SlideShare a Scribd company logo
1 of 89
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LÂM THỊ XUYỀN
QUẢN LÝ XÂY DỰNG TRƯỜNG MẦN NON ĐẠT CHUẨN
QUỐC GIA HUYỆN ĐẮK GLONG, TỈNH ĐẮK NÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Hà Nội - 2021
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LÂM THỊ XUYỀN
QUẢN LÝ XÂY DỰNG TRƯỜNG MẦN NON ĐẠT CHUẨN
QUỐC GIA HUYỆN ĐẮK GLONG, TỈNH ĐẮK NÔNG
Ngành: Quản Lý Giáo Dục
Mã số: 8.14.01.14
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. PHAN THỊ MAI HƯƠNG
Hà Nội - 2021
iii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Lâm Thị Xuyền, học viên cao học chuyên ngành Quản lý giáo dục,
đợt 2 năm 2019. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố
trong các công trình khác. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc và được
phép công bố.
Nếu phát hiện có bất kì gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về
nội dung luận văn của mình.
Tác giả luận văn
Lâm Thị Xuyền
iv
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG TRƯỜNG
MẦM NON ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA................................................................10
1.1. Xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.................................................10
1.2. Quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia....................................14
1.3. Nội dung quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia của
Phòng Giáo dục và Đào tạo.......................................................................................22
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn
quốc gia .....................................................................................................................27
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XÂY DỰNG TRƯỜNG MẦM
NON ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA HUYỆN ĐẮK GLONG, TỈNH ĐẮK
NÔNG.......................................................................................................................31
2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục của huyện Đắk Glong............31
2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................38
2.3 Thực trạng quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia huyện
Đắk Glong .................................................................................................................41
2.4. Đánh giá chung về thực trạng quản lý xây dựng trường mầm non đạt
chuẩn quốc gia của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đắk Glong .........................49
Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ XÂY DỰNG TRƯỜNG MẦM NON
ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA CỦA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN ĐẮK GLONG, TỈNH ĐẮK NÔNG .......................................................53
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp............................................................................53
3.2. Các giải pháp quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia trên
địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông................................................................54
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.........................................................................72
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................75
PHỤ LỤC.................................................................................................................79
v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CBQL : Cán bộ quản lý
CNH-HĐH : Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
CSVC : Cơ sở vật chất
GDMN : Giáo dục mầm non
GDĐT : Giáo dục đào tạo
KT-XH : Kinh tế - xã hội
MNĐCQG : Mầm non đạt chuẩn quốc gia
XHH : Xã hội hóa
TH : Tiểu học
THCS : Trung học cơ sở
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Thống kế quy mô phát triển giáo dục mầm non.......................................34
Bảng 2.2. Thống kê chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng ............................................35
Bảng 2.3. Thống kê chất lượng giáo dục mầm non ..................................................36
Bảng 2.4. Đối tượng tham gia khảo sát thực trạng ..................................................39
Bảng 2.5. Thực trạng quản lý công tác tổ chức thực hiện hoạch xây dựng
trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.........................................................................45
Bảng 2.6. Thực trạng quản lý công tác chỉ đạo thực hiện hoạch xây dựng
trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.........................................................................47
Bảng 2.7. Thực trạng quản lý công tác kiểm tra các trường trong việc xây
dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia................................................................48
Biểu đồ 2.1. Đánh giá về hiệu quả của việc lập kế hoạch quản lý xây dựng
trường mn đạt chuẩn quốc gia...................................................................................44
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, nó
giúp trẻ nhỏ phát triển đầy đủ về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ
ngay từ những bước chân chập chững đầu đời. Chính vì vậy, giáo dục mầm non giữ
vai trò đặc biệt quan trọng bởi đây được coi là “Giai đoạn vàng” để giáo dục và tạo
nền móng cho cho sự phát triển của trẻ trong tương lai, để trẻ em phát triển mạnh
mẽ về cả thể chất, trí tuệ, cảm xúc, từ đó trẻ có thể tương tác tích cực với những gì
diễn ra xung quang chúng.
Bản chất việc học ở trẻ em là thông qua sự bắt chước, khám phá, trải nghiệm,
thực hành để hiểu về những sự vật hiện tượng diễn ra xung quang trẻ, đồng thời trẻ
học cách biểu đạt những hiểu biết đó thông qua sự chia sẻ, trao đổi với bạn bè. Vì
vậy đặc điểm tâm lý lứa tuổi mầm non thuận lợi cho việc đổi mới phương pháp dạy
học, đồng thời đạt ra yêu cầu phải đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với
đặc điểm phát triển của trẻ mầm non.
Đối với những người trong ngành giáo dục mầm non, họ đều mong muốn có
thể tạo ra một môi trường học tập tốt nhất cho các bé để phụ huynh an tâm gửi gắm
trẻ cũng là để chứng minh được năng lực, vị thế của nhà trường và giáo viên. Tuy
nhiên, không phải trường mầm non nào cũng xây dựng được chương trình học đạt
chất lượng dạy học đem lại hiệu quả tối ưu dành cho trẻ. Vì thế đánh giá một trường
mầm non có đạt hiệu quả giáo dục hay không chính là nhìn vào kết quả chăm sóc,
giáo dục trẻ tại nhà trường.
Xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc gia là sự đảm bảo tốt nhất các điều
kiện nhằm thúc đẩy nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ
trong ̣các nhà trường.
Hiện nay vấn đề xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia các cấp học nói chung
và bậc học mầm non nói riêng ở mỗi nơi và tùy vào từng điều kiện cụ thể của mỗi
vùng miền địa phương đều có những cách làm và bước đi khác nhau. Từ năm 2008,
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 36/2008/QĐ-BGDĐT ngày
16/7/2008 kèm theo Quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia; quyết
định này thay thế cho Quyết định số 45/2001/QĐ-BGDĐT ngày 26/12/2001 của Bộ
2
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế công nhận trường mầm
non đạt chuẩn quốc gia. Đến năm 2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông
tư số 02/2014/TT-BGDĐT ngày 25/3/2014 về việc ban hành Quy chế công nhận
trường mầm non đạt chuẩn quốc gia thay thế Quyết định số 36/2008/QĐ-BGDĐT
ngày 16/7/2008. Đến năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số
19/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 về việc ban hành Quy định về kiểm định chất
lương giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non thay thế
Thông tư số 02/2014/TT-BGDĐT ngày 25/3/2014.
Theo đó, một trường mầm non đạt chuẩn quốc gia phải đạt 05 tiêu chuẩn: Tổ
chức và quản lý nhà trường, Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; Cơ sở vật chất và
thiết bị dạy học; Quan hệ nhà trường, gia đình và xã hội; Hoạt động và kết quả nuôi
dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.
Huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông được thành lập vào ngày 24/7/2005, sau
hơn 16 năm thành lập tuy có nhiều khó khăn về kinh tế - xã hội nhưng trong thời
gian qua, sự nghiệp giáo dục và đào tạo của huyện nói chung và bậc học mầm non
nói riêng được các cấp lãnh đạo chính quyền, Đảng, Nhà nước quan tâm, đầu tư
thích đáng. Bằng nhiều nguồn vốn đầu tư, mạng lưới trường lớp giáo dục mầm non
trên địa bàn huyện đã có nhiều bước tiến đáng kể trong việc đầu tư nâng cấp, cải tạo
và xây dựng mới, đáp ứng một phần nhu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ,
chính vì vậy giáo dục mầm non đã có những chuyển biến tích cực và đúng hướng,
chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ ở tất cả các trường được từng bước nâng lên.
Tuy vậy đến hết năm học 2020-2021, toàn huyện mới chỉ có 2/16 trường mầm non
(trong đó có 03 trường mầm non tư thục) đạt chuẩn quốc gia, chiếm 12,5%, nguyên
nhân chủ yếu là cơ sở vật chất và thiết bị dạy học không đáp ứng yêu cầu quy định.
Để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non hiên nay, cần phải đầu tư và
nhanh chóng đưa trường học từng bước hội đủ các điều kiện của một trường mầm
non đạt chuẩn quốc gia. Xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia có hiệu quả
theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tạo mọi điều kiện tốt nhất về cơ sở
vật chất và trang thiết bị dạy học để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc,
3
giáo dục trẻ. Trong thời gian qua việc xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia
đã được thực hiện ở các tỉnh thành phố trong cả nước, vì vậy cần phải nghiên cứu
và vận dụng sáng tạo những kinh nghiệm mà các tỉnh, huyện bạn đã đạt được vào
huyện Đắk Glong nói riêng.
Xuất phát từ thực tiễn giáo dục huyện Đắk Glong và tinh thần Nghị quyết
Đại hội lần thứ IV nhiệm kỳ 2020-2025 của Đảng bộ huyện Đắk Glong trên con
đường phát triển giáo dục, việc nghiên cứu đề tài khoa học này có ý nghĩa quan
trọng và cấp thiết. Từ những lý do đó, tôi chon đề tài nghiên cứu “Quản lý xây dựng
trường mầm non đạt chuẩn quốc gia huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông”.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Bất cứ ở giai đoạn lịch sử nào, giáo dục và đào tạo luôn có vai trò hết sức
quan trọng đối với mỗi cá nhân, tập thể, cộng đồng, dân tộc và cả nhân loại. Do đó,
từ trước đến nay sự nghiêp giáo dục thế hệ trẻ luôn được sự quan tâm sâu sắc của
Đảng, Nhà nước và toàn thể xã hội. Với quan điểm giáo dục là quốc sách hành đầu,
Đảng, Nhà nước có nhiều Nghị quyết về phát triển giáo dục nói chung và giáo dục
mầm non nói riêng trong thời kì công nghiệp hóa, hiên đại hóa đất nước là “Phát
triển bậc học mầm non phù hợp với điều kiện và yêu cầu của từng nơi; đảm bảo trẻ
5 tuổi được học chương chình giáo dục mầm non và chuẩn bị vào lớp 1”, “Ban hành
chuẩn quốc gia về trường học”, Đối với giáo dục mầm non, giúp trẻ phát triển thể
chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mỹ, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách,
chuẩn bị tốt cho trẻ bước vào lớp học đầu tiên của cấp phổ thông”.
Tiếp tục thực hiện hiệu quả Chiến lước phát triển giáo dục 2011-2020 là:
“Đến năm 2025, nền giáo dục nước ta đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng
chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhấp quốc tế; chất lượng
giáo dục được nâng lên một cách toàn diện gồm: giáo dục đạo đức, kĩ năng sống,
năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ và tin học; đáp ứng nhu
cầu nguồn nhân lực nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nền kinh tế trí thức; đảm bảo công bằng xã
hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân, từng bước hình
4
thành xã hội học tập” “Hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 4
tuổi vào năm 2030, đến năm 2025 có ít nhất 30% trẻ trong độ tuổi nhà trẻ và 80%
trẻ trong độ tuổi mẫu giáo được chăm sóc, giáo dục tại các cơ sở giáo dục mầm non;
tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng trong các cơ sở giáo dục mầm non giảm xuống dưới 10%”.
Theo các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định về
kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường
mầm non từ năm 2001 đến nay, một trường mầm non đạt chuẩn quốc gia phải đạt 5
tiêu chuẩn: Tổ chức và quản lý; Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; Quy
mô trường lớp, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học; Chất lượng chăm sóc, giáo dục
trẻ; thực hiện xã hội hóa giáo dục. Từ đó các địa phương, các cấp quản lý giáo dục
trong phạm vi cả nước đã khẩn trương thực hiện và thu được kết quả nhất định ở
các trường mầm non trong những năm gần đây. Đã có các hội nghị, hội thảo, công
trình nghiên cứu khoa học về vấn đề này và rút ra nhiều bài học kinh nghiệm về xây
dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia được thể hiện ở các bài nghiên cứu, đề tài
luận văn sau:
Những biện pháp quản lý nhằm xây dựng trường mầm non thành phố Hải
Phòng đạt chuẩn Quốc gia của tác giả Phạm Thị Loan (2004); thực trạng và giải pháp
tăng cường cơ sở vất chất xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia ở Hải Phòng
của tác giả Phạm Thị Loan, đăng trên táp chí phát triển giáo dục số 2- tháng 02/2005.
Đã đi nghiên cứu thực trạng và đưa ra giải pháp nhằm tăng cường cơ sở vật chất
nhằm đạt được các yêu cầu của các tiêu chí, tiêu chuẩn quy mô trường lớp, cơ sở vất
chất, trang thiết bị dạy học trong xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia từ đó
góp phần xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia ở thành phố Hải Phòng.
Biện pháp huy động cộng đồng tham gia xây dựng trường mầm non đạt
chuẩn quốc gia trên địa bàn quận Hải An, thành phố Hải Phòng của tác giả Ngô Thị
Thu Hường (2017). Từ việc đánh giá thực trạng nhận thức về việc huy động cộng
đồng tham gia xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, thực trạng các biện
pháp huy động cộng đồng tham gia xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc
gia..., tác giả đã đưa ra các biên pháp huy động cộng đồng tham gia xây dựng
5
trường mầm non đạt chuẩn quốc gia như: tuyên truyền cho cộng đồng về huy động
tham gia xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia; tham mưu nhằm thể chế
hóa các chính sách của nhà nước về giáo dục và đào tạo về huy động cộng đồng
tham gia xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia; huy động nguồn nội lực đa
dạng hóa nguồn đầu tư xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia; nâng cao
hiệu quả hoạt động của ba môi trường giáo dục: nhà trường, gia đình và xã hội, lấy
hoạt động trong nhà trường làm trung tâm về công tác huy động cộng đồng tham gia
xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc gia.
Biện pháp quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia ở huyện Lệ
Thủy, tỉnh Quảng Bình của tác giả Võ Thị Tường Vy (2017). Thông qua việc đánh
giá những thực trạng nhận thức về sự cần thiết xây dựng trường mầm non đạt chuẩn
quốc gia, thực trạng các trường mầm non theo 05 tiêu chuẩn trường mầm non đạt
chuẩn quốc gia, thực trạng về quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc
gia... Từ đó, đưa ra các giải pháp quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc
gia như: Nhóm biện pháp nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền, CBQL giáo
dục, giáo viên, nhân viên và cha mẹ trẻ về sự cần thiết xây dựng trường mầm non
đạt chuẩn; Nhóm biện pháp thực hiện có hiệu quả các chức năng quản lý của Phòng
Giáo dục và Đào tạo trong việc xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia;
Nhóm biện pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện các nôi dung quản lý xây dựng
trường mầm non đạt chuẩn quốc gia; nhóm các biện pháp tổ chức các điều kiện hỗ
trợ việc quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.
Nhìn chung các tác giả đều tập trung đi vào các nội dung xây dựng trường
mầm non đạt chuẩn quốc gia ở từng địa phương cụ thể. Tuy nhiên, mỗi vùng miềm
địa phương có sự khác biệt về điều kiện địa lý, kinh tế - xã hội, thực trạng giáo dục
nên các biện pháp để xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia cũng có sự khác
biệt. Vì vậy, việc nghiên cứu thực tế quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn
quốc gia ở từng địa phương nhằm đưa ra các biện pháp phù hợp với thực tế vùng
miền địa phương là hết sức cần thiết. Hiện nay ở huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông
chưa có một tác giả nào đi sâu nghiên cứu vấn đề này, do đó với đề tài nghiên cứu
6
này, tôi mong muốn đề xuất các biện pháp nhằm quản lý xây dựng trường mầm non
đạt chuẩn quốc gia phù hợp với đặc điểm tình hình của một địa phương có điều kiện
kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, chất lượng giáo dục còn thấp.
So với mặt bằng chung của cả nước và so với các tỉnh Tây Nguyên nói chung
thì Đắk Glong, đặc biệt là giáo dục mầm non còn có nhiều khó khăn hạn chế với
đặc thù là các trường mầm non có rất nhiều điểm trường, cả huyện có 13 (công lập)
trường thì có 34 điểm trường. Do đó việc quản lý nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục
trẻ gặp rất nhiều khó khăn, việc đầu tư cơ sở vật chất phải giàn trải, không tập trung.
Một số điểm trường chưa thể đầu tư bếp ăn nên chưa thể chăm sóc tốt cho các cháu,
cũng như chưa tổ chức bán trú cho các cháu được. Như vậy, từ việc tập trung
nghiên cứu thực trạng của việc xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, từ đó
đề xuất các giải pháp quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia của
Phòng Giáo dục và Đào tạo trên địa bàn huyện Đắk Glong là rất cần thiết hiện nay.
3. Mục đính và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Trên cơ sở hệ thống hoá cơ sở lý luận, phân tích, đánh giá thực trạng, từ đó
đề xuất các biện pháp quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia,
huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về quản lý trường mầm non và lý luận về
việc xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.
Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý các trường mầm non và thực trạng
quản lý hoạt động xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia ở huyện Đắk Glong.
Trên cơ sở lý luận, phân tích thức trạng và nguyên nhân, từ đó đề xuất một
số giải biện quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia của Phòng Giáo
dục và Đào tạo huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia huyện
Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.
7
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Giới hạn về nội dung
Quản lý bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau phản ánh toàn bộ quá trình hoạt
động quản lý, nhưng nghiên cứu này tập trung vào chức năng quản lý như: lập kế
hoạch, tổ chức bộ máy quản lý, chỉ đạo thực hiện kế hoạch, kiểm tra việc thực hiện
kế hoạch.
Có nhiều chủ thể quản lý trong công tác xây dựng trường mầm non đạt chuẩn
quốc gia (Phòng Giáo dục và Đào tạo, Hiệu trưởng, giáo viên) nhưng nghiên cứu
giới hạn chủ thể quản lý của luận văn là Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đắk
Glong mà không đề cập đến các chủ thể khác cho dù họ có đóng góp không nhỏ vào
thành công của việc xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.
Giới hạn về thời gian khảo sát: Quá trình xây dựng trường mầm non đạt
chuẩn quốc gia thường kéo dài, tuy nhiên trong nghiên cứu này, tôi tập chung thu
thập dữ liệu về hoạt động này trong 03 năm gần đây từ năm 2018 đến năm 2021.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử dụng trong nghiên cứu lý luận. Các
nội dung tài liệu được tìm kiếm và tổng hợp gồm: Các Nghị quyết, Chỉ thị của
Đảng, các văn bản pháp quy của Nhà nước, của ngành, và các tài liệu có liên quan
đến vấn đề xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.
5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
+ Phương pháp này được sử dụng để xây dựng và hoàn chỉnh bộ công cụ
điều tra; lấy ý kiến các chuyên gia; các cán bộ quản lý, giáo viên về tính cấp thiết và
tính khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất.
+ Nhằm khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý xây dựng trường mầm non đạt
chuẩn quốc gia của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông
và thu thập thêm các thông tin có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
8
Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động là nghiên cứu các kết quả hoạt
động của công tác quản lý, sản phẩm của cán bộ quản lý để thu thập những thông
tin bổ sung cho phương pháp điều tra (Các văn bản, quy định nội bộ, các sản phẩm
và kết quả của quá trình quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia).
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Tiến hành sưu tầm, nghiên cứu, phân tích các kinh nghiệm quản lý của đội
ngũ cán bộ quản lý, của giáo viên các trường mầm non trên địa bàn khảo sát.
- Phương pháp trò chuyện, phỏng vấn
Phỏng vấn, trò chuyện với giáo viên, cán bộ quản lý, điều tra bằng phiếu hỏi
về vấn đề quản lý đổi mới phương pháp dạy học, công tác xây dựng trường mầm
non đạt chuẩn, những khó, thuận lợi, nguyện vọng của họ về lĩnh vực này.
- Phương pháp thống kê toán học
Phương pháp thống kê toán học được sử dụng để xử lý các kết quả nghiên
cứu về định lượng (Lập bảng phân phối tần số, tần suất, tính điểm trung bình cộng,
vẽ biểu đồ, đồ thị) và phân tích định tính các kết quả nghiên cứu.
- Phương pháp khảo nghiệm
Tiến hành khảo nghiệm các biện pháp đã đề xuất để khẳng định tính cấp thiết
và tính khả thi của biện pháp.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa về mặt lý luận
Luận văn góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận liên quan đến quản lý
việc xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia gắn với việc nâng cao chất
lượng hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ ở các trường mầm non.
6.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn
Kết quả nghiên cứu sẽ làm sáng tỏ thực trạng xây dựng và quản lý hoạt động
xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh
Đắk Nông;
9
Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động xây dựng trường mầm non đạt
chuẩn quốc gia của các cấp quản lý trong bối cảnh đổi mới giáo dục huyện Đắk
Glong, tỉnh Đắk Nông nói riêng và cả nước nói chung.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục,
Luận văn được trình bày theo 03 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc
gia
Chương 2. Thực trạng quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia
huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông
Chương 3. Các biện pháp quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc
gia của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.
10
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG
TRƯỜNG MẦM NON ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA
1.1. Xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia
1.1.1. Khái niệm trường mầm non
Trường mầm non là cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân, có tư
cách pháp nhân, có tài khoản và có con dấu riêng [4, tr.1].
Theo Điều 23 Luật giáo dục 2019, vị trí, vai trò và mục tiêu của giáo dục
mầm non:
1. Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân,
đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện con người Việt Nam, thực hiện việc nuôi
dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 06 tuổi.
2. Giáo dục mầm non nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, tình cảm,
trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào
lớp 1 [31, tr21-22].
Trường mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt
nền móng cho sự phát triển về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ cho
trẻ em. Những kĩ năng mà trẻ được tiếp thu qua chương trình chăm sóc, giáo dục
mầm non sẽ là nền tảng cho việc học tập và thành công sau này của trẻ. Những năm
đầu đời đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách và phát
triển năng lực của trẻ, bởi trẻ bẩm sinh đã có khả năng tiếp thu học tập, bộ não đã
được lập trình để tiếp nhận các thông tin cảm quan và sử dụng để hình thành hiểu
biết và giao tiếp với thế giới, nhưng thiên hướng học tập của trẻ có thể bị hạn chế
bởi nhiều yếu tố như thể chất, nhận thức và tình cảm xã hội. Việc được hưởng sự
chăm sóc và giáo dục tốt từ lứa tuổi nầm non sẽ góp phần tạo nền móng vững chắc
cho sự phát triển trong tương lai của trẻ. Trường mầm non sẽ chuẩn bị cho trẻ
những kĩ năng như tự lập, sự kiềm chế, khả năng diễn đạt rõ ràng, đồng thời hình
thành hứng thú đối với việc đến trường tiểu học, tăng khả năng sẵn sàng để bước
vào giai đoạn đầu của giáo dục phổ thông.
11
1.1.2. Khái niệm chuẩn quốc gia
Chuẩn quốc gia là chuẩn bắt buộc hoặc khuyến nghị có hiệu lực và phạm vi áp
dụng trong cả nước, có tính toàn quốc, do Nhà nước hoặc các tổ chức quốc gia ban
hành như: Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, Chuẩn giảng viên đại học, chuẩn
xét phong chức danh giáo sư, phó giáo sư, trường chuẩn quốc gia... là các chuẩn quốc
gia.
Chuẩn quốc gia nói chung được phát triển sao cho cả nước thực hiện được
trên cơ sở khả năng và nỗ lực thực tế hiện có. Vì thế, chức năng chủ yếu của chuẩn
quốc gia là giúp Nhà nước đưa các sự vật cần điều chỉnh vào một trật tự nhất định,
tức là thiết lập trật tự trong một lĩnh vực nhất định ở quy mô quốc gia.
1.1.3. Trường mầm non đạt chuẩn quốc gia
Là trường mầm non phải đạt 05 tiêu chuẩn (tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý
nhà trường; tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên; tiêu chuẩn 3: Cơ
sở vật chất và thiết bị dạy học; Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và
xã hội; tiêu chuẩn 5: Hoạt động và kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ) quy
định theo Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo về việc Ban hành quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận
đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non.
1.1.4. Khái niệm xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia
Xây dựng có thể hiểu là: Làm cho hình thành một chỉnh thể về xã hội, chính
trị, kinh tế, văn hóa theo một phương hướng nhất định.
Xây dựng là tạo hoàn cảnh sống vật chất hay tinh thần hoặc cho một cộng
đồng trên cơ sở một đường lối chủ trương nhất định, một hệ thống tư tưởng,... hoặc
cho cá nhân theo một ý định có suy nghĩ, cân nhắc: xây dựng nền công nghiệp xã
hội chủ nghĩa, xây dựng một nền đạo đức mới, xây dựng uy tín bằng tri thức khoa
học thể hiện qua các công trình nghiên cứu. [43].
Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia là sự phối hợp chặt chẽ giữa chủ thể
quản lý với các tổ chức, cá nhân liên quan; dựa vào các tiêu chí trong các tiêu chuẩn
