Thực trạng sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần sữa Ba Vì - Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH MTV đầu tư phát triển nhà và hạ tầng – Vinacomin Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng quản lý và sử dụng VLĐ tại Công ty TNHH MTV đầu tư phát triển nhà và hạ tầng – Vinaconmin” trong giai đoạn 2010 – 2012. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu trong khóa luận là phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp dựa trên cơ sở các số liệu được cung cấp và tình hình thực tế tại Công ty.
  • 12. 5. Kết cấu của khóa luận Khóa luận tốt nghiệp gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luạn về vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp Chương 2: thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH MTV đầu tư phát triển nhà và hạ tầng – Vinacomin Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH MTV đầu tư phát triển nhà và hạ tầng – Vinacomin Thang Long University Library
  • 13. 1 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN LƢU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƢU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Vốn lƣu động trong doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm vốn lưu động trong doanh nghiệp Khái niệm vốn lưu động Trong nền kinh tế thị trường, để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các DN cần phải ứng ra một số vốn nhất định phù hợp với quy mô và điều kiện kinh doanh. Vốn kinh doanh của DN là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị tài sản được huy động sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời. Căn cứ vào đặc điểm chu chuyển vốn, có thể chia vốn kinh doanh thành hai loại: Vốn cố định và VLĐ. Nếu vốn cố định là một bộ phận của vốn đầu tư để hình thành các tài sản cố định, là biểu hiện bằng tiền của vốn cố định thì VLĐ là một bộ phận vốn đầu tư để hình thành tài sản lưu động, là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động. “VLĐ của doanh nghiệp là số vốn ứng ra để hình thành nên các tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên liên tục. VLĐ luân chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được thu hồi toàn bộ, hoàn thành một vòng luân chuyển khi kết thúc một chu kì kinh doanh” [1, tr.85] Đặc điểm của VLĐ VLĐ là biểu hiện bằng tiền của TSLĐ nên đặc điểm của VLĐ chịu sự chi phối bởi các đặc điểm của TSLĐ. Vì vậy, VLĐ của các DN không ngừng vận động qua các giai đoạn của chu kỳ kinh doanh: sản xuất, dự trữ và lưu thông. Các quá trình trên diễn ra thường xuyên liên lục lặp đi lặp lại theo chu kỳ và được gọi là quá trình tuần hoàn, chu chuyển của VLĐ. Như vậy, chúng ta có thể khái quát những đặc điểm của VLĐ như sau: - Trong quá trình chu chuyển, VLĐ luôn thay đổi hình thái biểu hiện. Từ hình thái vốn tiền tệ ban đầu chuyển sang vốn vật tư hàng hóa dự trữ và vốn sản xuất rồi cuối cùng trở về hình thái vốn tiền tệ. - Chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được hoàn lại toàn bộ sau mỗi chu kỳ kinh doanh. - VLĐ hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ kinh doanh. 1.1.2. Phân loại vốn lưu động trong doanh nghiệp Để quản lý và sử dụng VLĐ có hiệu quả cần phải phân loại VLĐ. Có nhiều các phân loại VLĐ, mỗi loại có những tác dụng riêng nhưng đều giúp cho nhà quản lý nắm bắt và đánh giá tình hình sử dụng VLĐ từ đó có những quyết định quản trị tốt VLĐ.
  • 14. 2 - Phân loại theo hình thái biểu hiện, VLĐ chia làm các loại: + Vốn bằng tiền: tiền mặt tai quỹ, tiền gửu ngân hàng, tiền đang chuyển. Tiền là loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất, có thể dễ dàng chuyển đổi thành các tài sản khác hoặc thanh toán các nghĩa vụ tài chính cho DN, bởi vậy nó cho phép DN duy trì khả năng chi trả và phòng tránh rủi ro thanh toán. + Các khoản phải thu: chủ yếu là các khoản phải thu từ khách hàng thể hiện số tiền mà khách hàng nợ DN phát sinh trong trong quá trình bán hàng hóa, dịch vụ dưới hình thức bán trả sau. Ngoài ra, trong một số trường hợp mua sắm vật tư, DN còn phải ứng trước tiền cho người cung ứng, từ đó hình thành khoản tạm ứng. + Đầu tư tài chính ngắn hạn: đầu tư tài chính ngắn hạn là việc bỏ vốn mua các chứng khoán có giá trị (trái phiếu, tín phiếu…) hoặc góp vốn liên doanh bằng tiền, hiện vật có thể thu hồi kịp thời trong một chu kỳ kinh doanh hoặc trong thời hạn không quá một năm như tín phiếu kho bạc, kỳ phiếu ngân hàng. + Vốn về vật tư dự trữ, sản xuất và vốn thành phẩm. Xem chi tiết hơn cho thấy, vốn về HTK của DN gồm: Vốn nguyên vật liệu chính, vốn vật liệu phụ, vốn nhiên liệu, vốn phụ tùng thay thế, vốn vật đóng gói, vốn dụng cụ công cụ, vốn sản phẩm đang chế tạo, vốn về chi phí trả trước, vốn thành phẩm. Trong DN thương mại, vốn về HTK chủ yếu là giá trị các loại hàng hóa dự trữ. Việc phân loại VLĐ theo cách này tạo điều kiện thuận lợi cho việc xem xét, đánh giá khả năng thanh toán của DN, biết được kết cấu TSLĐ theo hình thái biểu hiện để có hướng điều chỉnh hợp lý và hiệu quả. - Phân loại theo thời gian huy động và sử dụng, VLĐ được chia làm 2 loại: + VLĐ thường xuyên là loại VLĐ mà DN có thể sử dụng lâu dài và ổn định. Là nguồn có tính chất ổn định nhằm hình thành nên TSLĐ thường xuyên cần thiết, bao gồm các khoản dự trữ về nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm nằm trong biên độ dao động của chu kỳ kinh doanh. Đặc điểm của nguồn vốn này là thời gian sử dụng kéo dài. + VLĐ tạm thời là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (có thời gian sử dụng dưới 1 năm), chủ yếu là để đáp ứng các nhu cầu có tính chất tạm thời về VLĐ phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn này bao gồm các khoản vay ngắn hạn của ngân hàng, các tổ chức tín dụng và các khoản nợ ngắn hạn khác. Việc phân loại này giúp người quản lý xem xét và quyết định việc huy động các nguồn vốn cho phù hợp với thời gian sử dụng của yếu tố sản xuất kinh doanh. - Phân loại theo nguồn hình thành: + VCSH: Là số VLĐ thuộc quyền sở hữu của DN, DN có đầy đủ các quyền chiếm hữu, sử dụng, chi phối và định đoạt như vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, vốn do DN Thang Long University Library
  • 15. 3 tư nhân bỏ ra, vốn góp cổ phần trong công ty cổ phần, vốn tự bổ sung trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh… + Các khoản nợ: Là các khoản VLĐ được hình thành từ vốn vay các ngân hàng thương mại hoặc các tổ chức tài chính khác, vay thông qua phát hành trái phiếu, các khoản nợ chưa thanh toán… Việc phân loại VLĐ theo quan hệ sở hữu về vốn sẽ giúp DN thấy được cơ cấu nguồn tài trợ cho nhu cầu VLĐ trong sản xuất kinh doanh. Từ góc độ quản lý tài chính, mọi nguồn tài trợ đều có chi phí sử dụng của nó, DN cần xem xét nguồn tài trợ tối ưu để giảm chí phí sử dụng vốn. 1.1.3. Vai trò của vốn lưu động đối với hoạt động sản xuất kinh doanh Trong điều kiện kinh tế cạnh tranh ngày càng khốc liệt thì VLĐ là một trong những yếu tố quyết định đến sự tồn tại, phát triển của DN. Nếu thiếu VLĐ thì DN không thế chủ động trong sản xuất kinh doanh, cũng như không thể mở rộng quy mô thì khi đó DN sẽ bị cạnh tranh bởi những đối thủ khác mạnh hơn. Điều này dẫn đến quy mô kinh doanh sẽ bị thu hẹp thậm chí dẫn tới phá sản. VLĐ là thước đo hiệu quả và khả năng tài chính ngắn hạn của DN, giúp DN đánh giá một cách chính xác khả năng tài chính, hiệu quả sử dụng VLĐ để từ đó có giải pháp điểu chỉnh hợp lý. VLĐ là công cụ phản ánh và đánh giá quá trình hoạt động của hàng hóa, cũng như phản ánh và kiểm tra quá trình mua sắm, dự trữ bán hàng của DN. Mặt khác VLĐ luân chuyển nhanh hay chậm còn phản ánh thời gian lưu thông có hợp lý hay không. Do đó thông qua tình hình luân chuyển VLĐ, các nhà quản trị có thể đánh giá kịp thời đối với các mặt hàng mua sắm dự trữ sản xuất và tiêu thụ của DN. VLĐ còn là bộ phận chủ yếu cấu thành nên giá thành sản phẩm do đó VLĐ đóng vai trò quyết định trong việc tính giá cả sản phẩm, dịch vụ. VLĐ ròng là phần chênh lệch giữa vốn thường xuyên so với TSLĐ hay phần chênh lệch giữa TSLĐ với nợ ngắn hạn. VLĐ ròng = Tài sản lƣu động – Nợ ngắn hạn VLĐ ròng là một chỉ tiêu tổng hợp quan trọng để đánh giá tình hình tài chính của DN, chỉ tiêu này cho biết DN có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không? 1.1.4. Kết cấu vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu vốn lưu động Kết cấu VLĐ thực chất là tỷ trọng từng khoản vốn trong tổng nguồn VLĐ của DN. Kết cấu của VLĐ cho thấy sự phân bổ và tỷ trọng của mỗi loại vốn trong từng giai đoạn luân chuyển, từ đó DN xác định được phương hướng và trọng điểm quản lý vốn nhằm thay đổi kịp thời với từng thời kỳ kinh doanh.
