SlideShare a Scribd company logo
1 of 60
Download to read offline
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------------------------------------
NGUYỄN PHÚC HƢNG
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
SỬ DỤNG ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIMECO
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Hà Nội - 2012
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------------------------------------
NGUYỄN PHÚC HƢNG
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
SỬ DỤNG ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIMECO
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60 34 05
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN TIẾN DŨNG
Hà Nội - 2012
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ii
DANH MỤC HÌNH VẼ...................................................................................iii
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1....................................................................................................... 5
TỔNG QUAN VỀ CƠ CẤU VỐN DOANH NGHIỆP.................................... 5
1.1. NGUỒN VỐN VÀ ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP 5
1.1.1. Nguồn hình thành vốn.......................................................................... 5
1.1.1.1. Nguồn tài trợ ngắn hạn...................................................................... 5
1.1.1.2. Nguồn tài trợ dài hạn:........................................................................ 8
1.1.2. Khái niệm, công thức, lợi ích của đòn bẩy tài chính..........................17
1.1.2.1. Khái niệm đòn bẩy tài chính ...........................................................17
1.1.2.2. Công thức xác định đòn bẩy tài chính.............................................17
1.1.2.3. Lợi ích của đòn bẩy tài chính..........................................................18
1.2. CƠ CẤU VỐN CỦA DOANH NGHIỆP..............................................20
1.2.1. Khái niệm ...........................................................................................20
1.2.2. Các lý thuyết về cơ cấu vốn ảnh hƣởng đến đòn bẩy tài chính..........21
1.2.2.1. Lý thuyết cơ cấu vốn tối ƣu.............................................................21
1.2.2.2. Lý thuyết MM về cơ cấu vốn..........................................................22
1.2.2.3. Lý thuyết đánh đổi của đòn bẩy tài chính .......................................23
1.2.2.4. Lý thuyết phát tín hiệu ....................................................................25
1.2.3. Lựa chọn công cụ tài chính phù hợp..................................................27
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI CƠ CẤU VỐN CỦA DOANH
NGHIỆP .......................................................................................................31
1.3.1. Các nhân tố khách quan .....................................................................31
1.3.1.1. Các tiêu chuẩn ngành ......................................................................31
1.3.1.2. Thuế.................................................................................................31
1.3.1.3. Điều kiện Thị trƣờng của doanh nghiệp..........................................31
1.3.1.4. Các đòi hỏi của nhà cho vay và cơ quan xếp hạng tín nhiệm.........32
1.3.2. Các nhân tố chủ quan .........................................................................32
1.3.2.1. Sự ổn định của doanh thu................................................................32
1.3.2.2. Cấu trúc tài sản................................................................................32
1.3.2.3. Tốc độ tăng trƣởng..........................................................................32
1.3.2.4. Lợi nhuận.........................................................................................33
1.3.2.5. Kiểm soát.........................................................................................33
1.3.2.6. Tác động của tín hiệu ......................................................................33
1.3.2.7. Tác động của ƣu tiên quản trị..........................................................34
1.3.2.8. Các hàm ý về quản trị của lý thuyết cấu trúc vốn...........................34
1.3.2.9. Các vấn đề đạo đức: Tác động của mua lại bằng vốn vay đối với cổ
đông..............................................................................................................34
1.3.2.10. Sự không thích rủi ro của cấp quản lý...........................................35
CHƢƠNG 2.....................................................................................................36
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN VIMECO .............................................................................................36
2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VIMECO ............................36
2.1.1. Khái quát về Công ty..........................................................................36
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty ...............................................................37
2.1.3. Đặc điểm cơ bản về ngành nghề và vị thế của Công ty .....................43
2.1.3.1. Ngành nghề kinh doanh...................................................................43
2.1.3.2. Thị trƣờng, thế mạnh, quy trình quản lý .........................................44
2.2. THỰC TRẠNG NGUỒN VỐN VÀ CƠ CẤU VỐN CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN VIMECO....................................................................................45
2.2.1. Diễn biến nguồn vốn của Công ty từ 2009 đến 2011.........................45
2.2.1.1 Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty từ năm 2009 đến 2011...45
2.2.1.2 Diễn biến nguồn vốn của Công ty từ năm 2009 đến 2011...............46
2.2.1.3 Chi phí sử dụng vốn của từng nguồn ...............................................49
2.2.2. Cơ cấu vốn và nguồn hình thành vốn của công ty Vimeco ...............51
2.2.2.1.Cơ cấu và nguồn hình thành vốn của công ty ..................................51
2.2.2.2. Xác định cơ cấu vốn tối ƣu .............................................................57
2.2.3. Đánh giá thực trạng sử dụng đòn bẩy tài chính tại Công ty Cổ phần
Vimeco .........................................................................................................60
2.2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc ..................................................................60
2.2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân .................................................................61
2.2.4. Thực trạng sử dụng đòn bẩy tài chính tại một số Tổng Công ty ở Việt
Nam ..............................................................................................................62
CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ĐÒN
BẨY TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIMECO ..................66
3.1. THỰC TRẠNG VỀ KINH TẾ VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI
......................................................................................................................66
3.1.1. Thực trạng kinh tế Việt Nam..............................................................66
3.1.2. Thị trƣờng ngành bất động sản và xây dựng......................................67
3.1.3. Xu hƣớng thị trƣờng ngành bất động sản và xây dựng......................69
3.1.4. Thị trƣờng vốn trong ngành bất động sản và xây dựng .....................70
3.2. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIMECO
TRONG NHỮNG NĂM TỚI ......................................................................72
3.3. ĐỊNH HƢỚNG SỬ DỤNG ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN VIMECO....................................................................................74
3.4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐÒN BẨY TÀI
CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIMECO............................................76
3.4.1. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh 76
3.4.2. Một số giải pháp về cơ cấu vốn..........................................................78
3.4.3. Một số giải pháp huy động vốn..........................................................82
3.4.4. Một số giải pháp khác ........................................................................83
KẾT LUẬN.....................................................................................................85
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................87
i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Nguyên nghĩa
01 BCTC Báo cáo tài chính
02 BĐS Bất động sản
03 CBCNV Cán bộ công nhân viên
04 CSH Chủ sở hữu
05 DN Doanh nghiệp
06 SXKD Sản xuất kinh doanh
07 TSCĐ Tài sản cố định
08 TSLĐ Tài sản lƣu động
09 Vimeco Công ty Cổ phần Vimeco
10 WACC Chi phí bình quân gia quyền của vốn
ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng Nội dung Trang
Bảng 2.1 Báo cáo kết quả kinh doanh của Vimeco từ 2009 đến 2011 45
Bảng 2.2 Nguồn hình thành vốn sản xuất kinh doanh của Vimeco 47
Bảng 2.3 Cơ cấu nguồn vốn của Công ty Vimeco 48
Bảng 2.4 Nguồn hình thành vốn sản xuất kinh doanh của Vimeco 51
Bảng 2.5 Cơ cấu tài sản SXKD của Công ty Vimeco 53
Bảng 2.6 Cơ cấu nguồn vốn của Công ty Vimeco 55
Bảng 2.7 Giả định 1 về cơ cấu vốn PL 1
Bảng 2.8 Giả định 2 về cơ cấu vốn PL 2
Bảng 2.9 Giả định 3 về cơ cấu vốn PL 3
Bảng 2.10 Nguồn hình thành vốn SXKD của Vinaconex 3,9 63
Bảng 2.11 Nguồn hình thành vốn SXKD của SĐ 4,5,10 64
Bảng 2.12 Nguồn hình thành vốn SXKD của HUD 1,3,4 65
iii
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình Nội dung Trang
Hình 1.1 Tác động của đòn bẩy tài chính đối với giá cổ phiếu của Bigbee 24
Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức của Công ty Vimeco 38
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vốn đƣợc coi là 1 trong 4 nguồn lực của nền kinh tế quốc dân nói chung
và đối với Doanh nghiệp (DN) nói riêng. Đó là: nhân lực, vốn, kỹ thuật công
nghệ và tài nguyên. Vốn là tiền đề không thể thiếu cho quá trình sản xuất kinh
doanh (SXKD) có thể diễn ra đƣợc. Vốn quyết định sự ra đời, tồn tại và phát
triển của DN.
Trong nền kinh tế thị trƣờng, các DN phải đối diện với sự cạnh tranh
khốc liệt. Để tồn tại và phát triển trong môi trƣờng cạnh tranh đó, DN phải
chuẩn bị tốt về năng lực tài chính, khoa học công nghệ và năng lực quản lý.
Việc đảm bảo kịp thời và đầy đủ lƣợng vốn cần thiết cho SXKD và đầu tƣ đổi
mới công nghệ ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của DN.
Các DN của chúng ta hiện nay, bên cạnh những DN làm ăn có hiệu quả
còn không ít những DN đang ở trong tình trạng thiếu vốn, hiệu quả sử dụng
vốn thấp. Các DN nắm giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nƣớc ta hiện nay
chủ yếu vẫn là các DN mà Nhà nƣớc nắm giữ trên 50% vốn. Nền kinh tế của
Việt Nam đang trong giai đoạn gia nhập WTO nên năng lực cạnh tranh nói
chung, năng lực tài chính nói riêng còn nhiều hạn chế. Trong năng lực tài
chính, sử dụng vốn trong các DN còn nhiều bất cập, hiệu quả sử dụng vốn
chƣa cao, có không ít DN làm ăn thua lỗ, không bảo toàn đƣợc vốn.
Công ty Cổ phần Vimeco là Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp và
kinh doanh bất động sản. Nhằm tận dụng tối đa khả năng công nghệ hiện đại
của các nƣớc phát triển và tiềm năng về vốn để phát triển mở rộng quy mô
hoạt động, Công ty đã tăng nguồn vốn chủ sở hữu và huy động rất nhiều vốn
vay hàng năm. Qua quá trình hoạt động những năm qua, Công ty luôn làm ăn
có lãi, đóng góp cho Ngân sách Nhà nƣớc hàng tỷ đồng. Tuy nhiên, thực tiễn
2
hoạt động của Công ty hiện nay cho thấy Công ty đã và sẽ đang gặp khó khăn
lớn trong quá trình kinh doanh mà Công ty cần vƣợt qua để đồng vốn đƣợc sử
dụng có hiệu quả hơn. Thực tế trong giai đoạn đã qua, hiệu quả sử dụng vốn
của công ty chƣa cao, chƣa đáp ứng đƣợc tiềm năng phát triển của công ty
trong Tổng Công ty Vinaconex. Công ty còn có nhiều vƣớng mắc trong công
tác quản trị tài chính. Đồng thời trong tƣơng lai gần khi xuất hiện các yếu tố
bất lợi cho Công ty nhƣ chính sách giá thay đổi, xuất hiện thêm nhiều đối thủ
cạnh tranh mới thì hiệu quả sử dụng vốn chắc chắn còn sụt giảm.
Do đó, việc nghiên cứu, phân tích thực trạng sử dụng vốn, đánh giá hiệu
quả sử dụng vốn là việc làm hết sức cần thiết góp phần nâng cao hiệu quả
hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Đó là công việc cực kỳ quan
trọng, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập ngày càng sâu sắc và
môi trƣờng cạnh tranh ngày càng gay gắt nhƣ hiện nay.
Ý thức đƣợc tầm quan trọng đó, đồng thời kết hợp với những kiến thức
đƣợc lĩnh hội trong quá trình học tập làm cơ sở lý luận và những hiểu biết và
kinh nghiệm thực tế trong thời gian tìm hiểu tại Công ty, tác giả đã lựa chọn
đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại Công ty
Cổ phần VIMECO” là luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Vốn và hiệu quả sử dụng vốn là vấn đề đƣợc đề cập nhiều trong các bài
báo, khoá luận gần đây, vì nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là một trong những
nhân tố quan trọng của việc sắp xếp, đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Có rất nhiều bài báo trên thông tin đại chúng đã đƣa ra một số gợi ý để
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hay đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp nói
chung nhƣng chƣa đi sâu vào phân tích và đƣa ra các giải pháp để nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp cụ thể.
3
Trên thực tế rất ít tác giả viết luận văn thạc sỹ về đề tài: “Nâng cao hiệu
quả sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp ABC”, và chƣa có một đề tài
nào viết về Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại Công ty
Cổ phần Vimeco. Đây cũng chính là lý do em chọn đề tài này để viết về Công
ty Cổ phần Vimeco - Công ty con của Tổng Vinaconex, và cũng là một trong
những điển hình về mô hình phát triển và sử dụng vốn của doanh nghiệp xây
lắp tại Việt Nam. Tôi muốn nghiên cứu sâu hơn ở Công ty Vimeco để có thể
hiểu sâu hơn và có thể áp dụng cho nhiều doanh nghiệp xây lắp khác tại Việt
Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích:
Nghiên cứu góp phần hệ thống hoá những vấn đề lý luận sử dụng vốn,
mô hình cơ cấu vốn, hiệu quả sử dụng vốn để nâng cao năng lực tài chính của
công ty so với các Công ty khác trong cùng ngành.
Sử dụng phƣơng pháp kịch bản để chọn ra phƣơng án sử dụng đòn bẩy
tài chính hiệu quả cho công ty.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp những lý thuyết về sử dụng đòn bẩy
tài chính, năng lực tài chính của doanh nghiệp xây lắp từ các nghiên cứu trong
thời gian gần đây.
Tổng hợp và so sánh sử dụng đòn bẩy tài chính với một số doanh
nghiệp cùng ngành để có giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy
tài chính tại Doanh nghiệp.
Nghiên cứu, đánh giá thực trạng về sử dụng đòn bẩy tài chính của Công
ty Cổ phần Vimeco.
Đề xuất giải pháp thích hợp cho việc sử dụng đòn bẩy tài chính tại Công
ty Cổ phần Vimeco.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: là những vấn đề về vốn, cơ cấu vốn và nâng cao
hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của Công ty Cổ phần Vimeco.
Phạm vi quy mô: Nghiên cứu việc sử dụng đòn bẩy tài chính tại Công
ty Cổ phần Vimeco.
4
Phạm vi thời gian: Nghiên cứu tình hình sử dụng đòn bẩy tài chính của
Công ty từ năm 2009 đến 2011.
Phạm vi nội dung: đề tài tập trung vào nghiên cứu nguồn vốn, cơ cấu
vốn và sử dụng đòn bẩy tài chính có hiệu quả nhất tại Công ty Cổ phần
Vimeco.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn thực hiện trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phƣơng pháp
nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng, kết hợp với phƣơng pháp kinh
tế, phƣơng pháp thống kê và so sánh tổng hợp, phân tích, suy luận logíc.
6. Những đóng góp của luận văn
Với việc nghiên cứu đề tài này luận văn có một số đóng góp nhƣ sau:
- Hệ thống và làm rõ hơn lý luận chung về vốn kinh doanh, cách thức
và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại các công ty trong nền kinh
tế thị trƣờng.
- Đánh giá thực trạng về tình hình sử dụng đòn bẩy tài chính tại Công
ty Cổ phần Vimeco.
- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại
Công ty Cổ phần Vimeco.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chƣơng.
Chƣơng 1: Tổng quan về cơ cấu vốn của Doanh nghiệp
Chƣơng 2: Thực trạng sử dụng đòn bẩy tài chính của Công ty Cổ phần
Vimeco
Chƣơng 3: Đề xuất một số giải pháp sử dụng đòn bẩy tài chính cho
Công ty Cổ phần Vimeco
5
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CƠ CẤU VỐN DOANH NGHIỆP
Trong nền kinh tế thị trƣờng, để tiến hành hoạt động sản xuất kinh
doanh, các doanh nghiệp cần phải có các yếu tố cơ bản sau: Sức lao động, đối
tƣợng lao động và tƣ liệu lao động. Để có đƣợc các yếu tố này đòi hỏi doanh
nghiệp phải ứng ra một số vốn nhất định phù hợp với quy mô và điều kiện
kinh doanh. Vốn đối với doanh nghiệp có thể ví nhƣ máu đối với cơ thể con
ngƣời. Cơ thể không có máu sẽ không thể tồn tại cũng nhƣ doanh nghiệp
không có vốn hoạt động sẽ không thể hoạt động. Để doanh nghiệp tồn tại và
phát triển chính là việc sử dụng đồng vốn của mình sao cho hiệu quả. Việc sử
dụng vốn hiệu quả là vấn đề luôn tồn tại trong mọi cá nhân, doanh nghiệp,
ngành, quốc gia trên toàn thế giới. Trong luận văn của mình tôi xin giới hạn
phạm vi nghiên cứu về hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính trong Công ty Cổ
phần Vimeco.
1.1. NGUỒN VỐN VÀ ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1.1. Nguồn hình thành vốn
Trong nền kinh tế thị trƣờng, vốn là một yếu tố và là tiền đề cần thiết cho
việc hình thành và phát triển hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Để
biến những ý tƣởng và kế hoạch kinh doanh thành hiện thực, đòi hỏi phải có
một lƣợng vốn nhằm hình thành nên những tài sản cần thiết cho hoạt động
của doanh nghiệp để đạt đƣợc mục tiêu đề ra. Do vậy đòi hỏi doanh nghiệp
phải tổ chức tốt nguồn vốn.
1.1.1.1. Nguồn tài trợ ngắn hạn
Nợ phải trả có tính chất chu kỳ:
- Các khoản phải trả cho ngƣời lao động và các khoản phải nộp khác, các
khoản này có tên gọi là nợ tích lũy, những khoản này phát sinh thƣờng xuyên
trong hoạt động kinh doanh, tuy nhiên chúng chƣa đến kỳ thành toán.
- Những khoản này gồm:
6
+ Tiền lƣơng, tiền công trả cho ngƣời lao động nhƣng chƣa đến kỳ trả.
Thông thƣờng, tiền lƣơng hoặc tiền công của ngƣời lao động chi trả hàng
tháng bao gồm 2 kỳ: kỳ tạm ứng thƣờng vào giữa tháng và kỳ thanh toán vào
đầu tháng sau. Giữa 2 kỳ trả lƣơng sẽ phát sinh những khoản nợ lƣơng trong
kỳ.
+ Các khoản thuế, bảo hiểm xã hội phải nộp nhƣng chƣa đến kỳ nộp, các
khoản thuế phải nộp hàng tháng nhƣ thuế GTGT, thuế TNDN năm trƣớc nộp
vào đầu năm sau, khi mà quyết toán thuế đƣợc duyệt,…
+ Ngoài những khoản nợ có tính chất thƣờng xuyên trên đây, còn có
những khoản phát sinh cũng mang tính chất nhƣ một nguồn tài trợ mà doanh
nghiệp tận dụng trƣớc nhƣng không phải trả chi phí, là những khoản tiền tạm
ứng trƣớc của khách hàng, số tiền này nhiều hay ít tùy thuộc vào tính chất
quan trọng của sản phẩm hàng hóa đó, tình hình cung cầu trên thị trƣờng, khả
năng mở rộng hay thu hẹp quy mô sản xuất, yêu cầu và điều kiện thanh toán
của đôi bên.
Tín dụng nhà cung cấp:
- Việc mua chịu, bán chịu giữa doanh nghiệp với các nhà cung ứng vật
tƣ, hàng hóa, dịch vụ đã xuất hiện từ lâu, hình thức tín dụng này chiếm vị trí
quan trọng trong nguồn tài trợ ngắn hạn đối với doanh nghiệp, nhất là doanh
nghiệp mới hình thành hoặc vốn hoạt động còn bị hạn chế. Đƣợc nhận vật tƣ,
