SlideShare a Scribd company logo
1 of 121
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
TRẦN THỊ THANH BÌNH
X¢Y DùNG ý THøC PH¸P LUËT CñA THÈM PH¸N
TRONG BèI C¶NH C¶I C¸CH T¦ PH¸P ë N¦íC TA HIÖN NAY
Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật
Mã số: 60 38 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS. TS. HOÀNG THỊ KIM QUẾ
HÀ NỘI - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Trần Thị Thanh Bình
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ Ý THỨC PHÁP LUẬT CỦA
THẨM PHÁN ..................................................................................9
1.1. Nhận thức cơ bản về Thẩm phán....................................................9
1.1.1. Khái niệm Thẩm phán........................................................................9
1.1.2. Đặc điểm của Thẩm phán ..................................................................9
1.1.3. Vị trí, vai trò của Thẩm phán ........................................................... 12
1.1.4. Điều kiện, tiêu chuẩn của Thẩm phán .............................................. 16
1.1.5. Phân loại Thẩm phán ....................................................................... 26
1.2. Ý thức pháp luật và ý thức pháp luật của Thẩm phán................28
1.2.1. Khái niệm cơ bản về ý thức pháp luật.............................................. 28
1.2.2. Cơ cấu của ý thức pháp luật.............................................................32
1.2.3. Ý thức pháp luật của Thẩm phán...................................................... 36
1.2.4. Các yếu tố tác động đến ý thức pháp luật của Thẩm phán................39
Chương 2: THỰC TRẠNG Ý THỨC PHÁP LUẬT CỦA THẨM
PHÁN Ở NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.............48
2.1. Thực trạng về số lượng, chất lượng của Thẩm phán và tình
hình xét xử trong thời gian qua.....................................................48
2.2. Công tác quy hoạch, tuyển dụng và bổ nhiệm Thẩm phán ......... 54
2.3. Công tác đào tạo, bồi dưỡng Thẩm phán ..................................... 69
2.4. Cơ chế kiểm tra giám sát Thẩm phán...........................................80
2.5. Chế độ chính sách đối với Thẩm phán hiện nay ..........................83
2.6. Ý thức pháp luật của Thẩm phán trong bối cảnh cải cách
tư pháp giai đoạn hiện nay..........................................................87
2.6.1. Mục tiêu của Đảng và Nhà nước về cải cách tư pháp trong giai
đoạn hiện nay...................................................................................87
2.6.2. Một số nhiệm vụ trọng tâm của ngành Toà án trong xây dựng ý
thức pháp luật của Thẩm phán đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải
cách tư pháp...................................................................................... 92
Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG Ý
THỨC PHÁP LUẬT CỦA THẨM PHÁN TRONG GIAI
ĐOẠN HIỆN NAY......................................................................... 95
3.1. Quan điểm về xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán
trong bối cảnh cải cách tư pháp hiện nay..................................... 95
3.2. Một số giải pháp xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán
trong bối cảnh cải cách tư pháp hiện nay .......................................... 99
3.2.1. Đổi mới cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm Thẩm phán......................... 100
3.2.2. Xây dựng chiến lược đào tạo, bồi dưỡng Thẩm phán..................... 102
3.2.3. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát......................................... 105
3.2.4. Quan tâm đến các chế độ chính sách đãi ngộ đối với Thẩm
phán, đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho các Thẩm phán
làm việc ......................................................................................... 106
KẾT LUẬN............................................................................................... 111
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................. 114
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN: Hiệp hội các nước Đông Nam á
CNH-HĐH: Công nghiệp hóa- hiện đại hóa
HĐND: Hội đồng nhân dân
NQ-TW: Nghị quyết Trung ương
PLTP&HTND: Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân
TAND: Toà án nhân dân
TANDTC: Toà án nhân dân tối cao
TTLT-TANDTC-BQP-
BNV-UBTWMTTQVN: Thông tư liên tịch – Tòa án nhân dân Tối cao
– Bộ nội vụ - Ủy ban Trung ương mặt trận tổ
quốc Việt Nam
UBTVQH: Ủy ban thường vụ Quốc hội
WTO: Tổ chức thương mại quốc tế
XHCN: Xã hội chủ nghĩa
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ý thức pháp luật và xây dựng ý thức pháp luật, văn hoá pháp lý, hình
thành lối sống, làm việc theo pháp luật là một yêu cầu quan trọng đặt ra đối
với mọi người dân nói chung và Thẩm phán nói riêng trong bối cảnh cải
cách công tác tư pháp ở nước ta hiện nay. Ngoài các tiêu chí như hệ thống
pháp luật phải đầy đủ, pháp luật phải nhân đạo, vì con người… thì yêu cầu
xây dựng ý thức pháp luật đối với mọi tầng lớp nhân dân nói chung và
Thẩm phán nói riêng là một nội dung quan trọng. Điều này không chỉ góp
phần khắc phục những tiêu cực của xã hội do ý thức pháp luật kém gây ra,
mà còn góp phần quan trọng trong việc xây dựng một xã hội trật tự, ổn
định và phát triển.
Đất nước ta đã trải nhiều thời kì bị xâm lược, từ ngàn năm Bắc thuộc
tới các cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Trong quá trình cai trị,
các nước đã đưa pháp luật phản động vào nước ta nhằm phục vụ mục đích cai
trị và nô dịch; do vậy, hình thành nên ý thức chống đối hoặc thờ ơ với pháp
luật trong nhân dân nói chung và một số bộ phận làm công tác pháp luật nói
riêng, ý thức hệ ấy còn tồn tại trong một bộ phận không nhỏ nhân dân hiện
nay và là rào cản trong quá trình đưa các chủ trương, chính sách pháp luật vào
cuộc sống. Hơn thế, trình độ dân trí nước ta còn thấp nên để hiểu pháp luật và
thi hành pháp luật là những thách thức lớn.
Sau gần 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, Việt
Nam đã đạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng về kinh tế-xã hội,
an ninh chính trị được giữ vững, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện
và phát triển; bộ máy nhà nước hoạt động ngày càng hiệu quả hơn, đóng góp
tích cực vào công cuộc đổi mới của đất nước. Nhờ có sự đổi mới về kinh tế và
2
quyết tâm thực hiện công cuộc cải cách hành chính mà Việt Nam đang là
nước có nền kinh tế tăng trưởng nhanh trong khu vực và trên thế giới; cơ sở
vật chất được tăng cường, đời sống chính trị - xã hội ổn định, quan hệ quốc tế
được mở rộng. Tuy nhiên, khi nền kinh tế chuyển mạnh sang cơ chế thị
trường cùng với các yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế thì ngày càng có
nhiều vụ việc phức tạp, các loại án hình sự ngày càng tinh vi, mức độ nguy
hiểm cho xã hội ngày lớn, các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh tế,
thương mại, lao động... ngày càng gia tăng về cả số lượng và sự phức tạp, đặc
biệt khi nó xuất hiện yếu tố nước ngoài ngày càng nhiều, giá trị lợi ích vật
chất trong các vụ án ngày càng lớn. Do đó, để đưa ra được phán quyết thấu
tình đạt lý, phù hợp với thông lệ, tập quán pháp luật quốc tế đòi hỏi Thẩm
phán phải tâm huyết với nghề, không ngừng học tập nâng cao trình độ,
chuyên môn, nghiệp vụ xét xử của mình.
Nghề Thẩm phán là nghề xét xử, mục đích là đưa lại sự công bằng cho
xã hội, đảm bảo sự ổn định, phát triển và mang ý nghĩa xã hội to lớn. Chính vì
thế người Thẩm phán được Visanhsky, một trong những người xây dựng
ngành Tư pháp Nga sau cách mạng tháng Mười khẳng định “Thẩm phán
người thầy của cuộc sống”. Gần 100 năm nay, điều Ông nói vẫn đúng, lời nói
đó vượt qua mọi ranh giới quốc gia và khoảng cách về thời gian.
Thẩm phán với nghề nghiệp xét xử đã và đang thực sự là biểu tượng
cho khát vọng của nhân loại về một sự công bằng cho đới sống xã hội. Vinh
quang của nghề Thẩm phán trước hết phải nói đến là nghề nghiệp mang tính
xã hội cao, bởi lẽ công việc của Thẩm phán luôn liên quan đến nhiều cá nhân,
tổ chức trong xã hội. Nghề nghiệp xét xử của Thẩm phán liên quan đến số
phận, danh dự, uy tín. tài sản, thậm chí nó quyết định cả tính mạng của con
người. Toà án, cụ thể hơn là Thẩm phán là người đại diện cho quyền lực nhà
3
nước để đưa ra các phán quyết và khi các phán quyết đó có hiệu lực pháp luật
thì tất cả mọi cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, các cá nhân liên quan đều
phải tuân thủ chấp hành.
Trong những năm qua được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và lãnh
đạo ngành Toà án, Thẩm phán nước ta không ngừng được nâng cao cả về số
lượng và chất lượng, kết quả xét xử của họ đã góp phần quan trọng vào việc
bảo vệ pháp luật xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Tuy nhiên, so với yêu cầu của
công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước, đặc biệt là đứng trước các yêu cầu,
thách thức trong bối cảnh cải cách công tác tư pháp hiện nay thì Thẩm phán
của chúng ta còn nhiều hạn chế, bất cập, tình trạng “thiếu” về số lượng và
“yếu” về chất lượng vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi, nhiều lúc. Một bộ phận
không nhỏ Thẩm phán suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức,
yếu kém về năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ đã làm sai lệch vụ án,
làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Vì vậy, xây dựng
ý thức pháp luật của Thẩm phán trong sạch, vững mạnh, có đủ bản lĩnh chính
trị, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và năng lực công tác đáp ứng yêu cầu cải
cách tư pháp ở nước ta hiện nay là rất quan trọng, đòi hỏi Đảng, Nhà nước và
ngành Toà án phải tăng cường chỉ đạo và thực hiện quyết liệt hơn nữa nhiệm
vụ quan trọng này để thực hiện nhiệm vụ xây dựng nhà nước Việt Nam pháp
quyền xã hội chủ nghĩa.
Từ thực tiễn đó, tác giả mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu cho luận văn
thạc sĩ của mình là “Xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong bối
cảnh cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay”, với mong muốn thông qua việc
phân tích, đánh giá thực trạng ý thức pháp luật của Thẩm phán ở nước ta hiện
nay để góp phần phát hiện những bất cập, hạn chế của công tác xây dựng ý
thức pháp luật của Thẩm phán ở nước ta, tìm ra những nguyên nhân của sự
4
bất cập, hạn chế đó. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng ý thức
pháp luật của Thẩm phán trong bối cảnh cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu
Để đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, tăng cường
hội nhập kinh tế quốc tế, thì việc xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán
phải biết tuân thủ pháp luật, có phẩm chất đạo đức và đủ năng lực chuyên môn
nghiệp vụ cao, đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ đổi
mới là rất cần thiết. Đây là lĩnh vực được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm.
Trong thời gian qua ở nước ta đã có một số công trình nghiên cứu quan trọng
liên quan đến lĩnh vực này như: Sổ tay Thẩm phán; Các phẩm chất cơ bản của
Thẩm phán của tác giả Đặng Thị Thanh Nga (Tạp chí Luật học số 5/2002); Kỹ
năng giao tiếp của Thẩm phán khi giải quyết vụ án dân sự; ThS. Bùi Thị Kim
Chi (Tạp chí Luật học số 2/2005); Một số suy nghĩ về những việc Thẩm phán
không được làm quy định tại Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Toà án nhân
dân năm 2002, Nguyễn Thị Hồng Tươi (Tạp chí Toà án nhân dân số 1/2003);
Một số vấn đề về mô hình nhân cách Thẩm phán, ThS, Bùi Thị Kim Chi (Tạp
chí Dân chủ và pháp luật số 3/2005); Những phẩm chất, nhân cách của Thẩm
phán trong giai đoạn hiện nay, ThS. Đặng Thanh Nga (Đề tài nghiên cứu khoa
học cấp trường, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2003); Suy nghĩ về những điều
Thẩm phán phải làm, Thẩm phán được làm, chính sách chế độ đối với Thẩm
phán, Nguyễn Hồng Tươi (Tạp chí Dân chủ và pháp luật số 5/2002).
Nhìn chung, các bài viết trên của các tác giả được thể hiện ở nhiều cấp
độ nghiên cứu khác nhau, góc độ tiếp cận khác nhau, nhưng chủ yếu dưới
dạng các bài nghiên cứu trên các tạp chí chưa có đề cập một cách có hệ thống
về xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán để đáp ứng yêu cầu của công
cuộc cải cách tư pháp.
5
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu
Mục tiêu tổng quát của đề tài là nghiên cứu, tìm ra những luận cứ khoa
học và thực tiễn cho việc xây dựng và hoàn thiện những quy định của pháp luật
về ý thức pháp luật Thẩm phán và công tác xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm
phán trong bối cảnh cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ
Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về ý thức pháp luật của Thẩm phán
và xây dựng ý thức pháp pháp luật của Thẩm phán đáp ứng yêu bối cảnh
cải cách tư pháp.
Đánh giá đúng đắn, khách quan, toàn diện một số quy định của Pháp lệnh
Thẩm phán và Hội thẩm toà án nhân dân năm 2002 và các quy định của pháp
luật thực định về tiêu chuẩn, điều kiện tuyển chọn và bổ nhiệm Thẩm phán.
Đánh giá thực trạng công tác xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán
ở nước ta hiện nay để làm sáng tỏ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn về ý thức
pháp luật và xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán, những yêu cầu, đòi
hỏi đối với Thẩm phán; chỉ ra được những bất cập, hạn chế của công tác xây
dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán; làm rõ hơn những yếu tố tích cực, tiêu
cực ảnh hưởng đến chất lượng của Thẩm phán cũng như việc tuyển chọn, đào
tạo và bổ nhiệm Thẩm phán ở nước ta hiện nay.
4. Phạm vi nghiên cứu
“Xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong bối cảnh cải cách tư
pháp ở nước ta hiện nay” là một đề tài có phạm vi nghiên cứu rất rộng, nội
dung phong phú, đa dạng, phức tạp và tương đối “nhạy cảm”. Vì vậy, trong
phạm vi nghiên cứu của một luận văn thạc sĩ luật học, dựa trên nền tảng các
chức năng, nhiệm vụ của công tác xây dựng ý thức pháp luật cán bộ, công
6
chức nói chung để nghiên cứu và tiếp cận các nội dung xây dựng ý thức pháp
luật của Thẩm phán nói riêng. Tác giả tập trung nghiên cứu những nội dung
cơ bản, trọng tâm sau:
Khái niệm, vị trí vai trò quan trọng của Thẩm phán ở Việt Nam và một
số nước trên thế giới;
Phân tích, đánh giá thực trạng ý thức pháp luật của Thẩm phán và
công tác xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán ở nước ta hiện nay, qua
đó chỉ ra những bất cập, hạn chế về chất lượng, số lượng của Thẩm phán
cũng như những bất cập trong công tác tuyển chọn bổ nhiệm Thẩm phán ở
nước ta hiện nay;
Những yêu cầu, đòi hỏi trong công tác xây dựng ý thức pháp luật của
Thẩm phán trong bối cảnh cải cách tư pháp ở nước ta. Từ đó đề xuất được
một số giải pháp quan trọng để xây dựng và phát triển Thẩm phán đáp ứng
yêu cầu xây dựng một nhà nước Việt Nam pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác xây
dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán ở nước ta trong bối cảnh cải cách tư
pháp ở nước ta hiện nay.
Nội dung quan điểm chỉ đạo công cuộc cải cách tư pháp hiện nay và
công tác xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán, cán bộ tư pháp trong Nghị
quyết 08/NQ-TW ngày 02/01/2002, Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005
về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.
Nội dung các văn bản quy phạm pháp luật về Thẩm phán, điều kiện, tiêu
chuẩn tuyển chọn và bổ nhiệm Thẩm phán các văn bản chính sách của Nhà nước
về xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong giai đoạn hiện nay.
7
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy
vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và phép biện chứng của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật.
Các phương pháp cụ thể được sử dụng đó là phương pháp phân tích,
phương pháp tổng hợp, so sánh, phương pháp xã hội học, phương pháp lý
luận kết hợp với thực tiễn.
6. Ý nghĩa và những điểm mới của đề tài
Đề tài “Xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong bối cảnh cải
cách tư pháp ở nước ta hiện nay” được nghiên cứu để đạt được kết quả sau:
Đây là luận văn được nghiên cứu ở bậc cao học có tính hệ thống, toàn
diện về xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong bối cảnh cải cách tư
pháp ở nước ta hiện nay.
Đề tài có tính hệ thống hoá một cách toàn diện những quy định của
pháp luật nước ta về thẩm phán từ năm 1945 đến nay.
Xác định được hiệu quả sự điều chỉnh của các quy định pháp luật về tiêu
chuẩn, điều kiện tuyển chọn và bổ nhiệm Thẩm phán, qua đó chỉ ra các điểm hạn
chế của pháp luật thực định về nội dung này, giúp các nhà lập pháp hoàn thiện
hơn những quy định của pháp luật hiện hành, đồng thời giúp cho ngành Toà án
thấy được vị trí, vai trò quan trọng của công tác xây dựng chiến lược đào tạo
Thẩm phán cũng như đội ngũ “nguồn” để tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán.
Mặt khác, thông quan việc so sánh, tìm hiểu các quy định của pháp luật
một số nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới như Hàn Quốc, Pháp,
Malaixia... về điều kiện, tiêu chuẩn tuyển chọn và bổ nhiệm Thẩm phán cũng
như kinh nghiệm xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán, “nguồn” để
tuyển chọn bổ nhiệm Thẩm phán của họ. Từ đó, luận văn đề xuất một số giải
8
pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng trong công tác xây dựng ý thức
pháp luật của Thẩm phán trong bối cảnh cải cách tư pháp hiện nay. Đặc biệt
là các quy định liên quan đến trách nhiệm của ngành Toà án trong việc xây
dựng kế hoạch chiến lược đào tạo Thẩm phán và “nguồn” để bổ nhiệm Thẩm
phán đáp ứng được những yêu cầu nhiệm vụ của công tác cải cách tư pháp
nhằm xây dựng nhà nước Việt Nam pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu
của luận văn gồm 3 chương, 6 mục:
Chương 1: Cơ sở lý luận về ý thức pháp luật của Thẩm phán.
Chương 2: Thưc trạng ý thức pháp luật của Thẩm phán ở nước ta trong
giai đoạn hiện nay.
Chương 3: Quan điểm và một số giải pháp xây dựng ý thức pháp luật
của Thẩm phán trong giai đoạn hiện nay.
9
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ Ý THỨC PHÁP LUẬT CỦA THẨM PHÁN
1.1. Nhận thức cơ bản về Thẩm phán
1.1.1. Khái niệm Thẩm phán
Điều 1 PLTP&HTTAND năm 2002 quy định: “Thẩm phán là người được
bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ xét xử những vụ án và giải
quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Toà án” [28, tr.1].
Như vậy, Thẩm phán là những công chức nhà nước được bổ nhiệm
theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ xét xử những vụ án hình sự, dân
sự, hôn nhân và gia đình, kinh tế, thương mại, hành chính, lao động và giải
quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Toà án.
Thẩm phán là những người thay mặt cho Nhà nước sử dụng quyền lực
nhà nước để đưa ra các phán quyết nhằm giải quyết sự tranh chấp giữa các bên
hoặc phán quyết việc áp dụng các biện pháp chế tài để xử lý các hành vi vi phạm
pháp luật trong các vụ án thuộc thẩm quyền, đảm bảo sự tôn trọng và thực thi
pháp luật trong đời sống xã hội, đảm bảo bất kỳ hành vi vi phạm pháp luật nào
cũng bị xử lý: “không để lọt tội phạm” và “không xử oan người vô tội”.
Hiện nay, theo quy định của nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt
Nam thì nhiệm kỳ của một Thẩm phán thường được quy định trong một
khoảng thời gian nhất định. Ở Việt Nam nhiệm kỳ của Thẩm phán là 5 năm,
Hàn Quốc nhiệm kỳ của Thẩm phán là 10 năm. Tuy nhiên, cũng có nhiều
nước nhiệm kỳ của Thẩm phán là không thời hạn họ chỉ bị miễn nhiệm khi vi
phạm các quy định của pháp luật ví dụ ở Úc Thẩm phán toà án liên bang được
bổ nhiệm cho tới khi họ 70 tuổi (đến khi nghỉ hưu).
1.1.2. Đặc điểm của Thẩm phán
Hoạt động xét xử là một hoạt động nghề nghiệp đặc thù so với các nghề
10
nghiệp khác ở chỗ hoạt động xét xử của Thẩm phán đòi hỏi một trình độ
chuyên môn cao trong các lĩnh vực pháp luật, chính trị và xã hội. Hầu hết họ
phải có kiến thức uyên thâm trên mọi lĩnh vực bởi lẽ họ là người đại diện cho
nền công lý, cho lẽ phải cho công bằng của toàn xã hội. Do vậy, Thẩm phán
có những đặc điểm sau:
Thứ nhất: Tính đặc thù trong áp dụng pháp luật
Tính đặc thù trong áp dụng pháp luật thể hiện ở chỗ, Thẩm phán với vai
trò là người đưa ra phán quyết dựa trên những chứng cứ khách quan, thực tế,
không định kiến với mục đích duy nhất là bảo vệ công lý. Tất cả mọi tư vấn
tranh luận tại phiên toà phải đảm bảo sự bình đẳng cho các bên trong vụ án.
Mọi hành vi ép buộc làm ảnh hưởng tới sự khách quan đối với phán quyết của
Thẩm phán đều trái với mục đích áp dụng pháp luật. Đặc thù này khẳng định
Thẩm phán phải là người hết sức vô tư, tôn trọng bằng chứng, xem xét đứng
đắn các bằng chứng thực tế mà mỗi bên đương sự đưa ra trong quá trình giải
quyết vụ án của mình
Thứ hai: Hoạt động xét xử chính là một cuộc đấu tranh tìm ra sự thực
khách quan, hoạt động này chịu sự giám sát nghiêm ngặt của các cơ quan, tổ
chức và cá nhân.
Trong quá trình xử lý vụ án, Thẩm phán phải sử dụng năng lực và toàn
bộ kiến thức cần thiết nhằm giải quyết đúng đắn vụ án trên cơ sở bằng chứng
thực tế. Đây là cả một quá trình tố tụng phức tạp đòi hỏi ngay từ đầu người
Thẩm phán phải thực sự toàn tâm toàn lực. Họ phải rất khéo léo và nhạy bén
tại phiên toà, giai đoạn tố tụng cuối cùng rất quan trọng.
Để không bị cám dỗ trên con đường tìm kiếm lẽ phải, cuộc đấu tranh tinh
thần của người Thẩm phán đòi hỏi họ phải luôn kiên quyết, vững vàng ý chí.
Mục tiêu cuối cùng mà người Thẩm phán phải đạt được và cũng là mục
đích mà toàn bộ nhân dân hướng tới sau một vụ án đó là một phán quyết thấu
11
tình đạt lý, đảm bảo tính đúng đắn của bản án, không bỏ lọt kẻ phạm tội. Phán
quyết đó còn mang tính giáo dục ý thức pháp luật trong toàn bộ dân chúng.
Chính vì thế hoạt động xét xử của Thẩm phán được toàn xã hội giám sát.
Nguyên tắc Toà án xét xử công khai, khi xét xử có sự tham gia của Hội thẩm
nhân dân chính là sự giám sát ở bên trong phiên toà. Khi xét xử Hội thẩm
nhân dân ngang quyền với Thẩm phán, cùng Thẩm phán đưa ra quyết định
đúng pháp luật.
Thứ ba: Hoạt động này đòi hỏi một con người toàn diện, bản lĩnh vững
vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng, vô tư khách quan
Đây không những là đặc thù nghề nghiệp Thẩm phán mà còn là các tiêu
chuẩn mà pháp luật đặt ra đối với người Thẩm phán hiện nay. Chỉ có thể có
kiến thức rộng rãi trên nhiều lĩnh vực, luôn đấu tranh cho công bằng vô tư,
một tâm hồn trong sáng và một bản lĩnh vững vàng thì nghề Thẩm phán và
người Thẩm phán mới tạo dựng được sự tin tưởng và tôn kính. Bởi lẽ cần
thiết có một chuẩn mực lý tưởng được xã hội thừa nhận, nắm giữ cán cân
công lý để điều chỉnh xã hội đi đúng hướng của nó. Người Thẩm phán phải
bênh vực cho người bị hại, không thiên vị hay dao động ý chí trước bất kỳ sự
việc nào. Tất cả những yêu cầu trên sẽ góp phần tạo dựng nên hình ảnh một
nghề biểu tượng cho sự khát khao công lý.
Thứ tư: Hoạt động xét xử của Thẩm phán tuân theo một trình tự tố tụng
chặt chẽ do pháp luật quy định
Phán quyết của Thẩm phán có liên quan trực tiếp tới quyền lợi và nghĩa
vụ của cá nhân, tổ chức có liên quan. Để bảo đảm phán quyết đó thấu tình đạt
lý thì hoạt động xét xử phải tuân theo một trình tự tố tụng chặt chẽ là điều dễ
hiểu. Việc quy định như vậy tránh sự tuỳ tiện lạm quyền, bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Vi phạm các quy định của pháp luật tố
tụng, bản án dù có hiệu lực pháp luật cũng sẽ được Toà án cấp trên xem xét
lại theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
12
1.1.3. Vị trí, vai trò của Thẩm phán
“Thẩm phán, người thầy cuộc sống” đó là câu nói nổi tiếng của
Visanhski, một trong những người xây ngành Tư pháp Nga sau cách mạng
Tháng Mười. Gần 100 năm nay, điều Ông nói vẫn đúng, lời nói đó vượt qua
mọi ranh giới quốc gia và khoảng cách về thời gian.
Theo quan điểm của Visanhski, giữa người với người có bao nhiêu mối
quan hệ thì có bấy nhiêu điều luật, do vậy hiểu luật hoàn toàn khác với thuộc
luật. Vì thế, một Thẩm phán với tư duy tốt, với sự cần mẫn tìm hiểu, nghiên
cứu nghiền ngẫm luật pháp, sự việc và con người, luôn luôn suy luận về con
người và các mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với
tổ chức, tập thể và giữa con người trong cộng đồng xã hội; đắm mình vào việc
tìm ra phải trái, đúng sai, tốt xấu trong đời sống xã hội đó chính là sự tu
dưỡng thường xuyên để ngày càng hoàn thiện mình, và như vậy họ luôn phải
tâm niệm ngành Toà án là ngành tổng hợp thì người Thẩm phán mới hiểu sâu
sắc về luật và việc áp dụng luật mới đúng đắn và chặt chẽ. Trong quá trình xét
xử Thẩm phán vừa có trách nhiệm tìm hiểu vụ việc, từng con người với
những mối quan hệ liên quan đến vụ án để đưa ra phán quyết, bản án thực
hiện trách nhiệm và quyền xét xử của mình nhưng đồng thời họ cần phải làm
sao cho phán quyết, bản án của mình được mọi người “tâm phục, khẩu phục”
để không những mang tính phòng ngừa riêng mà nó còn có tác dụng phòng
ngừa chung, giáo dục mọi người ý thức trách nhiệm sống tôn trọng và tuân
thủ theo pháp luật.
Người Thẩm phán nếu ý thức được trách nhiệm, quyền hạn của mình
và có lòng yêu nghề nghiệp, lao tâm, khổ tứ, trải nghiệm nhiều trong thực tế
xét xử, không ngừng tu dưỡng phẩm chất đạo đức nghề nghiệp để nhận ra vị
trí, vai trò của mình trong xã hội, được xã hội tôn vinh khi đó họ đang dần
tiến đến cái bục “Người thầy cuộc sống”.
13
Xã hội ngày càng phát triển, các mối quan hệ xã hội ngày càng nhiều
và diễn ra ngày càng phức tạp thì khi xảy ra tranh chấp hay có sự vi phạm
pháp luật càng đòi hỏi ngành tư pháp phải nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt
động của mình. Với quan niệm “án tại hồ sơ” vụ án, đặc biệt là vụ án hình sự
được đưa ra xét xử là kết quả công tác của các ngành điều tra, tuy tố, do đó
một trong các khâu này mà yếu, hạn chế hoặc làm sai lệch vụ án thì việc xét
xử gần như thất bại. Chính vì thế trong pháp luật tố tụng hiện nay, tranh tụng
và kết quả tranh tụng tại toà án đang là vấn đề được xã hội hết sức quan tâm
và đòi hỏi ngành tư pháp đặc biệt là các Thẩm phán phải thực hiện tốt hơn
nữa các quy định về thủ tục tranh tụng và sử dụng kết quả tranh tụng tại toà.
Điều này đang đặt ra cho các cơ quan tiến hành tố tụng, người tham gia tố
tụng và hơn hết là Thẩm phán, chủ toạ phiên toà phải làm gì, sẽ tổ chức tranh
tụng tại toà như thế nào; việc xem xét chứng cứ, bằng chứng, luận cứ để lý
giải chứng minh cho các tình tiết của vụ án để làm sáng tỏ vụ án mà các bên
tham gia tranh tụng đưa ra sẽ được Thẩm phán xử lý như thế nào là vấn đề hết
sức quan trọng để trên cơ sở đó đưa ra phán quyết cuối cùng của Toà án để
giải quyết vụ án.
Trong một vụ án, việc xét xử thành công hay thất bại phụ thuộc vào rất
nhiều giai đoạn của quá tình tố tụng, nhưng quan trọng nhất là hai giai đoạn:
Một là, việc dựng lại toàn bộ sự việc trên cơ sở các chứng cứ trong hồ sơ
được đưa ra xem xét, tranh luận công khai tại phiên toà được người tham gia
tố tụng thừa nhận, được nhân dân tán thành, ủng hộ như thế là thành công.
Hai là, tìm đúng điều luật để áp dụng nhằm giải quyết vụ án, xác định được sự
thật, đúng, sai, những tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, động cơ của các hành
vi trong vụ án là gì, yếu tố lỗi chủ quan của các bên trong vụ án như thế nào,
từ đó Thẩm phán, hội đồng xét xử đưa ra phán quyết để mọi người “tâm phục,
khẩu phục” đó là thành công. Do vậy, việc xét xử trước “Công đường”, tổ
14
chức tranh tụng và sử dụng kết quả tranh tụng như thế nào phụ thuộc rất nhiều
vào trình độ, ý thức pháp luật, áp dụng pháp luật, khả năng, vai trò của người
Thẩm phán, bởi lẽ họ phải biết điều khiển dẫn dắt việc tranh tụng để tranh
