SlideShare a Scribd company logo
TẢI TÀI LIỆU FILE WORD : 0936.885.877
NHẬN LÀM LUẬN VĂN THẠC SĨ: LUANVANTRITHUC.COM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN
PHƯƠNG NGHĨA HIỆP
NGƯỜI CÓ UY TÍN
TRÊN BÁO DÂN TỘC VÀ PHÁT TRIỂN
(Nghiên cứu trên trang báo Dân tộc và Phát triển online)
LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC
Mã số: 831 03 01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. DƯƠNG THỊ THANH XUÂN
HÀ NỘI, NĂM 2021
TẢI TÀI LIỆU FILE WORD : 0936.885.877
NHẬN LÀM LUẬN VĂN THẠC SĨ: LUANVANTRITHUC.COM
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, luận văn “Người có uy tín trên Báo Dân tộc và Phát
triển” (Nghiên cứu trên trang báo Dân tộc và Phát triển online) là công trình
nghiên cứu độc lập do tác giả thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Dương Thị
Thanh Xuân. Đồng thời, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung
thực, rõ ràng và có nguồn gốc cụ thể. Kết quả nghiên cứu được trình bày
trong luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung của luận văn thạc sĩ.
Tác giả
Phương Nghĩa Hiệp
TẢI TÀI LIỆU FILE WORD : 0936.885.877
NHẬN LÀM LUẬN VĂN THẠC SĨ: LUANVANTRITHUC.COM
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu, tôi đã nhận được rất nhiều
sự quan tâm giúp đỡ, động viên vô cùng quý báu thầy cô trong Khoa Xã hội
học và Khoa Sau Đại học trường Đại học Công đoàn, bạn bè đồng nghiệp
và tổ chức, cá nhân để tôi hoàn thành luận văn này.
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo – Tiến sĩ
Dương Thị Thanh Xuân. người đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo và những đồng nghiệp tại
Báo Dân tộc và phát triển online đã giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi nghiên cứu
thu thập thông tin và số liệu để tôi hoàn thành luận văn.
Tôi muốn dành lời cảm ơn sâu sắc nhất đến gia đình tôi, bạn bè tôi đã
động viên và giúp đỡ tôi để tôi có thêm nhiều động lực để hoàn thành khóa
luận tốt nghiệp.
Trong quá trình nghiên cứu, do trình độ bản thân còn hạn chế, không
tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự quan tâm, chia sẻ cũng
như những đóng góp quý báu của mọi người để cho luận văn của tôi được
hoàn thiện.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
TẢI TÀI LIỆU FILE WORD : 0936.885.877
NHẬN LÀM LUẬN VĂN THẠC SĨ: LUANVANTRITHUC.COM
MỤC LỤC
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng, hộp
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................1
2. Tổng quan đề tài nghiên cứu...........................................................................2
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa tiễn....................................................................5
4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu.....................................................5
5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................6
6. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................6
7. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu....................................................................7
8. Khung lý thuyết...............................................................................................8
9. Kết cấu luận văn..............................................................................................9
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGƯỜI CÓ UY TÍN..................................... 10
1.1. Một số vấn đề cơ bản liên quan đến người có uy tín.............................10
1.1.1. Khái niệm người có uy tín.......................................................................10
1.1.2. Tiêu chí lựa chọn, đối tượng lựa chọn và điều kiện bình chọn người có
uy tín 12
1.1.3. Chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người có uy tín ...................13
1.1.4. Căn cứ pháp lý liên quan đến người có uy tín ........................................17
1.2. Các lý thuyết vận dụng trong đề tài .......................................................18
1.2.1. Lý thuyết vai trò......................................................................................18
1.2.2. Lý thuyết truyền thông............................................................................20
1.3. Khái quát về báo Dân tộc và phát triển .................................................24
1.3.1. Vị trí, chức năng......................................................................................24
1.3.2. Nhiệm vụ và quyền hạn ..........................................................................24
TẢI TÀI LIỆU FILE WORD : 0936.885.877
NHẬN LÀM LUẬN VĂN THẠC SĨ: LUANVANTRITHUC.COM
1.3.3. Cơ cấu tổ chức.........................................................................................25
Tiểu kết chương 1............................................................................................27
Chương 2. THỰC TRẠNG VAI TRÒ NGƯỜI CÓ UY TÍN TRÊN BÁO DÂN
TỘC VÀ PHÁT TRIỂN ONLINE.......................................................................... 28
2.1. Khái quát chung về vùng dân tộc thiểu số.............................................28
2.2. Đặc điểm các bài viết về người có uy tín trên báo Dân tộc và Phát
triển online .......................................................................................................31
2.2.1. Số lượng, nội dung bài viết.....................................................................31
2.2.2. Cơ cấu nhân khẩu học của người có uy tín trong các bài viết ................37
2.3. Vai trò của người có uy tín trên báo Dân tộc và Phát triển online......47
2.3.1. Vai trò dân vận – dân nguyện .................................................................47
2.3.2. Vai trò phát triển kinh tế .........................................................................56
2.3.3. Vai trò bảo tồn, phát huy văn hóa – giáo dục .........................................62
2.3.4. Vai trò xây dựng kết cấu hạ tầng địa phương .........................................66
2.3.5. Vai trò đảm bảo trật tự xã hội – an ninh quốc phòng..............................68
2.3.6. Hiệu quả vai trò của người có uy tín đối với cộng đồng.........................72
2.3.7. Hạn chế và những nguyên nhân..............................................................74
Tiểu kết chương 2............................................................................................77
Chương 3. GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA NGƯỜI CÓ UY TÍN
TRONG CỘNG ĐÔNG DÂN TỘC THIỂU SỐ ................................................... 78
3.1. Giải pháp về nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò của người
có uy tín thông qua công tác tuyên truyền vận động...................................78
3.2. Phân cấp quản lý và phối hợp giữa chính quyền và Người có uy tín......81
3.3. Tổ chức bồi dưỡng kiến thức và nâng cao năng lực cho người có uy
tín 86
3.4. Thực hiện chế độ chính sách đối với người có uy tín............................89
Tiểu kết chương 3............................................................................................91
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.......................................................................... 92
TẢI TÀI LIỆU FILE WORD : 0936.885.877
NHẬN LÀM LUẬN VĂN THẠC SĨ: LUANVANTRITHUC.COM
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................. 95
TẢI TÀI LIỆU FILE WORD : 0936.885.877
NHẬN LÀM LUẬN VĂN THẠC SĨ: LUANVANTRITHUC.COM
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DTTS Dân tộc thiểu số
KT – XH Kinh tế xã hội
KHCN Khoa học công nghệ
MTTQ Mặt trận tổ quốc
NCUT Người có uy tín
DANH MỤC BẢNG, HỘP
Bảng 2.1. Số lượng các bài viết trên báo Dân tộc và phát triển online.............31
Bảng 2.2. Nội dung bài viết về người có uy tín trên báo dân tộc trong 6 tháng
qua phân theo chủ thể........................................................................35
Bảng 2.3. Khu vực của người có uy tín trong bài viết......................................38
Bảng 2.4. Giới tính của các nhân vật trong bài viết..........................................39
Bảng 2.5. Độ tuổi của người có uy tín trong các bài viết .................................43
Bảng 2.6. Đặc điểm cá nhân của người có uy tín .............................................45
Bảng 2.7. Vai trò nêu gương, tuyên truyền, lắng nghe ý kiến người dân của
người có uy tín ..................................................................................47
Bảng 2.8. Vai trò phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn của người có uy tín....50
Bảng 2.9. Vai trò phát triển kinh tế tại địa phương của người có uy tín...........57
Bảng 2.10. Vai trò trong phát triển văn hóa xã hội, đảm bảo vệ sinh môi
trường................................................................................................63
Bảng 2.11. Vai trò trong đảm bảo an ninh – quốc phòng .................................68
DANH MỤC BẢNG, HỘP
Hộp 2.1. Các bài viết có nội dung về tập thể người có uy tín...........................36
Hộp 2.2. Các bài viết có nội dung về cá nhân người có uy tín .........................36
Hộp 2.3. Dẫn chứng về khu vực của người có uy tín trong bài viết.................39
Hộp 2.4. Dẫn chứng về giới tính của các nhân vật trong bài viết.....................40
Hộp 2.5. Dẫn chứng về độ tuổi của các nhân vật trong bài viết .......................44
Hộp 2.6. Dẫn chứng về chức sắc của người có uy tín trích từ các bài báo.......46
Hộp 2.7. Vai trò nêu gương của người có uy tín trong bài viết ........................48
Hộp 2.8. Vai trò tuyên truyền chủ trương, chính sách Dân vận của người có
uy tín được trích từ các bài viết.........................................................49
Hộp 2.9. Vai trò vận động hiến đất của người có uy tín được trích từ các bài
viết.....................................................................................................51
Hộp 2.10. Vai trò vận động nhân dân đóng góp nguyên vật liệu của người có
uy tín được trích từ các bài viết.........................................................52
Hộp 2.12. Vai trò hiến đất của người có uy tín được trích từ các bài viết........54
Hộp 2.11. Vai trò vận động góp ngày công của người có uy tín được trích từ
các bài viết ........................................................................................53
Hộp 2.13. Vai trò dân nguyện của người có uy tín được trích từ các bài viết ........... 55
Hộp 2.14. Vai trò phổ biến kiến thức phát triển kinh tế của người có uy tín ..57
Hộp 2.15. Vai trò phát triển kinh tế trong thử nghiệm của người có uy tín
được trích từ các bài viết...................................................................59
Hộp 2.16. Vai trò phát triển kinh tế trong trợ giúp nguồn lực của người có uy
tín được trích từ các bài viết..............................................................60
Hộp 2.17. Vai trò phát triển kinh tế trong chuyên giao khoa học kỹ thuật của
người có uy tín được trích từ các bài viết .........................................61
Hộp 2.18. Vai trò của người có uy tín trong bảo tồn giá trị truyền thống trích
từ các bài viết ....................................................................................63
Hộp 2.19. Vai trò của người có uy tín trong việc xóa bỏ phong tục lạc hậu
được trích từ các bài viết...................................................................65
Hộp 2.20. Vai trò của người có uy tín trong vấn đề vệ sinh môi trường được
trích từ các bài viết............................................................................66
Hộp 2.21. Vai trò xây dựng kết cấu hạ tầng địa phương của người có uy tín
được trích từ các bài viết...................................................................67
Hộp 2.22. Vai trò hòa giải của người có uy tín trích từ các bài viết.................69
Hộp 2.23. Vai trò chống phá các thế lực thù địch của người có uy tín trích từ
các bài viết.........................................................................................70
Hộp 2.24. Vai trò phòng chống ma túy của người có uy tín trích từ các bài
viết.....................................................................................................71
Hộp 2.25. Vai trò chống di cư trái phép của người có uy tín trích từ các bài
viết.....................................................................................................72
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của nền kinh tế - văn hóa -
xã hội, hệ thống báo chí trong cả nước cũng không ngừng đổi mới, năng
động, sáng tạo và phát triển hơn trong tác nghiệp. Báo chí ngày càng bám sát
hiện thực xã hội, thông tin nhanh chóng các tin tức sự kiện, đường lối, chính
sách của Đảng và Nhà nước tới quần chúng nhân dân, góp phần củng cố, xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Báo chí đang ngày càng phát triển và hoàn thiện
hơn, khẳng định vai trò ngày càng quan trọng trong đời sống xã hội. Báo chí
là chủ thể phản ánh đời sống xã hội, khơi nguồn, tạo ra dư luận xã hội. Báo
chí có vai trò không thể thay thế trong định hướng dư luận xã hội, đó là sự tập
trung nỗ lực nhận thức xã hội vào việc nhận thức một vấn đề hoặc thực hiện
một hoạt động xã hội nào đó. Không chỉ là những hoạt động của Đảng và Nhà
nước, của những người nổi tiếng, báo chí đi sâu vào đời sống của từng bộ
phận dân cư, trong đó có cả đồng bào dân tộc thiểu số.
Theo thống kê, người dân tộc thiểu số ở Việt Nam chiếm 53/54 dân tộc,
với dân số trên 13 triệu người, sống ở 51 tỉnh, thành phố trên địa bàn cả nước
[8]. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã thực hiện nhiều chính sách
phát triển toàn diện, tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số có ý thức vươn lên,
không cam chịu đói nghèo, phát huy nội lực, quyết tâm xây dựng quê hương
giàu đẹp. Nhiều chương trình đầu tư vào vùng dân tộc thiểu số đã thực hiện
có hiệu quả; cơ sở hạ tầng từng bước được hoàn thiện; đời sống vật chất và
tinh thần của nhân dân được nâng lên. Vùng dân tộc thiểu số và miền núi thay
đổi rõ nét, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 35% năm 2011 xuống còn 16,8% [17].
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, các cấp ủy, chính quyền địa
phương, MTTQ và các tổ chức thành viên từ Trung ương đến cấp cơ sở đã có
nhiều chủ trương, chính sách mới, nhiều văn bản hướng dẫn đã được thực
hiện và phát huy vai trò của người có uy tín, những cố gắng, nỗ lực của
2
34.031 “người có uy tín” [6] từ các khu dân có đông đồng bào dân tộc thiểu
số sinh sống trên địa bàn cả nước đã được ghi nhận.
Nhằm nâng cao vai trò Người có uy tín trong cộng đồng Dân tộc thiểu số
cũng như biểu dương những tấm gương tiêu biểu, kết quả thực hiện chính
sách và phát huy vai trò của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số,
Báo Dân tộc và Phát triển đã thành lập chuyên trang về “Người có uy tín”.
Chuyên trang viết về các chính sách hỗ trợ, ưu tiên của Đảng, Nhà nước đối
với đồng bào dân tộc, với người có uy tín trong đồng bào dân tộc, đồng thời
khẳng định “Người uy tín ở cộng đồng dân cư và trong đồng bào các dân tộc
thiểu số là những cánh tay đắc lực đối với hoạt động của MTTQ Việt Nam và
các tổ chức thành viên trong việc tuyên truyền các chủ trương, đường lối.
chính sách của Đảng, Nhà nước đến với đồng bào”[2]. Nhằm làm rõ, chân
dung, vai trò của “người có uy tín” thông qua Báo Dân tộc và Phát triển
online, tôi lựa chọn đề tài “Người có uy tín trên Báo Dân tộc và Phát triển”
(Nghiên cứu trên trang báo Dân tộc và phát triển online) làm đề tài luận văn
thạc sĩ xã hội học của mình.
2. Tổng quan đề tài nghiên cứu
Bùi Văn Đạo (2015), “Vai trò của một số nhóm xã hội của các dân tộc
tại chỗ trong phát triển bền vững Tây Nguyên”, Đề tài nghiên cứu khoa học
cấp Nhà nước. Đề tài đã làm sáng tỏ một số cơ sở lý thuyết và thực tiễn cho
nghiên cứu vai trò của các nhóm xã hội đặc thù ở các dân tộc thiểu số Tây
Nguyên nói riêng và dân tộc thiểu số nói chung, làm rõ thực trạng vai trò tích
cực và tiêu cực của ba nhóm xã hội đặc thù: Già làng, trí thức và phụ nữ các
dân tộc thiểu số tại chỗ trong phát triển bền vững vùng Tây Nguyên. Từ đó
đúc rút một số bài học kinh nghiệm, đề xuất một số quan điểm, kiến nghị và
giải pháp nhằm kế thừa, phát huy vai trò của ba nhóm xã hội già làng, trí thức
và phụ nữ các dân tộc thiểu số tại chỗ trong phát triển bền vững Tây Nguyên.
Phan Hữu Dật, (2000), “Một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của già
làng, trưởng bản trong việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà
3
nước”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước. Đề tài có một số điểm nổi
bật như: Một số vấn đề lý luận liên quan đến già làng, trưởng bản. Già làng,
trưởng bản nước ta qua các thời kỳ cách mạng. Nêu hệ thống các giải pháp để
phát huy vai trò của họ trong việc thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước
ta hiện nay.
Trần Quang Phương (2017), “Phát huy vai trò của đồng bào các dân tộc
thiểu số trong xây dựng tiềm lực quốc phòng trên địa bàn Tây Nguyên”, Tạp
chí Quốc phòng toàn dân. Bài viết chỉ ra xây dựng tiềm lực quốc phòng trên
địa bàn Tây Nguyên là khâu chuẩn bị trước mọi mặt về vật chất và tinh thần,
nhằm mục tiêu giữ vững hòa bình, ổn định, ngăn ngừa mọi âm mưu, hành
động bạo loạn, gây chiến của các thế lực thù địch; sẵn sàng đập tan và đánh
thắng trong mọi tình huống, bảo vệ địa bàn chiến lược, góp phần bảo vệ vững
chắc Tổ quốc. Vì thế, cần phát huy vai trò của đồng bào các dân tộc trên địa
bàn, trong đó có đồng bào dân tộc thiểu số.
Đào Sơn Hải, Doãn Văn Trí (2016), “Phát huy vai trò của người có uy
tín vùng dân tộc thiểu số ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu dân tộc.
Bài viết chỉ ra người có uy tín là người ở trong cộng đồng hoặc có mối liên hệ
với đồng bào dân tộc, có uy tín, ảnh hưởng nhất định với một bộ phận người
dân tộc thiểu số trong một khu vực nhất định. Những người có uy tín thường
được đồng bào dân tộc tìm đến bày tỏ tâm tư, nguyện vọng, tham khảo ý kiến
đối với những vấn đề người dân đang vướng mắc, chưa tìm được hướng giải
quyết. Trong những năm qua, người có uy tín ở vùng đồng bào dân tộc thiểu
số đã phát huy vai trò trong cộng đồng, trực tiếp góp phần phát triển kinh tế
xã hội ở địa phương đạt được những thành tựu nhất định.
Đỗ Thị Thanh Thủy (2018), “Một số kinh nghiệm về phát huy vai trò của
người có uy tín trong đồng bào các dân tộc tỉnh Hà Giang”, Tạp chí mặt trận.
Bài viết chỉ ra tỉnh Hà Giang có 1.966 người có uy tín, thuộc 18 dân tộc.
Thông qua các hoạt động thực tế, những người có uy tín luôn là chỗ dựa tin
cậy của Đảng, chính quyền và nhân dân trên mọi lĩnh vực, là nhân tố tích cực,
4
chủ đạo trong công tác tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số tham
gia vào các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng
nông thôn mới, giữ vững ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Đồng thời đưa ra một số bài học kinh nghiệm nhằm phát huy vai trò của
người có uy tín như: (1) Công tác vận động phát huy vai trò người có uy tín
phải được tiến hành thường xuyên, phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, đơn vị;
(2) Cần phát huy năng lực sở trường của người có uy tín trong công tác vận
động quần chúng; cần phát huy được vai trò, vị trí ảnh hưởng của người uy tín
trong từng vùng, từng dân tộc, từng dòng họ để có phương pháp tranh thủ, sử
dụng phù hợp; (3) Công tác vận động người có uy tín phải được kết hợp giữa
vận động cá biệt và vận động rộng rãi. Đối với những người có uy tín mà hoạt
động kém hiệu quả, cần phải kịp thời nắm bắt tâm tư, tình cảm, những khúc
mắc trong cuộc sống và không được xa lánh họ, mà phải thường xuyên gặp
gỡ, tác động để chuyển hóa tư tưởng; (4) Cần tiếp tục tổ chức quán triệt các
nội dung, chỉ thị của Đảng, Nhà nước về công tác vận động quần chúng, nhận
thức đúng đắn vị trí, vai trò, ảnh hưởng của người có uy tín trong cộng đồng;
(5) Quan tâm thực hiện các chế độ chính sách, khen thưởng những người có
uy tín có thành tích xuất sắc trong các lĩnh vực, nhằm kịp thời động viên
người có uy tín đóng góp phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững chủ quyền biên
giới quốc gia, xây dựng quê hương giàu đẹp.
Luận văn kế thừa những kết quả về vai trò của người có uy tín của các
nghiên cứu đã phân tích như các vai trò vận động tuyên truyền, vai trò nêu
gương, vai trò về an ninh quốc phòng… tuy nhiên các nghiên cứu trên chỉ
nghiên cứu trên một khu vực, là những nghiên cứu trực tiếp một số người có
uy tín. Trong luận văn mô tả thêm chân dung những người có uy tín trên cả
nước thông qua các bài báo phản ánh về người thực việc thực của những
người có uy tín trên báo điện tử Dân tộc & Phát triển và phân tích thêm các
vai trò khác như vai trò kinh tế, vai trò bảo tồn và phát triển văn hóa giáo
dục…
5
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu về người có uy tín, luận văn xem xét những khía cạnh, chỉ
tiêu đánh giá, công nhận Người có uy tín, tính hiệu quả của những bài báo
trong phát huy vai trò của Người có uy tín trong cộng đồng Dân tộc thiểu số.
Đồng thời một lần nữa luận văn cũng làm rõ khái niệm như người có uy tín và
chứng minh sự kiểm nghiệm của các lý thuyết xã hội học trong thực tiễn.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu các chính sách hỗ trợ, ưu tiên của Đảng, Nhà nước đối với
đồng bào dân tộc, với người có uy tín trong đồng bào dân tộc, đồng thời nêu
ra chân dung những người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên báo
Dân tộc và phát triển online, những quan điểm, những thái độ, những phản
ứng của công chúng, của độc giả về những người có uy tín. Đồng thời phân
tích xem xét vai trò của tờ báo đối với cộng đồng.
4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Người có uy tín.
4.2.Khách thể nghiên cứu
Tác giả, nhân vật, độc giả của các bài báo trên báo Dân tộc và phát
triển online.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Báo Dân tộc và phát triển online.
- Phạm vi thời gian:
Thời gian được nghiên cứu: là các bài báo từ tháng 6 - tháng 9 năm 2019.
- Phạm vi nội dung: Người có uy tín là người nắm vững và thực hiện tốt
chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các quy
định của địa phương nơi cư trú và thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ công
dân; bản thân và gia đình gương mẫu, có đóng góp tích cực đối với cộng
đồng; am hiểu về văn hóa, phong tục, tập quán, tiếng nói của dân tộc ở nơi cư
6
trú; có cách ứng xử, giải quyết tốt mối quan hệ trong gia đình, cộng đồng; là
người tiêu biểu, có mối liên hệ chặt chẽ, có ảnh hưởng lớn và khả năng tập
hợp đồng bào dân tộc ở những phạm vi nhất định, được người dân trong cộng
đồng tín nhiệm, tin tưởng, nghe và làm theo.
5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là mô tả chân dung, vai trò của người có uy tín trong
đồng bào dân tộc thiểu số trên báo Dân tộc và phát triển online, từ đó thấy được
những vai trò của người có uy tín đối với cộng đồng dân tộc thiểu số.
5.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ hệ thống khái niệm của đề tài; hệ thống lý thuyết từ đó xây
dựng bộ công cụ khảo sát thu thập thông tin, đề cương phỏng vấn sâu, kế
hoạch thu thập thông tin…
- Khảo sát thu thập số liệu: Thu thập thông tin thông qua các bài báo, tạp
chí đặc biệt các bài viết về người có uy tín, phỏng vấn sâu các các đối tượng
có liên quan.
- Xử lý thông tin: Tập hợp các bài viết, phân theo các chủ đề, các tiêu
chí, xử lý các thông tin mô tả
- Đánh giá thực trạng người có uy tín trên báo Dân tộc và phát triển
online và đưa ra giải pháp nhằm phát huy vai trò của người có uy tín trong
đồng bào dân tộc thiểu số.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Thu thập các tài liệu nghiên cứu có liên quan đến đề tài, sách và báo cáo
nghiên cứu đã được xuất bản, công bố, đặc biệt là các bài báo về người có uy
tín trên báo Dân tộc và phát triển là nguồn tài liệu quan trọng để xác định
những nội dung và vấn đề đã được khai thác, trên cơ sở đó tìm ra những nét
mới cần được tập trung phân tích.
7
Nguồn tài liệu được sử dụng cơ bản là các bài viết trên báo Dân tộc và
phát triển trong 6 tháng cuối năm 2019, là những bài viết, video liên quan đến
người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, được báo Dân tộc và phát
triển đưa tin.
Những thông tin liên quan từ các bài viết là tư liệu quan trọng để phân
tích về những chính sách, quan điểm của Đảng và Nhà nước về người có uy tín,
chân dung của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số và một số kinh
nghiệm về phát huy vai trò của người có uy tín trên báo Dân tộc và phát triển.
6.2. Phương pháp phỏng vấn sâu, phương pháp thống kê
Tiến hành phỏng vấn sâu 03 tác giả có bài viết về Người có uy tín trên báo
Dân tộc và Phát triển. Nội dung phỏng vấn: Xoay quanh vấn đề về ý kiến của nhà
báo về các bài viết, định hướng dư luận, trách nhiệm của người làm báo.
Phương pháp thống kê: Thống kê trên số lượng bài viết từ tháng 6/2019
– 12/2019 về những người có uy tín xuất hiện trên Báo Dân tộc và Phát triển,
bao gồm giới tính, độ tuổi, thành phần dân tộc, lĩnh vực, địa phương cư trú...
7. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
7.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Chân dung người có uy tín được thể hiện trên Báo Dân tộc và Phát triển
online như thế nào?
- Những vai trò nào của người có uy tín được thể hiện trong cộng đồng
DTTS?
7.2. Giả thuyết nghiên cứu
- Chân dung người có uy tín được thể hiện toàn diện và đầy đủ trên Báo
Dân tộc và Phát triển online, Nam giới nhiều hơn nữ giới, tập trung chủ yếu là
những người có độ tuổi trung niên, đa dạng về địa bàn cư trú và thành phần
dân tộc.
- Các hoạt động và vai trò chủ yếu của người có uy tín tập trung về các lĩnh
vực: Dân vận- dân nguyện; phát triển kinh tế; bảo tồn, phát huy văn hóa - giáo
dục; xây dựng kết cấu hạ tầng địa phương; trật tự xã hội - an ninh quốc phòng.
8
Chính sách của Đảng và Nhà
nước về người có uy tín
Giải pháp phát huy vai trò của người có uy tín trong cộng đồng dân tộc
thiểu số
Hoạt động và vai trò của
người có uy tín
- Dân vận - dân nguyện
- Phát triển kinh tế
- Bảo tồn, phát huy
văn hóa - giáo dục
- Xây dựng kết cấu hạ
tầng địa phương
- Trật tự xã hội - an
ninh quốc phòng
Chân dung người có
uy tín
- Giới tính
- Độ tuổi
- Địa bàn
- Vị trí, vị thế
trong cộng đồng
Bài viết về người
có uy tín trên báo
DT&PT
- Số lượng
- Tần suất
- Mức độ
Người có uy tín trên báo Dân tộc và Phát triển
8. Khung lý thuyết
Điều kiện kinh tế xã hội
9
9. Kết cấu luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận, bao gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về người có uy tín
