SlideShare a Scribd company logo
1 of 79
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC
–––––––––––––––––
LÊ THỊ THANH HOA
THỰC TRẠNG MỘT SỐ YẾU TỐ
MÔI TRƢỜNG LAO ĐỘNG VÀ SỨC KHỎE,
BỆNH TẬT Ở NGƢỜI LAO ĐỘNG CÔNG TY CỔ PHẦN
XI MĂNG LA HIÊN
Chuyên ngành: Y học dự phòng
Mã số : 62.72.73
LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC DỰ PHÒNG
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. HẠC VĂN VINH
Thái Nguyên, năm 2013
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi
thực hiện là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên
cứu khoa học nào.
Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Thái Nguyên, năm 2013
Lê Thị Thanh Hoa
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc đến:
Ban Giám Hiệu Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
Khoa Sau Đại học Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
Bộ môn Môi trường - Độc chất và Sức khỏe nghề nghiệp cùng các bộ
môn khác trong Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
TS. Hạc Văn Vinh người thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong
suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
GS.TS. Đỗ Hàm, người thầy đã cho tôi nhiều ý kiến quý báu để tôi hoàn
thành bài luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn Trạm Y tế, Ban Giám đốc Công ty cổ phần xi
măng La Hiên, Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong việc điều
tra, thăm khám và thu thập số liệu.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã
luôn bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình học tập và hoàn
thành luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, năm 2013
Tác giả
Lê Thị Thanh Hoa
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
MỤC LỤC
Nội dung Trang
Đặt vấn đề......................................................................................................
Chƣơng 1. Tổng quan tài liệu......................................................................
1.1. Quy trình sản xuất xi măng và các yếu tố tác hại nghề nghiệp...............
1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới về môi trường, sức khỏe bệnh tật
người lao động trong ngành sản xuất xi măng................................................
1.3. Tình hình nghiên cứu trong nước về môi trường, sức khỏe bệnh tật
người lao động trong ngành sản xuất xi măng................................................
1.4. Tình hình nghiên cứu về môi trường, sức khỏe bệnh tật người lao động
Công ty Cổ phần xi măng La Hiên.................................................................
Chƣơng 2. Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu...................................
2.1. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................
2.2. Địa điểm nghiên cứu................................................................................
2.3. Thời gian nghiên cứu...............................................................................
2.4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu......................................................................
2.4.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu............................................................................
2.4.2.1. Mẫu nghiên cứu môi trường..............................................................
2.4.2.2. Mẫu nghiên cứu về sức khỏe, bệnh tật..............................................
2.5. Các chỉ tiêu nghiên cứu...........................................................................
2.5.1. Chỉ số môi trường lao động..................................................................
2.5.2. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu............................................
2.5.3. Chỉ số sức khỏe, bệnh tật......................................................................
2.6. Kỹ thuật thu thập số liệu..........................................................................
1
3
3
7
11
15
16
16
16
17
17
17
17
17
18
19
19
20
20
21
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
2.6.1. Số liệu về môi trường...........................................................................
2.6.2. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu............................................
2.6.3. Số liệu về sức khỏe, bệnh tật................................................................
2.7. Vật liệu nghiên cứu..................................................................................
2.8. Phương pháp khống chế sai số.................................................................
2.8.1. Sai số ngẫu nhiên..................................................................................
2.8.2. Sai số hệ thống......................................................................................
2.9. Phương pháp xử lý số liệu.......................................................................
2.10. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu..........................................................
Chƣơng 3. Kết quả nghiên cứu....................................................................
3.1. Các kết quả nghiên cứu về môi trường....................................................
3.2. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu...............................................
3.3. Kết quả nghiên cứu sức khỏe, bệnh tật và các yếu tố liên quan..............
Chƣơng 4. Bàn luận......................................................................................
4.1. Các kết quả nghiên cứu về môi trường....................................................
4.2. Kết quả nghiên cứu sức khỏe, bệnh tật và các yếu tố liên quan..............
Kết luận..........................................................................................................
Khuyến nghị..................................................................................................
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
21
21
21
22
22
22
22
22
22
24
24
27
28
39
39
43
58
59
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
CHỮ VIẾT TẮT
CS Cộng sự
CTCPXM Công ty Cổ phần xi măng
KV Khu vực
NC Nguy cơ
PX Phân xưởng
SL Số lượng
TCCP
%
Tiêu chuẩn cho phép
Tỷ lệ phần trăm
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
DANH MỤC BẢNG
Tên bảng Trang
Bảng 3.1. Kết quả đo nhiệt độ nơi làm việc 24
Bảng 3.2. Kết quả đo độ ẩm nơi làm việc 24
Bảng 3.3. Kết quả đo vận tốc gió nơi làm việc 25
Bảng 3.4. Kết quả đo yếu tố bụi nơi làm việc 25
Bảng 3.5. Hàm lượng bụi trong môi trường lao động 26
Bảng 3.6. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 27
Bảng 3.7. Phân loại sức khỏe người lao động theo nhóm nghề 28
Bảng 3.8. Cơ cấu bệnh tật theo nhóm nghề 29
Bảng 3.9. Tỷ lệ bệnh mũi họng theo tuổi đời trong các nhóm nghề 30
Bảng 3.10. Tỷ lệ bệnh mũi họng theo tuổi nghề trong các nhóm nghề 31
Bảng 3.11. Tỷ lệ bệnh ngoài da theo tuổi đời trong các nhóm nghề 33
Bảng 3.12. Tỷ lệ bệnh ngoài da theo tuổi nghề trong các nhóm nghề 34
Bảng 3.13. Tỷ lệ bệnh hô hấp theo tuổi đời trong các nhóm nghề 35
Bảng 3.14. Tỷ lệ bệnh hô hấp theo tuổi nghề trong các nhóm nghề 36
Bảng 3.15. Liên quan giữa nhóm nghề và tỷ lệ bệnh mũi họng 37
Bảng 3.16. Liên quan giữa nhóm nghề và tỷ lệ bệnh ngoài da 38
Bảng 3.17. Liên quan giữa nhóm nghề và tỷ lệ bệnh hô hấp 38
Bảng 4.1. Tỷ lệ mắc bệnh mũi họng trong các nghiên cứu khác 53
Bảng 4.2. Tỷ lệ mắc bệnh ngoài da trong các nghiên cứu khác 55
Bảng 4.3. Tỷ lệ mắc bệnh hô hấp trong các nghiên cứu khác 56
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Tên hình Trang
Hình 1.1. Sơ đồ quy trình sản xuất xi măng công nghệ lò quay 3
Hình 2.1. Sơ đồ vị trí Công ty cổ phần Xi măng La Hiên 16
Biểu đồ 3.1. Phân loại sức khỏe người lao động theo nhóm nghề 28
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ bệnh mũi họng theo giới trong các nhóm nghề 29
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ bệnh mũi họng theo tuổi đời trong các nhóm nghề 30
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ bệnh mũi họng theo tuổi nghề trong các nhóm nghề 31
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ bệnh ngoài da theo giới trong các nhóm nghề 32
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ bệnh ngoài da theo tuổi đời trong các nhóm nghề 33
Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ bệnh ngoài da theo tuổi nghề trong các nhóm nghề 34
Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ bệnh hô hấp theo giới trong các nhóm nghề 35
Biểu đồ 3.9. Tỷ lệ bệnh hô hấp theo tuổi đời trong các nhóm nghề 36
Biểu đồ 3.10. Tỷ lệ bệnh hô hấp theo tuổi nghề trong các nhóm nghề 37
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa và
hội nhập quốc tế, có rất nhiều các nhà máy xí nghiệp đã và đang được xây
dựng để góp phần vào việc sản xuất, cung cấp các sản phẩm công nghiệp cho
xã hội. Tuy nhiên việc xây dựng các nhà máy, xí nghiệp phải đi đôi với việc
quan tâm đến vấn đề môi trường lao động và sức khỏe công nhân để phát triển
lâu dài và bền vững. Thực tế nhiều năm qua, người lao động phải tiếp xúc với
rất nhiều các yếu tố tác hại nghề nghiệp. Đó là các yếu tố trong quá trình sản
xuất và điều kiện lao động có ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và khả năng lao
động của công nhân gây nên những rối loạn bệnh lý hoặc các bệnh nghề
nghiệp đối với những người tiếp xúc [23].
Thái Nguyên cũng trong xu thế phát triển chung của đất nước và Công ty
Cổ phần Xi măng La Hiên (CTCPXM La Hiên) được xây dựng trên địa bàn
xã La Hiên, huyện Võ Nhai là một nhà máy lớn và có đóng góp rất quan trọng
đối với sự phát triển kinh tế, xã hội trong tỉnh. Tuy nhiên xi măng là một
trong những ngành công nghiệp làm ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường lao
động, môi trường sống và sức khỏe con người không chỉ giới hạn trong phạm
vi của nhà máy.
Trong số những bệnh thường gặp của công nhân sản xuất xi măng phải
kể đến hàng đầu là các bệnh đường hô hấp như viêm mũi, viêm họng, viêm
xoang cấp và mạn tính, ngoài ra các bệnh ngoài da…cũng là những bệnh hay
gặp. Yếu tố nguy cơ gây bệnh chủ yếu trong môi trường sản xuất xi măng đó
là bụi. Bụi nguy hiểm không những bởi tính độc hại mà còn do tính phổ biến,
sự có mặt của bụi ở khắp mọi nơi, mọi chỗ trong môi trường. Đặc điểm của
bụi xi măng là háo nước nên dễ bám dính và đông cứng trên bề mặt niêm dịch
đường hô hấp, làm vô hiệu hóa sự thanh lọc của hệ thống màng nhày - lông
chuyển từ đó phát sinh bệnh [25].
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
2
Trước năm 2005, CTCPXM La Hiên sử dụng công nghệ lò đứng là loại
công nghệ lạc hậu, chất lượng sản phẩm thấp, gây ô nhiễm môi trường nặng
nề đã được Nguyễn Văn Thái (2005) đề cập tới [26]. Tuy nhiên từ năm 2005
đến nay, CTCPXM La Hiên đã đưa dây chuyền lò quay đi vào hoạt động,
thay thế hoàn toàn dây chuyền lò đứng thì chưa có nghiên cứu nào về môi
trường lao động và tình hình sức khỏe công nhân ở đây. Câu hỏi nghiên cứu
là liệu dây chuyền lò quay của nhà máy có tác động xấu đến môi trường và
sức khỏe người lao động hay không, bên cạnh đó việc quan tâm xem các bệnh
thường gặp giữa các nhóm nghề của CTCPXM La Hiên có gì khác nhau cũng
đang là vấn đề còn bỏ ngỏ. Để giải đáp vấn đề này, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài: “Thực trạng một số yếu tố môi trường lao động và sức khỏe bệnh
tật ở người lao động Công ty Cổ phần xi măng La Hiên”, nhằm đáp ứng hai
mục tiêu sau đây:
1. Xác định một số yếu tố môi trường lao động ở Công ty Cổ phần xi
măng La Hiên năm 2013.
2. Mô tả tình trạng sức khỏe, bệnh tật và mối liên quan với môi trường
lao động ở người lao động Công ty Cổ phần xi măng La Hiên.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN
1.1. Quy trình sản xuất xi măng và các yếu tố tác hại nghề nghiệp
Xi măng là chất kết dính thủy lực rất quan trọng hiện nay, được sử dụng
rộng rãi trong các ngành xây dựng. Thành phần của xi măng cơ bản gồm các
chất: CaO: 59 - 67%; SiO2: 16 - 26%; Al2O3: 4 - 9%; Fe2O3: 2 - 6%; MgO:
0,3 - 3%. Tùy vào từng chủng loại xi măng và nhu cầu sử dụng mà ta thay đổi
thành phần khoáng của clinker hoặc phụ gia [20].
Hình 1.1. Sơ đồ quy trình sản xuất xi măng công nghệ lò quay
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
4
Các yếu tố tác hại nghề nghiệp chủ yếu trong quá trình sản xuất xi măng
là bụi, tiếng ồn, nhiệt và các loại hơi khí độc như CO, CO2, NOx, SO2...trong
đó bụi được phát sinh ở hầu hết các công đoạn sản xuất xi măng [20].
Công đoạn khai thác đá, quặng và đất sét: Đá vôi, đất xét, quặng
sắt…được lấy từ mỏ bằng công nghệ khoan nổ, cắt tầng. Việc khoan nổ mìn,
xúc, đổ gây nhiều bụi khói, tiếng ồn và cả hơi khí độc ảnh hưởng trực tiếp tới
sức khỏe người lao động. Bụi đá có hàm lượng silic tự do cao có khả năng
gây bệnh bụi phổi silic. Hầu hết các quá trình khai thác diễn ra tại các mỏ khai
thác đá lộ thiên vì vậy việc kiểm soát bụi rất khó khăn và dễ dàng phát tán vào
môi trường.
Công đoạn gia công nguyên liệu: nguyên liệu từ mỏ đưa về thường có
kích thước lớn nên phải được đập nhỏ trước bằng các máy đập búa để kích
thước nhỏ hơn 75mm, sau đó tiếp tục cho qua máy cán để cỡ hạt nhỏ hơn
25mm tiện cho việc nghiền, sấy khô, truyền tải và tồn trữ tại các kho chứa.
, ống
băng .
gây ra ô nhiễm
tiếng ồn.
Công đoạn vận chuyển: Vật liệu thô được vận chuyển riêng biệt từ mỏ
bằng băng tải, xe goòng…về kho đồng nhất sơ bộ và chất thành đống. Các
phương tiện vận chuyển như ô tô, băng tải, máng khí động…mức độ gây ô
nhiễm môi trường phụ thuộc vào mức độ kín của các phương tiện này. Tại
kho đồng nhất sơ bộ, đá vôi, đất sét được xúc lên băng tải vận chuyển, qua hệ
thống cân định lượng theo tỷ lệ và cùng đổ chung vào 1 băng tải. Băng tải này
sẽ đưa đá vôi và đất sét tới đổ vào phễu tiếp liệu, tại đây băng tải quặng zit
sau khi cân định lượng cũng được đổ vào phễu.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
5
Công đoạn nghiền và sấy phối nguyên liệu: Hỗn hợp phối liệu được trộn
với các nguyên liệu điều chỉnh (quặng sắt, bôxit, đá silic) và chất thành đống
trong kho dự trữ, sẵn sàng được cấp vào máy nghiền và sấy liên hợp trong lò
nung và thải khí ra ngoài qua ống. Kể cả khi có các thiết bị hút bụi chân
không hoặc hút bụi tại chỗ thì công đoạn sấy và vận chuyển vật liệu khô sau
sấy cũng phát sinh ra lượng bụi rất lớn.
Công đoạn nung luyện clinker: Bột nguyên liệu sau khi ra khỏi máy
nghiền có độ mịn nhỏ hơn 10% mm, độ ẩm nhỏ hơn 1% sẽ theo máng khí
động được chuyển đến gầu nâng và chuyển đổ vào đỉnh silo. Khí nóng cũng
được đưa vào silo. Những Cyclon gia nhiệt sẽ nâng nhiệt độ của nguyên liệu
nghiền thô lên cao (khoảng trên 10000
C) trước khi vào lò nung. Trong giai
đoạn này, bột liệu đã được vôi hóa 20% - 40%, đá vôi chuyển sang dạng nóng
chảy. Nguyên liệu sau khi gia nhiệt được chảy vào lò nung ở nhiệt độ 14500
C.
Tại nhiệt độ này các khoáng nóng chảy kết hợp để hình thành các tinh thể
silicat canxi - clinker xi măng.
Phản ứng tạo clinker: 2CaO.SiO2 + CaO = 3CaO.SiO2
, SO2, NO2
ất
Công đoạn làm nguội và tháo clinker: Clinker sau khi ra khỏi lò quay có
nhiệt độ khoảng 12000
C được đưa vào máy làm lạnh, những tảng clinker lớn
được đập nhỏ tới hơn 25mm. Clinker nóng chảy được làm lạnh một cách nhanh
chóng trong máy làm lạnh để chuẩn bị cho quá trình nghiền. Sau khi ra khỏi
máy làm lạnh thì nhiệt độ của clinker khoảng 8000
C, clinker được ủ, làm nguội
và tiếp tục nghiền nhỏ hơn 1mm. Công đoạn tiếp theo là sàng rung, nghiền mịn.
Khí thải sau khi ra khỏi lò quay được hút, làm lạnh, lọc bụi rồi thải ra môi
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
6
trường. Bụi phát sinh trong công đoạn này chủ yếu từ những hệ thống băng tải
hở, những chỗ rò rỉ của hệ thống vận chuyển và tại vị trí rót liệu.
Công đoạn nghiền xi măng: Sau khi làm nguội, clinker được chuyển lên
các silo. Tại đây clinker, thạch cao và phụ gia từ kho chứa tổng hợp được vận
chuyển lên két máy nghiền bằng hệ thống băng tải và gầu nâng và được nạp
vào máy nghiền xi măng qua hệ thống cân tiêu chuẩn. T
phát sinh trong q .
Công đoạn đóng gói xi măng: Từ đáy các silô chứa, qua hệ thống cửa
tháo liệu, xi măng được vận chuyển đến các két chứa của máy đóng bao hoặc
các bộ phận xuất xi măng rời đồng bộ.
, mức độ ô nhiễm
.
Toàn bộ các dây chuyền tại nhà máy được vận hành theo chế độ điều
khiển tự động kiểu PLC (Programmable Logic Controller - Hệ thống điều
khiển được lập trình) từ phòng điều khiển trung tâm, điều khiển mọi hoạt
động của hệ thống nghiền liệu, lò, nghiền xi măng và đóng bao một cách
chính xác. Các thông số kỹ thuật trong quá trình hoạt động được kiểm soát
một cách chặt chẽ thông qua hệ thống quan sát các đường hiển thị trên màn
hình, hệ thống cảnh báo tiên tiến và hệ thống camera. Người vận hành căn cứ
vào các quy trình, quy phạm đã được lập sẵn và thể hiện rõ trên các đồng hồ
tự ghi của từng thiết bị và máy móc để theo dõi quá trình sản xuất. Chế độ
làm việc của các thiết bị máy móc đều được cài đặt ở phạm vi hoạt động an
toàn và tối ưu như: nhiệt độ, áp lực, dòng ampe, tốc độ thành phần khí CO,
CO2, NO2...khi thang đo báo ngưỡng tối đa thì sẽ có tín hiệu báo hoặc tự động
cắt liên động hay độc lập tuỳ theo thiết bị và máy móc có trong công đoạn
đang hoạt động.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
7
Căn cứ vào quy trình công nghệ các công đoạn có thể gây ô nhiễm môi
trường:
- Khả năng gây ô nhiễm từ công nghệ khai thác và nghiền các nguyên vật
liệu (đất sét, đá vôi, than và phụ gia...)
- Khả năng gây ô nhiễm từ công nghệ sản xuất clinker: các nguồn có thể
gây ô nhiễm môi trường như bụi nguyên liệu, clinker tự bốc và có trong khói,
bức xạ từ các thiết bị hoạt động ở nhiệt độ cao và các khí thải như SO2, NOx...
- Các chất ô nhiễm trong khí thải lò hơi: do sử dụng nhiên liệu than sẽ
làm phát sinh các chất gây ô nhiễm CO, SO2, NOx và bụi.
- Bụi phát sinh trong quá trình khai thác, vận chuyển các nguyên liệu và
thành phẩm.
1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới về môi trƣờng, sức khỏe bệnh tật
ngƣời lao động trong ngành sản xuất xi măng
Finlelstein. M.M (1984), khi nghiên cứu tỷ lệ tử vong trong công nhân
nhà máy xi măng ở Ontario, đối tượng nghiên cứu là 535 công nhân tiếp xúc
với xi măng và 205 người làm đối chứng. Tác giả phát hiện ra rằng nguyên
nhân ung thư phổi có liên quan tiếp xúc với xi măng trong thời gian 20 năm kể từ
lần tiếp xúc đầu tiên. Kết quả có 370 người có khối u ác tính, ung thư phổi là 480
người, 240 người bị bệnh ung thư đường tiêu hóa và 17 ca tử vong do u trung biểu
mô [38].
Akpata L.E (1992), theo dõi bệnh nấm da trong công nhân ở 3 nhà máy
công nghiệp ở Bang Cross River (Nigeria), từ năm 1987 đến năm 1988. Kết
quả cho thấy công nhân nhà máy xi măng Calcemco bị nấm da có tỷ lệ cao
nhất: 33,3% công nhân, tiếp theo là nhà máy sản xuất gỗ Seromwood: 30,8%,
nhà máy sản xuất cao su Crel: 26,2% [35].
Hernández-Gaytán SI (2000) tiến hành kiểm tra thính lực đồ của 85 công
nhân và đo cường độ tiếng ồn trong một nhà máy sản xuất xi măng. Kết quả
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
8
là mức độ tiếng ồn cao xuất hiện tại khu vực nghiền, xay thô và đóng bao.
55% công nhân có vấn đề về sức nghe do tiếp xúc với tiếng ồn và công nhân
làm việc tại khu vực nung có tỷ lệ cao nhất [39].
Nghiên cứu của Al Neaimi, Y. I., J. Gomes and O. L. Lloyd (2001) cho
thấy người lao động tiếp xúc với bụi xi măng có biểu hiện ho tái phát và kéo
dài (30%), đờm (25%), thở khò khè (8%), khó thở (21%), viêm phế quản
(13%), viêm xoang (27%), khó thở (8%) và hen phế quản (6%), cao hơn
nhiều so với những người không phơi nhiễm với bụi xi măng. Ngoài ra, tác
giả còn so sánh chức năng thông khí phổi giữa nhóm công nhân sản xuất xi
măng với công nhân sản xuất linh kiện điện tử, kết quả cho thấy 36% công
nhân sản xuất xi măng suy giảm chức năng thông khí phổi, trong khi nhóm
còn lại là 10%. Tác giả giải thích nguyên nhân do việc tiếp xúc mạn tính với
bụi xi măng kết hợp với việc không tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an
toàn và bảo hộ lao động là nguyên nhân chính dẫn đến biểu hiện trên [36].
Ribeiro FS, Oliveira S (2002) đánh giá quá trình làm việc và tác động
của nó đối với sức khỏe của công nhân trong một nhà máy sản xuất xi măng ở
bang Rio de Janeiro. Kết quả hàm lượng Silic tự do là 2.0mg/m3. Nồng độ
bụi hô hấp dao động từ 3,59 đến 52.44mg/m3. Tiếng ồn dao động từ 83dB
đến 110dB. Phần lớn các giá trị cao hơn so với giới hạn tối đa cho phép.
Những kết quả này cho thấy môi trường làm việc có nguy cơ ảnh hưởng đến
sức khỏe của người lao động [46].
Mwaiselage và cộng sự (cs) (2004) tiến hành một nghiên cứu nhằm đánh giá
các triệu chứng hô hấp mãn tính và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính trong công nhân
tiếp xúc với bụi xi măng tại nhà máy xi măng Tanzania. Tác giả lựa chọn 120
công nhân sản xuất trực tiếp (có phơi nhiễm với bụi) và 107 công nhân làm công
việc điều khiển trong phòng máy (không phơi nhiễm) làm nhóm chứng. Kết quả
cho thấy triệu chứng ho mạn tính (nhóm phơi nhiễm: 10,4%, nhóm chứng: 1,9%),
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
9
có đờm mạn tính (nhóm phơi nhiễm: 26,4%, nhóm chứng: 4,4%), khó thở (nhóm
phơi nhiễm: 15,2%, nhóm chứng: 1,9%), viêm phế quản mạn tính (nhóm phơi
nhiễm: 15,3%, nhóm chứng: 2,0%), tỷ lệ bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính cao hơn
cho nhóm tiếp xúc (18,8%) so với nhóm chứng (4,8%) [44].
Abimbola AF và cs (2007) tiến hành nghiên cứu tại nhà máy xi măng
Sagamu, Nigeria. Mục đích của nghiên cứu này là để đánh giá hàm lượng kim
loại nặng của bụi được tạo ra bởi các nhà máy xi măng Sagamu và các
nguy cơ sức khỏe của nó đối với môi trường, đặc biệt là trên các cư dân
của khu vực này. Tổng cộng có 25 mẫu được thu thập và phân tích. Kết
quả cho thấy mức độ cao các kim loại nặng đã được tìm thấy trong các
loại đá và đất. Qua hồ sơ y tế và tình hình sức khỏe hiện tại của người dân
địa phương trong khu vực nghiên cứu thấy rằng có sự gia tăng trong tỷ lệ
mắc các bệnh liên quan đến nhiễm độc kim loại nặng trong môi trường,
đặc biệt là liên quan đến bụi [33].
Năm 2010, Ogunbileje J và các cộng sự đã nghiên cứu sự tác động của
các yếu tố tác hại trong quá trình sản xuất xi măng lên hệ thống miễn dịch và
một số chỉ số sinh hóa ở công nhân sản xuất xi măng ở Nigeria. Kết quả cho
thấy nồng độ trung bình IgA, IgM, IgE không có sự khác biệt giữa các nhóm
công nhân làm việc tại các bộ phận khác nhau trong nhà máy, trong khi IgG
cao hơn đáng kể (p<0,05) ở các công nhân làm việc ở khu vực đóng bao thành
phẩm. Cũng như tương tự, nồng độ creatinine mặc dù không có sự khác biệt
đáng kể giữa các nhóm công nhân khác nhau, tuy nhiên cao hơn so với mức
trung bình của người bình thường [45].
Zeleke Z, B Moen và M Bratveit (2010) nghiên cứu mối liên quan giữa bụi
với các triệu chứng đường hô hấp ở 40 công nhân làm công việc sản xuất trực tiếp
tại nhà máy xi măng Dawa Dire ở Ethiopia. Kết quả cho thấy ở phân xưởng
nghiền, nồng độ bụi hô hấp 38,6 mg/m3
không khí; phân xưởng đóng bao 18,5
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
10
mg/m3
. Các triệu chứng về hô hấp hay gặp nhất là nghẹt mũi (85%) tiếp theo khó
thở (47%) và hắt hơi (45%), lưu lượng đỉnh thở ra giảm đáng kể. Ngoài ra các tác
giả nhận thấy thâm niên công tác và thói quen hút thuốc cũng liên quan với sự suy
giảm của chỉ số lưu lượng đỉnh thở ra. Các tác giả kết luận bụi xi măng có liên
quan đến triệu chứng hô hấp cấp tính và các chỉ số thông khí [48].
Dab W, Rossignol M và cs (2011) khi nghiên cứu tỷ lệ tử vong do ung thư ở
công nhân sản xuất xi măng tại Pháp, cụ thể đối tượng nghiên cứu là tất cả các
nhân viên làm việc ít nhất 1 năm tại một trong bốn công ty xi măng chính ở Pháp
(từ năm 1990 đến 2005). Kết quả nghiên cứu cho thấy số ca tử vong trong thời
gian theo dõi là 430 (4,7%). Khối u ác tính là nguyên nhân của 48,1% số người
chết. Những công nhân làm việc trong các lĩnh vực khai thác đá, bãi và vận
chuyển có nguy cơ tử vong cao hơn 50% so với khu vực hành chính [37].
Wang BJ, Wu JD (2011) tiến hành nghiên cứu với mục đích để điều tra về
mức độ nghiêm trọng của viêm da tiếp xúc nghề nghiệp xi măng và các chất gây
dị ứng phổ biến trong công nhân xi măng tại Đài Loan. Kết quả cho thấy 65 trong
số 97 công nhân xi măng đã bị viêm da tiếp xúc nghề nghiệp. Khu vực da bị ảnh
hưởng nhất là bàn tay, bề mặt lưng của bàn tay dày lên và tăng sừng của lòng bàn
tay. Các kết quả của thử nghiệm cho thấy 24 trong số 97 công nhân đã bị dị ứng
với kali dicromat, 9/27 đã bị dị ứng với Thiuram hợp, 9/27 đã bị dị ứng với hỗn
hợp hương thơm và 7 là dị ứng với clorua coban [47].
Kakooei H (2012) khi nghiên cứu tác động của bụi lên sức khỏe người
lao động tại một nhà máy xi măng ở phía Đông của Iran đã khẳng định bụi
xuất hiện ở tất cả các quy trình sản xuất trong nhà máy sản xuất xi măng
Portland. Kết quả đo bụi cá nhân là 30,18 mg/m3
ở khu vực nghiền, đóng gói
27 mg/m3
, lò nung là 5,9 mg/m3
, trong khi TCCP là 5 mg/m3
. Các tác giả kết
luận có liên kết chặt chẽ và trực tiếp giữa tiếp xúc bụi xi măng và suy giảm
chức năng của công nhân [40].
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
11
Ahmed HO, Abdullah AA (2012) tiến hành nghiên cứu đánh giá mối quan
hệ giữa tiếp xúc với bụi xi măng và triệu chứng hô hấp của công nhân tại các nhà
máy xi măng vương quốc Ả Rập. Nghiên cứu tiến hành trên 149 công nhân có
phơi nhiễm và 78 công nhân không phơi nhiễm tham gia trong nghiên cứu này.
Thông tin về nhân khẩu học và các triệu chứng hô hấp được thu thập bằng bảng
câu hỏi. Tổng mức độ bụi cá nhân được xác định bằng các phương pháp đo bụi
trọng lượng. Nồng độ bụi dao động từ 4,20 mg/m3
ở khu vực máy nghiền và 15,20
mg/m3
ở khu vực đóng bao bì, vượt quá giới hạn cho phép tại khu vực đóng bao
và khu vực sản xuất nguyên liệu. Sự phổ biến của các triệu chứng hô hấp ở những
người lao động có tiếp xúc trực tiếp là cao hơn như ho (19,5%); đờm (14,8%).
Các trường hợp ho và có đờm đã được tìm thấy đều có liên quan đến tiếp xúc với
bụi, tích lũy bụi và thói quen hút thuốc trong khi viêm phế quản mãn tính có liên
quan đến thói quen hút thuốc. Những công nhân sử dụng mặt nạ tất cả các thời
gian (19,5%) có một tỷ lệ nhiễm thấp hơn các triệu chứng hô hấp so với những
người không sử dụng chúng [34].
Meo S.A (2013) tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của bụi xi măng đối với
chức năng hô hấp của công nhân không hút thuốc lá. Dựa trên thời gian tiếp xúc,
công nhân nhà máy xi măng được chia thành ba nhóm: < 5 năm, 5 - 10 năm và >
10 năm. Tất cả các đối tượng được kết hợp riêng về tuổi tác, chiều cao, cân nặng,
và tình trạng kinh tế xã hội. Kết quả cho thấy chức năng phổi ở những công nhân
nhà máy xi măng đã bị ảnh hưởng đáng kể và có mối liên quan chặt chẽ giữa việc
suy giảm chức năng thông khí phổi với thời gian tiếp xúc bụi xi măng [43].
1.3. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc về môi trƣờng, sức khỏe bệnh tật
ngƣời lao động trong ngành sản xuất xi măng
Nguyễn Ngọc Ngà và cs (2003) đã tiến hành nghiên cứu trên 22 người
vận hành hệ thống tự động trong một Công ty xi măng ở Hải Phòng nhằm
đánh giá căng thẳng của công việc. Kết quả cho thấy nhiệt độ trung bình nơi
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
12
làm việc 23,90
C và nồng độ CO2 0,02 - 0,05% nằm trong tiêu chuẩn cho phép
(TCCP) do tính chất công việc làm trong nhà kính có điều hòa nhiệt độ. Tuy
nhiên tiếng ồn quy định thì vượt TCCP. Về sức khỏe công nhân, sau ca lao
động thời gian phản xạ đơn giản kéo dài có ý nghĩa thống kê (p<0,05), 67%
người vận hành gảm áp lực mạch, biến đổi tần số nhịp tim ở mức 3 - mức rất
căng thẳng. Than phiền phổ biến nhất của người vận hành là công việc lặp đi
lặp lại (95,4%), ít cơ hội giải lao (100%), căng thẳng trí não (91%) [17].
Năm 2003, Nguyễn Xuân Tâm và Hoàng Thị Minh Thảo tiến hành đánh