tụng diễn ra một cách có trật tự, đi đúng trọng tâm những vấn đề mấu chốt,
những điểm còn mâu thuẫn cần làm rõ của vụ án. Thông qua kết quả tranh
tụng, Thẩm phán đánh giá khách quan toàn diện và bản chất của vụ án, các
chứng cứ, các lý lẽ, lập luận của các bên, trên cơ sở đó căn cứ vào các quy
định của pháp luật để đưa ra các phán quyết đúng đắn.
Bởi thế vai trò của người Thẩm phán không chỉ dừng lại ở việc đưa vụ
án ra xét xử đúng thời gian luật định, đảm bảo cho các bên tham gia tố tụng
được đưa ra chứng cứ, tài liệu và những luận cứ khoa học, pháp lý để bảo vệ
lẽ phải, bảo vệ chân lý, sự thật của vụ án mà xét xử tại toà án còn là môi
trường thực tế hữu hiệu nhất để giáo dục cá nhân, tổ chức sống và làm việc
theo Hiến pháp và pháp luật. Đối với xã hội ta hiện nay, khi chúng ta đang cố
gắng xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN thì đây càng là vấn đề quan
trọng và cần thiết vì trình độ pháp luật, ý thức của người dân chưa cao, họ chỉ
lấy kết quả phán quyết của Toà và chuẩn mực đạo đức xã hội để so sánh để
làm mẫu mực cho mọi hành động của mình.
Với nhiệm vụ thực hiện cải cách công tác tư pháp hiện nay thì việc xây
dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật tố tụng theo pháp luật tố tụng tiên tiến
trên thế giới đặc biệt là các quy định về tính “độc lập” và tố tụng tranh tụng
tại Toà án đang được Đảng, Nhà nước và Ngành tư pháp hết sức quan tâm coi
đây là nhiệm vụ có một vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong công tác xét xử.
Nghị quyết 49-NQ/TW đã khẳng định: “Nâng cao chất lượng hoạt động của
các cơ quan tư pháp, chất lượng tranh tụng tại tất cả các phiên toà xét xử, coi
đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp” [4, tr.2]. Do đó, Thẩm phán hơn
lúc nào hết phải phát huy tối đa vị trí, vai trò của mình trong kết quả hoạt
15
động của cơ quan tư pháp. Trong xét xử Thẩm phán phải quyết định với đầu
óc không thiên vị đồng thời phải triệt để tuân thủ những nguyên tắc pháp lý
đã được pháp luật thiết lập, thẩm phán phải đưa ra các phán quyết độc lập và
phải cho biết rõ lý do của quyết định đó.
Như vậy, với việc đề cao tố tụng tranh tụng thì tính “độc lập chỉ tuân
theo pháp luật” và “niềm tin nội tâm” của Thẩm phán ngày càng có vị trí, vai
trò quan trọng. Nói cách khác, trong quá trình xét xử các phán quyết của
Thẩm phán phải không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ áp lực nào, ngoại trừ trí tuệ,
và lương tâm để đánh giá trung thực, khách quan các bằng chứng, các tình tiết
của vụ án và việc áp dụng các quy định pháp luật để xét xử vụ án. Do đó,
trong xét xử và đặc biệt là việc tranh tụng tại Toà thì vai trò, tính “độc lập chỉ
tuân theo pháp luật” [4] của Thẩm phán càng phải được phát huy hơn bao giờ
hết, khi đó Thẩm phán như là một trọng tài không thiên vị, một người phán xử
trung lập, Thẩm phán nghe và tạo điều kiện cho các bên cơ hội thích hợp để
trình bày chứng cứ, luận điểm để chứng minh làm sáng tỏ các tình tiết của vụ
án tại phiên toà, trên cơ sở đó Thẩm phán đưa ra các phán quyết cuối cùng
một cách công tâm nhất.
Kinh nghiệm các nước cho thấy để Thẩm phán thực hiện, phát huy tính
“độc lập” không lệ thuộc vào bất kỳ cơ quan, tổ chức nào thì bao giờ cũng
được pháp luật quy định rất rõ chức năng, trách nhiệm và quyền hạn của
Thẩm phán, cơ chế, điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện tính độc lập chỉ
tuân theo pháp luật của Thẩm phán, ví dụ:
Ở Hàn Quốc, để đảm bảo cho các Thẩm phán không lệ thuộc vào bất cứ
cơ quan nào khác của Nhà nước, các Thẩm phán được pháp luật quy định:
quyền bất khả bãi miễn Thẩm phán, quyền tài phán, không Thẩm phán nào có
thể bị sa thải khỏi cơ quan trừ khi bị buộc tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm
hình sự. Các Thẩm phán không bị đình chỉ công tác, hạ bậc lương hoặc bị kỷ
16
luật nếu chưa có Quyết định kỷ luật của Hội đồng kỷ luật tư pháp được thành
lập tại Toà án tối cao.
Ở Malayxia, các Thẩm phán đảm nhiệm công việc cho tới 65 tuổi, nếu
như không bị sa thải do những hành vi sai trái. Lương của Thẩm phán được
quy định bằng văn bản riêng do Nhà vua ban hành sau khi tham khảo ý kiến
của Chánh án Toà án tối cao. Chỉ có Thẩm phán mới có quyền tài phán. Với
tính chất độc lập của mình, cơ qua tư pháp không phải chịu một sự kiểm sát
nào của cơ quan hành pháp, trừ cơ sở vật chất, nhân viên do Bộ Tư pháp quản
lý. Song cơ quan hành pháp không thể can thiệp vào chuyên môn của Toà án.
Trong quá trình xét xử các Thẩm phán không nhận bất kỳ chỉ thị, mệnh lệnh
cơ quan, tổ chức nào.
1.1.4. Điều kiện, tiêu chuẩn của Thẩm phán
Như trên đã phân tích, Thẩm phán có vị trí, vai trò rất quan trọng, ảnh
hưởng lớn đến kết quả cuối cùng trong hoạt động của các cơ quan tư pháp nói
chung cũng như Toà án nói riêng. Thẩm phán là nhân tố trung tâm trong hoạt
động của ngành Toà án. Chính vì thế để xây dựng được ý thức pháp luật của
Thẩm phán đáp ứng được yêu cầu của “người đại diện công lý” pháp luật các
nước trên thế giới thường có sự đòi hỏi rất cao (đặc biệt là các nước có nền
kinh tế và hệ thống pháp luật phát triển) đối với một người được tuyển chọn và
bổ nhiệm làm Thẩm phán. Nói cách khác để trở thành Thẩm phán họ phải đáp
ứng được tất cả các điều kiện, tiêu chuẩn cần và đủ rất khắt khe của chức danh
Thẩm phán.
Pháp luật Việt Nam trong những năm gần đây rất chú trọng việc xây
dựng, quy định các điều kiện, tiêu chuẩn để tuyển chọn và bổ nhiệm Thẩm
phán với tinh thần ngày càng có sự đòi hỏi cao hơn cả về chuyên môn, nghiệp
vụ xét xử và phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp đối với người được
tuyển chọn và bổ nhiệm Thẩm phán nhằm xây dựng ý thức pháp luật của
17
Thẩm phán trong sạch, vững mạnh, đảm bảo về trình độ chuyên môn, nghiệp
vụ thực hiện tốt nhiệm vụ được giao để đáp ứng yêu cải cách công tác tư pháp
đối với ngành Toà án hiện nay.
Theo pháp luật hiện hành thì Thẩm phán phải đạt được các tiêu chuẩn
quy định tại Điều 5 của PLTP&HTTAND (năm 2002) cụ thể là:
Công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức
tốt, liêm khiết và trung thực, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp
chế xã hội chủ nghĩa, có trình độ cử nhân luật và được đào tạo về
nghiệp vụ xét xử, có thời gian công tác thực tiễn, có năng lực làm
công tác xét xử theo quy định của Pháp lệnh này, có sức khoẻ bảo
đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao thì có thể được tuyển chọn và
bổ nhiệm làm Thẩm phán [28, tr.2].
Để cụ thể hoá các tiêu chuẩn của người được bổ nhiệm Thẩm phán giúp
cho công tác xây dựng Thẩm phán đủ về số lượng và đáp ứng được yêu cầu trong
giai đoạn phát triển mới, từng bước chuẩn hoá trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đối
với Thẩm phán, TANDTC, Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Uỷ ban trung ương Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam đã ban hành Thông tư liên tịch số 01/2003/TTLT-
TANDTC-BQP-BNV-UBTWMTTQVN ngày 01/4/2003 để hướng dẫn thi hành
một số quy định của PLTP&HTTAND trong đó quy định rất rõ ràng điều kiện,
tiêu chuẩn cụ thể đối với người được bổ nhiệm làm Thẩm phán:
Thứ nhất, “Thẩm phán phải là công dân Việt Nam trung thành với Tổ
quốc và Hiến pháp nước Cộng hoà XHCN Việt Nam,...., có tinh thần kiên
quyết bảo vệ pháp chế...” [28, tr.2]. Chúng ta biết rằng: “Tổ quốc” là vấn đề
thiêng liêng của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc và mỗi nhà nước, nó là tên gọi
khác chứa đựng tâm khảm, tinh thần của con người của dân tộc về quốc gia
về nhà nước của mình. Chính vì thế, lòng trung thành với Tổ quốc luôn là vấn
18
đề quan trọng của mối quan hệ giữa nhà nước và công dân, nó đòi hỏi mỗi
công dân phải biết tôn trọng, yêu quý quốc tịch mà họ đang mang; tự nguyện,
dám hi sinh tính mạng và tài sản của mình để bảo vệ Tổ quốc. Lòng trung
thành với Tổ quốc đòi hỏi người Thẩm phán trước hết họ phải là công dân
không có bất kỳ hành vi nào gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, toàn vẹn
lãnh thổ của Tổ quốc, nền quốc phòng toàn dân, chế độ XHCN mà Đảng, Nhà
nước và nhân dân ta đang xây dựng, đồng thời với chức trách, quyền hạn của
mình họ phải là những người đi tiên phong trong việc phòng, chống các hành
vi xâm hại đến Tổ quốc.
Mặt khác chúng ta cũng biết, Hiến pháp là văn bản pháp luật gốc, quan
trọng nhất để bảo đảm về mặt pháp lý sự tồn tại vững chắc của nhà nước cùng
với hệ thống chính trị - xã hội và hệ thống pháp luật của mình. Do đó, Thẩm
phán người có quyền và trách nhiệm nhân danh, sử dụng quyền lực nhà nước
để xét xử các hành vi vi phạm pháp luật và giải quyết các tranh chấp trong đời
sống xã hội thì hơn khi nào hết họ phải có lòng trung thành tuyệt đối với Hiến
pháp. Bởi lẽ nếu có lòng trung thành với Hiến pháp thì họ mới tôn trọng và
tìm cách để bảo vệ nó, đưa nó vào thực tiễn của đời sống chính trị - xã hội,
đảm bảo sức sống của nó nhằm duy trì sự ổn định và phát triển của Nhà nước
và xã hội trong một khuôn khổ nhất định.
Trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp ở đây còn được hiểu là Thẩm
phán ngoài việc phải tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp
luật, thì họ còn phải là người tuyệt đối trung thành với Đảng, nghiêm chỉnh
chấp hành mọi chủ trương chính sách của Đảng, của Nhà nước; luôn luôn nêu
cao tinh thần phê bình và tự phê bình, kiên quyết đấu tranh chống lại những
người, những hành vi làm phương hại đến Đảng đến Tổ quốc và nhân dân.
Thứ hai, Thẩm phán phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và
trung thực. Đây tưởng chừng như một tiêu chuẩn rất “bình thường” đối với đội
19
ngũ cán bộ, công chức nói chung và cán bộ tư pháp, đặc biệt là Thẩm phán nói
riêng, nhưng nó đang là vấn đề “nóng” hiện nay, khi một bộ phận không nhỏ các
Thẩm phán phán không giữ vững được lập trường tư tưởng chính trị, có biểu
hiện suy thoái về phẩm chất đạo đức nghề nghiệp trở thành những người có hành
vi vi phạm pháp luật như nhận tiền hối lộ, “chạy án”, đang làm giảm sút lòng tin
của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, đặc biệt là lòng tin vào những người
bảo vệ pháp luật, những người giữ cán cân công lý. Do đó, vấn đề đạo đức công
vụ, đạo đức nghề nghiệp đang được xã hội hết sức quan tâm trong những năm
gần đây, đòi hỏi Đảng, Nhà nước và ngành Toà án phải chú trọng, quan tâm hơn
nữa việc nâng cao các yêu cầu, tiêu chuẩn đạo đức công vụ cho đội ngũ cán bộ,
công chức của mình nói chung và Thẩm phán nói riêng.
Cùng với sự chuyển đổi của nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị
trường, sự đòi hỏi phải hội nhập sâu hơn nữa vào đời sống kinh tế, chính trị
thế giới. Trong những năm qua, do ảnh hưởng của những mặt trái trong nền
kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường như: sự chạy đua theo lợi ích cá nhân,
đặt lợi ích cá nhân lên trên hết... nó đang làm “sói mòn” phẩm chất đạo đức
của một bộ phận không nhỏ những cán bộ, Thẩm phán không đủ bản lĩnh,
không giữ vững được phẩm chất đạo đức cách mạng trong sáng. Chính vì thế,
trong chiến lược cải cách công tác tư pháp hiện nay quan điểm của Đảng, Nhà
nước ta chỉ rõ phải nâng cao tiêu chuẩn phẩm chất chính trị đối với những
người làm công tác tư pháp nói chung và Thẩm phán nói riêng.
Phẩm chất chính trị của người Thẩm phán là nền tảng của tinh thần,
thái độ, trách nhiệm đối với công việc, nó giúp cho Thẩm phán trở thành
người chí công, liêm khiết, trung thực trong khi thực hành công vụ. Chính vì
thế trước yêu cầu của cải cách tư pháp, nâng cao chất lượng xét xử của toà án
thì việc nâng cao tiêu chuẩn phẩm chất chính trị của Thẩm phán là cần thiết.
Một vấn đề xã hội đang đòi hỏi đối với Thẩm phán hiện nay là Thẩm
20
phán phải là người có cuộc sống lành mạnh, trong sáng, biết tôn trọng nhân
dân, tận tụy phục vụ nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân
dân; kiên quyết đấu tranh với mọi biểu hiện quan liêu, hạch dịch, cửa quyền.
Thẩm phán không những là người đại diện cho những chuẩn mực về đạo đức
trong cuộc sống mà họ còn là người chuẩn mực đại diện cho sự tôn trọng và
tuân thủ pháp luật, lấy các chuẩn mực trong đạo đức và chuẩn mực pháp luật để
thay trời hành đạo. Do đó, họ phải là người chưa bao giờ bị kết án.
Tại hội nghị học tập của cán bộ ngành tư pháp năm 1950 Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã đề ra những chuẩn mực về năng lực chuyên môn và đạo đức
nghề nghiệp của ngành tư pháp là:
Các bạn là những người phụ trách thi hành pháp luật. Lẽ dĩ
nhiên các bạn cần phải nêu cao gương Phụng công, thủ pháp, chí
công vô tư cho nhân dân noi theo và trong tư tưởng Hồ Chí Minh
về đạo đức cách mạng người cán bộ nói chung, Người thường nhắc
nhở, bất kỳ ai, ở địa vị nào, làm công tác gì, gặp hoàn cảnh nào, đều
phải có tinh thần trách nhiệm. Theo Bác, người có tinh có tinh thần
trách nhiệm là khi Đảng, Chính phủ hoặc cấp trên giao cho việc gì,
bất kỳ to hay nhỏ, khó hay dễ, thì họ cũng phải đem cả tinh thần và
lực lượng ra làm cho đến nơi, đến chốn, vượt mọi khó khăn, làm
cho thành công. Trái lại làm một cách cẩu thả, làm cho có chuyện,
dễ làm khó bỏ, đánh trống bỏ dùi, gặp sao làm vậy... là không có
tinh thần trách nhiệm [13, tr.147].
Việc tu dưỡng, rèn luyện bền bỉ và có ý thức trau dồi đạo đức cách
mạng là việc làm cần thiết và là nguyên tắc quan trọng bậc nhất đối với cán
bộ, đảng viên nói chung, Thẩm phán nói riêng. Hồ Chí Minh đã viết: “Đạo
đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền
bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng,
vàng càng luyện càng trong” [13, tr.293].
21
Thứ ba, Thẩm phán phải là người “có trình độ cử nhân luật”, nghĩa là họ
phải có bằng tốt nghiệp đại học về chuyên ngành luật do các trường đại học
trong nước cấp theo quy định; nếu tốt nghiệp đại học về chuyên ngành luật ở
nước ngoài, thì văn bằng đó phải được công nhận ở Việt Nam bởi một cơ quan
nhà nước có thẩm quyền. Đây là một tiêu chuẩn mới đối với các Thẩm phán,
tiêu chuẩn này đòi hỏi người Thẩm phán phải đạt được chuẩn về trình độ
chuyên môn. Tuy nhiên, trên thực tế (tính đến tháng 3 năm 2008) trong cả nước
vẫn “còn 5% số Thẩm phán chưa có bằng cử nhân luật”. Đây là điều đáng lo
ngại đối với ngành Toà án, vì tiêu chuẩn “có trình độ cử nhân luật” đã được
quy định trong PLTP&HTTAND (năm 2002), một khoảng thời gian khá dài để
ngành Toà án chuẩn hoá trình độ đội ngũ Thẩm phán của mình nhưng điều này
vẫn chưa được giải quyết một cách triệt để làm ảnh hưởng không nhỏ đến hình
ảnh và chất lượng xét xử của Thẩm phán. Mặt khác, việc quy định chuẩn về
trình độ cử nhân luật đối với Thẩm phán chưa phải là đòi hỏi cao so với công
cuộc thực hiện việc chuẩn hoá giáo viên lên đến hàng triệu người trong ngành
giáo dục mặc dù sự so sánh này vẫn còn nhiều khập khiễng trong khi đó Điều
14 PLTP&HTTAND quy định: “Thẩm phán có trách nhiệm học tập, nghiên
cứu để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ Toà án” [28].
Thứ tư, Thẩm phán phải là người đã được đào tạo về nghiệp vụ xét xử,
tức là họ phải được cấp chứng chỉ về đào tạo nghiệp vụ xét xử do cơ quan có
chức năng đào tạo các chức danh tư pháp cấp (hiện nay, đơn vị duy nhất có
chức năng này là Học viện Tư pháp thuộc Bộ tư pháp), nếu là chứng chỉ do cơ
sở nước ngoài cấp thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt
Nam công nhận. Chứng chỉ nghiệp vụ xét xử được xem như một chứng nhận
việc hành nghề xét xử đối với mỗi Thẩm phán, nó là căn cứ pháp lý quan trọng
để chứng nhận rằng một người có trình độ cử nhân luật có trình độ chuyên môn
pháp lý và có khả năng hành nghề xét xử - trình độ về nghiệp vụ tác nghiệp khi
22
thực hiện trách nhiệm và quyền xét xử của Thẩm phán, mặt khác nó thể hiện
ngày càng rõ hơn tính chuyên nghiệp trong nghề xét xử.
Tuy nhiên, hiện nay tiêu chuẩn này chưa mang tính chất là sự đòi hòi
tuyệt đối cho những người đã có thời gian làm Thẩm phán, nghĩa là những
người đã từng được bổ nhiệm làm Thẩm phán rồi thì pháp luật đương nhiên
thừa nhận về mặt thực tế tiêu chuẩn hành nghề của họ, xem xét họ đạt được
chuẩn về “chứng chỉ nghề” như những người lần đầu được bổ nhiệm Thẩm
phán thì phải có chứng chỉ nghiệp vụ xét xử. Việc quy định này là vấn đề mở
nhằm đảm bảo về mặt thực tiễn để chuẩn hoá Thẩm phán trong giai đoạn hiện
nay. Theo quan điểm của chúng tôi, ngành toà án phải nhanh chóng xoá bỏ tình
trạng ngoại lệ này, để góp phần đảm bảo nâng cao chất lượng xét xử của Toà
án, vì hiện nay tỷ lệ án bị huỷ, bị sửa nhiều là do một số Thẩm phán không nắm
chắc nghiệp vụ xét xử đã vi phạm thủ tục tố tụng. Hơn nữa việc tham gia các
khoá học nghiệp vụ xét xử dần dần được lồng ghép và các chương trình đào
tạo, bồi dưỡng thường xuyên sẽ đảm bảo cho các Thẩm phán được củng cố,
nâng cao hơn về nghiệp vụ xét xử của mình.
Thứ năm, Thẩm phán ngoài việc phải có đủ các điều kiện tiêu chuẩn
khác thì đồng thời họ phải thoả mãn được tiêu chuẩn về khoảng thời gian công
tác pháp luật nhất định trước khi được bổ nhiệm làm Thẩm phán. Số năm công
tác pháp luật để được tuyển chọn và bổ nhiệm Thẩm phán tương ứng với từng
loại Thẩm phán Toà án các cấp khác nhau là khác nhau, cụ thể là:
+ Đối với Thẩm phán toà án nhân dân cấp huyện, Thẩm phán toà án
quân sự khu vực (Thẩm phán sơ cấp) thì thời gian làm công tác pháp luật tối
thiểu là từ bốn năm trở lên;
+ Đối với Thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh, Thẩm phán toà án quân
sự cấp quân khu (Thẩm phán trung cấp) thì thời gian làm công tác pháp luật tối
thiểu là từ mười năm trở lên, nếu đã là Thẩm phán cấp huyện thì thời gian ít
nhất là năm năm;
23
+ Đối với Thẩm phán toà án nhân dân Tối cao, Thẩm phán Toà án quân
sự trung ương (Thẩm phán cao cấp) thì thời gian làm công tác pháp luật tối
thiểu là từ mười lăm năm trở lên, nếu đã là Thẩm phán cấp tỉnh thì thời gian ít
nhất là năm năm;
Trừ trường hợp đặc biệt sau: Trong trường hợp cần thiết, người trong
ngành TAND hoặc người do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền điều động đến
công tác tại ngành TAND tuy chưa có đủ thời gian làm Thẩm phán TAND cấp
dưới hoặc chưa có đủ thời gian làm công tác pháp luật nhưng có đủ các điều kiện
khác theo quy định tại Điều 20 hoặc Điều 21 hoặc Điều 22 PLTP&HTTAND thì
vẫn có thể được bổ nhiệm làm Thẩm phán.
Việc pháp luật quy định tiêu chuẩn về thời gian công tác pháp luật đối
với từng loại Thẩm phán là điều hết sức cần thiết, bởi lẽ mỗi cấp Toà án khác
nhau thì chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền sẽ khác nhau, chính vì thế Thẩm
phán ở Toà án cấp nào thì họ phải có một khoảng thời gian cần thiết để nắm
bắt được chức năng, nhiệm vụ mới của mình. Điều kiện về thời gian sẽ đảm
bảo cho Thẩm phán đủ điều kiện, cơ hội để tích luỹ về kinh nghiệm cũng như
về trình độ chuyên môn để đáp ứng được thẩm quyền xét xử mới của Toà án
mà họ phải thực hiện trách nhiệm, quyền xét xử.
Tuy nhiên, quy định về thời gian “công tác pháp luật” được pháp luật
hiện hành quy định khá mở rộng, cụ thể là: theo quy định tại Thông tư số
01/2003/TTLT-TANDTC-BQP-BNV-UBTWMTTQVN thì đó là thời gian kể
từ khi được xếp vào một trong các ngạch công chức nhất định như: Thư ký
Toà án, Thẩm tra viên, Chấp hành viên, Chuyên viên hoặc Nghiên cứu viên
pháp lý, Điều tra viên, Kiểm sát viên, Công chứng viên, Thanh tra viên, Cán
bộ bảo vệ an ninh trong quân đội, Cán bộ pháp chế, Giảng viên về chuyên
ngành luật. Ngoài ra đối với những người làm Luật sư, Luật gia người được
bầu cử làm Hội thẩm TAND thì thời gian tham gia các công việc này cũng
được coi là thời gian công tác pháp luật.
24
Theo quan điểm của chúng tôi, những quy định này mang nhiều tính
giải pháp tình thế, để khắc phục tình trạng thiếu số lượng người được tuyển
chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán hiện nay và nó cũng chỉ phù hợp với những
người được tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán ở các Toà án hành chính.
Trong tương lai, pháp luật cần thắt chặt hơn nữa điều kiện, tiêu chuẩn này vì
thời gian làm công tác pháp luật đối với một người trước khi được hành
nghề Thẩm phán đặc biệt là Thẩm phán tư pháp phải là khoảng thời gian mà
họ làm những công việc có quan hệ chặt chẽ đối với ngành Toà án, Kiểm
sát, Điều tra, có như vậy họ mới có điều kiện thường xuyên nhất tiếp xúc với
pháp luật và thực tiễn xét xử, chất lượng công việc của họ đang làm có ảnh
hưởng và liên quan hữu cơ với công tác xét xử, do đó họ thường xuyên theo
dõi, xem xét kết quả xét xử của các Thẩm phán và đó là điều kiện tốt nhất để
chứng tỏ khả năng xét xử của mình.
Một điều chúng ta cũng cần phải lưu ý trong tiêu chuẩn thời gian công
tác pháp luật là đối với tất cả những người được tuyển chọn và bổ nhiệm làm
Thẩm phán ở các toà án quân sự thì họ phải đang là sĩ quan quân đội tại ngũ.
Thứ sáu, người được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán phải là
người có năng lực công tác xét xử có nghĩa là họ có khả năng hoàn thành tốt
công tác xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền
của Toà án cấp tương ứng mà họ có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm
Thẩm phán. Tuy nhiên, để đánh giá khả năng này các quy định của pháp luật
hiện nay cũng chưa lượng hoá hết được các tiêu chí để đánh giá về năng lực
công tác xét xử đặc biệt đối với những người có thời gian công tác pháp luật
nhưng không phải đang làm trong ngành Toà án, Kiểm sát, Điều tra. Theo quy
định hiện hành thì việc xác định năng lực này chỉ dựa trên nhận xét, đánh giá
của cơ quan đơn vị quản lý công chức hoặc người đó có những bài viết, công
trình nghiên cứu chuyên sâu về pháp luật có giá trị được công bố hoặc được áp
25
dụng vào thực tiễn. Những quy định này chỉ mang tính định tính chứ chưa có
tính định lượng cụ thể. Theo chúng tôi pháp luật cần phải quy định rõ hơn nữa
là họ có bao nhiêu bài viết, công trình nghiên cứu chuyên sâu về pháp luật có
giá trị được công bố, và việc công bố đó phải ở trên những phương tiện nào,
diễn đàn nào; công trình nghiên cứu như thế nào, nếu là công trình nghiên cứu
khoa học thì công trình đó phải là công trình cấp nào có như vậy chúng ta mới
đánh giá đúng năng lực công tác xét xử của người được tuyển chọn và bổ
nhiệm làm Thẩm phán, đặc biệt là Thẩm phán ở Toà tư pháp.
Thứ bảy, Có sức khoẻ hoàn thành nhiệm vụ được giao có nghĩa là họ
phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, ngoài thể lực cần thiết, còn phải thoả
mãn yếu tố ngoại hình như không có dị tật, dị hình ảnh hưởng trực tiếp đến tư
thế hoặc việc thực hiện nhiệm vụ của người Thẩm phán. Quy định này nhằm
đảm bảo cho Thẩm phán phải là người có sức khoẻ tốt cả về thể chất và tinh
thần, đảm bảo cho hình ảnh của người đại diện công lý, sử dụng quyền lực
Nhà nước để thực thi công vụ, do đó họ cần phải có một ngoại hình, thể chất
đủ tốt để đảm bảo khi thực thi công vụ.
Thứ tám, người được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán phải là
người không thuộc các trường hợp sau: đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự
hoặc đang xem xét xử lý kỷ luật, nhưng chưa có quyết định cuối cùng của
người hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Tóm lại, để một người được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán
thì họ phải đồng thời có đủ tám nhóm tiêu chuẩn và điều kiện trên. Tám nhóm
tiêu chuẩn này có quan hệ hữu cơ, biện chứng với nhau để đảm bảo cho Thẩm
phán hội tụ được những phẩm chất cần thiết nhất để thực hiện vai trò đại diện
công lý thực thi quyền xét xử của Tòa án. Tuy nhiên, để đáp ứng điều kiện xây
dựng đội ngũ Thẩm phán còn thiếu trong giai đoạn hiện nay, pháp luật cần có
26
những quy định mang tính định tính rõ ràng, cụ thể hơn nữa đối với những
người không phải đang công tác trong ngành Toà án, Kiểm sát, Điều tra trước
khi tuyển chọn họ để đào tạo, bồi dưỡng và bổ nhiệm làm Thẩm phán.
1.1.5. Phân loại Thẩm phán
Pháp luật tổ chức Toà án của các nước trên thế giới rất chú trọng việc
phân loại Thẩm phán. Điều này xuất phát từ tính chất công việc của các Thẩm
phán làm nhiệm vụ ở các loại toà án khác nhau hay các cấp xét xử khác nhau
trong cùng một hệ thống Toà án. Việc phân loại này đảm bảo cho việc xác
định tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của Thẩm phán, cũng như vị trí, vai
trò, chức trách của các Thẩm phán.
Theo pháp luật về Thẩm phán Việt Nam thì Thẩm phán được phân loại
theo các căn cứ sau:
- Xuất phát từ tính chất công việc của Thẩm phán tại các cấp toà án
khác nhau là khác nhau ta có thể phân Thẩm phán thành các loại sau:
+ Thẩm phán TAND cấp huyện (Thẩm phán sơ cấp, trung cấp).
+ Thẩm phán TAND cấp tỉnh (Thẩm phán sơ cấp, trung cấp)
+ Thẩm phán TANDTC
- Xuất phát từ bản chất của các loại vụ án, tranh chấp mà Toà án phải
xét xử và giải quyết hoặc từ loại hình Toà án tư pháp hay Toà án hành chính,
Thẩm phán có thể phân thành:
+ Thẩm phán hành chính: là những Thẩm phán làm việc tại Toà án
hành chính chuyên xét xử các khiêu kiện của nhân dân hoặc tổ chức đối với
các quyết định hành chính (quyết định cá biệt cụ thể); những hành vi hành
chính (hành động hoặc không hành động) trái pháp luật trong quá trình thực
hiện công vụ của nhân viên nhà nước; sự chậm trễ trong việc thực hiện các
nghĩa vụ hành chính mà pháp luật quy định cho các cơ quan hành chính nhà
nước gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân công dân, tập
27
thể cơ quan nhà nước khác; việc không thực hiện nghĩa vụ hành chính mà
pháp luật quy định cho các cơ quan hành chính nhà nước phải thực hiện.
Trong thời gian tới với quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước nếu
thành lập Toà án khu vực chỉ xét xử ở 2 cấp thì chúng ta cũng cần phải có những
Thẩm phán đáp ứng được các điều kiện đặc thù của loại hình Toà án này.
+ Thẩm phán tư pháp: là những Thẩm phán chuyên xét xử những vụ án về
hình sự; dân sự; những tranh chấp về lao động và người sử dụng lao động thuộc
lĩnh vực điều chỉnh của luật lao động; những tranh chấp về kinh tế, thương mại
giữa các cá nhân, tổ chức; những việc về quan hệ hôn nhân và gia đình.
+ Thẩm phán Toà án quân sự các cấp: trước hết họ phải là những sĩ
quan đang tại ngũ được bổ nhiệm Thẩm phán để chuyên xét xử các vụ án và
giải quyết các công việc thuộc thẩm quyền của Toà án quân sự các cấp.
Theo Điều 2 PLTP&HTTAND năm 2002, được sửa đổi, bổ sung năm
2011 thì Thẩm phán Toà án nhân dân ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam gồm có:
a) Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;
b) Thẩm phán trung cấp;
c) Thẩm phán sơ cấp;
d) Thẩm phán Tòa án quân sự bao gồm Thẩm phán Tòa án quân sự
trung ương đồng thời là Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao, Thẩm phán
trung cấp, Thẩm phán sơ cấp.
Theo Luật tổ chức Toà án của Cộng hoà Pháp thì Thẩm phán được
phân thành các loại sau:
+ Thẩm phán hạng 2;
+ Thẩm phán hạng 1;
+ Thẩm phán ngoại hạng, là những Thẩm phán xét xử tại các toà phá
án, họ được bổ nhiệm bằng Nghị định của Tổng thống theo các điều kiện
được quy định trong Hiến pháp.
28
+ Thẩm phán cao cấp là những Thẩm phán mà năng lực và hoạt động
của họ chứng tỏ rằng họ có thể đảm nhận được các chức năng tư pháp tại Toà
phá án, họ là những Thẩm phán đảm nhận công việc đặc biệt bên cạnh Toà
phá án. Họ được bổ nhiệm trong một khoảng thời gian là 5 năm không gia
hạn, theo các hình thức tương ứng được quy định về việc bổ nhiệm các Thẩm
phán xét xử của Toà phá án. Chức trách của Thẩm phán này có thể chấm dứt
theo đề nghị của họ hoặc trong trường hợp họ phải chịu một hình phạt theo
quy định của pháp luật. Đặc biệt khi Thẩm phán được đảm nhận các công
việc đặc biệt được biệt phái khỏi ngành tư pháp với tư cách là công chức nhà
nước. Trong thời gian đảm nhận nhiệm vụ này, họ không được đề bạt bất cứ
chức vụ gì ở cơ quan mới này.
Cũng theo quy định Luật Tổ chức toà án Cộng hoà Pháp họ còn có các
