SlideShare a Scribd company logo
1 of 126
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA
ĐÒN BẨY ĐẾN RỦI RO VÀ LỢI NHUẬN
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THAN HÀ TU
SINH VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN THỊ LAN PHƯỢNG
MÃ SINH VIÊN : A15323
CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
HÀ NỘI - 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA
ĐÒN BẨY ĐẾN RỦI RO VÀ LỢI NHUẬN
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THAN HÀ TU
Giáo viên hướng dẫn : Th.S Vũ Lệ Hằng
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Lan Phượng
Mã sinh viên : A15323
Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng
HÀ NỘI - 2012
Thang Long University Library
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thời gian hoàn thành khóa luận, em xin gửi lời cảm ơn đến các
thầy cô giảng viên Đại học Thăng Long đã trang bị những kiến thức cần thiết để hoàn
thành khóa luận, đặc biệt là giảng viên hướng dẫn Th.S Vũ Lệ Hằng đã trực tiếp định
hướng và hướng dẫn tận tình để em hoàn thành tốt nhất khóa luận này. Em cũng xin
gửi lời cảm ơn đến cán bộ công nhân viên công ty cổ phần Than Hà Tu đặc biệt là các
cán bộ và nhân viên phòng kế toán đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thực tập
cũng như cung cấp số liệu đầy đủ, chi tiết phục vụ tốt nhất cho việc hoàn thành khóa
luận.
Em xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐÒN BẨY VÀ TÁC ĐỘNG CỦA
ĐÒN BẨY ĐẾN RỦI RO VÀ LỢI NHUẬN TRONG DOANH NGHIỆP...............1
1.1. Một số khái niệm cơ bản .......................................................................1
1.1.1. Khái niệm đòn bẩy.............................................................................1
1.1.2. Một số khái niệm liên quan ..............................................................1
1.1.2.1. Rủi ro...........................................................................................1
1.1.2.2. Doanh thu ....................................................................................1
1.1.2.3. Chi phí .........................................................................................2
1.1.2.4. Lợi nhuận.....................................................................................7
1.2. Đòn bẩy hoạt động và tác động của đòn bẩy hoạt động đến rủi ro và
lợi nhuận của doanh nghiệp......................................................................................7
1.2.1. Khái niệm đòn bẩy hoạt động ...........................................................7
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến đòn bẩy hoạt động.................................8
1.2.3. Phân tích hòa vốn..............................................................................9
1.2.3.1. Điểm hòa vốn ..............................................................................9
1.2.3.2. Các phương pháp phân tích hòa vốn...........................................9
1.2.4. Độ bẩy hoạt động.............................................................................13
1.2.5. Quan hệ giữa độ bẩy hoạt động và điểm hòa vốn..........................14
1.2.6. Quan hệ giữa độ bẩy hoạt động và rủi ro kinh doanh của doanh
nghiệp ..........................................................................................................15
1.2.6.1. Rủi ro kinh doanh......................................................................15
1.2.6.2. Đo lường rủi ro kinh doanh.......................................................16
1.2.6.3. Quan hệ giữa độ bẩy hoạt động và rủi ro kinh doanh ...............18
1.2.7. Vai trò của đòn bẩy hoạt động đối với quản trị tài chính..............19
1.3. Đòn bẩy tài chính và tác động của đòn bẩy tài chính đến rủi ro và
lợi nhuận của doanh nghiệp....................................................................................19
1.3.1. Khái niệm liên quan........................................................................19
1.3.2. Khái niệm đòn bẩy tài chính...........................................................20
1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đòn bẩy tài chính ..........23
1.3.4. Độ bẩy tài chính...............................................................................23
Thang Long University Library
1.3.5. Quan hệ giữa độ bẩy tài chính với rủi ro tài chính của doanh
nghiệp ..........................................................................................................25
1.3.5.1. Rủi ro tài chính..........................................................................25
1.3.5.2. Đo lường rủi ro tài chính...........................................................26
1.3.6. Mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và giá trị doanh nghiệp.......29
1.3.6.1. Lý thuyết cơ cấu vốn tối ưu.......................................................30
1.3.6.2. Phân tích quan hệ EBIT – EPS..................................................31
1.3.7. Vai trò của đòn bẩy tài chính đối với quản trị tài chính ...............32
1.4. Đòn bẩy tổng hợp và tác động của đòn bẩy tổng hợp đối với tài
chính doanh nghiệp .................................................................................................32
1.4.1. Đòn bẩy tổng hợp và độ bẩy tổng hợp............................................32
1.4.2. Tác động của đòn bẩy tổng hợp đến rủi ro và khả năng sinh lời
của doanh nghiệp .................................................................................................34
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA ĐÒN BẨY ĐẾN RỦI RO
VÀ LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THAN HÀ TU................................36
2.1. Giới thiệu chung về công ty cổ phần Than Hà Tu............................36
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển................................................36
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần Than Hà Tu.........................37
2.1.3. Chức năng nhiệm vụ của một số phòng ban: ................................38
2.1.4. Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm sản xuất kinh doanh ..............38
2.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phẩn Than
Hà Tu trong giai đoạn 2008 – 2011........................................................................40
2.2.1. Tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
trong giai đoạn 2008 - 2011 .................................................................................40
2.2.2. Tình hình tài sản nguồn vốn của công ty cổ phần Than Hà Tu
trong giai đoạn 2008 – 2011.................................................................................44
2.3. Phân tích đòn bẩy và tác động của đòn bẩy đến rủi ro và lợi nhuận
của công ty cổ phần Than Hà Tu ...........................................................................50
2.3.1. Phân tích đòn bẩy hoạt động và tác động của đòn bẩy hoạt động
đến rủi ro và khả năng sinh lời của công ty........................................................50
2.3.1.1. Phân tích hòa vốn ......................................................................50
2.3.1.2. Phân tích đòn bẩy hoạt động và tác động của đòn bẩy hoạt động
trong giai đoạn 2008 – 2011..............................................................................60
2.3.2. Phân tích đòn bẩy tài chính và tác động của đòn bẩy tài chính đến
rủi ro và khả năng sinh lời tại công ty Cổ phần Than Hà Tu............................69
2.3.2.1. Quan hệ giữa độ bẩy tài chính và rủi ro tài chính của công ty
trong giai đoạn 2008 – 2011..............................................................................76
2.3.2.2. Mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và giá trị của doanh nghiệp .
...................................................................................................86
2.3.3. Phân tích đòn bẩy tổng hợp và tác động của đòn bẩy tổng hợp tại
công ty cổ phần Than Hà Tu giai đoạn 2008 – 2011..........................................89
2.3.3.1. Độ bẩy tổng hợp của công ty trong giai đoạn 2008 – 2011 ......89
2.3.3.2. Quan hệ giữa độ bẩy tổng hợp và rủi ro của công ty cổ phần
Than Hà Tu trong giai đoạn 2008 – 2011 .........................................................91
2.3.4. Đánh giá về tình hình sử dụng đòn bẩy tại công ty cổ phần Than
Hà Tu giai đoạn 2008 – 2011...............................................................................92
2.3.4.1. Đòn bẩy hoạt động ....................................................................92
2.3.4.2. Đòn bẩy tài chính ......................................................................94
2.3.4.3. Đòn bẩy tổng hợp......................................................................95
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
ĐÒN BẨY TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THAN HÀ TU............................................96
3.1. Định hướng phát triển của công ty Cổ phần Than Hà Tu...............96
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy hoạt động ...97
3.2.1. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chi phí cố định .......97
3.2.1.1. Tăng cường đầu tư vào các trang thiết bị hiện đại ....................97
3.2.1.2. Nâng cao công tác quản lý chi phí bán hàng.............................99
3.2.1.3. Nâng cao công tác quản lý chi phí quản lý doanh nghiệp.......102
3.2.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi phí biến
đổi ........................................................................................................104
3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính ...104
3.3.1. Nâng cao hiệu quả sử dụng nợ vay ..............................................105
3.3.2. Xây dựng cơ cấu vốn hợp lý..........................................................107
Thang Long University Library
DANH MỤC VIẾT TẮT
Ký hiệu Tên đầy đủ
CĐKT Cân đối kế toán
CP Cổ phần
CTCP Công ty cổ phần
KQHĐKD Kết quả hoạt động kinh doanh
LĐ Lao động
P. Phòng
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
TSCĐ Tài sản cố định
VCSH Vốn chủ sở hữu
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, CÔNG THỨC
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong giai đoạn
2008 – 2011 ...................................................................................................................41
Bảng 2.2: Tình hình tài sản – nguồn vốn giai đoạn 2008 – 2011.........................45
Bảng 2.3: Cơ cấu tài sản giai đoạn 2008 – 2011 ..................................................46
Bảng 2.4: Cơ cấu nguồn vốn trong giai đoạn 2008 - 2011...................................49
Bảng 2.5: Phân loại chi phí theo định phí và biến phí..........................................51
Bảng 2.6: Định phí và biến phí.............................................................................52
Bảng 2.7: Doanh thu, sản lượng và giá bán trong giai đoạn 2008 – 2011 ...........52
Bảng 2.8: Sản lượng hòa vốn của công ty Cổ phần Than Hà Tu trong giai đoạn
2008 – 2011 ...................................................................................................................53
Bảng 2.9: Doanh thu hòa vốn của công ty Cổ phần Than Hà Tu giai đoạn 2008 –
2011 ...............................................................................................................................58
Bảng 2.10: Độ bẩy hoạt động theo sản lượng giai đoạn 2008 – 2011..................61
Bảng 2.11: Mối quan hệ giữa độ bẩy hoạt động và điểm hòa vốn .......................63
Bảng 2.12: Lợi nhuận hoạt động của các năm 2008 – 2011.................................64
Bảng 2.13: Chỉ tiêu đo lường rủi ro kinh doanh của một số doanh nghiệp cùng
ngành .............................................................................................................................65
Bảng 2.14: Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro kinh doanh .....................................66
Bảng 2.15: Quan hệ giữa độ bẩy hoạt động và rủi ro kinh doanh của công ty giai
đoạn 2008 - 2011...........................................................................................................68
Bảng 2.16: EPS của công ty trong giai đoạn 2008 – 2011 ...................................69
Bảng 2.17: Chi phí sử dụng vốn rd giai đoạn 2008 – 2011...................................70
Bảng 2.18: Các chỉ tiêu về đòn bẩy tài chính: ......................................................70
Bảng 2.19: Độ bẩy tài chính của công ty trong giai đoạn 2008 – 2011 ...............72
Bảng 2.20: Độ bẩy tài chính của một số công ty cùng ngành giai đoạn 2008 –
2011 ...............................................................................................................................75
Bảng 2.21: Bảng phân tích các yếu tố liên quan đến rủi ro tài chính...................77
Bảng 2.22: Các chỉ số về đòn bẩy tài chính của công ty trong giai đoạn 2008 -
2011 ...............................................................................................................................77
Bảng 2.23: Các chỉ số về đòn bẩy tài chính của các công ty giai đoạn 2008 –
2011 ...............................................................................................................................80
Bảng 2.24: Các yếu tố ảnh hưởng đến EPS giai đoạn 2008 – 2011.....................82
Bảng 2.25: Mức độ biến động của các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tài chính của
công ty trong giai đoạn 2008 – 2011.............................................................................83
Bảng 2.26: Quan hệ độ bẩy tài chính và rủi ro tài chính của công ty...................84
Thang Long University Library
Bảng 2.27: Giá trị thị trường của cổ phiếu công ty trong giai đoạn 2008 – 2011
.......................................................................................................................................86
Bảng 2.28: Mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và giá trị thị trường của cổ phiếu
công ty giai đoạn 2008 -2011 ........................................................................................87
Bảng 2.29: Độ bẩy tổng hợp giai đoạn 2008 – 2011............................................89
Bảng 2.30:Quan hệ giữa độ bẩy tổng hợp và rủi ro của công ty giai đoạn 2008 –
2011 ...............................................................................................................................91
Bảng 3.1: Tỷ trọng các loại tài sản trong tài sản cố định của công ty..................97
Bảng 3.2: Độ bẩy hoạt động khi công ty đầu tư thêm dây chuyền mới ...............99
Bảng 3.3: Sản lượng hòa vốn khi công ty tăng cường đầu tư trang thiết bị hiện
đại ..................................................................................................................................99
Bảng 3.4: Cơ cấu chi phí bán hàng giai đoạn 2008 – 2011................................100
Bảng 3.5: Độ bẩy hoạt động dự tính khi giảm chi phí bán hàng........................100
Bảng 3.6: Sản lượng hòa vốn dự tính khi công ty giảm chi phí bán hàng .........101
Bảng 3.7: Độ bẩy hoạt động dự tính khi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp....102
Bảng 3.8: Sản lượng hòa vốn dự tính khi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp ..102
Bảng 3.9: Cơ cấu chi phí quản lý doanh nghiệp giai đoạn 2008 – 2011............103
Bảng 3.10: ROA của công ty và các công ty khác trong giai đoạn 2008 – 2011
.....................................................................................................................................105
Bảng 3.11. Độ bẩy tài chính dự tính khi công ty tăng hiệu quả sử dụng vốn ....106
Bảng 3.12: EPS dự tính khi công ty tăng hiệu quả sử dụng vốn........................106
Bảng 3.13: ROE dự tính khi công ty tăng hiệu quả sử dụng vốn.......................106
Bảng 3.14: Cơ cấu nguồn vốn của công ty giai đoạn 2008 – 2011 ....................107
Bảng 3.15: Tỷ trọng nợ vay phải trả trên tổng nợ phải trả giai đoạn 2008 - 2011
.....................................................................................................................................108
Bảng 3.16: Các phương án sử dụng nợ vay........................................................108
Bảng 3.17: So sánh các chỉ tiêu EPS và ROE khi thay đổi tỷ trọng nợ .............109
Bảng 3.18. EPS, ROE, DFL dự tính khi thuế suất thuế TNDN không đổi ........109
Biểu đồ 2.1: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giai đoạn 2008 – 2011 ...42
Biểu đồ 2.2: Lợi nhuận sau thuế giai đoạn 2008 – 2011 ......................................43
Biểu đồ 2.3: Quy mô vốn giai đoạn 208 – 2011...................................................46
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu tài sản trong các năm từ 2008 – 2011..................................47
Biểu đồ 2.5: Cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2008 – 2011 .......................................49
Biểu đồ 2.6: Sản lượng tiêu thụ và sản lượng hòa vốn giai đoạn 2008 – 2009....54
Biểu đồ 2.7: Doanh thu hòa vốn giai đoạn 2008 – 2011 ......................................59
Biểu đồ 2.8: Xu hướng thay đổi của độ bẩy hoạt động theo sản lượng giai đoạn
2008 – 2011 ...................................................................................................................61
Biểu đồ 2.9: Mối quan hệ giữa sản lượng hòa vốn và độ bẩy hoạt động .............63
Biểu đồ 2.10: Độ bẩy tài chính và ROE giai đoạn 2008 – 2011 ..........................73
Biểu đồ 2.11: Độ bẩy tổng hợp giai đoạn 2008 – 2011........................................90
Biểu đồ 2.12: Mức độ thay đổi của tài sản cố định ..............................................93
Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức của công ty Cổ phần Than Hà Tu – Vinacomin.........37
Sơ đồ 2.1: Quy trình sản xuất kinh doanh chung..................................................39
Đồ thị 1.1. Định phí ................................................................................................5
Đồ thị 1.2. Biến phí tỷ lệ.........................................................................................6
Đồ thị 1.3. Biến phí cấp bậc ...................................................................................6
Đồ thị 1.4 Biểu đồ phân tích hòa vốn tuyến tính..................................................10
Đồ thị 1.5: Quan hệ giữa sản lượng tiêu thụ và độ bẩy hoạt động .......................14
Đồ thị 1.6: Điểm bàng quan của các phương án tài trợ ........................................31
Đồ thị 2.1: Xu hướng thay đổi của EPS và DFL trong giai đoạn 2008 - 2011 ....72
Đồ thị 2.2: Quan hệ giữa giá cổ phiếu với chi phí sử dụng vốn...........................88
Công thức 1.1..........................................................................................................3
Công thức 1.2..........................................................................................................4
Công thức 1.3..........................................................................................................7
Công thức 1.4..........................................................................................................9
Công thức 1.5..........................................................................................................9
Công thức 1.6........................................................................................................11
Công thức 1.7........................................................................................................11
Công thức 1.8.......................................................................................................12
Công thức 1.9........................................................................................................13
Công thức 1.10......................................................................................................13
Công thức 1.11......................................................................................................14
Công thức 1.12......................................................................................................16
Công thức 1.13......................................................................................................17
Công thức 1.14......................................................................................................19
Công thức 1.15......................................................................................................20
Công thức 1.16......................................................................................................20
Công thức 1.17......................................................................................................22
Công thức 1.18......................................................................................................23
Thang Long University Library
Công thức 1.19......................................................................................................24
Công thức 1.20......................................................................................................24
Công thức 1.21......................................................................................................24
Công thức 1.22......................................................................................................24
Công thức 1.23......................................................................................................25
Công thức 1.24......................................................................................................26
Công thức 1.25......................................................................................................27
Công thức 1.26......................................................................................................28
Công thức 1.27......................................................................................................28
Công thức 1.28......................................................................................................29
Công thức 1.29......................................................................................................29
Công thức 1.30......................................................................................................30
Công thức 1.31......................................................................................................30
Công thức 1.32......................................................................................................30
