SlideShare a Scribd company logo
1 of 80
BỘ GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
-----------------------
Nguyễn Thị Ngọc Ánh
NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI
GIUN SÁN KÝ SINH Ở MỘT SỐ LOÀI THẰN LẰN
THUỘC KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ, VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
HÀ NỘI - 2019
BỘ GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
-----------------------
Nguyễn Thị Ngọc Ánh
NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI
GIUN SÁN KÝ SINH Ở MỘT SỐ LOÀI THẰN LẰN
THUỘC KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ, VIỆT NAM
Chuyên ngành: Động vật học
Mã số: 8420103
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
Hƣớng dẫn 1: TS. Trần Thị Bính
HÀ NỘI - 2019
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình do bản thân tôi thực hiện. Các trích
dẫn trong luận văn theo các nguồn công bố đầy đủ. Các số liệu, kết quả nêu
trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công
trình nào khác. Nếu sai sự thật tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Tác giả
Nguyễn Thị Ngọc Ánh
ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc và chân thành tới thầy giáo hƣớng
dẫn tôi là TS. Trần Thị Bính, thầy đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo cặn kẽ cho
tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn trong thời
gian sớm nhất.
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh
vật và Ban giám hiệu Học viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam nhiệt tình
giúp đỡ cả về tinh thần và vật chất để tôi hoàn thành công trình nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo, các cán bộ của hai
Phòng Đào tạo thuộc Viện Sinh thái & Tài nguyên sinh vật và Học viện Khoa
học & Công nghệ Việt Nam đã tận tình cung cấp tri thức khoa học, phƣơng
pháp nghiên cứu để tôi hoàn thành khóa học và công trình nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Cán bộ nghiên cứu khoa học của Phòng
Ký sinh trùng học đã luôn chỉ bảo, động viên tôi trong suốt thời gian học tập,
nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè đã luôn đồng hành
cùng tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
HỌC VIÊN
Nguyễn Thị Ngọc Ánh
iii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
CHƢƠNG I. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ................................................... 4
1.1 .TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU KÝ SINH TRÙNG Ở THẰN LẰN
TRÊN THẾ GIỚI........................................................................................... 4
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU KÝ SINH TRÙNG Ở THẰN LẰN VIỆT
NAM .............................................................................................................. 5
1.3. ĐĂC ĐIỂM TỰ NHIÊN CỦA KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ ............. 8
1.3.1. Điều kiện tự nhiên............................................................................. 8
1.3.2. Khí hậu.............................................................................................. 9
1.3.3. Đa dạng sinh học và các khu bảo tồn thiên nhiên ............................ 9
1.4. ĐĂC ĐIỂM CỦA CÁC LOÀI THẰN LẰN Ở KHU VỰC BẮC TRUNG
BỘ.................................................................................................................11
1.4.1. Rồng đất (Physignathus cocincinus Cuvier, 1829) ........................11
1.4.2. Tắc kè (Gekko gecko Linnaeus, 1758)............................................12
1.4.3. Nhông emma (Calotes emma Gray, 1845).....................................13
1.4.4. Nhông hàng rào (C. versicolor Daudin, 1802)...............................14
1.4.5. Thằn lằn bóng đốm (Eutropis macularia Blyth, 1853)..................15
1.4.6. Thằn lằn bóng đuôi dài (E. longicaudata Hallowell, 1856)...........16
1.4.7. Thằn lằn bóng hoa (E. multifasciata Kuhl, 1820) ..........................17
CHƢƠNG II. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................18
2.1. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .....................................18
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu .....................................................................18
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................19
2.2. TƢ LIỆU VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ........................................20
2.2.1. Tƣ liệu nghiên cứu..........................................................................20
2.2.2. Thời gian nghiên cứu......................................................................20
2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................20
2.3.1. Thu mẫu và xác định loài thằn lằn..................................................20
2.3.2. Thu mẫu ký sinh trùng....................................................................20
2.3.3. Định hình và bảo quản mẫu vật ký sinh .........................................22
iv
2.3.4. Làm tiêu bản ký sinh trùng .............................................................22
2.3.5. Chụp ảnh hiển vi điện tử quét.........................................................22
2.3.6. Đo, vẽ và mô tả ký sinh trùng.........................................................25
2.3.7. Định loại ký sinh trùng ...................................................................25
2.4. PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU.....................................................26
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ..........................27
3.1. DANH MỤC CÁC LOÀI GIUN SÁN KÝ SINH Ở THẰN LẰN KHU
VỰC BẮC TRUNG BỘ ..............................................................................27
3.2. PHÂN BỐ CỦA CÁC LOÀI GIUN SÁN KÝ SINH ..........................30
3.2.1. Phân bố của các loài giun sán theo các loài vật chủ.......................30
3.2.2. Phân bố của các loài giun sán theo địa hình, nơi sống ...................33
3.3. MÔ TẢ CÁC LOÀI GIUN SÁN KÝ SINH Ở THẰN LẰN BẮC TRUNG
BỘ.................................................................................................................34
3.3.1. Acanthocephalus parallelcementglandatus Amin, Heckmann &
Nguyen, 2014 (Hình 3.1.1 – 3.1.3)...........................................................35
3.3.2. Meteterakis mabuyae Chakravarty, 1944 (hình 3.2) .....................40
3.3.3. Meteterakis sp.1 (hình 3.3) .............................................................42
3.3.4. Meteterakis sp2. (hình 3.4) .............................................................44
3.3.5. Falcaustra sp. (hình 3.5.1 – 3.5.2) .................................................46
3.3.6. Paradistomum gekonum Bhalerao, 1929 (hình 3.6).......................49
3.3.7. Oochoristica calotes Nama & Khichi, 1974 (hình 3.7)..................51
3.3.8. Oochoristica chinensis Jensen, Schmitd & Kuntz, 1983 (hình
3.8) ............................................................................................................53
3.3.9. Oochoristica sp.1 (hình 3.9)...........................................................55
3.3.10. Oochoristica sp.2 (hình 3.10) .......................................................57
3.3.11. Oochoristica sp.3 (hình 3.11) .......................................................59
3.4. TÌNH HÌNH NHIỄM CÁC LOÀI GIUN SÁN KÝ SINH Ở CÁC LOÀI
THẰN LẰN .................................................................................................61
3.4.1. Tỷ lệ nhiễm các loài giun sán ở vật chủ .........................................61
3.4.2. Cƣờng độ nhiễm các loài giun sán ở vật chủ..................................62
CHƢƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................64
v
4.1. KẾT LUẬN...........................................................................................64
4.2. KIẾN NGHỊ ..........................................................................................64
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................65
vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Thành phần loài thằn lằn đƣợc điều tra ký sinh trùng ở Việt Nam... 6
Bảng 2.1. Thành phần loài, địa điểm và số lƣợng thằn lằn nghiên cứu...18
Bảng 3.1. Thành phần loài giun sán phân bố theo vật chủ.......................31
Bảng 3.2. Đa dạng phân bố các loài giun sán theo vật chủ .......................32
Bảng 3.3. Thành phần loài giun sán phân bố theo địa hình, nơi sống.....33
Bảng 3.4. Tỷ lệ nhiễm các loài giun sán ở các loài vật chủ........................61
Bảng 3.5. Cƣờng độ nhiễm các loài giun sán ở các loài vật chủ ...............63
vii
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ các điểm thu mẫu thằn lằn ở Bắc Trung Bộ (chấm đỏ)........19
Hình 3.1.1. Acanthocephalus parallelcementglandatus .................................37
Hình 3.1.2. Ảnh SEM của Acanthocephalus parallelcementglandatus .........38
Hình 3.1.3. Ảnh SEM của Acanthocephalus parallelcementglandatus .........39
Hình 3.2. Meteterakis mabuyae ......................................................................41
Hình 3.3. Meteterakis sp.1 ..............................................................................43
Hình 3.4. Meteterakis sp.2 ..............................................................................45
Hình 3.5.1. Falcaustra sp................................................................................47
Hình 3.5.2. Ảnh chụp SEM của loài Falcaustra sp........................................48
Hình 3.6. Paradistomum gekonum (Theo Nguyễn Thị Lê và cs. 2001).........50
Hình 3.7. Oochoristica calotes .......................................................................52
Hình 3.8. Oochoristica chinensis....................................................................54
Hình 3.9. Oochoristica sp.1 ............................................................................56
Hình 3.10. Oochoristica sp.2 ..........................................................................58
Hình 3.11. Oochoristica sp.3 ..........................................................................60
viii
DANH MỤC VIẾT TẮT
1. Ảnh chụp hiển vi điện tử quét : SEM
2. Ảnh chụp cắt lớp : TEM
3. Vƣờn Quốc gia : VQG
4. Trƣờng đại học : Trƣờng ĐH
5. Tài liệu tham khảo : TLTK
6. Ký sinh trùng : KST
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Khu vực Bắc Trung Bộ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa,
có đủ các dạng địa hình cùng rất nhiều sinh cảnh phức tạp đã tạo điều kiện
thuận lợi cho sự phát triển đa dạng các loài động vật bò sát. Nhiều loài bò sát
ở đây không những giữ vai trò quan trọng trong hệ sinh thái mà còn có ý
nghĩa đối với đời sống con ngƣời nhƣ sử dụng làm thực phẩm, dƣợc liệu, kỹ
nghệ da, nuôi làm cảnh...
Khu hệ thằn lằn ở Việt Nam rất đa dạng với hơn 120 loài, trong đó 45
loài mới ghi nhận trong thập kỷ qua. Các loài thằn lằn có lịch sử hình thành từ
cổ xƣa, trải qua nhiều niên đại địa chất nên lịch sử phát triển của nhóm bò sát
này rất lý thú trong nghiên cứu khoa học sự sống. Nghiên cứu khu hệ ký sinh
trùng ở thằn lằn vì thế quan trọng, nó cung cấp các thông tin về mối quan hệ
phát sinh phát triển, tƣơng tác lẫn nhau của hai nhóm động vật này trong lịch
sử hình thành địa động vật của chúng trong thiên nhiên Việt Nam.
Nghiên cứu về ký sinh trùng ở thằn lằn Việt Nam có lịch sử từ hơn 50
năm trƣớc nhƣng khá rải rác ở trên 10 loài phổ biến và chỉ mới dừng ở mức
độ điều tra, xác định thành phần loài, chƣa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu,
mô tả các loài gây bệnh. Qua điều tra, khảo sát ký sinh trùng ở bò sát nuôi
khu vực miền Bắc, chúng tôi nhận thấy có nhiều đối tƣợng gây bệnh nguy
hiểm cho nhóm động vật này. Giun phổi Rhabdias spp. có tỷ lệ nhiễm khá cao
và phổ biến ở nhiều loài bò sát nếu cƣờng độ nhiễm cao chắc chắn sẽ làm hủy
hoại phổi và vật chủ sẽ chết. Nhóm giun đầu gai cũng khá phổ biến, với
cƣờng độ nhiễm lớn chúng có thể làm chết vật chủ do chảy máu dạ dày và
ruột. Đặc biệt, các loài chân khớp Raillietiella spp. và sán dây có kích thƣớc
lớn ký sinh ở một số loài bò sát đã gây chết hoặc làm chậm sự phát triển của
vật chủ. Mặc dù ngày càng có nhiều loài thằn lằn mới đƣợc phát hiện, nhƣng
chƣa có nhiều dẫn liệu khoa học về thành phần loài ký sinh trùng và phân bố
của các đối tƣợng gây bệnh này. Vì vậy, chúng tôi nghiên cứu đề tài luận văn
“Nghiên cứu thành phần loài giun sán ký sinh ở một số loài thằn lằn
2
thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, Việt Nam” nhằm mục đích có đƣợc những
dẫn liệu khoa học về ký sinh trùng trên các đối tƣợng động vật này.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Bổ sung các dẫn liệu khoa học về thành phần loài ký sinh trùng ở thằn
lằn phía Bắc Trung Bộ, mô tả các loài giun sán ký sinh thu thập đƣợc.
- Xác định đƣợc thành phần giun sán ký sinh trên một số đối tƣợng thằn
lằn phổ biến trong thiên nhiên Bắc Trung Bộ.
- Mô tả các đặc điểm hình thái của các loài giun sán ký sinh trên một số
đối tƣợng thằn lằn phổ biến trong thiên nhiên Bắc Trung Bộ.
3. Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1: Điều tra, thu thập mẫu vật giun sán ký sinh ở một số loài
thằn lằn tại các tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ, Việt Nam:
- Chọn địa điểm nghiên cứu
- Thu mẫu tại các địa điểm nghiên cứu
- Phân lập ký sinh trùng
- Định hình, xử lý mẫu
Nội dung 2: Phân tích, định loại và lập danh mục thành phần loài giun
sán ký sinh theo hệ thống phân loại hiện hành:
- Xử lý, làm tiêu bản
- Đo, vẽ và mô tả hình thái các loài ký sinh trùng
- Chụp ảnh hiển vi điện tử quyét (SEM)
- Phân tích, định loại và sắp xếp các loài theo hệ thống phân loại
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Cung cấp các dẫn liệu khoa học về hệ thống học, các đặc điểm hình thái
học của các loài giun sán ký sinh trên một số đối tƣợng thằn lằn phổ biến
trong thiên nhiên Bắc Trung Bộ.
3
5. Điểm mới của luận văn
Đề tài cung cấp các dẫn liệu mới nhất về thành phần loài giun sán ký
sinh ở bảy loài thằn lằn phổ biến của khu vực Bắc Trung Bộ: Rồng đất
(Physignathus cocincinus), Tắc kè (Gekko gecko), Nhông emma (Calotes
emma), Nhông hàng rào (C. versicolor), Thằn lằn bóng đốm (Eutropis
macularia), Thằn lằn bóng đuôi dài (E. longicaudata), và Thằn lằn bóng hoa
(E. multifasciata) ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Huế. Tổng số 15 loài giun sán ký sinh
thuộc 9 giống, 7 họ đã đƣợc phát hiện.
6. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm 67 trang, đƣợc cấu trúc nhƣ sau:
- Mở đầu:
- Chƣơng 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu.
- Chƣơng 2: Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu.
- Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu và bàn luận.
- Chƣơng 4: Kết luận và kiến nghị
- Tài liệu tham khảo
4
CHƢƠNG I. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1 .TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU KÝ SINH TRÙNG Ở THẰN LẰN TRÊN
THẾ GIỚI
Khu hệ ký sinh trùng ở bò sát đã đƣợc nghiên cứu từ những năm đầu
thế kỷ 20 và có mặt ở trong nhiều tuyển tập ký sinh trùng học của các học giả
hàng đầu thế giới (Sarpilo, 1976 [1]; Yamaguti, 1935 [2]). Tuy nhiên, trong
khu vực Đông Nam Á, đây vẫn là một đối tƣợng còn mới trong nghiên cứu cơ
bản và chỉ có một vài phát hiện về thành phần loài ký sinh trùng, đáng kể là
công trình của Scholz và District (1991) [3]; Palmieri và Sullivan (1997)
[4]và Saehoong và Wongsawad (1997) [5].
Những năm gần đây, các phƣơng pháp, kỹ thuật hiện đại đã đƣợc sử
dụng thƣờng xuyên hơn trong nghiên cứu phát hiện thành phần loài ký sinh
trùng song song với các phƣơng pháp truyền thống. Các loài ký sinh trùng
vẫn đƣợc nghiên cứu về hình thái học mô tả là chủ yếu, nhƣng các kỹ thuật
sinh học phân tử đã giúp đỡ rất nhiều trong việc xác định nhanh tên loài, vị trí
của chúng trong hệ thống phân loại và mối quan hệ họ hàng của các loài, quần
thể loài trong các hệ sinh thái.
Qua khảo sát các tài liệu công bố trong khoảng những năm gần đây,
hơn 30 loài ký sinh trùng mới cho khoa học ở thằn lằn đƣợc công bố. Tuy
nhiên, phần lớn các loài mới đƣợc công bố chỉ dựa trên các thông số đặc điểm
hình thái thông thƣờng (Bursey et al. 2013, 2015 [6-10]; Kuzmin et al. 2003,
2012 [11, 12]). Gần đây, đã xuất hiện nhiều công trình công bố dựa vào các
thông số phân tích bằng các phƣơng pháp hiện đại nhƣ kỹ thuật chụp ảnh hiển
vi điện tử quét (SEM) và các kỹ thuật sinh học phân tử (Barta 2001 [13],
Barta et al. 2001 [14], Harris et al. 2012 [15], Megia et al. 2013, 2014 [16,
17]). Nhờ các kỹ thuật hiện đại này, đã xuất hiện nhiều công trình tu chỉnh,
sắp xếp lại các taxon trong hệ thống phân loại của ký sinh trùng (Tkach et al.
2000, 2001, 2003 [18-20]; Littlewood 2008 [21], Garcıa-Varela et al. 2010
[22], Verweyen et al. 2011 [23]). Một số loài ký sinh trùng đƣợc mô tả lại,
sâu hơn về các đặc điểm hình thái nhờ ảnh SEM, ảnh chụp cắt lớp (TEM).
Một số taxon bậc thấp (họ, giống, loài) đƣợc xem xét, đánh giá lại về mối
5
quan hệ họ hàng và vị trí phân loại học dựa vào các kỹ thuật phân tích di
truyền các gen nhân và gen ti thể (Ahmed et al. 2011 [24], Scholz et al. 2011
[25], Martínez-Aquino 2013 [26], De Chambrier et al. 2015 [27]).
Nhƣ vậy, việc áp dụng các phƣơng pháp, kỹ thuật nghiên cứu hiện đại
đã giải quyết đƣợc nhiều vấn đề vƣớng mắc, tồn tại trong phân loại học và hệ
quả là các hệ thống phân loại ký sinh trùng ngày nay đã có sự thay đổi so với
trƣớc đây. Kết quả nghiên cứu có độ tin cậy cao hơn nhiều so với việc chỉ áp
dụng các phƣơng pháp nghiên cứu truyền thống.
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU KÝ SINH TRÙNG Ở THẰN LẰN VIỆT
NAM
Khu hệ bò sát của Việt Nam đƣợc đánh giá có tính đa dạng sinh học
cao trên thế giới. Nguyễn Văn Sáng và Hồ Thu Cúc công bố 258 loài bò sát ở
Việt Nam năm 1996 [28]. Sau các cuộc khảo sát của các nhà khoa học Việt
Nam và quốc tế, nhiều loài bò sát mới đƣợc phát hiện thêm. Nguyễn Văn
Sáng et al. [29] công bố danh lục 368 loài bò sát vào năm 2009 và hơn 10
năm sau, Ziegler & Nguyen (2010) [30] công bố danh lục 385 loài bò sát ở
Việt Nam. Nhóm thằn lằn gồm các họ Tắc kè, Kỳ đà, Nhông, Thằn lằn bóng
đƣợc biết có khoảng 120 loài và ít nhất có 57 loài đƣợc mô tả trong giai đoạn
1996 đến 2010. Trong đó các họ bò sát lớn nhất Việt Nam thuộc nhóm thằn
lằn là họ Tắc Kè (42 loài) và họ Thằn lằn bóng (46 loài).
Trái ngƣợc với các hoạt động nghiên cứu sôi động về khu hệ thằn lằn,
rất ít thông tin về khu hệ ký sinh trùng ở các loài thằn lằn Việt Nam. Đến nay,
chỉ có 10 loài thằn lằn đƣợc điều tra khu hệ ký sinh trùng với 45 loài ký sinh
đƣợc phát hiện và 80% trong số đó (36 loài) đƣợc phát hiện ở Thạch sùng
Hemidactylus frenatus (Schlegel, 1836), Kỳ đà vân Varanus nebulosus (Gray,
1831) và Kỳ đà hoa V. salvator (Laurenti, 1768).
Lịch sử nghiên cứu ký sinh trùng ở thằn lằn Việt Nam bắt đầu khi Lê
Văn Hòa và Nguyễn Văn Liêm [31] mô tả loài ký sinh trùng mới Abbreviata
deschiensi (Nematoda) ở ruột của Nhông hàng rào Calotes versicolor
(Daudin, 1802) ở miền Nam Việt Nam. Trải qua 50 năm sau, 9 loài thằn lằn
6
khác với 370 cá thể đƣợc điều tra về khu hệ ký sinh trùng bao gồm Kỳ đà vân
V. nebulosus, Kỳ đà hoa V. salvator (họ Kỳ đà); Tắc kè hoa cân Gekko
badenii, Thạch sùng H. frenatus (họ Tắc kè); Thằn lằn bóng đuôi dài Eutropis
longicaudata (họ Thằn lằn bóng); Ôrô vảy Acanthosaura lepidogaster, Nhông
đầu đen Calotes emma, Nhông cát rivơ Leiolepis reevesii và Nhông vietnam
Pseudocalotes brevipes (họ Nhông) (bảng 1).
Bảng 1. Thành phần loài thằn lằn đƣợc điều tra ký sinh trùng ở Việt Nam
Tên loài thằn lằn
Số lƣợng
mẫu
Địa điểm
Miền Bắc Miền Nam
Họ Kỳ đà
Kỳ đà vân 23 Trại nuôi
Kỳ đà hoa 20 Trại nuôi
Họ Tắc kè
Tắc kè hoa cân 65 Tây Ninh
Thạch sùng 149 Nhiều nơi
Họ Thằn lằn bóng
Thằn lằn bóng đuôi dài 38 Nhiều nơi
Họ Nhông
Ôrô vảy 32
Nhông đầu đen 6
Nhông hàng rào Không rõ Tây Ninh
Nhông cát rivơ 20 Hà Tĩnh
Nhông vietnam 7 Phú Thọ, Bắc Cạn
7
Các loài Kỳ đà chủ yếu đƣợc thu thập ở các trang trại nuôi ở Hà Nội và
các tỉnh lân cận với tổng số cá thể đƣợc nghiên cứu là 43, loài Kỳ đà vân có
nguồn gốc phía Nam Việt Nam nhƣng đƣợc vận chuyển ra miền Bắc và đƣợc
giữ lại ở các trại nuôi với mục đích vỗ béo trƣớc khi bán cho các nhà hàng
hoặc xuất khẩu Trung Quốc. Đây là các loài có giá trị kinh tế rất cao, thịt
thơm ngon nên đƣợc săn lùng gắt gao trong tự nhiên.
Loài Tắc kè hoa cân có phân bố ở miền Nam Việt Nam, đây là một loài
mới đƣợc đặt tên theo địa điểm phân bố (núi Bà Đen, tỉnh Tây Ninh). Loài
Thạch sùng nhà và Thằn lằn bóng đuôi dài có số lƣợng nghiên cứu nhiều
nhất, đây là loài sống phổ biến gần ngƣời, dễ thu thập. Các loài thuộc họ
Nhông chủ yếu sống hoang dã trong thiên nhiên, một số loài đƣợc nuôi tại các
trang trại với mục đích làm thực phẩm nhƣ Nhông cát.
Tổng số 45 loài ký sinh trùng đã công bố ở thằn lằn Việt Nam, gồm có
11 loài sán dây (Cestoda), 12 loài sán lá (Trematoda), 18 loài giun tròn
(Nematoda), 1 loài giun đầu gai (Acanthocephala) và 3 loài chân khớp
(Pentastomida) [32-48]. Trong đó, 6 loài ký sinh trùng mới cho khoa học đƣợc
công bố: Abbreviata deschiensi Le et Nguyen, 1966; Pharygodon duci Tran et
al., 2007; Spauligodon vietnamensis Tran et al., 2007; Thelandros vietnamensis
Bui et al., 2009; Cosmocercoides tonkinensis Tran et al., 2015 và
Pseudoacanthocephalus nguyenthileae Amin et al., 2008. Đồng thời, 6 loài ký
sinh trùng chƣa đƣợc định tên khoa học gồm 3 loài sán dây và 3 loài giun tròn.
Phần lớn các loài ký sinh trùng đã đƣợc mô tả hình thái nhƣng chỉ mới
có 3 loài đƣợc phân tích dựa vào các thông số ảnh chụp hiển vi điện tử quét
(SEM): Cosmocercoides tonkinensis, Strongyluris calotes (Tran et al., 2015b
[47]; Tran et al., 2016 [48]) và Pseudoacanthocephalus nguyenthileae (Amin
et al., 2008 [41]). Phân loại bằng các phƣơng pháp hình thái học truyền thống
nhiều khi đã gộp những cá thể hoặc quần thể ký sinh trùng mà thực chất
chúng có những đặc điểm di truyền hoàn toàn khác biệt nhau. Đối với các
nhóm ký sinh trùng có nhiều biến chủng và có tính đa dạng sinh học cao, hoặc
các loài có họ hàng gần cùng ký sinh ở một đối tƣợng thằn lằn, phƣơng pháp
nghiên cứu hình thái kể cả chụp ảnh SEM chƣa thể nhận biết hết đƣợc các đặc
8
điểm khác biệt cần thiết. Trong những trƣờng hợp đó, cần áp dụng các
phƣơng pháp hiện đại hơn để làm sáng tỏ và chuẩn xác các đặc điểm hình
thái. Những thành quả gần đây trong nghiên cứu ký sinh trùng ở thằn lằn, 2
loài Cosmocercoides tonkinensis, Strongyluris calotes đã đƣợc phát hiện nhờ
các phƣơng pháp nghiên cứu di truyền học hiện đại (Tran et al., 2015a [46];
Tran et al., 2016 [48]). Loài C. tonkinensis có các đặc điểm hình thái rất
tƣơng đồng với các loài C. multipapillata, C. bufonis và C. pulcher ở Đông Á.
Các thông số hình thái của loài C. tonkinensis đều nằm xen kẽ trong các
khoảng thông số của các loài trên nên rất khó đƣa ra những nhận định, phân
tích các đặc điểm khác biệt nếu chỉ sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu hình
thái thông thƣờng. Phân tích các ảnh chụp SEM và đặc biệt nhờ phƣơng pháp
phân tích di truyền phân tử đã xác định loài ký sinh trùng ở Ôrô vảy thu ở
Việt Nam là một loài mới cho khoa học (Tran et al., 2015a [46]). Ngƣợc lại,
loài S. calotes có các thông số biến dị về số lƣợng các núm đuôi rõ ràng khi
quan sát ảnh SEM đối với các mẫu thu ở Đông Á và Đông Nam Á (Tran et
al., 2015b [47]) nhƣng các thông số phân tích di truyền cho thấy có sự tƣơng
đồng tuyệt đối (Tran et al., 2016 [48]). Nhƣ vậy, tiếp tục áp dụng các phƣơng
pháp hiện đại nhƣ SEM, PCR trong nghiên cứu ký sinh trùng ở thằn lằn là rất
cần thiết để giải quyết các khó khăn trong phân loại.
Nhƣ đã trình bày ở trên, khu hệ thằn lằn ở Việt Nam rất đa dạng nhƣng
điều tra khu hệ ký sinh trùng của chúng thì rất thiếu thông tin mặc dù các
nghiên cứu về 2 khu hệ này có thể hỗ trợ cho nhau, cung cấp các thông tin về
sinh thái, sinh học và mối quan hệ phát sinh phát triển giữa các loài.
1.3. ĐĂC ĐIỂM TỰ NHIÊN CỦA KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ
1.3.1. Điều kiện tự nhiên
Khu vực Bắc Trung Bộ của Việt Nam là vùng lãnh thổ kéo dài trên
nhiều vĩ độ, từ dãy Tam Điệp đến dãy Bạch Mã, gồm 6 tỉnh Thanh Hoá, Nghệ
An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Phía Tây giáp Lào,
là vùng núi và gò đồi thuộc dải Trƣờng Sơn, tiếp đến là dải đồng bằng nhỏ
hẹp ở giữa, cuối cùng là cồn cát, dải cát ven biển ở phía Đông.
9
Đặc điểm địa chất nổi bật nhất của Bắc Trung Bộ là dãy Trƣờng Sơn.
Đây là một dãy núi bị chia cắt bởi nhiều đèo và các vùng đồng bằng có chiều
dài gần 1200 km và rộng 50-70 km. Phần lớn dãy Trƣờng Sơn chạy song song
với đƣờng bờ biển miêng Trung, nằm ở giữa đƣờng biên giới với Lào và có
độ cao 500 đến 2000 m.
Những vùng đồng bằng nằm sát và đan xen với dãy Trƣờng Sơn. Các
khu rừng thƣờng xanh chiếm ƣu thế ở các vùng núi và mức độ đa dạng cao về
sinh cảnh chủ yếu xuất hiện ở đai độ cao dƣới 1000 m, trong đó có rừng bán
thƣờng xanh và rựng rụng lá theo mùa chiếm ƣu thế. Vùng đồng bằng ven
biển hẹp nằm giữa dãy Trƣờng Sơn và biển Đông, bị chia cắt bởi các cồn cát,
phá và các cửa sông của nhiều con sông đổ ra biển từ dãy Trƣờng Sơn nằm ở
phía Tây.
1.3.2. Khí hậu
Nhìn chung, khu vực Bắc Trung Bộ có khí hậu gió mùa ẩm ƣớt hơn
miền Bắc. Sự khác nhau về thời tiết ở những điểm khác nhau trong khu vực là
do sự khác biệt lớn về độ cao, địa hình xung quanh (mà có thể tạo ra hiện
tƣợng chắn mƣa), độ dốc và hƣớng của các sƣờn núi. Bắc Trung Bộ có nhiệt
độ mùa hè và mùa đông tƣơng đồng miền Bắc nhƣng lƣợng mƣa cao hơn ở
mức 2000-2500 mm/năm và mùa mƣa diễn ra chậm hơn, mƣa thƣờng xuyên
xuất hiện nhất ở giữa tháng 8 và tháng 11. Hiện tƣợng khô nóng (gió Lào)
thƣờng xuất hiện trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 7 do ảnh hƣởng
của áp cao lục địa ở phía tây.
1.3.3. Đa dạng sinh học và các khu bảo tồn thiên nhiên
Thảm thực vật trên những vùng núi đá vôi của dãy Trƣờng Sơn phần
lớn là các loài bán thƣờng xanh có mức độ đặc hữu cao. Nhiều loài động vật
đặc hữu và gần đặc hữu gắn liền với dãy Trƣờng Sơn. Nhiều loài động vật lớn
đƣợc phát hiện là loài mới cho khoa học nhƣ Saola (Pseudoryn
nghetinhensis), Mang lớn (Muntiacus vuquangensis), Mang trƣờng sơn (M.
truongsonensis), ... Mặc dù khó có thể tính toán chính xác đƣợc mức độ đặc
hữu và so sánh chúng giữa các khu vực khác nhau và các nhóm sinh vật khác
10
nhau, nhƣng các nhà khoa học đều nhất trí rằng các vùng núi ở miền Trung
Việt Nam và những vùng đồng bằng tiếp giáp với chúng là điểm nóng của
tính đa dạng trong vùng lục địa Đông Nam Á.
Mặc dù dãy Trƣờng Sơn đƣợc quan tâm nhiều vì có những phát hiện
mới về thú, vùng này còn chứng tỏ là khu vực có tính đa dạng sinh học cao và
có nhiều loài mới đƣợc mô tả, trong đó gồm nhiều loài thằn lằn nhƣ Thạch
sùng ngón Phong Nha – Kẻ Bàng (Cyrtodactylus phongnhakebangensis),
Nhông cát sọc (Leiolepis guentherpetersi),... Các loài thằn lằn cỡ lớn nhƣ Kỳ
đà vân và Kỳ đà hoa, bị săn bắt để lấy thịt và lấy da ở Việt Nam đều có phân
bố ở khu vực Bắc Trung Bộ.
Các khu vực bảo tồn thiên nhiên ở Bắc Trung Bộ hầu nhƣ đều nằm
trong dãy Trƣờng Sơn, có vị trí tách biệt và khó tiếp cận. Những khu vực cực
kỳ quan trọng nhƣ Phong Nha-Kẻ Bàng là khu di sản thiên nhiên thế giới,
miền Tây Nghệ An là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Bên cạnh đó một số khu
vực bảo tồn đƣợc hình thành từ khá sớm nhƣ Vƣờn quốc gia Bến En, Pù Mát,
Vũ Quang hoặc Bạch Mã đều là những khu bảo tồn đa dạng sinh học quan
trọng của Việt Nam.
Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An là khu dự trữ sinh quyển có
diện tích lớn nhất khu vực Đông Nam Á với tổng diện tích hơn 1,3 triệu ha; là
hành lang xanh nối kết 3 vùng lõi gồm: Vƣờn quốc gia Pù Mát, Khu bảo tồn
thiên nhiên Pù Huống và Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt tạo nên sự liên tục
về môi trƣờng sống và các sinh cảnh duy trì hiệu quả bảo tồn đa dạng sinh học
thông qua việc giảm bớt khó khăn về chia cắt nơi sống do các hoạt động kinh tế
của con ngƣời tạo ra. Khu dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An có tính đa dạng sinh
học rất cao đại diện cho hầu hết các kiểu rừng của rừng mƣa nhiệt đới, các sinh
cảnh sống rất đa dạng bao gồm: núi, đất ngập nƣớc, suối và sinh cảnh khác.
Đây là khu vực duy nhất của miền Bắc còn lại một diện tích lớn rừng nguyên
sinh đang đƣợc bảo vệ tốt, đặc biệt là khu vực dọc biên giới Việt Lào.
Vƣờn quốc gia Bạch Mã nằm trên một dãy núi ở cuối khu vực Bắc
Trung Bộ, chỗ địa hình thu lại thành một dải hẹp. Bắt nguồn từ các dãy núi ở
Lào tiến theo hƣớng Đông về phía bờ biển, dãy núi cao này cắt ngang vùng
11
đồng bằng ven biển chia tách khu hệ động thực vật miền Nam với miền Bắc
và đánh dấu sự phân chia giữa hai vùng khí hậu. Vị trí, địa hình và điều kiện
thời tiết tạo ra sự đa dạng cao về loài tại Bạch Mã.
1.4. ĐĂC ĐIỂM CỦA CÁC LOÀI THẰN LẰN Ở KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ
1.4.1. Rồng đất (Physignathus cocincinus Cuvier, 1829)
Phân bố:
Việt Nam: Toàn lãnh thổ Việt Nam
Thế giới: Vũ Hán, Quảng Đông, Myanma, Lào, Đông Nam Thái Lan, và
Capuchia. (Nguyễn VS và cs, 2009)
Đây là loài phân bố rộng ở Việt Nam ở chủ yếu ở độ cao dƣới 600m so với
mực nƣớc biển.
(Nguồn: Phạm Thế Cƣờng)
12
1.4.2. Tắc kè (Gekko gecko Linnaeus, 1758)
Phân bố:
Việt Nam: Toàn lãnh thổ Việt Nam
Thế giới: Ấn Độ, Banglades, Nepal, Trƣng Quốc, và Đông Nam Á (Nguyễn
VS và cs, 2005)
Đây là loài có giá trị làm dƣợc liệu, thƣơng mại và diệt côn trùng
(Nguồn: Hoa Son)
13
1.4.3. Nhông emma (Calotes emma Gray, 1845)
Phân bố:
Việt Nam: Cao Bằng, Bắc Kạn, Ninh Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị,
Quảng Nam, Kontum, Đồng Nai, Côn Đảo.
Thế giới: Đông Ấn Độ, Trung Quốc, Afganistan, và các nƣớc Đông Nam Á
(Nguyễn VS và cs, 2005).
Đây là loài có giá trị về thẩm mĩ và khoa học.
(Nguồn: Phạm Thế Cƣờng)
14
1.4.4. Nhông hàng rào (C. versicolor Daudin, 1802)
Phân bố:
Việt Nam: Toàn lãnh thổ Việt Nam
Thế giới: Ấn Độ, Nam Trung Quốc, Srilanca, Lào, Malayxia, và Indonesia
(Nguyễn VS và cs, 2005)
Đây là loài có giá trị để làm cảnh.
(Nguồn: Nguyễn Quảng Trƣờng)
15
1.4.5. Thằn lằn bóng đốm (Eutropis macularia Blyth, 1853)
Phân bố:
Việt Nam: Phân bố toàn lãnh thổ
Thế giới: Ấn Độ, Pakistan, Bhutan, Srilanca, Banglades, và các nƣớc Đông
Nam Á. (Nguyễn VS và cs, 2009).
Đây là loài có giá trị làm thuốc, ăn côn trùng và làm thức ăn của một số loài
động vật ăn thịt khác.
(Nguồn: Phạm Thế Cƣờng)
16
1.4.6. Thằn lằn bóng đuôi dài (E. longicaudata Hallowell, 1856)
Phân bố:
Việt Nam: Toàn lãnh thổ
Thế giới: Nam Trung Quốc, Đài Loan, Lào, Thái Lan, Malaysia (Nguyễn VS
và cs, 2005).
Loài này ăn côn trùng, dùng làm thuốc, đồng thời làm thức ăn của một số loài
động vật ăn thịt khác.
(Nguồn: Phạm Thế Cƣờng)
17
1.4.7. Thằn lằn bóng hoa (E. multifasciata Kuhl, 1820)
Phân bố:
Việt Nam: Toàn lãnh thổ
Thế giới: Trung Quốc, Thái Lan, Lào (Nguyễn VS và cs, 2005).
Loài này ăn côn trùng, dùng làm thuốc, đồng thời là thức ăn của các loài động
vật ăn thịt khác.
(Nguồn: Nguyễn Quảng Trƣờng)
18
CHƢƠNG II. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng vật chủ là các loài thằn lằn sống tự nhiên, đƣợc thu thập ở
các địa điểm thuộc Bắc Trung Bộ. Thành phần, số lƣợng và địa điểm thu mẫu
đƣợc trình bày ở bảng 2.1.
Bảng 2.1. Thành phần loài, địa điểm và số lƣợng thằn lằn nghiên cứu
STT Tên loài thằn lằn Địa điểm thu mẫu Số lƣợng mẫu
1
Rồng đất (Physignathus
cocincinus)
Tƣơng Dƣơng (Nghệ An) 3
Vqg Bạch Mã (Thừa
Thiên Huế)
9
2 Tắc kè (Gekko gekko) Vinh (Nghệ An) 16
3
Nhông emma (Calotes
emma)
Khu bảo tồn Pù Huống
(Nghệ An)
11
Tƣơng Dƣơng (Nghệ An) 2
4
Nhông hàng rào (C.
versicolor)
Vinh (Nghệ An) 18
Kỳ Anh (Hà Tĩnh) 3
5
Thằn lằn bóng đốm
(Eutropis macularia)
Vqg Bạch Mã (Thừa
Thiên Huế)
5
6
Thằn lằn bóng đuôi dài
(E. longicaudata)
Vinh (Nghệ An) 40
Nam Đàn (Nghệ An) 13
7
Thằn lằn bóng hoa (E.
multifasciata)
Vinh (Nghệ An) 54
Nam Đàn (Nghệ An) 137
Tổng cộng 311
19
Địa điểm nghiên cứu gồm đại diện các vùng đồng bằng ven biển Nghệ
An, Hà Tĩnh (Vinh, Nam Đàn và Kỳ Anh) và vùng miền núi Nghệ An, Thừa
Thiên Huế (Tƣơng Dƣơng, Pù Huống và Bạch Mã).
Đối tƣợng giun sán ký sinh bao gồm các loài sán lá (Trematoda), sán
dây (Cestoda), giun tròn (Nematoda), giun đầu gai (Acanthocephala).
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Mẫu ký sinh trùng thu thập từ các loài Thằn lằn trong năm 2017 – 2019
ở các huyện Tƣơng Dƣơng, Nam Đàn, TP Vinh và khu bảo tồn thiên nhiên Pù
Huống (Nghệ An); Kỳ Anh (Hà Tĩnh) và vƣờn quốc gia Bạch Mã (Thừa
Thiên Huế).
Hình 2.1. Sơ đồ các điểm thu mẫu thằn lằn ở Bắc Trung Bộ (chấm đỏ)
20
2.2. TƢ LIỆU VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
2.2.1. Tƣ liệu nghiên cứu
- Nghiên cứu hình thái học các loài giun sán ký sinh trên 207 mẫu:
+ Sán dây: 30 mẫu
+ Sán lá: 52 mẫu
+ Giun tròn: 105 mẫu
+ Giun đầu gai: 20 mẫu
2.2.2. Thời gian nghiên cứu
Đề tài luận văn thực hiện tại phòng thí nghiệm Ký sinh trùng, Viện
Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt
Nam trong khoảng thời gian từ tháng 8/2017 đến tháng 8/2019.
2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Thu mẫu và xác định loài thằn lằn
2.3.1.1. Thu mẫu thằn lằn
Mẫu thằn lằn đƣợc thu thập bằng các biện pháp khác nhau nhƣ câu,
giăng lƣới, đặt bẫy, dùng vợt, bắt bằng tay, ….
2.3.1.2. Định loại thằn lằn
- Định loại các loài thằn lằn đƣợc thực hiển bởi nhà khoa học bò sát
thuộc Viện Sinh thái & Tài nguyên sinh vật; Trƣờng ĐH Vinh (Nghệ An) và
tham khảo các tài liệu định loại có liên quan.
- Tên phổ thông, tên khoa học của các loài theo Nguyễn Văn Sáng và
cs., 2009 [29].
2.3.2. Thu mẫu ký sinh trùng
Các mẫu Thằn lằn đƣợc đƣợc giải phẫu để tách các nội quan bên trong
theo phƣơng pháp của Sarpilo (1976) [1]. Các nội quan đƣợc quan sát trực
tiếp dƣới kính lúp soi nổi (dissecting microscop) để thu mẫu ký sinh trùng.
21
Mẫu ký sinh trùng đƣợc xác định, phân loại tại chỗ và tách riêng trong các đĩa
petri khác nhau chứa dung dịch nƣớc muối sinh lí.
Nhông emma (Calotes emma)
Rồng đất (Physignathus cocincinus)
22
2.3.3. Định hình và bảo quản mẫu vật ký sinh
Các mẫu vật sán lá, sán dây, giun tròn để duỗi ra trong khoảng 5-10
phút; riêng giun đầu gai để 2-5 giờ hoặc để qua đêm để chắc chắn vòi không
bị thụt vào trong cơ thể. Làm sạch mẫu vật trƣớc khi xử lý mẫu giun sán ký
sinh bằng nƣớc nóng (đối với sán dây, sán lá và giun tròn) hoặc để chết tự
nhiên (đối với giun đầu gai); bảo quản vật mẫu trong dung dịch etanol 70%
theo các phƣơng pháp thƣờng quy để nghiên cứu hình thái. Các mẫu nghiên
cứu di truyền phân tử đƣợc bảo quản trong etanol 95%.
Các mẫu ký sinh trùng đƣợc bảo quản trong các ống tuýp, lọ có nút vặn
khít và gắn nhãn etiket ghi đầy đủ thông tin về tên vật chủ; cơ quan nhiễm; số
lƣợng, loại ký sinh trùng; ngày thu mẫu; địa điểm thu mẫu… Sổ thực địa cũng
phải ghi đầy đủ các thông tin tƣơng ứng.
2.3.4. Làm tiêu bản ký sinh trùng
Các mẫu ký sinh trùng đƣợc làm tiêu bản theo phƣơng pháp của Sarpilo
(1976) [1].
Sán lá, sán dây và giun đầu gai đƣợc nhuộm carmin alumi; loại nƣớc
qua etanol 70%, 80%, 95%, 100%; làm trong bằng xylen và gắn bom canada;
mỗi công đoạn cần trải qua 30 phút đến 1 giờ. Giun tròn và giáp xác đƣợc làm
trong bằng dung dịch glyxerin-axit lactic.
Mỗi tiêu bản cần gắn nhãn etiket ghi đầy đủ thông tin về loài ký sinh
trùng, số lƣợng, vật chủ, địa điểm thu mẫu.
2.3.5. Chụp ảnh hiển vi điện tử quét
Quy trình xử lý mẫu ký sinh trùng cho SEM gồm các bƣớc chính sau.
Cố định mẫu ký sinh trùng:
Sự cố định mẫu ký sinh trùng hợp lý là khâu quan trọng nhất trong toàn
bộ quy trình chuẩn bị một tiêu bản tốt cho SEM. Trong hầu hết các trƣờng
hợp dung dịch cố định và kỹ thuật xử lý mẫu cho LM thƣờng là không phù
hợp khi áp dụng cho SEM. Vì vậy, dung dịch formalin nóng hoặc các dung
dịch cố định có gốc formalin là không thích hợp trong kỹ thuật SEM. Thay
23
vào đó dung dịch cố định có gốc glutaraldehyd lạnh thƣờng đáp ứng cho việc
xử lý hầu hết các nhóm ký sinh trùng khác nhau. Sự cố định (fixation) mẫu
vật là một quá trình gồm có 2 phần khác nhau: cố định sơ cấp các phân tử
protein bằng một aldehyd hoặc hỗn hợp của aldehyd, cố định thứ cấp với
osmium tetroxid để xử lý các loài mỡ không no. Vì vậy, một dung dịch cố
định tốt là dung dịch đƣợc chọn sao cho mỗi phân tử của chất cố định có cả 2
nhóm phản ứng có khả năng cố định sơ cấp và thứ cấp.
Các chất cố định có thể làm thay đổi mạnh độc tố của các mô do
thƣờng đƣợc sử dụng với một hệ chất đệm (buffer) là sodium cacocat và
phosphat. Đây là các chất đệm phổ biến, đƣợc sử dụng cho các mẫu sinh học.
Các chất đệm thƣờng chứa các độc tố nhƣ solium cacocat chứa arsenic có thể
gây nguy hiểm cho ngƣời sử dụng, trong khi phosphat kém độc hơn nhƣng lại
dễ dàng nhiễm khuẩn và nấm. Tuy nhiên, độc tố của các chất đệm có thể thay
đƣợc thay đổi bằng việc phối chế thêm một số chất điện giải hoặc chất không
điện giải.
Chuẩn bị chất đệm: sodium phosphat (SP với 0,1M), sodium cacocat
21,4g, hoặc 15,5g loại khan nƣớc pha với nƣớc cất cho đủ 500ml. Điều chỉnh
pH (bằng axit hydrochloric) = 7. Có thể chuẩn bị chất đệm đơn (monobasic
sodium phosphat = MSP) hoặc chất đệm kép (dibasic sodium phosphat =
DSP) hoặc với các tổ hợp khác nhau để điều chỉnh pH = 7 nhƣ sau:
MSP: 26,85g MSP + nƣớc cất = 500ml và DSP: 13,80g DSP + nƣớc cất
=500ml. Sodium phosphat = SP (0,2M), pH = 7: 19,5ml MSP + 30ml DSP.
Dung dịch cố định: Glutaraldehyd (70%) + chất đệm theo % mong
muốn. Ví dụ cho dung dịch 4% = 2ml GA +33ml chất đệm.
Cố định mẫu vật: Dung dịch cố định mạnh (đậm đặc) thƣờng gây nhăn
nheo vật mẫu do ƣu trƣơng, còn dung dịch loãng thƣờng chỉ bảo quản tốt ban
đầu nhƣng không làm cho mô đủ cứng để chống lại tác động của các yếu tố
khác về sau. Vì vậy, tốt nhất là bắt đầu bằng dung dịch yếu, sau đó tăng dần
lên đến đủ mạnh. Đối với hầu hết các ký sinh trùng sự cố định lạnh là thích
hợp. Để cố định nhanh ở nhiệt độ phòng, mẫu vật đƣợc đặt trong một lƣợng
24
nƣớc lạnh (4o
C), sau đó nhỏ dung dịch đệm 0,1M (4%) lên mẫu vật 15 phút
một lần cho đến khi nồng độ dung dịch với mẫu tăng lên 2%. Sau khi đạt đến
nồng độ ban đầu tiếp tục cố định ở 4o
C từ 24-48h.
Khử glycerin: Khâu xử lý này chỉ sử dụng trong trƣờng hợp sử dụng
mẫu đã xử lý theo Seinhorst để làm tiêu bản làm trong giun tròn, giun đầu gai
hoặc giáp xác. Dùng nƣớc cất để rửa ký sinh trùng cho đến khi hết glycerin,
có thể sử dụng song siêu âm chiếu trong 5 phút để loại bỏ các hạt bẩn nhỏ
bám dính trên bề mặt ký sinh trùng. Sau khi rửa nƣớc cất tiếp tục xử lý ngâm
ký sinh trùng bằng dung dịch osmin tetroxid (trong nƣớc cất) và để qua đêm
(12h).
Khử nƣớc: Tiếp tục khử nƣớc trong tuyến trùng bằng etanol qua các
nồng độ khác nhau: 30, 50, 70, 95, 100%. Thời gian cho mỗi bƣớc khử nƣớc
tùy thuộc vào kích thƣớc mẫu ký sinh trùng, thƣờng từ 30 phút đến 8h, trong
đó giai đoạn etanol 100% phải đảm bảo ít nhất 8h.
Xử lý khô tới hạn: Nhằm tránh cho ký sinh trùng bị hủy hoại trong quá
trình xử lý. Sử dụng CO2 hóa lỏng ở nhiệt độ 31,1o
C, áp suất 72,9 BAR cho
phép làm khô tới hạn mẫu vật. Trong quá trình di chuyển mẫu đã xử lý làm
khô bằng CO2, mẫu ký sinh trùng đƣợc giữ trong cồn tuyệt đối.
Khuôn mẫu: Ký sinh trùng đã đƣợc xử lý làm khô đƣợc chuẩn bị tiêu
bản cho quan sát bằng cách chuyển từng cá thể gắn lên một thanh dạng đũa
bằng thủy tinh, còn gọi là thanh gá mẫu tiêu chuẩn. Bề mặt của thanh gá mẫu
đƣợc phủ chất tự động bám dính bằng ống nhôm đƣợc dính vào bảng keo dán
nicken. Đặt mẫu ký sinh trùng trên thanh mẫu sao cho đầu ký sinh trùng nằm
trên đũa thủy tinh và có thể quan sát dễ dàng bề mặt.
Phun phủ kim loại: Mạ vàng tiêu bản trƣớc khi chuyển vào buồng mẫu
nhằm làm cho vật mẫu chịu đựng đƣợc trong điều kiện chân không để tiến
hành quan sát. Lớp vàng đƣợc mạ có độ dày 300-400Ao
.
Do ký sinh trùng đã xử lý đƣợc hoạt hóa điện tử rất dễ bắt bụi, gây ảnh
hƣởng xấu nên cần bảo quản cẩn thận mẫu ký sinh trùng đã đƣợc xử lý khô.
25
Chất dính nicken dễ bay hơi và gây độc, cần thận trọng khi xử lý ký sinh
trùng, tránh hít vào phổi.
Các mẫu giun tròn và giun đầu gai có số cá thể nhiều đƣợc chụp ảnh SEM
trên kính hiển vi điện tử quét XL30 ESEMFEG; FEI, Hillsboro, Oregon (Mỹ).
2.3.6. Đo, vẽ và mô tả ký sinh trùng
Các mẫu vật giun sán ký sinh đƣợc đo, vẽ và mô tả hình thái, cấu tạo
dƣới kính hiển vi quang học Olympus CH40; sau đó đƣợc so sánh, đối chiếu
với các bản mô tả các bộ, họ, giống, loài tƣơng ứng trong các hệ thống phân
loại phù hợp và tham khảo ý kiến các chuyên gia. Mô tả các loài giun sán theo
trình tự quy định của sách Động vật chí.
Các số liệu, kết quả đƣợc xử lý bằng các chƣơng trình ứng dụng thống
kê toán học Exel ANOVA trên máy vi tính.
2.3.7. Định loại ký sinh trùng
Định loại các loài ký sinh trùng theo tài liệu của Sarpilo (1976) [1],
