SlideShare a Scribd company logo
0
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN THỊ MINH TÂM
XÂY DỰNG VÀ ÁP DỤNG ÁN LỆ GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP DÂN SỰ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2016
1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN THỊ MINH TÂM
XÂY DỰNG VÀ ÁP DỤNG ÁN LỆ GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP DÂN SỰ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành : Luật Dân sự và TTDS
Mã số : 60 38 01 03
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS. Hoàng Thị Kim Quế
HÀ NỘI - 2016
0
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,
tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán
tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia
Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể
bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƢỜI CAM ĐOAN
1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLDS : Bộ luật Dân sự
BLTTDS : Bộ luật Tố tụng dân sự
LDS : Luật dân sự
TA : Tòa án
TAND :Tòa án nhân dân
TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao
TCDS : Tranh chấp dân sự
VBQPPL :Văn bản quy phạm pháp luật
2
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
Chương 1.....................................................................................................................9
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG VÀ ÁP DỤNG ÁN LỆ GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP DÂN SỰ. ..........................................................................................9
1.1.MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ÁN LỆ. .........................................9
1.1.1.Án lệ là một trong những loại nguồn của pháp luật...........................................9
1.1.2.Khái niệm án lệ. ...............................................................................................12
1.1.3.Phân biệt khái niệm án lệ với một số khái niệm dễ gây nhầm lẫn...................17
1.1.4.Cấu trúc của một án lệ......................................................................................19
1.1.5.Những ưu điểm và hạn chế của án lệ. ..............................................................21
1.2.KINH NGHIỆM VỀ XÂY DỰNG VÀ ÁP DỤNG ÁN LỆ TRONG MỘT SỐ
QUỐC GIA THUỘC HỆ THỐNG COMMON LAW VÀ CIVIL LAW.................24
1.2.1.Kinh nghiệm về xây dựng và áp dụng án lệ ở một số quốc gia thuộc hệ thống
Common Law............................................................................................................24
1.2.2.Kinh nghiệm về xây dựng và áp dụng án lệ ở một số quốc gia thuộc hệ thống
Civil Law. ...........................................................................................................34
1.3.LỊCH SỬ NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG ÁN LỆ Ở VIỆT NAM......................38
1.3.1.Án lệ trong thời kỳ thực dân Pháp đặt ách đô hộ ở Việt Nam từ năm 1858 đến
trước năm 1975. ........................................................................................................38
1.3.2.Án lệ trong giai đoạn từ sau năm 1975 đến trước năm 2006...........................41
1.3.3.Án lệ trong giai đoạn từ năm 2005 đến nay.....................................................42
1.4.MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
DÂN SỰ. ..................................................................................................................43
1.4.1.Khái niệm, đặc điểm của tranh chấp dân sự và giải quyết tranh chấp dân sự. 43
1.4.2.Thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự ở Việt Nam hiện nay.....................49
1.4.3.Nguồn để giải quyết tranh chấp dân sự ở Việt Nam hiện nay. ........................52
1.4.4.Sự cần thiết áp dụng án lệ trong giải quyết tranh chấp dân sự ở Việt Nam hiện
nay. ...........................................................................................................55
THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁCH THỨC XÂY DỰNG, ÁP DỤNG ÁN LỆ
NHẰM GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP DÂN SỰ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY. ......60
2.1.THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ ÁP DỤNG ÁN LỆ GIẢI QUYẾT TRANH
CHẤP DÂN SỰ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY. ..........................................................60
2.1.1.Khái quát thực trạng giải quyết tranh chấp dân sự ở Việt Nam hiện nay............
...........................................................................................................60
3
2.1.2.Một số quy định của pháp luật về nguyên tắc xây dựng và áp dụng án lệ. .....64
2.1.3.Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án
lệ. ...........................................................................................................70
2.1.4.Thực trạng xây dựng và áp dụng án lệ giải quyết tranh chấp dân sự ở Việt
Nam hiện nay. ...........................................................................................................77
2.2.ĐỀ XUẤT CÁCH THỨC XÂY DỰNG VÀ ÁP DỤNG ÁN LỆ GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP DÂN SỰ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.............................................84
2.2.1.Đề xuất cách thức xây dựng án lệ giải quyết tranh chấp dân sự......................84
2.2.2.Đề xuất cách thức áp dụng án lệ giải quyết tranh chấp dân sự. .....................100
KẾT LUẬN.............................................................................................................114
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................116
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Án lệ là một loại nguồn luật phổ biến đóng vai trò quan trọng trong hệ thống
pháp luật của rất nhiều quốc gia trên thế giới. Có nguồn gốc ra đời từ xa xưa, nguồn
án lệ đã trải qua thăng trầm của nhiều thời kỳ, từ chỗ thừa nhận án lệ đến thời kỳ vai
trò của án lệ bị từ bỏ trong xu hướng pháp điển hoá pháp luật vào thế kỷ XIX. Tuy
nhiên, trong suốt thế kỷ XX cho đến nay, án lệ đã ngày càng được khẳng định và đề
cao trong hệ thống pháp luật nói chung và đối với Dân luật nói riêng của nhiều quốc
gia trên thế giới nhờ tính hiệu quả và cơ động của nó. Dựa trên tinh thần chung, án
lệ có thể được hiểu một cách khái quát nhất là các phán quyết của TA được lấy làm
“tiền lệ” giải quyết cho những tình huống tương tự về sau. Như vậy, việc áp dụng
án lệ trong quá trình xét xử sẽ giúp tạo ra được sự bình đẳng về mặt pháp luật; giúp
Thẩm phán, luật sư, cũng như các đương sự tiên lượng được trước kết quả của các
vụ án, vụ việc; từ đó sẽ làm giảm bớt chi phí về công sức, thời gian cũng như tiền
của trong quá trình xét xử. Pháp luật dân sự thuộc nhiều quốc gia theo truyền thống
Civil Law hay pháp luật của các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới hiện nay đã và
đang có sự tiếp nhận mạnh mẽ nguồn án lệ; hoặc nhìn nhận lại vai trò, tầm quan
trọng của nó, nhằm kịp thời bổ sung các giải pháp pháp lý khi đời sống xã hội đang
diễn ra ngày càng sôi nổi và phức tạp. Mục đích của việc chú trọng xây dựng và áp
dụng án lệ nhằm “trám” những lỗ hổng pháp lý từ sự thiếu hụt các giải pháp do các
nguồn luật hiện tại, đặc biệt là luật thành văn không cung cấp đủ, nó sẽ bảo đảm kịp
thời việc tìm kiếm giải pháp nhằm điều chỉnh các tranh chấp pháp lý phát sinh
không ngừng trong hiện tại và tương lai.
Pháp luật Việt Nam hiện nay vẫn thừa nhận sự tồn tại và tìm kiếm giải pháp
trong một số loại nguồn luật chủ yếu như luật thành văn, tập quán pháp và tiền lệ
pháp (Bản án, Quyết định có hiệu lực của TA, Hướng dẫn của TA Tối cao); trong
đó, tiền lệ pháp có thể coi là một dạng án lệ. Hiện nay, luật thành văn vẫn đang
2
được xem là nguồn luật chính, án lệ tuy đã được thừa nhận và khởi động áp dụng
bằng Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP, song chính vì mới được khai sinh nên án lệ
vẫn chưa thực sự phát huy được hiệu quả đáng có của nó trong hệ thống pháp luật
nói chung cũng như trong hoạt động giải quyết TCDS nói riêng. Các nhà làm luật
Việt Nam trong giai đoạn mười năm trở lại đây đã nhìn nhận lại vai trò của án lệ
đồng thời chú trọng công tác củng cố, phát triển án lệ. Bắt đầu với Nghị quyết số
48/NQ-TW và Nghị quyết số 49/NQ-TW của Bộ chính trị, án lệ đã được chú trọng
để phát triển, và Quốc hội cũng giao cụ thể nhiệm vụ phát triển án lệ cho TAND tối
cao; tuy nhiên, công tác này mới chỉ dừng lại ở mức độ nghiên cứu về khả năng
khai thác, sử dụng án lệ. Đến năm 2012, Quyết định số 74-QĐ/TANDTC về việc
phát triển án lệ đã cụ thể hóa hơn lộ trình phát triển án lệ. Cho tới gần đây, Luật tổ
chức TAND 2014 với điều luật quy định cụ thể về nhiệm vụ lựa chọn, tổng kết và
công bố án lệ đã chính thức ghi nhận hoạt động xây dựng án lệ; gần đây nhất, Nghị
quyết 03/2015/NQ-HĐTP đã đề ra sơ lược lộ trình xây dựng và áp dụng án lệ nói
chung. Như vậy, Việt Nam hiện nay đã chính thức thừa nhận nguồn án lệ và vẫn
đang không ngừng tích cực tìm cách khai thác loại nguồn này bằng cách xây dựng
một khung pháp lý hoàn chỉnh cho việc xây dựng và áp dụng án lệ.
Bên cạnh đó, có thể thấy rằng đời sống xã hội luôn tồn tại ở trạng thái động,
nó không ngừng trở mình, biến động, phát triển, và các cá thể trong xã hội cũng
không ngừng làm nảy sinh những tranh chấp giữa đời sống thường ngày. Một khi
các quan hệ xã hội phát triển mạnh mẽ như hiện nay kéo theo sự phát sinh không
ngừng các TCDS thì việc thiếu thốn các giải pháp pháp lý nhằm điều chỉnh kịp thời
là việc đương nhiên xảy ra. Trong khi đó, án lệ với đặc tính là một loại nguồn
“mềm” và cơ động, đặc biệt thích hợp để giải quyết các TCDS, bởi nó được sinh ra
trong quá trình giải quyết tranh chấp cụ thể nên sẽ dễ dàng bắt kịp được với nhịp độ
phát triển của TCDS hơn là pháp luật thành văn. Điều này đặt ra một vấn đề cấp
thiết đó là cần phải khai thác tốt hơn nguồn án lệ, một loại nguồn luật hữu ích
nhưng vẫn chưa thực sự được sử dụng tốt để phát huy hiệu quả đáng có của nó.
Việc xem xét án lệ trở thành một loại nguồn luật chính trong lĩnh vực dân sự đi kèm
3
với công tác xây dựng, áp dụng án lệ theo một mô hình nhất định chắc chắn sẽ
mang lại hiệu quả không nhỏ trong việc giải quyết các TCDS đang có xu hướng
ngày một gia tăng.
Chính vì vậy, để các quan hệ dân sự không bị bỏ ngỏ, các TCDS không được
giải quyết hay giải quyết không triệt để, gây ra sự đình trệ và xáo trộn đáng kể trong
các giao lưu dân sự thì cần thiết phải xây dựng và áp dụng án lệ, khai thác hiệu quả
hơn nữa loại nguồn hữu ích này nhằm tối đa hóa giải pháp cho các TCDS đang diễn
ra vô cùng sôi nổi và phức tạp hiện nay. Bên cạnh đó, việc phát triển án lệ được
xem như là một trong những giải pháp nhằm phục vụ những mục đích quan trọng
của quá trình điều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ xã hội nói chung và quan hệ
dân sự nói riêng hiện hữu ở nước ta. Một mặt, án lệ sẽ giúp khắc phục những hạn
chế và lỗ hổng của pháp luật thành văn; mặt khác việc bổ sung và hoàn thiện những
yếu tố mới này vào trong hệ thống các nguồn pháp luật của nước ta sẽ góp phần tạo
ra một hệ thống pháp luật bền vững, tạo đà cho sự phát triển kinh tế xã hội, thúc đẩy
khả năng tiếp cận công lý của người dân, phù hợp với yêu cầu của hội nhập quốc tế.
Đó chính là lý do em lựa chọn đề tài: “Xây dựng và áp dụng án lệ giải quyết TCDS
ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài.
Các vấn đề xoay quanh nguồn án lệ và TCDS đã và đang được các nhà khoa
học, giảng viên, luật gia, học viên quan tâm nghiên cứu dưới từng góc độ khác
nhau, trong đó có ba nhóm chính nghiên cứu về các khía cạnh là: nhóm nghiên cứu
