SlideShare a Scribd company logo
1 of 87
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC
PHẠM THỊ BÍCH HỒNG
THỰC TRẠNG SUY DINH DƯỠNG THỂ THẤP CÒI
Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI NGƯỜI DÂN TỘC MÔNG
TẠI 2 XÃ HUYỆN QUẢN BẠ TỈNH HÀ GIANG
Chuyên ngành: Y học dự phòng
Mã số: 60.72.01.63
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS HÀ XUÂN SƠN
THÁI NGUYÊN, 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Thái Nguyên,tháng 5 năm 2019
Người cam đoan
Phạm Thị Bích Hồng
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn: Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, các thầy cô
khoa Y tế công cộng - Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên đã tạo điều kiện
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn của mình.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Hà Xuân Sơn - người
Thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, dìu dắt tôi trên con đường nghiên cứu
khoa học.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban giám đốc Sở Y tế tỉnh Hà Giang,
Tập thể Ban giám đốc và cán bộ Trung tâm phòng chống bệnh tật tỉnh Hà
Giang, Trạm y tế 02 xã Lùng Tám và Cán Tỷ đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình triển khai đề tài, học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới các thầy cô trong Hội đồng khoa học đã
tạo điều kiện, góp nhiều ý kiến qúy báu cho luận văn của tôi.
Tôi cũng chân thành cảm ơn các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp, gia đình
và người thân đã giúp đỡ, động viên tôi cả về tinh thần và vật chất trong quá
trình học tập và nghiên cứu.
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2019
Người cam đoan
Phạm Thị Bích Hồng
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NCHS : National Center for Health Statistics (Trung tâm Thống kê Y
tế Quốc gia)
PCSDD : Phòng chống suy dinh dưỡng
SD : Standard deviation - Độ lệch chuẩn
SDD : Suy dinh dưỡng
THCS : Trung học cơ sở
THPT : Trung học phổ thông
UNICEF : United Nations Children’s Fund - Quỹ nhi đồng liên hiệp quốc
UNFPA : United Nations Fund for Population Activities - Quỹ dân số Liên
hiệp quốc
WHO : World Health Organization - Tổ chức Y tế thế giới
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN ................................................................................. 3
1.1. Thông tin chung về suy dinh dưỡng .......................................................... 3
1.1.1. Khái niệm về suy dinh dưỡng ................................................................. 3
1.1.2. Suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ dưới 5 tuổi .............................................. 3
1.1.3. Hậu quả suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi ........................................... 3
1.1.4. Các phương pháp đánh giá SDD trẻ em trong cộng đồng ...................... 5
1.1.5. Cách đánh giá và phân loại tình trạng dinh dưỡng của trẻ em ............... 7
1.2. Thực trạng SDD thấp còi trẻ em trên Thế giới và Việt Nam..................... 9
1.2.1. Thực trạng suy dinh dưỡng thấp còi trẻ em dưới 5 tuổi trên Thế giới ... 9
1.2.2. Thực trạng suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Việt Nam.....12
1.3. Yếu tố liên quan đến SDD thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi..............................16
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................26
2.1. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................26
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu............................................................26
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu:............................................................................26
2.2.2. Thời gian nghiên cứu: Tháng 7/2018 đến tháng 5/2019.......................26
2.3. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................26
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu...............................................................................26
2.3.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ......................................................26
2.4. Chỉ số nghiên cứu.....................................................................................27
2.4.1. Chỉ số nghiên cứu cho mục tiêu 1: Thực trạng SDD thấp còi ..............27
2.4.2. Chỉ số nghiên cứu cho mục tiêu 2: Yếu tố liên quan với SDD thấp còi28
2.5. Tiêu chuẩn đánh giá một số biến số nghiên cứu......................................28
2.5.1. Xác định tuổi.........................................................................................28
2.5.2. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ.......................................................29
2.5.3. Kinh tế hộ gia đình................................................................................29
2.5.4. Thực hành về chăm sóc dinh dưỡng của bà mẹ....................................29
2.6. Phương pháp thu thập số liệu...................................................................30
2.6.1. Đo chỉ số nhân trắc................................................................................30
2.6.2. Phỏng vấn..............................................................................................31
2.7. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu...................................................31
2.8. Đạo đức trong nghiên cứu........................................................................31
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...........................................................33
3.1. Thực trạng suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc
Mông tại 2 xã huyện Quản Bạ tỉnh Hà Giang năm 2018........................33
3.2. Một số yếu tố liên quan với suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi
người dân tộc Mông................................................................................39
Chương 4. BÀN LUẬN ..................................................................................47
4.1. Thực trạng suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc
Mông tại 2 xã huyện Quản Bạ tỉnh Hà Giang năm 2018........................47
4.2. Một số yếu tố liên quan với suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi
người dân tộc Mông................................................................................54
KẾT LUẬN.....................................................................................................64
1. Thực trạng suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc
Mông tại 2 xã huyện Quản Bạ tỉnh Hà Giang năm 2018........................64
2. Một số yếu tố liên quan với suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi
người dân tộc Mông................................................................................64
KHUYẾN NGHỊ.............................................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................
PHỤ LỤC ...........................................................................................................
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Thông tin chung về trẻ dưới 5 tuổi tham gia nghiên cứu ...............33
Bảng 3.2. Thông tin chung về các bà mẹ tham gia nghiên cứu......................34
Bảng 3.3. Tỉ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi theo thể ...........................36
Bảng 3.4. Tỉ lệ suy dinh dưỡng thấp còi theo mức độ....................................36
Bảng 3.5. Tỉ lệ suy dinh dưỡng thấp còi theo giới..........................................37
Bảng 3.6. Tỉ lệ suy dinh dưỡng thấp còi theo xã ............................................37
Bảng 3.7. Tỉ lệ suy dinh dưỡng thấp còi theo tháng tuổi của trẻ ....................37
Bảng 3.8. Tỉ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi theo tuổi thai khi đẻ..................38
Bảng 3.9. Tỉ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi theo tuổi mẹ/tổng số con ..........38
Bảng 3.10. Tỉ lệ SDD thấp còi theo kinh tế hộ gia đình.................................38
Bảng 3.11. Liên quan giữa kinh tế gia đình với SDD thấp còi.......................39
Bảng 3.12. Liên quan giữa nghề nghiệp mẹ với SDD thấp còi ......................39
Bảng 3.13. Liên quan giữa nghề nghiệp bố với SDD thấp còi .......................40
Bảng 3.14. Liên quan giữa trình độ học vấn của mẹ với SDD thấp còi .........40
Bảng 3.15. Liên quan giữa tuổi kết hôn lần đầu của mẹ với SDD thấp còi ...41
Bảng 3.16. Liên quan giữa mẹ kết hôn cận huyết với SDD thấp còi..............41
Bảng 3.17. Liên quan giữa tăng cân của mẹ trong thai kì với SDD thấp còi .....42
Bảng 3.18. Liên quan giữa số con hiện có của bà mẹ với SDD thấp còi........42
Bảng 3.19. Liên quan giữa thời điểm bú sữa mẹ sau đẻ với SDD thấp còi....43
Bảng 3.20. Liên quan giữa thời điểm ăn bổ sung với SDD thấp còi ..............43
Bảng 3.21. Liên quan giữa thời gian cai sữa trẻ với SDD thấp còi ................44
Bảng 3.22. Liên quan giữa giới tính của trẻ với SDD thấp còi ......................44
Bảng 3.23. Liên quan giữa cân nặng sơ sinh của trẻ với SDD thấp còi .........45
Bảng 3.24. Liên quan giữa trẻ thường xuyên mắc bệnh với SDD thấp còi....45
Bảng 3.25. Liên quan giữa tình trạng tiêm chủng với SDD thấp còi .............46
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, suy dinh dưỡng trẻ em vẫn đang là vấn đề sức khỏe công cộng
quan trọng trên thế giới, đặc biệt là tại các nước đang phát triển. Suy dinh dưỡng
không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, khả năng phát triển của trẻ mà
còn là gánh nặng lớn cho xã hội. Tại Việt Nam, nhận thức được vai trò quan
trọng trong việc cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em, Chính phủ đã sớm ban
hành và cho triển khai thực hiện nhiều chủ trương, chính sách và văn bản liên
quan đến phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em như: Chiến lược quốc gia về dinh
dưỡng giai đoạn 2001 - 2010 [31]; Chương trình mục tiêu quốc gia phòng,
chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm giai đoạn 2006 - 2010, trong
đó có dự án phòng chống suy dinh dưỡng [32]; Chiến lược Quốc gia về dinh
dưỡng 2011 – 2020 và tầm nhìn 2030 [41]…
Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả tích cực sau khi triển khai các chính
sách, văn bản, chương trình liên đến quan phòng chống suy dinh dưỡng nhưng
tỉ lệ suy dinh dưỡng trẻ em ở nước ta vẫn còn ở mức cao. Năm 2015, tỉ lệ suy
dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi của nước ta là 24,6%, suy dinh
dưỡng nhẹ cân là 14,1% và suy dinh dưỡng gầy còm là 6,8% [8]. Tỉ lệ suy dinh
dưỡng, đặc biệt là tỉ lệ suy dinh dưỡng thấp còi vẫn chiếm cao và còn chênh
lệch giữa các vùng sinh thái, đặc biệt là vùng núi phía Bắc và Tây Nguyên [19].
Tỉ lệ suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ dưới 5 tuổi ở khu vực miền núi phía Bắc
là 30,3% và Tây Nguyên là 34,2% [9].
Trong các thể suy dinh dưỡng, suy dinh dưỡng thấp còi phản ánh tình
trạng thiếu dinh dưỡng kéo dài, là biểu hiện phản ánh điều kiện sống, các vùng
địa lý, dịch vụ y tế nghèo nàn, điều kiện nhà ở kém và chật chội [80]. Mục tiêu
trong kế hoạch hành động quốc gia về dinh dưỡng của Việt Nam là giảm tỉ lệ suy
dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi toàn quốc xuống dưới 21,5%, riêng
vùng miền núi phía Bắc và Tây Nguyên xuống dưới 28,0% [9].
2
Hà Giang là một tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam với dân số 833.692
người, trong đó tỉ lệ người dân tộc Mông chiếm cao nhất (32,8%), tỉ lệ người
dân tộc Tày 23,2%, Dao 14,9% và Kinh 12,8% [12]. Thống kê năm 2017 tại Hà
Giang cho thấy tỉ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thấp còi là 34,3%, suy dinh
dưỡng thể nhẹ cân là 22,3% và suy dinh dưỡng gầy còm là 7,0% [12].
Quản Bạ là một huyện miền núi nghèo, thuộc biên giới phía Bắc tỉnh Hà
Giang; huyện có 22 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó người Mông
chiếm đa số. Người dân ở Quản Bạ còn nhiều khó khăn về kinh tế cũng như
điều kiện chăm sóc trẻ. Do đó, tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng vẫn
còn cao, đặc biệt là suy dinh dưỡng thấp còi (34,4% năm 2018 [34]). Bên cạnh
đó, người dân tộc Mông là dân tộc có vóc dáng thấp còi do phong tục kết hôn
sớm [39]. Người dân tộc Mông có những phong tục tập quán liên quan đến suy
dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi như đẻ nhiều con (tua nhua), chăm sóc trước
sinh và sau sinh còn bất cập [39]. Nghiên cứu trên 53 dân tộc thiểu số Việt Nam
năm 2015 thấy tuổi kết hôn trung bình của người dân tộc Mông là 18,9 tuổi với
tỉ lệ tảo hôn rất cao (59,7%) và tỉ lệ kết hôn cận huyết 1,59% [35].
Để tìm hiểu thực trạng suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em người dân tộc
Mông tại hai xã huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang và các yếu tố liên quan nhằm
đề xuất những giải pháp cải thiện tình hình, chúng tôi tiến hành đề tài “Thực
trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc Mông
tại 2 xã huyện Quản Bạ tỉnh Hà Giang” với 2 mục tiêu:
1. Đánh giá thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi
người dân tộc Mông tại 2 xã huyện Quản Bạ tỉnh Hà Giang năm 2018.
2. Xác định một số yếu tố liên quan với suy dinh dưỡng thể thấp còi ở
trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc Mông tại khu vực nghiên cứu.
3
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Thông tin chung về suy dinh dưỡng
1.1.1. Khái niệm về suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng (SDD)
Suy dinh dưỡng là tình trạng chậm lớn, chậm phát triển do thiếu protein,
năng lượng và các vi chất dinh dưỡng mà nguyên nhân là do chế độ ăn không đảm
bảo nhu cầu protein và năng lượng, tình trạng kèm theo là các bệnh nhiễm khuẩn.
Bệnh hay gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau, nhưng đều
có ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, tinh thần và vận động của trẻ em [3], [4].
SDD có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào, tuy nhiên trẻ em bị tác động nghiêm
trọng nhất là SDD protein - năng lượng, đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi do nhu cầu
năng lượng tương đối cao và đặc biệt tính cảm nhiễm cao đối với bệnh nhiễm
khuẩn [3], [4].
1.1.2. Suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ dưới 5 tuổi
SDD thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi được thể hiện ở tình trạng chiều cao
của trẻ thấp hơn so với chiều cao nên có ở lứa tuổi đó, thể hiện ở chỉ số "chiều
cao theo tuổi" (Height/Age) thấp dưới -2 Z-Score (hoặc dưới -2 SD so với
chuẩn tăng trưởng, WHO 2006).
Tỉ lệ thấp còi cao nhất thường xảy ra ở trẻ từ 2 đến 3 tuổi [64]. Tỉ lệ hiện
mắc SDD thấp còi phổ biến hơn tỉ lệ hiện mắc SDD thiếu cân ở mọi nơi trên
thế giới vì có những trẻ bị thấp còi trong giai đoạn sớm của cuộc đời có thể đạt
được cân nặng bình thường sau đó nhưng vẫn có chiều cao thấp.
1.1.3. Hậu quả suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi
Thấp còi làm chậm tăng trưởng xương và tầm vóc, được xem là kết quả
cuối cùng giảm tốc độ tăng trưởng tuyến tính. Khuynh hướng thay đổi gia tăng
4
về chiều cao ở người trưởng thành bắt nguồn từ 2 năm đầu tiên của cuộc đời
chủ yếu thông qua tăng chiều dài chân. Thời kỳ này là thời kỳ tăng trưởng cao
nhất sau khi sinh và do đó rất nhạy cảm với các yếu tố bất lợi. Trẻ thấp còi ở
thời kỳ này ít có cơ hội đạt chiều cao bình thường khi trưởng thành hoặc đòi
hỏi thời gian dài qua nhiều thế hệ [80]. Ngày càng có nhiều bằng chứng cho
thấy SDD trong giai đoạn phát triển quan trọng của con người - trước và trong
quá trình mang thai và trong hai năm đầu đời của trẻ - đã “lập trình” cho khả
năng của mỗi cá nhân trong việc điều tiết tăng trưởng và ảnh hưởng đến sự phát
triển của não bộ. Do đó SDD đầu đời có thể dẫn đến những tổn thương không
phục hồi được đối với sự phát triển của não, hệ miễn dịch và tăng trưởng thể
lực. Trẻ có não kém phát triển ở những năm đầu đời sẽ có nguy cơ về các bệnh
của hệ thần kinh sau này, kết quả học tập kém hơn, bỏ học sớm hơn, kỹ năng
làm việc kém, chăm sóc con cái kém, và góp phần tạo nên sự chuyển giao nghèo
đói từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trẻ có thể SDD từ trong bào thai do chế độ
dinh dưỡng của mẹ kém. Trẻ cũng có thể bị SDD trong những năm đầu đời do
bệnh tật, do thiếu sữa mẹ hoặc các thực phẩm bổ sung giàu dinh dưỡng. SDD
làm suy yếu hệ miễn dịch của trẻ, khiến trẻ có nguy cơ tử vong cao từ những
bệnh thường gặp như viêm phổi, tiêu chảy hay sốt rét [64].
Tăng trưởng chiều cao là biểu hiện phản ánh điều kiện sống. Tăng trưởng
kém là biểu hiện của nghèo đói, thiếu dinh dưỡng và kém phát triển. Nhiều yếu
tố kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến tăng trưởng như tầng lớp xã hội, vùng đô
thị và nông thôn, các vùng địa lý, dịch vụ y tế nghèo nàn, điều kiện nhà ở kém
và chật chội [80]. SDD thấp còi phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng kéo dài
hoặc thuộc về quá khứ, làm cho đứa trẻ bị còi. Chiều cao theo tuổi thấp cũng
phản ánh sự chậm tăng trưởng do điều kiện dinh dưỡng và sức khỏe không hợp
lý. Đây là một chỉ tiêu tốt để đánh giá sự cải thiện điều kiện kinh tế xã hội.
Chiều cao theo tuổi cũng là chỉ tiêu thích hợp nhất để đánh giá tác động dài
hạn, phản ảnh các thay đổi về điều kiện kinh tế xã hội [55].
5
SDD làm cho trẻ em dễ bị cảm nhiễm với các bệnh nhiễm trùng, nhất là
các bệnh đường hô hấp, đường ruột và khi mắc thì diễn biến xấu hơn, gia tăng
tỉ lệ tử vong. SDD là điều kiện thuận lợi để các bệnh lý này xảy ra và kéo dài,
làm cho trẻ em ăn uống kém, nhu cầu năng lượng gia tăng nên SDD ngày càng
trở nên nặng nề hơn. SDD làm trẻ em kém phát triển về thể chất. Mức độ chậm
phát triển tăng song song với thời gian kéo dài của bệnh và nhóm tuổi của trẻ.
Các bằng chứng khoa học đã cho thấy, giai đoạn đầu tiên của cuộc đời từ trong
bụng mẹ đến 2 tuổi, nếu trẻ em bị SDD có thể để lại những hậu quả về thể chất
và tinh thần không phục hồi được và kéo sang thế hệ sau. Nếu tình trạng SDD
kéo dài đến thời gian dậy thì, chiều cao của trẻ em sẽ càng bị ảnh hưởng trầm
trọng hơn. SDD làm trẻ em chậm phát triển tâm thần, nhất là ảnh hưởng đến sự
phát triển bình thường của não bộ trong giai đoạn trẻ em dưới 6 tuổi. Trí thông
minh dễ dàng bị ảnh hưởng nếu trẻ bị SDD bào thai và dưới 12 tháng tuổi. Tác
hại của SDD càng nặng, nếu bệnh xuất hiện lúc cơ quan chưa trưởng thành.
Ngoài ra, SDD tác động tiêu cực về mặt xã hội: Tầm vóc của dân tộc sẽ chậm
tăng trưởng nếu tình trạng SDD không được cải thiện qua nhiều thế hệ. Khả
năng lao động về thể lực cũng như về trí lực của những người SDD trong quá
khứ hay trong hiện tại đều không thể đạt đến mức tối ưu, là một sự lãng phí vô
cùng lớn đối với các nước đang phát triển. Nguồn nhân lực trong tương lai cũng
sẽ bị ảnh hưởng vì tầm vóc và thể lực của các lớp thanh thiếu niên liên quan
đến sức khỏe sinh sản. Như vậy, SDD vừa ảnh hưởng trước mắt, trực tiếp đến
phát triển của trẻ; vừa dẫn đến các hậu quả không khắc phục được như tầm vóc
người trưởng thành thấp bé, kết quả học tập kém, giảm khả năng lao động người
lớn và ảnh hưởng tới thu nhập quốc dân. Mặt khác, điều trị SDD phức tạp, tốn
kém, trong khi việc phát hiện sớm và dự phòng SDD có thể thực hiện được nhờ
các biện pháp chăm sóc sức khoẻ ban đầu.
1.1.4. Các phương pháp đánh giá SDD trẻ em trong cộng đồng
6
Để đánh giá, phân loại SDD trong cộng đồng, theo Tổ chức Y tế thế giới
(WHO) nên sử dụng các chỉ số nhân trắc học, đó là cân nặng theo tuổi (W/A),
chiều cao theo tuổi (H/A), và cân nặng theo chiều cao (W/H).
Các chỉ số này được hình thành từ các số đo cân nặng, chiều cao, tuổi, giới
cụ thể của một trẻ và sẽ được thể hiện bằng các giá trị bách phân vị (Percentile)
hoặc giá trị độ lệch chuẩn SD (Standard Deviation). Sau đó, để nhận định các
kết quả này, ta chọn một quần thể tham chiếu để so sánh. Thực tế đã có nhiều
bằng chứng cho rằng trẻ em dưới 5 tuổi nếu được nuôi dưỡng tốt thì có thể đạt
được các kích thước gần như nhau mà không phụ thuộc vào giống nòi. Chính vì
vậy mà WHO khuyến nghị dùng quần thể tham khảo NCHS (National Center of
Health Statiscics) của Hoa Kỳ để nhận định tình trạng SDD của trẻ em. Điều này
không có nghĩa đây là một quần thể đạt chuẩn mà chỉ là công cụ đối chiếu để
lượng giá tình hình và so sánh trên phạm vi quốc tế. Cụ thể trong cộng đồng
chúng ta, đánh giá tình trạng SDD như sau:
- Cân nặng theo tuổi (W/A): Cân nặng theo tuổi phản ánh tình trạng nhẹ
cân (underweight), là chỉ số đánh giá SDD thông dụng từ năm 1950. Chỉ số này
được dùng để đánh giá SDD của cá thể hay cộng đồng. Nhẹ cân chỉ là một đặc
tính chung của SDD, nhưng không cho biết đặc điểm cụ thể, đó là loại SDD
mới xảy ra hay đã tích luỹ từ lâu. Chỉ số này nhạy cảm và có thể quan sát nó
trong một thời gian ngắn. Tuy vậy chỉ số này không nhạy đối với trẻ em bị còi
thấp, vì với những trẻ này có thể phát triển cân nặng thấp nhưng chỉ song song
với phía dưới của đường phát triển bình thường, hoặc có những trẻ quá cao, nên
cân nặng theo tuổi có thể bình thường, nhưng thực ra trẻ bị SDD. Chỉ số này
liên quan đến tuổi và đó cũng là vấn đề khó khăn khi thu thập số liệu để tính
toán, đặc biệt ở những nơi có trình độ dân trí thấp, bà mẹ đông con, những nơi
các bà mẹ nhớ ngày sinh tháng đẻ của trẻ theo cách riêng của họ. Thực tế, theo
dõi cân nặng là việc tương đối dễ thực hiện ở cộng đồng hơn cả, do đó tỉ lệ
7
thiếu cân theo tuổi được sử dụng rộng rãi để tính tỉ lệ chung của SDD [3].
- Chiều cao/tuổi (H/A): Chiều cao theo tuổi thấp được gọi là SDD thấp
còi (stunting), biểu hiện SDD trong quá khứ [4]. Thấp còi được xem là hậu quả
của tình trạng thiếu dinh dưỡng kéo dài và tích lũy hoặc mắc các bệnh nhiễm
khuẩn tái diễn. Đồng thời, nó cũng phản ánh đó là hậu quả của vệ sinh môi
trường kém và SDD sớm. Chỉ số này được dùng để đánh giá SDD trong quá
khứ, nhưng chỉ số này không nhạy, vì sự phát triển chiều cao là từ từ. Như vậy,
khi thấy trẻ có chiều cao thấp thì đã muộn. Tỉ lệ trẻ em thấp còi được xem là
chỉ số đánh giá tình trạng đói nghèo. Đây là chỉ tiêu tốt để đánh giá sự cải thiện
điều kiện kinh tế, xã hội. Thông thường ở các nước đang phát triển, tỉ lệ thấp
còi tăng nhanh sau 3 tháng tuổi, đến 3 tuổi tỉ lệ này ổn định, sau đó chiều cao
trung bình đi song song với chiều cao tương ứng ở các quần thể tham khảo.
- Cân nặng/chiều cao (W/H): Cân nặng theo chiều cao phản ánh thể trạng
so với chiều cao; cân nặng/chiều cao thấp là biểu hiện SDD cấp tính, do vậy
cần phải ưu tiên can thiệp [3]. Cân nặng/chiều cao thấp (Wasting) chính là thiếu
hụt cơ thể (khối nạc, khối mỡ, xương) khi so sánh tổng số cần có của đứa trẻ
có cùng chiều cao (hay chiều dài). Cân nặng theo chiều cao thấp, phản ánh sự
không tăng cân hay mất cân nếu so sánh với trẻ có cùng chiều cao. Nó còn phản
ánh mức độ thiếu ăn và nhiễm khuẩn là hai nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình
trạng này. Tỉ lệ cân nặng/chiều cao thấp thường xuất hiện nhiều ở trẻ 12 - 24
tháng tuổi, do đây là thời kỳ trẻ hay mắc bệnh và thiếu ăn do thiếu chăm sóc.
SDD cấp tính tiến triển rất nhanh ở trẻ em bị sụt cân hoặc không tăng cân. Chỉ
số cân nặng/chiều cao có ưu điểm là không cần biết tuổi của trẻ, vì vậy có thể
tránh được một dữ liệu (tính tuổi) đôi khi rất khó thu thập hoặc không chính
xác. Đồng thời chỉ số này còn có một ưu điểm là không phụ thuộc vào yếu tố
dân tộc, vì trẻ dưới 5 tuổi cơ thể phát triển như nhau trên toàn cầu.
1.1.5. Cách đánh giá và phân loại tình trạng dinh dưỡng của trẻ em
8
Năm 1983, WHO đề nghị lấy số liệu của NCHS Hoa Kỳ làm quần thể
tham chiếu và đề nghị này hiện nay đã được ứng dụng rộng rãi, mặc dù cũng
còn một số nước áp dụng các quần thể tham chiếu địa phương. Theo phân bố
thống kê, thường lấy âm 2 độ lệch chuẩn (-2SD (Standard deviation) của số
trung bình làm giới hạn ngưỡng. Ví dụ: Khi có cân nặng của một trẻ A, ta có
thể đối chiếu với số liệu tham chiếu NCHS của đứa trẻ cùng giới và tuổi. Nếu
cân nặng của trẻ A nhỏ hơn ngưỡng -2SD của trẻ cùng giới và tuổi trong bảng,
nghĩa là trẻ A bị SDD thể thiếu cân. Từ đó người ta tính được tỉ lệ trẻ có cân
nặng ở dưới ngưỡng -2SD ở vùng điều tra.
Cách thứ hai là tính Z-score theo công thức [84]:
Kích thước đo được - Số trung bình của quần thể tham chiếu X - M
Z-score = ----------------------------------------------------------------------- = -------
Độ lệch chuẩn của quần thể tham chiếu SD
Sau đây là cách phân loại và nhận định các chỉ tiêu nhân trắc về tình
trạng dinh dưỡng của trẻ em theo Z-score của WHO 2006:
Bảng 1.2. Đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em theo WHO
Thể suy dinh dưỡng
Đánh giá
Nhẹ cân (W/A) Thấp còi (H/A) Gầy còm (W/H)
-2SD đến + 2SD -2SD đến +2SD -2SD đến +2SD Bình thường
Từ < -2SD đến -3SD
Từ < -2SD đến
-3SD
Từ < -2SD đến
-3SD
SDD mức độ
vừa
Từ < -3SD Từ < -3SD Từ < -3SD
SDD mức độ
nặng
Đánh giá trên quần thể: WHO đã đưa ra bảng phân loại sau đây để nhận
định ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng của thiếu dinh dưỡng [84].
Bảng 1.3. Phân loại mức độ thiếu dinh dưỡng ở cộng đồng [84]
9
Chỉ tiêu
Mức độ thiếu dinh dưỡng (%)
Thấp Trung bình Cao Rất cao
SDD thể nhẹ cân (W/A) < 10 10 - 19 20 - 29 ≥ 30
SDD thể thấp còi (H/A) < 20 20 - 29 30 - 39 ≥ 40
SDD thể gầy còm (W/H) < 5 5 - 9 10 - 14 ≥ 15
1.2. Thực trạng SDD thấp còi trẻ em trên Thế giới và Việt Nam
1.2.1. Thực trạng suy dinh dưỡng thấp còi trẻ em dưới 5 tuổi trên Thế giới
Mặc dù tình trạng SDD trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn thế giới đã được cải
thiện khá nhiều trong những năm qua, tuy nhiên tỉ lệ SDD của trẻ vẫn còn khá
cao, đặc biệt ở những nước đang phát triển. Năm 2016, theo ước tính của
WHO, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (United Nations Children’s Fund -
UNICEF) và Ngân hàng Thế giới (World Banks - WB), từ năm 2000 đến năm
2016, SDD ở trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm đáng kể: SDD thấp còi giảm từ 32,7%
xuống còn 22,9% (tương ứng 154,8 triệu trẻ) [79]. Báo cáo năm 2012 của
UNICEF, WHO và World Bank thấy: tỉ lệ SDD thấp còi giảm từ 35,5% năm
1990 xuống còn 26,0% năm 2011 (từ 253 triệu trẻ xuống 165 triệu trẻ); SDD
thể nhẹ cân giảm từ 36,0% năm 1990 xuống còn 16,0% năm 2011 (từ 159
triệu trẻ xuống 101 triệu trẻ); SDD gầy còm giảm từ 11% năm 1990 xuống
còn 8,0% năm 2011 (từ 58 triệu trẻ xuống còn 52 triệu trẻ) [76].
Đối với SDD thấp còi: theo báo cáo của UNICEF năm 2013 cũng cho
thấy, có khoảng 165 triệu trẻ em trên toàn cầu, chiếm trên 1/4 trẻ em dưới 5
tuổi bị thấp còi trong năm 2011 (khoảng 26,0%) [75]. Số trẻ dưới 5 tuổi tử vong
hàng năm tuy đã giảm so với những năm 1990 nhưng vẫn còn xấp xỉ 7 triệu,
trong đó có khoảng 2,3 triệu trẻ chết vì những nguyên nhân liên quan đến SDD
[77]. Báo cáo của WHO cũng cho thấy, đến năm 2015 trên toàn cầu có 156
triệu trẻ em bị SDD thấp còi, chiếm khoảng 23,0% tổng số trẻ dưới 5 tuổi.
Nhiều bằng chứng cho thấy mặc dù số trẻ dưới 5 tuổi bị SDD thấp còi còn cao,
10
nhưng tỉ lệ phân bố không đều ở các khu vực trên thế giới [78]. Sự phân tích
dựa trên các dữ liệu khẳng định rằng thấp còi vẫn là một vấn đề y tế công cộng
quan trọng của nhiều nước và tiếp tục cản trở sự phát triển thể chất và tinh thần
của trẻ. Thêm vào đó, nó cũng ảnh hưởng lớn đến sự sống còn của trẻ. Các báo
cáo của UNICEF và WHO đều cho biết, số trẻ em dưới 5 tuổi bị SDD thấp còi
còn rất cao trên thế giới, nhưng gánh nặng này phân bố không đồng đều, đặc
biệt con số này còn đặc biệt cao ở2 châu lục là châu Phi và châu Á. Báo cáo
của UNICEF năm 2013 cho biết, khu vực Sub-Saharan của châu Phi và Nam
Á chiếm khoảng 3/4 tổng số trẻ em thấp còi trên toàn thế giới [75].
Báo cáo gần đây của UNICEF (2017) thấy tỉ lệ SDD thấp còi trên toàn
thế giới ở trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm từ 32,7% năm 2000 (tương ứng 198,4
triệu trẻ mắc) xuống còn 22,9% năm 2016 (tương ứng 154,8 triệu trẻ mắc) [79].
Hình 1.1. trên đây cho thấy sự phân bố SDD thấp còi tại các khu vực trên thế
