SlideShare a Scribd company logo
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
HUỲNH THỊ THIỆP
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU DNA BARCODE CHO MỘT SỐ VẬT NUÔI
CỦA VIỆT NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành: Công nghệ sinh học
Khoa: CNSH - CNTP
Khóa học: 2014 - 2019
Thái Nguyên, năm 2019
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
HUỲNH THỊ THIỆP
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU DNA BARCODE CHO MỘT SỐ VẬT NUÔI CỦA
VIỆT NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành: Công nghệ Sinh học
Lớp: K47- CNSH
Khoa: CNSH - CNTP
Khóa học: 2014 - 2019
Giảng viên hướng dẫn: TS. Phạm Bằng Phương
Thái Nguyên, năm 2019
i
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm Khoa Công nghệ Sinh học và
Công nghệ Thực Phẩm, cùng toàn thể quý thầy cô giáo trong khoa Công
nghệ Sinh học và Công nghệ Thực Phẩm đã giảng dạy, hướng dẫn em cho
tới ngày hôm nay.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Phạm Bằng
Phương người thầy đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em, cùng toàn thể các
thầy cô trong Khoa Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm đã động
viên giúp đỡ chúng em trong quá trình học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn các cán bộ, anh chị và các bạn làm việc tại Viện
khoa học sự sống – ĐH Thái Nguyên đã giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm, kỹ
năng và tạo điều kiện để đề tài “Nghiên cứu xây dựng DNA barcode cho một
số vật nuôi của Việt Nam” được hoàn thành đúng tiến độ và có kết quả tốt.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để hoàn thiện tốt nhất luận văn tốt nghiệp,
nhưng trong quá trình thực hiện không thể tránh được những thiếu sót nhất
định. Vì vậy, em rất mong được sự góp ý của các thầy, cô giáo và các bạn để
khóa luận của em được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 04 tháng 06 năm 2019
Sinh viên
Huỳnh Thị Thiệp
ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Các mẫu thí nghiệm phục vụ quá trình nghiên cứu........................20
Bảng 3.2. Trình tự mồi cho phản ứng PCR ....................................................21
Bảng 3.3. Danh mục các thiết bị được sử dụng ..............................................21
Bảng 3.4. Danh mục các loại hóa chất được sử dụng.....................................22
Bảng 3.5. Thành phần phản ứng PCR.............................................................24
Bảng 4.1: Kết quả đo độ tinh sạch DNA.........................................................26
Bảng 4.2. Vị trí sai khác trong trình tự nucleotide của chỉ thị COI của 4 mẫu
nghiên cứu và 3 mẫu đã được công bố trên NCBI .......................32
Bảng 4.3. Hệ số tương đồng khi phân tích trình tự gen COI của 4 mẫu dê
nghiên cứu với 3 trình tự đã được công bố trên NCBI.................33
Bảng 4.4. Vị trí sai khác trong trình tự nucleotide của chỉ thị COI của mẫu
nghiên cứu và 6 mẫu đã được công bố trên NCBI .......................36
Bảng 4.5. Hệ số tương đồng khi phân tích trình tự gen COI của mẫu nghiên
cứu với 6 trình tự đã được công bố trên NCBI.............................37
Bảng 4.6. Vị trí sai khác trong trình tự nucleotide của chỉ thị COI của mẫu B
nghiên cứu và 3 mẫu đã được công bố trên NCBI .......................40
Bảng 4.7. Hệ số tương đồng khi phân tích trình tự gen COI của mẫu nghiên
cứu với 3 trình tự đã được công bố trên NCBI.............................41
iii
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Lợn Landrace .................................................................................... 5
Hình 2.2. Bò Vàng ............................................................................................ 6
Hình 2.3: Dê Cỏ Ninh Bình............................................................................... 8
Hình 4.1. Kết quả tách chiết DNA tổng số mẫu mô tai ..................................26
Hình 4.2a. Kết quả PCR chỉ thị COI của các mẫu DH1, DH2,DN1, DN2.....27
Hình 4.2b. Kết quả PCR chỉ thị COI của các mẫu B, L..................................27
Hình 4.3: Kết quả giải trình tự chỉ thị COI các mẫu nghiên cứu theo giái trị
QV...............................................................................................29
Hình 4.4: Kết quả BLAST chỉ thị COI của Mẫu DH1 với chỉ thị COI của
Capra hircus đã công bố trên NCBI..........................................30
Hình 4.5. So sánh vị trí sai khác trong trình tự nucleotide chỉ thị COI của 4
mẫu nghiên cứu với 3 chỉ thị COI đã công bố trên NCBI..........31
Hình 4.6: Kết quả BLAST chỉ thị COI của Mẫu DH1 với chỉ thị COI của
Gallus gallus đã công bố trên NCBI...........................................34
Hình 4.7: Kết quả BLAST chỉ thị COI của mẫu L với chỉ thị COI của Sus
scrofa đã công bố trên NCBI......................................................35
Hình 4.8. So sánh vị trí sai khác trong trình tự nucleotide chỉ thị COI của
mẫu L nghiên cứu với 6 chỉ thị COI đã công bố trên NCBI ......36
Hình 4.9. Kết quả so sánh khác loài................................................................38
Hình 4.10: Kết quả BLAST chỉ thị COI của Mẫu B với chỉ thị COI của Bos
taurus đã công bố trên NCBI......................................................39
Hình 4.11. So sánh vị trí sai khác trong trình tự nucleotide chỉ thị COI của
mẫu B nghiên cứu với 3 chỉ thị COI đã công bố trên NCBI......40
Hình 4.12: Kết quả so sánh trình tự khác loài.................................................42
iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ, thuật ngữ viết tắt Nghĩa đầy đủ của từ, thuật ngữ
BLAST Basic Local Alignment Search Tool
Bp Base pair – cặp bazơ nitơ
COI Cytochrome C oxidase Subutnit I
Cytb Cytochrome b
dATP DeoxyAdenine Triphosphate
dCTP DeoxyCytosine Triphosphate
ddATP DideoxyAdenine Triphosphate
ddCTP DideoxyCytosine Triphosphate
ddGTP DideoxyGuanine Triphosphate
ddNTP Dideoxynucleotide Triphosphate
ddTTP DideoxyThymine Triphosphate
dGTP DeoxyGuanine Triphosphate
DNA Deoxyribonucleic Acid
dNTP Deoxyribonucleotide Triphosphate
dTTP DeoxyThymine Triphosphate
EDTA Etilendiamin tetraaxetic acit
GPS Global Positioning System
ITS Internal Transcribed Spacer
Kb Kilo base – Kilo bazo nito
matK Maturase K
NCBI Nation Cetrer for Biotechnology Information (trung
tâm Quốc gia về Thông tin Công nghệ sinh học)
PCR Polymerase Chain Recation
QV Quality value
RPM Revolutions Per Minute
SDS Sodium Dodecyl Sulfate
v
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ii
DANH MỤC HÌNH .........................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................iv
MỤC LỤC......................................................................................................... v
Phần 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu của đề tài..................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát ...................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể.........................................................................................2
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.................................................................... 2
1.3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài.....................................................................2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài......................................................................3
Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 4
2.1. Một số đối tượng vật nuôi phổ biến ở Việt Nam....................................... 4
2.1.1. Tổng quan về lợn......................................................................................4
2.1.2. Tổng quan về bò vàng..............................................................................6
2.1.3 Tổng quan về dê........................................................................................7
2.2. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 9
2.2.1. Công nghệ mã vạch DNA ........................................................................9
2.3. Phương pháp tách chiết DNA tổng số.......................................................11
vi
2.4. Phương pháp điện di DNA trong gel agarose...........................................12
2.5. Kỹ thuật PCR ...........................................................................................13
2.6. Phương pháp xác định các trình tự nucleotide.........................................14
2.7. Tình hình nghiên cứu DNA mã vạch trong và ngoài nước......................15
2.7.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới........................................................15
2.7.2. Tình hình nghiên cứu trong nước...........................................................17
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
.........................................................................................................................20
3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu.............................................................20
3.2. Dụng cụ, thiết bị nghiên cứu....................................................................21
3.2.1. Thiết bị nghiên cứu ...............................................................................21
3.2.2. Hóa chất.................................................................................................22
3.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu............................................................22
3.4. Nội dung nghiên cứu................................................................................23
3.5. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................23
3.5.1. Phương pháp lấy mẫu.............................................................................23
3.5.2. Phương pháp tách chiết DNA tổng số....................................................23
3.5.3. Phương pháp PCR..................................................................................24
3.5.4. Phương pháp xác định trình tự các nucleotide.......................................25
3.5.5. Phân tích dữ liệu.....................................................................................25
Phần 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.........................................................26
4.1. Kết quả tách DNA tổng số .......................................................................26
vii
4.2 Kết quả PCR khuếch đại chỉ thị COI........................................................27
4.3. Kết quả phân tích các chỉ thị DNA bacoding ..........................................28
4.3.1. Kết quả phân tích chất lượng giải trình tự .............................................28
4.4. Kết quả so sánh, phân tích chỉ thị COI các mẫu nghiên cứu...................30
4.4.1. Chỉ thị COI của mẫu dê..........................................................................30
4.4.2. Chỉ thị COI của mẫu lợn ........................................................................34
4.4.3. Chỉ thị COI của mẫu bò .........................................................................38
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................43
5.1. Kết luận ....................................................................................................43
5.2. Kiến nghị..................................................................................................43
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................44
PHỤ LỤC
1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Ngành chăn nuôi ở Việt Nam là một bộ phận quan trọng cấu thành của
nền nông nghiệp cũng như một bộ phận quan trọng của nền kinh tế Việt Nam.
Tình hình chăn nuôi phản ánh thực trạng sử dụng, khai thác, chế biến và tiêu
thụ các sản phẩm động vật. Các sản phẩm từ vật nuôi là một nguồn cung cấp
thực phẩm với tỷ trọng cao, chất lượng tốt và giá trị dinh dưỡng lớn cho con
người, các sản phẩm phụ như da, mỡ, thịt là nguồn cung cấp cho các ngành
công nghiệp chế biến khác. Đồng thời phụ phẩm của ngành chăn nuôi là một
nguồn cung cấp phân bón hữu cơ cho trồng trọt. Để phục vụ các nhu cầu ngày
càng lớn của xã hội, việc chọn lọc và phát triển các giống vật nuôi ngày càng
được chú trọng.
Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về việc chọn lọc, xác định
giống vật nuôi bằng chỉ thị phân tử, trong đó có các nghiên cứu về phương
pháp “DNA barcode” (mã vạch DNA). Đây là phương pháp xác định nhanh
chóng cho một cơ thể sinh vật tới cấp độ loài.
Về nguyên tắc mã vạch DNA sử dụng một trình tự DNA ngắn nằm
trong genome của sinh vật như là một chuỗi ký tự duy nhất giúp phân biệt hai
loài sinh vật với nhau. Phương pháp này đã được ví tương tự như máy quét
trong siêu thị đọc hai mã vạch của hai sản phẩm khác nhau mà nhìn bên ngoài
chúng rất giống nhau. Như vậy, phương pháp mã vạch DNA là một phương
pháp định danh có thể xác định giống vật nuôi tới cấp độ loài. Những nghiên
cứu mã vạch DNA là cơ sở vững chắc đáng tin cậy cho những nghiên cứu
phân loại dựa trên hình thái, là sự phát triển tất yếu và có tính kế thừa từ các
nghiên cứu phân loại học trước đây.
2
Một trong những gen được sử dụng để xác định loài ở động vật có vú là
gen COI. Gen COI có thể đóng vai trò là trình tự dùng để phân biệt các loài
vật nuôi có quan hệ gần và đây cũng là trình tự bảo thủ giữa các thành viên
của loài. Điều này gợi ý rằng sử dụng phương pháp mã vạch DNA sẽ có hiệu
quả trên nhiều loài sinh vật.
Xuất phát từ những giá trị khoa học và thực tiễn, dựa trên những cơ sở
khoa học về trình tự gen đã biết, nhằm đóng ghóp, bổ sung những trình tự
DNA phục vụ cho mục đích xác định loài vật nuôi, chúng tôi tiến hành đề tài
“Nghiên cứu DNA barcode cho một số vật nuôi của Việt Nam”.
1.2. Mục tiêu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Xây dựng DNA barcode cho một số vật nuôi tại Việt Nam
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Nhân gen COI của một số vật nuôi: Bò, lợn, dê
- Giải trình tự gen COI
- Xây dựng cơ sở dữ liệu DNA barcode cho một số vật nuôi của Việt Nam
- Đánh giá và so sánh cơ sở dữ liệu DNA barcode của vật nuôi Việt
Nam với cơ sở dữ liệu quốc tế
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Xây dựng được cơ sở dữ liệu DNA barcode cho một số giống vật nuôi
như bò, lợn, dê của Việt Nam.
3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Có ý nghĩa quan trọng trong công tác bảo tồn nguồn gen động vật
nuôi có giá trị của Việt Nam.
- Tạo cơ sở dữ liệu cho các các nghiên cứu khoa học sau này.
4
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Một số đối tượng vật nuôi phổ biến ở Việt Nam
Ở Việt Nam, nghề chăn nuôi có vai trò rất quan trọng. Ở nhiều địa
phương, đây là nghề đem lại thu nhập chính cho nhiều hộ gia đình. Một số
giống vật nuôi được người dân chăn nuôi trên các quy mô lớn, đem lại thu
nhập ổn định cho người dân. Trong thời gian thực hiện đề tài, một số giống
vật nuôi như: Lợn, bò, dê được lựa chọn để xây dựng DNA barcode (mã
vạch DNA).
2.1.1. Tổng quan về lợn
Lợn thuộc lớp thú (Mammalia), bộ guốc chẵn (Artiodactyla), họ lợn
(Suidae), thuộc chi lợn (Sus), loài lợn rừng (Sus scrofa). Một trong các giống
lợn được nuôi nhiều nhất ở Việt Nam là lợn Landrace. Lợn Landrace có
nguồn gốc từ Đan Mạch được hình thành vào khoảng 1924–1925 do quá trình
tạp giao giữa các giống lợn đến từ Anh, Tây Ban Nha, Ý, Bồ Đào Nha, Trung
Quốc tạo thành. Theo nhiều tài liệu, chúng được tạo thành bởi quá trình lai
tạo chính giữa giống lợn Youtland có nguồn gốc từ Đức với lợn Yorkshire có
nguồn gốc từ Anh.
Giống lợn này chủ yếu được nuôi nhiều ở Đan Mạch. Sau năm 1990,
chúng được chọn lọc và có năng suất cao nên được nuôi nhiều ở các nước
Châu Âu. Hiện nay giống lợn này được xuất đi khắp nơi để cải thiện giống
lợn của nhiều nước và trở thành các giống “Lợn Landrace Mỹ”, “Lợn
Landrace Anh”, “Lợn Landrace Pháp”, “Lợn Landrace Canada”, giống này
cũng đã được nhập vào Việt Nam và nuôi trên diện rộng.
Lợn Landrace được coi là giống lợn tốt nhất trên thế giới hiện nay và
được nuôi rất phổ biến ở nhiều nơi, giống lợn này vừa có tỷ lệ nạc cao vừa có
5
thể để nái, rất thích hợp cho hộ chăn nuôi và trang trại. Giống lợn này được
nhập vào Việt Nam vào khoảng năm 1970 qua Cuba. Giống lợn Landrace là
một trong những giống tốt để thực hiên chương trình nạc hóa đàn lợn của Vệt
Nam.[20]
Ngoại hình lợn Landrace có màu trắng tuyền, đầu nhỏ, dài, tai to rủ
xuống kín mặt, tai cúp về phía trước, cổ nhỏ và dài, vai-lưng-mông-đùi rất
phát triển, mông đùi to, mõm thẳng, mông nở, ngoại hình thể chất vững chắc.
Toàn thân có dáng hình thoi nhọn, do chúng nhiều hơn các giống lợn khác 1-
2 đôi xương sường nên thân hình rất dài. Đây là giống lợn tiêu biểu cho
hướng nạc. Lợn có khả năng tăng trọng từ 750 – 800 g/ngày, 6 tháng tuổi lợn
thịt có thể đạt 105 – 125 kg. Khi trưởng thành con được nặng tới 400 kg, con
cái 280 – 300 kg. Lợn Landrace có khả năng sinh sản cao, mắn đẻ và đẻ
nhiều trung bình đạt 1,8 – 2 lứa/năm. Mỗi lứa đẻ 10 – 12 con, trọng lượng sơ
sinh (Pss) trung bình đạt 1,2 – 1,3 kg, trọng lượng cai sữa (Pcs) từ 12 – 15 kg.
Sức tiết sữa từ 5 – 9 kg/ngày. Khả năng sinh trưởng của lợn rất tốt. Giống lợn
này kén ăn và đòi hỏi nhu cầu dinh dưỡng cao và cũng đòi hỏi điều kiện
chăm sóc tốt.[21]
Hình 2.1. Lợn Landrace
6
2.1.2. Tổng quan về bò vàng
Bò vàng là một giống bò u da lông vàng được tìm thấy ở Nam Trung
Quốc, Việt Nam và Đài Loan. Chúng được tạo ra trong quá trình lai tạo giữa
hai giống bò Bos taurus và Bos indicus. Chúng có tên là bò vàng vì màu sắc
lông màu vàng. Đây là giống bò gốc làm nền để tạo ra rất nhiều giống bò
khác nhau ở Trung Quốc, Việt Nam.
Về phân loại động vật học, bò thuộc giới động vật (Animalia), ngành
động vật có dây sống (Chordata),lớp thú (Mammalia), bộ guốc chẵn
(Artiodactyla), họ trâu bò (Bovidae), phân họ trâu bò (Bovinae), thuộc chi bò
(Bos), loài Bos primigenius, phân loài (B.p.taurus, B.p.indicus).
Bò vàng có một số ưu điểm nổi bật chịu đựng tốt với điều kiện nhiệt
đới nóng ẩm, chịu đựng kham khổ tốt, thích nghi với nhiều vùng khí hậu,
thích nghi được với phương thức chăn nuôi tận dụng, đầu tư ít. Bò có nhược
điểm lớn nhất là tầm vóc nhỏ, không đáp ứng với yêu cầu chăn nuôi thâm
canh, năng suất thịt và sữa rất thấp. Năng suất thịt không cao, tỉ lệ thịt xẻ 40-
44%. Tuổi phối giống lần đầu vào khoảng 20-24 tháng.
Hình 2.2. Bò Vàng
Bò vàng có khả năng sinh sản tốt, 18-24 tháng tuổi bò đã động dục và
có khả năng phối giống, 30-34 tháng tuổi đẻ lứa đầu, nhịp đẻ năm một (1 năm
7
1 lứa) và 3 năm 2 lứa là phổ biến. Khả năng sinh sản tốt là đặc điểm có ích
lớn nhất của bò vàng.
2.1.3 Tổng quan về dê
Nhiều nhà khoa học ở các nước khác nhau đã nghiên cứu về nguồn gốc
của dê nhà, tuy còn nhiều ý kiến khác nhau nhưng đại đa số các nhà khoa học
cho rằng dê là một trong những loại vật nuôi được thuần hóa sớm nhất.
Người ta cho rằng dê nhà ngày nay (Capra hircus) có nhiều nguồn gốc
khác nhau. Tổ tiên trực tiếp của dê nhà gồm 2 nhóm dê rừng chính:
+ Dê rừng Bezoar (Capra aegagrus) được tìm thấy ở Iran và các nước
vùng tiểu Á, là tổ tiên của phần lớn dê nhà đang được nuôi ở châu Á và châu
Âu. Nó được coi là nhóm tổ tiên thứ nhất của dê nhà. Dê thuộc nhóm này có
sừng thẳng nhưng xoắn vặn.
+ Dê rừng Markhor (Capra Falconeri), nhóm này có sừng cong vặn về
phía sau và được coi là nhóm tổ tiên thứ 2 của dê nhà, còn thấy ở vùng núi
Hymalaya và đang được nuôi nhiều ở hai bên sườn phía Đông và Tây của dãy
núi này. Nhóm Markhor phân bố ở Afghanistan và vùng Kashimir –
Karakorum.
Hiện nay, người ta thấy rằng khu vực nuôi dê lâu đời nhất là các nước
Trung Đông, sau đó đến Ấn Độ và Ai Cập, tiếp đến là các nước châu Âu,
châu Á và châu Phi. Khu vực nuôi dê mới nhất là Đông Nam Á.
Về phân loại động vật học, dê thuộc giới động vật (Animalia), ngành
động vật có dây sống (Chordata), phân ngành động vật có xương sống
(Vertebrata), lớp động vật có vú (Mammalia), bộ guốc chẵn (Artiodactyla),
họ trâu bò (bovidae), họ phụ dê cừu (capra rovanae), thuộc loài dê (Capra).
Dê có đặc điểm màu lông không thuần nhất, có nhiều màu lông khác
nhau nhưng tập trung chủ yếu ở một số màu lông chính như: Màu vàng (vàng
8
tro, vàng cánh gián, vàng nâu), màu đen (đen tuyền, xám đen), khoang trắng
đen, trắng xám. Dê đực và dê cái đều có sừng và râu, tai nhỏ và hướng về
phía trước hoặc sang ngang, đầu nhỏ, mình ngắn, bụng to, tầm vóc nhỏ.
Khối lượng sơ sinh bình quân đạt từ 1,6 - 1,8kg, khối lượng trưởng
thành của dê cái khoảng 25 - 30kg và dê đực là 30 - 45kg, con cái cao khoảng
50 - 54cm và con đực cao khoảng 55 - 58cm. Dê cỏ có khả năng sinh sản tốt,
tuổi phối giống lần đầu là 6-7 tháng, đẻ 1,7 lứa/năm và 1,5 con/lứa, khoảng 2
năm đẻ 3 lứa, mỗi lứa 1-2 con. Dê cái mang thai trung bình từ 145 - 155 ngày
là đẻ. Dê con lúc mới đẻ đến khi cai sữa mất khoảng 3 tháng. Dê cái non phải
đạt 7 tháng tuổi và có trọng lượng xấp xỉ 24 kg mới cho phối giống lần
đầu[7].
Hình 2.3: Dê Cỏ Ninh Bình
9
2.2. Cơ sở khoa học của đề tài
2.2.1. Công nghệ mã vạch DNA
Năm 2003, Paul Hebert – nhà nghiên cứu đại học Guelph, Canada, sáng
lập ra phương pháp “mã vạch DNA” dùng để nhận diện các loài [15]. Theo
định nghĩa thông thường, mã vạch là phương pháp lưu trữ và truyền tải thông
tin bằng một loại ký hiệu chuyên biệt, có quy ước. Khi nhìn vào dãy ký hiệu
này người ta sẽ biết được nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Tương tự, mã
vạch DNA sử dụng trình tự nucleotide ngắn lấy từ một phần thích hợp trong
hệ gen của sinh vật như một chuỗi ký tự duy nhất giúp nhận diện và phân biệt
các loài sinh vật với nhau [22]. Ông đề xuất sử dụng một trình tự ngắn của