  • 16. 4 Kết cấu VLĐ chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như: đặc điểm ngành nghề kinh doanh, trình độ tổ chức… Vì vậy trong DN khác nhau thì kết cấu VLĐ cũng khác nhau, nó phụ thuộc vào các nhóm nhân tố sau: - Nhóm nhân tố về mặt sản xuất: Các DN có quy mô sản xuất, tính chất, trình độ, điều kiện, chu kỳ sản xuất và mức độ phức tạp về sản phẩm, yêu cầu về nguyên vật liệu khác nhau thì tỷ trọng VLĐ ở các khâu dự trữ và sản xuất lưu thông khác nhau. - Nhóm nhân tố về mua sắm vật tư và tiêu thụ sản phẩm: Các DN hàng năm phải sử dụng nhiều loại vật tư khác nhau của các đơn vị bán hàng, do vậy nếu khoảng cách giữa DN và đơn vị bán hàng xa hoặc gần, kỳ hạn bán hàng, chủng loại, số lượng, giá cả...cũng tác động đến tỷ trọng VLĐ trong khâu dự trữ. Điều kiện tiêu thụ sản phẩm như khối lượng nhiều hay ít, khoảng cách giữa DN với người mua hàng xa hay gần đều ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ trọng thành phẩm và hàng hoá xuất ra. - Nhóm nhân tố về mặt thanh toán: Nếu sử dụng phương thức thanh toán hợp lý, giải quyết thanh toán kịp thời thì tỷ trọng vốn trong khâu lưu thông sẽ thay đổi. Đặc biệt trong xây lắp việc sử dụng các thể thức thanh toán khác nhau tổ chức thủ tục thanh toán, tình hình chấp hành kỷ luật thanh toán có ảnh hưởng nhiều đến tỷ trọng vốn bỏ vào khâu sản xuất và khâu lưu thông. Ngoài các nhân tố nêu trên, kết cấu VLĐ còn lệ thuộc vào tính chất thời vụ sản xuất, trình độ tổ chức và quản lý DN. Tìm hiểu thành phần công nghệ nghiên cứu kết cấu nội dung VLĐ là rất cần thiết đối với việc sử dụng chính xác và có hiệu quả vốn trong mỗi DN. 1.1.5. Nhu cầu vốn lưu động và phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động 1.1.5.1. Nhu cầu VLĐ Trong mỗi chu kì kinh doanh của DN đều phát sinh nhu cầu VLĐ. Nhu cầu VLĐ của DN là thể hiện số vốn tiền tệ cần thiết DN phải trực tiếp ứng ra để hình thành một lượng dự trữ HTK và khoản cho khách hàng nợ sau khi đã sử dụng khoản tín dụng của nhà cung cấp và các khoản nợ phải trả khác có tính chất chu kì (tiền lương phải trả, tiền thuế phải nộp,…). Xác định nhu cầu VLĐ cần thiết, tối thiểu trên các giai đoạn luân chuyển nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất, kinh doanh được tiến hành bình thường. Việc xác định nhu cầu VLĐ thường xuyên có ý nghĩa rất quan trọng đối với DN. Nó là cơ sở để sử dụng VLĐ hợp lý, tiết kiệm. Ngoài ra còn là căn cứ để đánh giá kết quả công tác quản lý vốn của DN, nhằm củng cố chế độ hạch toán kinh tế; căn cứ xác định mối quan hệ thanh toán giữa DN với DN khác và với ngân hàng. Xác định nhu cầu VLĐ phải tuân thủ các nguyên tắc về tính hợp lý, tiết kiệm, xuất phát từ tình hình thực tế sản xuất kinh doanh của DN; đảm bảo cân đối với các bộ Thang Long University Library
  • 17. 5 phận kế toán trong DN; đảm bảo tính dân chủ và tuân thủ đúng các phương pháp xác định nhu cầu VLĐ. Nhu cầu VLĐ thay đổi do tác động của nhiều nhân tố như: sự biến động của thị trường, sự thay đổi của chế độ chính sách và quy mô sản xuất kinh doanh của DN trong kỳ (tính chất mùa vụ), sự thay đổi phương hướng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh hoặc trình độ tổ chức quản lý, sử dụng VLĐ của DN. 1.1.5.2. Phương pháp xác định nhu cầu VLĐ Đối với mỗi DN ngoài việc phân loại VLĐ để quản lý, còn phải xác định nhu cầu VLĐ hợp lý để đảm bảo sản xuất kinh doanh không thừa, không thiếu vốn. Có hai phương pháp chính để xác định nhu cầu VLĐ: - Phương pháp trực tiếp: căn cứ vào các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến lượng VLĐ DN ứng ra để xác định nhu cầu thường xuyên. Công thức: ∑ ∑( ) Trong đó : V: Nhu cầu VLĐ của công ty M: Mức tiêu dùng bình quân 1 ngày của loại VLĐ được tính toán N: Số ngày luân chuyển của loại VLĐ được tính toán i: Số khâu kinh doanh (i=1,k) j: Loại vốn sử dụng (j=1,n) Nhu cầu VLĐ xác định theo phương pháp này tương đối sát và phù hợp với các DN trong điều kiện ngày nay. Tuy vậy nó có hạn chế việc tính toán tương đối phức tạp, khối lượng tính toán nhiều và mất nhiều thời gian. - Phương pháp gián tiếp: phương pháp này căn cứ vào số dư bình quân VLĐ và doanh thu tiêu thụ kỳ báo cáo, đồng thời xem xét tình hình thay đổi quy mô sản xuất kinh doanh năm kế hoạch để xác định nhu cầu VLĐ cho từng khâu dự trữ-sản xuất-lưu thông năm kế hoạch. ( ) Trong đó: V0 : Số dư bình quân của toàn bộ VLĐ năm báo cáo F1, F0 : Tổng mức luân chuyển VLĐ năm kế hoạch, năm báo cáo t : Tỷ lệ tốc độ luân chuyển vốn kỳ kế hoạch so với kỳ báo cáo ( ) Trong đó: K0, K1: Kỳ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch, năm báo cáo Sau đó căn cứ vào tỷ trọng của từng khoản vốn để xác định VLĐ trong mỗi khâu.Ngoài ra trên thực tế, các DN còn sử dụng phương pháp tính nhu cầu VLĐ dựa
  • 18. 6 vào mối quan hệ giữa các yếu tố hợp thành nhu cầu VLĐ gồm: HTK, nợ phải thu từ khách hàng và nợ phải trả nhà cung cấp (số nợ phải trả phát sinh có tính chất tự động và có tính chất chu kỳ) với doanh thu và sử dụng tỷ lệ này để xác định nhu cầu VLĐ cho các kỳ tiếp theo. Trình tự phương pháp: Bước 1: Xác định số dư bình quân các khoản hợp thành nhu cầu VLĐ trong năm báo cáo. Khi đã xác định số dư bình quân các khoản phải phân tích tình hình để loại trừ số liệu không hợp lý. Bước 2: Xác định tỷ lệ các khoản trên so với doanh thu thuần trong năm báo cáo. Trên cơ sở đó xác định tỷ lệ nhu cầu VLĐ so với doanh thu thuần. Bước 3: Xác định nhu cầu VLĐ cho năm kế hoạch. Việc xác định nhu cầu VLĐ theo phương pháp này tương đối đơn giản, giúp DN ước tính được nhanh chóng nhu cầu VLĐ năm kế hoạch để xác định nguồn tài trợ phù hợp, tuy nhiên mức độ chính xác bị hạn chế. 1.2. Quản lý và sử dụng vốn lƣu động trong doanh nghiệp 1.2.1. Chính sách quản lý vốn lưu động Mỗi DN có thể lựa chọn một chính sách VLĐ riêng và việc quản lý VLĐ sẽ mang lại những đặc điểm khác nhau. Thông qua thay đổi cấu trúc tài sản và nợ, Công ty có thể làm thay đổi chính sách VLĐ một cách đáng kể. Việc kết hợp các mô hình quản lý TSLĐ (TSNH) và mô hình quản lý Nợ ngắn hạn của DN có thể tạo ra 3 chính sách quản lý VLĐ trong DN: chính sách cấp tiến, chính sách thận trọng và chính sách dung hòa. Hình 1.1. Các chính sách quản lý vốn lƣu động (Nguồn:[2 ,tr54] ) Chính sách quản lý VLĐ cấp tiến là sự kết hợp mô hình quản lý tài sản cấp tiến và nợ cấp tiến. DN đã sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cả TSLĐ và một phần TSCĐ. TSLĐ TSCĐ NVNH NVDH NVNH NVDH NVNH NVDH TSLĐ TSCĐ TSLĐ TSCĐ Cấp tiến Thận trọng Dung hòa Thang Long University Library
  • 19. 7 Chính sách quản lý VLĐ cấp tiến có những đặc điểm sau: - Chi phí hoạt động thấp hơn, doanh thu cao hơn. Việc duy trì TSLĐ ở mức thấp tương ứng với đó là mức HTK, phải thu khách hàng và tiền ở mức tối thiểu giúp DN giảm được chi phí quản lý, chi phí lưu kho. Bên cạnh đó, nguồn vốn ngắn hạn thường có chi phí sử dụng thấp hơn nguồn vốn dài hạn, dẫn đến thu nhập nhận được tăng lên. - Thời gian vòng quay tiền ngắn: do phải thu khách hàng và HTK giảm nên vòng quay của chúng tăng và thời gian quay vòng giảm từ đó rút ngắn chu kỳ kinh doanh và rút ngắn thời gian vòng quay tiền. - Chiến lược mang tính rủi ro cao nên thu nhập yêu cầu cao. DN gặp rủi ro trong thanh toán (chưa kịp thu hồi vốn để hoàn trả khi đến hạn), mất doanh thu do việc dự trữ HTK thấp không đủ cung cấp … Những rủi ro này đánh đổi bởi chi phí thấp hơn nên thu nhập yêu cầu cao. Chính sách quản lý VLĐ thận trọng là sự kết hợp mô mình quản lý tài sản thận trọng và nợ thận trọng. Chính sách này sẽ có mức TSLĐ và nợ dài hạn ở mức cao. - Chi phí hoạt đông cao, doanh thu thấp hơn so với trường hợp quản lý cấp tiến. DN phải gánh chịu các khoản chi phí lớn như: chi phí lãi vay, chi phí lưu kho do HTK ở mức cao, chi phí phát sinh khi chính sách tín dụng được nới rộng, chi phí cơ hội vì lưu trữ lượng tiền mặt lớn. Chi phí tăng cao dẫn đến thu nhập của DN giảm. - Thời gian vòng quay tiền kéo dài do DN có thể sử dụng nguồn VLĐ này để đầu tư cho các hoạt động SXKD có thời gian hoàn vốn dài. - Chính sách này sẽ giúp DN giảm bớt các rủi ro như biến động thị trường tăng giá thành phẩm do HTK dự trữ ở mức cao, khả năng thanh toán đảm bảo do duy trì TSLĐ ở mức tối đa. Tuy nhiên thu nhập không cao do phải chịu chi phí lớn làm EBIT giảm. Chính sách quản lý VLĐ dung hòa cân bằng rủi ro của chính sách cấp tiến và chính sách thận trọng. Dựa trên cơ sở của nguyên tắc phù hợp (Matching Principle). Nguyên tắc này được phát biểu như sau: Nên sử dụng nguồn vốn dài hạn đề tài trợ cho TSDH và nên sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho TSLĐ (TSNH). Mục đích của phương pháp này là cân bằng luồng tiền tạo ra từ tài sản với kỳ hạn của nguồn tài trợ, kết hợp quản lý tài sản thận trọng với nợ cấp tiến hoặc quản lý tài sản cấp tiến với nợ thận trọng. Tuy nhiên trên thực tế để đạt được trạng thái tương thích không hề đơn giản do vấp phải các vấn đề như sự tương thích luồng tiền hay khoảng thời gian, do vậy chính sách này chỉ cố gắng tiến tới trạng thái dung hòa rủi ro và tạo ra mức thu nhập trung bình nhằm hạn chế nhược điểm của 2 phương pháp trên. 1.2.2. Quản lý vốn bằng tiền Vốn bằng tiền của DN gồm tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng. Việc quản lý vốn bằng tiền là vấn đề hết sức quan trọng trong công tác quản lý tài chính DN. Quản lý VLĐ bằng tiền để giảm thiểu rủi ro khả năng thanh toán, tăng hiệu quả sử dụng tiền.