giới với tỉ lệ SDD thấp còi chiếm cao ở khu vực Đông Phi (26,7%), Trung Phi
(32,5%) và Tây Phi là 31,5%. Tỉ lệ SDD thấp còi ở khu vực Nam Á là 34,% và
khu vực Đông Nam Á là 25,8%. Tỉ lệ SDD ở khu vực Bắc Mỹ là 2,3% và Nam
Mỹ là 9,5% [79]. Nhìn chung tỉ lệ SDD thấp còi dao động khác nhau tùy từng
vùng nhưng tập trung cao tại khu vực châu Phi và châu Á. Báo cáo của UNICEF
cũng nhận định trong năm 2016, hơn một nửa (56,0%) trẻ em dưới 5 tuổi khu
vực châu Á bị SDD thấp còi và hơn một phần ba (38,0%) trẻ em dưới 5 tuổi
khu vực châu Phi bị SDD thấp còi [79].
11
Hình 1.1. Tỉ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở một số khu vực trên thế giới [79]
Tỉ lệ SDD thấp còi trong những năm qua có xu hướng giảm dần ở hầu
hết các khu vực. Theo công bố của Stevens trên tạp chí Lancet năm 2012, tại
các nước đang phát triển trong gian đoạn từ 1985 cho đến 2011, tỉ lệ SDD thấp
còi của trẻ dưới 5 tuổi đã giảm từ 47% (95%CI 44,0%; 50,3%) xuống còn
29,9% (95%CI 27,1%; 32,9%) [71]. Dự đoán đến năm 2020, tỉ lệ SDD thấp còi
trên toàn thế giới tiếp tục giảm. Tỉ lệ thấp còi ở các nước đang phát triển sẽ
giảm xuống còn khoảng 16,3% vào năm 2020 (so với 29,8% năm 2000). Tuy
nhiên có 2 vùng là khu vực biển Caribbean (trừ Australia và New Zealand) và
châu Phi là tỉ lệ SDD thấp còi giảm chậm hoặc không giảm [79].
Tại khu vực châu Á, các nghiên cứu ở một số nước như Lào, Ấn Độ trong
những năm qua đều cho thấy tỉ lệ thấp còi của trẻ dưới 5 tuổi cũng khá cao.
Nghiên cứu của Phengxay M và cộng sự, năm 2007, cho thấy tỉ lệ trẻ em thấp
12
còi là 54,6%, nhẹ cân 35%, gầy còm 6%. Trẻ em thuộc nhóm 12 – 23 tháng
tuổi Khmu có tỉ lệ thấp còi cao (65% - 66%) và nhẹ cân cao (40% - 45%) [68].
Một nghiên cứu khác thực hiện tại vùng nông thôn Ấn Độ để xác định tỉ lệ SDD
thấp còi trên 673 trẻ, kết quả cho thấy tỉ lệ SDD thấp còi là 39,2% [54].
Một số nghiên cứu khác về SDD: Nghiên cứu tại Milot Valley, Haiti cho
tỉ lệ SDD thấp còi là 14,8%; SDD thể nhẹ cân là 16,1% và SDD thể gầy còm là
15,3% [70]. Nghiên cứu của Amare Desalegne và cs (2015) cho tỉ lệ SDD
chung ở Bure Town, Bắc Ethiopia là 35,5%; trong đó SDD thấp còi là 24,9%;
SDD thể nhẹ cân là 14,3% và SDD thể gầy còm là 11,1% [52]. Nghiên cứu tại
Tanzania (2017) cho kết quả tỉ lệ SDD thấp còi là 41,9%; SDD thể nhẹ cân là
46,0% và SDD thể gầy còm là 24,7%. Trong đó có 33,0% mắc cả SDD thấp
còi lẫn nhẹ cân và 12,0% mắc SDD cả 3 thể [66].
Nghiên cứu ở vùng Sindh, Pakistan (2016) cho tỉ lệ SDD thấp còi là
48,2% (95% CI: 47,1% - 50,3%), SDD thể nhẹ cân là 39,5% (95% CI: 38,4% -
41,5%) và SDD thể gầy còm là 16,2% (95% CI: 15,5% - 17,9%) [61]. Báo cáo
tổng quan của Mohseni M. và cs (2018) cho tỉ lệ SDD thấp còi ở Iran là 12,4%
(95% CI: 8,3% - 18,5%), SDD thể nhẹ cân là 10,5% (95% CI: 7,1% - 15,4%)
và SDD thể gầy còm là 7,8% (95% CI: 4,8% - 12,6%) [67]. Nghiên cứu ở Bắc
Sudan trên 1447 trẻ < 5 tuổi cho tỉ lệ SDD thấp còi là 42,5%; SDD thể nhẹ cân
là 32,7% và SDD thể gầy còm là 21,0% [72]. Báo cáo tổng quan về SDD tại
Ethiopia của Abdulahi Ahmed và cs (2017) cho tỉ SDD thấp còi là 42,0% (95%
CI: 37,0% - 46,0%), SDD thể nhẹ cân là 33,0% (95% CI: 27,0% - 39,0%) và
SDD thể gầy còm là 15,0% (95% CI: 12,0% - 19,0%) [49].
1.2.2. Thực trạng suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Việt Nam
SDD thấp còi ở trẻ em Việt Nam còn là một thách thức quan trọng đối với
sức khỏe cộng đồng và phát triển kinh tế xã hội. Trong những năm qua, mặc
dù Việt Nam được đánh giá là quốc gia thành công trong việc giảm nhanh tỉ lệ
13
SDD trẻ em nói chung và SDD thấp còi nói riêng. Tỉ lệ SDD thấp còi ở trẻ em
dưới 5 tuổi tại Việt Nam năm 1990 là 56,5%, giảm xuống còn 36,5% năm
2000; đến năm 2009 tỉ lệ này giảm xuống còn 31,9% [45]. Năm 2010 tỉ lệ SDD
thấp còi tại Việt Nam là 29,3% [42]; tỉ lệ SDD thấp còi của nước ta năm 2014
là 24,9% [8] và năm 2015 là 24,2% [10]. Mặc dù tỉ lệ SDD thấp còi ở trẻ dưới
5 tuổi nước ta giảm dần mỗi năm ở một tỉ lệ khá cao 1,0 - 2,0%, nhưng nhận
xét chung thì tỉ lệ SDD thấp còi hiện vẫn ở mức trung bình theo tiêu chuẩn của
WHO.
Trong thời gian qua, SDD thấp còi ở Việt Nam có xu hướng giảm dần
ở cả 8 vùng sinh thái theo thời gian, tuy nhiên không đều và vẫn còn sự mất
cân bằng giữa các vùng đặc biệt là các vùng cao và khó khăn như Tây
Nguyên, vùng biển miền trung phía bắc và vùng núi phía Bắc cũng như giữa
người nghèo và người không nghèo [19]. Tỉ lệ SDD thấp còi cao nhất ở vùng
Tây Nguyên (gần 50% năm 2002 xuống còn khoảng 35% năm 2011), tiếp
đến là Vùng Tây Bắc, Đông Bắc và Bắc Trung Bộ (khoảng 40% năm 2002
và giảm chậm còn khoảng 30 - 35% năm 2011). Các vùng còn lại là Duyên
hải Nam Trung Bộ, Đồng Bằng Sông Cửu Long, Đồng bằng Sông Hồng và
Đông Nam Bộ, tuy có sự khác biệt về tỉ lệ SDD thấp còi năm 2002 (dao
động trong khoảng từ 26% đến 34%) nhưng tính cho đến năm 2011, tỉ lệ này
đã xấp xỉ bằng nhau và ở vào khoảng trên dưới 25%. Một điều đáng chú ý
sự biến động về tỉ lệ SDD thấp còi tại vùng Đông Nam Bộ là khá lớn. Tỉ lệ
SDD thấp còi đột ngột giảm thấp các năm 2005 và năm 2010, lần lượt là
21,6% và 19,2% [42].
14
Biểu đồ 1.1. Diễn biến tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi trẻ em dưới 5
tuổi tại Việt Nam, giai đoạn 2000 - 2017 [10], [46].
Bên cạnh đó, ở Việt Nam có sự khác biệt khá lớn về tỉ lệ SDD thấp còi
ở khu vực thành thị và nông thôn. Ở khu vực thành thị vào những năm cuối
2000, tỉ lệ thấp còi đã gần về điểm đầu của mức trung bình theo ngưỡng đánh
giá của WHO (22,6% năm 2006), trong khi ở nông thôn tỉ lệ này vẫn còn ở
điểm giữa của mức cao (34,8% năm 2006). Theo báo cáo tình hình dinh dưỡng
Việt Nam của Viện Dinh dưỡng, sự khác biệt về tỉ lệ thấp còi giữa thành thị và
nông thôn vẫn khá lớn, lần lượt là 18,4% và 31,9% [42]. Nghiên cứu của Trần
Thị Lan tại Quảng Trị, một tỉnh miền núi trung Trung bộ năm 2011 năm 2013
cho thấy tỉ lệ SDD thấp còi ở trẻ 12 – 36 tháng tuổi lần lượt là 66,5% [22],
nhưng nghiên cứu của Nguyễn Thanh Hà tại Bắc Ninh thuộc đồng bằng Bắc bộ
năm 2007 chỉ là 34,4% [17]. Sự khác biệt về kết quả giữa hai nghiên cứu này
đã cho thấy sự khác biệt về tỉ lệ thấp còi giữa hai vùng miền này. Điều này
được lý giải bởi sự bất cập trong việc tiếp cận dịch vụ y tế, trình độ dân trí và
khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn giữa khu vực nông thôn, miền núi so
với các thành phố lớn và các khu đô thị. Tỉ lệ SDD giảm, nhưng vẫn còn cao
36.5
29.6 29.3
24.6 23.8
0
10
20
30
40
Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010 Năm 2015 Năm 2017
Tỉ
lệ
SDD
thấp
còi
(%)
15
tại các vùng núi, nông thôn trong khi tại các thành phố, khu đô thị có xu hướng
tăng tỉ lệ trẻ thừa cân béo phì. Báo cáo tại Hà Giang của Viện Dinh Dưỡng cho
tỉ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị SDD thấp còi năm 2013 là 35,4%; tỉ lệ SDD thấp còi năm
2014 là 35,2% [43], [44]. Thống kê năm 2017 tại Hà Giang cho thấy tỉ lệ trẻ
dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thấp còi là 34,3%, suy dinh dưỡng thể nhẹ cân là
22,3% và suy dinh dưỡng thấp còi là 7,0% [12].
Một số nghiên cứu khác về SDD tại Việt Nam: Nghiên cứu của Lương
Thị Thu Hà tại hai xã của huyện Phú Lương, Thái Nguyên năm 2008 cho tỉ lệ
SDD của trẻ em trong nghiên cứu ở mức rất cao: SDD thấp còi là 41,5%; thể
nhẹ cân là 35,4%, thể gầy còm là 8,4%. SDD độ I thể thấp còi là 27,5% [16].
Nghiên cứu của Ngọc Xuân Chấn (2011) tại xã Yên Hà, Quảng Bình thấy: Tỉ
lệ SDD của trẻ em trong nghiên cứu cũng ở mức rất cao: thể thấp còi là 38,6%,
thể nhẹ cân là 34,4%, thể gầy còm là 9,4%. SDD độ I thể nhẹ cân là 27,2%, thể
thấp còi là 25,6%. Độ tuổi có tỉ lệ SDD cao ở nhóm tuổi 40 - 60 tháng tuổi [11].
Nghiên cứu của Trần Thị Tuyết Mai (2013) tại tỉnh Khánh Hòa cho kết quả: tỉ
lệ SDD trẻ em từ 0 - 36 tháng tuổi tại các xã nghiên cứu thuộc các huyện thị
đồng bằng ven biển tỉnh Khánh Hòa ở mức thấp với tỉ lệ SDD thấp còi 18,4%,
SDD nhẹ cân 10,1%, SDD gày còm 3,6% và béo phì 2,6% [24]. Nghiên cứu
của Nguyễn Anh Vũ (2013) cho tỉ lệ SDD trẻ em từ 12 - 24 tháng tại huyện
Tiên Lữ thể thấp còi 29,4%, nhẹ cân là 7,6% và gầy còm là 3,0% [48].
Nghiên cứu của Đinh Đạo (2014) tại huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng
Nam cho tỉ lệ SDD thấp còi 62,8%, SDD thể nhẹ cân 36,5% và SDD thể gầy
còm 8,4% [13]. Nghiên cứu của Lê Thị Hương và cs (2014) tại thành phố Phủ
Lý cho tỉ lệ trẻ dưới 5 tuổi SDD thấp còi 7,5%, nhẹ cân 4,4% và gầy còm 7,2%
[21]. Nghiên cứu của Bùi Xuân Minh và cs (2015) ở trẻ em dưới 5 tuổi người
dân tộc Raglai tại hai huyện miền núi Khánh Sơn và Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh
Hòa cho kết quả tỉ lệ SDD thấp còi là 68,7%, nhẹ cân là 56,5%; SDD trẻ trai
16
cao hơn trẻ gái ở thể nhẹ cân và gầy còm [26]. Nghiên cứu của Trần Thị Thanh
(2016) thấy tỉ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi huyện Cư Kuin tỉnh Đăk Lăk ở thể
SDD thấp còi là 37,6%, nhẹ cân 28,0% và gầy còm là 7,4%. Tình trạng SDD
thấp còi trẻ em ở dân tộc thiểu số cao hơn trẻ em dân tộc Kinh: 46,2% so với
31,9%, p =0,001 [30]. Nghiên cứu của Hoàng Văn Phương (2018) thấy tình
trạng SDD ở trẻ 36 - 59 tháng tuổi tại huyện Thanh Liêm ở thể thấp còi là
18,1%, thể nhẹ cân là 11,3% và thể gầy còm là 3,1%. Có sự khác biệt về tỉ lệ
SDD thấp còi giữa các nhóm tuổi [29]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh
Uyên và cs (2018) tại một số trường mầm non trên địa bàn thành phố Pleiku
cho tỉ lệ SDD thấp còi 2,9%, SDD nhẹ cân 11,1% và SDD gầy còm 5,0% [40].
1.3. Yếu tố liên quan đến SDD thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi
- Liên quan giữa giới tính của trẻ với SDD thấp còi:
Hiện nay, còn một số tranh cãi về giới tính của trẻ liên quan đến SDD.
Một số tác giả cho rằng, trẻ trai có xu hướng hoạt động và tiêu thụ nhiều năng
lượng nên ăn nhiều hơn trẻ gái. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu còn có sự
khác biệt. Nghiên cứu của Biswas S. và cs (2010) tại vùng nông thôn Ấn Độ
thấy trẻ gái có nguy cơ SDD cao hơn trai [54]. Nhưng nghiên cứu của Phengxay
M và cs (2007) lại bé trai có khuynh hướng thấp còi và nhẹ cân hơn bé gái [68].
Nghiên cứu của Abera Lamirot trên 398 trẻ từ 6 - 59 tháng tuổi cho kết quả có
mối liên quan giữa giới tính và SDD thấp còi ở trẻ: trẻ nam có nguy
cơ SDD thể thấp còi cao hơn 1,9 lần so với trẻ nữ (95%CI: 1,10 - 3,32) [50].
- Liên quan giữa kinh tế đói nghèo với SDD:
Đói nghèo liên quan đến nguồn lương thực thực phẩm cung cấp cho gia
đình, qua đó liên quan đến suy dinh dưỡng. Không những thế, đói nghèo chủ
yếu rơi vào những hộ gia đình có trình độ học vấn thấp, khó có cơ hội tiếp
xúc với kỹ năng, thông tin và với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Đã có nhiều
nghiên cứu khẳng định về có sự liên quan chặt chẽ giữa yếu tố kinh tế gia đình
với tình trạng SDD trẻ em. Nghiên cứu cho thấy hộ có kinh tế trung bình và
17
giàu thì con ít có nguy cơ mắc SDD thấp hơn 0,66 lần (95%CI: 0,45 - 0,95, p
< 0,05) và 0,63 (95%CI: 0,45 - 0,95, p < 0,05) so với hộ nghèo [57]. Nghiên
cứu khác tại Bangladesh cho thấy trẻ thuộc hộ gia đình có chỉ số nghèo cao có
nguy cơ mắc SDD thấp còi cao hơn 2,892 lần so với nhóm không nghèo (p <
0,001) [56]. Nghiên cứu trên 389 trẻ của Tariku E.Z và cs (2018) thấy trẻ sống
ở hộ nghèo có nguy cơ mắc SDD thấp còi cao hơn 2,15 lần (95%CI: 1,00 -
4,60); trẻ sống ở hộ trung bình có nguy cơ mắc SDD thấp còi cao hơn 2,90 lần
(95%CI: 1,39 - 6,04) so với trẻ sống ở hộ giàu [74].
Bên cạnh đó, nghề nghiệp của bố hoặc mẹ là yếu tố quyết định thu nhập
trong gia đình, qua đó liên quan đến đói nghèo và suy dinh dưỡng. Nghiên cứu
của Mazengia Amare Lisanu và cs (2018) thấy bố có nghề nghiệp là nông dân thì
con có nguy cơ mắc SDD thấp còi cao hơn 5,23 lần (95%CI: 1,55 - 17,64) [65].
Nghiên cứu của Lê Thị Hương và cs (2014) cho kết quả: mẹ làm cán bộ viên
chức thì con bị SDD chiếm 3,8%, thấp hơn so với mẹ làm nghề khác (13,6%),
mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 [21]. Cần nhận thức được rằng
các yếu tố văn hoá xã hội, sinh thái đều có liên quan tới đói nghèo và SDD trẻ em.
Nhiều yếu tố kinh tế xã hội ảnh hưởng đến phát triển chiều cao góp phần tăng
nguy cơ SDD thấp còi. Các yếu tố này ít nhiều ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp
đến sức khỏe của đứa trẻ đang lớn thông qua môi trường sống và vệ sinh của
chúng. Nghiên cứu của Lê Cảnh Dũng và cs (2011) thấy yếu tố liên quan đến
tỉ lệ SDD trẻ em cao ở đồng bằng sông Cửu Long chính là do yếu tố nghèo
và phát triển nông thôn kém [15].
- Liên quan giữa gia đình đông con, mồ côi cha mẹ với SDD:
Nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy có sự liên quan chặt chẽ giữa
tình trạng đông con trong gia đình với tình trạng SDD trẻ em. Mặt khác, phần
lớn các hộ gia đình nghèo, nhất là ở vùng nông thôn và miền núi lại thường
sinh nhiều con. Vì gia đình đông con nên chế độ dinh dưỡng, khẩu phần ăn của
trẻ không được đảm bảo. Gia đình đông con hoặc sinh đôi sinh ba là gánh nặng
18
cho vấn đề chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong mỗi gia đình, đặc biệt ở các nước
đang phát triển. Khi đông con, đứa trẻ thiếu sự chăm sóc tốt cả về chất lượng
dinh dưỡng cũng như thời gian được chăm sóc; do đó, trẻ rất dễ bị SDD. Nghiên
cứu của John Jomon và cs (2018) đã chứng minh được mối liên quan giữa số
lượng con với thứ tự sinh và tăng nguy cơ mắc SDD trẻ em [58]. Nghiên cứu
trên 610 trẻ của Wasihun A.G. và cs (2018) thấy gia đình ≤ 4 người ít có nguy
cơ mắc SDD thể gầy còm hơn 0,56 lần (95%CI: 0,368 - 0.959) so với gia đình
> 4 người [81].
- Liên quan giữa bà mẹ có trình độ học vấn thấp và kiến thức chăm
sóc trẻ kém với SDD:
Có thể nói, việc chăm sóc phụ nữ và trẻ em đóng một vai trò quan trọng
đối với SDD ở Việt Nam. Những đứa trẻ được nuôi dưỡng bởi những người
phụ nữ có học thức cao hơn thì thường được chăm sóc dinh dưỡng tốt hơn.
Trình độ học vấn của các bà mẹ có ảnh hưởng lớn tới tình trạng dinh dưỡng của
trẻ em. Mù chữ hoặc trình độ văn hoá thấp đã giới hạn khả năng của người phụ
nữ nâng cao chất lượng cuộc sống cũng như thực hiện các hành vi chăm sóc
sức khoẻ cho gia đình, cho chính bản thân họ và cho con cái họ. Trình độ học
vấn thấp dẫn tới bà mẹ thiếu kiến thức và kỹ năng nuôi con dẫn tới trẻ em nguy
cơ bị SDD. Do trình độ học vấn của các bà mẹ thấp, các bà mẹ đã không nhận
thức được các kiến thức về chăm sóc sức khoẻ cho bản thân như các kiến thức
về thai nghén, về kế hoạch hoá gia đình, kiến thức về dinh dưỡng và phòng
chống bệnh tật, từ đó làm tăng khả năng mắc bệnh của bà mẹ mà hàng đầu là
bệnh về dinh dưỡng và làm tăng nguy cơ SDD ở trẻ em. Nghiên cứu cho thấy
nếu bà mẹ được hướng dẫn nuôi con, thì tỉ lệ SDD ở con sẽ thấp hơn so với bà
mẹ không được hướng dẫn nuôi con (p < 0,05) [21].
Nghiên cứu cho thấy trình độ học vấn của bố và mẹ, chỉ số giàu có, BMI
của mẹ và chăm sóc trước sinh là những yếu tố có liên quan với SDD trẻ em (p
< 0,01) [73]. Nghiên cứu của Biswas S. và cs (2010) cho kết quả trình độ học
19
vấn của mẹ và cha đều có mối liên quan có ý nghĩa thống kê đến tỉ lệ SDD của
trẻ gái [54]. Nghiên cứu của Kang Y. và cs (2018) trên 1506 trẻ thấy nguy cơ
mắc SDD thấp còi của trẻ giảm với sự tăng trình độ học vấn của mẹ [59].
Nghiên cứu của Mazengia Amare Lisanu và cs (2018) trên 802 trẻ cho thấy
trình độ học vấn của mẹ là mù chữ có nguy cơ gây mắc SDD thấp còi cao gấp
1,81 lần (95%CI: 1,01 - 3,24) [65].
- Liên quan giữa tập quán, thói quen chăm sóc trẻ với SDD:
Yếu tố chăm sóc của mẹ đối với con liên quan đến SDD: việc cho trẻ ăn
quá sớm hoặc quá muộn và tỉ lệ nuôi con bằng các loại thức ăn theo tập quán
mà chúng có những hạn chế về giá trị dinh dưỡng phản ánh các tồn tại trong
thực hành nuôi dưỡng trẻ. Yếu tố chăm sóc của mẹ có liên quan đến văn hóa,
tập quán chăm sóc tại mỗi vùng miền, dân tộc. Mỗi dân tộc có bản sắc văn hoá
riêng. Những quan niệm văn hoá, hành vi văn hoá, đặc biệt các hành vi văn hoá
tiêu dùng, văn hoá Y tế và văn hoá tín ngưỡng có thể ảnh hưởng tích cực hoặc
tiêu cực đến việc chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em. Có những phong tục có
lợi cho sức khoẻ và dinh dưỡng của phụ nữ và trẻ em như phong tục cho trẻ sơ
sinh bú sớm, bú kéo dài, nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, ở nhiều địa phương
có tập quán cho trẻ ăn sam sớm (trước 6 tháng tuổi) và cho trẻ cai sữa sớm
(trước 12 tháng tuổi). Thiếu sữa mẹ, bú sữa mẹ lần đầu sau 6 giờ, thời gian ăn
bổ sung trước 4 tháng, thời gian cai sữa trước 18 tháng… đều là những yếu tố
liên quan đến SDD của trẻ em.
+ Nuôi con bằng sữa mẹ
Sữa mẹ được chứng minh là nguồn dinh dưỡng cân bằng và đầy đủ nhất về
thành phần các chất dinh dưỡng, cũng thích hợp nhất cho ruột trẻ hấp thu và chuyển
hóa, nhất là trong 6 tháng đầu đời. Nghiên cứu tại Nepal (2017) cho thấy: trẻ không
được bú mẹ hoàn toàn có nguy cơ mắc SDD cao hơn cấp tính cao hơn 2,19 lần
(95%CI: 1,73 - 12,03) [69]. Nghiên cứu của Đoàn Thị Ánh Tuyết và cs (2012) thấy
có mối liên quan giữa thực hành cho trẻ bú mẹ hoàn toàn dưới 6 tháng với thể nhẹ
20
cân (OR=2,19,95%CI: 1,04-4,60) và thể gầy còm (OR=6,86, 95%CI: 1,28-36,68) và
giữa uống viên sắt khi mang thai với thể thấp còi (OR=1,58, 95%CI: 1,0-2,37) [38].
Nghiên cứu của Mahgoub Saha và cs (2006) ở Botswana cho thấy: tỉ lệ SDDnhẹ cân
ở trẻ bú mẹ hoàn toàn là 13,7%, ở nhóm trẻ bú sữa mẹ và sữa khác là 14,7% và ở
nhóm trẻ không bú sữa mẹ là 40,0% (p <0,01) [63]. Tương tự, ở Việt Nam, kết quả
nghiên cứu của Trần Thị Tuyết Mai tại Khánh Hòa, nhóm trẻ không bú sữa mẹ có tỉ
lệ SDD cao gấp 1,9 lần nhóm trẻ có bú sữa mẹ [25]; nghiên cứu của Trần Văn Điển
ở Hải Phòng: SDD ở nhóm trẻ không bú sữa mẹ cao hơn nhóm có bú sữa mẹ
(OR=1,4), ở nhóm cai sữa trước 12 tháng cao hơn ở nhóm cai sữa sau 12 tháng,
OR=1,9 [14]. Nghiên cứu của Nguyễn Anh Vũ (2017) cho thấy tỷ lệ các bà mẹ có
kiến thức đúngvề nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn đến 6 tháng tuổi là khá tốt, chiếm
80,8%. Tuy nhiên, thực tế chỉ có 12,2% tổng số bà mẹ trong diện nghiên cứu trả lời
họ đã thực hành cho trẻ bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Như vậy, có một tỷ lệ khá
lớn các bà mẹ đã không thể thực hành nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng
đầu theo như kiến thức mà họ biết [47].
+ Nuôi con ăn bổ sung
Thời gian bắt đầu ăn bổ sung theo khuyến cáo chung là khi trẻ tròn 6
tháng tuổi. Trong một bữa ăn bổ sung hợp lý cho trẻ, cần có sự phối hợp đầy
đủ giữa 4 nhóm thực phẩm theo một tỷ lệ cân đối: Protein/Lipit/Gluxit =1/1/4-
5 cùng rau, củ, quả và tập cho trẻ thích nghi dần với từng loại thức ăn mới theo
nguyên tắc từ ít đến nhiều; từ lỏng đến đặc [36]. Chất lượng bữa ăn có vai trò
rất quan trọng đối với phát triển thể chất trẻ em. Nghiên cứu của WHO cho thấy
những đứa trẻ bắt đầu ăn bổ sung thêm sữa hộp ngay trong tuần đầu, có nguy
cơ bị tiêu chảy cao gấp 3 lần và nguy cơ nhập viện cao gấp 5 lần so với trẻ chỉ
bú sữa mẹ; đối với trẻ cai sữa trong tuần đầu sau đẻ có nguy cơ bị tiêu chảy cao
gấp 5 lần và nguy cơ phải vào viện do tiêu chảy cao gấp 12 lần so với trẻ bình
thường [83]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hải Anh và cs thấy trẻ ăn bổ sung
không hợp lý có nguy cơ SDD tăng 2,7 - 4,0 lần [1]. Nghiên cứu của Lê Phán
21
cho kết quả có đến 68,8% trẻ ăn bổ sung trước 4 tháng tuổi bị SDD và 59,8%
trẻ SDD do ăn không đủ 4 nhóm thực phẩm hàng ngày [28]. Đã có nhiều nghiên
cứu khẳng định hậu quả của ăn bổ sung sớm đến tình trạng SDD, bệnh tật trẻ
em. Thực tế, bà mẹ cho con ăn bổ sung sớm là hiện trạng chung của nước ta.
Tình hình ăn bổ sung sớm ở các khu vực của Việt Nam khoảng từ 30,0% đến
70,0% trong báo cáo của Lê Danh Tuyên và cs [37]. Nghiên cứu của Hoàng
Khải Lập và cs tại Thái Nguyên thấy 62,6% bữa ăn bổ sung của trẻ chưa đủ 4
nhóm dinh dưỡng làm tăng nguy cơ SDD gấp 2,3 lần [23].
+ Cách chăm sóc trẻ
Nếu như việc cung cấp chất dinh dưỡng đóng vai trò quyết định trong
việc phát triển thể chất trẻ em, thì cách chăm sóc trẻ quyết định sự phát triển
tinh thần và góp phần rất quan trọng vào việc đảm bảo phát triển thể chất trẻ
em toàn diện. Trẻ em cần được chăm sóc chu đáo về vệ sinh; tiêm chủng mở
rộng; theo dõi tăng trưởng; tình thương yêu; học hành và được chăm sóc dinh
dưỡng đúng cách khi ốm như tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp...
- Liên quan giữa trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn với SDD:
Trẻ nhỏ thường ăn không đủ số lượng, không cân đối, hơn nữa trẻ cũng
tiếp xúc nhiều với môi trường nên dễ nhiễm khuẩn. Nếu trẻ bị nhiễm khuẩn, trẻ
lại sẽ tăng nguy cơ bị SDD. Nghiên cứu cho thấy, trẻ bị ốm trong thời gian khảo
sát sẽ có nguy cơ bị SDD thể nhẹ cân cao hơn 4,2 lần (95%CI: 2,3 - 7,6, p <
0,05) [60]. Nghiên cứu mô tả cắt ngang của Sulaiman A.A và cs (2018) trên
1635 trẻ tại miền Bắc Sudan cho kết quả: trẻ bị nhiễm khuẩn (triệu chứng bệnh
đường ruột và đường hô hấp) và không tiêm vắc xin đầy đủ có liên quan với
SDD thể gầy còm (p = 0,007, p = 0,013 và p = 0,008) [72]. Nghiên cứu của
Abera Lamirot trên 398 trẻ từ 6 - 59 tháng tuổi cho kết quả: trẻ bị tiêu chảy có
nguy cơ mắc SDD thể gầy còm cao hơn 39,5 lần so với trẻ bình thường (95%CI:
13,68 - 114,30) [50]. Nghiên cứu bệnh chứng trên 137 trẻ SDD và 137 trẻ bình
thường của Wong Hui Jie và cs (2014) thấy trẻ nhiễm giun có nguy cơ mắc
22
SDD cao hơn 3,48 lần (95CI: 1,25 - 9,70) [82]. Nghiên cứu của Ansuya và cs
(2018) trên 570 trẻ cho kêt quả: trẻ tái phát tiêu chảy có nguy cơ mắc SDD cao
hơn 2,74 lần (95%CI: 1,56 - 4,82, p = 0,001); tái phát ho và cảm lạnh có nguy
cơ mắc SDD cao hơn 3,88 lần (95%CI: 1,96 - 7,67, p = 0,001); trẻ biếng ăn có
nguy cơ mắc SDD cao hơn 4,9 lần (95%CI: 3,03 - 7,93, p = 0,001); trẻ nhiễm
giun có nguy cơ mắc SDD cao hơn 2,0 lần (95%CI: 1,19 - 3,38, p = 0,009) [53].
Nghiên cứu của Mazengia A.L. và cs (2018) cho kết quả trẻ được tiêm chủng
không đầy đủ có nguy cơ mắc SDD thấp còi cao hơn 5,6 lần (95%CI; 2,90 -
10,82) [65]. Kết quả nghiên cứu của Đặng Văn Nghiêm cho thấy: những trẻ
hay mắc các bệnh đường hô hấp có nguy cơ SDD cao hơn nhóm trẻ khỏe 2,88
lần, nhóm trẻ hay mắc các bệnh tiêu chảy có nguy cơ SDD cao hơn nhóm trẻ
khỏe 3,89 lần [27]. Báo cáo nghiên cứu của Đinh Đạo cho kết quả: nhiễm khuẩn
hô hấp cấp có liên quan đến tình trạng SDD trẻ em [13].
- Liên quan giữa dịch vụ chăm sóc y tế và môi trường với SDD:
Tình trạng dịch vụ chăm sóc y tế và vệ sinh môi trường kém - nguyên
nhân tiềm tàng của SDD cũng là vấn đề tồn tại lớn ở Việt Nam. Do tình hình
sử dụng nước sạch và công trình vệ sinh ở nhiều nơi, đặc biệt là ở vùng nông
thôn và miền núi còn bị hạn chế nên việc chăm sóc sức khoẻ cho bà mẹ và trẻ
em chưa được đảm bảo. Không những thế,dịch vụ y tế ở địa phương còn kém
chất lượng và chưa được phát triển nhiều. Các trang thiết bị cho cơ sở y tế còn
nghèo nàn, không được cung cấp một cách có hệ thống và đã ở vào tình trạng
hư hỏng. Với thực trạng chăm sóc y tế và môi trường còn nhiều bất cập như
vậy thì việc chăm sóc sức khoẻ cho trẻ em sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Kết
quả nghiên cứu của Hoàng Thị Huế (2010) khi nhận xét nhân lực của chương
trình phòng chống suy dinh dưỡng (PCSDD) thấy nhân lực còn thiếu và đã có
tuổi nên ít cập nhật kiến thức [20]. Thực tế, SDD có thể giảm nhờ các can thiệp
tác động vào những giai đoạn quan trọng của vòng đời đối với bà mẹ khi mang
23
thai và khi cho con bú, với trẻ trong giai đoạn sơ sinh và 2 năm đầu đời. Nếu
được triển khai trên diện rộng và hiệu quả, các can thiệp quan trọng này có thể
cải thiện được tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ em, bao gồm cả trẻ SDD
thấp còi, giảm gánh nặng bệnh tật và tử vong ở trẻ [55], [80]. Kết quả nghiên
cứu của Nguyễn Văn Bằng (2018) thấy các yếu tố ảnh hưởng đến chương trình
PCSDD trẻ em tại huyện Bắc Mê: Nhân lực y tế phụ trách chương trình thiếu
về số lượng và yếu về chất lượng; cán bộ phụ trách chương trình PCSDD không
được tập huấn, chất lượng tập huấn thấp; hoạt động của chương trình tại TYT
xã không có kinh phí; thiếu trang thiết bị; kiểm tra, giám sát chưa chặt chẽ,
truyền thông PCSDD chưa đảm bảo chất lượng, sự tham gia của Ban chỉ đạo
chăm sóc sức khỏe xã ít sát sao [2]. Khi hoạt động chương trình PCSDD không
tốt sẽ ảnh hưởng đến tỉ lệ SDD trên địa bàn.
Việc sử dụng hố xí hợp vệ sinh và nguồn nước hợp vệ sinh có liên quan
trực tiếp đến sức khỏe và bệnh tật của các thành viên trong gia đình vì hầu hết
các bệnh nhiễm trùng, ký sinh trùng được lây qua đường tiêu hóa. Việc không
sử dụng hố xí hoặc hố xí không hợp vệ sinh sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý
và ảnh hưởng đến dinh dưỡng của trẻ. Nghiên cứu của Bùi Xuân Minh và cs
(2015) cho kết quả: sử dụng hố xí có liên quan đến SDD thấp còi với p = 0,015;
nguồn nước hợp vệ sinh không liên quan với SDD thấp còi với p = 0,326 [26].
1.4. Một số đặc điểm kinh tế, xã hội của người Mông
Người Mông hiện nay có số dân gần 1,1 triệu người, phân ra các ngành
Mông như Xanh, Đỏ, Đen, Trắng, Hoa, Nà Miẻo... Người Mông cư trú trên các
vùng núi phía Bắc như Lai Châu, Điện Biên, Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai,
Yên Bái... trong đó người Mông ở Hà Giang chiếm số lượng lớn. Người Mông
ở Hà Giang chiếm 31,9% dân số toàn tỉnh và 21,7% tổng số người Mông tại
Việt Nam. Người Mông có một số phong tục tập quán chủ yếu sau:
Nhà ở: Người Mông thường sống trong những căn nhà lá vách nứa hoặc
24
gỗ đẽo, đồ đạc tiện nghi nghèo nàn phù hợp với tập quán di cư di canh của họ.
Bản làng của người Mông ở rải rác 3 - 5 nhà trên các sườn núi cao. Ngô là cây
lương thực chủ yếu của người Mông. Thu nhập thấp, trình độ văn hoá xã hội
của người Mông nhìn chung còn nhiều hạn chế đã ảnh hưởng không nhỏ đến
nhận thức của họ về chăm sóc sức khỏe.
Kiêng kỵ ở bản: Những ngày trong bản có cúng thần, cúng tổ tiên thì
ngay đầu đường vào bản thường cắm lá xanh… khi ấy, người lạ không được
vào, chỉ có người cùng dòng họ mới được vào nhà.
Tiếp khách ăn cơm uống rượu: Người Mông tiếp cơm khách ở bàn thấp
đặt ngay giữa nhà thuộc gian giữa, gần nơi thờ tổ tiên. Dãy ghế đặt phía đầu
bàn, nơi ngồi quay lưng về phía bàn thờ chỉ dành cho khách quý hoặc gia chủ.
Khi ăn uống, ta phải chờ chủ nhà mời, chủ nhà cầm chén rượu hay bát rượu
mời, khách mới được cầm lên và chúc tụng cùng với lời cảm tạ ngắn gọn.
Quan hệ với gia chủ: Cần thận trọng và kiên nhẫn, đừng tự tiện sờ vào
đầu người lớn và trẻ em Mông vì đỉnh đầu là nơi trú ngụ của hồn, vía.
Quan hệ với phụ nữ: Phụ nữ Mông coi trọng sự tế nhị, kín đáo, lịch sự
trong giao tiếp. Phụ nữ Mông có tình yêu đằm thắm, thủy chung, tin yêu người
mình yêu. Khi tình yêu đổ vỡ, niềm tin bị lợi dụng, người phụ nữ Mông sẵn
sàng ăn lá ngón tự tử, nhảy xuống sông suối tự vẫn.
Sinh đẻ: Trước kia người Mông đẻ ở rừng còn ngày nay chủ yếu đẻ ở
nhà. Quan điểm người Mông về sinh đẻ là bình thường, chết đứa này thì đẻ đứa
khác. Khi trong nhà có người ở cữ, gia đình kiêng một tháng. Gia chủ thường
cắm lá xanh ngoài cửa ra vào nhà. Nếu gia chủ đồng ý cho khách vào nhà, phải
cởi bỏ dép ra ngoài, chỉ đi chân đất vào nhà. Khi tròn tháng, người Mông làm
lễ đặt tên rất long trọng cho con và liên hoan vui vẻ.
Vệ sinh môi trường: Chăn thả các loại gia súc gia cầm tự do, không sử
dụng hố xí là tập quán lâu đời của dân tộc Mông... điều này làm cho nguồn
nước ăn hay bị ô nhiễm. Người Mông chưa có thói quen rửa tay trước khi ăn
25
và sau khi đi đại tiểu tiện, thậm chí còn uống nước lã... đều ảnh hưởng không
nhỏ đến sức khỏe của người dân.
26
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Trẻ em người dân tộc Mông từ 0 đến <60 tháng tuổi
- Người mẹ của trẻ hoặc người chăm sóc trẻ từ 0 đến <60 tháng tuổi
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu:
2 xã Cán Tỷ và Lùng Tám thuộc huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang
2.2.2. Thời gian nghiên cứu: Tháng 7/2018 đến tháng 5/2019.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu mô tả, thiết kế cắt ngang
2.3.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
- Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu mô tả [18], [62]:
2
2
2
/
1
)
1
(
d
p
p
Z
n