Yamaguti (1935) [2], Amin và cs. (2008, 2014) [41, 49]; Tran et al. (2015,
2016) [46-47]...
Sử dụng các khóa định loại đối với từng nhóm ký sinh trùng:
Định loại sán lá (Trematoda): Dựa vào đặc điểm hình thái cơ thể; cấu
tạo, kích thƣớc, vị trí sắp xếp của cơ quan sinh dục và các cơ quan khác…
Định loại sán dây (Cestoda): Dựa vào đặc điểm hình thái cơ thể; cấu
trúc của giác bám (Haptor), sự phân đốt; cấu tạo cơ quan sinh dục....
Định loại giun tròn (Nematoda): Dựa vào đặc điểm hình thái cơ thể;
cấu tạo miệng, gai giao phối; cấu tạo, kích thƣớc, vị trí sắp xếp của cơ quan
sinh dục và các cơ quan khác…
Định loại giun đầu gai (Acanthocephala): Dựa vào đặc điểm hình thái
cơ thể; cấu trúc gai, số lƣợng, kích thƣớc gai; cấu tạo, kích thƣớc, vị trí sắp
xếp của cơ quan sinh dục…
26
Sau khi đã xác định đƣợc thành phần giun sán ký sinh làm cơ sở để xác
định tỷ lệ, cƣờng độ nhiễm các nhóm giun sán ký sinh trên từng loài vật chủ
nghiên cứu.
2.4. PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU
Số liệu đƣợc nhập vào và bảng biểu đƣợc thiết lập bằng phần mềm
Microsoft Excel (Version 2010).
- Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm đƣợc tính theo công thức sau:
+ Tỷ lệ nhiễm (%) = (Số thằn lằn nhiễm ký sinh trùng / Tổng số thằn
lằn kiểm tra) x 100%
+ Cƣờng độ nhiễm (mw/n) = (Tổng số ký sinh trùng / Tổng số mẫu
thằn lằn nhiễm)
27
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. DANH MỤC CÁC LOÀI GIUN SÁN KÝ SINH Ở THẰN LẰN KHU
VỰC BẮC TRUNG BỘ
Kết quả phân tích các mẫu vật ký sinh trùng ở các loài thằn lằn thuộc
khu vực Bắc Trung Bộ, chúng tôi đã xác định đƣợc 15 loài thuộc 4 nhóm giun
sán ký sinh: Giun đầu gai (1 loài); Giun tròn (7 loài); Sán dây (5 loài) và Sán
lá (2 loài). Dƣới đây là danh sách 15 loài giun sán ký sinh đã thu thập đƣợc:
Giun đầu gai (Acanthocephala)
Họ Echinorhynchidae Cobbold, 1879
1. Acanthocephalus parallelcementglandatus Amin, Heckmann
& Nguyen, 2014
Giun tròn (Nematoda):
Họ Strongyloididae Chitwood et McIntosh, 1934
2. Strongyluris calotis Baylis et Daubney, 1923
Họ Pharyngodonidae Travassos, 1919
3. Pharyngodon duci Tran, Bursey & Goldberg, 2007
4. Spauligodon vietnamensis Tran, Bursey & Goldberg, 2007
Họ Heterakidae Railliet et Henry, 1914
5. Meteterakis mabuyae Chakravarty, 1944
6. Meteterakis sp.1
7. Meteterakis sp.2
Họ Kathlaniidae Lane, 1914
8. Falcaustra sp.
Sán dây (Cestoda)
Họ Anoplocephalidae Cholodkowsky, 1902
9. Oochoristica calotes Nama &Khichi 1974
28
10. O. chinensis Jensen, Schmitd & Kuntz, 1983
11. Oochoristica sp.1
12. Oochoristica sp.2
13. Oochoristica sp.3
Sán lá (Digenea)
Họ Dicrocoeliidae Looss, 1899
14. Paradistomum gekonum Bhalerao, 1929
15. P. orientalis (Narain et Das, 1929) Bhalerao, 1936
Loài giun đầu gai A. parallelcementglandatus đƣợc Amin et al. (2014)
mô tả từ cá trê trắng (Clarius batrachus) ở Thanh Hoá, sau đó đƣợc phát hiện
ở hai loài ếch (Hylarana attigua, Odorrana sp.) ở miền Trung Việt Nam
(Amin et al., 2018). Đây là lần đầu tiên loài giun đầu gai này đƣợc phát hiện ở
các loài bò sát và là loài ký sinh rộng ở 3 lớp động vật (cá, ếch nhái và bò sát)
ở miền Trung Việt Nam.
S. calotis là một loài giun tròn phân bố rộng trong khu vực châu Á, ký
sinh ở thằn lằn họ Agamidae thuộc vùng địa lý động vật Oriental. Loài ký
sinh trùng này đã đƣợc nghiên cứu hình thái học và có sự khác biệt số lƣợng,
cách sắp xếp các núm đuôi giữa các quần thể ký sinh trên 2 loài vật chủ khác
nhau (P. brevipes và C. emma) ở Việt Nam (Tran et al. 2016).
Hai loài giun tròn P. duci và P. vietnamensis (họ Pharyngodonidae)
đƣợc Tran et al. (2007) mô tả trên các mẫu vật thu từ loài tắc kè hoa cân
(Gekko ulikovskii) có phạm vi phân bố hẹp ở Tây Nguyên. Đây là lần đầu tiên
cả hai loài này đƣợc phát hiện ký sinh trên một loài tắc kè khác (Gekko gecko)
ở miền Trung, Việt Nam.
Giống Meteterakis Karve 1930 gồm 25 loài đƣợc phát hiện ký sinh ở
ếch nhái và bò sát vùng địa lý động vật Oriental (Inglis 1958; Skrjabin et al.
1961; Bursey et al. 2005; Zhang and Zhang 2011; Junker et al. 2015;
Purwaningsih et al. 2015). Ở Việt Nam, loài M. japonica (Wilkie 1930) đƣợc
phát hiện ở cá măng vây vàng (Elopichthys bambusa) và loài M. striaturus
29
(Oschmarin et Demshin 1972) đƣợc phát hiện từ rùa câm (Mauremys mutica
Cantor, 1842; syn. Clemmys mutica). Các mẫu vật giun tròn thu đƣợc từ loài
vật chủ: Nhông emma (Calotes emma), Tắc kè (Gekko gekko), và hai loài thằn
lằn bóng hoa, thằn lằn bóng đuôi dài (E. longicaudata, E. multifasciata) có
các đặc điểm hình thái học thuộc giống Meteterakis (hình 3.3 và 3.4) nhƣng
cần có các nghiên cứu sâu hơn và phân tích các vùng gen 18S rDNA, 28S
rDNA và ITS để khẳng định chính xác tên khoa học của loài.
Loài Falcaustra sp. là loài giun tròn thứ hai của giống Falcaustra đƣợc
phát hiện ở Việt Nam sau loài F. stewarti đƣợc ghi nhận ở rùa (Coura
mouhotii, Keeled Box Turtle), miền Nam, Việt Nam (Berry F.J, 1984). Đây
là loài giun tròn thứ 36 đƣợc phát hiện ký sinh ở cá và bò sát của vùng địa lý
động vật Orieltal và là loài ký sinh trùng thứ ba đƣợc phát hiện ở thằn lằn .
Các mẫu vật sán dây thu đƣợc ở thằn lằn khu vực Bắc Trung Bộ đều
thuộc giống Oochoristica Lühe 1898 (họ Anoplocephalidae). Nghiên cứu
hình thái học các mẫu vật này, chúng tôi chia thành 5 loài, trong đó đã định
loại đƣợc hai loài là O. chinensis Jensen, Schmitd & Kuntz, 1983 và O.
calotes Nama & Khichi, 1974; 3 dạng loài còn lại sẽ đƣợc tiếp tục nghiên cứu
về hình thái học và phân tích các vùng gen 18S rDNA và 28S rDNA để khẳng
định chính xác tên khoa học của loài. Giống Oochoristica gồm 26 loài đƣợc
phát hiện ký sinh ở bò sát vùng địa lý động vật Oriental. Loài O. chinensis ký
sinh rộng ở nhiều loài thằn lằn (Eutropis longicaudata, Japalura swinhonis,
Hemydactylus frenatus) ở Đài Loan và Việt Nam. Loài O. calotes đƣợc phát
hiện lần đầu ký sinh ở Calotes versicolor ở Ấn Độ, đây là lần đầu tiên loài
này đƣợc phát hiện ở Việt Nam.
Giống Paradistomum Kossak, 1910 (họ Dicrocoeliidae) gồm các loài
sán lá ký sinh ở túi mật của các loài bò sát. Loài P. orientalis đƣợc phát hiện
trong nghiên cứu này ký sinh phổ biến ở túi mật của thằn lằn bóng đuôi dài
(Eutropis longicaudata), thằn lằn bóng hoa (E. multifasciata) và nhông hàng
rào (Calotes versicolor), loài P. gekonum ít gặp hơn ở rồng đất (Physignathus
cocincinus) và tắc kè (Gekko gecko).
30
3.2. PHÂN BỐ CỦA CÁC LOÀI GIUN SÁN KÝ SINH
3.2.1. Phân bố của các loài giun sán theo các loài vật chủ
Kết quả nghiên cứu thành phần loài ký sinh trùng ở 7 loài thằn lằn
(bảng 3.1) cho thấy, loài Thằn lằn bóng hoa có số lƣợng loài giun sán ký sinh
đa dạng nhất (6 loài): 1 loài giun đầu gai, 1 loài sán lá, 2 loài giun tròn thuộc
giống Meteterakis, 2 loài sán dây thuộc giống Oochoristica; loài Thằn lằn
bóng đuôi dài nhiễm đủ cả 4 nhóm giun sán (sán dây, sán lá, giun tròn, giun
đầu gai); loài Tắc kè nhiễm 3 loài giun tròn thuộc 3 giống khác nhau và 1 loài
sán lá; loài Nhông emma nhiễm 1 loài sán dây và 2 loài giun tròn; loài Rồng
đất và loài Nhông hàng rào nhiễm 1 loài sán lá và 2 loài giun tròn; Thằn lằn
bóng đốm mới chỉ phát hiện 2 loài giun sán. Mặc dù toàn bộ 7 loài thằn lằn
đều nhiễm giun sán ký sinh nhƣng ngoại trừ 2 loài Thằn lằn bóng hoa và Thằn
lằn bóng đuôi dài có số lƣợng cá thể nghiên cứu tƣơng đối lớn, các loài còn
lại có số lƣợng nghiên cứu thấp (dƣới 20 cá thể), vì vậy thành phần và số
lƣợng các loài giun sán ký sinh ở các loài thằn lằn có thể gia tăng nếu tiếp tục
nghiên cứu bổ sung.
31
Bảng 3.1. Thành phần loài giun sán phân bố theo vật chủ
STT Tên loài vật chủ Thành phần giun sán ký sinh
1 Rồng đất
(Physignathus
cocincinus)
Falcaustra sp. (giun tròn)
Meteterakis sp.1 (giun tròn)
Paradistomum gekonum (sán lá)
2 Tắc kè
(Gekko gecko)
Pharyngodon duci (giun tròn)
Spauligodon vietnamensis (giun tròn)
Meteterakis sp.2 (giun tròn)
Paradistomum gekonum (sán lá)
3 Nhông emma
(Calotes emma)
Strongyluris calotis (giun tròn)
Meteterakis sp.1 (giun tròn)
Oochoristica sp.1 (sán dây)
4 Nhông hàng rào
(C. versicolor)
Strongyluris calotis (giun tròn)
Oochoristica calotes (giun tròn)
Paradistomum orientalis (sán lá)
5 Thằn lằn bóng đốm
(Eutropis macularia)
A. parallelcementglandatus (giun đầu gai)
Oochoristica sp.2 (sán dây)
6 Thằn lằn bóng đuôi dài
(E. longicaudata)
A. parallelcementglandatus (giun đầu gai)
Meteterakis mabuyae (giun tròn)
Oochoristica chinensis (sán dây)
Paradistomum orientalis (sán lá)
32
Bảng 3.2. Đa dạng phân bố các loài giun sán theo vật chủ
STT Tên loài giun sán
Số lƣợng loài
vật chủ
Số lƣợng họ
vật chủ
1 2 3 1 2
1
Acanthocephalus
parallelcementglandatus
+ +
2 Strongyluris calotis + +
3 Pharyngodon duci + +
4 Spauligodon vietnamensis + +
5 Meteterakis mabuyae + +
6 Meteterakis sp.1 + +
7 Meteterakis sp.2 + +
8 Falcaustra sp. + +
9 Oochoristica calotes + +
10 O. chinensis + +
11 Oochoristica sp.1 + +
12 Oochoristica sp.2 + +
13 Oochoristica sp.3 + +
14 Paradistomum gekonum + +
15 P. orientalis + +
Tổng số 8 5 2 12 3
33
Nghiên cứu tính đa dạng ký sinh của 15 loài giun sán ở vật chủ thằn lằn
(bảng 3.2) cho thấy hầu hết các loài giun sán có đời sống ký sinh chuyên hoá
cao trên số ít vật chủ, trong đó có 8 loài giun sán mới chỉ phát hiện ký sinh ở
duy nhất 1 vật chủ; 5 loài giun sán phát hiện ở 2 loài vật chủ và có 2 loài A.
parallelcementglandatus (giun đầu gai) và P. orientalis (sán lá) ký sinh ở 3
loài vật chủ khác nhau. Hai loài sán lá Paradistomum spp. và loài giun tròn
Meteterakis sp.1 đƣợc phát hiện ký sinh trên 2 họ thằn lằn, các loài còn lại chỉ
mới phát hiện ở 1 họ vật chủ.
3.2.2. Phân bố của các loài giun sán theo địa hình, nơi sống
Bảng 3.3. Thành phần loài giun sán phân bố theo địa hình, nơi sống
STT Tên loài giun sán
Nơi ký
sinh
Phân bố theo địa hình
Đồng bằng Miền núi
1 A. parallelcementglandatus Ruột non + +
2 Strongyluris calotis Ruột già +
3 Pharyngodon duci Ruột già +
4 Spauligodon vietnamensis Ruột già +
5 Meteterakis mabuyae Ruột già +
6 Meteterakis sp.1 Ruột già + +
7 Meteterakis sp.2 Ruột già +
8 Falcaustra sp. Ruột non +
9 Oochoristica calotes Ruột non +
10 O. chinensis Ruột non +
11 Oochoristica sp.1 Ruột non +
12 Oochoristica sp.2 Ruột non +
13 Oochoristica sp.3 Ruột non +
14 Paradistomum gekonum Mật +
15 P. orientalis Mật +
Tổng cộng 9 8
34
Nghiên cứu sự phân bố nơi sống của các loài giun sán (bảng 3.3) cho
thấy, đa số các loài ký sinh ở hệ thống tiêu hoá của vật chủ, trong đó 7 loài ký
sinh ở ruột non, 6 loài ký sinh ở ruột già và 2 loài ký sinh ở mật. Tất cả các
loài sán dây và giun đầu gai đều ký sinh ở ruột non, thông thƣờng đƣợc phát
hiện ở đầu ruột non, chúng sử dụng máu của vật chủ và các chất dinh dƣỡng
từ ruột non làm thức ăn. Có 6/7 loài giun tròn chỉ ký sinh ở ruột già, đây đều
là các loài giun tròn có kích thƣớc cơ thể nhỏ, riêng loài Falcaustra sp. có
kích thƣớc cơ thể tƣơng đối lớn đƣợc phát hiện ký sinh ở ruột non.
Nghiên cứu sự phân bố của các loài giun sán theo địa hình cho thấy, có
9 loài đƣợc phát hiện ở khu vực đồng bằng ven biển và 8 loài đƣợc phát hiện
ở khu vực đồi núi Bắc Trung Bộ. Loài giun đầu gai A.
parallelcementglandatus và loài giun tròn Meteterakis sp.1 đƣợc phát hiện ở
cả vùng đồng bằng và khu vực miền núi Bắc Trung Bộ, trong đó loài giun đầu
gai đã đƣợc ghi nhận là loài phân bố rộng ký sinh trên nhiều lớp động vật (cá,
ếch nhái, bò sát). Trong số 5 loài sán dây thuộc giống Oochoristica có 3 loài
đƣợc phát hiện ở khu vực đồng bằng ven biển và 2 loài đƣợc phát hiện ở khu
vực miền núi. Hai loài sán lá ký sinh ở mật thằn lằn, loài Paradistomum
gekonum mới đƣợc phát hiện ở khu vực miền núi Thừa Thiên Huế còn loài P.
orientalis đƣợc phát hiện ở khu vực đồng bằng ven biển Nghệ An.
3.3. MÔ TẢ CÁC LOÀI GIUN SÁN KÝ SINH Ở THẰN LẰN BẮC TRUNG BỘ
Trong số 15 loài giun sán có 1 loài sán lá đã đƣợc mô tả trong sách
Động vật chí Việt Nam (Paradistomum orientalis); 3 loài giun tròn đã đƣợc
mô tả từ các nghiên cứu trƣớc đây (Strongyluris calotis, Pharyngodon duci,
Spauligodon vietnamensis); 3 loài giun tròn và 3 loài sán dây chƣa xác định
tên loài, sẽ đƣợc phân tích sâu hơn bằng phƣơng pháp sinh học phân tử.
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn chúng tôi đã mô tả 11 loài giun sán
ký sinh sau đây.
35
3.3.1. Acanthocephalus parallelcementglandatus Amin, Heckmann &
Nguyen, 2014 (Hình 3.1.1 – 3.1.3)
Vật chủ: Thằn lằn bóng hoa (E. multifasciata), thằn lằn bóng đuôi dài
(E. longicaudata), Thằn lằn bóng đốm (Eutropis macularia)
Nơi ký sinh: ruột non
Phân bố: Nghệ An
Mô tả:
Thân cong về mặt bụng, kích thƣớc nhỏ đến trung bình, hình trụ, dày,
dài, rộng nhất ở phần trƣớc. Thành cơ thể thƣờng dày ở mặt lƣng hơn mặt
bụng. Con cái lớn hơn con đực. Vòi có kích thƣớc trung bình, hình trụ, hai
thành song song và không có cấu trúc đỉnh rõ ràng. Móc vòi cong về phía sau,
có lõi nổi bật kéo dài đến chân móc, mỏng hơn phần vỏ, của con cái lớn hơn
con đực nhƣng số lƣợng và cách sắp xếp tƣơng tự ở cả con cái và con đực.
Không có khác biệt về chiều dài các móc bụng và móc lƣng. Các móc đỉnh và
móc cuối cùng nhỏ nhất; móc số 3 lớn nhất, dày nhất; độ dày của móc tƣơng
ứng với chiều dài của lƣỡi móc. Chân móc đơn giản, bằng 2/3 chiều dài lƣỡi
móc. Cổ nổ bật với 2 hố cảm giác ở bên. Bao vòi dài gấp 2 lần vòi, có thành
đôi, mút sau không kín. Bao vòi có 2 hạch nhân ở phía ngoài đáy và hạch thần
kinh lớn ở đáy. Tuyến cổ bằng nhau, dạng ngón, kích thƣớc trung bình, dài
hơn bao vòi.
Con đực (9 mẫu vật): Thân 6,120–8,700 (7,160) mm x 1,000–1,420
(1,250) mm. Vòi 0,416–0,468 (0,434) x 0,270–0,395 (0,331) mm, chứa 16–21
(18) hàng móc dọc, mỗi hàng 5 móc. Chiều dài móc lƣng (và chân móc) lần
lƣợt là 0,067 (0,045), 0,075 (0,052), 0,075 (0,052), 0,062 (0,050), 0,060
(0,045) mm. Chiều dài móc bụng (và chân móc) lần lƣợt là 0,071 (0,050),
0,080 (0,055), 0,077 (0,052), 0,075 (0,055), 0,070 (0,050) mm. Cổ dài 0,104–
0,224 (0,187) mm ở mặt lƣng và rộng 0,364–0,478 (0,423) mm ở mút cuối.
Bao vòi 0,647–0,936 (0,803) x 0,239–0,322 (0,284) mm. Hạch thần kinh
0,156–0,239 (0,211) x 0,073–0,104 (0,094) mm. Tuyến cổ 0,870–1,300
(1,140) x 0,110–0,370 (0,240) mm. Hệ sinh dục ở nửa thân sau; tinh hoàn
36
bằng nhau, nối nhau, gần đƣờng phân đôi cơ thể. Tinh hoàn trƣớc 0,620–
1,120 (0,830) x 0,450–0,670 (0,500) mm. Tinh hoàn sau 0,670–1,200 (0,840)
x 0,370– 0,750 (0,510) mm. Bốn tuyến ximen dạng ống, tƣơng đồng, nhỏ
gọn, đa nhân nằm trong 2 cụm sát nhau, mỗi tuyến dẫn vào một ống chung.
Tuyến ximen trƣớc dài nhất, thƣờng uốn cong về phía trƣớc và dẫn đến tinh
hoàn sau, kích thƣớc 0,604–0,875 (0,767) x 0,175–0,239 (0,200) mm. Tuyến
ximen ngắn nhất ở cuối, kích thƣớc 0,468–0,625 (0,519) x 0,125–0,208
(0,161) mm. Ống ximen chung 0,800–1,075 (0,906) x 0,114–0,175 (0,143)
mm và 0,936– 1,075 (0,970) x 0,135–0,200 (0,172) mm. Ống dẫn tinh chung
0,884 x 0,146 mm, thƣờng bị che khuất bởi các ống ximen. Túi Saefftigen
0,880–1,140 (1,060) x 0,210–0,420 (0,34) mm, trùm lên các ống ximen. Túi
giao cấu tròn, kích thƣớc 0,676–0,675 (0,675) x 0,697–0,750 (0,722) mm, có
các đĩa cảm giác hình cầu. Lỗ sinh dục ở mút cuối.
Con cái (20 mẫu vật): Thân dài 10,250–22,500 (15,980) mm; rộng nhất
1,020– 2,120 (1,590) mm ở phần trƣớc. Vòi 0,489–0,697 (0,587) x 0,385–
0,450 (0,400) mm, chứa 16–19 (18) hàng móc dọc (giống con đực), mỗi hàng
5-7 móc (nhiều hơn con đực); 67% số mẫu có 19 hàng móc và 50% số mẫu có
5/6 móc mỗi hàng; 2 mẫu có 7/7 móc mỗi hàng và 1 mẫu có 5/5 móc mỗi
hàng. Cổ dài 0,177–0,270 (0,218) mm ở mặt lƣng, rộng nhất 0,395–0,582
(0,507) ở phần cuối. Bao vòi 0,925–1,350 (1,090) x 0,260–0,425 (0,346) mm.
Hạch thần kinh 0,187– 0,281 (0,236) x 0,073–0,250 (0,134) mm. Tuyến cổ
1,200–1,980 (1,630) x 0,120–0,370 (0,230) mm. Hệ sinh dục dài 1,040–1,510
(1,28) mm (chiếm 8% chiều dài thân).
Lỗ sinh dục ở gần mút cuối cơ thể. Âm đạo dài 0,125–0,166 (0,144)
mm. Tử cung dài 0,572–0,780 (0,684) mm, có thành cơ khoẻ ở phần cuối và
vài tuyến tử cung. Tràng tử cung dài 0,385–0,572 (0,459) mm. Trứng hình
cầu dài, kích thƣớc 0,067–0,092 (0,076) x 0,022–0,027 (0,025) mm, vỏ có các
sợi lông và sự kéo dài cực của màng giữa không đáng kể.
37
Hình 3.1.1. Acanthocephalus parallelcementglandatus
(1) Con cái. (2) Vòi, bao vòi và tuyến cổ của con cái. (3) Trứng. (4) Hệ sinh
dục cái. (5) Hai hàng móc vòi nằm xen kẽ và chân móc
38
Hình 3.1.2. Ảnh SEM của Acanthocephalus parallelcementglandatus
(6) Con cái. (7) Vòi hình trụ có hố cảm giác ở trên cổ. (8) Mút trƣớc của vòi
không có cơ quan đỉnh. (9) Móc giữa của vòi. (10) Bề mặt của móc vòi
39
Hình 3.1.3. Ảnh SEM của Acanthocephalus parallelcementglandatus
(11) Lát cắt ngang của móc vòi. (12) Lát cắt dọc của móc vòi. (13) Bề mặt
thân giữa. (14) Các tấm cảm giác của túi giao cấu. (15) Túi giao cấu (nhìn từ
mặt bụng). (16) Mút cuối con cái với khe sinh dục ở gần mút cuối. (17) Lỗ
sinh dục cái. (18) Trứng
40
3.3.2. Meteterakis mabuyae Chakravarty, 1944 (hình 3.2)
Vật chủ: Thằn lằn bóng hoa (E. multifasciata), thằn lằn bóng đuôi dài (E.
longicaudata)
Nơi ký sinh: ruột già
Phân bố: Nghệ An, Việt Nam
Mô tả:
Con đực và con cái có sự khác biệt về kích thƣớc, con đực nhỏ hơn con
cái. Đầu nhỏ, có 3 môi. Khoang miêng rất nhỏ với 3 răng thực quản. Con đực
có nhiều núm sinh dục ở đuôi, gai sinh dục có cánh hẹp; con cái có âm môn
nằm ở nửa trƣớc cơ thể. Lỗ bài tiết là một ống nhỏ, vòng thần kinh nằm ở
phía trƣớc lỗ bài tiết. Phần trƣớc của ruột rộng.
Con đực: Cơ thể dài 5,200-5,800 mm, rộng nhất 0,196-0,242 mm. Đuôi
uốn cong về phía bụng. Hầu dài 0,056-0,064 mm; thực quản dài 0,520-0,616
mm; diều dài 0,168-0,180 mm và rộng 0,104-0,120 mm. Đỉnh đầu cách vòng
thần kinh 0,256-0,324 mm, cách lỗ bài tiết 0,328-0,448. Hai gai sinh dục bằng
nhau và giống nhau về hình dạng, kitin hóa mạnh và có cánh hẹp, cong về
phía bụng và phần cuối nhọn, dài 0,440-0,536 mm. Có gai đệm, dài 0,084-
0,088 mm và rộng 0,040-0,048 mm. Giác sinh dục có đƣờng kính 0,040-0,042
mm. Cánh đuôi phát triển. Có 10 đôi núm sinh dục ở đuôi: 3 đôi lớn gồm 2
đôi ở phía trƣớc giác sinh dục và 1 đôi ở ngang lỗ sinh dục. Các núm sinh dục
khác thay đổi một chút về số lƣợng nhƣ sau: 1 cặp nhỏ ở phía trƣớc giác sinh
dục; 2 cặp nằm giữa giác sinh dục và huyệt sinh dục; 3 cặp tròn và lớn hơn
bao gồm 1 cặp ở trên môi sinh dục, 1 cặp trƣớc huyệt sinh dục và 1 cặp sau
huyệt sinh dục; 1 cặp ở mút đuôi. Đuôi nhọn, dài 0,240-0,296 mm.
Con cái: Cơ thể dài 7,400-7,800 mm. Rộng nhất 0,272-0,328 mm. Hầu dài
0,064 mm; thực quản dài 0,600-0,640 mm; diều dài 0,212-0,224 mm, rộng
0,144-0,152 mm. Vòng thần kinh và lỗ bài tiết cách đỉnh đầu lần lƣợt là
0,252-0,416 mm và 0,520-0,576 mm. Lỗ sinh dục ở phía trƣớc cơ thể, cách
đỉnh đầu 2,520-2,740 mm. Âm môn là 1 khe hẹp và hƣớng lên phía trên. Tử
cung có thành dày, chứa nhiều trứng. Trứng có dạng elip, vỏ dày, nhẵn và
41
cùng giai đoạn phát triển của tế bào ở tử cung, dài 0,064-0,068 mm và rộng
0,044 mm. Đuôi nhọn, dài 0,480-0,512 mm.
Hình 3.2. Meteterakis mabuyae
1-Phần đầu con cái; 2-Gai sinh dục; 3-Phần đuôi con đực (mặt bụng); 4-
Trứng
42
3.3.3. Meteterakis sp.1 (hình 3.3)
Vật chủ: Nhông emma (Calotes emma), Thằn lằn bóng hoa (E. multifasciata)
và Rồng đất (Physignathus cocincinus)
Nơi ký sinh: ruột già
Phân bố: Nghệ An, Việt Nam
Mô tả:
Con đực và con cái không có sự khác biệt lớn về hình dạng, con đực
ngắn hơn một chút so với con cái. Đầu nhỏ có 3 môi. Khoang miêng rất nhỏ,
hình ống với 3 răng thực quản. Con đực có nhiều núm sinh dục ở đuôi, gai
sinh dục nhỏ, không có cánh; con cái có âm môn ở nửa trƣớc cơ thể. Lỗ bài
tiết là một ống nhỏ, vòng thần kinh nằm ở phía trƣớc lỗ bài tiết. Phần trƣớc
của ruột nhỏ.
Con đực: Cơ thể dài 5,400-6,500 mm. Rộng nhất 0,362-0,368 mm.
Đuôi uốn cong về phía bụng. Hầu dài 0,044-0,047 mm; thực quản dài 0,654-
0,659 mm; diều dài 0,185-0,190 mm và rộng 0,170-0,186 mm. Đỉnh đầu cách
vòng thần kinh 0,320-0,330 mm và cách lỗ bài tiết 0,456-0,497 mm. Hai gai
sinh dục bằng nhau và giống nhau về hình dạng, kitin hóa mạnh và không có
cánh, cong về phía bụng và phần cuối nhọn, dài 0,510-0,617 mm. Có gai đệm,
dài 0,088-0,095 mm và rộng 0,042-0,044 mm. Giác sinh dục có đƣờng kính
0,045-0,050 mm. Có 9 cặp núm sinh dục ở đuôi: 3 cặp núm lớn bao gồm 2 cặp
ngang giác sinh dục và 1 cặp ở lỗ sinh dục. Các núm khác thay đổi một chút về
số lƣợng nhƣ sau: 1 cặp nhỏ ở trƣớc giác sinh dục, 1 cặp nhỏ nằm giữa giác
sinh dục và huyệt sinh dục; 3 cặp núm tròn và lớn hơn: 1 cặp trên môi trƣớc
của huyệt sinh dục, 1 cặp ở phía trƣớc huyệt sinh dục, 1 cặp ở phía sau huyệt
sinh dục; và 1 cặp núm ở cuối đuôi. Đuôi nhọn, dài 0,270-0,272 mm.
Con cái: Cơ thể dài 6,300-6,800 mm. Bề rộng tối đa 0,420-0,432 mm.
Hầu dài 0,048-0,050 mm; thực quản dài 0,694-0,700 mm; diều dài 0,207-
0,212 mm và rộng 0,185-0,190 mm. Đỉnh đầu cách vòng thần kinh 0,337-
0,342 mm và cách lỗ bài tiết 0,550-0,562 mm. Âm môn ở phía trƣớc cơ thể,
cách đỉnh đầu 2,680-2,700 mm. Âm môn là 1 khe hẹp, hƣớng lên phía trên.
43
Tử cung có thành dày, chứa nhiều trứng. Trứng hình elip, vỏ dày, và trong 1
giai đoạn phát triển của tể bào ở tử cung, dài 0,068-0,079 mm và rộng 0,045
mm. Đuôi nhọn, dài 0,322-0,334 mm.
Hình 3.3. Meteterakis sp.1
1-Phần đầu con cái; 2-Gai sinh dục; 3-Phần đuôi con đực (mặt bụng); 4-
Trứng
44
3.3.4. Meteterakis sp2. (hình 3.4)
Vật chủ: Tắc kè (Gekko gekko)
Nơi ký sinh: ruột già
Phân bố: Nghệ An, Việt Nam
Mô tả:
Con đực và con cái không có sự khác biệt lớn về hình dạng, con đực
ngắn hơn con cái. Đầu hẹp, có 3 môi. Khoang miệng rất nhỏ, dạng ống có 3
răng thực quản. Con đực có nhiều núm sinh dục và các gai sinh dục lớn,
không cánh; con cái có âm môn ở nửa trƣớc cơ thể. Lỗ bài tiết là một ống
nhỏ; vòng thần kinh nằm ở phía trƣớc lỗ bài tiết.
Con đực: Cơ thể dài 6,000-7,100 mm. Rộng nhất 0,244-0,380 mm.
Đuôi uốn cong về phía bụng. Hầu dài 0,060-0,062 mm; thực quản dài 0,688-
0,860 mm; diều, dài 0,200-0,222 mm và rộng 0,160-0,176 mm. Vòng thần
kinh và lỗ bài tiết lần lƣợt cách đỉnh đầu 0,376-0,420 mm và 0,586-0,692 mm.
Gai sinh dục rộng, giống nhau về hình dạng và kích thƣớc, kitin hóa mạnh,
không cánh, cong về phía bụng và phần cuối, dài 0,622-0,712 mm. Có gai
đệm, dài 0,100-0,108 mm và rộng 0,048-0,052 mm. Giác sinh dục có đƣờng
kính 0,048 mm. Có 13 cặp núm sinh dục ở đuôi: 3 cặp núm lớn bao gồm 2
cặp ở phía trƣớc giác sinh dục và 1 cặp ở ngang lỗ sinh dục. Các núm khác
thay đổi một chút về số lƣợng nhƣ sau: 1 cặp nằm trƣớc giác sinh dục; 1 cặp
nằm ngang giác sinh dục, 2 cặp nhỏ nằm giữa giác sinh dục và huyệt sinh
dục; 3 cặp tròn và lớn hơn: 1 cặp ở môi trƣớc của huyệt sinh dục, 1 cặp ở
trƣớc huyệt sinh dục, 1 cặp ở sau huyệt sinh dục; 1 cặp nhỏ ở giữa lỗ sinh
dục, và 1 cặp ở cuối đuôi. Đuôi nhọn, dài 0,272-0,320 mm.
Con cái: Cơ thể dài 6,000-7,500 mm. Bề rộng tối đa 0,360-0,480 mm.
Hầu dài 0,064-0,072 mm; thực quản dài 0,880-0,916 mm; diều dài 0,220-
0,236 mm và rộng 0,200-0,210 mm. Vòng thần kinh và lỗ bài tiết lần lƣợt
cách đỉnh đầu 0,360-0,448 mm và 0,546-0,656 mm. Âm môn ở phía trƣớc cơ
thể, cách đỉnh đầu 2,440-3,200 mm. Âm môn là một khe hẹp. Tử cung hƣớng
lên phía trên và phân thành 2 nhánh, chứa nhiều trứng. Trứng hình elip, vỏ
45
dày và nhẵn, cùng một giai đoạn phát triển của tế bào ở tử cung, dài 0,072-
0,074 mm và rộng 0,044-0,048 mm. Đuôi nhọn, dài 0,408-0,444 mm.
Hình 3.4. Meteterakis sp.2
1-Phần đầu con cái; 2-Gai sinh dục; 3-Phần đuôi con đực (mặt bụng); 4-
Trứng
46
3.3.5. Falcaustra sp. (hình 3.5.1 – 3.5.2)
Vật chủ: Rồng đất (Physignathus cocincinus)
Nơi ký sinh: Ruột
Phân bố: Huế, Việt Nam
Mô tả:
Cơ thể thon dài, kích thƣớc lớn hơn nhiều so với các loài thuộc giống
Falcaustra. Con cái và con đực không khác biệt quá lớn về hình dạng, con
đực nhỏ hơn con cái. Phần đầu cơ thể tù và phần cuối cơ thể thắt lại. Cuticun
phát triển mạnh. Miêng có 3 môi bằng nhau. Có eo thắt trƣớc diều, diều có
van. Đuôi nhọn ở cả con đực và con cái.
Con đực: Chiều dài 20,200-28,800 mm, rộng nhất ở chỗ nối diều và
ruột 0,557-0,724 mm. Hầu dài 0,170-0,210 mm; thực quản dài 2,672-3,445
mm; eo thắt dài 0,200-0,266 mm và rộng 0,134-0,168 mm; diều dài 0,230-
0,285 mm và rộng 0,218-0,279 mm. Đỉnh đầu cách vòng thần kinh 5,800-
6,670 mm và cách lỗ bài tiết 2,114-2,490 mm. Có 1 giác bám giả, Khoảng
cách giữa giác bám giả đến điểm cuối cơ thể 4,920-7,505 mm có 28-36 cặp cơ
vân để tạo nên vành của giác bám giả. Phần cuối của đuôi có các bó cơ hƣớng
tâm phát triển mạnh, 60-67 nhánh cơ bắt đầu từ phần đầu tới huyệt sinh dục
và kéo dài tới giác bám giả. 12 cặp núm sinh dục ở đuôi gồm: 4 cặp ở phía
trƣớc huyệt sinh dục; 1 cặp nằm ngang với huyệt sinh dục; 7 cặp ở phía sau
huyệt sinh dục (4 cặp mặt bụng và 3 cặp bên), có 1 núm đơn ở phía trƣớc
huyệt sinh dục. Hai gai sinh dục có cánh, dài bằng nhau, kitin hóa yếu, cong
về phía bụng và nhọn về cuối, dài 1,128-1,256 mm; cánh của gai sinh dục kéo
dài đến gần phía cuối. Có hai gai đệm: một gai nhọn dài 0,164-0,192 mm;
một gai tù dài 165 ± 6 (155-172). Đuôi nhọn, dài 0,563-0,782 mm.
Con cái: Cơ thể dài 24,200-34,100 mm, rộng nhất ở chỗ nối diều và ruột
0,532-0,735 mm. Hầu dài 0,176-0,197 mm; thực quản dài 2,674-3,447 mm;
eo thắt dài 0,177-0,247 mm và rộng 0,155-0,160 mm; diều dài 0,205-0,295
mm và rộng 0,222-0,290 mm. Vòng thần kinh và lỗ bài tiết lần lƣợt cách đỉnh
đầu là 6,570-6,730 mm và 2,348-2,496 mm. Âm môn ở phía cuối cơ thể, cách
47
đỉnh đầu 12,800–18,600 mm. Tử cung chia thành 2 nhánh khác nhau. Trứng
hình oval có vỏ dày, chƣa có phôi, dài 0,060-0,070 mm và rộng 0,042-0,047
mm. Đuôi nhọn, dài 1,000-1,408 mm.
Hình 3.5.1. Falcaustra sp.
1-Phần đầu con cái; 2-Mút đầu; 3-Phần đuôi con đực (mặt bên); 4-Phần đuôi
con đực (mặt bụng); 5-Gai sinh dục; 6,7-Gai đệm; 8-Đuôi con cái; 9-Trứng
48
Hình 3.5.2. Ảnh chụp SEM của loài Falcaustra sp.
Đầu và đuôi con đực
49
3.3.6. Paradistomum gekonum Bhalerao, 1929 (hình 3.6)
Vật chủ: Rồng đất (Physignathus cocincinus)
Nơi ký sinh: Túi mật
Phân bố: Vƣờn quốc gia Bạch Mã (Thừa Thiên Huế)
Mô tả:
Cơ thể dạng ôvan, rộng ở phần sau; bề mặt cơ thể không phủ gai, ở
phần trƣớc cơ thể có nếp gấp. Giác miệng và giác bụng gần bằng nhau. Giác
miệng ôvan hoặc gần dạng cầu, ở mút trƣớc cơ thể. Giác bụng dạng cầu, cơ
yếu. Hầu nhỏ, ôvan. Thực quản có độ dài biến đổi. Hai nhánh ruột lớn, kéo
dài về gần mút sau cơ thể. Hai tinh hoàn nằm ngang nhau ở hai bên cơ thể,
sau giác bụng, phía mặt bụng đối với ruột. Túi sinh dục hình ôvan, nằm trên
đƣờng giữa cơ thể. Lỗ sinh dục thƣờng nằm gần chỗ nhánh ruột chẽ đôi.
Buồng trứng nằm sau tinh hoàn, ôvan hoặc tròn, nằm hơi lệch so với đƣờng
giữa cơ thể. Túi nhận tinh nhỏ, ôvan, nằm sát buồng trứng, đôi khi đè lên
buồng trứng. Tuyến noãn hoàng nằm hai bên cơ thể, bắt đầu ở ngang giác
bụng kéo dài đến khoảng giữa phần sau cơ thể. Tử cung rất dài, hẹp, các gấp
khúc tử cung lấp đầy khoảng trống từ ngang mép trƣớc giác bụng đến mút sau
cơ thể. Trứng dạng ôvan, có nắp lớn rộng 0,012-0,014 mm.
Kích thước: Chiều dài cơ thể 4,260-5,160 mm; rộng nhất 2,230-2,800
mm; tỷ lệ chiều dài và chiều rộng 2,5:1,0. Giác miệng 0,340-0,460 x 0,370-
0,460 mm. Giác bụng 0,330-0,420 x 0,340-0,420 mm. Hầu 0,140-0,180 x
0,120-0,150 mm. Thực quản 0,050-0,110 mm. Tinh hoàn 0,190-0,270 x
0,270-0,410 mm. Túi sinh dục 0,280-0,390 x 0,110-0,160 mm. Buồng trứng
0,210-0,370 x 0,250-0,370 mm. Túi nhận tinh 0,180-0,240 x 0,130-0,18 mm.
Trứng 0,031-0,036 x 0,021-0,025 mm.
50
Hình 3.6. Paradistomum gekonum (Theo Nguyễn Thị Lê và cs. 2001)
51
3.3.7. Oochoristica calotes Nama & Khichi, 1974 (hình 3.7)
Vật chủ: Nhông hàng rào (Calotes versicolor)
Nơi ký sinh: Ruột
Phân bố: Nghệ An, Hà Tĩnh
Mô tả:
Chiều dài 52,800-57,400 mm; tổng số đốt 132-147; 53-58 đốt non,
chiều rộng dài hơn chiều dài, kích thƣớc 0,061-0,086 x 0,520-0,580 mm; 34-
38 đốt trƣởng thành, chiều dài dài hơn chiều rộng, kích thƣớc 0,176-0,246 x
0,732-0,846 mm; 45-51 đốt già, chiều dài dài hơn chiều rộng, kích thƣớc
1,984-2,195 x 1,117-1,286 mm. Đầu phân biệt với cổ, kích thƣớc 0,308-0,319
x 0,398-0,420 mm; giác bám hình oval, kích thƣớc 0,246-0,265 x 0,176-0,196
mm; cổ 0,210-0,216 x 0,453-0,467 mm. Hệ bài tiết có bốn ống, chạy dọc
chiều dài theo đốt; lỗ sinh dục xen kẽ không đều, nằm ở nửa trƣớc của đốt
(khoảng 1/4 của đốt); túi sinh dục 0,195-0,253 x 0,039-0,045 mm; âm đạo
nằm ngay sau túi sinh dục. Buồng trứng chia thành 2 thuỳ ở giữa đốt, mỗi
thùy chứa khoảng 24-26 tiểu thùy; buồng trứng rộng 0,145-0,193 mm; noãn
hoàng nằm giữa đốt, ngay sau buồng trứng, dài 0,083-0,103 mm, rộng 0,104-
0,120 mm; phức hợp ootuyp và tuyến Mehlis nằm giữa buồng trứng và tuyến
noãn hoàng. Tinh hoàn nằm tập trung thành một cụm dƣới buồng trứng, hình
tròn, số lƣợng tinh hoàn 30-35 ở mỗi đốt, đƣờng kính 0,033-0,042 mm. Ở đốt
già, tử cung dạng nang, mỗi nang chứa một trứng, hình tròn, đƣờng kính
0,046-0,052 mm. Trứng tròn, đƣờng kính 0,024-0,028 mm; có 4 móc, kích
thƣớc 0,016-0,018 mm. Trung bình có khoảng 1010-1094 trứng ở các đốt
cuối, trứng phân bố bên trong các ống bài tiết.
52
Hình 3.7. Oochoristica calotes
1-Đầu; 2-Đốt trƣởng thành
53
3.3.8. Oochoristica chinensis Jensen, Schmitd & Kuntz, 1983
(hình 3.8)
Vật chủ: Thằn lằn bóng hoa (E. multifasciata), thằn lằn bóng đuôi dài (E.
longicaudata)
Nơi ký sinh: Ruột
Phân bố: Nghệ An, Hà Tĩnh
Mô tả:
Chiều dài 9,500- 14,200 mm; tổng số đốt 52-61; 28-40 đốt non, chiều
rộng dài hơn chiều dài, kích thƣớc 0,037-0,064 x 0,118-0,280 mm; 6-13 đốt
trƣởng thành, chiều dài dài hơn chiều rộng, kích thƣớc 0,238-0,374 x 0,168-
0,268 mm; 7-20 đốt già, chiều dài dài hơn chiều rộng, kích thƣớc 0,349-0,603
x 0,169-0,321 mm. Đầu phân biệt rõ với cổ, kích thƣớc 0,132-0,169 x 0,164-
0,210 mm; giác bám hình oval, kích thƣớc 0,097-0,116 x 0,070-0,086 mm; cổ
0,502-0,847 x 0,133-0,207 mm. Hệ bài tiết có 4 ống, chạy dọc chiều dài đốt;
lỗ sinh dục xen kẽ không đều, nằm ở phía trƣớc của đốt; túi sinh dục 0,061-
0,081 x 0,026-0,041 mm; âm đạo nằm ngay sau ống dẫn tinh. Buồng trứng
chia thành 2 thùy ở giữa, mỗi thùy chứa khoảng 5-9 tiểu thùy; buồng trứng
rộng 0,021-0,040 mm; noãn hoàng nằm giữa ngay sau buồng trứng, dài 0,023-
0,037 mm, rộng 0,022-0,037 mm; phức hợp ootuyp và tuyến Mehlis nằm giữa
buồng trứng và tuyến noãn hoàng. Tinh hoàn nằm tập trung thành một cụm
sau tuyến noãn hoàng, hình tròn hoặc oval, số lƣợng tinh hoàn 17-26 mỗi đốt,
dài 0,018-0,030 mm, đƣờng kính 0,012-0,019 mm. Tử cung dạng nang, mỗi
nang chứa một trứng, đƣờng kính 0,015-0,028 mm; Trứng tròn, đƣờng kính
0,006-0,010 mm, không có móc. Trung bình có khoảng 61-144 trứng ở các
đốt cuối, trứng nằm rải rác bên các ống bài tiết.
54
Hình 3.8. Oochoristica chinensis
1-Đầu; 2-Đốt trƣởng thành; 3-Đốt già
55
3.3.9. Oochoristica sp.1 (hình 3.9)
Vật chủ: Nhông emma (Calotes emma)
Nơi ký sinh: Ruột
Phân bố: Nghệ An, Hà Tĩnh
Mô tả:
Chiều dài 37,6-42,1 mm; tổng số đốt 107-115; 23-33 đốt non, chiều
rộng dài hơn chiều dài, kích thƣớc 0,078-115 x 0,408-0,520 mm; 41-56 đốt
trƣởng thành, chiều dài dài hơn chiều rộng, kích thƣớc 0,159-0,244 x 0,708-
0,781 mm; 33-36 đốt già, chiều dài dài hơn chiều rộng, kích thƣớc 0,426-
0,489 x 0,888-0,983 mm. Đầu phân biệt với cổ, kích thƣớc 0,757-0,839 x
0,462-0,599 mm; giác bám hình oval, rộng 0,191-0,233 mm; cổ dài 0,502-
0,847 mm, rộng 0,355-0,444 mm. Hệ bài tiết có bốn ống, chạy dọc chiều dài
theo chiều dài đốt; lỗ sinh dục xen kẽ không đều, nằm ở nửa trƣớc của đốt
(khoảng 1/4 của đốt); túi sinh dục dài 0,064-0,092 mm, rộng 0,087-0,101 mm;
âm đạo nằm ngay sau túi sinh dục. Buồng trứng chia thành 2 thùy ở giữa đốt,
mỗi thùy chứa khoảng 10-12 tiểu thùy; buồng trứng rộng 0,076-0,091 mm;
noãn hoàng nằm giữa đốt, ngay sau buồng trứng, dài 0,039-0,072 mm, rộng
0,065-0,081 mm; phức hợp ootuyp và tuyến Mehlis nằm giữa buồng trứng và
tuyến noãn hoàng. Tinh hoàn nằm tập trung thành một đám sau tuyến noãn
hoàng, hình tròn hoặc oval, số lƣợng tinh hoàn 40-46 mỗi đốt, đƣờng kính
0,012-0,019 mm. Ở đốt già, tử cung dạng nang, mỗi nang chứa một trứng,
hình tròn, đƣờng kính 0,041-0,054 mm. Trứng tròn, đƣờng kính 0,019-0,022
mm, có 5 móc. Trung bình có khoảng 515-571 trứng ở các đốt cuối, trứng
nằm bên trong các ống bài tiết.
56
Hình 3.9. Oochoristica sp.1
1-Đầu; 2-Đốt trƣởng thành; 3-Đốt già
57
3.3.10. Oochoristica sp.2 (hình 3.10)
Vật chủ: Thằn lằn bóng đốm (Eutropis macularia)
Nơi ký sinh: Ruột
Phân bố: Vƣờn quốc gia Bạch Mã (Thừa Thiên Huế)
Mô tả:
Chiều dài 11,000-12,600 mm; tổng số đốt: 27-43; 10-16 đốt non, chiều
rộng lớn hơn chiều dài, kích thƣớc 0,056-0,094 x 0,222-0,381 mm; 5-8 đốt
trƣởng thành, chiều dài lớn hơn chiều rộng, kích thƣớc 0,179-0,248 x 0,207-
0,425 mm; 10-19 đốt già, chiều dài lớn hơn rất nhiều so với chiều rộng, kích
thƣớc 0,870-1,444 x 0,182-0,417 mm. Đầu phân biệt rõ ràng với các đốt,
0,254-0,340 x 0,315-0,407 mm; các giác bám hình oval, 0,154-0,190 x 0,120-
0,154 mm; không có cổ. Hệ bài tiết có bốn ống, chạy dọc chiều dài đốt; lỗ
sinh dục xen kẽ không đều, nằm ở phía trƣớc của đốt; túi sinh dục, dài 0,092-
0,171 mm và rộng 0,020-0,041 mm; âm đạo nằm ngay sau túi sinh dục.
Buồng trứng chia thành 2 thùy ở giữa, mỗi thùy gồm 6-8 tiểu thùy; buồng
trứng rộng 0,040-0,053 mm; tuyến noãn hoàng nằm ở giữa, ngay sau buồng
trứng, dài 0,046-0,071 mm và rộng 0,042-0,077 mm; phức hợp ootuyp và
tuyến Mehlis nằm giữa buồng trứng và tuyến noãn hoàng. Tinh hoàn nằm tập
trung thành 1 cụm ngay sau buồng trứng; số lƣợng tinh hoàn 22-24 ở mỗi đốt,
dài 0,021-0,038 mm, rộng 0,017-0,033 mm. Tử cung dạng nang, mỗi nang
chứa một trứng, đƣờng kính 0,015-0,020 mm; trứng tròn, nhỏ, đƣờng kính 8-
10, không có móc. Trung bình có khoảng 153-185 trứng ở các đốt cuối, trứng
nằm rải rác bên trong ống bài tiết.
58
Hình 3.10. Oochoristica sp.2
1-Đầu; 2-Đốt trƣởng thành; 3-Đốt già
59
3.3.11. Oochoristica sp.3 (hình 3.11)
Vật chủ: Thằn lằn bóng hoa (E. multifasciata), thằn lằn bóng đuôi dài (E.
longicaudata)
Nơi ký sinh: Ruột
Phân bố: Nghệ An, Hà Tĩnh
Mô tả:
Chiều dài 19,000-28,100 mm; tổng số đốt 60-84; 25-43 đốt chƣa trƣởng
thành, chiều rộng dài hơn chiều dài, kích thƣớc 0,072-0,136 x 0,201-0,385
mm; 12-19 đốt trƣởng thành, chiều dài dài hơn chiều rộng, kích thƣớc 0,190-
0,253 x 0,348-0,487 mm; 23-27 đốt già, chiều dài dài hơn rất nhiều so với
chiều rộng, kích thƣớc 0,744-0,974 x 0,402-0,764 mm. Đầu phân biệt rõ ràng
với các đốt, kích thƣớc 0,580-0,642 x 0,542-0,655 mm; giác bám hình oval,
kích thƣớc 0,258-0,371 x 0,195-0,282 mm; cổ 0,330-0,486 x 0,249-0,412
mm. Hệ bài tiết có bốn ống, chạy dọc chiều dài của đốt; lỗ sinh dục xen kẽ
không đều, nằm ở phía trƣớc của đốt; túi sinh dục 0,085-0,100 x 0,025-0,044
mm; âm đạo nằm ngay sau túi sinh dục. Buồng trứng chia thành 2 thùy ở
giữa, mỗi thùy gồm 10-16 tiểu thùy; buồng trứng rộng 0,040-0,091 mm;
tuyến noãn hoàng nằm ở giữa, ngay sau buồng trứng, dài 0,037-0,070 mm,
rộng 0,041-0,080 mm; phức hợp ootuyp và tuyến Mehlis nằm giữa buồng
trứng và tuyến noãn hoàng. Tinh hoàn nằm tập trung thành một cụm ngay sau
buồng trứng; số lƣợng tinh hoàn 17-25 ở mỗi đốt, kích thƣớc 0,018-0,036 x
0,015-0,030 mm. Tử cung dạng nang, mỗi nang chứa 1 trứng, đƣờng kính
0,029-0,037 mm; trứng tròn, nhỏ, đƣờng kính 0,018-0,023 mm, có 4 móc.
Trung bình có khoảng 186-545 trứng ở các đốt cuối, trứng nằm rải rác bên
trong các ống bài tiết.
60
Hình 3.11. Oochoristica sp.3
1-Đầu; 2-Đốt trƣởng thành; 3-Đốt già
61
3.4. TÌNH HÌNH NHIỄM CÁC LOÀI GIUN SÁN KÝ SINH Ở CÁC LOÀI
THẰN LẰN
3.4.1. Tỷ lệ nhiễm các loài giun sán ở vật chủ
Bảng 3.4. Tỷ lệ nhiễm các loài giun sán ở các loài vật chủ
STT Tên loài giun sán
Tỷ lệ nhiễm (%)
1 2 3 4 5 6 7
1
Acanthocephalus
parallelcementglandatus
2/5 3,8 1,0
2 Strongyluris calotis 38,5 76,2
3 Pharyngodon duci 31,3
4 Spauligodon vietnamensis 25,0
5 Meteterakis mabuyae 49,1 3,7
6 Meteterakis sp.1 66,7 15,4 4,2
7 Meteterakis sp.2 25,0
8 Falcaustra sp. 66,7
9 Oochoristica calotes 19,0
10 O. chinensis 20,6 1,6
11 Oochoristica sp.1 7,7
12 Oochoristica sp.2 2/5
13 Oochoristica sp.3 4,2
14 Paradistomum gekonum 8,3 12,5 30,2
15 P. orientalis 42,9 2,1
62
Ghi chú: 1-Rồng đất; 2-Tắc kè; 3-Nhông Emma; 4-Nhông hàng rào; 5-Thằn
lằn bóng đốm; 6-Thằn lằn bóng đuôi dài; 7-Thằn lằn bóng hoa.
Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm từng loài giun sán ký sinh trên các loài vật chủ
(bảng 3.4) cho thấy, một số loài giun sán có tỷ lệ nhiễm rất cao ở các loài vật
chủ nhƣ loài giun tròn Strongyluris calotis ký sinh ở Nhông hàng rào (76,2%),
Meteterakis sp.1 và Falcaustra sp. ký sinh ở Rồng đất (66,7%). Đa số các loài
giun sán có tỷ lệ nhiễm thấp (<30%) hoặc rất thấp (<10%) ở các loài vật chủ.
Loài giun tròn Meteterakis sp.1 mặc dù có tỷ lệ nhiễm cao ở Rồng đất nhƣng
có tỷ lệ nhiễm thấp ở Nhông Emma (15,4%) và rất thấp ở Thằn lằn bóng hoa
(4,2%), nhƣ vậy chúng ta có thể giả thiết rằng Rồng đất là vật chủ thích hợp
của loài giun tròn này. Giả thiết tƣơng tự đối với loài Meteterakis mabuyae có
hai vật chủ là Thằn lằn bóng đuôi dài (49,1% - cao) và Thằn lằn bóng hoa
(3,7% - rất thấp) hoặc loài Paradistomum orientalis có tỷ lệ nhiễm ở Nhông
hàng rào (42,9 –cao) và Thằn lằn bóng hoa (2,1% - rất thấp).
Xét riêng ở từng loài vật chủ thằn lằn, Nhông hàng rào mặc dù chỉ
nhiễm 3 loài giun sán nhƣng tỷ lệ nhiễm từng loài giun sán khá cao, ngƣợc lại
loài Thằn lằn bóng hoa tuy bắt gặp 6 loài giun sán (đa dạng nhất) nhƣng có tỷ
lệ nhiễm từng loài giun sán lại rất thấp (đều <5%).
3.4.2. Cƣờng độ nhiễm các loài giun sán ở vật chủ
Nghiên cứu cƣờng độ nhiễm của từng loài giun sán ở các loài vật chủ
(bảng 3.5) cho thấy, ngoại trừ loài giun tròn Meteterakis sp.1 có cƣờng độ
nhiễm cao nhất ở Rồng đất (26 giun/vật chủ), đa số các loài giun sán có
cƣờng độ nhiễm thấp (<10 kst/vật chủ nhiễm). Vì vậy, để đảm bảo số lƣợng
cá thể giun sán đủ cho nghiên cứu các đặc điểm hình thái học và sinh học
phân tử cần phải tính toán số lƣợng vật chủ mỗi loài hoặc tổng số cá thể vật
chủ của mỗi loài ký sinh phải trên 15-25 cá thể/loài.
63
Bảng 3.5. Cƣờng độ nhiễm các loài giun sán ở các loài vật chủ
STT Tên loài giun sán
Cƣờng độ nhiễm trung bình (kst/vật
chủ)
1 2 3 4 5 6 7
1
Acanthocephalus
parallelcementglandatus
1,5 3,0 1,0
2 Strongyluris calotis 3,6 9,6
3 Pharyngodon duci 7,0
4 Spauligodon vietnamensis 5,2
5 Meteterakis mabuyae 3,8 4,3
6 Meteterakis sp.1 26,0 1,0 7,5
7 Meteterakis sp.2 5,5
8 Falcaustra sp. 13,0
9 Oochoristica calotes 3,5
10 O. chinensis 3,7 2,0
11 Oochoristica sp.1 4,0
12 Oochoristica sp.2 6,0
13 Oochoristica sp.3 2,0
14 Paradistomum gekonum 4,0 3,5
15 P. orientalis 8,7 6,3 7,5
Ghi chú: 1-Rồng đất; 2-Tắc kè; 3-Nhông Emma; 4-Nhông hàng rào; 5-Thằn
lằn bóng đốm; 6-Thằn lằn bóng đuôi dài; 7-Thằn lằn bóng hoa.
64
CHƢƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1. KẾT LUẬN
- Nghiên cứu 7 loài thằn lằn phổ biến ở khu vực Bắc Trung Bộ, đã xác
định đƣợc thành phần loài giun sán ký sinh gồm 15 loài thuộc 4 nhóm: Giun
đầu gai (1 loài); Giun tròn (7 loài); Sán dây (5 loài) và Sán lá (2 loài). Đã xác
định tên khoa học của 9 loài, 6 loài còn lại (3 loài giun tròn và 3 loài sán dây)
có thể là các loài mới cho khoa học.
- Tất cả 7 loài thằn lằn nghiên cứu đều nhiễm giun sán ký sinh, trong đó
Thằn lằn bóng hoa có số lƣợng loài giun sán ký sinh đa dạng nhất (6 loài), ít
đa dạng nhất là Thằn lằn đốm (2 loài giun sán).
- Hầu hết các loài giun sán có đời sống ký sinh chuyên hoá cao trên số
ít vật chủ, trong đó có 8 loài giun sán mới chỉ phát hiện ký sinh ở duy nhất 1
vật chủ; 4 loài giun sán phát hiện ở 2 loài vật chủ và có 3 loài A.
parallelcementglandatus (giun đầu gai), Meteterakis sp1. (giun tròn) và P.
orientalis (sán lá) ký sinh ở 3 loài vật chủ khác nhau. Các loài giun sán đều ký
sinh ở hệ tiêu hoá của vật chủ: ruột non, ruột già và mật).
- Mô tả các đặc điểm hình thái học của 11/15 loài giun sán đƣợc phát
hiện ở thằn lằn Việt Nam, đặc biệt là các loài chƣa xác định đƣợc tên khoa học.
- Tỷ lệ nhiễm cao nhất là loài giun tròn Strongyluris calotis ký sinh ở
Nhông hàng rào (76,2%), Meteterakis sp.1 và Falcaustra sp. ký sinh ở Rồng
đất (66,7%); loài Meteterakis sp.1 cũng có cƣờng độ nhiễm cao nhất ở Rồng
đất (26 giun/vật chủ).
4.2. KIẾN NGHỊ
Khu hệ thằn lằn tƣơng đối đa dạng về thành phần loài và sinh cảnh
sống nhƣng chƣa có nhiều nghiên cứu về khu hệ ký sinh trùng của chúng, vì
vậy mở rộng điều tra thành phần loài ký sinh trùng ở các đối tƣợng này sẽ
cung cấp nhiều dẫn liệu lý thú, có giá trị khoa học và ý nghĩa thực tiễn.
Các loài giun sán ký sinh chƣa xác định đƣợc tên khoa học trong
nghiên cứu này cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu, phân tích sâu hơn về tính đa
dạng di truyền, sinh học phân tử và hình thái ngoài (chụp ảnh SEM) để xác
định tên loài và nghiên cứu mối quan hệ chủng loại phát sinh của chúng.
65
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sarpilo V.P., 1976, Khu hệ ký sinh trùng ở bò sát Liên Xô, Nxb. Khoa
học, Kiev, 286 tr.
2. Yamaguti S.1935,Studies on the helminth fauna of Japan. Part 11.
Reptilian Nematodes, Japanese Journal of Zoology , 6, pp. 393-402.