Chương 2: Thực trạng người có uy tín trên báo Dân tộc và Phát triển
Chương 3: Giải pháp phát huy vai trò của người có uy tín trong cộng
đồng dân tộc thiểu số
10
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGƯỜI CÓ UY TÍN
1.1. Một số vấn đề cơ bản liên quan đến người có uy tín
1.1.1. Khái niệm người có uy tín
Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (hay còn gọi là người có
uy tín) là một bộ phận quần chúng đặc biệt, họ có vai trò, vị trí quan trọng đối
với cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số trong việc tuyên truyền, vận động
thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và
những quy định của địa phương về phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm
nghèo và giữ gìn khối đại đoàn kết toàn dân.
Theo Quyết định số 2561/QĐ - TTg ngày 31/12/2016 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Đề án “tăng cường vai trò của người có uy tín trong
vùng dân tộc thiểu số” và Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 06/3/2018
của Thủ tướng Chính phủ “về tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín và
chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số”, đưa ra
một số tiêu chí xác định người có uy tín. Theo đó, Người có uy tín trong đồng
bào dân tộc thiểu số là người “được lựa chọn từ thôn, bản, xóm, buôn, làng,
phum, sóc, tổ dân phố và tương đương (gọi chung là thôn)”[13], “Người có
uy tín là người nắm vững và thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương nơi cư trú
và thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ công dân; bản thân và gia đình gương
mẫu, có đóng góp tích cực đối với cộng đồng; am hiểu về văn hóa, phong tục,
tập quán, tiếng nói của dân tộc ở nơi cư trú; có cách ứng xử, giải quyết tốt
mối quan hệ trong gia đình, cộng đồng; là người tiêu biểu, có mối liên hệ
chặt chẽ, có ảnh hưởng lớn và khả năng tập hợp đồng bào dân tộc ở những
phạm vi nhất định, được người dân trong cộng đồng tín nhiệm, tin tưởng,
nghe và làm theo”[14]. Ngoài ra, “Bản thân và gia đình người có uy tín phải
nắm vững, gương mẫu thực hiện và tích cực tuyên truyền, giải thích, vận động
đồng bào các dân tộc trên địa bàn thực hiện các chủ trương, đường lối của
11
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương;
chủ động nắm tình hình dư luận xã hội, đời sống, sản xuất, tâm tư, nguyện
vọng của đồng bào các dân tộc, phản ánh kịp thời về các cơ quan chức năng
có liên quan; tham gia ngăn ngừa, hòa giải các mâu thuẫn, tranh chấp trong
nội bộ nhân dân, góp phần giữ gìn an ninh, trật tự ở địa phương; tích cực
hưởng ứng, ủng hộ, tham gia xây dựng nông thôn mới và các cuộc vận động,
phong trào thi đua tại địa phương [14].
Trong phạm vi bài luận văn này, tác giả tập trung phân tích và làm rõ
hình ảnh người có uy tín dựa dựa trên 06 đặc điểm: (1) già làng, (2) trưởng
bản, (3) người từng công tác lãnh đạo từ cấp xã trở lên, (4) người am hiểu
cộng đồng; (5) tri thức trẻ; (6) người có chức sắc tôn giáo. Đó là những người
thực hiện tốt một hay nhiều (05) năm các vai trò sau: (1) nắm vững, gương
mẫu thực hiện và tích cực tuyên truyền, giải thích, vận động đồng bào các dân
tộc trên địa bàn thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương (vai trò dân vận –
dân nguyện); (2) chủ động nắm tình hình dư luận xã hội, đời sống, sản xuất,
tâm tư, nguyện vọng của đồng bào các dân tộc, phản ánh kịp thời về các cơ
quan chức năng có liên quan (vai trò bảo tồn, phát huy văn hóa – giáo dục);
(3) tham gia ngăn ngừa, hòa giải các mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nhân
dân, góp phần giữ gìn an ninh, trật tự ở địa phương (vai trò đảm bảo trật tự xã
hội – an ninh quốc phòng); (4) tích cực hưởng ứng, ủng hộ, tham gia xây
dựng nông thôn mới và các cuộc vận động, phong trào thi đua tại địa phương
(vai trò xây dựng kết cấu hạ tầng địa phương) và (5) tích cực phát tiển kinh tế
địa phương. Trong phạm vi luận văn này, tác giả tập trung thể hiện người có
uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên Báo Dân tộc và phát triển online là
người có vai trò quan trọng, là cầu nối trong việc vận động, tuyên truyền, giải
thích cho người dân thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà
nước và pháp luật, đồng thời cũng là người giải quyết mâu thuẫn của cộng
12
đồng người đồng bào dân tộc thiểu số... góp phần giữ gìn, phát huy bản sắc
văn hóa dân tộc.
1.1.2. Tiêu chí lựa chọn, đối tượng lựa chọn và điều kiện bình chọn
người có uy tín
Như đã trình bày ở trên, người có uy tín là người có vai trò quan trọng, là
cầu nối giữa chính sách của Đảng, chủ trương của Nhà nước, quy định của địa
phương đến cộng đồng dân cư. Do đó, người có uy tín cũng có những tiêu chí
nhất định khi lựa chọn.
Theo Khoản 1, Điều 4, Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 06/3/2018
của Thủ tướng Chính phủ “về tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín và
chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số” quy định
về tiêu chí lựa chọn người có uy tín, cụ thể:
“a) Là công dân Việt Nam, không phân biệt thành phần dân tộc, cư trú
hợp pháp tại Việt Nam;
b) Bản thân và gia đình gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa
phương;
c) Là người tiêu biểu, có nhiều công lao, đóng góp trong các phong trào
thi đua yêu nước, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ an ninh trật tự, giữ gìn bản sắc
văn hóa và đoàn kết các dân tộc;
d) Hiểu biết về văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán dân tộc; có
mối liên hệ chặt chẽ và có ảnh hưởng trong dòng họ, dân tộc và cộng đồng
dân cư;
đ) Có khả năng quy tụ, tập hợp đồng bào dân tộc thiểu số trong phạm vi
nhất định bằng lời nói, qua việc làm, được người dân trong cộng đồng tín
nhiệm, tin tưởng, nghe và làm theo” [13].
Theo Khoản 2, Điều 4, Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 06/3/2018
của Thủ tướng Chính phủ “về tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín và
13
chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số” quy định
về đối tượng lựa chọn người có uy tín, cụ thể:
“Người có uy tín được lựa chọn từ các đối tượng sau:
a) Cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang theo quy định của
pháp luật hiện hành có quá trình công tác lâu năm, có cống hiến cho dân tộc,
đất nước đã nghỉ công tác;
b) Già làng, trưởng thôn, trưởng dòng họ hoặc những người thường
được đồng bào dân tộc thiểu số mời thực hiện các nghi lễ cầu cúng cho gia
đình, dòng họ, bản làng;
c) Chức sắc, chức việc trong các tôn giáo ở vùng dân tộc thiểu số (Phật
giáo, Hồi giáo, Tin lành, Công giáo,...);
d) Nhân sỹ, trí thức, doanh nhân, nhà giáo, người hành nghề chữa bệnh
giỏi hoặc người có Điều kiện kinh tế thường giúp đỡ và được đồng bào tín
nhiệm” [13].
Trong phạm vi luận văn này, tác giả tập trung tìm hiểu (62 bài viết từ
tháng 06 – 09/2019 trên Báo Dân tộc và phát triển online) về người có uy tín
trong cộng đồng dân tộc thiểu số là tập thể (chiếm 64.5%) và cá nhân (chiếm
35.5%) trên ba (03) miền của Tổ quốc và cả ở nước ngoài chiếm tỷ lệ lần lượt
là miền Bắc (37%), miền Trung (43.5%), miền Nam (16.1%) và nước ngoài
(3.2%) với độ tuổi khác nhau, được tác giả chia làm ba (03) mức, từ 30-40
tuổi (10.61%), từ 40-60 tuổi (86.3%) và trên 60 tuổi (43.94%). Như vậy, khi
lựa chọn viết về người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, Báo Dân tộc
và phát triển online đều căn cứ lựa chọn dựa trên 05 tiêu chí và thuộc 04 đối
tượng nhằm đa dạng hóa hình ảnh về người có uy tín trong đồng bào dân tộc
thiểu số.
1.1.3. Chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người có uy tín
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa bản sắc, có vị trí chiến lược
quan trọng đối với khu vực Đông Nam Á nói riêng và trên thế giới nói chung.
Việt Nam là một nhà nước pháp quyền xă hội chủ nghĩa, quản lư xă hội bằng
14
pháp luật và luôn đề cao vai trò của pháp luật. Nhưng để quản lý xã hội được
hiệu quả, Đảng và Nhà nước ta lại có sự kết hợp tương đối hiệu quả giữa pháp
luật với hệ thống các thiết chế xã hội, phong tục, tập quán. Mặc dù những quy
phạm xã hội ấy không mang tính chất răn đe, cưỡng chế cao như các quy
phạm pháp luật, song lại trực tiếp điều tiết mọi hành vi của con người bởi sự
kết hợp nhuần nhuyễn giữa cưỡng chế với tự nguyện, xử phạt với giáo dục,
răn đe với thuyết phục.... Các quy phạm xã hội hình thành từ lâu đời, là sợi
dây “ràng buộc hành vi của con người”, thường có hiệu lực cao và được các
thành viên trong cộng đồng tin tưởng.
Thực tiễn đã chứng minh, ngay từ thời kỳ phong kiến, các bộ luật lớn
như Hình thư triều Lý, Hình thư triều Trần, Quốc triều Hình luật triều Lê và
Hoàng triều luật lệ nhà Nguyễn mặc dù giá trị pháp lý khác nhau nhưng đều
được xây dựng trên một cơ sở nền tảng pháp lý có tính cơ bản của cộng đồng
người Việt là phong tục, tập quán, được phát triển thành hương ước hoặc luật
tục của làng, xã. Chẳng hạn như: Trong Điều 40, Quốc triều Hình luật ghi rõ:
“Những người miền thượng du (miền núi, miền đồng bào dân tộc ít người cư
trú) cùng phạm tội với nhau thì theo phong tục của xứ ấy mà định tội. Những
người miền thượng du phạm tội với người trung châu (miền trung du và miền
đồng bằng) thì theo luật mà định tội”. Theo quy định này, việc áp dụng các
phong tục, tập quán làm cho các điều khoản của bộ luật phù hợp, sáng tạo và
sát với thực tế đời sống, dễ hiểu, dễ thực hiện hơn, có tính khả thi cao hơn
việc áp dụng những điều luật “cứng nhắc” vào cuộc sống.
Việt Nam ta trong quá trình phát triển kinh tế thị trường, mở rộng quan
hệ giao lưu quốc tế, thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa, pháp luật ngày
càng được hoàn thiện, nhưng Đảng và Nhà nước ta trong Đại hội VIII của
Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn nhấn mạnh quan điểm, tư tưởng: “quan tâm
giữ gìn và nâng cao bản sắc văn hoá dân tộc, kế thừa và phát huy truyền
thống đạo đức, tập quán tốt đẹp và lòng tự hào dân tộc”(Văn kiện đại hội
VIII). Thực tế đã chứng minh, pháp luật chỉ thực sự có hiệu lực khi được
15
người dân tiếp nhận và thi hành một cách tự giác, và yếu tố phong tục, tập
quán chính là điều kiện khách quan, là cầu nối giúp cho pháp luật đến gần hơn
với người dân, để người dân dễ dàng chấp nhận. Vì vậy, trong việc xây dựng,
hoàn thiện, áp dụng, tuân thủ và thực hiện pháp luật, thì yếu tố phong tục, tập
quán cũng cần phải được quan tâm, chú trọng.
Để giữ gìn được phong tục, tập quán của địa phương thì không thể
không kể đến già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng dân cư.
Đó là những người luôn gương mẫu thực hiện tốt các chủ trương, đường lối
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phát triển kinh tế gia đình, vận
động mọi người dân noi gương làm theo để thoát nghèo, xây dựng cuộc sống,
thực hiện nếp sống văn minh, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, góp phần gìn giữ an
ninh trật tự trong các bản làng.
Mặc dù có vai trò rất lớn trong việc giữ gìn và phát huy những truyền
thống tốt đẹp của địa phương, song từ trước năm 2017 Đảng và Nhà nước ta
chưa có chính sách nào đối với già làng, trưởng bản, người có uy tín, khiến
cho những người này chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội. Chỉ khi Quyết định
12/2018/QĐ – TTg ra đời thì chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người
có uy tín mới thực sự được quy định rõ ràng, đem lại hiệu quả cho công tác
thực thi, phát huy vai trò của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số.
Theo Điều 5, Quyết định 12/2018/QĐ – TTg ngày 06/3/2018 của Thủ
tướng Chính phủ “về tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín và chính
sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số” quy định chế
độ, chính sách đối với người có uy tín. Theo đó:
“Điều 5. Chế độ, chính sách đối với người có uy tín
1. Cung cấp thông tin
a) Định kỳ hoặc đột xuất người có uy tín được phổ biến, cung cấp thông
tin mới về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước; tình hình, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm quốc phòng, an
16
ninh trật tự và kết quả thực hiện các Chương trình, dự án, chính sách dân tộc
đang thực hiện ở địa phương;
b) Người có uy tín được cấp (không thu tiền): 01 tờ Báo Dân tộc và Phát
triển của Ủy ban Dân tộc; 01 tờ báo tỉnh hoặc hình thức cung cấp thông tin
khác phù hợp đối với người có uy tín do địa phương lựa chọn;
c) Người có uy tín được tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, quốc
phòng, an ninh, chính sách dân tộc và kỹ năng hòa giải, tuyên truyền, vận
động quần chúng;
d) Tùy vào tình hình cụ thể của từng địa phương người có uy tín được
thăm quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm trong và ngoài tỉnh về phát triển
kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới, giữ gìn bản sắc văn hóa và đoàn kết
dân tộc do địa phương xác định, thực hiện.
2. Hỗ trợ vật chất, động viên tinh thần
Theo phân cấp quản lý thực hiện chính sách, người có uy tín được:
a) Thăm hỏi, tặng quà nhân dịp Tết Nguyên đán, Tết của các dân tộc
thiểu số không quá 02 lần/năm; mức chi không quá 500.000 đồng/người/lần;
b) Thăm hỏi, hỗ trợ người có uy tín bị ốm đau không quá 01 lần/năm.
Mức chi: không quá 3.000.000 đồng/người/năm đối với cấp Trung ương;
không quá 1.500.000 đồng/người/năm đối với cấp tỉnh; không quá 800.000
đồng/người/năm đối với cấp huyện;
c) Thăm hỏi, hỗ trợ hộ gia đình người có uy tín gặp khó khăn (thiên tai,
hỏa hoạn). Mức chi không quá 2.000.000 đồng/gia đình/năm đối với cơ quan
Trung ương; không quá 1.000.000 đồng/gia đình/năm đối với cơ quan cấp
tỉnh; không quá 500.000 đồng/gia đình/năm đối với cơ quan cấp huyện;
d) Thăm viếng, động viên khi người có uy tín, thân nhân trong gia đình
(bố, mẹ, vợ, chồng, con) qua đời. Mức chi không quá 2.000.000 đồng/trường
hợp đối với cơ quan Trung ương; không quá 1.000.000 đồng/trường hợp đối
với cơ quan cấp tỉnh; không quá 500.000 đồng/trường hợp đối với cơ quan
cấp huyện;
17
3. Khen thưởng
Người có uy tín có thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất, phát
triển kinh tế - xã hội, bảo vệ an ninh, trật tự, giữ gìn bản sắc văn hóa và đoàn
kết dân tộc được biểu dương, khen thưởng theo quy định của Luật Thi đua,
khen thưởng và các văn bản hướng dẫn hiện hành về thi đua, khen thưởng.
4. Các đoàn đại biểu người có uy tín do địa phương tổ chức đến thăm,
làm việc tại các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc
các cấp ở Trung ương và địa phương được đón tiếp, tặng quà lưu niệm. Mức
chi tặng quà không quá 500.000 đồng/đại biểu; chi đón tiếp thực hiện theo
quy định hiện hành về chế độ chi tiếp khách trong nước” [13].
1.1.4. Căn cứ pháp lý liên quan đến người có uy tín
- Nghị quyết số 24 Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa IX về công tác dân tộc, đề ra giải pháp “có chính sách động viên, bồi
dưỡng, hướng dẫn và phát huy vai trò của những người có uy tín trong đồng
bào dân tộc trong việc thực hiện chính sách dân tộc của nàng và Nhà nước ở
các địa phương dân cư vùng dân tộc và miền núi.
- Kết luận số 57- KL/TW ngày 3/11/200 9 của Bộ Chính trị về tiếp tục
thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần VII Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa
IX tiếp tục chỉ đạo “phải xây dựng lực lượng cốt cán và chính sách phát huy
vai trò của người có uy tín trong cộng đồng các dân tộc thiểu số.
- Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về công
tác dân tộc. Tại Điều 12 quy định: “người có uy tín ở vùng dân tộc thiểu số
được bồi dưỡng, tập huấn được, không hưởng chế độ đãi ngộ và các ưu đãi
khác để phát huy vai trò trong việc thực hiện chính sách dân tộc ở địa bàn dân
cư phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương.
- Chỉ thị số 06/2008/CT-TTg ngày 01/02/2008 của Thủ tướng Chính phủ
về phát huy vai trò của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trong
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
18
- Quyết định 449/QĐ-TTg ngày 12/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020.
- Quyết định số 276/ QĐ-TTg Ngày18/02/2004của Thủ tướng Chính phủ
giao Ủy ban Dân tộc chủ trì xây dựng “Đề án tăng cường vai trò của người có
uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số đối với công tác dân tộc và thực hiện
chính sách dân tộc.
1.2. Các lý thuyết vận dụng trong đề tài
1.2.1. Lý thuyết vai trò
Lịch sử của lý thuyết vai trò gắn liền với những tên tuổi của các tác giả
như: Georg Simmel, Chales Cooley, Ralph Linton, Mead, Robert Merton,
Talcott Parsons….Trong đó có sự đóng góp rất lớn của Ralph Linton, Parsons
và Merton là những người có công đưa ra và xây dựng phát triển hệ thống lý
thuyết vai trò.
Lý thuyết vai trò nhấn mạnh những kỳ vọng xã hội gắn với những vị thế
xã hội hay vị trí xã hội nhất định của cá nhân hay tổ chức trong xã hội và
phân tích sự vận hành của những kỳ vọng ấy. Như vậy có thể phân ra các loại
vai trò (i) vai trò cá nhân, (ii) vai trò tổ chức. Trong xã hội mỗi một cá nhân,
tổ chức đều tham gia vào rất nhiều mối quan hệ xã hội khác nhau tương ứng
với mỗi một mối quan hệ đó mỗi cá nhân đều có những vị trí, vị thế xã hội
nhất định và sẽ đáp ứng những kỳ vọng của xã hội đối với từng vị trí, vị thế
đó. Theo đó lý thuyết vai trò có hai phương diện tiếp cận là bộ phận của một
tiếp cận “lý thuyết hành động – tương tác” (thực hiện để đáp ứng các kỳ vọng
của xã hội –Linton và Merton) và của một tiếp cận “lý thuyết hệ thống chức
năng” (nhu cầu cần thực hiện trong xã hội-Parson). Trong giao diện của cả hai
tiếp cận lý thuyết (hay đúng hơn là các phương diện) lý thuyết vai trò có
nhiệm vụ như là một quan niệm trung gian” như là lý thuyết tầm trung
bình”có chủ đề là các cơ chế trung chuyển giữa các thể và hệ thống.
Tác giả Ralph Linton định nghĩa vị thế là “vị trí đối cực trong khuôn
mẫu của hành vi tương tác. Mỗi cá nhân có vị thế cụ thể trong từng khuôn
19
mẫu hành vi nhất định (vị thế trừu tượng) và tập hợp các vị thế mà cá nhân
nắm giữ trong các mối tương tác xã hội sẽ tạo nên vị thế của họ trong hệ
thống xã hội đó (vị thế cụ thể)”. Vai trò luôn gắn liền với vị trí, vị thế của cá
nhân trong đời sống xã hội do vậy các cá nhân sẽ phải thực hiện nhiều vai trò
cụ thể tương ứng với những vị thế cụ thể mà người đó chiếm giữ và theo một
cách khác vai trò của một người là tổng hợp các vai trò mà người đó thực
hiện, nhờ vậy mà vai trò của một người sẽ xác định người đó làm gì cho xã
hội và có thể mong chờ gì ở xã hội. Đồng thời trong sự vận động biến đổi của
xã hội theo Linton có hai loại vị thế đó là vị thế gán cho là những vị thế được
giao cho các cá nhân mà không phụ thuộc vào sự nỗ lực của họ và vị thế
giành được là những vị thế đòi hỏi những năng lực, phẩm chất và nỗ lực nhất
định để giành lấy trong quá trình tương tác xã hội . Tuy nhiên, Linton chưa
nhấn mạnh đến khả năng cá nhân nỗ lực giành lấy những vị thế xã hội trong
xã hội hơn nữa họ có khả năng sáng tạo ra những vị thế mới, vai trò mới cho
xã hội, bằng cách đó con người có thể biến đổi các mối tương tác xã hội và
toàn bộ cấu trúc xã hội mà họ là thành viên. Tiếp sau Linton lý thuyết vai trò
được Robert Merton bổ sung với quan điểm về tập hợp vai trò và vai trò đa
dạng. Theo Merton một cá nhân trong xã hội tất yếu nắm giữ nhiều vị thế và
mỗi một vị thế không chỉ có có một vai trò kèm theo, mà mỗi một vị thế đòi
hỏi không chỉ một vai trò mà hàng loạt vai trò mà ông gọi là vai trò-tập hợp
(role-set). Merton phân biệt vai trò-tập hợp với các vai trò đa dạng: một loạt
các vai trò của các vị thế xã hội khác nhau là các vai trò đa dạng vai trò đa dạng
tương ứng với từng vị thế. Trong khi đó, vai trò-tập hợp là tập hợp các vai trò
gắn với một vị thế xã hội nhất định chứ không phải với nhiều vị thế xã hội.
Talcott Parsons đã phác hoạ và kiểm chứng về cấu trúc vai trò qua phân
tích trường hợp thực hành y tế. Parson cho rằng vị trí, vị thế và vai trò như hai
thành tố trong hệ thống xã hội. Vị trí, vị thế là phương diện “tĩnh” mà mỗi cá
nhân xác định vị trí của mình trong mối liên hệ với các nhân vật khác trong hệ
thống xã hội. Vai trò xã hội là phương diện “động” khi đó các cá nhân, tổ
20
chức thực hiện những kỳ vọng xã hội đòi hỏi trong mối liên hệ với các hệ
thống khác trong xã hội. Khi các tiểu hệ thống thực hiện các chức năng của
mình sẽ tạo nên sự ổn định trong toàn bộ hệ thống xã hội. Như vậy theo
Parsons vị thế và vai trò là hai mặt của một quá trình luôn luôn gắn chặt với
nhau. Trong hệ thống các cá nhân vừa là chủ thể của sự định hướng (vị thế -
thực hiện vai trò) vừa là đối tượng được định hướng (sự mong đợi đối với vị
thế) từ người khác trong hệ thống các mối quan hệ xã hội. Như vậy vị thế và
vai trò không phải là thuộc tính của hệ thống xã hội mà là hai mặt của mỗi
một đơn vị của hệ thống xã hội (units of social system) [8].
Lý thuyết vai trò được sử dụng trong luận văn giải thích vị thế của một
người có uy tín trong cộng đồng dân tộc thiểu số, người có uy tín trước hết
thực hiện các mô hình hành vi mà cộng đồng mong đợi ở họ. Đó là những
những hành động cụ thể, có ích để mọi người noi theo, tiếp đó những hành
động của họ sẽ lan tỏa đến các cá nhân, hộ gia đình khác để họ học tập làm
theo. Đồng thời với vai trò, vị thế của mình người có uy tín sẽ là những người
đi đầu trong việc thực hiện các chính sách của Nhà nước và vận động người
dân cùng thực hiện các chính sách đó. Lý thuyết vai trò giải thích một cách
thấu đáo các vai trò của người có uy tín trong cộng đồng dân tộc thiểu số như
vai trò nêu gương, vai trò trong phát triển kinh tế, vai trò về an ninh quốc
phòng, vai trò về phát triển văn hóa giáo dục, vai trò dân vận, dân nguyện là
cầu nối giữa cộng đồng dân tộc thiểu số và các cấp chính quyền địa phương.
1.2.2. Lý thuyết truyền thông
Mô hình truyền thông là một dạng thức biểu hiện cụ thể, cô đúc lý thuyết
truyền thông, phản ánh mối quan hệ của các yếu tố trong quá trình truyền thông.
Truyền thông là một quá trình diễn ra theo trình tự tuyến tính thời gian,
trong đó bao gồm, các yếu tố tham dự chính sau đây:
Nguồn: Là yếu tố mang thông tin tiềm năng và thường khởi xướng quá
trình truyền thông. Nguồn phát là một người, một nhóm người hay tổ chức,
mang nội dung thông tin (thông điệp) trao đổi (hoặc với mục đích lan
21
truyền) với người khác hay nhóm xã hội khác. Có nguồn chính thức và phi
chính thức.
Thông điệp: “Là nội dung thông tin được trao đổi từ nguồn phát đến đối
tượng tiếp nhận. Thông điệp chính là những tâm tư, tình cảm, mong muốn,
đòi hỏi, ý kiến, hiểu biết, kinh nghiệm sống, tri thức khoa học - kỹ thuật...
được mã hoá theo một hệ thống ký hiệu nào đó. Hệ thống này phải được cả
bên phát và bên nhận cùng chấp nhận và có chung cách hiểu - tức là có khả
năng giải mã. Tiếng nói, chữ viết, hệ thống biển báo, hình ảnh, cử chỉ biểu
đạt,... của con người được sử dụng để chuyển tải thông điệp. Thông điệp
truyền thông là tập hợp ký hiệu có cấu trúc chặt chẽ, có nghĩa, được dùng để
trao đổi giữa chủ thể và công chúng nhóm đối tượng truyền thông”
Kênh truyền thông: “Là các phương tiện, con đường, cách thức chuyển
tải thông điệp từ nguồn phát đến đối tượng tiếp nhận. Căn cứ vào tính chất,
đặc điểm cụ thể, người ta chia truyền thông thành các loại hình khác nhau
như: truyền thông cá nhân, truyền thông nhóm, truyền thông đại chúng,
truyền thông trực tiếp, truyền thông gián tiếp, truyền thông đa phương tiện…
Kỹ thuật và công nghệ số đang tạo ra những khả năng vô tận cho quá trình
truyền dẫn, quảng bá, giao tiếp và sáng tạo thông điệp truyền thông”[5].
Người nhận: “Người nhận hay công chúng/nhóm đối tượng truyền thông
là cá nhân hay nhóm người tiếp nhận thông điệp. Hiệu quả của truyền thông
được xem xét trên cơ sở những thay đổi về nhận thức, thái độ và hành vi xã
hội của công chúng nhóm đối tượng tiếp nhận cùng những hiệu ứng xã hội do
truyền thông đem lại. Trong quá trình truyền thông, nguồn phát và đối tượng
tiếp nhận có thể đổi chỗ cho nhau, tương tác và đan xen vào nhau. Về mặt
thời gian, nguồn phát thực hiện hành vi khởi phát quá trình truyền thông” [5].
Phản hồi/Hiệu lực, hiệu quả: “Là thông tin ngược, là dòng chảy của
thông điệp từ công chúng/nhóm đối tượng tác động trở về nguồn phát. Mạch
phản hồi là thước đo hiệu quả của họat động truyền thông. Trong một số
trường hợp, mạch phản hệ: bằng không hoặc không đáng kể. Điều đó có nghĩa
22
là thông điệp phát ra không hoặc ít tạo được sự quan tâm của công chúng
nhóm đối tượng truyền thông. Dòng phản hồi càng lớn về quy mô và cường
độ thì năng lực, hiệu lực truyền thông càng cao và càng dễ tạo hiệu quả truyền
thông cao” [5]..
Nhiễu: “Là yếu tố gây ra sự sai lệch khó được dự tính trước trong quá
trình truyền thông (tiếng ồn, tin đồn, các yếu tố tâm lý, kỹ thuật...) dẫn đến
tình trạng thông điệp, thông tin bị tiếp nhận sai lệch” [5].
Quá trình truyền thông còn tính đến các yếu tố khác. Đó là hiệu lực và
hiệu quả truyền thông. Hiệu lực có thể hiểu là khả năng gây ra hiệu ứng ở
công chúng/nhóm đối tượng truyền thông, thu hút sự chú ý, sự tham gia từ
công chúng/nhóm đối tượng truyền thông. Hiệu quả là những hiệu ứng xã hội
về nhận thức, thái độ và hành vi xã hội của công chúng/nhóm đối tượng do
truyền thông tạo ra phù hợp với mong đợi của nhà truyền thông. Hiệu lực và
hiệu quả có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ với nhau, có thể có quan hệ
thuận và quan hệ nghịch [5].
Có thể nhận thấy rằng, truyền thông là một hiện tượng phức tạp, bao
gồm nhiều thành tố trong sự tác động qua lại lẫn nhau, đặt trong môi trường
và bối cảnh cụ thể. Vì vậy, kết nối các thành tố đó một cách lôgíc trong mô
hình cụ thể, để nhận thức một cách tổng quát hiện tượng truyền thông, theo
mô hình cụ thể. Có thể gọi đó là những mô hình, lý thuyết truyền thông [5].
Mô hình truyền thông là những bản vẽ, các bảng, các biểu đồ, lược đồ,
sơ đồ, các hình tượng... được sử dụng để quy những ý kiến phức tạp về
cách biểu đạt mang tính chất đồ hoạ, từ đó cho phép dễ nhận biết và nhận
thức sâu sắc hơn, ở nhiều góc độ khác nhau với một khái niệm rất phức tạp
như truyền thông [5].
Về mô hình truyền thông, trên thế giới tồn tại nhiều mô hình truyền
thông khác nhau, tuy nhiên, với giới học giả nghiên cứu về truyền thông thì
mô hình truyền thông một chiều do Lasswell đưa ra từ năm 1948, là mô hình
được ứng dụng nhiều nhất gọi là lý thuyết “viên đạn thần kỳ [5].
23
Lý thuyết này còn gọi là lý thuyết “mũi tiêm dưới da” đề phòng chống
dịch bệnh lây lan trong xã hội. Một số nhà nghiên cứu như Harold Lasswell
đã cho thấy vai trò cực kỳ quan trọng của truyền thông nói chung và các
phương tiện truyền thông như báo chí, đài phát thanh và sau này là truyền