Công thức 1.33......................................................................................................30
Công thức 1.34......................................................................................................33
Công thức 1.35......................................................................................................33
Công thức 1.36......................................................................................................33
Công thức 1.37......................................................................................................33
Công thức 1.38......................................................................................................33
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cùng với nhịp độ phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thế giới, Việt Nam cũng
đang có những bước chuyển mình đáng kể, đặc biệt là sau sự kiện nước ta chính thức
là thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới - WTO. Sự hội nhập ấy đã mang
đến cho nước ta rất nhiều cơ hội nhưng bên cạnh đó cũng không ít thách thức. Chính
những cơ hội và thách thức đó đã mang đến một môi trường kinh doanh đầy rủi ro, đặc
biệt đối với những công nghiệp truyền thống và ngành khai thác than cũng là một
trong số đó.
Những ảnh hưởng tiêu cực của nền kinh tế thế giới và trong nước trong 6 tháng
đầu năm 2012 đã khiến cho nhiều doanh nghiệp ngành than gặp khó khăn trong việc
tiêu thụ sản phẩm cũng như duy trì hoạt động một cách hiệu quả và có lãi. Cắt giảm
các chi phí một cách tối đa như cho công nhân nghỉ luân phiên, cắt giảm số giờ sản
xuất, giảm sản lượng,… đó là các biện pháp mà các doanh nghiệp ngành than đang
thực hiện để đối mặt với những khó khăn và rủi ro của nền kinh tế. Tuy nhiên, liệu các
biện pháp ấy có thực sự hiệu quả và có thể giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn cũng
như hoạt động có lãi? Đây chính là câu hỏi lớn của mỗi doanh nghiệp nói riêng và
ngành than nói chung.
Từ thực tế nói trên, em đã hình thành nên ý tưởng về việc nghiên cứu tác động
của việc quản lý các chi phí hoạt động cố định và các chi phí tài chính cố định đối với
rủi ro và khả năng sinh lời của doanh nghiệp tại công ty cổ phần Than Hà Tu thông
qua khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Phân tích tác động của đòn bẩy đến rủi ro và khả
năng sinh lời tại công ty cổ phần Than Hà Tu”. Từ khóa luận này em hy vọng có thể
phần nào giải đáp được những vấn đề mà công ty nói riêng và ngành than nói chung
đang gặp phải cũng như đưa ra được những biện pháp giúp nâng cao hiệu quả sử dụng
đòn bẩy của công ty.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Khóa luận đi sâu tìm hiểu về cơ sở lý luận về đòn bẩy và tác động của đòn bẩy
đến rủi ro và khả năng sinh lời của doanh nghiệp, vận dụng vào phân tích tác động của
đòn bẩy tại công ty cổ phần Than Hà Tu trong giai đoạn 2008 – 2011. Từ đó, chỉ ra
được những ưu, nhược điểm và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả việc sử dụng
đòn bẩy tại công ty.
3. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng chủ yếu phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh
để đưa ra đánh giá và kết luận từ cơ sở là các số liệu được cung cấp và thực trạng tình
hình hoạt động của công ty nói riêng cũng như một số doanh nghiệp ngành than nói
chung.
Thang Long University Library
4. Kết cấu của khóa luận
Nội dung của khóa luận gồm 3 chương:
 Chương 1: Lý luận cơ bản về đòn bẩy và tác động của đòn bẩy đến rủi
ro và khả năng sinh lợi trong doanh nghiệp.
 Chương 2: Phân tích đòn bẩy và tác động của đòn bẩy lên rủi ro và khả
năng sinh lời tại công ty cổ phần Than Hà Tu.
 Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tại công
ty cổ phần Than Hà Tu.
1
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐÒN BẨY VÀ TÁC ĐỘNG CỦA
ĐÒN BẨY ĐẾN RỦI RO VÀ LỢI NHUẬN TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm đòn bẩy
Trong lĩnh vực vật lý, “đòn bẩy” là khái niệm dùng để chỉ một loại công cụ với
chức năng khuếch đại một lực nhỏ thành một lực lớn hơn theo hướng phục vụ cho con
người. Để đòn bẩy có thể phát huy tác dụng, người ta phải dựa vào một điểm cố định
thường gọi là điểm tựa và đây cũng chính là điểm mấu chốt để khuếch đại lực nhằm
dịch chuyển các vật thể theo ý muốn của con người.
Trong tài chính, người ta mượn thuật ngữ “đòn bẩy” chỉ việc sử dụng chi phí
hoạt động và chi phí tài chính cố định để gia tăng khả năng sinh lợi cũng như thể hiện
tình hình rủi ro của doanh nghiệp.
1.1.2. Một số khái niệm liên quan
1.1.2.1. Rủi ro
Rủi ro trong tài chính nói chung là tính không chắc chắn trong việc đạt được các
lợi ích trong kinh doanh và đầu tư hay chính là sự sai khác giữa lợi nhuận thực tế và
lợi nhuận kì vọng. Rủi ro thường được chia làm 2 loại, bao gồm:
 Rủi ro hệ thống: là loại rủi ro xảy ra do sự biến động lợi nhuận của
chứng khoán hay danh mục đầu tư do sự biến động của lợi nhuận trên thị trường nói
chung, rủi ro này thường được gây ra bởi các yếu tố như tình hình kinh tế, cải tổ
chính sách thuế, thay đổi tình hình năng lượng thế giới… Đây là phần rủi ro mà tất cả
các loại chứng khoán cũng như các doanh nghiệp phải gánh chịu do đó không thể
giảm rủi ro bằng cách đa dạng hóa danh mục đầu tư. Loại rủi ro này còn được gọi là
rủi ro thị trường.
 Rủi ro phi hệ thống: là loại rủi ro chỉ xảy ra đối với một công ty hay một
ngành kinh doanh nào đó, loại rủi ro này do các yếu tố riêng của doanh nghiệp gây ra
bao gồm năng lực quản trị, cạnh tranh nước ngoài cũng như các quy định mang tính
đặc thù của nhà nước… rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính cũng thuộc loại rủi ro
này. Rủi ro phi hệ thống có thể giảm được bằng chiến lược đa dạng hóa danh mục
đầu tư.
1.1.2.2. Doanh thu
Doanh thu là toàn bộ số tiền doanh nghiệp thu được từ các hoạt động sản xuất
sản phẩm, cung cấp dịch vụ, đầu tư – kinh doanh… trong một khoảng thời gian nhất
định (thường là năm tài chính). Doanh thu của một doanh nghiệp thường bao gồm:
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: là toàn bộ số tiền doanh nghiệp thu
được từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính là bán sản phẩm và cung cấp dịch vụ cho
Thang Long University Library
2
khách hàng. Đây là thành phần chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh thu của
doanh nghiệp.
- Doanh thu hoạt động tài chính: là số tiền doanh nghiệp nhận được từ các hoạt
động đầu tư, liên doanh liên kết như tiền lãi cho vay, lợi nhuận và cổ tức nhận được từ
việc góp vốn liên doanh cũng như các hoạt động tài chính khác…
- Doanh thu khác: bao gồm các khoản khác mà doanh nghiệp nhận được như các
khoản nợ vắng chủ, các khoản bồi thường, doanh thu của năm trước bị bỏ sót,…
Như vậy doanh thu là số tiền doanh nghiệp thu được về từ tất cả các hoạt động
kinh tế của mình nhưng đó không phải là thu nhập thực tế mà doanh nghiệp nhận được
bởi doanh nghiệp cũng phải bỏ ra các khoản chi phí để có được doanh thu đó.
1.1.2.3. Chi phí
a. Khái niệm chi phí
Mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh đểu phải có chi phí. Chi phí kinh doanh
được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau tùy theo mục đích và quan điểm của
mỗi nhà khoa học cũng như mỗi lĩnh vực.
Theo quan điểm của các nhà quản trị thì chi phí là sự mất đi của nguyên vật liệu,
tiền công, dịch vụ mua ngoài và các khoản chi phí khác để tạo ra các sản phẩm, dịch
vụ thỏa mãn nhu cầu thị trường. Trong nền kinh tế thị trường, các nhà quản trị luôn đặt
nhu cầu khách hàng lên trên để sản xuất các sản phẩm, dịch vụ với chất lượng cao
nhưng chi phí thấp, nhằm tối đa hóa mục tiêu lợi nhuận.
Dưới góc độ của kế toán tài chính, chi phí được coi là khoản phí tổn phát sinh
gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh trong một kỳ hạch toán. Tuy nhiên, không
phải loại chi phí nào phát sinh trong kỳ cũng được tính là chi phí của doanh nghiệp
trong kỳ đó. Việc xác định chi phí phụ thuộc rất nhiều vào tính chất cũng như cách
thức ghi nhận của từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Dưới góc độ của kế toán quản trị, chi phí là những khoản phí tổn thực tế gắn liền
với các phương án, sản phẩm, dịch vụ. Theo đó, các chi phí luôn mang tính cụ thể
nhằm giúp các doanh nghiệp đánh giá được mức độ hiệu quả của từng công việc từ đó
có thể đưa ra các quyết định đầu tư và phương án tối ưu.
Như vậy, điểm chung ta có thể nhận thấy từ các quan điểm trên đó là chi phí đều
là sự tiêu hao các yếu tố sản xuất, các nguồn lực trong một tổ chức để đạt được các
mục tiêu xác định. Bản chất của chi phí là sự mất đi của các nguồn lực để đổi lấy các
kết quả nhằm thỏa mãn các mục tiêu đã đề ra.
b. Phân loại chi phí
Có nhiều loại chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp bởi vậy, cũng có nhiều cách phân loại chi phí theo các tiêu thức khác nhau.
3
 Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động:
Theo tiêu thức này, chi phí bao gồm chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất, cụ
thể:
- Chi phí sản xuất: là toàn bộ chi phí có liên quan đến việc sản xuất sản phẩm
trong một thời gian nhất định, chi phí sản xuất bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí của những nguyên vật liệu cấu
thành nên sản phẩm, có giá trị lớn và có thể xác định một cách tách biệt, rõ
ràng, cụ thể cho từng sản phẩm. Đặc điểm của chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp là thường mang tính chất biến phí, nó cấu thành nên thực thể của sản
phẩm và chiếm tỷ trọng khá cao trong giá thành sản phẩm.
 Chi phí nhân công trực tiếp là chi phí tiền lương, phụ cấp, các khoản trích
theo lương… của những lao động trực tiếp sản xuất ra sản phẩm và cũng
giống như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp cũng
có thể xác định cụ thể cho từng sản phẩm và góp phần tạo ra giá thành sản
phẩm.
 Chi phí sản xuất chung, đây là loại chi phí gồm nhiều loại chi phí gián tiếp
tạo ra sản phẩm như chi phí nguyên vật liệu phụ, chi phí nhân công gián tiếp
(chi phí nhân viên phân xưởng),… Khác với hai loại chi phí trên, chi phí sản
xuất chung không thể xác định cụ thể cho từng sản phẩm nên sẽ được phân
bổ theo các tiêu thức thích hợp như số giờ công lao động, số sản phẩm sản
xuất,… Chi phí sản xuất chung thường được phân bổ theo công thức:
Đơn giá phân bổ chi phí SXC =
Tổng chi phí sản xuất chung
Tiêu thức phân bổ
(1.1)
- Chi phí ngoài sản xuất: đây là các loại chi phí phát sinh không trực tiếp trong
quá trình sản xuất sản phẩm hay cung cấp dịch vụ, bao gồm:
 Chi phí bán hàng là các khoản chi phí phục vụ cho việc tiêu thụ hàng hóa,
sản phẩm của các doanh nghiệp. Chi phí này thường gồm chi phí nhân viên
bán hàng, chi phí vận chuyền hàng hóa, hoa hồng bán hàng, khấu hao tài sản
cố định phục vụ cho việc bán hàng
 Chi phí quản lý doanh nghiệp là khoản chi phí phục vụ cho bộ máy điều
hành của các doanh nghiệp, thường gồm: chi phí lương cho bộ phận quản lý,
chi phí các dịch vụ mua ngoài, khấu hao tài sản cố định phục vụ quản lý…
Việc phân loại theo tiêu thức chức năng hoạt động giúp các doanh nghiệp có thể
xác định được giá thành sản phẩm cũng như là cơ sở để xây dựng dự toán và quản lý
chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Thang Long University Library
4
 Phân loại chi phí theo đối tượng
Theo tiêu thức này, chi phí bao gồm:
- Chi phí trực tiếp: là loại chi phí có thể dễ dàng và hợp lý tách biệt cho từng đối
tượng được xem xét, ở đây là sản phẩm hay phân xưởng sản xuất… Xét về bản chất,
chi phí trực tiếp tự nó được tính vào giá thành đơn vị sản phẩm hoặc một đối tượng.
Một đối tượng có tỷ trọng chi phí trực tiếp cao thì độ chính xác trong việc xác định giá
thành sản phẩm và kết quả kinh doanh của đối tượng đó càng cao.
- Chi phí gián tiếp: là loại chi phí sử dụng chung cho nhiều hoạt động nên kế toán
không thể tập hợp thẳng cho các đối tượng chịu chi phí, do vậy phải tiến hành phân bổ
từng yếu tố chi phí gián tiếp cho từng đối tượng. Chi phí gián tiếp thường được phân
bổ theo công thức:
= * Tỷ lệ phân bổ
Trong đó:
Tỷ lệ phân bổ =
Tổng chi phí gián tiếp cần phân bổ
Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả đối tượng
*100 (1.2)
 Phân loại theo yếu tố chi phí
Để phục vụ cho việc tập hợp, quản lý chi phí theo nội dung kinh tế ban đầu đồng
nhất của nó mà không xem xét đến công dụng cụ thể, địa điểm phát sinh của chi phí
khi đó chi phí được phân loại theo yếu tố. Toàn bộ chi phí của doanh nghiệp được chia
thành 7 yếu tố chi phí sau:
- Yếu tố chi phí nguyên liệu, vật liệu: bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu
chính, nguyên vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ,… được sử dụng vào
sản xuất kinh doanh (loại trừ giá trị vật liệu dùng không hết nhập lại kho và phế liệu
thu hồi).
- Yếu tố chi phí nhiên liệu, động lực: bao gồm toàn bộ các chi phí bỏ ra cho
nhiên liệu, động lực dùng cho toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong một thời
gian nhất định.
- Yếu tố chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp lương: phản ánh tổng số tiền
lương và phụ cấp mang tính chất lương (như tiền ăn ca, bồi dưỡng,…) phải trả cho
toàn bộ nhân viên của doanh nghiệp.
- Yếu tố chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn: phản ánh
phần bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn trích theo tỷ lệ quy định trên
tổng số tiền lương và phụ cấp lương phải trả công nhân viên.
Chi phí gián tiếp phân
bổ cho từng
đối tượng (sản phẩm)
Tổng tiêu thức phân bổ của
từng đối tượng ( sản phẩm)
5
- Yếu tố chi phí khấu hao tài sản cố định: phản ánh tổng số khấu hao tài sản cố
định phải trích trong kỳ của tất cả các tài sản cố định sử dụng cho hoạt động sản xuất
kinh doanh.
- Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài
như chi phí điện, nước, điện thoại… dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Yếu tố chi phí khác bằng tiền: bao gồm toàn bộ chi phí khác bằng tiền chưa
phản ánh ở các yếu tố chi phí trên được dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong
kỳ.
 Phân loại chi phí theo cách ứng xử của hoạt động
Theo cách phân loại này, chi phí của doanh nghiệp được chia thành các dạng là
định phí, biến phí và chi phí hỗn hợp.
Chi phí cố định (định phí): trong ngắn hạn, một số chi phí hoạt động độc lập với
doanh số hay sản lượng. Loại chi phí này được gọi là định phí. Tất cả các khấu hao tài
sản, nhà máy và thiết bị, tiền thuê nhà xưởng, bảo hiểm, thuế môn bài và lương của
ban quản lý,… đều được coi là định phí. Nếu một doanh nghiệp hoạt động liên tục thì
doanh nghiệp phải tiếp tục chi trả các chi phí này bất kể mức doanh thu là bao nhiêu.
Tuy nhiên, đó là trong ngắn hạn, còn trong dài hạn tất cả các yếu tố đều thay đổi nên
định phí cũng sẽ thay đổi, do vậy, khái niệm định phí chỉ được xác định trong ngắn
hạn. Định phí thường có những đặc điểm là xét trong giới hạn của quy mô hoạt động,
chi phí cố định thường không thay đổi, vì vậy khi sản lượng thay đổi thì định phí đơn
vị của một sản phẩm thay đổi. Do đó, các nhà quản trị muốn giảm định phí đơn vị của
một sản phẩm thì cần phải khai thác tối đa công suất của các tài sản tạo ra các chi phí
đó. Định phí có thể được biểu diễn theo phương trình:
Y = A
Trong đó: Y: định phí
A: Giá trị của định phí (hằng số)
Như vậy, ở bất cứ mức sản lượng nào định phí cũng không thay đổi, ta cũng có
thể biểu diễn định phí thông qua đồ thị sau:
Đồ thị 1.1. Định phí
Chiphí
Sản lượng
Thang Long University Library
6
- Chi phí biến đổi (biến phí): là các khoản chi phí có quan hệ tỷ lệ với sản lượng
hay quy mô hoạt động. Biến phí của một doanh nghiệp thường bao gồm chi phí
nguyên vật liệu và công nhân trực tiếp cũng như hoa hồng doanh thu. Biến phí có thể
biểu diễn qua phương trình:
Y = bx
Trong đó: Y: Biến phí
b: biến phí tính trên một đơn vị sản phẩm
x: sản lượng sản xuất
Biến phí thường có các đặc điểm:
 Biến phí của môt đơn vị sản phẩm thường không thay đổi, đây là cơ sở để
các doanh nghiệp xây dựng định mức biến phí cho từng sản phẩm.
 Biến phí của doanh nghiệp gồm nhiều loại khác nhau và có thể chia thành 2
loại cơ bản là biến phí tỷ lệ và biến phí cấp bậc. Trong đó, biến phí tỷ lệ là
khoản biến phí hoàn toàn tỷ lệ thuận với sản lượng hoặc quy mô hoạt động.
Biến phí cấp bậc là loại biến phí chỉ thay đổi khi quy mô của phạm vi hoạt
động thay đổi. Dưới đây là đồ thị minh họa hai loại biến phí trên
Đồ thị 1.2. Biến phí tỷ lệ Đồ thị 1.3. Biến phí cấp bậc
- Chi phí hỗn hợp: không phải tất cả các chi phí đều có thể được phân loại thành
định phí hoặc biến phí, một số chi phí có cả yếu tố cố định và yếu tố biến đổi như chi
phí điện, nước. Trong mức độ hoạt động thông thường thì chi phí hỗn hợp thể hiện
định phí, nhưng khi việc sản xuất vượt ra khỏi mức độ hoạt động thông thường đó thì
chi phí hỗn hợp sẽ bao gồm cả biến phí. Hầu hết các chi phí phát sinh trong thực tế
thường mang tính chất chi phí hỗn hợp như chi phí sản xuất chung, chi phí sử dụng
máy thi công, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp,… các khoản chi phí này
khá phức tạp cũng như thường khó kiểm soát.
Như vậy, việc phân loại chi phí theo cách ứng xử của hoạt động có thể giúp các
doanh nghiệp hiểu được bản chất sự vận động của các yếu tố chi phí từ đó là cơ sở để
kiểm soát chi phí cũng như đánh giá hiệu quả hoạt động của từng bộ phận, quan trọng
Chiphí
Sản lượng
Chiphí
Sản lượng
7
hơn, việc phân loại theo tiêu thức này có thể giúp doanh nghiệp tiến hành phân tích
mối quan hệ giữa chi phí, sản lượng và lợi nhuận, đây là công cụ quan trọng để doanh
nghiệp có thể đưa ra quyết định đầu tư, lựa chọn sản phẩm, mức sản lượng phù hợp để
tối đa hóa lợi nhuận. Đây cũng là cách phân loại phù hợp với việc phân tích tác động
của đòn bẩy đến rủi ro và khả năng sinh lợi của doanh nghiệp, vì vậy, trong phạm vi
của khóa luận này, chúng ta sẽ sử dụng cách phân loại chi phí theo ứng xử của hoạt
động.
1.1.2.4. Lợi nhuận
Lợi nhuận chính là số tiền thực tế doanh nghiệp thu được sau khi đã trừ tất cả các
chi phí đã bỏ ra. Lợi nhuận là yếu tố các doanh nghiệp quan tâm hơn doanh thu bởi lợi
nhuận phản ánh giá trị thực tế mà doanh nghiệp đạt được từ hoạt động sản xuất kinh
doanh. Lợi nhuận của một doanh nghiệp có thể gồm:
- Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất, kinh doanh: là khoản chênh lệch giữa tổng
doanh thu bán sản phẩm hay cung cấp dịch vụ và các khoản giảm trừ, giá thành sản
phẩm, các chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp…
- Lợi nhuận khác: đây là khoản tiền thu được thực tế sau khi đã trừ tất cả các chi
phí trong các hoạt động ngoài lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp,
lợi nhuận khác thường bao gồm: lợi nhuận từ hoạt động đầu tư tài chính, hoàn nhập
các khoản trích không phát sinh trong thực tế…
Việc xác định lợi nhuận của một doanh nghiệp phải dựa vào các căn cứ số liệu,
ghi chép của kế toán và được phản ánh đầy đủ trong báo cáo kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh. Trong báo cáo này, các doanh nghiệp thường quan tâm nhất đến chi
tiêu thu nhập sau thuế - EAT (earning after tax), tuy nhiên trong phạm vi của đề tài
này, để phân tích tác động của đòn bẩy đến rủi ro và khả năng sinh lời của doanh
nghiệp chúng ta sẽ sử dụng chủ yếu là chỉ tiêu EBIT – thu nhập trước thuế và lãi vay.
Đây là chỉ tiêu phản ánh lợi nhuận trước khi trừ thuế và lãi vay, hay nói cách khác,
EBIT không chịu ảnh hưởng của cơ cấu vốn cũng như thuế suất thuế thu nhập doanh
nghiệp, do đó, EBIT còn được gọi là lợi nhuận hoạt động. Việc sử dụng EBIT có thể
giúp cho việc phân tích được khách quan cũng như chính xác hơn. EBIT được xác
định theo công thức:
EBIT = Doanh thu – Chi phí hoạt động (1.3)
1.2. Đòn bẩy hoạt động và tác động của đòn bẩy hoạt động đến rủi ro và lợi
nhuận của doanh nghiệp
1.2.1. Khái niệm đòn bẩy hoạt động
Đòn bẩy hoạt động là mức độ sử dụng chi phí hoạt động cố định của doanh
nghiệp. Mỗi doanh nghiệp đầu tư chi phí cố định với mong muốn số lượng tiêu thụ sẽ
Thang Long University Library
8
tạo ra doanh thu đủ lớn để trang trải tất cả các chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra bao
gồm chi phí cố định và chi phí biến đổi. Trong khái niệm đòn bẩy hoạt động, chi phí
cố định chính là “điểm tựa” để khuếch đại sự thay đổi của lợi nhuận (hoặc lỗ) thông
qua sự thay đổi trong số lượng tiêu thụ.
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến đòn bẩy hoạt động
Việc sử dụng đòn bẩy hoạt động của một doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của các
yếu tố dưới đây:
 Đặc điểm ngành nghề kinh doanh: Không phải bất kỳ doanh nghiệp
thuộc một ngành nào cũng có thể sử dụng được đòn bẩy hoạt động, điều này được
quy định bởi những đặc thù của các ngành kinh doanh đó. Đối với các ngành nghề có
mức độ đầu tư vào tài sản cố định và chi phí hoạt động cố định khác lớn như các
doanh nghiệp sản xuất thì việc sử dụng đòn bẩy hoạt động là điều khá dễ hiểu. Còn
các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ với mức độ đầu tư cho các chi phí cố định ở
mức thấp, họ sẽ khá gặp khó khăn trong việc tận dụng đòn bẩy hoạt động. Như vậy,
đòn bẩy hoạt động chịu tác động của các yếu tố đặc thù ngành kinh doanh là rất lớn.
 Quy mô doanh nghiệp: các doanh nghiệp có quy mô khác nhau sẽ có
mức đầu tư vào tài sản cố định cũng như các chi phí hoạt động cố định khác nhau.
Các doanh nghiệp có quy mô càng lớn sẽ có mức đầu tư các trang thiết bị, nhà
xưởng, cơ sở vật chất, cũng như các chi phí khác càng nhiều, còn các doanh nghiệp
có quy mô nhỏ thì mức đầu tư cũng ít hơn.
 Yếu tố công nghệ: công nghệ là một trong những yếu tố làm thay đổi
nhanh chóng cách sản xuất kinh doanh cũng như điều hành của mỗi doanh nghiệp.
Công nghệ mới như các dây chuyền sản xuất hiện đại, tự động hóa, công nghệ thông
tin,… có thể giúp doanh nghiệp giảm số lượng công nhân sản xuất trực tiếp hay giảm
số lượng sản phẩm hỏng,… hay nói cách khác là giúp doanh nghiệp chuyển một phần
chi phí biến đổi (chi phí nhân công sản xuất trực tiếp, chi phí nguyên vật liệu…)
thành chi phí cố định (khấu hao tài sản cố định…) khi đó tỷ trọng chi phí cố định của
doanh nghiệp sẽ tăng lên. Như vậy, doanh nghiệp càng có khả năng đầu tư cho yếu tố
công nghệ thì việc sử dụng đòn bẩy hoạt động sẽ càng lớn.
 Quy định của pháp luật: một số các chi phí hoạt động cố định của doanh
nghiệp cũng chịu sự quy định của pháp luật như chi phí bảo hiểm, kinh phí công
đoàn,… khi tỷ lệ của các chi phí này thay đổi theo các quy định mà nhà nước ban
hành thì tỷ lệ sử dụng chi phí cố định của doanh nghiệp cũng có thể thay đổi.
9
1.2.3. Phân tích hòa vốn
1.2.3.1. Điểm hòa vốn
Một trong những công cụ để phân tích vai trò hay những ảnh hưởng của đòn bẩy