  • 20. 8 Bất kỳ DN nào khi lưu giữ vốn bằng tiền cũng nhằm 3 mục đích chính: - Thực hiện mục đích giao dịch: DN lưu giữ vốn bằng tiến để thanh toán, trả lương cho công nhân, nộp thuế, trả cổ tức,… - Thực hiện mục đích đầu cơ: DN dự trữ một lượng vốn bằng tiền để sẵn sàng thực hiện các cơ hội kinh doanh khi tỷ suất lợi nhuận cao. - Thực hiện mục đích phòng bị: trong hoạt động kinh doanh của DN, vốn bằng tiền vận động không theo một quy luật nhất định nào cả. Do đó, DN cần phải duy trì một vùng đệm an toàn để thỏa mãn các nhu cầu tiền mặt bất ngờ. Dự trữ vốn bằng tiền là điều tất yếu mà DN phải làm để đảm bảo việc thực hiện các giao dịch kinh doanh hàng ngày cũng như đáp ứng nhu cầu về phát triển kinh doanh trong từng giai đoạn. Việc xác định mức tồn dự trữ tiền mặt hợp lý có ý nghĩa quan trọng giúp DN đảm bảo khả năng thanh toán, hưởng lợi thế trong thương lượng mua hàng, giữ uy tín với khách hàng và nhà cung cấp. Do đó DN cần dự trữ tiền mặt ở mức tối ưu. Để xác định mức dự trữ tiền mặt hợp lý, DN có thể sử dụng nhiều phương pháp như: mô hình Baumol, mô hình Mille – Orr… Mô hình Baumol Sử dụng mô hình Baumol để xác định lượng tiền mặt tối ưu cần dự trữ trong DN là bao nhiêu, thông qua việc xác định chi phí giao dịch và chi phí cơ hội cho việc giữ tiền. Với các giả định sau: Nhu cầu về tiền trong DN ổn định, không có dự trữ tiền mặt cho mục đích an toàn, DN có hai hình thức dự trữ là tiền mặt và chứng khoán khả thị, không có rủi ro trong hoạt động đầu tư chứng khoán. Mô hình này xác định mức tiền mặt mà tại đó, tổng chi phí là nhỏ nhất. Tổng chi phí (TC) bao gồm chi phí giao dịch và chi phí cơ hội. Chi phí giao dịch (TrC) là chi phí liên quan đến việc chuyển đổi từ tài sản đầu tư thành tiền. Công thức: Trong đó: T : Tổng nhu cầu về tiền trong năm C : Quy mô một lần bán chứng khoán F : Chi phí cố định của một lần bán chứng khoán Chi phí cơ hội (OC) là chi phí mất đi do giữ tiền mặt khiến cho tiền mặt không dùng để đầu tư sinh lời. Công thức: Trong đó: C/2 : Mức dự trữ tiền mặt trung bình K : Lãi suất đầu tư chứng khoán Thang Long University Library
  • 21. 9 Đồ thị 1.1. Đồ thị mức dự trữ tiền và chi phí cơ hội Vậy, tổng chi phí( TC): Tổng chi phí là một hàm của C. Để tổng chi phí là nhỏ nhất thì đạo hàm cấp một của TC phải bằng 0 và mức dự trữ tiền mặt tối ưu (C* ) là: √ Mô hình Baumol cho thấy nhu cầu về tiền mặt của DN trong các thời kỳ là giống nhau nhưng trên thực tế thì điều này rất hiếm khi xảy ra bởi rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Mô hình Baumol là một mô hình đơn giản, dễ áp dụng, được sử dụng rộng rãi trong nhiều DN. Mô hình Miller – Orr Ngoài mô hình Baumol, DN cũng có thể sử dụng mô hình Miller – Orr để xác định mức dự trữ tiền với các giả định là: Thu chi tiền mặt tại DN là ngẫu nhiên, luồng tiền mặt ròng biến động theo phân phối chuẩn. Đồ thị 1.2. Sự vận động của vốn bằng tiền theo mô hình Miller – Orr Đồ thị trên cho thấy lượng vốn bằng tiền vận động không theo quy luật cho đến khi đạt được giới hạn trên. Tại điểm này, DN sẽ dùng tiền mua chứng khoán nhằm làm Tiền mặt đầu kỳ (C) C/2 Tiền mặt cuối kỳ (C) Thời gian1→Bán CK←2 B A 0 Số dư tiền mặt Thời gian Giới hạn trên (Gt) Mục tiêu (C* ) Giới hạn dưới (Gd) d
  • 22. 10 giảm số dư vốn bằng tiền mục tiêu. Khi vốn bằng tiền mục tiêu vận động đến giới hạn dưới, lúc này DN sẽ bán lượng chứng khoán đủ để đưa vốn bằng tiền lên mức mục tiêu. Mức vốn bằng tiền lưu giữ dao động tự do trong khoảng giữa giới hạn trên và giới hạn dưới. Khi đó, DN mua hay bán chứng khoán để tái lập mức số vốn dư bằng tiền mong muốn. Công thức xác định lượng tiền mặt tối ưu: √ Các biện pháp quản lý vốn bằng tiền: - Xác định mức dự trữ vốn tiền mặt một cách hợp lý. Việc xác định mức tồn dự trữ tiền mặt có ý nghĩa quan trọng giúp DN tránh rủi ro thanh toán, giữ uy tín với nhà cung cấp và tạo điều kiện cho DN chớp được cơ hội kinh doanh tốt. - Quản lý chặt chẽ các khoản phải thu chi bằng tiền. DN cần xây dựng các nội quy, quy chế về quản lý các khoản phải thu chi. Đặc biệt là các khoản thu chi bằng tiền mặt để trách thất thoát mất mát, lạm dụng tiền công mưu lợi cá nhân. - Tất cả các khoản thu chi của DN đều phải thông qua quỹ tiền mặt, không được chi tiêu ngoài quỹ. Ngoài ra, DN cần phân định rõ ràng trong quản lý tiền mặt giữa nhân viên kế toán tiền mặt và thủ quỹ. - Tăng tốc quá trình thu tiền và làm chậm đi quá trình chi tiền. Mặt khác, DN cần quản lý chặt chẽ các khoản tạm ứng bằng tiền mặt. 1.2.3. Quản lý khoản các phải thu Trong nền kinh tế thị trường, DN muốn bán được hàng thì phải áp dụng nhiều chính sách, biện pháp để lôi kéo khách hàng về phía mình. Chính sách tín dụng thương mại là một công cụ hữu hiệu không thể thiếu đối với DN. Vì chính sách tín dụng thương mại có những mặt tích cực và tiêu cực nên nhà quản trị tài chính cần phải phân tích, nghiên cứu và ra những quyết định xem có nên cấp chính sách tín dụng thương mại cho đối tượng khách hàng hay không. Đó là việc quản lý khoản phải thu mà chủ yếu là khoản phải thu khách hàng. Các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô các khoản phải thu của DN: quy mô sản phẩm hàng hóa bán chịu cho khách hàng, tính chất thời vụ của việc tiêu thụ sản phẩm trong Trong đó Gd : Giới hạn dưới Gt : Giới hạn trên d : Khoảng dao động tiền mặt : Phương sai thu- chi ngân quỹ 1 ngày i : Lãi suất (chi phí cơ hội) bình quân 1 ngày Thang Long University Library
  • 23. 11 DN, mức giới hạn nợ của DN cho khách hàng, mức độ quan hệ và tín nhiệm của khách hàng đối với DN. Xác định chính sách tín dụng thương mại đối với khách hàng Nguyên tắc cơ bản để đưa ra chính sách tín dụng thương mại đó là: Khi lợi ích gia tăng lớn hơn chi phí ra tăng, DN nên cấp tín dụng. Lợi ích gia tăng nhỏ hơn chi phí gia tăng, DN nên thắt chặt tín dụng. Trường hợp cả lợi ích và chi phí đều giảm thì DN cần xem xét phần chi phí tiết kiệm được có đủ bù đắp cho phần lợi ích bị giảm đi không. Khi xây dựng chính sách bán chịu, DN cần đánh giá kỹ ảnh hưởng của chính sách tới lợi nhuận của DN theo các tiêu thức sau: Dự kiến quy mô sản phẩm hàng hóa dịch vụ tiêu thụ. Giá bán sản phẩm, dịch vụ nếu bán chịu hoặc không bán chịu. Các chi phí phát sinh do việc tăng thêm các khoản nợ. Đánh giá mức chiết khấu (thanh toán) có thể chấp nhận. Phân tích năng lực tín dụng của khách hàng Để thực hiện việc cấp tín dụng cho khách hàng thì điều đầu tiên DN phải phân tích được năng lực tín dụng của khách hàng. Việc thiết lập các tiêu chuẩn tín dụng của DN phải đạt được sự dung hòa. Khi phân tích khả năng tín dụng của khách hàng DN lưu ý đến các tiêu chuẩn sau: phẩm chất, tư cách tín dụng; năng lực trả nợ; vốn của khách hàng, tình hình chung của nền kinh tế và của ngành; tài sản thế chấp, cầm cố. Phân tích đánh giá khoản tín dụng được đề nghị Sau khi phân tích năng lực tín dụng của khách hàng, DN sẽ xem xét các khoản tín dụng mà khách hàng đề nghị dựa vào tiêu chí NPV. Một số mô hình được các DN sử dụng: - Quyết định tín dụng khi xem xét 1 phương án cấp tín dụng Mô hình cơ bản [ ( ) ] ( ) Trong đó CFt : Dòng tiền sau thuế mỗi giai đoạn CF0 : Giá trị DN đầu tư vào khoản phải thu khách hàng VC : Tỷ lệ chi phí biến đổi trên doanh thu S : Doanh thu dự kiến mỗi kỳ ACP : Thời gian thu tiền bình quân tính theo ngày BD : Tỷ lệ nợ xấu trên dòng tiền từ bán hàng CD : Luồng tiền ra tăng thêm chủa bộ phận tín dụng T : Thuế suất thuế thu nhập DN