giá chức năng hô hấp ở công nhân xây dựng thuỷ điện Sê San và công nhân
nhà máy xi măng Sông Đà, tỉnh Gia Lai. Nghiên cứu tiến hành trên 340 công
nhân, trong đó có 210 công nhân khai thác đá, 130 công nhân sản xuất xi
măng nhằm đánh giá tỷ lệ giảm các thông số chức năng hô hấp ở công nhân
tiếp xúc với bụi có chứa silic. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự suy giảm các
thông số chức năng hô hấp của các đối tượng nghiên cứu rất rõ ràng, với tỷ lệ
công nhân bị suy giảm cao: 56,76% công nhân giảm FEV1 (Forced expiratory
volume in 1 second - Thể tích thở ra gắng sức trong giây đầu tiên), 75% giảm
FVC (Forced Vital Capacity - Dung tích sống gắng sức) và 9,71% giảm
FEV1/FVC. Có 12,94% số công nhân có “Hội chứng hạn chế” ở mức nặng,
9,41% công nhân có “Hội chứng tắc nghẽn” ở mức độ nặng. So sánh chức
năng hô hấp giữa nam và nữ thì sự suy giảm các thông số chức năng hô hấp ở
nam đều cao hơn nữ [24].
Kết quả khảo sát tiếng ồn của Nguyễn Thế Huệ (2005) tại nhà máy xi
măng Hà Tu, Quảng Ninh cho thấy ở khâu đập đá hộc, máy nghiền bột liệu,
máy nghiền xi măng, tiếng ồn từ 91,1 - 100,5 dBA, vượt TCCP [13].
Nghiên cứu môi trường lao động và bệnh tật của công nhân một số ngành
nghề ở Tây Nguyên năm 2006 của tác giả Phạm Thúy Hoa, Nguyễn Xuân
Tâm và cộng sự cho thấy: tỷ lệ các chỉ số vi khí hậu không đạt tiêu chuẩn cho
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
13
phép của ngành sản xuất xi măng là 6,25%, khai thác đá 5,09%, thấp nhất là
ngành điện 2,05%. Tuy nhiên các chỉ số ồn, rung, bụi không đạt tiêu chuẩn
của ngành xi măng lại thấp nhất 5,07% trong khi các ngành còn lại lần lượt là
13,25% và 17,24%. Đối với chỉ tiêu hơi khí độc vượt tiêu chuẩn cho phép của
các ngành sản xuất xi măng là 1,04%, các ngành khác 2,50%. Tình hình sức
khỏe bệnh tật phân theo ngành nghề: bệnh Tai - Mũi - Họng chiếm tỷ lệ cao
nhất 47,44% trong số các loại hình bệnh tật chung, trong đó bệnh Tai - Mũi -
Họng ở công nhân xi măng (64,41%), công nhân khai thác đá (53,91%), công
nhân điện (32,81%). Tỷ lệ công nhân sản xuất xi măng giảm sức nghe đường
khí tai phải (15,38%), giảm sức nghe đường khí 2 tai (7,69%) [12].
Hồ Xuân Vũ (2009) nghiên cứu tình hình ô nhiễm tiếng ồn và giảm thính
lực tại Công ty TNHH xi măng Luks Việt Nam - Thừa Thiên Huế. Kết quả
cho thấy số mẫu tiếng ồn vượt TCCP chiếm tỷ lệ 57,6%. Cường độ tiếng ồn
vượt từ 1,5 - 15 dBA so với tiêu chuẩn 85 dBA hiện hành của Bộ Y tế. Tình
trạng giảm thính lực ở người lao động trong các khu vực sản xuất trực tiếp
chiếm tỷ lệ 12,8% [32].
Từ Hải Bằng (2009) đánh giá thực trạng môi trường nhà máy xi măng
Chinfon - Hải Phòng và khu vực dân cư xung quanh, kết quả cho thấy vi khí
hậu tại các vị trí đo trong nhà máy đều nằm trong TCCP. Chỉ có vị trí sàn lò
nung có nhiệt độ cao hơn mức cho phép 5,50
C. Các yếu tố bụi đều nằm trong
giới hạn cho phép [3].
Tác giả Trần Như Nguyên và Lê Thị Thu Hằng (2010) đã tiến hành một
nghiên cứu cắt ngang trên 528 công nhân tại 5 phân xưởng sản xuất và môi
trường lao động tại nhà máy xi măng Bút Sơn - Hà Nam năm 2009 - 2010, kết
quả nghiên cứu cho thấy: môi trường lao động của nhà máy xi măng Bút Sơn
có nhiệt độ không khí, tiếng ồn, bụi vượt TCCP, nhất là tại Xưởng Xi măng
(3,690
C và 88,59dBA); Xưởng Đóng bao (Bụi 6,04 mg/m3
). Tốc độ gió ở khu
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
14
vực sản xuất của 4 xưởng nguyên liệu, lò, xi măng, đóng bao không đạt
TCCP. Sức khỏe công nhân đủ để làm việc (Loại I, II, III) là 90,34%. Tỷ lệ
thấp nhưng đáng quan tâm là sức khỏe loại IV và V (9,47% và 0,19%). Công
nhân mắc nhiều bệnh thông thuờng khác nhau, cao nhất là tai mũi họng
(49,62%), bệnh răng hàm mặt (47,54%), bệnh mắt (21,4%), bệnh tiêu hóa
(13,83%), bệnh phụ khoa (25,37%), bệnh bụi phổi - silic (2,46%), bệnh điếc
nghề nghiệp (0,19%). Các tác giả đá đưa ra khuyến nghị cho nhà máy cần có
kế hoạch hạn chế một số yếu tố tác hại nghề nghiệp như nóng, bụi, tiếng ồn,
tăng cường hệ thống thông gió... [19].
Nguyễn Quốc Linh (2012) nghiên cứu thực trạng bệnh viêm mũi, họng ở
công nhân Công ty Cổ phần xi măng Tuyên Quang, kết quả cho thấy tỷ lệ
viêm mũi họng tương đối cao (65,9%), trong đó 15% viêm mũi cấp tính, 9,8%
viêm mũi mạn tính, 6,5% viêm mũi dị ứng, 2,7% viêm xoang cấp tính, 3,5%
viêm xoang mạn tính, 13,4% viêm họng cấp tính, 37,3% viêm họng mạn
tính...Tỷ lệ mắc bệnh viêm mũi, họng ở công nhân nam cao hơn so với công
nhân nữ ( nam 70,9%; nữ 55,2%). Nhóm công nhân có tuổi nghề trên 20 năm
có tỷ lệ mắc bệnh viêm mũi họng cao hơn nhóm công nhân có tuổi nghề dưới
5 năm (77,4% và 50%) [14].
Trần Đăng Quyết khi nghiên cứu sự thay đổi pH da, khả năng kháng
kiềm, khả năng trung hòa kiềm ở bệnh nhân viêm da tiếp xúc dị ứng do xi
măng, kết quả cho thấy khả năng kháng kiềm và khả năng trung hòa kiềm của
bệnh nhân viêm da tiếp xúc dị ứng do xi măng đều kém hơn người bình
thường không bị bệnh ngoài da. Số đo pH da ở 3 vị trí mu bàn tay, mu bàn
chân và lưng của bệnh nhân viêm da tiếp xúc dị ứng do xi măng đều cao hơn
(ngả về phía kiềm hơn) người bình thường không bị bệnh ngoài da [21].
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
15
1.4. Tình hình nghiên cứu về môi trƣờng, sức khỏe bệnh tật ngƣời lao
động Công ty Cổ phần xi măng La Hiên
Khi nhà máy còn đang sử dụng công nghệ lò đứng thì năm 2005, Nguyễn
Văn Thái đã tiến hành nghiên cứu đánh giá tác động môi trường sau 10 năm
xây dựng và phát triển của nhà máy xi măng La Hiên. Theo kết quả nghiên
cứu của Nguyễn Văn Thái, môi trường sản xuất của nhà máy xi măng La Hiên
bị ô nhiễm bụi nặng nề, ở nhiều khu vực bụi vượt qua tiêu chuẩn cho phép 2 -
3 lần. Môi trường lao động ô nhiễm bởi các tác nhân vi khí hậu nóng, tiếng
ồn, hơi khí độc và đặc biệt là ô nhiễm bụi đã gây ảnh hưởng càng cao đến sức
khoẻ bệnh tật của công nhân và nhân dân vùng tiếp giáp. Sức khoẻ loại I, loại
II của công nhân sản xuất xi măng La Hiên giảm từ 87% (năm 1999) xuống
còn 62,16% (năm 2004). Một số bệnh tăng cao ở vùng tiếp giáp và trong nhà
máy: bệnh tai mũi họng trong nhà máy là 69,3%, vùng tiếp giáp là 46,5%;
bệnh răng hàm mặt trong nhà máy là 57,6% vùng tiếp giáp là 34,25%. Tác giả
đã khẳng định ảnh hưởng của môi trường lao động do dây truyền sản xuất xi
măng đã tác động lên môi trường vùng tiếp giáp một cách rõ rệt và làm tăng tỷ
lệ bệnh tật theo thời gian, cường độ tiếp xúc và quy mô sản xuất [26].
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
16
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Môi trường lao động của CTCP Xi măng La Hiên.
- Người lao động ở CTCP Xi măng La Hiên bao gồm cả công nhân sản
xuất trực tiếp và người làm công việc hành chính.
2.2. Địa điểm nghiên cứu
Công ty có trụ sở chính đặt tại xã La Hiên, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái
Nguyên, cách trung tâm thành phố Thái nguyên 18 km nằm trên quốc lộ 1B
(Thái Nguyên - Lạng Sơn).
Vị trí địa lý của nhà máy: Nhà máy nằm gọn trong thung lũng xóm Cây
Bòng, xã La Hiên, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.
Phía Bắc là dãy núi con hổ cao 172m.
Phía Nam tiếp giáp với dãy núi đồi thấp.
Phía Đông: giáp dân cư xóm Cây Bòng (xã La Hiên).
Phía Tây giáp dân cư đội 8 xã Quang Sơn.
Hình 2.1. Sơ đồ vị trí Công ty cổ phần Xi măng La Hiên
CTCP XM La Hiên
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
17
Trước năm 2005 CTCP Xi măng La Hiên có 2 dây chuyền lò đứng sản
xuất xi măng với công suất 80.000 tấn sản phẩm/năm, tuy nhiên đó là công
nghệ cũ và lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường.
Hiện nay công ty có 2 dây chuyền lò quay đang hoạt động (dây chuyền
250.000 tấn/năm và 700.000 tấn/năm), thay thế hoàn toàn dây chuyền lò đứng.
Với công nghệ lò quay, không những đảm bảo nâng cao năng lực sản xuất của
công ty mà còn giảm thiểu được ô nhiễm môi trường, đặc biệt về nhiệt độ,
tiếng ồn và bụi. Quá trình xây dựng nhà máy từ thiết kế kỹ thuật, lắp đặt thiết
bị và vận hành chạy thử do các chuyên gia của Trung Quốc đảm nhiệm. Cán
bộ, công nhân Việt Nam được tiếp nhận công nghệ và tổ chức thực hiện.
Tính đến thời điểm tháng 3 năm 2013, CTCPXM La Hiên có 836 cán bộ
công nhân viên chức, trong đó có 592 công nhân sản xuất trực tiếp và 244 cán
bộ làm công việc hành chính.
2.3. Thời gian nghiên cứu
Tháng 10 năm 2012 - tháng 8 năm 2013.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu mô tả với thiết kế cắt ngang
2.4.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu
2.4.2.1. Mẫu nghiên cứu môi trường
- Lấy mẫu tại tất cả các phân xưởng sản xuất trực tiếp và các phòng ban
hành chính. Tổng số: 66 mẫu vi khí hậu, 51 mẫu bụi.
+ Khu vực sản xuất trực tiếp: gồm 7 phân xưởng sản xuất.
Trong đó 3 phân xưởng: Lò quay, Cấp liệu, Thành phẩm có 2 dây chuyền
sản xuất 250.000 tấn/năm và 700.000 tấn/năm lấy mẫu theo từng dây chuyền,
tại các vị trí làm việc của công nhân. 4 phân xưởng: Khai thác, Vận tải, Vận
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
18
hành, Cơ điện làm việc không theo dây chuyền, lấy mẫu ở 4 vị trí khác nhau
trong phân xưởng và 1 vị trí ở trung tâm của phân xưởng.
STT Phân xƣởng Mẫu vi khí hậu Mẫu bụi
1 Lò quay 13 6
2 Cấp liệu 15 8
3 Thành phẩm 5 5
4 Khai thác 5 5
5 Vận tải 5 5
6 Vận hành 5 5
7 Cơ điện 5 5
+ Với 12 phòng, ban hành chính: do đặc điểm các phòng có diện tích
nhỏ, hẹp mỗi phòng ban lấy 01 mẫu vi khí hậu và 01 mẫu bụi.
+ Ngoài ra lấy 01 mẫu vi khí hậu ngoài trời.
Dựa vào đặc tính công việc chia các vị trí lao động của CTCPXM La
Hiên thành 3 khu vực:
+ Khu vực I: gồm 3 phân xưởng Lò quay, Cấp liệu, Thành phẩm
+ Khu vực II: gồm 4 phân xưởng Khai thác, Vận tải, Vận hành, Cơ điện
+ Khu vực III: gồm 12 phòng ban làm công việc hành chính
2.4.2.2. Mẫu nghiên cứu về sức khỏe, bệnh tật
- Cỡ mẫu: Toàn bộ công nhân đủ tiêu chuẩn nghiên cứu, đảm bảo đủ số
lượng được tính toán theo công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu ước lượng
một tỷ lệ trong quần thể [10], trên cơ sở kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn
Thái năm 2005 [26], với sai số mong muốn không quá 5% và với độ tin cậy
95%.
n = [Z2
1 - /2 2
d
Pq
] + 1
Trong đó:
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
19
n: số lượng công nhân tối thiểu cần nghiên cứu
Z1 - /2: giá trị điểm Z tại mức ý nghĩa α, với α = 0,05 → Z1 – α/2 = 1,96.
p = 0,7 ( Năm 2005, trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Thái, tỷ lệ bệnh
tai - mũi - họng ở đối tượng công nhân sản xuất xi măng xấp xỉ 70%. Do yếu
tố nguy cơ nghề nghiệp của đối tượng công nhân sản xuất xi măng là bụi nên
biểu hiện bệnh tật ở đường hô hấp là điển hình nhất).
q= 1- p = 0,3
d: độ sai lệch mong muốn giữa tỷ lệ thu được từ mẫu và tỷ lệ thực của
quần thể, chọn d = 0,05.
Với các thông số đã được xác định thì cỡ mẫu tối thiểu trong nghiên cứu
mô tả là 323 đối tượng. Để đảm bảo cỡ mẫu và hạn chế sai số chọn toàn bộ
cán bộ công nhân viên CTCP Xi măng La Hiên khám đủ 3 chuyên khoa: hô
hấp, tai mũi họng, da liễu. Kết quả chọn được 832 người.
- Tiêu chuẩn loại trừ: các công nhân xin chuyển công tác giữa các nhóm
nghiên cứu trong thời gian nghiên cứu.
Dựa vào đặc điểm nghề nghiệp, chúng tôi chia đối tượng ra làm 3 nhóm
nghiên cứu:
+ Nhóm I: bao gồm công nhân làm việc ở khu vực I. Nhóm này có 336
công nhân.
+ Nhóm II: bao gồm công nhân làm việc ở khu vực II. Nhóm này có 255
công nhân.
+ Nhóm III: bao gồm cán bộ công nhân viên làm việc ở các phòng, ban
hành chính. Nhóm này có 241 người.
2.5. Các chỉ tiêu nghiên cứu
2.5.1. Chỉ số môi trường lao động
- Các yếu tố vi khí hậu:
Nhiệt độ không khí đơn vị tính 0
C
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
20
Độ ẩm không khí đơn vị tính %.
Tốc độ gió đơn vị tính m/s.
- Đo bụi trọng lượng: Bụi toàn phần, bụi hô hấp (đơn vị tính: mg/m3
)
2.5.2. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
- Tuổi đời của người lao động được chia ra làm 4 nhóm tuổi:
+ Nhóm < 30 tuổi
+ Nhóm 30 - 39 tuổi
+ Nhóm 40 - 49 tuổi
+ Nhóm ≥ 50 tuổi
- Tuổi nghề: được xác định từ thời điểm vào làm việc tại công ty cho đến
thời điểm lấy số liệu (tháng 3/2013), được chia làm 4 nhóm:
+ Nhóm < 5 năm
+ Nhóm 5 - 9 năm
+ Nhóm 10 - 19 năm
+ Nhóm ≥ 20 năm
- Giới tính: Nam, nữ
2.5.3. Chỉ số sức khỏe, bệnh tật của công nhân
- Sức khỏe của người lao động theo cách phân loại sức khỏe: loại I, loại
II, loại III, loại IV, loại V của Bộ Y tế [6]. Trong đó:
+ Loại I: Khỏe
+ Loại II: Khá
+ Loại III: Trung bình
+ Loại IV: Yếu
+ Loại V: Rất yếu
- Các bệnh thường gặp:
+ Bệnh mũi - họng: được xác định là các bệnh thường gặp như viêm
xoang, viêm mũi, viêm họng cấp và mạn tính...
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
21
+ Bệnh ngoài da: được xác định là các bệnh thường gặp như viêm da dị ứng, nấm
da, sẩn ngứa, chàm...
+ Bệnh hô hấp: được xác định là các bệnh thường gặp như viêm phổi,
viêm phế quản, hen phế quản, ung thư phổi...Không bao gồm bệnh bụi phổi.
2.6. Kỹ thuật thu thập số liệu
2.6.1. Số liệu về môi trường
- Vị trí lấy mẫu:
+ Lấy mẫu tại tất cả các phân xưởng sản xuất trực tiếp và các phòng ban
hành chính theo vị trí làm việc của người lao động.
+ Đặt máy ngang tầm hô hấp của người lao động.
- Thời điểm lấy mẫu: lấy mẫu trong quá trình người lao động đang làm
việc.
- Kỹ thuật đo: đo theo thường quy kỹ thuật của Viện Y học Lao Động và
Vệ sinh môi trường - Bộ Y tế [31].
- Đánh giá: theo quy định của Bộ Y tế về vệ sinh ban hành kèm theo
quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 [7].
2.6.2. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
- Thu thập thông tin chung về đối tượng nghiên cứu bao gồm: tuổi đời,
tuổi nghề, giới dựa trên số liệu sẵn có trong hồ sơ do trạm y tế của CTCPXM
La Hiên cung cấp.
2.6.3. Số liệu về sức khỏe, bệnh tật
- Tổ chức khám sức khỏe cho 100% cán bộ công nhân viên của công ty
thu thập số liệu về bệnh tật: mũi họng, ngoài da, hô hấp.
- Chẩn đoán bệnh: áp dụng cách phân loại và tiêu chuẩn về lâm sàng của
ICD - 10 (International satistical Classification of Diseases and related health
problems - Phân loại bệnh tật quốc tế và những vấn đề liên quan đến sức khỏe
phiên bản thứ 10) [5] và quy định của Bộ Y tế năm 2002 [6].
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
22
2.7. Vật liệu nghiên cứu
- Đo vi khí hậu: sử dụng máy đo nhiệt độ, độ ẩm EXTECH 250 CỦA
Trung Quốc; máy đo vận tốc gió ANEMOMETRER - RS 212 AM - 4201 của
Anh.
- Đo bụi bằng máy MICRODUST Pro - CASELLA của Anh.
- Xác định hàm lượng SiO2 trong bụi hô hấp, sử dụng phương pháp
quang phổ hấp thụ hồng ngoại biến đổi Fourie trên máy Shimadzu FT - IR
8400S - Nhật, kết quả biểu thị bằng hàm lượng SiO2 (%) trong bụi hô hấp.
- Sổ khám sức khỏe định kỳ theo mẫu của Bộ y tế (Phụ lục 1)
- Các dụng cụ khám bệnh (cân bàn, ống nghe, huyết áp, và một số dụng
cụ chuyên khoa).
2.8. Phƣơng pháp khống chế sai số
2.8.1. Sai số ngẫu nhiên
Hạn chế sai số ngẫu nhiên bằng cách chọn mẫu phù hợp.
2.8.2. Sai số hệ thống
- Sai số lựa chọn: hạn chế sai số lựa chọn bằng cách chọn đúng đối tượng.
- Sai số thu thập thông tin: tập huấn kỹ cho các cán bộ điều tra và các kỹ
thuật viên xét nghiệm, thống nhất cách lấy mẫu quy trình xét nghiệm, chuẩn
hóa máy móc dụng cụ.
2.9. Phƣơng pháp xử lý số liệu
Số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê y học trên phần
mềm vi tính SPSS 18.0.
2.10. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
- Nghiên cứu được tiến hành dưới sự cho phép của Ban Giám đốc
CTCPXM La Hiên. Đây là một nghiên cứu hoàn toàn nhằm mục đích bảo vệ
sức khoẻ người lao động, ngoài ra không nhằm mục đích nào khác.
- Thực hiện nghiêm chỉnh, đầy đủ các quy định về Y đức của ngành Y tế.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
23
- Trong suốt quá trình nghiên cứu không gây ra bất kỳ một hậu quả xấu
nào cho các đối tượng nghiên cứu.
- Các đối tượng nghiên cứu đều được nhóm nghiên cứu thông báo và giải
thích đầy đủ về mục đích, yêu cầu và nội dung nghiên cứu để họ hiểu và tự
nguyện tham gia.
- Kết quả nghiên cứu các vấn đề liên quan đến cá nhân được giữ kín.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
24
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Các kết quả nghiên cứu về môi trƣờng
Bảng 3.1. Kết quả đo nhiệt độ nơi làm việc
Khu vực đo
Nhiệt độ (o
C)
SL mẫu T0
trung
bình
T0
Min T0
Max TCCP
3733/2002
Khu vực I 33 26,15 24,10 28,20
16 - 30
Khu vực II 20 25,58 24,80 26,10
Khu vực III 12 25,10 24,80 28,10
Ngoài trời 25,6
* Nhận xét:
- Nhiệt độ nơi làm việc của CTCPXM La Hiên đạt TCCP. Nhiệt độ trung
bình ở khu vực I cao nhất (26,15o
C) sau đó đến khu vực II với nhiệt độ 25,58o
C,
thấp nhất là khu vực III có nhiệt độ 25,10o
C. Sự chênh lệch so với nhiệt độ
ngoài trời (25,60
C) là không đáng kể, nằm trong giới hạn cho phép (30
C - 50
C).
Bảng 3.2. Kết quả đo độ ẩm nơi làm việc
Khu vực
Độ ẩm (%)
SL mẫu Độ ẩm trung bình (%) TCCP 3733/2002
Khu vực I 33 72,48
≤ 80
Khu vực II 20 72,48
Khu vực III 12 71,79
Ngoài trời 79,1
* Nhận xét:
- Độ ẩm nơi làm việc của cả 3 khu vực đều đạt TCCP và khu vực I và II
có độ ẩm cao nhất (72,48%), thấp nhất là khu vực III có độ ẩm 71,79%. So
với độ ẩm ngoài trời (79,1%) thì ở cả 3 khu vực đều có độ ẩm thấp hơn.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
25
Bảng 3.3. Kết quả đo vận tốc gió nơi làm việc
Khu vực đo
Vận tốc gió (m/s)
SL
mẫu
Mẫu ngoài
TCCP
V gió
trung
bình
V gió
Min
V gió
Max
TCCP
3733/2002
SL %
Khu vực I 33 23 69,7 0,38 0,20 1,50
0,5 - 1,5
Khu vực II 20 3 15,0 0,50 0,20 1,20
Khu vực III 12 0 0 0,55 0,30 0,70 0,2 - 1,5
Ngoài trời 0,55
* Nhận xét:
- Khu vực I có 69,7% mẫu đo có vận tốc gió thấp, không đạt TCCP (0,5 -
1,5 m/s), khu vực II có 15,0% mẫu đo không đạt TCCP, khu vực III tất cả các
mẫu đo đều đạt TCCP. Khu vực I có vận tốc gió trung bình thấp nhất (0,38
m/s), sau đó đến khu vực II (0,50 m/s), khu vực III có vận tốc gió trung bình
cao nhất (0,55 m/s). So với ngoài trời thì vận tốc gió khu vực I thấp hơn, 2
khu vực còn lại tương đương với vận tốc gió ngoài trời.
Bảng 3.4. Kết quả đo yếu tố bụi nơi làm việc
Khu vực
đo
Bụi
Khu vực I Khu vực II Khu vực III
TCCP
3733/2002
SL
mẫu
Mẫu vượt
TCCP SL
mẫu
Mẫu vượt
TCCP SL
mẫu
Mẫu vượt
TCCP
SL % SL % SL %
Toàn
phần
19 5 26,3 20 2 10,0 12 0 0 ≤ 6
Hô hấp 19 5 26,3 20 2 10,0 12 0 0 ≤ 4
SiO2
tự do
< 20% < 20% < 20%
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
26
* Nhận xét:
- Số lượng mẫu bụi vượt TCCP ở khu vực I chiếm tỷ lệ cao nhất (26,3%) sau
đó đến khu vực II (10,0%). Ở khu vực III không có mẫu nào vượt TCCP (0%).
Kết quả đo hàm lượng silic trong bụi ở cả 3 khu vực đều dưới 20%.
Bảng 3.5. Hàm lượng bụi trong môi trường lao động
Bụi
Khu vực đo
Bụi toàn phần
(mg/m3
)
Bụi hô hấp
(mg/m3
)
SiO2 tự do
(%)
Khu vực I 5,33 ± 4,86 2,98 ± 2,71 5,23 ± 1,06
Khu vực II 4,70 ± 4,34 2,72 ± 2,26 4,43 ± 0,55
Khu vực III 4,07 ± 1,24 2,19 ± 1,05 4,01 ± 0,17
TCCP
3733/2002
≤ 6 ≤ 4
* Nhận xét:
- Nồng độ bụi toàn phần đạt TCCP ở cả 3 khu vực. Trong đó nồng độ bụi
cao nhất ở khu vực I (5,33 mg/m3
), sau đó đến khu vực II (4,70 mg/m3
), thấp
nhất là khu vực III (4,07 mg/m3
).
- Nồng độ bụi hô hấp đạt TCCP ở cả 3 khu vực. Trong đó nồng độ bụi hô
hấp ở khu vực I cao nhất (2,98 mg/m3
), sau đó đến khu vực II (2,72 mg/m3
),
thấp nhất là khu vực III (2,19 mg/m3
).
- Hàm lượng SiO2 tự do ở cả 3 khu vực đều thấp dưới 20%.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
27
3.2. Thông tin chung về đối tƣợng nghiên cứu
Bảng 3.6. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
Nhóm nghề
Chỉ số
Nhóm I
(SL=336)
Nhóm II
(SL=255)
Nhóm III
(SL=241)
SL % SL % SL %
Giới
Nam 213 63,4 245 96,1 121 50,2
Nữ 123 36,6 10 3,9 120 49,8
Tuổi đời
< 30 36 10,7 44 17,3 113 11,6
30 - 39 128 38,1 130 51,0 85 35,3
40 - 49 159 47,3 61 23,9 89 36,9
≥ 50 13 3,9 20 7,8 39 16,2
Tuổi nghề
(năm)
< 5 11 3,3 21 8,2 11 4,6
5 - 9 83 24,7 127 49,8 70 29,0
10 - 19 235 69,9 104 40,8 152 63,1
≥ 20 năm 2 2,1 3 1,2 8 3,3
* Nhận xét:
- Giới: Ở nhóm I và nhóm II tỷ lệ nam giới chiếm đa số (nhóm I: 63,4%,
nhóm II: 96,1%). Nhóm III tỷ lệ nam/nữ tương đối đồng đều (nam: 50,2%, nữ
49,8%).
- Tuổi đời: tuổi đời từ 30 - 39 và 40 - 49 chiếm tỷ lệ chủ yếu trong 3
nhóm nghề. Tuổi đời ≥ 50 chiếm tỷ lệ thấp, trong đó nhóm I (3,9%), nhóm II
(7,8%), nhóm III (16,2%), riêng nhóm III tuổi đời < 30 chiếm tỷ lệ thấp nhất
trong các nhóm tuổi (11,6%).
- Tuổi nghề: ở cả 3 nhóm nghề, tuổi nghề từ 5 - 9 năm và 10 - 19 năm
chiếm tỷ lệ cao nhất, tuổi nghề ≥ 20 năm chiếm tỷ lệ thấp nhất, trong đó nhóm
I (2,1%), nhóm II (1,2%), nhóm III (3,3%).
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
28
3.3. Kết quả nghiên cứu sức khỏe, bệnh tật và các yếu tố liên quan
Bảng 3.7. Phân loại sức khỏe người lao động theo nhóm nghề
Loại SK
Nhóm
nghề
Loại I Loại II Loại III Loại IV Loại V
SL % SL % SL % SL % SL %
Nhóm I
(SL = 336)
6 1,8 103 30,7 205 61,0 21 6,3 1 0,2
Nhóm II
(SL = 255)
9 3,5 144 56,5 95 37,3 7 2,7 0 0
Nhóm III
(SL = 241)
2 0,8 99 41,1 123 51,1 16 6,6 1 0,4
Tổng số
(SL = 832)
17 2,0 346 41,6 423 50,8 44 5,3 2 0,2
32.5
60
41.9
61
37.3
51.1
6.5 2.7 7
0
10
20
30
40
50
60
70
Tỷ lệ %
Loại I + Loại II Loại III Loại IV + Loại V
Loại SK
Nhóm I
Nhóm II
Nhóm III
Biểu đồ 3.1. Phân loại sức khỏe người lao động theo nhóm nghề
* Nhận xét:
- Sức khỏe loại III chiếm tỷ lệ cao nhất, sức khỏe loại IV, V chiếm tỷ
lệ thấp nhất. Sức khỏe loại I, II nhóm nghề II chiếm tỷ lệ cao nhất
(60,0%) trong khi nhóm nghề I chiếm tỷ lệ thấp nhất (32,5%). Sức khỏe
loại IV, V ở nhóm nghề III chiếm tỷ lệ cao nhất (6,5%), nhóm nghề II
chiếm tỷ lệ thấp nhất (2,7%).
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
29
Bảng 3.8. Cơ cấu bệnh tật theo nhóm nghề
Bệnh
Nhóm
nghề
Tai - mũi - họng Da liễu Hô hấp
Số mắc Tỷ lệ % Số mắc Tỷ lệ % Số mắc Tỷ lệ %
Nhóm I
(n = 336)
89 26,5 27 8,8 29 8,6
Nhóm II
(n = 255)
53 20,8 11 4,3 2 0,8
Nhóm III
(n = 241)
51 21,2 9 3,7 21 8,7
Tổng số
(n = 832)
193 23,2 47 5,6 52 6,3
P p>0,05 p<0,05 p<0,01
* Nhận xét:
- Bệnh tai - mũi - họng: nhóm I chiếm tỷ lệ cao nhất (26,5%) sau đó đến
nhóm III (21,2%), nhóm II chiếm tỷ lệ thấp nhất (20,8%), sự khác biệt không
có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Bệnh da liễu: bệnh có xu hướng tăng từ
nhóm NC thấp đến nhóm NC cao (nhóm III: 3,7%, nhóm II: 4,3%, nhóm I:
8,8%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Bệnh hô hấp: nhóm III
chiếm tỷ lệ cao nhất (8,7%) sau đó đến nhóm I (8,6%), nhóm II chiếm tỷ lệ
thấp nhất (0,8%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01.
25.4
21.2 22.3
28.5
10
20
0
5
10
15
20
25
30
Tỷ lệ %
Nam Nữ
Giới
Nhóm I
Nhóm II
Nhóm III
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ bệnh mũi họng theo giới ở các nhóm nghề
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
30
* Nhận xét:
- Biểu đồ 3.2 cho thấy ở nam nhóm I có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất (25,4%),
sau đó đến nhóm III (22,3%), nam nhóm II có tỷ lệ mắc bệnh thấp nhất
(21,2%), sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Ở nữ tỷ lệ mắc
bệnh cao nhất ở nhóm I (28,5%), sau đó đến nhóm III (20,0%), nhóm II có tỷ
lệ mắc bệnh thấp nhất (10,0%). Giữa nam và nữ: nhóm I nữ mắc bệnh nhiều
hơn nam (nữ: 28,5%, nam: 25,4%), nhóm II và III có xu hướng nam mắc bệnh
nhiều hơn nữ.
Bảng 3.9. Tỷ lệ bệnh mũi họng theo tuổi đời trong các nhóm nghề
Nhóm
nghề
Nhóm
tuổi
Nhóm I
(SL = 336)
Nhóm II
(SL = 255)
Nhóm III
(SL = 241)
P
Số
khám
Số
mắc %
Số
khám
Số
mắc %
Số
khám
Số
mắc %
< 30 36 8 22,2 44 6 13,6 28 2 7,1 p>0,05
30 - 39 128 23 18,0 130 19 14,6 85 7 8,2 p>0,05
40 - 49 159 53 33,3 61 21 34,4 89 30 33,7 p>0,05
≥ 50 13 5 38,5 20 7 35,0 39 12 30,8 p>0,05
18.9
14.4
8
33.7
34.6
32.8
0
5
10
15
20
25
30
35
Tỷ lệ %
< 40 tuổi ≥ 40 tuổi
Tuổi đời
Nhóm I
Nhóm II
Nhóm III
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ bệnh mũi họng theo tuổi đời trong các nhóm nghề
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
31
* Nhận xét:
- Bảng 3.9 và biểu đồ 3.3 cho thấy ở tỷ lệ mắc bệnh mũi họng ở nhóm ≥
40 tuổi cao hơn nhóm < 40 tuổi, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01.
Với nhóm tuổi < 40, nhóm I có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất (18,9%), nhóm III có
tỷ lệ mắc bệnh thấp nhất (8,0%), sự khác biệt giữa các nhóm nghề có ý nghĩa
thống kê với p<0,05. Nhóm tuổi ≥ 40, tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở nhóm II
(34,6%), thấp nhất ở nhóm III (32,8%), sự khác biệt không có ý nghĩa thống
kê với p>0,05.
Bảng 3.10. Tỷ lệ bệnh mũi họng theo tuổi nghề ở các nhóm nghề
Nhóm
nghề
Tuổi
nghề
Nhóm I
(SL = 336)
Nhóm II
(SL = 255)
Nhóm III
(SL = 241)
P
Số
khám
Số
mắc
%
Số
khám
Số
mắc
%
Số
khám
Số
mắc
%
< 5 11 2 18,2 21 4 19,0 11 0 0 p>0,05
5 - 9 83 16 19,3 127 21 16,5 70 9 12,9 p>0,05
10 - 19 235 70 29,8 104 27 26,0 152 40 26,3 p>0,05
≥ 20 7 1 14,3 3 1 33,3 8 2 25,0 p>0,05
19.2
16.9
11.1
29.3
26.2 26.3
0
5
10
15
20
25
30
Tỷ lệ %
< 10 năm ≥ 10 năm
Tuổi nghề
Nhóm I
Nhóm II
Nhóm III
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ bệnh mũi họng theo tuổi nghề trong các nhóm nghề
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
32
* Nhận xét:
- Bảng 3.10 và biểu đồ 3.4 cho thấy bệnh mũi họng có xu hướng tăng cao
ở tuổi nghề ≥ 10 năm so với tuổi nghề < 10 năm, sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê với p<0,01. Nhóm II và nhóm III tỷ lệ mắc bệnh ở tuổi nghề < 5
năm thấp hơn so với tuổi nghề ≥ 20 năm, riêng nhóm I tỷ lệ mắc bệnh ở tuổi
nghề < 5 năm cao hơn so với tuổi nghề ≥ 20 năm (18,2% so với 14,3%).
8.9
4.5
3.3
6.5
0
4.2
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Tỷ lệ %
Nam Nữ
Giới
Nhóm I
Nhóm II
Nhóm III
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ bệnh ngoài da theo giới trong các nhóm nghề
* Nhận xét:
- Biểu đồ 3.3 cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ở nam có xu hướng tăng dần từ
nhóm NC thấp đến nhóm NC cao (nhóm III: 3,3%, nhóm II: 4,5%, nhóm I:
8,9%), sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Với nữ tỷ lệ mắc
bệnh ở nhóm I chiếm tỷ lệ cao nhất (6,5%), sau đó đến nhóm III (4,2%), thấp
nhất là nhóm II (0%), sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
Nhóm I và II nam mắc bệnh nhiều hơn nữ, riêng nhóm III nữ mắc bệnh nhiều
hơn nam (nữ: 4,2%, nam: 3,3%).
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
33
Bảng 3.11. Tỷ lệ bệnh ngoài da theo tuổi đời trong các nhóm nghề
Nhóm
nghề
Nhóm
tuổi
Nhóm I
(SL = 336)
Nhóm II
(SL = 255)
Nhóm III
(SL = 241)
P
Số
khám
Số
mắc %
Số
khám
Số
mắc %
Số
khám
Số
mắc %
< 30 36 3 8,3 44 0 0 28 0 0 p<0,05
30 - 39 128 8 6,3 130 5 3,8 85 2 2,4 p>0,05
40 - 49 159 13 8,2 61 4 6,6 89 4 4,5 p>0,05
≥ 50 13 3 23,1 20 2 10,0 39 3 7,7 p>0,05
6.7
2.9
1.8
9.3
7.4
5.5
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Tỷ lệ %
< 40 tuổi ≥ 40 tuổi
Tuổi đời
Nhóm I
Nhóm II
Nhóm III
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ bệnh ngoài da theo tuổi đời trong các nhóm nghề
* Nhận xét:
- Kết quả ở bảng 3.11 và biểu đồ 3.6 cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ngoài da có
xu hướng tăng dần theo tuổi đời ở cả 3 nhóm NC. Tỷ lệ mắc bệnh ngoài da ở
nhóm ≥ 40 tuổi cao hơn so với nhóm < 40 tuổi, sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê với p<0,05. Nhóm I có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở các nhóm tuổi, sau đó
đến nhóm II, nhóm III có tỷ lệ mắc bệnh thấp nhất.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
34
Bảng 3.12. Tỷ lệ bệnh ngoài da theo tuổi nghề trong các nhóm nghề
Nhóm
nghề
Tuổi
nghề
Nhóm I
(SL = 336)
Nhóm II
(SL = 255)
Nhóm III
(SL = 241)
P
Số
khám
Số
mắc
%
Số
khám
Số
mắc %
Số
khám
Số
mắc %
< 5 11 1 9,1 21 0 0 11 0 0 p>0,05
5 - 9 83 6 7,2 127 4 3,1 70 1 1,4 p>0,05
10 - 19 235 19 8,1 104 7 6,7 152 8 5,3 p>0,05
≥ 20 7 1 14,3 3 0 0 8 0 0 p>0,05
7.4
2.7
1.2
8.3
6.5
5
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Tỷ lệ %
< 10 năm ≥ 10 năm
Tuổi nghề
Nhóm I
Nhóm II
Nhóm III
Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ bệnh ngoài da theo tuổi nghề trong các nhóm nghề
* Nhận xét:
