SlideShare a Scribd company logo
1 of 90
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC
LÊ NA
TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ KHẨU PHẦN
ĂN CỦA HỌC SINH DÂN TỘC THIẾU SỐ
TẠI BA TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC
NỘI TRÚ TỈNH CAO BẰNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
THÁI NGUYÊN - NĂM 2020
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC
LÊ NA
TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ KHẨU PHẦN ĂN
CỦA HỌC SINH DÂN TỘC THIẾU SỐ TẠI BA TRƯỜNG
PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH CAO BẰNG
CHUYÊN NGÀNH: Y HỌC DỰ PHÒNG
MÃ SỐ: 87.20.163
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRƯƠNG THỊ THÙY DƯƠNG
THÁI NGUYÊN - NĂM 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do chính tôi thực hiện. Các
số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
công bố trong bất kỳ đề tài nghiên cứu nào khác.
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2020
Tác giả
Lê Na
LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Y Dược - Đại
học Thái Nguyên, tôi luôn nhận được sự hướng dẫn, động viên và tạo điều
kiện kịp thời về nhiều mặt của các thầy, cô giáo, các anh chị đồng nghiệp
và của người thân.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo - Bộ phận đào tạo
sau đại học và Khoa Y tế công cộng - trường Đại học Y Dược - Đại học Thái
Nguyên đã tạo mọi điều kiện trong học tập và nghiên cứu khoa học từ việc trang
bị kiến thức đến thu thập và xử lý số liệu trong suốt thời gian vừa qua.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS Trương Thị
Thùy Dương - Người đã tận tình chỉ bảo, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm,
dành nhiều thời gian hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. Tôi
xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các thầy cô đã tận tình truyền đạt những kiến
thức và hướng dẫn, định hướng cho tôi để tôi hoàn thành bản luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo Sở Y tế, Ban Giám đốc và tập thể cán
bộ viên chức Trung tâm Y tế huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng đã tạo mọi điều
kiện cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn tới lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cao
Bằng, lãnh đạo và các thầy cô giáo trường phổ thông dân tộc nội trú huyện
Hòa An, Hà Quảng và Thông Nông đã đào điều kiện cho tôi thu thập số liệu
đề tài để tôi hoàn thành được bản luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin trân trọng cảm ơn gia đình, đồng nghiệp và những
người thân đã luôn sát cánh, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học
tập, nghiên cứu cũng như trong công tác và cuộc sống.
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2020
Tác giả
Lê Na
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BMI : Body Mass Index (Chỉ số khối cơ thể)
CN : Cân nặng
CC : Chiều cao
LTTP : Lương thực thực phẩm.
NCHS : National Central Health Statistic
(Trung tâm thống kê sức khỏe Hoa Kỳ).
PTDTNT : Phổ thông dân tộc nội trú
SD : Standard Deviation (Độ lệch chuẩn).
SDD : Suy dinh dưỡng.
TNLTD : Thiếu năng lượng trường diễn
THCS : Trung học cơ sở.
TC, BP : Thừa cân, béo phì
WHO : World Health Oganization (Tổ chức Y tế Thế giới).
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................................................3
1.1. Tình trạng dinh dưỡng và phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng.............3
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản..................................................................................................3
1.1.2. Phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng...............................................................4
1.1.3. Tình trạng dinh dưỡng ở lứa tuổi vị thành niên............................................................5
1.2. Một số nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng của học sinh trung học cơ sở trên thế
giới và Việt Nam..........................................................................................................................8
1.2.1. Tình trạng dinh dưỡng của học sinh trung học cơ sở trên thế giới.............................8
1.2.2. Một số nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng của học sinh trung học cơ sở tại Việt
Nam.............................................................................................................................................12
1.3. Một số nghiên cứu về khẩu phần ăn của học sinh trung học cơ sở trên thế giới và
Việt Nam.....................................................................................................................................15
1.3.1. Một số nghiên cứu về khẩu phần ăn của học sinh trung học cơ sở trên thế giới....15
1.3.2. Một số nghiên cứu về khẩu phần ăn của học sinh trung học cơ sở tại Việt Nam..17
1.4. Một vài nét về địa điểmnghiên cứu................................................................................19
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................21
2.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................................21
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu....................................................................................21
2.3. Phương pháp và thiết kế nghiên cứu...............................................................................21
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu............................................................................21
2.5. Biến số và chỉ số nghiên cứu............................................................................................22
2.5.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu.................................................................22
2.5.2. Tình trạng dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu......................................................22
2.5.3. Đánh giá khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số trường trung học cơ
sở nội trú tại 3 huyện của tỉnh Cao Bằng............................................................................22
2.6. Phương pháp thu thập số liệu............................................................................................23
2.6.1. Thu thập số liệu về tình trạng dinh dưỡng của học sinh dân tộc thiểu số tại 3
trường PTDTNT tỉnh Cao Bằng.............................................................................................23
2.6.2. Phương pháp đánh giá khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số.................24
2.7. Sai số và các biện pháp khống chế sai số................................................... 26
2.7.1. Sai số ................................................................................................... 26
