SlideShare a Scribd company logo
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

HỒ MINH TRIẾT
PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CƠ HỮU
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT MIỀN NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
HÀ NỘI - 2013
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

HỒ MINH TRIẾT
PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CƠ HỮU
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT MIỀN NAM
Chuyên ngành : Quản lý giáo dục
Mã số : 60 14 01 14
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:TS PHẠM ĐÌNH BỘ
HÀ NỘI - 2013
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CBQL Cán bộ quản lý
CNH - HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CSVC Cơ sở vật chất
ĐH - CĐ Đại học, cao đẳng
ĐNGV Đội ngũ giảng viên
GD Giáo dục
GD - ĐT Giáo dục, đào tạo
GV Giảng viên
HSSV Học sinh sinh viên
NCKH Nghiên cứu khoa học
QLGD Quản lý giáo dục
TCCN Trung cấp chuyên nghiệp
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ
GIẢNG VIÊN CƠ HỮU TRƯỜNG CAO ĐẲNG
KINH TẾ - KỸ THUẬT MIỀN NAM 11
1.1 Các khái niệm cơ bản
11
1.2 Những vấn đề cơ bản phát triển đội ngũ giảng viên cơ
hữu Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Miền Nam 17
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ
GIẢNG VIÊN CƠ HỮU TRƯỜNG CAO ĐẲNG
KINH TẾ - KỸ THUẬT MIỀN NAM 29
2.1 Đặc điểm giáo dục – đào tạo của Trường Cao đẳng
Kinh tế – Kỹ thuật Miền Nam 29
2.2 Thực trạng đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao
đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Miền Nam 35
2.3 Thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu của
Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Miền Nam 45
CHƯƠNG 3 YÊU CẦU, CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI
NGŨ GIẢNG VIÊN CƠ HỮU TRƯỜNG CAO
ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT MIỀN NAM 50
3.1 Những yêu cầu xây dựng các biện pháp phát triển đội
ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ
thuật Miền Nam 50
3.2 Những biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu
Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Miền Nam 52
3.3 Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các
biện pháp 80
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
PHỤ LỤC 92
3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 (khóa VIII) Ban chấp hành Trung ương
Đảng khẳng định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động
lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước, là
điều kiện phát triển nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội,
tăng trưởng kinh tế nhanh và phát triển bền vững”.
Gắn liền với sự chăm lo phát triển một nền giáo dục - đào tạo vững
mạnh, trong đó phát triển đội ngũ nhà giáo một cách toàn diện là hết sức quan
trọng. Luật giáo dục khẳng định: “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc
đảm bảo chất lượng giáo dục”.
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI nhấn mạnh: “Phát triển
giáo dục và đào tạo cùng với khoa học là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo
dục và đào tạo là đầu tư cho phát triển. Đổi mới căn bản và toàn diện giáo
dục và đào tạo theo nhu cầu phát triển xã hội; nâng cao chất lượng theo yêu
cầu chuẩn hoá, hiện đại hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế. Phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao. Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý giáo dục,
đào tạo trên tinh thần tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ
sở giáo dục, đào tạo”.
Nhìn chung, với quan điểm chỉ đạo “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”,
Đảng ta luôn coi trọng vai trò của đội ngũ giáo viên nói chung và đội ngũ
giảng viên các trường ĐH - CĐ nói riêng. Chăm lo đào tạo, bồi dưỡng và tiêu
chuẩn hóa đội ngũ giáo viên cả về chính trị, tư tưởng đạo đức và năng lực
chuyên môn, nghiệp vụ được xem là khâu then chốt để thực hiện thắng lợi sự
nghiệp phát triển GD – ĐT, chấn hưng đất nước trong thời kỳ mới”.
Giáo dục đại học có vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc
dân, trực tiếp đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao cho đất nước. Để đáp ứng
với yêu cầu phát triển của xã hội, giáo dục đại học phải đổi mới để nâng cao
4
chất lượng đào tạo, và một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo chất lượng
đào tạo của trường đại học, cao đẳng là đội ngũ giảng viên. Đội ngũ giảng
viên ở trường cao đẳng và đại học có nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa
học, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng, nhằm đào tạo thế hệ trẻ thành những người
công dân vừa có đức lại vừa có trình độ kỹ thuật tiên tiến để góp phần “nâng
cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” cho đất nước. Chính vì vậy
mà việc phát triển đội ngũ giảng viên ở trường đại học, cao đẳng là việc làm
cần thiết, cấp bách hiện nay.
Trong bối cảnh hiện tại, nhu cầu học tập của người dân ngày càng cao,
hệ thống giáo dục đại học ngày càng được mở rộng và phát triển đa dạng dưới
nhiều hình thức. Hệ thống các trường ngoài công lập có một số điểm mạnh
như tận dụng và phát huy được những mặt tích cực của cơ chế quản lý mới,
có nhiều cơ hội để phát huy được tính tự chủ và chịu trách nhiệm. Tuy nhiên
trong nền kinh tế thị trường việc tổ chức và quản lý các trường ngoài công lập
gặp một số khó khăn về CSVC, sự cạnh tranh gay gắt về các vấn đề chất
lượng đào tạo và học phí, kinh phí. Do vậy, để các trường đại học, cao đẳng
ngoài công lập có thể tồn tại và phát triển, một trong những vấn đề quan trọng
và mang tính quyết định đó chính là đội ngũ giảng viên, đặc biệt là đội ngũ
giảng viên cơ hữu gắn bó, cam kết làm việc dài lâu với trường. Nhà trường
cần phải có sự quan tâm và đầu tư nhiều hơn trong việc xây dựng và phát
triển đội ngũ giảng viên cơ hữu của mình vững mạnh, trở thành lực lượng
nòng cốt, góp phần đảm bảo chất lượng đào tạo, thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm
vụ của giáo dục đại học về đào tạo nguồn nhân lực trong giai đoạn hiện nay.
Thực hiện các chủ trương xã hội hoá giáo dục của Đảng và Nhà nước,
Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Miền Nam ra đời, được giao nhiệm vụ
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có trình độ cao đẳng và trung cấp thuộc các ngành
kinh tế và kỹ thuật trong cả nước, nhằm góp phần đào tạo phát triển nguồn
nhân lực có trình độ, nghiệp vụ, chuyên môn cho xã hội. Sau 05 năm đi vào
5
hoạt động và phát triển, trường đã đạt được những thành tựu đáng kể trong
công tác tuyển sinh, thực hiện nhiệm vụ, chức năng đào tạo, nghiên cứu khoa
học và chuyển giao công nghệ cho nguồn nhân lực trẻ khu vực phía Nam và
cả nước. Công tác xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu là một
trong những nhiệm vụ cần được hoạch định, thực thi không thể thiếu và chậm
trễ, khi trường có bề dày hoạt động chưa lâu. Tuy nhiên trước sự phát triển
của giáo dục hiện nay, thì đội ngũ giảng viên của trường còn nhiều bất cập
như: Số lượng giảng viên của trường còn thiếu, chưa đáp ứng được sự tăng
trưởng về quy mô đào tạo của nhà trường; Trình độ giảng viên không đồng
đều và nhìn chung còn thấp, thiếu kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm, khả năng
nghiên cứu khoa học, khả năng tự học, tự bồi dưỡng của đội ngũ giảng viên
mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng còn hạn chế; Cơ cấu đội ngũ giảng viên
chưa đồng bộ, nhiều khoa, bộ môn lực lượng giảng viên còn mỏng và phân
tán; Đội ngũ giảng viên cơ hữu khá đông, song đội ngũ giảng viên cơ hữu của
trường chưa được đào tạo, kiểm tra, phân bổ, sàng lọc, định hướng đúng mức;
và chưa phát huy được hết khả năng, sức mạnh, lợi thế vốn có của mình với
tư cách là lực lượng nòng cốt của một trường cao đẳng ngoài công lập. Do
vậy, nhiệm vụ sắp tới nhất thiết cần xây dựng và phát triển ĐNGV nhà trường
cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu.
Từ những lý do trên, chúng tôi chọn vấn đề “Phát triển đội ngũ giảng
viên cơ hữu Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Miền Nam” làm đề tài
nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Chất lượng của đội ngũ giáo viên là điều kiện quyết định để nâng cao
chất lượng giáo dục, vì vậy vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là
trung tâm của các chương trình cải cách, cải tổ, đổi mới giáo dục. Đối với các
trường đại học, cao đẳng trong giai đoạn hiện nay, việc nghiên cứu phát triển
đội ngũ giảng viên là một vấn đề hết sức quan trọng. Điều này không chỉ
6
đúng với Việt Nam mà đã được chứng minh ở nhiều nước có nền giáo dục
phát triển với nhiều bài học đi trước như Hoa Kỳ, Úc, Liên minh Châu Âu...
Xung quanh vấn đề phát triển đội ngũ giảng viên đã có nhiều công trình
nghiên cứu mà các tác giả trong và ngoài nước đề cập đến. Sau đây là một số
công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước có liên quan đến hướng
nghiên cứu của đề tài.
Các tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc và Trần Khánh Đức với công trình
nghiên cứu Chính sách quốc gia và sự phát triển đội ngũ giảng viên Đại học
Việt Nam đã đi sâu phản ánh, phân tích các chính sách quốc gia về phát triển
hệ thống giáo dục đại học và ĐNGV trong quá trình đổi mới giáo dục đại học
ở Việt Nam.
Đề tài Chính sách phát triển đội ngũ giảng viên các trường Đại học
ngoài công lập do Đỗ Thị Hoà làm chủ nhiệm đã đi sâu phân tích cơ sở lý
luận về chính sách phát triển đội ngũ giảng viên ở các trường đại học ngoài
công lập ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, làm rõ thực trạng chính sách phát
triển đội ngũ giảng viên ở các trường đại học ngoài công lập; trên cơ sở đó đề
tài đã đề xuất chung chính sách phát triển đội ngũ giảng viên ở các trường
ngoài công lập ở nước ta hiện nay.
Đề tài cấp Bộ Các giải pháp phát triển và chuẩn hoá đội ngũ giảng
viên Đại học Lao động Xã hội do Trường Đại học Lao động Xã hội thực hiện
đã làm rõ các căn cứ để phát triển, chuẩn hoá đội ngũ giảng viên; làm rõ thực
trạng và các yếu tố, điều kiện để chuẩn hoá đội ngũ giảng viên; đề xuất các
giải pháp để phát triển, chuẩn hoá đội ngũ giảng viên Trường Đại học Lao
động Xã hội.
Bên cạnh các đề tài nghiên cứu về phát triển đội ngũ giảng viên, còn có
nhiều luận văn đã đề cập đến vấn đề này.
Luận văn Thạc sĩ giáo dục học với đề tài Những giảipháp xây dựng và
pháttriển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Đạihọc Dân lập Hải Phòng đáp
7
ứng yêu cầu giai đoạn hiện nay, của tác giả Hồ Thị Hoài Nam với mục đích
nghiên cứu nhằm đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên cơ
hữu Trường Đại học Dân lập Hải Phòng.
Tác giả Trịnh Thị Mai với đề tài luận văn Thạc sĩ quản lý giáo dục Phát
triển đội ngũ giảng viên Trường Đại học ĐạiNam giai đoạn 2011 – 2015, đã
đi sâu nghiên cứu cơ sở lý luận phát triển ĐNGV ở Trường Đại học Đại Nam.
Luận văn Thạc sĩ quản lý giáo dục của Chu Thị Hương Giang với đề tài
Những biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên Trường Đại học
Lương Thế Vinh giaiđoạn 2007 – 2015, đã tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận
về xây dựng, phát triển đội ngũ giảng viên của Trường Đại học Lương Thế
Vinh giai đoạn 2007 – 2015.
Như vậy xung quanh vấn đề phát triển đội ngũ giảng viên nói chung,
đội ngũ giảng viên cơ hữu nói riêng đã có nhiều công trình của nhiều tác giả
nghiên cứu. Tuy nhiên, vấn đề phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường
Cao Đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Miền Nam chưa có một công trình nào đi sâu
nghiên cứu một cách cụ thể.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn phát triển đội ngũ giảng viên
cơ hữu, đề xuất biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao
đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Miền Nam.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ cơ sở lý luận phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu.
Khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ giảng viên cơ hữu và phát triển
đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Miền Nam.
Đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao
đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Miền Nam.
8
4. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu
Hoạt động quản lý đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng Kinh tế
- Kỹ thuật Miền Nam.
Đối tượng nghiên cứu
Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ
thuật Miền Nam.
Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên cơ
hữu Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Miền Nam hiện nay.
Số liệu để sử dụng nghiên cứu từ khi năm 2008 đến nay.
5. Giả thuyết khoa học
Chất lượng đội ngũ giảng viên trong các trường cao đẳng, đại học bị tác
động và quy định bởi nhiều yếu tố. Vì vậy, trong quá trình phát triển đội ngũ
giảng viên cơ hữu của Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Miền Nam, nếu
chủ thể quản lý giáo dục thực hiện đồng bộ và có hiệu quả những vấn đề như:
Nâng cao nhận thức của ĐNGV cơ hữu và CBQL về sứ mạng, nhiệm vụ
chiến lược, mục tiêu đào tạo của nhà trường; vai trò và nhiệm vụ giảng viên;
làm tốt công tác quy hoạch ĐNGV; đẩy mạnh công tác đào tạo - bồi dưỡng
đội ngũ giảng viên; tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển đội ngũ giảng
viên; thường xuyên thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ giảng
viên cơ hữu của nhà trường thì sẽ xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên
cơ hữu có đủ số lượng, chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu đào tạo của nhà
trường, và xu hướng phát triển giáo dục hiện nay.
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận
Luận văn được tổ chức nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận duy
vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm
9
của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục, đào tạo nói chung và về phát triển
đội ngũ giảng viên nói riêng. Đồng thời vận dụng các quan điểm logic - lịch
sử, hệ thống – cấu trúc và các quan điểm thực tiễn để xem xét phân tích các
vấn đề có liên quan.
Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành công trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng tổng hợp các
phương pháp nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn của khoa học giáo dục như:
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Phương pháp phân tích -
tổng hợp, hệ thống hoá các báo cáo, các tài liệu có liên quan đến đánh giá đội
ngũ giảng viên và xây dựng, phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu của Trường
Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Miền Nam.
Chú trọng nghiên cứu các tài liệu như: Đề án mục tiêu phát triển
Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Miền Nam đến năm 2020. Các tài liệu về
chính sách, quy hoạch xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu của
Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Miền Nam.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
+ Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Thu thập thông tin thông qua
phiếu hỏi ý kiến của 30 giảng viên và 15 cán bộ quản lý trong trường nhằm
tìm hiểu thực trạng về đội ngũ giảng viên cơ hữu; thực trạng công tác quản lý
đội ngũ giảng viên cơ hữu; những giải pháp mà nhà trường đã áp dụng để
phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu; tính khả thi của các giải pháp và những
đề xuất nhằm hoàn thiện công tác phát triển ĐNGV cơ hữu của Trường Cao
đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Miền Nam.
+ Phương pháp phỏng vấn: Trao đổi, xin ý kiến trực tiếp của cán bộ
quản lý, giảng viên cơ hữu và ý kiến phản hồi học sinh sinh viên về giảng
viên cơ hữu nhằm thu thập thêm thông tin và làm rõ hơn những vấn đề từ
phiếu điều tra.
+ Phương pháp quan sát: Thu thập thông tin trên cơ sở quan sát trực
tiếp các hoạt động sư phạm, quan sát hoạt động tuyển dụng, kiểm tra, đánh
10
giá, thanh lọc của cán bộ quản lý để có thông tin đầy đủ hơn về thực trạng
phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu.
+ Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến chuyên gia nghiên cứu
về lĩnh vực giáo dục và đào tạo nhằm đánh giá đúng thực trạng phát triển
ĐNGV cơ hữu cũng như khảo nghiệm, kiểm định tính khả thi của các giải
pháp đề xuất.
- Nhóm phương pháp toán thống kê
Xử lý kết quả điều tra và số liệu thu được bằng các phương pháp thống
kê toán học nhằm định lượng kết quả nghiên cứu.
7. Ý nghĩa của luận văn
Hệ thống hoá, khái quát hoá cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giáo
viên cơ hữu, đặc biệt là xây dựng hệ thống khái niệm công cụ về phát triển
đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Miền Nam.
Đề xuất hệ thống biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu
Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Miền Nam có thể làm tài liệu tham khảo,
tham mưu cho Ban giám hiệu quản lý phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu.
8. Cấu trúc luận văn
Luận văn bao gồm phần mở đầu và 3 chương, 8 tiết, kết luận và kiến
nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
11
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘINGŨ GIẢNG VIÊN CƠ HỮU
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT MIỀN NAM
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1. Đội ngũ giảng viên
Theo Từ điển tiếng Việt phổ thông, đội ngũ là thuật ngữ dùng để chỉ
“số đông sắp xếp có trật tự hoặc có tổ chức chặt chẽ ” [32].
Có thể hiểu: “Đội ngũ là một nhóm người được tập hợp và tổ chức
thành một lực lượng để thực hiện một hay nhiều chức năng, có thể cùng nghề
nghiệp hay không, nhưng đều cùng mục đích nhất định” [44].
Tóm lại, đội ngũ là một tập hợp những cá nhân có liên hệ với nhau, tạo
thành sự thống nhất ổn định, có tính chỉnh thể, có những thuộc tính và những
quy luật tích hợp. Khái niệm đội ngũ hàm chứa yếu tố sức mạnh và có những
yêu cầu chặt chẽ về cơ cấu, kỷ cương và chất lượng công việc. Ví dụ như đội
ngũ công nhân, đội ngũ các nhà khoa học, đội ngũ trí thức, đội ngũ giảng viên
cơ hữu.
Theo Đại từ điển tiếng Việt thì, “Giảng viên là người giảng dạy ở đại
học hay lớp huấn luyện cán bộ” [44]. Luật giáo dục – 2010, điều 70 chương
IV quy định: “Nhà giáo là người có nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà
trường, cơ sở giáo dục khác. Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục đại học,
trường cao đẳng nghề gọi là giảng viên”.
Giảng viên phải là những nhà giáo có đầy đủ các yêu cầu về phẩm chất
đạo đức, năng lực giảng dạy, trình độ chuyên môn và các yêu cầu khác đảm
bảo được nhiệm vụ đào tạo ở bậc ĐH - CĐ. Ở đây cần phân biệt khái niệm
giảng viên – nhà giáo, với giảng viên theo tiêu chuẩn các ngạch công chức
bậc đại học. Theo Quyết định số: 538/TCCB-BCTL ngày 18/12/1995 của Ban
Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, yêu cầu về trình độ của giảng viên, giảng viên
chính và giảng viên cao cấp, trong đó ghi rõ: Giảng viên là công chức chuyên
môn đảm nhận việc giảng dạy và đào tạo của trường ĐH - CĐ thuộc một
chuyên ngành đào tạo của ĐH - CĐ.
12
Đội ngũ giảng viên là tập hợp các nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy và
nghiên cứu khoa học ở các trường cao đẳng và đại học, họ gắn kết với nhau
bằng hệthống mụctiêu chung của ngành GD - ĐT và của các nhà trường đại
học, cao đẳng nơihọ đang công tác; cùng trực tiếp giảng dạy, giáo dục, đào
tạo HSSV, cùng chịu sự ràng buộc, tương tác bởi những quy tắc có tính hành
chính của ngành giáo dục và Nhà nước.
Lao động của đội ngũ giảng viên là lao động trí óc, lao động khoa học,
lao động đặc thù nhằm tạo ra sản phẩm đặc biệt là con người quy chuẩn, mà
sẽ là chủ nhân tương lai của đất nước.
Đội ngũ giảng viên có vai trò nòng cốt trong sự phát triển của nhà
trường bởi vì đội ngũ giảng viên quyết định chất lượng sản phẩm tạo ra, và
gánh phần trọng trách, uy tín của nhà trường đối với nghĩa vụ xã hội.
1.1.2. Đội ngũ giảng viên cơ hữu
Theo Quyết định số 76/2007/QĐ – BGDĐT, ban hành Quy trình và chu
kỳ kiểm định chất lượng giáo dục trường đại học, cao đẳng và trung cấp
chuyên nghiệp ngày 14/12/2007, cán bộ cơ hữu là: “cán bộ quản lý, giảng
viên, nhân viên trong biên chế (đối với các trường công lập) và cán bộ hợp
đồng dài hạn (từ 01 năm trở lên) hoặc cán bộ hợp đồng không xác định thời
hạn theo quy định của Luật lao động sửa đổi” [36].
Đội ngũ giảng viên cơ hữu (Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Miền
Nam) được hiểu là, ĐNGV được tuyển dụng theo hợp đồng dài hạn hoặc
không xác định thời hạn, cho công tác giảng dạy của nhà trường theo đúng
khung định mức giờ chuẩn do Bộ giáo dục - đào tạo quy định; họ là thành
viên chính thức của nhà trường, chịu sự phân công tham gia các hoạt động,
công tác khác của nhà trường khi cần thiết; được hưởng các chế độ, chính
sách theo quy định của Nhà nước.
Đội ngũ giảng viên cơ hữu có ý nghĩa như những phần hữu cơ tất yếu
trong một cơ thể sống; hay như theo định nghĩa “đội ngũ” có gốc xuất phát từ
thuật ngữ quân sự: đó là một khối đông người, được tổ chức thành một lực
lượng để chiến đấu hoặc để bảo vệ. Vậy đội ngũ giảng viên cơ hữu ngoài
13
chức năng giáo dục - đào tạo và nghiên cứu khoa học, họ còn phải là người có
trách nhiệm xây dựng, vun đắp, bảo vệ cho chính đơn vị trường học mình
đang công tác, bởi sự tồn vong, phát triển hay suy tàn của đơn vị cũng “có
phần” của họ trong đó.
1.1.3. Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu
Theo Từ điển tiếng Việt: “Phát triển là biến đổi hoặc làm cho biến đổi
từ ít đến nhiều, từ hẹp đến rộng, từ thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp” [32].
Theo quan niệm này thì tất cả sự vật hiện tượng, con người và xã hội hoặc tự
thân biến đổi, hoặc do tác động bên ngoài làm cho biến đổi tăng tiến về cả
khối lượng lẫn chất lượng. Đó là sự phát triển.
Và Từđiển Triết học:“Pháttriển là quátrình vận động từ thấp (đơn giản)
đến cao (phức tạp), mà nét đặc trưng chủ yếu là cái cũ biến mất, cái mới ra đời.
Phát triển là một quátrình nộitại, bước chuyển hoá từ thấp đến cao theo đường
xoáy trôn ốc, xảy ra bởi vì trong cái thấp đã chứa đựng dưới dạng tiềm tàng
những khuynh hướng dẫn đến cái cao, cái cao là cái thấp đã phát triển” [33].
Theo Giáo sư – Viện sĩ Phạm Minh Hạc thì, “ở cấp độ chung nhất, phát
triển được hiểu là sự thay đổi hay biến đổi tiến bộ, là một phương thức của
vận động, hay là quá trình diễn ra có nguyên nhân, dưới những hình thức khác
nhau như tăng trưởng, tiến hóa, phân hóa, chuyển đổi, mở rộng và cuối cùng
tạo ra sự biến đổi về chất” [20].
Trong giáo dục, cụ thể là trong nhà trường ĐH - CĐ, phát triển nguồn
nhân lực chính là phát triển đội ĐNGV, công nhân viên và CBQL cơ hữu của
nhà trường, trong đó, phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu là quan trọng nhất,
vì đây là lực lượng nòng cốt góp phần tạo ra chất lượng giáo dục – đào tạo.
Tác giả Piper và Glatter: “Phát triển đội ngũ giáo viên là một nổ lực
mang tính chất thường xuyên, nhằm hòa hợp các lợi ích, mong muốn và các
đòi hỏi mà đội ngũ giáo viên đã cân nhắc kĩ để tiếp tục phát triển sự nghiệp
của mình trên cơ sở có tính đến yêu cầu nhà trường nơi họ công tác” [21].
Theo Piper (1993) thì: “Phát triển đội ngũ giáo viên là công cụ mạnh
nhất của công tác phát triển nhà trường. Nó tập trung vào các biện pháp
14
nhằm đạt được các mục tiêu trong tương lai và gắn chặt với lập kế hoạch
chiến lược”.
Hay như GriFin (1983) và Bradhy (1991) cùng quan điểm xem sự phát
triển của đội ngũ giáo viên là sự phát triển của tổ chức (nhà trường) hoặc ít ra
nó cũng là bộ phận cấu thành lên kế hoạch, chiến lược để phát triển nhà
trường. Nó chính là một hình thức tác động vào hoạt động của nhà trường
nhằm đạt được mục tiêu phát triển. Công tác phát triển đội ngũ giáo viên là
nhằm tạo ra tiềm lực cho việc phát triển nhà trường.
Trong tác phẩm “Quản lý nhân sự và việc xây dựng đội ngũ giáo viên
trong nhà trường”, tác giả Nguyễn Quang Truyền quan niệm phát triển đội
ngũ giáo viên rất sát sao và thực tiễn: “Xây dựng một đội ngũ đủ về số lượng,
đồng bộ về cơ cấu, loại hình, đoàn kết nhất trí trên cơ sở đường lối giáo dục
của Đảng và ngày càng vững mạnh về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ đủ
sức thực hiện chất lượng mục tiêu và kế hoạch đào tạo” [25].
Hoặc một ý kiến chuyên gia trong nước khác: “Phát triển đội ngũ giáo
viên không chỉ trình độ chuyên môn, trình độ nghề nghiệp được nâng cao, mà
cònlà sự thỏa mãn của cá nhân, sự trung thành, tận tụy của người giáo viên đối
với nhà trường cùng bầu không khí làm việc thoải mái và lành mạnh” [30].
Nói chung, phát triển ĐNGV là một quá trình tích cực có tính hợp tác
cao, trong đó người giảng viên có vai trò quan trọng trong sự trưởng thành về
năng lực, trình độ về mặt nghề nghiệp cũng như nhân cách của bản thân họ
cùng hoà hợp và phát triển với đại gia đình nhà giáo của nhà trường.
Đội ngũ giảng viên là nguồn nhân lực cơ bản của nhà trường, phát triển
đội ngũ giảng viên chính là phát triển nguồn nhân lực sư phạm trong nhà
trường. Tuỳ theo mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ của nhà trường, cơ sở đào tạo
mà phát triển đội ngũ giảng viên có thể theo ba chiều hướng khác nhau.
Lấy việc phát triển cá nhân người giảng viên làm trọng tâm. Đó là việc
tạo ra sự chuyển biến tích cực của các giảng viên trên cơ sở nhu cầu mà họ
đặt ra. Điều đó nhằm khuyến khích tài năng, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình
độ và như vậy là thúc đẩy sự phát triển nghề nghiệp, chuyên môn nghiệp vụ.
15
Lấy phát triển nhà trường làm trọng tâm, thì rõ ràng mục tiêu của nhà
trường là cơ sở cho việc phát triển đội ngũ giảng viên. Điều này đôi khi tạo ra
suy nghĩ cho rằng, phát triển đội ngũ giảng viên là công việc của nhà trường,
là việc thực hiện mục tiêu của nhà trường với tư cách là thực hiện một nhiệm
vụ do cấp trên (lãnh đạo nhà trường) giao cho, mà người giảng viên phải thực
hiện, chứ không phải là nhu cầu của giảng viên. Do đó, đã tạo ra một sức ỳ
đáng kể, hạn chế sự tích cực, sáng tạo của đội ngũ giảng viên, dẫn tới hiệu
quả công tác phát triển ĐNGV thường là thấp.