 
Trong đó :
n: số trẻ dưới 5 tuổi cần điều tra
Z1-α/2: hệ số giới hạn tin cậy, chọn α = 0,05 tương ứng với Z1-α/2 = 1,96
p: lấy p = 0,28 (Nghiên cứu của Trần Thị Thanh (2016) thấy tỉ lệ SDD
trẻ em dưới 5 tuổi huyện Cư Kuin tỉnh Đăk Lăk ở thể thấp còi 28,0% [30]).
d: độ chính xác mong muốn, chọn d = 0,03
Thay vào công thức ta tính được cỡ mẫu là 861 trẻ; thực tế điều tra được
930 trẻ dưới 5 tuổi trong thời gian nghiên cứu.
- Phương pháp chọn mẫu: (1) Chọn xã: chọn chủ đích 2 xã Cán Tỷ và
Lùng Tám thuộc huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. (2) Chọn đối tượng nghiên
cứu: lập danh sách trẻ người dân tộc Mông dưới 5 tuổi tại 2 xã nghiên cứu. Tại
27
xã Cán Tỷ năm 2018 có 497 trẻ em dân tộc Mông dưới 5 tuổi. Tại xã Lùng Tám
có 528 trẻ em dân tộc Mông dưới 5 tuổi. Tại mỗi xã, áp dụng phương pháp
chọn mẫu ngẫu nhiên đơn để chọn ra đủ 431 trẻ người dân tộc Mông dưới 5
tuổi tại xã nghiên cứu. Thực tế đã điều tra được 930 trẻ tại 2 xã trong thời gian
nghiên cứu.
2.4. Chỉ số nghiên cứu
2.4.1. Chỉ số nghiên cứu cho mục tiêu 1: Thực trạng SDD thấp còi
* Chỉ số về đặc điểm trẻ dưới 5 tuổi người dân tộc Mông
- Phân bố tỉ lệ trẻ tham gia nghiên cứu theo nhóm tuổi, theo tuổi thai khi
đẻ, theo tiền sử cuộc đẻ, theo tình trạng uống sữa ngoài, theo thời gian bắt đầu
ăn sam và theo đặc điểm mắc bệnh nhiễm khuẩn
- Phân bố tỉ lệ trẻ tham gia nghiên cứu theo giới tính
- Phân bố tỉ lệ trẻ tham gia nghiên cứu theo thời gian cai sữa
- Phân bố trẻ tham gia nghiên cứu theo nhóm tuổi và giới
* Chỉ số về đặc điểm người chăm sóc trẻ và mẹ trẻ tham gia
- Phân bố tỉ lệ bà mẹ tham gia nghiên cứu theo nhóm tuổi, theo số con
hiện có, theo tình trạng sữa mẹ
- Phân bố tỉ lệ bà mẹ và bố của trẻ tham gia nghiên cứu theo
nghề nghiệp
- Phân bố tỉ lệ bà mẹ và bố của trẻ tham gia nghiên cứu theo học vấn
* Thực trạng SDD trẻ em dưới 5 tuổi
- Tỉ lệ SDD theo thể thấp còi, nhẹ cân, gầy còm và SDD chung
- Tỉ lệ SDD thấp còi theo mức độ
- Tỉ lệ SDD thấp còi theo giới
- Tỉ lệ SDD thấp còi theo xã
- Tỉ lệ SDD thấp còi theo tháng tuổi của trẻ
- Tỉ lệ SDD thấp còi theo tuổi thai khi đẻ
- Tỉ lệ SDD thấp còi theo tuổi mẹ
28
- Tỉ lệ SDD thấp còi theo kinh tế hộ gia đình
2.4.2. Chỉ số nghiên cứu cho mục tiêu 2: Yếu tố liên quan với SDD thấp còi
- Mối liên quan giữa kinh tế gia đình đối với SDD thấp còi
- Mối liên quan giữa nghề nghiệp mẹ đối với SDD thấp còi
- Mối liên quan giữa nghề nghiệp bố đối với SDD thấp còi
- Mối liên quan giữa trình độ học vấn của mẹ với SDD thấp còi
- Mối liên quan giữa tuổi kết hôn lần đầu của mẹ với SDD thấp còi
- Mối liên quan giữa mẹ kết hôn cận huyết với SDD thấp còi
- Mối liên quan giữa tăng cân của mẹ trong thai kì với SDD thấp còi
- Mối liên quan giữa số con hiện có của mẹ với SDD thấp còi
- Mối liên quan giữa thời điểm bú sữa mẹ sau đẻ với SDD thấp còi
- Mối liên quan giữa thời điểm ăn bổ sung với SDD thấp còi
- Mối liên quan giữa thời gian cai sữa trẻ với SDD thấp còi
- Mối liên quan giữa giới tính của trẻ với SDD thấp còi
- Mối liên quan giữa cân nặng sơ sinh của trẻ với SDD thấp còi
- Mối liên quan giữa tiền sử thường xuyên mắc bệnh với SDD thấp còi
- Mối liên quan giữa tình trạng tiêm chủng với SDD thấp còi
2.5. Tiêu chuẩn đánh giá một số biến số nghiên cứu
2.5.1. Xác định tuổi: Theo qui ước chung của WHO năm 1983 hiện đang được
sử dụng tại Việt Nam.
Từ sơ sinh đến 11 tháng 29 ngày (tức là năm thứ nhất) gọi là 0 tuổi hay
dưới 1 tuổi (< 12 tháng).
1 tuổi tức là năm thứ 2, gồm các tháng tuổi từ 12 đến 23 tháng tuổi
2 tuổi tức là năm thứ 3, gồm các tháng tuổi từ 24 đến 35 tháng tuổi
3 tuổi tức là năm thứ 4, gồm các tháng tuổi từ 36 đến 47 tháng tuổi
4 tuổi tức là năm thứ 5, gồm các tháng tuổi từ 48 đến 59 tháng tuổi
Trẻ dưới 5 tuổi tức trẻ từ 0 - <60 tháng tuổi
29
2.5.2. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ: được đánh giá dựa vào các chỉ tiêu
cân nặng theo tuổi, chiều cao theo tuổi và cân nặng theo chiều cao so với
chuẩn tăng trưởng mới của WHO, ngưỡng SD là < -2SD với các mức độ như
sau:
Bảng 2.1. Ngưỡng đánh giá mức độ SDD trẻ em dưới 5 tuổi
Phân loại SDD Z-score
Bình thường -2SD đến 2SD
Độ I (mức độ vừa) < -2SD đến -3SD
Độ II (mức độ nặng) < -3SD
2.5.3. Kinh tế hộ gia đình
Hộ nghèo khu vực nông thôn: là hộ có thu nhập bình quân đầu
người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống. Hộ cận nghèo khu vực nông thôn
là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000
đồng. Hộ có mức sống trung bình khu vực nông thôn: là hộ có thu nhập bình quân
đầu người/tháng trên 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng [33].
2.5.4. Thực hành về chăm sóc dinh dưỡng của bà mẹ
- Số lần khám thai: khám thai đúng: theo Chuẩn Quốc gia về chăm sóc
sức khỏe sinh sản: khám 3 lần tại 3 thời điểm của thai kỳ (3 tháng đầu, 3 tháng
giữa và 3 tháng cuối thai kỳ) [5].
- Tăng trọng lượng cơ thể khi mang thai: tăng đủ khi tăng từ 10 – 12kg
trong thai kỳ [5].
- Thực hành cho trẻ bú sớm: bú trong vòng 1 giờ đầu sau khi sinh [5].
- Thực hành cho trẻ bú mẹ hoàn toàn: trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong
vòng 6 tháng đầu mà không ăn hay uống bất kỳ đò ăn thức uống nào khác [7].
- Ăn bổ sung (thời điểm ăn, số bữa, nhóm thực phẩm cho ăn bổ sung):
bắt đầu từ khi trẻ tròn 6 tháng, ngoài sữa mẹ trẻ được ăn bổ sung đủ 4 nhóm
thực phẩm cơ bản: chất bột, chất đạm, chất béo và vitamin, muối khoáng [7].
30
- Bệnh tật: Tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp cấp, chăm sóc khi trẻ bị bệnh.
Tiêu chảy: Trẻ được coi là tiêu chảy khi ngày trẻ đi ngoài phân loãng hoặc có
máu từ 3 lần trở lên. Các biểu hiện đó hết trong hai ngày liên tục thì coi như
chấm dứt một đợt tiêu chảy (theo IMCI). Nhiễm khuẩn hô hấp cấp: Trẻ được
coi là nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp khi trẻ có các biểu hiện ho, sốt, viêm long
đường hô hấp trên. Nếu các biểu hiện đó hết trong 2 ngày liên tục thì được coi
như chấm dứt một đợt nhiễm khuẩn hô hấp (theo IMCI).
2.5.5. Một số khái niệm về kết hôn
- Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình quy định: Tảo hôn được xem là việc
kết hôn khi một hoặc cả hai người chưa đến tuổi kết hôn tối thiểu, tức 18 tuổi
đối với nữ và 20 tuổi đối với nam.
- Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình quy định: Kết hôn cận huyết là kết
hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về
trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với
con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với
con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con
riêng của chồng.
2.6. Phương pháp thu thập số liệu
2.6.1. Đo chỉ số nhân trắc
- Cân nặng: Sử dụng cân Tanita của Nhật Bản, có độ chính xác 0,1 kg.
Cân đã được kiểm tra, chuẩn hoá, chỉnh về 0 trước khi tiến hành nghiên cứu và
luôn điều chỉnh sau mỗi lần cân. Khi cân trẻ chỉ mặc bộ quần áo mỏng, bỏ giầy
dép. Kết quả được ghi theo đơn vị kilogram với 1 số lẻ.
- Chiều cao: Đo chiều cao đứng (đối với trẻ trên 2 tuổi) bằng thước gỗ có
độ chính xác 0,1 cm. trẻ đi chân không, đứng quay lưng vào thước đo. Người
thứ nhất giữ cho 2 đầu gối trẻ thẳng, 2 chân sát nhau sao cho gót chân, mông,
vai và đỉnh chẩm chạm vào mặt phẳng thẳng đứng của thước. Người thứ 2 một
31
tay giữ cằm trẻ sao cho tầm mắt trẻ nhìn thẳng ra phía trước, tay kia kéo ê-ke
của thước áp sát đỉnh đầu trẻ và vuông góc với thước do.
Đo chiều cao nằm của trẻ (đối với trẻ từ 2 tuổi trở xuống): để trẻ nằm ngửa
trên một thước đo gỗ, đầu chạm sát một cạnh của thước đo. Một người giữ đầu
trẻ thẳng, mắt nhìn lên trần nhà, một người giữ 2 đầu gối trẻ thẳng và đưa mảnh
gỗ áp sát 2 gót bàn chân, bàn chân thẳng đứng.
Đọc kết quả và ghi số centimet, kết quả được tính theo đơn vị centimet với
một chữ số thập phân.
2.6.2. Phỏng vấn
Tiến hành phỏng vấn trực tiếp bà mẹ hoặc người nuôi dưỡng trẻ theo mẫu
phiếu điều tra.
2.7. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
- Số liệu về cân nặng, ngày sinh, địa chỉ, ngày khám của trẻ được nhập
liệu, tính toán các chỉ số nhân trắc với cơ sở dữ liệu là chuẩn tăng trưởng mới
của WHO bằng phần mềm WHO Anthro Plus 2010.
- Số liệu về SDD được nhập vào phần mềm SPSS 22.0, được xử lý và
phân tích theo các thuật toán thống kê y sinh học.
- Thống kê mô tả: mô tả số lượng (SL) và tỉ lệ (%) đối với biến định tính;
mô tả giá trị trung bình X ± độ lệch chuẩn (SD) với biến định lượng.
- Thống kê phân tích: đánh giá mối liên quan bằng Chi-square test. Mối
liên quan có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.
2.8. Đạo đức trong nghiên cứu
Tất cả các bà mẹ và người chăm sóc trẻ tham gia vào nghiên cứu hoàn
toàn mang tính tự nguyện và chỉ tiến hành nghiên cứu trên những trẻ mà bố mẹ trẻ
đồng ý và ký vào bản cam kết tham gia nghiên cứu.
Quá trình nghiên cứu không làm ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng
của trẻ, đối với những trẻ suy dinh dưỡng sẽ được tư vấn điều trị.
32
Số liệu thu thập được sẽ chỉ dùng cho nghiên cứu này, không dùng cho
bất kỳ mục đích nào khác.
Nghiên cứu đã được thông qua Hội đồng đạo đức của Trường Đại học Y
Dược Thái Nguyên năm 2018.
33
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thực trạng suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân
tộc Mông tại 2 xã huyện Quản Bạ tỉnh Hà Giang năm 2018
Bảng 3.1. Thông tin chung về trẻ dưới 5 tuổi tham gia nghiên cứu
Chỉ số SL %
Tháng tuổi
< 12 tháng 133 14,3
12 - 23 tháng 219 23,5
24 - 35 tháng 201 21,6
36 - 47 tháng 197 21,2
48 - 59 tháng 180 19,4
X ± SD 32,2 ± 16,0
Giới tính
Nam 491 52,8
Nữ 439 47,2
Tuổi thai khi đẻ
Đủ tháng (≥ 37 tuần) 917 98,6
Thiếu tháng (< 37 tuần) 13 1,4
Tiền sử cuộc đẻ
Đẻ thường 884 95,1
Đẻ mổ không tai biến 46 4,9
Trẻ được uống sữa
ngoài
Không/hiếm khi 564 60,6
Thỉnhthoảng(cáchngày) 325 34,9
Thườngxuyên(hàngngày) 41 4,4
Thời gian trẻ bắt đầu ăn
bổ sung
< 5 tháng 291 31,3
5 - 6 tháng 567 61,0
> 6 tháng 72 7,7
Thời gian cai sữa
< 12 tháng 70 7,5
12 - 18 tháng 403 43,3
19 - 24 tháng 378 40,6
> 24 tháng 2 0,2
Chưa cai sữa 77 8,3
Số trẻ mắc tiêu chảy
hoặc nhiễm khuẩn HH
Không mắc 238 25,6
Có mắc (≤ 5 lần/năm) 692 74,4
Tổng 930 100,0
34
Nhận xét:
- Tuổi trung bình của trẻ tham gia nghiên cứu là 32,2 ± 16,0 tháng tuổi.
Tỉ lệ trẻ sinh đủ tháng (≥ 37 tuần) là 98,6%. Hầu hết trẻ được đẻ thường, chiếm
tỉ lệ 95,1%. Thời gian trẻ bắt đầu ăn sam từ 5 - 6 tháng chiếm tỉ lệ cao nhất
61,0%. Trẻ không/hiếm khi uống sữa ngoài chiếm tỉ lệ 60,6%.
- Tỉ lệ trẻ có mắc tiêu chảy hoặc nhiễm khuẩn hô hấp cấp chiếm 74,4%.
Tỉ lệ trẻ nam tham gia nghiên cứu là 52,8%, tỉ lệ trẻ nữ là 47,2%.
- Số trẻ có thời gian cai sữa từ 12 - 18 tháng chiếm tỉ lệ cao nhất 43,3%.
Tiếp đó là trẻ có thời gian cai sữa từ 19 - 24 tháng chiếm tỉ lệ cao nhất 40,6%.
Tỉ lệ trẻ có thời gian cai sữa < 12 tháng là 7,5%. Tỉ lệ trẻ có thời gian cai sữa >
24 tháng là 0,2%. Tỉ lệ trẻ chưa cai sữa là 8,3%.
Biểu đồ 3.1. Phân bố trẻ em dưới 5 tuổi theo nhóm tuổi và giới
Nhận xét: Nhóm tuổi của đối tượng điều tra 12 - 23 tháng tuổi chiếm tỉ
lệ cao nhất 23,5%. Ở trẻ nam, trẻ 12 - 23 tháng tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất 23,8%.
Ở trẻ nữ, trẻ 12 - 23 tháng tuổi và 37 - 48 tháng tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất 23,2%.
Bảng 3.2. Thông tin chung về các bà mẹ tham gia nghiên cứu
0
5
10
15
20
25
< 12 tháng 12 - 23 tháng 24 - 35 tháng 36 - 47 tháng 48 - 59 tháng
15.9
23.8
21
19.3
20
12.5
23.2
22.3
23.2
18.7
Nam Nữ
35
Chỉ số SL %
Nhóm tuổi
15 - 19 tuổi 11 1,2
20 - 24 tuổi 147 15,8
25 - 29 tuổi 648 69,7
30 - 34 tuổi 118 12,7
≥ 35 tuổi 6 0,6
X ± SD 27,4 ± 15,0
Số con hiện có
1 con 240 25,8
2 con 632 68,0
> 2 con 58 6,2
Mẹ có đủ sữa
cho trẻ bú không
Đủ 813 87,4
Thiếu 117 12,6
Nghề nghiệp mẹ
Nông dân 681 73,2
Công nhân 42 4,5
Cán bộ viên chức 19 2,0
Khác (kinh doanh, làm thuê) 188 20,3
Nghề nghiệp bố
Nông dân 488 52,5
Công nhân 73 7,8
Cán bộ viên chức 27 2,9
Khác (kinh doanh, làm thuê) 342 36,8
Trình độ học vấn
mẹ
Tiểu học trở xuống 143 15,4
Trung học cơ sở 495 53,2
THPT trở lên 292 31,4
Trình độ học vấn
bố
Tiểu học trở xuống 68 7,3
Trung học cơ sở 445 47,8
THPT trở lên 417 44,8
Tổng 930 100,0
Nhận xét:
36
- Nhóm tuổi các bà mẹ từ 25 - 29 tuổi chiếm tỉ lệ 69,7%. Tuổi trung bình
của mẹ là 27,4 ± 15,0 tuổi. Phần các bà mẹ có 2 con chiếm tỉ lệ 68,0%, tỉ lệ bà
mẹ có > 2 con là 6,2%. Phần lớn các bà mẹ có đủ sữa cho con 87,4%.
- Tỉ lệ mẹ và bố có nghề nghiệp là nông dân chiếm 73,2% và 52,5%.
Nghề nghiệp tự do, làm thuê ở mẹ trẻ là 20,3%; ở bố trẻ là 36,8%.
- Tỉ lệ có trình độ học vấn THCS ở mẹ trẻ là 53,2%; ở bố trẻ là 47,8%. Tỉ
lệ có trình độ học vấn ≥ THPT ở mẹ trẻ là 31,4%; ở bố trẻ là 44,8%.
Bảng 3.3. Tỉ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi theo thể
Thể SDD Số trẻ điều tra SL %
Thấp còi (H/A) 930 419 45,1
Nhẹ cân (W/A) 930 224 24,1
Gầy còm (W/H) 930 76 8,2
Nhận xét:
Tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi SDD thấp còi chiếm cao nhất 45,1%; SDD nhẹ
cân chiếm 24,1% và SDD gầy còm 8,2%. Tỉ lệ trẻ bị SDD chung 50,4%.
Bảng 3.4. Tỉ lệ suy dinh dưỡng thấp còi theo mức độ
Mức độ SDD Số trẻ điều tra SL %
Mức độ vừa 930 239 25,7
Mức độ nặng 930 180 19,4
Tổng 930 419 45,1
Nhận xét:
Tỉ lệ trẻ SDD thấp còi mức độ vừa là 25,7%. Tỉ lệ trẻ SDD thấp còi mức
độ nặng là 19,4%.
37
Bảng 3.5. Tỉ lệ suy dinh dưỡng thấp còi theo giới
Giới Tổng số trẻ SL % p
Nam 491 233 47,5
0,120
Nữ 439 186 42,4
Tổng 930 419 45,1
Nhận xét:
Tỉ lệ trẻ nam SDD thấp còi là 47,5%; nữ SDD thấp còi là 42,4%.
Bảng 3.6. Tỉ lệ suy dinh dưỡng thấp còi theo xã
Xã Tổng số trẻ SL % p
Lùng Tám 464 203 43,8
0,425
Cán Tỷ 466 216 46,4
Tổng 930 419 45,1
Nhận xét:
Tỉ lệ trẻ SDD thấp còi ở xã Lùng Tám là 43,8%; Cán Tỷ là 46,4.
Bảng 3.7. Tỉ lệ suy dinh dưỡng thấp còi theo tháng tuổi của trẻ
Tháng tuổi Tổng số trẻ SL % p
< 12 tháng 133 52 39,1
< 0,001
12 - 23 tháng 219 70 32,0
24 - 35 tháng 201 85 42,3
36 - 47 tháng 197 99 50,3
48 - 59 tháng 180 113 62,8
Tổng 930 419 45,1
Nhận xét:
Trẻ từ 48 - 59 tháng bị SDD thấp còi chiếm tỉ lệ cao nhất 62,8%; trẻ từ
12 - 23 tháng SDD thấp còi chiếm tỉ thấp nhất 32,0%.
38
Bảng 3.8. Tỉ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi theo tuổi thai khi đẻ
Tuổi thai khi đẻ Tổng số trẻ SL % p
Đủ tháng (≥ 37 tuần) 917 413 45,0
0,963
Thiếu tháng (< 37 tuần) 13 6 46,2
Tổng 930 419 45,1
Nhận xét:
Tỉ lệ trẻ đủ tháng bị SDD thấp còi là 45,0%; trẻ thiếu tháng là 46,2%.
Bảng 3.9. Tỉ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi theo tuổi mẹ/tổng số con
Tuổi mẹ Tổng số mẹ Tổng số con SL %
15 - 19 tuổi 11 12 6 50,0
20 - 24 tuổi 147 185 86 46,5
25 - 29 tuổi 648 1197 258 21,6
30 - 34 tuổi 118 273 63 23,1
≥ 35 tuổi 6 17 6 35,3
Tổng 930 1684 419 24,9
Nhận xét:
Mẹ có độ tuổi 15 - 19 tuổi có con bị SDD thấp còi chiếm tỉ lệ 50,0%. Mẹ
có độ tuổi 20 - 24 tuổi có con bị SDD thấp còi chiếm 46,5%; độ tuổi 25 - 29
tuổi có con bị SDD thấp còi 21,6% và ≥ 35 có con bị SDD thấp còi 35,3%.
Bảng 3.10. Tỉ lệ SDD thấp còi theo kinh tế hộ gia đình
Kinh tế Tổng số hộ SL %
Hộ đủ ăn 524 220 42,0
Hộ cận nghèo 128 59 46,1
Hộ nghèo 278 140 50,4
Tổng 930 419 45,1
Nhận xét:
Hộ gia đình có kinh tế đủ ăn có con bị SDD thấp còi chiếm 42,0%; hộ
cận nghèo có con bị SDD thấp còi là 46,1% và hộ nghèo là 50,4%.
39
3.2. Một số yếu tố liên quan với suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5
tuổi người dân tộc Mông
Bảng 3.11. Liên quan giữa kinh tế gia đình với SDD thấp còi
SDD thấp còi
Kinh tế
Có Không Tổng
SL % SL % SL %
Nghèo 140 50,4 138 49,6 278 100,0
Không nghèo 279 42,8 373 57,2 652 100,0
Tổng 419 45,1 511 54,9 930 100,0
χ2
, p χ2
= 4,510, p = 0,034
Nhận xét:
Trẻ thuộc hộ nghèo thì có tỉ lệ SDD thấp còi (50,4%) cao hơn hộ không
nghèo (42,8%). Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa kinh tế hộ gia đình
với SDD thấp còi (p < 0,05).
Bảng 3.12. Liên quan giữa nghề nghiệp mẹ với SDD thấp còi
SDD thấp còi
Nghề nghiệp mẹ
Có Không Tổng
SL % SL % SL %
Nông dân 313 46,0 368 54,0 681 100,0
Nghề khác 106 42,6 143 57,4 249 100,0
Tổng 419 45,1 511 54,9 930 100,0
χ2
, p χ2
= 0,847, p = 0,357
Nhận xét:
Tỉ lệ mẹ là nông dân có trẻ bị SDD thấp còi là 46,0%, cao hơn so với mẹ
làm nghề khác (42,6%). Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với
p > 0,05.
40
Bảng 3.13. Liên quan giữa nghề nghiệp bố với SDD thấp còi
SDD thấp còi
Nghề nghiệp bố
Có Không Tổng
SL % SL % SL %
Nông dân 242 49,6 246 50,4 488 100,0
Nghề khác 177 40,0 265 60,0 442 100,0
Tổng 419 45,1 511 54,9 930 100,0
χ2
, p χ2
= 8,536, p = 0,003
Nhận xét:
Tỉ lệ bố là nông dân có trẻ bị SDD thấp còi là 49,6%, cao hơn so với bố
làm nghề khác (40,0%). Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa nghề nghiệp
của bố với SDD thấp còi của trẻ (p < 0,05).
Bảng 3.14. Liên quan giữa trình độ học vấn của mẹ với SDD thấp còi
SDD thấp còi
Học vấn mẹ
Có Không Tổng
SL % SL % SL %
≤ THCS 302 47,3 336 52,7 638 100,0
≥ THPT 117 40,1 175 59,9 292 100,0
Tổng 419 45,1 511 54,9 930 100,0
χ2
, p χ2
= 8,536, p = 0,003
Nhận xét:
Tỉ lệ mẹ có trình độ học vấn ≤ THCS có trẻ bị SDD thấp còi là 47,3%,
cao hơn so với mẹ có trình độ học vấn ≥ THPT (40,1%). Có mối liên quan giữa
trình độ học vấn của mẹ với SDD thấp còi của trẻ (p < 0,05).
41
Bảng 3.15. Liên quan giữa tuổi kết hôn lần đầu của mẹ với SDD thấp còi
SDD thấp còi
Tuổi kết hôn
Có Không Tổng
SL % SL % SL %
< 18 163 49,4 167 50,6 330 100,0
≥ 18 256 42,7 344 57,3 600 100,0
Tổng 419 45,1 511 54,9 930 100,0
χ2
, p χ2
= 3,892, p = 0,049
Nhận xét:
Tỉ lệ mẹ kết hôn < 18 tuổi có trẻ bị SDD thấp còi là 49,4%, cao hơn so
với mẹ kết hôn ≥ 18 tuổi (42,7%). Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa
tuổi kết hôn của mẹ với SDD thấp còi của trẻ (p < 0,05).
Bảng 3.16. Liên quan giữa mẹ kết hôn cận huyết với SDD thấp còi
SDD thấp còi
Kết hôn cận huyết
Có Không Tổng
SL % SL % SL %
Có 6 100,0 0 0 6 100,0
Không 413 44,7 511 55,3 924 100,0
Tổng 419 45,1 511 54,9 930 100,0
χ2
, p χ2
= 7,365, p = 0,008
Nhận xét:
Toàn bộ mẹ kết hôn cận huyết đều có con bị SDD thấp còi. Có mối liên
quan có ý nghĩa thống kê giữa mẹ kết hôn cận huyết với SDD thấp còi của trẻ
(p < 0,05).
42
Bảng 3.17. Liên quan giữa tăng cân của mẹ trong thai kì với SDD thấp còi
SDD thấp còi
Mẹ tăng cân
Có Không Tổng
SL % SL % SL %
< 10 kg 74 53,2 65 46,8 139 100,0
≥ 10 kg 345 43,6 446 56,4 791 100,0
Tổng 419 45,1 511 54,9 930 100,0
χ2
, p χ2
= 4,421, p = 0,035
Nhận xét:
Tỉ lệ mẹ tăng < 10 kg có trẻ bị SDD thấp còi là 53,2%, cao hơn so với
mẹ tăng ≥ 10kg (43,6%). Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tăng cân
khi mang thai của mẹ với SDD thấp còi (p < 0,05).
Bảng 3.18. Liên quan giữa số con hiện có của bà mẹ với SDD thấp còi
SDD thấp còi
Số con
Có Không Tổng
SL % SL % SL %
> 2 con 37 63,8 21 36,2 58 100,0
≤ 2 con 382 43,8 490 56,2 872 100,0
Tổng 419 45,1 511 54,9 930 100,0
χ2
, p χ2
= 8,775, p = 0,003
Nhận xét:
Tỉ lệ mẹ có > 2 con thì con bị SDD thấp còi là 63,8%, cao hơn so với mẹ
có ≤ 2 con (43,8%). Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa số con hiện có
của bà mẹ với SDD thấp còi của trẻ (p < 0,05).
43
Bảng 3.19. Liên quan giữa thời điểm bú sữa mẹ sau đẻ với SDD thấp còi
SDD thấp còi
Bú sau đẻ
Có Không Tổng
SL % SL % SL %
Sau 12 - 24 giờ 105 51,2 100 48,8 205 100,0
Ngay sau đẻ 314 43,3 411 56,7 725 100,0
Tổng 419 45,1 511 54,9 930 100,0
χ2
, p χ2
= 4,038, p = 0,044
Nhận xét:
Trẻ bú sau đẻ 12 - 24 giờ bị SDD thấp còi cao 51,2%, cao hơn so với trẻ
được bú ngay sau đẻ (43,3%). Có mối liên quan giữa việc bú sau đẻ muộn với
SDD thấp còi ở trẻ (p < 0,05).
Bảng 3.20. Liên quan giữa thời điểm ăn bổ sung với SDD thấp còi
SDD thấp còi
Thời điểm ăn sam
Có Không Tổng
SL % SL % SL %
≤ 6 tháng 388 45,2 470 54,8 858 100,0
> 6 tháng 31 43,1 41 56,9 72 100,0
Tổng 419 45,1 511 54,9 930 100,0
χ2
, p χ2
= 0,126, p = 0,723
Nhận xét:
Trẻ ăn sam trong vòng 6 tháng đầu trở lên có tỉ lệ SDD thấp còi 45,2%;
cao hơn so với trẻ ăn sam > 6 tháng (43,1%). Sự khác biệt không có ý nghĩa
thống kê với p > 0,05.
44
Bảng 3.21. Liên quan giữa thời gian cai sữa trẻ với SDD thấp còi
SDD thấp còi
Thời gian cai sữa
Có Không Tổng
SL % SL % SL %
< 18 tháng 228 48,2 245 51,8 473 100,0
≥ 18 tháng 157 41,3 223 58,7 380 100,0
Tổng 385 45,1 468 54,9 853 100,0
χ2
, p χ2
= 4,036, p = 0,045
- Có 77 trẻ chưa cai sữa
- Chia ngưỡng “cut point” 18 vì chỉ có 02 trẻ được cai sữa 24 tháng
Nhận xét:
Trẻ cai sữa < 18 tháng bị SDD thấp còi là 48,2%; cao hơn trẻ cai sữa ≥
18 tháng (41,3%). Có mối liên quan giữa thời gian cai sữa sớm với SDD thấp
còi (p < 0,05).
Bảng 3.22. Liên quan giữa giới tính của trẻ với SDD thấp còi
SDD thấp còi
Giới tính
Có Không Tổng
SL % SL % SL %
Nam 233 47,5 258 52,5 491 100,0
Nữ 186 42,4 253 57,6 439 100,0
Tổng 419 45,1 511 54,9 930 100,0
χ2
, p χ2
= 2,421, p = 0,12
Nhận xét:
Trẻ nam bị SDD thấp còi là 47,5%; cao hơn trẻ nữ (42,4%). Sự khác biệt
không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
45
Bảng 3.23. Liên quan giữa cân nặng sơ sinh của trẻ với SDD thấp còi
SDD thấp còi
Cân nặng
Có Không Tổng
SL % SL % SL %
Nhẹ cân (< 2500g) 57 54,8 47 45,2 104 100,0
Bình thường (≥ 2500g) 362 43,8 464 56,2 826 100,0
Tổng 419 45,1 511 54,9 930 100,0
χ2
, p χ2
= 4,500, p = 0,034
Nhận xét:
Trẻ đẻ ra nhẹ cân bị SDD thấp còi là 54,8%; cao hơn trẻ đẻ ra có cân
nặng bình thường (43,8%). Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tình
trạng nhẹ cân khi đẻ với SDD thấp còi (p < 0,05).
Bảng 3.24. Liên quan giữa trẻ thường xuyên mắc bệnh với SDD thấp còi
SDD thấp còi
Tiền sử bệnh tật
Có Không Tổng
SL % SL % SL %
Có mắc bệnh 338 48,8 354 51,2 692 100,0
Không mắc bệnh 81 34,0 157 66,0 238 100,0
Tổng 419 45,1 511 54,9 930 100,0
χ2
, p χ2
= 15,691, p = 0,0001
Nhận xét:
Trẻ thường xuyên có mắc bệnh bị SDD thấp còi là 48,8%; cao hơn trẻ
không mắc bệnh (34,0%). Có mối liên quan giữa tiền sử mắc bệnh với SDD
thấp còi (p < 0,05).
46
Bảng 3.25. Liên quan giữa tình trạng tiêm chủng với SDD thấp còi
SDD thấp còi
Tiêm chủng
Có Không Tổng
SL % SL % SL %
Không đầy đủ 91 52,3 83 47,7 174 100,0
Đầy đủ, đúng lịch 328 43,4 428 56,6 756 100,0
Tổng 419 45,1 511 54,9 930 100,0
χ2
, p χ2
= 4,539, p = 0,033
Nhận xét:
Trẻ tiêm chủng không đầy đủ bị SDD thấp còi là 52,3%; cao hơn trẻ tiêm
chủng không đầy đủ, đúng lịch (35,1%). Có mối liên quan giữa tiêm chủng
không đầy đủ, đúng lịch với SDD thấp còi (p < 0,05).
47
Chương 4
BÀN LUẬN
4.1. Thực trạng suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân
tộc Mông tại 2 xã huyện Quản Bạ tỉnh Hà Giang năm 2018
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy: tỉ lệ trẻ < 12 tháng tham gia
nghiên cứu là 14,3%; từ 12 - 23 tháng là 23,5%; từ 24 - 35 tháng tháng là
21,6%; từ 36 - 47 tháng là 21,2% và từ 48 - 59 tháng là 19,4%. Đây là điểm
thuận lợi cho nghiên cứu bởi tỉ lệ trẻ thuộc các nhóm tuổi tương đối đồng đều,
sẽ không dẫn đến các sai số phân bố trong quá trình phân tích. Tuổi trung bình
của trẻ tham gia nghiên cứu này là 32,2 ± 16,0 tháng tuổi. Kết quả tuổi của
chúng tôi thấp hơn so với kết quả của Trần Thị Thanh (2016) khi thấy nhóm
tuổi của trẻ < 12 tháng là 21,2%, từ 12 - 36 tháng là 47,4% và > 36 tháng là
31,4% [30]. Đây là sự khác biệt do mẫu nghiên cứu.
Bảng 3.1. trong nghiên cứu cũng cho thấy: Tỉ lệ trẻ sinh đủ tháng (≥ 37
tuần) là 98,6%. Hầu hết trẻ được đẻ thường, chiếm tỉ lệ 95,1%. Thời gian trẻ
bắt đầu ăn sam từ 5 - 6 tháng chiếm tỉ lệ cao nhất 61,0%. Số trẻ có thời gian cai
sữa từ 12 - 18 tháng chiếm tỉ lệ cao nhất 43,3%. Tiếp đó là trẻ có thời gian cai
sữa từ 19 - 24 tháng chiếm tỉ lệ cao nhất 40,6%. Tỉ lệ trẻ có thời gian cai sữa <
12 tháng là 7,5%. Tỉ lệ trẻ có thời gian cai sữa > 24 tháng là 0,2%. Tỉ lệ trẻ
chưa cai sữa là 8,3%. Trẻ không/hiếm khi uống sữa ngoài chiếm tỉ lệ 60,6%. Tỉ
lệ trẻ có mắc tiêu chảy hoặc nhiễm khuẩn hô hấp cấp chiếm 74,4%. So sánh với
nghiên cứu của Lương Thị Thu Hà (2008) tại Thái Nguyên thấy tỉ lệ trẻ được
ăn sam < 6 tháng là 12,1%, tỉ lệ trẻ cai sữa < 18 tháng là 21,9%, cai sữa từ 18 -
24 tháng 45,8% và cai sữa ≥ 24 tháng là 13,7% [16]. Như vậy các chỉ số liên
quan đến chế độ chăm sóc trẻ của chúng tôi chưa tốt như nghiên cứu của Lương
Thị Thu Hà. Lý giải điều này theo chúng tôi là do sự khác biệt về địa bàn nghiên
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc mông
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc mông
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc mông
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc mông
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc mông
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc mông
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc mông
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc mông
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc mông
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc mông
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc mông
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc mông
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc mông
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc mông
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc mông
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc mông
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc mông
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc mông
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc mông
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc mông
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc mông
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc mông
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc mông
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc mông
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc mông
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc mông
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc mông
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc mông
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc mông
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc mông
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc mông
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc mông
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc mông