quy định của Bộ GDĐT tiến hành rà soát, đánh giá mức độ đạt được ở hiện tại để
12
xác định những tiêu chí chưa đạt so chuẩn quy định. Trên cơ sở đó, có kế hoạch,
biện pháp triển khai thực hiện nhằm hoàn thiện các tiêu chí trong từng tiêu chuẩn.
Khi hoàn thiện các tiêu chuẩn theo quy định, nhà trường tiến hành hoàn thiện hồ sơ
và tổ chức tự kiểm tra, sau đó trình cơ quan quản lý nhà nước cấp có thẩm quyền
kiểm tra ra quyết định công nhận.
Xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia cũng là cơ sở để nâng cao
năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ quản lý và
giáo viên ngày càng cao hơn, chất lượng chăm sóc, giáo dục có hiệu quả hơn, sản
phẩm mà ngành giáo dục đem lại ngày càng có chất lượng và có ích cho xã hội
nhiều hơn.
1.1.5. Các nôi dung/các mục tiêu xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc
gia
Tiêu chuẩn xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia (được Quy đinh
trong Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐ ngày 22/8/2018 của BGDĐT). Ở múc độ 1
quy định các tiêu chuẩn cấp thiết của trường mầm non đạt chuẩn quốc gia để đảm
bảo tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục có chất lượng toàn diện.
Ở mức độ 2. Quy định các tiêu chuẩn cấp thiết của trường mầm non đạt chuẩn quốc
gia để đảm bảo tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục có chất
lượng toàn diện ở mức độ cao hơn so với mức độ 1, tạo tiền đề nhằm tiếp cận với
trình độ phát triển của trường mầm non ở các nước tiên tiến trong khu vực và trên
thế giới. Như vậy, ta thấy ở hai mức độ đều có các tiêu chuẩn như sau:
Tiêu chuẩn đánh giá trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 bao gồm
5 tiêu chuẩn:
- Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường (10 tiêu chí)
+ Tiêu chí 1.1: Phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường
+ Tiêu chí 1.2: Hội đồng trường (Hội đồng quản trị đối với trường tư thục)
và các hội đồng khác
+ Tiêu chí 1.3: Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, các đoàn thể và các tổ
chức khác trong nhà trường
13
+ Tiêu chí 1.4: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, tổ chuyên môn và tổ văn
phòng
+ Tiêu chí 1.5: Tổ chức nhóm trẻ và lớp mẫu giáo
+ Tiêu chí 1.6: Quản lý hành chính, tài chính và tài sản
+ Tiêu chí 1.7: Quản lý cán bộ, giáo viên và nhân viên
+ Tiêu chí 1.8: Quản lý các hoạt động giáo dục
+ Tiêu chí 1.9: Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở
+ Tiêu chí 1.10: Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn trường học
- Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên (03 tiêu chí)
+ Tiêu chí 2.1: Đối với Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng
+ Tiêu chí 2.1: Đối với giáo viên
+ Tiêu chí 2.3: Đối với nhân viên
- Tiêu chuẩn 3. Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học (06 tiêu chí)
+ Tiêu chí 3.1: Diện tích, khuôn viên và sân vườn
+ Tiêu chí 3.2: Khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo và khối phòng phục vụ học
tập
+ Tiêu chí 3.3: Khối phòng hành chính - quản trị
+ Tiêu chí 3.4: Khối phòng tổ chức ăn
+ Tiêu chí 3.5: Thiết bị, đồ dùng, đồ chơi
+ Tiêu chí 3.6: Khu vệ sinh, hệ thống cấp thoát nước
- Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội (02 tiêu chí)
+ Tiêu chí 4.1: Ban Đại diện cha mẹ trẻ
+ Tiêu chí 4.2: Công tác tham mưu cấp ủy đảng, chính quyền và phối hợp
với các tổ chức, cá nhân của nhà trường
- Tiêu chuẩn 5: Hoạt động và kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ (04
tiêu chí)
+ Tiêu chí 5.1: Thực hiện chương trình giáo dục mầm non
+ Tiêu chí 5.2: Tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ
+ Tiêu chí 5.3: Kết quả nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe
14
+ Tiêu chí 5.4: Kết quả giáo dục
Tiêu chuẩn đánh giá trường mầm non đạt mức độ 2: Trường mầm non đạt
chuẩn quốc gia mức độ 2 ngoài việc đảm bảo các quy định ở mức độ 1 (mức 1) còn
phải đạt các quy định của 5 tiêu chuẩn như sau:
- Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường (có 10 tiêu chí)
Cả 10 tiêu chí (tiêu chí 1.1-1.10) như đã nêu ở mức 1, đều có các chỉ số nâng
cao hơn ở mức 1.
- Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên (03 tiêu chí)
Cả 03 tiêu chí (2.1 - 2.3) như nêu ở mức 1, đều có 2-3 chỉ số/1 tiêu chí nâng
cao hơn ở mức 1.
- Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học (có 05 tiêu chí) như đã nêu
ở mức 1, có 2-3 chỉ số/1 tiêu chí nâng cao hơn ở mức 1.
- Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội (có 02 tiêu chí)
như đã nêu ở mức 1, đều có các chỉ số nâng cao hơn ở mức 1.
- Tiêu chuẩn 5: Hoạt động và kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ
(có 04 tiêu chí) như đã nêu ở mức 1, có 1-3 chỉ số/1 tiêu chí có chỉ số nâng cao hơn
ở mức 1.
1.2. Quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia
1.2.1. Khái niệm quản lý
Theo Harold Koontz, Cyril O’Donnell, Heinz Weihrich khái niệm: “Quản lý
là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo sự phối hợp những nỗ lực của cá nhân nhằm
đạt được các mục đích của nhóm. Mục tiêu của mọi nhà quản lý là nhằm hình thành
một môi trường, mà trong đó con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với
thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất. Với tư cách thực hành thì
cách quản lý là một nghệ thuật, còn kiến thức có thể tổ chức về quản lý là một khoa
học” [18,tr.33].
Theo từ điển Tiếng Việt: “Quản lý là tổ chức, điều khiển hoạt động của đơn
vị, cơ quan”. “Quản lý là chăm nom và sắp đặt công việc trong một tổ chức hoặc
phụ trách việc chăm nom và sắp đặt công việc trong một tổ chức” nhằm sử dụng tất
15
cả các nguồn lực của tổ chức (con người, tài chính, vật chất và thông tin) để đạt
được những mục tiêu của tổ chức một cách có hiệu quả”. [28]
Theo quan điểm khá thống nhất trong giới học thuật Việt Nam thì “Quản lý
là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý
nhằm đạt được mục tiêu đề ra”.
Theo Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý nhà trường là tập hợp những tác động
tối ưu (cộng tác, tham gia, hỗ trợ, phối hợp, huy động, can thiệp,...) của chủ thể
quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh và các cán bộ khác nhằm tận dụng các nguồn
dự trữ do Nhà nước đầu tư, lực lượng xã hội đóng góp và do lao động xây dựng vốn
tự có hướng vào việc đẩy mạnh mọi hoạt động của nhà trường, mà điểm hội tụ là
quá trình đào tạo thế hệ trẻ. Thực hiện có chất lượng mục tiêu và kế hoạch đào tạo,
đưa nhà trường tiến lên trạng thái mới”. [27].
Khái niệm quản lý trường học: Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà
trường là thực hiện đường lối của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là
đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục
tiêu đào tao đối với ngành giáo dục với thế hệ trẻ và từng học sinh”. [20]. Cũng có
thể hiểu, quản lý nhà trường là hệ thống những tác động có hướng đích của hiệu
trưởng đến con người (cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh) đến các nguồn lực
(CSVC, tài chính, thông tin) nhằm đẩy mạnh các hoạt động của nhà trường theo
nguyên lý giáo dục, tiến tới mục tiêu giáo dục hợp với quy luật.
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Qung: “Quản lý giáo dục là hệ thống những tác
động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ
vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính
chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy
học - giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái
mới về chất” [27].
1.2.2. Khái niệm quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia
Từ khái niệm ở trên, có thể hiểu quản lý xây dựng trường mầm non đạt
chuẩn quốc gia là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể
16
quản lý đến cán bộ cấp dưới trong Phòng Giáo dục và Đào tạo đến cán bộ quản lý
trường học, giúp cán bộ quản lý trường học xây dựng kế hoạch và triển khai thực
hiện hiệu quả 05 tiêu chuẩn trường mầm non đạt chuẩn quốc gia do Bộ Giáo dục và
Đào tạo ban hành nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục toàn diện, đáp
ứng yêu cầu phát triển của xã hội trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội
nhập quốc tế.
1.2.3. Các chức năng của quản lý
Bản chất của quá trình quản lý được thể hiện ở các chức năng quản lý.
Chức năng quản lý là một phạm trù chiếm vị trí then chốt trong các phạm trù
cơ bản của quản lý. Các công trình nghiên cứu về kế hoạch khoa học quản lý trong
những năm gần đây đã đưa đến một kết luận tương đối thống nhất về 04 chức năng
quản lý. Đó là: Chức năng lập kế hoạch, Chức năng chỉ đạo thực hiện, Chức năng tổ
chức thực hiện, Chức năng kiểm tra.
1.2.3.1. Khái niệm và chức năng lập kế hoạch
* Khái niệm: Hoạch định (lập kế hoạch)
Hoạch định là một quá trình ấn định những nhiệm vụ, mục tiêu và phương
pháp tốt nhất để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đó. Đây là chức năng đầu tiên và
cơ bản nhất trong hệ thống chức năng quản lý theo giai đoạn, đây là cơ sở của các
chức năng còn lại. Nội dung cơ bản của chức năng kế hoạch hóa là xác định mục
tiêu chương trình hành động và bước đi cơ bản của tổ chức trong thời gian cụ thể.
Kế hoạch hóa là quyết định trước xem phải làm gì? Làm như thế nào? Ai và khi nào
làm? [21, tr.151].
Hoạch định là chức năng quan trọng nhất trong các chức năng quản lý, bởi vì
nó gắn liền với việc lựa chọn chương trình hành động trong tương lai của tổ chức.
Trong hầu hết các trường hợp, chức năng hoạch định chi phối tất cả các chức năng
khác của hệ thống quản lý. Các chức năng khác phải dựa vào hoạch định để hoạt
động. Hoạch định là một phương pháp tiếp cận hợp lý để đưa tổ chức đến các mục
tiêu đã định trước. Có 02 quan niệm khác nhau về hoạch định:
17
Thứ nhất, hoạch định là quá trình xác định những mục tiêu của tổ chức và
phương thức tốt nhất để đạt được mục tiêu đó. Như vậy, việc hoạch định theo
nghĩa trên phải bao gồm đồng thời hai quá trình xác định mục tiêu (cái gì cần phải
làm?) và con đường đạt đến mục tiêu (làm cái đó như thế nào?). Hoạch định có thể
là chính thức hoặc phi chính thức. Hoạch định chính thức, nghĩa là được làm bằng
văn bản, được công bố rõ ràng và có sự chia sẻ, phân công nhiệm vụ cụ thể, các
thành viên trong tổ chức đều nắm được. Hoạch định phi chính thức, được xây
dựng theo ý tưởng của người lãnh đạo, các thành viên không nắm được vì nó chưa
được công bố chính thức.
Thứ hai, hoạch định là quá trình chuẩn bị đối phó với những thay đổi và tính
không chắc chắn bằng việc trù liệu những cách thức hành động trong tương lai.
Nguyên nhân chính là xuất phát từ những biến động thường xuyên của môi trường
bên ngoài.
Tóm lại, xét về mặt bản chất, hoạch định là một hoạt động chủ quan, có ý
thức, có tổ chức, của con người trên cơ sở nhận thức và vận dụng các quy luật
khách quan nhằm xác định mục tiêu, phương án, bước đi, trình tự, các cách tiến
hành trong hoạt động của một tổ chức.
* Vai trò hoạch định
Hoạch định là công cụ đắc lực trong việc phối hợp nỗ lực của các thành viên
trong tổ chức. Hoạch định có vai trò:
- Cho biết mục đích, hướng đi của tổ chức, người thực hiện nó, dự đoán
những thay đổi trong nội bộ và ngoài môi trường.
- Giảm được sự chồng chéo và những hoạt động lãng phí.
- Tạo nên những tiêu chuẩn cho công tác kiểm tra.
- Tạo cơ hội hoàn thiện những phương pháp, kế hoạch hóa được sử dụng
trong công việc, hoạt động trở nên chuyên nghiệp hơn. Đối với nhà quản lý, khả
năng hoạch định chính là yếu tố quan trọng nhất phản ánh trình độ năng lực, quyết
định rằng anh ta có điều hành được hay không. Sự thành công hay thất bại trong
hoạt động của tổ chức do người quản lý điều hành sẽ chủ yếu phụ thuộc vào chất
18
lượng của việc hoạch định, các kế hoạch hoạt động do người đó chủ động soạn
thảo hoặc lãnh đạo soạn thảo.
1.2.3.2. Khái niệm và chức năng của tổ chức
* Khái niệm: Tổ chức là sự kết hợp hoạt động của những bộ phận riêng rẽ
sao cho chúng liên kết với nhau trong một cơ cấu chặt chẽ, hợp lý thành một thể
thống nhất như một cơ thể sống. Đó là sự liên kết những cá nhân, những quá trình,
những hoạt động trong hệ thống trên cơ sở các nguyên tắc quản lý. [21, tr.152].
* Chức năng: Là sự phân công, phối hợp giữa các bộ phận trong hệ thống
để thực hiện các mục tiêu đề ra. Do có chức năng này mà chủ thể quản lý có có thể
phối hợp, phân phối tốt nhất các nguồn lực hiện có. Hiệu quả đạt được nhiều hay
ít, thành công hay thất bại của công tác quản lý phụ thuộc nhiều vào việc sử dung,
huy động các nguồn lực cũng như tạo động lực và khơi dậy tiềm năng của mỗi cá
nhân trong tổ chức.
Thực chất tổ chức là thiết lập mỗi quan hệ, liên hệ giữa con người với con
người, giữa các bộ phận riêng rẽ thành một hệ thống hoạt động nhịp nhàng như một
thể thống nhất. Tổ chức tốt sẽ khơi nguồn cho các tiềm năng, cho những động lực
khác, tổ chức không tốt sẽ làm triệt tiêu động lực và làm giảm sút hiệu quả quản lý.
Trong quản lý giáo dục, điều quan trọng nhất của công tác tổ chức là phải xác định
rõ được vai trò, vị trí của mỗi cá nhân, mỗi bộ phận, đảm bảo mối liên hệ, liên kết
giữa các cá nhân, các thành viên, các bộ phận tạo nến sự thống nhất và đồng bộ.
1.2.3.3. Khái niệm và chức năng của chỉ đạo
* Khái niệm: Chỉ đạo là qua trình chủ thể quản lý sử dụng quyền lực quản lý
của mình để tác động đến hành vi của các cá nhân, bộ phận trong hệ thống (đối tượng
quản lý) một cách có chủ đích để họ tự nguyện và nhiệt tình phấn đấu đạt được các
mục tiêu của tổ chức. Nội dung cơ bản của chức năng chỉ đạo là chủ thể quản lý phải
thực hiện nhiệm vụ ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định đó. [21, tr.152].
* Chức năng
Lãnh đạo là quá trình tác động đến con người sao cho họ tự nguyện và nhiệt
tình phấn đấu để đạt được các mục tiêu của tổ chức, bao gồm các hoạt động chỉ đạo,
19
điều hành, hướng dẫn, phối hợp ra lệnh và đi trước của người quản lý đối với các cá
nhân, bộ phận thừa hành trong tổ chức.
Chỉ đạo là quá trình tập hợp, liên kết các thành viên trong tổ chức; theo sát
hoạt động của bộ máy, hướng dẫn, điều chỉnh công việc nhịp nhàng, động viên,
khuyến khích, khen thường người lao động kịp tời nhằm đạt mục tiêu của tổ chức.
1.2.3.4. Khái niệm và chức năng của kiểm tra
* Khái niệm: Kiểm tra là căn cứ vào kế hoạch và mục tiêu đã định để xem
xét, đo lường và đánh giá việc thực hiện nhằm phát hiện kịp thời những sai sót, tìm
ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Đồng thời, kiểm tra cũng nhằm tìm kiếm
các cơ hội, các nguồn lực có thể khai thác để thúc đẩy hoạt động của tổ chức nhằm
đạt và vượt các mục tiêu đề ra. [21, tr.135].
* Chức năng: Kiểm tra có vai trò quan trọng trong quá trình quản lý, là nhu
cầu cơ bản để hoàn thành các quyết định quản lý. Kiểm tra còn giúp hoàn thiện các
quyết định quản lý về nhiều mặt, khẳng định sự đúng sai của đường lối, chính sách,
mục tiêu, cơ cấu, cơ chế của tổ chức. Ngoài ra chức năng kiểm tra còn có các vai
trò:
- Chủ động ngăn chặn các nhầm lẫn, sai phạm có thể xảy ra trong quá trình
quản lý để đảm bảo cho các kế hoạch được thực hiện với hiệu quả cao;
- Là nhu cầu khách quan của mọi thành viên để tránh sự đổ lỗi về trách
nhiệm, đồng thời đảm bảo thực thi quyền lực quản lý của người lãnh đạo;
- Giúp tổ chức theo sát và đối phó với sự thay đổi của môi trường (quan hệ
cạnh tranh, hợp tác,...) xác định chỗ đứng của tổ chức hiện tại, tạo tiền đề cho quá
trình hoàn thiện, đổi mới, tìm ra chỗ đứng mới để hướng tới. Có thể nói rằng
“không có kiểm tra là không có quản lý”.
1.2.4. Chủ thể quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia
1.2.4.1. Hiệu trưởng trường mầm non
Theo mục d) khoản 1, Điều 10, nhiệm vụ quyền hạn của Hiệu trưởng trường
mầm non, Thông tư số 52/2020/TT-BGDDT ngày 31/12/2020 của Bộ Trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường mầm non:
20
Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện
kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục năm học; báo cáo, đánh giá kết quả
thực hiện trước hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền; có trách nhiệm giải
trình khi cần thiết.
Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà
trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; đề xuất các thành viên của hội đồng trường
trình cấp có thẩm quyền quyết định.
Thực hiện các nhiệm vụ quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên theo quy định
của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan quản lý giáo dục; thực hiện quy tắc ứng xử
của cán bộ quản lý theo quy định; xây dựng kế hoạch phát triển năng lực nghề
nghiệp cho giáo viên, nhân viên; động viên và tạo điều kiện cho giáo viên và nhân
viên tham gia các hoạt động đổi mới giáo dục; tham gia quá trình tuyển dụng,
thuyên chuyển giáo viên, giới thiệu nhân sự để bổ nhiệm phó hiệu trưởng.
Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của nhà trường.
Tiếp nhận trẻ em, quản lý trẻ em và tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm
sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường; quyết định khen thưởng.
Tham gia sinh hoạt cùng tổ chuyên môn hoặc tổ văn phòng; trực tiếp tham
gia các hoạt động giáo dục 02 giờ trong một tuần; tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao
năng lực chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý; được hưởng chế độ phụ cấp ưu
đãi đối với nhà giáo và các chính sách ưu đãi theo quy định.
Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; thực hiện xã hội hoá giáo dục;
phối hợp tổ chức, huy động các lực lượng xã hội cùng tham gia hoạt động giáo dục,
phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng.
1.2.4.2. Phòng Giáo dục và Đào tạo
Vị trí chức năng của Phòng Giáo dục và Đào tạo, theo Điều 03 Thông tư số
12/2020/TT-BGDĐT ngày 22/5/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông
tư hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Sở Giáo dục và Đào tạo thuộc
Ủy ban nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng Giáo dục và Đào tạo
thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc
21
thành phố trực thuộc Trung ương: “Phòng Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chuyên
môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, thực hiện chức năng tham mưu, giúp
UBND cấp huyện quản lý nhà nước về giáo dục ở địa phương theo quy định của
pháp luật và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo phân cấp, ủy quyền của
UBND cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện”. [4].
Theo Điều 13 Nghị định số 127/2018/NĐ-CP ngày 21/9/2021 của Thủ tướng
Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục, quy định: “Trách
nhiệm của Phòng Giáo dục và Đào tạo: Tham mưu UBND cấp huyện trình Hội
đồng nhân dân cùng cấp quyết định, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển giáo
dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn phù hợp với chiến lược phát
triển giáo dục của tỉnh và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương”
Như vậy có thể thấy: Phòng Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chuyên môn
trực thuộc UBND huyện, hoạt động và chịu sự lãnh đạo, quản lý trực tiếp của
UBND huyện, đồng thời chịu sự hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ theo ngành về
các mặt công tác thuộc phạm vi Sở Giáo dục và Đào tạo. Phòng Giáo dục và Đào
tạo có chức năng tham mưu UBND huyện thống nhất quản lý nhà nước về các lĩnh
vực GDĐT trên địa bàn huyện, chỉ đạo các trường học trực thuộc về công tác
chuyên môn như: Chỉ đạo việc dạy và học, phổ cập giáo dục, xóa mù chữ,... trong
đó có việc chỉ đạo công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, tham mưu UBND
huyện tuyển dụng giáo viên, nhân viên, bố trí đầu tư kinh phí, xây dựng cơ sở vật
chất, mua sắm trang thiết bị dạy học cho các trường học, lập kế hoach xây dựng
trường đạt chuẩn quốc gia theo từng giai đoạn, có quy hoạch cụ thể những trường
có thể đạt chuẩn trong thời gian gần nhất, những trường cận chuẩn và những trường
phải đầu tư lâu dài, để từ đó có kế hoạch, biện pháp chỉ đạo chặt chẽ việc đầu tư
kinh phí có tập trung, có trọng điểm nhằm quản lý việc xây dựng trường đạt chuẩn
quốc gia theo các tiêu chuẩn của Bộ GDĐT.
22
1.3. Nội dung quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia của
Phòng Giáo dục và Đào tạo
Như vậy, từ những quy định trên cho thấy Phòng Giáo dục và Đào tạo có vai
trò rất lớn trong việc quản lý xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn
huyện nói chung, trường mầm non đạt chuẩn quốc gia nói riêng. Thông qua việc
quản lý về chuyên môn đối với các trường mầm non, Phòng Giáo dục và Đào tạo có
chức năng như chỉ đạo các trường mầm non xây dựng kế hoạch xây dựng trường
đạt chuẩn quốc gia; chỉ đạo các trường MN trong việc thực hiện kế hoạch xây dựng
trường mầm non đạt chuẩn quốc gia; Tổ chức thực hiện việc xây dựng trường đạt
chuẩn, kiểm tra đánh giá việc xây dựng trường đạt chuẩn đối với các trường mầm
non. Bên cạnh đó, trong vai trò và chức năng chỉ đạo các đơn vị trường học của
mình Phòng Giáo dục và Đào tạo còn có chức năng tham mưu cho Ủy ban nhân dân
huyện trong việc đầu tư, mua sắm cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học nhằm hoàn
thiện các tiêu chí và tiêu chuẩn về cơ sở vật chất trong việc xây dựng trường mầm
non đạt chuẩn quốc gia.
Đối với chức năng quản lý của Hiệu trưởng các trường mầm non là người
trực tiếp xây dựng và thực hiện kế hoạch xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc
gia của đơn vị mình. Tuy nhiên Phòng Giáo dục và Đào tạo với việc tham mưu kế
hoạch tổng thể của cả huyện về công tác xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc
gia trên địa bàn huyện thì Phòng Giáo dục và Đào tạo có vai trò lớn trong việc quản
lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia như: Chỉ đạo các trường mầm non
xây dựng trường đạt chuẩn và tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện trong việc xây
dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. Trong giới hạn phạm vi nghiên cứu của
đề tài sẽ tập trung nghiên cứu vào những vấn đề liên quan đến việc quản lý xậy
dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia của Phòng Giáo dục và Đào tạo. Căn cứ
vào các chức năng quản lý nói chung và các chức năng cụ thể của Phòng Giáo dục
và Đào tạo theo quy định thì Phòng GDĐT sẽ tiến hành các nội dung quản lý nhằm
xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia như sau:
23
1.3.1. Lập kế hoạch xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia
Căn cứ vào Kế hoạch số 461/KH-UBND ngày 30/8/2019 của UBND tỉnh
Đắk Nông về việc ban hành Kế hoạch kiểm định chất lượng giáo dục năm 2019 và
các năm tiếp theo trên địa bàn tỉnh Đắk Nông; Căn cứ vào các chỉ tiêu cấp trên giao
cho ngành giáo dục trong việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia theo từng nhiệm
kỳ Đại hội (Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Đắk Glong lần thứ IV, nhiệm kì
2020-2025 là phấn đấu xây dựng 07 đến 08 trường đạt chuẩn quốc gia) và các chỉ
tiêu hằng năm về phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Căn cứ vào tình hình cụ thể
của các trường mầm non trên địa bàn huyện. Theo đó, Phòng Giáo dục và Đào tạo
có vai trò tham mưu Ủy ban nhân dân huyện thành lập Ban chỉ đạo xây dựng trường
học đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn huyện giai đoạn 2020-2025. Trong đó Trưởng
Phòng Giáo dục và Đào tạo làm phó trưởng ban thường trực và các thành viên là
các cơ quan, phòng, ban, đơn vị có liên quan cùng với các Hiệu trưởng các trường
học làm thành viên. Căn cứ các nội dung trong kế hoạch xây dựng trường học đạt
chuẩn quốc gia, Phòng Giáo dục và Đào tạo với vai trò và trách nhiệm của mình
tiến hành phân công nhiệm vụ cho các thành viên là Hiệu trưởng các trường học.
Trong đó xác định cụ thể trong giai đoạn của nhiệm kỳ 2020-2025 cần xây dựng
bao nhiêu trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, lộ trình hành động và bước đi cơ
bản theo từng năm cụ thể là những trường nào cần đầu tư xây dựng và đạt chuẩn
quốc gia. Nội dung trong kế hoạch sẽ phân công nhiệm vụ cụ thể của từng cơ quan,
đơn vị như: Ủy ban nhân dân huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng Nội vụ,
Phòng Tài chính - Kế hoạch, Trung tâm Văn hoa - Thể thao và Truyền thông huyện,
Ủy ban nhân dân cấp xã, các đơn vị trường học,... trong việc tham gia thực hiện kế
hoạch xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.
Từ những mục tiêu trong kế hoạch và nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị
trong việc xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia sẽ đưa ra các giải pháp chủ
yếu để thực hiện như sau:
Thứ nhất: Tăng cường công tác truyền thông
Tổ chức quán triệt, phổ biến trong đội ngũ cán bộ, công chức, cơ quan quản
lý giáo dục, cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, phụ huynh học sinh, các cơ sở
24
giáo dục, các tầng lớp nhân dân nhằm nâng cao nhận thức vai ý nghĩa của công tác
kiểm định chất lượng giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng
yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo.
Phổ biến tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp
ủy Đảng, chính quyền địa phương trong việc phối hợp thực hiện công tác kiểm định
chất lượng giáo dục.
Thức hai: Xây dựng và phát triển lực lượng làm công tác đảm bảo chất lượng
giáo dục
Xây dựng và phát triển lực lượng làm công tác đảm bảo chất lượng giáo dục
đủ phẩm chất và năng lực chỉ đạo, hướng dẫn hỗ trợ, tư vấn, kiểm tra, giám sát các
trường mầm non thực hiện đúng quy trình và duy trì, cải tiến chất lượng giáo dục
sau quá trình kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.
Tiếp tục bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo
viên làm công tác đảm bảo chất lượng giáo dục; Tổ chức hội thảo, tập huấn để trao
đổi kinh nghiệm rút ra nhưng bài học và tìm ra những giải pháp hữu hiệu trong công
tác kiểm định chất lượng giáo dục.
Thứ ba: Quản lý hoạt động tự đánh gia và việc thực hiện cải tiến chất lượng
các cơ sở giáo dục.
Tăng cường hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm tra, giám sát trường mầm non thực hiện
hoạt động tự đánh giá bảo đảm đúng quy trình để nâng cao chất lượng báo cáo tự
đánh giá chú trọng việc cải tiến chất lượng sau quá trình đánh giá.
Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch cải tiến chất lượng đã nêu trong báo cáo tự
đánh giá và các khuyến nghị của Đoàn đánh giá ngoài. Các đơn vị vi phạm về công
tác kiểm định chất lượng giáo dục thực hiện xử lý theo quy định.
Thứ tư: tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý các
hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục.
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ công tác quản lý hoạt
động kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, sử
dụng các phần mềm chuyên dụng để thực hiện thống kê, phân tích, tự đánh giá,
25
đánh giá ngoài một cách hiệu quả; nâng cao kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin
cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên làm công tác kiểm định chất lượng giáo dục.
1.3.2. Tổ chức xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia
Ở nội dung này, căn cứ vào nội dung kế hoạch xây dựng trường mầm non đạt
chuẩn quốc gia trên toàn huyện, với vai trò là cơ quan thường trực trong việc xây
dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia Phòng Giáo dục và Đào tạo sẽ tham mưu
trong việc phân công, phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, giữa các bộ phận trong hệ
thống nhằm thực hiện đạt được các tiêu chuẩn theo Thông tư 19/2018/TT-BGDĐT.
Cụ thể, trong 5 tiêu chuẩn cần đạt để được công nhận trường mầm non đạt chuẩn
quốc gia gồm: Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường (có 10 tiêu chí); Tiêu
chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên (có 3 tiêu chí); Tiêu chuẩn 3: Cơ sở
vật chất và thiết bị dạy học (có 6 tiêu chí); Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường,
gia đình và xã hội (có 02 tiêu chí); Tiêu chuẩn 5: Hoạt động và kết quả nuôi dưỡng,
chăm sóc, giáo dục trẻ. Thì cần phân định nội dung của tiêu chuẩn, tiêu chí nào là
nhiệm vụ của nhà trường phải thực hiện và hoàn thiện và nội dung tiêu chuẩn, tiêu
chí nào nhà trường cần tham mưu cho Phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc Ủy ban
nhân dân huyện quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ, đầu tư (như nội dung của tiêu chuẩn 2 về
bổ nhiệm cán bộ quản lý hoặc phân bổ đủ số lượng giáo viên, nhận viên; tiêu chuẩn
3 về đầu tư cơ sở vật chất, ...).
Căn cứ vào Công văn 5942/BGDĐ-QLCL ngày 28 tháng 12 năm 2018 của
Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn tự đánh giá và đánh giá ngoài trường
mầm non” Phòng Giáo dục và Đào tạo tiến hành chỉ đạo các trường mầm non thực
hiện quy trình tự đánh giá theo quy định của Thông tư 19/2018/TT-BGDĐT. Theo
Thông tư này quy trình tự đánh giá gồm các bước sau:
Bước 1: Thành lập Hội đồng tự đánh giá
Bước 2: Lập kế hoạch tự đáng giá
Bước 3: Thu thập, xử lý và phân tích các minh chứng
Bước 4: Đánh giá các mức đạt được theo từng tiêu chí
Bước 5: Viết báo cáo tự đánh giá
26
Bước 6: Công bố báo cáo tự đánh giá
Bước 7: Triển khai các hoạt động sau khi hoàn thành báo cáo tự đánh giá
Từ đó, tiến hành thực hiện các bước đã đề ra theo các nội dung quy định tại
Thông tư 19/2018/TT-BGDĐT. Ở nội dung này Phòng Giáo dục và Đào tạo cần
thường xuyên tổ chức tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho các đơn vị, cá nhân thực
hiện công tác kiểm định chất lượng trên địa bàn nhằm nâng cao năng lực và trao đổi
kinh nghiệm giữa các thành viên trong các hội đồng tự đánh giá ở các trường học.
1.3.3. Chỉ đạo xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia
Đối với nội dung chỉ đạo xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, sau
khi kế hoạch xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia ban hành, cơ cấu bộ
máy đã được hình thành, nhân sự đã được giao nhiệm vụ thì phải có sự lãnh đạo,
dẫn dặt cụ thể:
- Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ động xây dựng, kiện toàn tổ chức bộ máy ở
các trường mầm non theo tiêu chuẩn trường đạt chuẩn quốc gia.
- Phòng Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các chuyên viên phụ trách bậc học
mầm non, đôn đốc động viên cán bộ, giáo viên, nhân viên các trường mầm non tự
bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực đáp ứng yêu cầu trường đạt
chuẩn quốc gia.
- Phòng Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn, giám sát các trường mầm non thực
hiện việc tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đáp ứng nhu cầu dạy và
học trong nhà trường theo tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia.
- Phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo Hiệu trưởng các trưởng mầm non
vận động các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, huy động tối đa trẻ
trong độ tuổi đến trường đặc biệt là trẻ 5-6 tuổi, trẻ có hoàn cảnh khó khăn, trẻ
khuyết tật,...
Việc chỉ đạo xây dựng trường chuẩn quốc gia sẽ đạt hiệu quả cao nếu trong
quá trình chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo kết hợp sử dụng uy quyền và thuyết
phục, động viên khích lệ, tôn trọng tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân được
phát huy năng lực và tính sáng tạo của họ trong thực hiện nhiệm vụ.
27
1.3.4. Kiểm tra tư vấn việc xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia
Căn cứ vào kế hoạch và mục tiêu đã đề ra, định kì hằng năm Phòng Giáo dục
và Đào tạo sẽ tiến hành kiểm tra việc thực hiện quy trình tự đánh giá và đánh giá
ngoài trường mầm non đạt chuẩn quốc gia trên toàn huyện. Qua đó có thể kiểm tra,
đánh giá được tình hình xây dựng trường đạt chuẩn của các trường mầm non về ưu
điểm cần phát huy và những hạn chế cần khắc phục trong việc xây dựng trường đạt
chuẩn quốc gia. Thông qua việc kiểm tra, Phòng Giáo dục và Đào tạo sẽ xác định
được các múc độ đạt được của từng trường đối với các tiêu chí, tiêu chuẩn theo
Thông tư 19/2018/TT-BGDĐT để từ đó có những đánh giá cụ thể và có sự chỉ đạo
điều chỉnh, hỗ trợ phù hợp nhất đối với từng trường trong việc thực hiện lộ trình xây
dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý xây dựng trường mầm non đạt
chuẩn quốc gia
1.4.1. Trình độ, năng lực, phẩm chất của Hiệu trưởng
Hiệu trưởng là người được Đảng và Nhà nước giao trách nhiệm quản lý nhà
trường, mọi sự việc diễn ra trong nhà trường theo chiều hướng tốt hay xấu đều do Hiệu
trưởng. Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm về chất lượng và hiệu quả mọi hoạt động
của trường mình. Thương hiệu nhà trường có được khẳng định hay không đều do Hiệu
trưởng. Xây dựng nhà trường có đáp ứng được chuẩn đề ra hay không phụ thuộc phần
lớn vào sự nhận thức, trình độ tổ chức và năng lực triển khai trong hoạt động thực tiễn
của Hiệu trưởng nhà trường.
Trước hết, người Hiệu trưởng phải là người nhận thức đúng đắn về sự cấp thiết
phải xây dựng nhà trường theo chuẩn đã đề ra; phải là người am hiểu sâu sắc về các
tiêu chuẩn này để có thể hướng dẫn, giải thích cho người dưới quyền thực hiện.
Hiệu trưởng là người có trình độ tổ chức và năng lực triển khai các nội dung,
yêu cầu xây dựng trường chuẩn quốc gia trong thực tiễn đơn vị mình.
Ngoài ra, uy tín của người Hiệu trưởng trong tập thể sư phạm có tác dụng như
chất xúc tác thúc đẩy sự phát triển của nhà trường.
28
1.4.2. Trình độ, năng lực, phẩm chất của GV
Trình độ, năng lực, phẩm chất của giáo viên là một trong năm những tiêu chuẩn
quyết định đến sự thành công của công tác xây dựng trường CQG. Vì vậy để đáp ứng
yêu cầu trường CQG thì mỗi người GV cần phải nhận thức rõ về vai trò trách nhiệm
của mình trong các hoạt động giáo dục, lối sống đạo đức, trau dồi chuyên môn nghiệp
vụ, làm công tác tuyên truyền để học sinh, phụ huynh, các tổ chức cá nhân trong và
ngoài nhà trường hiểu rõ về mục tiêu của công tác xây dựng trường CQG.
1.4.3. Các lực lượng xã hội
Các chủ trương, chính sách của Nhà nước hay mỗi địa phương (theo đặc thù
từng địa phương) có ý nghĩa là tiền đề cho việc xây dựng trường chuẩn quốc gia có
được thực hiện và thực hiện một cách thuận lợi hay không.
Xây dựng trường chuẩn quốc gia chỉ có thể thực hiện thành công khi có sự lãnh
đạo trực tiếp, thường xuyên của Đảng, sự quản lí chặt chẽ của nhà nước.
Nhận thức các tổ chức (các ngành như Y tế, các tổ chức đoàn thể như Mặt trận
Tổ quốc, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh, Hội
Khuyến học,…) có ý nghĩa quan trọng đối với việc xây dựng trường chuẩn quốc gia.
Nhận thức đúng của các tổ chức xã hội sẽ có tác động lan tỏa tới hội viên, đoàn
viên, thành viên của mỗi tổ chức. Khi có nhận thức đúng, các tổ chức, mỗi đoàn viên,
hội viên, thành viên của tổ chức sẽ có hành động thiết thực cùng với ngành Giáo
dục&Đào tạo, Nhà trường đóng góp và huy động nhân lực, vật lực, tài chính… để xây
dựng trường chuẩn quốc gia.
Truyền thống văn hoá, môi trường đạo đức chung của mỗi gia đình, mỗi dòng
họ, mỗi cộng đồng gần gũi với HS có thể trở thành tác nhân thúc đẩy hoặc kìm hãm
động cơ, thái độ học tập của HS. HS không thể học tập tốt nếu gia đình không tạo điều
kiện, không có phương pháp để khuyến khích, động viên, giúp đỡ các em. Chính vì
vậy, việc tăng cường vai trò quản lý của gia đình, của cộng đồng xã hội trong việc giáo
dục HS là rất quan trọng và thiết thực.
1.4.4. Điều kiện kinh tế, văn hoá, sự quan tâm của các cấp uỷ đảng,
chính quyền
Điều kiện kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội có thể coi là điều kiện khách quan
29
có ảnh hưởng rất lớn tới vấn đề giáo dục, cụ thể là ảnh hưởng tới môi trường giáo dục,
chất lượng giáo dục, kết quả học tập và rèn luyện của học sinh.
Điều kiện kinh tế thuận lợi hay khó khăn của một gia đình, một địa phương hay
một quốc gia trực tiếp ảnh hưởng đến chi phí đầu tư vật chất cho giáo dục, đến xã hội
hoá giáo dục. Điều kiện vật chất tốt sẽ là điều kiện thuận lợi để thực hiện hiệu quả công
tác xây dựng trường chuẩn quốc gia . Ngược lại điều kiện kinh tế khó khăn sẽ hạn chế
sự phát huy tối đa các năng lực trong việc xây dựng trường chuẩn quốc gia...
Nền văn hoá tiên tiến giàu bản sắc dân tộc của nước ta cũng ảnh hưởng lớn đến
giáo dục. Truyền thống hiếu học, cần cù, sáng tạo, của người Việt kết hợp với sự nỗ lực
vươn lên tiếp thu những nét hiện đại của văn hoá nước ngoài sẽ tạo nên động lực mạnh
mẽ trong sự phát triển giáo dục. Tuy nhiên, ở mỗi địa phương, mỗi vùng miền của
nước ta còn tồn tại những tư tưởng, nếp nghĩ mang tính trì trệ của cơ chế cũ, quan niệm
“sống lâu lên lão làng” cũng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của giáo dục nói
chung và công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia nói riêng.
Một nền chính trị ổn định với sự quan tâm, chỉ đạo sát sao, kịp thời và động
viên chu đáo của các cấp uỷ đảng, chính quyền về cả vật chất và tinh thần sẽ tạo nên sự
hưng phấn, hứng khởi để đạt kết quả tốt nhất trong các hoạt động của nhà trường, thầy
cô giáo và học sinh đặc biệt là công cuộc xây dựng trường chuẩn quốc gia.
Tiểu kết chương 1
Trường mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân; có vị
trí, chức năng và nhiệm vụ đặc biệt quan trọng là đặt nền móng cho sự phát triển về
thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ cho trẻ em. Trường mầm non trực
tiếp đảm nhận việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục từ lúc trẻ mới 03 tháng tuổi cho
đến 06 tuổi, nhằm chuẩn bị cho trẻ những kĩ năng như: tự lập, sự kiềm chế, khả
năng diễn đạt rõ ràng, đồng thời hình thành hứng thú đối với việc đến trường tiểu
học, tăng khả năng sẵn sàng để bước vào giai đoạn giáo dục phổ thông.
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo
dục và công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia là nhằm mục đích làm cho hệ
thống các trường mầm non ngày càng hiện đại hóa, nâng cao chất lượng chăm sóc,
30
giáo dục trẻ toàn diện, phát huy có hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục, thực hiện
công bằng về điều kiện giáo dục đáp ứng yêu cầu của xã hội trong thời kì công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia là hoạt động mang
tính khoa học và rất cần thiết đối với cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà
nước về lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Nếu làm tốt công tác này sẽ góp phần nâng
cao số lượng và chất lượng các trường mầm non đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn
huyện Đắk Glong, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân trong huyện và đây cũng
là động lực thúc đẩy sự phát triển toàn diện của các trường mầm non.
Muốn quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia có hiệu quả
thiết thực, các nhà quản lý giáo dục cần thực hiện đầy đủ các mục tiêu, nôi dung và
phương pháp quản lý; đồng thời thực hiện đồng bộ các chức năng quản lý từ khâu
lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo đến việc kiểm tra giám sát, việc thực hiện từng tiêu
chí, tiêu chuẩn của trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.
Những vấn đề lý luận về quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc
gia sẽ là cơ sở quan trọng cho việc khảo sát thực trạng quản lý xây dựng trường
mầm non đạt chuẩn quốc gia ở chương tiếp theo.
31
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XÂY DỰNG TRƯỜNG MẦM NON ĐẠT CHUẨN
QUỐC GIA HUYỆN ĐẮK GLONG, TỈNH ĐẮK NÔNG
2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục của huyện Đắk
Glong
2.1.1. Đặc điểm về vị trí địa lý, tình hình kinh tế - xã hội
Đắk Glong là một huyện nghèo của tỉnh Đắk Nông, huyện được thành lập
theo Nghị định 82/2005/NĐ-CP, ngày 27 tháng 6 năm 2005 của Chính phủ, trên cơ
sở chia tách từ huyện Đắk Nông cũ. Đắk Glong nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Đắk
Nông, giáp với các huyện Lắk ở phía Đông Bắc, Đam Rông ở phía Đông, Lâm Hà ở
phía Đông Nam, Di Linh và Bảo Lâm ở phía Nam, Đắk R’lấp và thị xã Gia Nghĩa ở
phía Tây Nam, Đắk Song ở phía Tây và Krông Nô ở phía Bắc.
Huyện Đắk Glong có tổng diện tích tự nhiên là 144.776,02 ha, toàn huyện có
07 đơn vị hành chính cấp xã (06/07 là xã đặc biệt khó khăn, 01 xã đạt chuẩn nông
thôn mới) với 61 thôn, bon (trong đó, có 30 bon đông đồng bào dân tộc thiểu số tại
chỗ). Dân số trên toàn huyện là 16.891 hộ, với 72.933 nhân khẩu (theo kết quả điều
tra hộ nghèo năm 2020), trong đó: đồng bào dân tộc thiểu số có 8.925 hộ, với
43.620 khẩu, chiếm gần 60% và có 30 dân tộc cùng sinh sống; số hộ nghèo của
huyện là 4.662 hộ, 24.571 khẩu, chiếm tỷ lệ 27,6 %, trong đó hộ nghèo đồng bào
dân tộc thiểu số là 3.821 hộ, 20.883 khẩu, chiếm 81,96% tổng số hộ nghèo. Hộ cận
nghèo trên địa bàn huyện là 1.642 hộ, với 8.448 khẩu, chiếm 9,72%. Số hộ dân sản
xuất nông, lâm nghiệp chiếm trên 80%, còn lại là lao động trong lĩnh vực tiểu thủ
công nghiệp, dân dụng, tiểu thương, có mức thu nhập thấp.
Có thể nói nếu so với mặt bằng chung của cả nước, điều kiện kinh tế - xã hội
còn thấp. Bởi lẽ, huyện có địa hình phức tạp, có nhiều dân tộc anh em cùng sinh
sống, nhiều phong tục tập quán lạc hậu còn tồn tại, người dân chủ yếu là thuần
nông, trình độ dân trí thấp. Xuất phát điểm kinh tế chậm phát triển, nền kinh tế nông
- lâm - ngư nghiệp còn mang tính tự cung tự cấp, chưa quen với phương thức sản
xuất hàng hóa. Các tiềm năng về khoáng sản, đất, lao động, du lịch chưa được đầu
32
tư khai thác, sử dụng chưa có hiệu quả, tất cả các yếu tố đó đã ảnh hưởng rất lớn
đến công tác phát triển giáo dục. [40].
2.1.2. Tình hình phát triển giáo dục huyện Đắk Glong
Sau 16 năm xây dựng và phát triển, ngành giáo dục và đào tạo huyện Đắk
Glong cũng đạt được nhiều thành tựu quan trong như:
Kết thúc năm học 2019-2020 toàn huyện 7/7 xã có đầy đủ các cấp học từ
mầm non đến trung học cơ sở, có 40 đơn vị trường học gồm: bậc học mầm non 16
trường (03 trường tư thục); có 11 trường tiểu học, 03 trường tiểu học và trung học
cơ sở; 07 trường trung học cơ sở, 02 trường trung học phổ thông, 01 trường phổ
thông dân tộc nội trú trung học cơ sở và trung học phổ thông; được công nhận đạt
chuẩn phổ cập giáo dục - xóa mù chữ mức độ 1 vào năm 2009, có 06 trường đạt
chuẩn quốc gia: 02 trường trung học cơ sở, 02 trường tiểu học và 02 trường mầm
nom, hệ thống trường lớp được đầu tư xây dựng theo các chương trình dự án của
huyện nghèo. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên từng bước ổn định [40].
Trong những năm gần đây, trên cơ sở các văn bản của BGDĐT, của Sở
GDĐT, của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông, UBND huyện đã chỉ đạo ngành giáo
dục và đào tạo huyện, đẩy mạnh, phát hiện, đào tạo bồi dưỡng nhân tài, cải tiến
kiểm tra đánh giá, đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin
trong dạy học và quản lý. Chất lượng giáo dục đã chuyển biến, học sinh có đạo đức,
tác phong, ý thức trong việc tham gia các phòng trào, tham gia các hoạt động xã
hội. Chất lượng mũi nhọn đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Số học sinh
tham gia các hội thi, kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia tăng cả về số lượng
và chất lượng.
Mặt khác, Ủy ban nhân dân huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo
các cơ sở giáo dục xây dựng bồi dưỡng cho đội ngũ nhà giáo, tạo điều kiện cho đội
ngũ nhà giáo tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bản lĩnh
chính trị, đạo đức lối sống. Qua đó đội ngũ viên chức toàn ngành giáo dục được
nâng cao về chất lượng, tiếp tục được kiện toàn và bổ sung về số lượng, đảm bảo
đáp ứng theo yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (Bảng 2.7 phụ lục số 1). Như vậy,
33
nhìn chung về chất lượng đội ngũ nhà giáo tỷ lệ đạt chuẩn 95%, trên chuẩn là
61,3%. Đây là điều kiện cần thiết, là nền tảng để đẩy mạnh và nâng cao chất lượng
giáo dục, là cơ sở để phát triển đội ngũ nhà giáo của huyện nhà.
Bên cạnh đó, cơ sở vật chất trường học đã được các cấp quan tâm đầu tư. Từ
năm học 2016-2017 đến nay Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện đã tham mưu các
cấp trong công tác đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học, trang thiết bị dạy học
với tổng kinh phí hơn 70,5 tỷ đồng (xây dựng 14 phòng cho các trường mầm non,
28 phòng cho các trường tiểu học, xây dựng mới cho 02 trường trung học cơ sở theo
hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa.
Sự nghiệp giáo dục, đào tạo có bước khởi sắc đáng kể, chất lượng dạy và học
ở tất cả các bậc học ngày càng được nâng cao, đáp ứng yêu cầu đổi mới của sự
nghiệp giáo dục và đạo tạo. Mạng lưới trường lớp không ngừng được đầu tư xây
dựng với 40 trường học từ bậc mầm non đến trung học phổ thông, 01 trung tâm
Giáo dục thường xuyên và Nghề nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho con em trong
huyện đến học tập. Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý cơ bản đáp ứng yêu cầu phát
triển giáo dục của huyện nhà. Hiện nay, có 100% cán bộ quản lý đạt chuẩn về trình
độ đào tạo (trong đó 78% trên chuẩn); 95% giáo viên mầm non, tiểu học, trung học
cơ sở đạt chuẩn về trình độ đạo tạo (trong đó 61,3% trên chuẩn) Đảng viên là cán
bộ giáo viên, nhân viên chiếm 45,5% độ ngũ.
Kỉ cương học đường tiếp tục được duy trì, các tệ nạn xã hội được ngăn chặn
không để xâm nhập vào trường học, môi trường giáo dục được đảm bảo cho sự phát
triển toàn diện nhân cách của học sinh.
Thực hiện tốt công bằng xã hội trong giáo dục, quan tâm đúng mức tới sự
phát triển giáo dục ở những vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Thực hiện tốt
chương trình giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật.
Công tác xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh, đem lại hiệu quả thiết thực đối
với phong trào xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, với việc hoàn thành phổ cập
giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập
giáo dục trung học cơ sơ, với phòng trào khuyến học, khuyến tài ở địa phương.
34
Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển giáo dục trong thời kì công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, giáo dục huyện Đắk Glong còn bộc lộ những hạn chế:
- Chất lượng giáo dục giữa các vùng chưa đồng đều, khả năng vận dụng kiến
thức đã học vào thực tế sản xuất và đời sống của học sinh còn hạn chế.
- Công tác quản lý giáo dục, phương pháp dạy học ở các trường chậm được
đổi mới; năng lực quản lý của một số cán bộ quản lý còn chưa năng động linh hoạt;
công tác xã hội hóa giáo dục ở một số địa phương làm chưa tốt.
- Cơ sở vật chất của các trường mầm non, mẫu giáo còn rất yếu, kinh phí
giáo dục đầu tư cho hoạt động chăm sóc giáo dục, mua sắm trang thiết bị dạy học
hằng năm còn rất thấp so với thực tế.
2.1.3. Tình hình phát triển giáo dục mầm non huyện Đắk Glong
2.1.3.1. Quy mô phát triển giáo dục mầm non
Bảng 2.1. Thống kế quy mô phát triển giáo dục mầm non
Nội dung
Năm học
2018-2019 2019-2020 2020-2021
1. Tổng số trường mầm non công lập 13 13 13
2. Tổng số nhóm lớp 154 171 154
3. Tổng số trẻ ra lớp toàn huyện 4556 4.983 4630
- Tổng số trẻ dân tộc thiểu số đến lớp 2.568 2.912 2.614
- Tổng số trẻ nhà trẻ đến lớp 20 24 27
- Tỷ lệ trẻ nhà trẻ đến lớp 5,2% 6,2% 6,33%
- Tỷ lệ trẻ mẫu giáo đến lớp 4522 4983 4630
- Tổng số trẻ mẫu giáo học lớp ghép 163 165 323
- Tổng số trẻ mẫu giáo 5 tuổi đến lớp 1856 1988 1961
- Tỷ lệ trẻ mẫu giáo 5 tuổi đến lớp 92 97,8 97,2
- Tổng số trẻ mẫu giáo 5 tuổi học lớp
ghép
37 40 42
Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Đắk Glong
Toàn huyện có 13 trường mầm non công lập, trung bình mỗi xã có một
trường, riêng xã Quảng Sơn có 03 trường: trường mẫu giáo Họa Mi, trường mẫu
giáo Sơn Ca, trường mẫu giáo Hoa Pơ Lang. Số nhóm lớp, số trẻ đặc biệt là tỷ lệ
huy động trẻ 5 tuổi đến lớp ngày càng tăng. Như vậy, với quy mô phát triển hiện
nay, giáo dục mầm non huyện Đắk Glong cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của trẻ
35
và đáp ứng tốt nhu cầu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Song vẫn có nhiều
trường có quá nhiều điểm lẻ (như Trường mẫu giáo Họa Mi xã Quảng Sơn có tới 05
điểm trường, trường mẫu giáo Hoa Lan xã Đắk R’măng có 05 điểm trường, trường
mẫu giáo Hoa Đào xã Đắk Som có 05 điểm trường). Trong khi các trường vùng
thuận lợi tỷ lệ trẻ/lớp vượt quá so với Điều lệ trường mầm non, thì ở các trường
vùng khó khăn không đảm bảo tỷ lệ trẻ/lớp phải dạy lớp ghép 2-3 độ tuổi. Những
vấn đề đó không chỉ ảnh làm hưởng đến chất lượng thực hiện chương trình giáo dục
mầm non mà còn ảnh hưởng đến việc bố trí sắp xếp đội ngũ giáo viên đứng lớp và
công tác chỉ đạo chuyên môn của Phòng Giáo dục và Đào tạo.
2.1.3.2. Chất lương chăm sóc giáo dục trẻ
Bảng 2.2. Thống kê chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng
Nội dung
Năm học
2018-2019 2019-2020 2020-2021
Tổng số trường MN tổ chức bán trú 9 11 11
Tổng số nhóm lớp bán trú 85 102 96
Tổng số trẻ ăn bán trú tại trường 2556 3933 3580
Tỷ lệ trẻ ăn bán trú tại trường 56,52 78,92 77,32
Tổng số trẻ được khám sức khỏe định
kỳ
4556 4.983 4630
Tỷ lệ trẻ được khám sức khỏe định kỳ 100% 100% 100%
Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng x x x
- Thể nhẹ cân 5,8 5,8 4,3
- Thể thấp còi 5,2 5,4 5,1
Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Đắk Glong
Toàn huyện có 11/13 trường mầm non tổ chức bán trú với 54 nhân viên cấp
dưỡng, trong đó 100% nhân viên cấp dưỡng được đào tạo về kĩ thuật chế biến món
ăn. Tỷ lệ trẻ ăn bán trú tại trường ngày càng cao; 6/13 trường có nhân viên y tế học
đường, công tác khám sức khỏe cho trẻ chưa được thực hiện đúng theo quy định, đa
số trẻ được theo dõi sức khỏe bằng biểu đồ phát triển. Chất lượng bán trú được nâng
lên rõ rệt, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng được giảm đáng kể qua từng năm. Tuy nhiên tỷ
lệ trẻ suy dinh dưỡng ở các trường mầm non trên địa bàn huyện Đắk Glong vẫn cao
so với mặt bằng chung toàn tỉnh Đắk Nông. Một số bếp ăn chưa đảm bảo theo quy
định ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tổ chức bán trú tại trường. Đời sống nhân
36
viên cấp dưỡng không ổn định, mức lương thấp, chủ yếu phụ thuộc vào sự đóng góp
từ phụ huynh. Mức ăn của trẻ ở một số vùng còn thấp (từ 7.000-10.000đ/ngày/trẻ),
còn chênh lệch với giá cả thị trường nên chưa đáp ứng các yêu cầu tối thiếu về chất
lượng calo cần thiết trong ngày/trẻ.
Bảng 2.3. Thống kê chất lượng giáo dục mầm non
Nội dung
Năm học
2018-2019 2019-2020 2020-2021
Tỷ lệ chuyên cần 92 95 96
Tỷ lệ bé ngoan 90 92 95
Tỷ lệ thực hiện chương trình GDMN
mới
100 100 100
Tỷ lệ thực hiện Bộ chuẩn PTT5T 100 100 100
Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Đắk Glong
Hiện nay, 100% các trường mầm non trên địa bàn huyện Đắk Glong áp dụng
chương trình giáo dục mầm non lấy trẻ làm trung tâm, 100% giáo viên được tập
huấn và thực hiện phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, vùng miền địa
phương, nhiều giáo viên năng động, sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động giáo
dục trẻ. Các trường đã triển khai và thực hiện có hiệu quả Bộ công cụ đánh giá sự
phát triển của trẻ 5 tuổi, thiết lập và xậy dựng bộ công cụ đánh giá theo từng tiêu
chí phù hợp với đối tượng học sinh. Khai thác và sử dụng có hiệu quả phần mềm
Kidsmart. Giáo viên đã chú trọng việc giáo dục và dạy kĩ năng sống cho trẻ thông
qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, trẻ thực sự có nhiều cơ hội tham gia trải
nghiệm khám phá, tìm tòi, qua đó nhân cách của trẻ dần được hình thành và phát
triển tốt. Bên cạnh đó các trường còn từng bước hình thành và giáo dục trẻ khả năng
tự phục vụ trong các sinh hoạt hằng ngày của bản thân, chuẩn bị cho trẻ tâm thế sẵn
sàng vào lớp 1. Mặc dù vậy, việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy trẻ
làm trung tâm ở một số trường vùng sâu, vùng xa còn khó khăn thiếu cơ sở vật chất,
trang thiết bị dạy học. Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ còn có sự chênh vênh giữa
các vùng miền trên địa bàn huyện Đắk Glong. Mặt khác, đa số trẻ em dân tộc
H’Mông ở các trường: MG Quảng Hòa xã Quảng Hòa, MG Hoa Pơ Lang xã Quảng
Sơn, MG Hoa Lan xã Đắk R’măng, MG Hoa Đào, Đắk Nang thuộc xã Đắk Som,...
Quản lý xây dựng mầm non đạt chuẩn quốc gia
Quản lý xây dựng mầm non đạt chuẩn quốc gia
Quản lý xây dựng mầm non đạt chuẩn quốc gia
Quản lý xây dựng mầm non đạt chuẩn quốc gia
Quản lý xây dựng mầm non đạt chuẩn quốc gia
Quản lý xây dựng mầm non đạt chuẩn quốc gia
Quản lý xây dựng mầm non đạt chuẩn quốc gia
Quản lý xây dựng mầm non đạt chuẩn quốc gia
Quản lý xây dựng mầm non đạt chuẩn quốc gia
Quản lý xây dựng mầm non đạt chuẩn quốc gia
Quản lý xây dựng mầm non đạt chuẩn quốc gia
Quản lý xây dựng mầm non đạt chuẩn quốc gia
Quản lý xây dựng mầm non đạt chuẩn quốc gia
Quản lý xây dựng mầm non đạt chuẩn quốc gia
Quản lý xây dựng mầm non đạt chuẩn quốc gia
Quản lý xây dựng mầm non đạt chuẩn quốc gia
Quản lý xây dựng mầm non đạt chuẩn quốc gia
Quản lý xây dựng mầm non đạt chuẩn quốc gia
Quản lý xây dựng mầm non đạt chuẩn quốc gia
Quản lý xây dựng mầm non đạt chuẩn quốc gia
Quản lý xây dựng mầm non đạt chuẩn quốc gia
Quản lý xây dựng mầm non đạt chuẩn quốc gia
Quản lý xây dựng mầm non đạt chuẩn quốc gia
Quản lý xây dựng mầm non đạt chuẩn quốc gia
Quản lý xây dựng mầm non đạt chuẩn quốc gia
Quản lý xây dựng mầm non đạt chuẩn quốc gia
Quản lý xây dựng mầm non đạt chuẩn quốc gia
Quản lý xây dựng mầm non đạt chuẩn quốc gia
Quản lý xây dựng mầm non đạt chuẩn quốc gia
Quản lý xây dựng mầm non đạt chuẩn quốc gia
Quản lý xây dựng mầm non đạt chuẩn quốc gia
Quản lý xây dựng mầm non đạt chuẩn quốc gia
Quản lý xây dựng mầm non đạt chuẩn quốc gia
Quản lý xây dựng mầm non đạt chuẩn quốc gia
Quản lý xây dựng mầm non đạt chuẩn quốc gia
Quản lý xây dựng mầm non đạt chuẩn quốc gia
Quản lý xây dựng mầm non đạt chuẩn quốc gia
Quản lý xây dựng mầm non đạt chuẩn quốc gia
Quản lý xây dựng mầm non đạt chuẩn quốc gia
Quản lý xây dựng mầm non đạt chuẩn quốc gia
Quản lý xây dựng mầm non đạt chuẩn quốc gia
Quản lý xây dựng mầm non đạt chuẩn quốc gia
Quản lý xây dựng mầm non đạt chuẩn quốc gia
Quản lý xây dựng mầm non đạt chuẩn quốc gia
Quản lý xây dựng mầm non đạt chuẩn quốc gia
Quản lý xây dựng mầm non đạt chuẩn quốc gia
Quản lý xây dựng mầm non đạt chuẩn quốc gia