Phát triển đội ngũ giảng viên trên cơ sở phát triển cá nhân giảng viên
đồng thời với việc thực hiện mục tiêu nhà trường. Với quan điểm này thì phát
triển đội ngũ giảng viên được xem như một quá trình mà trong đó nhà trường
và cá nhân giảng viên được đồng thời coi là trọng tâm. Đây là quan điểm
mang tính hợp tác, vì cho rằng, các nhu cầu phát triển của nhà trường cũng
quan trọng như các nhu cầu phát triển của giảng viên. Vì cả hai loại nhu cầu
đều cần phải cân nhắc, được hoà hợp và cân bằng với nhau nên công tác phát
triển đội ngũ giảng viên dường như đạt kết quả tốt.
Như vậy, mỗi quan điểm đều có những điểm tích cực, điểm hạn chế
riêng. Vấn đề đặt ra là mỗi nhà trường, cần xem xét vận dụng trên cơ sở thực
trạng của tổ chức để có bước đi thích hợp, sao cho đội ngũ giảng viên khi tiếp
cận nhu cầu nhà trường đều thấy có nhu cầu của mình trong đó, tạo cho họ sự
hứng thú, say mê và yên tâm với công tác, nghề nghiệp.
Trong quá trình chuẩn bị lực lượng phải chú ý toàn diện các yếu tố về
số lượng, về cơ cấu, về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thái độ, trách nhiệm
của mỗi giảng viên đối với nhà trường. Để đạt được điều đó, phát triển đội
ngũ giảng viên phải gắn liền với việc tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng sử dụng
và tạo môi trường sư phạm thuận lợi.
Sự quan tâm chăm lo đến việc xây dựng và phát triển đội ngũ giảng
viên trong các nhà trường là nhiệm vụ trung tâm, ưu tiên hàng đầu trong chiến
lược phát triển toàn diện của nhà trường.
16
Quản lý đội ngũ giảng viên là việc xây dựng, phát triển đội ngũ giảng
viên vững mạnh cả về số lượng và chất lượng, có đầy đủ phẩm chất trí tuệ,
năng lực và trình độ chuyên môn để hoàn thành tốt các nhiệm vụ giảng dạy,
giáo dục và nghiên cứu khoa học. Do vậy, quản lý đội ngũ giảng viên là loại
hình quản lý hàm chứa khía cạnh quản lý hành chính và quản lý trí thức.
Từ những cách tiếp cận trên, có thể quan niệm pháttriển đội ngũ giảng
viên là tổ hợp các cách thức tác động có hệ thống, có mục đích và có kế
hoạch của chủ thể quản lý đến đội ngũ giảng viên nhằm xây dựng và phát
triển đội ngũ giảng viên cơ hữu của nhà trường có đủ về số lượng, hợp lý về
cơ cấu, đạt chuẩn về chất lượng đáp ứng yêu cầu giáo dục và đào tạo của nhà
trường trong thời kỳ mới.
Phát triển đội ngũ giảng viên là phạm trù chỉ sự tăng tiến, chuyển biến
theo chiều hướng tích cực của đội ngũ giảng viên trong việc hoàn thành mục
tiêu giáo dục - đào tạo của nhà trường. Phát triển đội ngũ giảng viên là quá
trình chuẩn bị lực lượng để đáp ứng sự phát triển của nhà trường.
Phát triển đội ngũ giảng viên là một trong những vấn đề then chốt để
tạo sự phát triển lâu dài cho nhà trường trong mọi cấp và bậc học. Đối với các
trường cao đẳng, đại học, đội ngũ giảng viên giỏi về chuyên môn, nhiều người
có học hàm, học vị cao, có tâm huyết với nghề là một trong những nhân tố tạo
ra thương hiệu riêng cho trường, thu hút nguồn học sinh đầu vào. Trong phạm
vi trường học, các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên chính là
các biện pháp phát triển nguồn nhân lực của ngành giáo dục và đào tạo. Nếu
nói giáo dục là nguồn tài nguyên, thì đội ngũ những người thầy giảng dạy là
những chuyên gia tài ba cần phải được quan tâm để khai phá nguồn tài
nguyên đó làm giàu cho chính đơn vị, cho quê hương, đất nước.
Như vậy, để phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng
Kinh tế - Kỹ thuật Miền Nam một cách toàn diện, cần có một hệ thống cách
thức hoạt động thực tiễn, có các cách sử dụng trong quản lý phát triển đội ngũ
giảng viên hay nói cách khác đó là hệ thống các biện pháp. Biện pháp phát
triển ĐNGV cơ hữu trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Miền Nam cần dựa
17
theo cách tiếp cận từ những chức năng cơ bản của quá trình QLGD (hoạch
định, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra - theo cấu trúc vòng khép kín, trong đó yếu tố
thông tin giữ vai trò không thể thiếu); đồng thời phải dựa vào tình hình thực
tiễn giáo dục đào tạo trong giai đoạn hiện nay, cũng như tiềm lực, tiềm năng
hiện có của nhà trường.
1.2. Những vấn đề cơ bản phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu
Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Miền Nam
1.2.1. Mục tiêu phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu
Theo Đại từ điển tiếng Việt: “Mục tiêu là đích đặt ra cần đạt phải đạt
tới đối với một công tác, nhiệm vụ”. Mục tiêu quản lý phát triển đội ngũ giảng
viên là “xây dựng đội CBQL, giảng viên của trường có phẩm chất và năng
lực, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, tiêu
chuẩn hóa về trình độ, bảo đảm sự chuyển tiếp giữa các thế hệ giảng viên của
nhà trường” [22].
Mục tiêu phát triển đội ngũ giảng viên là nhằm hoàn thiện hoặc thay
đổi tình hình hiện tại để làm cho đội ngũ không ngừng lớn mạnh về mọi mặt,
có sự cân đối về số lượng, chất lượng và cơ cấu. Thực chất đó cũng là một
quá trình cải cách, cải tổ về đội ngũ giảng viên. Mục tiêu phát triển đội ngũ
giảng viên của nhà trường cũng là động lực, mục tiêu buộc mỗi giảng viên tự
làm giàu kiến thức, kỹ năng, thái độ, nhân cách để vững vàng nghề nghiệp
của mình.
Các tiêu chuẩn tuyển dụng đội ngũ giảng viên, Điều 79 Luật giáo dục
2010 nói về nhà giáo của các trường cao đẳng, đại học quy định: “Nhà giáo
của trường cao đẳng, đại học được tuyển dụng theo phương thức ưu tiên đối
với sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi, có phẩm chất tốt và những người có
trình độ đại học, thạc sĩ, trình độ tiến sĩ, có kinh nghiệm hoạt động thực tiễn,
có nguyện vọng trở thành nhà giáo. Trước khi được giao nhiệm vụ giảng dạy,
giảng viên cao đẳng, đại học phải được bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm”.
Để có thể phát triển được đội ngũ giảng viên cơ hữu vững mạnh, bước
đầu tiên của nhà quản lý giáo dục là khâu tuyển dụng. Nhưng tuyển dụng
18
không chỉ đơn thuần là nhận người vào làm việc, mà “tuyển dụng là một quy
trình gồm một tập hợp các hoạt động biến nguồn vào thành nguồn ra” [35].
Mục tiêu sau tuyển dụng là sử dụng nguồn lực con người có hiệu quả; là xây
dựng được một ĐNGV đủ về số lượng, chuyên ngành; mạnh về chuyên môn,
nghiệp vụ; vững vàng về tư tưởng, chính trị, đạo đức; đủ sức khỏe để công
tác; nhằm hoàn thành các mục tiêu phát triển chung của nhà trường.
1.2.2. Nội dung phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu
Việc phát triển đội ngũ giảng viên thực chất chính là nhằm đến mục
tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên. Theo phân tích của các nhà
nghiên cứu về khoa học quản lý giáo dục, có thể cụ thể hóa các yêu cầu về số
lượng, chất lượng và cơ cấu đội ngũ giảng viên như sau:
Phát triển về số lượng
Số lượng đội ngũ giảng viên là biểu thị về mặt định lượng của đội ngũ
này, nó phản ánh quy mô của ĐNGV tương xứng với quy mô của mỗi nhà
trường. Số lượng ĐNGVphụ thuộc vào sự phân chia tổ chức trong nhà trường.
Số lượng đội ngũ giảng viên phải cân bằng động về số lượng với nhu
cầu đào tạo của nhà trường; đảm bảo hoạt động giảng dạy cho mỗi giảng viên
với số giờ giảng dạy không quá cao hoặc cũng không quá thấp như định mức
theo quy định của Nhà nước. Ngoài ra, cũng phải căn cứ hướng dẫn cách xác
định số sinh viên, học sinh quy đổi trên 01 giảng viên, theo Công văn
1325/BGDĐT - KHTC ngày 09/02/2007 của Bộ GD - ĐT, để xây dựng định
chế ĐNGV.
Phát triển về chất lượng
Chuẩn về chất lượng đội ngũ giảng viên được quy về ba khía cạnh
chung, đó là, đạt chuẩn về trình độ chuyên môn; chuẩn về năng lực, chuẩn về
đạo đức tư cách người thầy.
Về trình độ: Trình độ của đội ngũ giảng viên là yếu tố phản ánh khả
năng trí tuệ của đội ngũ này, là điều kiện cần thiết để cho họ thực hiện hoạt
động giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Trình độ của đội ngũ giảng viên
trước hết được thể hiện ở trình độ được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ.
19
Trình độ của đội ngũ giảng viên còn được thể hiện ở khả năng tiếp cận
và cập nhật của đội ngũ này với những thành tựu mới của thế giới, những tri
thức khoa học hiện đại, những đổi mới trong giáo dục và đào tạo để vận dụng
trực tiếp vào hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của mình. Mặt
khác, trong xu thế phát triển của xã hội hiện đại, ngoại ngữ và tin học cũng là
những công cụ rất quan trọng giúp người giảng viên tiếp cận với tri thức khoa
học tiên tiến của thế giới, tăng cường hợp tác và giao lưu quốc tế để nâng cao
trình độ, năng lực giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Hiện nay, trình độ về
ngoại ngữ tin học của đội ngũ giảng viên đã và đang được nâng cao, tuy nhiên
vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập.
Về năng lực: Có nhiều cách khác nhau định nghĩa về năng lực. Từ điển
tiếng Việt giải nghĩa: “Năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hay tự nhiên
sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó, hoặc là phẩm chất tâm lý, sinh lý
tạo cho con người khả năng hoàn thành một hoạt động nào đó” [32].
Đối với đội ngũ giảng viên, năng lực được hiểu là trên cơ sở hệ thống
những tri thức mà người giảng viên được trang bị, họ phải hình thành và nắm
vững hệ thống các kỹ năng để tiến hành hoạt động sư phạm có hiệu quả. Kỹ
năng của người giảng viên được hiểu là “khả năng vận dụng những kiến thức
thu được vào hoạt động sư phạm” (kỹ năng bậc 1) và biến nó thành kỹ xảo.
Kỹ xảo là kỹ năng đạt tới mức thuần thục và tự động hoá (kỹ năng bậc 2).
Giảng dạy và nghiên cứu khoa học là hai hoạt động cơ bản, đặc trưng
của người giảng viên. Vì vậy, nói đến năng lực của ĐNGV, cần phải xem xét
trên hai góc độ chủyếu là năng lực giảng dạy và năng lực nghiên cứu khoa học.
Năng lực giảng dạy của người giảng viên là khả năng đáp ứng yêu cầu
học tập, nâng cao trình độ học vấn của đối tượng; là khả năng đáp ứng sự tăng
quy mô đào tạo;là khả năng truyền thụ tri thức mới cho học sinh, sinh viên. Điều
đó phụ thuộc rất lớn ở trình độ, kỹ năng của người giảng viên; được thể hiện ở
chất lượng sản phẩm do họ tạo ra, đó chính là chất lượng và hiệu quả đào tạo.
Năng lực giảng dạy của người giảng viên được thể hiện ở chỗ họ là
người khuyến khích, hướng dẫn, gợi mở các vấn đề để HSSV phát huy tư duy
20
độc lập và khả năng sáng tạo của mình trong học tập và tìm kiếm chân lý
khoa học. Thị trường sức lao động phát triển rất năng động đòi hỏi người
giảng viên bằng trình độ, năng lực, kinh nghiệm và nghệ thuật sư phạm của
mình, tạo điều kiện cho HSSV phát triển nhân cách, định hướng cho họ những
con đường để tiếp cận chân lý khoa học, giúp HSSV phát huy tích cực, chủ
động, sáng tạo, bồi dưỡng năng lực học tập và năng lực thích nghi cho học
sinh, sinh viên.
Công tác nghiên cứu khoa học trong trường không chỉ tạo điều kiện để
nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực giảng dạy, chất lượng bài giảng và
rèn luyện năng lực xử lý tình huống cho người giảng viên trước những vấn đề
bức xúc của thực tiễn mà còn làm tăng tiềm lực khoa học và công nghệ quốc
gia. Việc nghiên cứu khoa học của đội giảng viên nhằm đáp ứng yêu cầu của
sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Về phẩm chất: Phẩm chất của các giảng viên tạo nên phẩm chất của đội
ngũ giảng viên, phẩm chất đội ngũ giảng viên tạo nên linh hồn và sức mạnh
của đội ngũ cơ hữu nhà trường. Phẩm chất đội ngũ giảng viên trước hết được
biểu hiện ở phẩm chất chính trị. Bên cạnh việc nỗ lực phấn đấu nâng cao trình
độ chuyên môn, kỹ năng sư phạm, người giảng viên cần có bản lĩnh chính trị
vững vàng. Bản lĩnh chính trị vững vàng sẽ giúp người giảng viên có niềm tin
vào tương lai tươi sáng của đất nước và có khả năng xử lý được những tình
huống chính trị nảy sinh trong hoạt động đào tạo.
Giáo dục có tính chất toàn diện, bên cạnh việc dạy “chữ” và dạy “nghề”
thì điều rất cần thiết là dạy cho học viên cách học để làm người, là xây dựng
nhân cách. Trong xã hội hiện đại, với sự phát triển như vũ bão của công nghệ
thông tin và truyền thông, sinh viên các trường đại học, cao đẳng đã và đang
trực tiếp đón nhận nhiều luồng tri thức, nhiều luồng văn hoá khác nhau. Sự
nhạy cảm cũng như đặc tính luôn thích hướng tới cái mới của tuổi trẻ rất cần
có sự định hướng trong việc tiếp cận và tiếp nhận các luồng thông tin đó. Việc
không ngừng nâng cao nhận thức chính trị cho đội ngũ giảng viên là rất cần
thiết, đảm bảo tính định hướng xã hội chủ nghĩa của giáo dục đại học Việt
21
Nam, kết hợp một cách hài hoà giữa tính dân tộc và quốc tế, truyền thống và
hiện đại trong đào tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của nền giáo dục đại học ở
Việt Nam.
Phẩm chất đạo đức mẫu mực cũng là một trong những tiêu chuẩn hàng
đầu của nhà giáo nói chung và đội ngũ giảng viên nói riêng. Cùng với năng lực
chuyên môn, phẩm chất đạo đức được coi là yếu tố tất yếu nền tảng của nhà
giáo. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Người cách mạng không có đạo đức
thì dù tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”. Trong sự nghiệp
“trồng người” phẩm chất đạo đức luôn có vị trí nền tảng. Nhà giáo nói chung
và đội ngũ giảng viên nói riêng phải có phẩm chất đạo đức trong sáng, phải
“chí công, vô tư, cần, kiệm, liêm chính” để trở thành tấm gương cho thế hệ trẻ
noi theo, để giáo dục đạo đức và xây dựng nhân cách cho thế hệ trẻ.
Phát triển cơ cấu
Cơ cấu đội ngũ giảng viên được xét trên các sự tương thích về giới nam
nữ, về giảng dạy theo bộ môn, về tuổi đời, trình độ, nghiệp vụ sư phạm.
Theo Đại từ điển tiếng Việt: “Cơ cấu là cách tổ chức các thành phần
nhằm thực hiện các chức năng của chỉnh thể”. Như vậy, có thể hiểu cơ cấu
đội ngũ giảng viên là một thể thống nhất hoàn chỉnh, bao gồm:
Về chuyên môn: Đảm bảo tỷ lệ giảng viên hợp lý giữa các đơn vị trong
nhà trường phù hợp với quy mô và nhiệm vụ đào tạo của từng chuyên ngành
đào tạo của nhà trường.
Về lứa tuổi: Đảm bảo sự cân đối giữa các thế hệ trong nhà trường, tránh
tình trạng “lão hoá” hoặc “trẻ em hoá” trong đội ngũ giảng viên, tránh sự hụt
hẫng về đội ngũ giảng viên trẻ kế cận, cần có thời gian nhất định để thực hiện
chuyển giao giữa các thế hệ giảng viên.
Vềgiớitính:Đảmbảo tỷlệ thíchhợp giữagiảng viên nam và giảng viên nữ
trong từng khoa, bộ môn và chuyên ngành được đào tạo của nhà trường.
Về chính trị: Duy trì sự cân đối về tỷ lệ giảng viên trong các tổ chức
chính trị - xã hội như: Đảng cộng sản Việt Nam, Đoàn thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh, Công đoàn giữa các phòng, khoa, bộ môn trong nhà trường.
22
1.2.3. Chủ thể phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu
Hiệu trưởng là người đứng đầu cơ quan trường học, chịu mọi trách
nhiệm pháp lý về quản lý các hoạt động giáo dục trong nhà trường. Điều 54,
Luật giáo dục năm 2010 đã qui định rõ vai trò, trách nhiệm của Hiệu trưởng
trong nhà trường: “Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt
động của trường, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận.
Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng; thủ tục bổ nhiệm, công
nhận Hiệu trưởng trường đại học do Thủ tướng Chính phủ qui định; đối với các
trường ở các cấp học khác do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định”.
Căn cứ các quy định trong Luật giáo dục; Điều lệ Trường Cao đẳng ban
hành kèm theo Thông tư 14 – 2009/TT – BGDĐT, ngày 28/05/2009 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo; Điều lệ Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Miền Nam,
có thể hiểu rằng, Hiệu trưởng là người tổ chức thực hiện mục tiêu giáo dục
đào tạo của nhà trường; quản lý, chỉ đạo các hoạt động dạy và học; quản lý
giảng viên, cán bộ nhân viên; quyết định bổ nhiệm, bãi nhiệm các chức vụ từ
trưởng khoa, trưởng phòng, trưởng bộ môn hoặc tương đương trở xuống; thực
hiện những công việc thuộc quyền trong tuyển dụng giảng viên, cán bộ nhân
viên và ký kết các hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật.
Một người Hiệu trưởng giỏi không phải là người có tham vọng tìm
cách giỏi hơn mọi giảng viên, mà là người biết dùng giảng viên giỏi; do đó,
quản lý đội ngũ giảng viên là cả một nghệ thuật; người Hiệu trưởng phải làm
sao để xây dựng đội ngũ giảng viên thành một tổ chức biết học hỏi. Đội ngũ
giảng viên các trường ĐH - CĐ ngày nay có trình độ chuyên môn cao và rất
nhạy bén trong việc nắm bắt thông tin. Vì vậy việc đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn
hóa độingũ cán bộ quản lý giáo dục là một yêu cầu bắt buộc, từ đó mới có thể
đáp ứng với yêu cầu đổi mới sự nghiệp giáo dục - đào tạo. Bên cạnh đó, bản
thân đội CBQL giáo dục các trường ĐH - CĐ cũng phải luôn biết học hỏi, tự
nâng cao nghiệp vụ tổ chức, quản lý thuộc lĩnh vực đảm trách của mình.
Hiệu quả quản lý đội ngũ giảng viên, trước tiên, phụ thuộc vào nhận
thức, trình độ tổ chức và năng lực hoạt động thực tiễn của đội ngũ cán bộ
23
quản lý ở các cấp. Quản lý đội ngũ giảng viên không thể thực hiện có kết quả,
nếu người cán bộ quản lý không nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của
công tác quản lý đội ngũ giảng viên. Người cán bộ quản lý còn là người có
trình độ tổ chức và có năng lực triển khai các quyết định, chỉ thị, mệnh lệnh…
của cấp trên vào hoàn cảnh cụ thể của đơn vị. Năng lực của người cán bộ
quản lý còn bao hàm cả việc nắm vững những tri thức về khoa học quản lý và
biết vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt các kiến thức đó vào từng hoàn
cảnh cụ thể, từng đối tượng cụ thể. Nói cách khác, hiệu quả của công tác quản
lý đội ngũ giảng viên còn tuỳ thuộc vào nghệ thuật quản lý của nhà quản lý,
mà đứng đầu là Hiệu trưởng.
1.2.4. Phương pháp, hình thức phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu
` Phương pháp phát triển đội ngũ giảng viên trong một nhà trường
có thể thông
qua các biện pháp thực hiện các hoạt động như: Xây dựng quy hoạch
phát triển ĐNGV; tuyển chọn, bố trí và sử dụng ĐNGV tạo ra động lực phấn
đấu cao trong hoạt động sư phạm; bồi dưỡng, đào tạo nâng cao chất lượng
ĐNGV; xây dựng môi trường thuận lợi cho sự phát triển của ĐNGV; thực
hiện chế độ chính sách đối với ĐNGV; đánh giá sàng lọc ĐNGV; tăng cường
CSVC, trang thiết bị hỗ trợ cho hoạt động dạy và học. Chúng ta có thể lược
giản các hoạt động này qua sơ đồ sau đây:
(1) – Quy hoạch đội ngũ giảng viên gồm các vấn
đề chất lượng, số lượng, cơ cấu.
(2) – Đào tạo, bồi dưỡng: phẩm chất chính trị,
đạo đức; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng
lực.
(3) – Xây dựng môi trường thuận lợi cho sự phát
triển.
(4) – Kiểm tra, đánh giá.
Hình 1.1 – Xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên
24
Quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên
Quy hoạch giảng viên là quá trình thực hiện đồng bộ các chủ trương,
biện pháp để tạo nguồn, và phát triển đội ngũ giảng viên, nhằm đảm bảo yêu
cầu nhiệm vụ, mục tiêu giáo dục - đào tạo của nhà trường trong một thời gian
nhất định ở hiện tại và cho cả tương lai.
Quy hoạch giảng viên cơ hữu có sự chuẩn bị thận trọng, công phu, có
tầm nhìn xa, có quan điểm rõ ràng trong sự đánh giá, lựa chọn đào tạo, bồi
dưỡng, bố trí sắp xếp đội ngũ, đảm bảo chất lượng, đủ số lượng, đồng bộ về
cơ cấu tổ chức nhằm phục vụ tốt nhất cho quá trình xây dựng và phát triển
nhà trường trong từng giai đoạn cụ thể.
Công tác quy hoạch đội ngũ giảng viên mang tính kế hoạch rất cao, đó
là kế hoạch về sự tuyển chọn, sử dụng và đào tạo, bồi dưỡng con người bằng
công việc, qua công việc. Thông qua quy hoạch nhằm điều chỉnh, bổ sung về
số lượng, chất lượng đội ngũ giảng viên giúp có được một đội ngũ giảng viên
đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và đạt chuẩn về trình độ.
Trong công tác quy hoạch đội ngũ giảng viên cần quán triệt những
quan điểm của Đảng, Nhà nước, bảo đảm nguyên tắc tập thể, dân chủ đi đôi
với việc phát huy trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Quy hoạch ĐNGV phải xuất phát từ nhiệm vụ, mục tiêu phát triển của nhà
trường, trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng ĐNGV hiện có, dự kiến khả
năng phát triển của họ và tính đến khả năng bổ sung nguồn từ bên ngoài.
Đồng thời, quy hoạch giảng viên còn là sự thuyên chuyển, giáng cấp và
sa thải, đào thải những giảng viên không đủ tiêu chuẩn, trình độ, năng lực,
phẩm chất… sau khi đã tạo điệu kiện cho họ môi trường làm việc, học tập,
phát triển và tự điều chỉnh mình.
Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên
Nội dungcủa côngtác đào tạo – bồi dưỡng phát triển giảng viên chính là
các hoạt động thúc đẩy nâng cao năng lực ĐNGV trong đó tập trung vào nâng
25
cao năng lực: Trìnhđộ chuyênmôn; Nghiệp vụ sưphạm; Trìnhđộ ngoạingữ, tin
học; Thái độ nghề nghiệp, chính trị; Số lượng, cơ cấu, và đội ngũ kế cận.
Các hình thức đào tạo nâng cao trình độ cho giảng viên như: Đào tạo
sau đại học; Học cao học, tiến sĩ với các giảng viên chưa đạt trình độ; Cử các
cán bộ giảng viên thường xuyên dự các lớp huấn luyện, bồi dưỡng do Bộ GD
- ĐT tổ chức hoặc hiệp hội các trường ĐH - CĐ ngoài công lập tổ chức; Tổ
chức hoạt động đào tạo nâng cao trình độ cho giảng viên dưới hình thức các
lớp học, khoá học ngắn hạn ngay tại trường; Tổ chức hoạt động tự bồi dưỡng
của giảng viên như hàng năm tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi cấp khoa và
cấp trường yêu cầu 100% ĐNGV cơ hữu tham gia; Tổ chức hoạt động nghiên
cứu khoa học cho ĐNGV nhằm cung cấp cho nhà trường những sản phẩm trí
tuệ, công nghệ mới bổ sung vào phương tiện dạy học; Lãnh đạo giao nhiệm
vụ kèm cặp, giúp đỡ giữa người vững vàng chuyên môn nghiệp vụ và người
trẻ tuổi ít kinh nghiệm…
Tóm lại, “Đào tạo là quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức hình
thành và phát triển hệ thống các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ để hoàn
thiện nhân cách cho mỗi cá nhân, tạo điều kiện cho họ có thể vào đời hành
nghề một cách năng xuất, hiệu quả” [42].
Tổ chức khoa học văn hóa Liên hiệp quốc (UNESCO) định nghĩa: “Bồi
dưỡng với ý nghĩa nâng cao nghề nghiệp. Quá trình này chỉ diễn ra khi cá
nhân và tổ chức có nhu cầu nâng cao kiến thức và kỹ năng chuyên môn
nghiệp vụ của bản thân nhằm đáp ứng nhu cầu lao động nghề nghiệp” [7].
“Bồi dưỡng có thể coi là quá trình cập nhật kiến thức và kỹ năng còn thiếu
hoặc lạc hậu trong một cấp học, bậc học và trường học được xác nhận bằng
một chứng chỉ” [39].
Đào tạo và bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên thực chất
là xây dựng và phát triển nguồn nhân lực giáo dục nhà trường. Đào tạo và bồi
dưỡng là hai mặt của một thể thống nhất, trong đó bồi dưỡng giảng viên với ý
nghĩa đào tạo tiếp tục là yêu cầu cấp thiết để nâng cao trình độ chính trị,
chuyên môn nghiệp vụ và đổi mới cơ cấu tri thức.
26
Xã hội hiện nay đang hướng đến tới xây dựng “một xã hội học tập” và
“học tập suốt đời” thì việc tự đào tạo và bồi dưỡng là điều tất yếu và nó phải
trở thành nhu cầu, động lực của mỗi cá nhân.
Tạo môi trường và điều kiện làm việc
Để đội ngũ giảng viên cơ hữu yên tâm làm việc và sẵn sàng cống hiến
hết sức mình cho sự nghiệp GD - ĐT thì nhà trường và xã hội cần phải tạo
cho họ môi trường và điều kiện làm việc tốt.
Môi trường ở đây bao gồm nhiều yếu tố, đó là những điều kiện, những
cơ chế chính sách, chế độ ưu tiên đãi ngộ như: Phân công, sắp xếp chuyên
môn giảng dạy phù hợp với khả năng, thực hiện đúng, đầy đủ và kịp thời các
chế độ chính sách theo quy định. Đánh giá thành quả lao động giảng dạy,
khen thưởng, kỷ luật đảm bảo công khai, khách quan, công bằng, trung thực
và dân chủ, đảm bảo điều kiện sống, sinh hoạt và việc làm. Đó còn là những
tiềm năng, cơ hội phát triển nghề nghiệp cho từng giảng viên.
Môi trường ở đây còn được hiểu là môi trường sư phạm, trong đó nghề
giáo viên được sống trong một môi trường văn hóa, sống trong tình cảm ấm
áp, chân tình và cởi mở của đồng nghiệp, trong tình cảm gắn bó của mối quan
hệ thầy trò.
Môi trường cũng là cơ sở vật chất - thiết bị dạy học hiện đại. Muốn
phát triển đội ngũ giảng viên, không thể tách rời yếu tố cơ sở vật chất - thiết
bị dạy học. Thiết bị dạy học vừa là công cụ, phương tiện của việc giảng dạy,
vừa là đối tượng của nhận thức. Nó là thành tố không thể thiếu được trong cấu
trúc toàn vẹn của quá trình giáo dục, giảng dạy, góp phần quyết định nâng cao
chất lượng đào tạo, là cầu nối giữa giảng viên và HSSV, làm cho hai nhân tố
này tác động tổng hợp với nhau trong việc thực hiện mục tiêu, nội dung và
phương pháp đào tạo. CSVC - thiết bị dạy học hiện đại là điều kiện để người
giảng viên thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, điều kiện để nâng cao
chất lượng đào tạo, chất lượng đội ngũ.
27
Kiểm tra, đánh giá
Theo tác giả Trần Kiểm: Kiểm tra là một hoạt động nhằm thẩm định,
xác định một hành vi của cá nhân hay một tổ chức trong quá trình thực hiện
quyết định” [27]. Kiểm tra là một chức năng cơ bản và quan trọng của quản
lý. Lãnh đạo mà không kiểm tra thì coi như không lãnh đạo. Theo lý thuyết hệ
thống kiểm tra chính là thiết lập mối quan hệ ngược trong quản lý [27]. Kiểm
tra trong quản lý là một nỗ lực có hệ thống nhằm thực hiện ba chức năng: phát
hiện, điều chỉnh và khuyến khích. Nhờ có kiểm tra mà người cán bộ quản lý
có được thông tin để đánh giá được thành tựu công việc và uốn nắn, điều
chỉnh hoạt động một cách đúng hướng nhằm đạt mục tiêu.
Đánh giá là dùng các phương pháp thu nhập thông tin, phân tích, đánh
giá kết quả công việc theo các mục tiêu đã xác lập của tập thể hay cá nhân
trong nhà trường. Theo tác giả Nguyển Đức Chính khi nghiên cứu về đánh giá
trong giáo dục đã quan niệm: “Bất kỳ khâu nào của quản lý giáo dục cũng cần
đến đánh giá. Không có đánh giá thì hệ thống quản lý giáo dục sẽ trở thành
một hệ thống một chiều,… Như vậy có thể nói đánh giá là một nhân tố đảm
bảo cho quản lý giáo dục có tính khoa học và hoàn thiện” [7].
Công tác quản lý, điều hành luôn song hành cùng với công tác kiểm tra,
đánh giá. Kiểm tra, đánh giá ĐNGV có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng
cao chất lượng giảng viên. Thực hiện tốt biện pháp kiểm tra đánh giá không
những giúp đánh giá thực chất ĐNGV, mà qua đó còn động viên khuyến
khích đội ngũ giảng viên nỗ lực vươn lên, giúp tìm ra những phương hướng,
biện pháp khắc phục những hạn chế yếu kém của đội ngũ.
Thông qua kiểm tra, đánh giá giúp lãnh đạo nhà trường tìm ra những