quy định về Thẩm phán tập sự trong 2 năm. Sau đó Thẩm phán tập sự phải
thông báo cho Bộ trưởng Bộ Tư pháp vị trí họ mong muốn được bổ nhiệm
(Tổng thống bổ nhiệm). Nếu họ không thông báo nguyện vọng của mình thì
họ sẽ được bổ nhiệm vào một vị trí nhất định, nếu họ không đồng ý với đề
xuất đó, thì bị coi đã từ nhiệm.
1.2. Ý thức pháp luật và ý thức pháp luật của Thẩm phán
1.2.1. Khái niệm cơ bản về ý thức pháp luật
Ý thức pháp luật là một hình thái của ý thức xã hội trong xã hội có giai
cấp, nó là một trong những vấn đề cơ bản, đa dạng, phức tạp của đời sống
pháp luật. Đời sống pháp luật đó là nhu cầu cần phải điều chỉnh những hành
vi có tính lặp đi, lặp lại thường xuyên, phổ biến của con người trong đời sống
xã hội nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp nắm quyền lực và duy trì sự ổn định
của cộng đồng. Nhu cầu cần điều chỉnh đó được con người phản ảnh một cách
tích cực và sáng tạo hình thành ý thức pháp luật.
Đời sống pháp luật trước hết là nhu cầu điều chỉnh hành vi xử sự của
29
con người bằng các quy tắc, nhằm tạo lập một trật tự xã hội nhất định. Nhu
cầu này trong xã hội có giai cấp được các giai cấp thống trị nhận thức và hình
thành ý thức pháp luật của giai cấp mình.
Do đó đời sống pháp luật là một hiện thực khách quan, một bộ phận
của tồn tại xã hội, còn ý thức pháp luật là cái phản ảnh đời sống pháp luật đó.
ý thức pháp luật hiểu theo nghĩa hẹp, theo nghĩa thông thường là ý thức chấp
hành những quy định pháp luật của con người. Vì thế khi đánh giá ý thức
pháp luật của một tập thể, cá nhân nào đó người ta thường so sánh giữa hành
vi chấp hành của những đối tượng đó với yêu cầu của những quy định trong
văn bản pháp luật để đánh giá ý thức pháp luật cao hay thấp, tốt hay kém của
họ. Quan niệm này đồng nhất ý thức pháp luật với một hình thức biểu hiện cụ
thể của nó, như vậy sẽ quá hẹp, thiếu toàn diện, chưa thể hiện rõ được bản
chất, vai trò năng động, sáng tạo của ý thức pháp luật.
Trong lý luận khoa học, ý thức pháp luật được hiểu theo nghĩa rộng.
Tuy nhiên do mục đích và phương diện nghiên cứu khác nhau mà cho đến nay
cũng xuất hiện nhiều quan niệm khác nhau về ý thức pháp luật. Quan niệm
thứ nhất cho rằng: "ý thức pháp luật là một hình thái ý thức xã hội, biểu thị
mối quan hệ của con người đối với pháp luật" [27, tr.147]. Đây là quan niệm
mang tính khái quát cao, nhưng lại quá chung chưa phản ánh kết cấu nội dung
của ý thức pháp luật. Quan niệm thứ hai: Thường nhấn mạnh mặt này hay mặt
khác của ý thức pháp luật. Có quan niệm tập trung nhấn mạnh cơ cấu của ý
thức pháp luật như:
Ý thức pháp luật là tổng hợp những tư tưởng, quan điểm
pháp luật và tâm lý pháp luật. Hay nói cụ thể hơn, là tổng hợp
những nhận thức, những hiểu biết quan điểm pháp lý, những tình
cảm pháp luật, cùng với sự tôn trọng và thói quen chấp hành
nghiêm chỉnh pháp luật [25, tr.235].
30
Xét về mặt bản chất giai cấp, có quan niệm cho rằng:
Ý thức pháp luật XHCN là tổng hòa những quan điểm quan
niệm, tình cảm về mặt pháp luật thể hiện thái độ của giai cấp công
nhân và của nhân dân lao động do giai cấp công nhân lãnh đạo, đối
với pháp luật, đối với những yêu cầu khác của pháp luật, đối với
các quyền và nghĩa vụ của công dân [6, tr.196].
Một số ý kiến khác lại thu hẹp cơ cấu của ý thức pháp luật, chỉ nhấn
mạnh mặt tri thức pháp luật như:
Ý thức pháp luật là tổng thể những học thuyết, tư tưởng, quan
điểm và quan niệm thịnh hành trong xã hội, thể hiện mối quan hệ
thông qua sự hiểu biết của con người đối với pháp luật hiện hành,
pháp luật đã qua và pháp luật cần phải có, thể hiện sự đánh giá về
tính hợp pháp hay không hợp pháp trong hành vi xử sự của con
người cũng như trong hoạt động của các cơ quan nhà nước và tổ
chức xã hội [27, tr.229].
Có quan niệm chỉ tập trung nhấn mạnh ý thức của chủ thể pháp luật:
"ý thức pháp luật là trình độ hiểu biết của các tầng lớp nhân dân về pháp
luật... ý thức pháp luật còn là thái độ đối với pháp luật, ý thức tôn trọng
hay coi thường pháp luật, đó là thái độ đối với hành vi vi phạm pháp luật
và phạm tội" [27, tr.609].
Quan niệm thứ ba: Đề cập tới ý thức pháp luật một cách đầy
đủ, toàn diện hơn. Nó không những chỉ ra được tính chất, cơ cấu và
nội dung của ý thức pháp luật mà còn đề cập đến cả nguồn gốc, mối
liên hệ phổ biến, tất yếu của ý thức pháp luật đối với đời sống xã
hội. Theo quan niệm này: ý thức pháp luật là một hình thái ý thức
xã hội, là tổng thể những quan điểm, khái niệm, học thuyết pháp lý,
tình cảm của con người (cá nhân, giai cấp, tầng lớp) thể hiện thái độ
31
của họ đối với pháp luật hiện hành, trật tự pháp luật, sự đánh giá về
tính công bằng hay không công bằng, đúng đắn hay không đúng
đắn của pháp luật hiện hành, pháp luật đã qua và pháp luật trong
tương lai, và hành vi hợp pháp, hành vi không hợp pháp của cá
nhân, các cơ quan nhà nước, tổ chức [29, tr.290].
Trên cơ sở nghiên cứu các ý kiến nêu trên, chúng tôi quan niệm:
Ý thức pháp luật là một hình thái ý thức xã hội, mang tính giai cấp sâu
sắc phản ánh một cách tích cực, sáng tạo và trực tiếp đời sống pháp luật, hình
thành những khái niệm, quan điểm, tư tưởng, tình cảm của con người (cá
nhân, giai cấp, tầng lớp) đối với pháp luật, thể hiện sự hiểu biết, thái độ của
họ đối với pháp luật hiện hành, pháp luật trong quá khứ và pháp luật trong
tương lai, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể pháp luật, tính hợp pháp hay
không hợp pháp trong hành vi xử sự của cá nhân, các cơ quan nhà nước, tổ
chức chính trị xã hội.
Quan niệm trên đã chỉ rõ nguồn gốc trực tiếp của ý thức pháp luật là đời
sống pháp luật, đồng thời cũng nêu lên tính chất, cơ cấu và nội dung... của ý thức
pháp luật, qua đó thấy được vai trò to lớn của ý thức pháp luật trong đời sống xã
hội, để có thái độ xử sự đúng đắn như nó đang tồn tại. Là một hình thái ý thức xã
hội, ý thức pháp luật tuân thủ quy luật chung của sự hình thành ý thức xã hội
phản ánh đời sống pháp luật, mà trước hết là nhu cầu pháp lý đặt ra của đời sống
xã hội, thông qua chuẩn mực pháp luật để điều chỉnh hành vi con người, nhằm
thiết lập trật tự kỷ cương xã hội theo ý chí của giai cấp cầm quyền.
Ý thức pháp luật có mối quan hệ tác động qua lại với các hình thái ý
thức xã hội khác, nhất là đối với ý thức chính trị, và ý thức đạo đức.
Ý thức chính trị phản ánh mối quan hệ giữa các tập đoàn người trong
xã hội đối với quyền lực nhà nước. Còn ý thức pháp luật phản ánh mối quan
hệ của còn người đối với các quy tắc được chấp nhận trong xã hội nhất định.
32
ý thức pháp luật chịu sự tác động trực tiếp của ý thức chính trị bởi vì bản chất
pháp luật là ý chí của giai cấp cầm quyền được thể hiện thành "luật lệ" mà
mỗi chế độ xã hội có giai cấp, chỉ có một hệ thống pháp luật duy nhất thể hiện
ý chí của giai cấp cầm quyền.
Ý thức đạo đức phản ánh mối quan hệ giữa các cá nhân và những quan
điểm theo đó con người đánh giá chính "cái tôi" của mình, nghĩa vụ công
bằng mang tính nội tâm và tự nguyện. Còn ý thức pháp luật nghĩa vụ và công
bằng dân chủ được Nhà nước quy định, do đó mang tính cưỡng chế.
Nếu ý thức chính trị có tác động chi phối ý thức pháp luật nhất là hệ tư
tưởng chính trị thì ngược lại ý thức pháp luật là sự phản ánh những yêu cầu
chính trị dưới góc độ pháp luật. Bên cạnh đó, ý thức pháp luật và ý thức đạo
đức đều cùng hướng vào việc điều chỉnh hành vi con người, nên chúng chịu
ảnh hưởng và hỗ trợ nhau rất lớn.
Như vậy ý thức pháp luật, ý thức chính trị và ý thức đạo đức có mối
quan hệ hữu cơ, tác động qua lại lẫn nhau, mặc dù khác nhau nhưng chúng
cùng phản ánh và chịu sự quy định của tồn tại xã hội, nhất là sự quy định của
chế độ kinh tế.
1.2.2. Cơ cấu của ý thức pháp luật
Kết cấu của ý thức pháp luật là cách thức tổ chức bên trong của ý thức
pháp luật, trong đó, giữa các nhân tố cấu thành của ý thức pháp luật vừa thống
nhất với nhau vừa tác động ảnh hưởng lẫn nhau và với các hiện tượng khác
trong đời sống xã hội.
Ý thức pháp luật là hiện tượng xã hội phức tạp, theo các lát cắt khác
nhau, có thể chia ý thức pháp luật thành những yếu tố cấu thành khác nhau.
Mỗi cách phân chia đều có ý nghĩa nhất định trong việc tìm hiểu bản chất, đặc
điểm và vai trò của ý thức pháp luật. Xuất phát từ mục đích và nhiệm vụ của
luận văn chúng tôi theo cách tiếp cận kết cấu ý thức pháp luật gồm hai bộ
phận: Hệ tư tưởng pháp luật và tâm lý pháp luật.
33
Một là: Hệ tư tưởng pháp luật.
Hệ tư tưởng pháp luật là tổng hợp các quan điểm, ý niệm, tư tưởng, của
con người về đời sống pháp luật hợp thành hệ thống thống nhất, phản ánh một
cách sâu sắc đời sống pháp luật trên lập trường của một giai cấp nhất định.
Hệ tư tưởng pháp luật phản ánh hiện thực một cách không trực tiếp,
trực diện mà phản ánh một cách gián tiếp dưới dạng các khái niệm, phạm trù,
quan điểm, tư tưởng… Hệ tư tưởng pháp luật là sự nhận thức ở trình độ lý
luận, có tính hệ thống về các vấn đề có tính bản chất của pháp luật và các hiện
tượng pháp luật.
Nội dung của hệ tư tưởng pháp luật chủ yếu là những tri thức về vai trò,
chức năng, bản chất giai cấp của pháp luật, về mối quan hệ giữa pháp luật với
dân chủ, bình đẳng, công bằng tự do của con người, mối quan hệ giữa quyền
và nghĩa vụ pháp chế trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước về
sáng tạo pháp luật và thực hiện pháp luật.
Hệ tư tưởng pháp luật chính thống của một quốc gia bao giờ cũng là hệ
tư tưởng của giai cấp thống trị (trong xã hội tư bản chủ nghĩa, giai cấp thống trị
là giai cấp tư sản, trong xã hội XHCN giai cấp thống trị là giai cấp công nhân
và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Khi giai cấp thống
trị là lực lượng tiến bộ của xã hội, có lợi ích phù hợp với lợi ích căn bản của
đông đảo các lực lượng khác trong xã hội thì tính khoa học, tính dân chủ và
tính xã hội của hệ tư tưởng pháp luật sẽ thể hiện nổi bật, rõ nét. Ngược lại, nó
sẽ trở thành hệ tư tưởng pháp luật lạc hậu, thậm chí phản động. Song, dù có
tiến bộ hay lạc hậu thì trong quá trình tồn tại và phát triển, các hệ tư tưởng này
luôn có ý thức chuyển hóa mạnh mẽ thành ý thức pháp luật của toàn xã hội.
Ở nước ta hiện nay tư tưởng pháp luật của chủ nghĩa Mác - Lênin và
Hồ Chí Minh được cụ thể hóa trong đường lối chính sách của Đảng và Nhà
nước ta. Một trong những đặc điểm cơ bản nhất của sự hình thành ý thức pháp
34
luật ở Việt Nam là quá trình tự giác dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đây chính là nhân tố quyết định của bản chất giai cấp công nhân và tính nhân
dân của ý thức pháp luật. Muốn nâng cao được ý thức pháp luật chúng ta cần
dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và
quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò, bản chất của pháp luật
làm cho các quan điểm đó trở thành hệ tư tưởng pháp luật chi phối đời sống
pháp luật toàn xã hội ở Việt Nam hiện nay. Bên cạnh đó Nhà nước phải kịp
thời thể chế hóa đường lối chính trị của Đảng thành pháp luật để đưa đường
lối của Đảng đến toàn xã hội.
Để đảm bảo phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên mọi lĩnh vực,
trước hết pháp luật phải thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân, đồng thời
là công cụ hữu hiệu đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân, đảm bảo cho nhân
dân thực sự tham gia vào quá trình xây dựng pháp luật, giám sát các cơ quan
nhà nước trong việc thực thi pháp luật. Thực tiễn cách mạng Việt Nam chỉ ra
rằng những tư tưởng trên có vai trò hết sức to lớn trong công tác xây dựng
pháp luật, xây dựng nền pháp quyền XHCN cũng như công tác phổ biến giáo
dục pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật XHCN.
Hai là: Tâm lý pháp luật
Tâm lý pháp luật được hình thành một cách tự phát dưới tâm trạng,
cảm xúc, thái độ, tình cảm đối với pháp luật và các hiện tượng pháp lý
khác. Nó là nấc thang đầu tiên của nhận thức con người về vấn đề liên quan
đến pháp luật, là kết quả của nhận thức trực tiếp, mang nhiều yếu tố chủ
quan, cảm tính.
Tâm lý pháp luật là trình độ nhận thức trực giác cảm tính dưới sự tác
động mạnh mẽ của các yếu tố nhu cầu, lợi ích của cá nhân, nhóm người, hay
cộng đồng xã hội nó mang nhiều tính chất chủ quan, tự phát. Trong hoạt động
35
giao tiếp hàng ngày thường xuất hiện những trạng thái tâm lý pháp luật trong
con người bao gồm: Tình cảm, tâm trạng, truyền thống, thói quen, niềm tin,
thành kiến... Tâm lý pháp luật tồn tại phổ biến trong mọi cá nhân, nó là yếu tố
ảnh hưởng lớn đến sự hình thành ý thức pháp luật nước ta hiện nay.
Trình độ nhận thức cảm tính trong tâm lý pháp luật thể hiện ở thái độ
của nhân dân đối với pháp luật hiện hành và việc chấp hành các quy định của
pháp luật. Thái độ này có thể biểu hiện khi chưa có hiểu biết pháp luật và có
thể khi đã có kiến thức pháp luật thông thường nhưng về thái độ lại xem
thường pháp luật. Chính vì thế, quá trình hình thành ý thức pháp luật, trước tiên
cần cho mọi người hiểu biết pháp luật và xây dựng thái độ tôn trọng pháp luật.
Trình độ hiểu biết pháp luật, văn hóa pháp lý luôn là cơ sở cho sự nhận thức để
hình thành ý thức pháp luật và củng cố thái độ, niềm tin đối với pháp luật.
Trong những trạng thái của tâm lý pháp luật thì tình cảm pháp luật,
pháp luật là yếu tố năng động. Nếu chủ thể nhận thức được giá trị của pháp
luật và cơ chế điều chỉnh của pháp luật phù hợp với nguyện vọng, lợi ích nhu
cầu của mình thì nảy sinh tình cảm pháp luật tích cực. Ngược lại, sẽ xuất hiện
tình cảm tiêu cực. Tình cảm pháp luật này ảnh hưởng rất lớn tới thái độ tích
cực hoặc tiêu cực của con người đối với pháp luật.
Truyền thống, thói quen, niềm tin pháp luật là nhân tố tương đối ổn
định trong tâm lý pháp luật. Nó được hình thành trong một thời gian dài và
trải qua thử thách, giúp cho con người hoạt động một cách tự tin và kiên định.
Vì vậy nó là yếu tố quan trọng trong việc hình thành ý thức pháp luật. Trong
mọi lĩnh vực cũng phải cân nhắc cẩn thận việc tiếp thu, kế thừa truyền thống
thói quen, bởi vì truyền thống thói quen có cả mặt tích cực và mặt tiêu cực.
Chẳng hạn, do điều kiện lịch sử, đất nước ta nhìn chung chưa có thói quen
sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, do vậy trong quá trình xây
dựng Nhà nước pháp quyền chúng ta phải khắc phục hạn chế này.
36
Là một bộ phận của ý thức xã hội, luôn gắn liền với truyền thống tập
quán, thói quen của con người, tâm lý pháp luật, ít biến đổi, biến đổi chậm
chạp, do đó nó bền vững, bảo thủ hơn so với tư tưởng pháp luật. Cho nên
muốn xóa bỏ ý thức pháp luật lạc hậu, xây dựng ý thức pháp luật XHCN thì
cần phải có quá trình lâu dài, phức tạp.
Tâm lý pháp luật và hệ tư tưởng pháp luật có mối quan hệ biện chứng
với nhau. Tâm lý pháp luật ra đời một cách tự phát, nhưng chịu sự chi phối
của hệ tư tưởng pháp luật. Ngược lại, sự phát triển của hệ tư tưởng pháp luật
cũng chịu ảnh hưởng của tâm lý pháp luật. Tâm lý pháp luật và hệ tư tưởng
pháp luật là hai trình độ phản ánh đời sống pháp luật, nhưng có mối quan hệ
tác động lẫn nhau trong sự hình thành ý thức pháp luật.
1.2.3. Ý thức pháp luật của Thẩm phán
Ý thức pháp luật thông thường được hình thành một cách tự phát dưới tác
động trực tiếp của điều kiện xã hội và kinh nghiệm cuộc sống cá nhân. ý thức
pháp luật thông thường của mọi tầng lớp xã hội nói chung và của Thẩm phán nói
riêng, thì yếu tố tâm lý pháp luật có vai trò rất quan trọng. Ở mỗi góc độ khác
nhau ý thức pháp luật được thừa nhận và tiếp thụ một cách trực tiếp hoặc gián
tiếp, tức là quy phạm pháp luật được thể hiện thế nào thì hành vi của con người
thể hiện như thế. Người Thẩm phán có ý thức pháp luật thông thường nghĩa là
người đó chưa có kiến thức sâu về khoa học, lý luận, tính hệ thống về pháp luật;
tuy nhiên người đó có hiểu biết nhất định về quy định của pháp luật, có những
kinh nghiệm nhất định trong xử lý các vụ việc pháp lý cụ thể.
Ý thức pháp luật của người Thẩm phán phải mang tính lý luận được thể
hiện dưới dạng các quan điểm cụ thể về pháp luật. Khác với ý thức pháp luật
thông thường, ý thức pháp luật của Thẩm phán mang tính lý luận cao được
hình thành trên cơ sở nghiên cứu và tổng hợp sâu sắc kiến thức pháp luật. ý
thức pháp luật của Thẩm phán mang tính lý luận là cơ sở cho hoạt động sáng
37
tạo pháp luật và áp dụng pháp luật trong từng vụ việc cụ thể, đồng thời nó
cũng là cơ sở khoa học cho hoạt động pháp lý thực tế. Như vậy, nếu ý thức
pháp luật thông thường mới chỉ phản ánh mối liên hệ bên ngoài, chưa đi vào
bản chất bên trong của pháp luật thì ý thức pháp luật mang tính lý luận phản
ánh những vấn đề bản chất nhất của pháp luật như: sự xuất hiện của pháp luật,
bản chất, mối liên hệ của nó với các hiện tượng khác - chính trị, đạo đức, kinh
tế, mối quan hệ…
Ý thức pháp luật mang tính nghề nghiệp là ý thức pháp luật của của
Thẩm phán..., mỗi người Thẩm phán trong hoạt động của mình thường xuyên
vận dụng sáng tạo pháp luật. Cho nên, ý thức pháp luật mang tính nghề
nghiệp không chỉ có riêng ở Thẩm phán, cán bộ Kiểm sát, Điều tra, Thanh tra
mà còn có ở cả cán bộ quản lý nhà nước. So với ý thức pháp luật thông
thường và ý thức mang tính lý luận, ý thức pháp luật mang tính nghề nghiệp
đặc trưng bởi sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố tư tưởng và yếu tố tâm lý. Ý thức
pháp luật của Thẩm phán ở mức độ nghề nghiệp không chỉ đặc trưng bởi trình
độ hiểu biết cao về pháp luật, mà còn được đặc trưng bởi khả năng thực tế cao
như thành thói quen trong việc vận dụng và áp dụng pháp luật trong thực tế.
Đối với người người Thẩm phán cần phải có ý thức pháp luật là điều
kiện cần để người Thẩm phán thực hiện công việc được giao một cách công
tâm thì ý thức pháp luật giữ vai trò đặc biệt quan trọng, ý thức pháp luật của
Thẩm phán không chỉ thể hiện với tư cách là điều kiện hiệu quả độc lập và
trực tiếp của pháp luật mà còn thâm nhập vào các điều kiện hiệu quả khác. ý
thức pháp luật của Thẩm phán là cơ sở cho sự hoàn thiện cho pháp luật và cho
chính bản thân họ.
Ý thức pháp luật của mỗi người Thẩm phán phản ánh rõ sự hiểu biết,
nhận thức pháp luật từng cá nhân Thẩm phán. Đó là những quan điểm, nhận
38
thức, tư tưởng tình cảm pháp luật của mỗi Thẩm phán nhất định trong xã hội.
Sự giống nhau về điều kiện đời sống và lợi ích đã tạo ra cho những Thẩm phán
cũng tạo ra những nhận thức, thái độ tương đối giống nhau đối với pháp luật.
Ý thức pháp luật của Thẩm phán là cơ sở hình thành văn hóa pháp lý, ý
thức pháp luật của Thẩm phán được tạo nên bởi tri thức pháp luật và niềm tin
nội tâm của Thẩm phán. Không phải ý thức pháp luật của mỗi cá nhân các
Thẩm phán đều đạt tới ý thức pháp luật xã hội. Trình độ ý thức pháp luật cá
nhân của các Thẩm phán có sự khác nhau, do đó nhiệm vụ cơ bản của công
tác giáo dục pháp luật là nâng trình độ của ý thức pháp luật của mỗi cá nhân
Thẩm phán lên ngang bằng với trình độ của ý thức pháp luật xã hội.
Liên quan đến ý thức pháp luật Thẩm phán nói riêng có thể nói đến ý
thức pháp luật nghề nghiệp của cán bộ làm công tác tư pháp nói chung. Ý
thức pháp luật mang tính nghề nghiệp này được hình thành trong quá trình
học tập, đào tạo và công tác thực tế. Chất lượng công tác của Thẩm phán nói
riêng và cán bộ làm công tác tư pháp nói chung phụ thuộc vào trình độ ý thức
pháp luật nghề nghiệp của họ. Để nâng cao hiệu quả của công tác xây dựng ý
thức pháp luật, áp dụng pháp luật và bảo vệ pháp luật thì một trong những vấn
đề được đặt ra là phải đào tạo một đội ngũ Thẩm phán đông đảo, có trình độ
chuyên môn cao và phẩm chất đạo đức tốt.
Như vậy, ý thức pháp luật của Thẩm phán là một hình thái ý thức pháp
luật, mang tính xã hội nghề nghiệp đặc thù phản ánh một cách tích cực, sáng
tạo và trực tiếp đời sống pháp luật, hình thành những khái niệm, quan điểm,
tư tưởng, tình cảm của Thẩm phán đối với pháp luật, thể hiện sự hiểu biết,
thái độ của họ đối với pháp luật hiện hành, pháp luật trong quá khứ và pháp
luật trong tương lai, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể pháp luật, tính hợp
pháp hay không hợp pháp trong hành vi xử sự của cá nhân, các cơ quan nhà
39
nước, tổ chức chính trị xã hội.
1.2.4. Các yếu tố tác động đến ý thức pháp luật của Thẩm phán
1.2.4.1. Sự phát triển của nền kinh tế thị trường
Sự phát triển của kinh tế thị trường có tác động không nhỏ đến quá
trình phát triển ý thức pháp luật ở nước ta, đặc biệt là đối với Thẩm phán. Sự
phát triển về kinh tế tạo ra những nhu cầu khách quan đòi hỏi những nhận
thức, những hiểu biết, những quan điểm về pháp luật phải được nâng cao,
thúc đẩy đời sống pháp luật phát triển. Các quan hệ kinh tế thị trường dẫn tới
khách quan phải điều chỉnh các quan hệ xã hội bằng pháp luật, từ đó phải
nâng cao hiểu biết pháp luật mới có thể đáp ứng được sự thay đổi của xã hội.
Đó là tiền đề khách quan cho ý thức pháp luật ngày càng phát triển, quá trình
dân chủ hóa trong lĩnh vực kinh tế cùng với dân chủ hóa trong lĩnh vực chính
trị gần 30 năm qua đạt được những thành quả đáng mừng, dẫn đến đổi mới
pháp luật, nhận thức pháp luật cũng tăng. Nền kinh tế thị trường ở nước ta
phát triển theo định hướng XHCN đã tạo động lực thúc đẩy việc nâng cao
nhận thức, hiểu biết về pháp luật, từ đó hình thành ý thức, lối sống tuân thủ
theo pháp luật một cách tự giác. Có thể nói, giai đoạn này người dân quan tâm
nhiều đến pháp luật, họ luôn có ý thức tôn trọng, tuân thủ pháp luật, hơn nữa
họ nhận thức sự ra đời, tồn tại của pháp luật là một nhu cầu khách quan của
đời sống xã hội. Hoạt động của Thẩm phán cũng đi vào chiều sâu, tuân thủ
chặt chẽ quy trình và áp dụng luật nội dung chính xác, đầy đủ, toàn diện hơn.
Bên cạnh những mặt tích cực, cơ chế thị trường còn bộc lộ những
mặt hạn chế. Một số ít người vì lợi ích cá nhân, lợi nhuận cao đã vi phạm
pháp luật, tìm mọi kẽ hở của pháp luật để luồn lách, cơ chế lỏng lẻo, hệ
thống pháp luật thiếu đồng bộ đã tạo điều kiện cho họ bất chấp pháp luật.
Tình trạng này đã ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của ý thức pháp
luật của Thẩm phán.
Xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong cải cách tư pháp
Xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong cải cách tư pháp
Xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong cải cách tư pháp
Xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong cải cách tư pháp
Xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong cải cách tư pháp
Xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong cải cách tư pháp
Xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong cải cách tư pháp
Xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong cải cách tư pháp
Xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong cải cách tư pháp
Xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong cải cách tư pháp
Xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong cải cách tư pháp
Xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong cải cách tư pháp
Xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong cải cách tư pháp
Xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong cải cách tư pháp
Xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong cải cách tư pháp
Xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong cải cách tư pháp
Xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong cải cách tư pháp
Xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong cải cách tư pháp
Xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong cải cách tư pháp
Xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong cải cách tư pháp
Xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong cải cách tư pháp
Xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong cải cách tư pháp
Xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong cải cách tư pháp
Xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong cải cách tư pháp
Xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong cải cách tư pháp
Xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong cải cách tư pháp
Xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong cải cách tư pháp
Xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong cải cách tư pháp
Xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong cải cách tư pháp
Xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong cải cách tư pháp
Xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong cải cách tư pháp
Xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong cải cách tư pháp
Xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong cải cách tư pháp
Xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong cải cách tư pháp
Xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong cải cách tư pháp
Xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong cải cách tư pháp
Xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong cải cách tư pháp
Xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong cải cách tư pháp
Xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong cải cách tư pháp
Xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong cải cách tư pháp
Xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong cải cách tư pháp
Xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong cải cách tư pháp
Xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong cải cách tư pháp
Xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong cải cách tư pháp
Xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong cải cách tư pháp
Xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong cải cách tư pháp
Xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong cải cách tư pháp
Xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong cải cách tư pháp
Xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong cải cách tư pháp
Xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong cải cách tư pháp
Xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong cải cách tư pháp
Xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong cải cách tư pháp
Xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong cải cách tư pháp
Xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong cải cách tư pháp
Xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong cải cách tư pháp
Xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong cải cách tư pháp
Xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong cải cách tư pháp
Xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong cải cách tư pháp
Xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong cải cách tư pháp
Xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong cải cách tư pháp
Xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong cải cách tư pháp
Xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong cải cách tư pháp
Xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong cải cách tư pháp
Xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong cải cách tư pháp
Xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong cải cách tư pháp
Xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong cải cách tư pháp
Xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong cải cách tư pháp
Xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong cải cách tư pháp
Xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong cải cách tư pháp
Xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong cải cách tư pháp
Xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong cải cách tư pháp
Xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong cải cách tư pháp
Xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong cải cách tư pháp
Xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong cải cách tư pháp
Xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong cải cách tư pháp
Xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong cải cách tư pháp
Xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong cải cách tư pháp