tài sản, dịch vụ để hoạt động sản xuất-kinh doanh nhƣng chƣa phải thanh
toán, trả tiền ngay, điều đó rất có lợi cho doanh nghiệp. Lợi ích của tín dụng
thƣơng mại nhà cung cấp rất lớn, đó là:
+ Cung cấp tín dụng cho doanh nghiệp hoạt động;
+ Đàm phán, tự nguyện giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp;
+ Kết quả đƣa đến nhanh, khi nhà cung cấp biết rõ khách hàng, có thể
đánh giá đƣợc khả năng thu hồi nợ, mức độ tín nhiệm, cũng nhƣ những rủi ro
có thể gánh chịu.
- Về phía doanh nghiệp, tuy đƣợc hƣởng tín dụng của nhà cung cấp
7
nhƣng cũng không nên cho đó là loại hình tín dụng không mất chi phí mà cần
kiểm tra, xem xét giá mua chịu hàng hóa có cao quá mức bình thƣờng không?
Việc sử dụng tín dụng thƣơng mại của doanh nghiệp cũng phải tính đến
chi phí của khoản tín dụng đó, cho nên trong nhiều trƣờng hợp, việc doanh
nghiệp có nên sử dụng tín dụng thƣơng mại hay không cần xác định chi phí
của các khoản tín dụng thƣơng mại đó.
Vay ngắn hạn ngân hàng:
Nguồn vốn của ngân hàng thƣơng mại là một nguồn tài trợ đặc biệt cho
doanh nghiệp, đó là nguồn tài trợ ngắn hạn, nhƣ nhu cầu vốn lƣu động của
doanh nghiệp gia tăng trong hoạt động kinh doanh. Các tổ chức tín dụng có
thể cho các doanh nghiệp vay ngắn hạn với thời gian tối đa là 12 tháng. Thời
hạn cho vay cụ thể của từng doanh nghiệp đƣợc xác định phù hợp với chu kỳ
sản xuất, kinh doanh và khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Lãi suất cho vay là
lãi suất thỏa thuận theo cơ chế thị trƣờng và phù hợp với các quy định của
ngân hàng Nhà nƣớc, quy định của Luật về các tổ chức tín dụng về lãi suất
cho vay khi ký kết hợp đồng tín dụng.
Để vay đƣợc nguồn vốn ngắn hạn từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng,
các doanh nghiệp cần chấp hành đầy đủ các nguyên tắc quy định hiện hành về
tín dụng ngắn hạn.
Các nguồn tài trợ ngắn hạn khác:
Ngoài các nguồn vốn để tài trợ ngắn hạn nêu trên, doanh nghiệp còn có
thể sử dụng các nguồn tài trợ khác nhƣ chiết khấu thƣơng phiếu, bán nợ; hoặc
để tài trợ nhu cầu tăng vốn lƣu động tạm thời, nhƣ các khoản tiền đặt cọc, tiền
ứng trƣớc của khách hàng, các nguồn tài trợ không có bảo đảm khác nhƣ tín
dụng thƣ, các khoản cho vay theo từng hợp đồng cụ thể,…
Những điểm lợi và bất lợi khi sử dụng nguồn tài trợ ngắn hạn:
- Những điểm lợi:
+ Giúp doanh nghiệp có thể thực hiện dễ dàng, thuận lợi hơn so với sử
dụng tín dụng trung và dài hạn. Bởi vì, thông thƣờng các điều kiện cho vay
8
ngắn hạn mà ngân hàng thƣơng mại và các tổ chức tài chính khác đƣa ra đối
với doanh nghiệp thƣờng ít khắt khe hơn so với tín dụng trung và dài hạn.
+ Chi phí sử dụng tín dụng ngắn hạn thƣờng thấp hơn so với sử dụng
tín dụng trung và dài hạn.
+ Sử dụng tín dụng ngắn hạn giúp cho doanh nghiệp có thể dễ dàng,
linh hoạt điều chỉnh hơn cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp.
- Những điểm bất lợi:
+ Doanh nghiệp phải chịu rủi ro lãi suất cao hơn, bởi lẽ lãi suất tín dụng
ngắn hạn biến động nhiều hơn so với lãi suất dài hạn.
+ Rủi ro vỡ nợ ở mức cao hơn: Sử dụng tín dụng ngắn hạn đòi hỏi
doangh nghiệp phải có nghĩa vụ thanh toán lãi vay và hoàn trả vốn gốc trong
một thời gian ngắn, nếu tình hình kinh doanh gặp khó khăn, doanh nghiệp dễ
rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Việc sử
dụng quá nhiều tín dụng ngắn hạn dễ dẫn đến tình trạng tài chính của doanh
nghiệp căng thẳng, nhất là đối với một số doanh nghiệp trong tình trạng sử
dụng cả nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn.
1.1.1.2. Nguồn tài trợ dài hạn:
Nguồn tài trợ bên trong:
- Lợi nhuận giữ lại để tái đầu tƣ:
Hàng năm các doanh nghiệp có thể sử dụng một phần lợi nhuận sau
thuế để bổ sung tăng vốn, tự đáp ứng nhu cầu đầu tƣ tăng trƣởng của doanh
nghiệp.
- Nguồn khấu hao tài sản cố định:
Tiền trích khấu hao tài sản cố định (TSCĐ) chủ yếu dùng để tái sản
xuất giản đơn TSCĐ. Tuy nhiên do thời gian sử dụng của các TSCĐ thƣờng
rất dài, phải sau nhiều năm mới cần thay thế đổi mới; trong khi hàng năm
doanh nghiệp đều tính khấu hao và tiền khấu khao đƣợc tích lũy lại. Vì vậy,
trong khi chƣa có nhu cầu thay thế TSCĐ cũ, các doanh nghiệp có thể sử
dụng số tiền khấu hao đó để đáp ứng nhu cầu đầu tƣ tăng trƣởng của mình.
9
- Ngoài hai nguồn kể trên, các doanh nghiệp còn có thể huy động một số
nguồn vốn bên trong khác, nhƣ tiền nhƣợng bán tài sản vật tƣ không cần
dùng, hoặc khoản thu nhập ròng về thanh lý tài sản cố định để đáp ứng nhu
cầu nguồn vốn đầu tƣ dài hạn của mình.
Nguồn vốn cổ phần thƣờng:
- Cổ phiếu thƣờng và việc huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu thƣờng
+ Công ty cổ phần là loại doanh nghiệp góp vốn, trong đó số vốn điều
lệ của công ty đƣợc chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần. Số vốn chủ
sở hữu ban đầu của công ty cổ phần đƣợc hình thành qua việc phát hành cổ
phiếu. Việc góp vốn cổ phần đƣợc thực hiện dƣới hình thức mua cổ phiếu.
Ngƣời nắm giữ cổ phiếu đƣợc gọi là cổ đông. Nhƣ vậy, cổ đông là chủ sở hữu
của Công ty cổ phần.
+ Cổ phiếu là chứng chỉ thể hiện quyền sở hữu của cổ đông trong công
ty cổ phần và cho phép cổ đông đƣợc hƣởng những quyền lợi của công ty.
Đối với công ty cổ phần, cổ phiếu là phƣơng tiện để hình thành vốn chủ sở
hữu ban đầu và cũng là phƣơng tiện để huy động tăng thêm vốn chủ sở hữu.
+ Trên các góc độ khác nhau, có thể phân biệt các loại cổ phiếu của
công ty cổ phần:
Dựa vào tình hình phát hành và lƣu hành, cổ phiếu của công ty cổ phần
có thể phân biệt: Cổ phiếu đƣợc phép phát hành, cổ phiếu phát hành, cổ phiếu
lƣu hành và cổ phiếu quỹ.
Dựa vào hình thức cổ phiếu có thể phân biệt: Cổ phiếu ghi tên (hữu
danh) và cổ phiếu không ghi tên (vô danh).
Dựa vào quyền lợi mà cổ phiếu mang lại cho ngƣời nắm giữ có thể phân
biệt cổ phiếu thƣờng (cổ phiếu phổ thông) và cổ phiếu ƣu đãi.
+ Các hình thức phát hành thêm cổ phiếu thƣờng mới để huy động tăng
vốn:
Phát hành cổ phiếu mới với việc dành quyền ƣu tiên mua cho các cổ
đông hiện hành.
10
Phát hành rộng rãi cổ phiếu mới ra công chúng.
Phát hành cổ phiếu mới bằng việc chào bán cho ngƣời thứ ba.
- Những điểm lợi chủ yếu của việc phát hành cổ phiếu thƣờng:
+ Giúp công ty tăng đƣợc vốn đầu tƣ dài hạn, nhƣng công ty không có
nghĩa vụ bắt buộc phải trả lợi tức cố định nhƣ sử dụng vốn vay.
+ Làm tăng thêm vốn chủ sở hữu của công ty, từ đó làm giảm hệ số nợ
và tăng thêm mức độ vững chắc về tài chính của công ty, trên cơ sở đó càng
làm tăng thêm khả năng vay vốn và mức độ tín nhiệm cho doanh nghiệp.
+ Cổ phiếu thƣờng đƣợc bán ra dễ dàng hơn so với cổ phiếu ƣu đãi và
trái phiếu dài hạn. Cổ phiếu thƣờng có thể hấp dẫn một số nhóm các nhà đầu
tƣ ở mức lợi tức cao (không bị giới hạn) so với cổ phiếu ƣu đãi và trái phiếu.
Mặt khác, đối với nhà đầu tƣ thì cổ phiếu còn tạo ra rào chắn chống tác hại
của lạm phát tốt hơn so với cổ phiếu ƣu đãi và trái phiếu.
- Những điểm bất lợi chủ yếu của việc phát hành cổ phiếu thƣờng:
+ Làm tăng thêm cổ đông mới, từ đó phải phân chia quyền biểu quyết,
quyền kiểm soát công ty, cũng nhƣ quyền phân phối thu nhập cao cho các cổ
đông mới. Điều này có thể gây bất lợi cho các cổ đông hiện hành.
+ Chi phí phát hành cổ phiếu thƣờng nhƣ hoa hồng cho ngƣời bảo lãnh,
chi phí quảng cáo… nói chung cao hơn so với chi phí phát hành cổ phiếu ƣu
đãi và trái phiếu.
+ Theo cách đánh thuế thu nhập doanh nghiệp ở nhiều nƣớc, lợi tức cổ
phần không đƣợc tính trừ vào thu nhập chịu thuế, trong khi đó, lợi tức của trái
phiếu hay lãi tiền vay đƣợc tính trừ vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp.
Điều này làm cho chi phí sử dụng cổ phiếu thƣờng cao hơn nhiều so với chi
phí sử dụng trái phiếu.
+ Việc phát hành thêm cổ phiếu ra công chúng sẽ làm tăng số cổ phiếu
đang lƣu hành. Do vậy, nếu nhƣ việc sử dụng vốn đầu tƣ kém hiệu quả, hoặc
khi hoạt động kinh doanh của công ty bị sa sút… sẽ có nguy cơ làm sụt giảm
thu nhập trên một cổ phần. Điều này sẽ tác động tiêu cực đến giá cổ phiếu của
11
công ty trên thị trƣờng.
Nguồn vốn cổ phần ƣu đãi:
- Cổ phiếu ƣu đãi là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu trong công ty cổ
phần, đồng thời cho phép ngƣời nắm giữ loại cổ phiếu này đƣợc hƣởng
một số quyền lợi ƣu đãi hơn so với cổ đông thƣờng.
- Cổ phiếu ƣu đãi có những đặc trƣng sau:
+ Quyền ƣu tiên về cổ tức và thanh toán khi thanh lý công ty: Cổ phiếu
ƣu đãi mang lại cho ngƣời nắm giữ nó đƣợc hƣởng một khoản lợi tức cổ phần
cố định và đã đƣợc xác định trƣớc, không phụ thuộc vào kết quả hoạt động
của công ty. Cổ đông ƣu đãi còn nhận đƣợc cổ tức trƣớc các cổ đông thƣờng.
Ngoài ra, khi công ty bị thanh lý hoặc giải thể thì cổ đông ƣu đãi còn đƣợc
thanh toán giá trị cổ phiếu của họ trƣớc các cổ đông thƣờng.
+ Sự tích lũy cổ tức: Phần lớn cổ phiếu ƣu đãi của công ty phát hành
đều là cổ phiếu ƣu đãi tích lũy. Nghĩa là, nếu trong một năm nào đó công ty
gặp khó khăn trong kinh doanh, thì có thể tuyên bố hoãn trả lợi tức cổ phần
ƣu đãi. Số cổ tức đƣợc tích lũy lại, tức là đƣợc cộng dồn lại và chuyển sang
kỳ kế tiếp. Số cổ tức này phải đƣợc trả cho cổ đông ƣu đãi trƣớc khi công ty
tuyên bố trả cổ tức cho các cổ đông thông thƣờng.
+ Không đƣợc hƣởng quyền bỏ phiếu (biểu quyết): Cổ đông ƣu đãi
thƣờng không đƣợc quyền bỏ phiếu để bầu ra Hội đồng quản trị, cũng nhƣ khi
thông qua các vấn đề quan trọng trong quản lý công ty.
+ Quỹ thanh toán: Một số công ty phát hành cổ phiếu ƣu đãi có điều
khoản lập quỹ thanh toán nhằm mỗi năm mua lại và giải phóng một số lƣợng
cổ phiếu ƣu đãi theo một tỷ lệ nhất định.
+ Thời hạn: Cổ phiếu ƣu đãi nói chung không có thời hạn thanh toán
vốn gốc. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, một số công ty cổ phần ở các
nƣớc phát hành cổ phiếu ƣu đãi với việc lập quỹ thanh toán, do vậy với loại
cổ phiếu ƣu đãi này là có thời hạn thanh toán.
- Những điểm lợi chủ yếu của việc phát hành cổ phiếu ƣu đãi:
12
+ Không bắt buộc phải trả lợi tức cố định đúng hạn
+ Có khả năng làm tăng lới tức cổ phần thƣờng
+ Giúp công ty tránh đƣợc việc chia sẻ quyền quản lý và kiểm soát cho
các cổ đông mới
+ Không phải cầm cố, thế chấp tài sản, cũng nhƣ lập quỹ thanh toán
vốn gốc.
- Những điểm bất lợi chủ yếu của việc phát hành cổ phiếu ƣu đãi:
+ Lợi tức cổ phiếu ƣu đãi cao hơn lợi tức trái phiếu
+ Lợi tức cổ phiếu ƣu đãi không đƣợc trừ vào thu nhập chịu thuế của
công ty.
Nguồn vốn vay dài hạn:
Có nhiều hình thức vay dài hạn nhƣ: Vay dài hạn của ngân hàng và các
tổ chức tài chính- tín dụng, vay thông qua phát hành trái phiếu, thuê tài
chính… Trong đó, vay dài hạn ngân hàng là một trong những nguồn vốn quan
trọng nhất, không những đối với sự phát triển của doanh nghiệp, mà còn đối
với toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
- Vay dài hạn ngân hàng thƣơng mại và các tổ chức tài chính-tín dụng
khác:
+ Vay dài hạn là một thỏa ƣớc tính dụng dƣới dạng hợp đồng giữa ngƣời
vay và ngƣời cho vay (thƣờng là các ngân hàng thƣơng mại, công ty tài
chính…) theo đó ngƣời vay có nghĩa vụ hoàn trả khoản tiền vay theo lịch
trình đã định. Tùy theo quy định của mỗi nƣớc thì quy định về thời gian đáo
hạn của các khoản vay dài hạn cũng khác nhau. Thông thƣờng ngƣời ta quy
định các khoản vay có kỳ hạn từ một năm trở lên đƣợc tính là vay trung và dài
hạn. Lợi thế của vay dài hạn so với các hình thức tài trợ dài hạn khác là chi
phí tài trợ thấp và tính linh hoạt cao hơn. Khi vay tiền, ngƣời vay thƣờng
thƣơng lƣợng trực tiếp với nhà tài trợ, do đó chỉ phải chịu một khoản chi phí
nhỏ cho các thủ tục tài trợ.
+ Vay dài hạn thƣờng đƣợc hoàn trả vào những thời hạn định kỳ với
13
những khoản tiền bằng nhau. Đó là sự hoàn trả dần khoản tiền vay, bao gồm
cả vốn gốc và lãi trong suốt thời gian diễn ra giao dịch. Tuy nhiên, giao dịch
vay mƣợn này cũng rất linh hoạt, ngƣời cho vay có thể thiết lập lịch trả nợ
phù hợp với dòng tiền thu nhập của ngƣời vay.
+ Lãi suất của những khoản vay dài hạn có thể là lãi suất cố định hoặc lãi
suất thả nổi tùy theo sự thƣơng lƣợng giữa hai bên. Lãi suất cố định đƣợc áp
dụng dựa trên cơ sở mức độ rủi ro và thời lƣợng thời gian đáo hạn, và chúng
đƣợc đặt ở mức cao hơn so với lãi suất của những trái phiếu công ty có mức
độ rủi ro và thời gian đáo hạn tƣơng tự. Lãi suất thả nổi đƣợc thiết lập dựa
trên phần trăm lãi suất cơ bản ổn định cộng với một tỷ lệ phần trăm nào đó
tùy thuộc vào mức độ rủi ro có liên quan của giao dịch đó tại thời điểm trả lãi.
- Trái phiếu doanh nghiệp
+ Trái phiếu doanh nghiệp là chứng chỉ vay vốn do doanh nghiệp phát
hành thể hiện nghĩa vụ và sự cam kết của doanh nghiệp thanh toán số lợi tức
và tiền vay vào những thời hạn xác định cho ngƣời nắm giữ trái phiếu. Doanh
nghiệp là ngƣời phát hành và với tƣ cách là ngƣời đi vay. Thông qua việc sử
dụng trái phiếu, doanh nghiệp có thể thực hiện vay vốn trung hạn và dài hạn
qua thị trƣờng với một khối lƣợng lớn. Ngƣời mua trái phiếu là ngƣời cho vay
hay còn gọi là trái chủ.
+ Trái phiếu doanh nghiệp có nhiều loại, thông thƣờng có thể phân biệt
các loại trái phiếu theo các tiêu thức sau đây:
Dựa vào hình thức trái phiếu có thể phân biệt trái phiếu ghi tên (hay trái
phiếu hữu danh) và trái phiếu không ghi tên (trái phiếu vô danh).
Dựa vào lợi tức trái phiếu có thể phân biệt trái phiếu có lãi suất cố định
và trái phiếu có lãi suất biến đổi.
Dựa vào mức độ đảm bảo thanh toán của ngƣời phát hành có thể phân
biệt trái phiếu đảm bảo và trái phiếu không đảm bảo.
Dựa vào tính chất của trái phiếu có thể phân biệt trái phiếu thông thƣờng,
trái phiếu chuyển đổi, và trái phiếu có quyền mua cổ phiếu.
14
Dựa vào mức độ rủi ro tín dụng của trái phiếu có thể chia trái phiếu
doanh nghiệp thành các loại khác nhau thông qua việc đánh giá hệ số tín
nhiệm.
Dựa vào thời hạn của trái phiếu có thể chia ra trái phiếu dài hạn và trái
phiếu ngắn hạn.
+ Việc phát hành trái phiếu để đáp ứng nhu cầu tăng vốn đầu tƣ dài hạn
có những ƣu điểm sau:
Một là, lợi tức trái phiếu đƣợc trừ vào thu nhập chịu thuế khi tính thuế
thu nhập doanh nghiệp.
Hai là, lợi tức trái phiếu đƣợc giới hạn ở mức độ nhất định.
Ba là, chi phí phát hành trái phiếu thấp hơn so với cổ phiếu thƣờng và cổ
phiếu ƣu đãi.
Bốn là, chủ sở hữu doanh nghiệp không bị chia sẻ quyền quản lý và kiểm
soát doanh nghiệp cho các trái chủ.
Năm là, giúp doanh nghiệp chủ động điều chỉnh cơ cấu vốn một cách
linh hoạt.
+ Bên cạnh những điểm lợi kể trên, việc sử dụng trái phiếu cũng có
những điểm bất lợi sau:
Một là, buộc phải trả lợi tức cố định đúng hạn.
Hai là, làm tăng hệ số nợ của doanh nghiệp.
Ba là, phải trả nợ gốc đúng kỳ hạn.
Bốn là, sử dụng trái phiếu dài hạn là việc sử dụng nợ trong thời gian dài.
Năm là, việc sử dụng trái phiếu để tài trợ nhu cầu tăng vốn của doanh
nghiệp cũng có những giới hạn nhất định.
+ Để đi đến quyết định phát hành trái phiếu đáp ứng nhu cầu tăng vốn
cần cân nhắc nhiều yếu tố, trong đó cần chú ý các nhân tố chủ yếu sau:
Một là, mức độ ổn định của doanh thu và lợi nhuận trong tƣơng lai.
Hai là, hệ số nợ hiện tại của doanh nghiệp.
Ba là, sự biến động của lãi suất thị trƣờng trong tƣơng lai.
15
Bốn là, yêu cầu giữ nguyên quyền kiểm soát doanh nghiệp của các chủ
sở hữu hiện tại.
- Thuê tài chính
+ Thuê tài sản
Thuê tài sản là hợp đồng thỏa thuận giữ 2 bên: Ngƣời thuê và ngƣời cho
thuê; trong đó: Ngƣời thuê đƣợc quyền sử dụng tài sản trong một thời gian
nhất định và phải trả cho ngƣời cho thuê một số tiền tƣơng ứng với thời hạn
thuê theo sự thỏa thuận của hai bên theo kỳ hạn định trƣớc.
Thuê tài sản có 2 phƣơng thức chủ yếu là thuê vận hành và thuê tài
chính.
Thuê vận hành hay thuê hoạt động là hình thức thuê ngắn hạn tài sản.
Những đặc trƣng chủ yếu của hình thức thuê hoạt động là:
Thứ nhất là thời hạn thuê ngắn. Thời hạn thuê hoạt động là rất ngắn so
với thời gian sử dụng hữu ích (tuổi thọ kinh tế) của tài sản.
Thứ hai là ngƣời cho thuê phải chịu trách nhiệm bảo trì, bảo hiểm, thuế
tài sản, cũng nhƣ mọi rủi ro, thiệt hại về tài sản cho thuê.
Thứ ba là trong hợp đồng thuê hoạt động thƣờng có điều khoản ngƣời
thuê có quyền hủy ngang hợp đồng bằng một thông báo ngắn gửi ngƣời cho
thuê về việc chấm dứt hợp đồng thuê, trả lại tài sản trƣớc ngày hết thời hạn
hợp đồng.
Thứ tƣ là khi kết thúc thời hạn cho thuê, bên cho thuê-chủ sở hữu tài sản
có toàn quyền quyết định việc sử dụng tài sản của mình.
Thứ năm là số tiền thuê mỗi lần thấp hơn nhiều so với giá trị tài sản thuê,
do thời hạn thuê ngắn.
+ Thuê tài chính
Thuê tài chính, còn gọi là thuê vốn là phƣơng thức tài trợ tín dụng trung
và dài hạn không thể hủy ngang. Theo phƣơng thức này, ngƣời cho thuê
thƣờng mua tài sản, thiết bị theo yêu cầu của ngƣời thuê và nắm giữ quyền sở
hữu đối với tài sản cho thuê. Ngƣời thuê sử dụng tài sản thuê và thanh toán
16
tiền thuê trong suốt thời hạn đã thỏa thuận và không đƣợc hủy bỏ hợp đồng
trƣớc hạn. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê đƣợc quyền chuyển quyền sở
hữu, mua lại hoạt tiếp tục thuê tài sản đó tùy theo các điều kiện đã thỏa thuận
trong hợp đồng thuê.
Ủy ban tiêu chuẩn kế toán quốc tế (IASC) đã đƣa ra 4 tiêu chuẩn làm cơ
sở chung để phân loại và nhận biết các hợp đồng thuê tài sản:
Quyền sở hữu tài sản thuê có đƣợc chuyển giao cho ngƣời thuê khi kết
thúc hợp đồng không ? nếu có thì đó là giao dịch thuê tài chính.
Hợp đồng có quy định quyền chọn mua tài sản thuê khi kết thúc hợp
đồng với giá thấp hơn giá trị tài sản thuê tại thời điểm kết thúc hợp đồng
không ? nếu có là giao dịch thuê tài chính.
Thời gian của hợp đồng thuê có chiếm phần lớn thời gian hữu dụng của
tài sản không ? nếu thỏa mãn thì giao dịch thuộc thuê tài chính.
Giá trị hiện tại của toàn bộ tiền thuê tối thiểu do ngƣời thuê trả có bằng
hoặc lớn hơn giá trị thị trƣờng của tài sản ở thời điểm ký kết hợp đồng không
? nếu có là giao dịch thuê tài chính.
Theo các quy định hiện hành, một giao dịch cho thuê tài chính phải thỏa
mãn một trong các điều kiện sau:
Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hơp đồng, bên thuê đƣợc chuyển
quyền sở hữu tài sản thuê, hoặc đƣợc tiếp tục thuê theo sự thỏa thuận của hai
bên.
Nội dung hợp đồng thuê có quy định: Khi kết thúc thời hạn thuê, bên
thuê đƣợc quyền lựa chọn mua tài sản thuê theo giá danh nghĩa thấp hơn giá
trị thực tế của tài sản thuê tại thời điểm mua lại.
Thời hạn cho thuê của tài sản tối thiểu phải chiếm phần lớn thời gian sử
dụng kinh tế của tài sản cho dù không có sự chuyển giao quyền sở hữu.
Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, giá trị hiện tại của khoản thanh toán
tiền thuê tối thiểu chiếm phần lớn (tƣơng đƣơng) giá trị hợp lý của tài sản
thuê.
17
1.1.2. Khái niệm, công thức, lợi ích của đòn bẩy tài chính
1.1.2.1. Khái niệm đòn bẩy tài chính
Trong tài chính, đòn bẩy đƣợc định nghĩa là việc doanh nghiệp sử dụng
tài sản và nợ có chi phí hoạt động cố định và chi phí tài chính cố định trong
nỗ lực gia tăng lợi nhuận tiềm năng cho các cổ đông. Đòn bẩy tài chính liên
quan đến sử dụng nợ ( và cổ phần ƣu đãi) có chi phí tài chính cố định.
Hoặc đòn bẩy tài chính là thể hiện việc sử dụng vốn vay trong nguồn vốn
của doanh nghiệp nhằm hy vọng gia tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu
hay thu nhập trên một cổ phần của công ty.
Mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính doanh nghiệp đƣợc thể hiện ở hệ số
nợ. Doanh nghiệp có hệ số nợ cao thể hiện doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính
ở mức độ cao và ngƣợc lại.
Đòn bẩy tài chính dùng các chi phí tài chính cố định làm điểm tựa. Khi
một doanh nghiệp sử dụng các chi phí tài chính cố định, một thay đổi trong
EBIT sẽ đƣợc phóng đại thành một thay đổi tƣơng đối lớn hơn trong thu nhập
mỗi cổ phần (EPS). Tác động số nhân này của việc sử dụng các chi phí tài
chính cố định đƣợc gọi là độ nghiêng đòn bẩy tài chính.
1.1.2.2. Công thức xác định đòn bẩy tài chính
Công thức xác định đòn bẩy tài chính nhƣ sau:
ROE = {ROAE + (D/E)x(ROAE – i)} x (1 – t)