nguyên nhân, những ưu điểm, hạn chế của đội ngũ giảng viên; biết rõ năng
lực, trình độ, kết quả công tác, phẩm chất đạo đức của từng cá nhân, để căn cứ
vào đó, bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đề bạt, đào tạo, bồi dưỡng, xử phạt, sa
thải…; các quyết sách đối ứng với người giáo viên cần phải thấu tình đạt lý,
28
thì mới thực sự “quản trị” được đội ngũ trí thức nói chung, và đội ngũ giảng
viên cơ hữu nói riêng.
*
* *
Đội ngũ giảng viên cơ hữu là lực lượng nòng cốt của nhà trường. Giảng
viên có vai trò rất lớn trong việc đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực cho đất nước nói chung, cho từng ngành, từng lĩnh vực đào
tạo nói riêng. Công tác phát triển ĐNGV có vai trò quan trọng và tầm ảnh
hưởng rất lớn đến sự phát triển chung của mỗi nhà trường. Vì thế việc nghiên
cứu cơ sở lý luận liên quan đến phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu sẽ là cơ
sở vững chắc và là định hướng cho việc định ra các chiến lược, kế hoạch phát
triển đúng đắn phù hợp với giai đoạn phát triển mới của đất nước, của ngành,
cũng như trong tiến trình phát triển, khẳng định vị thế và tạo lập uy tín cho
nhà trường.
Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu đã
làm rõ bản chất một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu như: khái
niệm đội ngũ giảng viên cơ hữu; biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên cơ
hữu. Để phát triển nhà trường, có nhiều biện pháp để thực hiện, song trước
tiên là nên ưu tiên phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu.
Qua tìm hiểu nghiên cứu nội dung phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu,
vị trí vai trò của đội ngũ giảng viên cơ hữu trong nhà trường và những yếu tố
tác động đến sự phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu; Để phát triển nhà
trường đúng hướng, Hiệu trưởng nhà trường phải là người nắm vững và có
biện pháp quản lý tác động đến đội ngũ giảng viên cơ hữu nhằm đạt được
mục tiêu mong muốn đó là phát triển nhà trường theo chiều hướng đi lên.
Những cơ sở lý luận được nêu ra ở chương 1 sẽ được soi vào thực tiễn nhà
trường trong chương 2, tạo cơ sở khoa học để đề xuất các biện pháp phát triển
đội ngũ giảng viên cơ hữu trong chương 3 nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ,
góp phần phát triển nhà trường lên tầm cao mới.
29
Chương 2
CƠ SỞ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CƠ HỮU
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT MIỀN NAM
2.1. Đặc điểm giáo dục – đào tạo của Trường Cao đẳng Kinh tế –
Kỹ thuật Miền Nam
2.1.1. Quá trình thành lập trường
Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Miền Nam ra đời, theo quyết định
số 4188/QĐ-BGDĐT ngày 28/07/2008 của Bộ trưởng Bộ GD – ĐT.
Cơ cấutổ chứccủaTrường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Miền Nam
Hình 2.1 – Sơ đồ cơ cấu tổ chức
30
Quy mô và lĩnh vực giáo dục - đào tạo của Trường Cao đẳng Kinh
tế - Kỹ thuật Miền Nam
Các loại hình đào tạo của trường rất đa dạng như: chính quy, liên
thông, vừa
làm vừa học. Trường kiên trì thực hiện đa dạng hóa loại hình đào tạo, đa cấp,
đa ngành và liên thông trong đào tạo.
Bậc cao đẳng nhà trường đang đào tạo các ngành sau: Ngành kế toán;
ngành tài chính – ngân hàng; ngành quản trị kinh doanh; ngành tin học ứng
dụng; ngành công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng; ngành quản lý đất đai;
ngành điều dưỡng và ngành dược. Ở bậc TCCN nhà trường đang đào tạo các
ngành như: Ngành thiết kế và quản trị web; ngành bảo dưỡng kỹ thuật máy
tính và mạng máy tính; ngành tài chính – ngân hàng; ngành kế toán doanh
nghiệp dịch vụ, thương mại; ngành quản trị văn phòng; ngành xây dựng dân
dụng và công nghiệp; ngành quản lý đô thị ngành; ngành địa chính; ngành
luật; ngành điều dưỡng; ngành dược sĩ trung cấp và ngành y sĩ trung cấp.
Kết quả số lượng tuyển sinh đầu vào và HSSV tốt nghiệp ra trường
Năm học 2013 – 2014, năm đầu tiên thực hiện Thông tư 55/2012/TT-
BGDĐT quy định về liên thông trình độ cao đẳng, đại học do Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 25/12/2012, nhiều cơ sở giáo dục có hệ
trung cấp và cao đẳng trong cả nước gặp rất nhiều khó khăn trong tuyển sinh,
tuy vậy, trường đã tuyển vào hơn 1000 HSSV, đạt hơn 80% so với chỉ tiêu Bộ
GD – ĐT giao.
Số lượng sinh viên tuyển vào các Khoa
Tổng
cộng
Hệ đào
tạo
CĐ Chính quy TCCN CĐ
Nghề
Năm
/Ngành
Kinh
tế
Dược KTCN Kinh
tế
Dược KTCN KTCN
2008 - 130 80 65 275
31
(Nguồn do Phòng Tổchức – Hành chính cấp)
Bảng thống kê 2.1 – Số lượng tuyển sinh từ năm 2008 – 2012
Số lượng tuyển sinh đầuvào và chất lượng HSSVđầu ra của trường cũng
phần nào phản ánh chất lượng củađộingũ giảng viên trường. Trườngđãtổ chức
thi tốt nghiệp ra trường cho 03 khoá TCCN và 02 khoá cao đẳng chính quy với
số lượng đầu ra là 1.582 HSSV (chưa thống kê số lượng năm 2013).
Năm tốt nghiệp 2010 2011 2012
Xếp loại Hệ
Số
lượng
HSSV
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
HSSV
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
HSSV
Tỷ lệ
(%)
Xuất sắc
TCCN 0 0 0 0 0 0
CĐ 0 0 1 0.30
Giỏi
TCCN 3 2.63 3 0.57 5 0.95
CĐ 1 0.98 4 1.23
Khá
TCCN 16 14.03 75 14.34 64 12.28
CĐ 15 14.70 26 8.04
T. Bình -
khá
TCCN 25 21.91 116 22.17 140 26.87
CĐ 32 31.37 127 39.31
2009
2009 -
2010
267 160 121 420 132 1.100
2010 -
2011
295 174 98 399 150 1.116
2011 -
2012
300 135 130 240 161 48 1.014
2012 -
2013
286 146 120 104 246 142 60 1.104
Tổng
cộng
1.278 146 589 533 1.305 650 108 4.609
32
Trung
bình
TCCN 70 61.40 329 62.90 312 59.88
CĐ 54 52.94 165 51.08
Tổng
cộng
TCCN 114 523 521
CĐ 102 323
Tổng
cộng
1.582 114 625 843
(Nguồn do Phòng Tổ chức – Hành chính cấp)
Bảng thống kê 2.2 – Chất lượng HSSV hệ chính quy tốt nghiệp ra trường
Về chất lượng đào tạo, theo thống kê, tỷ lệ HSSV tốt nghiệp xuất sắc,
giỏi chưa cao; tỷ lệ khá, trung bình - khá hàng năm không giao động nhiểu và
duy trì ở mức chấp nhận được. Điều đó đã khẳng định được sự đánh giá
nghiêm túc về chất lượng đào của nhà trường.
Liên kết đào tạo
Trường đã và đang liên kết với Trường Đại học Luật Hà Nội, đào tạo
cử nhân luật hệ vừa học vừa làm gồm 01 lớp 53 học viên; Về quan hệ quốc tế
hiện nay chưa có, nhưng là mục tiêu chiến lược trong hoạch định phát triển
của nhà trường trong những năm sắp tới.
Cơ sở vật chất
Trường đặt cơ sở tại 64/2B Cây Trâm (số mới: 416 Đường số 10, Tổ
38, KP6), P9, Q.Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh) với diện tích sàn xây dựng hơn
5.000 m2, là nơi đang tổ chức tất cả các hoạt động của trường. Các công trình
và trang thiết bị hiện có gồm: Dãy phòng học 06 tầng kiên cố, với 18 phòng
học với sức chứa từ 60 đến 120 chỗ ngồi, đều được trang bị hệ thống âm
thanh hiện đại và công cụ thiết bị hỗ trợ dạy và học; 01 giảng đường - hội
trường; 01 khu Hiệu bộ và 01 phòng Hội đồng sư phạm; 03 phòng máy vi
tính; 01 phòng Lab; 01 thư viện; Phòng thực hành hoá sinh cho HSSV ngành
y dược và phòng thực tập điều dưỡng cho HSSV ngành điều dưỡng; Nhiều
trang thiết bị hiện đại và tương đối đầy đủ khác…. đáp ứng cho các hoạt động
và nhu cầu đào tạo của nhà trường.
33
2.1.2. Yêu cầu đặt ra đối với đội ngũ giảng viên cơ hữu cho sự phát
triển giáo dục - đào tạo của nhà trường
Chính phủ đã ban hành Quyết định số1216/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 về
“Phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020”.
Theo đó, Bộ GD&ĐT cũng đã cụ thể hóa quy hoạch phát triển nhân lực ngành
Giáo dục giai đoạn 2011-2020 bằng Quyết định số 6639/QĐ-BGDĐT ngày
29/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chiến lược phát triển giáo
dục 2011- 2020 của Việt Nam tại Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày
13/6/2012. Chiến lược này đã đánh giá rất đúng các thành tựu và những yếu
kém của GD - ĐT nước nhà trong giai đoạn thực hiện Chiến lược giáo dục
2001-2010, và đề ra kế hoạch chiến lược bảo đảm tính khoa học và khả thi
cho sự phát triển GD - ĐT của nước nhà trong thập niên thứ hai của thế kỷ
XXI. Chỉ tiêu phát triển nhân lực của Chiến lược quốc gia đã đề ra: “Đến năm
2020, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề nghiệp và đại học đạt khoảng 70%; tỷ lệ
sinh viên tất cả các hệ đào tạo trên một vạn dân vào khoảng 350-400; ...
38,5% giáo viên trung cấp chuyên nghiệp, 60% giảng viên cao đẳng, 100%
giảng viên đại học đạt trình độ thạc sĩ trở lên; 100% giảng viên cao đẳng, đại
học sử dụng thành thạo một ngoại ngữ; Phát triển giáo dục thường xuyên tạo
cơ hội cho mọi người có thể học tập suốt đời, phù hợp với hoàn cảnh và điều
kiện của mình; bước đầu hình thành xã hội học tập” [8].
Trong phạm vi nhà trường, mục tiêu phát triển Trường Cao đẳng Kinh
tế - Kỹ thuật Miền Nam đã đề ra chia thành 03 giai đoạn. Cụ thể: mục tiêu
ngắn hạn là hình thành thương hiệu; mục tiêu trung hạn là phát triển
thương hiệu; mục tiêu dài hạn là đến năm 2020 thành Trường Đại học
Kinh tế - Kỹ thuật Miền Nam, đào tạo về các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật,
trong đó có một số chuyên ngành đào tạo đạt đẳng cấp quốc tế.
34
Để đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật
Miền Nam có thể thực hiện tốt chức năng, trách nhiệm xã hội của mình, thì
yêu cầu đối với mỗi người giảng viên cơ hữu là phải hội tụ đầy đủ ba thành tố
đó là kiến thức, kỹ năng, thái độ, trong đó kiến thức là thành tố cơ bản nhất.
Tố chất tự giác, nỗ lực và khát vọng tự hoàn thiện mình trong mỗi cá nhân
giảng viên là không thể thiếu.
Kiến thức chuyên môn vững vàng là tiền đề đầu tiên để đảm bảo hiệu
quả hoạt động của giảng viên trong cả giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
Cùng với kiến thức chuyên môn, người giảng viên cần phải nắm được các
kiến thức về môi trường hoạt động của mình là nhà trường cao đẳng, nắm bắt
được các chức năng, nhiệm vụ và các quy định của nó, đồng thời người giảng
viên cần phải có những hiểu biết về tâm lý, về xã hội, sư phạm... để hoạt động
dạy học của mình phù hợp với HSSV nhằm kích thích nhu cầu, động cơ và
khả năng nhận thức của họ.
Kiến thức là cơ sở cho năng lực hoạt động của giảng viên, nhưng bản
thân kiến thức không thể mang lại kết quả mong muốn nếu người giảng viên
không nắm được các kỹ năng cần thiết. Thông qua kỹ năng, kiến thức và thái
độ mới biến thành kết quả hoạt động. Kỹ năng cơ bản nhất của giảng viên là
kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sử dụng thiết bị và kỹ năng cập nhật kiến thức. Các
kỹ năng này không phải tự nhiên có được mà phải được trau dồi qua hoạt động
thực tiễn, tự học, tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu.
Hiệu quả hoạt động của giảng viên không chỉ phụ thuộc vào kiến thức,
kỹ năng mà còn phụ thuộc vào giá trị, niềm tin, thái độ và sự tận tuỵ của đội
ngũ giảng viên cơ hữu. Các phẩm chất, năng lực này cần có một thời gian dài
mới được hình thành và củng cố;đồng thời chịu tác động bởi các yếu tố khách
quan khác, trong đó ảnh hưởng không nhỏ từ cách thức tổ chức, quản lý hoạt
động, chủ trương chính sách của nhà trường.
35
2.2. Thực trạng đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng Kinh
tế - Kỹ thuật Miền Nam
2.2.1. Chất lượng đội ngũ giảng viên cơ hữu
Dưới đây là bảng thống kê số lượng giảng viên cơ hữu và hiện trạng số
lượng giảng viên cơ hữu được bố trí công tác giảng dạy ở các khoa hiện nay,
xét trên các mặt giới tính, tuổi đời, trình độ học vấn, chính trị.
TT
Khoa
Số
lượng
Giới tính Tuổi đời Chinh trị Trình độ
Nam Nữ ≤ 30 31 - 45 >
45
Đoàn
viên
Đảng
viên
ĐH Ths TS PGS
1 Kinh tế 18 11 7 13 3 2 13 2 12 5 1 0
2
Dược &
Đ. dưỡng
25 9 16 16 6 3 16 6 18 3 3 1
3
Kỹ thuật
Công
nghệ
12 8 4 8 3 1 8 2 10 2 0 0
4
Khoa học
cơ bản
10 4 6 7 2 1 7 1 7 3 0 0
Tổng
65
%
32 33 44 14 7 44 11 47 13 4 1
49.3 50.7 67.7 21,5 10,8 67,7 16,9 72.3 20.0 6.2 1.5
(Nguồn do Phòng Tổ Chức – Hành chính cấp)
Bảng thống kê 2.3 – Thực trạng đội ngũ giảng viên cơ hữu của trường
Số lượng: Hiện tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Miền Nam có
tổng số nhân sự là: 96 người gồm CBQL, giảng viên cơ hữu và nhân viên
phục vụ các phòng chức năng (chưa tính giảng viên thỉnh giảng khoảng 80
người); trong đó có 65 giảng viên cơ hữu đang trực tiếp tham gia giảng dạy
tại 05 khoa của nhà trường.
Cơ cấu giới, độ tuổi đội ngũ giảng viên cơ hữu: Cơ cấu về độ tuổi của
đội ngũ cũng liên quan đến chất lượng hoạt động chuyên môn và chiến lược
phát triển sự nghiệp đào tạo của nhà trường. Cơ cấu về giới tính của đội ngũ
giảng viên nhà trường được cân đối và giữ sự ổn định, tuy nhiên việc phân bố
giảng dạy về chuyên môn ở các khoa hiện tại chưa được hợp lý.
36
Về giới tính, tâm lý: Nhìn chung tỷ lệ giữa nam (49.3%) và nữ (50.7%)
của nhà trường là tương đối cân bằng. Tuy nhiên xét riêng đối với từng bộ
môn thì lại chưa cân đối; có những bộ môn quá nhiều nam; có những bộ môn
quá nhiều nữ.
Về độ tuổi: Đội ngũ giảng viên của nhà trường có tuổi đời khá trẻ; đội
ngũ giảng viên ở độ tuổi từ 23 - 30 tuổi chiếm 67.7%; từ 31 - 45 tuổi chiếm:
21. 5%; trên 45 chiếm:10.8%.
Có thể nói đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật
Miền Nam là một đội ngũ trẻ, khoảng 67.7% giảng viên có độ tuổi dưới 30.
Số lượng giảng viên có trình độ thạc sĩ nhiều nhất ở độ tuổi từ 30 đến 45 và
độ tuổi dưới 30. Đây là độ tuổi năng động và có nhiều khả năng thích ứng với
sự đổi mới. Ưu thế của đội ngũ trẻ là năng động, sáng tạo, dễ tiếp thu khoa
học công nghệ, phương pháp giảng dạy mới. Đội ngũ trẻ có chí tiến thủ, có
khả năng sớm đạt được học vị, học hàm cao trong tương lai. Do đó, nhà
trường cần có cơ chế phù hợp để phát huy tiềm năng của đội ngũ này trong
việc học tập nâng cao trình độ. Tuy nhiên, nhược điểm của đội ngũ trẻ là thiếu
kinh nghiệm và bản lĩnh nghề nghiệp. Để khắc phục nhược điểm này, nhà
trường cần có kế hoạch phân công những giảng viên có thâm niên, giàu kinh
nghiệm bồi dưỡng, giúp đỡ họ.
2.2.2. Phẩm chất đội ngũ giảng viên cơ hữu trường
Phẩm chất chính trị: Số lượng đội ngũ giảng viên – đoàn viên rất đông
(67.7%), số lượng đội ngũ giảng viên - đảng viên là 16.9%. Nhìn chung tỷ lệ
giảng viên đảng viên còn thấp và phân chia chưa đồng đều.
Theo thống kê của Phòng Tổ chức - Hành chính đa số giảng viên nhà
trường được đào tạo qua các trường đại học chính quy đúng với các chuyên
ngành mà nhà trường đào tạo. Số giảng viên có tuổi đời từ 30 trở lên chiếm tỉ
lệ tương đối, họ là những người từng trải qua thời kỳ khó khăn của đất nước
mới đổi mới nên đã nhận thức rất sâu sắc về giá trị, thành quả của cuộc đổi
37
mới đất nước. Theo nhận xét của Đảng ủy và Ban giám hiệu hầu hết giảng
viên nhà trường đều có phẩm chất chính trị vững vàng, tuyệt đối tin tưởng và
chấp hành nghiêm chỉnh những chủ trương đường lối chính sách của Đảng và
pháp luật Nhà nước.
Phẩm chất đạo đức: Đội ngũ giảng viên cơ hữu đều nhiệt tình, năng
động, sáng tạo và có trách nhiêm; gương mẫu trong giảng dạy và sinh hoạt;
nghiêm chỉnh chấp hành mọi nội quy của nhà trường đề ra; có ý chí phấn đấu;
có lối sống lành mạnh, giản dị, đoàn kết, chân thành và quan tâm giúp đỡ lẫn
nhau trong công tác cũng như trong cuộc sống.
Cán bộ lãnh đạo và cán bộ quản lý cấp phòng - khoa đến đội ngũ giảng
viên nhà trường luôn là những người tận tụy với nghề nghiệp, có trách nhiệm
với công việc được giao, đa số họ thể hiện là những “tấm gương sáng cho học
sinh, sinh viên noi theo”. Trong công tác luôn thực hiện “kỷ cương, tình
thương, trách nhiệm”, biết phối hợp cộng đồng trách nhiệm trong xây dựng,
hoàn thiện môi trường giáo dục lành mạnh tại nhà trường.
2.2.3. Trình độ đội ngũ giảng viên cơ hữu của trường
Trình độ của giảng viên trường cao đẳng vừa là yếu tố phản ánh khả
năng trí tuệ vừa là điều kiện cần thiết để thực hiện giảng dạy và NCKH. Trình
độ của giảng viên cũng phản ánh tiềm lực trí tuệ của trường cao đẳng, là điều
kiện tiên quyết bảo đảm sự tồn tại và phát triển của nhà trường.
Trình độ của ĐNGV có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giảng dạy nói
riêng, chất lượng đào tạo của nhà trường nói chung. Vì vậy, muốn nâng cao
chất lượng đào tạo thì trước hết cần phải quan tâm đến việc bồi dưỡng nâng
cao trình độ cho đội ngũ giảng viên nhà trường. Đối với Trường Cao đẳng
Kinh tế - Kỹ thuật Miền Nam, trình độ ĐNGV còn thấp so với mục tiêu,
nhiệm vụ của nhà trường.
Đội ngũ giảng viên cơ hữu có học hàm, học vị còn khiêm tốn (tính đến
ngày 31/5/2013): phó giáo sư 01 (1.5%), tiến sỹ 04 (6,2%), thạc sỹ: 13
38
(20,%). Về chức danh, toàn trường chỉ có 01 giảng viên đạt tiêu chuẩn giảng
viên chính, giảng viên cao cấp trường chưa có. Trường không bố trí những
người có trình độ cao đẳng, trung cấp tham gia công tác giảng dạy.
2.2.4. Năng lực của đội ngũ giảng viên cơ hữu
Năng lực sư phạm: Năng lực sư phạm của đội ngũ giảng viên cơ hữu
vẫn còn bị hạn chế vì hầu hết chưa qua nghiệp vụ sư phạm một cách bài bản,
hơn nữa lại còn rất trẻ cả về tuổi đời, cả về trình độ, nên chưa có nhiều kinh
nghiệm trong giảng dạy. Một số giảng viên có kỹ năng sư phạm khá vững
vàng, thể hiện qua công tác giảng dạy, hướng dẫn thực tập, công tác nghiên
cứu khoa học. Kết quả đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên và chất
lượng học tập của HSSV được tăng lên hàng năm. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu
cầu chuẩn hóa đội ngũ thì những năm tới cần phải bồi dưỡng nâng cao trình
độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giảng viên đặc biệt là số
giảng viên trẻ. Qua đợt lấy phiếu khảo sát tháng 5/2013 có 30 phiếu khảo sát
dành cho giảng viên cơ hữu thì có 10 phiếu tự nhận là có đủ trình độ kiến thức
và sư phạm để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, 05 phiếu cho rằng cần phải bồi
dưỡng thêm về chuyên môn, 15 phiếu cần bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm.
Nănglựcgiáodục:Trongnhà trường, công tác quản lý giáo dục và công
tác chủ nhiệm lớp rất quan trọng, nó góp phần quan trọng cho việc hoàn thiện
nhân cáchHSSV, nângcao chất lượng hiệu quả của quá trình đào tạo. Để hoàn
thành nhiệm vụ này đòi hỏi người cán bộ giảng viên nói chung và giáo viên chủ
nhiệm nói riêng phải có năng lực tổ chức quản lý nhất định, dành nhiều thời
gian, côngsức đểluôn theo dõisâusát đốivới HSSV. Tìmhiểu rõ đặc điểm, tâm
tư, tìnhcảm củađốitượng giáo dục đểcó biện pháp giáo dục phùhợp. Qua khảo
sát thực tế tháng 5/2013 cho thấy đội ngũ giảng viên nhà trường đã có nhiều cố
gắng và hoàn thành tốt vai trò nhiệm vụ giáo dục HSSV, có một số kinh nghiệm
thực tiễn trong công tác quản lý giáo dục được đặt ra bàn thảo rút kinh nghiệm
trongcác cuộc họp cấp khoa, trường. Tuy nhiên, một số giảng viên trẻ vẫn còn
hạn chế kỹ năng quản lý giáo dục HSSV.
39
Nghiên cứu khoa học: Hoạt động nghiên cứu khoa học của đội ngũ
giảng viên cơ hữu chưa mạnh mẽ, chưa đi vào nề nếp, chưa có động lực thúc
đẩy và còn nhiều bất cập.
Nghiên cứu khoa học là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong
nhà trường, mỗi cán bộ giảng viên phải tham gia nghiên cứu khoa học để
không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn của mình. Tuy
nhiên trong thực tế hiện tại vẫn còn một số cán bộ giảng viên lúng túng về
phương pháp và năng lực nghiên cứu khoa học còn yếu.
Đối với nhà trường, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học là yêu cầu bắt buộc
đối với giảng viên. Vì vậy số đề tài khoa học được nghiên cứu ngày càng
nhiều. Qua báo cáo về tình hình nghiên cứu khoa học của Phòng Đào tạo cho
thấy hàng năm nhà trường đều tổ chức Hội đồng đánh giá, nghiệm thu các đề
tài. Song các đề tài chủ yếu ở cấp trường, phạm vi ứng dụng hẹp, chưa có đề
tài cấp Bộ. Nhìn chung, công tác nghiên NCKH của nhà trường còn mang
tính phong trào, nhiều giảng viên chưa nắm chắc cơ sở, phương pháp nghiên
cứu khoa học, mục tiêu nghiên cứu chưa được xác định rõ ràng, nội dung còn
đơn điệu, giá trị nghiên cứu mang lại chưa cao. Chính vì vậy, việc hướng dẫn
HSSV nghiên cứu khoa học còn gặp nhiều khó khăn.
Năng lực tự học: Các giảng viên cơ hữu của nhà trường, sau khi được
tuyển dụng, ngoài việc được nhà trường tạo điều kiện cho đi học cao học,
tham gia các lớp học, khoá học bồi dượng nâng cao trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ do nhà trường tổ chức, còn rất tích cực học tập, tự mình tìm tòi,
nghiên cứu tài liệu, bổ sung kiến thức.
Qua phỏng vấn Ban giám hiệu và kiểm tra cụ thể đã xác định rằng:
Ngoài việc thực hiện kế hoạch đào tạo tập trung, vừa học vừa làm thì việc tự
học, tự bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao trình độ, năng lực đội ngũ giảng
viên là rất quan trọng, cần thiết. Từ đó, ý thức và năng lực tự học, tự bồi
dưỡng của đội ngũ giảng viên được nâng lên một bước đáng kể. Cùng với sự
40
giúp đỡ của các tổ chuyên môn, sự khuyến khích, tạo điều kiện của nhà
trường, mỗi cán bộ giảng viên có sự quan tâm đến công tác tự bồi dưỡng, cập
nhật những kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cần thiết để đáp ứng yêu cầu
ngày càng cao của công tác giảng dạy vì sự phát triển của nhà trường, vì sự
nghiệp CNH - HĐH đất nước.
Tuy nhiên, qua tham khảo ý kiến của chính các giảng viên cơ hữu, thì
hầu hết các giảng viên cho rằng, việc tự bồi dưỡng của đội ngũ giảng viên cơ
hữu nhà trường vẫn chưa có sự tổ chức quản lý chặt chẽ, chưa có một cơ chế,
chính sách cụ thể nhằm khuyến khích động viên tất cả đội ngũ sư phạm tham
gia nên năng lực tự bồi dưỡng của giảng viên nhà trường còn thấp, hiệu quả
còn hạn chế.
Chất lượng giảng dạy, phẩm chất đạo đức, thái độ làm việc của đội ngũ
giảng viên cơ hữu được phản ánh phần nào qua kết quả xét thi đua theo năm
học. Hàng năm nhà trường dựa vào kết quả đánh giá xếp loại giảng viên ở các
tổ chuyên môn của từng khoa và xét công nhận thành tích thi đua hoàn thành
nhiệm vụ công tác của hội đồng thi đua nhà trường để đánh giá cán bộ quản
lý, giảng viên, nhân viên cơ hữu theo từng năm học. Kết quả như sau:
TT
Chỉ tiêu Năm
(Số lượng/ Thành tích)
2010-2011 2011-2012 2012-2013
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số GV được khen thưởng 18/32 56.25 36/49 73.46 47/65 72.30
1 Lao động tiên tiến 7 21.87 13 26.53 18 27.69
2
Chiến sĩ thi đua cấp
cơ sở 11 34.37 23 46.93 29 44.61
(Nguồn do Phòng Tổ chức – Hành chính cấp)
Bảng thống kê 2.4 – Xếp loại thi đua GV cơ hữu từ năm 2011 đến 2013
Tuy ý kiến đánh giá của 15 CBQL về chất lượng ĐNGV cơ hữu; cũng
như từ sự tự đáng giá mình theo các tiêu chí của 30 giảng viên cơ hữu trong
41
phiếu điều tra (như phụ lục) có phần chủ quan, nhưng nó cũng phản ánh lên
một thực trạng rằng, năng lực NCKH và năng lực sư phạm của ĐNGV cơ hữu
Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Miền Nam còn nhiều hạn chế, cần được
thúc đẩy hơn nữa thông qua cơ chế, chính sách rõ ràng, cụ thể và cấp thiết từ
cấp quản lý nhà trường. Căn cứ phiếu khảo sát, thăm dò ý kiến tới 15 cán bộ
quản lý chủ chốt đánh giá chung về chất lượng ĐNGV cơ hữu (65 GV),
chúng tôi thu được kết quả dưới đây:
Các tiêuchí đánh giá
Mức độ đánh giá
TT Tốt Khá Trung Bình Yếu
T.Số % T.Số % T.Số % T.Số %
1 Phẩm chất nhà giáo 21 32.30 34 52.30 10 15.38 0 0
2 Trìnhđộ chuyên
môn
18 27.69 31 47.69 16 24.61 0 0
3 Năng lực sư phạm 15 23.07 28 43.07 22 33.84 0 0
4 Năng lực NCKH 11 16.92 19 29.23 35 53.84 0 0
Bảng thống kê 2.5 – Ý kiến đánh giá của CBQL về chất lượng ĐNGV cơ hữu
2.2.5. Đánh giá kếtquả thực trạng đội ngũ giảng viên cơ hữu nhà trường
Những ưu điểm và nguyên nhân
Qua phân tích thực trạng đội ngũ giảng viên của nhà trường, nhận thấy
có một số mặt mạnh sau:
Về nhận thức, đa số giảng viên nhà trường đã xác định được yêu cầu
nhiệm vụ, nên đã tích cực tham gia học tập nâng cao trình độ theo kế hoạch
đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường. Nhận thức về yêu cầu học tập nâng cao
trình độ của đội ngũ CBQL, giảng viên cơ hữu đã được nâng lên một bước
đáng kể trước yêu cầu nhiệm vụ mới của nhà trường thể hiện bằng hành động
cụ thể trong việc tham gia vào quá trình thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi
dưỡng của nhà trường trong từng năm qua.
Đội ngũ giảng viên rất đa dạng về chuyên môn ngành nghề, trong đó
giảng viên cơ hữu chiếm số đông, giảng viên mời thỉnh giảng chiếm tỷ lệ
thấp. Cơ cấu đội ngũ giảng viên cơ hữu tương đối hợp lý. Đây là điều kiện
42
thuận lợi để nhà trường chủ động trong việc phân công kế hoạch công tác cho
ĐNGV.
Hầu hết giảng viên nhà trường có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm
chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn nhất định, có tinh thần trách nhiệm
gắn bó với chuyên môn nghề nghiệp, nhiều giảng viên có bề dày kinh nghiệm
trong hoạt động chuyên môn, phát huy tác dụng tốt trong đội ngũ.
Nguyên nhân là, với cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, nhà trường chủ
động hoàn toàn trong công tác xây dựng phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu
“có chất lượng” riêng của mình, cụ thể như sau:
Trong 05 năm qua, lãnh đạo nhà trường rất chú trọng đến công tác quy
hoạch đội ngũ giảng viên cơ hữu cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu, xem
đây là điều kiện bảo đảm cho việc thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ nhà
trường. Từ đó, đội ngũ giảng viên cơ hữu nhà trường không ngừng được củng
cố và phát triển. Trên thực tế, có một số trường, cơ sở liên kết giáo dục ngoài
công lập chỉ chuyên đi mời giảng viên đạt chuẩn về dạy thỉnh giảng vì chi phí
cho việc đầu tư xây dựng và phát triển lực lượng giảng viên cơ hữu cho một
trường thường tốn kém hơn nhiều.
Hàng năm, trường chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện các kế
hoạch đào tạo, bồi dưỡng; kiểm tra, đánh giá nhằm nâng cao chất lượng cho
đội ngũ CBQL và ĐNGV cơ hữu, bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển lâu dài
của nhà trường.
Một số chế độ, chính sách “trải thảm”, khuyến khích, động viên tuy có
chừng mực, nhưng cũng đã thu hút được nhiều người tài qua tuổi làm việc ở
các đơn vị cơ sở nhà nước về công tác tại trường. Tục ngữ có câu, “kép trẻ,
thầy già” và thực tế rằng, ai đã gắn bó với nghề giáo, thì đó là cái duyên, cái
nợ, là nguồn vui sống, sự đam mê suốt đời; với cơ chế thoáng của mình, nhà
trường đã mời được những thầy cô, những nhà khoa học vừa đến tuổi về hưu
nhưng vẫn còn sức khoẻ và tâm huyết, tiếp tục tham gia cống hiến cho sự
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng

More Related Content

What's hot

Luận văn: Kỹ năng định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT
Luận văn: Kỹ năng định hướng nghề nghiệp của học sinh THPTLuận văn: Kỹ năng định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT
Luận văn: Kỹ năng định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở các trường trung học phổ thông...
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở các trường trung học phổ thông...Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở các trường trung học phổ thông...
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở các trường trung học phổ thông...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học Tp Bạc Liêu, HAY
Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học Tp Bạc Liêu, HAYQuản lý chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học Tp Bạc Liêu, HAY
Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học Tp Bạc Liêu, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Quản lý đào tạo đại học ở Trường ĐH Bạc Liêu, HAY
Luận văn: Quản lý đào tạo đại học ở Trường ĐH Bạc Liêu, HAYLuận văn: Quản lý đào tạo đại học ở Trường ĐH Bạc Liêu, HAY
Luận văn: Quản lý đào tạo đại học ở Trường ĐH Bạc Liêu, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Khoa học quản lí giáo dục
Khoa học quản lí giáo dụcKhoa học quản lí giáo dục
Khoa học quản lí giáo dục
nataliej4
 
Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở các trường THPT huyện Giá Rai, tỉnh ...
 Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở các trường THPT huyện Giá Rai, tỉnh ... Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở các trường THPT huyện Giá Rai, tỉnh ...
Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở các trường THPT huyện Giá Rai, tỉnh ...
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi thường xuyên qua Kho bạc nhà nước Tịn...
Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi thường xuyên qua Kho bạc nhà nước Tịn...Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi thường xuyên qua Kho bạc nhà nước Tịn...
Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi thường xuyên qua Kho bạc nhà nước Tịn...
Man_Ebook
 
Đề tài: Chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học ở Bạc Liêu, HAY
Đề tài: Chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học ở Bạc Liêu, HAYĐề tài: Chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học ở Bạc Liêu, HAY
Đề tài: Chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học ở Bạc Liêu, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học cơ sở thuộc thành phố Cà Mau, t...
Quản lý hoạt động dạy học ở  trường trung học cơ sở thuộc thành phố Cà Mau, t...Quản lý hoạt động dạy học ở  trường trung học cơ sở thuộc thành phố Cà Mau, t...
Quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học cơ sở thuộc thành phố Cà Mau, t...
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Luận án: Dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4, 5 theo tiếp cận năng lực
Luận án: Dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4, 5 theo tiếp cận năng lựcLuận án: Dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4, 5 theo tiếp cận năng lực
Luận án: Dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4, 5 theo tiếp cận năng lực
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
LV: Giải pháp quản lý hoạt động đào tạo đại học ở trường đại học
LV: Giải pháp quản lý hoạt động đào tạo đại học ở trường đại họcLV: Giải pháp quản lý hoạt động đào tạo đại học ở trường đại học
LV: Giải pháp quản lý hoạt động đào tạo đại học ở trường đại học
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Đề tài: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Sài Gòn đáp ứng yêu cầu ...
Đề tài: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Sài Gòn đáp ứng yêu cầu ...Đề tài: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Sài Gòn đáp ứng yêu cầu ...
Đề tài: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Sài Gòn đáp ứng yêu cầu ...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận án: Quản lý hoạt động tự học của sinh viên ĐH Hùng Vương
Luận án: Quản lý hoạt động tự học của sinh viên ĐH Hùng VươngLuận án: Quản lý hoạt động tự học của sinh viên ĐH Hùng Vương
Luận án: Quản lý hoạt động tự học của sinh viên ĐH Hùng Vương
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sin...
Đề tài: Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sin...Đề tài: Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sin...
Đề tài: Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sin...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên trường Đại học Y Dược Thái NguyênLuận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên THCS tại TPHCM
Đề tài: Quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên THCS tại TPHCMĐề tài: Quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên THCS tại TPHCM
Đề tài: Quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên THCS tại TPHCM
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS tại TPHCM, HOT
Đề tài: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS tại TPHCM, HOTĐề tài: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS tại TPHCM, HOT
Đề tài: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS tại TPHCM, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục tỉnh Quảng BìnhLuận văn: Phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục tỉnh Quảng Bình
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý học tập của sinh viên ĐH Nguyễn Tất Thành, HAY
Luận văn: Quản lý học tập của sinh viên ĐH Nguyễn Tất Thành, HAYLuận văn: Quản lý học tập của sinh viên ĐH Nguyễn Tất Thành, HAY
Luận văn: Quản lý học tập của sinh viên ĐH Nguyễn Tất Thành, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCSLuận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

What's hot (20)

Luận văn: Kỹ năng định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT
Luận văn: Kỹ năng định hướng nghề nghiệp của học sinh THPTLuận văn: Kỹ năng định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT
Luận văn: Kỹ năng định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT
 
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở các trường trung học phổ thông...
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở các trường trung học phổ thông...Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở các trường trung học phổ thông...
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở các trường trung học phổ thông...
 
Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học Tp Bạc Liêu, HAY
Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học Tp Bạc Liêu, HAYQuản lý chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học Tp Bạc Liêu, HAY
Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học Tp Bạc Liêu, HAY
 
Luận văn: Quản lý đào tạo đại học ở Trường ĐH Bạc Liêu, HAY
Luận văn: Quản lý đào tạo đại học ở Trường ĐH Bạc Liêu, HAYLuận văn: Quản lý đào tạo đại học ở Trường ĐH Bạc Liêu, HAY
Luận văn: Quản lý đào tạo đại học ở Trường ĐH Bạc Liêu, HAY
 
Khoa học quản lí giáo dục
Khoa học quản lí giáo dụcKhoa học quản lí giáo dục
Khoa học quản lí giáo dục
 
Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở các trường THPT huyện Giá Rai, tỉnh ...
 Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở các trường THPT huyện Giá Rai, tỉnh ... Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở các trường THPT huyện Giá Rai, tỉnh ...
Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở các trường THPT huyện Giá Rai, tỉnh ...
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi thường xuyên qua Kho bạc nhà nước Tịn...
Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi thường xuyên qua Kho bạc nhà nước Tịn...Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi thường xuyên qua Kho bạc nhà nước Tịn...
Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi thường xuyên qua Kho bạc nhà nước Tịn...
 
