SlideShare a Scribd company logo
1 of 80
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
TRẦN QUANG PHÚ
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
KINH TẾ TRANG TRẠI Ở HUYỆN VĂN BÀN
TỈNH LÀO CAI
Tải tài liệu qua zalo 0936.885.877
Dịch vụ làm luận văn luanvantrithuc.com
LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Thái nguyên, năm 2019
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
TRẦN QUANG PHÚ
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
KINH TẾ TRANG TRẠI Ở HUYỆN VĂN BÀN
TỈNH LÀO CAI
Ngành : Phát triển nông thôn
Mã số : 862 01 16
LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS Đinh Ngọc Lan
Thái nguyên, năm 2019
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là của riêng tôi. Các số liệu
và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa hề được công bố
hoặc sử dụng.
Các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn.
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2019
Tác giả luận văn
Trần Quang Phú
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này trước tiên tôi xin trân trọng cảm ơn Ban
giám hiệu Trường Đại học Nông lâm - Thái Nguyên, Khoa Kinh tế và PTNT,
cảm ơn các thầy cô đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong quá
trình học tập tại trường Đại học Nông lâm -Thái Nguyên. Tôi xin bày tỏ lòng
biết ơn tới cô giáo PGS.TS. Đinh Ngọc Lan, người đã trực tiếp hướng dẫn và
giúp đỡ tôi tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các cơ quan, đơn vị,
trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai, các hộ gia đình, các khuyến nông
viên xã đã giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra thực hiện luận văn.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ sự biết ơn tới gia đình, người thân và bạn bè đã
động viên, chia sẻ để tôi hoàn thiện luận văn này.
Trong quá trình nghiên cứu mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng vì những
lý do chủ quan và khách quan cho nên luận văn không tránh khỏi những thiếu
sót và hạn chế. Vì vậy tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô
và các bạn học viên để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 08 năm 2019
Tác giả luận văn
Trần Quang Phú
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................ii
MỤC LỤC.......................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT................................................................ v
DANH MỤC CÁC HÌNH..............................................................................vi
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 3
4. Những đóng góp của luận văn................................................................... 3
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI ........................................... 5
1.1. Cơ sở lý luận........................................................................................... 5
1.1.1. Cơ sở lý luận về kinh tế trang trại.................................................... 5
1.1.2. Phân loại trang trại ........................................................................... 8
1.1.3. Những tiêu chí xác định kinh tế trang trại...................................... 11
1.1.4. Những đặc trưng cơ bản của kinh tế trang trại............................... 13
1.1.5. Những yếu tố ảnh hưởng tới phát triển kinh tế trang trại............... 14
1.1.2. Cơ sở thực tiễn về kinh tế trang trại............................................... 17
1.1.3. Những bài học rút ra từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn ............... 24
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .27
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................... 27
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường ............................... 27
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội............................................................... 29
2.2. Câu hỏi nghiên cứu............................................................................... 38
2.3. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 38
2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin ..................................................... 38
iv
2.3.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ......................................... 39
2.3.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu, phân tích..........................................40
2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất của trang trại ................... 42
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................ 45
3.1. Thực trạng phát triển kinh tế trang trại của huyện Văn Bàn................. 45
3.1.1. Quá trìnhhìnhthànhvàpháttriểnkinhtếtrangtrạiở huyệnVănBàn......45
3.1.2. Đại bàn phân bố các loại trang trại ở huyện Văn Bàn.................... 47
3.1.3. Đặc điểm tình hình cơ bản về trang trại......................................... 48
3.2. Thực trạng sản xuất kinh doanh của trang trại huyện Văn Bàn............ 53
3.2.1. ThựctrạngvềphươngthứcsảnxuấtcủacáctrangtrạihuyệnVănBàn....53
3.2.2 Đánh giáhiệuquảkinhtếcủakinhtếtrangtrạitạihuyệnVănBàn...........55
3.2.3. Những vấn đề rút ra từ nghiên cứu thực trạng hiệu quả kinh tế của
các trang trại ở huyện Văn Bàn................................................................ 58
3.2.4. Nguyên nhânảnhhưởngđếnhiệuquảcủacáctrangtrạiở VănBàn........60
3.3 Giải pháp phát triển trang trại trên địa bàn huyện Văn Bàn.................. 63
3.3.1 Giải pháp về đất đai......................................................................... 63
3.3.2. Giải pháp về vốn............................................................................. 64
3.3.3. Giải pháp về thị trường................................................................... 65
3.3.4. Giải pháp về khoa học công nghệ .................................................. 65
3.3.5. Các giải pháp khác ......................................................................... 65
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 67
1. Kết luận.................................................................................................... 67
2. Kiến nghị.................................................................................................. 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 70
v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ
NLN: Nông lâm nghiệp
NN: Nông nghiệp
CC: Cơ cấu
VA: Giá trị gia tăng
MI: Thu nhập hỗn hợp
IC: chi phí trung gian
KTCB: Kiến thiết cơ bản
KTTT: Kinh tế trang trại
SXKD: Sản xuất kinh doanh
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tình hình sử dụng đất huyện Văn Bàn........................................... 28
Bảng 2.2: Cơ cấu kinh tế huyện Văn Bàn....................................................... 29
Bảng 2.3: Cơ cấu giá trị sản lượng nông nghiệp, lâm nghiệp......................... 30
và thủy sản trên địa bàn huyện Văn Bàn......................................................... 30
Bảng 2.4: Diện tích các loại cây trồng trên địa bàn huyện Văn Bàn .............. 31
Bảng 2.5: Số lượng gia súc, gia cầm huyện Văn Bàn..................................... 31
Bảng 2.6: Dân số trung bình phân theo giới tính và phân theo thành
thị, nông thôn .................................................................................. 33
Bảng 2.7: Kết cấuhạ tầng,dịch vụ của cácxã,thịtrấn trênđịa bànhuyện................ 34
Bảng 3.1 Số lượng và cơ cấu các loại trang trại của Văn Bàn....................... 46
Bảng 3.2: Số lượng trang trại chia theo đơn vị xã, thị trấn............................. 47
Bảng 3.3. Đặc điểm, tình hình cơ bản về chủ trang trại.................................. 49
Bảng 3.4. Cơ cấu trang trại theo quy mô đất đai ............................................ 51
Bảng 3.5 Cơ cấu về thu nhập trang trại huyện Văn Bàn................................. 54
Bảng 3.6 Chi phí bình quân của một trang trại............................................... 55
Bảng 3.7 Thu nhập hỗn hợp bình quân của trang trại..................................... 57
vii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
I. Tóm tắt mở đầu
Học viên: Trần Quang Phú
Đề tài: “Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở huyện Văn
Bàn, tỉnh Lào Cai”
Chuyên ngành: Phát triển nông thôn ; Mã số: 8.62.01.16
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên
II. Nội dung bản trích yếu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Văn
Bàn. Phân tích được hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các trang trại tại địa
bàn nghiên cứu. Để từ đó đề xuất những giải pháp kinh tế chủ yếu thúc đẩy
phát triển tốt hơn nữa kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Văn Bàn góp phần
tăng thu nhập và tạo việc làm cho người động trên địa bàn huyện.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp thu thập thông tin (cả thông tin sơ cấp
và thứ cấp). Tiến hành điều tra thu thập thông tin ở toàn bộ 24 trang trại trên
địa bàn huyện Văn Bàn. Ngoài ra, đề tài dùng các phương pháp thu thập và
phân tích thông tin như: đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA), điều tra
phỏng vấn sâu chủ trang trại với bộ câu hỏi chuẩn bị trước. Dùng các phương
pháp phân tích: thống kê kinh tế, thống kê so sánh, phương pháp chuyên gia.
2.3 Kết quả nghiên cứu chính
Kết quả nghiên cứu chính đã chỉ ra rằng:
2.4 Kết luận chủ yếu của đề tài
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kinh tế trang trại là bước phát triển cao có tính quy luật của kinh tế nông
hộ, là mô hình sản xuất đã có từ rất lâu, mang tính phổ biến và giữ vai trò
quan trọng trong quá trình phát triển nông nghiệp ở hầu hết các quốc gia trên
thế giới. Thực tiễn đã khẳng định khả năng phát triển và hiệu quả nhiều mặt
của kinh tế trang trại, nó góp phần khai thác có hiệu quả các nguồn lực, tạo ra
khối lượng nông sản hàng hoá ngày càng nhiều; tạo ra khả năng to lớn trong
việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, tăng năng suất lao động,..., trên cơ
sở đó góp phần giải quyết các vấn đề phát triển kinh tế xã hội và môi trường
bền vững.
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, nhất là từ sau Nghị quyết 10 của
Bộ Chính trị năm 1988, kinh tế trang trại đã có bước phát triển khá và từng
bước khẳng định là một hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh nông nghiệp
có nhiều ưu thế và phù hợp với xu hướng phát triển tất yếu của một nền sản
xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Trên cơ sở tổng kết thực tiễn, kinh tế trang trại đã được Nghị quyết Hội
nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII khẳng định và
khuyến khích phát triển. Chính phủ cũng đã ban hành Nghị quyết
03/2000/NQ-CP, ngày 02/02/2000 về kinh tế trang trại nhằm thống nhất nhận
thức về vị trí, vai trò của kinh tế trang trại và đề ra các chính sách của Nhà
nước cho kinh tế trang trại phát triển.
Tuy nhiên, kinh tế trang trại hiện nay chưa phát triển rộng và chưa tương
xứng với những tiềm năng, thế mạnh của các vùng, miền trong cả nước; chưa
tạo ra bước đột phá trong việc đầu tư khai thác và sử dụng có hiệu quả diện
tích đất trống, đồi núi trọc, mặt đất, mặt nước hoang hoá ở các khu vực trung
du, miền núi, ven biển để phát triển sản xuất nông lâm ngư nghiệp; chưa đóng
2
góp thỏa đáng vào việc mở rộng quy mô sản xuất hàng hoá, nâng cao năng
suất, hiệu quả và sức cạnh tranh các mặt hàng nông sản mang tính hàng hoá
trong điều kiện thị trường mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Kinh tế trang trại vẫn là một loại hình kinh tế còn mới mẻ ở nước ta, vì
vậy cần phải đẩy mạnh nghiên cứu cụ thể tiềm năng và lợi thế đối với từng
vùng, từng địa phương để có những chính sách khuyến khích phát triển kinh
tế trang trại, đưa ra những giải pháp phù hợp, sát thực tế, nhằm hạn chế đến
mức thấp nhất những tác động tiêu cực, yếu tố bất lợi có thể xảy ra trong quá
trình đầu tư và phát triển.
Văn Bàn miền núi của tỉnh, cơ cấu kinh tế chủ yếu vẫn là Nông, Lâm
nghiệp. Những năm gần đây, sản xuất nông lâm nghiệp của huyện đã và đang
có bước chuyển dịch tích cực, sản lượng nông sản hàng hoá sản xuất tăng khá
qua các năm, trong đó mô hình kinh tế trang trại ở Văn Bàn đang trở thành
một hướng đi ưu tiên trong định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện.
Vấn đề đặt ra từ thực tiễn của quá trình phát triển kinh tế trang trại ở Văn
Bàn đang rất cần được quan tâm nghiên cứu đó là:
- Sự nhận thức về vị trí,vai trò của kinh tế trang trại trong chiến lược
phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
- Đánh giá đúng thực trạng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện.
- Phân tích các yếu tố tác động đến kinh tế trang trại và đánh giá mức độ
ảnh hưởng của các yếu tố đó đến sự phát triển của kinh tế trang trại.
- Đưa ra các định hướng và giải pháp phù hợp để phát triển kinh tế trang trại.
Với ý nghĩa đó đề tài: “Thực trạng và những giải pháp phát triển kinh
tế trang trại ở Văn Bàn” là vấn đề đặt ra mang tính cấp thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Văn
Bàn. Phân tích được hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các trang trại tại địa
bàn nghiên cứu. Để từ đó đề xuất những giải pháp kinh tế chủ yếu thúc đẩy
3
phát triển tốt hơn nữa kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Văn Bàn góp phần
tăng thu nhập và tạo việc làm cho người động trên địa bàn huyện.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề về kinh tế trang trại ở huyện
Văn Bàn để làm rõ tính lý luận và thực tiễn cho quá trình hình thành và phát
triển kinh tế trang trại của địa phương.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt không gian: nghiên cứu trên địa bàn huyện Văn Bàn
- Về mặt thời gian: nghiên cứu tư liệu tổng quan được thu thập trên các
tài liệu đã công bố từ 2015 đến nay.
Số liệu đánh giá thực trạng được thu thập trong khoảng thời gian từ năm
2015 - 2017.
3.3. Nội dung nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu về tổ chức, quy mô, cơ cấu, loại hình, kết quả sản
xuất kinh doanh hiệu quả kinh tế của các trang trại trên địa bàn huyện Văn
Bàn.
4. Ý nghĩa của luận văn
4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu
Luận văn là nguồn tham khảo cho những người quan tâm đến kinh tế
trang trại nói chung đặc biệt là kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Văn Bàn
nói riêng. Là tài liệu tham khảo và giảng dạy cho sinh viên chuyên ngành
Kinh tế nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Là tài liệu cung cấp thông tin tin cậy về kinh tế trang trại cho các nhà
nghiên cứu, các cấp chính quyền, người hoạch định chính sách, nhà sản xuất
và những người quan tâm đến kinh tế trang trại ở Văn Bàn.
4
4.2 Ý nghĩa trong thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần giúp cho cấp uỷ và chính quyền địa
phương có đủ cơ sở khoa học để chỉ đạo phát triển kinh tế trang trại trên địa
bàn huyện một cách tốt nhất.
- Góp phần kiến nghị, đề xuất việc điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính
sách, giải pháp phát triển kinh tế trang trại của Đảng và Nhà nước nói chung
và địa phương tỉnh, huyện nói riêng.
- Kết quả nghiên cứu giúp cho các chủ trang trại có những định hướng
và giải pháp đúng đắn nhằm phát triển kinh tế trang trại, nâng cao hiệu quả
sản xuất kinh doanh
5
Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.1. Cơ sở lý luận về kinh tế trang trại
1.1.1.1. Khái niệm về trang trại và kinh tế trang trại
Trang trại là loại hình cơ sở sản xuất nông nghiệp của các hộ gia đình
nông dân, hình thành và phát triển chủ yếu trong điều kiện kinh tế thị trường
khi phương thức sản xuất tư bản thay thế phương thức sản xuất phong kiến.
Một số tác giả khi nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển kinh tế trang
trại trên thế giới cho rằng, các trang trại được hình thành từ cơ sở của các hộ
tiểu nông sau khi từ bỏ sản xuất tự cung tự cấp khép kín, vươn lên sản xuất
hàng hoá đáp ứng nhu cầu thị trường trong điều kiện cạnh tranh.
Kinh tế trang trại là một loại hình kinh tế sản xuất hàng hoá phát triển
trên cơ sở kinh tế hộ nhưng ở quy mô lớn hơn, được đầu tư nhiều hơn về cả
vốn và kỹ thuật, có thể thuê mướn nhân công để sản xuất ra một hoặc vài loại
sản phẩm hàng hoá từ nông nghiệp với khối lượng lớn cho thị trường.
Về thực chất "trang trại" và "kinh tế trang trại" là những khái niệm
không đồng nhất. Kinh tế trang trại là tổng thể các yếu tố vật chất của sản
xuất và các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình tồn tại và hoạt động của
trang trại, còn trang trại là nơi kết hợp các yếu tố vật chất của sản xuất và là
chủ thể của các quan hệ kinh tế đó. Các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá
trình tồn tại và phát triển của trang trại có thể tóm lược thành hai nhóm đó là
quan hệ giữa trang trại với môi trường bên ngoài và quan hệ giữa trang trại
với môi trường bên trong. Quan hệ giữa trang trại với môi trường bên ngoài
bao gồm hai cấp độ, môi trường vĩ vô (cơ chế, chính sách chung của Nhà
nước...) và môi trường vi mô (các đối tác, khách hàng, bạn hàng, đối thủ cạnh
tranh...) các quan hệ nội tại bên trong trang trại rất đa dạng và phức tạp như
các quan hệ về đầu tư, phân bổ nguồn lực cho các ngành, các bộ phận trong
trang trại, các quan hệ lợi ích kinh tế liên quan đến việc phân phối kết quả làm
6
ra, trong đó lợi ích của chủ trang trại với tư cách là người chủ sở hữu tư liệu
sản xuất và lợi ích của người lao động làm thuê là rất quan trọng. Để tạo ra
động lực thúc đẩy kinh tế trang trại phát triển thì các quan hệ về lợi ích phải
được giải quyết một cách thoả đáng. Các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá
trình tồn tại và phát triển của trang trại được tóm lược ở sơ đồ 1.1.
Hình 1.1. Sơ đồ các quan hệ kinh tế trong quá trình hoạt động
sản xuất kinh doanh của trang trại
Ngoài mặt kinh tế, trang trại còn có thể được nhìn nhận từ mặt xã hội và
môi trường.
Về mặt xã hội, trang trại là một tổ chức cơ sở của xã hội, trong đó các
mối quan hệ xã hội đan xen nhau.
Hình 1.2. Chu trình hoạt động của trang trại
7
Về mặt môi trường, trang trại là một không gian sinh thái, trong đó diễn
ra các quan hệ sinh thái đa dạng. Không gian sinh thái trang trại có quan hệ
chặt chẽ và ảnh hưởng qua lại trực tiếp với hệ sinh thái của vùng. Ba mặt trên
của trang trại có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau. Sự kết
hợp hài hoà ba mặt này sẽ bảo đảm cho kinh tế trang trại phát triển bền vững
và bảo vệ tốt môi trường, sử dụng tối ưu các nguồn lực.
Hình 1.3. Sơ đồ mối quan hệ ba mặt cơ bản của trang trại
Trong các mặt kinh tế- xã hội và môi trường của trang trại thì mặt kinh tế
là mặt cơ bản chứa đựng những nội dung cốt lõi của trang trại. Vì vậy trong
nhiều trường hợp khi nói đến kinh tế trang trại, tức là nói tới mặt kinh tế của
trang trại, người ta gọi tắt là trang trại.
Theo quan điểm hệ thống có thể thấy trang trại như là một tổ chức kinh
tế mang tính hệ thống rõ rệt. Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của
8
trang trại có quan hệ chặt chẽ với môi trường bên ngoài và trải qua ba công
đoạn đó là đầu vào (inputs); quá trình (process) và đầu ra (outputs).
Có thể nói rằng trang trại là hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp hàng
hoá dựa trên cơ sở lao động, đất đai, tư liệu sản xuất cơ bản của hộ gia đình,
hoàn toàn tự chủ, sản xuất kinh doanh bình đẳng với các tổ chức kinh tế khác,
sản phẩm làm ra chủ yếu là để bán và tạo nguồn thu nhập chính cho gia đình.
1.1.2. Phân loại trang trại
Tùy vào điều kiện của từng quốc gia, từng vùng mà trang trại lại có
những loại hình khác nhau. Việc phân loại trang trại có ý nghĩa quan trọng đối
với việc phân tích và từ đó có thể đưa ra những giải pháp phù hợp với từng
loại hình trang trại.
Dưới đây là một số cách phân loại trang trại phổ biến:
* Phân loại theo cơ cấu sản xuất: Căn cứ vào cơ cấu sản xuất thì các
trang trại được chia làm hai loại sau đây:
- Trang trại tổng hợp: Là loại trang trại kinh doanh nhiều ngành nghề
như nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, chế biến và dịch vụ Đây là loại
trang trại đang phát triển tương đối mạnh và phổ biến hiện nay trên thế giới.
- Trang trại thuần nông hoặc thuần lâm: Là loại trang trại chỉ kinh doanh
một lĩnh vực nông nghiệp hoặc lâm nghiệp.
* Phân loại theo hình thức tổ chức quản lý: Căn cứ vào hình thức tổ
chức quản lý, có thể chia các trang trại thành các loại sau đây:
- Trang trại gia đình: Đây là loại hình tổ chức kinh doanh phổ biến nhất,
tồn tại lâu dài trong nền nông nghiệp hàng hoá nói riêng và trong nền kinh tế
thị trường nói chung. Đặc trưng của trang trại gia đình là sử dụng chủ yếu sức
lao động và tiền vốn của gia đình. Liên kết giữa các thành viên trong trang
trại không chỉ bằng quan hệ kinh tế mà sâu sắc hơn là quan hệ huyết thống,
gia tộc. Trang trại gia đình là lực lượng chủ yếu sản xuất nông phẩm hàng hoá
cho xã hội và tồn tại lâu dài trong nền kinh tế thị trường mà không bị các
9
doanh nghiệp lớn thôn tính bởi quá trình cạnh tranh vì trang trại gia đình có
ba lợi thế mà các loại hình doanh nghiệp khác không thể có được, đó là:
Thứ nhất, đối tượng sản xuất nông nghiệp là những sinh vật, muốn đạt
năng suất và hiệu quả cao, con người phải chăm sóc cây trồng, vật nuôi tỷ mỷ,
kỹ lưỡng, đúng lúc, đúng cách (đúng kỹ thuật) không kể sớm khuya, trong
suốt quá trình tái sản xuất tự nhiên của chúng. Muốn vậy, quy mô trang tại
không quá lớn để phù hợp với khả năng quản lý và kiểm soát của tất cả mọi
thành viên trong trang trại, đồng thời lợi ích của mỗi người sản xuất nông
nghiệp phải gắn chặt trực tiếp với kết quả cuối cùng của cây trồng và vật nuôi.
Chỉ có kinh tế gia đình mới có khả năng và tạo ra cơ chế lợi ích của mỗi
chu kỳ tài sản xuất xã hội cũng như tái sản xuất tự nhiên trong nông nghiệp.
Thứ hai, kinh doanh nói chung và kinh doanh nông nghiệp nói riêng
thường gặp rủi ro, khi thị trường và môi trường tự nhiên biến động bất thuận
làm chi giá bán bằng giá thành sản xuất nông phẩm, trang trại gia đình vẫn có
thu nhập theo cơ chế "lấy công làm lãi". Bởi vì, trang trại gia đình chủ yếu sử
dụng sức lao động của mình, còn các loại hình trang trại khác chủ yếu sử
dụng sức lao động làm thuê, gặp hoàn cảnh trên sẽ bị phá sản.
Thứ ba, nền nông nghiệp hiện đại đòi hỏi sản xuất tập trung chuyên môn
hoá trên cơ sở phát triển tổng hợp đa dạng hoá để vừa tận dụng tối đa các yếu
tố sản xuất, vừa bảo vệ môi trường sinh thái. Các mô hình sản xuất tổng hợp
VAC, VACR, trên thực tế đã thể hiện rõ hiệu quả KT-XH và sinh thái của
nó cao hơn so với các mô hình sản xuất chuyên môn hoá độc canh, một nền
nông nghiệp tổng hợp đa dạng phát triển bền vững chỉ có thể có được khi mọi
quá trình sản xuất sinh học đều được kiểm soát chặt chẽ, tỷ mỷ. Điều này, chỉ
có thể thực hiện khi quy mô sản xuất trong một đơn vị không quá lớn và nhờ
tinh thần trách nhiệm cao của mỗi người lao động tham gia vào quá trình sản
xuất sinh học đó. Vì thế, chỉ có trang trại gia đình mới có thể đáp ứng được cả
hai yêu cầu nói trên.
10
- Trang trại liên doanh bao gồm những trang trại hình thành trên cơ sở
liên kết một số gia đình có quan hệ thân thuộc để cùng SXKD nhằm tăng sức
cạnh tranh trên thị trường và có đủ tiềm lực để trang bị cơ sở vật chất phục vụ
cho SXKD.
- Trang trại hợp doanh là một trang trại tư bản được hình thành và tổ
chức theo kiểu công ty cổ phần. Trang trại này trong quá trình kinh doanh có
quyền phát hành cổ phiếu và trái phiếu để huy động vốn. Loại trang này phổ
biến ở Mỹ và Canada.
* Phân loại theo phương thức điều hành sản xuất
- Loại hình mà trong đó chủ trang trại và gia đình ở ngay trong trang trại
và trực tiếp điều hành cũng như trực tiếp sản xuất. Đây là loại hình phổ biến
nhất ở các nước Châu Á và chủ trang trại hầu hết là nông dân.
- Loại hình chủ trang trại và gia đình không ở nông thôn, cũng không ở
trang trại mà ở một nơi khác (thị trấn, thành phố) nhưng vẫn trực tiếp điều
hành, quản lý trang trại, loại hình này có chiều hướng phát triển ở một số
nước công nghiệp phát triển.
- Loại hình chủ trang trại sống ở thị trấn, thành phố thuê người khác
quản lý trực tiếp quản lý và điều hành trang trại ở nông thôn.
- Loại hình chủ trang trại uỷ thác cho chủ khai thác là bà con, bạn bè
quản lý từng phần hoặc toàn bộ quá trình SXKD trong khoảng thời gian nhất
định khi chủ trang trại đi làm việc khác. Ở Đài Loan đến nay có khoảng 75%
số chủ trang trại gia đình đã áp dụng phương thức sản xuất uỷ thác.
* Phân loại theo cơ cấu thu nhập
- Loại hình trang trại thuần nông với đặc điểm là có cơ cấu thu nhập dựa
hoàn toàn hay phần lớn vào nông nghiệp.
- Loại hình trang trại có thu nhập chủ yếu ngoài nông nghiệp, loại
trang trại này ngày càng tăng và ở một số nước có nhiều hơn loại trang trại
thuần nông .
11
* Phân loại trang trại theo hình thức sở hữu tư liệu sản xuất.
- Loại hình trang trại mà trong đó chủ trang trại sở hữu toàn bộ tư liệu
sản xuất, đây là loại hình trang trại phổ biến.
- Loại hình hình trang trại mà trong đó chủ trang trại sở hữu một phần tư
liệu sản xuất con lại đi thuê của người khác.
- Loại hình trang trại thuê toàn bộ tư liệu sản xuất của chủ trang trại khác
để tự SXKD.
1.1.3. Những tiêu chí xác định kinh tế trang trại
Trong nghiên cứu lý luận cũng như trong thực tiễn công tác quản lý
trang trại, việc đưa ra những tiêu chí cụ thể để xác định kinh tế trang trại có ý
nghĩa rất quan trọng.
Thông tư Liên tịch số 69/2000/TTLT-BNN-TCTK ngày 23/6/2000 của Bộ
NN&PTNT và Tổng cục Thống kê hướng dẫn tiêu chí để xác định kinh tế trang
trại; Thông tư Số 74/2003/TT-BNN, ngày 04 tháng 07 năm 2003 của Bộ
NN&PTNT sửa đổi, bổ sung Mục III của Thông tư liên tịch
69/2000/TTLT/BNN-TCTK, xác định: Một hộ sản xuất nông nghiệp, lâm
nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản được xác định là trang trại phải đạt một trong hai
tiêu chí sau:
Giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ bình quân một năm:
- Đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên hải miền Trung từ 40 triệu đồng
trở lên.
- Đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên từ 50 triệu đồng trở lên.
