SlideShare a Scribd company logo
1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
CHU THỊ HỒNG NHUNG
THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ
THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Hà Nội – 2015
2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
CHU THỊ HỒNG NHUNG
THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ
THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH
Chuyên ngành : Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Mã số : 60 38 01 03
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học:TS. TRẦN ANH TUẤN
Hà Nội – 2015
3
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và trích dẫn trong Luận văn là chính xác và trung thực. Những kết luận
khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào
khác.
Hà Nội, ngày 25 tháng 9 năm 2015
Tác giả luận văn
Chu Thị Hồng Nhung
4
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viêt tắt
MỞ ĐẦU 6
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ THỦ TỤC GIÁM ĐỐC
THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ
14
1.1. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của thủ tục giám đốc thẩm vụ
án dân sự
14
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự 14
1.1.2. Ý nghĩa của thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự 20
1.2. Cơ sở khoa học của việc xây dựng các quy định về thủ tục
giám đốc thẩm dân sự
25
1.2.1. Việc xây dựng các quy định về giám đốc thẩm dân sự xuất
phát từ yêu cầu cải cách tư pháp, bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp của đương sự, bảo vệ công lý
25
1.2.2. Việc xây dựng các quy định về giám đốc thẩm dân sự được
thực hiện trên cơ sở xác định bản chất của những sai lầm, vi
phạm của các chủ thể trong quá trình giải quyết vụ án dân sự
27
1.2.3. Cơ sở xây dựng các quy định về giám đốc thẩm dân sự xuất
phát từ nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử, nguyên tắc
giám đốc việc xét xử và quyền đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm
29
1.3. Lược sử hình thành và phát triển các quy định về thủ tục giám
đốc thẩm vụ án dân sự ở Việt Nam
31
1.3.1. Từ năm 1945 đến năm 1989 31
1.3.2. Từ năm 1989 đến năm 2004 37
1.3.3. Từ năm 2004 đến nay 38
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM
HIỆN HÀNH VỀ THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM VỤ ÁN
DÂN SỰ
43
2.1. Quy định về quyền yêu cầu giám đốc thẩm và cơ chế thực hiện 43
2.1.1. Phát hiện sai lầm, vi phạm trong bản án, quyết định đã có hiệu 43
5
lực pháp luật của Tòa án
2.1.2. Đề nghị giám đốc thẩm và thủ tục xét đơn 45
2.2. Quy định về kháng nghị giám đốc thẩm 47
2.2.1. Chủ thể kháng nghị giám đốc thẩm 47
2.2.2. Đối tượng kháng nghị giám đốc thẩm 48
2.2.3. Căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm 49
2.2.4. Thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm 57
2.2.5. Phạm vi kháng nghị giám đốc thẩm 59
2.2.6. Trình tự, thủ tục kháng nghị giám đốc thẩm 60
2.3. Quy định về xét xử giám đốc thẩm 65
2.3.1. Thẩm quyền giám đốc thẩm dân sự 65
2.3.2. Chuẩn bị mở phiên tòa giám đốc thẩm 67
2.3.3. Người tiến hành tố tụng và người tham gia phiên tòa giám đốc thẩm 69
2.3.4. Thủ tục phiên tòa giám đốc thẩm 75
2.3.5. Phạm vi giám đốc thẩm 77
2.3.6. Quyền hạn của Hội đồng giám đốc thẩm 78
2.3.7. Quyết định giám đốc thẩm 82
CHƢƠNG 3: THỰC TIỄN THỰC HIỆN VÀ KIẾN NGHỊ
NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA THỦ TỤC GIÁM
ĐỐC THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ
84
3.1. Thực tiễn thực hiện thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự 84
3.1.1. Về một số kết quả đạt được từ thực tiễn giám đốc thẩm vụ án
dân sự
84
3.1.2. Những tồn tại, vướng mắc trong việc thực hiện thủ tục giám
đốc thẩm vụ án dân sự
86
3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện thủ tục giám đốc thẩm vụ
án dân sự
103
3.2.1. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về thủ tục giám
đốc thẩm vụ án dân sự
103
3.2.2. Kiến nghị thực hiện pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm vụ án
dân sự
117
KẾT LUẬN 122
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 124
6
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLTTDS : Bộ luật tố tụng dân sự
HĐTPTANDTC : Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
LSĐBS : Luật sửa đổi, bổ sung
PLTTGQCVADS : Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự
TAND : Tòa án nhân dân
TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao
VKSND : Viện kiểm sát nhân dân
VKSNDTC : Viện kiểm sát nhân dân tối cao
6
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử là một trong những nguyên
tắc chủ đạo được ghi nhận tại Điều 17 BLTTDS Việt Nam năm 2004, được
sửa đổi, bổ sung năm 2011 (gọi tắt là BLTTDS sửa đổi năm 2011), theo đó
hoạt động xét xử gồm hai cấp: cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm. Việc ghi nhận
nguyên tắc này với mục đích nhằm hạn chế hoặc khắc phục những sai sót
trong quá trình xét xử vụ án, đảm bảo cho hoạt động xét xử được đúng đắn,
khách quan, toàn diện, cũng đồng nghĩa với việc đảm bảo tốt nhất quyền và
lợi ích hợp pháp của đương sự. Tuy nhiên, nhiều vụ án dù đã trải qua hai cấp
xét xử nhưng vẫn có những sai lầm hoặc vi phạm pháp luật làm tổn hại tới
quyền lợi hợp pháp của đương sự. Điều này có thể xuất phát từ những nguyên
nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan, bởi lẽ xét xử về bản chất là hoạt
động xác định bản chất sự việc và áp dụng quy định pháp luật của cá nhân
Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân nhân danh Nhà nước để giải quyết vụ án, do
đó vẫn có thể có những sai lầm, thiếu sót. Chính vì vậy, pháp luật tố tụng dân
sự đã ghi nhận một loại thủ tục đặc biệt - thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự
nhằm sửa chữa, khắc phục những sai lầm, thiếu sót xảy ra trong hoạt động xét
xử. Trên thế giới hiện nay, nhiều quốc gia đã có những quy định rất tiến bộ về
thủ tục giám đốc thẩm và thực tiễn thi hành đã chứng minh hiệu quả của thủ
tục tố tụng đặc biệt này. Tuy nhiên, ở Việt Nam trong thực tiễn hiện nay, tình
hình khiếu nại bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật của người
dân ngày một tăng. Công tác giải quyết đơn khiếu nại của Toà án các cấp
cũng gặp nhiều vấn đề vướng mắc, phức tạp và quá tải, nhiều vụ án kéo dài
nên chưa đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân, gây bức xúc
trong dư luận. Sau 10 năm thi hành BLTTDS năm 2004 (được sửa đổi năm
2011) cho thấy các quy định về thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự của
7
chúng ta chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu thực tế của xã hội về việc giải
quyết các vụ án dân sự. Chính những hạn chế, thiếu sót của các quy định về
thủ tục giám đốc thẩm trong BLTTDS sửa đổi năm 2011 đã dẫn tới những
vướng mắc, khó khăn trong quá trình giải quyết và giảm hiệu quả công tác
giám đốc thẩm vụ án dân sự của ngành Toà án. Như vậy, thực tế xã hội hiện
nay đã đặt ra một nhu cầu cấp thiết, đòi hỏi các nhà lập pháp phải nghiên cứu
sửa đổi, hoàn thiện các quy định chưa rõ ràng, chưa phù hợp về thủ tục giám
đốc thẩm khiến công tác thực hiện trên thực tế còn gặp nhiều vướng mắc, bất
cập. Trong quá trình sửa đổi, chúng ta cũng cần học hỏi những kinh nghiệm
quý báu của các nước có nền lập pháp tiên tiến để hoàn thiện pháp luật Việt
Nam về vấn đề này. Vì những lý do trên, học viên đã chọn đề tài “Thủ tục
giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật hiện hành” để thực hiện luận
văn tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự là một đề tài được nhiều người
quan tâm nghiên cứu. Việc khảo sát tình hình nghiên cứu cho thấy đã có một
số công trình nghiên cứu về vấn đề này được thể hiện dưới hình thức luận
văn, luận án hoặc bài viết chuyên khảo. Có thể nêu ra đây một số công trình
nghiên cứu tiêu biểu như sau:
- Trước khi Bộ luật Tố tụng dân sự ra đời có một số công trình nghiên
cứu về thủ tục giám đốc thẩm sau đây:
+ Cuốn sách về “Tìm hiểu các quy định của pháp luật về thủ tục giám
đốc thẩm vụ án dân sự”của tác giả Dương Thị Thanh Mai do Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia năm 2000 ấn hành. Trong tác phẩm này, tác giả đã giải
quyết một số vấn đề về khái niệm, sự hình thành thủ tục giám đốc thẩm, thực
trạng giải quyết án dân sự theo thủ tục giám đốc thẩm và đưa ra một số giải
pháp, kiến nghị.
8
+ Cuốn sách về “Một số suy nghĩ về cơ chế xét xử vụ án dân sự” của
Tiến sĩ Lê Thu Hà, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia năm 2003. Tác giả đã
nghiên cứu tổng thể các cấp xét xử của Toà án các cấp bao gồm cấp sơ thẩm,
cấp phúc thẩm và thủ tục xét lại bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp
luật. Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu của đề tài rộng nên tác giả chưa tập
trung nghiên cứu chuyên sâu về thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định dân
sự đã có hiệu lực pháp luật. Ngoài ra, do công trình này được tiến hành trước
năm 2004 nên chưa có điều kiện phân tích, luận giải về các quy định của
BLTTDS sửa đổi năm 2011.
+ Bài viết “Thủ tục giám đốc thẩm trong dự thảo Bộ luật tố tụng dân
sự” của tác giả Hoàng Văn Minh trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 03,
tháng 03/2004 đã đóng góp ý kiến về việc có nên quy định đơn đề nghị và
thời hạn gửi đơn đề nghị giám đốc thẩm của đương sự là bắt buộc hay không,
thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm như thế nào.
Các công trình trên được thực hiện trước năm 2004 nên nhiều thực
trạng, kiến nghị và giải pháp đưa ra đã được tiếp thu và chỉnh lý trong
BLTTDS 2004 (sửa đổi năm 2011). Hơn nữa, với tình hình kinh tế - xã hội
thay đổi nhanh chóng như hiện nay, những vấn đề mà các tác giả luận giải và
đề xuấtđã không còn phù hợp nên cần được tiếp tục tập trung nghiên cứu
thêm.
- Sau khi Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 ra đời cũng đã có một số
công trình nghiên cứu về vấn đề này như:
+ Luận án “Thủ tục xét lại bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu
lực pháp luật trong tố tụng kinh tế, dân sự ở Việt Nam” của tiến sĩ Đào Xuân
Tiến, Luận án tiến sĩ Luật học năm 2009. Tác giả đã đưa ra khái niệm về thủ
tục xét lại bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật trong tố
tụng kinh tế, dân sự, phân tích pháp luật tố tụng kinh tế, dân sự, thực trạng áp
9
dụng của Toà án và một số giải pháp nhằm hoàn thiện thủ tục xét lại bản án,
quyết định về kinh tế, dân sự của Toà án.
+ Luận án “Giám đốc thẩm dân sự - Một số vấn đề lý luận và thực
tiễn” của tiến sĩ Mai Ngọc Dương, Luận án tiến sĩ Luật học năm 2010. Luận
án giải quyết một số vấn đề lý luận về giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự và
nêu lên thực trạng công tác giám đốc thẩm của ngành Toà án. Từ đó, tác giả
đề xuất những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự về phần
quy định giám đốc thẩm.
+ Luận văn “Hoàn thiện thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự”
của thạc sĩ Hà Hoàng Hiệp, Luận văn thạc sĩ năm 2007. Luận văn tập trung
nghiên cứu làm sáng tỏ về mặt lý luận một số nội dung cơ bản của thủ tục
giám đốc thẩm, trên cơ sở có tiếp thu chọn lọc kinh nghiệm của một số nước
trên thế giới.
+ Đề tài khoa học cấp Bộ “Thực trạng giải quyết đơn đề nghị giám đốc
thẩm, tái thẩm tại Tòa án nhân dân tối cao” do tiến sĩ Nguyễn Huy Du làm
chủ nhiệm đề tài của TANDTC năm 2012.
Ngoài ra, còn có một số chuyên đề, bài viết của các tác giả đăng trong
các sách, báo, tạp chí chuyên ngành như bài “Chế định giám đốc thẩm, tái
thẩm và những vấn đề đặt ra trong việc thi hành” của tác giả Trần Anh Tuấn
đăng trên Tạp chí Luật học số Đặc san về tố tụng dân sự năm 2005; bài “Một
số vấn đề liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung Điều 285, Điều 288 BLTTDS”
của tác giả Hà Tĩnh - Tạp chí TAND kỳ 1 tháng 9 năm 2010; bài “Một số ý
kiến đối với Dự thảo Sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS năm 2004”
của tác giả Nguyễn Như Bích đăng trên Tạp chí TAND kỳ 1 tháng 9 năm
2010; bài “Một số vấn đề về thủ tục giám đốc thẩm” của tác giả Nguyễn
Quang Hiền đăng trên Tạp chí TAND kỳ 1 tháng 4 năm 2009.... Tuy nhiên,
các công trình nghiên cứu trên đây được thực hiện trước khi Luật sửa đổi, bổ
10
sung một số điều của BLTTDS năm 2004 có hiệu lực thi hành, do đó việc
nghiên cứu về đề tài này vẫn rất cần thiết và hữu dụng.
- Sau khi BLTTDS được sửa đổi năm 2011 cũng đã có công trình
nghiên cứu về vấn đề này như Luận văn “Giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự
Việt Nam” của thạc sĩ Hà Thị Thúy Hà, luận văn thạc sĩ năm 2012, bài “Bàn
về Dự thảo Thông tư liên tịch hướng dẫn Điều 284b Bộ luật tố tụng dân sự
sửa đổi, bổ sung năm 2011” của tác giả Nguyễn Hồng Nam đăng trên Tạp chí
TAND tháng 5 năm 2012 (kỳ 2) và tháng 6 năm 2012 (kỳ 1); chuyên đề “Thủ
tục giám đốc thẩm, tái thẩm dân sự và thủ tục xem xét lại các quyết định của
Hội đồng thẩm phán TANDTC” của tác giả Trần Anh Tuấn trong cuốn Bình
luận khoa học BLTTDS sửa đổi năm 2011... Tuy nhiên, thực tiễn giám đốc
thẩm dân sự trong những năm qua và thực tiễn sửa đổi BLTTDS sửa đổi hiện
nay (2015) theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức Tòa án
năm 2014 cũng đặt ra nhiều vấn đề đòi hỏi cần phải có sự nghiên cứu và đề
xuất giải pháp cho phù hợp với tình hình mới.
3. Mục đích nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu hệ thống những quy định của pháp luật
tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành về thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự,
đồng thời tìm hiểu, nghiên cứu pháp luật một số nước trên thế giới để có sự so
sánh, đối chiếu về vấn đề này. Từ đó, phân tích, luận giải để đánh giá những
điểm tích cực, những hạn chế trong các quy định của pháp luật Việt Nam về
thủ tục giám đốc thẩm, tìm kiếm giải pháp cho Việt Nam từ nghiên cứu kinh
nghiệm quốc tế. Ngoài ra, Luận văn cũng nghiên cứu thực tiễn áp dụng thủ
tục giám đốc thẩm dân sự tại Tòa án nhằm làm rõ những bất cập, hạn chế của
pháp luật hiện hành về vấn đề này, luận giải và tìm kiếm giải pháp hoàn thiện
pháp luật Việt Nam về thủ tục giám đốc thẩm dân sự từ góc độ thực tiễn.
11
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Để giải quyết vấn đề đặt ra, luận văn nghiên cứu pháp luật tố tụng dân
sự Việt Nam và pháp luật một số nước trên thế giới về thủ tục giám đốc thẩm.
Việc nghiên cứu pháp luật Việt Nam về thủ tục giám đốc thẩm chủ yếu tập
trung vào các quy định hiện hành, còn việc nghiên cứu lược sử pháp luật Việt
Nam về thủ tục giám đốc thẩm dân sự cũng chỉ được giới hạn đối với những
quy định từ năm 1945 đến nay. Bên cạnh đó, luận văn cũng nghiên cứu, đánh
giá thực trạng và thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về thủ tục giám đốc
thẩm vụ án dân sự tại Tòa án. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của một luận văn
thạc sỹ luật học, việc nghiên cứu chỉ tập trung vào thực tiễn giám đốc thẩm
dân sự trong khoảng thời gian 05 năm gần đây, cụ thể là từ năm 2010 đến
năm 2014.
5. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn tập trung giải
quyết những vấn đề cụ thể sau:
- Phân tích một số vấn đề lý luận cơ bản về thủ tục giám đốc thẩm vụ
án dân sự trong tố tụng dân sự.
- Tập trung nghiên cứu pháp luật tố tụng dân sự của một số nước cụ thể
trên thế giới về vấn đề này. Bên cạnh đó, phân tích, đánh giá các quy định của
pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự. Từ
đó, so sánh, đối chiếu nhằm tìm ra những điểm tiến bộ, tích cực trong pháp
luật nước ngoài mà Việt Nam cần học tập trong quá trình hoàn thiện các quy
định về thủ tục giám đốc thẩm tại Việt Nam.
- Đánh giá thực trạng của pháp luật Việt Nam hiện hành về vấn đề đang
nghiên cứu, những mặt hạn chế, tồn tại của quy định pháp luật và thực tiễn áp
dụng pháp luật về giám đốc thẩm vụ án dân sự. Đồng thời tìm ra và phân tích
nguyên nhân của những thực trạng, bất cập nêu trên.
12
- Trên cơ sở tổng hợp kết quả nghiên cứu, Luận vănđưa ra những giải
pháp, kiến nghị phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh xã hội nhằm hoàn thiện thủ
tục giám đốc thẩm vụ án dân sự ở Việt Nam.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở sử dụng phương pháp duy vật biện
chứng, duy vật lịch sử của Triết học Mác- Lênin về Nhà nước pháp quyền, tư
tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật. Ngoài ra các phương pháp
nghiên cứu khoa học khác cũng được sử dụng như: phương pháp phân tích
tổng hợp, phương pháp đối chiếu so sánh, phương pháp thống kê và phương
pháp lịch sử.
7. Những đóng góp của luận văn
Luận văn tập trung nghiên cứu làm rõ bản chất, các vấn đề lý luận cơ
bản của thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp
luật, trong đó có những vấn đề như: khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa, lịch sử hình
thành và phát triển. Bên cạnh đó, luận văn đưa ra những phân tích và đánh giá
về thực trạng các quy định pháp luật tố tụng dân sự của Việt Nam, đồng thời
nghiên cứu so sánh với pháp luật của một số quốc gia trên thế giới, từ đó rút
ra bài học kinh nghiệm phù hợp với tình hình kinh tế xã hội Việt Nam. Luận
văn cũng đánh giá được thực trạng áp dụng thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân
sự trong những năm qua, làm rõ được những mặt còn tồn tại, nguyên nhân và
đề xuất một số giải pháp hoàn thiện thủ tục tố tụng này trong pháp luật Việt
Nam.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 03 chương:
Chương 1: Khái quát về thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự.
13
Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về thủ tục giám
đốc thẩm vụ án dân sự.
Chương 3: Thực tiễn thực hiện thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự và
kiến nghị.
14
CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ
1.1. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của thủ tục giám đốc thẩm vụ
án dân sự
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự
Ở Việt Nam hiện nay, việc xét xử các vụ án dân sự được tiến hành theo
nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử. Điều này được hiểu là một vụ án
dân sự có thể được xét xử qua cả hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm. Khi vụ án
được xét xử sơ thẩm, bản án chưa có hiệu lực pháp luật ngay, trong thời hạn
luật định nếu thấy bản án, quyết định của Tòa án không phù hợp với thực tế
khách quan hoặc đúng pháp luật thì, các đương sự có quyền kháng cáo hoặc
Viện kiểm sát có quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Việc ghi nhận
nguyên tắc này nhằm mục đích đảm bảo tính đúng đắn và tuân theo pháp luật
của hoạt động xét xử, qua đó bảo đảm tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của
đương sự. Tuy nhiên, hết thời hạn luật định, nếu bản án, quyết định sơ thẩm
không bị kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm thì đương nhiên có hiệu lực pháp
luật, trong khi đó khác với cấp sơ thẩm, bản án, quyết định phúc thẩm của
Tòa án có tính chất chung thẩm và được thi hành ngay.
Từ thực tiễn xét xử của ngành Tòa án trong nhiều năm đã chứng minh
một thực tế rằng nhiều vụ án, kể cả những vụ đã qua hai cấp xét xử và bản án,
quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng vẫn phát hiện có những
sai lầm trong quá trình giải quyết làm tổn hại đến quyền và lợi ích hợp pháp
của đương sự. Vì vậy, cần thiết phải xây dựng một cơ chế để kiểm tra, giám
đốc việc xét xử của Tòa án nhằm khắc phục tình trạng nói trên. Thủ tục giám
đốc thẩm dân sự là một thủ tục đặc biệt của tố tụng dân sự do Tòa án có thẩm
quyền thực hiện để xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp
15
luật bị kháng nghị do phát hiện có sai lầm hoặc vi phạm pháp luật trong quá
trình Tòa án giải quyết vụ án. Giám đốc thẩm dân sự không phải là một cấp
xét xử thứ ba và khác biệt với tái thẩm dân sự ở căn cứ kháng nghị. Theo đó,
kháng nghị giám đốc thẩm được tiến hành trên cơ sở phát hiện những sai lầm,
vi phạm của Tòa án, trong khi đó kháng nghị tái thẩm được dựa trên việc phát
hiện những tình tiết làm thay đổi về cơ bản nội dung vụ án.
Đến thời điểm hiện tại, do cách tiếp cận khác nhau nên cũng có nhiều
quan điểm khác nhau về thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự. Có thể nêu ra
đây một số quan điểm tiêu biểu như sau:
Quan điểm thứ nhất: Dựa vào đối tượng, căn cứ của việc xét lại bản án,
quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm, Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt
Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội đã đưa ra khái niệm như sau: “Giám
đốc thẩm dân sự là việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của
Tòa án bị kháng nghị do phát hiện có sai lầm, vi phạm pháp luật trong giải
quyết vụ án” [36, tr.325]. Quan điểm này về cơ bản đã thể hiện được tính chất
của thủ tục giám đốc thẩm, nhưng chưa xác định rõ giám đốc thẩm là một loại
thủ tục tố tụng đặc biệt, mà không phải là một cấp xét xử thứ ba.
Quan điểm thứ hai: Giáo trình Luật tố tụng dân sự của Khoa Luật – Đại
học Quốc gia Hà Nội đã đưa ra khái niệm như sau: “Giám đốc thẩm dân sự là
thủ tục tố tụng đặc biệt mà Tòa án có thẩm quyền xét lại bản án, quyết định đã
có hiệu lực pháp luật của Tòa án bị kháng nghị do phát hiện có vi phạm pháp
luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ việc dân sự.” [37, tr.303] Quan
điểm này về cơ bản đã làm rõ được tính chất, đặc điểm của thủ tục giám đốc
thẩm. Tuy nhiên, việc sử dụng thuật ngữ “Tòa án” trong khái niệm này dễ gây
nhầm lẫn, người đọc không thể xác định Tòa án có thẩm quyền và Tòa án ra
bản án, quyết định bị kháng nghị là một hay là hai Tòa án cấp khác nhau.
16
Quan điểm thứ ba: Căn cứ vào mục đích của việc xét lại bản án, quyết
định theo thủ tục giám đốc thẩm, trong Luận án tiến sĩ của mình về “Thủ tục
xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật trong tố tụng
kinh tế, dân sự ở Việt Nam”, tác giả Đào Xuân Tiến đã cho rằng: “Thủ tục xét
lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật là thủ tục đặc biệt
nhằm kiểm tra, xem xét, xác định bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu
lực pháp luật được xét xử đúng pháp luật và xét xử lại đối với bản án, quyết
định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng có sai lầm nghiêm trọng hoặc
có tình tiết mới làm thay đổi nội dung hoặc kết quả giải quyết vụ án” [34,
tr.20]. Với quan điểm này, tác giả Đào Xuân Tiến đã khẳng định thủ tục xét
lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật (trong đó bao gồm thủ tục giám
đốc thẩm) là loại thủ tục tố tụng đặc biệt, qua đó đã gián tiếp phân biệt với thủ
tục xét xử sơ thẩm và phúc thẩm vụ án dân sự. Tòa án có thẩm quyền tiến
hành thủ tục đặc biệt này nhằm hai mục đích: thứ nhất là để kiểm tra, xem xét
tính đúng đắn của các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật; thứ hai là
để xét xử lại đối với các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng có
sai lầm nghiêm trọng hoặc có tình tiết mới làm thay đổi nội dung, kết quả giải
quyết vụ án. Như vậy, thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp
luật nói chung và thủ tục giám đốc thẩm nói riêng được hiểu theo nghĩa rộng
hơn, trong đó bao gồm cả hoạt động giám đốc việc xét xử. Tuy nhiên, khái
niệm trên lại không đề cập đến căn cứ để xét lại bản án, quyết định đã có hiệu
lực pháp luật là phải dựa trên kháng nghị của người có thẩm quyền theo quy
định pháp luật.
Quan điểm thứ tư: Dựa vào mục đích, căn cứ và đối tượng của việc xét
lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm,
tiến sĩ Khuất Văn Nga với bài viết “Thủ tục giám đốc thẩm trong Bộ luật Tố
tụng dân sự” đã đưa ra khái niệm như sau: “Thủ tục giám đốc thẩm là một
17
trình tự đặc biệt của tố tụng tư pháp nhằm xét lại những bản án và quyết định
đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có vi phạm ở mức độ nghiêm
trọng trong việc giải quyết vụ án”[16]. Theo quan điểm này, giám đốc thẩm
cũng được khẳng định là một trình tự tố tụng đặc biệt, được tiến hành dựa trên
sự kháng nghị của những người có thẩm quyền nhằm mục đích xét lại bản án,
quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Đồng thời, khái niệm này đã chi tiết hơn
khi đưa ra căn cứ để kháng nghị giám đốc thẩm là các bản án, quyết định có
hiệu lực pháp luật nhưng có vi phạm ở mức độ nghiêm trọng trong việc giải
quyết vụ án.
Từ những phân tích trên đây có thể rút ra khái niệm về thủ tục giám đốc
thẩm vụ án dân sự như sau:
Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự là một trình tự tố tụng đặc biệt
được tiến hành trên cơ sở kháng nghị của người có thẩm quyền nhằm xét lại
bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhưng phát hiện có
sai lầm, vi phạm pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án dân sự.
Nhìn chung, các quan điểm về thủ tục giám đốc thẩm nêu trên tuy khác
nhau về cách thức tiếp cận nhưng vẫn thể hiện được những đặc điểm, tính
chất cơ bản của loại thủ tục tố tụng đặc biệt này như sau:
- Thứ nhất, về tính chất thì thủ tục giám đốc thẩm dân sự là một loại
thủ tục tố tụng đặc biệt, chứ không phải là cấp xét xử thứ ba.
Theo quy định của pháp luật, mọi bản án, quyết định đã có hiệu lực
pháp luật đều phải được các cá nhân, đơn vị, tổ chức trong xã hội tôn trọng và
nghiêm chỉnh chấp hành. Cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ thi hành bản
án, quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thi hành đó. Tuy
nhiên, nếu bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực nhưng vẫn không đảm
bảo đầy đủ tính có căn cứ và hợp pháp thì bản án, quyết định đó cần phải
được xét lại theo thủ tục đặc biệt. Giám đốc thẩm không phải một cấp xét xử
18
như xét xử sơ thẩm hay phúc thẩm, mà thực chất nó là một trong số những
hoạt động giám đốc xét xử của Tòa án cấp trên đối với Tòa án cấp dưới. Nội
dung của nó là việc Tòa án kiểm tra lại tính có căn cứ và hợp pháp của bản
án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật thông qua hoạt động “xét” chứ
không “xử”. Sự khác biệt này thể hiện rõ nét nhất qua các quy định về phiên