về nguồn pháp luật, nhóm nghiên cứu về án lệ và nhóm nghiên cứu về TCDS.
Ở nhóm nghiên cứu thứ nhất về nguồn của pháp luật, trong thời gian qua cho
đến ngay cả hiện nay vẫn đang nhận được nhiều sự quan tâm từ các học giả xuất
phát từ nhu cầu cải cách pháp lý, mở rộng và hoàn thiện các loại nguồn luật ở Việt
Nam hiện tại. Có thể kể đến “Pháp luật và đạo đức”. NXB CTQG, Hà Nội 2007
hay bài viết “Sự phát triển của nguồn pháp luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam
đương đại”, Bài đăng trong Kỷ yếu Hội nghị Việt Nam học lần thứ IV, Hà nội,
27/12/2012 của cùng tác giả GS.TS Hoàng Thị Kim Quế; “Đổi mới nhận thức về
4
hình thức pháp luật”- Tạp chí Luật học, số 10 năm 2000 của GS.TS Thái Vĩnh
Thắng; “Về khái niệm nguồn của pháp luật” –Tạp chí Luật học, số 2, năm 2008 và
“Các loại nguồn của pháp luật Việt Nam hiện nay” của cùng tác giả PGS.TS
Nguyễn Thị Hồi, Trường Đại học luật Hà Nội, 09/09/2008; “Đa dạng hóa hình thức
pháp luật trong điều kiện Việt Nam hiện nay” của Ths. Cao Vũ Minh và Nguyễn
Đức Nguyên Vỵ;…Các công trình này tập trung nghiên cứu và đề xuất hoàn thiện
các loại nguồn đang được sử dụng và thừa nhận trong pháp luật Việt Nam hiện nay.
Bên cạnh đó, cũng có những công trình nghiên cứu về các loại nguồn đang được áp
dụng rộng rãi trên thế giới để từ đó rút ra khả năng áp dụng, hoàn thiện khi về Việt
Nam như: “Sự khác biệt giữa cấu trúc nguồn luật trong dòng họ Civil Law và
Common Law”; hay bài viết “Nguồn pháp luật trong hệ thống pháp luật Anh Mỹ”
của tác giả Thái Vĩnh Thắng in trong Tạp chí Luật học số 11/2007;…
Ở nhóm nghiên cứu thứ hai về án lệ, đây cũng là đối tượng được các học giả
quan tâm nghiên cứu bởi sự cần thiết của nó đối với hệ thống pháp luật Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay. Có rất nhiều công trình khoa học với mức độ khác nhau và
dưới khía cạnh khác nhau nghiên cứu án lệ như: đề án “Phát triển án lệ của TAND
tối cao” đã được TAND tối cao phê duyệt; luận án tiến sĩ “Lý luận và thực tiễn về
án lệ trong hệ thống pháp luật của các nước Anh, Mỹ, Pháp, Đức và những kiến
nghị đối với Việt Nam”, của tác giả Nguyễn Văn Nam, Đại học Luật Hà Nội 2011;
hay nghiên cứu khoa học “Án lệ với pháp luật Việt Nam” của nhóm các tác giả
Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội, 2010. Ngoài ra, có rất nhiều những bài viết
được đăng trên các tạp chí như: “Vấn đề áp dụng án lệ ở Việt Nam” của tác giả
Dương Bích Ngọc và tác giả Nguyễn Thị Thúy đăng trên Tạp chí Luật học số
5/2009; bài viết “Án lệ và án mẫu - những khả năng áp dụng ở nước ta hiện nay”
của ThS. Cao Việt Thăng - Phó Trưởng phòng Lý luận và Lịch sử nhà nước và pháp
luật - Viện Nhà nước và Pháp luật; bài viết “Án lệ và một số kiến nghị về quy định
vấn đề án lệ trong Luật Ban hành VBQPPL”, được đăng trên trang chủ của Bộ Tư
pháp năm 2014; loạt bài của Đỗ Thị Mai Hạnh như: “Tiếp cận án lệ của Thông luật:
một giải pháp cho khuyết điểm của văn bản pháp luật tại Việt Nam” đăng trên Tạp
5
chí nghiên cứu Châu Âu các số 25-26/2011 và Luận án Tiến sĩ của cùng tác giả bảo
vệ vào năm 2011 tại Austrailia về đề tài: “Đánh giá khả năng áp dụng án lệ tại Việt
Nam”; công trình nghiên cứu cấp bộ của TAND tối cao: “Triển khai án lệ vào công
tác xét xử của TA Việt Nam” (Chủ nhiệm công trình Ths. Trương Hòa Bình, Chánh
án TAND tối cao, Hà nội, 2012); Luận văn thạc sĩ của Hoàng Mạnh Hùng bảo vệ
tại Khoa Luật, ĐHQG Hà Nội năm 2013 với đề tài: “Án lệ trong hệ thống các loại
nguồn pháp luật”; … Bên cạnh đó, cũng có khá nhiều bài viết nghiên cứu về án lệ
trong hệ thống pháp luật của các quốc gia, nghiên cứu vai trò của án lệ trong cả hai
trường phái pháp luật Common Law và Civil Law nhằm đưa đến cái nhìn toàn diện
về án lệ như: “Các trường phái án lệ trên thế giới - Mô hình nào cho Việt Nam?”
của TS. LS Lưu Tiến Dũng; hay bài viết “Án lệ trong hệ thống pháp luật dân sự các
nước Pháp, Đức và việc sử dụng án lệ ở Việt Nam” của Ths. Nguyễn Văn Nam,
Học viện An ninh nhân dân; … Tất cả những tài liệu trên rất đa dạng từ quy mô và
góc độ tiếp cận, có những nghiên cứu tập trung về án lệ trong hệ thống Thông luật,
có những nghiên cứu so sánh sự giống và khác nhau giữa các trường phái. Tuy
nhiên, tất cả các công trình trên đều có mục tiêu cuối cùng là tìm kiếm một mô hình
hoặc giải pháp thích hợp nhất cho việc áp dụng có hiệu quả án lệ vào hệ thống pháp
luật Việt Nam. Ngoài những công trình nghiên cứu ở trong nước, vấn đề án lệ và
việc xây dựng áp dụng nó còn được nghiên cứu rộng rãi trong các tài liệu nước
ngoài như: “The Doctrine of Precedent in English and Norwegian Law – Some
Common and Specific Features”; “Precedent in English and Continental Law” của
A.L. Goodhart; “President in English Law” của R.Cross, … Những tài liệu này
nghiên cứu sâu sắc và cung cấp các quan điểm của các học giả trên thế giới về án lệ,
mang đến một cái nhìn rõ nét và chân thực hơn về mặt lý luận cũng như hoạt động
áp dụng trên thực tiễn từ góc nhìn của các học giả đến từ “quê hương” của án lệ.
Ở nhóm nghiên cứu thứ ba về vấn đề TCDS, hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều
các đề tài nghiên cứu chuyên sâu về từng loại TCDS được các học giả quan tâm
như: luận văn thạc sĩ “Giải quyết TCDS có yếu tố nước ngoài bằng TA Việt Nam-
thực trạng và giải pháp”; bài viết “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả giải
6
quyết tranh chấp hành chính trong lĩnh vực đất đai” của tác giả Nguyễn Thắng Lợi;
hay bài viết “Thực trạng tranh chấp Hợp đồng tín dụng và một số kiến nghị” của tác
giả Nguyễn Thị Thu Hằng. Ngoài ra, còn rất nhiều những đề tài khóa luận, luận văn
đi sâu nghiên cứu riêng lẻ từng loại tranh chấp như tranh chấp về chia di sản thừa
kế, tranh chấp hợp đồng với mục tiêu hoàn thiện hành lang pháp lý về giải quyết
tranh chấp cho từng lĩnh vực cụ thể, … Tuy nhiên hiện nay chưa có một công trình
nghiên cứu nào đi sâu khai thác về việc xây dựng và áp dụng án lệ để giải quyết
TCDS, các công trình nghiên cứu chỉ dừng lại ở mức độ và phạm vi như ba nhóm
nghiên cứu trên.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu cơ sở lý luận về xây dựng và áp
dụng án lệ trong giải quyết TCDS ở nước ta; đồng thời làm rõ các nguyên tắc xây
dựng, áp dụng án lệ kế thừa từ các học thuyết trên thế giới và việc áp dụng vào Việt
Nam; góp phần đảm bảo hiệu quả hoạt động giải quyết TCDS ở Việt Nam hiện nay.
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra là:
- Làm rõ những vấn đề lý luận về nguồn án lệ.
- Làm rõ đặc điểm, bản chất, vai trò của án lệ đối với pháp luật nói chung và
trong hoạt động giải quyết TCDS nói riêng.
- Phân tích tình hình xây dựng và áp dụng nguồn án lệ trong pháp luật dân sự
ở Việt Nam hiện nay. Trong đó, phân tích những quy định của pháp luật dân sự liên
quan đến việc xây dựng và áp dụng án lệ, đồng thời phân tích thực tiễn áp dụng
những quy định đó trong hoạt động giải quyết TCDS.
- Phân tích việc xây dựng và áp dụng án lệ trong pháp luật dân sự ở một số
nước trên thế giới.
- Kiến nghị và đề xuất mô hình xây dựng và áp dụng án lệ nhằm giải quyết
TCDS ở Việt Nam hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận về án lệ trong pháp luật dân sự;
các quy định của pháp luật dân sự Việt Nam liên quan đến việc xây dựng và áp
7
dụng án lệ; tình hình thực tiễn của việc áp dụng án lệ trong hoạt động giải quyết
TCDS ở Việt Nam hiện nay; bên cạnh đó, nghiên cứu việc xây dựng và áp dụng án
lệ trong pháp luật dân sự một số nước trên thế giới.
Phạm vi nghiên cứu: luận văn nghiên cứu nguồn án lệ trong pháp luật dân sự
nói chung, xem xét và nghiên cứu án lệ trong bối cảnh pháp lý của Việt Nam hiện
tại, đồng thời nghiên cứu án lệ trong pháp luật dân sự một số quốc gia trên thế giới;
tập trung nghiên cứu việc xây dựng án lệ để giải quyết TCDS tại TA ở Việt Nam
hiện nay.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về Nhà nước và
Pháp luật nói chung, về pháp luật dân sự nói riêng. Việc nghiên cứu được thực hiện
bằng phương pháp tiếp cận từ góc độ chuyên ngành luật dân sự, kết hợp lý luận
chung về án lệ và tập trung vào lý thuyết; phân tích, nghiên cứu các quy định về án
lệ trong pháp luật dân sự Việt Nam và tình hình áp dụng trên thực tiễn; nghiên cứu,
so sánh, tham chiếu với việc xây dựng và áp dụng án lệ của một số nước trên thế
giới, để từ đó đề xuất kiến nghị.
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng là phân tích, tổng hợp, lịch
sử, so sánh, thống kê, ...
6. Tính mới và đóng góp của đề tài.
Trong thời gian qua ở Việt Nam, số lượng các công trình nghiên cứu dưới
nhiều quy mô lớn nhỏ như: các luận văn, khóa luận, bài báo, tham luận khoa học,
… nghiên cứu về án lệ khá nhiều, tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu riêng lẻ
nào nhằm đề xuất ra mô hình xây dựng và áp dụng án lệ để giải quyết các TCDS.
Án lệ mới chỉ được nghiên cứu và xem xét dưới góc độ vai trò hay tình hình áp
dụng trên thực tế. Gần đây, đã có những công trình nghiên cứu chuyên sâu hơn và
được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt về việc phát triển án lệ như đề án “Phát
triển án lệ của TAND tối cao”, tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của đề án khái quát
chung cho mọi ngành luật. Đối với phạm vi của luận văn này, tác giả nghiên cứu và
8
đề xuất mô hình xây dựng và áp dụng án lệ chú trọng vào hoạt động giải quyết
TCDS, đây là điểm mới của luận văn so với các công trình nghiên cứu trong thời
gian qua.
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan lập pháp, hành
pháp và xét xử trong việc xây dựng thực hiện và áp dụng án lệ để giải quyết TCDS.
Ngoài ra, luận văn còn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho hoạt động giảng dạy,
nghiên cứu ở Khoa Luật ĐHQG Hà Nội và các cơ sở đào tạo khác ở Việt Nam.
7. Kết cấu của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luật và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn gồm 2 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về xây dựng và áp dụng án lệ giải quyết tranh chấp
dân sự.
Chương 2: Thực trạng và đề xuất cách thức xây dựng, áp dụng án lệ giải quyết
tranh chấp dân sự ở nước ta hiện nay.
9
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG VÀ ÁP DỤNG ÁN LỆ GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP DÂN SỰ.
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ÁN LỆ.
1.1.1. Án lệ là một trong những loại nguồn của pháp luật.
Án lệ vốn được xem là một trong những loại nguồn của pháp luật trong hệ
thống nguồn luật như luật thành văn, tập quán pháp, tiền lệ pháp, luật công bình,
luật tôn giáo, các tư tưởng quan điểm học thuyết pháp lý. Để có thể nhận thức một
cách toàn diện về án lệ, trước hết phải đặt nó trong tư cách là một loại nguồn luật.
Xét riêng về nguồn luật, đây vẫn còn là một khái niệm hấp dẫn sự quan tâm
của các nhà nghiên cứu trong giới luật học bởi việc nghiên cứu nguồn của pháp luật
có ý nghĩa pháp lý và giá trị thực tiễn trong việc xác định đầy đủ, chính xác và sử
dụng đúng đắn các loại nguồn nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật và
nâng cao hiệu quả của nó. Trong nghành khoa học pháp lý vẫn còn rất nhiều quan
điểm khác nhau về khái niệm nguồn luật. Đối với trường phái pháp luật tự nhiên,
nguồn của pháp luật là yêu cầu của lý trí, là biểu hiện ra bên ngoài của uy tín, của
sự công bằng. Theo đó, quan niệm về nguồn luật của trường phái pháp luật tự nhiên
mang nội hàm rất rộng và gắn liền với cuộc sống sinh học- xã hội của con người.
Từ điển Black Law Dictionary cũng đưa ra định nghĩa về nguồn luật khá rộng:
“Nguồn của pháp luật. Cái mà (như hiến pháp, điều ước, đạo luật hoặc tập quán)
quy định quyền lực của luật và của các quyết định của TA; điểm khởi nguồn của