Quy mô sản xuất của trang trại phải tương đối lớn và vượt trội so với
kinh tế nông hộ tương ứng với từng ngành sản xuất và vùng kinh tế.
* Đối với trang trại trồng trọt
- Trang trại trồng cây hàng năm: Từ 2 ha trở lên đối với các tỉnh phía
Bắc và Duyên hải miền Trung. Từ 3 ha trở lên đối với các tỉnh phía Nam và
Tây Nguyên. Trang trại trồng hồ tiêu 0,5 ha trở lên.
12
- Trang trại trồng cây lâm nghiệp: Từ 10 ha trở lên đối với các vùng
trong cả nước.
* Đối với trang trại chăn nuôi:
- Chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò,): Chăn nuôi sinh sản, lấy sữa có thường
xuyên từ 10 con trở lên. Chăn nuôi lấy thịt có thường xuyên từ 50 con trở lên.
- Chăn nuôi gia súc (lợn, dê,...).
+ Gia súc sinh sản: Phải đạt từ 20 con trở lên đối với lợn và từ 100 con
trở lên đối với dê, cừu.
+ Gia súc lấy thịt: Phải đạt từ 100 con trở lên đối với lợn và từ 200 con
trở lên đối với dê, cừu.
- Chăn nuôi gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng,): Thường xuyên đạt từ
2000 con trở lên, không tính những con dưới 7 ngày tuổi.
* Trang trại nuôi trồng thuỷ sản:
Diện tích mặt nước phải đạt từ 2 ha trở lên, riêng đối với trang trại nuôi
tôm kiểu công nghiệp, diện tích mặt nước phải đạt từ 01 ha trở lên.
Ngoài ra, còn một số trang trại đặc thù khác (Ví dụ: Trang trại trồng hoa,
trồng nấm, nuôi ong, cây cảnh) chủ yếu phải dựa vào chỉ tiêu giá trị sản
lượng hàng hoá và dịch vụ.
Đối với hộ sản xuất, kinh doanh tổng hợp có nhiều loại sản phẩm hàng
hoá của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản thì tiêu chí để xác định
trang trại là giá trị sản lượng hàng hoá, dịch vụ bình quân 1 năm.
Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13/4/2011 của Bộ Nông nghiệp
và PTNT quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại
thay thế Thông tư liên tịch số 69/2000/TTLT/BNN-TCTK ngày 13/6/2000 của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổng cục Thống kê về hướng dẫn
tiêu chí xác định kinh tế trang trại và Thông tư số 74/2003/TT- BNN ngày
4/7/2003 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung mục III
của Thông tư liên tịch số 69/2000/TTLT/BNN-TCTK.
13
Cá nhân, hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy
sản đạt tiêu chuẩn kinh tế trang trại phải thỏa mãn điều kiện sau:
1. Đối với cơ sở trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất tổng hợp phải đạt:
a) Có diện tích trên mức hạn điền, tối thiểu:
- 3,1 ha đối với vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long; - 2,1
ha đối với các tỉnh còn lại.
b) Giá trị sản lượng hàng hóa đạt 700 triệu đồng/năm.
2. Đối với cơ sở chăn nuôi phải đạt giá trị sản lượng hàng hóa từ 1.000
triệu đồng/năm trở lên;
3. Đối với cơ sở sản xuất lâm nghiệp phải có diện tích tối thiểu 31 ha và
giá trị sản lượng hàng hóa bình quân đạt 500 triệu đồng/năm trở lên.
1.1.4. Những đặc trưng cơ bản của kinh tế trang trại
Theo Nghị quyết 03/2000/NQ-CP, kinh tế trang trại có các đặc trưng cơ
bản sau:
- Mục đích chủ yếu của kinh tế trang trại là sản xuất nông, lâm, thủy sản
hàng hoá với quy mô lớn theo nhu cầu của thị trường.
- Mức độ tập trung và chuyên môn hoá các điều kiện và yếu tố sản xuất cao
hơn hẳn (vượt trội) so với sản xuất nông hộ, thể hiện ở quy mô sản xuất như đất
đai, số đầu con gia súc, lao động, giá trị nông, lâm, thủy sản hàng hoá.
- Chủ trang traị có kiến thức và kinh nghiệm trực tiếp điều hành sản xuất,
biết áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, tiếp nhận chuyển giao công nghệ
mới vào sản xuất, sử dụng lao động gia đình và thuê lao động bên ngoài sản
xuất có hiệu quả cao, có thu nhập vượt trội so với kinh tế hộ.
- Cách thức tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh trong trang trại ngày
càng mang tính khoa học, chuyên nghiệp.
Kinh tế trang trại thực chất là một cấp độ trong quá trình phát triển của
sản xuất tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hóa. Tuy nhiên, giữa hai hình thức
kinh tế này có những đặc điểm khác nhau. Trong khi ở loại hình kinh tế hộ
14
gia đình, mục đích sản xuất là tự cung tự cấp, quy mô sản xuất nhỏ, trình độ
sản xuất thấp, mức độ quan hệ với thị trường và khả năng tích lũy tái sản xuất
thấp, tỷ suất hàng hóa nhỏ thì kinh tế trang trại lại có những đặc trưng trái
ngược, cụ thể là: mục đích sản xuất là bán sản phẩm ra thị trường, quy mô sản
xuất lớn, trình độ sản xuất cao, mức độ quan hệ với thị trường và khả năng
tích lũy tái sản xuất cao, tỷ suất hàng hóa lớn.
1.1.5. Những yếu tố ảnh hưởng tới phát triển kinh tế trang trại
1.1.5.1. Những nhân tố bên ngoài
- Các yếu tố tự nhiên (thời tiết, khí hậu, dịch bệnh)
Đây là một yếu tố có sự tác động vô cùng to lớn đến hoạt động của kinh
tế nông nghiệp nói chung cũng như tới kinh tế trang trại nói riêng, vì đối
tượng của kinh tế trang trại đều là các sinh vật sống, có thời gian sinh trưởng
và phát triển phụ thuộc rất lớn đối với yếu tố tự nhiên. Trong những năm vừa
qua, sự biến đổi khí hậu theo chiều hướng xấu cùng với ý thức bảo vệ môi
trường sinh thái của người dân thấp như nạn phá rừng gây nên thảm họa về
môi trường như hạn hán, lụt lội sảy ra liên tiếp, môi trường bị tàn phá một
cách nghiêm trọng, sự mất cân bằng sinh thái là tất yếu, dẫn đến dịch bệnh,
sâu bọ phá hoại mùa màng khủng khiếp, điều này khiến không ít các nhà quản
lý cũng như các chủ trang trại ngần ngại khi đầu tư. Cụ thể các loaị dịch bệnh
luôn hoành hành, làm cho những nhà chăn nuôi luôn phải đau đầu khi mà hết
bệnh lở mồn long móng sảy ra ở gia súc, sau đó lại đến bệnh H5N1 sảy ra ở
gia cầm, đến nay lại dịch bệnh lợn tai xanh.Thông qua đây ta thấy rằng đối
với dịch bệnh nó là hiểm họa cao nhất đối với người làm nông nghiệp.
- Cơ sở hạ tầng: Đây là yếu tố luôn quan trọng cho sản xuất kinh doanh.
Kinh tế trang trại không phải là một trường hợp ngoại lệ, một cơ sở hạ tầng
tốt với sự cung ứng tốt về hạ tầng giao thông, điện lưới, hệ thống cấp thoát
nước sẽ là những điều kiện vô cùng tốt cho việc sản xuất kinh doanh cũng
như phân phối của các trang trại.
15
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm:
Giống như bất cứ đơn vị sản xuất kinh doanh, các trang trại phải xác
định được thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình. Cần phải xác định được đối
tượng khách hàng là ai? Khách hàng mua nông sản cũng được phân chia theo
nhiều nhóm đối tượng khác nhau. Ví dụ, những khách hàng là những công
dân của những nước có thu nhập cao, thường họ có yêu cầu khắt khe về chất
lượng sản phẩm và những tiêu chuẩn vệ sinh, tuy nhiên họ thường sẵn sàng
trả giá cao khi mua nông sản. Với những nhóm khách hàng có thu nhập thấp,
thường thì họ có yêu cầu về tiêu chuẩn hàng hoá cũng thấp, giá cả cũng khó
chấp nhận ở mức cao. Ngoài ra, chúng ta cần chú ý đến đặc điểm khách hàng
từng khu vực châu lục, cũng có những đặc điểm yêu cầu về sản phẩm có khi
cũng khác nhau.
Một đặc điểm chú ý nữa với khách hàng là nên quan tâm đến yếu tố văn
hoá và đặc điểm tôn giáo mà khách hàng đang tuân thủ. Ví dụ, thịt lợn là thứ
mà những người theo đạo Hồi kiêng, cũng như những người theo đạo Hin Đu
không dùng thịt bò là thực phẩm trong bữa ăn của mình. Tóm lại thị trường
tiêu thụ sản phẩm là rất quan trọng, nó là vấn đề sống còn của sự phát triển
kinh tế trang trại. Đối với hàng hoá, sản phẩm nông nghiệp thì thị trường tiêu
thụ sản phẩm là vô cùng lớn. Tất cả các thành phần kinh tế đều phải sử dụng
sản phẩm của nông nghiệp. Mà hiện nay kinh tế trang trại đang là then chốt và
chủ đạo trong phát triển nông nghiệp. Bên cạnh đó sản xuất nông nghiệp lại
luôn phải gắn liền với đất đai, phụ thuộc rất lớn về khí hậu và thời tiết, bệnh
dịch. Hơn nữa vùng sản xuất lại luôn dàn trải, không tập trung. Các hệ thống
phân tán rộng khắp trên toàn lãnh thổ. Chính điều này cũng khiến gặp không
ít khó khăn trong vấn đề tiêu thụ.
- Chính sách về đất đai:
Đất đai là yếu tố quan trọng và không thể thay thế trong sản xuất kinh
doanh nông nghiệp do vậy các chính sách về đất đai là vô cùng cần thiết nhằm
thúc đẩy sự phát triển kinh tế nông nghiệp nói chung và kinh tế trang trại nói
16
riêng. Như ở Việt Nam, có các chính sách như: giao đất giao rừng cho người
dân sử dụng, sản xuất kinh doanh; dồn điền đổi thửa,
- Chính sách về tín dụng:
Để phát triển kinh tế trang trại, yếu tố vốn là cần thiết. Tuy nhiên, nguồn
lực tài chính của bản thân chủ trang trại cũng như vốn vay tư nhân là hạn chế
và gặp nhiều khó khăn như phải vay với lãi suất cao nên các trang trại đều có
nguyện vọng vay vốn từ các ngân hàng với lãi suất ưu đãi. Chính vì vậy, hệ
thống ngân hàng và chính sách về tín dụng là vô cùng quan trọng đối với sự
phát triển kinh tế trang trại.
- Các chính sách khác như: Chính sách thuế, chính sách về việc hỗ trợ
phụ nữ nông thôn phát triển sản xuất nâng cao chất lượng cuộc sống, chính
sách về việc ưu tiên cán bộ làm việc ở vùng sâu, vùng xa,cũng có những tác
động rất lớn tới sự phát triển kinh tế trang trại.
1.1.5.2. Những nhân tố bên trong
- Trình độ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ của chủ trang trại
Việc điều hành một trang trại trên thực tế cũng gần như điều hành một
doanh nghiệp tư nhân, chủ trang trại cũng có thể coi như một giám đốc, một
chủ doanh nghiệp chính vì vậy nên năng lực điều hành, lãnh đạo cũng như
trình độ của người chủ trang trại là hết sức cần thiết và quan trọng đối với sự
sống còn của trang trại. Người chủ trang trại phải là người có khả năng tổ
chức và quản lý sản xuất: quy hoạch, bố trí đất đai, sắp xếp và sử dụng các
nguồn lực. Người chủ trang trại phải là người có ý trí vươn lên, sẵn sàng chấp
nhận mạo hiểm, gian khổ và có ham muốn làm giàu. Bên cạnh trình độ
chuyên môn thì chủ trang trại cũng cần phải có kinh nghiệm thực tế, điều này
là hết sức cần thiết vì có nhiều trang trại, chủ trang trại mặc dù không được
học hành, đào tạo bài bản, chính quy nhưng với kinh nghiệm "thất bại là mẹ
thành công" mà vẫn có thể vươn lên trở thành những ông chủ, những trang
trại lớn. Có thể nói, chủ trang trại như là "hạt nhân" của trang trại, nếu "hạt
nhân" mà tích cực thì trang trại sẽ ngày càng phát huy.
17
- Quy mô diện tích của trang trại
Một trong những đặc trưng cơ bản của trang trại là có quy mô sản xuất
lớn. Đây là một ưu thế của kinh tế trang trại bời nếu có quy mô diện tích lớn
thì rất thuận lợi cho canh tác trồng trọt, chăn nuôi hoặc xây dựng các cơ sở
sản xuất kinh doanh. Đất đai là sản phẩm tự nhiên và có trước lao động, trong
quá trình lao động con người tác động vào đất đai để tạo ra các sản phẩm. Đất
đai giữ một vai trò đặc biệt quan trọng, là tài nguyên quý giá của quốc gia, là
tư liệu sản xuất đặc biệt. Đất đai tham gia vào tất cả các ngành kinh tế của xã
hội và trong nông nghiệp thì đất đai chiếm một vị trí đặc biệt vì nó vừa là đối
tượng lao động vừa là tư liệu sản xuất. Không giống như những tài sản khác,
đất đai là một tư liệu hết sức đặc biệt, nếu được đầu tư và sử dụng một cách
hợp lý thì không những không bị hao mòn mà càng ngày càng tăng giá trị,
tăng độ phì nhiêu.
- Lao động của trang trại:
Lao động là yếu tố sản xuất đặc biệt, đóng góp vai trò to lớn đối với việc
sản xuất kinh doanh, do vậy đối với kinh tế trang trại, việc quan tâm tới lực
lượng lao động là cần thiết. Để có được sự tác động hiệu quả từ nguồn lực
này, cần thiết phải quan tâm tới chất lượng lao động, cần phải có sự đào tạo
chuyên môn, có như vậy kinh tế trang trại mới có thể có hiệu quả kinh tế cao.
- Vốn của trang trại.
Để bắt đầu quá trình sản xuất kinh doanh, các trang trại luôn cần phải có
vốn - toàn bộ những giá trị ứng ban đầu của trang trại để có các quá trình sản
xuất kinh doanh tiếp theo. Vốn của trang trại có thể được hình thành từ nhiều
nguồn khác nhau: vốn tự có, vốn vay ngân hàng, vốn vay của người thân 
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại trên thế giới
Kinh tế trang trại đã hình thành và phát triển cách đây hơn hai thế kỷ,
giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế của các quốc gia. Tuy nhiên ở mỗi
18
quốc gia, với sự khác nhau về các điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội mà
sự phát triển kinh tế trang trại cũng khác nhau. Dưới đây là một số thống kê,
phân tích cho thấy sự phát triển của kinh tế trang trại tại một số quốc gia trên
thếgiới:
Tình hình phát triển kinh tế trang tại ở Mỹ.
Trang trại gia đình ở Mỹ chiếm 87% (năm 2000) trong tổng số trang trại,
65% diện tích đất đai và 70% giá trị nông sản sản xuất ra, với khoảng 2,2
triệu trang trại đã sảnxuất ra khoảng 50% sản lượng ngô, đậu tương Diện
tích đất đai bình quân ở Mỹ hiện nay là 180ha/trang trại. Lao động làm thuê
trong các trang trại ở Mỹ rất ít. Các trang trại gia đình ở Mỹ nhờ áp dụng các
tiến bộ KHKT vào sản xuất nên sản lượng nông sản làm ra của một lao động
nông nghiệp năm 1990 đủ nuôi được 80 người.
Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở Pháp
Số lượng trang trại ở Pháp khoảng 980.000 trang trại, chủ yếu là trang
trại gia đình, lực lượng này sản xuất một lượng nông sản gấp 2,2 lần tổng nhu
cầu trong nước. Tỷ suất hàng hoá về hạt ngũ cố là 95%, thịt sữa 70 - 80%... Ở
thời điểm 1989 quy mô đất canh tác một nông trại vào khoảng 29 ha và
khoảng 2,07 người, trong đó có một lao động chính, 0,9 là lao động gia đình
và 0,17 là lao động làm thuê, có 29% trang trại có hoạt động phi nông nghiệp
và khoảng 75% số trang trại có thu nhập ngoài nông nghiệp, chiếm 42% trong
tổng thu nhập của trang trại.
Tình hình phát triển trang trại ở Hà Lan
Hà Lan có 128.000 trang trại trong đó có 1.500 trang trại chuyên trồng
hoa với sản lượng sản xuất hàng năm khoảng 7 tỷ bông hoa và 600 triệu chậu
hoa, trong đó tỷ lệ xuất khẩu đạt 70%, bình quân một lao động nông nghiệp
của trang trại là ra đủ số lượng nông sản để nuôi 60 người, do mức độ cơ giới
hoá sản xuất nông nghiệp đạt mức độ cao nên số lượng và tỷ lệ lao động làm
việc ở các trang trại Hà Lan giảm nhiều và chỉ còn 4,7% so với tổng xã hội
19
[7]. Năm 1987, bình quân mỗi trang trại ở Hà Lan có quy mô khoảng 15,7 ha
với 2,2 lao động. Nguồn thu nhập phi nông nghiệp chiếm khoảng 17% tổng
thu nhập của trang trại.
Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở một số nước khu vực Châu á
Các nước Châu Á có diện tích canh tác trên đầu người thuộc vào loại
thấp (0,15 ha), đặc biệt là các nước Đông Á có chỉ tiêu này thấp nhất thế giới
như: Đài Loan 0,0047 ha, Hàn Quốc 0,053 ha; Nhật Bản 0,035 ha, đặc điểm
này cũng có ảnh hưởng đến quy mô trang trại của các nước trong khu vực.
Trong giai đoạn 1961-1965 loại trang trại có quy mô từ 3 - 4 ha chiếm 12,9%
tổng số lượng và 18,4% tổng số diện tích đất đai và quy mô 10 ha chiếm 3,8%
số lượng và 29,5% đất đai.
- Ở Nhật Bản: Có khoảng trên 4 triệu lao động ở trang trại đã bảo đảm
lương thực và thực phẩm cho khoảng 125 triệu người, trong đó gạo 70%, thịt
80%, sữa 89%, rau quả 76 - 95% và đường 84%, bình quân một trang trại có
khoảng 3 lao động, trong đó chỉ có 1,3 lao động làm nông nghiệp. Thu nhập từ
các hoạt động phi nông nghiệp chiếm khoảng 65% tổng thu nhập của trang trại.
- Hàn Quốc: Việc phát triển kinh tế trang trại đã được Chính phủ quan
tâm nên Hàn Quốc đã tự túc được vấn đề lương thực, từ năm 1975 các trang
trại tại Hàn Quốc bắt đầu chuyển hướng đa dạng hoá cơ cấu sản xuất, tăng
cường các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao mang lại nhiều lợi
nhuận. Sản lượng rau, quả, sản phẩm chăn nuôi tăng bình quân hàng năm từ
8-10%. Bình quân một trang trại ở Hàn Quốc (1985) có khoảng 3,3 lao động
trong đó có khoảng 1,3 người làm việc đều đặn 03 tháng/năm. Thu nhập từ
nguồn phi nông nghiệp chiếm khoảng 35% tổng thu nhập từ các trang trại.
- Thái Lan: Hiện nay có khoảng 4,5 triệu trang trại với quy mô bình quân
là 5,6 ha, đối với loại hình trang trại có quy mô dưới 2,5 ha thì chiếm 58%,
loại trang trại trên 10 ha chiếm 28%, loại trang trại trên 10 ha chiếm 14%,. Vì
vậy, Thái Lan hiện nay đang là nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu sản
phẩm dứa hộp (chiếm 1/3 sản lượng thế giới).
20
* Một số bài học kinh nghiệm về phát triển kinh tế trang trại trên thế giới.
Qua quá trình nghiên cứu và phân tích sự phát triển kinh tế trang trại trên
thế giới, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:
- Ở hầu hết các nước có phát triển kinh tế trang trại thì quy luật phát triển
trang trại là:
+ Ở thời kỳ đất nước bắt đầu tiến ngành công nghiệp hóa thì các trang
trại có đặc trưng là số lượng lớn, quy mô nhỏ. Tuy nhiên, khi công công
nghiệp hóa phát triển đạt trình độ cao thì số lượng trang trại giảm, quy mô
trang trại tăng.
+ Gắn liền với quá trình công nghiệp hóa, kinh tế trang trại cũng phát
triển, ngày một đa dạng hơn ở hầu hết các lĩnh vực sản xuất nông, lâm, ngư
nghiệp và ở tất cả các vùng khác nhau như đồi núi, đồng bằng, ven biển
- Mặc dù kinh tế trang trại có thể phát triển dưới nhiều hình thức khác
nhau, như: Tư bản tư nhân, cổ phần, liên doanh, uỷ thác tuy nhiên, trang trại
gia đình vẫn là loại hình thích hợp, phổ biến nhất (Trang trại gia đình chiếm
tới 80-90% tổng số trang trại trên thế giới).
- Hầu hết các trang trại đều sử dụng lao động gia đình là chủ yếu, ngoài ra
còn có thể thuê mướn thêm lao động bên ngoài theo yêu cầu SXKD. Việc thuê
mướn và trả công lao động được thực hiện theo sự thoả thuận giữa chủ trang
trại và người lao động, do áp dụng cơ giới hoá đạt đến trình độ cao nên ở hầu
hết các nước số lượng lao động trực tiếp trong trang trại rất thấp (bình quân 2-
3 người/ trang trại).
- Hiệu quả SXKD của các trang trại không hoàn toàn phụ thuộc vào quy
mô đất đai, lao động vì năng suất, chất lượng sản phẩm mà nó còn chịu ảnh
hưởng rất lớn từ việc áp dụng KHKT, công nghệ mới cũng như trình độ năng
lực tổ chức quản lý của chủ trang trại. Trong giai đoạn đầu của CNH, KTTT
phát triển theo hướng kinh doanh tổng hợp, sau đó từng bước đi vào sản xuất
tập trung chuyên canh lớn, bên cạnh kinh doanh nông nghiệp, các trang trại
còn có những hoạt động kinh doanh phi nông nghiệp khác.
21
- Vốn kinh doanh trong trại được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau.
Bên cạnh nguồn vốn tự có, chủ trang trại còn có thể huy động thêm từ nhiều
nguồn khác như vay tín dụng ngân hàng, vay tư nhân, liên doanh, liên kết
- Trong nền kinh tế thị trường, các trang trại còn có thể hợp tác, liên kết với
nhau để thực hiện các khâu công việc trong quá trình sản xuất, mua bán vật tư,
nguyên liệu hoặc tiêu thụ sản phẩm.
- Chính phủ có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình hình thành và
phát triển của các trang trại thông qua các chính sách vĩ mô như chính sách
giá cả, thị trường, chính sách thuế
1.2.2. Sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam
Các công trình nghiên cứu của nhiều tác giả về KTTT đều khẳng định trang
trại ở nước ta đã xuất hiện nhiều thế kỷ. Trải qua trong thời kỳ lịch sử của đất
nước, quá trình hình thành và phát triển của trang trại cũng có sự khác nhau.
Lê Trọng (2000) cho rằng: Nhìn lại lịch sử cho thấy trang trại ở nước ta đã
hình thành từ thời nhà Trần, lúc bấy giờ được gọi là điền trang. Nhưng theo từ
điển tiếng việt thì điền trang là trang trại của quý tộc, thời phong kiến.
Đến đời nhà Hậu Lê, Nhà nước chủ trương mở rộng khẩn hoang lập đồn
điền. Đồn điền cũng đồng nghĩa với trang trại. Người nước ngoài gọi là Farm
và cũng được dịch là trang trại, là đồn điền. Lực lượng lao động khai hoang
lập đồn điền chủ yếu là phạm nhân, tù binh và một số binh lính đóng đồn ở
các địa phương. Đến đời nhà Nguyễn: Từ năm 1802 - 1855 triều đình đã ban
hành 25 quyết định về khẩn hoang với hình thức chủ yếu chiêu mộ dân phiêu
tán để khẩn hoang lập ấp trại hoặc xã. Đồng thời, Nhà nước dùng binh lính và
tù nhân bị lưu đầy để khẩn hoang; hoặc giao cho tư nhân chiêu mộ dân khai
phá đất hoang để lập đồn điền - trang trại - phát canh thu tô. Năm 1888 Toàn
quyền Đông Dương ra nghị định cho bọn địa chủ thực dân được quyền lập các
đồn điền (trang trại).
22
- Về số lượng: Theo số liệu của Ban kinh tế Trung ương, hiện có 31 tỉnh
thành trong cả nước có mô hình KTTT. Tính đến nay, cả nước có khoảng
33.488 trang trại, tăng 13.460 trang trại (67,2%) so với năm 2011. Số liệu
điều tra do Tổng cục Thống kê thực hiện năm 2016 công bố kết quả sơ bộ cho
thấy, từ năm 2011-2016, bình quân mỗi năm số trang trại của cả nước tăng
trên 13%. Trong đó, vùng đồng bằng sông Hồng trang trại phát triển mạnh
nhất (tăng 6.435 trang trại), chiếm gần một nửa số trang trại tăng thêm trong
vòng 5 năm qua của cả nước.
Số trang trại của cả nước tăng tập trung chủ yếu ở loại hình trang trại
chăn nuôi, tăng 14.521 trang trại (gấp 3,3 lần) so với năm 2011. Trong vòng 5
năm vừa qua, bình quân mỗi năm số trang trại chăn nuôi phát triển tăng trên
45%. Trong khi đó, số lượng trang trại thủy sản lại giảm mạnh, giảm 2.172
trang trại (48%) so với năm 2011, trung bình giảm gần 10% mỗi năm.
Trong tổng số trang trại trên cả nước, hiện có khoảng 9.216 trang trại
trồng trọt (chiếm 27,5%), 20.869 trang trại chăn nuôi (chiếm 62,4%), 112
trang trại lâm nghiệp (chiếm 0,3%), 2.350 trang trại nuôi trồng thủy sản
(chiếm 7%), 941 trang trại tổng hợp (chiếm 2,8%).
Các trang trại đã sử dụng tổng cộng 187.000ha đất sản xuất nông, lâm
nghiệp và thủy sản, tăng 35.900ha so với năm 2011. Trong đó, có 60.000ha
đất trồng cây hàng năm; 79.500ha đất trồng cây lâu năm; 17.600ha đất lâm
nghiệp và 29.800ha đất nuôi trồng thủy sản. Mức bình quân đất đai sản xuất
nông, lâm nghiệp và thủy sản của 1 trang trại trên cả nước sử dụng là 5,6
ha/trang trại.
Đồng thời, giải quyết việc làm thường xuyên cho 134.700 lao động, tăng
40.000 lao động (42,4%) so với năm 2011. Trong đó, lao động của hộ chủ
trang trại là 75.800 người, chiếm 56,3% tổng số lao động, còn lại là lao động
do chủ trang trại thuê mướn thường xuyên. Bình quân 1 trang trại sử dụng
khoảng 4 lao động thường xuyên. Số lượng lao động bình quân của 1 trang
23
trại sử dụng vào thời điểm năm 2016 giảm so với năm 2011 (năm 2011 là 4,7
lao động) do các trang trại đã áp dụng khoa học kỹ thuật, đưa máy móc thiết
bị kỹ thuật vào phục vụ các khâu trong sản xuất. Bên cạnh đó, do các trang
trại phát triển có sự chuyển đổi loại hình khá rõ nét gia tăng trang trại chăn
nuôi, một loại hình sử dụng ít lao động hơn các loại hình trang trại khác như
trồng trọt, nuôi trồng thủy sản… nên mức bình quân sử dụng lao động của
một trang trại giảm.
Loại hình kinh tế trang trại phát triển nhanh đã góp phần tạo ra nhiều giá trị
sản phẩm hàng hóa nông, lâm nghiệp và thủy sản. Tổng cục Thống kê cho biết,
tổng thu từ sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của các trang trại trong năm
2016 ước đạt 93.098 tỷ đồng, tăng 54.007 tỷ đồng (138,2%) so với giá trị đạt
được cách đây 5 năm (2011). Tính bình quân 1 trang trại có thu nhập đạt 2.780
triệu đồng, tăng 828 triệu đồng (tăng 42,4%) so với cách đây 5 năm.
- Về quy mô:
Ở vùng núi phía Bắc, bình quân mỗi trang trại thường từ 6-10 ha, còn
trên 30 ha chiếm tỷ lệ thấp (8%).
Vùng khu Bốn cũ trung bình từ 2-5 ha, trên 30 ha hầu như rất thấp (4%)
Vùng Duyên hải miền Trung từ 5-8 ha
Vùng Tây nguyên từ 2-5 ha còn trên 30 ha chiếm tỷ lệ 12%.
Miền Đông Nam bộ phần lớn từ 5-10 ha, còn trên 30 ha chiếm 10%
Vùng Đồng Bằng Nam bộ 15-18 ha và trên 30 ha chiếm tỷ lệ lớn 18%.
Tuy nhiên, ở mỗi vùng vẫn có những trang trại cá biệt có quy mô lớn
hàng trăm ha như một số trang trại ở vùng Tây Nguyên, Hoà Bình, Bình
Phước, miền Đông Nam bộ.
- Vốn đầu tư: Bình quân vốn đầu tư cho trồng trọt từ 15-50 triệu đồng
cho 1 trang trại, nuôi trồng thuỷ sản thì cần từ 50-150 triệu đồng, ở khu vực
nam Bộ vốn đầu tư thường lớn hơn từ 300 triệu - 1 tỷ đồng.
- Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các trang trại:
24
KTTT ở nước ta mới phát triển, việc thu thập các số liệu và đánh giá về nó
còn nhiều hạn chế cho nên chưa thể đánh giá hết tác dụng của nó đối với sự phát
triển KT - XH của đất nước. Tuy nhiên, chúng ta đều nhận thấy rằng ở những
nơi KTTT phát triển thì ở đó bộ mặt nông thôn ngày càng thay đổi theo chiều
hướng tốt, đời sống vật chất, tinh thần của nông dân được nâng cao.
Từ thực tế trên có thể rút ra một số kết luận:
- Lịch sử tạo lập trang trại ở nước ta đã có rải rác từ lâu ở nhiều nơi,
nhưng mới chỉ được phát triển "tự phát" từ khi có chủ trương đổi mới về
chức và quản lý nền kinh tế theo tinh thần Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ IV (12/1986) và được phát triển nhanh, mạnh từ 1993 đến nay.
- Tốc độ và quy mô phát triển của trang trại theo hướng "tự phát" của cơ
chế thị trường nhưng không đồng đều giữa các vùng, miền trên phạm vi cả nước.
- Quy mô về đất đai: tuỳ điều kiện từng vùng, tuỳ vào hướng kinh doanh
mà các trang trại có quy mô diện tích đất đai khác nhau, có thể trên dưới 2 ha,
phổ biến từ 5-10 ha, hoặc có những trang trại hàng trăm, nghìn ha.
- Trong quá trình phát triển, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn
những tồn tại trong lĩnh vực nhận thức lý luận và thực tiễn cần được nghiên cứu,
rút ra những bài học cần thiết để có giải pháp phát triển và quản lý tốt hơn.
1.3. Bài học kinh nghiệm cho huyện Văn Bàn
Kinh tế trang trại đã bắt đầu phát triển mạnh mẽ từ những năm 1990 đến
nay, từ khi Đảng và Nhà nước có những chủ trương, biện pháp nhất quán theo
hướng tạo điều kiện cho KTTT phát triển. Việc thừa nhận chính sách kinh tế
nhiều thành phần khẳng định chính sách khuyến khích sản xuất tiểu thủ công
và kinh tế tư bản tư nhân. Bằng các chủ trương biện pháp thích hợp Đảng ta
đã khuyến khích kinh tế trang trại phát triển như trước hết là thay đổi các mối
quan hệ kinh tế liên quan đến quyền sử dụng đất đại vì đất đai là yếu tố đầu
vào quan trọng nhất cho sản xuất nông nghiệp. Giao quyền sử dụng đất cho
người dân là bước đầu thúc đẩy kinh tế hộ và kinh tế trang trại phát triển.
25
Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị và nghị quyết hội nghị lần thứ 6 ban chấp
hành trung ương Đảng khóa VI tháng 3/1989 đã thừa nhận hộ gia đình là kinh
tế tự chủ ở nông thôn đồng thời khuyến khích kinh tế gia đình, kinh tế cá thể,
kinh tế tư nhân trong nông ngư nghiệp. Từ khi bất đầu công nghiệp hóa kinh