hoạt động đến rủi ro và lợi nhuận của một doanh nghiệp đó là phân tích hòa vốn (còn
được gọi là phân tích chi phí – sản lượng – lợi nhuận). Phân tích hòa vốn xem xét các
mối liên hệ giữa doanh thu, các định phí, biến phí và EBIT tại các mức sản lượng khác
nhau của doanh nghiệp.
Là một trong những khái niệm khá quen thuộc trong tài chính, điểm hòa vốn là
điểm sản lượng hoặc doanh thu tiêu thụ mà tại đó doanh thu bằng tổng chi phí. Hay
nói một cách khác, điểm hòa vốn là điểm mà tại đó lợi nhuận của doanh nghiệp bằng
không. Điểm hòa vốn chính là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng giúp cho các doanh
nghiệp xác định được ngưỡng sản lượng hoặc doanh thu để đạt được mức lợi nhuận dự
kiến.
1.2.3.2. Các phương pháp phân tích hòa vốn
Phân tích hòa vốn là kỹ thuật phân tích mối quan hệ giữa chi phí cố định, chi phí
biến đổi, lợi nhuận và số lượng tiêu thụ hay doanh thu. Nói một cách đơn giản, phân
tích hòa vốn là việc ta xác định điểm hòa vốn của doanh nghiệp. Ta có hai phương
pháp cơ bản để phân tích hòa vốn đó là phương pháp phân tích theo đồ thị và phân tích
bằng phương pháp đại số.
a. Phân tích hòa vốn theo đồ thị
Trong phân tích hòa vốn theo đồ thị, các mức chi phí và doanh thu được biểu
diễn trên trục tung và sản lượng trên trục hoành. Hàm số tổng doanh thu (S) thể hiện
tổng doanh thu của doanh nghiệp sẽ đạt được ở mỗi mức sản lượng khi giá bán đơn vị
P không đổi. Còn hàm số tổng chi phí hoạt động TC thể hiện cho tổng chi phí mà
doanh nghiệp phải gánh chịu ở mỗi mức sản lượng. Tổng chi phí được tính bằng tổng
của định phí F và biến phí V. Giao điểm của hai đường thẳng biểu thị hai hàm số trên
chính là điểm hòa vốn.
Để xác định điểm hòa vốn của một doanh nghiệp trên đồ thị, ta phải tiến hành
theo 3 bước dưới đây:
 Bước 1: Vẽ một đường thẳng qua gốc tọa độ O với hệ số góc P để biểu
thị hàm số doanh thu S. Doanh thu được xác định theo công thức sau:
S = P * Q (1.4)
 Bước 2: Vẽ một đường thẳng cắt trục tung ở chi phí cố định F và có hệ
số góc là biến phí VC để biểu diễn hàm số tổng chi phí TC. Trong đó, tổng chi phí
được xác định theo công thức:
TC = F + (VC x Q) (1.5)
Thang Long University Library
10
 Bước 3: Xác định giao điểm của hai đường S và TC, từ đó chiếu vuông
góc xuống trục hoành ta xác định được điểm hòa vốn Q0 .
Dưới đây là một biểu đồ phân tích hòa vốn minh họa:
Đồ thị 1.4 Biểu đồ phân tích hòa vốn tuyến tính
Doanh thu, chi phí ($)
EBIT dương S
Điểm hòa vốn TC
EBIT âm
F
0 Q1 Q0 Q2 Sản lượng Q (sản phẩm)
Trong đồ thị trên, điểm hòa vốn xác định được tại Q0 chính là giao điểm của
đường biểu diễn doanh thu và đường biểu diễn tổng chi phí. Nếu sản lượng của doanh
nghiệp ở mức Q1 thấp hơn điểm hòa vốn (Q1 < Q0) thì tại đó S < TC, mà S – TC =
EBIT nên khi đó EBIT mang dấu âm và doanh nghiệp chịu lỗ hoạt động, doanh thu
không bù đắp được tất cả các chi phí đã bỏ ra. Nếu mức sản lượng của doanh nghiệp
cao hơn điểm hòa vốn (Q2) tức là S > TC hay EBIT mang dấu dương và doanh nghiệp
đạt được lãi hoạt động trong kinh doanh.
b. Phân tích hòa vốn theo phương pháp đại số
Ngoài việc xác định điểm hòa vốn theo biểu đồ, ta cũng có thể tiến hành phân
tích hòa vốn bằng các phương trình, phép tính đại số. Để xác định được điểm hòa vốn
theo phương pháp này, chúng ta cần cho các hàm số tổng doanh thu và tổng chi phí
hoạt động bằng nhau, từ đó chúng ta giải phương trình để tìm ra sản lượng hòa vốn.
Như đã xác định ở phương pháp phân tích theo biểu đồ, ta có hai hàm số của
doanh thu và tổng chi phí (công thức 1.3 và 1.4). Cho tổng doanh thu và tổng chi phí
bằng nhau (tức là cho EBIT = S – TC = 0) và thay thế sản lượng hòa vốn Q0 cho Q ta
được:
S = TC  P x Q0 = F + (V x Q0)
 Q0 (P – V) = F
Giải phương trình trên ta sẽ được công thức dưới đây
11
Q0 =
F
P - V
(1.6)
Trong đó: Q0 : Sản lượng hòa vốn
F : Chi phí cố định
P : Giá bán đơn vị
V : Chi phí biến đổi
Từ công thức trên ta có thể thấy sản lượng hòa vốn được tính bằng cách lấy định
phí chia cho lãi gộp mỗi đơn vị. Trong đó, chênh lệch giữa giá bán mỗi đơn vị và biến
phí mỗi đơn vị (P – V) được gọi là lãi gộp của mỗi đơn vị. Nó đo lường mỗi đơn vị sản
lượng đóng góp bao nhiêu để bù đắp cho các định phí đã bỏ ra. Phân tích hòa vốn theo
phương pháp đại số để xác định sản lượng hòa vốn thường được áp dụng cho các công
ty sản xuất các sản phẩm mang tính đơn chiếc hoặc dễ dàng xác định sản lượng sản
xuất và tiêu thụ.
Bên cạnh việc sử dụng các phép tính đại số để xác định sản lượng hòa vốn, các
doanh nghiệp có thể tiến hành phân tích hòa vốn theo theo doanh thu, phương pháp
này thường được áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm không mang
tính đơn chiếc cũng như có hoạt động kinh doanh phức tạp ví dụ như các hoạt động
thương mại: cung cấp dịch vụ, ngân hàng, bán buôn, bán lẻ… Theo phương pháp này,
điểm hòa vốn được xác định theo doanh thu dựa trên các số liệu từ báo cáo kết quả
kinh doanh. Như ta đã biết:
EBIT = S – (F + V)
Ta có thể biến đổi như sau: EBIT = S – = S
Tại điểm hòa vốn, với doanh thu hòa vốn là SBE ta có:
EBIT = SBE
Do tỷ lệ giữa chi phí biến đổi và doanh thu (VC/S) không đổi ở bất kỳ mức
doanh thu nào, nghĩa là VC/S = VC/SBE, từ đó ta có thể viết lại biểu thức trên như sau:
EBIT = SBE
Mặt khác, tại điểm hòa vốn, EBIT = 0, vì vậy:
SBE = 0
Từ đó, ta có thể rút ra:
SBE = (1.7)
Trong đó: SBE : Doanh thu hòa vốn
Thang Long University Library
12
F : Chi phí cố định
VC : Chi phí biến đổi
S : Doanh thu tiêu thụ
Theo đồ thị 1.4, ta biết khi doanh nghiệp sản xuất tại mức sản lượng lớn hơn Q0
thì doanh nghiệp mới có lãi, chính vì vậy, thay vì sản xuất tại mức sản lượng hòa vốn,
các nhà quản trị tài chính quan tâm đến việc hoạch định mức sản lượng mà tại đó
doanh nghiệp sẽ đạt được lợi nhuận mục tiêu, đây cũng chính là mức sản lượng kế
hoạch mà các doanh nghiệp đặt ra để có lãi. Việc xác định sản lượng mục tiêu này phải
dựa vào căn cứ quan trọng đó là điểm hòa vốn như trong công thức:
Q0 =
F
P - V
Đồng thời doanh nghiệp cũng cần đặt ra được mức lợi nhuận mong muốn, giả sử
là A. Khi đó, để tạo ra lợi nhuận là A doanh nghiệp sẽ phải sản xuất thêm Q1 sản phẩm
hay:
A = S1 – TC1 = P*Q1 - V*Q1
 Q1 =
A
P - V
(*)
Từ đó ta xác định được sản lượng mục tiêu hay sản lượng kế hoạch mà doanh
nghiệp cần sản xuất:
Qmục tiêu = Q0 + Q1
Thay biểu thức (*) vào phương trình trên ta sẽ được:
Qmục tiêu =
F
P - V
+
A
P - V
 Qmục tiêu =
F+A
P - V
(1.8)
Trong đó: Qmục tiêu : Sản lượng để đạt lợi nhuận kế hoạch
A : Lợi nhuận kế hoạch doanh nghiệp đạt ra
F : Chi phí cố định
P : Giá bán đơn vị
V : Biến phí đơn vị
P – V : Lãi gộp
Như vậy, phân tích hòa vốn không chỉ giúp doanh nghiệp xác định được khối
lượng sản xuất cũng như doanh thu tiêu thụ một cách phù hợp để đảm bảo doanh
nghiệp có thể hoạt động có lãi mà còn có thể đưa ra những dự báo về khả năng sinh lợi
cho doanh nghiệp khi biết cấu trúc chi phí cũng như các mức doanh thu mong đợi. Đây
thực sự là một trong những công cụ hữu ích đối với công tác quản trị tài chính doanh
nghiệp. Nó có thể cung cấp những tín hiệu quan trọng dưới đây:
13
 Nếu sản lượng hoặc doanh thu tiêu thụ thấp hơn điểm hòa vốn thì doanh
thu không đủ bù đắp tổng chi phí, do đó EBIT < 0.
 Nếu sản lượng hoặc doanh thu tiêu thụ cao hơn điểm hòa vốn thì doanh
thu lớn hơn tổng chi phí, bởi vậy EBIT > 0.
 Muốn thay đổi điểm hòa vốn, doanh nghiệp phải thay đổi chi phí cố định
(theo công thức 1.6). Việc thay đổi chi phí cố định phụ thuộc vào đặc điểm của công
nghệ sản xuất hoặc ngành kinh doanh.
1.2.4. Độ bẩy hoạt động
Để đo lường mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy hoạt động ta sử dụng khái niệm “độ
bẩy hoạt động” (DOL – Degree of Operating Leverage).
Độ bẩy hoạt động là phần trăm thay đổi của lợi nhuận hoạt động so với phần
trăm thay đổi của sản lượng hoặc doanh thu, cụ thể được xác định theo công thức sau:
Độ bẩy hoạt động ở mức
sản lượng (hoặc doanh thu)
=
Phần trăm thay đổi lợi nhuận
Phần trăm thay đổi sản lượng hoặc doanh thu
Hay: DOLQ = (1.9)
Trong công thức trên, ta có thể thấy độ bẩy hoạt động được đo lường thông qua
chỉ tiêu EBIT – thu nhập trước thuế và lãi vay. Tuy nhiên, trong thực tế đặc biệt là ở
Việt Nam, việc xác định EBIT của một doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn do
những quy định về báo cáo tài chính cũng như chế độ kế toán (theo Luật kế toán số
03/2003/QH11 ngày 17/6/2003). Bởi vậy, để dễ dàng tính toán DOL, ta có thể thực
hiện một số biến đổi như sau:
Như trong công thức 1.1 ta có: EBIT = Doanh thu – Chi phí hoạt động
Ta có thể viết cụ thể:
EBIT = PQ – (VQ + F) = PQ – VQ – F = Q(P – V) – F
Do đơn giá bán P và định phí F là cố định nên EBIT = Q(P – V), như vậy:
EBIT
=
Q(P – V)
EBIT Q(P – V) - F
Thay vào công thức 1.9, ta được:
DOLQ =
Q(P - V)
Q(P - V) - F
(1.10)
Trong đó: DOLQ : Độ bẩy hoạt động tại sản lượng Q
Q : Sản lượng tiêu thụ
P : Đơn giá bán
V : Biến phí đơn vị
F : Định phí
Thang Long University Library
14
Như vậy, công thức 1.10 sử dụng để xác định độ bẩy hoạt động đối với các
doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm có tính đơn chiếc còn đối với các doanh nghiệp
có sản phẩm đa dạng và không thể tính thành đơn vị, chúng ta sử dụng chỉ tiêu độ bẩy
hoạt động theo doanh thu, như sau:
DOLS =
S - VC
S - VC - F
=
EBIT + F
EBIT
(1.11)
Trong đó: DOLs : độ bẩy hoạt động tại mức doanh thu S
S : doanh thu
F : tổng chi phí cố định
VC : tổng chi phí biến đổi
Từ cả hai công thức trên, ta có thể thấy, độ bẩy hoạt động có mối quan hệ tỷ lệ
thuận với chi phí cố định F của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp có chi phí hoạt động
cố định càng lớn thì độ bẩy hoạt động sẽ càng lớn. Nếu độ bẩy hoạt động càng cao thì
lợi nhuận rất nhạy cảm với sự thay đổi của doanh thu, tức là khi sản lượng hoặc doanh
thu tăng 1% thì lợi nhuận tăng lớn hơn 1% và nếu doanh thu hay sản lượng giảm 1%
thì lợi nhuận sẽ giảm nhiều hơn 1%. Đây chính là công cụ để các doanh nghiệp có thể
dự đoán được mức lợi nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
1.2.5. Quan hệ giữa độ bẩy hoạt động và điểm hòa vốn
Như đã trình bày ở những phần trên, độ bẩy hoạt động cho biết mức độ thay đổi
lợi nhuận hoạt động tương ứng với mỗi mức sản lượng và doanh thu, còn điểm hòa
vốn cho biết điểm doanh thu hoặc sản lượng mà tại đó doanh thu hoạt động vừa đủ để
bù đắp những chi phí đã bỏ ra. Mỗi doanh nghiệp đều có thể xác định được điểm hòa
vốn của mình nhưng không phải lúc nào doanh nghiệp cũng sản xuất tại mức sản
lượng (doanh thu) hòa vốn mà có thể sản xuất ở mức cao hoặc thấp hơn điểm hòa vốn
đó mà ở mỗi mức sản lượng (doanh thu) sẽ có mức độ sử dụng các chi phí khác nhau
tương ứng với các độ bẩy hoạt động cũng như mức rủi ro khác nhau. Đồ thị dưới đây
sẽ minh họa về mối quan hệ giữa độ bẩy hoạt động và điểm hòa vốn.
Đồ thị 1.5: Quan hệ giữa sản lượng tiêu thụ và độ bẩy hoạt động
15
Từ đồ thị trên ta có thể thấy, độ bẩy hoạt động tiến đến vô cực khi số lượng sản
xuất và tiêu thụ tiến dần đến điểm hòa vốn. Khi số lượng sản xuất và tiêu thụ càng
vượt xa điểm hòa vốn thì độ bẩy sẽ tiến dần đến 1.
Như vậy, có thể nói điểm hòa vốn là một trong những căn cứ quan trọng để từ đó
doanh nghiệp ra quyết định sản lượng sản xuất, tiêu thụ cũng như đo lường mức rủi ro
cũng như sinh lợi tại mỗi sản lượng nhất định. Khi doanh nghiệp sản xuất càng gần với
điểm hòa vốn, lợi nhuận cũng như lỗ gặp phải sẽ nhỏ nhưng với độ bẩy hoạt động ở
mức cao lại cho thấy tại các mức sản lượng này, lợi nhuận rất nhạy cảm với những
thay đổi trong sản lượng, tức là với mỗi mức tăng hay giảm trong sản lượng sản xuất
và tiêu thụ cũng mang lại những thay đổi đáng kể trong lợi nhuận. Còn khi doanh
nghiệp sản xuất với các mức sản lượng ở xa điểm hòa vốn, thì mức lợi nhuận hay lỗ
doanh nghiệp gặp phải cũng tăng hay giảm một cách đáng kể, nhưng với độ bẩy hoạt
động nhỏ thì mỗi sự thay đổi trong sản lượng sẽ không có nhiều ảnh hưởng tới lợi
nhuận.
1.2.6. Quan hệ giữa độ bẩy hoạt động và rủi ro kinh doanh của doanh
nghiệp
1.2.6.1. Rủi ro kinh doanh
Rủi ro kinh doanh: là tính không chắc chắn về EBIT của doanh nghiệp hay nói
cách khác đó là sự biến động của lợi nhuận hoạt động do sự biến đổi của các yếu tố
trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Rủi ro kinh doanh thường
được đo lường bằng độ lệch chuẩn của EBIT theo thời gian. Có nhiều yếu tố ảnh
hưởng đến rủi ro kinh doanh đó là: tính biến đổi trong doanh số theo chu kỳ kinh
doanh, tính biến đổi của giá bán, tính biến đổi của chi phí, sự tồn tại của sức mạnh thị
trường, phạm vi đa dạng hóa sản phẩm, tăng trưởng và độ nghiêng của đòn bẩy kinh
doanh. Cụ thể:
 Tính biến đổi trong doanh số theo chu kỳ kinh doanh: chu kỳ kinh doanh của
một doanh nghiệp thường gồm 4 giai đoạn: khởi đầu, tăng trưởng, bão hòa
và suy thoái. Trong mỗi giai đoạn, doanh thu sẽ biến đổi theo nhiều chiều
hướng và mức độ khác nhau. Chính sự biến đổi này sẽ tạo ra rủi ro kinh
doanh cho các doanh nghiệp, đối với các doanh nghiệp có doanh thu dao
động với biên độ lớn theo chu kỳ kinh doanh thường có rủi ro kinh doanh
cao.
 Tính biến đổi của giá bán: giá bán là một trong những yếu tố quan trọng đối
với mỗi doanh nghiệp. Khi giá bán có xu hướng thiếu ổn định thì rủi ro kinh
doanh mà doanh nghiệp gặp phải sẽ càng cao, do doanh nghiệp sẽ khó dự
đoán được sự biến đổi của doanh thu. Ngoài ra, một doanh nghiệp đang hoạt
Thang Long University Library
16
động trong ngành có cạnh tranh về giá một cách gay gắt thì rủi ro gặp phải
cũng càng cao. Khi phân tích sự biến đổi của giá bán cần xem xét đến các
yếu tố của sản phẩm, đặc biệt là sự co giãn của cầu theo giá cũng như các
yếu tố khách quan như tình thời vụ, thiên tai, yếu tố công nghệ…
 Tính biến đổi của chi phí: bên cạnh giá bán, chi phí cũng là yếu tố ảnh hưởng
đến doanh thu và lợi nhuận. Chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra trong quá
trình sản xuất kinh doanh không ổn định mà phụ thuộc rất nhiều vào tình
hình thị trường cũng như khả năng quản lý của doanh nghiệp. Khi chi phí
biến động càng nhiều thì lợi nhuận sẽ càng khó dự đoán, bởi vậy doanh
nghiệp nào có chi phí biến động mạnh thì rủi ro kinh doanh sẽ càng cao.
 Sự tồn tại của sức mạnh thị trường: các doanh nghiệp có sức mạnh thị trường
lớn thường có khả năng kiểm soát chi phí và giá bán sản phẩm hơn các
doanh nghiệp khác trong cùng ngành, bởi vậy, sức mạnh thị trường càng lớn
rủi ro kinh doanh sẽ càng nhỏ.
 Phạm vi đa dạng hóa sản phẩm: khi tất cả các yếu tố khác không đổi, số
lượng chủng loại hàng hóa càng đa dạng thì EBIT của doanh nghiệp càng ít
biến động. Khi nhu cầu của một loại hàng hóa thay đổi theo chiều hướng
xấu, doanh thu của mặt hàng này có thể được bù đắp phần nào bằng doanh
thu các sản phẩm khác. Vì vậy, khi doanh nghiệp có phạm vi đa dạng hóa
sản phẩm càng rộng thì rủi ro kinh doanh sẽ càng ít.
 Tăng trưởng: các doanh nghiệp tăng trưởng nhanh thường có tính biến đổi
trong EBIT khá lớn. Tăng trưởng nhanh một mặt giúp doanh nghiệp phát
triển nhanh chóng nhưng cũng mang đến nhiều áp lực như phải đầu tư trang
thiết bị mới, mở rộng quy mô, tái cấu trúc nhân sự,… Những yếu tố này góp
phần sẽ mang đến cho doanh nghiệp khá nhiều rủi ro kinh doanh.
 Độ nghiêng đòn bẩy hoạt động: khi một doanh nghiệp sử dụng càng nhiều
các chi phí hoạt động cố định sẽ tạo ra một đòn bẩy có độ bẩy hoạt động lớn
tương ứng với rủi ro kinh doanh cũng lớn hơn. Điều này sẽ được trình bày cụ
thể và chi tiết ở những phần sau.
1.2.6.2. Đo lường rủi ro kinh doanh
Như đã trình bày ở phần 1.2.6.1, rủi ro kinh doanh là tính không chắc chắn về thu
nhập trước thuế và lãi vay (EBIT) của doanh nghiệp. Rủi ro kinh doanh thường được
đo lường theo độ lệch chuẩn của EBIT theo thời gian được biểu thị bằng công thức
dưới đây:
EBIT = (1.12)
Trong đó: EBIT : Độ lệch chuẩn của EBIT
17
: Thu nhập trước thuế và lãi vay kì vọng của nhà đầu tư
: Thu nhập trước thuế và lãi vay tại sản lượng thứ i
: Xác suất xảy ra sản lượng thứ i
Từ độ lệch chuẩn của EBIT đã xác định được, mỗi doanh nghiệp có thể dự đoán
mức độ dao động của EBIT là lớn hay nhỏ xung quanh giá trị kì vọng . Như vậy,
nếu độ lệch chuẩn của EBIT càng lớn thì lợi nhuận hoặc thua lỗ mà doanh nghiệp gặp
phải cũng càng lớn, vì vậy doanh nghiệp có rủi ro kinh doanh cao và ngược lại. Độ
lệch chuẩn thường được sử dụng để so sánh rủi ro cũng như khả năng sinh lợi của các
doanh nghiệp cũng như các dự án có quy mô tương đồng, có nghĩa là cùng . Việc
lựa chọn độ lệch chuẩn của EBIT lớn hay nhỏ phụ thuộc rất nhiều vào mục tiêu của
doanh nghiệp. Nếu một doanh nghiệp hoạt động với mục tiêu lợi nhuận cao và chấp
nhận mạo hiểm thì doanh nghiệp đó thường chọn các phương án có EBIT lớn, tuy rủi
ro lớn nhưng lợi nhuận thu được cũng có thể rất lớn. Còn các doanh nghiệp hoạt động
thận trọng, không ưa rủi ro thì sẽ chọn các phương án có EBIT thấp hơn để đảm bảo an
toàn cho hoạt động kinh doanh, tuy nhiên, lợi nhuận thu được cũng ở mức thấp hoặc
trung bình.
Ngoài độ lệch chuẩn của EBIT, để tăng tính chính xác của việc dự đoán rủi ro,
người ta cũng sử dụng chỉ tiêu hệ số biến thiên (CV – coefficient of variation) để đo
lường mức độ biến động của EBIT với các giá trị khác nhau. Hệ số biến thiên
cho phép loại bỏ sự khác nhau giữa nhiều yếu tố như đơn vị nghiên cứu, quy mô và
đặc điểm của các doanh nghiệp khác nhau để thuận tiện cho việc so sánh và xác định
rủi ro. Đây cũng là ưu điểm của hệ số biến thiên trong việc giúp các doanh nghiệp có
thể so sánh mức rủi ro giữa các phương án có khác nhau. Hệ số biến thiên được
xác định theo công thức:
CV = (1.13)
Trong đó: CV : Hệ số biến thiên
EBIT : Độ lệch chuẩn của EBIT
: EBIT kỳ vọng
Cũng tương tự như độ lệch chuẩn của EBIT, hệ số biến thiên càng nhỏ thì rủi ro
doanh nghiệp gặp phải càng ít và hệ số biến thiên càng lớn thì mức độ biến động của
EBIT cũng càng lớn, lợi nhuận thu được có thể cao tương ứng với rủi ro mà doanh
Thang Long University Library
18
nghiệp gặp phải cũng càng nhiều. Việc lựa chọn CV cũng giống như EBIT phụ thuộc
vào mục tiêu cũng như cách thức hoạt động của doanh nghiệp.
1.2.6.3. Quan hệ giữa độ bẩy hoạt động và rủi ro kinh doanh
Như đã trình bày ở phần 1.2.6.1, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro kinh
doanh của doanh nghiệp trong đó có sự thay đổi của chi phí, sự thay đổi của doanh thu
và đòn bẩy kinh doanh. Bên cạnh hai yếu tố chính, có tác động lớn nhất đến rủi ro kinh
doanh thì đòn bẩy hoạt động đóng vai trò là yếu tố khuếch đại ảnh hưởng của hai yếu
tố trên đến rủi ro mà doanh nghiệp phải đối mặt, mỗi sự thay đổi trong chi phí hoạt
động đều có thể được khuếch đại ảnh hưởng theo hướng tích cực hoặc tiêu cực đến
EBIT thông qua việc sử dụng đòn bẩy hoạt động, từ đó cũng ảnh hưởng đến rủi ro mà
doanh nghiệp sẽ gặp phải.
Đòn bẩy hoạt động là mức độ sử dụng chi phí cố định tác động đến khả năng sinh
lời cụ thể là lợi nhuận mà doanh nghiệp nhận được, điều này cũng được thể hiện qua
công thức:
DOLQ =
Q(P - V)
Q(P - V) - F
Nếu doanh nghiệp sử dụng càng nhiều chi phí cố định thì độ bẩy hoạt động sẽ
càng lớn có nghĩa là mỗi sự thay đổi nhỏ trong sản lượng hay doanh thu đều có thể
mang về khoản lợi nhuận lớn nhưng cũng có thể là khoản lỗ không hề nhỏ cho doanh
nghiệp. Điều này cũng đã được thể hiện qua công thức:
DOLQ = =
Từ công thức trên, ta dễ dàng biến đổi được như sau:
%EBIT = DOLQ * %Q
Như vậy, sự thay đổi trong thu nhập trước thuế và lãi vay tỷ lệ thuận với độ bẩy
hoạt động của doanh nghiệp. Khi độ bẩy hoạt động càng lớn, thì mức thay đổi của
EBIT càng lớn và ngược lại.
Mặt khác, khi chi phí cố định chiếm tỷ trọng lớn trong cấu trúc chi phí tức là
doanh nghiệp đang đầu tư nhiều cho khấu hao nhà xưởng, trang thiết bị,… mà các
khoản chi phí cố định này doanh nghiệp sẽ luôn phải gánh chịu và rất khó để điều
chỉnh một cách tức thời. Vì vậy, điều đó có thể làm tính linh hoạt trong việc quản lý
thu chi của doanh nghiệp trong điều kiện kinh doanh biến động. Đây chính là một
trong những rủi ro mà các nhà quản trị tài chính sẽ phải tính đến khi sử dụng đòn bẩy
hoạt động.
Tuy nhiên, do bản thân đòn bẩy hoạt động không phải là nguồn gốc của rủi ro
nên ta không thể đồng nhất mức độ sử dụng đòn bẩy kinh doanh với mức độ rủi ro của
19
doanh nghiệp, mà ta có thể xem độ bẩy hoạt động như là một dạng rủi ro tiềm ẩn, nó
chỉ trở thành rủi ro kinh doanh khi xuất hiện sự biến động doanh thu và chi phí sản
xuất. Bởi vì, khi doanh nghiệp luôn có thể xác định và duy trì một mức chi phí và
doanh thu cố định, doanh nghiệp sẽ luôn có được một mức EBIT cố định và do đó gần
như không có rủi ro kinh doanh. Nhưng đây là điều rất khó xảy ra trong thực tế, đặc
biệt là trong môi trường kinh tế đầy biến động như hiện nay, sự biến đổi về doanh thu
cũng như chi phí là không thể tránh khỏi, thậm chí đôi khi mức thay đổi đó các doanh
nghiệp còn không thể dự đoán được, bởi vậy việc xem xét ảnh hưởng của đòn bẩy hoạt
động là vô cùng cần thiết để giúp doanh nghiệp lường trước rủi ro cũng như có những
biện pháp trong quản lý chi phí – doanh thu để đảm bảo tính hiệu quả trong sản xuất
kinh doanh.
1.2.7. Vai trò của đòn bẩy hoạt động đối với quản trị tài chính
Như đã tìm hiểu ở những phần trên, việc sử dụng đòn bẩy hoạt động có mối quan
hệ rất chặt chẽ với rủi ro cũng như lợi nhuận của mỗi doanh nghiệp. Độ bẩy hoạt động
chính là công cụ đắc lực giúp mỗi doanh nghiệp có thể trả lời được câu hỏi: “sự thay
đổi doanh thu sẽ ảnh hưởng thế nào đến lợi nhuận hoạt động?”. Khi ước tính được độ
bẩy hoạt động thông qua các chỉ tiêu như sản lượng, định phí, biến phí, giá bán,…
công ty sẽ dễ dàng hơn trong việc ước tính sự tăng giảm của EBIT cũng như có những
quyết định hợp lý trong chính sách quản lý doanh thu, chi phí sản xuất của mình.
1.3. Đòn bẩy tài chính và tác động của đòn bẩy tài chính đến rủi ro và lợi nhuận
của doanh nghiệp
1.3.1. Khái niệm liên quan
Trước khi tìm hiểu về đòn bẩy tài chính, ta cần hiểu rõ một số khái niệm có liên
quan trực tiếp đến đòn bẩy tài chính.
 Thu nhập trên mỗi cổ phần – EPS (Earing Per Share): đây là phần thu
nhập mà doanh nghiệp phân bổ cho mỗi cổ phần thông thường đang lưu hành, được
xác định bởi công thức:
EPS =
Lợi nhuận sau thuế - Cổ tức cổ phiếu ưu đãi
Số cổ phiếu bình quân đang lưu hành
(1.14)
Đây là chỉ số nhằm đánh giá khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp từ vốn
đóng góp của cổ đông, đồng thời, nó cũng phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận ròng
trên một cổ phần mà cổ đông đóng góp. Doanh nghiệp có EPS càng cao thì doanh
nghiệp đó tạo ra lợi nhuận cho cổ đông càng lớn và ngược lại.
 Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu – ROE (Return On Equity): là tỷ số
phản ánh khả năng sinh lợi của mỗi đồng vốn chủ sở hữu đã bỏ ra. ROE được xác