tòa xét xử sơ thẩm, phúc thẩm vụ án dân sự và phiên xét lại vụ án dân sự theo
trình tự giám đốc thẩm, thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm, phúc thẩm và
Hội đồng giám đốc thẩm... Tòa án sau khi tiến hành thủ tục giám đốc thẩm sẽ
ban hành một trong các quyết định sau: Không chấp nhận kháng nghị và giữ
nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật; giữ nguyên bản án, quyết
định đúng pháp luật của Tòa án cấp dưới đã bị hủy hoặc bị sửa; hủy bản án,
quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại hoặc xét xử phúc
thẩm lại; hủy bản án, quyết định của Tòa án đã xét xử vụ án và đình chỉ giải
quyết vụ án. Các quyết định giám đốc thẩm của Tòa án rõ ràng không giống
với các bản án, quyết định sơ thẩm hay phúc thẩm, bởi lẽ nó không giải quyết
đến quyền, lợi ích của các đương sự hoặc làm thay đổi nội dung của bản án,
quyết định đã có hiệu lực pháp luật.
- Thứ hai, đối tượng của giám đốc thẩm là những bản án, quyết định
dân sự đã có hiệu lực pháp luật.
Đối tượng của giám đốc thẩm dân sự là những bản án, quyết định giải
quyết vụ án dân sự đã có hiệu lực pháp luật bị phát hiện có sai lầm, vi phạm
pháp luật trong việc giải quyết vụ án dân sự. Các bản án, quyết định dân sự có
hiệu lực pháp luật của Tòa án bao gồm những bản án, quyết định sơ thẩm
không bị kháng cáo, kháng nghị; bản án, quyết định phúc thẩm và các quyết
định theo thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. “Đây là
điểm hoàn toàn khác biệt với việc giải quyết vụ án ở cấp phúc thẩm, đối
tượng xét xử theo thủ tục phúc thẩm là vụ án dân sự mà bản án, quyết định
19
chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị” [16, tr.14]. Một bản án,
quyết định sơ thẩm khi chưa có hiệu lực pháp luật nhưng có kháng cáo của
đương sự hoặc kháng nghị của người có thẩm quyền thì Tòa án cấp phúc thẩm
sẽ tiến hành xét xử lại vụ án dựa trên nội dung của kháng cáo, kháng nghị.
Đây là đặc điểm phân biệt với giám đốc thẩm vụ án hình sự. Trong khi giám
đốc thẩm vụ án hình sự tiến hành xét lại những bản án, quyết định hình sự đã
có hiệu lực pháp luật thì thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự lại tiến hành xét
lại những bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật. Sự khác biệt này
xuất phát từ quan hệ pháp luật hình sự và quan hệ pháp luật dân sự là những
quan hệ pháp luật có tính chất khác nhau nên đối tượng của giám đốc thẩm
dân sự và giám đốc thẩm hình sự cũng có những điểm khác biệt nhất định.
- Thứ ba, thủ tục giám đốc thẩm dân sự chỉ được tiến hành khi có
kháng nghị của người có thẩm quyền.
Do giám đốc thẩm không phải một cấp xét xử, không bắt buộc tiến
hành công khai như phiên tòa sơ thẩm hay phiên tòa phúc thẩm, và là một
hoạt động kiểm tra mang tính chất nghiệp vụ nên pháp luật tố tụng dân sự đã
giới hạn việc xem xét lại bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật
theo thủ tục giám đốc thẩm trong trường hợp có kháng nghị của người có
thẩm quyền được pháp luật quy định. Đây là điểm khác biệt căn bản với thủ
tục phúc thẩm dân sự, theo đó việc xét xử lại vụ án dân sự theo thủ tục phúc
thẩm có thể trên cơ sở kháng cáo của đương sự hoặc kháng nghị của Viện
kiểm sát.
- Thứ tư, người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
dân sự chỉ được kháng nghị trong trường hợp phát hiện có sai lầm hay vi
phạm đã được pháp luật quy định trước.
Đây là đặc điểm phân biệt với thủ tục phúc thẩm, theo đó pháp luật quy
định đương sự có quyền kháng cáo, Viện kiểm sát có quyền kháng nghị phúc
20
thẩm nhưng không yêu cầu giới hạn căn cứ bắt buộc của việc kháng cáo,
kháng nghị phúc thẩm. Trong khi đó, việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc
thẩm dân sự chỉ được thực hiện khi nó đáp ứng một trong các căn cứ: Kết
luận trong bản án, quyết định dân sự không phù hợp với những tình tiết khách
quan của vụ án; có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng; có sai lầm nghiêm
trọng trong việc áp dụng pháp luật.
Đây cũng là đặc điểm phân biệt với thủ tục tái thẩm dân sự. Mặc dù,
giám đốc thẩm dân sự và tái thẩm dân sự đều là thủ tục tố tụng đặc biệt, xét
lại những bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật mà không phải là
cấp xét xử thứ ba nhưng giữa chúng cũng có những điểm khác biệt nhất định
về căn cứ kháng nghị. Giám đốc thẩm xét lại những bản án, quyết định dân sự
đã có hiệu lực pháp luật nhưng phát hiện có vi phạm pháp luật trong việc giải
quyết vụ án, như thu thập, xác minh không đầy đủ chứng cứ, áp dụng pháp
luật không đúng, vi phạm thủ tục tố tụng dân sự... Trong khi đó, tái thẩm dân
sự xét lại những bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật nhưng
mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà Tòa án và các đương sự
đã không biết được khi Tòa án giải quyết vụ án. Những tình tiết này có thể
làm thay đổi cơ bản nội dung của vụ án nên cần phải tiến hành theo thủ tục tái
thẩm.
- Thứ năm, quyền kháng nghị giám đốc thẩm dân sự chỉ thuộc về Tòa
án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân.
Quyền này không được giao cho đương sự, người đại diện của đương
sự, người bảo vệ quyền lợi của đương sự, cơ quan, tổ chức xã hội khởi kiện vì
lợi ích chung… nhưng pháp luật vẫn đảm bảo cho đương sự được thực hiện
quyền của mình thông qua hoạt động phát hiện bản án, quyết định có hiệu lực
pháp luật cần xem xét lại và thông báo bằng văn bản cho người có quyền
kháng nghị. Đối với Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân trong trường
21
hợp phát hiện có vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định đã có hiệu lực
pháp luật thì cũng phải thông báo bằng văn bản cho những người có thẩm
quyền kháng nghị để những người này xem xét kháng nghị bản án, quyết định
đó.
Đây là điểm khác biệt với chủ thể kháng nghị giám đốc thẩm hình sự.
Trong kháng nghị giám đốc thẩm hình sự, ngoài các chủ thể được quy định
như giám đốc thẩm dân sự, giám đốc thẩm hình sự bổ sung thêm một loại chủ
thể khác. Đó là đối với các vụ án hình sự mà bị cáo là quân nhân đang tại ngũ
thì Tòa án quân đội có thẩm quyền xét xử. Do đó, trong trường hợp này,
quyền kháng nghị giám đốc thẩm hình sự thuộc về Chánh ánTòa án quân sự
trung ương,Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương, Chánh án Tòa án
quân sự cấp quân khu và Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu.
Trong khi đó, những tranh chấp dân sự giữa quân nhân đang tại ngũ với
những người không phải quân nhân thì việc giải quyết những tranh chấp dân
sự đó vẫn thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân nên thẩm quyền kháng nghị
giám đốc thẩm dân sự của Chánh án Tòa án quân sự và Viện trưởng Viện
kiểm sát quân sự không được đặt ra.
1.1.2. Ý nghĩa của thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự
- Giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự có ý nghĩa quan trọng đối với
việc xây dựng Nhà nước pháp quyền
Bản chất của nhà nước pháp quyền chính là yếu tố “thượng tôn pháp
luật”, do đó đòi hỏi hai điều kiện cơ bản: dân chủ và tổ chức quyền lực nhà
nước mà trong đó pháp luật được đề cao. Giám đốc thẩm thông qua hoạt động
xét lại những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để vô hiệu hóa các
bản án, quyết định có vi phạm pháp luật nghiêm trọng nhằm đảm bảo việc xét
xử hợp pháp và hợp hiến, hạn chế và khắc phục những sai lầm, vi phạm trong
quá trình giải quyết vụ án. Từ chính nhiệm vụ của mình, giám đốc thẩm góp
22
phần bảo đảm nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa được thực hiện, bảo đảm
tính ổn định và thống nhất của pháp luật, tính chặt chẽ và nhất quán của bộ
máy Nhà nước.
Việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân là một trong
những yêu cầu quan trọng của nhà nước pháp quyền. Căn cứ vào tình hình
thực tế, việc thực hiện chế độ hai cấp xét xử trong nhiều trường hợp chưa thể
đáp ứng được đòi hỏi của xã hội. Do đó, giám đốc thẩm dân sự chính là một
cơ chế được xây dựng để bảo đảm việc xét xử đúng đắn, quyền và lợi ích hợp
pháp của công dân được bảo đảm đến mức tối ưu. “Khi phát hiện bản án,
quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật có sai lầm hay vi phạm pháp luật
nghiêm trọng, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của dân, Tòa án có
thẩm quyền giám đốc thẩm bằng việc hủy những bản án, quyết định sai đã tạo
cơ sở pháp lý để vụ án được phục hồi xét xử lại, khôi phục quyền, lợi ích hợp
pháp của công dân bị vi phạm”[7].
- Giám đốc thẩm dân sự là biện pháp tố tụng nhằm đảm bảo cho vụ
việc dân sự được giải quyết đúng pháp luật, đồng thời đóng vai trò quan
trọng trong công tác kiểm tra việc thực hiện và xây dựng pháp luật
Nhà nước ta trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình
không chỉ xây dựng, ban hành pháp luật mà còn kiểm tra việc thực hiện pháp
luật. Tòa án, một trong những bộ phận cấu thành nên bộ máy nhà nước thông
qua hoạt động xét xử đã kiểm tra việc thực hiện pháp luật ở các khâu trước
xét xử, phát hiện những vi phạm pháp luật trong quản lý của các cơ quan, tổ
chức hữu quan. Và với công cụ giám đốc thẩm, ngành Tòa án đã tự tiến hành
kiểm tra trong hệ thống của mình mà không phải là sự kiểm tra của cơ quan
nhà nước khác. Đây là một trong những cách thức hữu hiệu để kiểm tra việc
thực hiện, tuân thủ pháp luật của ngành Tòa án, đồng thời đảm bảo cho vụ án
dân sự được giải quyết đúng pháp luật.
23
Trong quá trình giải quyết vụ án, Tòa án phải thân thủ các quy định của
pháp luật hiện hành, nghiên cứu hồ sơ vụ án và lựa chọn các quy định pháp
luật phù hợp. Chính trong giai đoạn này, Tòa án có thể phát hiện ra những
điểm hạn chế của các quy phạm pháp luật như không phù hợp với thực tiễn
khách quan hoặc thậm chí không có quy phạm pháp luật thích hợp để giải
quyết vụ án… Từ đây, Tòa án có quyền kiến nghị với cơ quan lập pháp để kịp
thời sửa đổi, hủy bỏ hoặc bổ sung điều luật mới để pháp luật thực định phù
hợp với yêu cầu thực tiễn. “Có thể nói hoạt động giám đốc thẩm là một hoạt
động thực tiễn rất quan trọng của ngành Tòa án để kiểm nghiệm lý luận luật
học, kiểm nghiệm các văn bản pháp luật và từ đó quay trở lại hoàn thiện, bổ
sung và nâng cao hoạt động lý luận luật học, hoạt động xây dựng pháp
luật”[7].
- Giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự có ý nghĩa quan trọng trong việc
xây dựng và phát triển hệ thống án lệ
Ngoài các nước theo hệ thống pháp luật Common Law, án lệ cũng được
nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay chú trọng xây dựng và phát triển. Theo
pháp luật Trung Quốc, một nước có chế độ pháp luật tương đồng với Việt
Nam, các bản án, quyết định của Tòa án cấp cao nhất được coi như là quy
phạm cho Thẩm phán trong quá trình xét xử. Ở nhiều quốc gia, phán quyết
của Tòa án cấp cao nhất thực hiện hai vai trò chính là hủy kết quả xét xử sai
và hình thành án lệ. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, do nhiều nguyên nhân
khách quan và chủ quan, chúng ta mới chỉ chú trọng đến vai trò hủy kết quả
xét xử sai thông qua hoạt động giám đốc thẩm của Tòa án. Trong quá trình
hội nhập quốc tế như hiện nay, muốn phù hợp với xu hướng phát triển chung
tất yêu đòi hỏi thủ tục giám đốc thẩm phải được nâng cao để hoàn thành tốt cả
hai nhiệm vụ trọng tâm của mình. Do đó, việc xây dựng và phát triển án lệ từ
các quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối
24
cao ngày càng được quan tâm sâu sắc. Nghị quyết 49/NQ-TW của Bộ Chính
trị về cải cách tư pháp đã nhấn mạnh: “Tòa án nhân dân tối cao có trách
nhiệm áp dụng thống nhất pháp luật và phát triển án lệ”. Luật Tổ chức
TAND năm 2014 cũng đã chính thức ghi nhận về vấn đề này. Để xây dựng
được một hệ thống án lệ thực sự chất lượng đòi hỏi trong tương lai phải có
những nghiên cứu sâu sắc và toàn diện về đường lối xét xử dân sự thông qua
công tác giám đốc thẩm dân sự không chỉ của HĐTPTANDTC mà còn cả của
Tòa án cấp cao.
- Giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự có ý nghĩa quan trọng trong việc
tổng kết kinh nghiệm
Hiện nay, công tác hướng dẫn xét xử được xác định là một công tác
trọng tâm của ngành Tòa án. Từ các quyết định giám đốc thẩm trên thực tế,
Tòa án cấp trên, nhất là TANDTC đã tổng hợp và đúc kết nên những kinh
nghiệm quý báu để hướng dẫn hoạt động xét xử. Rõ ràng, nếu không sử dụng
kết quả giám đốc thẩm là nguồn tư liệu hướng dẫn xét xử thì những sai lầm
của một Tòa án cụ thể sẽ vẫn tiếp tục bị mắc phải ở một Tòa án khác. Thông
qua hoạt động hướng dẫn xét xử của Tòa án cấp trên đối với Tòa án cấp dưới
đã kịp thời ngăn chặn các sai lầm tương tự xảy ra trên diện rộng, từ đó chất
lượng xét xử ngày càng được nâng cao. Đây được xem là một sợi dây kết nối
thông suốt để hoạt động xét xử được thực hiện đúng pháp luật một cách thống
nhất trên phạm vi cả nước.
Bên cạnh đó, thông qua hoạt động giám đốc thẩm vụ án dân sự, vô hình
chung Tòa án đã tham gia thực hiện có hiệu quả công tác giải thích pháp luật.
Khác với pháp luật hình sự, pháp luật dân sự luôn chứa đựng các quy phạm
phức tạp nhưng cũng khá mềm dẻo để giải quyết những quan hệ pháp luật dân
sự đa dạng, muôn hình muôn vẻ trong đời sống xã hội. Do đó, đối với những
người am hiểu pháp luật, ngay cả khi họ là Thẩm phán thì việc vận dụng pháp
25
luật dân sự trong quá trình xét xử cũng không thể tránh khỏi sai lầm. Vì vậy,
những quyết định, phán quyết của TANDTC đối với việc vận dụng pháp luật
trong giải quyết những vụ án cụ thể đã thể hiện quan điểm của Tòa án trong
việc phải hiểu và áp dụng những quy định của pháp luật dân sự như thế nào.
Giám đốc thẩm không chỉ có ý nghĩa đối với những đương sự trong vụ án mà
còn có ý nghĩa đối với các công dân khác cũng đang tham gia các mối quan
hệ dân sự tương tự trong xã hội.
Từ các quyết định giám đốc thẩm được thông báo một cách công khai,
kịp thời và rộng rãi trong phạm vi toàn ngành, các Thẩm phán trực tiếp giải
quyết vụ án nhận thức được sai lầm, thiếu sót của mình và tự rút ra kinh
nghiệm trong công tác xét xử, tránh lặp lại sai lầm tương tự. Đồng thời, căn
cứ vào các văn bản hướng dẫn xét xử, Thẩm phán có cơ sở và định hướng cho
các hoạt động xét xử sau này, từ đây năng lực của Thẩm phán và chất lượng
xét xử ngày càng được nâng cao. Ngoài ra, Tòa án cấp trên căn cứ vào số
lượng vụ án bị hủy, sửa hàng năm để đánh giá chất lượng Thẩm phán và các
cán bộ khác, từ đó đánh giá thi đua, làm cơ sở cho việc bổ nhiệm lại. Song
song với đó, ngành Tòa án sẽ xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng
cán bộ phù hợp với năng lực, đạo đức và củng cố đội ngũ Thẩm phán của
ngành.
1.2. Cơ sở khoa học của việc xây dựng các quy định về thủ tục giám
đốc thẩm dân sự
1.2.1. Việc xây dựng các quy định về giám đốc thẩm dân sự xuất phát
từ yêu cầu cải cách tư pháp, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự,
bảo vệ công lý
Bản chất của nhà nước pháp quyền đòi hỏi mọi chủ thể trong xã hội
phải sống và hoạt động tuân theo quy định của pháp luật. Bảo vệ các quyền và
lợi ích hợp pháp của công dân, bảo vệ công lý là một trong những yêu cầu
26
quan trọng và đồng thời cũng là thành tựu của việc xây dựng nhà nước pháp
quyền. Bên cạnh vai trò là công cụ hữu hiệu để điều hành, quản lý xã hội,
pháp luật cũng khẳng định vai trò bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các
chủ thể trong xã hội. Tôn trọng và tuân theo pháp luật chính là cách tốt nhất
để được pháp luật bảo vệ. Do đó, nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa đã
được ghi nhận là một nguyên tắc chủ đạo, xuyên suốt toàn bộ nội dung của
pháp luật tố tụng dân sự. Thủ tục giám đốc thẩm dân sự ra đời với mục tiêu
tạo cơ chế để công lý được thực thi, đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích hợp
pháp của đương sự. Những năm gần đây, Nhà nước ta rất chú trọng đến công
tác xây dựng và hoàn thiện chế định giám đốc thẩm dân sự nhằm nâng cao
chất lượng xét xử của Tòa án, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự,
coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của chiến lược cải cách tư
pháp. Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến
lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã khẳng định như sau: “Từng bước hoàn
thiện thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo hướng quy định chặt chẽ những
căn cứ kháng nghị và quy định rõ trách nhiệm của người ra kháng nghị đối
với bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật...”. Trên cơ sở
Nghị quyết này của Bộ Chính trị, năm 2011 Quốc hội nước ta đã có những
sửa đổi, bổ sung tương đối lớn đối với BLTTDS năm 2004, nhất là những vấn
đề liên quan đến thủ tục giám đốc thẩm, trong đó ghi nhận thêm Chương
XIXa với tên gọi “Thủ tục đặc biệt xem xét lại quyết định của
HĐTPTANDTC”. Đây là những điều chỉnh của pháp luật Việt Nam nhằm
hướng tới việc bảo vệ công lý, bảo đảm tốt nhất quyền dân sự của chủ thể.
Đến thời điểm hiện tại, các quy định về giám đốc thẩm trong BLTTDS năm
2004 (được sửa đổi, bổ sung năm 2011) đang được nghiên cứu sửa đổi cho
phù hợp hơn với vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền lợi của dân, bảo
27
vệ công lý theo tinh thần của Hiến pháp 2013, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc
tế và điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam hiện nay.
1.2.2. Việc xây dựng các quy định về giám đốc thẩm dân sự được
thực hiện trên cơ sở xác định bản chất của những sai lầm, vi phạm của các
chủ thể trong quá trình giải quyết vụ án dân sự
Trong thực tiễn xét xử án dân sự của ngành Tòa án, có nhiều phán
quyết của Tòa án sau khi ban hành, đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị phát
hiện có sai lầm, vi phạm các quy định của pháp luật. Những bản án, quyết
định này không bảo đảm được quyền lợi hợp pháp của đương sự, ảnh hưởng
không tốt đến uy tín của ngành Tòa án nói riêng, của Nhà nước nói chung, do
vậy cần được xem xét lại theo một trình tự đặc biệt. Việcnghiên cứu cho thấy,
những sai lầm, vi phạm trong quá trình giải quyết vụ án có thể xuất phát từ
nhiều chủ thể khác nhau như Tòa án, người làm chứng, người giám định,
người phiên dịch. Đối với Tòa án thì những sai lầm, vi phạm của Tòa án có
thể xuất phát từ lỗi chủ quan của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân (vô ý hoặc
cố ý) hoặc do nguyên nhân khách quan bắt nguồn từ lỗi của các chủ thể khác.
Dựa trên cơ sở mức độ lỗi và tính chất của sai lầm, vi phạm của Thẩm phán,
Hội thẩm nhân dân và các chủ thể khác nhà làm luật cần phân hóa căn cứ
kháng nghị từ đó thiết lập các thủ tục tương ứng (giám đốc thẩm, tái thẩm) để
khôi phục quyền lợi của đương sự. Những sai lầm, vi phạm của Tòa án làm
căn cứ để xét lại bản án, quyết định phải là những sai lầm, vi phạm dẫn đến
hậu quả nhất định, thường được thể hiện dưới một số hình thức cơ bản như:
kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách
quan của vụ án; có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng; có sai lầm nghiêm
trọng trong việc áp dụng pháp luật. Kết luận trong bản án, quyết định không
phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án được thể hiện ở những dạng
hành vi, như chưa đủ các chứng cứ tài liệu để giải quyết vụ án nhưng Tòa án
28
vẫn giải quyết nên quyết định của Tòa án thiếu cơ sở, đánh giá sai chứng cứ,
tài liệu của vụ án dẫn đến quyết định giải quyết vụ án không phù hợp với bản
chất sự việc... Vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng được biểu hiện dưới
dạng vi phạm các nguyên tắc cơ bản của tố tụng dân sự, Tòa án giải quyết vụ
án sai thẩm quyền, không hòa giải trước khi xét xử... Sai lầm nghiêm trọng
trong việc áp dụng pháp luật thường là việc Tòa án áp dụng văn bản pháp luật
không đúng, không còn hiệu lực, áp dụng không đúng điều luật hoặc không
đúng nội dung mà điều luật quy định... Những vi phạm phổ biến này trong
thực tiễn hoạt động của Tòa án đã được pháp luật tố tụng dân sự ghi nhận là
những căn cứ bắt buộc để tiến hành kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
dân sự nhằm mục đích sửa chữa những sai lầm, vi phạm nói trên, từ đó đảm
bảo tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
Khác với thủ tục giám đốc thẩm, thủ tục tái thẩm dân sự dựa trên cơ sở
mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà đương sự và Tòa án
không thể biết được trong quá trinh giải quyết vụ án; có cơ sở chứng minh kết
luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch rõ ràng không đúng
sự thật hoặc có giả mạo bằng chứng; Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm
sát viên cố tình làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố tình kết luận trái pháp luật.
So sánh những căn cứ này với những căn cứ theo thủ tục giám đốc thẩm ta có
thể thấy được sự khác biệt cơ bản để phân biệt hai thủ tục trên. Nếu như
những sai lầm, vi phạm pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm xuất phát từ lỗi
vô ý của Tòa án (đây là nguyên nhân khách quan, phụ thuộc vào năng lực
chuyên môn của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân trong việc giải quyết vụ án)
thì thủ tục tái thẩm quy định những sai lầm trong việc giải quyết vụ án xuất
phát không chỉ từ Tòa án mà còn từ nhiều chủ thể khác tham gia tố tụng, như
người phiên dịch, người giám định... Sai lầm này có thể xuất phát từ việc phát
hiện những tình tiết mới làm thay đổi cơ bản nội dung vụ án mà Tòa án và
29
đương sự không thể biết được khi giải quyết vụ án, đây được xem là nguyên
nhân khách quan, vượt ra ngoài ý chí của Tòa án và các bên đương sự. Hoặc
sai lầm trong việc giải quyết vụ án có thể xuất phát từ chính ý muốn chủ quan
của những người tiến hành tố tụng (nguyên nhân chủ quan).
1.2.3. Cơ sở xây dựng các quy định về giám đốc thẩm dân sự xuất
phát từ nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử, nguyên tắc giám đốc
việc xét xử và quyền đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm
Giống như pháp luật của đa số các quốc gia trên thế giới, Việt Nam
cũng xác định nguyên tắc hai cấp xét xử là nguyên tắc chủ đạo của hoạt động
giải quyết vụ án dân sự. Nếu vụ án sau khi trải qua quá trình xét xử sơ thẩm,
quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự không được đảm bảo và vẫn trong
thời hạn kháng cáo, kháng nghị thì vụ án có thể được giải quyết lại bởi Tòa án
cấp phúc thẩm. Phán quyết của Tòa phúc thẩm có giá trị chung thẩm và được
thi hành ngay. Tuy nhiên, trong thực tiễn xét xử, nhiều vụ án đã trải qua hai
cấp xét xử nhưng vẫn có vi phạm pháp luật, không đảm bảo được quyền lợi
hợp pháp của các đương sự. Như đã nói ở trên, bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của đương sự là một yêu cầu quan trọng của nhà nước pháp quyền. Do
đó, khi một bản án, quyết định dân sự có hiệu lực pháp luật không đảm bảo
được việc tuân thủ đúng quy định của pháp luật, bản án, quyết định dân sự đó
sẽ phải được xem xét lại theo một thủ tục đặc biệt, gọi là thủ tục giám đốc
thẩm dân sự.
Bên cạnh đó, thủ tục giám đốc thẩm dân sự ra đời cũng xuất phát từ yêu
cầu thực hiện nguyên tắc giám đốc việc xét xử. Để đảm bảo cho hoạt động xét
xử được đúng đắn, việc áp dụng pháp luật được thống nhất thì cần phải có sự
quản lý, giám sát, đôn đốc của người có thẩm quyền, tức là công tác giám đốc
việc xét xử. Nội dung của nguyên tắc này xác định Tòa án cấp trên thực hiện
giám đốc xét xử đối với Tòa án cấp dưới, Tòa án nhân dân tối cao thực hiện
30
giám đốc xét xử đối với Tòa án các cấp.“Qua công tác giám đốc việc xét xử
đã phát hiện những sơ xuất, sai sót trong các bản án, quyết định có hiệu lực
pháp luật nhưng không bị các đương sự khiếu nại và không bị kháng nghị
theo thủ tục giám đốc thảm để Tòa án nhân dân tối cao nhắc nhở và rút kinh
nghiệm trong hội nghị tổng kết hàng năm.”[6]. Đây là một hình thức tự kiểm
tra trong nội bộ ngành Tòa án, và giám đốc thẩm được xác định là một trong
các nhiệm vụ chủ đạo để Tòa án thực hiện tốt chức năng giám đốc việc xét xử
của mình.
Giám đốc thẩm không phải là một cấp xét xử thứ ba mà là một thủ tục
tố tụng đặc biệt. Khác với hai cấp xét xử sơ thẩm và phúc thẩm, thủ tục tố
tụng này chỉ được tiến hành dựa trên kháng nghị của người có thẩm quyền.
Các đương sự không được pháp luật trao quyền tự yêu cầu giám đốc thẩm để
tránh nguy cơ lạm dụng thủ tục này dẫn đến việc làm mất tính ổn định của các
bản án, quyết đã có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, pháp luật tố tụng dân sự
vẫn có thể mở ra một cơ chế để bảo đảm các đương sự được thực hiện quyền
yêu cầu của mình đối với thủ tục giám đốc thẩm. Theo cơ chế này, đương sự
và những người khác có quyền khiếu nại, tố cáo, thông báo hoặc đề nghị
những người có thẩm quyền kháng nghị về những sai lầm, vi phạm của Tòa
án trong quá trình giải quyết vụ án để những người này xem xét kháng nghị.
Như đã phân tích ở trên, giám đốc thẩm thực chất là hoạt động Tòa án
xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Do đó, khi tiến hành hoạt
động xét lại bản án quyết định đã có hiệu lực pháp luật, phiên tòa giám đốc
thẩm không mở công khai như phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm. Phiên tòa này
không nhằm xem xét chi tiết nội dung vụ án và đưa ra phán quyết để phân xử
về quyền và nghĩa vụ của các bên. Mục đích chính của giám đốc thẩm là phát
hiện những sai lầm, vi phạm của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án, và
do đó không cần sự có mặt của các đương sự (và những người tham gia tố
31
tụng khác) cũng như không tiến hành tranh tụng. Những chủ thể tiến hành tố
tụng chỉ xét chủ yếu trên hồ sơ vụ án mà không cần phải xét hỏi hay thu thập
chứng cứ, như vậy đã có đủ căn cứ cần thiết để xác định Tòa án có vi phạm
trong quá trình giải quyết vụ án hay không.
1.3. Lƣợc sử hình thành và phát triển các quy định về thủ tục giám
đốc thẩm vụ án dân sự ở Việt Nam
1.3.1. Từ năm 1945 đến năm 1989
Sau Cách mạng tháng Tám và trong kháng chiến chống thực dân Pháp,
những luật lệ của thực dân phong kiến bị bãi bỏ và một số văn bản pháp luật
mới đã được Nhà nước ta ban hành. Ngày 13/9/1945, ngay sau khi tuyên bố
độc lập, Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ban hành Sắc lệnh về
thành lập Tòa án quân sự. Theo đó, Tòa án chỉ xét xử một cấp, các bản án,