tế trang trại ở phía Bắc đã hình thành và phát triển, đến khi trình độ công
nghiệp hóa đã ở mức cao KTTT và giữ được vai trò trong lực lượng sản xuất
hàng hóa nông sản, KTTT là loại hình sản xuất nông nghiệp phù hợp với yêu
cầu công nghiệp hóa.
Để KTTT tiếp tục phát triển và thực sự vững mạnh cần có một số giải
pháp trước mắt như: quy hoạch xác định một số khu vực phát triển kinh tế
trang trại tập trung nhằm hình thành vùng sản xuất tập trung, đáp ứng nhu cầu
thị trường. Định hướng phát triển cây trông vật nuôi cho phù hợp vùng quy
hoạch. Phát huy thế mạnh từng vùng, đầu tư vốn, khoa học kỹ thuật phù hợp
với từng huyện. Giải quyết vấn đề chuyển dịch đất đại, tạo điều kiện cho các
gia đình có quy mô đất đai lớn để tập trung sản xuất phù hợp với kế hoạch
phát triển kinh tế xã hội của địa phương tạo mối liên doanh, liên kết với kinh
tế hợp tác xã và kinh tế nhà nước.
Văn Bàn là một huyện miền núi nằm ở phía tây nam tỉnh Lào Cai có
nhiều lợi thế để phát triển KTTT, đặc biệt là các trang trại nông lâm nghiệp.
Cũng như nhiều nơi khác trên cả nước, sau hơn hai mươi năm đổi mới, KTTT
ở huyện Văn Bàn đã phát triển mạnh cả vế số lượng và chất lượng. KTTT ở
địa phương được hình thành từ chủ trương chính sách đổi mới kinh tế của
Đảng, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế đồi rừng, chính sách giao
đất giao rừng cùng với những chính sách đầu tư, hỗ trợ vốn của Nhà nước.
Trên thực tế những năm qua ở địa phương đã có một số đề tài nghiên
cứu về KT - XH hàng năm một số cơ quan, ban ngành địa phương như Sở
NN&PTNT, phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Thống kê của huyện
Các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc thống kê khảo sát số lượng, diện tích,
26
vốn... của trang trại với mục đích tổng kết, báo cáo tình hình. Trên cơ sở kế
thừa và phát triển các kết quả nghiên cứu đã được công bố, để góp phần đánh
giá đúng vai trò và tác động của KTTT đối với việc phát triển nông nghiệp và
nông thôn, chúng tôi tiến hành đánh giá hiệu quả kinh tế của một số mô hình
trang trại ở huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai làm cơ sở đề xuất một số giải pháp
cơ bản phát triển KTTT của huyện Văn Bàn giai đoạn 2020 - 2025.
27
Chương 2
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường
2.1.1.1. Vị trí địa lí
Văn Bàn là huyện miền núi của tỉnh Lào Cai, cách thành phố Lào Cai 75
km về phía Tây Nam.
Toạ độ địa lý: Huyện Văn Bàn nằm từ 21o
57'
- 22o
17'
vĩ độ Bắc, Từ
103o
57'
- 104o
30'
kinh độ Đông. Phía Đông giáp huyện Bảo Yên, phía Tây giáp
huyện Than Yên tỉnh Lai Châu, phía Nam và Đông Nam giáp tỉnh Lào Cai,
phía Bắc giáp huyện Bảo Thắng và huyện Sa Pa. Địa hình của huyện Văn Bàn
thuộc khối nâng kiến tạo mạnh và phức tạp, phần lớn địa hình là đồi núi cao
xen lẫn các thung lũng, độ cao trung bình của huyện từ 500 - 1.500 m.
2.1.1.2. Khí hậu, thời tiết, thuỷ văn
Khí hậu huyện Văn Bàn có 2 mùa rõ dệt: mùa khô từ tháng 10 đến
tháng 4 năm sau, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9. Nhiệt độ trung bình 23,50
C trong năm, nhiệt độ trung bình nước 170
C, lượng mưa trung bình 670
mml, độ ẩm trung bình 87%. Nhìn chung điều kiện khí hậu,thời tiết của Văn
Bàn tương đối thuận lợi cho phát triển Nông lâm nghiệp đa dạng theo hướng
sản xuất hàng hoá đối với nhiều loại cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên từ tháng
4 đến tháng 6 có năm thường xuất hiện gió Lào (gió nóng) ảnh hưởng đến
cây trồng, vật nuôi; mùa mưa thường xảy ra lũ lụt, sạt lở đất cục bộ ảnh
hưởng tới sản xuất và sinh hoạt của người dân.
2.1.1.3. Đặc điểm địa hình
Địa hình của huyện Văn Bàn khá phức tạp, phân làm hai vùng: phía Tây
thuộc vùng núi cao, các dãy núi chạy từ Tây Bắc xuống Đông Nam, có độ dốc
khá lớn, trong đó có dãy núi đá vôi có độ cao từ 200 đến 400m so với mặt
nước biển, ruộng đất ít; phía Nam là vùng núi thấp, có độ cao từ 50 đến
28
200m, độ dốc nhỏ hơn, nhiều rừng già và những cánh đồng rộng, đất đai phì
nhiêu. Vùng núi cao gồm các xã: Dương Quỳ, Dần Thàng, Nậm Chày, Thẩm
Dương, Minh Lương, Nậm Xây, Nậm Xé. Vùng núi thấp gồm các xã: Hòa
Mạc, Làng Giàng, Thị trấn Khánh Yên, Khánh Yên Thượng, Khánh Yên
Trung, Khánh Yên Hạ, Liêm Phú, Chiềng Ken, Nậm Tha, Sơn Thủy, Tân An,
Tân Thượng, Võ Lao, Văn Sơn, Nậm Dạng, Nậm Mả. Sông, suối ở huyện
Văn Bàn có nhiều nhưng nhỏ, không có giá trị giao thông đường thuỷ, song
được phân bổ đều nên đã đóng vai trò quan trọng trong việc tưới tiêu phục vụ
sản xuất nông nghiệp.
2.1.1.4. Tài nguyên đất
Bảng 2.1: Tình hình sử dụng đất huyện Văn Bàn
ĐVT: Ha
Năm 2015 2016 2017
TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 142.345,45 142.345,45 142.345,45
1, Đất nông nghiệp 105.368,57 105.277,41 105.616,33
Đất trồng cây hàng năm 11.107,83 11.262,43 11.255,10
Đất trồng lúa 4593.37 4.589,17 4.587,73
Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 446,35 446.34 446.34
Đất trồng cây hàng năm khác 6.514,46 6.229,92 6.221.03
Đất trồng cây lâu năm 3.767,42 3.908,69 3.914,46
2, Đất lâm nghiệp (DT đất có rừng)
Rừng tự nhiên 89.525,02
Rừng trồng 41.045,59
3, Nuôi trồng thủy sản 580,71 580,71 580,69
4, Đất ở 636,21 636,24 636,61
Đất ở nông thôn 573,74 573,73 547,14
Đất ở thành thị 62,47 62,51 62,47
5, Đất chuyên dung 2.717,07 2.795,78 2.816,23
6, Đất chưa sử dụng 31.846,54 31.864,02 31.505,82
Đất bằng chưa sử dụng 345,02 344,3 343,60
Đất đồi núi chưa sử dụng 30.082,43 31.100,64 29.744,07
Núi đá không có rừng cây 1.419,09 1.419,09 1.418,15
(Nguồn: Phòng Tài Nguyên - Môi trường huyện Văn Bàn)
29
Từ số liệu của bảng 2.1, nhận xét chung thì diện tích các loại đất của
huyện Văn Bàn qua các năm từ 2015 đến 2017 có sự thay đổi khá. Tổng diên
tích đất tự nhiên vẫn không thay đổi là 142.345,45 ha; trong đó đất nông
nghiệp tăng từ 105.368,57 ha (2015) lên 105.616,33 ha (2017). Có được điều
này, huyện đã tích cực khai thác sử dụng thêm nguồn đất chưa sử dụng. Đây
là một trong những giải pháp thúc đẩy giảm nghèo và hướng đến đạt được các
tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.1.2.1. Điều kiện kinh tế
Bảng 2.2: Cơ cấu kinh tế huyện Văn Bàn
ĐVT: %
TT NỘI DUNG 2015 2016 2017
1 Ngành nông, lâm, thủy sản 34,9 33,5 31,27
2 Ngành công nghiệp - xây dựng 39,1 38,3 42,58
3 Ngành dịch vụ 26 28,2 26,75
(Nguồn: UBND huyện Văn Bàn)
Qua bảng số liệu cho thấy cơ cấu kinh tế huyện Văn Bàn có sự thay đổi
theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản và tăng tỷ trọng ngành
công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.
Trong cơ cấu các ngành kinh tế của huyện thì ngành nông nghiệp có xu
hướng giảm: Tỷ trọng giá trị trong GDP của ngành năm 2017 là 31,27% giảm
3,63% so với năm 2015. Trong khi đó tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng
năm 2017 là 42,58% tăng 3,48% so với năm 2015. Tỷ trọng ngành dịch vụ
hầu như không tăng từ năm 2015 đến 2017. Điều này cho thấy kinh tế huyện
Văn Bàn có sự chuyển biến chậm khi so với kỳ vọng trong 3 năm trở lại đây.
30
Bảng 2.3: Cơ cấu giá trị sản lượng nông nghiệp, lâm nghiệp
và thủy sản trên địa bàn huyện Văn Bàn
ĐVT: %
TT NỘI DUNG 2015 2016 2017
a Nông nghiệp 89,98 90,52 90,78
b Lâm nghiệp 8,92 8,33 7,59
c Thuỷ sản 1,1 1,16 1,6
(Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Văn Bàn)
Trong cơ cấu nông lâm thủy sản của huyện Văn Bàn đã có sự chuyển
dịch khá rõ ràng, tuy nhiên tốc độ chuyển cơ cấu còn chậm. Huyện luôn tích
cực chỉ đạo công tác chuyển dịch cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ, đưa các giống
lúa lai, lúa thuần chất lượng cao, ngô lai vào sản xuất, ứng dụng khoa học
công nghệ trong sản xuất như gieo xạ bằng công cụ cải tiến, quản lý dịch hại
trên cây lúa...được triển khai ứng dụng trong sản xuất, chủ động xây dựng và
thực hiện kịp thời, hiệu quả phương pháp phòng trừ các đối tượng dịch hại
lúa, ngô.
Một số cơ chế chính sách hỗ trợ trong sản xuất lương thực được triển
khai như: Hỗ trợ gieo cấy lúa lai, lúa thuần chất lượng cao, ngô lai, chỉ đạo
thâm canh cao, hỗ trợ kinh phí để triển khai các mô hình, tập huấn chuyển
giao ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, hỗ trợ mua sắm thiết bị sản
xuất. Ngoài ra, đối với những xã có thể phát triển nuôi thủy sản, huyện
cũng quan tâm tích cực đầu tư, hỗ trợ để bà con nông dân có điều kiện
nâng cao thu nhập.
31
Bảng 2.4: Diện tích các loại cây trồng trên địa bàn huyện Văn Bàn
ĐVT: Ha
Năm Tổng số
Cây hàng năm Cây lâu năm
Tổng số
Trong đó
Tổng
số
Trong đó
Cây
lương
thực có
hạt
Cây công
nghiệp
hàng năm
Cây công
nghiệp
lâu năm
Cây
ăn
quả
2015 17.340 16.666 11.377 813 774 85 689
2016 17.955 17.120 11.890 725 835 85 745
2017 18.561 17.776 12.363 697 785 40 740
(Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Văn Bàn)
Qua bảng số liệu trên thể hiện, huyện Văn Bàn đã có chuyển dịch cơ cấu
cây trồng rất cụ thể: tập trung phát triển cây ăn quả, cây lương thực có hạt. Theo
nhận định của tác giả, chủ trương của huyện là vừa phát triển lâu dài, vừa ổn
định lương thực cho bà con nông dân trước mắt. Huyện tăng diện tích cây ăn quả
là đúng định hưởng của tỉnh, tuy nhiên cây ăn quả thường cần có thời gian kiến
thiết cơ bản. Lúc này, trước hết pahir giải quyết tốt lương thực cho người dân.
Ngoài ra, khi sản lượng lương thực tăng lên vừa đảm bảo an ninh lương thực vừa
cung cấp thức ăn phát triển ngành chăn nuôi tại địa phương.
* Ngành chăn nuôi:
Bảng 2.5: Số lượng gia súc, gia cầm huyện Văn Bàn
ĐVT: con
Năm Trâu Bò Lợn Gia cầm Dê
2015 22.247 3.795 65.783 430.410 4.500
2016 22.688 3.896 66.700 461.000 5.010
2017 22.736 4.234 67.542 449.000 8.624
(Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Văn Bàn)
32
Qua bảng số liệu cho thấy số lượng gia súc (trâu, bò) có xu hướng tăng
mạnh đặc biệt là năm 2017 so với năm 2015. Năm 2016 số lượng trâu tăng
441 con so với năm 2015 và số lượng bò tăng 101 con.
Đến năm 2017 số lượng bò tăng lên thêm 338 con, tương ứng số lượng
trâu vẫn tiếp tục tăng 48 con. Số lượng lợn cũng có xu hướng tăng: năm 2016
tăng 917 con so với năm 2015 và năm 2017 thì số lượng lợn đã tăng hơn so
với năm 2017 là 842 con. Còn số lượng gia cầm và dê thì có xu hướng tăng
mạnh trong năm 2017. Tăng nổi bật là dê, số lượng đầu con dê năm 2017 tăng
gần gấp đôi năm 2015.
Hiện nay trên địa bàn huyện tập trung phát triển chăn nuôi theo hướng
chăn nuôi trang trại, chăn nuôi công nghiệp, cải tạo, chọn lọc thay đổi giống
gia súc, gia cầm bằng các giống gia súc, gia cầm có chất lượng cao góp phần
rút ngắn chu kỳ sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế; phương thức chăn nuôi
của nông dân đã có nhiều thay đổi, số hộ chăn nuôi nhỏ lẻ ngày càng giảm, số
hộ áp dụng kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến, chăn nuôi theo hình thức công nghiệp,
bán công nghiệp ngày càng nhiều. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi năm 2017
đạt 229 tỷ đồng, sản lượng thịt hơi năm 2017 là 5.532 tấn.
2.1.2.2. Tình hình dân số, lao động và việc làm của huyện Văn Bàn
Dân số và lao động là lực lượng quyết định sự phát triển và xây dựng
thành công nông thôn mới trên địa bàn huyện. Nếu só sánh với mặt bằng
chung các huyện trên cả nước, thì huyện Văn Bàn là một huyện có số dân và
lao động ở mức trung bình. Tổng dân số của huyện Văn Bàn qua ba năm được
thể hiện dưới bảng sau:
33
Bảng 2.6: Dân số phân theo giới tính
và phân theo thành thị, nông thôn
(Nguồn: UBND huyện Văn Bàn)
Tổng dân số của huyện Văn Bàn năm 2017 là 87.316 người, trong đó
nam có 44.146 người (chiếm 50,56% tổng dân số của toàn huyện), nữ giới với
tổng số người là 43.1709 (chiếm 49,44% dân số của huyện). Phần lớn dân cư
của huyện tập trung sinh sống ở khu vực nông thôn, miền núi (80.989 người
chiếm 92,75%). Đây cũng là xu hướng chung của các huyện miền núi nói
chung và tỉnh Lào Cai nói riêng. Tỷ lệ người dân sống ở thành thị chiếm
7,25% (6.324 người), đây chủ yếu là nhóm dân cư là cán bộ, công chức, giáo
viên và người dân làm dịch vụ phu nông nghiệp. Với phần đông dân cư tập
trung sinh sống ở khu vực nông thôn miền núi, đây là lực lượng lao động
đông đảo phục vụ cho chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện.
Năm Tổng số
Phân theo giới tính
Phân theo thành thị.
nông thôn
Nam Nữ Thành thị Nông thôn
I. Tổng số dân (người)
2015 84.709 42.694 42.015 5.692 79.017
2016 86.078 43.492 42.586 6.134 79.944
2017 87.316 44.146 43.170 6.324 80.989
II. Cơ cấu (%)
2015 100 50,4 49,6 6,72 93,28
2016 100 50,53 49,47 7,13 92,87
2017 100 50,56 49,44 7,25 92,75
34
2.1.2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống
Cơ sở hạ tầng luôn là tiền đề và cơ sở để các vùng kinh tế phát triển. Sau 20
năm thực hiện Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát
triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) miền núi và vùng sâu,
vùng xa (gọi tắt là Chương trình 135). Cơ sở hạ tầng nông thôn đã sự thay da đổi
thịt thực sự, tác động đến đời sống người dân vùng còn khó khăn. Hiện nay, cả hệ
thống chính trị tiếp tục hướng đến sự phát triển bền vững và thực hiện thành công
chương trình quốc gia xây dựng nông thôn mới. Để “nông thôn mới” thể hiện hiện
bằng “diện mạo mới, sức sống mới”. Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống
người dân huyện Văn Bàn được thể hiện qua bang số liệu dưới đây.
Bảng 2.7: Kết cấu hạ tầng, dịch vụ của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện
ĐVT: xã, thị trấn
2015 2016 2017
Tổng số xã, thị trấn 23 23 23
Trong đó:
1. Số xã, TT chưa có điện 0 0 0
2. Số xã, TT chưa có đường ô tô đến trung tâm xã. 0 0 0
3. Số xã, TT đã có đường ô tô đến trung tâm xã, thị trấn 23 23 23
Chia ra các loại đường:
- Đường nhựa 21 21 21
- Đường cấp phối 02 02 02
4. Số UBND xã,TT chưa có điện thoại 0 0 0
5. Số xã, TT được công nhân xoá mù chữ và phổ cập GD tiểu học 23 23 23
6. Số xã, TT được công nhận phổ cập GD tiểu học đúng độ tuổi 23 23 23
7. Số xã, TT chưa có trường tiểu học 0 0 0
8. Số xã, TT chưa có trường trung học cơ sở 0 0 0
9. Số xã, TT có cán bộ ytế nhưng chưa có trạm ytế 0 0 0
10. Số xã, TT có trạm ytế nhưng chưa có cán bộ ytế 0 0 0
(Nguồn: UBND huyện Văn Bàn)
35
Qua bảng số liệu cho thấy kết cấu hạ tầng, dịch vụ của các xã, thị trấn
trên địa bàn huyện Đại Từ là tương đối phát triển: trên địa bàn huyện hiện nay
tất cả các xã, thị trấn đều đã có điện, có điện thoại, có trường tiểu học, có
đường ô tô đi được đến trung tâm xã, thị trấn và tất cả các xã, thị trấn đều đã
có trạm y tế và có cán bộ y tế.
* Giao thông
- Hệ thống đường giao thông trên địa bàn huyện được tập trung đầu tư,
thực hiện việc cải tạo, nâng cấp và làm mới các tuyến đường giao thông.
- Đến hết năm 2017 trên địa bàn toàn huyện đã thực hiện cứng hóa được
414,74km/726,43km cụ thể:
+ Đường liên xã trục xã đã cứng hóa đạt chuẩn 149,36km/251,43km đạt 59%.
+ Đường liên thôn, trục thôn đã cứng hóa được 214,94km/287,25kmđạt 75%.
+ Đường liên gia ngõ xómđã cứng hóa được 27,72km/109,84kmđạt 25%.
+ Đường trục chính nội đồng đã cứng hóa được 22,74km/77,91kmđạt 29%.
- Tổng nguồn vốn đầu tư thực hiện(giai đoạn 2015-2017) là 297,496 tỷ đồng
(trong đó, đầu tư trực tiếp từ CTMTQG xâydựng NTM là 122,054 tỷđồng).
* Thủy lợi
+ Làm mới 18,5 km kênh dẫn, trong đó, giai đoạn 2011 - 2015: là 18,5 km.
+ Nâng cấp 110 km, làm mới 88,5 kênh mương nội đồng, trong đó, giai
đoạn 2011 - 2015: làm mới 87 km.
+ Nâng cấp 22, làm mới 23 đập đầu mối, trong đó, giai đoạn 2011 -
2015: làm mới 5 cái, nâng cấp 05 cái.
+ Nâng cấp 07 hồ chứa nước, làm mới 03 hồ chứa nước phục vụ sản xuất
nông nghiệp trên địa bàn các xã, trong đó, giai đoạn 2011 - 2015: nâng cấp 06
hồ, làm mới 01 hồ.
* Điện.
- Hệ thống lưới điện trên địa bàn huyện hiện nay có 250,411km đường
dây trung áp 35KV; 324,446km đường dây 0,4KV; 129 trạm biến áp với tổng
36
công suất là 17.619KVA. Kết hợp đầu tư hoàn chỉnh hệ thống mạng lưới điện
và sắp xếp dân cư hợp lý để tạo điều kiện thực hiện nâng cao tỷ lệ số hộ và
chất lượng điện phục vụ sinh hoạt, sản xuất của nhân dân.
- Tổng nguồn vốn đầu tư thực hiện (giai đoạn 2010-2017) là 28,391 tỷ đồng.
* Giáo dục và đào tạo
- Toàn huyện hiện có 88 trường học từ mẫu giáo đến trung học cơ sở,
trong đó có 58 trường đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ đạt 65,9%. Tổng số phòng học
hiện có 897 phòng, trong đó phòng kiên cố 564; bán kiên cố là 212 phòng; số
phòng học tạm 48 phòng. Số phòng học bộ môn là 117 phòng, trong đó phòng
học kiên cố 110 phòng; phòng bán kiên cố 6 phòng; phòng tạm 1 phòng.
- Tổng nguồn vốn đầu tư thực hiện là 198,27 tỷ đồng (trong đó, đầu tư
trực tiếp từ CTMTQG xây dựng NTM là 110,583 tỷ đồng).
- Kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 05 tuổi trên địa bàn huyện
đã được công nhận 23/23 xã đạt chuẩn Mầm non cho trẻ 5 tuổi.
- Kết quả xóa mù chữ và chống tái mù chữ trong năm 2017 trên địa bàn
huyện đã mở 11 lớp với 210 học viên. Hiện nay có 09 xã đạt chuẩn mức độ 1,
14 xã mức độ 2.
- Phổ cập giáo dục tiểu học: Có 16 xã đạt chuẩn Phổ cập giáo dục Tiểu
học mức độ 2; 7 xã, thị trấn đạt chuẩn Phổ cập giáo dục Tiểu học mức độ 3.
- Thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở: Có 19 xã đạt chuẩn Phổ
cập giáo dục Trung học cơ sở mức độ 2, 04 xã mức độ 3.
- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học lên trung học phổ thông và
học nghề đạt 75,6%, có 12/22 xã đạt.
* Cơ sở vật chất văn hóa
- Đến hết hết năm 2017 toàn huyện có 08 nhà văn hóa xã (01 nhà văn
hóa đang xây dựng tại xã Sơn Thủy), 195/268 nhà văn hóa thôn, 79/195 nhà
văn hóa được cấp trang thiết bị như ti vi, loa đài, tăng âm, hệ thống tủ sách,
thư viện công cộng phục vụ tốt cho nhân dân. Tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa
37
đạt thấp do yêu cầu của tiêu chí phải đầu tư cơ sở vật chất khá lớn (Nhà văn
hóa, thể thao xã; nhà văn hóa thôn), xong việc huy động nguồn lực đầu tư còn
rất khó khăn.
- Tổng nguồn vốn đầu tư thực hiện là 93,502 tỷ đồng (trong đó, đầu tư
trực tiếp từ CTMTQG xây dựng NTM là 53,59 tỷ đồng).
* Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn
- Đến nay trên địa bàn huyện Văn Bàn có 7 chợ được đầu tư xây dựng ở các
xã (Minh Lương, Dương Quỳ, Chiềng Ken, Nậm Tha, Võ Lao, Văn Sơn, Khánh
Yên Hạ), trong giai đoạn tới quy hoạch xây dựng lại 02 chợ tại xã Dương Quỳ, xã
Tân An và chuyển đổi mục đích sử dụng của chợ trung tâm xã Chiềng Ken và xã
Nậm Tha thành Trung tâm học tập cộng đồng của xã.
- Tổng nguồn vốn đầu tư thực hiện là 15,079 tỷ đồng (trong đó, đầu tư
trực tiếp từ CTMTQG xây dựng NTM là 9,150 tỷ đồng).
* Thông tin và truyền thông
- Mạng lưới bưu chính, viễn thông từng bước được nâng cấp, hiện đại
hóa. Đến nay 100% số xã đã có thùng thư, 20/20 xã có điểm Bưu điện văn
hóa xã, 100% xã đã có mạng internet đến trung tâm xã, mạng lưới điện thoại
di động đã phủ sóng đến trung tâm xã và hầu hết các thôn
* Nhà ở
- Kết quả thực hiện nâng cấp chính trang nhà tạm nhà dột nát và làm mới
nhà ở thực hiện trên toàn huyện trong 2 năm 2016, 2017 là 658 nhà.
- Đến nay số nhà tạm trên toàn huyện còn 1.426 nhà, số nhà đạt chuẩn là
14.268/17.770 hộ đạt 80,3%.
* Y tế
- Hệ thống khám chữa bệnh được hoàn thiện với 24 cơ sở gồm 01 Bệnh
viện đa khoa huyện, 4 PKĐKKV, 19 Trạm y tế xã. Hiện nay toàn huyện có 46
bác sỹ, trong đó có 8/23 xã có bác sỹ đạt 34,78%.
38
- Có 23/23 xã có nhân viên y tế thôn bản, cộng tác viên dân số thực hiện
công tác giám sát chăm sóc sức khoẻ cho người dân. Cán bộ tại 23 trạm được
thường xuyên tham gia đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên
môn nghiệp vụ.
- Tỷ lệ người dân tham gia Bảo hiểm y tế đạt trên 91%.
- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao theo
tuổi) là 20,41%.
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Thực trạng phát triển trang trại tại huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai;
- Thực trạng sản xuất, kinh doanh các loại hình trang trại tại huyện Văn
Bàn, tỉnh Lào Cai;
- Giải pháp kinh tế phát triển trang trại một cách bền vững tại huyện Văn
Bàn tỉnh Lào Cai.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin
- Thu thập thông tin từ các tài liệu đã công bố (Tài liệu thứ cấp)
Đó là những tài liệu liên quan đã được công bố của các cơ quan thống kê
các cấp, các trường đại học, các cơ quan nghiên cứu và các cơ quan cấp trên, kết
quả nghiên cứu của các đề tài nghiên cứu có cùng nội dung. Cập nhật những
thông tin, vấn đề phục vụ cho nội dung của đề tài. Tiến hành hệ thống hoá bổ
sung cơ sở lý luận của đề tài, những thông tin về trang trại để nghiên cứu, xây
dựng cơ sở định hướng.
- Thu thập thông tin qua điều tra (Tài liệu sơ cấp)
Tài liệu sơ cấp sẽ được thu thập thông qua điều tra, phỏng vấn các chủ
trang trại theo phiếu điều tra với bảng câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn, phạm vi
điều tra là các trang trại trên địa bàn huyện.
39
Theo báo cáo của Phòng Thống kê và Phòng Nông nghiệp & PTNT
huyện, đến 31/12/2017 toàn huyện có 24 trang trại, phân bố trên địa bàn của
11/23 xã, thị trấn.
Về loại hình sản xuất được chia ra như sau: trang trại chăn nuôi 17; trang
trại sản xuất kinh doanh tổng hợp 07.
+ Phương pháp đánh giá nông thôn PRA: trực tiếp tiếp xúc với chủ trang
trại, tạo điều kiện để cho họ tự bộc lộ, tự mô tả những điều kiện sản xuất,
những kinh nghiệm, những khó khăn và mong muốn của họ, để thu thập được
thông tin cần thiết và tìm ra những thuận lợi, khó khăn khi tạo lập, vận hành
trang trại làm cơ sở đưa ra định hướng và giải pháp.
+ Phương pháp điều tra trực tiếp chủ trang trại:
Phiếu điều tra chúng tôi có đủ thông tin về trang trại như nguyên nhân
tạo lập trang trại, kết quả sản xuất. Phiếu điều tra được xây dựng cho từng
trang trại và đã được chuẩn bị từ trước.
Những thông tin về tình hình cơ bản của trang trại như: họ tên, tuổi, dân
tộc, giới tính, trình độ học vấn, khoa học kỹ thuật, loại hình trang trại, số
khẩu, số lao động, diện tích đất đai, vốn sản xuất, tình hình trang bị sản xuất.
Những thông tin về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại
như: tình hình các khoản chi phí, các khoản thu cả hiện vật và giá trị.
Những thông tin về ý kiến, nguyện vọng, nhu cầu, thuận lợi, khó khăn
của chủ trang trại. Các yếu tố sản xuất như: vốn, kỹ thuật, lao động, giá cả thị
trường, các chính sách của Đảng và Nhà nước về kinh tế trang trại, sự giúp đỡ
của chính quyền địa phương, của nhân dân với vấn đề kinh tế trang trại.
2.3.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Khi đủ số liệu, sẽ tiến hành làm sạch biểu tức là kiểm tra, rà soát và
chuẩn hoá lại thông tin, loại bỏ thông tin không chính xác, sai lệch trong
điều tra.
40
Toàn bộ số liệu điều tra thu thập được tổng hợp, tính toán và phân tổ
thống kê theo những tiêu thức khác nhau, các chỉ tiêu giá trị được hiện tại hoá
bằng đơn giá thống nhất theo giá hiện hành của năm điều tra. Trên cơ sở đó
sử dụng các phương pháp phân tích sau:
- Phương pháp thống kê kinh tế
+ Phân tích so sánh kết quả của số liệu điều tra, thu thập: tính hiệu quả,
đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất của trang trại (vốn, đất
đai, lao động, trình độ quản lý), so sánh kết quả loại hình trang trại, nhận xét
xu hướng của trang trại. Hạch toán các khoản mà trang trại đã chi ra, các
khoản thu của trang trại, sử dụng phương pháp này trong công tác điều tra,
tính các chỉ tiêu hiệu quả làm cơ sở cho sự định hướng đưa ra các giải pháp
cho sự phát triển của kinh tế trang trại.
+ Sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích ảnh hưởng của
giá đến thu nhập của trang trại.
- Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
Đảm bảo tính chính xác chúng tôi tham khảo ý kiến của các chuyên gia
trong ngành, những người am hiểu sâu sắc các lĩnh vực liên quan đến đề tài,
thu thập thêm thông tin của các nhà khoa học, các nhà quản lý ở địa phương,
cán bộ cơ sở. Những tài liệu sách báo đã được công bố ở các trường đại học,
trung học nông nghiệp. Chúng tôi dùng trong giai đoạn nghiên cứu ban đầu,
và trong quá trình đưa ra định hướng, giải pháp.
2.3.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu, phân tích
- Chỉ tiêu về kết quả sản xuất
Hệ thống về chỉ tiêu chung về thực trạng phát triển của kinh tế trang trại
như: số lượng, quy mô, cơ cấu loại hình trang trại.
Hệ thống chỉ tiêu về tình hình các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất
của trang trại như: đất đai, lao động, vốn, trình độ sản xuất, cơ sở vật chất kỹ
thuật của trang trại.
41
Hệ thống chỉ tiêu về kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại như: giá
trị sản xuất, chi phí trung gian, giá trị gia tăng, giá trị sản xuất hàng hoá, thu
nhập hỗn hợp, cụ thể:
* Tổng giá trị sản phẩm sản xuất ra trong năm: GO (Gross Output)
GO - Tổng giá trị sản xuất (Gross Output): Là toàn bộ giá trị của các sản
phẩm vật chất và dịch vụ hữu ích được tạo ra trong một năm của các trang trại.
Công thức tính:
GO =
Trong đó: Pi: giá trị sản phẩmthứ i, Qi: khối lượng sản phẩm thứ i
Nội dung của GO bao gồm: Giá trị của sản phẩm trồng trọt, giá trị sản phẩm
chính thu được trong kỳ tính toán như thóc, ngô, khoai, sắn; giá trị sản phẩm
phụ của các loại cây trồng có thu hoạch trong kỳ. Giá trị sản phẩm chăn nuôi: Giá
trị trọng lượng thịt hơi tăng thêm trong kỳ của gia súc, gia cầm; Giá trị con giống
bán ra; giá trị các loại sản phẩm chăn nuôi thu được không phải thông qua giết thịt
súc vật (sữa, trứng, mật ong); giá trị các loại sản phẩm phụ chăn nuôi thu được
trong kỳ. Giá trị của công việc khai thác gỗ và lâm sản trên rừng trồng và rừng
tự nhiên. Giá trị các hoạt động lâm nghiệp khác như ươm cây, lai tạo giống,
quản lý, bảo vệ rừng và thu lượm các lâm sản như sa nhân, nấm, măng và các
sản phẩm làm dược liệu. Giá trị các hoạt động dịch vụ sản xuất của trồng trọt,
chăn nuôi và lâm nghiệp. Tiền thu được do cho thuê máy móc, thiết bị.
VA= GO- IC
Trongđó
VA là chênh lệch giữa giá trị sản xuất với chi phí trung gian, nó phản
ánh phần giá trị mới tăng them do kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
trang trại trong một thời gian hay một chu kỳ sản xuất.
IC là chi phí trung gian, là toàn bộ chi phí vật chất thường xuyên và các
dịch vụ được sử dụng trong tất cả quá trình sản xuất của trang trại như: chi
phí về giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại

More Related Content

Similar to Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại

Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước, chiến lược sản xuất và thu nhập của hộ ...
Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước, chiến lược sản xuất và thu nhập của hộ ...Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước, chiến lược sản xuất và thu nhập của hộ ...
Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước, chiến lược sản xuất và thu nhập của hộ ...Nguyễn Công Huy
 
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình DươngQuản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dươngluanvantrust
 
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình DươngQuản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dươngluanvantrust
 
Đề tài luận văn 2024 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của...
Đề tài luận văn 2024 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của...Đề tài luận văn 2024 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của...
Đề tài luận văn 2024 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
đáNh giá nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại và xử lý chất...
đáNh giá nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại và xử lý chất...đáNh giá nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại và xử lý chất...
đáNh giá nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại và xử lý chất...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã xuân nội, huyện t...
Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã xuân nội, huyện t...Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã xuân nội, huyện t...
Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã xuân nội, huyện t...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
LUẬN VĂN: QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP
LUẬN VĂN: QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬPLUẬN VĂN: QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP
LUẬN VĂN: QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬPOnTimeVitThu
 
đáNh giá thực trạng sản xuất chè và đề xuất xây dựng mô hình chè viet gap tại...
đáNh giá thực trạng sản xuất chè và đề xuất xây dựng mô hình chè viet gap tại...đáNh giá thực trạng sản xuất chè và đề xuất xây dựng mô hình chè viet gap tại...
đáNh giá thực trạng sản xuất chè và đề xuất xây dựng mô hình chè viet gap tại...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.ssuser499fca
 
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhận thức của ngườ...
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhận thức của ngườ...đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhận thức của ngườ...
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhận thức của ngườ...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại (20)

Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước, chiến lược sản xuất và thu nhập của hộ ...
Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước, chiến lược sản xuất và thu nhập của hộ ...Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước, chiến lược sản xuất và thu nhập của hộ ...
Mối quan hệ giữa tiếp cận nguồn nước, chiến lược sản xuất và thu nhập của hộ ...
 