định bằng công thức:
Thang Long University Library
20
ROE =
Lợi nhuận sau thuế
Bình quân vốn cổ phần phổ thông
*100 (1.15)
ROE cho biết bình quân mỗi 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi
nhuận, vì vậy, khi đứng trên góc độ cổ đông, đây là một trong những tỷ số quan trọng
nhất và thường được các nhà đầu tư sử dụng để so sánh các cổ phiếu khác nhau trên thị
trường. Thông thường, ROE càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn.
 Tỷ suất sinh lời của tổng tài sản – ROA (Return On Total Asset): đây là
tỷ số phản ánh khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp. Thông
thường, tỷ suất sinh lời của tổng tài sản thường được xác định theo công thức:
ROA =
Lợi nhuận sau thuế
Bình quân tổng tài sản
* 100
Tuy nhiên, với cách tính trên, việc đo lường khả năng sinh lời của mỗi đồng tài
sản sẽ chịu ảnh hưởng từ cấu trúc vốn của mỗi doanh nghiệp hay nói cách khác, khi sử
dụng cách tính này để so sánh hiệu quả giữa một doanh nghiệp sử dụng nợ vay và một
doanh nghiệp không sử dụng nợ vay thì sẽ không chính xác do có tính đến yếu tố lãi
vay trong lợi nhuận sau thuế. Bởi vậy, để đảm bảo tính chính xác trong việc so sánh,
đánh giá hiệu quả của khả năng sinh lời, người ta thường xác định ROA theo thu nhập
trước thuế và lãi vay, đây cũng là cách thức xác định chỉ tiêu ROA xuyên suốt đề tài
này:
ROA =
Thu nhập trước thuế và lãi vay
Bình quân tổng tài sản
*100
=
EBIT
Bình quân tổng tài sản
*100 (1.16)
Chỉ tiêu này cho biết 100 đồng tài sản sẽ tạo ra bao nhiêu đồng thu nhập trước
thuế và lãi vay, đây chính là căn cứ quan trọng để doanh nghiệp và các nhà đầu tư
đánh giá hiệu quả trong việc kinh doanh và sử dụng tài sản của doanh nghiệp.
1.3.2. Khái niệm đòn bẩy tài chính
Khác với khái niệm đòn bẩy hoạt động, khi nói về khái niệm đòn bẩy tài chính,
người ta thường hiểu theo hai quan điểm dưới đây:
 Quan điểm thứ nhất: đòn bẩy tài chính là mức độ các loại chứng khoán
có thu nhập cố định (nợ vay, cổ phiếu ưu đãi) được sử dụng trong cơ cấu nguồn vốn
công ty. Khi sử dụng phù hợp đòn bẩy tài chính, doanh nghiệp có thể dùng các nguồn
vốn có chi phí cố định như sử dụng nợ vay, cổ phiếu ưu đãi… để tạo ra lợi nhuận lớn
hơn chi phí huy động cố định đã bỏ ra, đồng thời phần lợi nhuận còn lại sẽ thuộc về
các cổ đông thường (tùy thuộc vào chính sách cổ tức của từng công ty).
Việc sử dụng nợ vay ưu điểm nổi bật đó là lãi vay được tính là chi phí giảm thuế,
tạo ra lá chắn thuế cho doanh nghiệp, ngoài ra, khi sử dụng nợ vay, doanh nghiệp có
21
thể bảo toàn được quyền kiểm soát về quản trị và tài chính cũng như có thể dễ dàng
điều chỉnh mức độ sử dụng như tăng hay giảm nợ vay so với phát hành cổ phiếu
thường, bởi vì khi phát hành thêm cổ phiếu thường, doanh nghiệp thường phải trải qua
thủ tục phức tạp, ngoài ra tỷ lệ nắm giữ cổ phần của các cổ đông cũng có thể ảnh
hưởng đến sự kiểm soát của doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi sử dụng nợ, công ty cũng
cần cân nhắc đến những rủi ro tài chính có thể có, đặc biệt là khả năng thanh toán các
khoản lãi và gốc. Bên cạnh sử dụng nợ, công ty có thể phát hành cổ phiếu ưu đãi. Với
hình thức này, mỗi năm doanh nghiệp sẽ chỉ phải trả một mức cổ tức cố định cho cổ
đông mà không phải trả gốc, tuy nhiên, cổ tức cổ phiếu ưu đãi lại không được tính vào
chi phí giảm thuế như nợ vay, do đó đây là một hạn chế của hình thức tài trợ này.
Như vậy, việc sử dụng các loại chứng khoán có thu nhập cố định (nợ vay, cổ
phiếu ưu đãi) có thể giúp doanh nghiệp không chỉ tăng khả năng sinh lời mà còn giúp
tăng vị thế cũng như niềm tin của các cổ đông vào tiềm năng phát triển của doanh
nghiệp. Quan điểm này sẽ xem xét chủ yếu mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính với chỉ
tiêu thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) để thấy được lợi ích của việc sử dụng các loại
chứng khoán đó đối với mỗi cổ đông.
 Quan điểm thứ hai: đòn bẩy tài chính là mức độ doanh nghiệp sử dụng
các công cụ tài chính có chi phí cố định (nợ vay) trong cấu trúc vốn để tài trợ cho các
tài sản của doanh nghiệp. Theo quan điểm này, việc sử dụng nợ có thể giúp doanh
nghiệp gia tăng khả năng sinh lời cho mỗi cổ đông cũng như gia tăng hiệu quả sử
dụng tài sản. Điều này có thể được chứng minh như sau:
Gọi: A : Tổng tài sản
D : Nợ phải trả
E : Vốn chủ sở hữu
t : Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
rd : Chi phí sử dụng vốn vay (lãi suất)
Khi đó, lãi vay mà doanh nghiệp phải trả là D*rd. Ta cũng có công thức xác định
EBIT:
EBIT = Lợi nhuận trước thuế + Lãi vay
 Lợi nhuận trước thuế = EBIT – Lãi vay
 Lợi nhuận sau thuế = (EBIT – Lãi vay)*(1 – t )
Thay biểu thức trên vào công thức 1.15 ta được:
ROE =
Lợi nhuận sau thuế
Bình quân vốn cổ phần phổ thông
 ROE =
(EBIT - Lãi vay)*(1 - t)
E
Thang Long University Library
22
 ROE = (1 – t)
 ROE = (1 – t)
Nhân cả tử và mẫu của biểu thức thứ nhất trong ngoặc với A, ta được:
ROE = (1 – t) (1)
Theo công thức 1.16, ta có: ROA =
EBIT
Bình quân tổng tài sản
=
EBIT
A
(2)
Đồng thời, theo kế toán, tổng tài sản bằng với tổng nguồn vốn, mà tổng nguồn
vốn lại bằng tổng của nợ phải trả và vốn chủ sở hữu, vậy ta có:
A = D + E (3)
Thay (2) và (3) vào (1) ta được:
ROE = (1 – t)
 ROE = (1 – t )
 ROE = (1 – t)
 ROE = (1 – t) (1.17)
Thông qua công thức 1.17, ta sẽ thấy rõ quan điểm về việc sử dụng đòn bẩy tài
chính có thể tăng khả năng sinh lợi của vốn cổ phần thường:
- Khi ROA > rd: doanh nghiệp sử dụng nợ vay tăng lên sẽ làm tăng ROE, nhưng
đồng thời rủi ro cũng tăng lên.
- Khi ROA < rd: doanh nghiệp sử dụng nợ sẽ làm giảm tỷ suất sinh lời của vốn cổ
phần thường.
- Khi ROA = rd: việc sử dụng nợ không làm thay đổi ROE của doanh nghiệp.
Qua đó, ta thấy mỗi mức độ sử dụng nợ vay trong cấu trúc vốn đều có thể mang
lại những ảnh hưởng đến rủi ro cũng như khả năng sinh lợi của doanh nghiệp.
Như vậy, cả hai quan điểm đều đề cập đến “tính cố định” của các công cụ tài
chính nhưng lại ở hai góc độ khác nhau: một là chi phí phải bỏ ra đứng trên góc độ
doanh nghiệp, một lại là nguồn thu nhập từ cách nhìn của các cổ đông. Tuy nhiên, thu
nhập cố định mà các cổ đông nhận được cũng chính là các chi phí mà doanh nghiệp bỏ
ra, như vậy, hai quan điểm trên là khá tương đồng với nhau. Để có được cái nhìn đầy
đủ và toàn diện tác động của đòn bẩy tài chính đến rủi ro và khả năng sinh lời của
doanh nghiệp, chúng ta sẽ xem xét đồng thời trên cả hai quan điểm trên.
23
1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đòn bẩy tài chính
Việc sử dụng đòn bẩy tài chính tức là việc sử dụng các nguồn vốn có chi phí huy
động cố định thường bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sau đây:
- Chi phí sử dụng vốn: chi phí huy động của các nguồn tài chính là một trong
những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Khi lãi
suất cao, các doanh nghiệp sẽ phải cân nhắc kỹ lưỡng trong việc sử dụng nợ vay để
tránh rủi ro tài chính vì thế mà việc sử dụng nợ vay cũng có thể giảm xuống,
- Quy định của pháp luật: với từng loại hình doanh nghiệp, nhà nước có những
quy định riêng và cụ thể về số vốn tối thiểu mà doanh nghiệp cần phải có, số vốn này
còn được gọi là vốn điều lệ hay vốn pháp định. Ngoài số vốn này, doanh nghiệp còn
phải đảm bảo được vốn để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh, vì vậy, ngoài vốn
doanh nghiệp tự có, doanh nghiệp sẽ phải tự huy động thêm những nguồn vốn khác
trong đó có nợ vay cũng như phát hành trái phiếu hay cổ phiếu ưu đãi.
- Tính tự chủ về tài chính: việc sử dụng đòn bẩy tài chính cũng phụ thuộc khá
nhiều vào tình hình tài chính của doanh nghiệp. Với một doanh nghiệp có tính tự chủ
về tài chính cao sẽ có thể dễ dàng ra quyết định trong cơ cấu vốn cũng như có khả
năng huy động được các khoản nợ từ các nhà đầu tư khá dễ dàng. Tuy nhiên, khi một
doanh nghiệp sử dụng quá nhiều nợ vay có thể làm giảm sự chủ động về tài chính cũng
như có thể làm giảm tính tích cực của một vài chỉ tiêu trong các bản báo cáo tài chính
của doanh nghiệp từ đó sẽ khiến cho doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc huy động
thêm nợ vay từ các nhà đầu tư do rủi ro tài chính ngày càng cao.
- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp: lãi vay là một trong những lá chắn thuế
tức là một công cụ giúp doanh nghiệp giảm thuế phải nộp, khi thuế suất thuế thu nhập
doanh nghiệp khá cao như hiện nay, các doanh nghiệp sẽ có khá nhiều động lực trong
việc sử dụng nợ vay hay nói cách khác là sử dụng đòn bẩy tài chính để giúp giảm các
chi phí cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động.
1.3.4. Độ bẩy tài chính
Trong phần khái niệm đòn bẩy tài chính, như ta đã biết là có hai quan điểm về
đòn bẩy tài chính, trong phần này, ta cũng sẽ tìm hiểu về độ bẩy tài chính (DFL –
Degree of Financial Leverage) trên hai quan điểm này.
 Theo quan điểm thứ nhất (quan điểm EPS): Độ bẩy tài chính là chỉ tiêu
định lượng dùng để đo lường mức độ biến động của thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS)
khi EBIT thay đổi, hay cụ thể hơn, độ bẩy tài chính là phần trăm thay đổi của EPS
khi EBIT thay đổi 1%. Độ bẩy tài chính được xác định bằng công thức:
DFL =
Phần trăm thay đổi trong EPS
Phần trăm thay đổi trong EBIT
= (1.18)
Thang Long University Library
24
Mặt khác, từ công thức 1.14 xác định thu nhập trên mỗi cổ phần, ta có thể viết cụ
thể như sau:
EPS = (1.19)
Trong đó: I : Lãi vay phải trả hàng năm;
t : Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp;
PD : Cổ tức phải trả hàng năm;
NS : Số lượng cổ phần thường đang lưu thông.
Từ công thức 1.19, ta có thể xác định được EPS
EPS =
Do lãi vay và cổ tức cổ phiếu ưu đãi là cố định hàng năm nên ta có:
EPS = (1.20)
Suy ra:
= =
Thay biểu thức vừa tìm được vào công thức 1.18 ta được:
DFLEBIT = =
=
Chia cả tử và mẫu số cho (1-t) ta có công thức sau:
DFLEBIT = (1.21)
Từ công thức trên, ta có thể thấy, khi các yếu tố khác không thay đổi, doanh
nghiệp gia tăng sử dụng nợ vay và phát hành thêm cổ phiếu ưu đãi có thể làm tăng độ
bẩy tài chính từ đó có thể khiến cho mỗi % thay đổi của EBIT gây ra lớn hơn 1% thay
đổi trong EPS . Như vậy, độ bẩy tài chính tỷ lệ thuận với lãi vay và cổ tức cổ phiếu ưu
đãi đồng thời độ bẩy tài chính giúp phản ánh khả năng khuếch đại thu nhập của mỗi cổ
đông thông qua sử dụng các chứng khoán có thu nhập cố định.
Mặt khác, dựa vào công thức 1.21 ở trên, ta cũng có thể suy ra khi doanh nghiệp
sử dụng hoàn toàn nợ vay và không sử dụng cổ phiếu ưu đãi tức là PD = 0, khi đó:
DFL =
EBIT
EBIT - I
(1.22)
25
Trong đó: DFL : Độ bẩy tài chính theo EBIT
EBIT : Thu nhập trước thuế và lãi vay
I : Lãi vay phải trả hàng năm
 Theo quan điểm thứ hai (quan điểm ROE): Độ bẩy tài chính là đại lượng
cho biết khi thu nhập trước thuế và lãi vay (EBIT) thay đổi 1% thì tỷ suất sinh lời của
vốn chủ sở hữu tăng bao nhiêu %. Theo quan điểm này, độ bẩy tài chính được xác
định theo công thức:
DFL =
Phần trăm thay đổi trong ROE
Phần trăm thay đổi của EBIT
= (1.23)
Ta có thể vận dụng công thức 1.22 để xác định DFL bởi theo quan điểm này,
doanh nghiệp sử dụng hoàn toàn nợ vay để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh
của mình, do đó, ta cũng có:
DFL =
EBIT
EBIT - I
Trong đó: DFL : Độ bẩy tài chính theo EBIT
EBIT : Thu nhập trước thuế và lãi vay
I : Lãi vay phải trả hàng năm
Qua công thức trên, ta có thể nhận thấy, lãi vay tỷ lệ thuận với độ bẩy tài chính
của doanh nghiệp, tức là khi doanh nghiệp sử dụng càng nhiều nợ vay thì độ bẩy tài
chính sẽ càng cao. Mặt khác, độ bẩy tài chính lại giúp khuếch đại tác động của EBIT
đến ROE, chính vì vậy, khi doanh nghiệp sử dụng nhiều nợ vay làm cho độ bẩy tài
chính của doanh nghiệp càng cao dẫn đến khi EBIT tăng hay giảm 1% sẽ làm cho
ROE tăng hay giảm lớn hơn 1%. Do đó, khi doanh nghiệp sử dụng càng nhiều nợ vay,
chi phí lãi vay lớn sẽ khiến cho độ bẩy tài chính cao dẫn đến EPS càng lớn. Khi đó,
khả năng sinh lời của doanh nghiệp tăng nhưng rủi ro tài chính mà doanh nghiệp phải
đối mặt cũng sẽ tăng lên.Như vậy, thông qua đòn bẩy tài chính, doanh nghiệp có thể
xác định được những tác động của việc gia tăng hay cắt giảm nợ vay đối với khả năng
sinh lời của vốn chủ sở hữu cũng như những rủi ro tài chính của doanh nghiệp.
1.3.5. Quan hệ giữa độ bẩy tài chính với rủi ro tài chính của doanh nghiệp
1.3.5.1. Rủi ro tài chính
Rủi ro tài chính là sự không chắc chắn của thu nhập mỗi cổ phần và xác suất mất
khả năng chi trả xảy ra khi một doanh nghiệp sử dụng các nguồn tài trợ có chi phí tài
chính cố định như nợ và cổ phiếu ưu đãi trong cấu trúc vốn. Một doanh nghiệp mất
khả năng chi trả khi doanh nghiệp đó không thể đáp ứng các nghĩa vụ tài chính theo
Thang Long University Library
Đề tài  phân tích tác động của đòn bẩy đến lợi nhuận công ty than, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  phân tích tác động của đòn bẩy đến lợi nhuận công ty than, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  phân tích tác động của đòn bẩy đến lợi nhuận công ty than, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  phân tích tác động của đòn bẩy đến lợi nhuận công ty than, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  phân tích tác động của đòn bẩy đến lợi nhuận công ty than, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  phân tích tác động của đòn bẩy đến lợi nhuận công ty than, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  phân tích tác động của đòn bẩy đến lợi nhuận công ty than, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  phân tích tác động của đòn bẩy đến lợi nhuận công ty than, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  phân tích tác động của đòn bẩy đến lợi nhuận công ty than, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  phân tích tác động của đòn bẩy đến lợi nhuận công ty than, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  phân tích tác động của đòn bẩy đến lợi nhuận công ty than, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  phân tích tác động của đòn bẩy đến lợi nhuận công ty than, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  phân tích tác động của đòn bẩy đến lợi nhuận công ty than, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  phân tích tác động của đòn bẩy đến lợi nhuận công ty than, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  phân tích tác động của đòn bẩy đến lợi nhuận công ty than, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  phân tích tác động của đòn bẩy đến lợi nhuận công ty than, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  phân tích tác động của đòn bẩy đến lợi nhuận công ty than, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  phân tích tác động của đòn bẩy đến lợi nhuận công ty than, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  phân tích tác động của đòn bẩy đến lợi nhuận công ty than, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  phân tích tác động của đòn bẩy đến lợi nhuận công ty than, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  phân tích tác động của đòn bẩy đến lợi nhuận công ty than, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  phân tích tác động của đòn bẩy đến lợi nhuận công ty than, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  phân tích tác động của đòn bẩy đến lợi nhuận công ty than, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  phân tích tác động của đòn bẩy đến lợi nhuận công ty than, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  phân tích tác động của đòn bẩy đến lợi nhuận công ty than, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  phân tích tác động của đòn bẩy đến lợi nhuận công ty than, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  phân tích tác động của đòn bẩy đến lợi nhuận công ty than, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  phân tích tác động của đòn bẩy đến lợi nhuận công ty than, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  phân tích tác động của đòn bẩy đến lợi nhuận công ty than, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  phân tích tác động của đòn bẩy đến lợi nhuận công ty than, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  phân tích tác động của đòn bẩy đến lợi nhuận công ty than, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  phân tích tác động của đòn bẩy đến lợi nhuận công ty than, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  phân tích tác động của đòn bẩy đến lợi nhuận công ty than, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  phân tích tác động của đòn bẩy đến lợi nhuận công ty than, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  phân tích tác động của đòn bẩy đến lợi nhuận công ty than, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  phân tích tác động của đòn bẩy đến lợi nhuận công ty than, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  phân tích tác động của đòn bẩy đến lợi nhuận công ty than, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  phân tích tác động của đòn bẩy đến lợi nhuận công ty than, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  phân tích tác động của đòn bẩy đến lợi nhuận công ty than, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  phân tích tác động của đòn bẩy đến lợi nhuận công ty than, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  phân tích tác động của đòn bẩy đến lợi nhuận công ty than, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  phân tích tác động của đòn bẩy đến lợi nhuận công ty than, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  phân tích tác động của đòn bẩy đến lợi nhuận công ty than, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  phân tích tác động của đòn bẩy đến lợi nhuận công ty than, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  phân tích tác động của đòn bẩy đến lợi nhuận công ty than, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  phân tích tác động của đòn bẩy đến lợi nhuận công ty than, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  phân tích tác động của đòn bẩy đến lợi nhuận công ty than, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  phân tích tác động của đòn bẩy đến lợi nhuận công ty than, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  phân tích tác động của đòn bẩy đến lợi nhuận công ty than, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  phân tích tác động của đòn bẩy đến lợi nhuận công ty than, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  phân tích tác động của đòn bẩy đến lợi nhuận công ty than, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  phân tích tác động của đòn bẩy đến lợi nhuận công ty than, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  phân tích tác động của đòn bẩy đến lợi nhuận công ty than, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  phân tích tác động của đòn bẩy đến lợi nhuận công ty than, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  phân tích tác động của đòn bẩy đến lợi nhuận công ty than, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  phân tích tác động của đòn bẩy đến lợi nhuận công ty than, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  phân tích tác động của đòn bẩy đến lợi nhuận công ty than, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  phân tích tác động của đòn bẩy đến lợi nhuận công ty than, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  phân tích tác động của đòn bẩy đến lợi nhuận công ty than, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  phân tích tác động của đòn bẩy đến lợi nhuận công ty than, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  phân tích tác động của đòn bẩy đến lợi nhuận công ty than, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  phân tích tác động của đòn bẩy đến lợi nhuận công ty than, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  phân tích tác động của đòn bẩy đến lợi nhuận công ty than, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  phân tích tác động của đòn bẩy đến lợi nhuận công ty than, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  phân tích tác động của đòn bẩy đến lợi nhuận công ty than, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  phân tích tác động của đòn bẩy đến lợi nhuận công ty than, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  phân tích tác động của đòn bẩy đến lợi nhuận công ty than, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  phân tích tác động của đòn bẩy đến lợi nhuận công ty than, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  phân tích tác động của đòn bẩy đến lợi nhuận công ty than, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  phân tích tác động của đòn bẩy đến lợi nhuận công ty than, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  phân tích tác động của đòn bẩy đến lợi nhuận công ty than, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  phân tích tác động của đòn bẩy đến lợi nhuận công ty than, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  phân tích tác động của đòn bẩy đến lợi nhuận công ty than, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  phân tích tác động của đòn bẩy đến lợi nhuận công ty than, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  phân tích tác động của đòn bẩy đến lợi nhuận công ty than, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  phân tích tác động của đòn bẩy đến lợi nhuận công ty than, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  phân tích tác động của đòn bẩy đến lợi nhuận công ty than, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  phân tích tác động của đòn bẩy đến lợi nhuận công ty than, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  phân tích tác động của đòn bẩy đến lợi nhuận công ty than, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  phân tích tác động của đòn bẩy đến lợi nhuận công ty than, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  phân tích tác động của đòn bẩy đến lợi nhuận công ty than, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  phân tích tác động của đòn bẩy đến lợi nhuận công ty than, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  phân tích tác động của đòn bẩy đến lợi nhuận công ty than, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  phân tích tác động của đòn bẩy đến lợi nhuận công ty than, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  phân tích tác động của đòn bẩy đến lợi nhuận công ty than, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  phân tích tác động của đòn bẩy đến lợi nhuận công ty than, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  phân tích tác động của đòn bẩy đến lợi nhuận công ty than, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  phân tích tác động của đòn bẩy đến lợi nhuận công ty than, ĐIỂM CAO, HAY