- Kết quả ở bảng 3.12 và biểu đồ 3.7 cho thấy ở cả 3 nhóm NC tỷ lệ mắc
bệnh ngoài da ở tuổi nghề ≥ 10 năm chiếm tỷ lệ cao hơn so với tuổi nghề < 10
năm, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Ở các
nhóm tuổi nghề, tỷ lệ mắc bệnh có xu hướng cao nhất ở nhóm I, giảm dần ở
nhóm II, tỷ lệ mắc bệnh thấp nhất ở nhóm III. Nhóm II và nhóm III không có
trường hợp nào mắc bệnh ở tuổi nghề < 5 năm và ≥ 20 năm (0%).
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
35
7
0.8
6.6
11.4
0
10.8
0
2
4
6
8
10
12
Tỷ lệ %
Nam Nữ
Giới
Nhóm I
Nhóm II
Nhóm III
Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ bệnh hô hấp theo giới trong các nhóm nghề
* Nhận xét:
- Nữ có xu hướng mắc bệnh nhiều hơn so với nam ở nhóm I và nhóm III
trong khi nhóm II nam có xu hướng mắc bệnh nhiều hơn nữ. Sự khác biệt
giữa nam và nữ có ý nghĩa thống kê với p<0,01. Ở cả giới nam và nữ tỷ lệ
mắc bệnh cao nhất ở nhóm I (nam: 7,0%, nữ: 11,4%), sau đó đến nhóm III
(nam: 6,6%; nữ: 10,8%), thấp nhất là nhóm II (nam: 0,8%, nữ: 0%), ở nam sự
khác biệt giữa các nhóm nghề rất rõ ràng (p<0,01) trong khi ở nữ sự khác biệt
giữa các nhóm nghề không rõ (p>0,05).
Bảng 3.13. Tỷ lệ bệnh hô hấp theo tuổi đời trong các nhóm nghề
Nhóm
nghề
Nhóm
tuổi
Nhóm I
(SL = 336)
Nhóm II
(SL = 255)
Nhóm III
(SL = 241)
P
Số
khám
Số
mắc %
Số
khám
Số
mắc %
Số
khám
Số
mắc %
< 30 36 2 5,6 44 0 0 28 0 0 p>0,05
30 - 39 128 12 9,4 130 2 1,5 85 5 5,9 p<0,05
40 - 49 159 14 8,8 61 0 0 89 10 11,2 p<0,05
≥ 50 13 1 7,7 20 0 0 39 6 15,4 p>0,05
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
36
8.5
1.2
4.4
8.7
0
12.5
0
2
4
6
8
10
12
14
Tỷ lệ %
< 40 tuổi ≥ 40 tuổi
Tuổi đời
Nhóm I
Nhóm II
Nhóm III
Biểu đồ 3.9. Tỷ lệ bệnh hô hấp theo tuổi đời trong các nhóm nghề
* Nhận xét:
- Tỷ lệ mắc bệnh hô hấp ở nhóm tuổi ≥ 40 cao hơn so với nhóm tuổi < 40,
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Với nhóm tuổi < 40, tỷ lệ mắc
bệnh cao nhất ở nhóm I (8,5%), thấp nhất là nhóm II (1,2%) thì nhóm tuổi ≥
40 tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở nhóm III (12,5%) thấp nhất là nhóm II (0%), sự
khác biệt giữa các nhóm nghề có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
Bảng 3.14. Tỷ lệ bệnh hô hấp theo tuổi nghề trong các nhóm nghề
Nhóm
nghề
Tuổi
nghề
Nhóm I
(SL = 336)
Nhóm II
(SL = 255)
Nhóm III
(SL = 241)
P
Số
khám
Số
mắc
%
Số
khám
Số
mắc
%
Số
khám
Số
mắc
%
< 5 11 1 9,1 21 1 4,8 11 0 0 p>0,05
5 - 9 83 6 7,2 127 1 0,8 70 4 5,7 p>0,05
10 - 19 235 21 8,9 104 0 0 152 17 11,2 p<0,05
≥ 20 7 1 14,3 3 0 0 8 0 0 p>0,05
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
37
7.4
1.4
4.9
9.1
0
10.6
0
2
4
6
8
10
12
Tỷ lệ %
< 10 năm ≥ 10 năm
Tuổi nghề
Nhóm I
Nhóm II
Nhóm III
Biểu đồ 3.10. Tỷ lệ bệnh hô hấp theo tuổi nghề trong các nhóm nghề
* Nhận xét:
- Tỷ lệ mắc bệnh hô hấp ở tuổi nghề ≥ 10 năm cao hơn so với tuổi nghề <
10 năm, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Với tuổi nghề < 10 năm,
tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở nhóm I (7,4%), thấp nhất là nhóm II (1,4%), với
tuổi nghề ≥ 10 năm tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở nhóm III, thấp nhất ở nhóm II (0%).
Bảng 3.15. Liên quan giữa nhóm nghề và tỷ lệ bệnh mũi họng
Bệnh mũi họng
Nhóm nghề
Mắc bệnh Không mắc
OR
(CI95%OR)
P
n % n %
Nhóm III
(SL = 241)
51 21,2 190 78,8 1 -
Nhóm I
(SL = 336)
89 26,5 247 73,5
0,75
(0,50 - 1,10) > 0,05
* Nhận xét:
- Tỷ lệ mắc bệnh mũi họng ở nhóm I (26,5%) cao hơn nhóm III (21,2%)
tuy nhiên chưa tìm thấy mối liên quan giữa tỷ lệ mắc bệnh mũi họng và nhóm
nghề, sự khác biệt giữa các nhóm nghề không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
38
Bảng 3.16. Liên quan giữa nhóm nghề và tỷ lệ bệnh ngoài da
Bệnh ngoài da
Nhóm nghề
Mắc bệnh Không mắc
OR
(CI95%OR)
P
n % n %
Nhóm III
(SL = 241)
9 3,7 232 96,3 1 -
Nhóm I
(SL = 336)
27 8,0 309 92,0
2,25
(1,04 - 4,88) < 0,05
* Nhận xét:
- Tỷ lệ mắc bệnh ngoài da ở công nhân nhóm I là 8,0% cao hơn nhóm III
(3,7%). Có mối liên quan giữa bệnh ngoài da và nhóm nghề của công nhân,
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05, OR = 2,25; 95% CI của OR
(1,04 - 4,48).
Bảng 3.17. Liên quan giữa nhóm nghề và tỷ lệ mắc bệnh hô hấp
Bệnh hô hấp
Nhóm nghề
Mắc bệnh Không mắc
OR
(CI95%OR)
P
n % n %
Nhóm III
(SL = 241)
21 8,7 220 91,3 1 -
Nhóm I
(SL = 336)
29 8,6 307 91,4
1,01
(0,56 - 1,82) > 0,05
* Nhận xét:
- Tỷ lệ mắc bệnh hô hấp ở nhóm I (8,6%), nhóm III (8,7%) chưa tìm thấy
mối liên quan giữa tỷ lệ mắc bệnh hô hấp và nhóm nghề, sự khác biệt không
có ý nghĩa thống kê với p>0,05.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
39
Chƣơng 4
BÀN LUẬN
4.1. Các kết quả nghiên cứu về môi trƣờng
Kết quả đo vi khí hậu ở bảng 3.1 cho thấy nhiệt độ nơi làm việc ở cả 3
khu vực đều đạt TCCP (16 - 320
C). Nhiệt độ cao nhất ở khu vực I (26,150
C)
bao gồm PX lò quay, PX cấp liệu và PX thành phẩm tiếp theo là khu vực II
(PX cơ điện, PX vận tải, PX khai thác, PX vận hành) với nhiệt độ 25,580
C,
thấp nhất là khu vực III (khu hành chính) có nhiệt độ 25,100
C. Điều này hoàn
toàn hợp lý bởi khu vực I đặc biệt tại phân xưởng lò quay là nơi nung clinke,
có đặt những thiết bị nhằm thực hiện quá trình hóa lý như sấy, đốt nóng, phân
huỷ cacbonat và làm nguội ở quy mô công nghiệp [20], về lý thuyết đây là nơi
phát sinh ra lượng nhiệt cao nhất trong dây chuyền sản xuất xi măng, do đó
khu vực I có nhiệt độ cao nhất là hợp lý. Tuy nhiên mức độ chênh lệch nhiệt
độ giữa 3 khu vực không nhiều, đó là ưu điểm của việc cải tiến dây chuyền
mới. Kết quả này khác biệt so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Thái
[26] cũng tại CTCPXM La Hiên cho thấy nhiệt độ không khí ở các khu vực
sản xuất phần lớn tương đối cao trừ khu vực ngoài trời (đập đá). Hầu hết ở
các khu vực được đo nhiệt độ đều tăng từ 1 - 70
C so với TCCP. Sự khác biệt
này có thể được giải thích bởi thời điểm tiến hành lấy mẫu khác nhau và từ
sau năm 2005 CTCPXM La Hiên đã thay đổi công nghệ lò đứng sang lò quay
- một công nghệ tiên tiến đem lại hiệu quả cả về chất lượng cho sản phẩm và
giảm thiểu tác hại đến môi trường sản xuất, đặc biệt tiết kiệm nhiệt năng so
với phương pháp cũ do không phải sấy hỗn hợp bùn vốn có độ ẩm rất cao. So
sánh với kết quả đo vi khí hậu trong nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Anh cho
thấy nhiệt độ môi trường ở hầu hết các mẫu đo vi khí hậu đều cao hơn tiêu
chuẩn cho phép (87% ở nhà máy Luyện thép và 81% ở nhà máy Cán thép)
[1]. Với kết quả này thì số vị trí lao động trong nghiên cứu của chúng tôi có
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
40
điều kiện vi khí hậu tốt, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh lao động cao hơn rất
nhiều so với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Ngọc Anh.
Bảng 3.2 cho thấy độ ẩm ở cả 3 khu vực nghiên cứu đều đạt TCCP (≤
80%), trong đó khu vực I và II có độ ẩm cao nhất (72,48%), thấp nhất là khu
vực III có độ ẩm 71,79%. Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của
Nguyễn Văn Thái (72,5%) [26] và cao hơn nghiên cứu của một số tác giả
Trần Như Nguyên (65,3%) [19], Nguyễn Ngọc Anh (51,4%) [1]. So sánh với độ
ẩm ngoài trời với độ ẩm trung bình ở 3 khu vực nghiên cứu thấy rằng có mức
chênh lệch không nhiều, đều nằm trong TCCP.
Kết quả đo vận tốc gió ở bảng 3.3 cho thấy khu vực I có số lượng mẫu
vượt TCCP cao nhất (69,7%), trong khi khu vực II (15,0%), khu vực III
không có mẫu nào vượt TCCP (0%). Khu vực I có vận tốc gió trung bình thấp
nhất (0,38 m/s), sau đó đến khu vực II (0,50 m/s), khu vực III có vận tốc gió
trung bình cao nhất (0,55 m/s). Như vậy ở khu vực I số vị trí không đảm bảo
sự thông thoáng . Tốc độ gió thấp kết hợp với nhiệt độ cao, độ ẩm cao có thể
là nguyên nhân gây nên nhiều bệnh tật điển hình như tai - mũi - họng, các
bệnh hô hấp, bệnh ngoài da...Theo Đỗ Hàm [11] điều kiện vi khí hậu có thể
ảnh hưởng tới các quá trình sinh học trong điều hoà nhiệt độ của cơ thể và có
thể gây bệnh tật cho người lao động khi mà các phản ứng sinh lý sinh hoá bị
rối loạn. So ánh với tốc độ gió ngoài trời (0,55 m/s) thì tốc độ gió trung bình
nơi làm việc cao hơn do có sử dụng hệ thống thông gió nhân tạo.
Trong quá trình sản xuất xi măng ngoài yếu tố vi khí hậu còn có nhiều
yếu tố tác hại nghề nghiệp khác gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến
sức khỏe người lao động song yếu tố nguy cơ gây bệnh chủ yếu là bụi, đặc
biệt trong ngành công nghiệp sản xuất xi măng [43]. Bụi nguy hiểm không
những bởi tính độc hại mà còn do tính phổ biến, sự có mặt của bụi ở khắp mọi
nơi, mọi chỗ trong môi trường lao động, môi trường sống [11]. Đặc điểm của
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
41
bụi xi măng là háo nước nên dễ bám dính và đông cứng trên bề mặt niêm dịch
đường hô hấp, làm vô hiệu hóa sự thanh lọc của hệ thống màng nhày - lông
chuyển từ đó phát sinh bệnh đường hô hấp và mũi họng [25]. Theo Meo.S.A
bụi xi măng gây ra suy giảm chức năng phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính,
bệnh phổi hạn chế, ho dị ứng và ung thư phổi, dạ dày và ruột. Các nghiên cứu
khác đã chỉ ra rằng bụi xi măng có thể nhập vào hệ tuần hoàn và do đó về cơ
bản ảnh hưởng đến tất cả các cơ quan của cơ thể và các mô khác nhau bao
gồm tim, gan, lá lách, xương, cơ bắp và các sợi lông và cuối cùng ảnh hưởng
đến cấu trúc vi mô và hiệu suất sinh lý [42]. Ngoài ra trong bụi xi măng có
chứa Cr6+
, Coban, Niken...đặc biệt là Cr6+
có khả năng hấp thụ vào da và xâm
nhập vào các tế bào của da, liên kết với các protein tế bào và tạo ra một phản
ứng dị ứng [27]. Kết quả đo nồng độ bụi ở bảng 3.4 và 3.5 cho thấy số lượng
mẫu bụi vượt TCCP ở khu vực I chiếm tỷ lệ cao nhất (26,3%) sau đó đến khu
vực II (10,0%). Ở khu vực III không có mẫu nào vượt TCCP (0%). Kết quả
đo hàm lượng silic trong bụi ở cả 3 khu vực đều dưới 20%. Khu vực I là nơi
tập trung 3 PX: Lò nung, Cấp liệu, Thành phẩm. Đây là 3 PX phát sinh ra
nhiều bụi trong quá trình sản xuất, đặc biệt là PX Thành phẩm (đóng bao xi
măng), từ đáy các silô chứa, qua hệ thống cửa tháo liệu, xi măng được vận
chuyển đến các két chứa của máy đóng bao hoặc các bộ phận xuất xi măng
rời đồng bộ.
. Đây là công đoạn có
môi trường lao động ô nhiễm nhất trong nhà máy xi măng [20]. Kết quả
nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tất cả các vị trí đo ở PX Thành phẩm nồng
độ bụi hô hấp đều cao hơn TCCP từ 1,2 - 3,4 lần, nồng độ bụi toàn phần cao
hơn TCCP từ 1,4 - 2.7 lần. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả
nghiên cứu của một số tác giả khác như Trần Như Nguyên (2012) nghiên cứu
tại nhà máy xi măng Bút Sơn - Hà Nam: PX Đóng bao là phân xưởng có nồng
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
42
độ bụi cao nhất [19], Ogunbileje J [45], Zeyede K Zeleke [48]. Ở khu vực II
bao gồm 4 PX: Cơ điện, Khai thác, Vận tải, PX Vận hành trung tâm thì vị trí
vận hành máy khoan đá cầm tay (PX Khai thác) nồng độ bụi hô hấp cao hơn
TCCP 1,2 lần, bụi toàn phần cao hơn TCCP 1,8 lần, vị trí nhà xưởng sửa chữa
ô tô (PX Vận tải) nồng độ bụi hô hấp cao hơn TCCP 1,2 lần, bụi toàn phần
cao hơn TCCP 1,1 lần. Khu vực III là khu vực hành chính tập trung ở 2 dãy
nhà 2 tầng liền kề nhau, cách các phân xưởng sản xuất trực tiếp khoảng 100m
nên sự xuất hiện của bụi ở đây chủ yếu từ dây chuyền sản xuất phát tán vào
trong không khí nên trong các mẫu đo nồng độ bụi thấp hơn, không có mẫu
nào vượt TCCP. Nông Văn Vân (2007) khi nghiên cứu thực trạng môi trường
lao động và sức khỏe công nhân khai thác quặng tại xí nghiệp kẽm chì Chợ
Điền, Bắc Kạn kết quả cho thấy khu vực văn phòng là nơi ít bị ô nhiễm nhất,
nồng độ bụi thấp nhất so với 2 khu vực còn lại (bụi hô hấp: 0,33 mg/m3
, bụi
toàn phần: 0,87 mg/m3
) [30]. So sánh với một số ngành nghề khác như sản
xuất đá hay khai thác quặng của tác giả Đinh Xuân Ngôn [18] và Nông Văn
Vân [30] thì nồng độ bụi ở CTCP XM La Hiên thấp hơn. Kết quả của Đinh
Xuân Ngôn cho thấy các vị trí nghiền sàng đá, khoan đá, nghiền bột đá, đóng
bao bột đá, kho bột đá, nồng độ bụi toàn phần trung bình từ 12,9 - 60,4 mg/m3
vượt TCCP từ 2 - 10 lần, nồng độ bụi hô hấp từ 4,7 - 26,7 mg/m3
cũng vượt
TCCP từ 1,2 - 6,7 lần. Kết quả đo của Nông Văn Vân (2007) trong các hầm lò
gần vị trí khoan tay, nồng độ bụi toàn phần đo được từ 25,5 - 46,9 mg/m3
cao
hơn TCCP từ 6,3 - 11,7 lần, nồng độ bụi hô hấp từ 10,6 - 12,2 mg/m3
cao hơn
TCCP từ 10,6 - 12,2 lần (hàm lượng Silic 31,9%). Tuy nhiên so sánh với kết
quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Thái (2005) cũng tại CTCP Xi măng La
Hiên (giai đoạn sử dụng công nghệ lò đứng) hầu hết các vị trí trong dây
truyền sản xuất hàm lượng bụi đều vượt quá TCCP, đặc biệt là nơi băng tải
than (9,0 mg/m3
), sàn lò nung Clinke (15,0 mg/m3
) và trung tâm nhà kho xi
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
43
măng (10,0 mg/m3
) [26]. Như vậy sau khi chuyển đổi công nghệ sản xuất xi
măng sang công nghệ lò quay hàm lượng bụi đã giảm đáng kể ở nhiều vị trí,
đặc biệt ở lò nung clinke các mẫu kết quả đo được của chúng tôi không có
mẫu nào vượt TCCP. Tuy nhiên ở nhiều vị trí khác hàm lượng bụi vẫn cao rõ
ràng là yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động. Điều này
cho thấy vẫn tồn tại yếu tố gây ô nhiễm môi trường song song với việc phát
triển và đổi mới dây chuyền sản xuất. Tuy nhà máy đã áp dụng nhiều biện
pháp khống chế phát sinh bụi và giảm thiểu sự phát tán bụi như các thiết bị lọc
bụi, che chắn, lọc bụi nước song hiệu quả vẫn còn thấp.
4.2. Kết quả nghiên cứu sức khỏe, bệnh tật và các yếu tố liên quan
Kết quả ở bảng 3.6 cho thấy ở CTCP Xi măng La Hiên nam giới chiếm
đa số, ở nhóm I (nhóm có nguy cơ cao, làm việc tại các PX: Lò nung, Cấp
liệu, Thành phẩm) tỷ lệ nam gần gấp đôi nữ (nam: 63,4%, nữ: 36,6%). Thực
tế đây là nhóm nghề có nguy cơ cao đối với sức khỏe người lao động do môi
trường làm việc phải tiếp xúc với nhiều các tác hại nghề nghiệp không chỉ là
vi khí hậu nóng, bụi mà còn có cả hơi khí độc, tiếng ồn...do đó phù hợp với
nam hơn là nữ. Ở nhóm II nam giới chiếm đa số (96,1%) do tính chất công
việc mang tính đặc thù, chủ yếu là sửa chữa máy móc và vận tải không phù
hợp với nữ giới (3,9%). Nhóm III là nhóm lao động hành chính tỷ lệ nam nữ
không chênh lệch như 2 nhóm trên (nam: 50,2%, nữ: 49,8%) do tính chất
công việc phù hợp với cả nam và nữ. Phân bố tuổi đời theo nhóm nghề cho
thấy ở CTCP Xi măng La Hiên tuổi đời từ 30 - 39 và 40 - 49 chiếm tỷ lệ chủ
yếu trong 3 nhóm nghề, tuổi đời ≥ 50 chiếm tỷ lệ thấp, nhất là nhóm I (3,9%).
Như vậy ở nhóm I, lao động có tuổi đời trên 50 tuổi và tỷ lệ nữ công nhân lao
động trực tiếp thấp. Sở dĩ có hiện tượng này bởi, theo qui định của Bộ Lao
động thương binh xã hội, thì những người lao động làm các công việc nặng
nhọc trong môi trường độc hại có thể được nghỉ hưu sớm so với qui định là 5
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
44
năm, tức là nam có thể nghỉ khi 55 tuổi và nữ 50 tuổi. Cũng theo Loock R
(1984) gần 2/3 các bệnh nghề nghiệp được phát hiện trong nửa sau của cuộc
đời [42]. Do đó tuổi đời cao có thể là yếu tố khiến cho tỷ lệ bệnh tật của
người lao động tại CTCP Xi măng La Hiên gia tăng đặc biệt là đối tượng lao
động ở nhóm I là đối tượng lao động nặng với nhiều yếu tố tác hại nghề
nghiệp hơn so với 2 nhóm còn lại. Về kết quả phân bố tuổi nghề theo nhóm
nghề ở cả 3 nhóm nghề, tuổi nghề từ 5 - 9 năm và 10 - 19 năm chiếm tỷ lệ cao
nhất, tuổi nghề ≥ 20 năm chiếm tỷ lệ thấp nhất, trong đó nhóm I (2,1%), nhóm
II (1,2%), nhóm III (3,3%).
Kết quả phân loại sức khỏe ở bảng 3.7 và biểu đồ 3.1 cho thấy người lao
động ở CTCPXM La Hiên chủ yếu là loại III (50,8%). Nhóm nghề I có sức
khỏe loại I, II chiếm tỷ lệ thấp nhất (32,5%) trong khi sức khỏe loại IV, V lại
chiếm tỷ lệ tương đối cao 6,5% so với hai nhóm nghề còn lại. Sức khỏe loại V
là trường hợp sức khỏe rất yếu không được tham gia lao động nặng. Điều này
có thể được giải thích bởi nhóm I là nhóm nghề có nguy cơ cao nhất trong 3
nhóm nghiên cứu. Đây là nhóm đối tượng lao động nặng lại thường xuyên
phải tiếp xúc với các yếu tố độc hại mang tính chất nghề nghiệp như vi khí
hậu nóng, bụi...(Kết quả ở bảng 3.1, bảng 3.4 và bảng 3.5) do đó ảnh hưởng
trực tiếp lên sức khỏe của công nhân làm việc tại đây. Còn nhóm III mặc dù là
nhóm có ít nguy cơ nhất nhưng sức khỏe loại IV, V lại chiếm tỷ lệ cao nhất
(7,0%). Bảng 3.6 cho thấy tuổi đời ≥ 50 và tuổi nghề ≥ 20 năm ở nhóm III
chiếm tỷ lệ cao nhất trong 3 nhóm nghề, đây có thể là yếu tố góp phần làm
cho phân loại sức khỏe IV, V của nhóm III chiếm tỷ lệ cao nhất. So sánh kết
quả phân loại sức khỏe của công nhân CTCP Xi măng La Hiên với ngành
nghề khác như dệt may, thuỷ sản, sản xuất gạch tuynel trong nghiên cứu của
Nguyễn Ngọc Diễn kết quả cho thấy sức khỏe loại II chiếm tỷ lệ cao nhất [8].
So sánh với các nghiên cứu của các tác giả khác cũng nghiên cứu về sức khỏe
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
45
công nhân xi măng thì tỷ lệ sức khỏe loại I, II trong nghiên cứu của chúng tôi
là 43,6% thấp hơn Phạm Thị Thuý Hoa (73,4%) [12], Trần Như Nguyên
(59,1%) [19]. Tác giả Lê Thu Nga (2012) tiến hành nghiên cứu sức khỏe của
công nhân CTCP May 10 kết quả cho thấy tỷ lệ công nhân đạt sức khỏe loại I,
II chiếm tới 92,4%, cao gấp 2,1 lần kết quả của chúng tôi [16]. Năm 2009, Hồ
Thị Tố Nga đã nghiên cứu thực trạng sức khỏe bệnh tật của công nhân xí
nghiệp xếp dỡ Hoàng Diệu, cảng Hải Phòng kết quả cho thấy sức khỏe của
công nhân đạt loại I, II chiếm tới 88,0% [15]. Như vậy so với nhiều nghiên
cứu khác, phân loại sức khỏe của cán bộ công nhân viên CTCP Xi măng La
Hiên kém hơn. Nguyễn Văn Thái năm 2005 cũng đã nghiên cứu về thực trạng
sức khỏe công nhân nhà máy xi măng La Hiên, khi đó nhà máy vẫn sử dụng
công nghệ lò đứng, kết quả cho thấy sức khỏe loại I, II chiếm tỷ lệ cao nhất
(62,1%), sức khỏe loại III (32,9%), loại IV, V (5,0%) [26]. Như vậy sau 8
năm, phân loại sức khỏe công nhân của CTCP Xi măng La Hiên đã giảm ngay
cả khi đã chuyển sang công nghệ lò quay hiện đại hơn công nghệ lò đứng. Có
thể nguyên nhân do số người lao động cách đây 8 năm hiện vẫn tiếp tục còn
làm việc cộng với môi trường làm việc vẫn bị ô nhiễm (mặc dù đã giảm so
với trước năm 2005) khiến cho mặt bằng chung sức khỏe của công nhân giảm
sút. Do đó cần có sự quan tâm hơn nữa của lãnh đạo công ty và các ban ngành
liên quan đến sức khỏe người lao động CTCP Xi măng La Hiên, cần có các
biện pháp cải thiện hơn nữa môi trường lao động cũng như nâng cao sức khỏe
cho người lao động, đặc biệt là lao động nặng như các nhóm nghề I và II.
CTCP Xi măng La Hiên cần giải quyết chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật cho
người lao động tiếp xúc độc hại theo quy định của Bộ luật Lao động về An
toàn vệ sinh lao động. Các trường hợp sức khỏe loại V cần được bố trí công
việc khác hoặc nghỉ chế độ dựa trên quy định chung.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
46
Kết quả cơ cấu bệnh tật trong các nhóm nghề ở bảng 3.8 cho thấy trong 3
loại bệnh thì bệnh tai - mũi - họng chiếm tỷ lệ cao nhất (23,2%), da liễu
(5,6%), hô hấp (6,3%). Tỷ lệ bệnh mũi họng theo giới trong các nhóm nghề ở
biểu đồ 3.2 cho thấy ở CTCP Xi măng La Hiên ở nam nhóm I có tỷ lệ mắc
bệnh cao nhất (25,4%), sau đó đến nhóm III (22,3%), nam nhóm II có tỷ lệ
mắc bệnh thấp nhất (21,2%), sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với
p>0,05. Ở nữ tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở nhóm I (28,5%), sau đó đến nhóm III
(20,0%), nhóm II có tỷ lệ mắc bệnh thấp nhất (10,0%). Giữa nam và nữ:
nhóm I nữ mắc bệnh nhiều hơn nam (nữ: 28,5%, nam: 25,4%), nhóm II và III
có xu hướng nam mắc bệnh nhiều hơn nữ. Mặc dù trong cùng môi trường làm
việc nhưng do đặc điểm nhóm I là nhóm có nguy cơ cao nên thể trạng của nữ
kém hơn, dễ mắc bệnh hơn. Nhóm II nam mắc bệnh nhiều hơn nữ (nam:
21,2%, nữ: 10,0%) do đặc thù công việc nhóm II chủ yếu là vận tải, sửa chữa
máy móc vốn phù hợp với nam hơn nữ nên nữ ở nhóm II chủ yếu làm những
công việc nhẹ nhàng như vệ sinh hay thống kê...đặc biệt ở PX Vận hành trung
tâm với đặc điểm trực ca kíp ban đêm nên 100% là nam giới. Nhóm III tỷ lệ
mắc bệnh ở nam cao hơn nữ (nam: 22,3%, nữ: 20,0%), có thể do tỷ lệ nam
giới có tuổi đời ≥ 40 chiếm đa số thì tỷ lệ nam bị bệnh nhiều hơn nữ ở nhóm
III là hợp lý. So sánh với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Diễn ở CTCP
phát triển thuỷ sản Huế, tỷ lệ mắc bệnh mũi họng ở nữ (16,7%) cao hơn nam
(15,4%) hay Công ty dệt may xuất khẩu Huế, tỷ lệ mắc bệnh mũi họng ở nữ
(18,2%) so với nam (17,6%) thì kết quả trên tương đồng với nghiên cứu của
chúng tôi [8].
Bảng 3.9 và biểu đồ 3.3 cho thấy tỷ lệ bệnh mũi họng theo tuổi đời ở các
nhóm nghề. Tỷ lệ mắc bệnh mũi họng ở nhóm ≥ 40 tuổi cao hơn nhóm < 40
tuổi, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01. Với nhóm tuổi < 40, nhóm
I có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất (18,9%), nhóm III có tỷ lệ mắc bệnh thấp nhất
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
47
(8,0%), sự khác biệt giữa các nhóm nghề có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
Nhóm tuổi ≥ 40, tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở nhóm II (34,6%), thấp nhất ở
nhóm III (32,8%), sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Kết
quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự kết quả nghiên cứu của Nguyễn Quốc
Linh (2012) nhóm tuổi 41 - 50 mắc bệnh viêm mũi họng với tỷ lệ cao nhất
(71,8%), giữa các nhóm tuổi không có sự khác biệt (p>0,05) [14].
Bảng 3.10 và biểu đồ 3.4 cho thấy bệnh mũi họng có xu hướng tăng cao
ở tuổi nghề ≥ 10 năm so với tuổi nghề < 10 năm, sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê với p<0,01. Nhóm II và nhóm III tỷ lệ mắc bệnh ở tuổi nghề < 5
năm thấp hơn so với tuổi nghề ≥ 20 năm, riêng nhóm I tỷ lệ mắc bệnh ở tuổi
nghề < 5 năm cao hơn so với tuổi nghề ≥ 20 năm (18,2% so với 14,3%). Ở
nhóm tuổi nghề ≥ 20 năm nhóm nghề I có tỷ lệ mắc bệnh thấp nhất (14,3%).
Điều này có thể được giải thích do đặc thù nhóm I là nhóm ngành lao động
nặng, nhiều nguy cơ nên những công nhân có tuổi nghề cao, sức khỏe không
đảm bảo đã được chuyển qua làm các công việc khác hoặc nghỉ chế độ, do đó
khiến cho tỷ lệ mắc bệnh ở nhóm tuổi nghề này thấp nhất trong 3 nhóm nghề
nhưng lại là một con số đáng lưu tâm.
Biểu đồ 3.5 cho thấy tỷ lệ bệnh ngoài da theo giới trong các nhóm nghề ở
CTCPXM La Hiên. Kết quả tỷ lệ mắc bệnh ở nam có xu hướng tăng dần từ
nhóm NC thấp đến nhóm NC cao (nhóm III: 3,3%, nhóm II: 4,5%, nhóm I:
8,9%), sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Với nữ tỷ lệ mắc
bệnh ở nhóm I chiếm tỷ lệ cao nhất (6,5%), sau đó đến nhóm III (4,2%), thấp
nhất là nhóm II (0%), sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
Nhóm I và II nam mắc bệnh nhiều hơn nữ, riêng nhóm III nữ mắc bệnh nhiều
hơn nam (nữ: 4,2%, nam: 3,3%), sự khác biệt giữa nam và nữ ở cả 3 nhóm
không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Nguyễn Văn Sơn khi nghiên cứu kết quả
mắc bệnh sạm da nghề nghiệp trong ngành xăng dầu, kết quả cũng cho thấy
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
48
nam mắc bệnh nhiều hơn nữ, tuy nhiên tỷ lệ mắc của tác giả (nam: 19,4%, nữ:
15,3%) [22] cao hơn trong nghiên cứu của chúng tôi. Tác giả đã giải thích do
công nhân nam thường không tuân thủ điều trị, không có ý thức phòng tránh
ánh sáng mặt trời nên tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nữ. Trong nghiên cứu của
chúng tôi nếu phân theo nhóm nghề thì nhóm I và nhóm II, nam có xu hướng
mắc bệnh nhiều hơn nữ. Do đây là nhóm ngành lao động nặng, nhiều tác hại
nghề nghiệp nên hầu như những công việc nặng nhọc do nam đảm nhận, riêng
nhóm III là nhóm ít nguy cơ nhất thì nữ mắc bệnh nhiều hơn nam (nữ: 4,2%,
nam: 3,3%). Ngoài ra tỷ lệ mắc bệnh ở nam có xu hướng tăng dần từ nhóm có
NC thấp đến nhóm NC cao (nhóm III: 3,3%), nhóm II: 4,5%, nhóm I: 8,9%).
Tuy nhiên ở nữ, nhóm II là nhóm NC vừa thì không có trường hợp nào mắc
bệnh trong khi nữ nhóm III là nhóm ít NC nhất thì tỷ lệ mắc bệnh là 4,2%,
một phần do số lượng nữ nhóm II ít (10 người) và tuổi đời ≥ 40 cũng như tuổi
nghề ≥ 10 năm của nhóm II thấp hơn so với nhóm III (Bảng 3.6) nên khiến
cho tỷ lệ bệnh ở nữ nhóm II ít hơn so với nhóm III.
Bảng 3.11 và biểu đồ 3.6 mô tả tỷ lệ bệnh ngoài da theo tuổi đời trong
các nhóm nghề, kết quả cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ngoài da có xu hướng tăng
dần theo tuổi đời ở cả 3 nhóm NC. Tỷ lệ mắc bệnh ngoài da ở nhóm ≥ 40 tuổi
cao hơn so với nhóm < 40 tuổi, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
Nhóm I có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở các nhóm tuổi, sau đó đến nhóm II,
nhóm III có tỷ lệ mắc bệnh thấp nhất. Ở nhóm I tỷ lệ mắc bệnh ở nhóm ≥ 50
tuổi so với nhóm < 30 tuổi cao gấp 2,8 lần, nhóm II là 10,0 lần (do < 30 tuổi
không có trường hợp nào bị bệnh), nhóm III là 7,7 lần (do < 30 tuổi không có
trường hợp nào bị bệnh). Như vậy ở nhóm tuổi đời trẻ tỷ lệ mắc bệnh là rất
thấp so với tuổi đời cao và chỉ có ở nhóm I là nhóm nghề có nguy cơ cao thì
tuổi đời < 30 mới bị bệnh. Tuy nhiên ở nhóm I, tỷ lệ mắc bệnh thấp nhất
không phải ở nhóm < 30 tuổi mà là nhóm 30 - 39 tuổi (6,3%), nhóm ≥ 50 tuổi
Thực trạng một số yếu tố môi trường lao động và sức khỏe, bệnh tật ở người lao động công ty cổ phần xi măng la hiên
Thực trạng một số yếu tố môi trường lao động và sức khỏe, bệnh tật ở người lao động công ty cổ phần xi măng la hiên
Thực trạng một số yếu tố môi trường lao động và sức khỏe, bệnh tật ở người lao động công ty cổ phần xi măng la hiên
Thực trạng một số yếu tố môi trường lao động và sức khỏe, bệnh tật ở người lao động công ty cổ phần xi măng la hiên
Thực trạng một số yếu tố môi trường lao động và sức khỏe, bệnh tật ở người lao động công ty cổ phần xi măng la hiên
Thực trạng một số yếu tố môi trường lao động và sức khỏe, bệnh tật ở người lao động công ty cổ phần xi măng la hiên
Thực trạng một số yếu tố môi trường lao động và sức khỏe, bệnh tật ở người lao động công ty cổ phần xi măng la hiên
Thực trạng một số yếu tố môi trường lao động và sức khỏe, bệnh tật ở người lao động công ty cổ phần xi măng la hiên
Thực trạng một số yếu tố môi trường lao động và sức khỏe, bệnh tật ở người lao động công ty cổ phần xi măng la hiên
Thực trạng một số yếu tố môi trường lao động và sức khỏe, bệnh tật ở người lao động công ty cổ phần xi măng la hiên
Thực trạng một số yếu tố môi trường lao động và sức khỏe, bệnh tật ở người lao động công ty cổ phần xi măng la hiên
Thực trạng một số yếu tố môi trường lao động và sức khỏe, bệnh tật ở người lao động công ty cổ phần xi măng la hiên
Thực trạng một số yếu tố môi trường lao động và sức khỏe, bệnh tật ở người lao động công ty cổ phần xi măng la hiên
Thực trạng một số yếu tố môi trường lao động và sức khỏe, bệnh tật ở người lao động công ty cổ phần xi măng la hiên
Thực trạng một số yếu tố môi trường lao động và sức khỏe, bệnh tật ở người lao động công ty cổ phần xi măng la hiên
Thực trạng một số yếu tố môi trường lao động và sức khỏe, bệnh tật ở người lao động công ty cổ phần xi măng la hiên
Thực trạng một số yếu tố môi trường lao động và sức khỏe, bệnh tật ở người lao động công ty cổ phần xi măng la hiên
Thực trạng một số yếu tố môi trường lao động và sức khỏe, bệnh tật ở người lao động công ty cổ phần xi măng la hiên
Thực trạng một số yếu tố môi trường lao động và sức khỏe, bệnh tật ở người lao động công ty cổ phần xi măng la hiên
Thực trạng một số yếu tố môi trường lao động và sức khỏe, bệnh tật ở người lao động công ty cổ phần xi măng la hiên
Thực trạng một số yếu tố môi trường lao động và sức khỏe, bệnh tật ở người lao động công ty cổ phần xi măng la hiên
Thực trạng một số yếu tố môi trường lao động và sức khỏe, bệnh tật ở người lao động công ty cổ phần xi măng la hiên
Thực trạng một số yếu tố môi trường lao động và sức khỏe, bệnh tật ở người lao động công ty cổ phần xi măng la hiên

