SlideShare a Scribd company logo
1 of 65
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------
ĐỖ THỊ ÁNH TUYẾT
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG TÁI SINH IN VITRO
CỦA MỘT SỐ GIỐNG ĐẬU TƯƠNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Công nghệ Sinh học
Khoa : CNSH - CNTP
Khoá học : 2015 – 2019
Thái Nguyên, năm 2019
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------
ĐỖ THỊ ÁNH TUYẾT
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG TÁI SINH IN VITRO
CỦA MỘT SỐ GIỐNG ĐẬU TƯƠNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Công nghệ Sinh học
Lớp : K47 - CNSH
Khoa : CNSH - CNTP
Khoá học : 2015 – 2019
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Tiến Dũng
Thái Nguyên, năm 2019
i
LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường Ban chủ nhiệm khoa
Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm, trong thời gian thực tập tốt
nghiệp em đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro của một
số giống đậu tương”.
Trang đầu tiên của khoá luận này em xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu
nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm
cùng các thầy cô giáo trong Khoa đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành đề
tài nghiên cứu này.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, gửi lời cảm ơn chân thành tới
thầy giáo TS. Nguyễn Tiến Dũng, giảng viên khoa Công nghệ Sinh học và Công
nghệ Thực phẩm đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ và hướng dẫn em trong thời gian
thực hiện đề tài.
Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình đã tạo điều kiện vật chất và luôn là chỗ
dựa tinh thần cho em trong suốt thời gian thực tập, cảm ơn bạn bè đã hết lòng
động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Trong quá trình thực tập, cũng như là quá trình làm báo cáo thực tập thời
gian có hạn, trình độ và kỹ năng bản thân còn nhiều hạn chế nên đề tài không thể
tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy
cô và các bạn để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Lời cuối em xin kính chúc các thầy, cô giáo trong nhà trường, trong khoa
Công nghệ Sinh học và Công nghệ thực phẩm, cùng các bạn đồng nghiệp sức
khoẻ, thành công trong cuộc sống.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019
Sinh viên thực hiện
Đỗ Thị Ánh Tuyết
ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới những năm gần đâyBảng 2.2.
Tình hình sản xuất đậu tương của các nước đứng đầu thế giới ...............................7
Bảng 2.3. Tình hình sản xuất đậu tương Việt Nam những năm gần đây.................9
Bảng 4.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng thời gian của dung dịch NaClO 5% đến
khả năng vô trùng hạt đậu tương (sau 5 ngày).......................................................32
Bảng 4.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ BAP tới khả năng tái sinh
chồi hạt đậu tương sau 4 ngày................................................................................35
Bảng 4.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ GA3 tới khả năng kéo dài
chồi đậu tương sau 4 ngày......................................................................................38
Bảng 4.4. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ NAA tới khả năng ra rễ tạo
cây đậu tương hoàn chỉnh ......................................................................................41
iii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Sơ đồ nghiên cứu nhân giống đậu tương bằng phương pháp in vitro....29
Hình 4.1. Mẫu đậu tương sau khi khử trùng và nuôi cấy sau 5 ngày trên môi
trường MS cơ bản...................................................................................................34
Hình 4.2. Mẫu đậu tương nuôi ở CT 3 sau 4 ngày.................................................37
Hình 4.3. Mẫu đậu tương nuôi cấy trong môi trường kéo dài chồi sau 4 ngày .....40
iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BAP : 6-Benzylaminopurine
CS : Cộng sự
CT : Công thức
CV : Coeficient of Variation
Đ/c : Đối chứng
FAO : Food and Agriculture Organization of the United Nations
GA3 : Gibberellic Acid
IAA : Indole-3-acetic acid
Kinetin : Furfurylaminopurine
LSD : Least Singnificant Difference Test
MS : Murashige & Skoog (1962)
MT : Môi trường
NAA : α-Naphthalene acetic acid
v
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ..........................................................................................................2
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................ii
DANH MỤC CÁC HÌNH......................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................iv
MỤC LỤC................................................................................................................v
Phần 1. MỞ ĐẦU ...................................................................................................1
1. Đặt vấn đề ............................................................................................................1
1.1.Mục tiêu của đề tài .............................................................................................2
1.1.1.Mục tiêu tổng quát ..........................................................................................2
1.1.2.Mục tiêu cụ thể................................................................................................2
1.2.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn............................................................................3
1.2.1.Ý nghĩa khoa học của đề tài............................................................................3
1.2.2.Ý nghĩa thực tiễn của đề tài.............................................................................3
Phần 2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .........................................4
2.1. Giới thiệu về đậu tương.....................................................................................4
2.1.1. Nguồn gốc ......................................................................................................4
2.1.2. Phân loại.........................................................................................................4
2.1.3. Giá trị cây đậu tương......................................................................................4
2.1.4. Đặc tính sinh học của giống đậu tương DT84 và DT22 ................................5
2.2. Tổng quan tình hình sản xuất đậu tương trong nước và trên thế giới...............6
2.2.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới ....................................................6
2.2.2. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam.....................................................9
2.3. Khả năng tái sinh in vitro ở cây đậu tương.....................................................11
2.3.1. Ảnh hưởng của vật liệu nuôi cấy đến khả năng tái sinh in vitro..................11
2.3.2. Ảnh hưởng của môi trường và điều kiện nuôi cấy đến khả năng tái sinh in vitro
................................................................................................................................12
vi
2.4. Nghiên cứu chọn tạo giống đậu tương............................................................ 16
2.4.1. Trên thế giới.................................................................................................16
2.4.2. Ở Việt Nam ..................................................................................................22
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...26
3.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu................................................26
3.2. Nội dung nghiên cứu........................................................................................26
3.2.1. Nội dung 1: Xác định ảnh hưởng thời gian khử trùng của dung dịch NaClO
5% đến khả năng tạo vật liệu vô trùng................................................................... 26
3.2.2. Nội dung 2: Xác định ảnh hưởng của nồng độ BAP tới khả năng tái sinh
chồi......................................................................................................................... 26
3.2.3. Nội dung 3: Xác định ảnh hưởng của nồng độ GA3 đến khả năng kéo dài
chồi......................................................................................................................... 26
3.2.4. Nội dung 4: Xác định ảnh hưởng của nồng độ NAA đến khả ra rễ tạo cây
hoàn chỉnh .............................................................................................................. 26
3.3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................26
3.3.1. Chuẩn bị môi trường nuôi cấy in vitro.........................................................26
3.3.2. Phương pháp khử trùng mẫu........................................................................26
3.3.3. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ BAP tới khả năng tái sinh
chồi.........................................................................................................................27
3.3.4. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ GA3 tới khả năng kéo dài
chồi.........................................................................................................................28
3.3.5. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ NAA đến khả năng ra rễ
tạo cây hoàn chỉnh..................................................................................................28
3.4. Phương pháp bố trí thí nghiệm........................................................................29
3.4.1. Nội dung 1: Xác định ảnh hưởng thời gian của dung dịch NaClO 5% đến
khả năng tạo vật liệu vô trùng................................................................................29
3.4.2. Nội dung 2: Xác định ảnh hưởng của nồng độ BAP tới khả năng tái sinh chồi .30
3.4.3. Nội dung 3: Xác định ảnh hưởng của nồng độ GA3 đến khả năng kéo dài chồi.30
vii
3.4.4. Nội dung 4: Xác định ảnh hưởng của nồng độ NAA đến khả ra rễ tạo cây
hoàn chỉnh ..............................................................................................................31
3.5. Các phương pháp xử lý số liệu........................................................................31
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................................32
4.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian khử trùng bằng dung dịch
NaClO 5% đến khả năng tạo vật liệu vô trùng ......................................................32
4.2. Kết quả nghiên cứu: Ảnh hưởng của nồng độ BAP tới khả năng tái sinh chồi.....35
4.3. Kết quả nghiên cứu: Ảnh hưởng của nồng độ GA3 đến khả năng kéo dài chồi ......38
4.4. Kết quả nghiên cứu: Ảnh hưởng của nồng độ NAA đến khả ra rễ tạo cây hoàn
chỉnh.......................................................................................................................40
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...............................................................44
5.1. Kết luận ...........................................................................................................44
5.2. Kiến nghị.........................................................................................................44
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Cây Đậu Tương (Glycine max(L)Merrill) đã được biết đến và trồng rất lâu
đời. Năm 2016 di01iết đến và trồng rất lâu đời.của nồng độ NA triệu ha với năng
suất bình quân đạt 27,56 tạ/ha. S di01iết đến và trồng rất lâu đời.của . Điều đó
khẳng định cây đậu tương là một trong những cây trồng quan trọng trong nền
nông nghiệp [16].
Đậu tương là loại cây họ Ðậu (Fabaceae), chứa hàm lượng protein cao, giàu
giá dinh dưỡng chính vì vậy là cây thực phẩm có vai trò quan trọng cho con người
và gia súc. Từ hạt đậu tương có thể chế biến được nhiều các sản phẩm khác nhau
như: sản xuất dầu thực vật, sản xuất dầu ăn, đậu phụ, tào phớ, sữa đậu tương, là
những sản phẩm công nghiệp được chế biến từ đậu tương rất có lợi cho sức khoẻ
con người, góp phần chống suy dinh dưỡng và các bệnh thần kinh, tim mạch. Ngoài
việc cung cấp 40-50% lượng protein thì trong hạt đậu tương có chứa hàm lượng lớn
lipit cụ thể là 12-24%. Bên cạnh đó, do có khả năng cố định đạm tự do nhờ cộng
sinh với vi khuẩn Rhizobium Japonicum mà đậu tương là cây trồng bảo vệ đất
chống xói mòn. Cuối cùng cây đậu tương còn góp phần giải quyết công ăn việc làm,
tăng thu nhập cho người nông dân [4].
Nền nông nghiệp nước ta đã phát triển cùng với nền văn minh lúa nước, tất
nhiên không vì thế mà cây đậu tương mất đi chỗ đứng của nó. Đậu tương nằm trong
những cây trồng quan trọng và việc phát triển đậu tương cũng đã được chú trọng.
Tuy nhiên, năng suất của cây đậu tương thường rất thấp bởi đang bị ảnh hưởng của
hạn hán và dịch bệnh. Tình trạng thiếu nước ảnh hưởng xấu tới sự sinh trưởng và
năng suất của cây đậu tương. Bên cạnh đó còn có sự phá hoại của năm loại dịch
bệnh phổ biến tấn công đậu tương, đó là bệnh: nấm, thối thân, hội chứng đột tử, tàn
lụi vi khuẩn, đốm lá. Các loại bệnh hại này và hạn hán đã gây tổn thất không nhỏ
đối với năng suất đậu tương. Nếu sử dụng thuốc trừ sâu hoá học thì chi phí sản xuất
cao và gây ảnh hưởng đến môi trường.
2
Rõ ràng, đậu tương là cây thực phẩm thiết yếu, nhưng năng suất của các
giống đậu tương hiện nay lại đang bị ảnh hưởng bởi hạn hán và sâu bệnh hại. Chính
vì lẽ đó cần có biện pháp cải tạo các giống hiện nay nhằm đem lại hiệu quả cao
trong nông nghiệp. Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, đặc biệt trong lĩnh vực
công nghệ sinh học thì có lẽ phương pháp chuyển gene là lựa chọn tối ưu và phù
hợp với tình hình hiện nay. Có nhiều phương pháp chuyển gene vào thực vật, trong
đó phương pháp chuyển gene thông qua vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens vào
mô in vitro nhằm tạo cây trồng biến đổi gene đem lại tỷ lệ thành công cao nhất. Tuy
nhiên hiệu quả chuyển gen phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó khả năng tái sinh có
vai trò quyết định [2].
Đã có nhiều nghiên cứu về việc tái sinh đậu tương thông qua các cơ quan
như: lá mầm, mắt lá thật đầu tiên [28], lá thật đầu tiên của cây non, phôi soma. Các
nghiên cứu cho rằng khả năng tái sinh ở đậu tương phụ thuộc rất nhiều vào kiểu gen
(giống). Chính vì thế cần phải có các nghiên cứu cơ bản về khả năng tái sinh của
các giống đậu tương trước khi tiến hành các nghiên cứu về chuyển gen [15].
Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi đã tiến hành đề tài “Nghiên cứu khả
năng tái sinh in vitro của một số giống đậu tương” phục vụ nghiên cứu chuyển gen.
1.1. Mục tiêu của đề tài
1.1.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu khả năng tái sinh ở đậu tương DT84, DT22 bằng kỹ thuật nuôi
cấy in vitro để phục vụ các nghiên cứu về chuyển gene, nhân giống, bảo tồn …
1.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số môi trường đến khả năng tái sinh in
vitro của cây đậu tương DT84 và DT22
- Nghiên cứu khả năng tái sinh của một số giống đậu tương DT84 và DT22
trên môi trường nuôi cấy
3
1.2.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.2.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Bổ sung vào kiến thức lý thuyết được học thông qua hoạt động thực tiễn.
- Giúp bản thân sinh viên học hỏi kiến thức, thu nhận được nhiều kinh nghiệm
thực tế cũng như tác phong làm việc khoa học phục vụ cho công tác sau này.
1.2.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Tạo cây đậu tương nuôi cấy mô thành công sẽ ứng dụng trong việc nhân
giống đậu tương sạch bệnh và tạo tiền đề để phát triển cây đậu tương biến đổi gen
sau này, góp phần vào sự phát triển của nền nông nghiệp bền vững.
4
Phần 2
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Giới thiệu về đậu tương
2.1.1. Nguồn gốc
Đậu tương là một loài cây trồng mà loài người đã phát hiện và sử dụng từ
lâu, vì vậy nguồn gốc của cây đậu tương cũng được các nhà khoa học quan tâm và
sớm được xác minh. Những bằng chứng lịch sử đều công nhận rằng đậu tương có
nguồn gốc từ Trung Quốc. Cây đậu tương được thuần hóa từ Trung Quốc qua nhiều
triều đại tiền phong kiến và đưa vào trồng trọt, khảo sát có thể trong triều đại Shang
(năm 1700-1100 B.C) trước công nguyên [10].
Theo một số tài liệu, ở Việt Nam cây đậu tương cũng đã xuất hiện từ thời các
vua Hùng. Hiện nay, trong công nghiệp cây đậu tương chiếm một vai trò quan trọng
cơ cấu cây nông nghiệp phục vụ cho công nghiệp chế biến [7].
2.1.2. Phân loại
Đậu tương hay đỗ tương, đậu tương có tên khoa học là Glycine max(L.) Merr
theo khóa phân loại của (Ottawa và cs, 1996) căn cứ vào đặc điểm hình thái, sự
phân bố địa lý và số lượng nhiễm sắc thể, nó thuộc:
Bộ đậu: Fabales
Họ đậu: Fabaceae
Phân họ: Leguminosae
Chi: Glycine
Đậu tương trồng có số lượng nhiễm sắc thể 2n = 40 là loại cây trồng mang lại
giá trị kinh tế cũng như giá trị dinh dưỡng cao [30].
2.1.3. Giá trị cây đậu tương
Đậu tương (Glycine max (L) Merr.) là cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị
kinh tế cao. Sản phẩm của nó làm thực phẩm cho con người, thức ăn cho gia súc
nguyên liệu cho công nghiệp, hàng xuất khẩu, cây cải tạo đất tốt. Bởi vậy cây đậu
tương được đánh giá là có giá trị toàn diện [22].
5
Giá trị về mặt thực phẩm
Hạt đậu tương có thành phần dinh dưỡng cao, hàm lượng protein trung bình
khoảng từ 35,5-40%, lipit từ 15-20%, hydrat cacbon từ 15-16% và nhiều loại sinh tố
và muối khoáng quan trọng cho sự sống. Protein của đậu tương có phẩm chất tốt
nhất trong số các protein có nguồn gốc thực vật. Hiện nay, các sản phẩm làm từ đậu
tương rất phong phú có cả thực phẩm được chế biến bằng phương pháp cổ truyền,
thủ công và hiện đại dưới dạng tươi, khô và lên men như: làm giá, đậu phụ, tương,
xì dầu đến các sản phẩm cao cấp khác như sửa đậu lành, bánh kẹo…[16]
Giá trị về mặt công nghiệp
Đậu tương là nguyên liệu của nhiều ngành công nghiệp khác nhau như: chế
biến cao su nhân tạo, sơn, mực in, xà phòng, chất dẻo, tơ nhân tạo, chất đốt lỏng,
nhưng chủ yếu đậu tương được dùng để ép dầu. Từ dầu đậu tương người ta có thể
tạo ra hàng tră sản phẩm công nghiệp khác như: làm nền, xà phòng, ni lông…[26]
Giá trị về mặt nông nghiệp
Làm thức ăn cho gia súc: Đậu tương là nguồn thức ăn tốt cho gia súc. Toàn
cây đậu tương (thân, lá, quả, hạt) có hàm lượng đạm khá cao cho nên các sản phẩm
phụ như thân lá tươi có thể làm thức ăn cho gia súc rất tốt, hoặc nghiền khô làm
thức ăn tổng hợp của gia súc [10].
Cải tạo đất: Đậu tương là cây luân canh cải tạo đất tốt, 1 ha trồng đậu tương
nếu sinh trưởng phát triển tốt để lại trong đất từ 30-60 kg N. Trong hệ thống luân
canh, nếu bố trí cây đậu tương vào cơ cấu cây trồng hợp lý sẽ có tác dụng tốt đối
với cây trồng sau, góp phần tăng năng suất cả hệ thống cây trồng mà giảm chi phí
cho việc bón phân hóa học [1].
2.1.4. Đặc tính sinh học của giống đậu tương DT84 và DT22
Giống DT84:
Nguồn gốc: Giống đậu tương DT84 do Viện Di truyền Nông nghiệp chọn tạo
bằng phương pháp xử lí đột biến dòng lai 3-33 giữa giống DT80 x ĐH (D9T) bằng
tác nhân phóng xạ gama - Co60 [6].
6
Đặc điểm chính: Giống đậu tương DT84 được sản xuất trên diện rộng, có tiềm
năng năng suất cao, có khả năng thích ứng rộng, đang được áp dụng trồng cơ cấu 3
vụ/ năm (xuân, hè, thu đông). DT84 sinh trưởng hữu hạn, cây cao trung bình 45 -
50cm, cứng cây, phân cành vừa phải, bộ lá gọn phân bố đều trên các tầng, hoa tím,
hạt to vàng sáng. Rốn hạt màu nâu nhạt, tỉ lệ quả chắc 2-3 hạt cao trong các mùa vụ.
Khối lượng 1000 hạt 150 - 160 gam. Tiềm năng năng suất 15 - 30 tạ/ha, năng suất
trung bình 13 - 18 tạ/ha [24].
Giống DT22:
- Nguồn gốc: Giống DT22 do trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Đậu đỗ
chọn tạo từ dòng đột biến của hạt lai (DT 95 x DT 12) [5].
- Đặc điểm chính: Thời gian sinh trưởng trung bình của giống DT22 là 85 - 90
ngày. Giống đậu tương DT22 có hoa màu trắng, hạt vàng, rốn nâu đậm, quả chín có
màu nâu. Khối lượng 1000 hạt 155-160 g. Giống DT22 kháng bệnh phấn trắng.
Năng suất 18 - 27 tạ/ha, tuỳ thuộc vào mùa vụ và điều kiện thâm canh [20].
2.2. Tổng quan tình hình sản xuất đậu tương trong nước và trên thế giới
2.2.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới
Đậu tương là một trong những cây trồng có vị trí quan trọng trong hệ thống
nông nghiệp ở nhiều quốc gia trên thế giới và lâu đời nhất của nhân loại, là cây
trồng có vị trí thứ tư trong các cây làm lương thực thực phẩm sau lúa mì, lúa nước
và ngô. Vì thế, sản xuất đậu tương trên thế giới tăng nhanh về cả diện tích, năng
suất và sản lượng. Số liệu thống kê về diện tích, năng suất và sản lượng trên thế giới
được thể hiện ở bảng 2.1.
Bảng 2.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới những năm gần đây
Năm
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
2011 103,81 25,19 261,59
2012 105,35 22,89 141,19
2013 111,02 25,00 277,54
2014 117,64 26,04 306,37
2015 120,79 26,76 323,20
2016 121,53 27,56 334,89
(Nguồn: FAOSTART,2018).
7
Qua số liệu bảng 2.1 cho thấy:
Về diện tích: Từ năm 2011 – 2016 diện tích trồng đậu tương trên thế giới
không ngừng tăng lên và dao động trong khoảng từ 103,81 – 121,53 (triệu ha).
Trong đó diện tích trồng đậu tương đạt cao nhất là năm 2016 với 121,53 (triệu ha),
tăng khoảng 17 (triệu ha) so với năm 2011 [29].
Về năng suất: Năng suất đậu tương trên thế giới những năm gần đây tương đối
ổn định, dao động từ 25,19 – 27,56 (tạ/ha). Năng suất đạt thấp nhất vào năm 2012
với 22,89 (tạ/ha) và năng suất cao nhất vào năm 2016 với 27,56 (tạ/ha).
Về sản lượng: Do hàng năm diện tích trồng liên tục tăng lên nên sản lượng đậu
tương trên thế giới cũng tăng lên dao động từ 141,19 – 334,89 (triệu tấn), năm 2012
đạt thấp nhất 141,19 (triệu tấn). Năm 2012 sản lượng giảm khoảng một nửa so với
2011, đến năm 2013 thì sản lượng phục hồi lại gần gấp đôi.
Trong vòng 5 năm từ 2012 – 2016 sản lượng đạu tương tăng 193 (triệu tấn).
Năm 2016 sản lượng đậu tương đạt lớn nhất 334,89 (triệu tấn). Sản lượng tăng như
vậy là do diện tích trồng trong những năm gần đây tăng lên và đã được sử dụng các
tiến bộ khoa học tiên tiến vào sản xuất
Bảng 2.2. Tình hình sản xuất đậu tương của các nước đứng đầu thế giới
Quốc gia
Năm 2015 Năm 2016
Diện
tích
(triệu
ha)
Sản
lượng
(triệu
tấn)
Năng
suất
(tạ/ha)
Diện
tích
(triệu
ha)
Sản
lượng
(triệu
tấn)
Năng
suất
(tạ/ha)
Mỹ 106,95 32,29 33,12 117,21 35,00 33,48
Brazil 97,46 30,29 32,18 96,30 29,05 33,15
Argentina 61,40 31,76 19,33 58,80 30,15 19,50
TrungQuốc 11,79 18,11 6,51 11,97 18,02 6,60
(Nguồn: FAOSTAT, 2018)
Theo dự đoán trong thời gian tới tốc độ phát triển đậu tương trên thế giới sẽ
chậm hơn so với các năm trước. Kết quả nghiên cứu của trên 200 chuyên gia ở các
8
ngành khác nhau thuộc công ty Elanco và hiệp hội đậu tương Mỹ cho thấy rằng
khoảng hơn 20 năm nữa trung bình hàng năm nhu cầu về sản lượng đậu tương tăng
4%/năm. Trong tương lai với sự trợ giúp của công nghệ sinh học, di truyền phân tử,
nghiên cứu về cây trồng nói chung và cây đậu tương nói riêng sẽ thu được nhiều kết
quả tốt. Công nghệ sinh học là một trong những yếu tố quan trọng để cải tiến chất
lượng hạt đậu tương và khả năng chống chịu của cây [29].
Đậu tương có khả năng thích ứng rộng nên nó đã được trồng ở khắp năm
châu lục nhưng tập trung chủ yếu ở 4 nước: Mỹ, Brazil, Argentina và Trung Quốc.
Sản lượng đậu tương của 4 nước này chiếm 90 – 95% sản lượng đạu tương của
toang thế giới. Đặc biệt Mỹ là quốc gia sản xuất đậu tương lớn nhất thế giới. Hiện
nay Mỹ là quốc gia đứng đầu về sản xuất đậu tương với diện tích 33,12 triệu ha đạt
106,95 triệu tấn năm 2015 lên 33,48 triệu ha với sản lượng 117,21 triệu tấn năm
2016. Đồng thời Mỹ cũng là quốc gia xuất khẩu đậu tương lớn nhất, phần lớn sản
lượng đậu tương của Mỹ hoặc để nuôi gia súc, hoặc để xuất khẩu, mặc dù lượng đậu
tương tiêu thụ ở người dân Mỹ đang tăng lên. Đậu tương đối với Mỹ được coi là
mặt hàng chiến lược trong xuất khẩu và thu ngoại tệ. Dầu đậu tương chiếm tới 80%
lượng dầu ăn được tiêu thụ ở Mỹ.
Nước sản xuất lớn thứ 2 thế giới là Brazil, trong 2 năm 2015 và năm 2016
diện tích trồng đậu tương tăng lên từ 32,18 triệu ha lên 33,15 triệu ha năm 2016
nhưng năng suất và sản lượng lại giảm xuống. Hiện nay, Brazil đang tiếp tục đẩy
mạnh công tác chọn, tạo giống mới chống chịu sâu bệnh, giống chuyển nạp gen,
ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật của thế giới và nghiên cứu kết hợp giữa trong
và ngoài nước, phát triển mạnh lúa mỳ và ngô luân canh với đậu tương.
Quốc gia đứng thứ 3 về sản xuất đậu tương là Argentina. Tại quốc gia này
đậu tương thường được trồng luân canh với lúa mì. Chính phủ nước này đã có chính
sách hỗ trợ cho việc phát triển cây đậu tương do đó mà cây đậu tương phát triển khá
mạnh đưa nước này lên xếp thứ 3 về sản xuất đậu tương trên thế giới.
Trung Quốc là nước đứng thứ 4 về diện tích trồng cây đậu tương. Ở Trung
Quốc; diện tích, năng suất, sản lượng đậu tương trong năm 2015 và năm 2016 đang
9
tăng dần lên. Tuy sản xuất đậu tương của Trung Quốc còn đứng sau Mỹ, Brazil và
Argentina nhưng đâu vẫn là nước có diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương
lớn nhất châu Á [29].
2.2.2. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam
