SlideShare a Scribd company logo
1 of 80
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv. Trần Đắc Vạn Lớp CQ47/11.08
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, xuất phát từ tình hình
thực tế tại công ty Cổ phần Cồn rượu Hà Nội.
Tác giả luận văn
Trần Đắc Vạn
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv. Trần Đắc Vạn Lớp CQ47/11.08
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................ i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT............................................................. iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU......................................................................... v
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ
SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP .......................... 3
1.1. VỐN KINH DOANH VÀ NGUỒN HÌNH THÀNH VỐN KINH
DOANH.................................................................................................. 3
1.1.1. Khái niệm và đặc trưng của vốn kinh doanh................................. 3
1.1.2. Thành phần vốn kinh doanh......................................................... 4
1.1.3. Nguồn hình thành vốn kinh doanh ............................................... 7
1.2. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH ................................. 10
1.2.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh .............................. 10
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của DN.. 10
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VKD.................... 14
1.2.4. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sự dụng vốn kinh doanh ...... 16
1.2.5. Mộtsố biện pháp nângcao hiệu quả sử dụng VKDcủadoanh nghiệp16
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ SỬ DỤNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CỒN RƯỢU HÀ NỘI... 19
2.1. Quá trình hình thành phát triển và đặc điểm hoạt động của công ty cổ
phần Cồn rượu Hà Nội........................................................................... 19
2.1.1. Quá trình thành lập vàphát triển công ty cổ phần Cồn rượu Hà Nội.. 19
2.1.2. Tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty................................. 21
2.1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh ................................... 28
2.1.4. Kếtquả kinh doanh chủ yếucủaCông ty trong những năm gần đây.. 32
2.2. Thực trạng về tình hình tổ chức vốn và hiệu quả sử dụng VKD ở Công
ty cổ phần Cồn rượu Hà Nội .................................................................. 33
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv. Trần Đắc Vạn Lớp CQ47/11.08
iii
2.2.1. Những thuận lợi và khó khăn của Công ty trong hoạt động sản xuất
kinh doanh năm 2011 ......................................................................... 33
2.2.2. Khái quát về vốn và nguồn VKD của Công ty............................ 34
2.2.3 Tình hình quản lý và sử dụng VCĐ............................................. 39
2.2.4. Tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng VLĐ .............................. 44
2.2.5. Hiệu quả sử dụng VKD của Công ty.......................................... 56
2.3. Đánh giá thực trạng hiệu quả quản lý và sử dụng VKD tại Công ty Cổ
phần Cồn rượu Hà Nội........................................................................... 58
2.3.1. Những thành tích đạt được ........................................................ 58
2.3.2. Một số vấn đề đặt ra với công tác quản lý và nâng cao hiệu quả sử
dụng VKD tại công ty Cổ phần Cồn rượu Hà Nội. ............................... 59
Chương 3:MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CỒN RƯỢU HÀ
NỘI.......................................................................................................... 61
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHIỆM VỤ SXKD TRONG THỜI GIAN
TỚI....................................................................................................... 61
3.1.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội trong và ngoài nước............................. 61
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG VKD CỦA CÔNG TY............................................................... 65
3.2.1. Giải pháp phát triển thị trường và đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.... 65
3.2.2. Tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất kinh doanh............................... 65
3.2.3. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng VLĐ
.......................................................................................................... 66
3.2.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định ...................... 70
KẾT LUẬN.............................................................................................. 72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................... 1
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv. Trần Đắc Vạn Lớp CQ47/11.08
iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CTCP Công ty Cổ phần
DTT Doanh thu thuần
HTK Hàng tồn kho
LNTT Lợi nhuận trước thuế
LNST Lợi nhuận sau thuế
NVL Nguyên vật liệu
NVDH Nguồn vốn dài hạn
NVNH Nguồn vốn ngắn hạn
NCVLĐTX Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên
VCĐ Vốn cố định
VKD Vốn kinh doanh
VLĐ Vốn lưu động
SXKD Sản xuất kinh doanh
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv. Trần Đắc Vạn Lớp CQ47/11.08
v
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Kết quả kinh doanh CTCP Cồn rượu Hà Nội 3 năm gần đây
(2010,2011,2012)..............................................................................................................
Bảng 2.2. Cơ cấu và sự biến động Tài sản của CTCP Cồn rượu Hà Nội năm 2012.
.............................................................................................................................................
Bảng 2.3. Cơ cấu và sự biến động Nguồn vốn của CTCP Cồn rượu Hà Nội năm
2012....................................................................................................................................
Bảng 2.4. Cơ cấu tài chính của CTCP Cồn rượu Hà Nội năm 2012..........................
Bảng 2.5. Tình hình đảm bảo nguồn vốn kinh doanh của CTCP Cồn rượu Hà Nội
năm 2012. ..........................................................................................................................
Bảng 2.6. Cơ cấu tài sản cố định của CTCP Cồn rượu Hà Nội năm 2012. ..............
Bảng 2.7. Tình trạng kỹ thuật TSCĐ của CTCP Cồn rượu Hà Nội năm 2012. .......
Bảng 2.8. Hiệu quả sử dụng Vốn cố định của CTCP Cồn rượu Hà Nội năm 2012.
.............................................................................................................................................
Bảng 2.9. Nhu cầu VLĐ kế hoạch của CTCP Cồn rượu Hà Nội năm 2012.............
Bảng 2.10. Nhu cầu VLĐ thực tế của CTCP Cồn rượu Hà Nội năm 2012. .............
Bảng 2.11. Cơ cấu và sự biến động TSLĐ của CTCP Cồn rượu Hà Nội năm 2012.
.............................................................................................................................................
Bảng 2.12. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của CTCP Cồn rượu Hà Nội
năm 2012. ..........................................................................................................................
Bảng 2.13. Vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền của CTCP Cồn rượu Hà Nội
năm 2012. ..........................................................................................................................
Bảng 2.14. So sánh vốn chiếm dụng và vốn bị chiếm dụng của của CTCP Cồn rượu
Hà Nội năm 2012..............................................................................................................
Bảng 2.15. Kết cấu hàng tồn kho của của CTCP Cồn rượu Hà Nội năm 2012........
Bảng 2.16. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý HTK của của CTCP Cồn rượu Hà
Nội năm 2012....................................................................................................................
Bảng 2.17. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của của CTCP Cồn rượu Hà Nội năm
2012....................................................................................................................................
Bảng 2.18. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của của CTCP Cồn rượu Hà Nội năm
2012....................................................................................................................................
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv. Trần Đắc Vạn Lớp CQ47/11.08
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Với định hướng phát triển nền kinh tế theo hướng toàn cầu hóa, năm 2006
Việt nam đã chính thức được công nhận là một thành viên chính thức của tổ chức
thương mại thế giới WTO. Điều đó đã và đang mang lại nhiều cơ hội cũng như thách
thức lớn cho nền kinh tế Việt nam. Vượt qua sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng
kinh tế toàn cầu năm 2008, đến nay nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt
Nam nói riêng đã trải qua nhiều biến động phức tạp. Vấn đề sử dụng hiệu quả nguồn
vốn kinh doanh đối với các doanh nghiệp ngày càng trở nên bức thiết hơn. Vốn
không chỉ là điều kiện tiên quyết đối với sự ra đời của doanh nghiệp mà nó còn đóng
vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động và phát triển của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, làm thế nào để có thể thúc đẩy cũng như nâng cao hiệu quả của
việc quản lý, sử dụng toàn bộ vốn kinh doanh vẫn đang là một câu hỏi lớn đối với
các doanh nghiệp của Việt nam hiện nay.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả của việc sử dụng
vốn kinh doanh (VKD), qua thời gian thực tập tại công ty Cổ phần Cồn rượu Hà
Nội, được sự giúp đỡ của tập thể công nhân viên của công ty, và sự hướng dẫn tận
tình của cô giáo Bạch Thị Thanh Hà, vân dụng những lý luận đã được học vào thực
tiễn em mạnh dạn đi sâu nghiên cứu vấn đền trên qua luân văn tốt nghiệp với đề
tài:” Vốn kinh doanh và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh
doanh tại công ty Cổ phần Cồn rượu Hà Nội”.
2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài đi sâu và tìm hiểu các vấn đề liên quan đến tình hình sử dụng vốn kinh
doanh của công ty như lý luận chung về vốn kinh doanh, các chỉ tiêu đánh giá hiệu
quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty cổ phần Cồn rượu Hà Nội.
Mục đích nghiên cứu:
Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản liên quan vốn kinh doanh và hiệu quả sử
dụng vốn kinh doanh.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv. Trần Đắc Vạn Lớp CQ47/11.08
2
Cung cấp thông tin về việc sử dụng vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn
kinh doanh tại công ty cổ phần Cồn rượu Hà Nội.
Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty.
3. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Nghiên cứu về vốn kinh doanh và biện pháp nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần Cồn rượu Hà Nội
Về thời gian: Từ năm 2011 đến năm 2012
Về nguồn số liệu: Số liệu lấy từ sổ sách kế toán, báo cáo tài chính các năm
2011, 2012.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp so sánh và tổng hợp số liệu thu thập được trong quá trình thực
tập. Ngoài ra còn sử dụng một số phương pháp khác như: phân tích các tỷ số,
phương pháp liên hệ, cân đối. Đồng thời chỉ ra một số nhân tố ảnh hưởng đến hiệu
quả sử dụng vốn kinh doanh.
5. Kết cấu đề tài được chia làm 3 chương:
Chương 1: Những lý luận cơ bản về vốn kinh doanh và nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công
ty Cổ phần Cồn rượu Hà Nội.
Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
kinh doanh ở công ty Cổ phần Cồn rượu Hà Nội.
Mặc dù đã hết sức cố gắng song do trình độ nhận thức và lý luận còn hạn
chế, hơn nữa thời gian tìm hiểu thực tế có hạn, luân văn không tránh khỏi những
thiếu sót. Rất mong được sự thông cảm và góp ý của Công ty, thầy cô cùng toàn thể
bạn đọc để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 05 năm 2013
Sinh viên
Trần Đắc Vạn
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv. Trần Đắc Vạn Lớp CQ47/11.08
3
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ
SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. VỐN KINH DOANH VÀ NGUỒN HÌNH THÀNH VỐN KINH DOANH
1.1.1. Khái niệm và đặc trưng của vốn kinh doanh
 Khái niệm về vốn kinh doanh
Trong nền kinh tế thị trường, để có thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh
doanh thì các doanh nghiệp cần phải có các yếu tố cơ bản sau: Sức lao động, đối
tượng lao động và tư liệu lao động. Để có được các yếu tố này đòi hỏi doanh nghiệp
cần phải ứng ra một số vốn nhất định phù hợp với quy mô và điều kiện kinh doanh.
Số vốn này dùng để mua sắm các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất như trên.
Do sự tác động của lao động vào đối tượng lao động thông qua tư liệu lao động mà
hàng hoá, dịch vụ được tạo ra và tiêu thụ trên thị trường. Để đảm bảo sự tồn tại và
phát triển của doanh nghiệp, số tiền thu được do tiêu thụ sản phẩm phải đảm bảo bù
đắp toàn bộ chi phí đã bỏ ra và có lãi.
Từ đó có thể hiểu: “Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng
tiền của toàn bộ giá trị tài sản được huy động, sử dụng vào hoạt động sản xuất
kinh doanh nhằm mục đích sinh lời.”
Vốn kinh doanh không chỉ là điều kiện tiên quyết đối với sự ra đời của doanh
nghiệp mà nó còn được coi là một trong những yếu tố giữ vai trò quyết định trong
quá trình hoạt động và phát triển của doanh nghiệp.
 Những đặc trưng của vốn kinh doanh
Thứ nhất: Vốn phải đại diện cho một lượng giá trị tài sản, điều đó có nghĩa là
vốn được biểu hiện bằng giá trị của những tài sản hữu hình và vô hình trong doanh
nghiệp như nhà xưởng, máy móc, đất đai, bản quyền phát minh sáng chế...
Thứ hai : Vốn phải tích tụ, tập trung đến một lượng nhất định mới có thể đầu
tư vào sản xuất kinh doanh. Do đó, để đầu tư vào sản xuất kinh doanh đòi hỏi doanh
nghiệp cần có kế hoạch huy động đủ số lượng vốn cần thiết để có thể chớp thời cơ
kinh doanh, mở rộng sản xuất và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv. Trần Đắc Vạn Lớp CQ47/11.08
4
Thứ ba: Vốn có giá trị về mặt thời gian, tức là một đồng vốn tại thời điểm
khác nhau có giá trị không giống nhau. Đây là đặc điểm mà doanh nghiệp cần quan
tâm nhất là khi xem xét, lựa chọn các phương án đầu tư.
Thứ tư: Vốn luôn vận động và sinh lời không ngừng tạo nên sự tuần hoàn và
chu chuyển vốn. Trong quá trình vận động, vốn tồn tại dưới nhiều hình thức vật
chất khác nhau,nhưng điểm xuất phát và cuối cùng phải biểu hiện bằng tiền. Quá
trình luân chuyển vốn kinh doanh được minh họa qua sơ đồ sau:
TLSX
T-H …SX…H’-T’ (T’>T)
SLĐ
Thứ năm: Vốn phải gắn liền với chủ sỡ hữu nhất định và phải được quản lý
chặt chẽ.
Thứ sáu: Trong nền kinh tế thị trường, vốn là một loại hàng hóa đặc biệt. Nói
vốn là một loại hàng hóa vì nó có giá trị và giá trị sử dụng như mọi loại hàng hóa
khác. Giá trị sử dụng của vốn thể hiện ở chỗ khi sử dụng vốn đúng cách sẽ tạo ra
một giá trị lớn hơn trước.
1.1.2. Thành phần vốn kinh doanh
Để quản lý và sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả, cần thiết phải tiến hành
phân loại vốn kinh doanh theo các tiêu thức khác nhau. Căn cứ vào đặc điểm luân
chuyển vốn thì vốn kinh doanh được chia thành hai bộ phận đó là vốn cố định và
vốn lưu động.
1.1.2.1. Vốn cố định:
 Khái niệm và đặc điểm của vốn cố định:
Vốn cố định là một bộ phận của vốn đầu tư ứng trướcđể hình thành tài sản cố
định. Đặc điểm của nó là luân chuyển giá trị dần dần từng phần trong nhiều chu kỳ
sản xuất và hoàn thành vòng luân chuyển khi tái sản xuất được TSCĐ về mặt giá trị.
Là vốn đầu tư ứng trước cho tài sản cố định nên quy mô của vốn cố định
nhiều hay ít sẽ quyết định đến quy mô của tài sản cố định, ảnh hưởng rất lớn đến
trình độ trang bị kỹ thuật công nghệ và năng lực sản xuất kinh doanh của doanh
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv. Trần Đắc Vạn Lớp CQ47/11.08
5
nghiệp. Ngược lại, những đặc điểm kinh tế kỹ thuật của tài sản cố định trong quá
trình sử dụng cũng có những ảnh hưởng quyết định đến đặc điểm tuần hoàn và chu
chuyển vốn cố định.
TSCĐ của doanh nghiệp là những tài sản có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài,
có chức năng là tư liệu lao động.
TSCĐ của doanh nghiệp có đặc điểm là: Trong sản xuất kinh doanh, TSCĐ
không thay đổi hình thái hiện vật, nhưng năng lực sản xuất và kèm theo đó là giá trị của
chúng giảm dần.Đó là do chúng bị hao mòn. Có hai loại hao mòn: hao mòn hữu hình
và hao mòn vô hình. Hao mòn hữu hình là hao mòn có liên quan đến việc giảm giá trị
sử dụng của TSCĐ. Hao mòn vô hình lại có liên quan đến việc mất giá của TSCĐ.
Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của TSCĐ đó chi phối những đặc điểm của vốn cố
định trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp:
- Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh. Điều này xuất
phát từ đặc điểm của tài sản cố định là được sử dụng lâu dài trong nhiều chu kỳ kinh
doanh.
- Vốn cố định được luân chuyển dần dần từng phần trong các chu kỳ sản xuất
kinh doanh và được thu hồi giá trị từng phần sau mỗi chu kỳ kinh doanh.
- Vốn cố định chỉ hoàn thành một vòng chu chuyển khi tái sản xuất được
TSCĐ về mặt giá trị.
Từ những đặc điểm luân chuyển của vốn cố định đòi hỏi doanh nghiệp khi
đầu từ vào tài sản cố định phải tính toán một cách cẩn thận đến hiệu quả của vốn
ứng ra. Nếu việc đầu tư không đồng bộ sẽ dẫn đến tình trạng lãng phí vốn lớn, ảnh
hưởng xấu đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1.2.2. Vốn lưu động:
 Khái niệm và đặc điểm vốn lưu động:
Vốn lưu động là một bộ phận của vốn kinh doanh ứng ra để hình thành nên
tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp được diễn ra thường xuyên, liên tục.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv. Trần Đắc Vạn Lớp CQ47/11.08
6
Vốn lưu động sản xuất bao gồm những tài sản ở khâu dự trữ sản xuất như:
Nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu....và tài sản ở khâu sản xuất như sản
phẩm dở dang, bán thành phẩm, chi phí trả trước,… đang trong quá trình dự trữ sản
xuất hoặc chế biến.
 Đặc điểm của VLĐ là: tham gia vào từng chu kỳ sản xuất, bị tiêu dùng
hoàn toàn trong việc chế tạo ra sản phẩm và không giữ nguyên hình thái vật chất
ban đầu.
- VLĐ trong quá trình chu chuyển luôn thay đổi hình thái giá trị biểu hiện.
- VLĐ chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được hoàn lại toàn bộ
sau mỗi chu kỳ kinh doanh.
- VLĐ hoàn thành một vòng tuần hoàn sau mỗi chu kỳ kinh doanh.
 Phân loại VLĐ:
- Dựa vào hình thái biểu hiện của vốn có thể chia VLĐ thành: Vốn bằng tiền,
Các khoản phải thu, Hàng tồn kho
- Dựa vào vai trò VLĐ đối với quá trình SXKD. VLĐ được chia thành: VLĐ
trong khâu dự trữ, VLĐ trong khâu trực tiếp sản xuất, VLĐ trong khâu lưu thông.
 Tổ chức đảm bảo vốn lưu động:
 Xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp.
Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra thường xuyên, liên
tục tạo thành chu kỳ. Thông thường, chu kỳ sản xuất kinh doanh chia thành 3 giai
đoạn: Giai đoạn mua sắm và dự trữ vật tư, giai đoạn sản xuất, giai đoạn bán sản
phẩm và thu tiền hàng.
Trong chu kỳ SXKD của doanh nghiệp phát sinh nhu cầu vốn lưu động giữa
thời điểm trả tiền cho người cung cấp và thời gian nhận được tiền thanh toán hàng
với giả định doanh nghiệp không bán các sản phẩm dở dang. NVVLĐ của doanh
nghiệp là thể hiện số vốn tiền tệ cần thiết doanh nghiệp phải trực tiếp ứng ra để hình
thành một lượng dự trữ hàng tồn kho và khoản cho khách hàng nợ sau khi sử dụng
khoản tín dụng của nhà cung cấp. NCVLĐ có thể tính theo công thức sau:
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv. Trần Đắc Vạn Lớp CQ47/11.08
7
Nhu cầu
vốn lưu
động
=
Mức dự
trữ hàng
tồn kho
+
Khoản phải
thu từ
khách hàng
-
Khoản phải trả nhà
cung cấp và nợ có
tính chu kỳ
Trong công tác quản lý, một vấn đề quan trọng là phải xác được nhu cầu vốn
lưu động thường xuyên cần thiết tương ứng với một quy mô và điều kiên sản xuất
kinh doanh nhất định. Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết tối thiểu là số
vốn tính ra phải đủ để đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được tiến hành một cách
liên tục. Đồng thời phải thực hiện chế độ tiết kiệm một cách hợp lý.
 Nguồn tài trợ nhu cầu vốn lưu động
Nguồn tài trợ nhu cầu vốn lưu động : bao gồm nguồn vốn lưu động thường
xuyên và nguồn vốn lưu động tạm thời.
- Nguồn vốn lưu động thường xuyên là nguồn vốn ổn định có tính chất dài
hạn để hình thành hay tài trợ cho tài sản lưu động thường xuyên cần thiết trong hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp.
Nguồn VLĐ thường xuyên = Tài sản lưu động – Nợ ngắn hạn
Nguồn vốn kinh doanh thường xuyên tạo ra một mức độ an toàn cho doanh
nghiệp trong kinh doanh, làm cho tình trạng tài chính của doanh nghiệp được đảm
bảo vững chắc hơn. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp sử dụng nguồn vốn lưu động
thường xuyên để đảm bảo cho việc hình thành tài sản lưu động thì doanh nghiệp
phải trả chi phí cao hơn cho việc sử dụng vốn. Do vậy, đòi hỏi người quản lý doanh
nghiệp phải xem xét tình hình thực tế của doanh nghiệp để có quyết định phù hợp
trong việc tổ chức sử dụng vốn.
- Nguồn vốn lưu động tạm thời là các nguồn vốn có tính chất ngắn hạn doanh
nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng cho nhu cầu vốn lưu động của mình. Nguồn vốn
lưu động tạm thời bao gồm vay ngắn hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các
khoản nợ ngắn hạn khác mà doanh nghiệp chiếm dụng được.
1.1.3. Nguồn hình thành vốn kinh doanh
Trong nền kinh tế thị trường, có rất nhiều nguồn hình thành nên vốn kinh
doanh của doanh nghiệp. Tài chính doanh nghiệp có vai trò khai thác, thu hút các
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv. Trần Đắc Vạn Lớp CQ47/11.08
8
nguồn tài chính đảm bảo đầy đủ và kịp thời vốn cho hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp đồng thời phải lựa chọn phương pháp, hình thức huy động vốn hợp lý,
phù hợp với đặc điểm, tình hình của doanh nghiệp.
Tuỳ theo mục tiêu quản lý người ta có thể phân loại nguồn vốn kinh doanh
của doanh nghiệp theo nhiều tiêu thức khác nhau.
 Căn cứ vào quan hệ sở hữu vốn
Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp được chia thành nguồn vốn chủ sở
hữu và nợ phải trả.
Vốn chủ sở hữu: là số vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp gồm: Vốn điều
lệ do chủ sở hữu đầu tư, vốn do doanh nghiệp tự bổ sung từ lợi nhuận và từ các quỹ
của doanh nghiệp, nguồn vốn liên doanh, liên kết, vốn tài trợ của Nhà nước nếu có.
Nguồn vốn chủ sở hữu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với quá trình sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Nó tạo điều kiện thuận lợi cho chủ doanh nghiệp chủ động
hoàn toàn trong sản xuất, thể hiện mức độ tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp.
Nợ phải trả là số vốn thuộc quyền sở hữu của các chủ thể khác nhưng doanh
nghiệp được quyền sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trong một
khoảng thời gian nhất định. Theo tính chất và thời hạn thanh toán, các khoản nợ
phải trả của doanh nghiệp được chia thành:
- Nợ ngắn hạn: là các khoản nợ mà doanh nghiệp phải trả trong một thời gian
ngắn như vay ngắn hạn, phải trả nhà cung cấp, thuế và các khoản nộp NSNN.
- Nợ dài hạn: là các khoản nợ mà trên một năm doanh nghiệp mới phải hoàn trả như
vay dài hạn, phát hành cổ phiếu…
 Căn cứ vào thời gian huy động và sử dụng vốn
Có thể chia nguồn vốn của doanh nghiệp thành 2 loại: nguồn vốn thường
xuyên và nguồn vốn tạm thời.
Nguồn vốn thường xuyên là tổng thể các nguồn vốn có tính chất ổn định mà
doanh nghiệp có thể sử dụng vào hoạt động kinh doanh. Nguồn vốn này được
doanh nghiệp sử dụng dể mua sắm, hình thành tài sản cố định và một bộ phận tài
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv. Trần Đắc Vạn Lớp CQ47/11.08
9
sản lưu động thường xuyên cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp. Nguồn vốn
thường xuyên bao gồm: vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn.
Nguồn vốn tạm thời là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dưới một năm) mà
doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng các nhu cầu có tính chất tạm thời, bất
thường phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn
vốn này bao gồm các khoản vay ngắn hạn ngân hàng, và các tổ chức tín dụng khác,
chiết khấu thương phiếu, các khoản chiếm dụng của người bán, người mua, người
lao động....
 Căn cứ vào phạm vi huy động vốn
Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp chia thành: nguồn vốn bên trong
doanh nghiệp và nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp.
Nguồn vốn bên trong doanh nghiệp: Là nguồn vốn được huy động từ nội bộ
doanh nghiệp bao gồm tiền khấu hao hàng năm, lợi nhuận để lại các khoản dự
phòng....nguồn vốn này có tính chất quyết định trong hoạt động của doanh nghiệp.
Nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp: Là nguồn vốn có thể huy động từ bên
ngoài doanh nghiệp bao gồm vốn góp liên doanh liên kết, vốn vay từ ngân hàng và
các tổ chức tín dụng, vốn do nợ nhà cung cấp, vốn huy động từ phát hành trái
phiếu… Sử dụng nguồn vốn này, doanh nghiệp có thể khai thác ảnh hưởng tích cực
của đòn bẩy tài chính để khuyếch đại doanh lợi vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, hình
thức huy động vốn từ bên ngoài doanh nghiệp cũng có nhược điểm là doanh nghiệp
phải trả lãi tiền vay và hoàn trả gốc đúng hạn. Khi tình hình kinh doanh không được
thuận lợi, bối cảnh nền kinh tế có nhiều thay đổi phức tạp gây bất lợi cho hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp thì nợ vay sẽ thành gánh nặng khiến doanh nghiệp
chịu nhiều rủi ro và có thể mất khả năng thanh toán.
Như vậy, mỗi doanh nghiệp chỉ có thể khai thác huy động vốn trên một số
nguồn nhất định. Dù huy động vốn dưới hình thức nào doanh nghiệp cũng phải trả
một khoản chi phí và đảm bảo những điều kiện nhất định, do đó đòi hỏi doanh
nghiệp phải tính toán hiệu quả, cân nhắc lãi suất, thời hạn và điều kiện của việc sử
dụng từng nguồn vốn.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv. Trần Đắc Vạn Lớp CQ47/11.08
10
1.2. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH
1.2.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình
độ sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất trong
quá trình sản xuất kinh doanh với chi phí bỏ ra thấp nhất.
Theo cách hiểu đơn giản thì “sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả” nghĩa là
với một lượng vốn nhất định bỏ vào kinh doanh sẽ đem lại lợi nhuận cao nhất và
làm cho đồng vốn không ngừng tăng lên. Hay để đạt được kết quả kinh doanh nhất
định thì phải tính toán sao cho số vốn bỏ ra là ít nhất. Như vậy hiệu quả sử dụng
vốn thể hiện trên hai mặt: bảo toàn vốn và tạo ra được các kết quả theo mục tiêu
kinh doanh, đặc biệt là kết quả về mức sinh lời của đồng vốn. Nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp phải đảm bảo khai thác nguồn lực vốn một
cách triệt để, không để cho vốn nhàn rỗi; phải sử dụng vốn một cách hợp lý, tiết
kiệm, đúng mục đích và mang lại hiệu quả ngày càng cao trong hoạt động SXKD.
