SlideShare a Scribd company logo
1 of 90
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC
NGUYỄN ĐỨC TOÀN
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NƯỚC SINH HOẠT
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI CÁC HỘ GIA ĐÌNH
THUỘC XÃ LA HIÊN HUYỆN VÕ NHAI
TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
THÁI NGUYÊN - NĂM 2017
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC
NGUYỄN ĐỨC TOÀN
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NƯỚC SINH HOẠT
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI CÁC HỘ GIA ĐÌNH
THUỘC XÃ LA HIÊN HUYỆN VÕ NHAI
TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Y HỌC DỰ PHÒNG
Mã số: 60 72 01 63
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN THỊ QUỲNH HOA
THÁI NGUYÊN - NĂM 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
Thạc sĩ do tôi thu thập là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công
trình nghiên cứu khoa học nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ trong việc thực hiện luận văn
này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 10 năm 2017
Học viên
Nguyễn Đức Toàn
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp, dưới sự tận tình hướng
dẫn của giảng viên, được phía nhà trường tạo điều kiện thuận lợi, em đã có
một quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và học tập nghiêm túc để hoàn thành bài
luận văn tốt nghiệp. Kết quả thu được không chỉ do sự nỗ lực của bản thân mà
còn có sự giúp đỡ của quý thầy cô và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn:
Tiến sĩ Nguyễn Thị Quỳnh Hoa - Phó trưởng khoa Y tế Công cộng,
trưởng bộ môn Sức khỏe môi trường & Sức khỏe nghề nghiệp trường Đại học
Y - Dược Thái Nguyên, cô đã hướng dẫn em rất tận tình trong suốt thời gian
thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp.
Ban Giám hiệu trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm
khoa Y tế Công cộng cùng toàn thể các thầy cô giáo của khoa đã quan tâm,
tạo điều kiện giúp em hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp.
Cảm ơn các thầy cô giáo trong nhà trường đã trang bị cho em những
kiến thức bổ ích, không chỉ là những bài học chuyên môn quý báu mà còn là
những kỹ năng nghề nghiệp.
Lãnh đạo địa phương, Cán bộ Trạm Y tế, người dân xã La Hiên thuộc
huyện Võ Nhai nơi em tiến hành thu thập số liệu cho luận văn tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 10 năm 2017
Học viên
Nguyễn Đức Toàn
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BYT : Bộ Y tế
CLNN : Chất lượng nguồn nước
KAP : Kiến thức, thái độ, thực hành
(Knowledge Attitude Practice)
LHQ : Liên Hiệp Quốc
QĐ : Quyết Định
TC : Tiêu chuẩn
TCCP : Tiêu chuẩn cho phép
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
TT : Thông tư
UNICEF : Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc
(United Nations Children's Fund)
VSMT : Vệ sinh môi trường
WHO : Tổ chức Y tế thế giới
(World Health Organization)
MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................................................................................................1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.............................................................................................................................3
1.1. Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt........................................................................................3
1.1.1. Chất lượng nguồn nước sinh hoạt.....................................................................................................................3
1.1.2. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng nguồn nước sinh hoạt.....................................................3
1.1.3. Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt trên thế giới và Việt Nam...........9
1.2. Một số yếu tố liên quan đến chất lượng nguồn nước sinh hoạt................................21
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................27
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu.....................................................................................27
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................................................................................27
2.1.2. Thời gian nghiên cứu......................................................................................................................................................27
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu........................................................................................................................................................27
2.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................................................................28
2.2.1. Nghiên cứu định lượng.................................................................................................................................................28
2.2.2. Nghiên cứu định tính.......................................................................................................................................................29
2.2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu...............................................................................................................................................30
2.2.4. Phương pháp đánh giá...................................................................................................................................................32
2.2.5. Phương pháp thu thập thông tin.......................................................................................................................37
2.2.6. Khống chế sai số....................................................................................................................................................................37
2.2.7. Phương pháp xử lý số liệu.......................................................................................................................................37
2.2.8. Đạo đức nghiên cứu..........................................................................................................................................................37
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.....................................................................................................................38
3.1. Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt tại các hộ gia đình.........................38
3.2. Một số yếu tố liên quan đến chất lượng nước sinh hoạt.....................................................41
Chương 4. BÀN LUẬN.................................................................................................................................................................50
4.1. Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt tại các hộ gia đình.........................50
4.2. Một số yếu tố liên quan đến chất lượng nước sinh hoạt.....................................................53
4.2.1. Mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ ô nhiễm với các chỉ số lý học...............53
4.2.2. Mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ ô nhiễm với các chỉ số hóa học..........54
4.2.3. Mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ ô nhiễm với các chỉ số sinh học........57
KẾT LUẬN......................................................................................................................................................................................................61
1. Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt tại xã nghiên cứu:................................61
2. Một số yếu tố liên quan đến chất lượng nguồn nước sinh hoạt:...................................61
KHUYẾN NGHỊ......................................................................................................................................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................................................................................
CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ................................................................................
PHỤ LỤC...................................................................................................................................................................................................................
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Đánh giá các chỉ số lý học của các mẫu nước xét nghiệm tại các
hộ gia đình......................................................................................................................................................................38
Bảng 3.2. Đánh giá chỉ số NH3, NO2 trong nước tại các hộ gia đình...........................38
Bảng 3.3. Hàm lượng chất hữu cơ, độ cứng trong nước tại các hộ gia đình......39
Bảng 3.4. Kết quả xét nghiệm chỉ số Coliform và Fecal Coliform trong
mẫu nước tại các hộ gia đình...............................................................................................................39
Bảng 3.5. Đánh giá chỉ số xét nghiệm vi sinh vật trong nước..............................................40
Bảng 3.6. Mối liên quan giữa khoảng cách từ giếng đào tới nhà tiêu với chỉ
số lý học.............................................................................................................................................................................41
Bảng 3.7. Mối liên quan giữa khoảng cách từ giếng đào tới nhà tiêu gần
nhất với chỉ số Amoniac.............................................................................................................................41
Bảng 3.8. Mối liên quan giữa khoảng cách từ giếng đào tới nhà tiêu gần
nhất với chỉ số Coliform.............................................................................................................................42
Bảng 3.9. Mối liên quan giữa khoảng cách từ giếng đào tới nhà tiêu gần
nhất với chỉ số Fecal Coliform..........................................................................................................42
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa khoảng cách từ giếng đào tới chuồng gia
súc gần nhất với chỉ số Amoniac trong nước................................................................43
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa khoảng cách từ giếng đào tới chuồng gia
súc gần nhất với chỉ số Coliform trong nước................................................................43
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa khoảng cách từ giếng đào tới chuồng gia
súc gần nhất với chỉ số Fecal Coliform trong nước.............................................44
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa khoảng cách từ giếng đào tới bãi rác gần
nhất với chỉ số Coliform trong nước.........................................................................................45
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa khoảng cách từ giếng đào tới bãi rác gần
nhất với chỉ số Fecal Coliform trong nước......................................................................45
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa thiếu sân giếng hoặc sân giếng bị nứt với
chỉ số Amoniac trong nước giếng đào....................................................................................46
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa thiếu sân giếng hoặc sân giếng bị nứt với
chỉ số Coliform trong nước giếng đào....................................................................................46
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa thiếu sân giếng hoặc sân giếng bị nứt với
chỉ số Fecal Coliform trong nước giếng đào.................................................................47
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa nguy cơ ô nhiễm với mùi của nước giếng đào.......48
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa nguy cơ ô nhiễm với nguồn nước ô nhiễm
NO2............................................................................................................................................................................................48
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa nguy cơ ô nhiễm với nguồn nước ô nhiễm
Fecal Coliform..........................................................................................................................................................49
DANH MỤC CÁC HỘP ĐỊNH TÍNH
Hộp 3.1. Kết quả phỏng vấn sâu cán bộ y tế và một số hộ gia đình về chất
lượng nguồn nước giếng đào.....................................................................................................................40
Hộp 3.2. Kết quả phỏng vấn sâu một số yếu tố liên quan đến chất lượng
nguồn nước giếng đào.........................................................................................................................................44
Hộp 3.3. Kết quả thảo luận nhóm một số yếu tố liên quan đến chất lượng
nguồn nước giếng đào.........................................................................................................................................47
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nước là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá đối với con người, vấn
đề về nước đang là 1 điều đáng quan tâm hiện nay. Trên trái đất, ¾ lãnh thổ là
nước, nước trong các đại dương, ở biển, sông ngòi, ao hồ, nước ở trong lòng
đất. Nước rất cần thiết cho cuộc sống của con người, chiếm khoảng 70% khối
lượng của cơ thể con người và là một thành phần quan trọng của quá trình
trao đổi chất, dung môi cho nhiều chất hòa tan của cơ thể. Nguồn nước sạch
cung cấp cho cơ thể để duy trì sự sống, vậy nên con người không thể sống mà
thiếu nước. Nước là nhân tố quan trọng tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên
hầu hết các lĩnh vực kinh tế, xã hội [35].
Nước sạch giữ vai trò quan trọng trong cuộc sống của mỗi chúng ta,
theo báo cáo của tổ chức Y tế Thế giới năm 2005 trên toàn thế giới có khoảng
1,1 tỷ người đã không thể tiếp cận với nguồn nước sạch chiếm 17% dân số
toàn cầu, trong đó có tới 2/3 là châu Á, có khoảng 1,8 triệu người chết mỗi
năm liên quan đến các bệnh đường tiêu hóa trong đó chiếm tới 90% ở trẻ em
dưới 5 tuổi. Năm 2016 trên thế giới có 846.000 người tử vong do tiêu chảy
liên quan đến sử dụng nguồn nước không hợp vệ sinh [52].
Nguồn nước bị ô nhiễm gây nhiều tác hại đến sức khỏe con người, tỉ lệ
người mắc các bệnh cấp và mạn tính liên quan đến ô nhiễm nước như viêm
màng kết, tiêu chảy, ung thư… ngày càng tăng. Các nghiên cứu khoa học
cũng cho thấy, khi sử dụng nước nhiễm asen để ăn uống, con người có thể
mắc bệnh ung thư trong đó thường gặp là ung thư da. Con người sử dụng
nguồn nước có nhiễm chì vượt quá tiêu chuẩn cho phép có thể mắc bệnh thận,
thần kinh; nhiễm Amoni, Nitrat, Nitrit gây mắc bệnh xanh da, thiếu máu, có
thể gây ung thư. Vi khuẩn, ký sinh trùng các loại là nguyên nhân gây các bệnh
đường tiêu hóa, nhiễm giun, sán.
2
Việt Nam là một nước đang phát triển với mục tiêu đến năm 2020,
nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Bên cạnh đà
phát triển của đất nước thì vấn đề ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm
môi trường nước nói riêng đang ở mức báo động. Tại các vùng nông thôn
nước ta chỉ có 40% dân số được sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn quốc gia do
Bộ Y tế ban hành. Mục tiêu quốc gia đến năm 2020 tất cả dân cư nông thôn
sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn quốc gia, năm 2010 với 85% số hộ sử dụng
nguồn nước hợp vệ sinh, ưu tiên hỗ trợ cho những vùng nghèo, người nghèo,
các vùng đặc biệt khó khăn [27], [28].
Thái Nguyên trong những năm qua hoạt động cung cấp nước sạch và vệ
sinh môi trường nông thôn không ngừng được đẩy mạnh. Đến nay đã có 82%
người dân nông thôn có điều kiện sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh. Tuy nhiên
do ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu làm cho số lượng cũng như chất
lượng nguồn nước sinh hoạt không được đảm bảo.
La Hiên là một xã thuộc huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, xã có diện
tích là 39,19 km², nằm ở phía tây của huyện và có tuyến quốc lộ 1B chạy qua,
điều kiện kinh tế, văn hóa và xã hội còn nhiều khó khăn. Cùng với việc đẩy
mạnh phát triển kinh tế xã hội thì vấn đề sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh đang
là một trong những thách thức đối với chăm sóc, đảm bảo sức khỏe cho người
dân. Vậy thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt tại các hộ gia đình trong xã
hiện nay như thế nào? Yếu tố nào tác động đến chất lượng nguồn nước sinh hoạt
của các hộ gia đình? Đây là lý do chúng em xây dựng đề tài: “Thực trạng chất
lượng nguồn nước sinh hoạt và một số yếu tố liên quan tại các hộ gia đình
thuộc xã La Hiên huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên”, với mục tiêu:
1. Đánh giá chất lượng nguồn nước sinh hoạt của các hộ gia đình tại
xã La Hiên huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên năm 2016.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến chất lượng nguồn nước sinh
hoạt tại các hộ gia đình ở xã La Hiên huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên.
3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt
1.1.1. Chất lượng nguồn nước sinh hoạt
Nước sạch là nước dùng cho các mục đích sinh hoạt cá nhân và gia
đình, không sử dụng làm nước ăn uống trực tiếp đồng thời có đủ 22 chỉ tiêu
đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch do Bộ Y Tế ban hành [4]. Theo Luật tài
nguyên nước số 17/2012/QH13 cũng chỉ rõ nước sạch là nước có chất lượng
đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về nước sạch của Việt Nam [18].
Đối với nước hợp vệ sinh là nước không màu, không mùi, không vị,
không chứa các thành phần có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con
người, có thể dùng để ăn uống sau khi đun sôi [33]. Các yếu tố vật lý, hóa học
và vi sinh trong nước không vượt quá giới hạn tiêu chuẩn cho phép.
1.1.2. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng nguồn nước sinh hoạt
Tùy theo yêu cầu của việc sử dụng nước vào các mục đích khác nhau
như nông nghiệp, công nghiệp, ngư nghiệp, văn hóa, thể dục thể thao, phục
vụ ăn uống và sinh hoạt mà quy định những tiêu chuẩn của ngành. Đối với
nước ăn uống và sinh hoạt có tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu
chuẩn quốc gia và tiêu chuẩn địa phương. Tiêu chuẩn quốc tế về nước sinh
hoạt là tiêu chuẩn của tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ban hành năm 1958 và
bổ sung sửa đổi năm 1963, 1971, và 1984. Tiêu chuẩn bao gồm 3 nhóm chỉ
tiêu: Vật lý, hóa học (chất vô cơ tan, chất hữu cơ) và sinh học.
Năm 2002 với sự giúp đỡ của UNICEF, Bộ Y tế đã xây dựng và ban
hành Tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống theo quyết định số 1329/2002/BYT-
QĐ ngày 18/4/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế để giám sát chất lượng nước dùng
cho ăn uống và sinh hoạt. Tiêu chuẩn này quy định ngưỡng tối đa cho phép
của 112 chỉ tiêu vật lý, hóa học và sinh học. Đây là chìa khóa pháp lý cho cả
4
người tiêu dùng cũng như sản xuất và cung cấp nước sạch. Tuy nhiên, phạm
vi áp dụng chủ yếu là đối với đô thị, công trình cấp nước tập trung cho 500
người trở lên, do vậy đối với vùng nông thôn hiện chưa phải là đối tượng áp
dụng bắt buộc [1].
Để khắc phục hạn chế này, Bộ Y tế ban hành Tiêu chuẩn ngành: Tiêu
chuẩn vệ sinh nước sạch theo quyết định số 09/2005/BYT-QĐ ngày
11/3/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Tiêu chuẩn này chỉ quy định 22 chỉ tiêu cơ
bản về cảm quan, thành phần vô cơ và vi sinh vật. Tiêu chuẩn này áp dụng đối
với các hình thức cấp nước sạch hộ gia đình, các trạm cấp nước sạch khác.
Nước sạch quy định trong tiêu chuẩn này chỉ là nước dùng cho các mục đích
sinh hoạt cá nhân và gia đình, không sử dụng làm nước ăn uống trực tiếp. Nếu
dùng trực tiếp cho nước ăn uống phải xử lý để đạt tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn
uống ban hành kèm theo quyết định số 1329/QĐ-BYT ngày 18/4/2002 của Bộ
trưởng Bộ Y tế [1].
Nhìn chung về mặt số lượng có thể chấp nhận được ở mức
30l/người/ngày ở nông thôn và 100-150l/người/ngày ở thành thị. Về mặt chất
lượng, nước dùng để ăn uống và sinh hoạt phải đảm bảo những yêu cầu chung
sau đây:
- Nước phải có tính cảm quan tốt, phải trong, không có màu, không có
mùi, không có vị gì đặc biệt để gây cảm giác khó chịu cho người sử dụng.
- Nước phải có thành phần hóa học không độc hại cho cơ thể con