More Related Content

What's hot

Cham soc du phong va tam soat cho ca nhan va gia dinh p4
Cham soc du phong va tam soat cho ca nhan va gia   dinh p4Cham soc du phong va tam soat cho ca nhan va gia   dinh p4
Cham soc du phong va tam soat cho ca nhan va gia dinh p4minhphuongpnt07
 
Luận văn: Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người...
Luận văn: Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người...Luận văn: Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người...
Luận văn: Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015 Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015 Nguyen Khue
 
Các loại hình nghiên cứu khoa học (Bác sĩ. Nguyễn Văn Hùng)
Các loại hình nghiên cứu khoa học (Bác sĩ. Nguyễn Văn Hùng)Các loại hình nghiên cứu khoa học (Bác sĩ. Nguyễn Văn Hùng)
Các loại hình nghiên cứu khoa học (Bác sĩ. Nguyễn Văn Hùng)Friendship and Science for Health
 
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh sản phụ khoa bộ y tế 2015
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị  các bệnh sản phụ khoa  bộ y tế 2015Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị  các bệnh sản phụ khoa  bộ y tế 2015
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh sản phụ khoa bộ y tế 2015SoM
 
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan trên bệ...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan trên bệ...Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan trên bệ...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan trên bệ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Tai Lieu Huong Dan Sang Loc Truoc Sinh
Tai Lieu Huong Dan Sang Loc Truoc SinhTai Lieu Huong Dan Sang Loc Truoc Sinh
Tai Lieu Huong Dan Sang Loc Truoc Sinhthanh cong
 
Slide Epidata Manager.pdf
Slide Epidata Manager.pdfSlide Epidata Manager.pdf
Slide Epidata Manager.pdfChuNguynNgc4
 
Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe cộng đồngCông tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe cộng đồngTrường Bảo
 
NGỘ ĐỘC THỨC ĂN
NGỘ ĐỘC THỨC ĂNNGỘ ĐỘC THỨC ĂN
NGỘ ĐỘC THỨC ĂNSoM
 
Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em
Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ emSổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em
Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ emYhoccongdong.com
 
RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý
RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ ÝRỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý
RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ ÝSoM
 
Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số tại ba tr...
Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số tại ba tr...Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số tại ba tr...
Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số tại ba tr...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệpSức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệpTS DUOC
 
Phục hồi chức năng cho trẻ chậm phát triển trí tuệ
Phục hồi chức năng cho trẻ chậm phát triển trí tuệPhục hồi chức năng cho trẻ chậm phát triển trí tuệ
Phục hồi chức năng cho trẻ chậm phát triển trí tuệYhoccongdong.com
 
Luận án: Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng, kết quả can thiệp có bổ sung khẩu ...
Luận án: Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng, kết quả can thiệp có bổ sung khẩu ...Luận án: Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng, kết quả can thiệp có bổ sung khẩu ...
Luận án: Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng, kết quả can thiệp có bổ sung khẩu ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Cham soc du phong va tam soat cho ca nhan va gia dinh p4
Cham soc du phong va tam soat cho ca nhan va gia   dinh p4Cham soc du phong va tam soat cho ca nhan va gia   dinh p4
Cham soc du phong va tam soat cho ca nhan va gia dinh p4
 
Luận văn: Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người...
Luận văn: Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người...Luận văn: Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người...
Luận văn: Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người...
 
Đề tài: Sử dụng kháng sinh trong điều trị bệnh viêm phổi ở trẻ em
Đề tài: Sử dụng kháng sinh trong điều trị bệnh viêm phổi ở trẻ emĐề tài: Sử dụng kháng sinh trong điều trị bệnh viêm phổi ở trẻ em
Đề tài: Sử dụng kháng sinh trong điều trị bệnh viêm phổi ở trẻ em
 
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015 Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
 
Các loại hình nghiên cứu khoa học (Bác sĩ. Nguyễn Văn Hùng)
Các loại hình nghiên cứu khoa học (Bác sĩ. Nguyễn Văn Hùng)Các loại hình nghiên cứu khoa học (Bác sĩ. Nguyễn Văn Hùng)
Các loại hình nghiên cứu khoa học (Bác sĩ. Nguyễn Văn Hùng)
 
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh sản phụ khoa bộ y tế 2015
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị  các bệnh sản phụ khoa  bộ y tế 2015Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị  các bệnh sản phụ khoa  bộ y tế 2015
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh sản phụ khoa bộ y tế 2015
 
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan trên bệ...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan trên bệ...Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan trên bệ...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan trên bệ...
 
Tai Lieu Huong Dan Sang Loc Truoc Sinh
Tai Lieu Huong Dan Sang Loc Truoc SinhTai Lieu Huong Dan Sang Loc Truoc Sinh
Tai Lieu Huong Dan Sang Loc Truoc Sinh
 
Luận văn: Bài tập khí công dưỡng sin người cao tuổi tại Hà Nội
Luận văn: Bài tập khí công dưỡng sin người cao tuổi tại Hà NộiLuận văn: Bài tập khí công dưỡng sin người cao tuổi tại Hà Nội
Luận văn: Bài tập khí công dưỡng sin người cao tuổi tại Hà Nội
 
Slide Epidata Manager.pdf
Slide Epidata Manager.pdfSlide Epidata Manager.pdf
Slide Epidata Manager.pdf
 
Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe cộng đồngCông tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng
 
NGỘ ĐỘC THỨC ĂN
NGỘ ĐỘC THỨC ĂNNGỘ ĐỘC THỨC ĂN
NGỘ ĐỘC THỨC ĂN
 
Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em
Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ emSổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em
Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em
 
Luận án: Kiến thức của sinh viên về các biện pháp tránh thai, HAY
Luận án: Kiến thức của sinh viên về các biện pháp tránh thai, HAYLuận án: Kiến thức của sinh viên về các biện pháp tránh thai, HAY
Luận án: Kiến thức của sinh viên về các biện pháp tránh thai, HAY
 
RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý
RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ ÝRỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý
RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý
 
Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số tại ba tr...
Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số tại ba tr...Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số tại ba tr...
Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số tại ba tr...
 
Tiếp cận y tế của nhóm người nhập cư từ nông thôn vào thành phố
Tiếp cận y tế của nhóm người nhập cư từ nông thôn vào thành phố Tiếp cận y tế của nhóm người nhập cư từ nông thôn vào thành phố
Tiếp cận y tế của nhóm người nhập cư từ nông thôn vào thành phố
 
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệpSức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
 
Phục hồi chức năng cho trẻ chậm phát triển trí tuệ
Phục hồi chức năng cho trẻ chậm phát triển trí tuệPhục hồi chức năng cho trẻ chậm phát triển trí tuệ
Phục hồi chức năng cho trẻ chậm phát triển trí tuệ
 
Luận án: Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng, kết quả can thiệp có bổ sung khẩu ...
Luận án: Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng, kết quả can thiệp có bổ sung khẩu ...Luận án: Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng, kết quả can thiệp có bổ sung khẩu ...
Luận án: Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng, kết quả can thiệp có bổ sung khẩu ...
 