(Nguồn: Sách “Giáo trình Tài chính doanh nghiệp”)
Trong đó:
ROE: Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu
ROAE : Tỷ suất sinh lời của tài sản hay Tỷ suất lợi nhuận trƣớc lãi vay
và thuế trên vốn kinh doanh.
D: Vốn vay
E: Vốn chủ sở hữu
i: Lãi suất vốn vay
t: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
18
Qua công thức trên ta thấy: (1-t) là một hằng số, do vậy tỷ suất lợi nhuận
vốn chủ sở hữu phụ thuộc vào tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (ROAE), lãi
suất vay vốn và mức độ hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu.
Có 3 trƣờng hợp đáng chú ý:
- Trường hợp 1:
Nếu ROAE > i thì DN càng sử dụng nhiều vốn vay càng gia tăng nhanh
đƣợc tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu. Trong trƣờng hợp này đòn bẩy tài
chính khuyếch đại tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên cũng ẩn
chứa nhiều rủi ro tài chính lớn đối với DN.
- Trường hợp 2:
Nếu ROAE < i thì DN càng sử dụng nhiều vốn vay tỷ suất lợi nhuận vốn
chủ sở hữu càng bị sút giảm nhanh so với không sử dụng vốn vay. Trong
trƣờng hợp này đòn bẩy tài chính khuyếch đại giảm tỷ suất lợi nhuận vốn chủ
sở hữu và rủi ro tài chính càng lớn.
- Trường hợp 3:
Nếu ROAE = i thì tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu trong tất cả các
trƣờng hợp: không sử dụng vốn vay, sử dụng nhiều vốn vay hoặc ít vốn vay
cũng sẽ đều bằng nhau và chỉ có sự khác biệt về mức độ rủi ro.
1.1.2.3. Lợi ích của đòn bẩy tài chính
- Đòn bẩy tài chính nhằm gia tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu
hay thu nhập trên một cổ phần
Trong điều kiện bình thƣờng công ty đạt đƣợc tỷ suất sinh lời kinh tế của
tài sản (ROAE) lớn hơn lãi suất tiền vay thì việc sử dụng đòn bẩy tài chính đã
làm gia tăng thu nhập một cổ phần mặc dù cả 2 trƣờng hợp: Không vay vốn
và vay vốn đều có lợi nhuận trƣớc lãi vay và thuế là giống nhau. Khi nền kinh
tế tăng trƣởng nhanh, công ty đạt đƣợc lợi nhuận trƣớc lãi vay và thuế cao
hơn, việc sử dụng đòn bẩy tài chính đã làm cho thu nhập cổ phần của công ty
có tốc độ tăng trƣởng cao hơn nhiều so với trƣờng hợp không vay vốn. Nhƣng
ngƣợc lại, nếu lợi nhuận trƣớc lãi vay và thuế giảm sút, việc sử dụng đòn bẩy
19
tài chính sẽ làm cho thu nhập một cổ phần giảm sút nhanh hơn và nếu công ty
bị thua lỗ thì cổ đông phải gánh chịu sự thua lỗ nặng nề hơn so với trƣờng
hợp công ty không sử dụng vốn vay.
- Đòn bẩy tài chính có tác động đến chi phí sử dụng vốn và giá cổ
phần
Khi doanh nghiệp sử dụng vốn vay tức là đã sử dụng đòn bẩy tài chính,
lãi tiền vay phải trả đƣợc coi là một khoản chi phí hợp lý và đƣợc khấu trừ
vào phần thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp. Khoản tiết kiệm thuế đã khiến
cho chi phí sử dụng vốn vay thấp hơn so với sử dụng các nguồn tài trợ khác.
Nhìn nhận một cách trực quan thuần túy, dƣờng nhƣ việc sử dụng đòn bẩy tài
chính sẽ làm cho chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp giảm đi.
Tuy nhiên, tác động của đòn bẩy tài chính đến chi phí sử dụng vốn bình quân
của doanh nghiệp không hoàn toàn đơn giản nhƣ vậy. Có thể thấy rõ điều này
hơn khi xem xét chi phí sử dụng vốn của công ty cổ phần.
Đòn bẩy tài chính cũng tác động rất lớn tới giá cổ phiếu của công ty trên
thị trƣờng. Việc tác động đó cũng không đơn giản, một chiều.
Sử dụng đòn bẩy tài chính trong một mức độ nhất định sẽ làm cho chi
phí bình quân sử dụng vốn của công ty giảm thấp đồng thời gia tăng đƣợc thu
nhập trên một cổ phần, với các điều kiện khác không thay đổi, khi đó các nhà
đầu tƣ sẽ lạc quan trƣớc triển vọng của công ty và xu hƣớng giá cổ phiếu của
công ty sẽ tăng lên. Tuy nhiên, nếu sử dụng đòn bẩy quá mức vƣợt qua một
giới hạn nhất định sẽ làm cho chi phí sử dụng vốn bình quân của công ty tăng
lên đồng thời rủi ro tài chính cũng tăng cao, khi đó giá cổ phiếu của công ty sẽ
giảm đi. Ngay cả khi lợi nhuận trƣớc lãi vay và thuế (EBIT) của công ty trƣớc
triển vọng lạc quan với EBIT dự kiến đạt đƣợc vƣợt qua điểm hòa vốn EBIT
nhƣng nếu việc sử dụng đòn bẩy quá mức, rủi ro tài chính sẽ tăng quá cao, khi
đó các nhà đầu tƣ trên thị trƣờng sẽ nhận biết đƣợc mặc dù tỷ suất sinh lời của
công ty tăng lên nhƣng không đủ bù đắp đƣợc rủi ro tài chính tăng thêm và
các nhà đầu tƣ sẽ phản ứng lại bằng cách ấn định 1 hệ số P/E thấp và sẽ dẫn
20
đến giá cổ phiếu của công ty sẽ sụt giảm cho thu nhập trên một cổ phần của
công ty có tăng lên.
- Đòn bẩy tài chính giúp doanh nghiệp tăng quy mô vốn
Thực tế là hầu hết các doanh nghiệp không thể đáp ứng đủ nhu cầu vốn
cho hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ bằng nguồn vốn góp của chủ sở hữu.
Do đó, doanh nghiệp thƣờng phải huy động thêm vốn vay để đảm bảo hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, việc huy động vốn vay
sẽ giúp doanh nghiệp linh hoạt trong việc điều chỉnh quy mô vốn. Khi nhu
cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh giảm thì doanh nghiệp có thể trả
lại vốn vay, nhƣng nếu là vốn góp của CSH thì việc hoàn trả sẽ gặp nhiều khó
khăn nên sẽ khó để điều chỉnh quy mô vốn linh hoạt.
- Đòn bẩy tài chính là công cụ giúp doanh nghiệp điều chỉnh linh hoạt
cơ cấu vốn
Doanh nghiệp có hiểu biết nhiều về đòn bẩy tài chính để vận dụng nhƣ
một công cụ tài chính linh hoạt sẽ sử dụng đòn bẩy tài chính để điều chỉnh cơ
cấu vốn dao động quanh cơ cấu vốn tối ƣu. Lợi thế của sử dụng đòn bẩy tài
chính là khi không có nhu cầu về vốn có thể trả lại khoản vay để cơ cấu vốn
tối ƣu hơn, khác với vốn vay, vốn chủ sở hữu rất khó để điều chỉnh tăng hay
giảm nhanh, và quy trình tăng giảm cũng khá phức tạp.
1.2. CƠ CẤU VỐN CỦA DOANH NGHIỆP
1.2.1. Khái niệm
Cơ cấu nguồn vốn là thể hiện tỷ trọng của các nguồn vốn trong tổng giá
trị nguồn vốn mà doanh nghiệp huy động, sử dụng vào hoạt động kinh doanh.
Cơ cấu vốn tối ƣu là một hỗn hợp vốn vay, vốn cổ phần ƣu đãi, vốn chủ
sở hữu (bao gồm vốn cổ phần thƣờng và lợi nhuận giữ lại tái đầu tƣ) cho phép
tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp. Với một cơ
cấu vốn có chi phí sử dụng vốn bình quân đƣợc tối thiểu hóa, tổng giá trị các
chứng khoán của doanh nghiệp và vì vậy, giá trị của doanh nghiệp đƣợc tối đa
21
hóa. Do đó, cơ cấu vốn có chi phí sử dụng vốn tối thiểu đƣợc gọi là cơ cấu
vốn tối ƣu.
Cơ cấu vốn mục tiêu là một sự kết hợp giữa nợ vay, cổ phần ƣu đãi, và
cổ phần phổ thông mà công ty hoạch định để huy động thêm vốn.
Khi xem xét cơ cấu nguồn vốn của một doanh nghiệp, ngƣời ta thƣờng
chú trọng đến mối quan hệ giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trong nguồn
vốn của doanh nghiệp. Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp đƣợc thể hiện qua
các chỉ tiêu chủ yếu sau:
Hệ số nợ =
Tổng số nợ
Tổng nguồn vốn (hoặc tổng tài sản)
Hệ số nợ phản ánh nợ phải trả chiếm bao nhiêu phần trăm trong nguồn
vốn của doanh nghiệp hay trong tài sản của doanh nghiệp bao nhiêu phần
trăm đƣợc hình thành bằng nguồn nợ phải trả.
Hệ số vốn chủ sở hữu =
Nguồn vốn chủ sở hữu
Tổng nguồn vốn
Hệ số này phản ánh vốn chủ sở hữu chiếm bao nhiêu phần trăm trong
tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Nhìn tổng thể, nguồn vốn của doanh
nghiệp đƣợc hình thành từ hai nguồn: Vốn chủ sở hữu và Nợ phải trả. Do vậy,
có thể xác định:
Hệ số nợ = 1 – Hệ số vốn chủ sở hữu
Và Hệ số vốn chủ sở hữu = 1 - Hệ số nợ
Cơ cấu nguồn vốn còn đƣợc phản ánh qua hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu:
Hệ số nợ trên
vốn chủ sở hữu
=
Tổng số nợ
Vốn chủ sở hữu
1.2.2. Các lý thuyết về cơ cấu vốn ảnh hƣởng đến đòn bẩy tài chính
1.2.2.1. Lý thuyết cơ cấu vốn tối ƣu
Cơ cấu nguồn vốn là vấn đề tài chính hết sức quan trọng, các nhà kinh tế
đã hình thành nên Lý thuyết cơ cấu nguồn vốn tối ƣu. Trong đó, hai vấn đề
22
đƣợc tập trung xem xét:
- Chi phí sử dụng vốn phụ thuộc vào cơ cấu nguồn vốn của công ty;
- Tồn tại một cơ cấu nguồn vốn tối ƣu.
Do vậy, điểm mấu chốt trong cơ cấu nguồn vốn của công ty là hệ số nợ.
Việc hoạch định cơ cấu nguồn vốn đƣợc dựa trên nền tảng nguyên lý đánh đổi
rủi ro và lợi nhuận: Sử dụng nhiều nợ hơn làm gia tăng rủi ro của công ty
trong việc tìm kiếm lợi nhuận, nhƣng hệ số nợ cao nói chung đƣa đến tỷ suất
sinh lời kỳ vọng cao. Rủi ro gia tăng có khuynh hƣớng làm giảm giá cổ phiếu,
trong khi đó, tỷ suất sinh lời cao có khuynh hƣớng làm tăng giá cổ phiếu.
Vậy, cơ cấu nguồn vốn tối ƣu là cơ cấu nguồn vốn làm cân bằng giữa rủi ro
và lợi nhuận, qua đó tối đa hóa đƣợc giá trị công ty hay giá cả cổ phiếu công
ty.
Từ đó cũng cho thấy, cơ cấu nguồn vốn tối ƣu cũng là cơ cấu nguồn vốn
làm tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn bình quân của công ty.
Trong thực tế, doanh nghiệp khó có thể xác định một cơ cấu nguồn vốn
tối ƣu một cách chính xác. Doanh nghiệp cần dựa trên nguyên lý về cơ cấu
nguồn vốn tối ƣu, đồng thời phải cân nhắc giữa yếu tố rủi ro và tỷ suất sinh
lời trong điều kiện, hoàn cảnh kinh doanh cụ thể để xác định cơ cấu nguồn
vốn mục tiêu của doanh nghiệp. Cơ cấu nguồn vốn mục tiêu có thể thay đổi
qua thời gian khi các điều kiện, hoàn cảnh kinh doanh có sự thay đổi đáng kể.
Tuy vậy, doanh nghiệp cần phải luôn có cơ cấu nguồn vốn mục tiêu nhất định
và việc huy động vốn phải luôn hƣớng tới cơ cấu này.
Quyết định về cơ cấu nguồn vốn là vấn đề tài chính hết sức quan trọng
của doanh nghiệp bởi lẽ:
- Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp là một trong các yếu tố quyết
định đến chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp;
- Cơ cấu nguồn vốn ảnh hƣởng đến tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu
hay thu nhập trên 1 cổ phần và rủi ro tài chính của một doanh nghiệp hay
công ty cổ phần.
1.2.2.2. Lý thuyết MM về cơ cấu vốn
Lý thuyết cơ cấu vốn hiện đại xuất hiện từ năm 1958, khi giáo sƣ Franco
23
Modigliani và Merton Miller (sau đây gọi tắt là MM) công bố bài báo có ảnh
hƣởng lớn nhất đến ngành tài chính.
Với các giả định của mình, MM đã chứng minh là giá trị của công ty
không bị ảnh hƣởng bởi cơ cấu vốn của công ty. Nói cách khác, kết quả
nghiên cứu của MM chỉ ra rằng công ty tài trợ cho hoạt động nhƣ thế nào
không quan trọng, do vậy cơ cấu vốn của công ty không ảnh hƣởng đến giá trị
công ty. Tuy nhiên, những giả định trong nghiên cứu của MM là không thực
tế, do vậy kết quả nghiên cứu này cũng còn những tranh cãi. Sau đây là một
phần các giả định của MM:
- Không có chi phí hoa hồng trong giao dịch
- Không có thuế
- Không có chi phí phá sản
- Các nhà đầu tƣ có thể vay với cùng mức lãi suất nhƣ các công ty
- Tất cả các nhà đầu tƣ có đầy đủ thông tin nhƣ ban giám đốc của công
ty về các cơ hội đầu tƣ của công ty
- EBIT không bị ảnh hƣởng bởi nợ vay
Mặc dù một số giả định này không thực tế, nhƣng kết quả nghiên cứu
của MM rất quan trọng. Bằng cách chỉ ra các điều kiện mà cơ cấu vốn không
ảnh hƣởng đến giá trị công ty, MM đã cung cấp cho chúng ta những minh
chứng về các điều kiện đòi hỏi nào nếu cơ cấu vốn ảnh hƣởng đến giá trị công
ty. Nghiên cứu của MM đánh dấu sự bắt đầu của các nghiên cứu về cơ cấu
vốn hiện đại và các nghiên cứu sau đó đã tập trung nới lỏng các giẩ định của
MM để phát triển lý thuyết về cơ cấu vốn mang tính thực tế hơn.
1.2.2.3. Lý thuyết đánh đổi của đòn bẩy tài chính
Lý thuyết đánh đổi: Lý thuyết cơ cấu vốn của công ty cho rằng các công
ty đánh đổi lợi ích thuế từ việc tài trợ bằng nợ vay với các vấn đề có nguyên
nhân từ khả năng phá sản.
- Việc lãi vay phải chi trả là khoản chi phí đƣợc khấu trừ thuế khiến cho
chi phí nợ vay rẻ hơn so với cổ phiếu thƣờng hoặc cổ phiếu ƣu đãi. Trong
thực tế, chính phủ chi trả một phần chi phí của nợ vay, hay, nói cách khác, nợ
vay cung cấp lợi ích từ tấm chắn thuế. Kết quả là, sử dụng nhiều nợ vay hơn
24
làm giảm khoản thuế phải nộp và do vậy lợi nhuận hoạt động (EBIT) của
công ty sẽ thuộc về các nhà đầu tƣ nhiều hơn.
Yếu tố này đã đƣợc MM trình bày, có khuynh hƣớng làm tăng giá cổ phiếu.
Thực vậy, với các giả định của MM, giá của cổ phiếu sẽ đƣợc mức cao nhất
tại tỷ lệ nợ vay là 100%.
Hình 1.1: Tác động của đòn bẩy tài chính đối với giá cổ phiếu của Bigbee
(Ví dụ cổ phiếu Bigbee, xét tại mức giá 20$)
(Nguồn: Trang 749 sách Quản trị Tài chính)
- Trong thực tế, các công ty có tỷ lệ nợ vay mục tiêu nhỏ hơn tỷ lệ 100%
nợ vay, và lý do là hiệu ứng ngƣợc của khả năng phá sản.
- Sau đây là một vài điểm ngƣỡng của nợ vay, bên dƣới điểm D1 khả
năng phá sản còn thấp và không quan trọng. Tuy nhiên, ngoài điểm D1, chi
phí liên quan đến phá sản trở nên quan trọng, và chi phí này bắt đầu bù trừ với
lợi ích thuế từ nợ vay. Trong khoảng D1 đến D2, chi phí liên quan đến phá
sản làm giảm xuống nhƣng không loại trừ hoàn toàn hết với lợi ích thuế từ nợ
vay, do vậy giá cổ phiếu của công ty tiếp tục tăng (nhƣng tỷ lệ tăng giảm dần)
25
cùng với sự gia tăng tỷ lệ nợ vay. Tuy nhiên, ngoài điểm D2, chi phí liên quan
đến phá sản vƣợt quá lợi ích từ thuế, do đó từ điểm này trở đi việc gia tăng nợ
vay sẽ làm giảm giá cổ phiếu. Do vậy, điểm D2 là cơ cấu vốn tối ƣu, tại đó
giá cổ phiếu là lớn nhất. Dĩ nhiên, khoảng D1 đến D2, đối với các công ty
khác nhau sẽ khác nhau, tùy thuộc vào rủi ro kinh doanh và chi phí phá sản
của các công ty.
- Trong khi các lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm ủng hộ hình dạng
chung của đƣờng cong trong hình vẽ trên, những hình này chỉ là gần đúng và
không chính xác nhƣ đồ thị của một hàm số. Các con số không chính xác
hoàn toàn và hình vẽ này dựa trên các điều chỉnh.
1.2.2.4. Lý thuyết phát tín hiệu
Một khía cạnh nhiễu khác của lý thuyết cơ cấu vốn đã trình bày ở hình
vẽ trên là trong thực tế nhiều công ty lớn và thành công nhƣ Intel và
Microsoft sử dụng mức nợ vay ít hơn nhiều nhƣ đã trình bày trong lý thuyết.
Điều này dẫn đến sự phát triển của lý thuyết phát tín hiệu.
MM đƣa ra “thông tin cân xứng” và “thông tin bất cân xứng”.
Thông tin cân xứng: Tình huống mà nhà đầu tƣ và nhà quản lý có cùng
thông tin về triển vọng của công ty.
Thông tin bất cân xứng: Tình huống mà nhà quản lý có thông tin khác
(tốt hơn) về triển vọng của công ty so với nhà đầu tƣ.
Chúng ta sẽ dự tính là công ty có triển vọng tốt sẽ tránh việc bán cổ
phiếu và, hơn là, việc tăng vốn đòi hỏi bằng cách sử dụng nợ vay mới ngay cả
nếu nhƣ việc này có thể sẽ làm tỷ lệ nợ vay vƣợt khỏi mức tỷ lệ mục tiêu. Vì
khi công ty bán cổ phiếu, sau đó thu lợi nhuận từ sản phẩm mới bắt đầu có
(công ty dự tính trƣớc đƣợc lợi nhuận lớn trƣớc khi đƣa sản phẩm mới của
mình ra thị trƣờng), giá cổ phiếu của công ty sẽ tăng lên và những ngƣời mua
cổ phiếu mới sẽ trở nên giàu có. Các cổ đông hiện tại (bao gồm cả các nhà
quản lý) cũng sẽ giàu có hơn, nhƣng sẽ không bằng trƣờng hợp nếu công ty
không bán cổ phiếu trƣớc khi cổ phiếu bắt đầu tăng, bởi vì họ sẽ không phải
chia sẻ lợi ích từ sản phẩm mới này cho các cổ đông mới.
Ngƣợc lại, một công ty có triển vọng không tốt sẽ muốn tài trợ bằng cổ phiếu,
26
điều này có nghĩa là nhà đầu tƣ mới sẽ chia sẻ những thua lỗ.
Là một nhà đầu tƣ thì bạn sẽ hành động nhƣ thế nào? Bạn sẽ nói, “Nếu
tôi thấy công ty có kế hoạch bán cổ phiếu mới, điều này làm tôi lo lắng bởi vì
tôi biết rằng ban giám đốc không muốn phát hành thêm cổ phiếu nếu triển
vọng công ty tốt. Tuy nhiên, ban giám đốc sẽ muốn phát hành thêm cổ phiếu
nếu triển vọng công ty không tốt. Do vậy, khi các yếu tố khác không đổi, tôi
sẽ hạ giá trị của công ty xuống nếu công ty có kế hoạch phát hành cổ phiếu
mới.
Nếu bạn trả lời nhƣ vậy, cách nhìn của bạn giống cách nhìn của nhà
quản lý danh mục đầu tƣ giỏi. Tóm lại, việc công bố bán cổ phiếu ra bên
ngoài được xem là đánh tín hiệu về triển vọng của công ty theo quan điểm
của nhà quản lý là không tốt. Kết quả là, khi công ty công bố việc bán cổ
phiếu mới, thƣờng là giá cổ phiếu của công ty sẽ bị giảm. Các nghiên cứu
thực nghiệm đều cho thấy bằng chứng này.
Tín hiệu: Hành động của ban quản lý công ty đƣa ra nhằm cung cấp
cho các nhà đầu tƣ nhận định của ban quản lý về triển vọng của công ty nhƣ
thế nào.
Vậy những hàm ý của tất cả các vần đề này đối với quyết định cơ cấu
vốn là gì? Phát hành cổ phiếu cho thấy dấu hiệu không tốt và do vậy thƣờng
làm giảm giá cổ phiếu, trong điều kiện bình thƣờng, dù cho triển vọng của
công ty là tốt thì công ty nên đảm bảo duy trì khả năng vay mượn để có thể sử
dụng trong trƣờng hợp có cơ hội đầu tƣ tốt. Điều này có nghĩa, trong điều
kiện bình thƣờng, công ty nên sử dụng nhiều vốn chủ sở hữu hơn và ít nợ vay
hơn những gì đã đƣợc đề ra bởi lợi ích thuế/chi phí phá sản mà mô hình đánh
đổi đã đƣợc trình bày ở trên.
Duy trì khả năng vay mƣợn: Khả năng vay mƣợn tiền với chi phí hợp
lý khi các cơ hội đầu tƣ tốt tăng lên. Các công ty thƣờng sử dụng ít nợ hơn
theo mức xác định của MM về cơ cấu vốn tối ƣu trong thời kỳ “bình thƣờng”
nhằm đảm bảo rằng họ có thể vay nợ sau khi cần thiết.
27
1.2.3. Lựa chọn công cụ tài chính phù hợp
Tính linh hoạt tài chính
Tính linh hoạt tài chính là cần phải làm sao để cho quyết định ngày hôm
nay không hủy hoại các lựa chọn phƣơng thức huy động vốn trong tƣơng lai.
Xét ở trƣờng hợp tăng trƣởng, một công ty có năng lực siêu phàm là luôn
luôn có khả năng huy động nợ vay hoặc vốn CSH với những điều khoản chấp
nhận đƣợc, thì việc ra quyết định tài chính là điều đơn giản. Khi đó, công ty
chỉ cần chọn ra cấu trúc vốn đã định trƣớc trên cơ sở xem xét việc đánh đổi
giữa rủi ro và suất sinh lời trong dài hạn. Và rồi dựa trên cấu trúc tài chính (nợ
và vốn) đã xác định đó để quyết định cấu trúc vốn hiện tại sao cho phù hợp
với mục tiêu đã định.
Do đó, nếu tỷ lệ nợ so với vốn CSH đang còn thấp thì phƣơng thức huy
động bằng nợ dĩ nhiên là sẽ đƣợc lựa chọn trừ phi vốn CSH đang sẵn sang với
các điều kiện huy động hấp dẫn bất ngờ.
Ngƣợc lại, nếu việc tiếp cận đƣợc thị trƣờng tài chính là không có gì
đảm bảo, thì việc ra quyết định tài chính trở nên phức tạp hơn nhiều. Khi đó,
công ty không chỉ lo lắng về các mục tiêu dài hạn mà còn phải xem quyết
định ngày hôm nay sẽ ảnh hƣởng ra sao tới việc tiếp cận thị trƣờng tài chính
trong tƣơng lai của công ty.
Xét trƣờng hợp công ty với thị phần khá lớn và ổn định, chúng ta có thể
yên tâm về hoạt động kinh doanh của công ty trong các năm tới. Nếu công ty
phát hành trái phiếu (vay nợ) thời điểm hiện tại sẽ trở thành “chặn trên”. Có
nghĩa là công ty có thể sẽ không thể huy động thêm đƣợc một khối lƣợng nợ
vay đáng kể nào mà không phải tăng thêm vốn CSH.
Khi bị chặn trên, nghĩa là trong các năm tới, công ty sẽ thấy hoàn toàn
phụ thuộc vào thị trƣờng vốn CSH trƣớc bất cứ nhu cầu vốn nào mà cần bổ
sung từ bên ngoài. Đây là một vị thế đầy rủi ro, bởi vì nếu vốn CSH là không
có sẵn với giá phát hành chấp nhận đƣợc thì công ty phải bỏ qua nhiều các cơ
hội đầu tƣ hấp dẫn do thiếu tiền mặt. Điều này có thể sẽ trở thành một cái giá
quá đắt mà công ty phải trả. Do thiếu khả năng thực hiện các dự án đầu tƣ hấp
dẫn sẽ dẫn đến việc mất vị thế thị trƣờng trong dài hạn.
28
Tín hiệu thị trƣờng
Nhiều nghiên cứu cho thấy, các phản ứng của thị trƣờng chứng khoán
đối với các thông báo khác nhau của công ty về các phƣơng thức huy động
vốn. Kết quả cho biết thị trƣờng đã phản ứng, thể hiện qua giá cổ phiếu giảm
khi công ty thông báo phát hành cổ phiếu mới.
Trƣớc hết, có thể thấy việc phát hành cổ phiếu mới gây ra một khoản
mất mát thƣờng xuyên đối với các cổ động hiện tại do giá giảm.
Nhƣng lƣu ý rằng, việc công bố về phát hành cổ phiếu mới cũng có hai
trƣờng hợp. Nếu công bố của công ty nhằm mục đích mua lại một số cổ phiếu
thì lại làm cho giá cổ phiếu sẽ tăng lên đáng kể.
Tại sao giá cổ phiếu lại có phản ứng nhƣ vậy ? Không một ai biết chắc
cả, nhƣng có nhiều giả thuyết và nhiều lý giải khác nhau đã đƣợc đƣa ra.
Nó đƣợc nhận định bởi các nhà quản trị và những ngƣời hoạt động thực
tế trên thị trƣờng chứng khoán. Họ cho rằng nguyên nhân của phản ứng giảm
giá là do cổ phiếu đã bị suy vi, nhƣ một sự giảm đi về chất. Theo lý luận này,
việc phát hành cổ phiếu mới đã chia cắt miếng bánh công ty thành nhiều phần