gen Cytochrome c oxidase 1 (COI) có chiều dài khoảng 650 bp, đây là trình tự
DNA có trong tất cả các loài động vật. Tuy nhiên trình tự các nucleotide của
đoạn DNA này khác nhau giữa các loài. Hệ gen ty thể của động vật thích hợp
để phân tích hơn là sử dụng bộ gen nhân vì không chứa các đoạn intron, 13
gen mã hóa protein trong ty thể động vật là những vùng gen có nhiều tiềm
năng dùng để làm mã vạch DNA bởi vì sự thêm và mất các trình tự dẫn đến
sự thay đổi trong khung đọc rất hiếm xảy ra. Gen COI có đủ các yếu tố quan
trọng để có thể sử dụng làm mã vạch DNA [16]. Một mã vạch DNA điển
hình cần đáp ứng được các yêu cầu sau:
(1) Có tính phổ biến cao để có thể thực hiện trên nhiều loài.
(2) Trình tự có tính đặc hiệu cao và có hiệu suất tái bản cao.
(3) Có khả năng phân biệt đồng thời được nhiều loài.
Có năm bước chính liên quan đến xác định loài bằng trình tự mã vạch
DNA. Đầu tiên, mẫu vật phải được thu nhận và xác định bởi các nhà phân loại.
Một mẫu mô được lấy từ cơ thể vật nuôi và tiến hành tách chiết thu DNA tổng
số, sau đó trình tự DNA đích được khuếch đại bằng phản ứng PCR
10
(Polymerase chain reaction) và được giải trình tự để tạo ra một “mã vạch”.
Cuối cùng, các mã vạch được nhập vào hệ thống các ngân hàng dữ liệu
Barcode (BOLD). Nó là một hệ thống trực tuyến để giúp các nhà nghiên cứu
thu thập, quản lý và phân tích mã vạch DNA. Mỗi mục được tổ chức trong
BOLD có các thông tin như tên phân loại, hình ảnh của loài, GPS tọa độ nơi
mà loài đó đã được tìm thấy và trình tự mã vạch quy ước cho đối tượng.
Thông tin này có thể được cung cấp cho bất cứ ai có nhu cầu thông qua
BOLD và bất cứ nơi đâu trên thế giới [10]. Ví dụ, mã vạch DNA sẽ giúp định
danh nhanh chóng các loài gây bệnh ở giai đoạn tiềm ẩn (giai đoạn ấu trùng),
hỗ trợ chương trình kiểm soát sâu bệnh bảo vệ cây trồng.
Gen COI có thể dùng để xác định động vật có xương sống và côn trùng.
Gen COI của bọt biển và san hô rất bảo thủ, nhưng ở các loài lưỡng cư và
giáp xác lại có sự biến đổi quá cao, trong khi ở các loài như giun tròn, sán lá
và nhóm động vật cổ xưa “tardigrades” (gấu nước) thì vùng gen này có sự tái
sắp xếp lớn nên sẽ là trở ngại cho việc sử dụng các cặp mồi phổ biến trong
phản ứng PCR. Ngoài locut gen COI, các đoạn gen khác trong ty thể Cytb
(Cytochrome b), gen ribosome 12S, 16S cũng được dùng như DNA mã vạch
trong nhận dạng ở động vật. [17]
Với hàng triệu loài động vật luôn biến đổi không ngừng theo từng giai
đoạn sống, việc phân loại và định danh các loài luôn gặp các thách thức
không nhỏ. Nhiều sinh vật nhỏ hiện nay có thể vẫn chưa được biết đến. Tuy
nhiên, ngay cả những loài động vật lớn hơn vẫn có những tranh luận về nhận
dạng giữa các loài. Việc định danh loài thông qua các đặc điểm hình thái
không còn thuyết phục. Vì vậy việc tìm ra phương pháp mã vạch DNA như
một giải pháp mới và hữu ích cho việc phân loại là sự kiện quan trọng và có ý
nghĩa thực tiễn.
11
2.3. Phương pháp tách chiết DNA tổng số
Tách chiết DNA từ mẫu thí nghiệm là việc cần thiết bởi các thí nghiệm
của công nghệ gen đều tiến hành với DNA. Cho đến nay đã có rất nhiều quy
trình tách chiết thành công DNA được công bố và báo cáo bởi nhiều nhà
nghiên cứu. Đối với mỗi loại mô hay tế bào, quy trình tách chiết có thể sẽ
khác nhau. Dù vậy thì nguyên lý tách chiết ADN từ tế bào vẫn gồm các bước
cơ bản gồm: 1) Phá màng tế bào; 2) Loại bỏ protein; 3) Tủa và thu DNA.
Nguyên lý tách chiết DNA cụ thể như sau:
Bước 1: Phá vỡ màng tế bào và màng nhân (tế bào Eukaryote). Thông
thường tế bào, mô được nghiền trong nitơ lỏng -1960
C hoặc dùng hỗn hợp
chất tẩy rửa (SDS, Sarcosyl) và proteinase K. Khi đó màng tế bào, màng nhân
sẽ bị phá vỡ và giải phóng DNA ra môi trường và phân hủy các protein liên
kết với DNA.
Bước 2: Loại bỏ các thành phần không mong muốn trong mẫu, chủ yếu
là các protein, mẫu được lắc mạnh trong một dung dịch phenol và chloroform,
dung dịch này có tác dụng làm biến tính protein đồng thời không hòa tan
DNA, sau khi li tâm sẽ tủa thành lớp nằm giữa hai lớp là nước và
phenol/chloroform. Nước có chứa DNA được thu nhận lại.
Bước 3: Tủa DNA nhằm thu nhận DNA dưới dạng cô đặc, một phần để
bảo vệ chúng khỏi sự phân hủy các enzyme, mặt khác có thể hòa tan lại chúng
trong dung dịch có nồng độ mong muốn. Có thể tủa DNA trong ethanol, môi
trường có nồng độ muối cao, nhiệt độ thấp, tuy nhiên cũng có thể tủa trong
isopropanol (không cần muối). Sau khi thu nhận DNA, cặn tủa cần phải rửa
trong ethanol 70% để loại bỏ muối hoặc isopropanol dính vào.
12
Bước 4: Kết tủa DNA sau khi rửa bằng cồn và để khô tự nhiên hòa
tan trong TE hoặc nước cất để bảo quản DNA phục vụ cho các nghiên cứu
tiếp theo.
2.4. Phương pháp điện di DNA trong gel agarose
Phương pháp điện di DNA dựa vào đặc tính của các nucleic acid là các
đại phân tử tích điện âm nên khi chịu tác dụng của lực điện trường với điện
thế và cường độ thích hợp chúng sẽ di chuyển về phía cực dương của điện
trường. Phương pháp điện di được thực hiện phụ thuộc vào khích thước, cấu
hình của DNA, loại gel, nồng độ gel và cường độ dòng điện. Các phân tử có
kích thước nhỏ sẽ di chuyển về phía cực dương nhanh hơn các phân tử có
kích thước lớn. Đây cũng chính là cơ sở để có thể sàng lọc các dòng DNA tái
tổ hợp bằng phương pháp so sánh kích thước.
Các bước của phương pháp điện di được tiến hành như sau:
Chuẩn bị gel
+ Cân 1gam agarose cho vào 99 ml dung dịch TAE 1X, đun sôi sao cho
agarose tan hoàn toàn.
+ Để gel nguội đến 600
C, đổ gel vào khuôn đã cài sẵn lược và đợi cho
gel đông lại.
+ Nhấc lược khỏi bản gel và đặt bản gel vào bể điện di.
+ Đổ dung dịch đệmTAE vào bể điện di sao cho ngập bản gel.
Tra mẫu điện di
+ Tỷ lệ tra: Trộn theo tỷ lệ 1µl “loading dye” với 5 µl mẫu.
+ Cài đặt trương trình điện di ở 100-110V, 100-200mA, trong 30 phút
(khi vị trí vạch mẫu chạy được khoảng 2/3 gel).
Nhuộm gel
13
+ Bản gel được lấy ra khỏi bể điện di và nhuộm với ethidium bromide
(nồng độ 30 µl/l) trong 15 phút.
+ Soi và chụp ảnh bản gel bằng máy chụp ảnh gel.
2.5. Kỹ thuật PCR
Phương pháp PCR do Kary Mullis và cộng sự phát minh vào năm
1985. Phản ứng PCR cho phép khuếch đại, tạo ra số lượng lớn bản sao của
gen trong một thời gian ngắn. Cơ sở của phản ứng PCR dựa trên tính chất
biến tính, hồi tính của DNA và nguyên lý tổng hợp DNA. Trên cở sở trình tự
của đoạn DNA khuôn, đoạn mồi, các nucleotide tự do và enzyme DNA
polymerase có thể tổng hợp được đoạn DNA đích mong muốn. Từ thời điểm
DNA biến tính cho tới khi sợi DNA mới được tổng hợp gọi là một chu kỳ [3].
Phản ứng PCR khuếch đại gen đích mong muốn được lặp lại nhiều lần
các chu kỳ nhân gen, trong một thời gian ngắn số lượng bản sao DNA tạo
thành sẽ tăng theo cấp số nhân.
Các bước chủ yếu của một chu kỳ PCR như sau:
Bước biến tính: Hai mạch đơn của phân tử DNA tách đôi dưới tác dụng
của nhiệt độ. Bước này thường được tiến hành ở 94 – 950
C sẽ làm đứt các liên
kết hydro của phân tử DNA, hay mạch DNA tách rời nhau thành hai mạch
đơn, làm khuôn cho quá trình tổng hợp, giai đoạn này kéo dài từ 30 giây đến
1 phút.
Bước gắn mồi: Nhiệt độ của phản ứng được hạ thấp. Trong hỗn hợp
phản ứng lúc này có mặt hai mạch đơn DNAvừa tách khỏi nhau và hai loại
mồi. Mỗi loại mồi sẽ nhận biết và bám vào một sợi DNA mạch đơn theo
nguyên tắc bổ sung. Nhiệt độ gắn mồi phụ thuộc vào độ dài trình thự mồi,
thông thường nằm trong khoảng 45 – 600
C và kéo dài từ 30 giây đến 1 phút.
14
Bước kéo dài: Nhiệt độ 720
C là nhiệt độ thích hợp nhất cho hoạt động
của enzyme DNA polymerase. Enzyme DNA polymerase xúc tác hoạt động
tổng hợp các nucleotide tự do vào cuối đoạn mồi theo nguyên tắc bổ sung
tổng hợp nên sợi DNA mới.
Phản ứng PCR gồm nhiều chu kỳ liên tục, thông thường thực hiện
khoảng 20 – 40 chu kỳ [2].
2.6. Phương pháp xác định các trình tự nucleotide
Giải trình tự là phương pháp xác định thứ tự sắp xếp của 4 nucleotide
(adenine, guanine, cytosine và thymine) trên một phân tử DNA. Với việc phát
triển phương pháp giải tình tự tự động việc xác định trình tự DNA của hệ gen
sinh vật đã trở nên không thể thiếu cho các quá trình nghiên cứu sinh học cơ
bản, cũng như trong các lĩnh vự chuẩn đoán hoặc pháp y.
Phương pháp này dựa trên nguyên tắc của phương pháp
dideoxynucleotide cải tiến của Sanger; đó là sử dụng các phân tử triphosphate
dideoxynucleotide (ddNTPs) như là các điểm kết thúc trong trong quá trình
tổng hợp chuỗi DNA. Các thành phần sử dụng trong phương pháp này đó là:
Mẫu DNA sợi đơn, DNA mồi, Enzyme taq-DNA polymerase, bốn loại
dNTPs, dung dịch đệm và có thêm một lượng nhỏ ddNTP (trong đó có một
loại đánh dấu bằng cách gắn với một phân tử huỳnh quang). Mẫu DNA được
chia thành bốn phản ứng riêng biệt có chứa tất cả bốn deoxynucleotides chuẩn
(dATP, dGTP, dCTP, dTTP) và polymerase DNA. Mỗi phản ứng chỉ được
thêm vào một trong bốn dideoxynucleotide (ddATP, ddGTP, ddCTP, ddTTP),
các dideoxynucleotide này bị mất 2 nguyên tử oxy ở vị trí carbon số 3 và
carbon số 4. Do đó khi mạch DNA đang tổng hợp bị gắn một ddNTP thì
không có nhóm 3’
- OH ở nucleotide cuối cùng nên mạch đang tổng hợp
không được tiếp tục kéo dài vì vậy phản ứng tổng hợp sẽ dừng lại [8]. Mỗi
ddNTP sử dụng được gắn với một phân tử huỳnh quang và mỗi nucleotide
15
cho một màu khác nhau. Các đoạn DNA thu được phân tách theo kích thước
bằng điện di trên cùng một ống mao quản. Các đoạn DNA khác nhau sẽ phân
tách trên gel mao quản và xuất hiện dưới dạng các đỉnh và các màu đi kèm.
Các đỉnh được phát hiện bằng cách sử dụng nguồn laser. Đọc trình tự DNA
bằng cách xác định màu của đỉnh khi chúng đi qua thiết bị phát hiện và thông
tin này sẽ đượcchuyển trực tiếp đến một máy tính và sẽ xác định được trình tự
của đoạn DNA [15].
2.7. Tình hình nghiên cứu DNA mã vạch trong và ngoài nước
2.7.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Năm 2010, Locke SA và cộng sự đã sử dụng mã vạch COI để phân biệt
Diplostomum spp (ấu trùng ký sinh trong mắt cá). Tiến hành thu thập được
497 mẫu ấu trùng từ mắt các loài cá của sông St. Lawrence ở Canada. Sử
dụng chỉ thị mã vạch ITS và COI để phân loại các loài gây bệnh nghiêm
trọng. Tuy nhiên kết quả cho thấy chỉ thị COI cho kết quả tốt hơn [13].
Năm 2012, Emre Keskin và cộng sự đã sử dụng tiểu đơn vị COI ty thể
để làm sáng tỏ tính đa dạng di truyền của các loài cá nước ngọt không phải
bản địa. Thông qua toàn bộ dữ liệu tìm thấy có 145 chuỗi COI, sự khác biệt
về mã vạch COI giữa các quần thể cùng loài thấp, đặc biệt đối với quần thể C.
gibelio, G. holbrooki và L. gibbsus lần lượt là 0,5%, 0,6% và 0,3%. Từ kết
quả nghiên cứu cho thấy phương pháp mã vạch DNA giúp nhận dạng ở cấp
độ loài và cho thấy sự khác biệt giữa các quần thể, có thể được sử dụng để
quản lý hiệu quả các loài xâm lấn và các chiến lược bảo tồn với các loài bản
địa và đặc hữu [9].
Năm 2015, Joana Costa và cộng sự nghiên cứu hai mã vạch DNA là
ITS1 và matK để nhận biết 2 loài H. perforatum và H. androsaemum.
Hypericum perforatum nổi tiếng với các đặc tính chống viêm, chống trầm
cảm và chống virut, cũng như một chất chữa bệnh. Hypericum androsaemum
16
được sử dụng chủ yếu cho tính chất bảo vệ gan và lợi tiểu. Các kết quả phân
tích từ ITS1 và matK là cơ sở để phát triển các thử nghiệm PCR đặc hiệu
cho từng loài, kết hợp kỹ thuật HRM (High Resolution Melt analysis) góp
phần xây dựng cách tiếp cận đơn giản để phân biệt hai loài một cách đáng
tin cậy. Các vùng mã vạch đã thành công trong việc nhận dạng từng nhóm
đối tượng [11].
Năm 2015, Locke SA, và cộng sự sử dụng mã vạch DNA nghiên cứu
tính đa dạng của ấu trùng Diplostomidae (Platyhelminthes: Digenea) trong
mắt cá nước ngọt. Những nghiên cứu hình thái học rất khó có thể có ích trong
việc xác định loài của loại ấu trùng này. Nghiên cứu được thực hiện cho hơn
2000 ấu trùng Diplostomidae từ Châu Phi, Trung Đông, Châu Âu, Châu Á và
châu Mỹ. Hai mươi hai loài Diplostomum, Tylodelphys và Austrodiplostomum
được phân biệt. Các mối liên kết vòng đời mới, hồ sơ địa lý, lưu trữ, và dữ
liệu di truyền đã được ghi nhận cho một số loài, bao gồm Tylodelphys
jenynsiae, Tylodelphys immer và Diplostomum ardeae [18].
Năm 2016, Mariana L. Lyra đã tiến hành nghiên cứu mã vạch DNA
trong đánh giá tính đa dạng di truyền và ước tính độ phong phú của các loài
lưỡng cư. Sử dụng vùng 5' của tiểu đơn vị oxidase (COI) để thu thập mã vạch
DNA. Các tác giả đã nghiên cứu điều kiện PCR mới và thử nghiệm mồi mới
(AnF1 + AnR1). Kết quả thấy nhiệt độ gia tăng trong phản ứng PCR cải thiện
đáng kể hiệu quả khuếch đại. Có thể khôi phục chuỗi COI đối với 100% loài
được phân tích. Đó là một cải tiến quan trọng đối với các nghiên cứu trước
đây. Kết luận chỉ ra rằng mã vạch DNA là một phương pháp hiệu quả, đơn
giản và được chuẩn hóa để xác định sự đa dạng bí ẩn ở động vật lưỡng cư và
sử dụng nó trong kiểm kê đa dạng sinh học và trên khắp quần thể rộng khắp
các loài đã biết [14].
17
2.7.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Năm 2014 Dương Văn Tăng và cộng sự thuộc Viện Hàn lâm Khoa học
và Công nghệ Việt Nam, đã tiến hành đề tài “Đánh giá khả năng sử dụng mã
vạch COI trong việc định loại động vật tại bảo tàng thiên nhiên Việt Nam”,
tiến hành với ba mẫu có tại Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam ký hiệu
GN.bttnvn, GC.bttnvn, BHM.bttnvn được giám định hình thái ban đầu và có
tên là Gấu ngựa (Ursus thibetanus), Gấu chó (Helarctos malayanus hoặc tên
đồng nghĩa: Ursus malayanus) và Báo hoa mai (Panthera pardus) được sử
dụng cho phân tích này. Kết quả đã khuyếch đại được vùng gen COI ở Gấu
chó, Gấu ngựa có cùng kích thước 623 bp còn ở Báo hoa mai là 653 bp. Phân
tích bằng phần mềm máy tính Mega 5.2.2 và chương trình BLAST trên ngân
hàng gen quốc tế cho thấy các mẫu vật Gấu ngựa, Gấu chó, Báo hoa mai có
tên chính xác như đã xác định loài bằng hình thái. Kết quả mẫu nghiên cứu
GN.bttnvn, GC.bttnvn, BHM.bttnvn đã đăng ký thành công vơi Genbank với
các mã số công bố KF986481, KF986482 và KF986483. Mức độ tương đồng
của các trình tự từ các mẫu nghiên cứu Gấu ngựa, Gấu chó và Báo hoa mai so
với dữ liệu công bố trên GenBank lần lượt là 99%, 99,5% và 99,85%. Với kết
quả thu được như trên, vùng gen COI có thể được sử dụng để giám định các
mẫu động vật quý hiếm không nguyên vẹn [1].
Năm 2014, Dương Thúy Yên thuộc Đại học Cần Thơ tiến hành nghiên
cứu “So sánh trình tự một số gen mã vạch của cá rô đầu vuông và cá rô đồng
tự nhiên” thu ở xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang, nơi phát
hiện cá rô đầu vuông với mẫu cá rô tự nhiên được thu ở 3 nơi, gồm Rừng U
Minh Hạ - Cà Mau, vườn quốc gia Tràm Chim, Tam Nông – Đồng Tháp và
Châu Thành A – Hậu Giang. Số mẫu thu của mỗi dòng cá là 40 mẫu. Nghiên
cứu này nhằm kiểm tra giả thuyết trên dựa vào sự so sánh trình tự 3 gen mã
vạch trong ty thể (gen Cytochrom C oxidase subunit 1- COI và Cytochorome
18
b-Cyt b) và trong nhân (Gen Rhodopsin – Rho) giữa cá rô đầu vuông và cá rô
tự nhiên thu ở 3 tỉnh. Kết quả tìm thấy 3 dạng trình tự của gen COI (trong 15
mẫu), 3 dạng của gen Cyt b (21 mẫu) và 1 dạng gen Rho (7 mẫu) trong các
mẫu nghiên cứu. So sánh trình tự gen COI và Cyt b của cá rô trong nghiên
cứu này tương đồng trên 99% với cá rô Anabas testudineus có sẵn ở cơ sở dữ
liệu của GenBank và hệ thống BOLD [5].
Năm 2015, Nguyễn Phương Thảo và Dương Thúy Yên tiến hành
nghiên cứu đề tài “So sánh đặc điểm hình thái và DNA mã vạch của hai loài
cá bống trân Butis butis và Butis humeralis”. Đề tài so sánh đặc điểm hình
thái và trình tự gen cytochrome C oxidase subutnit I (COI) của hai “loài” cá
bống trân Butis butis và Butis humeralis đã được công bố trong các nghiên
cứu trước để kiểm chứng việc định danh hai loài. Kết quả về hình thái, chúng
giống nhau ở hình dạng thân, mõm, màu sắc và cấu tạo cơ gốc vi ngực và một
số chỉ tiêu đo. Tuy nhiên, chúng khác nhau ở vạch và màu sắc của mắt, vị trí
bắt đầu của vi lưng và vi hậu môn, tỉ lệ dài đầu/khoảng cách hai mắt và cao
thân/cao cuống đuôi. Về trình tự gen COI, các mẫu của hai loài giống nhau ở
mức 99-100%. Khoảng cách di truyền giữa 2 loài (0,003±0,001) tương đương
với khoảng cách di truyền trong cùng một loài. Như vậy, 2 nhóm cá bống trân
là cùng một loài. Loài này khác với loài B. butis ở Genbank (giống trình tự
gen COI ở mức 86%), chứng tỏ việc phân loại loài của cá B. butis trên thế
giới chưa rõ ràng và cần tiếp tục được nghiên cứu [4].
Năm 2015, Trần Thị Việt Thanh và cộng sự đã tiến hành đề tài “Sử
dụng mã vạch DNA (DNAbarcodes) trong việc xác định mẫu chim tại bảo
tàng thiên nhiên Việt Nam”. Đề tài thực hiện giám định tên loài cho 4 mẫu
chim thuộc họ Khướu (Timaliidae): 005_BTTNVN (Khướu mào cổ trắng),
028_BTTNVN (Lách tách đầu đốm), 045_BTTNVN (Lách tách mày trắng)
và 055_BTTNVN (Khướu mặt đên). DNA được tách từ mẫu máu, sau đó tiến
19
hành phản ứng PCR, tinh sạch sản phẩm PCR và giải trình tự vùng gen
Barcode (COI) với kích thước khoảng 650bp cho mỗi mẫu. Kết quả giải
trình tự cho thấy mước độ tương đồng di truyền cao, 99,7% (028_
BTTNVN/Alcippe castaneceps), 99,8% (045_BTTNVN/ Alcippe vinipectus),
99,28% (99,2-99,5%; 055_BTTNVN/ Garrulax affinis) và mẫu 005_BTTNVN
thuộc giống Ynhina, được xác định tên loài Y. diademata trên GenBank. Các
thông tin di truyền thu được trên mỗi mẫu đều tương đồng với phân loại bằng
hình thái. Bốn trình tự trên đã được đăng ký trên GenBank với mã số là:
KP768404, KP768406, KP708406, KP768407 [6].
20
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu
Một số giống vật nuôi phổ biến ở Việt Nam như bò, lợn, dê được thu
thập mẫu phục vụ cho nghiên cứu. Mẫu mô tai bò, lợn, dê được thu nhận trên
địa bàn các huyện Sơn Dương - Tuyên Quang, huyện Đại Từ - Thái Nguyên,
huyện Tam Điệp – Ninh Bình và huyện Lương Sơn – Hòa Bình.
Các mẫu mô được thu nhận trong thời gian ngắn, cất giữ trong dung
dịch bảo quản thích hợp và vận chuyển nhanh chóng về phòng thí nghiệm.
DNA của từng mẫu được thu nhận độc lập, phục vụ cho các nghiên cứu
tiếp theo.
Bảng 3.1: Các mẫu thí nghiệm phục vụ quá trình nghiên cứu
STT Tên mẫu Địa chỉ thu mẫu Ký hiệu
1 Tai bò Phúc Ứng - Sơn Dương - Tuyên Quang B
2 Tai lợn Ký Phú - Đại Từ - Thái Nguyên L
3 Tai dê Hoa Lư –Tam Điệp – Ninh Binh DN1
4 Tai dê Hoa Lư –Tam Điệp – Ninh Binh DN2
5 Tai dê Cao Dương –Lương Sơn –Hòa Bình DH1
6 Tai dê Cao Dương –Lương Sơn –Hòa Bình DH2
Mồi thực hiện phản ứng khuếch đại đoạn gen COI được cung cấp bởi
viện Công nghệ Sinh học, Hà Nội. Thông tin của các cặp mồi được liệt kê
trong bảng 3.2.
21
Bảng 3.2. Trình tự mồi cho phản ứng PCR
Stt Mồi Mẫu Trình tự mồi (5’->3’)
Ta
(o
C)
Kích
thước
(bp)
1
CF1d
CR1d
Dê
TTC TCA ACC AAC CAC AAR GAY ATY GG
TAG ACT TCT GGG TGG CCR AAR AAY CA
51 750
2
CF1l
CR1l
Lợn
CAT TGG AGT AGT CCT ACT
GTG CAG GAA TAG GAG ATG
56 250
3
CF1b
CR1b
Bò
AAT GAT ATT TGT CCT CA
ACA GGC CTA TTC CAT GCA
56 250
Ghi chú: Y là nucleotide T hoặc C, R là nucleotide G hoặc A
3.2. Dụng cụ, thiết bị nghiên cứu
3.2.1. Thiết bị nghiên cứu
Bảng 3.3. Danh mục các thiết bị được sử dụng
STT Tên thiết bị Nguồn gốc xuất xứ
1 Bộ điện di Scie – plas Ltd – UK
2 Bể ổ nhiệt Techne – OSI
3 Cân điện tử TE 214S – Startorius Germany
4 Máy cất nước Canada Bio Water system – Pall Co.UK
5 Máy chụp gel Gel Logic 1500 – Kodal – USD
6 Máy đo pH F – 51 BW – Horiba – Japan
7 Máy ly tâm Eppen dorf – CHLB Đức
8 Máy PCR Amplied Biosystems USD/Singapore
9 Máy spindown E-centrifuge – Wealtex – TaiWan/USA
10 Máy vortex Vortex Genius 3 – IKA Genmany/China
11 Nồi hấp khử trùng HV – 110 – Hirayama – Japan
12 Tủ an toàn sinh học cấp2 Nu – 425 – 400E – Nuaire – USA
13 Tủ lạnh40
C, -200
C Super freezer Eco 130 – Ficchetti – Italy
14 Máy đo quang phổ kế
22
3.2.2. Hóa chất
Các hóa chất chuyên dụng sử dụng cho phân tích sinh học phân tử được
trình bày trong bảng 3.3.
Bảng 3.4. Danh mục các loại hóa chất được sử dụng
STT Tên hóa chất Hãng sản xuất
1 Tris HCl Merck
2 EDTA Merck
3 2-mercaptoethanol Merck
4 Protein K Thermo scientific
5 Rnase Thermo scientific
6 Chloroform Merck
7 Isoamin alcohol Merck
8 Tris Base Merck
9 Acid Acetic Merck
10 Loading Dye Merck
11 Agarose Bio neer
12 Ethidium Bromide Merck
13 Ba cặp mồi nhân gen COI Thermo scientific
14 Master Mix Thermo scientific
15 H20 Thermo scientific
16 Isopropanol Merck
17 Elution Buffer Merck
18 Ethanol Merck
3.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Địa điểm: Bộ môn sinh học phân tử và Công nghệ gen – Viện Khoa
học sự sống – Đại học Thái Nguyên – Tổ 10 – Xã Quyết Thắng – TP Thái
Nguyên.
23
Thời gian: Đề tài được thực hiện từ ngày 01/01/2019 đến ngày
30/05/2019.
3.4. Nội dung nghiên cứu
- Tách chiết DNA genome của bò, lợn, dê.
- Nhân gen COI của một số vật nuôi: bò, lợn, dê.
- Giải trình tự gen COI.
- So sánh, đánh giá DNA barcode của bò với cơ sở dữ liệu.
- So sánh, đánh giá DNA barcode của lợn với cơ sở dữ liệu.
- So sánh, đánh giá DNA barcode của dê với cơ sở dữ liệu.
- Đánh giá DNA barcode đặc hiệu giữa các loài trong nghiên cứu.
3.5. Phương pháp nghiên cứu
3.5.1. Phương pháp lấy mẫu
Phương pháp lấy mẫu mô tai được tiến hành như sau: Dùng kìm
chuyên dụng lấy một mẩu mô tai đưa vào ống eppendorf chứa cồn 70% bảo
quản lạnh ở 40
C trong khoảng 24h. Sau đó dùng nước rửa sạch, thấm khô trên
giấy thấm rồi đưa vào ống eppendorf chứa cồn 70% khác đembảo quản lạnh ở
-200
C cho đến khi sử dụng.
3.5.2. Phương pháp tách chiết DNA tổng số
Quy trình tách chiết DNA tổng số từ mẫu mô tai được tiến hành theo
các bước sau.
Bước 1: Dùng kẹp lấy mẫu ra và thấm khô cồn, sử dụng dao loại bỏ
sạch lông cùng các chất bẩn màu đen bám trên mẫu sau đó nghiền nhỏ mẫu.
Bước 2: Cho phần mẫu đã nghiền nhỏ vào ống eppendorf 1,5 ml, bổ
sung thêm 500µl buffer lysis. Sau đó cho vào máy vortex, rung trong khoảng
15 giây và ủ ở 500
C trong 1 giờ (15 phút đảo trộn một lần).
Bước 3: Thêm 5 µl Proteinase K vào ống eppendorf , ủ qua đêm ở 500