More Related Content

What's hot

Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV
Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDVQuy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV
Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDVdissapointed
 
BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019
BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019
BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019PinkHandmade
 
Dự án trồng dược liệu kết hợp rau sạch ngắn ngày
Dự án trồng dược liệu kết hợp rau sạch ngắn ngàyDự án trồng dược liệu kết hợp rau sạch ngắn ngày
Dự án trồng dược liệu kết hợp rau sạch ngắn ngàyThaoNguyenXanh2
 
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụBáo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụphuongqtvpk1d
 
Đề tài: Thực trạng quản lý rủi ro lãi suất ở các ngân hàng thương mại Việt Na...
Đề tài: Thực trạng quản lý rủi ro lãi suất ở các ngân hàng thương mại Việt Na...Đề tài: Thực trạng quản lý rủi ro lãi suất ở các ngân hàng thương mại Việt Na...
Đề tài: Thực trạng quản lý rủi ro lãi suất ở các ngân hàng thương mại Việt Na...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Sổ tay tín dụng Agribank
Sổ tay tín dụng AgribankSổ tay tín dụng Agribank
Sổ tay tín dụng Agribankdissapointed
 

What's hot (20)

Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV
Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDVQuy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV
Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV
 
Đề tài: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS tại TPHCM, HOT
Đề tài: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS tại TPHCM, HOTĐề tài: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS tại TPHCM, HOT
Đề tài: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS tại TPHCM, HOT
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản, HOT
 
Luận văn: Dạy và học phân số ở bậc tiểu học Lào, HOT, 9đ
Luận văn: Dạy và học phân số ở bậc tiểu học Lào, HOT, 9đLuận văn: Dạy và học phân số ở bậc tiểu học Lào, HOT, 9đ
Luận văn: Dạy và học phân số ở bậc tiểu học Lào, HOT, 9đ
 
BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019
BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019
BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019
 
Dự án trồng dược liệu kết hợp rau sạch ngắn ngày
Dự án trồng dược liệu kết hợp rau sạch ngắn ngàyDự án trồng dược liệu kết hợp rau sạch ngắn ngày
Dự án trồng dược liệu kết hợp rau sạch ngắn ngày
 
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển làng nghề, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển làng nghề, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về phát triển làng nghề, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về phát triển làng nghề, HOT
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụBáo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ
 
Đề tài: Cải cách hành chính nhà nước ở quận Đống Đa, Hà Nội, HAY
Đề tài: Cải cách hành chính nhà nước ở quận Đống Đa, Hà Nội, HAYĐề tài: Cải cách hành chính nhà nước ở quận Đống Đa, Hà Nội, HAY
Đề tài: Cải cách hành chính nhà nước ở quận Đống Đa, Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳngLuận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng
 
Luận văn: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh miền núi
Luận văn: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh miền núiLuận văn: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh miền núi
Luận văn: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh miền núi
 
Đề tài: Thực trạng quản lý rủi ro lãi suất ở các ngân hàng thương mại Việt Na...
Đề tài: Thực trạng quản lý rủi ro lãi suất ở các ngân hàng thương mại Việt Na...Đề tài: Thực trạng quản lý rủi ro lãi suất ở các ngân hàng thương mại Việt Na...
Đề tài: Thực trạng quản lý rủi ro lãi suất ở các ngân hàng thương mại Việt Na...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại huyện Củ Chi
Luận văn: Quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại huyện Củ ChiLuận văn: Quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại huyện Củ Chi
Luận văn: Quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại huyện Củ Chi
 
Quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học cơ sở thuộc thành phố Cà Mau, t...
Quản lý hoạt động dạy học ở  trường trung học cơ sở thuộc thành phố Cà Mau, t...Quản lý hoạt động dạy học ở  trường trung học cơ sở thuộc thành phố Cà Mau, t...
Quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học cơ sở thuộc thành phố Cà Mau, t...
 