Similar to Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc mông

KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ VỀ CHĂM SÓC NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍ...
KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ VỀ CHĂM SÓC NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍ...KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ VỀ CHĂM SÓC NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍ...
KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ VỀ CHĂM SÓC NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍ...nataliej4
 
Bài báo cáo Hằng số Sinh lý cơ thể (CTUMP-2014)
Bài báo cáo Hằng số Sinh lý cơ thể (CTUMP-2014)Bài báo cáo Hằng số Sinh lý cơ thể (CTUMP-2014)
Bài báo cáo Hằng số Sinh lý cơ thể (CTUMP-2014)alexandreminho
 
Tình trạng thiếu vitamin a tiền lâm sàng ở trẻ suy dinh dưỡng thấp còi 6 36 t...
Tình trạng thiếu vitamin a tiền lâm sàng ở trẻ suy dinh dưỡng thấp còi 6 36 t...Tình trạng thiếu vitamin a tiền lâm sàng ở trẻ suy dinh dưỡng thấp còi 6 36 t...
Tình trạng thiếu vitamin a tiền lâm sàng ở trẻ suy dinh dưỡng thấp còi 6 36 t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp điều dưỡng Nghiên cứu tình hình mắc bệnh tiêu chả...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp điều dưỡng Nghiên cứu tình hình mắc bệnh tiêu chả...Báo cáo thực tập tốt nghiệp điều dưỡng Nghiên cứu tình hình mắc bệnh tiêu chả...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp điều dưỡng Nghiên cứu tình hình mắc bệnh tiêu chả...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng củ...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng củ...đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng củ...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng củ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận ngành y đa khoa Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Vàng Da Tăng Bilirubin Gi...
Khóa luận ngành y đa khoa Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Vàng Da Tăng Bilirubin Gi...Khóa luận ngành y đa khoa Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Vàng Da Tăng Bilirubin Gi...
Khóa luận ngành y đa khoa Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Vàng Da Tăng Bilirubin Gi...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn: Thực trạng lo âu, trầm cảm và nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội của ngườ...
Luận văn: Thực trạng lo âu, trầm cảm và nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội của ngườ...Luận văn: Thực trạng lo âu, trầm cảm và nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội của ngườ...
Luận văn: Thực trạng lo âu, trầm cảm và nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội của ngườ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Thuc trang suy dinh duong the thap coi o tre em tu 25 den 60 thang
Thuc trang suy dinh duong the thap coi o tre em tu 25 den 60 thangThuc trang suy dinh duong the thap coi o tre em tu 25 den 60 thang
Thuc trang suy dinh duong the thap coi o tre em tu 25 den 60 thangLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Tỷ lệ và một số yếu tố nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường ở người trên 30 tuổi t...
Tỷ lệ và một số yếu tố nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường ở người trên 30 tuổi t...Tỷ lệ và một số yếu tố nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường ở người trên 30 tuổi t...
Tỷ lệ và một số yếu tố nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường ở người trên 30 tuổi t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...
Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...
Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
đặC điểm hội chứng chuyển hóa ở các đối tượng được quản lý tại ban bảo vệ, ch...
đặC điểm hội chứng chuyển hóa ở các đối tượng được quản lý tại ban bảo vệ, ch...đặC điểm hội chứng chuyển hóa ở các đối tượng được quản lý tại ban bảo vệ, ch...
đặC điểm hội chứng chuyển hóa ở các đối tượng được quản lý tại ban bảo vệ, ch...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Mô Hình Bệnh Tật Bệnh Nhân Điều Trị Nội Trú Và Thực Trạng Nguồn Lực Tại Bệnh ...
Mô Hình Bệnh Tật Bệnh Nhân Điều Trị Nội Trú Và Thực Trạng Nguồn Lực Tại Bệnh ...Mô Hình Bệnh Tật Bệnh Nhân Điều Trị Nội Trú Và Thực Trạng Nguồn Lực Tại Bệnh ...
Mô Hình Bệnh Tật Bệnh Nhân Điều Trị Nội Trú Và Thực Trạng Nguồn Lực Tại Bệnh ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Thuc trang benh tieu chay cap o tre duoi 5 tuoi va kien thuc, thuc hanh cua c...
Thuc trang benh tieu chay cap o tre duoi 5 tuoi va kien thuc, thuc hanh cua c...Thuc trang benh tieu chay cap o tre duoi 5 tuoi va kien thuc, thuc hanh cua c...
Thuc trang benh tieu chay cap o tre duoi 5 tuoi va kien thuc, thuc hanh cua c...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em từ 25 đến 60 tháng và một số ...
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em từ 25 đến 60 tháng và một số ...Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em từ 25 đến 60 tháng và một số ...
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em từ 25 đến 60 tháng và một số ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
KIẾN THỨC, THỰC HÀNH TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆN...
KIẾN THỨC, THỰC HÀNH TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆN...KIẾN THỨC, THỰC HÀNH TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆN...
KIẾN THỨC, THỰC HÀNH TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆN...NuioKila
 
[123doc] - kien-thuc-thuc-hanh-tuan-thu-dieu-tri-va-mot-so-yeu-to-lien-quan-o...
[123doc] - kien-thuc-thuc-hanh-tuan-thu-dieu-tri-va-mot-so-yeu-to-lien-quan-o...[123doc] - kien-thuc-thuc-hanh-tuan-thu-dieu-tri-va-mot-so-yeu-to-lien-quan-o...
[123doc] - kien-thuc-thuc-hanh-tuan-thu-dieu-tri-va-mot-so-yeu-to-lien-quan-o...NuioKila
 

Similar to Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc mông (20)

Đề tài: Kiến thức của bà mẹ chăm sóc trẻ em nhiễm khuẩn hô hấp
Đề tài: Kiến thức của bà mẹ chăm sóc trẻ em nhiễm khuẩn hô hấpĐề tài: Kiến thức của bà mẹ chăm sóc trẻ em nhiễm khuẩn hô hấp
Đề tài: Kiến thức của bà mẹ chăm sóc trẻ em nhiễm khuẩn hô hấp
 
Chăm sóc Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi của bà mẹ
Chăm sóc Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi của bà mẹChăm sóc Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi của bà mẹ
Chăm sóc Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi của bà mẹ
 
KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ VỀ CHĂM SÓC NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍ...
KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ VỀ CHĂM SÓC NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍ...KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ VỀ CHĂM SÓC NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍ...
KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ VỀ CHĂM SÓC NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍ...
 
Bài báo cáo Hằng số Sinh lý cơ thể (CTUMP-2014)
Bài báo cáo Hằng số Sinh lý cơ thể (CTUMP-2014)Bài báo cáo Hằng số Sinh lý cơ thể (CTUMP-2014)
Bài báo cáo Hằng số Sinh lý cơ thể (CTUMP-2014)
 
Tình trạng thiếu vitamin a tiền lâm sàng ở trẻ suy dinh dưỡng thấp còi 6 36 t...
Tình trạng thiếu vitamin a tiền lâm sàng ở trẻ suy dinh dưỡng thấp còi 6 36 t...Tình trạng thiếu vitamin a tiền lâm sàng ở trẻ suy dinh dưỡng thấp còi 6 36 t...
Tình trạng thiếu vitamin a tiền lâm sàng ở trẻ suy dinh dưỡng thấp còi 6 36 t...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp điều dưỡng Nghiên cứu tình hình mắc bệnh tiêu chả...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp điều dưỡng Nghiên cứu tình hình mắc bệnh tiêu chả...Báo cáo thực tập tốt nghiệp điều dưỡng Nghiên cứu tình hình mắc bệnh tiêu chả...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp điều dưỡng Nghiên cứu tình hình mắc bệnh tiêu chả...
 
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng củ...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng củ...đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng củ...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng củ...
 
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...
 
Khóa luận ngành y đa khoa Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Vàng Da Tăng Bilirubin Gi...
Khóa luận ngành y đa khoa Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Vàng Da Tăng Bilirubin Gi...Khóa luận ngành y đa khoa Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Vàng Da Tăng Bilirubin Gi...
Khóa luận ngành y đa khoa Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Vàng Da Tăng Bilirubin Gi...
 
Luận văn: Thực trạng lo âu, trầm cảm và nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội của ngườ...
Luận văn: Thực trạng lo âu, trầm cảm và nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội của ngườ...Luận văn: Thực trạng lo âu, trầm cảm và nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội của ngườ...
Luận văn: Thực trạng lo âu, trầm cảm và nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội của ngườ...
 
Thuc trang suy dinh duong the thap coi o tre em tu 25 den 60 thang
Thuc trang suy dinh duong the thap coi o tre em tu 25 den 60 thangThuc trang suy dinh duong the thap coi o tre em tu 25 den 60 thang
Thuc trang suy dinh duong the thap coi o tre em tu 25 den 60 thang
 
Công Tác Xã Hội Trong Bệnh Viện Tâm Thần Hải Dương
Công Tác Xã Hội Trong Bệnh Viện Tâm Thần Hải DươngCông Tác Xã Hội Trong Bệnh Viện Tâm Thần Hải Dương
Công Tác Xã Hội Trong Bệnh Viện Tâm Thần Hải Dương
 
Tỷ lệ và một số yếu tố nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường ở người trên 30 tuổi t...
Tỷ lệ và một số yếu tố nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường ở người trên 30 tuổi t...Tỷ lệ và một số yếu tố nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường ở người trên 30 tuổi t...
Tỷ lệ và một số yếu tố nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường ở người trên 30 tuổi t...
 
Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...
Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...
Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...
 
đặC điểm hội chứng chuyển hóa ở các đối tượng được quản lý tại ban bảo vệ, ch...
đặC điểm hội chứng chuyển hóa ở các đối tượng được quản lý tại ban bảo vệ, ch...đặC điểm hội chứng chuyển hóa ở các đối tượng được quản lý tại ban bảo vệ, ch...
đặC điểm hội chứng chuyển hóa ở các đối tượng được quản lý tại ban bảo vệ, ch...
 
Mô Hình Bệnh Tật Bệnh Nhân Điều Trị Nội Trú Và Thực Trạng Nguồn Lực Tại Bệnh ...
Mô Hình Bệnh Tật Bệnh Nhân Điều Trị Nội Trú Và Thực Trạng Nguồn Lực Tại Bệnh ...Mô Hình Bệnh Tật Bệnh Nhân Điều Trị Nội Trú Và Thực Trạng Nguồn Lực Tại Bệnh ...
Mô Hình Bệnh Tật Bệnh Nhân Điều Trị Nội Trú Và Thực Trạng Nguồn Lực Tại Bệnh ...
 
Thuc trang benh tieu chay cap o tre duoi 5 tuoi va kien thuc, thuc hanh cua c...
Thuc trang benh tieu chay cap o tre duoi 5 tuoi va kien thuc, thuc hanh cua c...Thuc trang benh tieu chay cap o tre duoi 5 tuoi va kien thuc, thuc hanh cua c...
Thuc trang benh tieu chay cap o tre duoi 5 tuoi va kien thuc, thuc hanh cua c...
 
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em từ 25 đến 60 tháng và một số ...
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em từ 25 đến 60 tháng và một số ...Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em từ 25 đến 60 tháng và một số ...
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em từ 25 đến 60 tháng và một số ...
 
KIẾN THỨC, THỰC HÀNH TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆN...
KIẾN THỨC, THỰC HÀNH TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆN...KIẾN THỨC, THỰC HÀNH TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆN...
KIẾN THỨC, THỰC HÀNH TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆN...
 
[123doc] - kien-thuc-thuc-hanh-tuan-thu-dieu-tri-va-mot-so-yeu-to-lien-quan-o...
[123doc] - kien-thuc-thuc-hanh-tuan-thu-dieu-tri-va-mot-so-yeu-to-lien-quan-o...[123doc] - kien-thuc-thuc-hanh-tuan-thu-dieu-tri-va-mot-so-yeu-to-lien-quan-o...
[123doc] - kien-thuc-thuc-hanh-tuan-thu-dieu-tri-va-mot-so-yeu-to-lien-quan-o...
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.dochttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...https://www.facebook.com/garmentspace
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Recently uploaded

Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (19)

Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 

Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc mông

  • 1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC PHẠM THỊ BÍCH HỒNG THỰC TRẠNG SUY DINH DƯỠNG THỂ THẤP CÒI Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI NGƯỜI DÂN TỘC MÔNG TẠI 2 XÃ HUYỆN QUẢN BẠ TỈNH HÀ GIANG Chuyên ngành: Y học dự phòng Mã số: 60.72.01.63 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS HÀ XUÂN SƠN THÁI NGUYÊN, 2019
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Thái Nguyên,tháng 5 năm 2019 Người cam đoan Phạm Thị Bích Hồng
  • 3. LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn: Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, các thầy cô khoa Y tế công cộng - Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn của mình. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Hà Xuân Sơn - người Thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, dìu dắt tôi trên con đường nghiên cứu khoa học. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban giám đốc Sở Y tế tỉnh Hà Giang, Tập thể Ban giám đốc và cán bộ Trung tâm phòng chống bệnh tật tỉnh Hà Giang, Trạm y tế 02 xã Lùng Tám và Cán Tỷ đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình triển khai đề tài, học tập và nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn tới các thầy cô trong Hội đồng khoa học đã tạo điều kiện, góp nhiều ý kiến qúy báu cho luận văn của tôi. Tôi cũng chân thành cảm ơn các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp, gia đình và người thân đã giúp đỡ, động viên tôi cả về tinh thần và vật chất trong quá trình học tập và nghiên cứu. Thái Nguyên, tháng 5 năm 2019 Người cam đoan Phạm Thị Bích Hồng
  • 4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT NCHS : National Center for Health Statistics (Trung tâm Thống kê Y tế Quốc gia) PCSDD : Phòng chống suy dinh dưỡng SD : Standard deviation - Độ lệch chuẩn SDD : Suy dinh dưỡng THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông UNICEF : United Nations Children’s Fund - Quỹ nhi đồng liên hiệp quốc UNFPA : United Nations Fund for Population Activities - Quỹ dân số Liên hiệp quốc WHO : World Health Organization - Tổ chức Y tế thế giới
  • 5. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................... 1 Chương 1. TỔNG QUAN ................................................................................. 3 1.1. Thông tin chung về suy dinh dưỡng .......................................................... 3 1.1.1. Khái niệm về suy dinh dưỡng ................................................................. 3 1.1.2. Suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ dưới 5 tuổi .............................................. 3 1.1.3. Hậu quả suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi ........................................... 3 1.1.4. Các phương pháp đánh giá SDD trẻ em trong cộng đồng ...................... 5 1.1.5. Cách đánh giá và phân loại tình trạng dinh dưỡng của trẻ em ............... 7 1.2. Thực trạng SDD thấp còi trẻ em trên Thế giới và Việt Nam..................... 9 1.2.1. Thực trạng suy dinh dưỡng thấp còi trẻ em dưới 5 tuổi trên Thế giới ... 9 1.2.2. Thực trạng suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Việt Nam.....12 1.3. Yếu tố liên quan đến SDD thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi..............................16 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................26 2.1. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................26 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu............................................................26 2.2.1. Địa điểm nghiên cứu:............................................................................26 2.2.2. Thời gian nghiên cứu: Tháng 7/2018 đến tháng 5/2019.......................26 2.3. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................26 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu...............................................................................26 2.3.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ......................................................26 2.4. Chỉ số nghiên cứu.....................................................................................27 2.4.1. Chỉ số nghiên cứu cho mục tiêu 1: Thực trạng SDD thấp còi ..............27 2.4.2. Chỉ số nghiên cứu cho mục tiêu 2: Yếu tố liên quan với SDD thấp còi28 2.5. Tiêu chuẩn đánh giá một số biến số nghiên cứu......................................28 2.5.1. Xác định tuổi.........................................................................................28 2.5.2. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ.......................................................29
  • 6. 2.5.3. Kinh tế hộ gia đình................................................................................29 2.5.4. Thực hành về chăm sóc dinh dưỡng của bà mẹ....................................29 2.6. Phương pháp thu thập số liệu...................................................................30 2.6.1. Đo chỉ số nhân trắc................................................................................30 2.6.2. Phỏng vấn..............................................................................................31 2.7. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu...................................................31 2.8. Đạo đức trong nghiên cứu........................................................................31 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...........................................................33 3.1. Thực trạng suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc Mông tại 2 xã huyện Quản Bạ tỉnh Hà Giang năm 2018........................33 3.2. Một số yếu tố liên quan với suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc Mông................................................................................39 Chương 4. BÀN LUẬN ..................................................................................47 4.1. Thực trạng suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc Mông tại 2 xã huyện Quản Bạ tỉnh Hà Giang năm 2018........................47 4.2. Một số yếu tố liên quan với suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc Mông................................................................................54 KẾT LUẬN.....................................................................................................64 1. Thực trạng suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc Mông tại 2 xã huyện Quản Bạ tỉnh Hà Giang năm 2018........................64 2. Một số yếu tố liên quan với suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc Mông................................................................................64 KHUYẾN NGHỊ.............................................................................................65 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... PHỤ LỤC ...........................................................................................................
  • 7. DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Thông tin chung về trẻ dưới 5 tuổi tham gia nghiên cứu ...............33 Bảng 3.2. Thông tin chung về các bà mẹ tham gia nghiên cứu......................34 Bảng 3.3. Tỉ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi theo thể ...........................36 Bảng 3.4. Tỉ lệ suy dinh dưỡng thấp còi theo mức độ....................................36 Bảng 3.5. Tỉ lệ suy dinh dưỡng thấp còi theo giới..........................................37 Bảng 3.6. Tỉ lệ suy dinh dưỡng thấp còi theo xã ............................................37 Bảng 3.7. Tỉ lệ suy dinh dưỡng thấp còi theo tháng tuổi của trẻ ....................37 Bảng 3.8. Tỉ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi theo tuổi thai khi đẻ..................38 Bảng 3.9. Tỉ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi theo tuổi mẹ/tổng số con ..........38 Bảng 3.10. Tỉ lệ SDD thấp còi theo kinh tế hộ gia đình.................................38 Bảng 3.11. Liên quan giữa kinh tế gia đình với SDD thấp còi.......................39 Bảng 3.12. Liên quan giữa nghề nghiệp mẹ với SDD thấp còi ......................39 Bảng 3.13. Liên quan giữa nghề nghiệp bố với SDD thấp còi .......................40 Bảng 3.14. Liên quan giữa trình độ học vấn của mẹ với SDD thấp còi .........40 Bảng 3.15. Liên quan giữa tuổi kết hôn lần đầu của mẹ với SDD thấp còi ...41 Bảng 3.16. Liên quan giữa mẹ kết hôn cận huyết với SDD thấp còi..............41 Bảng 3.17. Liên quan giữa tăng cân của mẹ trong thai kì với SDD thấp còi .....42 Bảng 3.18. Liên quan giữa số con hiện có của bà mẹ với SDD thấp còi........42 Bảng 3.19. Liên quan giữa thời điểm bú sữa mẹ sau đẻ với SDD thấp còi....43 Bảng 3.20. Liên quan giữa thời điểm ăn bổ sung với SDD thấp còi ..............43 Bảng 3.21. Liên quan giữa thời gian cai sữa trẻ với SDD thấp còi ................44 Bảng 3.22. Liên quan giữa giới tính của trẻ với SDD thấp còi ......................44 Bảng 3.23. Liên quan giữa cân nặng sơ sinh của trẻ với SDD thấp còi .........45 Bảng 3.24. Liên quan giữa trẻ thường xuyên mắc bệnh với SDD thấp còi....45 Bảng 3.25. Liên quan giữa tình trạng tiêm chủng với SDD thấp còi .............46
  • 8. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, suy dinh dưỡng trẻ em vẫn đang là vấn đề sức khỏe công cộng quan trọng trên thế giới, đặc biệt là tại các nước đang phát triển. Suy dinh dưỡng không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, khả năng phát triển của trẻ mà còn là gánh nặng lớn cho xã hội. Tại Việt Nam, nhận thức được vai trò quan trọng trong việc cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em, Chính phủ đã sớm ban hành và cho triển khai thực hiện nhiều chủ trương, chính sách và văn bản liên quan đến phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em như: Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2001 - 2010 [31]; Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm giai đoạn 2006 - 2010, trong đó có dự án phòng chống suy dinh dưỡng [32]; Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng 2011 – 2020 và tầm nhìn 2030 [41]… Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả tích cực sau khi triển khai các chính sách, văn bản, chương trình liên đến quan phòng chống suy dinh dưỡng nhưng tỉ lệ suy dinh dưỡng trẻ em ở nước ta vẫn còn ở mức cao. Năm 2015, tỉ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi của nước ta là 24,6%, suy dinh dưỡng nhẹ cân là 14,1% và suy dinh dưỡng gầy còm là 6,8% [8]. Tỉ lệ suy dinh dưỡng, đặc biệt là tỉ lệ suy dinh dưỡng thấp còi vẫn chiếm cao và còn chênh lệch giữa các vùng sinh thái, đặc biệt là vùng núi phía Bắc và Tây Nguyên [19]. Tỉ lệ suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ dưới 5 tuổi ở khu vực miền núi phía Bắc là 30,3% và Tây Nguyên là 34,2% [9]. Trong các thể suy dinh dưỡng, suy dinh dưỡng thấp còi phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng kéo dài, là biểu hiện phản ánh điều kiện sống, các vùng địa lý, dịch vụ y tế nghèo nàn, điều kiện nhà ở kém và chật chội [80]. Mục tiêu trong kế hoạch hành động quốc gia về dinh dưỡng của Việt Nam là giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi toàn quốc xuống dưới 21,5%, riêng vùng miền núi phía Bắc và Tây Nguyên xuống dưới 28,0% [9].
  • 9. 2 Hà Giang là một tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam với dân số 833.692 người, trong đó tỉ lệ người dân tộc Mông chiếm cao nhất (32,8%), tỉ lệ người dân tộc Tày 23,2%, Dao 14,9% và Kinh 12,8% [12]. Thống kê năm 2017 tại Hà Giang cho thấy tỉ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thấp còi là 34,3%, suy dinh dưỡng thể nhẹ cân là 22,3% và suy dinh dưỡng gầy còm là 7,0% [12]. Quản Bạ là một huyện miền núi nghèo, thuộc biên giới phía Bắc tỉnh Hà Giang; huyện có 22 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó người Mông chiếm đa số. Người dân ở Quản Bạ còn nhiều khó khăn về kinh tế cũng như điều kiện chăm sóc trẻ. Do đó, tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng vẫn còn cao, đặc biệt là suy dinh dưỡng thấp còi (34,4% năm 2018 [34]). Bên cạnh đó, người dân tộc Mông là dân tộc có vóc dáng thấp còi do phong tục kết hôn sớm [39]. Người dân tộc Mông có những phong tục tập quán liên quan đến suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi như đẻ nhiều con (tua nhua), chăm sóc trước sinh và sau sinh còn bất cập [39]. Nghiên cứu trên 53 dân tộc thiểu số Việt Nam năm 2015 thấy tuổi kết hôn trung bình của người dân tộc Mông là 18,9 tuổi với tỉ lệ tảo hôn rất cao (59,7%) và tỉ lệ kết hôn cận huyết 1,59% [35]. Để tìm hiểu thực trạng suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em người dân tộc Mông tại hai xã huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang và các yếu tố liên quan nhằm đề xuất những giải pháp cải thiện tình hình, chúng tôi tiến hành đề tài “Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc Mông tại 2 xã huyện Quản Bạ tỉnh Hà Giang” với 2 mục tiêu: 1. Đánh giá thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc Mông tại 2 xã huyện Quản Bạ tỉnh Hà Giang năm 2018. 2. Xác định một số yếu tố liên quan với suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc Mông tại khu vực nghiên cứu.
  • 10. 3 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Thông tin chung về suy dinh dưỡng 1.1.1. Khái niệm về suy dinh dưỡng Suy dinh dưỡng (SDD) Suy dinh dưỡng là tình trạng chậm lớn, chậm phát triển do thiếu protein, năng lượng và các vi chất dinh dưỡng mà nguyên nhân là do chế độ ăn không đảm bảo nhu cầu protein và năng lượng, tình trạng kèm theo là các bệnh nhiễm khuẩn. Bệnh hay gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau, nhưng đều có ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, tinh thần và vận động của trẻ em [3], [4]. SDD có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào, tuy nhiên trẻ em bị tác động nghiêm trọng nhất là SDD protein - năng lượng, đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi do nhu cầu năng lượng tương đối cao và đặc biệt tính cảm nhiễm cao đối với bệnh nhiễm khuẩn [3], [4]. 1.1.2. Suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ dưới 5 tuổi SDD thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi được thể hiện ở tình trạng chiều cao của trẻ thấp hơn so với chiều cao nên có ở lứa tuổi đó, thể hiện ở chỉ số "chiều cao theo tuổi" (Height/Age) thấp dưới -2 Z-Score (hoặc dưới -2 SD so với chuẩn tăng trưởng, WHO 2006). Tỉ lệ thấp còi cao nhất thường xảy ra ở trẻ từ 2 đến 3 tuổi [64]. Tỉ lệ hiện mắc SDD thấp còi phổ biến hơn tỉ lệ hiện mắc SDD thiếu cân ở mọi nơi trên thế giới vì có những trẻ bị thấp còi trong giai đoạn sớm của cuộc đời có thể đạt được cân nặng bình thường sau đó nhưng vẫn có chiều cao thấp. 1.1.3. Hậu quả suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi Thấp còi làm chậm tăng trưởng xương và tầm vóc, được xem là kết quả cuối cùng giảm tốc độ tăng trưởng tuyến tính. Khuynh hướng thay đổi gia tăng
  • 11. 4 về chiều cao ở người trưởng thành bắt nguồn từ 2 năm đầu tiên của cuộc đời chủ yếu thông qua tăng chiều dài chân. Thời kỳ này là thời kỳ tăng trưởng cao nhất sau khi sinh và do đó rất nhạy cảm với các yếu tố bất lợi. Trẻ thấp còi ở thời kỳ này ít có cơ hội đạt chiều cao bình thường khi trưởng thành hoặc đòi hỏi thời gian dài qua nhiều thế hệ [80]. Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy SDD trong giai đoạn phát triển quan trọng của con người - trước và trong quá trình mang thai và trong hai năm đầu đời của trẻ - đã “lập trình” cho khả năng của mỗi cá nhân trong việc điều tiết tăng trưởng và ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ. Do đó SDD đầu đời có thể dẫn đến những tổn thương không phục hồi được đối với sự phát triển của não, hệ miễn dịch và tăng trưởng thể lực. Trẻ có não kém phát triển ở những năm đầu đời sẽ có nguy cơ về các bệnh của hệ thần kinh sau này, kết quả học tập kém hơn, bỏ học sớm hơn, kỹ năng làm việc kém, chăm sóc con cái kém, và góp phần tạo nên sự chuyển giao nghèo đói từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trẻ có thể SDD từ trong bào thai do chế độ dinh dưỡng của mẹ kém. Trẻ cũng có thể bị SDD trong những năm đầu đời do bệnh tật, do thiếu sữa mẹ hoặc các thực phẩm bổ sung giàu dinh dưỡng. SDD làm suy yếu hệ miễn dịch của trẻ, khiến trẻ có nguy cơ tử vong cao từ những bệnh thường gặp như viêm phổi, tiêu chảy hay sốt rét [64]. Tăng trưởng chiều cao là biểu hiện phản ánh điều kiện sống. Tăng trưởng kém là biểu hiện của nghèo đói, thiếu dinh dưỡng và kém phát triển. Nhiều yếu tố kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến tăng trưởng như tầng lớp xã hội, vùng đô thị và nông thôn, các vùng địa lý, dịch vụ y tế nghèo nàn, điều kiện nhà ở kém và chật chội [80]. SDD thấp còi phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng kéo dài hoặc thuộc về quá khứ, làm cho đứa trẻ bị còi. Chiều cao theo tuổi thấp cũng phản ánh sự chậm tăng trưởng do điều kiện dinh dưỡng và sức khỏe không hợp lý. Đây là một chỉ tiêu tốt để đánh giá sự cải thiện điều kiện kinh tế xã hội. Chiều cao theo tuổi cũng là chỉ tiêu thích hợp nhất để đánh giá tác động dài hạn, phản ảnh các thay đổi về điều kiện kinh tế xã hội [55].
  • 12. 5 SDD làm cho trẻ em dễ bị cảm nhiễm với các bệnh nhiễm trùng, nhất là các bệnh đường hô hấp, đường ruột và khi mắc thì diễn biến xấu hơn, gia tăng tỉ lệ tử vong. SDD là điều kiện thuận lợi để các bệnh lý này xảy ra và kéo dài, làm cho trẻ em ăn uống kém, nhu cầu năng lượng gia tăng nên SDD ngày càng trở nên nặng nề hơn. SDD làm trẻ em kém phát triển về thể chất. Mức độ chậm phát triển tăng song song với thời gian kéo dài của bệnh và nhóm tuổi của trẻ. Các bằng chứng khoa học đã cho thấy, giai đoạn đầu tiên của cuộc đời từ trong bụng mẹ đến 2 tuổi, nếu trẻ em bị SDD có thể để lại những hậu quả về thể chất và tinh thần không phục hồi được và kéo sang thế hệ sau. Nếu tình trạng SDD kéo dài đến thời gian dậy thì, chiều cao của trẻ em sẽ càng bị ảnh hưởng trầm trọng hơn. SDD làm trẻ em chậm phát triển tâm thần, nhất là ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của não bộ trong giai đoạn trẻ em dưới 6 tuổi. Trí thông minh dễ dàng bị ảnh hưởng nếu trẻ bị SDD bào thai và dưới 12 tháng tuổi. Tác hại của SDD càng nặng, nếu bệnh xuất hiện lúc cơ quan chưa trưởng thành. Ngoài ra, SDD tác động tiêu cực về mặt xã hội: Tầm vóc của dân tộc sẽ chậm tăng trưởng nếu tình trạng SDD không được cải thiện qua nhiều thế hệ. Khả năng lao động về thể lực cũng như về trí lực của những người SDD trong quá khứ hay trong hiện tại đều không thể đạt đến mức tối ưu, là một sự lãng phí vô cùng lớn đối với các nước đang phát triển. Nguồn nhân lực trong tương lai cũng sẽ bị ảnh hưởng vì tầm vóc và thể lực của các lớp thanh thiếu niên liên quan đến sức khỏe sinh sản. Như vậy, SDD vừa ảnh hưởng trước mắt, trực tiếp đến phát triển của trẻ; vừa dẫn đến các hậu quả không khắc phục được như tầm vóc người trưởng thành thấp bé, kết quả học tập kém, giảm khả năng lao động người lớn và ảnh hưởng tới thu nhập quốc dân. Mặt khác, điều trị SDD phức tạp, tốn kém, trong khi việc phát hiện sớm và dự phòng SDD có thể thực hiện được nhờ các biện pháp chăm sóc sức khoẻ ban đầu. 1.1.4. Các phương pháp đánh giá SDD trẻ em trong cộng đồng
  • 13. 6 Để đánh giá, phân loại SDD trong cộng đồng, theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nên sử dụng các chỉ số nhân trắc học, đó là cân nặng theo tuổi (W/A), chiều cao theo tuổi (H/A), và cân nặng theo chiều cao (W/H). Các chỉ số này được hình thành từ các số đo cân nặng, chiều cao, tuổi, giới cụ thể của một trẻ và sẽ được thể hiện bằng các giá trị bách phân vị (Percentile) hoặc giá trị độ lệch chuẩn SD (Standard Deviation). Sau đó, để nhận định các kết quả này, ta chọn một quần thể tham chiếu để so sánh. Thực tế đã có nhiều bằng chứng cho rằng trẻ em dưới 5 tuổi nếu được nuôi dưỡng tốt thì có thể đạt được các kích thước gần như nhau mà không phụ thuộc vào giống nòi. Chính vì vậy mà WHO khuyến nghị dùng quần thể tham khảo NCHS (National Center of Health Statiscics) của Hoa Kỳ để nhận định tình trạng SDD của trẻ em. Điều này không có nghĩa đây là một quần thể đạt chuẩn mà chỉ là công cụ đối chiếu để lượng giá tình hình và so sánh trên phạm vi quốc tế. Cụ thể trong cộng đồng chúng ta, đánh giá tình trạng SDD như sau: - Cân nặng theo tuổi (W/A): Cân nặng theo tuổi phản ánh tình trạng nhẹ cân (underweight), là chỉ số đánh giá SDD thông dụng từ năm 1950. Chỉ số này được dùng để đánh giá SDD của cá thể hay cộng đồng. Nhẹ cân chỉ là một đặc tính chung của SDD, nhưng không cho biết đặc điểm cụ thể, đó là loại SDD mới xảy ra hay đã tích luỹ từ lâu. Chỉ số này nhạy cảm và có thể quan sát nó trong một thời gian ngắn. Tuy vậy chỉ số này không nhạy đối với trẻ em bị còi thấp, vì với những trẻ này có thể phát triển cân nặng thấp nhưng chỉ song song với phía dưới của đường phát triển bình thường, hoặc có những trẻ quá cao, nên cân nặng theo tuổi có thể bình thường, nhưng thực ra trẻ bị SDD. Chỉ số này liên quan đến tuổi và đó cũng là vấn đề khó khăn khi thu thập số liệu để tính toán, đặc biệt ở những nơi có trình độ dân trí thấp, bà mẹ đông con, những nơi các bà mẹ nhớ ngày sinh tháng đẻ của trẻ theo cách riêng của họ. Thực tế, theo dõi cân nặng là việc tương đối dễ thực hiện ở cộng đồng hơn cả, do đó tỉ lệ
  • 14. 7 thiếu cân theo tuổi được sử dụng rộng rãi để tính tỉ lệ chung của SDD [3]. - Chiều cao/tuổi (H/A): Chiều cao theo tuổi thấp được gọi là SDD thấp còi (stunting), biểu hiện SDD trong quá khứ [4]. Thấp còi được xem là hậu quả của tình trạng thiếu dinh dưỡng kéo dài và tích lũy hoặc mắc các bệnh nhiễm khuẩn tái diễn. Đồng thời, nó cũng phản ánh đó là hậu quả của vệ sinh môi trường kém và SDD sớm. Chỉ số này được dùng để đánh giá SDD trong quá khứ, nhưng chỉ số này không nhạy, vì sự phát triển chiều cao là từ từ. Như vậy, khi thấy trẻ có chiều cao thấp thì đã muộn. Tỉ lệ trẻ em thấp còi được xem là chỉ số đánh giá tình trạng đói nghèo. Đây là chỉ tiêu tốt để đánh giá sự cải thiện điều kiện kinh tế, xã hội. Thông thường ở các nước đang phát triển, tỉ lệ thấp còi tăng nhanh sau 3 tháng tuổi, đến 3 tuổi tỉ lệ này ổn định, sau đó chiều cao trung bình đi song song với chiều cao tương ứng ở các quần thể tham khảo. - Cân nặng/chiều cao (W/H): Cân nặng theo chiều cao phản ánh thể trạng so với chiều cao; cân nặng/chiều cao thấp là biểu hiện SDD cấp tính, do vậy cần phải ưu tiên can thiệp [3]. Cân nặng/chiều cao thấp (Wasting) chính là thiếu hụt cơ thể (khối nạc, khối mỡ, xương) khi so sánh tổng số cần có của đứa trẻ có cùng chiều cao (hay chiều dài). Cân nặng theo chiều cao thấp, phản ánh sự không tăng cân hay mất cân nếu so sánh với trẻ có cùng chiều cao. Nó còn phản ánh mức độ thiếu ăn và nhiễm khuẩn là hai nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này. Tỉ lệ cân nặng/chiều cao thấp thường xuất hiện nhiều ở trẻ 12 - 24 tháng tuổi, do đây là thời kỳ trẻ hay mắc bệnh và thiếu ăn do thiếu chăm sóc. SDD cấp tính tiến triển rất nhanh ở trẻ em bị sụt cân hoặc không tăng cân. Chỉ số cân nặng/chiều cao có ưu điểm là không cần biết tuổi của trẻ, vì vậy có thể tránh được một dữ liệu (tính tuổi) đôi khi rất khó thu thập hoặc không chính xác. Đồng thời chỉ số này còn có một ưu điểm là không phụ thuộc vào yếu tố dân tộc, vì trẻ dưới 5 tuổi cơ thể phát triển như nhau trên toàn cầu. 1.1.5. Cách đánh giá và phân loại tình trạng dinh dưỡng của trẻ em
  • 15. 8 Năm 1983, WHO đề nghị lấy số liệu của NCHS Hoa Kỳ làm quần thể tham chiếu và đề nghị này hiện nay đã được ứng dụng rộng rãi, mặc dù cũng còn một số nước áp dụng các quần thể tham chiếu địa phương. Theo phân bố thống kê, thường lấy âm 2 độ lệch chuẩn (-2SD (Standard deviation) của số trung bình làm giới hạn ngưỡng. Ví dụ: Khi có cân nặng của một trẻ A, ta có thể đối chiếu với số liệu tham chiếu NCHS của đứa trẻ cùng giới và tuổi. Nếu cân nặng của trẻ A nhỏ hơn ngưỡng -2SD của trẻ cùng giới và tuổi trong bảng, nghĩa là trẻ A bị SDD thể thiếu cân. Từ đó người ta tính được tỉ lệ trẻ có cân nặng ở dưới ngưỡng -2SD ở vùng điều tra. Cách thứ hai là tính Z-score theo công thức [84]: Kích thước đo được - Số trung bình của quần thể tham chiếu X - M Z-score = ----------------------------------------------------------------------- = ------- Độ lệch chuẩn của quần thể tham chiếu SD Sau đây là cách phân loại và nhận định các chỉ tiêu nhân trắc về tình trạng dinh dưỡng của trẻ em theo Z-score của WHO 2006: Bảng 1.2. Đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em theo WHO Thể suy dinh dưỡng Đánh giá Nhẹ cân (W/A) Thấp còi (H/A) Gầy còm (W/H) -2SD đến + 2SD -2SD đến +2SD -2SD đến +2SD Bình thường Từ < -2SD đến -3SD Từ < -2SD đến -3SD Từ < -2SD đến -3SD SDD mức độ vừa Từ < -3SD Từ < -3SD Từ < -3SD SDD mức độ nặng Đánh giá trên quần thể: WHO đã đưa ra bảng phân loại sau đây để nhận định ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng của thiếu dinh dưỡng [84]. Bảng 1.3. Phân loại mức độ thiếu dinh dưỡng ở cộng đồng [84]
  • 16. 9 Chỉ tiêu Mức độ thiếu dinh dưỡng (%) Thấp Trung bình Cao Rất cao SDD thể nhẹ cân (W/A) < 10 10 - 19 20 - 29 ≥ 30 SDD thể thấp còi (H/A) < 20 20 - 29 30 - 39 ≥ 40 SDD thể gầy còm (W/H) < 5 5 - 9 10 - 14 ≥ 15 1.2. Thực trạng SDD thấp còi trẻ em trên Thế giới và Việt Nam 1.2.1. Thực trạng suy dinh dưỡng thấp còi trẻ em dưới 5 tuổi trên Thế giới Mặc dù tình trạng SDD trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn thế giới đã được cải thiện khá nhiều trong những năm qua, tuy nhiên tỉ lệ SDD của trẻ vẫn còn khá cao, đặc biệt ở những nước đang phát triển. Năm 2016, theo ước tính của WHO, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (United Nations Children’s Fund - UNICEF) và Ngân hàng Thế giới (World Banks - WB), từ năm 2000 đến năm 2016, SDD ở trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm đáng kể: SDD thấp còi giảm từ 32,7% xuống còn 22,9% (tương ứng 154,8 triệu trẻ) [79]. Báo cáo năm 2012 của UNICEF, WHO và World Bank thấy: tỉ lệ SDD thấp còi giảm từ 35,5% năm 1990 xuống còn 26,0% năm 2011 (từ 253 triệu trẻ xuống 165 triệu trẻ); SDD thể nhẹ cân giảm từ 36,0% năm 1990 xuống còn 16,0% năm 2011 (từ 159 triệu trẻ xuống 101 triệu trẻ); SDD gầy còm giảm từ 11% năm 1990 xuống còn 8,0% năm 2011 (từ 58 triệu trẻ xuống còn 52 triệu trẻ) [76]. Đối với SDD thấp còi: theo báo cáo của UNICEF năm 2013 cũng cho thấy, có khoảng 165 triệu trẻ em trên toàn cầu, chiếm trên 1/4 trẻ em dưới 5 tuổi bị thấp còi trong năm 2011 (khoảng 26,0%) [75]. Số trẻ dưới 5 tuổi tử vong hàng năm tuy đã giảm so với những năm 1990 nhưng vẫn còn xấp xỉ 7 triệu, trong đó có khoảng 2,3 triệu trẻ chết vì những nguyên nhân liên quan đến SDD [77]. Báo cáo của WHO cũng cho thấy, đến năm 2015 trên toàn cầu có 156 triệu trẻ em bị SDD thấp còi, chiếm khoảng 23,0% tổng số trẻ dưới 5 tuổi. Nhiều bằng chứng cho thấy mặc dù số trẻ dưới 5 tuổi bị SDD thấp còi còn cao,