C.
24
Bước 4: Thêm 5 µl Rnase vào ống eppendorf , ủ ở 370
C trong 1 giờ.
Bước 5: Bổ sung thêm 500 µl CIAA, lắc đều nhẹ bằng tay cho đến khi
thấy dung dịch có màu trắng sữa đồng nhất, ủ ở -200
C trong 1 giờ.
Bước 6: Ly tâm 12000 rpm trong 15 phút, dùng pipette hút và chuyển
pha trên sang ống eppendorf 1,5 ml mới (khoảng 400 µl).
Bước 7: Bổ sung thêm isopropanol với tỉ lệ 2:1 với mẫu. Sau khi đảo
trộn đều thì ủ ở - 200
C trong 2 giờ.
Bước 8: Ly tâm 13000 rpm trong 15 phút. Loại bỏ dịch nổi và thu
căn DNA.
Bước 9: Bổ sung 500µl cồn 70% vào ống eppendorf . Ly tâm 8000rpm
trong 5 phút.
Bước 10: Đổ hết cồn, “spindow” rồi dùng pipette hút hết cồn dư. Sau
đó để khô tự nhiên đến khi cặn DNA trong suốt.
Bước 11: Thêm 50 µl dung dịch đệm Elution Buffer. Bảo quản trong tủ -200
C.
3.5.3. Phương pháp PCR
DNA tổng số được tách chiết sẽ được sử dụng làm khuôn cho phản ứng
khuếch đại chỉ thị COI.
Bảng 3.5. Thành phần phản ứng PCR
Hóa chất Thể tích (µl)
Master mix 5
Primer F 0,4
Primer R 0,4
H2O 3,2
DNA khuôn 1
Tổng thể tích 10
25
Trộn đều các thành phần sau đó đặt vào máy PCR, chu trình nhiệt của
phản ứng PCR được thực hiện như sau:
 Chu trình nhiệt phản ứng PCR nhân gen COI ở dê:
 Chu trình nhiệt phản ứng PCR nhân gen COI ở gà, lợn, bò, chó:
3.5.4. Phương pháp xác định trình tự các nucleotide
Các sản phẩm PCR sau khi được khuếch đại sẽ được giải trình tự ở
công ty VNDAT tại Malaysia.
3.5.5. Phân tích dữ liệu
Trình tự chỉ thị COI của các mẫu nghiên cứu sau khi giải trình tự được
so sánh với trình tự các chỉ thị COI đã được công bố trên thư viện mã vạch
BOLD và NCBI thông qua phần mềm vecter NTI phiên bản 11.5, phần mềm
MEGA 7.0, DNAstar 5.0 và BioEdit.
26
Phần 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Kết quả tách DNA tổng số
Sản phẩm DNA sau khi tách chiết từ các mẫu mô tai và mẫu máu được
điện di kiểm tra trên gel agrarose 1%. Kết quả tách chiết DNA tổng số các
mẫu mô tai được thể hiện trong hình 4.1.
1 2 3 4 5 6
Hình 4.1. Kết quả tách chiết DNA tổng số mẫu mô tai
(Đường chạy số 1 đến số 6 lần lượt là các mẫu L(lợn), B(bò), DH1(dê),
DH2(dê), DN1(dê), DN2(dê)
Từ kết quả trên có thể thấy, sản phẩm DNA tổng số thu được tương đối
đồng đều các băng sáng rõ nét, ít bị đứt gẫy. DNA tổng số được tiến hành xác
định độ tinh sạch và hàm lượng DNA bằng máy đo quang phổ kế. kết quả
được thể hiện ở bảng 4.1.
Bảng 4.1: Kết quả đo độ tinh sạch DNA
Mẫu L B DH1 DH2 DH3 DH4
OD260/OD280 1,87 1,89 1,97 1,99 1,93 1,90
27
Từ kết quả trên cho thấy tỉ số OD260/OD280 ở các mẫu nghiên cứu tương
đối đồng đều. Kết quả dao động nằm trong khoảng 1,8 đến 2 cho thấy các
mẫu DNA tổng số không lẫn tạp nhiều protein hay RNA.
Dựa vào kết quả điện di hình 4.1 và kết quả đo độ tinh sạch và nồng độ
DNA ở bảng 4.1 cho thấy các mẫu DNA thu được hoàn toàn đủ điều kiện cho
phản ứng PCR và các nghiên cứu tiếp theo.
4.2 Kết quả PCR khuếch đại chỉ thị COI
Hình 4.2a. Kết quả PCR chỉ thị COI
của các mẫu DH1, DH2,DN1, DN2
(Giếng L: Lader GeneRuler 1kb, đường
chạy từ 1 đến 4 lần lượt là các mẫu DH1,
DH2 , DN1, DN2)
Hình 4.2b. Kết quả PCR chỉ thị COI của
các mẫu B, L
(Giếng L: Lader GeneRuler 1kb, đường
chạy từ 1 đến 2 lần lượt là các mẫu B, L)
Sản phẩm khuếch đại chỉ thị COI được thể hiện trên hình 4.2a và hình
4.2b. Từ kết quả trên cho thấy các chỉ thị đều được khuếch đại thành công.
Sản phẩm PCR chỉ cho một băng sáng duy nhất, không xuất hiện sản phẩm
phụ. Đối chiếu với DNA chuẩn của hãng Thermo Scientific, kích thước sản
phẩm khuếch đại chỉ thị COI đều có kích thước đúng như dự kiến ~750bp và
250bp. Như vậy, sản phẩm PCR đủ điều kiện để có thể giải trình tự.
28
4.3. Kết quả phân tích các chỉ thị DNA bacoding
Các sản phẩm PCR đủ tiêu chuẩn được gửi tới công ty VNDAT tại
Malaysia, tại đây các sản phẩm PCR được tinh sạch trước khi giải trình tự.
Trình tự được xác định trên máy đọc trình tự tự động theo nguyên lý của
Sanger.
4.3.1. Kết quả phân tích chất lượng giải trình tự
Chất lượng của kết quả giải trình tự được xác định bằng chỉ số QV
(Quality Value) dựa trên phần mềm Seqscanner v1.0 và được chia theo ba cấp
độ: Chất lượng thấp, QV nằm trong khoảng từ 0 – 19 (biểu thị màu đỏ); chất
lượng trung bình, QV nằm trong khoảng 20 – 30 (biểu thị màu vàng) và chất
lượng cao, tương ứng với giá trị QV lớn hơn 30 (biểu thị bàng màu xanh lam)
[23]. Giá trị của QV phụ thuộc vào cường độ tín hiệu giải trình tự. Chất lượng
các mẫu giải trình tự như sau:
DH1
DH2
29
DN1
DN2
L
B
Hình 4.3: Kết quả giải trình tự chỉ thị COI các mẫu nghiên cứu theo giái trị QV
Qua kết quả kiểm tra chất lượng tín hiệu giải trình tự thể hiện trên hình
4.3 cho thấy đoạn 20 -25 bp đầu tiên và 20 -25 bp cuối (màu đỏ, vàng) của chỉ
thị chất lượng thấp, phần màu xanh cho chất lượng tín hiệu giải trình tự cao.
Kết quả này hoàn toàn phù hợp với lý thuyết giải trình tự, do đoạn đầu và cuối
phản ứng giải trình tự không ổn định dẫn tới tín hiệu thấp, khi phản ưng ổn
định cường độ tín hiệu cao và chính xác.
30
4.4. Kết quả so sánh, phân tích chỉ thị COI các mẫu nghiên cứu
4.4.1. Chỉ thị COI của mẫu dê
4.4.1.1. Kết quả so sánh, phân tích cùng loài
Để khẳng định chỉ thị COI đã được khuếch đại là chỉ thị COI của loài
Capra hircus (dê). Chúng tôi tiến hành BLAST trình tự COI của 4 mẫu dê
nghiên cứu trên (NCBI). Kết quả được thể hiện đại diện trên hình 4.4.
Hình 4.4: Kết quả BLAST chỉ thị COI của Mẫu DH1 với chỉ thị COI của Capra
hircus đã công bố trên NCBI
Kết quả BLAST cho thấy chỉ thị COI của 4 mẫu dê nghiên cứu có sự
tương đồng cao là 99% so với các chỉ thị của loài Capra hircus đã được công
bố trên GenBank. Từ kết quả trên cho thấy, 4 chỉ thị COI đã được khuếch đại
và giải trình tự là chỉ thị của loài Capra hircus. Chúng tôi lựa chọn 3 chỉ thị
có mã số LS992610.1, LS992606.1 và LS992662.1 để tiến hành các phân tích
và đánh giá tiếp theo (hình 4.5).
31
Hình 4.5. So sánh vị trí sai khác trong trình tự nucleotide chỉ thị COI của 4 mẫu
nghiên cứu với 3 chỉ thị COI đã công bố trên NCBI
32
So sánh trình tự DNA chỉ thị COI của 4 mẫu nghiên cứu với 3 chỉ thị
COI của loài Capra hircus đã được công bố trên NCBI có mã số lần lượt là
LS992610.1, LS992606.1 và LS992662.1 bằng phần mềm Bioedit.
Từ hình 4.5 ta thu được vị trí sai khác trong trình tự nucleotide chỉ thị
COI của 4 mẫu nghiên cứu và 3 mâu đã được công bố trên NCBI được thể
hiện qua bảng 4.2.
Bảng 4.2. Vị trí sai khác trong trình tự nucleotide của chỉ thị COI của 4
mẫu nghiên cứu và 3 mẫu đã được công bố trên NCBI
Vị trí nucleotide
Kí hiệu mẫu
13 215 323 556 559
LS992606.1 C C C T A
LS992610.1 C C C T A
LS992662.1 C T C T A
DH1 - C C C C
DH2 - T C C C
DN1 - C C C C
DN2 - T T C C
Từ kết quả thể hiện trên bảng 4.2 và hình 4.5 cho ta thấy chiều dài vùng
gen COI của 4 mẫu nghiên cứu và 3 mẫu trên ngân hàng gen khoảng 559 đến
663 bp, tỷ lệ GC nằm trong vùng này khoảng 42,69% đến 43,29% và có 5
điểm sai khác giữa các trình tự so sánh chiếm 0,75%. Như vậy có thể thấy
vùng gen COI có sự sai khác về trình tự nucleotide. Sự sai khác này có thể do
đột biến mất nucleotide hoặc thay thế nucleotide ở các vị trí khác nhau trong
vùng gen COI của các mẫu. Từ đây 4 mẫu dê nghiên cứu và 3 mẫu đã được
công bố trên NCBI tiếp tục được phân tích mức độ tương đồng và mức độ sai
khác bằng phần mềm MEGAX phiên bản 7.0 (bảng 4.3).
33
Bảng 4.3. Hệ số tương đồng khi phân tích trình tự gen COI của 4 mẫu dê
nghiên cứu với 3 trình tự đã được công bố trên NCBI
Từ bảng hệ số tương đồng trên cho thấy, vùng gen COI có tính bảo thủ
rất cao. Hệ số tương đồng giữa 4 mẫu nghiên cứu và 3 mẫu đã công bố trên
NCBI dao động từ 99,987-100% và hệ số sai khác dao động trong khoảng từ
0-0,013%. Hệ số tương đồng cao nhất giữa 2 mẫu đã được công bố trên NCBI
là LS992606.1 và LS992610.1 với 2 mẫu nghiên cứu là DH1 và DN1 là
99,997%. Hệ số tương đồng thấp nhất là 99,987% giữa hai mẫu nghiên cứu là
DN1 và DN2.
4.4.1.2. Kết quả so sánh, phân tích khác loài
Để khẳng định chỉ thị COI của 4 mẫu dê đã được khuếch đại chỉ có ở
loài Capra hircus. Chúng tôi tiến hành BLAST trình tự COI của 4 mẫu dê
nghiên cứu với trình tự của một số loài khác như Gallus gallus, Sus scrofa ,
Bos taurus, Canis familiaris trên (NCBI). Kết quả đại diện thể hiện trên (hình
4.6).
34
Hình 4.6: Kết quả BLAST chỉ thị COI của Mẫu DH1 với chỉ thị COI của Gallus
gallus đã công bố trên NCBI
Kết quả BLAST cho thấy chỉ thị COI của 4 mẫu dê nghiên cứu có sự
tương đồng thấp chỉ đạt khoảng 80% so với chỉ thị của loài Gallus gallus,
khoảng 91% so với chỉ thị của loài Bos taurus, khoảng 81% so với chỉ thị của
loài Canis familiaris và đạt khoảng 82% so với chỉ thị của loài Sus scrofa đã
được công bố trên GenBank. Từ kết quả trên cho thấy, 4 chỉ thị COI đã được
khuếch đại và giải trình tự chỉ có ở loài Capra hircus mà không có ở bất kỳ
một loài nào khác. Như vậy, có thể khẳng định rằng đoạn gen COI của loài
Capra hircus có tính đặc hiệu loài cao và có độ tương đồng thấp khi so sánh
với các loài khác. Đặc điểm này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm của mã vạch
DNA và có thể khẳng định rằng cặp mồi “Primer CF1d, Primer CR1d” chỉ
nhân thành công chỉ thị COI của loài Capra hircus.
4.4.2. Chỉ thị COI của mẫu lợn
4.4.2.1. Kết quả so sánh, phân tích cùng loài
35
Để khẳng định chỉ thị COI đã được khuếch đại là chỉ thị COI của Sus
scrofa (lợn). Chúng tôi tiến hành BLAST chỉ thị COI của mẫu nghiên với các
chỉ thị COI của loài Sus scrofa đã công bố trên GenBank (NCBI) (hình 4.7).
Hình 4.7: Kết quả BLAST chỉ thị COI của Mẫu L với chỉ thị COI của Sus scrofa
đã công bố trên NCBI
Từ kết quả trong hình 4.7 cho thấy chỉ thị COI của mẫu nghiên cứu có
độ tương đồng cao lên tới 100% so với loài Sus scrofa đã được công bố trên
NCBI. Kết quả trên cho thấy, trình tự COI đã được khuếch đại và giải trình tự
là chỉ thị của loài Sus scrofa. Sáu chỉ thị có mã số MG250542.1, KC493612.1,
EF545573.1, MH319786.1, MG837549.1 và GU135762.1 được lựa chọn để
tiến hành các phân tích và đánh giá tiếp theo.
 Phân tích sự sai khác di truyền chỉ thị COI của mẫu nghiên cứu:
So sánh trình tự DNA chỉ thị COI của mẫu nghiên cứu với 6 chỉ thị COI
của loài Sus scrofa đã được công bố trên NCBI có mã số lần lượt là
MG250542.1, KC493612.1, EF545573.1, MH319786.1, MG837549.1 và
GU135762.1 bằng phần mềm Bioedit (Hình 4.8). Các vị trí sai khác trong
trình tự nucleotide chỉ thị COI của mẫu nghiên cứu và 6 mẫu đã được công bố
trên NCBI được thể hiện qua (bảng 4.4).
36
Hình 4.8. So sánh vị trí sai khác trong trình tự nucleotide chỉ thị COI của mẫu
nghiên cứu với 6 chỉ thị COI đã công bố trên NCBI
Bảng 4.4. Vị trí sai khác trong trình tự nucleotide của chỉ thị COI của mẫu
nghiên cứu và 6 mẫu đã được công bố trên NCBI
Vị trí nucleotide
Kí hiệu mẫu
41
MG250542.1 T
KC493612.1 T
EF545573.1 T
GU135762.1 T
L T
MH319786.1 C
MG837549.1 C
Từ kết quả thể hiện trên bảng 4.4 và hình 4.8 cho ta thấy chiều dài vùng
gen COI của mẫu nghiên cứu và 6 mẫu trên ngân hàng gen dài khoảng 224bp,
37
tỷ lệ GC nằm trong vùng này khoảng 48,02% đến 48,66% và có 1 điểm sai
khác giữa các trình tự so sánh chiếm 0,45%. Như vậy có thể thấy vùng gen
COI có sự sai khác về trịnh tự nucleotide, sự sai khác này có thể do đột biến
thay thế nucleotide ở các vị trí khác nhau trong vùng gen COI của các mẫu.
Từ đây mẫu lợn nghiên cứu và 6 mẫu đã được công bố trên NCBI được phân
tích mức độ tương đồng và mức độ sai khác bằng phần mềm MEGAX phiên
bản 7.0 (bảng 4.5).
Bảng 4.5. Hệ số tương đồng khi phân tích trình tự gen COI của mẫu
nghiên cứu với 6 trình tự đã được công bố trên NCBI
Từ bảng hệ số tương đồng trên cho thấy, vùng gen COI có tính bảo thủ
rất cao. Hệ số tương đồng giữa 1 mẫu nghiên cứu và 6 mẫu đã công bố trên
NCBI dao động từ 99,99-100% và hệ số sai khác dao động trong khoảng từ 0-
0,01%. Hệ số tương đồng cao nhât là 100% giữa 4 mẫu đã công bố trên NCBI
là EF545573.1, GU135762.1, KC493612.1, MG250542.1 và 1 mẫu nghiên
cứu là mẫu L. Hai mẫu có hệ số tương đồng thấp hơn đạt 99,99% so với mẫu
nghiên cứu là mẫu MG837549.1 và MH319786.1.
4.4.2.2. Kết quả so sánh, phân tích khác loài
Để khẳng định chỉ thị COI của mẫu L đã được khuếch đại chỉ có ở loài
Sus scrofa. Chúng tôi tiến hành so sánh trình tự COI của mẫu lợn nghiên cứu
38
với trình tự của một số loài khác như Gallus gallus, Bos taurus, Canis
familiaris đã công bố trên NCBI.
Hình 4.9. Kết quả so sánh khác loài
Kết quả cho thấy không có trình tự khác loài có mức độ tương đồng
đáng kể được tìm thấy trong cơ sở dữ liệu. Điều này có thể do hai lý do: Trình
tự quá ngắn hoặc trình tự có mức độ phức tạp thấp (đa số là các nucleotide
cùng loại trong trình tự). Tuy nhiên, chiều dài trình tự tra cứu gồm 227
nucleotide vẫn cho kết quả tốt khi so sánh với trình tự cùng loài và các
nucleotide không đơn thuần cùng một loại. Vì vậy có thể kết luận trình tự
đoạn gen COI của mẫu giải trình tự chỉ có ở loài Sus scrofa mà không có ở
bất kỳ một loài nào khác. Như vậy, cặp mồi “Primer CF1l” và “Primer CR1l”
đặc hiệu với đoạn gen COI của loài Sus scrofa mà không đặc hiệu cho bất kỳ
một trình tự khác loài nào.
4.4.3. Chỉ thị COI của mẫu bò
4.4.1.1. Kết quả so sánh, phân tích cùng loài
39
Để khẳng định chỉ thị COI đã được khuếch đại là chỉ thị COI của Bos
taurus. Chúng tôi tiến hành BLAST chỉ thị COI của mẫu nghiên với các chỉ
thị COI của loài Bos taurus đã công bố trên GenBank (NCBI). Kết quả được
thể hiện đại diện trên hình 4.9.
Hình 4.10: Kết quả BLAST chỉ thị COI của Mẫu B với chỉ thị COI của Bos
taurus đã công bố trên NCBI
Từ kết quả trong hình 4.9 cho thấy chỉ thị COI của mẫu nghiên cứu có độ
tương đồng cao lên tới 99% so với trình tự đã được công bố trên NCBI. Kết
quả trên cho thấy chỉ thị COI đã được khuếch đại và giải trình tự là chỉ thị của
loài Bos taurus. Chúng tôi lựa chọn 3 chỉ thị có mã số MG847595.1,
KT151961.1 và KT260195.1 trong cơ sở dữ liệu để tiến hành các phân tích và
đánh giá tiếp theo.
 Phân tích sự sai khác di truyền chỉ thị COI của mẫu nghiên cứu:
So sánh trình tự DNA chỉ thị COI của mẫu nghiên cứu với 3 chỉ thị
COI của loài Sus scrofa đã được công bố trên NCBI có mã số lần lượt là
MG847595.1, KT151961.1 và KT260195.1 bằng phần mềm Bioedit (hình
4.11, bảng 4.5). Kết quả cho thấy chiều dài vùng gen COI của mẫu nghiên
cứu và 6 mẫu trên ngân hàng gen dài khoảng 240bp, tỷ lệ GC nằm trong vùng
này khoảng 39,09% đến 40,42% và có 2 điểm sai khác giữa các trình tự so
sánh chiếm 0,83% . Như vậy có thể thấy vùng gen COI có sự sai khác về trình
40
tự nucleotide, sự sai khác này có thể do đột biến thay thế nucleotide ở các vị
trí khác nhau trong vùng gen COI của các mẫu.
Hình 4.11. So sánh vị trí sai khác trong trình tự nucleotide chỉ thị COI của mẫu
B nghiên cứu với 3 chỉ thị COI đã công bố trên NCBI
Bảng 4.6. Vị trí sai khác trong trình tự nucleotide của chỉ thị COI của mẫu
B nghiên cứu và 3 mẫu đã được công bố trên NCBI
Vị trí nucleotide
Kí hiệu mẫu
3 184
MG847595.1 C C
KT151961.1 C C
KT260195.1 C C
B A T
41
Tiếp tục tiến hành phân tích mức độ tương đồng và mức độ sai khác
giữa mẫu bò nghiên cứu và 3 mẫu đã được công bố trên NCBI bằng phần
mềm MEGAX phiên bản 7.0 (bảng 4.6)
Bảng 4.7. Hệ số tương đồng khi phân tích trình tự gen COI của mẫu
nghiên cứu với 3 trình tự đã được công bố trên NCBI
Từ bảng hệ số tương đồng trên cho thấy, vùng gen COI của bò có tính
bảo thủ rất cao. Hệ số tương đồng giữa mẫu nghiên cứu và 3 mẫu đã công bố
trên NCBI dao động từ 99,99-100% và hệ số sai khác dao động trong khoảng
từ 0-0,01%.
4.4.1.2. Kết quả so sánh, phân tích khác loài
Để khẳng định chỉ thị COI của mẫu B đã được khuếch đại chỉ có ở loài
Bos taurus. Chúng tôi tiến hành so sánh trình tự COI của mẫu bò nghiên cứu
với trình tự của một số loài khác như Gallus gallus, Sus scrofa, Canis
familiaris đã công bố trên NCBI .
42
Hình 4.12: Kết quả so sánh trình tự khác loài
Kết quả cho thấy không có trình tự khác loài có mức độ tương đồng
đáng kể được tìm thấy trong cơ sở dữ liệu. Biết rằng chiều dài trình tự tra cứu
gồm 253 nucleotide, cho kết quả BLAST tốt khi so sánh với trình tự cùng loài
và các nucleotide có thành phần không đồng nhất. Vì vậy có thể kết luận trình
tự đoạn gen COI của mẫu giải trình tự chỉ có ở loài Bos taurus mà không có ở
bất kỳ một loài nào khác. Cặp mồi “Primer CF1b” và “Primer CR1b” là cặp
đặc hiệu với đoạn gen COI của loài Bos taurus .
43
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
- Đã tách chiết được DNA tổng số của 6 mẫu nghiên cứu gồm: Mẫu tai
bò, mẫu tai lợn và 04 mẫu tai dê.
- Đã khuếch đại được chỉ thị COI của các mẫu mô bò, lợn, dê bằng
phương pháp PCR .
- Đã giải trình tự thành công gen COI của 03 loài vật nuôi phổ biến ở
Việt Nam là bò, lợn, dê.
- Đã có cơ sở khẳng đị`được trình tự gen COI nghiên cứu có tình đặc
hiệu loài, là DNA barcode cho các loài vật nuôi bò, lợn, dê của Việt Nam.
- Đã so sánh, đánh giá được tính tương đồng rất cao của trình tự DNA
barcode đang nghiên cứu với trình tự cùng loài trên cơ sở dữ liệu.
- Khẳng định được DNA barcode của bò và lợn không có sự tương
đồng đáng kể với các trình tự khác loài. DNA barcode của dê có mức tương
đồng thấp với trình tự gen của các loài khác trên cơ sở dữ liệu.
5.2. Kiến nghị
Tiếp tục nghiên cứu xây dựng DNA barcode cho tất cả các loài động
thực vật của Việt Nam.
Xây dựng DNA barcode cho những loài động vật quý hiếm có nguy cơ
tuyệt chủng.
Xây dựng DNA barcode cho những loài gây bệnh ở cây trồng.
44
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I.Tài liệu tham khảo tiếng việt
1. Dương Văn Tăng ,Vũ Đình Duy, Trần Thị Việt Thanh(2014). “Đánh giá
khả năng sử dụng mã vạch COI trong việc định loại động vật tại bảo tàng
thiên nhiên Việt Nam”, Tạp chí Công nghệ Sinh học, 12(4): 631-638.
2. Khuất Hữu Thanh (2006), Cơ sở kỹ thuật di truyền và kỹ thuật gen, NXB
khoa học và kĩ thuật Hà Nội, Hà Nội.
3. Khuất Hữu Thanh (2012), Cơ sở Di Truyền Phân Tử và Kỹ Thuật Gen,
NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
4. Nguyễn Phương Thảo và Dương Thúy Yên (2015), “So sánh đặc điểm
hình thái và DNA mã vạch của hai loài cá bống trân Butis butis và Butis
humeralis”, Tạp chí khoa học trường Đại học Cần Thơ.
5. Phạm Thị Trang Nhung và Dương Thúy Yên (2014), “Đánh giá sự đa
dạng di truyền của các dòng cá rô đồng bằng các chỉ thị phân tử RAPD và
ISSR”, Tạp chí khoa học trường Đại học Cần Thơ.
6. Trần Thị Việt Thanh, Vũ Đình Duy, Nguyễn Minh Tâm (2015), "Sử
dụng mã vạch DNA (DNA barcodes) trong việc xác định mẫu chim tại bảo
tàng thiên nhiên việt Nam", Tạp chí sinh học, 37(4), 429-436.
7. Trần Trang Nhung (2005), Giáo trình nuôi dê, NXB Nông Nghiệp, Hà
Nội.
II.Tài liệu tham khảo tiếng anh
8. Aron J. Fazekas Maria L. Kuzmina, Steven G. Newmaster, Peter M.
Hollingsworth (2012), "DNA barcoding Methods for Land Plant".
9. Emre Keskin, Sevan Agdamar, Ali Serhan Tarkan (2012), “DNA
barcoding common non-native freshwater fish species in Turkey: Low
genetic diversity but high population structuring”, Mitochondrial DNA.
45
10. Hugo J. de Boer, Abderrahim Ouarghidi, Gary Martin, Abdelaziz
Abbad, Anneleen Kool (2014), “DNA Barcoding Reveals Limited
Accuracy of Identifications Based on Folk Taxonomy”, Plos one
9(1):e84291.
11. Joana Costa et al Bruna Campos, Joana S. Amaral, M.Eugénia Nunes,
M.Beatriz P.P. Oliveira, Isabel Mafra (2015), " HRM analysis targeting ITS1
and matK loci as potential DNA mini-barcodes for the authentication of
Hypericum perforatum and Hypericum androsaemum in herbal infusions ",
Food control.
12. Locke SA, Al-Nasiri FS, Caffara M, Drago F, Kalbe M, Lapierre AR,
McLauhlin JD, Nie P, Overstreet RM, Souza GT, Takemoto RM,
Marcogliese DJ (2015), “Diversity, specificity and speciation in larval
Diplostomiidae (Platyhelminthes: Digenea) in the eyes of freshwater fish, as
revealed by DNA barcodes”, Int J Parasitol, 45(13):841-55.
13. Locke SA, McLaughlin JD, Dayanandan S, Marcogliese DJ (2010),
“Diversity and specificity in Diplostomum spp, metacercariae in freshwater
fishes revealed by cytochrome c oxidase I and internal transcribed spacer
sequences”, Int J Parasitol, 40(3): 333-343.
14. Mariana L. Lyra, Célio F. B. Haddad, Ana Maria L. de Azeredo-Espin
(2016), “Meeting the challenge of DNA barcoding Neotropical amphibians:
polymerase chain reaction optimization and new COI primers”, Molecular
Ecology Resources.
15. Paul D. N. Hebert, Alina Cywinska, Shelley L. Balland Jeremy R.
deWaard (2003), “Biological identifications through DNA barcodes”, The
Royal Society 270. 313-321.
16. R. N. Mishra and D. Joshi "Jiao Gu Lan (2011), "Gynostemma
pentaphyllum: The Chinese Rasayan- Current Research Scenario",
46
International Journal of Research in Pharmaceutical and Biomedical
Sciences: 470228.
17. Shilin Chen, et al (2010), “Validation of the ITS2 Region as a Novel
DNA Barcode for Identifying Medicinal Plant Species”, PloS One
5(1):e8613.
18. Techen, Parveen, Pan, Khan (2014) "DNA barcoding of medicinal plant
material for identification", Curr Opin Biotechnol 25: 103-110.
III. Tài liệu trang web
19. http://www.khuyennongvn.gov.vn/vi-VN/hoat-dong-khuyen-
nong/chuyen-giao-tbkt/giai-phap-phat-trien-chan-nuoi-gia-suc-o-cac-
tinh-mien-nui-phia-bac-mo-rong-dien-tich-trong-co_t114c30n12928.
20. http://heogiongnguyentam.com/heo-duc-noc-lon-duc/duc-landrace
21. https://nongnghiep.vn/su-tro-lai-dong-mau-thuan-chung-cua-ga-mia-
post203680.html
22. https://sinhhocvietnam.com/ma-vach-dna-dna-barcode-va-huong-nghien-
cuu-ung-dung-o-viet-nam/
PHỤ LỤC
Hình 1: Kết quả giải trình tự chỉ thị COI mẫu DH1
Hình 2: Kết quả giải trình tự chỉ thị COI mẫu DH2
Hình 3: Kết quả giải trình tự chỉ thị COI mẫu DN1
Hình 4: Kết quả giải trình tự chỉ thị COI mẫu DN2
Hình 5: Kết quả giải trình tự chỉ thị COI mẫu B
Hình 6: Kết quả giải trình tự chỉ thị COI mẫu L