Ở Việt Nam, cây đậu tương là cây thực phẩm có truyền thống lâu đời,
quan trọng, cung cấp protein chủ yêu cho con người, là thành phần không thể
thiếu của bữa ăn truyền thống và hiện đại. Trước những năm 80 của thế kỷ
trước, năng suất đậu tương của Việt Nam còn thấp do bộ giống cũ và kỹ thuật
sản xuất canh tác lạc hậu [31].
Nhìn chung, diện tích đậu tương Việt Nam không ổn định, sản xuất đậu
tương nội địa mới chỉ đủ cung cấp cho khoảng 8–10 % nhu cầu, đến năm 2017,
diện tích trồng đậu tương trên cả nước đạt khoảng 100 ngàn ha, năng suất
khoảng 1,57 tấn/ha, sản lượng đạt 157 ngàn tấn. Dự kiến năm 2018 diện tích
đậu tương cả nước đạt 105 ngàn ha, năng suất trung bình 1,6 tấn/ha, sản lượng
đạt 168 ngàn tấn (Bảng 2.3)
Bảng 2.3. Tình hình sản xuất đậu tương Việt Nam những năm gần đây
Năm
Diện tích
(ngàn ha)
Sản lượng
(ngàn tấn)
Năng suất
(tấn/ha)
2012 120,8 175,3 1,45
2013 180 270 1,5
2014 200 300 1,5
2015 100,8 146,4 1,45
2016 94 147,5 1,57
2017 100 157 1,57
(Nguồn: Tổng cục Thống kê (GSO), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Theo Bheo cục Thống kê (GSO), Bộ Nông nghiệ (2006), lượng đậu tương
nhập khẩu hàng năm đã vào khoảng 2,8 triệu tấn quy hạt (0,2 triệu tấn hạt, 2,2 triệu
tấn khô dầu với giá 400–500 USD/tấn với kim ngạch 1,5 tỷ USD, tăng 60–70% so
với năm trước), dự kiến tới năm 2015-2020, Việt Nam thiếu hụt tới 3,5–4,0 triệu
10
tấn/năm trở thành một nước nhập khẩu đậu tương lớn với kim ngạch 2,0–2,5
USD/năm, hơn cả kim ngạch xuất khẩu gạo hiện nay [3].
Với lợi thế thị trường tại chỗ giảm được cước phí vận chuyển, lưu thông,
chất lượng hạt tươi mới, thích hợp chế biến thức ăn cho người, đậu tương Việt Nam
sẽ cạnh tranh được với đậu tương ngoại nhập, cạnh tranh với các cây trồng khác về
mặt thu nhập như lúa, ngô.
Để phát triển cây đậu tương, vấn đề chủ yếu là phải phấn đấu giảm giá thành
trên cơ sở tăng năng suất từ 15 tạ/ha hiện nay lên ít nhất trên 18 tạ/ha, trên cơ sở
giảm được giá thành, tăng diện tích để tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm đậu tương
của Việt Nam, tiến tới giảm nhập khẩu, cơ cấu chủ yếu là đậu tương trồng trên đất
màu luân canh với 1 triệu ha ngô, đậu tương đất ướt luân canh với lúa trên 3,7 triệu
ha đất lúa của các vùng sinh thái hiện nay. Việt Nam có điều kiện diện tích để phát
triển cây đậu tương, song cần có giống chịu hạn, năng suất cao, ổn định, chống chịu
các điều kiện bất lợi khác tốt.
Mặc dù sản xuất đậu tương ở trong nước không bị cạnh tranh, kế hoạch của
chính phủ Việt Nam ưu tiên phát triển sản xuất cây có dầu với mục tiêu đưa diện
tích lên 350.000 ha và sản lượng đạt 700.000 tấn vào năm 2020. Kế hoạch này tập
trung phát triển ở đồng bằng sông Hồng, vùng đồi núi ở phía Bắc và Tây Nguyên.
Tuy nhiên kế hoạch này đang gặp khó khăn do chi phí đầu tư cao, năng suất thấp và
tốc độ mở rộng diện tích chậm. Theo các nhà máy chế biến đậu tương, giá đậu
tương trong nước 16.000-17.000 đồng/kg (0,77-0,82 USD/kg), cao hơn so với đậu
tương nhập khẩu, chỉ từ 14,600- 15,000 đồng/kg ($0.70-$0.71). Đây là trở ngại
chính của phát triển sản xuất đậu tương trong tương lai [29].
Hi29ng tương laitừ 14,600- 15,00ười29đang ban hành quy địng ban hàđánh
giá và xét duyệt các giống cây trồng chuyển gene và sử dụng chúng trong thực
phẩm và thức ăn chăn nuôi. Bộ cũng đang xây dựng quy trình chứng nhận an toàn
sinh học cho các sản phẩm chuyển gene. Quy trình này sẽ là khung pháp lý cơ bản
để hợp thức hóa các giống cây trồng chuyển gene đã qua khảo nghiệm của Btrình
này sẽ là khung như bông vải, bắp, đậu tương. Bộ Nông nghiệp và PTNT cũng xây
11
dựng các thông tư hướng dẫn xét duyệt các sản phẩm chuyển gene (Circulars on the
approval of GMO) được phép sử dụng làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi.
Sản xuất đậu tương Việt Nam tiếp tục không đáp ứng được nhu cầu của
ngành công nghiệp thực phẩm, thức ăn chăn nuôi (TACN) và thức ăn thủy sản, công
nghiệp ép dầu. Mặc dù không bị cạnh tranh bởi điều kiện tự nhiên, kế hoạch của
chính phủ Việt Nam dành ưu tiên phát triển trồng đậu tương lên đến 350.000 ha với
sản lượng 700.000 tấn vào năm 2020. Nhưng kế hoạch này đang gặp khó khăn do
chi phí sản xuất cao, năng suất thấp và quỹ đất nông nghiệp không còn [29].
2.3. Khả năng tái sinh in vitro ở cây đậu tương
2.3.1. Ảnh hưởng của vật liệu nuôi cấy đến khả năng tái sinh in vitro
Vật liệu nuôi cấy là nguồn nguyên liệu khởi đầu cho nuôi cấy mô tế bào thực
vật. Vật liệu dùng cho nuôi cấy mô – tế bào thực vật có thể là hầu hết các cơ quan
hay bộ phận của cây (chồi ngọn, chồi bên, phiến lá...), các cấu trúc của phôi (lá
mầm, trụ lá mầm...), các cơ quan dự trữ (củ, thân, rễ..) [11].
Tuy mang cùng lượng thông tin di truyền nhưng các cấu trúc mô khác nhau,
trên cùng cây có thể phát sinh các hình thái khác nhau trong quá trình nuôi cấy, vì
vậy việc lựa chọn vật liệu nuôi cấy phải căn cứ vào trạng thái sinh lý và tuổi của
mẫu, chất lượng cây lấy mẫu, kích thước và vị trí lấy mẫu, mục đích và khả năng
nuôi cấy.
Mẫu nuôi cấy trước khi đưa vào nuôi cấy phải được vô trùng. Phương pháp
phổ biến nhất trong vô trùng mẫu cấy hiện nay là sử dụng hoá chất có khả năng tiêu
diệt vi sinh vật. Hoá chất được lựa chọn để vô trùng mẫu phải đảm bảo 2 điều kiện:
Có khả năng tiêu diệt vi sinh vật tốt và không hoặc ít độc đối với mẫu. Hiệu quả vô
trùng tuỳ thuộc vào thời gian, nồng độ và khả năng xâm nhập để tiêu diệt vi sinh vật
của hoá chất. Một số hoá chất thường được sử dụng hiện nay để vô trùng mẫu là:
Ca(OCl)2-hypoclorit canxi, NaClO-hypoclorit natri, oxy già, HgCl2- thuỷ ngân
clorua, chất kháng sinh(gentamicin, ampixilin...) [18].
12
2.3.2. Ảnh hưởng của môi trường và điều kiện nuôi cấy đến khả năng tái sinh in vitro
2.3.2.1. Điều kiện nuôi cấy
- Điều kiện vô trùng: Trong nuôi cấy mô – tế bào thực vật, các thao tác với
mẫu cấy được tiến hành trong điều kiện vô trùng gồm buồng cấy vô trùng, các dụng
cụ cấy vô trùng và môi trường cấy vô trùng nhằm đảm bảo mẫu cấy sẽ không bị
nhiễm vi sinh vật. Để tạo điều kiện vô trùng, buồng cấy phải dùng đèn tử ngoại
chiếu trong 30 phút sau đó được lau sạch bằng cồn 90°,dụng cụ và môi trường nuôi
cấy thường được khử trùng ở 121°C trong 25-30 phút [21].
- Ánh sáng và nhiệt độ: Mẫu nuôi cấy thường được đặt trong phòng ổn định về
ánh sáng và nhiệt độ.
2.3.2.2. Môi trường dinh dưỡng
Thành phần môi trường nuôi cấy mô thực vật thay đổi tuỳ theo loài, bộ phận,
các giai đoạn phát triển, phân hoá khác nhau của mẫu cấy và mục đích nuôi cấy như
duy trì mô ở trạng thái mô sẹo, tạo rễ, tạo mầm hoặc tái sinh cây hoàn chỉnh [23].
Thành phần cơ bản của môi trường nuôi cấy mô, tế bào thực vật bao gồm các
thành phần chính sau:
a. Nguồn Cacbon
Mô cấy trong môi trường nuôi cấy in vitro không cón khả năng tự dưỡng do
không tiến hành quang hợp đầy đủ. Vì vậy, việc bổ sung vào môi trường nuôi cấy
nguồn cacbon hữu cơ là điều kiện bắt buộc. Nguồn cacbon cung cấp cho môi trường
nuôi cấy thường là các loại đường, phổ biến nhất là saccharose với hàm lượng từ
20-30 g/l. Ngoài ra còn có thể sử dụng các loại đường khác như fructose, rafinose,
sorbitol, glucose, maltose, lactose,....những loại đường này chỉ dùng trong những
trường hợp cá biệt.
b. Các nguyên tố khoáng đa lượng, vi lượng
Các chất vô cơ bao gồm thành phần khoáng đa lượng và khoáng vi lượng có
trong môi trường nuôi cấy mô tế bào thực vật được sử dụng như là thành phần cơ
bản để tổng hợp chất hữu cơ [2]. Các dạng ion của muối khoáng đóng vai trò quan
13
trọng trong quá trình vận chuyển xuyên màng, điều hoà áp suất thẩm thấu và điện
thế màng.
- Nguyên tố đa lượng:
Quan trọng nhất là các nguyên tố: N, P, K, Mg, Ca, Na, S [10].
+ Nitơ: Thường được sử dụng ở dạng NO3
-
hoặc NH4
+
, hầu hết các loại thực
vật sẽ sử dụng nguồn nitơ này để đồng hoá và tổng hớp nên các sản phẩm hữu cơ.
+ Phospho: Nhu cầu phospho của mô và tế bào nuôi cấy là rất cao, P có tác
dụng như hệ thống đệm giúp ổn định pH môi trường.
+ Kali: Thường dùng ở dạng KNO3, KH2PO4, KCl.6H2O
+ Canxi: Sử dụng chủ yếu là CaNO3.4H2O, CaCl2.6H2O, CaCl2.2H2O
+ Magie: Sử dụng chủ yếu là MgSO4
+ Lưu huỳnh: Chủ yếu là SO4
- Nguyên tố vi lượng: Chủ yếu là Fe, B, Mn, Cu, Zn, I, Ni... các nguyên tố
vi lượng bổ sung với lượng nhỏ vào môi trường nhưng có vai trò quan trọng đối
với quá trình trao đổi chất, tổng hợp protein, hoạt động phân bào của mô, tế bào
nuôi cấy.
c. Vitamin
Hầu hết các tế bào nuôi cấy có khả năng tổng hợp vitamin nhưng không đủ về
lượng nên cần bổ sung, nhất là nhóm vitamin B [25].
- Vitamin B1 (Thiaminee HCl): Là chất bổ sung rất cần thiết cho môi trường
nuôi cấy, có vai trò trong trao đổi hydratcacbon và sinh tổng hợp amino acid.
- Vitamin B6 (Pyridocinen): Là coenzyme quan trọng trong nhiều phản ứng
trao đổi chất.
- Vitamin B3 (Nicotinic acid): Tham gia tạo coenzyme của chuỗi hô hấp.
- Myo-inositol: Có vai trò trong sinh tổng hợp thành tế bào, màng tế bào, tham
gia vận chuyển đường, các nguyên tố khoáng, trao đổi hyđratcacbon.
d. Các chất hữu cơ tự nhiên
- Nước dừa: Chứa nhiều chất dinh dưỡng như inositol, các amino acid, đường,
các chất thuộc nhóm cytokinin, các chất có hoạt tính auxin.
14
- Dịch thuỷ phân casein: Chứa nhiều amino acid.
- Dịch chiết nấm men: Có hàm lượng khá cao các vitamin nhóm B [21].
- Nước ép các loại củ quả: Nước ép cà chua, cà rốt, khoai tây, nước ép chuối
xanh…
e. Các thành phần khác
- Agar: Chiết xuất từ rong biển, thành phần của agar gồm một số chất hữu cơ
như acid hữu cơ, acid béo, cùng một số nguyên tố vô cơ như Cu, Fe, Zn...Ngoài tác
dụng tạo gel cho môi trường, agar cũng cung cấp một số chất dinh dưỡng cho tế
bào, mô nuôi cấy.
- Than hoạt tính: Dùng để hấp thụ chất màu, các hợp chất thứ cấp gây ức chế
sinh trưởng của mẫu nuôi cấy. Ngoài ra, có thể sử dụng một số chất chống oxy hoá
khác như polyvinyl pyrolodon (PVP), acid ascorbic.
f. pH của môi trường
Độ pH của môi trường ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận chất dinh dưỡng của
mẫu từ môi trường nuôi cấy. Đa số pH của môi trường được điều chỉnh trong
khoảng từ 5,5-6,0. Trong quá trình nuôi cấy, pH của môi trường có thể giảm do mẫu
nuôi cấy sản sinh ra các acid hữu cơ.
g. Các chất điều hoà sinh trưởng
Các chất điều hoà sinh trưởng là thành phần không thể thiếu trong môi trường
nuôi cấy, có vai trò quan trọng trong quá trình phát sinh hình thái thực vật. Hiệu quả
của chất điều hoà sinh trưởng phụ thuộc vào: Nồng độ, hoạt tính của chất điều hoà
sinh trưởng và yếu tố nội sinh của mẫu cấy.
Dựa vào hoạt tính sinh lý có thể phân chất điều hoà sinh trưởng làm 2 nhóm:
Nhóm chất kích thích sinh trưởng và nhóm ức chế sinh trưởng. Trong nuôi cấy mô, tế
bào thực vật, nhóm chất kích thích sinh trưởng là nhóm thường được sử dụng.
- Nhóm Auxin: Được phát hiện lần đầu tiên bởi Charles Darwin và con trai là
Francis Darwin khi thử nghiệm tính hướng sáng trên cây yến mạch, Sau đó, nhiều
nhà khoa học đã nghiên cứu và dần mở rộng hiểu biết về nhóm chất này. Auxin
trong cơ thể thực vật tập trung nhiều ở các chồi, lá non, hạt nảy mầm, trong phấn
15
hoa. Auxin có nhiều tác động tới các hiệu ứng sinh trưởng và phát triển trên cơ thể
thực vật. Cụ thể như sau: Auxin có ảnh hưởng tới tính hướng động của thực vật, tiêu
biểu là tính hướng sáng và hướng đất. Auxin gây ra hiện tượng ưu thế đỉnh (sự sinh
trưởng của chồi đỉnh sẽ ức chế chồi nách). Auxin khởi động việc hình thành rễ bên
và rễ phụ do auxin kích thích sự phân chia của tế bào trụ bì – nơi rễ sẽ sinh trưởng
xuyên qua vỏ biểu bì. Ngoài ra, auxin còn tác động đến việc hình thành chồi hoa, sự
phát triển của quả và làm chậm sự rụng lá [11].
Các auxin thường được sử dụng là: NAA, IBA, 2,4D (các auxin nhân tạo),
IAA (các auxin tự nhiên). Hoạt tính của các chất này được xếp theo thứ tự từ yếu
đến mạnh như sau: IAA, IBA, NAA, 2,4D. IAA nhạy cảm với nhiệt độ và dễ phân
huỷ trong quá trình hấp khử trùng do đó không ổn định trong môi trường nuôi cấy
môi. NAA và 2,4D không bị biến tính ở nhiệt độ cao. Tuy nhiên chất 2,4D là chất
dễ gây độc nhưng có tác dụng nhạy đến sự phân chia tế bào và hình thành callus.
- Nhóm Cytokinin: Được phát hiện từ những năm 50 của thế kỷ XX, chất đầu
tiên là Kinetin bắt nguồn từ tinh dịch cá trích. Tiếp đó, đến zeatin tách từ nội nhũ
của hạt ngô non. Đã phát hiện cytokinin ở vi sinh vật, tảo silic, rêu, dương xỉ, cây lá
kim. Zeain có nhiều trong thực vật bậc cao và trong một số vi khuẩn. Trong thực
vật, cytokinin có nhiều trong hạt, quả đang lớn, mô phân sinh. Cytokinin kích thích
hoặc ức chế nhiều quá trình sinh lý, trao đổi chất. Cùng với auxin, cytokinin điều
khiển sự phát sinh hình thái trong nuôi cấy mô. Tỷ lệ auxin/cytokinin cao sẽ kích
thích tạo rễ, ngược lại sẽ hình thành chồi. Cytokinin cảm ứng sự hình thành chồi
bên và ức chế ưu thế đỉnh. Quá trình sinh trưởng dãn dài của tế bào cũng chịu ảnh
hưởng của cytokinin. Ngoài ra cytokinin còn làm chậm sự già hoá [14].
Trong các chất thuộc nhóm cytokinin thì kinetin và BAP được sử dụng phổ
biến vì hoạt tính mạnh: kinetin (phối hợp cùng auxin vơi tỷ lệ thích hợp có khả năng
kích thích phân chia tế bào), BAP (hoạt tính mạnh, bền nhiệt), ngoài ra có thể sử
dụng TDZ, Diphenylurea....[14].
- Nhóm Gibberellin: Được tách chiết lần đầu từ dịch tiết của nấm bởi các nhà
khoa học Nhật Bản vào những năm 1935-1938. Giberellin được tổng hợp trong các
16
mô đỉnh, tồn tại trong cả hạt non và quả đang phát triển. Giberellin có tác dụng
chính trong việc hoạt hoá phân bào của mô phân sinh lóng, kéo dài lóng cây. Nó
cũng kích thích sự kéo dài của tế bào, tăng kich thước của chồi nuôi cấy. GA3 là loại
gibberellin được sử dụng nhiều nhất [14].
2.4. Nghiên cứu chọn tạo giống đậu tương
2.4.1. Trên thế giới
Công tác tuyển chọn giống đậu tương trên thế giới hiện nay được tổ chức bởi
các tổ chức nghiên cứu quốc tế như INTSOY (Chương trình Nghiên cứu Đậu tương
Quốc tế), Trung Tâm nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia (ASIAR), Viện
Quốc tế Nông nghiệp nhiệt đới (IITA), Mạng lưới Đậu đỗ và Ngũ cốc Châu Á
(CLAN) [3].
Với sự phát triển mạnh mẽ của di truyền học và công nghệ sinh học, các
hướng nghiên cứu và thành tựu nổi bật cải biến giống đậu tương chống chịu trên thế
giới hiện nay là:
- Hướng nghiên cứu chính vẫn tập trung về giống, kỹ thuật canh tác, năng
suất và chất lượng, khả năng chống chịu các điều kiện bất thuận như sâu bệnh, ngập
úng, hạn hán, tình trạng chua mặn và đất nghèo dinh dưỡng.
- Đậu tương cao sản: Năng suất đã đạt tới 61 tạ/ha, thời gian sinh trưởng
120–150 ngày, Việt Nam đã đạt 40 –50 tạ/ha (85–100 ngày).
Theo báo cáo của ISAAA, diện tích đậu tương chuyển gen Glyphosate chịu
thuốc diệt cỏ hiện chiếm 62% (54 triệu ha trong tổng số 87,2 triệu ha diện tích cây
chuyển gen của thế giới và chiếm 30% diện tích đậu tương thế giới) tập trung ở các
nước: Mỹ, Achentina, Braxin, Paragoay, Canada, Urugoay, Rumani, Nam Phi và
Mexico. Đây là một bước đột phá trong công tác cải tiến giống cây trồng bằng công
nghệ sinh học đem lại lợi nhuận 14,33 tỷ USD trong 10 năm (1996–2005). Năm
2006, trạm Thử nghiệm Nông Nghiệp thuộc Đại học Bắc Dakota (NDSU) đã phát
triển giống đậu tương chuyển gen “G7008RR” kháng thuốc trừ cỏ Roundup năng
suất 6 tấn/ha. Đang nghiên cứu đưa vào sản xuất giống Đậu tương có tính chịu hạn,
chịu sâu [27].
17
Chương trình nghiên cứu nông nghiệp toàn Ấn Độ (1960–1972). Lấy hệ số
thâm canh tăng vụ chu kỳ một năm làm hướng phát triển sản xuất nông nghiệp đã
chỉ rõ: hệ canh tác ưu tiên cho cây lương thực chu kỳ 1 năm 2 vụ lúa (lúa nước - lúa
nước hoặc lúa nước - lúa mì). Khi đưa thêm một vụ đậu đỗ đã đáp ứng được ba mục
tiêu: Khai thác tối đa tiềm năng đất đai, ảnh hưởng tích cực đến độ phì đất và tăng
thu nhập cho người nông dân. Như vậy họ đã xác định được việc tăng 1 vụ đậu đỗ
không chỉ làm tăng hiệu quả kinh tế mà còn làm cho đất đai màu mỡ hơn [8].
Trong tình hình biến đổi khí hậu toàn cầu như hiện nay, khô hạn gây ảnh
hưởng bất lợi đến sự sinh trưởng và năng suất cây trồng. Trong các điều kiện hạn,
cây trồng thường có những phản ứng sinh lý chung, phức tạp để thích nghi và tồn
tại. Thực vật có cơ chế điều tiết chống chịu sự phân giải nước trong các cơ quan có
chức năng quang hợp. Riêng với các cây đậu đỗ trong đó có cây đậu tương, một đặc
tính bất lợi khi gặp khô hạn là khí khổng không đóng kín hoàn toàn, làm trầm trọng
sự thiếu nước của cây. Để thích ứng, loài cây này dựa vào một loại protein gọi là
Betta được cảm ứng tiết ra khi cây gặp hạn.
Bộ Nông nghiệp Mỹ, tháng 6/2004 đã thiết lập một dự án nghiên cứu làm
tăng vị trí cạnh tranh của đậu tương Mỹ trên thị trường thế giới dựa vào đa dạng di
truyền và tạo giống (Dự án nghiên cứu: Tăng cường vị thế cạnh tranh về đậu tương
trên thị trường toàn cầu thông qua sự đa dạng di truyền và nhân giống cây trồng –
Increasing the competitive position of us soybeans in global markets through
genetic diversity and plant breeding). Trong dự án này, chọn tạo các dòng giống
đậu tương có khả năng chịu hạn là một trong những mục tiêu chính. Dự án đã thành
lập đội ngũ nghiên cứu tính chịu hạn gồm 3 lĩnh vực nghiên cứu chính: Sinh lý học
– tìm hiểu và đánh giá khả năng chịu hạn; Chọn giống - thực hiện các phép lai di
truyền và thử nghiệm đồng ruộng; Di truyền phân tử - sử dụng chỉ thị ADN để xác
định vị trí lập bản đồ các gen chịu hạn. Từ một tập đoàn đậu tương trong nước, cùng
với những giống đậu tương nhập nội, các nhà nghiên cứu đã chọn ra được một số
giống có khả năng chống chịu tốt với điều kiện khô hạn, bản đồ di truyền ADN của
18
một số gen liên quan đến tính chống hạn đã được thiết lập và đã chuyển công nghệ
phục vụ cho mục đích thương mại [13]
Tại Mỹ, nước sản xuất đậu tương lớn nhất thế giới, các nghiên cứu cơ bản,
các hướng chiến lược chọn tạo, cải thiện giống đậu tương rất được quan tâm. Ngân
hàng dữ liệu đã được thành lập, hộp tra cứu cho các nhà chọn giống đậu tương, đây
là các kết quả nghiên cứu liên kết giữa các nhà nghiên cứu di truyền và sinh học
phân tử đậu tương dùng để tra cứu, cập nhật, liên kết nghiên cứu cơ bản phục vụ chọn
giống đậu tương: http://soybeanbreederstoolbox.org/ (SoyBase and the Soybean Breeder's
Toolbox) đang thực hiện Chương trình SOYBEAN GENOMICS, đồng thời đưa ra
Chiến lược chọn giống đậu tương trong những năm tới, hy vọng sẽ có nhiều kết quả
nghiên cứu ứng dụng có tính chất đột phá về cây đậu tương như được cải thiện rõ
rệt về năng suất, tính chống chịu và chất lượng.
 Phát triển giống đậu tương kháng bệnh rỉ
Nhà di truyền học của Đại học Illinois, Ram Singh, đã tìm cách lai giống đậu
tương phổ biến, Dwight (Glycine max) với một loại cây lâu năm hoang dã mọc như
cỏ dại ở Australia, để lần đầu tiên có được những cây đậu tương thụ phấn với khả
năng kháng các bệnh gỉ sắt, u nang tuyến trùng và các mầm bệnh khác [9].
Theo Singh, có 26 loài cây hoang dại lâu năm Glycine mọc ở Australia. Loài
Glycine tomentella, nhận được quan tâm đặc biệt vì nó có gen kháng bệnh gỉ sắt và
u nang tuyến trùng. Những nỗ lực trước đó để lai nó với đậu đậu tương chỉ sinh ra
giống đậu bất dục. Singh tiếp tục thử nghiệm và cuối cùng phát triển phương pháp
xử lý nội tiết tố làm gián đoạn quá trình đó, làm cho các hạt giống lai bị loại bỏ.
Nghiên cứu của Singh đã mang lại các giống cây có khả năng chống bệnh gỉ, u nang
tuyến trùng hoặc thối rễ Phytophthora.
 Đậu tương có chất dị ứng thấp
Các nhà khoa học của Đại học Arizona là Monica Schmidt và Eliot Herman
và Theodore Hymowitz của Đại học Illinois đã tạo ra một giống đậu tương mới với
mức giảm đáng kể của ba protein chính gây ra dị ứng và các hiệu ứng kháng dinh
19
dưỡng. Herman và các đồng nghiệp của mình ở Bộ Nông nghiệp Mỹ đã xác định
vào năm 2003 rằng P34 là chất gây dị ứng chủ yếu ở đậu tương [19].
Nhóm nghiên cứu đã kiểm tra 16.000 giống đậu tương khác nhau và họ đã
tìm thấy một giống gần như không có chất gây dị ứng P34. Nhóm này đã kết hợp
giống thiếu P34 với hai giống trước đây được xác định bởi Hymowitz vốn thiếu
agglutinin và các chất ức chế trypsin, protein, chịu trách nhiệm về các hiệu ứng
kháng dinh dưỡng của đậu tương ở gia súc và con người. Sau gần một thập kỷ,
nhóm nghiên cứu đã tạo ra một giống đậu gần như không có P34, trypsin inhibitor
protein và hoàn toàn thiếu agglutinin. Họ gọi giống đậu tương mới là "Triple Null".
 Đậu tương hiệu quả hơn trong việc tạo nốt sần và cố định đạm
Nhà thực vật học Senthil Subramanian của South Dakota State University
(SDSU) đang dẫn đầu một nghiên cứu mới để xác định các cơ chế thực vật chỉ huy
và phối hợp sự hình thành các nốt sần đậu tương [19].
Với kiến thức này, Subramanian hy vọng sẽ phát triển các giống đậu tương
có hiệu quả hơn trong việc tạo ra các nốt sần và cố định nitơ bằng cách làm chủ một
cơ chế phân tử điều chỉnh các chức năng này.
Subramanian giải thích: Thực vật không thể sử dụng nitơ trong khí quyển
mặc dù nó có rất nhiều. Cây họ đậu như cây đậu tương, có khả năng hình thành các
mối quan hệ cùng có lợi với vi khuẩn Rhizobium trong đất để cố định nitơ.
Rhizobium đi vào các tế bào gốc của cây non và gây nên sự hình thành nốt sần để
chứa vi khuẩn. Trong các nốt sần, có hai khu vực riêng biệt - một khu vực cố
định nitơ và khu vực khác đã vận chuyển nó đến cho cây - được hình thành từ
cùng các tế bào gốc từ trước đó. Subramanian cho rằng sự biểu hiện của các gen
cụ thể trong một tế bào gốc cụ thể xác định khu vực trong đó nó sẽ hoạt động, do
đó ông xác định những micro-RNA điều khiển sự biểu hiện gen để đạt được sự
khác biệt này [21].
20
 Đậu tương có hệ thống bảo vệ chống lại tuyến trùng nang (Cyst
Nematodes)
Những nghiên cứu trước đây trên cây Arabidopsis thaliana đã cho thấy rằng
salicylic acid (SA) là hoocmon có chức năng kích hoạt hệ thống tự vệ của thực vật
chống lại các yếu tố gây bệnh có tính chất ký sinh trên tế bào sống và ký sinh trên
cả tế bào sống và tế bào đã hoại tử cũng như hạn chế được sự sinh sản của tuyến
trùng ký sinh cây [30].
Mặt khác, jasmonic acid (JA) rất cần thiết cho hệ thống tự bảo vệ của cây
chống lại yếu tố gây bệnh có tính chất ký sinh trên tế bào hoại tử. Kiến thức này có
từ những nghiên cứu trên cây Arabidopsis được ứng dụng vào cây đậu tương.
Một số gen của Arabidopsis mã hóa các hợp phần của sinh tổng hợp SA và
JA và truyền tín hiệu tạo ra tính kháng đối với tuyến trùng ung nang (SCN:
Heterodera glycines) đã được thử nghiệm. Có 3 gen Arabidoposis được biểu hiện
quá mức trong rễ đậu tương chuyển gen. Điều ấy làm giảm đáng kể số lượng các
cysts hình thành bởi tuyến trùng SCN đến con số 50% so với đối chứng. Ba gen này
là AtNPR1, AtTGA2 và AtPR-5. Ba gen khác của Arabidopsis giảm số lượng của
SCN cysts ít nhất 40%, đó là AtACBP3, AtACD2 và AtCM-3. Trong khi đó, sự
biểu hiện quá mức của gen AtDND1 gia tăng mạnh sự nhiễm tuyến trùng SCN.
Sự hiểu biết về hệ thống tự vệ của cây chống tác nhân gây bệnhh trong các
nghiên cứu trên cây Arabidopsis có thể được chuyển vào cây đậu tương thông qua
sự biểu hiện quá mức những gen ấy. Điều đó thể hiện sự tương thích về chức năng
của các gen của đậu tương và có thể sử dụng để tạo ra tính kháng tuyến trùng.
 Các nhà nghiêu cứu của USDA phát triển dụng cụ mới để xác định gen
cơ bản của đậu tương
Các nhà nghiên cứu từ Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã phát triển một dụng
cụ mới để tìm kiếm các gen trong cây đậu tương làm cho cây có năng suất cao hơn
và có khả năng chống lại sâu bệnh tốt hơn [17].
Dụng cụ được phát triển bởi các nhà khoa học Perry Cregan, Qijian Song và
Charles Quigley của Cục nghiên cứu nông nghiệp (ARS), cho phép các nhà khoa
21
học thu thập thông tin di truyền trong ba ngày, một quá trình mà trước đây phải mất
nhiều tuần mới thực hiện được. Có tên gọi là SoySNP50K iSelect SNP BeadChip,
dụng cụ gồm một chip thủy tinh dài khoảng 3 inch với một bề mặt đánh dấu có chứa
hàng ngàn mẫu ADN. Các nhà nghiên cứu sử dụng chip để lấy thông tin của 96
giống đậu tương hoang dã và 96 giống đậu tương đã canh tác và xác định các khu
vực của hệ gen có vai trò quan trọng trong quá trình thuần hóa loại cây này.
 Đậu tương kháng côn trùng mới
Dow AgroSciences đã phát triển đậu tương kháng sâu bệnh mới với hai
protein Bt để tối đa hóa việc kiểm soát sâu bướm có hại.
Đây là giống đậu tương đầu tiên với hai protein Bt đã được đệ trình để xin
phê duyệt [32].
Tính trạng mới đã được trình lên cơ quan có thẩm quyền ở các nước trồng
đậu chính như là một phần của quá trình cấp phép toàn cầu. Ban đầu giống đậu này
có mục tiêu được thương mại hóa ở Nam Mỹ [18].
 Đậu tương kháng Phytophthora
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Purdue do Jianxin Ma và Teresa Hughes đã
xác định được hai gen trong hệ gen của đậu tương có tính kháng cao chống lại mầm
bệnh gây ra rỉ thân và thối rễ Phytophthora. Theo Ma, tính kháng Phytophthora
sojae tồn tại tự nhiên trong tế bào mầm đậu tương, nhưng phần lớn các gen kháng
trước đã mất khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh. Hai gen mới được xác định
tỏ ra mạnh hơn các gen trước đó.
Nhóm nghiên cứu đã có được phát hiện này trong khi tìm kiếm tính kháng
bênh rỉ sắt đậu tương châu Á. Hughes nói: "Các địa điểm thử nghiệm của chúng tôi
có áp lực cao của bệnh Phytophthora và chúng tôi thấy rằng các gen này đã chống
lại rất tốt căn bệnh đó. Đó là manh mối đầu tiên cho thấy chúng có thể có sức đề
kháng tốt Phytophthora sojae". Phát hiện này có thể dẫn đến việc phát triển giống
đậu tương trong tương lai với sức đề kháng tốt hơn với mầm bệnh Phytophthora [8]