người, không chứa các chất độc, chất gây ung thư, chất phóng xạ… Nếu có
thì phải ở mức tiêu chuẩn nồng độ giới hạn cho phép theo quy định của
Nhà nước và Bộ Y tế.
- Nước không chứa các loại vi khuẩn, virus gây bệnh, các loại kí sinh
trùng và các loại vi sinh vật khác, đảm bảo an toàn về mặt dịch tễ học.
Cụ thể như sau:
5
a. Lý học [9]
* Độ trong.
- Nước phải trong, độ trong của nước ít nhất là 30 cm.
- Nước đục là do có những chất lơ lửng trong nước (đất, cát…) đối với
nước bề mặt, chất sắt đối với nước ngầm.
Nước đang trong mà bỗng bị đục chứng tỏ là có sự thẩm lậu của các chất
bẩn hoặc do nhiễm khuẩn vào nguồn nước.
* Mầu.
- Nước hợp vệ là nước không mầu, có mầu rõ rệt khi nhìn bằng mắt thường.
- Nước hồ, ao, thường có mầu vì có lẫn chất mùn hoặc rêu, tảo.
- Nước ngầm sâu thường có mầu vàng gỉ của chất sắt, khi thấy nước có
mầu phải tìm xem nguyên nhân nào đã sinh ra màu đó.
* Mùi vị.
Nước hợp vệ là nước không mùi vị gì đặc biệt, nếu có thường là do bị nhiễm.
+ Do các chất khoáng như muối, sắt.v.v.
+ Do khí hoà tan như H2S, Cl2 thừa.
+ Do thực vật thối rữa hoặc đang bị phân huỷ.
* Nhiệt độ.
- Nước hợp vệ là nước có nhiệt độ tương đối ổn định, thường khoảng 150
C.
- Với nước càng sâu thì nhiệt độ càng ổn định.
Mọi sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ (nhất là đối với nguồn nước ngầm
nông) có thể giúp ta nghi ngờ có sự nhiễm bẩn ở ngoài vào.
b. Hóa học [9]
- Trong nước không có chất độc.
- Các hoá chất không quá tiêu chuẩn cho phép.
* Về chất hữu cơ.
- Sự có mặt của chất hữu cơ chứng tỏ là mẫu nước bị nhiễm bẩn.
- Chất hữu cơ là sản phẩm của sự thối nát.
6
+ Của các tổ chức động vật và thực vật.
+ Các chất thải bỏ (phân, nước thải xí nghiệp ...).
- Về nguồn gốc có 2 loại chất hữu cơ.
+ Chất hữu cơ thực vật.
+ Chất hữu cơ động vật.
Chất hữu cơ động vật rất nguy hiểm, vì sự có mặt của nó còn kèm theo
các vi khuẩn gây bệnh.
* Về dẫn xuất của Nitơ (amoniac, nitrit, nitrat).
- Đó là những chất do quá trình vô cơ hoá của chất hữu cơ mà ra.
- Tuỳ theo đậm độ cao thấp của amoniac, nitrit, nitrat mà định đó là giai
đoạn đầu hay giai đoạn cuối của hiện tượng vơ cơ hoá. Từ đó có thể xác định
là mẫu nước đã bị nhiễm bẩn như thế nào.
- Khi nhận định cần phải kết hợp với đậm độ của chất hữu cơ và chất
clorua thì mới có thể khẳng định tính chất nhiễm bẩn của mẫu nước.
- Tiêu chuẩn một số chất cho phép ở trong nước uống.
+ Chất hữu cơ: Tiêu chuẩn cho phép < 4mg O2/l nước.
+ Dẫn xuất chất đạm: NH3 < 3mg/l nước.
NO2 < 0,05mg/l nước.
NO3 < 5mg/l nước.
+ Muối NaCl: 60 - 70 mg/l.
+ Fe: 0,3 mg/l.
+ FluO trung bình: 0,7 mg/l.
+ I2 trung bình: 5 - 6 g/l.
 NH3 (amoniac).
- Trong quá trình phân giải chất hữu cơ, amoniac xuất hiện đầu tiên.
- Có amoniac chứng tỏ là có chất hữu cơ bắt đầu thối rữa.
- Tiêu chuẩn cho phép là từ 0 - 3 mg NH3 trong 1 lít nước.
7
 NO2 (nitrit).
- Sự oxy hoá của chất đạm hữu cơ biến NH3 thành NO2, quá trình này
nhờ vi khuẩn hiếu khí mà tạo ra.
- Tiêu chuẩn quy định trong nước không được có NO2 hoặc nếu có phải
dưới 0,05 mg/lít.
- NO2 còn có thể thấy trong nước mưa. Nhưng khi có cả NH3 và NO2 thì
chắc chắn là nước bị nhiễm bẩn.
 NO3 (nitrat).
- Sau một thời gian, chất nitrit bị oxy hoá và trở thành nitrat.
- Chất nitrat là giai đoạn cuối cùng của sự phân huỷ các chất hữu cơ chứa N.
- Nếu trong nước chỉ có nitrat không có nitrit và NH3 người ta cho rằng
nước đó bị nhiễm bẩn nhưng đã được vô cơ hoá. Nếu có thêm NH3 và NO2 là
trong dòng nước vẫn còn chất hữu cơ.
- Nếu lượng nitrat quá nhiều trong nước có thể nguy hiểm đối với trẻ sơ
sinh, vì nó gây bệnh Methemoglobin ở máu.
- Tiêu chuẩn qui định cho phép lên tới 5mg nitrat trong 1lít nước.
* Muối NaCl.
- Khi thấy nước có nhiều NaCl chứng tỏ là nước bị nhiễm bẩn, do dịch
thể động vật, nhiễm nước tiểu và phân mang lại.
- Nhưng nếu ta thấy số lượng muối tăng cùng với số lượng NH3 và NO2
thì nước đã bị nhiễm bẩn và nguy hiểm.
- Chất NaCl tiêu chuẩn cho phép là 60 - 70 mg NaCl/1lít nước.
* Sắt (Fe).
- Sắt có thể thấy ở trạng thái.
+ Hoà tan Fe++
(Fe(HCO3)).
+ Không hoà tan Fe+++
(Fe2O3).
- Tiêu chuẩn cho phép là không quá 0.3mg Fe++
/1lít nước.
8
* Độ cứng.
- Nước cứng là nước có nhiều muối Ca, Mg khác với nước mềm là nước
có ít loại muối này.
- Tiêu chuẩn độ cứng ở nước ta được phân loại như sau.
+ Nước tốt: 4 - 80
độ cứng. (độ Đức)
+ Nước cứng vừa: 8 - 120
độ cứng. (độ Đức)
+ Nước khá cứng: 12 - 180
độ cứng. (độ Đức)
+ Trên 180
độ cứng. (độ Đức) là nước cứng và rất cứng.
1 độ Đức = 10mg CaO/lít = 7.14 Ca/lít.
c. Sinh học [9]
* Khái niệm vi khuẩn trong nước.
- Nước dùng hàng ngày có thể bị nhiễm khuẩn. Vi khuẩn sinh bệnh sống
trong nước một thời gian nếu gặp điều kiện thuận lợi có thể gây bệnh cho một
người, một nhóm người hoặc thành dịch, bởi vì nhiều người cùng dùng chung
một nguồn nước.
- Trong nước ứ đọng và nước lạnh, vi khuẩn sống dễ dàng hơn trong
nước chảy và nước nóng. Nước giếng bị nhiễm bẩn là do ô nhiễm đất vì nước
thải, vì gần hố xí không hợp vệ sinh. Nếu nước bị nhiễm phân thì có thể nguy
hiểm, vì trong số người khoẻ cũng có thể có người mang vi khuẩn. Nguời ta
tìm những vi khuẩn sau đây để làm chỉ số cho sự nhiễm phân của nước:
+ Vi khuẩn Escherichia Coli.
+ Vi khuẩn yếm khí có nha bào.
+ Thực khuẩn thể.
Đặc biệt trong nguồn nước sinh hoạt cần phải kể đến đó là vi khuẩn
Coliform và Fecal Coliform: Coliform là trực khuẩn Gram âm hiếu khí, kỵ
khí tùy tiện không có nha bào, có khả năng lên men đường lactose sinh acid,
sinh hơi ở nhiệt độ 35 - 370
C trong vòng 48 giờ, chúng được tìm thấy ở phân
người, động vật và cả trong môi trường như đất, nước, rau quả…chúng được
9
coi là chỉ điểm vệ sinh quan trọng, nhất là đối với nguồn nước đã được xử lý.
Fecal Coliform là những coliform chịu nhiệt, phát triển được ở nhiệt độ
44,50
C, chúng có ở phân người và động vật máu nóng. Vì vậy Fecal Coliform
được coi là chỉ điểm vệ sinh quan trọng, nhất là đối với nguồn nước không
được xử lý. Sự có mặt của vi khuẩn này ở ngoại cảnh chứng tỏ đã có sự ô
nhiễm phân người và động vật máu nóng [5].
d. Ký sinh trùng trong nước [9]:
- Chúng có khả năng sống ăn bám ở bên trong cơ thể người hay động
vật và chia thành hai loại.
+ Ký sinh trùng địa chất. Loại ký sinh trùng không cần vật chủ trung
gian để phát triển.
+ Ký sinh trùng sinh học, phải qua cơ thể của 2, 3 vật chủ trung gian để
phát triển.
- Đối với một vài loại sán, trứng, ấu trùng và các vật chủ trung gian
sống ở dưới nước.
Bên cạnh đó để đánh giá chất lượng nguồn nước sinh hoạt cần căn cứ
vào các thông tư:
- Theo thông tư số 15/2006/TT-BYT, Hướng dẫn việc kiểm tra vệ sinh
nước sạch, nước ăn uống và nhà tiêu hộ gia đình.
- Theo thông tư số 50/2015/TT- BYT, Quy định việc kiểm tra vệ sinh,
chất lượng nước ăn uống, nước sinh hoạt.
- Quyết định số 09/2005/QĐ-BYT ngày 11 tháng 3 năm 2005 của Bộ
trưởng Y tế về tiêu chuẩn vệ sinh nước.
1.1.3. Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt trên thế giới và Việt Nam
1.1.3.1. Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt trên thế giới
Như chúng ta đã biết, nước đóng một vai trò chủ đạo trong hệ sinh thái
và cũng quan trọng trong đời sống của con người, ở đâu có nước là ở đó có sự
sống, có văn hóa và có văn minh. Nước là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý
10
giá của mỗi quốc gia, đóng một vai trò quan trọng trong các lĩnh vực kinh tế
khác nhau [44], [47]. Tuy nhiên nguồn tài nguyên này đang dần trở nên cạn
kiệt bởi những tác nhân ô nhiễm do chính con người gây ra. Chúng ta hoàn
toàn có lý do để e ngại rằng thế giới sẽ sớm không có nước trong sản xuất
nông nghiệp, không còn đủ nguồn nước sạch phục vụ cho nhu cầu ăn uống và
sinh hoạt của con người, thiếu nước sạch ảnh hưởng đến an ninh mỗi quốc
gia, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và gây nên nhiều bệnh tật cho con
người trên trái đất này. Dân số thế giới và tăng trưởng kinh tế đang làm gia
tăng nhu cầu về các sản phẩm nông nghiệp. Tuy nhiên sản xuất nông nghiệp
lại mang một số tác hại đối với nguồn nước, phổ biến nhất các chất gây ô
nhiễm hoá học trong nguồn nước uống phát sinh từ hoạt động nông nghiệp là
nitrate và thuốc trừ sâu, phân người, phân động vật, phân bón và chất rắn sinh
học (bùn thải) sử dụng cho mục đích nông nghiệp là một trong các nguyên
nhân chính gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến sức khỏe con người [49].
Liên Hiệp Quốc công bố báo cáo cho thấy, từ năm 2000 đến năm 2015,
việc tiếp cận nguồn nước sạch cho người dân trên thế giới đã có nhiều tiến bộ
đáng kể. Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ là giảm một nửa số người không được
tiếp cận với nước sạch và các điều kiện vệ sinh cơ bản đã đạt được sớm 5 năm so
với mục tiêu đề ra ở năm 2015. Đến cuối năm 2010, 89% dân số toàn cầu
(khoảng hơn 6 tỷ người) có thể tiếp cận nước sạch, vượt mục tiêu đề ra. Tuy
nhiên, nước sạch vẫn không phải là nguồn tài nguyên dành cho tất cả mọi người
trong khi 11% còn lại (khoảng 783 triệu người) vẫn không được tiếp cận nguồn
nước an toàn; khoảng 2,5 tỷ người vẫn còn thiếu các điều kiện vệ sinh tối thiểu.
Khu vực Châu Á Thái Bình Dương chiếm đến 61% dân số thế giới nhưng nguồn
nước dành cho khu vực này chỉ bằng 1/3 dân số toàn cầu. Khoảng nửa tỷ người
tại đây không có cơ hội tiếp cận với nguồn nước đảm bảo an toàn và 1,8 tỷ người
dân không được sống trong điều kiện vệ sinh [13].
11
Theo báo cáo của UNICEP về tình hình thực hiện thập kỷ cung cấp
nước và vệ sinh môi trường từ năm 1990 đến năm 2000, ở thời điểm năm
2000 có 81% dân số thế giới được cung cấp nước sạch còn 19% không được
cung cấp nước sạch hoặc trong tình trạng thiếu sinh hoạt và ăn uống, trong số
đó 63% thuộc Châu Á và 28% ở Châu Phi, trong khi tỷ lệ này tương ứng ở
Châu Mỹ Châu Âu là 7% và 2%. Điều đó cho thấy các nước đang phát triển
và kém phát triển thì tỷ lệ dân số không được cung cấp nước sạch rất cao [51].
Trung bình mỗi ngày trên trái đất có khoảng 2 triệu tấn chất thải sinh
hoạt đổ ra sông hồ và biển cả, 70% lượng chất thải công nghiệp không qua xử
lý bị đổ trực tiếp vào các nguồn nước tại các quốc gia đang phát triển. Theo
thống kê của Viện Nước quốc tế (SIWI) được công bố tại Tuần lễ Nước thế
giới (World Water Week) khai mạc tại Stockholm, thủ đô Thụy Điển ngày
5/9/2010. Thực tế trên khiến nguồn nước dùng trong sinh hoạt của con người
bị ô nhiễm nghiêm trọng. Một nửa số bệnh nhân nằm viện ở các nước đang
phát triển là do không được tiếp cận những điều kiện vệ sinh phù hợp (vì
thiếu nước) và các bệnh liên quan đến nước. Thiếu nước sạch là nguyên nhân
gây tử vong cho hơn 1,6 triệu trẻ em mỗi năm. Tổ chức Nông Lương LHQ
(FAO) cảnh báo trong 15 năm tới sẽ có gần 2 tỷ người phải sống tại các khu
vực khan hiếm nguồn nước và 2/3 cư dân trên hành tinh có thể bị thiếu nước.
Cả thế giới đang hướng tới hoàn thành được các mục tiêu thiên niên kỷ
về nước vào năm 2015 (90% dân số thế giới sẽ được sử dụng nước sạch). Tuy
nhiên, kỳ vọng để đạt được các mục tiêu thiên niên kỷ này là không mấy hiện
thực. Thực tế cho thấy, việc tiếp cận được với những dịch vụ cơ bản liên quan
đến nước như nước uống an toàn, vệ sinh… vẫn là một vấn đề khó khăn đối
với các nước đang phát triển. Theo ước tính, đến năm 2030 vẫn còn khoảng 5
tỷ người (chiếm 67% số dân thế giới) chưa được tiếp cận với các điều kiện vệ
sinh về nước. Hầu hết 80% bệnh tật ở các nước đang phát triển đều liên quan
đến nước. Theo thống kê, mỗi ngày có khoảng 5.000 trẻ em, hay cứ sau 17
12
giây lại có 1 trẻ chết vì bệnh tả. Nếu như được tăng cường về cấp nước, điều
kiện vệ sinh và quản lý tài nguyên nước thì cả thế giới có thể tránh được 1/10
bệnh tật [3].
Theo Giám đốc UNESCO Koichiro Matsuura, tình trạng thiếu nước gia
tăng như hiện nay, vấn đề quản lý hiệu quả tài nguyên nước trở nên quan
trọng hơn bao giờ hết và việc đấu tranh với cái nghèo còn tùy thuộc vào khả
năng chúng ta đầu tư vào lĩnh vực tài nguyên nước [3].
Việc khai thác nước sạch đã tăng gấp 3 lần trong vòng 50 năm qua. Diện
tích đất tưới cũng tăng gấp đôi trong chừng ấy năm và hiện tượng này liên quan
mật thiết với sự gia tăng dân số. Dân số thế giới hiện nay là 6,6 tỷ người và mỗi
năm tăng thêm 80 triệu người, điều đó có nghĩa là nhu cầu về nước sạch mỗi
năm tăng thêm khoảng 64 tỷ mét khối. Song, đáng tiếc là 90% số dân trong số
3 tỷ người dự kiến tăng thêm vào năm 2050 lại tập trung ở các nước đang
phát triển, nơi mà ngay từ bây giờ đã đang chịu cảnh khan hiếm nước [3].
Theo ước tính, đến năm 2030 sẽ có 47% dân số trên thế giới sinh sống
tại các vùng thiếu nước sạch. Chỉ tính riêng ở Châu Phi, do biến đổi khí hậu,
số người thiếu nước sinh hoạt nhiều hơn vào năm 2020 là từ 75 đến 250 triệu
người. Khan hiếm nước ở một số vùng khô hạn và bán khô hạn sẽ tác động
lớn tới sự di cư; do hiếm nước sẽ có từ 24 triệu đến 700 triệu người dân không
có chỗ ở [3].
Trên thế giới vấn đề chất lượng nguồn nước ngầm đặc biệt được quan
tâm từ những năm đầu của thập niên 80 của thế kỷ 20 với các nghiên cứu về
nồng độ của kim loại nặng trong nước ngầm đặc biệt là As. Chất lượng nguồn
nước sinh hoạt không được đảm bảo, các yếu tố lý học, hóa học và sinh học
trong nước vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Nghiên cứu về tổng Coliform trong
nước vùng hồ Kashmir ở Ấn Độ cho thấy tất cả các mẫu nước xét nghiệm đều
có sự xuất hiên của Coliform và cao hơn nhiều so với giới hạn cho phép.
Trong tháng 12 năm 2013, với 40 mẫu nước từ các nguồn nước uống khác
13
nhau được phân tích chất lượng nước cho thấy các mẫu nước 30% bị nhiễm
coliform (1-20 cfu/ml) và 5% với E.coli (2-5 cfu/ml) [42].
Nghiên cứu chất lượng nguồn nước uống trong cộng đồng nông thôn ở
Ethiopia cũng cho thấy hầu hết các mẫu nước xét nghiệm tìm thấy coliform,
cao hơn tiêu chuẩn cho phép, hầu hết các nguồn nước không đáp ứng các giá
trị độ đục khuyến cáo của WHO [50].
Kết quả nghiên cứu 60 mẫu nước để đánh giá chất lượng nguồn nước
giếng đào tại cộng đồng Nigeria (2010) cho thấy, hầu hết các mẫu nước
không đạt tiêu chuẩn về Nitrat, Coliform và Fecal Coliform trong nước, tác
giả lý giả rằng nguồn nước có thể bị nhiễm phân người, gia súc, gần các bãi
thải sinh hoạt [37].
Kết quả nghiên cứu chất lượng nguồn nước sông AnKo (2016) ở vùng
trung tâm đông nam Ethiopia được cho là nguồn cung cấp nước sinh hoạt và
phục vụ mục đích ăn uống cho thấy, các mẫu nước xét nghiệm có tổng lượng
nitrit thu được trong suốt thời gian nghiên cứu vượt quá giới hạn quy định,
tổng số vi sinh khuẩn đếm được cho tất cả các mẫu nước vượt quá giới hạn
cho phép 1.0x102
cfu/ml, nguyên nhân chủ yếu do sự hiện diện của chất hữu
cơ cao và muối hoà tan trong nước. Các nguồn chính của các vi khuẩn trong
nước là chất thải của con người và động vật [36].
Nghiên cứu đánh giá chất lượng nguồn nước sinh hoạt tại tỉnh Isfahan
nằm ở trung tâm đất nước Iran (2012) cho thấy, tất cả các mẫu nước xét
nghiệm nitrat, clorua, sắt, và florua đều vượt quá mức cho phép do Tổ chức Y
tế Thế giới (WHO) ban hành lần lượt là 12,3%, 9,2%, 6,8% và 1,5% [40].
Trong một nghiên cứu tại huyện Charsadda, Pakistan về chất lượng
nguồn nước sinh hoạt năm 2012 cho thấy tất cả các mẫu nước uống thu được
từ huyện Charsadda đã được phân tích vi khuẩn coliform và dao động từ 0
đến 5 trên 100 ml. Ở Tehsil Tangi, cả hai bể đều đều và mẫu giếng đào cho
thấy sự hiện diện của coliform (các làng như Yousaf Khanai, Spalmai và
14
Gandheri). Tất cả các mẫu nước uống cho thấy sự hiện diện của vi khuẩn
coliform tổng số ở Tasmania Charsadda, trong khi ở Tehsil Shabqadar, các
mẫu nước bị nhiễm vi khuẩn coliform ngoại trừ các mẫu giếng khoan. Tại
huyện Charsadda, tổng số vi khuẩn coliform trong mẫu nước uống thường
vượt quá giới hạn cho phép (0 trên 100 mL) do Pak-EPA (2008) [46].
Kết quả nghiên cứu chất lượng nước uống của cộng đồng Bangladesh
(2016) cho thấy, nồng độ sắt trung bình trong nước vượt quá tiêu chuẩn của
WHO (0,3mg/L), độ mặn tương đối cao, phần lớn các hộ gia đình (67%) sử
dụng nước uống có chất lượng kém [48]. Đồng thời cũng theo kết quả nghiên
cứu chất lượng nước uống và nước sinh hoạt nông thôn tại quận Balaka,
Malawi cho thấy hầu hết các mẫu nước giếng có hàm lượng sắt cao hơn tiêu
chuẩn cho phép (0,3mg/L), chỉ số Fecal Coliform và Coliform lần lượt là 62-
120 cfu/100ml, và 40 - 56 cfu/100ml, cao hơn mức cho phép là 0cfu/100ml
(WHO, 2011) [43]. Nguồn nước bị ô nhiễm gây nhiều hậu quả nghiêm trọng
đến sức khỏe con người đặc biệt là trẻ em ở các nước chậm phát triển. Bệnh
tiêu chảy gây ra 90% số ca tử vong trẻ em dưới 5 tuổi ở các nước đang phát
triển. Suy dinh dưỡng, đặc biệt là suy dinh dưỡng năng lượng protein, có thể
làm giảm khả năng đề kháng của trẻ đối với nhiễm trùng, bao gồm tiêu chảy
liên quan đến nước. Trong năm 2000 - 2003 có 769.000 trẻ em dưới 5 tuổi ở
vùng hạ Sahara Châu Phi đã chết mỗi năm do bệnh tiêu chảy, chỉ có 36% dân
số trong vùng hạ Sahara có các phương tiện vệ sinh hợp lý, hơn 2000 trẻ em
cuộc sống bị mất mỗi ngày. Tại Nam Á, mỗi năm có 683.000 trẻ em dưới 5
tuổi chết do bị tiêu chảy, trong khoảng thời gian từ năm 2000 - 2003. Trong
cùng khoảng thời gian, ở các nước phát triển, 700 trẻ em dưới 5 tuổi chết vì
bệnh tiêu chảy này [39].
Nghiên cứu về chất lượng nguồn nước ngầm tại quận Muzaffargarh,
Pakistan chỉ ra rằng. Trong 49 mẫu nước ngầm, được thử nghiệm ở quận
Muzaffargarh, phía tây nam Punjab, miền trung Pakistan, các sự kết hợp của
15
As đã vượt quá giá trị hướng dẫn tạm thời của Tổ chức Y tế Thế giới và Môi
trường Hoa Kỳ Cơ quan Bảo vệ (USEPA) Mức chất gây ô nhiễm tối đa (MCL),
10 microgam/lít trong. Trong đó có 58% mẫu và đạt đến 906 microgam/lít [45].
1.1.3.2. Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt ở Việt Nam
Theo quy định của Bộ y tế nước sạch là nước dùng cho các mục đích
sinh hoạt cá nhân và gia đình, không sử dụng làm nước ăn uống trực tiếp
đồng thời có đủ 22 chỉ tiêu đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch do Bộ Y tế
ban hành [4]. Tuy nhiên việc áp dụng các tiêu chuẩn này trong việc sử dụng
nước sinh hoạt ở nhiều địa phương trên cả nước còn nhiều hạn chế, nhiều
vùng miền còn sử dụng nguồn nước chưa qua xử lý và không đảm bảo vệ
sinh, đặc biệt là vùng núi phía bắc nước ta. Vấn đề không đảm bảo nước sạch,
vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường yếu kém có ảnh hưởng rất lớn tới sức
khỏe của người dân, đặc biệt là sự phát triển và tương lai của trẻ em. Theo
ước tính của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) ở Việt Nam có
khoảng 17 triệu (52%) trẻ em chưa được sử dụng nước sạch [24].
Kết quả báo cáo Quốc gia kết quả 15 năm thực hiện mục tiêu phát triển
thiên niên kỷ ở Việt Nam cho thấy việc tiếp cận nước sạch và điều kiện vệ
sinh cơ bản có nhiều chuyển biến tích cực: Chương trình mục tiêu quốc gia về
cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2012 - 2015.
Chương trình hướng tới mục tiêu: 85% người dân ở nông thôn sử dụng nước
sạch. Để đạt được mục tiêu trong giai đoạn này, Việt Nam đã có các tiến bộ
đều đặn đến cuối năm 2013, tỷ lệ người dân ở nông thôn sử dụng nước sạch là
82,5% tăng từ 65% (2005) và 80% (2010). So sánh giữa các vùng, Bắc Trung
Bộ và Tây Nguyên là những vùng có tỷ lệ dân sử dụng nước sạch thấp nhất
(lần lượt là 73% và 77%) [8].
Tại vùng nông thôn Việt Nam chỉ có 11,7% người dân được cung cấp
nước máy, 33,1% sử dụng nước giếng khoan, 31,2% sử dụng giếng đào còn
lại 20,3% là sử dụng nguồn nước khác bao gồm nước mưa, nước đầu nguồn,
16
nước suối, ao, hồ. Trong khi đó chỉ có 40% dân số nông thôn được sử dụng
nước sạch đạt quy chuẩn quốc gia do Bộ Y tế ban hành, còn lại phần lớn các
gia đình nông thôn thường sử dụng các nguồn nước khác mà không được xử
lý gì. Trong 7 vùng kinh tế - sinh thái vùng Đông nam bộ có tỷ lệ dân nông
thôn sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 90%, cao hơn trung bình cả
nước 10%, thấp nhất là vùng Tây Nguyên 72% (Bộ Y tế 2011) [7].
Theo nghiên cứu của Hoàng Anh Tuấn về vệ sinh môi trường của Người
Dao tại một số xã đặc biệt khó khắn ở Thái Nguyên chỉ ra rằng chỉ có 46,3%
người dân sử dụng nước sạch trong sinh hoạt, nguồn nước chủ yếu là giếng
đào chiếm 41,9% [23].
Theo nghiên cứu của Lê Hoài Thu ở Đồng Kỳ huyện Yên Thế tỉnh Bắc
Giang cũng cho thấy với giếng đào chỉ có tỷ lệ 32,4% là nguồn nước hợp vệ
sinh [26].
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Nguyệt (2011), cấp nước sinh hoạt vùng
núi cao Hà Giang, thực trạng và một số điều quan tâm giải quyết cũng cho
thấy tỷ lệ người dân sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh còn thấp chiếm
33,1%, năm 2013 là 42% - 56% [16].
Theo kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm
2006 của Tổng cục thống kê thì cả nước có 8,28% số hộ dùng nước máy để