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Luận văn: Tội che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán, HAY
Luận văn: Tội che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán, HAYLuận văn: Tội che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán, HAY
Luận văn: Tội che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán, HAY
 
Luận văn: Vai trò của Thẩm phán trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Vai trò của Thẩm phán trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Vai trò của Thẩm phán trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Vai trò của Thẩm phán trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, 9đ
Luận văn: Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, 9đLuận văn: Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, 9đ
Luận văn: Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, 9đ
 
Đề tài: Hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn
Đề tài: Hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản giữa vợ chồng khi ly hônĐề tài: Hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn
Đề tài: Hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn
 
Luận văn: Quyền tư pháp theo Hiến pháp năm 2013, HOT, HAY
Luận văn: Quyền tư pháp theo Hiến pháp năm 2013, HOT, HAYLuận văn: Quyền tư pháp theo Hiến pháp năm 2013, HOT, HAY
Luận văn: Quyền tư pháp theo Hiến pháp năm 2013, HOT, HAY
 
Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY
Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAYĐề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY
Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY
 
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sựLuận văn: Áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự
 
Luận văn: Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước
Luận văn: Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nướcLuận văn: Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước
Luận văn: Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước
 
Đề tài: Biện pháp điều tra khám xét theo luật tố tụng hình sự
Đề tài: Biện pháp điều tra khám xét theo luật tố tụng hình sựĐề tài: Biện pháp điều tra khám xét theo luật tố tụng hình sự
Đề tài: Biện pháp điều tra khám xét theo luật tố tụng hình sự
 
Đề tài: Hoạt động bào chữa của luật sư trong xét xử sơ thẩm, HOT
Đề tài: Hoạt động bào chữa của luật sư trong xét xử sơ thẩm, HOTĐề tài: Hoạt động bào chữa của luật sư trong xét xử sơ thẩm, HOT
Đề tài: Hoạt động bào chữa của luật sư trong xét xử sơ thẩm, HOT
 
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, 9đ
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, 9đLuận văn: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, 9đ
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, 9đ
 