  • 24. 12 K : Tỷ lệ thu nhập yêu cầu sau thuế - Sau khi tính toán NPV, DN quyết định dựa trên cơ sở: NPV>0 : Cấp tín dụng NPV=0 : Bàng quan NPV<0 : Không cấp tín dụng Quyết định tín dụng khi xem xét 2 phương án tín dụng: Bảng 1.1. Cấp tín dụng và không cấp tín dụng Chỉ tiêu Không cấp tín dụng Cấp tín dụng Số lượng bán (Q) Q0 Q1 (Q1>Q0) Giá bán (P) P0 P1 (P1>P0) Chi phí sản xuất bình quân (AC) AC0 AC1 (AC1>AC0) Xác suất thanh toán 100% h (h≤100%) Thời hạn nợ 0 T Tỷ suất chiết khấu 0 R Phương án 1: Không cấp tín dụng NPV0 = P0Q0 − AC0Q0 Phương án 2: Cấp tín dụng ( ) - DN đưa ra quyết định dựa trên cơ sở so sánh NPV0 và NPV1 NPV0 > NPV1 : Không cấp tín dụng NPV0 = NPV1 : Bàng quan NPV0 < NPV1 : Cấp tín dụng - Quyết định tín dụng kết hợp sử dụng thông tin rủi ro tín dụng Bảng 1.2. Sử dụng và không sử dụng thông tin rủi ro tín dụng Chỉ tiêu Không sử dụng thông tin rủi ro tín dụng Sử dụng thông tin rủi ro tín dụng Số lượng bán (Q) Q1 Q1h Giá bán (P) P1 P1 Chi phí sản xuất bình quân (AC) AC1 AC1 Chi phí thông tin rủi ro 0 C Xác suất thanh toán H 100% Thời hạn nợ T T Tỷ suất chiết khấu R R Phương án 1: Không sử dụng thông tin rủi ro ( ) Phương án 2: Sử dụng thông tin rủi ro ( ) Thang Long University Library
  • 25. 13 - DN đưa ra quyết định dựa trên cơ sở so sánh NPV1 và NPV2 NPV1 > NPV2 : Không sử dụng thông tin rủi ro tín dụng NPV1 = NPV2 : Bàng quan NPV1 < NPV2 : Sử dụng thông tin rủi ro tín dụng Các biện pháp quản lý các khoản phải thu: - Xác định chính sách tín dụng thương mại với khách hàng: phân tích khách hàng, xác định đối tượng bán chịu (kỹ lưỡng khả năng trả nợ và uy tín của khách hàng, nhất là khách hàng tiềm năng); xác định điều kiện thanh toán. - Thường xuyên kiểm soát nợ phải thu: Mở sổ theo dõi chi tiết nợ phải thu và tình hình thanh toán với khách hàng. - Áp dụng các biện pháp thích hợp thu hồi nợ và bảo toàn VLĐ. 1.2.4. Quản lý hàng tồn kho HTK là một phần quan trọng của VLĐ, là nhân tố đầu tiên, cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh, vì thế việc quản lý HTK có hiệu quả là góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ. Việc duy trì hợp lý vốn về HTK sẽ tạo cho DN thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng tốc độ lưu chuyển vốn, là tấm nệm an toàn giữa các giai đoạn khác nhau trong chu kỳ kinh doanh. Như vậy quản lý HTK là việc tính toán theo dõi, xem xét sự đánh đổi giữa lợi ích và phí tổn của việc duy trì tồn kho, đồng thời đảm bảo dự trữ duy nhất. Chúng ta biết rằng, khi dự trữ HTK, DN tốn rất nhiều loại chi phí như chi phí đặt hàng, chi phí lưu kho, chi phí cơ hội. Việc quản lý HTK có thể áp dụng mô hình EOQ, mô hình ABC. Mô hình quản lý hàng tồn kho hiệu quả (EOQ) Mô hình quản lý HTK nhằm đạt đến mục đích đạt được tồng chi phí tồn kho là nhỏ nhất. Trong điều kiện giá mua hàng ổn định, tổng chi phí tồn kho chỉ xét đến hai loại là chi phí đặt hàng và chi phí lưu kho. Tồng chi phí tồn kho = Chi phí đặt hàng + Chi phí lưu kho Chi phí đặt hàng là toàn bộ chi phí có liên quan đến việc thiết lập đơn hàng bao gồm chi phí quản lý, giao dịch và vận chuyển hàng hóa. Chi phí đặt hàng = Chi phí đặt hàng/lần × Số lần đặt hàng Chi phí lưu kho là chi phí phát sinh trong quá trình dự trữ hàng hóa, NVL Chi phí lưu kho = Chi phí lưu kho đơn vị × Số lượng hạng tồn kho bình quân Mô hình EOQ được xây dựng dựa trên các giả định cơ bản: Nhu cầu HTK là đều đặn, giá mua hàng hóa mỗi lần đều bằng nhau, không có yếu tố chiết khấu thương mại, không tính đến dự trữ an toàn. Chu kỳ của HTK thể hiện qua đồ thị:
  • 26. 14 Đồ thị 1.3. Mô hình EOQ - Chi phí đặt hàng - Chi phí dự trữ Từ đó, tổng chi phí được xác định: TC = CP1 + CP2 Tổng chi phí tối thiểu là mức lưu kho tối ưu (Q* ) tương đương với TCmin √ Trong đó S : Sản lượng cần đặt Q : Lượng hàng đặt 1 lần O : Chi phí 1 lần đặt hàng S/Q : Số lần đặt hàng Q/2 : Mức lưu kho trung bình C : Chi phí lưu kho cho 1 đơn vị hàng lưu kho Giá trị hàng lưu kho Điểm đặt hàng Thời điểm đặt hàng (1) Thời điểm nhận hàng T* Thời gian Q/2 (1)Thời gian chờ hàng về Thang Long University Library
  • 27. 15 Đồ thị 1.4. Đồ thị mức dự trữ kho tối ƣu Trên thực tế, các DN phải tính toán lượng hàng thế nào để đủ dùng liên tục, không ảnh hưởng đến giai đoạn kinh doanh. Do đó, DN cần chọn thời điểm thích hợp để đặt lại hàng. Cụ thể: Khoảng thời gian dự trữ tối ưu (T*): là khoảng thời gian kể từ khi trong kho có số lượng hàng hoá là Q* (lượng dự trữ tối ưu) cho đến khi số lượng này hết và được đáp ứng ngày bằng số lượng hàng hoá tối ưu Q* của đơn đặt hàng mới. Trên cơ sở đó, ta tính được quãng thời gian dự trữ tối ưu bằng cách lấy số lượng hàng dự trữ tối ưu chia cho sức tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trong một ngày Điểm đặt hàng tối ưu (OP) = Thời gian chờ Số hàng sử dụng đặt hàng trong ngày Tuy nhiên, nhằm đề phòng những bất trắc xảy ra, bảo đảm cho sự ổn định sản xuất, DN cần tồn kho một lượng nhất định gọi là dự trữ an toàn. Lượng dự trữ an toàn này tùy thuộc vào tình hình thực tế của DN, tính chất của HTK, điều kiện vận chuyển. Lượng dự trữ an toàn chính là lượng dự trữ thêm vào lượng hàng hóa dự trữ tại thời điểm đặt hàng. Mô hình quản lý hàng tồn kho ABC Theo phương pháp này, các loại vật tư được chia thành ba nhóm chính: Nhóm A: Bao gồm những hàng hóa có giá trị hàng năm chiếm khoảng 50% so với tổng giá trị tồn kho, trong khi đó số lượng chỉ chiếm khoảng 10% lượng HTK. Nhóm B: Bao gồm những hàng hóa có giá trị hàng năm chiếm 35% so với tổng giá trị tồn kho, trong khi đó số lượng chiếm 30% lượng HTK. Nhóm C: Bao gồm những hàng hóa có giá trị hàng năm chiếm 15% so với tổng giá trị tồn kho, trong khi đó số lượng chiếm 60% lượng HTK. Tổng chi phí Chi phí dự trữ Chi phí đặt hàng Số lượng đặt hàngQ* Chi phí
  • 28. 16 Đồ thị 1.5. Mô hình quản lý hàng lƣu kho (ABC) Phương pháp phân tích ABC cho phép ra những quyết định quan trọng liên quan đến dự trữ, mua hàng, nhà cung cấp và kiểm tra dữ liệu tồn kho. Cụ thể: - Liên quan đến dự trữ: Những sản phẩm thuộc nhóm A sẽ là đối tượng được đầu tư, lập kế hoạch thận trọng nghiêm túc hơn về nhu cầu. Những sản phẩm thuộc nhóm B có thể kiểm soát bằng cách kiểm kê liên tục, còn các sản phẩm thuộc nhóm C thì kiểm kê định kỳ. - Liên quan đến việc mua hàng: Các sản phẩm thuộc nhóm A là đối tượng tìm kiếm và để đánh giá kỹ càng người cung ứng và phải được phân tích về mặt giá trị hàng hóa. Các sản phẩm nhóm A phải giao cho những người có kinh nghiêm, và nhóm C có thể giao cho người mới vào nghề. - Liên quan đến nhà cung cấp: Nhà cung cấp thuộc nhóm A phải được theo dõi đặc biệt. Sự so sánh ABC về khách hàng và nhà cung ứng giúp DN thấy được mối quan hệ tương tác. - Liên quan đến kiểm tra dữ liệu tồn kho: nhóm A là 1 lần/tháng, nhóm B là 1 lần/quý, nhóm C là 1 lần/năm. Biện pháp quản lý hàng tồn kho: - Phối hợp chặt chẽ giữa các khâu với nhau: mua sắm vật tư hàng hóa, vận chuyển, sản xuất đến dự trữ thành phẩm. - Xác định đúng lượng vật tư cần sử dụng và lượng tồn kho dữ trữ hợp lý. - Xác định và lựa chọn nguồn cung ứng phù hợp với yêu cầu về giá cả, chất lượng. - Lựa chọn phương tiện vận tải phù hợp để tối thiểu chi phí, thường xuyên kiểm tra theo dõi các biến động thị trường và khối lượng dữ trữ để điều chỉnh lượng tồn kho hợp lý A B C Tỷ lệ tồn kho (%) 10% 30% 60% 15% 35% 50% Giá trị tích lũy Thang Long University Library