Đề tài ngành Luật: Pháp luật bảo vệ tài nguyên đất đai, 9 Đ,HAY
Đề tài ngành Luật: Pháp luật bảo vệ tài nguyên đất đai, 9 Đ,HAYĐề tài ngành Luật: Pháp luật bảo vệ tài nguyên đất đai, 9 Đ,HAY
Đề tài ngành Luật: Pháp luật bảo vệ tài nguyên đất đai, 9 Đ,HAY
 
Luận văn:Quản lý nhà nước về công tác bảo vệ rừng, HOT
Luận văn:Quản lý nhà nước về công tác bảo vệ rừng, HOTLuận văn:Quản lý nhà nước về công tác bảo vệ rừng, HOT
Luận văn:Quản lý nhà nước về công tác bảo vệ rừng, HOT
 
Đề tài thẩm định dự án đầu tư trong ngân hàng, ĐIỂM CAO
 Đề tài thẩm định dự án đầu tư trong ngân hàng, ĐIỂM CAO Đề tài thẩm định dự án đầu tư trong ngân hàng, ĐIỂM CAO
Đề tài thẩm định dự án đầu tư trong ngân hàng, ĐIỂM CAO
 
Sổ tay tín dụng Agribank
Sổ tay tín dụng AgribankSổ tay tín dụng Agribank
Sổ tay tín dụng Agribank
 
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu họcLuận văn: Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học
 

Similar to Quản lý xây dựng mầm non đạt chuẩn quốc gia

Th s31 002_xây dựng trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia ở huyện hà trun...
Th s31 002_xây dựng trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia ở huyện hà trun...Th s31 002_xây dựng trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia ở huyện hà trun...
Th s31 002_xây dựng trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia ở huyện hà trun...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Quản Lý Nhà Nước Về Đào Tạo Ở Các Trường Đại Học, Cao Đẳng Trên Địa Bàn Tỉnh ...
Quản Lý Nhà Nước Về Đào Tạo Ở Các Trường Đại Học, Cao Đẳng Trên Địa Bàn Tỉnh ...Quản Lý Nhà Nước Về Đào Tạo Ở Các Trường Đại Học, Cao Đẳng Trên Địa Bàn Tỉnh ...
Quản Lý Nhà Nước Về Đào Tạo Ở Các Trường Đại Học, Cao Đẳng Trên Địa Bàn Tỉnh ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Quản Lý Nhà Nước Về Đào Tạo Ở Các Trường Đại Học, Cao Đẳng Trên Địa Bàn Tỉnh ...
Quản Lý Nhà Nước Về Đào Tạo Ở Các Trường Đại Học, Cao Đẳng Trên Địa Bàn Tỉnh ...Quản Lý Nhà Nước Về Đào Tạo Ở Các Trường Đại Học, Cao Đẳng Trên Địa Bàn Tỉnh ...
Quản Lý Nhà Nước Về Đào Tạo Ở Các Trường Đại Học, Cao Đẳng Trên Địa Bàn Tỉnh ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một số biện pháp quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục ở trường mầm no...
Một số biện pháp quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục ở trường mầm no...Một số biện pháp quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục ở trường mầm no...
Một số biện pháp quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục ở trường mầm no...https://www.facebook.com/garmentspace
 
SKKN nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi trong trường...
SKKN nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi trong trường...SKKN nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi trong trường...
SKKN nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi trong trường...HanaTiti
 
Tailieu.vncty.com sáng kiến kinh nghiệm - mầm non
Tailieu.vncty.com   sáng kiến kinh nghiệm - mầm nonTailieu.vncty.com   sáng kiến kinh nghiệm - mầm non
Tailieu.vncty.com sáng kiến kinh nghiệm - mầm nonTrần Đức Anh
 
Dt bc tong ket nh 2021-hv ch-chinih thuc
Dt bc tong ket nh 2021-hv ch-chinih thucDt bc tong ket nh 2021-hv ch-chinih thuc
Dt bc tong ket nh 2021-hv ch-chinih thucchinhhuynhvan
 
Khoá Luận Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Địa Lí Ở Các Trường Thpt Trên Địa Bàn...
Khoá Luận Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Địa Lí Ở Các Trường Thpt Trên Địa Bàn...Khoá Luận Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Địa Lí Ở Các Trường Thpt Trên Địa Bàn...
Khoá Luận Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Địa Lí Ở Các Trường Thpt Trên Địa Bàn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Khoá Luận Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Địa Lí Ở Các Trường Thpt Trên Địa Bàn...
Khoá Luận Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Địa Lí Ở Các Trường Thpt Trên Địa Bàn...Khoá Luận Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Địa Lí Ở Các Trường Thpt Trên Địa Bàn...
Khoá Luận Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Địa Lí Ở Các Trường Thpt Trên Địa Bàn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Cac giai phap boi duong de nang cao chat luong doi ngu gvth dbscl
Cac giai phap boi duong de nang cao chat luong doi ngu gvth dbsclCac giai phap boi duong de nang cao chat luong doi ngu gvth dbscl
Cac giai phap boi duong de nang cao chat luong doi ngu gvth dbsclChau Phan
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ: XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG TRUNG HỌC  PHỔ THÔNGLUẬN VĂN THẠC SĨ: XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG TRUNG HỌC  PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNGOnTimeVitThu
 
Hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở
Hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở Hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở
Hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜN...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜN...LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜN...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜN...OnTimeVitThu
 
Bao cao so ket ky i (14 15)
Bao cao so ket ky i (14 15)Bao cao so ket ky i (14 15)
Bao cao so ket ky i (14 15)Nguyen Hanh
 

Similar to Quản lý xây dựng mầm non đạt chuẩn quốc gia (20)

Luận văn: Chính sách giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THCS
Luận văn: Chính sách giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THCSLuận văn: Chính sách giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THCS
Luận văn: Chính sách giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THCS
 
Th s31 002_xây dựng trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia ở huyện hà trun...
Th s31 002_xây dựng trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia ở huyện hà trun...Th s31 002_xây dựng trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia ở huyện hà trun...
Th s31 002_xây dựng trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia ở huyện hà trun...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học tai Đăk Lăk
Luận văn: Quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học tai Đăk LăkLuận văn: Quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học tai Đăk Lăk
Luận văn: Quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học tai Đăk Lăk
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học trên tỉnh Đăk Lăk
Luận văn: Quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học trên tỉnh Đăk LăkLuận văn: Quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học trên tỉnh Đăk Lăk
Luận văn: Quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học trên tỉnh Đăk Lăk
 
Quản Lý Nhà Nước Về Đào Tạo Ở Các Trường Đại Học, Cao Đẳng Trên Địa Bàn Tỉnh ...
Quản Lý Nhà Nước Về Đào Tạo Ở Các Trường Đại Học, Cao Đẳng Trên Địa Bàn Tỉnh ...Quản Lý Nhà Nước Về Đào Tạo Ở Các Trường Đại Học, Cao Đẳng Trên Địa Bàn Tỉnh ...
Quản Lý Nhà Nước Về Đào Tạo Ở Các Trường Đại Học, Cao Đẳng Trên Địa Bàn Tỉnh ...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Đào Tạo Ở Các Trường Đại Học, Cao Đẳng Trên Địa Bàn Tỉnh ...
Quản Lý Nhà Nước Về Đào Tạo Ở Các Trường Đại Học, Cao Đẳng Trên Địa Bàn Tỉnh ...Quản Lý Nhà Nước Về Đào Tạo Ở Các Trường Đại Học, Cao Đẳng Trên Địa Bàn Tỉnh ...
Quản Lý Nhà Nước Về Đào Tạo Ở Các Trường Đại Học, Cao Đẳng Trên Địa Bàn Tỉnh ...
 
Một số biện pháp quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục ở trường mầm no...
Một số biện pháp quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục ở trường mầm no...Một số biện pháp quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục ở trường mầm no...
Một số biện pháp quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục ở trường mầm no...
 
SKKN nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi trong trường...
SKKN nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi trong trường...SKKN nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi trong trường...
SKKN nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi trong trường...
 
Tailieu.vncty.com sáng kiến kinh nghiệm - mầm non
Tailieu.vncty.com   sáng kiến kinh nghiệm - mầm nonTailieu.vncty.com   sáng kiến kinh nghiệm - mầm non
Tailieu.vncty.com sáng kiến kinh nghiệm - mầm non
 
Dt bc tong ket nh 2021-hv ch-chinih thuc
Dt bc tong ket nh 2021-hv ch-chinih thucDt bc tong ket nh 2021-hv ch-chinih thuc
Dt bc tong ket nh 2021-hv ch-chinih thuc
 
Luận văn: Quản lí dạy học môn Toán tại Trường tiểu học Bồ Đề
Luận văn: Quản lí dạy học môn Toán tại Trường tiểu học Bồ ĐềLuận văn: Quản lí dạy học môn Toán tại Trường tiểu học Bồ Đề
Luận văn: Quản lí dạy học môn Toán tại Trường tiểu học Bồ Đề
 
Khoá Luận Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Địa Lí Ở Các Trường Thpt Trên Địa Bàn...
Khoá Luận Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Địa Lí Ở Các Trường Thpt Trên Địa Bàn...Khoá Luận Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Địa Lí Ở Các Trường Thpt Trên Địa Bàn...
Khoá Luận Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Địa Lí Ở Các Trường Thpt Trên Địa Bàn...
 
Khoá Luận Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Địa Lí Ở Các Trường Thpt Trên Địa Bàn...
Khoá Luận Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Địa Lí Ở Các Trường Thpt Trên Địa Bàn...Khoá Luận Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Địa Lí Ở Các Trường Thpt Trên Địa Bàn...
Khoá Luận Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Địa Lí Ở Các Trường Thpt Trên Địa Bàn...
 
Cac giai phap boi duong de nang cao chat luong doi ngu gvth dbscl
Cac giai phap boi duong de nang cao chat luong doi ngu gvth dbsclCac giai phap boi duong de nang cao chat luong doi ngu gvth dbscl
Cac giai phap boi duong de nang cao chat luong doi ngu gvth dbscl
 
Luận văn: Quản lý đội ngũ hiệu trưởng các trường THPT tỉnh Bến Tre
Luận văn: Quản lý đội ngũ hiệu trưởng các trường THPT tỉnh Bến TreLuận văn: Quản lý đội ngũ hiệu trưởng các trường THPT tỉnh Bến Tre
Luận văn: Quản lý đội ngũ hiệu trưởng các trường THPT tỉnh Bến Tre
 
Luận văn: Quản lý đội ngũ hiệu trưởng các trường THPT, HAY
Luận văn: Quản lý đội ngũ hiệu trưởng các trường THPT, HAYLuận văn: Quản lý đội ngũ hiệu trưởng các trường THPT, HAY
Luận văn: Quản lý đội ngũ hiệu trưởng các trường THPT, HAY
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ: XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG TRUNG HỌC  PHỔ THÔNGLUẬN VĂN THẠC SĨ: XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG TRUNG HỌC  PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ: XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
 
Hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở
Hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở Hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở
Hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜN...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜN...LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜN...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜN...
 
Bao cao so ket ky i (14 15)
Bao cao so ket ky i (14 15)Bao cao so ket ky i (14 15)
Bao cao so ket ky i (14 15)
 

More from Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877

Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkBáo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamLuận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnLuận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiLuận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoLuận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịLuận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtTiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhTiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

More from Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877 (20)

Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
 
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkBáo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thốngLuận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
 
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamLuận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
 
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnLuận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
 
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiLuận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
 
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang TrạiLuận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
 
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoLuận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
 
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịLuận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
 
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtTiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafeTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhTiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
 
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn THTiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
 
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
 

Recently uploaded

Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshareTẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshareHuyBo25
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfchimloncamsungdinhti
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxNGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxsongtoan982017
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haingTonH1
 
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (20)

Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshareTẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
 
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...
 
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxNGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
 