hình nói riêng trong quá trình xảy ra các xung đột xã hội trong nước và quốc
tế. Từ các nghiên cứu này đã xuất hiện những lý thuyết truyền thông về dư
luận xã hội như: Lý thuyết “viên đạn thần kỳ” (magic bullet) hay mô hình
“mũi tiêm dưới da” (hypodermic needle). Tên gọi của lý thuyết này cho thấy
truyền thông có tác dụng của việc tạo ra hệ miễn dịch đối với những thông tin
sai lệch, đồng thời lại như “viên đạn thần kỳ” không gây sát thương mà vẫn
làm cho đối thủ phải khuất phục, tâm phục, khẩu phục” [5].
Lý thuyết này nhấn mạnh vai trò quyết định của truyền thông đối với
nhận thức, thái độ và hành vi của cá nhân, từ đó cho rằng có thể sử dụng
truyền thông để làm cho khán thính giả miễn dịch với các chiến dịch tuyên
truyền của đối phương. Theo lý thuyết này, việc cấm đoán những thông tin sai
trái là chưa đủ. Lãnh đạo, quản lý cần đảm bảo truyền thông cung cấp được
các thông tin chân thực, chính xác, đầy đủ, liên tục, thường xuyên để đảm bảo
người dân miễn dịch với những tin đồn và những luồng thông tin sai trái. Một
nguyên lý truyền thông để hình thành và định hướng dư luận xã hội ở đây là
“thiện thắng ác”, “chính nghĩa thắng phi nghĩa”, cụ thể là cung cấp thông tin
tốt, xác thực lấn át thông tin xấu, sai trái”.
Lý thuyết truyền thông được vận dung trong nghiên cứu lý giải sự ảnh
hưởng của các bài báo về người có uy tín đối với cộng đồng dân tộc thiểu số.
Báo điện tử Dân tộc và Phát triển là cơ quan ngôn luận của Ủy ban Dân tộc
những bài viết trên báo sẽ có sức ảnh hưởng lan tỏa đến nhiều đồng bào dân
tộc thiểu số. Một mặt thông qua các bài viết những người có uy tín được nêu
gương tiêu biểu họ cảm nhận được các công việc mình đang làm có ích cho
cộng đồng cho xã hội từ đó khuyến khích nhiều hơn nữa hoạt đột của chính
họ và những người xung quanh. Đồng thời những hoạt động, vai trò có hiệu
24
quả của người có uy tín là những mô hình hành vi có ích sẽ khuyến khích
cộng đồng dân tộc thiểu số học hỏi và làm theo. Thông qua các bài viết về
người có uy tín, các cách làm mới, những sáng tạo hay sẽ được lan tỏa sâu
rộng trong cộng đồng dân tộc thiểu số giúp họ phát triển nhanh và bền vững.
1.3. Khái quát về báo Dân tộc và phát triển
1.3.1. Vị trí, chức năng
Báo Dân tộc và Phát triển - Cơ quan ngôn luận của Ủy ban Dân tộc
thuộc Chính phủ, Diễn đàn của đồng bào các dân tộc Việt Nam.
Báo Dân tộc và Phát triển có chức năng thông tin, tuyên truyền chủ
trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và chỉ đạo của Bộ
trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (sau đây gọi tắt là Bộ trưởng, Chủ nhiệm)
về lĩnh vực công tác dân tộc. Thông tin, tuyên truyền về những thành tựu kinh
tế - văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng của đất nước nói chung, vùng đồng
bào dân tộc thiểu số và miền núi nói riêng, có tôn chỉ, mục đích của tờ báo
quy định tại Giấy phép hoạt động Báo in số 97/GP – BTTT ngày 06/3/2017
của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp cho Báo Dân tộc và Phát triển.
Báo Dân tộc và Phát triển là đơn vị sự nghiệp công lập có thu, có tư
cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng và có trụ sở đặt tại Thành
phố Hà Nội.
1.3.2. Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm chương trình, kế hoạch hoạt động dài
hạn, hằng năm của Báo Dân tộc và Phát triển và tổ chức thực hiện sau khi
được phê duyệt.
2. Xuất bản, phát hành Báo Dân tộc và Phát triển theo chức năng, nhiệm
vụ là cơ quan ngôn luận của Ủy ban Dân tộc, diễn đàn của đồng bào dân tộc
Việt nam theo đúng tôn chỉ, mục đích đề ra.
3. Xuất bản, phát hành Báo Dân tộc và Phát triển theo các chương tình
đặt báo của Chính phủ để cấp cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng
đặc biệt khó khăn.
25
4. Tổ chức xuất bản, phát hành các ấn phẩm phụ của Báo Dân tộc và
Phát triển theo đúng quy định của Luật Báo chí và các quy định của pháp luật
hiện hành.
5. Tổ chức sản xuất nội dung, quản lý vận hành Trang tin Điện tử và Báo
Dân tộc và Phát triển.
6. Tổ chức các hội thảo, hội nghị cộng tác viên; hội thảo khoa học ; phối
hợp tổ chức diễn đàn, tọa đàm, đối thoại chính sách dân tộc, các vấn đề được
dư luận quan tâm.
7. Tổ chức các hoạt động tạo nguồn thu sự nghiệp, đảm bảo một phần
kinh phí cho hoạt động thường xuyên của Báo như phát hành báo, tổ chức các
chuyên trang, chuyên đề, quảng cáo; các hoạt động truyền thông, sự kiện; hợp
tác, liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế để sản xuất kinh doanh, cung
ứng dịch vụ theo quy định của pháp luật.
8. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, hồ sơ tài liệu và thực hiện chế độ
chính sách đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ báo chí, đối với công
chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Báo Dân tộc và
Phát triển theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ trưởng,
Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc.
9. Quản lý và sử dụng tài chính, tài sản và các nguồn thu khác theo quy
định của pháp luật.
10. Thực hiện các nhiệm vụ khác được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban
Dân tộc giao.
1.3.3. Cơ cấu tổ chức
1. Báo Dân tộc và Phát triển có Ban Biên tập và 06 phòng, ban
chuyên môn.
2. Ban Biên tập có Tổng Biên tập, các Phó Tổng Biên Tập; các phòng,
ban chuyên môn có Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương; công
chức, viên chức, người lao động.
26
a) Tổng Biên tập do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc bổ nhiệm và
miễn nhiệm, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và
trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Báo Dân tộc và Phát triển;
b) Các Phó Tổng Biên tập do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc bổ
nhiệm và miễn nhiệm theo đề nghị của Tổng Biên tập. Các Phó Tổng Biên tập
giúp Tổng Biên tập phụ trách một số nhiệm vụ của Báo và chịu trách nhiệm
trước Tổng Biên tập và pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
c) Tổng Biên tập Báo Dân tộc và Phát triển bổ nhiệm và miễn nhiệm
Trưởng phòng, Phó trưởng phòng của phòng, ban chức năng ; ký hợp đồng
lao động với viên chức, ngoài lao động theo yêu cầu thực tế của Tòa soạn
theo phân cấp của Bộ trưởng Chủ nhiệm, sau khi có sự thỏa thuận với Vụ Tổ
chức cán bộ và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc
về việc bổ nhiệm các chức danh đó.
Các Phòng, ban chuyên môn, nghiệp vụ, bao gồm:
a) Ban Trị sự;
b) Ban Thư ký;
c) Ban Phóng viên;
d) Ban Báo Điện tử Dân tộc và Phát triển;
đ) Ban Bạn đọc và Văn phòng thường trực ;
e) Ban Chuyên đề.
Tổng Biên tập Báo Dân tộc và phát triển có trách nhiệm xây dựng
quy định chức năng, nhiệm vụ của Báo Dân tộc và Phát triển và các quy
định của pháp luật. Xây dựng các Đề án liên quan đến hoạt động của Tòa
soạn trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc phê duyệt và tổ chức
thực hiện theo quy định.
27
Tiểu kết chương 1
Hệ thống khái niệm và hệ thống cơ sở lý thuyết giải thích vấn đề vai trò
của người có uy tín trong cộng đồng DTTS đã được làm rõ trong chương cơ
sở lý luận của đề tài. Kết quả nghiên cứu cơ sở lý thuyết đã chỉ rõ các qui
định của Nhà nước về tiêu chí NCUT, qui trình bầu và vai trò của họ trong
cộng đồng địa phương. Đồng thời hệ thống lý thuyết làm rõ hơn vai trò, vị thế
của họ trong cộng đồng địa phương, sức ảnh hưởng của họ đối với các hoạt
động của địa phương.
28
Chương 2
THỰC TRẠNG VAI TRÒ NGƯỜI CÓ UY TÍN
TRÊN BÁO DÂN TỘC VÀ PHÁT TRIỂN ONLINE
2.1. Khái quát chung về vùng dân tộc thiểu số
Vùng dân tộc thiểu số được định nghĩa tại Khoản 4, Điều 4, Nghị định
05/2011/NĐ – CP về công tác dân tộc như sau: “Vùng dân tộc thiểu số” là
địa bàn có đông các dân tộc thiểu số cùng sinh sống ổn định thành cộng đồng
trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Vùng dân tộc thiểu số có thể được phân định theo 02 cách sau:
 Phân định xã, huyện, tỉnh miền núi, vùng cao
Ngày 27/11/1989, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 22/NQ-TW
về một số chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH)
miền núi; Chính phủ đã ban hành Quyết định số 72/HĐBT ngày 13/3/1990 về
một số chính sách cụ thể phát triển KT-XH miền núi. Để xác định địa bàn bàn
thực hiện chủ trương, chính sách lớn nêu trên, Ủy ban Dân tộc đã trình Thủ
tướng Chính phủ tiêu chuẩn xác định miền núi, vùng cao như sau:
- Các xã miền núi là xã có 2/3 diện tích đất đai tự nhiên có độ cao 600m
trở lên so với mặt biển.
- Huyện miền núi là huyện có 2/3 số xã là miền núi.
- Huyện vùng cao là huyện có 2/3 số xã là vùng cao.
Căn cứ tiêu chuẩn xác định đơn vị hành chính là miền núi, vùng cao, ủy
ban nhân dân các tỉnh tổ chức xác định; Ủy ban Dân tộc phối hợp với Bộ Lao
động, Thương binh và xã hội, Bộ Nội vụ kiểm tra, rà soát và báo cáo Thủ
tướng Chính phủ xem xét quyết định. Ngày 22/12/1992, Thủ tướng Chính phủ
đã ủy quyền cho Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc công bố danh sách
xã, huyện, tỉnh là miền núi, vùng cao để làm căn cứ bố trí kế hoạch phát triển
kinh tế -xã hội từ năm 1993 trở đi.
29
Từ năm 1993 đến nay, đã có 9 quyết định công nhận xã, huyện, tỉnh là
miền núi, vùng cao (bao gồm 5 đợt công nhận chính thức và 4 đợt công nhận
bổ sung) với tổng số:
- 12 tỉnh vùng cao, chiếm 19% số tỉnh của cả nước;
- 9 tỉnh miền núi, chiếm 14,3% số tỉnh của cả nước;
- 23 tỉnh có miền núi, chiếm 36,5% số tỉnh của cả nước;
- 168 huyện vùng cao, chiếm 23,6% số huyện của cả nước;
- 133 huyện miền núi, chiếm 18,7% số huyện của cả nước.
- 2.529 xã vùng cao, chiếm 22,7% số xã, phường, thị trấn của cả nước;
- 2.311 xã miền núi, chiếm 20,7% số xã, phường, thị trấn của cả nước.
Việc phân định miền núi, vùng cao là cơ sở quan trọng để thực hiện một
số chủ trương, chính sách lớn về phát triển KT-XH miền núi của Bộ Chính trị
và Chính phủ. Quá trình chỉ đạo, tổ chức thực hiện có sự phối hợp chặt chẽ từ
trung ương đến đại phương, đảm bảo sự thống nhất và có sự tham gia của các
cấp, các ngành liên quan.
Tuy nhiên, đến nay việc xác định xã, huyện, tỉnh là miền núi, vùng cao
để áp dụng các chính sách phát triển KT-XH không còn phù hợp với thực tiễn
phát triển của đất nước do chủ yếu dựa vào độ cao của đơn vị hành chính so
với mặt nước biển. Ví dụ một số xã, huyện, thành phố của các tỉnh Lâm
Đồng, Đắk Lắk tuy được công nhận là vùng cao, song có điều kiện KT-XH
phát triển hơn nhiều so với một số xã, huyện miền núi của các tỉnh phía Bắc
và Bắc Trung bộ. Ngay trên địa bàn một tỉnh, huyện cũng có sự bất cập nêu
trên, như: Tỉnh Lào Cai, các phường Cốc Lếu, Kim Tân của TP. Lào Cai được
công nhận là vùng cao, song có điều kiện KT-XH khá phát triển, tỷ lệ hộ
nghèo chỉ từ 0,08% đến 0,35%. Song các xã là miền núi như Thượng Hà,
Long Khánh của huyện Bảo Yên, tỷ lệ hộ nghèo trên 43%, cận nghèo trên
24% và đang là các xã thuộc diện đặc biệt khó khăn. Hầu hết các chính sách
hiện nay chủ yếu triển khai trên địa bàn các xã được phân định theo trình độ
phát triển, chỉ còn 2 chính sách sử dụng danh sách huyện miền núi, vùng cao.
30
 Phân định xã, thôn vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ
phát triển
Việc phân định vùng dân tộc thiểu số và miền núi thành 3 khu vực là căn
cứ pháp lý quan trọng để các Bộ, ngành Trung ương và địa phương xây dựng,
hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách, như: Chương trình 135; Chương
trình trung tâm cụm xã, chính sách hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh
hoạt, chính sách hỗ trợ bảo hiểm y tế, chính sách thu hút cán bộ đến công tác
tại vùng đặc biệt khó khăn, chính sách hỗ trợ giáo viên, học sinh, sinh viên,…
Đặc biệt, trong điều kiện ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, việc lập, phân bổ
ngân sách, đầu tư, hỗ trợ, áp dụng các định mức đầu tư phù hợp với mức độ
khó khăn dựa trên kết quả phân định 3 khu vực đã góp phần thu hẹp khoảng
cách phát triển giữa các xã, huyện, tỉnh trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số và
miền núi. Cho đến nay, vùng dân tộc thiểu số và miền núi thực hiện phân định
3 khu vực theo trình độ phát triển đã thực hiện qua 4 giai đoạn. Cụ thể:
- Giai đoạn 1996-2005, có 946 xã khu vực I, 1.969 xã khu vực II và
1.737 xã khu vực III. Giai đoạn này không xác định thôn đặc biệt khó khăn.
- Giai đoạn 2006-2011, có 1.159 xã khu vực I, 2.197 xã khu vực II, 1709
xã khu vực III và 12.982 thôn đặc biệt khó khăn.
- Giai đoạn 2012-2015. Có 1.938 xã khu vực I, 1.273 xã khu vực II,
2.048 xã khu vực III và 18.391 thôn đặc biệt khó khăn.
- Giai đoạn 2016-2020, có 1.326 xã khu vực I, 1.273 xã khu vực II,
2.048 xã khu vực III và 20.173 thôn đặc biệt khó khăn.
So sánh giữa các giai đoạn cho thấy: số xã thuộc vùng dân tộc thiểu số
và miền núi được phân định thành 3 khu vực theo trình độ phát triển tăng,
nguyên nhân chủ yếu là do chia tách, thành lập mới các đơn vị hành chính,
như: chia tách tỉnh Đắk Lắk, tỉnh Lai Châu; thành lập mới các huyện, xã ở
Bình Phước, Bạc Liêu, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, Điện Biên,…
Ngoài ra, theo quy định số 582/QĐ – TTg năm 2017 phê duyệt danh
sách thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng
31
dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016 – 2020 do Thủ tướng Chính phủ
ban hành, phê duyệt danh sách 20.176 thôn đặc biệt khó khăn, 1.935 xã khu
vực III, 2.018 xã khu vực II và 1.313 xã khu vực I của 51 tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương có vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016 – 2020.
2.2. Đặc điểm các bài viết về người có uy tín trên báo Dân tộc và
Phát triển online
2.2.1. Số lượng, nội dung bài viết
Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số đã trở thành vấn đề
được đông đảo giới báo chí quan tâm, điều đó thể hiện qua “số lượng bài viết
về người có uy tín” trên Báo Dân tộc và phát triển từ tháng 6 -9/2019.
Bảng 2.1. Số lượng các bài viết trên báo Dân tộc và phát triển online
STT Ngày đăng Tên bài viết
1 20-12-2019 Gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín tỉnh Bình
Phước
2 20-12-2019 Tâm huyết, trách nhiệm với mối quan hệ hữu nghị
Việt - Lào
3 16-12-2019 Hà Nội đạt nhiều kết quả trong thực hiện chính sách
cho Người có uy tín
4 16-12-2019 Gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng
bào DTTS Thành phố Hà Nội
5 4-12-2019 Gặp mặt Đoàn Cựu giáo viên, học sinh Trường Cán
bộ Dân tộc miền Nam
6 4-12-2019 Hợp tác về lĩnh vực công tác dân tộc Việt Nam - Lào
tiếp tục đi vào chiều sâu
7 27-11-2019 Ủy ban Dân tộc- Gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy
tín huyện Đại Từ, Thái Nguyên
8 26-11-2019 Gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín tỉnh Trà Vinh
9 24-11-2019 Gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín tỉnh Lào Cai
32
STT Ngày đăng Tên bài viết
10 21-11-2019 Những “đầu tầu” trong vùng đồng bào DTTS
11 18-11-2019 Gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng
bào DTTS tỉnh Kiên Giang
12 12-11-2019 Gặp mặt đoàn đại biểu Người có uy tín tỉnh Thanh
Hóa
13 28-10-2019 Người có uy tín ở Vân Canh
14 25-10-2019 Gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng
bào DTTS tỉnh Lạng Sơn
15 23-10-2019 Quảng Bình - Những người dẫn dắt bản làng phát
triển
16 15-10-2019 Nghệ An- Tuyên dương Người có uy tín tiêu biểu
17 9-10-2019 Quảng Trị- Phát huy hiệu quả vai trò của Người có uy
tín
18 1-10-2019 Những tấm gương sáng ở cộng đồng
19 1-10-2019 Gặp mặt đoàn Đoàn đại biểu Người có uy tín trong
đồng bào DTTS tỉnh Lâm Đồng-
20 25-09-2019 Người có uy tín nặng lòng với văn hóa dân tộc
21 23-09-2019 Ủy Ban Dân tộc- Gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy
tín tỉnh Phú Yên
22 23-9-2019 Gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín tỉnh Phú Yên
23 19-09-2019 Ủy Ban Dân Tộc - Gặp mặt Đoàn đại biểu Người có
uy tín huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
24 17-09-2019 Người có uy tín giữ bình yên buôn làng
25 18-09-2019 Ông Quách Tăng vận động giáo dân thi đua yêu nước
26 11-09-2019 Hòa Bình Phát huy vai trò đội ngũ Người có uy tín ở
cơ sở
27 11-09-2019 Ông Trương Tấn Lâm xây dựng khối đoàn kết phum
33
STT Ngày đăng Tên bài viết
sóc
28 10-09-2019 Ủy Ban Dân Tộc Gặp mặt đoàn đại biểu Người có uy
tín tỉnh Hòa Bình
29 04-09-2019 Cao Bằng Phát huy vai trò Người có uy tín trong xóa
đói giảm nghèo
30 28-08-2019 Người có uy tín xóm Phiêng Pẻn
31 28-08-2019 Phát huy vai trò của Người có uy tín trong giữ gìn an
ninh trật tự
32 26-08-2019 Khánh Hòa Phát huy vai trò Người có uy tín trong
đồng bào DTTS
33 21-08-2019 Lạng Sơn Phát huy vai trò Người có uy tín trong cộng
đồng
34 21-08-2019 Người có uy tín giúp dân thoát nghèo
35 14-08-2019 Phát huy vai trò Người có uy tín trong giữ gìn an ninh
trật tự
36 07-08-2019 Gương sáng Làng Kim
37 07-08-2019 Người có uy tín ở Gò Quao (Kiên Giang) “Nêu gương
trước, vận động sau”
38 31-07-2019 Phát huy vai trò Người có uy tín trong bảo vệ an ninh
Tổ quốc
39 29-07-2019 Già làng A Nguyh Tấm gương sáng của Thông Kép
Ram
40 24-07-2019 Chư Sê (Gia Lai) - Phát huy hiệu quả vai trò Người
có uy tín
41 24-07-2019 Ủy ban Dân tộc Tiếp Đoàn đại biểu Người có uy tín
trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Trị
42 23-07-2019 Những “cây đại thụ” của bản làng
34
STT Ngày đăng Tên bài viết
43 22-07-2019 Phụng Hiệp (Hậu Giang) Người có uy tín phát huy
vai trò trong công tác dân tộc
44 17-07-2019 Người có uy tín ở Tây Nguyên giữ buôn làng bình
yên
45 15-07-2019 Già làng A Khunh làm kinh tế giỏi
46 15-07-2019 Già làng gương mẫu, nói đi đôi với làm
47 15-07-2019 Những già làng dân vận khéo ở huyện Krông Pa
48 10-07-2019 Gia Lai Người có uy tín góp phần giữ vững an ninh
chính trị
49 10-07-2019 Người có uy tín ở thôn Bình Dương
50 09-07-2019 Già làng Điểu Gót tích cực giữ bình yên cho bon làng
51 08-07-2019 Người uy tín ở K'Long Bong
52 05-07-2019 Người có uy tín ở bản Ăng
53 26-06-2019 Đăk Lăk Phát huy vai trò của Người có uy tín trong
đồng bào DTTS
54 26-06-2019 Người Trưởng thôn dám nghĩ, dám làm
55 24-06-2019 Già làng Nguyễn Văn Cần mẫu mực
56 19-06-2019 Vĩnh Phúc Phát huy vai trò Người có uy tín trong
cộng đồng
57 14-06-2019 Đinh Y Sa Pa Người có uy tín trẻ của buôn làng
58 14-06-2019 Trà Vinh Phát huy vai trò Người có uy tín trong xây
dựng đời sống văn hóa
59 07-06-2019 Phát huy vai trò Người có uy tín ở Yên Bái
60 05-06 - 2019 Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Kon Tum
Thể hiện vai trò tích cực trên nhiều lĩnh vực
61 05-06-2019 Người có uy tín trong cộng đồng dân tộc Bố Y
62 03-06-2019 Ủy ban Dân tộc Gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy
tín tỉnh Sóc Trăng
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
35
Trong tiến trình phát triển, mỗi dân tộc thiểu số đều có những người uy
tín có ảnh hưởng trong cộng đồng, trong việc vận động con cháu, người thân,
người dân trên địa bàn chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng,
Nhà nước để góp phần bảo tồn, phát triển văn hóa truyền thống tốt đẹp của
dân tộc.
Bảng 2.2. Nội dung bài viết về người có uy tín trên báo dân tộc trong 6
tháng qua phân theo chủ thể
Đơn vị: Bài viết
Nội dung bài viết Số lượng Tỉ lệ %
Cá nhân 40 64.5
Tập thể 22 35.5
Tổng 62 100
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
Qua bảng số liệu ta thấy, số lượng bài viết về người có uy tín trên báo
dân tộc có sự chênh lệch rõ ràng, chia thành 2 nội dung bài viết: nội dung bài
viết cá nhân và tập thể. Kết quả nội dung bài viết cá nhân chiếm 64.5%, trong
khi số lượng bài viết tập thể chỉ chiếm 35.5%. Tuy vấn đề Người có uy tín
trong đồng bào dân tộc thiểu số là vấn đề đang được nhiều người quan tâm
nhưng số lượng bài viết còn nhiều hạn chế. Nội dung bài viết cá nhân chiếm
ưu thế cao hơn gần gấp đôi so với bài viết có nội dung tập thể nhưng cũng cần
được mở rộng quy mô cũng như số lượng.
Số lượng các bài viết về hoạt động của tập thể người có uy tín thể hiện
vai trò quan trọng của người có uy tín trong công tác dân tộc. Các hoạt động
của người có uy tín rất đa dạng và phong phú. Với tư các là tập thể những
người có uy tín khi tiếp xúc với các bộ, ban, ngành, các đoàn trong và ngoài
nước Người có uy tín đã thể hiện vai trò là cầu nối của mình. Tập thể người
có uy tín đã chuyển tiếp các ý nguyện, các đề xuất của nhân dân đồng bào dân
tộc thiểu số đối với chính quyền, ban ngành đoàn thể các cấp.
36
Trưởng thôn “9X” hết mình vì dân.
Quảng Trị- Phát huy hiệu quả vai trò của Người có uy tín.
Những tấm gương sáng ở cộng đồng.
Người có uy tín nặng lòng với văn hóa dân tộc.
Hộp 2.1. Các bài viết có nội dung về tập thể người có uy tín
Gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín tỉnh Bình Phước
Tâm huyết, trách nhiệm với mối quan hệ hữu nghị Việt – Lào.
Hà Nội đạt nhiều kết quả trong thực hiện chính sách cho Người có uy tín.
Gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS Thành
phố Hà Nội.
Ủy ban Dân tộc - Gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín huyện Đại Từ,
Thái Nguyên.
Gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Kiên
Giang.
Gặp mặt đoàn đại biểu Người có uy tín tỉnh Thanh Hóa.
Gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Lạng
Sơn.
Nghệ An- Tuyên dương Người có uy tín tiêu biểu.
Gặp mặt đoàn Đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh
Lâm Đồng.
Ủy Ban Dân tộc - Gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín tỉnh Phú Yên.
Ủy Ban Dân Tộc - Gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín huyện Ba Bể,
tỉnh Bắc Kạn.
Người có uy tín giữ bình yên buôn làng.
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
Bên cạnh các tập thể được nêu gương, còn có các cá nhân người có uy
tín với đồng bào dân tộc thiểu số đã thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, xã hội
quan trọng như vận động xây cầu đường, sửa chữa nhà cho các hộ nghèo, xây
dựng các công trình phúc lợi dân sinh…
Hộp 2.2. Các bài viết có nội dung về cá nhân người có uy tín
37
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
Các cá nhân là người có uy tín thường là các già làng, trưởng thôn, người
có nhiều công lao, gương mẫu,… có mối liên hệ chặt chẽ và có ảnh hưởng
trong dòng họ, dân tộc và cộng đồng dân cư vì thế mà chiếm tỉ lệ nhiều hơn.
Họ là những người lao động giỏi, trình độ học vấn cao hơn, trình độ sản xuất
cũng khá cao nên được mọi người tin cậy và được bầu ra để giúp cho kinh tế
từng hộ gia đình phát triển hơn. Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu
số là những người tiêu biểu, có nhiều công lao, đóng góp trong các phong trào
thi đua yêu nước, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ trật tự an ninh, giữ gìn bản sắc
văn hóa và đoàn kết dân tộc. Có khả năng quy tập đồng bào dân tộc thiểu số
trong phạm vi nhất định bằng lời nói, việc làm được ng dân trong cộng đồng
tín nhiệm, tin tưởng và làm theo.
2.2.2. Cơ cấu nhân khẩu học của người có uy tín trong các bài viết
 Khu vực của người có uy tín trong các bài viết
Trong tổng số 62 bài viết về các tập thể, cá nhân có uy tín trong đồng
bào dân tộc thiểu số thì cơ cấu nhân khẩu học về địa bàn, khu vực của người
có uy tín và giới tính của người có uy tín cũng được tác giả tập trung tổng hợp
và đi sâu nghiên cứu, để tìm hiểu, đánh giá thực trạng, cũng như khái quát
Ông Trương Tấn Lâm xây dựng khối đoàn kết phum sóc.
Người có uy tín giúp dân thoát nghèo.
Gương sáng Làng Kim.
Những “cây đại thụ” của bản làng.
Người có uy tín ở Tây Nguyên giữ buôn làng bình yên.
Phụng Hiệp (Hậu Giang) Người có uy tín phát huy vai trò trong công
tác dân tộc.
Già làng A Khunh làm kinh tế giỏi.
Già làng gương mẫu, nói đi đôi với làm.
Những già làng dân vận khéo ở huyện Krông Pa.
38
nhất đặc điểm chung của người có uy tín tại Việt Nam trong thời gian gần
đây. Cụ thể:
Bảng 2.3. Khu vực của người có uy tín trong bài viết
Đơn vị: Bài viết
Phân theo khu vực Số lượng Tỉ lệ %
Bắc 23 37.0
Trung 27 43.5
Nam 10 16.1
Nước ngoài 2 3.2
Tổng 62 100
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
Theo thống kê, trên địa bàn cả nước số người uy tín được chia theo 3 khu
vực: miền Bắc là 37.0%; miền Trung là 43.5%; miền Nam là 16.1% và nước
ngoài là 3.2%. Qua thống kê, ta thấy miền Trung có số lượng bài viết về
người uy tín cao nhất cả nước. Thực tế cho thấy, khu vực miền Trung chịu
nhiều ảnh hưởng thiên tai, biến đổi khí hậu, lũ lụt với số lượng người đồng
bào dân tộc thiểu số đông đảo. Do đó, những công lao đóng góp của người
đứng đầu khu dân cư đã góp phần cải thiện đời sống nhân dân, được người
dân địa phương và cả nước ghi nhận. Trách nhiệm của người cán bộ thôn vận
động xây nhà cho người nghèo, hỗ trợ người già, bệnh nhân neo đơn, tặng học
bổng, đóng góp vào Qũy an sinh xã hội của địa phương. Việc nêu gương đối
với những người có uy tín khu vực miền Trung nói riêng, những người già
làng, trưởng bản, người có uy tín nói chung là cần thiết. Bởi lẽ, đây là những
tấm gương sáng không chỉ trong việc khắc phục tình trạng đói nghèo, mà còn
tuyên truyền, vận động, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước tới
từng người dân, từng hộ gia đình, từng đường làng, ngõ xóm, từng khu dân
cư. Nhờ có họ mà đời sống của người dân nói riêng, của địa phương nói
chung ngày càng được cải thiện.
39
Hộp 2.3. Dẫn chứng về khu vực của người có uy tín trong bài viết
Gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín tỉnh Bình Phước.
Ủy ban Dân tộc - Gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín huyện Đại Từ,
Thái Nguyên.
Gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín tỉnh Trà Vinh.
Gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín tỉnh Lào Cai.
Gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Kiên Giang.
Gặp mặt đoàn đại biểu Người có uy tín tỉnh Thanh Hóa.
Người có uy tín ở Vân Canh.
Gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Lạng Sơn.
Quảng Bình - Những người dẫn dắt bản làng phát triển.
Nghệ An - Tuyên dương Người có uy tín tiêu biểu.
Quảng Trị - Phát huy hiệu quả vai trò của Người có uy tín.
Gặp mặt đoàn Đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh
Lâm Đồng.
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
 Giới tính của người có uy tín trong các bài viết
Nhắc đến “giới” thì điều mọi người quan tâm đặc biệt là bình đẳng giới,
thể hiện bình đẳng vai trò ngang nhau của Nam và Nữ trên các lĩnh vực kinh
tế, chính trị, xã hội…. được tạo cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự
phát triển của cộng đồng. Và phụ nữ thời nay đã và đang nắm giữ các vị trí
quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, các cơ quan, doanh
nghiệp ngày càng chiếm tỉ trọng cao. Cụ thể:
Bảng 2.4. Giới tính của các nhân vật trong bài viết
Đơn vị: Người
Giới tính của nhân vật trong các bài viết Số lượng Tỉ lệ %
Nam 57 86.3
Nữ 9 13.7
Tổng 66 100
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo

More Related Content

What's hot

Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu sốLuận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Cong dong cac dan toc Viet nam
Cong dong cac dan toc Viet namCong dong cac dan toc Viet nam
Cong dong cac dan toc Viet nam
Pham Tong
 
Luận án: Công tác dân vận giai đoạn hiện nay ở Tây Nguyên, HAY
Luận án: Công tác dân vận giai đoạn hiện nay ở Tây Nguyên, HAYLuận án: Công tác dân vận giai đoạn hiện nay ở Tây Nguyên, HAY
Luận án: Công tác dân vận giai đoạn hiện nay ở Tây Nguyên, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Bình
Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Quảng BìnhPhát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Bình
Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Bình
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng Bình
Luận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng BìnhLuận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng Bình
Luận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng Bình
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Vai trò của Quốc hội trong bảo vệ quyền con người, HAY
Luận văn: Vai trò của Quốc hội trong bảo vệ quyền con người, HAYLuận văn: Vai trò của Quốc hội trong bảo vệ quyền con người, HAY
Luận văn: Vai trò của Quốc hội trong bảo vệ quyền con người, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Giáo dục pháp luật trong các doanh nghiệp, HOT
Luận văn: Giáo dục pháp luật trong các doanh nghiệp, HOTLuận văn: Giáo dục pháp luật trong các doanh nghiệp, HOT
Luận văn: Giáo dục pháp luật trong các doanh nghiệp, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về cư trú tại tỉnh Đồng Nai, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về cư trú tại tỉnh Đồng Nai, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về cư trú tại tỉnh Đồng Nai, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về cư trú tại tỉnh Đồng Nai, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Dân Tộc Để Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội...
Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Dân Tộc Để Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội...Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Dân Tộc Để Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội...
Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Dân Tộc Để Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội...
nataliej4
 
LUẬN ÁN TÔN GIÁO HỌC TÔN GIÁO VÀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở HÀ NỘI HIỆN NAY 5513023.pdf
LUẬN ÁN TÔN GIÁO HỌC TÔN GIÁO VÀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở HÀ NỘI HIỆN NAY 5513023.pdfLUẬN ÁN TÔN GIÁO HỌC TÔN GIÁO VÀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở HÀ NỘI HIỆN NAY 5513023.pdf
LUẬN ÁN TÔN GIÁO HỌC TÔN GIÁO VÀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở HÀ NỘI HIỆN NAY 5513023.pdf
NuioKila
 
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long, 9 ĐIỂMLuận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Đề tài: Bất bình đẳng thu nhập nông thôn - thành thị tại Việt Nam
Đề tài: Bất bình đẳng thu nhập nông thôn - thành thị tại Việt NamĐề tài: Bất bình đẳng thu nhập nông thôn - thành thị tại Việt Nam
Đề tài: Bất bình đẳng thu nhập nông thôn - thành thị tại Việt Nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Luật tục về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường
Luận văn: Luật tục về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trườngLuận văn: Luật tục về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường
Luận văn: Luật tục về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong tục ngữ cao dao tiếng Việt
Từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong tục ngữ cao dao tiếng ViệtTừ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong tục ngữ cao dao tiếng Việt
Từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong tục ngữ cao dao tiếng Việt
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn, HAY
Luận văn: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn, HAYLuận văn: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn, HAY
Luận văn: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Mối quan hệ giữa Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc, HOT
Luận văn: Mối quan hệ giữa Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc, HOTLuận văn: Mối quan hệ giữa Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc, HOT
Luận văn: Mối quan hệ giữa Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Quản lý nhà nước về bình đẳng giới ở Kiên Giang, HOT
Đề tài: Quản lý nhà nước về bình đẳng giới ở Kiên Giang, HOTĐề tài: Quản lý nhà nước về bình đẳng giới ở Kiên Giang, HOT
Đề tài: Quản lý nhà nước về bình đẳng giới ở Kiên Giang, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Vai trò của ý thức pháp luật với việc thực hiện pháp luật
Đề tài: Vai trò của ý thức pháp luật với việc thực hiện pháp luậtĐề tài: Vai trò của ý thức pháp luật với việc thực hiện pháp luật
Đề tài: Vai trò của ý thức pháp luật với việc thực hiện pháp luật
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Bất bình đẳng thu nhập nông thôn, thành thị tại Việt Nam
Luận án: Bất bình đẳng thu nhập nông thôn, thành thị tại Việt NamLuận án: Bất bình đẳng thu nhập nông thôn, thành thị tại Việt Nam
Luận án: Bất bình đẳng thu nhập nông thôn, thành thị tại Việt Nam
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Giáo dục về quyền con người ở tỉnh Đắk Lắk hiện nay - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Giáo dục về quyền con người ở tỉnh Đắk Lắk hiện nay - Gửi miễn phí ...Luận văn: Giáo dục về quyền con người ở tỉnh Đắk Lắk hiện nay - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Giáo dục về quyền con người ở tỉnh Đắk Lắk hiện nay - Gửi miễn phí ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

What's hot (20)

Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu sốLuận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số
 
Cong dong cac dan toc Viet nam
Cong dong cac dan toc Viet namCong dong cac dan toc Viet nam
Cong dong cac dan toc Viet nam
 
Luận án: Công tác dân vận giai đoạn hiện nay ở Tây Nguyên, HAY
Luận án: Công tác dân vận giai đoạn hiện nay ở Tây Nguyên, HAYLuận án: Công tác dân vận giai đoạn hiện nay ở Tây Nguyên, HAY
Luận án: Công tác dân vận giai đoạn hiện nay ở Tây Nguyên, HAY
 
Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Bình
Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Quảng BìnhPhát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Bình
Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Bình
 
Luận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng Bình
Luận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng BìnhLuận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng Bình
Luận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng Bình
 
Luận văn: Vai trò của Quốc hội trong bảo vệ quyền con người, HAY
Luận văn: Vai trò của Quốc hội trong bảo vệ quyền con người, HAYLuận văn: Vai trò của Quốc hội trong bảo vệ quyền con người, HAY
Luận văn: Vai trò của Quốc hội trong bảo vệ quyền con người, HAY
 
Luận văn: Giáo dục pháp luật trong các doanh nghiệp, HOT
Luận văn: Giáo dục pháp luật trong các doanh nghiệp, HOTLuận văn: Giáo dục pháp luật trong các doanh nghiệp, HOT
Luận văn: Giáo dục pháp luật trong các doanh nghiệp, HOT
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về cư trú tại tỉnh Đồng Nai, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về cư trú tại tỉnh Đồng Nai, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về cư trú tại tỉnh Đồng Nai, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về cư trú tại tỉnh Đồng Nai, HOT
 
Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Dân Tộc Để Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội...
Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Dân Tộc Để Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội...Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Dân Tộc Để Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội...
Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Dân Tộc Để Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội...
 