nấu ăn (trong đó xã miền núi là 3,03% số hộ, xã vùng cao là 2,60%). Tỷ lệ hộ
dùng các loại nước giếng đã qua xử lý tương ứng là 6,87% và 1,08% [22].
Hiện nay ở nước ta có gần 76% dân số đang sinh sống ở nông thôn là nơi
cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, phần lớn các chất thải của con người và gia súc
không được xử lý nên thấm xuống đất hoặc bị rửa trôi, làm cho tình trạng ô
nhiễm nguồn nước về mặt hữu cơ và vi sinh vật ngày càng cao.
Theo luật tài nguyên nước của Việt Nam quy định: “Ô nhiễm nguồn
nước là sự biến đổi tính chất vật lý, tính chất hóa học và thành phần sinh học
của nước không phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho phép, gây
17
ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật”. Tuy nhiên, trong môi trường sống
của chúng ta có rất nhiều nguồn gây ô nhiễm môi trường nước, nguồn ô
nhiễm này có thể ở là tự nhiên nhưng phần lớn nguồn gây ô nhiễm là nhân
tạo, do hoạt động sống, hoạt động sản xuất do con người tạo ra và gây ảnh
hưởng đến sử dụng nước tại các hộ gia đình, nguồn gây ô nhiễm môi trường
nước gồm [2].
* Nguồn nước thải trong sinh hoạt, bệnh viện.
Nước thải từ các hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, trường học, cơ
quan… chứa nhiều chất hữu cơ không bền, chất rắn và nhiều vi trùng; hàm
lượng chất ô nhiễm thay đổi tùy thuộc vào điều kiện sinh hoạt, sinh thái của
từng vùng. Bên cạnh đó, nước thải sinh hoạt còn chứa nhiều chất hữu cơ khó
phân hủy (có nguồn gốc từ các chất tẩy rửa…) chưa qua xử lý thải trực tiếp ra
sông, hồ, biển sẽ gây ô nhiễm nguồn nước, đồng thời làm tăng sinh và phát
triển các loại vi khuẩn, đặc biệt là các vi khuẩn gây bệnh (tả, lỵ, thương
hàn…) ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người.
* Nguồn nước thải trong công nghiệp.
Nước thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao
thông vận tải… không có đặc điểm chung mà tùy vào đặc điểm của từng
ngành sản xuất như nước thải từ các cơ sở chế biến đường, sữa, thịt, tôm, cá,
bia, nước ngọt… chứa nhiều chất hữu cơ; nước thải từ xí nghiệp thuộc da
ngoài chất hữu cơ còn có kim loại nặng, sulfua.
* Nguồn nước thải trong nông lâm nghiệp, chăn nuôi sản xuất:
Nước thải trong nông lâm nghiệp chứa nhiều hóa chất bảo vệ thực
vật…; nước thải trong chăn nuôi sản xuất chứa nhiều vi sinh vật và chất hữu cơ…
* Nguồn nước mưa (mang theo chất ô nhiễm trong không khí và đất).
Các nguồn gây ô nhiễm làm cho chất lượng nguồn nước sinh hoạt không
được đảm bảo, các kết quả xét nghiệm lý học, hóa học và sinh học cao hơn so
với tiêu chuẩn cho phép.
18
Nghiên cứu của Đồng Kim Loan và Trịnh Thị Thanh (2009) thì trong
nước ngầm các ion thường gặp là: Fe2+
, Mn2+
, Ca2+
, Na+
, Mg2+
, HCO3
-
, Cl-
,...
với nồng độ lớn hơn 0,7mg/l. Giá trị pH biến đổi rộng trong khoảng từ 1,8 - 11 và
thường dao động trong khoảng từ 5 - 8.
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Phước và cộng sự (2008) tại Hóc Môn cho
thấy chất lượng nước ngầm bị ô nhiễm Fe với hàm lượng là 9mg/l cao hơn
nhiều so với QCVN 09:2008/BTNMT là 5 mg/l.
Nghiên cứu của Nguyễn Đình Toàn và Nguyễn Công Hào (2010) cho
thấy chất lượng nước ngầm tại khu vực Nhà Bè cũng bị ô nhiễm Fetổng với
hàm lượng 8,2mg/l.
Tại thành phố Cần Thơ, kết quả quan trắc môi trường giai đoạn từ 2005 -
2009 cho thấy chất lượng nước ngầm bị ô nhiễm ở các chỉ tiêu như: Độ cứng,
Cl- (Clorua) và Coliform (so với QCVN 09:2008/BTNMT) với hàm lượng
trung bình trong năm 2009 lần lượt là: 268mg/l, 225mg/l, 1.442 MPN/100ml.
Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Triệu (2008) cũng kết luận nước ngầm tại
Cần Thơ có hàm lượng Fe2O3 cũng vượt giới hạn cho phép cả ở dạng Fe2
+
và
Fe3
+
. Kết quả khảo sát mức độ nhiễm As trong nước ngầm tại khu vực
ĐBSCL cho thấy hầu hết các mẫu quan trắc đều phát hiện có As.
Theo nghiên cứu của Ngô Thị Nhu (2008), nghiên cứu một số yếu tố chất
lượng nước sinh hoạt và bệnh liên quan ở 6 xã nông thôn Đông Hưng Thái
Bình. Đánh giá hiệu quả biện pháp can thiệp đã cho kết quả: Chỉ có 36,1%
mẫu nước giếng khoan và 7,2% số mẫu giếng khơi đạt tiêu chuẩn vệ sinh chất
hữu cơ. 57,8% giếng khoan và 31,1% giếng khơi đạt tiêu chuẩn Amoni.
46,1% giếng khoan và 30,6% giếng khơi đạt tiêu chuẩn vệ sinh Coliform.
14,4% giếng khoan và 3,9% giếng khơi đạt tiêu chuẩn Fecal Coliform. Có
30,6% mẫu nước giếng khoan và 29,4% mẫu nước giếng khơi không đạt tiêu
chuẩn vệ sinh asen [17].
19
Theo nghiên cứu của tác giả Vũ Thị Hồ Vân, Nguyễn Thị Tuyến, đánh
giá chất lượng nước tại khu vực trường Đại học Y Hà Nội cho thấy có tới 50%
mẫu nước xét nghiệm không đạt tiêu chuẩn về Coliform và 94,3% không đạt
tiêu chuẩn về Fecal Coliform, tác giả đã khẳng định rằng nguồn nước bị ô
nhiễm ngay tại khu vực sử dụng có thể là do bể chứa nước không được vệ
sinh và liên quan đến chất thải được thải ra từ các khu vực xung quanh nguồn
nước [30].
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Xuân tại các hộ gia đình thuộc xã Minh
Quang Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc, cho thấy các mẫu nước xét nghiệm đều nằm
trong giới hạn cho phép về lý học. Tuy nhiên các về mặt sinh học thì tất cả
các mẫu nước xét nghiệm đều có chỉ số Coliform tổng số cao hơn tiêu chuẩn
cho phép từ 4 đến 5 lần [32].
Từ năm 2003 đến 2005, chương trình UNICEF đã khảo sát nồng độ
Arsen trong các giếng khoan ở 4 tỉnh ĐBSCL cho thấy nguồn nước giếng
khoan của các tỉnh vùng đầu nguồn sông Cửu Long như An Giang, Đồng
Tháp đều bị nhiễm Arsen rất cao, tỷ lệ các giếng có nồng độ Arsen từ 10 ppb
đến 50ppb (Nguyễn Khắc Hải, 2006). Ở ĐBSCL, nồng độ As cao trên 10ppb
chủ yếu tập trung vùng ven sông Tiền, sông Hậu và Đồng Tháp Mười
(Gordon Stanger et al, 2005). Tại An Giang, trong số 2.966 mẫu nghiên cứu
có 40% số giếng bị nhiễm trên 50ppb, 16%nhiễm dưới 50ppb. Tại Long An
trong số 4.876 mẫu nước ngầm có 56% mẫu nhiễm Arsen, tại Đồng Tháp
trong 2.960 mẫu nước ngầm có 67% nhiễm Arsen, trong đó huyện
Thanh Bình nhiễm Arsen 85% mẫu thử có hàm lượng trên 50 ppb, Kiên
Giang 3.000 mẫu khảo sát có 51% nhiễm Arsen (UNICEF và Viện Vệ sinh y
tế công cộng, 2006).
Nguồn nước sử dụng trong sinh hoạt bị ô nhiễm gây nhiều hậu quả
nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân, các bệnh tật của con người đa số
liên quan đến nguồn nước mà chúng ta dùng. Năm 1990, Tổ chức Y tế Thế
20
giới (WHO) đã cho biết 80% các bệnh tật của con người có liên quan đến
nguồn nước, với số giường bệnh bằng ½ tổng số giường bệnh tại bệnh viện.
Các bệnh có liên quan đến nguồn nước bị ô nhiễm thường phổ biến, khó
chống chế hoặc thanh toán. Các bệnh liên quan đến nước thường gặp là: [2]
- Bệnh đường ruột do vi khuẩn trong nước ô nhiễm: Vi khuẩn đường
ruột vào cơ thể con người từ nguồn nước ô nhiễm thông qua con đường ăn
uống, chế biến thực phẩm như:
+ Dịch tả
+ Thương hàn
+ Lỵ trực trùng
+ Tiêu chảy trẻ em (do E.Coli, do Proteus…), đôi khi thành dịch và lan
truyền rất nhanh.
- Bệnh do virút trong nước ô nhiễm: Bệnh bại liệt (Polio virus), viêm gan
siêu vi A, Adenovirus, Echovirus.
- Bệnh do giun sán: Bệnh sán lá gan, sán lá ruột, sán máng, sán lá phổi.
- Bệnh do côn trùng có liên quan đến nước:
+ Bệnh sốt rét
+ Bệnh sốt xuất huyết (do muỗi vằn Aedes aegypti truyền bệnh).
+ Bệnh giun chỉ (do muỗi tulex pipiens sống trong ao tù nước đọng bẩn).
- Các bệnh da, mắt, cháy, rận...: Bệnh mắt hột, bệnh viêm màng tiếp hợp,
ghẻ lở, hắc lào, chàm, nấm da, cháy, rận... Lây truyền trực tiếp từ người bệnh
sang người lành do thiếu nước sinh hoạt vệ sinh hàng ngày hay dùng nước
không sạch.
- Các bệnh do thiếu vi chất trong nước:
+ Bệnh bướu cổ địa phương (do một số nơi thiếu Iốt trong nước kéo dài).
+ Bệnh sâu răng (do thiếu Fluor), hoen ố răng và tổn thương xương (do
thừa Fluor trong nước uống kéo dài).
- Bệnh do các độc chất trong nước:
21
+ Bệnh methemoglobin (MetHb) do Nitrat chuyển thành Nitrit kết hợp
với Hb ngăn cản sự vận chuyển oxy đến các mô.
+ Nitrit còn có thể tác dụng với các acid amin tạo thành Nitrosamin là
chất có khả năng gây ung thư.
+ Một số chất hữu cơ tổng hợp (nhân thơm, benzen vòng...), thạch tín có
khả năng gây ung thư cao.
+ Các chất phóng xạ, chì, đồng, thủy ngân... có trong nước khi vượt quá
ngưỡng an toàn sẽ gây ngộ độc rất trầm trọng.
1.2. Một số yếu tố liên quan đến chất lượng nguồn nước sinh hoạt
Để đánh giá vệ sinh nguồn nước tại cộng đồng và các yếu tố liên quan
đến chất lượng nguồn nước sinh hoạt, tại tuyến cơ sở hiện nay đang áp dụng
“Tiêu chuẩn đánh giá nguy cơ ô nhiễm nguồn nước hộ gia đình theo Thông tư
50/2015/TT-BYT” [6].
* Một số yếu tố liên quan đến chất lượng nguồn nước sử dụng trong sinh
hoạt như:
 Đối với nguồn nước giếng đào:
- Khoảng cách từ giếng tới nhà tiêu gần nhất < 10m
- Khoảng cách từ giếng tới bãi rác gần nhất < 10m
- Khoảng cách từ giếng tới chuồng gia súc gần nhất < 10m
- Thiếu nắp đậy giếng
- Thành giếng cao < 0,8m so với nền giếng
- Vách giếng bị hở, bị nứt
- Thiếu sân giếng hoặc sân giếng bị nứt hoặc hẹp hơn 1m tính từ vách giếng
- Thiếu rãnh thoát nước thải hoặc điểm đổ nước thải < 10 m
- Dụng cụ lấy nước bị bẩn hoặc được đặt trên nền giếng
 Đối với nguồn nước giếng khoan
* Giếng khoan có độ sâu mực nước từ 25m trở lên:
- Cổ giếng bị nứt, hở hoặc rò rỉ
22
- Thiếu sân giếng hoặc sân giếng bị nứt, vỡ
- Dụng cụ bơm nước bị bẩn hoặc hư hỏng
* Giếng khoan có độ sâu mực nước dưới 25m:
- Cổ giếng bị nứt, hở hoặc rò rỉ
- Thiếu sân giếng hoặc sân giếng bị nứt, vỡ
- Dụng cụ bơm nước bị bẩn hoặc hư hỏng
- Khoảng cách từ giếng tới nhà tiêu gần nhất < 10m
- Khoảng cách từ giếng tới bãi rác gần nhất < 10m
- Khoảng cách từ giếng tới chuồng gia súc gần nhất < 10m
- Thiếu rãnh thoát nước thải hoặc điểm đổ nước thải < 10m
* Ngoài các tiêu chuẩn để đánh giá nguy cơ ô nhiễm chất lượng nguồn
nước sinh hoạt, yếu tố con người có một vai trò rất quan trọng liên quan đến
thực trạng sử dụng và chất lượng nguồn nước sinh hoạt:
- Kiến thức hay hiểu biết của mỗi người được tích lũy dần qua quá trình
học tập và kinh nghiệm thu được trong cuộc sống. Mỗi người có thể thu được
kiến thức từ thày cô giáo, cha mẹ, bạn bè, đồng nghiệp, những người xung
quanh, sách vở và các phương tiện thông tin đại chúng cung cấp. Các kiến
thức về bệnh tật, sức khỏe và bảo vệ, nâng cao sức khỏe là điều kiện cần thiết
để mọi người có cơ sở thực hành các hành vi sức khỏe lành mạnh [10].
- Thái độ được coi là trạng thái chuẩn bị của cơ thể để đáp ứng với
những tình huống hay hoàn cảnh cụ thể. Thái độ phản ánh những điều người
ta thích hoặc không thích, mong muốn hay không mong muốn, tin hay không
tin, đồng ý hay không đồng ý, ủng hộ hay ngăn cản.... Thái độ thường bắt
nguồn từ kiến thức, niềm tin và kinh nghiệm thu được trong cuộc sống, đồng
thời thái độ cũng chịu ảnh hưởng của những người xung quanh [10].
- Hành vi của con người là một hành động, hay là tập hợp phức tạp của
nhiều hành động, mà những hành động này lại chịu ảnh hưởng của nhiều yếu
tố bên trong và bên ngoài, chủ quan cũng như khách quan. Ví dụ các yếu tố
23
tác động đến hành vi của con người như: phong tục tập quán, thói quen, yếu
tố di truyền, văn hoá - xã hội, kinh tế - chính trị.
Theo nghiên cứu của Hoàng Thái Sơn năm 2009, nghiên cứu 415 hộ gia
đình người dân ở bốn xã của huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên cho thấy thực
trạng kiến thức thái độ thực hành về vệ sinh môi trường còn thấp vê kiến thức
tốt chiếm 3,4%, thái độ tốt chiếm 34,4%, thực hành tốt chiếm 12,5%. Tỷ lệ
kiến thức tốt của người dân còn rất thấp, tuy hầu hết đều kể tên được nguồn
nước sạch, tuy nhiên tỷ lệ nêu được các bệnh do nguồn nước không sạch gây
ra thấp (33,2 %). Cũng theo nghiên cứu đó, cho thấy số đối tượng kể được
đúng tên hai bệnh do sử dụng nguồn nước không sạch trở lên là 33,2%, kiến
thức chung của đối tượng về nguồn nước xếp loại tốt chỉ có 11,3%, trung
bình là 24,3% và yếu là 64,3%. Về thái độ chung của đối tượng nghiên cứu,
xếp loại tốt cao hơn là 38,3%, trung bình 59% và yếu 2,7%. Về thực hành
của đối tượng nghiên cứu, thực hành tốt về nguồn nước cao hơn 21,7%, trung
bình 49,4% và yếu 28,9% [19]. Cũng theo nghiên cứu của tác giả (2013), tại
huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên cho thấy, có đến 58,3% người dân tộc
Nùng có kiến thức yếu về nguồn nước hợp vệ sinh, và chỉ có 26,3% có kiến
thức khá [21].
Theo nghiên cứu của Hạc Văn Vinh, Đàm Khải Hoàn, Đào Văn Dũng
(2010) về thực trạng sử dụng nguồn nước và nhà tiêu hợp vệ sinh, kiến thức,
thái độ và thực hành vệ sinh môi trường của phụ nữ (15-49 tuổi) có con dưới
5 tuổi tại huyện Võ Nhai, Thái Nguyên đã cho kết quả: thái độ đồng ý với
việc sử dụng nguồn nước sạch có thể phòng được bệnh tiêu hóa là 50,7%,
phòng được bệnh mắt hột là 61,1% và phòng được bệnh ghẻ, lở, hắc lào là
40,9% [31].
Nghiên cứu của Dương Xuân Hùng về thực trạng kiến thức, thái độ, thực
hành về VSMT ở hai xã vùng sâu huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên cho thấy: số
đối tượng kể được đúng tên các bệnh do sử dụng nguồn nước không sạch chỉ
24
có 36,07%, kiến thức chung của đối tượng về nguồn nước xếp loại tốt là
30,68%, trung bình là 44,5% và yếu là 24,82%. Về thái độ chung của đối
tượng nghiên cứu, xếp loại tốt chỉ có 17,56%, trung bình 53,16% và yếu
29,28%. Về thực hành của đối tượng nghiên cứu, thực hành tốt về nguồn
nước chỉ có 16,86%, trung bình 57,61% và yếu 25,53% [14].
Cũng theo nghiên cứu của Lê Hoài Thu (2015) về thực trạng nguồn nước
sinh hoạt và kiến thức, thái độ, thực hành của người dân về phòng ô nhiễm
nguồn nước tại xã Đồng Kỳ huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang cho thấy kiến thức
tốt của người dân về phòng chống ô nhiễm nước chỉ chiếm 16,5%, kiến thức
trung bình chiếm 57%, trong khi đó kiến thức kém chiếm tới 26,5% [26].
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Khánh Linh (2007) về thực trạng các
công trình vệ sinh của người dân ở xã La Hiên huyện Võ Nhai trong phong
trào xây dựng làng văn hóa - sức khỏe, cho thấy chỉ có 67,79% nguồn nước
đạt tiêu chuẩn vệ sinh, tác giả chỉ ra rằng nguồn nước không sạch do nhiều
nguyên nhân: Chất thải của người và động vật, giếng gần hố xí, gần chuồng
gia súc, giếng không có thành và không có rãnh, các công trình vệ sinh của
đồng bào miền núi là một vấn đề nghiêm trọng, ngày càng đe dọa đến cuộc
sống của họ do thiếu kiến thức về vệ sinh môi trường nước sạch [15].
Cũng theo nghiên cứu của Nguyễn Đình Thắng tại Hợp Tiến, Đồng Hỷ
tỉnh Thái Nguyên cũng chỉ ra rằng thực hành vệ sinh môi trường của người
Dao còn thấp, nguyên nhân là do kiến thức, thái độ, thực hành của người dân
còn chưa cao, cụ thể là: Kiến thức tốt chiếm 19,13%, thái độ tốt chiếm
15,85% và thực hành tốt chiếm 10,93% [25].
Bên cạnh đó cán bộ y tế: Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc sử
dụng nguồn nước sinh hoạt và đảm bảo chất lượng nguồn nước khi sử dụng
đó là đội ngũ cán bộ y tế, do vậy cần phát huy vai trò của đội ngũ y tế thôn,
bản, Trạm y tế xã cần làm tốt việc tuyên truyền, vận động người dân thực hiện
vệ sinh môi trường, ăn uống hợp vệ sinh, nâng cao ý thức phòng chống dịch
25
bệnh. Các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế cần được quan tâm thực
hiện tốt nhằm đảm bảo mọi đối tượng đều được chăm sóc về sức khỏe.
Sự quan tâm của các ban ngành đoàn thể về vệ sinh môi trường: Vấn đề
nâng cao nhận thức cho cộng đồng và giải quyết vấn đề vệ sinh môi trường
bằng tăng cường truyền thông giáo dục sức khoẻ, nâng cao kiến thức và thái
độ của người dân về vệ sinh môi trường là hết sức cần thiết. Khi thực hiện cần
lồng ghép nhiều chương trình, nhiều ban ngành và nhiều giải pháp ở các mức
độ thích hợp khác nhau, trong đó xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường,
chống ô nhiễm môi trường và tập hợp, sử dụng được tiềm năng của các cơ
quan khoa học đóng trên địa bàn mới là nội lực quan trọng để giải quyết tình
trạng ô nhiễm môi trường số hiện nay cho đồng bào các dân tộc thiểu số, đặc
biệt các dân tộc sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Có như
vậy mới mong rằng hành vi vệ sinh về môi trường của người dân mới được
cải thiện và nâng cao. Nếu cán bộ y tế xã, y tế thôn bản, vệ sinh viên chưa
được tập huấn đầy đủ, chưa nắm vững kiến thức, chưa có đủ kỹ năng truyền
thông về vệ sinh môi trường. Vai trò của các già làng, trưởng bản, những cá
nhân có uy tín, lãnh đạo cộng động chưa được phát huy, chưa khai thác được
những mặt mạnh của các phong tục truyền thống tốt đẹp trong nhân dân
nhưng hương ước bản làng, quy định dòng họ...thì đây là những khó khăn,
cản trở việc thực hiện các biện pháp can thiệp giải quyết ô nhiễm môi trường,
làm ảnh hưởng rất lớn đến kiến thức, thái độ và thực hành về vệ sinh môi
trường của người dân.
* Nguồn lực: Để thực hành các hành vi nâng cao sức khỏe, phòng chống
bệnh tật, cộng đồng hay cá nhân cần có các điều kiện nhất định về nguồn lực.
Nguồn lực cho thực hiện hành vi bao gồm các yếu tố như thời gian, nhân lực,
tiền, cơ sở vật chất trang thiết bị. Nhiều cá nhân có đủ kiến thức, họ hiểu rất
rõ nhu cầu chăm sóc sức khỏe của họ nhưng vì thiếu các điều kiện nguồn lực
nên họ không thực hiện được hành vi mong muốn [11], [12].
26
- Thời gian: Thời gian là một trong các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến
hành vi của con người. Có những hành vi cần có thời gian để thực hành hoặc
để thay đổi [11], [12].
- Nhân lực: Nhân lực đôi khi ảnh hưởng lớn đến hành vi sức khỏe của
cộng đồng. Nếu một cộng đồng nào đó có thể huy động nguồn nhân lực thì
việc tổ chức các hoạt động lao động phúc lợi cho cộng đồng sẽ được thực
hiện dễ dàng. Ví dụ như huy động nhân lực tổng vệ sinh đường làng, ngõ
xóm, cải tạo các nguồn cung cấp nước, xây dựng công trình vệ sinh công
cộng... Các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe rất cần nguồn nhân lực
từ cộng đồng tham gia để tạo nên phong trào tác động đến thay đổi hành vi
sức khỏe [11], [12].
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị: Cơ sở vật chất trang thiết bị là các điều
kiện cần thiết hỗ trợ cho thay đổi một số hành vi sức khỏe [11], [12].
* Yếu tố văn hóa: Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hành vi con người, các
yếu tố này có thể rất khác nhau giữa cộng đồng này với cộng đồng khác. Văn
hoá là tổng hợp của nhiều yếu tố bao gồm kiến thức, niềm tin, phong tục tập
quán, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, thói quen và tất cả những năng lực mà
con người thu được trong cuộc sống. Đồng thời môi trường văn hóa xã hội có
ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến sức khỏe con người, sự khác biệt về
kinh tế xã hội giữa các nước đang phát triển và các nước phát triển dẫn tới sự
thay đổi mô hình bệnh tật cũng như tuổi thọ của con người [11], [12], [29].
Thông qua phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm với lãnh đạo trong cộng
đồng, cán bộ y tế, già làng người có vai trò trong cộng đồng để tìm hiểu rõ
hơn về thực trạng sử dụng và các yếu tố liên quan đến chất lượng nguồn nước
sinh hoạt.
27
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Nguồn nước giếng đào dùng trong sinh hoạt của các hộ gia đình.
- Cán bộ y tế xã, người có uy tín trong cộng đồng, người dân, nhân viên
Y tế thôn bản.
2.1.2. Thời gian nghiên cứu
- Từ tháng 5/2016 đến tháng 4/2017
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu
- Xã La Hiên: Là một xã có diện tích 39,19km2
. Xã nằm ở phía tây của
huyện và có quốc lộ 1B chạy qua. Xã gồm có 16 xóm (Trúc Mai, Làng Lai,
Hiên Bình, xóm Phố, Cây Bòng, Cây Thị, Khuôn Ngục, Làng Giai, La Đồng,
Xuân Hòa, Đồng Đình, Hiên Minh, Hang Hon, Làng Kèn, Khuôn Vạc, Đồng
Dong). Người dân sống chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, nhờ trồng cây ăn
quả, trồng lúa và kinh doanh buôn bán. Trong xã gồm nhiều thành phần dân
tộc sống xen kẽ lẫn nhau chủ yếu là dân tộc Kinh, Nùng, Tày, Mông vẫn còn
tồn tại nhiều thói quen sinh hoạt, canh tác nông nghiệp ảnh hưởng xấu đến
môi trường nước và sức khỏe của người dân trong cộng đồng. Số hộ gia đình
trong xã là 2135 hộ. Nguồn nước được người dân dùng chủ yếu trong sinh
hoạt là nguồn nước giếng đào, nguồn nước giếng đào nơi đây còn tồn tại
nhiều yếu tố nguy cơ ô nhiễm gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân khi
sử dụng.
28
Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, Sở Tài nguyên và Môi trường
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu mô tả, thiết kế nghiên cứu cắt ngang.
Nghiên cứu định lượng kết hợp định tính.
2.2.1. Nghiên cứu định lượng
2.2.1.1. Cỡ mẫu nghiên cứu định lượng
* Đánh giá thực trạng chất lượng nguồn nước tại các hộ gia đình.
- Cỡ mẫu xét nghiêm nước sinh hoạt
29
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu xét nghiệm: [10]
 