  • 29. 17 1.3. Hiệu quả sử dụng vốn lƣu động và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lƣu động trong doanh nghiệp 1.3.1. Khái niệm và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động “Hiệu quả sử dụng VLĐ là chỉ tiêu chất lượng phản ánh mối quan hệ giữa kết quả thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh với số VLĐ bỏ ra trong kỳ”[3, tr.45] Việc nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của DN. Nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ là điều kiện cơ bản để có được một nguồn VLĐ mạnh, có thể đảm bảo cho quá trình SXKD được tiến hành bình thường, mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư cải tiến công nghệ, kỹ thuật trong kinh doanh và quản lý kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh của DN trên thị trường. Phân tích hiệu quả sử dụng VLĐ nhằm mục đích nhận thức và đánh giá tình hình biến động tăng giảm của các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng VLĐ, qua đó tìm hiểu, phân tích những nguyên nhân làm tăng, giảm. Từ đó đưa ra các biện pháp quản lý, sử dụng VLĐ thích hợp cho DN, đem lại hiệu quả cao trong SXKD. 1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá tổng hợp 1.3.2.1. Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời - Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (ROS): đo khả năng tạo lợi nhuận từ doanh thu, phản ánh 1 đồng doanh thu có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng (sau thuế). ROS càng cao chứng tỏ DN có các biện pháp quản lý chi phí hiệu quả. - Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA): đo khả năng tạo lợi nhuận đầu tư tài sản, phản ánh 1 đồng đầu tư vào tài sản có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Nói chung, ROA càng cao chứng tỏ hiệu quả sản xuất của tài sản càng cao. Theo phương pháp DuPont thì ROA được tính bằng: Như vậy, ROA chịu tác động của 2 yếu tố là ROS và vòng quay tài sản. Để tăng ROA, DN cần thúc đẩy ROS hoặc tăng vòng quay tài sản. Các biện pháp cụ thể đó là cần phải tăng lợi nhuận ròng bằng cách tiết kiệm chi phí và tăng giá bán. Muốn tăng vòng quay tài sản cần tăng doanh thu bằng cách giảm giá bán, nhưng giảm giá bán sẽ kéo theo ROS giảm. Nếu tăng giá bán cùng với tăng chất lượng sản phẩm thì sẽ được thị trường chấp nhận, đảm bảo doanh thu vẫn tăng bên cạnh đó DN tăng cường các hoạt động xúc tiến bán hàng cũng như các biện pháp sử dụng chi phí hợp lý nhất.
  • 30. 18 - Tỷ số lợi nhuận trên VCSH (ROE): phản ánh 1 đồng VCSH tạo ra bao nhiêu lợi nhuận sau thuế. ROE càng cao chứng tỏ khả năng cạnh tranh của DN càng mạnh. Đây là thước đo hiệu quả nhất để đánh giá khả năng sinh lời của DN. Hoặc theo phương pháp DuPont thì ROA được tính bằng: Như vậy, ROE chịu tác động của ROS, vòng quay tài sản và việc sử dụng đòn bẩy tài chính. Muốn đẩy mạnh ROE, DN cần đánh giá đúng khả năng trả nợ của mình để đưa ra quyết định về việc có nên tăng nguồn vốn vay hay không. Tỷ số ROE và ROA thường được đem ra so sánh để đánh giá hiệu quả việc sử dụng đòn bẩy tài chính. Tỷ số ROE > ROA thể hiện việc sử dụng đòn bẩy tài chính của DN đã có những tác dụng tích cực. Chỉ số ROE càng cao thì cổ phiếu của DN càng hấp dẫn nhà đầu tư. 1.3.2.2. Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán Các chỉ tiêu này đo lường khả năng đáp ứng các ràng buộc pháp lý về tài chính của DN (nghĩa là thanh toán các khoản nợ ngắn hạn). Khi DN có đủ tiền, DN sẽ tránh được việc vi phạm các ràng buộc pháp lý về tài chính và vì thế tránh được nguy cơ chịu áp lực về tài chính. Để tính toán khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của DN người ta thường sử dụng ba chỉ tiêu: khả năng thanh toán ngắn hạn, khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán bằng tiền. Cụ thể: - Khả năng thanh toán ngắn hạn (Current Ratio): đo khả năng thanh toán ngắn hạn của DN, phản ánh 1 đồng nợ ngắn hạn của DN được bảo đảm bằng bao nhiêu đồng TSLĐ và được xác định bằng công thức: ∑ ∑ Chỉ tiêu này cao phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn của DN là tốt. Tuy nhiên, không phải hệ số này càng cao là tốt vì có thể gây ứ đọng vốn và tạo ra chi phí cơ hội không cần thiết khi dự trữ tài sản lưu động quá nhiều thay vì đầu tư sinh lời. Do đó, tính hợp lý của khả năng thanh toán hiện hành còn phụ thuộc vào từng ngành nghề hay góc độ phân tích DN. - Khả năng thanh toán nhanh (Quick Ratio): hệ số này cho biết khả năng thanh khoản thực sự của DN do đã trừ đi giá trị HTK (tài sản khó chuyển thành tiền trong thời gian ngắn và dễ bị lỗ khi bán gấp), phản ánh 1 đồng nợ ngắn hạn được bảo đảm thanh toán ngay lập tức bằng bao nhiêu đồng TSLĐ. Do đây là khoản mục có tính thanh khoản thấp nhất trong số các TSLĐ. Thang Long University Library
  • 31. 19 ∑ ∑ - Khả năng thanh toán bằng tiền: Chỉ tiêu này phản ánh một đồng nợ ngắn hạn của DN được đảm bảo bằng bao nhiêu đơn vị tiền tệ. Nếu chỉ tiêu này cao, DN có khả năng thanh toán nhanh chóng do giữ lượng lớn VLĐ dưới dạng tiền mặt và đầu tư tài chính ngắn hạn. Ngược lại, nếu chỉ tiêu này thấp DN sẽ mất nhiều thời gian để đáp ứng các khoản nợ. ∑ Song song với việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh qua hệ thống các chỉ tiêu chung, các chỉ tiêu cá biệt góp phần phản ánh chính xác, cụ thể các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh. 1.3.2.3. Nhóm chỉ tiêu về khả năng quản lý tài sản - Vòng quay tổng tài sản: đánh giá hiệu quả của việc sử dụng tài sản của DN. Thông qua hệ số này chúng ta có thể biết được với mỗi một đồng tài sản có bao nhiêu đồng doanh thu được tạo ra. Chỉ số này càng cao đồng nghĩa với việc sử dụng tài sản của Công ty vào các hoạt động sản xuất kinh doanh càng hiệu quả. 1.3.2.4. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng quản lý nợ Đòn bẩy tài chính là mức độ DN sử dụng nợ để tài trợ cho hoạt động SXKD. Đòn bẩy tài chính là con dao 2 lưỡi, 1 mặt nó giúp gia tăng lợi nhuận cho cổ đông, mặt khác nó làm gia tăng tính rủi ro. Do đó, quản lý nợ cũng quan trọng như quản lý tài sản. - Tỷ số nợ trên tổng tài sản: đo lường mức độ sử dụng nợ của DN để tài trợ cho tổng tài sản. Tỷ số này cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản của DN là từ đi vay. Qua đây biết được khả năng tự chủ tài chính của DN. Tỷ số này mà quá nhỏ, chứng tỏ DN vay ít. Điều này có thể hàm ý DN có khả năng tự chủ tài chính cao. Song nó cũng có thể hàm ý là DN chưa biết khai thác đòn bẩy tài chính, tức là chưa biết cách huy động vốn bằng hình thức đi vay. Ngược lại, tỷ số này mà cao quá hàm ý DN không có thực lực tài chính mà chủ yếu đi vay để có vốn kinh doanh. Điều này cũng hàm ý là mức độ rủi ro của DN cao hơn.