LUẬN ÁN TÔN GIÁO HỌC TÔN GIÁO VÀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở HÀ NỘI HIỆN NAY 5513023.pdf
LUẬN ÁN TÔN GIÁO HỌC TÔN GIÁO VÀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở HÀ NỘI HIỆN NAY 5513023.pdfLUẬN ÁN TÔN GIÁO HỌC TÔN GIÁO VÀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở HÀ NỘI HIỆN NAY 5513023.pdf
LUẬN ÁN TÔN GIÁO HỌC TÔN GIÁO VÀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở HÀ NỘI HIỆN NAY 5513023.pdf
 
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long, 9 ĐIỂMLuận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long, 9 ĐIỂM
 
Đề tài: Bất bình đẳng thu nhập nông thôn - thành thị tại Việt Nam
Đề tài: Bất bình đẳng thu nhập nông thôn - thành thị tại Việt NamĐề tài: Bất bình đẳng thu nhập nông thôn - thành thị tại Việt Nam
Đề tài: Bất bình đẳng thu nhập nông thôn - thành thị tại Việt Nam
 
Luận văn: Luật tục về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường
Luận văn: Luật tục về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trườngLuận văn: Luật tục về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường
Luận văn: Luật tục về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường
 
Từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong tục ngữ cao dao tiếng Việt
Từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong tục ngữ cao dao tiếng ViệtTừ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong tục ngữ cao dao tiếng Việt
Từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong tục ngữ cao dao tiếng Việt
 
Luận văn: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn, HAY
Luận văn: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn, HAYLuận văn: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn, HAY
Luận văn: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn, HAY
 
Luận văn: Mối quan hệ giữa Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc, HOT
Luận văn: Mối quan hệ giữa Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc, HOTLuận văn: Mối quan hệ giữa Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc, HOT
Luận văn: Mối quan hệ giữa Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc, HOT
 
Đề tài: Quản lý nhà nước về bình đẳng giới ở Kiên Giang, HOT
Đề tài: Quản lý nhà nước về bình đẳng giới ở Kiên Giang, HOTĐề tài: Quản lý nhà nước về bình đẳng giới ở Kiên Giang, HOT
Đề tài: Quản lý nhà nước về bình đẳng giới ở Kiên Giang, HOT
 
Đề tài: Vai trò của ý thức pháp luật với việc thực hiện pháp luật
Đề tài: Vai trò của ý thức pháp luật với việc thực hiện pháp luậtĐề tài: Vai trò của ý thức pháp luật với việc thực hiện pháp luật
Đề tài: Vai trò của ý thức pháp luật với việc thực hiện pháp luật
 
Luận án: Bất bình đẳng thu nhập nông thôn, thành thị tại Việt Nam
Luận án: Bất bình đẳng thu nhập nông thôn, thành thị tại Việt NamLuận án: Bất bình đẳng thu nhập nông thôn, thành thị tại Việt Nam
Luận án: Bất bình đẳng thu nhập nông thôn, thành thị tại Việt Nam
 
Luận văn: Giáo dục về quyền con người ở tỉnh Đắk Lắk hiện nay - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Giáo dục về quyền con người ở tỉnh Đắk Lắk hiện nay - Gửi miễn phí ...Luận văn: Giáo dục về quyền con người ở tỉnh Đắk Lắk hiện nay - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Giáo dục về quyền con người ở tỉnh Đắk Lắk hiện nay - Gửi miễn phí ...
 

Similar to Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo

Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt NamChính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
luanvantrust
 
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt NamChính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
luanvantrust
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về công tác thanh niên, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về công tác thanh niên, 9 ĐIỂMLuận văn: Quản lý nhà nước về công tác thanh niên, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về công tác thanh niên, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Luận án: Những yếu tố triết học trong tín ngưỡng dân gian, HAY
Luận án: Những yếu tố triết học trong tín ngưỡng dân gian, HAYLuận án: Những yếu tố triết học trong tín ngưỡng dân gian, HAY
Luận án: Những yếu tố triết học trong tín ngưỡng dân gian, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt NamLuận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt Nam
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn: Quản lý về công tác thi đua khen thưởng ở Bắc Ninh
Luận văn: Quản lý về công tác thi đua khen thưởng ở Bắc NinhLuận văn: Quản lý về công tác thi đua khen thưởng ở Bắc Ninh
Luận văn: Quản lý về công tác thi đua khen thưởng ở Bắc Ninh
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Quản lý về công tác thi đua khen thưởng ở Bắc Ninh, HOT
Đề tài: Quản lý về công tác thi đua khen thưởng ở Bắc Ninh, HOTĐề tài: Quản lý về công tác thi đua khen thưởng ở Bắc Ninh, HOT
Đề tài: Quản lý về công tác thi đua khen thưởng ở Bắc Ninh, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Quản lý nhà nước về công tác thi đua khen thưởng ở tỉnh Bắc Ninh
Quản lý nhà nước về công tác thi đua khen thưởng ở tỉnh Bắc NinhQuản lý nhà nước về công tác thi đua khen thưởng ở tỉnh Bắc Ninh
Quản lý nhà nước về công tác thi đua khen thưởng ở tỉnh Bắc Ninh
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Phân tầng xã hội ở thành phố Hải Dương hiện nay, HAY
Luận án: Phân tầng xã hội ở thành phố Hải Dương hiện nay, HAYLuận án: Phân tầng xã hội ở thành phố Hải Dương hiện nay, HAY
Luận án: Phân tầng xã hội ở thành phố Hải Dương hiện nay, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn:Nguồn nhân lực chất lượng cao cho cơ quan chuyên môn
Luận văn:Nguồn nhân lực chất lượng cao cho cơ quan chuyên mônLuận văn:Nguồn nhân lực chất lượng cao cho cơ quan chuyên môn
Luận văn:Nguồn nhân lực chất lượng cao cho cơ quan chuyên môn
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam.
Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam.Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam.
Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam.
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam.
Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam.Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam.
Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam.
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Đề tài: Chính sách dân tộc huyện Sơn Hà tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Đề tài: Chính sách dân tộc huyện Sơn Hà tỉnh Quảng Ngãi, HOTĐề tài: Chính sách dân tộc huyện Sơn Hà tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Đề tài: Chính sách dân tộc huyện Sơn Hà tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Quyền tự do tôn giáo của cá nhân tại Việt Nam hiện nay
Luận văn: Quyền tự do tôn giáo của cá nhân tại Việt Nam hiện nayLuận văn: Quyền tự do tôn giáo của cá nhân tại Việt Nam hiện nay
Luận văn: Quyền tự do tôn giáo của cá nhân tại Việt Nam hiện nay
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Characters discourse in noted American and Vietnamese short stories.pdf
Characters discourse in noted American and Vietnamese short stories.pdfCharacters discourse in noted American and Vietnamese short stories.pdf
Characters discourse in noted American and Vietnamese short stories.pdf
HanaTiti
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về phân chia di sản thừa kế tại Tòa án nhân d...
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về phân chia di sản thừa kế tại Tòa án nhân d...Luận văn: Giải quyết tranh chấp về phân chia di sản thừa kế tại Tòa án nhân d...
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về phân chia di sản thừa kế tại Tòa án nhân d...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình DươngQuản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
luanvantrust
 
Vai Trò Của Nhân Viên Công Tác Xã Hội Trong Việc Hỗ Trợ Người Khuyết Tật Sống...
Vai Trò Của Nhân Viên Công Tác Xã Hội Trong Việc Hỗ Trợ Người Khuyết Tật Sống...Vai Trò Của Nhân Viên Công Tác Xã Hội Trong Việc Hỗ Trợ Người Khuyết Tật Sống...
Vai Trò Của Nhân Viên Công Tác Xã Hội Trong Việc Hỗ Trợ Người Khuyết Tật Sống...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình DươngQuản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
luanvantrust
 
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình DươngQuản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
luanvantrust
 

Similar to Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo (20)

Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt NamChính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
 
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt NamChính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về công tác thanh niên, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về công tác thanh niên, 9 ĐIỂMLuận văn: Quản lý nhà nước về công tác thanh niên, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về công tác thanh niên, 9 ĐIỂM
 
Luận án: Những yếu tố triết học trong tín ngưỡng dân gian, HAY
Luận án: Những yếu tố triết học trong tín ngưỡng dân gian, HAYLuận án: Những yếu tố triết học trong tín ngưỡng dân gian, HAY
Luận án: Những yếu tố triết học trong tín ngưỡng dân gian, HAY
 
Luận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt NamLuận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt Nam
 
Luận văn: Quản lý về công tác thi đua khen thưởng ở Bắc Ninh
Luận văn: Quản lý về công tác thi đua khen thưởng ở Bắc NinhLuận văn: Quản lý về công tác thi đua khen thưởng ở Bắc Ninh
Luận văn: Quản lý về công tác thi đua khen thưởng ở Bắc Ninh
 
Đề tài: Quản lý về công tác thi đua khen thưởng ở Bắc Ninh, HOT
Đề tài: Quản lý về công tác thi đua khen thưởng ở Bắc Ninh, HOTĐề tài: Quản lý về công tác thi đua khen thưởng ở Bắc Ninh, HOT
Đề tài: Quản lý về công tác thi đua khen thưởng ở Bắc Ninh, HOT
 
Quản lý nhà nước về công tác thi đua khen thưởng ở tỉnh Bắc Ninh
Quản lý nhà nước về công tác thi đua khen thưởng ở tỉnh Bắc NinhQuản lý nhà nước về công tác thi đua khen thưởng ở tỉnh Bắc Ninh
Quản lý nhà nước về công tác thi đua khen thưởng ở tỉnh Bắc Ninh
 
Luận án: Phân tầng xã hội ở thành phố Hải Dương hiện nay, HAY
Luận án: Phân tầng xã hội ở thành phố Hải Dương hiện nay, HAYLuận án: Phân tầng xã hội ở thành phố Hải Dương hiện nay, HAY
Luận án: Phân tầng xã hội ở thành phố Hải Dương hiện nay, HAY
 
Luận văn:Nguồn nhân lực chất lượng cao cho cơ quan chuyên môn
Luận văn:Nguồn nhân lực chất lượng cao cho cơ quan chuyên mônLuận văn:Nguồn nhân lực chất lượng cao cho cơ quan chuyên môn
Luận văn:Nguồn nhân lực chất lượng cao cho cơ quan chuyên môn
 
Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam.
Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam.Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam.
Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam.
 
Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam.
Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam.Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam.
Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam.
 
Đề tài: Chính sách dân tộc huyện Sơn Hà tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Đề tài: Chính sách dân tộc huyện Sơn Hà tỉnh Quảng Ngãi, HOTĐề tài: Chính sách dân tộc huyện Sơn Hà tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Đề tài: Chính sách dân tộc huyện Sơn Hà tỉnh Quảng Ngãi, HOT
 
Luận văn: Quyền tự do tôn giáo của cá nhân tại Việt Nam hiện nay
Luận văn: Quyền tự do tôn giáo của cá nhân tại Việt Nam hiện nayLuận văn: Quyền tự do tôn giáo của cá nhân tại Việt Nam hiện nay
Luận văn: Quyền tự do tôn giáo của cá nhân tại Việt Nam hiện nay
 
Characters discourse in noted American and Vietnamese short stories.pdf
Characters discourse in noted American and Vietnamese short stories.pdfCharacters discourse in noted American and Vietnamese short stories.pdf
Characters discourse in noted American and Vietnamese short stories.pdf
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về phân chia di sản thừa kế tại Tòa án nhân d...
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về phân chia di sản thừa kế tại Tòa án nhân d...Luận văn: Giải quyết tranh chấp về phân chia di sản thừa kế tại Tòa án nhân d...
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về phân chia di sản thừa kế tại Tòa án nhân d...
 
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình DươngQuản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
 
Vai Trò Của Nhân Viên Công Tác Xã Hội Trong Việc Hỗ Trợ Người Khuyết Tật Sống...
Vai Trò Của Nhân Viên Công Tác Xã Hội Trong Việc Hỗ Trợ Người Khuyết Tật Sống...Vai Trò Của Nhân Viên Công Tác Xã Hội Trong Việc Hỗ Trợ Người Khuyết Tật Sống...
Vai Trò Của Nhân Viên Công Tác Xã Hội Trong Việc Hỗ Trợ Người Khuyết Tật Sống...
 
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình DươngQuản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
 
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình DươngQuản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Bình Dương
 

More from Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877

Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkBáo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thốngLuận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamLuận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnLuận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiLuận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang TrạiLuận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịLuận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtTiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafeTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhTiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn THTiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận môn lịch sử văn minh thế giới - con người thời kỳ Phục Hưng
Tiểu luận môn lịch sử văn minh thế giới - con người thời kỳ Phục HưngTiểu luận môn lịch sử văn minh thế giới - con người thời kỳ Phục Hưng
Tiểu luận môn lịch sử văn minh thế giới - con người thời kỳ Phục Hưng
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

More from Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877 (20)

Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
 
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkBáo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thốngLuận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
 
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamLuận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
 
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnLuận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
 
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiLuận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
 
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang TrạiLuận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
 
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịLuận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
 
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtTiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafeTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhTiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
 
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn THTiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
 
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
 
Tiểu luận môn lịch sử văn minh thế giới - con người thời kỳ Phục Hưng
Tiểu luận môn lịch sử văn minh thế giới - con người thời kỳ Phục HưngTiểu luận môn lịch sử văn minh thế giới - con người thời kỳ Phục Hưng
Tiểu luận môn lịch sử văn minh thế giới - con người thời kỳ Phục Hưng
 

Recently uploaded

GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
LngHu10
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CNGTRC3
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
thanhluan21
 

Recently uploaded (11)

GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 

Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo

  • 1. TẢI TÀI LIỆU FILE WORD : 0936.885.877 NHẬN LÀM LUẬN VĂN THẠC SĨ: LUANVANTRITHUC.COM TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN PHƯƠNG NGHĨA HIỆP NGƯỜI CÓ UY TÍN TRÊN BÁO DÂN TỘC VÀ PHÁT TRIỂN (Nghiên cứu trên trang báo Dân tộc và Phát triển online) LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC Mã số: 831 03 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. DƯƠNG THỊ THANH XUÂN HÀ NỘI, NĂM 2021
  • 2. TẢI TÀI LIỆU FILE WORD : 0936.885.877 NHẬN LÀM LUẬN VĂN THẠC SĨ: LUANVANTRITHUC.COM LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, luận văn “Người có uy tín trên Báo Dân tộc và Phát triển” (Nghiên cứu trên trang báo Dân tộc và Phát triển online) là công trình nghiên cứu độc lập do tác giả thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Dương Thị Thanh Xuân. Đồng thời, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, rõ ràng và có nguồn gốc cụ thể. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung của luận văn thạc sĩ. Tác giả Phương Nghĩa Hiệp
  • 3. TẢI TÀI LIỆU FILE WORD : 0936.885.877 NHẬN LÀM LUẬN VĂN THẠC SĨ: LUANVANTRITHUC.COM LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ, động viên vô cùng quý báu thầy cô trong Khoa Xã hội học và Khoa Sau Đại học trường Đại học Công đoàn, bạn bè đồng nghiệp và tổ chức, cá nhân để tôi hoàn thành luận văn này. Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo – Tiến sĩ Dương Thị Thanh Xuân. người đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo và những đồng nghiệp tại Báo Dân tộc và phát triển online đã giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi nghiên cứu thu thập thông tin và số liệu để tôi hoàn thành luận văn. Tôi muốn dành lời cảm ơn sâu sắc nhất đến gia đình tôi, bạn bè tôi đã động viên và giúp đỡ tôi để tôi có thêm nhiều động lực để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Trong quá trình nghiên cứu, do trình độ bản thân còn hạn chế, không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự quan tâm, chia sẻ cũng như những đóng góp quý báu của mọi người để cho luận văn của tôi được hoàn thiện. Tôi xin chân thành cảm ơn!
  • 4. TẢI TÀI LIỆU FILE WORD : 0936.885.877 NHẬN LÀM LUẬN VĂN THẠC SĨ: LUANVANTRITHUC.COM MỤC LỤC Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục bảng, hộp MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................1 2. Tổng quan đề tài nghiên cứu...........................................................................2 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa tiễn....................................................................5 4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu.....................................................5 5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................6 6. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................6 7. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu....................................................................7 8. Khung lý thuyết...............................................................................................8 9. Kết cấu luận văn..............................................................................................9 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGƯỜI CÓ UY TÍN..................................... 10 1.1. Một số vấn đề cơ bản liên quan đến người có uy tín.............................10 1.1.1. Khái niệm người có uy tín.......................................................................10 1.1.2. Tiêu chí lựa chọn, đối tượng lựa chọn và điều kiện bình chọn người có uy tín 12 1.1.3. Chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người có uy tín ...................13 1.1.4. Căn cứ pháp lý liên quan đến người có uy tín ........................................17 1.2. Các lý thuyết vận dụng trong đề tài .......................................................18 1.2.1. Lý thuyết vai trò......................................................................................18 1.2.2. Lý thuyết truyền thông............................................................................20 1.3. Khái quát về báo Dân tộc và phát triển .................................................24 1.3.1. Vị trí, chức năng......................................................................................24 1.3.2. Nhiệm vụ và quyền hạn ..........................................................................24
  • 5. TẢI TÀI LIỆU FILE WORD : 0936.885.877 NHẬN LÀM LUẬN VĂN THẠC SĨ: LUANVANTRITHUC.COM 1.3.3. Cơ cấu tổ chức.........................................................................................25 Tiểu kết chương 1............................................................................................27 Chương 2. THỰC TRẠNG VAI TRÒ NGƯỜI CÓ UY TÍN TRÊN BÁO DÂN TỘC VÀ PHÁT TRIỂN ONLINE.......................................................................... 28 2.1. Khái quát chung về vùng dân tộc thiểu số.............................................28 2.2. Đặc điểm các bài viết về người có uy tín trên báo Dân tộc và Phát triển online .......................................................................................................31 2.2.1. Số lượng, nội dung bài viết.....................................................................31 2.2.2. Cơ cấu nhân khẩu học của người có uy tín trong các bài viết ................37 2.3. Vai trò của người có uy tín trên báo Dân tộc và Phát triển online......47 2.3.1. Vai trò dân vận – dân nguyện .................................................................47 2.3.2. Vai trò phát triển kinh tế .........................................................................56 2.3.3. Vai trò bảo tồn, phát huy văn hóa – giáo dục .........................................62 2.3.4. Vai trò xây dựng kết cấu hạ tầng địa phương .........................................66 2.3.5. Vai trò đảm bảo trật tự xã hội – an ninh quốc phòng..............................68 2.3.6. Hiệu quả vai trò của người có uy tín đối với cộng đồng.........................72 2.3.7. Hạn chế và những nguyên nhân..............................................................74 Tiểu kết chương 2............................................................................................77 Chương 3. GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA NGƯỜI CÓ UY TÍN TRONG CỘNG ĐÔNG DÂN TỘC THIỂU SỐ ................................................... 78 3.1. Giải pháp về nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò của người có uy tín thông qua công tác tuyên truyền vận động...................................78 3.2. Phân cấp quản lý và phối hợp giữa chính quyền và Người có uy tín......81 3.3. Tổ chức bồi dưỡng kiến thức và nâng cao năng lực cho người có uy tín 86 3.4. Thực hiện chế độ chính sách đối với người có uy tín............................89 Tiểu kết chương 3............................................................................................91 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.......................................................................... 92
  • 6. TẢI TÀI LIỆU FILE WORD : 0936.885.877 NHẬN LÀM LUẬN VĂN THẠC SĨ: LUANVANTRITHUC.COM DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................. 95
  • 7. TẢI TÀI LIỆU FILE WORD : 0936.885.877 NHẬN LÀM LUẬN VĂN THẠC SĨ: LUANVANTRITHUC.COM DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DTTS Dân tộc thiểu số KT – XH Kinh tế xã hội KHCN Khoa học công nghệ MTTQ Mặt trận tổ quốc NCUT Người có uy tín
  • 8. DANH MỤC BẢNG, HỘP Bảng 2.1. Số lượng các bài viết trên báo Dân tộc và phát triển online.............31 Bảng 2.2. Nội dung bài viết về người có uy tín trên báo dân tộc trong 6 tháng qua phân theo chủ thể........................................................................35 Bảng 2.3. Khu vực của người có uy tín trong bài viết......................................38 Bảng 2.4. Giới tính của các nhân vật trong bài viết..........................................39 Bảng 2.5. Độ tuổi của người có uy tín trong các bài viết .................................43 Bảng 2.6. Đặc điểm cá nhân của người có uy tín .............................................45 Bảng 2.7. Vai trò nêu gương, tuyên truyền, lắng nghe ý kiến người dân của người có uy tín ..................................................................................47 Bảng 2.8. Vai trò phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn của người có uy tín....50 Bảng 2.9. Vai trò phát triển kinh tế tại địa phương của người có uy tín...........57 Bảng 2.10. Vai trò trong phát triển văn hóa xã hội, đảm bảo vệ sinh môi trường................................................................................................63 Bảng 2.11. Vai trò trong đảm bảo an ninh – quốc phòng .................................68
  • 9. DANH MỤC BẢNG, HỘP Hộp 2.1. Các bài viết có nội dung về tập thể người có uy tín...........................36 Hộp 2.2. Các bài viết có nội dung về cá nhân người có uy tín .........................36 Hộp 2.3. Dẫn chứng về khu vực của người có uy tín trong bài viết.................39 Hộp 2.4. Dẫn chứng về giới tính của các nhân vật trong bài viết.....................40 Hộp 2.5. Dẫn chứng về độ tuổi của các nhân vật trong bài viết .......................44 Hộp 2.6. Dẫn chứng về chức sắc của người có uy tín trích từ các bài báo.......46 Hộp 2.7. Vai trò nêu gương của người có uy tín trong bài viết ........................48 Hộp 2.8. Vai trò tuyên truyền chủ trương, chính sách Dân vận của người có uy tín được trích từ các bài viết.........................................................49 Hộp 2.9. Vai trò vận động hiến đất của người có uy tín được trích từ các bài viết.....................................................................................................51 Hộp 2.10. Vai trò vận động nhân dân đóng góp nguyên vật liệu của người có uy tín được trích từ các bài viết.........................................................52 Hộp 2.12. Vai trò hiến đất của người có uy tín được trích từ các bài viết........54 Hộp 2.11. Vai trò vận động góp ngày công của người có uy tín được trích từ các bài viết ........................................................................................53 Hộp 2.13. Vai trò dân nguyện của người có uy tín được trích từ các bài viết ........... 55 Hộp 2.14. Vai trò phổ biến kiến thức phát triển kinh tế của người có uy tín ..57 Hộp 2.15. Vai trò phát triển kinh tế trong thử nghiệm của người có uy tín được trích từ các bài viết...................................................................59 Hộp 2.16. Vai trò phát triển kinh tế trong trợ giúp nguồn lực của người có uy tín được trích từ các bài viết..............................................................60 Hộp 2.17. Vai trò phát triển kinh tế trong chuyên giao khoa học kỹ thuật của người có uy tín được trích từ các bài viết .........................................61 Hộp 2.18. Vai trò của người có uy tín trong bảo tồn giá trị truyền thống trích từ các bài viết ....................................................................................63 Hộp 2.19. Vai trò của người có uy tín trong việc xóa bỏ phong tục lạc hậu được trích từ các bài viết...................................................................65
  • 10. Hộp 2.20. Vai trò của người có uy tín trong vấn đề vệ sinh môi trường được trích từ các bài viết............................................................................66 Hộp 2.21. Vai trò xây dựng kết cấu hạ tầng địa phương của người có uy tín được trích từ các bài viết...................................................................67 Hộp 2.22. Vai trò hòa giải của người có uy tín trích từ các bài viết.................69 Hộp 2.23. Vai trò chống phá các thế lực thù địch của người có uy tín trích từ các bài viết.........................................................................................70 Hộp 2.24. Vai trò phòng chống ma túy của người có uy tín trích từ các bài viết.....................................................................................................71 Hộp 2.25. Vai trò chống di cư trái phép của người có uy tín trích từ các bài viết.....................................................................................................72
  • 11. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của nền kinh tế - văn hóa - xã hội, hệ thống báo chí trong cả nước cũng không ngừng đổi mới, năng động, sáng tạo và phát triển hơn trong tác nghiệp. Báo chí ngày càng bám sát hiện thực xã hội, thông tin nhanh chóng các tin tức sự kiện, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước tới quần chúng nhân dân, góp phần củng cố, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Báo chí đang ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn, khẳng định vai trò ngày càng quan trọng trong đời sống xã hội. Báo chí là chủ thể phản ánh đời sống xã hội, khơi nguồn, tạo ra dư luận xã hội. Báo chí có vai trò không thể thay thế trong định hướng dư luận xã hội, đó là sự tập trung nỗ lực nhận thức xã hội vào việc nhận thức một vấn đề hoặc thực hiện một hoạt động xã hội nào đó. Không chỉ là những hoạt động của Đảng và Nhà nước, của những người nổi tiếng, báo chí đi sâu vào đời sống của từng bộ phận dân cư, trong đó có cả đồng bào dân tộc thiểu số. Theo thống kê, người dân tộc thiểu số ở Việt Nam chiếm 53/54 dân tộc, với dân số trên 13 triệu người, sống ở 51 tỉnh, thành phố trên địa bàn cả nước [8]. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã thực hiện nhiều chính sách phát triển toàn diện, tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số có ý thức vươn lên, không cam chịu đói nghèo, phát huy nội lực, quyết tâm xây dựng quê hương giàu đẹp. Nhiều chương trình đầu tư vào vùng dân tộc thiểu số đã thực hiện có hiệu quả; cơ sở hạ tầng từng bước được hoàn thiện; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên. Vùng dân tộc thiểu số và miền núi thay đổi rõ nét, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 35% năm 2011 xuống còn 16,8% [17]. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, các cấp ủy, chính quyền địa phương, MTTQ và các tổ chức thành viên từ Trung ương đến cấp cơ sở đã có nhiều chủ trương, chính sách mới, nhiều văn bản hướng dẫn đã được thực hiện và phát huy vai trò của người có uy tín, những cố gắng, nỗ lực của
  • 12. 2 34.031 “người có uy tín” [6] từ các khu dân có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn cả nước đã được ghi nhận. Nhằm nâng cao vai trò Người có uy tín trong cộng đồng Dân tộc thiểu số cũng như biểu dương những tấm gương tiêu biểu, kết quả thực hiện chính sách và phát huy vai trò của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, Báo Dân tộc và Phát triển đã thành lập chuyên trang về “Người có uy tín”. Chuyên trang viết về các chính sách hỗ trợ, ưu tiên của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào dân tộc, với người có uy tín trong đồng bào dân tộc, đồng thời khẳng định “Người uy tín ở cộng đồng dân cư và trong đồng bào các dân tộc thiểu số là những cánh tay đắc lực đối với hoạt động của MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên trong việc tuyên truyền các chủ trương, đường lối. chính sách của Đảng, Nhà nước đến với đồng bào”[2]. Nhằm làm rõ, chân dung, vai trò của “người có uy tín” thông qua Báo Dân tộc và Phát triển online, tôi lựa chọn đề tài “Người có uy tín trên Báo Dân tộc và Phát triển” (Nghiên cứu trên trang báo Dân tộc và phát triển online) làm đề tài luận văn thạc sĩ xã hội học của mình. 2. Tổng quan đề tài nghiên cứu Bùi Văn Đạo (2015), “Vai trò của một số nhóm xã hội của các dân tộc tại chỗ trong phát triển bền vững Tây Nguyên”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước. Đề tài đã làm sáng tỏ một số cơ sở lý thuyết và thực tiễn cho nghiên cứu vai trò của các nhóm xã hội đặc thù ở các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói riêng và dân tộc thiểu số nói chung, làm rõ thực trạng vai trò tích cực và tiêu cực của ba nhóm xã hội đặc thù: Già làng, trí thức và phụ nữ các dân tộc thiểu số tại chỗ trong phát triển bền vững vùng Tây Nguyên. Từ đó đúc rút một số bài học kinh nghiệm, đề xuất một số quan điểm, kiến nghị và giải pháp nhằm kế thừa, phát huy vai trò của ba nhóm xã hội già làng, trí thức và phụ nữ các dân tộc thiểu số tại chỗ trong phát triển bền vững Tây Nguyên. Phan Hữu Dật, (2000), “Một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của già làng, trưởng bản trong việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà
  • 13. 3 nước”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước. Đề tài có một số điểm nổi bật như: Một số vấn đề lý luận liên quan đến già làng, trưởng bản. Già làng, trưởng bản nước ta qua các thời kỳ cách mạng. Nêu hệ thống các giải pháp để phát huy vai trò của họ trong việc thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Trần Quang Phương (2017), “Phát huy vai trò của đồng bào các dân tộc thiểu số trong xây dựng tiềm lực quốc phòng trên địa bàn Tây Nguyên”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân. Bài viết chỉ ra xây dựng tiềm lực quốc phòng trên địa bàn Tây Nguyên là khâu chuẩn bị trước mọi mặt về vật chất và tinh thần, nhằm mục tiêu giữ vững hòa bình, ổn định, ngăn ngừa mọi âm mưu, hành động bạo loạn, gây chiến của các thế lực thù địch; sẵn sàng đập tan và đánh thắng trong mọi tình huống, bảo vệ địa bàn chiến lược, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Vì thế, cần phát huy vai trò của đồng bào các dân tộc trên địa bàn, trong đó có đồng bào dân tộc thiểu số. Đào Sơn Hải, Doãn Văn Trí (2016), “Phát huy vai trò của người có uy tín vùng dân tộc thiểu số ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu dân tộc. Bài viết chỉ ra người có uy tín là người ở trong cộng đồng hoặc có mối liên hệ với đồng bào dân tộc, có uy tín, ảnh hưởng nhất định với một bộ phận người dân tộc thiểu số trong một khu vực nhất định. Những người có uy tín thường được đồng bào dân tộc tìm đến bày tỏ tâm tư, nguyện vọng, tham khảo ý kiến đối với những vấn đề người dân đang vướng mắc, chưa tìm được hướng giải quyết. Trong những năm qua, người có uy tín ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã phát huy vai trò trong cộng đồng, trực tiếp góp phần phát triển kinh tế xã hội ở địa phương đạt được những thành tựu nhất định. Đỗ Thị Thanh Thủy (2018), “Một số kinh nghiệm về phát huy vai trò của người có uy tín trong đồng bào các dân tộc tỉnh Hà Giang”, Tạp chí mặt trận. Bài viết chỉ ra tỉnh Hà Giang có 1.966 người có uy tín, thuộc 18 dân tộc. Thông qua các hoạt động thực tế, những người có uy tín luôn là chỗ dựa tin cậy của Đảng, chính quyền và nhân dân trên mọi lĩnh vực, là nhân tố tích cực,
  • 14. 4 chủ đạo trong công tác tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số tham gia vào các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, giữ vững ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Đồng thời đưa ra một số bài học kinh nghiệm nhằm phát huy vai trò của người có uy tín như: (1) Công tác vận động phát huy vai trò người có uy tín phải được tiến hành thường xuyên, phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, đơn vị; (2) Cần phát huy năng lực sở trường của người có uy tín trong công tác vận động quần chúng; cần phát huy được vai trò, vị trí ảnh hưởng của người uy tín trong từng vùng, từng dân tộc, từng dòng họ để có phương pháp tranh thủ, sử dụng phù hợp; (3) Công tác vận động người có uy tín phải được kết hợp giữa vận động cá biệt và vận động rộng rãi. Đối với những người có uy tín mà hoạt động kém hiệu quả, cần phải kịp thời nắm bắt tâm tư, tình cảm, những khúc mắc trong cuộc sống và không được xa lánh họ, mà phải thường xuyên gặp gỡ, tác động để chuyển hóa tư tưởng; (4) Cần tiếp tục tổ chức quán triệt các nội dung, chỉ thị của Đảng, Nhà nước về công tác vận động quần chúng, nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò, ảnh hưởng của người có uy tín trong cộng đồng; (5) Quan tâm thực hiện các chế độ chính sách, khen thưởng những người có uy tín có thành tích xuất sắc trong các lĩnh vực, nhằm kịp thời động viên người có uy tín đóng góp phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia, xây dựng quê hương giàu đẹp. Luận văn kế thừa những kết quả về vai trò của người có uy tín của các nghiên cứu đã phân tích như các vai trò vận động tuyên truyền, vai trò nêu gương, vai trò về an ninh quốc phòng… tuy nhiên các nghiên cứu trên chỉ nghiên cứu trên một khu vực, là những nghiên cứu trực tiếp một số người có uy tín. Trong luận văn mô tả thêm chân dung những người có uy tín trên cả nước thông qua các bài báo phản ánh về người thực việc thực của những người có uy tín trên báo điện tử Dân tộc & Phát triển và phân tích thêm các vai trò khác như vai trò kinh tế, vai trò bảo tồn và phát triển văn hóa giáo dục…
  • 15. 5 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa tiễn 3.1. Ý nghĩa khoa học Nghiên cứu về người có uy tín, luận văn xem xét những khía cạnh, chỉ tiêu đánh giá, công nhận Người có uy tín, tính hiệu quả của những bài báo trong phát huy vai trò của Người có uy tín trong cộng đồng Dân tộc thiểu số. Đồng thời một lần nữa luận văn cũng làm rõ khái niệm như người có uy tín và chứng minh sự kiểm nghiệm của các lý thuyết xã hội học trong thực tiễn. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Nghiên cứu các chính sách hỗ trợ, ưu tiên của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào dân tộc, với người có uy tín trong đồng bào dân tộc, đồng thời nêu ra chân dung những người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên báo Dân tộc và phát triển online, những quan điểm, những thái độ, những phản ứng của công chúng, của độc giả về những người có uy tín. Đồng thời phân tích xem xét vai trò của tờ báo đối với cộng đồng. 4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Người có uy tín. 4.2.Khách thể nghiên cứu Tác giả, nhân vật, độc giả của các bài báo trên báo Dân tộc và phát triển online. 4.3. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Báo Dân tộc và phát triển online. - Phạm vi thời gian: Thời gian được nghiên cứu: là các bài báo từ tháng 6 - tháng 9 năm 2019. - Phạm vi nội dung: Người có uy tín là người nắm vững và thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương nơi cư trú và thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ công dân; bản thân và gia đình gương mẫu, có đóng góp tích cực đối với cộng đồng; am hiểu về văn hóa, phong tục, tập quán, tiếng nói của dân tộc ở nơi cư
  • 16. 6 trú; có cách ứng xử, giải quyết tốt mối quan hệ trong gia đình, cộng đồng; là người tiêu biểu, có mối liên hệ chặt chẽ, có ảnh hưởng lớn và khả năng tập hợp đồng bào dân tộc ở những phạm vi nhất định, được người dân trong cộng đồng tín nhiệm, tin tưởng, nghe và làm theo. 5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận văn là mô tả chân dung, vai trò của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên báo Dân tộc và phát triển online, từ đó thấy được những vai trò của người có uy tín đối với cộng đồng dân tộc thiểu số. 5.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ hệ thống khái niệm của đề tài; hệ thống lý thuyết từ đó xây dựng bộ công cụ khảo sát thu thập thông tin, đề cương phỏng vấn sâu, kế hoạch thu thập thông tin… - Khảo sát thu thập số liệu: Thu thập thông tin thông qua các bài báo, tạp chí đặc biệt các bài viết về người có uy tín, phỏng vấn sâu các các đối tượng có liên quan. - Xử lý thông tin: Tập hợp các bài viết, phân theo các chủ đề, các tiêu chí, xử lý các thông tin mô tả - Đánh giá thực trạng người có uy tín trên báo Dân tộc và phát triển online và đưa ra giải pháp nhằm phát huy vai trò của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp phân tích tài liệu Thu thập các tài liệu nghiên cứu có liên quan đến đề tài, sách và báo cáo nghiên cứu đã được xuất bản, công bố, đặc biệt là các bài báo về người có uy tín trên báo Dân tộc và phát triển là nguồn tài liệu quan trọng để xác định những nội dung và vấn đề đã được khai thác, trên cơ sở đó tìm ra những nét mới cần được tập trung phân tích.
  • 17. 7 Nguồn tài liệu được sử dụng cơ bản là các bài viết trên báo Dân tộc và phát triển trong 6 tháng cuối năm 2019, là những bài viết, video liên quan đến người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, được báo Dân tộc và phát triển đưa tin. Những thông tin liên quan từ các bài viết là tư liệu quan trọng để phân tích về những chính sách, quan điểm của Đảng và Nhà nước về người có uy tín, chân dung của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số và một số kinh nghiệm về phát huy vai trò của người có uy tín trên báo Dân tộc và phát triển. 6.2. Phương pháp phỏng vấn sâu, phương pháp thống kê Tiến hành phỏng vấn sâu 03 tác giả có bài viết về Người có uy tín trên báo Dân tộc và Phát triển. Nội dung phỏng vấn: Xoay quanh vấn đề về ý kiến của nhà báo về các bài viết, định hướng dư luận, trách nhiệm của người làm báo. Phương pháp thống kê: Thống kê trên số lượng bài viết từ tháng 6/2019 – 12/2019 về những người có uy tín xuất hiện trên Báo Dân tộc và Phát triển, bao gồm giới tính, độ tuổi, thành phần dân tộc, lĩnh vực, địa phương cư trú... 7. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 7.1. Câu hỏi nghiên cứu - Chân dung người có uy tín được thể hiện trên Báo Dân tộc và Phát triển online như thế nào? - Những vai trò nào của người có uy tín được thể hiện trong cộng đồng DTTS? 7.2. Giả thuyết nghiên cứu - Chân dung người có uy tín được thể hiện toàn diện và đầy đủ trên Báo Dân tộc và Phát triển online, Nam giới nhiều hơn nữ giới, tập trung chủ yếu là những người có độ tuổi trung niên, đa dạng về địa bàn cư trú và thành phần dân tộc. - Các hoạt động và vai trò chủ yếu của người có uy tín tập trung về các lĩnh vực: Dân vận- dân nguyện; phát triển kinh tế; bảo tồn, phát huy văn hóa - giáo dục; xây dựng kết cấu hạ tầng địa phương; trật tự xã hội - an ninh quốc phòng.
  • 18. 8 Chính sách của Đảng và Nhà nước về người có uy tín Giải pháp phát huy vai trò của người có uy tín trong cộng đồng dân tộc thiểu số Hoạt động và vai trò của người có uy tín - Dân vận - dân nguyện - Phát triển kinh tế - Bảo tồn, phát huy văn hóa - giáo dục - Xây dựng kết cấu hạ tầng địa phương - Trật tự xã hội - an ninh quốc phòng Chân dung người có uy tín - Giới tính - Độ tuổi - Địa bàn - Vị trí, vị thế trong cộng đồng Bài viết về người có uy tín trên báo DT&PT - Số lượng - Tần suất - Mức độ Người có uy tín trên báo Dân tộc và Phát triển 8. Khung lý thuyết Điều kiện kinh tế xã hội