nhỏ hơn và làm giảm độ lớn của miếng bánh đang đƣợc sở hữu của các cổ
đông hiện tại.
Do đó, theo lẽ tự nhiên, các cổ đông đang sở hữu các cổ phiếu hiện hành
sẽ có giá trị thấp hơn. Ngƣợc lại, khi công ty mua lại cổ phiếu thì các cổ đông
đang sở hữu các cổ phiếu hiện hành sẽ sở hữu miếng bánh công ty to hơn và
do đó giá cổ phiếu sẽ lên.
Tín hiệu từ thị trƣờng đƣợc thể hiện bởi thông báo mua lại cổ phiếu lại là
vấn đề ngƣợc lại. Các nhà quản trị công ty lạc quan về tƣơng lai phát triển của
công ty và nhận thấy rằng giá hiện tại của cổ phiếu là quá thấp, đến nỗi việc
mua lại cổ phiếu nhƣ một món hời không cƣỡng lại đƣợc. Nên thông báo mua
vào cổ phiếu sẽ là tín hiệu báo điềm lành cho các nhà đầu tƣ, và vì vậy giá cổ
phiếu sẽ lên.
Không biết lý luận nào sẽ đƣợc ƣa thích hơn nhƣng phản ứng thị trƣờng
là có thật: tích cực và tiêu cực.
29
Quyết định tài chính và tăng trƣởng bền vững
Chúng ta cũng thảo luận rằng, quyết định tài chính phải duy trì đƣợc tính
linh hoạt tài chính và dự đoán tác động ảnh hƣởng lên giá cổ phiếu.
Liên quan tới tính linh hoạt về tài chính mà chủ yếu là phƣơng thức huy
động bằng vốn CSH, hay liên quan tới giá cổ phiếu là phƣơng thức huy động
bằng nợ vay. Vậy thì, làm thế nào các nhà quản trị công ty xoay sở để duy trì
sự cân bằng giữa các vấn đề trái ngƣợc nhau nhƣ vậy?
Câu trả lời là, quyết định tài chính cần phải đặt trong bối cảnh của quản
lý tăng trƣởng. Khi một công ty có khả năng hay không muốn phát hành cổ
phiếu mới, thì tốc độ tăng trƣởng bền vững của nó là:
G*
= P x R x A x T
Trong đó, P, R, A, T lần lƣợt là: hệ số lãi ròng; tỷ lệ lợi nhuận giữ lại; số
vòng quay tài sản và đòn bẩy tài chính.
Trong phƣơng trình này, P và A đƣợc quyết định bởi hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp. Thách thức tài chính là chính sách cổ tức thể hiện
qua R, và chiến lƣợc huy động vốn thể hiện qua T.
Từ điều này dẫn đến hai chiến lƣợc tài chính khác biệt nhau tùy thuộc
vào tốc độ tăng trƣởng bền vững của công ty là cao hơn hay thấp hơn so với
tốc độ tăng trƣởng mong muốn.
Sự thận trọng
Các công ty có tốc độ tăng trƣởng cao hơn tốc độ tăng trƣởng bền vững
sẽ phải đƣơng đầu với thách thức kép là làm sao duy trì tính linh hoạt về tài
chính, và ở mức độ có thể, cần tránh các tín hiệu tiêu cực từ thị trƣờng do việc
thông báo phát hành cổ phiếu mới.
Sau đây là một số chính sách đề nghị:
+ Duy trì hệ số đòn bẩy tài chính thận trọng mặc dù khả năng vay
mƣợn còn thừa, nhƣ vậy sẽ bảo đảm sự liên tục trong quá trình tiếp cận các
thị trƣờng tài chính.
+ Thực hiện tỷ lệ chi trả cổ tức khiêm tốn để công ty có khả năng huy
động phần lớn lợi nhuận vào công ty phát triển nội bộ của mình.
+ Sử dụng các loại chứng khoán ngắn hạn, có thể mua bán nhanh và
30
khả năng vay mƣợn còn thừa chƣa sử dụng tới nhƣ là các công cụ có tính
thanh khoản tạm thời để cung cấp tài chính trong một số năm đầu khi mà nhu
cầu đầu tƣ lớn hơn.
+ Nếu huy động tài chính bên ngoài là cần thiết thì chỉ vay nợ khi kết
cục của hệ số đòn bẩy tài chính không đe dọa đến tính linh hoạt về tài chính.
+ Phát hành các cổ phiếu mới hoặc làm giảm tốc độ tăng trƣởng chỉ
đƣợc áp dụng nhƣ là những giải pháp cuối cùng sau khi tất cả các biện pháp
khác tỏ ra vô hiệu.
Sự mạo hiểm
Ngƣời ta thƣờng nói : “có gan thì làm giàu”. Theo lẽ tự nhiên, các công
ty có tốc độ tăng trƣởng thấp, ổn định sẽ dễ dàng hơn trong các quyết định về
tài chính. Loại công ty này chỉ có khó khăn lớn nhất là sự xắp xếp dòng ngân
lƣu từ hoạt động kinh doanh đang dƣ thừa. Những vấn đề về tính linh hoạt tài
chính và tín hiệu thị trƣờng là yếu tố bên ngoài không đáng kể.
Tuy nhiên, không chỉ là loại bỏ vấn đề rắc rối từ bên ngoài, mà tình hình
này đã tạo ra một cơ hội để một số công ty có thể tận dụng và thành công.
Thực tế là công việc kinh doanh ít có cơ hội đầu tƣ hấp dẫn nên việc tìm kiếm
giá trị thặng dƣ mới cho các cổ đông sẽ đƣợc thông qua việc sử dụng các
phƣơng thức huy động vốn bằng nợ vay. Sử dụng dòng ngân lƣu mạnh từ hoạt
động kinh doanh của công ty nhƣ là mãnh lực để thu hút các nhà cho vay, và
sử dụng chúng để tiến hành mua lại cổ phiếu.
Một chiến lƣợc nhƣ vậy hứa hẹn ít nhất ba nguồn tiền có khả năng thanh
toán cho các cổ đông.
Thứ nhất, gia tăng lợi ích từ lá chắn thuế của lãi vay, do số tiền nộp thuế
ít đi, tiền giữ lại cho đầu tƣ (cổ đông) sẽ nhiều hơn.
Thứ hai, việc thông báo mua vào cổ phiếu sẽ tạo ra một tín hiệu thị
trƣờng tích cức, có thể làm giá cổ phiếu tăng.
Thứ ba, đòn bẩy tài chính cao có thể sẽ cải thiện đáng kể sự tích cực
trong điều hành quản lý. Đặc biệt, gánh nặng tài chính sẽ đặt lên vai các nhà
quản trị trách nhiệm thanh toán các khoản lãi vay và nợ gốc vay lớn hơn, hoặc
phải đối diện với nguy cơ phá sản. Điều này giống nhƣ cách dồn các nhà quản
31
trị ở thế dựa lƣng vào tƣờng để họ quản lý chặt chẽ dòng ngân lƣu của công
ty.
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI CƠ CẤU VỐN CỦA DOANH
NGHIỆP
1.3.1. Các nhân tố khách quan
1.3.1.1. Các tiêu chuẩn ngành
Một số nghiên cứu cho thấy cơ cấu vốn giữa các ngành công nghiệp
khác nhau rất nhiều. Các nhà phân tích tài chính, các ngân hàng đầu tƣ, các cơ
quan xếp hạng trái phiếu, các nhà đầu tƣ cổ phần thƣờng và các ngân hàng
thƣơng mại thƣờng so sánh rủi ro tài chính của doanh nghiệp, đo lƣờng bởi
các tỷ số khả năng thành toán lãi vay, khả năng thanh toán chi phí tài chính cố
định và tỷ lệ đòn bẩy, với các tiêu chuẩn hay định mức của ngành hoạt động.
Nói chung, các doanh nghiệp có khuynh hƣớng tập trung sát tỷ lệ nợ của
ngành, có thể phản ánh sự kiện là phần lớn rủi ro kinh doanh mà một doanh
nghiệp gặp phải là do ngành hoạt động ấn định. Một số doanh nghiệp chấp
nhận cơ cấu vốn khác biệt lớn hơn với mức bình quân ngành sẽ phải thuyết
phục các thị trƣờng tài chính là rủi ro kinh doanh của mình cũng sẽ khác biệt
đáng kể với rủi ro của một doanh nghiệp trung bình trong ngành để đảm bảo
cho cơ cấu vốn khác biệt này. Tóm lại, các nghiên cứu về tác động của ngành
hoạt động đối với cơ cấu vốn thƣờng đi tới kết luận là có một cơ cấu vốn tối
ƣu cho các doanh nghiệp cá thể. Thị trƣờng sẽ tƣởng thƣởng cho các doanh
nghiệp đạt đƣợc cơ cấu vốn này.
1.3.1.2 . Thuế
Lãi vay là chi phí đƣợc khấu trừ, và khoản giảm trừ này rất có giá trị với
các công ty có thuế thu nhập cao. Do vậy, công ty có mức thuế thu nhập cao
sẽ có lợi thế về nợ nhiều hơn.
1.3.1.3 . Điều kiện Thị trƣờng của doanh nghiệp
Điều kiện trên thị trƣờng tài chính gặp khó khăn trong cả dài hạn và
ngắn hạn sẽ có tác động quan trọng lên cơ cấu vốn tối ƣu. Ví dụ, trong giai
32
đoạn khó khăn của thị trƣờng tài chính, các doanh nghiệp đƣợc xếp hạng tín
nhiệm thấp sẽ khó để vay vốn dài hạn, do đó khi cần vốn buộc họ phải tìm
đến thị trƣờng cổ phiếu hay thị trƣờng tín dụng ngắn hạn bất kể cơ cấu vốn
mục tiêu của công ty là nhƣ thế nào.
1.3.1.4 . Các đòi hỏi của nhà cho vay và cơ quan xếp hạng tín nhiệm
Các nhà cho vay và các cơ quan xếp hạng dụng thƣờng định ra các giới
hạn cho việc chọn lựa cơ cấu vốn của doanh nghiệp nhƣ là một điều kiện để
cung cấp tín dụng hay duy trì xếp hạng của trái phiếu hoặc cổ phần ƣu đãi. Ví
dụ các ngân hàng thƣờng giới hạn hệ số nợ để cho vay, xếp hạng tín dụng để
quyết định cho vay mới.
1.3.2. Các nhân tố chủ quan
1.3.2.1 . Sự ổn định của doanh thu
Một công ty có doanh thu tƣơng đối ổn định có thể sử dụng nhiều nợ vay
hơn và chi trả đƣợc các khoản cố định lớn hơn các công ty có doanh thu
không ổn định. Các công ty công ích có lịch sử sử dụng nhiều đòn bẩy tài
chính hơn các công ty trong ngành công nghiệp bởi vì sự ổn định về cầu sản
phẩm của họ.
1.3.2.2 . Cấu trúc tài sản
Các công ty có tài sản thích hợp nhƣ là khoản đảm bảo cho nợ vay sẽ có
khuynh hƣớng sử dụng nhiều nợ vay hơn. Các tài sản có thể sử dụng cho
nhiều ngành là một khoản thế chấp tốt, trong khi đó các tài sản chuyên dụng
thì lại không nhƣ vậy. Do đó, các công ty bất động sản thƣờng có đòn bẩy tài
chính cao, trong khi đó các công ty trong lĩnh vực nghiên cứu công nghệ thì
lại không.
1.3.2.3 . Tốc độ tăng trƣởng
Khi các yếu tố khác giống nhau, các công ty có tốc độ tăng trƣởng nhanh
hơn phải dựa nhiều vào nguồn vốn bên ngoài. Hơn nữa, do chi phí phát hành
trong việc bán cổ phiếu tốn nhiều hơn chi phí phát hành nợ vay, điều này
khuyến khích các công ty tăng trƣởng nhanh sử dụng nhiều nợ vay hơn. Tuy
nhiên, trong khi đó, các công ty thƣờng đối mặt với sự bất ổn cao hơn có
33
khuynh hƣớng giảm mức độ sẵn sang sử dụng nợ vay.
1.3.2.4. Lợi nhuận
Trong thực tế thƣờng thấy là các công ty có tỷ suất lợi nhuận cao sử
dụng rất ít nợ vay. Mặc dù chƣa có lý thuyết nào làm rõ điều này cả, một cách
giải thích thực tế là các công ty có lợi nhuận cao nhƣ Intel, Microsoft và
Coca-Cola đơn giản không cần tài trợ nhiều bằng nợ. Với tỷ suất lợi nhuận
cao nhƣ vậy cho phép các công ty này tài trợ cho các hoạt động của mình
bằng nguồn vốn nội sinh của mình.
1.3.2.5. Kiểm soát
Tác động của nợ vay và vốn chủ sở hữu đối với việc kiểm soát vị trí của
ban giám đốc có thể ảnh hƣởng đến cơ cấu vốn. Nếu ban giám đốc hiện tại
kiểm soát quyền biểu quyết (nhiều hơn 50% số cổ phiếu) nhƣng không ở vị trí
mua để mua thêm cổ phiếu, công ty có thể chọn nợ vay cho khoản tài trợ mới.
Trong bất kỳ tình huống nào, nếu ban giám đốc thấy không an toàn, họ sẽ
xem xét đến việc duy trì kiểm soát.
1.3.2.6. Tác động của tín hiệu
Khi doanh nghiệp phát hành chứng khoán mới, sự kiện này có thể đƣợc
coi là đang cung cấp một tín hiệu cho thị trƣờng tài chính về viễn cảnh tƣơng
lai của doanh nghiệp hay các hoạt động tƣơng lai do các giám đốc của doanh
nghiệp hoạch định. Nói chung, các nghiên cứu về thay đổi cơ cấu vốn đều cho
rằng các cung ứng chứng khoán mới đƣa tới các đáp ứng giá chứng khoán
giảm. Việc mua lại cổ phần thƣờng là sẽ đƣa tới các lợi nhuận đƣợc công bố
dƣơng lớn từ cổ phần thƣờng của doanh nghiệp. Các hành động làm tăng đòn
bẩy tài chính thƣờng gắn với thu nhập cổ phần dƣơng và các hành động làm
giảm đòn bẩy tài chính gắn với thu nhập cổ phần âm. Kết quả của nhiều cuộc
nghiên cứu về thay đổi cấu trúc vốn luôn luôn nhất quán với các tác động trực
tiếp của thay đổi, chẳng hạn nhƣ các lợi ích của lá chắn thuế lớn hơn, và với
cả các tác động thông tin gián tiếp. Vì vậy, khi một doanh nghiệp thực hiện
quyết định thay đổi về cấu trúc vốn, doanh nghiệp phải chú ý đến tín hiệu có
thể có về các viễn cảnh thu nhập tƣơng lai và hiện tại của doanh nghiệp cũng
nhƣ các dự định của các giám đốc mà giao dịch đƣợc đề xuất sẽ chuyển đến
34
thị trƣờng.
1.3.2.7. Tác động của ƣu tiên quản trị
Lý thuyết trật tự phân hạng Myers đã cho rằng có thể không có một cơ
cấu vốn mục tiêu riêng. Lý thuyết này hàm ý rằng các doanh nghiệp thích tài
trợ nội bộ hơn. Myers lập luận rằng các giám đốc điều chỉnh tỷ lệ chi trả cổ
tức để tránh việc bán cổ phần thƣờng ra bên ngoài trong khi tránh các thay đổi
lớn trong số lƣợng cổ phần. Nếu cần phải có tài trợ từ bên ngoài, Myers cho
rằng các chứng khoán an toàn nhất nên đƣợc phát hành trƣớc. Cụ thể nợ
thƣờng là chứng khoán đầu tiên đƣợc phát hành và vốn cổ phần bán ra bên
ngoài là giải pháp cuối cùng. Ƣu tiên cho tài trợ nội bộ dựa trên ƣớc muốn
tránh các biện pháp kỷ luật và giám sát sẽ xảy ra khi bán chứng khoán mới ra
công chúng. Ngoài ra, Myers lập luận rằng trật tự phân hạng tài trợ có thể
phản ánh các chi phí phát hành tƣơng đối cho nhiều loại chứng khoán khác
nhau. Lý thuyết trật tự phân hạng giúp giải thích tại sao các doanh nghiệp sinh
lợi cao thƣờng có tỷ lệ nợ thấp.
1.3.2.8. Các hàm ý về quản trị của lý thuyết cấu trúc vốn
Quyết định cơ cấu vốn là một trong những quyết định trong tâm quan
trọng mà các giám đốc tài chính phải quan tâm. Trƣớc hết, hầu nhƣ chắc chắn
rằng các thay đổi trong cơ cấu vốn sẽ đƣa đến các thay đổi trong giá trị thị
trƣờng của doanh nghiệp. Thứ hai, lợi ích của là chắn thuế từ nợ đƣa đến giá
trị doanh nghiệp gia tăng. Thứ ba, cơ cấu vốn tối tƣu chịu ảnh hƣởng nặng nề
bởi rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp. Thứ tƣ, khi các giám đốc thực hiện
các thay đổi hiển hiện trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp, các hành động này
sẽ chuyển các thông tin quan trọng đến các nhà đầu tƣ.
1.3.2.9. Các vấn đề đạo đức: Tác động của mua lại bằng vốn vay đối với
cổ đông.
Trƣờng hợp các chủ nợ chuyển vốn vay thành vốn chủ sở hữu (hay mua
lại doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất) làm thay đổi lớn về cơ cấu vốn. Việc
mua lại bằng vốn vay đặt ra các vấn đề đạo đức quan trọng. Các quyền lợi có
tính cạnh tranh của cổ đông sẽ đƣợc giải quyết nhƣ thế nào trong các mua lịa
bằng vốn vay và trong các giao dịch tài chính quan trọng khác ? Tuy nhiên,
35
các câu hỏi này ít khi có đƣợc các câu trả lời đơn giản. Một vài vấn đề càn
xem xét khi thảo luận về tính đạo đức của các mua lại bằng vốn vay:
+ Có phải duy trì số lƣợng nhân viên và các cơ sở hoạt động không
hiệu quả làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp với các doanh
nghiệp khác là vì lợi ích lâu dài của nhân viên không ?
+ Trong các giao dịch mua lại bằng vốn vay, các trái chủ có thực sự bị
thiệt hại, khi tính đến các điều khoản bảo vệ trong hợp đồng ký kết lúc họ
mua lại trái phiếu với mối liên hệ giữa lợi tức trái phiếu và thỏa hiệp bảo vệ
không ?
1.3.2.10. Sự không thích rủi ro của cấp quản lý
Việc nhà quản lý có sẵn lòng chấp nhận rủi ro hay không thƣờng có tác
động lớn đến cấu trúc vốn mà doanh nghiệp lựa chọn. Một vài giám đốc chấp
nhận các cơ cấu vốn có nhiều rủi ro một cách khác thƣờng hay có mức rủi ro
thấp một cách khác thƣờng. Khi một cơ cấu vốn dƣới tối ƣu đƣợc chọn, thị
trƣờng tài chính sẽ tác động không tốt vì hành động (lựa chọn) này.
36
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIMECO
2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VIMECO
2.1.1. Khái quát về Công ty
Công ty Cổ phần VIMECO, tên giao dịch là VIMECO JOINT STOCK
COMPANY, gọi tắt là "Công ty", tiền thân là Công ty Cơ giới và Lắp máy
đƣợc thành lập theo quyết định số179/BXD-TCLĐ ngày 24/03/1997 của Bộ
trƣởng Bộ Xây dựng. Là Doanh nghiệp Hạng I, thành viên thuộc Tổng Công
ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam – VINACONEX. Từ ngày
06/12/2002 Công ty Cơ giới và Lắp máy đƣợc chuyển thành Công ty Cổ phần
Cơ giới lắp máy và Xây dựng theo quyết định số1485/QĐ-BXD ngày
07/11/2002 của Bộ trƣởng Bộ Xây dựng và Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh công ty cổ phần số 0103001651 do Sở Kế hoạch và Đầu tƣ Thành phố
Hà Nội cấp. Công ty có 08 lần thay đổi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Theo Giấy phép đăng ký kinh doanh Công ty Cổ phần thay đổi lần thứ 8
do Sở Kế hoạch Đầu tƣ thành phố Hà Nội cấp ngày 23 tháng 05 năm 2008
Công ty Cổ phần Cơ giới lắp máy và Xây dựng đƣợc đổi tên thành Công ty
Cổ phần VIMECO.
Vốn điều lệ theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là
65.000.000.000 đồng (Sáu mƣơi lăm tỷ đồng). Trong đó: Tổng Công ty Cổ
phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) 33.409.000.000
đồng (chiếm 51,4%), các cổ đông khác góp là 31.591.000.000 đồng (chiếm
48,6%).
Ngày 11/12/2006, Cổ phiếu của Công ty chính thức đƣợc niêm yết tại
Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội với mã chứng khoán là VMC, đánh
dấu một bƣớc tiến mới trong quá trình hội nhập vào thị trƣờng tài chính trong
37
nƣớc cũng nhƣ quốc tế.
Trụ sở của Công ty đặt tại Lô E9, đƣờng Phạm Hùng, phƣờng Trung
Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Công ty có 2 chi nhánh: Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh và Chi nhánh
Bình Dƣơng.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty
Công ty Cổ phần Vimeco là công ty cổ phần trong đó vốn Nhà nƣớc (do
Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam làm chủ quản)
chiếm 51% vốn điều lệ. Công ty Vimeco là một Công ty đa ngành nghề, trong
đó nhiều ngành nghề khép kín thành quy trình tự cung tự cấp, hỗ trợ nhau. Do
đó, cơ cấu tổ chức cũng đƣợc sắp xếp thành nhiều phòng ban chức năng,
nhiều đơn vị thành viên và phụ thuộc để nâng cao hiệu quả cho việc quản lý
hoạt động sản xuất kinh doanh.
Các đơn vị trực thuộc:
- Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh
- Chi nhánh Bình Dƣơng
Các đơn vị thành viên:
- Công ty Cổ phần Vimeco Cơ khí và Thƣơng mại M&T
- Trƣờng mầm non Vimeco
- Trạm sản xuất bê tông thƣơng phẩm
- Trạm nghiền sàng đá Hà Nam
- Trạm nghiền sàng đá Đồng Vỡ
- Xƣởng sửa chữa cơ khí Ngọc Hồi
38
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của Công ty Cổ phần Vimeco
(Nguồn: Website “http://vimeco.com.vn)
Các bộ phận lãnh đạo và phòng ban của Công ty:
- Đại hội đồng cổ đông
Gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất
của công ty. Đại hội đồng cổ đông có nhiệm vụ thông qua định hƣớng phát
triển của công ty; quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại
39
đƣợc quyền chào bán, quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần;
thông qua báo cáo tài chính hàng năm,…
- Hội đồng quản trị
Là nhóm ngƣời đại diện cho Hội đồng cổ đông của Công ty. Hiện nay
Hội đồng có 05 thành viên, gồm 01 chủ tịch và 04 ủy viên. Là cơ quan quản
lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các
quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ
đông.
- Ban Tổng giám đốc
Đứng đầu Công ty là Tổng giám đốc do Hội đồng quản trị bầu ra. Tổng
Giám đốc có nhiệm vụ lãnh đạo chung, điều khiển vĩ mô. Tổ chức, quản lý,
điều hành và phối hợp hoạt động của toàn Công ty. Ra quyết định và phân
công nhiệm vụ cho các phòng ban thực hiện.
Giúp việc cho Tổng giám đốc hiện nay có 05 Phó Tổng giám đốc: Phó
TGĐ thƣờng trực; Phó TGĐ phụ trách Công ty Vimeco M&T, Hệ thống quản
lý chất lƣợng ISO, Dự án Bắc An Khánh; Phó TGĐ phụ trách kinh doanh vật
liệu xây dựng, công trình thủy lợi-thủy điện; Phó TGĐ phụ trách Phòng Quản
lý dự án; Phó TGĐ phụ trách tài chính. Giúp việc cho Ban Tổng giám đốc là
các trƣởng phòng và trƣởng bộ phận trong công ty.
- Phòng Phát triển nhân lực
Chức năng nhiệm vụ chủ yếu của Phòng: Tuyển dụng và quản lý nguồn
nhân lực của Công ty; Thực hiện chế độ, chính sách đối với ngƣời lao động về
tiền lƣơng, tiền thƣởng, đào tạo, nâng bậc, trang bị bảo hộ lao động, thực hiện
BHXH, BHYT cùng các chế độ phúc lợi xã hội khác; thực hiện công tác thi
đua, khen thƣởng, kỷ luật; thực hiện công tác đoàn thể và xã hội khác…, luôn
công tâm thực hiện để giữ vững nguyên tắc chỉ đạo của Vimeco đó là:
“Con Người là nhân tố Quyết định cho sự thành bại Doanh nghiệp, là
nguồn tài sản vô giá cần bảo tồn và phát triển”.
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại Công ty Cổ phần Vimeco : Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại Công ty Cổ phần Vimeco : Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại Công ty Cổ phần Vimeco : Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại Công ty Cổ phần Vimeco : Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại Công ty Cổ phần Vimeco : Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại Công ty Cổ phần Vimeco : Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại Công ty Cổ phần Vimeco : Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại Công ty Cổ phần Vimeco : Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại Công ty Cổ phần Vimeco : Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại Công ty Cổ phần Vimeco : Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại Công ty Cổ phần Vimeco : Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại Công ty Cổ phần Vimeco : Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại Công ty Cổ phần Vimeco : Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư x...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư x...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư x...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư x...
 