quyết định của Tòa án được thi hành ngay. Quy định này được xem là phù
hợp với hoàn cảnh, tình hình đất nước trong thời điểm lúc bấy giờ bởi lẽ đặc
điểm chung của pháp luật thời kỳ này mang tính chất cấp bách, phù hợp với
thời chiến, nhằm đáp ứng yêu cầu chống kẻ thù của dân tộc và bảo vệ cách
mạng. Do đó, các văn bản pháp luật thời kỳ này cũng không đề cập đến việc
xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Điều này đã dẫn đến việc
nhiều vụ án bị giải quyết sai nhưng không có cơ chế để khắc phục hậu quả.
Đến ngày 24/01/1946, Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa ký Sắc lệnh số 13/SL về tổ chức Tòa án và các ngạch Thẩm phán,
đã ghi nhận một bước tiến mới trong hoạt động xét xử, đó là nguyên tắc:
“Tòa án thực hiện hai cấp xét xử”. Với nguyên tắc này, quyền và lợi ích hợp
pháp của đương sự đã được bảo đảm tốt hơn.
Ngày 09/11/1946, Hiến pháp năm 1946 – bản Hiến pháp đầu tiên của
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được ban hành đã tạo cơ sở pháp lý cho
việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, trong đó có ngành Tòa án
32
nhân dân. Tuy nhiên, không có điều luật nào quy định về thủ tục giám đốc
thẩm trong bản Hiến pháp này. Như vậy, cho đến trước khi ban hành Hiến
pháp 1959, chưa có văn bản pháp luật nào quy định về thủ tục giám đốc thẩm
trong tố tụng dân sự.
Trước khi Hiến pháp năm 1959 có hiệu lực, trong các văn bản pháp luật
không quy định trực tiếp về thẩm quyền của Tòa án trong việc xét lại bản án,
quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Đến ngày 22/05/1950, khi
Chính phủ ban hành Sắc lệnh số 85/SL mới có quy định về thủ tục tiêu án.
Điều 17 của Sắc lệnh quy định như sau: “Tòa án chỉ thủ tiêu một phần hoặc
toàn thể thủ tục nếu xét một hay nhiều hình thức ghi trong Bộ luật tố tụng
hình hoặc hộ có hại cho việc thẩm cứu hoặc đến quyền lợi của đương sự”.
Trước tình trạng nhiều bản án, quyết định mặc dù đã qua hai cấp xét xử
nhưng vẫn còn sai, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 321/VHH-CT ngày
12/02/1958 yêu cầu các Tòa án phải nghiên cứu giải quyết các đơn thư khiếu
nại về các vụ án đã xử chung thẩm. Thủ tục giám đốc thẩm từ đây dần dần
được hình thành, tuy nhiên mới chỉ xuất hiện chủ yếu trong lĩnh vực luật hình
sự. Thông tư số 002-TT ngày 13/01/1959 quy định thẩm quyền và thủ tục xét
lại những vụ án hình sự đã thành nhất định và Thông tư số 04/TT ngày
03/02/1959 về thủ tục xét lại những vụ án hình sự đã có hiệu lực pháp luật,
nay thấy là xử không đúng, can phạm hiện còn đang bị giam mặc dù còn đơn
giản nhưng đã quy định một số vấn đề cơ bản, làm cơ sơ, nền tảng cho việc
định hình và phát triển chế định giám đốc thẩm sau này. Tuy nhiên, phải đến
khi Hiến pháp năm 1959 có hiệu lực thi hành thì thủ tục giám đốc thẩm trong
tố tụng dân sự mới có cơ sở pháp lý để tiến hành trên thực tế. Điều 103 Hiến
pháp năm 1959 quy định như sau: “Tòa án nhân dân tối cao giám đốc việc
xét xử của các Tòa án nhân dân địa phương, Tòa án quân sự và Tòa án đặc
biệt.” Thuật ngữ “giám đốc việc xét xử” được hiểu là hoạt động quản lý, giám
33
sát, đôn đốc của cấp trên đối với cấp dưới, và thủ tục giám đốc thẩm chỉ là
một phần trong hoạt động “giám đốc việc xét xử”. Để cụ thể hóa quy định
này, Điều 21 Luật Tổ chức TAND năm 1960 quy định như sau: “Tòa án nhân
dân tối cao có thẩm quyền xét lại hoặc giao cho Tòa án nhân dân cấp dưới
xét lại những bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng phát hiện
có sai lầm”. Như vậy, trong thời kỳ này, TANDTC là cơ quan duy nhất có
thẩm quyền tiến hành thủ tục giám đốc thẩm, trừ trường hợp chính cơ quan
này giao cho Tòa án cấp dưới thực hiện công việc thay cho mình.
Sau khi Hiến pháp năm 1959 có hiệu lực, nhiều văn bản quy phạm
pháp luật có giá trị pháp lý cao, như Luật Tổ chức TAND năm 1960, Luật Tổ
chức VKSND năm 1960 … đã ra đời để nâng cao chất lượng hoạt động tư
pháp. Theo đó, các quy định về thủ tục giám đốc thẩm được quy định cụ thể
và đầy đủ hơn, trong đó ghi nhận cơ sở để tiến hành xét xử theo thủ tục giám
đốc thẩm là sự kháng nghị của Chánh án TANDTC hoặc Viện trưởng
VKSNDTC; thẩm quyền xét xử giám đốc thẩm chỉ tập trung ở TANDTC…
Ngày 23/3/1961, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh quy
định về tổ chức TANDTC và các TAND địa phương, theo đó điểm c Điều 6
quy định Chánh án TANDTC có quyền kháng nghị những bản án hoặc những
quyết định có hiệu lực pháp luật của TAND các cấp nhưng phát hiện có sai
lầm. Về thẩm quyền xét xử giám đốc thẩm, điểm b Điều 2 quy định: “Ủy ban
Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét các kháng nghị của Chánh án Tòa án
nhân dân tối cao hoặc của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đối
với những bản án hoặc những quyết định của các Tòa chuyên trách và Tòa
Phúc thẩm của Tòa án nhân dân tối cao.” Điểm c Điều 3 cũng quy định:
“Các Tòa hình sự và Tòa dân sự của Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền
xử lại những vụ án do Tòa mình hoặc Tòa phúc thẩm của Tòa án nhân dân tối
cao đã xử mà bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật, nhưng Ủy ban
34
thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao giao cho xử lại. Xử lại những vụ án do
Tòa án nhân dân cấp dưới đã xử mà bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực
pháp luật, nhưng Chánh án Tòa án nhân dân tối cao hoặc Viện trưởng Viện
kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị.” Như vậy, xét trong cơ cấu
củaTANDTC, Ủy ban thẩm phán và các Tòa chuyên trách là những đơn vị có
thẩm quyền xét xử giám đốc thẩm với các quyền hạn: bác kháng nghị và giữ
nguyên bản án đã có hiệu lực pháp luật của TAND dưới hoặc của Tòa chuyên
trách nếu bản kháng nghị không có căn cứ; hủy bỏ bản án hoặc quyết định sơ
thẩm đã có hiệu lực pháp luật, đình chỉ vụ án hoặc chuyển vụ án về để điều
tra lại theo trình tự sơ thẩm; hủy bỏ bản án hoặc quyết định của cấp phúc
thẩm để đưa ra xét xử một lần nữa. Ngoài ra, Ủy ban Thẩm phán TANDTC
còn có quyền hủy bỏ bản án hoặc quyết định của Tòa chuyên trách đã xét xử
lại theo trình tự giám đốc thẩm, y án hoặc sửa đổi bản án, quyết định sơ thẩm
hoặc phúc thẩm.
Để làm cơ sở cho việc áp dụng pháp luật một cách thông suốt và thống
nhất, TANDTC sau đó đã ban hành thêm các văn bản hướng dẫn, cụ thể:
Thông tư số 2397/TC ngày 22/12/1961 của TANDTC hướng dẫn thi hành
Luật Tổ chức TAND năm 1960, Công văn số 1326/TC ngày 06/10/1962 về
biện pháp giải quyết khi phát hiện bản án có sai lầm nhưng chưa hết hạn
kháng cáo (Viện kiểm sát không kháng nghị, bị cáo và các đương sự khác
không kháng cáo) , Thông tư 146-TATC ngày 08/3/1968 của TANDTC quy
định các TAND các cấp gửi các quyết định và các bản án có hiệu lực pháp
luật lên TANDTC, và đặc biệt là Thông tư số 06/TC ngày 23/7/1964 của
TANDTC giải thích thêm về trình tự giám đốc xét xử … Có thể nhận định
rằng trong giai đoạn này, những quy định về trình tự xét lại bản án, quyết định
đã có hiệu lực pháp luật nói chung và thủ tục giám đốc thẩm nói riêng lần đầu
tiên được luật hóa. Thẩm quyền tiến hành trình tự giám đốc thẩm vẫn tập
35
trung ở TANDTC. Ngoài ra, vẫn chưa có sự phân biệt giữa giám đốc thẩm và
tái thẩm.
Sau khi giải phóng miền Nam, thể chế chính trị và tổ chức hành chính
giữa hai miền Nam - Bắc vẫn chưa hoàn toàn thống nhất. Tại miền Nam, hệ
thống Tòa án và Viện kiểm sát được tổ chức riêng theo Sắc lệnh số 01/SL/76
ngày 15/3/1976. Sắc lệnh này cũng quy định về thủ tục xét lại bản án, quyết
định có hiệu lực pháp luật như sau: “Tòa án nhân dân phúc thẩm có quyền xét
xử lại các bản án và quyết định có hiệu lực pháp luật nhưng phát hiện có sai
lầm” và “khi xét lại các bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng
phát hiện có sai lầm, Hội đồng xử án của Tòa án nhân dân phúc thẩm có ba
hoặc năm thẩm phán.”
Đến Hiến pháp năm 1980, chế định giám đốc thẩm tiếp tục được ghi
nhận tại Điều 135 như sau: “Tòa án nhân dân tối cao giám đốc việc xét xử
của các Tòa án nhân dân địa phương và các Tòa án quân sự. Tòa án nhân
dân tối cao giám đốc việc xét xử của Tòa án đặc biệt, trừ trường hợp Quốc
hội hoặc Hội đồng nhà nước quy định khác khi thành lập các Tòa án đó.”
Do Hiến pháp thay đổi, các văn bản pháp luật dưới nó vì vậy cũng thay đổi
theo. Căn cứ vào chương X của Hiến pháp về Tòa án và Viện kiểm sát, Quốc
hội đã thông qua Luật Tổ chức TAND năm 1981 và Luật tổ chức VKSND
năm 1981. Luật Tổ chức TAND được sửa đổi năm 1981 (bổ sung năm 1988)
đã quy định về thủ tục giám đốc thẩm tại các Điều 23, 25, 27, 29, 30, 31, 33
và 35 với các nội dung chính như sau:
- Về thẩm quyền xét xử giám đốc thẩm: HĐTPTANDTC là tổ chức xét
xử cao nhất theo thủ tục giám đốc thẩm và có quyền giám đốc thẩm những
quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Ủy ban Thẩm phán TANDTC. Ủy ban
Thẩm phán TANDTC giám đốc thẩm những bản án và quyết định đã có hiệu
lực pháp luật của các Tòa thuộcTANDTC; Tòa dân sự TANDTCgiám đốc
36
thẩm những bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các TAND
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cấp tương đương. Ủy ban Thẩm
phán TAND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cấp tương đương có
thẩm quyền giám đốc thẩm hoặc tái thẩm những bản án và quyết định đã có
hiệu lực pháp luật của các TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
- Về thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm: Chánh án TANDTC
kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm những bản án và quyết định đã có hiệu
lực pháp luật của TAND các cấp; các Phó Chánh án TANDTC kháng nghị
theo thủ tục giám đốc thẩm những bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp
luật của các Tòa án nhân dân cấp dưới. Chánh án TAND tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương và cấp tương kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm những
bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các TAND cấp dưới.
Như vậy, so với giai đoạn trước, quy định về thủ tục giám đốc thẩm đã
có sự thay đổi cơ bản về thẩm quyền xét xử và thẩm quyền kháng nghị giám
đốc thẩm. Theo quy định của Luật Tổ chức TAND năm 1981 (được sửa đổi,
bổ sung năm 1988) có 04 đơn vị thuộc cấp trung ương và cấp tỉnh được tiến
hành xét xử giám đốc thẩm, đó là: HĐTPTANDTC, Ủy ban Thẩm phán
TANDTC, các Tòa chuyên trách thuộcTANDTC, Ủy ban Thẩm phán TAND
cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương. Chủ thể có
thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm đã được mở rộng hơn, bao gồm:
Chánh án TANDTC, các Phó Chánh án TANDTC, Chánh án TAND cấp tỉnh.
Bên cạnh đó, Luật Tổ chức VKSND năm 1981 (được sửa đổi, bổ sung năm
1988) đã quy định: khi thực hiện công tác kiểm sát xét xử, VKSND có quyền
kháng nghị các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo
thủ tục giám đốc thẩm khi thấy có vi phạm pháp luật. Về thẩm quyền kháng
nghị của Viện kiểm sát cũng được mở rộng hơn. Điều 13 của luật này đã quy
định: Viện trưởng VKSNDTC có quyền kháng nghị các bản án, quyết định đã
37
có hiệu lực pháp luật của TAND các cấp theo thủ tục giám đốc thẩm, Phó
Viện trưởng VKSNDTC có quyền kháng nghị các bản án, quyết định đã có
hiệu lực pháp luật của TAND cấp dưới theo thủ tục giám đốc thẩm, Viện
trưởng VKSND cấp tỉnh có quyền kháng nghị các bản án hoặc quyết định đã
có hiệu lực pháp luật của TAND cấp dưới theo thủ tục giám đốc thẩm.
Như vậy, trước khi ban hành Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân
sự ngày 29/11/1989, thủ tục giám đốc thẩm chỉ được quy định chung trong
Luật Tổ chức TAND, Luật Tổ chức VKSND với các điều luật về thẩm quyền
xét xử và thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Ở giai đoạn
này vẫn chưa có một văn bản pháp luật nào quy định riêng và cụ thể về thủ
tục giám đốc thẩm vụ án dân sự.
1.3.2. Từ năm 1989 đến năm 2004
Đây là giai đoạn nhà nước ta bước sang thời kì đổi mới, xóa bỏ nền
kinh tế bao cấp, xây dựng nền kinh tế phát triển theo hướng cơ chế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa. Trên tinh thần Đại hội Đảng lần thứ VI (ngày
12/01/1986) là tăng cường quản lý bằng pháp luật, bảo vệ lợi ích hợp pháp
của công dân, đáp ứng những nhu cầu trước mắt của ngành Tòa án, phù hợp
với những khách quan của xã hội trong giai đoạn phát triển đất nước, ngày
29/11/1989, Hội đồng nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban
hành Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự. Tuy chỉ có 88 điều nhưng
Pháp lệnh đã dành 1 chương (chương XII từ điều 71 đến Điều 77) để quy định
về thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự. Các vấn đề cơ bản như: căn cứ kháng
nghị, người có thẩm quyền kháng nghị, thời hạn kháng nghị, thẩm quyền của
Hội đồng giám đốc thẩm… đều được quy định trong Pháp lệnh. Tuy nhiên, vì
được ban hành dưới hình thức Pháp lệnh (có hiệu lực thấp hơn Luật), đồng
thời có sự tham khảo kinh nghiệm của Liên Xô trước đây, do đó Pháp lệnh
mới chỉ dừng lại ở việc quy định những vấn đề cơ bản nhất. Nhiều quy định
38
còn thiếu, cụ thể như: tính chất của giám đốc thẩm; quyền phát hiện bản án,
quyết định có hiệu lực pháp luật cần xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm và
thông báo cho người có quyền kháng nghị của đương sự, cá nhân, tổ chức
khác (đây là một nội dung rất quan trọng cần được quy định nhằm đảm bảo
tốt nhất quyền và lợi ích của đương sự); trình tự phiên tòa giám đốc thẩm; vị
trí, vai trò của Viện kiểm sát … hoặc quy định chưa phù hợp, như phạm vi
giám đốc thẩm (theo quy định tại khoản 1 Điều 76 Pháp lệnh thì Hội đồng
giám đốc thẩm có thể xem xét toàn bộ vụ án mà không bị hạn chế trong nội
dung kháng nghị, như vậy đã làm ảnh hưởng đến nguyên tắc tôn trọng bản án,
quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật). Chính vì những điểm bất
cập, hạn chế này mà việc áp dụng Pháp lệnh trong quá trình giải quyết các vụ
án dân sự chưa đem lại hiệu quả cao. Bên cạnh đó, thời kỳ này Nhà nước ta
cũng ban hành pháp luật quy định về thủ tục giám đốc thẩm các vụ án kinh tế
và tranh chấp lao động tại hai Pháp lệnh là Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ
án kinh tế ngày 16/3/1994 và Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao
động ngày 11/4/1996.
1.3.3. Từ năm 2004 đến nay
Sau hơn 10 năm PLTTGQCVADS có hiệu lực thi hành, việc xét lại của
Tòa án theo thủ tục giám đốc thẩm vẫn bộc lộ nhiều mặt hạn chế, bất cập.
Trên cơ sở đáp ứng những đòi hỏi của thực tiễn trong hoạt động giải quyết án
dân sự, ngày 15/6/2004, BLTTDS được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi
hành từ ngày 01/01/2005. Sự ra đời của BLTTDS là bước tiến quan trọng
trong quá trình phát triển của pháp luật TTDS nói chung, cũng như các quy
định về thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự nói riêng. Thủ tục này được quy
định cụ thể tại Chương XVIII từ Điều 282 đến Điều 303. Hàng loạt các vấn
đề còn bất cập từ các văn bản pháp luật trước đã được BLTTDS sửa đổi, bổ
sung và cụ thể hóa như: điều khoản quy định về tính chất giám đốc thẩm; phát
39
hiện bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật cần xem xét theo thủ tục
giám đốc thẩm; quyết định kháng nghị giám đốc thẩm; thay đổi, bổ sung, rút
quyết định kháng nghị giám đốc thẩm; gửi quyết định giám đốc thẩm; thời
hạn mở phiên tòa giám đốc thẩm; quyền hạn của Hội đồng giám đốc thẩm...
Như vậy, các điều khoản quy định về thủ tục giám đốc thẩm đến giai đoạn
này đã được bổ sung, cụ thể hóa để chặt chẽ, bao quát và mang tính hiệu quả
hơn. Đến ngày 29/03/2011, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của BLTTDS 2004, trong đó đã quy định thêm Chương XIXa với hai
điều là Điều 310a và Điều 310b, ghi nhận thủ tục đặc biệt xem xét lại quyết
định của HĐTPTANDTC. Đây là một điểm mới quan trọng mà theo đó, quyết
định giám đốc thẩm của HĐTPTANDTC nếu vi phạm vẫn có thể bị xem xét
lại bởi chính Hội đồng này. Như vậy, pháp luật đã quy định thêm một “nấc”
nữa trong quá trình giải quyết án để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người
dân được đáp ứng tốt nhất trên thực tế.
Nghị quyết số 49/TW của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp
đến năm 2020 đã vạch ra nhiệm vụ: “Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm
quyền và hoàn thiện tổ chức, bộ máy các cơ quan tư pháp. Trọng tâm là xây
dựng, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân. Tổ chức hệ
thống Tòa án theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành
chính, gồm: Tòa án sơ thẩm khu vực được tổ chức ở một hoặc một số đơn vị
hành chính cấp huyện; Tòa án phúc thẩm có nhiệm vụ chủ yếu là xét xử phúc
thẩm và xét xử sơ thẩm một số vụ án; Tòa thượng thẩm được tổ chức theo khu
vực có nhiệm vụ xét xử phúc thẩm. Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ tổng
kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển
án lệ và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm. Việc thành lập tòa chuyên trách phải
căn cứ vào thực tế xét xử của từng cấp Tòa án, từng khu vực.” Quán triệt tinh
thần của Nghị quyết, ngày 24/11/2014, Quốc hội đã ban hành Luật tổ chức
40
TAND với nhiều thay đổi cơ bản và quan trọng, đặc biệt là cơ cấu tổ chức của
Tòa án. Theo Luật mới, hệ thống TAND của nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa được xây dựng dựa trên thẩm quyền xét xử mà không phụ thuộc vào đơn
vị hành chính – lãnh thổ như trước đây. Điều 3 Luật tổ chức TAND quy định:
tổ chức TAND bao gồm TANDTC;TAND cấp cao;TAND tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương;TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và
tương đương. Cùng ngày, Quốc hội cũng thông qua Luật Tổ chức VKSND
mới, phù hợp với sự thay đổi của Luật Tổ chức TAND. Cả hai Luật này về cơ
bản sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/06/2015 (trừ một số điều mà các
luật này quy định có hiệu lực từ ngày 01/02/2015). Với những sự thay đổi cơ
bản này đã dẫn đến một đòi hỏi bắt buộc phải thay thế hệ thống các Bộ luật tố
tụng, mà điển hình là BLTTDS năm 2004, được sửa đổi, bổ sung năm 2011.
Giám đốc thẩm cũng là một trong những nội dung sẽ chịu ảnh hưởng lớn từ
sự thay đổi một cách có hệ thống này của pháp luật.
41
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Giám đốc thẩm dân sự là thủ tục tố tụng đặc biệt nhằm xét lại bản án,
quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án bị kháng nghị do phát hiện có
sai lầm, vi phạm trong việc giải quyết các vụ án dân sự. Giám đốc thẩm
không phải một cấp xét xử thứ ba, đây thực chất là một hình thức kiểm tra,
giám sát của Tòa án cấp trên đối với hoạt động xét xử của Tòa án cấp dưới, từ
đó phát hiện và hủy bỏ những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật
nhưng có vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
Xuất phát từ mục tiêu bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự,
bảo vệ công lý, thủ tục giám đốc thẩm dân sự ra đời đã góp phần khắc phục
những sai lầm trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, đảm bảo hài hòa quyền
lợi của các bên dựa trên quy định của pháp luật dân sự. Không chỉ dừng lại ở
một vụ việc cụ thể, giám đốc thẩm dân sự còn có ý nghĩa rất lớn trong việc
xây dựng Nhà nước pháp quyền, tổng kết thực tiễn xét xử giám đốc thẩm để
kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn thống nhất hoạt động xét xử và tiến
tới xây dựng hệ thống án lệ.
Cơ sở khoa học của việc xây dựng các quy định về giám đốc thẩm dân
sự xuất phát từ yêu cầu cải cách tư pháp, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
đương sự, bảo vệ công lý; từ việc xác định bản chất của những sai lầm, vi
phạm của các chủ thể trong quá trình giải quyết vụ án dân sự cũng như dựa
trên các nguyên tắc cơ bản và những quy định khác của pháp luật tố tụng dân
sự.
Từ năm 1945 đến nay, trải qua gần một thế kỷ, thủ tục giám đốc thẩm
vụ án dân sự được hình thành và phát triển để phù hợp với tình hình thực tiễn
của đất nước trong từng giai đoạn lịch sử. Mặc dù chưa thể đạt đến mức độ
hoàn chỉnh nhưng các quy định về giám đốc thẩm dân sự ở mỗi thời kỳ nhìn
chung đã đạt được những kết quả nhất định trong việc giải quyết các vụ án
42
dân sự. Trong thời gian tới, thủ tục giám đốc thẩm dân sự cần được tiếp tục
được hoàn thiện để từng bước thực hiện tốt hơn sứ mệnh mà pháp luật tố tụng
dân sự đã trao cho.
43
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ
THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ
BLTTDS sửa đổi năm 2011 đã dành toàn bộ Chương XVIII từ Điều
282 đến Điều 303 để quy định về thủ tục giám đốc thẩm dân sự và Chương
XIXa để quy định về thủ tục đặc biệt xem xét lại quyết định của
HĐTPTANDTC. Nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp cũng như đảm bảo
quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể, các quy định về giám đốc thẩm dân sự
trong BLTTDS sửa đổi năm 2011 cũng đang được nghiên cứu sửa đổi cho
phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn và yêu cầu hội nhập quốc tế.
2.1. Quy định về quyền yêu cầu giám đốc thẩm và cơ chế thực hiện
2.1.1. Phát hiện sai lầm, vi phạm trong bản án, quyết định đã có hiệu
lực của Tòa án
Giám đốc thẩm về bản chất không phải là một cấp xét xử thứ ba, do đó
các đương sự không có quyền trực tiếp yêu cầu tiến hành thủ tục tố tụng đặc
biệt này. Tuy nhiên, pháp luật tố tụng dân sự vẫn bảo đảm quyền tố tụng của
đương sự bằng việc ghi nhận các đương sự có quyền phát hiện vi phạm pháp
luật trong các bản án, quyết định của Tòa án và đề nghị, thông báo bằng văn
bản tới những người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm để những chủ
thể này xem xét và quyết định việc kháng nghị. Điều 284 BLTTDS sửa đổi về
phát hiện bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật cần xem xét
lại theo thủ tục giám đốc thẩm quy định cụ thể như sau:
1. Trong thời hạn một năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án
có hiệu lực pháp luật, nếu phát hiện vi phạm pháp luật trong bản án, quyết
định đó thì đương sự có quyền đề nghị bằng văn bản với những người có
44
quyền kháng nghị quy định tại Điều 285 BLTTDS để xem xét kháng nghị theo
thủ tục giám đốc thẩm.
2. Trường hợp Tòa án, Viện kiểm sát hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức
khác phát hiện có vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa án đã
có hiệu lực pháp luật thì phải thông báo bằng văn bản cho người có thẩm
quyền kháng nghị quy định tại Điều 285 của BLTTDS.
Căn cứ vào nội dung Điều 284 BLTTDS cho thấy, pháp luật tố tụng
dân sự nước ta không cho phép đương sự có quyền kháng cáo giám đốc thẩm,
họ chỉ có quyền phát hiện vi phạm để thông báo cho người có thẩm quyền
kháng nghị giám đốc thẩm. Mặt khác, BLTTDS lại cho phép nhiều chủ thể
khác là các cá nhân, cơ quan, tổ chức, kể cả các cá nhân, cơ quan, tổ chức
không có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến các vụ việc dân sự được quyền
phát hiện vi phạm trong các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực
pháp luật và thông báo cho người có thẩm quyền kháng nghị.
Nếu chiếu theo nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự thì quy định
này rõ ràng chưa thực sự tôn trọng quyền tự định đoạt của các đương sự.
Nhiều quốc gia trên thế giới đã coi kháng cáo hợp lệ của đương sự là cơ sở để
xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm. Điều 609 BLTTDS Pháp quy định:
quyền kháng cáo phá án thuộc về tất cả các bên có lợi ích trong bản án. Hay
như BLTTDS Liên bang Nga quy định: những người tham gia tố tụng và
những người khác nếu thấy quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị bản án,
quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án xâm phạm có quyền kháng cáo
giám đốc thẩm bản án, quyết định đó trừ bản án, quyết định của Hội đồng
thẩm phán Tòa án tối cao Liên bang Nga. Nhiều ý kiến cho rằng cần bổ sung
quy định cho phép đương sự có quyền kháng cáo giám đốc thẩm để đảm bảo
việc thực hiện nguyên tắc cơ bản của pháp luật tố tụng dân sự và quyền tự
định đoạt của các đương sự. Nếu căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội hiện
45
nay của Việt Nam thì quy định này vẫn có yếu tố phù hợp, bởi lẽ trình độ dân
trí và nhận thức pháp luật của người dân còn thấp, điều này sẽ dẫn đến tình
trạng kháng cáo tràn lan theo kiểu “còn nước còn tát” của người dân bất kể
kháng cáo có căn cứ pháp luật hay không. Tuy nhiên, theo xu hướng phát
triển chung, việc trao quyền kháng cáo cho đương sự là cần thiết nhưng đồng
thời phải đặt ra những quy định phù hợp để hạn chế hiện tượng kháng cáo
tràn lan của đương sự.
So với BLTTDS năm 2004, khoản 1 Điều 47 LSĐBS Bộ luật tố tụng
dân sự năm 2011 đã sửa đổi Điều 284 BLTTDS theo hướng bổ sung quy định
về thời hạn đề nghị bằng văn bản với những người có thẩm quyền kháng nghị
theo thủ tục giám đốc thẩm là 01 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa
án có hiệu lực pháp luật. Quy định này đã hạn chế thời gian mà đương sự có
quyền đề nghị nhằm đảm bảo tính ổn định của bản án, quyết định đã có hiệu
lực pháp luật. Tuy nhiên, tại khoản 2 Điều 284 BLTTDS sửa đổi lại không
hạn chế về thời gian thông báo bằng văn bản theo thủ tục giám đốc thẩm của
Tòa án, Viện kiểm sát hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác là không phù hợp
về mặt lý luận và không phù hợp với nguyên tắc về quyền tự định đoạt của
đương sự. Rõ ràng, bản án, quyết định nếu có vi phạm pháp luật sẽ ảnh hưởng
trực tiếp đến quyền lợi của đương sự, nhưng quyền đề nghị xem xét lại bản
án, quyết định của họ lại bị khống chế trong thời hạn 01 năm, trong khi những
cá nhân, tổ chức khác lại không bị hạn chế về thời gian. Việc quy định như
vậy sẽ làm mất tính ổn định của những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp
luật, đồng thời tạo ra khe hở trong hoạt động tư pháp, là lỗ hổng cho các tiêu
cực trong hoạt động tố tụng.
2.1.2. Đề nghị giám đốc thẩm và thủ tục xét đơn
Để thực hiện quyền được đề nghị xem xét lại bản án, quyết định đã có
hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, LSĐBS Bộ luật tố tụng dân sự
Đề tài: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật, HAY