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của DN
Để tìm ra những biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, doanh nghiệp
trước tiên phải đánh giá được tình hình sử dụng VKD của mình thông qua phân tích
các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VKD của doanh nghiệp.
1.2.2.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn.
 Vòng quay toàn bộ vốn trong kỳ: phản ánh vốn của doanh nghiệp trong
một kỳ chu chuyển được bao nhiêu vòng. Chỉ tiêu này cao, hiệu suất sử dụng vốn
kinh doanh càng cao.
Vòng quay toàn bộ vốn (Lv) =
DTT trong kỳ
VKD bình quân trong kỳ
 Tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên vốn kinh doanh (Tỷ suất sinh lời
kinh tế của tài sản): phản ánh khả năng sinh lời của một đồng VKD, không tính
đến ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp và nguồn gốc của vốn kinh doanh.
Tỷ suất sinh lời của tài sản
(ROAE)
=
Lợi nhuân trước lãi vay và thuế
VKD bình quân sử dụng trong kỳ
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv. Trần Đắc Vạn Lớp CQ47/11.08
11
 Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh: phản ánh mỗi đồng
VKD bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế.
Tỷ suất lợi nhuận trước
thuế trên VKD
=
Lợi nhuân trước thuế
VKD bình quân sử dụng trong kỳ
 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh: phản ánh mỗi đồng vốn
kinh doanh bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế
trên VKD (ROA)
=
Lợi nhuân sau thuế
VKD bình quân sử dụng trong kỳ
 Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu: phản ánh một đồng VCSH bình quân
sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho chủ sở hữu. Trị số
chỉ tiêu này càng cao càng chứng tỏ khả năng sinh lời của vốn cao và ngược lại.`
Tỷ suất lợi nhuận vốn
chủ sở hữu (ROE)
=
Lợi nhuân sau thuế
VCSH bình quân trong kỳ
 Phương trình phân tích DUPONT:
Tỷ suất ROA
(LNST/VKD)
= Hệ số lãi ròng x
Vòng quay toàn bộ
vốn
Phương trình này cho chúng ta biết tác động của yếu tố tỷ suất lợi nhuận sau
thuế trên doanh thu và hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn ảnh hưởng như thế nào đến tỷ
suất LNST/VKD.
1.2.2.2. Nhóm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định
 Hiệu suất sử dụng vốn cố định: Phản ánh một đồng vốn cố định tạo
ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần bán hàng trong kỳ.
Hiệu suất sử dụng VCĐ =
DTT
VCĐ bình quân trong kỳ
 Hàm lượng vốn cố định: là đại lượng nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu
suất sử dụng vốn cố định, phản ánh để tạo ra một đồng doanh thu thuần cần
bao nhiêu đồng vốn cố định.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv. Trần Đắc Vạn Lớp CQ47/11.08
12
Hàm lượng vốn
cố định
=
Vốn cố định bình quân trong kỳ
Doanh thu thuần trong kỳ
 Tỷ suất lợi nhuận VCĐ: phản ánh một đồng VCĐ tham gia trong kỳ
có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế (sau thuế) thu nhập doanh nghiệp.
Tỷ suất lợi nhuận vốn cố
định
=
Lợi nhuận trước thuế (sau thuế)
VCĐ bình quân trong kỳ
 Hiệu suất sử dụng TSCĐ: phản ánh một đồng tài sản cố định trong
kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần.
Hiệu suất sử dụng TSCĐ =
DTT
Nguyên giáTSCĐ bình quân trong kỳ
 Hệ số hao mòn tài sản cố định: phản ánh mức độ hao mòn của tài sản cố
định trong DN so với thời điểm đầu tư ban đầu.
Hệ số hao mòn TSCĐ =
Số tiền khấu hao lũy kế
NG TSCĐ ở thời điểm đánh giá
 Kết cấu TSCĐ của DN: phản ánh tỷ lệ giữa giá trị từng loại TSCĐ
trong tổng giá trị TSCĐ của DN ở thời điểm đánh giá. Chỉ tiêu này giúp DN
đánh giá được mức độ hợp lý trong cơ cấu TSCĐ được trang bị ở DN.
1.2.2.3. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
 Tốc độ luân chuyển vốn lưu động: Để xác định tốc độ luân chuyển của
vốn lưu động. người ta thường sử dụng hai chỉ tiêu sau:
- Số lần luân chuyển vốn lưu động: phản ánh số vòng quay VLĐ thực hiện
trong một kỳ (thường là 1 năm ).
Số Vòng quay
VLĐ trong kỳ
=
Tổng mức luân chuyển VLĐ
VLĐ bình quân trong năm
- Kỳ luân chuyển vốn lưu động: Phản ánh số ngày bình quân cần thiết
để thực hiện một vòng quay vốn lưu động.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv. Trần Đắc Vạn Lớp CQ47/11.08
13
Kỳ luân chuyển vốn lưu
động
=
Số ngày trong kỳ
Số vòng quay vốn lưu động
 Mức tiết kiệm vốn lưu động: Mức tiết kiệm VLĐ có được là do tăng tốc
độ luân chuyển vốn. Do tăng tốc độ luân chuyển VLĐ nên có thể tăng tổng mức
luân chuyển song không cần tăng thêm hoặc tăng không đáng kể quy mô VLĐ:
 Hàm lượng vốn lưu động: chỉ tiêu này phản ánh để tạo ra một đồng
doanh thu thuần cần phải có bao nhiêu đồng vốn lưu động.
Hàm lượng vốn lưu
động
=
Số vốn lưu động bình quân trong kỳ
Doanh thu thuần
 Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động: phản ánh một đồng VLĐ có thể tạo ra
bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế hoặc sau thuế TNDN.
Tỷ suất lợi nhuận
vốn lưu động
=
Lợi nhuận trước thuế (sau thuế) TNDN
VLĐ bình quân trong kỳ
Ngoài ra để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động người ta còn sử dụng
một số các chỉ tiêu khác như: hệ số khả năng thanh toán, vòng quay hàng tồn kho,
vòng quay các khoản phải thu, kỳ thu tiền bình quân...
 Các hệ số thể hiện khả năng thanh toán:
- Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (hiện thời):
Khả năng thanh toán
nợ ngắn hạn
=
Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn thể hiện mức độ đảm bảo khả năng
thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.
Mức tiết
kiệm vốn
lưu động
=
Mức luân chuyển vốn
lưu động kỳ so sánh bq
1 ngày
Số ngày luân chuyển
rút ngắn
X
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv. Trần Đắc Vạn Lớp CQ47/11.08
14
- Khả năng thanh toán nhanh:
Hệ số khả năng thanh toán nhanh phản ánh khả năng thanh toán ngay các
khoản nợ ngắn hạn trong kỳ mà không phải dựa vào việc bán các loại hàng hóa.
- Khả năng thanh toán tức thời:
Khả năng thanh toán
tức thời
=
Tiền&các khoản tương đương tiền
Nợ ngắn hạn
Hệ số khả năng thanh toán tức thời thể hiện khả năng thanh toán ngay bằng
tiền của doanh nghiệp khi chủ nợ có yêu cầu.
 Vòng quay các khoản phải thu: là chỉ tiêu phản ánh tốc độ chuyển
đổi các khoản phải thu thành tiền mặt trong kỳ.
Kỳ thu tiền bình quân: là số ngày bình quân để thu hồi được các khoản nợ
phải thu.
Kỳ thu tiền bình quân =
360 ngày
Vòng quay các khoản phải thu
 Vòng quay hàng tồn kho: là số lần mà hàng hóa vật tư tồn kho bình
quân luân chuyển trong kỳ.
Vòng quay HTK =
Giá vốn hàng bán
HTK bình quân
Hệ số này lớn cho thấy tốc độ quay vòng của hàng hóa trong kho là
nhanh và ngược lại, nếu hệ số này nhỏ thì tốc độ quay vòng HTK thấp.
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VKD
1.2.3.1. Nhóm nhân tố khách quan
 Môi trường kinh doanh:
Khả năng thanh toán
nhanh
=
Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn
Vòng quay các
khoản phải thu
=
Doanh thu thuần (có thuế)
Nợ phải thu bình quân
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv. Trần Đắc Vạn Lớp CQ47/11.08
15
- Môi trường kinh tế: Khi nền kinh tế trong nước cũng như nền kinh tế thế
giới có biến động thì hoạt động của doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng. Do vậy mọi
nhân tố có tác động đến việc tổ chức và huy động vốn từ bên ngoài đều ảnh hưởng
đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
- Môi trường chính trị- văn hóa- xã hội: Chế độ chính trị quyết định nhiều
đến cơ chế quản lý kinh tế, các yếu tố văn hóa, xã hội như phong tục, tập quán, thói
quen, sở thích....
- Môi trường pháp lý: Là các chủ trương chính sách, hệ thống pháp luật tác
động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Mội trường kỹ thuật công nghệ : Ngày nay tiến bộ khoa học công nghệ phát
triển không ngừng, việc áp dụng những thành tựu đạt được vào hoạt động sản xuất
kinh doanh có vai trò vô cùng quan trọng.
- Môi trường tự nhiên : Là toàn bộ các yếu tố tự nhiên tác động đến doanh
nghiệp như thời tiết, khí hậu,… Các điều kiện làm việc trong môi trường tự nhiên
phù hợp sẽ làm tăng năng suất lao động và tăng hiệu quả công việc.
 Thị trường : Ở đây nhân tố thị trường được xem xét trên các khía cạnh
: Cạnh tranh, giá cả và cung cầu.
1.2.3.2. Nhóm nhân tố chủ quan
 Ngành nghề kinh doanh : mỗi ngành kinh doanh có những đặc thù
riêng ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.
 Trình độ quản lý tổ chức sản xuất : thể hiện ở trình độ tổ chức quản lý
của lãnh đạo, tay nghề của người lao động, trình độ tổ chức hoạt động kinh doanh
và trình độ quản lý và sử dụng các nguồn vốn.
 Tính khả thi của dự án đầu tư : Nếu doanh nghiệp có dự án đầu tư
khả thi, sản xuất ra các sản phẩm dịch vụ có chất lượng tốt, giá thành thấp thì doanh
nghiệp sẽ sớm thu hồi được vốn và có lãi và ngược lại.
 Cơ cấu vốn đầu tư : Việc đầu tư vào những tài sản không phù hợp sẽ
dẫn đến tình trạng vốn bị ứ đọng, gây ra tình trạng lãng phí vốn, giảm vòng quay
của vốn, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp rất thấp.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv. Trần Đắc Vạn Lớp CQ47/11.08
16
1.2.4. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sự dụng vốn kinh doanh
Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong điều kiện hiện nay đang trở nên
rất cần thiết đối với các doanh nghiệp. Sự cần thiết xuất phát từ những lý do sau:
- Vai trò của vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Vốn là tiền đề của quá trình sản xuất kinh doanh và là yếu tố quyết định đến
tương lai của doanh nghiệp. Nếu không có vốn thì sẽ không thể tiến hành hoạt động
sản xuất kinh doanh. Tiếp theo vốn kinh doanh sẽ ảnh hưởng đến mọi hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong suốt một thời gian dài, ảnh hưởng có tính
chất quyết định đến quy mô và trình độ trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ sản xuất,
quy mô kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến sản xuất, tiêu thụ trong
tương lai của doanh nghiệp cũng như đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
trên thị trường. Vốn càng nhiều, hiệu quả sử dụng vốn càng cao thì sức cạnh tranh
trên thị trường càng lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các mục tiêu
hoạt động của doanh nghiệp.
- Thực tế hiện nay việc sử dụng vốn ở nhiều doanh nghiệp chưa hiệu quả.
Đây là thực trạng phổ biến đang diễn ra tại các doanh nghiệp Việt Nam,
đồng vốn vẫn đang bị sử dụng lãng phí, sai mục đích kéo theo sự yếu kém của kết
quả kinh doanh. Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế thị trường ở Việt Nam đang
ngày càng phát triển, sự cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt, các doanh nghiệp
Việt Nam không chỉ phải cạnh tranh với nhau mà còn phải cạnh tranh với các doanh
nghiệp nước ngoài với nguồn tài chính dồi dào và công nghệ tiên tiến. Hơn nữa
trong điều kiện hiện nay khi mà chi phí huy động vốn từ bên ngoài đang trở nên đắt
đỏ thì việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh đang trở thành vấn đề sống còn của
các doanh nghiệp Việt Nam.
1.2.5. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VKD của doanh nghiệp
Trong cơ chế thị trường, mọi doanh nghiệp đều bình đẳng trước pháp luật,
phải đối mặt với cạnh tranh, hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, tự chủ về vốn. Do đó
việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết. Để sử
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv. Trần Đắc Vạn Lớp CQ47/11.08
17
dụng vốn kinh doanh có hiệu quả, các doanh nghiệp cần phải thực hiện tốt một số
biện pháp sau:
 Thứ nhất: Cần phải đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư phù hợp với
tình hình thực tế và điều kiện của doanh nghiệp. Lựa chọn quy mô sản xuất kinh
doanh phù hợp với năng lực tổ chức vốn của doanh nghiệp trên cơ sở phát huy được
những thế mạnh của doanh nghiệp để có thể đủ sức cạnh tranh trên thị trường.
 Thứ hai: Xác định chính xác nhu cầu vốn cần thiết tối thiểu cho hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ, từ đó có biện pháp huy động
vốn hợp lý tránh tình trạng thừa hoặc thiếu vốn trong sản xuất kinh doanh. Nếu thừa
vốn doanh nghiệp phải có biện pháp xử lý linh hoạt như: đầu tư mở rộng sản xuất,
cho các đơn vị khác vay....tránh tình trạng để vốn nhàn rỗi không phát huy được
hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp. Nếu thiếu vốn doanh nghiệp cần có biện pháp
huy động để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, không làm gián
đoạn quá trình sản xuất.
 Thứ ba: Lựa chọn hình thức huy động vốn thích hợp, đảm bảo mức
độ tự chủ của doanh nghiệp trong hoạt động tài chính và hạ thấp được chi phí sử
dụng vốn. Khi có nhu cầu đầu tư, doanh nghiệp cần khai thác triệt để nguồn vốn bên
trong. Tránh tình trạng nguồn vốn bên trong chưa được khai thác sử dụng hết lại
phải huy động từ bên ngoài làm tăng chi phí sử dụng vốn, tăng rủi ro tài chính.
 Thứ tư: Đầu tư vốn một cách hợp lý, đồng bộ giữa các bộ phận các
khâu của quá trình sản xuất. Lập ra phương án sản xuất, xác định chính xác nhu cầu
vốn cần đầu tư sao cho tiết kiệm và hợp lý.
 Thứ năm: Có biện pháp quản lý thích hợp đối với từng loại vốn.
- Đối với vốn cố định: Phải đánh giá đúng giá trị, tạo điều kiện phản ánh
chính xác tình hình biến động vốn cố định, điều chỉnh kịp thời giá trị của TSCĐ, lựa
chọn phương pháp khấu hao và mức khấu hao thích hợp.Chú trọng đổi mới trang
thiết bị, phương pháp công nghệ sản xuất, kịp thời thanh lý các TSCĐ không cần
dùng hay đã hư hỏng. Thực hiện tốt chế độ bảo dưỡng, sữa chữa dự phòng TSCĐ,
không để xẩy ra tình trạng TSCĐ bị hư hỏng trước thời hạn hoặc hư hỏng bất
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv. Trần Đắc Vạn Lớp CQ47/11.08
18
thường gây thiệt hại ngừng sản xuất. Trong trường hợp TSCĐ phải tiến hành sữa
chữa lớn, cần cân nhắc, tính toán kỹ hiệu quả của nó( tức là xem xét giữa chi phí
sửa chữa cần bỏ ra với việc đầu tư mua sắm TSCĐ) để quyết định cho phù hợp.
- Đối với vốn lưu động: Quản lý chặt chẽ vốn lưu động, nâng cao ý thức của
cán bộ công nhân viên trong việc giữ gìn, bảo vệ tài sản của DN, sử dụng tiết kiệm
nguyên vật liệu, đồng thời quản lý các khoản phải thu, không để vốn bị chiếm dụng
quá lâu, áp dụng các hình thức khuyến khích khách hàng trả tiền trước, trả đúng thời
hạn như khuyến mãi giảm giá...
 Thứ sáu: Đa dạng hóa hình thức đầu tư, đa dạng hóa sản phẩm nhằm
ngăn ngừa rủi ro bất thường trong kinh doanh. Tiến hành trích lập các khoản đầu tư
dự phòng phải thu khó đòi, hàng tồn kho....tham gia bảo hiểm cho tài sản, vật tư của
doanh nghiệp để có nguồn bù đắp kịp thời khi rủi ro xảy ra.
 Thứ bảy: Phát huy vai trò tài chính trong giám sát, kiểm tra sử dụng vốn
nhằm phát hiện những tồn tại, hạn chế từ đó đưa ra những biện pháp khắc phục
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Thực hiện việc kiểm tra tài chính
đối với việc sử dụng vốn cho tất cả các khâu từ dự trữ sản xuất, sản xuất đến tiêu
thụ sản phẩm và đầu tư mới tài sản cố định.
Trên đây là một số phương hướng biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp nói chung. Trong thực tế do đặc điểm
khác nhau giữa các doanh nghiệp trong từng ngành và toàn bộ nền kinh tế nên các
doanh nghiệp phải căn cứ vào những phương hướng biện pháp cơ bản để đưa ra
cho doanh nghiệp mình một phương hướng biện pháp cụ thể có tính khả thi nhằm
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv. Trần Đắc Vạn Lớp CQ47/11.08
19
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ SỬ DỤNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CỒN RƯỢU HÀ NỘI
2.1. Quá trình hình thành phát triển và đặc điểm hoạt động của công ty cổ
phần Cồn rượu Hà Nội.
2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển công ty cổ phần Cồn rượu Hà Nội.
2.1.1.1. Giới thiệu chung:
- Tên công ty: Công ty cổ phần Cồn rượu Hà Nội
- Tên giao dịch: HALICO.JSC (Ha noi liquor Joint Stock Company)
- Tên viết tắt: Halico
- Địa chỉ trụ sở chính: 94 Phố Lò Đúc, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Điện thoại: 84-4-3976 3763
- Email: Hanoi.liquor.jsc@gmail.com
- Website: Http://halico.com.vn/
- Slogan: Men say hồn Việt
 Vốn điều lệ:
+ Vốn điều lệ của công ty là 200.000.000.000 ( Hai trăm tỷ đồng chẵn)
+ Số lượng cổ phần phát hành: 2.000.000 cổ phần
+ Cơ cấu vốn cổ đông:
-Tổng công ty cổ phần Bia Rượu Nước giải khát Hà Nội chiếm 54.3% vốn điều lệ,
-Tập đoàn DIAGEO chiếm 45.5% vốn điều lệ,
-Các cổ đông khác chiếm 0.2% vốn điều lệ.
2.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển công ty
 Nhà máy Rượu Hà Nội được thành lập năm 1898 tại số 94 phố Lò Đúc. Đây
là một trong những nhà máy ở Đông Dương do chi nhánh thuộc công ty Fontaine
của Pháp xây dựng. Năm 1942, các nhà máy rượu ở đồng bằng Bắc Bộ đều phải
ngừng sản xuất vì thiếu nguyên liệu do gạo bị Nhật quản lý và do máy móc thiết bị
quá cũ kỹ.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv. Trần Đắc Vạn Lớp CQ47/11.08
20
 Khi hoà bình lập lại ở Đông Dương, nhà máy trở thành kho chứa hàng hoá,
vật tư của ngành công thương. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, Miền Bắc
thắng lợi đi lên CNXH, nhà máy được chính phủ Việt Nam tiếp quản, cùng với sự
nỗ lực không ngừng của tập thể nhà máy đến ngày 21/11/1955, nhà máy được phục
hồi và sản xuất để phục vụ cho y tế, quốc phòng và nhân dân theo quyết định của
Bộ trưởng Bộ công nghiệp.
 Đầu tháng 5/1956, toàn bộ máy móc thiết bị đã được tu sửa hoàn toàn và tiến
hành nghiệm thu toàn phần, cho sản xuất không tải để hiệu chỉnh. Sau 10 ngày sản
xuất thử thấy máy móc thiết bị tốt. Ngày 19/5/1956 nhà máy được khánh thành, cho
ra sản phẩm đầu tiên đánh dấu sự ra đời và phát triển nhà máy Rượu Hà Nội.
 Trong những năm 1959-1960, được sự giúp đõ của các chuyên gia Trung quốc,
nhà máy sản xuất thành công cồn tinh chế đảm bảo chất lượng trong nước và quốc
tế với công suất 5 triệu lít/năm. Từ bước đột biến này đã ra đời một phong trào
nghiên cứu sản xuất và đã cho ra thị trường hàng loạt các loại rượu Vodka và các
loại rượu màu để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu với giá trị kinh tế cao.
 Năm 1969 nhà máy thay phương pháp Alylo bằng phương pháp Mycomalte có
khả năng dịch hóa và đường hóa cao, phù hợp nguyên liệu ngô, khoai, sắn, nguyên
liệu ẩm mốc kể cả nguyên liệu bị ngập nước đồng thời cơ giới hóa toàn bộ khâu làm
nguội nguyên liệu từ 100°C đến 30° C, rút ngắn thời gian làm nguội nguyên liệu từ
24h xuống còn 15 phút.
 Tháng 3 năm 1982 nhà máy rượu Hà nội cùng nhà máy bia Hà nội, nhà máy thủy
tinh Hải phòng và phòng nghiên cứu rượu bia sáp nhập thành xí nghiệp liên hiệp
Rươu - Bia - Nước giải khát I.
 Ngày 02/02/1990: Công ty ký hợp đồng với hãng Novo Nordit của Đan Mạch
nhập Enzyme, đổi mới hệ thống lên men rượu theo quy chuẩn quốc tế.
 Năm 1991, nhà nước áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt cho sản phẩm rượu bia làm
đẩy giá thành lên cao khiến cho việc tiêu thụ của nhà máy gặp nhiều khó khăn, sản
xuất bị đình trệ, công nhân phải nghỉ chờ việc.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv. Trần Đắc Vạn Lớp CQ47/11.08
21
 Tháng 7/1994, Nhà máy Rượu Hà Nội chính thức đổi tên thảnh Công ty
Rượu Hà nội (Hanoi Liquor Company) theo quyết định của Bộ Công nghiệp nhẹ ký
ngày 01/03/1991 về thành lập, giải thể và sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước.
 Năm 2004, Công ty rượu Hà Nội chuyển đổi thành Công ty TNHH Nhà
nước MTV Rượu Hà Nội theo quyết định số 172/2004/QĐ-BCN ngày
20/12/2004 của Bộ Công Nghiệp.
 Từ T12/2006 công ty chuyển thành: “Công Ty cổ phần Cồn - Rượu Hà nội”
theo quyết định số 2980/2006 QĐ - BCN ngày 20/10/2006.
 Năm 2008: Công ty CP Cồn Rượu Hà Nội được nâng hạng trở thành Doanh
nghiệp loại 1, chứng chỉ ISO 9001:2000 . Công ty vinh dự được nhận cờ thi đua của
Chính Phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho doanh nghiệp dẫn đầu
phong trào thi đua toàn quốc cùng nhiều giải thưởng danh giá khác.
 Năm 2009: Công ty thành lập các chi nhánh Cần Thơ, Nha Trang, văn phòng
đại diện tại Lào. Nhà máy mới tại Yên Phong cũng bắt đầu đi vào hoạt động với
công suất gần 50 triệu lít rượu/ năm. Công ty chuẩn bị niêm yết tại Sở giao dịch
chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2010.
Trong suốt quá trình hoạt động và phát triển Halico đã nhận được rất nhiều giải
thưởng khác nhau của các tổ chức trong nước và quốc tế trao tặng. Với truyền
thống và bề dầy kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất cồn, rượu; Halico đã, đang và
sẽ là Công ty đi đầu trong việc sản xuất những sản phẩm chất lượng phục vụ cho thị
trường trong nước và đặc biệt là việc giới thiệu sản phẩm Việt Nam chất lượng cao
cùng thương hiệu: “Halico - Men say hồn Việt” ra thị trường quốc tế.
2.1.2. Tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty.
2.1.2.1. Ngành nghề kinh doanh và sản phẩm chủ yếu.
Ngành nghề kinh doanh: Sau khi chuyển sang Công ty cổ phần, mục tiêu hoạt
động chính của Công ty là duy trì và khai thác có hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh với các sản phẩm truyền thống. Đồng thời khi có điều kiện, Công ty sẽ mở
rộng thêm các lĩnh vực hoạt động kinh doanh khai thác khác để phát huy hết tiềm
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv. Trần Đắc Vạn Lớp CQ47/11.08
22
năng sẵn có của mình. Công ty dự kiến kinh doanh các ngành nghề:
 Sản xuất và kinh doanh các loại đồ uống có cồn, không có cồn;
 Sản xuất buôn bán các loại bao bì;
 Kinh doanh xuất nhập khẩu các loại:đồ uống có cồn và không có cồn, các loại
thiết bị vật tư, nguyên liệu phục vụ cho sản xuất rượu, cồn. Các mặt hàng công
nghệ phẩm, thực phẩm;
 Tư vấn, chuyển giao công nghệ cung cấp thiết bị, dây chuyền sản xuất rượu, cồn;
 Đại lý, buôn bán các tư liệu sản xuất, các mặt hàng tiêu dùng;
 Sản xuất, chế biến các sản phẩm về lương thực, thực phẩm;
 Kinh doanh khách sạn, nhà ở và dịch vụ cho thuê nhà ở, văn phòng, cửa hàng;
 Kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa;
 Kinh doanh hàng hoá và các ngành nghề khác mà pháp luật không cấm.
Yếu tố đầu vào và đặc điểm sản phẩm:
+ Yếu tố đầu vào:
- Nguyên liệu vât liệu chính để sản xuất Cồn, rượu là các nông sản giàu tinh bột:
Sắn lát, lúa gạo, tinh bột ngô. Nhà cung cấp chính của công ty là Công ty Cổ phần
lương thực miền Bắc, Công ty cổ phần Nguyên liệu xanh. Công ty kinh doanh nông
sản Trung Hòa.
- Các loại vật tư khác như trai lọ do công ty Yamakura Hải Phòng cung cấp, các
loại trai dùng cho sản xuất rượu cao cấp được nhập khẩu từ Anh, Pháp…
Các công ty cung cấp đều là các công ty uy tín, có quy mô hoạt động lớn cho
nên các yếu tố đầu vào đều đảm bảo số lượng, chất lượng, đáp ứng nhu cầu sản
xuất kinh doanh của Công ty trong mọi thời điểm.
+ Đặc điểm sản phẩm
Sản phẩm sản xuất của Công ty rất đa dạng, nhưng sản phẩm chính và chủ
yếu là rượu Vodka Hà Nội (chiếm tỷ trọng cao nhất 85%), các loại rượu khác chỉ
chiếm 15% trong tổng sản phẩm. Vodka Hà Nội chiếm tỷ trọng cao như vậy bởi vai
trò quan trọng của dòng sản phẩm này, thương hiệu của nó đã được khẳng định trên
thị trường. Ngoài ra còn do dòng sản phẩm này rất dễ bảo quản, không yêu cầu kho
lạnh, dễ dàng bảo quản được ngay cả ở điều kiện thường.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv. Trần Đắc Vạn Lớp CQ47/11.08
23
Danh mục sản phẩm và đặc điểm sản phẩm:
STT Sản phẩm Đặc điểm sản phẩm
1 Lúa mới
Được nấu từ ngũ côc giàu tình bột. Rượu đạt độ tinh khiết cao,
trong suốt, không có vẩn đục và tạp chất lạ,vị nồng đượm.
2 Nếp mới
Rượu được nâu từ ngũ côc, có vị cay thâm dần trong lưỡi nhờ
men cổ truyền của người dân được công ty chắt lọc, tìm tòi,
nghiên cứu, nuôi cấy mà thành
3 Vodka Hà Nội
Vodka đỏ được nấu từ ngũ cốc và ngô.Vodka xanh được chưng
cất từ gạo.
4 Rượu Hà Nội Rượu mang hương vị thanh tao, quyến rũ nồng ấm
5 Thanh Mai Sản xuât từ mơ lâu năm, màu vàng nâu sóng sánh.
6 Rượu Chanh
Rượu màu vàng chanh,vị chanh tươi tự nhiên, thơm mát chua
chua hòa với hơi rượu mạnh
7 Vang Chát
Rượu dành cho phụ nữ, vị êm dịu. Đây là đô uống lý tưởng cho
sức khỏe, giúp quá trình tiêu hóa và làm giảm nguy cơ đau tim
8 Champangne
Là loại rượu có chất lượng đã đạt được nhiêu giải thưởng tại các
hội chợ quốc tế hàng công nghiệp các năm 1994,1996
9 Anh Đào Là loại rượu nhẹ, chất rượu ngọt dịu mát,màu đỏ thắm
10
Rượu Nếp
Cẩm
Màu nâu đen sóng sánh, vị thơm thảo dược ngào ngạt, vị ngọt hài
hòa, êm dịu, vị cay thơm nồng dễ chịu.
( Nguồn: Công ty Cổ phần Cồn Rượu Hà Nội)
2.1.2.2. Tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty
Việc tổ chức HĐSX được thực hiện theo mô hình công ty gồm các xí
nghiệp thành viên. Mỗi xí nghiệp sản xuất đảm bảo một quy trình công nghệ nhất
định và có cùng các chức năng nhiệm vụ sau:
- Quản lý lao động tài sản;
- Tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất theo nhiệm vụ được giao;
- Cung cấp thông tin kịp thời phục vụ cho công tác quản lý và điều hành công tác
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv. Trần Đắc Vạn Lớp CQ47/11.08
24
sản xuất có hiệu quả.
 Xí nghiệp Cồn: Là xí nghiệp sản xuất cồn từ nguyên liệu tinh bột. Bao
gồm các bộ phận: tổ vận hành lò hơi, tổ vận chuyển, tổ nấu tinh bột, tổ đường hóa
lên men, tổ chưng cất, tổ vận hành máy nén, tổ phân tích.
 Xí nghiệp rượu Mùi: Là xí nghiệp sản xuất rượu pha chế từ nguyên liệu
cồn và các hương liệu chiết xuất từ hoa quả. Bao gồm: tổ vận chuyển, tổ chế biến
và pha chế, tổ máy rửa chai và chiết rượu, đóng nút, tổ dán nhãn. Hoạt động của xí
nghiệp mang tính thời vụ.
 Xí nghiệp phục vụ: Đây là xí nghiệp sản xuất phục vụ cho 2 xí nghiệp
trên nhằm đảm bảo cho quy trình sản xuất được diễn ra liên tục.
Ngoài ra Công ty còn có 1 cửa hàng giới thiệu sản phẩm chịu trách nhiệm:
giới thiệu các lại sản phẩm của công ty và thu thập thông tin của khách hàng đối
với các sản phẩm của công ty.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv. Trần Đắc Vạn Lớp CQ47/11.08
25
Sơ đồ: Cơ cấu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
(Nguồn: Phòng Tổ chức Công ty Cổ phần Cồn rượu Hà Nội)
Tổ đai
két
Tổ nấu
tinh bột
Tổ
phân
tích
quản lý
Tổng công ty Rượu- Bia- Nước giải
khát Hà Nội
Công ty cổ phần Cồn rượu Hà
Nội
Xí
nghiệp
Cồn
Tổ vận
chuyển
Tổ chế
biến và
pha chế
Tổ dán
nhãn
Tổ máy
rửa trai
và chiết
rượu
Xí
nghiệp
Rượu
mùi
Xí
nghiệp
phục vụ
Tổ vận
chuyển
Tổ sản
xuất bao
bì
Tổ kỹ
thuật
Tổ vận
chuyển
Tổ
đường
hóa lên
men
Tổ
chưng
cất
Tổ vận
hành lò
hơi
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv. Trần Đắc Vạn Lớp CQ47/11.08
26
2.1.2.3. Tổ chức nhân sự và tổ chức bộ máy quản lý của công ty
a, Tổ chức nhân sự
-Hiện nay tổng số lao động của công ty là 478 người bao gồm cả lao động
gián tiếp và trực tiếp. Có thể phân lao động công ty theo nhiều tiêu thức khác nhau,
cụ thể:
Biểu: Cơ cấu lao động của công ty năm 2012:
Phân loại
Số
lượng
Tỷ trọng
1. Phân loại theo hợp đồng
Hợp đồng dài hạn (không xác định thời hạn) 470 98.33%
Hợp đồng thời hạn từ 12 đến 36 tháng 8 1.67%
2. Phân loại theo trình độ lao động
Đại học và trên đại học 64 13.39%
Cao đẳng và trung cấp 6 1.26%
Công nhân kỹ thuật 264 55.22%
Lao động khác 144 30.13%
3. Tính chất lao động
Lao động trực tiếp 371 72.49%
Lao động gián tiếp 104 27.51%
Tổng cộng 478 100%
(Nguồn: Phòng TC-LĐ-TL, Công ty cổ phần Cồn rượu Hà Nội)
Qua bảng trên cho thấy, lao động trực tiếp, dài hạn chiếm tỷ trọng lớn. Do loại
hình là công ty sản xuất, có các trang thiết bị rất hiện đại, cho nên công nhân kỹ
thuật chiếm tỷ trọng cao trên 55%. Điều này dẫn đến việc sản xuất luôn được đảm
bảo, công tác lên kế hoạch sản xuất cũng trở nên dễ dàng hơn do công ty có đội ngũ