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemco
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemcoPhân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemco
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemco
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty thang máy, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty thang máy, ĐIỂM 8 Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty thang máy, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty thang máy, ĐIỂM 8
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư và xây...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư và xây...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư và xây...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư và xây...
 
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng, ĐIỂM 8Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng, ĐIỂM 8
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty xây dựng, ĐIỂM 8
 
Đề tài: Hiệu quả quản lí tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng
Đề tài: Hiệu quả quản lí tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựngĐề tài: Hiệu quả quản lí tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng
Đề tài: Hiệu quả quản lí tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng
 
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần xây dựng và đầu vvmi
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần xây dựng và đầu vvmiPhân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần xây dựng và đầu vvmi
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần xây dựng và đầu vvmi
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy của các công ty cổ phần công nghi...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy của các công ty cổ phần công nghi...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy của các công ty cổ phần công nghi...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy của các công ty cổ phần công nghi...
 
Phân tích tình sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh thương mại tân vương
Phân tích tình sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh thương mại tân vươngPhân tích tình sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh thương mại tân vương
Phân tích tình sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh thương mại tân vương
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần bidecons
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần bideconsNâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần bidecons
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần bidecons
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần may thăng long
Phân tích tình hình  tài chính tại công ty cổ phần may thăng longPhân tích tình hình  tài chính tại công ty cổ phần may thăng long
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần may thăng long
 
Đề tài phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty TNHH Lạc Hồng, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty TNHH Lạc Hồng, HAY, ĐIỂM 8Đề tài phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty TNHH Lạc Hồng, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty TNHH Lạc Hồng, HAY, ĐIỂM 8
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng ni...
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng ni...Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng ni...
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng ni...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tại công ty cổ phần dca việt nam
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tại công ty cổ phần dca việt namGiải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tại công ty cổ phần dca việt nam
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tại công ty cổ phần dca việt nam
 
Phân tích tình hình TÀI CHÍNH tại công ty Xây Dựng, HAY!
Phân tích tình hình TÀI CHÍNH tại công ty Xây Dựng, HAY!Phân tích tình hình TÀI CHÍNH tại công ty Xây Dựng, HAY!
Phân tích tình hình TÀI CHÍNH tại công ty Xây Dựng, HAY!
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần đầu tư phát tr...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần đầu tư phát tr...Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần đầu tư phát tr...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần đầu tư phát tr...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh phát tr...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh phát tr...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh phát tr...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh phát tr...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty Hoàng Thái 2018
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty Hoàng Thái 2018Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty Hoàng Thái 2018
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty Hoàng Thái 2018
 
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOT
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOTLuận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOT
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOT
 
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh xây dựng minh quang
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh xây dựng minh quangPhân tích tình hình tài chính của công ty tnhh xây dựng minh quang
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh xây dựng minh quang
 

Similar to Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại Công ty Cổ phần Vimeco : Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý

Similar to Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại Công ty Cổ phần Vimeco : Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (20)

Quy trình cho vay và thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại agribank chi nhánh b...
Quy trình cho vay và thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại agribank chi nhánh b...Quy trình cho vay và thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại agribank chi nhánh b...
Quy trình cho vay và thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại agribank chi nhánh b...
 
Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam
Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam
Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam
 
Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam 04102020045920
Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam 04102020045920Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam 04102020045920
Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam 04102020045920
 
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Tổng Công t...
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Tổng Công t...Luận văn: Giải pháp hoàn thiện xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Tổng Công t...
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Tổng Công t...
 
Quản lý tài chính tại công ty cổ phần đầu tư mô và công nghiệp Vinacomin
Quản lý tài chính tại công ty cổ phần đầu tư mô và công nghiệp VinacominQuản lý tài chính tại công ty cổ phần đầu tư mô và công nghiệp Vinacomin
Quản lý tài chính tại công ty cổ phần đầu tư mô và công nghiệp Vinacomin
 
Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Công thương tro...
Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Công thương tro...Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Công thương tro...
Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Công thương tro...
 
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...
 
Luận án: Hoàn thiện Hệ thống kiểm soát nội bộ tại NHNo&PTNT Việt Nam theo tiê...
Luận án: Hoàn thiện Hệ thống kiểm soát nội bộ tại NHNo&PTNT Việt Nam theo tiê...Luận án: Hoàn thiện Hệ thống kiểm soát nội bộ tại NHNo&PTNT Việt Nam theo tiê...
Luận án: Hoàn thiện Hệ thống kiểm soát nội bộ tại NHNo&PTNT Việt Nam theo tiê...
 
Luận văn: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và kiểm soát chi phí
Luận văn: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và kiểm soát chi phíLuận văn: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và kiểm soát chi phí
Luận văn: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và kiểm soát chi phí
 
CƠ CẤU VỐN MỤC TIÊU CHO CÁC CÔNG TY NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG C...
CƠ CẤU VỐN MỤC TIÊU CHO CÁC CÔNG TY NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG C...CƠ CẤU VỐN MỤC TIÊU CHO CÁC CÔNG TY NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG C...
CƠ CẤU VỐN MỤC TIÊU CHO CÁC CÔNG TY NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG C...
 
Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ngân hàng tmcp đầu tư và phá...
Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ngân hàng tmcp đầu tư và phá...Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ngân hàng tmcp đầu tư và phá...
Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ngân hàng tmcp đầu tư và phá...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty Minh Đức, HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty Minh Đức, HAYĐề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty Minh Đức, HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty Minh Đức, HAY
 
Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần PVI.pdf
Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần PVI.pdfPhân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần PVI.pdf
Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần PVI.pdf
 
Luận Văn Phát Triển Nguồn Nhân Lực Chất Lượng Cao Tại Công Dabaco
Luận Văn Phát Triển Nguồn Nhân Lực Chất Lượng Cao Tại Công DabacoLuận Văn Phát Triển Nguồn Nhân Lực Chất Lượng Cao Tại Công Dabaco
Luận Văn Phát Triển Nguồn Nhân Lực Chất Lượng Cao Tại Công Dabaco
 
Đề tài: Sử dụng vốn kinh doanh của Công ty TNHH Hòa Hiệp, 9đ
Đề tài: Sử dụng vốn kinh doanh của Công ty TNHH Hòa Hiệp, 9đĐề tài: Sử dụng vốn kinh doanh của Công ty TNHH Hòa Hiệp, 9đ
Đề tài: Sử dụng vốn kinh doanh của Công ty TNHH Hòa Hiệp, 9đ
 
Giải pháp nâng cao lợi nhuận tại Công ty thương mại Đoàn Minh
Giải pháp nâng cao lợi nhuận tại Công ty thương mại Đoàn MinhGiải pháp nâng cao lợi nhuận tại Công ty thương mại Đoàn Minh
Giải pháp nâng cao lợi nhuận tại Công ty thương mại Đoàn Minh
 
Luận văn: Các giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả quản trị tài chính các cô...
Luận văn: Các giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả quản trị tài chính các cô...Luận văn: Các giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả quản trị tài chính các cô...
Luận văn: Các giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả quản trị tài chính các cô...
 
Luận văn: Tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty cổ phân sản xuất kinh...
Luận văn: Tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty cổ phân sản xuất kinh...Luận văn: Tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty cổ phân sản xuất kinh...
Luận văn: Tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty cổ phân sản xuất kinh...
 
La01.013 nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (pci) của tỉ...
La01.013 nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (pci) của tỉ...La01.013 nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (pci) của tỉ...
La01.013 nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (pci) của tỉ...
 
Luận án: Nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉ...
Luận án: Nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉ...Luận án: Nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉ...
Luận án: Nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉ...
 