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
 
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 

Quản lý xây dựng mầm non đạt chuẩn quốc gia

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÂM THỊ XUYỀN QUẢN LÝ XÂY DỰNG TRƯỜNG MẦN NON ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA HUYỆN ĐẮK GLONG, TỈNH ĐẮK NÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Hà Nội - 2021
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÂM THỊ XUYỀN QUẢN LÝ XÂY DỰNG TRƯỜNG MẦN NON ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA HUYỆN ĐẮK GLONG, TỈNH ĐẮK NÔNG Ngành: Quản Lý Giáo Dục Mã số: 8.14.01.14 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. PHAN THỊ MAI HƯƠNG Hà Nội - 2021
  • 3. iii LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Lâm Thị Xuyền, học viên cao học chuyên ngành Quản lý giáo dục, đợt 2 năm 2019. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các công trình khác. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc và được phép công bố. Nếu phát hiện có bất kì gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung luận văn của mình. Tác giả luận văn Lâm Thị Xuyền
  • 4. iv MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG TRƯỜNG MẦM NON ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA................................................................10 1.1. Xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.................................................10 1.2. Quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia....................................14 1.3. Nội dung quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia của Phòng Giáo dục và Đào tạo.......................................................................................22 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia .....................................................................................................................27 Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XÂY DỰNG TRƯỜNG MẦM NON ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA HUYỆN ĐẮK GLONG, TỈNH ĐẮK NÔNG.......................................................................................................................31 2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục của huyện Đắk Glong............31 2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................38 2.3 Thực trạng quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia huyện Đắk Glong .................................................................................................................41 2.4. Đánh giá chung về thực trạng quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đắk Glong .........................49 Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ XÂY DỰNG TRƯỜNG MẦM NON ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA CỦA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN ĐẮK GLONG, TỈNH ĐẮK NÔNG .......................................................53 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp............................................................................53 3.2. Các giải pháp quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông................................................................54 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.........................................................................72 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................75 PHỤ LỤC.................................................................................................................79
  • 5. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CBQL : Cán bộ quản lý CNH-HĐH : Công nghiệp hóa – hiện đại hóa CSVC : Cơ sở vật chất GDMN : Giáo dục mầm non GDĐT : Giáo dục đào tạo KT-XH : Kinh tế - xã hội MNĐCQG : Mầm non đạt chuẩn quốc gia XHH : Xã hội hóa TH : Tiểu học THCS : Trung học cơ sở
  • 6. vi DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Thống kế quy mô phát triển giáo dục mầm non.......................................34 Bảng 2.2. Thống kê chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng ............................................35 Bảng 2.3. Thống kê chất lượng giáo dục mầm non ..................................................36 Bảng 2.4. Đối tượng tham gia khảo sát thực trạng ..................................................39 Bảng 2.5. Thực trạng quản lý công tác tổ chức thực hiện hoạch xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.........................................................................45 Bảng 2.6. Thực trạng quản lý công tác chỉ đạo thực hiện hoạch xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.........................................................................47 Bảng 2.7. Thực trạng quản lý công tác kiểm tra các trường trong việc xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia................................................................48 Biểu đồ 2.1. Đánh giá về hiệu quả của việc lập kế hoạch quản lý xây dựng trường mn đạt chuẩn quốc gia...................................................................................44
  • 7. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, nó giúp trẻ nhỏ phát triển đầy đủ về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ ngay từ những bước chân chập chững đầu đời. Chính vì vậy, giáo dục mầm non giữ vai trò đặc biệt quan trọng bởi đây được coi là “Giai đoạn vàng” để giáo dục và tạo nền móng cho cho sự phát triển của trẻ trong tương lai, để trẻ em phát triển mạnh mẽ về cả thể chất, trí tuệ, cảm xúc, từ đó trẻ có thể tương tác tích cực với những gì diễn ra xung quang chúng. Bản chất việc học ở trẻ em là thông qua sự bắt chước, khám phá, trải nghiệm, thực hành để hiểu về những sự vật hiện tượng diễn ra xung quang trẻ, đồng thời trẻ học cách biểu đạt những hiểu biết đó thông qua sự chia sẻ, trao đổi với bạn bè. Vì vậy đặc điểm tâm lý lứa tuổi mầm non thuận lợi cho việc đổi mới phương pháp dạy học, đồng thời đạt ra yêu cầu phải đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ mầm non. Đối với những người trong ngành giáo dục mầm non, họ đều mong muốn có thể tạo ra một môi trường học tập tốt nhất cho các bé để phụ huynh an tâm gửi gắm trẻ cũng là để chứng minh được năng lực, vị thế của nhà trường và giáo viên. Tuy nhiên, không phải trường mầm non nào cũng xây dựng được chương trình học đạt chất lượng dạy học đem lại hiệu quả tối ưu dành cho trẻ. Vì thế đánh giá một trường mầm non có đạt hiệu quả giáo dục hay không chính là nhìn vào kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ tại nhà trường. Xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc gia là sự đảm bảo tốt nhất các điều kiện nhằm thúc đẩy nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ trong ̣các nhà trường. Hiện nay vấn đề xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia các cấp học nói chung và bậc học mầm non nói riêng ở mỗi nơi và tùy vào từng điều kiện cụ thể của mỗi vùng miền địa phương đều có những cách làm và bước đi khác nhau. Từ năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 36/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/7/2008 kèm theo Quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia; quyết định này thay thế cho Quyết định số 45/2001/QĐ-BGDĐT ngày 26/12/2001 của Bộ
  • 8. 2 trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. Đến năm 2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 02/2014/TT-BGDĐT ngày 25/3/2014 về việc ban hành Quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia thay thế Quyết định số 36/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/7/2008. Đến năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 về việc ban hành Quy định về kiểm định chất lương giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non thay thế Thông tư số 02/2014/TT-BGDĐT ngày 25/3/2014. Theo đó, một trường mầm non đạt chuẩn quốc gia phải đạt 05 tiêu chuẩn: Tổ chức và quản lý nhà trường, Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học; Quan hệ nhà trường, gia đình và xã hội; Hoạt động và kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ. Huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông được thành lập vào ngày 24/7/2005, sau hơn 16 năm thành lập tuy có nhiều khó khăn về kinh tế - xã hội nhưng trong thời gian qua, sự nghiệp giáo dục và đào tạo của huyện nói chung và bậc học mầm non nói riêng được các cấp lãnh đạo chính quyền, Đảng, Nhà nước quan tâm, đầu tư thích đáng. Bằng nhiều nguồn vốn đầu tư, mạng lưới trường lớp giáo dục mầm non trên địa bàn huyện đã có nhiều bước tiến đáng kể trong việc đầu tư nâng cấp, cải tạo và xây dựng mới, đáp ứng một phần nhu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ, chính vì vậy giáo dục mầm non đã có những chuyển biến tích cực và đúng hướng, chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ ở tất cả các trường được từng bước nâng lên. Tuy vậy đến hết năm học 2020-2021, toàn huyện mới chỉ có 2/16 trường mầm non (trong đó có 03 trường mầm non tư thục) đạt chuẩn quốc gia, chiếm 12,5%, nguyên nhân chủ yếu là cơ sở vật chất và thiết bị dạy học không đáp ứng yêu cầu quy định. Để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non hiên nay, cần phải đầu tư và nhanh chóng đưa trường học từng bước hội đủ các điều kiện của một trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. Xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia có hiệu quả theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tạo mọi điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc,
  • 9. 3 giáo dục trẻ. Trong thời gian qua việc xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia đã được thực hiện ở các tỉnh thành phố trong cả nước, vì vậy cần phải nghiên cứu và vận dụng sáng tạo những kinh nghiệm mà các tỉnh, huyện bạn đã đạt được vào huyện Đắk Glong nói riêng. Xuất phát từ thực tiễn giáo dục huyện Đắk Glong và tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ IV nhiệm kỳ 2020-2025 của Đảng bộ huyện Đắk Glong trên con đường phát triển giáo dục, việc nghiên cứu đề tài khoa học này có ý nghĩa quan trọng và cấp thiết. Từ những lý do đó, tôi chon đề tài nghiên cứu “Quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông”. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Bất cứ ở giai đoạn lịch sử nào, giáo dục và đào tạo luôn có vai trò hết sức quan trọng đối với mỗi cá nhân, tập thể, cộng đồng, dân tộc và cả nhân loại. Do đó, từ trước đến nay sự nghiêp giáo dục thế hệ trẻ luôn được sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước và toàn thể xã hội. Với quan điểm giáo dục là quốc sách hành đầu, Đảng, Nhà nước có nhiều Nghị quyết về phát triển giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng trong thời kì công nghiệp hóa, hiên đại hóa đất nước là “Phát triển bậc học mầm non phù hợp với điều kiện và yêu cầu của từng nơi; đảm bảo trẻ 5 tuổi được học chương chình giáo dục mầm non và chuẩn bị vào lớp 1”, “Ban hành chuẩn quốc gia về trường học”, Đối với giáo dục mầm non, giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mỹ, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ bước vào lớp học đầu tiên của cấp phổ thông”. Tiếp tục thực hiện hiệu quả Chiến lước phát triển giáo dục 2011-2020 là: “Đến năm 2025, nền giáo dục nước ta đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhấp quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng lên một cách toàn diện gồm: giáo dục đạo đức, kĩ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ và tin học; đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nền kinh tế trí thức; đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân, từng bước hình
  • 10. 4 thành xã hội học tập” “Hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 4 tuổi vào năm 2030, đến năm 2025 có ít nhất 30% trẻ trong độ tuổi nhà trẻ và 80% trẻ trong độ tuổi mẫu giáo được chăm sóc, giáo dục tại các cơ sở giáo dục mầm non; tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng trong các cơ sở giáo dục mầm non giảm xuống dưới 10%”. Theo các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non từ năm 2001 đến nay, một trường mầm non đạt chuẩn quốc gia phải đạt 5 tiêu chuẩn: Tổ chức và quản lý; Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; Quy mô trường lớp, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học; Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ; thực hiện xã hội hóa giáo dục. Từ đó các địa phương, các cấp quản lý giáo dục trong phạm vi cả nước đã khẩn trương thực hiện và thu được kết quả nhất định ở các trường mầm non trong những năm gần đây. Đã có các hội nghị, hội thảo, công trình nghiên cứu khoa học về vấn đề này và rút ra nhiều bài học kinh nghiệm về xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia được thể hiện ở các bài nghiên cứu, đề tài luận văn sau: Những biện pháp quản lý nhằm xây dựng trường mầm non thành phố Hải Phòng đạt chuẩn Quốc gia của tác giả Phạm Thị Loan (2004); thực trạng và giải pháp tăng cường cơ sở vất chất xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia ở Hải Phòng của tác giả Phạm Thị Loan, đăng trên táp chí phát triển giáo dục số 2- tháng 02/2005. Đã đi nghiên cứu thực trạng và đưa ra giải pháp nhằm tăng cường cơ sở vật chất nhằm đạt được các yêu cầu của các tiêu chí, tiêu chuẩn quy mô trường lớp, cơ sở vất chất, trang thiết bị dạy học trong xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia từ đó góp phần xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia ở thành phố Hải Phòng. Biện pháp huy động cộng đồng tham gia xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn quận Hải An, thành phố Hải Phòng của tác giả Ngô Thị Thu Hường (2017). Từ việc đánh giá thực trạng nhận thức về việc huy động cộng đồng tham gia xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, thực trạng các biện pháp huy động cộng đồng tham gia xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia..., tác giả đã đưa ra các biên pháp huy động cộng đồng tham gia xây dựng
  • 11. 5 trường mầm non đạt chuẩn quốc gia như: tuyên truyền cho cộng đồng về huy động tham gia xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia; tham mưu nhằm thể chế hóa các chính sách của nhà nước về giáo dục và đào tạo về huy động cộng đồng tham gia xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia; huy động nguồn nội lực đa dạng hóa nguồn đầu tư xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia; nâng cao hiệu quả hoạt động của ba môi trường giáo dục: nhà trường, gia đình và xã hội, lấy hoạt động trong nhà trường làm trung tâm về công tác huy động cộng đồng tham gia xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc gia. Biện pháp quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình của tác giả Võ Thị Tường Vy (2017). Thông qua việc đánh giá những thực trạng nhận thức về sự cần thiết xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, thực trạng các trường mầm non theo 05 tiêu chuẩn trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, thực trạng về quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia... Từ đó, đưa ra các giải pháp quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia như: Nhóm biện pháp nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền, CBQL giáo dục, giáo viên, nhân viên và cha mẹ trẻ về sự cần thiết xây dựng trường mầm non đạt chuẩn; Nhóm biện pháp thực hiện có hiệu quả các chức năng quản lý của Phòng Giáo dục và Đào tạo trong việc xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia; Nhóm biện pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện các nôi dung quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia; nhóm các biện pháp tổ chức các điều kiện hỗ trợ việc quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. Nhìn chung các tác giả đều tập trung đi vào các nội dung xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia ở từng địa phương cụ thể. Tuy nhiên, mỗi vùng miềm địa phương có sự khác biệt về điều kiện địa lý, kinh tế - xã hội, thực trạng giáo dục nên các biện pháp để xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia cũng có sự khác biệt. Vì vậy, việc nghiên cứu thực tế quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia ở từng địa phương nhằm đưa ra các biện pháp phù hợp với thực tế vùng miền địa phương là hết sức cần thiết. Hiện nay ở huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông chưa có một tác giả nào đi sâu nghiên cứu vấn đề này, do đó với đề tài nghiên cứu
  • 12. 6 này, tôi mong muốn đề xuất các biện pháp nhằm quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia phù hợp với đặc điểm tình hình của một địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, chất lượng giáo dục còn thấp. So với mặt bằng chung của cả nước và so với các tỉnh Tây Nguyên nói chung thì Đắk Glong, đặc biệt là giáo dục mầm non còn có nhiều khó khăn hạn chế với đặc thù là các trường mầm non có rất nhiều điểm trường, cả huyện có 13 (công lập) trường thì có 34 điểm trường. Do đó việc quản lý nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ gặp rất nhiều khó khăn, việc đầu tư cơ sở vật chất phải giàn trải, không tập trung. Một số điểm trường chưa thể đầu tư bếp ăn nên chưa thể chăm sóc tốt cho các cháu, cũng như chưa tổ chức bán trú cho các cháu được. Như vậy, từ việc tập trung nghiên cứu thực trạng của việc xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, từ đó đề xuất các giải pháp quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia của Phòng Giáo dục và Đào tạo trên địa bàn huyện Đắk Glong là rất cần thiết hiện nay. 3. Mục đính và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Trên cơ sở hệ thống hoá cơ sở lý luận, phân tích, đánh giá thực trạng, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về quản lý trường mầm non và lý luận về việc xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý các trường mầm non và thực trạng quản lý hoạt động xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia ở huyện Đắk Glong. Trên cơ sở lý luận, phân tích thức trạng và nguyên nhân, từ đó đề xuất một số giải biện quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Các biện pháp quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.
  • 13. 7 4.2. Phạm vi nghiên cứu Giới hạn về nội dung Quản lý bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau phản ánh toàn bộ quá trình hoạt động quản lý, nhưng nghiên cứu này tập trung vào chức năng quản lý như: lập kế hoạch, tổ chức bộ máy quản lý, chỉ đạo thực hiện kế hoạch, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch. Có nhiều chủ thể quản lý trong công tác xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia (Phòng Giáo dục và Đào tạo, Hiệu trưởng, giáo viên) nhưng nghiên cứu giới hạn chủ thể quản lý của luận văn là Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đắk Glong mà không đề cập đến các chủ thể khác cho dù họ có đóng góp không nhỏ vào thành công của việc xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. Giới hạn về thời gian khảo sát: Quá trình xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia thường kéo dài, tuy nhiên trong nghiên cứu này, tôi tập chung thu thập dữ liệu về hoạt động này trong 03 năm gần đây từ năm 2018 đến năm 2021. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử dụng trong nghiên cứu lý luận. Các nội dung tài liệu được tìm kiếm và tổng hợp gồm: Các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, các văn bản pháp quy của Nhà nước, của ngành, và các tài liệu có liên quan đến vấn đề xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. 5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia + Phương pháp này được sử dụng để xây dựng và hoàn chỉnh bộ công cụ điều tra; lấy ý kiến các chuyên gia; các cán bộ quản lý, giáo viên về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất. + Nhằm khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông và thu thập thêm các thông tin có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
  • 14. 8 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động là nghiên cứu các kết quả hoạt động của công tác quản lý, sản phẩm của cán bộ quản lý để thu thập những thông tin bổ sung cho phương pháp điều tra (Các văn bản, quy định nội bộ, các sản phẩm và kết quả của quá trình quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia). - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm Tiến hành sưu tầm, nghiên cứu, phân tích các kinh nghiệm quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý, của giáo viên các trường mầm non trên địa bàn khảo sát. - Phương pháp trò chuyện, phỏng vấn Phỏng vấn, trò chuyện với giáo viên, cán bộ quản lý, điều tra bằng phiếu hỏi về vấn đề quản lý đổi mới phương pháp dạy học, công tác xây dựng trường mầm non đạt chuẩn, những khó, thuận lợi, nguyện vọng của họ về lĩnh vực này. - Phương pháp thống kê toán học Phương pháp thống kê toán học được sử dụng để xử lý các kết quả nghiên cứu về định lượng (Lập bảng phân phối tần số, tần suất, tính điểm trung bình cộng, vẽ biểu đồ, đồ thị) và phân tích định tính các kết quả nghiên cứu. - Phương pháp khảo nghiệm Tiến hành khảo nghiệm các biện pháp đã đề xuất để khẳng định tính cấp thiết và tính khả thi của biện pháp. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa về mặt lý luận Luận văn góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận liên quan đến quản lý việc xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia gắn với việc nâng cao chất lượng hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ ở các trường mầm non. 6.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn Kết quả nghiên cứu sẽ làm sáng tỏ thực trạng xây dựng và quản lý hoạt động xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông;
  • 15. 9 Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia của các cấp quản lý trong bối cảnh đổi mới giáo dục huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông nói riêng và cả nước nói chung. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, Luận văn được trình bày theo 03 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia Chương 2. Thực trạng quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông Chương 3. Các biện pháp quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.
  • 16. 10 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG TRƯỜNG MẦM NON ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA 1.1. Xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia 1.1.1. Khái niệm trường mầm non Trường mầm non là cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và có con dấu riêng [4, tr.1]. Theo Điều 23 Luật giáo dục 2019, vị trí, vai trò và mục tiêu của giáo dục mầm non: 1. Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện con người Việt Nam, thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 06 tuổi. 2. Giáo dục mầm non nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp 1 [31, tr21-22]. Trường mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ cho trẻ em. Những kĩ năng mà trẻ được tiếp thu qua chương trình chăm sóc, giáo dục mầm non sẽ là nền tảng cho việc học tập và thành công sau này của trẻ. Những năm đầu đời đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách và phát triển năng lực của trẻ, bởi trẻ bẩm sinh đã có khả năng tiếp thu học tập, bộ não đã được lập trình để tiếp nhận các thông tin cảm quan và sử dụng để hình thành hiểu biết và giao tiếp với thế giới, nhưng thiên hướng học tập của trẻ có thể bị hạn chế bởi nhiều yếu tố như thể chất, nhận thức và tình cảm xã hội. Việc được hưởng sự chăm sóc và giáo dục tốt từ lứa tuổi nầm non sẽ góp phần tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển trong tương lai của trẻ. Trường mầm non sẽ chuẩn bị cho trẻ những kĩ năng như tự lập, sự kiềm chế, khả năng diễn đạt rõ ràng, đồng thời hình thành hứng thú đối với việc đến trường tiểu học, tăng khả năng sẵn sàng để bước vào giai đoạn đầu của giáo dục phổ thông.
  • 17. 11 1.1.2. Khái niệm chuẩn quốc gia Chuẩn quốc gia là chuẩn bắt buộc hoặc khuyến nghị có hiệu lực và phạm vi áp dụng trong cả nước, có tính toàn quốc, do Nhà nước hoặc các tổ chức quốc gia ban hành như: Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, Chuẩn giảng viên đại học, chuẩn xét phong chức danh giáo sư, phó giáo sư, trường chuẩn quốc gia... là các chuẩn quốc gia. Chuẩn quốc gia nói chung được phát triển sao cho cả nước thực hiện được trên cơ sở khả năng và nỗ lực thực tế hiện có. Vì thế, chức năng chủ yếu của chuẩn quốc gia là giúp Nhà nước đưa các sự vật cần điều chỉnh vào một trật tự nhất định, tức là thiết lập trật tự trong một lĩnh vực nhất định ở quy mô quốc gia. 1.1.3. Trường mầm non đạt chuẩn quốc gia Là trường mầm non phải đạt 05 tiêu chuẩn (tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường; tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên; tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học; Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội; tiêu chuẩn 5: Hoạt động và kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ) quy định theo Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non. 1.1.4. Khái niệm xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia Xây dựng có thể hiểu là: Làm cho hình thành một chỉnh thể về xã hội, chính trị, kinh tế, văn hóa theo một phương hướng nhất định. Xây dựng là tạo hoàn cảnh sống vật chất hay tinh thần hoặc cho một cộng đồng trên cơ sở một đường lối chủ trương nhất định, một hệ thống tư tưởng,... hoặc cho cá nhân theo một ý định có suy nghĩ, cân nhắc: xây dựng nền công nghiệp xã hội chủ nghĩa, xây dựng một nền đạo đức mới, xây dựng uy tín bằng tri thức khoa học thể hiện qua các công trình nghiên cứu. [43]. Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia là sự phối hợp chặt chẽ giữa chủ thể quản lý với các tổ chức, cá nhân liên quan; dựa vào các tiêu chí trong các tiêu chuẩn quy định của Bộ GDĐT tiến hành rà soát, đánh giá mức độ đạt được ở hiện tại để