2.7.2. Các biện pháp khống chế sai số ........................................................... 26
2.8. Phương pháp xử lý số liệu.................................................................................................26
2.9. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu....................................................................................26
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................................28
3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu....................................................................28
3.2. Tình trạng dinh dưỡng của học sinh dân tộc thiểu số tại 3 trường phổ thông dân tộc
nội trú tỉnh Cao Bằng................................................................................................................31
Chương 4: BÀN LUẬN ........................................................................................................52
4.1. Tình trạng dinh dưỡng của học sinh dân tộc thiểu số tại 3 trường phổ thông dân tộc
nội trú tỉnh Cao Bằng................................................................................................................52
4.2. Khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số tại 3 trường phổ thông dân tộc nội trú
tỉnh Cao Bằng.............................................................................................................................58
KẾT LUẬN ..............................................................................................................................65
KHUYẾN NGHỊ.....................................................................................................................67
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho trẻ từ 11 đến 14 tuổi...........25
Bảng 3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu theo giới và độ tuổi ......................28
Bảng 3.2. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu theo dân tộc ..................................29
Bảng 3.3. Cân nặng trung bình của học sinh dân tộc thiểu số theo giới và độ
tuổi ở mỗi trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng................31
Bảng 3.4. Cân nặng trung bình của học sinh dân tộc thiểu số tại 3 trường phổ
thông dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng .....................................................32
Bảng 3.5. Chiều cao trung bình của học sinh dân tộc thiểu số theo giới và độ
tuổi ở mỗi trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng ...............33
Bảng 3.6. Chiều cao trung bình của học sinh dân tộc thiểu số tại 3 trường phổ
thông dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng .....................................................34
Bảng 3.7. Chỉ số BMI trung bình của học sinh dân tộc thiểu số theo giới và độ
tuổi ở mỗi trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng ..............35
Bảng 3.8. Chỉ số BMI trung bình của học sinh dân tộc thiểu số tại 3 trường
phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng..............................................36
Bảng 3.9. Tình trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao theo tuổi) của
học sinh dân tộc thiểu số trường phổ thông dân tộc nội trú tại 3
huyện của tỉnh Cao Bằng.......................................................................37
Bảng 3.10. Tình trạng dinh dưỡng theo BMI của học sinh dân tộc thiểu số
trường phổ thông dân tộc nội trú huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng .......39
Bảng 3.11. Tình trạng dinh dưỡng theo BMI của học sinh dân tộc thiểu số
trường phổ thông dân tộc nội trú huyện Thông Nông, tỉnh Cao
Bằng ........................................................................................................40
Bảng 3.12. Tình trạng dinh dưỡng theo BMI của học sinh dân tộc thiểu số trường
phổ thông dân tộc nội trú huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng ..........41
Bảng 3.13. Thói quen ăn uống của học sinh dân tộc thiểu số tại 3 trường phổ
thông dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng .....................................................43
Bảng 3.14. Tần suất tiêu thụ thực phẩm trong tháng của học sinh dân tộc thiểu số
trường phổ thông dân tộc nội trú huyện Hoà An, tỉnh Cao Bằng..........44
Bảng 3.15. Tần suất tiêu thụ thực phẩm trong tháng của học sinh dân tộc thiểu số
trường phổ thông dân tộc nội trú huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng.. .46
Bảng 3.16. Tần suất tiêu thụ thực phẩm trong tháng của học sinh dân tộc thiểu số
trường phổ thông dân tộc nội trú huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.......47
Bảng 3.17. Tần suất tiêu thụ thực phẩm trong tháng của học sinh dân tộc thiểu
số tại 3 trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng.....................48
Bảng 3.18. Việc sử dụng đủ 4 nhóm thực phẩm trong khẩu phần của học sinh
dân tộc thiểu số tại 3 trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng.. 49
Bảng 3.19. Đánh giá tính cân đối giữa các chất dinh dưỡng sinh năng lượng
và không sinh năng lượng trong khẩu phần ăn của học sinh dân
tộc thiểu số trường phổ thông dân tộc nội trú tại 3 huyện của tỉnh
Cao Bằng.................................................................................................49
Bảng 3.20. Thành phần dinh dưỡng và mức đáp ứng nhu cầu đề nghị về chất
sinh năng lượng dinh và một số chất không sinh năng lượng trong
khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số tại 3 trường phổ thông
dân tộc nội tỉnh Cao Bằng .....................................................................50
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Xu hướng thừa cân, béo phì của trẻ em lứa tuổi học đường trên thế
giới .................................................................................................... 10
Biểu đồ 1.2. Bản đồ hành chính tỉnh Cao Bằng.................................................... 20
Biểu đồ 3.1. Tình trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi theo giới của học sinh dân tộc
thiểu số tại 3 trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng.............38
Biểu đồ 3.2. Tình trạng dinh dưỡng theo BMI của học sinh dân tộc thiểu số tại 3
trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng....................................42
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tình trạng dinh dưỡng của trẻ luôn là mối quan tâm đặc biệt, không chỉ
đối với các bậc phụ huynh mà còn với cả các cấp ngành, của toàn xã hội. Cùng
với sự thay đổi trong các hoạt động từ gia đình (ăn uống, vui chơi, giải trí…)
đến cộng đồng. Tình trạng dinh dưỡng của học sinh, trong đó có lứa tuổi trung
học cơ sở cũng trở thành vấn đề nổi cộm về sức khỏe cộng đồng cần giải quyết
trong giai đoạn hiện nay.