More from nataliej4

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 

Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại Công ty Cổ phần Vimeco : Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ -------------------------------------- NGUYỄN PHÚC HƢNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIMECO LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Hà Nội - 2012
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ -------------------------------------- NGUYỄN PHÚC HƢNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIMECO Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60 34 05 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN TIẾN DŨNG Hà Nội - 2012
  • 3. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................i DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ii DANH MỤC HÌNH VẼ...................................................................................iii MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1....................................................................................................... 5 TỔNG QUAN VỀ CƠ CẤU VỐN DOANH NGHIỆP.................................... 5 1.1. NGUỒN VỐN VÀ ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP 5 1.1.1. Nguồn hình thành vốn.......................................................................... 5 1.1.1.1. Nguồn tài trợ ngắn hạn...................................................................... 5 1.1.1.2. Nguồn tài trợ dài hạn:........................................................................ 8 1.1.2. Khái niệm, công thức, lợi ích của đòn bẩy tài chính..........................17 1.1.2.1. Khái niệm đòn bẩy tài chính ...........................................................17 1.1.2.2. Công thức xác định đòn bẩy tài chính.............................................17 1.1.2.3. Lợi ích của đòn bẩy tài chính..........................................................18 1.2. CƠ CẤU VỐN CỦA DOANH NGHIỆP..............................................20 1.2.1. Khái niệm ...........................................................................................20 1.2.2. Các lý thuyết về cơ cấu vốn ảnh hƣởng đến đòn bẩy tài chính..........21 1.2.2.1. Lý thuyết cơ cấu vốn tối ƣu.............................................................21 1.2.2.2. Lý thuyết MM về cơ cấu vốn..........................................................22 1.2.2.3. Lý thuyết đánh đổi của đòn bẩy tài chính .......................................23 1.2.2.4. Lý thuyết phát tín hiệu ....................................................................25 1.2.3. Lựa chọn công cụ tài chính phù hợp..................................................27 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI CƠ CẤU VỐN CỦA DOANH NGHIỆP .......................................................................................................31 1.3.1. Các nhân tố khách quan .....................................................................31 1.3.1.1. Các tiêu chuẩn ngành ......................................................................31 1.3.1.2. Thuế.................................................................................................31 1.3.1.3. Điều kiện Thị trƣờng của doanh nghiệp..........................................31 1.3.1.4. Các đòi hỏi của nhà cho vay và cơ quan xếp hạng tín nhiệm.........32
  • 4. 1.3.2. Các nhân tố chủ quan .........................................................................32 1.3.2.1. Sự ổn định của doanh thu................................................................32 1.3.2.2. Cấu trúc tài sản................................................................................32 1.3.2.3. Tốc độ tăng trƣởng..........................................................................32 1.3.2.4. Lợi nhuận.........................................................................................33 1.3.2.5. Kiểm soát.........................................................................................33 1.3.2.6. Tác động của tín hiệu ......................................................................33 1.3.2.7. Tác động của ƣu tiên quản trị..........................................................34 1.3.2.8. Các hàm ý về quản trị của lý thuyết cấu trúc vốn...........................34 1.3.2.9. Các vấn đề đạo đức: Tác động của mua lại bằng vốn vay đối với cổ đông..............................................................................................................34 1.3.2.10. Sự không thích rủi ro của cấp quản lý...........................................35 CHƢƠNG 2.....................................................................................................36 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIMECO .............................................................................................36 2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VIMECO ............................36 2.1.1. Khái quát về Công ty..........................................................................36 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty ...............................................................37 2.1.3. Đặc điểm cơ bản về ngành nghề và vị thế của Công ty .....................43 2.1.3.1. Ngành nghề kinh doanh...................................................................43 2.1.3.2. Thị trƣờng, thế mạnh, quy trình quản lý .........................................44 2.2. THỰC TRẠNG NGUỒN VỐN VÀ CƠ CẤU VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIMECO....................................................................................45 2.2.1. Diễn biến nguồn vốn của Công ty từ 2009 đến 2011.........................45 2.2.1.1 Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty từ năm 2009 đến 2011...45 2.2.1.2 Diễn biến nguồn vốn của Công ty từ năm 2009 đến 2011...............46 2.2.1.3 Chi phí sử dụng vốn của từng nguồn ...............................................49 2.2.2. Cơ cấu vốn và nguồn hình thành vốn của công ty Vimeco ...............51 2.2.2.1.Cơ cấu và nguồn hình thành vốn của công ty ..................................51 2.2.2.2. Xác định cơ cấu vốn tối ƣu .............................................................57
  • 5. 2.2.3. Đánh giá thực trạng sử dụng đòn bẩy tài chính tại Công ty Cổ phần Vimeco .........................................................................................................60 2.2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc ..................................................................60 2.2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân .................................................................61 2.2.4. Thực trạng sử dụng đòn bẩy tài chính tại một số Tổng Công ty ở Việt Nam ..............................................................................................................62 CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIMECO ..................66 3.1. THỰC TRẠNG VỀ KINH TẾ VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI ......................................................................................................................66 3.1.1. Thực trạng kinh tế Việt Nam..............................................................66 3.1.2. Thị trƣờng ngành bất động sản và xây dựng......................................67 3.1.3. Xu hƣớng thị trƣờng ngành bất động sản và xây dựng......................69 3.1.4. Thị trƣờng vốn trong ngành bất động sản và xây dựng .....................70 3.2. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIMECO TRONG NHỮNG NĂM TỚI ......................................................................72 3.3. ĐỊNH HƢỚNG SỬ DỤNG ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIMECO....................................................................................74 3.4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIMECO............................................76 3.4.1. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh 76 3.4.2. Một số giải pháp về cơ cấu vốn..........................................................78 3.4.3. Một số giải pháp huy động vốn..........................................................82 3.4.4. Một số giải pháp khác ........................................................................83 KẾT LUẬN.....................................................................................................85 TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................87
  • 6. i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nguyên nghĩa 01 BCTC Báo cáo tài chính 02 BĐS Bất động sản 03 CBCNV Cán bộ công nhân viên 04 CSH Chủ sở hữu 05 DN Doanh nghiệp 06 SXKD Sản xuất kinh doanh 07 TSCĐ Tài sản cố định 08 TSLĐ Tài sản lƣu động 09 Vimeco Công ty Cổ phần Vimeco 10 WACC Chi phí bình quân gia quyền của vốn
  • 7. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Nội dung Trang Bảng 2.1 Báo cáo kết quả kinh doanh của Vimeco từ 2009 đến 2011 45 Bảng 2.2 Nguồn hình thành vốn sản xuất kinh doanh của Vimeco 47 Bảng 2.3 Cơ cấu nguồn vốn của Công ty Vimeco 48 Bảng 2.4 Nguồn hình thành vốn sản xuất kinh doanh của Vimeco 51 Bảng 2.5 Cơ cấu tài sản SXKD của Công ty Vimeco 53 Bảng 2.6 Cơ cấu nguồn vốn của Công ty Vimeco 55 Bảng 2.7 Giả định 1 về cơ cấu vốn PL 1 Bảng 2.8 Giả định 2 về cơ cấu vốn PL 2 Bảng 2.9 Giả định 3 về cơ cấu vốn PL 3 Bảng 2.10 Nguồn hình thành vốn SXKD của Vinaconex 3,9 63 Bảng 2.11 Nguồn hình thành vốn SXKD của SĐ 4,5,10 64 Bảng 2.12 Nguồn hình thành vốn SXKD của HUD 1,3,4 65
  • 8. iii DANH MỤC HÌNH VẼ Hình Nội dung Trang Hình 1.1 Tác động của đòn bẩy tài chính đối với giá cổ phiếu của Bigbee 24 Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức của Công ty Vimeco 38
  • 9. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Vốn đƣợc coi là 1 trong 4 nguồn lực của nền kinh tế quốc dân nói chung và đối với Doanh nghiệp (DN) nói riêng. Đó là: nhân lực, vốn, kỹ thuật công nghệ và tài nguyên. Vốn là tiền đề không thể thiếu cho quá trình sản xuất kinh doanh (SXKD) có thể diễn ra đƣợc. Vốn quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của DN. Trong nền kinh tế thị trƣờng, các DN phải đối diện với sự cạnh tranh khốc liệt. Để tồn tại và phát triển trong môi trƣờng cạnh tranh đó, DN phải chuẩn bị tốt về năng lực tài chính, khoa học công nghệ và năng lực quản lý. Việc đảm bảo kịp thời và đầy đủ lƣợng vốn cần thiết cho SXKD và đầu tƣ đổi mới công nghệ ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của DN. Các DN của chúng ta hiện nay, bên cạnh những DN làm ăn có hiệu quả còn không ít những DN đang ở trong tình trạng thiếu vốn, hiệu quả sử dụng vốn thấp. Các DN nắm giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nƣớc ta hiện nay chủ yếu vẫn là các DN mà Nhà nƣớc nắm giữ trên 50% vốn. Nền kinh tế của Việt Nam đang trong giai đoạn gia nhập WTO nên năng lực cạnh tranh nói chung, năng lực tài chính nói riêng còn nhiều hạn chế. Trong năng lực tài chính, sử dụng vốn trong các DN còn nhiều bất cập, hiệu quả sử dụng vốn chƣa cao, có không ít DN làm ăn thua lỗ, không bảo toàn đƣợc vốn. Công ty Cổ phần Vimeco là Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp và kinh doanh bất động sản. Nhằm tận dụng tối đa khả năng công nghệ hiện đại của các nƣớc phát triển và tiềm năng về vốn để phát triển mở rộng quy mô hoạt động, Công ty đã tăng nguồn vốn chủ sở hữu và huy động rất nhiều vốn vay hàng năm. Qua quá trình hoạt động những năm qua, Công ty luôn làm ăn có lãi, đóng góp cho Ngân sách Nhà nƣớc hàng tỷ đồng. Tuy nhiên, thực tiễn
  • 10. 2 hoạt động của Công ty hiện nay cho thấy Công ty đã và sẽ đang gặp khó khăn lớn trong quá trình kinh doanh mà Công ty cần vƣợt qua để đồng vốn đƣợc sử dụng có hiệu quả hơn. Thực tế trong giai đoạn đã qua, hiệu quả sử dụng vốn của công ty chƣa cao, chƣa đáp ứng đƣợc tiềm năng phát triển của công ty trong Tổng Công ty Vinaconex. Công ty còn có nhiều vƣớng mắc trong công tác quản trị tài chính. Đồng thời trong tƣơng lai gần khi xuất hiện các yếu tố bất lợi cho Công ty nhƣ chính sách giá thay đổi, xuất hiện thêm nhiều đối thủ cạnh tranh mới thì hiệu quả sử dụng vốn chắc chắn còn sụt giảm. Do đó, việc nghiên cứu, phân tích thực trạng sử dụng vốn, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn là việc làm hết sức cần thiết góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Đó là công việc cực kỳ quan trọng, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập ngày càng sâu sắc và môi trƣờng cạnh tranh ngày càng gay gắt nhƣ hiện nay. Ý thức đƣợc tầm quan trọng đó, đồng thời kết hợp với những kiến thức đƣợc lĩnh hội trong quá trình học tập làm cơ sở lý luận và những hiểu biết và kinh nghiệm thực tế trong thời gian tìm hiểu tại Công ty, tác giả đã lựa chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại Công ty Cổ phần VIMECO” là luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Vốn và hiệu quả sử dụng vốn là vấn đề đƣợc đề cập nhiều trong các bài báo, khoá luận gần đây, vì nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là một trong những nhân tố quan trọng của việc sắp xếp, đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Có rất nhiều bài báo trên thông tin đại chúng đã đƣa ra một số gợi ý để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hay đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp nói chung nhƣng chƣa đi sâu vào phân tích và đƣa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp cụ thể.
  • 11. 3 Trên thực tế rất ít tác giả viết luận văn thạc sỹ về đề tài: “Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp ABC”, và chƣa có một đề tài nào viết về Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại Công ty Cổ phần Vimeco. Đây cũng chính là lý do em chọn đề tài này để viết về Công ty Cổ phần Vimeco - Công ty con của Tổng Vinaconex, và cũng là một trong những điển hình về mô hình phát triển và sử dụng vốn của doanh nghiệp xây lắp tại Việt Nam. Tôi muốn nghiên cứu sâu hơn ở Công ty Vimeco để có thể hiểu sâu hơn và có thể áp dụng cho nhiều doanh nghiệp xây lắp khác tại Việt Nam. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích: Nghiên cứu góp phần hệ thống hoá những vấn đề lý luận sử dụng vốn, mô hình cơ cấu vốn, hiệu quả sử dụng vốn để nâng cao năng lực tài chính của công ty so với các Công ty khác trong cùng ngành. Sử dụng phƣơng pháp kịch bản để chọn ra phƣơng án sử dụng đòn bẩy tài chính hiệu quả cho công ty. Nhiệm vụ nghiên cứu: Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp những lý thuyết về sử dụng đòn bẩy tài chính, năng lực tài chính của doanh nghiệp xây lắp từ các nghiên cứu trong thời gian gần đây. Tổng hợp và so sánh sử dụng đòn bẩy tài chính với một số doanh nghiệp cùng ngành để có giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại Doanh nghiệp. Nghiên cứu, đánh giá thực trạng về sử dụng đòn bẩy tài chính của Công ty Cổ phần Vimeco. Đề xuất giải pháp thích hợp cho việc sử dụng đòn bẩy tài chính tại Công ty Cổ phần Vimeco. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: là những vấn đề về vốn, cơ cấu vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của Công ty Cổ phần Vimeco. Phạm vi quy mô: Nghiên cứu việc sử dụng đòn bẩy tài chính tại Công ty Cổ phần Vimeco.
  • 12. 4 Phạm vi thời gian: Nghiên cứu tình hình sử dụng đòn bẩy tài chính của Công ty từ năm 2009 đến 2011. Phạm vi nội dung: đề tài tập trung vào nghiên cứu nguồn vốn, cơ cấu vốn và sử dụng đòn bẩy tài chính có hiệu quả nhất tại Công ty Cổ phần Vimeco. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn thực hiện trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phƣơng pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng, kết hợp với phƣơng pháp kinh tế, phƣơng pháp thống kê và so sánh tổng hợp, phân tích, suy luận logíc. 6. Những đóng góp của luận văn Với việc nghiên cứu đề tài này luận văn có một số đóng góp nhƣ sau: - Hệ thống và làm rõ hơn lý luận chung về vốn kinh doanh, cách thức và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại các công ty trong nền kinh tế thị trƣờng. - Đánh giá thực trạng về tình hình sử dụng đòn bẩy tài chính tại Công ty Cổ phần Vimeco. - Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại Công ty Cổ phần Vimeco. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chƣơng. Chƣơng 1: Tổng quan về cơ cấu vốn của Doanh nghiệp Chƣơng 2: Thực trạng sử dụng đòn bẩy tài chính của Công ty Cổ phần Vimeco Chƣơng 3: Đề xuất một số giải pháp sử dụng đòn bẩy tài chính cho Công ty Cổ phần Vimeco
  • 13. 5 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CƠ CẤU VỐN DOANH NGHIỆP Trong nền kinh tế thị trƣờng, để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải có các yếu tố cơ bản sau: Sức lao động, đối tƣợng lao động và tƣ liệu lao động. Để có đƣợc các yếu tố này đòi hỏi doanh nghiệp phải ứng ra một số vốn nhất định phù hợp với quy mô và điều kiện kinh doanh. Vốn đối với doanh nghiệp có thể ví nhƣ máu đối với cơ thể con ngƣời. Cơ thể không có máu sẽ không thể tồn tại cũng nhƣ doanh nghiệp không có vốn hoạt động sẽ không thể hoạt động. Để doanh nghiệp tồn tại và phát triển chính là việc sử dụng đồng vốn của mình sao cho hiệu quả. Việc sử dụng vốn hiệu quả là vấn đề luôn tồn tại trong mọi cá nhân, doanh nghiệp, ngành, quốc gia trên toàn thế giới. Trong luận văn của mình tôi xin giới hạn phạm vi nghiên cứu về hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính trong Công ty Cổ phần Vimeco. 1.1. NGUỒN VỐN VÀ ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1.1. Nguồn hình thành vốn Trong nền kinh tế thị trƣờng, vốn là một yếu tố và là tiền đề cần thiết cho việc hình thành và phát triển hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Để biến những ý tƣởng và kế hoạch kinh doanh thành hiện thực, đòi hỏi phải có một lƣợng vốn nhằm hình thành nên những tài sản cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp để đạt đƣợc mục tiêu đề ra. Do vậy đòi hỏi doanh nghiệp phải tổ chức tốt nguồn vốn. 1.1.1.1. Nguồn tài trợ ngắn hạn Nợ phải trả có tính chất chu kỳ: - Các khoản phải trả cho ngƣời lao động và các khoản phải nộp khác, các khoản này có tên gọi là nợ tích lũy, những khoản này phát sinh thƣờng xuyên trong hoạt động kinh doanh, tuy nhiên chúng chƣa đến kỳ thành toán. - Những khoản này gồm:
  • 14. 6 + Tiền lƣơng, tiền công trả cho ngƣời lao động nhƣng chƣa đến kỳ trả. Thông thƣờng, tiền lƣơng hoặc tiền công của ngƣời lao động chi trả hàng tháng bao gồm 2 kỳ: kỳ tạm ứng thƣờng vào giữa tháng và kỳ thanh toán vào đầu tháng sau. Giữa 2 kỳ trả lƣơng sẽ phát sinh những khoản nợ lƣơng trong kỳ. + Các khoản thuế, bảo hiểm xã hội phải nộp nhƣng chƣa đến kỳ nộp, các khoản thuế phải nộp hàng tháng nhƣ thuế GTGT, thuế TNDN năm trƣớc nộp vào đầu năm sau, khi mà quyết toán thuế đƣợc duyệt,… + Ngoài những khoản nợ có tính chất thƣờng xuyên trên đây, còn có những khoản phát sinh cũng mang tính chất nhƣ một nguồn tài trợ mà doanh nghiệp tận dụng trƣớc nhƣng không phải trả chi phí, là những khoản tiền tạm ứng trƣớc của khách hàng, số tiền này nhiều hay ít tùy thuộc vào tính chất quan trọng của sản phẩm hàng hóa đó, tình hình cung cầu trên thị trƣờng, khả năng mở rộng hay thu hẹp quy mô sản xuất, yêu cầu và điều kiện thanh toán của đôi bên. Tín dụng nhà cung cấp: - Việc mua chịu, bán chịu giữa doanh nghiệp với các nhà cung ứng vật tƣ, hàng hóa, dịch vụ đã xuất hiện từ lâu, hình thức tín dụng này chiếm vị trí quan trọng trong nguồn tài trợ ngắn hạn đối với doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp mới hình thành hoặc vốn hoạt động còn bị hạn chế. Đƣợc nhận vật tƣ, tài sản, dịch vụ để hoạt động sản xuất-kinh doanh nhƣng chƣa phải thanh toán, trả tiền ngay, điều đó rất có lợi cho doanh nghiệp. Lợi ích của tín dụng thƣơng mại nhà cung cấp rất lớn, đó là: + Cung cấp tín dụng cho doanh nghiệp hoạt động; + Đàm phán, tự nguyện giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp; + Kết quả đƣa đến nhanh, khi nhà cung cấp biết rõ khách hàng, có thể đánh giá đƣợc khả năng thu hồi nợ, mức độ tín nhiệm, cũng nhƣ những rủi ro có thể gánh chịu. - Về phía doanh nghiệp, tuy đƣợc hƣởng tín dụng của nhà cung cấp
  • 15. 7 nhƣng cũng không nên cho đó là loại hình tín dụng không mất chi phí mà cần kiểm tra, xem xét giá mua chịu hàng hóa có cao quá mức bình thƣờng không? Việc sử dụng tín dụng thƣơng mại của doanh nghiệp cũng phải tính đến chi phí của khoản tín dụng đó, cho nên trong nhiều trƣờng hợp, việc doanh nghiệp có nên sử dụng tín dụng thƣơng mại hay không cần xác định chi phí của các khoản tín dụng thƣơng mại đó. Vay ngắn hạn ngân hàng: Nguồn vốn của ngân hàng thƣơng mại là một nguồn tài trợ đặc biệt cho doanh nghiệp, đó là nguồn tài trợ ngắn hạn, nhƣ nhu cầu vốn lƣu động của doanh nghiệp gia tăng trong hoạt động kinh doanh. Các tổ chức tín dụng có thể cho các doanh nghiệp vay ngắn hạn với thời gian tối đa là 12 tháng. Thời hạn cho vay cụ thể của từng doanh nghiệp đƣợc xác định phù hợp với chu kỳ sản xuất, kinh doanh và khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Lãi suất cho vay là lãi suất thỏa thuận theo cơ chế thị trƣờng và phù hợp với các quy định của ngân hàng Nhà nƣớc, quy định của Luật về các tổ chức tín dụng về lãi suất cho vay khi ký kết hợp đồng tín dụng. Để vay đƣợc nguồn vốn ngắn hạn từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp cần chấp hành đầy đủ các nguyên tắc quy định hiện hành về tín dụng ngắn hạn. Các nguồn tài trợ ngắn hạn khác: Ngoài các nguồn vốn để tài trợ ngắn hạn nêu trên, doanh nghiệp còn có thể sử dụng các nguồn tài trợ khác nhƣ chiết khấu thƣơng phiếu, bán nợ; hoặc để tài trợ nhu cầu tăng vốn lƣu động tạm thời, nhƣ các khoản tiền đặt cọc, tiền ứng trƣớc của khách hàng, các nguồn tài trợ không có bảo đảm khác nhƣ tín dụng thƣ, các khoản cho vay theo từng hợp đồng cụ thể,… Những điểm lợi và bất lợi khi sử dụng nguồn tài trợ ngắn hạn: - Những điểm lợi: + Giúp doanh nghiệp có thể thực hiện dễ dàng, thuận lợi hơn so với sử dụng tín dụng trung và dài hạn. Bởi vì, thông thƣờng các điều kiện cho vay
  • 16. 8 ngắn hạn mà ngân hàng thƣơng mại và các tổ chức tài chính khác đƣa ra đối với doanh nghiệp thƣờng ít khắt khe hơn so với tín dụng trung và dài hạn. + Chi phí sử dụng tín dụng ngắn hạn thƣờng thấp hơn so với sử dụng tín dụng trung và dài hạn. + Sử dụng tín dụng ngắn hạn giúp cho doanh nghiệp có thể dễ dàng, linh hoạt điều chỉnh hơn cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp. - Những điểm bất lợi: + Doanh nghiệp phải chịu rủi ro lãi suất cao hơn, bởi lẽ lãi suất tín dụng ngắn hạn biến động nhiều hơn so với lãi suất dài hạn. + Rủi ro vỡ nợ ở mức cao hơn: Sử dụng tín dụng ngắn hạn đòi hỏi doangh nghiệp phải có nghĩa vụ thanh toán lãi vay và hoàn trả vốn gốc trong một thời gian ngắn, nếu tình hình kinh doanh gặp khó khăn, doanh nghiệp dễ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Việc sử dụng quá nhiều tín dụng ngắn hạn dễ dẫn đến tình trạng tài chính của doanh nghiệp căng thẳng, nhất là đối với một số doanh nghiệp trong tình trạng sử dụng cả nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn. 1.1.1.2. Nguồn tài trợ dài hạn: Nguồn tài trợ bên trong: - Lợi nhuận giữ lại để tái đầu tƣ: Hàng năm các doanh nghiệp có thể sử dụng một phần lợi nhuận sau thuế để bổ sung tăng vốn, tự đáp ứng nhu cầu đầu tƣ tăng trƣởng của doanh nghiệp. - Nguồn khấu hao tài sản cố định: Tiền trích khấu hao tài sản cố định (TSCĐ) chủ yếu dùng để tái sản xuất giản đơn TSCĐ. Tuy nhiên do thời gian sử dụng của các TSCĐ thƣờng rất dài, phải sau nhiều năm mới cần thay thế đổi mới; trong khi hàng năm doanh nghiệp đều tính khấu hao và tiền khấu khao đƣợc tích lũy lại. Vì vậy, trong khi chƣa có nhu cầu thay thế TSCĐ cũ, các doanh nghiệp có thể sử dụng số tiền khấu hao đó để đáp ứng nhu cầu đầu tƣ tăng trƣởng của mình.
  • 17. 9 - Ngoài hai nguồn kể trên, các doanh nghiệp còn có thể huy động một số nguồn vốn bên trong khác, nhƣ tiền nhƣợng bán tài sản vật tƣ không cần dùng, hoặc khoản thu nhập ròng về thanh lý tài sản cố định để đáp ứng nhu cầu nguồn vốn đầu tƣ dài hạn của mình. Nguồn vốn cổ phần thƣờng: - Cổ phiếu thƣờng và việc huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu thƣờng + Công ty cổ phần là loại doanh nghiệp góp vốn, trong đó số vốn điều lệ của công ty đƣợc chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần. Số vốn chủ sở hữu ban đầu của công ty cổ phần đƣợc hình thành qua việc phát hành cổ phiếu. Việc góp vốn cổ phần đƣợc thực hiện dƣới hình thức mua cổ phiếu. Ngƣời nắm giữ cổ phiếu đƣợc gọi là cổ đông. Nhƣ vậy, cổ đông là chủ sở hữu của Công ty cổ phần. + Cổ phiếu là chứng chỉ thể hiện quyền sở hữu của cổ đông trong công ty cổ phần và cho phép cổ đông đƣợc hƣởng những quyền lợi của công ty. Đối với công ty cổ phần, cổ phiếu là phƣơng tiện để hình thành vốn chủ sở hữu ban đầu và cũng là phƣơng tiện để huy động tăng thêm vốn chủ sở hữu. + Trên các góc độ khác nhau, có thể phân biệt các loại cổ phiếu của công ty cổ phần: Dựa vào tình hình phát hành và lƣu hành, cổ phiếu của công ty cổ phần có thể phân biệt: Cổ phiếu đƣợc phép phát hành, cổ phiếu phát hành, cổ phiếu lƣu hành và cổ phiếu quỹ. Dựa vào hình thức cổ phiếu có thể phân biệt: Cổ phiếu ghi tên (hữu danh) và cổ phiếu không ghi tên (vô danh). Dựa vào quyền lợi mà cổ phiếu mang lại cho ngƣời nắm giữ có thể phân biệt cổ phiếu thƣờng (cổ phiếu phổ thông) và cổ phiếu ƣu đãi. + Các hình thức phát hành thêm cổ phiếu thƣờng mới để huy động tăng vốn: Phát hành cổ phiếu mới với việc dành quyền ƣu tiên mua cho các cổ đông hiện hành.