  • 18. 12 xác định những tiêu chí chưa đạt so chuẩn quy định. Trên cơ sở đó, có kế hoạch, biện pháp triển khai thực hiện nhằm hoàn thiện các tiêu chí trong từng tiêu chuẩn. Khi hoàn thiện các tiêu chuẩn theo quy định, nhà trường tiến hành hoàn thiện hồ sơ và tổ chức tự kiểm tra, sau đó trình cơ quan quản lý nhà nước cấp có thẩm quyền kiểm tra ra quyết định công nhận. Xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia cũng là cơ sở để nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên ngày càng cao hơn, chất lượng chăm sóc, giáo dục có hiệu quả hơn, sản phẩm mà ngành giáo dục đem lại ngày càng có chất lượng và có ích cho xã hội nhiều hơn. 1.1.5. Các nôi dung/các mục tiêu xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia Tiêu chuẩn xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia (được Quy đinh trong Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐ ngày 22/8/2018 của BGDĐT). Ở múc độ 1 quy định các tiêu chuẩn cấp thiết của trường mầm non đạt chuẩn quốc gia để đảm bảo tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục có chất lượng toàn diện. Ở mức độ 2. Quy định các tiêu chuẩn cấp thiết của trường mầm non đạt chuẩn quốc gia để đảm bảo tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục có chất lượng toàn diện ở mức độ cao hơn so với mức độ 1, tạo tiền đề nhằm tiếp cận với trình độ phát triển của trường mầm non ở các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Như vậy, ta thấy ở hai mức độ đều có các tiêu chuẩn như sau: Tiêu chuẩn đánh giá trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 bao gồm 5 tiêu chuẩn: - Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường (10 tiêu chí) + Tiêu chí 1.1: Phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường + Tiêu chí 1.2: Hội đồng trường (Hội đồng quản trị đối với trường tư thục) và các hội đồng khác + Tiêu chí 1.3: Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, các đoàn thể và các tổ chức khác trong nhà trường
  • 19. 13 + Tiêu chí 1.4: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, tổ chuyên môn và tổ văn phòng + Tiêu chí 1.5: Tổ chức nhóm trẻ và lớp mẫu giáo + Tiêu chí 1.6: Quản lý hành chính, tài chính và tài sản + Tiêu chí 1.7: Quản lý cán bộ, giáo viên và nhân viên + Tiêu chí 1.8: Quản lý các hoạt động giáo dục + Tiêu chí 1.9: Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở + Tiêu chí 1.10: Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn trường học - Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên (03 tiêu chí) + Tiêu chí 2.1: Đối với Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng + Tiêu chí 2.1: Đối với giáo viên + Tiêu chí 2.3: Đối với nhân viên - Tiêu chuẩn 3. Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học (06 tiêu chí) + Tiêu chí 3.1: Diện tích, khuôn viên và sân vườn + Tiêu chí 3.2: Khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo và khối phòng phục vụ học tập + Tiêu chí 3.3: Khối phòng hành chính - quản trị + Tiêu chí 3.4: Khối phòng tổ chức ăn + Tiêu chí 3.5: Thiết bị, đồ dùng, đồ chơi + Tiêu chí 3.6: Khu vệ sinh, hệ thống cấp thoát nước - Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội (02 tiêu chí) + Tiêu chí 4.1: Ban Đại diện cha mẹ trẻ + Tiêu chí 4.2: Công tác tham mưu cấp ủy đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức, cá nhân của nhà trường - Tiêu chuẩn 5: Hoạt động và kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ (04 tiêu chí) + Tiêu chí 5.1: Thực hiện chương trình giáo dục mầm non + Tiêu chí 5.2: Tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ + Tiêu chí 5.3: Kết quả nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe
  • 20. 14 + Tiêu chí 5.4: Kết quả giáo dục Tiêu chuẩn đánh giá trường mầm non đạt mức độ 2: Trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 ngoài việc đảm bảo các quy định ở mức độ 1 (mức 1) còn phải đạt các quy định của 5 tiêu chuẩn như sau: - Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường (có 10 tiêu chí) Cả 10 tiêu chí (tiêu chí 1.1-1.10) như đã nêu ở mức 1, đều có các chỉ số nâng cao hơn ở mức 1. - Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên (03 tiêu chí) Cả 03 tiêu chí (2.1 - 2.3) như nêu ở mức 1, đều có 2-3 chỉ số/1 tiêu chí nâng cao hơn ở mức 1. - Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học (có 05 tiêu chí) như đã nêu ở mức 1, có 2-3 chỉ số/1 tiêu chí nâng cao hơn ở mức 1. - Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội (có 02 tiêu chí) như đã nêu ở mức 1, đều có các chỉ số nâng cao hơn ở mức 1. - Tiêu chuẩn 5: Hoạt động và kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ (có 04 tiêu chí) như đã nêu ở mức 1, có 1-3 chỉ số/1 tiêu chí có chỉ số nâng cao hơn ở mức 1. 1.2. Quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia 1.2.1. Khái niệm quản lý Theo Harold Koontz, Cyril O’Donnell, Heinz Weihrich khái niệm: “Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo sự phối hợp những nỗ lực của cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm. Mục tiêu của mọi nhà quản lý là nhằm hình thành một môi trường, mà trong đó con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất. Với tư cách thực hành thì cách quản lý là một nghệ thuật, còn kiến thức có thể tổ chức về quản lý là một khoa học” [18,tr.33]. Theo từ điển Tiếng Việt: “Quản lý là tổ chức, điều khiển hoạt động của đơn vị, cơ quan”. “Quản lý là chăm nom và sắp đặt công việc trong một tổ chức hoặc phụ trách việc chăm nom và sắp đặt công việc trong một tổ chức” nhằm sử dụng tất
  • 21. 15 cả các nguồn lực của tổ chức (con người, tài chính, vật chất và thông tin) để đạt được những mục tiêu của tổ chức một cách có hiệu quả”. [28] Theo quan điểm khá thống nhất trong giới học thuật Việt Nam thì “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra”. Theo Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý nhà trường là tập hợp những tác động tối ưu (cộng tác, tham gia, hỗ trợ, phối hợp, huy động, can thiệp,...) của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh và các cán bộ khác nhằm tận dụng các nguồn dự trữ do Nhà nước đầu tư, lực lượng xã hội đóng góp và do lao động xây dựng vốn tự có hướng vào việc đẩy mạnh mọi hoạt động của nhà trường, mà điểm hội tụ là quá trình đào tạo thế hệ trẻ. Thực hiện có chất lượng mục tiêu và kế hoạch đào tạo, đưa nhà trường tiến lên trạng thái mới”. [27]. Khái niệm quản lý trường học: Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tao đối với ngành giáo dục với thế hệ trẻ và từng học sinh”. [20]. Cũng có thể hiểu, quản lý nhà trường là hệ thống những tác động có hướng đích của hiệu trưởng đến con người (cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh) đến các nguồn lực (CSVC, tài chính, thông tin) nhằm đẩy mạnh các hoạt động của nhà trường theo nguyên lý giáo dục, tiến tới mục tiêu giáo dục hợp với quy luật. Theo tác giả Nguyễn Ngọc Qung: “Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học - giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất” [27]. 1.2.2. Khái niệm quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia Từ khái niệm ở trên, có thể hiểu quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể
  • 22. 16 quản lý đến cán bộ cấp dưới trong Phòng Giáo dục và Đào tạo đến cán bộ quản lý trường học, giúp cán bộ quản lý trường học xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện hiệu quả 05 tiêu chuẩn trường mầm non đạt chuẩn quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục toàn diện, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. 1.2.3. Các chức năng của quản lý Bản chất của quá trình quản lý được thể hiện ở các chức năng quản lý. Chức năng quản lý là một phạm trù chiếm vị trí then chốt trong các phạm trù cơ bản của quản lý. Các công trình nghiên cứu về kế hoạch khoa học quản lý trong những năm gần đây đã đưa đến một kết luận tương đối thống nhất về 04 chức năng quản lý. Đó là: Chức năng lập kế hoạch, Chức năng chỉ đạo thực hiện, Chức năng tổ chức thực hiện, Chức năng kiểm tra. 1.2.3.1. Khái niệm và chức năng lập kế hoạch * Khái niệm: Hoạch định (lập kế hoạch) Hoạch định là một quá trình ấn định những nhiệm vụ, mục tiêu và phương pháp tốt nhất để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đó. Đây là chức năng đầu tiên và cơ bản nhất trong hệ thống chức năng quản lý theo giai đoạn, đây là cơ sở của các chức năng còn lại. Nội dung cơ bản của chức năng kế hoạch hóa là xác định mục tiêu chương trình hành động và bước đi cơ bản của tổ chức trong thời gian cụ thể. Kế hoạch hóa là quyết định trước xem phải làm gì? Làm như thế nào? Ai và khi nào làm? [21, tr.151]. Hoạch định là chức năng quan trọng nhất trong các chức năng quản lý, bởi vì nó gắn liền với việc lựa chọn chương trình hành động trong tương lai của tổ chức. Trong hầu hết các trường hợp, chức năng hoạch định chi phối tất cả các chức năng khác của hệ thống quản lý. Các chức năng khác phải dựa vào hoạch định để hoạt động. Hoạch định là một phương pháp tiếp cận hợp lý để đưa tổ chức đến các mục tiêu đã định trước. Có 02 quan niệm khác nhau về hoạch định:
  • 23. 17 Thứ nhất, hoạch định là quá trình xác định những mục tiêu của tổ chức và phương thức tốt nhất để đạt được mục tiêu đó. Như vậy, việc hoạch định theo nghĩa trên phải bao gồm đồng thời hai quá trình xác định mục tiêu (cái gì cần phải làm?) và con đường đạt đến mục tiêu (làm cái đó như thế nào?). Hoạch định có thể là chính thức hoặc phi chính thức. Hoạch định chính thức, nghĩa là được làm bằng văn bản, được công bố rõ ràng và có sự chia sẻ, phân công nhiệm vụ cụ thể, các thành viên trong tổ chức đều nắm được. Hoạch định phi chính thức, được xây dựng theo ý tưởng của người lãnh đạo, các thành viên không nắm được vì nó chưa được công bố chính thức. Thứ hai, hoạch định là quá trình chuẩn bị đối phó với những thay đổi và tính không chắc chắn bằng việc trù liệu những cách thức hành động trong tương lai. Nguyên nhân chính là xuất phát từ những biến động thường xuyên của môi trường bên ngoài. Tóm lại, xét về mặt bản chất, hoạch định là một hoạt động chủ quan, có ý thức, có tổ chức, của con người trên cơ sở nhận thức và vận dụng các quy luật khách quan nhằm xác định mục tiêu, phương án, bước đi, trình tự, các cách tiến hành trong hoạt động của một tổ chức. * Vai trò hoạch định Hoạch định là công cụ đắc lực trong việc phối hợp nỗ lực của các thành viên trong tổ chức. Hoạch định có vai trò: - Cho biết mục đích, hướng đi của tổ chức, người thực hiện nó, dự đoán những thay đổi trong nội bộ và ngoài môi trường. - Giảm được sự chồng chéo và những hoạt động lãng phí. - Tạo nên những tiêu chuẩn cho công tác kiểm tra. - Tạo cơ hội hoàn thiện những phương pháp, kế hoạch hóa được sử dụng trong công việc, hoạt động trở nên chuyên nghiệp hơn. Đối với nhà quản lý, khả năng hoạch định chính là yếu tố quan trọng nhất phản ánh trình độ năng lực, quyết định rằng anh ta có điều hành được hay không. Sự thành công hay thất bại trong hoạt động của tổ chức do người quản lý điều hành sẽ chủ yếu phụ thuộc vào chất
  • 24. 18 lượng của việc hoạch định, các kế hoạch hoạt động do người đó chủ động soạn thảo hoặc lãnh đạo soạn thảo. 1.2.3.2. Khái niệm và chức năng của tổ chức * Khái niệm: Tổ chức là sự kết hợp hoạt động của những bộ phận riêng rẽ sao cho chúng liên kết với nhau trong một cơ cấu chặt chẽ, hợp lý thành một thể thống nhất như một cơ thể sống. Đó là sự liên kết những cá nhân, những quá trình, những hoạt động trong hệ thống trên cơ sở các nguyên tắc quản lý. [21, tr.152]. * Chức năng: Là sự phân công, phối hợp giữa các bộ phận trong hệ thống để thực hiện các mục tiêu đề ra. Do có chức năng này mà chủ thể quản lý có có thể phối hợp, phân phối tốt nhất các nguồn lực hiện có. Hiệu quả đạt được nhiều hay ít, thành công hay thất bại của công tác quản lý phụ thuộc nhiều vào việc sử dung, huy động các nguồn lực cũng như tạo động lực và khơi dậy tiềm năng của mỗi cá nhân trong tổ chức. Thực chất tổ chức là thiết lập mỗi quan hệ, liên hệ giữa con người với con người, giữa các bộ phận riêng rẽ thành một hệ thống hoạt động nhịp nhàng như một thể thống nhất. Tổ chức tốt sẽ khơi nguồn cho các tiềm năng, cho những động lực khác, tổ chức không tốt sẽ làm triệt tiêu động lực và làm giảm sút hiệu quả quản lý. Trong quản lý giáo dục, điều quan trọng nhất của công tác tổ chức là phải xác định rõ được vai trò, vị trí của mỗi cá nhân, mỗi bộ phận, đảm bảo mối liên hệ, liên kết giữa các cá nhân, các thành viên, các bộ phận tạo nến sự thống nhất và đồng bộ. 1.2.3.3. Khái niệm và chức năng của chỉ đạo * Khái niệm: Chỉ đạo là qua trình chủ thể quản lý sử dụng quyền lực quản lý của mình để tác động đến hành vi của các cá nhân, bộ phận trong hệ thống (đối tượng quản lý) một cách có chủ đích để họ tự nguyện và nhiệt tình phấn đấu đạt được các mục tiêu của tổ chức. Nội dung cơ bản của chức năng chỉ đạo là chủ thể quản lý phải thực hiện nhiệm vụ ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định đó. [21, tr.152]. * Chức năng Lãnh đạo là quá trình tác động đến con người sao cho họ tự nguyện và nhiệt tình phấn đấu để đạt được các mục tiêu của tổ chức, bao gồm các hoạt động chỉ đạo,
  • 25. 19 điều hành, hướng dẫn, phối hợp ra lệnh và đi trước của người quản lý đối với các cá nhân, bộ phận thừa hành trong tổ chức. Chỉ đạo là quá trình tập hợp, liên kết các thành viên trong tổ chức; theo sát hoạt động của bộ máy, hướng dẫn, điều chỉnh công việc nhịp nhàng, động viên, khuyến khích, khen thường người lao động kịp tời nhằm đạt mục tiêu của tổ chức. 1.2.3.4. Khái niệm và chức năng của kiểm tra * Khái niệm: Kiểm tra là căn cứ vào kế hoạch và mục tiêu đã định để xem xét, đo lường và đánh giá việc thực hiện nhằm phát hiện kịp thời những sai sót, tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Đồng thời, kiểm tra cũng nhằm tìm kiếm các cơ hội, các nguồn lực có thể khai thác để thúc đẩy hoạt động của tổ chức nhằm đạt và vượt các mục tiêu đề ra. [21, tr.135]. * Chức năng: Kiểm tra có vai trò quan trọng trong quá trình quản lý, là nhu cầu cơ bản để hoàn thành các quyết định quản lý. Kiểm tra còn giúp hoàn thiện các quyết định quản lý về nhiều mặt, khẳng định sự đúng sai của đường lối, chính sách, mục tiêu, cơ cấu, cơ chế của tổ chức. Ngoài ra chức năng kiểm tra còn có các vai trò: - Chủ động ngăn chặn các nhầm lẫn, sai phạm có thể xảy ra trong quá trình quản lý để đảm bảo cho các kế hoạch được thực hiện với hiệu quả cao; - Là nhu cầu khách quan của mọi thành viên để tránh sự đổ lỗi về trách nhiệm, đồng thời đảm bảo thực thi quyền lực quản lý của người lãnh đạo; - Giúp tổ chức theo sát và đối phó với sự thay đổi của môi trường (quan hệ cạnh tranh, hợp tác,...) xác định chỗ đứng của tổ chức hiện tại, tạo tiền đề cho quá trình hoàn thiện, đổi mới, tìm ra chỗ đứng mới để hướng tới. Có thể nói rằng “không có kiểm tra là không có quản lý”. 1.2.4. Chủ thể quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia 1.2.4.1. Hiệu trưởng trường mầm non Theo mục d) khoản 1, Điều 10, nhiệm vụ quyền hạn của Hiệu trưởng trường mầm non, Thông tư số 52/2020/TT-BGDDT ngày 31/12/2020 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường mầm non:
  • 26. 20 Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền; có trách nhiệm giải trình khi cần thiết. Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; đề xuất các thành viên của hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định. Thực hiện các nhiệm vụ quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan quản lý giáo dục; thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ quản lý theo quy định; xây dựng kế hoạch phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên, nhân viên; động viên và tạo điều kiện cho giáo viên và nhân viên tham gia các hoạt động đổi mới giáo dục; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển giáo viên, giới thiệu nhân sự để bổ nhiệm phó hiệu trưởng. Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của nhà trường. Tiếp nhận trẻ em, quản lý trẻ em và tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường; quyết định khen thưởng. Tham gia sinh hoạt cùng tổ chuyên môn hoặc tổ văn phòng; trực tiếp tham gia các hoạt động giáo dục 02 giờ trong một tuần; tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý; được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo và các chính sách ưu đãi theo quy định. Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; thực hiện xã hội hoá giáo dục; phối hợp tổ chức, huy động các lực lượng xã hội cùng tham gia hoạt động giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng. 1.2.4.2. Phòng Giáo dục và Đào tạo Vị trí chức năng của Phòng Giáo dục và Đào tạo, theo Điều 03 Thông tư số 12/2020/TT-BGDĐT ngày 22/5/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Sở Giáo dục và Đào tạo thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc
  • 27. 21 thành phố trực thuộc Trung ương: “Phòng Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND cấp huyện quản lý nhà nước về giáo dục ở địa phương theo quy định của pháp luật và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo phân cấp, ủy quyền của UBND cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện”. [4]. Theo Điều 13 Nghị định số 127/2018/NĐ-CP ngày 21/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục, quy định: “Trách nhiệm của Phòng Giáo dục và Đào tạo: Tham mưu UBND cấp huyện trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn phù hợp với chiến lược phát triển giáo dục của tỉnh và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương” Như vậy có thể thấy: Phòng Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND huyện, hoạt động và chịu sự lãnh đạo, quản lý trực tiếp của UBND huyện, đồng thời chịu sự hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ theo ngành về các mặt công tác thuộc phạm vi Sở Giáo dục và Đào tạo. Phòng Giáo dục và Đào tạo có chức năng tham mưu UBND huyện thống nhất quản lý nhà nước về các lĩnh vực GDĐT trên địa bàn huyện, chỉ đạo các trường học trực thuộc về công tác chuyên môn như: Chỉ đạo việc dạy và học, phổ cập giáo dục, xóa mù chữ,... trong đó có việc chỉ đạo công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, tham mưu UBND huyện tuyển dụng giáo viên, nhân viên, bố trí đầu tư kinh phí, xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy học cho các trường học, lập kế hoach xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia theo từng giai đoạn, có quy hoạch cụ thể những trường có thể đạt chuẩn trong thời gian gần nhất, những trường cận chuẩn và những trường phải đầu tư lâu dài, để từ đó có kế hoạch, biện pháp chỉ đạo chặt chẽ việc đầu tư kinh phí có tập trung, có trọng điểm nhằm quản lý việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia theo các tiêu chuẩn của Bộ GDĐT.
  • 28. 22 1.3. Nội dung quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia của Phòng Giáo dục và Đào tạo Như vậy, từ những quy định trên cho thấy Phòng Giáo dục và Đào tạo có vai trò rất lớn trong việc quản lý xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn huyện nói chung, trường mầm non đạt chuẩn quốc gia nói riêng. Thông qua việc quản lý về chuyên môn đối với các trường mầm non, Phòng Giáo dục và Đào tạo có chức năng như chỉ đạo các trường mầm non xây dựng kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia; chỉ đạo các trường MN trong việc thực hiện kế hoạch xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia; Tổ chức thực hiện việc xây dựng trường đạt chuẩn, kiểm tra đánh giá việc xây dựng trường đạt chuẩn đối với các trường mầm non. Bên cạnh đó, trong vai trò và chức năng chỉ đạo các đơn vị trường học của mình Phòng Giáo dục và Đào tạo còn có chức năng tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện trong việc đầu tư, mua sắm cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học nhằm hoàn thiện các tiêu chí và tiêu chuẩn về cơ sở vật chất trong việc xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. Đối với chức năng quản lý của Hiệu trưởng các trường mầm non là người trực tiếp xây dựng và thực hiện kế hoạch xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia của đơn vị mình. Tuy nhiên Phòng Giáo dục và Đào tạo với việc tham mưu kế hoạch tổng thể của cả huyện về công tác xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn huyện thì Phòng Giáo dục và Đào tạo có vai trò lớn trong việc quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia như: Chỉ đạo các trường mầm non xây dựng trường đạt chuẩn và tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện trong việc xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. Trong giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài sẽ tập trung nghiên cứu vào những vấn đề liên quan đến việc quản lý xậy dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia của Phòng Giáo dục và Đào tạo. Căn cứ vào các chức năng quản lý nói chung và các chức năng cụ thể của Phòng Giáo dục và Đào tạo theo quy định thì Phòng GDĐT sẽ tiến hành các nội dung quản lý nhằm xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia như sau:
  • 29. 23 1.3.1. Lập kế hoạch xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia Căn cứ vào Kế hoạch số 461/KH-UBND ngày 30/8/2019 của UBND tỉnh Đắk Nông về việc ban hành Kế hoạch kiểm định chất lượng giáo dục năm 2019 và các năm tiếp theo trên địa bàn tỉnh Đắk Nông; Căn cứ vào các chỉ tiêu cấp trên giao cho ngành giáo dục trong việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia theo từng nhiệm kỳ Đại hội (Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Đắk Glong lần thứ IV, nhiệm kì 2020-2025 là phấn đấu xây dựng 07 đến 08 trường đạt chuẩn quốc gia) và các chỉ tiêu hằng năm về phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Căn cứ vào tình hình cụ thể của các trường mầm non trên địa bàn huyện. Theo đó, Phòng Giáo dục và Đào tạo có vai trò tham mưu Ủy ban nhân dân huyện thành lập Ban chỉ đạo xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn huyện giai đoạn 2020-2025. Trong đó Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo làm phó trưởng ban thường trực và các thành viên là các cơ quan, phòng, ban, đơn vị có liên quan cùng với các Hiệu trưởng các trường học làm thành viên. Căn cứ các nội dung trong kế hoạch xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia, Phòng Giáo dục và Đào tạo với vai trò và trách nhiệm của mình tiến hành phân công nhiệm vụ cho các thành viên là Hiệu trưởng các trường học. Trong đó xác định cụ thể trong giai đoạn của nhiệm kỳ 2020-2025 cần xây dựng bao nhiêu trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, lộ trình hành động và bước đi cơ bản theo từng năm cụ thể là những trường nào cần đầu tư xây dựng và đạt chuẩn quốc gia. Nội dung trong kế hoạch sẽ phân công nhiệm vụ cụ thể của từng cơ quan, đơn vị như: Ủy ban nhân dân huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng Nội vụ, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Trung tâm Văn hoa - Thể thao và Truyền thông huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã, các đơn vị trường học,... trong việc tham gia thực hiện kế hoạch xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. Từ những mục tiêu trong kế hoạch và nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị trong việc xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia sẽ đưa ra các giải pháp chủ yếu để thực hiện như sau: Thứ nhất: Tăng cường công tác truyền thông Tổ chức quán triệt, phổ biến trong đội ngũ cán bộ, công chức, cơ quan quản lý giáo dục, cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, phụ huynh học sinh, các cơ sở
  • 30. 24 giáo dục, các tầng lớp nhân dân nhằm nâng cao nhận thức vai ý nghĩa của công tác kiểm định chất lượng giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo. Phổ biến tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong việc phối hợp thực hiện công tác kiểm định chất lượng giáo dục. Thức hai: Xây dựng và phát triển lực lượng làm công tác đảm bảo chất lượng giáo dục Xây dựng và phát triển lực lượng làm công tác đảm bảo chất lượng giáo dục đủ phẩm chất và năng lực chỉ đạo, hướng dẫn hỗ trợ, tư vấn, kiểm tra, giám sát các trường mầm non thực hiện đúng quy trình và duy trì, cải tiến chất lượng giáo dục sau quá trình kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Tiếp tục bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên làm công tác đảm bảo chất lượng giáo dục; Tổ chức hội thảo, tập huấn để trao đổi kinh nghiệm rút ra nhưng bài học và tìm ra những giải pháp hữu hiệu trong công tác kiểm định chất lượng giáo dục. Thứ ba: Quản lý hoạt động tự đánh gia và việc thực hiện cải tiến chất lượng các cơ sở giáo dục. Tăng cường hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm tra, giám sát trường mầm non thực hiện hoạt động tự đánh giá bảo đảm đúng quy trình để nâng cao chất lượng báo cáo tự đánh giá chú trọng việc cải tiến chất lượng sau quá trình đánh giá. Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch cải tiến chất lượng đã nêu trong báo cáo tự đánh giá và các khuyến nghị của Đoàn đánh giá ngoài. Các đơn vị vi phạm về công tác kiểm định chất lượng giáo dục thực hiện xử lý theo quy định. Thứ tư: tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý các hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ công tác quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, sử dụng các phần mềm chuyên dụng để thực hiện thống kê, phân tích, tự đánh giá,