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy của các công ty cổ phần công nghi...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy của các công ty cổ phần công nghi...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy của các công ty cổ phần công nghi...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy của các công ty cổ phần công nghi...
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hà
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hàPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hà
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hà
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty xây dựng, 9đ
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty xây dựng, 9đNâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty xây dựng, 9đ
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty xây dựng, 9đ
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty vận tải
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty vận tảiĐề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty vận tải
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty vận tải
 
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOT
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOTLuận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOT
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOT
 
Phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp tư nhân gương kính cường hương
Phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp tư nhân gương kính cường hươngPhân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp tư nhân gương kính cường hương
Phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp tư nhân gương kính cường hương
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh phát tr...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh phát tr...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh phát tr...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh phát tr...
 
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty TNHH, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty TNHH, RẤT HAY, ĐIỂM 8Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty TNHH, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty TNHH, RẤT HAY, ĐIỂM 8
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng đức long
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng đức longPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng đức long
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng đức long
 
Phân tích tài chính tại tập đoàn dầu khí quốc gia việt nam
Phân tích tài chính tại tập đoàn dầu khí quốc gia việt namPhân tích tài chính tại tập đoàn dầu khí quốc gia việt nam
Phân tích tài chính tại tập đoàn dầu khí quốc gia việt nam
 
Đề tài: Hiệu quả quản lí tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng
Đề tài: Hiệu quả quản lí tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựngĐề tài: Hiệu quả quản lí tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng
Đề tài: Hiệu quả quản lí tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng
 
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Xuan An, 9 Điểm!
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Xuan An, 9 Điểm!Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Xuan An, 9 Điểm!
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Xuan An, 9 Điểm!
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần sông...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần sông...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần sông...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần sông...
 
Báo cáo thực tập tài chính doanh nghiệp
Báo cáo thực tập tài chính doanh nghiệpBáo cáo thực tập tài chính doanh nghiệp
Báo cáo thực tập tài chính doanh nghiệp
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh tập đoàn thang máy ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh tập đoàn thang máy ...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh tập đoàn thang máy ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh tập đoàn thang máy ...
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Nhà Thép
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Nhà ThépĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Nhà Thép
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Nhà Thép
 
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩa
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩaPhân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩa
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩa
 
Phân tích hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại quốc tế v...
Phân tích hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại quốc tế v...Phân tích hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại quốc tế v...
Phân tích hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại quốc tế v...
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần bidecons
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần bideconsNâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần bidecons
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần bidecons
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tại công ty cổ phần dca việt nam
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tại công ty cổ phần dca việt namGiải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tại công ty cổ phần dca việt nam
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tại công ty cổ phần dca việt nam
 

Similar to Đề tài phân tích tác động của đòn bẩy đến lợi nhuận công ty than, ĐIỂM CAO, HAY

Similar to Đề tài phân tích tác động của đòn bẩy đến lợi nhuận công ty than, ĐIỂM CAO, HAY (20)

Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại quốc tế việt mỹ
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại quốc tế việt mỹPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại quốc tế việt mỹ
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại quốc tế việt mỹ
 
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty thương mại quốc tế, ĐIỂM CAO
Đề tài  phân tích tình hình tài chính công ty thương mại quốc tế, ĐIỂM CAOĐề tài  phân tích tình hình tài chính công ty thương mại quốc tế, ĐIỂM CAO
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty thương mại quốc tế, ĐIỂM CAO
 
Phân tích và hoàn thiện cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần kết cấu thép c...
Phân tích và hoàn thiện cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần kết cấu thép c...Phân tích và hoàn thiện cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần kết cấu thép c...
Phân tích và hoàn thiện cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần kết cấu thép c...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty dầu khí, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn công ty dầu khí, ĐIỂM 8Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn công ty dầu khí, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty dầu khí, ĐIỂM 8
 
Luận án: Quản trị nguồn nhân lực ở tổng công ty Điện lực CHDCND Lào - Lý luận...
Luận án: Quản trị nguồn nhân lực ở tổng công ty Điện lực CHDCND Lào - Lý luận...Luận án: Quản trị nguồn nhân lực ở tổng công ty Điện lực CHDCND Lào - Lý luận...
Luận án: Quản trị nguồn nhân lực ở tổng công ty Điện lực CHDCND Lào - Lý luận...
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh công nghệ tin học và ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh công nghệ tin học và ...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh công nghệ tin học và ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh công nghệ tin học và ...
 
Đề tài quản lý dòng tiền ngắn hạn tại công ty đầu tư xây dựng, ĐIỂM 8
Đề tài quản lý dòng tiền ngắn hạn tại công ty đầu tư xây dựng, ĐIỂM 8Đề tài quản lý dòng tiền ngắn hạn tại công ty đầu tư xây dựng, ĐIỂM 8
Đề tài quản lý dòng tiền ngắn hạn tại công ty đầu tư xây dựng, ĐIỂM 8
 
Đề tàihiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty thương mại và xây dựng, 2018
 Đề tàihiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty thương mại và xây dựng,  2018 Đề tàihiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty thương mại và xây dựng,  2018
Đề tàihiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty thương mại và xây dựng, 2018
 
Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại...
Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại...Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại...
Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại...
 
Phân tích các tỷ số tài chính chủ yếu và biện pháp cải thiện hoạt động sản xu...
Phân tích các tỷ số tài chính chủ yếu và biện pháp cải thiện hoạt động sản xu...Phân tích các tỷ số tài chính chủ yếu và biện pháp cải thiện hoạt động sản xu...
Phân tích các tỷ số tài chính chủ yếu và biện pháp cải thiện hoạt động sản xu...
 
Đề tài phân tích tài chính công ty Đăng Trực, ĐIỂM 8
Đề tài  phân tích tài chính công ty Đăng Trực, ĐIỂM 8Đề tài  phân tích tài chính công ty Đăng Trực, ĐIỂM 8
Đề tài phân tích tài chính công ty Đăng Trực, ĐIỂM 8
 
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một t...
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một t...Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một t...
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một t...
 
Đề tài: Phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cơ khí, HAY
Đề tài: Phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cơ khí, HAYĐề tài: Phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cơ khí, HAY
Đề tài: Phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cơ khí, HAY
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần xuất...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần xuất...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần xuất...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần xuất...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty thương mại, RẤT HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty thương mại, RẤT HAYĐề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty thương mại, RẤT HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty thương mại, RẤT HAY
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng v...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng v...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng v...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng v...
 
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ báo chí ...
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ báo chí   ...Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ báo chí   ...
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ báo chí ...
 
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty dịch vụ báo chí truyền hình HAY
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty dịch vụ báo chí truyền hình HAYĐề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty dịch vụ báo chí truyền hình HAY
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty dịch vụ báo chí truyền hình HAY
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 

Recently uploaded (20)

Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 

Đề tài phân tích tác động của đòn bẩy đến lợi nhuận công ty than, ĐIỂM CAO, HAY

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA ĐÒN BẨY ĐẾN RỦI RO VÀ LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THAN HÀ TU SINH VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN THỊ LAN PHƯỢNG MÃ SINH VIÊN : A15323 CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG HÀ NỘI - 2012
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA ĐÒN BẨY ĐẾN RỦI RO VÀ LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THAN HÀ TU Giáo viên hướng dẫn : Th.S Vũ Lệ Hằng Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Lan Phượng Mã sinh viên : A15323 Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng HÀ NỘI - 2012 Thang Long University Library
  • 3. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thời gian hoàn thành khóa luận, em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giảng viên Đại học Thăng Long đã trang bị những kiến thức cần thiết để hoàn thành khóa luận, đặc biệt là giảng viên hướng dẫn Th.S Vũ Lệ Hằng đã trực tiếp định hướng và hướng dẫn tận tình để em hoàn thành tốt nhất khóa luận này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến cán bộ công nhân viên công ty cổ phần Than Hà Tu đặc biệt là các cán bộ và nhân viên phòng kế toán đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thực tập cũng như cung cấp số liệu đầy đủ, chi tiết phục vụ tốt nhất cho việc hoàn thành khóa luận. Em xin chân thành cảm ơn!
  • 4. MỤC LỤC CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐÒN BẨY VÀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐÒN BẨY ĐẾN RỦI RO VÀ LỢI NHUẬN TRONG DOANH NGHIỆP...............1 1.1. Một số khái niệm cơ bản .......................................................................1 1.1.1. Khái niệm đòn bẩy.............................................................................1 1.1.2. Một số khái niệm liên quan ..............................................................1 1.1.2.1. Rủi ro...........................................................................................1 1.1.2.2. Doanh thu ....................................................................................1 1.1.2.3. Chi phí .........................................................................................2 1.1.2.4. Lợi nhuận.....................................................................................7 1.2. Đòn bẩy hoạt động và tác động của đòn bẩy hoạt động đến rủi ro và lợi nhuận của doanh nghiệp......................................................................................7 1.2.1. Khái niệm đòn bẩy hoạt động ...........................................................7 1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến đòn bẩy hoạt động.................................8 1.2.3. Phân tích hòa vốn..............................................................................9 1.2.3.1. Điểm hòa vốn ..............................................................................9 1.2.3.2. Các phương pháp phân tích hòa vốn...........................................9 1.2.4. Độ bẩy hoạt động.............................................................................13 1.2.5. Quan hệ giữa độ bẩy hoạt động và điểm hòa vốn..........................14 1.2.6. Quan hệ giữa độ bẩy hoạt động và rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp ..........................................................................................................15 1.2.6.1. Rủi ro kinh doanh......................................................................15 1.2.6.2. Đo lường rủi ro kinh doanh.......................................................16 1.2.6.3. Quan hệ giữa độ bẩy hoạt động và rủi ro kinh doanh ...............18 1.2.7. Vai trò của đòn bẩy hoạt động đối với quản trị tài chính..............19 1.3. Đòn bẩy tài chính và tác động của đòn bẩy tài chính đến rủi ro và lợi nhuận của doanh nghiệp....................................................................................19 1.3.1. Khái niệm liên quan........................................................................19 1.3.2. Khái niệm đòn bẩy tài chính...........................................................20 1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đòn bẩy tài chính ..........23 1.3.4. Độ bẩy tài chính...............................................................................23 Thang Long University Library
  • 5. 1.3.5. Quan hệ giữa độ bẩy tài chính với rủi ro tài chính của doanh nghiệp ..........................................................................................................25 1.3.5.1. Rủi ro tài chính..........................................................................25 1.3.5.2. Đo lường rủi ro tài chính...........................................................26 1.3.6. Mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và giá trị doanh nghiệp.......29 1.3.6.1. Lý thuyết cơ cấu vốn tối ưu.......................................................30 1.3.6.2. Phân tích quan hệ EBIT – EPS..................................................31 1.3.7. Vai trò của đòn bẩy tài chính đối với quản trị tài chính ...............32 1.4. Đòn bẩy tổng hợp và tác động của đòn bẩy tổng hợp đối với tài chính doanh nghiệp .................................................................................................32 1.4.1. Đòn bẩy tổng hợp và độ bẩy tổng hợp............................................32 1.4.2. Tác động của đòn bẩy tổng hợp đến rủi ro và khả năng sinh lời của doanh nghiệp .................................................................................................34 CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA ĐÒN BẨY ĐẾN RỦI RO VÀ LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THAN HÀ TU................................36 2.1. Giới thiệu chung về công ty cổ phần Than Hà Tu............................36 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển................................................36 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần Than Hà Tu.........................37 2.1.3. Chức năng nhiệm vụ của một số phòng ban: ................................38 2.1.4. Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm sản xuất kinh doanh ..............38 2.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phẩn Than Hà Tu trong giai đoạn 2008 – 2011........................................................................40 2.2.1. Tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2008 - 2011 .................................................................................40 2.2.2. Tình hình tài sản nguồn vốn của công ty cổ phần Than Hà Tu trong giai đoạn 2008 – 2011.................................................................................44 2.3. Phân tích đòn bẩy và tác động của đòn bẩy đến rủi ro và lợi nhuận của công ty cổ phần Than Hà Tu ...........................................................................50 2.3.1. Phân tích đòn bẩy hoạt động và tác động của đòn bẩy hoạt động đến rủi ro và khả năng sinh lời của công ty........................................................50 2.3.1.1. Phân tích hòa vốn ......................................................................50
  • 6. 2.3.1.2. Phân tích đòn bẩy hoạt động và tác động của đòn bẩy hoạt động trong giai đoạn 2008 – 2011..............................................................................60 2.3.2. Phân tích đòn bẩy tài chính và tác động của đòn bẩy tài chính đến rủi ro và khả năng sinh lời tại công ty Cổ phần Than Hà Tu............................69 2.3.2.1. Quan hệ giữa độ bẩy tài chính và rủi ro tài chính của công ty trong giai đoạn 2008 – 2011..............................................................................76 2.3.2.2. Mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và giá trị của doanh nghiệp . ...................................................................................................86 2.3.3. Phân tích đòn bẩy tổng hợp và tác động của đòn bẩy tổng hợp tại công ty cổ phần Than Hà Tu giai đoạn 2008 – 2011..........................................89 2.3.3.1. Độ bẩy tổng hợp của công ty trong giai đoạn 2008 – 2011 ......89 2.3.3.2. Quan hệ giữa độ bẩy tổng hợp và rủi ro của công ty cổ phần Than Hà Tu trong giai đoạn 2008 – 2011 .........................................................91 2.3.4. Đánh giá về tình hình sử dụng đòn bẩy tại công ty cổ phần Than Hà Tu giai đoạn 2008 – 2011...............................................................................92 2.3.4.1. Đòn bẩy hoạt động ....................................................................92 2.3.4.2. Đòn bẩy tài chính ......................................................................94 2.3.4.3. Đòn bẩy tổng hợp......................................................................95 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐÒN BẨY TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THAN HÀ TU............................................96 3.1. Định hướng phát triển của công ty Cổ phần Than Hà Tu...............96 3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy hoạt động ...97 3.2.1. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chi phí cố định .......97 3.2.1.1. Tăng cường đầu tư vào các trang thiết bị hiện đại ....................97 3.2.1.2. Nâng cao công tác quản lý chi phí bán hàng.............................99 3.2.1.3. Nâng cao công tác quản lý chi phí quản lý doanh nghiệp.......102 3.2.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi phí biến đổi ........................................................................................................104 3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính ...104 3.3.1. Nâng cao hiệu quả sử dụng nợ vay ..............................................105 3.3.2. Xây dựng cơ cấu vốn hợp lý..........................................................107 Thang Long University Library
  • 7. DANH MỤC VIẾT TẮT Ký hiệu Tên đầy đủ CĐKT Cân đối kế toán CP Cổ phần CTCP Công ty cổ phần KQHĐKD Kết quả hoạt động kinh doanh LĐ Lao động P. Phòng TNDN Thu nhập doanh nghiệp TSCĐ Tài sản cố định VCSH Vốn chủ sở hữu
  • 8. DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, CÔNG THỨC Bảng 2.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2008 – 2011 ...................................................................................................................41 Bảng 2.2: Tình hình tài sản – nguồn vốn giai đoạn 2008 – 2011.........................45 Bảng 2.3: Cơ cấu tài sản giai đoạn 2008 – 2011 ..................................................46 Bảng 2.4: Cơ cấu nguồn vốn trong giai đoạn 2008 - 2011...................................49 Bảng 2.5: Phân loại chi phí theo định phí và biến phí..........................................51 Bảng 2.6: Định phí và biến phí.............................................................................52 Bảng 2.7: Doanh thu, sản lượng và giá bán trong giai đoạn 2008 – 2011 ...........52 Bảng 2.8: Sản lượng hòa vốn của công ty Cổ phần Than Hà Tu trong giai đoạn 2008 – 2011 ...................................................................................................................53 Bảng 2.9: Doanh thu hòa vốn của công ty Cổ phần Than Hà Tu giai đoạn 2008 – 2011 ...............................................................................................................................58 Bảng 2.10: Độ bẩy hoạt động theo sản lượng giai đoạn 2008 – 2011..................61 Bảng 2.11: Mối quan hệ giữa độ bẩy hoạt động và điểm hòa vốn .......................63 Bảng 2.12: Lợi nhuận hoạt động của các năm 2008 – 2011.................................64 Bảng 2.13: Chỉ tiêu đo lường rủi ro kinh doanh của một số doanh nghiệp cùng ngành .............................................................................................................................65 Bảng 2.14: Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro kinh doanh .....................................66 Bảng 2.15: Quan hệ giữa độ bẩy hoạt động và rủi ro kinh doanh của công ty giai đoạn 2008 - 2011...........................................................................................................68 Bảng 2.16: EPS của công ty trong giai đoạn 2008 – 2011 ...................................69 Bảng 2.17: Chi phí sử dụng vốn rd giai đoạn 2008 – 2011...................................70 Bảng 2.18: Các chỉ tiêu về đòn bẩy tài chính: ......................................................70 Bảng 2.19: Độ bẩy tài chính của công ty trong giai đoạn 2008 – 2011 ...............72 Bảng 2.20: Độ bẩy tài chính của một số công ty cùng ngành giai đoạn 2008 – 2011 ...............................................................................................................................75 Bảng 2.21: Bảng phân tích các yếu tố liên quan đến rủi ro tài chính...................77 Bảng 2.22: Các chỉ số về đòn bẩy tài chính của công ty trong giai đoạn 2008 - 2011 ...............................................................................................................................77 Bảng 2.23: Các chỉ số về đòn bẩy tài chính của các công ty giai đoạn 2008 – 2011 ...............................................................................................................................80 Bảng 2.24: Các yếu tố ảnh hưởng đến EPS giai đoạn 2008 – 2011.....................82 Bảng 2.25: Mức độ biến động của các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tài chính của công ty trong giai đoạn 2008 – 2011.............................................................................83 Bảng 2.26: Quan hệ độ bẩy tài chính và rủi ro tài chính của công ty...................84 Thang Long University Library
  • 9. Bảng 2.27: Giá trị thị trường của cổ phiếu công ty trong giai đoạn 2008 – 2011 .......................................................................................................................................86 Bảng 2.28: Mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và giá trị thị trường của cổ phiếu công ty giai đoạn 2008 -2011 ........................................................................................87 Bảng 2.29: Độ bẩy tổng hợp giai đoạn 2008 – 2011............................................89 Bảng 2.30:Quan hệ giữa độ bẩy tổng hợp và rủi ro của công ty giai đoạn 2008 – 2011 ...............................................................................................................................91 Bảng 3.1: Tỷ trọng các loại tài sản trong tài sản cố định của công ty..................97 Bảng 3.2: Độ bẩy hoạt động khi công ty đầu tư thêm dây chuyền mới ...............99 Bảng 3.3: Sản lượng hòa vốn khi công ty tăng cường đầu tư trang thiết bị hiện đại ..................................................................................................................................99 Bảng 3.4: Cơ cấu chi phí bán hàng giai đoạn 2008 – 2011................................100 Bảng 3.5: Độ bẩy hoạt động dự tính khi giảm chi phí bán hàng........................100 Bảng 3.6: Sản lượng hòa vốn dự tính khi công ty giảm chi phí bán hàng .........101 Bảng 3.7: Độ bẩy hoạt động dự tính khi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp....102 Bảng 3.8: Sản lượng hòa vốn dự tính khi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp ..102 Bảng 3.9: Cơ cấu chi phí quản lý doanh nghiệp giai đoạn 2008 – 2011............103 Bảng 3.10: ROA của công ty và các công ty khác trong giai đoạn 2008 – 2011 .....................................................................................................................................105 Bảng 3.11. Độ bẩy tài chính dự tính khi công ty tăng hiệu quả sử dụng vốn ....106 Bảng 3.12: EPS dự tính khi công ty tăng hiệu quả sử dụng vốn........................106 Bảng 3.13: ROE dự tính khi công ty tăng hiệu quả sử dụng vốn.......................106 Bảng 3.14: Cơ cấu nguồn vốn của công ty giai đoạn 2008 – 2011 ....................107 Bảng 3.15: Tỷ trọng nợ vay phải trả trên tổng nợ phải trả giai đoạn 2008 - 2011 .....................................................................................................................................108 Bảng 3.16: Các phương án sử dụng nợ vay........................................................108 Bảng 3.17: So sánh các chỉ tiêu EPS và ROE khi thay đổi tỷ trọng nợ .............109 Bảng 3.18. EPS, ROE, DFL dự tính khi thuế suất thuế TNDN không đổi ........109 Biểu đồ 2.1: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giai đoạn 2008 – 2011 ...42 Biểu đồ 2.2: Lợi nhuận sau thuế giai đoạn 2008 – 2011 ......................................43 Biểu đồ 2.3: Quy mô vốn giai đoạn 208 – 2011...................................................46 Biểu đồ 2.4: Cơ cấu tài sản trong các năm từ 2008 – 2011..................................47 Biểu đồ 2.5: Cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2008 – 2011 .......................................49 Biểu đồ 2.6: Sản lượng tiêu thụ và sản lượng hòa vốn giai đoạn 2008 – 2009....54 Biểu đồ 2.7: Doanh thu hòa vốn giai đoạn 2008 – 2011 ......................................59
  • 10. Biểu đồ 2.8: Xu hướng thay đổi của độ bẩy hoạt động theo sản lượng giai đoạn 2008 – 2011 ...................................................................................................................61 Biểu đồ 2.9: Mối quan hệ giữa sản lượng hòa vốn và độ bẩy hoạt động .............63 Biểu đồ 2.10: Độ bẩy tài chính và ROE giai đoạn 2008 – 2011 ..........................73 Biểu đồ 2.11: Độ bẩy tổng hợp giai đoạn 2008 – 2011........................................90 Biểu đồ 2.12: Mức độ thay đổi của tài sản cố định ..............................................93 Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức của công ty Cổ phần Than Hà Tu – Vinacomin.........37 Sơ đồ 2.1: Quy trình sản xuất kinh doanh chung..................................................39 Đồ thị 1.1. Định phí ................................................................................................5 Đồ thị 1.2. Biến phí tỷ lệ.........................................................................................6 Đồ thị 1.3. Biến phí cấp bậc ...................................................................................6 Đồ thị 1.4 Biểu đồ phân tích hòa vốn tuyến tính..................................................10 Đồ thị 1.5: Quan hệ giữa sản lượng tiêu thụ và độ bẩy hoạt động .......................14 Đồ thị 1.6: Điểm bàng quan của các phương án tài trợ ........................................31 Đồ thị 2.1: Xu hướng thay đổi của EPS và DFL trong giai đoạn 2008 - 2011 ....72 Đồ thị 2.2: Quan hệ giữa giá cổ phiếu với chi phí sử dụng vốn...........................88 Công thức 1.1..........................................................................................................3 Công thức 1.2..........................................................................................................4 Công thức 1.3..........................................................................................................7 Công thức 1.4..........................................................................................................9 Công thức 1.5..........................................................................................................9 Công thức 1.6........................................................................................................11 Công thức 1.7........................................................................................................11 Công thức 1.8.......................................................................................................12 Công thức 1.9........................................................................................................13 Công thức 1.10......................................................................................................13 Công thức 1.11......................................................................................................14 Công thức 1.12......................................................................................................16 Công thức 1.13......................................................................................................17 Công thức 1.14......................................................................................................19 Công thức 1.15......................................................................................................20 Công thức 1.16......................................................................................................20 Công thức 1.17......................................................................................................22 Công thức 1.18......................................................................................................23 Thang Long University Library
  • 11. Công thức 1.19......................................................................................................24 Công thức 1.20......................................................................................................24 Công thức 1.21......................................................................................................24 Công thức 1.22......................................................................................................24 Công thức 1.23......................................................................................................25 Công thức 1.24......................................................................................................26 Công thức 1.25......................................................................................................27 Công thức 1.26......................................................................................................28 Công thức 1.27......................................................................................................28 Công thức 1.28......................................................................................................29 Công thức 1.29......................................................................................................29 Công thức 1.30......................................................................................................30 Công thức 1.31......................................................................................................30 Công thức 1.32......................................................................................................30 Công thức 1.33......................................................................................................30 Công thức 1.34......................................................................................................33 Công thức 1.35......................................................................................................33 Công thức 1.36......................................................................................................33 Công thức 1.37......................................................................................................33 Công thức 1.38......................................................................................................33
  • 12. LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cùng với nhịp độ phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thế giới, Việt Nam cũng đang có những bước chuyển mình đáng kể, đặc biệt là sau sự kiện nước ta chính thức là thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới - WTO. Sự hội nhập ấy đã mang đến cho nước ta rất nhiều cơ hội nhưng bên cạnh đó cũng không ít thách thức. Chính những cơ hội và thách thức đó đã mang đến một môi trường kinh doanh đầy rủi ro, đặc biệt đối với những công nghiệp truyền thống và ngành khai thác than cũng là một trong số đó. Những ảnh hưởng tiêu cực của nền kinh tế thế giới và trong nước trong 6 tháng đầu năm 2012 đã khiến cho nhiều doanh nghiệp ngành than gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm cũng như duy trì hoạt động một cách hiệu quả và có lãi. Cắt giảm các chi phí một cách tối đa như cho công nhân nghỉ luân phiên, cắt giảm số giờ sản xuất, giảm sản lượng,… đó là các biện pháp mà các doanh nghiệp ngành than đang thực hiện để đối mặt với những khó khăn và rủi ro của nền kinh tế. Tuy nhiên, liệu các biện pháp ấy có thực sự hiệu quả và có thể giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn cũng như hoạt động có lãi? Đây chính là câu hỏi lớn của mỗi doanh nghiệp nói riêng và ngành than nói chung. Từ thực tế nói trên, em đã hình thành nên ý tưởng về việc nghiên cứu tác động của việc quản lý các chi phí hoạt động cố định và các chi phí tài chính cố định đối với rủi ro và khả năng sinh lời của doanh nghiệp tại công ty cổ phần Than Hà Tu thông qua khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Phân tích tác động của đòn bẩy đến rủi ro và khả năng sinh lời tại công ty cổ phần Than Hà Tu”. Từ khóa luận này em hy vọng có thể phần nào giải đáp được những vấn đề mà công ty nói riêng và ngành than nói chung đang gặp phải cũng như đưa ra được những biện pháp giúp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy của công ty. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Khóa luận đi sâu tìm hiểu về cơ sở lý luận về đòn bẩy và tác động của đòn bẩy đến rủi ro và khả năng sinh lời của doanh nghiệp, vận dụng vào phân tích tác động của đòn bẩy tại công ty cổ phần Than Hà Tu trong giai đoạn 2008 – 2011. Từ đó, chỉ ra được những ưu, nhược điểm và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả việc sử dụng đòn bẩy tại công ty. 3. Phương pháp nghiên cứu Khóa luận sử dụng chủ yếu phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh để đưa ra đánh giá và kết luận từ cơ sở là các số liệu được cung cấp và thực trạng tình hình hoạt động của công ty nói riêng cũng như một số doanh nghiệp ngành than nói chung. Thang Long University Library
  • 13. 4. Kết cấu của khóa luận Nội dung của khóa luận gồm 3 chương:  Chương 1: Lý luận cơ bản về đòn bẩy và tác động của đòn bẩy đến rủi ro và khả năng sinh lợi trong doanh nghiệp.  Chương 2: Phân tích đòn bẩy và tác động của đòn bẩy lên rủi ro và khả năng sinh lời tại công ty cổ phần Than Hà Tu.  Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tại công ty cổ phần Than Hà Tu.