More Related Content

What's hot

Luận văn thạc sĩ: Đương sự trong vụ án dân sự, HAY
Luận văn thạc sĩ: Đương sự trong vụ án dân sự, HAYLuận văn thạc sĩ: Đương sự trong vụ án dân sự, HAY
Luận văn thạc sĩ: Đương sự trong vụ án dân sự, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Thu thập, đánh giá chứng cứ trong Luật tố tụng hình sự
Luận văn: Thu thập, đánh giá chứng cứ trong Luật tố tụng hình sựLuận văn: Thu thập, đánh giá chứng cứ trong Luật tố tụng hình sự
Luận văn: Thu thập, đánh giá chứng cứ trong Luật tố tụng hình sự
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án ở nước ta, HAY
Luận án: Giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án ở nước ta, HAYLuận án: Giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án ở nước ta, HAY
Luận án: Giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án ở nước ta, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân, HAY
Luận văn: Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân, HAYLuận văn: Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân, HAY
Luận văn: Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sự
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sựLuận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sự
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sự
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về công chứng tại tỉnh Quảng Ngãi, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về công chứng tại tỉnh Quảng Ngãi, 9đLuận văn: Quản lý nhà nước về công chứng tại tỉnh Quảng Ngãi, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về công chứng tại tỉnh Quảng Ngãi, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của cơ quan thi hành án dân sựLuận văn: Tổ chức và hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quyền sửa bản án sơ thẩm của Tòa án cấp phúc thẩm
Luận văn: Quyền sửa bản án sơ thẩm của Tòa án cấp phúc thẩmLuận văn: Quyền sửa bản án sơ thẩm của Tòa án cấp phúc thẩm
Luận văn: Quyền sửa bản án sơ thẩm của Tòa án cấp phúc thẩm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án trong Luật Tố tụng
Luận văn: Thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án trong Luật Tố tụng Luận văn: Thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án trong Luật Tố tụng
Luận văn: Thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án trong Luật Tố tụng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Vai trò của Thẩm phán trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Vai trò của Thẩm phán trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Vai trò của Thẩm phán trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Vai trò của Thẩm phán trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Pháp luật Việt Nam về hòa giải thương mại, HOT, 9đ
Luận văn: Pháp luật Việt Nam về hòa giải thương mại, HOT, 9đLuận văn: Pháp luật Việt Nam về hòa giải thương mại, HOT, 9đ
Luận văn: Pháp luật Việt Nam về hòa giải thương mại, HOT, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Xét hỏi của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩm
Luận văn: Xét hỏi của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩmLuận văn: Xét hỏi của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩm
Luận văn: Xét hỏi của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sựLuận văn: Áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CHI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.14...
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CHI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.14...BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CHI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.14...
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CHI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.14...
OnTimeVitThu
 
Luận văn: Hoàn thiện quy định của pháp luật về phiên tòa sơ thẩm
Luận văn: Hoàn thiện quy định của pháp luật về phiên tòa sơ thẩmLuận văn: Hoàn thiện quy định của pháp luật về phiên tòa sơ thẩm
Luận văn: Hoàn thiện quy định của pháp luật về phiên tòa sơ thẩm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Xác định và phân chia di sản thừa kế theo luật, HAY
Luận văn: Xác định và phân chia di sản thừa kế theo luật, HAYLuận văn: Xác định và phân chia di sản thừa kế theo luật, HAY
Luận văn: Xác định và phân chia di sản thừa kế theo luật, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Ủy thác thi hành án dân sự theo Pháp luậthi h tành án dân sự
Luận văn: Ủy thác thi hành án dân sự theo Pháp luậthi h tành án dân sựLuận văn: Ủy thác thi hành án dân sự theo Pháp luậthi h tành án dân sự
Luận văn: Ủy thác thi hành án dân sự theo Pháp luậthi h tành án dân sự
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Đề tài: Đương sự theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, HOT
Đề tài: Đương sự theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, HOTĐề tài: Đương sự theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, HOT
Đề tài: Đương sự theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Thực hiện pháp luật về quyền sử dụng đất, HOT
Luận văn: Thực hiện pháp luật về quyền sử dụng đất, HOTLuận văn: Thực hiện pháp luật về quyền sử dụng đất, HOT
Luận văn: Thực hiện pháp luật về quyền sử dụng đất, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

What's hot (20)

Luận văn thạc sĩ: Đương sự trong vụ án dân sự, HAY
Luận văn thạc sĩ: Đương sự trong vụ án dân sự, HAYLuận văn thạc sĩ: Đương sự trong vụ án dân sự, HAY
Luận văn thạc sĩ: Đương sự trong vụ án dân sự, HAY
 
Luận văn: Thu thập, đánh giá chứng cứ trong Luật tố tụng hình sự
Luận văn: Thu thập, đánh giá chứng cứ trong Luật tố tụng hình sựLuận văn: Thu thập, đánh giá chứng cứ trong Luật tố tụng hình sự
Luận văn: Thu thập, đánh giá chứng cứ trong Luật tố tụng hình sự
 
Luận án: Giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án ở nước ta, HAY
Luận án: Giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án ở nước ta, HAYLuận án: Giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án ở nước ta, HAY
Luận án: Giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án ở nước ta, HAY
 
Luận văn: Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân, HAY
Luận văn: Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân, HAYLuận văn: Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân, HAY
Luận văn: Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân, HAY
 
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sự
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sựLuận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sự
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sự
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về công chứng tại tỉnh Quảng Ngãi, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về công chứng tại tỉnh Quảng Ngãi, 9đLuận văn: Quản lý nhà nước về công chứng tại tỉnh Quảng Ngãi, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về công chứng tại tỉnh Quảng Ngãi, 9đ
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của cơ quan thi hành án dân sựLuận văn: Tổ chức và hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự
 
Luận văn: Quyền sửa bản án sơ thẩm của Tòa án cấp phúc thẩm
Luận văn: Quyền sửa bản án sơ thẩm của Tòa án cấp phúc thẩmLuận văn: Quyền sửa bản án sơ thẩm của Tòa án cấp phúc thẩm
Luận văn: Quyền sửa bản án sơ thẩm của Tòa án cấp phúc thẩm
 
Luận văn: Thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án trong Luật Tố tụng
Luận văn: Thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án trong Luật Tố tụng Luận văn: Thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án trong Luật Tố tụng
Luận văn: Thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án trong Luật Tố tụng
 
Luận văn: Vai trò của Thẩm phán trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Vai trò của Thẩm phán trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Vai trò của Thẩm phán trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Vai trò của Thẩm phán trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Pháp luật Việt Nam về hòa giải thương mại, HOT, 9đ
Luận văn: Pháp luật Việt Nam về hòa giải thương mại, HOT, 9đLuận văn: Pháp luật Việt Nam về hòa giải thương mại, HOT, 9đ
Luận văn: Pháp luật Việt Nam về hòa giải thương mại, HOT, 9đ
 
Luận văn: Xét hỏi của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩm
Luận văn: Xét hỏi của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩmLuận văn: Xét hỏi của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩm
Luận văn: Xét hỏi của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩm
 
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sựLuận văn: Áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CHI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.14...
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CHI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.14...BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CHI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.14...
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CHI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.14...
 