  • 17. 10 nhưng tỉ lệ phân bố không đều ở các khu vực trên thế giới [78]. Sự phân tích dựa trên các dữ liệu khẳng định rằng thấp còi vẫn là một vấn đề y tế công cộng quan trọng của nhiều nước và tiếp tục cản trở sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Thêm vào đó, nó cũng ảnh hưởng lớn đến sự sống còn của trẻ. Các báo cáo của UNICEF và WHO đều cho biết, số trẻ em dưới 5 tuổi bị SDD thấp còi còn rất cao trên thế giới, nhưng gánh nặng này phân bố không đồng đều, đặc biệt con số này còn đặc biệt cao ở2 châu lục là châu Phi và châu Á. Báo cáo của UNICEF năm 2013 cho biết, khu vực Sub-Saharan của châu Phi và Nam Á chiếm khoảng 3/4 tổng số trẻ em thấp còi trên toàn thế giới [75]. Báo cáo gần đây của UNICEF (2017) thấy tỉ lệ SDD thấp còi trên toàn thế giới ở trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm từ 32,7% năm 2000 (tương ứng 198,4 triệu trẻ mắc) xuống còn 22,9% năm 2016 (tương ứng 154,8 triệu trẻ mắc) [79]. Hình 1.1. trên đây cho thấy sự phân bố SDD thấp còi tại các khu vực trên thế giới với tỉ lệ SDD thấp còi chiếm cao ở khu vực Đông Phi (26,7%), Trung Phi (32,5%) và Tây Phi là 31,5%. Tỉ lệ SDD thấp còi ở khu vực Nam Á là 34,% và khu vực Đông Nam Á là 25,8%. Tỉ lệ SDD ở khu vực Bắc Mỹ là 2,3% và Nam Mỹ là 9,5% [79]. Nhìn chung tỉ lệ SDD thấp còi dao động khác nhau tùy từng vùng nhưng tập trung cao tại khu vực châu Phi và châu Á. Báo cáo của UNICEF cũng nhận định trong năm 2016, hơn một nửa (56,0%) trẻ em dưới 5 tuổi khu vực châu Á bị SDD thấp còi và hơn một phần ba (38,0%) trẻ em dưới 5 tuổi khu vực châu Phi bị SDD thấp còi [79].
  • 18. 11 Hình 1.1. Tỉ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở một số khu vực trên thế giới [79] Tỉ lệ SDD thấp còi trong những năm qua có xu hướng giảm dần ở hầu hết các khu vực. Theo công bố của Stevens trên tạp chí Lancet năm 2012, tại các nước đang phát triển trong gian đoạn từ 1985 cho đến 2011, tỉ lệ SDD thấp còi của trẻ dưới 5 tuổi đã giảm từ 47% (95%CI 44,0%; 50,3%) xuống còn 29,9% (95%CI 27,1%; 32,9%) [71]. Dự đoán đến năm 2020, tỉ lệ SDD thấp còi trên toàn thế giới tiếp tục giảm. Tỉ lệ thấp còi ở các nước đang phát triển sẽ giảm xuống còn khoảng 16,3% vào năm 2020 (so với 29,8% năm 2000). Tuy nhiên có 2 vùng là khu vực biển Caribbean (trừ Australia và New Zealand) và châu Phi là tỉ lệ SDD thấp còi giảm chậm hoặc không giảm [79]. Tại khu vực châu Á, các nghiên cứu ở một số nước như Lào, Ấn Độ trong những năm qua đều cho thấy tỉ lệ thấp còi của trẻ dưới 5 tuổi cũng khá cao. Nghiên cứu của Phengxay M và cộng sự, năm 2007, cho thấy tỉ lệ trẻ em thấp
  • 19. 12 còi là 54,6%, nhẹ cân 35%, gầy còm 6%. Trẻ em thuộc nhóm 12 – 23 tháng tuổi Khmu có tỉ lệ thấp còi cao (65% - 66%) và nhẹ cân cao (40% - 45%) [68]. Một nghiên cứu khác thực hiện tại vùng nông thôn Ấn Độ để xác định tỉ lệ SDD thấp còi trên 673 trẻ, kết quả cho thấy tỉ lệ SDD thấp còi là 39,2% [54]. Một số nghiên cứu khác về SDD: Nghiên cứu tại Milot Valley, Haiti cho tỉ lệ SDD thấp còi là 14,8%; SDD thể nhẹ cân là 16,1% và SDD thể gầy còm là 15,3% [70]. Nghiên cứu của Amare Desalegne và cs (2015) cho tỉ lệ SDD chung ở Bure Town, Bắc Ethiopia là 35,5%; trong đó SDD thấp còi là 24,9%; SDD thể nhẹ cân là 14,3% và SDD thể gầy còm là 11,1% [52]. Nghiên cứu tại Tanzania (2017) cho kết quả tỉ lệ SDD thấp còi là 41,9%; SDD thể nhẹ cân là 46,0% và SDD thể gầy còm là 24,7%. Trong đó có 33,0% mắc cả SDD thấp còi lẫn nhẹ cân và 12,0% mắc SDD cả 3 thể [66]. Nghiên cứu ở vùng Sindh, Pakistan (2016) cho tỉ lệ SDD thấp còi là 48,2% (95% CI: 47,1% - 50,3%), SDD thể nhẹ cân là 39,5% (95% CI: 38,4% - 41,5%) và SDD thể gầy còm là 16,2% (95% CI: 15,5% - 17,9%) [61]. Báo cáo tổng quan của Mohseni M. và cs (2018) cho tỉ lệ SDD thấp còi ở Iran là 12,4% (95% CI: 8,3% - 18,5%), SDD thể nhẹ cân là 10,5% (95% CI: 7,1% - 15,4%) và SDD thể gầy còm là 7,8% (95% CI: 4,8% - 12,6%) [67]. Nghiên cứu ở Bắc Sudan trên 1447 trẻ < 5 tuổi cho tỉ lệ SDD thấp còi là 42,5%; SDD thể nhẹ cân là 32,7% và SDD thể gầy còm là 21,0% [72]. Báo cáo tổng quan về SDD tại Ethiopia của Abdulahi Ahmed và cs (2017) cho tỉ SDD thấp còi là 42,0% (95% CI: 37,0% - 46,0%), SDD thể nhẹ cân là 33,0% (95% CI: 27,0% - 39,0%) và SDD thể gầy còm là 15,0% (95% CI: 12,0% - 19,0%) [49]. 1.2.2. Thực trạng suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Việt Nam SDD thấp còi ở trẻ em Việt Nam còn là một thách thức quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng và phát triển kinh tế xã hội. Trong những năm qua, mặc dù Việt Nam được đánh giá là quốc gia thành công trong việc giảm nhanh tỉ lệ
  • 20. 13 SDD trẻ em nói chung và SDD thấp còi nói riêng. Tỉ lệ SDD thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Việt Nam năm 1990 là 56,5%, giảm xuống còn 36,5% năm 2000; đến năm 2009 tỉ lệ này giảm xuống còn 31,9% [45]. Năm 2010 tỉ lệ SDD thấp còi tại Việt Nam là 29,3% [42]; tỉ lệ SDD thấp còi của nước ta năm 2014 là 24,9% [8] và năm 2015 là 24,2% [10]. Mặc dù tỉ lệ SDD thấp còi ở trẻ dưới 5 tuổi nước ta giảm dần mỗi năm ở một tỉ lệ khá cao 1,0 - 2,0%, nhưng nhận xét chung thì tỉ lệ SDD thấp còi hiện vẫn ở mức trung bình theo tiêu chuẩn của WHO. Trong thời gian qua, SDD thấp còi ở Việt Nam có xu hướng giảm dần ở cả 8 vùng sinh thái theo thời gian, tuy nhiên không đều và vẫn còn sự mất cân bằng giữa các vùng đặc biệt là các vùng cao và khó khăn như Tây Nguyên, vùng biển miền trung phía bắc và vùng núi phía Bắc cũng như giữa người nghèo và người không nghèo [19]. Tỉ lệ SDD thấp còi cao nhất ở vùng Tây Nguyên (gần 50% năm 2002 xuống còn khoảng 35% năm 2011), tiếp đến là Vùng Tây Bắc, Đông Bắc và Bắc Trung Bộ (khoảng 40% năm 2002 và giảm chậm còn khoảng 30 - 35% năm 2011). Các vùng còn lại là Duyên hải Nam Trung Bộ, Đồng Bằng Sông Cửu Long, Đồng bằng Sông Hồng và Đông Nam Bộ, tuy có sự khác biệt về tỉ lệ SDD thấp còi năm 2002 (dao động trong khoảng từ 26% đến 34%) nhưng tính cho đến năm 2011, tỉ lệ này đã xấp xỉ bằng nhau và ở vào khoảng trên dưới 25%. Một điều đáng chú ý sự biến động về tỉ lệ SDD thấp còi tại vùng Đông Nam Bộ là khá lớn. Tỉ lệ SDD thấp còi đột ngột giảm thấp các năm 2005 và năm 2010, lần lượt là 21,6% và 19,2% [42].
  • 21. 14 Biểu đồ 1.1. Diễn biến tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi trẻ em dưới 5 tuổi tại Việt Nam, giai đoạn 2000 - 2017 [10], [46]. Bên cạnh đó, ở Việt Nam có sự khác biệt khá lớn về tỉ lệ SDD thấp còi ở khu vực thành thị và nông thôn. Ở khu vực thành thị vào những năm cuối 2000, tỉ lệ thấp còi đã gần về điểm đầu của mức trung bình theo ngưỡng đánh giá của WHO (22,6% năm 2006), trong khi ở nông thôn tỉ lệ này vẫn còn ở điểm giữa của mức cao (34,8% năm 2006). Theo báo cáo tình hình dinh dưỡng Việt Nam của Viện Dinh dưỡng, sự khác biệt về tỉ lệ thấp còi giữa thành thị và nông thôn vẫn khá lớn, lần lượt là 18,4% và 31,9% [42]. Nghiên cứu của Trần Thị Lan tại Quảng Trị, một tỉnh miền núi trung Trung bộ năm 2011 năm 2013 cho thấy tỉ lệ SDD thấp còi ở trẻ 12 – 36 tháng tuổi lần lượt là 66,5% [22], nhưng nghiên cứu của Nguyễn Thanh Hà tại Bắc Ninh thuộc đồng bằng Bắc bộ năm 2007 chỉ là 34,4% [17]. Sự khác biệt về kết quả giữa hai nghiên cứu này đã cho thấy sự khác biệt về tỉ lệ thấp còi giữa hai vùng miền này. Điều này được lý giải bởi sự bất cập trong việc tiếp cận dịch vụ y tế, trình độ dân trí và khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn giữa khu vực nông thôn, miền núi so với các thành phố lớn và các khu đô thị. Tỉ lệ SDD giảm, nhưng vẫn còn cao 36.5 29.6 29.3 24.6 23.8 0 10 20 30 40 Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010 Năm 2015 Năm 2017 Tỉ lệ SDD thấp còi (%)
  • 22. 15 tại các vùng núi, nông thôn trong khi tại các thành phố, khu đô thị có xu hướng tăng tỉ lệ trẻ thừa cân béo phì. Báo cáo tại Hà Giang của Viện Dinh Dưỡng cho tỉ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị SDD thấp còi năm 2013 là 35,4%; tỉ lệ SDD thấp còi năm 2014 là 35,2% [43], [44]. Thống kê năm 2017 tại Hà Giang cho thấy tỉ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thấp còi là 34,3%, suy dinh dưỡng thể nhẹ cân là 22,3% và suy dinh dưỡng thấp còi là 7,0% [12]. Một số nghiên cứu khác về SDD tại Việt Nam: Nghiên cứu của Lương Thị Thu Hà tại hai xã của huyện Phú Lương, Thái Nguyên năm 2008 cho tỉ lệ SDD của trẻ em trong nghiên cứu ở mức rất cao: SDD thấp còi là 41,5%; thể nhẹ cân là 35,4%, thể gầy còm là 8,4%. SDD độ I thể thấp còi là 27,5% [16]. Nghiên cứu của Ngọc Xuân Chấn (2011) tại xã Yên Hà, Quảng Bình thấy: Tỉ lệ SDD của trẻ em trong nghiên cứu cũng ở mức rất cao: thể thấp còi là 38,6%, thể nhẹ cân là 34,4%, thể gầy còm là 9,4%. SDD độ I thể nhẹ cân là 27,2%, thể thấp còi là 25,6%. Độ tuổi có tỉ lệ SDD cao ở nhóm tuổi 40 - 60 tháng tuổi [11]. Nghiên cứu của Trần Thị Tuyết Mai (2013) tại tỉnh Khánh Hòa cho kết quả: tỉ lệ SDD trẻ em từ 0 - 36 tháng tuổi tại các xã nghiên cứu thuộc các huyện thị đồng bằng ven biển tỉnh Khánh Hòa ở mức thấp với tỉ lệ SDD thấp còi 18,4%, SDD nhẹ cân 10,1%, SDD gày còm 3,6% và béo phì 2,6% [24]. Nghiên cứu của Nguyễn Anh Vũ (2013) cho tỉ lệ SDD trẻ em từ 12 - 24 tháng tại huyện Tiên Lữ thể thấp còi 29,4%, nhẹ cân là 7,6% và gầy còm là 3,0% [48]. Nghiên cứu của Đinh Đạo (2014) tại huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam cho tỉ lệ SDD thấp còi 62,8%, SDD thể nhẹ cân 36,5% và SDD thể gầy còm 8,4% [13]. Nghiên cứu của Lê Thị Hương và cs (2014) tại thành phố Phủ Lý cho tỉ lệ trẻ dưới 5 tuổi SDD thấp còi 7,5%, nhẹ cân 4,4% và gầy còm 7,2% [21]. Nghiên cứu của Bùi Xuân Minh và cs (2015) ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc Raglai tại hai huyện miền núi Khánh Sơn và Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa cho kết quả tỉ lệ SDD thấp còi là 68,7%, nhẹ cân là 56,5%; SDD trẻ trai
  • 23. 16 cao hơn trẻ gái ở thể nhẹ cân và gầy còm [26]. Nghiên cứu của Trần Thị Thanh (2016) thấy tỉ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi huyện Cư Kuin tỉnh Đăk Lăk ở thể SDD thấp còi là 37,6%, nhẹ cân 28,0% và gầy còm là 7,4%. Tình trạng SDD thấp còi trẻ em ở dân tộc thiểu số cao hơn trẻ em dân tộc Kinh: 46,2% so với 31,9%, p =0,001 [30]. Nghiên cứu của Hoàng Văn Phương (2018) thấy tình trạng SDD ở trẻ 36 - 59 tháng tuổi tại huyện Thanh Liêm ở thể thấp còi là 18,1%, thể nhẹ cân là 11,3% và thể gầy còm là 3,1%. Có sự khác biệt về tỉ lệ SDD thấp còi giữa các nhóm tuổi [29]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Uyên và cs (2018) tại một số trường mầm non trên địa bàn thành phố Pleiku cho tỉ lệ SDD thấp còi 2,9%, SDD nhẹ cân 11,1% và SDD gầy còm 5,0% [40]. 1.3. Yếu tố liên quan đến SDD thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi - Liên quan giữa giới tính của trẻ với SDD thấp còi: Hiện nay, còn một số tranh cãi về giới tính của trẻ liên quan đến SDD. Một số tác giả cho rằng, trẻ trai có xu hướng hoạt động và tiêu thụ nhiều năng lượng nên ăn nhiều hơn trẻ gái. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu còn có sự khác biệt. Nghiên cứu của Biswas S. và cs (2010) tại vùng nông thôn Ấn Độ thấy trẻ gái có nguy cơ SDD cao hơn trai [54]. Nhưng nghiên cứu của Phengxay M và cs (2007) lại bé trai có khuynh hướng thấp còi và nhẹ cân hơn bé gái [68]. Nghiên cứu của Abera Lamirot trên 398 trẻ từ 6 - 59 tháng tuổi cho kết quả có mối liên quan giữa giới tính và SDD thấp còi ở trẻ: trẻ nam có nguy cơ SDD thể thấp còi cao hơn 1,9 lần so với trẻ nữ (95%CI: 1,10 - 3,32) [50]. - Liên quan giữa kinh tế đói nghèo với SDD: Đói nghèo liên quan đến nguồn lương thực thực phẩm cung cấp cho gia đình, qua đó liên quan đến suy dinh dưỡng. Không những thế, đói nghèo chủ yếu rơi vào những hộ gia đình có trình độ học vấn thấp, khó có cơ hội tiếp xúc với kỹ năng, thông tin và với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Đã có nhiều nghiên cứu khẳng định về có sự liên quan chặt chẽ giữa yếu tố kinh tế gia đình với tình trạng SDD trẻ em. Nghiên cứu cho thấy hộ có kinh tế trung bình và
  • 24. 17 giàu thì con ít có nguy cơ mắc SDD thấp hơn 0,66 lần (95%CI: 0,45 - 0,95, p < 0,05) và 0,63 (95%CI: 0,45 - 0,95, p < 0,05) so với hộ nghèo [57]. Nghiên cứu khác tại Bangladesh cho thấy trẻ thuộc hộ gia đình có chỉ số nghèo cao có nguy cơ mắc SDD thấp còi cao hơn 2,892 lần so với nhóm không nghèo (p < 0,001) [56]. Nghiên cứu trên 389 trẻ của Tariku E.Z và cs (2018) thấy trẻ sống ở hộ nghèo có nguy cơ mắc SDD thấp còi cao hơn 2,15 lần (95%CI: 1,00 - 4,60); trẻ sống ở hộ trung bình có nguy cơ mắc SDD thấp còi cao hơn 2,90 lần (95%CI: 1,39 - 6,04) so với trẻ sống ở hộ giàu [74]. Bên cạnh đó, nghề nghiệp của bố hoặc mẹ là yếu tố quyết định thu nhập trong gia đình, qua đó liên quan đến đói nghèo và suy dinh dưỡng. Nghiên cứu của Mazengia Amare Lisanu và cs (2018) thấy bố có nghề nghiệp là nông dân thì con có nguy cơ mắc SDD thấp còi cao hơn 5,23 lần (95%CI: 1,55 - 17,64) [65]. Nghiên cứu của Lê Thị Hương và cs (2014) cho kết quả: mẹ làm cán bộ viên chức thì con bị SDD chiếm 3,8%, thấp hơn so với mẹ làm nghề khác (13,6%), mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 [21]. Cần nhận thức được rằng các yếu tố văn hoá xã hội, sinh thái đều có liên quan tới đói nghèo và SDD trẻ em. Nhiều yếu tố kinh tế xã hội ảnh hưởng đến phát triển chiều cao góp phần tăng nguy cơ SDD thấp còi. Các yếu tố này ít nhiều ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe của đứa trẻ đang lớn thông qua môi trường sống và vệ sinh của chúng. Nghiên cứu của Lê Cảnh Dũng và cs (2011) thấy yếu tố liên quan đến tỉ lệ SDD trẻ em cao ở đồng bằng sông Cửu Long chính là do yếu tố nghèo và phát triển nông thôn kém [15]. - Liên quan giữa gia đình đông con, mồ côi cha mẹ với SDD: Nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy có sự liên quan chặt chẽ giữa tình trạng đông con trong gia đình với tình trạng SDD trẻ em. Mặt khác, phần lớn các hộ gia đình nghèo, nhất là ở vùng nông thôn và miền núi lại thường sinh nhiều con. Vì gia đình đông con nên chế độ dinh dưỡng, khẩu phần ăn của trẻ không được đảm bảo. Gia đình đông con hoặc sinh đôi sinh ba là gánh nặng
  • 25. 18 cho vấn đề chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong mỗi gia đình, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Khi đông con, đứa trẻ thiếu sự chăm sóc tốt cả về chất lượng dinh dưỡng cũng như thời gian được chăm sóc; do đó, trẻ rất dễ bị SDD. Nghiên cứu của John Jomon và cs (2018) đã chứng minh được mối liên quan giữa số lượng con với thứ tự sinh và tăng nguy cơ mắc SDD trẻ em [58]. Nghiên cứu trên 610 trẻ của Wasihun A.G. và cs (2018) thấy gia đình ≤ 4 người ít có nguy cơ mắc SDD thể gầy còm hơn 0,56 lần (95%CI: 0,368 - 0.959) so với gia đình > 4 người [81]. - Liên quan giữa bà mẹ có trình độ học vấn thấp và kiến thức chăm sóc trẻ kém với SDD: Có thể nói, việc chăm sóc phụ nữ và trẻ em đóng một vai trò quan trọng đối với SDD ở Việt Nam. Những đứa trẻ được nuôi dưỡng bởi những người phụ nữ có học thức cao hơn thì thường được chăm sóc dinh dưỡng tốt hơn. Trình độ học vấn của các bà mẹ có ảnh hưởng lớn tới tình trạng dinh dưỡng của trẻ em. Mù chữ hoặc trình độ văn hoá thấp đã giới hạn khả năng của người phụ nữ nâng cao chất lượng cuộc sống cũng như thực hiện các hành vi chăm sóc sức khoẻ cho gia đình, cho chính bản thân họ và cho con cái họ. Trình độ học vấn thấp dẫn tới bà mẹ thiếu kiến thức và kỹ năng nuôi con dẫn tới trẻ em nguy cơ bị SDD. Do trình độ học vấn của các bà mẹ thấp, các bà mẹ đã không nhận thức được các kiến thức về chăm sóc sức khoẻ cho bản thân như các kiến thức về thai nghén, về kế hoạch hoá gia đình, kiến thức về dinh dưỡng và phòng chống bệnh tật, từ đó làm tăng khả năng mắc bệnh của bà mẹ mà hàng đầu là bệnh về dinh dưỡng và làm tăng nguy cơ SDD ở trẻ em. Nghiên cứu cho thấy nếu bà mẹ được hướng dẫn nuôi con, thì tỉ lệ SDD ở con sẽ thấp hơn so với bà mẹ không được hướng dẫn nuôi con (p < 0,05) [21]. Nghiên cứu cho thấy trình độ học vấn của bố và mẹ, chỉ số giàu có, BMI của mẹ và chăm sóc trước sinh là những yếu tố có liên quan với SDD trẻ em (p < 0,01) [73]. Nghiên cứu của Biswas S. và cs (2010) cho kết quả trình độ học
  • 26. 19 vấn của mẹ và cha đều có mối liên quan có ý nghĩa thống kê đến tỉ lệ SDD của trẻ gái [54]. Nghiên cứu của Kang Y. và cs (2018) trên 1506 trẻ thấy nguy cơ mắc SDD thấp còi của trẻ giảm với sự tăng trình độ học vấn của mẹ [59]. Nghiên cứu của Mazengia Amare Lisanu và cs (2018) trên 802 trẻ cho thấy trình độ học vấn của mẹ là mù chữ có nguy cơ gây mắc SDD thấp còi cao gấp 1,81 lần (95%CI: 1,01 - 3,24) [65]. - Liên quan giữa tập quán, thói quen chăm sóc trẻ với SDD: Yếu tố chăm sóc của mẹ đối với con liên quan đến SDD: việc cho trẻ ăn quá sớm hoặc quá muộn và tỉ lệ nuôi con bằng các loại thức ăn theo tập quán mà chúng có những hạn chế về giá trị dinh dưỡng phản ánh các tồn tại trong thực hành nuôi dưỡng trẻ. Yếu tố chăm sóc của mẹ có liên quan đến văn hóa, tập quán chăm sóc tại mỗi vùng miền, dân tộc. Mỗi dân tộc có bản sắc văn hoá riêng. Những quan niệm văn hoá, hành vi văn hoá, đặc biệt các hành vi văn hoá tiêu dùng, văn hoá Y tế và văn hoá tín ngưỡng có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến việc chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em. Có những phong tục có lợi cho sức khoẻ và dinh dưỡng của phụ nữ và trẻ em như phong tục cho trẻ sơ sinh bú sớm, bú kéo dài, nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, ở nhiều địa phương có tập quán cho trẻ ăn sam sớm (trước 6 tháng tuổi) và cho trẻ cai sữa sớm (trước 12 tháng tuổi). Thiếu sữa mẹ, bú sữa mẹ lần đầu sau 6 giờ, thời gian ăn bổ sung trước 4 tháng, thời gian cai sữa trước 18 tháng… đều là những yếu tố liên quan đến SDD của trẻ em. + Nuôi con bằng sữa mẹ Sữa mẹ được chứng minh là nguồn dinh dưỡng cân bằng và đầy đủ nhất về thành phần các chất dinh dưỡng, cũng thích hợp nhất cho ruột trẻ hấp thu và chuyển hóa, nhất là trong 6 tháng đầu đời. Nghiên cứu tại Nepal (2017) cho thấy: trẻ không được bú mẹ hoàn toàn có nguy cơ mắc SDD cao hơn cấp tính cao hơn 2,19 lần (95%CI: 1,73 - 12,03) [69]. Nghiên cứu của Đoàn Thị Ánh Tuyết và cs (2012) thấy có mối liên quan giữa thực hành cho trẻ bú mẹ hoàn toàn dưới 6 tháng với thể nhẹ
  • 27. 20 cân (OR=2,19,95%CI: 1,04-4,60) và thể gầy còm (OR=6,86, 95%CI: 1,28-36,68) và giữa uống viên sắt khi mang thai với thể thấp còi (OR=1,58, 95%CI: 1,0-2,37) [38]. Nghiên cứu của Mahgoub Saha và cs (2006) ở Botswana cho thấy: tỉ lệ SDDnhẹ cân ở trẻ bú mẹ hoàn toàn là 13,7%, ở nhóm trẻ bú sữa mẹ và sữa khác là 14,7% và ở nhóm trẻ không bú sữa mẹ là 40,0% (p <0,01) [63]. Tương tự, ở Việt Nam, kết quả nghiên cứu của Trần Thị Tuyết Mai tại Khánh Hòa, nhóm trẻ không bú sữa mẹ có tỉ lệ SDD cao gấp 1,9 lần nhóm trẻ có bú sữa mẹ [25]; nghiên cứu của Trần Văn Điển ở Hải Phòng: SDD ở nhóm trẻ không bú sữa mẹ cao hơn nhóm có bú sữa mẹ (OR=1,4), ở nhóm cai sữa trước 12 tháng cao hơn ở nhóm cai sữa sau 12 tháng, OR=1,9 [14]. Nghiên cứu của Nguyễn Anh Vũ (2017) cho thấy tỷ lệ các bà mẹ có kiến thức đúngvề nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn đến 6 tháng tuổi là khá tốt, chiếm 80,8%. Tuy nhiên, thực tế chỉ có 12,2% tổng số bà mẹ trong diện nghiên cứu trả lời họ đã thực hành cho trẻ bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Như vậy, có một tỷ lệ khá lớn các bà mẹ đã không thể thực hành nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu theo như kiến thức mà họ biết [47]. + Nuôi con ăn bổ sung Thời gian bắt đầu ăn bổ sung theo khuyến cáo chung là khi trẻ tròn 6 tháng tuổi. Trong một bữa ăn bổ sung hợp lý cho trẻ, cần có sự phối hợp đầy đủ giữa 4 nhóm thực phẩm theo một tỷ lệ cân đối: Protein/Lipit/Gluxit =1/1/4- 5 cùng rau, củ, quả và tập cho trẻ thích nghi dần với từng loại thức ăn mới theo nguyên tắc từ ít đến nhiều; từ lỏng đến đặc [36]. Chất lượng bữa ăn có vai trò rất quan trọng đối với phát triển thể chất trẻ em. Nghiên cứu của WHO cho thấy những đứa trẻ bắt đầu ăn bổ sung thêm sữa hộp ngay trong tuần đầu, có nguy cơ bị tiêu chảy cao gấp 3 lần và nguy cơ nhập viện cao gấp 5 lần so với trẻ chỉ bú sữa mẹ; đối với trẻ cai sữa trong tuần đầu sau đẻ có nguy cơ bị tiêu chảy cao gấp 5 lần và nguy cơ phải vào viện do tiêu chảy cao gấp 12 lần so với trẻ bình thường [83]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hải Anh và cs thấy trẻ ăn bổ sung không hợp lý có nguy cơ SDD tăng 2,7 - 4,0 lần [1]. Nghiên cứu của Lê Phán
  • 28. 21 cho kết quả có đến 68,8% trẻ ăn bổ sung trước 4 tháng tuổi bị SDD và 59,8% trẻ SDD do ăn không đủ 4 nhóm thực phẩm hàng ngày [28]. Đã có nhiều nghiên cứu khẳng định hậu quả của ăn bổ sung sớm đến tình trạng SDD, bệnh tật trẻ em. Thực tế, bà mẹ cho con ăn bổ sung sớm là hiện trạng chung của nước ta. Tình hình ăn bổ sung sớm ở các khu vực của Việt Nam khoảng từ 30,0% đến 70,0% trong báo cáo của Lê Danh Tuyên và cs [37]. Nghiên cứu của Hoàng Khải Lập và cs tại Thái Nguyên thấy 62,6% bữa ăn bổ sung của trẻ chưa đủ 4 nhóm dinh dưỡng làm tăng nguy cơ SDD gấp 2,3 lần [23]. + Cách chăm sóc trẻ Nếu như việc cung cấp chất dinh dưỡng đóng vai trò quyết định trong việc phát triển thể chất trẻ em, thì cách chăm sóc trẻ quyết định sự phát triển tinh thần và góp phần rất quan trọng vào việc đảm bảo phát triển thể chất trẻ em toàn diện. Trẻ em cần được chăm sóc chu đáo về vệ sinh; tiêm chủng mở rộng; theo dõi tăng trưởng; tình thương yêu; học hành và được chăm sóc dinh dưỡng đúng cách khi ốm như tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp... - Liên quan giữa trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn với SDD: Trẻ nhỏ thường ăn không đủ số lượng, không cân đối, hơn nữa trẻ cũng tiếp xúc nhiều với môi trường nên dễ nhiễm khuẩn. Nếu trẻ bị nhiễm khuẩn, trẻ lại sẽ tăng nguy cơ bị SDD. Nghiên cứu cho thấy, trẻ bị ốm trong thời gian khảo sát sẽ có nguy cơ bị SDD thể nhẹ cân cao hơn 4,2 lần (95%CI: 2,3 - 7,6, p < 0,05) [60]. Nghiên cứu mô tả cắt ngang của Sulaiman A.A và cs (2018) trên 1635 trẻ tại miền Bắc Sudan cho kết quả: trẻ bị nhiễm khuẩn (triệu chứng bệnh đường ruột và đường hô hấp) và không tiêm vắc xin đầy đủ có liên quan với SDD thể gầy còm (p = 0,007, p = 0,013 và p = 0,008) [72]. Nghiên cứu của Abera Lamirot trên 398 trẻ từ 6 - 59 tháng tuổi cho kết quả: trẻ bị tiêu chảy có nguy cơ mắc SDD thể gầy còm cao hơn 39,5 lần so với trẻ bình thường (95%CI: 13,68 - 114,30) [50]. Nghiên cứu bệnh chứng trên 137 trẻ SDD và 137 trẻ bình thường của Wong Hui Jie và cs (2014) thấy trẻ nhiễm giun có nguy cơ mắc
  • 29. 22 SDD cao hơn 3,48 lần (95CI: 1,25 - 9,70) [82]. Nghiên cứu của Ansuya và cs (2018) trên 570 trẻ cho kêt quả: trẻ tái phát tiêu chảy có nguy cơ mắc SDD cao hơn 2,74 lần (95%CI: 1,56 - 4,82, p = 0,001); tái phát ho và cảm lạnh có nguy cơ mắc SDD cao hơn 3,88 lần (95%CI: 1,96 - 7,67, p = 0,001); trẻ biếng ăn có nguy cơ mắc SDD cao hơn 4,9 lần (95%CI: 3,03 - 7,93, p = 0,001); trẻ nhiễm giun có nguy cơ mắc SDD cao hơn 2,0 lần (95%CI: 1,19 - 3,38, p = 0,009) [53]. Nghiên cứu của Mazengia A.L. và cs (2018) cho kết quả trẻ được tiêm chủng không đầy đủ có nguy cơ mắc SDD thấp còi cao hơn 5,6 lần (95%CI; 2,90 - 10,82) [65]. Kết quả nghiên cứu của Đặng Văn Nghiêm cho thấy: những trẻ hay mắc các bệnh đường hô hấp có nguy cơ SDD cao hơn nhóm trẻ khỏe 2,88 lần, nhóm trẻ hay mắc các bệnh tiêu chảy có nguy cơ SDD cao hơn nhóm trẻ khỏe 3,89 lần [27]. Báo cáo nghiên cứu của Đinh Đạo cho kết quả: nhiễm khuẩn hô hấp cấp có liên quan đến tình trạng SDD trẻ em [13]. - Liên quan giữa dịch vụ chăm sóc y tế và môi trường với SDD: Tình trạng dịch vụ chăm sóc y tế và vệ sinh môi trường kém - nguyên nhân tiềm tàng của SDD cũng là vấn đề tồn tại lớn ở Việt Nam. Do tình hình sử dụng nước sạch và công trình vệ sinh ở nhiều nơi, đặc biệt là ở vùng nông thôn và miền núi còn bị hạn chế nên việc chăm sóc sức khoẻ cho bà mẹ và trẻ em chưa được đảm bảo. Không những thế,dịch vụ y tế ở địa phương còn kém chất lượng và chưa được phát triển nhiều. Các trang thiết bị cho cơ sở y tế còn nghèo nàn, không được cung cấp một cách có hệ thống và đã ở vào tình trạng hư hỏng. Với thực trạng chăm sóc y tế và môi trường còn nhiều bất cập như vậy thì việc chăm sóc sức khoẻ cho trẻ em sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Kết quả nghiên cứu của Hoàng Thị Huế (2010) khi nhận xét nhân lực của chương trình phòng chống suy dinh dưỡng (PCSDD) thấy nhân lực còn thiếu và đã có tuổi nên ít cập nhật kiến thức [20]. Thực tế, SDD có thể giảm nhờ các can thiệp tác động vào những giai đoạn quan trọng của vòng đời đối với bà mẹ khi mang
  • 30. 23 thai và khi cho con bú, với trẻ trong giai đoạn sơ sinh và 2 năm đầu đời. Nếu được triển khai trên diện rộng và hiệu quả, các can thiệp quan trọng này có thể cải thiện được tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ em, bao gồm cả trẻ SDD thấp còi, giảm gánh nặng bệnh tật và tử vong ở trẻ [55], [80]. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Bằng (2018) thấy các yếu tố ảnh hưởng đến chương trình PCSDD trẻ em tại huyện Bắc Mê: Nhân lực y tế phụ trách chương trình thiếu về số lượng và yếu về chất lượng; cán bộ phụ trách chương trình PCSDD không được tập huấn, chất lượng tập huấn thấp; hoạt động của chương trình tại TYT xã không có kinh phí; thiếu trang thiết bị; kiểm tra, giám sát chưa chặt chẽ, truyền thông PCSDD chưa đảm bảo chất lượng, sự tham gia của Ban chỉ đạo chăm sóc sức khỏe xã ít sát sao [2]. Khi hoạt động chương trình PCSDD không tốt sẽ ảnh hưởng đến tỉ lệ SDD trên địa bàn. Việc sử dụng hố xí hợp vệ sinh và nguồn nước hợp vệ sinh có liên quan trực tiếp đến sức khỏe và bệnh tật của các thành viên trong gia đình vì hầu hết các bệnh nhiễm trùng, ký sinh trùng được lây qua đường tiêu hóa. Việc không sử dụng hố xí hoặc hố xí không hợp vệ sinh sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý và ảnh hưởng đến dinh dưỡng của trẻ. Nghiên cứu của Bùi Xuân Minh và cs (2015) cho kết quả: sử dụng hố xí có liên quan đến SDD thấp còi với p = 0,015; nguồn nước hợp vệ sinh không liên quan với SDD thấp còi với p = 0,326 [26]. 1.4. Một số đặc điểm kinh tế, xã hội của người Mông Người Mông hiện nay có số dân gần 1,1 triệu người, phân ra các ngành Mông như Xanh, Đỏ, Đen, Trắng, Hoa, Nà Miẻo... Người Mông cư trú trên các vùng núi phía Bắc như Lai Châu, Điện Biên, Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái... trong đó người Mông ở Hà Giang chiếm số lượng lớn. Người Mông ở Hà Giang chiếm 31,9% dân số toàn tỉnh và 21,7% tổng số người Mông tại Việt Nam. Người Mông có một số phong tục tập quán chủ yếu sau: Nhà ở: Người Mông thường sống trong những căn nhà lá vách nứa hoặc