  • 14. 1 CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐÒN BẨY VÀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐÒN BẨY ĐẾN RỦI RO VÀ LỢI NHUẬN TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái niệm đòn bẩy Trong lĩnh vực vật lý, “đòn bẩy” là khái niệm dùng để chỉ một loại công cụ với chức năng khuếch đại một lực nhỏ thành một lực lớn hơn theo hướng phục vụ cho con người. Để đòn bẩy có thể phát huy tác dụng, người ta phải dựa vào một điểm cố định thường gọi là điểm tựa và đây cũng chính là điểm mấu chốt để khuếch đại lực nhằm dịch chuyển các vật thể theo ý muốn của con người. Trong tài chính, người ta mượn thuật ngữ “đòn bẩy” chỉ việc sử dụng chi phí hoạt động và chi phí tài chính cố định để gia tăng khả năng sinh lợi cũng như thể hiện tình hình rủi ro của doanh nghiệp. 1.1.2. Một số khái niệm liên quan 1.1.2.1. Rủi ro Rủi ro trong tài chính nói chung là tính không chắc chắn trong việc đạt được các lợi ích trong kinh doanh và đầu tư hay chính là sự sai khác giữa lợi nhuận thực tế và lợi nhuận kì vọng. Rủi ro thường được chia làm 2 loại, bao gồm:  Rủi ro hệ thống: là loại rủi ro xảy ra do sự biến động lợi nhuận của chứng khoán hay danh mục đầu tư do sự biến động của lợi nhuận trên thị trường nói chung, rủi ro này thường được gây ra bởi các yếu tố như tình hình kinh tế, cải tổ chính sách thuế, thay đổi tình hình năng lượng thế giới… Đây là phần rủi ro mà tất cả các loại chứng khoán cũng như các doanh nghiệp phải gánh chịu do đó không thể giảm rủi ro bằng cách đa dạng hóa danh mục đầu tư. Loại rủi ro này còn được gọi là rủi ro thị trường.  Rủi ro phi hệ thống: là loại rủi ro chỉ xảy ra đối với một công ty hay một ngành kinh doanh nào đó, loại rủi ro này do các yếu tố riêng của doanh nghiệp gây ra bao gồm năng lực quản trị, cạnh tranh nước ngoài cũng như các quy định mang tính đặc thù của nhà nước… rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính cũng thuộc loại rủi ro này. Rủi ro phi hệ thống có thể giảm được bằng chiến lược đa dạng hóa danh mục đầu tư. 1.1.2.2. Doanh thu Doanh thu là toàn bộ số tiền doanh nghiệp thu được từ các hoạt động sản xuất sản phẩm, cung cấp dịch vụ, đầu tư – kinh doanh… trong một khoảng thời gian nhất định (thường là năm tài chính). Doanh thu của một doanh nghiệp thường bao gồm: - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: là toàn bộ số tiền doanh nghiệp thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính là bán sản phẩm và cung cấp dịch vụ cho Thang Long University Library
  • 15. 2 khách hàng. Đây là thành phần chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh thu của doanh nghiệp. - Doanh thu hoạt động tài chính: là số tiền doanh nghiệp nhận được từ các hoạt động đầu tư, liên doanh liên kết như tiền lãi cho vay, lợi nhuận và cổ tức nhận được từ việc góp vốn liên doanh cũng như các hoạt động tài chính khác… - Doanh thu khác: bao gồm các khoản khác mà doanh nghiệp nhận được như các khoản nợ vắng chủ, các khoản bồi thường, doanh thu của năm trước bị bỏ sót,… Như vậy doanh thu là số tiền doanh nghiệp thu được về từ tất cả các hoạt động kinh tế của mình nhưng đó không phải là thu nhập thực tế mà doanh nghiệp nhận được bởi doanh nghiệp cũng phải bỏ ra các khoản chi phí để có được doanh thu đó. 1.1.2.3. Chi phí a. Khái niệm chi phí Mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh đểu phải có chi phí. Chi phí kinh doanh được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau tùy theo mục đích và quan điểm của mỗi nhà khoa học cũng như mỗi lĩnh vực. Theo quan điểm của các nhà quản trị thì chi phí là sự mất đi của nguyên vật liệu, tiền công, dịch vụ mua ngoài và các khoản chi phí khác để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ thỏa mãn nhu cầu thị trường. Trong nền kinh tế thị trường, các nhà quản trị luôn đặt nhu cầu khách hàng lên trên để sản xuất các sản phẩm, dịch vụ với chất lượng cao nhưng chi phí thấp, nhằm tối đa hóa mục tiêu lợi nhuận. Dưới góc độ của kế toán tài chính, chi phí được coi là khoản phí tổn phát sinh gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh trong một kỳ hạch toán. Tuy nhiên, không phải loại chi phí nào phát sinh trong kỳ cũng được tính là chi phí của doanh nghiệp trong kỳ đó. Việc xác định chi phí phụ thuộc rất nhiều vào tính chất cũng như cách thức ghi nhận của từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Dưới góc độ của kế toán quản trị, chi phí là những khoản phí tổn thực tế gắn liền với các phương án, sản phẩm, dịch vụ. Theo đó, các chi phí luôn mang tính cụ thể nhằm giúp các doanh nghiệp đánh giá được mức độ hiệu quả của từng công việc từ đó có thể đưa ra các quyết định đầu tư và phương án tối ưu. Như vậy, điểm chung ta có thể nhận thấy từ các quan điểm trên đó là chi phí đều là sự tiêu hao các yếu tố sản xuất, các nguồn lực trong một tổ chức để đạt được các mục tiêu xác định. Bản chất của chi phí là sự mất đi của các nguồn lực để đổi lấy các kết quả nhằm thỏa mãn các mục tiêu đã đề ra. b. Phân loại chi phí Có nhiều loại chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bởi vậy, cũng có nhiều cách phân loại chi phí theo các tiêu thức khác nhau.
  • 16. 3  Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động: Theo tiêu thức này, chi phí bao gồm chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất, cụ thể: - Chi phí sản xuất: là toàn bộ chi phí có liên quan đến việc sản xuất sản phẩm trong một thời gian nhất định, chi phí sản xuất bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.  Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí của những nguyên vật liệu cấu thành nên sản phẩm, có giá trị lớn và có thể xác định một cách tách biệt, rõ ràng, cụ thể cho từng sản phẩm. Đặc điểm của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là thường mang tính chất biến phí, nó cấu thành nên thực thể của sản phẩm và chiếm tỷ trọng khá cao trong giá thành sản phẩm.  Chi phí nhân công trực tiếp là chi phí tiền lương, phụ cấp, các khoản trích theo lương… của những lao động trực tiếp sản xuất ra sản phẩm và cũng giống như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp cũng có thể xác định cụ thể cho từng sản phẩm và góp phần tạo ra giá thành sản phẩm.  Chi phí sản xuất chung, đây là loại chi phí gồm nhiều loại chi phí gián tiếp tạo ra sản phẩm như chi phí nguyên vật liệu phụ, chi phí nhân công gián tiếp (chi phí nhân viên phân xưởng),… Khác với hai loại chi phí trên, chi phí sản xuất chung không thể xác định cụ thể cho từng sản phẩm nên sẽ được phân bổ theo các tiêu thức thích hợp như số giờ công lao động, số sản phẩm sản xuất,… Chi phí sản xuất chung thường được phân bổ theo công thức: Đơn giá phân bổ chi phí SXC = Tổng chi phí sản xuất chung Tiêu thức phân bổ (1.1) - Chi phí ngoài sản xuất: đây là các loại chi phí phát sinh không trực tiếp trong quá trình sản xuất sản phẩm hay cung cấp dịch vụ, bao gồm:  Chi phí bán hàng là các khoản chi phí phục vụ cho việc tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các doanh nghiệp. Chi phí này thường gồm chi phí nhân viên bán hàng, chi phí vận chuyền hàng hóa, hoa hồng bán hàng, khấu hao tài sản cố định phục vụ cho việc bán hàng  Chi phí quản lý doanh nghiệp là khoản chi phí phục vụ cho bộ máy điều hành của các doanh nghiệp, thường gồm: chi phí lương cho bộ phận quản lý, chi phí các dịch vụ mua ngoài, khấu hao tài sản cố định phục vụ quản lý… Việc phân loại theo tiêu thức chức năng hoạt động giúp các doanh nghiệp có thể xác định được giá thành sản phẩm cũng như là cơ sở để xây dựng dự toán và quản lý chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Thang Long University Library
  • 17. 4  Phân loại chi phí theo đối tượng Theo tiêu thức này, chi phí bao gồm: - Chi phí trực tiếp: là loại chi phí có thể dễ dàng và hợp lý tách biệt cho từng đối tượng được xem xét, ở đây là sản phẩm hay phân xưởng sản xuất… Xét về bản chất, chi phí trực tiếp tự nó được tính vào giá thành đơn vị sản phẩm hoặc một đối tượng. Một đối tượng có tỷ trọng chi phí trực tiếp cao thì độ chính xác trong việc xác định giá thành sản phẩm và kết quả kinh doanh của đối tượng đó càng cao. - Chi phí gián tiếp: là loại chi phí sử dụng chung cho nhiều hoạt động nên kế toán không thể tập hợp thẳng cho các đối tượng chịu chi phí, do vậy phải tiến hành phân bổ từng yếu tố chi phí gián tiếp cho từng đối tượng. Chi phí gián tiếp thường được phân bổ theo công thức: = * Tỷ lệ phân bổ Trong đó: Tỷ lệ phân bổ = Tổng chi phí gián tiếp cần phân bổ Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả đối tượng *100 (1.2)  Phân loại theo yếu tố chi phí Để phục vụ cho việc tập hợp, quản lý chi phí theo nội dung kinh tế ban đầu đồng nhất của nó mà không xem xét đến công dụng cụ thể, địa điểm phát sinh của chi phí khi đó chi phí được phân loại theo yếu tố. Toàn bộ chi phí của doanh nghiệp được chia thành 7 yếu tố chi phí sau: - Yếu tố chi phí nguyên liệu, vật liệu: bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ,… được sử dụng vào sản xuất kinh doanh (loại trừ giá trị vật liệu dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi). - Yếu tố chi phí nhiên liệu, động lực: bao gồm toàn bộ các chi phí bỏ ra cho nhiên liệu, động lực dùng cho toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong một thời gian nhất định. - Yếu tố chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp lương: phản ánh tổng số tiền lương và phụ cấp mang tính chất lương (như tiền ăn ca, bồi dưỡng,…) phải trả cho toàn bộ nhân viên của doanh nghiệp. - Yếu tố chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn: phản ánh phần bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương và phụ cấp lương phải trả công nhân viên. Chi phí gián tiếp phân bổ cho từng đối tượng (sản phẩm) Tổng tiêu thức phân bổ của từng đối tượng ( sản phẩm)
  • 18. 5 - Yếu tố chi phí khấu hao tài sản cố định: phản ánh tổng số khấu hao tài sản cố định phải trích trong kỳ của tất cả các tài sản cố định sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh. - Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài như chi phí điện, nước, điện thoại… dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. - Yếu tố chi phí khác bằng tiền: bao gồm toàn bộ chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh ở các yếu tố chi phí trên được dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ.  Phân loại chi phí theo cách ứng xử của hoạt động Theo cách phân loại này, chi phí của doanh nghiệp được chia thành các dạng là định phí, biến phí và chi phí hỗn hợp. Chi phí cố định (định phí): trong ngắn hạn, một số chi phí hoạt động độc lập với doanh số hay sản lượng. Loại chi phí này được gọi là định phí. Tất cả các khấu hao tài sản, nhà máy và thiết bị, tiền thuê nhà xưởng, bảo hiểm, thuế môn bài và lương của ban quản lý,… đều được coi là định phí. Nếu một doanh nghiệp hoạt động liên tục thì doanh nghiệp phải tiếp tục chi trả các chi phí này bất kể mức doanh thu là bao nhiêu. Tuy nhiên, đó là trong ngắn hạn, còn trong dài hạn tất cả các yếu tố đều thay đổi nên định phí cũng sẽ thay đổi, do vậy, khái niệm định phí chỉ được xác định trong ngắn hạn. Định phí thường có những đặc điểm là xét trong giới hạn của quy mô hoạt động, chi phí cố định thường không thay đổi, vì vậy khi sản lượng thay đổi thì định phí đơn vị của một sản phẩm thay đổi. Do đó, các nhà quản trị muốn giảm định phí đơn vị của một sản phẩm thì cần phải khai thác tối đa công suất của các tài sản tạo ra các chi phí đó. Định phí có thể được biểu diễn theo phương trình: Y = A Trong đó: Y: định phí A: Giá trị của định phí (hằng số) Như vậy, ở bất cứ mức sản lượng nào định phí cũng không thay đổi, ta cũng có thể biểu diễn định phí thông qua đồ thị sau: Đồ thị 1.1. Định phí Chiphí Sản lượng Thang Long University Library
  • 19. 6 - Chi phí biến đổi (biến phí): là các khoản chi phí có quan hệ tỷ lệ với sản lượng hay quy mô hoạt động. Biến phí của một doanh nghiệp thường bao gồm chi phí nguyên vật liệu và công nhân trực tiếp cũng như hoa hồng doanh thu. Biến phí có thể biểu diễn qua phương trình: Y = bx Trong đó: Y: Biến phí b: biến phí tính trên một đơn vị sản phẩm x: sản lượng sản xuất Biến phí thường có các đặc điểm:  Biến phí của môt đơn vị sản phẩm thường không thay đổi, đây là cơ sở để các doanh nghiệp xây dựng định mức biến phí cho từng sản phẩm.  Biến phí của doanh nghiệp gồm nhiều loại khác nhau và có thể chia thành 2 loại cơ bản là biến phí tỷ lệ và biến phí cấp bậc. Trong đó, biến phí tỷ lệ là khoản biến phí hoàn toàn tỷ lệ thuận với sản lượng hoặc quy mô hoạt động. Biến phí cấp bậc là loại biến phí chỉ thay đổi khi quy mô của phạm vi hoạt động thay đổi. Dưới đây là đồ thị minh họa hai loại biến phí trên Đồ thị 1.2. Biến phí tỷ lệ Đồ thị 1.3. Biến phí cấp bậc - Chi phí hỗn hợp: không phải tất cả các chi phí đều có thể được phân loại thành định phí hoặc biến phí, một số chi phí có cả yếu tố cố định và yếu tố biến đổi như chi phí điện, nước. Trong mức độ hoạt động thông thường thì chi phí hỗn hợp thể hiện định phí, nhưng khi việc sản xuất vượt ra khỏi mức độ hoạt động thông thường đó thì chi phí hỗn hợp sẽ bao gồm cả biến phí. Hầu hết các chi phí phát sinh trong thực tế thường mang tính chất chi phí hỗn hợp như chi phí sản xuất chung, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp,… các khoản chi phí này khá phức tạp cũng như thường khó kiểm soát. Như vậy, việc phân loại chi phí theo cách ứng xử của hoạt động có thể giúp các doanh nghiệp hiểu được bản chất sự vận động của các yếu tố chi phí từ đó là cơ sở để kiểm soát chi phí cũng như đánh giá hiệu quả hoạt động của từng bộ phận, quan trọng Chiphí Sản lượng Chiphí Sản lượng
  • 20. 7 hơn, việc phân loại theo tiêu thức này có thể giúp doanh nghiệp tiến hành phân tích mối quan hệ giữa chi phí, sản lượng và lợi nhuận, đây là công cụ quan trọng để doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định đầu tư, lựa chọn sản phẩm, mức sản lượng phù hợp để tối đa hóa lợi nhuận. Đây cũng là cách phân loại phù hợp với việc phân tích tác động của đòn bẩy đến rủi ro và khả năng sinh lợi của doanh nghiệp, vì vậy, trong phạm vi của khóa luận này, chúng ta sẽ sử dụng cách phân loại chi phí theo ứng xử của hoạt động. 1.1.2.4. Lợi nhuận Lợi nhuận chính là số tiền thực tế doanh nghiệp thu được sau khi đã trừ tất cả các chi phí đã bỏ ra. Lợi nhuận là yếu tố các doanh nghiệp quan tâm hơn doanh thu bởi lợi nhuận phản ánh giá trị thực tế mà doanh nghiệp đạt được từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận của một doanh nghiệp có thể gồm: - Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất, kinh doanh: là khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu bán sản phẩm hay cung cấp dịch vụ và các khoản giảm trừ, giá thành sản phẩm, các chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp… - Lợi nhuận khác: đây là khoản tiền thu được thực tế sau khi đã trừ tất cả các chi phí trong các hoạt động ngoài lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp, lợi nhuận khác thường bao gồm: lợi nhuận từ hoạt động đầu tư tài chính, hoàn nhập các khoản trích không phát sinh trong thực tế… Việc xác định lợi nhuận của một doanh nghiệp phải dựa vào các căn cứ số liệu, ghi chép của kế toán và được phản ánh đầy đủ trong báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong báo cáo này, các doanh nghiệp thường quan tâm nhất đến chi tiêu thu nhập sau thuế - EAT (earning after tax), tuy nhiên trong phạm vi của đề tài này, để phân tích tác động của đòn bẩy đến rủi ro và khả năng sinh lời của doanh nghiệp chúng ta sẽ sử dụng chủ yếu là chỉ tiêu EBIT – thu nhập trước thuế và lãi vay. Đây là chỉ tiêu phản ánh lợi nhuận trước khi trừ thuế và lãi vay, hay nói cách khác, EBIT không chịu ảnh hưởng của cơ cấu vốn cũng như thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, do đó, EBIT còn được gọi là lợi nhuận hoạt động. Việc sử dụng EBIT có thể giúp cho việc phân tích được khách quan cũng như chính xác hơn. EBIT được xác định theo công thức: EBIT = Doanh thu – Chi phí hoạt động (1.3) 1.2. Đòn bẩy hoạt động và tác động của đòn bẩy hoạt động đến rủi ro và lợi nhuận của doanh nghiệp 1.2.1. Khái niệm đòn bẩy hoạt động Đòn bẩy hoạt động là mức độ sử dụng chi phí hoạt động cố định của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp đầu tư chi phí cố định với mong muốn số lượng tiêu thụ sẽ Thang Long University Library
  • 21. 8 tạo ra doanh thu đủ lớn để trang trải tất cả các chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra bao gồm chi phí cố định và chi phí biến đổi. Trong khái niệm đòn bẩy hoạt động, chi phí cố định chính là “điểm tựa” để khuếch đại sự thay đổi của lợi nhuận (hoặc lỗ) thông qua sự thay đổi trong số lượng tiêu thụ. 1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến đòn bẩy hoạt động Việc sử dụng đòn bẩy hoạt động của một doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của các yếu tố dưới đây:  Đặc điểm ngành nghề kinh doanh: Không phải bất kỳ doanh nghiệp thuộc một ngành nào cũng có thể sử dụng được đòn bẩy hoạt động, điều này được quy định bởi những đặc thù của các ngành kinh doanh đó. Đối với các ngành nghề có mức độ đầu tư vào tài sản cố định và chi phí hoạt động cố định khác lớn như các doanh nghiệp sản xuất thì việc sử dụng đòn bẩy hoạt động là điều khá dễ hiểu. Còn các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ với mức độ đầu tư cho các chi phí cố định ở mức thấp, họ sẽ khá gặp khó khăn trong việc tận dụng đòn bẩy hoạt động. Như vậy, đòn bẩy hoạt động chịu tác động của các yếu tố đặc thù ngành kinh doanh là rất lớn.  Quy mô doanh nghiệp: các doanh nghiệp có quy mô khác nhau sẽ có mức đầu tư vào tài sản cố định cũng như các chi phí hoạt động cố định khác nhau. Các doanh nghiệp có quy mô càng lớn sẽ có mức đầu tư các trang thiết bị, nhà xưởng, cơ sở vật chất, cũng như các chi phí khác càng nhiều, còn các doanh nghiệp có quy mô nhỏ thì mức đầu tư cũng ít hơn.  Yếu tố công nghệ: công nghệ là một trong những yếu tố làm thay đổi nhanh chóng cách sản xuất kinh doanh cũng như điều hành của mỗi doanh nghiệp. Công nghệ mới như các dây chuyền sản xuất hiện đại, tự động hóa, công nghệ thông tin,… có thể giúp doanh nghiệp giảm số lượng công nhân sản xuất trực tiếp hay giảm số lượng sản phẩm hỏng,… hay nói cách khác là giúp doanh nghiệp chuyển một phần chi phí biến đổi (chi phí nhân công sản xuất trực tiếp, chi phí nguyên vật liệu…) thành chi phí cố định (khấu hao tài sản cố định…) khi đó tỷ trọng chi phí cố định của doanh nghiệp sẽ tăng lên. Như vậy, doanh nghiệp càng có khả năng đầu tư cho yếu tố công nghệ thì việc sử dụng đòn bẩy hoạt động sẽ càng lớn.  Quy định của pháp luật: một số các chi phí hoạt động cố định của doanh nghiệp cũng chịu sự quy định của pháp luật như chi phí bảo hiểm, kinh phí công đoàn,… khi tỷ lệ của các chi phí này thay đổi theo các quy định mà nhà nước ban hành thì tỷ lệ sử dụng chi phí cố định của doanh nghiệp cũng có thể thay đổi.
  • 22. 9 1.2.3. Phân tích hòa vốn 1.2.3.1. Điểm hòa vốn Một trong những công cụ để phân tích vai trò hay những ảnh hưởng của đòn bẩy hoạt động đến rủi ro và lợi nhuận của một doanh nghiệp đó là phân tích hòa vốn (còn được gọi là phân tích chi phí – sản lượng – lợi nhuận). Phân tích hòa vốn xem xét các mối liên hệ giữa doanh thu, các định phí, biến phí và EBIT tại các mức sản lượng khác nhau của doanh nghiệp. Là một trong những khái niệm khá quen thuộc trong tài chính, điểm hòa vốn là điểm sản lượng hoặc doanh thu tiêu thụ mà tại đó doanh thu bằng tổng chi phí. Hay nói một cách khác, điểm hòa vốn là điểm mà tại đó lợi nhuận của doanh nghiệp bằng không. Điểm hòa vốn chính là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng giúp cho các doanh nghiệp xác định được ngưỡng sản lượng hoặc doanh thu để đạt được mức lợi nhuận dự kiến. 1.2.3.2. Các phương pháp phân tích hòa vốn Phân tích hòa vốn là kỹ thuật phân tích mối quan hệ giữa chi phí cố định, chi phí biến đổi, lợi nhuận và số lượng tiêu thụ hay doanh thu. Nói một cách đơn giản, phân tích hòa vốn là việc ta xác định điểm hòa vốn của doanh nghiệp. Ta có hai phương pháp cơ bản để phân tích hòa vốn đó là phương pháp phân tích theo đồ thị và phân tích bằng phương pháp đại số. a. Phân tích hòa vốn theo đồ thị Trong phân tích hòa vốn theo đồ thị, các mức chi phí và doanh thu được biểu diễn trên trục tung và sản lượng trên trục hoành. Hàm số tổng doanh thu (S) thể hiện tổng doanh thu của doanh nghiệp sẽ đạt được ở mỗi mức sản lượng khi giá bán đơn vị P không đổi. Còn hàm số tổng chi phí hoạt động TC thể hiện cho tổng chi phí mà doanh nghiệp phải gánh chịu ở mỗi mức sản lượng. Tổng chi phí được tính bằng tổng của định phí F và biến phí V. Giao điểm của hai đường thẳng biểu thị hai hàm số trên chính là điểm hòa vốn. Để xác định điểm hòa vốn của một doanh nghiệp trên đồ thị, ta phải tiến hành theo 3 bước dưới đây:  Bước 1: Vẽ một đường thẳng qua gốc tọa độ O với hệ số góc P để biểu thị hàm số doanh thu S. Doanh thu được xác định theo công thức sau: S = P * Q (1.4)  Bước 2: Vẽ một đường thẳng cắt trục tung ở chi phí cố định F và có hệ số góc là biến phí VC để biểu diễn hàm số tổng chi phí TC. Trong đó, tổng chi phí được xác định theo công thức: TC = F + (VC x Q) (1.5) Thang Long University Library
  • 23. 10  Bước 3: Xác định giao điểm của hai đường S và TC, từ đó chiếu vuông góc xuống trục hoành ta xác định được điểm hòa vốn Q0 . Dưới đây là một biểu đồ phân tích hòa vốn minh họa: Đồ thị 1.4 Biểu đồ phân tích hòa vốn tuyến tính Doanh thu, chi phí ($) EBIT dương S Điểm hòa vốn TC EBIT âm F 0 Q1 Q0 Q2 Sản lượng Q (sản phẩm) Trong đồ thị trên, điểm hòa vốn xác định được tại Q0 chính là giao điểm của đường biểu diễn doanh thu và đường biểu diễn tổng chi phí. Nếu sản lượng của doanh nghiệp ở mức Q1 thấp hơn điểm hòa vốn (Q1 < Q0) thì tại đó S < TC, mà S – TC = EBIT nên khi đó EBIT mang dấu âm và doanh nghiệp chịu lỗ hoạt động, doanh thu không bù đắp được tất cả các chi phí đã bỏ ra. Nếu mức sản lượng của doanh nghiệp cao hơn điểm hòa vốn (Q2) tức là S > TC hay EBIT mang dấu dương và doanh nghiệp đạt được lãi hoạt động trong kinh doanh. b. Phân tích hòa vốn theo phương pháp đại số Ngoài việc xác định điểm hòa vốn theo biểu đồ, ta cũng có thể tiến hành phân tích hòa vốn bằng các phương trình, phép tính đại số. Để xác định được điểm hòa vốn theo phương pháp này, chúng ta cần cho các hàm số tổng doanh thu và tổng chi phí hoạt động bằng nhau, từ đó chúng ta giải phương trình để tìm ra sản lượng hòa vốn. Như đã xác định ở phương pháp phân tích theo biểu đồ, ta có hai hàm số của doanh thu và tổng chi phí (công thức 1.3 và 1.4). Cho tổng doanh thu và tổng chi phí bằng nhau (tức là cho EBIT = S – TC = 0) và thay thế sản lượng hòa vốn Q0 cho Q ta được: S = TC  P x Q0 = F + (V x Q0)  Q0 (P – V) = F Giải phương trình trên ta sẽ được công thức dưới đây
  • 24. 11 Q0 = F P - V (1.6) Trong đó: Q0 : Sản lượng hòa vốn F : Chi phí cố định P : Giá bán đơn vị V : Chi phí biến đổi Từ công thức trên ta có thể thấy sản lượng hòa vốn được tính bằng cách lấy định phí chia cho lãi gộp mỗi đơn vị. Trong đó, chênh lệch giữa giá bán mỗi đơn vị và biến phí mỗi đơn vị (P – V) được gọi là lãi gộp của mỗi đơn vị. Nó đo lường mỗi đơn vị sản lượng đóng góp bao nhiêu để bù đắp cho các định phí đã bỏ ra. Phân tích hòa vốn theo phương pháp đại số để xác định sản lượng hòa vốn thường được áp dụng cho các công ty sản xuất các sản phẩm mang tính đơn chiếc hoặc dễ dàng xác định sản lượng sản xuất và tiêu thụ. Bên cạnh việc sử dụng các phép tính đại số để xác định sản lượng hòa vốn, các doanh nghiệp có thể tiến hành phân tích hòa vốn theo theo doanh thu, phương pháp này thường được áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm không mang tính đơn chiếc cũng như có hoạt động kinh doanh phức tạp ví dụ như các hoạt động thương mại: cung cấp dịch vụ, ngân hàng, bán buôn, bán lẻ… Theo phương pháp này, điểm hòa vốn được xác định theo doanh thu dựa trên các số liệu từ báo cáo kết quả kinh doanh. Như ta đã biết: EBIT = S – (F + V) Ta có thể biến đổi như sau: EBIT = S – = S Tại điểm hòa vốn, với doanh thu hòa vốn là SBE ta có: EBIT = SBE Do tỷ lệ giữa chi phí biến đổi và doanh thu (VC/S) không đổi ở bất kỳ mức doanh thu nào, nghĩa là VC/S = VC/SBE, từ đó ta có thể viết lại biểu thức trên như sau: EBIT = SBE Mặt khác, tại điểm hòa vốn, EBIT = 0, vì vậy: SBE = 0 Từ đó, ta có thể rút ra: SBE = (1.7) Trong đó: SBE : Doanh thu hòa vốn Thang Long University Library
  • 25. 12 F : Chi phí cố định VC : Chi phí biến đổi S : Doanh thu tiêu thụ Theo đồ thị 1.4, ta biết khi doanh nghiệp sản xuất tại mức sản lượng lớn hơn Q0 thì doanh nghiệp mới có lãi, chính vì vậy, thay vì sản xuất tại mức sản lượng hòa vốn, các nhà quản trị tài chính quan tâm đến việc hoạch định mức sản lượng mà tại đó doanh nghiệp sẽ đạt được lợi nhuận mục tiêu, đây cũng chính là mức sản lượng kế hoạch mà các doanh nghiệp đặt ra để có lãi. Việc xác định sản lượng mục tiêu này phải dựa vào căn cứ quan trọng đó là điểm hòa vốn như trong công thức: Q0 = F P - V Đồng thời doanh nghiệp cũng cần đặt ra được mức lợi nhuận mong muốn, giả sử là A. Khi đó, để tạo ra lợi nhuận là A doanh nghiệp sẽ phải sản xuất thêm Q1 sản phẩm hay: A = S1 – TC1 = P*Q1 - V*Q1  Q1 = A P - V (*) Từ đó ta xác định được sản lượng mục tiêu hay sản lượng kế hoạch mà doanh nghiệp cần sản xuất: Qmục tiêu = Q0 + Q1 Thay biểu thức (*) vào phương trình trên ta sẽ được: Qmục tiêu = F P - V + A P - V  Qmục tiêu = F+A P - V (1.8) Trong đó: Qmục tiêu : Sản lượng để đạt lợi nhuận kế hoạch A : Lợi nhuận kế hoạch doanh nghiệp đạt ra F : Chi phí cố định P : Giá bán đơn vị V : Biến phí đơn vị P – V : Lãi gộp Như vậy, phân tích hòa vốn không chỉ giúp doanh nghiệp xác định được khối lượng sản xuất cũng như doanh thu tiêu thụ một cách phù hợp để đảm bảo doanh nghiệp có thể hoạt động có lãi mà còn có thể đưa ra những dự báo về khả năng sinh lợi cho doanh nghiệp khi biết cấu trúc chi phí cũng như các mức doanh thu mong đợi. Đây thực sự là một trong những công cụ hữu ích đối với công tác quản trị tài chính doanh nghiệp. Nó có thể cung cấp những tín hiệu quan trọng dưới đây:
  • 26. 13  Nếu sản lượng hoặc doanh thu tiêu thụ thấp hơn điểm hòa vốn thì doanh thu không đủ bù đắp tổng chi phí, do đó EBIT < 0.  Nếu sản lượng hoặc doanh thu tiêu thụ cao hơn điểm hòa vốn thì doanh thu lớn hơn tổng chi phí, bởi vậy EBIT > 0.  Muốn thay đổi điểm hòa vốn, doanh nghiệp phải thay đổi chi phí cố định (theo công thức 1.6). Việc thay đổi chi phí cố định phụ thuộc vào đặc điểm của công nghệ sản xuất hoặc ngành kinh doanh. 1.2.4. Độ bẩy hoạt động Để đo lường mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy hoạt động ta sử dụng khái niệm “độ bẩy hoạt động” (DOL – Degree of Operating Leverage). Độ bẩy hoạt động là phần trăm thay đổi của lợi nhuận hoạt động so với phần trăm thay đổi của sản lượng hoặc doanh thu, cụ thể được xác định theo công thức sau: Độ bẩy hoạt động ở mức sản lượng (hoặc doanh thu) = Phần trăm thay đổi lợi nhuận Phần trăm thay đổi sản lượng hoặc doanh thu Hay: DOLQ = (1.9) Trong công thức trên, ta có thể thấy độ bẩy hoạt động được đo lường thông qua chỉ tiêu EBIT – thu nhập trước thuế và lãi vay. Tuy nhiên, trong thực tế đặc biệt là ở Việt Nam, việc xác định EBIT của một doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn do những quy định về báo cáo tài chính cũng như chế độ kế toán (theo Luật kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17/6/2003). Bởi vậy, để dễ dàng tính toán DOL, ta có thể thực hiện một số biến đổi như sau: Như trong công thức 1.1 ta có: EBIT = Doanh thu – Chi phí hoạt động Ta có thể viết cụ thể: EBIT = PQ – (VQ + F) = PQ – VQ – F = Q(P – V) – F Do đơn giá bán P và định phí F là cố định nên EBIT = Q(P – V), như vậy: EBIT = Q(P – V) EBIT Q(P – V) - F Thay vào công thức 1.9, ta được: DOLQ = Q(P - V) Q(P - V) - F (1.10) Trong đó: DOLQ : Độ bẩy hoạt động tại sản lượng Q Q : Sản lượng tiêu thụ P : Đơn giá bán V : Biến phí đơn vị F : Định phí Thang Long University Library