Luận văn: Hoàn thiện quy định của pháp luật về phiên tòa sơ thẩm
Luận văn: Hoàn thiện quy định của pháp luật về phiên tòa sơ thẩmLuận văn: Hoàn thiện quy định của pháp luật về phiên tòa sơ thẩm
Luận văn: Hoàn thiện quy định của pháp luật về phiên tòa sơ thẩm
 
Luận văn: Xác định và phân chia di sản thừa kế theo luật, HAY
Luận văn: Xác định và phân chia di sản thừa kế theo luật, HAYLuận văn: Xác định và phân chia di sản thừa kế theo luật, HAY
Luận văn: Xác định và phân chia di sản thừa kế theo luật, HAY
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Luận văn: Ủy thác thi hành án dân sự theo Pháp luậthi h tành án dân sự
Luận văn: Ủy thác thi hành án dân sự theo Pháp luậthi h tành án dân sựLuận văn: Ủy thác thi hành án dân sự theo Pháp luậthi h tành án dân sự
Luận văn: Ủy thác thi hành án dân sự theo Pháp luậthi h tành án dân sự
 
Đề tài: Đương sự theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, HOT
Đề tài: Đương sự theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, HOTĐề tài: Đương sự theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, HOT
Đề tài: Đương sự theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Thực hiện pháp luật về quyền sử dụng đất, HOT
Luận văn: Thực hiện pháp luật về quyền sử dụng đất, HOTLuận văn: Thực hiện pháp luật về quyền sử dụng đất, HOT
Luận văn: Thực hiện pháp luật về quyền sử dụng đất, HOT
 

Similar to Đề tài: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật, HAY

Luận văn: Tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam, 9 ĐIỂMLuận văn: Tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Đề tài: Pháp luật về quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán
Đề tài: Pháp luật về quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phánĐề tài: Pháp luật về quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán
Đề tài: Pháp luật về quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Thời hạn tố tụng dân sự theo pháp luật, HOT
Luận văn: Thời hạn tố tụng dân sự theo pháp luật, HOTLuận văn: Thời hạn tố tụng dân sự theo pháp luật, HOT
Luận văn: Thời hạn tố tụng dân sự theo pháp luật, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Kiểm soát xét xử vụ án hình sự của Viện kiểm soát, HOT
Luận văn: Kiểm soát xét xử vụ án hình sự của Viện kiểm soát, HOTLuận văn: Kiểm soát xét xử vụ án hình sự của Viện kiểm soát, HOT
Luận văn: Kiểm soát xét xử vụ án hình sự của Viện kiểm soát, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Thời Hạn Tố Tụng Dân Sự.doc
Thời Hạn Tố Tụng Dân Sự.docThời Hạn Tố Tụng Dân Sự.doc
Thời Hạn Tố Tụng Dân Sự.doc
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Thời Hạn Tố Tụng Dân Sự.doc
Thời Hạn Tố Tụng Dân Sự.docThời Hạn Tố Tụng Dân Sự.doc
Thời Hạn Tố Tụng Dân Sự.doc
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Thẩm quyền xét xử phúc thẩm vụ án hình sự theo luật
Luận văn: Thẩm quyền xét xử phúc thẩm vụ án hình sự theo luật Luận văn: Thẩm quyền xét xử phúc thẩm vụ án hình sự theo luật
Luận văn: Thẩm quyền xét xử phúc thẩm vụ án hình sự theo luật
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm vụ án ở tỉnh Bình Định
Luận văn: Tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm vụ án ở tỉnh Bình ĐịnhLuận văn: Tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm vụ án ở tỉnh Bình Định
Luận văn: Tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm vụ án ở tỉnh Bình Định
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm tại Tòa án quân sự, 9đ
Tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm tại Tòa án quân sự, 9đTranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm tại Tòa án quân sự, 9đ
Tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm tại Tòa án quân sự, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Tranh tụng tại phiên tòa hình sự của các Tòa án quân sự Quân khu 2
Tranh tụng tại phiên tòa hình sự  của các Tòa án quân sự Quân khu 2Tranh tụng tại phiên tòa hình sự  của các Tòa án quân sự Quân khu 2
Tranh tụng tại phiên tòa hình sự của các Tòa án quân sự Quân khu 2
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
CHỨC NĂNG CÔNG TỐ CỦA VIỆN KIỂM SÁT >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.149.703
 CHỨC NĂNG CÔNG TỐ CỦA VIỆN KIỂM SÁT >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.149.703 CHỨC NĂNG CÔNG TỐ CỦA VIỆN KIỂM SÁT >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.149.703
CHỨC NĂNG CÔNG TỐ CỦA VIỆN KIỂM SÁT >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.149.703
OnTimeVitThu
 
Giám Đốc Thẩm Vụ Án Hình Sự Theo Pháp Luật Tố Tụng.doc
Giám Đốc Thẩm Vụ Án Hình Sự Theo Pháp Luật Tố Tụng.docGiám Đốc Thẩm Vụ Án Hình Sự Theo Pháp Luật Tố Tụng.doc
Giám Đốc Thẩm Vụ Án Hình Sự Theo Pháp Luật Tố Tụng.doc
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Đề tài: So sánh mô hình tố tụng hình sự tranh tụng và thẩm vấn
Đề tài: So sánh mô hình tố tụng hình sự tranh tụng và thẩm vấnĐề tài: So sánh mô hình tố tụng hình sự tranh tụng và thẩm vấn
Đề tài: So sánh mô hình tố tụng hình sự tranh tụng và thẩm vấn
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử, HOT
Luận văn: Nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử, HOTLuận văn: Nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử, HOT
Luận văn: Nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông Nô
Luận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông NôLuận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông Nô
Luận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông Nô
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Bảo đảm tranh tụng trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
Bảo đảm tranh tụng trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sựBảo đảm tranh tụng trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
Bảo đảm tranh tụng trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn: Bảo đảm tranh tụng trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
Luận văn: Bảo đảm tranh tụng trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sựLuận văn: Bảo đảm tranh tụng trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
Luận văn: Bảo đảm tranh tụng trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Tranh tung tai phien toa
Tranh tung tai phien toaTranh tung tai phien toa
Tranh tung tai phien toa
Hung Nguyen
 
Luận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông Nô
Luận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông NôLuận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông Nô
Luận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông Nô
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông Nô
Luận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông NôLuận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông Nô
Luận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông Nô
Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 

Similar to Đề tài: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật, HAY (20)

Luận văn: Tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam, 9 ĐIỂMLuận văn: Tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam, 9 ĐIỂM
 
Đề tài: Pháp luật về quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán
Đề tài: Pháp luật về quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phánĐề tài: Pháp luật về quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán
Đề tài: Pháp luật về quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán
 
Luận văn: Thời hạn tố tụng dân sự theo pháp luật, HOT
Luận văn: Thời hạn tố tụng dân sự theo pháp luật, HOTLuận văn: Thời hạn tố tụng dân sự theo pháp luật, HOT
Luận văn: Thời hạn tố tụng dân sự theo pháp luật, HOT
 
Luận văn: Kiểm soát xét xử vụ án hình sự của Viện kiểm soát, HOT
Luận văn: Kiểm soát xét xử vụ án hình sự của Viện kiểm soát, HOTLuận văn: Kiểm soát xét xử vụ án hình sự của Viện kiểm soát, HOT
Luận văn: Kiểm soát xét xử vụ án hình sự của Viện kiểm soát, HOT
 
Thời Hạn Tố Tụng Dân Sự.doc
Thời Hạn Tố Tụng Dân Sự.docThời Hạn Tố Tụng Dân Sự.doc
Thời Hạn Tố Tụng Dân Sự.doc
 
Thời Hạn Tố Tụng Dân Sự.doc
Thời Hạn Tố Tụng Dân Sự.docThời Hạn Tố Tụng Dân Sự.doc
Thời Hạn Tố Tụng Dân Sự.doc
 
Luận văn: Thẩm quyền xét xử phúc thẩm vụ án hình sự theo luật
Luận văn: Thẩm quyền xét xử phúc thẩm vụ án hình sự theo luật Luận văn: Thẩm quyền xét xử phúc thẩm vụ án hình sự theo luật
Luận văn: Thẩm quyền xét xử phúc thẩm vụ án hình sự theo luật
 
Luận văn: Tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm vụ án ở tỉnh Bình Định
Luận văn: Tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm vụ án ở tỉnh Bình ĐịnhLuận văn: Tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm vụ án ở tỉnh Bình Định
Luận văn: Tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm vụ án ở tỉnh Bình Định
 
Tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm tại Tòa án quân sự, 9đ
Tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm tại Tòa án quân sự, 9đTranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm tại Tòa án quân sự, 9đ
Tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm tại Tòa án quân sự, 9đ
 
Tranh tụng tại phiên tòa hình sự của các Tòa án quân sự Quân khu 2
Tranh tụng tại phiên tòa hình sự  của các Tòa án quân sự Quân khu 2Tranh tụng tại phiên tòa hình sự  của các Tòa án quân sự Quân khu 2
Tranh tụng tại phiên tòa hình sự của các Tòa án quân sự Quân khu 2
 
CHỨC NĂNG CÔNG TỐ CỦA VIỆN KIỂM SÁT >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.149.703
 CHỨC NĂNG CÔNG TỐ CỦA VIỆN KIỂM SÁT >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.149.703 CHỨC NĂNG CÔNG TỐ CỦA VIỆN KIỂM SÁT >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.149.703
CHỨC NĂNG CÔNG TỐ CỦA VIỆN KIỂM SÁT >> TẢI MIỄN PHÍ ZALO: 0777.149.703
 
Giám Đốc Thẩm Vụ Án Hình Sự Theo Pháp Luật Tố Tụng.doc
Giám Đốc Thẩm Vụ Án Hình Sự Theo Pháp Luật Tố Tụng.docGiám Đốc Thẩm Vụ Án Hình Sự Theo Pháp Luật Tố Tụng.doc
Giám Đốc Thẩm Vụ Án Hình Sự Theo Pháp Luật Tố Tụng.doc
 
Đề tài: So sánh mô hình tố tụng hình sự tranh tụng và thẩm vấn
Đề tài: So sánh mô hình tố tụng hình sự tranh tụng và thẩm vấnĐề tài: So sánh mô hình tố tụng hình sự tranh tụng và thẩm vấn
Đề tài: So sánh mô hình tố tụng hình sự tranh tụng và thẩm vấn
 
Luận văn: Nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử, HOT
Luận văn: Nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử, HOTLuận văn: Nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử, HOT
Luận văn: Nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử, HOT
 
Luận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông Nô
Luận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông NôLuận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông Nô
Luận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông Nô
 
Bảo đảm tranh tụng trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
Bảo đảm tranh tụng trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sựBảo đảm tranh tụng trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
Bảo đảm tranh tụng trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
 
Luận văn: Bảo đảm tranh tụng trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
Luận văn: Bảo đảm tranh tụng trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sựLuận văn: Bảo đảm tranh tụng trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
Luận văn: Bảo đảm tranh tụng trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
 
Tranh tung tai phien toa
Tranh tung tai phien toaTranh tung tai phien toa
Tranh tung tai phien toa
 
Luận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông Nô
Luận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông NôLuận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông Nô
Luận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông Nô
 
Luận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông Nô
Luận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông NôLuận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông Nô
Luận Văn Thạc Sĩ Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông Nô
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 

Recently uploaded (10)

BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 

Đề tài: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật, HAY

  • 1. 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT CHU THỊ HỒNG NHUNG THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội – 2015
  • 2. 2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT CHU THỊ HỒNG NHUNG THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH Chuyên ngành : Luật Dân sự và Tố tụng dân sự Mã số : 60 38 01 03 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học:TS. TRẦN ANH TUẤN Hà Nội – 2015
  • 3. 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và trích dẫn trong Luận văn là chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày 25 tháng 9 năm 2015 Tác giả luận văn Chu Thị Hồng Nhung
  • 4. 4 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viêt tắt MỞ ĐẦU 6 CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ 14 1.1. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự 14 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự 14 1.1.2. Ý nghĩa của thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự 20 1.2. Cơ sở khoa học của việc xây dựng các quy định về thủ tục giám đốc thẩm dân sự 25 1.2.1. Việc xây dựng các quy định về giám đốc thẩm dân sự xuất phát từ yêu cầu cải cách tư pháp, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, bảo vệ công lý 25 1.2.2. Việc xây dựng các quy định về giám đốc thẩm dân sự được thực hiện trên cơ sở xác định bản chất của những sai lầm, vi phạm của các chủ thể trong quá trình giải quyết vụ án dân sự 27 1.2.3. Cơ sở xây dựng các quy định về giám đốc thẩm dân sự xuất phát từ nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử, nguyên tắc giám đốc việc xét xử và quyền đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm 29 1.3. Lược sử hình thành và phát triển các quy định về thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự ở Việt Nam 31 1.3.1. Từ năm 1945 đến năm 1989 31 1.3.2. Từ năm 1989 đến năm 2004 37 1.3.3. Từ năm 2004 đến nay 38 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ 43 2.1. Quy định về quyền yêu cầu giám đốc thẩm và cơ chế thực hiện 43 2.1.1. Phát hiện sai lầm, vi phạm trong bản án, quyết định đã có hiệu 43
  • 5. 5 lực pháp luật của Tòa án 2.1.2. Đề nghị giám đốc thẩm và thủ tục xét đơn 45 2.2. Quy định về kháng nghị giám đốc thẩm 47 2.2.1. Chủ thể kháng nghị giám đốc thẩm 47 2.2.2. Đối tượng kháng nghị giám đốc thẩm 48 2.2.3. Căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm 49 2.2.4. Thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm 57 2.2.5. Phạm vi kháng nghị giám đốc thẩm 59 2.2.6. Trình tự, thủ tục kháng nghị giám đốc thẩm 60 2.3. Quy định về xét xử giám đốc thẩm 65 2.3.1. Thẩm quyền giám đốc thẩm dân sự 65 2.3.2. Chuẩn bị mở phiên tòa giám đốc thẩm 67 2.3.3. Người tiến hành tố tụng và người tham gia phiên tòa giám đốc thẩm 69 2.3.4. Thủ tục phiên tòa giám đốc thẩm 75 2.3.5. Phạm vi giám đốc thẩm 77 2.3.6. Quyền hạn của Hội đồng giám đốc thẩm 78 2.3.7. Quyết định giám đốc thẩm 82 CHƢƠNG 3: THỰC TIỄN THỰC HIỆN VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ 84 3.1. Thực tiễn thực hiện thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự 84 3.1.1. Về một số kết quả đạt được từ thực tiễn giám đốc thẩm vụ án dân sự 84 3.1.2. Những tồn tại, vướng mắc trong việc thực hiện thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự 86 3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự 103 3.2.1. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự 103 3.2.2. Kiến nghị thực hiện pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự 117 KẾT LUẬN 122 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 124
  • 6. 6 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BLTTDS : Bộ luật tố tụng dân sự HĐTPTANDTC : Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao LSĐBS : Luật sửa đổi, bổ sung PLTTGQCVADS : Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự TAND : Tòa án nhân dân TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao VKSND : Viện kiểm sát nhân dân VKSNDTC : Viện kiểm sát nhân dân tối cao
  • 7. 6 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử là một trong những nguyên tắc chủ đạo được ghi nhận tại Điều 17 BLTTDS Việt Nam năm 2004, được sửa đổi, bổ sung năm 2011 (gọi tắt là BLTTDS sửa đổi năm 2011), theo đó hoạt động xét xử gồm hai cấp: cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm. Việc ghi nhận nguyên tắc này với mục đích nhằm hạn chế hoặc khắc phục những sai sót trong quá trình xét xử vụ án, đảm bảo cho hoạt động xét xử được đúng đắn, khách quan, toàn diện, cũng đồng nghĩa với việc đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Tuy nhiên, nhiều vụ án dù đã trải qua hai cấp xét xử nhưng vẫn có những sai lầm hoặc vi phạm pháp luật làm tổn hại tới quyền lợi hợp pháp của đương sự. Điều này có thể xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan, bởi lẽ xét xử về bản chất là hoạt động xác định bản chất sự việc và áp dụng quy định pháp luật của cá nhân Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân nhân danh Nhà nước để giải quyết vụ án, do đó vẫn có thể có những sai lầm, thiếu sót. Chính vì vậy, pháp luật tố tụng dân sự đã ghi nhận một loại thủ tục đặc biệt - thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự nhằm sửa chữa, khắc phục những sai lầm, thiếu sót xảy ra trong hoạt động xét xử. Trên thế giới hiện nay, nhiều quốc gia đã có những quy định rất tiến bộ về thủ tục giám đốc thẩm và thực tiễn thi hành đã chứng minh hiệu quả của thủ tục tố tụng đặc biệt này. Tuy nhiên, ở Việt Nam trong thực tiễn hiện nay, tình hình khiếu nại bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật của người dân ngày một tăng. Công tác giải quyết đơn khiếu nại của Toà án các cấp cũng gặp nhiều vấn đề vướng mắc, phức tạp và quá tải, nhiều vụ án kéo dài nên chưa đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân, gây bức xúc trong dư luận. Sau 10 năm thi hành BLTTDS năm 2004 (được sửa đổi năm 2011) cho thấy các quy định về thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự của
  • 8. 7 chúng ta chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu thực tế của xã hội về việc giải quyết các vụ án dân sự. Chính những hạn chế, thiếu sót của các quy định về thủ tục giám đốc thẩm trong BLTTDS sửa đổi năm 2011 đã dẫn tới những vướng mắc, khó khăn trong quá trình giải quyết và giảm hiệu quả công tác giám đốc thẩm vụ án dân sự của ngành Toà án. Như vậy, thực tế xã hội hiện nay đã đặt ra một nhu cầu cấp thiết, đòi hỏi các nhà lập pháp phải nghiên cứu sửa đổi, hoàn thiện các quy định chưa rõ ràng, chưa phù hợp về thủ tục giám đốc thẩm khiến công tác thực hiện trên thực tế còn gặp nhiều vướng mắc, bất cập. Trong quá trình sửa đổi, chúng ta cũng cần học hỏi những kinh nghiệm quý báu của các nước có nền lập pháp tiên tiến để hoàn thiện pháp luật Việt Nam về vấn đề này. Vì những lý do trên, học viên đã chọn đề tài “Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật hiện hành” để thực hiện luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự là một đề tài được nhiều người quan tâm nghiên cứu. Việc khảo sát tình hình nghiên cứu cho thấy đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề này được thể hiện dưới hình thức luận văn, luận án hoặc bài viết chuyên khảo. Có thể nêu ra đây một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như sau: - Trước khi Bộ luật Tố tụng dân sự ra đời có một số công trình nghiên cứu về thủ tục giám đốc thẩm sau đây: + Cuốn sách về “Tìm hiểu các quy định của pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự”của tác giả Dương Thị Thanh Mai do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia năm 2000 ấn hành. Trong tác phẩm này, tác giả đã giải quyết một số vấn đề về khái niệm, sự hình thành thủ tục giám đốc thẩm, thực trạng giải quyết án dân sự theo thủ tục giám đốc thẩm và đưa ra một số giải pháp, kiến nghị.
  • 9. 8 + Cuốn sách về “Một số suy nghĩ về cơ chế xét xử vụ án dân sự” của Tiến sĩ Lê Thu Hà, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia năm 2003. Tác giả đã nghiên cứu tổng thể các cấp xét xử của Toà án các cấp bao gồm cấp sơ thẩm, cấp phúc thẩm và thủ tục xét lại bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu của đề tài rộng nên tác giả chưa tập trung nghiên cứu chuyên sâu về thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật. Ngoài ra, do công trình này được tiến hành trước năm 2004 nên chưa có điều kiện phân tích, luận giải về các quy định của BLTTDS sửa đổi năm 2011. + Bài viết “Thủ tục giám đốc thẩm trong dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự” của tác giả Hoàng Văn Minh trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 03, tháng 03/2004 đã đóng góp ý kiến về việc có nên quy định đơn đề nghị và thời hạn gửi đơn đề nghị giám đốc thẩm của đương sự là bắt buộc hay không, thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm như thế nào. Các công trình trên được thực hiện trước năm 2004 nên nhiều thực trạng, kiến nghị và giải pháp đưa ra đã được tiếp thu và chỉnh lý trong BLTTDS 2004 (sửa đổi năm 2011). Hơn nữa, với tình hình kinh tế - xã hội thay đổi nhanh chóng như hiện nay, những vấn đề mà các tác giả luận giải và đề xuấtđã không còn phù hợp nên cần được tiếp tục tập trung nghiên cứu thêm. - Sau khi Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 ra đời cũng đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề này như: + Luận án “Thủ tục xét lại bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật trong tố tụng kinh tế, dân sự ở Việt Nam” của tiến sĩ Đào Xuân Tiến, Luận án tiến sĩ Luật học năm 2009. Tác giả đã đưa ra khái niệm về thủ tục xét lại bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật trong tố tụng kinh tế, dân sự, phân tích pháp luật tố tụng kinh tế, dân sự, thực trạng áp
  • 10. 9 dụng của Toà án và một số giải pháp nhằm hoàn thiện thủ tục xét lại bản án, quyết định về kinh tế, dân sự của Toà án. + Luận án “Giám đốc thẩm dân sự - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của tiến sĩ Mai Ngọc Dương, Luận án tiến sĩ Luật học năm 2010. Luận án giải quyết một số vấn đề lý luận về giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự và nêu lên thực trạng công tác giám đốc thẩm của ngành Toà án. Từ đó, tác giả đề xuất những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự về phần quy định giám đốc thẩm. + Luận văn “Hoàn thiện thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự” của thạc sĩ Hà Hoàng Hiệp, Luận văn thạc sĩ năm 2007. Luận văn tập trung nghiên cứu làm sáng tỏ về mặt lý luận một số nội dung cơ bản của thủ tục giám đốc thẩm, trên cơ sở có tiếp thu chọn lọc kinh nghiệm của một số nước trên thế giới. + Đề tài khoa học cấp Bộ “Thực trạng giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm tại Tòa án nhân dân tối cao” do tiến sĩ Nguyễn Huy Du làm chủ nhiệm đề tài của TANDTC năm 2012. Ngoài ra, còn có một số chuyên đề, bài viết của các tác giả đăng trong các sách, báo, tạp chí chuyên ngành như bài “Chế định giám đốc thẩm, tái thẩm và những vấn đề đặt ra trong việc thi hành” của tác giả Trần Anh Tuấn đăng trên Tạp chí Luật học số Đặc san về tố tụng dân sự năm 2005; bài “Một số vấn đề liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung Điều 285, Điều 288 BLTTDS” của tác giả Hà Tĩnh - Tạp chí TAND kỳ 1 tháng 9 năm 2010; bài “Một số ý kiến đối với Dự thảo Sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS năm 2004” của tác giả Nguyễn Như Bích đăng trên Tạp chí TAND kỳ 1 tháng 9 năm 2010; bài “Một số vấn đề về thủ tục giám đốc thẩm” của tác giả Nguyễn Quang Hiền đăng trên Tạp chí TAND kỳ 1 tháng 4 năm 2009.... Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên đây được thực hiện trước khi Luật sửa đổi, bổ
  • 11. 10 sung một số điều của BLTTDS năm 2004 có hiệu lực thi hành, do đó việc nghiên cứu về đề tài này vẫn rất cần thiết và hữu dụng. - Sau khi BLTTDS được sửa đổi năm 2011 cũng đã có công trình nghiên cứu về vấn đề này như Luận văn “Giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam” của thạc sĩ Hà Thị Thúy Hà, luận văn thạc sĩ năm 2012, bài “Bàn về Dự thảo Thông tư liên tịch hướng dẫn Điều 284b Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2011” của tác giả Nguyễn Hồng Nam đăng trên Tạp chí TAND tháng 5 năm 2012 (kỳ 2) và tháng 6 năm 2012 (kỳ 1); chuyên đề “Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm dân sự và thủ tục xem xét lại các quyết định của Hội đồng thẩm phán TANDTC” của tác giả Trần Anh Tuấn trong cuốn Bình luận khoa học BLTTDS sửa đổi năm 2011... Tuy nhiên, thực tiễn giám đốc thẩm dân sự trong những năm qua và thực tiễn sửa đổi BLTTDS sửa đổi hiện nay (2015) theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức Tòa án năm 2014 cũng đặt ra nhiều vấn đề đòi hỏi cần phải có sự nghiên cứu và đề xuất giải pháp cho phù hợp với tình hình mới. 3. Mục đích nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu hệ thống những quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành về thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự, đồng thời tìm hiểu, nghiên cứu pháp luật một số nước trên thế giới để có sự so sánh, đối chiếu về vấn đề này. Từ đó, phân tích, luận giải để đánh giá những điểm tích cực, những hạn chế trong các quy định của pháp luật Việt Nam về thủ tục giám đốc thẩm, tìm kiếm giải pháp cho Việt Nam từ nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế. Ngoài ra, Luận văn cũng nghiên cứu thực tiễn áp dụng thủ tục giám đốc thẩm dân sự tại Tòa án nhằm làm rõ những bất cập, hạn chế của pháp luật hiện hành về vấn đề này, luận giải và tìm kiếm giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thủ tục giám đốc thẩm dân sự từ góc độ thực tiễn.
  • 12. 11 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Để giải quyết vấn đề đặt ra, luận văn nghiên cứu pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam và pháp luật một số nước trên thế giới về thủ tục giám đốc thẩm. Việc nghiên cứu pháp luật Việt Nam về thủ tục giám đốc thẩm chủ yếu tập trung vào các quy định hiện hành, còn việc nghiên cứu lược sử pháp luật Việt Nam về thủ tục giám đốc thẩm dân sự cũng chỉ được giới hạn đối với những quy định từ năm 1945 đến nay. Bên cạnh đó, luận văn cũng nghiên cứu, đánh giá thực trạng và thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự tại Tòa án. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của một luận văn thạc sỹ luật học, việc nghiên cứu chỉ tập trung vào thực tiễn giám đốc thẩm dân sự trong khoảng thời gian 05 năm gần đây, cụ thể là từ năm 2010 đến năm 2014. 5. Nội dung nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn tập trung giải quyết những vấn đề cụ thể sau: - Phân tích một số vấn đề lý luận cơ bản về thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự trong tố tụng dân sự. - Tập trung nghiên cứu pháp luật tố tụng dân sự của một số nước cụ thể trên thế giới về vấn đề này. Bên cạnh đó, phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự. Từ đó, so sánh, đối chiếu nhằm tìm ra những điểm tiến bộ, tích cực trong pháp luật nước ngoài mà Việt Nam cần học tập trong quá trình hoàn thiện các quy định về thủ tục giám đốc thẩm tại Việt Nam. - Đánh giá thực trạng của pháp luật Việt Nam hiện hành về vấn đề đang nghiên cứu, những mặt hạn chế, tồn tại của quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về giám đốc thẩm vụ án dân sự. Đồng thời tìm ra và phân tích nguyên nhân của những thực trạng, bất cập nêu trên.
  • 13. 12 - Trên cơ sở tổng hợp kết quả nghiên cứu, Luận vănđưa ra những giải pháp, kiến nghị phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh xã hội nhằm hoàn thiện thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự ở Việt Nam. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện trên cơ sở sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của Triết học Mác- Lênin về Nhà nước pháp quyền, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật. Ngoài ra các phương pháp nghiên cứu khoa học khác cũng được sử dụng như: phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp đối chiếu so sánh, phương pháp thống kê và phương pháp lịch sử. 7. Những đóng góp của luận văn Luận văn tập trung nghiên cứu làm rõ bản chất, các vấn đề lý luận cơ bản của thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật, trong đó có những vấn đề như: khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa, lịch sử hình thành và phát triển. Bên cạnh đó, luận văn đưa ra những phân tích và đánh giá về thực trạng các quy định pháp luật tố tụng dân sự của Việt Nam, đồng thời nghiên cứu so sánh với pháp luật của một số quốc gia trên thế giới, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm phù hợp với tình hình kinh tế xã hội Việt Nam. Luận văn cũng đánh giá được thực trạng áp dụng thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự trong những năm qua, làm rõ được những mặt còn tồn tại, nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện thủ tục tố tụng này trong pháp luật Việt Nam. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 03 chương: Chương 1: Khái quát về thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự.
  • 14. 13 Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự. Chương 3: Thực tiễn thực hiện thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự và kiến nghị.
  • 15. 14 CHƢƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ 1.1. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự Ở Việt Nam hiện nay, việc xét xử các vụ án dân sự được tiến hành theo nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử. Điều này được hiểu là một vụ án dân sự có thể được xét xử qua cả hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm. Khi vụ án được xét xử sơ thẩm, bản án chưa có hiệu lực pháp luật ngay, trong thời hạn luật định nếu thấy bản án, quyết định của Tòa án không phù hợp với thực tế khách quan hoặc đúng pháp luật thì, các đương sự có quyền kháng cáo hoặc Viện kiểm sát có quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Việc ghi nhận nguyên tắc này nhằm mục đích đảm bảo tính đúng đắn và tuân theo pháp luật của hoạt động xét xử, qua đó bảo đảm tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Tuy nhiên, hết thời hạn luật định, nếu bản án, quyết định sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm thì đương nhiên có hiệu lực pháp luật, trong khi đó khác với cấp sơ thẩm, bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án có tính chất chung thẩm và được thi hành ngay. Từ thực tiễn xét xử của ngành Tòa án trong nhiều năm đã chứng minh một thực tế rằng nhiều vụ án, kể cả những vụ đã qua hai cấp xét xử và bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng vẫn phát hiện có những sai lầm trong quá trình giải quyết làm tổn hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Vì vậy, cần thiết phải xây dựng một cơ chế để kiểm tra, giám đốc việc xét xử của Tòa án nhằm khắc phục tình trạng nói trên. Thủ tục giám đốc thẩm dân sự là một thủ tục đặc biệt của tố tụng dân sự do Tòa án có thẩm quyền thực hiện để xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp
  • 16. 15 luật bị kháng nghị do phát hiện có sai lầm hoặc vi phạm pháp luật trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án. Giám đốc thẩm dân sự không phải là một cấp xét xử thứ ba và khác biệt với tái thẩm dân sự ở căn cứ kháng nghị. Theo đó, kháng nghị giám đốc thẩm được tiến hành trên cơ sở phát hiện những sai lầm, vi phạm của Tòa án, trong khi đó kháng nghị tái thẩm được dựa trên việc phát hiện những tình tiết làm thay đổi về cơ bản nội dung vụ án. Đến thời điểm hiện tại, do cách tiếp cận khác nhau nên cũng có nhiều quan điểm khác nhau về thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự. Có thể nêu ra đây một số quan điểm tiêu biểu như sau: Quan điểm thứ nhất: Dựa vào đối tượng, căn cứ của việc xét lại bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm, Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội đã đưa ra khái niệm như sau: “Giám đốc thẩm dân sự là việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án bị kháng nghị do phát hiện có sai lầm, vi phạm pháp luật trong giải quyết vụ án” [36, tr.325]. Quan điểm này về cơ bản đã thể hiện được tính chất của thủ tục giám đốc thẩm, nhưng chưa xác định rõ giám đốc thẩm là một loại thủ tục tố tụng đặc biệt, mà không phải là một cấp xét xử thứ ba. Quan điểm thứ hai: Giáo trình Luật tố tụng dân sự của Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội đã đưa ra khái niệm như sau: “Giám đốc thẩm dân sự là thủ tục tố tụng đặc biệt mà Tòa án có thẩm quyền xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án bị kháng nghị do phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ việc dân sự.” [37, tr.303] Quan điểm này về cơ bản đã làm rõ được tính chất, đặc điểm của thủ tục giám đốc thẩm. Tuy nhiên, việc sử dụng thuật ngữ “Tòa án” trong khái niệm này dễ gây nhầm lẫn, người đọc không thể xác định Tòa án có thẩm quyền và Tòa án ra bản án, quyết định bị kháng nghị là một hay là hai Tòa án cấp khác nhau.
  • 17. 16 Quan điểm thứ ba: Căn cứ vào mục đích của việc xét lại bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm, trong Luận án tiến sĩ của mình về “Thủ tục xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật trong tố tụng kinh tế, dân sự ở Việt Nam”, tác giả Đào Xuân Tiến đã cho rằng: “Thủ tục xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật là thủ tục đặc biệt nhằm kiểm tra, xem xét, xác định bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật được xét xử đúng pháp luật và xét xử lại đối với bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng có sai lầm nghiêm trọng hoặc có tình tiết mới làm thay đổi nội dung hoặc kết quả giải quyết vụ án” [34, tr.20]. Với quan điểm này, tác giả Đào Xuân Tiến đã khẳng định thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật (trong đó bao gồm thủ tục giám đốc thẩm) là loại thủ tục tố tụng đặc biệt, qua đó đã gián tiếp phân biệt với thủ tục xét xử sơ thẩm và phúc thẩm vụ án dân sự. Tòa án có thẩm quyền tiến hành thủ tục đặc biệt này nhằm hai mục đích: thứ nhất là để kiểm tra, xem xét tính đúng đắn của các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật; thứ hai là để xét xử lại đối với các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng có sai lầm nghiêm trọng hoặc có tình tiết mới làm thay đổi nội dung, kết quả giải quyết vụ án. Như vậy, thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nói chung và thủ tục giám đốc thẩm nói riêng được hiểu theo nghĩa rộng hơn, trong đó bao gồm cả hoạt động giám đốc việc xét xử. Tuy nhiên, khái niệm trên lại không đề cập đến căn cứ để xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật là phải dựa trên kháng nghị của người có thẩm quyền theo quy định pháp luật. Quan điểm thứ tư: Dựa vào mục đích, căn cứ và đối tượng của việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tiến sĩ Khuất Văn Nga với bài viết “Thủ tục giám đốc thẩm trong Bộ luật Tố tụng dân sự” đã đưa ra khái niệm như sau: “Thủ tục giám đốc thẩm là một
  • 18. 17 trình tự đặc biệt của tố tụng tư pháp nhằm xét lại những bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có vi phạm ở mức độ nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án”[16]. Theo quan điểm này, giám đốc thẩm cũng được khẳng định là một trình tự tố tụng đặc biệt, được tiến hành dựa trên sự kháng nghị của những người có thẩm quyền nhằm mục đích xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Đồng thời, khái niệm này đã chi tiết hơn khi đưa ra căn cứ để kháng nghị giám đốc thẩm là các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật nhưng có vi phạm ở mức độ nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án. Từ những phân tích trên đây có thể rút ra khái niệm về thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự như sau: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự là một trình tự tố tụng đặc biệt được tiến hành trên cơ sở kháng nghị của người có thẩm quyền nhằm xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhưng phát hiện có sai lầm, vi phạm pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án dân sự. Nhìn chung, các quan điểm về thủ tục giám đốc thẩm nêu trên tuy khác nhau về cách thức tiếp cận nhưng vẫn thể hiện được những đặc điểm, tính chất cơ bản của loại thủ tục tố tụng đặc biệt này như sau: - Thứ nhất, về tính chất thì thủ tục giám đốc thẩm dân sự là một loại thủ tục tố tụng đặc biệt, chứ không phải là cấp xét xử thứ ba. Theo quy định của pháp luật, mọi bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật đều phải được các cá nhân, đơn vị, tổ chức trong xã hội tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành. Cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ thi hành bản án, quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thi hành đó. Tuy nhiên, nếu bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực nhưng vẫn không đảm bảo đầy đủ tính có căn cứ và hợp pháp thì bản án, quyết định đó cần phải được xét lại theo thủ tục đặc biệt. Giám đốc thẩm không phải một cấp xét xử