  • 31. 25 đánh giá ngoài một cách hiệu quả; nâng cao kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên làm công tác kiểm định chất lượng giáo dục. 1.3.2. Tổ chức xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia Ở nội dung này, căn cứ vào nội dung kế hoạch xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia trên toàn huyện, với vai trò là cơ quan thường trực trong việc xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia Phòng Giáo dục và Đào tạo sẽ tham mưu trong việc phân công, phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, giữa các bộ phận trong hệ thống nhằm thực hiện đạt được các tiêu chuẩn theo Thông tư 19/2018/TT-BGDĐT. Cụ thể, trong 5 tiêu chuẩn cần đạt để được công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia gồm: Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường (có 10 tiêu chí); Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên (có 3 tiêu chí); Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học (có 6 tiêu chí); Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội (có 02 tiêu chí); Tiêu chuẩn 5: Hoạt động và kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. Thì cần phân định nội dung của tiêu chuẩn, tiêu chí nào là nhiệm vụ của nhà trường phải thực hiện và hoàn thiện và nội dung tiêu chuẩn, tiêu chí nào nhà trường cần tham mưu cho Phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc Ủy ban nhân dân huyện quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ, đầu tư (như nội dung của tiêu chuẩn 2 về bổ nhiệm cán bộ quản lý hoặc phân bổ đủ số lượng giáo viên, nhận viên; tiêu chuẩn 3 về đầu tư cơ sở vật chất, ...). Căn cứ vào Công văn 5942/BGDĐ-QLCL ngày 28 tháng 12 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn tự đánh giá và đánh giá ngoài trường mầm non” Phòng Giáo dục và Đào tạo tiến hành chỉ đạo các trường mầm non thực hiện quy trình tự đánh giá theo quy định của Thông tư 19/2018/TT-BGDĐT. Theo Thông tư này quy trình tự đánh giá gồm các bước sau: Bước 1: Thành lập Hội đồng tự đánh giá Bước 2: Lập kế hoạch tự đáng giá Bước 3: Thu thập, xử lý và phân tích các minh chứng Bước 4: Đánh giá các mức đạt được theo từng tiêu chí Bước 5: Viết báo cáo tự đánh giá
  • 32. 26 Bước 6: Công bố báo cáo tự đánh giá Bước 7: Triển khai các hoạt động sau khi hoàn thành báo cáo tự đánh giá Từ đó, tiến hành thực hiện các bước đã đề ra theo các nội dung quy định tại Thông tư 19/2018/TT-BGDĐT. Ở nội dung này Phòng Giáo dục và Đào tạo cần thường xuyên tổ chức tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho các đơn vị, cá nhân thực hiện công tác kiểm định chất lượng trên địa bàn nhằm nâng cao năng lực và trao đổi kinh nghiệm giữa các thành viên trong các hội đồng tự đánh giá ở các trường học. 1.3.3. Chỉ đạo xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia Đối với nội dung chỉ đạo xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, sau khi kế hoạch xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia ban hành, cơ cấu bộ máy đã được hình thành, nhân sự đã được giao nhiệm vụ thì phải có sự lãnh đạo, dẫn dặt cụ thể: - Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ động xây dựng, kiện toàn tổ chức bộ máy ở các trường mầm non theo tiêu chuẩn trường đạt chuẩn quốc gia. - Phòng Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các chuyên viên phụ trách bậc học mầm non, đôn đốc động viên cán bộ, giáo viên, nhân viên các trường mầm non tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực đáp ứng yêu cầu trường đạt chuẩn quốc gia. - Phòng Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn, giám sát các trường mầm non thực hiện việc tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đáp ứng nhu cầu dạy và học trong nhà trường theo tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia. - Phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo Hiệu trưởng các trưởng mầm non vận động các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, huy động tối đa trẻ trong độ tuổi đến trường đặc biệt là trẻ 5-6 tuổi, trẻ có hoàn cảnh khó khăn, trẻ khuyết tật,... Việc chỉ đạo xây dựng trường chuẩn quốc gia sẽ đạt hiệu quả cao nếu trong quá trình chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo kết hợp sử dụng uy quyền và thuyết phục, động viên khích lệ, tôn trọng tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân được phát huy năng lực và tính sáng tạo của họ trong thực hiện nhiệm vụ.
  • 33. 27 1.3.4. Kiểm tra tư vấn việc xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia Căn cứ vào kế hoạch và mục tiêu đã đề ra, định kì hằng năm Phòng Giáo dục và Đào tạo sẽ tiến hành kiểm tra việc thực hiện quy trình tự đánh giá và đánh giá ngoài trường mầm non đạt chuẩn quốc gia trên toàn huyện. Qua đó có thể kiểm tra, đánh giá được tình hình xây dựng trường đạt chuẩn của các trường mầm non về ưu điểm cần phát huy và những hạn chế cần khắc phục trong việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Thông qua việc kiểm tra, Phòng Giáo dục và Đào tạo sẽ xác định được các múc độ đạt được của từng trường đối với các tiêu chí, tiêu chuẩn theo Thông tư 19/2018/TT-BGDĐT để từ đó có những đánh giá cụ thể và có sự chỉ đạo điều chỉnh, hỗ trợ phù hợp nhất đối với từng trường trong việc thực hiện lộ trình xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia 1.4.1. Trình độ, năng lực, phẩm chất của Hiệu trưởng Hiệu trưởng là người được Đảng và Nhà nước giao trách nhiệm quản lý nhà trường, mọi sự việc diễn ra trong nhà trường theo chiều hướng tốt hay xấu đều do Hiệu trưởng. Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm về chất lượng và hiệu quả mọi hoạt động của trường mình. Thương hiệu nhà trường có được khẳng định hay không đều do Hiệu trưởng. Xây dựng nhà trường có đáp ứng được chuẩn đề ra hay không phụ thuộc phần lớn vào sự nhận thức, trình độ tổ chức và năng lực triển khai trong hoạt động thực tiễn của Hiệu trưởng nhà trường. Trước hết, người Hiệu trưởng phải là người nhận thức đúng đắn về sự cấp thiết phải xây dựng nhà trường theo chuẩn đã đề ra; phải là người am hiểu sâu sắc về các tiêu chuẩn này để có thể hướng dẫn, giải thích cho người dưới quyền thực hiện. Hiệu trưởng là người có trình độ tổ chức và năng lực triển khai các nội dung, yêu cầu xây dựng trường chuẩn quốc gia trong thực tiễn đơn vị mình. Ngoài ra, uy tín của người Hiệu trưởng trong tập thể sư phạm có tác dụng như chất xúc tác thúc đẩy sự phát triển của nhà trường.
  • 34. 28 1.4.2. Trình độ, năng lực, phẩm chất của GV Trình độ, năng lực, phẩm chất của giáo viên là một trong năm những tiêu chuẩn quyết định đến sự thành công của công tác xây dựng trường CQG. Vì vậy để đáp ứng yêu cầu trường CQG thì mỗi người GV cần phải nhận thức rõ về vai trò trách nhiệm của mình trong các hoạt động giáo dục, lối sống đạo đức, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, làm công tác tuyên truyền để học sinh, phụ huynh, các tổ chức cá nhân trong và ngoài nhà trường hiểu rõ về mục tiêu của công tác xây dựng trường CQG. 1.4.3. Các lực lượng xã hội Các chủ trương, chính sách của Nhà nước hay mỗi địa phương (theo đặc thù từng địa phương) có ý nghĩa là tiền đề cho việc xây dựng trường chuẩn quốc gia có được thực hiện và thực hiện một cách thuận lợi hay không. Xây dựng trường chuẩn quốc gia chỉ có thể thực hiện thành công khi có sự lãnh đạo trực tiếp, thường xuyên của Đảng, sự quản lí chặt chẽ của nhà nước. Nhận thức các tổ chức (các ngành như Y tế, các tổ chức đoàn thể như Mặt trận Tổ quốc, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh, Hội Khuyến học,…) có ý nghĩa quan trọng đối với việc xây dựng trường chuẩn quốc gia. Nhận thức đúng của các tổ chức xã hội sẽ có tác động lan tỏa tới hội viên, đoàn viên, thành viên của mỗi tổ chức. Khi có nhận thức đúng, các tổ chức, mỗi đoàn viên, hội viên, thành viên của tổ chức sẽ có hành động thiết thực cùng với ngành Giáo dục&Đào tạo, Nhà trường đóng góp và huy động nhân lực, vật lực, tài chính… để xây dựng trường chuẩn quốc gia. Truyền thống văn hoá, môi trường đạo đức chung của mỗi gia đình, mỗi dòng họ, mỗi cộng đồng gần gũi với HS có thể trở thành tác nhân thúc đẩy hoặc kìm hãm động cơ, thái độ học tập của HS. HS không thể học tập tốt nếu gia đình không tạo điều kiện, không có phương pháp để khuyến khích, động viên, giúp đỡ các em. Chính vì vậy, việc tăng cường vai trò quản lý của gia đình, của cộng đồng xã hội trong việc giáo dục HS là rất quan trọng và thiết thực. 1.4.4. Điều kiện kinh tế, văn hoá, sự quan tâm của các cấp uỷ đảng, chính quyền Điều kiện kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội có thể coi là điều kiện khách quan
  • 35. 29 có ảnh hưởng rất lớn tới vấn đề giáo dục, cụ thể là ảnh hưởng tới môi trường giáo dục, chất lượng giáo dục, kết quả học tập và rèn luyện của học sinh. Điều kiện kinh tế thuận lợi hay khó khăn của một gia đình, một địa phương hay một quốc gia trực tiếp ảnh hưởng đến chi phí đầu tư vật chất cho giáo dục, đến xã hội hoá giáo dục. Điều kiện vật chất tốt sẽ là điều kiện thuận lợi để thực hiện hiệu quả công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia . Ngược lại điều kiện kinh tế khó khăn sẽ hạn chế sự phát huy tối đa các năng lực trong việc xây dựng trường chuẩn quốc gia... Nền văn hoá tiên tiến giàu bản sắc dân tộc của nước ta cũng ảnh hưởng lớn đến giáo dục. Truyền thống hiếu học, cần cù, sáng tạo, của người Việt kết hợp với sự nỗ lực vươn lên tiếp thu những nét hiện đại của văn hoá nước ngoài sẽ tạo nên động lực mạnh mẽ trong sự phát triển giáo dục. Tuy nhiên, ở mỗi địa phương, mỗi vùng miền của nước ta còn tồn tại những tư tưởng, nếp nghĩ mang tính trì trệ của cơ chế cũ, quan niệm “sống lâu lên lão làng” cũng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của giáo dục nói chung và công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia nói riêng. Một nền chính trị ổn định với sự quan tâm, chỉ đạo sát sao, kịp thời và động viên chu đáo của các cấp uỷ đảng, chính quyền về cả vật chất và tinh thần sẽ tạo nên sự hưng phấn, hứng khởi để đạt kết quả tốt nhất trong các hoạt động của nhà trường, thầy cô giáo và học sinh đặc biệt là công cuộc xây dựng trường chuẩn quốc gia. Tiểu kết chương 1 Trường mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân; có vị trí, chức năng và nhiệm vụ đặc biệt quan trọng là đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ cho trẻ em. Trường mầm non trực tiếp đảm nhận việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục từ lúc trẻ mới 03 tháng tuổi cho đến 06 tuổi, nhằm chuẩn bị cho trẻ những kĩ năng như: tự lập, sự kiềm chế, khả năng diễn đạt rõ ràng, đồng thời hình thành hứng thú đối với việc đến trường tiểu học, tăng khả năng sẵn sàng để bước vào giai đoạn giáo dục phổ thông. Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia là nhằm mục đích làm cho hệ thống các trường mầm non ngày càng hiện đại hóa, nâng cao chất lượng chăm sóc,
  • 36. 30 giáo dục trẻ toàn diện, phát huy có hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục, thực hiện công bằng về điều kiện giáo dục đáp ứng yêu cầu của xã hội trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia là hoạt động mang tính khoa học và rất cần thiết đối với cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Nếu làm tốt công tác này sẽ góp phần nâng cao số lượng và chất lượng các trường mầm non đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn huyện Đắk Glong, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân trong huyện và đây cũng là động lực thúc đẩy sự phát triển toàn diện của các trường mầm non. Muốn quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia có hiệu quả thiết thực, các nhà quản lý giáo dục cần thực hiện đầy đủ các mục tiêu, nôi dung và phương pháp quản lý; đồng thời thực hiện đồng bộ các chức năng quản lý từ khâu lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo đến việc kiểm tra giám sát, việc thực hiện từng tiêu chí, tiêu chuẩn của trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. Những vấn đề lý luận về quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia sẽ là cơ sở quan trọng cho việc khảo sát thực trạng quản lý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia ở chương tiếp theo.
  • 37. 31 Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XÂY DỰNG TRƯỜNG MẦM NON ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA HUYỆN ĐẮK GLONG, TỈNH ĐẮK NÔNG 2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục của huyện Đắk Glong 2.1.1. Đặc điểm về vị trí địa lý, tình hình kinh tế - xã hội Đắk Glong là một huyện nghèo của tỉnh Đắk Nông, huyện được thành lập theo Nghị định 82/2005/NĐ-CP, ngày 27 tháng 6 năm 2005 của Chính phủ, trên cơ sở chia tách từ huyện Đắk Nông cũ. Đắk Glong nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Đắk Nông, giáp với các huyện Lắk ở phía Đông Bắc, Đam Rông ở phía Đông, Lâm Hà ở phía Đông Nam, Di Linh và Bảo Lâm ở phía Nam, Đắk R’lấp và thị xã Gia Nghĩa ở phía Tây Nam, Đắk Song ở phía Tây và Krông Nô ở phía Bắc. Huyện Đắk Glong có tổng diện tích tự nhiên là 144.776,02 ha, toàn huyện có 07 đơn vị hành chính cấp xã (06/07 là xã đặc biệt khó khăn, 01 xã đạt chuẩn nông thôn mới) với 61 thôn, bon (trong đó, có 30 bon đông đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ). Dân số trên toàn huyện là 16.891 hộ, với 72.933 nhân khẩu (theo kết quả điều tra hộ nghèo năm 2020), trong đó: đồng bào dân tộc thiểu số có 8.925 hộ, với 43.620 khẩu, chiếm gần 60% và có 30 dân tộc cùng sinh sống; số hộ nghèo của huyện là 4.662 hộ, 24.571 khẩu, chiếm tỷ lệ 27,6 %, trong đó hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số là 3.821 hộ, 20.883 khẩu, chiếm 81,96% tổng số hộ nghèo. Hộ cận nghèo trên địa bàn huyện là 1.642 hộ, với 8.448 khẩu, chiếm 9,72%. Số hộ dân sản xuất nông, lâm nghiệp chiếm trên 80%, còn lại là lao động trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, dân dụng, tiểu thương, có mức thu nhập thấp. Có thể nói nếu so với mặt bằng chung của cả nước, điều kiện kinh tế - xã hội còn thấp. Bởi lẽ, huyện có địa hình phức tạp, có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống, nhiều phong tục tập quán lạc hậu còn tồn tại, người dân chủ yếu là thuần nông, trình độ dân trí thấp. Xuất phát điểm kinh tế chậm phát triển, nền kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp còn mang tính tự cung tự cấp, chưa quen với phương thức sản xuất hàng hóa. Các tiềm năng về khoáng sản, đất, lao động, du lịch chưa được đầu
  • 38. 32 tư khai thác, sử dụng chưa có hiệu quả, tất cả các yếu tố đó đã ảnh hưởng rất lớn đến công tác phát triển giáo dục. [40]. 2.1.2. Tình hình phát triển giáo dục huyện Đắk Glong Sau 16 năm xây dựng và phát triển, ngành giáo dục và đào tạo huyện Đắk Glong cũng đạt được nhiều thành tựu quan trong như: Kết thúc năm học 2019-2020 toàn huyện 7/7 xã có đầy đủ các cấp học từ mầm non đến trung học cơ sở, có 40 đơn vị trường học gồm: bậc học mầm non 16 trường (03 trường tư thục); có 11 trường tiểu học, 03 trường tiểu học và trung học cơ sở; 07 trường trung học cơ sở, 02 trường trung học phổ thông, 01 trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở và trung học phổ thông; được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục - xóa mù chữ mức độ 1 vào năm 2009, có 06 trường đạt chuẩn quốc gia: 02 trường trung học cơ sở, 02 trường tiểu học và 02 trường mầm nom, hệ thống trường lớp được đầu tư xây dựng theo các chương trình dự án của huyện nghèo. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên từng bước ổn định [40]. Trong những năm gần đây, trên cơ sở các văn bản của BGDĐT, của Sở GDĐT, của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông, UBND huyện đã chỉ đạo ngành giáo dục và đào tạo huyện, đẩy mạnh, phát hiện, đào tạo bồi dưỡng nhân tài, cải tiến kiểm tra đánh giá, đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý. Chất lượng giáo dục đã chuyển biến, học sinh có đạo đức, tác phong, ý thức trong việc tham gia các phòng trào, tham gia các hoạt động xã hội. Chất lượng mũi nhọn đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Số học sinh tham gia các hội thi, kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia tăng cả về số lượng và chất lượng. Mặt khác, Ủy ban nhân dân huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục xây dựng bồi dưỡng cho đội ngũ nhà giáo, tạo điều kiện cho đội ngũ nhà giáo tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị, đạo đức lối sống. Qua đó đội ngũ viên chức toàn ngành giáo dục được nâng cao về chất lượng, tiếp tục được kiện toàn và bổ sung về số lượng, đảm bảo đáp ứng theo yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (Bảng 2.7 phụ lục số 1). Như vậy,
  • 39. 33 nhìn chung về chất lượng đội ngũ nhà giáo tỷ lệ đạt chuẩn 95%, trên chuẩn là 61,3%. Đây là điều kiện cần thiết, là nền tảng để đẩy mạnh và nâng cao chất lượng giáo dục, là cơ sở để phát triển đội ngũ nhà giáo của huyện nhà. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất trường học đã được các cấp quan tâm đầu tư. Từ năm học 2016-2017 đến nay Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện đã tham mưu các cấp trong công tác đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học, trang thiết bị dạy học với tổng kinh phí hơn 70,5 tỷ đồng (xây dựng 14 phòng cho các trường mầm non, 28 phòng cho các trường tiểu học, xây dựng mới cho 02 trường trung học cơ sở theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa. Sự nghiệp giáo dục, đào tạo có bước khởi sắc đáng kể, chất lượng dạy và học ở tất cả các bậc học ngày càng được nâng cao, đáp ứng yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục và đạo tạo. Mạng lưới trường lớp không ngừng được đầu tư xây dựng với 40 trường học từ bậc mầm non đến trung học phổ thông, 01 trung tâm Giáo dục thường xuyên và Nghề nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho con em trong huyện đến học tập. Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục của huyện nhà. Hiện nay, có 100% cán bộ quản lý đạt chuẩn về trình độ đào tạo (trong đó 78% trên chuẩn); 95% giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở đạt chuẩn về trình độ đạo tạo (trong đó 61,3% trên chuẩn) Đảng viên là cán bộ giáo viên, nhân viên chiếm 45,5% độ ngũ. Kỉ cương học đường tiếp tục được duy trì, các tệ nạn xã hội được ngăn chặn không để xâm nhập vào trường học, môi trường giáo dục được đảm bảo cho sự phát triển toàn diện nhân cách của học sinh. Thực hiện tốt công bằng xã hội trong giáo dục, quan tâm đúng mức tới sự phát triển giáo dục ở những vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Thực hiện tốt chương trình giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật. Công tác xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh, đem lại hiệu quả thiết thực đối với phong trào xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, với việc hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sơ, với phòng trào khuyến học, khuyến tài ở địa phương.
  • 40. 34 Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển giáo dục trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giáo dục huyện Đắk Glong còn bộc lộ những hạn chế: - Chất lượng giáo dục giữa các vùng chưa đồng đều, khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tế sản xuất và đời sống của học sinh còn hạn chế. - Công tác quản lý giáo dục, phương pháp dạy học ở các trường chậm được đổi mới; năng lực quản lý của một số cán bộ quản lý còn chưa năng động linh hoạt; công tác xã hội hóa giáo dục ở một số địa phương làm chưa tốt. - Cơ sở vật chất của các trường mầm non, mẫu giáo còn rất yếu, kinh phí giáo dục đầu tư cho hoạt động chăm sóc giáo dục, mua sắm trang thiết bị dạy học hằng năm còn rất thấp so với thực tế. 2.1.3. Tình hình phát triển giáo dục mầm non huyện Đắk Glong 2.1.3.1. Quy mô phát triển giáo dục mầm non Bảng 2.1. Thống kế quy mô phát triển giáo dục mầm non Nội dung Năm học 2018-2019 2019-2020 2020-2021 1. Tổng số trường mầm non công lập 13 13 13 2. Tổng số nhóm lớp 154 171 154 3. Tổng số trẻ ra lớp toàn huyện 4556 4.983 4630 - Tổng số trẻ dân tộc thiểu số đến lớp 2.568 2.912 2.614 - Tổng số trẻ nhà trẻ đến lớp 20 24 27 - Tỷ lệ trẻ nhà trẻ đến lớp 5,2% 6,2% 6,33% - Tỷ lệ trẻ mẫu giáo đến lớp 4522 4983 4630 - Tổng số trẻ mẫu giáo học lớp ghép 163 165 323 - Tổng số trẻ mẫu giáo 5 tuổi đến lớp 1856 1988 1961 - Tỷ lệ trẻ mẫu giáo 5 tuổi đến lớp 92 97,8 97,2 - Tổng số trẻ mẫu giáo 5 tuổi học lớp ghép 37 40 42 Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Đắk Glong Toàn huyện có 13 trường mầm non công lập, trung bình mỗi xã có một trường, riêng xã Quảng Sơn có 03 trường: trường mẫu giáo Họa Mi, trường mẫu giáo Sơn Ca, trường mẫu giáo Hoa Pơ Lang. Số nhóm lớp, số trẻ đặc biệt là tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi đến lớp ngày càng tăng. Như vậy, với quy mô phát triển hiện nay, giáo dục mầm non huyện Đắk Glong cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của trẻ
  • 41. 35 và đáp ứng tốt nhu cầu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Song vẫn có nhiều trường có quá nhiều điểm lẻ (như Trường mẫu giáo Họa Mi xã Quảng Sơn có tới 05 điểm trường, trường mẫu giáo Hoa Lan xã Đắk R’măng có 05 điểm trường, trường mẫu giáo Hoa Đào xã Đắk Som có 05 điểm trường). Trong khi các trường vùng thuận lợi tỷ lệ trẻ/lớp vượt quá so với Điều lệ trường mầm non, thì ở các trường vùng khó khăn không đảm bảo tỷ lệ trẻ/lớp phải dạy lớp ghép 2-3 độ tuổi. Những vấn đề đó không chỉ ảnh làm hưởng đến chất lượng thực hiện chương trình giáo dục mầm non mà còn ảnh hưởng đến việc bố trí sắp xếp đội ngũ giáo viên đứng lớp và công tác chỉ đạo chuyên môn của Phòng Giáo dục và Đào tạo. 2.1.3.2. Chất lương chăm sóc giáo dục trẻ Bảng 2.2. Thống kê chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng Nội dung Năm học 2018-2019 2019-2020 2020-2021 Tổng số trường MN tổ chức bán trú 9 11 11 Tổng số nhóm lớp bán trú 85 102 96 Tổng số trẻ ăn bán trú tại trường 2556 3933 3580 Tỷ lệ trẻ ăn bán trú tại trường 56,52 78,92 77,32 Tổng số trẻ được khám sức khỏe định kỳ 4556 4.983 4630 Tỷ lệ trẻ được khám sức khỏe định kỳ 100% 100% 100% Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng x x x - Thể nhẹ cân 5,8 5,8 4,3 - Thể thấp còi 5,2 5,4 5,1 Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Đắk Glong Toàn huyện có 11/13 trường mầm non tổ chức bán trú với 54 nhân viên cấp dưỡng, trong đó 100% nhân viên cấp dưỡng được đào tạo về kĩ thuật chế biến món ăn. Tỷ lệ trẻ ăn bán trú tại trường ngày càng cao; 6/13 trường có nhân viên y tế học đường, công tác khám sức khỏe cho trẻ chưa được thực hiện đúng theo quy định, đa số trẻ được theo dõi sức khỏe bằng biểu đồ phát triển. Chất lượng bán trú được nâng lên rõ rệt, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng được giảm đáng kể qua từng năm. Tuy nhiên tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở các trường mầm non trên địa bàn huyện Đắk Glong vẫn cao so với mặt bằng chung toàn tỉnh Đắk Nông. Một số bếp ăn chưa đảm bảo theo quy định ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tổ chức bán trú tại trường. Đời sống nhân
  • 42. 36 viên cấp dưỡng không ổn định, mức lương thấp, chủ yếu phụ thuộc vào sự đóng góp từ phụ huynh. Mức ăn của trẻ ở một số vùng còn thấp (từ 7.000-10.000đ/ngày/trẻ), còn chênh lệch với giá cả thị trường nên chưa đáp ứng các yêu cầu tối thiếu về chất lượng calo cần thiết trong ngày/trẻ. Bảng 2.3. Thống kê chất lượng giáo dục mầm non Nội dung Năm học 2018-2019 2019-2020 2020-2021 Tỷ lệ chuyên cần 92 95 96 Tỷ lệ bé ngoan 90 92 95 Tỷ lệ thực hiện chương trình GDMN mới 100 100 100 Tỷ lệ thực hiện Bộ chuẩn PTT5T 100 100 100 Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Đắk Glong Hiện nay, 100% các trường mầm non trên địa bàn huyện Đắk Glong áp dụng chương trình giáo dục mầm non lấy trẻ làm trung tâm, 100% giáo viên được tập huấn và thực hiện phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, vùng miền địa phương, nhiều giáo viên năng động, sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ. Các trường đã triển khai và thực hiện có hiệu quả Bộ công cụ đánh giá sự phát triển của trẻ 5 tuổi, thiết lập và xậy dựng bộ công cụ đánh giá theo từng tiêu chí phù hợp với đối tượng học sinh. Khai thác và sử dụng có hiệu quả phần mềm Kidsmart. Giáo viên đã chú trọng việc giáo dục và dạy kĩ năng sống cho trẻ thông qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, trẻ thực sự có nhiều cơ hội tham gia trải nghiệm khám phá, tìm tòi, qua đó nhân cách của trẻ dần được hình thành và phát triển tốt. Bên cạnh đó các trường còn từng bước hình thành và giáo dục trẻ khả năng tự phục vụ trong các sinh hoạt hằng ngày của bản thân, chuẩn bị cho trẻ tâm thế sẵn sàng vào lớp 1. Mặc dù vậy, việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy trẻ làm trung tâm ở một số trường vùng sâu, vùng xa còn khó khăn thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ còn có sự chênh vênh giữa các vùng miền trên địa bàn huyện Đắk Glong. Mặt khác, đa số trẻ em dân tộc H’Mông ở các trường: MG Quảng Hòa xã Quảng Hòa, MG Hoa Pơ Lang xã Quảng Sơn, MG Hoa Lan xã Đắk R’măng, MG Hoa Đào, Đắk Nang thuộc xã Đắk Som,...