  • 27. 14 Như vậy, công thức 1.10 sử dụng để xác định độ bẩy hoạt động đối với các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm có tính đơn chiếc còn đối với các doanh nghiệp có sản phẩm đa dạng và không thể tính thành đơn vị, chúng ta sử dụng chỉ tiêu độ bẩy hoạt động theo doanh thu, như sau: DOLS = S - VC S - VC - F = EBIT + F EBIT (1.11) Trong đó: DOLs : độ bẩy hoạt động tại mức doanh thu S S : doanh thu F : tổng chi phí cố định VC : tổng chi phí biến đổi Từ cả hai công thức trên, ta có thể thấy, độ bẩy hoạt động có mối quan hệ tỷ lệ thuận với chi phí cố định F của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp có chi phí hoạt động cố định càng lớn thì độ bẩy hoạt động sẽ càng lớn. Nếu độ bẩy hoạt động càng cao thì lợi nhuận rất nhạy cảm với sự thay đổi của doanh thu, tức là khi sản lượng hoặc doanh thu tăng 1% thì lợi nhuận tăng lớn hơn 1% và nếu doanh thu hay sản lượng giảm 1% thì lợi nhuận sẽ giảm nhiều hơn 1%. Đây chính là công cụ để các doanh nghiệp có thể dự đoán được mức lợi nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. 1.2.5. Quan hệ giữa độ bẩy hoạt động và điểm hòa vốn Như đã trình bày ở những phần trên, độ bẩy hoạt động cho biết mức độ thay đổi lợi nhuận hoạt động tương ứng với mỗi mức sản lượng và doanh thu, còn điểm hòa vốn cho biết điểm doanh thu hoặc sản lượng mà tại đó doanh thu hoạt động vừa đủ để bù đắp những chi phí đã bỏ ra. Mỗi doanh nghiệp đều có thể xác định được điểm hòa vốn của mình nhưng không phải lúc nào doanh nghiệp cũng sản xuất tại mức sản lượng (doanh thu) hòa vốn mà có thể sản xuất ở mức cao hoặc thấp hơn điểm hòa vốn đó mà ở mỗi mức sản lượng (doanh thu) sẽ có mức độ sử dụng các chi phí khác nhau tương ứng với các độ bẩy hoạt động cũng như mức rủi ro khác nhau. Đồ thị dưới đây sẽ minh họa về mối quan hệ giữa độ bẩy hoạt động và điểm hòa vốn. Đồ thị 1.5: Quan hệ giữa sản lượng tiêu thụ và độ bẩy hoạt động
  • 28. 15 Từ đồ thị trên ta có thể thấy, độ bẩy hoạt động tiến đến vô cực khi số lượng sản xuất và tiêu thụ tiến dần đến điểm hòa vốn. Khi số lượng sản xuất và tiêu thụ càng vượt xa điểm hòa vốn thì độ bẩy sẽ tiến dần đến 1. Như vậy, có thể nói điểm hòa vốn là một trong những căn cứ quan trọng để từ đó doanh nghiệp ra quyết định sản lượng sản xuất, tiêu thụ cũng như đo lường mức rủi ro cũng như sinh lợi tại mỗi sản lượng nhất định. Khi doanh nghiệp sản xuất càng gần với điểm hòa vốn, lợi nhuận cũng như lỗ gặp phải sẽ nhỏ nhưng với độ bẩy hoạt động ở mức cao lại cho thấy tại các mức sản lượng này, lợi nhuận rất nhạy cảm với những thay đổi trong sản lượng, tức là với mỗi mức tăng hay giảm trong sản lượng sản xuất và tiêu thụ cũng mang lại những thay đổi đáng kể trong lợi nhuận. Còn khi doanh nghiệp sản xuất với các mức sản lượng ở xa điểm hòa vốn, thì mức lợi nhuận hay lỗ doanh nghiệp gặp phải cũng tăng hay giảm một cách đáng kể, nhưng với độ bẩy hoạt động nhỏ thì mỗi sự thay đổi trong sản lượng sẽ không có nhiều ảnh hưởng tới lợi nhuận. 1.2.6. Quan hệ giữa độ bẩy hoạt động và rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp 1.2.6.1. Rủi ro kinh doanh Rủi ro kinh doanh: là tính không chắc chắn về EBIT của doanh nghiệp hay nói cách khác đó là sự biến động của lợi nhuận hoạt động do sự biến đổi của các yếu tố trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Rủi ro kinh doanh thường được đo lường bằng độ lệch chuẩn của EBIT theo thời gian. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro kinh doanh đó là: tính biến đổi trong doanh số theo chu kỳ kinh doanh, tính biến đổi của giá bán, tính biến đổi của chi phí, sự tồn tại của sức mạnh thị trường, phạm vi đa dạng hóa sản phẩm, tăng trưởng và độ nghiêng của đòn bẩy kinh doanh. Cụ thể:  Tính biến đổi trong doanh số theo chu kỳ kinh doanh: chu kỳ kinh doanh của một doanh nghiệp thường gồm 4 giai đoạn: khởi đầu, tăng trưởng, bão hòa và suy thoái. Trong mỗi giai đoạn, doanh thu sẽ biến đổi theo nhiều chiều hướng và mức độ khác nhau. Chính sự biến đổi này sẽ tạo ra rủi ro kinh doanh cho các doanh nghiệp, đối với các doanh nghiệp có doanh thu dao động với biên độ lớn theo chu kỳ kinh doanh thường có rủi ro kinh doanh cao.  Tính biến đổi của giá bán: giá bán là một trong những yếu tố quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Khi giá bán có xu hướng thiếu ổn định thì rủi ro kinh doanh mà doanh nghiệp gặp phải sẽ càng cao, do doanh nghiệp sẽ khó dự đoán được sự biến đổi của doanh thu. Ngoài ra, một doanh nghiệp đang hoạt Thang Long University Library
  • 29. 16 động trong ngành có cạnh tranh về giá một cách gay gắt thì rủi ro gặp phải cũng càng cao. Khi phân tích sự biến đổi của giá bán cần xem xét đến các yếu tố của sản phẩm, đặc biệt là sự co giãn của cầu theo giá cũng như các yếu tố khách quan như tình thời vụ, thiên tai, yếu tố công nghệ…  Tính biến đổi của chi phí: bên cạnh giá bán, chi phí cũng là yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận. Chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh không ổn định mà phụ thuộc rất nhiều vào tình hình thị trường cũng như khả năng quản lý của doanh nghiệp. Khi chi phí biến động càng nhiều thì lợi nhuận sẽ càng khó dự đoán, bởi vậy doanh nghiệp nào có chi phí biến động mạnh thì rủi ro kinh doanh sẽ càng cao.  Sự tồn tại của sức mạnh thị trường: các doanh nghiệp có sức mạnh thị trường lớn thường có khả năng kiểm soát chi phí và giá bán sản phẩm hơn các doanh nghiệp khác trong cùng ngành, bởi vậy, sức mạnh thị trường càng lớn rủi ro kinh doanh sẽ càng nhỏ.  Phạm vi đa dạng hóa sản phẩm: khi tất cả các yếu tố khác không đổi, số lượng chủng loại hàng hóa càng đa dạng thì EBIT của doanh nghiệp càng ít biến động. Khi nhu cầu của một loại hàng hóa thay đổi theo chiều hướng xấu, doanh thu của mặt hàng này có thể được bù đắp phần nào bằng doanh thu các sản phẩm khác. Vì vậy, khi doanh nghiệp có phạm vi đa dạng hóa sản phẩm càng rộng thì rủi ro kinh doanh sẽ càng ít.  Tăng trưởng: các doanh nghiệp tăng trưởng nhanh thường có tính biến đổi trong EBIT khá lớn. Tăng trưởng nhanh một mặt giúp doanh nghiệp phát triển nhanh chóng nhưng cũng mang đến nhiều áp lực như phải đầu tư trang thiết bị mới, mở rộng quy mô, tái cấu trúc nhân sự,… Những yếu tố này góp phần sẽ mang đến cho doanh nghiệp khá nhiều rủi ro kinh doanh.  Độ nghiêng đòn bẩy hoạt động: khi một doanh nghiệp sử dụng càng nhiều các chi phí hoạt động cố định sẽ tạo ra một đòn bẩy có độ bẩy hoạt động lớn tương ứng với rủi ro kinh doanh cũng lớn hơn. Điều này sẽ được trình bày cụ thể và chi tiết ở những phần sau. 1.2.6.2. Đo lường rủi ro kinh doanh Như đã trình bày ở phần 1.2.6.1, rủi ro kinh doanh là tính không chắc chắn về thu nhập trước thuế và lãi vay (EBIT) của doanh nghiệp. Rủi ro kinh doanh thường được đo lường theo độ lệch chuẩn của EBIT theo thời gian được biểu thị bằng công thức dưới đây: EBIT = (1.12) Trong đó: EBIT : Độ lệch chuẩn của EBIT
  • 30. 17 : Thu nhập trước thuế và lãi vay kì vọng của nhà đầu tư : Thu nhập trước thuế và lãi vay tại sản lượng thứ i : Xác suất xảy ra sản lượng thứ i Từ độ lệch chuẩn của EBIT đã xác định được, mỗi doanh nghiệp có thể dự đoán mức độ dao động của EBIT là lớn hay nhỏ xung quanh giá trị kì vọng . Như vậy, nếu độ lệch chuẩn của EBIT càng lớn thì lợi nhuận hoặc thua lỗ mà doanh nghiệp gặp phải cũng càng lớn, vì vậy doanh nghiệp có rủi ro kinh doanh cao và ngược lại. Độ lệch chuẩn thường được sử dụng để so sánh rủi ro cũng như khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp cũng như các dự án có quy mô tương đồng, có nghĩa là cùng . Việc lựa chọn độ lệch chuẩn của EBIT lớn hay nhỏ phụ thuộc rất nhiều vào mục tiêu của doanh nghiệp. Nếu một doanh nghiệp hoạt động với mục tiêu lợi nhuận cao và chấp nhận mạo hiểm thì doanh nghiệp đó thường chọn các phương án có EBIT lớn, tuy rủi ro lớn nhưng lợi nhuận thu được cũng có thể rất lớn. Còn các doanh nghiệp hoạt động thận trọng, không ưa rủi ro thì sẽ chọn các phương án có EBIT thấp hơn để đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh, tuy nhiên, lợi nhuận thu được cũng ở mức thấp hoặc trung bình. Ngoài độ lệch chuẩn của EBIT, để tăng tính chính xác của việc dự đoán rủi ro, người ta cũng sử dụng chỉ tiêu hệ số biến thiên (CV – coefficient of variation) để đo lường mức độ biến động của EBIT với các giá trị khác nhau. Hệ số biến thiên cho phép loại bỏ sự khác nhau giữa nhiều yếu tố như đơn vị nghiên cứu, quy mô và đặc điểm của các doanh nghiệp khác nhau để thuận tiện cho việc so sánh và xác định rủi ro. Đây cũng là ưu điểm của hệ số biến thiên trong việc giúp các doanh nghiệp có thể so sánh mức rủi ro giữa các phương án có khác nhau. Hệ số biến thiên được xác định theo công thức: CV = (1.13) Trong đó: CV : Hệ số biến thiên EBIT : Độ lệch chuẩn của EBIT : EBIT kỳ vọng Cũng tương tự như độ lệch chuẩn của EBIT, hệ số biến thiên càng nhỏ thì rủi ro doanh nghiệp gặp phải càng ít và hệ số biến thiên càng lớn thì mức độ biến động của EBIT cũng càng lớn, lợi nhuận thu được có thể cao tương ứng với rủi ro mà doanh Thang Long University Library
  • 31. 18 nghiệp gặp phải cũng càng nhiều. Việc lựa chọn CV cũng giống như EBIT phụ thuộc vào mục tiêu cũng như cách thức hoạt động của doanh nghiệp. 1.2.6.3. Quan hệ giữa độ bẩy hoạt động và rủi ro kinh doanh Như đã trình bày ở phần 1.2.6.1, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp trong đó có sự thay đổi của chi phí, sự thay đổi của doanh thu và đòn bẩy kinh doanh. Bên cạnh hai yếu tố chính, có tác động lớn nhất đến rủi ro kinh doanh thì đòn bẩy hoạt động đóng vai trò là yếu tố khuếch đại ảnh hưởng của hai yếu tố trên đến rủi ro mà doanh nghiệp phải đối mặt, mỗi sự thay đổi trong chi phí hoạt động đều có thể được khuếch đại ảnh hưởng theo hướng tích cực hoặc tiêu cực đến EBIT thông qua việc sử dụng đòn bẩy hoạt động, từ đó cũng ảnh hưởng đến rủi ro mà doanh nghiệp sẽ gặp phải. Đòn bẩy hoạt động là mức độ sử dụng chi phí cố định tác động đến khả năng sinh lời cụ thể là lợi nhuận mà doanh nghiệp nhận được, điều này cũng được thể hiện qua công thức: DOLQ = Q(P - V) Q(P - V) - F Nếu doanh nghiệp sử dụng càng nhiều chi phí cố định thì độ bẩy hoạt động sẽ càng lớn có nghĩa là mỗi sự thay đổi nhỏ trong sản lượng hay doanh thu đều có thể mang về khoản lợi nhuận lớn nhưng cũng có thể là khoản lỗ không hề nhỏ cho doanh nghiệp. Điều này cũng đã được thể hiện qua công thức: DOLQ = = Từ công thức trên, ta dễ dàng biến đổi được như sau: %EBIT = DOLQ * %Q Như vậy, sự thay đổi trong thu nhập trước thuế và lãi vay tỷ lệ thuận với độ bẩy hoạt động của doanh nghiệp. Khi độ bẩy hoạt động càng lớn, thì mức thay đổi của EBIT càng lớn và ngược lại. Mặt khác, khi chi phí cố định chiếm tỷ trọng lớn trong cấu trúc chi phí tức là doanh nghiệp đang đầu tư nhiều cho khấu hao nhà xưởng, trang thiết bị,… mà các khoản chi phí cố định này doanh nghiệp sẽ luôn phải gánh chịu và rất khó để điều chỉnh một cách tức thời. Vì vậy, điều đó có thể làm tính linh hoạt trong việc quản lý thu chi của doanh nghiệp trong điều kiện kinh doanh biến động. Đây chính là một trong những rủi ro mà các nhà quản trị tài chính sẽ phải tính đến khi sử dụng đòn bẩy hoạt động. Tuy nhiên, do bản thân đòn bẩy hoạt động không phải là nguồn gốc của rủi ro nên ta không thể đồng nhất mức độ sử dụng đòn bẩy kinh doanh với mức độ rủi ro của
  • 32. 19 doanh nghiệp, mà ta có thể xem độ bẩy hoạt động như là một dạng rủi ro tiềm ẩn, nó chỉ trở thành rủi ro kinh doanh khi xuất hiện sự biến động doanh thu và chi phí sản xuất. Bởi vì, khi doanh nghiệp luôn có thể xác định và duy trì một mức chi phí và doanh thu cố định, doanh nghiệp sẽ luôn có được một mức EBIT cố định và do đó gần như không có rủi ro kinh doanh. Nhưng đây là điều rất khó xảy ra trong thực tế, đặc biệt là trong môi trường kinh tế đầy biến động như hiện nay, sự biến đổi về doanh thu cũng như chi phí là không thể tránh khỏi, thậm chí đôi khi mức thay đổi đó các doanh nghiệp còn không thể dự đoán được, bởi vậy việc xem xét ảnh hưởng của đòn bẩy hoạt động là vô cùng cần thiết để giúp doanh nghiệp lường trước rủi ro cũng như có những biện pháp trong quản lý chi phí – doanh thu để đảm bảo tính hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. 1.2.7. Vai trò của đòn bẩy hoạt động đối với quản trị tài chính Như đã tìm hiểu ở những phần trên, việc sử dụng đòn bẩy hoạt động có mối quan hệ rất chặt chẽ với rủi ro cũng như lợi nhuận của mỗi doanh nghiệp. Độ bẩy hoạt động chính là công cụ đắc lực giúp mỗi doanh nghiệp có thể trả lời được câu hỏi: “sự thay đổi doanh thu sẽ ảnh hưởng thế nào đến lợi nhuận hoạt động?”. Khi ước tính được độ bẩy hoạt động thông qua các chỉ tiêu như sản lượng, định phí, biến phí, giá bán,… công ty sẽ dễ dàng hơn trong việc ước tính sự tăng giảm của EBIT cũng như có những quyết định hợp lý trong chính sách quản lý doanh thu, chi phí sản xuất của mình. 1.3. Đòn bẩy tài chính và tác động của đòn bẩy tài chính đến rủi ro và lợi nhuận của doanh nghiệp 1.3.1. Khái niệm liên quan Trước khi tìm hiểu về đòn bẩy tài chính, ta cần hiểu rõ một số khái niệm có liên quan trực tiếp đến đòn bẩy tài chính.  Thu nhập trên mỗi cổ phần – EPS (Earing Per Share): đây là phần thu nhập mà doanh nghiệp phân bổ cho mỗi cổ phần thông thường đang lưu hành, được xác định bởi công thức: EPS = Lợi nhuận sau thuế - Cổ tức cổ phiếu ưu đãi Số cổ phiếu bình quân đang lưu hành (1.14) Đây là chỉ số nhằm đánh giá khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp từ vốn đóng góp của cổ đông, đồng thời, nó cũng phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận ròng trên một cổ phần mà cổ đông đóng góp. Doanh nghiệp có EPS càng cao thì doanh nghiệp đó tạo ra lợi nhuận cho cổ đông càng lớn và ngược lại.  Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu – ROE (Return On Equity): là tỷ số phản ánh khả năng sinh lợi của mỗi đồng vốn chủ sở hữu đã bỏ ra. ROE được xác định bằng công thức: Thang Long University Library
  • 33. 20 ROE = Lợi nhuận sau thuế Bình quân vốn cổ phần phổ thông *100 (1.15) ROE cho biết bình quân mỗi 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, vì vậy, khi đứng trên góc độ cổ đông, đây là một trong những tỷ số quan trọng nhất và thường được các nhà đầu tư sử dụng để so sánh các cổ phiếu khác nhau trên thị trường. Thông thường, ROE càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn.  Tỷ suất sinh lời của tổng tài sản – ROA (Return On Total Asset): đây là tỷ số phản ánh khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp. Thông thường, tỷ suất sinh lời của tổng tài sản thường được xác định theo công thức: ROA = Lợi nhuận sau thuế Bình quân tổng tài sản * 100 Tuy nhiên, với cách tính trên, việc đo lường khả năng sinh lời của mỗi đồng tài sản sẽ chịu ảnh hưởng từ cấu trúc vốn của mỗi doanh nghiệp hay nói cách khác, khi sử dụng cách tính này để so sánh hiệu quả giữa một doanh nghiệp sử dụng nợ vay và một doanh nghiệp không sử dụng nợ vay thì sẽ không chính xác do có tính đến yếu tố lãi vay trong lợi nhuận sau thuế. Bởi vậy, để đảm bảo tính chính xác trong việc so sánh, đánh giá hiệu quả của khả năng sinh lời, người ta thường xác định ROA theo thu nhập trước thuế và lãi vay, đây cũng là cách thức xác định chỉ tiêu ROA xuyên suốt đề tài này: ROA = Thu nhập trước thuế và lãi vay Bình quân tổng tài sản *100 = EBIT Bình quân tổng tài sản *100 (1.16) Chỉ tiêu này cho biết 100 đồng tài sản sẽ tạo ra bao nhiêu đồng thu nhập trước thuế và lãi vay, đây chính là căn cứ quan trọng để doanh nghiệp và các nhà đầu tư đánh giá hiệu quả trong việc kinh doanh và sử dụng tài sản của doanh nghiệp. 1.3.2. Khái niệm đòn bẩy tài chính Khác với khái niệm đòn bẩy hoạt động, khi nói về khái niệm đòn bẩy tài chính, người ta thường hiểu theo hai quan điểm dưới đây:  Quan điểm thứ nhất: đòn bẩy tài chính là mức độ các loại chứng khoán có thu nhập cố định (nợ vay, cổ phiếu ưu đãi) được sử dụng trong cơ cấu nguồn vốn công ty. Khi sử dụng phù hợp đòn bẩy tài chính, doanh nghiệp có thể dùng các nguồn vốn có chi phí cố định như sử dụng nợ vay, cổ phiếu ưu đãi… để tạo ra lợi nhuận lớn hơn chi phí huy động cố định đã bỏ ra, đồng thời phần lợi nhuận còn lại sẽ thuộc về các cổ đông thường (tùy thuộc vào chính sách cổ tức của từng công ty). Việc sử dụng nợ vay ưu điểm nổi bật đó là lãi vay được tính là chi phí giảm thuế, tạo ra lá chắn thuế cho doanh nghiệp, ngoài ra, khi sử dụng nợ vay, doanh nghiệp có
  • 34. 21 thể bảo toàn được quyền kiểm soát về quản trị và tài chính cũng như có thể dễ dàng điều chỉnh mức độ sử dụng như tăng hay giảm nợ vay so với phát hành cổ phiếu thường, bởi vì khi phát hành thêm cổ phiếu thường, doanh nghiệp thường phải trải qua thủ tục phức tạp, ngoài ra tỷ lệ nắm giữ cổ phần của các cổ đông cũng có thể ảnh hưởng đến sự kiểm soát của doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi sử dụng nợ, công ty cũng cần cân nhắc đến những rủi ro tài chính có thể có, đặc biệt là khả năng thanh toán các khoản lãi và gốc. Bên cạnh sử dụng nợ, công ty có thể phát hành cổ phiếu ưu đãi. Với hình thức này, mỗi năm doanh nghiệp sẽ chỉ phải trả một mức cổ tức cố định cho cổ đông mà không phải trả gốc, tuy nhiên, cổ tức cổ phiếu ưu đãi lại không được tính vào chi phí giảm thuế như nợ vay, do đó đây là một hạn chế của hình thức tài trợ này. Như vậy, việc sử dụng các loại chứng khoán có thu nhập cố định (nợ vay, cổ phiếu ưu đãi) có thể giúp doanh nghiệp không chỉ tăng khả năng sinh lời mà còn giúp tăng vị thế cũng như niềm tin của các cổ đông vào tiềm năng phát triển của doanh nghiệp. Quan điểm này sẽ xem xét chủ yếu mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính với chỉ tiêu thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) để thấy được lợi ích của việc sử dụng các loại chứng khoán đó đối với mỗi cổ đông.  Quan điểm thứ hai: đòn bẩy tài chính là mức độ doanh nghiệp sử dụng các công cụ tài chính có chi phí cố định (nợ vay) trong cấu trúc vốn để tài trợ cho các tài sản của doanh nghiệp. Theo quan điểm này, việc sử dụng nợ có thể giúp doanh nghiệp gia tăng khả năng sinh lời cho mỗi cổ đông cũng như gia tăng hiệu quả sử dụng tài sản. Điều này có thể được chứng minh như sau: Gọi: A : Tổng tài sản D : Nợ phải trả E : Vốn chủ sở hữu t : Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp rd : Chi phí sử dụng vốn vay (lãi suất) Khi đó, lãi vay mà doanh nghiệp phải trả là D*rd. Ta cũng có công thức xác định EBIT: EBIT = Lợi nhuận trước thuế + Lãi vay  Lợi nhuận trước thuế = EBIT – Lãi vay  Lợi nhuận sau thuế = (EBIT – Lãi vay)*(1 – t ) Thay biểu thức trên vào công thức 1.15 ta được: ROE = Lợi nhuận sau thuế Bình quân vốn cổ phần phổ thông  ROE = (EBIT - Lãi vay)*(1 - t) E Thang Long University Library
  • 35. 22  ROE = (1 – t)  ROE = (1 – t) Nhân cả tử và mẫu của biểu thức thứ nhất trong ngoặc với A, ta được: ROE = (1 – t) (1) Theo công thức 1.16, ta có: ROA = EBIT Bình quân tổng tài sản = EBIT A (2) Đồng thời, theo kế toán, tổng tài sản bằng với tổng nguồn vốn, mà tổng nguồn vốn lại bằng tổng của nợ phải trả và vốn chủ sở hữu, vậy ta có: A = D + E (3) Thay (2) và (3) vào (1) ta được: ROE = (1 – t)  ROE = (1 – t )  ROE = (1 – t)  ROE = (1 – t) (1.17) Thông qua công thức 1.17, ta sẽ thấy rõ quan điểm về việc sử dụng đòn bẩy tài chính có thể tăng khả năng sinh lợi của vốn cổ phần thường: - Khi ROA > rd: doanh nghiệp sử dụng nợ vay tăng lên sẽ làm tăng ROE, nhưng đồng thời rủi ro cũng tăng lên. - Khi ROA < rd: doanh nghiệp sử dụng nợ sẽ làm giảm tỷ suất sinh lời của vốn cổ phần thường. - Khi ROA = rd: việc sử dụng nợ không làm thay đổi ROE của doanh nghiệp. Qua đó, ta thấy mỗi mức độ sử dụng nợ vay trong cấu trúc vốn đều có thể mang lại những ảnh hưởng đến rủi ro cũng như khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Như vậy, cả hai quan điểm đều đề cập đến “tính cố định” của các công cụ tài chính nhưng lại ở hai góc độ khác nhau: một là chi phí phải bỏ ra đứng trên góc độ doanh nghiệp, một lại là nguồn thu nhập từ cách nhìn của các cổ đông. Tuy nhiên, thu nhập cố định mà các cổ đông nhận được cũng chính là các chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra, như vậy, hai quan điểm trên là khá tương đồng với nhau. Để có được cái nhìn đầy đủ và toàn diện tác động của đòn bẩy tài chính đến rủi ro và khả năng sinh lời của doanh nghiệp, chúng ta sẽ xem xét đồng thời trên cả hai quan điểm trên.
  • 36. 23 1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đòn bẩy tài chính Việc sử dụng đòn bẩy tài chính tức là việc sử dụng các nguồn vốn có chi phí huy động cố định thường bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sau đây: - Chi phí sử dụng vốn: chi phí huy động của các nguồn tài chính là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Khi lãi suất cao, các doanh nghiệp sẽ phải cân nhắc kỹ lưỡng trong việc sử dụng nợ vay để tránh rủi ro tài chính vì thế mà việc sử dụng nợ vay cũng có thể giảm xuống, - Quy định của pháp luật: với từng loại hình doanh nghiệp, nhà nước có những quy định riêng và cụ thể về số vốn tối thiểu mà doanh nghiệp cần phải có, số vốn này còn được gọi là vốn điều lệ hay vốn pháp định. Ngoài số vốn này, doanh nghiệp còn phải đảm bảo được vốn để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh, vì vậy, ngoài vốn doanh nghiệp tự có, doanh nghiệp sẽ phải tự huy động thêm những nguồn vốn khác trong đó có nợ vay cũng như phát hành trái phiếu hay cổ phiếu ưu đãi. - Tính tự chủ về tài chính: việc sử dụng đòn bẩy tài chính cũng phụ thuộc khá nhiều vào tình hình tài chính của doanh nghiệp. Với một doanh nghiệp có tính tự chủ về tài chính cao sẽ có thể dễ dàng ra quyết định trong cơ cấu vốn cũng như có khả năng huy động được các khoản nợ từ các nhà đầu tư khá dễ dàng. Tuy nhiên, khi một doanh nghiệp sử dụng quá nhiều nợ vay có thể làm giảm sự chủ động về tài chính cũng như có thể làm giảm tính tích cực của một vài chỉ tiêu trong các bản báo cáo tài chính của doanh nghiệp từ đó sẽ khiến cho doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc huy động thêm nợ vay từ các nhà đầu tư do rủi ro tài chính ngày càng cao. - Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp: lãi vay là một trong những lá chắn thuế tức là một công cụ giúp doanh nghiệp giảm thuế phải nộp, khi thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp khá cao như hiện nay, các doanh nghiệp sẽ có khá nhiều động lực trong việc sử dụng nợ vay hay nói cách khác là sử dụng đòn bẩy tài chính để giúp giảm các chi phí cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động. 1.3.4. Độ bẩy tài chính Trong phần khái niệm đòn bẩy tài chính, như ta đã biết là có hai quan điểm về đòn bẩy tài chính, trong phần này, ta cũng sẽ tìm hiểu về độ bẩy tài chính (DFL – Degree of Financial Leverage) trên hai quan điểm này.  Theo quan điểm thứ nhất (quan điểm EPS): Độ bẩy tài chính là chỉ tiêu định lượng dùng để đo lường mức độ biến động của thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) khi EBIT thay đổi, hay cụ thể hơn, độ bẩy tài chính là phần trăm thay đổi của EPS khi EBIT thay đổi 1%. Độ bẩy tài chính được xác định bằng công thức: DFL = Phần trăm thay đổi trong EPS Phần trăm thay đổi trong EBIT = (1.18) Thang Long University Library
  • 37. 24 Mặt khác, từ công thức 1.14 xác định thu nhập trên mỗi cổ phần, ta có thể viết cụ thể như sau: EPS = (1.19) Trong đó: I : Lãi vay phải trả hàng năm; t : Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp; PD : Cổ tức phải trả hàng năm; NS : Số lượng cổ phần thường đang lưu thông. Từ công thức 1.19, ta có thể xác định được EPS EPS = Do lãi vay và cổ tức cổ phiếu ưu đãi là cố định hàng năm nên ta có: EPS = (1.20) Suy ra: = = Thay biểu thức vừa tìm được vào công thức 1.18 ta được: DFLEBIT = = = Chia cả tử và mẫu số cho (1-t) ta có công thức sau: DFLEBIT = (1.21) Từ công thức trên, ta có thể thấy, khi các yếu tố khác không thay đổi, doanh nghiệp gia tăng sử dụng nợ vay và phát hành thêm cổ phiếu ưu đãi có thể làm tăng độ bẩy tài chính từ đó có thể khiến cho mỗi % thay đổi của EBIT gây ra lớn hơn 1% thay đổi trong EPS . Như vậy, độ bẩy tài chính tỷ lệ thuận với lãi vay và cổ tức cổ phiếu ưu đãi đồng thời độ bẩy tài chính giúp phản ánh khả năng khuếch đại thu nhập của mỗi cổ đông thông qua sử dụng các chứng khoán có thu nhập cố định. Mặt khác, dựa vào công thức 1.21 ở trên, ta cũng có thể suy ra khi doanh nghiệp sử dụng hoàn toàn nợ vay và không sử dụng cổ phiếu ưu đãi tức là PD = 0, khi đó: DFL = EBIT EBIT - I (1.22)
  • 38. 25 Trong đó: DFL : Độ bẩy tài chính theo EBIT EBIT : Thu nhập trước thuế và lãi vay I : Lãi vay phải trả hàng năm  Theo quan điểm thứ hai (quan điểm ROE): Độ bẩy tài chính là đại lượng cho biết khi thu nhập trước thuế và lãi vay (EBIT) thay đổi 1% thì tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu tăng bao nhiêu %. Theo quan điểm này, độ bẩy tài chính được xác định theo công thức: DFL = Phần trăm thay đổi trong ROE Phần trăm thay đổi của EBIT = (1.23) Ta có thể vận dụng công thức 1.22 để xác định DFL bởi theo quan điểm này, doanh nghiệp sử dụng hoàn toàn nợ vay để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, do đó, ta cũng có: DFL = EBIT EBIT - I Trong đó: DFL : Độ bẩy tài chính theo EBIT EBIT : Thu nhập trước thuế và lãi vay I : Lãi vay phải trả hàng năm Qua công thức trên, ta có thể nhận thấy, lãi vay tỷ lệ thuận với độ bẩy tài chính của doanh nghiệp, tức là khi doanh nghiệp sử dụng càng nhiều nợ vay thì độ bẩy tài chính sẽ càng cao. Mặt khác, độ bẩy tài chính lại giúp khuếch đại tác động của EBIT đến ROE, chính vì vậy, khi doanh nghiệp sử dụng nhiều nợ vay làm cho độ bẩy tài chính của doanh nghiệp càng cao dẫn đến khi EBIT tăng hay giảm 1% sẽ làm cho ROE tăng hay giảm lớn hơn 1%. Do đó, khi doanh nghiệp sử dụng càng nhiều nợ vay, chi phí lãi vay lớn sẽ khiến cho độ bẩy tài chính cao dẫn đến EPS càng lớn. Khi đó, khả năng sinh lời của doanh nghiệp tăng nhưng rủi ro tài chính mà doanh nghiệp phải đối mặt cũng sẽ tăng lên.Như vậy, thông qua đòn bẩy tài chính, doanh nghiệp có thể xác định được những tác động của việc gia tăng hay cắt giảm nợ vay đối với khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu cũng như những rủi ro tài chính của doanh nghiệp. 1.3.5. Quan hệ giữa độ bẩy tài chính với rủi ro tài chính của doanh nghiệp 1.3.5.1. Rủi ro tài chính Rủi ro tài chính là sự không chắc chắn của thu nhập mỗi cổ phần và xác suất mất khả năng chi trả xảy ra khi một doanh nghiệp sử dụng các nguồn tài trợ có chi phí tài chính cố định như nợ và cổ phiếu ưu đãi trong cấu trúc vốn. Một doanh nghiệp mất khả năng chi trả khi doanh nghiệp đó không thể đáp ứng các nghĩa vụ tài chính theo Thang Long University Library