Luận văn: Thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án theo luật, HOT
Luận văn: Thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án theo luật, HOTLuận văn: Thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án theo luật, HOT
Luận văn: Thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án theo luật, HOT
 
Luận văn: Giải quyết vụ án hành chính tại Tòa án tỉnh Đồng Nai
Luận văn: Giải quyết vụ án hành chính tại Tòa án tỉnh Đồng NaiLuận văn: Giải quyết vụ án hành chính tại Tòa án tỉnh Đồng Nai
Luận văn: Giải quyết vụ án hành chính tại Tòa án tỉnh Đồng Nai
 
Luận văn: Địa vị pháp lý của Hội thẩm trong tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Địa vị pháp lý của Hội thẩm trong tố tụng hình sự, HOTLuận văn: Địa vị pháp lý của Hội thẩm trong tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Địa vị pháp lý của Hội thẩm trong tố tụng hình sự, HOT
 
Luận văn thạc sĩ: Đương sự trong vụ án dân sự, HAY
Luận văn thạc sĩ: Đương sự trong vụ án dân sự, HAYLuận văn thạc sĩ: Đương sự trong vụ án dân sự, HAY
Luận văn thạc sĩ: Đương sự trong vụ án dân sự, HAY
 
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự, HOTLuận văn: Biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự, HOT
 
Luận văn: Sự độc lập của hoạt động xét xử, HOT
Luận văn: Sự độc lập của hoạt động xét xử, HOTLuận văn: Sự độc lập của hoạt động xét xử, HOT
Luận văn: Sự độc lập của hoạt động xét xử, HOT
 
200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Luật Tại Tòa Án, 9 Điểm
200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Luật Tại Tòa Án, 9 Điểm200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Luật Tại Tòa Án, 9 Điểm
200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Luật Tại Tòa Án, 9 Điểm
 
Luận văn: Hỏi cung bị can trong Luật tố tụng hình sự, HAY
Luận văn: Hỏi cung bị can trong Luật tố tụng hình sự, HAYLuận văn: Hỏi cung bị can trong Luật tố tụng hình sự, HAY
Luận văn: Hỏi cung bị can trong Luật tố tụng hình sự, HAY
 
Luận văn: Trách nhiệm bồi thường do công chứng viên gây ra, HAY
Luận văn: Trách nhiệm bồi thường do công chứng viên gây ra, HAYLuận văn: Trách nhiệm bồi thường do công chứng viên gây ra, HAY
Luận văn: Trách nhiệm bồi thường do công chứng viên gây ra, HAY
 

Similar to Xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong cải cách tư pháp

Xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên Huế
Xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên HuếXét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên Huế
Xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên Huếluanvantrust
 
Luận văn: Xây dựng và áp dụng án lệ giải quyết tranh chấp dân sự ở Việt Nam h...
Luận văn: Xây dựng và áp dụng án lệ giải quyết tranh chấp dân sự ở Việt Nam h...Luận văn: Xây dựng và áp dụng án lệ giải quyết tranh chấp dân sự ở Việt Nam h...
Luận văn: Xây dựng và áp dụng án lệ giải quyết tranh chấp dân sự ở Việt Nam h...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
NHỮNG NGƢỜI THAM GIA TỐ TỤNG TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM.pdf
NHỮNG NGƢỜI THAM GIA TỐ TỤNG TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM.pdfNHỮNG NGƢỜI THAM GIA TỐ TỤNG TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM.pdf
NHỮNG NGƢỜI THAM GIA TỐ TỤNG TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM.pdfNuioKila
 

Similar to Xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong cải cách tư pháp (20)

Luận văn: Thực tiễn thi hành án dân sự ở tỉnh Ninh Bình, HOT
Luận văn: Thực tiễn thi hành án dân sự ở tỉnh Ninh Bình, HOTLuận văn: Thực tiễn thi hành án dân sự ở tỉnh Ninh Bình, HOT
Luận văn: Thực tiễn thi hành án dân sự ở tỉnh Ninh Bình, HOT
 
Luận văn: Thực tiễn thi hành án dân sự ở tỉnh Ninh Bình, HOT
Luận văn: Thực tiễn thi hành án dân sự ở tỉnh Ninh Bình, HOTLuận văn: Thực tiễn thi hành án dân sự ở tỉnh Ninh Bình, HOT
Luận văn: Thực tiễn thi hành án dân sự ở tỉnh Ninh Bình, HOT
 
Cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan có thẩm quyền
Cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan có thẩm quyềnCung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan có thẩm quyền
Cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan có thẩm quyền
 
Xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên Huế
Xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên HuếXét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên Huế
Xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên Huế
 
Luận văn thạc sĩ: Trợ giúp pháp lý tại tỉnh Thanh Hóa, HOT
Luận văn thạc sĩ: Trợ giúp pháp lý tại tỉnh Thanh Hóa, HOTLuận văn thạc sĩ: Trợ giúp pháp lý tại tỉnh Thanh Hóa, HOT
Luận văn thạc sĩ: Trợ giúp pháp lý tại tỉnh Thanh Hóa, HOT
 
Đề tài: Vai trò của án lệ và thực tiễn xét xử trong pháp luật, HOT
Đề tài: Vai trò của án lệ và thực tiễn xét xử trong pháp luật, HOTĐề tài: Vai trò của án lệ và thực tiễn xét xử trong pháp luật, HOT
Đề tài: Vai trò của án lệ và thực tiễn xét xử trong pháp luật, HOT
 
Luận văn: Vai trò của án lệ trong hệ thống pháp luật Việt Nam, 9đ
Luận văn: Vai trò của án lệ trong hệ thống pháp luật Việt Nam, 9đLuận văn: Vai trò của án lệ trong hệ thống pháp luật Việt Nam, 9đ
Luận văn: Vai trò của án lệ trong hệ thống pháp luật Việt Nam, 9đ
 
Văn hóa pháp luật của thẩm phán trong tố tụng hành chính, HOT
Văn hóa pháp luật của thẩm phán trong tố tụng hành chính, HOTVăn hóa pháp luật của thẩm phán trong tố tụng hành chính, HOT
Văn hóa pháp luật của thẩm phán trong tố tụng hành chính, HOT
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP DÂN SỰ Ở VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP DÂN SỰ Ở VIỆT NAMLUẬN VĂN THẠC SĨ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP DÂN SỰ Ở VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP DÂN SỰ Ở VIỆT NAM
 
Luận văn: Người tiến hành tố tụng trong Toà án nhân dân, HAY
Luận văn: Người tiến hành tố tụng trong Toà án nhân dân, HAYLuận văn: Người tiến hành tố tụng trong Toà án nhân dân, HAY
Luận văn: Người tiến hành tố tụng trong Toà án nhân dân, HAY
 
Luận văn: Vai trò của tòa án trong thi hành án hình sự, HOT
Luận văn: Vai trò của tòa án trong thi hành án hình sự, HOTLuận văn: Vai trò của tòa án trong thi hành án hình sự, HOT
Luận văn: Vai trò của tòa án trong thi hành án hình sự, HOT
 
Luận văn: Thi hành án dân sự liên quan đến Phật giáo, HOT
Luận văn: Thi hành án dân sự liên quan đến Phật giáo, HOTLuận văn: Thi hành án dân sự liên quan đến Phật giáo, HOT
Luận văn: Thi hành án dân sự liên quan đến Phật giáo, HOT
 
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật tại tỉnh Thanh Hoá, HAY
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật tại tỉnh Thanh Hoá, HAYLuận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật tại tỉnh Thanh Hoá, HAY
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật tại tỉnh Thanh Hoá, HAY
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP DÂN SỰ Ở VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP DÂN SỰ Ở VIỆT NAMLUẬN VĂN THẠC SĨ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP DÂN SỰ Ở VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP DÂN SỰ Ở VIỆT NAM
 
Đề tài: Đặc điểm của pháp luật trong nhà nước pháp quyền, HAY
Đề tài: Đặc điểm của pháp luật trong nhà nước pháp quyền, HAYĐề tài: Đặc điểm của pháp luật trong nhà nước pháp quyền, HAY
Đề tài: Đặc điểm của pháp luật trong nhà nước pháp quyền, HAY
 
Luận văn: Sự độc lập của thẩm phán, HAY, HOT
Luận văn: Sự độc lập của thẩm phán, HAY, HOTLuận văn: Sự độc lập của thẩm phán, HAY, HOT
Luận văn: Sự độc lập của thẩm phán, HAY, HOT
 
Luận văn: Xây dựng và áp dụng án lệ giải quyết tranh chấp dân sự
Luận văn: Xây dựng và áp dụng án lệ giải quyết tranh chấp dân sựLuận văn: Xây dựng và áp dụng án lệ giải quyết tranh chấp dân sự
Luận văn: Xây dựng và áp dụng án lệ giải quyết tranh chấp dân sự
 
Luận văn: Xây dựng và áp dụng án lệ giải quyết tranh chấp dân sự ở Việt Nam h...
Luận văn: Xây dựng và áp dụng án lệ giải quyết tranh chấp dân sự ở Việt Nam h...Luận văn: Xây dựng và áp dụng án lệ giải quyết tranh chấp dân sự ở Việt Nam h...
Luận văn: Xây dựng và áp dụng án lệ giải quyết tranh chấp dân sự ở Việt Nam h...
 
Luận văn: Các tội phạm về ma túy trong luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội phạm về ma túy trong luật hình sự, HOTLuận văn: Các tội phạm về ma túy trong luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội phạm về ma túy trong luật hình sự, HOT
 
NHỮNG NGƢỜI THAM GIA TỐ TỤNG TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM.pdf
NHỮNG NGƢỜI THAM GIA TỐ TỤNG TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM.pdfNHỮNG NGƢỜI THAM GIA TỐ TỤNG TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM.pdf
NHỮNG NGƢỜI THAM GIA TỐ TỤNG TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM.pdf
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...songtoan982017
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Namlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfchimloncamsungdinhti
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1mskellyworkmail
 
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxGingvin36HC
 
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
 
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...
 