Đề tài: Chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học ở Bạc Liêu, HAY
Đề tài: Chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học ở Bạc Liêu, HAYĐề tài: Chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học ở Bạc Liêu, HAY
Đề tài: Chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học ở Bạc Liêu, HAY
 
Quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học cơ sở thuộc thành phố Cà Mau, t...
Quản lý hoạt động dạy học ở  trường trung học cơ sở thuộc thành phố Cà Mau, t...Quản lý hoạt động dạy học ở  trường trung học cơ sở thuộc thành phố Cà Mau, t...
Quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học cơ sở thuộc thành phố Cà Mau, t...
 
Luận án: Dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4, 5 theo tiếp cận năng lực
Luận án: Dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4, 5 theo tiếp cận năng lựcLuận án: Dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4, 5 theo tiếp cận năng lực
Luận án: Dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4, 5 theo tiếp cận năng lực
 
LV: Giải pháp quản lý hoạt động đào tạo đại học ở trường đại học
LV: Giải pháp quản lý hoạt động đào tạo đại học ở trường đại họcLV: Giải pháp quản lý hoạt động đào tạo đại học ở trường đại học
LV: Giải pháp quản lý hoạt động đào tạo đại học ở trường đại học
 
Đề tài: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Sài Gòn đáp ứng yêu cầu ...
Đề tài: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Sài Gòn đáp ứng yêu cầu ...Đề tài: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Sài Gòn đáp ứng yêu cầu ...
Đề tài: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Sài Gòn đáp ứng yêu cầu ...
 
Luận án: Quản lý hoạt động tự học của sinh viên ĐH Hùng Vương
Luận án: Quản lý hoạt động tự học của sinh viên ĐH Hùng VươngLuận án: Quản lý hoạt động tự học của sinh viên ĐH Hùng Vương
Luận án: Quản lý hoạt động tự học của sinh viên ĐH Hùng Vương
 
Đề tài: Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sin...
Đề tài: Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sin...Đề tài: Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sin...
Đề tài: Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sin...
 
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên trường Đại học Y Dược Thái NguyênLuận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
 
Đề tài: Quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên THCS tại TPHCM
Đề tài: Quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên THCS tại TPHCMĐề tài: Quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên THCS tại TPHCM
Đề tài: Quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên THCS tại TPHCM
 
Đề tài: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS tại TPHCM, HOT
Đề tài: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS tại TPHCM, HOTĐề tài: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS tại TPHCM, HOT
Đề tài: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS tại TPHCM, HOT
 
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục tỉnh Quảng BìnhLuận văn: Phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục tỉnh Quảng Bình
 
Luận văn: Quản lý học tập của sinh viên ĐH Nguyễn Tất Thành, HAY
Luận văn: Quản lý học tập của sinh viên ĐH Nguyễn Tất Thành, HAYLuận văn: Quản lý học tập của sinh viên ĐH Nguyễn Tất Thành, HAY
Luận văn: Quản lý học tập của sinh viên ĐH Nguyễn Tất Thành, HAY
 
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCSLuận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
 

Similar to Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng

Đề tài: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường CĐ Kinh tế, HAY
Đề tài: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường CĐ Kinh tế, HAYĐề tài: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường CĐ Kinh tế, HAY
Đề tài: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường CĐ Kinh tế, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Phát triển đội ngũ giáo viên Trường Trung cấp nghề, HOT
Đề tài: Phát triển đội ngũ giáo viên Trường Trung cấp nghề, HOTĐề tài: Phát triển đội ngũ giáo viên Trường Trung cấp nghề, HOT
Đề tài: Phát triển đội ngũ giáo viên Trường Trung cấp nghề, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề, HAY!
Luận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề, HAY!Luận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề, HAY!
Luận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề, HAY!
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
uận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề, 9đ
uận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề, 9đuận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề, 9đ
uận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóaLuận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Biện pháp chuẩn hóa giáo viên THPT huyện Cái Nước
Luận văn: Biện pháp chuẩn hóa giáo viên THPT huyện Cái NướcLuận văn: Biện pháp chuẩn hóa giáo viên THPT huyện Cái Nước
Luận văn: Biện pháp chuẩn hóa giáo viên THPT huyện Cái Nước
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Biện pháp chuẩn hóa giáo viên THCS tỉnh Cà Mau, HOT
Luận văn: Biện pháp chuẩn hóa giáo viên THCS tỉnh Cà Mau, HOTLuận văn: Biện pháp chuẩn hóa giáo viên THCS tỉnh Cà Mau, HOT
Luận văn: Biện pháp chuẩn hóa giáo viên THCS tỉnh Cà Mau, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Xây dựng đội ngũ giáo viên trong thời kỳ đổi mới, HAY
Luận án: Xây dựng đội ngũ giáo viên trong thời kỳ đổi mới, HAYLuận án: Xây dựng đội ngũ giáo viên trong thời kỳ đổi mới, HAY
Luận án: Xây dựng đội ngũ giáo viên trong thời kỳ đổi mới, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Quản lý hoạt động dạy học của đội ngũ giáo viên trường THPT
Đề tài: Quản lý hoạt động dạy học của đội ngũ giáo viên trường THPTĐề tài: Quản lý hoạt động dạy học của đội ngũ giáo viên trường THPT
Đề tài: Quản lý hoạt động dạy học của đội ngũ giáo viên trường THPT
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS tại Hà Nội, HOT
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS tại Hà Nội, HOTLuận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS tại Hà Nội, HOT
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS tại Hà Nội, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa Bạc Liêu
Đề tài: Chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa Bạc LiêuĐề tài: Chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa Bạc Liêu
Đề tài: Chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa Bạc Liêu
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở trường trung cấp văn hóa nghệ thuật
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở trường trung cấp văn hóa nghệ thuậtLuận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở trường trung cấp văn hóa nghệ thuật
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở trường trung cấp văn hóa nghệ thuật
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS huyện Từ Liêm, HAY
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS huyện Từ Liêm, HAYLuận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS huyện Từ Liêm, HAY
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS huyện Từ Liêm, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, HAY
Luận văn: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, HAYLuận văn: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, HAY
Luận văn: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Quản lý chất lượng giáo viên mầm non tỉnh Bình Dương, HOT
Đề tài: Quản lý chất lượng giáo viên mầm non tỉnh Bình Dương, HOTĐề tài: Quản lý chất lượng giáo viên mầm non tỉnh Bình Dương, HOT
Đề tài: Quản lý chất lượng giáo viên mầm non tỉnh Bình Dương, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
LV: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Phú Giáo
LV: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Phú GiáoLV: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Phú Giáo
LV: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Phú Giáo
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Xây dựng đội ngũ giảng viên của Trường ĐH Nội vụ Hà Nội
Đề tài: Xây dựng đội ngũ giảng viên của Trường ĐH Nội vụ Hà NộiĐề tài: Xây dựng đội ngũ giảng viên của Trường ĐH Nội vụ Hà Nội
Đề tài: Xây dựng đội ngũ giảng viên của Trường ĐH Nội vụ Hà Nội
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Biện pháp quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học, HAY!
Luận văn: Biện pháp quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học, HAY!Luận văn: Biện pháp quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học, HAY!
Luận văn: Biện pháp quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học, HAY!
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật
Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuậtQuản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật
Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ở Trường đại học Ngoại ngữ - Tin họ...
Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ở Trường đại học Ngoại ngữ - Tin họ...Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ở Trường đại học Ngoại ngữ - Tin họ...
Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ở Trường đại học Ngoại ngữ - Tin họ...
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 

Similar to Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng (20)

Đề tài: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường CĐ Kinh tế, HAY
Đề tài: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường CĐ Kinh tế, HAYĐề tài: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường CĐ Kinh tế, HAY
Đề tài: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường CĐ Kinh tế, HAY
 
Đề tài: Phát triển đội ngũ giáo viên Trường Trung cấp nghề, HOT
Đề tài: Phát triển đội ngũ giáo viên Trường Trung cấp nghề, HOTĐề tài: Phát triển đội ngũ giáo viên Trường Trung cấp nghề, HOT
Đề tài: Phát triển đội ngũ giáo viên Trường Trung cấp nghề, HOT
 
Luận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề, HAY!
Luận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề, HAY!Luận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề, HAY!
Luận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề, HAY!
 
uận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề, 9đ
uận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề, 9đuận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề, 9đ
uận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề, 9đ
 
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóaLuận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa
 
Luận văn: Biện pháp chuẩn hóa giáo viên THPT huyện Cái Nước
Luận văn: Biện pháp chuẩn hóa giáo viên THPT huyện Cái NướcLuận văn: Biện pháp chuẩn hóa giáo viên THPT huyện Cái Nước
Luận văn: Biện pháp chuẩn hóa giáo viên THPT huyện Cái Nước
 
Luận văn: Biện pháp chuẩn hóa giáo viên THCS tỉnh Cà Mau, HOT
Luận văn: Biện pháp chuẩn hóa giáo viên THCS tỉnh Cà Mau, HOTLuận văn: Biện pháp chuẩn hóa giáo viên THCS tỉnh Cà Mau, HOT
Luận văn: Biện pháp chuẩn hóa giáo viên THCS tỉnh Cà Mau, HOT
 
Luận án: Xây dựng đội ngũ giáo viên trong thời kỳ đổi mới, HAY
Luận án: Xây dựng đội ngũ giáo viên trong thời kỳ đổi mới, HAYLuận án: Xây dựng đội ngũ giáo viên trong thời kỳ đổi mới, HAY
Luận án: Xây dựng đội ngũ giáo viên trong thời kỳ đổi mới, HAY
 
Đề tài: Quản lý hoạt động dạy học của đội ngũ giáo viên trường THPT
Đề tài: Quản lý hoạt động dạy học của đội ngũ giáo viên trường THPTĐề tài: Quản lý hoạt động dạy học của đội ngũ giáo viên trường THPT
Đề tài: Quản lý hoạt động dạy học của đội ngũ giáo viên trường THPT
 
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS tại Hà Nội, HOT
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS tại Hà Nội, HOTLuận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS tại Hà Nội, HOT
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS tại Hà Nội, HOT
 
Đề tài: Chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa Bạc Liêu
Đề tài: Chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa Bạc LiêuĐề tài: Chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa Bạc Liêu
Đề tài: Chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa Bạc Liêu
 
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở trường trung cấp văn hóa nghệ thuật
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở trường trung cấp văn hóa nghệ thuậtLuận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở trường trung cấp văn hóa nghệ thuật
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở trường trung cấp văn hóa nghệ thuật
 
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS huyện Từ Liêm, HAY
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS huyện Từ Liêm, HAYLuận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS huyện Từ Liêm, HAY
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS huyện Từ Liêm, HAY
 
Luận văn: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, HAY
Luận văn: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, HAYLuận văn: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, HAY
Luận văn: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, HAY
 
Đề tài: Quản lý chất lượng giáo viên mầm non tỉnh Bình Dương, HOT
Đề tài: Quản lý chất lượng giáo viên mầm non tỉnh Bình Dương, HOTĐề tài: Quản lý chất lượng giáo viên mầm non tỉnh Bình Dương, HOT
Đề tài: Quản lý chất lượng giáo viên mầm non tỉnh Bình Dương, HOT
 
LV: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Phú Giáo
LV: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Phú GiáoLV: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Phú Giáo
LV: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Phú Giáo
 
Đề tài: Xây dựng đội ngũ giảng viên của Trường ĐH Nội vụ Hà Nội
Đề tài: Xây dựng đội ngũ giảng viên của Trường ĐH Nội vụ Hà NộiĐề tài: Xây dựng đội ngũ giảng viên của Trường ĐH Nội vụ Hà Nội
Đề tài: Xây dựng đội ngũ giảng viên của Trường ĐH Nội vụ Hà Nội
 
Luận văn: Biện pháp quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học, HAY!
Luận văn: Biện pháp quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học, HAY!Luận văn: Biện pháp quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học, HAY!
Luận văn: Biện pháp quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học, HAY!
 
Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật
Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuậtQuản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật
Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật
 
Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ở Trường đại học Ngoại ngữ - Tin họ...
Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ở Trường đại học Ngoại ngữ - Tin họ...Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ở Trường đại học Ngoại ngữ - Tin họ...
Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ở Trường đại học Ngoại ngữ - Tin họ...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 

Recently uploaded (10)

Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 

Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng

  • 1. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ  HỒ MINH TRIẾT PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CƠ HỮU TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT MIỀN NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2013
  • 2. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ  HỒ MINH TRIẾT PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CƠ HỮU TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT MIỀN NAM Chuyên ngành : Quản lý giáo dục Mã số : 60 14 01 14 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:TS PHẠM ĐÌNH BỘ HÀ NỘI - 2013
  • 3. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CBQL Cán bộ quản lý CNH - HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CSVC Cơ sở vật chất ĐH - CĐ Đại học, cao đẳng ĐNGV Đội ngũ giảng viên GD Giáo dục GD - ĐT Giáo dục, đào tạo GV Giảng viên HSSV Học sinh sinh viên NCKH Nghiên cứu khoa học QLGD Quản lý giáo dục TCCN Trung cấp chuyên nghiệp
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 3 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CƠ HỮU TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT MIỀN NAM 11 1.1 Các khái niệm cơ bản 11 1.2 Những vấn đề cơ bản phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Miền Nam 17 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CƠ HỮU TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT MIỀN NAM 29 2.1 Đặc điểm giáo dục – đào tạo của Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Miền Nam 29 2.2 Thực trạng đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Miền Nam 35 2.3 Thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu của Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Miền Nam 45 CHƯƠNG 3 YÊU CẦU, CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CƠ HỮU TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT MIỀN NAM 50 3.1 Những yêu cầu xây dựng các biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Miền Nam 50 3.2 Những biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Miền Nam 52 3.3 Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 80 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 85 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88 PHỤ LỤC 92
  • 5. 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 (khóa VIII) Ban chấp hành Trung ương Đảng khẳng định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước, là điều kiện phát triển nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và phát triển bền vững”. Gắn liền với sự chăm lo phát triển một nền giáo dục - đào tạo vững mạnh, trong đó phát triển đội ngũ nhà giáo một cách toàn diện là hết sức quan trọng. Luật giáo dục khẳng định: “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục”. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI nhấn mạnh: “Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với khoa học là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư cho phát triển. Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo nhu cầu phát triển xã hội; nâng cao chất lượng theo yêu cầu chuẩn hoá, hiện đại hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, đào tạo trên tinh thần tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục, đào tạo”. Nhìn chung, với quan điểm chỉ đạo “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, Đảng ta luôn coi trọng vai trò của đội ngũ giáo viên nói chung và đội ngũ giảng viên các trường ĐH - CĐ nói riêng. Chăm lo đào tạo, bồi dưỡng và tiêu chuẩn hóa đội ngũ giáo viên cả về chính trị, tư tưởng đạo đức và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ được xem là khâu then chốt để thực hiện thắng lợi sự nghiệp phát triển GD – ĐT, chấn hưng đất nước trong thời kỳ mới”. Giáo dục đại học có vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, trực tiếp đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao cho đất nước. Để đáp ứng với yêu cầu phát triển của xã hội, giáo dục đại học phải đổi mới để nâng cao
  • 6. 4 chất lượng đào tạo, và một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo chất lượng đào tạo của trường đại học, cao đẳng là đội ngũ giảng viên. Đội ngũ giảng viên ở trường cao đẳng và đại học có nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng, nhằm đào tạo thế hệ trẻ thành những người công dân vừa có đức lại vừa có trình độ kỹ thuật tiên tiến để góp phần “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” cho đất nước. Chính vì vậy mà việc phát triển đội ngũ giảng viên ở trường đại học, cao đẳng là việc làm cần thiết, cấp bách hiện nay. Trong bối cảnh hiện tại, nhu cầu học tập của người dân ngày càng cao, hệ thống giáo dục đại học ngày càng được mở rộng và phát triển đa dạng dưới nhiều hình thức. Hệ thống các trường ngoài công lập có một số điểm mạnh như tận dụng và phát huy được những mặt tích cực của cơ chế quản lý mới, có nhiều cơ hội để phát huy được tính tự chủ và chịu trách nhiệm. Tuy nhiên trong nền kinh tế thị trường việc tổ chức và quản lý các trường ngoài công lập gặp một số khó khăn về CSVC, sự cạnh tranh gay gắt về các vấn đề chất lượng đào tạo và học phí, kinh phí. Do vậy, để các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập có thể tồn tại và phát triển, một trong những vấn đề quan trọng và mang tính quyết định đó chính là đội ngũ giảng viên, đặc biệt là đội ngũ giảng viên cơ hữu gắn bó, cam kết làm việc dài lâu với trường. Nhà trường cần phải có sự quan tâm và đầu tư nhiều hơn trong việc xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu của mình vững mạnh, trở thành lực lượng nòng cốt, góp phần đảm bảo chất lượng đào tạo, thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ của giáo dục đại học về đào tạo nguồn nhân lực trong giai đoạn hiện nay. Thực hiện các chủ trương xã hội hoá giáo dục của Đảng và Nhà nước, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Miền Nam ra đời, được giao nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có trình độ cao đẳng và trung cấp thuộc các ngành kinh tế và kỹ thuật trong cả nước, nhằm góp phần đào tạo phát triển nguồn nhân lực có trình độ, nghiệp vụ, chuyên môn cho xã hội. Sau 05 năm đi vào
  • 7. 5 hoạt động và phát triển, trường đã đạt được những thành tựu đáng kể trong công tác tuyển sinh, thực hiện nhiệm vụ, chức năng đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ cho nguồn nhân lực trẻ khu vực phía Nam và cả nước. Công tác xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu là một trong những nhiệm vụ cần được hoạch định, thực thi không thể thiếu và chậm trễ, khi trường có bề dày hoạt động chưa lâu. Tuy nhiên trước sự phát triển của giáo dục hiện nay, thì đội ngũ giảng viên của trường còn nhiều bất cập như: Số lượng giảng viên của trường còn thiếu, chưa đáp ứng được sự tăng trưởng về quy mô đào tạo của nhà trường; Trình độ giảng viên không đồng đều và nhìn chung còn thấp, thiếu kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm, khả năng nghiên cứu khoa học, khả năng tự học, tự bồi dưỡng của đội ngũ giảng viên mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng còn hạn chế; Cơ cấu đội ngũ giảng viên chưa đồng bộ, nhiều khoa, bộ môn lực lượng giảng viên còn mỏng và phân tán; Đội ngũ giảng viên cơ hữu khá đông, song đội ngũ giảng viên cơ hữu của trường chưa được đào tạo, kiểm tra, phân bổ, sàng lọc, định hướng đúng mức; và chưa phát huy được hết khả năng, sức mạnh, lợi thế vốn có của mình với tư cách là lực lượng nòng cốt của một trường cao đẳng ngoài công lập. Do vậy, nhiệm vụ sắp tới nhất thiết cần xây dựng và phát triển ĐNGV nhà trường cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu. Từ những lý do trên, chúng tôi chọn vấn đề “Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Miền Nam” làm đề tài nghiên cứu. 2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Chất lượng của đội ngũ giáo viên là điều kiện quyết định để nâng cao chất lượng giáo dục, vì vậy vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là trung tâm của các chương trình cải cách, cải tổ, đổi mới giáo dục. Đối với các trường đại học, cao đẳng trong giai đoạn hiện nay, việc nghiên cứu phát triển đội ngũ giảng viên là một vấn đề hết sức quan trọng. Điều này không chỉ
  • 8. 6 đúng với Việt Nam mà đã được chứng minh ở nhiều nước có nền giáo dục phát triển với nhiều bài học đi trước như Hoa Kỳ, Úc, Liên minh Châu Âu... Xung quanh vấn đề phát triển đội ngũ giảng viên đã có nhiều công trình nghiên cứu mà các tác giả trong và ngoài nước đề cập đến. Sau đây là một số công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước có liên quan đến hướng nghiên cứu của đề tài. Các tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc và Trần Khánh Đức với công trình nghiên cứu Chính sách quốc gia và sự phát triển đội ngũ giảng viên Đại học Việt Nam đã đi sâu phản ánh, phân tích các chính sách quốc gia về phát triển hệ thống giáo dục đại học và ĐNGV trong quá trình đổi mới giáo dục đại học ở Việt Nam. Đề tài Chính sách phát triển đội ngũ giảng viên các trường Đại học ngoài công lập do Đỗ Thị Hoà làm chủ nhiệm đã đi sâu phân tích cơ sở lý luận về chính sách phát triển đội ngũ giảng viên ở các trường đại học ngoài công lập ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, làm rõ thực trạng chính sách phát triển đội ngũ giảng viên ở các trường đại học ngoài công lập; trên cơ sở đó đề tài đã đề xuất chung chính sách phát triển đội ngũ giảng viên ở các trường ngoài công lập ở nước ta hiện nay. Đề tài cấp Bộ Các giải pháp phát triển và chuẩn hoá đội ngũ giảng viên Đại học Lao động Xã hội do Trường Đại học Lao động Xã hội thực hiện đã làm rõ các căn cứ để phát triển, chuẩn hoá đội ngũ giảng viên; làm rõ thực trạng và các yếu tố, điều kiện để chuẩn hoá đội ngũ giảng viên; đề xuất các giải pháp để phát triển, chuẩn hoá đội ngũ giảng viên Trường Đại học Lao động Xã hội. Bên cạnh các đề tài nghiên cứu về phát triển đội ngũ giảng viên, còn có nhiều luận văn đã đề cập đến vấn đề này. Luận văn Thạc sĩ giáo dục học với đề tài Những giảipháp xây dựng và pháttriển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Đạihọc Dân lập Hải Phòng đáp
  • 9. 7 ứng yêu cầu giai đoạn hiện nay, của tác giả Hồ Thị Hoài Nam với mục đích nghiên cứu nhằm đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Đại học Dân lập Hải Phòng. Tác giả Trịnh Thị Mai với đề tài luận văn Thạc sĩ quản lý giáo dục Phát triển đội ngũ giảng viên Trường Đại học ĐạiNam giai đoạn 2011 – 2015, đã đi sâu nghiên cứu cơ sở lý luận phát triển ĐNGV ở Trường Đại học Đại Nam. Luận văn Thạc sĩ quản lý giáo dục của Chu Thị Hương Giang với đề tài Những biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên Trường Đại học Lương Thế Vinh giaiđoạn 2007 – 2015, đã tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về xây dựng, phát triển đội ngũ giảng viên của Trường Đại học Lương Thế Vinh giai đoạn 2007 – 2015. Như vậy xung quanh vấn đề phát triển đội ngũ giảng viên nói chung, đội ngũ giảng viên cơ hữu nói riêng đã có nhiều công trình của nhiều tác giả nghiên cứu. Tuy nhiên, vấn đề phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao Đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Miền Nam chưa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách cụ thể. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu, đề xuất biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Miền Nam. Nhiệm vụ nghiên cứu Làm rõ cơ sở lý luận phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu. Khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ giảng viên cơ hữu và phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Miền Nam. Đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Miền Nam.
  • 10. 8 4. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu Khách thể nghiên cứu Hoạt động quản lý đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Miền Nam. Đối tượng nghiên cứu Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Miền Nam. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Miền Nam hiện nay. Số liệu để sử dụng nghiên cứu từ khi năm 2008 đến nay. 5. Giả thuyết khoa học Chất lượng đội ngũ giảng viên trong các trường cao đẳng, đại học bị tác động và quy định bởi nhiều yếu tố. Vì vậy, trong quá trình phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu của Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Miền Nam, nếu chủ thể quản lý giáo dục thực hiện đồng bộ và có hiệu quả những vấn đề như: Nâng cao nhận thức của ĐNGV cơ hữu và CBQL về sứ mạng, nhiệm vụ chiến lược, mục tiêu đào tạo của nhà trường; vai trò và nhiệm vụ giảng viên; làm tốt công tác quy hoạch ĐNGV; đẩy mạnh công tác đào tạo - bồi dưỡng đội ngũ giảng viên; tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển đội ngũ giảng viên; thường xuyên thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ giảng viên cơ hữu của nhà trường thì sẽ xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu có đủ số lượng, chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu đào tạo của nhà trường, và xu hướng phát triển giáo dục hiện nay. 6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận Luận văn được tổ chức nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm
  • 11. 9 của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục, đào tạo nói chung và về phát triển đội ngũ giảng viên nói riêng. Đồng thời vận dụng các quan điểm logic - lịch sử, hệ thống – cấu trúc và các quan điểm thực tiễn để xem xét phân tích các vấn đề có liên quan. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành công trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn của khoa học giáo dục như: - Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Phương pháp phân tích - tổng hợp, hệ thống hoá các báo cáo, các tài liệu có liên quan đến đánh giá đội ngũ giảng viên và xây dựng, phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu của Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Miền Nam. Chú trọng nghiên cứu các tài liệu như: Đề án mục tiêu phát triển Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Miền Nam đến năm 2020. Các tài liệu về chính sách, quy hoạch xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu của Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Miền Nam. - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn + Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Thu thập thông tin thông qua phiếu hỏi ý kiến của 30 giảng viên và 15 cán bộ quản lý trong trường nhằm tìm hiểu thực trạng về đội ngũ giảng viên cơ hữu; thực trạng công tác quản lý đội ngũ giảng viên cơ hữu; những giải pháp mà nhà trường đã áp dụng để phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu; tính khả thi của các giải pháp và những đề xuất nhằm hoàn thiện công tác phát triển ĐNGV cơ hữu của Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Miền Nam. + Phương pháp phỏng vấn: Trao đổi, xin ý kiến trực tiếp của cán bộ quản lý, giảng viên cơ hữu và ý kiến phản hồi học sinh sinh viên về giảng viên cơ hữu nhằm thu thập thêm thông tin và làm rõ hơn những vấn đề từ phiếu điều tra. + Phương pháp quan sát: Thu thập thông tin trên cơ sở quan sát trực tiếp các hoạt động sư phạm, quan sát hoạt động tuyển dụng, kiểm tra, đánh
  • 12. 10 giá, thanh lọc của cán bộ quản lý để có thông tin đầy đủ hơn về thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu. + Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực giáo dục và đào tạo nhằm đánh giá đúng thực trạng phát triển ĐNGV cơ hữu cũng như khảo nghiệm, kiểm định tính khả thi của các giải pháp đề xuất. - Nhóm phương pháp toán thống kê Xử lý kết quả điều tra và số liệu thu được bằng các phương pháp thống kê toán học nhằm định lượng kết quả nghiên cứu. 7. Ý nghĩa của luận văn Hệ thống hoá, khái quát hoá cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giáo viên cơ hữu, đặc biệt là xây dựng hệ thống khái niệm công cụ về phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Miền Nam. Đề xuất hệ thống biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Miền Nam có thể làm tài liệu tham khảo, tham mưu cho Ban giám hiệu quản lý phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu. 8. Cấu trúc luận văn Luận văn bao gồm phần mở đầu và 3 chương, 8 tiết, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
  • 13. 11 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘINGŨ GIẢNG VIÊN CƠ HỮU TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT MIỀN NAM 1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.1. Đội ngũ giảng viên Theo Từ điển tiếng Việt phổ thông, đội ngũ là thuật ngữ dùng để chỉ “số đông sắp xếp có trật tự hoặc có tổ chức chặt chẽ ” [32]. Có thể hiểu: “Đội ngũ là một nhóm người được tập hợp và tổ chức thành một lực lượng để thực hiện một hay nhiều chức năng, có thể cùng nghề nghiệp hay không, nhưng đều cùng mục đích nhất định” [44]. Tóm lại, đội ngũ là một tập hợp những cá nhân có liên hệ với nhau, tạo thành sự thống nhất ổn định, có tính chỉnh thể, có những thuộc tính và những quy luật tích hợp. Khái niệm đội ngũ hàm chứa yếu tố sức mạnh và có những yêu cầu chặt chẽ về cơ cấu, kỷ cương và chất lượng công việc. Ví dụ như đội ngũ công nhân, đội ngũ các nhà khoa học, đội ngũ trí thức, đội ngũ giảng viên cơ hữu. Theo Đại từ điển tiếng Việt thì, “Giảng viên là người giảng dạy ở đại học hay lớp huấn luyện cán bộ” [44]. Luật giáo dục – 2010, điều 70 chương IV quy định: “Nhà giáo là người có nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác. Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng nghề gọi là giảng viên”. Giảng viên phải là những nhà giáo có đầy đủ các yêu cầu về phẩm chất đạo đức, năng lực giảng dạy, trình độ chuyên môn và các yêu cầu khác đảm bảo được nhiệm vụ đào tạo ở bậc ĐH - CĐ. Ở đây cần phân biệt khái niệm giảng viên – nhà giáo, với giảng viên theo tiêu chuẩn các ngạch công chức bậc đại học. Theo Quyết định số: 538/TCCB-BCTL ngày 18/12/1995 của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, yêu cầu về trình độ của giảng viên, giảng viên chính và giảng viên cao cấp, trong đó ghi rõ: Giảng viên là công chức chuyên môn đảm nhận việc giảng dạy và đào tạo của trường ĐH - CĐ thuộc một chuyên ngành đào tạo của ĐH - CĐ.
  • 14. 12 Đội ngũ giảng viên là tập hợp các nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học ở các trường cao đẳng và đại học, họ gắn kết với nhau bằng hệthống mụctiêu chung của ngành GD - ĐT và của các nhà trường đại học, cao đẳng nơihọ đang công tác; cùng trực tiếp giảng dạy, giáo dục, đào tạo HSSV, cùng chịu sự ràng buộc, tương tác bởi những quy tắc có tính hành chính của ngành giáo dục và Nhà nước. Lao động của đội ngũ giảng viên là lao động trí óc, lao động khoa học, lao động đặc thù nhằm tạo ra sản phẩm đặc biệt là con người quy chuẩn, mà sẽ là chủ nhân tương lai của đất nước. Đội ngũ giảng viên có vai trò nòng cốt trong sự phát triển của nhà trường bởi vì đội ngũ giảng viên quyết định chất lượng sản phẩm tạo ra, và gánh phần trọng trách, uy tín của nhà trường đối với nghĩa vụ xã hội. 1.1.2. Đội ngũ giảng viên cơ hữu Theo Quyết định số 76/2007/QĐ – BGDĐT, ban hành Quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp ngày 14/12/2007, cán bộ cơ hữu là: “cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên trong biên chế (đối với các trường công lập) và cán bộ hợp đồng dài hạn (từ 01 năm trở lên) hoặc cán bộ hợp đồng không xác định thời hạn theo quy định của Luật lao động sửa đổi” [36]. Đội ngũ giảng viên cơ hữu (Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Miền Nam) được hiểu là, ĐNGV được tuyển dụng theo hợp đồng dài hạn hoặc không xác định thời hạn, cho công tác giảng dạy của nhà trường theo đúng khung định mức giờ chuẩn do Bộ giáo dục - đào tạo quy định; họ là thành viên chính thức của nhà trường, chịu sự phân công tham gia các hoạt động, công tác khác của nhà trường khi cần thiết; được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của Nhà nước. Đội ngũ giảng viên cơ hữu có ý nghĩa như những phần hữu cơ tất yếu trong một cơ thể sống; hay như theo định nghĩa “đội ngũ” có gốc xuất phát từ thuật ngữ quân sự: đó là một khối đông người, được tổ chức thành một lực lượng để chiến đấu hoặc để bảo vệ. Vậy đội ngũ giảng viên cơ hữu ngoài
  • 15. 13 chức năng giáo dục - đào tạo và nghiên cứu khoa học, họ còn phải là người có trách nhiệm xây dựng, vun đắp, bảo vệ cho chính đơn vị trường học mình đang công tác, bởi sự tồn vong, phát triển hay suy tàn của đơn vị cũng “có phần” của họ trong đó. 1.1.3. Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Theo Từ điển tiếng Việt: “Phát triển là biến đổi hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, từ hẹp đến rộng, từ thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp” [32]. Theo quan niệm này thì tất cả sự vật hiện tượng, con người và xã hội hoặc tự thân biến đổi, hoặc do tác động bên ngoài làm cho biến đổi tăng tiến về cả khối lượng lẫn chất lượng. Đó là sự phát triển. Và Từđiển Triết học:“Pháttriển là quátrình vận động từ thấp (đơn giản) đến cao (phức tạp), mà nét đặc trưng chủ yếu là cái cũ biến mất, cái mới ra đời. Phát triển là một quátrình nộitại, bước chuyển hoá từ thấp đến cao theo đường xoáy trôn ốc, xảy ra bởi vì trong cái thấp đã chứa đựng dưới dạng tiềm tàng những khuynh hướng dẫn đến cái cao, cái cao là cái thấp đã phát triển” [33]. Theo Giáo sư – Viện sĩ Phạm Minh Hạc thì, “ở cấp độ chung nhất, phát triển được hiểu là sự thay đổi hay biến đổi tiến bộ, là một phương thức của vận động, hay là quá trình diễn ra có nguyên nhân, dưới những hình thức khác nhau như tăng trưởng, tiến hóa, phân hóa, chuyển đổi, mở rộng và cuối cùng tạo ra sự biến đổi về chất” [20]. Trong giáo dục, cụ thể là trong nhà trường ĐH - CĐ, phát triển nguồn nhân lực chính là phát triển đội ĐNGV, công nhân viên và CBQL cơ hữu của nhà trường, trong đó, phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu là quan trọng nhất, vì đây là lực lượng nòng cốt góp phần tạo ra chất lượng giáo dục – đào tạo. Tác giả Piper và Glatter: “Phát triển đội ngũ giáo viên là một nổ lực mang tính chất thường xuyên, nhằm hòa hợp các lợi ích, mong muốn và các đòi hỏi mà đội ngũ giáo viên đã cân nhắc kĩ để tiếp tục phát triển sự nghiệp của mình trên cơ sở có tính đến yêu cầu nhà trường nơi họ công tác” [21]. Theo Piper (1993) thì: “Phát triển đội ngũ giáo viên là công cụ mạnh nhất của công tác phát triển nhà trường. Nó tập trung vào các biện pháp
  • 16. 14 nhằm đạt được các mục tiêu trong tương lai và gắn chặt với lập kế hoạch chiến lược”. Hay như GriFin (1983) và Bradhy (1991) cùng quan điểm xem sự phát triển của đội ngũ giáo viên là sự phát triển của tổ chức (nhà trường) hoặc ít ra nó cũng là bộ phận cấu thành lên kế hoạch, chiến lược để phát triển nhà trường. Nó chính là một hình thức tác động vào hoạt động của nhà trường nhằm đạt được mục tiêu phát triển. Công tác phát triển đội ngũ giáo viên là nhằm tạo ra tiềm lực cho việc phát triển nhà trường. Trong tác phẩm “Quản lý nhân sự và việc xây dựng đội ngũ giáo viên trong nhà trường”, tác giả Nguyễn Quang Truyền quan niệm phát triển đội ngũ giáo viên rất sát sao và thực tiễn: “Xây dựng một đội ngũ đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, loại hình, đoàn kết nhất trí trên cơ sở đường lối giáo dục của Đảng và ngày càng vững mạnh về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ đủ sức thực hiện chất lượng mục tiêu và kế hoạch đào tạo” [25]. Hoặc một ý kiến chuyên gia trong nước khác: “Phát triển đội ngũ giáo viên không chỉ trình độ chuyên môn, trình độ nghề nghiệp được nâng cao, mà cònlà sự thỏa mãn của cá nhân, sự trung thành, tận tụy của người giáo viên đối với nhà trường cùng bầu không khí làm việc thoải mái và lành mạnh” [30]. Nói chung, phát triển ĐNGV là một quá trình tích cực có tính hợp tác cao, trong đó người giảng viên có vai trò quan trọng trong sự trưởng thành về năng lực, trình độ về mặt nghề nghiệp cũng như nhân cách của bản thân họ cùng hoà hợp và phát triển với đại gia đình nhà giáo của nhà trường. Đội ngũ giảng viên là nguồn nhân lực cơ bản của nhà trường, phát triển đội ngũ giảng viên chính là phát triển nguồn nhân lực sư phạm trong nhà trường. Tuỳ theo mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ của nhà trường, cơ sở đào tạo mà phát triển đội ngũ giảng viên có thể theo ba chiều hướng khác nhau. Lấy việc phát triển cá nhân người giảng viên làm trọng tâm. Đó là việc tạo ra sự chuyển biến tích cực của các giảng viên trên cơ sở nhu cầu mà họ đặt ra. Điều đó nhằm khuyến khích tài năng, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ và như vậy là thúc đẩy sự phát triển nghề nghiệp, chuyên môn nghiệp vụ.
  • 17. 15 Lấy phát triển nhà trường làm trọng tâm, thì rõ ràng mục tiêu của nhà trường là cơ sở cho việc phát triển đội ngũ giảng viên. Điều này đôi khi tạo ra suy nghĩ cho rằng, phát triển đội ngũ giảng viên là công việc của nhà trường, là việc thực hiện mục tiêu của nhà trường với tư cách là thực hiện một nhiệm vụ do cấp trên (lãnh đạo nhà trường) giao cho, mà người giảng viên phải thực hiện, chứ không phải là nhu cầu của giảng viên. Do đó, đã tạo ra một sức ỳ đáng kể, hạn chế sự tích cực, sáng tạo của đội ngũ giảng viên, dẫn tới hiệu quả công tác phát triển ĐNGV thường là thấp. Phát triển đội ngũ giảng viên trên cơ sở phát triển cá nhân giảng viên đồng thời với việc thực hiện mục tiêu nhà trường. Với quan điểm này thì phát triển đội ngũ giảng viên được xem như một quá trình mà trong đó nhà trường và cá nhân giảng viên được đồng thời coi là trọng tâm. Đây là quan điểm mang tính hợp tác, vì cho rằng, các nhu cầu phát triển của nhà trường cũng quan trọng như các nhu cầu phát triển của giảng viên. Vì cả hai loại nhu cầu đều cần phải cân nhắc, được hoà hợp và cân bằng với nhau nên công tác phát triển đội ngũ giảng viên dường như đạt kết quả tốt. Như vậy, mỗi quan điểm đều có những điểm tích cực, điểm hạn chế riêng. Vấn đề đặt ra là mỗi nhà trường, cần xem xét vận dụng trên cơ sở thực trạng của tổ chức để có bước đi thích hợp, sao cho đội ngũ giảng viên khi tiếp cận nhu cầu nhà trường đều thấy có nhu cầu của mình trong đó, tạo cho họ sự hứng thú, say mê và yên tâm với công tác, nghề nghiệp. Trong quá trình chuẩn bị lực lượng phải chú ý toàn diện các yếu tố về số lượng, về cơ cấu, về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thái độ, trách nhiệm của mỗi giảng viên đối với nhà trường. Để đạt được điều đó, phát triển đội ngũ giảng viên phải gắn liền với việc tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng sử dụng và tạo môi trường sư phạm thuận lợi. Sự quan tâm chăm lo đến việc xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên trong các nhà trường là nhiệm vụ trung tâm, ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển toàn diện của nhà trường.