22
2.4.2. Ở Việt Nam
Công tác chọn tạo giống đậu tương ở Việt Nam hiện do 8 cơ quan nghiên
cứu tham gia: Viện Di truyền Nông nghiệp, Trung tâm Nghiên cứu Đậu đỗ – Viện
Cây lương thực và Cây Thực phẩm, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền
Nam, Viện Lúa Đồng bằng Sông Cửu Long, Viện Nghiên cứu Ngô, Học viện Nông
nghiệp Việt Nam, Đại học Cần Thơ, Viện nghiên cứu dầu và cây có dầu. Trong giai
đoạn 1977–2010 đã cho ra đời và được công nhận 45 giống đậu tương mới. Về
thành tựu chọn giống đậu tương, có thể tạm thời chia làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn thứ 1 - Chọn tạo giống đậu tương chuyên vụ
Trong các năm 70–80 của thế kỷ trước, đậu tương ở nước ta đạt năng suất
thấp 6,8 tạ/ha (1980), trong sản xuất đậu tương ở nước ta tồn tại 2 nhóm giống đậu
tương chính:
Nhóm giống chuyên cho vụ lạnh (vụ Xuân, vụ Đông): Có các giống TBKT nhập
nội như V74 (ĐT74), AK02, AK03, AK04, AK05, VX92, VX93, ĐT92; Giống chọn
tạo: DN42, TLA57, 98-04, ĐT2000, ĐT26, Đ2101 …, ngoài ra còn có các giống địa
phương như Vàng xanh Hà Giang, Vàng Mường Khương, Xanh Bắc Hà …
Nhóm giống chuyên cho vụ nóng (Xuân Hè và Hè Thu): ở phía Bắc chủ yếu
là ĐH4 (ĐT76), M103, ĐT80, Lơ Hà Bắc, Cúc, Đậu Lạng … ở phía Nam: HL25,
MTD176, HL92, G87-5, OMON 25-20, OMDN 16-4, OMDN 22-11, OMDN 21-
75, OMDN 16-5-2, VDN 1, TN12 và CM 60 …
Các nhóm gichuyên cho vụ nóng (Xuân Hè và Hè Thu): ở phía Bắc chủ
yếu là ĐH4 (ĐT76), M103, ĐT80, Lơ Hà Bắc, Cúc, Đậu Lạng … ở phía Nam:
HL25, MTD176, HL92, G87-5, OMON 25-20, OMDN 16-4, OMDN 22-11,
OMDN 21-75, OMDN 16-5-2, VDNa Bắc khó nhân giống, giá thành sản xuất
giống cách vụ cao làm tăng giá trị đầu vào nên khó phát triển diện tích, đặc biệt
nhu cầu giống cho vụ Đông trên đất sau 2 vụ lúa [7].
Giai đoạn 2 - Chọn tạo giống đậu tương 3 vụ
Từ những năm 90 của thế kỷ trước, Viện Di truyền Nông nghiệp, Viện Cây
lương thực, Cây thực phẩm, Viện Nghiên cứu Ngô.... bằng phương pháp lai và đột
23
biến đã chọn tạo thành công và chuyển giao thắng lợi vào sản xuất bộ giống đậu
tương 3 vụ gồm: DT84, DT90, DT96, DT55 (AK06), DT99, ĐT12, DT94, DT95,
DT83, DT2001, ĐVN5, ĐT22, ĐVN6, đậu tương rau DT02 và hàng chục giống có
triển vọng KNQG: DT2003, DT2005, ĐVN9.… các giống này hiện đã chiếm trên
50% diện tích đậu tương cả nước, riêng phía Bắc chiếm 85-90%. Đặc điểm mang
tính đột phá của bộ giống này là thích ứng rộng, sinh trưởng hữu hạn, phản ứng yếu
với ánh sáng ngày ngắn, chịu nóng và chịu lạnh với biên độ rộng từ 10–15 0C đến
38–40 0C, đề kháng với các loại bệnh nguy hiểm tốt, trồng được cả 3 vụ/năm
(Xuân, Hè, Đông) thích hợp trên các vùng sinh thái từ Bắc vào Nam, năng suất cao,
khá ổn định từ 18–40 tạ/ha, hạt to, vàng đẹp, chất lượng tốt, protein đạt 40–47%.
Các giống này dễ để giống, giống từ vụ trước có thể chuyển sang vụ sau không phải
lưu kho lạnh, giá thành giống giảm được 30%, tạo điều kiện mở rộng diện tích trên
qui mô lớn, đặc biệt diện tích đậu tương vụ Đông (vụ III) sau lúa mùa. Tuy nhiên,
khả năng chịu hạn của các giống 3 vụ phần lớn còn yếu [4].
Giai đoạn 3 - Chọn tạo giống đậu tương chống chịu cao, thích ứng rộng
Công trình nghiên cứu có hệ thống tập đoàn giống đậu tương chịu hạn,
nghiên cứu phương pháp tuyển chọn, đánh giá tính chịu hạn thông qua phương pháp
đánh giá trong phòng nảy mầm trên nước đường sachasose, phương pháp làm héo
khô. Kết quả từ trên 1000 mẫu giống nhập nội từ 45 nước, đã phân lập được 148
mẫu giống có khả năng chịu hạn ở giai đoạn cây con [2].
Nghiên cứu phân tích sự liên hệ giữa thành phần acid amine, tổng hợp
protein, enzim α-amylase với tính chịu hạn của 11 giống đậu tương địa phương Sơn
La cho thấy, có sự đa dạng di truyền về tính chịu hạn của các giống đậu tương,
trong điều kiện hạn, cây đậu tương giảm tổng hợp protein và tăng hàm lượng
proline, đường, hoạt độ của enzym α-amylase [12].
Các nghiên cứu về giống đậu tương chuyển gen chống chịu sâu đang được
tiến hành tại Viện Lúa Đồng bằng Sông Cửu long.
Nghiên cứu tuyển chọn đánh giá giống đậu tương chịu hạn đã được tiến hành
tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam, bằng các phương pháp đánh giá tại giai đoạn
24
hạt qua xử lý áp suất thẩm thấu trong dung dịch polyethylene glycol 6000, giai đoạn
hoa, làm quả bước đầu đã kết luận được một số giống có triển vọng chịu hạn, đề tài
này đã góp phần xác định phương pháp đánh giá khả năng chịu hạn của đậu tương
phù hợp với điều kiện nghiên cứu ở nước ta.
Tại Viện Di truyền Nông nghiệp, từ năm 1992 đã bắt đầu chú trọng nghiên
cứu chọn tạo giống đậu tương chịu hạn, kết quả sau 17 năm, từ trên 67 tổ hợp lai và
xử lý đột biến trên 6 giống (tia Gamma – Co60 liều lượng 150, 180, 200, 250 Gy)
đã chọn tạo được 2 giống DT95 (đột biến từ giống AK04) và DT96 (xử lý đột biến
trên con lai DT84 x DT90) có khả năng chịu hạn, kháng bệnh khá.
Từ năm 2001, Viện Di truyền Nông nghiệp cũng là cơ quan đại diện cho Việt
Nam tham gia phối hợp trong khuôn khổ Diễn đàn Hợp tác Hạt Nhân Châu Á
(FNCA) về Chương trình Chọn giống Đột biến Phóng xạ với sự tham dự của 9 nước
trong Diễn đàn và 5 nước tham gia đề tài “Chọn tạo giống Đậu tương đột biến chịu
hạn”, Giống DT96 được Hội nghị tổng kết đánh giá cao về sự cố gắng của Việt
Nam trong chọn tạo giống theo hướng chịu hạn. Việt nam đã thu thập nguồn gen
các giống chịu hạn, bước đầu sơ bộ xác định một số giống triển vọng chịu hạn từ
Mehico như HC.200, HC.100, từ Philippines như Psy 4, Psy5…. Kết quả lai hữu
tính giữa 2 giống DT2001/HC100 kết hợp gây tạo đột biến ở F4 và chọn lọc phả hệ
theo các tiêu chí chống chịu hạn, bệnh, chịu nhiệt [2].
Việc chuyển nạp gen được TS. Trần Thị Cúc Hòa thực hiện thông qua đề tài
“Nghiên cứu chuyển nạp gen ở đậu tương và tạo dòng đậu tương biến đổi gen kháng
sâu ở Việt Nam”, tiến hành thử nghiệm trên 4 phương pháp lây nhiễm khác nhau.
Trong đó, hiệu quả chuyển nạp gen ở phương pháp 4, tạo vết thương tại mặt trong
của nốt lá mầm với dung dịch có chứa vi khuẩn được nuôi cây ở nhiệt độ 21 độ C.
Với việc tạo vết thương ở nốt lá mầm, sẽ giúp kích thích sự xâm nhập của vi khuẩn
- một trong những yếu tố quyết định sự thành công trong chuyển nạp gen vào cây
đậu tương. Phương pháp này được đánh giá là tốt hơn cả, với tỷ lệ mẫu sống sót và
phát triển nhiều, tỷ lệ nạp chuyển gen đạt cao hơn.
25
Học viện Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Viện Cây Lương thưc và Cây
thực phẩm, Viện Bảo vệ thực vật đã nghiên cứu xác định hiệu quả của một số gen
kháng bệnh gỉ sắt ở đậu tương Việt Nam và chỉ thị phân tử liên kết với chúng, đã
kết luận Gen kháng Rpp2, Rpp4 và Rpp5 biểu hiện tính kháng tốt với bệnh gỉ sắt
đậu tương ở Việt Nam, các gen kháng này rất có giá trị sử dụng trong chương trình
chọn tạo giống đậu tương kháng bệnh gỉ sắt ở Việt Nam theo các vùng sinh thái đặc
trưng. Chỉ thị phân tử: Satt620 (liên kết với gen kháng Rpp2 ở khoảng cách di
truyền 3,33cM), Satt288 (liên kết với gen kháng Rpp4 ở khoảng cách di truyền
2,50cM) và Sat_275 (liên kết với gen kháng Rpp5 ở khoảng cách di truyền 4,16cM)
là các chỉ thị liên kết chặt với gen kháng mục tiêu, có độ tin cậy cao trong nghiên
cứu ứng dụng. Các chỉ thị này sẽ được sử dụng để nhận diện gen kháng trong lai tạo
và chọn lọc giống đậu tương kháng bệnh gỉ sắt ở Việt Nam [5].
26
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Sử dụng giống đậu tương DT22, DT84.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Xác định ảnh hưởng thời gian khử trùng của dung dịch NaClO 5% đến khả
năng tạo vật liệu vô trùng.
+ Xác định ảnh hưởng của nồng độ BAP tới khả năng tái sinh chồi
+ Xác định ảnh hưởng của nồng độ GA3 đến khả năng kéo dài chồi
+ Xác định ảnh hưởng của nồng độ NAA đến khả ra rễ tạo cây hoàn chỉnh
3.2. Nội dung nghiên cứu
3.2.1. Nội dung 1: Xác định ảnh hưởng thời gian khử trùng của dung dịch NaClO
5% đến khả năng tạo vật liệu vô trùng.
3.2.2. Nội dung 2: Xác định ảnh hưởng của nồng độ BAP tới khả năng tái sinh chồi
3.2.3. Nội dung 3: Xác định ảnh hưởng của nồng độ GA3 đến khả năng kéo dài chồi
3.2.4. Nội dung 4: Xác định ảnh hưởng của nồng độ NAA đến khả ra rễ tạo cây
hoàn chỉnh
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Chuẩn bị môi trường nuôi cấy in vitro
Sử dụng môi trường MS có bổ sung agar 6,0 – 7 g/l, đường 30g/l (MT nền
hay môi trường MS cơ bản), các chất BAP, GA3, NAA có hàm lượng thay đổi tùy
theo từng thí nghiệm, pH= 5,6-5,8.
Các chất kích thích sinh trưởng sử dụng bổ sung vào MT nuôi cấy với hàm
lượng khác nhau tùy từng thí nghiệm.
Môi trường được hấp khử trùng ở 121o
C, áp suất 1atm trong 60 phút
3.3.2. Phương pháp khử trùng mẫu
Cách tiến hành: trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng chủ yếu các hóa
chất là NaClO, cồn 70o
.
27
Trước tiên, hạt đậu tương được ngâm bằng cồn 70o
trong 30 giây để sơ loại
các mầm bệnh và tăng hiệu quả khử trùng. Sau khi ngâm trong 30 giây, đổ bỏ cồn
và rửa lại bằng nước cất vô trùng 2 - 3 lần.
Sau đó mẫu được ngâm trong dung dịch NaClO 5% trong các thời gian khác nhau
Cuối cùng, rửa lại mẫu 4-5 lần bằng nước cất vô trùng. Sau khi rửa sạch
mẫu, tiến hành bóc vỏ và cấy vào môi trường cơ bản – môi trường Murashige
Skoog (MS).
Các đĩa nuôi cấy được chuyển vào phòng nuôi cấy mô trong điều kiện chiếu
sáng 10h/ngày, cường độ chiếu sáng 2000 lux, ở nhiệt độ 25o
C
Các thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên hoàn toàn, nhắc lại 3 lần.
Tỷ lệ mẫu nhiễm (%)=
Tổng số mẫu nhiễm
x 100%
Tổng số mẫu cấy
3.3.3. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ BAP tới khả năng tái
sinh chồi
Sau khi hạt đậu tương được khử trùng và nuôi 5 ngày trên môi trường MS,
tiến hành gieo hạt trên các môi trường dinh dưỡng có nồng độ BAP khác nhau để
thăm dò khả năng tái sinh của từng môi trường. Mẫu sau khi cấy được nuôi trong
điều kiện:
Ánh sáng: 2500- 3000 lux
Thời gian chiếu sáng: 8 - 10 h/ngày
Nhiệt độ: 23 ± 2o
C
Tỷ lệ mẫu nảy mầm (%) =
Tổng số mẫu sống
x 100%
Tổng số mẫu cấy
Tỷ lệ mẫu chết (%) =
Tổng số mẫu chết
x 100%
Tổng số mẫu cấy
28
Độ ẩm : 60 - 70%
Bố trí thí nghiệm: thí nghiệm được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn, có 4
công thức, mỗi công thức nhắc lại 3 lần, cấy 10 mẫu/1 đĩa, cấy 3 đĩa cho 1 công thức.
Chỉ tiêu theo dõi:
Tỷ lệ mẫu nảy mầm (%) =
Tổng số mẫu nảy mầm
x 100%
Tổng số mẫu đưa vào
3.3.4. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ GA3 tới khả năng kéo
dài chồi
Sử dụng chồi đã được tái sinh ở thí nghiệm 2 khi chiều cao chồi đạt khoảng
1- 2cm tiến hành cấy chuyển sang môi trường kéo dài chồi. Thí nghiệm được bố trí
theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn, có 4 công thức, mỗi công thức nhắc lại 3 lần, cấy
10 mẫu/ đĩa, cấy 3 đĩa cho mỗi công thức. Mẫu được nuôi trong điều kiện:
Ánh sáng: 2500- 3000 lux
Thời gian chiếu sáng: 8 - 10 h/ngày
Nhiệt độ: 25 ± 2o
C
Độ ẩm : 60 - 70%
Chỉ tiêu theo dõi:
Tỷ lệ chồi kéo dài(%) =
Tổng số chồi được kéo dài
x 100%
Tổng số chồi nuôi cấy
3.3.5. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ NAA đến khả năng ra
rễ tạo cây hoàn chỉnh
Sử dụng chồi được kéo dài ở thí nghiệm 3 khi kích thước cây đạt khoảng 4-
5cm tiến hành cấy chuyển sang môi trường ra rễ. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu
ngẫu nhiên hoàn toàn, có 4 công thức, mỗi công thức nhắc lại 3 lần, cấy 10 mẫu/
đĩa, cấy 3 đĩa cho mỗi công thức. Mẫu được nuôi trong điều kiện [11]:
Ánh sáng: 2500- 3000 lux
Thời gian chiếu sáng: 10 - 16 h/ngày
29
Nhiệt độ: 25 ± 2o
C
Độ ẩm : 60 - 70%
Chỉ tiêu theo dõi: Số chồi ra rễ, chất lượng rễ.
Tỷ lệ chồi ra rễ (%) = ×x 100%
Hình 3.1. Sơ đồ nghiên cứu nhân giống đậu tương
bằng phương pháp in vitro
3.4. Phương pháp bố trí thí nghiệm
3.4.1. Nội dung 1: Xác định ảnh hưởng thời gian của dung dịch NaClO 5% đến
khả năng tạo vật liệu vô trùng.
- Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng thời gian của dung dịch NaClO 5%
đến khả năng tạo vật liệu vô trùng.
Thí nghiệm được bố trí như sau:
CT 1: 30” cồn 70 + 5’ NaClO 5%
CT 2: 30” cồn 70o
+ 10’ NaClO 5%
CT 3: 30” cồn 70o
+ 15’ NaClO 5%
Tổng số chồi ra rễ
Tổng số chồi nuôi cấy
+ NaClO và cồn 70o
+ GA3
+ NAA
Mẫu hạt
Khử trùng mẫu
Tái sinh chồi
Kéo dài chồi
Ra rễ tạo cây hoàn chỉnh
+ BAP
x100%
30
- Các mẫu sau khi được khử trùng sẽ tiến hành tác vỏ và đưa vào môi trường
MT nền (môi trường MS cơ bản) và nuôi cấy trong điều kiện thích hợp. Tiến hành
theo dõi, quan sát.
- pH môi trường: 5,6 – 5,8
3.4.2. Nội dung 2: Xác định ảnh hưởng của nồng độ BAP tới khả năng tái sinh chồi
- Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ BAP tới khả năng tái
sinh chồi
- Sau khi hạt đậu tương được khử trùng và nuôi 5 ngày trên môi trường
MS, tiến hành tạo đa chồi rồi gieo hạt trên các môi trường MT nền có nồng độ
BAP ở các nồng độ khác nhau để thăm dò khả năng tái sinh của từng môi trường
- Đưa mẫu vào phòng nuôi. Quan sát và theo dõi số chồi và chất lượng
chồi tạo ra
Thí nghiệm được bố trí như sau:
CT 1 (Đ/c): MT nền + 0,0 mg/l BAP
CT 2: MT nền + 1,0 mg/l BAP
CT 3: MT nền + 1,5 mg/l BAP
CT 4: MT nền + 2,0 mg/l BAP
- pH môi trường: 5,6 – 5,8
3.4.3. Nội dung 3: Xác định ảnh hưởng của nồng độ GA3 đến khả năng kéo dài chồi
- Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ GA3 đến khả năng kéo
dài chồi
- Sử dụng chồi đã được tái sinh ở thí nghiệm 2 khi chiều cao chồi đạt khoảng
1- 2cm tiến hành cấy chuyển sang môi trường kéo dài chồi gồm: MT nền + GA3 ở
các nồng độ khác nhau.
- Đưa mẫu vào phòng nuôi cấy. Tiến hành quan sát, theo dõi chất lượng chồi
của mẫu.
Thí nghiệm được bố trí như sau:
CT 1 (Đ/c): MT nền + 0,0 mg/l GA3
CT 2: MT nền + 0,5 mg/l GA3
31
CT 3: MT nền + 1,0 mg/l GA3
CT 4: MT nền + 1,5 mg/l GA3
- pH môi trương: 5,6 – 5,8
3.4.4. Nội dung 4: Xác định ảnh hưởng của nồng độ NAA đến khả ra rễ tạo cây
hoàn chỉnh
- Thí nghiệm 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ NAA đến khả ra rễ
- Chồi được nuôi cấy ở thí nghiệm 3 sau khi đạt kích thước khoảng 4 – 5cm
tiến hành cấy chuyển sang môi trường ra rễ có bổ sung NAA ở các nồng độ khác
nhau nhằm đánh giá khả năng tạo mô rễ và chất lượng của rễ tạo ra.
- Đưa mẫu vào phòng nuôi cấy. Tiến hành theo dõi và quan sát chất lượng rễ
tạo ra.
Thí nghiệm được bố trí như sau:
CT 1 (Đ/c): MT nền + 0,0 mg/l NAA
CT 2: MT nền + 0,5 mg/l NAA
CT 3: MT nền + 1,0 mg/l NAA
CT 4: MT nền + 1,5 mg/l NAA
- pH môi trường: 5,6 – 5,8
3.5. Các phương pháp xử lý số liệu
- Các số liệu được tính toán bằng phần mềm excel.
- Các số liệu phân tích là số liệu trung bình của các lần theo dõi. Quá trình xử
lý thực hiện trên máy theo chương trình IRRISTAT 4.0.
32
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian khử trùng bằng dung dịch
NaClO 5% đến khả năng tạo vật liệu vô trùng
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian khử trùng mẫu hạt bằng NaClO
5% được thể hiện ở bảng 4.1.
Bảng 4.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng thời gian của dung dịch NaClO 5%
đến khả năng vô trùng hạt đậu tương (sau 5 ngày)
Giống
Công
thức
(CT)
Số mẫu
đưa vào
(hạt)
Tổng số
mẫu nảy
mầm
(hạt)
Tổng
số mẫu
chết
(hạt)
Tổng số
mẫu
nhiễm
(hạt)
Tỷ lệ
nảy
mầm
(%)
Chất lượng
mẫu
DT84
CT1 30,00 16,67 4,33 9,00 55,56 Hạt tái trắng
CT2 30,00 27,33 1,34 1,33 91,11
Hạt xanh
đậm
CT3 30,00 19,67 6,66 3,67 65,56
Hạt xanh
nhạt
LSD05 3,98
CV% 2,50
DT22
CT1 30,00 16,33 4,34 9,33 54,44 Hạt tái trắng
CT2 30,00 27,00 1,33 1,67 90,00
Hạt xanh
đậm
CT3 30,00 20,33 5,00 4,67 67,78
Hạt xanh
nhạt
LSD05 2,51
CV% 1,60
Sau 5 ngày nuôi cấy chúng tôi nhận thấy:
Đối với giống DT84
Ở các thời gian khử trùng khác nhau, khả năng nảy mầm của mẫu là khác
nhau. Cụ thể:
Ở CT 1 với 30 giây khử trùng bằng cồn 70o
và 5 phút khử trùng NaClO 5%
cho tổng số mẫu DT84 nảy mầm là 16,67 hạt với tỷ lệ nảy mầm tương ứng là
55,56%, chất lượng chồi nảy mầm kém- hạt tái, trắng.
33
Ở CT 2 với 30 giây khử trùng bằng cồn 70o
và 10 phút khử trùng NaClO 5%
cho tổng số mẫu DT84 nảy mầm là 27,33 hạt với tỷ lệ nảy mầm tương ứng là
91,11%, chất lượng chồi nảy mầm tốt- hạt xanh đậm.
Ở CT 3 với 30 giây khử trùng bằng cồn 70o
và 15 phút khử trùng NaClO 5%
cho tổng số mẫu DT84 nảy mầm là 19,67 hạt với tỷ lệ nảy mầm tương ứng là
65,56%, chất lượng chồi nảy mầm trung bình- hạt xanh nhạt.
Ở CT 1 tổng số mẫu DT84 nhiễm là cao nhất: 9,00 hạt, có thể do thời gian
khử trùng chưa đủ để loại bỏ các tế bào nấm, khuẩn trong mẫu. Ở CT 3 tỷ lệ mẫu
chết lại cao nhất 6,66 hạt, có thể do thời gian khử trùng lâu làm ảnh hưởng đến khả
năng sinh trưởng của mẫu.
Kết quả thí nghiệm cho thấy hạt đậu tương DT84 có thể nảy mầm tốt ở thời
gian khử trùng là 30 giây cồn 70o
kết hợp 10 phút khử trùng bằng NaClO 5%. Còn
đối với thời gian khử trùng 30 giây cồn 70o
kết hợp 5 phút khử trùng bằng NaClO
5% cho tỷ lệ mẫu nảy mầm thấp nhất. Từ kết quả trên, chúng tôi chọn CT2 là công
thức khử trùng phù hợp cho quá trình nghiên cứu tạo vật liệu vô trùng để phục vụ
các thí nghiệm tiếp theo.
Theo bảng 4.1 chúng tôi nhận thấy hiệu quả khử trùng đối với giống DT22
được thể hiện như sau:
Ở CT 1 với 30 giây khử trùng bằng cồn 70o
và 5 phút khử trùng NaClO 5%
cho tổng số mẫu đậu tương DT22 nảy mầm là 16,33 hạt với tỷ lệ nảy mầm tương
ứng là 54,44%, chất lượng chồi nảy mầm kém- hạt tái, trắng.
Ở CT 2 với 30 giây khử trùng bằng cồn 70o
và 10 phút khử trùng NaClO 5%
cho tổng số mẫu đậu tương DT22 nảy mầm là 27,00 hạt với tỷ lệ nảy mầm tương
ứng là 90,00%, chất lượng chồi nảy mầm tốt- hạt xanh đậm.
Ở CT 3 với 30 giây khử trùng bằng cồn 70o
và 15 phút khử trùng NaClO 5%
cho tổng số mẫu nảy mầm là 20,33 hạt với tỷ lệ nảy mầm tương ứng là 67,78%,
chất lượng chồi nảy mầm trung bình- hạt xanh nhạt.
Ở CT 1 tổng số mẫu đậu tương DT22 nhiễm là cao nhất: 9,33 hạt, có thể do
thời gian khử trùng chưa đủ để loại bỏ các tế bào nấm, khuẩn trong mẫu. Ở CT 3 tỷ
34
lệ mẫu chết lại cao nhất 5,00 hạt, có thể do thời gian khử trùng lâu làm ảnh hưởng
đến khả năng sinh trưởng của mẫu.
Kết quả thí nghiệm cho thấy hạt đậu tương DT22 có thể nảy mầm tốt ở thời
gian khử trùng là 30 giây cồn 70o
kết hợp 10 phút khử trùng bằng NaClO 5%. Còn
đối với thời gian khử trùng 30 giây cồn 70o
kết hợp 5 phút phút khử trùng bằng
NaClO 5% cho tỷ lệ mẫu nảy mầm thấp nhất. Từ kết quả trên, chúng tôi chọn CT 2
là công thức khử trùng phù hợp cho quá trình nghiên cứu tạo vật liệu vô trùng để
phục vụ các thí nghiệm tiếp theo.
Phương pháp khử trùng bằng cồn 70o
và NaClO là một phương pháp khử
trùng đã được nhiều tác giả nghiên cứu. Tác giả Nguyễn Thị Thúy Hường và Cs sử
dụng phương pháp khử trùng bằng cồn 70o
và NaClO 60% trong vòng 20 phút đạt
hiệu quả nảy mầm khá cao từ 82,3 – 85,70% giảm 5,41 – 7,7% so với thí nghiệm 1
của đề tài. Có thể do trong thực tế hạt đậu tương là đối tượng rất khó khử trùng, nếu
khử trùng bằng cồn và NaClO với nồng độ quá cao và thời gian quá dài thì hạt bị
tổn thương và không nảy mầm được. Ngược lại, nếu nồng độ cồn và NaClO quá
thấp thì không đủ khử nhiễm nên tỷ lệ nhiễm cao sau khi cấy. Vì vậy chúng tôi lựa
chọn phương pháp này để sử dụng cho các thí nghiệm tiếp theo.
A B
Hình 4.1. Mẫu đậu tương sau khi khử trùng và nuôi cấy sau 5 ngày
trên môi trường MS cơ bản
A. Hạt đậu tương DT84 được khử trùng và nuôi cấy sau 5 ngày
B. Hạt đậu tương DT22 được khử trùng và nuôi cấy sau 5 ngày
35
4.2. Kết quả nghiên cứu: Ảnh hưởng của nồng độ BAP tới khả năng tái sinh chồi
Những chồi có chất lượng tốt ở thí nghiệm 1 được tách hạt, gây tổn thương
vào chuyển vào môi trường có nồng độ BAP khác nhau, tiến hành theo dõi, quan
sát. Các kết quả cụ thể được thể hiện ở bảng 4.2.
Bảng 4.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ BAP tới khả năng tái
sinh chồi hạt đậu tương sau 4 ngày
Giống
Công
thức
(CT)
Nồng độ
BAP
(mg/l)
Số mấu
nuôi cấy
(hạt)
Tổng số
mẫu nảy
chồi (hạt)
Tỷ lệ mẫu
nảy chồi
(hạt)
Hình thái
chồi
DT84
CT1 (đ/c) 0,00 30,00 2,33 7,78 Ngắn, gầy
CT2 1,00 30,00 16,67 55,56* Ngắn, gầy
CT3 1,50 30,00 27,33 91,11*
Ngắn,
mập
CT4 2,00 30,00 25,67 85,56* Ngắn, gầy
LSD05 2,94
CV (%) 2,50
DT22
CT1 (đ/c) 0,00 30,00 2,00 6,67 Ngắn, gầy
CT2 1,00 30,00 16,67 55,56* Ngắn, gầy
CT3 1,50 30,00 26,67 88,89*
Ngắn,
mập
CT4 2,00 30,00 24,67 82,22* Ngắn, gầy
LSD05 5,08
CV (%) 4,40
Ghi chú: *: CT có ý nghĩa so với đối chứng
Từ kết quả bảng 4.2 cho thấy:
Với giá trị LSD.05 = 2,94 các công thức khác nhau có sự sai khác có ý nghĩa ở
mức độ tin cậy 95%. Nồng độ BAP có tác dụng rõ rệt đến sự hình thành chồi đối với
hạt đậu tương DT84
36
Trong thí nghiệm này, tỷ lệ mẫu đậu tương DT84 nảy chồi cao nhất đạt được
ở CT3 là 91,11%, chất lượng chồi thu được ngắn, mập. Tiếp theo là CT4 đạt
85,56%, CT2 đạt 55,56%, CT1 đạt 7,78%, chồi thu được ngắn, gầy. Kết quả trên
được giả thích như sau: BAP có tác dụng kích thích nảy chồi. Ở CT đối chứng
(CT1) vì không bổ sung BAP nên số mẫu đậu tương DT84 nảy chồi không lớn và
chồi ngắn và gầy. Nồng độ BAP 1,5 mg/l (CT3) cho nhiều hạt nảy chồi và chất
lượng chồi tốt nhất là do BAP ở nồng độ này có tác dụng kích thích nảy chồi từ hạt
mạnh nhất đồng thời tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Ở
CT2, CT4, nồng độ BAP lần lượt là 1,0 mg/l, 2,0 mg/l cho thấy tỷ lệ ra chồi thấp,
bởi vì BAP ở nồng độ cao gây ức chế chồi phát triển, chồi tạo ra ít và ngắn, gầy.
Còn ở BAP ở nồng độ thấp không đủ để kích thích hạt tạo chồi, và chất lượng chồi
cũng kém hơn.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy khi bổ sung BAP ở nồng độ 1,5
mg/l cho tỷ lệ cây đậu tương DT84 hình thành chồi cao nhất đạt 91,11%.
Từ bảng 4.2 chúng tôi nhận thấy ảnh hưởng của nồng độ BAP đến khả năng
hình thành chồi hạt đậu tương DT22 được thể hiện như sau:
Với giá trị LSD.05 = 5,08 các công thức khác nhau có sự sai khác có ý nghĩa ở
mức độ tin cậy 95%. Nồng độ BAP có tác dụng rõ rệt đến sự hình thành chồi đối với
hạt đậu tương DT22
Trong thí nghiệm này, tỷ lệ mẫu đậu tương DT22 nảy chồi cao nhất đạt được
ở CT3 là 88,89%, chất lượng chồi thu được ngắn, mập. Tiếp theo là CT4 đạt
82,22%, CT2 đạt 55,56%, CT1 đạt 6,67%, chồi thu được ngắn, gầy. Kết quả trên
được giả thích như sau: BAP có tác dụng kích thích nảy chồi. Ở CT đối chứng
(CT1) vì không bổ sung BAP nên số mẫu đậu tương DT22 nảy chồi không lớn và
chồi ngắn và gầy. Nồng độ BAP 1,5 mg/l (CT3) cho nhiều hạt nảy chồi và chất
lượng chồi tốt nhất là do BAP ở nồng độ này có tác dụng kích thích nảy chồi từ hạt
mạnh nhất đồng thời tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Ở
CT2, CT4, nồng độ BAP lần lượt là 1,0 mg/l; 2,0 mg/l cho thấy tỷ lệ ra chồi thấp,
bởi vì BAP ở nồng độ cao gây ức chế chồi phát triển, chồi tạo ra ít và ngắn, gầy.
37
Còn ở BAP ở nồng độ thấp không đủ để kích thích hạt tạo chồi, và chất lượng chồi
cũng kém hơn.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy khi bổ sung BAP ở nồng độ 1,5
mg/l cho tỷ lệ hạt đậu tương DT22 nảy chồi cao nhất đạt 88,89%.
Giai đoạn cảm ứng tạo chồi là giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển
chồi từ nách lá mầm. Môi trường cảm ứng tạo chồi ở đa số các loài thực vật cần sử
dụng các chất điều hòa sinh trưởng thuộc nhóm auxin và xytokinin như IAA, IBA,
BAP…Trong đó BAP thuộc nhóm kích thích sinh trưởng xytokinin được sử dụng
phổ biến để tạo cảm ứng chồi ở nhiều loài thực vật khác nhau. Khả năng tạo cảm
ứng chồi là một thông số quan trọng dùng để đánh giá tính thích ứng của giống
trong hệ thống nuôi cấy in vitro nhằm sử dụng cho mục đích chuyển gen sau này.
Trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thúy Hường và cs môi trường có bổ sung
1,5 mg/l BAP cho tỷ lệ tạo chồi cao nhất đạt 89,5% ở giống DT22 và 91,6% ở giống
DT84 không có sự chênh lệch nhiều so với thí nghiệm 2 của đề tài (<1%). Do vậy
chúng tôi lựa chọn nồng độ 1,5 mg/l BAP là nồng độ phụ hợp cho giai đoạn cảm
ứng tạo chồi ở hai đối tượng đậu tương này.
A B
Hình 4.2. Mẫu đậu tương nuôi ở CT 3 sau 4 ngày
A. Giống đậu tương DT84
B. Giống đậu tương DT22
Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro của một số giống đậu tương
Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro của một số giống đậu tương
Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro của một số giống đậu tương
Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro của một số giống đậu tương
Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro của một số giống đậu tương
Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro của một số giống đậu tương
Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro của một số giống đậu tương
Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro của một số giống đậu tương
Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro của một số giống đậu tương
Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro của một số giống đậu tương
Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro của một số giống đậu tương
Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro của một số giống đậu tương
Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro của một số giống đậu tương
Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro của một số giống đậu tương
Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro của một số giống đậu tương
Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro của một số giống đậu tương
Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro của một số giống đậu tương
Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro của một số giống đậu tương
Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro của một số giống đậu tương