pháp lý hoặc sự phân tích pháp lý,…” “Trong phạm vi nghiên cứu pháp lý, thuật
ngữ “các nguồn của pháp luật” nói đến ba khái niệm khác nhau có thể phân biệt
được. Một, nguồn của pháp luật có thể nói đến nguồn gốc của các khái niệm và tư
tưởng pháp lý,…Hai, nguồn pháp luật có thể nói đến các cơ quan, tổ chức chính
phủ mà đã tạo ra các quy phạm pháp luật,…Ba, nguồn của pháp luật có thể nói đến
những quy định pháp luật đã được công bố rõ ràng. Những cuốn sách, những cơ sở
10
dữ liệu máy tính, những đĩa máy tính và tất cả những phương tiện thông tin khác
mà có chứa đựng các thông tin về pháp luật thì đều là nguồn của pháp luật”. [62]
Như vậy, theo đó, nguồn của pháp luật có thể được hiểu theo cả nghĩa rộng và
nghĩa hẹp. Theo nghĩa hẹp, nguồn luật chỉ tất cả những nơi chứa các quy định mà
Thẩm phán có thể dựa vào đó để giải quyết vụ việc. Theo nghĩa rộng, nguồn luật là
khái niệm chỉ ra điểm khởi nguồn của pháp luật, là nguồn gốc của các tư tưởng
quan điểm pháp lý, nói đến các chủ thể có thẩm quyền ban hành luật, nói đến các
quy định của pháp luật cũng như hiệu lực của nó, …[19, tr.26]
Không hoàn toàn đồng nhất với quan điểm trên, một số học giả người Pháp lại
quan niệm nguồn pháp luật được chia làm nguồn hình thức và nguồn nội dung. Học
giả Michel Virally đã định nghĩa nguồn hình thức là: “Các phương pháp thiết lập
các quy phạm pháp luật, tức là các cách thức và văn bản thông qua đó các văn bản
quy phạm này có thể tồn tại về mặt pháp lý, trở thành bộ phận của pháp luật thực
định và phát huy hiệu lực” [65]. Theo đó, nguồn hình thức chính là các phương thức
tồn tại của quy phạm pháp luật, là nơi chứa đựng các quy phạm pháp luật. Còn về
nguồn nội dung, Jean Claude Ricci cho rằng: “Đó là căn nguyên của pháp luật: các
động cơ chính trị, kinh tế, xã hội, tôn giáo, văn hóa, đạo đức,…” [65]. Nói cách
khác, đó chính là điểm xuất phát của pháp luật, là các học thuyết, các quan điểm
chính trị hoặc đạo đức chứa đựng những quy tắc xử sự; cũng có thể là những hành
vi xử sự trong các giáo lý tôn giáo trải qua một quá trình được các chủ thể có thẩm
quyền dựa vào để rút ra những quy tắc nhằm ban hành pháp luật.
Lý luận chung về nguồn luật ở Việt Nam hiện nay có sự tương đồng gần nhất
với quan điểm về nguồn luật của các học giả người Pháp nêu trên. Trong giáo trình
môn Lý luận chung về nhà nước và pháp luật của các cơ sở đào tạo luật chính thống
hiện nay hầu hết đều có khái niệm về nguồn luật tương đối giống nhau, và thừa
nhận sự tồn tại của hai loại nguồn là: nguồn hình thức và nguồn nội dung. Quan
điểm về nguồn luật này cũng phù hợp với quan điểm về nguồn luật của đa số học
giả pháp lý Việt Nam hiện nay. TS. Nguyễn Thị Hồi trong bài viết “Các loại nguồn
của pháp luật Việt Nam hiện nay” và “Về khái niệm nguồn của pháp luật” in trong
11
Tạp chí luật học số 2/2008 cũng đã đưa ra quan điểm của mình về nguồn của pháp
luật: “Nguồn của pháp luật là tất cả các căn cứ được các chủ thể có thẩm quyền sử
dụng làm cơ sở để xây dựng, ban hành, giải thích pháp luật cũng như để áp dụng
vào việc giải quyết các vụ việc pháp lý xảy ra trong thực tế” [19]. Gần với quan
niệm này, GS.TS. Hoàng Thị Kim Quế trong bài viết “Sự phát triển của nguồn
pháp luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam đương đại” in trong Kỷ yếu Hội thảo
quốc tế Việt Nam học lần thứ tư (12/2012) cũng định nghĩa: “Nguồn pháp luật là
những hình thức chính thức thể hiện và tồn tại của pháp luật”, “Nguồn pháp luật
còn được hiểu là những căn cứ pháp lý mà dựa vào đó các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền vận dụng để giải quyết các sự việc pháp lý cụ thể” [35]. Như vậy,
nguồn nội dung của pháp luật chính là căn nguyên, là cội nguồn của pháp luật, là tất
cả những gì mà các chủ thể có thẩm quyền từ đó rút ra những tri thức pháp lý làm
căn cứ để xây dựng, ban hành hoặc giải thích pháp luật. Bên cạnh đó, nguồn hình
thức lại là phương thức tồn tại của những quy phạm pháp luật, là nơi chứa đựng
những quy phạm pháp luật mà chủ thể có thẩm quyền dựa vào đó để giải quyết các
vụ việc trên thực tế, nói cách khác, nó chính là dạng tồn tại, là biểu hiện ra bên
ngoài của pháp luật. Một số những loại nguồn hình thức phổ biến trên thế giới hiện
nay đó là luật thành văn (VBQPPL), án lệ và tập quán pháp.
Ở đây, cần phân biệt rõ khái niệm nguồn pháp luật và khái niệm nguồn gốc
của pháp luật. Nguồn gốc của pháp luật có cách hiểu là nơi xuất xứ của luật; nguồn
gốc pháp luật dựa vào cách thức lập pháp và dựa vào nguồn pháp luật được dùng
nhằm xây dựng nên pháp luật để làm tiêu chí phân biệt nguồn gốc. Chính vì vậy,
không thể đánh đồng hoặc nhầm lẫn hai khái niệm này với nhau dẫn đến việc hiểu
sai lầm về nguồn của pháp luật.
Như vậy, án lệ với tư cách là một loại nguồn luật, mang bản chất và những nét
đặc trưng của nguồn luật theo như khái niệm nguồn của pháp luật đã trình bày ở
trên. Theo đó, án lệ cũng như các loại nguồn hình thức khác là nơi chứa đựng
những quy tắc xử sự có tính mẫu mực, là nơi cung cấp các quy phạm pháp luật mà
các chủ thể có thẩm quyền sẽ dựa vào đó để rút ra những giải pháp nhằm giải quyết
12
các vụ việc cụ thể trên thực tế. Án lệ là một loại nguồn đóng vai trò quan trọng
trong hệ thống nguồn của pháp luật quốc gia nói chung và đặc biệt có ý nghĩa đối
với luật dân sự nói riêng. Nó góp phần bổ khuyết cho những lỗ hổng của pháp luật
thành văn và khắc phục được tình trạng thiếu pháp luật, tạo điều kiện cho việc áp
dụng pháp luật được dễ dàng, thuận lợi và thống nhất trong toàn quốc gia.
1.1.2. Khái niệm án lệ.
Án lệ với những tiền đề và học thuyết về nó vốn đã manh nha xuất hiện từ thời
La Mã cổ đại, đến năm 1066, nó được hình thành ở Anh quốc và dần phát triển ở
đây trở thành một loại nguồn luật đặc trưng của hệ thống Thông luật (Common
Law). Ý tưởng về án lệ có thể được tìm thấy trong quan điểm của Aristotle - một
nhà triết học lỗi lạc thời Hy Lạp cổ đại, khi ông đưa ra nguyên tắc rằng các vụ việc
giống nhau thì cần phải được xét xử như nhau (Like cases must be decided alike)
[63]. Tuy nhiên, sau một thời gian phát triển, các học thuyết và lý luận về án lệ có
sự giao thoa, du nhập sang các quốc gia theo các hệ thống pháp luật khác nhau dẫn
đến có những biến thể nhất định. Do đó, học thuyết về án lệ dưới góc độ của các hệ
thống pháp luật có điểm khác nhau nên mỗi hệ thống sẽ đưa ra những định nghĩa về
án lệ theo cách riêng không đồng nhất với nhau.
Cách hiểu về án lệ hiện nay xoay quanh hai khái niệm “precedent” và “case
law”. Theo nghĩa rộng, án lệ là nguyên tắc bắt buộc đòi hỏi Thẩm phán trong hệ
thống các cơ quan TA khi xét xử một vụ việc cụ thể cần phải căn cứ ngay vào các
bản án, các vụ việc trước đó, đặc biệt là các phán quyết của các Tòa cấp cao (Hight
Court), Tòa phúc thẩm (Court of Appeal) và TA tối cao (Supreme Court hoặc
House of Lord - Thượng nghị viện, là Tối cao Pháp viện trong hệ thống TA Anh),
hay là những nguyên tắc không theo luật định được đưa ra từ các quyết định tư
pháp, hay là hệ thống những nguyên tắc bất thành văn đã được công nhận và hình
thành thông qua các quyết định của TA. Theo nghĩa hẹp, án lệ được hiểu bao gồm
toàn bộ các quyết định, bản án được tuyên bố bởi TA và có giá trị như nguồn luật,
đưa ra những nguyên tắc, nền tảng áp dụng cho các vụ việc xảy ra sau này, hay là
13
cách thức sử dụng các nguyên tắc có sẵn như là những căn cứ áp dụng để quyết
định các vụ việc xảy ra trong tương lai.
Từ điển Luật học của Anh đưa ra một định nghĩa về án lệ, đó là: “bản án hoặc
quyết định được nêu ra để chứng minh cho một quyết định trong một vụ việc gần
tương tự sau đó”. [64]
Tại Mỹ, án lệ cũng được định nghĩa gần giống như với định nghĩa về án lệ
trong Từ điển Luật học của Anh, theo đó, án lệ là: “một quyết định xét xử mà ở đó
tạo ra một quy tắc với vai trò là điểm quy chiếu để quyết định những vụ án sau này
có cùng tình tiết hoặc vấn đề pháp lý” [62, tr.1295].
Các khái niệm trên gần như tương đồng với nhau khi nói về bản chất của án lệ.
Án lệ theo đó là bản án hoặc quyết định đã phán quyết của TA có giá trị mẫu mực,
trực tiếp làm cơ sở giải quyết cho các vụ án tương tự về sau; hoặc chính là căn cứ
pháp lý để các Thẩm phán lấy làm cơ sở cho các phán quyết trong các vụ án về sau.
Tại Việt Nam, trước khi Quyết định 74/QĐ-TANDTC của TA nhân dân tối
cao (TANDTC) phê duyệt Đề án “Phát triển án lệ của TAND tối cao” được ban
hành ngày 31/10/2012 ra đời, có nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra các khái niệm về
án lệ. Theo PGS.TS Nguyễn Thị Hồi, khái niệm án lệ được xây dựng từ định nghĩa
của từ “precedent” theo như truyền thống Thông luật. Từ điển Black’s Law còn lý
giải cụ thể hơn nữa về khái niệm “precedent” như sau: “Trong pháp luật, án lệ là
một vụ việc đã được xét xử hoặc quyết định của TA được xem như sự cung cấp quy
định hoặc quyền lực cho quyết định của một vụ việc giống hoặc tương tự xảy ra về
sau, hoặc cho một vấn đề tương tự của pháp luật, hoặc khi nếu các sự kiện là khác
nhau thì nguyên tắc chi phối vụ việc đầu tiên có thể áp dụng được cho các sự kiện
khác nhau chút ít.
Một án lệ là một quyết định của TA chứa đựng trong nó một nguyên tắc.
Nguyên lý cơ bản giống như mẫu mà phần có căn cứ đích xác của nó thường được
gọi là nguyên tắc pháp lý cho một phán quyết trong một trường hợp cụ thể. Một
quyết định cụ thể là bắt buộc đối với các bên, nhưng nó là bản tóm tắt của nguyên
14
tắc pháp lý cho một phán quyết trong một trường hợp cụ thể mà chỉ có nó có hiệu
lực pháp luật.” [21]
Cũng theo từ điển này, án lệ còn được chia thành án lệ bắt buộc, án lệ để giải
thích, án lệ gốc và án lệ có sức thuyết phục. Trong đó, án lệ bắt buộc là án lệ mà TA
bắt buộc phải tuân theo. Án lệ để giải thích là án lệ chỉ có thể được áp dụng cho một
quy định pháp luật hiện đã có. Án lệ gốc là án lệ tạo ra và áp dụng một quy định
mới của pháp luật. Án lệ có sức thuyết phục là một án lệ mà TA có thể hoặc là tuân
theo hoặc là từ chối.
Từ khái niệm “precedent” này, PGS.TS Nguyễn Thị Hồi khẳng định: án lệ là
quyết định hoặc lập luận, nguyên tắc hoặc sự giải thích pháp luật do TA đưa ra khi
giải quyết một vụ việc cụ thể, được nhà nước thừa nhận làm mẫu hoặc làm cơ sở để
TA dựa vào đó đưa ra quyết định hoặc lập luận để giải quyết vụ việc khác xảy ra về
sau có nội dung hoặc tình tiết tương tự [21].
Bên cạnh khái niệm trên, một số từ điển của Việt Nam cũng đã đưa ra các định
nghĩa về án lệ. Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam thì án lệ được hiểu là: "Quyết
định hoặc bản án của tòa cấp trên có giá trị bắt buộc đối với tòa cấp dưới; tòa phá
án cũng phải tôn trọng quyết định trước đó của bản thân mình” [60]; còn Từ điển
Luật học lại định nghĩa: "Bản án đã tuyên hoặc một sự giải thích, áp dụng pháp luật
được coi như một tiền lệ làm cơ sở để các Thẩm phán sau đó có thể áp dụng trong
các trường hợp tương tự”. [59]
Gần đây nhất, Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP về áp dụng án lệ đã chính thức
ghi nhận: “Án lệ là những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã có hiệu
lực pháp luật của TA về một vụ việc cụ thể được Hội đồng Thẩm phán TANDTC lựa
chọn và được Chánh án TANDTC công bố là án lệ để các TA nghiên cứu, áp dụng
trong xét xử”. [23]
Như vậy, xét một cách khái quát, những khái niệm án lệ của các học giả pháp
lý Việt Nam về cơ bản khá gần gũi với khái niệm “precedent” của hệ thống Thông
luật. Theo đó, án lệ là bản án hoặc quyết định của TA, nó xác lập nên những quy tắc
pháp luật làm cơ sở pháp lý cho các Thẩm phán dựa vào nhằm giải quyết các vụ
DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG
MÃ TÀI LIỆU: 54303
DOWNLOAD: + Link tải: tailieumau.vn
Hoặc : + ZALO: 0932091562