lao động chất lượng, đảm bảo về số lượng.
b, Tổ chức bộ máy quản lý:
Đại hội cổ đông: gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan có
thẩm quyền quyết định cao nhất của Công ty.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv. Trần Đắc Vạn Lớp CQ47/11.08
27
Hội đồng quản trị: gồm 1 Chủ tịch và 4 thành viên, Hội đồng quản trị Quyết
định các vấn đề chiến lược phát triển Công ty.
Ban kiểm soát: gồm 1 trưởng ban và 4 thành viên, kiểm soát mọi hoạt động
sản xuất, kinh doanh, quản trị và điều hành Công ty.
Ban Giám đốc: gồm Giám đốc chịu trách nhiệm chỉ đạo chung, là đại diện
pháp nhân của Công ty và 2 Phó Giám đốc.
Sơ đồ: Tổ chức bộ máy quản lý CTCP Cồn rượu Hà Nội
(Nguồn: Phòng Tổ chức- CTCP Cồn rượu Hà Nội)
Ban kiểm soátHội đồng quản trị
Ban giám đốc
Phòng
TC-LĐ-
TL
Phòng
Hành
chính
Phòng
Kế toán
tài
chính
Phòng
kế
hoạch
tiêu thụ
Phòng
vật tư
Phòng
kỹ thuật
công
nghệ
Phòng
kỹ thuật
cơ điện
Phòng
KSC
Xí
nghiệp
Cồn
Xí
nghiệp
Rượu
mùi
Xí
nghiệp
Phục Vụ
Đại hội đồng cổ đông
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv. Trần Đắc Vạn Lớp CQ47/11.08
28
2.1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh
2.1.3.1. Dây chuyền thiết bị, một số quy trình công nghệ chủ yếu.
a, Dây chuyền thiết bị: Dây chuyền thiết bị tiên tiến hiện đại chưng cất cồn kết
hợp giữa phương pháp lên men cổ truyền và những tiến bộ của khoa học kỹ thuật
hiện đại tạo ra những sản phẩm có chất lượng tinh khiết và ổn định, đảm bào vê
sinh công nghiệp và an toàn thực phẩm.
b, Phương pháp công nghệ: Người đặt nền móng đầu tiên là ông Callmette cùng
các nhà khoa học Pháp. Họ đã nghiên cứu thành công quá trình phân lập, tuyển
chọn, thuần chủng nấm men trong một thời gian dài tại Viện Pasteur cho phép áp
dụng dễ dàng trong sản xuất công nghiệp từ nguyên liệu gạo ở Việt Nam. Nhóm
nghiên cứu đã tách riêng ra được họ nấm mốc, nấm men trong môi trường chung là
men bánh, men lá của dân gian, rồi nuôi cấy trong môi trường thích hợp để được
nấm mốc thuần chủng có hoạt lực chuyển hóa đường tinh bột đã nấu chín tốt nhất.
c, Một số quy trình sản xuất công nghệ chủ yếu:
Quy trình sản xuất Cồn:
900C T=600
H2SO4
4oC
( Nguồn: Phòng kỹ thuật công nghệ CTCP Cồn rượu Hà Nội)
Nguyên liệu Nấu chín Cháo loãng Hâm nhừ
Phế liệu Chưng cất Cồn hóa Đường hóa
CO2
Cồn công
nghiệp
Cồn tinh chế
Nhập kho
Enzym
NH4NO3
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv. Trần Đắc Vạn Lớp CQ47/11.08
29
Quy trình sản xuất rượu mùi:
( Nguồn: Phòng kỹ thuật công nghệ CTCP Cồn rượu Hà Nội)
Mỗi một giai đoạn đều phải tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn kỹ thuật về
Cồn Đường Nước qua
xử lý
Hương liệu PhẩmNấu đường
Pha chế
Tàng trữ
Tách cặn
Rượu trong
Chiết trai,
đóng nút
Kiểm tra
rượu
Dán nhãn
bao bì
Vận
chuyển
Đai két Nhập kho
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv. Trần Đắc Vạn Lớp CQ47/11.08
30
thành phần, thời gian. Tuy có nhiều giai đoạn sản xuất nhưng sản phẩm dở dang
không nhiều. Các loại rượu mùi phần lớn được sản xuất theo phương pháp pha chế.
Mỗi loại có công thức pha chế khác nhau, sủ dụng các hương liệu, nguyên liệu khác
nhau. Tuy nhiên, quy trình công nghệ của các lại rượu là như nhau, đều bắt đầu từ
cồn tinh chế, dùng nước để giảm nồng độ cồn, đã được tóm tắt qua sơ đồ trên.
2.1.3.2. Thị trường tiêu thụ
a, Thị trường trong nước:
Nhìn chung sản phẩm của công ty chủ yếu là phục vụ nhu cầu trong nước,
tuy nhiên công ty vẫn đang cố gắng mở rộng thị trường bằng cách khai thác triệt để
thị trường hiện có và thâm nhập vào các thị trường mới.
Công ty Rượu Hà Nội có hệ thống đai lý phân phối và tiêu thụ tại các tỉnh,
thành phố trong cả nước và ngày càng được mở rộng. Công ty cũng tham gia rộng
rãi vào các hoạt động xúc tiến thương mại, triển lãm, hội chợ trong nước và quốc tế
tổ chức tại Việt Nam và đạt được nhiều giải thưởng cao.
Hệ thống đại lý một số năm gần đây:
Khu vực lãnh thổ Đơn vị Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Khu vực miền Bắc Đại lý 160 165 148
Khu vực miền Trung Đại lý 25 30 34
Khu vực miền Nam Đại lý 18 20 30
Cộng Đại lý 203 215 212
( Nguồn: Phòng Kế hoạch tiêu thụ CTCP Cồn rượu Hà Nội)
Qua bảng trên cho thấy, mỗi năm công ty đều duy trì trên 200 đại lý trên khắp
cả nước, và quy mô có xu hướng tăng lên. Khách hàng có thể tiếp cận dễ dàng các
sản phẩm của công ty thông qua các đại lý. Đây là minh chứng cho vị thế của công
ty, cho thấy khả năng chiếm lĩnh thị phần trên thị trường rượu. Ngoài ra, qua bảng
ta còn thấy được công ty đang chú trọng mở rộng thị phần vào khu vực miền trong,
đặc biệt là khu vực miền Nam tăng mạnh. Công ty đã nhận ra được tiềm năng và có
chiến lược để đi sâu vào thị trường này.
b, Thị trường thế giới:
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv. Trần Đắc Vạn Lớp CQ47/11.08
31
Qua gần 30 năm phát triển thị trường quốc tế, sản phẩm của công ty Rượu Hà
Nội đã xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới, nhất là thị trường truyền thống như
các nước khu vực Đông Âu. Những năm gần đây, sản phẩm của Công ty đã được
các nước Châu Á đón nhận và đánh giá cao như các nước Hàn Quốc, Đài Loan,
Thái Lan. Đặc biệt là thị trường đòi hỏi khắt khe về chất lượng như Nhật Bản, thì
sản phẩm của công ty cũng đã có mặt để đáp ứng nhu cầu ngày một tăng của người
tiêu dùng Nhật Bản.
2.1.3.3. Vị thế cạnh tranh
Công ty Cổ phần Cồn rượu Hà Nội là Công ty sản xuất rượu lớn nhất Việt
Nam. Vị thế của công ty trên thị trường rất lớn, các sản phẩm của công ty rất đa
dạng, đáp ứng được nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng.
Các đối thủ cạnh tranh chủ yếu:
 Đối thủ cạnh tranh trong nước
+ Công ty rượu Vang thăng Long với sản phẩm là rượu Vang đã được giới tiêu
dùng ưa chuộng và có 1 vị trí đứng nhất định trên thị trường rượu trong nước, tiến
tới xuất khẩu rượu ra nước ngoài, sản phẩm phân bố khắp miền Bắc và miền Trung.
+ Công ty Anh Đào Hà Nội cũng là một trong những công ty sản xuất rượu lớn
trên thị trường và là 1 trong các đối thủ cạnh tranh đáng chú ý của công ty.
+ Công ty rượu Đồng Xuân có chất lượng đạt yêu cầu và được thị trường tín
nhiệm, tiêu biểu cho khu vực miền núi. Sản phẩm tuy không nhiều nhưng cũng là 1
đối thủ khá mạnh.
+ Các làng nghề truyền thống như: Rượu Bàu Đá- Bình Định, rượu Cần- dân
tộc Mường, rượu San Lùng- Lào Cai … Các loại rượu này đều nổi tiếng có hương
vị thơm ngát, đầm ấm. Được sản xuất từ các nguyên liệu có sẵn tại địa phương, có
phương pháp chưng cất rất cổ truyền, đặc biệt.
+ Ngoài ra còn có rượu do dân tự nấu: Không thể liệt kê được có bao nhiêu hộ
nấu rượu trên thị trường.Rượu do dân tự nấu thường có ưu điểm là giá rẻ, không
phải vận chuyển tiện cho người mua do thường chỉ phục vụ nhu cầu lân cận.
 Rượu nhập ngoại.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv. Trần Đắc Vạn Lớp CQ47/11.08
32
Hiện nay trên thị trường rượu có rất nhiều sản phẩm nhập ngoại từ Anh, Pháp,
Mỹ, Tây Ban Nha. Rượu này có chất lượng rất cao, mẫu mã đẹp, có uy tín, đa dạng
phong phú thường nhắm đến đối tượng khách hàng có thu nhập cao.
Đây là đối thủ cạnh tranh trong tương lai của công ty khi mà công ty đang
muốn phát triển những sản phẩm có chất lượng cao hướng tới khách hàng có thu
nhập cao trên thị trường.
2.1.4. Kết quả kinh doanh chủ yếu của Công ty trong những năm gần đây.
Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây được
thể hiện thông qua các chỉ tiêu ở bảng 2.1
Trong một vài năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam có nhiều biến động, lạm
phát cao cùng với lãi suất cao gây nhiều khó khăn cho hoạt động của Công ty. Tuy
vậy, Công ty vẫn cố gắng khắc phục khó khăn để sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Công ty đều làm ăn có lãi, nguồn thu chủ yếu là đến từ hoạt động sản xuất kinh
doanh chính và mức lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước. Đây là 1 kết quả đáng
khích lệ đối với công ty.
Qua bảng phân tích trên cho thấy năm 2011 so với 2010 doanh thu thuần tăng
hơn 113.229 triệu đồng, nhưng lợi nhuận sau thuế lại giảm hơn 19.844 triệu đồng.
Năm 2012 so với 2011, doanh thu thuần giảm 71.571 tỷ tuy nhiên lợi nhuận sau thuế
lại tăng rất nhiều, chứng tỏ công ty đã thu được một lượng lớn lợi nhuận bất thường.
Các tỷ suất sinh lời luôn ở mức ngang bằng với mức trung bình của ngành Thực
phẩm – Đồ uống (ROA là 18%, ROAE là 25%), điều đó thể hiện tình hình kinh doanh
của công ty rất khả quan.
Phần nộp ngân sách nhà nước không ngừng tăng, năm sau luôn cao hơn năm
trước. Thu nhập của cán bộ công nhân viên trong Công ty ở mức khá. Điều đó cho
thấy, trong những năm qua Công ty luôn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp Ngân sách
Nhà nước, đồng thời luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,
không ngừng cải thiện, nâng cao chất lượng đời sống của cán bộ công nhân viên.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv. Trần Đắc Vạn Lớp CQ47/11.08
33
2.2. Thực trạng về tình hình tổ chức vốn và hiệu quả sử dụng VKD ở Công ty
cổ phần Cồn rượu Hà Nội
2.2.1. Những thuận lợi và khó khăn của Công ty trong hoạt động sản
xuất kinh doanh năm 2011
2.2.1.1. Những thuận lợi
- Tình hình chính trị - xã hội trong nước tiếp tục ổn định và phát triển;
- Nhu cầu về sản phẩm rượu ngày càng gia tăng cùng với sự chuyển biến
của đời sống xã hội, nhất là vấn đề chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực
phẩm;
- Công ty có trụ sở đặt tại trung tâm thành phố Hà Nội, Công ty dễ dàng nắm
bắt kịp thời, nhanh chóng các diễn biến về các thông tin kinh tế thị trường;
- Dây chuyền công nghệ hiện đại, công suất lớn (mỗi năm công ty sản xuất
được từ 20-25 triệu lit), có khả năng sản xuất đa dạng sản phẩm, chất lượng ổn định,
có thể đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng và người tiêu dùng ở tất cả các
phân khúc. Công ty cũng luôn quan tâm đến công tác phát triển, cải tiến kĩ thuật,
các đề tài khoa học, công trình sản phẩm như các sáng kiến, cải tiến kĩ thuật nhằm
giảm định mức tiêu hao vật tư, giảm bớt công nghệ và cho ra đời các sản phẩm mới
với những ưu điểm vượt trội mang lại hiệu quả kinh tế cao, khẳng định uy tín ngày
càng vững vàng cho doanh nghiệp.
- Được sự chỉ đạo, giúp đỡ của Tổng công ty Rượu - Bia – Nước giải khát Hà
Nội, cộng với quyết tâm, trách nhiệm của toàn thể cán bộ công nhân viên toàn công ty;
- Việc làm và đời sống của cán bộ công nhân viên toàn công ty luôn được
đảm bảo, có mức thu nhập năm sau cao hơn năm trước. Chính vì thế tư tưởng cán
bộ công nhân viên ổn định và phấn khởi tin tưởng và triển khai thực hiện có hiệu
quả những chủ trương, chính sách, biện pháp sản xuất kinh doanh mà Công ty đề ra.
2.2.1.2. Những khó khăn
Trong năm 2012, nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn đã khiến cho các
ngành kinh tế nói chung và ngành Thực phẩm – Đồ uống nói riêng phải đối mặt với
không ít thách thức. Bản thân công ty cũng không phải là ngoại lê;
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv. Trần Đắc Vạn Lớp CQ47/11.08
34
- Môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp với nguy cơ hàng giả, hàng
nhái không giảm;
- Giá các nguyên liệu đầu vào cho sản xuất Cồn rượu tăng giá và đang ở mức
cao, như giá sắn lát năm 2012 là4.650đ/kg tăng 15% so với 2011; giá gạo năm 2012 là
10.500đ/kgtăng8% so với năm 2011.Chi phí vận chuyển tăng 16% làm ảnh hưởng trực
tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh; hòm carton tăng 20%; nút và enzim nhập khẩu
tăng 10% do thay đổi tỷ giá hối đoái.
- Sản phẩm của Công ty là Cồn, rượu cho nên ngoài chịu các mức thuế khác
còn phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, điều này ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sản
xuất kinh doanh. Sản phẩm Cồn rượu phải chịu mức thuế Tiêu thụ đặc biệt rất cao
(rượu dưới 200 là 25%, rượu trên 200 là 50%) ảnh hưởng đến giá thành sản xuất
làm cho giá bán tăng, đòi hỏi Công ty phải có biện pháp phù hợp để không ngừng
tìm ra giải pháp giảm giá thành.
Trên đây là một số thuận lợi và khó khăn cơ bản ảnh hưởng đến hoạt động
sản xuất kinh doanh của Công ty. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh
Công ty đang nỗ lực phát huy những thế mạnh có được đồng thời cố gắng khắc
phục khó khăn để hiệu quả kinh doanh ngày càng cao.
2.2.2. Khái quát về vốn và nguồn VKD của Công ty
2.2.2.1. Vốn kinh doanh
Để đưa ra nhận xét khái quát về việc tổ chức, sử dụng VKD của Công ty, ta
sẽ đi xem xét cơ cấu và sự biến động vốn qua các năm. (Bảng 2.2)
Căn cứ vào bảng số liệu 2.2, tính đến cuối năm 2012, Vốn kinh doanh của công ty
là 1.113.373 triệu đồng, giảm 23.661 triệu đồng so với cuối năm 2011 (tương ứng tỷ
lệ giảm 2%). Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự biến động quy mô VKD là do:
+ Tài sản ngắn hạn: Cuối năm 2012 so với đầu năm 2012 tăng 35.143 triệu đồng,
tương ứng tỷ lệ tăng 6%.TSNH tăng là do Tiền và các khoản tương đương tiền, phải
thu ngắn hạn. Tiền và tương đương tiền chiếm tỷ trọng lớn trong TSNH tăng 57%
chủ yếu là do các khoản tương đương tiền tăng. Phải thu ngắn hạn tăng 14% là do
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv. Trần Đắc Vạn Lớp CQ47/11.08
35
trong năm công ty đề ra mục tiêu thu được số lợi nhuận mong muốn nên công ty đã
áp dụng chính sách bán chịu cho khách hàng, thay đổi điều khoản chiết khấu.
Tuy nhiên các khoản Hàng tồn kho và Tài sản ngắn hạn khác giảm kéo theo
sự sụt giảm TSNH. Cụ thể, cuối năm so với đầu năm, Hàng tồn kho giảm hơn
62.047 triệu đồng tương ứng tỷ lệ giảm 19%; Tài sản ngắn hạn khác giảm 1.211
triệu đồng tương ứng tỷ lệ giảm 17%.
+ Tài sản dài hạn: Cuối năm 2012 so với đầu năm 2012, TSDH giảm 58.805 triệu
đồng, tỷ lệ giảm 10% làm tổng Tài sản giảm tương ứng 58.805 triệu đồng.
TSDH giảm nguyên nhân chính là do TSCĐ giảm 44.222 triệu đồng, tỷ lệ
giảm 8%. Trong năm công ty đã thanh lý bớt 1 số tài sản cố định cùng với việc tăng
khấu hao làm cho giá trị còn lại của tài sản giảm. Ngoài ra, Bất động sản đầu tư và
tài sản dài hạn khác giảm cũng kéo theo TSDH giảm.
Mặc dù TSNH tăng, nhưng tốc độ tăng nhỏ hơn tốc độ giảm của TSDH làm
cho quy mô Tổng tài sản giảm. Chứng tỏ, trong năm công ty đã thu hẹp quy mô sản
xuất. Điều này được cho là hợp lý trong bối cảnh nền kinh tế năm vẫn còn trì trệ sau
hậu quả của khủng hoảng.
Về cơ cấu tài sản: Cơ cấu tài sản không có sự chênh lệch quá lớn.Tại thời điểm
đầu đầu năm 2012, TSNH chiếm 48%, TSDH chiếm 52% trong tổng Tài sản thì đến
cuối năm 2012 TSDH chiếm 52%, TSDH chiếm 48%. Tuy nhiên, sự biến động này là
tương đối nhỏ cho thấy sự cố gắng duy trì sự cân bằng trong đầu tư cả về VLĐ và VCĐ.
Tóm lại: Qua phân tích sự biến động và cơ cấu VKD, cuối năm 2012 so với đầu năm
2012 quy mô VKD giảm, đặc biệt là giảm TSDH. Sự phân bổ vốn ngắn hạn tương đối
hợp lý. Tỷ trọng tiền và tương đương tiền tăng, Các khoản phải thu khách hàng
tăng,trong khi Hàng tồn kho giảm. Tuy nhiên cần xem xét đến các vấn đề hiệu quả sử
dụng vốn khi tiền trong quỹ rất nhiều, đẩy nhanh công tác thu hồi công nợ.
2.2.2.2. Các nguồn tài trợ VKD
VKD luôn được tài trợ từ những nguồn nhất định, do đó hiệu quả sử dụng VKD
không thể tách rời việc huy động nguồn tài trợ. Huy động vốn kịp thời, với chi phí
hợp lý là một tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv. Trần Đắc Vạn Lớp CQ47/11.08
36
 Cơ cấu và sự biến động nguồn vốn
Cùng với sự sụt giảm của Tổng tài sản thì quy mô nguồn vốn của Công ty cũng sụy
giảm. Tình hình cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn được thể hiện qua bảng 2.3
(Cơ cấu và sự biến động nguồn VKD của Công ty).
Tính đến thời điểm cuối năm 2012, VCSH của công ty là 864.724 triệu đồng,
so với đầu năm tăng 162.282 triệu đồng với tỷ lệ tăng 23.1%. Nguyên nhân chủ yếu
là do Lợi nhuận chưa phân phối của công ty tăng hơn 90.212 triệu đồng ( tỷ lệ tăng
78.3%); Quỹ đầu tư phát triển tăng 70.981 triệu đồng (tỷ lệ tăng 20%). VCSH chiếm
tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn, và có xu hướng tăng về cuối năm. Đầu năm
VSDH chiếm 62% tổng nguồn vốn, đến cuối năm là 72%. Điều này là hoàn toàn hợp
lý khi công ty đang cố gắng huy động vốn từ các chủ sở hữu, giảm phụ thuộc vào bên
ngoài trong tình hình kinh tế khó khăn, chi phí huy động vốn vay rất tốn kém.
Nợ phải trả của công ty tại thời điểm cuối năm là 248.649 triệu đồng, so với
đầu năm giảm 185.944 triệu đồng ( tỷ lệ giảm 42.8%). Số liệu bảng 2.3 cho thấy
Nợ phải trả phần lớn là Nợ ngắn hạn (chiếm 99.91%). Nguyên nhân giảm là do hầu
hết các khoản mục trong nợ ngắn hạn giảm chỉ trừ khoản mục Thuế và CKPNNN
và Quỹ khen thưởng phúc lợi. Phải trả người bán cuối năm là 48.349 triệu đồng,
giảm 17.493 triệu đồng, tỷ lệ giảm 27%. Công ty thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thanh
toán với khách hàng. Khoản phải trả người lao động giảm 16%, Người mua trả tiền
trước giảm 87%, các khoản phải trả khác giảm rất lớn 96%. Tất cả điều này cho
thấy công ty đang lành mạnh hóa công nợ của bản thân, nâng cao uy tín cho các chủ
nợ và ngay cả người lao động.
Thuế và các khoản phải nộp nhà nước cuối năm là 128.912 triệu đồng, tăng
58.409 triệu đồng, tỷ lệ tăng 83%. Do sản phẩm sản xuất kinh doanh của công ty là
Cồn rượu, những sản phẩm này đều nằm trong dạnh mục hàng hóa chịu thuế tiêu
thụ đặc biệt. Công ty cũng phải nộp thuế TNDN cao hơn rất nhiều so với những
năm trước. Điều này là do công ty không còn đươc miễn 50% thuế TNDN khi mới
chuyển hình thức công ty từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv. Trần Đắc Vạn Lớp CQ47/11.08
37
Đây là nguyên nhân gây sụt giảm quy mô nguồn vốn. Nợ phải trả giảm đi
trong khi VCSH tăng lên làm cho hệ số nợ có xu hướng giảm. Điều này được thể
hiện rõ ở bảng 2.4:
Bảng 2.4: Cơ cấu tài chính của Công ty
ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu Cuối năm Đầu năm
Chênh lệch
Số tuyệt đối Tỷ lệ
1. Tổng Nguồn vốn 1,113,373,770,325 1,137,035,461,570 -23,661,691,245 -2%
2. Nợ phải trả 248,649,236,907 434,593,908,777 -185,944,671,870 -43%
3. VCSH 864,724,533,418 702,441,552,793 162,282,980,625 23%
4. Hệ số nợ (=2/1) 0.22 0.38 -0.16 -42%
5. Hệ số VCSH
(=3/1)
0.78 0.62 0.16 26%
6. Hệ số nợ trên
VCSH (=2/3)
0.29 0.62 -0.33 -54%
(Nguồn: BCTC- CTCP Cồn rượu Hà Nội)
Hệ số nợ của công ty có xu hướng giảm. Ở thời điểm đầu năm 2012, trong 1
đồng vốn sử dụng vào sản xuất kinh doanh thì có 0.38 đồng vốn đi vay thì đến cuối
năm con số này đã giảm xuống còn 0.22 đồng (giảm 0.16 đồng). Hệ số nợ giảm đi,
trong khi đó hệ số vốn chủ sở hữu tăng, mức độ phụ thuộc vào bên ngoài giảm.
Điều này được cho là hợp lý trong bối cảnh lãi suất đi vay cao, khó tiếp cận các
nguồn vốn vay. Đây là nỗ lực của công ty trong việc lành mạnh tình hình tài chính,
mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính thấp. Khả năng phản ứng trước các tình huống
xấu của công ty ở mức cao.
 Mô hình tài trợ vốn kinh doanh
Để hình thành TSNH và TSDH cần phải có các nguồn tài trợ tương ứng bao
gồm nguồn vốn ngắn hạn (nguồn vốn tạm thời) và nguồn vốn dài hạn (nguồn vốn
thường xuyên). Mỗi doanh nghiệp lại có một cách thức tài trợ khác nhau. Bảng số
liệu 2.5 sẽ cho ta thấy cách thức tài trợ vốn của Công ty.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv. Trần Đắc Vạn Lớp CQ47/11.08
38
Mô hình tài trợ VKD của CTCP Cồn rượu Hà Nội năm 2012
31/12/2012 31/12/2011
TSNH:577.008 trđ
NVNH:248.417 trđ
TSNH:541.864 trđ
NVNH:432.945 trđ
NVLĐTX:
328.591trđ
NVLĐTX:
108.919 trđ
TSDH:536.365 trđ NVDH:864.956 trđ TSDH:595.170 trđ NVDH:704.090 trđ
Nhận thấy ở cả hai thời điểm công ty luôn duy trì một lượng vốn lưu động
thường xuyên khá lớn và có xu hướng tăng về cuối năm 2012 tạo ra mức an toàn tài
chính cho công ty cao, làm cho tình hình tài chính của công ty được đảm bảo vững
chắc hơn. Tài sản dài hạn được đầu tư toàn bộ bằng nguồn vốn dài hạn; tài sản ngắn
hạn được đầu tư bằng nguồn vốn ngắn hạn và một phần nguồn vốn dài hạn còn dôi
ra. Cụ thể năm 2011, nguồn vốn thường xuyên dôi ra để tài trợ cho tài sản ngắn hạn
là 108.919 triệu đồng, tương ứng 20% nhu cầu tài trợ tài sản ngắn hạn; sang năm
2012 con số đó là 328.591 triệu đồng, tương ứng 57% nhu cầu tài trợ tài sản ngắn
hạn. Đây là 1 kết cấu tài trợ sẽ đảm bảo khả năng thanh toán và an toàn tài chính
của công ty ở mức cao. Với chính sách tài trợ vốn như trên công ty cũng chủ động
hơn trong việc sử dụng vốn, ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên sử
dụng kết cấu vốn này công ty cần lưu y đến chi phí sử dụng vốn và rủi ro lãi suất.
So sánh rủi ro giữa tài trợ ngắn hạn và tài trợ dài hạn thông thường tài trợ ngắn hạn
rủi ro ít hơn tài trợ dài hạn, lãi suất tiền vay ngắn hạn biến động nhiều hơnn lãisuất
tiền vay dài hạn. Về mặt chi phí sử dụng vốn, tài trợ dài hạn thường có chi phí
caohơn. Do đó công ty cần xem xét kỹ lưỡng nhu cầu tài trợ tài sản của công ty
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv. Trần Đắc Vạn Lớp CQ47/11.08
39
trongtừng thời kì để có quyết định phù hợp nhất trong việc tổ chức vốn, vừa đảm
bảo an toàn tài chính vừa tiết kiệm tối đa chi phí sử dụng vốn.
Tóm lại: Quy mô nguồn vốn giảm đi và tập trung vào huy động vốn từ các
chủ sở hữu. Điều này làm tăng mức độ tự chủ tài chính của công ty. Công ty chú
trọng vay nợ ngắn hạn, nợ dài hạn chiếm tỷ trọng không đáng kể. Đây được cho là
hợp lý, bởi vay ngắn hạn rủi ro ít hơn vay dài hạn trong bối cảnh tình hình thị
trường vốn biến động thất thường.
2.2.3 Tình hình quản lý và sử dụng VCĐ.
VCĐ là một bộ phận quan trọng của VKD. Quy mô của VCĐ lớn hay nhỏ sẽ
quyết định đến quy mô, tính đồng bộ của TSCĐ, ảnh hưởng đến trình độ trang bị kỹ
thuật và công nghệ sản xuất, năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sử
dụng hiệu quả VCĐ góp phần to lớn vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng VKD.
VCĐ của Công ty tính đến thời điểm 31/12/2012 là 536.365 triệu đồng,
chiếm 48.17% trong tổng VKD.
2.2.3.1. Tình hình quản lý và sử dụng TSCĐ
TSCĐ là hình thái hiện vật của VCĐ, vì vậy để thấy rõ thực trạng quản lý và sử
dụng VCĐ cần tìm hiểu tình hình trang bị, mua sắm, quản lý và sử dụng TSCĐ.
 Về tình hình tăng giảm TSCĐ
Từ bảng số liệu 2.6 (Cơ cấu TSCĐ của Công ty năm 2012) ta thấy TSCĐ
của Công ty bao gồm cả TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình, Công ty không đi thuê
tài chính. Tổng nguyên giá TSCĐ tại thời điểm cuối năm 2012 là 710.187 triệu
đồng, tăng 0,22% so với đầu năm. Cả đầu năm và cuối năm, nguyên giá TSCĐ hữu
hình đều chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu TSCĐ (đầu năm là 95%, cuối năm là
94%).
TSCĐ hữu hình của Công ty được phân loại theo công dụng kinh tế và được
chia thành các nhóm: Nhà cửa, vật kiến trúc; Dụng cụ văn phòng; Máy móc thiết bị;
Phương tiện vận tải và được phân bổ tương đối hợp lý với đặc điểm sản xuất và
quản lý của Công ty.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv. Trần Đắc Vạn Lớp CQ47/11.08
40
- Chiếm tỷ trọng cao nhất trong TSCĐ hữu hình là máy móc thiết bị. Tại thời điểm
cuối năm 2012, tổng nguyên giá của máy móc thiết bị là 478.661 triệu đồng chiếm
67% tổng nguyên giá TSCĐ hữu hình và đã tăng 451 triệu đồng so với đầu năm.
Trong năm Công ty đã mua thêm 1 máy xúc rửa, đóng nắp GYX-6ZA nguyên giá
350 triệu đồng và sửa chữa nâng cấp máy dán nhãn tự động VPM-Dn02.
Một số máy móc thiết bị của công ty:
+ Hệ thống tháp chưng cất " Sodecial" của Pháp, công suất 10 triệu lit cồn và 20
triệu lít rượu 1 năm.
+ Dây chuyền chiết rót định lượng tự động DZG-AX68 nhập khẩu của Nga năng
suất 1000-1500 bottles/1giờ.
+ Hệ thống công nghệ tách chiết men vi sinh được tập đoàn DIAGEO – Anh quốc
chuyển giao, cho phép tách chiết men quy mô công nghiệp.
Với hệ thống máy móc thiết bị hiện đại và đắt tiền, đòi hỏi công ty phải có đội ngũ
công nhân kỹ thuật vận hành trình độ cao, đủ tay nghề. Ngoải ra còn đòi hỏi quá
trình bảo dưỡng thiết bị khá phức tạp. Công ty đã và đang đào tạo đội ngũ quản lý
những thiết bị này, đảm bảo hoạt động hết công suất, an toàn lao động, an toàn vệ
sinh thưc phẩm. Đây là thành tích đáng ghi nhận, công ty cố gắng tích cực phát huy.
- Chiếm tỷ trọng cao thứ hai trong nhóm TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc.
Cả đầu năm và cuối năm, bộ phận này đều chiếm tỷ trọng 27% trong TSCĐ hữu
hình. Tổng nguyên giá của toàn bộ nhà cửa, vật kiến trúc ở thời điểm đầu năm 2012
là 191.675 triệu đồng, trong năm bổ sung thêm từ phần xây dựng cơ bản hoàn thành
chuyển sang, và mua sắm 962 triệu đồng. Đến cuối năm là 192.638 triệu đồng (tăng
0.5%).
- Phương tiện vận tải cuối năm 2012 có nguyên giá là 22.108 trđ, chiếm tỷ trọng
nhỏ( 3% )trong tổng nguyên giá TSCĐ hữu hình, tăng nhẹ so với đầu năm. Bộ phận
phương tiện vận tải tuy không chiếm tỷ trọng lớn trong tổng TSCĐ hữu hình nhưng
đóng vai trò quan trọng trong việc phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty, chịu trách nhiệm chính trong việc chuyên chở nguyên vật liệu từ các địa
điểm khai thác về nơi sản xuất.
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Cồn rượu Hà Nội, 9đ
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Cồn rượu Hà Nội, 9đ
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Cồn rượu Hà Nội, 9đ
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Cồn rượu Hà Nội, 9đ
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Cồn rượu Hà Nội, 9đ
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Cồn rượu Hà Nội, 9đ
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Cồn rượu Hà Nội, 9đ
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Cồn rượu Hà Nội, 9đ
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Cồn rượu Hà Nội, 9đ
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Cồn rượu Hà Nội, 9đ
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Cồn rượu Hà Nội, 9đ
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Cồn rượu Hà Nội, 9đ
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Cồn rượu Hà Nội, 9đ
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Cồn rượu Hà Nội, 9đ
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Cồn rượu Hà Nội, 9đ
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Cồn rượu Hà Nội, 9đ
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Cồn rượu Hà Nội, 9đ
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Cồn rượu Hà Nội, 9đ
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Cồn rượu Hà Nội, 9đ
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Cồn rượu Hà Nội, 9đ
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Cồn rượu Hà Nội, 9đ
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Cồn rượu Hà Nội, 9đ
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Cồn rượu Hà Nội, 9đ
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Cồn rượu Hà Nội, 9đ
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Cồn rượu Hà Nội, 9đ
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Cồn rượu Hà Nội, 9đ
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Cồn rượu Hà Nội, 9đ
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Cồn rượu Hà Nội, 9đ
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Cồn rượu Hà Nội, 9đ
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Cồn rượu Hà Nội, 9đ
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Cồn rượu Hà Nội, 9đ
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Cồn rượu Hà Nội, 9đ
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Cồn rượu Hà Nội, 9đ
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Cồn rượu Hà Nội, 9đ
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Cồn rượu Hà Nội, 9đ