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình DươngQuản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
 
Luận Văn Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc Nhà Nước
Luận Văn Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc Nhà NướcLuận Văn Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc Nhà Nước
Luận Văn Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc Nhà Nước
 
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình DươngQuản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
 
LV: Hoàn thiện hoạt động cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội
LV: Hoàn thiện hoạt động cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội LV: Hoàn thiện hoạt động cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội
LV: Hoàn thiện hoạt động cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội
 
Đề tài luận văn 2024 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của...
Đề tài luận văn 2024 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của...Đề tài luận văn 2024 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của...
Đề tài luận văn 2024 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của...
 
Giải pháp triển khai có hiệu quả chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững
Giải pháp triển khai có hiệu quả chương trình giảm nghèo nhanh và bền vữngGiải pháp triển khai có hiệu quả chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững
Giải pháp triển khai có hiệu quả chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững
 
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc KạnLuận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
 
Đề tài đánh giá biến động giá đất, ĐIỂM CAO
Đề tài  đánh giá biến động giá đất, ĐIỂM CAOĐề tài  đánh giá biến động giá đất, ĐIỂM CAO
Đề tài đánh giá biến động giá đất, ĐIỂM CAO
 
đáNh giá nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại và xử lý chất...
đáNh giá nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại và xử lý chất...đáNh giá nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại và xử lý chất...
đáNh giá nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại và xử lý chất...
 
Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã xuân nội, huyện t...
Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã xuân nội, huyện t...Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã xuân nội, huyện t...
Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã xuân nội, huyện t...
 
LUẬN VĂN: QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP
LUẬN VĂN: QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬPLUẬN VĂN: QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP
LUẬN VĂN: QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP
 
Đề tài hiệu quả kinh tế của giống lúa nếp vải tại Thái Nguyên, HOT 2018
Đề tài hiệu quả kinh tế của giống lúa nếp vải tại Thái Nguyên, HOT 2018Đề tài hiệu quả kinh tế của giống lúa nếp vải tại Thái Nguyên, HOT 2018
Đề tài hiệu quả kinh tế của giống lúa nếp vải tại Thái Nguyên, HOT 2018
 
Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Triển Khai Có Hiệu Quả Chương Trình Giảm Nghèo ...
Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Triển Khai Có Hiệu Quả Chương Trình Giảm Nghèo ...Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Triển Khai Có Hiệu Quả Chương Trình Giảm Nghèo ...
Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Triển Khai Có Hiệu Quả Chương Trình Giảm Nghèo ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Triển Khai Có Hiệu Quả Chương Trình Giảm Nghèo ...
Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Triển Khai Có Hiệu Quả Chương Trình Giảm Nghèo ...Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Triển Khai Có Hiệu Quả Chương Trình Giảm Nghèo ...
Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Triển Khai Có Hiệu Quả Chương Trình Giảm Nghèo ...
 
đáNh giá thực trạng sản xuất chè và đề xuất xây dựng mô hình chè viet gap tại...
đáNh giá thực trạng sản xuất chè và đề xuất xây dựng mô hình chè viet gap tại...đáNh giá thực trạng sản xuất chè và đề xuất xây dựng mô hình chè viet gap tại...
đáNh giá thực trạng sản xuất chè và đề xuất xây dựng mô hình chè viet gap tại...
 
Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.
 
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhận thức của ngườ...
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhận thức của ngườ...đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhận thức của ngườ...
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhận thức của ngườ...
 
Đề tài: Hoạt động của chính quyền huyện miền núi tỉnh Quảng Ninh
Đề tài: Hoạt động của chính quyền huyện miền núi tỉnh Quảng NinhĐề tài: Hoạt động của chính quyền huyện miền núi tỉnh Quảng Ninh
Đề tài: Hoạt động của chính quyền huyện miền núi tỉnh Quảng Ninh
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện miền núi
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện miền núiLuận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện miền núi
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện miền núi
 

More from Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877

Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkBáo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamLuận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnLuận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoLuận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịLuận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtTiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhTiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận môn lịch sử văn minh thế giới - con người thời kỳ Phục Hưng
Tiểu luận môn lịch sử văn minh thế giới - con người thời kỳ Phục HưngTiểu luận môn lịch sử văn minh thế giới - con người thời kỳ Phục Hưng
Tiểu luận môn lịch sử văn minh thế giới - con người thời kỳ Phục HưngDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận lịch sử văn minh Thế Giới - Kiến trúc Trung Hoa cổ đại
Tiểu luận lịch sử văn minh Thế Giới - Kiến trúc Trung Hoa cổ đạiTiểu luận lịch sử văn minh Thế Giới - Kiến trúc Trung Hoa cổ đại
Tiểu luận lịch sử văn minh Thế Giới - Kiến trúc Trung Hoa cổ đạiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

More from Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877 (20)

Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
 
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkBáo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thốngLuận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
 
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamLuận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
 
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnLuận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
 
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoLuận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
 
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịLuận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
 
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtTiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafeTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhTiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
 
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn THTiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
 
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
 
Tiểu luận môn lịch sử văn minh thế giới - con người thời kỳ Phục Hưng
Tiểu luận môn lịch sử văn minh thế giới - con người thời kỳ Phục HưngTiểu luận môn lịch sử văn minh thế giới - con người thời kỳ Phục Hưng
Tiểu luận môn lịch sử văn minh thế giới - con người thời kỳ Phục Hưng
 
Tiểu luận lịch sử văn minh Thế Giới - Kiến trúc Trung Hoa cổ đại
Tiểu luận lịch sử văn minh Thế Giới - Kiến trúc Trung Hoa cổ đạiTiểu luận lịch sử văn minh Thế Giới - Kiến trúc Trung Hoa cổ đại
Tiểu luận lịch sử văn minh Thế Giới - Kiến trúc Trung Hoa cổ đại
 

Recently uploaded

Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 

Recently uploaded (20)

Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 

Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại

  • 1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN QUANG PHÚ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở HUYỆN VĂN BÀN TỈNH LÀO CAI Tải tài liệu qua zalo 0936.885.877 Dịch vụ làm luận văn luanvantrithuc.com LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Thái nguyên, năm 2019
  • 2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN QUANG PHÚ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở HUYỆN VĂN BÀN TỈNH LÀO CAI Ngành : Phát triển nông thôn Mã số : 862 01 16 LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS Đinh Ngọc Lan Thái nguyên, năm 2019
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa hề được công bố hoặc sử dụng. Các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc. Nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn. Thái Nguyên, tháng 8 năm 2019 Tác giả luận văn Trần Quang Phú
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này trước tiên tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nông lâm - Thái Nguyên, Khoa Kinh tế và PTNT, cảm ơn các thầy cô đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong quá trình học tập tại trường Đại học Nông lâm -Thái Nguyên. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới cô giáo PGS.TS. Đinh Ngọc Lan, người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các cơ quan, đơn vị, trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai, các hộ gia đình, các khuyến nông viên xã đã giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra thực hiện luận văn. Cuối cùng tôi xin bày tỏ sự biết ơn tới gia đình, người thân và bạn bè đã động viên, chia sẻ để tôi hoàn thiện luận văn này. Trong quá trình nghiên cứu mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng vì những lý do chủ quan và khách quan cho nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Vì vậy tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn học viên để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 08 năm 2019 Tác giả luận văn Trần Quang Phú
  • 5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................i LỜI CẢM ƠN..................................................................................................ii MỤC LỤC.......................................................................................................iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT................................................................ v DANH MỤC CÁC HÌNH..............................................................................vi MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 3 4. Những đóng góp của luận văn................................................................... 3 Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI ........................................... 5 1.1. Cơ sở lý luận........................................................................................... 5 1.1.1. Cơ sở lý luận về kinh tế trang trại.................................................... 5 1.1.2. Phân loại trang trại ........................................................................... 8 1.1.3. Những tiêu chí xác định kinh tế trang trại...................................... 11 1.1.4. Những đặc trưng cơ bản của kinh tế trang trại............................... 13 1.1.5. Những yếu tố ảnh hưởng tới phát triển kinh tế trang trại............... 14 1.1.2. Cơ sở thực tiễn về kinh tế trang trại............................................... 17 1.1.3. Những bài học rút ra từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn ............... 24 Chương 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .27 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................... 27 2.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường ............................... 27 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội............................................................... 29 2.2. Câu hỏi nghiên cứu............................................................................... 38 2.3. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 38 2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin ..................................................... 38
  • 6. iv 2.3.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ......................................... 39 2.3.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu, phân tích..........................................40 2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất của trang trại ................... 42 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................ 45 3.1. Thực trạng phát triển kinh tế trang trại của huyện Văn Bàn................. 45 3.1.1. Quá trìnhhìnhthànhvàpháttriểnkinhtếtrangtrạiở huyệnVănBàn......45 3.1.2. Đại bàn phân bố các loại trang trại ở huyện Văn Bàn.................... 47 3.1.3. Đặc điểm tình hình cơ bản về trang trại......................................... 48 3.2. Thực trạng sản xuất kinh doanh của trang trại huyện Văn Bàn............ 53 3.2.1. ThựctrạngvềphươngthứcsảnxuấtcủacáctrangtrạihuyệnVănBàn....53 3.2.2 Đánh giáhiệuquảkinhtếcủakinhtếtrangtrạitạihuyệnVănBàn...........55 3.2.3. Những vấn đề rút ra từ nghiên cứu thực trạng hiệu quả kinh tế của các trang trại ở huyện Văn Bàn................................................................ 58 3.2.4. Nguyên nhânảnhhưởngđếnhiệuquảcủacáctrangtrạiở VănBàn........60 3.3 Giải pháp phát triển trang trại trên địa bàn huyện Văn Bàn.................. 63 3.3.1 Giải pháp về đất đai......................................................................... 63 3.3.2. Giải pháp về vốn............................................................................. 64 3.3.3. Giải pháp về thị trường................................................................... 65 3.3.4. Giải pháp về khoa học công nghệ .................................................. 65 3.3.5. Các giải pháp khác ......................................................................... 65 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 67 1. Kết luận.................................................................................................... 67 2. Kiến nghị.................................................................................................. 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 70
  • 7. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ NLN: Nông lâm nghiệp NN: Nông nghiệp CC: Cơ cấu VA: Giá trị gia tăng MI: Thu nhập hỗn hợp IC: chi phí trung gian KTCB: Kiến thiết cơ bản KTTT: Kinh tế trang trại SXKD: Sản xuất kinh doanh
  • 8. vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Tình hình sử dụng đất huyện Văn Bàn........................................... 28 Bảng 2.2: Cơ cấu kinh tế huyện Văn Bàn....................................................... 29 Bảng 2.3: Cơ cấu giá trị sản lượng nông nghiệp, lâm nghiệp......................... 30 và thủy sản trên địa bàn huyện Văn Bàn......................................................... 30 Bảng 2.4: Diện tích các loại cây trồng trên địa bàn huyện Văn Bàn .............. 31 Bảng 2.5: Số lượng gia súc, gia cầm huyện Văn Bàn..................................... 31 Bảng 2.6: Dân số trung bình phân theo giới tính và phân theo thành thị, nông thôn .................................................................................. 33 Bảng 2.7: Kết cấuhạ tầng,dịch vụ của cácxã,thịtrấn trênđịa bànhuyện................ 34 Bảng 3.1 Số lượng và cơ cấu các loại trang trại của Văn Bàn....................... 46 Bảng 3.2: Số lượng trang trại chia theo đơn vị xã, thị trấn............................. 47 Bảng 3.3. Đặc điểm, tình hình cơ bản về chủ trang trại.................................. 49 Bảng 3.4. Cơ cấu trang trại theo quy mô đất đai ............................................ 51 Bảng 3.5 Cơ cấu về thu nhập trang trại huyện Văn Bàn................................. 54 Bảng 3.6 Chi phí bình quân của một trang trại............................................... 55 Bảng 3.7 Thu nhập hỗn hợp bình quân của trang trại..................................... 57
  • 9. vii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN I. Tóm tắt mở đầu Học viên: Trần Quang Phú Đề tài: “Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai” Chuyên ngành: Phát triển nông thôn ; Mã số: 8.62.01.16 Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên II. Nội dung bản trích yếu 2.1 Mục đích nghiên cứu Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Văn Bàn. Phân tích được hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các trang trại tại địa bàn nghiên cứu. Để từ đó đề xuất những giải pháp kinh tế chủ yếu thúc đẩy phát triển tốt hơn nữa kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Văn Bàn góp phần tăng thu nhập và tạo việc làm cho người động trên địa bàn huyện. 2.2 Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp thu thập thông tin (cả thông tin sơ cấp và thứ cấp). Tiến hành điều tra thu thập thông tin ở toàn bộ 24 trang trại trên địa bàn huyện Văn Bàn. Ngoài ra, đề tài dùng các phương pháp thu thập và phân tích thông tin như: đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA), điều tra phỏng vấn sâu chủ trang trại với bộ câu hỏi chuẩn bị trước. Dùng các phương pháp phân tích: thống kê kinh tế, thống kê so sánh, phương pháp chuyên gia. 2.3 Kết quả nghiên cứu chính Kết quả nghiên cứu chính đã chỉ ra rằng: 2.4 Kết luận chủ yếu của đề tài
  • 10. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kinh tế trang trại là bước phát triển cao có tính quy luật của kinh tế nông hộ, là mô hình sản xuất đã có từ rất lâu, mang tính phổ biến và giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển nông nghiệp ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Thực tiễn đã khẳng định khả năng phát triển và hiệu quả nhiều mặt của kinh tế trang trại, nó góp phần khai thác có hiệu quả các nguồn lực, tạo ra khối lượng nông sản hàng hoá ngày càng nhiều; tạo ra khả năng to lớn trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, tăng năng suất lao động,..., trên cơ sở đó góp phần giải quyết các vấn đề phát triển kinh tế xã hội và môi trường bền vững. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, nhất là từ sau Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị năm 1988, kinh tế trang trại đã có bước phát triển khá và từng bước khẳng định là một hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh nông nghiệp có nhiều ưu thế và phù hợp với xu hướng phát triển tất yếu của một nền sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trên cơ sở tổng kết thực tiễn, kinh tế trang trại đã được Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII khẳng định và khuyến khích phát triển. Chính phủ cũng đã ban hành Nghị quyết 03/2000/NQ-CP, ngày 02/02/2000 về kinh tế trang trại nhằm thống nhất nhận thức về vị trí, vai trò của kinh tế trang trại và đề ra các chính sách của Nhà nước cho kinh tế trang trại phát triển. Tuy nhiên, kinh tế trang trại hiện nay chưa phát triển rộng và chưa tương xứng với những tiềm năng, thế mạnh của các vùng, miền trong cả nước; chưa tạo ra bước đột phá trong việc đầu tư khai thác và sử dụng có hiệu quả diện tích đất trống, đồi núi trọc, mặt đất, mặt nước hoang hoá ở các khu vực trung du, miền núi, ven biển để phát triển sản xuất nông lâm ngư nghiệp; chưa đóng
  • 11. 2 góp thỏa đáng vào việc mở rộng quy mô sản xuất hàng hoá, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh các mặt hàng nông sản mang tính hàng hoá trong điều kiện thị trường mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Kinh tế trang trại vẫn là một loại hình kinh tế còn mới mẻ ở nước ta, vì vậy cần phải đẩy mạnh nghiên cứu cụ thể tiềm năng và lợi thế đối với từng vùng, từng địa phương để có những chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, đưa ra những giải pháp phù hợp, sát thực tế, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực, yếu tố bất lợi có thể xảy ra trong quá trình đầu tư và phát triển. Văn Bàn miền núi của tỉnh, cơ cấu kinh tế chủ yếu vẫn là Nông, Lâm nghiệp. Những năm gần đây, sản xuất nông lâm nghiệp của huyện đã và đang có bước chuyển dịch tích cực, sản lượng nông sản hàng hoá sản xuất tăng khá qua các năm, trong đó mô hình kinh tế trang trại ở Văn Bàn đang trở thành một hướng đi ưu tiên trong định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện. Vấn đề đặt ra từ thực tiễn của quá trình phát triển kinh tế trang trại ở Văn Bàn đang rất cần được quan tâm nghiên cứu đó là: - Sự nhận thức về vị trí,vai trò của kinh tế trang trại trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của địa phương. - Đánh giá đúng thực trạng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện. - Phân tích các yếu tố tác động đến kinh tế trang trại và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến sự phát triển của kinh tế trang trại. - Đưa ra các định hướng và giải pháp phù hợp để phát triển kinh tế trang trại. Với ý nghĩa đó đề tài: “Thực trạng và những giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở Văn Bàn” là vấn đề đặt ra mang tính cấp thiết. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Văn Bàn. Phân tích được hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các trang trại tại địa bàn nghiên cứu. Để từ đó đề xuất những giải pháp kinh tế chủ yếu thúc đẩy
  • 12. 3 phát triển tốt hơn nữa kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Văn Bàn góp phần tăng thu nhập và tạo việc làm cho người động trên địa bàn huyện. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề về kinh tế trang trại ở huyện Văn Bàn để làm rõ tính lý luận và thực tiễn cho quá trình hình thành và phát triển kinh tế trang trại của địa phương. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về mặt không gian: nghiên cứu trên địa bàn huyện Văn Bàn - Về mặt thời gian: nghiên cứu tư liệu tổng quan được thu thập trên các tài liệu đã công bố từ 2015 đến nay. Số liệu đánh giá thực trạng được thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2015 - 2017. 3.3. Nội dung nghiên cứu Tập trung nghiên cứu về tổ chức, quy mô, cơ cấu, loại hình, kết quả sản xuất kinh doanh hiệu quả kinh tế của các trang trại trên địa bàn huyện Văn Bàn. 4. Ý nghĩa của luận văn 4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu Luận văn là nguồn tham khảo cho những người quan tâm đến kinh tế trang trại nói chung đặc biệt là kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Văn Bàn nói riêng. Là tài liệu tham khảo và giảng dạy cho sinh viên chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Là tài liệu cung cấp thông tin tin cậy về kinh tế trang trại cho các nhà nghiên cứu, các cấp chính quyền, người hoạch định chính sách, nhà sản xuất và những người quan tâm đến kinh tế trang trại ở Văn Bàn.
  • 13. 4 4.2 Ý nghĩa trong thực tiễn - Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần giúp cho cấp uỷ và chính quyền địa phương có đủ cơ sở khoa học để chỉ đạo phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện một cách tốt nhất. - Góp phần kiến nghị, đề xuất việc điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển kinh tế trang trại của Đảng và Nhà nước nói chung và địa phương tỉnh, huyện nói riêng. - Kết quả nghiên cứu giúp cho các chủ trang trại có những định hướng và giải pháp đúng đắn nhằm phát triển kinh tế trang trại, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
  • 14. 5 Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài 1.1.1. Cơ sở lý luận về kinh tế trang trại 1.1.1.1. Khái niệm về trang trại và kinh tế trang trại Trang trại là loại hình cơ sở sản xuất nông nghiệp của các hộ gia đình nông dân, hình thành và phát triển chủ yếu trong điều kiện kinh tế thị trường khi phương thức sản xuất tư bản thay thế phương thức sản xuất phong kiến. Một số tác giả khi nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển kinh tế trang trại trên thế giới cho rằng, các trang trại được hình thành từ cơ sở của các hộ tiểu nông sau khi từ bỏ sản xuất tự cung tự cấp khép kín, vươn lên sản xuất hàng hoá đáp ứng nhu cầu thị trường trong điều kiện cạnh tranh. Kinh tế trang trại là một loại hình kinh tế sản xuất hàng hoá phát triển trên cơ sở kinh tế hộ nhưng ở quy mô lớn hơn, được đầu tư nhiều hơn về cả vốn và kỹ thuật, có thể thuê mướn nhân công để sản xuất ra một hoặc vài loại sản phẩm hàng hoá từ nông nghiệp với khối lượng lớn cho thị trường. Về thực chất "trang trại" và "kinh tế trang trại" là những khái niệm không đồng nhất. Kinh tế trang trại là tổng thể các yếu tố vật chất của sản xuất và các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình tồn tại và hoạt động của trang trại, còn trang trại là nơi kết hợp các yếu tố vật chất của sản xuất và là chủ thể của các quan hệ kinh tế đó. Các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình tồn tại và phát triển của trang trại có thể tóm lược thành hai nhóm đó là quan hệ giữa trang trại với môi trường bên ngoài và quan hệ giữa trang trại với môi trường bên trong. Quan hệ giữa trang trại với môi trường bên ngoài bao gồm hai cấp độ, môi trường vĩ vô (cơ chế, chính sách chung của Nhà nước...) và môi trường vi mô (các đối tác, khách hàng, bạn hàng, đối thủ cạnh tranh...) các quan hệ nội tại bên trong trang trại rất đa dạng và phức tạp như các quan hệ về đầu tư, phân bổ nguồn lực cho các ngành, các bộ phận trong trang trại, các quan hệ lợi ích kinh tế liên quan đến việc phân phối kết quả làm
  • 15. 6 ra, trong đó lợi ích của chủ trang trại với tư cách là người chủ sở hữu tư liệu sản xuất và lợi ích của người lao động làm thuê là rất quan trọng. Để tạo ra động lực thúc đẩy kinh tế trang trại phát triển thì các quan hệ về lợi ích phải được giải quyết một cách thoả đáng. Các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tồn tại và phát triển của trang trại được tóm lược ở sơ đồ 1.1. Hình 1.1. Sơ đồ các quan hệ kinh tế trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại Ngoài mặt kinh tế, trang trại còn có thể được nhìn nhận từ mặt xã hội và môi trường. Về mặt xã hội, trang trại là một tổ chức cơ sở của xã hội, trong đó các mối quan hệ xã hội đan xen nhau. Hình 1.2. Chu trình hoạt động của trang trại
  • 16. 7 Về mặt môi trường, trang trại là một không gian sinh thái, trong đó diễn ra các quan hệ sinh thái đa dạng. Không gian sinh thái trang trại có quan hệ chặt chẽ và ảnh hưởng qua lại trực tiếp với hệ sinh thái của vùng. Ba mặt trên của trang trại có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau. Sự kết hợp hài hoà ba mặt này sẽ bảo đảm cho kinh tế trang trại phát triển bền vững và bảo vệ tốt môi trường, sử dụng tối ưu các nguồn lực. Hình 1.3. Sơ đồ mối quan hệ ba mặt cơ bản của trang trại Trong các mặt kinh tế- xã hội và môi trường của trang trại thì mặt kinh tế là mặt cơ bản chứa đựng những nội dung cốt lõi của trang trại. Vì vậy trong nhiều trường hợp khi nói đến kinh tế trang trại, tức là nói tới mặt kinh tế của trang trại, người ta gọi tắt là trang trại. Theo quan điểm hệ thống có thể thấy trang trại như là một tổ chức kinh tế mang tính hệ thống rõ rệt. Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của
  • 17. 8 trang trại có quan hệ chặt chẽ với môi trường bên ngoài và trải qua ba công đoạn đó là đầu vào (inputs); quá trình (process) và đầu ra (outputs). Có thể nói rằng trang trại là hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp hàng hoá dựa trên cơ sở lao động, đất đai, tư liệu sản xuất cơ bản của hộ gia đình, hoàn toàn tự chủ, sản xuất kinh doanh bình đẳng với các tổ chức kinh tế khác, sản phẩm làm ra chủ yếu là để bán và tạo nguồn thu nhập chính cho gia đình. 1.1.2. Phân loại trang trại Tùy vào điều kiện của từng quốc gia, từng vùng mà trang trại lại có những loại hình khác nhau. Việc phân loại trang trại có ý nghĩa quan trọng đối với việc phân tích và từ đó có thể đưa ra những giải pháp phù hợp với từng loại hình trang trại. Dưới đây là một số cách phân loại trang trại phổ biến: * Phân loại theo cơ cấu sản xuất: Căn cứ vào cơ cấu sản xuất thì các trang trại được chia làm hai loại sau đây: - Trang trại tổng hợp: Là loại trang trại kinh doanh nhiều ngành nghề như nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, chế biến và dịch vụ Đây là loại trang trại đang phát triển tương đối mạnh và phổ biến hiện nay trên thế giới. - Trang trại thuần nông hoặc thuần lâm: Là loại trang trại chỉ kinh doanh một lĩnh vực nông nghiệp hoặc lâm nghiệp. * Phân loại theo hình thức tổ chức quản lý: Căn cứ vào hình thức tổ chức quản lý, có thể chia các trang trại thành các loại sau đây: - Trang trại gia đình: Đây là loại hình tổ chức kinh doanh phổ biến nhất, tồn tại lâu dài trong nền nông nghiệp hàng hoá nói riêng và trong nền kinh tế thị trường nói chung. Đặc trưng của trang trại gia đình là sử dụng chủ yếu sức lao động và tiền vốn của gia đình. Liên kết giữa các thành viên trong trang trại không chỉ bằng quan hệ kinh tế mà sâu sắc hơn là quan hệ huyết thống, gia tộc. Trang trại gia đình là lực lượng chủ yếu sản xuất nông phẩm hàng hoá cho xã hội và tồn tại lâu dài trong nền kinh tế thị trường mà không bị các
  • 18. 9 doanh nghiệp lớn thôn tính bởi quá trình cạnh tranh vì trang trại gia đình có ba lợi thế mà các loại hình doanh nghiệp khác không thể có được, đó là: Thứ nhất, đối tượng sản xuất nông nghiệp là những sinh vật, muốn đạt năng suất và hiệu quả cao, con người phải chăm sóc cây trồng, vật nuôi tỷ mỷ, kỹ lưỡng, đúng lúc, đúng cách (đúng kỹ thuật) không kể sớm khuya, trong suốt quá trình tái sản xuất tự nhiên của chúng. Muốn vậy, quy mô trang tại không quá lớn để phù hợp với khả năng quản lý và kiểm soát của tất cả mọi thành viên trong trang trại, đồng thời lợi ích của mỗi người sản xuất nông nghiệp phải gắn chặt trực tiếp với kết quả cuối cùng của cây trồng và vật nuôi. Chỉ có kinh tế gia đình mới có khả năng và tạo ra cơ chế lợi ích của mỗi chu kỳ tài sản xuất xã hội cũng như tái sản xuất tự nhiên trong nông nghiệp. Thứ hai, kinh doanh nói chung và kinh doanh nông nghiệp nói riêng thường gặp rủi ro, khi thị trường và môi trường tự nhiên biến động bất thuận làm chi giá bán bằng giá thành sản xuất nông phẩm, trang trại gia đình vẫn có thu nhập theo cơ chế "lấy công làm lãi". Bởi vì, trang trại gia đình chủ yếu sử dụng sức lao động của mình, còn các loại hình trang trại khác chủ yếu sử dụng sức lao động làm thuê, gặp hoàn cảnh trên sẽ bị phá sản. Thứ ba, nền nông nghiệp hiện đại đòi hỏi sản xuất tập trung chuyên môn hoá trên cơ sở phát triển tổng hợp đa dạng hoá để vừa tận dụng tối đa các yếu tố sản xuất, vừa bảo vệ môi trường sinh thái. Các mô hình sản xuất tổng hợp VAC, VACR, trên thực tế đã thể hiện rõ hiệu quả KT-XH và sinh thái của nó cao hơn so với các mô hình sản xuất chuyên môn hoá độc canh, một nền nông nghiệp tổng hợp đa dạng phát triển bền vững chỉ có thể có được khi mọi quá trình sản xuất sinh học đều được kiểm soát chặt chẽ, tỷ mỷ. Điều này, chỉ có thể thực hiện khi quy mô sản xuất trong một đơn vị không quá lớn và nhờ tinh thần trách nhiệm cao của mỗi người lao động tham gia vào quá trình sản xuất sinh học đó. Vì thế, chỉ có trang trại gia đình mới có thể đáp ứng được cả hai yêu cầu nói trên.
  • 19. 10 - Trang trại liên doanh bao gồm những trang trại hình thành trên cơ sở liên kết một số gia đình có quan hệ thân thuộc để cùng SXKD nhằm tăng sức cạnh tranh trên thị trường và có đủ tiềm lực để trang bị cơ sở vật chất phục vụ cho SXKD. - Trang trại hợp doanh là một trang trại tư bản được hình thành và tổ chức theo kiểu công ty cổ phần. Trang trại này trong quá trình kinh doanh có quyền phát hành cổ phiếu và trái phiếu để huy động vốn. Loại trang này phổ biến ở Mỹ và Canada. * Phân loại theo phương thức điều hành sản xuất - Loại hình mà trong đó chủ trang trại và gia đình ở ngay trong trang trại và trực tiếp điều hành cũng như trực tiếp sản xuất. Đây là loại hình phổ biến nhất ở các nước Châu Á và chủ trang trại hầu hết là nông dân. - Loại hình chủ trang trại và gia đình không ở nông thôn, cũng không ở trang trại mà ở một nơi khác (thị trấn, thành phố) nhưng vẫn trực tiếp điều hành, quản lý trang trại, loại hình này có chiều hướng phát triển ở một số nước công nghiệp phát triển. - Loại hình chủ trang trại sống ở thị trấn, thành phố thuê người khác quản lý trực tiếp quản lý và điều hành trang trại ở nông thôn. - Loại hình chủ trang trại uỷ thác cho chủ khai thác là bà con, bạn bè quản lý từng phần hoặc toàn bộ quá trình SXKD trong khoảng thời gian nhất định khi chủ trang trại đi làm việc khác. Ở Đài Loan đến nay có khoảng 75% số chủ trang trại gia đình đã áp dụng phương thức sản xuất uỷ thác. * Phân loại theo cơ cấu thu nhập - Loại hình trang trại thuần nông với đặc điểm là có cơ cấu thu nhập dựa hoàn toàn hay phần lớn vào nông nghiệp. - Loại hình trang trại có thu nhập chủ yếu ngoài nông nghiệp, loại trang trại này ngày càng tăng và ở một số nước có nhiều hơn loại trang trại thuần nông .
  • 20. 11 * Phân loại trang trại theo hình thức sở hữu tư liệu sản xuất. - Loại hình trang trại mà trong đó chủ trang trại sở hữu toàn bộ tư liệu sản xuất, đây là loại hình trang trại phổ biến. - Loại hình hình trang trại mà trong đó chủ trang trại sở hữu một phần tư liệu sản xuất con lại đi thuê của người khác. - Loại hình trang trại thuê toàn bộ tư liệu sản xuất của chủ trang trại khác để tự SXKD. 1.1.3. Những tiêu chí xác định kinh tế trang trại Trong nghiên cứu lý luận cũng như trong thực tiễn công tác quản lý trang trại, việc đưa ra những tiêu chí cụ thể để xác định kinh tế trang trại có ý nghĩa rất quan trọng. Thông tư Liên tịch số 69/2000/TTLT-BNN-TCTK ngày 23/6/2000 của Bộ NN&PTNT và Tổng cục Thống kê hướng dẫn tiêu chí để xác định kinh tế trang trại; Thông tư Số 74/2003/TT-BNN, ngày 04 tháng 07 năm 2003 của Bộ NN&PTNT sửa đổi, bổ sung Mục III của Thông tư liên tịch 69/2000/TTLT/BNN-TCTK, xác định: Một hộ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản được xác định là trang trại phải đạt một trong hai tiêu chí sau: Giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ bình quân một năm: - Đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên hải miền Trung từ 40 triệu đồng trở lên. - Đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên từ 50 triệu đồng trở lên. Quy mô sản xuất của trang trại phải tương đối lớn và vượt trội so với kinh tế nông hộ tương ứng với từng ngành sản xuất và vùng kinh tế. * Đối với trang trại trồng trọt - Trang trại trồng cây hàng năm: Từ 2 ha trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên hải miền Trung. Từ 3 ha trở lên đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên. Trang trại trồng hồ tiêu 0,5 ha trở lên.