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
 
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 

Xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong cải cách tư pháp

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRẦN THỊ THANH BÌNH X¢Y DùNG ý THøC PH¸P LUËT CñA THÈM PH¸N TRONG BèI C¶NH C¶I C¸CH T¦ PH¸P ë N¦íC TA HIÖN NAY Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật Mã số: 60 38 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS. TS. HOÀNG THỊ KIM QUẾ HÀ NỘI - 2014
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Trần Thị Thanh Bình
  • 3. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt MỞ ĐẦU.......................................................................................................1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ Ý THỨC PHÁP LUẬT CỦA THẨM PHÁN ..................................................................................9 1.1. Nhận thức cơ bản về Thẩm phán....................................................9 1.1.1. Khái niệm Thẩm phán........................................................................9 1.1.2. Đặc điểm của Thẩm phán ..................................................................9 1.1.3. Vị trí, vai trò của Thẩm phán ........................................................... 12 1.1.4. Điều kiện, tiêu chuẩn của Thẩm phán .............................................. 16 1.1.5. Phân loại Thẩm phán ....................................................................... 26 1.2. Ý thức pháp luật và ý thức pháp luật của Thẩm phán................28 1.2.1. Khái niệm cơ bản về ý thức pháp luật.............................................. 28 1.2.2. Cơ cấu của ý thức pháp luật.............................................................32 1.2.3. Ý thức pháp luật của Thẩm phán...................................................... 36 1.2.4. Các yếu tố tác động đến ý thức pháp luật của Thẩm phán................39 Chương 2: THỰC TRẠNG Ý THỨC PHÁP LUẬT CỦA THẨM PHÁN Ở NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.............48 2.1. Thực trạng về số lượng, chất lượng của Thẩm phán và tình hình xét xử trong thời gian qua.....................................................48 2.2. Công tác quy hoạch, tuyển dụng và bổ nhiệm Thẩm phán ......... 54 2.3. Công tác đào tạo, bồi dưỡng Thẩm phán ..................................... 69 2.4. Cơ chế kiểm tra giám sát Thẩm phán...........................................80
  • 4. 2.5. Chế độ chính sách đối với Thẩm phán hiện nay ..........................83 2.6. Ý thức pháp luật của Thẩm phán trong bối cảnh cải cách tư pháp giai đoạn hiện nay..........................................................87 2.6.1. Mục tiêu của Đảng và Nhà nước về cải cách tư pháp trong giai đoạn hiện nay...................................................................................87 2.6.2. Một số nhiệm vụ trọng tâm của ngành Toà án trong xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp...................................................................................... 92 Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG Ý THỨC PHÁP LUẬT CỦA THẨM PHÁN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY......................................................................... 95 3.1. Quan điểm về xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong bối cảnh cải cách tư pháp hiện nay..................................... 95 3.2. Một số giải pháp xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong bối cảnh cải cách tư pháp hiện nay .......................................... 99 3.2.1. Đổi mới cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm Thẩm phán......................... 100 3.2.2. Xây dựng chiến lược đào tạo, bồi dưỡng Thẩm phán..................... 102 3.2.3. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát......................................... 105 3.2.4. Quan tâm đến các chế độ chính sách đãi ngộ đối với Thẩm phán, đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho các Thẩm phán làm việc ......................................................................................... 106 KẾT LUẬN............................................................................................... 111 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................. 114
  • 5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ASEAN: Hiệp hội các nước Đông Nam á CNH-HĐH: Công nghiệp hóa- hiện đại hóa HĐND: Hội đồng nhân dân NQ-TW: Nghị quyết Trung ương PLTP&HTND: Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân TAND: Toà án nhân dân TANDTC: Toà án nhân dân tối cao TTLT-TANDTC-BQP- BNV-UBTWMTTQVN: Thông tư liên tịch – Tòa án nhân dân Tối cao – Bộ nội vụ - Ủy ban Trung ương mặt trận tổ quốc Việt Nam UBTVQH: Ủy ban thường vụ Quốc hội WTO: Tổ chức thương mại quốc tế XHCN: Xã hội chủ nghĩa
  • 6. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ý thức pháp luật và xây dựng ý thức pháp luật, văn hoá pháp lý, hình thành lối sống, làm việc theo pháp luật là một yêu cầu quan trọng đặt ra đối với mọi người dân nói chung và Thẩm phán nói riêng trong bối cảnh cải cách công tác tư pháp ở nước ta hiện nay. Ngoài các tiêu chí như hệ thống pháp luật phải đầy đủ, pháp luật phải nhân đạo, vì con người… thì yêu cầu xây dựng ý thức pháp luật đối với mọi tầng lớp nhân dân nói chung và Thẩm phán nói riêng là một nội dung quan trọng. Điều này không chỉ góp phần khắc phục những tiêu cực của xã hội do ý thức pháp luật kém gây ra, mà còn góp phần quan trọng trong việc xây dựng một xã hội trật tự, ổn định và phát triển. Đất nước ta đã trải nhiều thời kì bị xâm lược, từ ngàn năm Bắc thuộc tới các cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Trong quá trình cai trị, các nước đã đưa pháp luật phản động vào nước ta nhằm phục vụ mục đích cai trị và nô dịch; do vậy, hình thành nên ý thức chống đối hoặc thờ ơ với pháp luật trong nhân dân nói chung và một số bộ phận làm công tác pháp luật nói riêng, ý thức hệ ấy còn tồn tại trong một bộ phận không nhỏ nhân dân hiện nay và là rào cản trong quá trình đưa các chủ trương, chính sách pháp luật vào cuộc sống. Hơn thế, trình độ dân trí nước ta còn thấp nên để hiểu pháp luật và thi hành pháp luật là những thách thức lớn. Sau gần 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng về kinh tế-xã hội, an ninh chính trị được giữ vững, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện và phát triển; bộ máy nhà nước hoạt động ngày càng hiệu quả hơn, đóng góp tích cực vào công cuộc đổi mới của đất nước. Nhờ có sự đổi mới về kinh tế và
  • 7. 2 quyết tâm thực hiện công cuộc cải cách hành chính mà Việt Nam đang là nước có nền kinh tế tăng trưởng nhanh trong khu vực và trên thế giới; cơ sở vật chất được tăng cường, đời sống chính trị - xã hội ổn định, quan hệ quốc tế được mở rộng. Tuy nhiên, khi nền kinh tế chuyển mạnh sang cơ chế thị trường cùng với các yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế thì ngày càng có nhiều vụ việc phức tạp, các loại án hình sự ngày càng tinh vi, mức độ nguy hiểm cho xã hội ngày lớn, các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh tế, thương mại, lao động... ngày càng gia tăng về cả số lượng và sự phức tạp, đặc biệt khi nó xuất hiện yếu tố nước ngoài ngày càng nhiều, giá trị lợi ích vật chất trong các vụ án ngày càng lớn. Do đó, để đưa ra được phán quyết thấu tình đạt lý, phù hợp với thông lệ, tập quán pháp luật quốc tế đòi hỏi Thẩm phán phải tâm huyết với nghề, không ngừng học tập nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ xét xử của mình. Nghề Thẩm phán là nghề xét xử, mục đích là đưa lại sự công bằng cho xã hội, đảm bảo sự ổn định, phát triển và mang ý nghĩa xã hội to lớn. Chính vì thế người Thẩm phán được Visanhsky, một trong những người xây dựng ngành Tư pháp Nga sau cách mạng tháng Mười khẳng định “Thẩm phán người thầy của cuộc sống”. Gần 100 năm nay, điều Ông nói vẫn đúng, lời nói đó vượt qua mọi ranh giới quốc gia và khoảng cách về thời gian. Thẩm phán với nghề nghiệp xét xử đã và đang thực sự là biểu tượng cho khát vọng của nhân loại về một sự công bằng cho đới sống xã hội. Vinh quang của nghề Thẩm phán trước hết phải nói đến là nghề nghiệp mang tính xã hội cao, bởi lẽ công việc của Thẩm phán luôn liên quan đến nhiều cá nhân, tổ chức trong xã hội. Nghề nghiệp xét xử của Thẩm phán liên quan đến số phận, danh dự, uy tín. tài sản, thậm chí nó quyết định cả tính mạng của con người. Toà án, cụ thể hơn là Thẩm phán là người đại diện cho quyền lực nhà
  • 8. 3 nước để đưa ra các phán quyết và khi các phán quyết đó có hiệu lực pháp luật thì tất cả mọi cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, các cá nhân liên quan đều phải tuân thủ chấp hành. Trong những năm qua được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và lãnh đạo ngành Toà án, Thẩm phán nước ta không ngừng được nâng cao cả về số lượng và chất lượng, kết quả xét xử của họ đã góp phần quan trọng vào việc bảo vệ pháp luật xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Tuy nhiên, so với yêu cầu của công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước, đặc biệt là đứng trước các yêu cầu, thách thức trong bối cảnh cải cách công tác tư pháp hiện nay thì Thẩm phán của chúng ta còn nhiều hạn chế, bất cập, tình trạng “thiếu” về số lượng và “yếu” về chất lượng vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi, nhiều lúc. Một bộ phận không nhỏ Thẩm phán suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, yếu kém về năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ đã làm sai lệch vụ án, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Vì vậy, xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong sạch, vững mạnh, có đủ bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và năng lực công tác đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay là rất quan trọng, đòi hỏi Đảng, Nhà nước và ngành Toà án phải tăng cường chỉ đạo và thực hiện quyết liệt hơn nữa nhiệm vụ quan trọng này để thực hiện nhiệm vụ xây dựng nhà nước Việt Nam pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Từ thực tiễn đó, tác giả mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình là “Xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong bối cảnh cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay”, với mong muốn thông qua việc phân tích, đánh giá thực trạng ý thức pháp luật của Thẩm phán ở nước ta hiện nay để góp phần phát hiện những bất cập, hạn chế của công tác xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán ở nước ta, tìm ra những nguyên nhân của sự
  • 9. 4 bất cập, hạn chế đó. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong bối cảnh cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu Để đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế, thì việc xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán phải biết tuân thủ pháp luật, có phẩm chất đạo đức và đủ năng lực chuyên môn nghiệp vụ cao, đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ đổi mới là rất cần thiết. Đây là lĩnh vực được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm. Trong thời gian qua ở nước ta đã có một số công trình nghiên cứu quan trọng liên quan đến lĩnh vực này như: Sổ tay Thẩm phán; Các phẩm chất cơ bản của Thẩm phán của tác giả Đặng Thị Thanh Nga (Tạp chí Luật học số 5/2002); Kỹ năng giao tiếp của Thẩm phán khi giải quyết vụ án dân sự; ThS. Bùi Thị Kim Chi (Tạp chí Luật học số 2/2005); Một số suy nghĩ về những việc Thẩm phán không được làm quy định tại Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Toà án nhân dân năm 2002, Nguyễn Thị Hồng Tươi (Tạp chí Toà án nhân dân số 1/2003); Một số vấn đề về mô hình nhân cách Thẩm phán, ThS, Bùi Thị Kim Chi (Tạp chí Dân chủ và pháp luật số 3/2005); Những phẩm chất, nhân cách của Thẩm phán trong giai đoạn hiện nay, ThS. Đặng Thanh Nga (Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2003); Suy nghĩ về những điều Thẩm phán phải làm, Thẩm phán được làm, chính sách chế độ đối với Thẩm phán, Nguyễn Hồng Tươi (Tạp chí Dân chủ và pháp luật số 5/2002). Nhìn chung, các bài viết trên của các tác giả được thể hiện ở nhiều cấp độ nghiên cứu khác nhau, góc độ tiếp cận khác nhau, nhưng chủ yếu dưới dạng các bài nghiên cứu trên các tạp chí chưa có đề cập một cách có hệ thống về xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán để đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp.
  • 10. 5 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục tiêu Mục tiêu tổng quát của đề tài là nghiên cứu, tìm ra những luận cứ khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng và hoàn thiện những quy định của pháp luật về ý thức pháp luật Thẩm phán và công tác xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong bối cảnh cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về ý thức pháp luật của Thẩm phán và xây dựng ý thức pháp pháp luật của Thẩm phán đáp ứng yêu bối cảnh cải cách tư pháp. Đánh giá đúng đắn, khách quan, toàn diện một số quy định của Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm toà án nhân dân năm 2002 và các quy định của pháp luật thực định về tiêu chuẩn, điều kiện tuyển chọn và bổ nhiệm Thẩm phán. Đánh giá thực trạng công tác xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán ở nước ta hiện nay để làm sáng tỏ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn về ý thức pháp luật và xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán, những yêu cầu, đòi hỏi đối với Thẩm phán; chỉ ra được những bất cập, hạn chế của công tác xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán; làm rõ hơn những yếu tố tích cực, tiêu cực ảnh hưởng đến chất lượng của Thẩm phán cũng như việc tuyển chọn, đào tạo và bổ nhiệm Thẩm phán ở nước ta hiện nay. 4. Phạm vi nghiên cứu “Xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong bối cảnh cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay” là một đề tài có phạm vi nghiên cứu rất rộng, nội dung phong phú, đa dạng, phức tạp và tương đối “nhạy cảm”. Vì vậy, trong phạm vi nghiên cứu của một luận văn thạc sĩ luật học, dựa trên nền tảng các chức năng, nhiệm vụ của công tác xây dựng ý thức pháp luật cán bộ, công
  • 11. 6 chức nói chung để nghiên cứu và tiếp cận các nội dung xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán nói riêng. Tác giả tập trung nghiên cứu những nội dung cơ bản, trọng tâm sau: Khái niệm, vị trí vai trò quan trọng của Thẩm phán ở Việt Nam và một số nước trên thế giới; Phân tích, đánh giá thực trạng ý thức pháp luật của Thẩm phán và công tác xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán ở nước ta hiện nay, qua đó chỉ ra những bất cập, hạn chế về chất lượng, số lượng của Thẩm phán cũng như những bất cập trong công tác tuyển chọn bổ nhiệm Thẩm phán ở nước ta hiện nay; Những yêu cầu, đòi hỏi trong công tác xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong bối cảnh cải cách tư pháp ở nước ta. Từ đó đề xuất được một số giải pháp quan trọng để xây dựng và phát triển Thẩm phán đáp ứng yêu cầu xây dựng một nhà nước Việt Nam pháp quyền xã hội chủ nghĩa. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán ở nước ta trong bối cảnh cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay. Nội dung quan điểm chỉ đạo công cuộc cải cách tư pháp hiện nay và công tác xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán, cán bộ tư pháp trong Nghị quyết 08/NQ-TW ngày 02/01/2002, Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Nội dung các văn bản quy phạm pháp luật về Thẩm phán, điều kiện, tiêu chuẩn tuyển chọn và bổ nhiệm Thẩm phán các văn bản chính sách của Nhà nước về xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong giai đoạn hiện nay.
  • 12. 7 5.2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và phép biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật. Các phương pháp cụ thể được sử dụng đó là phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, so sánh, phương pháp xã hội học, phương pháp lý luận kết hợp với thực tiễn. 6. Ý nghĩa và những điểm mới của đề tài Đề tài “Xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong bối cảnh cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay” được nghiên cứu để đạt được kết quả sau: Đây là luận văn được nghiên cứu ở bậc cao học có tính hệ thống, toàn diện về xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong bối cảnh cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay. Đề tài có tính hệ thống hoá một cách toàn diện những quy định của pháp luật nước ta về thẩm phán từ năm 1945 đến nay. Xác định được hiệu quả sự điều chỉnh của các quy định pháp luật về tiêu chuẩn, điều kiện tuyển chọn và bổ nhiệm Thẩm phán, qua đó chỉ ra các điểm hạn chế của pháp luật thực định về nội dung này, giúp các nhà lập pháp hoàn thiện hơn những quy định của pháp luật hiện hành, đồng thời giúp cho ngành Toà án thấy được vị trí, vai trò quan trọng của công tác xây dựng chiến lược đào tạo Thẩm phán cũng như đội ngũ “nguồn” để tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán. Mặt khác, thông quan việc so sánh, tìm hiểu các quy định của pháp luật một số nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới như Hàn Quốc, Pháp, Malaixia... về điều kiện, tiêu chuẩn tuyển chọn và bổ nhiệm Thẩm phán cũng như kinh nghiệm xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán, “nguồn” để tuyển chọn bổ nhiệm Thẩm phán của họ. Từ đó, luận văn đề xuất một số giải
  • 13. 8 pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng trong công tác xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong bối cảnh cải cách tư pháp hiện nay. Đặc biệt là các quy định liên quan đến trách nhiệm của ngành Toà án trong việc xây dựng kế hoạch chiến lược đào tạo Thẩm phán và “nguồn” để bổ nhiệm Thẩm phán đáp ứng được những yêu cầu nhiệm vụ của công tác cải cách tư pháp nhằm xây dựng nhà nước Việt Nam pháp quyền xã hội chủ nghĩa. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu của luận văn gồm 3 chương, 6 mục: Chương 1: Cơ sở lý luận về ý thức pháp luật của Thẩm phán. Chương 2: Thưc trạng ý thức pháp luật của Thẩm phán ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Chương 3: Quan điểm và một số giải pháp xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong giai đoạn hiện nay.
  • 14. 9 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ Ý THỨC PHÁP LUẬT CỦA THẨM PHÁN 1.1. Nhận thức cơ bản về Thẩm phán 1.1.1. Khái niệm Thẩm phán Điều 1 PLTP&HTTAND năm 2002 quy định: “Thẩm phán là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Toà án” [28, tr.1]. Như vậy, Thẩm phán là những công chức nhà nước được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ xét xử những vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh tế, thương mại, hành chính, lao động và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Toà án. Thẩm phán là những người thay mặt cho Nhà nước sử dụng quyền lực nhà nước để đưa ra các phán quyết nhằm giải quyết sự tranh chấp giữa các bên hoặc phán quyết việc áp dụng các biện pháp chế tài để xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong các vụ án thuộc thẩm quyền, đảm bảo sự tôn trọng và thực thi pháp luật trong đời sống xã hội, đảm bảo bất kỳ hành vi vi phạm pháp luật nào cũng bị xử lý: “không để lọt tội phạm” và “không xử oan người vô tội”. Hiện nay, theo quy định của nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam thì nhiệm kỳ của một Thẩm phán thường được quy định trong một khoảng thời gian nhất định. Ở Việt Nam nhiệm kỳ của Thẩm phán là 5 năm, Hàn Quốc nhiệm kỳ của Thẩm phán là 10 năm. Tuy nhiên, cũng có nhiều nước nhiệm kỳ của Thẩm phán là không thời hạn họ chỉ bị miễn nhiệm khi vi phạm các quy định của pháp luật ví dụ ở Úc Thẩm phán toà án liên bang được bổ nhiệm cho tới khi họ 70 tuổi (đến khi nghỉ hưu). 1.1.2. Đặc điểm của Thẩm phán Hoạt động xét xử là một hoạt động nghề nghiệp đặc thù so với các nghề
  • 15. 10 nghiệp khác ở chỗ hoạt động xét xử của Thẩm phán đòi hỏi một trình độ chuyên môn cao trong các lĩnh vực pháp luật, chính trị và xã hội. Hầu hết họ phải có kiến thức uyên thâm trên mọi lĩnh vực bởi lẽ họ là người đại diện cho nền công lý, cho lẽ phải cho công bằng của toàn xã hội. Do vậy, Thẩm phán có những đặc điểm sau: Thứ nhất: Tính đặc thù trong áp dụng pháp luật Tính đặc thù trong áp dụng pháp luật thể hiện ở chỗ, Thẩm phán với vai trò là người đưa ra phán quyết dựa trên những chứng cứ khách quan, thực tế, không định kiến với mục đích duy nhất là bảo vệ công lý. Tất cả mọi tư vấn tranh luận tại phiên toà phải đảm bảo sự bình đẳng cho các bên trong vụ án. Mọi hành vi ép buộc làm ảnh hưởng tới sự khách quan đối với phán quyết của Thẩm phán đều trái với mục đích áp dụng pháp luật. Đặc thù này khẳng định Thẩm phán phải là người hết sức vô tư, tôn trọng bằng chứng, xem xét đứng đắn các bằng chứng thực tế mà mỗi bên đương sự đưa ra trong quá trình giải quyết vụ án của mình Thứ hai: Hoạt động xét xử chính là một cuộc đấu tranh tìm ra sự thực khách quan, hoạt động này chịu sự giám sát nghiêm ngặt của các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Trong quá trình xử lý vụ án, Thẩm phán phải sử dụng năng lực và toàn bộ kiến thức cần thiết nhằm giải quyết đúng đắn vụ án trên cơ sở bằng chứng thực tế. Đây là cả một quá trình tố tụng phức tạp đòi hỏi ngay từ đầu người Thẩm phán phải thực sự toàn tâm toàn lực. Họ phải rất khéo léo và nhạy bén tại phiên toà, giai đoạn tố tụng cuối cùng rất quan trọng. Để không bị cám dỗ trên con đường tìm kiếm lẽ phải, cuộc đấu tranh tinh thần của người Thẩm phán đòi hỏi họ phải luôn kiên quyết, vững vàng ý chí. Mục tiêu cuối cùng mà người Thẩm phán phải đạt được và cũng là mục đích mà toàn bộ nhân dân hướng tới sau một vụ án đó là một phán quyết thấu
  • 16. 11 tình đạt lý, đảm bảo tính đúng đắn của bản án, không bỏ lọt kẻ phạm tội. Phán quyết đó còn mang tính giáo dục ý thức pháp luật trong toàn bộ dân chúng. Chính vì thế hoạt động xét xử của Thẩm phán được toàn xã hội giám sát. Nguyên tắc Toà án xét xử công khai, khi xét xử có sự tham gia của Hội thẩm nhân dân chính là sự giám sát ở bên trong phiên toà. Khi xét xử Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán, cùng Thẩm phán đưa ra quyết định đúng pháp luật. Thứ ba: Hoạt động này đòi hỏi một con người toàn diện, bản lĩnh vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng, vô tư khách quan Đây không những là đặc thù nghề nghiệp Thẩm phán mà còn là các tiêu chuẩn mà pháp luật đặt ra đối với người Thẩm phán hiện nay. Chỉ có thể có kiến thức rộng rãi trên nhiều lĩnh vực, luôn đấu tranh cho công bằng vô tư, một tâm hồn trong sáng và một bản lĩnh vững vàng thì nghề Thẩm phán và người Thẩm phán mới tạo dựng được sự tin tưởng và tôn kính. Bởi lẽ cần thiết có một chuẩn mực lý tưởng được xã hội thừa nhận, nắm giữ cán cân công lý để điều chỉnh xã hội đi đúng hướng của nó. Người Thẩm phán phải bênh vực cho người bị hại, không thiên vị hay dao động ý chí trước bất kỳ sự việc nào. Tất cả những yêu cầu trên sẽ góp phần tạo dựng nên hình ảnh một nghề biểu tượng cho sự khát khao công lý. Thứ tư: Hoạt động xét xử của Thẩm phán tuân theo một trình tự tố tụng chặt chẽ do pháp luật quy định Phán quyết của Thẩm phán có liên quan trực tiếp tới quyền lợi và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức có liên quan. Để bảo đảm phán quyết đó thấu tình đạt lý thì hoạt động xét xử phải tuân theo một trình tự tố tụng chặt chẽ là điều dễ hiểu. Việc quy định như vậy tránh sự tuỳ tiện lạm quyền, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Vi phạm các quy định của pháp luật tố tụng, bản án dù có hiệu lực pháp luật cũng sẽ được Toà án cấp trên xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
  • 17. 12 1.1.3. Vị trí, vai trò của Thẩm phán “Thẩm phán, người thầy cuộc sống” đó là câu nói nổi tiếng của Visanhski, một trong những người xây ngành Tư pháp Nga sau cách mạng Tháng Mười. Gần 100 năm nay, điều Ông nói vẫn đúng, lời nói đó vượt qua mọi ranh giới quốc gia và khoảng cách về thời gian. Theo quan điểm của Visanhski, giữa người với người có bao nhiêu mối quan hệ thì có bấy nhiêu điều luật, do vậy hiểu luật hoàn toàn khác với thuộc luật. Vì thế, một Thẩm phán với tư duy tốt, với sự cần mẫn tìm hiểu, nghiên cứu nghiền ngẫm luật pháp, sự việc và con người, luôn luôn suy luận về con người và các mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với tổ chức, tập thể và giữa con người trong cộng đồng xã hội; đắm mình vào việc tìm ra phải trái, đúng sai, tốt xấu trong đời sống xã hội đó chính là sự tu dưỡng thường xuyên để ngày càng hoàn thiện mình, và như vậy họ luôn phải tâm niệm ngành Toà án là ngành tổng hợp thì người Thẩm phán mới hiểu sâu sắc về luật và việc áp dụng luật mới đúng đắn và chặt chẽ. Trong quá trình xét xử Thẩm phán vừa có trách nhiệm tìm hiểu vụ việc, từng con người với những mối quan hệ liên quan đến vụ án để đưa ra phán quyết, bản án thực hiện trách nhiệm và quyền xét xử của mình nhưng đồng thời họ cần phải làm sao cho phán quyết, bản án của mình được mọi người “tâm phục, khẩu phục” để không những mang tính phòng ngừa riêng mà nó còn có tác dụng phòng ngừa chung, giáo dục mọi người ý thức trách nhiệm sống tôn trọng và tuân thủ theo pháp luật. Người Thẩm phán nếu ý thức được trách nhiệm, quyền hạn của mình và có lòng yêu nghề nghiệp, lao tâm, khổ tứ, trải nghiệm nhiều trong thực tế xét xử, không ngừng tu dưỡng phẩm chất đạo đức nghề nghiệp để nhận ra vị trí, vai trò của mình trong xã hội, được xã hội tôn vinh khi đó họ đang dần tiến đến cái bục “Người thầy cuộc sống”.