  • 31. 24 gỗ đẽo, đồ đạc tiện nghi nghèo nàn phù hợp với tập quán di cư di canh của họ. Bản làng của người Mông ở rải rác 3 - 5 nhà trên các sườn núi cao. Ngô là cây lương thực chủ yếu của người Mông. Thu nhập thấp, trình độ văn hoá xã hội của người Mông nhìn chung còn nhiều hạn chế đã ảnh hưởng không nhỏ đến nhận thức của họ về chăm sóc sức khỏe. Kiêng kỵ ở bản: Những ngày trong bản có cúng thần, cúng tổ tiên thì ngay đầu đường vào bản thường cắm lá xanh… khi ấy, người lạ không được vào, chỉ có người cùng dòng họ mới được vào nhà. Tiếp khách ăn cơm uống rượu: Người Mông tiếp cơm khách ở bàn thấp đặt ngay giữa nhà thuộc gian giữa, gần nơi thờ tổ tiên. Dãy ghế đặt phía đầu bàn, nơi ngồi quay lưng về phía bàn thờ chỉ dành cho khách quý hoặc gia chủ. Khi ăn uống, ta phải chờ chủ nhà mời, chủ nhà cầm chén rượu hay bát rượu mời, khách mới được cầm lên và chúc tụng cùng với lời cảm tạ ngắn gọn. Quan hệ với gia chủ: Cần thận trọng và kiên nhẫn, đừng tự tiện sờ vào đầu người lớn và trẻ em Mông vì đỉnh đầu là nơi trú ngụ của hồn, vía. Quan hệ với phụ nữ: Phụ nữ Mông coi trọng sự tế nhị, kín đáo, lịch sự trong giao tiếp. Phụ nữ Mông có tình yêu đằm thắm, thủy chung, tin yêu người mình yêu. Khi tình yêu đổ vỡ, niềm tin bị lợi dụng, người phụ nữ Mông sẵn sàng ăn lá ngón tự tử, nhảy xuống sông suối tự vẫn. Sinh đẻ: Trước kia người Mông đẻ ở rừng còn ngày nay chủ yếu đẻ ở nhà. Quan điểm người Mông về sinh đẻ là bình thường, chết đứa này thì đẻ đứa khác. Khi trong nhà có người ở cữ, gia đình kiêng một tháng. Gia chủ thường cắm lá xanh ngoài cửa ra vào nhà. Nếu gia chủ đồng ý cho khách vào nhà, phải cởi bỏ dép ra ngoài, chỉ đi chân đất vào nhà. Khi tròn tháng, người Mông làm lễ đặt tên rất long trọng cho con và liên hoan vui vẻ. Vệ sinh môi trường: Chăn thả các loại gia súc gia cầm tự do, không sử dụng hố xí là tập quán lâu đời của dân tộc Mông... điều này làm cho nguồn nước ăn hay bị ô nhiễm. Người Mông chưa có thói quen rửa tay trước khi ăn
  • 32. 25 và sau khi đi đại tiểu tiện, thậm chí còn uống nước lã... đều ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người dân.
  • 33. 26 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu - Trẻ em người dân tộc Mông từ 0 đến <60 tháng tuổi - Người mẹ của trẻ hoặc người chăm sóc trẻ từ 0 đến <60 tháng tuổi 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 2.2.1. Địa điểm nghiên cứu: 2 xã Cán Tỷ và Lùng Tám thuộc huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang 2.2.2. Thời gian nghiên cứu: Tháng 7/2018 đến tháng 5/2019. 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu mô tả, thiết kế cắt ngang 2.3.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu - Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu mô tả [18], [62]: 2 2 2 / 1 ) 1 ( d p p Z n    Trong đó : n: số trẻ dưới 5 tuổi cần điều tra Z1-α/2: hệ số giới hạn tin cậy, chọn α = 0,05 tương ứng với Z1-α/2 = 1,96 p: lấy p = 0,28 (Nghiên cứu của Trần Thị Thanh (2016) thấy tỉ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi huyện Cư Kuin tỉnh Đăk Lăk ở thể thấp còi 28,0% [30]). d: độ chính xác mong muốn, chọn d = 0,03 Thay vào công thức ta tính được cỡ mẫu là 861 trẻ; thực tế điều tra được 930 trẻ dưới 5 tuổi trong thời gian nghiên cứu. - Phương pháp chọn mẫu: (1) Chọn xã: chọn chủ đích 2 xã Cán Tỷ và Lùng Tám thuộc huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. (2) Chọn đối tượng nghiên cứu: lập danh sách trẻ người dân tộc Mông dưới 5 tuổi tại 2 xã nghiên cứu. Tại
  • 34. 27 xã Cán Tỷ năm 2018 có 497 trẻ em dân tộc Mông dưới 5 tuổi. Tại xã Lùng Tám có 528 trẻ em dân tộc Mông dưới 5 tuổi. Tại mỗi xã, áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn để chọn ra đủ 431 trẻ người dân tộc Mông dưới 5 tuổi tại xã nghiên cứu. Thực tế đã điều tra được 930 trẻ tại 2 xã trong thời gian nghiên cứu. 2.4. Chỉ số nghiên cứu 2.4.1. Chỉ số nghiên cứu cho mục tiêu 1: Thực trạng SDD thấp còi * Chỉ số về đặc điểm trẻ dưới 5 tuổi người dân tộc Mông - Phân bố tỉ lệ trẻ tham gia nghiên cứu theo nhóm tuổi, theo tuổi thai khi đẻ, theo tiền sử cuộc đẻ, theo tình trạng uống sữa ngoài, theo thời gian bắt đầu ăn sam và theo đặc điểm mắc bệnh nhiễm khuẩn - Phân bố tỉ lệ trẻ tham gia nghiên cứu theo giới tính - Phân bố tỉ lệ trẻ tham gia nghiên cứu theo thời gian cai sữa - Phân bố trẻ tham gia nghiên cứu theo nhóm tuổi và giới * Chỉ số về đặc điểm người chăm sóc trẻ và mẹ trẻ tham gia - Phân bố tỉ lệ bà mẹ tham gia nghiên cứu theo nhóm tuổi, theo số con hiện có, theo tình trạng sữa mẹ - Phân bố tỉ lệ bà mẹ và bố của trẻ tham gia nghiên cứu theo nghề nghiệp - Phân bố tỉ lệ bà mẹ và bố của trẻ tham gia nghiên cứu theo học vấn * Thực trạng SDD trẻ em dưới 5 tuổi - Tỉ lệ SDD theo thể thấp còi, nhẹ cân, gầy còm và SDD chung - Tỉ lệ SDD thấp còi theo mức độ - Tỉ lệ SDD thấp còi theo giới - Tỉ lệ SDD thấp còi theo xã - Tỉ lệ SDD thấp còi theo tháng tuổi của trẻ - Tỉ lệ SDD thấp còi theo tuổi thai khi đẻ - Tỉ lệ SDD thấp còi theo tuổi mẹ
  • 35. 28 - Tỉ lệ SDD thấp còi theo kinh tế hộ gia đình 2.4.2. Chỉ số nghiên cứu cho mục tiêu 2: Yếu tố liên quan với SDD thấp còi - Mối liên quan giữa kinh tế gia đình đối với SDD thấp còi - Mối liên quan giữa nghề nghiệp mẹ đối với SDD thấp còi - Mối liên quan giữa nghề nghiệp bố đối với SDD thấp còi - Mối liên quan giữa trình độ học vấn của mẹ với SDD thấp còi - Mối liên quan giữa tuổi kết hôn lần đầu của mẹ với SDD thấp còi - Mối liên quan giữa mẹ kết hôn cận huyết với SDD thấp còi - Mối liên quan giữa tăng cân của mẹ trong thai kì với SDD thấp còi - Mối liên quan giữa số con hiện có của mẹ với SDD thấp còi - Mối liên quan giữa thời điểm bú sữa mẹ sau đẻ với SDD thấp còi - Mối liên quan giữa thời điểm ăn bổ sung với SDD thấp còi - Mối liên quan giữa thời gian cai sữa trẻ với SDD thấp còi - Mối liên quan giữa giới tính của trẻ với SDD thấp còi - Mối liên quan giữa cân nặng sơ sinh của trẻ với SDD thấp còi - Mối liên quan giữa tiền sử thường xuyên mắc bệnh với SDD thấp còi - Mối liên quan giữa tình trạng tiêm chủng với SDD thấp còi 2.5. Tiêu chuẩn đánh giá một số biến số nghiên cứu 2.5.1. Xác định tuổi: Theo qui ước chung của WHO năm 1983 hiện đang được sử dụng tại Việt Nam. Từ sơ sinh đến 11 tháng 29 ngày (tức là năm thứ nhất) gọi là 0 tuổi hay dưới 1 tuổi (< 12 tháng). 1 tuổi tức là năm thứ 2, gồm các tháng tuổi từ 12 đến 23 tháng tuổi 2 tuổi tức là năm thứ 3, gồm các tháng tuổi từ 24 đến 35 tháng tuổi 3 tuổi tức là năm thứ 4, gồm các tháng tuổi từ 36 đến 47 tháng tuổi 4 tuổi tức là năm thứ 5, gồm các tháng tuổi từ 48 đến 59 tháng tuổi Trẻ dưới 5 tuổi tức trẻ từ 0 - <60 tháng tuổi
  • 36. 29 2.5.2. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ: được đánh giá dựa vào các chỉ tiêu cân nặng theo tuổi, chiều cao theo tuổi và cân nặng theo chiều cao so với chuẩn tăng trưởng mới của WHO, ngưỡng SD là < -2SD với các mức độ như sau: Bảng 2.1. Ngưỡng đánh giá mức độ SDD trẻ em dưới 5 tuổi Phân loại SDD Z-score Bình thường -2SD đến 2SD Độ I (mức độ vừa) < -2SD đến -3SD Độ II (mức độ nặng) < -3SD 2.5.3. Kinh tế hộ gia đình Hộ nghèo khu vực nông thôn: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống. Hộ cận nghèo khu vực nông thôn là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Hộ có mức sống trung bình khu vực nông thôn: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng [33]. 2.5.4. Thực hành về chăm sóc dinh dưỡng của bà mẹ - Số lần khám thai: khám thai đúng: theo Chuẩn Quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản: khám 3 lần tại 3 thời điểm của thai kỳ (3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ) [5]. - Tăng trọng lượng cơ thể khi mang thai: tăng đủ khi tăng từ 10 – 12kg trong thai kỳ [5]. - Thực hành cho trẻ bú sớm: bú trong vòng 1 giờ đầu sau khi sinh [5]. - Thực hành cho trẻ bú mẹ hoàn toàn: trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu mà không ăn hay uống bất kỳ đò ăn thức uống nào khác [7]. - Ăn bổ sung (thời điểm ăn, số bữa, nhóm thực phẩm cho ăn bổ sung): bắt đầu từ khi trẻ tròn 6 tháng, ngoài sữa mẹ trẻ được ăn bổ sung đủ 4 nhóm thực phẩm cơ bản: chất bột, chất đạm, chất béo và vitamin, muối khoáng [7].
  • 37. 30 - Bệnh tật: Tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp cấp, chăm sóc khi trẻ bị bệnh. Tiêu chảy: Trẻ được coi là tiêu chảy khi ngày trẻ đi ngoài phân loãng hoặc có máu từ 3 lần trở lên. Các biểu hiện đó hết trong hai ngày liên tục thì coi như chấm dứt một đợt tiêu chảy (theo IMCI). Nhiễm khuẩn hô hấp cấp: Trẻ được coi là nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp khi trẻ có các biểu hiện ho, sốt, viêm long đường hô hấp trên. Nếu các biểu hiện đó hết trong 2 ngày liên tục thì được coi như chấm dứt một đợt nhiễm khuẩn hô hấp (theo IMCI). 2.5.5. Một số khái niệm về kết hôn - Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình quy định: Tảo hôn được xem là việc kết hôn khi một hoặc cả hai người chưa đến tuổi kết hôn tối thiểu, tức 18 tuổi đối với nữ và 20 tuổi đối với nam. - Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình quy định: Kết hôn cận huyết là kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng. 2.6. Phương pháp thu thập số liệu 2.6.1. Đo chỉ số nhân trắc - Cân nặng: Sử dụng cân Tanita của Nhật Bản, có độ chính xác 0,1 kg. Cân đã được kiểm tra, chuẩn hoá, chỉnh về 0 trước khi tiến hành nghiên cứu và luôn điều chỉnh sau mỗi lần cân. Khi cân trẻ chỉ mặc bộ quần áo mỏng, bỏ giầy dép. Kết quả được ghi theo đơn vị kilogram với 1 số lẻ. - Chiều cao: Đo chiều cao đứng (đối với trẻ trên 2 tuổi) bằng thước gỗ có độ chính xác 0,1 cm. trẻ đi chân không, đứng quay lưng vào thước đo. Người thứ nhất giữ cho 2 đầu gối trẻ thẳng, 2 chân sát nhau sao cho gót chân, mông, vai và đỉnh chẩm chạm vào mặt phẳng thẳng đứng của thước. Người thứ 2 một
  • 38. 31 tay giữ cằm trẻ sao cho tầm mắt trẻ nhìn thẳng ra phía trước, tay kia kéo ê-ke của thước áp sát đỉnh đầu trẻ và vuông góc với thước do. Đo chiều cao nằm của trẻ (đối với trẻ từ 2 tuổi trở xuống): để trẻ nằm ngửa trên một thước đo gỗ, đầu chạm sát một cạnh của thước đo. Một người giữ đầu trẻ thẳng, mắt nhìn lên trần nhà, một người giữ 2 đầu gối trẻ thẳng và đưa mảnh gỗ áp sát 2 gót bàn chân, bàn chân thẳng đứng. Đọc kết quả và ghi số centimet, kết quả được tính theo đơn vị centimet với một chữ số thập phân. 2.6.2. Phỏng vấn Tiến hành phỏng vấn trực tiếp bà mẹ hoặc người nuôi dưỡng trẻ theo mẫu phiếu điều tra. 2.7. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu - Số liệu về cân nặng, ngày sinh, địa chỉ, ngày khám của trẻ được nhập liệu, tính toán các chỉ số nhân trắc với cơ sở dữ liệu là chuẩn tăng trưởng mới của WHO bằng phần mềm WHO Anthro Plus 2010. - Số liệu về SDD được nhập vào phần mềm SPSS 22.0, được xử lý và phân tích theo các thuật toán thống kê y sinh học. - Thống kê mô tả: mô tả số lượng (SL) và tỉ lệ (%) đối với biến định tính; mô tả giá trị trung bình X ± độ lệch chuẩn (SD) với biến định lượng. - Thống kê phân tích: đánh giá mối liên quan bằng Chi-square test. Mối liên quan có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05. 2.8. Đạo đức trong nghiên cứu Tất cả các bà mẹ và người chăm sóc trẻ tham gia vào nghiên cứu hoàn toàn mang tính tự nguyện và chỉ tiến hành nghiên cứu trên những trẻ mà bố mẹ trẻ đồng ý và ký vào bản cam kết tham gia nghiên cứu. Quá trình nghiên cứu không làm ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ, đối với những trẻ suy dinh dưỡng sẽ được tư vấn điều trị.
  • 39. 32 Số liệu thu thập được sẽ chỉ dùng cho nghiên cứu này, không dùng cho bất kỳ mục đích nào khác. Nghiên cứu đã được thông qua Hội đồng đạo đức của Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên năm 2018.
  • 40. 33 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thực trạng suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc Mông tại 2 xã huyện Quản Bạ tỉnh Hà Giang năm 2018 Bảng 3.1. Thông tin chung về trẻ dưới 5 tuổi tham gia nghiên cứu Chỉ số SL % Tháng tuổi < 12 tháng 133 14,3 12 - 23 tháng 219 23,5 24 - 35 tháng 201 21,6 36 - 47 tháng 197 21,2 48 - 59 tháng 180 19,4 X ± SD 32,2 ± 16,0 Giới tính Nam 491 52,8 Nữ 439 47,2 Tuổi thai khi đẻ Đủ tháng (≥ 37 tuần) 917 98,6 Thiếu tháng (< 37 tuần) 13 1,4 Tiền sử cuộc đẻ Đẻ thường 884 95,1 Đẻ mổ không tai biến 46 4,9 Trẻ được uống sữa ngoài Không/hiếm khi 564 60,6 Thỉnhthoảng(cáchngày) 325 34,9 Thườngxuyên(hàngngày) 41 4,4 Thời gian trẻ bắt đầu ăn bổ sung < 5 tháng 291 31,3 5 - 6 tháng 567 61,0 > 6 tháng 72 7,7 Thời gian cai sữa < 12 tháng 70 7,5 12 - 18 tháng 403 43,3 19 - 24 tháng 378 40,6 > 24 tháng 2 0,2 Chưa cai sữa 77 8,3 Số trẻ mắc tiêu chảy hoặc nhiễm khuẩn HH Không mắc 238 25,6 Có mắc (≤ 5 lần/năm) 692 74,4 Tổng 930 100,0
  • 41. 34 Nhận xét: - Tuổi trung bình của trẻ tham gia nghiên cứu là 32,2 ± 16,0 tháng tuổi. Tỉ lệ trẻ sinh đủ tháng (≥ 37 tuần) là 98,6%. Hầu hết trẻ được đẻ thường, chiếm tỉ lệ 95,1%. Thời gian trẻ bắt đầu ăn sam từ 5 - 6 tháng chiếm tỉ lệ cao nhất 61,0%. Trẻ không/hiếm khi uống sữa ngoài chiếm tỉ lệ 60,6%. - Tỉ lệ trẻ có mắc tiêu chảy hoặc nhiễm khuẩn hô hấp cấp chiếm 74,4%. Tỉ lệ trẻ nam tham gia nghiên cứu là 52,8%, tỉ lệ trẻ nữ là 47,2%. - Số trẻ có thời gian cai sữa từ 12 - 18 tháng chiếm tỉ lệ cao nhất 43,3%. Tiếp đó là trẻ có thời gian cai sữa từ 19 - 24 tháng chiếm tỉ lệ cao nhất 40,6%. Tỉ lệ trẻ có thời gian cai sữa < 12 tháng là 7,5%. Tỉ lệ trẻ có thời gian cai sữa > 24 tháng là 0,2%. Tỉ lệ trẻ chưa cai sữa là 8,3%. Biểu đồ 3.1. Phân bố trẻ em dưới 5 tuổi theo nhóm tuổi và giới Nhận xét: Nhóm tuổi của đối tượng điều tra 12 - 23 tháng tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất 23,5%. Ở trẻ nam, trẻ 12 - 23 tháng tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất 23,8%. Ở trẻ nữ, trẻ 12 - 23 tháng tuổi và 37 - 48 tháng tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất 23,2%. Bảng 3.2. Thông tin chung về các bà mẹ tham gia nghiên cứu 0 5 10 15 20 25 < 12 tháng 12 - 23 tháng 24 - 35 tháng 36 - 47 tháng 48 - 59 tháng 15.9 23.8 21 19.3 20 12.5 23.2 22.3 23.2 18.7 Nam Nữ
  • 42. 35 Chỉ số SL % Nhóm tuổi 15 - 19 tuổi 11 1,2 20 - 24 tuổi 147 15,8 25 - 29 tuổi 648 69,7 30 - 34 tuổi 118 12,7 ≥ 35 tuổi 6 0,6 X ± SD 27,4 ± 15,0 Số con hiện có 1 con 240 25,8 2 con 632 68,0 > 2 con 58 6,2 Mẹ có đủ sữa cho trẻ bú không Đủ 813 87,4 Thiếu 117 12,6 Nghề nghiệp mẹ Nông dân 681 73,2 Công nhân 42 4,5 Cán bộ viên chức 19 2,0 Khác (kinh doanh, làm thuê) 188 20,3 Nghề nghiệp bố Nông dân 488 52,5 Công nhân 73 7,8 Cán bộ viên chức 27 2,9 Khác (kinh doanh, làm thuê) 342 36,8 Trình độ học vấn mẹ Tiểu học trở xuống 143 15,4 Trung học cơ sở 495 53,2 THPT trở lên 292 31,4 Trình độ học vấn bố Tiểu học trở xuống 68 7,3 Trung học cơ sở 445 47,8 THPT trở lên 417 44,8 Tổng 930 100,0 Nhận xét:
  • 43. 36 - Nhóm tuổi các bà mẹ từ 25 - 29 tuổi chiếm tỉ lệ 69,7%. Tuổi trung bình của mẹ là 27,4 ± 15,0 tuổi. Phần các bà mẹ có 2 con chiếm tỉ lệ 68,0%, tỉ lệ bà mẹ có > 2 con là 6,2%. Phần lớn các bà mẹ có đủ sữa cho con 87,4%. - Tỉ lệ mẹ và bố có nghề nghiệp là nông dân chiếm 73,2% và 52,5%. Nghề nghiệp tự do, làm thuê ở mẹ trẻ là 20,3%; ở bố trẻ là 36,8%. - Tỉ lệ có trình độ học vấn THCS ở mẹ trẻ là 53,2%; ở bố trẻ là 47,8%. Tỉ lệ có trình độ học vấn ≥ THPT ở mẹ trẻ là 31,4%; ở bố trẻ là 44,8%. Bảng 3.3. Tỉ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi theo thể Thể SDD Số trẻ điều tra SL % Thấp còi (H/A) 930 419 45,1 Nhẹ cân (W/A) 930 224 24,1 Gầy còm (W/H) 930 76 8,2 Nhận xét: Tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi SDD thấp còi chiếm cao nhất 45,1%; SDD nhẹ cân chiếm 24,1% và SDD gầy còm 8,2%. Tỉ lệ trẻ bị SDD chung 50,4%. Bảng 3.4. Tỉ lệ suy dinh dưỡng thấp còi theo mức độ Mức độ SDD Số trẻ điều tra SL % Mức độ vừa 930 239 25,7 Mức độ nặng 930 180 19,4 Tổng 930 419 45,1 Nhận xét: Tỉ lệ trẻ SDD thấp còi mức độ vừa là 25,7%. Tỉ lệ trẻ SDD thấp còi mức độ nặng là 19,4%.
  • 44. 37 Bảng 3.5. Tỉ lệ suy dinh dưỡng thấp còi theo giới Giới Tổng số trẻ SL % p Nam 491 233 47,5 0,120 Nữ 439 186 42,4 Tổng 930 419 45,1 Nhận xét: Tỉ lệ trẻ nam SDD thấp còi là 47,5%; nữ SDD thấp còi là 42,4%. Bảng 3.6. Tỉ lệ suy dinh dưỡng thấp còi theo xã Xã Tổng số trẻ SL % p Lùng Tám 464 203 43,8 0,425 Cán Tỷ 466 216 46,4 Tổng 930 419 45,1 Nhận xét: Tỉ lệ trẻ SDD thấp còi ở xã Lùng Tám là 43,8%; Cán Tỷ là 46,4. Bảng 3.7. Tỉ lệ suy dinh dưỡng thấp còi theo tháng tuổi của trẻ Tháng tuổi Tổng số trẻ SL % p < 12 tháng 133 52 39,1 < 0,001 12 - 23 tháng 219 70 32,0 24 - 35 tháng 201 85 42,3 36 - 47 tháng 197 99 50,3 48 - 59 tháng 180 113 62,8 Tổng 930 419 45,1 Nhận xét: Trẻ từ 48 - 59 tháng bị SDD thấp còi chiếm tỉ lệ cao nhất 62,8%; trẻ từ 12 - 23 tháng SDD thấp còi chiếm tỉ thấp nhất 32,0%.
  • 45. 38 Bảng 3.8. Tỉ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi theo tuổi thai khi đẻ Tuổi thai khi đẻ Tổng số trẻ SL % p Đủ tháng (≥ 37 tuần) 917 413 45,0 0,963 Thiếu tháng (< 37 tuần) 13 6 46,2 Tổng 930 419 45,1 Nhận xét: Tỉ lệ trẻ đủ tháng bị SDD thấp còi là 45,0%; trẻ thiếu tháng là 46,2%. Bảng 3.9. Tỉ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi theo tuổi mẹ/tổng số con Tuổi mẹ Tổng số mẹ Tổng số con SL % 15 - 19 tuổi 11 12 6 50,0 20 - 24 tuổi 147 185 86 46,5 25 - 29 tuổi 648 1197 258 21,6 30 - 34 tuổi 118 273 63 23,1 ≥ 35 tuổi 6 17 6 35,3 Tổng 930 1684 419 24,9 Nhận xét: Mẹ có độ tuổi 15 - 19 tuổi có con bị SDD thấp còi chiếm tỉ lệ 50,0%. Mẹ có độ tuổi 20 - 24 tuổi có con bị SDD thấp còi chiếm 46,5%; độ tuổi 25 - 29 tuổi có con bị SDD thấp còi 21,6% và ≥ 35 có con bị SDD thấp còi 35,3%. Bảng 3.10. Tỉ lệ SDD thấp còi theo kinh tế hộ gia đình Kinh tế Tổng số hộ SL % Hộ đủ ăn 524 220 42,0 Hộ cận nghèo 128 59 46,1 Hộ nghèo 278 140 50,4 Tổng 930 419 45,1 Nhận xét: Hộ gia đình có kinh tế đủ ăn có con bị SDD thấp còi chiếm 42,0%; hộ cận nghèo có con bị SDD thấp còi là 46,1% và hộ nghèo là 50,4%.
  • 46. 39 3.2. Một số yếu tố liên quan với suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc Mông Bảng 3.11. Liên quan giữa kinh tế gia đình với SDD thấp còi SDD thấp còi Kinh tế Có Không Tổng SL % SL % SL % Nghèo 140 50,4 138 49,6 278 100,0 Không nghèo 279 42,8 373 57,2 652 100,0 Tổng 419 45,1 511 54,9 930 100,0 χ2 , p χ2 = 4,510, p = 0,034 Nhận xét: Trẻ thuộc hộ nghèo thì có tỉ lệ SDD thấp còi (50,4%) cao hơn hộ không nghèo (42,8%). Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa kinh tế hộ gia đình với SDD thấp còi (p < 0,05). Bảng 3.12. Liên quan giữa nghề nghiệp mẹ với SDD thấp còi SDD thấp còi Nghề nghiệp mẹ Có Không Tổng SL % SL % SL % Nông dân 313 46,0 368 54,0 681 100,0 Nghề khác 106 42,6 143 57,4 249 100,0 Tổng 419 45,1 511 54,9 930 100,0 χ2 , p χ2 = 0,847, p = 0,357 Nhận xét: Tỉ lệ mẹ là nông dân có trẻ bị SDD thấp còi là 46,0%, cao hơn so với mẹ làm nghề khác (42,6%). Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
  • 47. 40 Bảng 3.13. Liên quan giữa nghề nghiệp bố với SDD thấp còi SDD thấp còi Nghề nghiệp bố Có Không Tổng SL % SL % SL % Nông dân 242 49,6 246 50,4 488 100,0 Nghề khác 177 40,0 265 60,0 442 100,0 Tổng 419 45,1 511 54,9 930 100,0 χ2 , p χ2 = 8,536, p = 0,003 Nhận xét: Tỉ lệ bố là nông dân có trẻ bị SDD thấp còi là 49,6%, cao hơn so với bố làm nghề khác (40,0%). Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa nghề nghiệp của bố với SDD thấp còi của trẻ (p < 0,05). Bảng 3.14. Liên quan giữa trình độ học vấn của mẹ với SDD thấp còi SDD thấp còi Học vấn mẹ Có Không Tổng SL % SL % SL % ≤ THCS 302 47,3 336 52,7 638 100,0 ≥ THPT 117 40,1 175 59,9 292 100,0 Tổng 419 45,1 511 54,9 930 100,0 χ2 , p χ2 = 8,536, p = 0,003 Nhận xét: Tỉ lệ mẹ có trình độ học vấn ≤ THCS có trẻ bị SDD thấp còi là 47,3%, cao hơn so với mẹ có trình độ học vấn ≥ THPT (40,1%). Có mối liên quan giữa trình độ học vấn của mẹ với SDD thấp còi của trẻ (p < 0,05).
  • 48. 41 Bảng 3.15. Liên quan giữa tuổi kết hôn lần đầu của mẹ với SDD thấp còi SDD thấp còi Tuổi kết hôn Có Không Tổng SL % SL % SL % < 18 163 49,4 167 50,6 330 100,0 ≥ 18 256 42,7 344 57,3 600 100,0 Tổng 419 45,1 511 54,9 930 100,0 χ2 , p χ2 = 3,892, p = 0,049 Nhận xét: Tỉ lệ mẹ kết hôn < 18 tuổi có trẻ bị SDD thấp còi là 49,4%, cao hơn so với mẹ kết hôn ≥ 18 tuổi (42,7%). Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tuổi kết hôn của mẹ với SDD thấp còi của trẻ (p < 0,05). Bảng 3.16. Liên quan giữa mẹ kết hôn cận huyết với SDD thấp còi SDD thấp còi Kết hôn cận huyết Có Không Tổng SL % SL % SL % Có 6 100,0 0 0 6 100,0 Không 413 44,7 511 55,3 924 100,0 Tổng 419 45,1 511 54,9 930 100,0 χ2 , p χ2 = 7,365, p = 0,008 Nhận xét: Toàn bộ mẹ kết hôn cận huyết đều có con bị SDD thấp còi. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa mẹ kết hôn cận huyết với SDD thấp còi của trẻ (p < 0,05).
  • 49. 42 Bảng 3.17. Liên quan giữa tăng cân của mẹ trong thai kì với SDD thấp còi SDD thấp còi Mẹ tăng cân Có Không Tổng SL % SL % SL % < 10 kg 74 53,2 65 46,8 139 100,0 ≥ 10 kg 345 43,6 446 56,4 791 100,0 Tổng 419 45,1 511 54,9 930 100,0 χ2 , p χ2 = 4,421, p = 0,035 Nhận xét: Tỉ lệ mẹ tăng < 10 kg có trẻ bị SDD thấp còi là 53,2%, cao hơn so với mẹ tăng ≥ 10kg (43,6%). Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tăng cân khi mang thai của mẹ với SDD thấp còi (p < 0,05). Bảng 3.18. Liên quan giữa số con hiện có của bà mẹ với SDD thấp còi SDD thấp còi Số con Có Không Tổng SL % SL % SL % > 2 con 37 63,8 21 36,2 58 100,0 ≤ 2 con 382 43,8 490 56,2 872 100,0 Tổng 419 45,1 511 54,9 930 100,0 χ2 , p χ2 = 8,775, p = 0,003 Nhận xét: Tỉ lệ mẹ có > 2 con thì con bị SDD thấp còi là 63,8%, cao hơn so với mẹ có ≤ 2 con (43,8%). Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa số con hiện có của bà mẹ với SDD thấp còi của trẻ (p < 0,05).
  • 50. 43 Bảng 3.19. Liên quan giữa thời điểm bú sữa mẹ sau đẻ với SDD thấp còi SDD thấp còi Bú sau đẻ Có Không Tổng SL % SL % SL % Sau 12 - 24 giờ 105 51,2 100 48,8 205 100,0 Ngay sau đẻ 314 43,3 411 56,7 725 100,0 Tổng 419 45,1 511 54,9 930 100,0 χ2 , p χ2 = 4,038, p = 0,044 Nhận xét: Trẻ bú sau đẻ 12 - 24 giờ bị SDD thấp còi cao 51,2%, cao hơn so với trẻ được bú ngay sau đẻ (43,3%). Có mối liên quan giữa việc bú sau đẻ muộn với SDD thấp còi ở trẻ (p < 0,05). Bảng 3.20. Liên quan giữa thời điểm ăn bổ sung với SDD thấp còi SDD thấp còi Thời điểm ăn sam Có Không Tổng SL % SL % SL % ≤ 6 tháng 388 45,2 470 54,8 858 100,0 > 6 tháng 31 43,1 41 56,9 72 100,0 Tổng 419 45,1 511 54,9 930 100,0 χ2 , p χ2 = 0,126, p = 0,723 Nhận xét: Trẻ ăn sam trong vòng 6 tháng đầu trở lên có tỉ lệ SDD thấp còi 45,2%; cao hơn so với trẻ ăn sam > 6 tháng (43,1%). Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
  • 51. 44 Bảng 3.21. Liên quan giữa thời gian cai sữa trẻ với SDD thấp còi SDD thấp còi Thời gian cai sữa Có Không Tổng SL % SL % SL % < 18 tháng 228 48,2 245 51,8 473 100,0 ≥ 18 tháng 157 41,3 223 58,7 380 100,0 Tổng 385 45,1 468 54,9 853 100,0 χ2 , p χ2 = 4,036, p = 0,045 - Có 77 trẻ chưa cai sữa - Chia ngưỡng “cut point” 18 vì chỉ có 02 trẻ được cai sữa 24 tháng Nhận xét: Trẻ cai sữa < 18 tháng bị SDD thấp còi là 48,2%; cao hơn trẻ cai sữa ≥ 18 tháng (41,3%). Có mối liên quan giữa thời gian cai sữa sớm với SDD thấp còi (p < 0,05). Bảng 3.22. Liên quan giữa giới tính của trẻ với SDD thấp còi SDD thấp còi Giới tính Có Không Tổng SL % SL % SL % Nam 233 47,5 258 52,5 491 100,0 Nữ 186 42,4 253 57,6 439 100,0 Tổng 419 45,1 511 54,9 930 100,0 χ2 , p χ2 = 2,421, p = 0,12 Nhận xét: Trẻ nam bị SDD thấp còi là 47,5%; cao hơn trẻ nữ (42,4%). Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
  • 52. 45 Bảng 3.23. Liên quan giữa cân nặng sơ sinh của trẻ với SDD thấp còi SDD thấp còi Cân nặng Có Không Tổng SL % SL % SL % Nhẹ cân (< 2500g) 57 54,8 47 45,2 104 100,0 Bình thường (≥ 2500g) 362 43,8 464 56,2 826 100,0 Tổng 419 45,1 511 54,9 930 100,0 χ2 , p χ2 = 4,500, p = 0,034 Nhận xét: Trẻ đẻ ra nhẹ cân bị SDD thấp còi là 54,8%; cao hơn trẻ đẻ ra có cân nặng bình thường (43,8%). Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tình trạng nhẹ cân khi đẻ với SDD thấp còi (p < 0,05). Bảng 3.24. Liên quan giữa trẻ thường xuyên mắc bệnh với SDD thấp còi SDD thấp còi Tiền sử bệnh tật Có Không Tổng SL % SL % SL % Có mắc bệnh 338 48,8 354 51,2 692 100,0 Không mắc bệnh 81 34,0 157 66,0 238 100,0 Tổng 419 45,1 511 54,9 930 100,0 χ2 , p χ2 = 15,691, p = 0,0001 Nhận xét: Trẻ thường xuyên có mắc bệnh bị SDD thấp còi là 48,8%; cao hơn trẻ không mắc bệnh (34,0%). Có mối liên quan giữa tiền sử mắc bệnh với SDD thấp còi (p < 0,05).
  • 53. 46 Bảng 3.25. Liên quan giữa tình trạng tiêm chủng với SDD thấp còi SDD thấp còi Tiêm chủng Có Không Tổng SL % SL % SL % Không đầy đủ 91 52,3 83 47,7 174 100,0 Đầy đủ, đúng lịch 328 43,4 428 56,6 756 100,0 Tổng 419 45,1 511 54,9 930 100,0 χ2 , p χ2 = 4,539, p = 0,033 Nhận xét: Trẻ tiêm chủng không đầy đủ bị SDD thấp còi là 52,3%; cao hơn trẻ tiêm chủng không đầy đủ, đúng lịch (35,1%). Có mối liên quan giữa tiêm chủng không đầy đủ, đúng lịch với SDD thấp còi (p < 0,05).
  • 54. 47 Chương 4 BÀN LUẬN 4.1. Thực trạng suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc Mông tại 2 xã huyện Quản Bạ tỉnh Hà Giang năm 2018 Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy: tỉ lệ trẻ < 12 tháng tham gia nghiên cứu là 14,3%; từ 12 - 23 tháng là 23,5%; từ 24 - 35 tháng tháng là 21,6%; từ 36 - 47 tháng là 21,2% và từ 48 - 59 tháng là 19,4%. Đây là điểm thuận lợi cho nghiên cứu bởi tỉ lệ trẻ thuộc các nhóm tuổi tương đối đồng đều, sẽ không dẫn đến các sai số phân bố trong quá trình phân tích. Tuổi trung bình của trẻ tham gia nghiên cứu này là 32,2 ± 16,0 tháng tuổi. Kết quả tuổi của chúng tôi thấp hơn so với kết quả của Trần Thị Thanh (2016) khi thấy nhóm tuổi của trẻ < 12 tháng là 21,2%, từ 12 - 36 tháng là 47,4% và > 36 tháng là 31,4% [30]. Đây là sự khác biệt do mẫu nghiên cứu. Bảng 3.1. trong nghiên cứu cũng cho thấy: Tỉ lệ trẻ sinh đủ tháng (≥ 37 tuần) là 98,6%. Hầu hết trẻ được đẻ thường, chiếm tỉ lệ 95,1%. Thời gian trẻ bắt đầu ăn sam từ 5 - 6 tháng chiếm tỉ lệ cao nhất 61,0%. Số trẻ có thời gian cai sữa từ 12 - 18 tháng chiếm tỉ lệ cao nhất 43,3%. Tiếp đó là trẻ có thời gian cai sữa từ 19 - 24 tháng chiếm tỉ lệ cao nhất 40,6%. Tỉ lệ trẻ có thời gian cai sữa < 12 tháng là 7,5%. Tỉ lệ trẻ có thời gian cai sữa > 24 tháng là 0,2%. Tỉ lệ trẻ chưa cai sữa là 8,3%. Trẻ không/hiếm khi uống sữa ngoài chiếm tỉ lệ 60,6%. Tỉ lệ trẻ có mắc tiêu chảy hoặc nhiễm khuẩn hô hấp cấp chiếm 74,4%. So sánh với nghiên cứu của Lương Thị Thu Hà (2008) tại Thái Nguyên thấy tỉ lệ trẻ được ăn sam < 6 tháng là 12,1%, tỉ lệ trẻ cai sữa < 18 tháng là 21,9%, cai sữa từ 18 - 24 tháng 45,8% và cai sữa ≥ 24 tháng là 13,7% [16]. Như vậy các chỉ số liên quan đến chế độ chăm sóc trẻ của chúng tôi chưa tốt như nghiên cứu của Lương Thị Thu Hà. Lý giải điều này theo chúng tôi là do sự khác biệt về địa bàn nghiên