2
2
2
1
2
S
n Z
X




Trong đó n là cỡ mẫu tối thiểu cần có, : hệ số giới hạn tin cậy,
Chọn  = 0,05 thì = 1,96, s là phương sai chọn s = 0,938, X là giá trị
trung bình, X = 1,88 (theo nghiên cứu của Lâm Thị Thúy An, xác định hàm
lượng amoni trong nước giếng đào tại hộ gia đình năm 2013).  là mức sai
lệch tương đối, chọn  = 0,15.
Thay vào công thức ta có n = 42,5.
Số mẫu nước cần lấy là 45 mẫu/chỉ số.
Xét nghiệm 09 chỉ số, tổng số mẫu nước cần lấy là 45 mẫu x 09 chỉ số = 405
chỉ số. Thực tế số mẫu nước xét nghiệm là 50 mẫu x 09 chỉ số = 450 chỉ số.
2.2.1.2. Chọn mẫu nghiên cứu định lượng
- Chọn quần thể nghiên cứu: Chọn chủ đích huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên.
- Chọn xã nghiên cứu: Chọn chủ đích xã La Hiên huyện Võ Nhai tỉnh
Thái Nguyên.
- Cách chọn mẫu
* Chọn mẫu xét nghiệm: Chọn số hộ xét nghiệm đánh giá chất lượng
nguồn nước sinh hoạt bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn
+ Tại mỗi xóm lập danh sách tất cả các hộ gia đình đang sử dụng nguồn
nước giếng đào.
+ Chọn các hộ gia đình xét nghiệm chỉ số trong nước theo phương pháp
chọn mẫu ngẫu nhiên đơn, cho đủ cỡ mẫu nghiên cứu.
2.2.2. Nghiên cứu định tính
Chọn mẫu chủ đích. Cụ thể như sau:
- Phỏng vấn sâu cán bộ y tế xã La Hiên: 1 cuộc.
30
- Phỏng vấn sâu 4 người có uy tín trong cộng đồng có hiểu biết tại địa
phương để tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước sinh hoạt.
- Thảo luận nhóm hộ gia đình: Chọn 10 người trong các hộ gia đình
được điều tra: 1 cuộc
- Thảo luận nhóm y tế thôn bản của các xóm có các hộ gia đình được
điều tra: Chọn 10 người.
Tổng cộng 2 cuộc phỏng vấn sâu, 2 cuộc thảo luận nhóm theo các
nhóm đối tượng.
2.2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu
2.2.3.1. Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt
của các hộ gia đình.
- Các chỉ số lý học:
+ Màu, mùi vị trong nước giếng đào.
+ Độ trong của nước giếng đào.
+ Tỷ lệ các mẫu nước xét nghiệm có chỉ số lý học cao hơn TCCP.
- Các chỉ số hoá học:
+ Hàm lượng chất hữu cơ trong nước (mgO2/l)
+ Hàm lượng NH3 trong nước sinh hoạt (mg/l)
+ Hàm lượng NO2 trong nước sinh hoạt (mg/l)
+ Hàm lượng độ cứng của nước sinh hoạt (độ Đức)
+ Tỷ lệ các mẫu nước xét nghiệm có chỉ số hoá học cao hơn TCCP.
- Các chỉ số vi sinh:
+ Số lượng Coliform trong các mẫu nước giếng đào.
+ Số lượng Fecal Coliform trong các mẫu nước giếng đào.
+ Tỷ lệ Coliform trong các mẫu nước xét nghiệm cao hơn TCCP.
+ Tỷ lệ Fecal Coliform trong các mẫu nước xét nghiệm cao hơn TCCP.
31
2.2.3.2. Mục tiêu 2: Một số yếu tố liên quan đến chất lượng nguồn nước sinh
hoạt tại các hộ gia đình.
- Liên quan giữa khoảng cách từ giếng đào tới nhà tiêu với chỉ số lý học.
- Liên quan giữa khoảng cách từ giếng đào tới nhà tiêu gần nhất với chỉ
số Amoniac.
- Liên quan giữa khoảng cách từ giếng đào tới nhà tiêu gần nhất với chỉ
số Coliform.
- Liên quan giữa khoảng cách từ giếng đào tới nhà tiêu gần nhất với chỉ
số Fecal Coliform.
- Liên quan giữa khoảng cách từ giếng đào tới chuồng gia súc gần nhất
với chỉ số Amoniac trong nước.
- Liên quan giữa khoảng cách từ giếng đào tới chuồng gia súc gần nhất
với chỉ số Coliform trong nước.
- Liên quan giữa khoảng cách từ giếng đào tới chuồng gia súc gần nhất
với chỉ số Fecal Coliform trong nước.
- Liên quan giữa khoảng cách từ giếng đào tới bãi rác gần nhất với chỉ số
Coliform trong nước.
- Liên quan giữa khoảng cách từ giếng đào tới bãi rác gần nhất với chỉ số
Fecal Coliform trong nước.
- Liên quan giữa thiếu sân giếng hoặc sân giếng bị nứt với chỉ số
Amoniac trong nước giếng đào.
- Liên quan giữa thiếu sân giếng hoặc sân giếng bị nứt với chỉ số
Coliform trong nước giếng đào.
- Liên quan giữa thiếu sân giếng hoặc sân giếng bị nứt với ng với chỉ số
Fecal Coliform trong nước giếng đào.
- Liên quan giữa nguy cơ ô nhiễm với mùi của nước nước giếng đào.
- Liên quan giữa nguy cơ ô nhiễm với ô nhiễm NO2.
- Liên quan giữa nguy cơ ô nhiễm với nguồn nước ô nhiễm Fecal Coliform.
32
* Cơ sở vật chất:
Các phương tiện đánh giá nguồn nước tại cộng đồng: dụng cụ lấy mẫu
nước xét nghiệm, bảng kiểm đánh giá nguồn nước.
Sổ sách ghi chép của trạm y tế xã về sử dụng nguồn nước tại các hộ gia đình.
2.2.4. Phương pháp đánh giá
2.2.4.1. Phương pháp lấy mẫu theo quy định của TCVN
+ TCVN 5992: 1995 (ISO 5667 - 2:1991): chất lượng nước - lẫy mẫu -
hướng dẫn kỹ thuật.
+ TCVN 5993 - 1995 (ISO 5667 - 3:1985): chất lượng nước - lấy mẫu -
hướng dẫn bảo quản - xử lý mẫu.
+ TCVN 6000: 1995 (ISO 5667 - 11:1992): chất lượng nước - lấy mẫu -
hướng dẫn lấy mẫu
2.2.4.2. Đánh giá các mẫu nước bằng phương pháp xét nghiệm
* Xét nghiệm đánh giá chất hữu cơ trong nước bằng phương pháp chuẩn độ:
a. Tiến hành:
Ta cho vào bình nón thứ tự sau:
- Nước xét nghiệm 100ml
- H2SO4 đặc 2ml
- KMnO4 N/50 10ml
Đun sôi trong 10 phút, sau đó cho thêm 10 ml H2C2O4 N/50 lúc này sẽ
mất màu hoàn toàn. Từ buret chuẩn độ bằng thuốc tím cho tới khi xuất hiện
màu hồng thì dừng lại và ghi lại số ml thuốc tím đã chuẩn độ hết (n ml)
Song song với mẫu xét nghiệm ta phải làm 1 mẫu đối chứng bằng nước
cất các bước tiến hành tương tự ta sẽ có (n' ml thuốc tím) thường n' = 0,5.
b. Kết quả:
X mgO2/l = (n-n').0,16.1000/100 =(n-n').1,6.
Trong đó: n là số ml thuốc tím đã chuẩn độ hết với mẫu nước xét nghiệm. n'
là số ml thuốc tím đã chuẩn độ hết với mẫu nước đối chứng. 0,16 là 1 ml
33
thuốc tím giải phóng ra 0,16 mgO2. 1000 tính ra thể tích 1lít nước. 100 số
lượng nước đem xét nghiệm.
c. Nhận định kết quả:
- Nếu chúng ta thực hiện trong môi trường kiềm thì đó là chất hữu động
vật so với tiêu chuẩn cho phép từ 0 đến < 2 mgO2/lít
- Nếu chúng ta thực hiện trong môi trường axit thì đó là chất hữu thực
vật so với tiêu chuẩn cho phép từ 2 đến < 4 mgO2/lít
- Dựa vào tiêu chuẩn để chúng ta đánh giá nước đó có bị ô nhiễm hay không.
* Định lượng Amoniac (NH3) trong nước bằng phương pháp so màu:
Tiến hành
- Ta cho vào ống nghiệm thứ tự sau:
Nước xét nghiệm 10ml.
Dung dịch khử kiềm Seignete 5% 5 giọt.
- Lắc đều để 3 - 5 phút sau cho thêm: Dung dịch chuẩn Nessler 5 giọt.
- Lắc đều để 5 - 7 phút. Đem so màu với thang mẫu, tương ứng với ống
nào thì lấy kết quả của ống đó.
+ Nếu đem so màu trên máy điện quang kế thì so màu ở bước sóng 420
nm kết quả sẽ hiện trên màn hình.
+ Dựa vào tiêu chuẩn để chúng ta đánh giá nước đó có bị ô nhiễm hay không.
* Định lượng Nitrit (NO2) trong nước bằng phương pháp so màu:
Tiến hành
- Ta cho vào ống nghiệm thứ tự sau:
Nước xét nghiệm 10 ml.
Griess A 1 ml
Griess B 1 ml
- Lắc đều để 5 - 7 phút. Đem so màu với thang mẫu, tương ứng với ống
nào thi lấy kết quả của ống đó.
34
+ Nếu đem so màu trên máy điện quang kế thì so màu ở bước sóng 520
nm kết quả sẽ hiện trên màn hình.
+ Dựa vào tiêu chuẩn để chúng ta đánh giá nước đó có bị ô nhiễm hay không.
* Xác định độ cứng của nước bằng phương pháp chuẩn độ:
a. Tiến hành
- Ta cho vào bình nón thứ tự sau:
Nước xét nghiệm 50 ml
Dung dịch đệm NH3 5 ml
Chỉ thị màu đen Eryocrom T 0,2 ml
- Sau đó lắc đều.
- Từ Buret chuẩn độ bằng Trylon B N/10 cho tới khi thấy chuyển từ màu
hồng sang màu xanh lơ thì dừng lại và ghi lại số ml Trylon B đã dùng.
b. Kết quả
n. 0,28 . 1000
X = ............................... = n. 1,12 (độ Đức)
5.50
Trong đó: 1 ml Trylon B = 0,28; n là số ml Trylon B đã dùng
c. Nhận định kết quả
Dựa vào kết quả thu được để nhận định loại nước đó là nước mềm, nước
cứng, khá cứng, rất cứng theo tiêu chuẩn.
35
* Xét nghiệm vi sinh vật bằng phương pháp nuôi cấy:
Xác định tổng số Coliforms trong mẫu nước kiểm nghiệm:
Sơ đồ 2.1: Quy trình xác định tổng số Coliforms trong mẫu nước kiểm nghiệm
1 ml mẫu nước + 9ml DD pha loãng
Nước pha loãng 10-1 9ml DD pha loãng
+
Nước pha loãng 10-2
Nước pha loãng 10-3
9ml DD pha loãng
+
36
Xác định tổng số Fecal coliforms trong mẫu nước kiểm nghiệm
Sơ đồ 2.2: Quy trình xác định tổng số Fecal coliforms
trong mẫu nước xét nghiệm
2.2.4.3. Đánh giá yếu tố nguy cơ ô nhiễm nguồn nước
Căn cứ vào tổng điểm các nôi dung cần kiểm tra nguồn nước giếng đào
theo Thông tư 50/2015/TT-BYT tại các hộ gia đình để đánh giá nguồn nước
có nguy cơ và không có nguy cơ ô nhiễm:
1 ml mẫu nước + 9ml DD pha loãng
Nước pha loãng 10-1
9ml DD pha loãng
Nước pha loãng 10-2
Nước pha loãng 10-3
9ml DD pha loãng
+
+
37
+ 0 điểm: Chưa có nguy cơ ô nhiễm nguồn nước
+ ≥ 1 điểm: Có nguy cơ ô nhiễm nguồn nước
2.2.5. Phương pháp thu thập thông tin
- Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt tại các hộ gia đình:
+ Xét nghiệm mẫu nước (theo tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch theo thường
quy kỹ thuật xét nghiệm)
- Một số yếu tố liên quan đến chất lượng nước sinh hoạt:
+ Sử dụng bảng kiểm quan sát theo các tiêu chí theo Thông tư
50/2015/TT-BYT về đánh giá nguy cơ ô nhiễm nguồn nước.
+ Phỏng vấn sâu
+ Thảo luận nhóm
2.2.6. Khống chế sai số
- Thiết kế các phiếu quan sát: Phiếu quan sát được nhóm nghiên cứu thiết
kế theo yêu cầu của đề tài.
- Đội ngũ điều tra viên, lấy mẫu nước và giám sát viên được tập huấn kỹ,
thống nhất trước khi tiến hành thực hiện.
- Ghi chép đầy đủ.
- Phiếu được làm sạch từ cộng đồng.
2.2.7. Phương pháp xử lý số liệu
- Sử dụng thuật toán thống kê y học cơ bản (tính tỷ lệ %, tính giá trị trung
bình, sử dụng test χ2
(khi bình phương), fisher’s Exact test so sánh các tỷ lệ...).
Số liệu được nhập trên phần mềm Epidata 3.1 và phân tích bằng phần mềm
SPSS 21.0
2.2.8. Đạo đức nghiên cứu
Đây là một nghiên cứu tại cộng đồng nhằm tìm hiểu thực trạng chất lượng
nguồn nước sinh hoạt, quá trình nghiên cứu không làm ảnh hưởng gì đến kinh
phí cũng như sức khỏe của người dân và mang lại lợi ích cho cộng đồng.
38
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt tại các hộ gia đình
Bảng 3.1. Đánh giá các chỉ số lý học của các mẫu nước xét nghiệm
tại các hộ gia đình
Chỉ số
Đánh giá
Màu Mùi vị Độ trong
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
Lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Đạt TC 43 86,0 36 72,0 43 86,0
Không đạt TC 7 14,0 14 28,0 7 14,0
Nhận xét: Kết quả xét nghiệm 50 mẫu nước giếng đào tại các hộ gia
đình cho thấy, có 14,0% mẫu nước xét nghiệm không đạt tiêu chuẩn về màu
sắc và độ trong của nước, đặc biệt có 28,0% số mẫu nước xét nghiệm không
đạt tiêu chuẩn về mùi vị.
Bảng 3.2. Đánh giá chỉ số NH3, NO2 trong nước tại các hộ gia đình
Chỉ số
Đánh giá
NH3 NO2
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
Đạt TC 46 92,0 38 76,0
Không đạt TC 4 8,0 12 24,0
Nhận xét: Kết quả đánh giá chỉ số NH3, NO2 trong 50 mẫu nước giếng
đào cho chúng ta thấy có 8,0% các mẫu nước xét nghiệm không đạt tiêu
chuẩn về chỉ số NH3 và 24,0% không đạt tiêu chuẩn về chỉ số NO2. Tỷ lệ hộ
gia đình có nguồn nước giếng đào bị ô nhiễm NO2 cao hơn so với chỉ số NH3.
39
Bảng 3.3. Hàm lượng chất hữu cơ, độ cứng trong nước tại các hộ gia đình
Đặc điểm
Chất hữu cơ thực vật
(mgO2/l)
Độ cứng (độ Đức)
X  SD 0,70  0,42 1,66  0,47
Nhỏ nhất 0,16 0,78
Lớn nhất 1,92 3,02
Tỷ lệ đạt TCCP 100,0 % 100 % nước mềm
TCCP ≤ 4 4 - 8
Nhận xét: Kết quả xét nghiệm 50 mẫu nước giếng đào tại các hộ gia
đình cho thấy, 100% các mẫu nước xét nghiệm có hàm lượng chất hữu cơ và
độ cứng đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép với giá trị trung bình lần lượt là
0,700,42 mgO2/l và 1,660,47 độ đức.
Bảng 3.4. Kết quả xét nghiệm chỉ số Coliform và Fecal Coliform
trong mẫu nước tại các hộ gia đình
Đặc điểm
Coliforms tổng số
(MPN/ml)
Fecal Coliform
(MPN/ml)
X  SD 16,2  23,26 9,78  19,05
Nhỏ nhất 0 0
Lớn nhất*
93 93
TCCP ≤ 0 ≤ 0
*: có một mẫu cả hai chỉ số đều >2400
Nhận xét: Kết quả xét nghiệm chỉ số vi sinh vật cho thấy, giá trị trung
bình Coliform là 16,2  23,26 (MPN/ml) và Fecal Coliform là 9,78 
19,05(MPN/ml). Trong đó có một mẫu nước xét nghiệm có cả 2 chỉ số đánh
giá vi sinh vật > 2400 (MPN/ml).
40
Bảng 3.5. Đánh giá chỉ số xét nghiệm vi sinh vật trong nước
Chỉ số
Đánh giá
Coliform tổng số Fecal Coliform
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
Đạt TC 17 34,0 26 52,0
Không đạt TC 33 66,0 24 48,0
Nhận xét: Theo kết quả đánh giá chỉ số vi sinh vật trong nước tại các
hộ gia đình cho thấy có đến 66,0% số mẫu nước xét nghiệm không đạt tiêu
chuẩn về chỉ số Coliform, 48,0% không đạt tiêu chuẩn về số lượng Fecal Coliform.
Hộp 3.1. Kết quả phỏng vấn sâu cán bộ y tế và một số hộ gia đình về
chất lượng nguồn nước giếng đào
Kết quả phỏng vấn sâu cán bộ y tế xã và người dân trong cộng đồng cho
thấy thực hành vệ sinh môi trường nước của người dân chưa tốt, nguồn nước
bị ô nhiễm màu sắc và mùi...:
- Theo ông A cán bộ y tế xã cho biết: “Nguồn nước thường đục, có màu
và mùi lạ, khi nguồn nước có các biểu hiện lạ bất thường người dân không
mang nước đi xét nghiệm để có các biện pháp xử lý. Nhiều hộ gia đình muốn
mang nước đi xét nghiệm nhưng điều kiện kinh tế còn khó khăn hoặc không
biết xét nghiệm ở đâu nên ngại không hỏi và không đi nữa, nguồn nước bị ô
nhiễm vẫn sử dụng trong sinh hoạt bình thường...”.
- Ông F xóm Trúc Mai cho biết: “Vào mùa mưa tháng 6 tháng 7 âm lịch
nguồn nước giếng đào thường bị ô nhiễm, cảm quan thấy rằng nước có màu
lạ, đục hơn, thậm chí còn có mùi hôi không sử dụng được. Để làm cho nước
trong hơn người dân thường bơm nước vào xô, chậu, thùng để đến khi nước
trong mới sử dụng được...”
41
3.2. Một số yếu tố liên quan đến chất lượng nước sinh hoạt
Bảng 3.6. Mối liên quan giữa khoảng cách từ giếng đào tới nhà tiêu với
chỉ số lý học
Chất lượng nguồn
nước
Nguy cơ
Có mùi Không mùi
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
Cách nhà tiêu <10m 6 42,9 8 57,1
Cách nhà tiêu >10m 8 22,2 28 77,8
p > 0,05
Nhận xét: Không có mối liên quan giữa khoảng cách từ giếng tới nhà
tiêu với chỉ số mùi của nước. Tỷ lệ hộ gia đình có nguồn nước cách nhà tiêu < 10m
không đạt tiêu chuẩn về mùi là 42,9% cao hơn so với số hộ gia đình có nguồn
nước cách nhà tiêu > 10m là 22,2%.
Bảng 3.7. Mối liên quan giữa khoảng cách từ giếng đào tới nhà tiêu gần
nhất với chỉ số Amoniac
Chất lượng nguồn
nước
Nguy cơ
Có ô nhiễm Amoniac Không ô nhiễm Amoniac
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
Cách nhà tiêu <10m 2 14,3 12 85,7
Cách nhà tiêu >10m 2 5,6 34 94,4
p > 0,05
Nhận xét: Không có mối liên quan giữa khoảng cách từ giếng tới nhà
tiêu với chỉ số NH3 trong nước. Tỷ lệ hộ gia đình có giếng đào cách nhà tiêu
<10m bị ô nhiễm NH3 là 14,3% cao hơn so với số hộ gia đình có giếng cách
nhà tiêu > 10m là 5,6%.
42
Bảng 3.8. Mối liên quan giữa khoảng cách từ giếng đào tới nhà tiêu
gần nhất với chỉ số Coliform
Chất lượng nguồn
nước
Nguy cơ
Có ô nhiễm Coliform Không ô nhiễm Coliform
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
Cách nhà tiêu <10m 12 85,7 2 14,3
Cách nhà tiêu >10m 21 58,3 15 41,7
p > 0,05
Nhận xét: Không có mối liên quan giữa khoảng cách từ nguồn nước đến
nhà tiêu với chỉ số Coliform. Tỷ lệ số hộ gia đình có giếng cách nhà tiêu
<10m bị ô nhiễm Coliform là 85,7% cao hơn số hộ gia đình có nguồn nước
cách nhà tiêu > 10m.
Bảng 3.9. Mối liên quan giữa khoảng cách từ giếng đào tới nhà tiêu
gần nhất với chỉ số Fecal Coliform
Chất lượng nguồn
nước
Nguy cơ
Có ô nhiễm
Fecal Coliform
Không ô nhiễm
Fecal Coliform
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
Cách nhà tiêu <10m 10 71,4 4 28,6
Cách nhà tiêu >10m 14 38,9 22 61,1
p < 0,05
Nhận xét: Có mối liên quan giữa khoảng cách từ giếng đào đến nhà tiêu
với chỉ số Fecal Coliform. Tỷ lệ hộ gia đình có giếng cách nhà tiêu < 10m bị
ô nhiễm Fecal Coliform là 71,4% cao hơn số hộ gia đình có giếng cách nhà
tiêu > 10m là 38,9%.
43
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa khoảng cách từ giếng đào tới chuồng
gia súc gần nhất với chỉ số Amoniac trong nước
Chất lượng nguồn
nước
Nguy cơ
Có ô nhiễm Amoniac
Không ô nhiễm
Amoniac
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
Cách chuồng gia súc <10m 2 6,3 30 93,8
Cách chuồng gia súc >10m 2 11,1 16 88,9
p > 0,05
Nhận xét: Không có mối liên quan giữa khoảng cách từ nguồn nước
giếng tới chuồng gia súc với chỉ số NH3. Tỷ lệ hộ gia đình có nguồn nước
cách chuồng gia súc < 10m bị ô nhiễm NH3 là 6,3%.
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa khoảng cách từ giếng đào tới chuồng
gia súc gần nhất với chỉ số Coliform trong nước
Chất lượng nguồn
nước
Nguy cơ
Có ô nhiễm Coliform
Không ô nhiễm
Coliform
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
Cách chuồng gia súc <10m 24 75,0 8 25,0
Cách chuồng gia súc >10m 9 50,0 9 50,0
p > 0,05
Nhận xét: Không có mối liên quan giữa khoảng cách từ giếng tới chuồng
gia súc với chỉ số Coliform. Tỷ lệ số hộ gia đình có nguồn nước cách chuồng
gia súc < 10m bị ô nhiễm Coliform là 75,0% cao hơn số hộ gia đình có nguồn
nước cách chuồng gia súc > 10m.
44
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa khoảng cách từ giếng đào tới chuồng
gia súc gần nhất với chỉ số Fecal Coliform trong nước
Chất lượng nguồn
nước
Nguy cơ
Có ô nhiễm
Fecal Coliform
Không ô nhiễm
Fecal Coliform
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
Cách chuồng gia súc <10m 16 50,0 16 50,0
Cách chuồng gia súc >10m 8 44,4 10 55,6
p > 0,05
Nhận xét: Không mối liên quan giữa khoảng cách từ giếng đào tới
chuồng gia súc với chỉ số Fecal Coliform (p>0,05).
Hộp 3.2. Kết quả phỏng vấn sâu một số yếu tố liên quan đến chất lượng
nguồn nước giếng đào
Mặc dù một số kết quả nghiên cứu định lượng chỉ ra rằng không có nhiều
mối liên quan giữa một số yếu tố nguy cơ với chất lượng nguồn nước giếng
đào. Tuy nhiên, kết quả phỏng vấn sâu cho thấy các yếu tố nguy cơ ô nhiễm là
nguyên nhân làm cho chất lượng nước không đảm bảo:
- Theo ông C người dân xóm Đồng Đình cho biết: “Nhiều hộ gia đình sử
dụng giếng đào để sinh hoạt ăn uống, nhưng giếng thường gần chuồng lợn để
tiện rửa chuồng, rãnh thoát nước thì không có, nước thải ứ đọng lại gần
giếng, gà vịt ra uống nước gây ô nhiễm nguồn nước... ”
- Bà D cán bộ y tế xã cho biết: “Giếng đào được sử dụng từ lâu, phù hợp với
nhu cầu sử dụng và không tốn kém, tuy nhiên hằng năm cứ đến tháng giêng
các hộ gia đình thường mua phân chuồng như phân gà, phân trâu, phân lợn
về bón cho cây na, vây vải mà không ủ, không lấp, mùi hôi thối bốc lên, mưa
chảy khắp vườn, ngấm xuống giếng làm cho nguồn nước bị ô nhiễm, cảm
quan thấy nước có màu và mùi lạ...”
45
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa khoảng cách từ giếng đào tới bãi rác
gần nhất với chỉ số Coliform trong nước
Chất lượng nguồn
nước
Nguy cơ
Có ô nhiễm Coliform Không ô nhiễm Coliform
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
Cách bãi rác <10m 23 63,9 13 36,1
Cách bãi rác >10m 10 71,4 4 28,6
p > 0,05
Nhận xét: Kết quả phân tích mối liên quan giữa khoảng cách từ giếng
đào tới bãi rác gần nhất với chỉ số Coliform trong nước giếng đào tại các hộ
gia đình cho thấy, không có mối liên quan giữa khoảng cách từ giếng đến bãi
rác gần nhất với chỉ số Coliform (p>0,05).
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa khoảng cách từ giếng đào tới bãi rác
gần nhất với chỉ số Fecal Coliform trong nước
Chất lượng nguồn
nước
Nguy cơ
Có ô nhiễm
Fecal Coliform
Không ô nhiễm
Fecal Coliform
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
Cách bãi rác < 10m 17 47,2 19 52,8
Cách bãi rác > 10m 7 50,0 7 50,0
p > 0,05
Nhận xét: Không có mối liên quan giữa khoảng cách từ giếng đào đến
bãi rác với chỉ số Fecal Coliform. Tỷ lệ hộ gia đình có giếng cách bãi rác
<10m ô nhiễm Fecal Coliform là 47,2% (p>0,05).
Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt và một số yếu tố liên quan tại các hộ gia đình
Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt và một số yếu tố liên quan tại các hộ gia đình
Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt và một số yếu tố liên quan tại các hộ gia đình
Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt và một số yếu tố liên quan tại các hộ gia đình
Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt và một số yếu tố liên quan tại các hộ gia đình
Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt và một số yếu tố liên quan tại các hộ gia đình
Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt và một số yếu tố liên quan tại các hộ gia đình
Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt và một số yếu tố liên quan tại các hộ gia đình
Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt và một số yếu tố liên quan tại các hộ gia đình
Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt và một số yếu tố liên quan tại các hộ gia đình
Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt và một số yếu tố liên quan tại các hộ gia đình
Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt và một số yếu tố liên quan tại các hộ gia đình
Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt và một số yếu tố liên quan tại các hộ gia đình
Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt và một số yếu tố liên quan tại các hộ gia đình
Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt và một số yếu tố liên quan tại các hộ gia đình
Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt và một số yếu tố liên quan tại các hộ gia đình
Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt và một số yếu tố liên quan tại các hộ gia đình
Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt và một số yếu tố liên quan tại các hộ gia đình
Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt và một số yếu tố liên quan tại các hộ gia đình
Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt và một số yếu tố liên quan tại các hộ gia đình
Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt và một số yếu tố liên quan tại các hộ gia đình
Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt và một số yếu tố liên quan tại các hộ gia đình
Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt và một số yếu tố liên quan tại các hộ gia đình
Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt và một số yếu tố liên quan tại các hộ gia đình
Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt và một số yếu tố liên quan tại các hộ gia đình
Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt và một số yếu tố liên quan tại các hộ gia đình
Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt và một số yếu tố liên quan tại các hộ gia đình
Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt và một số yếu tố liên quan tại các hộ gia đình
Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt và một số yếu tố liên quan tại các hộ gia đình
Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt và một số yếu tố liên quan tại các hộ gia đình
Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt và một số yếu tố liên quan tại các hộ gia đình
Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt và một số yếu tố liên quan tại các hộ gia đình
Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt và một số yếu tố liên quan tại các hộ gia đình
Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt và một số yếu tố liên quan tại các hộ gia đình
Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt và một số yếu tố liên quan tại các hộ gia đình

More Related Content

What's hot

TÌNH HUỐNG LÂM SÀNG KHỐI U PHẦN PHỤ
TÌNH HUỐNG LÂM SÀNG KHỐI U PHẦN PHỤTÌNH HUỐNG LÂM SÀNG KHỐI U PHẦN PHỤ
TÌNH HUỐNG LÂM SÀNG KHỐI U PHẦN PHỤSoM
 
Trắc Nghiệm Ngoại Bệnh Lý - Y Hà Nội | Y Huế | Y Khoa Vinh . Test Ngoại Bệnh
Trắc Nghiệm Ngoại Bệnh Lý - Y Hà Nội | Y Huế | Y Khoa Vinh . Test  Ngoại BệnhTrắc Nghiệm Ngoại Bệnh Lý - Y Hà Nội | Y Huế | Y Khoa Vinh . Test  Ngoại Bệnh
Trắc Nghiệm Ngoại Bệnh Lý - Y Hà Nội | Y Huế | Y Khoa Vinh . Test Ngoại BệnhTBFTTH
 
Thoai hoa cot song www
Thoai hoa cot song wwwThoai hoa cot song www
Thoai hoa cot song wwwLan Đặng
 
Câu hỏi trắc nghiệm sản khoa có đáp án
Câu hỏi trắc nghiệm sản khoa có đáp ánCâu hỏi trắc nghiệm sản khoa có đáp án
Câu hỏi trắc nghiệm sản khoa có đáp ánnataliej4
 
Trắc Nghiệm Vi Sinh Có Đáp Án
Trắc Nghiệm Vi Sinh Có Đáp Án Trắc Nghiệm Vi Sinh Có Đáp Án
Trắc Nghiệm Vi Sinh Có Đáp Án nataliej4
 
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA HEN PHẾ QUẢN CÓ VIÊM MŨI DỊ ỨNG TẠI TRUNG...
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA HEN PHẾ QUẢN CÓ VIÊM MŨI DỊ ỨNG TẠI TRUNG...ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA HEN PHẾ QUẢN CÓ VIÊM MŨI DỊ ỨNG TẠI TRUNG...
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA HEN PHẾ QUẢN CÓ VIÊM MŨI DỊ ỨNG TẠI TRUNG...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Nguyen thanh luan viem tuy cap
Nguyen thanh luan   viem tuy capNguyen thanh luan   viem tuy cap
Nguyen thanh luan viem tuy capMichel Phuong
 
U XƠ TỬ CUNG
U XƠ TỬ CUNGU XƠ TỬ CUNG
U XƠ TỬ CUNGSoM
 
THỰC HÀNH LÂM SÀNG SẢN PHỤ KHOA
THỰC HÀNH LÂM SÀNG SẢN PHỤ KHOATHỰC HÀNH LÂM SÀNG SẢN PHỤ KHOA
THỰC HÀNH LÂM SÀNG SẢN PHỤ KHOASoM
 
Tuyến yên- Tuyến giáp
Tuyến yên- Tuyến giápTuyến yên- Tuyến giáp
Tuyến yên- Tuyến giápTâm Hoàng
 
TRIỆU CHỨNG HỌC NỘI KHOA
TRIỆU CHỨNG HỌC NỘI KHOATRIỆU CHỨNG HỌC NỘI KHOA
TRIỆU CHỨNG HỌC NỘI KHOASoM
 
Bài giảng tầm soát ung thư vú
Bài giảng tầm soát ung thư vúBài giảng tầm soát ung thư vú
Bài giảng tầm soát ung thư vújackjohn45
 
Nang giả tuỵ
Nang giả tuỵNang giả tuỵ
Nang giả tuỵHùng Lê
 
BỆNH ÁN MẪU NHIỄM TRÙNG TIỂU
BỆNH ÁN MẪU NHIỄM TRÙNG TIỂUBỆNH ÁN MẪU NHIỄM TRÙNG TIỂU
BỆNH ÁN MẪU NHIỄM TRÙNG TIỂUSoM
 
XỬ TRÍ LỒNG GHÉP TRẺ BỆNH (2018) IMCI.ppt
XỬ TRÍ LỒNG GHÉP TRẺ BỆNH (2018) IMCI.pptXỬ TRÍ LỒNG GHÉP TRẺ BỆNH (2018) IMCI.ppt
XỬ TRÍ LỒNG GHÉP TRẺ BỆNH (2018) IMCI.pptSoM
 
Phác đồ nhiễm nấm xâm lấn
Phác đồ nhiễm nấm xâm lấnPhác đồ nhiễm nấm xâm lấn
Phác đồ nhiễm nấm xâm lấnSoM
 
THEO DÕI VÀ CHĂM SÓC THAI PHỤ TRONG CHUYỂN DẠ
THEO DÕI VÀ CHĂM SÓC THAI PHỤ TRONG CHUYỂN DẠTHEO DÕI VÀ CHĂM SÓC THAI PHỤ TRONG CHUYỂN DẠ
THEO DÕI VÀ CHĂM SÓC THAI PHỤ TRONG CHUYỂN DẠSoM
 

What's hot (20)

TÌNH HUỐNG LÂM SÀNG KHỐI U PHẦN PHỤ
TÌNH HUỐNG LÂM SÀNG KHỐI U PHẦN PHỤTÌNH HUỐNG LÂM SÀNG KHỐI U PHẦN PHỤ
TÌNH HUỐNG LÂM SÀNG KHỐI U PHẦN PHỤ
 
Thực hành X quang ngực
Thực hành X quang ngựcThực hành X quang ngực
Thực hành X quang ngực
 
Trắc Nghiệm Ngoại Bệnh Lý - Y Hà Nội | Y Huế | Y Khoa Vinh . Test Ngoại Bệnh
Trắc Nghiệm Ngoại Bệnh Lý - Y Hà Nội | Y Huế | Y Khoa Vinh . Test  Ngoại BệnhTrắc Nghiệm Ngoại Bệnh Lý - Y Hà Nội | Y Huế | Y Khoa Vinh . Test  Ngoại Bệnh
Trắc Nghiệm Ngoại Bệnh Lý - Y Hà Nội | Y Huế | Y Khoa Vinh . Test Ngoại Bệnh
 
Thoai hoa cot song www
Thoai hoa cot song wwwThoai hoa cot song www
Thoai hoa cot song www
 
Lách to_Trần Khuê Tú_Y09B
Lách to_Trần Khuê Tú_Y09BLách to_Trần Khuê Tú_Y09B
Lách to_Trần Khuê Tú_Y09B
 
Câu hỏi trắc nghiệm sản khoa có đáp án
Câu hỏi trắc nghiệm sản khoa có đáp ánCâu hỏi trắc nghiệm sản khoa có đáp án
Câu hỏi trắc nghiệm sản khoa có đáp án
 
Trắc Nghiệm Vi Sinh Có Đáp Án
Trắc Nghiệm Vi Sinh Có Đáp Án Trắc Nghiệm Vi Sinh Có Đáp Án
Trắc Nghiệm Vi Sinh Có Đáp Án
 
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA HEN PHẾ QUẢN CÓ VIÊM MŨI DỊ ỨNG TẠI TRUNG...
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA HEN PHẾ QUẢN CÓ VIÊM MŨI DỊ ỨNG TẠI TRUNG...ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA HEN PHẾ QUẢN CÓ VIÊM MŨI DỊ ỨNG TẠI TRUNG...
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA HEN PHẾ QUẢN CÓ VIÊM MŨI DỊ ỨNG TẠI TRUNG...
 