More Related Content

What's hot

Nghiên cứu khả năng nhân nhanh lan hài mốc hồng (paphiopedilum micranthum) ...
Nghiên cứu khả năng nhân nhanh lan hài mốc hồng (paphiopedilum micranthum) ...Nghiên cứu khả năng nhân nhanh lan hài mốc hồng (paphiopedilum micranthum) ...
Nghiên cứu khả năng nhân nhanh lan hài mốc hồng (paphiopedilum micranthum) ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
địNh danh nấm sợi gây hỏng trứng cá bá chủ (pterapogon kauderni) dựa trên gen...
địNh danh nấm sợi gây hỏng trứng cá bá chủ (pterapogon kauderni) dựa trên gen...địNh danh nấm sợi gây hỏng trứng cá bá chủ (pterapogon kauderni) dựa trên gen...
địNh danh nấm sợi gây hỏng trứng cá bá chủ (pterapogon kauderni) dựa trên gen...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất điều tiết sinh trưởng đến khả năng sinh ...
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất điều tiết sinh trưởng đến khả năng sinh ...Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất điều tiết sinh trưởng đến khả năng sinh ...
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất điều tiết sinh trưởng đến khả năng sinh ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận tốt nghiệp1
Khóa luận tốt nghiệp1Khóa luận tốt nghiệp1
Khóa luận tốt nghiệp1Ngo Quoc Nguyen
 
Nghiên cứu dna barcode cho một số vật nuôi của việt nam
Nghiên cứu dna barcode cho một số vật nuôi của việt namNghiên cứu dna barcode cho một số vật nuôi của việt nam
Nghiên cứu dna barcode cho một số vật nuôi của việt namhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu tình trạng methyl hoá chỉ thị phân tử sept9 ở bệnh nhân ung thư đạ...
Nghiên cứu tình trạng methyl hoá chỉ thị phân tử sept9 ở bệnh nhân ung thư đạ...Nghiên cứu tình trạng methyl hoá chỉ thị phân tử sept9 ở bệnh nhân ung thư đạ...
Nghiên cứu tình trạng methyl hoá chỉ thị phân tử sept9 ở bệnh nhân ung thư đạ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khả năng ăn bọ gậy của cá trong phòng chống sốt xuất huyết, 9đ - Gửi miễn phí...
Khả năng ăn bọ gậy của cá trong phòng chống sốt xuất huyết, 9đ - Gửi miễn phí...Khả năng ăn bọ gậy của cá trong phòng chống sốt xuất huyết, 9đ - Gửi miễn phí...
Khả năng ăn bọ gậy của cá trong phòng chống sốt xuất huyết, 9đ - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...hanhha12
 
Luận án: Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc một số gen thuộc hệ miễn dịch tôm sú (...
Luận án:  Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc một số gen thuộc hệ miễn dịch tôm sú (...Luận án:  Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc một số gen thuộc hệ miễn dịch tôm sú (...
Luận án: Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc một số gen thuộc hệ miễn dịch tôm sú (...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (19)

Nghiên cứu khả năng nhân nhanh lan hài mốc hồng (paphiopedilum micranthum) ...
Nghiên cứu khả năng nhân nhanh lan hài mốc hồng (paphiopedilum micranthum) ...Nghiên cứu khả năng nhân nhanh lan hài mốc hồng (paphiopedilum micranthum) ...
Nghiên cứu khả năng nhân nhanh lan hài mốc hồng (paphiopedilum micranthum) ...
 
Luận văn: Thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá thia đồng tiền ba chấm Dascyllus tr...
Luận văn: Thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá thia đồng tiền ba chấm Dascyllus tr...Luận văn: Thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá thia đồng tiền ba chấm Dascyllus tr...
Luận văn: Thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá thia đồng tiền ba chấm Dascyllus tr...
 
địNh danh nấm sợi gây hỏng trứng cá bá chủ (pterapogon kauderni) dựa trên gen...
địNh danh nấm sợi gây hỏng trứng cá bá chủ (pterapogon kauderni) dựa trên gen...địNh danh nấm sợi gây hỏng trứng cá bá chủ (pterapogon kauderni) dựa trên gen...
địNh danh nấm sợi gây hỏng trứng cá bá chủ (pterapogon kauderni) dựa trên gen...
 
Nghiên cứu đa dạng của họ bọ cánh cứng ăn lá tại Ninh Thuận
Nghiên cứu đa dạng của họ bọ cánh cứng ăn lá tại Ninh ThuậnNghiên cứu đa dạng của họ bọ cánh cứng ăn lá tại Ninh Thuận
Nghiên cứu đa dạng của họ bọ cánh cứng ăn lá tại Ninh Thuận
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất điều tiết sinh trưởng đến khả năng sinh ...
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất điều tiết sinh trưởng đến khả năng sinh ...Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất điều tiết sinh trưởng đến khả năng sinh ...
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất điều tiết sinh trưởng đến khả năng sinh ...
 
Đề tài: Nghiên cứu sản xuất nến thơm quy mô phòng thí nghiệm
Đề tài: Nghiên cứu sản xuất nến thơm quy mô phòng thí nghiệmĐề tài: Nghiên cứu sản xuất nến thơm quy mô phòng thí nghiệm
Đề tài: Nghiên cứu sản xuất nến thơm quy mô phòng thí nghiệm
 
Luận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy phần Quang học
Luận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy phần Quang họcLuận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy phần Quang học
Luận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy phần Quang học
 
Khóa luận tốt nghiệp1
Khóa luận tốt nghiệp1Khóa luận tốt nghiệp1
Khóa luận tốt nghiệp1
 
Luận văn: Nghiên cứu tính đa hình đơn nucleotid tại intron 1, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu tính đa hình đơn nucleotid tại intron 1, 9đLuận văn: Nghiên cứu tính đa hình đơn nucleotid tại intron 1, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu tính đa hình đơn nucleotid tại intron 1, 9đ
 
Nghiên cứu dna barcode cho một số vật nuôi của việt nam
Nghiên cứu dna barcode cho một số vật nuôi của việt namNghiên cứu dna barcode cho một số vật nuôi của việt nam
Nghiên cứu dna barcode cho một số vật nuôi của việt nam
 
Nghiên cứu tình trạng methyl hoá chỉ thị phân tử sept9 ở bệnh nhân ung thư đạ...
Nghiên cứu tình trạng methyl hoá chỉ thị phân tử sept9 ở bệnh nhân ung thư đạ...Nghiên cứu tình trạng methyl hoá chỉ thị phân tử sept9 ở bệnh nhân ung thư đạ...
Nghiên cứu tình trạng methyl hoá chỉ thị phân tử sept9 ở bệnh nhân ung thư đạ...
 
Khả năng ăn bọ gậy của cá trong phòng chống sốt xuất huyết, 9đ - Gửi miễn phí...
Khả năng ăn bọ gậy của cá trong phòng chống sốt xuất huyết, 9đ - Gửi miễn phí...Khả năng ăn bọ gậy của cá trong phòng chống sốt xuất huyết, 9đ - Gửi miễn phí...
Khả năng ăn bọ gậy của cá trong phòng chống sốt xuất huyết, 9đ - Gửi miễn phí...
 
Luận văn: Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản Sá sùng sipunculus nudus (Lin...
Luận văn: Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản Sá sùng sipunculus nudus (Lin...Luận văn: Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản Sá sùng sipunculus nudus (Lin...
Luận văn: Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản Sá sùng sipunculus nudus (Lin...
 
Luận văn: Tổng hợp cảm ứng cellulase ở một số chủng Bacillus
Luận văn: Tổng hợp cảm ứng cellulase ở một số chủng BacillusLuận văn: Tổng hợp cảm ứng cellulase ở một số chủng Bacillus
Luận văn: Tổng hợp cảm ứng cellulase ở một số chủng Bacillus
 
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...
 
Luận án: Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc một số gen thuộc hệ miễn dịch tôm sú (...
Luận án:  Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc một số gen thuộc hệ miễn dịch tôm sú (...Luận án:  Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc một số gen thuộc hệ miễn dịch tôm sú (...
Luận án: Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc một số gen thuộc hệ miễn dịch tôm sú (...
 