More Related Content

What's hot

Thực trạng một số bệnh răng miệng và kết quả can thiệp phòng bệnh răng miệng ...
Thực trạng một số bệnh răng miệng và kết quả can thiệp phòng bệnh răng miệng ...Thực trạng một số bệnh răng miệng và kết quả can thiệp phòng bệnh răng miệng ...
Thực trạng một số bệnh răng miệng và kết quả can thiệp phòng bệnh răng miệng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến bệnh tai mũi họng của học sinh trườ...
Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến bệnh tai mũi họng của học sinh trườ...Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến bệnh tai mũi họng của học sinh trườ...
Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến bệnh tai mũi họng của học sinh trườ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Tỷ lệ và một số yếu tố nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường ở người trên 30 tuổi t...
Tỷ lệ và một số yếu tố nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường ở người trên 30 tuổi t...Tỷ lệ và một số yếu tố nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường ở người trên 30 tuổi t...
Tỷ lệ và một số yếu tố nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường ở người trên 30 tuổi t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ dư...
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ dư...Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ dư...
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ dư...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng môi trường xung quanh khu vực khai thác mỏ núi pháo và kiến thức, ...
Thực trạng môi trường xung quanh khu vực khai thác mỏ núi pháo và kiến thức, ...Thực trạng môi trường xung quanh khu vực khai thác mỏ núi pháo và kiến thức, ...
Thực trạng môi trường xung quanh khu vực khai thác mỏ núi pháo và kiến thức, ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt và một số yếu tố liên quan tại các...
Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt và một số yếu tố liên quan tại các...Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt và một số yếu tố liên quan tại các...
Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt và một số yếu tố liên quan tại các...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế xã, phường tỉnh...
Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế xã, phường tỉnh...Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế xã, phường tỉnh...
Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế xã, phường tỉnh...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện ...
Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện ...Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện ...
Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phục hồi chức năng của người chăm...
Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phục hồi chức năng của người chăm...Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phục hồi chức năng của người chăm...
Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phục hồi chức năng của người chăm...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng tại xã...
Thực trạng viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng tại xã...Thực trạng viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng tại xã...
Thực trạng viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng tại xã...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu tạo chế phẩm nucleopolyhedrosis virus (npv) để phòng trừ sâu khoan...
Nghiên cứu tạo chế phẩm nucleopolyhedrosis virus (npv) để phòng trừ sâu khoan...Nghiên cứu tạo chế phẩm nucleopolyhedrosis virus (npv) để phòng trừ sâu khoan...
Nghiên cứu tạo chế phẩm nucleopolyhedrosis virus (npv) để phòng trừ sâu khoan...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Tỷ lệ và ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khỏe và học tập của học sinh trung...
Tỷ lệ và ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khỏe và học tập của học sinh trung...Tỷ lệ và ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khỏe và học tập của học sinh trung...
Tỷ lệ và ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khỏe và học tập của học sinh trung...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con dưới 2...
Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con dưới 2...Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con dưới 2...
Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con dưới 2...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công l...
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công l...Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công l...
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công l...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Tình trạng tăng acid uric huyết thanh, yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp...
Tình trạng tăng acid uric huyết thanh, yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp...Tình trạng tăng acid uric huyết thanh, yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp...
Tình trạng tăng acid uric huyết thanh, yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện ...
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện ...Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện ...
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu kết quả lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và kết quả phẫu thuật u não t...
Nghiên cứu kết quả lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và kết quả phẫu thuật u não t...Nghiên cứu kết quả lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và kết quả phẫu thuật u não t...
Nghiên cứu kết quả lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và kết quả phẫu thuật u não t...https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (20)

Thực trạng một số bệnh răng miệng và kết quả can thiệp phòng bệnh răng miệng ...
Thực trạng một số bệnh răng miệng và kết quả can thiệp phòng bệnh răng miệng ...Thực trạng một số bệnh răng miệng và kết quả can thiệp phòng bệnh răng miệng ...
Thực trạng một số bệnh răng miệng và kết quả can thiệp phòng bệnh răng miệng ...
 
Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến bệnh tai mũi họng của học sinh trườ...
Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến bệnh tai mũi họng của học sinh trườ...Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến bệnh tai mũi họng của học sinh trườ...
Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến bệnh tai mũi họng của học sinh trườ...
 
Tỷ lệ và một số yếu tố nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường ở người trên 30 tuổi t...
Tỷ lệ và một số yếu tố nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường ở người trên 30 tuổi t...Tỷ lệ và một số yếu tố nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường ở người trên 30 tuổi t...
Tỷ lệ và một số yếu tố nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường ở người trên 30 tuổi t...
 
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ dư...
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ dư...Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ dư...
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ dư...
 
Thực trạng môi trường xung quanh khu vực khai thác mỏ núi pháo và kiến thức, ...
Thực trạng môi trường xung quanh khu vực khai thác mỏ núi pháo và kiến thức, ...Thực trạng môi trường xung quanh khu vực khai thác mỏ núi pháo và kiến thức, ...
Thực trạng môi trường xung quanh khu vực khai thác mỏ núi pháo và kiến thức, ...
 
Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt và một số yếu tố liên quan tại các...
Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt và một số yếu tố liên quan tại các...Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt và một số yếu tố liên quan tại các...
Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt và một số yếu tố liên quan tại các...
 
Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế xã, phường tỉnh...
Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế xã, phường tỉnh...Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế xã, phường tỉnh...
Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế xã, phường tỉnh...
 
Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện ...
Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện ...Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện ...
Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện ...
 
Luận án: Tình trạng đông cầm máu ở bệnh đái tháo đường type 2
Luận án: Tình trạng đông cầm máu ở bệnh đái tháo đường type 2Luận án: Tình trạng đông cầm máu ở bệnh đái tháo đường type 2
Luận án: Tình trạng đông cầm máu ở bệnh đái tháo đường type 2
 
Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phục hồi chức năng của người chăm...
Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phục hồi chức năng của người chăm...Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phục hồi chức năng của người chăm...
Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phục hồi chức năng của người chăm...
 
Thực trạng viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng tại xã...
Thực trạng viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng tại xã...Thực trạng viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng tại xã...
Thực trạng viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng tại xã...
 