Nguyen thanh luan viem tuy cap
Nguyen thanh luan   viem tuy capNguyen thanh luan   viem tuy cap
Nguyen thanh luan viem tuy cap
 
U XƠ TỬ CUNG
U XƠ TỬ CUNGU XƠ TỬ CUNG
U XƠ TỬ CUNG
 
Chan doan hinh anh he tiet nieu
Chan doan hinh anh he tiet nieuChan doan hinh anh he tiet nieu
Chan doan hinh anh he tiet nieu
 
THỰC HÀNH LÂM SÀNG SẢN PHỤ KHOA
THỰC HÀNH LÂM SÀNG SẢN PHỤ KHOATHỰC HÀNH LÂM SÀNG SẢN PHỤ KHOA
THỰC HÀNH LÂM SÀNG SẢN PHỤ KHOA
 
Tuyến yên- Tuyến giáp
Tuyến yên- Tuyến giápTuyến yên- Tuyến giáp
Tuyến yên- Tuyến giáp
 
TRIỆU CHỨNG HỌC NỘI KHOA
TRIỆU CHỨNG HỌC NỘI KHOATRIỆU CHỨNG HỌC NỘI KHOA
TRIỆU CHỨNG HỌC NỘI KHOA
 
Bài giảng tầm soát ung thư vú
Bài giảng tầm soát ung thư vúBài giảng tầm soát ung thư vú
Bài giảng tầm soát ung thư vú
 
Nang giả tuỵ
Nang giả tuỵNang giả tuỵ
Nang giả tuỵ
 
BỆNH ÁN MẪU NHIỄM TRÙNG TIỂU
BỆNH ÁN MẪU NHIỄM TRÙNG TIỂUBỆNH ÁN MẪU NHIỄM TRÙNG TIỂU
BỆNH ÁN MẪU NHIỄM TRÙNG TIỂU
 
XỬ TRÍ LỒNG GHÉP TRẺ BỆNH (2018) IMCI.ppt
XỬ TRÍ LỒNG GHÉP TRẺ BỆNH (2018) IMCI.pptXỬ TRÍ LỒNG GHÉP TRẺ BỆNH (2018) IMCI.ppt
XỬ TRÍ LỒNG GHÉP TRẺ BỆNH (2018) IMCI.ppt
 
Phác đồ nhiễm nấm xâm lấn
Phác đồ nhiễm nấm xâm lấnPhác đồ nhiễm nấm xâm lấn
Phác đồ nhiễm nấm xâm lấn
 
THEO DÕI VÀ CHĂM SÓC THAI PHỤ TRONG CHUYỂN DẠ
THEO DÕI VÀ CHĂM SÓC THAI PHỤ TRONG CHUYỂN DẠTHEO DÕI VÀ CHĂM SÓC THAI PHỤ TRONG CHUYỂN DẠ
THEO DÕI VÀ CHĂM SÓC THAI PHỤ TRONG CHUYỂN DẠ
 

Similar to Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt và một số yếu tố liên quan tại các hộ gia đình

Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con dưới 2...
Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con dưới 2...Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con dưới 2...
Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con dưới 2...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em từ 25 đến 60 tháng và một số ...
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em từ 25 đến 60 tháng và một số ...Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em từ 25 đến 60 tháng và một số ...
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em từ 25 đến 60 tháng và một số ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện ...
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện ...Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện ...
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện ...
Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện ...Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện ...
Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Kỹ năng tư vấn sức khỏe của nhân viên y tế thôn bản tại huyện định hóa, tỉnh ...
Kỹ năng tư vấn sức khỏe của nhân viên y tế thôn bản tại huyện định hóa, tỉnh ...Kỹ năng tư vấn sức khỏe của nhân viên y tế thôn bản tại huyện định hóa, tỉnh ...
Kỹ năng tư vấn sức khỏe của nhân viên y tế thôn bản tại huyện định hóa, tỉnh ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng stress và một số yếu tố liên quan ở học sinh trường trung học phổ ...
Thực trạng stress và một số yếu tố liên quan ở học sinh trường trung học phổ ...Thực trạng stress và một số yếu tố liên quan ở học sinh trường trung học phổ ...
Thực trạng stress và một số yếu tố liên quan ở học sinh trường trung học phổ ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng biến chứng ở bệnh nhân tăng huyết áp đ...
Kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng biến chứng ở bệnh nhân tăng huyết áp đ...Kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng biến chứng ở bệnh nhân tăng huyết áp đ...
Kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng biến chứng ở bệnh nhân tăng huyết áp đ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ của ngoại ký sinh trùng phổ biến...
Luận văn: Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ của ngoại ký sinh trùng phổ biến...Luận văn: Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ của ngoại ký sinh trùng phổ biến...
Luận văn: Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ của ngoại ký sinh trùng phổ biến...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Đánh Giá Hiện Trạng Phát Sinh Và Quản Lý Chất Thải Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa...
Đánh Giá Hiện Trạng Phát Sinh Và Quản Lý Chất Thải Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa...Đánh Giá Hiện Trạng Phát Sinh Và Quản Lý Chất Thải Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa...
Đánh Giá Hiện Trạng Phát Sinh Và Quản Lý Chất Thải Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa...nataliej4
 
Luận văn thạc sĩ khmt.
Luận văn thạc sĩ khmt.Luận văn thạc sĩ khmt.
Luận văn thạc sĩ khmt.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.ssuser499fca
 
Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện hữu nghị việt đức.pdf
Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện hữu nghị việt đức.pdfĐánh giá công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện hữu nghị việt đức.pdf
Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện hữu nghị việt đức.pdfMan_Ebook
 
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩLuận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩssuser499fca
 

Similar to Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt và một số yếu tố liên quan tại các hộ gia đình (20)

Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con dưới 2...
Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con dưới 2...Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con dưới 2...
Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con dưới 2...
 
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...
 
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...
 
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em từ 25 đến 60 tháng và một số ...
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em từ 25 đến 60 tháng và một số ...Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em từ 25 đến 60 tháng và một số ...
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em từ 25 đến 60 tháng và một số ...
 
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện ...
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện ...Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện ...
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện ...
 
Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện ...
Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện ...Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện ...
Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện ...
 
Kỹ năng tư vấn sức khỏe của nhân viên y tế thôn bản tại huyện định hóa, tỉnh ...
Kỹ năng tư vấn sức khỏe của nhân viên y tế thôn bản tại huyện định hóa, tỉnh ...Kỹ năng tư vấn sức khỏe của nhân viên y tế thôn bản tại huyện định hóa, tỉnh ...
Kỹ năng tư vấn sức khỏe của nhân viên y tế thôn bản tại huyện định hóa, tỉnh ...
 
Thực trạng stress và một số yếu tố liên quan ở học sinh trường trung học phổ ...
Thực trạng stress và một số yếu tố liên quan ở học sinh trường trung học phổ ...Thực trạng stress và một số yếu tố liên quan ở học sinh trường trung học phổ ...
Thực trạng stress và một số yếu tố liên quan ở học sinh trường trung học phổ ...
 
Luận án: Giải pháp phòng chống cận thị ở trường tiểu học, HAY
Luận án: Giải pháp phòng chống cận thị ở trường tiểu học, HAYLuận án: Giải pháp phòng chống cận thị ở trường tiểu học, HAY
Luận án: Giải pháp phòng chống cận thị ở trường tiểu học, HAY
 
Luận án: Nghiên cứu điều kiện học tập, sức khỏe học sinh và đánh giá hiệu quả...
Luận án: Nghiên cứu điều kiện học tập, sức khỏe học sinh và đánh giá hiệu quả...Luận án: Nghiên cứu điều kiện học tập, sức khỏe học sinh và đánh giá hiệu quả...
Luận án: Nghiên cứu điều kiện học tập, sức khỏe học sinh và đánh giá hiệu quả...
 
Luận án: Một số bất thường sinh sản ở huyện Phù Cát - Bình Định
Luận án: Một số bất thường sinh sản ở huyện Phù Cát - Bình ĐịnhLuận án: Một số bất thường sinh sản ở huyện Phù Cát - Bình Định
Luận án: Một số bất thường sinh sản ở huyện Phù Cát - Bình Định
 
Luận án: Nồng độ leptin huyết thanh ở bệnh nhân tiền đái tháo đường
Luận án: Nồng độ leptin huyết thanh ở bệnh nhân tiền đái tháo đườngLuận án: Nồng độ leptin huyết thanh ở bệnh nhân tiền đái tháo đường
Luận án: Nồng độ leptin huyết thanh ở bệnh nhân tiền đái tháo đường
 
Kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng biến chứng ở bệnh nhân tăng huyết áp đ...
Kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng biến chứng ở bệnh nhân tăng huyết áp đ...Kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng biến chứng ở bệnh nhân tăng huyết áp đ...
Kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng biến chứng ở bệnh nhân tăng huyết áp đ...
 
Luận văn: Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ của ngoại ký sinh trùng phổ biến...
Luận văn: Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ của ngoại ký sinh trùng phổ biến...Luận văn: Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ của ngoại ký sinh trùng phổ biến...
Luận văn: Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ của ngoại ký sinh trùng phổ biến...
 
Đánh Giá Hiện Trạng Phát Sinh Và Quản Lý Chất Thải Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa...
Đánh Giá Hiện Trạng Phát Sinh Và Quản Lý Chất Thải Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa...Đánh Giá Hiện Trạng Phát Sinh Và Quản Lý Chất Thải Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa...
Đánh Giá Hiện Trạng Phát Sinh Và Quản Lý Chất Thải Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa...
 
Luận văn: Quản lý về an toàn thực phẩm tại tỉnh Vĩnh Phúc, HAY
Luận văn: Quản lý về an toàn thực phẩm tại tỉnh Vĩnh Phúc, HAYLuận văn: Quản lý về an toàn thực phẩm tại tỉnh Vĩnh Phúc, HAY
Luận văn: Quản lý về an toàn thực phẩm tại tỉnh Vĩnh Phúc, HAY
 
Luận văn thạc sĩ khmt.
Luận văn thạc sĩ khmt.Luận văn thạc sĩ khmt.
Luận văn thạc sĩ khmt.
 
Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.
 
Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện hữu nghị việt đức.pdf
Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện hữu nghị việt đức.pdfĐánh giá công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện hữu nghị việt đức.pdf
Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện hữu nghị việt đức.pdf
 
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩLuận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.dochttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...https://www.facebook.com/garmentspace
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Recently uploaded

chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt và một số yếu tố liên quan tại các hộ gia đình