Đề tài: Ứng dụng viễn thám và GIS để khai thác cá ngừ đại dương
Đề tài: Ứng dụng viễn thám và GIS để khai thác cá ngừ đại dươngĐề tài: Ứng dụng viễn thám và GIS để khai thác cá ngừ đại dương
Đề tài: Ứng dụng viễn thám và GIS để khai thác cá ngừ đại dương
 
Luận văn: Nghiên cứu đa dạng sinh học ốc cạn (Land Snails) ở khu vực xã La Hi...
Luận văn: Nghiên cứu đa dạng sinh học ốc cạn (Land Snails) ở khu vực xã La Hi...Luận văn: Nghiên cứu đa dạng sinh học ốc cạn (Land Snails) ở khu vực xã La Hi...
Luận văn: Nghiên cứu đa dạng sinh học ốc cạn (Land Snails) ở khu vực xã La Hi...
 
Luận văn: Quan hệ họ hàng của hai loài giun đất Rosa và Grube, 9đ
Luận văn: Quan hệ họ hàng của hai loài giun đất  Rosa và Grube, 9đLuận văn: Quan hệ họ hàng của hai loài giun đất  Rosa và Grube, 9đ
Luận văn: Quan hệ họ hàng của hai loài giun đất Rosa và Grube, 9đ
 

Similar to Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro của một số giống đậu tương

Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro của một số giống lúa việt nam
Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro của một số giống lúa việt namNghiên cứu khả năng tái sinh in vitro của một số giống lúa việt nam
Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro của một số giống lúa việt namhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khảo sát quy trình bảo quản củ cải trắng tại công ty cổ phần mt nhật bản
Khảo sát quy trình bảo quản củ cải trắng tại công ty cổ phần mt nhật bảnKhảo sát quy trình bảo quản củ cải trắng tại công ty cổ phần mt nhật bản
Khảo sát quy trình bảo quản củ cải trắng tại công ty cổ phần mt nhật bảnhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá công tác quản lý và xử lý chất thải lỏng trong chăn nuôi lợn tại trạ...
đáNh giá công tác quản lý và xử lý chất thải lỏng trong chăn nuôi lợn tại trạ...đáNh giá công tác quản lý và xử lý chất thải lỏng trong chăn nuôi lợn tại trạ...
đáNh giá công tác quản lý và xử lý chất thải lỏng trong chăn nuôi lợn tại trạ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất trồng rau cải bẹ xanh khi sử dụn...
Nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất trồng rau cải bẹ xanh khi sử dụn...Nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất trồng rau cải bẹ xanh khi sử dụn...
Nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất trồng rau cải bẹ xanh khi sử dụn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu quy trình chuyển gen vào giống lúa j02 và bắc thơm số 7
Nghiên cứu quy trình chuyển gen vào giống lúa j02 và bắc thơm số 7Nghiên cứu quy trình chuyển gen vào giống lúa j02 và bắc thơm số 7
Nghiên cứu quy trình chuyển gen vào giống lúa j02 và bắc thơm số 7https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân lập, tuyển chọn vi nấm phân hủy xenlulo dưới tán rừng thông tại đại lải ...
Phân lập, tuyển chọn vi nấm phân hủy xenlulo dưới tán rừng thông tại đại lải ...Phân lập, tuyển chọn vi nấm phân hủy xenlulo dưới tán rừng thông tại đại lải ...
Phân lập, tuyển chọn vi nấm phân hủy xenlulo dưới tán rừng thông tại đại lải ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu khả năng nhân nhanh lan hài trần liên (paphiopedilum tranlienianum...
Nghiên cứu khả năng nhân nhanh lan hài trần liên (paphiopedilum tranlienianum...Nghiên cứu khả năng nhân nhanh lan hài trần liên (paphiopedilum tranlienianum...
Nghiên cứu khả năng nhân nhanh lan hài trần liên (paphiopedilum tranlienianum...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất sản phẩm bột protein đậu tương (soy wh...
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất sản phẩm bột protein đậu tương (soy wh...Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất sản phẩm bột protein đậu tương (soy wh...
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất sản phẩm bột protein đậu tương (soy wh...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn: Thành phần loài giun sán ký sinh ở một số loài thằn lằn - Gửi miễn ...
Luận văn: Thành phần loài giun sán ký sinh ở một số loài thằn lằn - Gửi miễn ...Luận văn: Thành phần loài giun sán ký sinh ở một số loài thằn lằn - Gửi miễn ...
Luận văn: Thành phần loài giun sán ký sinh ở một số loài thằn lằn - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sinh kế cộṇg đồng cư dân ven đầm Cầu Hai
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sinh kế cộṇg đồng cư dân ven đầm Cầu HaiẢnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sinh kế cộṇg đồng cư dân ven đầm Cầu Hai
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sinh kế cộṇg đồng cư dân ven đầm Cầu HaiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

Similar to Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro của một số giống đậu tương (20)

Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro của một số giống lúa việt nam
Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro của một số giống lúa việt namNghiên cứu khả năng tái sinh in vitro của một số giống lúa việt nam
Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro của một số giống lúa việt nam
 
Khảo sát quy trình bảo quản củ cải trắng tại công ty cổ phần mt nhật bản
Khảo sát quy trình bảo quản củ cải trắng tại công ty cổ phần mt nhật bảnKhảo sát quy trình bảo quản củ cải trắng tại công ty cổ phần mt nhật bản
Khảo sát quy trình bảo quản củ cải trắng tại công ty cổ phần mt nhật bản
 
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...
 
đáNh giá công tác quản lý và xử lý chất thải lỏng trong chăn nuôi lợn tại trạ...
đáNh giá công tác quản lý và xử lý chất thải lỏng trong chăn nuôi lợn tại trạ...đáNh giá công tác quản lý và xử lý chất thải lỏng trong chăn nuôi lợn tại trạ...
đáNh giá công tác quản lý và xử lý chất thải lỏng trong chăn nuôi lợn tại trạ...
 
Nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất trồng rau cải bẹ xanh khi sử dụn...
Nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất trồng rau cải bẹ xanh khi sử dụn...Nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất trồng rau cải bẹ xanh khi sử dụn...
Nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất trồng rau cải bẹ xanh khi sử dụn...
 
Luận văn: Khả năng tích lũy Coenzyme Q10 của chủng vi khuẩn tía
Luận văn: Khả năng tích lũy Coenzyme Q10 của chủng vi khuẩn tíaLuận văn: Khả năng tích lũy Coenzyme Q10 của chủng vi khuẩn tía
Luận văn: Khả năng tích lũy Coenzyme Q10 của chủng vi khuẩn tía
 
Nghiên cứu quy trình chuyển gen vào giống lúa j02 và bắc thơm số 7
Nghiên cứu quy trình chuyển gen vào giống lúa j02 và bắc thơm số 7Nghiên cứu quy trình chuyển gen vào giống lúa j02 và bắc thơm số 7
Nghiên cứu quy trình chuyển gen vào giống lúa j02 và bắc thơm số 7
 
Sử dụng giống cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt, HAY
Sử dụng giống cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt, HAYSử dụng giống cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt, HAY
Sử dụng giống cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt, HAY
 
Luận văn: Sử dụng thực vật để cải tạo bãi thải sau khai thác than
Luận văn: Sử dụng thực vật để cải tạo bãi thải sau khai thác thanLuận văn: Sử dụng thực vật để cải tạo bãi thải sau khai thác than
Luận văn: Sử dụng thực vật để cải tạo bãi thải sau khai thác than
 
Phân lập, tuyển chọn vi nấm phân hủy xenlulo dưới tán rừng thông tại đại lải ...
Phân lập, tuyển chọn vi nấm phân hủy xenlulo dưới tán rừng thông tại đại lải ...Phân lập, tuyển chọn vi nấm phân hủy xenlulo dưới tán rừng thông tại đại lải ...
Phân lập, tuyển chọn vi nấm phân hủy xenlulo dưới tán rừng thông tại đại lải ...
 
Nghiên cứu khả năng nhân nhanh lan hài trần liên (paphiopedilum tranlienianum...
Nghiên cứu khả năng nhân nhanh lan hài trần liên (paphiopedilum tranlienianum...Nghiên cứu khả năng nhân nhanh lan hài trần liên (paphiopedilum tranlienianum...
Nghiên cứu khả năng nhân nhanh lan hài trần liên (paphiopedilum tranlienianum...
 
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất sản phẩm bột protein đậu tương (soy wh...
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất sản phẩm bột protein đậu tương (soy wh...Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất sản phẩm bột protein đậu tương (soy wh...
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất sản phẩm bột protein đậu tương (soy wh...
 
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...
 
Luận văn: Thành phần loài giun sán ký sinh ở một số loài thằn lằn - Gửi miễn ...
Luận văn: Thành phần loài giun sán ký sinh ở một số loài thằn lằn - Gửi miễn ...Luận văn: Thành phần loài giun sán ký sinh ở một số loài thằn lằn - Gửi miễn ...
Luận văn: Thành phần loài giun sán ký sinh ở một số loài thằn lằn - Gửi miễn ...
 
Nguy cơ ô nhiễm các hợp chất Flo trong nước ở làng nghề dệt, 9đ
Nguy cơ ô nhiễm các hợp chất Flo trong nước ở làng nghề dệt, 9đNguy cơ ô nhiễm các hợp chất Flo trong nước ở làng nghề dệt, 9đ
Nguy cơ ô nhiễm các hợp chất Flo trong nước ở làng nghề dệt, 9đ
 
Luận văn: Nhiễm ký sinh trùng sốt rét ở vùng dân di biến động, 9đ
Luận văn: Nhiễm ký sinh trùng sốt rét ở vùng dân di biến động, 9đLuận văn: Nhiễm ký sinh trùng sốt rét ở vùng dân di biến động, 9đ
Luận văn: Nhiễm ký sinh trùng sốt rét ở vùng dân di biến động, 9đ
 
Luận văn: Đặc điểm sinh thái loài Thạch sùng mí cát bà, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm sinh thái loài Thạch sùng mí cát bà, HAY, 9đLuận văn: Đặc điểm sinh thái loài Thạch sùng mí cát bà, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm sinh thái loài Thạch sùng mí cát bà, HAY, 9đ
 
Luận văn: Đặc điểm sinh thái loài thạch sùng mí cát bà và bảo tồn
Luận văn: Đặc điểm sinh thái loài thạch sùng mí cát bà và bảo tồnLuận văn: Đặc điểm sinh thái loài thạch sùng mí cát bà và bảo tồn
Luận văn: Đặc điểm sinh thái loài thạch sùng mí cát bà và bảo tồn
 
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sinh kế cộṇg đồng cư dân ven đầm Cầu Hai
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sinh kế cộṇg đồng cư dân ven đầm Cầu HaiẢnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sinh kế cộṇg đồng cư dân ven đầm Cầu Hai
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sinh kế cộṇg đồng cư dân ven đầm Cầu Hai
 
Luận văn: Bổ sung vi sinh vật vào quá trình tạo bùn hạt hiếu khí
Luận văn: Bổ sung vi sinh vật vào quá trình tạo bùn hạt hiếu khíLuận văn: Bổ sung vi sinh vật vào quá trình tạo bùn hạt hiếu khí
Luận văn: Bổ sung vi sinh vật vào quá trình tạo bùn hạt hiếu khí
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.dochttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...https://www.facebook.com/garmentspace
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Recently uploaded

PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfchimloncamsungdinhti
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt NamĐào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Namlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxNGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxsongtoan982017
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haingTonH1
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (20)

PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt NamĐào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxNGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 

Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro của một số giống đậu tương