  • 18. 10 Phát hành rộng rãi cổ phiếu mới ra công chúng. Phát hành cổ phiếu mới bằng việc chào bán cho ngƣời thứ ba. - Những điểm lợi chủ yếu của việc phát hành cổ phiếu thƣờng: + Giúp công ty tăng đƣợc vốn đầu tƣ dài hạn, nhƣng công ty không có nghĩa vụ bắt buộc phải trả lợi tức cố định nhƣ sử dụng vốn vay. + Làm tăng thêm vốn chủ sở hữu của công ty, từ đó làm giảm hệ số nợ và tăng thêm mức độ vững chắc về tài chính của công ty, trên cơ sở đó càng làm tăng thêm khả năng vay vốn và mức độ tín nhiệm cho doanh nghiệp. + Cổ phiếu thƣờng đƣợc bán ra dễ dàng hơn so với cổ phiếu ƣu đãi và trái phiếu dài hạn. Cổ phiếu thƣờng có thể hấp dẫn một số nhóm các nhà đầu tƣ ở mức lợi tức cao (không bị giới hạn) so với cổ phiếu ƣu đãi và trái phiếu. Mặt khác, đối với nhà đầu tƣ thì cổ phiếu còn tạo ra rào chắn chống tác hại của lạm phát tốt hơn so với cổ phiếu ƣu đãi và trái phiếu. - Những điểm bất lợi chủ yếu của việc phát hành cổ phiếu thƣờng: + Làm tăng thêm cổ đông mới, từ đó phải phân chia quyền biểu quyết, quyền kiểm soát công ty, cũng nhƣ quyền phân phối thu nhập cao cho các cổ đông mới. Điều này có thể gây bất lợi cho các cổ đông hiện hành. + Chi phí phát hành cổ phiếu thƣờng nhƣ hoa hồng cho ngƣời bảo lãnh, chi phí quảng cáo… nói chung cao hơn so với chi phí phát hành cổ phiếu ƣu đãi và trái phiếu. + Theo cách đánh thuế thu nhập doanh nghiệp ở nhiều nƣớc, lợi tức cổ phần không đƣợc tính trừ vào thu nhập chịu thuế, trong khi đó, lợi tức của trái phiếu hay lãi tiền vay đƣợc tính trừ vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp. Điều này làm cho chi phí sử dụng cổ phiếu thƣờng cao hơn nhiều so với chi phí sử dụng trái phiếu. + Việc phát hành thêm cổ phiếu ra công chúng sẽ làm tăng số cổ phiếu đang lƣu hành. Do vậy, nếu nhƣ việc sử dụng vốn đầu tƣ kém hiệu quả, hoặc khi hoạt động kinh doanh của công ty bị sa sút… sẽ có nguy cơ làm sụt giảm thu nhập trên một cổ phần. Điều này sẽ tác động tiêu cực đến giá cổ phiếu của
  • 19. 11 công ty trên thị trƣờng. Nguồn vốn cổ phần ƣu đãi: - Cổ phiếu ƣu đãi là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu trong công ty cổ phần, đồng thời cho phép ngƣời nắm giữ loại cổ phiếu này đƣợc hƣởng một số quyền lợi ƣu đãi hơn so với cổ đông thƣờng. - Cổ phiếu ƣu đãi có những đặc trƣng sau: + Quyền ƣu tiên về cổ tức và thanh toán khi thanh lý công ty: Cổ phiếu ƣu đãi mang lại cho ngƣời nắm giữ nó đƣợc hƣởng một khoản lợi tức cổ phần cố định và đã đƣợc xác định trƣớc, không phụ thuộc vào kết quả hoạt động của công ty. Cổ đông ƣu đãi còn nhận đƣợc cổ tức trƣớc các cổ đông thƣờng. Ngoài ra, khi công ty bị thanh lý hoặc giải thể thì cổ đông ƣu đãi còn đƣợc thanh toán giá trị cổ phiếu của họ trƣớc các cổ đông thƣờng. + Sự tích lũy cổ tức: Phần lớn cổ phiếu ƣu đãi của công ty phát hành đều là cổ phiếu ƣu đãi tích lũy. Nghĩa là, nếu trong một năm nào đó công ty gặp khó khăn trong kinh doanh, thì có thể tuyên bố hoãn trả lợi tức cổ phần ƣu đãi. Số cổ tức đƣợc tích lũy lại, tức là đƣợc cộng dồn lại và chuyển sang kỳ kế tiếp. Số cổ tức này phải đƣợc trả cho cổ đông ƣu đãi trƣớc khi công ty tuyên bố trả cổ tức cho các cổ đông thông thƣờng. + Không đƣợc hƣởng quyền bỏ phiếu (biểu quyết): Cổ đông ƣu đãi thƣờng không đƣợc quyền bỏ phiếu để bầu ra Hội đồng quản trị, cũng nhƣ khi thông qua các vấn đề quan trọng trong quản lý công ty. + Quỹ thanh toán: Một số công ty phát hành cổ phiếu ƣu đãi có điều khoản lập quỹ thanh toán nhằm mỗi năm mua lại và giải phóng một số lƣợng cổ phiếu ƣu đãi theo một tỷ lệ nhất định. + Thời hạn: Cổ phiếu ƣu đãi nói chung không có thời hạn thanh toán vốn gốc. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, một số công ty cổ phần ở các nƣớc phát hành cổ phiếu ƣu đãi với việc lập quỹ thanh toán, do vậy với loại cổ phiếu ƣu đãi này là có thời hạn thanh toán. - Những điểm lợi chủ yếu của việc phát hành cổ phiếu ƣu đãi:
  • 20. 12 + Không bắt buộc phải trả lợi tức cố định đúng hạn + Có khả năng làm tăng lới tức cổ phần thƣờng + Giúp công ty tránh đƣợc việc chia sẻ quyền quản lý và kiểm soát cho các cổ đông mới + Không phải cầm cố, thế chấp tài sản, cũng nhƣ lập quỹ thanh toán vốn gốc. - Những điểm bất lợi chủ yếu của việc phát hành cổ phiếu ƣu đãi: + Lợi tức cổ phiếu ƣu đãi cao hơn lợi tức trái phiếu + Lợi tức cổ phiếu ƣu đãi không đƣợc trừ vào thu nhập chịu thuế của công ty. Nguồn vốn vay dài hạn: Có nhiều hình thức vay dài hạn nhƣ: Vay dài hạn của ngân hàng và các tổ chức tài chính- tín dụng, vay thông qua phát hành trái phiếu, thuê tài chính… Trong đó, vay dài hạn ngân hàng là một trong những nguồn vốn quan trọng nhất, không những đối với sự phát triển của doanh nghiệp, mà còn đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. - Vay dài hạn ngân hàng thƣơng mại và các tổ chức tài chính-tín dụng khác: + Vay dài hạn là một thỏa ƣớc tính dụng dƣới dạng hợp đồng giữa ngƣời vay và ngƣời cho vay (thƣờng là các ngân hàng thƣơng mại, công ty tài chính…) theo đó ngƣời vay có nghĩa vụ hoàn trả khoản tiền vay theo lịch trình đã định. Tùy theo quy định của mỗi nƣớc thì quy định về thời gian đáo hạn của các khoản vay dài hạn cũng khác nhau. Thông thƣờng ngƣời ta quy định các khoản vay có kỳ hạn từ một năm trở lên đƣợc tính là vay trung và dài hạn. Lợi thế của vay dài hạn so với các hình thức tài trợ dài hạn khác là chi phí tài trợ thấp và tính linh hoạt cao hơn. Khi vay tiền, ngƣời vay thƣờng thƣơng lƣợng trực tiếp với nhà tài trợ, do đó chỉ phải chịu một khoản chi phí nhỏ cho các thủ tục tài trợ. + Vay dài hạn thƣờng đƣợc hoàn trả vào những thời hạn định kỳ với
  • 21. 13 những khoản tiền bằng nhau. Đó là sự hoàn trả dần khoản tiền vay, bao gồm cả vốn gốc và lãi trong suốt thời gian diễn ra giao dịch. Tuy nhiên, giao dịch vay mƣợn này cũng rất linh hoạt, ngƣời cho vay có thể thiết lập lịch trả nợ phù hợp với dòng tiền thu nhập của ngƣời vay. + Lãi suất của những khoản vay dài hạn có thể là lãi suất cố định hoặc lãi suất thả nổi tùy theo sự thƣơng lƣợng giữa hai bên. Lãi suất cố định đƣợc áp dụng dựa trên cơ sở mức độ rủi ro và thời lƣợng thời gian đáo hạn, và chúng đƣợc đặt ở mức cao hơn so với lãi suất của những trái phiếu công ty có mức độ rủi ro và thời gian đáo hạn tƣơng tự. Lãi suất thả nổi đƣợc thiết lập dựa trên phần trăm lãi suất cơ bản ổn định cộng với một tỷ lệ phần trăm nào đó tùy thuộc vào mức độ rủi ro có liên quan của giao dịch đó tại thời điểm trả lãi. - Trái phiếu doanh nghiệp + Trái phiếu doanh nghiệp là chứng chỉ vay vốn do doanh nghiệp phát hành thể hiện nghĩa vụ và sự cam kết của doanh nghiệp thanh toán số lợi tức và tiền vay vào những thời hạn xác định cho ngƣời nắm giữ trái phiếu. Doanh nghiệp là ngƣời phát hành và với tƣ cách là ngƣời đi vay. Thông qua việc sử dụng trái phiếu, doanh nghiệp có thể thực hiện vay vốn trung hạn và dài hạn qua thị trƣờng với một khối lƣợng lớn. Ngƣời mua trái phiếu là ngƣời cho vay hay còn gọi là trái chủ. + Trái phiếu doanh nghiệp có nhiều loại, thông thƣờng có thể phân biệt các loại trái phiếu theo các tiêu thức sau đây: Dựa vào hình thức trái phiếu có thể phân biệt trái phiếu ghi tên (hay trái phiếu hữu danh) và trái phiếu không ghi tên (trái phiếu vô danh). Dựa vào lợi tức trái phiếu có thể phân biệt trái phiếu có lãi suất cố định và trái phiếu có lãi suất biến đổi. Dựa vào mức độ đảm bảo thanh toán của ngƣời phát hành có thể phân biệt trái phiếu đảm bảo và trái phiếu không đảm bảo. Dựa vào tính chất của trái phiếu có thể phân biệt trái phiếu thông thƣờng, trái phiếu chuyển đổi, và trái phiếu có quyền mua cổ phiếu.
  • 22. 14 Dựa vào mức độ rủi ro tín dụng của trái phiếu có thể chia trái phiếu doanh nghiệp thành các loại khác nhau thông qua việc đánh giá hệ số tín nhiệm. Dựa vào thời hạn của trái phiếu có thể chia ra trái phiếu dài hạn và trái phiếu ngắn hạn. + Việc phát hành trái phiếu để đáp ứng nhu cầu tăng vốn đầu tƣ dài hạn có những ƣu điểm sau: Một là, lợi tức trái phiếu đƣợc trừ vào thu nhập chịu thuế khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Hai là, lợi tức trái phiếu đƣợc giới hạn ở mức độ nhất định. Ba là, chi phí phát hành trái phiếu thấp hơn so với cổ phiếu thƣờng và cổ phiếu ƣu đãi. Bốn là, chủ sở hữu doanh nghiệp không bị chia sẻ quyền quản lý và kiểm soát doanh nghiệp cho các trái chủ. Năm là, giúp doanh nghiệp chủ động điều chỉnh cơ cấu vốn một cách linh hoạt. + Bên cạnh những điểm lợi kể trên, việc sử dụng trái phiếu cũng có những điểm bất lợi sau: Một là, buộc phải trả lợi tức cố định đúng hạn. Hai là, làm tăng hệ số nợ của doanh nghiệp. Ba là, phải trả nợ gốc đúng kỳ hạn. Bốn là, sử dụng trái phiếu dài hạn là việc sử dụng nợ trong thời gian dài. Năm là, việc sử dụng trái phiếu để tài trợ nhu cầu tăng vốn của doanh nghiệp cũng có những giới hạn nhất định. + Để đi đến quyết định phát hành trái phiếu đáp ứng nhu cầu tăng vốn cần cân nhắc nhiều yếu tố, trong đó cần chú ý các nhân tố chủ yếu sau: Một là, mức độ ổn định của doanh thu và lợi nhuận trong tƣơng lai. Hai là, hệ số nợ hiện tại của doanh nghiệp. Ba là, sự biến động của lãi suất thị trƣờng trong tƣơng lai.
  • 23. 15 Bốn là, yêu cầu giữ nguyên quyền kiểm soát doanh nghiệp của các chủ sở hữu hiện tại. - Thuê tài chính + Thuê tài sản Thuê tài sản là hợp đồng thỏa thuận giữ 2 bên: Ngƣời thuê và ngƣời cho thuê; trong đó: Ngƣời thuê đƣợc quyền sử dụng tài sản trong một thời gian nhất định và phải trả cho ngƣời cho thuê một số tiền tƣơng ứng với thời hạn thuê theo sự thỏa thuận của hai bên theo kỳ hạn định trƣớc. Thuê tài sản có 2 phƣơng thức chủ yếu là thuê vận hành và thuê tài chính. Thuê vận hành hay thuê hoạt động là hình thức thuê ngắn hạn tài sản. Những đặc trƣng chủ yếu của hình thức thuê hoạt động là: Thứ nhất là thời hạn thuê ngắn. Thời hạn thuê hoạt động là rất ngắn so với thời gian sử dụng hữu ích (tuổi thọ kinh tế) của tài sản. Thứ hai là ngƣời cho thuê phải chịu trách nhiệm bảo trì, bảo hiểm, thuế tài sản, cũng nhƣ mọi rủi ro, thiệt hại về tài sản cho thuê. Thứ ba là trong hợp đồng thuê hoạt động thƣờng có điều khoản ngƣời thuê có quyền hủy ngang hợp đồng bằng một thông báo ngắn gửi ngƣời cho thuê về việc chấm dứt hợp đồng thuê, trả lại tài sản trƣớc ngày hết thời hạn hợp đồng. Thứ tƣ là khi kết thúc thời hạn cho thuê, bên cho thuê-chủ sở hữu tài sản có toàn quyền quyết định việc sử dụng tài sản của mình. Thứ năm là số tiền thuê mỗi lần thấp hơn nhiều so với giá trị tài sản thuê, do thời hạn thuê ngắn. + Thuê tài chính Thuê tài chính, còn gọi là thuê vốn là phƣơng thức tài trợ tín dụng trung và dài hạn không thể hủy ngang. Theo phƣơng thức này, ngƣời cho thuê thƣờng mua tài sản, thiết bị theo yêu cầu của ngƣời thuê và nắm giữ quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê. Ngƣời thuê sử dụng tài sản thuê và thanh toán
  • 24. 16 tiền thuê trong suốt thời hạn đã thỏa thuận và không đƣợc hủy bỏ hợp đồng trƣớc hạn. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê đƣợc quyền chuyển quyền sở hữu, mua lại hoạt tiếp tục thuê tài sản đó tùy theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê. Ủy ban tiêu chuẩn kế toán quốc tế (IASC) đã đƣa ra 4 tiêu chuẩn làm cơ sở chung để phân loại và nhận biết các hợp đồng thuê tài sản: Quyền sở hữu tài sản thuê có đƣợc chuyển giao cho ngƣời thuê khi kết thúc hợp đồng không ? nếu có thì đó là giao dịch thuê tài chính. Hợp đồng có quy định quyền chọn mua tài sản thuê khi kết thúc hợp đồng với giá thấp hơn giá trị tài sản thuê tại thời điểm kết thúc hợp đồng không ? nếu có là giao dịch thuê tài chính. Thời gian của hợp đồng thuê có chiếm phần lớn thời gian hữu dụng của tài sản không ? nếu thỏa mãn thì giao dịch thuộc thuê tài chính. Giá trị hiện tại của toàn bộ tiền thuê tối thiểu do ngƣời thuê trả có bằng hoặc lớn hơn giá trị thị trƣờng của tài sản ở thời điểm ký kết hợp đồng không ? nếu có là giao dịch thuê tài chính. Theo các quy định hiện hành, một giao dịch cho thuê tài chính phải thỏa mãn một trong các điều kiện sau: Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hơp đồng, bên thuê đƣợc chuyển quyền sở hữu tài sản thuê, hoặc đƣợc tiếp tục thuê theo sự thỏa thuận của hai bên. Nội dung hợp đồng thuê có quy định: Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê đƣợc quyền lựa chọn mua tài sản thuê theo giá danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản thuê tại thời điểm mua lại. Thời hạn cho thuê của tài sản tối thiểu phải chiếm phần lớn thời gian sử dụng kinh tế của tài sản cho dù không có sự chuyển giao quyền sở hữu. Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu chiếm phần lớn (tƣơng đƣơng) giá trị hợp lý của tài sản thuê.
  • 25. 17 1.1.2. Khái niệm, công thức, lợi ích của đòn bẩy tài chính 1.1.2.1. Khái niệm đòn bẩy tài chính Trong tài chính, đòn bẩy đƣợc định nghĩa là việc doanh nghiệp sử dụng tài sản và nợ có chi phí hoạt động cố định và chi phí tài chính cố định trong nỗ lực gia tăng lợi nhuận tiềm năng cho các cổ đông. Đòn bẩy tài chính liên quan đến sử dụng nợ ( và cổ phần ƣu đãi) có chi phí tài chính cố định. Hoặc đòn bẩy tài chính là thể hiện việc sử dụng vốn vay trong nguồn vốn của doanh nghiệp nhằm hy vọng gia tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu hay thu nhập trên một cổ phần của công ty. Mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính doanh nghiệp đƣợc thể hiện ở hệ số nợ. Doanh nghiệp có hệ số nợ cao thể hiện doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính ở mức độ cao và ngƣợc lại. Đòn bẩy tài chính dùng các chi phí tài chính cố định làm điểm tựa. Khi một doanh nghiệp sử dụng các chi phí tài chính cố định, một thay đổi trong EBIT sẽ đƣợc phóng đại thành một thay đổi tƣơng đối lớn hơn trong thu nhập mỗi cổ phần (EPS). Tác động số nhân này của việc sử dụng các chi phí tài chính cố định đƣợc gọi là độ nghiêng đòn bẩy tài chính. 1.1.2.2. Công thức xác định đòn bẩy tài chính Công thức xác định đòn bẩy tài chính nhƣ sau: ROE = {ROAE + (D/E)x(ROAE – i)} x (1 – t) (Nguồn: Sách “Giáo trình Tài chính doanh nghiệp”) Trong đó: ROE: Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu ROAE : Tỷ suất sinh lời của tài sản hay Tỷ suất lợi nhuận trƣớc lãi vay và thuế trên vốn kinh doanh. D: Vốn vay E: Vốn chủ sở hữu i: Lãi suất vốn vay t: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
  • 26. 18 Qua công thức trên ta thấy: (1-t) là một hằng số, do vậy tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu phụ thuộc vào tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (ROAE), lãi suất vay vốn và mức độ hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu. Có 3 trƣờng hợp đáng chú ý: - Trường hợp 1: Nếu ROAE > i thì DN càng sử dụng nhiều vốn vay càng gia tăng nhanh đƣợc tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu. Trong trƣờng hợp này đòn bẩy tài chính khuyếch đại tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên cũng ẩn chứa nhiều rủi ro tài chính lớn đối với DN. - Trường hợp 2: Nếu ROAE < i thì DN càng sử dụng nhiều vốn vay tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu càng bị sút giảm nhanh so với không sử dụng vốn vay. Trong trƣờng hợp này đòn bẩy tài chính khuyếch đại giảm tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu và rủi ro tài chính càng lớn. - Trường hợp 3: Nếu ROAE = i thì tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu trong tất cả các trƣờng hợp: không sử dụng vốn vay, sử dụng nhiều vốn vay hoặc ít vốn vay cũng sẽ đều bằng nhau và chỉ có sự khác biệt về mức độ rủi ro. 1.1.2.3. Lợi ích của đòn bẩy tài chính - Đòn bẩy tài chính nhằm gia tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu hay thu nhập trên một cổ phần Trong điều kiện bình thƣờng công ty đạt đƣợc tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (ROAE) lớn hơn lãi suất tiền vay thì việc sử dụng đòn bẩy tài chính đã làm gia tăng thu nhập một cổ phần mặc dù cả 2 trƣờng hợp: Không vay vốn và vay vốn đều có lợi nhuận trƣớc lãi vay và thuế là giống nhau. Khi nền kinh tế tăng trƣởng nhanh, công ty đạt đƣợc lợi nhuận trƣớc lãi vay và thuế cao hơn, việc sử dụng đòn bẩy tài chính đã làm cho thu nhập cổ phần của công ty có tốc độ tăng trƣởng cao hơn nhiều so với trƣờng hợp không vay vốn. Nhƣng ngƣợc lại, nếu lợi nhuận trƣớc lãi vay và thuế giảm sút, việc sử dụng đòn bẩy
  • 27. 19 tài chính sẽ làm cho thu nhập một cổ phần giảm sút nhanh hơn và nếu công ty bị thua lỗ thì cổ đông phải gánh chịu sự thua lỗ nặng nề hơn so với trƣờng hợp công ty không sử dụng vốn vay. - Đòn bẩy tài chính có tác động đến chi phí sử dụng vốn và giá cổ phần Khi doanh nghiệp sử dụng vốn vay tức là đã sử dụng đòn bẩy tài chính, lãi tiền vay phải trả đƣợc coi là một khoản chi phí hợp lý và đƣợc khấu trừ vào phần thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp. Khoản tiết kiệm thuế đã khiến cho chi phí sử dụng vốn vay thấp hơn so với sử dụng các nguồn tài trợ khác. Nhìn nhận một cách trực quan thuần túy, dƣờng nhƣ việc sử dụng đòn bẩy tài chính sẽ làm cho chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp giảm đi. Tuy nhiên, tác động của đòn bẩy tài chính đến chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp không hoàn toàn đơn giản nhƣ vậy. Có thể thấy rõ điều này hơn khi xem xét chi phí sử dụng vốn của công ty cổ phần. Đòn bẩy tài chính cũng tác động rất lớn tới giá cổ phiếu của công ty trên thị trƣờng. Việc tác động đó cũng không đơn giản, một chiều. Sử dụng đòn bẩy tài chính trong một mức độ nhất định sẽ làm cho chi phí bình quân sử dụng vốn của công ty giảm thấp đồng thời gia tăng đƣợc thu nhập trên một cổ phần, với các điều kiện khác không thay đổi, khi đó các nhà đầu tƣ sẽ lạc quan trƣớc triển vọng của công ty và xu hƣớng giá cổ phiếu của công ty sẽ tăng lên. Tuy nhiên, nếu sử dụng đòn bẩy quá mức vƣợt qua một giới hạn nhất định sẽ làm cho chi phí sử dụng vốn bình quân của công ty tăng lên đồng thời rủi ro tài chính cũng tăng cao, khi đó giá cổ phiếu của công ty sẽ giảm đi. Ngay cả khi lợi nhuận trƣớc lãi vay và thuế (EBIT) của công ty trƣớc triển vọng lạc quan với EBIT dự kiến đạt đƣợc vƣợt qua điểm hòa vốn EBIT nhƣng nếu việc sử dụng đòn bẩy quá mức, rủi ro tài chính sẽ tăng quá cao, khi đó các nhà đầu tƣ trên thị trƣờng sẽ nhận biết đƣợc mặc dù tỷ suất sinh lời của công ty tăng lên nhƣng không đủ bù đắp đƣợc rủi ro tài chính tăng thêm và các nhà đầu tƣ sẽ phản ứng lại bằng cách ấn định 1 hệ số P/E thấp và sẽ dẫn
  • 28. 20 đến giá cổ phiếu của công ty sẽ sụt giảm cho thu nhập trên một cổ phần của công ty có tăng lên. - Đòn bẩy tài chính giúp doanh nghiệp tăng quy mô vốn Thực tế là hầu hết các doanh nghiệp không thể đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ bằng nguồn vốn góp của chủ sở hữu. Do đó, doanh nghiệp thƣờng phải huy động thêm vốn vay để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, việc huy động vốn vay sẽ giúp doanh nghiệp linh hoạt trong việc điều chỉnh quy mô vốn. Khi nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh giảm thì doanh nghiệp có thể trả lại vốn vay, nhƣng nếu là vốn góp của CSH thì việc hoàn trả sẽ gặp nhiều khó khăn nên sẽ khó để điều chỉnh quy mô vốn linh hoạt. - Đòn bẩy tài chính là công cụ giúp doanh nghiệp điều chỉnh linh hoạt cơ cấu vốn Doanh nghiệp có hiểu biết nhiều về đòn bẩy tài chính để vận dụng nhƣ một công cụ tài chính linh hoạt sẽ sử dụng đòn bẩy tài chính để điều chỉnh cơ cấu vốn dao động quanh cơ cấu vốn tối ƣu. Lợi thế của sử dụng đòn bẩy tài chính là khi không có nhu cầu về vốn có thể trả lại khoản vay để cơ cấu vốn tối ƣu hơn, khác với vốn vay, vốn chủ sở hữu rất khó để điều chỉnh tăng hay giảm nhanh, và quy trình tăng giảm cũng khá phức tạp. 1.2. CƠ CẤU VỐN CỦA DOANH NGHIỆP 1.2.1. Khái niệm Cơ cấu nguồn vốn là thể hiện tỷ trọng của các nguồn vốn trong tổng giá trị nguồn vốn mà doanh nghiệp huy động, sử dụng vào hoạt động kinh doanh. Cơ cấu vốn tối ƣu là một hỗn hợp vốn vay, vốn cổ phần ƣu đãi, vốn chủ sở hữu (bao gồm vốn cổ phần thƣờng và lợi nhuận giữ lại tái đầu tƣ) cho phép tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp. Với một cơ cấu vốn có chi phí sử dụng vốn bình quân đƣợc tối thiểu hóa, tổng giá trị các chứng khoán của doanh nghiệp và vì vậy, giá trị của doanh nghiệp đƣợc tối đa
  • 29. 21 hóa. Do đó, cơ cấu vốn có chi phí sử dụng vốn tối thiểu đƣợc gọi là cơ cấu vốn tối ƣu. Cơ cấu vốn mục tiêu là một sự kết hợp giữa nợ vay, cổ phần ƣu đãi, và cổ phần phổ thông mà công ty hoạch định để huy động thêm vốn. Khi xem xét cơ cấu nguồn vốn của một doanh nghiệp, ngƣời ta thƣờng chú trọng đến mối quan hệ giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trong nguồn vốn của doanh nghiệp. Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp đƣợc thể hiện qua các chỉ tiêu chủ yếu sau: Hệ số nợ = Tổng số nợ Tổng nguồn vốn (hoặc tổng tài sản) Hệ số nợ phản ánh nợ phải trả chiếm bao nhiêu phần trăm trong nguồn vốn của doanh nghiệp hay trong tài sản của doanh nghiệp bao nhiêu phần trăm đƣợc hình thành bằng nguồn nợ phải trả. Hệ số vốn chủ sở hữu = Nguồn vốn chủ sở hữu Tổng nguồn vốn Hệ số này phản ánh vốn chủ sở hữu chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Nhìn tổng thể, nguồn vốn của doanh nghiệp đƣợc hình thành từ hai nguồn: Vốn chủ sở hữu và Nợ phải trả. Do vậy, có thể xác định: Hệ số nợ = 1 – Hệ số vốn chủ sở hữu Và Hệ số vốn chủ sở hữu = 1 - Hệ số nợ Cơ cấu nguồn vốn còn đƣợc phản ánh qua hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu: Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu = Tổng số nợ Vốn chủ sở hữu 1.2.2. Các lý thuyết về cơ cấu vốn ảnh hƣởng đến đòn bẩy tài chính 1.2.2.1. Lý thuyết cơ cấu vốn tối ƣu Cơ cấu nguồn vốn là vấn đề tài chính hết sức quan trọng, các nhà kinh tế đã hình thành nên Lý thuyết cơ cấu nguồn vốn tối ƣu. Trong đó, hai vấn đề
  • 30. 22 đƣợc tập trung xem xét: - Chi phí sử dụng vốn phụ thuộc vào cơ cấu nguồn vốn của công ty; - Tồn tại một cơ cấu nguồn vốn tối ƣu. Do vậy, điểm mấu chốt trong cơ cấu nguồn vốn của công ty là hệ số nợ. Việc hoạch định cơ cấu nguồn vốn đƣợc dựa trên nền tảng nguyên lý đánh đổi rủi ro và lợi nhuận: Sử dụng nhiều nợ hơn làm gia tăng rủi ro của công ty trong việc tìm kiếm lợi nhuận, nhƣng hệ số nợ cao nói chung đƣa đến tỷ suất sinh lời kỳ vọng cao. Rủi ro gia tăng có khuynh hƣớng làm giảm giá cổ phiếu, trong khi đó, tỷ suất sinh lời cao có khuynh hƣớng làm tăng giá cổ phiếu. Vậy, cơ cấu nguồn vốn tối ƣu là cơ cấu nguồn vốn làm cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận, qua đó tối đa hóa đƣợc giá trị công ty hay giá cả cổ phiếu công ty. Từ đó cũng cho thấy, cơ cấu nguồn vốn tối ƣu cũng là cơ cấu nguồn vốn làm tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn bình quân của công ty. Trong thực tế, doanh nghiệp khó có thể xác định một cơ cấu nguồn vốn tối ƣu một cách chính xác. Doanh nghiệp cần dựa trên nguyên lý về cơ cấu nguồn vốn tối ƣu, đồng thời phải cân nhắc giữa yếu tố rủi ro và tỷ suất sinh lời trong điều kiện, hoàn cảnh kinh doanh cụ thể để xác định cơ cấu nguồn vốn mục tiêu của doanh nghiệp. Cơ cấu nguồn vốn mục tiêu có thể thay đổi qua thời gian khi các điều kiện, hoàn cảnh kinh doanh có sự thay đổi đáng kể. Tuy vậy, doanh nghiệp cần phải luôn có cơ cấu nguồn vốn mục tiêu nhất định và việc huy động vốn phải luôn hƣớng tới cơ cấu này. Quyết định về cơ cấu nguồn vốn là vấn đề tài chính hết sức quan trọng của doanh nghiệp bởi lẽ: - Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp là một trong các yếu tố quyết định đến chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp; - Cơ cấu nguồn vốn ảnh hƣởng đến tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu hay thu nhập trên 1 cổ phần và rủi ro tài chính của một doanh nghiệp hay công ty cổ phần. 1.2.2.2. Lý thuyết MM về cơ cấu vốn Lý thuyết cơ cấu vốn hiện đại xuất hiện từ năm 1958, khi giáo sƣ Franco
  • 31. 23 Modigliani và Merton Miller (sau đây gọi tắt là MM) công bố bài báo có ảnh hƣởng lớn nhất đến ngành tài chính. Với các giả định của mình, MM đã chứng minh là giá trị của công ty không bị ảnh hƣởng bởi cơ cấu vốn của công ty. Nói cách khác, kết quả nghiên cứu của MM chỉ ra rằng công ty tài trợ cho hoạt động nhƣ thế nào không quan trọng, do vậy cơ cấu vốn của công ty không ảnh hƣởng đến giá trị công ty. Tuy nhiên, những giả định trong nghiên cứu của MM là không thực tế, do vậy kết quả nghiên cứu này cũng còn những tranh cãi. Sau đây là một phần các giả định của MM: - Không có chi phí hoa hồng trong giao dịch - Không có thuế - Không có chi phí phá sản - Các nhà đầu tƣ có thể vay với cùng mức lãi suất nhƣ các công ty - Tất cả các nhà đầu tƣ có đầy đủ thông tin nhƣ ban giám đốc của công ty về các cơ hội đầu tƣ của công ty - EBIT không bị ảnh hƣởng bởi nợ vay Mặc dù một số giả định này không thực tế, nhƣng kết quả nghiên cứu của MM rất quan trọng. Bằng cách chỉ ra các điều kiện mà cơ cấu vốn không ảnh hƣởng đến giá trị công ty, MM đã cung cấp cho chúng ta những minh chứng về các điều kiện đòi hỏi nào nếu cơ cấu vốn ảnh hƣởng đến giá trị công ty. Nghiên cứu của MM đánh dấu sự bắt đầu của các nghiên cứu về cơ cấu vốn hiện đại và các nghiên cứu sau đó đã tập trung nới lỏng các giẩ định của MM để phát triển lý thuyết về cơ cấu vốn mang tính thực tế hơn. 1.2.2.3. Lý thuyết đánh đổi của đòn bẩy tài chính Lý thuyết đánh đổi: Lý thuyết cơ cấu vốn của công ty cho rằng các công ty đánh đổi lợi ích thuế từ việc tài trợ bằng nợ vay với các vấn đề có nguyên nhân từ khả năng phá sản. - Việc lãi vay phải chi trả là khoản chi phí đƣợc khấu trừ thuế khiến cho chi phí nợ vay rẻ hơn so với cổ phiếu thƣờng hoặc cổ phiếu ƣu đãi. Trong thực tế, chính phủ chi trả một phần chi phí của nợ vay, hay, nói cách khác, nợ vay cung cấp lợi ích từ tấm chắn thuế. Kết quả là, sử dụng nhiều nợ vay hơn
  • 32. 24 làm giảm khoản thuế phải nộp và do vậy lợi nhuận hoạt động (EBIT) của công ty sẽ thuộc về các nhà đầu tƣ nhiều hơn. Yếu tố này đã đƣợc MM trình bày, có khuynh hƣớng làm tăng giá cổ phiếu. Thực vậy, với các giả định của MM, giá của cổ phiếu sẽ đƣợc mức cao nhất tại tỷ lệ nợ vay là 100%. Hình 1.1: Tác động của đòn bẩy tài chính đối với giá cổ phiếu của Bigbee (Ví dụ cổ phiếu Bigbee, xét tại mức giá 20$) (Nguồn: Trang 749 sách Quản trị Tài chính) - Trong thực tế, các công ty có tỷ lệ nợ vay mục tiêu nhỏ hơn tỷ lệ 100% nợ vay, và lý do là hiệu ứng ngƣợc của khả năng phá sản. - Sau đây là một vài điểm ngƣỡng của nợ vay, bên dƣới điểm D1 khả năng phá sản còn thấp và không quan trọng. Tuy nhiên, ngoài điểm D1, chi phí liên quan đến phá sản trở nên quan trọng, và chi phí này bắt đầu bù trừ với lợi ích thuế từ nợ vay. Trong khoảng D1 đến D2, chi phí liên quan đến phá sản làm giảm xuống nhƣng không loại trừ hoàn toàn hết với lợi ích thuế từ nợ vay, do vậy giá cổ phiếu của công ty tiếp tục tăng (nhƣng tỷ lệ tăng giảm dần)