  • 19. 18 như xét xử sơ thẩm hay phúc thẩm, mà thực chất nó là một trong số những hoạt động giám đốc xét xử của Tòa án cấp trên đối với Tòa án cấp dưới. Nội dung của nó là việc Tòa án kiểm tra lại tính có căn cứ và hợp pháp của bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật thông qua hoạt động “xét” chứ không “xử”. Sự khác biệt này thể hiện rõ nét nhất qua các quy định về phiên tòa xét xử sơ thẩm, phúc thẩm vụ án dân sự và phiên xét lại vụ án dân sự theo trình tự giám đốc thẩm, thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm, phúc thẩm và Hội đồng giám đốc thẩm... Tòa án sau khi tiến hành thủ tục giám đốc thẩm sẽ ban hành một trong các quyết định sau: Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật; giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Tòa án cấp dưới đã bị hủy hoặc bị sửa; hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại hoặc xét xử phúc thẩm lại; hủy bản án, quyết định của Tòa án đã xét xử vụ án và đình chỉ giải quyết vụ án. Các quyết định giám đốc thẩm của Tòa án rõ ràng không giống với các bản án, quyết định sơ thẩm hay phúc thẩm, bởi lẽ nó không giải quyết đến quyền, lợi ích của các đương sự hoặc làm thay đổi nội dung của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. - Thứ hai, đối tượng của giám đốc thẩm là những bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật. Đối tượng của giám đốc thẩm dân sự là những bản án, quyết định giải quyết vụ án dân sự đã có hiệu lực pháp luật bị phát hiện có sai lầm, vi phạm pháp luật trong việc giải quyết vụ án dân sự. Các bản án, quyết định dân sự có hiệu lực pháp luật của Tòa án bao gồm những bản án, quyết định sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị; bản án, quyết định phúc thẩm và các quyết định theo thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. “Đây là điểm hoàn toàn khác biệt với việc giải quyết vụ án ở cấp phúc thẩm, đối tượng xét xử theo thủ tục phúc thẩm là vụ án dân sự mà bản án, quyết định
  • 20. 19 chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị” [16, tr.14]. Một bản án, quyết định sơ thẩm khi chưa có hiệu lực pháp luật nhưng có kháng cáo của đương sự hoặc kháng nghị của người có thẩm quyền thì Tòa án cấp phúc thẩm sẽ tiến hành xét xử lại vụ án dựa trên nội dung của kháng cáo, kháng nghị. Đây là đặc điểm phân biệt với giám đốc thẩm vụ án hình sự. Trong khi giám đốc thẩm vụ án hình sự tiến hành xét lại những bản án, quyết định hình sự đã có hiệu lực pháp luật thì thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự lại tiến hành xét lại những bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật. Sự khác biệt này xuất phát từ quan hệ pháp luật hình sự và quan hệ pháp luật dân sự là những quan hệ pháp luật có tính chất khác nhau nên đối tượng của giám đốc thẩm dân sự và giám đốc thẩm hình sự cũng có những điểm khác biệt nhất định. - Thứ ba, thủ tục giám đốc thẩm dân sự chỉ được tiến hành khi có kháng nghị của người có thẩm quyền. Do giám đốc thẩm không phải một cấp xét xử, không bắt buộc tiến hành công khai như phiên tòa sơ thẩm hay phiên tòa phúc thẩm, và là một hoạt động kiểm tra mang tính chất nghiệp vụ nên pháp luật tố tụng dân sự đã giới hạn việc xem xét lại bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm trong trường hợp có kháng nghị của người có thẩm quyền được pháp luật quy định. Đây là điểm khác biệt căn bản với thủ tục phúc thẩm dân sự, theo đó việc xét xử lại vụ án dân sự theo thủ tục phúc thẩm có thể trên cơ sở kháng cáo của đương sự hoặc kháng nghị của Viện kiểm sát. - Thứ tư, người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm dân sự chỉ được kháng nghị trong trường hợp phát hiện có sai lầm hay vi phạm đã được pháp luật quy định trước. Đây là đặc điểm phân biệt với thủ tục phúc thẩm, theo đó pháp luật quy định đương sự có quyền kháng cáo, Viện kiểm sát có quyền kháng nghị phúc
  • 21. 20 thẩm nhưng không yêu cầu giới hạn căn cứ bắt buộc của việc kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm. Trong khi đó, việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm dân sự chỉ được thực hiện khi nó đáp ứng một trong các căn cứ: Kết luận trong bản án, quyết định dân sự không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án; có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng; có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật. Đây cũng là đặc điểm phân biệt với thủ tục tái thẩm dân sự. Mặc dù, giám đốc thẩm dân sự và tái thẩm dân sự đều là thủ tục tố tụng đặc biệt, xét lại những bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật mà không phải là cấp xét xử thứ ba nhưng giữa chúng cũng có những điểm khác biệt nhất định về căn cứ kháng nghị. Giám đốc thẩm xét lại những bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật nhưng phát hiện có vi phạm pháp luật trong việc giải quyết vụ án, như thu thập, xác minh không đầy đủ chứng cứ, áp dụng pháp luật không đúng, vi phạm thủ tục tố tụng dân sự... Trong khi đó, tái thẩm dân sự xét lại những bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật nhưng mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà Tòa án và các đương sự đã không biết được khi Tòa án giải quyết vụ án. Những tình tiết này có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của vụ án nên cần phải tiến hành theo thủ tục tái thẩm. - Thứ năm, quyền kháng nghị giám đốc thẩm dân sự chỉ thuộc về Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân. Quyền này không được giao cho đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền lợi của đương sự, cơ quan, tổ chức xã hội khởi kiện vì lợi ích chung… nhưng pháp luật vẫn đảm bảo cho đương sự được thực hiện quyền của mình thông qua hoạt động phát hiện bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật cần xem xét lại và thông báo bằng văn bản cho người có quyền kháng nghị. Đối với Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân trong trường
  • 22. 21 hợp phát hiện có vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì cũng phải thông báo bằng văn bản cho những người có thẩm quyền kháng nghị để những người này xem xét kháng nghị bản án, quyết định đó. Đây là điểm khác biệt với chủ thể kháng nghị giám đốc thẩm hình sự. Trong kháng nghị giám đốc thẩm hình sự, ngoài các chủ thể được quy định như giám đốc thẩm dân sự, giám đốc thẩm hình sự bổ sung thêm một loại chủ thể khác. Đó là đối với các vụ án hình sự mà bị cáo là quân nhân đang tại ngũ thì Tòa án quân đội có thẩm quyền xét xử. Do đó, trong trường hợp này, quyền kháng nghị giám đốc thẩm hình sự thuộc về Chánh ánTòa án quân sự trung ương,Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu và Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu. Trong khi đó, những tranh chấp dân sự giữa quân nhân đang tại ngũ với những người không phải quân nhân thì việc giải quyết những tranh chấp dân sự đó vẫn thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân nên thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm dân sự của Chánh án Tòa án quân sự và Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự không được đặt ra. 1.1.2. Ý nghĩa của thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự - Giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự có ý nghĩa quan trọng đối với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền Bản chất của nhà nước pháp quyền chính là yếu tố “thượng tôn pháp luật”, do đó đòi hỏi hai điều kiện cơ bản: dân chủ và tổ chức quyền lực nhà nước mà trong đó pháp luật được đề cao. Giám đốc thẩm thông qua hoạt động xét lại những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để vô hiệu hóa các bản án, quyết định có vi phạm pháp luật nghiêm trọng nhằm đảm bảo việc xét xử hợp pháp và hợp hiến, hạn chế và khắc phục những sai lầm, vi phạm trong quá trình giải quyết vụ án. Từ chính nhiệm vụ của mình, giám đốc thẩm góp
  • 23. 22 phần bảo đảm nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa được thực hiện, bảo đảm tính ổn định và thống nhất của pháp luật, tính chặt chẽ và nhất quán của bộ máy Nhà nước. Việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân là một trong những yêu cầu quan trọng của nhà nước pháp quyền. Căn cứ vào tình hình thực tế, việc thực hiện chế độ hai cấp xét xử trong nhiều trường hợp chưa thể đáp ứng được đòi hỏi của xã hội. Do đó, giám đốc thẩm dân sự chính là một cơ chế được xây dựng để bảo đảm việc xét xử đúng đắn, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân được bảo đảm đến mức tối ưu. “Khi phát hiện bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật có sai lầm hay vi phạm pháp luật nghiêm trọng, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của dân, Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm bằng việc hủy những bản án, quyết định sai đã tạo cơ sở pháp lý để vụ án được phục hồi xét xử lại, khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của công dân bị vi phạm”[7]. - Giám đốc thẩm dân sự là biện pháp tố tụng nhằm đảm bảo cho vụ việc dân sự được giải quyết đúng pháp luật, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong công tác kiểm tra việc thực hiện và xây dựng pháp luật Nhà nước ta trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình không chỉ xây dựng, ban hành pháp luật mà còn kiểm tra việc thực hiện pháp luật. Tòa án, một trong những bộ phận cấu thành nên bộ máy nhà nước thông qua hoạt động xét xử đã kiểm tra việc thực hiện pháp luật ở các khâu trước xét xử, phát hiện những vi phạm pháp luật trong quản lý của các cơ quan, tổ chức hữu quan. Và với công cụ giám đốc thẩm, ngành Tòa án đã tự tiến hành kiểm tra trong hệ thống của mình mà không phải là sự kiểm tra của cơ quan nhà nước khác. Đây là một trong những cách thức hữu hiệu để kiểm tra việc thực hiện, tuân thủ pháp luật của ngành Tòa án, đồng thời đảm bảo cho vụ án dân sự được giải quyết đúng pháp luật.
  • 24. 23 Trong quá trình giải quyết vụ án, Tòa án phải thân thủ các quy định của pháp luật hiện hành, nghiên cứu hồ sơ vụ án và lựa chọn các quy định pháp luật phù hợp. Chính trong giai đoạn này, Tòa án có thể phát hiện ra những điểm hạn chế của các quy phạm pháp luật như không phù hợp với thực tiễn khách quan hoặc thậm chí không có quy phạm pháp luật thích hợp để giải quyết vụ án… Từ đây, Tòa án có quyền kiến nghị với cơ quan lập pháp để kịp thời sửa đổi, hủy bỏ hoặc bổ sung điều luật mới để pháp luật thực định phù hợp với yêu cầu thực tiễn. “Có thể nói hoạt động giám đốc thẩm là một hoạt động thực tiễn rất quan trọng của ngành Tòa án để kiểm nghiệm lý luận luật học, kiểm nghiệm các văn bản pháp luật và từ đó quay trở lại hoàn thiện, bổ sung và nâng cao hoạt động lý luận luật học, hoạt động xây dựng pháp luật”[7]. - Giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng và phát triển hệ thống án lệ Ngoài các nước theo hệ thống pháp luật Common Law, án lệ cũng được nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay chú trọng xây dựng và phát triển. Theo pháp luật Trung Quốc, một nước có chế độ pháp luật tương đồng với Việt Nam, các bản án, quyết định của Tòa án cấp cao nhất được coi như là quy phạm cho Thẩm phán trong quá trình xét xử. Ở nhiều quốc gia, phán quyết của Tòa án cấp cao nhất thực hiện hai vai trò chính là hủy kết quả xét xử sai và hình thành án lệ. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, chúng ta mới chỉ chú trọng đến vai trò hủy kết quả xét xử sai thông qua hoạt động giám đốc thẩm của Tòa án. Trong quá trình hội nhập quốc tế như hiện nay, muốn phù hợp với xu hướng phát triển chung tất yêu đòi hỏi thủ tục giám đốc thẩm phải được nâng cao để hoàn thành tốt cả hai nhiệm vụ trọng tâm của mình. Do đó, việc xây dựng và phát triển án lệ từ các quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối
  • 25. 24 cao ngày càng được quan tâm sâu sắc. Nghị quyết 49/NQ-TW của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp đã nhấn mạnh: “Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm áp dụng thống nhất pháp luật và phát triển án lệ”. Luật Tổ chức TAND năm 2014 cũng đã chính thức ghi nhận về vấn đề này. Để xây dựng được một hệ thống án lệ thực sự chất lượng đòi hỏi trong tương lai phải có những nghiên cứu sâu sắc và toàn diện về đường lối xét xử dân sự thông qua công tác giám đốc thẩm dân sự không chỉ của HĐTPTANDTC mà còn cả của Tòa án cấp cao. - Giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự có ý nghĩa quan trọng trong việc tổng kết kinh nghiệm Hiện nay, công tác hướng dẫn xét xử được xác định là một công tác trọng tâm của ngành Tòa án. Từ các quyết định giám đốc thẩm trên thực tế, Tòa án cấp trên, nhất là TANDTC đã tổng hợp và đúc kết nên những kinh nghiệm quý báu để hướng dẫn hoạt động xét xử. Rõ ràng, nếu không sử dụng kết quả giám đốc thẩm là nguồn tư liệu hướng dẫn xét xử thì những sai lầm của một Tòa án cụ thể sẽ vẫn tiếp tục bị mắc phải ở một Tòa án khác. Thông qua hoạt động hướng dẫn xét xử của Tòa án cấp trên đối với Tòa án cấp dưới đã kịp thời ngăn chặn các sai lầm tương tự xảy ra trên diện rộng, từ đó chất lượng xét xử ngày càng được nâng cao. Đây được xem là một sợi dây kết nối thông suốt để hoạt động xét xử được thực hiện đúng pháp luật một cách thống nhất trên phạm vi cả nước. Bên cạnh đó, thông qua hoạt động giám đốc thẩm vụ án dân sự, vô hình chung Tòa án đã tham gia thực hiện có hiệu quả công tác giải thích pháp luật. Khác với pháp luật hình sự, pháp luật dân sự luôn chứa đựng các quy phạm phức tạp nhưng cũng khá mềm dẻo để giải quyết những quan hệ pháp luật dân sự đa dạng, muôn hình muôn vẻ trong đời sống xã hội. Do đó, đối với những người am hiểu pháp luật, ngay cả khi họ là Thẩm phán thì việc vận dụng pháp
  • 26. 25 luật dân sự trong quá trình xét xử cũng không thể tránh khỏi sai lầm. Vì vậy, những quyết định, phán quyết của TANDTC đối với việc vận dụng pháp luật trong giải quyết những vụ án cụ thể đã thể hiện quan điểm của Tòa án trong việc phải hiểu và áp dụng những quy định của pháp luật dân sự như thế nào. Giám đốc thẩm không chỉ có ý nghĩa đối với những đương sự trong vụ án mà còn có ý nghĩa đối với các công dân khác cũng đang tham gia các mối quan hệ dân sự tương tự trong xã hội. Từ các quyết định giám đốc thẩm được thông báo một cách công khai, kịp thời và rộng rãi trong phạm vi toàn ngành, các Thẩm phán trực tiếp giải quyết vụ án nhận thức được sai lầm, thiếu sót của mình và tự rút ra kinh nghiệm trong công tác xét xử, tránh lặp lại sai lầm tương tự. Đồng thời, căn cứ vào các văn bản hướng dẫn xét xử, Thẩm phán có cơ sở và định hướng cho các hoạt động xét xử sau này, từ đây năng lực của Thẩm phán và chất lượng xét xử ngày càng được nâng cao. Ngoài ra, Tòa án cấp trên căn cứ vào số lượng vụ án bị hủy, sửa hàng năm để đánh giá chất lượng Thẩm phán và các cán bộ khác, từ đó đánh giá thi đua, làm cơ sở cho việc bổ nhiệm lại. Song song với đó, ngành Tòa án sẽ xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ phù hợp với năng lực, đạo đức và củng cố đội ngũ Thẩm phán của ngành. 1.2. Cơ sở khoa học của việc xây dựng các quy định về thủ tục giám đốc thẩm dân sự 1.2.1. Việc xây dựng các quy định về giám đốc thẩm dân sự xuất phát từ yêu cầu cải cách tư pháp, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, bảo vệ công lý Bản chất của nhà nước pháp quyền đòi hỏi mọi chủ thể trong xã hội phải sống và hoạt động tuân theo quy định của pháp luật. Bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo vệ công lý là một trong những yêu cầu
  • 27. 26 quan trọng và đồng thời cũng là thành tựu của việc xây dựng nhà nước pháp quyền. Bên cạnh vai trò là công cụ hữu hiệu để điều hành, quản lý xã hội, pháp luật cũng khẳng định vai trò bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong xã hội. Tôn trọng và tuân theo pháp luật chính là cách tốt nhất để được pháp luật bảo vệ. Do đó, nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa đã được ghi nhận là một nguyên tắc chủ đạo, xuyên suốt toàn bộ nội dung của pháp luật tố tụng dân sự. Thủ tục giám đốc thẩm dân sự ra đời với mục tiêu tạo cơ chế để công lý được thực thi, đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Những năm gần đây, Nhà nước ta rất chú trọng đến công tác xây dựng và hoàn thiện chế định giám đốc thẩm dân sự nhằm nâng cao chất lượng xét xử của Tòa án, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của chiến lược cải cách tư pháp. Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã khẳng định như sau: “Từng bước hoàn thiện thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo hướng quy định chặt chẽ những căn cứ kháng nghị và quy định rõ trách nhiệm của người ra kháng nghị đối với bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật...”. Trên cơ sở Nghị quyết này của Bộ Chính trị, năm 2011 Quốc hội nước ta đã có những sửa đổi, bổ sung tương đối lớn đối với BLTTDS năm 2004, nhất là những vấn đề liên quan đến thủ tục giám đốc thẩm, trong đó ghi nhận thêm Chương XIXa với tên gọi “Thủ tục đặc biệt xem xét lại quyết định của HĐTPTANDTC”. Đây là những điều chỉnh của pháp luật Việt Nam nhằm hướng tới việc bảo vệ công lý, bảo đảm tốt nhất quyền dân sự của chủ thể. Đến thời điểm hiện tại, các quy định về giám đốc thẩm trong BLTTDS năm 2004 (được sửa đổi, bổ sung năm 2011) đang được nghiên cứu sửa đổi cho phù hợp hơn với vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền lợi của dân, bảo
  • 28. 27 vệ công lý theo tinh thần của Hiến pháp 2013, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam hiện nay. 1.2.2. Việc xây dựng các quy định về giám đốc thẩm dân sự được thực hiện trên cơ sở xác định bản chất của những sai lầm, vi phạm của các chủ thể trong quá trình giải quyết vụ án dân sự Trong thực tiễn xét xử án dân sự của ngành Tòa án, có nhiều phán quyết của Tòa án sau khi ban hành, đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị phát hiện có sai lầm, vi phạm các quy định của pháp luật. Những bản án, quyết định này không bảo đảm được quyền lợi hợp pháp của đương sự, ảnh hưởng không tốt đến uy tín của ngành Tòa án nói riêng, của Nhà nước nói chung, do vậy cần được xem xét lại theo một trình tự đặc biệt. Việcnghiên cứu cho thấy, những sai lầm, vi phạm trong quá trình giải quyết vụ án có thể xuất phát từ nhiều chủ thể khác nhau như Tòa án, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch. Đối với Tòa án thì những sai lầm, vi phạm của Tòa án có thể xuất phát từ lỗi chủ quan của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân (vô ý hoặc cố ý) hoặc do nguyên nhân khách quan bắt nguồn từ lỗi của các chủ thể khác. Dựa trên cơ sở mức độ lỗi và tính chất của sai lầm, vi phạm của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân và các chủ thể khác nhà làm luật cần phân hóa căn cứ kháng nghị từ đó thiết lập các thủ tục tương ứng (giám đốc thẩm, tái thẩm) để khôi phục quyền lợi của đương sự. Những sai lầm, vi phạm của Tòa án làm căn cứ để xét lại bản án, quyết định phải là những sai lầm, vi phạm dẫn đến hậu quả nhất định, thường được thể hiện dưới một số hình thức cơ bản như: kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án; có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng; có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật. Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án được thể hiện ở những dạng hành vi, như chưa đủ các chứng cứ tài liệu để giải quyết vụ án nhưng Tòa án
  • 29. 28 vẫn giải quyết nên quyết định của Tòa án thiếu cơ sở, đánh giá sai chứng cứ, tài liệu của vụ án dẫn đến quyết định giải quyết vụ án không phù hợp với bản chất sự việc... Vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng được biểu hiện dưới dạng vi phạm các nguyên tắc cơ bản của tố tụng dân sự, Tòa án giải quyết vụ án sai thẩm quyền, không hòa giải trước khi xét xử... Sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật thường là việc Tòa án áp dụng văn bản pháp luật không đúng, không còn hiệu lực, áp dụng không đúng điều luật hoặc không đúng nội dung mà điều luật quy định... Những vi phạm phổ biến này trong thực tiễn hoạt động của Tòa án đã được pháp luật tố tụng dân sự ghi nhận là những căn cứ bắt buộc để tiến hành kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm dân sự nhằm mục đích sửa chữa những sai lầm, vi phạm nói trên, từ đó đảm bảo tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Khác với thủ tục giám đốc thẩm, thủ tục tái thẩm dân sự dựa trên cơ sở mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà đương sự và Tòa án không thể biết được trong quá trinh giải quyết vụ án; có cơ sở chứng minh kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch rõ ràng không đúng sự thật hoặc có giả mạo bằng chứng; Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên cố tình làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố tình kết luận trái pháp luật. So sánh những căn cứ này với những căn cứ theo thủ tục giám đốc thẩm ta có thể thấy được sự khác biệt cơ bản để phân biệt hai thủ tục trên. Nếu như những sai lầm, vi phạm pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm xuất phát từ lỗi vô ý của Tòa án (đây là nguyên nhân khách quan, phụ thuộc vào năng lực chuyên môn của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân trong việc giải quyết vụ án) thì thủ tục tái thẩm quy định những sai lầm trong việc giải quyết vụ án xuất phát không chỉ từ Tòa án mà còn từ nhiều chủ thể khác tham gia tố tụng, như người phiên dịch, người giám định... Sai lầm này có thể xuất phát từ việc phát hiện những tình tiết mới làm thay đổi cơ bản nội dung vụ án mà Tòa án và
  • 30. 29 đương sự không thể biết được khi giải quyết vụ án, đây được xem là nguyên nhân khách quan, vượt ra ngoài ý chí của Tòa án và các bên đương sự. Hoặc sai lầm trong việc giải quyết vụ án có thể xuất phát từ chính ý muốn chủ quan của những người tiến hành tố tụng (nguyên nhân chủ quan). 1.2.3. Cơ sở xây dựng các quy định về giám đốc thẩm dân sự xuất phát từ nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử, nguyên tắc giám đốc việc xét xử và quyền đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm Giống như pháp luật của đa số các quốc gia trên thế giới, Việt Nam cũng xác định nguyên tắc hai cấp xét xử là nguyên tắc chủ đạo của hoạt động giải quyết vụ án dân sự. Nếu vụ án sau khi trải qua quá trình xét xử sơ thẩm, quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự không được đảm bảo và vẫn trong thời hạn kháng cáo, kháng nghị thì vụ án có thể được giải quyết lại bởi Tòa án cấp phúc thẩm. Phán quyết của Tòa phúc thẩm có giá trị chung thẩm và được thi hành ngay. Tuy nhiên, trong thực tiễn xét xử, nhiều vụ án đã trải qua hai cấp xét xử nhưng vẫn có vi phạm pháp luật, không đảm bảo được quyền lợi hợp pháp của các đương sự. Như đã nói ở trên, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là một yêu cầu quan trọng của nhà nước pháp quyền. Do đó, khi một bản án, quyết định dân sự có hiệu lực pháp luật không đảm bảo được việc tuân thủ đúng quy định của pháp luật, bản án, quyết định dân sự đó sẽ phải được xem xét lại theo một thủ tục đặc biệt, gọi là thủ tục giám đốc thẩm dân sự. Bên cạnh đó, thủ tục giám đốc thẩm dân sự ra đời cũng xuất phát từ yêu cầu thực hiện nguyên tắc giám đốc việc xét xử. Để đảm bảo cho hoạt động xét xử được đúng đắn, việc áp dụng pháp luật được thống nhất thì cần phải có sự quản lý, giám sát, đôn đốc của người có thẩm quyền, tức là công tác giám đốc việc xét xử. Nội dung của nguyên tắc này xác định Tòa án cấp trên thực hiện giám đốc xét xử đối với Tòa án cấp dưới, Tòa án nhân dân tối cao thực hiện
  • 31. 30 giám đốc xét xử đối với Tòa án các cấp.“Qua công tác giám đốc việc xét xử đã phát hiện những sơ xuất, sai sót trong các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật nhưng không bị các đương sự khiếu nại và không bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thảm để Tòa án nhân dân tối cao nhắc nhở và rút kinh nghiệm trong hội nghị tổng kết hàng năm.”[6]. Đây là một hình thức tự kiểm tra trong nội bộ ngành Tòa án, và giám đốc thẩm được xác định là một trong các nhiệm vụ chủ đạo để Tòa án thực hiện tốt chức năng giám đốc việc xét xử của mình. Giám đốc thẩm không phải là một cấp xét xử thứ ba mà là một thủ tục tố tụng đặc biệt. Khác với hai cấp xét xử sơ thẩm và phúc thẩm, thủ tục tố tụng này chỉ được tiến hành dựa trên kháng nghị của người có thẩm quyền. Các đương sự không được pháp luật trao quyền tự yêu cầu giám đốc thẩm để tránh nguy cơ lạm dụng thủ tục này dẫn đến việc làm mất tính ổn định của các bản án, quyết đã có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, pháp luật tố tụng dân sự vẫn có thể mở ra một cơ chế để bảo đảm các đương sự được thực hiện quyền yêu cầu của mình đối với thủ tục giám đốc thẩm. Theo cơ chế này, đương sự và những người khác có quyền khiếu nại, tố cáo, thông báo hoặc đề nghị những người có thẩm quyền kháng nghị về những sai lầm, vi phạm của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án để những người này xem xét kháng nghị. Như đã phân tích ở trên, giám đốc thẩm thực chất là hoạt động Tòa án xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Do đó, khi tiến hành hoạt động xét lại bản án quyết định đã có hiệu lực pháp luật, phiên tòa giám đốc thẩm không mở công khai như phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm. Phiên tòa này không nhằm xem xét chi tiết nội dung vụ án và đưa ra phán quyết để phân xử về quyền và nghĩa vụ của các bên. Mục đích chính của giám đốc thẩm là phát hiện những sai lầm, vi phạm của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án, và do đó không cần sự có mặt của các đương sự (và những người tham gia tố