More Related Content

What's hot

Đề tài: Thời hiệu khởi kiện về thừa kế theo pháp luật dân sự Việt Nam - Lý lu...
Đề tài: Thời hiệu khởi kiện về thừa kế theo pháp luật dân sự Việt Nam - Lý lu...Đề tài: Thời hiệu khởi kiện về thừa kế theo pháp luật dân sự Việt Nam - Lý lu...
Đề tài: Thời hiệu khởi kiện về thừa kế theo pháp luật dân sự Việt Nam - Lý lu...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Hủy bỏ di chúc theo pháp luật dân sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Hủy bỏ di chúc theo pháp luật dân sự Việt Nam, HOTLuận văn: Hủy bỏ di chúc theo pháp luật dân sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Hủy bỏ di chúc theo pháp luật dân sự Việt Nam, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Pháp luật hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai
Luận văn: Pháp luật hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đaiLuận văn: Pháp luật hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai
Luận văn: Pháp luật hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quyền của người lập di chúc theo pháp luật, HOT
Luận văn: Quyền của người lập di chúc theo pháp luật, HOTLuận văn: Quyền của người lập di chúc theo pháp luật, HOT
Luận văn: Quyền của người lập di chúc theo pháp luật, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Quyền yêu cầu phản tố của bị đơn theo quy định của bộ luật tố tụng dâ...
Đề tài: Quyền yêu cầu phản tố của bị đơn theo quy định của bộ luật tố tụng dâ...Đề tài: Quyền yêu cầu phản tố của bị đơn theo quy định của bộ luật tố tụng dâ...
Đề tài: Quyền yêu cầu phản tố của bị đơn theo quy định của bộ luật tố tụng dâ...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Quyền tự định đoạt của đương sự trong giải quyết tranh chấp kinh doanh
Quyền tự định đoạt của đương sự trong giải quyết tranh chấp kinh doanhQuyền tự định đoạt của đương sự trong giải quyết tranh chấp kinh doanh
Quyền tự định đoạt của đương sự trong giải quyết tranh chấp kinh doanh
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Vai trò của Tòa án trong giải thích pháp luật, HOT
Luận văn: Vai trò của Tòa án trong giải thích pháp luật, HOTLuận văn: Vai trò của Tòa án trong giải thích pháp luật, HOT
Luận văn: Vai trò của Tòa án trong giải thích pháp luật, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng, danh dự
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng, danh dự Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng, danh dự
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng, danh dự
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Thời hạn tố tụng dân sự theo pháp luật, HOT
Luận văn: Thời hạn tố tụng dân sự theo pháp luật, HOTLuận văn: Thời hạn tố tụng dân sự theo pháp luật, HOT
Luận văn: Thời hạn tố tụng dân sự theo pháp luật, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ theo pháp luật
Luận văn: Giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ theo pháp luậtLuận văn: Giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ theo pháp luật
Luận văn: Giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ theo pháp luật
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện trong luật dân sự, HOT
Luận văn: Bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện trong luật dân sự, HOTLuận văn: Bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện trong luật dân sự, HOT
Luận văn: Bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện trong luật dân sự, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên HuếLuận văn: Xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên Huế
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về phân chia di sản thừa kế tại Tòa án nhân d...
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về phân chia di sản thừa kế tại Tòa án nhân d...Luận văn: Giải quyết tranh chấp về phân chia di sản thừa kế tại Tòa án nhân d...
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về phân chia di sản thừa kế tại Tòa án nhân d...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Hòa giải ở cơ sở (qua thực tiễn tỉnh Hải Dương), HOT
Luận văn: Hòa giải ở cơ sở (qua thực tiễn tỉnh Hải Dương), HOTLuận văn: Hòa giải ở cơ sở (qua thực tiễn tỉnh Hải Dương), HOT
Luận văn: Hòa giải ở cơ sở (qua thực tiễn tỉnh Hải Dương), HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Hợp đồng vay tài sản qua giải quyết tranh chấp, HOT
Luận văn: Hợp đồng vay tài sản qua giải quyết tranh chấp, HOTLuận văn: Hợp đồng vay tài sản qua giải quyết tranh chấp, HOT
Luận văn: Hợp đồng vay tài sản qua giải quyết tranh chấp, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Hòa giải vụ án hôn nhân và gia đình, HAY
Luận văn: Hòa giải vụ án hôn nhân và gia đình, HAYLuận văn: Hòa giải vụ án hôn nhân và gia đình, HAY
Luận văn: Hòa giải vụ án hôn nhân và gia đình, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết án hôn nhân và gia đình
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết án hôn nhân và gia đìnhLuận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết án hôn nhân và gia đình
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết án hôn nhân và gia đình
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Pháp luật trong giải quyết vụ án về Hôn nhân gia đình, HAY
Đề tài: Pháp luật trong giải quyết vụ án về Hôn nhân gia đình, HAYĐề tài: Pháp luật trong giải quyết vụ án về Hôn nhân gia đình, HAY
Đề tài: Pháp luật trong giải quyết vụ án về Hôn nhân gia đình, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, HOT
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, HOTLuận văn: Giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, HOT
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Góp vốn bằng quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng theo pháp luật v...
Góp vốn bằng quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng theo pháp luật v...Góp vốn bằng quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng theo pháp luật v...
Góp vốn bằng quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng theo pháp luật v...
jackjohn45
 

What's hot (20)

Đề tài: Thời hiệu khởi kiện về thừa kế theo pháp luật dân sự Việt Nam - Lý lu...
Đề tài: Thời hiệu khởi kiện về thừa kế theo pháp luật dân sự Việt Nam - Lý lu...Đề tài: Thời hiệu khởi kiện về thừa kế theo pháp luật dân sự Việt Nam - Lý lu...
Đề tài: Thời hiệu khởi kiện về thừa kế theo pháp luật dân sự Việt Nam - Lý lu...
 
Luận văn: Hủy bỏ di chúc theo pháp luật dân sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Hủy bỏ di chúc theo pháp luật dân sự Việt Nam, HOTLuận văn: Hủy bỏ di chúc theo pháp luật dân sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Hủy bỏ di chúc theo pháp luật dân sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Pháp luật hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai
Luận văn: Pháp luật hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đaiLuận văn: Pháp luật hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai
Luận văn: Pháp luật hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai
 
Luận văn: Quyền của người lập di chúc theo pháp luật, HOT
Luận văn: Quyền của người lập di chúc theo pháp luật, HOTLuận văn: Quyền của người lập di chúc theo pháp luật, HOT
Luận văn: Quyền của người lập di chúc theo pháp luật, HOT
 
Đề tài: Quyền yêu cầu phản tố của bị đơn theo quy định của bộ luật tố tụng dâ...
Đề tài: Quyền yêu cầu phản tố của bị đơn theo quy định của bộ luật tố tụng dâ...Đề tài: Quyền yêu cầu phản tố của bị đơn theo quy định của bộ luật tố tụng dâ...
Đề tài: Quyền yêu cầu phản tố của bị đơn theo quy định của bộ luật tố tụng dâ...
 
Quyền tự định đoạt của đương sự trong giải quyết tranh chấp kinh doanh
Quyền tự định đoạt của đương sự trong giải quyết tranh chấp kinh doanhQuyền tự định đoạt của đương sự trong giải quyết tranh chấp kinh doanh
Quyền tự định đoạt của đương sự trong giải quyết tranh chấp kinh doanh
 
Luận văn: Vai trò của Tòa án trong giải thích pháp luật, HOT
Luận văn: Vai trò của Tòa án trong giải thích pháp luật, HOTLuận văn: Vai trò của Tòa án trong giải thích pháp luật, HOT
Luận văn: Vai trò của Tòa án trong giải thích pháp luật, HOT
 
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng, danh dự
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng, danh dự Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng, danh dự
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng, danh dự
 
Luận văn: Thời hạn tố tụng dân sự theo pháp luật, HOT
Luận văn: Thời hạn tố tụng dân sự theo pháp luật, HOTLuận văn: Thời hạn tố tụng dân sự theo pháp luật, HOT
Luận văn: Thời hạn tố tụng dân sự theo pháp luật, HOT
 
Luận văn: Giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ theo pháp luật
Luận văn: Giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ theo pháp luậtLuận văn: Giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ theo pháp luật
Luận văn: Giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ theo pháp luật
 
Luận văn: Bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện trong luật dân sự, HOT
Luận văn: Bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện trong luật dân sự, HOTLuận văn: Bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện trong luật dân sự, HOT
Luận văn: Bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện trong luật dân sự, HOT
 
Luận văn: Xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên HuếLuận văn: Xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên Huế
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về phân chia di sản thừa kế tại Tòa án nhân d...
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về phân chia di sản thừa kế tại Tòa án nhân d...Luận văn: Giải quyết tranh chấp về phân chia di sản thừa kế tại Tòa án nhân d...
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về phân chia di sản thừa kế tại Tòa án nhân d...
 
Luận văn: Hòa giải ở cơ sở (qua thực tiễn tỉnh Hải Dương), HOT
Luận văn: Hòa giải ở cơ sở (qua thực tiễn tỉnh Hải Dương), HOTLuận văn: Hòa giải ở cơ sở (qua thực tiễn tỉnh Hải Dương), HOT
Luận văn: Hòa giải ở cơ sở (qua thực tiễn tỉnh Hải Dương), HOT
 
Luận văn: Hợp đồng vay tài sản qua giải quyết tranh chấp, HOT
Luận văn: Hợp đồng vay tài sản qua giải quyết tranh chấp, HOTLuận văn: Hợp đồng vay tài sản qua giải quyết tranh chấp, HOT
Luận văn: Hợp đồng vay tài sản qua giải quyết tranh chấp, HOT
 
Luận văn: Hòa giải vụ án hôn nhân và gia đình, HAY
Luận văn: Hòa giải vụ án hôn nhân và gia đình, HAYLuận văn: Hòa giải vụ án hôn nhân và gia đình, HAY
Luận văn: Hòa giải vụ án hôn nhân và gia đình, HAY
 
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết án hôn nhân và gia đình
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết án hôn nhân và gia đìnhLuận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết án hôn nhân và gia đình
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết án hôn nhân và gia đình
 
Đề tài: Pháp luật trong giải quyết vụ án về Hôn nhân gia đình, HAY
Đề tài: Pháp luật trong giải quyết vụ án về Hôn nhân gia đình, HAYĐề tài: Pháp luật trong giải quyết vụ án về Hôn nhân gia đình, HAY
Đề tài: Pháp luật trong giải quyết vụ án về Hôn nhân gia đình, HAY
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, HOT
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, HOTLuận văn: Giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, HOT
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, HOT
 
Góp vốn bằng quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng theo pháp luật v...
Góp vốn bằng quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng theo pháp luật v...Góp vốn bằng quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng theo pháp luật v...
Góp vốn bằng quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng theo pháp luật v...
 