More Related Content

What's hot

đáNh giá hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết ethanol từ lá bàng (terminalia c...
đáNh giá hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết ethanol từ lá bàng (terminalia c...đáNh giá hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết ethanol từ lá bàng (terminalia c...
đáNh giá hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết ethanol từ lá bàng (terminalia c...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khảo sát hoạt tính kháng oxy hoá và ức chế quá trình tổng hợp hắc tố ở loài ô...
Khảo sát hoạt tính kháng oxy hoá và ức chế quá trình tổng hợp hắc tố ở loài ô...Khảo sát hoạt tính kháng oxy hoá và ức chế quá trình tổng hợp hắc tố ở loài ô...
Khảo sát hoạt tính kháng oxy hoá và ức chế quá trình tổng hợp hắc tố ở loài ô...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu quy trình chế biến sản phẩm chả cá rô phi
Nghiên cứu quy trình chế biến sản phẩm chả cá rô phiNghiên cứu quy trình chế biến sản phẩm chả cá rô phi
Nghiên cứu quy trình chế biến sản phẩm chả cá rô phi
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu thành phần loài, tính gây bệnh và khả năng phòng chống nấm colleto...
Nghiên cứu thành phần loài, tính gây bệnh và khả năng phòng chống nấm colleto...Nghiên cứu thành phần loài, tính gây bệnh và khả năng phòng chống nấm colleto...
Nghiên cứu thành phần loài, tính gây bệnh và khả năng phòng chống nấm colleto...
Man_Ebook
 
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh tổng hợp protease của vi khuẩ...
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh tổng hợp protease của vi khuẩ...Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh tổng hợp protease của vi khuẩ...
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh tổng hợp protease của vi khuẩ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn: Phát triển chương trình đào tạo cử nhân điều dưỡng, HAY!
Luận văn: Phát triển chương trình đào tạo cử nhân điều dưỡng, HAY!Luận văn: Phát triển chương trình đào tạo cử nhân điều dưỡng, HAY!
Luận văn: Phát triển chương trình đào tạo cử nhân điều dưỡng, HAY!
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng nghề
Luận văn: Nâng cao chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng nghềLuận văn: Nâng cao chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng nghề
Luận văn: Nâng cao chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng nghề
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Nghiên cứu nhân nhanh in vitro loài lan Kim tuyến, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu nhân nhanh in vitro loài lan Kim tuyến, 9đLuận văn: Nghiên cứu nhân nhanh in vitro loài lan Kim tuyến, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu nhân nhanh in vitro loài lan Kim tuyến, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Phân lập bacillus subtilis từ ruột cá
Phân lập bacillus subtilis từ ruột cáPhân lập bacillus subtilis từ ruột cá
Phân lập bacillus subtilis từ ruột cá
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu vi nhân giống cây cao su bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào
Nghiên cứu vi nhân giống cây cao su bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bàoNghiên cứu vi nhân giống cây cao su bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào
Nghiên cứu vi nhân giống cây cao su bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Đề tài: Nghiên cứu điều chế và đánh giá nano lycopene, HAY
Đề tài: Nghiên cứu điều chế và đánh giá nano lycopene, HAYĐề tài: Nghiên cứu điều chế và đánh giá nano lycopene, HAY
Đề tài: Nghiên cứu điều chế và đánh giá nano lycopene, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí nghiệm
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí nghiệmPhát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí nghiệm
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí nghiệm
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Phân lập và tuyển chọn các chủng vi khuẩn có hoạt tính cao trong quá trình lê...
Phân lập và tuyển chọn các chủng vi khuẩn có hoạt tính cao trong quá trình lê...Phân lập và tuyển chọn các chủng vi khuẩn có hoạt tính cao trong quá trình lê...
Phân lập và tuyển chọn các chủng vi khuẩn có hoạt tính cao trong quá trình lê...
Man_Ebook
 
Nghiên cứu khả năng ứng dụng chitosan hòa tan trong nước vào bảo quản đậu hũ ...
Nghiên cứu khả năng ứng dụng chitosan hòa tan trong nước vào bảo quản đậu hũ ...Nghiên cứu khả năng ứng dụng chitosan hòa tan trong nước vào bảo quản đậu hũ ...
Nghiên cứu khả năng ứng dụng chitosan hòa tan trong nước vào bảo quản đậu hũ ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu khả năng kháng khuẩn và xác định thành phần hóa học của một số loạ...
Nghiên cứu khả năng kháng khuẩn và xác định thành phần hóa học của một số loạ...Nghiên cứu khả năng kháng khuẩn và xác định thành phần hóa học của một số loạ...
Nghiên cứu khả năng kháng khuẩn và xác định thành phần hóa học của một số loạ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bước đầu khảo sát một số thành phần hóa học và đánh giá hoạt tính kháng khuẩn...
Bước đầu khảo sát một số thành phần hóa học và đánh giá hoạt tính kháng khuẩn...Bước đầu khảo sát một số thành phần hóa học và đánh giá hoạt tính kháng khuẩn...
Bước đầu khảo sát một số thành phần hóa học và đánh giá hoạt tính kháng khuẩn...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu trích ly thành phần flavonoid từ lá củ đậu và thử nghiệm độc tính ...
Nghiên cứu trích ly thành phần flavonoid từ lá củ đậu và thử nghiệm độc tính ...Nghiên cứu trích ly thành phần flavonoid từ lá củ đậu và thử nghiệm độc tính ...
Nghiên cứu trích ly thành phần flavonoid từ lá củ đậu và thử nghiệm độc tính ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài mẫu: Khóa luận tốt nghiệp ngành nông lâm, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu: Khóa luận tốt nghiệp ngành nông lâm, HAY, 9 ĐIỂMBài mẫu: Khóa luận tốt nghiệp ngành nông lâm, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu: Khóa luận tốt nghiệp ngành nông lâm, HAY, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương “Mắt. ...
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương “Mắt. ...Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương “Mắt. ...
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương “Mắt. ...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Xác định hàm lượng NO2, SO2 trong không khí tại Hải Phòng
Đề tài: Xác định hàm lượng NO2, SO2 trong không khí tại Hải PhòngĐề tài: Xác định hàm lượng NO2, SO2 trong không khí tại Hải Phòng
Đề tài: Xác định hàm lượng NO2, SO2 trong không khí tại Hải Phòng
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

What's hot (20)

đáNh giá hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết ethanol từ lá bàng (terminalia c...
đáNh giá hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết ethanol từ lá bàng (terminalia c...đáNh giá hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết ethanol từ lá bàng (terminalia c...
đáNh giá hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết ethanol từ lá bàng (terminalia c...
 
Khảo sát hoạt tính kháng oxy hoá và ức chế quá trình tổng hợp hắc tố ở loài ô...
Khảo sát hoạt tính kháng oxy hoá và ức chế quá trình tổng hợp hắc tố ở loài ô...Khảo sát hoạt tính kháng oxy hoá và ức chế quá trình tổng hợp hắc tố ở loài ô...
Khảo sát hoạt tính kháng oxy hoá và ức chế quá trình tổng hợp hắc tố ở loài ô...
 
Nghiên cứu quy trình chế biến sản phẩm chả cá rô phi
Nghiên cứu quy trình chế biến sản phẩm chả cá rô phiNghiên cứu quy trình chế biến sản phẩm chả cá rô phi
Nghiên cứu quy trình chế biến sản phẩm chả cá rô phi
 
Nghiên cứu thành phần loài, tính gây bệnh và khả năng phòng chống nấm colleto...
Nghiên cứu thành phần loài, tính gây bệnh và khả năng phòng chống nấm colleto...Nghiên cứu thành phần loài, tính gây bệnh và khả năng phòng chống nấm colleto...
Nghiên cứu thành phần loài, tính gây bệnh và khả năng phòng chống nấm colleto...
 
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh tổng hợp protease của vi khuẩ...
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh tổng hợp protease của vi khuẩ...Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh tổng hợp protease của vi khuẩ...
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh tổng hợp protease của vi khuẩ...
 
Luận văn: Phát triển chương trình đào tạo cử nhân điều dưỡng, HAY!
Luận văn: Phát triển chương trình đào tạo cử nhân điều dưỡng, HAY!Luận văn: Phát triển chương trình đào tạo cử nhân điều dưỡng, HAY!
Luận văn: Phát triển chương trình đào tạo cử nhân điều dưỡng, HAY!
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng nghề
Luận văn: Nâng cao chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng nghềLuận văn: Nâng cao chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng nghề
Luận văn: Nâng cao chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng nghề
 
Luận văn: Nghiên cứu nhân nhanh in vitro loài lan Kim tuyến, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu nhân nhanh in vitro loài lan Kim tuyến, 9đLuận văn: Nghiên cứu nhân nhanh in vitro loài lan Kim tuyến, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu nhân nhanh in vitro loài lan Kim tuyến, 9đ
 
Phân lập bacillus subtilis từ ruột cá
Phân lập bacillus subtilis từ ruột cáPhân lập bacillus subtilis từ ruột cá
Phân lập bacillus subtilis từ ruột cá
 
Nghiên cứu vi nhân giống cây cao su bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào
Nghiên cứu vi nhân giống cây cao su bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bàoNghiên cứu vi nhân giống cây cao su bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào
Nghiên cứu vi nhân giống cây cao su bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào
 
Đề tài: Nghiên cứu điều chế và đánh giá nano lycopene, HAY
Đề tài: Nghiên cứu điều chế và đánh giá nano lycopene, HAYĐề tài: Nghiên cứu điều chế và đánh giá nano lycopene, HAY
Đề tài: Nghiên cứu điều chế và đánh giá nano lycopene, HAY
 
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí nghiệm
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí nghiệmPhát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí nghiệm
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí nghiệm
 
Phân lập và tuyển chọn các chủng vi khuẩn có hoạt tính cao trong quá trình lê...
Phân lập và tuyển chọn các chủng vi khuẩn có hoạt tính cao trong quá trình lê...Phân lập và tuyển chọn các chủng vi khuẩn có hoạt tính cao trong quá trình lê...
Phân lập và tuyển chọn các chủng vi khuẩn có hoạt tính cao trong quá trình lê...
 
Nghiên cứu khả năng ứng dụng chitosan hòa tan trong nước vào bảo quản đậu hũ ...
Nghiên cứu khả năng ứng dụng chitosan hòa tan trong nước vào bảo quản đậu hũ ...Nghiên cứu khả năng ứng dụng chitosan hòa tan trong nước vào bảo quản đậu hũ ...
Nghiên cứu khả năng ứng dụng chitosan hòa tan trong nước vào bảo quản đậu hũ ...
 
Nghiên cứu khả năng kháng khuẩn và xác định thành phần hóa học của một số loạ...
Nghiên cứu khả năng kháng khuẩn và xác định thành phần hóa học của một số loạ...Nghiên cứu khả năng kháng khuẩn và xác định thành phần hóa học của một số loạ...
Nghiên cứu khả năng kháng khuẩn và xác định thành phần hóa học của một số loạ...
 
Bước đầu khảo sát một số thành phần hóa học và đánh giá hoạt tính kháng khuẩn...
Bước đầu khảo sát một số thành phần hóa học và đánh giá hoạt tính kháng khuẩn...Bước đầu khảo sát một số thành phần hóa học và đánh giá hoạt tính kháng khuẩn...
Bước đầu khảo sát một số thành phần hóa học và đánh giá hoạt tính kháng khuẩn...
 
Nghiên cứu trích ly thành phần flavonoid từ lá củ đậu và thử nghiệm độc tính ...
Nghiên cứu trích ly thành phần flavonoid từ lá củ đậu và thử nghiệm độc tính ...Nghiên cứu trích ly thành phần flavonoid từ lá củ đậu và thử nghiệm độc tính ...
Nghiên cứu trích ly thành phần flavonoid từ lá củ đậu và thử nghiệm độc tính ...
 
Bài mẫu: Khóa luận tốt nghiệp ngành nông lâm, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu: Khóa luận tốt nghiệp ngành nông lâm, HAY, 9 ĐIỂMBài mẫu: Khóa luận tốt nghiệp ngành nông lâm, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu: Khóa luận tốt nghiệp ngành nông lâm, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương “Mắt. ...
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương “Mắt. ...Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương “Mắt. ...
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương “Mắt. ...
 
Đề tài: Xác định hàm lượng NO2, SO2 trong không khí tại Hải Phòng
Đề tài: Xác định hàm lượng NO2, SO2 trong không khí tại Hải PhòngĐề tài: Xác định hàm lượng NO2, SO2 trong không khí tại Hải Phòng
Đề tài: Xác định hàm lượng NO2, SO2 trong không khí tại Hải Phòng
 

Similar to Nghiên cứu dna barcode cho một số vật nuôi của việt nam

Nghiên cứu tình trạng methyl hoá chỉ thị phân tử sept9 ở bệnh nhân ung thư đạ...
Nghiên cứu tình trạng methyl hoá chỉ thị phân tử sept9 ở bệnh nhân ung thư đạ...Nghiên cứu tình trạng methyl hoá chỉ thị phân tử sept9 ở bệnh nhân ung thư đạ...
Nghiên cứu tình trạng methyl hoá chỉ thị phân tử sept9 ở bệnh nhân ung thư đạ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Nghiên cứu tính đa hình đơn nucleotid tại intron 1, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu tính đa hình đơn nucleotid tại intron 1, 9đLuận văn: Nghiên cứu tính đa hình đơn nucleotid tại intron 1, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu tính đa hình đơn nucleotid tại intron 1, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Nghiên cứu xác định đột biến gen CYP1B1 gây bệnh glôcôm bẩm sinh nguy...
Đề tài: Nghiên cứu xác định đột biến gen CYP1B1 gây bệnh glôcôm bẩm sinh nguy...Đề tài: Nghiên cứu xác định đột biến gen CYP1B1 gây bệnh glôcôm bẩm sinh nguy...
Đề tài: Nghiên cứu xác định đột biến gen CYP1B1 gây bệnh glôcôm bẩm sinh nguy...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận án: Xác định đột biến gen CYP1B1 gây bệnh glôcôm bẩm sinh
Luận án: Xác định đột biến gen CYP1B1 gây bệnh glôcôm bẩm sinhLuận án: Xác định đột biến gen CYP1B1 gây bệnh glôcôm bẩm sinh
Luận án: Xác định đột biến gen CYP1B1 gây bệnh glôcôm bẩm sinh
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Nghiên cứu sự đa dạng di truyền của một số giống đậu tương có khả năng kháng ...
Nghiên cứu sự đa dạng di truyền của một số giống đậu tương có khả năng kháng ...Nghiên cứu sự đa dạng di truyền của một số giống đậu tương có khả năng kháng ...
Nghiên cứu sự đa dạng di truyền của một số giống đậu tương có khả năng kháng ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu sự đa dạng di truyền của một số giống đậu tương có khả năng kháng ...
Nghiên cứu sự đa dạng di truyền của một số giống đậu tương có khả năng kháng ...Nghiên cứu sự đa dạng di truyền của một số giống đậu tương có khả năng kháng ...
Nghiên cứu sự đa dạng di truyền của một số giống đậu tương có khả năng kháng ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu mối tương quan di truyền giữa người Việt cổ - thuộc giai đoạn hậu ...
Nghiên cứu mối tương quan di truyền giữa người Việt cổ - thuộc giai đoạn hậu ...Nghiên cứu mối tương quan di truyền giữa người Việt cổ - thuộc giai đoạn hậu ...
Nghiên cứu mối tương quan di truyền giữa người Việt cổ - thuộc giai đoạn hậu ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu khả năng nhân nhanh lan hài trần liên (paphiopedilum tranlienianum...
Nghiên cứu khả năng nhân nhanh lan hài trần liên (paphiopedilum tranlienianum...Nghiên cứu khả năng nhân nhanh lan hài trần liên (paphiopedilum tranlienianum...
Nghiên cứu khả năng nhân nhanh lan hài trần liên (paphiopedilum tranlienianum...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Kết hợp hình thái và sinh học phân tử trong nghiên cứu chẩn loại giống rắn cạ...
Kết hợp hình thái và sinh học phân tử trong nghiên cứu chẩn loại giống rắn cạ...Kết hợp hình thái và sinh học phân tử trong nghiên cứu chẩn loại giống rắn cạ...
Kết hợp hình thái và sinh học phân tử trong nghiên cứu chẩn loại giống rắn cạ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Đề tài: Mối liên quan giữa các biến đổi nucleotid thường gặp của các gen CYP1...
Đề tài: Mối liên quan giữa các biến đổi nucleotid thường gặp của các gen CYP1...Đề tài: Mối liên quan giữa các biến đổi nucleotid thường gặp của các gen CYP1...
Đề tài: Mối liên quan giữa các biến đổi nucleotid thường gặp của các gen CYP1...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Sự biến đổi của gen mã hóa enzym chuyển hóa Xenobiotics ở nam giới
Sự biến đổi của gen mã hóa enzym chuyển hóa Xenobiotics ở nam giớiSự biến đổi của gen mã hóa enzym chuyển hóa Xenobiotics ở nam giới
Sự biến đổi của gen mã hóa enzym chuyển hóa Xenobiotics ở nam giới
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Gen mã hóa enzyme DAT tổng hợp alkaloid ở cây dừa cạn
Đề tài: Gen mã hóa enzyme DAT tổng hợp alkaloid ở cây dừa cạnĐề tài: Gen mã hóa enzyme DAT tổng hợp alkaloid ở cây dừa cạn
Đề tài: Gen mã hóa enzyme DAT tổng hợp alkaloid ở cây dừa cạn
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Kỹ thuật phát hiện chủng vi khuẩn E.coli O157:H7 và tạo kháng thể
Kỹ thuật phát hiện chủng vi khuẩn E.coli O157:H7 và tạo kháng thểKỹ thuật phát hiện chủng vi khuẩn E.coli O157:H7 và tạo kháng thể
Kỹ thuật phát hiện chủng vi khuẩn E.coli O157:H7 và tạo kháng thể
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Nghiên cứu đặc điểm mô bệnh học, hóa mô miễn dịch và tình trạng methyl h...
Nghiên cứu đặc điểm mô bệnh học, hóa mô miễn dịch và tình trạng methyl h...Nghiên cứu đặc điểm mô bệnh học, hóa mô miễn dịch và tình trạng methyl h...
Nghiên cứu đặc điểm mô bệnh học, hóa mô miễn dịch và tình trạng methyl h...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Phân lập và tuyển chọn lactobacillus sp. từ thực vật ủ chua có tiềm năng sản ...
Phân lập và tuyển chọn lactobacillus sp. từ thực vật ủ chua có tiềm năng sản ...Phân lập và tuyển chọn lactobacillus sp. từ thực vật ủ chua có tiềm năng sản ...
Phân lập và tuyển chọn lactobacillus sp. từ thực vật ủ chua có tiềm năng sản ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận án: Xác định một số đặc điểm vi sinh của Escherichia coli sinh beta lact...
Luận án: Xác định một số đặc điểm vi sinh của Escherichia coli sinh beta lact...Luận án: Xác định một số đặc điểm vi sinh của Escherichia coli sinh beta lact...
Luận án: Xác định một số đặc điểm vi sinh của Escherichia coli sinh beta lact...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Luận văn: Quan hệ họ hàng của hai loài giun đất Rosa và Grube, 9đ
Luận văn: Quan hệ họ hàng của hai loài giun đất  Rosa và Grube, 9đLuận văn: Quan hệ họ hàng của hai loài giun đất  Rosa và Grube, 9đ
Luận văn: Quan hệ họ hàng của hai loài giun đất Rosa và Grube, 9đ
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Quan hệ họ hàng của hai loài giun đất Pheretima modigliani (Rosa, 1...
Luận văn: Quan hệ họ hàng của hai loài giun đất Pheretima modigliani (Rosa, 1...Luận văn: Quan hệ họ hàng của hai loài giun đất Pheretima modigliani (Rosa, 1...
Luận văn: Quan hệ họ hàng của hai loài giun đất Pheretima modigliani (Rosa, 1...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Tích hợp vi khuẩn endophyte với vật liệu nano bảo vệ cây trồng, 9đ - Gửi miễn...
Tích hợp vi khuẩn endophyte với vật liệu nano bảo vệ cây trồng, 9đ - Gửi miễn...Tích hợp vi khuẩn endophyte với vật liệu nano bảo vệ cây trồng, 9đ - Gửi miễn...
Tích hợp vi khuẩn endophyte với vật liệu nano bảo vệ cây trồng, 9đ - Gửi miễn...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Nghiên cứu nồng độ kháng thể anti ccp huyết thanh ở bệnh nhân viêm khớp dạng ...
Nghiên cứu nồng độ kháng thể anti ccp huyết thanh ở bệnh nhân viêm khớp dạng ...Nghiên cứu nồng độ kháng thể anti ccp huyết thanh ở bệnh nhân viêm khớp dạng ...
Nghiên cứu nồng độ kháng thể anti ccp huyết thanh ở bệnh nhân viêm khớp dạng ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

Similar to Nghiên cứu dna barcode cho một số vật nuôi của việt nam (20)

Nghiên cứu tình trạng methyl hoá chỉ thị phân tử sept9 ở bệnh nhân ung thư đạ...
Nghiên cứu tình trạng methyl hoá chỉ thị phân tử sept9 ở bệnh nhân ung thư đạ...Nghiên cứu tình trạng methyl hoá chỉ thị phân tử sept9 ở bệnh nhân ung thư đạ...
Nghiên cứu tình trạng methyl hoá chỉ thị phân tử sept9 ở bệnh nhân ung thư đạ...
 