  • 32. 20 - Tỷ số nợ trên VCSH: đo lường mức độ sử dụng nợ của DN trong mối tương quan với mức độ sử dụng VCSH Tỷ lệ tổng nợ trên VCSH giúp nhà đầu tư có một cái nhìn khái quát về sức mạnh tài chính, cấu trúc tài chính của DN và làm thế nào DN có thể chi trả cho các hoạt động. Về nguyên tắc, hệ số này càng nhỏ, có nghĩa là nợ phải trả chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng tài sản hay tổng nguồn vốn thì DN ít gặp khó khăn hơn trong tài chính. Tỷ lệ này càng lớn thì khả năng gặp khó khăn trong việc trả nợ hoặc phá sản của DN càng lớn. Thông thường, nếu tỷ số này lớn hơn 1, có nghĩa là tài sản của DN được tài trợ chủ yếu bởi các khoản nợ điều này khiến cho DN quá phụ thộc vào các khoản vay và khả năng tự chủ tài chính của DN thấp. Nếu tỷ số này nhỏ hơn 1 thì tài sản của DN được tài trợ chủ yếu bởi nguồn VCSH. điều này thể hiện khả năng tự chủ tài chính của DN tốt ty nhiên hạn chế của nó là DN không tận dụng được lợi thế của đòn bẩy tài chính và đánh mất cơ hội tiết kiệm từ việc sử dụng nợ. - Số lần thu nhập đạt được trên lãi vay là chỉ tiêu phản ánh doanh nghiệp có thể sử dụng bao nhiêu đồng thu nhập từ hoạt động SXKD để chi trả lãi vay trong kỳ. Số lần thu nhập đạt được trên lãi vay càng cao thì khả năng thanh toán lãi cho chủ nợ càng lớn. 1.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong DN 1.3.3.1. Nhóm chỉ tiêu về tốc độ luân chuyển VLĐ - Vòng quay VLĐ: cho biết trong 1 thời kỳ nhất định VLĐ luân chuyển bao nhiêu lần. Số lần luân chuyển VLĐ càng lớn cho thấy 1 đồng VLĐ tạo ra càng nhiều doanh thu thuần, cho thấy DN hoạt động tốt. - Kỳ luân chuyển VLĐ: thời gian cần thiết để hoàn thành 1 vòng luân chuyển VLĐ. Kỳ luân chuyển VLĐ càng ngắn chứng tỏ VLĐ luân chuyển càng nhanh; hàng hoá, sản phẩm ít bị ứ đọng; DN thu hồi vốn nhanh. 1.3.3.2. Khả năng sinh lời VLĐ - Khả năng sinh lời VLĐ: phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, cho biết 1 đồng VLĐ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này Thang Long University Library
  • 33. 21 cao cho thấy DN sử dụng VLĐ có hiệu quả. Ngược lại, chỉ tiêu này thấp nghĩa là lợi nhuận trên 1 đồng vốn nhỏ, DN cần xem lại phương pháp quản lý VLĐ. 1.3.3.3. Hệ số đảm nhiệm VLĐ Là số VLĐ cần có để đạt được 1 đồng doanh thu. Hệ số này càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng VLĐ càng cao và ngược lại. 1.3.3.4. Nhóm chỉ tiêu về mức tiết kiệm VLĐ - Mức tiết kiệm VLĐ tuyệt đối: là do tăng tốc độ luân chuyển vốn nên DN có thể tiết kiệm được một số VLĐ, có thể rút ra khỏi luân chuyển để sử dụng vào việc khác. ( ) - Mức tiết kiệm VLĐ tương đối: là do tăng tốc độ luân chuyển vốn nên DN có thể tăng thêm tổng mức luân chuyển vốn, song không cần tăng thêm hoặc tăng thêm không đáng kể quy mô VLĐ. ( ) Trong đó Vtktđ : VLĐ tiết kiệm tuyệt đối Vtktgđ : Số VLĐ có thể tiết kiệm hay tăng thêm do sự thay đổi của tốc độ luân chuyển VLĐ của kỳ kế hoạch với kỳ báo cáo Mo, M1 : Tổng mức luân chuyển vốn kỳ kế hoạch, kỳ báo cáo Ko, K1 : Kỳ luân chuyển VLĐ kỳ kế hoạch, kỳ báo cáo L1, L1 : Số lần luân chuyển VLĐ kỳ kế hoạch, kỳ báo cáo 1.3.3.5. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng của từng bộ phận cấu thành VLĐ - Hàng tồn kho + Hệ số lưu kho: là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Chỉ số này càng cao việc kinh doanh được đánh giá càng tốt, bởi lẽ DN chỉ cần đầu tư cho HTK thấp nhưng vẫn đạt được hiệu quả kinh doanh cao. Tuy nhiên, chỉ số này quá cao cũng không tốt vì như vậy nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, có thể làm gián đoạn sản xuất, không đáp ứng kịp khi nhu cầu thị trường tăng đột ngột.
  • 34. 22 + Thời gian luân chuyển kho trung bình : cho biết số ngày trung bình của 1 vòng quay kho hay số ngày hàng hóa được lưu tại kho. Thời gian luân chuyển kho càng nhanh cho thấy hoạt động SXKD của DN có hiệu quả vì hàng hóa tiêu thụ nhanh, tránh được tình trạng lỗi thời, hao hụt tự nhiên. Tuy nhiên, thời gian luân chuyển kho quá ngắn cũng không tốt vì như vậy nghĩa là DN không dự trữ đủ hàng trong kho để đáp ứng nhu cầu thị trường, có thể làm gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh, mất doanh thu. - Tốc độ luân chuyển các khoản phải thu + Hệ số thu nợ: phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt. Chỉ số này càng cao thì tốc độ thu hồi các khoản nợ càng tốt, DN càng ít bị chiếm dụng vốn. + Thời gian thu nợ trung bình (ACP): cho biết 1 đồng bán chịu chi ra sau bao lâu sẽ thu hồi được; phản ánh hiệu quả và chất lượng quản lý các khoản phải thu. Theo dõi sự thay đổi của thời gian thu nợ trung bình sẽ giúp DN kịp thời đưa ra điều chỉnh về chính sách tín dụng và thu tiền. Tuy nhiên, chỉ tiêu này không có hiệu quả khi sử dụng nội bộ để theo dõi thu tiền của DN. Vì đứng trên phương diện thanh toán, đây là một thước đo chung và bị ẩn đi nhiều sự khác biệt riêng lẻ giữa các khách hàng do không thể hiện được sự khác nhau giữa khách hàng cũ và khách hàng mới, khách hàng uy tín cao và khách hàng uy tín thấp,... Ngoài ra thời gian thu nợ trung bình còn chịu ảnh hưởng bởi sự thay đổi trong mức phải thu khách hàng hay thay đổi trong doanh thu. - Tốc độ luân chuyển các khoản phải trả + Hệ số trả nợ + Thời gian trả nợ trung bình: cho biết bình quân DN có bao nhiêu ngày để trả nợ. Thang Long University Library
  • 35. 23 - Thời gian quay vòng tiền TB: cho biết sau bao nhiêu ngày thì số vốn DN được quay vòng để tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh kể từ khi DN bỏ vốn ra. Thời gian quay vòng tiền = ACP + Thời gian luân – Thời gian trả nợ trung bình chuyển kho trung bình Đồ thị 1.6. Thời gian quay vòng tiền TB 1.4. Nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng vốn lƣu động trong DN 1.4.1. Nhân tố khách quan Chính sách kinh tế của nhà nước: Chính sách vĩ mô của nhà nước trong nền kinh tế thị trường tác động một phần không nhỏ đến hiệu quả sử dụng VLĐ của DN. Vì vậy đứng trước các quyết định đầu tư, tổ chức DN cần phải xem xét đến yếu tố này. Tác động của thị trường: DN hoạt động luôn gắn liền với thị trường đầu vào, thị trường đầu ra, thị trường vốn,… Trong hoạt động kinh doanh, các DN phải đối mặt với những rủi ro như lạm phát, sự biến động của lãi suất, vật liệu…tốc động mạnh mẽ đến môi trường kinh doanh. Vì vậy DN phải kiểm soát tốt thị trường đầu ra, đầu vào, thị trường vốn… nếu không sẽ ảnh hưởng đến vốn kinh doanh cũng như VLĐ của DN. Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế: tác động của nền kinh tế tăng trưởng nhanh hay chậm có ảnh hưởng đến sức mua của thị trường. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tiêu thụ của DN, từ đó ảnh hưởng tới doanh thu, lợi nhuận và như thế sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn nói chung và VLĐ nói riêng. 1.4.2. Nhân tố chủ quan Xác định nhu cầu VLĐ: xác định nhu cầu VLĐ thiếu chính xác dẫn đến tình trạng thừa hoặc thiếu VLĐ trong sản xuất kinh doanh, điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng VLĐ của DN. Mua hàng Bán hàng Trả tiền mua hàng Thu tiền bán hàng T/g luân chuyển kho TB T/g thu nợ TB T/g trả nợ TB T/g quay vòng tiền Chu kỳ SXKD
  • 36. 24 Việc lựa chọn phương án đầu tư: Nếu dự án được chọn là khả thi, phù hợp với điều kiện thị trường, khả năng của DN và phù hợp với đường lối phát triển của nhà nước thì sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ nhanh, tăng vòng quay VLĐ và ngược lại. Do trình độ quản lý: trình độ quản lý của DN yếu kém sẽ dẫn đến thất thoát vật tư hàng hoá trong quá trình mua sắm, dự trữ, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; dẫn đến hiệu quả sử dụng VLĐ thấp. Những quyết định đầu tư đúng đắn sẽ tránh được tình trạng để vốn nhàn rỗi, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ trong DN. Đặc điểm của hoạt động SXKD: Nhu cầu của thị trường mang tính thời vụ, chính vì vậy hoạt động sản xuất kinh doanh cũng có tính thời vụ. VLĐ là yếu tố thiết yếu của quá trình sản xuất kinh doanh, cho nên nó cũng chịu ảnh hưởng tính thời vụ của thị trường. Để nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ, DN cũng cần chú trọng đến tính thời vụ. Các mối quan hệ của DN: Đó là quan hệ giữa DN với khách hàng và quan hệ giữa DN với nhà cung cấp. Các mối quan hệ này rất quan trọng, nó có ảnh hưởng tới sản xuất, khả năng phân phối sản phẩm, lượng hàng tiêu thụ… là những vấn đề trực tiếp tác động tới lợi nhuận của DN. Nếu các mối quan hệ trên được diễn ra tốt đẹp thì hoạt động sản xuất kinh doanh của DN mới diễn ra thường xuyên liên tục, sản phẩm làm ra mới tiêu thụ được nhanh chóng, vòng quay VLĐ nhanh, khẳng định vị thế của DN trên thị trường. Trên đây là một số nhân tố chủ yếu làm ảnh hưởng tới quản lý và sử dụng VLĐ của DN. Để hạn chế những tiêu cực ảnh hưởng không tốt tới hiệu quả tổ chức và sử dụng VLĐ, các DN cần nghiên cứu xem xét một cách kỹ lưỡng sự ảnh hưởng của từng nhân tố nhằm đưa ra những biện pháp hữu hiệu nhất, để hiệu quả của VLĐ mang lại là cao nhất 1.5. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ trong DN 1.5.1. Xác định đúng nhu cầu VLĐ thường xuyên, cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh; tổ chức huy động nguồn VLĐ hiệu quả Huy động VLĐ và đảm bảo đầy đủ, kịp thời nhu cầu VLĐ cho hoạt động SXKD của DN. Các nhà quản lý tài chính phải xác định được nhu cầu VLĐ cần thiết cho hoạt động của DN trong từng khâu, thời kỳ; từ đó lựa chọn hình thức huy động VLĐ phù hợp mang lại hiệu quả. Tổ chức khai thác triệt để nguồn VLĐ bên trong DN, đồng thời tính toán lựa chọn huy động các nguồn VLĐ bên ngoài DN với mức độ hợp lý của từng nguồn nhằm giảm mức thấp nhất chi phí sử dụng VLĐ. Xác định và phân bổ nhu cầu VLĐ hợp lý giữa các khâu trong kinh doanh vừa là điều kiện để tăng nhanh vòng quay và hiệu suất sinh lời của VLĐ, tạo ra sự tiết kiệm về số VLĐ cung ứng trong mỗi chu kỳ kinh doanh, đồng thời đảm bảo hoạt động DN diễn ra liên tục. Thang Long University Library
  • 37. 25 1.5.2. Tăng tốc độ luân chuyển VLĐ Việc tăng nhanh tốc độ luân chuyển VLĐ có ý nghĩa về mặt kinh tế và tài chính: có thể tăng được khối lượng sản phẩm sản xuất ra, tiết kiệm vốn, hạ giá thành đơn vị sản phẩm và tăng doanh thu. Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển VLĐ ở mọi khâu của quá trình sản xuất và tiêu thụ: ở khâu dự trữ thì có mức dự trữ tồn kho hợp lý giúp cho doanh nghiệp không bị gián đoạn sản xuất và tối thiểu hoá các chi phí dự trữ; ở khâu sản xuất cần áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để rút ngắn chu kỳ sản xuất; ở khâu tiêu thụ thì cần lựa chọn khách hàng, phương thức thanh toán để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm. 1.5.3. Tăng cường bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ quản lý, nhất là đội ngũ quản lý tài chính DN Năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý tài chính nói chung và VLĐ nói riêng. DN phải có chính sách tuyển dụng, nâng cao chất lượng CBCNV, nhằm mục đích đảm bảo và duy trì chất lượng cho đội ngũ cán bộ nhân viên tài chính. Bên cạnh đó, DN cần nắm bắt các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến, hiện đại để phù hợp với xu thế phát triển của thế giới. 1.5.4. Thường xuyên phân tích tình hình sử dụng VLĐ để có biện pháp điều chỉnh kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng. Phát huy tích cực vai trò giám sát, kiểm tra thường xuyên các mặt hoạt động SXKD thông qua các chỉ tiêu tài chính hình thành trong quá trình sử dụng VLĐ để có những biện pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ. Kết luận chƣơng 1: Chương 1 đã giới thiệu một cách tổng quan về VLĐ, hiệu quả sử dụng VLĐ, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng và các yếu tố tác động đến hiệu quả sử dụng VLĐ của DN. Trong thực tiễn tại Công ty Vinacominland, chính sách quản lý VLĐ được áp dụng là gì? Thực trạng hiệu quả sử dụng VLĐ tại Công ty Vinacominland ra sao? Chương 2 sẽ phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng VLĐ tại Công ty.
  • 38. 26 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƢU ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH MTV ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN NHÀ VÀ HẠ TẦNG – VINACOMIN 2.1. Tổng quan về Công ty TNHH MTV đầu tƣ phát triển nhà và hạ tầng – Vinacomin 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Thông tin chung về Công ty - Tên Công ty: Công ty TNHH MTV đầu tư phát triển nhà và hạ tầng - Vinacomin - Tên viết tắt: Vinacominland - Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh số: 0104945528, do Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 09/10/2010 - Trụ sở chính: Tòa nhà Ngôi sao Thăng Long, 36 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội + Điện thoại/ Fax : 04.35160188 + Email : vp@vinacominland.biz -Văn phòng Quảng Ninh: Tổ 4, Khu 8, Hồng Hải, Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh + Điện thoại/ Fax : 033.3518679 + Email : bqlqn@vinacominland.biz - Số liệu cơ bản về vốn. + Vốn điều lệ: 300.000.000.000 VND + Vốn pháp định: 6.000.000.000 VND Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển nhà và hạ tầng- Vinacomin tiền thân là Công ty kinh doanh bất động sản - KTV được thành lập theo Quyết định số 2699/QĐ- HĐQT ngày 13/11/2007, là chi nhánh trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (VINACOMIN). Ngày 28/9/2010, tại Quyết định số 2329/QĐ-HĐTV, Hội đồng thành viên Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đã phê duyệt Đề án chuyển Công ty kinh doanh bất động sản - TKV thành Công ty TNHH MTV đầu tư phát triển nhà và hạ tầng- Vinacomin (tên giao dịch là Vinacominland); theo đó Công ty Vinacominland trở thành Công ty con với 100% vốn điều lệ thuộc sở hữu của Tập đoàn VINACOMIN. Kể từ khi thành lập, Vinacominland luôn ý thức được nhiệm vụ của mình là một đơn vị tiên phong trong việc phát triển một ngành kinh doanh mới của Tập đoàn Vinacomin, là đơn vị có nhiệm vụ xây dựng và phát triển nhà ở cho cán bộ Công nhân viên ngành Than. Hiện nay, Vinacominland là một trong các đơn vị của Tập đoàn đang sở hữu một đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên được đánh giá là trẻ trung, năng động, Thang Long University Library
  • 39. 27 có trình độ (bằng cấp, nghề nghiệp, kinh nghiệm...) cao, đồng đều nhất trong Tập đoàn Vinacomin; tỷ lệ CBCNV được đào tạo có bằng cấp với trình độ từ kỹ sư, cử nhân trở lên chiếm 95% tổng số người lao động toàn Công ty; đảm bảo đủ điều kiện năng lực và kinh nghiệm để quản lý và thi công các dự án, công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, các dự án công trình giao thông, thuỷ lợi, mỏ... Ngay từ khi thành lập đến nay, Công ty đã được Tập đoàn Vinacomin tin tưởng giao làm chủ đầu tư và thực hiện nhiệm vụ chủ đầu tư nhiều dự án lớn của Tập đoàn với tổng mức đầu tư của các dự án lên đến trên 6.000 tỷ đồng như: Dự án lấn biển hình thành cụm công nghiệp Cẩm Phả tại Quảng Ninh, dự án Khu dân cư cột 5 tại Thành phố Hạ Long, dự án Khu dân cư lấn biển cọc 6 tại Cẩm Phả, dự án Khu đô thị du lịch Đại Yên Hạ Long; dự án khu đô thị Nam Cầu Trắng tại TP Hạ Long, dự án khu đô thị ngành Than Hà Khánh tại TP Hạ Long,.... và nhiều dự án khác. Ngoài ra, Công ty cũng đang là chủ đầu tư và liên doanh liên kết kinh doanh trong triển khai một loạt các dự án khu dân cư đô thị, nhà cao tầng, du lịch sinh thái.... trên địa bàn các tỉnh thành: Hà Nội, Đà Nẵng,TP Hồ Chí Minh, Lâm Đồng... Với mục tiêu phát triển toàn diện, bền vững và nâng cao thương hiệu nên Công ty đã lựa chọn các đối tác lớn, có thương hiệu, uy tín để hợp tác trong quá trình thực hiện triển khai các dự án. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH MTV đầu tư phát triển nhà và hạ tầng- Vinacomin Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH MTV đầu tƣ phát triển nhà và hạ tầng - Vinacomin (Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính) 2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận Chủ tịch Công ty: Chủ tịch Công ty là người đại diện theo uỷ quyền của VINACOMIN tại Công ty, nhân danh Chủ sở hữu tổ chức thực hiện các quyền và Chủ tịch công ty Ban giám đốc công ty Phòng tổ chức Hành chính Phòng tài chính kế toán Phòng kế hoạch đầu tư Ban quản lý dự án Xí nghiệp xây lắp Phòng dự án Phòng kỹ thuật