  • 18. 13 Xã hội ngày càng phát triển, các mối quan hệ xã hội ngày càng nhiều và diễn ra ngày càng phức tạp thì khi xảy ra tranh chấp hay có sự vi phạm pháp luật càng đòi hỏi ngành tư pháp phải nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của mình. Với quan niệm “án tại hồ sơ” vụ án, đặc biệt là vụ án hình sự được đưa ra xét xử là kết quả công tác của các ngành điều tra, tuy tố, do đó một trong các khâu này mà yếu, hạn chế hoặc làm sai lệch vụ án thì việc xét xử gần như thất bại. Chính vì thế trong pháp luật tố tụng hiện nay, tranh tụng và kết quả tranh tụng tại toà án đang là vấn đề được xã hội hết sức quan tâm và đòi hỏi ngành tư pháp đặc biệt là các Thẩm phán phải thực hiện tốt hơn nữa các quy định về thủ tục tranh tụng và sử dụng kết quả tranh tụng tại toà. Điều này đang đặt ra cho các cơ quan tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng và hơn hết là Thẩm phán, chủ toạ phiên toà phải làm gì, sẽ tổ chức tranh tụng tại toà như thế nào; việc xem xét chứng cứ, bằng chứng, luận cứ để lý giải chứng minh cho các tình tiết của vụ án để làm sáng tỏ vụ án mà các bên tham gia tranh tụng đưa ra sẽ được Thẩm phán xử lý như thế nào là vấn đề hết sức quan trọng để trên cơ sở đó đưa ra phán quyết cuối cùng của Toà án để giải quyết vụ án. Trong một vụ án, việc xét xử thành công hay thất bại phụ thuộc vào rất nhiều giai đoạn của quá tình tố tụng, nhưng quan trọng nhất là hai giai đoạn: Một là, việc dựng lại toàn bộ sự việc trên cơ sở các chứng cứ trong hồ sơ được đưa ra xem xét, tranh luận công khai tại phiên toà được người tham gia tố tụng thừa nhận, được nhân dân tán thành, ủng hộ như thế là thành công. Hai là, tìm đúng điều luật để áp dụng nhằm giải quyết vụ án, xác định được sự thật, đúng, sai, những tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, động cơ của các hành vi trong vụ án là gì, yếu tố lỗi chủ quan của các bên trong vụ án như thế nào, từ đó Thẩm phán, hội đồng xét xử đưa ra phán quyết để mọi người “tâm phục, khẩu phục” đó là thành công. Do vậy, việc xét xử trước “Công đường”, tổ
  • 19. 14 chức tranh tụng và sử dụng kết quả tranh tụng như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, ý thức pháp luật, áp dụng pháp luật, khả năng, vai trò của người Thẩm phán, bởi lẽ họ phải biết điều khiển dẫn dắt việc tranh tụng để tranh tụng diễn ra một cách có trật tự, đi đúng trọng tâm những vấn đề mấu chốt, những điểm còn mâu thuẫn cần làm rõ của vụ án. Thông qua kết quả tranh tụng, Thẩm phán đánh giá khách quan toàn diện và bản chất của vụ án, các chứng cứ, các lý lẽ, lập luận của các bên, trên cơ sở đó căn cứ vào các quy định của pháp luật để đưa ra các phán quyết đúng đắn. Bởi thế vai trò của người Thẩm phán không chỉ dừng lại ở việc đưa vụ án ra xét xử đúng thời gian luật định, đảm bảo cho các bên tham gia tố tụng được đưa ra chứng cứ, tài liệu và những luận cứ khoa học, pháp lý để bảo vệ lẽ phải, bảo vệ chân lý, sự thật của vụ án mà xét xử tại toà án còn là môi trường thực tế hữu hiệu nhất để giáo dục cá nhân, tổ chức sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Đối với xã hội ta hiện nay, khi chúng ta đang cố gắng xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN thì đây càng là vấn đề quan trọng và cần thiết vì trình độ pháp luật, ý thức của người dân chưa cao, họ chỉ lấy kết quả phán quyết của Toà và chuẩn mực đạo đức xã hội để so sánh để làm mẫu mực cho mọi hành động của mình. Với nhiệm vụ thực hiện cải cách công tác tư pháp hiện nay thì việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật tố tụng theo pháp luật tố tụng tiên tiến trên thế giới đặc biệt là các quy định về tính “độc lập” và tố tụng tranh tụng tại Toà án đang được Đảng, Nhà nước và Ngành tư pháp hết sức quan tâm coi đây là nhiệm vụ có một vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong công tác xét xử. Nghị quyết 49-NQ/TW đã khẳng định: “Nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan tư pháp, chất lượng tranh tụng tại tất cả các phiên toà xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp” [4, tr.2]. Do đó, Thẩm phán hơn lúc nào hết phải phát huy tối đa vị trí, vai trò của mình trong kết quả hoạt
  • 20. 15 động của cơ quan tư pháp. Trong xét xử Thẩm phán phải quyết định với đầu óc không thiên vị đồng thời phải triệt để tuân thủ những nguyên tắc pháp lý đã được pháp luật thiết lập, thẩm phán phải đưa ra các phán quyết độc lập và phải cho biết rõ lý do của quyết định đó. Như vậy, với việc đề cao tố tụng tranh tụng thì tính “độc lập chỉ tuân theo pháp luật” và “niềm tin nội tâm” của Thẩm phán ngày càng có vị trí, vai trò quan trọng. Nói cách khác, trong quá trình xét xử các phán quyết của Thẩm phán phải không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ áp lực nào, ngoại trừ trí tuệ, và lương tâm để đánh giá trung thực, khách quan các bằng chứng, các tình tiết của vụ án và việc áp dụng các quy định pháp luật để xét xử vụ án. Do đó, trong xét xử và đặc biệt là việc tranh tụng tại Toà thì vai trò, tính “độc lập chỉ tuân theo pháp luật” [4] của Thẩm phán càng phải được phát huy hơn bao giờ hết, khi đó Thẩm phán như là một trọng tài không thiên vị, một người phán xử trung lập, Thẩm phán nghe và tạo điều kiện cho các bên cơ hội thích hợp để trình bày chứng cứ, luận điểm để chứng minh làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án tại phiên toà, trên cơ sở đó Thẩm phán đưa ra các phán quyết cuối cùng một cách công tâm nhất. Kinh nghiệm các nước cho thấy để Thẩm phán thực hiện, phát huy tính “độc lập” không lệ thuộc vào bất kỳ cơ quan, tổ chức nào thì bao giờ cũng được pháp luật quy định rất rõ chức năng, trách nhiệm và quyền hạn của Thẩm phán, cơ chế, điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện tính độc lập chỉ tuân theo pháp luật của Thẩm phán, ví dụ: Ở Hàn Quốc, để đảm bảo cho các Thẩm phán không lệ thuộc vào bất cứ cơ quan nào khác của Nhà nước, các Thẩm phán được pháp luật quy định: quyền bất khả bãi miễn Thẩm phán, quyền tài phán, không Thẩm phán nào có thể bị sa thải khỏi cơ quan trừ khi bị buộc tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Các Thẩm phán không bị đình chỉ công tác, hạ bậc lương hoặc bị kỷ
  • 21. 16 luật nếu chưa có Quyết định kỷ luật của Hội đồng kỷ luật tư pháp được thành lập tại Toà án tối cao. Ở Malayxia, các Thẩm phán đảm nhiệm công việc cho tới 65 tuổi, nếu như không bị sa thải do những hành vi sai trái. Lương của Thẩm phán được quy định bằng văn bản riêng do Nhà vua ban hành sau khi tham khảo ý kiến của Chánh án Toà án tối cao. Chỉ có Thẩm phán mới có quyền tài phán. Với tính chất độc lập của mình, cơ qua tư pháp không phải chịu một sự kiểm sát nào của cơ quan hành pháp, trừ cơ sở vật chất, nhân viên do Bộ Tư pháp quản lý. Song cơ quan hành pháp không thể can thiệp vào chuyên môn của Toà án. Trong quá trình xét xử các Thẩm phán không nhận bất kỳ chỉ thị, mệnh lệnh cơ quan, tổ chức nào. 1.1.4. Điều kiện, tiêu chuẩn của Thẩm phán Như trên đã phân tích, Thẩm phán có vị trí, vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến kết quả cuối cùng trong hoạt động của các cơ quan tư pháp nói chung cũng như Toà án nói riêng. Thẩm phán là nhân tố trung tâm trong hoạt động của ngành Toà án. Chính vì thế để xây dựng được ý thức pháp luật của Thẩm phán đáp ứng được yêu cầu của “người đại diện công lý” pháp luật các nước trên thế giới thường có sự đòi hỏi rất cao (đặc biệt là các nước có nền kinh tế và hệ thống pháp luật phát triển) đối với một người được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán. Nói cách khác để trở thành Thẩm phán họ phải đáp ứng được tất cả các điều kiện, tiêu chuẩn cần và đủ rất khắt khe của chức danh Thẩm phán. Pháp luật Việt Nam trong những năm gần đây rất chú trọng việc xây dựng, quy định các điều kiện, tiêu chuẩn để tuyển chọn và bổ nhiệm Thẩm phán với tinh thần ngày càng có sự đòi hỏi cao hơn cả về chuyên môn, nghiệp vụ xét xử và phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp đối với người được tuyển chọn và bổ nhiệm Thẩm phán nhằm xây dựng ý thức pháp luật của
  • 22. 17 Thẩm phán trong sạch, vững mạnh, đảm bảo về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện tốt nhiệm vụ được giao để đáp ứng yêu cải cách công tác tư pháp đối với ngành Toà án hiện nay. Theo pháp luật hiện hành thì Thẩm phán phải đạt được các tiêu chuẩn quy định tại Điều 5 của PLTP&HTTAND (năm 2002) cụ thể là: Công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, có trình độ cử nhân luật và được đào tạo về nghiệp vụ xét xử, có thời gian công tác thực tiễn, có năng lực làm công tác xét xử theo quy định của Pháp lệnh này, có sức khoẻ bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán [28, tr.2]. Để cụ thể hoá các tiêu chuẩn của người được bổ nhiệm Thẩm phán giúp cho công tác xây dựng Thẩm phán đủ về số lượng và đáp ứng được yêu cầu trong giai đoạn phát triển mới, từng bước chuẩn hoá trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đối với Thẩm phán, TANDTC, Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã ban hành Thông tư liên tịch số 01/2003/TTLT- TANDTC-BQP-BNV-UBTWMTTQVN ngày 01/4/2003 để hướng dẫn thi hành một số quy định của PLTP&HTTAND trong đó quy định rất rõ ràng điều kiện, tiêu chuẩn cụ thể đối với người được bổ nhiệm làm Thẩm phán: Thứ nhất, “Thẩm phán phải là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hoà XHCN Việt Nam,...., có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế...” [28, tr.2]. Chúng ta biết rằng: “Tổ quốc” là vấn đề thiêng liêng của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc và mỗi nhà nước, nó là tên gọi khác chứa đựng tâm khảm, tinh thần của con người của dân tộc về quốc gia về nhà nước của mình. Chính vì thế, lòng trung thành với Tổ quốc luôn là vấn
  • 23. 18 đề quan trọng của mối quan hệ giữa nhà nước và công dân, nó đòi hỏi mỗi công dân phải biết tôn trọng, yêu quý quốc tịch mà họ đang mang; tự nguyện, dám hi sinh tính mạng và tài sản của mình để bảo vệ Tổ quốc. Lòng trung thành với Tổ quốc đòi hỏi người Thẩm phán trước hết họ phải là công dân không có bất kỳ hành vi nào gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, nền quốc phòng toàn dân, chế độ XHCN mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang xây dựng, đồng thời với chức trách, quyền hạn của mình họ phải là những người đi tiên phong trong việc phòng, chống các hành vi xâm hại đến Tổ quốc. Mặt khác chúng ta cũng biết, Hiến pháp là văn bản pháp luật gốc, quan trọng nhất để bảo đảm về mặt pháp lý sự tồn tại vững chắc của nhà nước cùng với hệ thống chính trị - xã hội và hệ thống pháp luật của mình. Do đó, Thẩm phán người có quyền và trách nhiệm nhân danh, sử dụng quyền lực nhà nước để xét xử các hành vi vi phạm pháp luật và giải quyết các tranh chấp trong đời sống xã hội thì hơn khi nào hết họ phải có lòng trung thành tuyệt đối với Hiến pháp. Bởi lẽ nếu có lòng trung thành với Hiến pháp thì họ mới tôn trọng và tìm cách để bảo vệ nó, đưa nó vào thực tiễn của đời sống chính trị - xã hội, đảm bảo sức sống của nó nhằm duy trì sự ổn định và phát triển của Nhà nước và xã hội trong một khuôn khổ nhất định. Trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp ở đây còn được hiểu là Thẩm phán ngoài việc phải tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật, thì họ còn phải là người tuyệt đối trung thành với Đảng, nghiêm chỉnh chấp hành mọi chủ trương chính sách của Đảng, của Nhà nước; luôn luôn nêu cao tinh thần phê bình và tự phê bình, kiên quyết đấu tranh chống lại những người, những hành vi làm phương hại đến Đảng đến Tổ quốc và nhân dân. Thứ hai, Thẩm phán phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực. Đây tưởng chừng như một tiêu chuẩn rất “bình thường” đối với đội
  • 24. 19 ngũ cán bộ, công chức nói chung và cán bộ tư pháp, đặc biệt là Thẩm phán nói riêng, nhưng nó đang là vấn đề “nóng” hiện nay, khi một bộ phận không nhỏ các Thẩm phán phán không giữ vững được lập trường tư tưởng chính trị, có biểu hiện suy thoái về phẩm chất đạo đức nghề nghiệp trở thành những người có hành vi vi phạm pháp luật như nhận tiền hối lộ, “chạy án”, đang làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, đặc biệt là lòng tin vào những người bảo vệ pháp luật, những người giữ cán cân công lý. Do đó, vấn đề đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp đang được xã hội hết sức quan tâm trong những năm gần đây, đòi hỏi Đảng, Nhà nước và ngành Toà án phải chú trọng, quan tâm hơn nữa việc nâng cao các yêu cầu, tiêu chuẩn đạo đức công vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức của mình nói chung và Thẩm phán nói riêng. Cùng với sự chuyển đổi của nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, sự đòi hỏi phải hội nhập sâu hơn nữa vào đời sống kinh tế, chính trị thế giới. Trong những năm qua, do ảnh hưởng của những mặt trái trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường như: sự chạy đua theo lợi ích cá nhân, đặt lợi ích cá nhân lên trên hết... nó đang làm “sói mòn” phẩm chất đạo đức của một bộ phận không nhỏ những cán bộ, Thẩm phán không đủ bản lĩnh, không giữ vững được phẩm chất đạo đức cách mạng trong sáng. Chính vì thế, trong chiến lược cải cách công tác tư pháp hiện nay quan điểm của Đảng, Nhà nước ta chỉ rõ phải nâng cao tiêu chuẩn phẩm chất chính trị đối với những người làm công tác tư pháp nói chung và Thẩm phán nói riêng. Phẩm chất chính trị của người Thẩm phán là nền tảng của tinh thần, thái độ, trách nhiệm đối với công việc, nó giúp cho Thẩm phán trở thành người chí công, liêm khiết, trung thực trong khi thực hành công vụ. Chính vì thế trước yêu cầu của cải cách tư pháp, nâng cao chất lượng xét xử của toà án thì việc nâng cao tiêu chuẩn phẩm chất chính trị của Thẩm phán là cần thiết. Một vấn đề xã hội đang đòi hỏi đối với Thẩm phán hiện nay là Thẩm
  • 25. 20 phán phải là người có cuộc sống lành mạnh, trong sáng, biết tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân; kiên quyết đấu tranh với mọi biểu hiện quan liêu, hạch dịch, cửa quyền. Thẩm phán không những là người đại diện cho những chuẩn mực về đạo đức trong cuộc sống mà họ còn là người chuẩn mực đại diện cho sự tôn trọng và tuân thủ pháp luật, lấy các chuẩn mực trong đạo đức và chuẩn mực pháp luật để thay trời hành đạo. Do đó, họ phải là người chưa bao giờ bị kết án. Tại hội nghị học tập của cán bộ ngành tư pháp năm 1950 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra những chuẩn mực về năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của ngành tư pháp là: Các bạn là những người phụ trách thi hành pháp luật. Lẽ dĩ nhiên các bạn cần phải nêu cao gương Phụng công, thủ pháp, chí công vô tư cho nhân dân noi theo và trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng người cán bộ nói chung, Người thường nhắc nhở, bất kỳ ai, ở địa vị nào, làm công tác gì, gặp hoàn cảnh nào, đều phải có tinh thần trách nhiệm. Theo Bác, người có tinh có tinh thần trách nhiệm là khi Đảng, Chính phủ hoặc cấp trên giao cho việc gì, bất kỳ to hay nhỏ, khó hay dễ, thì họ cũng phải đem cả tinh thần và lực lượng ra làm cho đến nơi, đến chốn, vượt mọi khó khăn, làm cho thành công. Trái lại làm một cách cẩu thả, làm cho có chuyện, dễ làm khó bỏ, đánh trống bỏ dùi, gặp sao làm vậy... là không có tinh thần trách nhiệm [13, tr.147]. Việc tu dưỡng, rèn luyện bền bỉ và có ý thức trau dồi đạo đức cách mạng là việc làm cần thiết và là nguyên tắc quan trọng bậc nhất đối với cán bộ, đảng viên nói chung, Thẩm phán nói riêng. Hồ Chí Minh đã viết: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong” [13, tr.293].
  • 26. 21 Thứ ba, Thẩm phán phải là người “có trình độ cử nhân luật”, nghĩa là họ phải có bằng tốt nghiệp đại học về chuyên ngành luật do các trường đại học trong nước cấp theo quy định; nếu tốt nghiệp đại học về chuyên ngành luật ở nước ngoài, thì văn bằng đó phải được công nhận ở Việt Nam bởi một cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đây là một tiêu chuẩn mới đối với các Thẩm phán, tiêu chuẩn này đòi hỏi người Thẩm phán phải đạt được chuẩn về trình độ chuyên môn. Tuy nhiên, trên thực tế (tính đến tháng 3 năm 2008) trong cả nước vẫn “còn 5% số Thẩm phán chưa có bằng cử nhân luật”. Đây là điều đáng lo ngại đối với ngành Toà án, vì tiêu chuẩn “có trình độ cử nhân luật” đã được quy định trong PLTP&HTTAND (năm 2002), một khoảng thời gian khá dài để ngành Toà án chuẩn hoá trình độ đội ngũ Thẩm phán của mình nhưng điều này vẫn chưa được giải quyết một cách triệt để làm ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh và chất lượng xét xử của Thẩm phán. Mặt khác, việc quy định chuẩn về trình độ cử nhân luật đối với Thẩm phán chưa phải là đòi hỏi cao so với công cuộc thực hiện việc chuẩn hoá giáo viên lên đến hàng triệu người trong ngành giáo dục mặc dù sự so sánh này vẫn còn nhiều khập khiễng trong khi đó Điều 14 PLTP&HTTAND quy định: “Thẩm phán có trách nhiệm học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ Toà án” [28]. Thứ tư, Thẩm phán phải là người đã được đào tạo về nghiệp vụ xét xử, tức là họ phải được cấp chứng chỉ về đào tạo nghiệp vụ xét xử do cơ quan có chức năng đào tạo các chức danh tư pháp cấp (hiện nay, đơn vị duy nhất có chức năng này là Học viện Tư pháp thuộc Bộ tư pháp), nếu là chứng chỉ do cơ sở nước ngoài cấp thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam công nhận. Chứng chỉ nghiệp vụ xét xử được xem như một chứng nhận việc hành nghề xét xử đối với mỗi Thẩm phán, nó là căn cứ pháp lý quan trọng để chứng nhận rằng một người có trình độ cử nhân luật có trình độ chuyên môn pháp lý và có khả năng hành nghề xét xử - trình độ về nghiệp vụ tác nghiệp khi
  • 27. 22 thực hiện trách nhiệm và quyền xét xử của Thẩm phán, mặt khác nó thể hiện ngày càng rõ hơn tính chuyên nghiệp trong nghề xét xử. Tuy nhiên, hiện nay tiêu chuẩn này chưa mang tính chất là sự đòi hòi tuyệt đối cho những người đã có thời gian làm Thẩm phán, nghĩa là những người đã từng được bổ nhiệm làm Thẩm phán rồi thì pháp luật đương nhiên thừa nhận về mặt thực tế tiêu chuẩn hành nghề của họ, xem xét họ đạt được chuẩn về “chứng chỉ nghề” như những người lần đầu được bổ nhiệm Thẩm phán thì phải có chứng chỉ nghiệp vụ xét xử. Việc quy định này là vấn đề mở nhằm đảm bảo về mặt thực tiễn để chuẩn hoá Thẩm phán trong giai đoạn hiện nay. Theo quan điểm của chúng tôi, ngành toà án phải nhanh chóng xoá bỏ tình trạng ngoại lệ này, để góp phần đảm bảo nâng cao chất lượng xét xử của Toà án, vì hiện nay tỷ lệ án bị huỷ, bị sửa nhiều là do một số Thẩm phán không nắm chắc nghiệp vụ xét xử đã vi phạm thủ tục tố tụng. Hơn nữa việc tham gia các khoá học nghiệp vụ xét xử dần dần được lồng ghép và các chương trình đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên sẽ đảm bảo cho các Thẩm phán được củng cố, nâng cao hơn về nghiệp vụ xét xử của mình. Thứ năm, Thẩm phán ngoài việc phải có đủ các điều kiện tiêu chuẩn khác thì đồng thời họ phải thoả mãn được tiêu chuẩn về khoảng thời gian công tác pháp luật nhất định trước khi được bổ nhiệm làm Thẩm phán. Số năm công tác pháp luật để được tuyển chọn và bổ nhiệm Thẩm phán tương ứng với từng loại Thẩm phán Toà án các cấp khác nhau là khác nhau, cụ thể là: + Đối với Thẩm phán toà án nhân dân cấp huyện, Thẩm phán toà án quân sự khu vực (Thẩm phán sơ cấp) thì thời gian làm công tác pháp luật tối thiểu là từ bốn năm trở lên; + Đối với Thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh, Thẩm phán toà án quân sự cấp quân khu (Thẩm phán trung cấp) thì thời gian làm công tác pháp luật tối thiểu là từ mười năm trở lên, nếu đã là Thẩm phán cấp huyện thì thời gian ít nhất là năm năm;
  • 28. 23 + Đối với Thẩm phán toà án nhân dân Tối cao, Thẩm phán Toà án quân sự trung ương (Thẩm phán cao cấp) thì thời gian làm công tác pháp luật tối thiểu là từ mười lăm năm trở lên, nếu đã là Thẩm phán cấp tỉnh thì thời gian ít nhất là năm năm; Trừ trường hợp đặc biệt sau: Trong trường hợp cần thiết, người trong ngành TAND hoặc người do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền điều động đến công tác tại ngành TAND tuy chưa có đủ thời gian làm Thẩm phán TAND cấp dưới hoặc chưa có đủ thời gian làm công tác pháp luật nhưng có đủ các điều kiện khác theo quy định tại Điều 20 hoặc Điều 21 hoặc Điều 22 PLTP&HTTAND thì vẫn có thể được bổ nhiệm làm Thẩm phán. Việc pháp luật quy định tiêu chuẩn về thời gian công tác pháp luật đối với từng loại Thẩm phán là điều hết sức cần thiết, bởi lẽ mỗi cấp Toà án khác nhau thì chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền sẽ khác nhau, chính vì thế Thẩm phán ở Toà án cấp nào thì họ phải có một khoảng thời gian cần thiết để nắm bắt được chức năng, nhiệm vụ mới của mình. Điều kiện về thời gian sẽ đảm bảo cho Thẩm phán đủ điều kiện, cơ hội để tích luỹ về kinh nghiệm cũng như về trình độ chuyên môn để đáp ứng được thẩm quyền xét xử mới của Toà án mà họ phải thực hiện trách nhiệm, quyền xét xử. Tuy nhiên, quy định về thời gian “công tác pháp luật” được pháp luật hiện hành quy định khá mở rộng, cụ thể là: theo quy định tại Thông tư số 01/2003/TTLT-TANDTC-BQP-BNV-UBTWMTTQVN thì đó là thời gian kể từ khi được xếp vào một trong các ngạch công chức nhất định như: Thư ký Toà án, Thẩm tra viên, Chấp hành viên, Chuyên viên hoặc Nghiên cứu viên pháp lý, Điều tra viên, Kiểm sát viên, Công chứng viên, Thanh tra viên, Cán bộ bảo vệ an ninh trong quân đội, Cán bộ pháp chế, Giảng viên về chuyên ngành luật. Ngoài ra đối với những người làm Luật sư, Luật gia người được bầu cử làm Hội thẩm TAND thì thời gian tham gia các công việc này cũng được coi là thời gian công tác pháp luật.
  • 29. 24 Theo quan điểm của chúng tôi, những quy định này mang nhiều tính giải pháp tình thế, để khắc phục tình trạng thiếu số lượng người được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán hiện nay và nó cũng chỉ phù hợp với những người được tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán ở các Toà án hành chính. Trong tương lai, pháp luật cần thắt chặt hơn nữa điều kiện, tiêu chuẩn này vì thời gian làm công tác pháp luật đối với một người trước khi được hành nghề Thẩm phán đặc biệt là Thẩm phán tư pháp phải là khoảng thời gian mà họ làm những công việc có quan hệ chặt chẽ đối với ngành Toà án, Kiểm sát, Điều tra, có như vậy họ mới có điều kiện thường xuyên nhất tiếp xúc với pháp luật và thực tiễn xét xử, chất lượng công việc của họ đang làm có ảnh hưởng và liên quan hữu cơ với công tác xét xử, do đó họ thường xuyên theo dõi, xem xét kết quả xét xử của các Thẩm phán và đó là điều kiện tốt nhất để chứng tỏ khả năng xét xử của mình. Một điều chúng ta cũng cần phải lưu ý trong tiêu chuẩn thời gian công tác pháp luật là đối với tất cả những người được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán ở các toà án quân sự thì họ phải đang là sĩ quan quân đội tại ngũ. Thứ sáu, người được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán phải là người có năng lực công tác xét xử có nghĩa là họ có khả năng hoàn thành tốt công tác xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Toà án cấp tương ứng mà họ có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán. Tuy nhiên, để đánh giá khả năng này các quy định của pháp luật hiện nay cũng chưa lượng hoá hết được các tiêu chí để đánh giá về năng lực công tác xét xử đặc biệt đối với những người có thời gian công tác pháp luật nhưng không phải đang làm trong ngành Toà án, Kiểm sát, Điều tra. Theo quy định hiện hành thì việc xác định năng lực này chỉ dựa trên nhận xét, đánh giá của cơ quan đơn vị quản lý công chức hoặc người đó có những bài viết, công trình nghiên cứu chuyên sâu về pháp luật có giá trị được công bố hoặc được áp
  • 30. 25 dụng vào thực tiễn. Những quy định này chỉ mang tính định tính chứ chưa có tính định lượng cụ thể. Theo chúng tôi pháp luật cần phải quy định rõ hơn nữa là họ có bao nhiêu bài viết, công trình nghiên cứu chuyên sâu về pháp luật có giá trị được công bố, và việc công bố đó phải ở trên những phương tiện nào, diễn đàn nào; công trình nghiên cứu như thế nào, nếu là công trình nghiên cứu khoa học thì công trình đó phải là công trình cấp nào có như vậy chúng ta mới đánh giá đúng năng lực công tác xét xử của người được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán, đặc biệt là Thẩm phán ở Toà tư pháp. Thứ bảy, Có sức khoẻ hoàn thành nhiệm vụ được giao có nghĩa là họ phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, ngoài thể lực cần thiết, còn phải thoả mãn yếu tố ngoại hình như không có dị tật, dị hình ảnh hưởng trực tiếp đến tư thế hoặc việc thực hiện nhiệm vụ của người Thẩm phán. Quy định này nhằm đảm bảo cho Thẩm phán phải là người có sức khoẻ tốt cả về thể chất và tinh thần, đảm bảo cho hình ảnh của người đại diện công lý, sử dụng quyền lực Nhà nước để thực thi công vụ, do đó họ cần phải có một ngoại hình, thể chất đủ tốt để đảm bảo khi thực thi công vụ. Thứ tám, người được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán phải là người không thuộc các trường hợp sau: đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang xem xét xử lý kỷ luật, nhưng chưa có quyết định cuối cùng của người hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Tóm lại, để một người được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán thì họ phải đồng thời có đủ tám nhóm tiêu chuẩn và điều kiện trên. Tám nhóm tiêu chuẩn này có quan hệ hữu cơ, biện chứng với nhau để đảm bảo cho Thẩm phán hội tụ được những phẩm chất cần thiết nhất để thực hiện vai trò đại diện công lý thực thi quyền xét xử của Tòa án. Tuy nhiên, để đáp ứng điều kiện xây dựng đội ngũ Thẩm phán còn thiếu trong giai đoạn hiện nay, pháp luật cần có