Luận văn: Nghiên cứu tính đa hình đơn nucleotid tại intron 1, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu tính đa hình đơn nucleotid tại intron 1, 9đLuận văn: Nghiên cứu tính đa hình đơn nucleotid tại intron 1, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu tính đa hình đơn nucleotid tại intron 1, 9đ
 
Đề tài: Nghiên cứu xác định đột biến gen CYP1B1 gây bệnh glôcôm bẩm sinh nguy...
Đề tài: Nghiên cứu xác định đột biến gen CYP1B1 gây bệnh glôcôm bẩm sinh nguy...Đề tài: Nghiên cứu xác định đột biến gen CYP1B1 gây bệnh glôcôm bẩm sinh nguy...
Đề tài: Nghiên cứu xác định đột biến gen CYP1B1 gây bệnh glôcôm bẩm sinh nguy...
 
Luận án: Xác định đột biến gen CYP1B1 gây bệnh glôcôm bẩm sinh
Luận án: Xác định đột biến gen CYP1B1 gây bệnh glôcôm bẩm sinhLuận án: Xác định đột biến gen CYP1B1 gây bệnh glôcôm bẩm sinh
Luận án: Xác định đột biến gen CYP1B1 gây bệnh glôcôm bẩm sinh
 
Nghiên cứu sự đa dạng di truyền của một số giống đậu tương có khả năng kháng ...
Nghiên cứu sự đa dạng di truyền của một số giống đậu tương có khả năng kháng ...Nghiên cứu sự đa dạng di truyền của một số giống đậu tương có khả năng kháng ...
Nghiên cứu sự đa dạng di truyền của một số giống đậu tương có khả năng kháng ...
 
Nghiên cứu sự đa dạng di truyền của một số giống đậu tương có khả năng kháng ...
Nghiên cứu sự đa dạng di truyền của một số giống đậu tương có khả năng kháng ...Nghiên cứu sự đa dạng di truyền của một số giống đậu tương có khả năng kháng ...
Nghiên cứu sự đa dạng di truyền của một số giống đậu tương có khả năng kháng ...
 
Nghiên cứu mối tương quan di truyền giữa người Việt cổ - thuộc giai đoạn hậu ...
Nghiên cứu mối tương quan di truyền giữa người Việt cổ - thuộc giai đoạn hậu ...Nghiên cứu mối tương quan di truyền giữa người Việt cổ - thuộc giai đoạn hậu ...
Nghiên cứu mối tương quan di truyền giữa người Việt cổ - thuộc giai đoạn hậu ...
 
Nghiên cứu khả năng nhân nhanh lan hài trần liên (paphiopedilum tranlienianum...
Nghiên cứu khả năng nhân nhanh lan hài trần liên (paphiopedilum tranlienianum...Nghiên cứu khả năng nhân nhanh lan hài trần liên (paphiopedilum tranlienianum...
Nghiên cứu khả năng nhân nhanh lan hài trần liên (paphiopedilum tranlienianum...
 
Kết hợp hình thái và sinh học phân tử trong nghiên cứu chẩn loại giống rắn cạ...
Kết hợp hình thái và sinh học phân tử trong nghiên cứu chẩn loại giống rắn cạ...Kết hợp hình thái và sinh học phân tử trong nghiên cứu chẩn loại giống rắn cạ...
Kết hợp hình thái và sinh học phân tử trong nghiên cứu chẩn loại giống rắn cạ...
 
Đề tài: Mối liên quan giữa các biến đổi nucleotid thường gặp của các gen CYP1...
Đề tài: Mối liên quan giữa các biến đổi nucleotid thường gặp của các gen CYP1...Đề tài: Mối liên quan giữa các biến đổi nucleotid thường gặp của các gen CYP1...
Đề tài: Mối liên quan giữa các biến đổi nucleotid thường gặp của các gen CYP1...
 
Sự biến đổi của gen mã hóa enzym chuyển hóa Xenobiotics ở nam giới
Sự biến đổi của gen mã hóa enzym chuyển hóa Xenobiotics ở nam giớiSự biến đổi của gen mã hóa enzym chuyển hóa Xenobiotics ở nam giới
Sự biến đổi của gen mã hóa enzym chuyển hóa Xenobiotics ở nam giới
 
Đề tài: Gen mã hóa enzyme DAT tổng hợp alkaloid ở cây dừa cạn
Đề tài: Gen mã hóa enzyme DAT tổng hợp alkaloid ở cây dừa cạnĐề tài: Gen mã hóa enzyme DAT tổng hợp alkaloid ở cây dừa cạn
Đề tài: Gen mã hóa enzyme DAT tổng hợp alkaloid ở cây dừa cạn
 
Kỹ thuật phát hiện chủng vi khuẩn E.coli O157:H7 và tạo kháng thể
Kỹ thuật phát hiện chủng vi khuẩn E.coli O157:H7 và tạo kháng thểKỹ thuật phát hiện chủng vi khuẩn E.coli O157:H7 và tạo kháng thể
Kỹ thuật phát hiện chủng vi khuẩn E.coli O157:H7 và tạo kháng thể
 
Nghiên cứu đặc điểm mô bệnh học, hóa mô miễn dịch và tình trạng methyl h...
Nghiên cứu đặc điểm mô bệnh học, hóa mô miễn dịch và tình trạng methyl h...Nghiên cứu đặc điểm mô bệnh học, hóa mô miễn dịch và tình trạng methyl h...
Nghiên cứu đặc điểm mô bệnh học, hóa mô miễn dịch và tình trạng methyl h...
 
Phân lập và tuyển chọn lactobacillus sp. từ thực vật ủ chua có tiềm năng sản ...
Phân lập và tuyển chọn lactobacillus sp. từ thực vật ủ chua có tiềm năng sản ...Phân lập và tuyển chọn lactobacillus sp. từ thực vật ủ chua có tiềm năng sản ...
Phân lập và tuyển chọn lactobacillus sp. từ thực vật ủ chua có tiềm năng sản ...
 
Luận án: Xác định một số đặc điểm vi sinh của Escherichia coli sinh beta lact...
Luận án: Xác định một số đặc điểm vi sinh của Escherichia coli sinh beta lact...Luận án: Xác định một số đặc điểm vi sinh của Escherichia coli sinh beta lact...
Luận án: Xác định một số đặc điểm vi sinh của Escherichia coli sinh beta lact...
 
Luận văn: Quan hệ họ hàng của hai loài giun đất Rosa và Grube, 9đ
Luận văn: Quan hệ họ hàng của hai loài giun đất  Rosa và Grube, 9đLuận văn: Quan hệ họ hàng của hai loài giun đất  Rosa và Grube, 9đ
Luận văn: Quan hệ họ hàng của hai loài giun đất Rosa và Grube, 9đ
 
Luận văn: Quan hệ họ hàng của hai loài giun đất Pheretima modigliani (Rosa, 1...
Luận văn: Quan hệ họ hàng của hai loài giun đất Pheretima modigliani (Rosa, 1...Luận văn: Quan hệ họ hàng của hai loài giun đất Pheretima modigliani (Rosa, 1...
Luận văn: Quan hệ họ hàng của hai loài giun đất Pheretima modigliani (Rosa, 1...
 
Tích hợp vi khuẩn endophyte với vật liệu nano bảo vệ cây trồng, 9đ - Gửi miễn...
Tích hợp vi khuẩn endophyte với vật liệu nano bảo vệ cây trồng, 9đ - Gửi miễn...Tích hợp vi khuẩn endophyte với vật liệu nano bảo vệ cây trồng, 9đ - Gửi miễn...
Tích hợp vi khuẩn endophyte với vật liệu nano bảo vệ cây trồng, 9đ - Gửi miễn...
 
Nghiên cứu nồng độ kháng thể anti ccp huyết thanh ở bệnh nhân viêm khớp dạng ...
Nghiên cứu nồng độ kháng thể anti ccp huyết thanh ở bệnh nhân viêm khớp dạng ...Nghiên cứu nồng độ kháng thể anti ccp huyết thanh ở bệnh nhân viêm khớp dạng ...
Nghiên cứu nồng độ kháng thể anti ccp huyết thanh ở bệnh nhân viêm khớp dạng ...
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

Hoàn thiện hoạt đông phân phối xe máy Honda Việt Nam tại Công ty TNHH Thương ...
Hoàn thiện hoạt đông phân phối xe máy Honda Việt Nam tại Công ty TNHH Thương ...Hoàn thiện hoạt đông phân phối xe máy Honda Việt Nam tại Công ty TNHH Thương ...
Hoàn thiện hoạt đông phân phối xe máy Honda Việt Nam tại Công ty TNHH Thương ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty viễn thông Hà ...
Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty viễn thông Hà ...Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty viễn thông Hà ...
Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty viễn thông Hà ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Website tin tức – Quảng cáo tiếp thị.pdf
Website tin tức – Quảng cáo tiếp thị.pdfWebsite tin tức – Quảng cáo tiếp thị.pdf
Website tin tức – Quảng cáo tiếp thị.pdf
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Xác định bảng giá đất trên một số tuyến đường quận 5 Thành phố Hồ Chí Minh.pdf
Xác định bảng giá đất trên một số tuyến đường quận 5 Thành phố Hồ Chí Minh.pdfXác định bảng giá đất trên một số tuyến đường quận 5 Thành phố Hồ Chí Minh.pdf
Xác định bảng giá đất trên một số tuyến đường quận 5 Thành phố Hồ Chí Minh.pdf
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực hiện hệ thống MIMO STBC trên Board FPGA Arria V.pdf
Thực hiện hệ thống MIMO STBC trên Board FPGA Arria V.pdfThực hiện hệ thống MIMO STBC trên Board FPGA Arria V.pdf
Thực hiện hệ thống MIMO STBC trên Board FPGA Arria V.pdf
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Vai trò và tác dụng của các nguyên tố vi lượng.doc
Vai trò và tác dụng của các nguyên tố vi lượng.docVai trò và tác dụng của các nguyên tố vi lượng.doc
Vai trò và tác dụng của các nguyên tố vi lượng.doc
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích hệ thống HACCP áp dụng tại công ty Acecook.doc
Phân tích hệ thống HACCP áp dụng tại công ty Acecook.docPhân tích hệ thống HACCP áp dụng tại công ty Acecook.doc
Phân tích hệ thống HACCP áp dụng tại công ty Acecook.doc
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải sinh hoạt trên đ...
Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải sinh hoạt trên đ...Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải sinh hoạt trên đ...
Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải sinh hoạt trên đ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp cải tiến hệ thống quản lý môi trường theo IS...
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp cải tiến hệ thống quản lý môi trường theo IS...Nghiên cứu đề xuất các giải pháp cải tiến hệ thống quản lý môi trường theo IS...
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp cải tiến hệ thống quản lý môi trường theo IS...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nâng cao công tác quản trị rủi ro cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát t...
Nâng cao công tác quản trị rủi ro cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát t...Nâng cao công tác quản trị rủi ro cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát t...
Nâng cao công tác quản trị rủi ro cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát t...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nâng cao công tác quản trị vốn lưu động tại Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ K...
Nâng cao công tác quản trị vốn lưu động tại Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ K...Nâng cao công tác quản trị vốn lưu động tại Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ K...
Nâng cao công tác quản trị vốn lưu động tại Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ K...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số giải pháp tạo động lực làm việc cho công nhân thông qua việc thực hiện...
Một số giải pháp tạo động lực làm việc cho công nhân thông qua việc thực hiện...Một số giải pháp tạo động lực làm việc cho công nhân thông qua việc thực hiện...
Một số giải pháp tạo động lực làm việc cho công nhân thông qua việc thực hiện...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số giải pháp nhằm nâng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Cổ phần ...
Một số giải pháp nhằm nâng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Cổ phần ...Một số giải pháp nhằm nâng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Cổ phần ...
Một số giải pháp nhằm nâng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Cổ phần ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các biện pháp marketing mix tại Công ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các biện pháp marketing mix tại Công ...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các biện pháp marketing mix tại Công ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các biện pháp marketing mix tại Công ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông Marketing tại ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông Marketing tại ...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông Marketing tại ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông Marketing tại ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Thiết bị B...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Thiết bị B...Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Thiết bị B...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Thiết bị B...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số giải pháp nâng cao văn hóa doanh nghiệp tại Công ty cổ phần Thương mại...
Một số giải pháp nâng cao văn hóa doanh nghiệp tại Công ty cổ phần Thương mại...Một số giải pháp nâng cao văn hóa doanh nghiệp tại Công ty cổ phần Thương mại...
Một số giải pháp nâng cao văn hóa doanh nghiệp tại Công ty cổ phần Thương mại...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Thư...
Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Thư...Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Thư...
Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Thư...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
https://www.facebook.com/garmentspace
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Hoàn thiện hoạt đông phân phối xe máy Honda Việt Nam tại Công ty TNHH Thương ...
Hoàn thiện hoạt đông phân phối xe máy Honda Việt Nam tại Công ty TNHH Thương ...Hoàn thiện hoạt đông phân phối xe máy Honda Việt Nam tại Công ty TNHH Thương ...
Hoàn thiện hoạt đông phân phối xe máy Honda Việt Nam tại Công ty TNHH Thương ...
 
Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty viễn thông Hà ...
Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty viễn thông Hà ...Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty viễn thông Hà ...
Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty viễn thông Hà ...
 
Website tin tức – Quảng cáo tiếp thị.pdf
Website tin tức – Quảng cáo tiếp thị.pdfWebsite tin tức – Quảng cáo tiếp thị.pdf
Website tin tức – Quảng cáo tiếp thị.pdf
 
Xác định bảng giá đất trên một số tuyến đường quận 5 Thành phố Hồ Chí Minh.pdf
Xác định bảng giá đất trên một số tuyến đường quận 5 Thành phố Hồ Chí Minh.pdfXác định bảng giá đất trên một số tuyến đường quận 5 Thành phố Hồ Chí Minh.pdf
Xác định bảng giá đất trên một số tuyến đường quận 5 Thành phố Hồ Chí Minh.pdf
 
Thực hiện hệ thống MIMO STBC trên Board FPGA Arria V.pdf
Thực hiện hệ thống MIMO STBC trên Board FPGA Arria V.pdfThực hiện hệ thống MIMO STBC trên Board FPGA Arria V.pdf
Thực hiện hệ thống MIMO STBC trên Board FPGA Arria V.pdf
 
Vai trò và tác dụng của các nguyên tố vi lượng.doc
Vai trò và tác dụng của các nguyên tố vi lượng.docVai trò và tác dụng của các nguyên tố vi lượng.doc
Vai trò và tác dụng của các nguyên tố vi lượng.doc
 
Phân tích hệ thống HACCP áp dụng tại công ty Acecook.doc
Phân tích hệ thống HACCP áp dụng tại công ty Acecook.docPhân tích hệ thống HACCP áp dụng tại công ty Acecook.doc
Phân tích hệ thống HACCP áp dụng tại công ty Acecook.doc
 
Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải sinh hoạt trên đ...
Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải sinh hoạt trên đ...Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải sinh hoạt trên đ...
Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải sinh hoạt trên đ...
 
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp cải tiến hệ thống quản lý môi trường theo IS...
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp cải tiến hệ thống quản lý môi trường theo IS...Nghiên cứu đề xuất các giải pháp cải tiến hệ thống quản lý môi trường theo IS...
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp cải tiến hệ thống quản lý môi trường theo IS...
 
Nâng cao công tác quản trị rủi ro cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát t...
Nâng cao công tác quản trị rủi ro cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát t...Nâng cao công tác quản trị rủi ro cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát t...
Nâng cao công tác quản trị rủi ro cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát t...
 
Nâng cao công tác quản trị vốn lưu động tại Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ K...
Nâng cao công tác quản trị vốn lưu động tại Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ K...Nâng cao công tác quản trị vốn lưu động tại Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ K...
Nâng cao công tác quản trị vốn lưu động tại Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ K...
 
Một số giải pháp tạo động lực làm việc cho công nhân thông qua việc thực hiện...
Một số giải pháp tạo động lực làm việc cho công nhân thông qua việc thực hiện...Một số giải pháp tạo động lực làm việc cho công nhân thông qua việc thực hiện...
Một số giải pháp tạo động lực làm việc cho công nhân thông qua việc thực hiện...
 
Một số giải pháp nhằm nâng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Cổ phần ...
Một số giải pháp nhằm nâng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Cổ phần ...Một số giải pháp nhằm nâng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Cổ phần ...
Một số giải pháp nhằm nâng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Cổ phần ...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các biện pháp marketing mix tại Công ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các biện pháp marketing mix tại Công ...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các biện pháp marketing mix tại Công ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các biện pháp marketing mix tại Công ...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông Marketing tại ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông Marketing tại ...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông Marketing tại ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông Marketing tại ...
 
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Thiết bị B...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Thiết bị B...Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Thiết bị B...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Thiết bị B...
 
Một số giải pháp nâng cao văn hóa doanh nghiệp tại Công ty cổ phần Thương mại...
Một số giải pháp nâng cao văn hóa doanh nghiệp tại Công ty cổ phần Thương mại...Một số giải pháp nâng cao văn hóa doanh nghiệp tại Công ty cổ phần Thương mại...
Một số giải pháp nâng cao văn hóa doanh nghiệp tại Công ty cổ phần Thương mại...
 
Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Thư...
Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Thư...Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Thư...
Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Thư...
 
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
 
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
 

Recently uploaded

Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
PhiTrnHngRui
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
metamngoc123
 
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
vivan030207
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
12D241NguynPhmMaiTra
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
NguynDimQunh33
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
AnhPhm265031
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
linh miu
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
lmhong80
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
deviv80273
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
hieutrinhvan27052005
 
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation ManagementQuan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
ChuPhan32
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
SmartBiz
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
QucHHunhnh
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
khanhthy3000
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
onLongV
 

Recently uploaded (18)

Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
 
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
 
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation ManagementQuan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
 