  • 1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------------------- ĐỖ THỊ ÁNH TUYẾT Tên đề tài: NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG TÁI SINH IN VITRO CỦA MỘT SỐ GIỐNG ĐẬU TƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Công nghệ Sinh học Khoa : CNSH - CNTP Khoá học : 2015 – 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  • 2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------------------- ĐỖ THỊ ÁNH TUYẾT Tên đề tài: NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG TÁI SINH IN VITRO CỦA MỘT SỐ GIỐNG ĐẬU TƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Công nghệ Sinh học Lớp : K47 - CNSH Khoa : CNSH - CNTP Khoá học : 2015 – 2019 Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Tiến Dũng Thái Nguyên, năm 2019
  • 3. i LỜI CẢM ƠN Được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường Ban chủ nhiệm khoa Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm, trong thời gian thực tập tốt nghiệp em đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro của một số giống đậu tương”. Trang đầu tiên của khoá luận này em xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm cùng các thầy cô giáo trong Khoa đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo TS. Nguyễn Tiến Dũng, giảng viên khoa Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ và hướng dẫn em trong thời gian thực hiện đề tài. Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình đã tạo điều kiện vật chất và luôn là chỗ dựa tinh thần cho em trong suốt thời gian thực tập, cảm ơn bạn bè đã hết lòng động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua. Trong quá trình thực tập, cũng như là quá trình làm báo cáo thực tập thời gian có hạn, trình độ và kỹ năng bản thân còn nhiều hạn chế nên đề tài không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn để đề tài của em được hoàn thiện hơn. Lời cuối em xin kính chúc các thầy, cô giáo trong nhà trường, trong khoa Công nghệ Sinh học và Công nghệ thực phẩm, cùng các bạn đồng nghiệp sức khoẻ, thành công trong cuộc sống. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên thực hiện Đỗ Thị Ánh Tuyết
  • 4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới những năm gần đâyBảng 2.2. Tình hình sản xuất đậu tương của các nước đứng đầu thế giới ...............................7 Bảng 2.3. Tình hình sản xuất đậu tương Việt Nam những năm gần đây.................9 Bảng 4.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng thời gian của dung dịch NaClO 5% đến khả năng vô trùng hạt đậu tương (sau 5 ngày).......................................................32 Bảng 4.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ BAP tới khả năng tái sinh chồi hạt đậu tương sau 4 ngày................................................................................35 Bảng 4.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ GA3 tới khả năng kéo dài chồi đậu tương sau 4 ngày......................................................................................38 Bảng 4.4. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ NAA tới khả năng ra rễ tạo cây đậu tương hoàn chỉnh ......................................................................................41
  • 5. iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Sơ đồ nghiên cứu nhân giống đậu tương bằng phương pháp in vitro....29 Hình 4.1. Mẫu đậu tương sau khi khử trùng và nuôi cấy sau 5 ngày trên môi trường MS cơ bản...................................................................................................34 Hình 4.2. Mẫu đậu tương nuôi ở CT 3 sau 4 ngày.................................................37 Hình 4.3. Mẫu đậu tương nuôi cấy trong môi trường kéo dài chồi sau 4 ngày .....40
  • 6. iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BAP : 6-Benzylaminopurine CS : Cộng sự CT : Công thức CV : Coeficient of Variation Đ/c : Đối chứng FAO : Food and Agriculture Organization of the United Nations GA3 : Gibberellic Acid IAA : Indole-3-acetic acid Kinetin : Furfurylaminopurine LSD : Least Singnificant Difference Test MS : Murashige & Skoog (1962) MT : Môi trường NAA : α-Naphthalene acetic acid
  • 7. v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ..........................................................................................................2 DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................ii DANH MỤC CÁC HÌNH......................................................................................iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................iv MỤC LỤC................................................................................................................v Phần 1. MỞ ĐẦU ...................................................................................................1 1. Đặt vấn đề ............................................................................................................1 1.1.Mục tiêu của đề tài .............................................................................................2 1.1.1.Mục tiêu tổng quát ..........................................................................................2 1.1.2.Mục tiêu cụ thể................................................................................................2 1.2.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn............................................................................3 1.2.1.Ý nghĩa khoa học của đề tài............................................................................3 1.2.2.Ý nghĩa thực tiễn của đề tài.............................................................................3 Phần 2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .........................................4 2.1. Giới thiệu về đậu tương.....................................................................................4 2.1.1. Nguồn gốc ......................................................................................................4 2.1.2. Phân loại.........................................................................................................4 2.1.3. Giá trị cây đậu tương......................................................................................4 2.1.4. Đặc tính sinh học của giống đậu tương DT84 và DT22 ................................5 2.2. Tổng quan tình hình sản xuất đậu tương trong nước và trên thế giới...............6 2.2.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới ....................................................6 2.2.2. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam.....................................................9 2.3. Khả năng tái sinh in vitro ở cây đậu tương.....................................................11 2.3.1. Ảnh hưởng của vật liệu nuôi cấy đến khả năng tái sinh in vitro..................11 2.3.2. Ảnh hưởng của môi trường và điều kiện nuôi cấy đến khả năng tái sinh in vitro ................................................................................................................................12
  • 8. vi 2.4. Nghiên cứu chọn tạo giống đậu tương............................................................ 16 2.4.1. Trên thế giới.................................................................................................16 2.4.2. Ở Việt Nam ..................................................................................................22 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...26 3.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu................................................26 3.2. Nội dung nghiên cứu........................................................................................26 3.2.1. Nội dung 1: Xác định ảnh hưởng thời gian khử trùng của dung dịch NaClO 5% đến khả năng tạo vật liệu vô trùng................................................................... 26 3.2.2. Nội dung 2: Xác định ảnh hưởng của nồng độ BAP tới khả năng tái sinh chồi......................................................................................................................... 26 3.2.3. Nội dung 3: Xác định ảnh hưởng của nồng độ GA3 đến khả năng kéo dài chồi......................................................................................................................... 26 3.2.4. Nội dung 4: Xác định ảnh hưởng của nồng độ NAA đến khả ra rễ tạo cây hoàn chỉnh .............................................................................................................. 26 3.3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................26 3.3.1. Chuẩn bị môi trường nuôi cấy in vitro.........................................................26 3.3.2. Phương pháp khử trùng mẫu........................................................................26 3.3.3. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ BAP tới khả năng tái sinh chồi.........................................................................................................................27 3.3.4. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ GA3 tới khả năng kéo dài chồi.........................................................................................................................28 3.3.5. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ NAA đến khả năng ra rễ tạo cây hoàn chỉnh..................................................................................................28 3.4. Phương pháp bố trí thí nghiệm........................................................................29 3.4.1. Nội dung 1: Xác định ảnh hưởng thời gian của dung dịch NaClO 5% đến khả năng tạo vật liệu vô trùng................................................................................29 3.4.2. Nội dung 2: Xác định ảnh hưởng của nồng độ BAP tới khả năng tái sinh chồi .30 3.4.3. Nội dung 3: Xác định ảnh hưởng của nồng độ GA3 đến khả năng kéo dài chồi.30
  • 9. vii 3.4.4. Nội dung 4: Xác định ảnh hưởng của nồng độ NAA đến khả ra rễ tạo cây hoàn chỉnh ..............................................................................................................31 3.5. Các phương pháp xử lý số liệu........................................................................31 Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................................32 4.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian khử trùng bằng dung dịch NaClO 5% đến khả năng tạo vật liệu vô trùng ......................................................32 4.2. Kết quả nghiên cứu: Ảnh hưởng của nồng độ BAP tới khả năng tái sinh chồi.....35 4.3. Kết quả nghiên cứu: Ảnh hưởng của nồng độ GA3 đến khả năng kéo dài chồi ......38 4.4. Kết quả nghiên cứu: Ảnh hưởng của nồng độ NAA đến khả ra rễ tạo cây hoàn chỉnh.......................................................................................................................40 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...............................................................44 5.1. Kết luận ...........................................................................................................44 5.2. Kiến nghị.........................................................................................................44 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 10. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Cây Đậu Tương (Glycine max(L)Merrill) đã được biết đến và trồng rất lâu đời. Năm 2016 di01iết đến và trồng rất lâu đời.của nồng độ NA triệu ha với năng suất bình quân đạt 27,56 tạ/ha. S di01iết đến và trồng rất lâu đời.của . Điều đó khẳng định cây đậu tương là một trong những cây trồng quan trọng trong nền nông nghiệp [16]. Đậu tương là loại cây họ Ðậu (Fabaceae), chứa hàm lượng protein cao, giàu giá dinh dưỡng chính vì vậy là cây thực phẩm có vai trò quan trọng cho con người và gia súc. Từ hạt đậu tương có thể chế biến được nhiều các sản phẩm khác nhau như: sản xuất dầu thực vật, sản xuất dầu ăn, đậu phụ, tào phớ, sữa đậu tương, là những sản phẩm công nghiệp được chế biến từ đậu tương rất có lợi cho sức khoẻ con người, góp phần chống suy dinh dưỡng và các bệnh thần kinh, tim mạch. Ngoài việc cung cấp 40-50% lượng protein thì trong hạt đậu tương có chứa hàm lượng lớn lipit cụ thể là 12-24%. Bên cạnh đó, do có khả năng cố định đạm tự do nhờ cộng sinh với vi khuẩn Rhizobium Japonicum mà đậu tương là cây trồng bảo vệ đất chống xói mòn. Cuối cùng cây đậu tương còn góp phần giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân [4]. Nền nông nghiệp nước ta đã phát triển cùng với nền văn minh lúa nước, tất nhiên không vì thế mà cây đậu tương mất đi chỗ đứng của nó. Đậu tương nằm trong những cây trồng quan trọng và việc phát triển đậu tương cũng đã được chú trọng. Tuy nhiên, năng suất của cây đậu tương thường rất thấp bởi đang bị ảnh hưởng của hạn hán và dịch bệnh. Tình trạng thiếu nước ảnh hưởng xấu tới sự sinh trưởng và năng suất của cây đậu tương. Bên cạnh đó còn có sự phá hoại của năm loại dịch bệnh phổ biến tấn công đậu tương, đó là bệnh: nấm, thối thân, hội chứng đột tử, tàn lụi vi khuẩn, đốm lá. Các loại bệnh hại này và hạn hán đã gây tổn thất không nhỏ đối với năng suất đậu tương. Nếu sử dụng thuốc trừ sâu hoá học thì chi phí sản xuất cao và gây ảnh hưởng đến môi trường.
  • 11. 2 Rõ ràng, đậu tương là cây thực phẩm thiết yếu, nhưng năng suất của các giống đậu tương hiện nay lại đang bị ảnh hưởng bởi hạn hán và sâu bệnh hại. Chính vì lẽ đó cần có biện pháp cải tạo các giống hiện nay nhằm đem lại hiệu quả cao trong nông nghiệp. Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ sinh học thì có lẽ phương pháp chuyển gene là lựa chọn tối ưu và phù hợp với tình hình hiện nay. Có nhiều phương pháp chuyển gene vào thực vật, trong đó phương pháp chuyển gene thông qua vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens vào mô in vitro nhằm tạo cây trồng biến đổi gene đem lại tỷ lệ thành công cao nhất. Tuy nhiên hiệu quả chuyển gen phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó khả năng tái sinh có vai trò quyết định [2]. Đã có nhiều nghiên cứu về việc tái sinh đậu tương thông qua các cơ quan như: lá mầm, mắt lá thật đầu tiên [28], lá thật đầu tiên của cây non, phôi soma. Các nghiên cứu cho rằng khả năng tái sinh ở đậu tương phụ thuộc rất nhiều vào kiểu gen (giống). Chính vì thế cần phải có các nghiên cứu cơ bản về khả năng tái sinh của các giống đậu tương trước khi tiến hành các nghiên cứu về chuyển gen [15]. Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi đã tiến hành đề tài “Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro của một số giống đậu tương” phục vụ nghiên cứu chuyển gen. 1.1. Mục tiêu của đề tài 1.1.1. Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu khả năng tái sinh ở đậu tương DT84, DT22 bằng kỹ thuật nuôi cấy in vitro để phục vụ các nghiên cứu về chuyển gene, nhân giống, bảo tồn … 1.1.2. Mục tiêu cụ thể - Nghiên cứu ảnh hưởng của một số môi trường đến khả năng tái sinh in vitro của cây đậu tương DT84 và DT22 - Nghiên cứu khả năng tái sinh của một số giống đậu tương DT84 và DT22 trên môi trường nuôi cấy
  • 12. 3 1.2.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 1.2.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài - Bổ sung vào kiến thức lý thuyết được học thông qua hoạt động thực tiễn. - Giúp bản thân sinh viên học hỏi kiến thức, thu nhận được nhiều kinh nghiệm thực tế cũng như tác phong làm việc khoa học phục vụ cho công tác sau này. 1.2.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài - Tạo cây đậu tương nuôi cấy mô thành công sẽ ứng dụng trong việc nhân giống đậu tương sạch bệnh và tạo tiền đề để phát triển cây đậu tương biến đổi gen sau này, góp phần vào sự phát triển của nền nông nghiệp bền vững.
  • 13. 4 Phần 2 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Giới thiệu về đậu tương 2.1.1. Nguồn gốc Đậu tương là một loài cây trồng mà loài người đã phát hiện và sử dụng từ lâu, vì vậy nguồn gốc của cây đậu tương cũng được các nhà khoa học quan tâm và sớm được xác minh. Những bằng chứng lịch sử đều công nhận rằng đậu tương có nguồn gốc từ Trung Quốc. Cây đậu tương được thuần hóa từ Trung Quốc qua nhiều triều đại tiền phong kiến và đưa vào trồng trọt, khảo sát có thể trong triều đại Shang (năm 1700-1100 B.C) trước công nguyên [10]. Theo một số tài liệu, ở Việt Nam cây đậu tương cũng đã xuất hiện từ thời các vua Hùng. Hiện nay, trong công nghiệp cây đậu tương chiếm một vai trò quan trọng cơ cấu cây nông nghiệp phục vụ cho công nghiệp chế biến [7]. 2.1.2. Phân loại Đậu tương hay đỗ tương, đậu tương có tên khoa học là Glycine max(L.) Merr theo khóa phân loại của (Ottawa và cs, 1996) căn cứ vào đặc điểm hình thái, sự phân bố địa lý và số lượng nhiễm sắc thể, nó thuộc: Bộ đậu: Fabales Họ đậu: Fabaceae Phân họ: Leguminosae Chi: Glycine Đậu tương trồng có số lượng nhiễm sắc thể 2n = 40 là loại cây trồng mang lại giá trị kinh tế cũng như giá trị dinh dưỡng cao [30]. 2.1.3. Giá trị cây đậu tương Đậu tương (Glycine max (L) Merr.) là cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị kinh tế cao. Sản phẩm của nó làm thực phẩm cho con người, thức ăn cho gia súc nguyên liệu cho công nghiệp, hàng xuất khẩu, cây cải tạo đất tốt. Bởi vậy cây đậu tương được đánh giá là có giá trị toàn diện [22].
  • 14. 5 Giá trị về mặt thực phẩm Hạt đậu tương có thành phần dinh dưỡng cao, hàm lượng protein trung bình khoảng từ 35,5-40%, lipit từ 15-20%, hydrat cacbon từ 15-16% và nhiều loại sinh tố và muối khoáng quan trọng cho sự sống. Protein của đậu tương có phẩm chất tốt nhất trong số các protein có nguồn gốc thực vật. Hiện nay, các sản phẩm làm từ đậu tương rất phong phú có cả thực phẩm được chế biến bằng phương pháp cổ truyền, thủ công và hiện đại dưới dạng tươi, khô và lên men như: làm giá, đậu phụ, tương, xì dầu đến các sản phẩm cao cấp khác như sửa đậu lành, bánh kẹo…[16] Giá trị về mặt công nghiệp Đậu tương là nguyên liệu của nhiều ngành công nghiệp khác nhau như: chế biến cao su nhân tạo, sơn, mực in, xà phòng, chất dẻo, tơ nhân tạo, chất đốt lỏng, nhưng chủ yếu đậu tương được dùng để ép dầu. Từ dầu đậu tương người ta có thể tạo ra hàng tră sản phẩm công nghiệp khác như: làm nền, xà phòng, ni lông…[26] Giá trị về mặt nông nghiệp Làm thức ăn cho gia súc: Đậu tương là nguồn thức ăn tốt cho gia súc. Toàn cây đậu tương (thân, lá, quả, hạt) có hàm lượng đạm khá cao cho nên các sản phẩm phụ như thân lá tươi có thể làm thức ăn cho gia súc rất tốt, hoặc nghiền khô làm thức ăn tổng hợp của gia súc [10]. Cải tạo đất: Đậu tương là cây luân canh cải tạo đất tốt, 1 ha trồng đậu tương nếu sinh trưởng phát triển tốt để lại trong đất từ 30-60 kg N. Trong hệ thống luân canh, nếu bố trí cây đậu tương vào cơ cấu cây trồng hợp lý sẽ có tác dụng tốt đối với cây trồng sau, góp phần tăng năng suất cả hệ thống cây trồng mà giảm chi phí cho việc bón phân hóa học [1]. 2.1.4. Đặc tính sinh học của giống đậu tương DT84 và DT22 Giống DT84: Nguồn gốc: Giống đậu tương DT84 do Viện Di truyền Nông nghiệp chọn tạo bằng phương pháp xử lí đột biến dòng lai 3-33 giữa giống DT80 x ĐH (D9T) bằng tác nhân phóng xạ gama - Co60 [6].
  • 15. 6 Đặc điểm chính: Giống đậu tương DT84 được sản xuất trên diện rộng, có tiềm năng năng suất cao, có khả năng thích ứng rộng, đang được áp dụng trồng cơ cấu 3 vụ/ năm (xuân, hè, thu đông). DT84 sinh trưởng hữu hạn, cây cao trung bình 45 - 50cm, cứng cây, phân cành vừa phải, bộ lá gọn phân bố đều trên các tầng, hoa tím, hạt to vàng sáng. Rốn hạt màu nâu nhạt, tỉ lệ quả chắc 2-3 hạt cao trong các mùa vụ. Khối lượng 1000 hạt 150 - 160 gam. Tiềm năng năng suất 15 - 30 tạ/ha, năng suất trung bình 13 - 18 tạ/ha [24]. Giống DT22: - Nguồn gốc: Giống DT22 do trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Đậu đỗ chọn tạo từ dòng đột biến của hạt lai (DT 95 x DT 12) [5]. - Đặc điểm chính: Thời gian sinh trưởng trung bình của giống DT22 là 85 - 90 ngày. Giống đậu tương DT22 có hoa màu trắng, hạt vàng, rốn nâu đậm, quả chín có màu nâu. Khối lượng 1000 hạt 155-160 g. Giống DT22 kháng bệnh phấn trắng. Năng suất 18 - 27 tạ/ha, tuỳ thuộc vào mùa vụ và điều kiện thâm canh [20]. 2.2. Tổng quan tình hình sản xuất đậu tương trong nước và trên thế giới 2.2.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới Đậu tương là một trong những cây trồng có vị trí quan trọng trong hệ thống nông nghiệp ở nhiều quốc gia trên thế giới và lâu đời nhất của nhân loại, là cây trồng có vị trí thứ tư trong các cây làm lương thực thực phẩm sau lúa mì, lúa nước và ngô. Vì thế, sản xuất đậu tương trên thế giới tăng nhanh về cả diện tích, năng suất và sản lượng. Số liệu thống kê về diện tích, năng suất và sản lượng trên thế giới được thể hiện ở bảng 2.1. Bảng 2.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới những năm gần đây Năm Diện tích (triệu ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (triệu tấn) 2011 103,81 25,19 261,59 2012 105,35 22,89 141,19 2013 111,02 25,00 277,54 2014 117,64 26,04 306,37 2015 120,79 26,76 323,20 2016 121,53 27,56 334,89 (Nguồn: FAOSTART,2018).
  • 16. 7 Qua số liệu bảng 2.1 cho thấy: Về diện tích: Từ năm 2011 – 2016 diện tích trồng đậu tương trên thế giới không ngừng tăng lên và dao động trong khoảng từ 103,81 – 121,53 (triệu ha). Trong đó diện tích trồng đậu tương đạt cao nhất là năm 2016 với 121,53 (triệu ha), tăng khoảng 17 (triệu ha) so với năm 2011 [29]. Về năng suất: Năng suất đậu tương trên thế giới những năm gần đây tương đối ổn định, dao động từ 25,19 – 27,56 (tạ/ha). Năng suất đạt thấp nhất vào năm 2012 với 22,89 (tạ/ha) và năng suất cao nhất vào năm 2016 với 27,56 (tạ/ha). Về sản lượng: Do hàng năm diện tích trồng liên tục tăng lên nên sản lượng đậu tương trên thế giới cũng tăng lên dao động từ 141,19 – 334,89 (triệu tấn), năm 2012 đạt thấp nhất 141,19 (triệu tấn). Năm 2012 sản lượng giảm khoảng một nửa so với 2011, đến năm 2013 thì sản lượng phục hồi lại gần gấp đôi. Trong vòng 5 năm từ 2012 – 2016 sản lượng đạu tương tăng 193 (triệu tấn). Năm 2016 sản lượng đậu tương đạt lớn nhất 334,89 (triệu tấn). Sản lượng tăng như vậy là do diện tích trồng trong những năm gần đây tăng lên và đã được sử dụng các tiến bộ khoa học tiên tiến vào sản xuất Bảng 2.2. Tình hình sản xuất đậu tương của các nước đứng đầu thế giới Quốc gia Năm 2015 Năm 2016 Diện tích (triệu ha) Sản lượng (triệu tấn) Năng suất (tạ/ha) Diện tích (triệu ha) Sản lượng (triệu tấn) Năng suất (tạ/ha) Mỹ 106,95 32,29 33,12 117,21 35,00 33,48 Brazil 97,46 30,29 32,18 96,30 29,05 33,15 Argentina 61,40 31,76 19,33 58,80 30,15 19,50 TrungQuốc 11,79 18,11 6,51 11,97 18,02 6,60 (Nguồn: FAOSTAT, 2018) Theo dự đoán trong thời gian tới tốc độ phát triển đậu tương trên thế giới sẽ chậm hơn so với các năm trước. Kết quả nghiên cứu của trên 200 chuyên gia ở các
  • 17. 8 ngành khác nhau thuộc công ty Elanco và hiệp hội đậu tương Mỹ cho thấy rằng khoảng hơn 20 năm nữa trung bình hàng năm nhu cầu về sản lượng đậu tương tăng 4%/năm. Trong tương lai với sự trợ giúp của công nghệ sinh học, di truyền phân tử, nghiên cứu về cây trồng nói chung và cây đậu tương nói riêng sẽ thu được nhiều kết quả tốt. Công nghệ sinh học là một trong những yếu tố quan trọng để cải tiến chất lượng hạt đậu tương và khả năng chống chịu của cây [29]. Đậu tương có khả năng thích ứng rộng nên nó đã được trồng ở khắp năm châu lục nhưng tập trung chủ yếu ở 4 nước: Mỹ, Brazil, Argentina và Trung Quốc. Sản lượng đậu tương của 4 nước này chiếm 90 – 95% sản lượng đạu tương của toang thế giới. Đặc biệt Mỹ là quốc gia sản xuất đậu tương lớn nhất thế giới. Hiện nay Mỹ là quốc gia đứng đầu về sản xuất đậu tương với diện tích 33,12 triệu ha đạt 106,95 triệu tấn năm 2015 lên 33,48 triệu ha với sản lượng 117,21 triệu tấn năm 2016. Đồng thời Mỹ cũng là quốc gia xuất khẩu đậu tương lớn nhất, phần lớn sản lượng đậu tương của Mỹ hoặc để nuôi gia súc, hoặc để xuất khẩu, mặc dù lượng đậu tương tiêu thụ ở người dân Mỹ đang tăng lên. Đậu tương đối với Mỹ được coi là mặt hàng chiến lược trong xuất khẩu và thu ngoại tệ. Dầu đậu tương chiếm tới 80% lượng dầu ăn được tiêu thụ ở Mỹ. Nước sản xuất lớn thứ 2 thế giới là Brazil, trong 2 năm 2015 và năm 2016 diện tích trồng đậu tương tăng lên từ 32,18 triệu ha lên 33,15 triệu ha năm 2016 nhưng năng suất và sản lượng lại giảm xuống. Hiện nay, Brazil đang tiếp tục đẩy mạnh công tác chọn, tạo giống mới chống chịu sâu bệnh, giống chuyển nạp gen, ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật của thế giới và nghiên cứu kết hợp giữa trong và ngoài nước, phát triển mạnh lúa mỳ và ngô luân canh với đậu tương. Quốc gia đứng thứ 3 về sản xuất đậu tương là Argentina. Tại quốc gia này đậu tương thường được trồng luân canh với lúa mì. Chính phủ nước này đã có chính sách hỗ trợ cho việc phát triển cây đậu tương do đó mà cây đậu tương phát triển khá mạnh đưa nước này lên xếp thứ 3 về sản xuất đậu tương trên thế giới. Trung Quốc là nước đứng thứ 4 về diện tích trồng cây đậu tương. Ở Trung Quốc; diện tích, năng suất, sản lượng đậu tương trong năm 2015 và năm 2016 đang