  • 21. 12 - Trang trại trồng cây lâm nghiệp: Từ 10 ha trở lên đối với các vùng trong cả nước. * Đối với trang trại chăn nuôi: - Chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò,): Chăn nuôi sinh sản, lấy sữa có thường xuyên từ 10 con trở lên. Chăn nuôi lấy thịt có thường xuyên từ 50 con trở lên. - Chăn nuôi gia súc (lợn, dê,...). + Gia súc sinh sản: Phải đạt từ 20 con trở lên đối với lợn và từ 100 con trở lên đối với dê, cừu. + Gia súc lấy thịt: Phải đạt từ 100 con trở lên đối với lợn và từ 200 con trở lên đối với dê, cừu. - Chăn nuôi gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng,): Thường xuyên đạt từ 2000 con trở lên, không tính những con dưới 7 ngày tuổi. * Trang trại nuôi trồng thuỷ sản: Diện tích mặt nước phải đạt từ 2 ha trở lên, riêng đối với trang trại nuôi tôm kiểu công nghiệp, diện tích mặt nước phải đạt từ 01 ha trở lên. Ngoài ra, còn một số trang trại đặc thù khác (Ví dụ: Trang trại trồng hoa, trồng nấm, nuôi ong, cây cảnh) chủ yếu phải dựa vào chỉ tiêu giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ. Đối với hộ sản xuất, kinh doanh tổng hợp có nhiều loại sản phẩm hàng hoá của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản thì tiêu chí để xác định trang trại là giá trị sản lượng hàng hoá, dịch vụ bình quân 1 năm. Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại thay thế Thông tư liên tịch số 69/2000/TTLT/BNN-TCTK ngày 13/6/2000 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổng cục Thống kê về hướng dẫn tiêu chí xác định kinh tế trang trại và Thông tư số 74/2003/TT- BNN ngày 4/7/2003 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung mục III của Thông tư liên tịch số 69/2000/TTLT/BNN-TCTK.
  • 22. 13 Cá nhân, hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản đạt tiêu chuẩn kinh tế trang trại phải thỏa mãn điều kiện sau: 1. Đối với cơ sở trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất tổng hợp phải đạt: a) Có diện tích trên mức hạn điền, tối thiểu: - 3,1 ha đối với vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long; - 2,1 ha đối với các tỉnh còn lại. b) Giá trị sản lượng hàng hóa đạt 700 triệu đồng/năm. 2. Đối với cơ sở chăn nuôi phải đạt giá trị sản lượng hàng hóa từ 1.000 triệu đồng/năm trở lên; 3. Đối với cơ sở sản xuất lâm nghiệp phải có diện tích tối thiểu 31 ha và giá trị sản lượng hàng hóa bình quân đạt 500 triệu đồng/năm trở lên. 1.1.4. Những đặc trưng cơ bản của kinh tế trang trại Theo Nghị quyết 03/2000/NQ-CP, kinh tế trang trại có các đặc trưng cơ bản sau: - Mục đích chủ yếu của kinh tế trang trại là sản xuất nông, lâm, thủy sản hàng hoá với quy mô lớn theo nhu cầu của thị trường. - Mức độ tập trung và chuyên môn hoá các điều kiện và yếu tố sản xuất cao hơn hẳn (vượt trội) so với sản xuất nông hộ, thể hiện ở quy mô sản xuất như đất đai, số đầu con gia súc, lao động, giá trị nông, lâm, thủy sản hàng hoá. - Chủ trang traị có kiến thức và kinh nghiệm trực tiếp điều hành sản xuất, biết áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới vào sản xuất, sử dụng lao động gia đình và thuê lao động bên ngoài sản xuất có hiệu quả cao, có thu nhập vượt trội so với kinh tế hộ. - Cách thức tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh trong trang trại ngày càng mang tính khoa học, chuyên nghiệp. Kinh tế trang trại thực chất là một cấp độ trong quá trình phát triển của sản xuất tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hóa. Tuy nhiên, giữa hai hình thức kinh tế này có những đặc điểm khác nhau. Trong khi ở loại hình kinh tế hộ
  • 23. 14 gia đình, mục đích sản xuất là tự cung tự cấp, quy mô sản xuất nhỏ, trình độ sản xuất thấp, mức độ quan hệ với thị trường và khả năng tích lũy tái sản xuất thấp, tỷ suất hàng hóa nhỏ thì kinh tế trang trại lại có những đặc trưng trái ngược, cụ thể là: mục đích sản xuất là bán sản phẩm ra thị trường, quy mô sản xuất lớn, trình độ sản xuất cao, mức độ quan hệ với thị trường và khả năng tích lũy tái sản xuất cao, tỷ suất hàng hóa lớn. 1.1.5. Những yếu tố ảnh hưởng tới phát triển kinh tế trang trại 1.1.5.1. Những nhân tố bên ngoài - Các yếu tố tự nhiên (thời tiết, khí hậu, dịch bệnh) Đây là một yếu tố có sự tác động vô cùng to lớn đến hoạt động của kinh tế nông nghiệp nói chung cũng như tới kinh tế trang trại nói riêng, vì đối tượng của kinh tế trang trại đều là các sinh vật sống, có thời gian sinh trưởng và phát triển phụ thuộc rất lớn đối với yếu tố tự nhiên. Trong những năm vừa qua, sự biến đổi khí hậu theo chiều hướng xấu cùng với ý thức bảo vệ môi trường sinh thái của người dân thấp như nạn phá rừng gây nên thảm họa về môi trường như hạn hán, lụt lội sảy ra liên tiếp, môi trường bị tàn phá một cách nghiêm trọng, sự mất cân bằng sinh thái là tất yếu, dẫn đến dịch bệnh, sâu bọ phá hoại mùa màng khủng khiếp, điều này khiến không ít các nhà quản lý cũng như các chủ trang trại ngần ngại khi đầu tư. Cụ thể các loaị dịch bệnh luôn hoành hành, làm cho những nhà chăn nuôi luôn phải đau đầu khi mà hết bệnh lở mồn long móng sảy ra ở gia súc, sau đó lại đến bệnh H5N1 sảy ra ở gia cầm, đến nay lại dịch bệnh lợn tai xanh.Thông qua đây ta thấy rằng đối với dịch bệnh nó là hiểm họa cao nhất đối với người làm nông nghiệp. - Cơ sở hạ tầng: Đây là yếu tố luôn quan trọng cho sản xuất kinh doanh. Kinh tế trang trại không phải là một trường hợp ngoại lệ, một cơ sở hạ tầng tốt với sự cung ứng tốt về hạ tầng giao thông, điện lưới, hệ thống cấp thoát nước sẽ là những điều kiện vô cùng tốt cho việc sản xuất kinh doanh cũng như phân phối của các trang trại.
  • 24. 15 - Thị trường tiêu thụ sản phẩm: Giống như bất cứ đơn vị sản xuất kinh doanh, các trang trại phải xác định được thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình. Cần phải xác định được đối tượng khách hàng là ai? Khách hàng mua nông sản cũng được phân chia theo nhiều nhóm đối tượng khác nhau. Ví dụ, những khách hàng là những công dân của những nước có thu nhập cao, thường họ có yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm và những tiêu chuẩn vệ sinh, tuy nhiên họ thường sẵn sàng trả giá cao khi mua nông sản. Với những nhóm khách hàng có thu nhập thấp, thường thì họ có yêu cầu về tiêu chuẩn hàng hoá cũng thấp, giá cả cũng khó chấp nhận ở mức cao. Ngoài ra, chúng ta cần chú ý đến đặc điểm khách hàng từng khu vực châu lục, cũng có những đặc điểm yêu cầu về sản phẩm có khi cũng khác nhau. Một đặc điểm chú ý nữa với khách hàng là nên quan tâm đến yếu tố văn hoá và đặc điểm tôn giáo mà khách hàng đang tuân thủ. Ví dụ, thịt lợn là thứ mà những người theo đạo Hồi kiêng, cũng như những người theo đạo Hin Đu không dùng thịt bò là thực phẩm trong bữa ăn của mình. Tóm lại thị trường tiêu thụ sản phẩm là rất quan trọng, nó là vấn đề sống còn của sự phát triển kinh tế trang trại. Đối với hàng hoá, sản phẩm nông nghiệp thì thị trường tiêu thụ sản phẩm là vô cùng lớn. Tất cả các thành phần kinh tế đều phải sử dụng sản phẩm của nông nghiệp. Mà hiện nay kinh tế trang trại đang là then chốt và chủ đạo trong phát triển nông nghiệp. Bên cạnh đó sản xuất nông nghiệp lại luôn phải gắn liền với đất đai, phụ thuộc rất lớn về khí hậu và thời tiết, bệnh dịch. Hơn nữa vùng sản xuất lại luôn dàn trải, không tập trung. Các hệ thống phân tán rộng khắp trên toàn lãnh thổ. Chính điều này cũng khiến gặp không ít khó khăn trong vấn đề tiêu thụ. - Chính sách về đất đai: Đất đai là yếu tố quan trọng và không thể thay thế trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp do vậy các chính sách về đất đai là vô cùng cần thiết nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế nông nghiệp nói chung và kinh tế trang trại nói
  • 25. 16 riêng. Như ở Việt Nam, có các chính sách như: giao đất giao rừng cho người dân sử dụng, sản xuất kinh doanh; dồn điền đổi thửa, - Chính sách về tín dụng: Để phát triển kinh tế trang trại, yếu tố vốn là cần thiết. Tuy nhiên, nguồn lực tài chính của bản thân chủ trang trại cũng như vốn vay tư nhân là hạn chế và gặp nhiều khó khăn như phải vay với lãi suất cao nên các trang trại đều có nguyện vọng vay vốn từ các ngân hàng với lãi suất ưu đãi. Chính vì vậy, hệ thống ngân hàng và chính sách về tín dụng là vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế trang trại. - Các chính sách khác như: Chính sách thuế, chính sách về việc hỗ trợ phụ nữ nông thôn phát triển sản xuất nâng cao chất lượng cuộc sống, chính sách về việc ưu tiên cán bộ làm việc ở vùng sâu, vùng xa,cũng có những tác động rất lớn tới sự phát triển kinh tế trang trại. 1.1.5.2. Những nhân tố bên trong - Trình độ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ của chủ trang trại Việc điều hành một trang trại trên thực tế cũng gần như điều hành một doanh nghiệp tư nhân, chủ trang trại cũng có thể coi như một giám đốc, một chủ doanh nghiệp chính vì vậy nên năng lực điều hành, lãnh đạo cũng như trình độ của người chủ trang trại là hết sức cần thiết và quan trọng đối với sự sống còn của trang trại. Người chủ trang trại phải là người có khả năng tổ chức và quản lý sản xuất: quy hoạch, bố trí đất đai, sắp xếp và sử dụng các nguồn lực. Người chủ trang trại phải là người có ý trí vươn lên, sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm, gian khổ và có ham muốn làm giàu. Bên cạnh trình độ chuyên môn thì chủ trang trại cũng cần phải có kinh nghiệm thực tế, điều này là hết sức cần thiết vì có nhiều trang trại, chủ trang trại mặc dù không được học hành, đào tạo bài bản, chính quy nhưng với kinh nghiệm "thất bại là mẹ thành công" mà vẫn có thể vươn lên trở thành những ông chủ, những trang trại lớn. Có thể nói, chủ trang trại như là "hạt nhân" của trang trại, nếu "hạt nhân" mà tích cực thì trang trại sẽ ngày càng phát huy.
  • 26. 17 - Quy mô diện tích của trang trại Một trong những đặc trưng cơ bản của trang trại là có quy mô sản xuất lớn. Đây là một ưu thế của kinh tế trang trại bời nếu có quy mô diện tích lớn thì rất thuận lợi cho canh tác trồng trọt, chăn nuôi hoặc xây dựng các cơ sở sản xuất kinh doanh. Đất đai là sản phẩm tự nhiên và có trước lao động, trong quá trình lao động con người tác động vào đất đai để tạo ra các sản phẩm. Đất đai giữ một vai trò đặc biệt quan trọng, là tài nguyên quý giá của quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt. Đất đai tham gia vào tất cả các ngành kinh tế của xã hội và trong nông nghiệp thì đất đai chiếm một vị trí đặc biệt vì nó vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu sản xuất. Không giống như những tài sản khác, đất đai là một tư liệu hết sức đặc biệt, nếu được đầu tư và sử dụng một cách hợp lý thì không những không bị hao mòn mà càng ngày càng tăng giá trị, tăng độ phì nhiêu. - Lao động của trang trại: Lao động là yếu tố sản xuất đặc biệt, đóng góp vai trò to lớn đối với việc sản xuất kinh doanh, do vậy đối với kinh tế trang trại, việc quan tâm tới lực lượng lao động là cần thiết. Để có được sự tác động hiệu quả từ nguồn lực này, cần thiết phải quan tâm tới chất lượng lao động, cần phải có sự đào tạo chuyên môn, có như vậy kinh tế trang trại mới có thể có hiệu quả kinh tế cao. - Vốn của trang trại. Để bắt đầu quá trình sản xuất kinh doanh, các trang trại luôn cần phải có vốn - toàn bộ những giá trị ứng ban đầu của trang trại để có các quá trình sản xuất kinh doanh tiếp theo. Vốn của trang trại có thể được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau: vốn tự có, vốn vay ngân hàng, vốn vay của người thân  1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại trên thế giới Kinh tế trang trại đã hình thành và phát triển cách đây hơn hai thế kỷ, giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế của các quốc gia. Tuy nhiên ở mỗi
  • 27. 18 quốc gia, với sự khác nhau về các điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội mà sự phát triển kinh tế trang trại cũng khác nhau. Dưới đây là một số thống kê, phân tích cho thấy sự phát triển của kinh tế trang trại tại một số quốc gia trên thếgiới: Tình hình phát triển kinh tế trang tại ở Mỹ. Trang trại gia đình ở Mỹ chiếm 87% (năm 2000) trong tổng số trang trại, 65% diện tích đất đai và 70% giá trị nông sản sản xuất ra, với khoảng 2,2 triệu trang trại đã sảnxuất ra khoảng 50% sản lượng ngô, đậu tương Diện tích đất đai bình quân ở Mỹ hiện nay là 180ha/trang trại. Lao động làm thuê trong các trang trại ở Mỹ rất ít. Các trang trại gia đình ở Mỹ nhờ áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất nên sản lượng nông sản làm ra của một lao động nông nghiệp năm 1990 đủ nuôi được 80 người. Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở Pháp Số lượng trang trại ở Pháp khoảng 980.000 trang trại, chủ yếu là trang trại gia đình, lực lượng này sản xuất một lượng nông sản gấp 2,2 lần tổng nhu cầu trong nước. Tỷ suất hàng hoá về hạt ngũ cố là 95%, thịt sữa 70 - 80%... Ở thời điểm 1989 quy mô đất canh tác một nông trại vào khoảng 29 ha và khoảng 2,07 người, trong đó có một lao động chính, 0,9 là lao động gia đình và 0,17 là lao động làm thuê, có 29% trang trại có hoạt động phi nông nghiệp và khoảng 75% số trang trại có thu nhập ngoài nông nghiệp, chiếm 42% trong tổng thu nhập của trang trại. Tình hình phát triển trang trại ở Hà Lan Hà Lan có 128.000 trang trại trong đó có 1.500 trang trại chuyên trồng hoa với sản lượng sản xuất hàng năm khoảng 7 tỷ bông hoa và 600 triệu chậu hoa, trong đó tỷ lệ xuất khẩu đạt 70%, bình quân một lao động nông nghiệp của trang trại là ra đủ số lượng nông sản để nuôi 60 người, do mức độ cơ giới hoá sản xuất nông nghiệp đạt mức độ cao nên số lượng và tỷ lệ lao động làm việc ở các trang trại Hà Lan giảm nhiều và chỉ còn 4,7% so với tổng xã hội
  • 28. 19 [7]. Năm 1987, bình quân mỗi trang trại ở Hà Lan có quy mô khoảng 15,7 ha với 2,2 lao động. Nguồn thu nhập phi nông nghiệp chiếm khoảng 17% tổng thu nhập của trang trại. Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở một số nước khu vực Châu á Các nước Châu Á có diện tích canh tác trên đầu người thuộc vào loại thấp (0,15 ha), đặc biệt là các nước Đông Á có chỉ tiêu này thấp nhất thế giới như: Đài Loan 0,0047 ha, Hàn Quốc 0,053 ha; Nhật Bản 0,035 ha, đặc điểm này cũng có ảnh hưởng đến quy mô trang trại của các nước trong khu vực. Trong giai đoạn 1961-1965 loại trang trại có quy mô từ 3 - 4 ha chiếm 12,9% tổng số lượng và 18,4% tổng số diện tích đất đai và quy mô 10 ha chiếm 3,8% số lượng và 29,5% đất đai. - Ở Nhật Bản: Có khoảng trên 4 triệu lao động ở trang trại đã bảo đảm lương thực và thực phẩm cho khoảng 125 triệu người, trong đó gạo 70%, thịt 80%, sữa 89%, rau quả 76 - 95% và đường 84%, bình quân một trang trại có khoảng 3 lao động, trong đó chỉ có 1,3 lao động làm nông nghiệp. Thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp chiếm khoảng 65% tổng thu nhập của trang trại. - Hàn Quốc: Việc phát triển kinh tế trang trại đã được Chính phủ quan tâm nên Hàn Quốc đã tự túc được vấn đề lương thực, từ năm 1975 các trang trại tại Hàn Quốc bắt đầu chuyển hướng đa dạng hoá cơ cấu sản xuất, tăng cường các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao mang lại nhiều lợi nhuận. Sản lượng rau, quả, sản phẩm chăn nuôi tăng bình quân hàng năm từ 8-10%. Bình quân một trang trại ở Hàn Quốc (1985) có khoảng 3,3 lao động trong đó có khoảng 1,3 người làm việc đều đặn 03 tháng/năm. Thu nhập từ nguồn phi nông nghiệp chiếm khoảng 35% tổng thu nhập từ các trang trại. - Thái Lan: Hiện nay có khoảng 4,5 triệu trang trại với quy mô bình quân là 5,6 ha, đối với loại hình trang trại có quy mô dưới 2,5 ha thì chiếm 58%, loại trang trại trên 10 ha chiếm 28%, loại trang trại trên 10 ha chiếm 14%,. Vì vậy, Thái Lan hiện nay đang là nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu sản phẩm dứa hộp (chiếm 1/3 sản lượng thế giới).
  • 29. 20 * Một số bài học kinh nghiệm về phát triển kinh tế trang trại trên thế giới. Qua quá trình nghiên cứu và phân tích sự phát triển kinh tế trang trại trên thế giới, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau: - Ở hầu hết các nước có phát triển kinh tế trang trại thì quy luật phát triển trang trại là: + Ở thời kỳ đất nước bắt đầu tiến ngành công nghiệp hóa thì các trang trại có đặc trưng là số lượng lớn, quy mô nhỏ. Tuy nhiên, khi công công nghiệp hóa phát triển đạt trình độ cao thì số lượng trang trại giảm, quy mô trang trại tăng. + Gắn liền với quá trình công nghiệp hóa, kinh tế trang trại cũng phát triển, ngày một đa dạng hơn ở hầu hết các lĩnh vực sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và ở tất cả các vùng khác nhau như đồi núi, đồng bằng, ven biển - Mặc dù kinh tế trang trại có thể phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau, như: Tư bản tư nhân, cổ phần, liên doanh, uỷ thác tuy nhiên, trang trại gia đình vẫn là loại hình thích hợp, phổ biến nhất (Trang trại gia đình chiếm tới 80-90% tổng số trang trại trên thế giới). - Hầu hết các trang trại đều sử dụng lao động gia đình là chủ yếu, ngoài ra còn có thể thuê mướn thêm lao động bên ngoài theo yêu cầu SXKD. Việc thuê mướn và trả công lao động được thực hiện theo sự thoả thuận giữa chủ trang trại và người lao động, do áp dụng cơ giới hoá đạt đến trình độ cao nên ở hầu hết các nước số lượng lao động trực tiếp trong trang trại rất thấp (bình quân 2- 3 người/ trang trại). - Hiệu quả SXKD của các trang trại không hoàn toàn phụ thuộc vào quy mô đất đai, lao động vì năng suất, chất lượng sản phẩm mà nó còn chịu ảnh hưởng rất lớn từ việc áp dụng KHKT, công nghệ mới cũng như trình độ năng lực tổ chức quản lý của chủ trang trại. Trong giai đoạn đầu của CNH, KTTT phát triển theo hướng kinh doanh tổng hợp, sau đó từng bước đi vào sản xuất tập trung chuyên canh lớn, bên cạnh kinh doanh nông nghiệp, các trang trại còn có những hoạt động kinh doanh phi nông nghiệp khác.
  • 30. 21 - Vốn kinh doanh trong trại được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Bên cạnh nguồn vốn tự có, chủ trang trại còn có thể huy động thêm từ nhiều nguồn khác như vay tín dụng ngân hàng, vay tư nhân, liên doanh, liên kết - Trong nền kinh tế thị trường, các trang trại còn có thể hợp tác, liên kết với nhau để thực hiện các khâu công việc trong quá trình sản xuất, mua bán vật tư, nguyên liệu hoặc tiêu thụ sản phẩm. - Chính phủ có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của các trang trại thông qua các chính sách vĩ mô như chính sách giá cả, thị trường, chính sách thuế 1.2.2. Sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam Các công trình nghiên cứu của nhiều tác giả về KTTT đều khẳng định trang trại ở nước ta đã xuất hiện nhiều thế kỷ. Trải qua trong thời kỳ lịch sử của đất nước, quá trình hình thành và phát triển của trang trại cũng có sự khác nhau. Lê Trọng (2000) cho rằng: Nhìn lại lịch sử cho thấy trang trại ở nước ta đã hình thành từ thời nhà Trần, lúc bấy giờ được gọi là điền trang. Nhưng theo từ điển tiếng việt thì điền trang là trang trại của quý tộc, thời phong kiến. Đến đời nhà Hậu Lê, Nhà nước chủ trương mở rộng khẩn hoang lập đồn điền. Đồn điền cũng đồng nghĩa với trang trại. Người nước ngoài gọi là Farm và cũng được dịch là trang trại, là đồn điền. Lực lượng lao động khai hoang lập đồn điền chủ yếu là phạm nhân, tù binh và một số binh lính đóng đồn ở các địa phương. Đến đời nhà Nguyễn: Từ năm 1802 - 1855 triều đình đã ban hành 25 quyết định về khẩn hoang với hình thức chủ yếu chiêu mộ dân phiêu tán để khẩn hoang lập ấp trại hoặc xã. Đồng thời, Nhà nước dùng binh lính và tù nhân bị lưu đầy để khẩn hoang; hoặc giao cho tư nhân chiêu mộ dân khai phá đất hoang để lập đồn điền - trang trại - phát canh thu tô. Năm 1888 Toàn quyền Đông Dương ra nghị định cho bọn địa chủ thực dân được quyền lập các đồn điền (trang trại).
  • 31. 22 - Về số lượng: Theo số liệu của Ban kinh tế Trung ương, hiện có 31 tỉnh thành trong cả nước có mô hình KTTT. Tính đến nay, cả nước có khoảng 33.488 trang trại, tăng 13.460 trang trại (67,2%) so với năm 2011. Số liệu điều tra do Tổng cục Thống kê thực hiện năm 2016 công bố kết quả sơ bộ cho thấy, từ năm 2011-2016, bình quân mỗi năm số trang trại của cả nước tăng trên 13%. Trong đó, vùng đồng bằng sông Hồng trang trại phát triển mạnh nhất (tăng 6.435 trang trại), chiếm gần một nửa số trang trại tăng thêm trong vòng 5 năm qua của cả nước. Số trang trại của cả nước tăng tập trung chủ yếu ở loại hình trang trại chăn nuôi, tăng 14.521 trang trại (gấp 3,3 lần) so với năm 2011. Trong vòng 5 năm vừa qua, bình quân mỗi năm số trang trại chăn nuôi phát triển tăng trên 45%. Trong khi đó, số lượng trang trại thủy sản lại giảm mạnh, giảm 2.172 trang trại (48%) so với năm 2011, trung bình giảm gần 10% mỗi năm. Trong tổng số trang trại trên cả nước, hiện có khoảng 9.216 trang trại trồng trọt (chiếm 27,5%), 20.869 trang trại chăn nuôi (chiếm 62,4%), 112 trang trại lâm nghiệp (chiếm 0,3%), 2.350 trang trại nuôi trồng thủy sản (chiếm 7%), 941 trang trại tổng hợp (chiếm 2,8%). Các trang trại đã sử dụng tổng cộng 187.000ha đất sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản, tăng 35.900ha so với năm 2011. Trong đó, có 60.000ha đất trồng cây hàng năm; 79.500ha đất trồng cây lâu năm; 17.600ha đất lâm nghiệp và 29.800ha đất nuôi trồng thủy sản. Mức bình quân đất đai sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của 1 trang trại trên cả nước sử dụng là 5,6 ha/trang trại. Đồng thời, giải quyết việc làm thường xuyên cho 134.700 lao động, tăng 40.000 lao động (42,4%) so với năm 2011. Trong đó, lao động của hộ chủ trang trại là 75.800 người, chiếm 56,3% tổng số lao động, còn lại là lao động do chủ trang trại thuê mướn thường xuyên. Bình quân 1 trang trại sử dụng khoảng 4 lao động thường xuyên. Số lượng lao động bình quân của 1 trang
  • 32. 23 trại sử dụng vào thời điểm năm 2016 giảm so với năm 2011 (năm 2011 là 4,7 lao động) do các trang trại đã áp dụng khoa học kỹ thuật, đưa máy móc thiết bị kỹ thuật vào phục vụ các khâu trong sản xuất. Bên cạnh đó, do các trang trại phát triển có sự chuyển đổi loại hình khá rõ nét gia tăng trang trại chăn nuôi, một loại hình sử dụng ít lao động hơn các loại hình trang trại khác như trồng trọt, nuôi trồng thủy sản… nên mức bình quân sử dụng lao động của một trang trại giảm. Loại hình kinh tế trang trại phát triển nhanh đã góp phần tạo ra nhiều giá trị sản phẩm hàng hóa nông, lâm nghiệp và thủy sản. Tổng cục Thống kê cho biết, tổng thu từ sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của các trang trại trong năm 2016 ước đạt 93.098 tỷ đồng, tăng 54.007 tỷ đồng (138,2%) so với giá trị đạt được cách đây 5 năm (2011). Tính bình quân 1 trang trại có thu nhập đạt 2.780 triệu đồng, tăng 828 triệu đồng (tăng 42,4%) so với cách đây 5 năm. - Về quy mô: Ở vùng núi phía Bắc, bình quân mỗi trang trại thường từ 6-10 ha, còn trên 30 ha chiếm tỷ lệ thấp (8%). Vùng khu Bốn cũ trung bình từ 2-5 ha, trên 30 ha hầu như rất thấp (4%) Vùng Duyên hải miền Trung từ 5-8 ha Vùng Tây nguyên từ 2-5 ha còn trên 30 ha chiếm tỷ lệ 12%. Miền Đông Nam bộ phần lớn từ 5-10 ha, còn trên 30 ha chiếm 10% Vùng Đồng Bằng Nam bộ 15-18 ha và trên 30 ha chiếm tỷ lệ lớn 18%. Tuy nhiên, ở mỗi vùng vẫn có những trang trại cá biệt có quy mô lớn hàng trăm ha như một số trang trại ở vùng Tây Nguyên, Hoà Bình, Bình Phước, miền Đông Nam bộ. - Vốn đầu tư: Bình quân vốn đầu tư cho trồng trọt từ 15-50 triệu đồng cho 1 trang trại, nuôi trồng thuỷ sản thì cần từ 50-150 triệu đồng, ở khu vực nam Bộ vốn đầu tư thường lớn hơn từ 300 triệu - 1 tỷ đồng. - Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các trang trại:
  • 33. 24 KTTT ở nước ta mới phát triển, việc thu thập các số liệu và đánh giá về nó còn nhiều hạn chế cho nên chưa thể đánh giá hết tác dụng của nó đối với sự phát triển KT - XH của đất nước. Tuy nhiên, chúng ta đều nhận thấy rằng ở những nơi KTTT phát triển thì ở đó bộ mặt nông thôn ngày càng thay đổi theo chiều hướng tốt, đời sống vật chất, tinh thần của nông dân được nâng cao. Từ thực tế trên có thể rút ra một số kết luận: - Lịch sử tạo lập trang trại ở nước ta đã có rải rác từ lâu ở nhiều nơi, nhưng mới chỉ được phát triển "tự phát" từ khi có chủ trương đổi mới về chức và quản lý nền kinh tế theo tinh thần Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (12/1986) và được phát triển nhanh, mạnh từ 1993 đến nay. - Tốc độ và quy mô phát triển của trang trại theo hướng "tự phát" của cơ chế thị trường nhưng không đồng đều giữa các vùng, miền trên phạm vi cả nước. - Quy mô về đất đai: tuỳ điều kiện từng vùng, tuỳ vào hướng kinh doanh mà các trang trại có quy mô diện tích đất đai khác nhau, có thể trên dưới 2 ha, phổ biến từ 5-10 ha, hoặc có những trang trại hàng trăm, nghìn ha. - Trong quá trình phát triển, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn những tồn tại trong lĩnh vực nhận thức lý luận và thực tiễn cần được nghiên cứu, rút ra những bài học cần thiết để có giải pháp phát triển và quản lý tốt hơn. 1.3. Bài học kinh nghiệm cho huyện Văn Bàn Kinh tế trang trại đã bắt đầu phát triển mạnh mẽ từ những năm 1990 đến nay, từ khi Đảng và Nhà nước có những chủ trương, biện pháp nhất quán theo hướng tạo điều kiện cho KTTT phát triển. Việc thừa nhận chính sách kinh tế nhiều thành phần khẳng định chính sách khuyến khích sản xuất tiểu thủ công và kinh tế tư bản tư nhân. Bằng các chủ trương biện pháp thích hợp Đảng ta đã khuyến khích kinh tế trang trại phát triển như trước hết là thay đổi các mối quan hệ kinh tế liên quan đến quyền sử dụng đất đại vì đất đai là yếu tố đầu vào quan trọng nhất cho sản xuất nông nghiệp. Giao quyền sử dụng đất cho người dân là bước đầu thúc đẩy kinh tế hộ và kinh tế trang trại phát triển.