Similar to Luận văn: Xây dựng và áp dụng án lệ giải quyết tranh chấp dân sự ở Việt Nam hiện nay

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP DÂN SỰ Ở VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP DÂN SỰ Ở VIỆT NAMLUẬN VĂN THẠC SĨ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP DÂN SỰ Ở VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP DÂN SỰ Ở VIỆT NAM
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP DÂN SỰ Ở VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP DÂN SỰ Ở VIỆT NAMLUẬN VĂN THẠC SĨ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP DÂN SỰ Ở VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP DÂN SỰ Ở VIỆT NAM
Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Quyền tự định đoạt của đương sự trong giải quyết vụ án, HOT
Quyền tự định đoạt của đương sự trong giải quyết vụ án, HOTQuyền tự định đoạt của đương sự trong giải quyết vụ án, HOT
Quyền tự định đoạt của đương sự trong giải quyết vụ án, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên Huế
Xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên HuếXét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên Huế
Xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên Huế
luanvantrust
 
Cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan có thẩm quyền
Cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan có thẩm quyềnCung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan có thẩm quyền
Cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan có thẩm quyền
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Hoàn thiện các quy định của Phần chung luật hình sự
Luận án: Hoàn thiện các quy định của Phần chung luật hình sựLuận án: Hoàn thiện các quy định của Phần chung luật hình sự
Luận án: Hoàn thiện các quy định của Phần chung luật hình sự
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Các quy định của Phần chung luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Các quy định của Phần chung luật hình sự Việt Nam, HAYLuận văn: Các quy định của Phần chung luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Các quy định của Phần chung luật hình sự Việt Nam, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐỒNG NAI
GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐỒNG NAIGIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐỒNG NAI
GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐỒNG NAI
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Đề tài: Tính hợp pháp và tính hợp lý của quyết định hành chính, HAY
Đề tài: Tính hợp pháp và tính hợp lý của quyết định hành chính, HAYĐề tài: Tính hợp pháp và tính hợp lý của quyết định hành chính, HAY
Đề tài: Tính hợp pháp và tính hợp lý của quyết định hành chính, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong cải cách tư pháp
Xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong cải cách tư phápXây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong cải cách tư pháp
Xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong cải cách tư pháp
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Giải Quyết Vụ Án Hành Chính Tại Tòa Án Tỉnh Đồng Nai
Giải Quyết Vụ Án Hành Chính Tại Tòa Án Tỉnh Đồng NaiGiải Quyết Vụ Án Hành Chính Tại Tòa Án Tỉnh Đồng Nai
Giải Quyết Vụ Án Hành Chính Tại Tòa Án Tỉnh Đồng Nai
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Giải quyết vụ án hành chính tại Tòa án tỉnh Đồng Nai
Luận văn: Giải quyết vụ án hành chính tại Tòa án tỉnh Đồng NaiLuận văn: Giải quyết vụ án hành chính tại Tòa án tỉnh Đồng Nai
Luận văn: Giải quyết vụ án hành chính tại Tòa án tỉnh Đồng Nai
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Khóa luận Án lệ trong hệ thống các loại nguồn pháp luật sdt/ ZALO 09345 497 28
Khóa luận Án lệ trong hệ thống các loại nguồn pháp luật  sdt/ ZALO 09345 497 28	Khóa luận Án lệ trong hệ thống các loại nguồn pháp luật  sdt/ ZALO 09345 497 28
Khóa luận Án lệ trong hệ thống các loại nguồn pháp luật sdt/ ZALO 09345 497 28
Thư viện Tài liệu mẫu
 
Luận án: Thừa kế theo pháp luật theo Bộ luật Dân sự 2015, HAY
Luận án: Thừa kế theo pháp luật theo Bộ luật Dân sự 2015, HAYLuận án: Thừa kế theo pháp luật theo Bộ luật Dân sự 2015, HAY
Luận án: Thừa kế theo pháp luật theo Bộ luật Dân sự 2015, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Nguyên tắc trách nhiệm cung cấp chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong ...
Nguyên tắc trách nhiệm cung cấp chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong ...Nguyên tắc trách nhiệm cung cấp chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong ...
Nguyên tắc trách nhiệm cung cấp chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong ...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Áp dụng án lệ trong giải quyết các tranh chấp dân sự
Luận văn: Áp dụng án lệ trong giải quyết các tranh chấp dân sựLuận văn: Áp dụng án lệ trong giải quyết các tranh chấp dân sự
Luận văn: Áp dụng án lệ trong giải quyết các tranh chấp dân sự
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
vai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay
vai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nayvai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay
vai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay
hieu anh
 
Luận văn: Vai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp, HAY
Luận văn: Vai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp, HAYLuận văn: Vai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp, HAY
Luận văn: Vai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
vai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay
vai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nayvai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay
vai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay
hieu anh
 
Luận văn: Thẩm quyền xét xử của Tòa hành chính, HOT
Luận văn: Thẩm quyền xét xử của Tòa hành chính, HOTLuận văn: Thẩm quyền xét xử của Tòa hành chính, HOT
Luận văn: Thẩm quyền xét xử của Tòa hành chính, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to Luận văn: Xây dựng và áp dụng án lệ giải quyết tranh chấp dân sự ở Việt Nam hiện nay (20)

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP DÂN SỰ Ở VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP DÂN SỰ Ở VIỆT NAMLUẬN VĂN THẠC SĨ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP DÂN SỰ Ở VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP DÂN SỰ Ở VIỆT NAM
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP DÂN SỰ Ở VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP DÂN SỰ Ở VIỆT NAMLUẬN VĂN THẠC SĨ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP DÂN SỰ Ở VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP DÂN SỰ Ở VIỆT NAM
 
Quyền tự định đoạt của đương sự trong giải quyết vụ án, HOT
Quyền tự định đoạt của đương sự trong giải quyết vụ án, HOTQuyền tự định đoạt của đương sự trong giải quyết vụ án, HOT
Quyền tự định đoạt của đương sự trong giải quyết vụ án, HOT
 
Xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên Huế
Xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên HuếXét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên Huế
Xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên Huế
 
Cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan có thẩm quyền
Cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan có thẩm quyềnCung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan có thẩm quyền
Cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan có thẩm quyền
 
Luận án: Hoàn thiện các quy định của Phần chung luật hình sự
Luận án: Hoàn thiện các quy định của Phần chung luật hình sựLuận án: Hoàn thiện các quy định của Phần chung luật hình sự
Luận án: Hoàn thiện các quy định của Phần chung luật hình sự
 
Luận văn: Các quy định của Phần chung luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Các quy định của Phần chung luật hình sự Việt Nam, HAYLuận văn: Các quy định của Phần chung luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Các quy định của Phần chung luật hình sự Việt Nam, HAY
 
GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐỒNG NAI
GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐỒNG NAIGIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐỒNG NAI
GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐỒNG NAI
 
Đề tài: Tính hợp pháp và tính hợp lý của quyết định hành chính, HAY
Đề tài: Tính hợp pháp và tính hợp lý của quyết định hành chính, HAYĐề tài: Tính hợp pháp và tính hợp lý của quyết định hành chính, HAY
Đề tài: Tính hợp pháp và tính hợp lý của quyết định hành chính, HAY
 
Xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong cải cách tư pháp
Xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong cải cách tư phápXây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong cải cách tư pháp
Xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong cải cách tư pháp
 
Giải Quyết Vụ Án Hành Chính Tại Tòa Án Tỉnh Đồng Nai
Giải Quyết Vụ Án Hành Chính Tại Tòa Án Tỉnh Đồng NaiGiải Quyết Vụ Án Hành Chính Tại Tòa Án Tỉnh Đồng Nai
Giải Quyết Vụ Án Hành Chính Tại Tòa Án Tỉnh Đồng Nai
 
Luận văn: Giải quyết vụ án hành chính tại Tòa án tỉnh Đồng Nai
Luận văn: Giải quyết vụ án hành chính tại Tòa án tỉnh Đồng NaiLuận văn: Giải quyết vụ án hành chính tại Tòa án tỉnh Đồng Nai
Luận văn: Giải quyết vụ án hành chính tại Tòa án tỉnh Đồng Nai
 
Khóa luận Án lệ trong hệ thống các loại nguồn pháp luật sdt/ ZALO 09345 497 28
Khóa luận Án lệ trong hệ thống các loại nguồn pháp luật  sdt/ ZALO 09345 497 28	Khóa luận Án lệ trong hệ thống các loại nguồn pháp luật  sdt/ ZALO 09345 497 28
Khóa luận Án lệ trong hệ thống các loại nguồn pháp luật sdt/ ZALO 09345 497 28
 
Luận án: Thừa kế theo pháp luật theo Bộ luật Dân sự 2015, HAY
Luận án: Thừa kế theo pháp luật theo Bộ luật Dân sự 2015, HAYLuận án: Thừa kế theo pháp luật theo Bộ luật Dân sự 2015, HAY
Luận án: Thừa kế theo pháp luật theo Bộ luật Dân sự 2015, HAY
 
Nguyên tắc trách nhiệm cung cấp chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong ...
Nguyên tắc trách nhiệm cung cấp chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong ...Nguyên tắc trách nhiệm cung cấp chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong ...
Nguyên tắc trách nhiệm cung cấp chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong ...
 
Luận văn: Áp dụng án lệ trong giải quyết các tranh chấp dân sự
Luận văn: Áp dụng án lệ trong giải quyết các tranh chấp dân sựLuận văn: Áp dụng án lệ trong giải quyết các tranh chấp dân sự
Luận văn: Áp dụng án lệ trong giải quyết các tranh chấp dân sự
 
vai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay
vai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nayvai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay
vai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay
 
Luận văn: Vai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp, HAY
Luận văn: Vai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp, HAYLuận văn: Vai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp, HAY
Luận văn: Vai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp, HAY
 
vai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay
vai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nayvai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay
vai trò của Toà án nhân dân trong cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay
 
Luận văn: Thẩm quyền xét xử của Tòa hành chính, HOT
Luận văn: Thẩm quyền xét xử của Tòa hành chính, HOTLuận văn: Thẩm quyền xét xử của Tòa hành chính, HOT
Luận văn: Thẩm quyền xét xử của Tòa hành chính, HOT
 

More from Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149

Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới NhấtTrọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại HọcTrọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm CaoTrọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất SắcTrọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại HọcTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới NhấtTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa TrướcTrọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm CaoTrọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý CôngTrọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh ViênTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh DoanhTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

More from Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149 (20)

Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới NhấtTrọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
 
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại HọcTrọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
 
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
 
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm CaoTrọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
 
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất SắcTrọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
 
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại HọcTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới NhấtTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
 
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa TrướcTrọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
 
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm CaoTrọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý CôngTrọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh ViênTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh DoanhTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 

Recently uploaded (10)

Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 

Luận văn: Xây dựng và áp dụng án lệ giải quyết tranh chấp dân sự ở Việt Nam hiện nay