  • 19. 9 9. Kết cấu luận văn Luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận, bao gồm 3 chương Chương 1: Cơ sở lý luận về người có uy tín Chương 2: Thực trạng người có uy tín trên báo Dân tộc và Phát triển Chương 3: Giải pháp phát huy vai trò của người có uy tín trong cộng đồng dân tộc thiểu số
  • 20. 10 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGƯỜI CÓ UY TÍN 1.1. Một số vấn đề cơ bản liên quan đến người có uy tín 1.1.1. Khái niệm người có uy tín Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (hay còn gọi là người có uy tín) là một bộ phận quần chúng đặc biệt, họ có vai trò, vị trí quan trọng đối với cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số trong việc tuyên truyền, vận động thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và những quy định của địa phương về phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo và giữ gìn khối đại đoàn kết toàn dân. Theo Quyết định số 2561/QĐ - TTg ngày 31/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “tăng cường vai trò của người có uy tín trong vùng dân tộc thiểu số” và Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 06/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ “về tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín và chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số”, đưa ra một số tiêu chí xác định người có uy tín. Theo đó, Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số là người “được lựa chọn từ thôn, bản, xóm, buôn, làng, phum, sóc, tổ dân phố và tương đương (gọi chung là thôn)”[13], “Người có uy tín là người nắm vững và thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương nơi cư trú và thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ công dân; bản thân và gia đình gương mẫu, có đóng góp tích cực đối với cộng đồng; am hiểu về văn hóa, phong tục, tập quán, tiếng nói của dân tộc ở nơi cư trú; có cách ứng xử, giải quyết tốt mối quan hệ trong gia đình, cộng đồng; là người tiêu biểu, có mối liên hệ chặt chẽ, có ảnh hưởng lớn và khả năng tập hợp đồng bào dân tộc ở những phạm vi nhất định, được người dân trong cộng đồng tín nhiệm, tin tưởng, nghe và làm theo”[14]. Ngoài ra, “Bản thân và gia đình người có uy tín phải nắm vững, gương mẫu thực hiện và tích cực tuyên truyền, giải thích, vận động đồng bào các dân tộc trên địa bàn thực hiện các chủ trương, đường lối của
  • 21. 11 Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương; chủ động nắm tình hình dư luận xã hội, đời sống, sản xuất, tâm tư, nguyện vọng của đồng bào các dân tộc, phản ánh kịp thời về các cơ quan chức năng có liên quan; tham gia ngăn ngừa, hòa giải các mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nhân dân, góp phần giữ gìn an ninh, trật tự ở địa phương; tích cực hưởng ứng, ủng hộ, tham gia xây dựng nông thôn mới và các cuộc vận động, phong trào thi đua tại địa phương [14]. Trong phạm vi bài luận văn này, tác giả tập trung phân tích và làm rõ hình ảnh người có uy tín dựa dựa trên 06 đặc điểm: (1) già làng, (2) trưởng bản, (3) người từng công tác lãnh đạo từ cấp xã trở lên, (4) người am hiểu cộng đồng; (5) tri thức trẻ; (6) người có chức sắc tôn giáo. Đó là những người thực hiện tốt một hay nhiều (05) năm các vai trò sau: (1) nắm vững, gương mẫu thực hiện và tích cực tuyên truyền, giải thích, vận động đồng bào các dân tộc trên địa bàn thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương (vai trò dân vận – dân nguyện); (2) chủ động nắm tình hình dư luận xã hội, đời sống, sản xuất, tâm tư, nguyện vọng của đồng bào các dân tộc, phản ánh kịp thời về các cơ quan chức năng có liên quan (vai trò bảo tồn, phát huy văn hóa – giáo dục); (3) tham gia ngăn ngừa, hòa giải các mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nhân dân, góp phần giữ gìn an ninh, trật tự ở địa phương (vai trò đảm bảo trật tự xã hội – an ninh quốc phòng); (4) tích cực hưởng ứng, ủng hộ, tham gia xây dựng nông thôn mới và các cuộc vận động, phong trào thi đua tại địa phương (vai trò xây dựng kết cấu hạ tầng địa phương) và (5) tích cực phát tiển kinh tế địa phương. Trong phạm vi luận văn này, tác giả tập trung thể hiện người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên Báo Dân tộc và phát triển online là người có vai trò quan trọng, là cầu nối trong việc vận động, tuyên truyền, giải thích cho người dân thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và pháp luật, đồng thời cũng là người giải quyết mâu thuẫn của cộng
  • 22. 12 đồng người đồng bào dân tộc thiểu số... góp phần giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. 1.1.2. Tiêu chí lựa chọn, đối tượng lựa chọn và điều kiện bình chọn người có uy tín Như đã trình bày ở trên, người có uy tín là người có vai trò quan trọng, là cầu nối giữa chính sách của Đảng, chủ trương của Nhà nước, quy định của địa phương đến cộng đồng dân cư. Do đó, người có uy tín cũng có những tiêu chí nhất định khi lựa chọn. Theo Khoản 1, Điều 4, Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 06/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ “về tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín và chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số” quy định về tiêu chí lựa chọn người có uy tín, cụ thể: “a) Là công dân Việt Nam, không phân biệt thành phần dân tộc, cư trú hợp pháp tại Việt Nam; b) Bản thân và gia đình gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương; c) Là người tiêu biểu, có nhiều công lao, đóng góp trong các phong trào thi đua yêu nước, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ an ninh trật tự, giữ gìn bản sắc văn hóa và đoàn kết các dân tộc; d) Hiểu biết về văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán dân tộc; có mối liên hệ chặt chẽ và có ảnh hưởng trong dòng họ, dân tộc và cộng đồng dân cư; đ) Có khả năng quy tụ, tập hợp đồng bào dân tộc thiểu số trong phạm vi nhất định bằng lời nói, qua việc làm, được người dân trong cộng đồng tín nhiệm, tin tưởng, nghe và làm theo” [13]. Theo Khoản 2, Điều 4, Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 06/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ “về tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín và
  • 23. 13 chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số” quy định về đối tượng lựa chọn người có uy tín, cụ thể: “Người có uy tín được lựa chọn từ các đối tượng sau: a) Cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang theo quy định của pháp luật hiện hành có quá trình công tác lâu năm, có cống hiến cho dân tộc, đất nước đã nghỉ công tác; b) Già làng, trưởng thôn, trưởng dòng họ hoặc những người thường được đồng bào dân tộc thiểu số mời thực hiện các nghi lễ cầu cúng cho gia đình, dòng họ, bản làng; c) Chức sắc, chức việc trong các tôn giáo ở vùng dân tộc thiểu số (Phật giáo, Hồi giáo, Tin lành, Công giáo,...); d) Nhân sỹ, trí thức, doanh nhân, nhà giáo, người hành nghề chữa bệnh giỏi hoặc người có Điều kiện kinh tế thường giúp đỡ và được đồng bào tín nhiệm” [13]. Trong phạm vi luận văn này, tác giả tập trung tìm hiểu (62 bài viết từ tháng 06 – 09/2019 trên Báo Dân tộc và phát triển online) về người có uy tín trong cộng đồng dân tộc thiểu số là tập thể (chiếm 64.5%) và cá nhân (chiếm 35.5%) trên ba (03) miền của Tổ quốc và cả ở nước ngoài chiếm tỷ lệ lần lượt là miền Bắc (37%), miền Trung (43.5%), miền Nam (16.1%) và nước ngoài (3.2%) với độ tuổi khác nhau, được tác giả chia làm ba (03) mức, từ 30-40 tuổi (10.61%), từ 40-60 tuổi (86.3%) và trên 60 tuổi (43.94%). Như vậy, khi lựa chọn viết về người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, Báo Dân tộc và phát triển online đều căn cứ lựa chọn dựa trên 05 tiêu chí và thuộc 04 đối tượng nhằm đa dạng hóa hình ảnh về người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số. 1.1.3. Chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người có uy tín Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa bản sắc, có vị trí chiến lược quan trọng đối với khu vực Đông Nam Á nói riêng và trên thế giới nói chung. Việt Nam là một nhà nước pháp quyền xă hội chủ nghĩa, quản lư xă hội bằng
  • 24. 14 pháp luật và luôn đề cao vai trò của pháp luật. Nhưng để quản lý xã hội được hiệu quả, Đảng và Nhà nước ta lại có sự kết hợp tương đối hiệu quả giữa pháp luật với hệ thống các thiết chế xã hội, phong tục, tập quán. Mặc dù những quy phạm xã hội ấy không mang tính chất răn đe, cưỡng chế cao như các quy phạm pháp luật, song lại trực tiếp điều tiết mọi hành vi của con người bởi sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa cưỡng chế với tự nguyện, xử phạt với giáo dục, răn đe với thuyết phục.... Các quy phạm xã hội hình thành từ lâu đời, là sợi dây “ràng buộc hành vi của con người”, thường có hiệu lực cao và được các thành viên trong cộng đồng tin tưởng. Thực tiễn đã chứng minh, ngay từ thời kỳ phong kiến, các bộ luật lớn như Hình thư triều Lý, Hình thư triều Trần, Quốc triều Hình luật triều Lê và Hoàng triều luật lệ nhà Nguyễn mặc dù giá trị pháp lý khác nhau nhưng đều được xây dựng trên một cơ sở nền tảng pháp lý có tính cơ bản của cộng đồng người Việt là phong tục, tập quán, được phát triển thành hương ước hoặc luật tục của làng, xã. Chẳng hạn như: Trong Điều 40, Quốc triều Hình luật ghi rõ: “Những người miền thượng du (miền núi, miền đồng bào dân tộc ít người cư trú) cùng phạm tội với nhau thì theo phong tục của xứ ấy mà định tội. Những người miền thượng du phạm tội với người trung châu (miền trung du và miền đồng bằng) thì theo luật mà định tội”. Theo quy định này, việc áp dụng các phong tục, tập quán làm cho các điều khoản của bộ luật phù hợp, sáng tạo và sát với thực tế đời sống, dễ hiểu, dễ thực hiện hơn, có tính khả thi cao hơn việc áp dụng những điều luật “cứng nhắc” vào cuộc sống. Việt Nam ta trong quá trình phát triển kinh tế thị trường, mở rộng quan hệ giao lưu quốc tế, thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa, pháp luật ngày càng được hoàn thiện, nhưng Đảng và Nhà nước ta trong Đại hội VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn nhấn mạnh quan điểm, tư tưởng: “quan tâm giữ gìn và nâng cao bản sắc văn hoá dân tộc, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức, tập quán tốt đẹp và lòng tự hào dân tộc”(Văn kiện đại hội VIII). Thực tế đã chứng minh, pháp luật chỉ thực sự có hiệu lực khi được
  • 25. 15 người dân tiếp nhận và thi hành một cách tự giác, và yếu tố phong tục, tập quán chính là điều kiện khách quan, là cầu nối giúp cho pháp luật đến gần hơn với người dân, để người dân dễ dàng chấp nhận. Vì vậy, trong việc xây dựng, hoàn thiện, áp dụng, tuân thủ và thực hiện pháp luật, thì yếu tố phong tục, tập quán cũng cần phải được quan tâm, chú trọng. Để giữ gìn được phong tục, tập quán của địa phương thì không thể không kể đến già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng dân cư. Đó là những người luôn gương mẫu thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phát triển kinh tế gia đình, vận động mọi người dân noi gương làm theo để thoát nghèo, xây dựng cuộc sống, thực hiện nếp sống văn minh, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, góp phần gìn giữ an ninh trật tự trong các bản làng. Mặc dù có vai trò rất lớn trong việc giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của địa phương, song từ trước năm 2017 Đảng và Nhà nước ta chưa có chính sách nào đối với già làng, trưởng bản, người có uy tín, khiến cho những người này chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội. Chỉ khi Quyết định 12/2018/QĐ – TTg ra đời thì chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người có uy tín mới thực sự được quy định rõ ràng, đem lại hiệu quả cho công tác thực thi, phát huy vai trò của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số. Theo Điều 5, Quyết định 12/2018/QĐ – TTg ngày 06/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ “về tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín và chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số” quy định chế độ, chính sách đối với người có uy tín. Theo đó: “Điều 5. Chế độ, chính sách đối với người có uy tín 1. Cung cấp thông tin a) Định kỳ hoặc đột xuất người có uy tín được phổ biến, cung cấp thông tin mới về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tình hình, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm quốc phòng, an
  • 26. 16 ninh trật tự và kết quả thực hiện các Chương trình, dự án, chính sách dân tộc đang thực hiện ở địa phương; b) Người có uy tín được cấp (không thu tiền): 01 tờ Báo Dân tộc và Phát triển của Ủy ban Dân tộc; 01 tờ báo tỉnh hoặc hình thức cung cấp thông tin khác phù hợp đối với người có uy tín do địa phương lựa chọn; c) Người có uy tín được tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, quốc phòng, an ninh, chính sách dân tộc và kỹ năng hòa giải, tuyên truyền, vận động quần chúng; d) Tùy vào tình hình cụ thể của từng địa phương người có uy tín được thăm quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm trong và ngoài tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới, giữ gìn bản sắc văn hóa và đoàn kết dân tộc do địa phương xác định, thực hiện. 2. Hỗ trợ vật chất, động viên tinh thần Theo phân cấp quản lý thực hiện chính sách, người có uy tín được: a) Thăm hỏi, tặng quà nhân dịp Tết Nguyên đán, Tết của các dân tộc thiểu số không quá 02 lần/năm; mức chi không quá 500.000 đồng/người/lần; b) Thăm hỏi, hỗ trợ người có uy tín bị ốm đau không quá 01 lần/năm. Mức chi: không quá 3.000.000 đồng/người/năm đối với cấp Trung ương; không quá 1.500.000 đồng/người/năm đối với cấp tỉnh; không quá 800.000 đồng/người/năm đối với cấp huyện; c) Thăm hỏi, hỗ trợ hộ gia đình người có uy tín gặp khó khăn (thiên tai, hỏa hoạn). Mức chi không quá 2.000.000 đồng/gia đình/năm đối với cơ quan Trung ương; không quá 1.000.000 đồng/gia đình/năm đối với cơ quan cấp tỉnh; không quá 500.000 đồng/gia đình/năm đối với cơ quan cấp huyện; d) Thăm viếng, động viên khi người có uy tín, thân nhân trong gia đình (bố, mẹ, vợ, chồng, con) qua đời. Mức chi không quá 2.000.000 đồng/trường hợp đối với cơ quan Trung ương; không quá 1.000.000 đồng/trường hợp đối với cơ quan cấp tỉnh; không quá 500.000 đồng/trường hợp đối với cơ quan cấp huyện;
  • 27. 17 3. Khen thưởng Người có uy tín có thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ an ninh, trật tự, giữ gìn bản sắc văn hóa và đoàn kết dân tộc được biểu dương, khen thưởng theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng và các văn bản hướng dẫn hiện hành về thi đua, khen thưởng. 4. Các đoàn đại biểu người có uy tín do địa phương tổ chức đến thăm, làm việc tại các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc các cấp ở Trung ương và địa phương được đón tiếp, tặng quà lưu niệm. Mức chi tặng quà không quá 500.000 đồng/đại biểu; chi đón tiếp thực hiện theo quy định hiện hành về chế độ chi tiếp khách trong nước” [13]. 1.1.4. Căn cứ pháp lý liên quan đến người có uy tín - Nghị quyết số 24 Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc, đề ra giải pháp “có chính sách động viên, bồi dưỡng, hướng dẫn và phát huy vai trò của những người có uy tín trong đồng bào dân tộc trong việc thực hiện chính sách dân tộc của nàng và Nhà nước ở các địa phương dân cư vùng dân tộc và miền núi. - Kết luận số 57- KL/TW ngày 3/11/200 9 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần VII Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX tiếp tục chỉ đạo “phải xây dựng lực lượng cốt cán và chính sách phát huy vai trò của người có uy tín trong cộng đồng các dân tộc thiểu số. - Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về công tác dân tộc. Tại Điều 12 quy định: “người có uy tín ở vùng dân tộc thiểu số được bồi dưỡng, tập huấn được, không hưởng chế độ đãi ngộ và các ưu đãi khác để phát huy vai trò trong việc thực hiện chính sách dân tộc ở địa bàn dân cư phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương. - Chỉ thị số 06/2008/CT-TTg ngày 01/02/2008 của Thủ tướng Chính phủ về phát huy vai trò của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
  • 28. 18 - Quyết định 449/QĐ-TTg ngày 12/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020. - Quyết định số 276/ QĐ-TTg Ngày18/02/2004của Thủ tướng Chính phủ giao Ủy ban Dân tộc chủ trì xây dựng “Đề án tăng cường vai trò của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số đối với công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc. 1.2. Các lý thuyết vận dụng trong đề tài 1.2.1. Lý thuyết vai trò Lịch sử của lý thuyết vai trò gắn liền với những tên tuổi của các tác giả như: Georg Simmel, Chales Cooley, Ralph Linton, Mead, Robert Merton, Talcott Parsons….Trong đó có sự đóng góp rất lớn của Ralph Linton, Parsons và Merton là những người có công đưa ra và xây dựng phát triển hệ thống lý thuyết vai trò. Lý thuyết vai trò nhấn mạnh những kỳ vọng xã hội gắn với những vị thế xã hội hay vị trí xã hội nhất định của cá nhân hay tổ chức trong xã hội và phân tích sự vận hành của những kỳ vọng ấy. Như vậy có thể phân ra các loại vai trò (i) vai trò cá nhân, (ii) vai trò tổ chức. Trong xã hội mỗi một cá nhân, tổ chức đều tham gia vào rất nhiều mối quan hệ xã hội khác nhau tương ứng với mỗi một mối quan hệ đó mỗi cá nhân đều có những vị trí, vị thế xã hội nhất định và sẽ đáp ứng những kỳ vọng của xã hội đối với từng vị trí, vị thế đó. Theo đó lý thuyết vai trò có hai phương diện tiếp cận là bộ phận của một tiếp cận “lý thuyết hành động – tương tác” (thực hiện để đáp ứng các kỳ vọng của xã hội –Linton và Merton) và của một tiếp cận “lý thuyết hệ thống chức năng” (nhu cầu cần thực hiện trong xã hội-Parson). Trong giao diện của cả hai tiếp cận lý thuyết (hay đúng hơn là các phương diện) lý thuyết vai trò có nhiệm vụ như là một quan niệm trung gian” như là lý thuyết tầm trung bình”có chủ đề là các cơ chế trung chuyển giữa các thể và hệ thống. Tác giả Ralph Linton định nghĩa vị thế là “vị trí đối cực trong khuôn mẫu của hành vi tương tác. Mỗi cá nhân có vị thế cụ thể trong từng khuôn
  • 29. 19 mẫu hành vi nhất định (vị thế trừu tượng) và tập hợp các vị thế mà cá nhân nắm giữ trong các mối tương tác xã hội sẽ tạo nên vị thế của họ trong hệ thống xã hội đó (vị thế cụ thể)”. Vai trò luôn gắn liền với vị trí, vị thế của cá nhân trong đời sống xã hội do vậy các cá nhân sẽ phải thực hiện nhiều vai trò cụ thể tương ứng với những vị thế cụ thể mà người đó chiếm giữ và theo một cách khác vai trò của một người là tổng hợp các vai trò mà người đó thực hiện, nhờ vậy mà vai trò của một người sẽ xác định người đó làm gì cho xã hội và có thể mong chờ gì ở xã hội. Đồng thời trong sự vận động biến đổi của xã hội theo Linton có hai loại vị thế đó là vị thế gán cho là những vị thế được giao cho các cá nhân mà không phụ thuộc vào sự nỗ lực của họ và vị thế giành được là những vị thế đòi hỏi những năng lực, phẩm chất và nỗ lực nhất định để giành lấy trong quá trình tương tác xã hội . Tuy nhiên, Linton chưa nhấn mạnh đến khả năng cá nhân nỗ lực giành lấy những vị thế xã hội trong xã hội hơn nữa họ có khả năng sáng tạo ra những vị thế mới, vai trò mới cho xã hội, bằng cách đó con người có thể biến đổi các mối tương tác xã hội và toàn bộ cấu trúc xã hội mà họ là thành viên. Tiếp sau Linton lý thuyết vai trò được Robert Merton bổ sung với quan điểm về tập hợp vai trò và vai trò đa dạng. Theo Merton một cá nhân trong xã hội tất yếu nắm giữ nhiều vị thế và mỗi một vị thế không chỉ có có một vai trò kèm theo, mà mỗi một vị thế đòi hỏi không chỉ một vai trò mà hàng loạt vai trò mà ông gọi là vai trò-tập hợp (role-set). Merton phân biệt vai trò-tập hợp với các vai trò đa dạng: một loạt các vai trò của các vị thế xã hội khác nhau là các vai trò đa dạng vai trò đa dạng tương ứng với từng vị thế. Trong khi đó, vai trò-tập hợp là tập hợp các vai trò gắn với một vị thế xã hội nhất định chứ không phải với nhiều vị thế xã hội. Talcott Parsons đã phác hoạ và kiểm chứng về cấu trúc vai trò qua phân tích trường hợp thực hành y tế. Parson cho rằng vị trí, vị thế và vai trò như hai thành tố trong hệ thống xã hội. Vị trí, vị thế là phương diện “tĩnh” mà mỗi cá nhân xác định vị trí của mình trong mối liên hệ với các nhân vật khác trong hệ thống xã hội. Vai trò xã hội là phương diện “động” khi đó các cá nhân, tổ
  • 30. 20 chức thực hiện những kỳ vọng xã hội đòi hỏi trong mối liên hệ với các hệ thống khác trong xã hội. Khi các tiểu hệ thống thực hiện các chức năng của mình sẽ tạo nên sự ổn định trong toàn bộ hệ thống xã hội. Như vậy theo Parsons vị thế và vai trò là hai mặt của một quá trình luôn luôn gắn chặt với nhau. Trong hệ thống các cá nhân vừa là chủ thể của sự định hướng (vị thế - thực hiện vai trò) vừa là đối tượng được định hướng (sự mong đợi đối với vị thế) từ người khác trong hệ thống các mối quan hệ xã hội. Như vậy vị thế và vai trò không phải là thuộc tính của hệ thống xã hội mà là hai mặt của mỗi một đơn vị của hệ thống xã hội (units of social system) [8]. Lý thuyết vai trò được sử dụng trong luận văn giải thích vị thế của một người có uy tín trong cộng đồng dân tộc thiểu số, người có uy tín trước hết thực hiện các mô hình hành vi mà cộng đồng mong đợi ở họ. Đó là những những hành động cụ thể, có ích để mọi người noi theo, tiếp đó những hành động của họ sẽ lan tỏa đến các cá nhân, hộ gia đình khác để họ học tập làm theo. Đồng thời với vai trò, vị thế của mình người có uy tín sẽ là những người đi đầu trong việc thực hiện các chính sách của Nhà nước và vận động người dân cùng thực hiện các chính sách đó. Lý thuyết vai trò giải thích một cách thấu đáo các vai trò của người có uy tín trong cộng đồng dân tộc thiểu số như vai trò nêu gương, vai trò trong phát triển kinh tế, vai trò về an ninh quốc phòng, vai trò về phát triển văn hóa giáo dục, vai trò dân vận, dân nguyện là cầu nối giữa cộng đồng dân tộc thiểu số và các cấp chính quyền địa phương. 1.2.2. Lý thuyết truyền thông Mô hình truyền thông là một dạng thức biểu hiện cụ thể, cô đúc lý thuyết truyền thông, phản ánh mối quan hệ của các yếu tố trong quá trình truyền thông. Truyền thông là một quá trình diễn ra theo trình tự tuyến tính thời gian, trong đó bao gồm, các yếu tố tham dự chính sau đây: Nguồn: Là yếu tố mang thông tin tiềm năng và thường khởi xướng quá trình truyền thông. Nguồn phát là một người, một nhóm người hay tổ chức, mang nội dung thông tin (thông điệp) trao đổi (hoặc với mục đích lan
  • 31. 21 truyền) với người khác hay nhóm xã hội khác. Có nguồn chính thức và phi chính thức. Thông điệp: “Là nội dung thông tin được trao đổi từ nguồn phát đến đối tượng tiếp nhận. Thông điệp chính là những tâm tư, tình cảm, mong muốn, đòi hỏi, ý kiến, hiểu biết, kinh nghiệm sống, tri thức khoa học - kỹ thuật... được mã hoá theo một hệ thống ký hiệu nào đó. Hệ thống này phải được cả bên phát và bên nhận cùng chấp nhận và có chung cách hiểu - tức là có khả năng giải mã. Tiếng nói, chữ viết, hệ thống biển báo, hình ảnh, cử chỉ biểu đạt,... của con người được sử dụng để chuyển tải thông điệp. Thông điệp truyền thông là tập hợp ký hiệu có cấu trúc chặt chẽ, có nghĩa, được dùng để trao đổi giữa chủ thể và công chúng nhóm đối tượng truyền thông” Kênh truyền thông: “Là các phương tiện, con đường, cách thức chuyển tải thông điệp từ nguồn phát đến đối tượng tiếp nhận. Căn cứ vào tính chất, đặc điểm cụ thể, người ta chia truyền thông thành các loại hình khác nhau như: truyền thông cá nhân, truyền thông nhóm, truyền thông đại chúng, truyền thông trực tiếp, truyền thông gián tiếp, truyền thông đa phương tiện… Kỹ thuật và công nghệ số đang tạo ra những khả năng vô tận cho quá trình truyền dẫn, quảng bá, giao tiếp và sáng tạo thông điệp truyền thông”[5]. Người nhận: “Người nhận hay công chúng/nhóm đối tượng truyền thông là cá nhân hay nhóm người tiếp nhận thông điệp. Hiệu quả của truyền thông được xem xét trên cơ sở những thay đổi về nhận thức, thái độ và hành vi xã hội của công chúng nhóm đối tượng tiếp nhận cùng những hiệu ứng xã hội do truyền thông đem lại. Trong quá trình truyền thông, nguồn phát và đối tượng tiếp nhận có thể đổi chỗ cho nhau, tương tác và đan xen vào nhau. Về mặt thời gian, nguồn phát thực hiện hành vi khởi phát quá trình truyền thông” [5]. Phản hồi/Hiệu lực, hiệu quả: “Là thông tin ngược, là dòng chảy của thông điệp từ công chúng/nhóm đối tượng tác động trở về nguồn phát. Mạch phản hồi là thước đo hiệu quả của họat động truyền thông. Trong một số trường hợp, mạch phản hệ: bằng không hoặc không đáng kể. Điều đó có nghĩa
  • 32. 22 là thông điệp phát ra không hoặc ít tạo được sự quan tâm của công chúng nhóm đối tượng truyền thông. Dòng phản hồi càng lớn về quy mô và cường độ thì năng lực, hiệu lực truyền thông càng cao và càng dễ tạo hiệu quả truyền thông cao” [5].. Nhiễu: “Là yếu tố gây ra sự sai lệch khó được dự tính trước trong quá trình truyền thông (tiếng ồn, tin đồn, các yếu tố tâm lý, kỹ thuật...) dẫn đến tình trạng thông điệp, thông tin bị tiếp nhận sai lệch” [5]. Quá trình truyền thông còn tính đến các yếu tố khác. Đó là hiệu lực và hiệu quả truyền thông. Hiệu lực có thể hiểu là khả năng gây ra hiệu ứng ở công chúng/nhóm đối tượng truyền thông, thu hút sự chú ý, sự tham gia từ công chúng/nhóm đối tượng truyền thông. Hiệu quả là những hiệu ứng xã hội về nhận thức, thái độ và hành vi xã hội của công chúng/nhóm đối tượng do truyền thông tạo ra phù hợp với mong đợi của nhà truyền thông. Hiệu lực và hiệu quả có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ với nhau, có thể có quan hệ thuận và quan hệ nghịch [5]. Có thể nhận thấy rằng, truyền thông là một hiện tượng phức tạp, bao gồm nhiều thành tố trong sự tác động qua lại lẫn nhau, đặt trong môi trường và bối cảnh cụ thể. Vì vậy, kết nối các thành tố đó một cách lôgíc trong mô hình cụ thể, để nhận thức một cách tổng quát hiện tượng truyền thông, theo mô hình cụ thể. Có thể gọi đó là những mô hình, lý thuyết truyền thông [5]. Mô hình truyền thông là những bản vẽ, các bảng, các biểu đồ, lược đồ, sơ đồ, các hình tượng... được sử dụng để quy những ý kiến phức tạp về cách biểu đạt mang tính chất đồ hoạ, từ đó cho phép dễ nhận biết và nhận thức sâu sắc hơn, ở nhiều góc độ khác nhau với một khái niệm rất phức tạp như truyền thông [5]. Về mô hình truyền thông, trên thế giới tồn tại nhiều mô hình truyền thông khác nhau, tuy nhiên, với giới học giả nghiên cứu về truyền thông thì mô hình truyền thông một chiều do Lasswell đưa ra từ năm 1948, là mô hình được ứng dụng nhiều nhất gọi là lý thuyết “viên đạn thần kỳ [5].