3. Scholz T., Ditrich O.1991, Some trematodes of reptiles from Laos.
Folia. Parasitologica, 38, pp. 309-318.
4. Palmieri J. R., Sullivan J. T. 1977, Stunkardia minuta sp. n.
(Trematoda: Paramphistomidae) from the Malayan box-tortoise Cuora
amboinensis, Journal of Helminthology, 51, pp. 121–124.
5. Saehoong P., Wongsawad C. 1997, Helminths in house lizards
(Reptilia: Gekkonidae), Southest Asian Journal of Tropical Medicine
and Public Health, 28, pp. 184-189.
6. Bursey C. R., Goldberg S. R. and Telford S. R., Jr. 2013, A new
species of Strongyluris (Nematoda: Heterakidae) from the lizard,
Lophognathus temporalis (Sauria: Agamidae) from Papua New Guinea,
Journal of parasitology, 99, pp. 1024-1027.
7. Bursey C. R., Goldberg S. R., Grismer L. L., 2014, A new species of
Spauligodon (Nematoda: Oxyuroidea: Pharyngodonidae) in
Cyrtodactylus bintangrendah (Sauria: Gekkonidae) from peninsular
Malaysia, Journal of Parasitology , 100, pp. 317-322.
8. Bursey C. R., Goldberg S. R., Grimer L. L.2015a, New species of
Oswaldofilaria (Nematoda; Filarioidea: Onchocercidae) and other
helminths in Acanthosaura cardamomensis (Sauria; Agamidae) from
Indochina Peninsula, Acta Parasitologica, 60, pp. 112-115.
9. Bursey C. R., Goldberg S. R., Grimer L. L., 2015b, New species of
Cosmocercoides (Nematoda: Cosmocercidae) and other helminths in
Luận văn: Thành phần loài giun sán ký sinh ở một số loài thằn lằn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Thành phần loài giun sán ký sinh ở một số loài thằn lằn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Thành phần loài giun sán ký sinh ở một số loài thằn lằn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Thành phần loài giun sán ký sinh ở một số loài thằn lằn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Thành phần loài giun sán ký sinh ở một số loài thằn lằn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