  • 40. 28 nghĩa vụ của Chủ sở hữu Công ty; có quyền nhân danh Công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của VINACOMIN quy định tại Điều 13 Điều lệ Công ty và Điều lệ của VINACOMIN. Ban giám đốc: Ban Giám đốc Công ty gồm 01 Giám đốc, 01 phó Giám đốc phụ trách khối kinh doanh-dịch vụ, 01 phó Giám đốc phụ trách khối đầu tư-kỹ thuật. Giám đốc Công ty là người đại diện theo pháp luật, điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty theo mục tiêu, kế hoạch và các nghị quyết, quyết định của Chủ tịch Công ty, phù hợp với Điều lệ Công ty. Giúp việc cho Giám đốc Công ty gồm 02 Phó Giám đốc Công ty phụ trách theo từng mảng công việc. Phòng Tổ chức - Hành chính: Xây dựng bộ máy quản lý, hệ thống tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty; Thực hiện công tác tuyển dụng, công tác quản lý lao động và tiền lương, thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách đối với người lao động trong Công ty theo quy định của pháp luật, của Tập đoàn và Công ty; Tổ chức, hướng dẫn thực hiện các công tác tổ chức - hành chính trong toàn Công ty theo phân cấp. Phòng Tài chính - Kế toán: Tổ chức thực hiện công tác kế toán, kiểm toán, tài chính, thống kê đáp ứng các yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty theo pháp luật; quản trị chi phí trong hoạt động của Công ty; thực hiện thanh quyết toán các dự án theo luật định. Phòng Kế hoạch – Đầu tư: Xây dựng, triển khai, giám sát việc thực hiện kế hoạch hàng năm và kế hoạch triển khai từng dự án theo định hướng phát triển của Công ty; phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty; đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả SXKD. Phòng Kỹ thuật: Kiểm tra, tổ chức thẩm tra hồ sơ thiết kế kỹ thuật các dự án; theo dõi có hệ thống và giám sát công trình, giải quyết kịp thời các vướng mắc về kỹ thuật trong quá trình thi công theo đúng quy định của pháp luật hiện hành và Tập đoàn; Ban quản lý các dự án: Ban quản lý các dự án BĐS thực hiện các nhiệm vụ của Ban quản lý dự án theo quy định hiện hành về quản lý dự án đầu tư xây dựng. Tùy theo từng dự án cụ thể, Công ty sẽ có quyết định giao nhiệm vụ cụ thể cho BQLDAQN đối với từng dự án. Xí nghiệp dịch vụ xây lắp: Thực hiện nhiệm vụ tổ chức thực hiện các gói thầu, các hạng mục công việc của các dự án đầu tư xây dựng, bao gồm cả dự án do Công ty làm chủ đầu tư hoặc do Tập đoàn giao Công ty thực hiện, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Công ty. Phòng Dự án: Tìm kiếm, khai thác, phát triển các cơ hội, dự án đầu tư, kinh doanh; xúc tiến, phát triển các mối quan hệ với các bạn hàng; tổ chức thực hiện kinh doanh Thang Long University Library
  • 41. 29 BĐS, kinh doanh dịch vụ BĐS và kinh doanh khác đảm bảo hiệu quả, tuân thủ pháp luật. 2.1.3. Khái quát về ngành nghề kinh doanh của Công ty TNHH MTV đầu tư phát triển nhà và hạ tầng- Vinacomin Ngành nghề kinh doanh của Công ty trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0104945528 ngày 09/10/2010 do Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp bao gồm: - Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê; kinh doanh dịch vụ bất động sản: sàn giao dịch bất động sản, môi giới, định giá, tư vấn, quảng cáo, quản lý bất động sản; - Bán buôn, bán lẻ sắt, thép, vật liệu, thiết bị lắp đặt trong xây dựng: xi măng, gạch xây, ngói, đá, cát, sỏi, kính xây dựng, sơn, vécni, gạch ốp lát và thiết bị vệ sinh; - Xây dựng nhà các loại; xây dựng công trình đường sắt và đường bộ, xây dựng công trình công ích, công trình đường thủy, cảng sông, cảng biển, công trình thủy lợi và các công trình kỹ thuật dân dụng, công nghiệp khác; - Các hoạt động xây dựng chuyên dụng: phá dỡ và chuẩn bị mặt bằng, lắp đặt hệ thống điện, lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lò sưởi và điều hòa không khí. - Dịch vụ lưu trú ngắn ngày: kinh doanh khách sạn, biệt thự hoặc căn hộ, nhà khách, nhà nghỉ kinh doanh dịch vụ lưu trú ngắn ngày; - Hoạt động tư vấn quản lý; hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan: Thiết kế kiến trúc công trình, giám sát thi công công trình và hoàn thiện công trình dân dụng, công nghiệp; tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. - Lĩnh vực kinh doanh chính của Công ty trong giai đoạn hiện nay là triển khai đầu tư, kinh doanh các dự án phát triển nhà và hạ tầng, tập trung tại địa bàn tỉnh Quảng Ninh, thành phố Hà Nội và một số tỉnh thành phía Trung, phía Nam.
  • 42. 30 2.2. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty 2.2.1. Thực trạng cơ cấu tài sản – nguồn vốn 2.2.1.1. Tình hình tài sản Hình 2.1. Quy mô Tài sản Công ty Vinacominland giai đoạn 2010 – 2012 ĐVT: % (Nguồn: Số liệu tính toán từ phụ lục 1) Tình hình tài sản của Công ty TNHH MTV đầu tư phát triển nhà và hạ tầng Vinacomin được thể hiện chi tiết thông qua Bảng cân đối kế toán phần Tài sản ở phụ lục 1 của khóa luận. Trong giai đoạn 2010 – 2012, tài sản của Công ty duy trì ở mức cao, cụ thể năm 2010 tài sản của Công ty là 372.601 triệu đồng, năm 2011 là 477.434 triệu đồng tăng 28,14% tương ứng tăng 104.833 triệu đồng so với năm 2010, năm 2012 tài sản của Công ty là 359.566 triệu đồng giảm 24,69% tương ứng giảm 117.868 triệu đồng so với năm 2011. Cơ cấu tài sản của Công ty có sự chênh lệch rõ nét về TSNH và TSDH, trong đó TSNH luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với TSDH, do đặc thù kinh donah chính của Công ty là đầu tư kinh doanh BĐS nên tỷ trọng có mức chênh lệch như vậy là hợp lý. Ta đi vào phân tích cụ thể tình hình tài sản Công ty trong giai đoạn 2010 – 2012. - Tài sản ngắn hạn: Nhìn phụ lục 1 của Công ty, nhận thấy trong giai đoạn 3 năm 2010 – 2012 tỷ trọng tổng TSNH chiếm phần lớn hơn nhiều so với tổng tài sản dài hạn. Cụ thể năm 2010 và năm 2011, TSNH của Công ty chiếm sấp xỉ 58% tổng tài sản; năm 2012 TSNH có xu hướng tăng lên chiếm 67,16% tổng tài sản của Công ty. Điều này xảy ra là do đặc thù hoạt động kinh doanh của Công ty trong năm chủ yếu là thi công, cung cấp các dịch vụ xây dựng nên TSNH có xu hướng chiếm tỷ trọng lớn. + Tiền và các khoản tương đương tiền: Năm 2010, lượng tiền và các khoản tương đương tiền Công ty nắm giữ là tương đối lớn tuy nhiên Công ty cần cân nhắc lượng tiền dự trữ tiền và các khoản tương đương tiền để vừa đảm bảo khả năng thanh toán tốt vừa đáp ứng được cơ hội đầu tư. Năm 2011 khoản mục này là 39.270 triệu đồng giảm 71,04% tương ứng giảm 96.351 triệu đồng so với năm 2010. Nguyên nhân là do trong 67,16 32,84 2012 TSNH TSDH 58,25 41,75 2011 TSNH TSDH 57,83 42,17 2010 TSNH TSDH Thang Long University Library
  • 43. 31 năm 2011 Công ty bắt đầu triển khai nhiều dự án lớn như “ Dự án Cụm công nghiệp Cẩm phả”, “Dự án toàn nhà TKV tại Lâm Đồng”, “Dự án tại Cần Đước, Long An”… khiến cho nhu cầu tiền tăng cao, lượng tiền mặt dữ trữ được huy động đầu tư trong quá trình thực hiện khiến cho lượng tiền và tương đương tiền giảm mạnh. Năm 2012, lượng tiền và tương đương tiền tiếp tục giảm nhẹ 3,88% về mức 37.748 triệu đồng do các dự án vẫn trong giai đoạn xây dựng và hoàn thiện nên lượng tiền mặt của Công ty vẫn chỉ duy trì ở mức vừa phải để đáp ứng nhu cầu thanh toán cần thiết. Lượng tiền và tương đương tiền giảm dần qua các năm cho thấy nguồn tiền đã được tận dụng vào các mục đích sinh lời tốt hơn, tuy nhiên Công ty cung cần duy trì khoản mục này ở mức hợp lý để đảm bảo khả năng thanh toán của Công ty + Các khoản phải thu ngắn hạn: Năm 2011, các khoản phải thu là 82.472 triệu đồng tăng 72.387 triệu đồng so với năm 2010. Nguyên nhân là do từ đầu năm 2011, một số dự án do Công ty đầu tư và xây dựng như “Dự án Ocean View Đà Nẵng”, “Dự án hạ tầng và liền kề Cột 5 – Hạ Long”… đã bắt đầu vào giai đoạn có sản phẩm chào bán và để thu hút khách hàng Công ty đã áp dụng những biện pháp nới lỏng tín dụng như bán trả góp, bán trả sau nên đã xuất hiện sự tăng đột biến trong khoản phải thu khách hàng. Đồng thời Công ty cũng tiến hành ký kết thêm nhiều hợp đồng lớn, mở rộng thị trường ra các tỉnh phía Trung, phía Nam như Đà Nẵng, Long An như “Dự án tại Cần Đước, Long An”, “Dự án toàn nhà TKV tại Lâm Đồng” và thực hiện trả trước cho người bán để nâng cao uy tín của Công ty làm cho khoản mục trả trước người bán có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên, Công ty cũng sẽ phải chịu một số hạn chế đó là việc quản lý các khoản nợ, các khoản thanh toán sẽ phức tạp hơn, và nguồn vốn bị chiếm dụng sẽ làm khả năng thanh toán tức thời của Công ty với nhà cung cấp giảm. Năm 2012, các khoản phải thu ngắn hạn là 34.463 triệu đồng giảm 58,21% tương ứng 48.009 triệu đồng so với năm 2011. Nguyên nhân là do một số dự án được chào bán từ năm trước như “Dự án Ocean View Đà Nẵng”, “Dự án hạ tầng và liền kề Cột 5”…một số căn hộ được khách hàng thanh toán tiền kết thúc hợp đồng khiến cho các khoản phải thu của Công ty giảm, đồng thời Công ty cũng áp dụng các chính sách thắt chặt tín dụng trong thời kỳ kinh tế gặp nhiều khó khăn như yêu cầu thanh toán trực tiếp, đặt cọc giá trị lớn…nhằm tránh rủi ro từ nợ khó đòi cho Công ty. Từ những nguyên nhân nêu trên ta thấy trong năm 2011 Công ty đã điều phối chưa tốt trong việc thu nợ từ khách hàng dẫn đến các khoản phải thu khách hàng ở mức cao. Tuy nhiên trong năm 2012 các khoản phải thu ngắn hạn đã có xu hướng giảm đáng kể chứng tỏ Công ty đã có những cố gắng trong việc thu hồi nợ và đạt được kết quả khả quan. + Hàng tồn kho: Năm 2011, HTK của Công ty ở mức 151.317 triệu đồng tăng 127,61% tương ứng 84.837 triệu đồng so với năm 2010. Nguyên nhân chính là do