  • 18. 9 tăng dần lên. Tuy sản xuất đậu tương của Trung Quốc còn đứng sau Mỹ, Brazil và Argentina nhưng đâu vẫn là nước có diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương lớn nhất châu Á [29]. 2.2.2. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam Ở Việt Nam, cây đậu tương là cây thực phẩm có truyền thống lâu đời, quan trọng, cung cấp protein chủ yêu cho con người, là thành phần không thể thiếu của bữa ăn truyền thống và hiện đại. Trước những năm 80 của thế kỷ trước, năng suất đậu tương của Việt Nam còn thấp do bộ giống cũ và kỹ thuật sản xuất canh tác lạc hậu [31]. Nhìn chung, diện tích đậu tương Việt Nam không ổn định, sản xuất đậu tương nội địa mới chỉ đủ cung cấp cho khoảng 8–10 % nhu cầu, đến năm 2017, diện tích trồng đậu tương trên cả nước đạt khoảng 100 ngàn ha, năng suất khoảng 1,57 tấn/ha, sản lượng đạt 157 ngàn tấn. Dự kiến năm 2018 diện tích đậu tương cả nước đạt 105 ngàn ha, năng suất trung bình 1,6 tấn/ha, sản lượng đạt 168 ngàn tấn (Bảng 2.3) Bảng 2.3. Tình hình sản xuất đậu tương Việt Nam những năm gần đây Năm Diện tích (ngàn ha) Sản lượng (ngàn tấn) Năng suất (tấn/ha) 2012 120,8 175,3 1,45 2013 180 270 1,5 2014 200 300 1,5 2015 100,8 146,4 1,45 2016 94 147,5 1,57 2017 100 157 1,57 (Nguồn: Tổng cục Thống kê (GSO), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Theo Bheo cục Thống kê (GSO), Bộ Nông nghiệ (2006), lượng đậu tương nhập khẩu hàng năm đã vào khoảng 2,8 triệu tấn quy hạt (0,2 triệu tấn hạt, 2,2 triệu tấn khô dầu với giá 400–500 USD/tấn với kim ngạch 1,5 tỷ USD, tăng 60–70% so với năm trước), dự kiến tới năm 2015-2020, Việt Nam thiếu hụt tới 3,5–4,0 triệu
  • 19. 10 tấn/năm trở thành một nước nhập khẩu đậu tương lớn với kim ngạch 2,0–2,5 USD/năm, hơn cả kim ngạch xuất khẩu gạo hiện nay [3]. Với lợi thế thị trường tại chỗ giảm được cước phí vận chuyển, lưu thông, chất lượng hạt tươi mới, thích hợp chế biến thức ăn cho người, đậu tương Việt Nam sẽ cạnh tranh được với đậu tương ngoại nhập, cạnh tranh với các cây trồng khác về mặt thu nhập như lúa, ngô. Để phát triển cây đậu tương, vấn đề chủ yếu là phải phấn đấu giảm giá thành trên cơ sở tăng năng suất từ 15 tạ/ha hiện nay lên ít nhất trên 18 tạ/ha, trên cơ sở giảm được giá thành, tăng diện tích để tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm đậu tương của Việt Nam, tiến tới giảm nhập khẩu, cơ cấu chủ yếu là đậu tương trồng trên đất màu luân canh với 1 triệu ha ngô, đậu tương đất ướt luân canh với lúa trên 3,7 triệu ha đất lúa của các vùng sinh thái hiện nay. Việt Nam có điều kiện diện tích để phát triển cây đậu tương, song cần có giống chịu hạn, năng suất cao, ổn định, chống chịu các điều kiện bất lợi khác tốt. Mặc dù sản xuất đậu tương ở trong nước không bị cạnh tranh, kế hoạch của chính phủ Việt Nam ưu tiên phát triển sản xuất cây có dầu với mục tiêu đưa diện tích lên 350.000 ha và sản lượng đạt 700.000 tấn vào năm 2020. Kế hoạch này tập trung phát triển ở đồng bằng sông Hồng, vùng đồi núi ở phía Bắc và Tây Nguyên. Tuy nhiên kế hoạch này đang gặp khó khăn do chi phí đầu tư cao, năng suất thấp và tốc độ mở rộng diện tích chậm. Theo các nhà máy chế biến đậu tương, giá đậu tương trong nước 16.000-17.000 đồng/kg (0,77-0,82 USD/kg), cao hơn so với đậu tương nhập khẩu, chỉ từ 14,600- 15,000 đồng/kg ($0.70-$0.71). Đây là trở ngại chính của phát triển sản xuất đậu tương trong tương lai [29]. Hi29ng tương laitừ 14,600- 15,00ười29đang ban hành quy địng ban hàđánh giá và xét duyệt các giống cây trồng chuyển gene và sử dụng chúng trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi. Bộ cũng đang xây dựng quy trình chứng nhận an toàn sinh học cho các sản phẩm chuyển gene. Quy trình này sẽ là khung pháp lý cơ bản để hợp thức hóa các giống cây trồng chuyển gene đã qua khảo nghiệm của Btrình này sẽ là khung như bông vải, bắp, đậu tương. Bộ Nông nghiệp và PTNT cũng xây
  • 20. 11 dựng các thông tư hướng dẫn xét duyệt các sản phẩm chuyển gene (Circulars on the approval of GMO) được phép sử dụng làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi. Sản xuất đậu tương Việt Nam tiếp tục không đáp ứng được nhu cầu của ngành công nghiệp thực phẩm, thức ăn chăn nuôi (TACN) và thức ăn thủy sản, công nghiệp ép dầu. Mặc dù không bị cạnh tranh bởi điều kiện tự nhiên, kế hoạch của chính phủ Việt Nam dành ưu tiên phát triển trồng đậu tương lên đến 350.000 ha với sản lượng 700.000 tấn vào năm 2020. Nhưng kế hoạch này đang gặp khó khăn do chi phí sản xuất cao, năng suất thấp và quỹ đất nông nghiệp không còn [29]. 2.3. Khả năng tái sinh in vitro ở cây đậu tương 2.3.1. Ảnh hưởng của vật liệu nuôi cấy đến khả năng tái sinh in vitro Vật liệu nuôi cấy là nguồn nguyên liệu khởi đầu cho nuôi cấy mô tế bào thực vật. Vật liệu dùng cho nuôi cấy mô – tế bào thực vật có thể là hầu hết các cơ quan hay bộ phận của cây (chồi ngọn, chồi bên, phiến lá...), các cấu trúc của phôi (lá mầm, trụ lá mầm...), các cơ quan dự trữ (củ, thân, rễ..) [11]. Tuy mang cùng lượng thông tin di truyền nhưng các cấu trúc mô khác nhau, trên cùng cây có thể phát sinh các hình thái khác nhau trong quá trình nuôi cấy, vì vậy việc lựa chọn vật liệu nuôi cấy phải căn cứ vào trạng thái sinh lý và tuổi của mẫu, chất lượng cây lấy mẫu, kích thước và vị trí lấy mẫu, mục đích và khả năng nuôi cấy. Mẫu nuôi cấy trước khi đưa vào nuôi cấy phải được vô trùng. Phương pháp phổ biến nhất trong vô trùng mẫu cấy hiện nay là sử dụng hoá chất có khả năng tiêu diệt vi sinh vật. Hoá chất được lựa chọn để vô trùng mẫu phải đảm bảo 2 điều kiện: Có khả năng tiêu diệt vi sinh vật tốt và không hoặc ít độc đối với mẫu. Hiệu quả vô trùng tuỳ thuộc vào thời gian, nồng độ và khả năng xâm nhập để tiêu diệt vi sinh vật của hoá chất. Một số hoá chất thường được sử dụng hiện nay để vô trùng mẫu là: Ca(OCl)2-hypoclorit canxi, NaClO-hypoclorit natri, oxy già, HgCl2- thuỷ ngân clorua, chất kháng sinh(gentamicin, ampixilin...) [18].
  • 21. 12 2.3.2. Ảnh hưởng của môi trường và điều kiện nuôi cấy đến khả năng tái sinh in vitro 2.3.2.1. Điều kiện nuôi cấy - Điều kiện vô trùng: Trong nuôi cấy mô – tế bào thực vật, các thao tác với mẫu cấy được tiến hành trong điều kiện vô trùng gồm buồng cấy vô trùng, các dụng cụ cấy vô trùng và môi trường cấy vô trùng nhằm đảm bảo mẫu cấy sẽ không bị nhiễm vi sinh vật. Để tạo điều kiện vô trùng, buồng cấy phải dùng đèn tử ngoại chiếu trong 30 phút sau đó được lau sạch bằng cồn 90°,dụng cụ và môi trường nuôi cấy thường được khử trùng ở 121°C trong 25-30 phút [21]. - Ánh sáng và nhiệt độ: Mẫu nuôi cấy thường được đặt trong phòng ổn định về ánh sáng và nhiệt độ. 2.3.2.2. Môi trường dinh dưỡng Thành phần môi trường nuôi cấy mô thực vật thay đổi tuỳ theo loài, bộ phận, các giai đoạn phát triển, phân hoá khác nhau của mẫu cấy và mục đích nuôi cấy như duy trì mô ở trạng thái mô sẹo, tạo rễ, tạo mầm hoặc tái sinh cây hoàn chỉnh [23]. Thành phần cơ bản của môi trường nuôi cấy mô, tế bào thực vật bao gồm các thành phần chính sau: a. Nguồn Cacbon Mô cấy trong môi trường nuôi cấy in vitro không cón khả năng tự dưỡng do không tiến hành quang hợp đầy đủ. Vì vậy, việc bổ sung vào môi trường nuôi cấy nguồn cacbon hữu cơ là điều kiện bắt buộc. Nguồn cacbon cung cấp cho môi trường nuôi cấy thường là các loại đường, phổ biến nhất là saccharose với hàm lượng từ 20-30 g/l. Ngoài ra còn có thể sử dụng các loại đường khác như fructose, rafinose, sorbitol, glucose, maltose, lactose,....những loại đường này chỉ dùng trong những trường hợp cá biệt. b. Các nguyên tố khoáng đa lượng, vi lượng Các chất vô cơ bao gồm thành phần khoáng đa lượng và khoáng vi lượng có trong môi trường nuôi cấy mô tế bào thực vật được sử dụng như là thành phần cơ bản để tổng hợp chất hữu cơ [2]. Các dạng ion của muối khoáng đóng vai trò quan
  • 22. 13 trọng trong quá trình vận chuyển xuyên màng, điều hoà áp suất thẩm thấu và điện thế màng. - Nguyên tố đa lượng: Quan trọng nhất là các nguyên tố: N, P, K, Mg, Ca, Na, S [10]. + Nitơ: Thường được sử dụng ở dạng NO3 - hoặc NH4 + , hầu hết các loại thực vật sẽ sử dụng nguồn nitơ này để đồng hoá và tổng hớp nên các sản phẩm hữu cơ. + Phospho: Nhu cầu phospho của mô và tế bào nuôi cấy là rất cao, P có tác dụng như hệ thống đệm giúp ổn định pH môi trường. + Kali: Thường dùng ở dạng KNO3, KH2PO4, KCl.6H2O + Canxi: Sử dụng chủ yếu là CaNO3.4H2O, CaCl2.6H2O, CaCl2.2H2O + Magie: Sử dụng chủ yếu là MgSO4 + Lưu huỳnh: Chủ yếu là SO4 - Nguyên tố vi lượng: Chủ yếu là Fe, B, Mn, Cu, Zn, I, Ni... các nguyên tố vi lượng bổ sung với lượng nhỏ vào môi trường nhưng có vai trò quan trọng đối với quá trình trao đổi chất, tổng hợp protein, hoạt động phân bào của mô, tế bào nuôi cấy. c. Vitamin Hầu hết các tế bào nuôi cấy có khả năng tổng hợp vitamin nhưng không đủ về lượng nên cần bổ sung, nhất là nhóm vitamin B [25]. - Vitamin B1 (Thiaminee HCl): Là chất bổ sung rất cần thiết cho môi trường nuôi cấy, có vai trò trong trao đổi hydratcacbon và sinh tổng hợp amino acid. - Vitamin B6 (Pyridocinen): Là coenzyme quan trọng trong nhiều phản ứng trao đổi chất. - Vitamin B3 (Nicotinic acid): Tham gia tạo coenzyme của chuỗi hô hấp. - Myo-inositol: Có vai trò trong sinh tổng hợp thành tế bào, màng tế bào, tham gia vận chuyển đường, các nguyên tố khoáng, trao đổi hyđratcacbon. d. Các chất hữu cơ tự nhiên - Nước dừa: Chứa nhiều chất dinh dưỡng như inositol, các amino acid, đường, các chất thuộc nhóm cytokinin, các chất có hoạt tính auxin.
  • 23. 14 - Dịch thuỷ phân casein: Chứa nhiều amino acid. - Dịch chiết nấm men: Có hàm lượng khá cao các vitamin nhóm B [21]. - Nước ép các loại củ quả: Nước ép cà chua, cà rốt, khoai tây, nước ép chuối xanh… e. Các thành phần khác - Agar: Chiết xuất từ rong biển, thành phần của agar gồm một số chất hữu cơ như acid hữu cơ, acid béo, cùng một số nguyên tố vô cơ như Cu, Fe, Zn...Ngoài tác dụng tạo gel cho môi trường, agar cũng cung cấp một số chất dinh dưỡng cho tế bào, mô nuôi cấy. - Than hoạt tính: Dùng để hấp thụ chất màu, các hợp chất thứ cấp gây ức chế sinh trưởng của mẫu nuôi cấy. Ngoài ra, có thể sử dụng một số chất chống oxy hoá khác như polyvinyl pyrolodon (PVP), acid ascorbic. f. pH của môi trường Độ pH của môi trường ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận chất dinh dưỡng của mẫu từ môi trường nuôi cấy. Đa số pH của môi trường được điều chỉnh trong khoảng từ 5,5-6,0. Trong quá trình nuôi cấy, pH của môi trường có thể giảm do mẫu nuôi cấy sản sinh ra các acid hữu cơ. g. Các chất điều hoà sinh trưởng Các chất điều hoà sinh trưởng là thành phần không thể thiếu trong môi trường nuôi cấy, có vai trò quan trọng trong quá trình phát sinh hình thái thực vật. Hiệu quả của chất điều hoà sinh trưởng phụ thuộc vào: Nồng độ, hoạt tính của chất điều hoà sinh trưởng và yếu tố nội sinh của mẫu cấy. Dựa vào hoạt tính sinh lý có thể phân chất điều hoà sinh trưởng làm 2 nhóm: Nhóm chất kích thích sinh trưởng và nhóm ức chế sinh trưởng. Trong nuôi cấy mô, tế bào thực vật, nhóm chất kích thích sinh trưởng là nhóm thường được sử dụng. - Nhóm Auxin: Được phát hiện lần đầu tiên bởi Charles Darwin và con trai là Francis Darwin khi thử nghiệm tính hướng sáng trên cây yến mạch, Sau đó, nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu và dần mở rộng hiểu biết về nhóm chất này. Auxin trong cơ thể thực vật tập trung nhiều ở các chồi, lá non, hạt nảy mầm, trong phấn
  • 24. 15 hoa. Auxin có nhiều tác động tới các hiệu ứng sinh trưởng và phát triển trên cơ thể thực vật. Cụ thể như sau: Auxin có ảnh hưởng tới tính hướng động của thực vật, tiêu biểu là tính hướng sáng và hướng đất. Auxin gây ra hiện tượng ưu thế đỉnh (sự sinh trưởng của chồi đỉnh sẽ ức chế chồi nách). Auxin khởi động việc hình thành rễ bên và rễ phụ do auxin kích thích sự phân chia của tế bào trụ bì – nơi rễ sẽ sinh trưởng xuyên qua vỏ biểu bì. Ngoài ra, auxin còn tác động đến việc hình thành chồi hoa, sự phát triển của quả và làm chậm sự rụng lá [11]. Các auxin thường được sử dụng là: NAA, IBA, 2,4D (các auxin nhân tạo), IAA (các auxin tự nhiên). Hoạt tính của các chất này được xếp theo thứ tự từ yếu đến mạnh như sau: IAA, IBA, NAA, 2,4D. IAA nhạy cảm với nhiệt độ và dễ phân huỷ trong quá trình hấp khử trùng do đó không ổn định trong môi trường nuôi cấy môi. NAA và 2,4D không bị biến tính ở nhiệt độ cao. Tuy nhiên chất 2,4D là chất dễ gây độc nhưng có tác dụng nhạy đến sự phân chia tế bào và hình thành callus. - Nhóm Cytokinin: Được phát hiện từ những năm 50 của thế kỷ XX, chất đầu tiên là Kinetin bắt nguồn từ tinh dịch cá trích. Tiếp đó, đến zeatin tách từ nội nhũ của hạt ngô non. Đã phát hiện cytokinin ở vi sinh vật, tảo silic, rêu, dương xỉ, cây lá kim. Zeain có nhiều trong thực vật bậc cao và trong một số vi khuẩn. Trong thực vật, cytokinin có nhiều trong hạt, quả đang lớn, mô phân sinh. Cytokinin kích thích hoặc ức chế nhiều quá trình sinh lý, trao đổi chất. Cùng với auxin, cytokinin điều khiển sự phát sinh hình thái trong nuôi cấy mô. Tỷ lệ auxin/cytokinin cao sẽ kích thích tạo rễ, ngược lại sẽ hình thành chồi. Cytokinin cảm ứng sự hình thành chồi bên và ức chế ưu thế đỉnh. Quá trình sinh trưởng dãn dài của tế bào cũng chịu ảnh hưởng của cytokinin. Ngoài ra cytokinin còn làm chậm sự già hoá [14]. Trong các chất thuộc nhóm cytokinin thì kinetin và BAP được sử dụng phổ biến vì hoạt tính mạnh: kinetin (phối hợp cùng auxin vơi tỷ lệ thích hợp có khả năng kích thích phân chia tế bào), BAP (hoạt tính mạnh, bền nhiệt), ngoài ra có thể sử dụng TDZ, Diphenylurea....[14]. - Nhóm Gibberellin: Được tách chiết lần đầu từ dịch tiết của nấm bởi các nhà khoa học Nhật Bản vào những năm 1935-1938. Giberellin được tổng hợp trong các
  • 25. 16 mô đỉnh, tồn tại trong cả hạt non và quả đang phát triển. Giberellin có tác dụng chính trong việc hoạt hoá phân bào của mô phân sinh lóng, kéo dài lóng cây. Nó cũng kích thích sự kéo dài của tế bào, tăng kich thước của chồi nuôi cấy. GA3 là loại gibberellin được sử dụng nhiều nhất [14]. 2.4. Nghiên cứu chọn tạo giống đậu tương 2.4.1. Trên thế giới Công tác tuyển chọn giống đậu tương trên thế giới hiện nay được tổ chức bởi các tổ chức nghiên cứu quốc tế như INTSOY (Chương trình Nghiên cứu Đậu tương Quốc tế), Trung Tâm nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia (ASIAR), Viện Quốc tế Nông nghiệp nhiệt đới (IITA), Mạng lưới Đậu đỗ và Ngũ cốc Châu Á (CLAN) [3]. Với sự phát triển mạnh mẽ của di truyền học và công nghệ sinh học, các hướng nghiên cứu và thành tựu nổi bật cải biến giống đậu tương chống chịu trên thế giới hiện nay là: - Hướng nghiên cứu chính vẫn tập trung về giống, kỹ thuật canh tác, năng suất và chất lượng, khả năng chống chịu các điều kiện bất thuận như sâu bệnh, ngập úng, hạn hán, tình trạng chua mặn và đất nghèo dinh dưỡng. - Đậu tương cao sản: Năng suất đã đạt tới 61 tạ/ha, thời gian sinh trưởng 120–150 ngày, Việt Nam đã đạt 40 –50 tạ/ha (85–100 ngày). Theo báo cáo của ISAAA, diện tích đậu tương chuyển gen Glyphosate chịu thuốc diệt cỏ hiện chiếm 62% (54 triệu ha trong tổng số 87,2 triệu ha diện tích cây chuyển gen của thế giới và chiếm 30% diện tích đậu tương thế giới) tập trung ở các nước: Mỹ, Achentina, Braxin, Paragoay, Canada, Urugoay, Rumani, Nam Phi và Mexico. Đây là một bước đột phá trong công tác cải tiến giống cây trồng bằng công nghệ sinh học đem lại lợi nhuận 14,33 tỷ USD trong 10 năm (1996–2005). Năm 2006, trạm Thử nghiệm Nông Nghiệp thuộc Đại học Bắc Dakota (NDSU) đã phát triển giống đậu tương chuyển gen “G7008RR” kháng thuốc trừ cỏ Roundup năng suất 6 tấn/ha. Đang nghiên cứu đưa vào sản xuất giống Đậu tương có tính chịu hạn, chịu sâu [27].
  • 26. 17 Chương trình nghiên cứu nông nghiệp toàn Ấn Độ (1960–1972). Lấy hệ số thâm canh tăng vụ chu kỳ một năm làm hướng phát triển sản xuất nông nghiệp đã chỉ rõ: hệ canh tác ưu tiên cho cây lương thực chu kỳ 1 năm 2 vụ lúa (lúa nước - lúa nước hoặc lúa nước - lúa mì). Khi đưa thêm một vụ đậu đỗ đã đáp ứng được ba mục tiêu: Khai thác tối đa tiềm năng đất đai, ảnh hưởng tích cực đến độ phì đất và tăng thu nhập cho người nông dân. Như vậy họ đã xác định được việc tăng 1 vụ đậu đỗ không chỉ làm tăng hiệu quả kinh tế mà còn làm cho đất đai màu mỡ hơn [8]. Trong tình hình biến đổi khí hậu toàn cầu như hiện nay, khô hạn gây ảnh hưởng bất lợi đến sự sinh trưởng và năng suất cây trồng. Trong các điều kiện hạn, cây trồng thường có những phản ứng sinh lý chung, phức tạp để thích nghi và tồn tại. Thực vật có cơ chế điều tiết chống chịu sự phân giải nước trong các cơ quan có chức năng quang hợp. Riêng với các cây đậu đỗ trong đó có cây đậu tương, một đặc tính bất lợi khi gặp khô hạn là khí khổng không đóng kín hoàn toàn, làm trầm trọng sự thiếu nước của cây. Để thích ứng, loài cây này dựa vào một loại protein gọi là Betta được cảm ứng tiết ra khi cây gặp hạn. Bộ Nông nghiệp Mỹ, tháng 6/2004 đã thiết lập một dự án nghiên cứu làm tăng vị trí cạnh tranh của đậu tương Mỹ trên thị trường thế giới dựa vào đa dạng di truyền và tạo giống (Dự án nghiên cứu: Tăng cường vị thế cạnh tranh về đậu tương trên thị trường toàn cầu thông qua sự đa dạng di truyền và nhân giống cây trồng – Increasing the competitive position of us soybeans in global markets through genetic diversity and plant breeding). Trong dự án này, chọn tạo các dòng giống đậu tương có khả năng chịu hạn là một trong những mục tiêu chính. Dự án đã thành lập đội ngũ nghiên cứu tính chịu hạn gồm 3 lĩnh vực nghiên cứu chính: Sinh lý học – tìm hiểu và đánh giá khả năng chịu hạn; Chọn giống - thực hiện các phép lai di truyền và thử nghiệm đồng ruộng; Di truyền phân tử - sử dụng chỉ thị ADN để xác định vị trí lập bản đồ các gen chịu hạn. Từ một tập đoàn đậu tương trong nước, cùng với những giống đậu tương nhập nội, các nhà nghiên cứu đã chọn ra được một số giống có khả năng chống chịu tốt với điều kiện khô hạn, bản đồ di truyền ADN của
  • 27. 18 một số gen liên quan đến tính chống hạn đã được thiết lập và đã chuyển công nghệ phục vụ cho mục đích thương mại [13] Tại Mỹ, nước sản xuất đậu tương lớn nhất thế giới, các nghiên cứu cơ bản, các hướng chiến lược chọn tạo, cải thiện giống đậu tương rất được quan tâm. Ngân hàng dữ liệu đã được thành lập, hộp tra cứu cho các nhà chọn giống đậu tương, đây là các kết quả nghiên cứu liên kết giữa các nhà nghiên cứu di truyền và sinh học phân tử đậu tương dùng để tra cứu, cập nhật, liên kết nghiên cứu cơ bản phục vụ chọn giống đậu tương: http://soybeanbreederstoolbox.org/ (SoyBase and the Soybean Breeder's Toolbox) đang thực hiện Chương trình SOYBEAN GENOMICS, đồng thời đưa ra Chiến lược chọn giống đậu tương trong những năm tới, hy vọng sẽ có nhiều kết quả nghiên cứu ứng dụng có tính chất đột phá về cây đậu tương như được cải thiện rõ rệt về năng suất, tính chống chịu và chất lượng.  Phát triển giống đậu tương kháng bệnh rỉ Nhà di truyền học của Đại học Illinois, Ram Singh, đã tìm cách lai giống đậu tương phổ biến, Dwight (Glycine max) với một loại cây lâu năm hoang dã mọc như cỏ dại ở Australia, để lần đầu tiên có được những cây đậu tương thụ phấn với khả năng kháng các bệnh gỉ sắt, u nang tuyến trùng và các mầm bệnh khác [9]. Theo Singh, có 26 loài cây hoang dại lâu năm Glycine mọc ở Australia. Loài Glycine tomentella, nhận được quan tâm đặc biệt vì nó có gen kháng bệnh gỉ sắt và u nang tuyến trùng. Những nỗ lực trước đó để lai nó với đậu đậu tương chỉ sinh ra giống đậu bất dục. Singh tiếp tục thử nghiệm và cuối cùng phát triển phương pháp xử lý nội tiết tố làm gián đoạn quá trình đó, làm cho các hạt giống lai bị loại bỏ. Nghiên cứu của Singh đã mang lại các giống cây có khả năng chống bệnh gỉ, u nang tuyến trùng hoặc thối rễ Phytophthora.  Đậu tương có chất dị ứng thấp Các nhà khoa học của Đại học Arizona là Monica Schmidt và Eliot Herman và Theodore Hymowitz của Đại học Illinois đã tạo ra một giống đậu tương mới với mức giảm đáng kể của ba protein chính gây ra dị ứng và các hiệu ứng kháng dinh
  • 28. 19 dưỡng. Herman và các đồng nghiệp của mình ở Bộ Nông nghiệp Mỹ đã xác định vào năm 2003 rằng P34 là chất gây dị ứng chủ yếu ở đậu tương [19]. Nhóm nghiên cứu đã kiểm tra 16.000 giống đậu tương khác nhau và họ đã tìm thấy một giống gần như không có chất gây dị ứng P34. Nhóm này đã kết hợp giống thiếu P34 với hai giống trước đây được xác định bởi Hymowitz vốn thiếu agglutinin và các chất ức chế trypsin, protein, chịu trách nhiệm về các hiệu ứng kháng dinh dưỡng của đậu tương ở gia súc và con người. Sau gần một thập kỷ, nhóm nghiên cứu đã tạo ra một giống đậu gần như không có P34, trypsin inhibitor protein và hoàn toàn thiếu agglutinin. Họ gọi giống đậu tương mới là "Triple Null".  Đậu tương hiệu quả hơn trong việc tạo nốt sần và cố định đạm Nhà thực vật học Senthil Subramanian của South Dakota State University (SDSU) đang dẫn đầu một nghiên cứu mới để xác định các cơ chế thực vật chỉ huy và phối hợp sự hình thành các nốt sần đậu tương [19]. Với kiến thức này, Subramanian hy vọng sẽ phát triển các giống đậu tương có hiệu quả hơn trong việc tạo ra các nốt sần và cố định nitơ bằng cách làm chủ một cơ chế phân tử điều chỉnh các chức năng này. Subramanian giải thích: Thực vật không thể sử dụng nitơ trong khí quyển mặc dù nó có rất nhiều. Cây họ đậu như cây đậu tương, có khả năng hình thành các mối quan hệ cùng có lợi với vi khuẩn Rhizobium trong đất để cố định nitơ. Rhizobium đi vào các tế bào gốc của cây non và gây nên sự hình thành nốt sần để chứa vi khuẩn. Trong các nốt sần, có hai khu vực riêng biệt - một khu vực cố định nitơ và khu vực khác đã vận chuyển nó đến cho cây - được hình thành từ cùng các tế bào gốc từ trước đó. Subramanian cho rằng sự biểu hiện của các gen cụ thể trong một tế bào gốc cụ thể xác định khu vực trong đó nó sẽ hoạt động, do đó ông xác định những micro-RNA điều khiển sự biểu hiện gen để đạt được sự khác biệt này [21].
  • 29. 20  Đậu tương có hệ thống bảo vệ chống lại tuyến trùng nang (Cyst Nematodes) Những nghiên cứu trước đây trên cây Arabidopsis thaliana đã cho thấy rằng salicylic acid (SA) là hoocmon có chức năng kích hoạt hệ thống tự vệ của thực vật chống lại các yếu tố gây bệnh có tính chất ký sinh trên tế bào sống và ký sinh trên cả tế bào sống và tế bào đã hoại tử cũng như hạn chế được sự sinh sản của tuyến trùng ký sinh cây [30]. Mặt khác, jasmonic acid (JA) rất cần thiết cho hệ thống tự bảo vệ của cây chống lại yếu tố gây bệnh có tính chất ký sinh trên tế bào hoại tử. Kiến thức này có từ những nghiên cứu trên cây Arabidopsis được ứng dụng vào cây đậu tương. Một số gen của Arabidopsis mã hóa các hợp phần của sinh tổng hợp SA và JA và truyền tín hiệu tạo ra tính kháng đối với tuyến trùng ung nang (SCN: Heterodera glycines) đã được thử nghiệm. Có 3 gen Arabidoposis được biểu hiện quá mức trong rễ đậu tương chuyển gen. Điều ấy làm giảm đáng kể số lượng các cysts hình thành bởi tuyến trùng SCN đến con số 50% so với đối chứng. Ba gen này là AtNPR1, AtTGA2 và AtPR-5. Ba gen khác của Arabidopsis giảm số lượng của SCN cysts ít nhất 40%, đó là AtACBP3, AtACD2 và AtCM-3. Trong khi đó, sự biểu hiện quá mức của gen AtDND1 gia tăng mạnh sự nhiễm tuyến trùng SCN. Sự hiểu biết về hệ thống tự vệ của cây chống tác nhân gây bệnhh trong các nghiên cứu trên cây Arabidopsis có thể được chuyển vào cây đậu tương thông qua sự biểu hiện quá mức những gen ấy. Điều đó thể hiện sự tương thích về chức năng của các gen của đậu tương và có thể sử dụng để tạo ra tính kháng tuyến trùng.  Các nhà nghiêu cứu của USDA phát triển dụng cụ mới để xác định gen cơ bản của đậu tương Các nhà nghiên cứu từ Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã phát triển một dụng cụ mới để tìm kiếm các gen trong cây đậu tương làm cho cây có năng suất cao hơn và có khả năng chống lại sâu bệnh tốt hơn [17]. Dụng cụ được phát triển bởi các nhà khoa học Perry Cregan, Qijian Song và Charles Quigley của Cục nghiên cứu nông nghiệp (ARS), cho phép các nhà khoa