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...
 
Nghiên cứu tạo chế phẩm nucleopolyhedrosis virus (npv) để phòng trừ sâu khoan...
Nghiên cứu tạo chế phẩm nucleopolyhedrosis virus (npv) để phòng trừ sâu khoan...Nghiên cứu tạo chế phẩm nucleopolyhedrosis virus (npv) để phòng trừ sâu khoan...
Nghiên cứu tạo chế phẩm nucleopolyhedrosis virus (npv) để phòng trừ sâu khoan...
 
Tỷ lệ và ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khỏe và học tập của học sinh trung...
Tỷ lệ và ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khỏe và học tập của học sinh trung...Tỷ lệ và ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khỏe và học tập của học sinh trung...
Tỷ lệ và ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khỏe và học tập của học sinh trung...
 
Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con dưới 2...
Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con dưới 2...Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con dưới 2...
Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con dưới 2...
 
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công l...
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công l...Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công l...
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công l...
 
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...
 
Tình trạng tăng acid uric huyết thanh, yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp...
Tình trạng tăng acid uric huyết thanh, yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp...Tình trạng tăng acid uric huyết thanh, yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp...
Tình trạng tăng acid uric huyết thanh, yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp...
 
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện ...
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện ...Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện ...
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện ...
 
Nghiên cứu kết quả lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và kết quả phẫu thuật u não t...
Nghiên cứu kết quả lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và kết quả phẫu thuật u não t...Nghiên cứu kết quả lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và kết quả phẫu thuật u não t...
Nghiên cứu kết quả lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và kết quả phẫu thuật u não t...
 

Similar to Thực trạng một số yếu tố môi trường lao động và sức khỏe, bệnh tật ở người lao động công ty cổ phần xi măng la hiên

Luận án tiến sĩ y học thực trạng môi trường, sức khỏe, bệnh tật ở công nhân m...
Luận án tiến sĩ y học thực trạng môi trường, sức khỏe, bệnh tật ở công nhân m...Luận án tiến sĩ y học thực trạng môi trường, sức khỏe, bệnh tật ở công nhân m...
Luận án tiến sĩ y học thực trạng môi trường, sức khỏe, bệnh tật ở công nhân m...https://www.facebook.com/garmentspace
 
XU HƯỚNG MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI MỘT CÔNG TY KHAI THÁC THAN...
XU HƯỚNG MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI MỘT CÔNG TY KHAI THÁC THAN...XU HƯỚNG MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI MỘT CÔNG TY KHAI THÁC THAN...
XU HƯỚNG MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI MỘT CÔNG TY KHAI THÁC THAN...NuioKila
 
[123doc] - xu-huong-moi-truong-va-suc-khoe-nguoi-lao-dong-tai-mot-cong-ty-kha...
[123doc] - xu-huong-moi-truong-va-suc-khoe-nguoi-lao-dong-tai-mot-cong-ty-kha...[123doc] - xu-huong-moi-truong-va-suc-khoe-nguoi-lao-dong-tai-mot-cong-ty-kha...
[123doc] - xu-huong-moi-truong-va-suc-khoe-nguoi-lao-dong-tai-mot-cong-ty-kha...NuioKila
 
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng củ...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng củ...đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng củ...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng củ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giêng do chì và bệnh tật người trưởng thàn...
Nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giêng do chì và bệnh tật người trưởng thàn...Nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giêng do chì và bệnh tật người trưởng thàn...
Nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giêng do chì và bệnh tật người trưởng thàn...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...
Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...
Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Nghiên cứu thực trạng bệnh hen phế quản và chỉ số peakflow ở học sinh tiểu họ...
Nghiên cứu thực trạng bệnh hen phế quản và chỉ số peakflow ở học sinh tiểu họ...Nghiên cứu thực trạng bệnh hen phế quản và chỉ số peakflow ở học sinh tiểu họ...
Nghiên cứu thực trạng bệnh hen phế quản và chỉ số peakflow ở học sinh tiểu họ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhi hiv aids
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhi hiv aidsNghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhi hiv aids
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhi hiv aidshttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế xã, p...
Luận văn: Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế xã, p...Luận văn: Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế xã, p...
Luận văn: Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế xã, p...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Mô Hình Bệnh Tật Bệnh Nhân Điều Trị Nội Trú Và Thực Trạng Nguồn Lực Tại Bệnh ...
Mô Hình Bệnh Tật Bệnh Nhân Điều Trị Nội Trú Và Thực Trạng Nguồn Lực Tại Bệnh ...Mô Hình Bệnh Tật Bệnh Nhân Điều Trị Nội Trú Và Thực Trạng Nguồn Lực Tại Bệnh ...
Mô Hình Bệnh Tật Bệnh Nhân Điều Trị Nội Trú Và Thực Trạng Nguồn Lực Tại Bệnh ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Kết quả thở máy xâm nhập ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
Kết quả thở máy xâm nhập ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyênKết quả thở máy xâm nhập ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
Kết quả thở máy xâm nhập ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyênhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Thực trạng lo âu, trầm cảm và nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội của ngườ...
Luận văn: Thực trạng lo âu, trầm cảm và nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội của ngườ...Luận văn: Thực trạng lo âu, trầm cảm và nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội của ngườ...
Luận văn: Thực trạng lo âu, trầm cảm và nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội của ngườ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Nghiên cứu mối liên quan giữa triệu chứng tim mạch với một số triệu chứng lâm...
Nghiên cứu mối liên quan giữa triệu chứng tim mạch với một số triệu chứng lâm...Nghiên cứu mối liên quan giữa triệu chứng tim mạch với một số triệu chứng lâm...
Nghiên cứu mối liên quan giữa triệu chứng tim mạch với một số triệu chứng lâm...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nhồi máu não
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nhồi máu nãođặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nhồi máu não
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nhồi máu nãoTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

Similar to Thực trạng một số yếu tố môi trường lao động và sức khỏe, bệnh tật ở người lao động công ty cổ phần xi măng la hiên (20)

Luận án tiến sĩ y học thực trạng môi trường, sức khỏe, bệnh tật ở công nhân m...
Luận án tiến sĩ y học thực trạng môi trường, sức khỏe, bệnh tật ở công nhân m...Luận án tiến sĩ y học thực trạng môi trường, sức khỏe, bệnh tật ở công nhân m...
Luận án tiến sĩ y học thực trạng môi trường, sức khỏe, bệnh tật ở công nhân m...
 
Luận án: Môi trường, sức khỏe, bệnh tật ở công nhân may, HAY
Luận án: Môi trường, sức khỏe, bệnh tật ở công nhân may, HAYLuận án: Môi trường, sức khỏe, bệnh tật ở công nhân may, HAY
Luận án: Môi trường, sức khỏe, bệnh tật ở công nhân may, HAY
 
XU HƯỚNG MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI MỘT CÔNG TY KHAI THÁC THAN...
XU HƯỚNG MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI MỘT CÔNG TY KHAI THÁC THAN...XU HƯỚNG MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI MỘT CÔNG TY KHAI THÁC THAN...
XU HƯỚNG MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI MỘT CÔNG TY KHAI THÁC THAN...
 
[123doc] - xu-huong-moi-truong-va-suc-khoe-nguoi-lao-dong-tai-mot-cong-ty-kha...
[123doc] - xu-huong-moi-truong-va-suc-khoe-nguoi-lao-dong-tai-mot-cong-ty-kha...[123doc] - xu-huong-moi-truong-va-suc-khoe-nguoi-lao-dong-tai-mot-cong-ty-kha...
[123doc] - xu-huong-moi-truong-va-suc-khoe-nguoi-lao-dong-tai-mot-cong-ty-kha...
 
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng củ...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng củ...đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng củ...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng củ...
 
Nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giêng do chì và bệnh tật người trưởng thàn...
Nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giêng do chì và bệnh tật người trưởng thàn...Nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giêng do chì và bệnh tật người trưởng thàn...
Nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giêng do chì và bệnh tật người trưởng thàn...
 
Luận văn: Đặc điểm các ca phản vệ với thuốc kháng sinh, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm các ca phản vệ với thuốc kháng sinh, HAY, 9đLuận văn: Đặc điểm các ca phản vệ với thuốc kháng sinh, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm các ca phản vệ với thuốc kháng sinh, HAY, 9đ
 
Luận văn: Khảo sát đặc điểm các ca phản vệ với thuốc kháng sinh
Luận văn: Khảo sát đặc điểm các ca phản vệ với thuốc kháng sinhLuận văn: Khảo sát đặc điểm các ca phản vệ với thuốc kháng sinh
Luận văn: Khảo sát đặc điểm các ca phản vệ với thuốc kháng sinh
 
Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...
Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...
Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Xây Dựng Hệ Thống Quản Lý An Toàn Vệ Sinh Lao Động Tại C...
Luận Văn Nghiên Cứu Xây Dựng Hệ Thống Quản Lý An Toàn Vệ Sinh Lao Động Tại C...Luận Văn Nghiên Cứu Xây Dựng Hệ Thống Quản Lý An Toàn Vệ Sinh Lao Động Tại C...
Luận Văn Nghiên Cứu Xây Dựng Hệ Thống Quản Lý An Toàn Vệ Sinh Lao Động Tại C...
 
Nghiên cứu thực trạng bệnh hen phế quản và chỉ số peakflow ở học sinh tiểu họ...
Nghiên cứu thực trạng bệnh hen phế quản và chỉ số peakflow ở học sinh tiểu họ...Nghiên cứu thực trạng bệnh hen phế quản và chỉ số peakflow ở học sinh tiểu họ...
Nghiên cứu thực trạng bệnh hen phế quản và chỉ số peakflow ở học sinh tiểu họ...
 
Van hoa an toan nguoi benh tai benh vien tu du
Van hoa an toan nguoi benh tai benh vien tu duVan hoa an toan nguoi benh tai benh vien tu du
Van hoa an toan nguoi benh tai benh vien tu du
 
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhi hiv aids
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhi hiv aidsNghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhi hiv aids
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhi hiv aids
 
Luận văn: Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế xã, p...
Luận văn: Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế xã, p...Luận văn: Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế xã, p...
Luận văn: Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế xã, p...
 
Mô Hình Bệnh Tật Bệnh Nhân Điều Trị Nội Trú Và Thực Trạng Nguồn Lực Tại Bệnh ...
Mô Hình Bệnh Tật Bệnh Nhân Điều Trị Nội Trú Và Thực Trạng Nguồn Lực Tại Bệnh ...Mô Hình Bệnh Tật Bệnh Nhân Điều Trị Nội Trú Và Thực Trạng Nguồn Lực Tại Bệnh ...
Mô Hình Bệnh Tật Bệnh Nhân Điều Trị Nội Trú Và Thực Trạng Nguồn Lực Tại Bệnh ...
 
Kết quả thở máy xâm nhập ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
Kết quả thở máy xâm nhập ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyênKết quả thở máy xâm nhập ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
Kết quả thở máy xâm nhập ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
 
Luận văn: Thực trạng lo âu, trầm cảm và nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội của ngườ...
Luận văn: Thực trạng lo âu, trầm cảm và nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội của ngườ...Luận văn: Thực trạng lo âu, trầm cảm và nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội của ngườ...
Luận văn: Thực trạng lo âu, trầm cảm và nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội của ngườ...
 
Nghiên cứu mối liên quan giữa triệu chứng tim mạch với một số triệu chứng lâm...
Nghiên cứu mối liên quan giữa triệu chứng tim mạch với một số triệu chứng lâm...Nghiên cứu mối liên quan giữa triệu chứng tim mạch với một số triệu chứng lâm...
Nghiên cứu mối liên quan giữa triệu chứng tim mạch với một số triệu chứng lâm...
 
Luận án: Đặc điểm Dịch tễ của bệnh sốt xuất huyết Dengue tại Đồng Nai
Luận án: Đặc điểm Dịch tễ của bệnh sốt xuất huyết Dengue tại Đồng NaiLuận án: Đặc điểm Dịch tễ của bệnh sốt xuất huyết Dengue tại Đồng Nai
Luận án: Đặc điểm Dịch tễ của bệnh sốt xuất huyết Dengue tại Đồng Nai
 
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nhồi máu não
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nhồi máu nãođặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nhồi máu não
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nhồi máu não
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.dochttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...https://www.facebook.com/garmentspace
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Recently uploaded

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 

Thực trạng một số yếu tố môi trường lao động và sức khỏe, bệnh tật ở người lao động công ty cổ phần xi măng la hiên