  • 1. 0 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ MINH TÂM XÂY DỰNG VÀ ÁP DỤNG ÁN LỆ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP DÂN SỰ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2016
  • 2. 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ MINH TÂM XÂY DỰNG VÀ ÁP DỤNG ÁN LỆ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP DÂN SỰ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành : Luật Dân sự và TTDS Mã số : 60 38 01 03 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS. Hoàng Thị Kim Quế HÀ NỘI - 2016
  • 3. 0 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN
  • 4. 1 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLDS : Bộ luật Dân sự BLTTDS : Bộ luật Tố tụng dân sự LDS : Luật dân sự TA : Tòa án TAND :Tòa án nhân dân TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao TCDS : Tranh chấp dân sự VBQPPL :Văn bản quy phạm pháp luật
  • 5. 2 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1 Chương 1.....................................................................................................................9 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG VÀ ÁP DỤNG ÁN LỆ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP DÂN SỰ. ..........................................................................................9 1.1.MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ÁN LỆ. .........................................9 1.1.1.Án lệ là một trong những loại nguồn của pháp luật...........................................9 1.1.2.Khái niệm án lệ. ...............................................................................................12 1.1.3.Phân biệt khái niệm án lệ với một số khái niệm dễ gây nhầm lẫn...................17 1.1.4.Cấu trúc của một án lệ......................................................................................19 1.1.5.Những ưu điểm và hạn chế của án lệ. ..............................................................21 1.2.KINH NGHIỆM VỀ XÂY DỰNG VÀ ÁP DỤNG ÁN LỆ TRONG MỘT SỐ QUỐC GIA THUỘC HỆ THỐNG COMMON LAW VÀ CIVIL LAW.................24 1.2.1.Kinh nghiệm về xây dựng và áp dụng án lệ ở một số quốc gia thuộc hệ thống Common Law............................................................................................................24 1.2.2.Kinh nghiệm về xây dựng và áp dụng án lệ ở một số quốc gia thuộc hệ thống Civil Law. ...........................................................................................................34 1.3.LỊCH SỬ NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG ÁN LỆ Ở VIỆT NAM......................38 1.3.1.Án lệ trong thời kỳ thực dân Pháp đặt ách đô hộ ở Việt Nam từ năm 1858 đến trước năm 1975. ........................................................................................................38 1.3.2.Án lệ trong giai đoạn từ sau năm 1975 đến trước năm 2006...........................41 1.3.3.Án lệ trong giai đoạn từ năm 2005 đến nay.....................................................42 1.4.MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP DÂN SỰ. ..................................................................................................................43 1.4.1.Khái niệm, đặc điểm của tranh chấp dân sự và giải quyết tranh chấp dân sự. 43 1.4.2.Thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự ở Việt Nam hiện nay.....................49 1.4.3.Nguồn để giải quyết tranh chấp dân sự ở Việt Nam hiện nay. ........................52 1.4.4.Sự cần thiết áp dụng án lệ trong giải quyết tranh chấp dân sự ở Việt Nam hiện nay. ...........................................................................................................55 THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁCH THỨC XÂY DỰNG, ÁP DỤNG ÁN LỆ NHẰM GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP DÂN SỰ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY. ......60 2.1.THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ ÁP DỤNG ÁN LỆ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP DÂN SỰ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY. ..........................................................60 2.1.1.Khái quát thực trạng giải quyết tranh chấp dân sự ở Việt Nam hiện nay............ ...........................................................................................................60
  • 6. 3 2.1.2.Một số quy định của pháp luật về nguyên tắc xây dựng và áp dụng án lệ. .....64 2.1.3.Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ. ...........................................................................................................70 2.1.4.Thực trạng xây dựng và áp dụng án lệ giải quyết tranh chấp dân sự ở Việt Nam hiện nay. ...........................................................................................................77 2.2.ĐỀ XUẤT CÁCH THỨC XÂY DỰNG VÀ ÁP DỤNG ÁN LỆ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP DÂN SỰ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.............................................84 2.2.1.Đề xuất cách thức xây dựng án lệ giải quyết tranh chấp dân sự......................84 2.2.2.Đề xuất cách thức áp dụng án lệ giải quyết tranh chấp dân sự. .....................100 KẾT LUẬN.............................................................................................................114 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................116
  • 7. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Án lệ là một loại nguồn luật phổ biến đóng vai trò quan trọng trong hệ thống pháp luật của rất nhiều quốc gia trên thế giới. Có nguồn gốc ra đời từ xa xưa, nguồn án lệ đã trải qua thăng trầm của nhiều thời kỳ, từ chỗ thừa nhận án lệ đến thời kỳ vai trò của án lệ bị từ bỏ trong xu hướng pháp điển hoá pháp luật vào thế kỷ XIX. Tuy nhiên, trong suốt thế kỷ XX cho đến nay, án lệ đã ngày càng được khẳng định và đề cao trong hệ thống pháp luật nói chung và đối với Dân luật nói riêng của nhiều quốc gia trên thế giới nhờ tính hiệu quả và cơ động của nó. Dựa trên tinh thần chung, án lệ có thể được hiểu một cách khái quát nhất là các phán quyết của TA được lấy làm “tiền lệ” giải quyết cho những tình huống tương tự về sau. Như vậy, việc áp dụng án lệ trong quá trình xét xử sẽ giúp tạo ra được sự bình đẳng về mặt pháp luật; giúp Thẩm phán, luật sư, cũng như các đương sự tiên lượng được trước kết quả của các vụ án, vụ việc; từ đó sẽ làm giảm bớt chi phí về công sức, thời gian cũng như tiền của trong quá trình xét xử. Pháp luật dân sự thuộc nhiều quốc gia theo truyền thống Civil Law hay pháp luật của các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới hiện nay đã và đang có sự tiếp nhận mạnh mẽ nguồn án lệ; hoặc nhìn nhận lại vai trò, tầm quan trọng của nó, nhằm kịp thời bổ sung các giải pháp pháp lý khi đời sống xã hội đang diễn ra ngày càng sôi nổi và phức tạp. Mục đích của việc chú trọng xây dựng và áp dụng án lệ nhằm “trám” những lỗ hổng pháp lý từ sự thiếu hụt các giải pháp do các nguồn luật hiện tại, đặc biệt là luật thành văn không cung cấp đủ, nó sẽ bảo đảm kịp thời việc tìm kiếm giải pháp nhằm điều chỉnh các tranh chấp pháp lý phát sinh không ngừng trong hiện tại và tương lai. Pháp luật Việt Nam hiện nay vẫn thừa nhận sự tồn tại và tìm kiếm giải pháp trong một số loại nguồn luật chủ yếu như luật thành văn, tập quán pháp và tiền lệ pháp (Bản án, Quyết định có hiệu lực của TA, Hướng dẫn của TA Tối cao); trong đó, tiền lệ pháp có thể coi là một dạng án lệ. Hiện nay, luật thành văn vẫn đang
  • 8. 2 được xem là nguồn luật chính, án lệ tuy đã được thừa nhận và khởi động áp dụng bằng Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP, song chính vì mới được khai sinh nên án lệ vẫn chưa thực sự phát huy được hiệu quả đáng có của nó trong hệ thống pháp luật nói chung cũng như trong hoạt động giải quyết TCDS nói riêng. Các nhà làm luật Việt Nam trong giai đoạn mười năm trở lại đây đã nhìn nhận lại vai trò của án lệ đồng thời chú trọng công tác củng cố, phát triển án lệ. Bắt đầu với Nghị quyết số 48/NQ-TW và Nghị quyết số 49/NQ-TW của Bộ chính trị, án lệ đã được chú trọng để phát triển, và Quốc hội cũng giao cụ thể nhiệm vụ phát triển án lệ cho TAND tối cao; tuy nhiên, công tác này mới chỉ dừng lại ở mức độ nghiên cứu về khả năng khai thác, sử dụng án lệ. Đến năm 2012, Quyết định số 74-QĐ/TANDTC về việc phát triển án lệ đã cụ thể hóa hơn lộ trình phát triển án lệ. Cho tới gần đây, Luật tổ chức TAND 2014 với điều luật quy định cụ thể về nhiệm vụ lựa chọn, tổng kết và công bố án lệ đã chính thức ghi nhận hoạt động xây dựng án lệ; gần đây nhất, Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP đã đề ra sơ lược lộ trình xây dựng và áp dụng án lệ nói chung. Như vậy, Việt Nam hiện nay đã chính thức thừa nhận nguồn án lệ và vẫn đang không ngừng tích cực tìm cách khai thác loại nguồn này bằng cách xây dựng một khung pháp lý hoàn chỉnh cho việc xây dựng và áp dụng án lệ. Bên cạnh đó, có thể thấy rằng đời sống xã hội luôn tồn tại ở trạng thái động, nó không ngừng trở mình, biến động, phát triển, và các cá thể trong xã hội cũng không ngừng làm nảy sinh những tranh chấp giữa đời sống thường ngày. Một khi các quan hệ xã hội phát triển mạnh mẽ như hiện nay kéo theo sự phát sinh không ngừng các TCDS thì việc thiếu thốn các giải pháp pháp lý nhằm điều chỉnh kịp thời là việc đương nhiên xảy ra. Trong khi đó, án lệ với đặc tính là một loại nguồn “mềm” và cơ động, đặc biệt thích hợp để giải quyết các TCDS, bởi nó được sinh ra trong quá trình giải quyết tranh chấp cụ thể nên sẽ dễ dàng bắt kịp được với nhịp độ phát triển của TCDS hơn là pháp luật thành văn. Điều này đặt ra một vấn đề cấp thiết đó là cần phải khai thác tốt hơn nguồn án lệ, một loại nguồn luật hữu ích nhưng vẫn chưa thực sự được sử dụng tốt để phát huy hiệu quả đáng có của nó. Việc xem xét án lệ trở thành một loại nguồn luật chính trong lĩnh vực dân sự đi kèm
  • 9. 3 với công tác xây dựng, áp dụng án lệ theo một mô hình nhất định chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả không nhỏ trong việc giải quyết các TCDS đang có xu hướng ngày một gia tăng. Chính vì vậy, để các quan hệ dân sự không bị bỏ ngỏ, các TCDS không được giải quyết hay giải quyết không triệt để, gây ra sự đình trệ và xáo trộn đáng kể trong các giao lưu dân sự thì cần thiết phải xây dựng và áp dụng án lệ, khai thác hiệu quả hơn nữa loại nguồn hữu ích này nhằm tối đa hóa giải pháp cho các TCDS đang diễn ra vô cùng sôi nổi và phức tạp hiện nay. Bên cạnh đó, việc phát triển án lệ được xem như là một trong những giải pháp nhằm phục vụ những mục đích quan trọng của quá trình điều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ xã hội nói chung và quan hệ dân sự nói riêng hiện hữu ở nước ta. Một mặt, án lệ sẽ giúp khắc phục những hạn chế và lỗ hổng của pháp luật thành văn; mặt khác việc bổ sung và hoàn thiện những yếu tố mới này vào trong hệ thống các nguồn pháp luật của nước ta sẽ góp phần tạo ra một hệ thống pháp luật bền vững, tạo đà cho sự phát triển kinh tế xã hội, thúc đẩy khả năng tiếp cận công lý của người dân, phù hợp với yêu cầu của hội nhập quốc tế. Đó chính là lý do em lựa chọn đề tài: “Xây dựng và áp dụng án lệ giải quyết TCDS ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài. Các vấn đề xoay quanh nguồn án lệ và TCDS đã và đang được các nhà khoa học, giảng viên, luật gia, học viên quan tâm nghiên cứu dưới từng góc độ khác nhau, trong đó có ba nhóm chính nghiên cứu về các khía cạnh là: nhóm nghiên cứu về nguồn pháp luật, nhóm nghiên cứu về án lệ và nhóm nghiên cứu về TCDS. Ở nhóm nghiên cứu thứ nhất về nguồn của pháp luật, trong thời gian qua cho đến ngay cả hiện nay vẫn đang nhận được nhiều sự quan tâm từ các học giả xuất phát từ nhu cầu cải cách pháp lý, mở rộng và hoàn thiện các loại nguồn luật ở Việt Nam hiện tại. Có thể kể đến “Pháp luật và đạo đức”. NXB CTQG, Hà Nội 2007 hay bài viết “Sự phát triển của nguồn pháp luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam đương đại”, Bài đăng trong Kỷ yếu Hội nghị Việt Nam học lần thứ IV, Hà nội, 27/12/2012 của cùng tác giả GS.TS Hoàng Thị Kim Quế; “Đổi mới nhận thức về