  • 33. 25 cùng với sự gia tăng tỷ lệ nợ vay. Tuy nhiên, ngoài điểm D2, chi phí liên quan đến phá sản vƣợt quá lợi ích từ thuế, do đó từ điểm này trở đi việc gia tăng nợ vay sẽ làm giảm giá cổ phiếu. Do vậy, điểm D2 là cơ cấu vốn tối ƣu, tại đó giá cổ phiếu là lớn nhất. Dĩ nhiên, khoảng D1 đến D2, đối với các công ty khác nhau sẽ khác nhau, tùy thuộc vào rủi ro kinh doanh và chi phí phá sản của các công ty. - Trong khi các lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm ủng hộ hình dạng chung của đƣờng cong trong hình vẽ trên, những hình này chỉ là gần đúng và không chính xác nhƣ đồ thị của một hàm số. Các con số không chính xác hoàn toàn và hình vẽ này dựa trên các điều chỉnh. 1.2.2.4. Lý thuyết phát tín hiệu Một khía cạnh nhiễu khác của lý thuyết cơ cấu vốn đã trình bày ở hình vẽ trên là trong thực tế nhiều công ty lớn và thành công nhƣ Intel và Microsoft sử dụng mức nợ vay ít hơn nhiều nhƣ đã trình bày trong lý thuyết. Điều này dẫn đến sự phát triển của lý thuyết phát tín hiệu. MM đƣa ra “thông tin cân xứng” và “thông tin bất cân xứng”. Thông tin cân xứng: Tình huống mà nhà đầu tƣ và nhà quản lý có cùng thông tin về triển vọng của công ty. Thông tin bất cân xứng: Tình huống mà nhà quản lý có thông tin khác (tốt hơn) về triển vọng của công ty so với nhà đầu tƣ. Chúng ta sẽ dự tính là công ty có triển vọng tốt sẽ tránh việc bán cổ phiếu và, hơn là, việc tăng vốn đòi hỏi bằng cách sử dụng nợ vay mới ngay cả nếu nhƣ việc này có thể sẽ làm tỷ lệ nợ vay vƣợt khỏi mức tỷ lệ mục tiêu. Vì khi công ty bán cổ phiếu, sau đó thu lợi nhuận từ sản phẩm mới bắt đầu có (công ty dự tính trƣớc đƣợc lợi nhuận lớn trƣớc khi đƣa sản phẩm mới của mình ra thị trƣờng), giá cổ phiếu của công ty sẽ tăng lên và những ngƣời mua cổ phiếu mới sẽ trở nên giàu có. Các cổ đông hiện tại (bao gồm cả các nhà quản lý) cũng sẽ giàu có hơn, nhƣng sẽ không bằng trƣờng hợp nếu công ty không bán cổ phiếu trƣớc khi cổ phiếu bắt đầu tăng, bởi vì họ sẽ không phải chia sẻ lợi ích từ sản phẩm mới này cho các cổ đông mới. Ngƣợc lại, một công ty có triển vọng không tốt sẽ muốn tài trợ bằng cổ phiếu,
  • 34. 26 điều này có nghĩa là nhà đầu tƣ mới sẽ chia sẻ những thua lỗ. Là một nhà đầu tƣ thì bạn sẽ hành động nhƣ thế nào? Bạn sẽ nói, “Nếu tôi thấy công ty có kế hoạch bán cổ phiếu mới, điều này làm tôi lo lắng bởi vì tôi biết rằng ban giám đốc không muốn phát hành thêm cổ phiếu nếu triển vọng công ty tốt. Tuy nhiên, ban giám đốc sẽ muốn phát hành thêm cổ phiếu nếu triển vọng công ty không tốt. Do vậy, khi các yếu tố khác không đổi, tôi sẽ hạ giá trị của công ty xuống nếu công ty có kế hoạch phát hành cổ phiếu mới. Nếu bạn trả lời nhƣ vậy, cách nhìn của bạn giống cách nhìn của nhà quản lý danh mục đầu tƣ giỏi. Tóm lại, việc công bố bán cổ phiếu ra bên ngoài được xem là đánh tín hiệu về triển vọng của công ty theo quan điểm của nhà quản lý là không tốt. Kết quả là, khi công ty công bố việc bán cổ phiếu mới, thƣờng là giá cổ phiếu của công ty sẽ bị giảm. Các nghiên cứu thực nghiệm đều cho thấy bằng chứng này. Tín hiệu: Hành động của ban quản lý công ty đƣa ra nhằm cung cấp cho các nhà đầu tƣ nhận định của ban quản lý về triển vọng của công ty nhƣ thế nào. Vậy những hàm ý của tất cả các vần đề này đối với quyết định cơ cấu vốn là gì? Phát hành cổ phiếu cho thấy dấu hiệu không tốt và do vậy thƣờng làm giảm giá cổ phiếu, trong điều kiện bình thƣờng, dù cho triển vọng của công ty là tốt thì công ty nên đảm bảo duy trì khả năng vay mượn để có thể sử dụng trong trƣờng hợp có cơ hội đầu tƣ tốt. Điều này có nghĩa, trong điều kiện bình thƣờng, công ty nên sử dụng nhiều vốn chủ sở hữu hơn và ít nợ vay hơn những gì đã đƣợc đề ra bởi lợi ích thuế/chi phí phá sản mà mô hình đánh đổi đã đƣợc trình bày ở trên. Duy trì khả năng vay mƣợn: Khả năng vay mƣợn tiền với chi phí hợp lý khi các cơ hội đầu tƣ tốt tăng lên. Các công ty thƣờng sử dụng ít nợ hơn theo mức xác định của MM về cơ cấu vốn tối ƣu trong thời kỳ “bình thƣờng” nhằm đảm bảo rằng họ có thể vay nợ sau khi cần thiết.
  • 35. 27 1.2.3. Lựa chọn công cụ tài chính phù hợp Tính linh hoạt tài chính Tính linh hoạt tài chính là cần phải làm sao để cho quyết định ngày hôm nay không hủy hoại các lựa chọn phƣơng thức huy động vốn trong tƣơng lai. Xét ở trƣờng hợp tăng trƣởng, một công ty có năng lực siêu phàm là luôn luôn có khả năng huy động nợ vay hoặc vốn CSH với những điều khoản chấp nhận đƣợc, thì việc ra quyết định tài chính là điều đơn giản. Khi đó, công ty chỉ cần chọn ra cấu trúc vốn đã định trƣớc trên cơ sở xem xét việc đánh đổi giữa rủi ro và suất sinh lời trong dài hạn. Và rồi dựa trên cấu trúc tài chính (nợ và vốn) đã xác định đó để quyết định cấu trúc vốn hiện tại sao cho phù hợp với mục tiêu đã định. Do đó, nếu tỷ lệ nợ so với vốn CSH đang còn thấp thì phƣơng thức huy động bằng nợ dĩ nhiên là sẽ đƣợc lựa chọn trừ phi vốn CSH đang sẵn sang với các điều kiện huy động hấp dẫn bất ngờ. Ngƣợc lại, nếu việc tiếp cận đƣợc thị trƣờng tài chính là không có gì đảm bảo, thì việc ra quyết định tài chính trở nên phức tạp hơn nhiều. Khi đó, công ty không chỉ lo lắng về các mục tiêu dài hạn mà còn phải xem quyết định ngày hôm nay sẽ ảnh hƣởng ra sao tới việc tiếp cận thị trƣờng tài chính trong tƣơng lai của công ty. Xét trƣờng hợp công ty với thị phần khá lớn và ổn định, chúng ta có thể yên tâm về hoạt động kinh doanh của công ty trong các năm tới. Nếu công ty phát hành trái phiếu (vay nợ) thời điểm hiện tại sẽ trở thành “chặn trên”. Có nghĩa là công ty có thể sẽ không thể huy động thêm đƣợc một khối lƣợng nợ vay đáng kể nào mà không phải tăng thêm vốn CSH. Khi bị chặn trên, nghĩa là trong các năm tới, công ty sẽ thấy hoàn toàn phụ thuộc vào thị trƣờng vốn CSH trƣớc bất cứ nhu cầu vốn nào mà cần bổ sung từ bên ngoài. Đây là một vị thế đầy rủi ro, bởi vì nếu vốn CSH là không có sẵn với giá phát hành chấp nhận đƣợc thì công ty phải bỏ qua nhiều các cơ hội đầu tƣ hấp dẫn do thiếu tiền mặt. Điều này có thể sẽ trở thành một cái giá quá đắt mà công ty phải trả. Do thiếu khả năng thực hiện các dự án đầu tƣ hấp dẫn sẽ dẫn đến việc mất vị thế thị trƣờng trong dài hạn.
  • 36. 28 Tín hiệu thị trƣờng Nhiều nghiên cứu cho thấy, các phản ứng của thị trƣờng chứng khoán đối với các thông báo khác nhau của công ty về các phƣơng thức huy động vốn. Kết quả cho biết thị trƣờng đã phản ứng, thể hiện qua giá cổ phiếu giảm khi công ty thông báo phát hành cổ phiếu mới. Trƣớc hết, có thể thấy việc phát hành cổ phiếu mới gây ra một khoản mất mát thƣờng xuyên đối với các cổ động hiện tại do giá giảm. Nhƣng lƣu ý rằng, việc công bố về phát hành cổ phiếu mới cũng có hai trƣờng hợp. Nếu công bố của công ty nhằm mục đích mua lại một số cổ phiếu thì lại làm cho giá cổ phiếu sẽ tăng lên đáng kể. Tại sao giá cổ phiếu lại có phản ứng nhƣ vậy ? Không một ai biết chắc cả, nhƣng có nhiều giả thuyết và nhiều lý giải khác nhau đã đƣợc đƣa ra. Nó đƣợc nhận định bởi các nhà quản trị và những ngƣời hoạt động thực tế trên thị trƣờng chứng khoán. Họ cho rằng nguyên nhân của phản ứng giảm giá là do cổ phiếu đã bị suy vi, nhƣ một sự giảm đi về chất. Theo lý luận này, việc phát hành cổ phiếu mới đã chia cắt miếng bánh công ty thành nhiều phần nhỏ hơn và làm giảm độ lớn của miếng bánh đang đƣợc sở hữu của các cổ đông hiện tại. Do đó, theo lẽ tự nhiên, các cổ đông đang sở hữu các cổ phiếu hiện hành sẽ có giá trị thấp hơn. Ngƣợc lại, khi công ty mua lại cổ phiếu thì các cổ đông đang sở hữu các cổ phiếu hiện hành sẽ sở hữu miếng bánh công ty to hơn và do đó giá cổ phiếu sẽ lên. Tín hiệu từ thị trƣờng đƣợc thể hiện bởi thông báo mua lại cổ phiếu lại là vấn đề ngƣợc lại. Các nhà quản trị công ty lạc quan về tƣơng lai phát triển của công ty và nhận thấy rằng giá hiện tại của cổ phiếu là quá thấp, đến nỗi việc mua lại cổ phiếu nhƣ một món hời không cƣỡng lại đƣợc. Nên thông báo mua vào cổ phiếu sẽ là tín hiệu báo điềm lành cho các nhà đầu tƣ, và vì vậy giá cổ phiếu sẽ lên. Không biết lý luận nào sẽ đƣợc ƣa thích hơn nhƣng phản ứng thị trƣờng là có thật: tích cực và tiêu cực.
  • 37. 29 Quyết định tài chính và tăng trƣởng bền vững Chúng ta cũng thảo luận rằng, quyết định tài chính phải duy trì đƣợc tính linh hoạt tài chính và dự đoán tác động ảnh hƣởng lên giá cổ phiếu. Liên quan tới tính linh hoạt về tài chính mà chủ yếu là phƣơng thức huy động bằng vốn CSH, hay liên quan tới giá cổ phiếu là phƣơng thức huy động bằng nợ vay. Vậy thì, làm thế nào các nhà quản trị công ty xoay sở để duy trì sự cân bằng giữa các vấn đề trái ngƣợc nhau nhƣ vậy? Câu trả lời là, quyết định tài chính cần phải đặt trong bối cảnh của quản lý tăng trƣởng. Khi một công ty có khả năng hay không muốn phát hành cổ phiếu mới, thì tốc độ tăng trƣởng bền vững của nó là: G* = P x R x A x T Trong đó, P, R, A, T lần lƣợt là: hệ số lãi ròng; tỷ lệ lợi nhuận giữ lại; số vòng quay tài sản và đòn bẩy tài chính. Trong phƣơng trình này, P và A đƣợc quyết định bởi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thách thức tài chính là chính sách cổ tức thể hiện qua R, và chiến lƣợc huy động vốn thể hiện qua T. Từ điều này dẫn đến hai chiến lƣợc tài chính khác biệt nhau tùy thuộc vào tốc độ tăng trƣởng bền vững của công ty là cao hơn hay thấp hơn so với tốc độ tăng trƣởng mong muốn. Sự thận trọng Các công ty có tốc độ tăng trƣởng cao hơn tốc độ tăng trƣởng bền vững sẽ phải đƣơng đầu với thách thức kép là làm sao duy trì tính linh hoạt về tài chính, và ở mức độ có thể, cần tránh các tín hiệu tiêu cực từ thị trƣờng do việc thông báo phát hành cổ phiếu mới. Sau đây là một số chính sách đề nghị: + Duy trì hệ số đòn bẩy tài chính thận trọng mặc dù khả năng vay mƣợn còn thừa, nhƣ vậy sẽ bảo đảm sự liên tục trong quá trình tiếp cận các thị trƣờng tài chính. + Thực hiện tỷ lệ chi trả cổ tức khiêm tốn để công ty có khả năng huy động phần lớn lợi nhuận vào công ty phát triển nội bộ của mình. + Sử dụng các loại chứng khoán ngắn hạn, có thể mua bán nhanh và
  • 38. 30 khả năng vay mƣợn còn thừa chƣa sử dụng tới nhƣ là các công cụ có tính thanh khoản tạm thời để cung cấp tài chính trong một số năm đầu khi mà nhu cầu đầu tƣ lớn hơn. + Nếu huy động tài chính bên ngoài là cần thiết thì chỉ vay nợ khi kết cục của hệ số đòn bẩy tài chính không đe dọa đến tính linh hoạt về tài chính. + Phát hành các cổ phiếu mới hoặc làm giảm tốc độ tăng trƣởng chỉ đƣợc áp dụng nhƣ là những giải pháp cuối cùng sau khi tất cả các biện pháp khác tỏ ra vô hiệu. Sự mạo hiểm Ngƣời ta thƣờng nói : “có gan thì làm giàu”. Theo lẽ tự nhiên, các công ty có tốc độ tăng trƣởng thấp, ổn định sẽ dễ dàng hơn trong các quyết định về tài chính. Loại công ty này chỉ có khó khăn lớn nhất là sự xắp xếp dòng ngân lƣu từ hoạt động kinh doanh đang dƣ thừa. Những vấn đề về tính linh hoạt tài chính và tín hiệu thị trƣờng là yếu tố bên ngoài không đáng kể. Tuy nhiên, không chỉ là loại bỏ vấn đề rắc rối từ bên ngoài, mà tình hình này đã tạo ra một cơ hội để một số công ty có thể tận dụng và thành công. Thực tế là công việc kinh doanh ít có cơ hội đầu tƣ hấp dẫn nên việc tìm kiếm giá trị thặng dƣ mới cho các cổ đông sẽ đƣợc thông qua việc sử dụng các phƣơng thức huy động vốn bằng nợ vay. Sử dụng dòng ngân lƣu mạnh từ hoạt động kinh doanh của công ty nhƣ là mãnh lực để thu hút các nhà cho vay, và sử dụng chúng để tiến hành mua lại cổ phiếu. Một chiến lƣợc nhƣ vậy hứa hẹn ít nhất ba nguồn tiền có khả năng thanh toán cho các cổ đông. Thứ nhất, gia tăng lợi ích từ lá chắn thuế của lãi vay, do số tiền nộp thuế ít đi, tiền giữ lại cho đầu tƣ (cổ đông) sẽ nhiều hơn. Thứ hai, việc thông báo mua vào cổ phiếu sẽ tạo ra một tín hiệu thị trƣờng tích cức, có thể làm giá cổ phiếu tăng. Thứ ba, đòn bẩy tài chính cao có thể sẽ cải thiện đáng kể sự tích cực trong điều hành quản lý. Đặc biệt, gánh nặng tài chính sẽ đặt lên vai các nhà quản trị trách nhiệm thanh toán các khoản lãi vay và nợ gốc vay lớn hơn, hoặc phải đối diện với nguy cơ phá sản. Điều này giống nhƣ cách dồn các nhà quản
  • 39. 31 trị ở thế dựa lƣng vào tƣờng để họ quản lý chặt chẽ dòng ngân lƣu của công ty. 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI CƠ CẤU VỐN CỦA DOANH NGHIỆP 1.3.1. Các nhân tố khách quan 1.3.1.1. Các tiêu chuẩn ngành Một số nghiên cứu cho thấy cơ cấu vốn giữa các ngành công nghiệp khác nhau rất nhiều. Các nhà phân tích tài chính, các ngân hàng đầu tƣ, các cơ quan xếp hạng trái phiếu, các nhà đầu tƣ cổ phần thƣờng và các ngân hàng thƣơng mại thƣờng so sánh rủi ro tài chính của doanh nghiệp, đo lƣờng bởi các tỷ số khả năng thành toán lãi vay, khả năng thanh toán chi phí tài chính cố định và tỷ lệ đòn bẩy, với các tiêu chuẩn hay định mức của ngành hoạt động. Nói chung, các doanh nghiệp có khuynh hƣớng tập trung sát tỷ lệ nợ của ngành, có thể phản ánh sự kiện là phần lớn rủi ro kinh doanh mà một doanh nghiệp gặp phải là do ngành hoạt động ấn định. Một số doanh nghiệp chấp nhận cơ cấu vốn khác biệt lớn hơn với mức bình quân ngành sẽ phải thuyết phục các thị trƣờng tài chính là rủi ro kinh doanh của mình cũng sẽ khác biệt đáng kể với rủi ro của một doanh nghiệp trung bình trong ngành để đảm bảo cho cơ cấu vốn khác biệt này. Tóm lại, các nghiên cứu về tác động của ngành hoạt động đối với cơ cấu vốn thƣờng đi tới kết luận là có một cơ cấu vốn tối ƣu cho các doanh nghiệp cá thể. Thị trƣờng sẽ tƣởng thƣởng cho các doanh nghiệp đạt đƣợc cơ cấu vốn này. 1.3.1.2 . Thuế Lãi vay là chi phí đƣợc khấu trừ, và khoản giảm trừ này rất có giá trị với các công ty có thuế thu nhập cao. Do vậy, công ty có mức thuế thu nhập cao sẽ có lợi thế về nợ nhiều hơn. 1.3.1.3 . Điều kiện Thị trƣờng của doanh nghiệp Điều kiện trên thị trƣờng tài chính gặp khó khăn trong cả dài hạn và ngắn hạn sẽ có tác động quan trọng lên cơ cấu vốn tối ƣu. Ví dụ, trong giai
  • 40. 32 đoạn khó khăn của thị trƣờng tài chính, các doanh nghiệp đƣợc xếp hạng tín nhiệm thấp sẽ khó để vay vốn dài hạn, do đó khi cần vốn buộc họ phải tìm đến thị trƣờng cổ phiếu hay thị trƣờng tín dụng ngắn hạn bất kể cơ cấu vốn mục tiêu của công ty là nhƣ thế nào. 1.3.1.4 . Các đòi hỏi của nhà cho vay và cơ quan xếp hạng tín nhiệm Các nhà cho vay và các cơ quan xếp hạng dụng thƣờng định ra các giới hạn cho việc chọn lựa cơ cấu vốn của doanh nghiệp nhƣ là một điều kiện để cung cấp tín dụng hay duy trì xếp hạng của trái phiếu hoặc cổ phần ƣu đãi. Ví dụ các ngân hàng thƣờng giới hạn hệ số nợ để cho vay, xếp hạng tín dụng để quyết định cho vay mới. 1.3.2. Các nhân tố chủ quan 1.3.2.1 . Sự ổn định của doanh thu Một công ty có doanh thu tƣơng đối ổn định có thể sử dụng nhiều nợ vay hơn và chi trả đƣợc các khoản cố định lớn hơn các công ty có doanh thu không ổn định. Các công ty công ích có lịch sử sử dụng nhiều đòn bẩy tài chính hơn các công ty trong ngành công nghiệp bởi vì sự ổn định về cầu sản phẩm của họ. 1.3.2.2 . Cấu trúc tài sản Các công ty có tài sản thích hợp nhƣ là khoản đảm bảo cho nợ vay sẽ có khuynh hƣớng sử dụng nhiều nợ vay hơn. Các tài sản có thể sử dụng cho nhiều ngành là một khoản thế chấp tốt, trong khi đó các tài sản chuyên dụng thì lại không nhƣ vậy. Do đó, các công ty bất động sản thƣờng có đòn bẩy tài chính cao, trong khi đó các công ty trong lĩnh vực nghiên cứu công nghệ thì lại không. 1.3.2.3 . Tốc độ tăng trƣởng Khi các yếu tố khác giống nhau, các công ty có tốc độ tăng trƣởng nhanh hơn phải dựa nhiều vào nguồn vốn bên ngoài. Hơn nữa, do chi phí phát hành trong việc bán cổ phiếu tốn nhiều hơn chi phí phát hành nợ vay, điều này khuyến khích các công ty tăng trƣởng nhanh sử dụng nhiều nợ vay hơn. Tuy nhiên, trong khi đó, các công ty thƣờng đối mặt với sự bất ổn cao hơn có
  • 41. 33 khuynh hƣớng giảm mức độ sẵn sang sử dụng nợ vay. 1.3.2.4. Lợi nhuận Trong thực tế thƣờng thấy là các công ty có tỷ suất lợi nhuận cao sử dụng rất ít nợ vay. Mặc dù chƣa có lý thuyết nào làm rõ điều này cả, một cách giải thích thực tế là các công ty có lợi nhuận cao nhƣ Intel, Microsoft và Coca-Cola đơn giản không cần tài trợ nhiều bằng nợ. Với tỷ suất lợi nhuận cao nhƣ vậy cho phép các công ty này tài trợ cho các hoạt động của mình bằng nguồn vốn nội sinh của mình. 1.3.2.5. Kiểm soát Tác động của nợ vay và vốn chủ sở hữu đối với việc kiểm soát vị trí của ban giám đốc có thể ảnh hƣởng đến cơ cấu vốn. Nếu ban giám đốc hiện tại kiểm soát quyền biểu quyết (nhiều hơn 50% số cổ phiếu) nhƣng không ở vị trí mua để mua thêm cổ phiếu, công ty có thể chọn nợ vay cho khoản tài trợ mới. Trong bất kỳ tình huống nào, nếu ban giám đốc thấy không an toàn, họ sẽ xem xét đến việc duy trì kiểm soát. 1.3.2.6. Tác động của tín hiệu Khi doanh nghiệp phát hành chứng khoán mới, sự kiện này có thể đƣợc coi là đang cung cấp một tín hiệu cho thị trƣờng tài chính về viễn cảnh tƣơng lai của doanh nghiệp hay các hoạt động tƣơng lai do các giám đốc của doanh nghiệp hoạch định. Nói chung, các nghiên cứu về thay đổi cơ cấu vốn đều cho rằng các cung ứng chứng khoán mới đƣa tới các đáp ứng giá chứng khoán giảm. Việc mua lại cổ phần thƣờng là sẽ đƣa tới các lợi nhuận đƣợc công bố dƣơng lớn từ cổ phần thƣờng của doanh nghiệp. Các hành động làm tăng đòn bẩy tài chính thƣờng gắn với thu nhập cổ phần dƣơng và các hành động làm giảm đòn bẩy tài chính gắn với thu nhập cổ phần âm. Kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu về thay đổi cấu trúc vốn luôn luôn nhất quán với các tác động trực tiếp của thay đổi, chẳng hạn nhƣ các lợi ích của lá chắn thuế lớn hơn, và với cả các tác động thông tin gián tiếp. Vì vậy, khi một doanh nghiệp thực hiện quyết định thay đổi về cấu trúc vốn, doanh nghiệp phải chú ý đến tín hiệu có thể có về các viễn cảnh thu nhập tƣơng lai và hiện tại của doanh nghiệp cũng nhƣ các dự định của các giám đốc mà giao dịch đƣợc đề xuất sẽ chuyển đến
  • 42. 34 thị trƣờng. 1.3.2.7. Tác động của ƣu tiên quản trị Lý thuyết trật tự phân hạng Myers đã cho rằng có thể không có một cơ cấu vốn mục tiêu riêng. Lý thuyết này hàm ý rằng các doanh nghiệp thích tài trợ nội bộ hơn. Myers lập luận rằng các giám đốc điều chỉnh tỷ lệ chi trả cổ tức để tránh việc bán cổ phần thƣờng ra bên ngoài trong khi tránh các thay đổi lớn trong số lƣợng cổ phần. Nếu cần phải có tài trợ từ bên ngoài, Myers cho rằng các chứng khoán an toàn nhất nên đƣợc phát hành trƣớc. Cụ thể nợ thƣờng là chứng khoán đầu tiên đƣợc phát hành và vốn cổ phần bán ra bên ngoài là giải pháp cuối cùng. Ƣu tiên cho tài trợ nội bộ dựa trên ƣớc muốn tránh các biện pháp kỷ luật và giám sát sẽ xảy ra khi bán chứng khoán mới ra công chúng. Ngoài ra, Myers lập luận rằng trật tự phân hạng tài trợ có thể phản ánh các chi phí phát hành tƣơng đối cho nhiều loại chứng khoán khác nhau. Lý thuyết trật tự phân hạng giúp giải thích tại sao các doanh nghiệp sinh lợi cao thƣờng có tỷ lệ nợ thấp. 1.3.2.8. Các hàm ý về quản trị của lý thuyết cấu trúc vốn Quyết định cơ cấu vốn là một trong những quyết định trong tâm quan trọng mà các giám đốc tài chính phải quan tâm. Trƣớc hết, hầu nhƣ chắc chắn rằng các thay đổi trong cơ cấu vốn sẽ đƣa đến các thay đổi trong giá trị thị trƣờng của doanh nghiệp. Thứ hai, lợi ích của là chắn thuế từ nợ đƣa đến giá trị doanh nghiệp gia tăng. Thứ ba, cơ cấu vốn tối tƣu chịu ảnh hƣởng nặng nề bởi rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp. Thứ tƣ, khi các giám đốc thực hiện các thay đổi hiển hiện trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp, các hành động này sẽ chuyển các thông tin quan trọng đến các nhà đầu tƣ. 1.3.2.9. Các vấn đề đạo đức: Tác động của mua lại bằng vốn vay đối với cổ đông. Trƣờng hợp các chủ nợ chuyển vốn vay thành vốn chủ sở hữu (hay mua lại doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất) làm thay đổi lớn về cơ cấu vốn. Việc mua lại bằng vốn vay đặt ra các vấn đề đạo đức quan trọng. Các quyền lợi có tính cạnh tranh của cổ đông sẽ đƣợc giải quyết nhƣ thế nào trong các mua lịa bằng vốn vay và trong các giao dịch tài chính quan trọng khác ? Tuy nhiên,
  • 43. 35 các câu hỏi này ít khi có đƣợc các câu trả lời đơn giản. Một vài vấn đề càn xem xét khi thảo luận về tính đạo đức của các mua lại bằng vốn vay: + Có phải duy trì số lƣợng nhân viên và các cơ sở hoạt động không hiệu quả làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác là vì lợi ích lâu dài của nhân viên không ? + Trong các giao dịch mua lại bằng vốn vay, các trái chủ có thực sự bị thiệt hại, khi tính đến các điều khoản bảo vệ trong hợp đồng ký kết lúc họ mua lại trái phiếu với mối liên hệ giữa lợi tức trái phiếu và thỏa hiệp bảo vệ không ? 1.3.2.10. Sự không thích rủi ro của cấp quản lý Việc nhà quản lý có sẵn lòng chấp nhận rủi ro hay không thƣờng có tác động lớn đến cấu trúc vốn mà doanh nghiệp lựa chọn. Một vài giám đốc chấp nhận các cơ cấu vốn có nhiều rủi ro một cách khác thƣờng hay có mức rủi ro thấp một cách khác thƣờng. Khi một cơ cấu vốn dƣới tối ƣu đƣợc chọn, thị trƣờng tài chính sẽ tác động không tốt vì hành động (lựa chọn) này.
  • 44. 36 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIMECO 2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VIMECO 2.1.1. Khái quát về Công ty Công ty Cổ phần VIMECO, tên giao dịch là VIMECO JOINT STOCK COMPANY, gọi tắt là "Công ty", tiền thân là Công ty Cơ giới và Lắp máy đƣợc thành lập theo quyết định số179/BXD-TCLĐ ngày 24/03/1997 của Bộ trƣởng Bộ Xây dựng. Là Doanh nghiệp Hạng I, thành viên thuộc Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam – VINACONEX. Từ ngày 06/12/2002 Công ty Cơ giới và Lắp máy đƣợc chuyển thành Công ty Cổ phần Cơ giới lắp máy và Xây dựng theo quyết định số1485/QĐ-BXD ngày 07/11/2002 của Bộ trƣởng Bộ Xây dựng và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần số 0103001651 do Sở Kế hoạch và Đầu tƣ Thành phố Hà Nội cấp. Công ty có 08 lần thay đổi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Theo Giấy phép đăng ký kinh doanh Công ty Cổ phần thay đổi lần thứ 8 do Sở Kế hoạch Đầu tƣ thành phố Hà Nội cấp ngày 23 tháng 05 năm 2008 Công ty Cổ phần Cơ giới lắp máy và Xây dựng đƣợc đổi tên thành Công ty Cổ phần VIMECO. Vốn điều lệ theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là 65.000.000.000 đồng (Sáu mƣơi lăm tỷ đồng). Trong đó: Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) 33.409.000.000 đồng (chiếm 51,4%), các cổ đông khác góp là 31.591.000.000 đồng (chiếm 48,6%). Ngày 11/12/2006, Cổ phiếu của Công ty chính thức đƣợc niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội với mã chứng khoán là VMC, đánh dấu một bƣớc tiến mới trong quá trình hội nhập vào thị trƣờng tài chính trong
  • 45. 37 nƣớc cũng nhƣ quốc tế. Trụ sở của Công ty đặt tại Lô E9, đƣờng Phạm Hùng, phƣờng Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Công ty có 2 chi nhánh: Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh và Chi nhánh Bình Dƣơng. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty Công ty Cổ phần Vimeco là công ty cổ phần trong đó vốn Nhà nƣớc (do Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam làm chủ quản) chiếm 51% vốn điều lệ. Công ty Vimeco là một Công ty đa ngành nghề, trong đó nhiều ngành nghề khép kín thành quy trình tự cung tự cấp, hỗ trợ nhau. Do đó, cơ cấu tổ chức cũng đƣợc sắp xếp thành nhiều phòng ban chức năng, nhiều đơn vị thành viên và phụ thuộc để nâng cao hiệu quả cho việc quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh. Các đơn vị trực thuộc: - Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh - Chi nhánh Bình Dƣơng Các đơn vị thành viên: - Công ty Cổ phần Vimeco Cơ khí và Thƣơng mại M&T - Trƣờng mầm non Vimeco - Trạm sản xuất bê tông thƣơng phẩm - Trạm nghiền sàng đá Hà Nam - Trạm nghiền sàng đá Đồng Vỡ - Xƣởng sửa chữa cơ khí Ngọc Hồi
  • 46. 38 Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của Công ty Cổ phần Vimeco (Nguồn: Website “http://vimeco.com.vn) Các bộ phận lãnh đạo và phòng ban của Công ty: - Đại hội đồng cổ đông Gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Đại hội đồng cổ đông có nhiệm vụ thông qua định hƣớng phát triển của công ty; quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại
  • 47. 39 đƣợc quyền chào bán, quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần; thông qua báo cáo tài chính hàng năm,… - Hội đồng quản trị Là nhóm ngƣời đại diện cho Hội đồng cổ đông của Công ty. Hiện nay Hội đồng có 05 thành viên, gồm 01 chủ tịch và 04 ủy viên. Là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. - Ban Tổng giám đốc Đứng đầu Công ty là Tổng giám đốc do Hội đồng quản trị bầu ra. Tổng Giám đốc có nhiệm vụ lãnh đạo chung, điều khiển vĩ mô. Tổ chức, quản lý, điều hành và phối hợp hoạt động của toàn Công ty. Ra quyết định và phân công nhiệm vụ cho các phòng ban thực hiện. Giúp việc cho Tổng giám đốc hiện nay có 05 Phó Tổng giám đốc: Phó TGĐ thƣờng trực; Phó TGĐ phụ trách Công ty Vimeco M&T, Hệ thống quản lý chất lƣợng ISO, Dự án Bắc An Khánh; Phó TGĐ phụ trách kinh doanh vật liệu xây dựng, công trình thủy lợi-thủy điện; Phó TGĐ phụ trách Phòng Quản lý dự án; Phó TGĐ phụ trách tài chính. Giúp việc cho Ban Tổng giám đốc là các trƣởng phòng và trƣởng bộ phận trong công ty. - Phòng Phát triển nhân lực Chức năng nhiệm vụ chủ yếu của Phòng: Tuyển dụng và quản lý nguồn nhân lực của Công ty; Thực hiện chế độ, chính sách đối với ngƣời lao động về tiền lƣơng, tiền thƣởng, đào tạo, nâng bậc, trang bị bảo hộ lao động, thực hiện BHXH, BHYT cùng các chế độ phúc lợi xã hội khác; thực hiện công tác thi đua, khen thƣởng, kỷ luật; thực hiện công tác đoàn thể và xã hội khác…, luôn công tâm thực hiện để giữ vững nguyên tắc chỉ đạo của Vimeco đó là: “Con Người là nhân tố Quyết định cho sự thành bại Doanh nghiệp, là nguồn tài sản vô giá cần bảo tồn và phát triển”.