  • 30. 21 học thu thập thông tin di truyền trong ba ngày, một quá trình mà trước đây phải mất nhiều tuần mới thực hiện được. Có tên gọi là SoySNP50K iSelect SNP BeadChip, dụng cụ gồm một chip thủy tinh dài khoảng 3 inch với một bề mặt đánh dấu có chứa hàng ngàn mẫu ADN. Các nhà nghiên cứu sử dụng chip để lấy thông tin của 96 giống đậu tương hoang dã và 96 giống đậu tương đã canh tác và xác định các khu vực của hệ gen có vai trò quan trọng trong quá trình thuần hóa loại cây này.  Đậu tương kháng côn trùng mới Dow AgroSciences đã phát triển đậu tương kháng sâu bệnh mới với hai protein Bt để tối đa hóa việc kiểm soát sâu bướm có hại. Đây là giống đậu tương đầu tiên với hai protein Bt đã được đệ trình để xin phê duyệt [32]. Tính trạng mới đã được trình lên cơ quan có thẩm quyền ở các nước trồng đậu chính như là một phần của quá trình cấp phép toàn cầu. Ban đầu giống đậu này có mục tiêu được thương mại hóa ở Nam Mỹ [18].  Đậu tương kháng Phytophthora Các nhà nghiên cứu từ Đại học Purdue do Jianxin Ma và Teresa Hughes đã xác định được hai gen trong hệ gen của đậu tương có tính kháng cao chống lại mầm bệnh gây ra rỉ thân và thối rễ Phytophthora. Theo Ma, tính kháng Phytophthora sojae tồn tại tự nhiên trong tế bào mầm đậu tương, nhưng phần lớn các gen kháng trước đã mất khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh. Hai gen mới được xác định tỏ ra mạnh hơn các gen trước đó. Nhóm nghiên cứu đã có được phát hiện này trong khi tìm kiếm tính kháng bênh rỉ sắt đậu tương châu Á. Hughes nói: "Các địa điểm thử nghiệm của chúng tôi có áp lực cao của bệnh Phytophthora và chúng tôi thấy rằng các gen này đã chống lại rất tốt căn bệnh đó. Đó là manh mối đầu tiên cho thấy chúng có thể có sức đề kháng tốt Phytophthora sojae". Phát hiện này có thể dẫn đến việc phát triển giống đậu tương trong tương lai với sức đề kháng tốt hơn với mầm bệnh Phytophthora [8]
  • 31. 22 2.4.2. Ở Việt Nam Công tác chọn tạo giống đậu tương ở Việt Nam hiện do 8 cơ quan nghiên cứu tham gia: Viện Di truyền Nông nghiệp, Trung tâm Nghiên cứu Đậu đỗ – Viện Cây lương thực và Cây Thực phẩm, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, Viện Lúa Đồng bằng Sông Cửu Long, Viện Nghiên cứu Ngô, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Đại học Cần Thơ, Viện nghiên cứu dầu và cây có dầu. Trong giai đoạn 1977–2010 đã cho ra đời và được công nhận 45 giống đậu tương mới. Về thành tựu chọn giống đậu tương, có thể tạm thời chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn thứ 1 - Chọn tạo giống đậu tương chuyên vụ Trong các năm 70–80 của thế kỷ trước, đậu tương ở nước ta đạt năng suất thấp 6,8 tạ/ha (1980), trong sản xuất đậu tương ở nước ta tồn tại 2 nhóm giống đậu tương chính: Nhóm giống chuyên cho vụ lạnh (vụ Xuân, vụ Đông): Có các giống TBKT nhập nội như V74 (ĐT74), AK02, AK03, AK04, AK05, VX92, VX93, ĐT92; Giống chọn tạo: DN42, TLA57, 98-04, ĐT2000, ĐT26, Đ2101 …, ngoài ra còn có các giống địa phương như Vàng xanh Hà Giang, Vàng Mường Khương, Xanh Bắc Hà … Nhóm giống chuyên cho vụ nóng (Xuân Hè và Hè Thu): ở phía Bắc chủ yếu là ĐH4 (ĐT76), M103, ĐT80, Lơ Hà Bắc, Cúc, Đậu Lạng … ở phía Nam: HL25, MTD176, HL92, G87-5, OMON 25-20, OMDN 16-4, OMDN 22-11, OMDN 21- 75, OMDN 16-5-2, VDN 1, TN12 và CM 60 … Các nhóm gichuyên cho vụ nóng (Xuân Hè và Hè Thu): ở phía Bắc chủ yếu là ĐH4 (ĐT76), M103, ĐT80, Lơ Hà Bắc, Cúc, Đậu Lạng … ở phía Nam: HL25, MTD176, HL92, G87-5, OMON 25-20, OMDN 16-4, OMDN 22-11, OMDN 21-75, OMDN 16-5-2, VDNa Bắc khó nhân giống, giá thành sản xuất giống cách vụ cao làm tăng giá trị đầu vào nên khó phát triển diện tích, đặc biệt nhu cầu giống cho vụ Đông trên đất sau 2 vụ lúa [7]. Giai đoạn 2 - Chọn tạo giống đậu tương 3 vụ Từ những năm 90 của thế kỷ trước, Viện Di truyền Nông nghiệp, Viện Cây lương thực, Cây thực phẩm, Viện Nghiên cứu Ngô.... bằng phương pháp lai và đột
  • 32. 23 biến đã chọn tạo thành công và chuyển giao thắng lợi vào sản xuất bộ giống đậu tương 3 vụ gồm: DT84, DT90, DT96, DT55 (AK06), DT99, ĐT12, DT94, DT95, DT83, DT2001, ĐVN5, ĐT22, ĐVN6, đậu tương rau DT02 và hàng chục giống có triển vọng KNQG: DT2003, DT2005, ĐVN9.… các giống này hiện đã chiếm trên 50% diện tích đậu tương cả nước, riêng phía Bắc chiếm 85-90%. Đặc điểm mang tính đột phá của bộ giống này là thích ứng rộng, sinh trưởng hữu hạn, phản ứng yếu với ánh sáng ngày ngắn, chịu nóng và chịu lạnh với biên độ rộng từ 10–15 0C đến 38–40 0C, đề kháng với các loại bệnh nguy hiểm tốt, trồng được cả 3 vụ/năm (Xuân, Hè, Đông) thích hợp trên các vùng sinh thái từ Bắc vào Nam, năng suất cao, khá ổn định từ 18–40 tạ/ha, hạt to, vàng đẹp, chất lượng tốt, protein đạt 40–47%. Các giống này dễ để giống, giống từ vụ trước có thể chuyển sang vụ sau không phải lưu kho lạnh, giá thành giống giảm được 30%, tạo điều kiện mở rộng diện tích trên qui mô lớn, đặc biệt diện tích đậu tương vụ Đông (vụ III) sau lúa mùa. Tuy nhiên, khả năng chịu hạn của các giống 3 vụ phần lớn còn yếu [4]. Giai đoạn 3 - Chọn tạo giống đậu tương chống chịu cao, thích ứng rộng Công trình nghiên cứu có hệ thống tập đoàn giống đậu tương chịu hạn, nghiên cứu phương pháp tuyển chọn, đánh giá tính chịu hạn thông qua phương pháp đánh giá trong phòng nảy mầm trên nước đường sachasose, phương pháp làm héo khô. Kết quả từ trên 1000 mẫu giống nhập nội từ 45 nước, đã phân lập được 148 mẫu giống có khả năng chịu hạn ở giai đoạn cây con [2]. Nghiên cứu phân tích sự liên hệ giữa thành phần acid amine, tổng hợp protein, enzim α-amylase với tính chịu hạn của 11 giống đậu tương địa phương Sơn La cho thấy, có sự đa dạng di truyền về tính chịu hạn của các giống đậu tương, trong điều kiện hạn, cây đậu tương giảm tổng hợp protein và tăng hàm lượng proline, đường, hoạt độ của enzym α-amylase [12]. Các nghiên cứu về giống đậu tương chuyển gen chống chịu sâu đang được tiến hành tại Viện Lúa Đồng bằng Sông Cửu long. Nghiên cứu tuyển chọn đánh giá giống đậu tương chịu hạn đã được tiến hành tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam, bằng các phương pháp đánh giá tại giai đoạn
  • 33. 24 hạt qua xử lý áp suất thẩm thấu trong dung dịch polyethylene glycol 6000, giai đoạn hoa, làm quả bước đầu đã kết luận được một số giống có triển vọng chịu hạn, đề tài này đã góp phần xác định phương pháp đánh giá khả năng chịu hạn của đậu tương phù hợp với điều kiện nghiên cứu ở nước ta. Tại Viện Di truyền Nông nghiệp, từ năm 1992 đã bắt đầu chú trọng nghiên cứu chọn tạo giống đậu tương chịu hạn, kết quả sau 17 năm, từ trên 67 tổ hợp lai và xử lý đột biến trên 6 giống (tia Gamma – Co60 liều lượng 150, 180, 200, 250 Gy) đã chọn tạo được 2 giống DT95 (đột biến từ giống AK04) và DT96 (xử lý đột biến trên con lai DT84 x DT90) có khả năng chịu hạn, kháng bệnh khá. Từ năm 2001, Viện Di truyền Nông nghiệp cũng là cơ quan đại diện cho Việt Nam tham gia phối hợp trong khuôn khổ Diễn đàn Hợp tác Hạt Nhân Châu Á (FNCA) về Chương trình Chọn giống Đột biến Phóng xạ với sự tham dự của 9 nước trong Diễn đàn và 5 nước tham gia đề tài “Chọn tạo giống Đậu tương đột biến chịu hạn”, Giống DT96 được Hội nghị tổng kết đánh giá cao về sự cố gắng của Việt Nam trong chọn tạo giống theo hướng chịu hạn. Việt nam đã thu thập nguồn gen các giống chịu hạn, bước đầu sơ bộ xác định một số giống triển vọng chịu hạn từ Mehico như HC.200, HC.100, từ Philippines như Psy 4, Psy5…. Kết quả lai hữu tính giữa 2 giống DT2001/HC100 kết hợp gây tạo đột biến ở F4 và chọn lọc phả hệ theo các tiêu chí chống chịu hạn, bệnh, chịu nhiệt [2]. Việc chuyển nạp gen được TS. Trần Thị Cúc Hòa thực hiện thông qua đề tài “Nghiên cứu chuyển nạp gen ở đậu tương và tạo dòng đậu tương biến đổi gen kháng sâu ở Việt Nam”, tiến hành thử nghiệm trên 4 phương pháp lây nhiễm khác nhau. Trong đó, hiệu quả chuyển nạp gen ở phương pháp 4, tạo vết thương tại mặt trong của nốt lá mầm với dung dịch có chứa vi khuẩn được nuôi cây ở nhiệt độ 21 độ C. Với việc tạo vết thương ở nốt lá mầm, sẽ giúp kích thích sự xâm nhập của vi khuẩn - một trong những yếu tố quyết định sự thành công trong chuyển nạp gen vào cây đậu tương. Phương pháp này được đánh giá là tốt hơn cả, với tỷ lệ mẫu sống sót và phát triển nhiều, tỷ lệ nạp chuyển gen đạt cao hơn.
  • 34. 25 Học viện Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Viện Cây Lương thưc và Cây thực phẩm, Viện Bảo vệ thực vật đã nghiên cứu xác định hiệu quả của một số gen kháng bệnh gỉ sắt ở đậu tương Việt Nam và chỉ thị phân tử liên kết với chúng, đã kết luận Gen kháng Rpp2, Rpp4 và Rpp5 biểu hiện tính kháng tốt với bệnh gỉ sắt đậu tương ở Việt Nam, các gen kháng này rất có giá trị sử dụng trong chương trình chọn tạo giống đậu tương kháng bệnh gỉ sắt ở Việt Nam theo các vùng sinh thái đặc trưng. Chỉ thị phân tử: Satt620 (liên kết với gen kháng Rpp2 ở khoảng cách di truyền 3,33cM), Satt288 (liên kết với gen kháng Rpp4 ở khoảng cách di truyền 2,50cM) và Sat_275 (liên kết với gen kháng Rpp5 ở khoảng cách di truyền 4,16cM) là các chỉ thị liên kết chặt với gen kháng mục tiêu, có độ tin cậy cao trong nghiên cứu ứng dụng. Các chỉ thị này sẽ được sử dụng để nhận diện gen kháng trong lai tạo và chọn lọc giống đậu tương kháng bệnh gỉ sắt ở Việt Nam [5].
  • 35. 26 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: Sử dụng giống đậu tương DT22, DT84. - Phạm vi nghiên cứu: + Xác định ảnh hưởng thời gian khử trùng của dung dịch NaClO 5% đến khả năng tạo vật liệu vô trùng. + Xác định ảnh hưởng của nồng độ BAP tới khả năng tái sinh chồi + Xác định ảnh hưởng của nồng độ GA3 đến khả năng kéo dài chồi + Xác định ảnh hưởng của nồng độ NAA đến khả ra rễ tạo cây hoàn chỉnh 3.2. Nội dung nghiên cứu 3.2.1. Nội dung 1: Xác định ảnh hưởng thời gian khử trùng của dung dịch NaClO 5% đến khả năng tạo vật liệu vô trùng. 3.2.2. Nội dung 2: Xác định ảnh hưởng của nồng độ BAP tới khả năng tái sinh chồi 3.2.3. Nội dung 3: Xác định ảnh hưởng của nồng độ GA3 đến khả năng kéo dài chồi 3.2.4. Nội dung 4: Xác định ảnh hưởng của nồng độ NAA đến khả ra rễ tạo cây hoàn chỉnh 3.3. Phương pháp nghiên cứu 3.3.1. Chuẩn bị môi trường nuôi cấy in vitro Sử dụng môi trường MS có bổ sung agar 6,0 – 7 g/l, đường 30g/l (MT nền hay môi trường MS cơ bản), các chất BAP, GA3, NAA có hàm lượng thay đổi tùy theo từng thí nghiệm, pH= 5,6-5,8. Các chất kích thích sinh trưởng sử dụng bổ sung vào MT nuôi cấy với hàm lượng khác nhau tùy từng thí nghiệm. Môi trường được hấp khử trùng ở 121o C, áp suất 1atm trong 60 phút 3.3.2. Phương pháp khử trùng mẫu Cách tiến hành: trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng chủ yếu các hóa chất là NaClO, cồn 70o .
  • 36. 27 Trước tiên, hạt đậu tương được ngâm bằng cồn 70o trong 30 giây để sơ loại các mầm bệnh và tăng hiệu quả khử trùng. Sau khi ngâm trong 30 giây, đổ bỏ cồn và rửa lại bằng nước cất vô trùng 2 - 3 lần. Sau đó mẫu được ngâm trong dung dịch NaClO 5% trong các thời gian khác nhau Cuối cùng, rửa lại mẫu 4-5 lần bằng nước cất vô trùng. Sau khi rửa sạch mẫu, tiến hành bóc vỏ và cấy vào môi trường cơ bản – môi trường Murashige Skoog (MS). Các đĩa nuôi cấy được chuyển vào phòng nuôi cấy mô trong điều kiện chiếu sáng 10h/ngày, cường độ chiếu sáng 2000 lux, ở nhiệt độ 25o C Các thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên hoàn toàn, nhắc lại 3 lần. Tỷ lệ mẫu nhiễm (%)= Tổng số mẫu nhiễm x 100% Tổng số mẫu cấy 3.3.3. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ BAP tới khả năng tái sinh chồi Sau khi hạt đậu tương được khử trùng và nuôi 5 ngày trên môi trường MS, tiến hành gieo hạt trên các môi trường dinh dưỡng có nồng độ BAP khác nhau để thăm dò khả năng tái sinh của từng môi trường. Mẫu sau khi cấy được nuôi trong điều kiện: Ánh sáng: 2500- 3000 lux Thời gian chiếu sáng: 8 - 10 h/ngày Nhiệt độ: 23 ± 2o C Tỷ lệ mẫu nảy mầm (%) = Tổng số mẫu sống x 100% Tổng số mẫu cấy Tỷ lệ mẫu chết (%) = Tổng số mẫu chết x 100% Tổng số mẫu cấy
  • 37. 28 Độ ẩm : 60 - 70% Bố trí thí nghiệm: thí nghiệm được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn, có 4 công thức, mỗi công thức nhắc lại 3 lần, cấy 10 mẫu/1 đĩa, cấy 3 đĩa cho 1 công thức. Chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ mẫu nảy mầm (%) = Tổng số mẫu nảy mầm x 100% Tổng số mẫu đưa vào 3.3.4. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ GA3 tới khả năng kéo dài chồi Sử dụng chồi đã được tái sinh ở thí nghiệm 2 khi chiều cao chồi đạt khoảng 1- 2cm tiến hành cấy chuyển sang môi trường kéo dài chồi. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn, có 4 công thức, mỗi công thức nhắc lại 3 lần, cấy 10 mẫu/ đĩa, cấy 3 đĩa cho mỗi công thức. Mẫu được nuôi trong điều kiện: Ánh sáng: 2500- 3000 lux Thời gian chiếu sáng: 8 - 10 h/ngày Nhiệt độ: 25 ± 2o C Độ ẩm : 60 - 70% Chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ chồi kéo dài(%) = Tổng số chồi được kéo dài x 100% Tổng số chồi nuôi cấy 3.3.5. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ NAA đến khả năng ra rễ tạo cây hoàn chỉnh Sử dụng chồi được kéo dài ở thí nghiệm 3 khi kích thước cây đạt khoảng 4- 5cm tiến hành cấy chuyển sang môi trường ra rễ. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn, có 4 công thức, mỗi công thức nhắc lại 3 lần, cấy 10 mẫu/ đĩa, cấy 3 đĩa cho mỗi công thức. Mẫu được nuôi trong điều kiện [11]: Ánh sáng: 2500- 3000 lux Thời gian chiếu sáng: 10 - 16 h/ngày
  • 38. 29 Nhiệt độ: 25 ± 2o C Độ ẩm : 60 - 70% Chỉ tiêu theo dõi: Số chồi ra rễ, chất lượng rễ. Tỷ lệ chồi ra rễ (%) = ×x 100% Hình 3.1. Sơ đồ nghiên cứu nhân giống đậu tương bằng phương pháp in vitro 3.4. Phương pháp bố trí thí nghiệm 3.4.1. Nội dung 1: Xác định ảnh hưởng thời gian của dung dịch NaClO 5% đến khả năng tạo vật liệu vô trùng. - Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng thời gian của dung dịch NaClO 5% đến khả năng tạo vật liệu vô trùng. Thí nghiệm được bố trí như sau: CT 1: 30” cồn 70 + 5’ NaClO 5% CT 2: 30” cồn 70o + 10’ NaClO 5% CT 3: 30” cồn 70o + 15’ NaClO 5% Tổng số chồi ra rễ Tổng số chồi nuôi cấy + NaClO và cồn 70o + GA3 + NAA Mẫu hạt Khử trùng mẫu Tái sinh chồi Kéo dài chồi Ra rễ tạo cây hoàn chỉnh + BAP x100%
  • 39. 30 - Các mẫu sau khi được khử trùng sẽ tiến hành tác vỏ và đưa vào môi trường MT nền (môi trường MS cơ bản) và nuôi cấy trong điều kiện thích hợp. Tiến hành theo dõi, quan sát. - pH môi trường: 5,6 – 5,8 3.4.2. Nội dung 2: Xác định ảnh hưởng của nồng độ BAP tới khả năng tái sinh chồi - Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ BAP tới khả năng tái sinh chồi - Sau khi hạt đậu tương được khử trùng và nuôi 5 ngày trên môi trường MS, tiến hành tạo đa chồi rồi gieo hạt trên các môi trường MT nền có nồng độ BAP ở các nồng độ khác nhau để thăm dò khả năng tái sinh của từng môi trường - Đưa mẫu vào phòng nuôi. Quan sát và theo dõi số chồi và chất lượng chồi tạo ra Thí nghiệm được bố trí như sau: CT 1 (Đ/c): MT nền + 0,0 mg/l BAP CT 2: MT nền + 1,0 mg/l BAP CT 3: MT nền + 1,5 mg/l BAP CT 4: MT nền + 2,0 mg/l BAP - pH môi trường: 5,6 – 5,8 3.4.3. Nội dung 3: Xác định ảnh hưởng của nồng độ GA3 đến khả năng kéo dài chồi - Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ GA3 đến khả năng kéo dài chồi - Sử dụng chồi đã được tái sinh ở thí nghiệm 2 khi chiều cao chồi đạt khoảng 1- 2cm tiến hành cấy chuyển sang môi trường kéo dài chồi gồm: MT nền + GA3 ở các nồng độ khác nhau. - Đưa mẫu vào phòng nuôi cấy. Tiến hành quan sát, theo dõi chất lượng chồi của mẫu. Thí nghiệm được bố trí như sau: CT 1 (Đ/c): MT nền + 0,0 mg/l GA3 CT 2: MT nền + 0,5 mg/l GA3
  • 40. 31 CT 3: MT nền + 1,0 mg/l GA3 CT 4: MT nền + 1,5 mg/l GA3 - pH môi trương: 5,6 – 5,8 3.4.4. Nội dung 4: Xác định ảnh hưởng của nồng độ NAA đến khả ra rễ tạo cây hoàn chỉnh - Thí nghiệm 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ NAA đến khả ra rễ - Chồi được nuôi cấy ở thí nghiệm 3 sau khi đạt kích thước khoảng 4 – 5cm tiến hành cấy chuyển sang môi trường ra rễ có bổ sung NAA ở các nồng độ khác nhau nhằm đánh giá khả năng tạo mô rễ và chất lượng của rễ tạo ra. - Đưa mẫu vào phòng nuôi cấy. Tiến hành theo dõi và quan sát chất lượng rễ tạo ra. Thí nghiệm được bố trí như sau: CT 1 (Đ/c): MT nền + 0,0 mg/l NAA CT 2: MT nền + 0,5 mg/l NAA CT 3: MT nền + 1,0 mg/l NAA CT 4: MT nền + 1,5 mg/l NAA - pH môi trường: 5,6 – 5,8 3.5. Các phương pháp xử lý số liệu - Các số liệu được tính toán bằng phần mềm excel. - Các số liệu phân tích là số liệu trung bình của các lần theo dõi. Quá trình xử lý thực hiện trên máy theo chương trình IRRISTAT 4.0.
  • 41. 32 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian khử trùng bằng dung dịch NaClO 5% đến khả năng tạo vật liệu vô trùng Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian khử trùng mẫu hạt bằng NaClO 5% được thể hiện ở bảng 4.1. Bảng 4.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng thời gian của dung dịch NaClO 5% đến khả năng vô trùng hạt đậu tương (sau 5 ngày) Giống Công thức (CT) Số mẫu đưa vào (hạt) Tổng số mẫu nảy mầm (hạt) Tổng số mẫu chết (hạt) Tổng số mẫu nhiễm (hạt) Tỷ lệ nảy mầm (%) Chất lượng mẫu DT84 CT1 30,00 16,67 4,33 9,00 55,56 Hạt tái trắng CT2 30,00 27,33 1,34 1,33 91,11 Hạt xanh đậm CT3 30,00 19,67 6,66 3,67 65,56 Hạt xanh nhạt LSD05 3,98 CV% 2,50 DT22 CT1 30,00 16,33 4,34 9,33 54,44 Hạt tái trắng CT2 30,00 27,00 1,33 1,67 90,00 Hạt xanh đậm CT3 30,00 20,33 5,00 4,67 67,78 Hạt xanh nhạt LSD05 2,51 CV% 1,60 Sau 5 ngày nuôi cấy chúng tôi nhận thấy: Đối với giống DT84 Ở các thời gian khử trùng khác nhau, khả năng nảy mầm của mẫu là khác nhau. Cụ thể: Ở CT 1 với 30 giây khử trùng bằng cồn 70o và 5 phút khử trùng NaClO 5% cho tổng số mẫu DT84 nảy mầm là 16,67 hạt với tỷ lệ nảy mầm tương ứng là 55,56%, chất lượng chồi nảy mầm kém- hạt tái, trắng.
  • 42. 33 Ở CT 2 với 30 giây khử trùng bằng cồn 70o và 10 phút khử trùng NaClO 5% cho tổng số mẫu DT84 nảy mầm là 27,33 hạt với tỷ lệ nảy mầm tương ứng là 91,11%, chất lượng chồi nảy mầm tốt- hạt xanh đậm. Ở CT 3 với 30 giây khử trùng bằng cồn 70o và 15 phút khử trùng NaClO 5% cho tổng số mẫu DT84 nảy mầm là 19,67 hạt với tỷ lệ nảy mầm tương ứng là 65,56%, chất lượng chồi nảy mầm trung bình- hạt xanh nhạt. Ở CT 1 tổng số mẫu DT84 nhiễm là cao nhất: 9,00 hạt, có thể do thời gian khử trùng chưa đủ để loại bỏ các tế bào nấm, khuẩn trong mẫu. Ở CT 3 tỷ lệ mẫu chết lại cao nhất 6,66 hạt, có thể do thời gian khử trùng lâu làm ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của mẫu. Kết quả thí nghiệm cho thấy hạt đậu tương DT84 có thể nảy mầm tốt ở thời gian khử trùng là 30 giây cồn 70o kết hợp 10 phút khử trùng bằng NaClO 5%. Còn đối với thời gian khử trùng 30 giây cồn 70o kết hợp 5 phút khử trùng bằng NaClO 5% cho tỷ lệ mẫu nảy mầm thấp nhất. Từ kết quả trên, chúng tôi chọn CT2 là công thức khử trùng phù hợp cho quá trình nghiên cứu tạo vật liệu vô trùng để phục vụ các thí nghiệm tiếp theo. Theo bảng 4.1 chúng tôi nhận thấy hiệu quả khử trùng đối với giống DT22 được thể hiện như sau: Ở CT 1 với 30 giây khử trùng bằng cồn 70o và 5 phút khử trùng NaClO 5% cho tổng số mẫu đậu tương DT22 nảy mầm là 16,33 hạt với tỷ lệ nảy mầm tương ứng là 54,44%, chất lượng chồi nảy mầm kém- hạt tái, trắng. Ở CT 2 với 30 giây khử trùng bằng cồn 70o và 10 phút khử trùng NaClO 5% cho tổng số mẫu đậu tương DT22 nảy mầm là 27,00 hạt với tỷ lệ nảy mầm tương ứng là 90,00%, chất lượng chồi nảy mầm tốt- hạt xanh đậm. Ở CT 3 với 30 giây khử trùng bằng cồn 70o và 15 phút khử trùng NaClO 5% cho tổng số mẫu nảy mầm là 20,33 hạt với tỷ lệ nảy mầm tương ứng là 67,78%, chất lượng chồi nảy mầm trung bình- hạt xanh nhạt. Ở CT 1 tổng số mẫu đậu tương DT22 nhiễm là cao nhất: 9,33 hạt, có thể do thời gian khử trùng chưa đủ để loại bỏ các tế bào nấm, khuẩn trong mẫu. Ở CT 3 tỷ
  • 43. 34 lệ mẫu chết lại cao nhất 5,00 hạt, có thể do thời gian khử trùng lâu làm ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của mẫu. Kết quả thí nghiệm cho thấy hạt đậu tương DT22 có thể nảy mầm tốt ở thời gian khử trùng là 30 giây cồn 70o kết hợp 10 phút khử trùng bằng NaClO 5%. Còn đối với thời gian khử trùng 30 giây cồn 70o kết hợp 5 phút phút khử trùng bằng NaClO 5% cho tỷ lệ mẫu nảy mầm thấp nhất. Từ kết quả trên, chúng tôi chọn CT 2 là công thức khử trùng phù hợp cho quá trình nghiên cứu tạo vật liệu vô trùng để phục vụ các thí nghiệm tiếp theo. Phương pháp khử trùng bằng cồn 70o và NaClO là một phương pháp khử trùng đã được nhiều tác giả nghiên cứu. Tác giả Nguyễn Thị Thúy Hường và Cs sử dụng phương pháp khử trùng bằng cồn 70o và NaClO 60% trong vòng 20 phút đạt hiệu quả nảy mầm khá cao từ 82,3 – 85,70% giảm 5,41 – 7,7% so với thí nghiệm 1 của đề tài. Có thể do trong thực tế hạt đậu tương là đối tượng rất khó khử trùng, nếu khử trùng bằng cồn và NaClO với nồng độ quá cao và thời gian quá dài thì hạt bị tổn thương và không nảy mầm được. Ngược lại, nếu nồng độ cồn và NaClO quá thấp thì không đủ khử nhiễm nên tỷ lệ nhiễm cao sau khi cấy. Vì vậy chúng tôi lựa chọn phương pháp này để sử dụng cho các thí nghiệm tiếp theo. A B Hình 4.1. Mẫu đậu tương sau khi khử trùng và nuôi cấy sau 5 ngày trên môi trường MS cơ bản A. Hạt đậu tương DT84 được khử trùng và nuôi cấy sau 5 ngày B. Hạt đậu tương DT22 được khử trùng và nuôi cấy sau 5 ngày
  • 44. 35 4.2. Kết quả nghiên cứu: Ảnh hưởng của nồng độ BAP tới khả năng tái sinh chồi Những chồi có chất lượng tốt ở thí nghiệm 1 được tách hạt, gây tổn thương vào chuyển vào môi trường có nồng độ BAP khác nhau, tiến hành theo dõi, quan sát. Các kết quả cụ thể được thể hiện ở bảng 4.2. Bảng 4.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ BAP tới khả năng tái sinh chồi hạt đậu tương sau 4 ngày Giống Công thức (CT) Nồng độ BAP (mg/l) Số mấu nuôi cấy (hạt) Tổng số mẫu nảy chồi (hạt) Tỷ lệ mẫu nảy chồi (hạt) Hình thái chồi DT84 CT1 (đ/c) 0,00 30,00 2,33 7,78 Ngắn, gầy CT2 1,00 30,00 16,67 55,56* Ngắn, gầy CT3 1,50 30,00 27,33 91,11* Ngắn, mập CT4 2,00 30,00 25,67 85,56* Ngắn, gầy LSD05 2,94 CV (%) 2,50 DT22 CT1 (đ/c) 0,00 30,00 2,00 6,67 Ngắn, gầy CT2 1,00 30,00 16,67 55,56* Ngắn, gầy CT3 1,50 30,00 26,67 88,89* Ngắn, mập CT4 2,00 30,00 24,67 82,22* Ngắn, gầy LSD05 5,08 CV (%) 4,40 Ghi chú: *: CT có ý nghĩa so với đối chứng Từ kết quả bảng 4.2 cho thấy: Với giá trị LSD.05 = 2,94 các công thức khác nhau có sự sai khác có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95%. Nồng độ BAP có tác dụng rõ rệt đến sự hình thành chồi đối với hạt đậu tương DT84
  • 45. 36 Trong thí nghiệm này, tỷ lệ mẫu đậu tương DT84 nảy chồi cao nhất đạt được ở CT3 là 91,11%, chất lượng chồi thu được ngắn, mập. Tiếp theo là CT4 đạt 85,56%, CT2 đạt 55,56%, CT1 đạt 7,78%, chồi thu được ngắn, gầy. Kết quả trên được giả thích như sau: BAP có tác dụng kích thích nảy chồi. Ở CT đối chứng (CT1) vì không bổ sung BAP nên số mẫu đậu tương DT84 nảy chồi không lớn và chồi ngắn và gầy. Nồng độ BAP 1,5 mg/l (CT3) cho nhiều hạt nảy chồi và chất lượng chồi tốt nhất là do BAP ở nồng độ này có tác dụng kích thích nảy chồi từ hạt mạnh nhất đồng thời tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Ở CT2, CT4, nồng độ BAP lần lượt là 1,0 mg/l, 2,0 mg/l cho thấy tỷ lệ ra chồi thấp, bởi vì BAP ở nồng độ cao gây ức chế chồi phát triển, chồi tạo ra ít và ngắn, gầy. Còn ở BAP ở nồng độ thấp không đủ để kích thích hạt tạo chồi, và chất lượng chồi cũng kém hơn. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy khi bổ sung BAP ở nồng độ 1,5 mg/l cho tỷ lệ cây đậu tương DT84 hình thành chồi cao nhất đạt 91,11%. Từ bảng 4.2 chúng tôi nhận thấy ảnh hưởng của nồng độ BAP đến khả năng hình thành chồi hạt đậu tương DT22 được thể hiện như sau: Với giá trị LSD.05 = 5,08 các công thức khác nhau có sự sai khác có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95%. Nồng độ BAP có tác dụng rõ rệt đến sự hình thành chồi đối với hạt đậu tương DT22 Trong thí nghiệm này, tỷ lệ mẫu đậu tương DT22 nảy chồi cao nhất đạt được ở CT3 là 88,89%, chất lượng chồi thu được ngắn, mập. Tiếp theo là CT4 đạt 82,22%, CT2 đạt 55,56%, CT1 đạt 6,67%, chồi thu được ngắn, gầy. Kết quả trên được giả thích như sau: BAP có tác dụng kích thích nảy chồi. Ở CT đối chứng (CT1) vì không bổ sung BAP nên số mẫu đậu tương DT22 nảy chồi không lớn và chồi ngắn và gầy. Nồng độ BAP 1,5 mg/l (CT3) cho nhiều hạt nảy chồi và chất lượng chồi tốt nhất là do BAP ở nồng độ này có tác dụng kích thích nảy chồi từ hạt mạnh nhất đồng thời tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Ở CT2, CT4, nồng độ BAP lần lượt là 1,0 mg/l; 2,0 mg/l cho thấy tỷ lệ ra chồi thấp, bởi vì BAP ở nồng độ cao gây ức chế chồi phát triển, chồi tạo ra ít và ngắn, gầy.
  • 46. 37 Còn ở BAP ở nồng độ thấp không đủ để kích thích hạt tạo chồi, và chất lượng chồi cũng kém hơn. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy khi bổ sung BAP ở nồng độ 1,5 mg/l cho tỷ lệ hạt đậu tương DT22 nảy chồi cao nhất đạt 88,89%. Giai đoạn cảm ứng tạo chồi là giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển chồi từ nách lá mầm. Môi trường cảm ứng tạo chồi ở đa số các loài thực vật cần sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng thuộc nhóm auxin và xytokinin như IAA, IBA, BAP…Trong đó BAP thuộc nhóm kích thích sinh trưởng xytokinin được sử dụng phổ biến để tạo cảm ứng chồi ở nhiều loài thực vật khác nhau. Khả năng tạo cảm ứng chồi là một thông số quan trọng dùng để đánh giá tính thích ứng của giống trong hệ thống nuôi cấy in vitro nhằm sử dụng cho mục đích chuyển gen sau này. Trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thúy Hường và cs môi trường có bổ sung 1,5 mg/l BAP cho tỷ lệ tạo chồi cao nhất đạt 89,5% ở giống DT22 và 91,6% ở giống DT84 không có sự chênh lệch nhiều so với thí nghiệm 2 của đề tài (<1%). Do vậy chúng tôi lựa chọn nồng độ 1,5 mg/l BAP là nồng độ phụ hợp cho giai đoạn cảm ứng tạo chồi ở hai đối tượng đậu tương này. A B Hình 4.2. Mẫu đậu tương nuôi ở CT 3 sau 4 ngày A. Giống đậu tương DT84 B. Giống đậu tương DT22