  • 10. 4 hình thức pháp luật”- Tạp chí Luật học, số 10 năm 2000 của GS.TS Thái Vĩnh Thắng; “Về khái niệm nguồn của pháp luật” –Tạp chí Luật học, số 2, năm 2008 và “Các loại nguồn của pháp luật Việt Nam hiện nay” của cùng tác giả PGS.TS Nguyễn Thị Hồi, Trường Đại học luật Hà Nội, 09/09/2008; “Đa dạng hóa hình thức pháp luật trong điều kiện Việt Nam hiện nay” của Ths. Cao Vũ Minh và Nguyễn Đức Nguyên Vỵ;…Các công trình này tập trung nghiên cứu và đề xuất hoàn thiện các loại nguồn đang được sử dụng và thừa nhận trong pháp luật Việt Nam hiện nay. Bên cạnh đó, cũng có những công trình nghiên cứu về các loại nguồn đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới để từ đó rút ra khả năng áp dụng, hoàn thiện khi về Việt Nam như: “Sự khác biệt giữa cấu trúc nguồn luật trong dòng họ Civil Law và Common Law”; hay bài viết “Nguồn pháp luật trong hệ thống pháp luật Anh Mỹ” của tác giả Thái Vĩnh Thắng in trong Tạp chí Luật học số 11/2007;… Ở nhóm nghiên cứu thứ hai về án lệ, đây cũng là đối tượng được các học giả quan tâm nghiên cứu bởi sự cần thiết của nó đối với hệ thống pháp luật Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Có rất nhiều công trình khoa học với mức độ khác nhau và dưới khía cạnh khác nhau nghiên cứu án lệ như: đề án “Phát triển án lệ của TAND tối cao” đã được TAND tối cao phê duyệt; luận án tiến sĩ “Lý luận và thực tiễn về án lệ trong hệ thống pháp luật của các nước Anh, Mỹ, Pháp, Đức và những kiến nghị đối với Việt Nam”, của tác giả Nguyễn Văn Nam, Đại học Luật Hà Nội 2011; hay nghiên cứu khoa học “Án lệ với pháp luật Việt Nam” của nhóm các tác giả Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội, 2010. Ngoài ra, có rất nhiều những bài viết được đăng trên các tạp chí như: “Vấn đề áp dụng án lệ ở Việt Nam” của tác giả Dương Bích Ngọc và tác giả Nguyễn Thị Thúy đăng trên Tạp chí Luật học số 5/2009; bài viết “Án lệ và án mẫu - những khả năng áp dụng ở nước ta hiện nay” của ThS. Cao Việt Thăng - Phó Trưởng phòng Lý luận và Lịch sử nhà nước và pháp luật - Viện Nhà nước và Pháp luật; bài viết “Án lệ và một số kiến nghị về quy định vấn đề án lệ trong Luật Ban hành VBQPPL”, được đăng trên trang chủ của Bộ Tư pháp năm 2014; loạt bài của Đỗ Thị Mai Hạnh như: “Tiếp cận án lệ của Thông luật: một giải pháp cho khuyết điểm của văn bản pháp luật tại Việt Nam” đăng trên Tạp
  • 11. 5 chí nghiên cứu Châu Âu các số 25-26/2011 và Luận án Tiến sĩ của cùng tác giả bảo vệ vào năm 2011 tại Austrailia về đề tài: “Đánh giá khả năng áp dụng án lệ tại Việt Nam”; công trình nghiên cứu cấp bộ của TAND tối cao: “Triển khai án lệ vào công tác xét xử của TA Việt Nam” (Chủ nhiệm công trình Ths. Trương Hòa Bình, Chánh án TAND tối cao, Hà nội, 2012); Luận văn thạc sĩ của Hoàng Mạnh Hùng bảo vệ tại Khoa Luật, ĐHQG Hà Nội năm 2013 với đề tài: “Án lệ trong hệ thống các loại nguồn pháp luật”; … Bên cạnh đó, cũng có khá nhiều bài viết nghiên cứu về án lệ trong hệ thống pháp luật của các quốc gia, nghiên cứu vai trò của án lệ trong cả hai trường phái pháp luật Common Law và Civil Law nhằm đưa đến cái nhìn toàn diện về án lệ như: “Các trường phái án lệ trên thế giới - Mô hình nào cho Việt Nam?” của TS. LS Lưu Tiến Dũng; hay bài viết “Án lệ trong hệ thống pháp luật dân sự các nước Pháp, Đức và việc sử dụng án lệ ở Việt Nam” của Ths. Nguyễn Văn Nam, Học viện An ninh nhân dân; … Tất cả những tài liệu trên rất đa dạng từ quy mô và góc độ tiếp cận, có những nghiên cứu tập trung về án lệ trong hệ thống Thông luật, có những nghiên cứu so sánh sự giống và khác nhau giữa các trường phái. Tuy nhiên, tất cả các công trình trên đều có mục tiêu cuối cùng là tìm kiếm một mô hình hoặc giải pháp thích hợp nhất cho việc áp dụng có hiệu quả án lệ vào hệ thống pháp luật Việt Nam. Ngoài những công trình nghiên cứu ở trong nước, vấn đề án lệ và việc xây dựng áp dụng nó còn được nghiên cứu rộng rãi trong các tài liệu nước ngoài như: “The Doctrine of Precedent in English and Norwegian Law – Some Common and Specific Features”; “Precedent in English and Continental Law” của A.L. Goodhart; “President in English Law” của R.Cross, … Những tài liệu này nghiên cứu sâu sắc và cung cấp các quan điểm của các học giả trên thế giới về án lệ, mang đến một cái nhìn rõ nét và chân thực hơn về mặt lý luận cũng như hoạt động áp dụng trên thực tiễn từ góc nhìn của các học giả đến từ “quê hương” của án lệ. Ở nhóm nghiên cứu thứ ba về vấn đề TCDS, hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều các đề tài nghiên cứu chuyên sâu về từng loại TCDS được các học giả quan tâm như: luận văn thạc sĩ “Giải quyết TCDS có yếu tố nước ngoài bằng TA Việt Nam- thực trạng và giải pháp”; bài viết “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả giải
  • 12. 6 quyết tranh chấp hành chính trong lĩnh vực đất đai” của tác giả Nguyễn Thắng Lợi; hay bài viết “Thực trạng tranh chấp Hợp đồng tín dụng và một số kiến nghị” của tác giả Nguyễn Thị Thu Hằng. Ngoài ra, còn rất nhiều những đề tài khóa luận, luận văn đi sâu nghiên cứu riêng lẻ từng loại tranh chấp như tranh chấp về chia di sản thừa kế, tranh chấp hợp đồng với mục tiêu hoàn thiện hành lang pháp lý về giải quyết tranh chấp cho từng lĩnh vực cụ thể, … Tuy nhiên hiện nay chưa có một công trình nghiên cứu nào đi sâu khai thác về việc xây dựng và áp dụng án lệ để giải quyết TCDS, các công trình nghiên cứu chỉ dừng lại ở mức độ và phạm vi như ba nhóm nghiên cứu trên. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu cơ sở lý luận về xây dựng và áp dụng án lệ trong giải quyết TCDS ở nước ta; đồng thời làm rõ các nguyên tắc xây dựng, áp dụng án lệ kế thừa từ các học thuyết trên thế giới và việc áp dụng vào Việt Nam; góp phần đảm bảo hiệu quả hoạt động giải quyết TCDS ở Việt Nam hiện nay. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra là: - Làm rõ những vấn đề lý luận về nguồn án lệ. - Làm rõ đặc điểm, bản chất, vai trò của án lệ đối với pháp luật nói chung và trong hoạt động giải quyết TCDS nói riêng. - Phân tích tình hình xây dựng và áp dụng nguồn án lệ trong pháp luật dân sự ở Việt Nam hiện nay. Trong đó, phân tích những quy định của pháp luật dân sự liên quan đến việc xây dựng và áp dụng án lệ, đồng thời phân tích thực tiễn áp dụng những quy định đó trong hoạt động giải quyết TCDS. - Phân tích việc xây dựng và áp dụng án lệ trong pháp luật dân sự ở một số nước trên thế giới. - Kiến nghị và đề xuất mô hình xây dựng và áp dụng án lệ nhằm giải quyết TCDS ở Việt Nam hiện nay. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận về án lệ trong pháp luật dân sự; các quy định của pháp luật dân sự Việt Nam liên quan đến việc xây dựng và áp
  • 13. 7 dụng án lệ; tình hình thực tiễn của việc áp dụng án lệ trong hoạt động giải quyết TCDS ở Việt Nam hiện nay; bên cạnh đó, nghiên cứu việc xây dựng và áp dụng án lệ trong pháp luật dân sự một số nước trên thế giới. Phạm vi nghiên cứu: luận văn nghiên cứu nguồn án lệ trong pháp luật dân sự nói chung, xem xét và nghiên cứu án lệ trong bối cảnh pháp lý của Việt Nam hiện tại, đồng thời nghiên cứu án lệ trong pháp luật dân sự một số quốc gia trên thế giới; tập trung nghiên cứu việc xây dựng án lệ để giải quyết TCDS tại TA ở Việt Nam hiện nay. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu. Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về Nhà nước và Pháp luật nói chung, về pháp luật dân sự nói riêng. Việc nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp tiếp cận từ góc độ chuyên ngành luật dân sự, kết hợp lý luận chung về án lệ và tập trung vào lý thuyết; phân tích, nghiên cứu các quy định về án lệ trong pháp luật dân sự Việt Nam và tình hình áp dụng trên thực tiễn; nghiên cứu, so sánh, tham chiếu với việc xây dựng và áp dụng án lệ của một số nước trên thế giới, để từ đó đề xuất kiến nghị. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng là phân tích, tổng hợp, lịch sử, so sánh, thống kê, ... 6. Tính mới và đóng góp của đề tài. Trong thời gian qua ở Việt Nam, số lượng các công trình nghiên cứu dưới nhiều quy mô lớn nhỏ như: các luận văn, khóa luận, bài báo, tham luận khoa học, … nghiên cứu về án lệ khá nhiều, tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu riêng lẻ nào nhằm đề xuất ra mô hình xây dựng và áp dụng án lệ để giải quyết các TCDS. Án lệ mới chỉ được nghiên cứu và xem xét dưới góc độ vai trò hay tình hình áp dụng trên thực tế. Gần đây, đã có những công trình nghiên cứu chuyên sâu hơn và được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt về việc phát triển án lệ như đề án “Phát triển án lệ của TAND tối cao”, tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của đề án khái quát chung cho mọi ngành luật. Đối với phạm vi của luận văn này, tác giả nghiên cứu và
  • 14. 8 đề xuất mô hình xây dựng và áp dụng án lệ chú trọng vào hoạt động giải quyết TCDS, đây là điểm mới của luận văn so với các công trình nghiên cứu trong thời gian qua. Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan lập pháp, hành pháp và xét xử trong việc xây dựng thực hiện và áp dụng án lệ để giải quyết TCDS. Ngoài ra, luận văn còn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho hoạt động giảng dạy, nghiên cứu ở Khoa Luật ĐHQG Hà Nội và các cơ sở đào tạo khác ở Việt Nam. 7. Kết cấu của luận văn. Ngoài phần mở đầu, kết luật và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 2 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về xây dựng và áp dụng án lệ giải quyết tranh chấp dân sự. Chương 2: Thực trạng và đề xuất cách thức xây dựng, áp dụng án lệ giải quyết tranh chấp dân sự ở nước ta hiện nay.
  • 15. 9 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG VÀ ÁP DỤNG ÁN LỆ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP DÂN SỰ. 1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ÁN LỆ. 1.1.1. Án lệ là một trong những loại nguồn của pháp luật. Án lệ vốn được xem là một trong những loại nguồn của pháp luật trong hệ thống nguồn luật như luật thành văn, tập quán pháp, tiền lệ pháp, luật công bình, luật tôn giáo, các tư tưởng quan điểm học thuyết pháp lý. Để có thể nhận thức một cách toàn diện về án lệ, trước hết phải đặt nó trong tư cách là một loại nguồn luật. Xét riêng về nguồn luật, đây vẫn còn là một khái niệm hấp dẫn sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong giới luật học bởi việc nghiên cứu nguồn của pháp luật có ý nghĩa pháp lý và giá trị thực tiễn trong việc xác định đầy đủ, chính xác và sử dụng đúng đắn các loại nguồn nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao hiệu quả của nó. Trong nghành khoa học pháp lý vẫn còn rất nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm nguồn luật. Đối với trường phái pháp luật tự nhiên, nguồn của pháp luật là yêu cầu của lý trí, là biểu hiện ra bên ngoài của uy tín, của sự công bằng. Theo đó, quan niệm về nguồn luật của trường phái pháp luật tự nhiên mang nội hàm rất rộng và gắn liền với cuộc sống sinh học- xã hội của con người. Từ điển Black Law Dictionary cũng đưa ra định nghĩa về nguồn luật khá rộng: “Nguồn của pháp luật. Cái mà (như hiến pháp, điều ước, đạo luật hoặc tập quán) quy định quyền lực của luật và của các quyết định của TA; điểm khởi nguồn của pháp lý hoặc sự phân tích pháp lý,…” “Trong phạm vi nghiên cứu pháp lý, thuật ngữ “các nguồn của pháp luật” nói đến ba khái niệm khác nhau có thể phân biệt được. Một, nguồn của pháp luật có thể nói đến nguồn gốc của các khái niệm và tư tưởng pháp lý,…Hai, nguồn pháp luật có thể nói đến các cơ quan, tổ chức chính phủ mà đã tạo ra các quy phạm pháp luật,…Ba, nguồn của pháp luật có thể nói đến những quy định pháp luật đã được công bố rõ ràng. Những cuốn sách, những cơ sở