  • 31. 26 những quy định mang tính định tính rõ ràng, cụ thể hơn nữa đối với những người không phải đang công tác trong ngành Toà án, Kiểm sát, Điều tra trước khi tuyển chọn họ để đào tạo, bồi dưỡng và bổ nhiệm làm Thẩm phán. 1.1.5. Phân loại Thẩm phán Pháp luật tổ chức Toà án của các nước trên thế giới rất chú trọng việc phân loại Thẩm phán. Điều này xuất phát từ tính chất công việc của các Thẩm phán làm nhiệm vụ ở các loại toà án khác nhau hay các cấp xét xử khác nhau trong cùng một hệ thống Toà án. Việc phân loại này đảm bảo cho việc xác định tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của Thẩm phán, cũng như vị trí, vai trò, chức trách của các Thẩm phán. Theo pháp luật về Thẩm phán Việt Nam thì Thẩm phán được phân loại theo các căn cứ sau: - Xuất phát từ tính chất công việc của Thẩm phán tại các cấp toà án khác nhau là khác nhau ta có thể phân Thẩm phán thành các loại sau: + Thẩm phán TAND cấp huyện (Thẩm phán sơ cấp, trung cấp). + Thẩm phán TAND cấp tỉnh (Thẩm phán sơ cấp, trung cấp) + Thẩm phán TANDTC - Xuất phát từ bản chất của các loại vụ án, tranh chấp mà Toà án phải xét xử và giải quyết hoặc từ loại hình Toà án tư pháp hay Toà án hành chính, Thẩm phán có thể phân thành: + Thẩm phán hành chính: là những Thẩm phán làm việc tại Toà án hành chính chuyên xét xử các khiêu kiện của nhân dân hoặc tổ chức đối với các quyết định hành chính (quyết định cá biệt cụ thể); những hành vi hành chính (hành động hoặc không hành động) trái pháp luật trong quá trình thực hiện công vụ của nhân viên nhà nước; sự chậm trễ trong việc thực hiện các nghĩa vụ hành chính mà pháp luật quy định cho các cơ quan hành chính nhà nước gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân công dân, tập
  • 32. 27 thể cơ quan nhà nước khác; việc không thực hiện nghĩa vụ hành chính mà pháp luật quy định cho các cơ quan hành chính nhà nước phải thực hiện. Trong thời gian tới với quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước nếu thành lập Toà án khu vực chỉ xét xử ở 2 cấp thì chúng ta cũng cần phải có những Thẩm phán đáp ứng được các điều kiện đặc thù của loại hình Toà án này. + Thẩm phán tư pháp: là những Thẩm phán chuyên xét xử những vụ án về hình sự; dân sự; những tranh chấp về lao động và người sử dụng lao động thuộc lĩnh vực điều chỉnh của luật lao động; những tranh chấp về kinh tế, thương mại giữa các cá nhân, tổ chức; những việc về quan hệ hôn nhân và gia đình. + Thẩm phán Toà án quân sự các cấp: trước hết họ phải là những sĩ quan đang tại ngũ được bổ nhiệm Thẩm phán để chuyên xét xử các vụ án và giải quyết các công việc thuộc thẩm quyền của Toà án quân sự các cấp. Theo Điều 2 PLTP&HTTAND năm 2002, được sửa đổi, bổ sung năm 2011 thì Thẩm phán Toà án nhân dân ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có: a) Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; b) Thẩm phán trung cấp; c) Thẩm phán sơ cấp; d) Thẩm phán Tòa án quân sự bao gồm Thẩm phán Tòa án quân sự trung ương đồng thời là Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp. Theo Luật tổ chức Toà án của Cộng hoà Pháp thì Thẩm phán được phân thành các loại sau: + Thẩm phán hạng 2; + Thẩm phán hạng 1; + Thẩm phán ngoại hạng, là những Thẩm phán xét xử tại các toà phá án, họ được bổ nhiệm bằng Nghị định của Tổng thống theo các điều kiện được quy định trong Hiến pháp.
  • 33. 28 + Thẩm phán cao cấp là những Thẩm phán mà năng lực và hoạt động của họ chứng tỏ rằng họ có thể đảm nhận được các chức năng tư pháp tại Toà phá án, họ là những Thẩm phán đảm nhận công việc đặc biệt bên cạnh Toà phá án. Họ được bổ nhiệm trong một khoảng thời gian là 5 năm không gia hạn, theo các hình thức tương ứng được quy định về việc bổ nhiệm các Thẩm phán xét xử của Toà phá án. Chức trách của Thẩm phán này có thể chấm dứt theo đề nghị của họ hoặc trong trường hợp họ phải chịu một hình phạt theo quy định của pháp luật. Đặc biệt khi Thẩm phán được đảm nhận các công việc đặc biệt được biệt phái khỏi ngành tư pháp với tư cách là công chức nhà nước. Trong thời gian đảm nhận nhiệm vụ này, họ không được đề bạt bất cứ chức vụ gì ở cơ quan mới này. Cũng theo quy định Luật Tổ chức toà án Cộng hoà Pháp họ còn có các quy định về Thẩm phán tập sự trong 2 năm. Sau đó Thẩm phán tập sự phải thông báo cho Bộ trưởng Bộ Tư pháp vị trí họ mong muốn được bổ nhiệm (Tổng thống bổ nhiệm). Nếu họ không thông báo nguyện vọng của mình thì họ sẽ được bổ nhiệm vào một vị trí nhất định, nếu họ không đồng ý với đề xuất đó, thì bị coi đã từ nhiệm. 1.2. Ý thức pháp luật và ý thức pháp luật của Thẩm phán 1.2.1. Khái niệm cơ bản về ý thức pháp luật Ý thức pháp luật là một hình thái của ý thức xã hội trong xã hội có giai cấp, nó là một trong những vấn đề cơ bản, đa dạng, phức tạp của đời sống pháp luật. Đời sống pháp luật đó là nhu cầu cần phải điều chỉnh những hành vi có tính lặp đi, lặp lại thường xuyên, phổ biến của con người trong đời sống xã hội nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp nắm quyền lực và duy trì sự ổn định của cộng đồng. Nhu cầu cần điều chỉnh đó được con người phản ảnh một cách tích cực và sáng tạo hình thành ý thức pháp luật. Đời sống pháp luật trước hết là nhu cầu điều chỉnh hành vi xử sự của
  • 34. 29 con người bằng các quy tắc, nhằm tạo lập một trật tự xã hội nhất định. Nhu cầu này trong xã hội có giai cấp được các giai cấp thống trị nhận thức và hình thành ý thức pháp luật của giai cấp mình. Do đó đời sống pháp luật là một hiện thực khách quan, một bộ phận của tồn tại xã hội, còn ý thức pháp luật là cái phản ảnh đời sống pháp luật đó. ý thức pháp luật hiểu theo nghĩa hẹp, theo nghĩa thông thường là ý thức chấp hành những quy định pháp luật của con người. Vì thế khi đánh giá ý thức pháp luật của một tập thể, cá nhân nào đó người ta thường so sánh giữa hành vi chấp hành của những đối tượng đó với yêu cầu của những quy định trong văn bản pháp luật để đánh giá ý thức pháp luật cao hay thấp, tốt hay kém của họ. Quan niệm này đồng nhất ý thức pháp luật với một hình thức biểu hiện cụ thể của nó, như vậy sẽ quá hẹp, thiếu toàn diện, chưa thể hiện rõ được bản chất, vai trò năng động, sáng tạo của ý thức pháp luật. Trong lý luận khoa học, ý thức pháp luật được hiểu theo nghĩa rộng. Tuy nhiên do mục đích và phương diện nghiên cứu khác nhau mà cho đến nay cũng xuất hiện nhiều quan niệm khác nhau về ý thức pháp luật. Quan niệm thứ nhất cho rằng: "ý thức pháp luật là một hình thái ý thức xã hội, biểu thị mối quan hệ của con người đối với pháp luật" [27, tr.147]. Đây là quan niệm mang tính khái quát cao, nhưng lại quá chung chưa phản ánh kết cấu nội dung của ý thức pháp luật. Quan niệm thứ hai: Thường nhấn mạnh mặt này hay mặt khác của ý thức pháp luật. Có quan niệm tập trung nhấn mạnh cơ cấu của ý thức pháp luật như: Ý thức pháp luật là tổng hợp những tư tưởng, quan điểm pháp luật và tâm lý pháp luật. Hay nói cụ thể hơn, là tổng hợp những nhận thức, những hiểu biết quan điểm pháp lý, những tình cảm pháp luật, cùng với sự tôn trọng và thói quen chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật [25, tr.235].
  • 35. 30 Xét về mặt bản chất giai cấp, có quan niệm cho rằng: Ý thức pháp luật XHCN là tổng hòa những quan điểm quan niệm, tình cảm về mặt pháp luật thể hiện thái độ của giai cấp công nhân và của nhân dân lao động do giai cấp công nhân lãnh đạo, đối với pháp luật, đối với những yêu cầu khác của pháp luật, đối với các quyền và nghĩa vụ của công dân [6, tr.196]. Một số ý kiến khác lại thu hẹp cơ cấu của ý thức pháp luật, chỉ nhấn mạnh mặt tri thức pháp luật như: Ý thức pháp luật là tổng thể những học thuyết, tư tưởng, quan điểm và quan niệm thịnh hành trong xã hội, thể hiện mối quan hệ thông qua sự hiểu biết của con người đối với pháp luật hiện hành, pháp luật đã qua và pháp luật cần phải có, thể hiện sự đánh giá về tính hợp pháp hay không hợp pháp trong hành vi xử sự của con người cũng như trong hoạt động của các cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội [27, tr.229]. Có quan niệm chỉ tập trung nhấn mạnh ý thức của chủ thể pháp luật: "ý thức pháp luật là trình độ hiểu biết của các tầng lớp nhân dân về pháp luật... ý thức pháp luật còn là thái độ đối với pháp luật, ý thức tôn trọng hay coi thường pháp luật, đó là thái độ đối với hành vi vi phạm pháp luật và phạm tội" [27, tr.609]. Quan niệm thứ ba: Đề cập tới ý thức pháp luật một cách đầy đủ, toàn diện hơn. Nó không những chỉ ra được tính chất, cơ cấu và nội dung của ý thức pháp luật mà còn đề cập đến cả nguồn gốc, mối liên hệ phổ biến, tất yếu của ý thức pháp luật đối với đời sống xã hội. Theo quan niệm này: ý thức pháp luật là một hình thái ý thức xã hội, là tổng thể những quan điểm, khái niệm, học thuyết pháp lý, tình cảm của con người (cá nhân, giai cấp, tầng lớp) thể hiện thái độ
  • 36. 31 của họ đối với pháp luật hiện hành, trật tự pháp luật, sự đánh giá về tính công bằng hay không công bằng, đúng đắn hay không đúng đắn của pháp luật hiện hành, pháp luật đã qua và pháp luật trong tương lai, và hành vi hợp pháp, hành vi không hợp pháp của cá nhân, các cơ quan nhà nước, tổ chức [29, tr.290]. Trên cơ sở nghiên cứu các ý kiến nêu trên, chúng tôi quan niệm: Ý thức pháp luật là một hình thái ý thức xã hội, mang tính giai cấp sâu sắc phản ánh một cách tích cực, sáng tạo và trực tiếp đời sống pháp luật, hình thành những khái niệm, quan điểm, tư tưởng, tình cảm của con người (cá nhân, giai cấp, tầng lớp) đối với pháp luật, thể hiện sự hiểu biết, thái độ của họ đối với pháp luật hiện hành, pháp luật trong quá khứ và pháp luật trong tương lai, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể pháp luật, tính hợp pháp hay không hợp pháp trong hành vi xử sự của cá nhân, các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội. Quan niệm trên đã chỉ rõ nguồn gốc trực tiếp của ý thức pháp luật là đời sống pháp luật, đồng thời cũng nêu lên tính chất, cơ cấu và nội dung... của ý thức pháp luật, qua đó thấy được vai trò to lớn của ý thức pháp luật trong đời sống xã hội, để có thái độ xử sự đúng đắn như nó đang tồn tại. Là một hình thái ý thức xã hội, ý thức pháp luật tuân thủ quy luật chung của sự hình thành ý thức xã hội phản ánh đời sống pháp luật, mà trước hết là nhu cầu pháp lý đặt ra của đời sống xã hội, thông qua chuẩn mực pháp luật để điều chỉnh hành vi con người, nhằm thiết lập trật tự kỷ cương xã hội theo ý chí của giai cấp cầm quyền. Ý thức pháp luật có mối quan hệ tác động qua lại với các hình thái ý thức xã hội khác, nhất là đối với ý thức chính trị, và ý thức đạo đức. Ý thức chính trị phản ánh mối quan hệ giữa các tập đoàn người trong xã hội đối với quyền lực nhà nước. Còn ý thức pháp luật phản ánh mối quan hệ của còn người đối với các quy tắc được chấp nhận trong xã hội nhất định.
  • 37. 32 ý thức pháp luật chịu sự tác động trực tiếp của ý thức chính trị bởi vì bản chất pháp luật là ý chí của giai cấp cầm quyền được thể hiện thành "luật lệ" mà mỗi chế độ xã hội có giai cấp, chỉ có một hệ thống pháp luật duy nhất thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền. Ý thức đạo đức phản ánh mối quan hệ giữa các cá nhân và những quan điểm theo đó con người đánh giá chính "cái tôi" của mình, nghĩa vụ công bằng mang tính nội tâm và tự nguyện. Còn ý thức pháp luật nghĩa vụ và công bằng dân chủ được Nhà nước quy định, do đó mang tính cưỡng chế. Nếu ý thức chính trị có tác động chi phối ý thức pháp luật nhất là hệ tư tưởng chính trị thì ngược lại ý thức pháp luật là sự phản ánh những yêu cầu chính trị dưới góc độ pháp luật. Bên cạnh đó, ý thức pháp luật và ý thức đạo đức đều cùng hướng vào việc điều chỉnh hành vi con người, nên chúng chịu ảnh hưởng và hỗ trợ nhau rất lớn. Như vậy ý thức pháp luật, ý thức chính trị và ý thức đạo đức có mối quan hệ hữu cơ, tác động qua lại lẫn nhau, mặc dù khác nhau nhưng chúng cùng phản ánh và chịu sự quy định của tồn tại xã hội, nhất là sự quy định của chế độ kinh tế. 1.2.2. Cơ cấu của ý thức pháp luật Kết cấu của ý thức pháp luật là cách thức tổ chức bên trong của ý thức pháp luật, trong đó, giữa các nhân tố cấu thành của ý thức pháp luật vừa thống nhất với nhau vừa tác động ảnh hưởng lẫn nhau và với các hiện tượng khác trong đời sống xã hội. Ý thức pháp luật là hiện tượng xã hội phức tạp, theo các lát cắt khác nhau, có thể chia ý thức pháp luật thành những yếu tố cấu thành khác nhau. Mỗi cách phân chia đều có ý nghĩa nhất định trong việc tìm hiểu bản chất, đặc điểm và vai trò của ý thức pháp luật. Xuất phát từ mục đích và nhiệm vụ của luận văn chúng tôi theo cách tiếp cận kết cấu ý thức pháp luật gồm hai bộ phận: Hệ tư tưởng pháp luật và tâm lý pháp luật.
  • 38. 33 Một là: Hệ tư tưởng pháp luật. Hệ tư tưởng pháp luật là tổng hợp các quan điểm, ý niệm, tư tưởng, của con người về đời sống pháp luật hợp thành hệ thống thống nhất, phản ánh một cách sâu sắc đời sống pháp luật trên lập trường của một giai cấp nhất định. Hệ tư tưởng pháp luật phản ánh hiện thực một cách không trực tiếp, trực diện mà phản ánh một cách gián tiếp dưới dạng các khái niệm, phạm trù, quan điểm, tư tưởng… Hệ tư tưởng pháp luật là sự nhận thức ở trình độ lý luận, có tính hệ thống về các vấn đề có tính bản chất của pháp luật và các hiện tượng pháp luật. Nội dung của hệ tư tưởng pháp luật chủ yếu là những tri thức về vai trò, chức năng, bản chất giai cấp của pháp luật, về mối quan hệ giữa pháp luật với dân chủ, bình đẳng, công bằng tự do của con người, mối quan hệ giữa quyền và nghĩa vụ pháp chế trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước về sáng tạo pháp luật và thực hiện pháp luật. Hệ tư tưởng pháp luật chính thống của một quốc gia bao giờ cũng là hệ tư tưởng của giai cấp thống trị (trong xã hội tư bản chủ nghĩa, giai cấp thống trị là giai cấp tư sản, trong xã hội XHCN giai cấp thống trị là giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Khi giai cấp thống trị là lực lượng tiến bộ của xã hội, có lợi ích phù hợp với lợi ích căn bản của đông đảo các lực lượng khác trong xã hội thì tính khoa học, tính dân chủ và tính xã hội của hệ tư tưởng pháp luật sẽ thể hiện nổi bật, rõ nét. Ngược lại, nó sẽ trở thành hệ tư tưởng pháp luật lạc hậu, thậm chí phản động. Song, dù có tiến bộ hay lạc hậu thì trong quá trình tồn tại và phát triển, các hệ tư tưởng này luôn có ý thức chuyển hóa mạnh mẽ thành ý thức pháp luật của toàn xã hội. Ở nước ta hiện nay tư tưởng pháp luật của chủ nghĩa Mác - Lênin và Hồ Chí Minh được cụ thể hóa trong đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Một trong những đặc điểm cơ bản nhất của sự hình thành ý thức pháp
  • 39. 34 luật ở Việt Nam là quá trình tự giác dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây chính là nhân tố quyết định của bản chất giai cấp công nhân và tính nhân dân của ý thức pháp luật. Muốn nâng cao được ý thức pháp luật chúng ta cần dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò, bản chất của pháp luật làm cho các quan điểm đó trở thành hệ tư tưởng pháp luật chi phối đời sống pháp luật toàn xã hội ở Việt Nam hiện nay. Bên cạnh đó Nhà nước phải kịp thời thể chế hóa đường lối chính trị của Đảng thành pháp luật để đưa đường lối của Đảng đến toàn xã hội. Để đảm bảo phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên mọi lĩnh vực, trước hết pháp luật phải thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân, đồng thời là công cụ hữu hiệu đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân, đảm bảo cho nhân dân thực sự tham gia vào quá trình xây dựng pháp luật, giám sát các cơ quan nhà nước trong việc thực thi pháp luật. Thực tiễn cách mạng Việt Nam chỉ ra rằng những tư tưởng trên có vai trò hết sức to lớn trong công tác xây dựng pháp luật, xây dựng nền pháp quyền XHCN cũng như công tác phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật XHCN. Hai là: Tâm lý pháp luật Tâm lý pháp luật được hình thành một cách tự phát dưới tâm trạng, cảm xúc, thái độ, tình cảm đối với pháp luật và các hiện tượng pháp lý khác. Nó là nấc thang đầu tiên của nhận thức con người về vấn đề liên quan đến pháp luật, là kết quả của nhận thức trực tiếp, mang nhiều yếu tố chủ quan, cảm tính. Tâm lý pháp luật là trình độ nhận thức trực giác cảm tính dưới sự tác động mạnh mẽ của các yếu tố nhu cầu, lợi ích của cá nhân, nhóm người, hay cộng đồng xã hội nó mang nhiều tính chất chủ quan, tự phát. Trong hoạt động
  • 40. 35 giao tiếp hàng ngày thường xuất hiện những trạng thái tâm lý pháp luật trong con người bao gồm: Tình cảm, tâm trạng, truyền thống, thói quen, niềm tin, thành kiến... Tâm lý pháp luật tồn tại phổ biến trong mọi cá nhân, nó là yếu tố ảnh hưởng lớn đến sự hình thành ý thức pháp luật nước ta hiện nay. Trình độ nhận thức cảm tính trong tâm lý pháp luật thể hiện ở thái độ của nhân dân đối với pháp luật hiện hành và việc chấp hành các quy định của pháp luật. Thái độ này có thể biểu hiện khi chưa có hiểu biết pháp luật và có thể khi đã có kiến thức pháp luật thông thường nhưng về thái độ lại xem thường pháp luật. Chính vì thế, quá trình hình thành ý thức pháp luật, trước tiên cần cho mọi người hiểu biết pháp luật và xây dựng thái độ tôn trọng pháp luật. Trình độ hiểu biết pháp luật, văn hóa pháp lý luôn là cơ sở cho sự nhận thức để hình thành ý thức pháp luật và củng cố thái độ, niềm tin đối với pháp luật. Trong những trạng thái của tâm lý pháp luật thì tình cảm pháp luật, pháp luật là yếu tố năng động. Nếu chủ thể nhận thức được giá trị của pháp luật và cơ chế điều chỉnh của pháp luật phù hợp với nguyện vọng, lợi ích nhu cầu của mình thì nảy sinh tình cảm pháp luật tích cực. Ngược lại, sẽ xuất hiện tình cảm tiêu cực. Tình cảm pháp luật này ảnh hưởng rất lớn tới thái độ tích cực hoặc tiêu cực của con người đối với pháp luật. Truyền thống, thói quen, niềm tin pháp luật là nhân tố tương đối ổn định trong tâm lý pháp luật. Nó được hình thành trong một thời gian dài và trải qua thử thách, giúp cho con người hoạt động một cách tự tin và kiên định. Vì vậy nó là yếu tố quan trọng trong việc hình thành ý thức pháp luật. Trong mọi lĩnh vực cũng phải cân nhắc cẩn thận việc tiếp thu, kế thừa truyền thống thói quen, bởi vì truyền thống thói quen có cả mặt tích cực và mặt tiêu cực. Chẳng hạn, do điều kiện lịch sử, đất nước ta nhìn chung chưa có thói quen sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, do vậy trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền chúng ta phải khắc phục hạn chế này.
  • 41. 36 Là một bộ phận của ý thức xã hội, luôn gắn liền với truyền thống tập quán, thói quen của con người, tâm lý pháp luật, ít biến đổi, biến đổi chậm chạp, do đó nó bền vững, bảo thủ hơn so với tư tưởng pháp luật. Cho nên muốn xóa bỏ ý thức pháp luật lạc hậu, xây dựng ý thức pháp luật XHCN thì cần phải có quá trình lâu dài, phức tạp. Tâm lý pháp luật và hệ tư tưởng pháp luật có mối quan hệ biện chứng với nhau. Tâm lý pháp luật ra đời một cách tự phát, nhưng chịu sự chi phối của hệ tư tưởng pháp luật. Ngược lại, sự phát triển của hệ tư tưởng pháp luật cũng chịu ảnh hưởng của tâm lý pháp luật. Tâm lý pháp luật và hệ tư tưởng pháp luật là hai trình độ phản ánh đời sống pháp luật, nhưng có mối quan hệ tác động lẫn nhau trong sự hình thành ý thức pháp luật. 1.2.3. Ý thức pháp luật của Thẩm phán Ý thức pháp luật thông thường được hình thành một cách tự phát dưới tác động trực tiếp của điều kiện xã hội và kinh nghiệm cuộc sống cá nhân. ý thức pháp luật thông thường của mọi tầng lớp xã hội nói chung và của Thẩm phán nói riêng, thì yếu tố tâm lý pháp luật có vai trò rất quan trọng. Ở mỗi góc độ khác nhau ý thức pháp luật được thừa nhận và tiếp thụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, tức là quy phạm pháp luật được thể hiện thế nào thì hành vi của con người thể hiện như thế. Người Thẩm phán có ý thức pháp luật thông thường nghĩa là người đó chưa có kiến thức sâu về khoa học, lý luận, tính hệ thống về pháp luật; tuy nhiên người đó có hiểu biết nhất định về quy định của pháp luật, có những kinh nghiệm nhất định trong xử lý các vụ việc pháp lý cụ thể. Ý thức pháp luật của người Thẩm phán phải mang tính lý luận được thể hiện dưới dạng các quan điểm cụ thể về pháp luật. Khác với ý thức pháp luật thông thường, ý thức pháp luật của Thẩm phán mang tính lý luận cao được hình thành trên cơ sở nghiên cứu và tổng hợp sâu sắc kiến thức pháp luật. ý thức pháp luật của Thẩm phán mang tính lý luận là cơ sở cho hoạt động sáng
  • 42. 37 tạo pháp luật và áp dụng pháp luật trong từng vụ việc cụ thể, đồng thời nó cũng là cơ sở khoa học cho hoạt động pháp lý thực tế. Như vậy, nếu ý thức pháp luật thông thường mới chỉ phản ánh mối liên hệ bên ngoài, chưa đi vào bản chất bên trong của pháp luật thì ý thức pháp luật mang tính lý luận phản ánh những vấn đề bản chất nhất của pháp luật như: sự xuất hiện của pháp luật, bản chất, mối liên hệ của nó với các hiện tượng khác - chính trị, đạo đức, kinh tế, mối quan hệ… Ý thức pháp luật mang tính nghề nghiệp là ý thức pháp luật của của Thẩm phán..., mỗi người Thẩm phán trong hoạt động của mình thường xuyên vận dụng sáng tạo pháp luật. Cho nên, ý thức pháp luật mang tính nghề nghiệp không chỉ có riêng ở Thẩm phán, cán bộ Kiểm sát, Điều tra, Thanh tra mà còn có ở cả cán bộ quản lý nhà nước. So với ý thức pháp luật thông thường và ý thức mang tính lý luận, ý thức pháp luật mang tính nghề nghiệp đặc trưng bởi sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố tư tưởng và yếu tố tâm lý. Ý thức pháp luật của Thẩm phán ở mức độ nghề nghiệp không chỉ đặc trưng bởi trình độ hiểu biết cao về pháp luật, mà còn được đặc trưng bởi khả năng thực tế cao như thành thói quen trong việc vận dụng và áp dụng pháp luật trong thực tế. Đối với người người Thẩm phán cần phải có ý thức pháp luật là điều kiện cần để người Thẩm phán thực hiện công việc được giao một cách công tâm thì ý thức pháp luật giữ vai trò đặc biệt quan trọng, ý thức pháp luật của Thẩm phán không chỉ thể hiện với tư cách là điều kiện hiệu quả độc lập và trực tiếp của pháp luật mà còn thâm nhập vào các điều kiện hiệu quả khác. ý thức pháp luật của Thẩm phán là cơ sở cho sự hoàn thiện cho pháp luật và cho chính bản thân họ. Ý thức pháp luật của mỗi người Thẩm phán phản ánh rõ sự hiểu biết, nhận thức pháp luật từng cá nhân Thẩm phán. Đó là những quan điểm, nhận
  • 43. 38 thức, tư tưởng tình cảm pháp luật của mỗi Thẩm phán nhất định trong xã hội. Sự giống nhau về điều kiện đời sống và lợi ích đã tạo ra cho những Thẩm phán cũng tạo ra những nhận thức, thái độ tương đối giống nhau đối với pháp luật. Ý thức pháp luật của Thẩm phán là cơ sở hình thành văn hóa pháp lý, ý thức pháp luật của Thẩm phán được tạo nên bởi tri thức pháp luật và niềm tin nội tâm của Thẩm phán. Không phải ý thức pháp luật của mỗi cá nhân các Thẩm phán đều đạt tới ý thức pháp luật xã hội. Trình độ ý thức pháp luật cá nhân của các Thẩm phán có sự khác nhau, do đó nhiệm vụ cơ bản của công tác giáo dục pháp luật là nâng trình độ của ý thức pháp luật của mỗi cá nhân Thẩm phán lên ngang bằng với trình độ của ý thức pháp luật xã hội. Liên quan đến ý thức pháp luật Thẩm phán nói riêng có thể nói đến ý thức pháp luật nghề nghiệp của cán bộ làm công tác tư pháp nói chung. Ý thức pháp luật mang tính nghề nghiệp này được hình thành trong quá trình học tập, đào tạo và công tác thực tế. Chất lượng công tác của Thẩm phán nói riêng và cán bộ làm công tác tư pháp nói chung phụ thuộc vào trình độ ý thức pháp luật nghề nghiệp của họ. Để nâng cao hiệu quả của công tác xây dựng ý thức pháp luật, áp dụng pháp luật và bảo vệ pháp luật thì một trong những vấn đề được đặt ra là phải đào tạo một đội ngũ Thẩm phán đông đảo, có trình độ chuyên môn cao và phẩm chất đạo đức tốt. Như vậy, ý thức pháp luật của Thẩm phán là một hình thái ý thức pháp luật, mang tính xã hội nghề nghiệp đặc thù phản ánh một cách tích cực, sáng tạo và trực tiếp đời sống pháp luật, hình thành những khái niệm, quan điểm, tư tưởng, tình cảm của Thẩm phán đối với pháp luật, thể hiện sự hiểu biết, thái độ của họ đối với pháp luật hiện hành, pháp luật trong quá khứ và pháp luật trong tương lai, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể pháp luật, tính hợp pháp hay không hợp pháp trong hành vi xử sự của cá nhân, các cơ quan nhà
  • 44. 39 nước, tổ chức chính trị xã hội. 1.2.4. Các yếu tố tác động đến ý thức pháp luật của Thẩm phán 1.2.4.1. Sự phát triển của nền kinh tế thị trường Sự phát triển của kinh tế thị trường có tác động không nhỏ đến quá trình phát triển ý thức pháp luật ở nước ta, đặc biệt là đối với Thẩm phán. Sự phát triển về kinh tế tạo ra những nhu cầu khách quan đòi hỏi những nhận thức, những hiểu biết, những quan điểm về pháp luật phải được nâng cao, thúc đẩy đời sống pháp luật phát triển. Các quan hệ kinh tế thị trường dẫn tới khách quan phải điều chỉnh các quan hệ xã hội bằng pháp luật, từ đó phải nâng cao hiểu biết pháp luật mới có thể đáp ứng được sự thay đổi của xã hội. Đó là tiền đề khách quan cho ý thức pháp luật ngày càng phát triển, quá trình dân chủ hóa trong lĩnh vực kinh tế cùng với dân chủ hóa trong lĩnh vực chính trị gần 30 năm qua đạt được những thành quả đáng mừng, dẫn đến đổi mới pháp luật, nhận thức pháp luật cũng tăng. Nền kinh tế thị trường ở nước ta phát triển theo định hướng XHCN đã tạo động lực thúc đẩy việc nâng cao nhận thức, hiểu biết về pháp luật, từ đó hình thành ý thức, lối sống tuân thủ theo pháp luật một cách tự giác. Có thể nói, giai đoạn này người dân quan tâm nhiều đến pháp luật, họ luôn có ý thức tôn trọng, tuân thủ pháp luật, hơn nữa họ nhận thức sự ra đời, tồn tại của pháp luật là một nhu cầu khách quan của đời sống xã hội. Hoạt động của Thẩm phán cũng đi vào chiều sâu, tuân thủ chặt chẽ quy trình và áp dụng luật nội dung chính xác, đầy đủ, toàn diện hơn. Bên cạnh những mặt tích cực, cơ chế thị trường còn bộc lộ những mặt hạn chế. Một số ít người vì lợi ích cá nhân, lợi nhuận cao đã vi phạm pháp luật, tìm mọi kẽ hở của pháp luật để luồn lách, cơ chế lỏng lẻo, hệ thống pháp luật thiếu đồng bộ đã tạo điều kiện cho họ bất chấp pháp luật. Tình trạng này đã ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của ý thức pháp luật của Thẩm phán.