  • 18. 16 Quản lý đội ngũ giảng viên là việc xây dựng, phát triển đội ngũ giảng viên vững mạnh cả về số lượng và chất lượng, có đầy đủ phẩm chất trí tuệ, năng lực và trình độ chuyên môn để hoàn thành tốt các nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục và nghiên cứu khoa học. Do vậy, quản lý đội ngũ giảng viên là loại hình quản lý hàm chứa khía cạnh quản lý hành chính và quản lý trí thức. Từ những cách tiếp cận trên, có thể quan niệm pháttriển đội ngũ giảng viên là tổ hợp các cách thức tác động có hệ thống, có mục đích và có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đội ngũ giảng viên nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu của nhà trường có đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, đạt chuẩn về chất lượng đáp ứng yêu cầu giáo dục và đào tạo của nhà trường trong thời kỳ mới. Phát triển đội ngũ giảng viên là phạm trù chỉ sự tăng tiến, chuyển biến theo chiều hướng tích cực của đội ngũ giảng viên trong việc hoàn thành mục tiêu giáo dục - đào tạo của nhà trường. Phát triển đội ngũ giảng viên là quá trình chuẩn bị lực lượng để đáp ứng sự phát triển của nhà trường. Phát triển đội ngũ giảng viên là một trong những vấn đề then chốt để tạo sự phát triển lâu dài cho nhà trường trong mọi cấp và bậc học. Đối với các trường cao đẳng, đại học, đội ngũ giảng viên giỏi về chuyên môn, nhiều người có học hàm, học vị cao, có tâm huyết với nghề là một trong những nhân tố tạo ra thương hiệu riêng cho trường, thu hút nguồn học sinh đầu vào. Trong phạm vi trường học, các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên chính là các biện pháp phát triển nguồn nhân lực của ngành giáo dục và đào tạo. Nếu nói giáo dục là nguồn tài nguyên, thì đội ngũ những người thầy giảng dạy là những chuyên gia tài ba cần phải được quan tâm để khai phá nguồn tài nguyên đó làm giàu cho chính đơn vị, cho quê hương, đất nước. Như vậy, để phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Miền Nam một cách toàn diện, cần có một hệ thống cách thức hoạt động thực tiễn, có các cách sử dụng trong quản lý phát triển đội ngũ giảng viên hay nói cách khác đó là hệ thống các biện pháp. Biện pháp phát triển ĐNGV cơ hữu trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Miền Nam cần dựa
  • 19. 17 theo cách tiếp cận từ những chức năng cơ bản của quá trình QLGD (hoạch định, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra - theo cấu trúc vòng khép kín, trong đó yếu tố thông tin giữ vai trò không thể thiếu); đồng thời phải dựa vào tình hình thực tiễn giáo dục đào tạo trong giai đoạn hiện nay, cũng như tiềm lực, tiềm năng hiện có của nhà trường. 1.2. Những vấn đề cơ bản phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Miền Nam 1.2.1. Mục tiêu phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Theo Đại từ điển tiếng Việt: “Mục tiêu là đích đặt ra cần đạt phải đạt tới đối với một công tác, nhiệm vụ”. Mục tiêu quản lý phát triển đội ngũ giảng viên là “xây dựng đội CBQL, giảng viên của trường có phẩm chất và năng lực, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, tiêu chuẩn hóa về trình độ, bảo đảm sự chuyển tiếp giữa các thế hệ giảng viên của nhà trường” [22]. Mục tiêu phát triển đội ngũ giảng viên là nhằm hoàn thiện hoặc thay đổi tình hình hiện tại để làm cho đội ngũ không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, có sự cân đối về số lượng, chất lượng và cơ cấu. Thực chất đó cũng là một quá trình cải cách, cải tổ về đội ngũ giảng viên. Mục tiêu phát triển đội ngũ giảng viên của nhà trường cũng là động lực, mục tiêu buộc mỗi giảng viên tự làm giàu kiến thức, kỹ năng, thái độ, nhân cách để vững vàng nghề nghiệp của mình. Các tiêu chuẩn tuyển dụng đội ngũ giảng viên, Điều 79 Luật giáo dục 2010 nói về nhà giáo của các trường cao đẳng, đại học quy định: “Nhà giáo của trường cao đẳng, đại học được tuyển dụng theo phương thức ưu tiên đối với sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi, có phẩm chất tốt và những người có trình độ đại học, thạc sĩ, trình độ tiến sĩ, có kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, có nguyện vọng trở thành nhà giáo. Trước khi được giao nhiệm vụ giảng dạy, giảng viên cao đẳng, đại học phải được bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm”. Để có thể phát triển được đội ngũ giảng viên cơ hữu vững mạnh, bước đầu tiên của nhà quản lý giáo dục là khâu tuyển dụng. Nhưng tuyển dụng
  • 20. 18 không chỉ đơn thuần là nhận người vào làm việc, mà “tuyển dụng là một quy trình gồm một tập hợp các hoạt động biến nguồn vào thành nguồn ra” [35]. Mục tiêu sau tuyển dụng là sử dụng nguồn lực con người có hiệu quả; là xây dựng được một ĐNGV đủ về số lượng, chuyên ngành; mạnh về chuyên môn, nghiệp vụ; vững vàng về tư tưởng, chính trị, đạo đức; đủ sức khỏe để công tác; nhằm hoàn thành các mục tiêu phát triển chung của nhà trường. 1.2.2. Nội dung phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Việc phát triển đội ngũ giảng viên thực chất chính là nhằm đến mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên. Theo phân tích của các nhà nghiên cứu về khoa học quản lý giáo dục, có thể cụ thể hóa các yêu cầu về số lượng, chất lượng và cơ cấu đội ngũ giảng viên như sau: Phát triển về số lượng Số lượng đội ngũ giảng viên là biểu thị về mặt định lượng của đội ngũ này, nó phản ánh quy mô của ĐNGV tương xứng với quy mô của mỗi nhà trường. Số lượng ĐNGVphụ thuộc vào sự phân chia tổ chức trong nhà trường. Số lượng đội ngũ giảng viên phải cân bằng động về số lượng với nhu cầu đào tạo của nhà trường; đảm bảo hoạt động giảng dạy cho mỗi giảng viên với số giờ giảng dạy không quá cao hoặc cũng không quá thấp như định mức theo quy định của Nhà nước. Ngoài ra, cũng phải căn cứ hướng dẫn cách xác định số sinh viên, học sinh quy đổi trên 01 giảng viên, theo Công văn 1325/BGDĐT - KHTC ngày 09/02/2007 của Bộ GD - ĐT, để xây dựng định chế ĐNGV. Phát triển về chất lượng Chuẩn về chất lượng đội ngũ giảng viên được quy về ba khía cạnh chung, đó là, đạt chuẩn về trình độ chuyên môn; chuẩn về năng lực, chuẩn về đạo đức tư cách người thầy. Về trình độ: Trình độ của đội ngũ giảng viên là yếu tố phản ánh khả năng trí tuệ của đội ngũ này, là điều kiện cần thiết để cho họ thực hiện hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Trình độ của đội ngũ giảng viên trước hết được thể hiện ở trình độ được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ.
  • 21. 19 Trình độ của đội ngũ giảng viên còn được thể hiện ở khả năng tiếp cận và cập nhật của đội ngũ này với những thành tựu mới của thế giới, những tri thức khoa học hiện đại, những đổi mới trong giáo dục và đào tạo để vận dụng trực tiếp vào hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của mình. Mặt khác, trong xu thế phát triển của xã hội hiện đại, ngoại ngữ và tin học cũng là những công cụ rất quan trọng giúp người giảng viên tiếp cận với tri thức khoa học tiên tiến của thế giới, tăng cường hợp tác và giao lưu quốc tế để nâng cao trình độ, năng lực giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Hiện nay, trình độ về ngoại ngữ tin học của đội ngũ giảng viên đã và đang được nâng cao, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập. Về năng lực: Có nhiều cách khác nhau định nghĩa về năng lực. Từ điển tiếng Việt giải nghĩa: “Năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hay tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó, hoặc là phẩm chất tâm lý, sinh lý tạo cho con người khả năng hoàn thành một hoạt động nào đó” [32]. Đối với đội ngũ giảng viên, năng lực được hiểu là trên cơ sở hệ thống những tri thức mà người giảng viên được trang bị, họ phải hình thành và nắm vững hệ thống các kỹ năng để tiến hành hoạt động sư phạm có hiệu quả. Kỹ năng của người giảng viên được hiểu là “khả năng vận dụng những kiến thức thu được vào hoạt động sư phạm” (kỹ năng bậc 1) và biến nó thành kỹ xảo. Kỹ xảo là kỹ năng đạt tới mức thuần thục và tự động hoá (kỹ năng bậc 2). Giảng dạy và nghiên cứu khoa học là hai hoạt động cơ bản, đặc trưng của người giảng viên. Vì vậy, nói đến năng lực của ĐNGV, cần phải xem xét trên hai góc độ chủyếu là năng lực giảng dạy và năng lực nghiên cứu khoa học. Năng lực giảng dạy của người giảng viên là khả năng đáp ứng yêu cầu học tập, nâng cao trình độ học vấn của đối tượng; là khả năng đáp ứng sự tăng quy mô đào tạo;là khả năng truyền thụ tri thức mới cho học sinh, sinh viên. Điều đó phụ thuộc rất lớn ở trình độ, kỹ năng của người giảng viên; được thể hiện ở chất lượng sản phẩm do họ tạo ra, đó chính là chất lượng và hiệu quả đào tạo. Năng lực giảng dạy của người giảng viên được thể hiện ở chỗ họ là người khuyến khích, hướng dẫn, gợi mở các vấn đề để HSSV phát huy tư duy
  • 22. 20 độc lập và khả năng sáng tạo của mình trong học tập và tìm kiếm chân lý khoa học. Thị trường sức lao động phát triển rất năng động đòi hỏi người giảng viên bằng trình độ, năng lực, kinh nghiệm và nghệ thuật sư phạm của mình, tạo điều kiện cho HSSV phát triển nhân cách, định hướng cho họ những con đường để tiếp cận chân lý khoa học, giúp HSSV phát huy tích cực, chủ động, sáng tạo, bồi dưỡng năng lực học tập và năng lực thích nghi cho học sinh, sinh viên. Công tác nghiên cứu khoa học trong trường không chỉ tạo điều kiện để nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực giảng dạy, chất lượng bài giảng và rèn luyện năng lực xử lý tình huống cho người giảng viên trước những vấn đề bức xúc của thực tiễn mà còn làm tăng tiềm lực khoa học và công nghệ quốc gia. Việc nghiên cứu khoa học của đội giảng viên nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Về phẩm chất: Phẩm chất của các giảng viên tạo nên phẩm chất của đội ngũ giảng viên, phẩm chất đội ngũ giảng viên tạo nên linh hồn và sức mạnh của đội ngũ cơ hữu nhà trường. Phẩm chất đội ngũ giảng viên trước hết được biểu hiện ở phẩm chất chính trị. Bên cạnh việc nỗ lực phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng sư phạm, người giảng viên cần có bản lĩnh chính trị vững vàng. Bản lĩnh chính trị vững vàng sẽ giúp người giảng viên có niềm tin vào tương lai tươi sáng của đất nước và có khả năng xử lý được những tình huống chính trị nảy sinh trong hoạt động đào tạo. Giáo dục có tính chất toàn diện, bên cạnh việc dạy “chữ” và dạy “nghề” thì điều rất cần thiết là dạy cho học viên cách học để làm người, là xây dựng nhân cách. Trong xã hội hiện đại, với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin và truyền thông, sinh viên các trường đại học, cao đẳng đã và đang trực tiếp đón nhận nhiều luồng tri thức, nhiều luồng văn hoá khác nhau. Sự nhạy cảm cũng như đặc tính luôn thích hướng tới cái mới của tuổi trẻ rất cần có sự định hướng trong việc tiếp cận và tiếp nhận các luồng thông tin đó. Việc không ngừng nâng cao nhận thức chính trị cho đội ngũ giảng viên là rất cần thiết, đảm bảo tính định hướng xã hội chủ nghĩa của giáo dục đại học Việt
  • 23. 21 Nam, kết hợp một cách hài hoà giữa tính dân tộc và quốc tế, truyền thống và hiện đại trong đào tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của nền giáo dục đại học ở Việt Nam. Phẩm chất đạo đức mẫu mực cũng là một trong những tiêu chuẩn hàng đầu của nhà giáo nói chung và đội ngũ giảng viên nói riêng. Cùng với năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức được coi là yếu tố tất yếu nền tảng của nhà giáo. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Người cách mạng không có đạo đức thì dù tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”. Trong sự nghiệp “trồng người” phẩm chất đạo đức luôn có vị trí nền tảng. Nhà giáo nói chung và đội ngũ giảng viên nói riêng phải có phẩm chất đạo đức trong sáng, phải “chí công, vô tư, cần, kiệm, liêm chính” để trở thành tấm gương cho thế hệ trẻ noi theo, để giáo dục đạo đức và xây dựng nhân cách cho thế hệ trẻ. Phát triển cơ cấu Cơ cấu đội ngũ giảng viên được xét trên các sự tương thích về giới nam nữ, về giảng dạy theo bộ môn, về tuổi đời, trình độ, nghiệp vụ sư phạm. Theo Đại từ điển tiếng Việt: “Cơ cấu là cách tổ chức các thành phần nhằm thực hiện các chức năng của chỉnh thể”. Như vậy, có thể hiểu cơ cấu đội ngũ giảng viên là một thể thống nhất hoàn chỉnh, bao gồm: Về chuyên môn: Đảm bảo tỷ lệ giảng viên hợp lý giữa các đơn vị trong nhà trường phù hợp với quy mô và nhiệm vụ đào tạo của từng chuyên ngành đào tạo của nhà trường. Về lứa tuổi: Đảm bảo sự cân đối giữa các thế hệ trong nhà trường, tránh tình trạng “lão hoá” hoặc “trẻ em hoá” trong đội ngũ giảng viên, tránh sự hụt hẫng về đội ngũ giảng viên trẻ kế cận, cần có thời gian nhất định để thực hiện chuyển giao giữa các thế hệ giảng viên. Vềgiớitính:Đảmbảo tỷlệ thíchhợp giữagiảng viên nam và giảng viên nữ trong từng khoa, bộ môn và chuyên ngành được đào tạo của nhà trường. Về chính trị: Duy trì sự cân đối về tỷ lệ giảng viên trong các tổ chức chính trị - xã hội như: Đảng cộng sản Việt Nam, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Công đoàn giữa các phòng, khoa, bộ môn trong nhà trường.
  • 24. 22 1.2.3. Chủ thể phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Hiệu trưởng là người đứng đầu cơ quan trường học, chịu mọi trách nhiệm pháp lý về quản lý các hoạt động giáo dục trong nhà trường. Điều 54, Luật giáo dục năm 2010 đã qui định rõ vai trò, trách nhiệm của Hiệu trưởng trong nhà trường: “Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của trường, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận. Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng; thủ tục bổ nhiệm, công nhận Hiệu trưởng trường đại học do Thủ tướng Chính phủ qui định; đối với các trường ở các cấp học khác do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định”. Căn cứ các quy định trong Luật giáo dục; Điều lệ Trường Cao đẳng ban hành kèm theo Thông tư 14 – 2009/TT – BGDĐT, ngày 28/05/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Điều lệ Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Miền Nam, có thể hiểu rằng, Hiệu trưởng là người tổ chức thực hiện mục tiêu giáo dục đào tạo của nhà trường; quản lý, chỉ đạo các hoạt động dạy và học; quản lý giảng viên, cán bộ nhân viên; quyết định bổ nhiệm, bãi nhiệm các chức vụ từ trưởng khoa, trưởng phòng, trưởng bộ môn hoặc tương đương trở xuống; thực hiện những công việc thuộc quyền trong tuyển dụng giảng viên, cán bộ nhân viên và ký kết các hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật. Một người Hiệu trưởng giỏi không phải là người có tham vọng tìm cách giỏi hơn mọi giảng viên, mà là người biết dùng giảng viên giỏi; do đó, quản lý đội ngũ giảng viên là cả một nghệ thuật; người Hiệu trưởng phải làm sao để xây dựng đội ngũ giảng viên thành một tổ chức biết học hỏi. Đội ngũ giảng viên các trường ĐH - CĐ ngày nay có trình độ chuyên môn cao và rất nhạy bén trong việc nắm bắt thông tin. Vì vậy việc đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hóa độingũ cán bộ quản lý giáo dục là một yêu cầu bắt buộc, từ đó mới có thể đáp ứng với yêu cầu đổi mới sự nghiệp giáo dục - đào tạo. Bên cạnh đó, bản thân đội CBQL giáo dục các trường ĐH - CĐ cũng phải luôn biết học hỏi, tự nâng cao nghiệp vụ tổ chức, quản lý thuộc lĩnh vực đảm trách của mình. Hiệu quả quản lý đội ngũ giảng viên, trước tiên, phụ thuộc vào nhận thức, trình độ tổ chức và năng lực hoạt động thực tiễn của đội ngũ cán bộ
  • 25. 23 quản lý ở các cấp. Quản lý đội ngũ giảng viên không thể thực hiện có kết quả, nếu người cán bộ quản lý không nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác quản lý đội ngũ giảng viên. Người cán bộ quản lý còn là người có trình độ tổ chức và có năng lực triển khai các quyết định, chỉ thị, mệnh lệnh… của cấp trên vào hoàn cảnh cụ thể của đơn vị. Năng lực của người cán bộ quản lý còn bao hàm cả việc nắm vững những tri thức về khoa học quản lý và biết vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt các kiến thức đó vào từng hoàn cảnh cụ thể, từng đối tượng cụ thể. Nói cách khác, hiệu quả của công tác quản lý đội ngũ giảng viên còn tuỳ thuộc vào nghệ thuật quản lý của nhà quản lý, mà đứng đầu là Hiệu trưởng. 1.2.4. Phương pháp, hình thức phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu ` Phương pháp phát triển đội ngũ giảng viên trong một nhà trường có thể thông qua các biện pháp thực hiện các hoạt động như: Xây dựng quy hoạch phát triển ĐNGV; tuyển chọn, bố trí và sử dụng ĐNGV tạo ra động lực phấn đấu cao trong hoạt động sư phạm; bồi dưỡng, đào tạo nâng cao chất lượng ĐNGV; xây dựng môi trường thuận lợi cho sự phát triển của ĐNGV; thực hiện chế độ chính sách đối với ĐNGV; đánh giá sàng lọc ĐNGV; tăng cường CSVC, trang thiết bị hỗ trợ cho hoạt động dạy và học. Chúng ta có thể lược giản các hoạt động này qua sơ đồ sau đây: (1) – Quy hoạch đội ngũ giảng viên gồm các vấn đề chất lượng, số lượng, cơ cấu. (2) – Đào tạo, bồi dưỡng: phẩm chất chính trị, đạo đức; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực. (3) – Xây dựng môi trường thuận lợi cho sự phát triển. (4) – Kiểm tra, đánh giá. Hình 1.1 – Xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên
  • 26. 24 Quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên Quy hoạch giảng viên là quá trình thực hiện đồng bộ các chủ trương, biện pháp để tạo nguồn, và phát triển đội ngũ giảng viên, nhằm đảm bảo yêu cầu nhiệm vụ, mục tiêu giáo dục - đào tạo của nhà trường trong một thời gian nhất định ở hiện tại và cho cả tương lai. Quy hoạch giảng viên cơ hữu có sự chuẩn bị thận trọng, công phu, có tầm nhìn xa, có quan điểm rõ ràng trong sự đánh giá, lựa chọn đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sắp xếp đội ngũ, đảm bảo chất lượng, đủ số lượng, đồng bộ về cơ cấu tổ chức nhằm phục vụ tốt nhất cho quá trình xây dựng và phát triển nhà trường trong từng giai đoạn cụ thể. Công tác quy hoạch đội ngũ giảng viên mang tính kế hoạch rất cao, đó là kế hoạch về sự tuyển chọn, sử dụng và đào tạo, bồi dưỡng con người bằng công việc, qua công việc. Thông qua quy hoạch nhằm điều chỉnh, bổ sung về số lượng, chất lượng đội ngũ giảng viên giúp có được một đội ngũ giảng viên đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và đạt chuẩn về trình độ. Trong công tác quy hoạch đội ngũ giảng viên cần quán triệt những quan điểm của Đảng, Nhà nước, bảo đảm nguyên tắc tập thể, dân chủ đi đôi với việc phát huy trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị. Quy hoạch ĐNGV phải xuất phát từ nhiệm vụ, mục tiêu phát triển của nhà trường, trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng ĐNGV hiện có, dự kiến khả năng phát triển của họ và tính đến khả năng bổ sung nguồn từ bên ngoài. Đồng thời, quy hoạch giảng viên còn là sự thuyên chuyển, giáng cấp và sa thải, đào thải những giảng viên không đủ tiêu chuẩn, trình độ, năng lực, phẩm chất… sau khi đã tạo điệu kiện cho họ môi trường làm việc, học tập, phát triển và tự điều chỉnh mình. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên Nội dungcủa côngtác đào tạo – bồi dưỡng phát triển giảng viên chính là các hoạt động thúc đẩy nâng cao năng lực ĐNGV trong đó tập trung vào nâng
  • 27. 25 cao năng lực: Trìnhđộ chuyênmôn; Nghiệp vụ sưphạm; Trìnhđộ ngoạingữ, tin học; Thái độ nghề nghiệp, chính trị; Số lượng, cơ cấu, và đội ngũ kế cận. Các hình thức đào tạo nâng cao trình độ cho giảng viên như: Đào tạo sau đại học; Học cao học, tiến sĩ với các giảng viên chưa đạt trình độ; Cử các cán bộ giảng viên thường xuyên dự các lớp huấn luyện, bồi dưỡng do Bộ GD - ĐT tổ chức hoặc hiệp hội các trường ĐH - CĐ ngoài công lập tổ chức; Tổ chức hoạt động đào tạo nâng cao trình độ cho giảng viên dưới hình thức các lớp học, khoá học ngắn hạn ngay tại trường; Tổ chức hoạt động tự bồi dưỡng của giảng viên như hàng năm tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi cấp khoa và cấp trường yêu cầu 100% ĐNGV cơ hữu tham gia; Tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học cho ĐNGV nhằm cung cấp cho nhà trường những sản phẩm trí tuệ, công nghệ mới bổ sung vào phương tiện dạy học; Lãnh đạo giao nhiệm vụ kèm cặp, giúp đỡ giữa người vững vàng chuyên môn nghiệp vụ và người trẻ tuổi ít kinh nghiệm… Tóm lại, “Đào tạo là quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức hình thành và phát triển hệ thống các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ để hoàn thiện nhân cách cho mỗi cá nhân, tạo điều kiện cho họ có thể vào đời hành nghề một cách năng xuất, hiệu quả” [42]. Tổ chức khoa học văn hóa Liên hiệp quốc (UNESCO) định nghĩa: “Bồi dưỡng với ý nghĩa nâng cao nghề nghiệp. Quá trình này chỉ diễn ra khi cá nhân và tổ chức có nhu cầu nâng cao kiến thức và kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ của bản thân nhằm đáp ứng nhu cầu lao động nghề nghiệp” [7]. “Bồi dưỡng có thể coi là quá trình cập nhật kiến thức và kỹ năng còn thiếu hoặc lạc hậu trong một cấp học, bậc học và trường học được xác nhận bằng một chứng chỉ” [39]. Đào tạo và bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên thực chất là xây dựng và phát triển nguồn nhân lực giáo dục nhà trường. Đào tạo và bồi dưỡng là hai mặt của một thể thống nhất, trong đó bồi dưỡng giảng viên với ý nghĩa đào tạo tiếp tục là yêu cầu cấp thiết để nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ và đổi mới cơ cấu tri thức.
  • 28. 26 Xã hội hiện nay đang hướng đến tới xây dựng “một xã hội học tập” và “học tập suốt đời” thì việc tự đào tạo và bồi dưỡng là điều tất yếu và nó phải trở thành nhu cầu, động lực của mỗi cá nhân. Tạo môi trường và điều kiện làm việc Để đội ngũ giảng viên cơ hữu yên tâm làm việc và sẵn sàng cống hiến hết sức mình cho sự nghiệp GD - ĐT thì nhà trường và xã hội cần phải tạo cho họ môi trường và điều kiện làm việc tốt. Môi trường ở đây bao gồm nhiều yếu tố, đó là những điều kiện, những cơ chế chính sách, chế độ ưu tiên đãi ngộ như: Phân công, sắp xếp chuyên môn giảng dạy phù hợp với khả năng, thực hiện đúng, đầy đủ và kịp thời các chế độ chính sách theo quy định. Đánh giá thành quả lao động giảng dạy, khen thưởng, kỷ luật đảm bảo công khai, khách quan, công bằng, trung thực và dân chủ, đảm bảo điều kiện sống, sinh hoạt và việc làm. Đó còn là những tiềm năng, cơ hội phát triển nghề nghiệp cho từng giảng viên. Môi trường ở đây còn được hiểu là môi trường sư phạm, trong đó nghề giáo viên được sống trong một môi trường văn hóa, sống trong tình cảm ấm áp, chân tình và cởi mở của đồng nghiệp, trong tình cảm gắn bó của mối quan hệ thầy trò. Môi trường cũng là cơ sở vật chất - thiết bị dạy học hiện đại. Muốn phát triển đội ngũ giảng viên, không thể tách rời yếu tố cơ sở vật chất - thiết bị dạy học. Thiết bị dạy học vừa là công cụ, phương tiện của việc giảng dạy, vừa là đối tượng của nhận thức. Nó là thành tố không thể thiếu được trong cấu trúc toàn vẹn của quá trình giáo dục, giảng dạy, góp phần quyết định nâng cao chất lượng đào tạo, là cầu nối giữa giảng viên và HSSV, làm cho hai nhân tố này tác động tổng hợp với nhau trong việc thực hiện mục tiêu, nội dung và phương pháp đào tạo. CSVC - thiết bị dạy học hiện đại là điều kiện để người giảng viên thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, điều kiện để nâng cao chất lượng đào tạo, chất lượng đội ngũ.
  • 29. 27 Kiểm tra, đánh giá Theo tác giả Trần Kiểm: Kiểm tra là một hoạt động nhằm thẩm định, xác định một hành vi của cá nhân hay một tổ chức trong quá trình thực hiện quyết định” [27]. Kiểm tra là một chức năng cơ bản và quan trọng của quản lý. Lãnh đạo mà không kiểm tra thì coi như không lãnh đạo. Theo lý thuyết hệ thống kiểm tra chính là thiết lập mối quan hệ ngược trong quản lý [27]. Kiểm tra trong quản lý là một nỗ lực có hệ thống nhằm thực hiện ba chức năng: phát hiện, điều chỉnh và khuyến khích. Nhờ có kiểm tra mà người cán bộ quản lý có được thông tin để đánh giá được thành tựu công việc và uốn nắn, điều chỉnh hoạt động một cách đúng hướng nhằm đạt mục tiêu. Đánh giá là dùng các phương pháp thu nhập thông tin, phân tích, đánh giá kết quả công việc theo các mục tiêu đã xác lập của tập thể hay cá nhân trong nhà trường. Theo tác giả Nguyển Đức Chính khi nghiên cứu về đánh giá trong giáo dục đã quan niệm: “Bất kỳ khâu nào của quản lý giáo dục cũng cần đến đánh giá. Không có đánh giá thì hệ thống quản lý giáo dục sẽ trở thành một hệ thống một chiều,… Như vậy có thể nói đánh giá là một nhân tố đảm bảo cho quản lý giáo dục có tính khoa học và hoàn thiện” [7]. Công tác quản lý, điều hành luôn song hành cùng với công tác kiểm tra, đánh giá. Kiểm tra, đánh giá ĐNGV có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giảng viên. Thực hiện tốt biện pháp kiểm tra đánh giá không những giúp đánh giá thực chất ĐNGV, mà qua đó còn động viên khuyến khích đội ngũ giảng viên nỗ lực vươn lên, giúp tìm ra những phương hướng, biện pháp khắc phục những hạn chế yếu kém của đội ngũ. Thông qua kiểm tra, đánh giá giúp lãnh đạo nhà trường tìm ra những nguyên nhân, những ưu điểm, hạn chế của đội ngũ giảng viên; biết rõ năng lực, trình độ, kết quả công tác, phẩm chất đạo đức của từng cá nhân, để căn cứ vào đó, bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đề bạt, đào tạo, bồi dưỡng, xử phạt, sa thải…; các quyết sách đối ứng với người giáo viên cần phải thấu tình đạt lý,