More Related Content

What's hot

Dạy chỉnh trị đọc hiểu cho học sinh tiểu học chậm phát triển ranh giới dưới g...
Dạy chỉnh trị đọc hiểu cho học sinh tiểu học chậm phát triển ranh giới dưới g...Dạy chỉnh trị đọc hiểu cho học sinh tiểu học chậm phát triển ranh giới dưới g...
Dạy chỉnh trị đọc hiểu cho học sinh tiểu học chậm phát triển ranh giới dưới g...
https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (20)

đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...
 
đáNh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác đá vôi của mỏ đá nà cà tới môi trường ...
đáNh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác đá vôi của mỏ đá nà cà tới môi trường ...đáNh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác đá vôi của mỏ đá nà cà tới môi trường ...
đáNh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác đá vôi của mỏ đá nà cà tới môi trường ...
 
Xây dựng bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững sử dụng đất nơng nghiệp tại một số...
Xây dựng bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững sử dụng đất nơng nghiệp tại một số...Xây dựng bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững sử dụng đất nơng nghiệp tại một số...
Xây dựng bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững sử dụng đất nơng nghiệp tại một số...
 
Phân lập, tuyển chọn vi nấm phân hủy xenlulo dưới tán rừng thông tại đại lải ...
Phân lập, tuyển chọn vi nấm phân hủy xenlulo dưới tán rừng thông tại đại lải ...Phân lập, tuyển chọn vi nấm phân hủy xenlulo dưới tán rừng thông tại đại lải ...
Phân lập, tuyển chọn vi nấm phân hủy xenlulo dưới tán rừng thông tại đại lải ...
 
Luận văn: Xác định hydrocacbon thơm đa vòng trong thực phẩm
Luận văn: Xác định hydrocacbon thơm đa vòng trong thực phẩmLuận văn: Xác định hydrocacbon thơm đa vòng trong thực phẩm
Luận văn: Xác định hydrocacbon thơm đa vòng trong thực phẩm
 
Nghiên cứu xây dựng mô hình thu sương làm nước sạch từ các loại sợi tự nhiên
Nghiên cứu xây dựng mô hình thu sương làm nước sạch từ các loại sợi tự nhiênNghiên cứu xây dựng mô hình thu sương làm nước sạch từ các loại sợi tự nhiên
Nghiên cứu xây dựng mô hình thu sương làm nước sạch từ các loại sợi tự nhiên
 
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ bản luông đến môi trườn...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ bản luông đến môi trườn...đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ bản luông đến môi trườn...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ bản luông đến môi trườn...
 
Phân lập các chủng nấm trichoderma spp. từ đất hồ tiêu ở đồng nai và đánh giá...
Phân lập các chủng nấm trichoderma spp. từ đất hồ tiêu ở đồng nai và đánh giá...Phân lập các chủng nấm trichoderma spp. từ đất hồ tiêu ở đồng nai và đánh giá...
Phân lập các chủng nấm trichoderma spp. từ đất hồ tiêu ở đồng nai và đánh giá...
 
đáNh giá biến dị di truyền các nhóm tôm sú (penaeus monodon) làm vật liệu ban...
đáNh giá biến dị di truyền các nhóm tôm sú (penaeus monodon) làm vật liệu ban...đáNh giá biến dị di truyền các nhóm tôm sú (penaeus monodon) làm vật liệu ban...
đáNh giá biến dị di truyền các nhóm tôm sú (penaeus monodon) làm vật liệu ban...
 
đồ án
đồ ánđồ án
đồ án
 
Luận văn: Sự tăng trưởng in vitro của cây mầm lúa Oryza sativa L
Luận văn: Sự tăng trưởng in vitro của cây mầm lúa Oryza sativa LLuận văn: Sự tăng trưởng in vitro của cây mầm lúa Oryza sativa L
Luận văn: Sự tăng trưởng in vitro của cây mầm lúa Oryza sativa L
 
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...
 
Dạy chỉnh trị đọc hiểu cho học sinh tiểu học chậm phát triển ranh giới dưới g...
Dạy chỉnh trị đọc hiểu cho học sinh tiểu học chậm phát triển ranh giới dưới g...Dạy chỉnh trị đọc hiểu cho học sinh tiểu học chậm phát triển ranh giới dưới g...
Dạy chỉnh trị đọc hiểu cho học sinh tiểu học chậm phát triển ranh giới dưới g...
 
Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học và đánh giá một số hoạt tính sinh học trong...
Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học và đánh giá một số hoạt tính sinh học trong...Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học và đánh giá một số hoạt tính sinh học trong...
Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học và đánh giá một số hoạt tính sinh học trong...
 
Nghiên cứu tạo chồi địa lan kiếm tứ thời (cymbidium ensifolium) từ mô rễ bằng...
Nghiên cứu tạo chồi địa lan kiếm tứ thời (cymbidium ensifolium) từ mô rễ bằng...Nghiên cứu tạo chồi địa lan kiếm tứ thời (cymbidium ensifolium) từ mô rễ bằng...
Nghiên cứu tạo chồi địa lan kiếm tứ thời (cymbidium ensifolium) từ mô rễ bằng...
 
Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến sinh trưởng giống lúa Khang
Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến sinh trưởng giống lúa KhangẢnh hưởng của chế độ tưới nước đến sinh trưởng giống lúa Khang
Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến sinh trưởng giống lúa Khang
 
Thủy phân rơm rạ - Lên men cồn
Thủy phân rơm rạ - Lên men cồnThủy phân rơm rạ - Lên men cồn
Thủy phân rơm rạ - Lên men cồn
 
Đề tài: Quản lý tài nguyên và môi trường tỉnh Lào Cai đến 2030
Đề tài: Quản lý tài nguyên và môi trường tỉnh Lào Cai đến 2030Đề tài: Quản lý tài nguyên và môi trường tỉnh Lào Cai đến 2030
Đề tài: Quản lý tài nguyên và môi trường tỉnh Lào Cai đến 2030
 
Luận án: Biện pháp kỹ thuật sản xuất chè vụ đông xuân tỉnh Phú Thọ
Luận án: Biện pháp kỹ thuật sản xuất chè vụ đông xuân tỉnh Phú ThọLuận án: Biện pháp kỹ thuật sản xuất chè vụ đông xuân tỉnh Phú Thọ
Luận án: Biện pháp kỹ thuật sản xuất chè vụ đông xuân tỉnh Phú Thọ
 
Thành lập tờ bản đồ địa chính tờ số 20 tỉ lệ 1 1000 từ số liệu đo, xã nhã lộn...
Thành lập tờ bản đồ địa chính tờ số 20 tỉ lệ 1 1000 từ số liệu đo, xã nhã lộn...Thành lập tờ bản đồ địa chính tờ số 20 tỉ lệ 1 1000 từ số liệu đo, xã nhã lộn...
Thành lập tờ bản đồ địa chính tờ số 20 tỉ lệ 1 1000 từ số liệu đo, xã nhã lộn...
 

Similar to Luận văn: Thành phần loài giun sán ký sinh ở một số loài thằn lằn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

Similar to Luận văn: Thành phần loài giun sán ký sinh ở một số loài thằn lằn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620 (20)

Kết hợp hình thái và sinh học phân tử trong nghiên cứu chẩn loại giống rắn cạ...
Kết hợp hình thái và sinh học phân tử trong nghiên cứu chẩn loại giống rắn cạ...Kết hợp hình thái và sinh học phân tử trong nghiên cứu chẩn loại giống rắn cạ...
Kết hợp hình thái và sinh học phân tử trong nghiên cứu chẩn loại giống rắn cạ...
 
Luận án: Bệnh đơn bào do Leucocytozoon spp. gây ra ở gà nuôi
Luận án: Bệnh đơn bào do Leucocytozoon spp. gây ra ở gà nuôiLuận án: Bệnh đơn bào do Leucocytozoon spp. gây ra ở gà nuôi
Luận án: Bệnh đơn bào do Leucocytozoon spp. gây ra ở gà nuôi
 
Luận văn: Nghiên cứu đa dạng sinh học ốc cạn (Land Snails) ở khu vực xã La Hi...
Luận văn: Nghiên cứu đa dạng sinh học ốc cạn (Land Snails) ở khu vực xã La Hi...Luận văn: Nghiên cứu đa dạng sinh học ốc cạn (Land Snails) ở khu vực xã La Hi...
Luận văn: Nghiên cứu đa dạng sinh học ốc cạn (Land Snails) ở khu vực xã La Hi...
 
Luận văn: Nhiễm ký sinh trùng sốt rét ở vùng dân di biến động, 9đ
Luận văn: Nhiễm ký sinh trùng sốt rét ở vùng dân di biến động, 9đLuận văn: Nhiễm ký sinh trùng sốt rét ở vùng dân di biến động, 9đ
Luận văn: Nhiễm ký sinh trùng sốt rét ở vùng dân di biến động, 9đ
 
Luận văn: Mức độ kháng hóa chất diệt côn trùng của véc tơ sốt rét - Gửi miễn ...
Luận văn: Mức độ kháng hóa chất diệt côn trùng của véc tơ sốt rét - Gửi miễn ...Luận văn: Mức độ kháng hóa chất diệt côn trùng của véc tơ sốt rét - Gửi miễn ...
Luận văn: Mức độ kháng hóa chất diệt côn trùng của véc tơ sốt rét - Gửi miễn ...
 
luận văn thạc sĩ
luận văn thạc sĩluận văn thạc sĩ
luận văn thạc sĩ
 
Khoá luận tốt nghiệp nhân nhanh cây hoa dã yên thảo (petunia hybrida) bằng kĩ...
Khoá luận tốt nghiệp nhân nhanh cây hoa dã yên thảo (petunia hybrida) bằng kĩ...Khoá luận tốt nghiệp nhân nhanh cây hoa dã yên thảo (petunia hybrida) bằng kĩ...
Khoá luận tốt nghiệp nhân nhanh cây hoa dã yên thảo (petunia hybrida) bằng kĩ...
 
Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước, chiến lược sản xuất và thu nhập của hộ ...
Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước, chiến lược sản xuất và thu nhập của hộ ...Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước, chiến lược sản xuất và thu nhập của hộ ...
Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước, chiến lược sản xuất và thu nhập của hộ ...
 
Luận văn: Sự tạo mô sẹo và dịch treo tế bào từ cây Sưa, HOT
Luận văn: Sự tạo mô sẹo và dịch treo tế bào từ cây Sưa, HOTLuận văn: Sự tạo mô sẹo và dịch treo tế bào từ cây Sưa, HOT
Luận văn: Sự tạo mô sẹo và dịch treo tế bào từ cây Sưa, HOT
 
Đề tài: Ứng dụng viễn thám và GIS để khai thác cá ngừ đại dương
Đề tài: Ứng dụng viễn thám và GIS để khai thác cá ngừ đại dươngĐề tài: Ứng dụng viễn thám và GIS để khai thác cá ngừ đại dương
Đề tài: Ứng dụng viễn thám và GIS để khai thác cá ngừ đại dương
 
Luận văn: Ứng dụng viễn thám khai thác cá ngừ đại dương, 9đ - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Ứng dụng viễn thám khai thác cá ngừ đại dương, 9đ - Gửi miễn phí qu...Luận văn: Ứng dụng viễn thám khai thác cá ngừ đại dương, 9đ - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Ứng dụng viễn thám khai thác cá ngừ đại dương, 9đ - Gửi miễn phí qu...
 
Đặc điểm sinh học của giống chó dạng sói trong tìm kiếm bom mìn - Gửi miễn ph...
Đặc điểm sinh học của giống chó dạng sói trong tìm kiếm bom mìn - Gửi miễn ph...Đặc điểm sinh học của giống chó dạng sói trong tìm kiếm bom mìn - Gửi miễn ph...
Đặc điểm sinh học của giống chó dạng sói trong tìm kiếm bom mìn - Gửi miễn ph...
 
Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.
 
luận văn thạc sĩ
luận văn thạc sĩluận văn thạc sĩ
luận văn thạc sĩ
 
Đa dạng thực vật trong hệ sinh thái rừng ở Vườn Quốc gia Xuân Sơn
Đa dạng thực vật trong hệ sinh thái rừng ở Vườn Quốc gia Xuân SơnĐa dạng thực vật trong hệ sinh thái rừng ở Vườn Quốc gia Xuân Sơn
Đa dạng thực vật trong hệ sinh thái rừng ở Vườn Quốc gia Xuân Sơn
 
Khoá luận hóa hữu cơ.
Khoá luận hóa hữu cơ.Khoá luận hóa hữu cơ.
Khoá luận hóa hữu cơ.
 
Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...
Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...
Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...
 
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhận thức của ngườ...
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhận thức của ngườ...đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhận thức của ngườ...
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhận thức của ngườ...
 
Luận án: Hoạt hóa bùn đỏ để hấp phụ anion ô nhiễm nguồn nước - Gửi miễn phí q...
Luận án: Hoạt hóa bùn đỏ để hấp phụ anion ô nhiễm nguồn nước - Gửi miễn phí q...Luận án: Hoạt hóa bùn đỏ để hấp phụ anion ô nhiễm nguồn nước - Gửi miễn phí q...
Luận án: Hoạt hóa bùn đỏ để hấp phụ anion ô nhiễm nguồn nước - Gửi miễn phí q...
 
Khảo sát ảnh hưởng của các điều kiện nuôi cấy bán rắn lên sự hình thành bào t...
Khảo sát ảnh hưởng của các điều kiện nuôi cấy bán rắn lên sự hình thành bào t...Khảo sát ảnh hưởng của các điều kiện nuôi cấy bán rắn lên sự hình thành bào t...
Khảo sát ảnh hưởng của các điều kiện nuôi cấy bán rắn lên sự hình thành bào t...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 

Recently uploaded (20)

powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Luận văn: Thành phần loài giun sán ký sinh ở một số loài thằn lằn - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM ----------------------- Nguyễn Thị Ngọc Ánh NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI GIUN SÁN KÝ SINH Ở MỘT SỐ LOÀI THẰN LẰN THUỘC KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ, VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC HÀ NỘI - 2019
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM ----------------------- Nguyễn Thị Ngọc Ánh NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI GIUN SÁN KÝ SINH Ở MỘT SỐ LOÀI THẰN LẰN THUỘC KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ, VIỆT NAM Chuyên ngành: Động vật học Mã số: 8420103 LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: Hƣớng dẫn 1: TS. Trần Thị Bính HÀ NỘI - 2019
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình do bản thân tôi thực hiện. Các trích dẫn trong luận văn theo các nguồn công bố đầy đủ. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nếu sai sự thật tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Ánh
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc và chân thành tới thầy giáo hƣớng dẫn tôi là TS. Trần Thị Bính, thầy đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo cặn kẽ cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn trong thời gian sớm nhất. Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật và Ban giám hiệu Học viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam nhiệt tình giúp đỡ cả về tinh thần và vật chất để tôi hoàn thành công trình nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo, các cán bộ của hai Phòng Đào tạo thuộc Viện Sinh thái & Tài nguyên sinh vật và Học viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam đã tận tình cung cấp tri thức khoa học, phƣơng pháp nghiên cứu để tôi hoàn thành khóa học và công trình nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn các Cán bộ nghiên cứu khoa học của Phòng Ký sinh trùng học đã luôn chỉ bảo, động viên tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè đã luôn đồng hành cùng tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. HỌC VIÊN Nguyễn Thị Ngọc Ánh
  • 5. iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1 CHƢƠNG I. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ................................................... 4 1.1 .TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU KÝ SINH TRÙNG Ở THẰN LẰN TRÊN THẾ GIỚI........................................................................................... 4 1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU KÝ SINH TRÙNG Ở THẰN LẰN VIỆT NAM .............................................................................................................. 5 1.3. ĐĂC ĐIỂM TỰ NHIÊN CỦA KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ ............. 8 1.3.1. Điều kiện tự nhiên............................................................................. 8 1.3.2. Khí hậu.............................................................................................. 9 1.3.3. Đa dạng sinh học và các khu bảo tồn thiên nhiên ............................ 9 1.4. ĐĂC ĐIỂM CỦA CÁC LOÀI THẰN LẰN Ở KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ.................................................................................................................11 1.4.1. Rồng đất (Physignathus cocincinus Cuvier, 1829) ........................11 1.4.2. Tắc kè (Gekko gecko Linnaeus, 1758)............................................12 1.4.3. Nhông emma (Calotes emma Gray, 1845).....................................13 1.4.4. Nhông hàng rào (C. versicolor Daudin, 1802)...............................14 1.4.5. Thằn lằn bóng đốm (Eutropis macularia Blyth, 1853)..................15 1.4.6. Thằn lằn bóng đuôi dài (E. longicaudata Hallowell, 1856)...........16 1.4.7. Thằn lằn bóng hoa (E. multifasciata Kuhl, 1820) ..........................17 CHƢƠNG II. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................18 2.1. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .....................................18 2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu .....................................................................18 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................19 2.2. TƢ LIỆU VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ........................................20 2.2.1. Tƣ liệu nghiên cứu..........................................................................20 2.2.2. Thời gian nghiên cứu......................................................................20 2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................20 2.3.1. Thu mẫu và xác định loài thằn lằn..................................................20 2.3.2. Thu mẫu ký sinh trùng....................................................................20 2.3.3. Định hình và bảo quản mẫu vật ký sinh .........................................22
  • 6. iv 2.3.4. Làm tiêu bản ký sinh trùng .............................................................22 2.3.5. Chụp ảnh hiển vi điện tử quét.........................................................22 2.3.6. Đo, vẽ và mô tả ký sinh trùng.........................................................25 2.3.7. Định loại ký sinh trùng ...................................................................25 2.4. PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU.....................................................26 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ..........................27 3.1. DANH MỤC CÁC LOÀI GIUN SÁN KÝ SINH Ở THẰN LẰN KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ ..............................................................................27 3.2. PHÂN BỐ CỦA CÁC LOÀI GIUN SÁN KÝ SINH ..........................30 3.2.1. Phân bố của các loài giun sán theo các loài vật chủ.......................30 3.2.2. Phân bố của các loài giun sán theo địa hình, nơi sống ...................33 3.3. MÔ TẢ CÁC LOÀI GIUN SÁN KÝ SINH Ở THẰN LẰN BẮC TRUNG BỘ.................................................................................................................34 3.3.1. Acanthocephalus parallelcementglandatus Amin, Heckmann & Nguyen, 2014 (Hình 3.1.1 – 3.1.3)...........................................................35 3.3.2. Meteterakis mabuyae Chakravarty, 1944 (hình 3.2) .....................40 3.3.3. Meteterakis sp.1 (hình 3.3) .............................................................42 3.3.4. Meteterakis sp2. (hình 3.4) .............................................................44 3.3.5. Falcaustra sp. (hình 3.5.1 – 3.5.2) .................................................46 3.3.6. Paradistomum gekonum Bhalerao, 1929 (hình 3.6).......................49 3.3.7. Oochoristica calotes Nama & Khichi, 1974 (hình 3.7)..................51 3.3.8. Oochoristica chinensis Jensen, Schmitd & Kuntz, 1983 (hình 3.8) ............................................................................................................53 3.3.9. Oochoristica sp.1 (hình 3.9)...........................................................55 3.3.10. Oochoristica sp.2 (hình 3.10) .......................................................57 3.3.11. Oochoristica sp.3 (hình 3.11) .......................................................59 3.4. TÌNH HÌNH NHIỄM CÁC LOÀI GIUN SÁN KÝ SINH Ở CÁC LOÀI THẰN LẰN .................................................................................................61 3.4.1. Tỷ lệ nhiễm các loài giun sán ở vật chủ .........................................61 3.4.2. Cƣờng độ nhiễm các loài giun sán ở vật chủ..................................62 CHƢƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................64
  • 7. v 4.1. KẾT LUẬN...........................................................................................64 4.2. KIẾN NGHỊ ..........................................................................................64 TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................65
  • 8. vi DANH MỤC BẢNG Bảng 1. Thành phần loài thằn lằn đƣợc điều tra ký sinh trùng ở Việt Nam... 6 Bảng 2.1. Thành phần loài, địa điểm và số lƣợng thằn lằn nghiên cứu...18 Bảng 3.1. Thành phần loài giun sán phân bố theo vật chủ.......................31 Bảng 3.2. Đa dạng phân bố các loài giun sán theo vật chủ .......................32 Bảng 3.3. Thành phần loài giun sán phân bố theo địa hình, nơi sống.....33 Bảng 3.4. Tỷ lệ nhiễm các loài giun sán ở các loài vật chủ........................61 Bảng 3.5. Cƣờng độ nhiễm các loài giun sán ở các loài vật chủ ...............63
  • 9. vii DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Sơ đồ các điểm thu mẫu thằn lằn ở Bắc Trung Bộ (chấm đỏ)........19 Hình 3.1.1. Acanthocephalus parallelcementglandatus .................................37 Hình 3.1.2. Ảnh SEM của Acanthocephalus parallelcementglandatus .........38 Hình 3.1.3. Ảnh SEM của Acanthocephalus parallelcementglandatus .........39 Hình 3.2. Meteterakis mabuyae ......................................................................41 Hình 3.3. Meteterakis sp.1 ..............................................................................43 Hình 3.4. Meteterakis sp.2 ..............................................................................45 Hình 3.5.1. Falcaustra sp................................................................................47 Hình 3.5.2. Ảnh chụp SEM của loài Falcaustra sp........................................48 Hình 3.6. Paradistomum gekonum (Theo Nguyễn Thị Lê và cs. 2001).........50 Hình 3.7. Oochoristica calotes .......................................................................52 Hình 3.8. Oochoristica chinensis....................................................................54 Hình 3.9. Oochoristica sp.1 ............................................................................56 Hình 3.10. Oochoristica sp.2 ..........................................................................58 Hình 3.11. Oochoristica sp.3 ..........................................................................60
  • 10. viii DANH MỤC VIẾT TẮT 1. Ảnh chụp hiển vi điện tử quét : SEM 2. Ảnh chụp cắt lớp : TEM 3. Vƣờn Quốc gia : VQG 4. Trƣờng đại học : Trƣờng ĐH 5. Tài liệu tham khảo : TLTK 6. Ký sinh trùng : KST
  • 11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Khu vực Bắc Trung Bộ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có đủ các dạng địa hình cùng rất nhiều sinh cảnh phức tạp đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển đa dạng các loài động vật bò sát. Nhiều loài bò sát ở đây không những giữ vai trò quan trọng trong hệ sinh thái mà còn có ý nghĩa đối với đời sống con ngƣời nhƣ sử dụng làm thực phẩm, dƣợc liệu, kỹ nghệ da, nuôi làm cảnh... Khu hệ thằn lằn ở Việt Nam rất đa dạng với hơn 120 loài, trong đó 45 loài mới ghi nhận trong thập kỷ qua. Các loài thằn lằn có lịch sử hình thành từ cổ xƣa, trải qua nhiều niên đại địa chất nên lịch sử phát triển của nhóm bò sát này rất lý thú trong nghiên cứu khoa học sự sống. Nghiên cứu khu hệ ký sinh trùng ở thằn lằn vì thế quan trọng, nó cung cấp các thông tin về mối quan hệ phát sinh phát triển, tƣơng tác lẫn nhau của hai nhóm động vật này trong lịch sử hình thành địa động vật của chúng trong thiên nhiên Việt Nam. Nghiên cứu về ký sinh trùng ở thằn lằn Việt Nam có lịch sử từ hơn 50 năm trƣớc nhƣng khá rải rác ở trên 10 loài phổ biến và chỉ mới dừng ở mức độ điều tra, xác định thành phần loài, chƣa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu, mô tả các loài gây bệnh. Qua điều tra, khảo sát ký sinh trùng ở bò sát nuôi khu vực miền Bắc, chúng tôi nhận thấy có nhiều đối tƣợng gây bệnh nguy hiểm cho nhóm động vật này. Giun phổi Rhabdias spp. có tỷ lệ nhiễm khá cao và phổ biến ở nhiều loài bò sát nếu cƣờng độ nhiễm cao chắc chắn sẽ làm hủy hoại phổi và vật chủ sẽ chết. Nhóm giun đầu gai cũng khá phổ biến, với cƣờng độ nhiễm lớn chúng có thể làm chết vật chủ do chảy máu dạ dày và ruột. Đặc biệt, các loài chân khớp Raillietiella spp. và sán dây có kích thƣớc lớn ký sinh ở một số loài bò sát đã gây chết hoặc làm chậm sự phát triển của vật chủ. Mặc dù ngày càng có nhiều loài thằn lằn mới đƣợc phát hiện, nhƣng chƣa có nhiều dẫn liệu khoa học về thành phần loài ký sinh trùng và phân bố của các đối tƣợng gây bệnh này. Vì vậy, chúng tôi nghiên cứu đề tài luận văn “Nghiên cứu thành phần loài giun sán ký sinh ở một số loài thằn lằn
  • 12. 2 thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, Việt Nam” nhằm mục đích có đƣợc những dẫn liệu khoa học về ký sinh trùng trên các đối tƣợng động vật này. 2. Mục tiêu nghiên cứu Bổ sung các dẫn liệu khoa học về thành phần loài ký sinh trùng ở thằn lằn phía Bắc Trung Bộ, mô tả các loài giun sán ký sinh thu thập đƣợc. - Xác định đƣợc thành phần giun sán ký sinh trên một số đối tƣợng thằn lằn phổ biến trong thiên nhiên Bắc Trung Bộ. - Mô tả các đặc điểm hình thái của các loài giun sán ký sinh trên một số đối tƣợng thằn lằn phổ biến trong thiên nhiên Bắc Trung Bộ. 3. Nội dung nghiên cứu Nội dung 1: Điều tra, thu thập mẫu vật giun sán ký sinh ở một số loài thằn lằn tại các tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ, Việt Nam: - Chọn địa điểm nghiên cứu - Thu mẫu tại các địa điểm nghiên cứu - Phân lập ký sinh trùng - Định hình, xử lý mẫu Nội dung 2: Phân tích, định loại và lập danh mục thành phần loài giun sán ký sinh theo hệ thống phân loại hiện hành: - Xử lý, làm tiêu bản - Đo, vẽ và mô tả hình thái các loài ký sinh trùng - Chụp ảnh hiển vi điện tử quyét (SEM) - Phân tích, định loại và sắp xếp các loài theo hệ thống phân loại 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Cung cấp các dẫn liệu khoa học về hệ thống học, các đặc điểm hình thái học của các loài giun sán ký sinh trên một số đối tƣợng thằn lằn phổ biến trong thiên nhiên Bắc Trung Bộ.
  • 13. 3 5. Điểm mới của luận văn Đề tài cung cấp các dẫn liệu mới nhất về thành phần loài giun sán ký sinh ở bảy loài thằn lằn phổ biến của khu vực Bắc Trung Bộ: Rồng đất (Physignathus cocincinus), Tắc kè (Gekko gecko), Nhông emma (Calotes emma), Nhông hàng rào (C. versicolor), Thằn lằn bóng đốm (Eutropis macularia), Thằn lằn bóng đuôi dài (E. longicaudata), và Thằn lằn bóng hoa (E. multifasciata) ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Huế. Tổng số 15 loài giun sán ký sinh thuộc 9 giống, 7 họ đã đƣợc phát hiện. 6. Cấu trúc của luận văn Luận văn gồm 67 trang, đƣợc cấu trúc nhƣ sau: - Mở đầu: - Chƣơng 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu. - Chƣơng 2: Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu. - Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu và bàn luận. - Chƣơng 4: Kết luận và kiến nghị - Tài liệu tham khảo
  • 14. 4 CHƢƠNG I. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1 .TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU KÝ SINH TRÙNG Ở THẰN LẰN TRÊN THẾ GIỚI Khu hệ ký sinh trùng ở bò sát đã đƣợc nghiên cứu từ những năm đầu thế kỷ 20 và có mặt ở trong nhiều tuyển tập ký sinh trùng học của các học giả hàng đầu thế giới (Sarpilo, 1976 [1]; Yamaguti, 1935 [2]). Tuy nhiên, trong khu vực Đông Nam Á, đây vẫn là một đối tƣợng còn mới trong nghiên cứu cơ bản và chỉ có một vài phát hiện về thành phần loài ký sinh trùng, đáng kể là công trình của Scholz và District (1991) [3]; Palmieri và Sullivan (1997) [4]và Saehoong và Wongsawad (1997) [5]. Những năm gần đây, các phƣơng pháp, kỹ thuật hiện đại đã đƣợc sử dụng thƣờng xuyên hơn trong nghiên cứu phát hiện thành phần loài ký sinh trùng song song với các phƣơng pháp truyền thống. Các loài ký sinh trùng vẫn đƣợc nghiên cứu về hình thái học mô tả là chủ yếu, nhƣng các kỹ thuật sinh học phân tử đã giúp đỡ rất nhiều trong việc xác định nhanh tên loài, vị trí của chúng trong hệ thống phân loại và mối quan hệ họ hàng của các loài, quần thể loài trong các hệ sinh thái. Qua khảo sát các tài liệu công bố trong khoảng những năm gần đây, hơn 30 loài ký sinh trùng mới cho khoa học ở thằn lằn đƣợc công bố. Tuy nhiên, phần lớn các loài mới đƣợc công bố chỉ dựa trên các thông số đặc điểm hình thái thông thƣờng (Bursey et al. 2013, 2015 [6-10]; Kuzmin et al. 2003, 2012 [11, 12]). Gần đây, đã xuất hiện nhiều công trình công bố dựa vào các thông số phân tích bằng các phƣơng pháp hiện đại nhƣ kỹ thuật chụp ảnh hiển vi điện tử quét (SEM) và các kỹ thuật sinh học phân tử (Barta 2001 [13], Barta et al. 2001 [14], Harris et al. 2012 [15], Megia et al. 2013, 2014 [16, 17]). Nhờ các kỹ thuật hiện đại này, đã xuất hiện nhiều công trình tu chỉnh, sắp xếp lại các taxon trong hệ thống phân loại của ký sinh trùng (Tkach et al. 2000, 2001, 2003 [18-20]; Littlewood 2008 [21], Garcıa-Varela et al. 2010 [22], Verweyen et al. 2011 [23]). Một số loài ký sinh trùng đƣợc mô tả lại, sâu hơn về các đặc điểm hình thái nhờ ảnh SEM, ảnh chụp cắt lớp (TEM). Một số taxon bậc thấp (họ, giống, loài) đƣợc xem xét, đánh giá lại về mối
  • 15. 5 quan hệ họ hàng và vị trí phân loại học dựa vào các kỹ thuật phân tích di truyền các gen nhân và gen ti thể (Ahmed et al. 2011 [24], Scholz et al. 2011 [25], Martínez-Aquino 2013 [26], De Chambrier et al. 2015 [27]). Nhƣ vậy, việc áp dụng các phƣơng pháp, kỹ thuật nghiên cứu hiện đại đã giải quyết đƣợc nhiều vấn đề vƣớng mắc, tồn tại trong phân loại học và hệ quả là các hệ thống phân loại ký sinh trùng ngày nay đã có sự thay đổi so với trƣớc đây. Kết quả nghiên cứu có độ tin cậy cao hơn nhiều so với việc chỉ áp dụng các phƣơng pháp nghiên cứu truyền thống. 1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU KÝ SINH TRÙNG Ở THẰN LẰN VIỆT NAM Khu hệ bò sát của Việt Nam đƣợc đánh giá có tính đa dạng sinh học cao trên thế giới. Nguyễn Văn Sáng và Hồ Thu Cúc công bố 258 loài bò sát ở Việt Nam năm 1996 [28]. Sau các cuộc khảo sát của các nhà khoa học Việt Nam và quốc tế, nhiều loài bò sát mới đƣợc phát hiện thêm. Nguyễn Văn Sáng et al. [29] công bố danh lục 368 loài bò sát vào năm 2009 và hơn 10 năm sau, Ziegler & Nguyen (2010) [30] công bố danh lục 385 loài bò sát ở Việt Nam. Nhóm thằn lằn gồm các họ Tắc kè, Kỳ đà, Nhông, Thằn lằn bóng đƣợc biết có khoảng 120 loài và ít nhất có 57 loài đƣợc mô tả trong giai đoạn 1996 đến 2010. Trong đó các họ bò sát lớn nhất Việt Nam thuộc nhóm thằn lằn là họ Tắc Kè (42 loài) và họ Thằn lằn bóng (46 loài). Trái ngƣợc với các hoạt động nghiên cứu sôi động về khu hệ thằn lằn, rất ít thông tin về khu hệ ký sinh trùng ở các loài thằn lằn Việt Nam. Đến nay, chỉ có 10 loài thằn lằn đƣợc điều tra khu hệ ký sinh trùng với 45 loài ký sinh đƣợc phát hiện và 80% trong số đó (36 loài) đƣợc phát hiện ở Thạch sùng Hemidactylus frenatus (Schlegel, 1836), Kỳ đà vân Varanus nebulosus (Gray, 1831) và Kỳ đà hoa V. salvator (Laurenti, 1768). Lịch sử nghiên cứu ký sinh trùng ở thằn lằn Việt Nam bắt đầu khi Lê Văn Hòa và Nguyễn Văn Liêm [31] mô tả loài ký sinh trùng mới Abbreviata deschiensi (Nematoda) ở ruột của Nhông hàng rào Calotes versicolor (Daudin, 1802) ở miền Nam Việt Nam. Trải qua 50 năm sau, 9 loài thằn lằn
  • 16. 6 khác với 370 cá thể đƣợc điều tra về khu hệ ký sinh trùng bao gồm Kỳ đà vân V. nebulosus, Kỳ đà hoa V. salvator (họ Kỳ đà); Tắc kè hoa cân Gekko badenii, Thạch sùng H. frenatus (họ Tắc kè); Thằn lằn bóng đuôi dài Eutropis longicaudata (họ Thằn lằn bóng); Ôrô vảy Acanthosaura lepidogaster, Nhông đầu đen Calotes emma, Nhông cát rivơ Leiolepis reevesii và Nhông vietnam Pseudocalotes brevipes (họ Nhông) (bảng 1). Bảng 1. Thành phần loài thằn lằn đƣợc điều tra ký sinh trùng ở Việt Nam Tên loài thằn lằn Số lƣợng mẫu Địa điểm Miền Bắc Miền Nam Họ Kỳ đà Kỳ đà vân 23 Trại nuôi Kỳ đà hoa 20 Trại nuôi Họ Tắc kè Tắc kè hoa cân 65 Tây Ninh Thạch sùng 149 Nhiều nơi Họ Thằn lằn bóng Thằn lằn bóng đuôi dài 38 Nhiều nơi Họ Nhông Ôrô vảy 32 Nhông đầu đen 6 Nhông hàng rào Không rõ Tây Ninh Nhông cát rivơ 20 Hà Tĩnh Nhông vietnam 7 Phú Thọ, Bắc Cạn
  • 17. 7 Các loài Kỳ đà chủ yếu đƣợc thu thập ở các trang trại nuôi ở Hà Nội và các tỉnh lân cận với tổng số cá thể đƣợc nghiên cứu là 43, loài Kỳ đà vân có nguồn gốc phía Nam Việt Nam nhƣng đƣợc vận chuyển ra miền Bắc và đƣợc giữ lại ở các trại nuôi với mục đích vỗ béo trƣớc khi bán cho các nhà hàng hoặc xuất khẩu Trung Quốc. Đây là các loài có giá trị kinh tế rất cao, thịt thơm ngon nên đƣợc săn lùng gắt gao trong tự nhiên. Loài Tắc kè hoa cân có phân bố ở miền Nam Việt Nam, đây là một loài mới đƣợc đặt tên theo địa điểm phân bố (núi Bà Đen, tỉnh Tây Ninh). Loài Thạch sùng nhà và Thằn lằn bóng đuôi dài có số lƣợng nghiên cứu nhiều nhất, đây là loài sống phổ biến gần ngƣời, dễ thu thập. Các loài thuộc họ Nhông chủ yếu sống hoang dã trong thiên nhiên, một số loài đƣợc nuôi tại các trang trại với mục đích làm thực phẩm nhƣ Nhông cát. Tổng số 45 loài ký sinh trùng đã công bố ở thằn lằn Việt Nam, gồm có 11 loài sán dây (Cestoda), 12 loài sán lá (Trematoda), 18 loài giun tròn (Nematoda), 1 loài giun đầu gai (Acanthocephala) và 3 loài chân khớp (Pentastomida) [32-48]. Trong đó, 6 loài ký sinh trùng mới cho khoa học đƣợc công bố: Abbreviata deschiensi Le et Nguyen, 1966; Pharygodon duci Tran et al., 2007; Spauligodon vietnamensis Tran et al., 2007; Thelandros vietnamensis Bui et al., 2009; Cosmocercoides tonkinensis Tran et al., 2015 và Pseudoacanthocephalus nguyenthileae Amin et al., 2008. Đồng thời, 6 loài ký sinh trùng chƣa đƣợc định tên khoa học gồm 3 loài sán dây và 3 loài giun tròn. Phần lớn các loài ký sinh trùng đã đƣợc mô tả hình thái nhƣng chỉ mới có 3 loài đƣợc phân tích dựa vào các thông số ảnh chụp hiển vi điện tử quét (SEM): Cosmocercoides tonkinensis, Strongyluris calotes (Tran et al., 2015b [47]; Tran et al., 2016 [48]) và Pseudoacanthocephalus nguyenthileae (Amin et al., 2008 [41]). Phân loại bằng các phƣơng pháp hình thái học truyền thống nhiều khi đã gộp những cá thể hoặc quần thể ký sinh trùng mà thực chất chúng có những đặc điểm di truyền hoàn toàn khác biệt nhau. Đối với các nhóm ký sinh trùng có nhiều biến chủng và có tính đa dạng sinh học cao, hoặc các loài có họ hàng gần cùng ký sinh ở một đối tƣợng thằn lằn, phƣơng pháp nghiên cứu hình thái kể cả chụp ảnh SEM chƣa thể nhận biết hết đƣợc các đặc
  • 18. 8 điểm khác biệt cần thiết. Trong những trƣờng hợp đó, cần áp dụng các phƣơng pháp hiện đại hơn để làm sáng tỏ và chuẩn xác các đặc điểm hình thái. Những thành quả gần đây trong nghiên cứu ký sinh trùng ở thằn lằn, 2 loài Cosmocercoides tonkinensis, Strongyluris calotes đã đƣợc phát hiện nhờ các phƣơng pháp nghiên cứu di truyền học hiện đại (Tran et al., 2015a [46]; Tran et al., 2016 [48]). Loài C. tonkinensis có các đặc điểm hình thái rất tƣơng đồng với các loài C. multipapillata, C. bufonis và C. pulcher ở Đông Á. Các thông số hình thái của loài C. tonkinensis đều nằm xen kẽ trong các khoảng thông số của các loài trên nên rất khó đƣa ra những nhận định, phân tích các đặc điểm khác biệt nếu chỉ sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu hình thái thông thƣờng. Phân tích các ảnh chụp SEM và đặc biệt nhờ phƣơng pháp phân tích di truyền phân tử đã xác định loài ký sinh trùng ở Ôrô vảy thu ở Việt Nam là một loài mới cho khoa học (Tran et al., 2015a [46]). Ngƣợc lại, loài S. calotes có các thông số biến dị về số lƣợng các núm đuôi rõ ràng khi quan sát ảnh SEM đối với các mẫu thu ở Đông Á và Đông Nam Á (Tran et al., 2015b [47]) nhƣng các thông số phân tích di truyền cho thấy có sự tƣơng đồng tuyệt đối (Tran et al., 2016 [48]). Nhƣ vậy, tiếp tục áp dụng các phƣơng pháp hiện đại nhƣ SEM, PCR trong nghiên cứu ký sinh trùng ở thằn lằn là rất cần thiết để giải quyết các khó khăn trong phân loại. Nhƣ đã trình bày ở trên, khu hệ thằn lằn ở Việt Nam rất đa dạng nhƣng điều tra khu hệ ký sinh trùng của chúng thì rất thiếu thông tin mặc dù các nghiên cứu về 2 khu hệ này có thể hỗ trợ cho nhau, cung cấp các thông tin về sinh thái, sinh học và mối quan hệ phát sinh phát triển giữa các loài. 1.3. ĐĂC ĐIỂM TỰ NHIÊN CỦA KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ 1.3.1. Điều kiện tự nhiên Khu vực Bắc Trung Bộ của Việt Nam là vùng lãnh thổ kéo dài trên nhiều vĩ độ, từ dãy Tam Điệp đến dãy Bạch Mã, gồm 6 tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Phía Tây giáp Lào, là vùng núi và gò đồi thuộc dải Trƣờng Sơn, tiếp đến là dải đồng bằng nhỏ hẹp ở giữa, cuối cùng là cồn cát, dải cát ven biển ở phía Đông.
  • 19. 9 Đặc điểm địa chất nổi bật nhất của Bắc Trung Bộ là dãy Trƣờng Sơn. Đây là một dãy núi bị chia cắt bởi nhiều đèo và các vùng đồng bằng có chiều dài gần 1200 km và rộng 50-70 km. Phần lớn dãy Trƣờng Sơn chạy song song với đƣờng bờ biển miêng Trung, nằm ở giữa đƣờng biên giới với Lào và có độ cao 500 đến 2000 m. Những vùng đồng bằng nằm sát và đan xen với dãy Trƣờng Sơn. Các khu rừng thƣờng xanh chiếm ƣu thế ở các vùng núi và mức độ đa dạng cao về sinh cảnh chủ yếu xuất hiện ở đai độ cao dƣới 1000 m, trong đó có rừng bán thƣờng xanh và rựng rụng lá theo mùa chiếm ƣu thế. Vùng đồng bằng ven biển hẹp nằm giữa dãy Trƣờng Sơn và biển Đông, bị chia cắt bởi các cồn cát, phá và các cửa sông của nhiều con sông đổ ra biển từ dãy Trƣờng Sơn nằm ở phía Tây. 1.3.2. Khí hậu Nhìn chung, khu vực Bắc Trung Bộ có khí hậu gió mùa ẩm ƣớt hơn miền Bắc. Sự khác nhau về thời tiết ở những điểm khác nhau trong khu vực là do sự khác biệt lớn về độ cao, địa hình xung quanh (mà có thể tạo ra hiện tƣợng chắn mƣa), độ dốc và hƣớng của các sƣờn núi. Bắc Trung Bộ có nhiệt độ mùa hè và mùa đông tƣơng đồng miền Bắc nhƣng lƣợng mƣa cao hơn ở mức 2000-2500 mm/năm và mùa mƣa diễn ra chậm hơn, mƣa thƣờng xuyên xuất hiện nhất ở giữa tháng 8 và tháng 11. Hiện tƣợng khô nóng (gió Lào) thƣờng xuất hiện trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 7 do ảnh hƣởng của áp cao lục địa ở phía tây. 1.3.3. Đa dạng sinh học và các khu bảo tồn thiên nhiên Thảm thực vật trên những vùng núi đá vôi của dãy Trƣờng Sơn phần lớn là các loài bán thƣờng xanh có mức độ đặc hữu cao. Nhiều loài động vật đặc hữu và gần đặc hữu gắn liền với dãy Trƣờng Sơn. Nhiều loài động vật lớn đƣợc phát hiện là loài mới cho khoa học nhƣ Saola (Pseudoryn nghetinhensis), Mang lớn (Muntiacus vuquangensis), Mang trƣờng sơn (M. truongsonensis), ... Mặc dù khó có thể tính toán chính xác đƣợc mức độ đặc hữu và so sánh chúng giữa các khu vực khác nhau và các nhóm sinh vật khác
  • 20. 10 nhau, nhƣng các nhà khoa học đều nhất trí rằng các vùng núi ở miền Trung Việt Nam và những vùng đồng bằng tiếp giáp với chúng là điểm nóng của tính đa dạng trong vùng lục địa Đông Nam Á. Mặc dù dãy Trƣờng Sơn đƣợc quan tâm nhiều vì có những phát hiện mới về thú, vùng này còn chứng tỏ là khu vực có tính đa dạng sinh học cao và có nhiều loài mới đƣợc mô tả, trong đó gồm nhiều loài thằn lằn nhƣ Thạch sùng ngón Phong Nha – Kẻ Bàng (Cyrtodactylus phongnhakebangensis), Nhông cát sọc (Leiolepis guentherpetersi),... Các loài thằn lằn cỡ lớn nhƣ Kỳ đà vân và Kỳ đà hoa, bị săn bắt để lấy thịt và lấy da ở Việt Nam đều có phân bố ở khu vực Bắc Trung Bộ. Các khu vực bảo tồn thiên nhiên ở Bắc Trung Bộ hầu nhƣ đều nằm trong dãy Trƣờng Sơn, có vị trí tách biệt và khó tiếp cận. Những khu vực cực kỳ quan trọng nhƣ Phong Nha-Kẻ Bàng là khu di sản thiên nhiên thế giới, miền Tây Nghệ An là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Bên cạnh đó một số khu vực bảo tồn đƣợc hình thành từ khá sớm nhƣ Vƣờn quốc gia Bến En, Pù Mát, Vũ Quang hoặc Bạch Mã đều là những khu bảo tồn đa dạng sinh học quan trọng của Việt Nam. Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An là khu dự trữ sinh quyển có diện tích lớn nhất khu vực Đông Nam Á với tổng diện tích hơn 1,3 triệu ha; là hành lang xanh nối kết 3 vùng lõi gồm: Vƣờn quốc gia Pù Mát, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống và Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt tạo nên sự liên tục về môi trƣờng sống và các sinh cảnh duy trì hiệu quả bảo tồn đa dạng sinh học thông qua việc giảm bớt khó khăn về chia cắt nơi sống do các hoạt động kinh tế của con ngƣời tạo ra. Khu dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An có tính đa dạng sinh học rất cao đại diện cho hầu hết các kiểu rừng của rừng mƣa nhiệt đới, các sinh cảnh sống rất đa dạng bao gồm: núi, đất ngập nƣớc, suối và sinh cảnh khác. Đây là khu vực duy nhất của miền Bắc còn lại một diện tích lớn rừng nguyên sinh đang đƣợc bảo vệ tốt, đặc biệt là khu vực dọc biên giới Việt Lào. Vƣờn quốc gia Bạch Mã nằm trên một dãy núi ở cuối khu vực Bắc Trung Bộ, chỗ địa hình thu lại thành một dải hẹp. Bắt nguồn từ các dãy núi ở Lào tiến theo hƣớng Đông về phía bờ biển, dãy núi cao này cắt ngang vùng