  • 1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC NGUYỄN ĐỨC TOÀN THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NƯỚC SINH HOẠT VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI CÁC HỘ GIA ĐÌNH THUỘC XÃ LA HIÊN HUYỆN VÕ NHAI TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC THÁI NGUYÊN - NĂM 2017
  • 2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC NGUYỄN ĐỨC TOÀN THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NƯỚC SINH HOẠT VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI CÁC HỘ GIA ĐÌNH THUỘC XÃ LA HIÊN HUYỆN VÕ NHAI TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Y HỌC DỰ PHÒNG Mã số: 60 72 01 63 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN THỊ QUỲNH HOA THÁI NGUYÊN - NĂM 2017
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn Thạc sĩ do tôi thu thập là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ trong việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, ngày 20 tháng 10 năm 2017 Học viên Nguyễn Đức Toàn
  • 4. LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp, dưới sự tận tình hướng dẫn của giảng viên, được phía nhà trường tạo điều kiện thuận lợi, em đã có một quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và học tập nghiêm túc để hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp. Kết quả thu được không chỉ do sự nỗ lực của bản thân mà còn có sự giúp đỡ của quý thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn: Tiến sĩ Nguyễn Thị Quỳnh Hoa - Phó trưởng khoa Y tế Công cộng, trưởng bộ môn Sức khỏe môi trường & Sức khỏe nghề nghiệp trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên, cô đã hướng dẫn em rất tận tình trong suốt thời gian thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp. Ban Giám hiệu trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Y tế Công cộng cùng toàn thể các thầy cô giáo của khoa đã quan tâm, tạo điều kiện giúp em hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp. Cảm ơn các thầy cô giáo trong nhà trường đã trang bị cho em những kiến thức bổ ích, không chỉ là những bài học chuyên môn quý báu mà còn là những kỹ năng nghề nghiệp. Lãnh đạo địa phương, Cán bộ Trạm Y tế, người dân xã La Hiên thuộc huyện Võ Nhai nơi em tiến hành thu thập số liệu cho luận văn tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 20 tháng 10 năm 2017 Học viên Nguyễn Đức Toàn
  • 5. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BYT : Bộ Y tế CLNN : Chất lượng nguồn nước KAP : Kiến thức, thái độ, thực hành (Knowledge Attitude Practice) LHQ : Liên Hiệp Quốc QĐ : Quyết Định TC : Tiêu chuẩn TCCP : Tiêu chuẩn cho phép TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam TT : Thông tư UNICEF : Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc (United Nations Children's Fund) VSMT : Vệ sinh môi trường WHO : Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization)
  • 6. MỤC LỤC Trang ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................................................................................................1 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.............................................................................................................................3 1.1. Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt........................................................................................3 1.1.1. Chất lượng nguồn nước sinh hoạt.....................................................................................................................3 1.1.2. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng nguồn nước sinh hoạt.....................................................3 1.1.3. Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt trên thế giới và Việt Nam...........9 1.2. Một số yếu tố liên quan đến chất lượng nguồn nước sinh hoạt................................21 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................27 2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu.....................................................................................27 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................................................................................27 2.1.2. Thời gian nghiên cứu......................................................................................................................................................27 2.1.3. Địa điểm nghiên cứu........................................................................................................................................................27 2.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................................................................28 2.2.1. Nghiên cứu định lượng.................................................................................................................................................28 2.2.2. Nghiên cứu định tính.......................................................................................................................................................29 2.2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu...............................................................................................................................................30 2.2.4. Phương pháp đánh giá...................................................................................................................................................32 2.2.5. Phương pháp thu thập thông tin.......................................................................................................................37 2.2.6. Khống chế sai số....................................................................................................................................................................37 2.2.7. Phương pháp xử lý số liệu.......................................................................................................................................37 2.2.8. Đạo đức nghiên cứu..........................................................................................................................................................37 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.....................................................................................................................38 3.1. Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt tại các hộ gia đình.........................38 3.2. Một số yếu tố liên quan đến chất lượng nước sinh hoạt.....................................................41 Chương 4. BÀN LUẬN.................................................................................................................................................................50 4.1. Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt tại các hộ gia đình.........................50
  • 7. 4.2. Một số yếu tố liên quan đến chất lượng nước sinh hoạt.....................................................53 4.2.1. Mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ ô nhiễm với các chỉ số lý học...............53 4.2.2. Mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ ô nhiễm với các chỉ số hóa học..........54 4.2.3. Mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ ô nhiễm với các chỉ số sinh học........57 KẾT LUẬN......................................................................................................................................................................................................61 1. Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt tại xã nghiên cứu:................................61 2. Một số yếu tố liên quan đến chất lượng nguồn nước sinh hoạt:...................................61 KHUYẾN NGHỊ......................................................................................................................................................................................62 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................................................................................. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ................................................................................ PHỤ LỤC...................................................................................................................................................................................................................
  • 8. DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Đánh giá các chỉ số lý học của các mẫu nước xét nghiệm tại các hộ gia đình......................................................................................................................................................................38 Bảng 3.2. Đánh giá chỉ số NH3, NO2 trong nước tại các hộ gia đình...........................38 Bảng 3.3. Hàm lượng chất hữu cơ, độ cứng trong nước tại các hộ gia đình......39 Bảng 3.4. Kết quả xét nghiệm chỉ số Coliform và Fecal Coliform trong mẫu nước tại các hộ gia đình...............................................................................................................39 Bảng 3.5. Đánh giá chỉ số xét nghiệm vi sinh vật trong nước..............................................40 Bảng 3.6. Mối liên quan giữa khoảng cách từ giếng đào tới nhà tiêu với chỉ số lý học.............................................................................................................................................................................41 Bảng 3.7. Mối liên quan giữa khoảng cách từ giếng đào tới nhà tiêu gần nhất với chỉ số Amoniac.............................................................................................................................41 Bảng 3.8. Mối liên quan giữa khoảng cách từ giếng đào tới nhà tiêu gần nhất với chỉ số Coliform.............................................................................................................................42 Bảng 3.9. Mối liên quan giữa khoảng cách từ giếng đào tới nhà tiêu gần nhất với chỉ số Fecal Coliform..........................................................................................................42 Bảng 3.10. Mối liên quan giữa khoảng cách từ giếng đào tới chuồng gia súc gần nhất với chỉ số Amoniac trong nước................................................................43 Bảng 3.11. Mối liên quan giữa khoảng cách từ giếng đào tới chuồng gia súc gần nhất với chỉ số Coliform trong nước................................................................43 Bảng 3.12. Mối liên quan giữa khoảng cách từ giếng đào tới chuồng gia súc gần nhất với chỉ số Fecal Coliform trong nước.............................................44 Bảng 3.13. Mối liên quan giữa khoảng cách từ giếng đào tới bãi rác gần nhất với chỉ số Coliform trong nước.........................................................................................45 Bảng 3.14. Mối liên quan giữa khoảng cách từ giếng đào tới bãi rác gần nhất với chỉ số Fecal Coliform trong nước......................................................................45
  • 9. Bảng 3.15. Mối liên quan giữa thiếu sân giếng hoặc sân giếng bị nứt với chỉ số Amoniac trong nước giếng đào....................................................................................46 Bảng 3.16. Mối liên quan giữa thiếu sân giếng hoặc sân giếng bị nứt với chỉ số Coliform trong nước giếng đào....................................................................................46 Bảng 3.17. Mối liên quan giữa thiếu sân giếng hoặc sân giếng bị nứt với chỉ số Fecal Coliform trong nước giếng đào.................................................................47 Bảng 3.18. Mối liên quan giữa nguy cơ ô nhiễm với mùi của nước giếng đào.......48 Bảng 3.19. Mối liên quan giữa nguy cơ ô nhiễm với nguồn nước ô nhiễm NO2............................................................................................................................................................................................48 Bảng 3.20. Mối liên quan giữa nguy cơ ô nhiễm với nguồn nước ô nhiễm Fecal Coliform..........................................................................................................................................................49
  • 10. DANH MỤC CÁC HỘP ĐỊNH TÍNH Hộp 3.1. Kết quả phỏng vấn sâu cán bộ y tế và một số hộ gia đình về chất lượng nguồn nước giếng đào.....................................................................................................................40 Hộp 3.2. Kết quả phỏng vấn sâu một số yếu tố liên quan đến chất lượng nguồn nước giếng đào.........................................................................................................................................44 Hộp 3.3. Kết quả thảo luận nhóm một số yếu tố liên quan đến chất lượng nguồn nước giếng đào.........................................................................................................................................47
  • 11. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Nước là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá đối với con người, vấn đề về nước đang là 1 điều đáng quan tâm hiện nay. Trên trái đất, ¾ lãnh thổ là nước, nước trong các đại dương, ở biển, sông ngòi, ao hồ, nước ở trong lòng đất. Nước rất cần thiết cho cuộc sống của con người, chiếm khoảng 70% khối lượng của cơ thể con người và là một thành phần quan trọng của quá trình trao đổi chất, dung môi cho nhiều chất hòa tan của cơ thể. Nguồn nước sạch cung cấp cho cơ thể để duy trì sự sống, vậy nên con người không thể sống mà thiếu nước. Nước là nhân tố quan trọng tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên hầu hết các lĩnh vực kinh tế, xã hội [35]. Nước sạch giữ vai trò quan trọng trong cuộc sống của mỗi chúng ta, theo báo cáo của tổ chức Y tế Thế giới năm 2005 trên toàn thế giới có khoảng 1,1 tỷ người đã không thể tiếp cận với nguồn nước sạch chiếm 17% dân số toàn cầu, trong đó có tới 2/3 là châu Á, có khoảng 1,8 triệu người chết mỗi năm liên quan đến các bệnh đường tiêu hóa trong đó chiếm tới 90% ở trẻ em dưới 5 tuổi. Năm 2016 trên thế giới có 846.000 người tử vong do tiêu chảy liên quan đến sử dụng nguồn nước không hợp vệ sinh [52]. Nguồn nước bị ô nhiễm gây nhiều tác hại đến sức khỏe con người, tỉ lệ người mắc các bệnh cấp và mạn tính liên quan đến ô nhiễm nước như viêm màng kết, tiêu chảy, ung thư… ngày càng tăng. Các nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, khi sử dụng nước nhiễm asen để ăn uống, con người có thể mắc bệnh ung thư trong đó thường gặp là ung thư da. Con người sử dụng nguồn nước có nhiễm chì vượt quá tiêu chuẩn cho phép có thể mắc bệnh thận, thần kinh; nhiễm Amoni, Nitrat, Nitrit gây mắc bệnh xanh da, thiếu máu, có thể gây ung thư. Vi khuẩn, ký sinh trùng các loại là nguyên nhân gây các bệnh đường tiêu hóa, nhiễm giun, sán.
  • 12. 2 Việt Nam là một nước đang phát triển với mục tiêu đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Bên cạnh đà phát triển của đất nước thì vấn đề ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm môi trường nước nói riêng đang ở mức báo động. Tại các vùng nông thôn nước ta chỉ có 40% dân số được sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn quốc gia do Bộ Y tế ban hành. Mục tiêu quốc gia đến năm 2020 tất cả dân cư nông thôn sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn quốc gia, năm 2010 với 85% số hộ sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh, ưu tiên hỗ trợ cho những vùng nghèo, người nghèo, các vùng đặc biệt khó khăn [27], [28]. Thái Nguyên trong những năm qua hoạt động cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn không ngừng được đẩy mạnh. Đến nay đã có 82% người dân nông thôn có điều kiện sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh. Tuy nhiên do ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu làm cho số lượng cũng như chất lượng nguồn nước sinh hoạt không được đảm bảo. La Hiên là một xã thuộc huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, xã có diện tích là 39,19 km², nằm ở phía tây của huyện và có tuyến quốc lộ 1B chạy qua, điều kiện kinh tế, văn hóa và xã hội còn nhiều khó khăn. Cùng với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội thì vấn đề sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh đang là một trong những thách thức đối với chăm sóc, đảm bảo sức khỏe cho người dân. Vậy thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt tại các hộ gia đình trong xã hiện nay như thế nào? Yếu tố nào tác động đến chất lượng nguồn nước sinh hoạt của các hộ gia đình? Đây là lý do chúng em xây dựng đề tài: “Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt và một số yếu tố liên quan tại các hộ gia đình thuộc xã La Hiên huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên”, với mục tiêu: 1. Đánh giá chất lượng nguồn nước sinh hoạt của các hộ gia đình tại xã La Hiên huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên năm 2016. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến chất lượng nguồn nước sinh hoạt tại các hộ gia đình ở xã La Hiên huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên.
  • 13. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt 1.1.1. Chất lượng nguồn nước sinh hoạt Nước sạch là nước dùng cho các mục đích sinh hoạt cá nhân và gia đình, không sử dụng làm nước ăn uống trực tiếp đồng thời có đủ 22 chỉ tiêu đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch do Bộ Y Tế ban hành [4]. Theo Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13 cũng chỉ rõ nước sạch là nước có chất lượng đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về nước sạch của Việt Nam [18]. Đối với nước hợp vệ sinh là nước không màu, không mùi, không vị, không chứa các thành phần có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, có thể dùng để ăn uống sau khi đun sôi [33]. Các yếu tố vật lý, hóa học và vi sinh trong nước không vượt quá giới hạn tiêu chuẩn cho phép. 1.1.2. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng nguồn nước sinh hoạt Tùy theo yêu cầu của việc sử dụng nước vào các mục đích khác nhau như nông nghiệp, công nghiệp, ngư nghiệp, văn hóa, thể dục thể thao, phục vụ ăn uống và sinh hoạt mà quy định những tiêu chuẩn của ngành. Đối với nước ăn uống và sinh hoạt có tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn quốc gia và tiêu chuẩn địa phương. Tiêu chuẩn quốc tế về nước sinh hoạt là tiêu chuẩn của tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ban hành năm 1958 và bổ sung sửa đổi năm 1963, 1971, và 1984. Tiêu chuẩn bao gồm 3 nhóm chỉ tiêu: Vật lý, hóa học (chất vô cơ tan, chất hữu cơ) và sinh học. Năm 2002 với sự giúp đỡ của UNICEF, Bộ Y tế đã xây dựng và ban hành Tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống theo quyết định số 1329/2002/BYT- QĐ ngày 18/4/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế để giám sát chất lượng nước dùng cho ăn uống và sinh hoạt. Tiêu chuẩn này quy định ngưỡng tối đa cho phép của 112 chỉ tiêu vật lý, hóa học và sinh học. Đây là chìa khóa pháp lý cho cả
  • 14. 4 người tiêu dùng cũng như sản xuất và cung cấp nước sạch. Tuy nhiên, phạm vi áp dụng chủ yếu là đối với đô thị, công trình cấp nước tập trung cho 500 người trở lên, do vậy đối với vùng nông thôn hiện chưa phải là đối tượng áp dụng bắt buộc [1]. Để khắc phục hạn chế này, Bộ Y tế ban hành Tiêu chuẩn ngành: Tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch theo quyết định số 09/2005/BYT-QĐ ngày 11/3/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Tiêu chuẩn này chỉ quy định 22 chỉ tiêu cơ bản về cảm quan, thành phần vô cơ và vi sinh vật. Tiêu chuẩn này áp dụng đối với các hình thức cấp nước sạch hộ gia đình, các trạm cấp nước sạch khác. Nước sạch quy định trong tiêu chuẩn này chỉ là nước dùng cho các mục đích sinh hoạt cá nhân và gia đình, không sử dụng làm nước ăn uống trực tiếp. Nếu dùng trực tiếp cho nước ăn uống phải xử lý để đạt tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống ban hành kèm theo quyết định số 1329/QĐ-BYT ngày 18/4/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế [1]. Nhìn chung về mặt số lượng có thể chấp nhận được ở mức 30l/người/ngày ở nông thôn và 100-150l/người/ngày ở thành thị. Về mặt chất lượng, nước dùng để ăn uống và sinh hoạt phải đảm bảo những yêu cầu chung sau đây: - Nước phải có tính cảm quan tốt, phải trong, không có màu, không có mùi, không có vị gì đặc biệt để gây cảm giác khó chịu cho người sử dụng. - Nước phải có thành phần hóa học không độc hại cho cơ thể con người, không chứa các chất độc, chất gây ung thư, chất phóng xạ… Nếu có thì phải ở mức tiêu chuẩn nồng độ giới hạn cho phép theo quy định của Nhà nước và Bộ Y tế. - Nước không chứa các loại vi khuẩn, virus gây bệnh, các loại kí sinh trùng và các loại vi sinh vật khác, đảm bảo an toàn về mặt dịch tễ học. Cụ thể như sau:
  • 15. 5 a. Lý học [9] * Độ trong. - Nước phải trong, độ trong của nước ít nhất là 30 cm. - Nước đục là do có những chất lơ lửng trong nước (đất, cát…) đối với nước bề mặt, chất sắt đối với nước ngầm. Nước đang trong mà bỗng bị đục chứng tỏ là có sự thẩm lậu của các chất bẩn hoặc do nhiễm khuẩn vào nguồn nước. * Mầu. - Nước hợp vệ là nước không mầu, có mầu rõ rệt khi nhìn bằng mắt thường. - Nước hồ, ao, thường có mầu vì có lẫn chất mùn hoặc rêu, tảo. - Nước ngầm sâu thường có mầu vàng gỉ của chất sắt, khi thấy nước có mầu phải tìm xem nguyên nhân nào đã sinh ra màu đó. * Mùi vị. Nước hợp vệ là nước không mùi vị gì đặc biệt, nếu có thường là do bị nhiễm. + Do các chất khoáng như muối, sắt.v.v. + Do khí hoà tan như H2S, Cl2 thừa. + Do thực vật thối rữa hoặc đang bị phân huỷ. * Nhiệt độ. - Nước hợp vệ là nước có nhiệt độ tương đối ổn định, thường khoảng 150 C. - Với nước càng sâu thì nhiệt độ càng ổn định. Mọi sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ (nhất là đối với nguồn nước ngầm nông) có thể giúp ta nghi ngờ có sự nhiễm bẩn ở ngoài vào. b. Hóa học [9] - Trong nước không có chất độc. - Các hoá chất không quá tiêu chuẩn cho phép. * Về chất hữu cơ. - Sự có mặt của chất hữu cơ chứng tỏ là mẫu nước bị nhiễm bẩn. - Chất hữu cơ là sản phẩm của sự thối nát.
  • 16. 6 + Của các tổ chức động vật và thực vật. + Các chất thải bỏ (phân, nước thải xí nghiệp ...). - Về nguồn gốc có 2 loại chất hữu cơ. + Chất hữu cơ thực vật. + Chất hữu cơ động vật. Chất hữu cơ động vật rất nguy hiểm, vì sự có mặt của nó còn kèm theo các vi khuẩn gây bệnh. * Về dẫn xuất của Nitơ (amoniac, nitrit, nitrat). - Đó là những chất do quá trình vô cơ hoá của chất hữu cơ mà ra. - Tuỳ theo đậm độ cao thấp của amoniac, nitrit, nitrat mà định đó là giai đoạn đầu hay giai đoạn cuối của hiện tượng vơ cơ hoá. Từ đó có thể xác định là mẫu nước đã bị nhiễm bẩn như thế nào. - Khi nhận định cần phải kết hợp với đậm độ của chất hữu cơ và chất clorua thì mới có thể khẳng định tính chất nhiễm bẩn của mẫu nước. - Tiêu chuẩn một số chất cho phép ở trong nước uống. + Chất hữu cơ: Tiêu chuẩn cho phép < 4mg O2/l nước. + Dẫn xuất chất đạm: NH3 < 3mg/l nước. NO2 < 0,05mg/l nước. NO3 < 5mg/l nước. + Muối NaCl: 60 - 70 mg/l. + Fe: 0,3 mg/l. + FluO trung bình: 0,7 mg/l. + I2 trung bình: 5 - 6 g/l.  NH3 (amoniac). - Trong quá trình phân giải chất hữu cơ, amoniac xuất hiện đầu tiên. - Có amoniac chứng tỏ là có chất hữu cơ bắt đầu thối rữa. - Tiêu chuẩn cho phép là từ 0 - 3 mg NH3 trong 1 lít nước.
  • 17. 7  NO2 (nitrit). - Sự oxy hoá của chất đạm hữu cơ biến NH3 thành NO2, quá trình này nhờ vi khuẩn hiếu khí mà tạo ra. - Tiêu chuẩn quy định trong nước không được có NO2 hoặc nếu có phải dưới 0,05 mg/lít. - NO2 còn có thể thấy trong nước mưa. Nhưng khi có cả NH3 và NO2 thì chắc chắn là nước bị nhiễm bẩn.  NO3 (nitrat). - Sau một thời gian, chất nitrit bị oxy hoá và trở thành nitrat. - Chất nitrat là giai đoạn cuối cùng của sự phân huỷ các chất hữu cơ chứa N. - Nếu trong nước chỉ có nitrat không có nitrit và NH3 người ta cho rằng nước đó bị nhiễm bẩn nhưng đã được vô cơ hoá. Nếu có thêm NH3 và NO2 là trong dòng nước vẫn còn chất hữu cơ. - Nếu lượng nitrat quá nhiều trong nước có thể nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh, vì nó gây bệnh Methemoglobin ở máu. - Tiêu chuẩn qui định cho phép lên tới 5mg nitrat trong 1lít nước. * Muối NaCl. - Khi thấy nước có nhiều NaCl chứng tỏ là nước bị nhiễm bẩn, do dịch thể động vật, nhiễm nước tiểu và phân mang lại. - Nhưng nếu ta thấy số lượng muối tăng cùng với số lượng NH3 và NO2 thì nước đã bị nhiễm bẩn và nguy hiểm. - Chất NaCl tiêu chuẩn cho phép là 60 - 70 mg NaCl/1lít nước. * Sắt (Fe). - Sắt có thể thấy ở trạng thái. + Hoà tan Fe++ (Fe(HCO3)). + Không hoà tan Fe+++ (Fe2O3). - Tiêu chuẩn cho phép là không quá 0.3mg Fe++ /1lít nước.
  • 18. 8 * Độ cứng. - Nước cứng là nước có nhiều muối Ca, Mg khác với nước mềm là nước có ít loại muối này. - Tiêu chuẩn độ cứng ở nước ta được phân loại như sau. + Nước tốt: 4 - 80 độ cứng. (độ Đức) + Nước cứng vừa: 8 - 120 độ cứng. (độ Đức) + Nước khá cứng: 12 - 180 độ cứng. (độ Đức) + Trên 180 độ cứng. (độ Đức) là nước cứng và rất cứng. 1 độ Đức = 10mg CaO/lít = 7.14 Ca/lít. c. Sinh học [9] * Khái niệm vi khuẩn trong nước. - Nước dùng hàng ngày có thể bị nhiễm khuẩn. Vi khuẩn sinh bệnh sống trong nước một thời gian nếu gặp điều kiện thuận lợi có thể gây bệnh cho một người, một nhóm người hoặc thành dịch, bởi vì nhiều người cùng dùng chung một nguồn nước. - Trong nước ứ đọng và nước lạnh, vi khuẩn sống dễ dàng hơn trong nước chảy và nước nóng. Nước giếng bị nhiễm bẩn là do ô nhiễm đất vì nước thải, vì gần hố xí không hợp vệ sinh. Nếu nước bị nhiễm phân thì có thể nguy hiểm, vì trong số người khoẻ cũng có thể có người mang vi khuẩn. Nguời ta tìm những vi khuẩn sau đây để làm chỉ số cho sự nhiễm phân của nước: + Vi khuẩn Escherichia Coli. + Vi khuẩn yếm khí có nha bào. + Thực khuẩn thể. Đặc biệt trong nguồn nước sinh hoạt cần phải kể đến đó là vi khuẩn Coliform và Fecal Coliform: Coliform là trực khuẩn Gram âm hiếu khí, kỵ khí tùy tiện không có nha bào, có khả năng lên men đường lactose sinh acid, sinh hơi ở nhiệt độ 35 - 370 C trong vòng 48 giờ, chúng được tìm thấy ở phân người, động vật và cả trong môi trường như đất, nước, rau quả…chúng được
  • 19. 9 coi là chỉ điểm vệ sinh quan trọng, nhất là đối với nguồn nước đã được xử lý. Fecal Coliform là những coliform chịu nhiệt, phát triển được ở nhiệt độ 44,50 C, chúng có ở phân người và động vật máu nóng. Vì vậy Fecal Coliform được coi là chỉ điểm vệ sinh quan trọng, nhất là đối với nguồn nước không được xử lý. Sự có mặt của vi khuẩn này ở ngoại cảnh chứng tỏ đã có sự ô nhiễm phân người và động vật máu nóng [5]. d. Ký sinh trùng trong nước [9]: - Chúng có khả năng sống ăn bám ở bên trong cơ thể người hay động vật và chia thành hai loại. + Ký sinh trùng địa chất. Loại ký sinh trùng không cần vật chủ trung gian để phát triển. + Ký sinh trùng sinh học, phải qua cơ thể của 2, 3 vật chủ trung gian để phát triển. - Đối với một vài loại sán, trứng, ấu trùng và các vật chủ trung gian sống ở dưới nước. Bên cạnh đó để đánh giá chất lượng nguồn nước sinh hoạt cần căn cứ vào các thông tư: - Theo thông tư số 15/2006/TT-BYT, Hướng dẫn việc kiểm tra vệ sinh nước sạch, nước ăn uống và nhà tiêu hộ gia đình. - Theo thông tư số 50/2015/TT- BYT, Quy định việc kiểm tra vệ sinh, chất lượng nước ăn uống, nước sinh hoạt. - Quyết định số 09/2005/QĐ-BYT ngày 11 tháng 3 năm 2005 của Bộ trưởng Y tế về tiêu chuẩn vệ sinh nước. 1.1.3. Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt trên thế giới và Việt Nam 1.1.3.1. Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt trên thế giới Như chúng ta đã biết, nước đóng một vai trò chủ đạo trong hệ sinh thái và cũng quan trọng trong đời sống của con người, ở đâu có nước là ở đó có sự sống, có văn hóa và có văn minh. Nước là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý
  • 20. 10 giá của mỗi quốc gia, đóng một vai trò quan trọng trong các lĩnh vực kinh tế khác nhau [44], [47]. Tuy nhiên nguồn tài nguyên này đang dần trở nên cạn kiệt bởi những tác nhân ô nhiễm do chính con người gây ra. Chúng ta hoàn toàn có lý do để e ngại rằng thế giới sẽ sớm không có nước trong sản xuất nông nghiệp, không còn đủ nguồn nước sạch phục vụ cho nhu cầu ăn uống và sinh hoạt của con người, thiếu nước sạch ảnh hưởng đến an ninh mỗi quốc gia, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và gây nên nhiều bệnh tật cho con người trên trái đất này. Dân số thế giới và tăng trưởng kinh tế đang làm gia tăng nhu cầu về các sản phẩm nông nghiệp. Tuy nhiên sản xuất nông nghiệp lại mang một số tác hại đối với nguồn nước, phổ biến nhất các chất gây ô nhiễm hoá học trong nguồn nước uống phát sinh từ hoạt động nông nghiệp là nitrate và thuốc trừ sâu, phân người, phân động vật, phân bón và chất rắn sinh học (bùn thải) sử dụng cho mục đích nông nghiệp là một trong các nguyên nhân chính gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến sức khỏe con người [49]. Liên Hiệp Quốc công bố báo cáo cho thấy, từ năm 2000 đến năm 2015, việc tiếp cận nguồn nước sạch cho người dân trên thế giới đã có nhiều tiến bộ đáng kể. Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ là giảm một nửa số người không được tiếp cận với nước sạch và các điều kiện vệ sinh cơ bản đã đạt được sớm 5 năm so với mục tiêu đề ra ở năm 2015. Đến cuối năm 2010, 89% dân số toàn cầu (khoảng hơn 6 tỷ người) có thể tiếp cận nước sạch, vượt mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, nước sạch vẫn không phải là nguồn tài nguyên dành cho tất cả mọi người trong khi 11% còn lại (khoảng 783 triệu người) vẫn không được tiếp cận nguồn nước an toàn; khoảng 2,5 tỷ người vẫn còn thiếu các điều kiện vệ sinh tối thiểu. Khu vực Châu Á Thái Bình Dương chiếm đến 61% dân số thế giới nhưng nguồn nước dành cho khu vực này chỉ bằng 1/3 dân số toàn cầu. Khoảng nửa tỷ người tại đây không có cơ hội tiếp cận với nguồn nước đảm bảo an toàn và 1,8 tỷ người dân không được sống trong điều kiện vệ sinh [13].
  • 21. 11 Theo báo cáo của UNICEP về tình hình thực hiện thập kỷ cung cấp nước và vệ sinh môi trường từ năm 1990 đến năm 2000, ở thời điểm năm 2000 có 81% dân số thế giới được cung cấp nước sạch còn 19% không được cung cấp nước sạch hoặc trong tình trạng thiếu sinh hoạt và ăn uống, trong số đó 63% thuộc Châu Á và 28% ở Châu Phi, trong khi tỷ lệ này tương ứng ở Châu Mỹ Châu Âu là 7% và 2%. Điều đó cho thấy các nước đang phát triển và kém phát triển thì tỷ lệ dân số không được cung cấp nước sạch rất cao [51]. Trung bình mỗi ngày trên trái đất có khoảng 2 triệu tấn chất thải sinh hoạt đổ ra sông hồ và biển cả, 70% lượng chất thải công nghiệp không qua xử lý bị đổ trực tiếp vào các nguồn nước tại các quốc gia đang phát triển. Theo thống kê của Viện Nước quốc tế (SIWI) được công bố tại Tuần lễ Nước thế giới (World Water Week) khai mạc tại Stockholm, thủ đô Thụy Điển ngày 5/9/2010. Thực tế trên khiến nguồn nước dùng trong sinh hoạt của con người bị ô nhiễm nghiêm trọng. Một nửa số bệnh nhân nằm viện ở các nước đang phát triển là do không được tiếp cận những điều kiện vệ sinh phù hợp (vì thiếu nước) và các bệnh liên quan đến nước. Thiếu nước sạch là nguyên nhân gây tử vong cho hơn 1,6 triệu trẻ em mỗi năm. Tổ chức Nông Lương LHQ (FAO) cảnh báo trong 15 năm tới sẽ có gần 2 tỷ người phải sống tại các khu vực khan hiếm nguồn nước và 2/3 cư dân trên hành tinh có thể bị thiếu nước. Cả thế giới đang hướng tới hoàn thành được các mục tiêu thiên niên kỷ về nước vào năm 2015 (90% dân số thế giới sẽ được sử dụng nước sạch). Tuy nhiên, kỳ vọng để đạt được các mục tiêu thiên niên kỷ này là không mấy hiện thực. Thực tế cho thấy, việc tiếp cận được với những dịch vụ cơ bản liên quan đến nước như nước uống an toàn, vệ sinh… vẫn là một vấn đề khó khăn đối với các nước đang phát triển. Theo ước tính, đến năm 2030 vẫn còn khoảng 5 tỷ người (chiếm 67% số dân thế giới) chưa được tiếp cận với các điều kiện vệ sinh về nước. Hầu hết 80% bệnh tật ở các nước đang phát triển đều liên quan đến nước. Theo thống kê, mỗi ngày có khoảng 5.000 trẻ em, hay cứ sau 17
  • 22. 12 giây lại có 1 trẻ chết vì bệnh tả. Nếu như được tăng cường về cấp nước, điều kiện vệ sinh và quản lý tài nguyên nước thì cả thế giới có thể tránh được 1/10 bệnh tật [3]. Theo Giám đốc UNESCO Koichiro Matsuura, tình trạng thiếu nước gia tăng như hiện nay, vấn đề quản lý hiệu quả tài nguyên nước trở nên quan trọng hơn bao giờ hết và việc đấu tranh với cái nghèo còn tùy thuộc vào khả năng chúng ta đầu tư vào lĩnh vực tài nguyên nước [3]. Việc khai thác nước sạch đã tăng gấp 3 lần trong vòng 50 năm qua. Diện tích đất tưới cũng tăng gấp đôi trong chừng ấy năm và hiện tượng này liên quan mật thiết với sự gia tăng dân số. Dân số thế giới hiện nay là 6,6 tỷ người và mỗi năm tăng thêm 80 triệu người, điều đó có nghĩa là nhu cầu về nước sạch mỗi năm tăng thêm khoảng 64 tỷ mét khối. Song, đáng tiếc là 90% số dân trong số 3 tỷ người dự kiến tăng thêm vào năm 2050 lại tập trung ở các nước đang phát triển, nơi mà ngay từ bây giờ đã đang chịu cảnh khan hiếm nước [3]. Theo ước tính, đến năm 2030 sẽ có 47% dân số trên thế giới sinh sống tại các vùng thiếu nước sạch. Chỉ tính riêng ở Châu Phi, do biến đổi khí hậu, số người thiếu nước sinh hoạt nhiều hơn vào năm 2020 là từ 75 đến 250 triệu người. Khan hiếm nước ở một số vùng khô hạn và bán khô hạn sẽ tác động lớn tới sự di cư; do hiếm nước sẽ có từ 24 triệu đến 700 triệu người dân không có chỗ ở [3]. Trên thế giới vấn đề chất lượng nguồn nước ngầm đặc biệt được quan tâm từ những năm đầu của thập niên 80 của thế kỷ 20 với các nghiên cứu về nồng độ của kim loại nặng trong nước ngầm đặc biệt là As. Chất lượng nguồn nước sinh hoạt không được đảm bảo, các yếu tố lý học, hóa học và sinh học trong nước vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Nghiên cứu về tổng Coliform trong nước vùng hồ Kashmir ở Ấn Độ cho thấy tất cả các mẫu nước xét nghiệm đều có sự xuất hiên của Coliform và cao hơn nhiều so với giới hạn cho phép. Trong tháng 12 năm 2013, với 40 mẫu nước từ các nguồn nước uống khác
  • 23. 13 nhau được phân tích chất lượng nước cho thấy các mẫu nước 30% bị nhiễm coliform (1-20 cfu/ml) và 5% với E.coli (2-5 cfu/ml) [42]. Nghiên cứu chất lượng nguồn nước uống trong cộng đồng nông thôn ở Ethiopia cũng cho thấy hầu hết các mẫu nước xét nghiệm tìm thấy coliform, cao hơn tiêu chuẩn cho phép, hầu hết các nguồn nước không đáp ứng các giá trị độ đục khuyến cáo của WHO [50]. Kết quả nghiên cứu 60 mẫu nước để đánh giá chất lượng nguồn nước giếng đào tại cộng đồng Nigeria (2010) cho thấy, hầu hết các mẫu nước không đạt tiêu chuẩn về Nitrat, Coliform và Fecal Coliform trong nước, tác giả lý giả rằng nguồn nước có thể bị nhiễm phân người, gia súc, gần các bãi thải sinh hoạt [37]. Kết quả nghiên cứu chất lượng nguồn nước sông AnKo (2016) ở vùng trung tâm đông nam Ethiopia được cho là nguồn cung cấp nước sinh hoạt và phục vụ mục đích ăn uống cho thấy, các mẫu nước xét nghiệm có tổng lượng nitrit thu được trong suốt thời gian nghiên cứu vượt quá giới hạn quy định, tổng số vi sinh khuẩn đếm được cho tất cả các mẫu nước vượt quá giới hạn cho phép 1.0x102 cfu/ml, nguyên nhân chủ yếu do sự hiện diện của chất hữu cơ cao và muối hoà tan trong nước. Các nguồn chính của các vi khuẩn trong nước là chất thải của con người và động vật [36]. Nghiên cứu đánh giá chất lượng nguồn nước sinh hoạt tại tỉnh Isfahan nằm ở trung tâm đất nước Iran (2012) cho thấy, tất cả các mẫu nước xét nghiệm nitrat, clorua, sắt, và florua đều vượt quá mức cho phép do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ban hành lần lượt là 12,3%, 9,2%, 6,8% và 1,5% [40]. Trong một nghiên cứu tại huyện Charsadda, Pakistan về chất lượng nguồn nước sinh hoạt năm 2012 cho thấy tất cả các mẫu nước uống thu được từ huyện Charsadda đã được phân tích vi khuẩn coliform và dao động từ 0 đến 5 trên 100 ml. Ở Tehsil Tangi, cả hai bể đều đều và mẫu giếng đào cho thấy sự hiện diện của coliform (các làng như Yousaf Khanai, Spalmai và
  • 24. 14 Gandheri). Tất cả các mẫu nước uống cho thấy sự hiện diện của vi khuẩn coliform tổng số ở Tasmania Charsadda, trong khi ở Tehsil Shabqadar, các mẫu nước bị nhiễm vi khuẩn coliform ngoại trừ các mẫu giếng khoan. Tại huyện Charsadda, tổng số vi khuẩn coliform trong mẫu nước uống thường vượt quá giới hạn cho phép (0 trên 100 mL) do Pak-EPA (2008) [46]. Kết quả nghiên cứu chất lượng nước uống của cộng đồng Bangladesh (2016) cho thấy, nồng độ sắt trung bình trong nước vượt quá tiêu chuẩn của WHO (0,3mg/L), độ mặn tương đối cao, phần lớn các hộ gia đình (67%) sử dụng nước uống có chất lượng kém [48]. Đồng thời cũng theo kết quả nghiên cứu chất lượng nước uống và nước sinh hoạt nông thôn tại quận Balaka, Malawi cho thấy hầu hết các mẫu nước giếng có hàm lượng sắt cao hơn tiêu chuẩn cho phép (0,3mg/L), chỉ số Fecal Coliform và Coliform lần lượt là 62- 120 cfu/100ml, và 40 - 56 cfu/100ml, cao hơn mức cho phép là 0cfu/100ml (WHO, 2011) [43]. Nguồn nước bị ô nhiễm gây nhiều hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe con người đặc biệt là trẻ em ở các nước chậm phát triển. Bệnh tiêu chảy gây ra 90% số ca tử vong trẻ em dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển. Suy dinh dưỡng, đặc biệt là suy dinh dưỡng năng lượng protein, có thể làm giảm khả năng đề kháng của trẻ đối với nhiễm trùng, bao gồm tiêu chảy liên quan đến nước. Trong năm 2000 - 2003 có 769.000 trẻ em dưới 5 tuổi ở vùng hạ Sahara Châu Phi đã chết mỗi năm do bệnh tiêu chảy, chỉ có 36% dân số trong vùng hạ Sahara có các phương tiện vệ sinh hợp lý, hơn 2000 trẻ em cuộc sống bị mất mỗi ngày. Tại Nam Á, mỗi năm có 683.000 trẻ em dưới 5 tuổi chết do bị tiêu chảy, trong khoảng thời gian từ năm 2000 - 2003. Trong cùng khoảng thời gian, ở các nước phát triển, 700 trẻ em dưới 5 tuổi chết vì bệnh tiêu chảy này [39]. Nghiên cứu về chất lượng nguồn nước ngầm tại quận Muzaffargarh, Pakistan chỉ ra rằng. Trong 49 mẫu nước ngầm, được thử nghiệm ở quận Muzaffargarh, phía tây nam Punjab, miền trung Pakistan, các sự kết hợp của
  • 25. 15 As đã vượt quá giá trị hướng dẫn tạm thời của Tổ chức Y tế Thế giới và Môi trường Hoa Kỳ Cơ quan Bảo vệ (USEPA) Mức chất gây ô nhiễm tối đa (MCL), 10 microgam/lít trong. Trong đó có 58% mẫu và đạt đến 906 microgam/lít [45]. 1.1.3.2. Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt ở Việt Nam Theo quy định của Bộ y tế nước sạch là nước dùng cho các mục đích sinh hoạt cá nhân và gia đình, không sử dụng làm nước ăn uống trực tiếp đồng thời có đủ 22 chỉ tiêu đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch do Bộ Y tế ban hành [4]. Tuy nhiên việc áp dụng các tiêu chuẩn này trong việc sử dụng nước sinh hoạt ở nhiều địa phương trên cả nước còn nhiều hạn chế, nhiều vùng miền còn sử dụng nguồn nước chưa qua xử lý và không đảm bảo vệ sinh, đặc biệt là vùng núi phía bắc nước ta. Vấn đề không đảm bảo nước sạch, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường yếu kém có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của người dân, đặc biệt là sự phát triển và tương lai của trẻ em. Theo ước tính của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) ở Việt Nam có khoảng 17 triệu (52%) trẻ em chưa được sử dụng nước sạch [24]. Kết quả báo cáo Quốc gia kết quả 15 năm thực hiện mục tiêu phát triển thiên niên kỷ ở Việt Nam cho thấy việc tiếp cận nước sạch và điều kiện vệ sinh cơ bản có nhiều chuyển biến tích cực: Chương trình mục tiêu quốc gia về cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2012 - 2015. Chương trình hướng tới mục tiêu: 85% người dân ở nông thôn sử dụng nước sạch. Để đạt được mục tiêu trong giai đoạn này, Việt Nam đã có các tiến bộ đều đặn đến cuối năm 2013, tỷ lệ người dân ở nông thôn sử dụng nước sạch là 82,5% tăng từ 65% (2005) và 80% (2010). So sánh giữa các vùng, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên là những vùng có tỷ lệ dân sử dụng nước sạch thấp nhất (lần lượt là 73% và 77%) [8]. Tại vùng nông thôn Việt Nam chỉ có 11,7% người dân được cung cấp nước máy, 33,1% sử dụng nước giếng khoan, 31,2% sử dụng giếng đào còn lại 20,3% là sử dụng nguồn nước khác bao gồm nước mưa, nước đầu nguồn,
  • 26. 16 nước suối, ao, hồ. Trong khi đó chỉ có 40% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn quốc gia do Bộ Y tế ban hành, còn lại phần lớn các gia đình nông thôn thường sử dụng các nguồn nước khác mà không được xử lý gì. Trong 7 vùng kinh tế - sinh thái vùng Đông nam bộ có tỷ lệ dân nông thôn sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 90%, cao hơn trung bình cả nước 10%, thấp nhất là vùng Tây Nguyên 72% (Bộ Y tế 2011) [7]. Theo nghiên cứu của Hoàng Anh Tuấn về vệ sinh môi trường của Người Dao tại một số xã đặc biệt khó khắn ở Thái Nguyên chỉ ra rằng chỉ có 46,3% người dân sử dụng nước sạch trong sinh hoạt, nguồn nước chủ yếu là giếng đào chiếm 41,9% [23]. Theo nghiên cứu của Lê Hoài Thu ở Đồng Kỳ huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang cũng cho thấy với giếng đào chỉ có tỷ lệ 32,4% là nguồn nước hợp vệ sinh [26]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Nguyệt (2011), cấp nước sinh hoạt vùng núi cao Hà Giang, thực trạng và một số điều quan tâm giải quyết cũng cho thấy tỷ lệ người dân sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh còn thấp chiếm 33,1%, năm 2013 là 42% - 56% [16]. Theo kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2006 của Tổng cục thống kê thì cả nước có 8,28% số hộ dùng nước máy để nấu ăn (trong đó xã miền núi là 3,03% số hộ, xã vùng cao là 2,60%). Tỷ lệ hộ dùng các loại nước giếng đã qua xử lý tương ứng là 6,87% và 1,08% [22]. Hiện nay ở nước ta có gần 76% dân số đang sinh sống ở nông thôn là nơi cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, phần lớn các chất thải của con người và gia súc không được xử lý nên thấm xuống đất hoặc bị rửa trôi, làm cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước về mặt hữu cơ và vi sinh vật ngày càng cao. Theo luật tài nguyên nước của Việt Nam quy định: “Ô nhiễm nguồn nước là sự biến đổi tính chất vật lý, tính chất hóa học và thành phần sinh học của nước không phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho phép, gây
  • 27. 17 ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật”. Tuy nhiên, trong môi trường sống của chúng ta có rất nhiều nguồn gây ô nhiễm môi trường nước, nguồn ô nhiễm này có thể ở là tự nhiên nhưng phần lớn nguồn gây ô nhiễm là nhân tạo, do hoạt động sống, hoạt động sản xuất do con người tạo ra và gây ảnh hưởng đến sử dụng nước tại các hộ gia đình, nguồn gây ô nhiễm môi trường nước gồm [2]. * Nguồn nước thải trong sinh hoạt, bệnh viện. Nước thải từ các hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, trường học, cơ quan… chứa nhiều chất hữu cơ không bền, chất rắn và nhiều vi trùng; hàm lượng chất ô nhiễm thay đổi tùy thuộc vào điều kiện sinh hoạt, sinh thái của từng vùng. Bên cạnh đó, nước thải sinh hoạt còn chứa nhiều chất hữu cơ khó phân hủy (có nguồn gốc từ các chất tẩy rửa…) chưa qua xử lý thải trực tiếp ra sông, hồ, biển sẽ gây ô nhiễm nguồn nước, đồng thời làm tăng sinh và phát triển các loại vi khuẩn, đặc biệt là các vi khuẩn gây bệnh (tả, lỵ, thương hàn…) ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người. * Nguồn nước thải trong công nghiệp. Nước thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải… không có đặc điểm chung mà tùy vào đặc điểm của từng ngành sản xuất như nước thải từ các cơ sở chế biến đường, sữa, thịt, tôm, cá, bia, nước ngọt… chứa nhiều chất hữu cơ; nước thải từ xí nghiệp thuộc da ngoài chất hữu cơ còn có kim loại nặng, sulfua. * Nguồn nước thải trong nông lâm nghiệp, chăn nuôi sản xuất: Nước thải trong nông lâm nghiệp chứa nhiều hóa chất bảo vệ thực vật…; nước thải trong chăn nuôi sản xuất chứa nhiều vi sinh vật và chất hữu cơ… * Nguồn nước mưa (mang theo chất ô nhiễm trong không khí và đất). Các nguồn gây ô nhiễm làm cho chất lượng nguồn nước sinh hoạt không được đảm bảo, các kết quả xét nghiệm lý học, hóa học và sinh học cao hơn so với tiêu chuẩn cho phép.
  • 28. 18 Nghiên cứu của Đồng Kim Loan và Trịnh Thị Thanh (2009) thì trong nước ngầm các ion thường gặp là: Fe2+ , Mn2+ , Ca2+ , Na+ , Mg2+ , HCO3 - , Cl- ,... với nồng độ lớn hơn 0,7mg/l. Giá trị pH biến đổi rộng trong khoảng từ 1,8 - 11 và thường dao động trong khoảng từ 5 - 8. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Phước và cộng sự (2008) tại Hóc Môn cho thấy chất lượng nước ngầm bị ô nhiễm Fe với hàm lượng là 9mg/l cao hơn nhiều so với QCVN 09:2008/BTNMT là 5 mg/l. Nghiên cứu của Nguyễn Đình Toàn và Nguyễn Công Hào (2010) cho thấy chất lượng nước ngầm tại khu vực Nhà Bè cũng bị ô nhiễm Fetổng với hàm lượng 8,2mg/l. Tại thành phố Cần Thơ, kết quả quan trắc môi trường giai đoạn từ 2005 - 2009 cho thấy chất lượng nước ngầm bị ô nhiễm ở các chỉ tiêu như: Độ cứng, Cl- (Clorua) và Coliform (so với QCVN 09:2008/BTNMT) với hàm lượng trung bình trong năm 2009 lần lượt là: 268mg/l, 225mg/l, 1.442 MPN/100ml. Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Triệu (2008) cũng kết luận nước ngầm tại Cần Thơ có hàm lượng Fe2O3 cũng vượt giới hạn cho phép cả ở dạng Fe2 + và Fe3 + . Kết quả khảo sát mức độ nhiễm As trong nước ngầm tại khu vực ĐBSCL cho thấy hầu hết các mẫu quan trắc đều phát hiện có As. Theo nghiên cứu của Ngô Thị Nhu (2008), nghiên cứu một số yếu tố chất lượng nước sinh hoạt và bệnh liên quan ở 6 xã nông thôn Đông Hưng Thái Bình. Đánh giá hiệu quả biện pháp can thiệp đã cho kết quả: Chỉ có 36,1% mẫu nước giếng khoan và 7,2% số mẫu giếng khơi đạt tiêu chuẩn vệ sinh chất hữu cơ. 57,8% giếng khoan và 31,1% giếng khơi đạt tiêu chuẩn Amoni. 46,1% giếng khoan và 30,6% giếng khơi đạt tiêu chuẩn vệ sinh Coliform. 14,4% giếng khoan và 3,9% giếng khơi đạt tiêu chuẩn Fecal Coliform. Có 30,6% mẫu nước giếng khoan và 29,4% mẫu nước giếng khơi không đạt tiêu chuẩn vệ sinh asen [17].
  • 29. 19 Theo nghiên cứu của tác giả Vũ Thị Hồ Vân, Nguyễn Thị Tuyến, đánh giá chất lượng nước tại khu vực trường Đại học Y Hà Nội cho thấy có tới 50% mẫu nước xét nghiệm không đạt tiêu chuẩn về Coliform và 94,3% không đạt tiêu chuẩn về Fecal Coliform, tác giả đã khẳng định rằng nguồn nước bị ô nhiễm ngay tại khu vực sử dụng có thể là do bể chứa nước không được vệ sinh và liên quan đến chất thải được thải ra từ các khu vực xung quanh nguồn nước [30]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Xuân tại các hộ gia đình thuộc xã Minh Quang Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc, cho thấy các mẫu nước xét nghiệm đều nằm trong giới hạn cho phép về lý học. Tuy nhiên các về mặt sinh học thì tất cả các mẫu nước xét nghiệm đều có chỉ số Coliform tổng số cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 4 đến 5 lần [32]. Từ năm 2003 đến 2005, chương trình UNICEF đã khảo sát nồng độ Arsen trong các giếng khoan ở 4 tỉnh ĐBSCL cho thấy nguồn nước giếng khoan của các tỉnh vùng đầu nguồn sông Cửu Long như An Giang, Đồng Tháp đều bị nhiễm Arsen rất cao, tỷ lệ các giếng có nồng độ Arsen từ 10 ppb đến 50ppb (Nguyễn Khắc Hải, 2006). Ở ĐBSCL, nồng độ As cao trên 10ppb chủ yếu tập trung vùng ven sông Tiền, sông Hậu và Đồng Tháp Mười (Gordon Stanger et al, 2005). Tại An Giang, trong số 2.966 mẫu nghiên cứu có 40% số giếng bị nhiễm trên 50ppb, 16%nhiễm dưới 50ppb. Tại Long An trong số 4.876 mẫu nước ngầm có 56% mẫu nhiễm Arsen, tại Đồng Tháp trong 2.960 mẫu nước ngầm có 67% nhiễm Arsen, trong đó huyện Thanh Bình nhiễm Arsen 85% mẫu thử có hàm lượng trên 50 ppb, Kiên Giang 3.000 mẫu khảo sát có 51% nhiễm Arsen (UNICEF và Viện Vệ sinh y tế công cộng, 2006). Nguồn nước sử dụng trong sinh hoạt bị ô nhiễm gây nhiều hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân, các bệnh tật của con người đa số liên quan đến nguồn nước mà chúng ta dùng. Năm 1990, Tổ chức Y tế Thế
  • 30. 20 giới (WHO) đã cho biết 80% các bệnh tật của con người có liên quan đến nguồn nước, với số giường bệnh bằng ½ tổng số giường bệnh tại bệnh viện. Các bệnh có liên quan đến nguồn nước bị ô nhiễm thường phổ biến, khó chống chế hoặc thanh toán. Các bệnh liên quan đến nước thường gặp là: [2] - Bệnh đường ruột do vi khuẩn trong nước ô nhiễm: Vi khuẩn đường ruột vào cơ thể con người từ nguồn nước ô nhiễm thông qua con đường ăn uống, chế biến thực phẩm như: + Dịch tả + Thương hàn + Lỵ trực trùng + Tiêu chảy trẻ em (do E.Coli, do Proteus…), đôi khi thành dịch và lan truyền rất nhanh. - Bệnh do virút trong nước ô nhiễm: Bệnh bại liệt (Polio virus), viêm gan siêu vi A, Adenovirus, Echovirus. - Bệnh do giun sán: Bệnh sán lá gan, sán lá ruột, sán máng, sán lá phổi. - Bệnh do côn trùng có liên quan đến nước: + Bệnh sốt rét + Bệnh sốt xuất huyết (do muỗi vằn Aedes aegypti truyền bệnh). + Bệnh giun chỉ (do muỗi tulex pipiens sống trong ao tù nước đọng bẩn). - Các bệnh da, mắt, cháy, rận...: Bệnh mắt hột, bệnh viêm màng tiếp hợp, ghẻ lở, hắc lào, chàm, nấm da, cháy, rận... Lây truyền trực tiếp từ người bệnh sang người lành do thiếu nước sinh hoạt vệ sinh hàng ngày hay dùng nước không sạch. - Các bệnh do thiếu vi chất trong nước: + Bệnh bướu cổ địa phương (do một số nơi thiếu Iốt trong nước kéo dài). + Bệnh sâu răng (do thiếu Fluor), hoen ố răng và tổn thương xương (do thừa Fluor trong nước uống kéo dài). - Bệnh do các độc chất trong nước:
  • 31. 21 + Bệnh methemoglobin (MetHb) do Nitrat chuyển thành Nitrit kết hợp với Hb ngăn cản sự vận chuyển oxy đến các mô. + Nitrit còn có thể tác dụng với các acid amin tạo thành Nitrosamin là chất có khả năng gây ung thư. + Một số chất hữu cơ tổng hợp (nhân thơm, benzen vòng...), thạch tín có khả năng gây ung thư cao. + Các chất phóng xạ, chì, đồng, thủy ngân... có trong nước khi vượt quá ngưỡng an toàn sẽ gây ngộ độc rất trầm trọng. 1.2. Một số yếu tố liên quan đến chất lượng nguồn nước sinh hoạt Để đánh giá vệ sinh nguồn nước tại cộng đồng và các yếu tố liên quan đến chất lượng nguồn nước sinh hoạt, tại tuyến cơ sở hiện nay đang áp dụng “Tiêu chuẩn đánh giá nguy cơ ô nhiễm nguồn nước hộ gia đình theo Thông tư 50/2015/TT-BYT” [6]. * Một số yếu tố liên quan đến chất lượng nguồn nước sử dụng trong sinh hoạt như:  Đối với nguồn nước giếng đào: - Khoảng cách từ giếng tới nhà tiêu gần nhất < 10m - Khoảng cách từ giếng tới bãi rác gần nhất < 10m - Khoảng cách từ giếng tới chuồng gia súc gần nhất < 10m - Thiếu nắp đậy giếng - Thành giếng cao < 0,8m so với nền giếng - Vách giếng bị hở, bị nứt - Thiếu sân giếng hoặc sân giếng bị nứt hoặc hẹp hơn 1m tính từ vách giếng - Thiếu rãnh thoát nước thải hoặc điểm đổ nước thải < 10 m - Dụng cụ lấy nước bị bẩn hoặc được đặt trên nền giếng  Đối với nguồn nước giếng khoan * Giếng khoan có độ sâu mực nước từ 25m trở lên: - Cổ giếng bị nứt, hở hoặc rò rỉ
  • 32. 22 - Thiếu sân giếng hoặc sân giếng bị nứt, vỡ - Dụng cụ bơm nước bị bẩn hoặc hư hỏng * Giếng khoan có độ sâu mực nước dưới 25m: - Cổ giếng bị nứt, hở hoặc rò rỉ - Thiếu sân giếng hoặc sân giếng bị nứt, vỡ - Dụng cụ bơm nước bị bẩn hoặc hư hỏng - Khoảng cách từ giếng tới nhà tiêu gần nhất < 10m - Khoảng cách từ giếng tới bãi rác gần nhất < 10m - Khoảng cách từ giếng tới chuồng gia súc gần nhất < 10m - Thiếu rãnh thoát nước thải hoặc điểm đổ nước thải < 10m * Ngoài các tiêu chuẩn để đánh giá nguy cơ ô nhiễm chất lượng nguồn nước sinh hoạt, yếu tố con người có một vai trò rất quan trọng liên quan đến thực trạng sử dụng và chất lượng nguồn nước sinh hoạt: - Kiến thức hay hiểu biết của mỗi người được tích lũy dần qua quá trình học tập và kinh nghiệm thu được trong cuộc sống. Mỗi người có thể thu được kiến thức từ thày cô giáo, cha mẹ, bạn bè, đồng nghiệp, những người xung quanh, sách vở và các phương tiện thông tin đại chúng cung cấp. Các kiến thức về bệnh tật, sức khỏe và bảo vệ, nâng cao sức khỏe là điều kiện cần thiết để mọi người có cơ sở thực hành các hành vi sức khỏe lành mạnh [10]. - Thái độ được coi là trạng thái chuẩn bị của cơ thể để đáp ứng với những tình huống hay hoàn cảnh cụ thể. Thái độ phản ánh những điều người ta thích hoặc không thích, mong muốn hay không mong muốn, tin hay không tin, đồng ý hay không đồng ý, ủng hộ hay ngăn cản.... Thái độ thường bắt nguồn từ kiến thức, niềm tin và kinh nghiệm thu được trong cuộc sống, đồng thời thái độ cũng chịu ảnh hưởng của những người xung quanh [10]. - Hành vi của con người là một hành động, hay là tập hợp phức tạp của nhiều hành động, mà những hành động này lại chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài, chủ quan cũng như khách quan. Ví dụ các yếu tố
  • 33. 23 tác động đến hành vi của con người như: phong tục tập quán, thói quen, yếu tố di truyền, văn hoá - xã hội, kinh tế - chính trị. Theo nghiên cứu của Hoàng Thái Sơn năm 2009, nghiên cứu 415 hộ gia đình người dân ở bốn xã của huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên cho thấy thực trạng kiến thức thái độ thực hành về vệ sinh môi trường còn thấp vê kiến thức tốt chiếm 3,4%, thái độ tốt chiếm 34,4%, thực hành tốt chiếm 12,5%. Tỷ lệ kiến thức tốt của người dân còn rất thấp, tuy hầu hết đều kể tên được nguồn nước sạch, tuy nhiên tỷ lệ nêu được các bệnh do nguồn nước không sạch gây ra thấp (33,2 %). Cũng theo nghiên cứu đó, cho thấy số đối tượng kể được đúng tên hai bệnh do sử dụng nguồn nước không sạch trở lên là 33,2%, kiến thức chung của đối tượng về nguồn nước xếp loại tốt chỉ có 11,3%, trung bình là 24,3% và yếu là 64,3%. Về thái độ chung của đối tượng nghiên cứu, xếp loại tốt cao hơn là 38,3%, trung bình 59% và yếu 2,7%. Về thực hành của đối tượng nghiên cứu, thực hành tốt về nguồn nước cao hơn 21,7%, trung bình 49,4% và yếu 28,9% [19]. Cũng theo nghiên cứu của tác giả (2013), tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên cho thấy, có đến 58,3% người dân tộc Nùng có kiến thức yếu về nguồn nước hợp vệ sinh, và chỉ có 26,3% có kiến thức khá [21]. Theo nghiên cứu của Hạc Văn Vinh, Đàm Khải Hoàn, Đào Văn Dũng (2010) về thực trạng sử dụng nguồn nước và nhà tiêu hợp vệ sinh, kiến thức, thái độ và thực hành vệ sinh môi trường của phụ nữ (15-49 tuổi) có con dưới 5 tuổi tại huyện Võ Nhai, Thái Nguyên đã cho kết quả: thái độ đồng ý với việc sử dụng nguồn nước sạch có thể phòng được bệnh tiêu hóa là 50,7%, phòng được bệnh mắt hột là 61,1% và phòng được bệnh ghẻ, lở, hắc lào là 40,9% [31]. Nghiên cứu của Dương Xuân Hùng về thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về VSMT ở hai xã vùng sâu huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên cho thấy: số đối tượng kể được đúng tên các bệnh do sử dụng nguồn nước không sạch chỉ