  • 30. 28 thì mới thực sự “quản trị” được đội ngũ trí thức nói chung, và đội ngũ giảng viên cơ hữu nói riêng. * * * Đội ngũ giảng viên cơ hữu là lực lượng nòng cốt của nhà trường. Giảng viên có vai trò rất lớn trong việc đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho đất nước nói chung, cho từng ngành, từng lĩnh vực đào tạo nói riêng. Công tác phát triển ĐNGV có vai trò quan trọng và tầm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển chung của mỗi nhà trường. Vì thế việc nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu sẽ là cơ sở vững chắc và là định hướng cho việc định ra các chiến lược, kế hoạch phát triển đúng đắn phù hợp với giai đoạn phát triển mới của đất nước, của ngành, cũng như trong tiến trình phát triển, khẳng định vị thế và tạo lập uy tín cho nhà trường. Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu đã làm rõ bản chất một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu như: khái niệm đội ngũ giảng viên cơ hữu; biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu. Để phát triển nhà trường, có nhiều biện pháp để thực hiện, song trước tiên là nên ưu tiên phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu. Qua tìm hiểu nghiên cứu nội dung phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu, vị trí vai trò của đội ngũ giảng viên cơ hữu trong nhà trường và những yếu tố tác động đến sự phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu; Để phát triển nhà trường đúng hướng, Hiệu trưởng nhà trường phải là người nắm vững và có biện pháp quản lý tác động đến đội ngũ giảng viên cơ hữu nhằm đạt được mục tiêu mong muốn đó là phát triển nhà trường theo chiều hướng đi lên. Những cơ sở lý luận được nêu ra ở chương 1 sẽ được soi vào thực tiễn nhà trường trong chương 2, tạo cơ sở khoa học để đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu trong chương 3 nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ, góp phần phát triển nhà trường lên tầm cao mới.
  • 31. 29 Chương 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CƠ HỮU TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT MIỀN NAM 2.1. Đặc điểm giáo dục – đào tạo của Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Miền Nam 2.1.1. Quá trình thành lập trường Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Miền Nam ra đời, theo quyết định số 4188/QĐ-BGDĐT ngày 28/07/2008 của Bộ trưởng Bộ GD – ĐT. Cơ cấutổ chứccủaTrường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Miền Nam Hình 2.1 – Sơ đồ cơ cấu tổ chức
  • 32. 30 Quy mô và lĩnh vực giáo dục - đào tạo của Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Miền Nam Các loại hình đào tạo của trường rất đa dạng như: chính quy, liên thông, vừa làm vừa học. Trường kiên trì thực hiện đa dạng hóa loại hình đào tạo, đa cấp, đa ngành và liên thông trong đào tạo. Bậc cao đẳng nhà trường đang đào tạo các ngành sau: Ngành kế toán; ngành tài chính – ngân hàng; ngành quản trị kinh doanh; ngành tin học ứng dụng; ngành công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng; ngành quản lý đất đai; ngành điều dưỡng và ngành dược. Ở bậc TCCN nhà trường đang đào tạo các ngành như: Ngành thiết kế và quản trị web; ngành bảo dưỡng kỹ thuật máy tính và mạng máy tính; ngành tài chính – ngân hàng; ngành kế toán doanh nghiệp dịch vụ, thương mại; ngành quản trị văn phòng; ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp; ngành quản lý đô thị ngành; ngành địa chính; ngành luật; ngành điều dưỡng; ngành dược sĩ trung cấp và ngành y sĩ trung cấp. Kết quả số lượng tuyển sinh đầu vào và HSSV tốt nghiệp ra trường Năm học 2013 – 2014, năm đầu tiên thực hiện Thông tư 55/2012/TT- BGDĐT quy định về liên thông trình độ cao đẳng, đại học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 25/12/2012, nhiều cơ sở giáo dục có hệ trung cấp và cao đẳng trong cả nước gặp rất nhiều khó khăn trong tuyển sinh, tuy vậy, trường đã tuyển vào hơn 1000 HSSV, đạt hơn 80% so với chỉ tiêu Bộ GD – ĐT giao. Số lượng sinh viên tuyển vào các Khoa Tổng cộng Hệ đào tạo CĐ Chính quy TCCN CĐ Nghề Năm /Ngành Kinh tế Dược KTCN Kinh tế Dược KTCN KTCN 2008 - 130 80 65 275
  • 33. 31 (Nguồn do Phòng Tổchức – Hành chính cấp) Bảng thống kê 2.1 – Số lượng tuyển sinh từ năm 2008 – 2012 Số lượng tuyển sinh đầuvào và chất lượng HSSVđầu ra của trường cũng phần nào phản ánh chất lượng củađộingũ giảng viên trường. Trườngđãtổ chức thi tốt nghiệp ra trường cho 03 khoá TCCN và 02 khoá cao đẳng chính quy với số lượng đầu ra là 1.582 HSSV (chưa thống kê số lượng năm 2013). Năm tốt nghiệp 2010 2011 2012 Xếp loại Hệ Số lượng HSSV Tỷ lệ (%) Số lượng HSSV Tỷ lệ (%) Số lượng HSSV Tỷ lệ (%) Xuất sắc TCCN 0 0 0 0 0 0 CĐ 0 0 1 0.30 Giỏi TCCN 3 2.63 3 0.57 5 0.95 CĐ 1 0.98 4 1.23 Khá TCCN 16 14.03 75 14.34 64 12.28 CĐ 15 14.70 26 8.04 T. Bình - khá TCCN 25 21.91 116 22.17 140 26.87 CĐ 32 31.37 127 39.31 2009 2009 - 2010 267 160 121 420 132 1.100 2010 - 2011 295 174 98 399 150 1.116 2011 - 2012 300 135 130 240 161 48 1.014 2012 - 2013 286 146 120 104 246 142 60 1.104 Tổng cộng 1.278 146 589 533 1.305 650 108 4.609
  • 34. 32 Trung bình TCCN 70 61.40 329 62.90 312 59.88 CĐ 54 52.94 165 51.08 Tổng cộng TCCN 114 523 521 CĐ 102 323 Tổng cộng 1.582 114 625 843 (Nguồn do Phòng Tổ chức – Hành chính cấp) Bảng thống kê 2.2 – Chất lượng HSSV hệ chính quy tốt nghiệp ra trường Về chất lượng đào tạo, theo thống kê, tỷ lệ HSSV tốt nghiệp xuất sắc, giỏi chưa cao; tỷ lệ khá, trung bình - khá hàng năm không giao động nhiểu và duy trì ở mức chấp nhận được. Điều đó đã khẳng định được sự đánh giá nghiêm túc về chất lượng đào của nhà trường. Liên kết đào tạo Trường đã và đang liên kết với Trường Đại học Luật Hà Nội, đào tạo cử nhân luật hệ vừa học vừa làm gồm 01 lớp 53 học viên; Về quan hệ quốc tế hiện nay chưa có, nhưng là mục tiêu chiến lược trong hoạch định phát triển của nhà trường trong những năm sắp tới. Cơ sở vật chất Trường đặt cơ sở tại 64/2B Cây Trâm (số mới: 416 Đường số 10, Tổ 38, KP6), P9, Q.Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh) với diện tích sàn xây dựng hơn 5.000 m2, là nơi đang tổ chức tất cả các hoạt động của trường. Các công trình và trang thiết bị hiện có gồm: Dãy phòng học 06 tầng kiên cố, với 18 phòng học với sức chứa từ 60 đến 120 chỗ ngồi, đều được trang bị hệ thống âm thanh hiện đại và công cụ thiết bị hỗ trợ dạy và học; 01 giảng đường - hội trường; 01 khu Hiệu bộ và 01 phòng Hội đồng sư phạm; 03 phòng máy vi tính; 01 phòng Lab; 01 thư viện; Phòng thực hành hoá sinh cho HSSV ngành y dược và phòng thực tập điều dưỡng cho HSSV ngành điều dưỡng; Nhiều trang thiết bị hiện đại và tương đối đầy đủ khác…. đáp ứng cho các hoạt động và nhu cầu đào tạo của nhà trường.
  • 35. 33 2.1.2. Yêu cầu đặt ra đối với đội ngũ giảng viên cơ hữu cho sự phát triển giáo dục - đào tạo của nhà trường Chính phủ đã ban hành Quyết định số1216/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 về “Phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020”. Theo đó, Bộ GD&ĐT cũng đã cụ thể hóa quy hoạch phát triển nhân lực ngành Giáo dục giai đoạn 2011-2020 bằng Quyết định số 6639/QĐ-BGDĐT ngày 29/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chiến lược phát triển giáo dục 2011- 2020 của Việt Nam tại Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012. Chiến lược này đã đánh giá rất đúng các thành tựu và những yếu kém của GD - ĐT nước nhà trong giai đoạn thực hiện Chiến lược giáo dục 2001-2010, và đề ra kế hoạch chiến lược bảo đảm tính khoa học và khả thi cho sự phát triển GD - ĐT của nước nhà trong thập niên thứ hai của thế kỷ XXI. Chỉ tiêu phát triển nhân lực của Chiến lược quốc gia đã đề ra: “Đến năm 2020, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề nghiệp và đại học đạt khoảng 70%; tỷ lệ sinh viên tất cả các hệ đào tạo trên một vạn dân vào khoảng 350-400; ... 38,5% giáo viên trung cấp chuyên nghiệp, 60% giảng viên cao đẳng, 100% giảng viên đại học đạt trình độ thạc sĩ trở lên; 100% giảng viên cao đẳng, đại học sử dụng thành thạo một ngoại ngữ; Phát triển giáo dục thường xuyên tạo cơ hội cho mọi người có thể học tập suốt đời, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của mình; bước đầu hình thành xã hội học tập” [8]. Trong phạm vi nhà trường, mục tiêu phát triển Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Miền Nam đã đề ra chia thành 03 giai đoạn. Cụ thể: mục tiêu ngắn hạn là hình thành thương hiệu; mục tiêu trung hạn là phát triển thương hiệu; mục tiêu dài hạn là đến năm 2020 thành Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Miền Nam, đào tạo về các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, trong đó có một số chuyên ngành đào tạo đạt đẳng cấp quốc tế.
  • 36. 34 Để đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Miền Nam có thể thực hiện tốt chức năng, trách nhiệm xã hội của mình, thì yêu cầu đối với mỗi người giảng viên cơ hữu là phải hội tụ đầy đủ ba thành tố đó là kiến thức, kỹ năng, thái độ, trong đó kiến thức là thành tố cơ bản nhất. Tố chất tự giác, nỗ lực và khát vọng tự hoàn thiện mình trong mỗi cá nhân giảng viên là không thể thiếu. Kiến thức chuyên môn vững vàng là tiền đề đầu tiên để đảm bảo hiệu quả hoạt động của giảng viên trong cả giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Cùng với kiến thức chuyên môn, người giảng viên cần phải nắm được các kiến thức về môi trường hoạt động của mình là nhà trường cao đẳng, nắm bắt được các chức năng, nhiệm vụ và các quy định của nó, đồng thời người giảng viên cần phải có những hiểu biết về tâm lý, về xã hội, sư phạm... để hoạt động dạy học của mình phù hợp với HSSV nhằm kích thích nhu cầu, động cơ và khả năng nhận thức của họ. Kiến thức là cơ sở cho năng lực hoạt động của giảng viên, nhưng bản thân kiến thức không thể mang lại kết quả mong muốn nếu người giảng viên không nắm được các kỹ năng cần thiết. Thông qua kỹ năng, kiến thức và thái độ mới biến thành kết quả hoạt động. Kỹ năng cơ bản nhất của giảng viên là kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sử dụng thiết bị và kỹ năng cập nhật kiến thức. Các kỹ năng này không phải tự nhiên có được mà phải được trau dồi qua hoạt động thực tiễn, tự học, tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu. Hiệu quả hoạt động của giảng viên không chỉ phụ thuộc vào kiến thức, kỹ năng mà còn phụ thuộc vào giá trị, niềm tin, thái độ và sự tận tuỵ của đội ngũ giảng viên cơ hữu. Các phẩm chất, năng lực này cần có một thời gian dài mới được hình thành và củng cố;đồng thời chịu tác động bởi các yếu tố khách quan khác, trong đó ảnh hưởng không nhỏ từ cách thức tổ chức, quản lý hoạt động, chủ trương chính sách của nhà trường.
  • 37. 35 2.2. Thực trạng đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Miền Nam 2.2.1. Chất lượng đội ngũ giảng viên cơ hữu Dưới đây là bảng thống kê số lượng giảng viên cơ hữu và hiện trạng số lượng giảng viên cơ hữu được bố trí công tác giảng dạy ở các khoa hiện nay, xét trên các mặt giới tính, tuổi đời, trình độ học vấn, chính trị. TT Khoa Số lượng Giới tính Tuổi đời Chinh trị Trình độ Nam Nữ ≤ 30 31 - 45 > 45 Đoàn viên Đảng viên ĐH Ths TS PGS 1 Kinh tế 18 11 7 13 3 2 13 2 12 5 1 0 2 Dược & Đ. dưỡng 25 9 16 16 6 3 16 6 18 3 3 1 3 Kỹ thuật Công nghệ 12 8 4 8 3 1 8 2 10 2 0 0 4 Khoa học cơ bản 10 4 6 7 2 1 7 1 7 3 0 0 Tổng 65 % 32 33 44 14 7 44 11 47 13 4 1 49.3 50.7 67.7 21,5 10,8 67,7 16,9 72.3 20.0 6.2 1.5 (Nguồn do Phòng Tổ Chức – Hành chính cấp) Bảng thống kê 2.3 – Thực trạng đội ngũ giảng viên cơ hữu của trường Số lượng: Hiện tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Miền Nam có tổng số nhân sự là: 96 người gồm CBQL, giảng viên cơ hữu và nhân viên phục vụ các phòng chức năng (chưa tính giảng viên thỉnh giảng khoảng 80 người); trong đó có 65 giảng viên cơ hữu đang trực tiếp tham gia giảng dạy tại 05 khoa của nhà trường. Cơ cấu giới, độ tuổi đội ngũ giảng viên cơ hữu: Cơ cấu về độ tuổi của đội ngũ cũng liên quan đến chất lượng hoạt động chuyên môn và chiến lược phát triển sự nghiệp đào tạo của nhà trường. Cơ cấu về giới tính của đội ngũ giảng viên nhà trường được cân đối và giữ sự ổn định, tuy nhiên việc phân bố giảng dạy về chuyên môn ở các khoa hiện tại chưa được hợp lý.
  • 38. 36 Về giới tính, tâm lý: Nhìn chung tỷ lệ giữa nam (49.3%) và nữ (50.7%) của nhà trường là tương đối cân bằng. Tuy nhiên xét riêng đối với từng bộ môn thì lại chưa cân đối; có những bộ môn quá nhiều nam; có những bộ môn quá nhiều nữ. Về độ tuổi: Đội ngũ giảng viên của nhà trường có tuổi đời khá trẻ; đội ngũ giảng viên ở độ tuổi từ 23 - 30 tuổi chiếm 67.7%; từ 31 - 45 tuổi chiếm: 21. 5%; trên 45 chiếm:10.8%. Có thể nói đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Miền Nam là một đội ngũ trẻ, khoảng 67.7% giảng viên có độ tuổi dưới 30. Số lượng giảng viên có trình độ thạc sĩ nhiều nhất ở độ tuổi từ 30 đến 45 và độ tuổi dưới 30. Đây là độ tuổi năng động và có nhiều khả năng thích ứng với sự đổi mới. Ưu thế của đội ngũ trẻ là năng động, sáng tạo, dễ tiếp thu khoa học công nghệ, phương pháp giảng dạy mới. Đội ngũ trẻ có chí tiến thủ, có khả năng sớm đạt được học vị, học hàm cao trong tương lai. Do đó, nhà trường cần có cơ chế phù hợp để phát huy tiềm năng của đội ngũ này trong việc học tập nâng cao trình độ. Tuy nhiên, nhược điểm của đội ngũ trẻ là thiếu kinh nghiệm và bản lĩnh nghề nghiệp. Để khắc phục nhược điểm này, nhà trường cần có kế hoạch phân công những giảng viên có thâm niên, giàu kinh nghiệm bồi dưỡng, giúp đỡ họ. 2.2.2. Phẩm chất đội ngũ giảng viên cơ hữu trường Phẩm chất chính trị: Số lượng đội ngũ giảng viên – đoàn viên rất đông (67.7%), số lượng đội ngũ giảng viên - đảng viên là 16.9%. Nhìn chung tỷ lệ giảng viên đảng viên còn thấp và phân chia chưa đồng đều. Theo thống kê của Phòng Tổ chức - Hành chính đa số giảng viên nhà trường được đào tạo qua các trường đại học chính quy đúng với các chuyên ngành mà nhà trường đào tạo. Số giảng viên có tuổi đời từ 30 trở lên chiếm tỉ lệ tương đối, họ là những người từng trải qua thời kỳ khó khăn của đất nước mới đổi mới nên đã nhận thức rất sâu sắc về giá trị, thành quả của cuộc đổi
  • 39. 37 mới đất nước. Theo nhận xét của Đảng ủy và Ban giám hiệu hầu hết giảng viên nhà trường đều có phẩm chất chính trị vững vàng, tuyệt đối tin tưởng và chấp hành nghiêm chỉnh những chủ trương đường lối chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước. Phẩm chất đạo đức: Đội ngũ giảng viên cơ hữu đều nhiệt tình, năng động, sáng tạo và có trách nhiêm; gương mẫu trong giảng dạy và sinh hoạt; nghiêm chỉnh chấp hành mọi nội quy của nhà trường đề ra; có ý chí phấn đấu; có lối sống lành mạnh, giản dị, đoàn kết, chân thành và quan tâm giúp đỡ lẫn nhau trong công tác cũng như trong cuộc sống. Cán bộ lãnh đạo và cán bộ quản lý cấp phòng - khoa đến đội ngũ giảng viên nhà trường luôn là những người tận tụy với nghề nghiệp, có trách nhiệm với công việc được giao, đa số họ thể hiện là những “tấm gương sáng cho học sinh, sinh viên noi theo”. Trong công tác luôn thực hiện “kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”, biết phối hợp cộng đồng trách nhiệm trong xây dựng, hoàn thiện môi trường giáo dục lành mạnh tại nhà trường. 2.2.3. Trình độ đội ngũ giảng viên cơ hữu của trường Trình độ của giảng viên trường cao đẳng vừa là yếu tố phản ánh khả năng trí tuệ vừa là điều kiện cần thiết để thực hiện giảng dạy và NCKH. Trình độ của giảng viên cũng phản ánh tiềm lực trí tuệ của trường cao đẳng, là điều kiện tiên quyết bảo đảm sự tồn tại và phát triển của nhà trường. Trình độ của ĐNGV có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giảng dạy nói riêng, chất lượng đào tạo của nhà trường nói chung. Vì vậy, muốn nâng cao chất lượng đào tạo thì trước hết cần phải quan tâm đến việc bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ giảng viên nhà trường. Đối với Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Miền Nam, trình độ ĐNGV còn thấp so với mục tiêu, nhiệm vụ của nhà trường. Đội ngũ giảng viên cơ hữu có học hàm, học vị còn khiêm tốn (tính đến ngày 31/5/2013): phó giáo sư 01 (1.5%), tiến sỹ 04 (6,2%), thạc sỹ: 13
  • 40. 38 (20,%). Về chức danh, toàn trường chỉ có 01 giảng viên đạt tiêu chuẩn giảng viên chính, giảng viên cao cấp trường chưa có. Trường không bố trí những người có trình độ cao đẳng, trung cấp tham gia công tác giảng dạy. 2.2.4. Năng lực của đội ngũ giảng viên cơ hữu Năng lực sư phạm: Năng lực sư phạm của đội ngũ giảng viên cơ hữu vẫn còn bị hạn chế vì hầu hết chưa qua nghiệp vụ sư phạm một cách bài bản, hơn nữa lại còn rất trẻ cả về tuổi đời, cả về trình độ, nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy. Một số giảng viên có kỹ năng sư phạm khá vững vàng, thể hiện qua công tác giảng dạy, hướng dẫn thực tập, công tác nghiên cứu khoa học. Kết quả đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên và chất lượng học tập của HSSV được tăng lên hàng năm. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa đội ngũ thì những năm tới cần phải bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giảng viên đặc biệt là số giảng viên trẻ. Qua đợt lấy phiếu khảo sát tháng 5/2013 có 30 phiếu khảo sát dành cho giảng viên cơ hữu thì có 10 phiếu tự nhận là có đủ trình độ kiến thức và sư phạm để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, 05 phiếu cho rằng cần phải bồi dưỡng thêm về chuyên môn, 15 phiếu cần bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm. Nănglựcgiáodục:Trongnhà trường, công tác quản lý giáo dục và công tác chủ nhiệm lớp rất quan trọng, nó góp phần quan trọng cho việc hoàn thiện nhân cáchHSSV, nângcao chất lượng hiệu quả của quá trình đào tạo. Để hoàn thành nhiệm vụ này đòi hỏi người cán bộ giảng viên nói chung và giáo viên chủ nhiệm nói riêng phải có năng lực tổ chức quản lý nhất định, dành nhiều thời gian, côngsức đểluôn theo dõisâusát đốivới HSSV. Tìmhiểu rõ đặc điểm, tâm tư, tìnhcảm củađốitượng giáo dục đểcó biện pháp giáo dục phùhợp. Qua khảo sát thực tế tháng 5/2013 cho thấy đội ngũ giảng viên nhà trường đã có nhiều cố gắng và hoàn thành tốt vai trò nhiệm vụ giáo dục HSSV, có một số kinh nghiệm thực tiễn trong công tác quản lý giáo dục được đặt ra bàn thảo rút kinh nghiệm trongcác cuộc họp cấp khoa, trường. Tuy nhiên, một số giảng viên trẻ vẫn còn hạn chế kỹ năng quản lý giáo dục HSSV.
  • 41. 39 Nghiên cứu khoa học: Hoạt động nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên cơ hữu chưa mạnh mẽ, chưa đi vào nề nếp, chưa có động lực thúc đẩy và còn nhiều bất cập. Nghiên cứu khoa học là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong nhà trường, mỗi cán bộ giảng viên phải tham gia nghiên cứu khoa học để không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn của mình. Tuy nhiên trong thực tế hiện tại vẫn còn một số cán bộ giảng viên lúng túng về phương pháp và năng lực nghiên cứu khoa học còn yếu. Đối với nhà trường, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học là yêu cầu bắt buộc đối với giảng viên. Vì vậy số đề tài khoa học được nghiên cứu ngày càng nhiều. Qua báo cáo về tình hình nghiên cứu khoa học của Phòng Đào tạo cho thấy hàng năm nhà trường đều tổ chức Hội đồng đánh giá, nghiệm thu các đề tài. Song các đề tài chủ yếu ở cấp trường, phạm vi ứng dụng hẹp, chưa có đề tài cấp Bộ. Nhìn chung, công tác nghiên NCKH của nhà trường còn mang tính phong trào, nhiều giảng viên chưa nắm chắc cơ sở, phương pháp nghiên cứu khoa học, mục tiêu nghiên cứu chưa được xác định rõ ràng, nội dung còn đơn điệu, giá trị nghiên cứu mang lại chưa cao. Chính vì vậy, việc hướng dẫn HSSV nghiên cứu khoa học còn gặp nhiều khó khăn. Năng lực tự học: Các giảng viên cơ hữu của nhà trường, sau khi được tuyển dụng, ngoài việc được nhà trường tạo điều kiện cho đi học cao học, tham gia các lớp học, khoá học bồi dượng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ do nhà trường tổ chức, còn rất tích cực học tập, tự mình tìm tòi, nghiên cứu tài liệu, bổ sung kiến thức. Qua phỏng vấn Ban giám hiệu và kiểm tra cụ thể đã xác định rằng: Ngoài việc thực hiện kế hoạch đào tạo tập trung, vừa học vừa làm thì việc tự học, tự bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao trình độ, năng lực đội ngũ giảng viên là rất quan trọng, cần thiết. Từ đó, ý thức và năng lực tự học, tự bồi dưỡng của đội ngũ giảng viên được nâng lên một bước đáng kể. Cùng với sự
  • 42. 40 giúp đỡ của các tổ chuyên môn, sự khuyến khích, tạo điều kiện của nhà trường, mỗi cán bộ giảng viên có sự quan tâm đến công tác tự bồi dưỡng, cập nhật những kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cần thiết để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác giảng dạy vì sự phát triển của nhà trường, vì sự nghiệp CNH - HĐH đất nước. Tuy nhiên, qua tham khảo ý kiến của chính các giảng viên cơ hữu, thì hầu hết các giảng viên cho rằng, việc tự bồi dưỡng của đội ngũ giảng viên cơ hữu nhà trường vẫn chưa có sự tổ chức quản lý chặt chẽ, chưa có một cơ chế, chính sách cụ thể nhằm khuyến khích động viên tất cả đội ngũ sư phạm tham gia nên năng lực tự bồi dưỡng của giảng viên nhà trường còn thấp, hiệu quả còn hạn chế. Chất lượng giảng dạy, phẩm chất đạo đức, thái độ làm việc của đội ngũ giảng viên cơ hữu được phản ánh phần nào qua kết quả xét thi đua theo năm học. Hàng năm nhà trường dựa vào kết quả đánh giá xếp loại giảng viên ở các tổ chuyên môn của từng khoa và xét công nhận thành tích thi đua hoàn thành nhiệm vụ công tác của hội đồng thi đua nhà trường để đánh giá cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên cơ hữu theo từng năm học. Kết quả như sau: TT Chỉ tiêu Năm (Số lượng/ Thành tích) 2010-2011 2011-2012 2012-2013 Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số GV được khen thưởng 18/32 56.25 36/49 73.46 47/65 72.30 1 Lao động tiên tiến 7 21.87 13 26.53 18 27.69 2 Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở 11 34.37 23 46.93 29 44.61 (Nguồn do Phòng Tổ chức – Hành chính cấp) Bảng thống kê 2.4 – Xếp loại thi đua GV cơ hữu từ năm 2011 đến 2013 Tuy ý kiến đánh giá của 15 CBQL về chất lượng ĐNGV cơ hữu; cũng như từ sự tự đáng giá mình theo các tiêu chí của 30 giảng viên cơ hữu trong
  • 43. 41 phiếu điều tra (như phụ lục) có phần chủ quan, nhưng nó cũng phản ánh lên một thực trạng rằng, năng lực NCKH và năng lực sư phạm của ĐNGV cơ hữu Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Miền Nam còn nhiều hạn chế, cần được thúc đẩy hơn nữa thông qua cơ chế, chính sách rõ ràng, cụ thể và cấp thiết từ cấp quản lý nhà trường. Căn cứ phiếu khảo sát, thăm dò ý kiến tới 15 cán bộ quản lý chủ chốt đánh giá chung về chất lượng ĐNGV cơ hữu (65 GV), chúng tôi thu được kết quả dưới đây: Các tiêuchí đánh giá Mức độ đánh giá TT Tốt Khá Trung Bình Yếu T.Số % T.Số % T.Số % T.Số % 1 Phẩm chất nhà giáo 21 32.30 34 52.30 10 15.38 0 0 2 Trìnhđộ chuyên môn 18 27.69 31 47.69 16 24.61 0 0 3 Năng lực sư phạm 15 23.07 28 43.07 22 33.84 0 0 4 Năng lực NCKH 11 16.92 19 29.23 35 53.84 0 0 Bảng thống kê 2.5 – Ý kiến đánh giá của CBQL về chất lượng ĐNGV cơ hữu 2.2.5. Đánh giá kếtquả thực trạng đội ngũ giảng viên cơ hữu nhà trường Những ưu điểm và nguyên nhân Qua phân tích thực trạng đội ngũ giảng viên của nhà trường, nhận thấy có một số mặt mạnh sau: Về nhận thức, đa số giảng viên nhà trường đã xác định được yêu cầu nhiệm vụ, nên đã tích cực tham gia học tập nâng cao trình độ theo kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường. Nhận thức về yêu cầu học tập nâng cao trình độ của đội ngũ CBQL, giảng viên cơ hữu đã được nâng lên một bước đáng kể trước yêu cầu nhiệm vụ mới của nhà trường thể hiện bằng hành động cụ thể trong việc tham gia vào quá trình thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường trong từng năm qua. Đội ngũ giảng viên rất đa dạng về chuyên môn ngành nghề, trong đó giảng viên cơ hữu chiếm số đông, giảng viên mời thỉnh giảng chiếm tỷ lệ thấp. Cơ cấu đội ngũ giảng viên cơ hữu tương đối hợp lý. Đây là điều kiện
  • 44. 42 thuận lợi để nhà trường chủ động trong việc phân công kế hoạch công tác cho ĐNGV. Hầu hết giảng viên nhà trường có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn nhất định, có tinh thần trách nhiệm gắn bó với chuyên môn nghề nghiệp, nhiều giảng viên có bề dày kinh nghiệm trong hoạt động chuyên môn, phát huy tác dụng tốt trong đội ngũ. Nguyên nhân là, với cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, nhà trường chủ động hoàn toàn trong công tác xây dựng phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu “có chất lượng” riêng của mình, cụ thể như sau: Trong 05 năm qua, lãnh đạo nhà trường rất chú trọng đến công tác quy hoạch đội ngũ giảng viên cơ hữu cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu, xem đây là điều kiện bảo đảm cho việc thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ nhà trường. Từ đó, đội ngũ giảng viên cơ hữu nhà trường không ngừng được củng cố và phát triển. Trên thực tế, có một số trường, cơ sở liên kết giáo dục ngoài công lập chỉ chuyên đi mời giảng viên đạt chuẩn về dạy thỉnh giảng vì chi phí cho việc đầu tư xây dựng và phát triển lực lượng giảng viên cơ hữu cho một trường thường tốn kém hơn nhiều. Hàng năm, trường chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng; kiểm tra, đánh giá nhằm nâng cao chất lượng cho đội ngũ CBQL và ĐNGV cơ hữu, bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển lâu dài của nhà trường. Một số chế độ, chính sách “trải thảm”, khuyến khích, động viên tuy có chừng mực, nhưng cũng đã thu hút được nhiều người tài qua tuổi làm việc ở các đơn vị cơ sở nhà nước về công tác tại trường. Tục ngữ có câu, “kép trẻ, thầy già” và thực tế rằng, ai đã gắn bó với nghề giáo, thì đó là cái duyên, cái nợ, là nguồn vui sống, sự đam mê suốt đời; với cơ chế thoáng của mình, nhà trường đã mời được những thầy cô, những nhà khoa học vừa đến tuổi về hưu nhưng vẫn còn sức khoẻ và tâm huyết, tiếp tục tham gia cống hiến cho sự