  • 21. 11 đồng bằng ven biển chia tách khu hệ động thực vật miền Nam với miền Bắc và đánh dấu sự phân chia giữa hai vùng khí hậu. Vị trí, địa hình và điều kiện thời tiết tạo ra sự đa dạng cao về loài tại Bạch Mã. 1.4. ĐĂC ĐIỂM CỦA CÁC LOÀI THẰN LẰN Ở KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ 1.4.1. Rồng đất (Physignathus cocincinus Cuvier, 1829) Phân bố: Việt Nam: Toàn lãnh thổ Việt Nam Thế giới: Vũ Hán, Quảng Đông, Myanma, Lào, Đông Nam Thái Lan, và Capuchia. (Nguyễn VS và cs, 2009) Đây là loài phân bố rộng ở Việt Nam ở chủ yếu ở độ cao dƣới 600m so với mực nƣớc biển. (Nguồn: Phạm Thế Cƣờng)
  • 22. 12 1.4.2. Tắc kè (Gekko gecko Linnaeus, 1758) Phân bố: Việt Nam: Toàn lãnh thổ Việt Nam Thế giới: Ấn Độ, Banglades, Nepal, Trƣng Quốc, và Đông Nam Á (Nguyễn VS và cs, 2005) Đây là loài có giá trị làm dƣợc liệu, thƣơng mại và diệt côn trùng (Nguồn: Hoa Son)
  • 23. 13 1.4.3. Nhông emma (Calotes emma Gray, 1845) Phân bố: Việt Nam: Cao Bằng, Bắc Kạn, Ninh Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Nam, Kontum, Đồng Nai, Côn Đảo. Thế giới: Đông Ấn Độ, Trung Quốc, Afganistan, và các nƣớc Đông Nam Á (Nguyễn VS và cs, 2005). Đây là loài có giá trị về thẩm mĩ và khoa học. (Nguồn: Phạm Thế Cƣờng)
  • 24. 14 1.4.4. Nhông hàng rào (C. versicolor Daudin, 1802) Phân bố: Việt Nam: Toàn lãnh thổ Việt Nam Thế giới: Ấn Độ, Nam Trung Quốc, Srilanca, Lào, Malayxia, và Indonesia (Nguyễn VS và cs, 2005) Đây là loài có giá trị để làm cảnh. (Nguồn: Nguyễn Quảng Trƣờng)
  • 25. 15 1.4.5. Thằn lằn bóng đốm (Eutropis macularia Blyth, 1853) Phân bố: Việt Nam: Phân bố toàn lãnh thổ Thế giới: Ấn Độ, Pakistan, Bhutan, Srilanca, Banglades, và các nƣớc Đông Nam Á. (Nguyễn VS và cs, 2009). Đây là loài có giá trị làm thuốc, ăn côn trùng và làm thức ăn của một số loài động vật ăn thịt khác. (Nguồn: Phạm Thế Cƣờng)
  • 26. 16 1.4.6. Thằn lằn bóng đuôi dài (E. longicaudata Hallowell, 1856) Phân bố: Việt Nam: Toàn lãnh thổ Thế giới: Nam Trung Quốc, Đài Loan, Lào, Thái Lan, Malaysia (Nguyễn VS và cs, 2005). Loài này ăn côn trùng, dùng làm thuốc, đồng thời làm thức ăn của một số loài động vật ăn thịt khác. (Nguồn: Phạm Thế Cƣờng)
  • 27. 17 1.4.7. Thằn lằn bóng hoa (E. multifasciata Kuhl, 1820) Phân bố: Việt Nam: Toàn lãnh thổ Thế giới: Trung Quốc, Thái Lan, Lào (Nguyễn VS và cs, 2005). Loài này ăn côn trùng, dùng làm thuốc, đồng thời là thức ăn của các loài động vật ăn thịt khác. (Nguồn: Nguyễn Quảng Trƣờng)
  • 28. 18 CHƢƠNG II. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng vật chủ là các loài thằn lằn sống tự nhiên, đƣợc thu thập ở các địa điểm thuộc Bắc Trung Bộ. Thành phần, số lƣợng và địa điểm thu mẫu đƣợc trình bày ở bảng 2.1. Bảng 2.1. Thành phần loài, địa điểm và số lƣợng thằn lằn nghiên cứu STT Tên loài thằn lằn Địa điểm thu mẫu Số lƣợng mẫu 1 Rồng đất (Physignathus cocincinus) Tƣơng Dƣơng (Nghệ An) 3 Vqg Bạch Mã (Thừa Thiên Huế) 9 2 Tắc kè (Gekko gekko) Vinh (Nghệ An) 16 3 Nhông emma (Calotes emma) Khu bảo tồn Pù Huống (Nghệ An) 11 Tƣơng Dƣơng (Nghệ An) 2 4 Nhông hàng rào (C. versicolor) Vinh (Nghệ An) 18 Kỳ Anh (Hà Tĩnh) 3 5 Thằn lằn bóng đốm (Eutropis macularia) Vqg Bạch Mã (Thừa Thiên Huế) 5 6 Thằn lằn bóng đuôi dài (E. longicaudata) Vinh (Nghệ An) 40 Nam Đàn (Nghệ An) 13 7 Thằn lằn bóng hoa (E. multifasciata) Vinh (Nghệ An) 54 Nam Đàn (Nghệ An) 137 Tổng cộng 311
  • 29. 19 Địa điểm nghiên cứu gồm đại diện các vùng đồng bằng ven biển Nghệ An, Hà Tĩnh (Vinh, Nam Đàn và Kỳ Anh) và vùng miền núi Nghệ An, Thừa Thiên Huế (Tƣơng Dƣơng, Pù Huống và Bạch Mã). Đối tƣợng giun sán ký sinh bao gồm các loài sán lá (Trematoda), sán dây (Cestoda), giun tròn (Nematoda), giun đầu gai (Acanthocephala). 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu Mẫu ký sinh trùng thu thập từ các loài Thằn lằn trong năm 2017 – 2019 ở các huyện Tƣơng Dƣơng, Nam Đàn, TP Vinh và khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống (Nghệ An); Kỳ Anh (Hà Tĩnh) và vƣờn quốc gia Bạch Mã (Thừa Thiên Huế). Hình 2.1. Sơ đồ các điểm thu mẫu thằn lằn ở Bắc Trung Bộ (chấm đỏ)
  • 30. 20 2.2. TƢ LIỆU VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 2.2.1. Tƣ liệu nghiên cứu - Nghiên cứu hình thái học các loài giun sán ký sinh trên 207 mẫu: + Sán dây: 30 mẫu + Sán lá: 52 mẫu + Giun tròn: 105 mẫu + Giun đầu gai: 20 mẫu 2.2.2. Thời gian nghiên cứu Đề tài luận văn thực hiện tại phòng thí nghiệm Ký sinh trùng, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam trong khoảng thời gian từ tháng 8/2017 đến tháng 8/2019. 2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1. Thu mẫu và xác định loài thằn lằn 2.3.1.1. Thu mẫu thằn lằn Mẫu thằn lằn đƣợc thu thập bằng các biện pháp khác nhau nhƣ câu, giăng lƣới, đặt bẫy, dùng vợt, bắt bằng tay, …. 2.3.1.2. Định loại thằn lằn - Định loại các loài thằn lằn đƣợc thực hiển bởi nhà khoa học bò sát thuộc Viện Sinh thái & Tài nguyên sinh vật; Trƣờng ĐH Vinh (Nghệ An) và tham khảo các tài liệu định loại có liên quan. - Tên phổ thông, tên khoa học của các loài theo Nguyễn Văn Sáng và cs., 2009 [29]. 2.3.2. Thu mẫu ký sinh trùng Các mẫu Thằn lằn đƣợc đƣợc giải phẫu để tách các nội quan bên trong theo phƣơng pháp của Sarpilo (1976) [1]. Các nội quan đƣợc quan sát trực tiếp dƣới kính lúp soi nổi (dissecting microscop) để thu mẫu ký sinh trùng.
  • 31. 21 Mẫu ký sinh trùng đƣợc xác định, phân loại tại chỗ và tách riêng trong các đĩa petri khác nhau chứa dung dịch nƣớc muối sinh lí. Nhông emma (Calotes emma) Rồng đất (Physignathus cocincinus)
  • 32. 22 2.3.3. Định hình và bảo quản mẫu vật ký sinh Các mẫu vật sán lá, sán dây, giun tròn để duỗi ra trong khoảng 5-10 phút; riêng giun đầu gai để 2-5 giờ hoặc để qua đêm để chắc chắn vòi không bị thụt vào trong cơ thể. Làm sạch mẫu vật trƣớc khi xử lý mẫu giun sán ký sinh bằng nƣớc nóng (đối với sán dây, sán lá và giun tròn) hoặc để chết tự nhiên (đối với giun đầu gai); bảo quản vật mẫu trong dung dịch etanol 70% theo các phƣơng pháp thƣờng quy để nghiên cứu hình thái. Các mẫu nghiên cứu di truyền phân tử đƣợc bảo quản trong etanol 95%. Các mẫu ký sinh trùng đƣợc bảo quản trong các ống tuýp, lọ có nút vặn khít và gắn nhãn etiket ghi đầy đủ thông tin về tên vật chủ; cơ quan nhiễm; số lƣợng, loại ký sinh trùng; ngày thu mẫu; địa điểm thu mẫu… Sổ thực địa cũng phải ghi đầy đủ các thông tin tƣơng ứng. 2.3.4. Làm tiêu bản ký sinh trùng Các mẫu ký sinh trùng đƣợc làm tiêu bản theo phƣơng pháp của Sarpilo (1976) [1]. Sán lá, sán dây và giun đầu gai đƣợc nhuộm carmin alumi; loại nƣớc qua etanol 70%, 80%, 95%, 100%; làm trong bằng xylen và gắn bom canada; mỗi công đoạn cần trải qua 30 phút đến 1 giờ. Giun tròn và giáp xác đƣợc làm trong bằng dung dịch glyxerin-axit lactic. Mỗi tiêu bản cần gắn nhãn etiket ghi đầy đủ thông tin về loài ký sinh trùng, số lƣợng, vật chủ, địa điểm thu mẫu. 2.3.5. Chụp ảnh hiển vi điện tử quét Quy trình xử lý mẫu ký sinh trùng cho SEM gồm các bƣớc chính sau. Cố định mẫu ký sinh trùng: Sự cố định mẫu ký sinh trùng hợp lý là khâu quan trọng nhất trong toàn bộ quy trình chuẩn bị một tiêu bản tốt cho SEM. Trong hầu hết các trƣờng hợp dung dịch cố định và kỹ thuật xử lý mẫu cho LM thƣờng là không phù hợp khi áp dụng cho SEM. Vì vậy, dung dịch formalin nóng hoặc các dung dịch cố định có gốc formalin là không thích hợp trong kỹ thuật SEM. Thay
  • 33. 23 vào đó dung dịch cố định có gốc glutaraldehyd lạnh thƣờng đáp ứng cho việc xử lý hầu hết các nhóm ký sinh trùng khác nhau. Sự cố định (fixation) mẫu vật là một quá trình gồm có 2 phần khác nhau: cố định sơ cấp các phân tử protein bằng một aldehyd hoặc hỗn hợp của aldehyd, cố định thứ cấp với osmium tetroxid để xử lý các loài mỡ không no. Vì vậy, một dung dịch cố định tốt là dung dịch đƣợc chọn sao cho mỗi phân tử của chất cố định có cả 2 nhóm phản ứng có khả năng cố định sơ cấp và thứ cấp. Các chất cố định có thể làm thay đổi mạnh độc tố của các mô do thƣờng đƣợc sử dụng với một hệ chất đệm (buffer) là sodium cacocat và phosphat. Đây là các chất đệm phổ biến, đƣợc sử dụng cho các mẫu sinh học. Các chất đệm thƣờng chứa các độc tố nhƣ solium cacocat chứa arsenic có thể gây nguy hiểm cho ngƣời sử dụng, trong khi phosphat kém độc hơn nhƣng lại dễ dàng nhiễm khuẩn và nấm. Tuy nhiên, độc tố của các chất đệm có thể thay đƣợc thay đổi bằng việc phối chế thêm một số chất điện giải hoặc chất không điện giải. Chuẩn bị chất đệm: sodium phosphat (SP với 0,1M), sodium cacocat 21,4g, hoặc 15,5g loại khan nƣớc pha với nƣớc cất cho đủ 500ml. Điều chỉnh pH (bằng axit hydrochloric) = 7. Có thể chuẩn bị chất đệm đơn (monobasic sodium phosphat = MSP) hoặc chất đệm kép (dibasic sodium phosphat = DSP) hoặc với các tổ hợp khác nhau để điều chỉnh pH = 7 nhƣ sau: MSP: 26,85g MSP + nƣớc cất = 500ml và DSP: 13,80g DSP + nƣớc cất =500ml. Sodium phosphat = SP (0,2M), pH = 7: 19,5ml MSP + 30ml DSP. Dung dịch cố định: Glutaraldehyd (70%) + chất đệm theo % mong muốn. Ví dụ cho dung dịch 4% = 2ml GA +33ml chất đệm. Cố định mẫu vật: Dung dịch cố định mạnh (đậm đặc) thƣờng gây nhăn nheo vật mẫu do ƣu trƣơng, còn dung dịch loãng thƣờng chỉ bảo quản tốt ban đầu nhƣng không làm cho mô đủ cứng để chống lại tác động của các yếu tố khác về sau. Vì vậy, tốt nhất là bắt đầu bằng dung dịch yếu, sau đó tăng dần lên đến đủ mạnh. Đối với hầu hết các ký sinh trùng sự cố định lạnh là thích hợp. Để cố định nhanh ở nhiệt độ phòng, mẫu vật đƣợc đặt trong một lƣợng
  • 34. 24 nƣớc lạnh (4o C), sau đó nhỏ dung dịch đệm 0,1M (4%) lên mẫu vật 15 phút một lần cho đến khi nồng độ dung dịch với mẫu tăng lên 2%. Sau khi đạt đến nồng độ ban đầu tiếp tục cố định ở 4o C từ 24-48h. Khử glycerin: Khâu xử lý này chỉ sử dụng trong trƣờng hợp sử dụng mẫu đã xử lý theo Seinhorst để làm tiêu bản làm trong giun tròn, giun đầu gai hoặc giáp xác. Dùng nƣớc cất để rửa ký sinh trùng cho đến khi hết glycerin, có thể sử dụng song siêu âm chiếu trong 5 phút để loại bỏ các hạt bẩn nhỏ bám dính trên bề mặt ký sinh trùng. Sau khi rửa nƣớc cất tiếp tục xử lý ngâm ký sinh trùng bằng dung dịch osmin tetroxid (trong nƣớc cất) và để qua đêm (12h). Khử nƣớc: Tiếp tục khử nƣớc trong tuyến trùng bằng etanol qua các nồng độ khác nhau: 30, 50, 70, 95, 100%. Thời gian cho mỗi bƣớc khử nƣớc tùy thuộc vào kích thƣớc mẫu ký sinh trùng, thƣờng từ 30 phút đến 8h, trong đó giai đoạn etanol 100% phải đảm bảo ít nhất 8h. Xử lý khô tới hạn: Nhằm tránh cho ký sinh trùng bị hủy hoại trong quá trình xử lý. Sử dụng CO2 hóa lỏng ở nhiệt độ 31,1o C, áp suất 72,9 BAR cho phép làm khô tới hạn mẫu vật. Trong quá trình di chuyển mẫu đã xử lý làm khô bằng CO2, mẫu ký sinh trùng đƣợc giữ trong cồn tuyệt đối. Khuôn mẫu: Ký sinh trùng đã đƣợc xử lý làm khô đƣợc chuẩn bị tiêu bản cho quan sát bằng cách chuyển từng cá thể gắn lên một thanh dạng đũa bằng thủy tinh, còn gọi là thanh gá mẫu tiêu chuẩn. Bề mặt của thanh gá mẫu đƣợc phủ chất tự động bám dính bằng ống nhôm đƣợc dính vào bảng keo dán nicken. Đặt mẫu ký sinh trùng trên thanh mẫu sao cho đầu ký sinh trùng nằm trên đũa thủy tinh và có thể quan sát dễ dàng bề mặt. Phun phủ kim loại: Mạ vàng tiêu bản trƣớc khi chuyển vào buồng mẫu nhằm làm cho vật mẫu chịu đựng đƣợc trong điều kiện chân không để tiến hành quan sát. Lớp vàng đƣợc mạ có độ dày 300-400Ao . Do ký sinh trùng đã xử lý đƣợc hoạt hóa điện tử rất dễ bắt bụi, gây ảnh hƣởng xấu nên cần bảo quản cẩn thận mẫu ký sinh trùng đã đƣợc xử lý khô.
  • 35. 25 Chất dính nicken dễ bay hơi và gây độc, cần thận trọng khi xử lý ký sinh trùng, tránh hít vào phổi. Các mẫu giun tròn và giun đầu gai có số cá thể nhiều đƣợc chụp ảnh SEM trên kính hiển vi điện tử quét XL30 ESEMFEG; FEI, Hillsboro, Oregon (Mỹ). 2.3.6. Đo, vẽ và mô tả ký sinh trùng Các mẫu vật giun sán ký sinh đƣợc đo, vẽ và mô tả hình thái, cấu tạo dƣới kính hiển vi quang học Olympus CH40; sau đó đƣợc so sánh, đối chiếu với các bản mô tả các bộ, họ, giống, loài tƣơng ứng trong các hệ thống phân loại phù hợp và tham khảo ý kiến các chuyên gia. Mô tả các loài giun sán theo trình tự quy định của sách Động vật chí. Các số liệu, kết quả đƣợc xử lý bằng các chƣơng trình ứng dụng thống kê toán học Exel ANOVA trên máy vi tính. 2.3.7. Định loại ký sinh trùng Định loại các loài ký sinh trùng theo tài liệu của Sarpilo (1976) [1], Yamaguti (1935) [2], Amin và cs. (2008, 2014) [41, 49]; Tran et al. (2015, 2016) [46-47]... Sử dụng các khóa định loại đối với từng nhóm ký sinh trùng: Định loại sán lá (Trematoda): Dựa vào đặc điểm hình thái cơ thể; cấu tạo, kích thƣớc, vị trí sắp xếp của cơ quan sinh dục và các cơ quan khác… Định loại sán dây (Cestoda): Dựa vào đặc điểm hình thái cơ thể; cấu trúc của giác bám (Haptor), sự phân đốt; cấu tạo cơ quan sinh dục.... Định loại giun tròn (Nematoda): Dựa vào đặc điểm hình thái cơ thể; cấu tạo miệng, gai giao phối; cấu tạo, kích thƣớc, vị trí sắp xếp của cơ quan sinh dục và các cơ quan khác… Định loại giun đầu gai (Acanthocephala): Dựa vào đặc điểm hình thái cơ thể; cấu trúc gai, số lƣợng, kích thƣớc gai; cấu tạo, kích thƣớc, vị trí sắp xếp của cơ quan sinh dục…
  • 36. 26 Sau khi đã xác định đƣợc thành phần giun sán ký sinh làm cơ sở để xác định tỷ lệ, cƣờng độ nhiễm các nhóm giun sán ký sinh trên từng loài vật chủ nghiên cứu. 2.4. PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU Số liệu đƣợc nhập vào và bảng biểu đƣợc thiết lập bằng phần mềm Microsoft Excel (Version 2010). - Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm đƣợc tính theo công thức sau: + Tỷ lệ nhiễm (%) = (Số thằn lằn nhiễm ký sinh trùng / Tổng số thằn lằn kiểm tra) x 100% + Cƣờng độ nhiễm (mw/n) = (Tổng số ký sinh trùng / Tổng số mẫu thằn lằn nhiễm)
  • 37. 27 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1. DANH MỤC CÁC LOÀI GIUN SÁN KÝ SINH Ở THẰN LẰN KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ Kết quả phân tích các mẫu vật ký sinh trùng ở các loài thằn lằn thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, chúng tôi đã xác định đƣợc 15 loài thuộc 4 nhóm giun sán ký sinh: Giun đầu gai (1 loài); Giun tròn (7 loài); Sán dây (5 loài) và Sán lá (2 loài). Dƣới đây là danh sách 15 loài giun sán ký sinh đã thu thập đƣợc: Giun đầu gai (Acanthocephala) Họ Echinorhynchidae Cobbold, 1879 1. Acanthocephalus parallelcementglandatus Amin, Heckmann & Nguyen, 2014 Giun tròn (Nematoda): Họ Strongyloididae Chitwood et McIntosh, 1934 2. Strongyluris calotis Baylis et Daubney, 1923 Họ Pharyngodonidae Travassos, 1919 3. Pharyngodon duci Tran, Bursey & Goldberg, 2007 4. Spauligodon vietnamensis Tran, Bursey & Goldberg, 2007 Họ Heterakidae Railliet et Henry, 1914 5. Meteterakis mabuyae Chakravarty, 1944 6. Meteterakis sp.1 7. Meteterakis sp.2 Họ Kathlaniidae Lane, 1914 8. Falcaustra sp. Sán dây (Cestoda) Họ Anoplocephalidae Cholodkowsky, 1902 9. Oochoristica calotes Nama &Khichi 1974
  • 38. 28 10. O. chinensis Jensen, Schmitd & Kuntz, 1983 11. Oochoristica sp.1 12. Oochoristica sp.2 13. Oochoristica sp.3 Sán lá (Digenea) Họ Dicrocoeliidae Looss, 1899 14. Paradistomum gekonum Bhalerao, 1929 15. P. orientalis (Narain et Das, 1929) Bhalerao, 1936 Loài giun đầu gai A. parallelcementglandatus đƣợc Amin et al. (2014) mô tả từ cá trê trắng (Clarius batrachus) ở Thanh Hoá, sau đó đƣợc phát hiện ở hai loài ếch (Hylarana attigua, Odorrana sp.) ở miền Trung Việt Nam (Amin et al., 2018). Đây là lần đầu tiên loài giun đầu gai này đƣợc phát hiện ở các loài bò sát và là loài ký sinh rộng ở 3 lớp động vật (cá, ếch nhái và bò sát) ở miền Trung Việt Nam. S. calotis là một loài giun tròn phân bố rộng trong khu vực châu Á, ký sinh ở thằn lằn họ Agamidae thuộc vùng địa lý động vật Oriental. Loài ký sinh trùng này đã đƣợc nghiên cứu hình thái học và có sự khác biệt số lƣợng, cách sắp xếp các núm đuôi giữa các quần thể ký sinh trên 2 loài vật chủ khác nhau (P. brevipes và C. emma) ở Việt Nam (Tran et al. 2016). Hai loài giun tròn P. duci và P. vietnamensis (họ Pharyngodonidae) đƣợc Tran et al. (2007) mô tả trên các mẫu vật thu từ loài tắc kè hoa cân (Gekko ulikovskii) có phạm vi phân bố hẹp ở Tây Nguyên. Đây là lần đầu tiên cả hai loài này đƣợc phát hiện ký sinh trên một loài tắc kè khác (Gekko gecko) ở miền Trung, Việt Nam. Giống Meteterakis Karve 1930 gồm 25 loài đƣợc phát hiện ký sinh ở ếch nhái và bò sát vùng địa lý động vật Oriental (Inglis 1958; Skrjabin et al. 1961; Bursey et al. 2005; Zhang and Zhang 2011; Junker et al. 2015; Purwaningsih et al. 2015). Ở Việt Nam, loài M. japonica (Wilkie 1930) đƣợc phát hiện ở cá măng vây vàng (Elopichthys bambusa) và loài M. striaturus
  • 39. 29 (Oschmarin et Demshin 1972) đƣợc phát hiện từ rùa câm (Mauremys mutica Cantor, 1842; syn. Clemmys mutica). Các mẫu vật giun tròn thu đƣợc từ loài vật chủ: Nhông emma (Calotes emma), Tắc kè (Gekko gekko), và hai loài thằn lằn bóng hoa, thằn lằn bóng đuôi dài (E. longicaudata, E. multifasciata) có các đặc điểm hình thái học thuộc giống Meteterakis (hình 3.3 và 3.4) nhƣng cần có các nghiên cứu sâu hơn và phân tích các vùng gen 18S rDNA, 28S rDNA và ITS để khẳng định chính xác tên khoa học của loài. Loài Falcaustra sp. là loài giun tròn thứ hai của giống Falcaustra đƣợc phát hiện ở Việt Nam sau loài F. stewarti đƣợc ghi nhận ở rùa (Coura mouhotii, Keeled Box Turtle), miền Nam, Việt Nam (Berry F.J, 1984). Đây là loài giun tròn thứ 36 đƣợc phát hiện ký sinh ở cá và bò sát của vùng địa lý động vật Orieltal và là loài ký sinh trùng thứ ba đƣợc phát hiện ở thằn lằn . Các mẫu vật sán dây thu đƣợc ở thằn lằn khu vực Bắc Trung Bộ đều thuộc giống Oochoristica Lühe 1898 (họ Anoplocephalidae). Nghiên cứu hình thái học các mẫu vật này, chúng tôi chia thành 5 loài, trong đó đã định loại đƣợc hai loài là O. chinensis Jensen, Schmitd & Kuntz, 1983 và O. calotes Nama & Khichi, 1974; 3 dạng loài còn lại sẽ đƣợc tiếp tục nghiên cứu về hình thái học và phân tích các vùng gen 18S rDNA và 28S rDNA để khẳng định chính xác tên khoa học của loài. Giống Oochoristica gồm 26 loài đƣợc phát hiện ký sinh ở bò sát vùng địa lý động vật Oriental. Loài O. chinensis ký sinh rộng ở nhiều loài thằn lằn (Eutropis longicaudata, Japalura swinhonis, Hemydactylus frenatus) ở Đài Loan và Việt Nam. Loài O. calotes đƣợc phát hiện lần đầu ký sinh ở Calotes versicolor ở Ấn Độ, đây là lần đầu tiên loài này đƣợc phát hiện ở Việt Nam. Giống Paradistomum Kossak, 1910 (họ Dicrocoeliidae) gồm các loài sán lá ký sinh ở túi mật của các loài bò sát. Loài P. orientalis đƣợc phát hiện trong nghiên cứu này ký sinh phổ biến ở túi mật của thằn lằn bóng đuôi dài (Eutropis longicaudata), thằn lằn bóng hoa (E. multifasciata) và nhông hàng rào (Calotes versicolor), loài P. gekonum ít gặp hơn ở rồng đất (Physignathus cocincinus) và tắc kè (Gekko gecko).
  • 40. 30 3.2. PHÂN BỐ CỦA CÁC LOÀI GIUN SÁN KÝ SINH 3.2.1. Phân bố của các loài giun sán theo các loài vật chủ Kết quả nghiên cứu thành phần loài ký sinh trùng ở 7 loài thằn lằn (bảng 3.1) cho thấy, loài Thằn lằn bóng hoa có số lƣợng loài giun sán ký sinh đa dạng nhất (6 loài): 1 loài giun đầu gai, 1 loài sán lá, 2 loài giun tròn thuộc giống Meteterakis, 2 loài sán dây thuộc giống Oochoristica; loài Thằn lằn bóng đuôi dài nhiễm đủ cả 4 nhóm giun sán (sán dây, sán lá, giun tròn, giun đầu gai); loài Tắc kè nhiễm 3 loài giun tròn thuộc 3 giống khác nhau và 1 loài sán lá; loài Nhông emma nhiễm 1 loài sán dây và 2 loài giun tròn; loài Rồng đất và loài Nhông hàng rào nhiễm 1 loài sán lá và 2 loài giun tròn; Thằn lằn bóng đốm mới chỉ phát hiện 2 loài giun sán. Mặc dù toàn bộ 7 loài thằn lằn đều nhiễm giun sán ký sinh nhƣng ngoại trừ 2 loài Thằn lằn bóng hoa và Thằn lằn bóng đuôi dài có số lƣợng cá thể nghiên cứu tƣơng đối lớn, các loài còn lại có số lƣợng nghiên cứu thấp (dƣới 20 cá thể), vì vậy thành phần và số lƣợng các loài giun sán ký sinh ở các loài thằn lằn có thể gia tăng nếu tiếp tục nghiên cứu bổ sung.
  • 41. 31 Bảng 3.1. Thành phần loài giun sán phân bố theo vật chủ STT Tên loài vật chủ Thành phần giun sán ký sinh 1 Rồng đất (Physignathus cocincinus) Falcaustra sp. (giun tròn) Meteterakis sp.1 (giun tròn) Paradistomum gekonum (sán lá) 2 Tắc kè (Gekko gecko) Pharyngodon duci (giun tròn) Spauligodon vietnamensis (giun tròn) Meteterakis sp.2 (giun tròn) Paradistomum gekonum (sán lá) 3 Nhông emma (Calotes emma) Strongyluris calotis (giun tròn) Meteterakis sp.1 (giun tròn) Oochoristica sp.1 (sán dây) 4 Nhông hàng rào (C. versicolor) Strongyluris calotis (giun tròn) Oochoristica calotes (giun tròn) Paradistomum orientalis (sán lá) 5 Thằn lằn bóng đốm (Eutropis macularia) A. parallelcementglandatus (giun đầu gai) Oochoristica sp.2 (sán dây) 6 Thằn lằn bóng đuôi dài (E. longicaudata) A. parallelcementglandatus (giun đầu gai) Meteterakis mabuyae (giun tròn) Oochoristica chinensis (sán dây) Paradistomum orientalis (sán lá)
  • 42. 32 Bảng 3.2. Đa dạng phân bố các loài giun sán theo vật chủ STT Tên loài giun sán Số lƣợng loài vật chủ Số lƣợng họ vật chủ 1 2 3 1 2 1 Acanthocephalus parallelcementglandatus + + 2 Strongyluris calotis + + 3 Pharyngodon duci + + 4 Spauligodon vietnamensis + + 5 Meteterakis mabuyae + + 6 Meteterakis sp.1 + + 7 Meteterakis sp.2 + + 8 Falcaustra sp. + + 9 Oochoristica calotes + + 10 O. chinensis + + 11 Oochoristica sp.1 + + 12 Oochoristica sp.2 + + 13 Oochoristica sp.3 + + 14 Paradistomum gekonum + + 15 P. orientalis + + Tổng số 8 5 2 12 3
  • 43. 33 Nghiên cứu tính đa dạng ký sinh của 15 loài giun sán ở vật chủ thằn lằn (bảng 3.2) cho thấy hầu hết các loài giun sán có đời sống ký sinh chuyên hoá cao trên số ít vật chủ, trong đó có 8 loài giun sán mới chỉ phát hiện ký sinh ở duy nhất 1 vật chủ; 5 loài giun sán phát hiện ở 2 loài vật chủ và có 2 loài A. parallelcementglandatus (giun đầu gai) và P. orientalis (sán lá) ký sinh ở 3 loài vật chủ khác nhau. Hai loài sán lá Paradistomum spp. và loài giun tròn Meteterakis sp.1 đƣợc phát hiện ký sinh trên 2 họ thằn lằn, các loài còn lại chỉ mới phát hiện ở 1 họ vật chủ. 3.2.2. Phân bố của các loài giun sán theo địa hình, nơi sống Bảng 3.3. Thành phần loài giun sán phân bố theo địa hình, nơi sống STT Tên loài giun sán Nơi ký sinh Phân bố theo địa hình Đồng bằng Miền núi 1 A. parallelcementglandatus Ruột non + + 2 Strongyluris calotis Ruột già + 3 Pharyngodon duci Ruột già + 4 Spauligodon vietnamensis Ruột già + 5 Meteterakis mabuyae Ruột già + 6 Meteterakis sp.1 Ruột già + + 7 Meteterakis sp.2 Ruột già + 8 Falcaustra sp. Ruột non + 9 Oochoristica calotes Ruột non + 10 O. chinensis Ruột non + 11 Oochoristica sp.1 Ruột non + 12 Oochoristica sp.2 Ruột non + 13 Oochoristica sp.3 Ruột non + 14 Paradistomum gekonum Mật + 15 P. orientalis Mật + Tổng cộng 9 8
  • 44. 34 Nghiên cứu sự phân bố nơi sống của các loài giun sán (bảng 3.3) cho thấy, đa số các loài ký sinh ở hệ thống tiêu hoá của vật chủ, trong đó 7 loài ký sinh ở ruột non, 6 loài ký sinh ở ruột già và 2 loài ký sinh ở mật. Tất cả các loài sán dây và giun đầu gai đều ký sinh ở ruột non, thông thƣờng đƣợc phát hiện ở đầu ruột non, chúng sử dụng máu của vật chủ và các chất dinh dƣỡng từ ruột non làm thức ăn. Có 6/7 loài giun tròn chỉ ký sinh ở ruột già, đây đều là các loài giun tròn có kích thƣớc cơ thể nhỏ, riêng loài Falcaustra sp. có kích thƣớc cơ thể tƣơng đối lớn đƣợc phát hiện ký sinh ở ruột non. Nghiên cứu sự phân bố của các loài giun sán theo địa hình cho thấy, có 9 loài đƣợc phát hiện ở khu vực đồng bằng ven biển và 8 loài đƣợc phát hiện ở khu vực đồi núi Bắc Trung Bộ. Loài giun đầu gai A. parallelcementglandatus và loài giun tròn Meteterakis sp.1 đƣợc phát hiện ở cả vùng đồng bằng và khu vực miền núi Bắc Trung Bộ, trong đó loài giun đầu gai đã đƣợc ghi nhận là loài phân bố rộng ký sinh trên nhiều lớp động vật (cá, ếch nhái, bò sát). Trong số 5 loài sán dây thuộc giống Oochoristica có 3 loài đƣợc phát hiện ở khu vực đồng bằng ven biển và 2 loài đƣợc phát hiện ở khu vực miền núi. Hai loài sán lá ký sinh ở mật thằn lằn, loài Paradistomum gekonum mới đƣợc phát hiện ở khu vực miền núi Thừa Thiên Huế còn loài P. orientalis đƣợc phát hiện ở khu vực đồng bằng ven biển Nghệ An. 3.3. MÔ TẢ CÁC LOÀI GIUN SÁN KÝ SINH Ở THẰN LẰN BẮC TRUNG BỘ Trong số 15 loài giun sán có 1 loài sán lá đã đƣợc mô tả trong sách Động vật chí Việt Nam (Paradistomum orientalis); 3 loài giun tròn đã đƣợc mô tả từ các nghiên cứu trƣớc đây (Strongyluris calotis, Pharyngodon duci, Spauligodon vietnamensis); 3 loài giun tròn và 3 loài sán dây chƣa xác định tên loài, sẽ đƣợc phân tích sâu hơn bằng phƣơng pháp sinh học phân tử. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn chúng tôi đã mô tả 11 loài giun sán ký sinh sau đây.
  • 45. 35 3.3.1. Acanthocephalus parallelcementglandatus Amin, Heckmann & Nguyen, 2014 (Hình 3.1.1 – 3.1.3) Vật chủ: Thằn lằn bóng hoa (E. multifasciata), thằn lằn bóng đuôi dài (E. longicaudata), Thằn lằn bóng đốm (Eutropis macularia) Nơi ký sinh: ruột non Phân bố: Nghệ An Mô tả: Thân cong về mặt bụng, kích thƣớc nhỏ đến trung bình, hình trụ, dày, dài, rộng nhất ở phần trƣớc. Thành cơ thể thƣờng dày ở mặt lƣng hơn mặt bụng. Con cái lớn hơn con đực. Vòi có kích thƣớc trung bình, hình trụ, hai thành song song và không có cấu trúc đỉnh rõ ràng. Móc vòi cong về phía sau, có lõi nổi bật kéo dài đến chân móc, mỏng hơn phần vỏ, của con cái lớn hơn con đực nhƣng số lƣợng và cách sắp xếp tƣơng tự ở cả con cái và con đực. Không có khác biệt về chiều dài các móc bụng và móc lƣng. Các móc đỉnh và móc cuối cùng nhỏ nhất; móc số 3 lớn nhất, dày nhất; độ dày của móc tƣơng ứng với chiều dài của lƣỡi móc. Chân móc đơn giản, bằng 2/3 chiều dài lƣỡi móc. Cổ nổ bật với 2 hố cảm giác ở bên. Bao vòi dài gấp 2 lần vòi, có thành đôi, mút sau không kín. Bao vòi có 2 hạch nhân ở phía ngoài đáy và hạch thần kinh lớn ở đáy. Tuyến cổ bằng nhau, dạng ngón, kích thƣớc trung bình, dài hơn bao vòi. Con đực (9 mẫu vật): Thân 6,120–8,700 (7,160) mm x 1,000–1,420 (1,250) mm. Vòi 0,416–0,468 (0,434) x 0,270–0,395 (0,331) mm, chứa 16–21 (18) hàng móc dọc, mỗi hàng 5 móc. Chiều dài móc lƣng (và chân móc) lần lƣợt là 0,067 (0,045), 0,075 (0,052), 0,075 (0,052), 0,062 (0,050), 0,060 (0,045) mm. Chiều dài móc bụng (và chân móc) lần lƣợt là 0,071 (0,050), 0,080 (0,055), 0,077 (0,052), 0,075 (0,055), 0,070 (0,050) mm. Cổ dài 0,104– 0,224 (0,187) mm ở mặt lƣng và rộng 0,364–0,478 (0,423) mm ở mút cuối. Bao vòi 0,647–0,936 (0,803) x 0,239–0,322 (0,284) mm. Hạch thần kinh 0,156–0,239 (0,211) x 0,073–0,104 (0,094) mm. Tuyến cổ 0,870–1,300 (1,140) x 0,110–0,370 (0,240) mm. Hệ sinh dục ở nửa thân sau; tinh hoàn