Nghiên cứu dna barcode cho một số vật nuôi của việt nam

  • 1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUỲNH THỊ THIỆP Tên đề tài: NGHIÊN CỨU DNA BARCODE CHO MỘT SỐ VẬT NUÔI CỦA VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Công nghệ sinh học Khoa: CNSH - CNTP Khóa học: 2014 - 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  • 2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUỲNH THỊ THIỆP Tên đề tài: NGHIÊN CỨU DNA BARCODE CHO MỘT SỐ VẬT NUÔI CỦA VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Công nghệ Sinh học Lớp: K47- CNSH Khoa: CNSH - CNTP Khóa học: 2014 - 2019 Giảng viên hướng dẫn: TS. Phạm Bằng Phương Thái Nguyên, năm 2019
  • 3. i LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm Khoa Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực Phẩm, cùng toàn thể quý thầy cô giáo trong khoa Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực Phẩm đã giảng dạy, hướng dẫn em cho tới ngày hôm nay. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Phạm Bằng Phương người thầy đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em, cùng toàn thể các thầy cô trong Khoa Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm đã động viên giúp đỡ chúng em trong quá trình học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn các cán bộ, anh chị và các bạn làm việc tại Viện khoa học sự sống – ĐH Thái Nguyên đã giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm, kỹ năng và tạo điều kiện để đề tài “Nghiên cứu xây dựng DNA barcode cho một số vật nuôi của Việt Nam” được hoàn thành đúng tiến độ và có kết quả tốt. Mặc dù đã có nhiều cố gắng để hoàn thiện tốt nhất luận văn tốt nghiệp, nhưng trong quá trình thực hiện không thể tránh được những thiếu sót nhất định. Vì vậy, em rất mong được sự góp ý của các thầy, cô giáo và các bạn để khóa luận của em được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 04 tháng 06 năm 2019 Sinh viên Huỳnh Thị Thiệp
  • 4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Các mẫu thí nghiệm phục vụ quá trình nghiên cứu........................20 Bảng 3.2. Trình tự mồi cho phản ứng PCR ....................................................21 Bảng 3.3. Danh mục các thiết bị được sử dụng ..............................................21 Bảng 3.4. Danh mục các loại hóa chất được sử dụng.....................................22 Bảng 3.5. Thành phần phản ứng PCR.............................................................24 Bảng 4.1: Kết quả đo độ tinh sạch DNA.........................................................26 Bảng 4.2. Vị trí sai khác trong trình tự nucleotide của chỉ thị COI của 4 mẫu nghiên cứu và 3 mẫu đã được công bố trên NCBI .......................32 Bảng 4.3. Hệ số tương đồng khi phân tích trình tự gen COI của 4 mẫu dê nghiên cứu với 3 trình tự đã được công bố trên NCBI.................33 Bảng 4.4. Vị trí sai khác trong trình tự nucleotide của chỉ thị COI của mẫu nghiên cứu và 6 mẫu đã được công bố trên NCBI .......................36 Bảng 4.5. Hệ số tương đồng khi phân tích trình tự gen COI của mẫu nghiên cứu với 6 trình tự đã được công bố trên NCBI.............................37 Bảng 4.6. Vị trí sai khác trong trình tự nucleotide của chỉ thị COI của mẫu B nghiên cứu và 3 mẫu đã được công bố trên NCBI .......................40 Bảng 4.7. Hệ số tương đồng khi phân tích trình tự gen COI của mẫu nghiên cứu với 3 trình tự đã được công bố trên NCBI.............................41
  • 5. iii DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Lợn Landrace .................................................................................... 5 Hình 2.2. Bò Vàng ............................................................................................ 6 Hình 2.3: Dê Cỏ Ninh Bình............................................................................... 8 Hình 4.1. Kết quả tách chiết DNA tổng số mẫu mô tai ..................................26 Hình 4.2a. Kết quả PCR chỉ thị COI của các mẫu DH1, DH2,DN1, DN2.....27 Hình 4.2b. Kết quả PCR chỉ thị COI của các mẫu B, L..................................27 Hình 4.3: Kết quả giải trình tự chỉ thị COI các mẫu nghiên cứu theo giái trị QV...............................................................................................29 Hình 4.4: Kết quả BLAST chỉ thị COI của Mẫu DH1 với chỉ thị COI của Capra hircus đã công bố trên NCBI..........................................30 Hình 4.5. So sánh vị trí sai khác trong trình tự nucleotide chỉ thị COI của 4 mẫu nghiên cứu với 3 chỉ thị COI đã công bố trên NCBI..........31 Hình 4.6: Kết quả BLAST chỉ thị COI của Mẫu DH1 với chỉ thị COI của Gallus gallus đã công bố trên NCBI...........................................34 Hình 4.7: Kết quả BLAST chỉ thị COI của mẫu L với chỉ thị COI của Sus scrofa đã công bố trên NCBI......................................................35 Hình 4.8. So sánh vị trí sai khác trong trình tự nucleotide chỉ thị COI của mẫu L nghiên cứu với 6 chỉ thị COI đã công bố trên NCBI ......36 Hình 4.9. Kết quả so sánh khác loài................................................................38 Hình 4.10: Kết quả BLAST chỉ thị COI của Mẫu B với chỉ thị COI của Bos taurus đã công bố trên NCBI......................................................39 Hình 4.11. So sánh vị trí sai khác trong trình tự nucleotide chỉ thị COI của mẫu B nghiên cứu với 3 chỉ thị COI đã công bố trên NCBI......40 Hình 4.12: Kết quả so sánh trình tự khác loài.................................................42
  • 6. iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ, thuật ngữ viết tắt Nghĩa đầy đủ của từ, thuật ngữ BLAST Basic Local Alignment Search Tool Bp Base pair – cặp bazơ nitơ COI Cytochrome C oxidase Subutnit I Cytb Cytochrome b dATP DeoxyAdenine Triphosphate dCTP DeoxyCytosine Triphosphate ddATP DideoxyAdenine Triphosphate ddCTP DideoxyCytosine Triphosphate ddGTP DideoxyGuanine Triphosphate ddNTP Dideoxynucleotide Triphosphate ddTTP DideoxyThymine Triphosphate dGTP DeoxyGuanine Triphosphate DNA Deoxyribonucleic Acid dNTP Deoxyribonucleotide Triphosphate dTTP DeoxyThymine Triphosphate EDTA Etilendiamin tetraaxetic acit GPS Global Positioning System ITS Internal Transcribed Spacer Kb Kilo base – Kilo bazo nito matK Maturase K NCBI Nation Cetrer for Biotechnology Information (trung tâm Quốc gia về Thông tin Công nghệ sinh học) PCR Polymerase Chain Recation QV Quality value RPM Revolutions Per Minute SDS Sodium Dodecyl Sulfate
  • 7. v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................i DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ii DANH MỤC HÌNH .........................................................................................iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................iv MỤC LỤC......................................................................................................... v Phần 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu của đề tài..................................................................................... 2 1.2.1. Mục tiêu tổng quát ...................................................................................2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể.........................................................................................2 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.................................................................... 2 1.3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài.....................................................................2 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài......................................................................3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 4 2.1. Một số đối tượng vật nuôi phổ biến ở Việt Nam....................................... 4 2.1.1. Tổng quan về lợn......................................................................................4 2.1.2. Tổng quan về bò vàng..............................................................................6 2.1.3 Tổng quan về dê........................................................................................7 2.2. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 9 2.2.1. Công nghệ mã vạch DNA ........................................................................9 2.3. Phương pháp tách chiết DNA tổng số.......................................................11
  • 8. vi 2.4. Phương pháp điện di DNA trong gel agarose...........................................12 2.5. Kỹ thuật PCR ...........................................................................................13 2.6. Phương pháp xác định các trình tự nucleotide.........................................14 2.7. Tình hình nghiên cứu DNA mã vạch trong và ngoài nước......................15 2.7.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới........................................................15 2.7.2. Tình hình nghiên cứu trong nước...........................................................17 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................................................................................................................20 3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu.............................................................20 3.2. Dụng cụ, thiết bị nghiên cứu....................................................................21 3.2.1. Thiết bị nghiên cứu ...............................................................................21 3.2.2. Hóa chất.................................................................................................22 3.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu............................................................22 3.4. Nội dung nghiên cứu................................................................................23 3.5. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................23 3.5.1. Phương pháp lấy mẫu.............................................................................23 3.5.2. Phương pháp tách chiết DNA tổng số....................................................23 3.5.3. Phương pháp PCR..................................................................................24 3.5.4. Phương pháp xác định trình tự các nucleotide.......................................25 3.5.5. Phân tích dữ liệu.....................................................................................25 Phần 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.........................................................26 4.1. Kết quả tách DNA tổng số .......................................................................26
  • 9. vii 4.2 Kết quả PCR khuếch đại chỉ thị COI........................................................27 4.3. Kết quả phân tích các chỉ thị DNA bacoding ..........................................28 4.3.1. Kết quả phân tích chất lượng giải trình tự .............................................28 4.4. Kết quả so sánh, phân tích chỉ thị COI các mẫu nghiên cứu...................30 4.4.1. Chỉ thị COI của mẫu dê..........................................................................30 4.4.2. Chỉ thị COI của mẫu lợn ........................................................................34 4.4.3. Chỉ thị COI của mẫu bò .........................................................................38 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................43 5.1. Kết luận ....................................................................................................43 5.2. Kiến nghị..................................................................................................43 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................44 PHỤ LỤC
  • 10. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Ngành chăn nuôi ở Việt Nam là một bộ phận quan trọng cấu thành của nền nông nghiệp cũng như một bộ phận quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Tình hình chăn nuôi phản ánh thực trạng sử dụng, khai thác, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm động vật. Các sản phẩm từ vật nuôi là một nguồn cung cấp thực phẩm với tỷ trọng cao, chất lượng tốt và giá trị dinh dưỡng lớn cho con người, các sản phẩm phụ như da, mỡ, thịt là nguồn cung cấp cho các ngành công nghiệp chế biến khác. Đồng thời phụ phẩm của ngành chăn nuôi là một nguồn cung cấp phân bón hữu cơ cho trồng trọt. Để phục vụ các nhu cầu ngày càng lớn của xã hội, việc chọn lọc và phát triển các giống vật nuôi ngày càng được chú trọng. Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về việc chọn lọc, xác định giống vật nuôi bằng chỉ thị phân tử, trong đó có các nghiên cứu về phương pháp “DNA barcode” (mã vạch DNA). Đây là phương pháp xác định nhanh chóng cho một cơ thể sinh vật tới cấp độ loài. Về nguyên tắc mã vạch DNA sử dụng một trình tự DNA ngắn nằm trong genome của sinh vật như là một chuỗi ký tự duy nhất giúp phân biệt hai loài sinh vật với nhau. Phương pháp này đã được ví tương tự như máy quét trong siêu thị đọc hai mã vạch của hai sản phẩm khác nhau mà nhìn bên ngoài chúng rất giống nhau. Như vậy, phương pháp mã vạch DNA là một phương pháp định danh có thể xác định giống vật nuôi tới cấp độ loài. Những nghiên cứu mã vạch DNA là cơ sở vững chắc đáng tin cậy cho những nghiên cứu phân loại dựa trên hình thái, là sự phát triển tất yếu và có tính kế thừa từ các nghiên cứu phân loại học trước đây.
  • 11. 2 Một trong những gen được sử dụng để xác định loài ở động vật có vú là gen COI. Gen COI có thể đóng vai trò là trình tự dùng để phân biệt các loài vật nuôi có quan hệ gần và đây cũng là trình tự bảo thủ giữa các thành viên của loài. Điều này gợi ý rằng sử dụng phương pháp mã vạch DNA sẽ có hiệu quả trên nhiều loài sinh vật. Xuất phát từ những giá trị khoa học và thực tiễn, dựa trên những cơ sở khoa học về trình tự gen đã biết, nhằm đóng ghóp, bổ sung những trình tự DNA phục vụ cho mục đích xác định loài vật nuôi, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu DNA barcode cho một số vật nuôi của Việt Nam”. 1.2. Mục tiêu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Xây dựng DNA barcode cho một số vật nuôi tại Việt Nam 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Nhân gen COI của một số vật nuôi: Bò, lợn, dê - Giải trình tự gen COI - Xây dựng cơ sở dữ liệu DNA barcode cho một số vật nuôi của Việt Nam - Đánh giá và so sánh cơ sở dữ liệu DNA barcode của vật nuôi Việt Nam với cơ sở dữ liệu quốc tế 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 1.3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài - Xây dựng được cơ sở dữ liệu DNA barcode cho một số giống vật nuôi như bò, lợn, dê của Việt Nam.
  • 12. 3 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài - Có ý nghĩa quan trọng trong công tác bảo tồn nguồn gen động vật nuôi có giá trị của Việt Nam. - Tạo cơ sở dữ liệu cho các các nghiên cứu khoa học sau này.
  • 13. 4 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Một số đối tượng vật nuôi phổ biến ở Việt Nam Ở Việt Nam, nghề chăn nuôi có vai trò rất quan trọng. Ở nhiều địa phương, đây là nghề đem lại thu nhập chính cho nhiều hộ gia đình. Một số giống vật nuôi được người dân chăn nuôi trên các quy mô lớn, đem lại thu nhập ổn định cho người dân. Trong thời gian thực hiện đề tài, một số giống vật nuôi như: Lợn, bò, dê được lựa chọn để xây dựng DNA barcode (mã vạch DNA). 2.1.1. Tổng quan về lợn Lợn thuộc lớp thú (Mammalia), bộ guốc chẵn (Artiodactyla), họ lợn (Suidae), thuộc chi lợn (Sus), loài lợn rừng (Sus scrofa). Một trong các giống lợn được nuôi nhiều nhất ở Việt Nam là lợn Landrace. Lợn Landrace có nguồn gốc từ Đan Mạch được hình thành vào khoảng 1924–1925 do quá trình tạp giao giữa các giống lợn đến từ Anh, Tây Ban Nha, Ý, Bồ Đào Nha, Trung Quốc tạo thành. Theo nhiều tài liệu, chúng được tạo thành bởi quá trình lai tạo chính giữa giống lợn Youtland có nguồn gốc từ Đức với lợn Yorkshire có nguồn gốc từ Anh. Giống lợn này chủ yếu được nuôi nhiều ở Đan Mạch. Sau năm 1990, chúng được chọn lọc và có năng suất cao nên được nuôi nhiều ở các nước Châu Âu. Hiện nay giống lợn này được xuất đi khắp nơi để cải thiện giống lợn của nhiều nước và trở thành các giống “Lợn Landrace Mỹ”, “Lợn Landrace Anh”, “Lợn Landrace Pháp”, “Lợn Landrace Canada”, giống này cũng đã được nhập vào Việt Nam và nuôi trên diện rộng. Lợn Landrace được coi là giống lợn tốt nhất trên thế giới hiện nay và được nuôi rất phổ biến ở nhiều nơi, giống lợn này vừa có tỷ lệ nạc cao vừa có
  • 14. 5 thể để nái, rất thích hợp cho hộ chăn nuôi và trang trại. Giống lợn này được nhập vào Việt Nam vào khoảng năm 1970 qua Cuba. Giống lợn Landrace là một trong những giống tốt để thực hiên chương trình nạc hóa đàn lợn của Vệt Nam.[20] Ngoại hình lợn Landrace có màu trắng tuyền, đầu nhỏ, dài, tai to rủ xuống kín mặt, tai cúp về phía trước, cổ nhỏ và dài, vai-lưng-mông-đùi rất phát triển, mông đùi to, mõm thẳng, mông nở, ngoại hình thể chất vững chắc. Toàn thân có dáng hình thoi nhọn, do chúng nhiều hơn các giống lợn khác 1- 2 đôi xương sường nên thân hình rất dài. Đây là giống lợn tiêu biểu cho hướng nạc. Lợn có khả năng tăng trọng từ 750 – 800 g/ngày, 6 tháng tuổi lợn thịt có thể đạt 105 – 125 kg. Khi trưởng thành con được nặng tới 400 kg, con cái 280 – 300 kg. Lợn Landrace có khả năng sinh sản cao, mắn đẻ và đẻ nhiều trung bình đạt 1,8 – 2 lứa/năm. Mỗi lứa đẻ 10 – 12 con, trọng lượng sơ sinh (Pss) trung bình đạt 1,2 – 1,3 kg, trọng lượng cai sữa (Pcs) từ 12 – 15 kg. Sức tiết sữa từ 5 – 9 kg/ngày. Khả năng sinh trưởng của lợn rất tốt. Giống lợn này kén ăn và đòi hỏi nhu cầu dinh dưỡng cao và cũng đòi hỏi điều kiện chăm sóc tốt.[21] Hình 2.1. Lợn Landrace
  • 15. 6 2.1.2. Tổng quan về bò vàng Bò vàng là một giống bò u da lông vàng được tìm thấy ở Nam Trung Quốc, Việt Nam và Đài Loan. Chúng được tạo ra trong quá trình lai tạo giữa hai giống bò Bos taurus và Bos indicus. Chúng có tên là bò vàng vì màu sắc lông màu vàng. Đây là giống bò gốc làm nền để tạo ra rất nhiều giống bò khác nhau ở Trung Quốc, Việt Nam. Về phân loại động vật học, bò thuộc giới động vật (Animalia), ngành động vật có dây sống (Chordata),lớp thú (Mammalia), bộ guốc chẵn (Artiodactyla), họ trâu bò (Bovidae), phân họ trâu bò (Bovinae), thuộc chi bò (Bos), loài Bos primigenius, phân loài (B.p.taurus, B.p.indicus). Bò vàng có một số ưu điểm nổi bật chịu đựng tốt với điều kiện nhiệt đới nóng ẩm, chịu đựng kham khổ tốt, thích nghi với nhiều vùng khí hậu, thích nghi được với phương thức chăn nuôi tận dụng, đầu tư ít. Bò có nhược điểm lớn nhất là tầm vóc nhỏ, không đáp ứng với yêu cầu chăn nuôi thâm canh, năng suất thịt và sữa rất thấp. Năng suất thịt không cao, tỉ lệ thịt xẻ 40- 44%. Tuổi phối giống lần đầu vào khoảng 20-24 tháng. Hình 2.2. Bò Vàng Bò vàng có khả năng sinh sản tốt, 18-24 tháng tuổi bò đã động dục và có khả năng phối giống, 30-34 tháng tuổi đẻ lứa đầu, nhịp đẻ năm một (1 năm
  • 16. 7 1 lứa) và 3 năm 2 lứa là phổ biến. Khả năng sinh sản tốt là đặc điểm có ích lớn nhất của bò vàng. 2.1.3 Tổng quan về dê Nhiều nhà khoa học ở các nước khác nhau đã nghiên cứu về nguồn gốc của dê nhà, tuy còn nhiều ý kiến khác nhau nhưng đại đa số các nhà khoa học cho rằng dê là một trong những loại vật nuôi được thuần hóa sớm nhất. Người ta cho rằng dê nhà ngày nay (Capra hircus) có nhiều nguồn gốc khác nhau. Tổ tiên trực tiếp của dê nhà gồm 2 nhóm dê rừng chính: + Dê rừng Bezoar (Capra aegagrus) được tìm thấy ở Iran và các nước vùng tiểu Á, là tổ tiên của phần lớn dê nhà đang được nuôi ở châu Á và châu Âu. Nó được coi là nhóm tổ tiên thứ nhất của dê nhà. Dê thuộc nhóm này có sừng thẳng nhưng xoắn vặn. + Dê rừng Markhor (Capra Falconeri), nhóm này có sừng cong vặn về phía sau và được coi là nhóm tổ tiên thứ 2 của dê nhà, còn thấy ở vùng núi Hymalaya và đang được nuôi nhiều ở hai bên sườn phía Đông và Tây của dãy núi này. Nhóm Markhor phân bố ở Afghanistan và vùng Kashimir – Karakorum. Hiện nay, người ta thấy rằng khu vực nuôi dê lâu đời nhất là các nước Trung Đông, sau đó đến Ấn Độ và Ai Cập, tiếp đến là các nước châu Âu, châu Á và châu Phi. Khu vực nuôi dê mới nhất là Đông Nam Á. Về phân loại động vật học, dê thuộc giới động vật (Animalia), ngành động vật có dây sống (Chordata), phân ngành động vật có xương sống (Vertebrata), lớp động vật có vú (Mammalia), bộ guốc chẵn (Artiodactyla), họ trâu bò (bovidae), họ phụ dê cừu (capra rovanae), thuộc loài dê (Capra). Dê có đặc điểm màu lông không thuần nhất, có nhiều màu lông khác nhau nhưng tập trung chủ yếu ở một số màu lông chính như: Màu vàng (vàng
  • 17. 8 tro, vàng cánh gián, vàng nâu), màu đen (đen tuyền, xám đen), khoang trắng đen, trắng xám. Dê đực và dê cái đều có sừng và râu, tai nhỏ và hướng về phía trước hoặc sang ngang, đầu nhỏ, mình ngắn, bụng to, tầm vóc nhỏ. Khối lượng sơ sinh bình quân đạt từ 1,6 - 1,8kg, khối lượng trưởng thành của dê cái khoảng 25 - 30kg và dê đực là 30 - 45kg, con cái cao khoảng 50 - 54cm và con đực cao khoảng 55 - 58cm. Dê cỏ có khả năng sinh sản tốt, tuổi phối giống lần đầu là 6-7 tháng, đẻ 1,7 lứa/năm và 1,5 con/lứa, khoảng 2 năm đẻ 3 lứa, mỗi lứa 1-2 con. Dê cái mang thai trung bình từ 145 - 155 ngày là đẻ. Dê con lúc mới đẻ đến khi cai sữa mất khoảng 3 tháng. Dê cái non phải đạt 7 tháng tuổi và có trọng lượng xấp xỉ 24 kg mới cho phối giống lần đầu[7]. Hình 2.3: Dê Cỏ Ninh Bình