  • 1. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC ––––––––––––––––– LÊ THỊ THANH HOA THỰC TRẠNG MỘT SỐ YẾU TỐ MÔI TRƢỜNG LAO ĐỘNG VÀ SỨC KHỎE, BỆNH TẬT Ở NGƢỜI LAO ĐỘNG CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG LA HIÊN Chuyên ngành: Y học dự phòng Mã số : 62.72.73 LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC DỰ PHÒNG Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. HẠC VĂN VINH Thái Nguyên, năm 2013
  • 2. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi thực hiện là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào. Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, năm 2013 Lê Thị Thanh Hoa
  • 3. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: Ban Giám Hiệu Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Khoa Sau Đại học Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bộ môn Môi trường - Độc chất và Sức khỏe nghề nghiệp cùng các bộ môn khác trong Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên TS. Hạc Văn Vinh người thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. GS.TS. Đỗ Hàm, người thầy đã cho tôi nhiều ý kiến quý báu để tôi hoàn thành bài luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn Trạm Y tế, Ban Giám đốc Công ty cổ phần xi măng La Hiên, Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong việc điều tra, thăm khám và thu thập số liệu. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã luôn bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, năm 2013 Tác giả Lê Thị Thanh Hoa
  • 4. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ MỤC LỤC Nội dung Trang Đặt vấn đề...................................................................................................... Chƣơng 1. Tổng quan tài liệu...................................................................... 1.1. Quy trình sản xuất xi măng và các yếu tố tác hại nghề nghiệp............... 1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới về môi trường, sức khỏe bệnh tật người lao động trong ngành sản xuất xi măng................................................ 1.3. Tình hình nghiên cứu trong nước về môi trường, sức khỏe bệnh tật người lao động trong ngành sản xuất xi măng................................................ 1.4. Tình hình nghiên cứu về môi trường, sức khỏe bệnh tật người lao động Công ty Cổ phần xi măng La Hiên................................................................. Chƣơng 2. Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu................................... 2.1. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................. 2.2. Địa điểm nghiên cứu................................................................................ 2.3. Thời gian nghiên cứu............................................................................... 2.4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 2.4.1. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 2.4.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu............................................................................ 2.4.2.1. Mẫu nghiên cứu môi trường.............................................................. 2.4.2.2. Mẫu nghiên cứu về sức khỏe, bệnh tật.............................................. 2.5. Các chỉ tiêu nghiên cứu........................................................................... 2.5.1. Chỉ số môi trường lao động.................................................................. 2.5.2. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu............................................ 2.5.3. Chỉ số sức khỏe, bệnh tật...................................................................... 2.6. Kỹ thuật thu thập số liệu.......................................................................... 1 3 3 7 11 15 16 16 16 17 17 17 17 17 18 19 19 20 20 21
  • 5. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 2.6.1. Số liệu về môi trường........................................................................... 2.6.2. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu............................................ 2.6.3. Số liệu về sức khỏe, bệnh tật................................................................ 2.7. Vật liệu nghiên cứu.................................................................................. 2.8. Phương pháp khống chế sai số................................................................. 2.8.1. Sai số ngẫu nhiên.................................................................................. 2.8.2. Sai số hệ thống...................................................................................... 2.9. Phương pháp xử lý số liệu....................................................................... 2.10. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu.......................................................... Chƣơng 3. Kết quả nghiên cứu.................................................................... 3.1. Các kết quả nghiên cứu về môi trường.................................................... 3.2. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu............................................... 3.3. Kết quả nghiên cứu sức khỏe, bệnh tật và các yếu tố liên quan.............. Chƣơng 4. Bàn luận...................................................................................... 4.1. Các kết quả nghiên cứu về môi trường.................................................... 4.2. Kết quả nghiên cứu sức khỏe, bệnh tật và các yếu tố liên quan.............. Kết luận.......................................................................................................... Khuyến nghị.................................................................................................. Tài liệu tham khảo Phụ lục 21 21 21 22 22 22 22 22 22 24 24 27 28 39 39 43 58 59
  • 6. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ CHỮ VIẾT TẮT CS Cộng sự CTCPXM Công ty Cổ phần xi măng KV Khu vực NC Nguy cơ PX Phân xưởng SL Số lượng TCCP % Tiêu chuẩn cho phép Tỷ lệ phần trăm
  • 7. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ DANH MỤC BẢNG Tên bảng Trang Bảng 3.1. Kết quả đo nhiệt độ nơi làm việc 24 Bảng 3.2. Kết quả đo độ ẩm nơi làm việc 24 Bảng 3.3. Kết quả đo vận tốc gió nơi làm việc 25 Bảng 3.4. Kết quả đo yếu tố bụi nơi làm việc 25 Bảng 3.5. Hàm lượng bụi trong môi trường lao động 26 Bảng 3.6. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 27 Bảng 3.7. Phân loại sức khỏe người lao động theo nhóm nghề 28 Bảng 3.8. Cơ cấu bệnh tật theo nhóm nghề 29 Bảng 3.9. Tỷ lệ bệnh mũi họng theo tuổi đời trong các nhóm nghề 30 Bảng 3.10. Tỷ lệ bệnh mũi họng theo tuổi nghề trong các nhóm nghề 31 Bảng 3.11. Tỷ lệ bệnh ngoài da theo tuổi đời trong các nhóm nghề 33 Bảng 3.12. Tỷ lệ bệnh ngoài da theo tuổi nghề trong các nhóm nghề 34 Bảng 3.13. Tỷ lệ bệnh hô hấp theo tuổi đời trong các nhóm nghề 35 Bảng 3.14. Tỷ lệ bệnh hô hấp theo tuổi nghề trong các nhóm nghề 36 Bảng 3.15. Liên quan giữa nhóm nghề và tỷ lệ bệnh mũi họng 37 Bảng 3.16. Liên quan giữa nhóm nghề và tỷ lệ bệnh ngoài da 38 Bảng 3.17. Liên quan giữa nhóm nghề và tỷ lệ bệnh hô hấp 38 Bảng 4.1. Tỷ lệ mắc bệnh mũi họng trong các nghiên cứu khác 53 Bảng 4.2. Tỷ lệ mắc bệnh ngoài da trong các nghiên cứu khác 55 Bảng 4.3. Tỷ lệ mắc bệnh hô hấp trong các nghiên cứu khác 56
  • 8. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ Tên hình Trang Hình 1.1. Sơ đồ quy trình sản xuất xi măng công nghệ lò quay 3 Hình 2.1. Sơ đồ vị trí Công ty cổ phần Xi măng La Hiên 16 Biểu đồ 3.1. Phân loại sức khỏe người lao động theo nhóm nghề 28 Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ bệnh mũi họng theo giới trong các nhóm nghề 29 Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ bệnh mũi họng theo tuổi đời trong các nhóm nghề 30 Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ bệnh mũi họng theo tuổi nghề trong các nhóm nghề 31 Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ bệnh ngoài da theo giới trong các nhóm nghề 32 Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ bệnh ngoài da theo tuổi đời trong các nhóm nghề 33 Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ bệnh ngoài da theo tuổi nghề trong các nhóm nghề 34 Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ bệnh hô hấp theo giới trong các nhóm nghề 35 Biểu đồ 3.9. Tỷ lệ bệnh hô hấp theo tuổi đời trong các nhóm nghề 36 Biểu đồ 3.10. Tỷ lệ bệnh hô hấp theo tuổi nghề trong các nhóm nghề 37
  • 9. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, có rất nhiều các nhà máy xí nghiệp đã và đang được xây dựng để góp phần vào việc sản xuất, cung cấp các sản phẩm công nghiệp cho xã hội. Tuy nhiên việc xây dựng các nhà máy, xí nghiệp phải đi đôi với việc quan tâm đến vấn đề môi trường lao động và sức khỏe công nhân để phát triển lâu dài và bền vững. Thực tế nhiều năm qua, người lao động phải tiếp xúc với rất nhiều các yếu tố tác hại nghề nghiệp. Đó là các yếu tố trong quá trình sản xuất và điều kiện lao động có ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và khả năng lao động của công nhân gây nên những rối loạn bệnh lý hoặc các bệnh nghề nghiệp đối với những người tiếp xúc [23]. Thái Nguyên cũng trong xu thế phát triển chung của đất nước và Công ty Cổ phần Xi măng La Hiên (CTCPXM La Hiên) được xây dựng trên địa bàn xã La Hiên, huyện Võ Nhai là một nhà máy lớn và có đóng góp rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội trong tỉnh. Tuy nhiên xi măng là một trong những ngành công nghiệp làm ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường lao động, môi trường sống và sức khỏe con người không chỉ giới hạn trong phạm vi của nhà máy. Trong số những bệnh thường gặp của công nhân sản xuất xi măng phải kể đến hàng đầu là các bệnh đường hô hấp như viêm mũi, viêm họng, viêm xoang cấp và mạn tính, ngoài ra các bệnh ngoài da…cũng là những bệnh hay gặp. Yếu tố nguy cơ gây bệnh chủ yếu trong môi trường sản xuất xi măng đó là bụi. Bụi nguy hiểm không những bởi tính độc hại mà còn do tính phổ biến, sự có mặt của bụi ở khắp mọi nơi, mọi chỗ trong môi trường. Đặc điểm của bụi xi măng là háo nước nên dễ bám dính và đông cứng trên bề mặt niêm dịch đường hô hấp, làm vô hiệu hóa sự thanh lọc của hệ thống màng nhày - lông chuyển từ đó phát sinh bệnh [25].
  • 10. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 2 Trước năm 2005, CTCPXM La Hiên sử dụng công nghệ lò đứng là loại công nghệ lạc hậu, chất lượng sản phẩm thấp, gây ô nhiễm môi trường nặng nề đã được Nguyễn Văn Thái (2005) đề cập tới [26]. Tuy nhiên từ năm 2005 đến nay, CTCPXM La Hiên đã đưa dây chuyền lò quay đi vào hoạt động, thay thế hoàn toàn dây chuyền lò đứng thì chưa có nghiên cứu nào về môi trường lao động và tình hình sức khỏe công nhân ở đây. Câu hỏi nghiên cứu là liệu dây chuyền lò quay của nhà máy có tác động xấu đến môi trường và sức khỏe người lao động hay không, bên cạnh đó việc quan tâm xem các bệnh thường gặp giữa các nhóm nghề của CTCPXM La Hiên có gì khác nhau cũng đang là vấn đề còn bỏ ngỏ. Để giải đáp vấn đề này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng một số yếu tố môi trường lao động và sức khỏe bệnh tật ở người lao động Công ty Cổ phần xi măng La Hiên”, nhằm đáp ứng hai mục tiêu sau đây: 1. Xác định một số yếu tố môi trường lao động ở Công ty Cổ phần xi măng La Hiên năm 2013. 2. Mô tả tình trạng sức khỏe, bệnh tật và mối liên quan với môi trường lao động ở người lao động Công ty Cổ phần xi măng La Hiên.
  • 11. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN 1.1. Quy trình sản xuất xi măng và các yếu tố tác hại nghề nghiệp Xi măng là chất kết dính thủy lực rất quan trọng hiện nay, được sử dụng rộng rãi trong các ngành xây dựng. Thành phần của xi măng cơ bản gồm các chất: CaO: 59 - 67%; SiO2: 16 - 26%; Al2O3: 4 - 9%; Fe2O3: 2 - 6%; MgO: 0,3 - 3%. Tùy vào từng chủng loại xi măng và nhu cầu sử dụng mà ta thay đổi thành phần khoáng của clinker hoặc phụ gia [20]. Hình 1.1. Sơ đồ quy trình sản xuất xi măng công nghệ lò quay
  • 12. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 4 Các yếu tố tác hại nghề nghiệp chủ yếu trong quá trình sản xuất xi măng là bụi, tiếng ồn, nhiệt và các loại hơi khí độc như CO, CO2, NOx, SO2...trong đó bụi được phát sinh ở hầu hết các công đoạn sản xuất xi măng [20]. Công đoạn khai thác đá, quặng và đất sét: Đá vôi, đất xét, quặng sắt…được lấy từ mỏ bằng công nghệ khoan nổ, cắt tầng. Việc khoan nổ mìn, xúc, đổ gây nhiều bụi khói, tiếng ồn và cả hơi khí độc ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người lao động. Bụi đá có hàm lượng silic tự do cao có khả năng gây bệnh bụi phổi silic. Hầu hết các quá trình khai thác diễn ra tại các mỏ khai thác đá lộ thiên vì vậy việc kiểm soát bụi rất khó khăn và dễ dàng phát tán vào môi trường. Công đoạn gia công nguyên liệu: nguyên liệu từ mỏ đưa về thường có kích thước lớn nên phải được đập nhỏ trước bằng các máy đập búa để kích thước nhỏ hơn 75mm, sau đó tiếp tục cho qua máy cán để cỡ hạt nhỏ hơn 25mm tiện cho việc nghiền, sấy khô, truyền tải và tồn trữ tại các kho chứa. , ống băng . gây ra ô nhiễm tiếng ồn. Công đoạn vận chuyển: Vật liệu thô được vận chuyển riêng biệt từ mỏ bằng băng tải, xe goòng…về kho đồng nhất sơ bộ và chất thành đống. Các phương tiện vận chuyển như ô tô, băng tải, máng khí động…mức độ gây ô nhiễm môi trường phụ thuộc vào mức độ kín của các phương tiện này. Tại kho đồng nhất sơ bộ, đá vôi, đất sét được xúc lên băng tải vận chuyển, qua hệ thống cân định lượng theo tỷ lệ và cùng đổ chung vào 1 băng tải. Băng tải này sẽ đưa đá vôi và đất sét tới đổ vào phễu tiếp liệu, tại đây băng tải quặng zit sau khi cân định lượng cũng được đổ vào phễu.
  • 13. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 5 Công đoạn nghiền và sấy phối nguyên liệu: Hỗn hợp phối liệu được trộn với các nguyên liệu điều chỉnh (quặng sắt, bôxit, đá silic) và chất thành đống trong kho dự trữ, sẵn sàng được cấp vào máy nghiền và sấy liên hợp trong lò nung và thải khí ra ngoài qua ống. Kể cả khi có các thiết bị hút bụi chân không hoặc hút bụi tại chỗ thì công đoạn sấy và vận chuyển vật liệu khô sau sấy cũng phát sinh ra lượng bụi rất lớn. Công đoạn nung luyện clinker: Bột nguyên liệu sau khi ra khỏi máy nghiền có độ mịn nhỏ hơn 10% mm, độ ẩm nhỏ hơn 1% sẽ theo máng khí động được chuyển đến gầu nâng và chuyển đổ vào đỉnh silo. Khí nóng cũng được đưa vào silo. Những Cyclon gia nhiệt sẽ nâng nhiệt độ của nguyên liệu nghiền thô lên cao (khoảng trên 10000 C) trước khi vào lò nung. Trong giai đoạn này, bột liệu đã được vôi hóa 20% - 40%, đá vôi chuyển sang dạng nóng chảy. Nguyên liệu sau khi gia nhiệt được chảy vào lò nung ở nhiệt độ 14500 C. Tại nhiệt độ này các khoáng nóng chảy kết hợp để hình thành các tinh thể silicat canxi - clinker xi măng. Phản ứng tạo clinker: 2CaO.SiO2 + CaO = 3CaO.SiO2 , SO2, NO2 ất Công đoạn làm nguội và tháo clinker: Clinker sau khi ra khỏi lò quay có nhiệt độ khoảng 12000 C được đưa vào máy làm lạnh, những tảng clinker lớn được đập nhỏ tới hơn 25mm. Clinker nóng chảy được làm lạnh một cách nhanh chóng trong máy làm lạnh để chuẩn bị cho quá trình nghiền. Sau khi ra khỏi máy làm lạnh thì nhiệt độ của clinker khoảng 8000 C, clinker được ủ, làm nguội và tiếp tục nghiền nhỏ hơn 1mm. Công đoạn tiếp theo là sàng rung, nghiền mịn. Khí thải sau khi ra khỏi lò quay được hút, làm lạnh, lọc bụi rồi thải ra môi
  • 14. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 6 trường. Bụi phát sinh trong công đoạn này chủ yếu từ những hệ thống băng tải hở, những chỗ rò rỉ của hệ thống vận chuyển và tại vị trí rót liệu. Công đoạn nghiền xi măng: Sau khi làm nguội, clinker được chuyển lên các silo. Tại đây clinker, thạch cao và phụ gia từ kho chứa tổng hợp được vận chuyển lên két máy nghiền bằng hệ thống băng tải và gầu nâng và được nạp vào máy nghiền xi măng qua hệ thống cân tiêu chuẩn. T phát sinh trong q . Công đoạn đóng gói xi măng: Từ đáy các silô chứa, qua hệ thống cửa tháo liệu, xi măng được vận chuyển đến các két chứa của máy đóng bao hoặc các bộ phận xuất xi măng rời đồng bộ. , mức độ ô nhiễm . Toàn bộ các dây chuyền tại nhà máy được vận hành theo chế độ điều khiển tự động kiểu PLC (Programmable Logic Controller - Hệ thống điều khiển được lập trình) từ phòng điều khiển trung tâm, điều khiển mọi hoạt động của hệ thống nghiền liệu, lò, nghiền xi măng và đóng bao một cách chính xác. Các thông số kỹ thuật trong quá trình hoạt động được kiểm soát một cách chặt chẽ thông qua hệ thống quan sát các đường hiển thị trên màn hình, hệ thống cảnh báo tiên tiến và hệ thống camera. Người vận hành căn cứ vào các quy trình, quy phạm đã được lập sẵn và thể hiện rõ trên các đồng hồ tự ghi của từng thiết bị và máy móc để theo dõi quá trình sản xuất. Chế độ làm việc của các thiết bị máy móc đều được cài đặt ở phạm vi hoạt động an toàn và tối ưu như: nhiệt độ, áp lực, dòng ampe, tốc độ thành phần khí CO, CO2, NO2...khi thang đo báo ngưỡng tối đa thì sẽ có tín hiệu báo hoặc tự động cắt liên động hay độc lập tuỳ theo thiết bị và máy móc có trong công đoạn đang hoạt động.
  • 15. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 7 Căn cứ vào quy trình công nghệ các công đoạn có thể gây ô nhiễm môi trường: - Khả năng gây ô nhiễm từ công nghệ khai thác và nghiền các nguyên vật liệu (đất sét, đá vôi, than và phụ gia...) - Khả năng gây ô nhiễm từ công nghệ sản xuất clinker: các nguồn có thể gây ô nhiễm môi trường như bụi nguyên liệu, clinker tự bốc và có trong khói, bức xạ từ các thiết bị hoạt động ở nhiệt độ cao và các khí thải như SO2, NOx... - Các chất ô nhiễm trong khí thải lò hơi: do sử dụng nhiên liệu than sẽ làm phát sinh các chất gây ô nhiễm CO, SO2, NOx và bụi. - Bụi phát sinh trong quá trình khai thác, vận chuyển các nguyên liệu và thành phẩm. 1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới về môi trƣờng, sức khỏe bệnh tật ngƣời lao động trong ngành sản xuất xi măng Finlelstein. M.M (1984), khi nghiên cứu tỷ lệ tử vong trong công nhân nhà máy xi măng ở Ontario, đối tượng nghiên cứu là 535 công nhân tiếp xúc với xi măng và 205 người làm đối chứng. Tác giả phát hiện ra rằng nguyên nhân ung thư phổi có liên quan tiếp xúc với xi măng trong thời gian 20 năm kể từ lần tiếp xúc đầu tiên. Kết quả có 370 người có khối u ác tính, ung thư phổi là 480 người, 240 người bị bệnh ung thư đường tiêu hóa và 17 ca tử vong do u trung biểu mô [38]. Akpata L.E (1992), theo dõi bệnh nấm da trong công nhân ở 3 nhà máy công nghiệp ở Bang Cross River (Nigeria), từ năm 1987 đến năm 1988. Kết quả cho thấy công nhân nhà máy xi măng Calcemco bị nấm da có tỷ lệ cao nhất: 33,3% công nhân, tiếp theo là nhà máy sản xuất gỗ Seromwood: 30,8%, nhà máy sản xuất cao su Crel: 26,2% [35]. Hernández-Gaytán SI (2000) tiến hành kiểm tra thính lực đồ của 85 công nhân và đo cường độ tiếng ồn trong một nhà máy sản xuất xi măng. Kết quả
  • 16. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 8 là mức độ tiếng ồn cao xuất hiện tại khu vực nghiền, xay thô và đóng bao. 55% công nhân có vấn đề về sức nghe do tiếp xúc với tiếng ồn và công nhân làm việc tại khu vực nung có tỷ lệ cao nhất [39]. Nghiên cứu của Al Neaimi, Y. I., J. Gomes and O. L. Lloyd (2001) cho thấy người lao động tiếp xúc với bụi xi măng có biểu hiện ho tái phát và kéo dài (30%), đờm (25%), thở khò khè (8%), khó thở (21%), viêm phế quản (13%), viêm xoang (27%), khó thở (8%) và hen phế quản (6%), cao hơn nhiều so với những người không phơi nhiễm với bụi xi măng. Ngoài ra, tác giả còn so sánh chức năng thông khí phổi giữa nhóm công nhân sản xuất xi măng với công nhân sản xuất linh kiện điện tử, kết quả cho thấy 36% công nhân sản xuất xi măng suy giảm chức năng thông khí phổi, trong khi nhóm còn lại là 10%. Tác giả giải thích nguyên nhân do việc tiếp xúc mạn tính với bụi xi măng kết hợp với việc không tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn và bảo hộ lao động là nguyên nhân chính dẫn đến biểu hiện trên [36]. Ribeiro FS, Oliveira S (2002) đánh giá quá trình làm việc và tác động của nó đối với sức khỏe của công nhân trong một nhà máy sản xuất xi măng ở bang Rio de Janeiro. Kết quả hàm lượng Silic tự do là 2.0mg/m3. Nồng độ bụi hô hấp dao động từ 3,59 đến 52.44mg/m3. Tiếng ồn dao động từ 83dB đến 110dB. Phần lớn các giá trị cao hơn so với giới hạn tối đa cho phép. Những kết quả này cho thấy môi trường làm việc có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động [46]. Mwaiselage và cộng sự (cs) (2004) tiến hành một nghiên cứu nhằm đánh giá các triệu chứng hô hấp mãn tính và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính trong công nhân tiếp xúc với bụi xi măng tại nhà máy xi măng Tanzania. Tác giả lựa chọn 120 công nhân sản xuất trực tiếp (có phơi nhiễm với bụi) và 107 công nhân làm công việc điều khiển trong phòng máy (không phơi nhiễm) làm nhóm chứng. Kết quả cho thấy triệu chứng ho mạn tính (nhóm phơi nhiễm: 10,4%, nhóm chứng: 1,9%),
  • 17. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 9 có đờm mạn tính (nhóm phơi nhiễm: 26,4%, nhóm chứng: 4,4%), khó thở (nhóm phơi nhiễm: 15,2%, nhóm chứng: 1,9%), viêm phế quản mạn tính (nhóm phơi nhiễm: 15,3%, nhóm chứng: 2,0%), tỷ lệ bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính cao hơn cho nhóm tiếp xúc (18,8%) so với nhóm chứng (4,8%) [44]. Abimbola AF và cs (2007) tiến hành nghiên cứu tại nhà máy xi măng Sagamu, Nigeria. Mục đích của nghiên cứu này là để đánh giá hàm lượng kim loại nặng của bụi được tạo ra bởi các nhà máy xi măng Sagamu và các nguy cơ sức khỏe của nó đối với môi trường, đặc biệt là trên các cư dân của khu vực này. Tổng cộng có 25 mẫu được thu thập và phân tích. Kết quả cho thấy mức độ cao các kim loại nặng đã được tìm thấy trong các loại đá và đất. Qua hồ sơ y tế và tình hình sức khỏe hiện tại của người dân địa phương trong khu vực nghiên cứu thấy rằng có sự gia tăng trong tỷ lệ mắc các bệnh liên quan đến nhiễm độc kim loại nặng trong môi trường, đặc biệt là liên quan đến bụi [33]. Năm 2010, Ogunbileje J và các cộng sự đã nghiên cứu sự tác động của các yếu tố tác hại trong quá trình sản xuất xi măng lên hệ thống miễn dịch và một số chỉ số sinh hóa ở công nhân sản xuất xi măng ở Nigeria. Kết quả cho thấy nồng độ trung bình IgA, IgM, IgE không có sự khác biệt giữa các nhóm công nhân làm việc tại các bộ phận khác nhau trong nhà máy, trong khi IgG cao hơn đáng kể (p<0,05) ở các công nhân làm việc ở khu vực đóng bao thành phẩm. Cũng như tương tự, nồng độ creatinine mặc dù không có sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm công nhân khác nhau, tuy nhiên cao hơn so với mức trung bình của người bình thường [45]. Zeleke Z, B Moen và M Bratveit (2010) nghiên cứu mối liên quan giữa bụi với các triệu chứng đường hô hấp ở 40 công nhân làm công việc sản xuất trực tiếp tại nhà máy xi măng Dawa Dire ở Ethiopia. Kết quả cho thấy ở phân xưởng nghiền, nồng độ bụi hô hấp 38,6 mg/m3 không khí; phân xưởng đóng bao 18,5
  • 18. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 10 mg/m3 . Các triệu chứng về hô hấp hay gặp nhất là nghẹt mũi (85%) tiếp theo khó thở (47%) và hắt hơi (45%), lưu lượng đỉnh thở ra giảm đáng kể. Ngoài ra các tác giả nhận thấy thâm niên công tác và thói quen hút thuốc cũng liên quan với sự suy giảm của chỉ số lưu lượng đỉnh thở ra. Các tác giả kết luận bụi xi măng có liên quan đến triệu chứng hô hấp cấp tính và các chỉ số thông khí [48]. Dab W, Rossignol M và cs (2011) khi nghiên cứu tỷ lệ tử vong do ung thư ở công nhân sản xuất xi măng tại Pháp, cụ thể đối tượng nghiên cứu là tất cả các nhân viên làm việc ít nhất 1 năm tại một trong bốn công ty xi măng chính ở Pháp (từ năm 1990 đến 2005). Kết quả nghiên cứu cho thấy số ca tử vong trong thời gian theo dõi là 430 (4,7%). Khối u ác tính là nguyên nhân của 48,1% số người chết. Những công nhân làm việc trong các lĩnh vực khai thác đá, bãi và vận chuyển có nguy cơ tử vong cao hơn 50% so với khu vực hành chính [37]. Wang BJ, Wu JD (2011) tiến hành nghiên cứu với mục đích để điều tra về mức độ nghiêm trọng của viêm da tiếp xúc nghề nghiệp xi măng và các chất gây dị ứng phổ biến trong công nhân xi măng tại Đài Loan. Kết quả cho thấy 65 trong số 97 công nhân xi măng đã bị viêm da tiếp xúc nghề nghiệp. Khu vực da bị ảnh hưởng nhất là bàn tay, bề mặt lưng của bàn tay dày lên và tăng sừng của lòng bàn tay. Các kết quả của thử nghiệm cho thấy 24 trong số 97 công nhân đã bị dị ứng với kali dicromat, 9/27 đã bị dị ứng với Thiuram hợp, 9/27 đã bị dị ứng với hỗn hợp hương thơm và 7 là dị ứng với clorua coban [47]. Kakooei H (2012) khi nghiên cứu tác động của bụi lên sức khỏe người lao động tại một nhà máy xi măng ở phía Đông của Iran đã khẳng định bụi xuất hiện ở tất cả các quy trình sản xuất trong nhà máy sản xuất xi măng Portland. Kết quả đo bụi cá nhân là 30,18 mg/m3 ở khu vực nghiền, đóng gói 27 mg/m3 , lò nung là 5,9 mg/m3 , trong khi TCCP là 5 mg/m3 . Các tác giả kết luận có liên kết chặt chẽ và trực tiếp giữa tiếp xúc bụi xi măng và suy giảm chức năng của công nhân [40].
  • 19. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 11 Ahmed HO, Abdullah AA (2012) tiến hành nghiên cứu đánh giá mối quan hệ giữa tiếp xúc với bụi xi măng và triệu chứng hô hấp của công nhân tại các nhà máy xi măng vương quốc Ả Rập. Nghiên cứu tiến hành trên 149 công nhân có phơi nhiễm và 78 công nhân không phơi nhiễm tham gia trong nghiên cứu này. Thông tin về nhân khẩu học và các triệu chứng hô hấp được thu thập bằng bảng câu hỏi. Tổng mức độ bụi cá nhân được xác định bằng các phương pháp đo bụi trọng lượng. Nồng độ bụi dao động từ 4,20 mg/m3 ở khu vực máy nghiền và 15,20 mg/m3 ở khu vực đóng bao bì, vượt quá giới hạn cho phép tại khu vực đóng bao và khu vực sản xuất nguyên liệu. Sự phổ biến của các triệu chứng hô hấp ở những người lao động có tiếp xúc trực tiếp là cao hơn như ho (19,5%); đờm (14,8%). Các trường hợp ho và có đờm đã được tìm thấy đều có liên quan đến tiếp xúc với bụi, tích lũy bụi và thói quen hút thuốc trong khi viêm phế quản mãn tính có liên quan đến thói quen hút thuốc. Những công nhân sử dụng mặt nạ tất cả các thời gian (19,5%) có một tỷ lệ nhiễm thấp hơn các triệu chứng hô hấp so với những người không sử dụng chúng [34]. Meo S.A (2013) tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của bụi xi măng đối với chức năng hô hấp của công nhân không hút thuốc lá. Dựa trên thời gian tiếp xúc, công nhân nhà máy xi măng được chia thành ba nhóm: < 5 năm, 5 - 10 năm và > 10 năm. Tất cả các đối tượng được kết hợp riêng về tuổi tác, chiều cao, cân nặng, và tình trạng kinh tế xã hội. Kết quả cho thấy chức năng phổi ở những công nhân nhà máy xi măng đã bị ảnh hưởng đáng kể và có mối liên quan chặt chẽ giữa việc suy giảm chức năng thông khí phổi với thời gian tiếp xúc bụi xi măng [43]. 1.3. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc về môi trƣờng, sức khỏe bệnh tật ngƣời lao động trong ngành sản xuất xi măng Nguyễn Ngọc Ngà và cs (2003) đã tiến hành nghiên cứu trên 22 người vận hành hệ thống tự động trong một Công ty xi măng ở Hải Phòng nhằm đánh giá căng thẳng của công việc. Kết quả cho thấy nhiệt độ trung bình nơi