  • 34. 25 Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị và nghị quyết hội nghị lần thứ 6 ban chấp hành trung ương Đảng khóa VI tháng 3/1989 đã thừa nhận hộ gia đình là kinh tế tự chủ ở nông thôn đồng thời khuyến khích kinh tế gia đình, kinh tế cá thể, kinh tế tư nhân trong nông ngư nghiệp. Từ khi bất đầu công nghiệp hóa kinh tế trang trại ở phía Bắc đã hình thành và phát triển, đến khi trình độ công nghiệp hóa đã ở mức cao KTTT và giữ được vai trò trong lực lượng sản xuất hàng hóa nông sản, KTTT là loại hình sản xuất nông nghiệp phù hợp với yêu cầu công nghiệp hóa. Để KTTT tiếp tục phát triển và thực sự vững mạnh cần có một số giải pháp trước mắt như: quy hoạch xác định một số khu vực phát triển kinh tế trang trại tập trung nhằm hình thành vùng sản xuất tập trung, đáp ứng nhu cầu thị trường. Định hướng phát triển cây trông vật nuôi cho phù hợp vùng quy hoạch. Phát huy thế mạnh từng vùng, đầu tư vốn, khoa học kỹ thuật phù hợp với từng huyện. Giải quyết vấn đề chuyển dịch đất đại, tạo điều kiện cho các gia đình có quy mô đất đai lớn để tập trung sản xuất phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương tạo mối liên doanh, liên kết với kinh tế hợp tác xã và kinh tế nhà nước. Văn Bàn là một huyện miền núi nằm ở phía tây nam tỉnh Lào Cai có nhiều lợi thế để phát triển KTTT, đặc biệt là các trang trại nông lâm nghiệp. Cũng như nhiều nơi khác trên cả nước, sau hơn hai mươi năm đổi mới, KTTT ở huyện Văn Bàn đã phát triển mạnh cả vế số lượng và chất lượng. KTTT ở địa phương được hình thành từ chủ trương chính sách đổi mới kinh tế của Đảng, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế đồi rừng, chính sách giao đất giao rừng cùng với những chính sách đầu tư, hỗ trợ vốn của Nhà nước. Trên thực tế những năm qua ở địa phương đã có một số đề tài nghiên cứu về KT - XH hàng năm một số cơ quan, ban ngành địa phương như Sở NN&PTNT, phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Thống kê của huyện Các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc thống kê khảo sát số lượng, diện tích,
  • 35. 26 vốn... của trang trại với mục đích tổng kết, báo cáo tình hình. Trên cơ sở kế thừa và phát triển các kết quả nghiên cứu đã được công bố, để góp phần đánh giá đúng vai trò và tác động của KTTT đối với việc phát triển nông nghiệp và nông thôn, chúng tôi tiến hành đánh giá hiệu quả kinh tế của một số mô hình trang trại ở huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai làm cơ sở đề xuất một số giải pháp cơ bản phát triển KTTT của huyện Văn Bàn giai đoạn 2020 - 2025.
  • 36. 27 Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 2.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường 2.1.1.1. Vị trí địa lí Văn Bàn là huyện miền núi của tỉnh Lào Cai, cách thành phố Lào Cai 75 km về phía Tây Nam. Toạ độ địa lý: Huyện Văn Bàn nằm từ 21o 57' - 22o 17' vĩ độ Bắc, Từ 103o 57' - 104o 30' kinh độ Đông. Phía Đông giáp huyện Bảo Yên, phía Tây giáp huyện Than Yên tỉnh Lai Châu, phía Nam và Đông Nam giáp tỉnh Lào Cai, phía Bắc giáp huyện Bảo Thắng và huyện Sa Pa. Địa hình của huyện Văn Bàn thuộc khối nâng kiến tạo mạnh và phức tạp, phần lớn địa hình là đồi núi cao xen lẫn các thung lũng, độ cao trung bình của huyện từ 500 - 1.500 m. 2.1.1.2. Khí hậu, thời tiết, thuỷ văn Khí hậu huyện Văn Bàn có 2 mùa rõ dệt: mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9. Nhiệt độ trung bình 23,50 C trong năm, nhiệt độ trung bình nước 170 C, lượng mưa trung bình 670 mml, độ ẩm trung bình 87%. Nhìn chung điều kiện khí hậu,thời tiết của Văn Bàn tương đối thuận lợi cho phát triển Nông lâm nghiệp đa dạng theo hướng sản xuất hàng hoá đối với nhiều loại cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên từ tháng 4 đến tháng 6 có năm thường xuất hiện gió Lào (gió nóng) ảnh hưởng đến cây trồng, vật nuôi; mùa mưa thường xảy ra lũ lụt, sạt lở đất cục bộ ảnh hưởng tới sản xuất và sinh hoạt của người dân. 2.1.1.3. Đặc điểm địa hình Địa hình của huyện Văn Bàn khá phức tạp, phân làm hai vùng: phía Tây thuộc vùng núi cao, các dãy núi chạy từ Tây Bắc xuống Đông Nam, có độ dốc khá lớn, trong đó có dãy núi đá vôi có độ cao từ 200 đến 400m so với mặt nước biển, ruộng đất ít; phía Nam là vùng núi thấp, có độ cao từ 50 đến
  • 37. 28 200m, độ dốc nhỏ hơn, nhiều rừng già và những cánh đồng rộng, đất đai phì nhiêu. Vùng núi cao gồm các xã: Dương Quỳ, Dần Thàng, Nậm Chày, Thẩm Dương, Minh Lương, Nậm Xây, Nậm Xé. Vùng núi thấp gồm các xã: Hòa Mạc, Làng Giàng, Thị trấn Khánh Yên, Khánh Yên Thượng, Khánh Yên Trung, Khánh Yên Hạ, Liêm Phú, Chiềng Ken, Nậm Tha, Sơn Thủy, Tân An, Tân Thượng, Võ Lao, Văn Sơn, Nậm Dạng, Nậm Mả. Sông, suối ở huyện Văn Bàn có nhiều nhưng nhỏ, không có giá trị giao thông đường thuỷ, song được phân bổ đều nên đã đóng vai trò quan trọng trong việc tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp. 2.1.1.4. Tài nguyên đất Bảng 2.1: Tình hình sử dụng đất huyện Văn Bàn ĐVT: Ha Năm 2015 2016 2017 TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 142.345,45 142.345,45 142.345,45 1, Đất nông nghiệp 105.368,57 105.277,41 105.616,33 Đất trồng cây hàng năm 11.107,83 11.262,43 11.255,10 Đất trồng lúa 4593.37 4.589,17 4.587,73 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 446,35 446.34 446.34 Đất trồng cây hàng năm khác 6.514,46 6.229,92 6.221.03 Đất trồng cây lâu năm 3.767,42 3.908,69 3.914,46 2, Đất lâm nghiệp (DT đất có rừng) Rừng tự nhiên 89.525,02 Rừng trồng 41.045,59 3, Nuôi trồng thủy sản 580,71 580,71 580,69 4, Đất ở 636,21 636,24 636,61 Đất ở nông thôn 573,74 573,73 547,14 Đất ở thành thị 62,47 62,51 62,47 5, Đất chuyên dung 2.717,07 2.795,78 2.816,23 6, Đất chưa sử dụng 31.846,54 31.864,02 31.505,82 Đất bằng chưa sử dụng 345,02 344,3 343,60 Đất đồi núi chưa sử dụng 30.082,43 31.100,64 29.744,07 Núi đá không có rừng cây 1.419,09 1.419,09 1.418,15 (Nguồn: Phòng Tài Nguyên - Môi trường huyện Văn Bàn)
  • 38. 29 Từ số liệu của bảng 2.1, nhận xét chung thì diện tích các loại đất của huyện Văn Bàn qua các năm từ 2015 đến 2017 có sự thay đổi khá. Tổng diên tích đất tự nhiên vẫn không thay đổi là 142.345,45 ha; trong đó đất nông nghiệp tăng từ 105.368,57 ha (2015) lên 105.616,33 ha (2017). Có được điều này, huyện đã tích cực khai thác sử dụng thêm nguồn đất chưa sử dụng. Đây là một trong những giải pháp thúc đẩy giảm nghèo và hướng đến đạt được các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 2.1.2.1. Điều kiện kinh tế Bảng 2.2: Cơ cấu kinh tế huyện Văn Bàn ĐVT: % TT NỘI DUNG 2015 2016 2017 1 Ngành nông, lâm, thủy sản 34,9 33,5 31,27 2 Ngành công nghiệp - xây dựng 39,1 38,3 42,58 3 Ngành dịch vụ 26 28,2 26,75 (Nguồn: UBND huyện Văn Bàn) Qua bảng số liệu cho thấy cơ cấu kinh tế huyện Văn Bàn có sự thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản và tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Trong cơ cấu các ngành kinh tế của huyện thì ngành nông nghiệp có xu hướng giảm: Tỷ trọng giá trị trong GDP của ngành năm 2017 là 31,27% giảm 3,63% so với năm 2015. Trong khi đó tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng năm 2017 là 42,58% tăng 3,48% so với năm 2015. Tỷ trọng ngành dịch vụ hầu như không tăng từ năm 2015 đến 2017. Điều này cho thấy kinh tế huyện Văn Bàn có sự chuyển biến chậm khi so với kỳ vọng trong 3 năm trở lại đây.
  • 39. 30 Bảng 2.3: Cơ cấu giá trị sản lượng nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn huyện Văn Bàn ĐVT: % TT NỘI DUNG 2015 2016 2017 a Nông nghiệp 89,98 90,52 90,78 b Lâm nghiệp 8,92 8,33 7,59 c Thuỷ sản 1,1 1,16 1,6 (Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Văn Bàn) Trong cơ cấu nông lâm thủy sản của huyện Văn Bàn đã có sự chuyển dịch khá rõ ràng, tuy nhiên tốc độ chuyển cơ cấu còn chậm. Huyện luôn tích cực chỉ đạo công tác chuyển dịch cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ, đưa các giống lúa lai, lúa thuần chất lượng cao, ngô lai vào sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất như gieo xạ bằng công cụ cải tiến, quản lý dịch hại trên cây lúa...được triển khai ứng dụng trong sản xuất, chủ động xây dựng và thực hiện kịp thời, hiệu quả phương pháp phòng trừ các đối tượng dịch hại lúa, ngô. Một số cơ chế chính sách hỗ trợ trong sản xuất lương thực được triển khai như: Hỗ trợ gieo cấy lúa lai, lúa thuần chất lượng cao, ngô lai, chỉ đạo thâm canh cao, hỗ trợ kinh phí để triển khai các mô hình, tập huấn chuyển giao ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, hỗ trợ mua sắm thiết bị sản xuất. Ngoài ra, đối với những xã có thể phát triển nuôi thủy sản, huyện cũng quan tâm tích cực đầu tư, hỗ trợ để bà con nông dân có điều kiện nâng cao thu nhập.
  • 40. 31 Bảng 2.4: Diện tích các loại cây trồng trên địa bàn huyện Văn Bàn ĐVT: Ha Năm Tổng số Cây hàng năm Cây lâu năm Tổng số Trong đó Tổng số Trong đó Cây lương thực có hạt Cây công nghiệp hàng năm Cây công nghiệp lâu năm Cây ăn quả 2015 17.340 16.666 11.377 813 774 85 689 2016 17.955 17.120 11.890 725 835 85 745 2017 18.561 17.776 12.363 697 785 40 740 (Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Văn Bàn) Qua bảng số liệu trên thể hiện, huyện Văn Bàn đã có chuyển dịch cơ cấu cây trồng rất cụ thể: tập trung phát triển cây ăn quả, cây lương thực có hạt. Theo nhận định của tác giả, chủ trương của huyện là vừa phát triển lâu dài, vừa ổn định lương thực cho bà con nông dân trước mắt. Huyện tăng diện tích cây ăn quả là đúng định hưởng của tỉnh, tuy nhiên cây ăn quả thường cần có thời gian kiến thiết cơ bản. Lúc này, trước hết pahir giải quyết tốt lương thực cho người dân. Ngoài ra, khi sản lượng lương thực tăng lên vừa đảm bảo an ninh lương thực vừa cung cấp thức ăn phát triển ngành chăn nuôi tại địa phương. * Ngành chăn nuôi: Bảng 2.5: Số lượng gia súc, gia cầm huyện Văn Bàn ĐVT: con Năm Trâu Bò Lợn Gia cầm Dê 2015 22.247 3.795 65.783 430.410 4.500 2016 22.688 3.896 66.700 461.000 5.010 2017 22.736 4.234 67.542 449.000 8.624 (Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Văn Bàn)
  • 41. 32 Qua bảng số liệu cho thấy số lượng gia súc (trâu, bò) có xu hướng tăng mạnh đặc biệt là năm 2017 so với năm 2015. Năm 2016 số lượng trâu tăng 441 con so với năm 2015 và số lượng bò tăng 101 con. Đến năm 2017 số lượng bò tăng lên thêm 338 con, tương ứng số lượng trâu vẫn tiếp tục tăng 48 con. Số lượng lợn cũng có xu hướng tăng: năm 2016 tăng 917 con so với năm 2015 và năm 2017 thì số lượng lợn đã tăng hơn so với năm 2017 là 842 con. Còn số lượng gia cầm và dê thì có xu hướng tăng mạnh trong năm 2017. Tăng nổi bật là dê, số lượng đầu con dê năm 2017 tăng gần gấp đôi năm 2015. Hiện nay trên địa bàn huyện tập trung phát triển chăn nuôi theo hướng chăn nuôi trang trại, chăn nuôi công nghiệp, cải tạo, chọn lọc thay đổi giống gia súc, gia cầm bằng các giống gia súc, gia cầm có chất lượng cao góp phần rút ngắn chu kỳ sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế; phương thức chăn nuôi của nông dân đã có nhiều thay đổi, số hộ chăn nuôi nhỏ lẻ ngày càng giảm, số hộ áp dụng kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến, chăn nuôi theo hình thức công nghiệp, bán công nghiệp ngày càng nhiều. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi năm 2017 đạt 229 tỷ đồng, sản lượng thịt hơi năm 2017 là 5.532 tấn. 2.1.2.2. Tình hình dân số, lao động và việc làm của huyện Văn Bàn Dân số và lao động là lực lượng quyết định sự phát triển và xây dựng thành công nông thôn mới trên địa bàn huyện. Nếu só sánh với mặt bằng chung các huyện trên cả nước, thì huyện Văn Bàn là một huyện có số dân và lao động ở mức trung bình. Tổng dân số của huyện Văn Bàn qua ba năm được thể hiện dưới bảng sau:
  • 42. 33 Bảng 2.6: Dân số phân theo giới tính và phân theo thành thị, nông thôn (Nguồn: UBND huyện Văn Bàn) Tổng dân số của huyện Văn Bàn năm 2017 là 87.316 người, trong đó nam có 44.146 người (chiếm 50,56% tổng dân số của toàn huyện), nữ giới với tổng số người là 43.1709 (chiếm 49,44% dân số của huyện). Phần lớn dân cư của huyện tập trung sinh sống ở khu vực nông thôn, miền núi (80.989 người chiếm 92,75%). Đây cũng là xu hướng chung của các huyện miền núi nói chung và tỉnh Lào Cai nói riêng. Tỷ lệ người dân sống ở thành thị chiếm 7,25% (6.324 người), đây chủ yếu là nhóm dân cư là cán bộ, công chức, giáo viên và người dân làm dịch vụ phu nông nghiệp. Với phần đông dân cư tập trung sinh sống ở khu vực nông thôn miền núi, đây là lực lượng lao động đông đảo phục vụ cho chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện. Năm Tổng số Phân theo giới tính Phân theo thành thị. nông thôn Nam Nữ Thành thị Nông thôn I. Tổng số dân (người) 2015 84.709 42.694 42.015 5.692 79.017 2016 86.078 43.492 42.586 6.134 79.944 2017 87.316 44.146 43.170 6.324 80.989 II. Cơ cấu (%) 2015 100 50,4 49,6 6,72 93,28 2016 100 50,53 49,47 7,13 92,87 2017 100 50,56 49,44 7,25 92,75
  • 43. 34 2.1.2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống Cơ sở hạ tầng luôn là tiền đề và cơ sở để các vùng kinh tế phát triển. Sau 20 năm thực hiện Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) miền núi và vùng sâu, vùng xa (gọi tắt là Chương trình 135). Cơ sở hạ tầng nông thôn đã sự thay da đổi thịt thực sự, tác động đến đời sống người dân vùng còn khó khăn. Hiện nay, cả hệ thống chính trị tiếp tục hướng đến sự phát triển bền vững và thực hiện thành công chương trình quốc gia xây dựng nông thôn mới. Để “nông thôn mới” thể hiện hiện bằng “diện mạo mới, sức sống mới”. Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống người dân huyện Văn Bàn được thể hiện qua bang số liệu dưới đây. Bảng 2.7: Kết cấu hạ tầng, dịch vụ của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện ĐVT: xã, thị trấn 2015 2016 2017 Tổng số xã, thị trấn 23 23 23 Trong đó: 1. Số xã, TT chưa có điện 0 0 0 2. Số xã, TT chưa có đường ô tô đến trung tâm xã. 0 0 0 3. Số xã, TT đã có đường ô tô đến trung tâm xã, thị trấn 23 23 23 Chia ra các loại đường: - Đường nhựa 21 21 21 - Đường cấp phối 02 02 02 4. Số UBND xã,TT chưa có điện thoại 0 0 0 5. Số xã, TT được công nhân xoá mù chữ và phổ cập GD tiểu học 23 23 23 6. Số xã, TT được công nhận phổ cập GD tiểu học đúng độ tuổi 23 23 23 7. Số xã, TT chưa có trường tiểu học 0 0 0 8. Số xã, TT chưa có trường trung học cơ sở 0 0 0 9. Số xã, TT có cán bộ ytế nhưng chưa có trạm ytế 0 0 0 10. Số xã, TT có trạm ytế nhưng chưa có cán bộ ytế 0 0 0 (Nguồn: UBND huyện Văn Bàn)
  • 44. 35 Qua bảng số liệu cho thấy kết cấu hạ tầng, dịch vụ của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Đại Từ là tương đối phát triển: trên địa bàn huyện hiện nay tất cả các xã, thị trấn đều đã có điện, có điện thoại, có trường tiểu học, có đường ô tô đi được đến trung tâm xã, thị trấn và tất cả các xã, thị trấn đều đã có trạm y tế và có cán bộ y tế. * Giao thông - Hệ thống đường giao thông trên địa bàn huyện được tập trung đầu tư, thực hiện việc cải tạo, nâng cấp và làm mới các tuyến đường giao thông. - Đến hết năm 2017 trên địa bàn toàn huyện đã thực hiện cứng hóa được 414,74km/726,43km cụ thể: + Đường liên xã trục xã đã cứng hóa đạt chuẩn 149,36km/251,43km đạt 59%. + Đường liên thôn, trục thôn đã cứng hóa được 214,94km/287,25kmđạt 75%. + Đường liên gia ngõ xómđã cứng hóa được 27,72km/109,84kmđạt 25%. + Đường trục chính nội đồng đã cứng hóa được 22,74km/77,91kmđạt 29%. - Tổng nguồn vốn đầu tư thực hiện(giai đoạn 2015-2017) là 297,496 tỷ đồng (trong đó, đầu tư trực tiếp từ CTMTQG xâydựng NTM là 122,054 tỷđồng). * Thủy lợi + Làm mới 18,5 km kênh dẫn, trong đó, giai đoạn 2011 - 2015: là 18,5 km. + Nâng cấp 110 km, làm mới 88,5 kênh mương nội đồng, trong đó, giai đoạn 2011 - 2015: làm mới 87 km. + Nâng cấp 22, làm mới 23 đập đầu mối, trong đó, giai đoạn 2011 - 2015: làm mới 5 cái, nâng cấp 05 cái. + Nâng cấp 07 hồ chứa nước, làm mới 03 hồ chứa nước phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn các xã, trong đó, giai đoạn 2011 - 2015: nâng cấp 06 hồ, làm mới 01 hồ. * Điện. - Hệ thống lưới điện trên địa bàn huyện hiện nay có 250,411km đường dây trung áp 35KV; 324,446km đường dây 0,4KV; 129 trạm biến áp với tổng
  • 45. 36 công suất là 17.619KVA. Kết hợp đầu tư hoàn chỉnh hệ thống mạng lưới điện và sắp xếp dân cư hợp lý để tạo điều kiện thực hiện nâng cao tỷ lệ số hộ và chất lượng điện phục vụ sinh hoạt, sản xuất của nhân dân. - Tổng nguồn vốn đầu tư thực hiện (giai đoạn 2010-2017) là 28,391 tỷ đồng. * Giáo dục và đào tạo - Toàn huyện hiện có 88 trường học từ mẫu giáo đến trung học cơ sở, trong đó có 58 trường đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ đạt 65,9%. Tổng số phòng học hiện có 897 phòng, trong đó phòng kiên cố 564; bán kiên cố là 212 phòng; số phòng học tạm 48 phòng. Số phòng học bộ môn là 117 phòng, trong đó phòng học kiên cố 110 phòng; phòng bán kiên cố 6 phòng; phòng tạm 1 phòng. - Tổng nguồn vốn đầu tư thực hiện là 198,27 tỷ đồng (trong đó, đầu tư trực tiếp từ CTMTQG xây dựng NTM là 110,583 tỷ đồng). - Kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 05 tuổi trên địa bàn huyện đã được công nhận 23/23 xã đạt chuẩn Mầm non cho trẻ 5 tuổi. - Kết quả xóa mù chữ và chống tái mù chữ trong năm 2017 trên địa bàn huyện đã mở 11 lớp với 210 học viên. Hiện nay có 09 xã đạt chuẩn mức độ 1, 14 xã mức độ 2. - Phổ cập giáo dục tiểu học: Có 16 xã đạt chuẩn Phổ cập giáo dục Tiểu học mức độ 2; 7 xã, thị trấn đạt chuẩn Phổ cập giáo dục Tiểu học mức độ 3. - Thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở: Có 19 xã đạt chuẩn Phổ cập giáo dục Trung học cơ sở mức độ 2, 04 xã mức độ 3. - Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học lên trung học phổ thông và học nghề đạt 75,6%, có 12/22 xã đạt. * Cơ sở vật chất văn hóa - Đến hết hết năm 2017 toàn huyện có 08 nhà văn hóa xã (01 nhà văn hóa đang xây dựng tại xã Sơn Thủy), 195/268 nhà văn hóa thôn, 79/195 nhà văn hóa được cấp trang thiết bị như ti vi, loa đài, tăng âm, hệ thống tủ sách, thư viện công cộng phục vụ tốt cho nhân dân. Tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa
  • 46. 37 đạt thấp do yêu cầu của tiêu chí phải đầu tư cơ sở vật chất khá lớn (Nhà văn hóa, thể thao xã; nhà văn hóa thôn), xong việc huy động nguồn lực đầu tư còn rất khó khăn. - Tổng nguồn vốn đầu tư thực hiện là 93,502 tỷ đồng (trong đó, đầu tư trực tiếp từ CTMTQG xây dựng NTM là 53,59 tỷ đồng). * Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn - Đến nay trên địa bàn huyện Văn Bàn có 7 chợ được đầu tư xây dựng ở các xã (Minh Lương, Dương Quỳ, Chiềng Ken, Nậm Tha, Võ Lao, Văn Sơn, Khánh Yên Hạ), trong giai đoạn tới quy hoạch xây dựng lại 02 chợ tại xã Dương Quỳ, xã Tân An và chuyển đổi mục đích sử dụng của chợ trung tâm xã Chiềng Ken và xã Nậm Tha thành Trung tâm học tập cộng đồng của xã. - Tổng nguồn vốn đầu tư thực hiện là 15,079 tỷ đồng (trong đó, đầu tư trực tiếp từ CTMTQG xây dựng NTM là 9,150 tỷ đồng). * Thông tin và truyền thông - Mạng lưới bưu chính, viễn thông từng bước được nâng cấp, hiện đại hóa. Đến nay 100% số xã đã có thùng thư, 20/20 xã có điểm Bưu điện văn hóa xã, 100% xã đã có mạng internet đến trung tâm xã, mạng lưới điện thoại di động đã phủ sóng đến trung tâm xã và hầu hết các thôn * Nhà ở - Kết quả thực hiện nâng cấp chính trang nhà tạm nhà dột nát và làm mới nhà ở thực hiện trên toàn huyện trong 2 năm 2016, 2017 là 658 nhà. - Đến nay số nhà tạm trên toàn huyện còn 1.426 nhà, số nhà đạt chuẩn là 14.268/17.770 hộ đạt 80,3%. * Y tế - Hệ thống khám chữa bệnh được hoàn thiện với 24 cơ sở gồm 01 Bệnh viện đa khoa huyện, 4 PKĐKKV, 19 Trạm y tế xã. Hiện nay toàn huyện có 46 bác sỹ, trong đó có 8/23 xã có bác sỹ đạt 34,78%.
  • 47. 38 - Có 23/23 xã có nhân viên y tế thôn bản, cộng tác viên dân số thực hiện công tác giám sát chăm sóc sức khoẻ cho người dân. Cán bộ tại 23 trạm được thường xuyên tham gia đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ. - Tỷ lệ người dân tham gia Bảo hiểm y tế đạt trên 91%. - Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao theo tuổi) là 20,41%. 2.2. Nội dung nghiên cứu - Thực trạng phát triển trang trại tại huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai; - Thực trạng sản xuất, kinh doanh các loại hình trang trại tại huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai; - Giải pháp kinh tế phát triển trang trại một cách bền vững tại huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai. 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin - Thu thập thông tin từ các tài liệu đã công bố (Tài liệu thứ cấp) Đó là những tài liệu liên quan đã được công bố của các cơ quan thống kê các cấp, các trường đại học, các cơ quan nghiên cứu và các cơ quan cấp trên, kết quả nghiên cứu của các đề tài nghiên cứu có cùng nội dung. Cập nhật những thông tin, vấn đề phục vụ cho nội dung của đề tài. Tiến hành hệ thống hoá bổ sung cơ sở lý luận của đề tài, những thông tin về trang trại để nghiên cứu, xây dựng cơ sở định hướng. - Thu thập thông tin qua điều tra (Tài liệu sơ cấp) Tài liệu sơ cấp sẽ được thu thập thông qua điều tra, phỏng vấn các chủ trang trại theo phiếu điều tra với bảng câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn, phạm vi điều tra là các trang trại trên địa bàn huyện.
  • 48. 39 Theo báo cáo của Phòng Thống kê và Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện, đến 31/12/2017 toàn huyện có 24 trang trại, phân bố trên địa bàn của 11/23 xã, thị trấn. Về loại hình sản xuất được chia ra như sau: trang trại chăn nuôi 17; trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp 07. + Phương pháp đánh giá nông thôn PRA: trực tiếp tiếp xúc với chủ trang trại, tạo điều kiện để cho họ tự bộc lộ, tự mô tả những điều kiện sản xuất, những kinh nghiệm, những khó khăn và mong muốn của họ, để thu thập được thông tin cần thiết và tìm ra những thuận lợi, khó khăn khi tạo lập, vận hành trang trại làm cơ sở đưa ra định hướng và giải pháp. + Phương pháp điều tra trực tiếp chủ trang trại: Phiếu điều tra chúng tôi có đủ thông tin về trang trại như nguyên nhân tạo lập trang trại, kết quả sản xuất. Phiếu điều tra được xây dựng cho từng trang trại và đã được chuẩn bị từ trước. Những thông tin về tình hình cơ bản của trang trại như: họ tên, tuổi, dân tộc, giới tính, trình độ học vấn, khoa học kỹ thuật, loại hình trang trại, số khẩu, số lao động, diện tích đất đai, vốn sản xuất, tình hình trang bị sản xuất. Những thông tin về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại như: tình hình các khoản chi phí, các khoản thu cả hiện vật và giá trị. Những thông tin về ý kiến, nguyện vọng, nhu cầu, thuận lợi, khó khăn của chủ trang trại. Các yếu tố sản xuất như: vốn, kỹ thuật, lao động, giá cả thị trường, các chính sách của Đảng và Nhà nước về kinh tế trang trại, sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, của nhân dân với vấn đề kinh tế trang trại. 2.3.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu Khi đủ số liệu, sẽ tiến hành làm sạch biểu tức là kiểm tra, rà soát và chuẩn hoá lại thông tin, loại bỏ thông tin không chính xác, sai lệch trong điều tra.
  • 49. 40 Toàn bộ số liệu điều tra thu thập được tổng hợp, tính toán và phân tổ thống kê theo những tiêu thức khác nhau, các chỉ tiêu giá trị được hiện tại hoá bằng đơn giá thống nhất theo giá hiện hành của năm điều tra. Trên cơ sở đó sử dụng các phương pháp phân tích sau: - Phương pháp thống kê kinh tế + Phân tích so sánh kết quả của số liệu điều tra, thu thập: tính hiệu quả, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất của trang trại (vốn, đất đai, lao động, trình độ quản lý), so sánh kết quả loại hình trang trại, nhận xét xu hướng của trang trại. Hạch toán các khoản mà trang trại đã chi ra, các khoản thu của trang trại, sử dụng phương pháp này trong công tác điều tra, tính các chỉ tiêu hiệu quả làm cơ sở cho sự định hướng đưa ra các giải pháp cho sự phát triển của kinh tế trang trại. + Sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích ảnh hưởng của giá đến thu nhập của trang trại. - Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo Đảm bảo tính chính xác chúng tôi tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong ngành, những người am hiểu sâu sắc các lĩnh vực liên quan đến đề tài, thu thập thêm thông tin của các nhà khoa học, các nhà quản lý ở địa phương, cán bộ cơ sở. Những tài liệu sách báo đã được công bố ở các trường đại học, trung học nông nghiệp. Chúng tôi dùng trong giai đoạn nghiên cứu ban đầu, và trong quá trình đưa ra định hướng, giải pháp. 2.3.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu, phân tích - Chỉ tiêu về kết quả sản xuất Hệ thống về chỉ tiêu chung về thực trạng phát triển của kinh tế trang trại như: số lượng, quy mô, cơ cấu loại hình trang trại. Hệ thống chỉ tiêu về tình hình các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất của trang trại như: đất đai, lao động, vốn, trình độ sản xuất, cơ sở vật chất kỹ thuật của trang trại.
  • 50. 41 Hệ thống chỉ tiêu về kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại như: giá trị sản xuất, chi phí trung gian, giá trị gia tăng, giá trị sản xuất hàng hoá, thu nhập hỗn hợp, cụ thể: * Tổng giá trị sản phẩm sản xuất ra trong năm: GO (Gross Output) GO - Tổng giá trị sản xuất (Gross Output): Là toàn bộ giá trị của các sản phẩm vật chất và dịch vụ hữu ích được tạo ra trong một năm của các trang trại. Công thức tính: GO = Trong đó: Pi: giá trị sản phẩmthứ i, Qi: khối lượng sản phẩm thứ i Nội dung của GO bao gồm: Giá trị của sản phẩm trồng trọt, giá trị sản phẩm chính thu được trong kỳ tính toán như thóc, ngô, khoai, sắn; giá trị sản phẩm phụ của các loại cây trồng có thu hoạch trong kỳ. Giá trị sản phẩm chăn nuôi: Giá trị trọng lượng thịt hơi tăng thêm trong kỳ của gia súc, gia cầm; Giá trị con giống bán ra; giá trị các loại sản phẩm chăn nuôi thu được không phải thông qua giết thịt súc vật (sữa, trứng, mật ong); giá trị các loại sản phẩm phụ chăn nuôi thu được trong kỳ. Giá trị của công việc khai thác gỗ và lâm sản trên rừng trồng và rừng tự nhiên. Giá trị các hoạt động lâm nghiệp khác như ươm cây, lai tạo giống, quản lý, bảo vệ rừng và thu lượm các lâm sản như sa nhân, nấm, măng và các sản phẩm làm dược liệu. Giá trị các hoạt động dịch vụ sản xuất của trồng trọt, chăn nuôi và lâm nghiệp. Tiền thu được do cho thuê máy móc, thiết bị. VA= GO- IC Trongđó VA là chênh lệch giữa giá trị sản xuất với chi phí trung gian, nó phản ánh phần giá trị mới tăng them do kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại trong một thời gian hay một chu kỳ sản xuất. IC là chi phí trung gian, là toàn bộ chi phí vật chất thường xuyên và các dịch vụ được sử dụng trong tất cả quá trình sản xuất của trang trại như: chi phí về giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,