  • 18. 9 2.2. Cơ sở khoa học của đề tài 2.2.1. Công nghệ mã vạch DNA Năm 2003, Paul Hebert – nhà nghiên cứu đại học Guelph, Canada, sáng lập ra phương pháp “mã vạch DNA” dùng để nhận diện các loài [15]. Theo định nghĩa thông thường, mã vạch là phương pháp lưu trữ và truyền tải thông tin bằng một loại ký hiệu chuyên biệt, có quy ước. Khi nhìn vào dãy ký hiệu này người ta sẽ biết được nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Tương tự, mã vạch DNA sử dụng trình tự nucleotide ngắn lấy từ một phần thích hợp trong hệ gen của sinh vật như một chuỗi ký tự duy nhất giúp nhận diện và phân biệt các loài sinh vật với nhau [22]. Ông đề xuất sử dụng một trình tự ngắn của gen Cytochrome c oxidase 1 (COI) có chiều dài khoảng 650 bp, đây là trình tự DNA có trong tất cả các loài động vật. Tuy nhiên trình tự các nucleotide của đoạn DNA này khác nhau giữa các loài. Hệ gen ty thể của động vật thích hợp để phân tích hơn là sử dụng bộ gen nhân vì không chứa các đoạn intron, 13 gen mã hóa protein trong ty thể động vật là những vùng gen có nhiều tiềm năng dùng để làm mã vạch DNA bởi vì sự thêm và mất các trình tự dẫn đến sự thay đổi trong khung đọc rất hiếm xảy ra. Gen COI có đủ các yếu tố quan trọng để có thể sử dụng làm mã vạch DNA [16]. Một mã vạch DNA điển hình cần đáp ứng được các yêu cầu sau: (1) Có tính phổ biến cao để có thể thực hiện trên nhiều loài. (2) Trình tự có tính đặc hiệu cao và có hiệu suất tái bản cao. (3) Có khả năng phân biệt đồng thời được nhiều loài. Có năm bước chính liên quan đến xác định loài bằng trình tự mã vạch DNA. Đầu tiên, mẫu vật phải được thu nhận và xác định bởi các nhà phân loại. Một mẫu mô được lấy từ cơ thể vật nuôi và tiến hành tách chiết thu DNA tổng số, sau đó trình tự DNA đích được khuếch đại bằng phản ứng PCR
  • 19. 10 (Polymerase chain reaction) và được giải trình tự để tạo ra một “mã vạch”. Cuối cùng, các mã vạch được nhập vào hệ thống các ngân hàng dữ liệu Barcode (BOLD). Nó là một hệ thống trực tuyến để giúp các nhà nghiên cứu thu thập, quản lý và phân tích mã vạch DNA. Mỗi mục được tổ chức trong BOLD có các thông tin như tên phân loại, hình ảnh của loài, GPS tọa độ nơi mà loài đó đã được tìm thấy và trình tự mã vạch quy ước cho đối tượng. Thông tin này có thể được cung cấp cho bất cứ ai có nhu cầu thông qua BOLD và bất cứ nơi đâu trên thế giới [10]. Ví dụ, mã vạch DNA sẽ giúp định danh nhanh chóng các loài gây bệnh ở giai đoạn tiềm ẩn (giai đoạn ấu trùng), hỗ trợ chương trình kiểm soát sâu bệnh bảo vệ cây trồng. Gen COI có thể dùng để xác định động vật có xương sống và côn trùng. Gen COI của bọt biển và san hô rất bảo thủ, nhưng ở các loài lưỡng cư và giáp xác lại có sự biến đổi quá cao, trong khi ở các loài như giun tròn, sán lá và nhóm động vật cổ xưa “tardigrades” (gấu nước) thì vùng gen này có sự tái sắp xếp lớn nên sẽ là trở ngại cho việc sử dụng các cặp mồi phổ biến trong phản ứng PCR. Ngoài locut gen COI, các đoạn gen khác trong ty thể Cytb (Cytochrome b), gen ribosome 12S, 16S cũng được dùng như DNA mã vạch trong nhận dạng ở động vật. [17] Với hàng triệu loài động vật luôn biến đổi không ngừng theo từng giai đoạn sống, việc phân loại và định danh các loài luôn gặp các thách thức không nhỏ. Nhiều sinh vật nhỏ hiện nay có thể vẫn chưa được biết đến. Tuy nhiên, ngay cả những loài động vật lớn hơn vẫn có những tranh luận về nhận dạng giữa các loài. Việc định danh loài thông qua các đặc điểm hình thái không còn thuyết phục. Vì vậy việc tìm ra phương pháp mã vạch DNA như một giải pháp mới và hữu ích cho việc phân loại là sự kiện quan trọng và có ý nghĩa thực tiễn.
  • 20. 11 2.3. Phương pháp tách chiết DNA tổng số Tách chiết DNA từ mẫu thí nghiệm là việc cần thiết bởi các thí nghiệm của công nghệ gen đều tiến hành với DNA. Cho đến nay đã có rất nhiều quy trình tách chiết thành công DNA được công bố và báo cáo bởi nhiều nhà nghiên cứu. Đối với mỗi loại mô hay tế bào, quy trình tách chiết có thể sẽ khác nhau. Dù vậy thì nguyên lý tách chiết ADN từ tế bào vẫn gồm các bước cơ bản gồm: 1) Phá màng tế bào; 2) Loại bỏ protein; 3) Tủa và thu DNA. Nguyên lý tách chiết DNA cụ thể như sau: Bước 1: Phá vỡ màng tế bào và màng nhân (tế bào Eukaryote). Thông thường tế bào, mô được nghiền trong nitơ lỏng -1960 C hoặc dùng hỗn hợp chất tẩy rửa (SDS, Sarcosyl) và proteinase K. Khi đó màng tế bào, màng nhân sẽ bị phá vỡ và giải phóng DNA ra môi trường và phân hủy các protein liên kết với DNA. Bước 2: Loại bỏ các thành phần không mong muốn trong mẫu, chủ yếu là các protein, mẫu được lắc mạnh trong một dung dịch phenol và chloroform, dung dịch này có tác dụng làm biến tính protein đồng thời không hòa tan DNA, sau khi li tâm sẽ tủa thành lớp nằm giữa hai lớp là nước và phenol/chloroform. Nước có chứa DNA được thu nhận lại. Bước 3: Tủa DNA nhằm thu nhận DNA dưới dạng cô đặc, một phần để bảo vệ chúng khỏi sự phân hủy các enzyme, mặt khác có thể hòa tan lại chúng trong dung dịch có nồng độ mong muốn. Có thể tủa DNA trong ethanol, môi trường có nồng độ muối cao, nhiệt độ thấp, tuy nhiên cũng có thể tủa trong isopropanol (không cần muối). Sau khi thu nhận DNA, cặn tủa cần phải rửa trong ethanol 70% để loại bỏ muối hoặc isopropanol dính vào.
  • 21. 12 Bước 4: Kết tủa DNA sau khi rửa bằng cồn và để khô tự nhiên hòa tan trong TE hoặc nước cất để bảo quản DNA phục vụ cho các nghiên cứu tiếp theo. 2.4. Phương pháp điện di DNA trong gel agarose Phương pháp điện di DNA dựa vào đặc tính của các nucleic acid là các đại phân tử tích điện âm nên khi chịu tác dụng của lực điện trường với điện thế và cường độ thích hợp chúng sẽ di chuyển về phía cực dương của điện trường. Phương pháp điện di được thực hiện phụ thuộc vào khích thước, cấu hình của DNA, loại gel, nồng độ gel và cường độ dòng điện. Các phân tử có kích thước nhỏ sẽ di chuyển về phía cực dương nhanh hơn các phân tử có kích thước lớn. Đây cũng chính là cơ sở để có thể sàng lọc các dòng DNA tái tổ hợp bằng phương pháp so sánh kích thước. Các bước của phương pháp điện di được tiến hành như sau: Chuẩn bị gel + Cân 1gam agarose cho vào 99 ml dung dịch TAE 1X, đun sôi sao cho agarose tan hoàn toàn. + Để gel nguội đến 600 C, đổ gel vào khuôn đã cài sẵn lược và đợi cho gel đông lại. + Nhấc lược khỏi bản gel và đặt bản gel vào bể điện di. + Đổ dung dịch đệmTAE vào bể điện di sao cho ngập bản gel. Tra mẫu điện di + Tỷ lệ tra: Trộn theo tỷ lệ 1µl “loading dye” với 5 µl mẫu. + Cài đặt trương trình điện di ở 100-110V, 100-200mA, trong 30 phút (khi vị trí vạch mẫu chạy được khoảng 2/3 gel). Nhuộm gel
  • 22. 13 + Bản gel được lấy ra khỏi bể điện di và nhuộm với ethidium bromide (nồng độ 30 µl/l) trong 15 phút. + Soi và chụp ảnh bản gel bằng máy chụp ảnh gel. 2.5. Kỹ thuật PCR Phương pháp PCR do Kary Mullis và cộng sự phát minh vào năm 1985. Phản ứng PCR cho phép khuếch đại, tạo ra số lượng lớn bản sao của gen trong một thời gian ngắn. Cơ sở của phản ứng PCR dựa trên tính chất biến tính, hồi tính của DNA và nguyên lý tổng hợp DNA. Trên cở sở trình tự của đoạn DNA khuôn, đoạn mồi, các nucleotide tự do và enzyme DNA polymerase có thể tổng hợp được đoạn DNA đích mong muốn. Từ thời điểm DNA biến tính cho tới khi sợi DNA mới được tổng hợp gọi là một chu kỳ [3]. Phản ứng PCR khuếch đại gen đích mong muốn được lặp lại nhiều lần các chu kỳ nhân gen, trong một thời gian ngắn số lượng bản sao DNA tạo thành sẽ tăng theo cấp số nhân. Các bước chủ yếu của một chu kỳ PCR như sau: Bước biến tính: Hai mạch đơn của phân tử DNA tách đôi dưới tác dụng của nhiệt độ. Bước này thường được tiến hành ở 94 – 950 C sẽ làm đứt các liên kết hydro của phân tử DNA, hay mạch DNA tách rời nhau thành hai mạch đơn, làm khuôn cho quá trình tổng hợp, giai đoạn này kéo dài từ 30 giây đến 1 phút. Bước gắn mồi: Nhiệt độ của phản ứng được hạ thấp. Trong hỗn hợp phản ứng lúc này có mặt hai mạch đơn DNAvừa tách khỏi nhau và hai loại mồi. Mỗi loại mồi sẽ nhận biết và bám vào một sợi DNA mạch đơn theo nguyên tắc bổ sung. Nhiệt độ gắn mồi phụ thuộc vào độ dài trình thự mồi, thông thường nằm trong khoảng 45 – 600 C và kéo dài từ 30 giây đến 1 phút.
  • 23. 14 Bước kéo dài: Nhiệt độ 720 C là nhiệt độ thích hợp nhất cho hoạt động của enzyme DNA polymerase. Enzyme DNA polymerase xúc tác hoạt động tổng hợp các nucleotide tự do vào cuối đoạn mồi theo nguyên tắc bổ sung tổng hợp nên sợi DNA mới. Phản ứng PCR gồm nhiều chu kỳ liên tục, thông thường thực hiện khoảng 20 – 40 chu kỳ [2]. 2.6. Phương pháp xác định các trình tự nucleotide Giải trình tự là phương pháp xác định thứ tự sắp xếp của 4 nucleotide (adenine, guanine, cytosine và thymine) trên một phân tử DNA. Với việc phát triển phương pháp giải tình tự tự động việc xác định trình tự DNA của hệ gen sinh vật đã trở nên không thể thiếu cho các quá trình nghiên cứu sinh học cơ bản, cũng như trong các lĩnh vự chuẩn đoán hoặc pháp y. Phương pháp này dựa trên nguyên tắc của phương pháp dideoxynucleotide cải tiến của Sanger; đó là sử dụng các phân tử triphosphate dideoxynucleotide (ddNTPs) như là các điểm kết thúc trong trong quá trình tổng hợp chuỗi DNA. Các thành phần sử dụng trong phương pháp này đó là: Mẫu DNA sợi đơn, DNA mồi, Enzyme taq-DNA polymerase, bốn loại dNTPs, dung dịch đệm và có thêm một lượng nhỏ ddNTP (trong đó có một loại đánh dấu bằng cách gắn với một phân tử huỳnh quang). Mẫu DNA được chia thành bốn phản ứng riêng biệt có chứa tất cả bốn deoxynucleotides chuẩn (dATP, dGTP, dCTP, dTTP) và polymerase DNA. Mỗi phản ứng chỉ được thêm vào một trong bốn dideoxynucleotide (ddATP, ddGTP, ddCTP, ddTTP), các dideoxynucleotide này bị mất 2 nguyên tử oxy ở vị trí carbon số 3 và carbon số 4. Do đó khi mạch DNA đang tổng hợp bị gắn một ddNTP thì không có nhóm 3’ - OH ở nucleotide cuối cùng nên mạch đang tổng hợp không được tiếp tục kéo dài vì vậy phản ứng tổng hợp sẽ dừng lại [8]. Mỗi ddNTP sử dụng được gắn với một phân tử huỳnh quang và mỗi nucleotide
  • 24. 15 cho một màu khác nhau. Các đoạn DNA thu được phân tách theo kích thước bằng điện di trên cùng một ống mao quản. Các đoạn DNA khác nhau sẽ phân tách trên gel mao quản và xuất hiện dưới dạng các đỉnh và các màu đi kèm. Các đỉnh được phát hiện bằng cách sử dụng nguồn laser. Đọc trình tự DNA bằng cách xác định màu của đỉnh khi chúng đi qua thiết bị phát hiện và thông tin này sẽ đượcchuyển trực tiếp đến một máy tính và sẽ xác định được trình tự của đoạn DNA [15]. 2.7. Tình hình nghiên cứu DNA mã vạch trong và ngoài nước 2.7.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Năm 2010, Locke SA và cộng sự đã sử dụng mã vạch COI để phân biệt Diplostomum spp (ấu trùng ký sinh trong mắt cá). Tiến hành thu thập được 497 mẫu ấu trùng từ mắt các loài cá của sông St. Lawrence ở Canada. Sử dụng chỉ thị mã vạch ITS và COI để phân loại các loài gây bệnh nghiêm trọng. Tuy nhiên kết quả cho thấy chỉ thị COI cho kết quả tốt hơn [13]. Năm 2012, Emre Keskin và cộng sự đã sử dụng tiểu đơn vị COI ty thể để làm sáng tỏ tính đa dạng di truyền của các loài cá nước ngọt không phải bản địa. Thông qua toàn bộ dữ liệu tìm thấy có 145 chuỗi COI, sự khác biệt về mã vạch COI giữa các quần thể cùng loài thấp, đặc biệt đối với quần thể C. gibelio, G. holbrooki và L. gibbsus lần lượt là 0,5%, 0,6% và 0,3%. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy phương pháp mã vạch DNA giúp nhận dạng ở cấp độ loài và cho thấy sự khác biệt giữa các quần thể, có thể được sử dụng để quản lý hiệu quả các loài xâm lấn và các chiến lược bảo tồn với các loài bản địa và đặc hữu [9]. Năm 2015, Joana Costa và cộng sự nghiên cứu hai mã vạch DNA là ITS1 và matK để nhận biết 2 loài H. perforatum và H. androsaemum. Hypericum perforatum nổi tiếng với các đặc tính chống viêm, chống trầm cảm và chống virut, cũng như một chất chữa bệnh. Hypericum androsaemum
  • 25. 16 được sử dụng chủ yếu cho tính chất bảo vệ gan và lợi tiểu. Các kết quả phân tích từ ITS1 và matK là cơ sở để phát triển các thử nghiệm PCR đặc hiệu cho từng loài, kết hợp kỹ thuật HRM (High Resolution Melt analysis) góp phần xây dựng cách tiếp cận đơn giản để phân biệt hai loài một cách đáng tin cậy. Các vùng mã vạch đã thành công trong việc nhận dạng từng nhóm đối tượng [11]. Năm 2015, Locke SA, và cộng sự sử dụng mã vạch DNA nghiên cứu tính đa dạng của ấu trùng Diplostomidae (Platyhelminthes: Digenea) trong mắt cá nước ngọt. Những nghiên cứu hình thái học rất khó có thể có ích trong việc xác định loài của loại ấu trùng này. Nghiên cứu được thực hiện cho hơn 2000 ấu trùng Diplostomidae từ Châu Phi, Trung Đông, Châu Âu, Châu Á và châu Mỹ. Hai mươi hai loài Diplostomum, Tylodelphys và Austrodiplostomum được phân biệt. Các mối liên kết vòng đời mới, hồ sơ địa lý, lưu trữ, và dữ liệu di truyền đã được ghi nhận cho một số loài, bao gồm Tylodelphys jenynsiae, Tylodelphys immer và Diplostomum ardeae [18]. Năm 2016, Mariana L. Lyra đã tiến hành nghiên cứu mã vạch DNA trong đánh giá tính đa dạng di truyền và ước tính độ phong phú của các loài lưỡng cư. Sử dụng vùng 5' của tiểu đơn vị oxidase (COI) để thu thập mã vạch DNA. Các tác giả đã nghiên cứu điều kiện PCR mới và thử nghiệm mồi mới (AnF1 + AnR1). Kết quả thấy nhiệt độ gia tăng trong phản ứng PCR cải thiện đáng kể hiệu quả khuếch đại. Có thể khôi phục chuỗi COI đối với 100% loài được phân tích. Đó là một cải tiến quan trọng đối với các nghiên cứu trước đây. Kết luận chỉ ra rằng mã vạch DNA là một phương pháp hiệu quả, đơn giản và được chuẩn hóa để xác định sự đa dạng bí ẩn ở động vật lưỡng cư và sử dụng nó trong kiểm kê đa dạng sinh học và trên khắp quần thể rộng khắp các loài đã biết [14].
  • 26. 17 2.7.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Năm 2014 Dương Văn Tăng và cộng sự thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, đã tiến hành đề tài “Đánh giá khả năng sử dụng mã vạch COI trong việc định loại động vật tại bảo tàng thiên nhiên Việt Nam”, tiến hành với ba mẫu có tại Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam ký hiệu GN.bttnvn, GC.bttnvn, BHM.bttnvn được giám định hình thái ban đầu và có tên là Gấu ngựa (Ursus thibetanus), Gấu chó (Helarctos malayanus hoặc tên đồng nghĩa: Ursus malayanus) và Báo hoa mai (Panthera pardus) được sử dụng cho phân tích này. Kết quả đã khuyếch đại được vùng gen COI ở Gấu chó, Gấu ngựa có cùng kích thước 623 bp còn ở Báo hoa mai là 653 bp. Phân tích bằng phần mềm máy tính Mega 5.2.2 và chương trình BLAST trên ngân hàng gen quốc tế cho thấy các mẫu vật Gấu ngựa, Gấu chó, Báo hoa mai có tên chính xác như đã xác định loài bằng hình thái. Kết quả mẫu nghiên cứu GN.bttnvn, GC.bttnvn, BHM.bttnvn đã đăng ký thành công vơi Genbank với các mã số công bố KF986481, KF986482 và KF986483. Mức độ tương đồng của các trình tự từ các mẫu nghiên cứu Gấu ngựa, Gấu chó và Báo hoa mai so với dữ liệu công bố trên GenBank lần lượt là 99%, 99,5% và 99,85%. Với kết quả thu được như trên, vùng gen COI có thể được sử dụng để giám định các mẫu động vật quý hiếm không nguyên vẹn [1]. Năm 2014, Dương Thúy Yên thuộc Đại học Cần Thơ tiến hành nghiên cứu “So sánh trình tự một số gen mã vạch của cá rô đầu vuông và cá rô đồng tự nhiên” thu ở xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang, nơi phát hiện cá rô đầu vuông với mẫu cá rô tự nhiên được thu ở 3 nơi, gồm Rừng U Minh Hạ - Cà Mau, vườn quốc gia Tràm Chim, Tam Nông – Đồng Tháp và Châu Thành A – Hậu Giang. Số mẫu thu của mỗi dòng cá là 40 mẫu. Nghiên cứu này nhằm kiểm tra giả thuyết trên dựa vào sự so sánh trình tự 3 gen mã vạch trong ty thể (gen Cytochrom C oxidase subunit 1- COI và Cytochorome
  • 27. 18 b-Cyt b) và trong nhân (Gen Rhodopsin – Rho) giữa cá rô đầu vuông và cá rô tự nhiên thu ở 3 tỉnh. Kết quả tìm thấy 3 dạng trình tự của gen COI (trong 15 mẫu), 3 dạng của gen Cyt b (21 mẫu) và 1 dạng gen Rho (7 mẫu) trong các mẫu nghiên cứu. So sánh trình tự gen COI và Cyt b của cá rô trong nghiên cứu này tương đồng trên 99% với cá rô Anabas testudineus có sẵn ở cơ sở dữ liệu của GenBank và hệ thống BOLD [5]. Năm 2015, Nguyễn Phương Thảo và Dương Thúy Yên tiến hành nghiên cứu đề tài “So sánh đặc điểm hình thái và DNA mã vạch của hai loài cá bống trân Butis butis và Butis humeralis”. Đề tài so sánh đặc điểm hình thái và trình tự gen cytochrome C oxidase subutnit I (COI) của hai “loài” cá bống trân Butis butis và Butis humeralis đã được công bố trong các nghiên cứu trước để kiểm chứng việc định danh hai loài. Kết quả về hình thái, chúng giống nhau ở hình dạng thân, mõm, màu sắc và cấu tạo cơ gốc vi ngực và một số chỉ tiêu đo. Tuy nhiên, chúng khác nhau ở vạch và màu sắc của mắt, vị trí bắt đầu của vi lưng và vi hậu môn, tỉ lệ dài đầu/khoảng cách hai mắt và cao thân/cao cuống đuôi. Về trình tự gen COI, các mẫu của hai loài giống nhau ở mức 99-100%. Khoảng cách di truyền giữa 2 loài (0,003±0,001) tương đương với khoảng cách di truyền trong cùng một loài. Như vậy, 2 nhóm cá bống trân là cùng một loài. Loài này khác với loài B. butis ở Genbank (giống trình tự gen COI ở mức 86%), chứng tỏ việc phân loại loài của cá B. butis trên thế giới chưa rõ ràng và cần tiếp tục được nghiên cứu [4]. Năm 2015, Trần Thị Việt Thanh và cộng sự đã tiến hành đề tài “Sử dụng mã vạch DNA (DNAbarcodes) trong việc xác định mẫu chim tại bảo tàng thiên nhiên Việt Nam”. Đề tài thực hiện giám định tên loài cho 4 mẫu chim thuộc họ Khướu (Timaliidae): 005_BTTNVN (Khướu mào cổ trắng), 028_BTTNVN (Lách tách đầu đốm), 045_BTTNVN (Lách tách mày trắng) và 055_BTTNVN (Khướu mặt đên). DNA được tách từ mẫu máu, sau đó tiến
  • 28. 19 hành phản ứng PCR, tinh sạch sản phẩm PCR và giải trình tự vùng gen Barcode (COI) với kích thước khoảng 650bp cho mỗi mẫu. Kết quả giải trình tự cho thấy mước độ tương đồng di truyền cao, 99,7% (028_ BTTNVN/Alcippe castaneceps), 99,8% (045_BTTNVN/ Alcippe vinipectus), 99,28% (99,2-99,5%; 055_BTTNVN/ Garrulax affinis) và mẫu 005_BTTNVN thuộc giống Ynhina, được xác định tên loài Y. diademata trên GenBank. Các thông tin di truyền thu được trên mỗi mẫu đều tương đồng với phân loại bằng hình thái. Bốn trình tự trên đã được đăng ký trên GenBank với mã số là: KP768404, KP768406, KP708406, KP768407 [6].
  • 29. 20 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu Một số giống vật nuôi phổ biến ở Việt Nam như bò, lợn, dê được thu thập mẫu phục vụ cho nghiên cứu. Mẫu mô tai bò, lợn, dê được thu nhận trên địa bàn các huyện Sơn Dương - Tuyên Quang, huyện Đại Từ - Thái Nguyên, huyện Tam Điệp – Ninh Bình và huyện Lương Sơn – Hòa Bình. Các mẫu mô được thu nhận trong thời gian ngắn, cất giữ trong dung dịch bảo quản thích hợp và vận chuyển nhanh chóng về phòng thí nghiệm. DNA của từng mẫu được thu nhận độc lập, phục vụ cho các nghiên cứu tiếp theo. Bảng 3.1: Các mẫu thí nghiệm phục vụ quá trình nghiên cứu STT Tên mẫu Địa chỉ thu mẫu Ký hiệu 1 Tai bò Phúc Ứng - Sơn Dương - Tuyên Quang B 2 Tai lợn Ký Phú - Đại Từ - Thái Nguyên L 3 Tai dê Hoa Lư –Tam Điệp – Ninh Binh DN1 4 Tai dê Hoa Lư –Tam Điệp – Ninh Binh DN2 5 Tai dê Cao Dương –Lương Sơn –Hòa Bình DH1 6 Tai dê Cao Dương –Lương Sơn –Hòa Bình DH2 Mồi thực hiện phản ứng khuếch đại đoạn gen COI được cung cấp bởi viện Công nghệ Sinh học, Hà Nội. Thông tin của các cặp mồi được liệt kê trong bảng 3.2.
  • 30. 21 Bảng 3.2. Trình tự mồi cho phản ứng PCR Stt Mồi Mẫu Trình tự mồi (5’->3’) Ta (o C) Kích thước (bp) 1 CF1d CR1d Dê TTC TCA ACC AAC CAC AAR GAY ATY GG TAG ACT TCT GGG TGG CCR AAR AAY CA 51 750 2 CF1l CR1l Lợn CAT TGG AGT AGT CCT ACT GTG CAG GAA TAG GAG ATG 56 250 3 CF1b CR1b Bò AAT GAT ATT TGT CCT CA ACA GGC CTA TTC CAT GCA 56 250 Ghi chú: Y là nucleotide T hoặc C, R là nucleotide G hoặc A 3.2. Dụng cụ, thiết bị nghiên cứu 3.2.1. Thiết bị nghiên cứu Bảng 3.3. Danh mục các thiết bị được sử dụng STT Tên thiết bị Nguồn gốc xuất xứ 1 Bộ điện di Scie – plas Ltd – UK 2 Bể ổ nhiệt Techne – OSI 3 Cân điện tử TE 214S – Startorius Germany 4 Máy cất nước Canada Bio Water system – Pall Co.UK 5 Máy chụp gel Gel Logic 1500 – Kodal – USD 6 Máy đo pH F – 51 BW – Horiba – Japan 7 Máy ly tâm Eppen dorf – CHLB Đức 8 Máy PCR Amplied Biosystems USD/Singapore 9 Máy spindown E-centrifuge – Wealtex – TaiWan/USA 10 Máy vortex Vortex Genius 3 – IKA Genmany/China 11 Nồi hấp khử trùng HV – 110 – Hirayama – Japan 12 Tủ an toàn sinh học cấp2 Nu – 425 – 400E – Nuaire – USA 13 Tủ lạnh40 C, -200 C Super freezer Eco 130 – Ficchetti – Italy 14 Máy đo quang phổ kế
  • 31. 22 3.2.2. Hóa chất Các hóa chất chuyên dụng sử dụng cho phân tích sinh học phân tử được trình bày trong bảng 3.3. Bảng 3.4. Danh mục các loại hóa chất được sử dụng STT Tên hóa chất Hãng sản xuất 1 Tris HCl Merck 2 EDTA Merck 3 2-mercaptoethanol Merck 4 Protein K Thermo scientific 5 Rnase Thermo scientific 6 Chloroform Merck 7 Isoamin alcohol Merck 8 Tris Base Merck 9 Acid Acetic Merck 10 Loading Dye Merck 11 Agarose Bio neer 12 Ethidium Bromide Merck 13 Ba cặp mồi nhân gen COI Thermo scientific 14 Master Mix Thermo scientific 15 H20 Thermo scientific 16 Isopropanol Merck 17 Elution Buffer Merck 18 Ethanol Merck 3.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu Địa điểm: Bộ môn sinh học phân tử và Công nghệ gen – Viện Khoa học sự sống – Đại học Thái Nguyên – Tổ 10 – Xã Quyết Thắng – TP Thái Nguyên.
  • 32. 23 Thời gian: Đề tài được thực hiện từ ngày 01/01/2019 đến ngày 30/05/2019. 3.4. Nội dung nghiên cứu - Tách chiết DNA genome của bò, lợn, dê. - Nhân gen COI của một số vật nuôi: bò, lợn, dê. - Giải trình tự gen COI. - So sánh, đánh giá DNA barcode của bò với cơ sở dữ liệu. - So sánh, đánh giá DNA barcode của lợn với cơ sở dữ liệu. - So sánh, đánh giá DNA barcode của dê với cơ sở dữ liệu. - Đánh giá DNA barcode đặc hiệu giữa các loài trong nghiên cứu. 3.5. Phương pháp nghiên cứu 3.5.1. Phương pháp lấy mẫu Phương pháp lấy mẫu mô tai được tiến hành như sau: Dùng kìm chuyên dụng lấy một mẩu mô tai đưa vào ống eppendorf chứa cồn 70% bảo quản lạnh ở 40 C trong khoảng 24h. Sau đó dùng nước rửa sạch, thấm khô trên giấy thấm rồi đưa vào ống eppendorf chứa cồn 70% khác đembảo quản lạnh ở -200 C cho đến khi sử dụng. 3.5.2. Phương pháp tách chiết DNA tổng số Quy trình tách chiết DNA tổng số từ mẫu mô tai được tiến hành theo các bước sau. Bước 1: Dùng kẹp lấy mẫu ra và thấm khô cồn, sử dụng dao loại bỏ sạch lông cùng các chất bẩn màu đen bám trên mẫu sau đó nghiền nhỏ mẫu. Bước 2: Cho phần mẫu đã nghiền nhỏ vào ống eppendorf 1,5 ml, bổ sung thêm 500µl buffer lysis. Sau đó cho vào máy vortex, rung trong khoảng 15 giây và ủ ở 500 C trong 1 giờ (15 phút đảo trộn một lần). Bước 3: Thêm 5 µl Proteinase K vào ống eppendorf , ủ qua đêm ở 500 C.