  • 20. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 12 làm việc 23,90 C và nồng độ CO2 0,02 - 0,05% nằm trong tiêu chuẩn cho phép (TCCP) do tính chất công việc làm trong nhà kính có điều hòa nhiệt độ. Tuy nhiên tiếng ồn quy định thì vượt TCCP. Về sức khỏe công nhân, sau ca lao động thời gian phản xạ đơn giản kéo dài có ý nghĩa thống kê (p<0,05), 67% người vận hành gảm áp lực mạch, biến đổi tần số nhịp tim ở mức 3 - mức rất căng thẳng. Than phiền phổ biến nhất của người vận hành là công việc lặp đi lặp lại (95,4%), ít cơ hội giải lao (100%), căng thẳng trí não (91%) [17]. Năm 2003, Nguyễn Xuân Tâm và Hoàng Thị Minh Thảo tiến hành đánh giá chức năng hô hấp ở công nhân xây dựng thuỷ điện Sê San và công nhân nhà máy xi măng Sông Đà, tỉnh Gia Lai. Nghiên cứu tiến hành trên 340 công nhân, trong đó có 210 công nhân khai thác đá, 130 công nhân sản xuất xi măng nhằm đánh giá tỷ lệ giảm các thông số chức năng hô hấp ở công nhân tiếp xúc với bụi có chứa silic. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự suy giảm các thông số chức năng hô hấp của các đối tượng nghiên cứu rất rõ ràng, với tỷ lệ công nhân bị suy giảm cao: 56,76% công nhân giảm FEV1 (Forced expiratory volume in 1 second - Thể tích thở ra gắng sức trong giây đầu tiên), 75% giảm FVC (Forced Vital Capacity - Dung tích sống gắng sức) và 9,71% giảm FEV1/FVC. Có 12,94% số công nhân có “Hội chứng hạn chế” ở mức nặng, 9,41% công nhân có “Hội chứng tắc nghẽn” ở mức độ nặng. So sánh chức năng hô hấp giữa nam và nữ thì sự suy giảm các thông số chức năng hô hấp ở nam đều cao hơn nữ [24]. Kết quả khảo sát tiếng ồn của Nguyễn Thế Huệ (2005) tại nhà máy xi măng Hà Tu, Quảng Ninh cho thấy ở khâu đập đá hộc, máy nghiền bột liệu, máy nghiền xi măng, tiếng ồn từ 91,1 - 100,5 dBA, vượt TCCP [13]. Nghiên cứu môi trường lao động và bệnh tật của công nhân một số ngành nghề ở Tây Nguyên năm 2006 của tác giả Phạm Thúy Hoa, Nguyễn Xuân Tâm và cộng sự cho thấy: tỷ lệ các chỉ số vi khí hậu không đạt tiêu chuẩn cho
  • 21. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 13 phép của ngành sản xuất xi măng là 6,25%, khai thác đá 5,09%, thấp nhất là ngành điện 2,05%. Tuy nhiên các chỉ số ồn, rung, bụi không đạt tiêu chuẩn của ngành xi măng lại thấp nhất 5,07% trong khi các ngành còn lại lần lượt là 13,25% và 17,24%. Đối với chỉ tiêu hơi khí độc vượt tiêu chuẩn cho phép của các ngành sản xuất xi măng là 1,04%, các ngành khác 2,50%. Tình hình sức khỏe bệnh tật phân theo ngành nghề: bệnh Tai - Mũi - Họng chiếm tỷ lệ cao nhất 47,44% trong số các loại hình bệnh tật chung, trong đó bệnh Tai - Mũi - Họng ở công nhân xi măng (64,41%), công nhân khai thác đá (53,91%), công nhân điện (32,81%). Tỷ lệ công nhân sản xuất xi măng giảm sức nghe đường khí tai phải (15,38%), giảm sức nghe đường khí 2 tai (7,69%) [12]. Hồ Xuân Vũ (2009) nghiên cứu tình hình ô nhiễm tiếng ồn và giảm thính lực tại Công ty TNHH xi măng Luks Việt Nam - Thừa Thiên Huế. Kết quả cho thấy số mẫu tiếng ồn vượt TCCP chiếm tỷ lệ 57,6%. Cường độ tiếng ồn vượt từ 1,5 - 15 dBA so với tiêu chuẩn 85 dBA hiện hành của Bộ Y tế. Tình trạng giảm thính lực ở người lao động trong các khu vực sản xuất trực tiếp chiếm tỷ lệ 12,8% [32]. Từ Hải Bằng (2009) đánh giá thực trạng môi trường nhà máy xi măng Chinfon - Hải Phòng và khu vực dân cư xung quanh, kết quả cho thấy vi khí hậu tại các vị trí đo trong nhà máy đều nằm trong TCCP. Chỉ có vị trí sàn lò nung có nhiệt độ cao hơn mức cho phép 5,50 C. Các yếu tố bụi đều nằm trong giới hạn cho phép [3]. Tác giả Trần Như Nguyên và Lê Thị Thu Hằng (2010) đã tiến hành một nghiên cứu cắt ngang trên 528 công nhân tại 5 phân xưởng sản xuất và môi trường lao động tại nhà máy xi măng Bút Sơn - Hà Nam năm 2009 - 2010, kết quả nghiên cứu cho thấy: môi trường lao động của nhà máy xi măng Bút Sơn có nhiệt độ không khí, tiếng ồn, bụi vượt TCCP, nhất là tại Xưởng Xi măng (3,690 C và 88,59dBA); Xưởng Đóng bao (Bụi 6,04 mg/m3 ). Tốc độ gió ở khu
  • 22. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 14 vực sản xuất của 4 xưởng nguyên liệu, lò, xi măng, đóng bao không đạt TCCP. Sức khỏe công nhân đủ để làm việc (Loại I, II, III) là 90,34%. Tỷ lệ thấp nhưng đáng quan tâm là sức khỏe loại IV và V (9,47% và 0,19%). Công nhân mắc nhiều bệnh thông thuờng khác nhau, cao nhất là tai mũi họng (49,62%), bệnh răng hàm mặt (47,54%), bệnh mắt (21,4%), bệnh tiêu hóa (13,83%), bệnh phụ khoa (25,37%), bệnh bụi phổi - silic (2,46%), bệnh điếc nghề nghiệp (0,19%). Các tác giả đá đưa ra khuyến nghị cho nhà máy cần có kế hoạch hạn chế một số yếu tố tác hại nghề nghiệp như nóng, bụi, tiếng ồn, tăng cường hệ thống thông gió... [19]. Nguyễn Quốc Linh (2012) nghiên cứu thực trạng bệnh viêm mũi, họng ở công nhân Công ty Cổ phần xi măng Tuyên Quang, kết quả cho thấy tỷ lệ viêm mũi họng tương đối cao (65,9%), trong đó 15% viêm mũi cấp tính, 9,8% viêm mũi mạn tính, 6,5% viêm mũi dị ứng, 2,7% viêm xoang cấp tính, 3,5% viêm xoang mạn tính, 13,4% viêm họng cấp tính, 37,3% viêm họng mạn tính...Tỷ lệ mắc bệnh viêm mũi, họng ở công nhân nam cao hơn so với công nhân nữ ( nam 70,9%; nữ 55,2%). Nhóm công nhân có tuổi nghề trên 20 năm có tỷ lệ mắc bệnh viêm mũi họng cao hơn nhóm công nhân có tuổi nghề dưới 5 năm (77,4% và 50%) [14]. Trần Đăng Quyết khi nghiên cứu sự thay đổi pH da, khả năng kháng kiềm, khả năng trung hòa kiềm ở bệnh nhân viêm da tiếp xúc dị ứng do xi măng, kết quả cho thấy khả năng kháng kiềm và khả năng trung hòa kiềm của bệnh nhân viêm da tiếp xúc dị ứng do xi măng đều kém hơn người bình thường không bị bệnh ngoài da. Số đo pH da ở 3 vị trí mu bàn tay, mu bàn chân và lưng của bệnh nhân viêm da tiếp xúc dị ứng do xi măng đều cao hơn (ngả về phía kiềm hơn) người bình thường không bị bệnh ngoài da [21].
  • 23. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 15 1.4. Tình hình nghiên cứu về môi trƣờng, sức khỏe bệnh tật ngƣời lao động Công ty Cổ phần xi măng La Hiên Khi nhà máy còn đang sử dụng công nghệ lò đứng thì năm 2005, Nguyễn Văn Thái đã tiến hành nghiên cứu đánh giá tác động môi trường sau 10 năm xây dựng và phát triển của nhà máy xi măng La Hiên. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Thái, môi trường sản xuất của nhà máy xi măng La Hiên bị ô nhiễm bụi nặng nề, ở nhiều khu vực bụi vượt qua tiêu chuẩn cho phép 2 - 3 lần. Môi trường lao động ô nhiễm bởi các tác nhân vi khí hậu nóng, tiếng ồn, hơi khí độc và đặc biệt là ô nhiễm bụi đã gây ảnh hưởng càng cao đến sức khoẻ bệnh tật của công nhân và nhân dân vùng tiếp giáp. Sức khoẻ loại I, loại II của công nhân sản xuất xi măng La Hiên giảm từ 87% (năm 1999) xuống còn 62,16% (năm 2004). Một số bệnh tăng cao ở vùng tiếp giáp và trong nhà máy: bệnh tai mũi họng trong nhà máy là 69,3%, vùng tiếp giáp là 46,5%; bệnh răng hàm mặt trong nhà máy là 57,6% vùng tiếp giáp là 34,25%. Tác giả đã khẳng định ảnh hưởng của môi trường lao động do dây truyền sản xuất xi măng đã tác động lên môi trường vùng tiếp giáp một cách rõ rệt và làm tăng tỷ lệ bệnh tật theo thời gian, cường độ tiếp xúc và quy mô sản xuất [26].
  • 24. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 16 Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu - Môi trường lao động của CTCP Xi măng La Hiên. - Người lao động ở CTCP Xi măng La Hiên bao gồm cả công nhân sản xuất trực tiếp và người làm công việc hành chính. 2.2. Địa điểm nghiên cứu Công ty có trụ sở chính đặt tại xã La Hiên, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, cách trung tâm thành phố Thái nguyên 18 km nằm trên quốc lộ 1B (Thái Nguyên - Lạng Sơn). Vị trí địa lý của nhà máy: Nhà máy nằm gọn trong thung lũng xóm Cây Bòng, xã La Hiên, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Phía Bắc là dãy núi con hổ cao 172m. Phía Nam tiếp giáp với dãy núi đồi thấp. Phía Đông: giáp dân cư xóm Cây Bòng (xã La Hiên). Phía Tây giáp dân cư đội 8 xã Quang Sơn. Hình 2.1. Sơ đồ vị trí Công ty cổ phần Xi măng La Hiên CTCP XM La Hiên
  • 25. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 17 Trước năm 2005 CTCP Xi măng La Hiên có 2 dây chuyền lò đứng sản xuất xi măng với công suất 80.000 tấn sản phẩm/năm, tuy nhiên đó là công nghệ cũ và lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường. Hiện nay công ty có 2 dây chuyền lò quay đang hoạt động (dây chuyền 250.000 tấn/năm và 700.000 tấn/năm), thay thế hoàn toàn dây chuyền lò đứng. Với công nghệ lò quay, không những đảm bảo nâng cao năng lực sản xuất của công ty mà còn giảm thiểu được ô nhiễm môi trường, đặc biệt về nhiệt độ, tiếng ồn và bụi. Quá trình xây dựng nhà máy từ thiết kế kỹ thuật, lắp đặt thiết bị và vận hành chạy thử do các chuyên gia của Trung Quốc đảm nhiệm. Cán bộ, công nhân Việt Nam được tiếp nhận công nghệ và tổ chức thực hiện. Tính đến thời điểm tháng 3 năm 2013, CTCPXM La Hiên có 836 cán bộ công nhân viên chức, trong đó có 592 công nhân sản xuất trực tiếp và 244 cán bộ làm công việc hành chính. 2.3. Thời gian nghiên cứu Tháng 10 năm 2012 - tháng 8 năm 2013. 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.4.1. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu mô tả với thiết kế cắt ngang 2.4.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu 2.4.2.1. Mẫu nghiên cứu môi trường - Lấy mẫu tại tất cả các phân xưởng sản xuất trực tiếp và các phòng ban hành chính. Tổng số: 66 mẫu vi khí hậu, 51 mẫu bụi. + Khu vực sản xuất trực tiếp: gồm 7 phân xưởng sản xuất. Trong đó 3 phân xưởng: Lò quay, Cấp liệu, Thành phẩm có 2 dây chuyền sản xuất 250.000 tấn/năm và 700.000 tấn/năm lấy mẫu theo từng dây chuyền, tại các vị trí làm việc của công nhân. 4 phân xưởng: Khai thác, Vận tải, Vận
  • 26. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 18 hành, Cơ điện làm việc không theo dây chuyền, lấy mẫu ở 4 vị trí khác nhau trong phân xưởng và 1 vị trí ở trung tâm của phân xưởng. STT Phân xƣởng Mẫu vi khí hậu Mẫu bụi 1 Lò quay 13 6 2 Cấp liệu 15 8 3 Thành phẩm 5 5 4 Khai thác 5 5 5 Vận tải 5 5 6 Vận hành 5 5 7 Cơ điện 5 5 + Với 12 phòng, ban hành chính: do đặc điểm các phòng có diện tích nhỏ, hẹp mỗi phòng ban lấy 01 mẫu vi khí hậu và 01 mẫu bụi. + Ngoài ra lấy 01 mẫu vi khí hậu ngoài trời. Dựa vào đặc tính công việc chia các vị trí lao động của CTCPXM La Hiên thành 3 khu vực: + Khu vực I: gồm 3 phân xưởng Lò quay, Cấp liệu, Thành phẩm + Khu vực II: gồm 4 phân xưởng Khai thác, Vận tải, Vận hành, Cơ điện + Khu vực III: gồm 12 phòng ban làm công việc hành chính 2.4.2.2. Mẫu nghiên cứu về sức khỏe, bệnh tật - Cỡ mẫu: Toàn bộ công nhân đủ tiêu chuẩn nghiên cứu, đảm bảo đủ số lượng được tính toán theo công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu ước lượng một tỷ lệ trong quần thể [10], trên cơ sở kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Thái năm 2005 [26], với sai số mong muốn không quá 5% và với độ tin cậy 95%. n = [Z2 1 - /2 2 d Pq ] + 1 Trong đó:
  • 27. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 19 n: số lượng công nhân tối thiểu cần nghiên cứu Z1 - /2: giá trị điểm Z tại mức ý nghĩa α, với α = 0,05 → Z1 – α/2 = 1,96. p = 0,7 ( Năm 2005, trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Thái, tỷ lệ bệnh tai - mũi - họng ở đối tượng công nhân sản xuất xi măng xấp xỉ 70%. Do yếu tố nguy cơ nghề nghiệp của đối tượng công nhân sản xuất xi măng là bụi nên biểu hiện bệnh tật ở đường hô hấp là điển hình nhất). q= 1- p = 0,3 d: độ sai lệch mong muốn giữa tỷ lệ thu được từ mẫu và tỷ lệ thực của quần thể, chọn d = 0,05. Với các thông số đã được xác định thì cỡ mẫu tối thiểu trong nghiên cứu mô tả là 323 đối tượng. Để đảm bảo cỡ mẫu và hạn chế sai số chọn toàn bộ cán bộ công nhân viên CTCP Xi măng La Hiên khám đủ 3 chuyên khoa: hô hấp, tai mũi họng, da liễu. Kết quả chọn được 832 người. - Tiêu chuẩn loại trừ: các công nhân xin chuyển công tác giữa các nhóm nghiên cứu trong thời gian nghiên cứu. Dựa vào đặc điểm nghề nghiệp, chúng tôi chia đối tượng ra làm 3 nhóm nghiên cứu: + Nhóm I: bao gồm công nhân làm việc ở khu vực I. Nhóm này có 336 công nhân. + Nhóm II: bao gồm công nhân làm việc ở khu vực II. Nhóm này có 255 công nhân. + Nhóm III: bao gồm cán bộ công nhân viên làm việc ở các phòng, ban hành chính. Nhóm này có 241 người. 2.5. Các chỉ tiêu nghiên cứu 2.5.1. Chỉ số môi trường lao động - Các yếu tố vi khí hậu: Nhiệt độ không khí đơn vị tính 0 C
  • 28. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 20 Độ ẩm không khí đơn vị tính %. Tốc độ gió đơn vị tính m/s. - Đo bụi trọng lượng: Bụi toàn phần, bụi hô hấp (đơn vị tính: mg/m3 ) 2.5.2. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu - Tuổi đời của người lao động được chia ra làm 4 nhóm tuổi: + Nhóm < 30 tuổi + Nhóm 30 - 39 tuổi + Nhóm 40 - 49 tuổi + Nhóm ≥ 50 tuổi - Tuổi nghề: được xác định từ thời điểm vào làm việc tại công ty cho đến thời điểm lấy số liệu (tháng 3/2013), được chia làm 4 nhóm: + Nhóm < 5 năm + Nhóm 5 - 9 năm + Nhóm 10 - 19 năm + Nhóm ≥ 20 năm - Giới tính: Nam, nữ 2.5.3. Chỉ số sức khỏe, bệnh tật của công nhân - Sức khỏe của người lao động theo cách phân loại sức khỏe: loại I, loại II, loại III, loại IV, loại V của Bộ Y tế [6]. Trong đó: + Loại I: Khỏe + Loại II: Khá + Loại III: Trung bình + Loại IV: Yếu + Loại V: Rất yếu - Các bệnh thường gặp: + Bệnh mũi - họng: được xác định là các bệnh thường gặp như viêm xoang, viêm mũi, viêm họng cấp và mạn tính...
  • 29. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 21 + Bệnh ngoài da: được xác định là các bệnh thường gặp như viêm da dị ứng, nấm da, sẩn ngứa, chàm... + Bệnh hô hấp: được xác định là các bệnh thường gặp như viêm phổi, viêm phế quản, hen phế quản, ung thư phổi...Không bao gồm bệnh bụi phổi. 2.6. Kỹ thuật thu thập số liệu 2.6.1. Số liệu về môi trường - Vị trí lấy mẫu: + Lấy mẫu tại tất cả các phân xưởng sản xuất trực tiếp và các phòng ban hành chính theo vị trí làm việc của người lao động. + Đặt máy ngang tầm hô hấp của người lao động. - Thời điểm lấy mẫu: lấy mẫu trong quá trình người lao động đang làm việc. - Kỹ thuật đo: đo theo thường quy kỹ thuật của Viện Y học Lao Động và Vệ sinh môi trường - Bộ Y tế [31]. - Đánh giá: theo quy định của Bộ Y tế về vệ sinh ban hành kèm theo quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 [7]. 2.6.2. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu - Thu thập thông tin chung về đối tượng nghiên cứu bao gồm: tuổi đời, tuổi nghề, giới dựa trên số liệu sẵn có trong hồ sơ do trạm y tế của CTCPXM La Hiên cung cấp. 2.6.3. Số liệu về sức khỏe, bệnh tật - Tổ chức khám sức khỏe cho 100% cán bộ công nhân viên của công ty thu thập số liệu về bệnh tật: mũi họng, ngoài da, hô hấp. - Chẩn đoán bệnh: áp dụng cách phân loại và tiêu chuẩn về lâm sàng của ICD - 10 (International satistical Classification of Diseases and related health problems - Phân loại bệnh tật quốc tế và những vấn đề liên quan đến sức khỏe phiên bản thứ 10) [5] và quy định của Bộ Y tế năm 2002 [6].
  • 30. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 22 2.7. Vật liệu nghiên cứu - Đo vi khí hậu: sử dụng máy đo nhiệt độ, độ ẩm EXTECH 250 CỦA Trung Quốc; máy đo vận tốc gió ANEMOMETRER - RS 212 AM - 4201 của Anh. - Đo bụi bằng máy MICRODUST Pro - CASELLA của Anh. - Xác định hàm lượng SiO2 trong bụi hô hấp, sử dụng phương pháp quang phổ hấp thụ hồng ngoại biến đổi Fourie trên máy Shimadzu FT - IR 8400S - Nhật, kết quả biểu thị bằng hàm lượng SiO2 (%) trong bụi hô hấp. - Sổ khám sức khỏe định kỳ theo mẫu của Bộ y tế (Phụ lục 1) - Các dụng cụ khám bệnh (cân bàn, ống nghe, huyết áp, và một số dụng cụ chuyên khoa). 2.8. Phƣơng pháp khống chế sai số 2.8.1. Sai số ngẫu nhiên Hạn chế sai số ngẫu nhiên bằng cách chọn mẫu phù hợp. 2.8.2. Sai số hệ thống - Sai số lựa chọn: hạn chế sai số lựa chọn bằng cách chọn đúng đối tượng. - Sai số thu thập thông tin: tập huấn kỹ cho các cán bộ điều tra và các kỹ thuật viên xét nghiệm, thống nhất cách lấy mẫu quy trình xét nghiệm, chuẩn hóa máy móc dụng cụ. 2.9. Phƣơng pháp xử lý số liệu Số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê y học trên phần mềm vi tính SPSS 18.0. 2.10. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu - Nghiên cứu được tiến hành dưới sự cho phép của Ban Giám đốc CTCPXM La Hiên. Đây là một nghiên cứu hoàn toàn nhằm mục đích bảo vệ sức khoẻ người lao động, ngoài ra không nhằm mục đích nào khác. - Thực hiện nghiêm chỉnh, đầy đủ các quy định về Y đức của ngành Y tế.
  • 31. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 23 - Trong suốt quá trình nghiên cứu không gây ra bất kỳ một hậu quả xấu nào cho các đối tượng nghiên cứu. - Các đối tượng nghiên cứu đều được nhóm nghiên cứu thông báo và giải thích đầy đủ về mục đích, yêu cầu và nội dung nghiên cứu để họ hiểu và tự nguyện tham gia. - Kết quả nghiên cứu các vấn đề liên quan đến cá nhân được giữ kín.
  • 32. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 24 Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Các kết quả nghiên cứu về môi trƣờng Bảng 3.1. Kết quả đo nhiệt độ nơi làm việc Khu vực đo Nhiệt độ (o C) SL mẫu T0 trung bình T0 Min T0 Max TCCP 3733/2002 Khu vực I 33 26,15 24,10 28,20 16 - 30 Khu vực II 20 25,58 24,80 26,10 Khu vực III 12 25,10 24,80 28,10 Ngoài trời 25,6 * Nhận xét: - Nhiệt độ nơi làm việc của CTCPXM La Hiên đạt TCCP. Nhiệt độ trung bình ở khu vực I cao nhất (26,15o C) sau đó đến khu vực II với nhiệt độ 25,58o C, thấp nhất là khu vực III có nhiệt độ 25,10o C. Sự chênh lệch so với nhiệt độ ngoài trời (25,60 C) là không đáng kể, nằm trong giới hạn cho phép (30 C - 50 C). Bảng 3.2. Kết quả đo độ ẩm nơi làm việc Khu vực Độ ẩm (%) SL mẫu Độ ẩm trung bình (%) TCCP 3733/2002 Khu vực I 33 72,48 ≤ 80 Khu vực II 20 72,48 Khu vực III 12 71,79 Ngoài trời 79,1 * Nhận xét: - Độ ẩm nơi làm việc của cả 3 khu vực đều đạt TCCP và khu vực I và II có độ ẩm cao nhất (72,48%), thấp nhất là khu vực III có độ ẩm 71,79%. So với độ ẩm ngoài trời (79,1%) thì ở cả 3 khu vực đều có độ ẩm thấp hơn.
  • 33. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 25 Bảng 3.3. Kết quả đo vận tốc gió nơi làm việc Khu vực đo Vận tốc gió (m/s) SL mẫu Mẫu ngoài TCCP V gió trung bình V gió Min V gió Max TCCP 3733/2002 SL % Khu vực I 33 23 69,7 0,38 0,20 1,50 0,5 - 1,5 Khu vực II 20 3 15,0 0,50 0,20 1,20 Khu vực III 12 0 0 0,55 0,30 0,70 0,2 - 1,5 Ngoài trời 0,55 * Nhận xét: - Khu vực I có 69,7% mẫu đo có vận tốc gió thấp, không đạt TCCP (0,5 - 1,5 m/s), khu vực II có 15,0% mẫu đo không đạt TCCP, khu vực III tất cả các mẫu đo đều đạt TCCP. Khu vực I có vận tốc gió trung bình thấp nhất (0,38 m/s), sau đó đến khu vực II (0,50 m/s), khu vực III có vận tốc gió trung bình cao nhất (0,55 m/s). So với ngoài trời thì vận tốc gió khu vực I thấp hơn, 2 khu vực còn lại tương đương với vận tốc gió ngoài trời. Bảng 3.4. Kết quả đo yếu tố bụi nơi làm việc Khu vực đo Bụi Khu vực I Khu vực II Khu vực III TCCP 3733/2002 SL mẫu Mẫu vượt TCCP SL mẫu Mẫu vượt TCCP SL mẫu Mẫu vượt TCCP SL % SL % SL % Toàn phần 19 5 26,3 20 2 10,0 12 0 0 ≤ 6 Hô hấp 19 5 26,3 20 2 10,0 12 0 0 ≤ 4 SiO2 tự do < 20% < 20% < 20%
  • 34. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 26 * Nhận xét: - Số lượng mẫu bụi vượt TCCP ở khu vực I chiếm tỷ lệ cao nhất (26,3%) sau đó đến khu vực II (10,0%). Ở khu vực III không có mẫu nào vượt TCCP (0%). Kết quả đo hàm lượng silic trong bụi ở cả 3 khu vực đều dưới 20%. Bảng 3.5. Hàm lượng bụi trong môi trường lao động Bụi Khu vực đo Bụi toàn phần (mg/m3 ) Bụi hô hấp (mg/m3 ) SiO2 tự do (%) Khu vực I 5,33 ± 4,86 2,98 ± 2,71 5,23 ± 1,06 Khu vực II 4,70 ± 4,34 2,72 ± 2,26 4,43 ± 0,55 Khu vực III 4,07 ± 1,24 2,19 ± 1,05 4,01 ± 0,17 TCCP 3733/2002 ≤ 6 ≤ 4 * Nhận xét: - Nồng độ bụi toàn phần đạt TCCP ở cả 3 khu vực. Trong đó nồng độ bụi cao nhất ở khu vực I (5,33 mg/m3 ), sau đó đến khu vực II (4,70 mg/m3 ), thấp nhất là khu vực III (4,07 mg/m3 ). - Nồng độ bụi hô hấp đạt TCCP ở cả 3 khu vực. Trong đó nồng độ bụi hô hấp ở khu vực I cao nhất (2,98 mg/m3 ), sau đó đến khu vực II (2,72 mg/m3 ), thấp nhất là khu vực III (2,19 mg/m3 ). - Hàm lượng SiO2 tự do ở cả 3 khu vực đều thấp dưới 20%.
  • 35. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 27 3.2. Thông tin chung về đối tƣợng nghiên cứu Bảng 3.6. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu Nhóm nghề Chỉ số Nhóm I (SL=336) Nhóm II (SL=255) Nhóm III (SL=241) SL % SL % SL % Giới Nam 213 63,4 245 96,1 121 50,2 Nữ 123 36,6 10 3,9 120 49,8 Tuổi đời < 30 36 10,7 44 17,3 113 11,6 30 - 39 128 38,1 130 51,0 85 35,3 40 - 49 159 47,3 61 23,9 89 36,9 ≥ 50 13 3,9 20 7,8 39 16,2 Tuổi nghề (năm) < 5 11 3,3 21 8,2 11 4,6 5 - 9 83 24,7 127 49,8 70 29,0 10 - 19 235 69,9 104 40,8 152 63,1 ≥ 20 năm 2 2,1 3 1,2 8 3,3 * Nhận xét: - Giới: Ở nhóm I và nhóm II tỷ lệ nam giới chiếm đa số (nhóm I: 63,4%, nhóm II: 96,1%). Nhóm III tỷ lệ nam/nữ tương đối đồng đều (nam: 50,2%, nữ 49,8%). - Tuổi đời: tuổi đời từ 30 - 39 và 40 - 49 chiếm tỷ lệ chủ yếu trong 3 nhóm nghề. Tuổi đời ≥ 50 chiếm tỷ lệ thấp, trong đó nhóm I (3,9%), nhóm II (7,8%), nhóm III (16,2%), riêng nhóm III tuổi đời < 30 chiếm tỷ lệ thấp nhất trong các nhóm tuổi (11,6%). - Tuổi nghề: ở cả 3 nhóm nghề, tuổi nghề từ 5 - 9 năm và 10 - 19 năm chiếm tỷ lệ cao nhất, tuổi nghề ≥ 20 năm chiếm tỷ lệ thấp nhất, trong đó nhóm I (2,1%), nhóm II (1,2%), nhóm III (3,3%).
  • 36. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 28 3.3. Kết quả nghiên cứu sức khỏe, bệnh tật và các yếu tố liên quan Bảng 3.7. Phân loại sức khỏe người lao động theo nhóm nghề Loại SK Nhóm nghề Loại I Loại II Loại III Loại IV Loại V SL % SL % SL % SL % SL % Nhóm I (SL = 336) 6 1,8 103 30,7 205 61,0 21 6,3 1 0,2 Nhóm II (SL = 255) 9 3,5 144 56,5 95 37,3 7 2,7 0 0 Nhóm III (SL = 241) 2 0,8 99 41,1 123 51,1 16 6,6 1 0,4 Tổng số (SL = 832) 17 2,0 346 41,6 423 50,8 44 5,3 2 0,2 32.5 60 41.9 61 37.3 51.1 6.5 2.7 7 0 10 20 30 40 50 60 70 Tỷ lệ % Loại I + Loại II Loại III Loại IV + Loại V Loại SK Nhóm I Nhóm II Nhóm III Biểu đồ 3.1. Phân loại sức khỏe người lao động theo nhóm nghề * Nhận xét: - Sức khỏe loại III chiếm tỷ lệ cao nhất, sức khỏe loại IV, V chiếm tỷ lệ thấp nhất. Sức khỏe loại I, II nhóm nghề II chiếm tỷ lệ cao nhất (60,0%) trong khi nhóm nghề I chiếm tỷ lệ thấp nhất (32,5%). Sức khỏe loại IV, V ở nhóm nghề III chiếm tỷ lệ cao nhất (6,5%), nhóm nghề II chiếm tỷ lệ thấp nhất (2,7%).
  • 37. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 29 Bảng 3.8. Cơ cấu bệnh tật theo nhóm nghề Bệnh Nhóm nghề Tai - mũi - họng Da liễu Hô hấp Số mắc Tỷ lệ % Số mắc Tỷ lệ % Số mắc Tỷ lệ % Nhóm I (n = 336) 89 26,5 27 8,8 29 8,6 Nhóm II (n = 255) 53 20,8 11 4,3 2 0,8 Nhóm III (n = 241) 51 21,2 9 3,7 21 8,7 Tổng số (n = 832) 193 23,2 47 5,6 52 6,3 P p>0,05 p<0,05 p<0,01 * Nhận xét: - Bệnh tai - mũi - họng: nhóm I chiếm tỷ lệ cao nhất (26,5%) sau đó đến nhóm III (21,2%), nhóm II chiếm tỷ lệ thấp nhất (20,8%), sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Bệnh da liễu: bệnh có xu hướng tăng từ nhóm NC thấp đến nhóm NC cao (nhóm III: 3,7%, nhóm II: 4,3%, nhóm I: 8,8%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Bệnh hô hấp: nhóm III chiếm tỷ lệ cao nhất (8,7%) sau đó đến nhóm I (8,6%), nhóm II chiếm tỷ lệ thấp nhất (0,8%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. 25.4 21.2 22.3 28.5 10 20 0 5 10 15 20 25 30 Tỷ lệ % Nam Nữ Giới Nhóm I Nhóm II Nhóm III Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ bệnh mũi họng theo giới ở các nhóm nghề
  • 38. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 30 * Nhận xét: - Biểu đồ 3.2 cho thấy ở nam nhóm I có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất (25,4%), sau đó đến nhóm III (22,3%), nam nhóm II có tỷ lệ mắc bệnh thấp nhất (21,2%), sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Ở nữ tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở nhóm I (28,5%), sau đó đến nhóm III (20,0%), nhóm II có tỷ lệ mắc bệnh thấp nhất (10,0%). Giữa nam và nữ: nhóm I nữ mắc bệnh nhiều hơn nam (nữ: 28,5%, nam: 25,4%), nhóm II và III có xu hướng nam mắc bệnh nhiều hơn nữ. Bảng 3.9. Tỷ lệ bệnh mũi họng theo tuổi đời trong các nhóm nghề Nhóm nghề Nhóm tuổi Nhóm I (SL = 336) Nhóm II (SL = 255) Nhóm III (SL = 241) P Số khám Số mắc % Số khám Số mắc % Số khám Số mắc % < 30 36 8 22,2 44 6 13,6 28 2 7,1 p>0,05 30 - 39 128 23 18,0 130 19 14,6 85 7 8,2 p>0,05 40 - 49 159 53 33,3 61 21 34,4 89 30 33,7 p>0,05 ≥ 50 13 5 38,5 20 7 35,0 39 12 30,8 p>0,05 18.9 14.4 8 33.7 34.6 32.8 0 5 10 15 20 25 30 35 Tỷ lệ % < 40 tuổi ≥ 40 tuổi Tuổi đời Nhóm I Nhóm II Nhóm III Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ bệnh mũi họng theo tuổi đời trong các nhóm nghề
  • 39. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 31 * Nhận xét: - Bảng 3.9 và biểu đồ 3.3 cho thấy ở tỷ lệ mắc bệnh mũi họng ở nhóm ≥ 40 tuổi cao hơn nhóm < 40 tuổi, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01. Với nhóm tuổi < 40, nhóm I có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất (18,9%), nhóm III có tỷ lệ mắc bệnh thấp nhất (8,0%), sự khác biệt giữa các nhóm nghề có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Nhóm tuổi ≥ 40, tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở nhóm II (34,6%), thấp nhất ở nhóm III (32,8%), sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Bảng 3.10. Tỷ lệ bệnh mũi họng theo tuổi nghề ở các nhóm nghề Nhóm nghề Tuổi nghề Nhóm I (SL = 336) Nhóm II (SL = 255) Nhóm III (SL = 241) P Số khám Số mắc % Số khám Số mắc % Số khám Số mắc % < 5 11 2 18,2 21 4 19,0 11 0 0 p>0,05 5 - 9 83 16 19,3 127 21 16,5 70 9 12,9 p>0,05 10 - 19 235 70 29,8 104 27 26,0 152 40 26,3 p>0,05 ≥ 20 7 1 14,3 3 1 33,3 8 2 25,0 p>0,05 19.2 16.9 11.1 29.3 26.2 26.3 0 5 10 15 20 25 30 Tỷ lệ % < 10 năm ≥ 10 năm Tuổi nghề Nhóm I Nhóm II Nhóm III Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ bệnh mũi họng theo tuổi nghề trong các nhóm nghề
  • 40. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 32 * Nhận xét: - Bảng 3.10 và biểu đồ 3.4 cho thấy bệnh mũi họng có xu hướng tăng cao ở tuổi nghề ≥ 10 năm so với tuổi nghề < 10 năm, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01. Nhóm II và nhóm III tỷ lệ mắc bệnh ở tuổi nghề < 5 năm thấp hơn so với tuổi nghề ≥ 20 năm, riêng nhóm I tỷ lệ mắc bệnh ở tuổi nghề < 5 năm cao hơn so với tuổi nghề ≥ 20 năm (18,2% so với 14,3%). 8.9 4.5 3.3 6.5 0 4.2 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Tỷ lệ % Nam Nữ Giới Nhóm I Nhóm II Nhóm III Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ bệnh ngoài da theo giới trong các nhóm nghề * Nhận xét: - Biểu đồ 3.3 cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ở nam có xu hướng tăng dần từ nhóm NC thấp đến nhóm NC cao (nhóm III: 3,3%, nhóm II: 4,5%, nhóm I: 8,9%), sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Với nữ tỷ lệ mắc bệnh ở nhóm I chiếm tỷ lệ cao nhất (6,5%), sau đó đến nhóm III (4,2%), thấp nhất là nhóm II (0%), sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Nhóm I và II nam mắc bệnh nhiều hơn nữ, riêng nhóm III nữ mắc bệnh nhiều hơn nam (nữ: 4,2%, nam: 3,3%).