  • 34. 24 có 36,07%, kiến thức chung của đối tượng về nguồn nước xếp loại tốt là 30,68%, trung bình là 44,5% và yếu là 24,82%. Về thái độ chung của đối tượng nghiên cứu, xếp loại tốt chỉ có 17,56%, trung bình 53,16% và yếu 29,28%. Về thực hành của đối tượng nghiên cứu, thực hành tốt về nguồn nước chỉ có 16,86%, trung bình 57,61% và yếu 25,53% [14]. Cũng theo nghiên cứu của Lê Hoài Thu (2015) về thực trạng nguồn nước sinh hoạt và kiến thức, thái độ, thực hành của người dân về phòng ô nhiễm nguồn nước tại xã Đồng Kỳ huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang cho thấy kiến thức tốt của người dân về phòng chống ô nhiễm nước chỉ chiếm 16,5%, kiến thức trung bình chiếm 57%, trong khi đó kiến thức kém chiếm tới 26,5% [26]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Khánh Linh (2007) về thực trạng các công trình vệ sinh của người dân ở xã La Hiên huyện Võ Nhai trong phong trào xây dựng làng văn hóa - sức khỏe, cho thấy chỉ có 67,79% nguồn nước đạt tiêu chuẩn vệ sinh, tác giả chỉ ra rằng nguồn nước không sạch do nhiều nguyên nhân: Chất thải của người và động vật, giếng gần hố xí, gần chuồng gia súc, giếng không có thành và không có rãnh, các công trình vệ sinh của đồng bào miền núi là một vấn đề nghiêm trọng, ngày càng đe dọa đến cuộc sống của họ do thiếu kiến thức về vệ sinh môi trường nước sạch [15]. Cũng theo nghiên cứu của Nguyễn Đình Thắng tại Hợp Tiến, Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên cũng chỉ ra rằng thực hành vệ sinh môi trường của người Dao còn thấp, nguyên nhân là do kiến thức, thái độ, thực hành của người dân còn chưa cao, cụ thể là: Kiến thức tốt chiếm 19,13%, thái độ tốt chiếm 15,85% và thực hành tốt chiếm 10,93% [25]. Bên cạnh đó cán bộ y tế: Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng nguồn nước sinh hoạt và đảm bảo chất lượng nguồn nước khi sử dụng đó là đội ngũ cán bộ y tế, do vậy cần phát huy vai trò của đội ngũ y tế thôn, bản, Trạm y tế xã cần làm tốt việc tuyên truyền, vận động người dân thực hiện vệ sinh môi trường, ăn uống hợp vệ sinh, nâng cao ý thức phòng chống dịch
  • 35. 25 bệnh. Các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế cần được quan tâm thực hiện tốt nhằm đảm bảo mọi đối tượng đều được chăm sóc về sức khỏe. Sự quan tâm của các ban ngành đoàn thể về vệ sinh môi trường: Vấn đề nâng cao nhận thức cho cộng đồng và giải quyết vấn đề vệ sinh môi trường bằng tăng cường truyền thông giáo dục sức khoẻ, nâng cao kiến thức và thái độ của người dân về vệ sinh môi trường là hết sức cần thiết. Khi thực hiện cần lồng ghép nhiều chương trình, nhiều ban ngành và nhiều giải pháp ở các mức độ thích hợp khác nhau, trong đó xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm môi trường và tập hợp, sử dụng được tiềm năng của các cơ quan khoa học đóng trên địa bàn mới là nội lực quan trọng để giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường số hiện nay cho đồng bào các dân tộc thiểu số, đặc biệt các dân tộc sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Có như vậy mới mong rằng hành vi vệ sinh về môi trường của người dân mới được cải thiện và nâng cao. Nếu cán bộ y tế xã, y tế thôn bản, vệ sinh viên chưa được tập huấn đầy đủ, chưa nắm vững kiến thức, chưa có đủ kỹ năng truyền thông về vệ sinh môi trường. Vai trò của các già làng, trưởng bản, những cá nhân có uy tín, lãnh đạo cộng động chưa được phát huy, chưa khai thác được những mặt mạnh của các phong tục truyền thống tốt đẹp trong nhân dân nhưng hương ước bản làng, quy định dòng họ...thì đây là những khó khăn, cản trở việc thực hiện các biện pháp can thiệp giải quyết ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng rất lớn đến kiến thức, thái độ và thực hành về vệ sinh môi trường của người dân. * Nguồn lực: Để thực hành các hành vi nâng cao sức khỏe, phòng chống bệnh tật, cộng đồng hay cá nhân cần có các điều kiện nhất định về nguồn lực. Nguồn lực cho thực hiện hành vi bao gồm các yếu tố như thời gian, nhân lực, tiền, cơ sở vật chất trang thiết bị. Nhiều cá nhân có đủ kiến thức, họ hiểu rất rõ nhu cầu chăm sóc sức khỏe của họ nhưng vì thiếu các điều kiện nguồn lực nên họ không thực hiện được hành vi mong muốn [11], [12].
  • 36. 26 - Thời gian: Thời gian là một trong các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hành vi của con người. Có những hành vi cần có thời gian để thực hành hoặc để thay đổi [11], [12]. - Nhân lực: Nhân lực đôi khi ảnh hưởng lớn đến hành vi sức khỏe của cộng đồng. Nếu một cộng đồng nào đó có thể huy động nguồn nhân lực thì việc tổ chức các hoạt động lao động phúc lợi cho cộng đồng sẽ được thực hiện dễ dàng. Ví dụ như huy động nhân lực tổng vệ sinh đường làng, ngõ xóm, cải tạo các nguồn cung cấp nước, xây dựng công trình vệ sinh công cộng... Các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe rất cần nguồn nhân lực từ cộng đồng tham gia để tạo nên phong trào tác động đến thay đổi hành vi sức khỏe [11], [12]. - Cơ sở vật chất, trang thiết bị: Cơ sở vật chất trang thiết bị là các điều kiện cần thiết hỗ trợ cho thay đổi một số hành vi sức khỏe [11], [12]. * Yếu tố văn hóa: Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hành vi con người, các yếu tố này có thể rất khác nhau giữa cộng đồng này với cộng đồng khác. Văn hoá là tổng hợp của nhiều yếu tố bao gồm kiến thức, niềm tin, phong tục tập quán, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, thói quen và tất cả những năng lực mà con người thu được trong cuộc sống. Đồng thời môi trường văn hóa xã hội có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến sức khỏe con người, sự khác biệt về kinh tế xã hội giữa các nước đang phát triển và các nước phát triển dẫn tới sự thay đổi mô hình bệnh tật cũng như tuổi thọ của con người [11], [12], [29]. Thông qua phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm với lãnh đạo trong cộng đồng, cán bộ y tế, già làng người có vai trò trong cộng đồng để tìm hiểu rõ hơn về thực trạng sử dụng và các yếu tố liên quan đến chất lượng nguồn nước sinh hoạt.
  • 37. 27 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu - Nguồn nước giếng đào dùng trong sinh hoạt của các hộ gia đình. - Cán bộ y tế xã, người có uy tín trong cộng đồng, người dân, nhân viên Y tế thôn bản. 2.1.2. Thời gian nghiên cứu - Từ tháng 5/2016 đến tháng 4/2017 2.1.3. Địa điểm nghiên cứu - Xã La Hiên: Là một xã có diện tích 39,19km2 . Xã nằm ở phía tây của huyện và có quốc lộ 1B chạy qua. Xã gồm có 16 xóm (Trúc Mai, Làng Lai, Hiên Bình, xóm Phố, Cây Bòng, Cây Thị, Khuôn Ngục, Làng Giai, La Đồng, Xuân Hòa, Đồng Đình, Hiên Minh, Hang Hon, Làng Kèn, Khuôn Vạc, Đồng Dong). Người dân sống chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, nhờ trồng cây ăn quả, trồng lúa và kinh doanh buôn bán. Trong xã gồm nhiều thành phần dân tộc sống xen kẽ lẫn nhau chủ yếu là dân tộc Kinh, Nùng, Tày, Mông vẫn còn tồn tại nhiều thói quen sinh hoạt, canh tác nông nghiệp ảnh hưởng xấu đến môi trường nước và sức khỏe của người dân trong cộng đồng. Số hộ gia đình trong xã là 2135 hộ. Nguồn nước được người dân dùng chủ yếu trong sinh hoạt là nguồn nước giếng đào, nguồn nước giếng đào nơi đây còn tồn tại nhiều yếu tố nguy cơ ô nhiễm gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân khi sử dụng.
  • 38. 28 Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, Sở Tài nguyên và Môi trường 2.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu mô tả, thiết kế nghiên cứu cắt ngang. Nghiên cứu định lượng kết hợp định tính. 2.2.1. Nghiên cứu định lượng 2.2.1.1. Cỡ mẫu nghiên cứu định lượng * Đánh giá thực trạng chất lượng nguồn nước tại các hộ gia đình. - Cỡ mẫu xét nghiêm nước sinh hoạt
  • 39. 29 Áp dụng công thức tính cỡ mẫu xét nghiệm: [10]   2 2 2 1 2 S n Z X     Trong đó n là cỡ mẫu tối thiểu cần có, : hệ số giới hạn tin cậy, Chọn  = 0,05 thì = 1,96, s là phương sai chọn s = 0,938, X là giá trị trung bình, X = 1,88 (theo nghiên cứu của Lâm Thị Thúy An, xác định hàm lượng amoni trong nước giếng đào tại hộ gia đình năm 2013).  là mức sai lệch tương đối, chọn  = 0,15. Thay vào công thức ta có n = 42,5. Số mẫu nước cần lấy là 45 mẫu/chỉ số. Xét nghiệm 09 chỉ số, tổng số mẫu nước cần lấy là 45 mẫu x 09 chỉ số = 405 chỉ số. Thực tế số mẫu nước xét nghiệm là 50 mẫu x 09 chỉ số = 450 chỉ số. 2.2.1.2. Chọn mẫu nghiên cứu định lượng - Chọn quần thể nghiên cứu: Chọn chủ đích huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên. - Chọn xã nghiên cứu: Chọn chủ đích xã La Hiên huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên. - Cách chọn mẫu * Chọn mẫu xét nghiệm: Chọn số hộ xét nghiệm đánh giá chất lượng nguồn nước sinh hoạt bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn + Tại mỗi xóm lập danh sách tất cả các hộ gia đình đang sử dụng nguồn nước giếng đào. + Chọn các hộ gia đình xét nghiệm chỉ số trong nước theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn, cho đủ cỡ mẫu nghiên cứu. 2.2.2. Nghiên cứu định tính Chọn mẫu chủ đích. Cụ thể như sau: - Phỏng vấn sâu cán bộ y tế xã La Hiên: 1 cuộc.
  • 40. 30 - Phỏng vấn sâu 4 người có uy tín trong cộng đồng có hiểu biết tại địa phương để tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước sinh hoạt. - Thảo luận nhóm hộ gia đình: Chọn 10 người trong các hộ gia đình được điều tra: 1 cuộc - Thảo luận nhóm y tế thôn bản của các xóm có các hộ gia đình được điều tra: Chọn 10 người. Tổng cộng 2 cuộc phỏng vấn sâu, 2 cuộc thảo luận nhóm theo các nhóm đối tượng. 2.2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu 2.2.3.1. Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt của các hộ gia đình. - Các chỉ số lý học: + Màu, mùi vị trong nước giếng đào. + Độ trong của nước giếng đào. + Tỷ lệ các mẫu nước xét nghiệm có chỉ số lý học cao hơn TCCP. - Các chỉ số hoá học: + Hàm lượng chất hữu cơ trong nước (mgO2/l) + Hàm lượng NH3 trong nước sinh hoạt (mg/l) + Hàm lượng NO2 trong nước sinh hoạt (mg/l) + Hàm lượng độ cứng của nước sinh hoạt (độ Đức) + Tỷ lệ các mẫu nước xét nghiệm có chỉ số hoá học cao hơn TCCP. - Các chỉ số vi sinh: + Số lượng Coliform trong các mẫu nước giếng đào. + Số lượng Fecal Coliform trong các mẫu nước giếng đào. + Tỷ lệ Coliform trong các mẫu nước xét nghiệm cao hơn TCCP. + Tỷ lệ Fecal Coliform trong các mẫu nước xét nghiệm cao hơn TCCP.
  • 41. 31 2.2.3.2. Mục tiêu 2: Một số yếu tố liên quan đến chất lượng nguồn nước sinh hoạt tại các hộ gia đình. - Liên quan giữa khoảng cách từ giếng đào tới nhà tiêu với chỉ số lý học. - Liên quan giữa khoảng cách từ giếng đào tới nhà tiêu gần nhất với chỉ số Amoniac. - Liên quan giữa khoảng cách từ giếng đào tới nhà tiêu gần nhất với chỉ số Coliform. - Liên quan giữa khoảng cách từ giếng đào tới nhà tiêu gần nhất với chỉ số Fecal Coliform. - Liên quan giữa khoảng cách từ giếng đào tới chuồng gia súc gần nhất với chỉ số Amoniac trong nước. - Liên quan giữa khoảng cách từ giếng đào tới chuồng gia súc gần nhất với chỉ số Coliform trong nước. - Liên quan giữa khoảng cách từ giếng đào tới chuồng gia súc gần nhất với chỉ số Fecal Coliform trong nước. - Liên quan giữa khoảng cách từ giếng đào tới bãi rác gần nhất với chỉ số Coliform trong nước. - Liên quan giữa khoảng cách từ giếng đào tới bãi rác gần nhất với chỉ số Fecal Coliform trong nước. - Liên quan giữa thiếu sân giếng hoặc sân giếng bị nứt với chỉ số Amoniac trong nước giếng đào. - Liên quan giữa thiếu sân giếng hoặc sân giếng bị nứt với chỉ số Coliform trong nước giếng đào. - Liên quan giữa thiếu sân giếng hoặc sân giếng bị nứt với ng với chỉ số Fecal Coliform trong nước giếng đào. - Liên quan giữa nguy cơ ô nhiễm với mùi của nước nước giếng đào. - Liên quan giữa nguy cơ ô nhiễm với ô nhiễm NO2. - Liên quan giữa nguy cơ ô nhiễm với nguồn nước ô nhiễm Fecal Coliform.
  • 42. 32 * Cơ sở vật chất: Các phương tiện đánh giá nguồn nước tại cộng đồng: dụng cụ lấy mẫu nước xét nghiệm, bảng kiểm đánh giá nguồn nước. Sổ sách ghi chép của trạm y tế xã về sử dụng nguồn nước tại các hộ gia đình. 2.2.4. Phương pháp đánh giá 2.2.4.1. Phương pháp lấy mẫu theo quy định của TCVN + TCVN 5992: 1995 (ISO 5667 - 2:1991): chất lượng nước - lẫy mẫu - hướng dẫn kỹ thuật. + TCVN 5993 - 1995 (ISO 5667 - 3:1985): chất lượng nước - lấy mẫu - hướng dẫn bảo quản - xử lý mẫu. + TCVN 6000: 1995 (ISO 5667 - 11:1992): chất lượng nước - lấy mẫu - hướng dẫn lấy mẫu 2.2.4.2. Đánh giá các mẫu nước bằng phương pháp xét nghiệm * Xét nghiệm đánh giá chất hữu cơ trong nước bằng phương pháp chuẩn độ: a. Tiến hành: Ta cho vào bình nón thứ tự sau: - Nước xét nghiệm 100ml - H2SO4 đặc 2ml - KMnO4 N/50 10ml Đun sôi trong 10 phút, sau đó cho thêm 10 ml H2C2O4 N/50 lúc này sẽ mất màu hoàn toàn. Từ buret chuẩn độ bằng thuốc tím cho tới khi xuất hiện màu hồng thì dừng lại và ghi lại số ml thuốc tím đã chuẩn độ hết (n ml) Song song với mẫu xét nghiệm ta phải làm 1 mẫu đối chứng bằng nước cất các bước tiến hành tương tự ta sẽ có (n' ml thuốc tím) thường n' = 0,5. b. Kết quả: X mgO2/l = (n-n').0,16.1000/100 =(n-n').1,6. Trong đó: n là số ml thuốc tím đã chuẩn độ hết với mẫu nước xét nghiệm. n' là số ml thuốc tím đã chuẩn độ hết với mẫu nước đối chứng. 0,16 là 1 ml
  • 43. 33 thuốc tím giải phóng ra 0,16 mgO2. 1000 tính ra thể tích 1lít nước. 100 số lượng nước đem xét nghiệm. c. Nhận định kết quả: - Nếu chúng ta thực hiện trong môi trường kiềm thì đó là chất hữu động vật so với tiêu chuẩn cho phép từ 0 đến < 2 mgO2/lít - Nếu chúng ta thực hiện trong môi trường axit thì đó là chất hữu thực vật so với tiêu chuẩn cho phép từ 2 đến < 4 mgO2/lít - Dựa vào tiêu chuẩn để chúng ta đánh giá nước đó có bị ô nhiễm hay không. * Định lượng Amoniac (NH3) trong nước bằng phương pháp so màu: Tiến hành - Ta cho vào ống nghiệm thứ tự sau: Nước xét nghiệm 10ml. Dung dịch khử kiềm Seignete 5% 5 giọt. - Lắc đều để 3 - 5 phút sau cho thêm: Dung dịch chuẩn Nessler 5 giọt. - Lắc đều để 5 - 7 phút. Đem so màu với thang mẫu, tương ứng với ống nào thì lấy kết quả của ống đó. + Nếu đem so màu trên máy điện quang kế thì so màu ở bước sóng 420 nm kết quả sẽ hiện trên màn hình. + Dựa vào tiêu chuẩn để chúng ta đánh giá nước đó có bị ô nhiễm hay không. * Định lượng Nitrit (NO2) trong nước bằng phương pháp so màu: Tiến hành - Ta cho vào ống nghiệm thứ tự sau: Nước xét nghiệm 10 ml. Griess A 1 ml Griess B 1 ml - Lắc đều để 5 - 7 phút. Đem so màu với thang mẫu, tương ứng với ống nào thi lấy kết quả của ống đó.
  • 44. 34 + Nếu đem so màu trên máy điện quang kế thì so màu ở bước sóng 520 nm kết quả sẽ hiện trên màn hình. + Dựa vào tiêu chuẩn để chúng ta đánh giá nước đó có bị ô nhiễm hay không. * Xác định độ cứng của nước bằng phương pháp chuẩn độ: a. Tiến hành - Ta cho vào bình nón thứ tự sau: Nước xét nghiệm 50 ml Dung dịch đệm NH3 5 ml Chỉ thị màu đen Eryocrom T 0,2 ml - Sau đó lắc đều. - Từ Buret chuẩn độ bằng Trylon B N/10 cho tới khi thấy chuyển từ màu hồng sang màu xanh lơ thì dừng lại và ghi lại số ml Trylon B đã dùng. b. Kết quả n. 0,28 . 1000 X = ............................... = n. 1,12 (độ Đức) 5.50 Trong đó: 1 ml Trylon B = 0,28; n là số ml Trylon B đã dùng c. Nhận định kết quả Dựa vào kết quả thu được để nhận định loại nước đó là nước mềm, nước cứng, khá cứng, rất cứng theo tiêu chuẩn.
  • 45. 35 * Xét nghiệm vi sinh vật bằng phương pháp nuôi cấy: Xác định tổng số Coliforms trong mẫu nước kiểm nghiệm: Sơ đồ 2.1: Quy trình xác định tổng số Coliforms trong mẫu nước kiểm nghiệm 1 ml mẫu nước + 9ml DD pha loãng Nước pha loãng 10-1 9ml DD pha loãng + Nước pha loãng 10-2 Nước pha loãng 10-3 9ml DD pha loãng +
  • 46. 36 Xác định tổng số Fecal coliforms trong mẫu nước kiểm nghiệm Sơ đồ 2.2: Quy trình xác định tổng số Fecal coliforms trong mẫu nước xét nghiệm 2.2.4.3. Đánh giá yếu tố nguy cơ ô nhiễm nguồn nước Căn cứ vào tổng điểm các nôi dung cần kiểm tra nguồn nước giếng đào theo Thông tư 50/2015/TT-BYT tại các hộ gia đình để đánh giá nguồn nước có nguy cơ và không có nguy cơ ô nhiễm: 1 ml mẫu nước + 9ml DD pha loãng Nước pha loãng 10-1 9ml DD pha loãng Nước pha loãng 10-2 Nước pha loãng 10-3 9ml DD pha loãng + +
  • 47. 37 + 0 điểm: Chưa có nguy cơ ô nhiễm nguồn nước + ≥ 1 điểm: Có nguy cơ ô nhiễm nguồn nước 2.2.5. Phương pháp thu thập thông tin - Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt tại các hộ gia đình: + Xét nghiệm mẫu nước (theo tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch theo thường quy kỹ thuật xét nghiệm) - Một số yếu tố liên quan đến chất lượng nước sinh hoạt: + Sử dụng bảng kiểm quan sát theo các tiêu chí theo Thông tư 50/2015/TT-BYT về đánh giá nguy cơ ô nhiễm nguồn nước. + Phỏng vấn sâu + Thảo luận nhóm 2.2.6. Khống chế sai số - Thiết kế các phiếu quan sát: Phiếu quan sát được nhóm nghiên cứu thiết kế theo yêu cầu của đề tài. - Đội ngũ điều tra viên, lấy mẫu nước và giám sát viên được tập huấn kỹ, thống nhất trước khi tiến hành thực hiện. - Ghi chép đầy đủ. - Phiếu được làm sạch từ cộng đồng. 2.2.7. Phương pháp xử lý số liệu - Sử dụng thuật toán thống kê y học cơ bản (tính tỷ lệ %, tính giá trị trung bình, sử dụng test χ2 (khi bình phương), fisher’s Exact test so sánh các tỷ lệ...). Số liệu được nhập trên phần mềm Epidata 3.1 và phân tích bằng phần mềm SPSS 21.0 2.2.8. Đạo đức nghiên cứu Đây là một nghiên cứu tại cộng đồng nhằm tìm hiểu thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt, quá trình nghiên cứu không làm ảnh hưởng gì đến kinh phí cũng như sức khỏe của người dân và mang lại lợi ích cho cộng đồng.
  • 48. 38 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt tại các hộ gia đình Bảng 3.1. Đánh giá các chỉ số lý học của các mẫu nước xét nghiệm tại các hộ gia đình Chỉ số Đánh giá Màu Mùi vị Độ trong Số lượng Tỷ lệ (%) Số Lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Đạt TC 43 86,0 36 72,0 43 86,0 Không đạt TC 7 14,0 14 28,0 7 14,0 Nhận xét: Kết quả xét nghiệm 50 mẫu nước giếng đào tại các hộ gia đình cho thấy, có 14,0% mẫu nước xét nghiệm không đạt tiêu chuẩn về màu sắc và độ trong của nước, đặc biệt có 28,0% số mẫu nước xét nghiệm không đạt tiêu chuẩn về mùi vị. Bảng 3.2. Đánh giá chỉ số NH3, NO2 trong nước tại các hộ gia đình Chỉ số Đánh giá NH3 NO2 Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Đạt TC 46 92,0 38 76,0 Không đạt TC 4 8,0 12 24,0 Nhận xét: Kết quả đánh giá chỉ số NH3, NO2 trong 50 mẫu nước giếng đào cho chúng ta thấy có 8,0% các mẫu nước xét nghiệm không đạt tiêu chuẩn về chỉ số NH3 và 24,0% không đạt tiêu chuẩn về chỉ số NO2. Tỷ lệ hộ gia đình có nguồn nước giếng đào bị ô nhiễm NO2 cao hơn so với chỉ số NH3.
  • 49. 39 Bảng 3.3. Hàm lượng chất hữu cơ, độ cứng trong nước tại các hộ gia đình Đặc điểm Chất hữu cơ thực vật (mgO2/l) Độ cứng (độ Đức) X  SD 0,70  0,42 1,66  0,47 Nhỏ nhất 0,16 0,78 Lớn nhất 1,92 3,02 Tỷ lệ đạt TCCP 100,0 % 100 % nước mềm TCCP ≤ 4 4 - 8 Nhận xét: Kết quả xét nghiệm 50 mẫu nước giếng đào tại các hộ gia đình cho thấy, 100% các mẫu nước xét nghiệm có hàm lượng chất hữu cơ và độ cứng đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép với giá trị trung bình lần lượt là 0,700,42 mgO2/l và 1,660,47 độ đức. Bảng 3.4. Kết quả xét nghiệm chỉ số Coliform và Fecal Coliform trong mẫu nước tại các hộ gia đình Đặc điểm Coliforms tổng số (MPN/ml) Fecal Coliform (MPN/ml) X  SD 16,2  23,26 9,78  19,05 Nhỏ nhất 0 0 Lớn nhất* 93 93 TCCP ≤ 0 ≤ 0 *: có một mẫu cả hai chỉ số đều >2400 Nhận xét: Kết quả xét nghiệm chỉ số vi sinh vật cho thấy, giá trị trung bình Coliform là 16,2  23,26 (MPN/ml) và Fecal Coliform là 9,78  19,05(MPN/ml). Trong đó có một mẫu nước xét nghiệm có cả 2 chỉ số đánh giá vi sinh vật > 2400 (MPN/ml).
  • 50. 40 Bảng 3.5. Đánh giá chỉ số xét nghiệm vi sinh vật trong nước Chỉ số Đánh giá Coliform tổng số Fecal Coliform Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Đạt TC 17 34,0 26 52,0 Không đạt TC 33 66,0 24 48,0 Nhận xét: Theo kết quả đánh giá chỉ số vi sinh vật trong nước tại các hộ gia đình cho thấy có đến 66,0% số mẫu nước xét nghiệm không đạt tiêu chuẩn về chỉ số Coliform, 48,0% không đạt tiêu chuẩn về số lượng Fecal Coliform. Hộp 3.1. Kết quả phỏng vấn sâu cán bộ y tế và một số hộ gia đình về chất lượng nguồn nước giếng đào Kết quả phỏng vấn sâu cán bộ y tế xã và người dân trong cộng đồng cho thấy thực hành vệ sinh môi trường nước của người dân chưa tốt, nguồn nước bị ô nhiễm màu sắc và mùi...: - Theo ông A cán bộ y tế xã cho biết: “Nguồn nước thường đục, có màu và mùi lạ, khi nguồn nước có các biểu hiện lạ bất thường người dân không mang nước đi xét nghiệm để có các biện pháp xử lý. Nhiều hộ gia đình muốn mang nước đi xét nghiệm nhưng điều kiện kinh tế còn khó khăn hoặc không biết xét nghiệm ở đâu nên ngại không hỏi và không đi nữa, nguồn nước bị ô nhiễm vẫn sử dụng trong sinh hoạt bình thường...”. - Ông F xóm Trúc Mai cho biết: “Vào mùa mưa tháng 6 tháng 7 âm lịch nguồn nước giếng đào thường bị ô nhiễm, cảm quan thấy rằng nước có màu lạ, đục hơn, thậm chí còn có mùi hôi không sử dụng được. Để làm cho nước trong hơn người dân thường bơm nước vào xô, chậu, thùng để đến khi nước trong mới sử dụng được...”
  • 51. 41 3.2. Một số yếu tố liên quan đến chất lượng nước sinh hoạt Bảng 3.6. Mối liên quan giữa khoảng cách từ giếng đào tới nhà tiêu với chỉ số lý học Chất lượng nguồn nước Nguy cơ Có mùi Không mùi Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Cách nhà tiêu <10m 6 42,9 8 57,1 Cách nhà tiêu >10m 8 22,2 28 77,8 p > 0,05 Nhận xét: Không có mối liên quan giữa khoảng cách từ giếng tới nhà tiêu với chỉ số mùi của nước. Tỷ lệ hộ gia đình có nguồn nước cách nhà tiêu < 10m không đạt tiêu chuẩn về mùi là 42,9% cao hơn so với số hộ gia đình có nguồn nước cách nhà tiêu > 10m là 22,2%. Bảng 3.7. Mối liên quan giữa khoảng cách từ giếng đào tới nhà tiêu gần nhất với chỉ số Amoniac Chất lượng nguồn nước Nguy cơ Có ô nhiễm Amoniac Không ô nhiễm Amoniac Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Cách nhà tiêu <10m 2 14,3 12 85,7 Cách nhà tiêu >10m 2 5,6 34 94,4 p > 0,05 Nhận xét: Không có mối liên quan giữa khoảng cách từ giếng tới nhà tiêu với chỉ số NH3 trong nước. Tỷ lệ hộ gia đình có giếng đào cách nhà tiêu <10m bị ô nhiễm NH3 là 14,3% cao hơn so với số hộ gia đình có giếng cách nhà tiêu > 10m là 5,6%.
  • 52. 42 Bảng 3.8. Mối liên quan giữa khoảng cách từ giếng đào tới nhà tiêu gần nhất với chỉ số Coliform Chất lượng nguồn nước Nguy cơ Có ô nhiễm Coliform Không ô nhiễm Coliform Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Cách nhà tiêu <10m 12 85,7 2 14,3 Cách nhà tiêu >10m 21 58,3 15 41,7 p > 0,05 Nhận xét: Không có mối liên quan giữa khoảng cách từ nguồn nước đến nhà tiêu với chỉ số Coliform. Tỷ lệ số hộ gia đình có giếng cách nhà tiêu <10m bị ô nhiễm Coliform là 85,7% cao hơn số hộ gia đình có nguồn nước cách nhà tiêu > 10m. Bảng 3.9. Mối liên quan giữa khoảng cách từ giếng đào tới nhà tiêu gần nhất với chỉ số Fecal Coliform Chất lượng nguồn nước Nguy cơ Có ô nhiễm Fecal Coliform Không ô nhiễm Fecal Coliform Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Cách nhà tiêu <10m 10 71,4 4 28,6 Cách nhà tiêu >10m 14 38,9 22 61,1 p < 0,05 Nhận xét: Có mối liên quan giữa khoảng cách từ giếng đào đến nhà tiêu với chỉ số Fecal Coliform. Tỷ lệ hộ gia đình có giếng cách nhà tiêu < 10m bị ô nhiễm Fecal Coliform là 71,4% cao hơn số hộ gia đình có giếng cách nhà tiêu > 10m là 38,9%.
  • 53. 43 Bảng 3.10. Mối liên quan giữa khoảng cách từ giếng đào tới chuồng gia súc gần nhất với chỉ số Amoniac trong nước Chất lượng nguồn nước Nguy cơ Có ô nhiễm Amoniac Không ô nhiễm Amoniac Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Cách chuồng gia súc <10m 2 6,3 30 93,8 Cách chuồng gia súc >10m 2 11,1 16 88,9 p > 0,05 Nhận xét: Không có mối liên quan giữa khoảng cách từ nguồn nước giếng tới chuồng gia súc với chỉ số NH3. Tỷ lệ hộ gia đình có nguồn nước cách chuồng gia súc < 10m bị ô nhiễm NH3 là 6,3%. Bảng 3.11. Mối liên quan giữa khoảng cách từ giếng đào tới chuồng gia súc gần nhất với chỉ số Coliform trong nước Chất lượng nguồn nước Nguy cơ Có ô nhiễm Coliform Không ô nhiễm Coliform Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Cách chuồng gia súc <10m 24 75,0 8 25,0 Cách chuồng gia súc >10m 9 50,0 9 50,0 p > 0,05 Nhận xét: Không có mối liên quan giữa khoảng cách từ giếng tới chuồng gia súc với chỉ số Coliform. Tỷ lệ số hộ gia đình có nguồn nước cách chuồng gia súc < 10m bị ô nhiễm Coliform là 75,0% cao hơn số hộ gia đình có nguồn nước cách chuồng gia súc > 10m.
  • 54. 44 Bảng 3.12. Mối liên quan giữa khoảng cách từ giếng đào tới chuồng gia súc gần nhất với chỉ số Fecal Coliform trong nước Chất lượng nguồn nước Nguy cơ Có ô nhiễm Fecal Coliform Không ô nhiễm Fecal Coliform Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Cách chuồng gia súc <10m 16 50,0 16 50,0 Cách chuồng gia súc >10m 8 44,4 10 55,6 p > 0,05 Nhận xét: Không mối liên quan giữa khoảng cách từ giếng đào tới chuồng gia súc với chỉ số Fecal Coliform (p>0,05). Hộp 3.2. Kết quả phỏng vấn sâu một số yếu tố liên quan đến chất lượng nguồn nước giếng đào Mặc dù một số kết quả nghiên cứu định lượng chỉ ra rằng không có nhiều mối liên quan giữa một số yếu tố nguy cơ với chất lượng nguồn nước giếng đào. Tuy nhiên, kết quả phỏng vấn sâu cho thấy các yếu tố nguy cơ ô nhiễm là nguyên nhân làm cho chất lượng nước không đảm bảo: - Theo ông C người dân xóm Đồng Đình cho biết: “Nhiều hộ gia đình sử dụng giếng đào để sinh hoạt ăn uống, nhưng giếng thường gần chuồng lợn để tiện rửa chuồng, rãnh thoát nước thì không có, nước thải ứ đọng lại gần giếng, gà vịt ra uống nước gây ô nhiễm nguồn nước... ” - Bà D cán bộ y tế xã cho biết: “Giếng đào được sử dụng từ lâu, phù hợp với nhu cầu sử dụng và không tốn kém, tuy nhiên hằng năm cứ đến tháng giêng các hộ gia đình thường mua phân chuồng như phân gà, phân trâu, phân lợn về bón cho cây na, vây vải mà không ủ, không lấp, mùi hôi thối bốc lên, mưa chảy khắp vườn, ngấm xuống giếng làm cho nguồn nước bị ô nhiễm, cảm quan thấy nước có màu và mùi lạ...”
  • 55. 45 Bảng 3.13. Mối liên quan giữa khoảng cách từ giếng đào tới bãi rác gần nhất với chỉ số Coliform trong nước Chất lượng nguồn nước Nguy cơ Có ô nhiễm Coliform Không ô nhiễm Coliform Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Cách bãi rác <10m 23 63,9 13 36,1 Cách bãi rác >10m 10 71,4 4 28,6 p > 0,05 Nhận xét: Kết quả phân tích mối liên quan giữa khoảng cách từ giếng đào tới bãi rác gần nhất với chỉ số Coliform trong nước giếng đào tại các hộ gia đình cho thấy, không có mối liên quan giữa khoảng cách từ giếng đến bãi rác gần nhất với chỉ số Coliform (p>0,05). Bảng 3.14. Mối liên quan giữa khoảng cách từ giếng đào tới bãi rác gần nhất với chỉ số Fecal Coliform trong nước Chất lượng nguồn nước Nguy cơ Có ô nhiễm Fecal Coliform Không ô nhiễm Fecal Coliform Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Cách bãi rác < 10m 17 47,2 19 52,8 Cách bãi rác > 10m 7 50,0 7 50,0 p > 0,05 Nhận xét: Không có mối liên quan giữa khoảng cách từ giếng đào đến bãi rác với chỉ số Fecal Coliform. Tỷ lệ hộ gia đình có giếng cách bãi rác <10m ô nhiễm Fecal Coliform là 47,2% (p>0,05).