  • 33. 24 Bước 4: Thêm 5 µl Rnase vào ống eppendorf , ủ ở 370 C trong 1 giờ. Bước 5: Bổ sung thêm 500 µl CIAA, lắc đều nhẹ bằng tay cho đến khi thấy dung dịch có màu trắng sữa đồng nhất, ủ ở -200 C trong 1 giờ. Bước 6: Ly tâm 12000 rpm trong 15 phút, dùng pipette hút và chuyển pha trên sang ống eppendorf 1,5 ml mới (khoảng 400 µl). Bước 7: Bổ sung thêm isopropanol với tỉ lệ 2:1 với mẫu. Sau khi đảo trộn đều thì ủ ở - 200 C trong 2 giờ. Bước 8: Ly tâm 13000 rpm trong 15 phút. Loại bỏ dịch nổi và thu căn DNA. Bước 9: Bổ sung 500µl cồn 70% vào ống eppendorf . Ly tâm 8000rpm trong 5 phút. Bước 10: Đổ hết cồn, “spindow” rồi dùng pipette hút hết cồn dư. Sau đó để khô tự nhiên đến khi cặn DNA trong suốt. Bước 11: Thêm 50 µl dung dịch đệm Elution Buffer. Bảo quản trong tủ -200 C. 3.5.3. Phương pháp PCR DNA tổng số được tách chiết sẽ được sử dụng làm khuôn cho phản ứng khuếch đại chỉ thị COI. Bảng 3.5. Thành phần phản ứng PCR Hóa chất Thể tích (µl) Master mix 5 Primer F 0,4 Primer R 0,4 H2O 3,2 DNA khuôn 1 Tổng thể tích 10
  • 34. 25 Trộn đều các thành phần sau đó đặt vào máy PCR, chu trình nhiệt của phản ứng PCR được thực hiện như sau:  Chu trình nhiệt phản ứng PCR nhân gen COI ở dê:  Chu trình nhiệt phản ứng PCR nhân gen COI ở gà, lợn, bò, chó: 3.5.4. Phương pháp xác định trình tự các nucleotide Các sản phẩm PCR sau khi được khuếch đại sẽ được giải trình tự ở công ty VNDAT tại Malaysia. 3.5.5. Phân tích dữ liệu Trình tự chỉ thị COI của các mẫu nghiên cứu sau khi giải trình tự được so sánh với trình tự các chỉ thị COI đã được công bố trên thư viện mã vạch BOLD và NCBI thông qua phần mềm vecter NTI phiên bản 11.5, phần mềm MEGA 7.0, DNAstar 5.0 và BioEdit.
  • 35. 26 Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Kết quả tách DNA tổng số Sản phẩm DNA sau khi tách chiết từ các mẫu mô tai và mẫu máu được điện di kiểm tra trên gel agrarose 1%. Kết quả tách chiết DNA tổng số các mẫu mô tai được thể hiện trong hình 4.1. 1 2 3 4 5 6 Hình 4.1. Kết quả tách chiết DNA tổng số mẫu mô tai (Đường chạy số 1 đến số 6 lần lượt là các mẫu L(lợn), B(bò), DH1(dê), DH2(dê), DN1(dê), DN2(dê) Từ kết quả trên có thể thấy, sản phẩm DNA tổng số thu được tương đối đồng đều các băng sáng rõ nét, ít bị đứt gẫy. DNA tổng số được tiến hành xác định độ tinh sạch và hàm lượng DNA bằng máy đo quang phổ kế. kết quả được thể hiện ở bảng 4.1. Bảng 4.1: Kết quả đo độ tinh sạch DNA Mẫu L B DH1 DH2 DH3 DH4 OD260/OD280 1,87 1,89 1,97 1,99 1,93 1,90
  • 36. 27 Từ kết quả trên cho thấy tỉ số OD260/OD280 ở các mẫu nghiên cứu tương đối đồng đều. Kết quả dao động nằm trong khoảng 1,8 đến 2 cho thấy các mẫu DNA tổng số không lẫn tạp nhiều protein hay RNA. Dựa vào kết quả điện di hình 4.1 và kết quả đo độ tinh sạch và nồng độ DNA ở bảng 4.1 cho thấy các mẫu DNA thu được hoàn toàn đủ điều kiện cho phản ứng PCR và các nghiên cứu tiếp theo. 4.2 Kết quả PCR khuếch đại chỉ thị COI Hình 4.2a. Kết quả PCR chỉ thị COI của các mẫu DH1, DH2,DN1, DN2 (Giếng L: Lader GeneRuler 1kb, đường chạy từ 1 đến 4 lần lượt là các mẫu DH1, DH2 , DN1, DN2) Hình 4.2b. Kết quả PCR chỉ thị COI của các mẫu B, L (Giếng L: Lader GeneRuler 1kb, đường chạy từ 1 đến 2 lần lượt là các mẫu B, L) Sản phẩm khuếch đại chỉ thị COI được thể hiện trên hình 4.2a và hình 4.2b. Từ kết quả trên cho thấy các chỉ thị đều được khuếch đại thành công. Sản phẩm PCR chỉ cho một băng sáng duy nhất, không xuất hiện sản phẩm phụ. Đối chiếu với DNA chuẩn của hãng Thermo Scientific, kích thước sản phẩm khuếch đại chỉ thị COI đều có kích thước đúng như dự kiến ~750bp và 250bp. Như vậy, sản phẩm PCR đủ điều kiện để có thể giải trình tự.
  • 37. 28 4.3. Kết quả phân tích các chỉ thị DNA bacoding Các sản phẩm PCR đủ tiêu chuẩn được gửi tới công ty VNDAT tại Malaysia, tại đây các sản phẩm PCR được tinh sạch trước khi giải trình tự. Trình tự được xác định trên máy đọc trình tự tự động theo nguyên lý của Sanger. 4.3.1. Kết quả phân tích chất lượng giải trình tự Chất lượng của kết quả giải trình tự được xác định bằng chỉ số QV (Quality Value) dựa trên phần mềm Seqscanner v1.0 và được chia theo ba cấp độ: Chất lượng thấp, QV nằm trong khoảng từ 0 – 19 (biểu thị màu đỏ); chất lượng trung bình, QV nằm trong khoảng 20 – 30 (biểu thị màu vàng) và chất lượng cao, tương ứng với giá trị QV lớn hơn 30 (biểu thị bàng màu xanh lam) [23]. Giá trị của QV phụ thuộc vào cường độ tín hiệu giải trình tự. Chất lượng các mẫu giải trình tự như sau: DH1 DH2
  • 38. 29 DN1 DN2 L B Hình 4.3: Kết quả giải trình tự chỉ thị COI các mẫu nghiên cứu theo giái trị QV Qua kết quả kiểm tra chất lượng tín hiệu giải trình tự thể hiện trên hình 4.3 cho thấy đoạn 20 -25 bp đầu tiên và 20 -25 bp cuối (màu đỏ, vàng) của chỉ thị chất lượng thấp, phần màu xanh cho chất lượng tín hiệu giải trình tự cao. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với lý thuyết giải trình tự, do đoạn đầu và cuối phản ứng giải trình tự không ổn định dẫn tới tín hiệu thấp, khi phản ưng ổn định cường độ tín hiệu cao và chính xác.
  • 39. 30 4.4. Kết quả so sánh, phân tích chỉ thị COI các mẫu nghiên cứu 4.4.1. Chỉ thị COI của mẫu dê 4.4.1.1. Kết quả so sánh, phân tích cùng loài Để khẳng định chỉ thị COI đã được khuếch đại là chỉ thị COI của loài Capra hircus (dê). Chúng tôi tiến hành BLAST trình tự COI của 4 mẫu dê nghiên cứu trên (NCBI). Kết quả được thể hiện đại diện trên hình 4.4. Hình 4.4: Kết quả BLAST chỉ thị COI của Mẫu DH1 với chỉ thị COI của Capra hircus đã công bố trên NCBI Kết quả BLAST cho thấy chỉ thị COI của 4 mẫu dê nghiên cứu có sự tương đồng cao là 99% so với các chỉ thị của loài Capra hircus đã được công bố trên GenBank. Từ kết quả trên cho thấy, 4 chỉ thị COI đã được khuếch đại và giải trình tự là chỉ thị của loài Capra hircus. Chúng tôi lựa chọn 3 chỉ thị có mã số LS992610.1, LS992606.1 và LS992662.1 để tiến hành các phân tích và đánh giá tiếp theo (hình 4.5).
  • 40. 31 Hình 4.5. So sánh vị trí sai khác trong trình tự nucleotide chỉ thị COI của 4 mẫu nghiên cứu với 3 chỉ thị COI đã công bố trên NCBI
  • 41. 32 So sánh trình tự DNA chỉ thị COI của 4 mẫu nghiên cứu với 3 chỉ thị COI của loài Capra hircus đã được công bố trên NCBI có mã số lần lượt là LS992610.1, LS992606.1 và LS992662.1 bằng phần mềm Bioedit. Từ hình 4.5 ta thu được vị trí sai khác trong trình tự nucleotide chỉ thị COI của 4 mẫu nghiên cứu và 3 mâu đã được công bố trên NCBI được thể hiện qua bảng 4.2. Bảng 4.2. Vị trí sai khác trong trình tự nucleotide của chỉ thị COI của 4 mẫu nghiên cứu và 3 mẫu đã được công bố trên NCBI Vị trí nucleotide Kí hiệu mẫu 13 215 323 556 559 LS992606.1 C C C T A LS992610.1 C C C T A LS992662.1 C T C T A DH1 - C C C C DH2 - T C C C DN1 - C C C C DN2 - T T C C Từ kết quả thể hiện trên bảng 4.2 và hình 4.5 cho ta thấy chiều dài vùng gen COI của 4 mẫu nghiên cứu và 3 mẫu trên ngân hàng gen khoảng 559 đến 663 bp, tỷ lệ GC nằm trong vùng này khoảng 42,69% đến 43,29% và có 5 điểm sai khác giữa các trình tự so sánh chiếm 0,75%. Như vậy có thể thấy vùng gen COI có sự sai khác về trình tự nucleotide. Sự sai khác này có thể do đột biến mất nucleotide hoặc thay thế nucleotide ở các vị trí khác nhau trong vùng gen COI của các mẫu. Từ đây 4 mẫu dê nghiên cứu và 3 mẫu đã được công bố trên NCBI tiếp tục được phân tích mức độ tương đồng và mức độ sai khác bằng phần mềm MEGAX phiên bản 7.0 (bảng 4.3).
  • 42. 33 Bảng 4.3. Hệ số tương đồng khi phân tích trình tự gen COI của 4 mẫu dê nghiên cứu với 3 trình tự đã được công bố trên NCBI Từ bảng hệ số tương đồng trên cho thấy, vùng gen COI có tính bảo thủ rất cao. Hệ số tương đồng giữa 4 mẫu nghiên cứu và 3 mẫu đã công bố trên NCBI dao động từ 99,987-100% và hệ số sai khác dao động trong khoảng từ 0-0,013%. Hệ số tương đồng cao nhất giữa 2 mẫu đã được công bố trên NCBI là LS992606.1 và LS992610.1 với 2 mẫu nghiên cứu là DH1 và DN1 là 99,997%. Hệ số tương đồng thấp nhất là 99,987% giữa hai mẫu nghiên cứu là DN1 và DN2. 4.4.1.2. Kết quả so sánh, phân tích khác loài Để khẳng định chỉ thị COI của 4 mẫu dê đã được khuếch đại chỉ có ở loài Capra hircus. Chúng tôi tiến hành BLAST trình tự COI của 4 mẫu dê nghiên cứu với trình tự của một số loài khác như Gallus gallus, Sus scrofa , Bos taurus, Canis familiaris trên (NCBI). Kết quả đại diện thể hiện trên (hình 4.6).
  • 43. 34 Hình 4.6: Kết quả BLAST chỉ thị COI của Mẫu DH1 với chỉ thị COI của Gallus gallus đã công bố trên NCBI Kết quả BLAST cho thấy chỉ thị COI của 4 mẫu dê nghiên cứu có sự tương đồng thấp chỉ đạt khoảng 80% so với chỉ thị của loài Gallus gallus, khoảng 91% so với chỉ thị của loài Bos taurus, khoảng 81% so với chỉ thị của loài Canis familiaris và đạt khoảng 82% so với chỉ thị của loài Sus scrofa đã được công bố trên GenBank. Từ kết quả trên cho thấy, 4 chỉ thị COI đã được khuếch đại và giải trình tự chỉ có ở loài Capra hircus mà không có ở bất kỳ một loài nào khác. Như vậy, có thể khẳng định rằng đoạn gen COI của loài Capra hircus có tính đặc hiệu loài cao và có độ tương đồng thấp khi so sánh với các loài khác. Đặc điểm này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm của mã vạch DNA và có thể khẳng định rằng cặp mồi “Primer CF1d, Primer CR1d” chỉ nhân thành công chỉ thị COI của loài Capra hircus. 4.4.2. Chỉ thị COI của mẫu lợn 4.4.2.1. Kết quả so sánh, phân tích cùng loài
  • 44. 35 Để khẳng định chỉ thị COI đã được khuếch đại là chỉ thị COI của Sus scrofa (lợn). Chúng tôi tiến hành BLAST chỉ thị COI của mẫu nghiên với các chỉ thị COI của loài Sus scrofa đã công bố trên GenBank (NCBI) (hình 4.7). Hình 4.7: Kết quả BLAST chỉ thị COI của Mẫu L với chỉ thị COI của Sus scrofa đã công bố trên NCBI Từ kết quả trong hình 4.7 cho thấy chỉ thị COI của mẫu nghiên cứu có độ tương đồng cao lên tới 100% so với loài Sus scrofa đã được công bố trên NCBI. Kết quả trên cho thấy, trình tự COI đã được khuếch đại và giải trình tự là chỉ thị của loài Sus scrofa. Sáu chỉ thị có mã số MG250542.1, KC493612.1, EF545573.1, MH319786.1, MG837549.1 và GU135762.1 được lựa chọn để tiến hành các phân tích và đánh giá tiếp theo.  Phân tích sự sai khác di truyền chỉ thị COI của mẫu nghiên cứu: So sánh trình tự DNA chỉ thị COI của mẫu nghiên cứu với 6 chỉ thị COI của loài Sus scrofa đã được công bố trên NCBI có mã số lần lượt là MG250542.1, KC493612.1, EF545573.1, MH319786.1, MG837549.1 và GU135762.1 bằng phần mềm Bioedit (Hình 4.8). Các vị trí sai khác trong trình tự nucleotide chỉ thị COI của mẫu nghiên cứu và 6 mẫu đã được công bố trên NCBI được thể hiện qua (bảng 4.4).
  • 45. 36 Hình 4.8. So sánh vị trí sai khác trong trình tự nucleotide chỉ thị COI của mẫu nghiên cứu với 6 chỉ thị COI đã công bố trên NCBI Bảng 4.4. Vị trí sai khác trong trình tự nucleotide của chỉ thị COI của mẫu nghiên cứu và 6 mẫu đã được công bố trên NCBI Vị trí nucleotide Kí hiệu mẫu 41 MG250542.1 T KC493612.1 T EF545573.1 T GU135762.1 T L T MH319786.1 C MG837549.1 C Từ kết quả thể hiện trên bảng 4.4 và hình 4.8 cho ta thấy chiều dài vùng gen COI của mẫu nghiên cứu và 6 mẫu trên ngân hàng gen dài khoảng 224bp,
  • 46. 37 tỷ lệ GC nằm trong vùng này khoảng 48,02% đến 48,66% và có 1 điểm sai khác giữa các trình tự so sánh chiếm 0,45%. Như vậy có thể thấy vùng gen COI có sự sai khác về trịnh tự nucleotide, sự sai khác này có thể do đột biến thay thế nucleotide ở các vị trí khác nhau trong vùng gen COI của các mẫu. Từ đây mẫu lợn nghiên cứu và 6 mẫu đã được công bố trên NCBI được phân tích mức độ tương đồng và mức độ sai khác bằng phần mềm MEGAX phiên bản 7.0 (bảng 4.5). Bảng 4.5. Hệ số tương đồng khi phân tích trình tự gen COI của mẫu nghiên cứu với 6 trình tự đã được công bố trên NCBI Từ bảng hệ số tương đồng trên cho thấy, vùng gen COI có tính bảo thủ rất cao. Hệ số tương đồng giữa 1 mẫu nghiên cứu và 6 mẫu đã công bố trên NCBI dao động từ 99,99-100% và hệ số sai khác dao động trong khoảng từ 0- 0,01%. Hệ số tương đồng cao nhât là 100% giữa 4 mẫu đã công bố trên NCBI là EF545573.1, GU135762.1, KC493612.1, MG250542.1 và 1 mẫu nghiên cứu là mẫu L. Hai mẫu có hệ số tương đồng thấp hơn đạt 99,99% so với mẫu nghiên cứu là mẫu MG837549.1 và MH319786.1. 4.4.2.2. Kết quả so sánh, phân tích khác loài Để khẳng định chỉ thị COI của mẫu L đã được khuếch đại chỉ có ở loài Sus scrofa. Chúng tôi tiến hành so sánh trình tự COI của mẫu lợn nghiên cứu
  • 47. 38 với trình tự của một số loài khác như Gallus gallus, Bos taurus, Canis familiaris đã công bố trên NCBI. Hình 4.9. Kết quả so sánh khác loài Kết quả cho thấy không có trình tự khác loài có mức độ tương đồng đáng kể được tìm thấy trong cơ sở dữ liệu. Điều này có thể do hai lý do: Trình tự quá ngắn hoặc trình tự có mức độ phức tạp thấp (đa số là các nucleotide cùng loại trong trình tự). Tuy nhiên, chiều dài trình tự tra cứu gồm 227 nucleotide vẫn cho kết quả tốt khi so sánh với trình tự cùng loài và các nucleotide không đơn thuần cùng một loại. Vì vậy có thể kết luận trình tự đoạn gen COI của mẫu giải trình tự chỉ có ở loài Sus scrofa mà không có ở bất kỳ một loài nào khác. Như vậy, cặp mồi “Primer CF1l” và “Primer CR1l” đặc hiệu với đoạn gen COI của loài Sus scrofa mà không đặc hiệu cho bất kỳ một trình tự khác loài nào. 4.4.3. Chỉ thị COI của mẫu bò 4.4.1.1. Kết quả so sánh, phân tích cùng loài
  • 48. 39 Để khẳng định chỉ thị COI đã được khuếch đại là chỉ thị COI của Bos taurus. Chúng tôi tiến hành BLAST chỉ thị COI của mẫu nghiên với các chỉ thị COI của loài Bos taurus đã công bố trên GenBank (NCBI). Kết quả được thể hiện đại diện trên hình 4.9. Hình 4.10: Kết quả BLAST chỉ thị COI của Mẫu B với chỉ thị COI của Bos taurus đã công bố trên NCBI Từ kết quả trong hình 4.9 cho thấy chỉ thị COI của mẫu nghiên cứu có độ tương đồng cao lên tới 99% so với trình tự đã được công bố trên NCBI. Kết quả trên cho thấy chỉ thị COI đã được khuếch đại và giải trình tự là chỉ thị của loài Bos taurus. Chúng tôi lựa chọn 3 chỉ thị có mã số MG847595.1, KT151961.1 và KT260195.1 trong cơ sở dữ liệu để tiến hành các phân tích và đánh giá tiếp theo.  Phân tích sự sai khác di truyền chỉ thị COI của mẫu nghiên cứu: So sánh trình tự DNA chỉ thị COI của mẫu nghiên cứu với 3 chỉ thị COI của loài Sus scrofa đã được công bố trên NCBI có mã số lần lượt là MG847595.1, KT151961.1 và KT260195.1 bằng phần mềm Bioedit (hình 4.11, bảng 4.5). Kết quả cho thấy chiều dài vùng gen COI của mẫu nghiên cứu và 6 mẫu trên ngân hàng gen dài khoảng 240bp, tỷ lệ GC nằm trong vùng này khoảng 39,09% đến 40,42% và có 2 điểm sai khác giữa các trình tự so sánh chiếm 0,83% . Như vậy có thể thấy vùng gen COI có sự sai khác về trình
  • 49. 40 tự nucleotide, sự sai khác này có thể do đột biến thay thế nucleotide ở các vị trí khác nhau trong vùng gen COI của các mẫu. Hình 4.11. So sánh vị trí sai khác trong trình tự nucleotide chỉ thị COI của mẫu B nghiên cứu với 3 chỉ thị COI đã công bố trên NCBI Bảng 4.6. Vị trí sai khác trong trình tự nucleotide của chỉ thị COI của mẫu B nghiên cứu và 3 mẫu đã được công bố trên NCBI Vị trí nucleotide Kí hiệu mẫu 3 184 MG847595.1 C C KT151961.1 C C KT260195.1 C C B A T
  • 50. 41 Tiếp tục tiến hành phân tích mức độ tương đồng và mức độ sai khác giữa mẫu bò nghiên cứu và 3 mẫu đã được công bố trên NCBI bằng phần mềm MEGAX phiên bản 7.0 (bảng 4.6) Bảng 4.7. Hệ số tương đồng khi phân tích trình tự gen COI của mẫu nghiên cứu với 3 trình tự đã được công bố trên NCBI Từ bảng hệ số tương đồng trên cho thấy, vùng gen COI của bò có tính bảo thủ rất cao. Hệ số tương đồng giữa mẫu nghiên cứu và 3 mẫu đã công bố trên NCBI dao động từ 99,99-100% và hệ số sai khác dao động trong khoảng từ 0-0,01%. 4.4.1.2. Kết quả so sánh, phân tích khác loài Để khẳng định chỉ thị COI của mẫu B đã được khuếch đại chỉ có ở loài Bos taurus. Chúng tôi tiến hành so sánh trình tự COI của mẫu bò nghiên cứu với trình tự của một số loài khác như Gallus gallus, Sus scrofa, Canis familiaris đã công bố trên NCBI .
  • 51. 42 Hình 4.12: Kết quả so sánh trình tự khác loài Kết quả cho thấy không có trình tự khác loài có mức độ tương đồng đáng kể được tìm thấy trong cơ sở dữ liệu. Biết rằng chiều dài trình tự tra cứu gồm 253 nucleotide, cho kết quả BLAST tốt khi so sánh với trình tự cùng loài và các nucleotide có thành phần không đồng nhất. Vì vậy có thể kết luận trình tự đoạn gen COI của mẫu giải trình tự chỉ có ở loài Bos taurus mà không có ở bất kỳ một loài nào khác. Cặp mồi “Primer CF1b” và “Primer CR1b” là cặp đặc hiệu với đoạn gen COI của loài Bos taurus .
  • 52. 43 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận - Đã tách chiết được DNA tổng số của 6 mẫu nghiên cứu gồm: Mẫu tai bò, mẫu tai lợn và 04 mẫu tai dê. - Đã khuếch đại được chỉ thị COI của các mẫu mô bò, lợn, dê bằng phương pháp PCR . - Đã giải trình tự thành công gen COI của 03 loài vật nuôi phổ biến ở Việt Nam là bò, lợn, dê. - Đã có cơ sở khẳng đị`được trình tự gen COI nghiên cứu có tình đặc hiệu loài, là DNA barcode cho các loài vật nuôi bò, lợn, dê của Việt Nam. - Đã so sánh, đánh giá được tính tương đồng rất cao của trình tự DNA barcode đang nghiên cứu với trình tự cùng loài trên cơ sở dữ liệu. - Khẳng định được DNA barcode của bò và lợn không có sự tương đồng đáng kể với các trình tự khác loài. DNA barcode của dê có mức tương đồng thấp với trình tự gen của các loài khác trên cơ sở dữ liệu. 5.2. Kiến nghị Tiếp tục nghiên cứu xây dựng DNA barcode cho tất cả các loài động thực vật của Việt Nam. Xây dựng DNA barcode cho những loài động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. Xây dựng DNA barcode cho những loài gây bệnh ở cây trồng.
  • 53. 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO I.Tài liệu tham khảo tiếng việt 1. Dương Văn Tăng ,Vũ Đình Duy, Trần Thị Việt Thanh(2014). “Đánh giá khả năng sử dụng mã vạch COI trong việc định loại động vật tại bảo tàng thiên nhiên Việt Nam”, Tạp chí Công nghệ Sinh học, 12(4): 631-638. 2. Khuất Hữu Thanh (2006), Cơ sở kỹ thuật di truyền và kỹ thuật gen, NXB khoa học và kĩ thuật Hà Nội, Hà Nội. 3. Khuất Hữu Thanh (2012), Cơ sở Di Truyền Phân Tử và Kỹ Thuật Gen, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. 4. Nguyễn Phương Thảo và Dương Thúy Yên (2015), “So sánh đặc điểm hình thái và DNA mã vạch của hai loài cá bống trân Butis butis và Butis humeralis”, Tạp chí khoa học trường Đại học Cần Thơ. 5. Phạm Thị Trang Nhung và Dương Thúy Yên (2014), “Đánh giá sự đa dạng di truyền của các dòng cá rô đồng bằng các chỉ thị phân tử RAPD và ISSR”, Tạp chí khoa học trường Đại học Cần Thơ. 6. Trần Thị Việt Thanh, Vũ Đình Duy, Nguyễn Minh Tâm (2015), "Sử dụng mã vạch DNA (DNA barcodes) trong việc xác định mẫu chim tại bảo tàng thiên nhiên việt Nam", Tạp chí sinh học, 37(4), 429-436. 7. Trần Trang Nhung (2005), Giáo trình nuôi dê, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội. II.Tài liệu tham khảo tiếng anh 8. Aron J. Fazekas Maria L. Kuzmina, Steven G. Newmaster, Peter M. Hollingsworth (2012), "DNA barcoding Methods for Land Plant". 9. Emre Keskin, Sevan Agdamar, Ali Serhan Tarkan (2012), “DNA barcoding common non-native freshwater fish species in Turkey: Low genetic diversity but high population structuring”, Mitochondrial DNA.
  • 54. 45 10. Hugo J. de Boer, Abderrahim Ouarghidi, Gary Martin, Abdelaziz Abbad, Anneleen Kool (2014), “DNA Barcoding Reveals Limited Accuracy of Identifications Based on Folk Taxonomy”, Plos one 9(1):e84291. 11. Joana Costa et al Bruna Campos, Joana S. Amaral, M.Eugénia Nunes, M.Beatriz P.P. Oliveira, Isabel Mafra (2015), " HRM analysis targeting ITS1 and matK loci as potential DNA mini-barcodes for the authentication of Hypericum perforatum and Hypericum androsaemum in herbal infusions ", Food control. 12. Locke SA, Al-Nasiri FS, Caffara M, Drago F, Kalbe M, Lapierre AR, McLauhlin JD, Nie P, Overstreet RM, Souza GT, Takemoto RM, Marcogliese DJ (2015), “Diversity, specificity and speciation in larval Diplostomiidae (Platyhelminthes: Digenea) in the eyes of freshwater fish, as revealed by DNA barcodes”, Int J Parasitol, 45(13):841-55. 13. Locke SA, McLaughlin JD, Dayanandan S, Marcogliese DJ (2010), “Diversity and specificity in Diplostomum spp, metacercariae in freshwater fishes revealed by cytochrome c oxidase I and internal transcribed spacer sequences”, Int J Parasitol, 40(3): 333-343. 14. Mariana L. Lyra, Célio F. B. Haddad, Ana Maria L. de Azeredo-Espin (2016), “Meeting the challenge of DNA barcoding Neotropical amphibians: polymerase chain reaction optimization and new COI primers”, Molecular Ecology Resources. 15. Paul D. N. Hebert, Alina Cywinska, Shelley L. Balland Jeremy R. deWaard (2003), “Biological identifications through DNA barcodes”, The Royal Society 270. 313-321. 16. R. N. Mishra and D. Joshi "Jiao Gu Lan (2011), "Gynostemma pentaphyllum: The Chinese Rasayan- Current Research Scenario",
  • 55. 46 International Journal of Research in Pharmaceutical and Biomedical Sciences: 470228. 17. Shilin Chen, et al (2010), “Validation of the ITS2 Region as a Novel DNA Barcode for Identifying Medicinal Plant Species”, PloS One 5(1):e8613. 18. Techen, Parveen, Pan, Khan (2014) "DNA barcoding of medicinal plant material for identification", Curr Opin Biotechnol 25: 103-110. III. Tài liệu trang web 19. http://www.khuyennongvn.gov.vn/vi-VN/hoat-dong-khuyen- nong/chuyen-giao-tbkt/giai-phap-phat-trien-chan-nuoi-gia-suc-o-cac- tinh-mien-nui-phia-bac-mo-rong-dien-tich-trong-co_t114c30n12928. 20. http://heogiongnguyentam.com/heo-duc-noc-lon-duc/duc-landrace 21. https://nongnghiep.vn/su-tro-lai-dong-mau-thuan-chung-cua-ga-mia- post203680.html 22. https://sinhhocvietnam.com/ma-vach-dna-dna-barcode-va-huong-nghien- cuu-ung-dung-o-viet-nam/
  • 57. Hình 1: Kết quả giải trình tự chỉ thị COI mẫu DH1
  • 58.
  • 59. Hình 2: Kết quả giải trình tự chỉ thị COI mẫu DH2
  • 60.
  • 61. Hình 3: Kết quả giải trình tự chỉ thị COI mẫu DN1
  • 62.
  • 63. Hình 4: Kết quả giải trình tự chỉ thị COI mẫu DN2 Hình 5: Kết quả giải trình tự chỉ thị COI mẫu B
  • 64. Hình 6: Kết quả giải trình tự chỉ thị COI mẫu L