  • 41. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 33 Bảng 3.11. Tỷ lệ bệnh ngoài da theo tuổi đời trong các nhóm nghề Nhóm nghề Nhóm tuổi Nhóm I (SL = 336) Nhóm II (SL = 255) Nhóm III (SL = 241) P Số khám Số mắc % Số khám Số mắc % Số khám Số mắc % < 30 36 3 8,3 44 0 0 28 0 0 p<0,05 30 - 39 128 8 6,3 130 5 3,8 85 2 2,4 p>0,05 40 - 49 159 13 8,2 61 4 6,6 89 4 4,5 p>0,05 ≥ 50 13 3 23,1 20 2 10,0 39 3 7,7 p>0,05 6.7 2.9 1.8 9.3 7.4 5.5 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tỷ lệ % < 40 tuổi ≥ 40 tuổi Tuổi đời Nhóm I Nhóm II Nhóm III Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ bệnh ngoài da theo tuổi đời trong các nhóm nghề * Nhận xét: - Kết quả ở bảng 3.11 và biểu đồ 3.6 cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ngoài da có xu hướng tăng dần theo tuổi đời ở cả 3 nhóm NC. Tỷ lệ mắc bệnh ngoài da ở nhóm ≥ 40 tuổi cao hơn so với nhóm < 40 tuổi, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Nhóm I có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở các nhóm tuổi, sau đó đến nhóm II, nhóm III có tỷ lệ mắc bệnh thấp nhất.
  • 42. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 34 Bảng 3.12. Tỷ lệ bệnh ngoài da theo tuổi nghề trong các nhóm nghề Nhóm nghề Tuổi nghề Nhóm I (SL = 336) Nhóm II (SL = 255) Nhóm III (SL = 241) P Số khám Số mắc % Số khám Số mắc % Số khám Số mắc % < 5 11 1 9,1 21 0 0 11 0 0 p>0,05 5 - 9 83 6 7,2 127 4 3,1 70 1 1,4 p>0,05 10 - 19 235 19 8,1 104 7 6,7 152 8 5,3 p>0,05 ≥ 20 7 1 14,3 3 0 0 8 0 0 p>0,05 7.4 2.7 1.2 8.3 6.5 5 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Tỷ lệ % < 10 năm ≥ 10 năm Tuổi nghề Nhóm I Nhóm II Nhóm III Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ bệnh ngoài da theo tuổi nghề trong các nhóm nghề * Nhận xét: - Kết quả ở bảng 3.12 và biểu đồ 3.7 cho thấy ở cả 3 nhóm NC tỷ lệ mắc bệnh ngoài da ở tuổi nghề ≥ 10 năm chiếm tỷ lệ cao hơn so với tuổi nghề < 10 năm, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Ở các nhóm tuổi nghề, tỷ lệ mắc bệnh có xu hướng cao nhất ở nhóm I, giảm dần ở nhóm II, tỷ lệ mắc bệnh thấp nhất ở nhóm III. Nhóm II và nhóm III không có trường hợp nào mắc bệnh ở tuổi nghề < 5 năm và ≥ 20 năm (0%).
  • 43. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 35 7 0.8 6.6 11.4 0 10.8 0 2 4 6 8 10 12 Tỷ lệ % Nam Nữ Giới Nhóm I Nhóm II Nhóm III Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ bệnh hô hấp theo giới trong các nhóm nghề * Nhận xét: - Nữ có xu hướng mắc bệnh nhiều hơn so với nam ở nhóm I và nhóm III trong khi nhóm II nam có xu hướng mắc bệnh nhiều hơn nữ. Sự khác biệt giữa nam và nữ có ý nghĩa thống kê với p<0,01. Ở cả giới nam và nữ tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở nhóm I (nam: 7,0%, nữ: 11,4%), sau đó đến nhóm III (nam: 6,6%; nữ: 10,8%), thấp nhất là nhóm II (nam: 0,8%, nữ: 0%), ở nam sự khác biệt giữa các nhóm nghề rất rõ ràng (p<0,01) trong khi ở nữ sự khác biệt giữa các nhóm nghề không rõ (p>0,05). Bảng 3.13. Tỷ lệ bệnh hô hấp theo tuổi đời trong các nhóm nghề Nhóm nghề Nhóm tuổi Nhóm I (SL = 336) Nhóm II (SL = 255) Nhóm III (SL = 241) P Số khám Số mắc % Số khám Số mắc % Số khám Số mắc % < 30 36 2 5,6 44 0 0 28 0 0 p>0,05 30 - 39 128 12 9,4 130 2 1,5 85 5 5,9 p<0,05 40 - 49 159 14 8,8 61 0 0 89 10 11,2 p<0,05 ≥ 50 13 1 7,7 20 0 0 39 6 15,4 p>0,05
  • 44. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 36 8.5 1.2 4.4 8.7 0 12.5 0 2 4 6 8 10 12 14 Tỷ lệ % < 40 tuổi ≥ 40 tuổi Tuổi đời Nhóm I Nhóm II Nhóm III Biểu đồ 3.9. Tỷ lệ bệnh hô hấp theo tuổi đời trong các nhóm nghề * Nhận xét: - Tỷ lệ mắc bệnh hô hấp ở nhóm tuổi ≥ 40 cao hơn so với nhóm tuổi < 40, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Với nhóm tuổi < 40, tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở nhóm I (8,5%), thấp nhất là nhóm II (1,2%) thì nhóm tuổi ≥ 40 tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở nhóm III (12,5%) thấp nhất là nhóm II (0%), sự khác biệt giữa các nhóm nghề có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Bảng 3.14. Tỷ lệ bệnh hô hấp theo tuổi nghề trong các nhóm nghề Nhóm nghề Tuổi nghề Nhóm I (SL = 336) Nhóm II (SL = 255) Nhóm III (SL = 241) P Số khám Số mắc % Số khám Số mắc % Số khám Số mắc % < 5 11 1 9,1 21 1 4,8 11 0 0 p>0,05 5 - 9 83 6 7,2 127 1 0,8 70 4 5,7 p>0,05 10 - 19 235 21 8,9 104 0 0 152 17 11,2 p<0,05 ≥ 20 7 1 14,3 3 0 0 8 0 0 p>0,05
  • 45. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 37 7.4 1.4 4.9 9.1 0 10.6 0 2 4 6 8 10 12 Tỷ lệ % < 10 năm ≥ 10 năm Tuổi nghề Nhóm I Nhóm II Nhóm III Biểu đồ 3.10. Tỷ lệ bệnh hô hấp theo tuổi nghề trong các nhóm nghề * Nhận xét: - Tỷ lệ mắc bệnh hô hấp ở tuổi nghề ≥ 10 năm cao hơn so với tuổi nghề < 10 năm, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Với tuổi nghề < 10 năm, tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở nhóm I (7,4%), thấp nhất là nhóm II (1,4%), với tuổi nghề ≥ 10 năm tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở nhóm III, thấp nhất ở nhóm II (0%). Bảng 3.15. Liên quan giữa nhóm nghề và tỷ lệ bệnh mũi họng Bệnh mũi họng Nhóm nghề Mắc bệnh Không mắc OR (CI95%OR) P n % n % Nhóm III (SL = 241) 51 21,2 190 78,8 1 - Nhóm I (SL = 336) 89 26,5 247 73,5 0,75 (0,50 - 1,10) > 0,05 * Nhận xét: - Tỷ lệ mắc bệnh mũi họng ở nhóm I (26,5%) cao hơn nhóm III (21,2%) tuy nhiên chưa tìm thấy mối liên quan giữa tỷ lệ mắc bệnh mũi họng và nhóm nghề, sự khác biệt giữa các nhóm nghề không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.
  • 46. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 38 Bảng 3.16. Liên quan giữa nhóm nghề và tỷ lệ bệnh ngoài da Bệnh ngoài da Nhóm nghề Mắc bệnh Không mắc OR (CI95%OR) P n % n % Nhóm III (SL = 241) 9 3,7 232 96,3 1 - Nhóm I (SL = 336) 27 8,0 309 92,0 2,25 (1,04 - 4,88) < 0,05 * Nhận xét: - Tỷ lệ mắc bệnh ngoài da ở công nhân nhóm I là 8,0% cao hơn nhóm III (3,7%). Có mối liên quan giữa bệnh ngoài da và nhóm nghề của công nhân, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05, OR = 2,25; 95% CI của OR (1,04 - 4,48). Bảng 3.17. Liên quan giữa nhóm nghề và tỷ lệ mắc bệnh hô hấp Bệnh hô hấp Nhóm nghề Mắc bệnh Không mắc OR (CI95%OR) P n % n % Nhóm III (SL = 241) 21 8,7 220 91,3 1 - Nhóm I (SL = 336) 29 8,6 307 91,4 1,01 (0,56 - 1,82) > 0,05 * Nhận xét: - Tỷ lệ mắc bệnh hô hấp ở nhóm I (8,6%), nhóm III (8,7%) chưa tìm thấy mối liên quan giữa tỷ lệ mắc bệnh hô hấp và nhóm nghề, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.
  • 47. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 39 Chƣơng 4 BÀN LUẬN 4.1. Các kết quả nghiên cứu về môi trƣờng Kết quả đo vi khí hậu ở bảng 3.1 cho thấy nhiệt độ nơi làm việc ở cả 3 khu vực đều đạt TCCP (16 - 320 C). Nhiệt độ cao nhất ở khu vực I (26,150 C) bao gồm PX lò quay, PX cấp liệu và PX thành phẩm tiếp theo là khu vực II (PX cơ điện, PX vận tải, PX khai thác, PX vận hành) với nhiệt độ 25,580 C, thấp nhất là khu vực III (khu hành chính) có nhiệt độ 25,100 C. Điều này hoàn toàn hợp lý bởi khu vực I đặc biệt tại phân xưởng lò quay là nơi nung clinke, có đặt những thiết bị nhằm thực hiện quá trình hóa lý như sấy, đốt nóng, phân huỷ cacbonat và làm nguội ở quy mô công nghiệp [20], về lý thuyết đây là nơi phát sinh ra lượng nhiệt cao nhất trong dây chuyền sản xuất xi măng, do đó khu vực I có nhiệt độ cao nhất là hợp lý. Tuy nhiên mức độ chênh lệch nhiệt độ giữa 3 khu vực không nhiều, đó là ưu điểm của việc cải tiến dây chuyền mới. Kết quả này khác biệt so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Thái [26] cũng tại CTCPXM La Hiên cho thấy nhiệt độ không khí ở các khu vực sản xuất phần lớn tương đối cao trừ khu vực ngoài trời (đập đá). Hầu hết ở các khu vực được đo nhiệt độ đều tăng từ 1 - 70 C so với TCCP. Sự khác biệt này có thể được giải thích bởi thời điểm tiến hành lấy mẫu khác nhau và từ sau năm 2005 CTCPXM La Hiên đã thay đổi công nghệ lò đứng sang lò quay - một công nghệ tiên tiến đem lại hiệu quả cả về chất lượng cho sản phẩm và giảm thiểu tác hại đến môi trường sản xuất, đặc biệt tiết kiệm nhiệt năng so với phương pháp cũ do không phải sấy hỗn hợp bùn vốn có độ ẩm rất cao. So sánh với kết quả đo vi khí hậu trong nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Anh cho thấy nhiệt độ môi trường ở hầu hết các mẫu đo vi khí hậu đều cao hơn tiêu chuẩn cho phép (87% ở nhà máy Luyện thép và 81% ở nhà máy Cán thép) [1]. Với kết quả này thì số vị trí lao động trong nghiên cứu của chúng tôi có
  • 48. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 40 điều kiện vi khí hậu tốt, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh lao động cao hơn rất nhiều so với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Ngọc Anh. Bảng 3.2 cho thấy độ ẩm ở cả 3 khu vực nghiên cứu đều đạt TCCP (≤ 80%), trong đó khu vực I và II có độ ẩm cao nhất (72,48%), thấp nhất là khu vực III có độ ẩm 71,79%. Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Thái (72,5%) [26] và cao hơn nghiên cứu của một số tác giả Trần Như Nguyên (65,3%) [19], Nguyễn Ngọc Anh (51,4%) [1]. So sánh với độ ẩm ngoài trời với độ ẩm trung bình ở 3 khu vực nghiên cứu thấy rằng có mức chênh lệch không nhiều, đều nằm trong TCCP. Kết quả đo vận tốc gió ở bảng 3.3 cho thấy khu vực I có số lượng mẫu vượt TCCP cao nhất (69,7%), trong khi khu vực II (15,0%), khu vực III không có mẫu nào vượt TCCP (0%). Khu vực I có vận tốc gió trung bình thấp nhất (0,38 m/s), sau đó đến khu vực II (0,50 m/s), khu vực III có vận tốc gió trung bình cao nhất (0,55 m/s). Như vậy ở khu vực I số vị trí không đảm bảo sự thông thoáng . Tốc độ gió thấp kết hợp với nhiệt độ cao, độ ẩm cao có thể là nguyên nhân gây nên nhiều bệnh tật điển hình như tai - mũi - họng, các bệnh hô hấp, bệnh ngoài da...Theo Đỗ Hàm [11] điều kiện vi khí hậu có thể ảnh hưởng tới các quá trình sinh học trong điều hoà nhiệt độ của cơ thể và có thể gây bệnh tật cho người lao động khi mà các phản ứng sinh lý sinh hoá bị rối loạn. So ánh với tốc độ gió ngoài trời (0,55 m/s) thì tốc độ gió trung bình nơi làm việc cao hơn do có sử dụng hệ thống thông gió nhân tạo. Trong quá trình sản xuất xi măng ngoài yếu tố vi khí hậu còn có nhiều yếu tố tác hại nghề nghiệp khác gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động song yếu tố nguy cơ gây bệnh chủ yếu là bụi, đặc biệt trong ngành công nghiệp sản xuất xi măng [43]. Bụi nguy hiểm không những bởi tính độc hại mà còn do tính phổ biến, sự có mặt của bụi ở khắp mọi nơi, mọi chỗ trong môi trường lao động, môi trường sống [11]. Đặc điểm của
  • 49. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 41 bụi xi măng là háo nước nên dễ bám dính và đông cứng trên bề mặt niêm dịch đường hô hấp, làm vô hiệu hóa sự thanh lọc của hệ thống màng nhày - lông chuyển từ đó phát sinh bệnh đường hô hấp và mũi họng [25]. Theo Meo.S.A bụi xi măng gây ra suy giảm chức năng phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, bệnh phổi hạn chế, ho dị ứng và ung thư phổi, dạ dày và ruột. Các nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng bụi xi măng có thể nhập vào hệ tuần hoàn và do đó về cơ bản ảnh hưởng đến tất cả các cơ quan của cơ thể và các mô khác nhau bao gồm tim, gan, lá lách, xương, cơ bắp và các sợi lông và cuối cùng ảnh hưởng đến cấu trúc vi mô và hiệu suất sinh lý [42]. Ngoài ra trong bụi xi măng có chứa Cr6+ , Coban, Niken...đặc biệt là Cr6+ có khả năng hấp thụ vào da và xâm nhập vào các tế bào của da, liên kết với các protein tế bào và tạo ra một phản ứng dị ứng [27]. Kết quả đo nồng độ bụi ở bảng 3.4 và 3.5 cho thấy số lượng mẫu bụi vượt TCCP ở khu vực I chiếm tỷ lệ cao nhất (26,3%) sau đó đến khu vực II (10,0%). Ở khu vực III không có mẫu nào vượt TCCP (0%). Kết quả đo hàm lượng silic trong bụi ở cả 3 khu vực đều dưới 20%. Khu vực I là nơi tập trung 3 PX: Lò nung, Cấp liệu, Thành phẩm. Đây là 3 PX phát sinh ra nhiều bụi trong quá trình sản xuất, đặc biệt là PX Thành phẩm (đóng bao xi măng), từ đáy các silô chứa, qua hệ thống cửa tháo liệu, xi măng được vận chuyển đến các két chứa của máy đóng bao hoặc các bộ phận xuất xi măng rời đồng bộ. . Đây là công đoạn có môi trường lao động ô nhiễm nhất trong nhà máy xi măng [20]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tất cả các vị trí đo ở PX Thành phẩm nồng độ bụi hô hấp đều cao hơn TCCP từ 1,2 - 3,4 lần, nồng độ bụi toàn phần cao hơn TCCP từ 1,4 - 2.7 lần. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả nghiên cứu của một số tác giả khác như Trần Như Nguyên (2012) nghiên cứu tại nhà máy xi măng Bút Sơn - Hà Nam: PX Đóng bao là phân xưởng có nồng
  • 50. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 42 độ bụi cao nhất [19], Ogunbileje J [45], Zeyede K Zeleke [48]. Ở khu vực II bao gồm 4 PX: Cơ điện, Khai thác, Vận tải, PX Vận hành trung tâm thì vị trí vận hành máy khoan đá cầm tay (PX Khai thác) nồng độ bụi hô hấp cao hơn TCCP 1,2 lần, bụi toàn phần cao hơn TCCP 1,8 lần, vị trí nhà xưởng sửa chữa ô tô (PX Vận tải) nồng độ bụi hô hấp cao hơn TCCP 1,2 lần, bụi toàn phần cao hơn TCCP 1,1 lần. Khu vực III là khu vực hành chính tập trung ở 2 dãy nhà 2 tầng liền kề nhau, cách các phân xưởng sản xuất trực tiếp khoảng 100m nên sự xuất hiện của bụi ở đây chủ yếu từ dây chuyền sản xuất phát tán vào trong không khí nên trong các mẫu đo nồng độ bụi thấp hơn, không có mẫu nào vượt TCCP. Nông Văn Vân (2007) khi nghiên cứu thực trạng môi trường lao động và sức khỏe công nhân khai thác quặng tại xí nghiệp kẽm chì Chợ Điền, Bắc Kạn kết quả cho thấy khu vực văn phòng là nơi ít bị ô nhiễm nhất, nồng độ bụi thấp nhất so với 2 khu vực còn lại (bụi hô hấp: 0,33 mg/m3 , bụi toàn phần: 0,87 mg/m3 ) [30]. So sánh với một số ngành nghề khác như sản xuất đá hay khai thác quặng của tác giả Đinh Xuân Ngôn [18] và Nông Văn Vân [30] thì nồng độ bụi ở CTCP XM La Hiên thấp hơn. Kết quả của Đinh Xuân Ngôn cho thấy các vị trí nghiền sàng đá, khoan đá, nghiền bột đá, đóng bao bột đá, kho bột đá, nồng độ bụi toàn phần trung bình từ 12,9 - 60,4 mg/m3 vượt TCCP từ 2 - 10 lần, nồng độ bụi hô hấp từ 4,7 - 26,7 mg/m3 cũng vượt TCCP từ 1,2 - 6,7 lần. Kết quả đo của Nông Văn Vân (2007) trong các hầm lò gần vị trí khoan tay, nồng độ bụi toàn phần đo được từ 25,5 - 46,9 mg/m3 cao hơn TCCP từ 6,3 - 11,7 lần, nồng độ bụi hô hấp từ 10,6 - 12,2 mg/m3 cao hơn TCCP từ 10,6 - 12,2 lần (hàm lượng Silic 31,9%). Tuy nhiên so sánh với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Thái (2005) cũng tại CTCP Xi măng La Hiên (giai đoạn sử dụng công nghệ lò đứng) hầu hết các vị trí trong dây truyền sản xuất hàm lượng bụi đều vượt quá TCCP, đặc biệt là nơi băng tải than (9,0 mg/m3 ), sàn lò nung Clinke (15,0 mg/m3 ) và trung tâm nhà kho xi
  • 51. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 43 măng (10,0 mg/m3 ) [26]. Như vậy sau khi chuyển đổi công nghệ sản xuất xi măng sang công nghệ lò quay hàm lượng bụi đã giảm đáng kể ở nhiều vị trí, đặc biệt ở lò nung clinke các mẫu kết quả đo được của chúng tôi không có mẫu nào vượt TCCP. Tuy nhiên ở nhiều vị trí khác hàm lượng bụi vẫn cao rõ ràng là yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động. Điều này cho thấy vẫn tồn tại yếu tố gây ô nhiễm môi trường song song với việc phát triển và đổi mới dây chuyền sản xuất. Tuy nhà máy đã áp dụng nhiều biện pháp khống chế phát sinh bụi và giảm thiểu sự phát tán bụi như các thiết bị lọc bụi, che chắn, lọc bụi nước song hiệu quả vẫn còn thấp. 4.2. Kết quả nghiên cứu sức khỏe, bệnh tật và các yếu tố liên quan Kết quả ở bảng 3.6 cho thấy ở CTCP Xi măng La Hiên nam giới chiếm đa số, ở nhóm I (nhóm có nguy cơ cao, làm việc tại các PX: Lò nung, Cấp liệu, Thành phẩm) tỷ lệ nam gần gấp đôi nữ (nam: 63,4%, nữ: 36,6%). Thực tế đây là nhóm nghề có nguy cơ cao đối với sức khỏe người lao động do môi trường làm việc phải tiếp xúc với nhiều các tác hại nghề nghiệp không chỉ là vi khí hậu nóng, bụi mà còn có cả hơi khí độc, tiếng ồn...do đó phù hợp với nam hơn là nữ. Ở nhóm II nam giới chiếm đa số (96,1%) do tính chất công việc mang tính đặc thù, chủ yếu là sửa chữa máy móc và vận tải không phù hợp với nữ giới (3,9%). Nhóm III là nhóm lao động hành chính tỷ lệ nam nữ không chênh lệch như 2 nhóm trên (nam: 50,2%, nữ: 49,8%) do tính chất công việc phù hợp với cả nam và nữ. Phân bố tuổi đời theo nhóm nghề cho thấy ở CTCP Xi măng La Hiên tuổi đời từ 30 - 39 và 40 - 49 chiếm tỷ lệ chủ yếu trong 3 nhóm nghề, tuổi đời ≥ 50 chiếm tỷ lệ thấp, nhất là nhóm I (3,9%). Như vậy ở nhóm I, lao động có tuổi đời trên 50 tuổi và tỷ lệ nữ công nhân lao động trực tiếp thấp. Sở dĩ có hiện tượng này bởi, theo qui định của Bộ Lao động thương binh xã hội, thì những người lao động làm các công việc nặng nhọc trong môi trường độc hại có thể được nghỉ hưu sớm so với qui định là 5
  • 52. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 44 năm, tức là nam có thể nghỉ khi 55 tuổi và nữ 50 tuổi. Cũng theo Loock R (1984) gần 2/3 các bệnh nghề nghiệp được phát hiện trong nửa sau của cuộc đời [42]. Do đó tuổi đời cao có thể là yếu tố khiến cho tỷ lệ bệnh tật của người lao động tại CTCP Xi măng La Hiên gia tăng đặc biệt là đối tượng lao động ở nhóm I là đối tượng lao động nặng với nhiều yếu tố tác hại nghề nghiệp hơn so với 2 nhóm còn lại. Về kết quả phân bố tuổi nghề theo nhóm nghề ở cả 3 nhóm nghề, tuổi nghề từ 5 - 9 năm và 10 - 19 năm chiếm tỷ lệ cao nhất, tuổi nghề ≥ 20 năm chiếm tỷ lệ thấp nhất, trong đó nhóm I (2,1%), nhóm II (1,2%), nhóm III (3,3%). Kết quả phân loại sức khỏe ở bảng 3.7 và biểu đồ 3.1 cho thấy người lao động ở CTCPXM La Hiên chủ yếu là loại III (50,8%). Nhóm nghề I có sức khỏe loại I, II chiếm tỷ lệ thấp nhất (32,5%) trong khi sức khỏe loại IV, V lại chiếm tỷ lệ tương đối cao 6,5% so với hai nhóm nghề còn lại. Sức khỏe loại V là trường hợp sức khỏe rất yếu không được tham gia lao động nặng. Điều này có thể được giải thích bởi nhóm I là nhóm nghề có nguy cơ cao nhất trong 3 nhóm nghiên cứu. Đây là nhóm đối tượng lao động nặng lại thường xuyên phải tiếp xúc với các yếu tố độc hại mang tính chất nghề nghiệp như vi khí hậu nóng, bụi...(Kết quả ở bảng 3.1, bảng 3.4 và bảng 3.5) do đó ảnh hưởng trực tiếp lên sức khỏe của công nhân làm việc tại đây. Còn nhóm III mặc dù là nhóm có ít nguy cơ nhất nhưng sức khỏe loại IV, V lại chiếm tỷ lệ cao nhất (7,0%). Bảng 3.6 cho thấy tuổi đời ≥ 50 và tuổi nghề ≥ 20 năm ở nhóm III chiếm tỷ lệ cao nhất trong 3 nhóm nghề, đây có thể là yếu tố góp phần làm cho phân loại sức khỏe IV, V của nhóm III chiếm tỷ lệ cao nhất. So sánh kết quả phân loại sức khỏe của công nhân CTCP Xi măng La Hiên với ngành nghề khác như dệt may, thuỷ sản, sản xuất gạch tuynel trong nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Diễn kết quả cho thấy sức khỏe loại II chiếm tỷ lệ cao nhất [8]. So sánh với các nghiên cứu của các tác giả khác cũng nghiên cứu về sức khỏe
  • 53. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 45 công nhân xi măng thì tỷ lệ sức khỏe loại I, II trong nghiên cứu của chúng tôi là 43,6% thấp hơn Phạm Thị Thuý Hoa (73,4%) [12], Trần Như Nguyên (59,1%) [19]. Tác giả Lê Thu Nga (2012) tiến hành nghiên cứu sức khỏe của công nhân CTCP May 10 kết quả cho thấy tỷ lệ công nhân đạt sức khỏe loại I, II chiếm tới 92,4%, cao gấp 2,1 lần kết quả của chúng tôi [16]. Năm 2009, Hồ Thị Tố Nga đã nghiên cứu thực trạng sức khỏe bệnh tật của công nhân xí nghiệp xếp dỡ Hoàng Diệu, cảng Hải Phòng kết quả cho thấy sức khỏe của công nhân đạt loại I, II chiếm tới 88,0% [15]. Như vậy so với nhiều nghiên cứu khác, phân loại sức khỏe của cán bộ công nhân viên CTCP Xi măng La Hiên kém hơn. Nguyễn Văn Thái năm 2005 cũng đã nghiên cứu về thực trạng sức khỏe công nhân nhà máy xi măng La Hiên, khi đó nhà máy vẫn sử dụng công nghệ lò đứng, kết quả cho thấy sức khỏe loại I, II chiếm tỷ lệ cao nhất (62,1%), sức khỏe loại III (32,9%), loại IV, V (5,0%) [26]. Như vậy sau 8 năm, phân loại sức khỏe công nhân của CTCP Xi măng La Hiên đã giảm ngay cả khi đã chuyển sang công nghệ lò quay hiện đại hơn công nghệ lò đứng. Có thể nguyên nhân do số người lao động cách đây 8 năm hiện vẫn tiếp tục còn làm việc cộng với môi trường làm việc vẫn bị ô nhiễm (mặc dù đã giảm so với trước năm 2005) khiến cho mặt bằng chung sức khỏe của công nhân giảm sút. Do đó cần có sự quan tâm hơn nữa của lãnh đạo công ty và các ban ngành liên quan đến sức khỏe người lao động CTCP Xi măng La Hiên, cần có các biện pháp cải thiện hơn nữa môi trường lao động cũng như nâng cao sức khỏe cho người lao động, đặc biệt là lao động nặng như các nhóm nghề I và II. CTCP Xi măng La Hiên cần giải quyết chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động tiếp xúc độc hại theo quy định của Bộ luật Lao động về An toàn vệ sinh lao động. Các trường hợp sức khỏe loại V cần được bố trí công việc khác hoặc nghỉ chế độ dựa trên quy định chung.
  • 54. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 46 Kết quả cơ cấu bệnh tật trong các nhóm nghề ở bảng 3.8 cho thấy trong 3 loại bệnh thì bệnh tai - mũi - họng chiếm tỷ lệ cao nhất (23,2%), da liễu (5,6%), hô hấp (6,3%). Tỷ lệ bệnh mũi họng theo giới trong các nhóm nghề ở biểu đồ 3.2 cho thấy ở CTCP Xi măng La Hiên ở nam nhóm I có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất (25,4%), sau đó đến nhóm III (22,3%), nam nhóm II có tỷ lệ mắc bệnh thấp nhất (21,2%), sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Ở nữ tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở nhóm I (28,5%), sau đó đến nhóm III (20,0%), nhóm II có tỷ lệ mắc bệnh thấp nhất (10,0%). Giữa nam và nữ: nhóm I nữ mắc bệnh nhiều hơn nam (nữ: 28,5%, nam: 25,4%), nhóm II và III có xu hướng nam mắc bệnh nhiều hơn nữ. Mặc dù trong cùng môi trường làm việc nhưng do đặc điểm nhóm I là nhóm có nguy cơ cao nên thể trạng của nữ kém hơn, dễ mắc bệnh hơn. Nhóm II nam mắc bệnh nhiều hơn nữ (nam: 21,2%, nữ: 10,0%) do đặc thù công việc nhóm II chủ yếu là vận tải, sửa chữa máy móc vốn phù hợp với nam hơn nữ nên nữ ở nhóm II chủ yếu làm những công việc nhẹ nhàng như vệ sinh hay thống kê...đặc biệt ở PX Vận hành trung tâm với đặc điểm trực ca kíp ban đêm nên 100% là nam giới. Nhóm III tỷ lệ mắc bệnh ở nam cao hơn nữ (nam: 22,3%, nữ: 20,0%), có thể do tỷ lệ nam giới có tuổi đời ≥ 40 chiếm đa số thì tỷ lệ nam bị bệnh nhiều hơn nữ ở nhóm III là hợp lý. So sánh với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Diễn ở CTCP phát triển thuỷ sản Huế, tỷ lệ mắc bệnh mũi họng ở nữ (16,7%) cao hơn nam (15,4%) hay Công ty dệt may xuất khẩu Huế, tỷ lệ mắc bệnh mũi họng ở nữ (18,2%) so với nam (17,6%) thì kết quả trên tương đồng với nghiên cứu của chúng tôi [8]. Bảng 3.9 và biểu đồ 3.3 cho thấy tỷ lệ bệnh mũi họng theo tuổi đời ở các nhóm nghề. Tỷ lệ mắc bệnh mũi họng ở nhóm ≥ 40 tuổi cao hơn nhóm < 40 tuổi, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01. Với nhóm tuổi < 40, nhóm I có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất (18,9%), nhóm III có tỷ lệ mắc bệnh thấp nhất
  • 55. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 47 (8,0%), sự khác biệt giữa các nhóm nghề có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Nhóm tuổi ≥ 40, tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở nhóm II (34,6%), thấp nhất ở nhóm III (32,8%), sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự kết quả nghiên cứu của Nguyễn Quốc Linh (2012) nhóm tuổi 41 - 50 mắc bệnh viêm mũi họng với tỷ lệ cao nhất (71,8%), giữa các nhóm tuổi không có sự khác biệt (p>0,05) [14]. Bảng 3.10 và biểu đồ 3.4 cho thấy bệnh mũi họng có xu hướng tăng cao ở tuổi nghề ≥ 10 năm so với tuổi nghề < 10 năm, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01. Nhóm II và nhóm III tỷ lệ mắc bệnh ở tuổi nghề < 5 năm thấp hơn so với tuổi nghề ≥ 20 năm, riêng nhóm I tỷ lệ mắc bệnh ở tuổi nghề < 5 năm cao hơn so với tuổi nghề ≥ 20 năm (18,2% so với 14,3%). Ở nhóm tuổi nghề ≥ 20 năm nhóm nghề I có tỷ lệ mắc bệnh thấp nhất (14,3%). Điều này có thể được giải thích do đặc thù nhóm I là nhóm ngành lao động nặng, nhiều nguy cơ nên những công nhân có tuổi nghề cao, sức khỏe không đảm bảo đã được chuyển qua làm các công việc khác hoặc nghỉ chế độ, do đó khiến cho tỷ lệ mắc bệnh ở nhóm tuổi nghề này thấp nhất trong 3 nhóm nghề nhưng lại là một con số đáng lưu tâm. Biểu đồ 3.5 cho thấy tỷ lệ bệnh ngoài da theo giới trong các nhóm nghề ở CTCPXM La Hiên. Kết quả tỷ lệ mắc bệnh ở nam có xu hướng tăng dần từ nhóm NC thấp đến nhóm NC cao (nhóm III: 3,3%, nhóm II: 4,5%, nhóm I: 8,9%), sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Với nữ tỷ lệ mắc bệnh ở nhóm I chiếm tỷ lệ cao nhất (6,5%), sau đó đến nhóm III (4,2%), thấp nhất là nhóm II (0%), sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Nhóm I và II nam mắc bệnh nhiều hơn nữ, riêng nhóm III nữ mắc bệnh nhiều hơn nam (nữ: 4,2%, nam: 3,3%), sự khác biệt giữa nam và nữ ở cả 3 nhóm không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Nguyễn Văn Sơn khi nghiên cứu kết quả mắc bệnh sạm da nghề nghiệp trong ngành xăng dầu, kết quả cũng cho thấy
  • 56. Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 48 nam mắc bệnh nhiều hơn nữ, tuy nhiên tỷ lệ mắc của tác giả (nam: 19,4%, nữ: 15,3%) [22] cao hơn trong nghiên cứu của chúng tôi. Tác giả đã giải thích do công nhân nam thường không tuân thủ điều trị, không có ý thức phòng tránh ánh sáng mặt trời nên tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nữ. Trong nghiên cứu của chúng tôi nếu phân theo nhóm nghề thì nhóm I và nhóm II, nam có xu hướng mắc bệnh nhiều hơn nữ. Do đây là nhóm ngành lao động nặng, nhiều tác hại nghề nghiệp nên hầu như những công việc nặng nhọc do nam đảm nhận, riêng nhóm III là nhóm ít nguy cơ nhất thì nữ mắc bệnh nhiều hơn nam (nữ: 4,2%, nam: 3,3%). Ngoài ra tỷ lệ mắc bệnh ở nam có xu hướng tăng dần từ nhóm có NC thấp đến nhóm NC cao (nhóm III: 3,3%), nhóm II: 4,5%, nhóm I: 8,9%). Tuy nhiên ở nữ, nhóm II là nhóm NC vừa thì không có trường hợp nào mắc bệnh trong khi nữ nhóm III là nhóm ít NC nhất thì tỷ lệ mắc bệnh là 4,2%, một phần do số lượng nữ nhóm II ít (10 người) và tuổi đời ≥ 40 cũng như tuổi nghề ≥ 10 năm của nhóm II thấp hơn so với nhóm III (Bảng 3.6) nên khiến cho tỷ lệ bệnh ở nữ nhóm II ít hơn so với nhóm III. Bảng 3.11 và biểu đồ 3.6 mô tả tỷ lệ bệnh ngoài da theo tuổi đời trong các nhóm nghề, kết quả cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ngoài da có xu hướng tăng dần theo tuổi đời ở cả 3 nhóm NC. Tỷ lệ mắc bệnh ngoài da ở nhóm ≥ 40 tuổi cao hơn so với nhóm < 40 tuổi, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Nhóm I có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở các nhóm tuổi, sau đó đến nhóm II, nhóm III có tỷ lệ mắc bệnh thấp nhất. Ở nhóm I tỷ lệ mắc bệnh ở nhóm ≥ 50 tuổi so với nhóm < 30 tuổi cao gấp 2,8 lần, nhóm II là 10,0 lần (do < 30 tuổi không có trường hợp nào bị bệnh), nhóm III là 7,7 lần (do < 30 tuổi không có trường hợp nào bị bệnh). Như vậy ở nhóm tuổi đời trẻ tỷ lệ mắc bệnh là rất thấp so với tuổi đời cao và chỉ có ở nhóm I là nhóm nghề có nguy cơ cao thì tuổi đời < 30 mới bị bệnh. Tuy nhiên ở nhóm I, tỷ lệ mắc bệnh thấp nhất không phải ở nhóm < 30 tuổi mà là nhóm 30 - 39 tuổi (6,3%), nhóm ≥ 50 tuổi