More Related Content

What's hot

Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh sản xuất thương mại xuất nhập ...
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh sản xuất thương mại xuất nhập ...Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh sản xuất thương mại xuất nhập ...
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh sản xuất thương mại xuất nhập ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty TNHH in và dịch vụ thương mại, HOT, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn công ty TNHH in và dịch vụ thương mại, HOT, ĐIỂM 8Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn công ty TNHH in và dịch vụ thương mại, HOT, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty TNHH in và dịch vụ thương mại, HOT, ĐIỂM 8Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đầu tư phá...
Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đầu tư phá...Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đầu tư phá...
Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đầu tư phá...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần công nghiệp xây dựng to...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần công nghiệp xây dựng to...Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần công nghiệp xây dựng to...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần công nghiệp xây dựng to...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh th...
Thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh th...Thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh th...
Thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt nam
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt namGiải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt nam
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt namhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần xây dựng và đầu vvmi
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần xây dựng và đầu vvmiPhân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần xây dựng và đầu vvmi
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần xây dựng và đầu vvmihttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp tư nhân gương kính cường hương
Phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp tư nhân gương kính cường hươngPhân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp tư nhân gương kính cường hương
Phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp tư nhân gương kính cường hươnghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư thươ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư thươ...Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư thươ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư thươ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt nam
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt namGiải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt nam
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt namNOT
 
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty xây dựng và đầu tư VVMI, RẤT HAY
Đề tài  phân tích tình hình tài chính công ty xây dựng và đầu tư VVMI,  RẤT HAYĐề tài  phân tích tình hình tài chính công ty xây dựng và đầu tư VVMI,  RẤT HAY
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty xây dựng và đầu tư VVMI, RẤT HAYDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Khóa luận _ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn Trong công ty cổ phần xây dựng
Khóa luận _ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn Trong công ty cổ phần xây dựngKhóa luận _ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn Trong công ty cổ phần xây dựng
Khóa luận _ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn Trong công ty cổ phần xây dựngBao Nguyen
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn cố định công ty thương mại vận tải RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn cố định công ty thương mại vận tải RẤT HAY, ĐIỂM 8Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn cố định công ty thương mại vận tải RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn cố định công ty thương mại vận tải RẤT HAY, ĐIỂM 8Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemco
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemcoPhân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemco
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemcohttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần địa ốc sài gòn
Phân tích cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần địa ốc sài gònPhân tích cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần địa ốc sài gòn
Phân tích cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần địa ốc sài gònhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư và xây...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư và xây...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư và xây...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư và xây...NOT
 

What's hot (20)

Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh sản xuất thương mại xuất nhập ...
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh sản xuất thương mại xuất nhập ...Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh sản xuất thương mại xuất nhập ...
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh sản xuất thương mại xuất nhập ...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty TNHH in và dịch vụ thương mại, HOT, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn công ty TNHH in và dịch vụ thương mại, HOT, ĐIỂM 8Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn công ty TNHH in và dịch vụ thương mại, HOT, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty TNHH in và dịch vụ thương mại, HOT, ĐIỂM 8
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Nhà Thép
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Nhà ThépĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Nhà Thép
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Nhà Thép
 
Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đầu tư phá...
Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đầu tư phá...Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đầu tư phá...
Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đầu tư phá...
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần công nghiệp xây dựng to...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần công nghiệp xây dựng to...Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần công nghiệp xây dựng to...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần công nghiệp xây dựng to...
 
Thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh th...
Thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh th...Thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh th...
Thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh th...
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOTĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt nam
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt namGiải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt nam
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt nam
 
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần xây dựng và đầu vvmi
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần xây dựng và đầu vvmiPhân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần xây dựng và đầu vvmi
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần xây dựng và đầu vvmi
 
Phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp tư nhân gương kính cường hương
Phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp tư nhân gương kính cường hươngPhân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp tư nhân gương kính cường hương
Phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp tư nhân gương kính cường hương
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư thươ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư thươ...Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư thươ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư thươ...
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty thương mại, HOT
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty thương mại, HOTĐề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty thương mại, HOT
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty thương mại, HOT
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty nội thất, HAY
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty nội thất, HAYĐề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty nội thất, HAY
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty nội thất, HAY
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt nam
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt namGiải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt nam
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt nam
 
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty xây dựng và đầu tư VVMI, RẤT HAY
Đề tài  phân tích tình hình tài chính công ty xây dựng và đầu tư VVMI,  RẤT HAYĐề tài  phân tích tình hình tài chính công ty xây dựng và đầu tư VVMI,  RẤT HAY
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty xây dựng và đầu tư VVMI, RẤT HAY
 
Khóa luận _ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn Trong công ty cổ phần xây dựng
Khóa luận _ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn Trong công ty cổ phần xây dựngKhóa luận _ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn Trong công ty cổ phần xây dựng
Khóa luận _ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn Trong công ty cổ phần xây dựng
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn cố định công ty thương mại vận tải RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn cố định công ty thương mại vận tải RẤT HAY, ĐIỂM 8Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn cố định công ty thương mại vận tải RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn cố định công ty thương mại vận tải RẤT HAY, ĐIỂM 8
 
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemco
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemcoPhân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemco
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemco
 
Phân tích cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần địa ốc sài gòn
Phân tích cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần địa ốc sài gònPhân tích cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần địa ốc sài gòn
Phân tích cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần địa ốc sài gòn
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư và xây...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư và xây...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư và xây...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư và xây...
 

Similar to Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Cồn rượu Hà Nội, 9đ

Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.ssuser499fca
 
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh một thành viên nước sạ...
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh một thành viên nước sạ...Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh một thành viên nước sạ...
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh một thành viên nước sạ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại cô...
Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại cô...Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại cô...
Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại cô...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một t...
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một t...Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một t...
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một t...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Cồn rượu Hà Nội, 9đ (20)

Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đĐề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
 
Quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng vận tải Kim Long, HAY
Quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng vận tải Kim Long, HAYQuản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng vận tải Kim Long, HAY
Quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng vận tải Kim Long, HAY
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh một thành viên nước sạ...
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh một thành viên nước sạ...Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh một thành viên nước sạ...
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh một thành viên nước sạ...
 
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty Nước sạch, 9đ
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty Nước sạch, 9đNâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty Nước sạch, 9đ
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty Nước sạch, 9đ
 
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty nước sạch, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty nước sạch, ĐIỂM 8, RẤT HAYĐề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty nước sạch, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty nước sạch, ĐIỂM 8, RẤT HAY
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng nhân sự tại Công ty TNHH Hạn...
Đề tài: Nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng nhân sự tại Công ty TNHH Hạn...Đề tài: Nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng nhân sự tại Công ty TNHH Hạn...
Đề tài: Nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng nhân sự tại Công ty TNHH Hạn...
 
Giải pháp nhằm nâng cao sản xuất kinh doanh tại công ty thực phẩm
Giải pháp nhằm nâng cao sản xuất kinh doanh tại công ty thực phẩmGiải pháp nhằm nâng cao sản xuất kinh doanh tại công ty thực phẩm
Giải pháp nhằm nâng cao sản xuất kinh doanh tại công ty thực phẩm
 
Đề tài giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh, ĐIỂM 8, HOTĐề tài giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh, ĐIỂM 8, HOT
 
Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại cô...
Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại cô...Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại cô...
Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại cô...
 
Đề tài: Biện pháp nâng cao sản xuất kinh doanh tại Công ty May
Đề tài: Biện pháp nâng cao sản xuất kinh doanh tại Công ty MayĐề tài: Biện pháp nâng cao sản xuất kinh doanh tại Công ty May
Đề tài: Biện pháp nâng cao sản xuất kinh doanh tại Công ty May
 
Đề tài giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn công ty container, FREE 2018
Đề tài  giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn công ty container, FREE 2018Đề tài  giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn công ty container, FREE 2018
Đề tài giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn công ty container, FREE 2018
 
Đề tài phân tích tài chính công ty sản xuất thương mại, ĐIỂM CAO
Đề tài  phân tích tài chính công ty sản xuất thương mại, ĐIỂM CAOĐề tài  phân tích tài chính công ty sản xuất thương mại, ĐIỂM CAO
Đề tài phân tích tài chính công ty sản xuất thương mại, ĐIỂM CAO
 
Đề tài: Kế toán hàng hóa tại Công ty buôn bán vật liệu điện, 9đ
Đề tài: Kế toán hàng hóa tại Công ty buôn bán vật liệu điện, 9đĐề tài: Kế toán hàng hóa tại Công ty buôn bán vật liệu điện, 9đ
Đề tài: Kế toán hàng hóa tại Công ty buôn bán vật liệu điện, 9đ
 
Đề tài tốt nghiệp: Kế toán công tác hàng hóa tại Công ty, HOT, 2019
Đề tài tốt nghiệp: Kế toán công tác hàng hóa tại Công ty, HOT, 2019Đề tài tốt nghiệp: Kế toán công tác hàng hóa tại Công ty, HOT, 2019
Đề tài tốt nghiệp: Kế toán công tác hàng hóa tại Công ty, HOT, 2019
 
Đề tài: Kế toán hàng hóa tại Công ty xuất nhập khẩu Hoa Long, 9đ
Đề tài: Kế toán hàng hóa tại Công ty xuất nhập khẩu Hoa Long, 9đĐề tài: Kế toán hàng hóa tại Công ty xuất nhập khẩu Hoa Long, 9đ
Đề tài: Kế toán hàng hóa tại Công ty xuất nhập khẩu Hoa Long, 9đ
 
Đề tài hoạt động kinh doanh công ty dược phẩm, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài hoạt động kinh doanh công ty dược phẩm, ĐIỂM 8, HOTĐề tài hoạt động kinh doanh công ty dược phẩm, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài hoạt động kinh doanh công ty dược phẩm, ĐIỂM 8, HOT
 
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một t...
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một t...Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một t...
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một t...
 
Đề tài: Phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cơ khí, HAY
Đề tài: Phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cơ khí, HAYĐề tài: Phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cơ khí, HAY
Đề tài: Phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cơ khí, HAY
 
Đề tài phân tích tài chính công ty Đăng Trực, ĐIỂM 8
Đề tài  phân tích tài chính công ty Đăng Trực, ĐIỂM 8Đề tài  phân tích tài chính công ty Đăng Trực, ĐIỂM 8
Đề tài phân tích tài chính công ty Đăng Trực, ĐIỂM 8
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 

Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Cồn rượu Hà Nội, 9đ

  • 1. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv. Trần Đắc Vạn Lớp CQ47/11.08 i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, xuất phát từ tình hình thực tế tại công ty Cổ phần Cồn rượu Hà Nội. Tác giả luận văn Trần Đắc Vạn
  • 2. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv. Trần Đắc Vạn Lớp CQ47/11.08 ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN........................................................................................ i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT............................................................. iv DANH MỤC BẢNG BIỂU......................................................................... v LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP .......................... 3 1.1. VỐN KINH DOANH VÀ NGUỒN HÌNH THÀNH VỐN KINH DOANH.................................................................................................. 3 1.1.1. Khái niệm và đặc trưng của vốn kinh doanh................................. 3 1.1.2. Thành phần vốn kinh doanh......................................................... 4 1.1.3. Nguồn hình thành vốn kinh doanh ............................................... 7 1.2. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH ................................. 10 1.2.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh .............................. 10 1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của DN.. 10 1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VKD.................... 14 1.2.4. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sự dụng vốn kinh doanh ...... 16 1.2.5. Mộtsố biện pháp nângcao hiệu quả sử dụng VKDcủadoanh nghiệp16 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ SỬ DỤNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CỒN RƯỢU HÀ NỘI... 19 2.1. Quá trình hình thành phát triển và đặc điểm hoạt động của công ty cổ phần Cồn rượu Hà Nội........................................................................... 19 2.1.1. Quá trình thành lập vàphát triển công ty cổ phần Cồn rượu Hà Nội.. 19 2.1.2. Tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty................................. 21 2.1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh ................................... 28 2.1.4. Kếtquả kinh doanh chủ yếucủaCông ty trong những năm gần đây.. 32 2.2. Thực trạng về tình hình tổ chức vốn và hiệu quả sử dụng VKD ở Công ty cổ phần Cồn rượu Hà Nội .................................................................. 33
  • 3. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv. Trần Đắc Vạn Lớp CQ47/11.08 iii 2.2.1. Những thuận lợi và khó khăn của Công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2011 ......................................................................... 33 2.2.2. Khái quát về vốn và nguồn VKD của Công ty............................ 34 2.2.3 Tình hình quản lý và sử dụng VCĐ............................................. 39 2.2.4. Tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng VLĐ .............................. 44 2.2.5. Hiệu quả sử dụng VKD của Công ty.......................................... 56 2.3. Đánh giá thực trạng hiệu quả quản lý và sử dụng VKD tại Công ty Cổ phần Cồn rượu Hà Nội........................................................................... 58 2.3.1. Những thành tích đạt được ........................................................ 58 2.3.2. Một số vấn đề đặt ra với công tác quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng VKD tại công ty Cổ phần Cồn rượu Hà Nội. ............................... 59 Chương 3:MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CỒN RƯỢU HÀ NỘI.......................................................................................................... 61 3.1. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHIỆM VỤ SXKD TRONG THỜI GIAN TỚI....................................................................................................... 61 3.1.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội trong và ngoài nước............................. 61 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VKD CỦA CÔNG TY............................................................... 65 3.2.1. Giải pháp phát triển thị trường và đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.... 65 3.2.2. Tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất kinh doanh............................... 65 3.2.3. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng VLĐ .......................................................................................................... 66 3.2.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định ...................... 70 KẾT LUẬN.............................................................................................. 72 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................... 1
  • 4. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv. Trần Đắc Vạn Lớp CQ47/11.08 iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CTCP Công ty Cổ phần DTT Doanh thu thuần HTK Hàng tồn kho LNTT Lợi nhuận trước thuế LNST Lợi nhuận sau thuế NVL Nguyên vật liệu NVDH Nguồn vốn dài hạn NVNH Nguồn vốn ngắn hạn NCVLĐTX Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên VCĐ Vốn cố định VKD Vốn kinh doanh VLĐ Vốn lưu động SXKD Sản xuất kinh doanh
  • 5. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv. Trần Đắc Vạn Lớp CQ47/11.08 v DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Kết quả kinh doanh CTCP Cồn rượu Hà Nội 3 năm gần đây (2010,2011,2012).............................................................................................................. Bảng 2.2. Cơ cấu và sự biến động Tài sản của CTCP Cồn rượu Hà Nội năm 2012. ............................................................................................................................................. Bảng 2.3. Cơ cấu và sự biến động Nguồn vốn của CTCP Cồn rượu Hà Nội năm 2012.................................................................................................................................... Bảng 2.4. Cơ cấu tài chính của CTCP Cồn rượu Hà Nội năm 2012.......................... Bảng 2.5. Tình hình đảm bảo nguồn vốn kinh doanh của CTCP Cồn rượu Hà Nội năm 2012. .......................................................................................................................... Bảng 2.6. Cơ cấu tài sản cố định của CTCP Cồn rượu Hà Nội năm 2012. .............. Bảng 2.7. Tình trạng kỹ thuật TSCĐ của CTCP Cồn rượu Hà Nội năm 2012. ....... Bảng 2.8. Hiệu quả sử dụng Vốn cố định của CTCP Cồn rượu Hà Nội năm 2012. ............................................................................................................................................. Bảng 2.9. Nhu cầu VLĐ kế hoạch của CTCP Cồn rượu Hà Nội năm 2012............. Bảng 2.10. Nhu cầu VLĐ thực tế của CTCP Cồn rượu Hà Nội năm 2012. ............. Bảng 2.11. Cơ cấu và sự biến động TSLĐ của CTCP Cồn rượu Hà Nội năm 2012. ............................................................................................................................................. Bảng 2.12. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của CTCP Cồn rượu Hà Nội năm 2012. .......................................................................................................................... Bảng 2.13. Vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền của CTCP Cồn rượu Hà Nội năm 2012. .......................................................................................................................... Bảng 2.14. So sánh vốn chiếm dụng và vốn bị chiếm dụng của của CTCP Cồn rượu Hà Nội năm 2012.............................................................................................................. Bảng 2.15. Kết cấu hàng tồn kho của của CTCP Cồn rượu Hà Nội năm 2012........ Bảng 2.16. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý HTK của của CTCP Cồn rượu Hà Nội năm 2012.................................................................................................................... Bảng 2.17. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của của CTCP Cồn rượu Hà Nội năm 2012.................................................................................................................................... Bảng 2.18. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của của CTCP Cồn rượu Hà Nội năm 2012....................................................................................................................................
  • 6. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv. Trần Đắc Vạn Lớp CQ47/11.08 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Với định hướng phát triển nền kinh tế theo hướng toàn cầu hóa, năm 2006 Việt nam đã chính thức được công nhận là một thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO. Điều đó đã và đang mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức lớn cho nền kinh tế Việt nam. Vượt qua sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, đến nay nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng đã trải qua nhiều biến động phức tạp. Vấn đề sử dụng hiệu quả nguồn vốn kinh doanh đối với các doanh nghiệp ngày càng trở nên bức thiết hơn. Vốn không chỉ là điều kiện tiên quyết đối với sự ra đời của doanh nghiệp mà nó còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động và phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, làm thế nào để có thể thúc đẩy cũng như nâng cao hiệu quả của việc quản lý, sử dụng toàn bộ vốn kinh doanh vẫn đang là một câu hỏi lớn đối với các doanh nghiệp của Việt nam hiện nay. Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả của việc sử dụng vốn kinh doanh (VKD), qua thời gian thực tập tại công ty Cổ phần Cồn rượu Hà Nội, được sự giúp đỡ của tập thể công nhân viên của công ty, và sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Bạch Thị Thanh Hà, vân dụng những lý luận đã được học vào thực tiễn em mạnh dạn đi sâu nghiên cứu vấn đền trên qua luân văn tốt nghiệp với đề tài:” Vốn kinh doanh và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Cổ phần Cồn rượu Hà Nội”. 2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đề tài đi sâu và tìm hiểu các vấn đề liên quan đến tình hình sử dụng vốn kinh doanh của công ty như lý luận chung về vốn kinh doanh, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty cổ phần Cồn rượu Hà Nội. Mục đích nghiên cứu: Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản liên quan vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.
  • 7. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv. Trần Đắc Vạn Lớp CQ47/11.08 2 Cung cấp thông tin về việc sử dụng vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần Cồn rượu Hà Nội. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty. 3. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Nghiên cứu về vốn kinh doanh và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần Cồn rượu Hà Nội Về thời gian: Từ năm 2011 đến năm 2012 Về nguồn số liệu: Số liệu lấy từ sổ sách kế toán, báo cáo tài chính các năm 2011, 2012. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp so sánh và tổng hợp số liệu thu thập được trong quá trình thực tập. Ngoài ra còn sử dụng một số phương pháp khác như: phân tích các tỷ số, phương pháp liên hệ, cân đối. Đồng thời chỉ ra một số nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. 5. Kết cấu đề tài được chia làm 3 chương: Chương 1: Những lý luận cơ bản về vốn kinh doanh và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Cổ phần Cồn rượu Hà Nội. Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở công ty Cổ phần Cồn rượu Hà Nội. Mặc dù đã hết sức cố gắng song do trình độ nhận thức và lý luận còn hạn chế, hơn nữa thời gian tìm hiểu thực tế có hạn, luân văn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự thông cảm và góp ý của Công ty, thầy cô cùng toàn thể bạn đọc để đề tài của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 05 năm 2013 Sinh viên Trần Đắc Vạn
  • 8. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv. Trần Đắc Vạn Lớp CQ47/11.08 3 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. VỐN KINH DOANH VÀ NGUỒN HÌNH THÀNH VỐN KINH DOANH 1.1.1. Khái niệm và đặc trưng của vốn kinh doanh  Khái niệm về vốn kinh doanh Trong nền kinh tế thị trường, để có thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì các doanh nghiệp cần phải có các yếu tố cơ bản sau: Sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Để có được các yếu tố này đòi hỏi doanh nghiệp cần phải ứng ra một số vốn nhất định phù hợp với quy mô và điều kiện kinh doanh. Số vốn này dùng để mua sắm các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất như trên. Do sự tác động của lao động vào đối tượng lao động thông qua tư liệu lao động mà hàng hoá, dịch vụ được tạo ra và tiêu thụ trên thị trường. Để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, số tiền thu được do tiêu thụ sản phẩm phải đảm bảo bù đắp toàn bộ chi phí đã bỏ ra và có lãi. Từ đó có thể hiểu: “Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị tài sản được huy động, sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời.” Vốn kinh doanh không chỉ là điều kiện tiên quyết đối với sự ra đời của doanh nghiệp mà nó còn được coi là một trong những yếu tố giữ vai trò quyết định trong quá trình hoạt động và phát triển của doanh nghiệp.  Những đặc trưng của vốn kinh doanh Thứ nhất: Vốn phải đại diện cho một lượng giá trị tài sản, điều đó có nghĩa là vốn được biểu hiện bằng giá trị của những tài sản hữu hình và vô hình trong doanh nghiệp như nhà xưởng, máy móc, đất đai, bản quyền phát minh sáng chế... Thứ hai : Vốn phải tích tụ, tập trung đến một lượng nhất định mới có thể đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Do đó, để đầu tư vào sản xuất kinh doanh đòi hỏi doanh nghiệp cần có kế hoạch huy động đủ số lượng vốn cần thiết để có thể chớp thời cơ kinh doanh, mở rộng sản xuất và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
  • 9. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv. Trần Đắc Vạn Lớp CQ47/11.08 4 Thứ ba: Vốn có giá trị về mặt thời gian, tức là một đồng vốn tại thời điểm khác nhau có giá trị không giống nhau. Đây là đặc điểm mà doanh nghiệp cần quan tâm nhất là khi xem xét, lựa chọn các phương án đầu tư. Thứ tư: Vốn luôn vận động và sinh lời không ngừng tạo nên sự tuần hoàn và chu chuyển vốn. Trong quá trình vận động, vốn tồn tại dưới nhiều hình thức vật chất khác nhau,nhưng điểm xuất phát và cuối cùng phải biểu hiện bằng tiền. Quá trình luân chuyển vốn kinh doanh được minh họa qua sơ đồ sau: TLSX T-H …SX…H’-T’ (T’>T) SLĐ Thứ năm: Vốn phải gắn liền với chủ sỡ hữu nhất định và phải được quản lý chặt chẽ. Thứ sáu: Trong nền kinh tế thị trường, vốn là một loại hàng hóa đặc biệt. Nói vốn là một loại hàng hóa vì nó có giá trị và giá trị sử dụng như mọi loại hàng hóa khác. Giá trị sử dụng của vốn thể hiện ở chỗ khi sử dụng vốn đúng cách sẽ tạo ra một giá trị lớn hơn trước. 1.1.2. Thành phần vốn kinh doanh Để quản lý và sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả, cần thiết phải tiến hành phân loại vốn kinh doanh theo các tiêu thức khác nhau. Căn cứ vào đặc điểm luân chuyển vốn thì vốn kinh doanh được chia thành hai bộ phận đó là vốn cố định và vốn lưu động. 1.1.2.1. Vốn cố định:  Khái niệm và đặc điểm của vốn cố định: Vốn cố định là một bộ phận của vốn đầu tư ứng trướcđể hình thành tài sản cố định. Đặc điểm của nó là luân chuyển giá trị dần dần từng phần trong nhiều chu kỳ sản xuất và hoàn thành vòng luân chuyển khi tái sản xuất được TSCĐ về mặt giá trị. Là vốn đầu tư ứng trước cho tài sản cố định nên quy mô của vốn cố định nhiều hay ít sẽ quyết định đến quy mô của tài sản cố định, ảnh hưởng rất lớn đến trình độ trang bị kỹ thuật công nghệ và năng lực sản xuất kinh doanh của doanh
  • 10. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv. Trần Đắc Vạn Lớp CQ47/11.08 5 nghiệp. Ngược lại, những đặc điểm kinh tế kỹ thuật của tài sản cố định trong quá trình sử dụng cũng có những ảnh hưởng quyết định đến đặc điểm tuần hoàn và chu chuyển vốn cố định. TSCĐ của doanh nghiệp là những tài sản có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài, có chức năng là tư liệu lao động. TSCĐ của doanh nghiệp có đặc điểm là: Trong sản xuất kinh doanh, TSCĐ không thay đổi hình thái hiện vật, nhưng năng lực sản xuất và kèm theo đó là giá trị của chúng giảm dần.Đó là do chúng bị hao mòn. Có hai loại hao mòn: hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình. Hao mòn hữu hình là hao mòn có liên quan đến việc giảm giá trị sử dụng của TSCĐ. Hao mòn vô hình lại có liên quan đến việc mất giá của TSCĐ. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của TSCĐ đó chi phối những đặc điểm của vốn cố định trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp: - Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh. Điều này xuất phát từ đặc điểm của tài sản cố định là được sử dụng lâu dài trong nhiều chu kỳ kinh doanh. - Vốn cố định được luân chuyển dần dần từng phần trong các chu kỳ sản xuất kinh doanh và được thu hồi giá trị từng phần sau mỗi chu kỳ kinh doanh. - Vốn cố định chỉ hoàn thành một vòng chu chuyển khi tái sản xuất được TSCĐ về mặt giá trị. Từ những đặc điểm luân chuyển của vốn cố định đòi hỏi doanh nghiệp khi đầu từ vào tài sản cố định phải tính toán một cách cẩn thận đến hiệu quả của vốn ứng ra. Nếu việc đầu tư không đồng bộ sẽ dẫn đến tình trạng lãng phí vốn lớn, ảnh hưởng xấu đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.2.2. Vốn lưu động:  Khái niệm và đặc điểm vốn lưu động: Vốn lưu động là một bộ phận của vốn kinh doanh ứng ra để hình thành nên tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra thường xuyên, liên tục.
  • 11. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv. Trần Đắc Vạn Lớp CQ47/11.08 6 Vốn lưu động sản xuất bao gồm những tài sản ở khâu dự trữ sản xuất như: Nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu....và tài sản ở khâu sản xuất như sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, chi phí trả trước,… đang trong quá trình dự trữ sản xuất hoặc chế biến.  Đặc điểm của VLĐ là: tham gia vào từng chu kỳ sản xuất, bị tiêu dùng hoàn toàn trong việc chế tạo ra sản phẩm và không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu. - VLĐ trong quá trình chu chuyển luôn thay đổi hình thái giá trị biểu hiện. - VLĐ chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được hoàn lại toàn bộ sau mỗi chu kỳ kinh doanh. - VLĐ hoàn thành một vòng tuần hoàn sau mỗi chu kỳ kinh doanh.  Phân loại VLĐ: - Dựa vào hình thái biểu hiện của vốn có thể chia VLĐ thành: Vốn bằng tiền, Các khoản phải thu, Hàng tồn kho - Dựa vào vai trò VLĐ đối với quá trình SXKD. VLĐ được chia thành: VLĐ trong khâu dự trữ, VLĐ trong khâu trực tiếp sản xuất, VLĐ trong khâu lưu thông.  Tổ chức đảm bảo vốn lưu động:  Xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp. Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra thường xuyên, liên tục tạo thành chu kỳ. Thông thường, chu kỳ sản xuất kinh doanh chia thành 3 giai đoạn: Giai đoạn mua sắm và dự trữ vật tư, giai đoạn sản xuất, giai đoạn bán sản phẩm và thu tiền hàng. Trong chu kỳ SXKD của doanh nghiệp phát sinh nhu cầu vốn lưu động giữa thời điểm trả tiền cho người cung cấp và thời gian nhận được tiền thanh toán hàng với giả định doanh nghiệp không bán các sản phẩm dở dang. NVVLĐ của doanh nghiệp là thể hiện số vốn tiền tệ cần thiết doanh nghiệp phải trực tiếp ứng ra để hình thành một lượng dự trữ hàng tồn kho và khoản cho khách hàng nợ sau khi sử dụng khoản tín dụng của nhà cung cấp. NCVLĐ có thể tính theo công thức sau:
  • 12. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv. Trần Đắc Vạn Lớp CQ47/11.08 7 Nhu cầu vốn lưu động = Mức dự trữ hàng tồn kho + Khoản phải thu từ khách hàng - Khoản phải trả nhà cung cấp và nợ có tính chu kỳ Trong công tác quản lý, một vấn đề quan trọng là phải xác được nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết tương ứng với một quy mô và điều kiên sản xuất kinh doanh nhất định. Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết tối thiểu là số vốn tính ra phải đủ để đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được tiến hành một cách liên tục. Đồng thời phải thực hiện chế độ tiết kiệm một cách hợp lý.  Nguồn tài trợ nhu cầu vốn lưu động Nguồn tài trợ nhu cầu vốn lưu động : bao gồm nguồn vốn lưu động thường xuyên và nguồn vốn lưu động tạm thời. - Nguồn vốn lưu động thường xuyên là nguồn vốn ổn định có tính chất dài hạn để hình thành hay tài trợ cho tài sản lưu động thường xuyên cần thiết trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn VLĐ thường xuyên = Tài sản lưu động – Nợ ngắn hạn Nguồn vốn kinh doanh thường xuyên tạo ra một mức độ an toàn cho doanh nghiệp trong kinh doanh, làm cho tình trạng tài chính của doanh nghiệp được đảm bảo vững chắc hơn. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp sử dụng nguồn vốn lưu động thường xuyên để đảm bảo cho việc hình thành tài sản lưu động thì doanh nghiệp phải trả chi phí cao hơn cho việc sử dụng vốn. Do vậy, đòi hỏi người quản lý doanh nghiệp phải xem xét tình hình thực tế của doanh nghiệp để có quyết định phù hợp trong việc tổ chức sử dụng vốn. - Nguồn vốn lưu động tạm thời là các nguồn vốn có tính chất ngắn hạn doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng cho nhu cầu vốn lưu động của mình. Nguồn vốn lưu động tạm thời bao gồm vay ngắn hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các khoản nợ ngắn hạn khác mà doanh nghiệp chiếm dụng được. 1.1.3. Nguồn hình thành vốn kinh doanh Trong nền kinh tế thị trường, có rất nhiều nguồn hình thành nên vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Tài chính doanh nghiệp có vai trò khai thác, thu hút các
  • 13. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv. Trần Đắc Vạn Lớp CQ47/11.08 8 nguồn tài chính đảm bảo đầy đủ và kịp thời vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời phải lựa chọn phương pháp, hình thức huy động vốn hợp lý, phù hợp với đặc điểm, tình hình của doanh nghiệp. Tuỳ theo mục tiêu quản lý người ta có thể phân loại nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp theo nhiều tiêu thức khác nhau.  Căn cứ vào quan hệ sở hữu vốn Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp được chia thành nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Vốn chủ sở hữu: là số vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp gồm: Vốn điều lệ do chủ sở hữu đầu tư, vốn do doanh nghiệp tự bổ sung từ lợi nhuận và từ các quỹ của doanh nghiệp, nguồn vốn liên doanh, liên kết, vốn tài trợ của Nhà nước nếu có. Nguồn vốn chủ sở hữu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó tạo điều kiện thuận lợi cho chủ doanh nghiệp chủ động hoàn toàn trong sản xuất, thể hiện mức độ tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp. Nợ phải trả là số vốn thuộc quyền sở hữu của các chủ thể khác nhưng doanh nghiệp được quyền sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trong một khoảng thời gian nhất định. Theo tính chất và thời hạn thanh toán, các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp được chia thành: - Nợ ngắn hạn: là các khoản nợ mà doanh nghiệp phải trả trong một thời gian ngắn như vay ngắn hạn, phải trả nhà cung cấp, thuế và các khoản nộp NSNN. - Nợ dài hạn: là các khoản nợ mà trên một năm doanh nghiệp mới phải hoàn trả như vay dài hạn, phát hành cổ phiếu…  Căn cứ vào thời gian huy động và sử dụng vốn Có thể chia nguồn vốn của doanh nghiệp thành 2 loại: nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời. Nguồn vốn thường xuyên là tổng thể các nguồn vốn có tính chất ổn định mà doanh nghiệp có thể sử dụng vào hoạt động kinh doanh. Nguồn vốn này được doanh nghiệp sử dụng dể mua sắm, hình thành tài sản cố định và một bộ phận tài
  • 14. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv. Trần Đắc Vạn Lớp CQ47/11.08 9 sản lưu động thường xuyên cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp. Nguồn vốn thường xuyên bao gồm: vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn. Nguồn vốn tạm thời là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dưới một năm) mà doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng các nhu cầu có tính chất tạm thời, bất thường phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn này bao gồm các khoản vay ngắn hạn ngân hàng, và các tổ chức tín dụng khác, chiết khấu thương phiếu, các khoản chiếm dụng của người bán, người mua, người lao động....  Căn cứ vào phạm vi huy động vốn Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp chia thành: nguồn vốn bên trong doanh nghiệp và nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp. Nguồn vốn bên trong doanh nghiệp: Là nguồn vốn được huy động từ nội bộ doanh nghiệp bao gồm tiền khấu hao hàng năm, lợi nhuận để lại các khoản dự phòng....nguồn vốn này có tính chất quyết định trong hoạt động của doanh nghiệp. Nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp: Là nguồn vốn có thể huy động từ bên ngoài doanh nghiệp bao gồm vốn góp liên doanh liên kết, vốn vay từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng, vốn do nợ nhà cung cấp, vốn huy động từ phát hành trái phiếu… Sử dụng nguồn vốn này, doanh nghiệp có thể khai thác ảnh hưởng tích cực của đòn bẩy tài chính để khuyếch đại doanh lợi vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, hình thức huy động vốn từ bên ngoài doanh nghiệp cũng có nhược điểm là doanh nghiệp phải trả lãi tiền vay và hoàn trả gốc đúng hạn. Khi tình hình kinh doanh không được thuận lợi, bối cảnh nền kinh tế có nhiều thay đổi phức tạp gây bất lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì nợ vay sẽ thành gánh nặng khiến doanh nghiệp chịu nhiều rủi ro và có thể mất khả năng thanh toán. Như vậy, mỗi doanh nghiệp chỉ có thể khai thác huy động vốn trên một số nguồn nhất định. Dù huy động vốn dưới hình thức nào doanh nghiệp cũng phải trả một khoản chi phí và đảm bảo những điều kiện nhất định, do đó đòi hỏi doanh nghiệp phải tính toán hiệu quả, cân nhắc lãi suất, thời hạn và điều kiện của việc sử dụng từng nguồn vốn.