  • 16. 10 dữ liệu máy tính, những đĩa máy tính và tất cả những phương tiện thông tin khác mà có chứa đựng các thông tin về pháp luật thì đều là nguồn của pháp luật”. [62] Như vậy, theo đó, nguồn của pháp luật có thể được hiểu theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa hẹp, nguồn luật chỉ tất cả những nơi chứa các quy định mà Thẩm phán có thể dựa vào đó để giải quyết vụ việc. Theo nghĩa rộng, nguồn luật là khái niệm chỉ ra điểm khởi nguồn của pháp luật, là nguồn gốc của các tư tưởng quan điểm pháp lý, nói đến các chủ thể có thẩm quyền ban hành luật, nói đến các quy định của pháp luật cũng như hiệu lực của nó, …[19, tr.26] Không hoàn toàn đồng nhất với quan điểm trên, một số học giả người Pháp lại quan niệm nguồn pháp luật được chia làm nguồn hình thức và nguồn nội dung. Học giả Michel Virally đã định nghĩa nguồn hình thức là: “Các phương pháp thiết lập các quy phạm pháp luật, tức là các cách thức và văn bản thông qua đó các văn bản quy phạm này có thể tồn tại về mặt pháp lý, trở thành bộ phận của pháp luật thực định và phát huy hiệu lực” [65]. Theo đó, nguồn hình thức chính là các phương thức tồn tại của quy phạm pháp luật, là nơi chứa đựng các quy phạm pháp luật. Còn về nguồn nội dung, Jean Claude Ricci cho rằng: “Đó là căn nguyên của pháp luật: các động cơ chính trị, kinh tế, xã hội, tôn giáo, văn hóa, đạo đức,…” [65]. Nói cách khác, đó chính là điểm xuất phát của pháp luật, là các học thuyết, các quan điểm chính trị hoặc đạo đức chứa đựng những quy tắc xử sự; cũng có thể là những hành vi xử sự trong các giáo lý tôn giáo trải qua một quá trình được các chủ thể có thẩm quyền dựa vào để rút ra những quy tắc nhằm ban hành pháp luật. Lý luận chung về nguồn luật ở Việt Nam hiện nay có sự tương đồng gần nhất với quan điểm về nguồn luật của các học giả người Pháp nêu trên. Trong giáo trình môn Lý luận chung về nhà nước và pháp luật của các cơ sở đào tạo luật chính thống hiện nay hầu hết đều có khái niệm về nguồn luật tương đối giống nhau, và thừa nhận sự tồn tại của hai loại nguồn là: nguồn hình thức và nguồn nội dung. Quan điểm về nguồn luật này cũng phù hợp với quan điểm về nguồn luật của đa số học giả pháp lý Việt Nam hiện nay. TS. Nguyễn Thị Hồi trong bài viết “Các loại nguồn của pháp luật Việt Nam hiện nay” và “Về khái niệm nguồn của pháp luật” in trong
  • 17. 11 Tạp chí luật học số 2/2008 cũng đã đưa ra quan điểm của mình về nguồn của pháp luật: “Nguồn của pháp luật là tất cả các căn cứ được các chủ thể có thẩm quyền sử dụng làm cơ sở để xây dựng, ban hành, giải thích pháp luật cũng như để áp dụng vào việc giải quyết các vụ việc pháp lý xảy ra trong thực tế” [19]. Gần với quan niệm này, GS.TS. Hoàng Thị Kim Quế trong bài viết “Sự phát triển của nguồn pháp luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam đương đại” in trong Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ tư (12/2012) cũng định nghĩa: “Nguồn pháp luật là những hình thức chính thức thể hiện và tồn tại của pháp luật”, “Nguồn pháp luật còn được hiểu là những căn cứ pháp lý mà dựa vào đó các cơ quan nhà nước có thẩm quyền vận dụng để giải quyết các sự việc pháp lý cụ thể” [35]. Như vậy, nguồn nội dung của pháp luật chính là căn nguyên, là cội nguồn của pháp luật, là tất cả những gì mà các chủ thể có thẩm quyền từ đó rút ra những tri thức pháp lý làm căn cứ để xây dựng, ban hành hoặc giải thích pháp luật. Bên cạnh đó, nguồn hình thức lại là phương thức tồn tại của những quy phạm pháp luật, là nơi chứa đựng những quy phạm pháp luật mà chủ thể có thẩm quyền dựa vào đó để giải quyết các vụ việc trên thực tế, nói cách khác, nó chính là dạng tồn tại, là biểu hiện ra bên ngoài của pháp luật. Một số những loại nguồn hình thức phổ biến trên thế giới hiện nay đó là luật thành văn (VBQPPL), án lệ và tập quán pháp. Ở đây, cần phân biệt rõ khái niệm nguồn pháp luật và khái niệm nguồn gốc của pháp luật. Nguồn gốc của pháp luật có cách hiểu là nơi xuất xứ của luật; nguồn gốc pháp luật dựa vào cách thức lập pháp và dựa vào nguồn pháp luật được dùng nhằm xây dựng nên pháp luật để làm tiêu chí phân biệt nguồn gốc. Chính vì vậy, không thể đánh đồng hoặc nhầm lẫn hai khái niệm này với nhau dẫn đến việc hiểu sai lầm về nguồn của pháp luật. Như vậy, án lệ với tư cách là một loại nguồn luật, mang bản chất và những nét đặc trưng của nguồn luật theo như khái niệm nguồn của pháp luật đã trình bày ở trên. Theo đó, án lệ cũng như các loại nguồn hình thức khác là nơi chứa đựng những quy tắc xử sự có tính mẫu mực, là nơi cung cấp các quy phạm pháp luật mà các chủ thể có thẩm quyền sẽ dựa vào đó để rút ra những giải pháp nhằm giải quyết
  • 18. 12 các vụ việc cụ thể trên thực tế. Án lệ là một loại nguồn đóng vai trò quan trọng trong hệ thống nguồn của pháp luật quốc gia nói chung và đặc biệt có ý nghĩa đối với luật dân sự nói riêng. Nó góp phần bổ khuyết cho những lỗ hổng của pháp luật thành văn và khắc phục được tình trạng thiếu pháp luật, tạo điều kiện cho việc áp dụng pháp luật được dễ dàng, thuận lợi và thống nhất trong toàn quốc gia. 1.1.2. Khái niệm án lệ. Án lệ với những tiền đề và học thuyết về nó vốn đã manh nha xuất hiện từ thời La Mã cổ đại, đến năm 1066, nó được hình thành ở Anh quốc và dần phát triển ở đây trở thành một loại nguồn luật đặc trưng của hệ thống Thông luật (Common Law). Ý tưởng về án lệ có thể được tìm thấy trong quan điểm của Aristotle - một nhà triết học lỗi lạc thời Hy Lạp cổ đại, khi ông đưa ra nguyên tắc rằng các vụ việc giống nhau thì cần phải được xét xử như nhau (Like cases must be decided alike) [63]. Tuy nhiên, sau một thời gian phát triển, các học thuyết và lý luận về án lệ có sự giao thoa, du nhập sang các quốc gia theo các hệ thống pháp luật khác nhau dẫn đến có những biến thể nhất định. Do đó, học thuyết về án lệ dưới góc độ của các hệ thống pháp luật có điểm khác nhau nên mỗi hệ thống sẽ đưa ra những định nghĩa về án lệ theo cách riêng không đồng nhất với nhau. Cách hiểu về án lệ hiện nay xoay quanh hai khái niệm “precedent” và “case law”. Theo nghĩa rộng, án lệ là nguyên tắc bắt buộc đòi hỏi Thẩm phán trong hệ thống các cơ quan TA khi xét xử một vụ việc cụ thể cần phải căn cứ ngay vào các bản án, các vụ việc trước đó, đặc biệt là các phán quyết của các Tòa cấp cao (Hight Court), Tòa phúc thẩm (Court of Appeal) và TA tối cao (Supreme Court hoặc House of Lord - Thượng nghị viện, là Tối cao Pháp viện trong hệ thống TA Anh), hay là những nguyên tắc không theo luật định được đưa ra từ các quyết định tư pháp, hay là hệ thống những nguyên tắc bất thành văn đã được công nhận và hình thành thông qua các quyết định của TA. Theo nghĩa hẹp, án lệ được hiểu bao gồm toàn bộ các quyết định, bản án được tuyên bố bởi TA và có giá trị như nguồn luật, đưa ra những nguyên tắc, nền tảng áp dụng cho các vụ việc xảy ra sau này, hay là
  • 19. 13 cách thức sử dụng các nguyên tắc có sẵn như là những căn cứ áp dụng để quyết định các vụ việc xảy ra trong tương lai. Từ điển Luật học của Anh đưa ra một định nghĩa về án lệ, đó là: “bản án hoặc quyết định được nêu ra để chứng minh cho một quyết định trong một vụ việc gần tương tự sau đó”. [64] Tại Mỹ, án lệ cũng được định nghĩa gần giống như với định nghĩa về án lệ trong Từ điển Luật học của Anh, theo đó, án lệ là: “một quyết định xét xử mà ở đó tạo ra một quy tắc với vai trò là điểm quy chiếu để quyết định những vụ án sau này có cùng tình tiết hoặc vấn đề pháp lý” [62, tr.1295]. Các khái niệm trên gần như tương đồng với nhau khi nói về bản chất của án lệ. Án lệ theo đó là bản án hoặc quyết định đã phán quyết của TA có giá trị mẫu mực, trực tiếp làm cơ sở giải quyết cho các vụ án tương tự về sau; hoặc chính là căn cứ pháp lý để các Thẩm phán lấy làm cơ sở cho các phán quyết trong các vụ án về sau. Tại Việt Nam, trước khi Quyết định 74/QĐ-TANDTC của TA nhân dân tối cao (TANDTC) phê duyệt Đề án “Phát triển án lệ của TAND tối cao” được ban hành ngày 31/10/2012 ra đời, có nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra các khái niệm về án lệ. Theo PGS.TS Nguyễn Thị Hồi, khái niệm án lệ được xây dựng từ định nghĩa của từ “precedent” theo như truyền thống Thông luật. Từ điển Black’s Law còn lý giải cụ thể hơn nữa về khái niệm “precedent” như sau: “Trong pháp luật, án lệ là một vụ việc đã được xét xử hoặc quyết định của TA được xem như sự cung cấp quy định hoặc quyền lực cho quyết định của một vụ việc giống hoặc tương tự xảy ra về sau, hoặc cho một vấn đề tương tự của pháp luật, hoặc khi nếu các sự kiện là khác nhau thì nguyên tắc chi phối vụ việc đầu tiên có thể áp dụng được cho các sự kiện khác nhau chút ít. Một án lệ là một quyết định của TA chứa đựng trong nó một nguyên tắc. Nguyên lý cơ bản giống như mẫu mà phần có căn cứ đích xác của nó thường được gọi là nguyên tắc pháp lý cho một phán quyết trong một trường hợp cụ thể. Một quyết định cụ thể là bắt buộc đối với các bên, nhưng nó là bản tóm tắt của nguyên
  • 20. 14 tắc pháp lý cho một phán quyết trong một trường hợp cụ thể mà chỉ có nó có hiệu lực pháp luật.” [21] Cũng theo từ điển này, án lệ còn được chia thành án lệ bắt buộc, án lệ để giải thích, án lệ gốc và án lệ có sức thuyết phục. Trong đó, án lệ bắt buộc là án lệ mà TA bắt buộc phải tuân theo. Án lệ để giải thích là án lệ chỉ có thể được áp dụng cho một quy định pháp luật hiện đã có. Án lệ gốc là án lệ tạo ra và áp dụng một quy định mới của pháp luật. Án lệ có sức thuyết phục là một án lệ mà TA có thể hoặc là tuân theo hoặc là từ chối. Từ khái niệm “precedent” này, PGS.TS Nguyễn Thị Hồi khẳng định: án lệ là quyết định hoặc lập luận, nguyên tắc hoặc sự giải thích pháp luật do TA đưa ra khi giải quyết một vụ việc cụ thể, được nhà nước thừa nhận làm mẫu hoặc làm cơ sở để TA dựa vào đó đưa ra quyết định hoặc lập luận để giải quyết vụ việc khác xảy ra về sau có nội dung hoặc tình tiết tương tự [21]. Bên cạnh khái niệm trên, một số từ điển của Việt Nam cũng đã đưa ra các định nghĩa về án lệ. Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam thì án lệ được hiểu là: "Quyết định hoặc bản án của tòa cấp trên có giá trị bắt buộc đối với tòa cấp dưới; tòa phá án cũng phải tôn trọng quyết định trước đó của bản thân mình” [60]; còn Từ điển Luật học lại định nghĩa: "Bản án đã tuyên hoặc một sự giải thích, áp dụng pháp luật được coi như một tiền lệ làm cơ sở để các Thẩm phán sau đó có thể áp dụng trong các trường hợp tương tự”. [59] Gần đây nhất, Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP về áp dụng án lệ đã chính thức ghi nhận: “Án lệ là những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TA về một vụ việc cụ thể được Hội đồng Thẩm phán TANDTC lựa chọn và được Chánh án TANDTC công bố là án lệ để các TA nghiên cứu, áp dụng trong xét xử”. [23] Như vậy, xét một cách khái quát, những khái niệm án lệ của các học giả pháp lý Việt Nam về cơ bản khá gần gũi với khái niệm “precedent” của hệ thống Thông luật. Theo đó, án lệ là bản án hoặc quyết định của TA, nó xác lập nên những quy tắc pháp luật làm cơ sở pháp lý cho các Thẩm phán dựa vào nhằm giải quyết các vụ
  • 21. DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG MÃ TÀI LIỆU: 54303 DOWNLOAD: + Link tải: tailieumau.vn Hoặc : + ZALO: 0932091562