  • 46. 36 bằng nhau, nối nhau, gần đƣờng phân đôi cơ thể. Tinh hoàn trƣớc 0,620– 1,120 (0,830) x 0,450–0,670 (0,500) mm. Tinh hoàn sau 0,670–1,200 (0,840) x 0,370– 0,750 (0,510) mm. Bốn tuyến ximen dạng ống, tƣơng đồng, nhỏ gọn, đa nhân nằm trong 2 cụm sát nhau, mỗi tuyến dẫn vào một ống chung. Tuyến ximen trƣớc dài nhất, thƣờng uốn cong về phía trƣớc và dẫn đến tinh hoàn sau, kích thƣớc 0,604–0,875 (0,767) x 0,175–0,239 (0,200) mm. Tuyến ximen ngắn nhất ở cuối, kích thƣớc 0,468–0,625 (0,519) x 0,125–0,208 (0,161) mm. Ống ximen chung 0,800–1,075 (0,906) x 0,114–0,175 (0,143) mm và 0,936– 1,075 (0,970) x 0,135–0,200 (0,172) mm. Ống dẫn tinh chung 0,884 x 0,146 mm, thƣờng bị che khuất bởi các ống ximen. Túi Saefftigen 0,880–1,140 (1,060) x 0,210–0,420 (0,34) mm, trùm lên các ống ximen. Túi giao cấu tròn, kích thƣớc 0,676–0,675 (0,675) x 0,697–0,750 (0,722) mm, có các đĩa cảm giác hình cầu. Lỗ sinh dục ở mút cuối. Con cái (20 mẫu vật): Thân dài 10,250–22,500 (15,980) mm; rộng nhất 1,020– 2,120 (1,590) mm ở phần trƣớc. Vòi 0,489–0,697 (0,587) x 0,385– 0,450 (0,400) mm, chứa 16–19 (18) hàng móc dọc (giống con đực), mỗi hàng 5-7 móc (nhiều hơn con đực); 67% số mẫu có 19 hàng móc và 50% số mẫu có 5/6 móc mỗi hàng; 2 mẫu có 7/7 móc mỗi hàng và 1 mẫu có 5/5 móc mỗi hàng. Cổ dài 0,177–0,270 (0,218) mm ở mặt lƣng, rộng nhất 0,395–0,582 (0,507) ở phần cuối. Bao vòi 0,925–1,350 (1,090) x 0,260–0,425 (0,346) mm. Hạch thần kinh 0,187– 0,281 (0,236) x 0,073–0,250 (0,134) mm. Tuyến cổ 1,200–1,980 (1,630) x 0,120–0,370 (0,230) mm. Hệ sinh dục dài 1,040–1,510 (1,28) mm (chiếm 8% chiều dài thân). Lỗ sinh dục ở gần mút cuối cơ thể. Âm đạo dài 0,125–0,166 (0,144) mm. Tử cung dài 0,572–0,780 (0,684) mm, có thành cơ khoẻ ở phần cuối và vài tuyến tử cung. Tràng tử cung dài 0,385–0,572 (0,459) mm. Trứng hình cầu dài, kích thƣớc 0,067–0,092 (0,076) x 0,022–0,027 (0,025) mm, vỏ có các sợi lông và sự kéo dài cực của màng giữa không đáng kể.
  • 47. 37 Hình 3.1.1. Acanthocephalus parallelcementglandatus (1) Con cái. (2) Vòi, bao vòi và tuyến cổ của con cái. (3) Trứng. (4) Hệ sinh dục cái. (5) Hai hàng móc vòi nằm xen kẽ và chân móc
  • 48. 38 Hình 3.1.2. Ảnh SEM của Acanthocephalus parallelcementglandatus (6) Con cái. (7) Vòi hình trụ có hố cảm giác ở trên cổ. (8) Mút trƣớc của vòi không có cơ quan đỉnh. (9) Móc giữa của vòi. (10) Bề mặt của móc vòi
  • 49. 39 Hình 3.1.3. Ảnh SEM của Acanthocephalus parallelcementglandatus (11) Lát cắt ngang của móc vòi. (12) Lát cắt dọc của móc vòi. (13) Bề mặt thân giữa. (14) Các tấm cảm giác của túi giao cấu. (15) Túi giao cấu (nhìn từ mặt bụng). (16) Mút cuối con cái với khe sinh dục ở gần mút cuối. (17) Lỗ sinh dục cái. (18) Trứng
  • 50. 40 3.3.2. Meteterakis mabuyae Chakravarty, 1944 (hình 3.2) Vật chủ: Thằn lằn bóng hoa (E. multifasciata), thằn lằn bóng đuôi dài (E. longicaudata) Nơi ký sinh: ruột già Phân bố: Nghệ An, Việt Nam Mô tả: Con đực và con cái có sự khác biệt về kích thƣớc, con đực nhỏ hơn con cái. Đầu nhỏ, có 3 môi. Khoang miêng rất nhỏ với 3 răng thực quản. Con đực có nhiều núm sinh dục ở đuôi, gai sinh dục có cánh hẹp; con cái có âm môn nằm ở nửa trƣớc cơ thể. Lỗ bài tiết là một ống nhỏ, vòng thần kinh nằm ở phía trƣớc lỗ bài tiết. Phần trƣớc của ruột rộng. Con đực: Cơ thể dài 5,200-5,800 mm, rộng nhất 0,196-0,242 mm. Đuôi uốn cong về phía bụng. Hầu dài 0,056-0,064 mm; thực quản dài 0,520-0,616 mm; diều dài 0,168-0,180 mm và rộng 0,104-0,120 mm. Đỉnh đầu cách vòng thần kinh 0,256-0,324 mm, cách lỗ bài tiết 0,328-0,448. Hai gai sinh dục bằng nhau và giống nhau về hình dạng, kitin hóa mạnh và có cánh hẹp, cong về phía bụng và phần cuối nhọn, dài 0,440-0,536 mm. Có gai đệm, dài 0,084- 0,088 mm và rộng 0,040-0,048 mm. Giác sinh dục có đƣờng kính 0,040-0,042 mm. Cánh đuôi phát triển. Có 10 đôi núm sinh dục ở đuôi: 3 đôi lớn gồm 2 đôi ở phía trƣớc giác sinh dục và 1 đôi ở ngang lỗ sinh dục. Các núm sinh dục khác thay đổi một chút về số lƣợng nhƣ sau: 1 cặp nhỏ ở phía trƣớc giác sinh dục; 2 cặp nằm giữa giác sinh dục và huyệt sinh dục; 3 cặp tròn và lớn hơn bao gồm 1 cặp ở trên môi sinh dục, 1 cặp trƣớc huyệt sinh dục và 1 cặp sau huyệt sinh dục; 1 cặp ở mút đuôi. Đuôi nhọn, dài 0,240-0,296 mm. Con cái: Cơ thể dài 7,400-7,800 mm. Rộng nhất 0,272-0,328 mm. Hầu dài 0,064 mm; thực quản dài 0,600-0,640 mm; diều dài 0,212-0,224 mm, rộng 0,144-0,152 mm. Vòng thần kinh và lỗ bài tiết cách đỉnh đầu lần lƣợt là 0,252-0,416 mm và 0,520-0,576 mm. Lỗ sinh dục ở phía trƣớc cơ thể, cách đỉnh đầu 2,520-2,740 mm. Âm môn là 1 khe hẹp và hƣớng lên phía trên. Tử cung có thành dày, chứa nhiều trứng. Trứng có dạng elip, vỏ dày, nhẵn và
  • 51. 41 cùng giai đoạn phát triển của tế bào ở tử cung, dài 0,064-0,068 mm và rộng 0,044 mm. Đuôi nhọn, dài 0,480-0,512 mm. Hình 3.2. Meteterakis mabuyae 1-Phần đầu con cái; 2-Gai sinh dục; 3-Phần đuôi con đực (mặt bụng); 4- Trứng
  • 52. 42 3.3.3. Meteterakis sp.1 (hình 3.3) Vật chủ: Nhông emma (Calotes emma), Thằn lằn bóng hoa (E. multifasciata) và Rồng đất (Physignathus cocincinus) Nơi ký sinh: ruột già Phân bố: Nghệ An, Việt Nam Mô tả: Con đực và con cái không có sự khác biệt lớn về hình dạng, con đực ngắn hơn một chút so với con cái. Đầu nhỏ có 3 môi. Khoang miêng rất nhỏ, hình ống với 3 răng thực quản. Con đực có nhiều núm sinh dục ở đuôi, gai sinh dục nhỏ, không có cánh; con cái có âm môn ở nửa trƣớc cơ thể. Lỗ bài tiết là một ống nhỏ, vòng thần kinh nằm ở phía trƣớc lỗ bài tiết. Phần trƣớc của ruột nhỏ. Con đực: Cơ thể dài 5,400-6,500 mm. Rộng nhất 0,362-0,368 mm. Đuôi uốn cong về phía bụng. Hầu dài 0,044-0,047 mm; thực quản dài 0,654- 0,659 mm; diều dài 0,185-0,190 mm và rộng 0,170-0,186 mm. Đỉnh đầu cách vòng thần kinh 0,320-0,330 mm và cách lỗ bài tiết 0,456-0,497 mm. Hai gai sinh dục bằng nhau và giống nhau về hình dạng, kitin hóa mạnh và không có cánh, cong về phía bụng và phần cuối nhọn, dài 0,510-0,617 mm. Có gai đệm, dài 0,088-0,095 mm và rộng 0,042-0,044 mm. Giác sinh dục có đƣờng kính 0,045-0,050 mm. Có 9 cặp núm sinh dục ở đuôi: 3 cặp núm lớn bao gồm 2 cặp ngang giác sinh dục và 1 cặp ở lỗ sinh dục. Các núm khác thay đổi một chút về số lƣợng nhƣ sau: 1 cặp nhỏ ở trƣớc giác sinh dục, 1 cặp nhỏ nằm giữa giác sinh dục và huyệt sinh dục; 3 cặp núm tròn và lớn hơn: 1 cặp trên môi trƣớc của huyệt sinh dục, 1 cặp ở phía trƣớc huyệt sinh dục, 1 cặp ở phía sau huyệt sinh dục; và 1 cặp núm ở cuối đuôi. Đuôi nhọn, dài 0,270-0,272 mm. Con cái: Cơ thể dài 6,300-6,800 mm. Bề rộng tối đa 0,420-0,432 mm. Hầu dài 0,048-0,050 mm; thực quản dài 0,694-0,700 mm; diều dài 0,207- 0,212 mm và rộng 0,185-0,190 mm. Đỉnh đầu cách vòng thần kinh 0,337- 0,342 mm và cách lỗ bài tiết 0,550-0,562 mm. Âm môn ở phía trƣớc cơ thể, cách đỉnh đầu 2,680-2,700 mm. Âm môn là 1 khe hẹp, hƣớng lên phía trên.
  • 53. 43 Tử cung có thành dày, chứa nhiều trứng. Trứng hình elip, vỏ dày, và trong 1 giai đoạn phát triển của tể bào ở tử cung, dài 0,068-0,079 mm và rộng 0,045 mm. Đuôi nhọn, dài 0,322-0,334 mm. Hình 3.3. Meteterakis sp.1 1-Phần đầu con cái; 2-Gai sinh dục; 3-Phần đuôi con đực (mặt bụng); 4- Trứng
  • 54. 44 3.3.4. Meteterakis sp2. (hình 3.4) Vật chủ: Tắc kè (Gekko gekko) Nơi ký sinh: ruột già Phân bố: Nghệ An, Việt Nam Mô tả: Con đực và con cái không có sự khác biệt lớn về hình dạng, con đực ngắn hơn con cái. Đầu hẹp, có 3 môi. Khoang miệng rất nhỏ, dạng ống có 3 răng thực quản. Con đực có nhiều núm sinh dục và các gai sinh dục lớn, không cánh; con cái có âm môn ở nửa trƣớc cơ thể. Lỗ bài tiết là một ống nhỏ; vòng thần kinh nằm ở phía trƣớc lỗ bài tiết. Con đực: Cơ thể dài 6,000-7,100 mm. Rộng nhất 0,244-0,380 mm. Đuôi uốn cong về phía bụng. Hầu dài 0,060-0,062 mm; thực quản dài 0,688- 0,860 mm; diều, dài 0,200-0,222 mm và rộng 0,160-0,176 mm. Vòng thần kinh và lỗ bài tiết lần lƣợt cách đỉnh đầu 0,376-0,420 mm và 0,586-0,692 mm. Gai sinh dục rộng, giống nhau về hình dạng và kích thƣớc, kitin hóa mạnh, không cánh, cong về phía bụng và phần cuối, dài 0,622-0,712 mm. Có gai đệm, dài 0,100-0,108 mm và rộng 0,048-0,052 mm. Giác sinh dục có đƣờng kính 0,048 mm. Có 13 cặp núm sinh dục ở đuôi: 3 cặp núm lớn bao gồm 2 cặp ở phía trƣớc giác sinh dục và 1 cặp ở ngang lỗ sinh dục. Các núm khác thay đổi một chút về số lƣợng nhƣ sau: 1 cặp nằm trƣớc giác sinh dục; 1 cặp nằm ngang giác sinh dục, 2 cặp nhỏ nằm giữa giác sinh dục và huyệt sinh dục; 3 cặp tròn và lớn hơn: 1 cặp ở môi trƣớc của huyệt sinh dục, 1 cặp ở trƣớc huyệt sinh dục, 1 cặp ở sau huyệt sinh dục; 1 cặp nhỏ ở giữa lỗ sinh dục, và 1 cặp ở cuối đuôi. Đuôi nhọn, dài 0,272-0,320 mm. Con cái: Cơ thể dài 6,000-7,500 mm. Bề rộng tối đa 0,360-0,480 mm. Hầu dài 0,064-0,072 mm; thực quản dài 0,880-0,916 mm; diều dài 0,220- 0,236 mm và rộng 0,200-0,210 mm. Vòng thần kinh và lỗ bài tiết lần lƣợt cách đỉnh đầu 0,360-0,448 mm và 0,546-0,656 mm. Âm môn ở phía trƣớc cơ thể, cách đỉnh đầu 2,440-3,200 mm. Âm môn là một khe hẹp. Tử cung hƣớng lên phía trên và phân thành 2 nhánh, chứa nhiều trứng. Trứng hình elip, vỏ
  • 55. 45 dày và nhẵn, cùng một giai đoạn phát triển của tế bào ở tử cung, dài 0,072- 0,074 mm và rộng 0,044-0,048 mm. Đuôi nhọn, dài 0,408-0,444 mm. Hình 3.4. Meteterakis sp.2 1-Phần đầu con cái; 2-Gai sinh dục; 3-Phần đuôi con đực (mặt bụng); 4- Trứng
  • 56. 46 3.3.5. Falcaustra sp. (hình 3.5.1 – 3.5.2) Vật chủ: Rồng đất (Physignathus cocincinus) Nơi ký sinh: Ruột Phân bố: Huế, Việt Nam Mô tả: Cơ thể thon dài, kích thƣớc lớn hơn nhiều so với các loài thuộc giống Falcaustra. Con cái và con đực không khác biệt quá lớn về hình dạng, con đực nhỏ hơn con cái. Phần đầu cơ thể tù và phần cuối cơ thể thắt lại. Cuticun phát triển mạnh. Miêng có 3 môi bằng nhau. Có eo thắt trƣớc diều, diều có van. Đuôi nhọn ở cả con đực và con cái. Con đực: Chiều dài 20,200-28,800 mm, rộng nhất ở chỗ nối diều và ruột 0,557-0,724 mm. Hầu dài 0,170-0,210 mm; thực quản dài 2,672-3,445 mm; eo thắt dài 0,200-0,266 mm và rộng 0,134-0,168 mm; diều dài 0,230- 0,285 mm và rộng 0,218-0,279 mm. Đỉnh đầu cách vòng thần kinh 5,800- 6,670 mm và cách lỗ bài tiết 2,114-2,490 mm. Có 1 giác bám giả, Khoảng cách giữa giác bám giả đến điểm cuối cơ thể 4,920-7,505 mm có 28-36 cặp cơ vân để tạo nên vành của giác bám giả. Phần cuối của đuôi có các bó cơ hƣớng tâm phát triển mạnh, 60-67 nhánh cơ bắt đầu từ phần đầu tới huyệt sinh dục và kéo dài tới giác bám giả. 12 cặp núm sinh dục ở đuôi gồm: 4 cặp ở phía trƣớc huyệt sinh dục; 1 cặp nằm ngang với huyệt sinh dục; 7 cặp ở phía sau huyệt sinh dục (4 cặp mặt bụng và 3 cặp bên), có 1 núm đơn ở phía trƣớc huyệt sinh dục. Hai gai sinh dục có cánh, dài bằng nhau, kitin hóa yếu, cong về phía bụng và nhọn về cuối, dài 1,128-1,256 mm; cánh của gai sinh dục kéo dài đến gần phía cuối. Có hai gai đệm: một gai nhọn dài 0,164-0,192 mm; một gai tù dài 165 ± 6 (155-172). Đuôi nhọn, dài 0,563-0,782 mm. Con cái: Cơ thể dài 24,200-34,100 mm, rộng nhất ở chỗ nối diều và ruột 0,532-0,735 mm. Hầu dài 0,176-0,197 mm; thực quản dài 2,674-3,447 mm; eo thắt dài 0,177-0,247 mm và rộng 0,155-0,160 mm; diều dài 0,205-0,295 mm và rộng 0,222-0,290 mm. Vòng thần kinh và lỗ bài tiết lần lƣợt cách đỉnh đầu là 6,570-6,730 mm và 2,348-2,496 mm. Âm môn ở phía cuối cơ thể, cách
  • 57. 47 đỉnh đầu 12,800–18,600 mm. Tử cung chia thành 2 nhánh khác nhau. Trứng hình oval có vỏ dày, chƣa có phôi, dài 0,060-0,070 mm và rộng 0,042-0,047 mm. Đuôi nhọn, dài 1,000-1,408 mm. Hình 3.5.1. Falcaustra sp. 1-Phần đầu con cái; 2-Mút đầu; 3-Phần đuôi con đực (mặt bên); 4-Phần đuôi con đực (mặt bụng); 5-Gai sinh dục; 6,7-Gai đệm; 8-Đuôi con cái; 9-Trứng
  • 58. 48 Hình 3.5.2. Ảnh chụp SEM của loài Falcaustra sp. Đầu và đuôi con đực
  • 59. 49 3.3.6. Paradistomum gekonum Bhalerao, 1929 (hình 3.6) Vật chủ: Rồng đất (Physignathus cocincinus) Nơi ký sinh: Túi mật Phân bố: Vƣờn quốc gia Bạch Mã (Thừa Thiên Huế) Mô tả: Cơ thể dạng ôvan, rộng ở phần sau; bề mặt cơ thể không phủ gai, ở phần trƣớc cơ thể có nếp gấp. Giác miệng và giác bụng gần bằng nhau. Giác miệng ôvan hoặc gần dạng cầu, ở mút trƣớc cơ thể. Giác bụng dạng cầu, cơ yếu. Hầu nhỏ, ôvan. Thực quản có độ dài biến đổi. Hai nhánh ruột lớn, kéo dài về gần mút sau cơ thể. Hai tinh hoàn nằm ngang nhau ở hai bên cơ thể, sau giác bụng, phía mặt bụng đối với ruột. Túi sinh dục hình ôvan, nằm trên đƣờng giữa cơ thể. Lỗ sinh dục thƣờng nằm gần chỗ nhánh ruột chẽ đôi. Buồng trứng nằm sau tinh hoàn, ôvan hoặc tròn, nằm hơi lệch so với đƣờng giữa cơ thể. Túi nhận tinh nhỏ, ôvan, nằm sát buồng trứng, đôi khi đè lên buồng trứng. Tuyến noãn hoàng nằm hai bên cơ thể, bắt đầu ở ngang giác bụng kéo dài đến khoảng giữa phần sau cơ thể. Tử cung rất dài, hẹp, các gấp khúc tử cung lấp đầy khoảng trống từ ngang mép trƣớc giác bụng đến mút sau cơ thể. Trứng dạng ôvan, có nắp lớn rộng 0,012-0,014 mm. Kích thước: Chiều dài cơ thể 4,260-5,160 mm; rộng nhất 2,230-2,800 mm; tỷ lệ chiều dài và chiều rộng 2,5:1,0. Giác miệng 0,340-0,460 x 0,370- 0,460 mm. Giác bụng 0,330-0,420 x 0,340-0,420 mm. Hầu 0,140-0,180 x 0,120-0,150 mm. Thực quản 0,050-0,110 mm. Tinh hoàn 0,190-0,270 x 0,270-0,410 mm. Túi sinh dục 0,280-0,390 x 0,110-0,160 mm. Buồng trứng 0,210-0,370 x 0,250-0,370 mm. Túi nhận tinh 0,180-0,240 x 0,130-0,18 mm. Trứng 0,031-0,036 x 0,021-0,025 mm.
  • 60. 50 Hình 3.6. Paradistomum gekonum (Theo Nguyễn Thị Lê và cs. 2001)
  • 61. 51 3.3.7. Oochoristica calotes Nama & Khichi, 1974 (hình 3.7) Vật chủ: Nhông hàng rào (Calotes versicolor) Nơi ký sinh: Ruột Phân bố: Nghệ An, Hà Tĩnh Mô tả: Chiều dài 52,800-57,400 mm; tổng số đốt 132-147; 53-58 đốt non, chiều rộng dài hơn chiều dài, kích thƣớc 0,061-0,086 x 0,520-0,580 mm; 34- 38 đốt trƣởng thành, chiều dài dài hơn chiều rộng, kích thƣớc 0,176-0,246 x 0,732-0,846 mm; 45-51 đốt già, chiều dài dài hơn chiều rộng, kích thƣớc 1,984-2,195 x 1,117-1,286 mm. Đầu phân biệt với cổ, kích thƣớc 0,308-0,319 x 0,398-0,420 mm; giác bám hình oval, kích thƣớc 0,246-0,265 x 0,176-0,196 mm; cổ 0,210-0,216 x 0,453-0,467 mm. Hệ bài tiết có bốn ống, chạy dọc chiều dài theo đốt; lỗ sinh dục xen kẽ không đều, nằm ở nửa trƣớc của đốt (khoảng 1/4 của đốt); túi sinh dục 0,195-0,253 x 0,039-0,045 mm; âm đạo nằm ngay sau túi sinh dục. Buồng trứng chia thành 2 thuỳ ở giữa đốt, mỗi thùy chứa khoảng 24-26 tiểu thùy; buồng trứng rộng 0,145-0,193 mm; noãn hoàng nằm giữa đốt, ngay sau buồng trứng, dài 0,083-0,103 mm, rộng 0,104- 0,120 mm; phức hợp ootuyp và tuyến Mehlis nằm giữa buồng trứng và tuyến noãn hoàng. Tinh hoàn nằm tập trung thành một cụm dƣới buồng trứng, hình tròn, số lƣợng tinh hoàn 30-35 ở mỗi đốt, đƣờng kính 0,033-0,042 mm. Ở đốt già, tử cung dạng nang, mỗi nang chứa một trứng, hình tròn, đƣờng kính 0,046-0,052 mm. Trứng tròn, đƣờng kính 0,024-0,028 mm; có 4 móc, kích thƣớc 0,016-0,018 mm. Trung bình có khoảng 1010-1094 trứng ở các đốt cuối, trứng phân bố bên trong các ống bài tiết.
  • 62. 52 Hình 3.7. Oochoristica calotes 1-Đầu; 2-Đốt trƣởng thành
  • 63. 53 3.3.8. Oochoristica chinensis Jensen, Schmitd & Kuntz, 1983 (hình 3.8) Vật chủ: Thằn lằn bóng hoa (E. multifasciata), thằn lằn bóng đuôi dài (E. longicaudata) Nơi ký sinh: Ruột Phân bố: Nghệ An, Hà Tĩnh Mô tả: Chiều dài 9,500- 14,200 mm; tổng số đốt 52-61; 28-40 đốt non, chiều rộng dài hơn chiều dài, kích thƣớc 0,037-0,064 x 0,118-0,280 mm; 6-13 đốt trƣởng thành, chiều dài dài hơn chiều rộng, kích thƣớc 0,238-0,374 x 0,168- 0,268 mm; 7-20 đốt già, chiều dài dài hơn chiều rộng, kích thƣớc 0,349-0,603 x 0,169-0,321 mm. Đầu phân biệt rõ với cổ, kích thƣớc 0,132-0,169 x 0,164- 0,210 mm; giác bám hình oval, kích thƣớc 0,097-0,116 x 0,070-0,086 mm; cổ 0,502-0,847 x 0,133-0,207 mm. Hệ bài tiết có 4 ống, chạy dọc chiều dài đốt; lỗ sinh dục xen kẽ không đều, nằm ở phía trƣớc của đốt; túi sinh dục 0,061- 0,081 x 0,026-0,041 mm; âm đạo nằm ngay sau ống dẫn tinh. Buồng trứng chia thành 2 thùy ở giữa, mỗi thùy chứa khoảng 5-9 tiểu thùy; buồng trứng rộng 0,021-0,040 mm; noãn hoàng nằm giữa ngay sau buồng trứng, dài 0,023- 0,037 mm, rộng 0,022-0,037 mm; phức hợp ootuyp và tuyến Mehlis nằm giữa buồng trứng và tuyến noãn hoàng. Tinh hoàn nằm tập trung thành một cụm sau tuyến noãn hoàng, hình tròn hoặc oval, số lƣợng tinh hoàn 17-26 mỗi đốt, dài 0,018-0,030 mm, đƣờng kính 0,012-0,019 mm. Tử cung dạng nang, mỗi nang chứa một trứng, đƣờng kính 0,015-0,028 mm; Trứng tròn, đƣờng kính 0,006-0,010 mm, không có móc. Trung bình có khoảng 61-144 trứng ở các đốt cuối, trứng nằm rải rác bên các ống bài tiết.
  • 64. 54 Hình 3.8. Oochoristica chinensis 1-Đầu; 2-Đốt trƣởng thành; 3-Đốt già
  • 65. 55 3.3.9. Oochoristica sp.1 (hình 3.9) Vật chủ: Nhông emma (Calotes emma) Nơi ký sinh: Ruột Phân bố: Nghệ An, Hà Tĩnh Mô tả: Chiều dài 37,6-42,1 mm; tổng số đốt 107-115; 23-33 đốt non, chiều rộng dài hơn chiều dài, kích thƣớc 0,078-115 x 0,408-0,520 mm; 41-56 đốt trƣởng thành, chiều dài dài hơn chiều rộng, kích thƣớc 0,159-0,244 x 0,708- 0,781 mm; 33-36 đốt già, chiều dài dài hơn chiều rộng, kích thƣớc 0,426- 0,489 x 0,888-0,983 mm. Đầu phân biệt với cổ, kích thƣớc 0,757-0,839 x 0,462-0,599 mm; giác bám hình oval, rộng 0,191-0,233 mm; cổ dài 0,502- 0,847 mm, rộng 0,355-0,444 mm. Hệ bài tiết có bốn ống, chạy dọc chiều dài theo chiều dài đốt; lỗ sinh dục xen kẽ không đều, nằm ở nửa trƣớc của đốt (khoảng 1/4 của đốt); túi sinh dục dài 0,064-0,092 mm, rộng 0,087-0,101 mm; âm đạo nằm ngay sau túi sinh dục. Buồng trứng chia thành 2 thùy ở giữa đốt, mỗi thùy chứa khoảng 10-12 tiểu thùy; buồng trứng rộng 0,076-0,091 mm; noãn hoàng nằm giữa đốt, ngay sau buồng trứng, dài 0,039-0,072 mm, rộng 0,065-0,081 mm; phức hợp ootuyp và tuyến Mehlis nằm giữa buồng trứng và tuyến noãn hoàng. Tinh hoàn nằm tập trung thành một đám sau tuyến noãn hoàng, hình tròn hoặc oval, số lƣợng tinh hoàn 40-46 mỗi đốt, đƣờng kính 0,012-0,019 mm. Ở đốt già, tử cung dạng nang, mỗi nang chứa một trứng, hình tròn, đƣờng kính 0,041-0,054 mm. Trứng tròn, đƣờng kính 0,019-0,022 mm, có 5 móc. Trung bình có khoảng 515-571 trứng ở các đốt cuối, trứng nằm bên trong các ống bài tiết.
  • 66. 56 Hình 3.9. Oochoristica sp.1 1-Đầu; 2-Đốt trƣởng thành; 3-Đốt già
  • 67. 57 3.3.10. Oochoristica sp.2 (hình 3.10) Vật chủ: Thằn lằn bóng đốm (Eutropis macularia) Nơi ký sinh: Ruột Phân bố: Vƣờn quốc gia Bạch Mã (Thừa Thiên Huế) Mô tả: Chiều dài 11,000-12,600 mm; tổng số đốt: 27-43; 10-16 đốt non, chiều rộng lớn hơn chiều dài, kích thƣớc 0,056-0,094 x 0,222-0,381 mm; 5-8 đốt trƣởng thành, chiều dài lớn hơn chiều rộng, kích thƣớc 0,179-0,248 x 0,207- 0,425 mm; 10-19 đốt già, chiều dài lớn hơn rất nhiều so với chiều rộng, kích thƣớc 0,870-1,444 x 0,182-0,417 mm. Đầu phân biệt rõ ràng với các đốt, 0,254-0,340 x 0,315-0,407 mm; các giác bám hình oval, 0,154-0,190 x 0,120- 0,154 mm; không có cổ. Hệ bài tiết có bốn ống, chạy dọc chiều dài đốt; lỗ sinh dục xen kẽ không đều, nằm ở phía trƣớc của đốt; túi sinh dục, dài 0,092- 0,171 mm và rộng 0,020-0,041 mm; âm đạo nằm ngay sau túi sinh dục. Buồng trứng chia thành 2 thùy ở giữa, mỗi thùy gồm 6-8 tiểu thùy; buồng trứng rộng 0,040-0,053 mm; tuyến noãn hoàng nằm ở giữa, ngay sau buồng trứng, dài 0,046-0,071 mm và rộng 0,042-0,077 mm; phức hợp ootuyp và tuyến Mehlis nằm giữa buồng trứng và tuyến noãn hoàng. Tinh hoàn nằm tập trung thành 1 cụm ngay sau buồng trứng; số lƣợng tinh hoàn 22-24 ở mỗi đốt, dài 0,021-0,038 mm, rộng 0,017-0,033 mm. Tử cung dạng nang, mỗi nang chứa một trứng, đƣờng kính 0,015-0,020 mm; trứng tròn, nhỏ, đƣờng kính 8- 10, không có móc. Trung bình có khoảng 153-185 trứng ở các đốt cuối, trứng nằm rải rác bên trong ống bài tiết.
  • 68. 58 Hình 3.10. Oochoristica sp.2 1-Đầu; 2-Đốt trƣởng thành; 3-Đốt già
  • 69. 59 3.3.11. Oochoristica sp.3 (hình 3.11) Vật chủ: Thằn lằn bóng hoa (E. multifasciata), thằn lằn bóng đuôi dài (E. longicaudata) Nơi ký sinh: Ruột Phân bố: Nghệ An, Hà Tĩnh Mô tả: Chiều dài 19,000-28,100 mm; tổng số đốt 60-84; 25-43 đốt chƣa trƣởng thành, chiều rộng dài hơn chiều dài, kích thƣớc 0,072-0,136 x 0,201-0,385 mm; 12-19 đốt trƣởng thành, chiều dài dài hơn chiều rộng, kích thƣớc 0,190- 0,253 x 0,348-0,487 mm; 23-27 đốt già, chiều dài dài hơn rất nhiều so với chiều rộng, kích thƣớc 0,744-0,974 x 0,402-0,764 mm. Đầu phân biệt rõ ràng với các đốt, kích thƣớc 0,580-0,642 x 0,542-0,655 mm; giác bám hình oval, kích thƣớc 0,258-0,371 x 0,195-0,282 mm; cổ 0,330-0,486 x 0,249-0,412 mm. Hệ bài tiết có bốn ống, chạy dọc chiều dài của đốt; lỗ sinh dục xen kẽ không đều, nằm ở phía trƣớc của đốt; túi sinh dục 0,085-0,100 x 0,025-0,044 mm; âm đạo nằm ngay sau túi sinh dục. Buồng trứng chia thành 2 thùy ở giữa, mỗi thùy gồm 10-16 tiểu thùy; buồng trứng rộng 0,040-0,091 mm; tuyến noãn hoàng nằm ở giữa, ngay sau buồng trứng, dài 0,037-0,070 mm, rộng 0,041-0,080 mm; phức hợp ootuyp và tuyến Mehlis nằm giữa buồng trứng và tuyến noãn hoàng. Tinh hoàn nằm tập trung thành một cụm ngay sau buồng trứng; số lƣợng tinh hoàn 17-25 ở mỗi đốt, kích thƣớc 0,018-0,036 x 0,015-0,030 mm. Tử cung dạng nang, mỗi nang chứa 1 trứng, đƣờng kính 0,029-0,037 mm; trứng tròn, nhỏ, đƣờng kính 0,018-0,023 mm, có 4 móc. Trung bình có khoảng 186-545 trứng ở các đốt cuối, trứng nằm rải rác bên trong các ống bài tiết.
  • 70. 60 Hình 3.11. Oochoristica sp.3 1-Đầu; 2-Đốt trƣởng thành; 3-Đốt già
  • 71. 61 3.4. TÌNH HÌNH NHIỄM CÁC LOÀI GIUN SÁN KÝ SINH Ở CÁC LOÀI THẰN LẰN 3.4.1. Tỷ lệ nhiễm các loài giun sán ở vật chủ Bảng 3.4. Tỷ lệ nhiễm các loài giun sán ở các loài vật chủ STT Tên loài giun sán Tỷ lệ nhiễm (%) 1 2 3 4 5 6 7 1 Acanthocephalus parallelcementglandatus 2/5 3,8 1,0 2 Strongyluris calotis 38,5 76,2 3 Pharyngodon duci 31,3 4 Spauligodon vietnamensis 25,0 5 Meteterakis mabuyae 49,1 3,7 6 Meteterakis sp.1 66,7 15,4 4,2 7 Meteterakis sp.2 25,0 8 Falcaustra sp. 66,7 9 Oochoristica calotes 19,0 10 O. chinensis 20,6 1,6 11 Oochoristica sp.1 7,7 12 Oochoristica sp.2 2/5 13 Oochoristica sp.3 4,2 14 Paradistomum gekonum 8,3 12,5 30,2 15 P. orientalis 42,9 2,1
  • 72. 62 Ghi chú: 1-Rồng đất; 2-Tắc kè; 3-Nhông Emma; 4-Nhông hàng rào; 5-Thằn lằn bóng đốm; 6-Thằn lằn bóng đuôi dài; 7-Thằn lằn bóng hoa. Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm từng loài giun sán ký sinh trên các loài vật chủ (bảng 3.4) cho thấy, một số loài giun sán có tỷ lệ nhiễm rất cao ở các loài vật chủ nhƣ loài giun tròn Strongyluris calotis ký sinh ở Nhông hàng rào (76,2%), Meteterakis sp.1 và Falcaustra sp. ký sinh ở Rồng đất (66,7%). Đa số các loài giun sán có tỷ lệ nhiễm thấp (<30%) hoặc rất thấp (<10%) ở các loài vật chủ. Loài giun tròn Meteterakis sp.1 mặc dù có tỷ lệ nhiễm cao ở Rồng đất nhƣng có tỷ lệ nhiễm thấp ở Nhông Emma (15,4%) và rất thấp ở Thằn lằn bóng hoa (4,2%), nhƣ vậy chúng ta có thể giả thiết rằng Rồng đất là vật chủ thích hợp của loài giun tròn này. Giả thiết tƣơng tự đối với loài Meteterakis mabuyae có hai vật chủ là Thằn lằn bóng đuôi dài (49,1% - cao) và Thằn lằn bóng hoa (3,7% - rất thấp) hoặc loài Paradistomum orientalis có tỷ lệ nhiễm ở Nhông hàng rào (42,9 –cao) và Thằn lằn bóng hoa (2,1% - rất thấp). Xét riêng ở từng loài vật chủ thằn lằn, Nhông hàng rào mặc dù chỉ nhiễm 3 loài giun sán nhƣng tỷ lệ nhiễm từng loài giun sán khá cao, ngƣợc lại loài Thằn lằn bóng hoa tuy bắt gặp 6 loài giun sán (đa dạng nhất) nhƣng có tỷ lệ nhiễm từng loài giun sán lại rất thấp (đều <5%). 3.4.2. Cƣờng độ nhiễm các loài giun sán ở vật chủ Nghiên cứu cƣờng độ nhiễm của từng loài giun sán ở các loài vật chủ (bảng 3.5) cho thấy, ngoại trừ loài giun tròn Meteterakis sp.1 có cƣờng độ nhiễm cao nhất ở Rồng đất (26 giun/vật chủ), đa số các loài giun sán có cƣờng độ nhiễm thấp (<10 kst/vật chủ nhiễm). Vì vậy, để đảm bảo số lƣợng cá thể giun sán đủ cho nghiên cứu các đặc điểm hình thái học và sinh học phân tử cần phải tính toán số lƣợng vật chủ mỗi loài hoặc tổng số cá thể vật chủ của mỗi loài ký sinh phải trên 15-25 cá thể/loài.
  • 73. 63 Bảng 3.5. Cƣờng độ nhiễm các loài giun sán ở các loài vật chủ STT Tên loài giun sán Cƣờng độ nhiễm trung bình (kst/vật chủ) 1 2 3 4 5 6 7 1 Acanthocephalus parallelcementglandatus 1,5 3,0 1,0 2 Strongyluris calotis 3,6 9,6 3 Pharyngodon duci 7,0 4 Spauligodon vietnamensis 5,2 5 Meteterakis mabuyae 3,8 4,3 6 Meteterakis sp.1 26,0 1,0 7,5 7 Meteterakis sp.2 5,5 8 Falcaustra sp. 13,0 9 Oochoristica calotes 3,5 10 O. chinensis 3,7 2,0 11 Oochoristica sp.1 4,0 12 Oochoristica sp.2 6,0 13 Oochoristica sp.3 2,0 14 Paradistomum gekonum 4,0 3,5 15 P. orientalis 8,7 6,3 7,5 Ghi chú: 1-Rồng đất; 2-Tắc kè; 3-Nhông Emma; 4-Nhông hàng rào; 5-Thằn lằn bóng đốm; 6-Thằn lằn bóng đuôi dài; 7-Thằn lằn bóng hoa.
  • 74. 64 CHƢƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. KẾT LUẬN - Nghiên cứu 7 loài thằn lằn phổ biến ở khu vực Bắc Trung Bộ, đã xác định đƣợc thành phần loài giun sán ký sinh gồm 15 loài thuộc 4 nhóm: Giun đầu gai (1 loài); Giun tròn (7 loài); Sán dây (5 loài) và Sán lá (2 loài). Đã xác định tên khoa học của 9 loài, 6 loài còn lại (3 loài giun tròn và 3 loài sán dây) có thể là các loài mới cho khoa học. - Tất cả 7 loài thằn lằn nghiên cứu đều nhiễm giun sán ký sinh, trong đó Thằn lằn bóng hoa có số lƣợng loài giun sán ký sinh đa dạng nhất (6 loài), ít đa dạng nhất là Thằn lằn đốm (2 loài giun sán). - Hầu hết các loài giun sán có đời sống ký sinh chuyên hoá cao trên số ít vật chủ, trong đó có 8 loài giun sán mới chỉ phát hiện ký sinh ở duy nhất 1 vật chủ; 4 loài giun sán phát hiện ở 2 loài vật chủ và có 3 loài A. parallelcementglandatus (giun đầu gai), Meteterakis sp1. (giun tròn) và P. orientalis (sán lá) ký sinh ở 3 loài vật chủ khác nhau. Các loài giun sán đều ký sinh ở hệ tiêu hoá của vật chủ: ruột non, ruột già và mật). - Mô tả các đặc điểm hình thái học của 11/15 loài giun sán đƣợc phát hiện ở thằn lằn Việt Nam, đặc biệt là các loài chƣa xác định đƣợc tên khoa học. - Tỷ lệ nhiễm cao nhất là loài giun tròn Strongyluris calotis ký sinh ở Nhông hàng rào (76,2%), Meteterakis sp.1 và Falcaustra sp. ký sinh ở Rồng đất (66,7%); loài Meteterakis sp.1 cũng có cƣờng độ nhiễm cao nhất ở Rồng đất (26 giun/vật chủ). 4.2. KIẾN NGHỊ Khu hệ thằn lằn tƣơng đối đa dạng về thành phần loài và sinh cảnh sống nhƣng chƣa có nhiều nghiên cứu về khu hệ ký sinh trùng của chúng, vì vậy mở rộng điều tra thành phần loài ký sinh trùng ở các đối tƣợng này sẽ cung cấp nhiều dẫn liệu lý thú, có giá trị khoa học và ý nghĩa thực tiễn. Các loài giun sán ký sinh chƣa xác định đƣợc tên khoa học trong nghiên cứu này cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu, phân tích sâu hơn về tính đa dạng di truyền, sinh học phân tử và hình thái ngoài (chụp ảnh SEM) để xác định tên loài và nghiên cứu mối quan hệ chủng loại phát sinh của chúng.
  • 75. 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sarpilo V.P., 1976, Khu hệ ký sinh trùng ở bò sát Liên Xô, Nxb. Khoa học, Kiev, 286 tr. 2. Yamaguti S.1935,Studies on the helminth fauna of Japan. Part 11. Reptilian Nematodes, Japanese Journal of Zoology , 6, pp. 393-402.
 3. Scholz T., Ditrich O.1991, Some trematodes of reptiles from Laos. Folia. Parasitologica, 38, pp. 309-318. 4. Palmieri J. R., Sullivan J. T. 1977, Stunkardia minuta sp. n. (Trematoda: Paramphistomidae) from the Malayan box-tortoise Cuora amboinensis, Journal of Helminthology, 51, pp. 121–124. 5. Saehoong P., Wongsawad C. 1997, Helminths in house lizards (Reptilia: Gekkonidae), Southest Asian Journal of Tropical Medicine and Public Health, 28, pp. 184-189. 6. Bursey C. R., Goldberg S. R. and Telford S. R., Jr. 2013, A new species of Strongyluris (Nematoda: Heterakidae) from the lizard, Lophognathus temporalis (Sauria: Agamidae) from Papua New Guinea, Journal of parasitology, 99, pp. 1024-1027. 7. Bursey C. R., Goldberg S. R., Grismer L. L., 2014, A new species of Spauligodon (Nematoda: Oxyuroidea: Pharyngodonidae) in Cyrtodactylus bintangrendah (Sauria: Gekkonidae) from peninsular Malaysia, Journal of Parasitology , 100, pp. 317-322. 8. Bursey C. R., Goldberg S. R., Grimer L. L.2015a, New species of Oswaldofilaria (Nematoda; Filarioidea: Onchocercidae) and other helminths in Acanthosaura cardamomensis (Sauria; Agamidae) from Indochina Peninsula, Acta Parasitologica, 60, pp. 112-115. 9. Bursey C. R., Goldberg S. R., Grimer L. L., 2015b, New species of Cosmocercoides (Nematoda: Cosmocercidae) and other helminths in