  • 15. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv. Trần Đắc Vạn Lớp CQ47/11.08 10 1.2. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH 1.2.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh với chi phí bỏ ra thấp nhất. Theo cách hiểu đơn giản thì “sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả” nghĩa là với một lượng vốn nhất định bỏ vào kinh doanh sẽ đem lại lợi nhuận cao nhất và làm cho đồng vốn không ngừng tăng lên. Hay để đạt được kết quả kinh doanh nhất định thì phải tính toán sao cho số vốn bỏ ra là ít nhất. Như vậy hiệu quả sử dụng vốn thể hiện trên hai mặt: bảo toàn vốn và tạo ra được các kết quả theo mục tiêu kinh doanh, đặc biệt là kết quả về mức sinh lời của đồng vốn. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp phải đảm bảo khai thác nguồn lực vốn một cách triệt để, không để cho vốn nhàn rỗi; phải sử dụng vốn một cách hợp lý, tiết kiệm, đúng mục đích và mang lại hiệu quả ngày càng cao trong hoạt động SXKD. 1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của DN Để tìm ra những biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, doanh nghiệp trước tiên phải đánh giá được tình hình sử dụng VKD của mình thông qua phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VKD của doanh nghiệp. 1.2.2.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn.  Vòng quay toàn bộ vốn trong kỳ: phản ánh vốn của doanh nghiệp trong một kỳ chu chuyển được bao nhiêu vòng. Chỉ tiêu này cao, hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh càng cao. Vòng quay toàn bộ vốn (Lv) = DTT trong kỳ VKD bình quân trong kỳ  Tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên vốn kinh doanh (Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản): phản ánh khả năng sinh lời của một đồng VKD, không tính đến ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp và nguồn gốc của vốn kinh doanh. Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROAE) = Lợi nhuân trước lãi vay và thuế VKD bình quân sử dụng trong kỳ
  • 16. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv. Trần Đắc Vạn Lớp CQ47/11.08 11  Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh: phản ánh mỗi đồng VKD bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên VKD = Lợi nhuân trước thuế VKD bình quân sử dụng trong kỳ  Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh: phản ánh mỗi đồng vốn kinh doanh bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên VKD (ROA) = Lợi nhuân sau thuế VKD bình quân sử dụng trong kỳ  Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu: phản ánh một đồng VCSH bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho chủ sở hữu. Trị số chỉ tiêu này càng cao càng chứng tỏ khả năng sinh lời của vốn cao và ngược lại.` Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE) = Lợi nhuân sau thuế VCSH bình quân trong kỳ  Phương trình phân tích DUPONT: Tỷ suất ROA (LNST/VKD) = Hệ số lãi ròng x Vòng quay toàn bộ vốn Phương trình này cho chúng ta biết tác động của yếu tố tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu và hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn ảnh hưởng như thế nào đến tỷ suất LNST/VKD. 1.2.2.2. Nhóm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định  Hiệu suất sử dụng vốn cố định: Phản ánh một đồng vốn cố định tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần bán hàng trong kỳ. Hiệu suất sử dụng VCĐ = DTT VCĐ bình quân trong kỳ  Hàm lượng vốn cố định: là đại lượng nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định, phản ánh để tạo ra một đồng doanh thu thuần cần bao nhiêu đồng vốn cố định.
  • 17. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv. Trần Đắc Vạn Lớp CQ47/11.08 12 Hàm lượng vốn cố định = Vốn cố định bình quân trong kỳ Doanh thu thuần trong kỳ  Tỷ suất lợi nhuận VCĐ: phản ánh một đồng VCĐ tham gia trong kỳ có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế (sau thuế) thu nhập doanh nghiệp. Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định = Lợi nhuận trước thuế (sau thuế) VCĐ bình quân trong kỳ  Hiệu suất sử dụng TSCĐ: phản ánh một đồng tài sản cố định trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Hiệu suất sử dụng TSCĐ = DTT Nguyên giáTSCĐ bình quân trong kỳ  Hệ số hao mòn tài sản cố định: phản ánh mức độ hao mòn của tài sản cố định trong DN so với thời điểm đầu tư ban đầu. Hệ số hao mòn TSCĐ = Số tiền khấu hao lũy kế NG TSCĐ ở thời điểm đánh giá  Kết cấu TSCĐ của DN: phản ánh tỷ lệ giữa giá trị từng loại TSCĐ trong tổng giá trị TSCĐ của DN ở thời điểm đánh giá. Chỉ tiêu này giúp DN đánh giá được mức độ hợp lý trong cơ cấu TSCĐ được trang bị ở DN. 1.2.2.3. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động  Tốc độ luân chuyển vốn lưu động: Để xác định tốc độ luân chuyển của vốn lưu động. người ta thường sử dụng hai chỉ tiêu sau: - Số lần luân chuyển vốn lưu động: phản ánh số vòng quay VLĐ thực hiện trong một kỳ (thường là 1 năm ). Số Vòng quay VLĐ trong kỳ = Tổng mức luân chuyển VLĐ VLĐ bình quân trong năm - Kỳ luân chuyển vốn lưu động: Phản ánh số ngày bình quân cần thiết để thực hiện một vòng quay vốn lưu động.
  • 18. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv. Trần Đắc Vạn Lớp CQ47/11.08 13 Kỳ luân chuyển vốn lưu động = Số ngày trong kỳ Số vòng quay vốn lưu động  Mức tiết kiệm vốn lưu động: Mức tiết kiệm VLĐ có được là do tăng tốc độ luân chuyển vốn. Do tăng tốc độ luân chuyển VLĐ nên có thể tăng tổng mức luân chuyển song không cần tăng thêm hoặc tăng không đáng kể quy mô VLĐ:  Hàm lượng vốn lưu động: chỉ tiêu này phản ánh để tạo ra một đồng doanh thu thuần cần phải có bao nhiêu đồng vốn lưu động. Hàm lượng vốn lưu động = Số vốn lưu động bình quân trong kỳ Doanh thu thuần  Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động: phản ánh một đồng VLĐ có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế hoặc sau thuế TNDN. Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động = Lợi nhuận trước thuế (sau thuế) TNDN VLĐ bình quân trong kỳ Ngoài ra để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động người ta còn sử dụng một số các chỉ tiêu khác như: hệ số khả năng thanh toán, vòng quay hàng tồn kho, vòng quay các khoản phải thu, kỳ thu tiền bình quân...  Các hệ số thể hiện khả năng thanh toán: - Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (hiện thời): Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn thể hiện mức độ đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Mức tiết kiệm vốn lưu động = Mức luân chuyển vốn lưu động kỳ so sánh bq 1 ngày Số ngày luân chuyển rút ngắn X
  • 19. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv. Trần Đắc Vạn Lớp CQ47/11.08 14 - Khả năng thanh toán nhanh: Hệ số khả năng thanh toán nhanh phản ánh khả năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn trong kỳ mà không phải dựa vào việc bán các loại hàng hóa. - Khả năng thanh toán tức thời: Khả năng thanh toán tức thời = Tiền&các khoản tương đương tiền Nợ ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán tức thời thể hiện khả năng thanh toán ngay bằng tiền của doanh nghiệp khi chủ nợ có yêu cầu.  Vòng quay các khoản phải thu: là chỉ tiêu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt trong kỳ. Kỳ thu tiền bình quân: là số ngày bình quân để thu hồi được các khoản nợ phải thu. Kỳ thu tiền bình quân = 360 ngày Vòng quay các khoản phải thu  Vòng quay hàng tồn kho: là số lần mà hàng hóa vật tư tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Vòng quay HTK = Giá vốn hàng bán HTK bình quân Hệ số này lớn cho thấy tốc độ quay vòng của hàng hóa trong kho là nhanh và ngược lại, nếu hệ số này nhỏ thì tốc độ quay vòng HTK thấp. 1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VKD 1.2.3.1. Nhóm nhân tố khách quan  Môi trường kinh doanh: Khả năng thanh toán nhanh = Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho Nợ ngắn hạn Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu thuần (có thuế) Nợ phải thu bình quân
  • 20. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv. Trần Đắc Vạn Lớp CQ47/11.08 15 - Môi trường kinh tế: Khi nền kinh tế trong nước cũng như nền kinh tế thế giới có biến động thì hoạt động của doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng. Do vậy mọi nhân tố có tác động đến việc tổ chức và huy động vốn từ bên ngoài đều ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. - Môi trường chính trị- văn hóa- xã hội: Chế độ chính trị quyết định nhiều đến cơ chế quản lý kinh tế, các yếu tố văn hóa, xã hội như phong tục, tập quán, thói quen, sở thích.... - Môi trường pháp lý: Là các chủ trương chính sách, hệ thống pháp luật tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Mội trường kỹ thuật công nghệ : Ngày nay tiến bộ khoa học công nghệ phát triển không ngừng, việc áp dụng những thành tựu đạt được vào hoạt động sản xuất kinh doanh có vai trò vô cùng quan trọng. - Môi trường tự nhiên : Là toàn bộ các yếu tố tự nhiên tác động đến doanh nghiệp như thời tiết, khí hậu,… Các điều kiện làm việc trong môi trường tự nhiên phù hợp sẽ làm tăng năng suất lao động và tăng hiệu quả công việc.  Thị trường : Ở đây nhân tố thị trường được xem xét trên các khía cạnh : Cạnh tranh, giá cả và cung cầu. 1.2.3.2. Nhóm nhân tố chủ quan  Ngành nghề kinh doanh : mỗi ngành kinh doanh có những đặc thù riêng ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.  Trình độ quản lý tổ chức sản xuất : thể hiện ở trình độ tổ chức quản lý của lãnh đạo, tay nghề của người lao động, trình độ tổ chức hoạt động kinh doanh và trình độ quản lý và sử dụng các nguồn vốn.  Tính khả thi của dự án đầu tư : Nếu doanh nghiệp có dự án đầu tư khả thi, sản xuất ra các sản phẩm dịch vụ có chất lượng tốt, giá thành thấp thì doanh nghiệp sẽ sớm thu hồi được vốn và có lãi và ngược lại.  Cơ cấu vốn đầu tư : Việc đầu tư vào những tài sản không phù hợp sẽ dẫn đến tình trạng vốn bị ứ đọng, gây ra tình trạng lãng phí vốn, giảm vòng quay của vốn, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp rất thấp.
  • 21. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv. Trần Đắc Vạn Lớp CQ47/11.08 16 1.2.4. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sự dụng vốn kinh doanh Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong điều kiện hiện nay đang trở nên rất cần thiết đối với các doanh nghiệp. Sự cần thiết xuất phát từ những lý do sau: - Vai trò của vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Vốn là tiền đề của quá trình sản xuất kinh doanh và là yếu tố quyết định đến tương lai của doanh nghiệp. Nếu không có vốn thì sẽ không thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Tiếp theo vốn kinh doanh sẽ ảnh hưởng đến mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong suốt một thời gian dài, ảnh hưởng có tính chất quyết định đến quy mô và trình độ trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ sản xuất, quy mô kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến sản xuất, tiêu thụ trong tương lai của doanh nghiệp cũng như đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Vốn càng nhiều, hiệu quả sử dụng vốn càng cao thì sức cạnh tranh trên thị trường càng lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp. - Thực tế hiện nay việc sử dụng vốn ở nhiều doanh nghiệp chưa hiệu quả. Đây là thực trạng phổ biến đang diễn ra tại các doanh nghiệp Việt Nam, đồng vốn vẫn đang bị sử dụng lãng phí, sai mục đích kéo theo sự yếu kém của kết quả kinh doanh. Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế thị trường ở Việt Nam đang ngày càng phát triển, sự cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt, các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ phải cạnh tranh với nhau mà còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài với nguồn tài chính dồi dào và công nghệ tiên tiến. Hơn nữa trong điều kiện hiện nay khi mà chi phí huy động vốn từ bên ngoài đang trở nên đắt đỏ thì việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh đang trở thành vấn đề sống còn của các doanh nghiệp Việt Nam. 1.2.5. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VKD của doanh nghiệp Trong cơ chế thị trường, mọi doanh nghiệp đều bình đẳng trước pháp luật, phải đối mặt với cạnh tranh, hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, tự chủ về vốn. Do đó việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết. Để sử
  • 22. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv. Trần Đắc Vạn Lớp CQ47/11.08 17 dụng vốn kinh doanh có hiệu quả, các doanh nghiệp cần phải thực hiện tốt một số biện pháp sau:  Thứ nhất: Cần phải đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư phù hợp với tình hình thực tế và điều kiện của doanh nghiệp. Lựa chọn quy mô sản xuất kinh doanh phù hợp với năng lực tổ chức vốn của doanh nghiệp trên cơ sở phát huy được những thế mạnh của doanh nghiệp để có thể đủ sức cạnh tranh trên thị trường.  Thứ hai: Xác định chính xác nhu cầu vốn cần thiết tối thiểu cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ, từ đó có biện pháp huy động vốn hợp lý tránh tình trạng thừa hoặc thiếu vốn trong sản xuất kinh doanh. Nếu thừa vốn doanh nghiệp phải có biện pháp xử lý linh hoạt như: đầu tư mở rộng sản xuất, cho các đơn vị khác vay....tránh tình trạng để vốn nhàn rỗi không phát huy được hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp. Nếu thiếu vốn doanh nghiệp cần có biện pháp huy động để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, không làm gián đoạn quá trình sản xuất.  Thứ ba: Lựa chọn hình thức huy động vốn thích hợp, đảm bảo mức độ tự chủ của doanh nghiệp trong hoạt động tài chính và hạ thấp được chi phí sử dụng vốn. Khi có nhu cầu đầu tư, doanh nghiệp cần khai thác triệt để nguồn vốn bên trong. Tránh tình trạng nguồn vốn bên trong chưa được khai thác sử dụng hết lại phải huy động từ bên ngoài làm tăng chi phí sử dụng vốn, tăng rủi ro tài chính.  Thứ tư: Đầu tư vốn một cách hợp lý, đồng bộ giữa các bộ phận các khâu của quá trình sản xuất. Lập ra phương án sản xuất, xác định chính xác nhu cầu vốn cần đầu tư sao cho tiết kiệm và hợp lý.  Thứ năm: Có biện pháp quản lý thích hợp đối với từng loại vốn. - Đối với vốn cố định: Phải đánh giá đúng giá trị, tạo điều kiện phản ánh chính xác tình hình biến động vốn cố định, điều chỉnh kịp thời giá trị của TSCĐ, lựa chọn phương pháp khấu hao và mức khấu hao thích hợp.Chú trọng đổi mới trang thiết bị, phương pháp công nghệ sản xuất, kịp thời thanh lý các TSCĐ không cần dùng hay đã hư hỏng. Thực hiện tốt chế độ bảo dưỡng, sữa chữa dự phòng TSCĐ, không để xẩy ra tình trạng TSCĐ bị hư hỏng trước thời hạn hoặc hư hỏng bất
  • 23. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv. Trần Đắc Vạn Lớp CQ47/11.08 18 thường gây thiệt hại ngừng sản xuất. Trong trường hợp TSCĐ phải tiến hành sữa chữa lớn, cần cân nhắc, tính toán kỹ hiệu quả của nó( tức là xem xét giữa chi phí sửa chữa cần bỏ ra với việc đầu tư mua sắm TSCĐ) để quyết định cho phù hợp. - Đối với vốn lưu động: Quản lý chặt chẽ vốn lưu động, nâng cao ý thức của cán bộ công nhân viên trong việc giữ gìn, bảo vệ tài sản của DN, sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu, đồng thời quản lý các khoản phải thu, không để vốn bị chiếm dụng quá lâu, áp dụng các hình thức khuyến khích khách hàng trả tiền trước, trả đúng thời hạn như khuyến mãi giảm giá...  Thứ sáu: Đa dạng hóa hình thức đầu tư, đa dạng hóa sản phẩm nhằm ngăn ngừa rủi ro bất thường trong kinh doanh. Tiến hành trích lập các khoản đầu tư dự phòng phải thu khó đòi, hàng tồn kho....tham gia bảo hiểm cho tài sản, vật tư của doanh nghiệp để có nguồn bù đắp kịp thời khi rủi ro xảy ra.  Thứ bảy: Phát huy vai trò tài chính trong giám sát, kiểm tra sử dụng vốn nhằm phát hiện những tồn tại, hạn chế từ đó đưa ra những biện pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Thực hiện việc kiểm tra tài chính đối với việc sử dụng vốn cho tất cả các khâu từ dự trữ sản xuất, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm và đầu tư mới tài sản cố định. Trên đây là một số phương hướng biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp nói chung. Trong thực tế do đặc điểm khác nhau giữa các doanh nghiệp trong từng ngành và toàn bộ nền kinh tế nên các doanh nghiệp phải căn cứ vào những phương hướng biện pháp cơ bản để đưa ra cho doanh nghiệp mình một phương hướng biện pháp cụ thể có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
  • 24. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv. Trần Đắc Vạn Lớp CQ47/11.08 19 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ SỬ DỤNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CỒN RƯỢU HÀ NỘI 2.1. Quá trình hình thành phát triển và đặc điểm hoạt động của công ty cổ phần Cồn rượu Hà Nội. 2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển công ty cổ phần Cồn rượu Hà Nội. 2.1.1.1. Giới thiệu chung: - Tên công ty: Công ty cổ phần Cồn rượu Hà Nội - Tên giao dịch: HALICO.JSC (Ha noi liquor Joint Stock Company) - Tên viết tắt: Halico - Địa chỉ trụ sở chính: 94 Phố Lò Đúc, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội - Điện thoại: 84-4-3976 3763 - Email: Hanoi.liquor.jsc@gmail.com - Website: Http://halico.com.vn/ - Slogan: Men say hồn Việt  Vốn điều lệ: + Vốn điều lệ của công ty là 200.000.000.000 ( Hai trăm tỷ đồng chẵn) + Số lượng cổ phần phát hành: 2.000.000 cổ phần + Cơ cấu vốn cổ đông: -Tổng công ty cổ phần Bia Rượu Nước giải khát Hà Nội chiếm 54.3% vốn điều lệ, -Tập đoàn DIAGEO chiếm 45.5% vốn điều lệ, -Các cổ đông khác chiếm 0.2% vốn điều lệ. 2.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển công ty  Nhà máy Rượu Hà Nội được thành lập năm 1898 tại số 94 phố Lò Đúc. Đây là một trong những nhà máy ở Đông Dương do chi nhánh thuộc công ty Fontaine của Pháp xây dựng. Năm 1942, các nhà máy rượu ở đồng bằng Bắc Bộ đều phải ngừng sản xuất vì thiếu nguyên liệu do gạo bị Nhật quản lý và do máy móc thiết bị quá cũ kỹ.
  • 25. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv. Trần Đắc Vạn Lớp CQ47/11.08 20  Khi hoà bình lập lại ở Đông Dương, nhà máy trở thành kho chứa hàng hoá, vật tư của ngành công thương. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, Miền Bắc thắng lợi đi lên CNXH, nhà máy được chính phủ Việt Nam tiếp quản, cùng với sự nỗ lực không ngừng của tập thể nhà máy đến ngày 21/11/1955, nhà máy được phục hồi và sản xuất để phục vụ cho y tế, quốc phòng và nhân dân theo quyết định của Bộ trưởng Bộ công nghiệp.  Đầu tháng 5/1956, toàn bộ máy móc thiết bị đã được tu sửa hoàn toàn và tiến hành nghiệm thu toàn phần, cho sản xuất không tải để hiệu chỉnh. Sau 10 ngày sản xuất thử thấy máy móc thiết bị tốt. Ngày 19/5/1956 nhà máy được khánh thành, cho ra sản phẩm đầu tiên đánh dấu sự ra đời và phát triển nhà máy Rượu Hà Nội.  Trong những năm 1959-1960, được sự giúp đõ của các chuyên gia Trung quốc, nhà máy sản xuất thành công cồn tinh chế đảm bảo chất lượng trong nước và quốc tế với công suất 5 triệu lít/năm. Từ bước đột biến này đã ra đời một phong trào nghiên cứu sản xuất và đã cho ra thị trường hàng loạt các loại rượu Vodka và các loại rượu màu để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu với giá trị kinh tế cao.  Năm 1969 nhà máy thay phương pháp Alylo bằng phương pháp Mycomalte có khả năng dịch hóa và đường hóa cao, phù hợp nguyên liệu ngô, khoai, sắn, nguyên liệu ẩm mốc kể cả nguyên liệu bị ngập nước đồng thời cơ giới hóa toàn bộ khâu làm nguội nguyên liệu từ 100°C đến 30° C, rút ngắn thời gian làm nguội nguyên liệu từ 24h xuống còn 15 phút.  Tháng 3 năm 1982 nhà máy rượu Hà nội cùng nhà máy bia Hà nội, nhà máy thủy tinh Hải phòng và phòng nghiên cứu rượu bia sáp nhập thành xí nghiệp liên hiệp Rươu - Bia - Nước giải khát I.  Ngày 02/02/1990: Công ty ký hợp đồng với hãng Novo Nordit của Đan Mạch nhập Enzyme, đổi mới hệ thống lên men rượu theo quy chuẩn quốc tế.  Năm 1991, nhà nước áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt cho sản phẩm rượu bia làm đẩy giá thành lên cao khiến cho việc tiêu thụ của nhà máy gặp nhiều khó khăn, sản xuất bị đình trệ, công nhân phải nghỉ chờ việc.
  • 26. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv. Trần Đắc Vạn Lớp CQ47/11.08 21  Tháng 7/1994, Nhà máy Rượu Hà Nội chính thức đổi tên thảnh Công ty Rượu Hà nội (Hanoi Liquor Company) theo quyết định của Bộ Công nghiệp nhẹ ký ngày 01/03/1991 về thành lập, giải thể và sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước.  Năm 2004, Công ty rượu Hà Nội chuyển đổi thành Công ty TNHH Nhà nước MTV Rượu Hà Nội theo quyết định số 172/2004/QĐ-BCN ngày 20/12/2004 của Bộ Công Nghiệp.  Từ T12/2006 công ty chuyển thành: “Công Ty cổ phần Cồn - Rượu Hà nội” theo quyết định số 2980/2006 QĐ - BCN ngày 20/10/2006.  Năm 2008: Công ty CP Cồn Rượu Hà Nội được nâng hạng trở thành Doanh nghiệp loại 1, chứng chỉ ISO 9001:2000 . Công ty vinh dự được nhận cờ thi đua của Chính Phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho doanh nghiệp dẫn đầu phong trào thi đua toàn quốc cùng nhiều giải thưởng danh giá khác.  Năm 2009: Công ty thành lập các chi nhánh Cần Thơ, Nha Trang, văn phòng đại diện tại Lào. Nhà máy mới tại Yên Phong cũng bắt đầu đi vào hoạt động với công suất gần 50 triệu lít rượu/ năm. Công ty chuẩn bị niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2010. Trong suốt quá trình hoạt động và phát triển Halico đã nhận được rất nhiều giải thưởng khác nhau của các tổ chức trong nước và quốc tế trao tặng. Với truyền thống và bề dầy kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất cồn, rượu; Halico đã, đang và sẽ là Công ty đi đầu trong việc sản xuất những sản phẩm chất lượng phục vụ cho thị trường trong nước và đặc biệt là việc giới thiệu sản phẩm Việt Nam chất lượng cao cùng thương hiệu: “Halico - Men say hồn Việt” ra thị trường quốc tế. 2.1.2. Tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty. 2.1.2.1. Ngành nghề kinh doanh và sản phẩm chủ yếu. Ngành nghề kinh doanh: Sau khi chuyển sang Công ty cổ phần, mục tiêu hoạt động chính của Công ty là duy trì và khai thác có hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh với các sản phẩm truyền thống. Đồng thời khi có điều kiện, Công ty sẽ mở rộng thêm các lĩnh vực hoạt động kinh doanh khai thác khác để phát huy hết tiềm
  • 27. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv. Trần Đắc Vạn Lớp CQ47/11.08 22 năng sẵn có của mình. Công ty dự kiến kinh doanh các ngành nghề:  Sản xuất và kinh doanh các loại đồ uống có cồn, không có cồn;  Sản xuất buôn bán các loại bao bì;  Kinh doanh xuất nhập khẩu các loại:đồ uống có cồn và không có cồn, các loại thiết bị vật tư, nguyên liệu phục vụ cho sản xuất rượu, cồn. Các mặt hàng công nghệ phẩm, thực phẩm;  Tư vấn, chuyển giao công nghệ cung cấp thiết bị, dây chuyền sản xuất rượu, cồn;  Đại lý, buôn bán các tư liệu sản xuất, các mặt hàng tiêu dùng;  Sản xuất, chế biến các sản phẩm về lương thực, thực phẩm;  Kinh doanh khách sạn, nhà ở và dịch vụ cho thuê nhà ở, văn phòng, cửa hàng;  Kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa;  Kinh doanh hàng hoá và các ngành nghề khác mà pháp luật không cấm. Yếu tố đầu vào và đặc điểm sản phẩm: + Yếu tố đầu vào: - Nguyên liệu vât liệu chính để sản xuất Cồn, rượu là các nông sản giàu tinh bột: Sắn lát, lúa gạo, tinh bột ngô. Nhà cung cấp chính của công ty là Công ty Cổ phần lương thực miền Bắc, Công ty cổ phần Nguyên liệu xanh. Công ty kinh doanh nông sản Trung Hòa. - Các loại vật tư khác như trai lọ do công ty Yamakura Hải Phòng cung cấp, các loại trai dùng cho sản xuất rượu cao cấp được nhập khẩu từ Anh, Pháp… Các công ty cung cấp đều là các công ty uy tín, có quy mô hoạt động lớn cho nên các yếu tố đầu vào đều đảm bảo số lượng, chất lượng, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty trong mọi thời điểm. + Đặc điểm sản phẩm Sản phẩm sản xuất của Công ty rất đa dạng, nhưng sản phẩm chính và chủ yếu là rượu Vodka Hà Nội (chiếm tỷ trọng cao nhất 85%), các loại rượu khác chỉ chiếm 15% trong tổng sản phẩm. Vodka Hà Nội chiếm tỷ trọng cao như vậy bởi vai trò quan trọng của dòng sản phẩm này, thương hiệu của nó đã được khẳng định trên thị trường. Ngoài ra còn do dòng sản phẩm này rất dễ bảo quản, không yêu cầu kho lạnh, dễ dàng bảo quản được ngay cả ở điều kiện thường.
  • 28. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv. Trần Đắc Vạn Lớp CQ47/11.08 23 Danh mục sản phẩm và đặc điểm sản phẩm: STT Sản phẩm Đặc điểm sản phẩm 1 Lúa mới Được nấu từ ngũ côc giàu tình bột. Rượu đạt độ tinh khiết cao, trong suốt, không có vẩn đục và tạp chất lạ,vị nồng đượm. 2 Nếp mới Rượu được nâu từ ngũ côc, có vị cay thâm dần trong lưỡi nhờ men cổ truyền của người dân được công ty chắt lọc, tìm tòi, nghiên cứu, nuôi cấy mà thành 3 Vodka Hà Nội Vodka đỏ được nấu từ ngũ cốc và ngô.Vodka xanh được chưng cất từ gạo. 4 Rượu Hà Nội Rượu mang hương vị thanh tao, quyến rũ nồng ấm 5 Thanh Mai Sản xuât từ mơ lâu năm, màu vàng nâu sóng sánh. 6 Rượu Chanh Rượu màu vàng chanh,vị chanh tươi tự nhiên, thơm mát chua chua hòa với hơi rượu mạnh 7 Vang Chát Rượu dành cho phụ nữ, vị êm dịu. Đây là đô uống lý tưởng cho sức khỏe, giúp quá trình tiêu hóa và làm giảm nguy cơ đau tim 8 Champangne Là loại rượu có chất lượng đã đạt được nhiêu giải thưởng tại các hội chợ quốc tế hàng công nghiệp các năm 1994,1996 9 Anh Đào Là loại rượu nhẹ, chất rượu ngọt dịu mát,màu đỏ thắm 10 Rượu Nếp Cẩm Màu nâu đen sóng sánh, vị thơm thảo dược ngào ngạt, vị ngọt hài hòa, êm dịu, vị cay thơm nồng dễ chịu. ( Nguồn: Công ty Cổ phần Cồn Rượu Hà Nội) 2.1.2.2. Tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty Việc tổ chức HĐSX được thực hiện theo mô hình công ty gồm các xí nghiệp thành viên. Mỗi xí nghiệp sản xuất đảm bảo một quy trình công nghệ nhất định và có cùng các chức năng nhiệm vụ sau: - Quản lý lao động tài sản; - Tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất theo nhiệm vụ được giao; - Cung cấp thông tin kịp thời phục vụ cho công tác quản lý và điều hành công tác
  • 29. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv. Trần Đắc Vạn Lớp CQ47/11.08 24 sản xuất có hiệu quả.  Xí nghiệp Cồn: Là xí nghiệp sản xuất cồn từ nguyên liệu tinh bột. Bao gồm các bộ phận: tổ vận hành lò hơi, tổ vận chuyển, tổ nấu tinh bột, tổ đường hóa lên men, tổ chưng cất, tổ vận hành máy nén, tổ phân tích.  Xí nghiệp rượu Mùi: Là xí nghiệp sản xuất rượu pha chế từ nguyên liệu cồn và các hương liệu chiết xuất từ hoa quả. Bao gồm: tổ vận chuyển, tổ chế biến và pha chế, tổ máy rửa chai và chiết rượu, đóng nút, tổ dán nhãn. Hoạt động của xí nghiệp mang tính thời vụ.  Xí nghiệp phục vụ: Đây là xí nghiệp sản xuất phục vụ cho 2 xí nghiệp trên nhằm đảm bảo cho quy trình sản xuất được diễn ra liên tục. Ngoài ra Công ty còn có 1 cửa hàng giới thiệu sản phẩm chịu trách nhiệm: giới thiệu các lại sản phẩm của công ty và thu thập thông tin của khách hàng đối với các sản phẩm của công ty.