  • 33. 23 Lý thuyết này còn gọi là lý thuyết “mũi tiêm dưới da” đề phòng chống dịch bệnh lây lan trong xã hội. Một số nhà nghiên cứu như Harold Lasswell đã cho thấy vai trò cực kỳ quan trọng của truyền thông nói chung và các phương tiện truyền thông như báo chí, đài phát thanh và sau này là truyền hình nói riêng trong quá trình xảy ra các xung đột xã hội trong nước và quốc tế. Từ các nghiên cứu này đã xuất hiện những lý thuyết truyền thông về dư luận xã hội như: Lý thuyết “viên đạn thần kỳ” (magic bullet) hay mô hình “mũi tiêm dưới da” (hypodermic needle). Tên gọi của lý thuyết này cho thấy truyền thông có tác dụng của việc tạo ra hệ miễn dịch đối với những thông tin sai lệch, đồng thời lại như “viên đạn thần kỳ” không gây sát thương mà vẫn làm cho đối thủ phải khuất phục, tâm phục, khẩu phục” [5]. Lý thuyết này nhấn mạnh vai trò quyết định của truyền thông đối với nhận thức, thái độ và hành vi của cá nhân, từ đó cho rằng có thể sử dụng truyền thông để làm cho khán thính giả miễn dịch với các chiến dịch tuyên truyền của đối phương. Theo lý thuyết này, việc cấm đoán những thông tin sai trái là chưa đủ. Lãnh đạo, quản lý cần đảm bảo truyền thông cung cấp được các thông tin chân thực, chính xác, đầy đủ, liên tục, thường xuyên để đảm bảo người dân miễn dịch với những tin đồn và những luồng thông tin sai trái. Một nguyên lý truyền thông để hình thành và định hướng dư luận xã hội ở đây là “thiện thắng ác”, “chính nghĩa thắng phi nghĩa”, cụ thể là cung cấp thông tin tốt, xác thực lấn át thông tin xấu, sai trái”. Lý thuyết truyền thông được vận dung trong nghiên cứu lý giải sự ảnh hưởng của các bài báo về người có uy tín đối với cộng đồng dân tộc thiểu số. Báo điện tử Dân tộc và Phát triển là cơ quan ngôn luận của Ủy ban Dân tộc những bài viết trên báo sẽ có sức ảnh hưởng lan tỏa đến nhiều đồng bào dân tộc thiểu số. Một mặt thông qua các bài viết những người có uy tín được nêu gương tiêu biểu họ cảm nhận được các công việc mình đang làm có ích cho cộng đồng cho xã hội từ đó khuyến khích nhiều hơn nữa hoạt đột của chính họ và những người xung quanh. Đồng thời những hoạt động, vai trò có hiệu
  • 34. 24 quả của người có uy tín là những mô hình hành vi có ích sẽ khuyến khích cộng đồng dân tộc thiểu số học hỏi và làm theo. Thông qua các bài viết về người có uy tín, các cách làm mới, những sáng tạo hay sẽ được lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng dân tộc thiểu số giúp họ phát triển nhanh và bền vững. 1.3. Khái quát về báo Dân tộc và phát triển 1.3.1. Vị trí, chức năng Báo Dân tộc và Phát triển - Cơ quan ngôn luận của Ủy ban Dân tộc thuộc Chính phủ, Diễn đàn của đồng bào các dân tộc Việt Nam. Báo Dân tộc và Phát triển có chức năng thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và chỉ đạo của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (sau đây gọi tắt là Bộ trưởng, Chủ nhiệm) về lĩnh vực công tác dân tộc. Thông tin, tuyên truyền về những thành tựu kinh tế - văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng của đất nước nói chung, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nói riêng, có tôn chỉ, mục đích của tờ báo quy định tại Giấy phép hoạt động Báo in số 97/GP – BTTT ngày 06/3/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp cho Báo Dân tộc và Phát triển. Báo Dân tộc và Phát triển là đơn vị sự nghiệp công lập có thu, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng và có trụ sở đặt tại Thành phố Hà Nội. 1.3.2. Nhiệm vụ và quyền hạn 1. Trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm chương trình, kế hoạch hoạt động dài hạn, hằng năm của Báo Dân tộc và Phát triển và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt. 2. Xuất bản, phát hành Báo Dân tộc và Phát triển theo chức năng, nhiệm vụ là cơ quan ngôn luận của Ủy ban Dân tộc, diễn đàn của đồng bào dân tộc Việt nam theo đúng tôn chỉ, mục đích đề ra. 3. Xuất bản, phát hành Báo Dân tộc và Phát triển theo các chương tình đặt báo của Chính phủ để cấp cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn.
  • 35. 25 4. Tổ chức xuất bản, phát hành các ấn phẩm phụ của Báo Dân tộc và Phát triển theo đúng quy định của Luật Báo chí và các quy định của pháp luật hiện hành. 5. Tổ chức sản xuất nội dung, quản lý vận hành Trang tin Điện tử và Báo Dân tộc và Phát triển. 6. Tổ chức các hội thảo, hội nghị cộng tác viên; hội thảo khoa học ; phối hợp tổ chức diễn đàn, tọa đàm, đối thoại chính sách dân tộc, các vấn đề được dư luận quan tâm. 7. Tổ chức các hoạt động tạo nguồn thu sự nghiệp, đảm bảo một phần kinh phí cho hoạt động thường xuyên của Báo như phát hành báo, tổ chức các chuyên trang, chuyên đề, quảng cáo; các hoạt động truyền thông, sự kiện; hợp tác, liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế để sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ theo quy định của pháp luật. 8. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, hồ sơ tài liệu và thực hiện chế độ chính sách đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ báo chí, đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Báo Dân tộc và Phát triển theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc. 9. Quản lý và sử dụng tài chính, tài sản và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật. 10. Thực hiện các nhiệm vụ khác được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc giao. 1.3.3. Cơ cấu tổ chức 1. Báo Dân tộc và Phát triển có Ban Biên tập và 06 phòng, ban chuyên môn. 2. Ban Biên tập có Tổng Biên tập, các Phó Tổng Biên Tập; các phòng, ban chuyên môn có Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương; công chức, viên chức, người lao động.
  • 36. 26 a) Tổng Biên tập do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc bổ nhiệm và miễn nhiệm, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Báo Dân tộc và Phát triển; b) Các Phó Tổng Biên tập do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc bổ nhiệm và miễn nhiệm theo đề nghị của Tổng Biên tập. Các Phó Tổng Biên tập giúp Tổng Biên tập phụ trách một số nhiệm vụ của Báo và chịu trách nhiệm trước Tổng Biên tập và pháp luật về nhiệm vụ được phân công. c) Tổng Biên tập Báo Dân tộc và Phát triển bổ nhiệm và miễn nhiệm Trưởng phòng, Phó trưởng phòng của phòng, ban chức năng ; ký hợp đồng lao động với viên chức, ngoài lao động theo yêu cầu thực tế của Tòa soạn theo phân cấp của Bộ trưởng Chủ nhiệm, sau khi có sự thỏa thuận với Vụ Tổ chức cán bộ và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về việc bổ nhiệm các chức danh đó. Các Phòng, ban chuyên môn, nghiệp vụ, bao gồm: a) Ban Trị sự; b) Ban Thư ký; c) Ban Phóng viên; d) Ban Báo Điện tử Dân tộc và Phát triển; đ) Ban Bạn đọc và Văn phòng thường trực ; e) Ban Chuyên đề. Tổng Biên tập Báo Dân tộc và phát triển có trách nhiệm xây dựng quy định chức năng, nhiệm vụ của Báo Dân tộc và Phát triển và các quy định của pháp luật. Xây dựng các Đề án liên quan đến hoạt động của Tòa soạn trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc phê duyệt và tổ chức thực hiện theo quy định.
  • 37. 27 Tiểu kết chương 1 Hệ thống khái niệm và hệ thống cơ sở lý thuyết giải thích vấn đề vai trò của người có uy tín trong cộng đồng DTTS đã được làm rõ trong chương cơ sở lý luận của đề tài. Kết quả nghiên cứu cơ sở lý thuyết đã chỉ rõ các qui định của Nhà nước về tiêu chí NCUT, qui trình bầu và vai trò của họ trong cộng đồng địa phương. Đồng thời hệ thống lý thuyết làm rõ hơn vai trò, vị thế của họ trong cộng đồng địa phương, sức ảnh hưởng của họ đối với các hoạt động của địa phương.
  • 38. 28 Chương 2 THỰC TRẠNG VAI TRÒ NGƯỜI CÓ UY TÍN TRÊN BÁO DÂN TỘC VÀ PHÁT TRIỂN ONLINE 2.1. Khái quát chung về vùng dân tộc thiểu số Vùng dân tộc thiểu số được định nghĩa tại Khoản 4, Điều 4, Nghị định 05/2011/NĐ – CP về công tác dân tộc như sau: “Vùng dân tộc thiểu số” là địa bàn có đông các dân tộc thiểu số cùng sinh sống ổn định thành cộng đồng trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Vùng dân tộc thiểu số có thể được phân định theo 02 cách sau:  Phân định xã, huyện, tỉnh miền núi, vùng cao Ngày 27/11/1989, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 22/NQ-TW về một số chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) miền núi; Chính phủ đã ban hành Quyết định số 72/HĐBT ngày 13/3/1990 về một số chính sách cụ thể phát triển KT-XH miền núi. Để xác định địa bàn bàn thực hiện chủ trương, chính sách lớn nêu trên, Ủy ban Dân tộc đã trình Thủ tướng Chính phủ tiêu chuẩn xác định miền núi, vùng cao như sau: - Các xã miền núi là xã có 2/3 diện tích đất đai tự nhiên có độ cao 600m trở lên so với mặt biển. - Huyện miền núi là huyện có 2/3 số xã là miền núi. - Huyện vùng cao là huyện có 2/3 số xã là vùng cao. Căn cứ tiêu chuẩn xác định đơn vị hành chính là miền núi, vùng cao, ủy ban nhân dân các tỉnh tổ chức xác định; Ủy ban Dân tộc phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và xã hội, Bộ Nội vụ kiểm tra, rà soát và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định. Ngày 22/12/1992, Thủ tướng Chính phủ đã ủy quyền cho Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc công bố danh sách xã, huyện, tỉnh là miền núi, vùng cao để làm căn cứ bố trí kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội từ năm 1993 trở đi.
  • 39. 29 Từ năm 1993 đến nay, đã có 9 quyết định công nhận xã, huyện, tỉnh là miền núi, vùng cao (bao gồm 5 đợt công nhận chính thức và 4 đợt công nhận bổ sung) với tổng số: - 12 tỉnh vùng cao, chiếm 19% số tỉnh của cả nước; - 9 tỉnh miền núi, chiếm 14,3% số tỉnh của cả nước; - 23 tỉnh có miền núi, chiếm 36,5% số tỉnh của cả nước; - 168 huyện vùng cao, chiếm 23,6% số huyện của cả nước; - 133 huyện miền núi, chiếm 18,7% số huyện của cả nước. - 2.529 xã vùng cao, chiếm 22,7% số xã, phường, thị trấn của cả nước; - 2.311 xã miền núi, chiếm 20,7% số xã, phường, thị trấn của cả nước. Việc phân định miền núi, vùng cao là cơ sở quan trọng để thực hiện một số chủ trương, chính sách lớn về phát triển KT-XH miền núi của Bộ Chính trị và Chính phủ. Quá trình chỉ đạo, tổ chức thực hiện có sự phối hợp chặt chẽ từ trung ương đến đại phương, đảm bảo sự thống nhất và có sự tham gia của các cấp, các ngành liên quan. Tuy nhiên, đến nay việc xác định xã, huyện, tỉnh là miền núi, vùng cao để áp dụng các chính sách phát triển KT-XH không còn phù hợp với thực tiễn phát triển của đất nước do chủ yếu dựa vào độ cao của đơn vị hành chính so với mặt nước biển. Ví dụ một số xã, huyện, thành phố của các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk tuy được công nhận là vùng cao, song có điều kiện KT-XH phát triển hơn nhiều so với một số xã, huyện miền núi của các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung bộ. Ngay trên địa bàn một tỉnh, huyện cũng có sự bất cập nêu trên, như: Tỉnh Lào Cai, các phường Cốc Lếu, Kim Tân của TP. Lào Cai được công nhận là vùng cao, song có điều kiện KT-XH khá phát triển, tỷ lệ hộ nghèo chỉ từ 0,08% đến 0,35%. Song các xã là miền núi như Thượng Hà, Long Khánh của huyện Bảo Yên, tỷ lệ hộ nghèo trên 43%, cận nghèo trên 24% và đang là các xã thuộc diện đặc biệt khó khăn. Hầu hết các chính sách hiện nay chủ yếu triển khai trên địa bàn các xã được phân định theo trình độ phát triển, chỉ còn 2 chính sách sử dụng danh sách huyện miền núi, vùng cao.
  • 40. 30  Phân định xã, thôn vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển Việc phân định vùng dân tộc thiểu số và miền núi thành 3 khu vực là căn cứ pháp lý quan trọng để các Bộ, ngành Trung ương và địa phương xây dựng, hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách, như: Chương trình 135; Chương trình trung tâm cụm xã, chính sách hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, chính sách hỗ trợ bảo hiểm y tế, chính sách thu hút cán bộ đến công tác tại vùng đặc biệt khó khăn, chính sách hỗ trợ giáo viên, học sinh, sinh viên,… Đặc biệt, trong điều kiện ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, việc lập, phân bổ ngân sách, đầu tư, hỗ trợ, áp dụng các định mức đầu tư phù hợp với mức độ khó khăn dựa trên kết quả phân định 3 khu vực đã góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các xã, huyện, tỉnh trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Cho đến nay, vùng dân tộc thiểu số và miền núi thực hiện phân định 3 khu vực theo trình độ phát triển đã thực hiện qua 4 giai đoạn. Cụ thể: - Giai đoạn 1996-2005, có 946 xã khu vực I, 1.969 xã khu vực II và 1.737 xã khu vực III. Giai đoạn này không xác định thôn đặc biệt khó khăn. - Giai đoạn 2006-2011, có 1.159 xã khu vực I, 2.197 xã khu vực II, 1709 xã khu vực III và 12.982 thôn đặc biệt khó khăn. - Giai đoạn 2012-2015. Có 1.938 xã khu vực I, 1.273 xã khu vực II, 2.048 xã khu vực III và 18.391 thôn đặc biệt khó khăn. - Giai đoạn 2016-2020, có 1.326 xã khu vực I, 1.273 xã khu vực II, 2.048 xã khu vực III và 20.173 thôn đặc biệt khó khăn. So sánh giữa các giai đoạn cho thấy: số xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi được phân định thành 3 khu vực theo trình độ phát triển tăng, nguyên nhân chủ yếu là do chia tách, thành lập mới các đơn vị hành chính, như: chia tách tỉnh Đắk Lắk, tỉnh Lai Châu; thành lập mới các huyện, xã ở Bình Phước, Bạc Liêu, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, Điện Biên,… Ngoài ra, theo quy định số 582/QĐ – TTg năm 2017 phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng
  • 41. 31 dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016 – 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành, phê duyệt danh sách 20.176 thôn đặc biệt khó khăn, 1.935 xã khu vực III, 2.018 xã khu vực II và 1.313 xã khu vực I của 51 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016 – 2020. 2.2. Đặc điểm các bài viết về người có uy tín trên báo Dân tộc và Phát triển online 2.2.1. Số lượng, nội dung bài viết Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số đã trở thành vấn đề được đông đảo giới báo chí quan tâm, điều đó thể hiện qua “số lượng bài viết về người có uy tín” trên Báo Dân tộc và phát triển từ tháng 6 -9/2019. Bảng 2.1. Số lượng các bài viết trên báo Dân tộc và phát triển online STT Ngày đăng Tên bài viết 1 20-12-2019 Gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín tỉnh Bình Phước 2 20-12-2019 Tâm huyết, trách nhiệm với mối quan hệ hữu nghị Việt - Lào 3 16-12-2019 Hà Nội đạt nhiều kết quả trong thực hiện chính sách cho Người có uy tín 4 16-12-2019 Gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS Thành phố Hà Nội 5 4-12-2019 Gặp mặt Đoàn Cựu giáo viên, học sinh Trường Cán bộ Dân tộc miền Nam 6 4-12-2019 Hợp tác về lĩnh vực công tác dân tộc Việt Nam - Lào tiếp tục đi vào chiều sâu 7 27-11-2019 Ủy ban Dân tộc- Gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín huyện Đại Từ, Thái Nguyên 8 26-11-2019 Gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín tỉnh Trà Vinh 9 24-11-2019 Gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín tỉnh Lào Cai
  • 42. 32 STT Ngày đăng Tên bài viết 10 21-11-2019 Những “đầu tầu” trong vùng đồng bào DTTS 11 18-11-2019 Gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Kiên Giang 12 12-11-2019 Gặp mặt đoàn đại biểu Người có uy tín tỉnh Thanh Hóa 13 28-10-2019 Người có uy tín ở Vân Canh 14 25-10-2019 Gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Lạng Sơn 15 23-10-2019 Quảng Bình - Những người dẫn dắt bản làng phát triển 16 15-10-2019 Nghệ An- Tuyên dương Người có uy tín tiêu biểu 17 9-10-2019 Quảng Trị- Phát huy hiệu quả vai trò của Người có uy tín 18 1-10-2019 Những tấm gương sáng ở cộng đồng 19 1-10-2019 Gặp mặt đoàn Đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Lâm Đồng- 20 25-09-2019 Người có uy tín nặng lòng với văn hóa dân tộc 21 23-09-2019 Ủy Ban Dân tộc- Gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín tỉnh Phú Yên 22 23-9-2019 Gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín tỉnh Phú Yên 23 19-09-2019 Ủy Ban Dân Tộc - Gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn 24 17-09-2019 Người có uy tín giữ bình yên buôn làng 25 18-09-2019 Ông Quách Tăng vận động giáo dân thi đua yêu nước 26 11-09-2019 Hòa Bình Phát huy vai trò đội ngũ Người có uy tín ở cơ sở 27 11-09-2019 Ông Trương Tấn Lâm xây dựng khối đoàn kết phum
  • 43. 33 STT Ngày đăng Tên bài viết sóc 28 10-09-2019 Ủy Ban Dân Tộc Gặp mặt đoàn đại biểu Người có uy tín tỉnh Hòa Bình 29 04-09-2019 Cao Bằng Phát huy vai trò Người có uy tín trong xóa đói giảm nghèo 30 28-08-2019 Người có uy tín xóm Phiêng Pẻn 31 28-08-2019 Phát huy vai trò của Người có uy tín trong giữ gìn an ninh trật tự 32 26-08-2019 Khánh Hòa Phát huy vai trò Người có uy tín trong đồng bào DTTS 33 21-08-2019 Lạng Sơn Phát huy vai trò Người có uy tín trong cộng đồng 34 21-08-2019 Người có uy tín giúp dân thoát nghèo 35 14-08-2019 Phát huy vai trò Người có uy tín trong giữ gìn an ninh trật tự 36 07-08-2019 Gương sáng Làng Kim 37 07-08-2019 Người có uy tín ở Gò Quao (Kiên Giang) “Nêu gương trước, vận động sau” 38 31-07-2019 Phát huy vai trò Người có uy tín trong bảo vệ an ninh Tổ quốc 39 29-07-2019 Già làng A Nguyh Tấm gương sáng của Thông Kép Ram 40 24-07-2019 Chư Sê (Gia Lai) - Phát huy hiệu quả vai trò Người có uy tín 41 24-07-2019 Ủy ban Dân tộc Tiếp Đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Trị 42 23-07-2019 Những “cây đại thụ” của bản làng
  • 44. 34 STT Ngày đăng Tên bài viết 43 22-07-2019 Phụng Hiệp (Hậu Giang) Người có uy tín phát huy vai trò trong công tác dân tộc 44 17-07-2019 Người có uy tín ở Tây Nguyên giữ buôn làng bình yên 45 15-07-2019 Già làng A Khunh làm kinh tế giỏi 46 15-07-2019 Già làng gương mẫu, nói đi đôi với làm 47 15-07-2019 Những già làng dân vận khéo ở huyện Krông Pa 48 10-07-2019 Gia Lai Người có uy tín góp phần giữ vững an ninh chính trị 49 10-07-2019 Người có uy tín ở thôn Bình Dương 50 09-07-2019 Già làng Điểu Gót tích cực giữ bình yên cho bon làng 51 08-07-2019 Người uy tín ở K'Long Bong 52 05-07-2019 Người có uy tín ở bản Ăng 53 26-06-2019 Đăk Lăk Phát huy vai trò của Người có uy tín trong đồng bào DTTS 54 26-06-2019 Người Trưởng thôn dám nghĩ, dám làm 55 24-06-2019 Già làng Nguyễn Văn Cần mẫu mực 56 19-06-2019 Vĩnh Phúc Phát huy vai trò Người có uy tín trong cộng đồng 57 14-06-2019 Đinh Y Sa Pa Người có uy tín trẻ của buôn làng 58 14-06-2019 Trà Vinh Phát huy vai trò Người có uy tín trong xây dựng đời sống văn hóa 59 07-06-2019 Phát huy vai trò Người có uy tín ở Yên Bái 60 05-06 - 2019 Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Kon Tum Thể hiện vai trò tích cực trên nhiều lĩnh vực 61 05-06-2019 Người có uy tín trong cộng đồng dân tộc Bố Y 62 03-06-2019 Ủy ban Dân tộc Gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín tỉnh Sóc Trăng (Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
  • 45. 35 Trong tiến trình phát triển, mỗi dân tộc thiểu số đều có những người uy tín có ảnh hưởng trong cộng đồng, trong việc vận động con cháu, người thân, người dân trên địa bàn chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước để góp phần bảo tồn, phát triển văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Bảng 2.2. Nội dung bài viết về người có uy tín trên báo dân tộc trong 6 tháng qua phân theo chủ thể Đơn vị: Bài viết Nội dung bài viết Số lượng Tỉ lệ % Cá nhân 40 64.5 Tập thể 22 35.5 Tổng 62 100 (Nguồn: Tổng hợp của tác giả) Qua bảng số liệu ta thấy, số lượng bài viết về người có uy tín trên báo dân tộc có sự chênh lệch rõ ràng, chia thành 2 nội dung bài viết: nội dung bài viết cá nhân và tập thể. Kết quả nội dung bài viết cá nhân chiếm 64.5%, trong khi số lượng bài viết tập thể chỉ chiếm 35.5%. Tuy vấn đề Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số là vấn đề đang được nhiều người quan tâm nhưng số lượng bài viết còn nhiều hạn chế. Nội dung bài viết cá nhân chiếm ưu thế cao hơn gần gấp đôi so với bài viết có nội dung tập thể nhưng cũng cần được mở rộng quy mô cũng như số lượng. Số lượng các bài viết về hoạt động của tập thể người có uy tín thể hiện vai trò quan trọng của người có uy tín trong công tác dân tộc. Các hoạt động của người có uy tín rất đa dạng và phong phú. Với tư các là tập thể những người có uy tín khi tiếp xúc với các bộ, ban, ngành, các đoàn trong và ngoài nước Người có uy tín đã thể hiện vai trò là cầu nối của mình. Tập thể người có uy tín đã chuyển tiếp các ý nguyện, các đề xuất của nhân dân đồng bào dân tộc thiểu số đối với chính quyền, ban ngành đoàn thể các cấp.
  • 46. 36 Trưởng thôn “9X” hết mình vì dân. Quảng Trị- Phát huy hiệu quả vai trò của Người có uy tín. Những tấm gương sáng ở cộng đồng. Người có uy tín nặng lòng với văn hóa dân tộc. Hộp 2.1. Các bài viết có nội dung về tập thể người có uy tín Gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín tỉnh Bình Phước Tâm huyết, trách nhiệm với mối quan hệ hữu nghị Việt – Lào. Hà Nội đạt nhiều kết quả trong thực hiện chính sách cho Người có uy tín. Gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS Thành phố Hà Nội. Ủy ban Dân tộc - Gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín huyện Đại Từ, Thái Nguyên. Gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Kiên Giang. Gặp mặt đoàn đại biểu Người có uy tín tỉnh Thanh Hóa. Gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Lạng Sơn. Nghệ An- Tuyên dương Người có uy tín tiêu biểu. Gặp mặt đoàn Đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Lâm Đồng. Ủy Ban Dân tộc - Gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín tỉnh Phú Yên. Ủy Ban Dân Tộc - Gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Người có uy tín giữ bình yên buôn làng. (Nguồn: Tổng hợp của tác giả) Bên cạnh các tập thể được nêu gương, còn có các cá nhân người có uy tín với đồng bào dân tộc thiểu số đã thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, xã hội quan trọng như vận động xây cầu đường, sửa chữa nhà cho các hộ nghèo, xây dựng các công trình phúc lợi dân sinh… Hộp 2.2. Các bài viết có nội dung về cá nhân người có uy tín
  • 47. 37 (Nguồn: Tổng hợp của tác giả) Các cá nhân là người có uy tín thường là các già làng, trưởng thôn, người có nhiều công lao, gương mẫu,… có mối liên hệ chặt chẽ và có ảnh hưởng trong dòng họ, dân tộc và cộng đồng dân cư vì thế mà chiếm tỉ lệ nhiều hơn. Họ là những người lao động giỏi, trình độ học vấn cao hơn, trình độ sản xuất cũng khá cao nên được mọi người tin cậy và được bầu ra để giúp cho kinh tế từng hộ gia đình phát triển hơn. Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số là những người tiêu biểu, có nhiều công lao, đóng góp trong các phong trào thi đua yêu nước, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ trật tự an ninh, giữ gìn bản sắc văn hóa và đoàn kết dân tộc. Có khả năng quy tập đồng bào dân tộc thiểu số trong phạm vi nhất định bằng lời nói, việc làm được ng dân trong cộng đồng tín nhiệm, tin tưởng và làm theo. 2.2.2. Cơ cấu nhân khẩu học của người có uy tín trong các bài viết  Khu vực của người có uy tín trong các bài viết Trong tổng số 62 bài viết về các tập thể, cá nhân có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số thì cơ cấu nhân khẩu học về địa bàn, khu vực của người có uy tín và giới tính của người có uy tín cũng được tác giả tập trung tổng hợp và đi sâu nghiên cứu, để tìm hiểu, đánh giá thực trạng, cũng như khái quát Ông Trương Tấn Lâm xây dựng khối đoàn kết phum sóc. Người có uy tín giúp dân thoát nghèo. Gương sáng Làng Kim. Những “cây đại thụ” của bản làng. Người có uy tín ở Tây Nguyên giữ buôn làng bình yên. Phụng Hiệp (Hậu Giang) Người có uy tín phát huy vai trò trong công tác dân tộc. Già làng A Khunh làm kinh tế giỏi. Già làng gương mẫu, nói đi đôi với làm. Những già làng dân vận khéo ở huyện Krông Pa.
  • 48. 38 nhất đặc điểm chung của người có uy tín tại Việt Nam trong thời gian gần đây. Cụ thể: Bảng 2.3. Khu vực của người có uy tín trong bài viết Đơn vị: Bài viết Phân theo khu vực Số lượng Tỉ lệ % Bắc 23 37.0 Trung 27 43.5 Nam 10 16.1 Nước ngoài 2 3.2 Tổng 62 100 (Nguồn: Tổng hợp của tác giả) Theo thống kê, trên địa bàn cả nước số người uy tín được chia theo 3 khu vực: miền Bắc là 37.0%; miền Trung là 43.5%; miền Nam là 16.1% và nước ngoài là 3.2%. Qua thống kê, ta thấy miền Trung có số lượng bài viết về người uy tín cao nhất cả nước. Thực tế cho thấy, khu vực miền Trung chịu nhiều ảnh hưởng thiên tai, biến đổi khí hậu, lũ lụt với số lượng người đồng bào dân tộc thiểu số đông đảo. Do đó, những công lao đóng góp của người đứng đầu khu dân cư đã góp phần cải thiện đời sống nhân dân, được người dân địa phương và cả nước ghi nhận. Trách nhiệm của người cán bộ thôn vận động xây nhà cho người nghèo, hỗ trợ người già, bệnh nhân neo đơn, tặng học bổng, đóng góp vào Qũy an sinh xã hội của địa phương. Việc nêu gương đối với những người có uy tín khu vực miền Trung nói riêng, những người già làng, trưởng bản, người có uy tín nói chung là cần thiết. Bởi lẽ, đây là những tấm gương sáng không chỉ trong việc khắc phục tình trạng đói nghèo, mà còn tuyên truyền, vận động, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước tới từng người dân, từng hộ gia đình, từng đường làng, ngõ xóm, từng khu dân cư. Nhờ có họ mà đời sống của người dân nói riêng, của địa phương nói chung ngày càng được cải thiện.
  • 49. 39 Hộp 2.3. Dẫn chứng về khu vực của người có uy tín trong bài viết Gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín tỉnh Bình Phước. Ủy ban Dân tộc - Gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín huyện Đại Từ, Thái Nguyên. Gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín tỉnh Trà Vinh. Gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín tỉnh Lào Cai. Gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Kiên Giang. Gặp mặt đoàn đại biểu Người có uy tín tỉnh Thanh Hóa. Người có uy tín ở Vân Canh. Gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Lạng Sơn. Quảng Bình - Những người dẫn dắt bản làng phát triển. Nghệ An - Tuyên dương Người có uy tín tiêu biểu. Quảng Trị - Phát huy hiệu quả vai trò của Người có uy tín. Gặp mặt đoàn Đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Lâm Đồng. (Nguồn: Tổng hợp của tác giả)  Giới tính của người có uy tín trong các bài viết Nhắc đến “giới” thì điều mọi người quan tâm đặc biệt là bình đẳng giới, thể hiện bình đẳng vai trò ngang nhau của Nam và Nữ trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội…. được tạo cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng. Và phụ nữ thời nay đã và đang nắm giữ các vị trí quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, các cơ quan, doanh nghiệp ngày càng chiếm tỉ trọng cao. Cụ thể: Bảng 2.4. Giới tính của các nhân vật trong bài viết Đơn vị: Người Giới tính của nhân vật trong các bài viết Số lượng Tỉ lệ % Nam 57 86.3 Nữ 9 13.7 Tổng 66 100 (Nguồn: Tổng hợp của tác giả)