  • 32. 31 tụng khác) cũng như không tiến hành tranh tụng. Những chủ thể tiến hành tố tụng chỉ xét chủ yếu trên hồ sơ vụ án mà không cần phải xét hỏi hay thu thập chứng cứ, như vậy đã có đủ căn cứ cần thiết để xác định Tòa án có vi phạm trong quá trình giải quyết vụ án hay không. 1.3. Lƣợc sử hình thành và phát triển các quy định về thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự ở Việt Nam 1.3.1. Từ năm 1945 đến năm 1989 Sau Cách mạng tháng Tám và trong kháng chiến chống thực dân Pháp, những luật lệ của thực dân phong kiến bị bãi bỏ và một số văn bản pháp luật mới đã được Nhà nước ta ban hành. Ngày 13/9/1945, ngay sau khi tuyên bố độc lập, Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ban hành Sắc lệnh về thành lập Tòa án quân sự. Theo đó, Tòa án chỉ xét xử một cấp, các bản án, quyết định của Tòa án được thi hành ngay. Quy định này được xem là phù hợp với hoàn cảnh, tình hình đất nước trong thời điểm lúc bấy giờ bởi lẽ đặc điểm chung của pháp luật thời kỳ này mang tính chất cấp bách, phù hợp với thời chiến, nhằm đáp ứng yêu cầu chống kẻ thù của dân tộc và bảo vệ cách mạng. Do đó, các văn bản pháp luật thời kỳ này cũng không đề cập đến việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Điều này đã dẫn đến việc nhiều vụ án bị giải quyết sai nhưng không có cơ chế để khắc phục hậu quả. Đến ngày 24/01/1946, Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ký Sắc lệnh số 13/SL về tổ chức Tòa án và các ngạch Thẩm phán, đã ghi nhận một bước tiến mới trong hoạt động xét xử, đó là nguyên tắc: “Tòa án thực hiện hai cấp xét xử”. Với nguyên tắc này, quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đã được bảo đảm tốt hơn. Ngày 09/11/1946, Hiến pháp năm 1946 – bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được ban hành đã tạo cơ sở pháp lý cho việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, trong đó có ngành Tòa án
  • 33. 32 nhân dân. Tuy nhiên, không có điều luật nào quy định về thủ tục giám đốc thẩm trong bản Hiến pháp này. Như vậy, cho đến trước khi ban hành Hiến pháp 1959, chưa có văn bản pháp luật nào quy định về thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự. Trước khi Hiến pháp năm 1959 có hiệu lực, trong các văn bản pháp luật không quy định trực tiếp về thẩm quyền của Tòa án trong việc xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Đến ngày 22/05/1950, khi Chính phủ ban hành Sắc lệnh số 85/SL mới có quy định về thủ tục tiêu án. Điều 17 của Sắc lệnh quy định như sau: “Tòa án chỉ thủ tiêu một phần hoặc toàn thể thủ tục nếu xét một hay nhiều hình thức ghi trong Bộ luật tố tụng hình hoặc hộ có hại cho việc thẩm cứu hoặc đến quyền lợi của đương sự”. Trước tình trạng nhiều bản án, quyết định mặc dù đã qua hai cấp xét xử nhưng vẫn còn sai, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 321/VHH-CT ngày 12/02/1958 yêu cầu các Tòa án phải nghiên cứu giải quyết các đơn thư khiếu nại về các vụ án đã xử chung thẩm. Thủ tục giám đốc thẩm từ đây dần dần được hình thành, tuy nhiên mới chỉ xuất hiện chủ yếu trong lĩnh vực luật hình sự. Thông tư số 002-TT ngày 13/01/1959 quy định thẩm quyền và thủ tục xét lại những vụ án hình sự đã thành nhất định và Thông tư số 04/TT ngày 03/02/1959 về thủ tục xét lại những vụ án hình sự đã có hiệu lực pháp luật, nay thấy là xử không đúng, can phạm hiện còn đang bị giam mặc dù còn đơn giản nhưng đã quy định một số vấn đề cơ bản, làm cơ sơ, nền tảng cho việc định hình và phát triển chế định giám đốc thẩm sau này. Tuy nhiên, phải đến khi Hiến pháp năm 1959 có hiệu lực thi hành thì thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự mới có cơ sở pháp lý để tiến hành trên thực tế. Điều 103 Hiến pháp năm 1959 quy định như sau: “Tòa án nhân dân tối cao giám đốc việc xét xử của các Tòa án nhân dân địa phương, Tòa án quân sự và Tòa án đặc biệt.” Thuật ngữ “giám đốc việc xét xử” được hiểu là hoạt động quản lý, giám
  • 34. 33 sát, đôn đốc của cấp trên đối với cấp dưới, và thủ tục giám đốc thẩm chỉ là một phần trong hoạt động “giám đốc việc xét xử”. Để cụ thể hóa quy định này, Điều 21 Luật Tổ chức TAND năm 1960 quy định như sau: “Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền xét lại hoặc giao cho Tòa án nhân dân cấp dưới xét lại những bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng phát hiện có sai lầm”. Như vậy, trong thời kỳ này, TANDTC là cơ quan duy nhất có thẩm quyền tiến hành thủ tục giám đốc thẩm, trừ trường hợp chính cơ quan này giao cho Tòa án cấp dưới thực hiện công việc thay cho mình. Sau khi Hiến pháp năm 1959 có hiệu lực, nhiều văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao, như Luật Tổ chức TAND năm 1960, Luật Tổ chức VKSND năm 1960 … đã ra đời để nâng cao chất lượng hoạt động tư pháp. Theo đó, các quy định về thủ tục giám đốc thẩm được quy định cụ thể và đầy đủ hơn, trong đó ghi nhận cơ sở để tiến hành xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm là sự kháng nghị của Chánh án TANDTC hoặc Viện trưởng VKSNDTC; thẩm quyền xét xử giám đốc thẩm chỉ tập trung ở TANDTC… Ngày 23/3/1961, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh quy định về tổ chức TANDTC và các TAND địa phương, theo đó điểm c Điều 6 quy định Chánh án TANDTC có quyền kháng nghị những bản án hoặc những quyết định có hiệu lực pháp luật của TAND các cấp nhưng phát hiện có sai lầm. Về thẩm quyền xét xử giám đốc thẩm, điểm b Điều 2 quy định: “Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét các kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao hoặc của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đối với những bản án hoặc những quyết định của các Tòa chuyên trách và Tòa Phúc thẩm của Tòa án nhân dân tối cao.” Điểm c Điều 3 cũng quy định: “Các Tòa hình sự và Tòa dân sự của Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền xử lại những vụ án do Tòa mình hoặc Tòa phúc thẩm của Tòa án nhân dân tối cao đã xử mà bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật, nhưng Ủy ban
  • 35. 34 thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao giao cho xử lại. Xử lại những vụ án do Tòa án nhân dân cấp dưới đã xử mà bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật, nhưng Chánh án Tòa án nhân dân tối cao hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị.” Như vậy, xét trong cơ cấu củaTANDTC, Ủy ban thẩm phán và các Tòa chuyên trách là những đơn vị có thẩm quyền xét xử giám đốc thẩm với các quyền hạn: bác kháng nghị và giữ nguyên bản án đã có hiệu lực pháp luật của TAND dưới hoặc của Tòa chuyên trách nếu bản kháng nghị không có căn cứ; hủy bỏ bản án hoặc quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật, đình chỉ vụ án hoặc chuyển vụ án về để điều tra lại theo trình tự sơ thẩm; hủy bỏ bản án hoặc quyết định của cấp phúc thẩm để đưa ra xét xử một lần nữa. Ngoài ra, Ủy ban Thẩm phán TANDTC còn có quyền hủy bỏ bản án hoặc quyết định của Tòa chuyên trách đã xét xử lại theo trình tự giám đốc thẩm, y án hoặc sửa đổi bản án, quyết định sơ thẩm hoặc phúc thẩm. Để làm cơ sở cho việc áp dụng pháp luật một cách thông suốt và thống nhất, TANDTC sau đó đã ban hành thêm các văn bản hướng dẫn, cụ thể: Thông tư số 2397/TC ngày 22/12/1961 của TANDTC hướng dẫn thi hành Luật Tổ chức TAND năm 1960, Công văn số 1326/TC ngày 06/10/1962 về biện pháp giải quyết khi phát hiện bản án có sai lầm nhưng chưa hết hạn kháng cáo (Viện kiểm sát không kháng nghị, bị cáo và các đương sự khác không kháng cáo) , Thông tư 146-TATC ngày 08/3/1968 của TANDTC quy định các TAND các cấp gửi các quyết định và các bản án có hiệu lực pháp luật lên TANDTC, và đặc biệt là Thông tư số 06/TC ngày 23/7/1964 của TANDTC giải thích thêm về trình tự giám đốc xét xử … Có thể nhận định rằng trong giai đoạn này, những quy định về trình tự xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nói chung và thủ tục giám đốc thẩm nói riêng lần đầu tiên được luật hóa. Thẩm quyền tiến hành trình tự giám đốc thẩm vẫn tập
  • 36. 35 trung ở TANDTC. Ngoài ra, vẫn chưa có sự phân biệt giữa giám đốc thẩm và tái thẩm. Sau khi giải phóng miền Nam, thể chế chính trị và tổ chức hành chính giữa hai miền Nam - Bắc vẫn chưa hoàn toàn thống nhất. Tại miền Nam, hệ thống Tòa án và Viện kiểm sát được tổ chức riêng theo Sắc lệnh số 01/SL/76 ngày 15/3/1976. Sắc lệnh này cũng quy định về thủ tục xét lại bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật như sau: “Tòa án nhân dân phúc thẩm có quyền xét xử lại các bản án và quyết định có hiệu lực pháp luật nhưng phát hiện có sai lầm” và “khi xét lại các bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng phát hiện có sai lầm, Hội đồng xử án của Tòa án nhân dân phúc thẩm có ba hoặc năm thẩm phán.” Đến Hiến pháp năm 1980, chế định giám đốc thẩm tiếp tục được ghi nhận tại Điều 135 như sau: “Tòa án nhân dân tối cao giám đốc việc xét xử của các Tòa án nhân dân địa phương và các Tòa án quân sự. Tòa án nhân dân tối cao giám đốc việc xét xử của Tòa án đặc biệt, trừ trường hợp Quốc hội hoặc Hội đồng nhà nước quy định khác khi thành lập các Tòa án đó.” Do Hiến pháp thay đổi, các văn bản pháp luật dưới nó vì vậy cũng thay đổi theo. Căn cứ vào chương X của Hiến pháp về Tòa án và Viện kiểm sát, Quốc hội đã thông qua Luật Tổ chức TAND năm 1981 và Luật tổ chức VKSND năm 1981. Luật Tổ chức TAND được sửa đổi năm 1981 (bổ sung năm 1988) đã quy định về thủ tục giám đốc thẩm tại các Điều 23, 25, 27, 29, 30, 31, 33 và 35 với các nội dung chính như sau: - Về thẩm quyền xét xử giám đốc thẩm: HĐTPTANDTC là tổ chức xét xử cao nhất theo thủ tục giám đốc thẩm và có quyền giám đốc thẩm những quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Ủy ban Thẩm phán TANDTC. Ủy ban Thẩm phán TANDTC giám đốc thẩm những bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các Tòa thuộcTANDTC; Tòa dân sự TANDTCgiám đốc
  • 37. 36 thẩm những bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các TAND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cấp tương đương. Ủy ban Thẩm phán TAND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cấp tương đương có thẩm quyền giám đốc thẩm hoặc tái thẩm những bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. - Về thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm: Chánh án TANDTC kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm những bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND các cấp; các Phó Chánh án TANDTC kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm những bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các Tòa án nhân dân cấp dưới. Chánh án TAND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cấp tương kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm những bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các TAND cấp dưới. Như vậy, so với giai đoạn trước, quy định về thủ tục giám đốc thẩm đã có sự thay đổi cơ bản về thẩm quyền xét xử và thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm. Theo quy định của Luật Tổ chức TAND năm 1981 (được sửa đổi, bổ sung năm 1988) có 04 đơn vị thuộc cấp trung ương và cấp tỉnh được tiến hành xét xử giám đốc thẩm, đó là: HĐTPTANDTC, Ủy ban Thẩm phán TANDTC, các Tòa chuyên trách thuộcTANDTC, Ủy ban Thẩm phán TAND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương. Chủ thể có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm đã được mở rộng hơn, bao gồm: Chánh án TANDTC, các Phó Chánh án TANDTC, Chánh án TAND cấp tỉnh. Bên cạnh đó, Luật Tổ chức VKSND năm 1981 (được sửa đổi, bổ sung năm 1988) đã quy định: khi thực hiện công tác kiểm sát xét xử, VKSND có quyền kháng nghị các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm khi thấy có vi phạm pháp luật. Về thẩm quyền kháng nghị của Viện kiểm sát cũng được mở rộng hơn. Điều 13 của luật này đã quy định: Viện trưởng VKSNDTC có quyền kháng nghị các bản án, quyết định đã
  • 38. 37 có hiệu lực pháp luật của TAND các cấp theo thủ tục giám đốc thẩm, Phó Viện trưởng VKSNDTC có quyền kháng nghị các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp dưới theo thủ tục giám đốc thẩm, Viện trưởng VKSND cấp tỉnh có quyền kháng nghị các bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp dưới theo thủ tục giám đốc thẩm. Như vậy, trước khi ban hành Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự ngày 29/11/1989, thủ tục giám đốc thẩm chỉ được quy định chung trong Luật Tổ chức TAND, Luật Tổ chức VKSND với các điều luật về thẩm quyền xét xử và thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Ở giai đoạn này vẫn chưa có một văn bản pháp luật nào quy định riêng và cụ thể về thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự. 1.3.2. Từ năm 1989 đến năm 2004 Đây là giai đoạn nhà nước ta bước sang thời kì đổi mới, xóa bỏ nền kinh tế bao cấp, xây dựng nền kinh tế phát triển theo hướng cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trên tinh thần Đại hội Đảng lần thứ VI (ngày 12/01/1986) là tăng cường quản lý bằng pháp luật, bảo vệ lợi ích hợp pháp của công dân, đáp ứng những nhu cầu trước mắt của ngành Tòa án, phù hợp với những khách quan của xã hội trong giai đoạn phát triển đất nước, ngày 29/11/1989, Hội đồng nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự. Tuy chỉ có 88 điều nhưng Pháp lệnh đã dành 1 chương (chương XII từ điều 71 đến Điều 77) để quy định về thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự. Các vấn đề cơ bản như: căn cứ kháng nghị, người có thẩm quyền kháng nghị, thời hạn kháng nghị, thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm… đều được quy định trong Pháp lệnh. Tuy nhiên, vì được ban hành dưới hình thức Pháp lệnh (có hiệu lực thấp hơn Luật), đồng thời có sự tham khảo kinh nghiệm của Liên Xô trước đây, do đó Pháp lệnh mới chỉ dừng lại ở việc quy định những vấn đề cơ bản nhất. Nhiều quy định
  • 39. 38 còn thiếu, cụ thể như: tính chất của giám đốc thẩm; quyền phát hiện bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật cần xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm và thông báo cho người có quyền kháng nghị của đương sự, cá nhân, tổ chức khác (đây là một nội dung rất quan trọng cần được quy định nhằm đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích của đương sự); trình tự phiên tòa giám đốc thẩm; vị trí, vai trò của Viện kiểm sát … hoặc quy định chưa phù hợp, như phạm vi giám đốc thẩm (theo quy định tại khoản 1 Điều 76 Pháp lệnh thì Hội đồng giám đốc thẩm có thể xem xét toàn bộ vụ án mà không bị hạn chế trong nội dung kháng nghị, như vậy đã làm ảnh hưởng đến nguyên tắc tôn trọng bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật). Chính vì những điểm bất cập, hạn chế này mà việc áp dụng Pháp lệnh trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự chưa đem lại hiệu quả cao. Bên cạnh đó, thời kỳ này Nhà nước ta cũng ban hành pháp luật quy định về thủ tục giám đốc thẩm các vụ án kinh tế và tranh chấp lao động tại hai Pháp lệnh là Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế ngày 16/3/1994 và Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động ngày 11/4/1996. 1.3.3. Từ năm 2004 đến nay Sau hơn 10 năm PLTTGQCVADS có hiệu lực thi hành, việc xét lại của Tòa án theo thủ tục giám đốc thẩm vẫn bộc lộ nhiều mặt hạn chế, bất cập. Trên cơ sở đáp ứng những đòi hỏi của thực tiễn trong hoạt động giải quyết án dân sự, ngày 15/6/2004, BLTTDS được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2005. Sự ra đời của BLTTDS là bước tiến quan trọng trong quá trình phát triển của pháp luật TTDS nói chung, cũng như các quy định về thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự nói riêng. Thủ tục này được quy định cụ thể tại Chương XVIII từ Điều 282 đến Điều 303. Hàng loạt các vấn đề còn bất cập từ các văn bản pháp luật trước đã được BLTTDS sửa đổi, bổ sung và cụ thể hóa như: điều khoản quy định về tính chất giám đốc thẩm; phát
  • 40. 39 hiện bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật cần xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm; quyết định kháng nghị giám đốc thẩm; thay đổi, bổ sung, rút quyết định kháng nghị giám đốc thẩm; gửi quyết định giám đốc thẩm; thời hạn mở phiên tòa giám đốc thẩm; quyền hạn của Hội đồng giám đốc thẩm... Như vậy, các điều khoản quy định về thủ tục giám đốc thẩm đến giai đoạn này đã được bổ sung, cụ thể hóa để chặt chẽ, bao quát và mang tính hiệu quả hơn. Đến ngày 29/03/2011, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS 2004, trong đó đã quy định thêm Chương XIXa với hai điều là Điều 310a và Điều 310b, ghi nhận thủ tục đặc biệt xem xét lại quyết định của HĐTPTANDTC. Đây là một điểm mới quan trọng mà theo đó, quyết định giám đốc thẩm của HĐTPTANDTC nếu vi phạm vẫn có thể bị xem xét lại bởi chính Hội đồng này. Như vậy, pháp luật đã quy định thêm một “nấc” nữa trong quá trình giải quyết án để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người dân được đáp ứng tốt nhất trên thực tế. Nghị quyết số 49/TW của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã vạch ra nhiệm vụ: “Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và hoàn thiện tổ chức, bộ máy các cơ quan tư pháp. Trọng tâm là xây dựng, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân. Tổ chức hệ thống Tòa án theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính, gồm: Tòa án sơ thẩm khu vực được tổ chức ở một hoặc một số đơn vị hành chính cấp huyện; Tòa án phúc thẩm có nhiệm vụ chủ yếu là xét xử phúc thẩm và xét xử sơ thẩm một số vụ án; Tòa thượng thẩm được tổ chức theo khu vực có nhiệm vụ xét xử phúc thẩm. Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm. Việc thành lập tòa chuyên trách phải căn cứ vào thực tế xét xử của từng cấp Tòa án, từng khu vực.” Quán triệt tinh thần của Nghị quyết, ngày 24/11/2014, Quốc hội đã ban hành Luật tổ chức
  • 41. 40 TAND với nhiều thay đổi cơ bản và quan trọng, đặc biệt là cơ cấu tổ chức của Tòa án. Theo Luật mới, hệ thống TAND của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được xây dựng dựa trên thẩm quyền xét xử mà không phụ thuộc vào đơn vị hành chính – lãnh thổ như trước đây. Điều 3 Luật tổ chức TAND quy định: tổ chức TAND bao gồm TANDTC;TAND cấp cao;TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương. Cùng ngày, Quốc hội cũng thông qua Luật Tổ chức VKSND mới, phù hợp với sự thay đổi của Luật Tổ chức TAND. Cả hai Luật này về cơ bản sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/06/2015 (trừ một số điều mà các luật này quy định có hiệu lực từ ngày 01/02/2015). Với những sự thay đổi cơ bản này đã dẫn đến một đòi hỏi bắt buộc phải thay thế hệ thống các Bộ luật tố tụng, mà điển hình là BLTTDS năm 2004, được sửa đổi, bổ sung năm 2011. Giám đốc thẩm cũng là một trong những nội dung sẽ chịu ảnh hưởng lớn từ sự thay đổi một cách có hệ thống này của pháp luật.
  • 42. 41 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Giám đốc thẩm dân sự là thủ tục tố tụng đặc biệt nhằm xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án bị kháng nghị do phát hiện có sai lầm, vi phạm trong việc giải quyết các vụ án dân sự. Giám đốc thẩm không phải một cấp xét xử thứ ba, đây thực chất là một hình thức kiểm tra, giám sát của Tòa án cấp trên đối với hoạt động xét xử của Tòa án cấp dưới, từ đó phát hiện và hủy bỏ những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng có vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Xuất phát từ mục tiêu bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, bảo vệ công lý, thủ tục giám đốc thẩm dân sự ra đời đã góp phần khắc phục những sai lầm trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, đảm bảo hài hòa quyền lợi của các bên dựa trên quy định của pháp luật dân sự. Không chỉ dừng lại ở một vụ việc cụ thể, giám đốc thẩm dân sự còn có ý nghĩa rất lớn trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền, tổng kết thực tiễn xét xử giám đốc thẩm để kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn thống nhất hoạt động xét xử và tiến tới xây dựng hệ thống án lệ. Cơ sở khoa học của việc xây dựng các quy định về giám đốc thẩm dân sự xuất phát từ yêu cầu cải cách tư pháp, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, bảo vệ công lý; từ việc xác định bản chất của những sai lầm, vi phạm của các chủ thể trong quá trình giải quyết vụ án dân sự cũng như dựa trên các nguyên tắc cơ bản và những quy định khác của pháp luật tố tụng dân sự. Từ năm 1945 đến nay, trải qua gần một thế kỷ, thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự được hình thành và phát triển để phù hợp với tình hình thực tiễn của đất nước trong từng giai đoạn lịch sử. Mặc dù chưa thể đạt đến mức độ hoàn chỉnh nhưng các quy định về giám đốc thẩm dân sự ở mỗi thời kỳ nhìn chung đã đạt được những kết quả nhất định trong việc giải quyết các vụ án
  • 43. 42 dân sự. Trong thời gian tới, thủ tục giám đốc thẩm dân sự cần được tiếp tục được hoàn thiện để từng bước thực hiện tốt hơn sứ mệnh mà pháp luật tố tụng dân sự đã trao cho.
  • 44. 43 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ BLTTDS sửa đổi năm 2011 đã dành toàn bộ Chương XVIII từ Điều 282 đến Điều 303 để quy định về thủ tục giám đốc thẩm dân sự và Chương XIXa để quy định về thủ tục đặc biệt xem xét lại quyết định của HĐTPTANDTC. Nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp cũng như đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể, các quy định về giám đốc thẩm dân sự trong BLTTDS sửa đổi năm 2011 cũng đang được nghiên cứu sửa đổi cho phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn và yêu cầu hội nhập quốc tế. 2.1. Quy định về quyền yêu cầu giám đốc thẩm và cơ chế thực hiện 2.1.1. Phát hiện sai lầm, vi phạm trong bản án, quyết định đã có hiệu lực của Tòa án Giám đốc thẩm về bản chất không phải là một cấp xét xử thứ ba, do đó các đương sự không có quyền trực tiếp yêu cầu tiến hành thủ tục tố tụng đặc biệt này. Tuy nhiên, pháp luật tố tụng dân sự vẫn bảo đảm quyền tố tụng của đương sự bằng việc ghi nhận các đương sự có quyền phát hiện vi phạm pháp luật trong các bản án, quyết định của Tòa án và đề nghị, thông báo bằng văn bản tới những người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm để những chủ thể này xem xét và quyết định việc kháng nghị. Điều 284 BLTTDS sửa đổi về phát hiện bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật cần xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm quy định cụ thể như sau: 1. Trong thời hạn một năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, nếu phát hiện vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định đó thì đương sự có quyền đề nghị bằng văn bản với những người có
  • 45. 44 quyền kháng nghị quy định tại Điều 285 BLTTDS để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. 2. Trường hợp Tòa án, Viện kiểm sát hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác phát hiện có vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì phải thông báo bằng văn bản cho người có thẩm quyền kháng nghị quy định tại Điều 285 của BLTTDS. Căn cứ vào nội dung Điều 284 BLTTDS cho thấy, pháp luật tố tụng dân sự nước ta không cho phép đương sự có quyền kháng cáo giám đốc thẩm, họ chỉ có quyền phát hiện vi phạm để thông báo cho người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm. Mặt khác, BLTTDS lại cho phép nhiều chủ thể khác là các cá nhân, cơ quan, tổ chức, kể cả các cá nhân, cơ quan, tổ chức không có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến các vụ việc dân sự được quyền phát hiện vi phạm trong các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và thông báo cho người có thẩm quyền kháng nghị. Nếu chiếu theo nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự thì quy định này rõ ràng chưa thực sự tôn trọng quyền tự định đoạt của các đương sự. Nhiều quốc gia trên thế giới đã coi kháng cáo hợp lệ của đương sự là cơ sở để xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm. Điều 609 BLTTDS Pháp quy định: quyền kháng cáo phá án thuộc về tất cả các bên có lợi ích trong bản án. Hay như BLTTDS Liên bang Nga quy định: những người tham gia tố tụng và những người khác nếu thấy quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án xâm phạm có quyền kháng cáo giám đốc thẩm bản án, quyết định đó trừ bản án, quyết định của Hội đồng thẩm phán Tòa án tối cao Liên bang Nga. Nhiều ý kiến cho rằng cần bổ sung quy định cho phép đương sự có quyền kháng cáo giám đốc thẩm để đảm bảo việc thực hiện nguyên tắc cơ bản của pháp luật tố tụng dân sự và quyền tự định đoạt của các đương sự. Nếu căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội hiện
  • 46. 45 nay của Việt Nam thì quy định này vẫn có yếu tố phù hợp, bởi lẽ trình độ dân trí và nhận thức pháp luật của người dân còn thấp, điều này sẽ dẫn đến tình trạng kháng cáo tràn lan theo kiểu “còn nước còn tát” của người dân bất kể kháng cáo có căn cứ pháp luật hay không. Tuy nhiên, theo xu hướng phát triển chung, việc trao quyền kháng cáo cho đương sự là cần thiết nhưng đồng thời phải đặt ra những quy định phù hợp để hạn chế hiện tượng kháng cáo tràn lan của đương sự. So với BLTTDS năm 2004, khoản 1 Điều 47 LSĐBS Bộ luật tố tụng dân sự năm 2011 đã sửa đổi Điều 284 BLTTDS theo hướng bổ sung quy định về thời hạn đề nghị bằng văn bản với những người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là 01 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Quy định này đã hạn chế thời gian mà đương sự có quyền đề nghị nhằm đảm bảo tính ổn định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, tại khoản 2 Điều 284 BLTTDS sửa đổi lại không hạn chế về thời gian thông báo bằng văn bản theo thủ tục giám đốc thẩm của Tòa án, Viện kiểm sát hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác là không phù hợp về mặt lý luận và không phù hợp với nguyên tắc về quyền tự định đoạt của đương sự. Rõ ràng, bản án, quyết định nếu có vi phạm pháp luật sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của đương sự, nhưng quyền đề nghị xem xét lại bản án, quyết định của họ lại bị khống chế trong thời hạn 01 năm, trong khi những cá nhân, tổ chức khác lại không bị hạn chế về thời gian. Việc quy định như vậy sẽ làm mất tính ổn định của những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, đồng thời tạo ra khe hở trong hoạt động tư pháp, là lỗ hổng cho các tiêu cực trong hoạt động tố tụng. 2.1.2. Đề nghị giám đốc thẩm và thủ tục xét đơn Để thực hiện quyền được đề nghị xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, LSĐBS Bộ luật tố tụng dân sự