  • 30. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv. Trần Đắc Vạn Lớp CQ47/11.08 25 Sơ đồ: Cơ cấu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty (Nguồn: Phòng Tổ chức Công ty Cổ phần Cồn rượu Hà Nội) Tổ đai két Tổ nấu tinh bột Tổ phân tích quản lý Tổng công ty Rượu- Bia- Nước giải khát Hà Nội Công ty cổ phần Cồn rượu Hà Nội Xí nghiệp Cồn Tổ vận chuyển Tổ chế biến và pha chế Tổ dán nhãn Tổ máy rửa trai và chiết rượu Xí nghiệp Rượu mùi Xí nghiệp phục vụ Tổ vận chuyển Tổ sản xuất bao bì Tổ kỹ thuật Tổ vận chuyển Tổ đường hóa lên men Tổ chưng cất Tổ vận hành lò hơi
  • 31. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv. Trần Đắc Vạn Lớp CQ47/11.08 26 2.1.2.3. Tổ chức nhân sự và tổ chức bộ máy quản lý của công ty a, Tổ chức nhân sự -Hiện nay tổng số lao động của công ty là 478 người bao gồm cả lao động gián tiếp và trực tiếp. Có thể phân lao động công ty theo nhiều tiêu thức khác nhau, cụ thể: Biểu: Cơ cấu lao động của công ty năm 2012: Phân loại Số lượng Tỷ trọng 1. Phân loại theo hợp đồng Hợp đồng dài hạn (không xác định thời hạn) 470 98.33% Hợp đồng thời hạn từ 12 đến 36 tháng 8 1.67% 2. Phân loại theo trình độ lao động Đại học và trên đại học 64 13.39% Cao đẳng và trung cấp 6 1.26% Công nhân kỹ thuật 264 55.22% Lao động khác 144 30.13% 3. Tính chất lao động Lao động trực tiếp 371 72.49% Lao động gián tiếp 104 27.51% Tổng cộng 478 100% (Nguồn: Phòng TC-LĐ-TL, Công ty cổ phần Cồn rượu Hà Nội) Qua bảng trên cho thấy, lao động trực tiếp, dài hạn chiếm tỷ trọng lớn. Do loại hình là công ty sản xuất, có các trang thiết bị rất hiện đại, cho nên công nhân kỹ thuật chiếm tỷ trọng cao trên 55%. Điều này dẫn đến việc sản xuất luôn được đảm bảo, công tác lên kế hoạch sản xuất cũng trở nên dễ dàng hơn do công ty có đội ngũ lao động chất lượng, đảm bảo về số lượng. b, Tổ chức bộ máy quản lý: Đại hội cổ đông: gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất của Công ty.
  • 32. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv. Trần Đắc Vạn Lớp CQ47/11.08 27 Hội đồng quản trị: gồm 1 Chủ tịch và 4 thành viên, Hội đồng quản trị Quyết định các vấn đề chiến lược phát triển Công ty. Ban kiểm soát: gồm 1 trưởng ban và 4 thành viên, kiểm soát mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản trị và điều hành Công ty. Ban Giám đốc: gồm Giám đốc chịu trách nhiệm chỉ đạo chung, là đại diện pháp nhân của Công ty và 2 Phó Giám đốc. Sơ đồ: Tổ chức bộ máy quản lý CTCP Cồn rượu Hà Nội (Nguồn: Phòng Tổ chức- CTCP Cồn rượu Hà Nội) Ban kiểm soátHội đồng quản trị Ban giám đốc Phòng TC-LĐ- TL Phòng Hành chính Phòng Kế toán tài chính Phòng kế hoạch tiêu thụ Phòng vật tư Phòng kỹ thuật công nghệ Phòng kỹ thuật cơ điện Phòng KSC Xí nghiệp Cồn Xí nghiệp Rượu mùi Xí nghiệp Phục Vụ Đại hội đồng cổ đông
  • 33. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv. Trần Đắc Vạn Lớp CQ47/11.08 28 2.1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh 2.1.3.1. Dây chuyền thiết bị, một số quy trình công nghệ chủ yếu. a, Dây chuyền thiết bị: Dây chuyền thiết bị tiên tiến hiện đại chưng cất cồn kết hợp giữa phương pháp lên men cổ truyền và những tiến bộ của khoa học kỹ thuật hiện đại tạo ra những sản phẩm có chất lượng tinh khiết và ổn định, đảm bào vê sinh công nghiệp và an toàn thực phẩm. b, Phương pháp công nghệ: Người đặt nền móng đầu tiên là ông Callmette cùng các nhà khoa học Pháp. Họ đã nghiên cứu thành công quá trình phân lập, tuyển chọn, thuần chủng nấm men trong một thời gian dài tại Viện Pasteur cho phép áp dụng dễ dàng trong sản xuất công nghiệp từ nguyên liệu gạo ở Việt Nam. Nhóm nghiên cứu đã tách riêng ra được họ nấm mốc, nấm men trong môi trường chung là men bánh, men lá của dân gian, rồi nuôi cấy trong môi trường thích hợp để được nấm mốc thuần chủng có hoạt lực chuyển hóa đường tinh bột đã nấu chín tốt nhất. c, Một số quy trình sản xuất công nghệ chủ yếu: Quy trình sản xuất Cồn: 900C T=600 H2SO4 4oC ( Nguồn: Phòng kỹ thuật công nghệ CTCP Cồn rượu Hà Nội) Nguyên liệu Nấu chín Cháo loãng Hâm nhừ Phế liệu Chưng cất Cồn hóa Đường hóa CO2 Cồn công nghiệp Cồn tinh chế Nhập kho Enzym NH4NO3
  • 34. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv. Trần Đắc Vạn Lớp CQ47/11.08 29 Quy trình sản xuất rượu mùi: ( Nguồn: Phòng kỹ thuật công nghệ CTCP Cồn rượu Hà Nội) Mỗi một giai đoạn đều phải tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn kỹ thuật về Cồn Đường Nước qua xử lý Hương liệu PhẩmNấu đường Pha chế Tàng trữ Tách cặn Rượu trong Chiết trai, đóng nút Kiểm tra rượu Dán nhãn bao bì Vận chuyển Đai két Nhập kho
  • 35. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv. Trần Đắc Vạn Lớp CQ47/11.08 30 thành phần, thời gian. Tuy có nhiều giai đoạn sản xuất nhưng sản phẩm dở dang không nhiều. Các loại rượu mùi phần lớn được sản xuất theo phương pháp pha chế. Mỗi loại có công thức pha chế khác nhau, sủ dụng các hương liệu, nguyên liệu khác nhau. Tuy nhiên, quy trình công nghệ của các lại rượu là như nhau, đều bắt đầu từ cồn tinh chế, dùng nước để giảm nồng độ cồn, đã được tóm tắt qua sơ đồ trên. 2.1.3.2. Thị trường tiêu thụ a, Thị trường trong nước: Nhìn chung sản phẩm của công ty chủ yếu là phục vụ nhu cầu trong nước, tuy nhiên công ty vẫn đang cố gắng mở rộng thị trường bằng cách khai thác triệt để thị trường hiện có và thâm nhập vào các thị trường mới. Công ty Rượu Hà Nội có hệ thống đai lý phân phối và tiêu thụ tại các tỉnh, thành phố trong cả nước và ngày càng được mở rộng. Công ty cũng tham gia rộng rãi vào các hoạt động xúc tiến thương mại, triển lãm, hội chợ trong nước và quốc tế tổ chức tại Việt Nam và đạt được nhiều giải thưởng cao. Hệ thống đại lý một số năm gần đây: Khu vực lãnh thổ Đơn vị Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Khu vực miền Bắc Đại lý 160 165 148 Khu vực miền Trung Đại lý 25 30 34 Khu vực miền Nam Đại lý 18 20 30 Cộng Đại lý 203 215 212 ( Nguồn: Phòng Kế hoạch tiêu thụ CTCP Cồn rượu Hà Nội) Qua bảng trên cho thấy, mỗi năm công ty đều duy trì trên 200 đại lý trên khắp cả nước, và quy mô có xu hướng tăng lên. Khách hàng có thể tiếp cận dễ dàng các sản phẩm của công ty thông qua các đại lý. Đây là minh chứng cho vị thế của công ty, cho thấy khả năng chiếm lĩnh thị phần trên thị trường rượu. Ngoài ra, qua bảng ta còn thấy được công ty đang chú trọng mở rộng thị phần vào khu vực miền trong, đặc biệt là khu vực miền Nam tăng mạnh. Công ty đã nhận ra được tiềm năng và có chiến lược để đi sâu vào thị trường này. b, Thị trường thế giới:
  • 36. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv. Trần Đắc Vạn Lớp CQ47/11.08 31 Qua gần 30 năm phát triển thị trường quốc tế, sản phẩm của công ty Rượu Hà Nội đã xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới, nhất là thị trường truyền thống như các nước khu vực Đông Âu. Những năm gần đây, sản phẩm của Công ty đã được các nước Châu Á đón nhận và đánh giá cao như các nước Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan. Đặc biệt là thị trường đòi hỏi khắt khe về chất lượng như Nhật Bản, thì sản phẩm của công ty cũng đã có mặt để đáp ứng nhu cầu ngày một tăng của người tiêu dùng Nhật Bản. 2.1.3.3. Vị thế cạnh tranh Công ty Cổ phần Cồn rượu Hà Nội là Công ty sản xuất rượu lớn nhất Việt Nam. Vị thế của công ty trên thị trường rất lớn, các sản phẩm của công ty rất đa dạng, đáp ứng được nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng. Các đối thủ cạnh tranh chủ yếu:  Đối thủ cạnh tranh trong nước + Công ty rượu Vang thăng Long với sản phẩm là rượu Vang đã được giới tiêu dùng ưa chuộng và có 1 vị trí đứng nhất định trên thị trường rượu trong nước, tiến tới xuất khẩu rượu ra nước ngoài, sản phẩm phân bố khắp miền Bắc và miền Trung. + Công ty Anh Đào Hà Nội cũng là một trong những công ty sản xuất rượu lớn trên thị trường và là 1 trong các đối thủ cạnh tranh đáng chú ý của công ty. + Công ty rượu Đồng Xuân có chất lượng đạt yêu cầu và được thị trường tín nhiệm, tiêu biểu cho khu vực miền núi. Sản phẩm tuy không nhiều nhưng cũng là 1 đối thủ khá mạnh. + Các làng nghề truyền thống như: Rượu Bàu Đá- Bình Định, rượu Cần- dân tộc Mường, rượu San Lùng- Lào Cai … Các loại rượu này đều nổi tiếng có hương vị thơm ngát, đầm ấm. Được sản xuất từ các nguyên liệu có sẵn tại địa phương, có phương pháp chưng cất rất cổ truyền, đặc biệt. + Ngoài ra còn có rượu do dân tự nấu: Không thể liệt kê được có bao nhiêu hộ nấu rượu trên thị trường.Rượu do dân tự nấu thường có ưu điểm là giá rẻ, không phải vận chuyển tiện cho người mua do thường chỉ phục vụ nhu cầu lân cận.  Rượu nhập ngoại.
  • 37. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv. Trần Đắc Vạn Lớp CQ47/11.08 32 Hiện nay trên thị trường rượu có rất nhiều sản phẩm nhập ngoại từ Anh, Pháp, Mỹ, Tây Ban Nha. Rượu này có chất lượng rất cao, mẫu mã đẹp, có uy tín, đa dạng phong phú thường nhắm đến đối tượng khách hàng có thu nhập cao. Đây là đối thủ cạnh tranh trong tương lai của công ty khi mà công ty đang muốn phát triển những sản phẩm có chất lượng cao hướng tới khách hàng có thu nhập cao trên thị trường. 2.1.4. Kết quả kinh doanh chủ yếu của Công ty trong những năm gần đây. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây được thể hiện thông qua các chỉ tiêu ở bảng 2.1 Trong một vài năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam có nhiều biến động, lạm phát cao cùng với lãi suất cao gây nhiều khó khăn cho hoạt động của Công ty. Tuy vậy, Công ty vẫn cố gắng khắc phục khó khăn để sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Công ty đều làm ăn có lãi, nguồn thu chủ yếu là đến từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính và mức lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước. Đây là 1 kết quả đáng khích lệ đối với công ty. Qua bảng phân tích trên cho thấy năm 2011 so với 2010 doanh thu thuần tăng hơn 113.229 triệu đồng, nhưng lợi nhuận sau thuế lại giảm hơn 19.844 triệu đồng. Năm 2012 so với 2011, doanh thu thuần giảm 71.571 tỷ tuy nhiên lợi nhuận sau thuế lại tăng rất nhiều, chứng tỏ công ty đã thu được một lượng lớn lợi nhuận bất thường. Các tỷ suất sinh lời luôn ở mức ngang bằng với mức trung bình của ngành Thực phẩm – Đồ uống (ROA là 18%, ROAE là 25%), điều đó thể hiện tình hình kinh doanh của công ty rất khả quan. Phần nộp ngân sách nhà nước không ngừng tăng, năm sau luôn cao hơn năm trước. Thu nhập của cán bộ công nhân viên trong Công ty ở mức khá. Điều đó cho thấy, trong những năm qua Công ty luôn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp Ngân sách Nhà nước, đồng thời luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, không ngừng cải thiện, nâng cao chất lượng đời sống của cán bộ công nhân viên.
  • 38. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv. Trần Đắc Vạn Lớp CQ47/11.08 33 2.2. Thực trạng về tình hình tổ chức vốn và hiệu quả sử dụng VKD ở Công ty cổ phần Cồn rượu Hà Nội 2.2.1. Những thuận lợi và khó khăn của Công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2011 2.2.1.1. Những thuận lợi - Tình hình chính trị - xã hội trong nước tiếp tục ổn định và phát triển; - Nhu cầu về sản phẩm rượu ngày càng gia tăng cùng với sự chuyển biến của đời sống xã hội, nhất là vấn đề chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm; - Công ty có trụ sở đặt tại trung tâm thành phố Hà Nội, Công ty dễ dàng nắm bắt kịp thời, nhanh chóng các diễn biến về các thông tin kinh tế thị trường; - Dây chuyền công nghệ hiện đại, công suất lớn (mỗi năm công ty sản xuất được từ 20-25 triệu lit), có khả năng sản xuất đa dạng sản phẩm, chất lượng ổn định, có thể đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng và người tiêu dùng ở tất cả các phân khúc. Công ty cũng luôn quan tâm đến công tác phát triển, cải tiến kĩ thuật, các đề tài khoa học, công trình sản phẩm như các sáng kiến, cải tiến kĩ thuật nhằm giảm định mức tiêu hao vật tư, giảm bớt công nghệ và cho ra đời các sản phẩm mới với những ưu điểm vượt trội mang lại hiệu quả kinh tế cao, khẳng định uy tín ngày càng vững vàng cho doanh nghiệp. - Được sự chỉ đạo, giúp đỡ của Tổng công ty Rượu - Bia – Nước giải khát Hà Nội, cộng với quyết tâm, trách nhiệm của toàn thể cán bộ công nhân viên toàn công ty; - Việc làm và đời sống của cán bộ công nhân viên toàn công ty luôn được đảm bảo, có mức thu nhập năm sau cao hơn năm trước. Chính vì thế tư tưởng cán bộ công nhân viên ổn định và phấn khởi tin tưởng và triển khai thực hiện có hiệu quả những chủ trương, chính sách, biện pháp sản xuất kinh doanh mà Công ty đề ra. 2.2.1.2. Những khó khăn Trong năm 2012, nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn đã khiến cho các ngành kinh tế nói chung và ngành Thực phẩm – Đồ uống nói riêng phải đối mặt với không ít thách thức. Bản thân công ty cũng không phải là ngoại lê;
  • 39. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv. Trần Đắc Vạn Lớp CQ47/11.08 34 - Môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp với nguy cơ hàng giả, hàng nhái không giảm; - Giá các nguyên liệu đầu vào cho sản xuất Cồn rượu tăng giá và đang ở mức cao, như giá sắn lát năm 2012 là4.650đ/kg tăng 15% so với 2011; giá gạo năm 2012 là 10.500đ/kgtăng8% so với năm 2011.Chi phí vận chuyển tăng 16% làm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh; hòm carton tăng 20%; nút và enzim nhập khẩu tăng 10% do thay đổi tỷ giá hối đoái. - Sản phẩm của Công ty là Cồn, rượu cho nên ngoài chịu các mức thuế khác còn phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, điều này ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sản xuất kinh doanh. Sản phẩm Cồn rượu phải chịu mức thuế Tiêu thụ đặc biệt rất cao (rượu dưới 200 là 25%, rượu trên 200 là 50%) ảnh hưởng đến giá thành sản xuất làm cho giá bán tăng, đòi hỏi Công ty phải có biện pháp phù hợp để không ngừng tìm ra giải pháp giảm giá thành. Trên đây là một số thuận lợi và khó khăn cơ bản ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty đang nỗ lực phát huy những thế mạnh có được đồng thời cố gắng khắc phục khó khăn để hiệu quả kinh doanh ngày càng cao. 2.2.2. Khái quát về vốn và nguồn VKD của Công ty 2.2.2.1. Vốn kinh doanh Để đưa ra nhận xét khái quát về việc tổ chức, sử dụng VKD của Công ty, ta sẽ đi xem xét cơ cấu và sự biến động vốn qua các năm. (Bảng 2.2) Căn cứ vào bảng số liệu 2.2, tính đến cuối năm 2012, Vốn kinh doanh của công ty là 1.113.373 triệu đồng, giảm 23.661 triệu đồng so với cuối năm 2011 (tương ứng tỷ lệ giảm 2%). Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự biến động quy mô VKD là do: + Tài sản ngắn hạn: Cuối năm 2012 so với đầu năm 2012 tăng 35.143 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 6%.TSNH tăng là do Tiền và các khoản tương đương tiền, phải thu ngắn hạn. Tiền và tương đương tiền chiếm tỷ trọng lớn trong TSNH tăng 57% chủ yếu là do các khoản tương đương tiền tăng. Phải thu ngắn hạn tăng 14% là do
  • 40. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv. Trần Đắc Vạn Lớp CQ47/11.08 35 trong năm công ty đề ra mục tiêu thu được số lợi nhuận mong muốn nên công ty đã áp dụng chính sách bán chịu cho khách hàng, thay đổi điều khoản chiết khấu. Tuy nhiên các khoản Hàng tồn kho và Tài sản ngắn hạn khác giảm kéo theo sự sụt giảm TSNH. Cụ thể, cuối năm so với đầu năm, Hàng tồn kho giảm hơn 62.047 triệu đồng tương ứng tỷ lệ giảm 19%; Tài sản ngắn hạn khác giảm 1.211 triệu đồng tương ứng tỷ lệ giảm 17%. + Tài sản dài hạn: Cuối năm 2012 so với đầu năm 2012, TSDH giảm 58.805 triệu đồng, tỷ lệ giảm 10% làm tổng Tài sản giảm tương ứng 58.805 triệu đồng. TSDH giảm nguyên nhân chính là do TSCĐ giảm 44.222 triệu đồng, tỷ lệ giảm 8%. Trong năm công ty đã thanh lý bớt 1 số tài sản cố định cùng với việc tăng khấu hao làm cho giá trị còn lại của tài sản giảm. Ngoài ra, Bất động sản đầu tư và tài sản dài hạn khác giảm cũng kéo theo TSDH giảm. Mặc dù TSNH tăng, nhưng tốc độ tăng nhỏ hơn tốc độ giảm của TSDH làm cho quy mô Tổng tài sản giảm. Chứng tỏ, trong năm công ty đã thu hẹp quy mô sản xuất. Điều này được cho là hợp lý trong bối cảnh nền kinh tế năm vẫn còn trì trệ sau hậu quả của khủng hoảng. Về cơ cấu tài sản: Cơ cấu tài sản không có sự chênh lệch quá lớn.Tại thời điểm đầu đầu năm 2012, TSNH chiếm 48%, TSDH chiếm 52% trong tổng Tài sản thì đến cuối năm 2012 TSDH chiếm 52%, TSDH chiếm 48%. Tuy nhiên, sự biến động này là tương đối nhỏ cho thấy sự cố gắng duy trì sự cân bằng trong đầu tư cả về VLĐ và VCĐ. Tóm lại: Qua phân tích sự biến động và cơ cấu VKD, cuối năm 2012 so với đầu năm 2012 quy mô VKD giảm, đặc biệt là giảm TSDH. Sự phân bổ vốn ngắn hạn tương đối hợp lý. Tỷ trọng tiền và tương đương tiền tăng, Các khoản phải thu khách hàng tăng,trong khi Hàng tồn kho giảm. Tuy nhiên cần xem xét đến các vấn đề hiệu quả sử dụng vốn khi tiền trong quỹ rất nhiều, đẩy nhanh công tác thu hồi công nợ. 2.2.2.2. Các nguồn tài trợ VKD VKD luôn được tài trợ từ những nguồn nhất định, do đó hiệu quả sử dụng VKD không thể tách rời việc huy động nguồn tài trợ. Huy động vốn kịp thời, với chi phí hợp lý là một tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
  • 41. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv. Trần Đắc Vạn Lớp CQ47/11.08 36  Cơ cấu và sự biến động nguồn vốn Cùng với sự sụt giảm của Tổng tài sản thì quy mô nguồn vốn của Công ty cũng sụy giảm. Tình hình cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn được thể hiện qua bảng 2.3 (Cơ cấu và sự biến động nguồn VKD của Công ty). Tính đến thời điểm cuối năm 2012, VCSH của công ty là 864.724 triệu đồng, so với đầu năm tăng 162.282 triệu đồng với tỷ lệ tăng 23.1%. Nguyên nhân chủ yếu là do Lợi nhuận chưa phân phối của công ty tăng hơn 90.212 triệu đồng ( tỷ lệ tăng 78.3%); Quỹ đầu tư phát triển tăng 70.981 triệu đồng (tỷ lệ tăng 20%). VCSH chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn, và có xu hướng tăng về cuối năm. Đầu năm VSDH chiếm 62% tổng nguồn vốn, đến cuối năm là 72%. Điều này là hoàn toàn hợp lý khi công ty đang cố gắng huy động vốn từ các chủ sở hữu, giảm phụ thuộc vào bên ngoài trong tình hình kinh tế khó khăn, chi phí huy động vốn vay rất tốn kém. Nợ phải trả của công ty tại thời điểm cuối năm là 248.649 triệu đồng, so với đầu năm giảm 185.944 triệu đồng ( tỷ lệ giảm 42.8%). Số liệu bảng 2.3 cho thấy Nợ phải trả phần lớn là Nợ ngắn hạn (chiếm 99.91%). Nguyên nhân giảm là do hầu hết các khoản mục trong nợ ngắn hạn giảm chỉ trừ khoản mục Thuế và CKPNNN và Quỹ khen thưởng phúc lợi. Phải trả người bán cuối năm là 48.349 triệu đồng, giảm 17.493 triệu đồng, tỷ lệ giảm 27%. Công ty thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thanh toán với khách hàng. Khoản phải trả người lao động giảm 16%, Người mua trả tiền trước giảm 87%, các khoản phải trả khác giảm rất lớn 96%. Tất cả điều này cho thấy công ty đang lành mạnh hóa công nợ của bản thân, nâng cao uy tín cho các chủ nợ và ngay cả người lao động. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước cuối năm là 128.912 triệu đồng, tăng 58.409 triệu đồng, tỷ lệ tăng 83%. Do sản phẩm sản xuất kinh doanh của công ty là Cồn rượu, những sản phẩm này đều nằm trong dạnh mục hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Công ty cũng phải nộp thuế TNDN cao hơn rất nhiều so với những năm trước. Điều này là do công ty không còn đươc miễn 50% thuế TNDN khi mới chuyển hình thức công ty từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần.
  • 42. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv. Trần Đắc Vạn Lớp CQ47/11.08 37 Đây là nguyên nhân gây sụt giảm quy mô nguồn vốn. Nợ phải trả giảm đi trong khi VCSH tăng lên làm cho hệ số nợ có xu hướng giảm. Điều này được thể hiện rõ ở bảng 2.4: Bảng 2.4: Cơ cấu tài chính của Công ty ĐVT: Đồng Chỉ tiêu Cuối năm Đầu năm Chênh lệch Số tuyệt đối Tỷ lệ 1. Tổng Nguồn vốn 1,113,373,770,325 1,137,035,461,570 -23,661,691,245 -2% 2. Nợ phải trả 248,649,236,907 434,593,908,777 -185,944,671,870 -43% 3. VCSH 864,724,533,418 702,441,552,793 162,282,980,625 23% 4. Hệ số nợ (=2/1) 0.22 0.38 -0.16 -42% 5. Hệ số VCSH (=3/1) 0.78 0.62 0.16 26% 6. Hệ số nợ trên VCSH (=2/3) 0.29 0.62 -0.33 -54% (Nguồn: BCTC- CTCP Cồn rượu Hà Nội) Hệ số nợ của công ty có xu hướng giảm. Ở thời điểm đầu năm 2012, trong 1 đồng vốn sử dụng vào sản xuất kinh doanh thì có 0.38 đồng vốn đi vay thì đến cuối năm con số này đã giảm xuống còn 0.22 đồng (giảm 0.16 đồng). Hệ số nợ giảm đi, trong khi đó hệ số vốn chủ sở hữu tăng, mức độ phụ thuộc vào bên ngoài giảm. Điều này được cho là hợp lý trong bối cảnh lãi suất đi vay cao, khó tiếp cận các nguồn vốn vay. Đây là nỗ lực của công ty trong việc lành mạnh tình hình tài chính, mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính thấp. Khả năng phản ứng trước các tình huống xấu của công ty ở mức cao.  Mô hình tài trợ vốn kinh doanh Để hình thành TSNH và TSDH cần phải có các nguồn tài trợ tương ứng bao gồm nguồn vốn ngắn hạn (nguồn vốn tạm thời) và nguồn vốn dài hạn (nguồn vốn thường xuyên). Mỗi doanh nghiệp lại có một cách thức tài trợ khác nhau. Bảng số liệu 2.5 sẽ cho ta thấy cách thức tài trợ vốn của Công ty.
  • 43. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv. Trần Đắc Vạn Lớp CQ47/11.08 38 Mô hình tài trợ VKD của CTCP Cồn rượu Hà Nội năm 2012 31/12/2012 31/12/2011 TSNH:577.008 trđ NVNH:248.417 trđ TSNH:541.864 trđ NVNH:432.945 trđ NVLĐTX: 328.591trđ NVLĐTX: 108.919 trđ TSDH:536.365 trđ NVDH:864.956 trđ TSDH:595.170 trđ NVDH:704.090 trđ Nhận thấy ở cả hai thời điểm công ty luôn duy trì một lượng vốn lưu động thường xuyên khá lớn và có xu hướng tăng về cuối năm 2012 tạo ra mức an toàn tài chính cho công ty cao, làm cho tình hình tài chính của công ty được đảm bảo vững chắc hơn. Tài sản dài hạn được đầu tư toàn bộ bằng nguồn vốn dài hạn; tài sản ngắn hạn được đầu tư bằng nguồn vốn ngắn hạn và một phần nguồn vốn dài hạn còn dôi ra. Cụ thể năm 2011, nguồn vốn thường xuyên dôi ra để tài trợ cho tài sản ngắn hạn là 108.919 triệu đồng, tương ứng 20% nhu cầu tài trợ tài sản ngắn hạn; sang năm 2012 con số đó là 328.591 triệu đồng, tương ứng 57% nhu cầu tài trợ tài sản ngắn hạn. Đây là 1 kết cấu tài trợ sẽ đảm bảo khả năng thanh toán và an toàn tài chính của công ty ở mức cao. Với chính sách tài trợ vốn như trên công ty cũng chủ động hơn trong việc sử dụng vốn, ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên sử dụng kết cấu vốn này công ty cần lưu y đến chi phí sử dụng vốn và rủi ro lãi suất. So sánh rủi ro giữa tài trợ ngắn hạn và tài trợ dài hạn thông thường tài trợ ngắn hạn rủi ro ít hơn tài trợ dài hạn, lãi suất tiền vay ngắn hạn biến động nhiều hơnn lãisuất tiền vay dài hạn. Về mặt chi phí sử dụng vốn, tài trợ dài hạn thường có chi phí caohơn. Do đó công ty cần xem xét kỹ lưỡng nhu cầu tài trợ tài sản của công ty
  • 44. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv. Trần Đắc Vạn Lớp CQ47/11.08 39 trongtừng thời kì để có quyết định phù hợp nhất trong việc tổ chức vốn, vừa đảm bảo an toàn tài chính vừa tiết kiệm tối đa chi phí sử dụng vốn. Tóm lại: Quy mô nguồn vốn giảm đi và tập trung vào huy động vốn từ các chủ sở hữu. Điều này làm tăng mức độ tự chủ tài chính của công ty. Công ty chú trọng vay nợ ngắn hạn, nợ dài hạn chiếm tỷ trọng không đáng kể. Đây được cho là hợp lý, bởi vay ngắn hạn rủi ro ít hơn vay dài hạn trong bối cảnh tình hình thị trường vốn biến động thất thường. 2.2.3 Tình hình quản lý và sử dụng VCĐ. VCĐ là một bộ phận quan trọng của VKD. Quy mô của VCĐ lớn hay nhỏ sẽ quyết định đến quy mô, tính đồng bộ của TSCĐ, ảnh hưởng đến trình độ trang bị kỹ thuật và công nghệ sản xuất, năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sử dụng hiệu quả VCĐ góp phần to lớn vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng VKD. VCĐ của Công ty tính đến thời điểm 31/12/2012 là 536.365 triệu đồng, chiếm 48.17% trong tổng VKD. 2.2.3.1. Tình hình quản lý và sử dụng TSCĐ TSCĐ là hình thái hiện vật của VCĐ, vì vậy để thấy rõ thực trạng quản lý và sử dụng VCĐ cần tìm hiểu tình hình trang bị, mua sắm, quản lý và sử dụng TSCĐ.  Về tình hình tăng giảm TSCĐ Từ bảng số liệu 2.6 (Cơ cấu TSCĐ của Công ty năm 2012) ta thấy TSCĐ của Công ty bao gồm cả TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình, Công ty không đi thuê tài chính. Tổng nguyên giá TSCĐ tại thời điểm cuối năm 2012 là 710.187 triệu đồng, tăng 0,22% so với đầu năm. Cả đầu năm và cuối năm, nguyên giá TSCĐ hữu hình đều chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu TSCĐ (đầu năm là 95%, cuối năm là 94%). TSCĐ hữu hình của Công ty được phân loại theo công dụng kinh tế và được chia thành các nhóm: Nhà cửa, vật kiến trúc; Dụng cụ văn phòng; Máy móc thiết bị; Phương tiện vận tải và được phân bổ tương đối hợp lý với đặc điểm sản xuất và quản lý của Công ty.
  • 45. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv. Trần Đắc Vạn Lớp CQ47/11.08 40 - Chiếm tỷ trọng cao nhất trong TSCĐ hữu hình là máy móc thiết bị. Tại thời điểm cuối năm 2012, tổng nguyên giá của máy móc thiết bị là 478.661 triệu đồng chiếm 67% tổng nguyên giá TSCĐ hữu hình và đã tăng 451 triệu đồng so với đầu năm. Trong năm Công ty đã mua thêm 1 máy xúc rửa, đóng nắp GYX-6ZA nguyên giá 350 triệu đồng và sửa chữa nâng cấp máy dán nhãn tự động VPM-Dn02. Một số máy móc thiết bị của công ty: + Hệ thống tháp chưng cất " Sodecial" của Pháp, công suất 10 triệu lit cồn và 20 triệu lít rượu 1 năm. + Dây chuyền chiết rót định lượng tự động DZG-AX68 nhập khẩu của Nga năng suất 1000-1500 bottles/1giờ. + Hệ thống công nghệ tách chiết men vi sinh được tập đoàn DIAGEO – Anh quốc chuyển giao, cho phép tách chiết men quy mô công nghiệp. Với hệ thống máy móc thiết bị hiện đại và đắt tiền, đòi hỏi công ty phải có đội ngũ công nhân kỹ thuật vận hành trình độ cao, đủ tay nghề. Ngoải ra còn đòi hỏi quá trình bảo dưỡng thiết bị khá phức tạp. Công ty đã và đang đào tạo đội ngũ quản lý những thiết bị này, đảm bảo hoạt động hết công suất, an toàn lao động, an toàn vệ sinh thưc phẩm. Đây là thành tích đáng ghi nhận, công ty cố gắng tích cực phát huy. - Chiếm tỷ trọng cao thứ hai trong nhóm TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc. Cả đầu năm và cuối năm, bộ phận này đều chiếm tỷ trọng 27% trong TSCĐ hữu hình. Tổng nguyên giá của toàn bộ nhà cửa, vật kiến trúc ở thời điểm đầu năm 2012 là 191.675 triệu đồng, trong năm bổ sung thêm từ phần xây dựng cơ bản hoàn thành chuyển sang, và mua sắm 962 triệu đồng. Đến cuối năm là 192.638 triệu đồng (tăng 0.5%). - Phương tiện vận tải cuối năm 2012 có nguyên giá là 22.108 trđ, chiếm tỷ trọng nhỏ( 3% )trong tổng nguyên giá TSCĐ hữu hình, tăng nhẹ so với đầu năm. Bộ phận phương tiện vận tải tuy không chiếm tỷ trọng lớn trong tổng TSCĐ hữu hình nhưng đóng vai trò quan trọng trong việc phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, chịu trách nhiệm chính trong việc chuyên chở nguyên vật liệu từ các địa điểm khai thác về nơi sản xuất.