Hiện nay, Việt Nam đang đối mặt với gánh nặng kép về dinh dưỡng,
bên cạnh tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em và thiếu năng lượng trường diễn ở
người trưởng thành còn cao thì tỷ lệ thừa cân, béo phì đang gia tăng dẫn đến
thay đổi mô hình bệnh tật, tử vong. Tuy nhiên tùy từng địa phương khác nhau
mà cơ cấu bệnh tật cũng khác nhau.
Nhiều nghiên cứu cho thấy thừa cân, béo phì trẻ em là mối đe dọa lâu
dài đến sức khỏe, gia tăng nguy cơ đối với các bệnh mạn tính như tăng huyết
áp, bệnh mạch vành, đái tháo đường, viêm xương khớp, sỏi mật, gan nhiễm
mỡ và một số bệnh ung thư [27], [50]. Ngoài ra xơ vữa động mạch bắt đầu từ
khi còn nhỏ và có liên quan mật thiết đến béo phì [51].
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Lân và Trịnh Bảo Ngọc ( 2013) tại Hà
Nội cho thấy: tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở tất cả các độ tuổi của học sinh
quận ngoại thành đều cao hơn so với học sinh quận trung tâm từ 2,8 đến 8,5%
đối với nam và 2,9 đến 4,8% đối với nữ. Tỷ lệ thừa cân, béo phì ở học sinh
nam quận trung tâm cao hơn hẳn so với học sinh nam quận ngoại thành, tuy
nhiên tỷ lệ này lại thấp ở học sinh nữ của cả 2 quận trung tâm và ngoại thành
[11]. Kết quả nghiên cứu gần đây của Nguyễn Song Tú và Nguyễn Hồng
Trường (2018) ở trẻ độ tuổi 11-14 tuổi tại 5 trường phổ thông dân tộc bán trú
huyện Văn Chấn, Yên Bái cho thấy: Suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ chiếm
tới 43,6% trong đó mức độ nặng là 13,8% và mức độ vừa là 29,8% [20].
Như vậy, học sinh trung học cơ sở là đối tượng cần quan tâm vì đây là
lực lượng lao động chính sau này, lứa tuổi này là lứa tuổi tiếp tục hoàn thiện
về thể chất. Chế độ dinh dưỡng tác động trực tiếp đến sự phát triển tầm vóc
của mỗi con người, đặc biệt là tuổi tiền dậy thì và dậy thì, vì lứa tuổi này có
sự phát triển rất nhanh cả về cân nặng và chiều cao. Do đó, cần xây dựng một
khẩu phần ăn hợp lý trong giai đoạn này [19].
2
Đánh giá khẩu phần ăn là cơ sở khoa học giúp phát hiện ra việc thiếu
hoặc thừa năng lượng cũng như các thành phần dinh dưỡng, từ đó xây dựng
được một khẩu phần ăn hợp lý để có thể cải thiện tình trạng dinh dưỡng và
góp phần thúc đẩy sự phát triển toàn diện của học sinh trung học cơ sở. Kết
quả nghiên cứu của Đào Thị Ngọc Trâm, Đỗ Thị Thương Hoài và CS (2018),
cho thấy: năng lượng, lượng glucid và lượng lipid tiêu thụ trong ngày của học
sinh thấp hơn so với nhu cầu khuyến nghị (NCKN). Lượng protein tiêu thụ
của nhóm 11 tuổi và nhóm nam 12-14 tuổi vượt quá NCKN. Lượng canxi tiêu
thụ của các học sinh rất thấp, hầu hết là dưới 50,0% so với NCKN. Tỉ lệ
G:L:P lần lượt là 66,8 : 19,2 : 14 [21]. Kết quả nghiên cứu của Đinh Quỳnh
Ngọc (2019) ở học sinh trường THCS tại thành phố Hồ Chí Minh cho thấy:
Tần suất tiêu thụ sữa và các chế phẩm từ sữa của học sinh chiếm 52%. Tuy
nhiên, tỉ lệ học sinh sử dụng các chế phẩm từ sữa theo khuyến cáo của Viện
dinh dưỡng chỉ chiếm 0,3% [12].
Hiện nay đã có một số đề tài nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng ở đối
tượng trẻ nhỏ, học sinh phổ thông trung học, sinh viên tuy nhiên chưa có
nhiều nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ở đối tượng học sinh
trung học cơ sở đặc biệt là học sinh dân tộc thiểu số.
Cao Bằng là một tỉnh miền núi phía Bắc trong đó tập trung chủ yếu là
các dân tộc: Tày, Nùng, Mông, Dao... Các nghiên cứu về tình trạng dinh
dưỡng của học sinh trung học cơ sở tại nơi đây còn chưa được nhiều. Vậy
thực trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số trường
trung học cơ sở nội trú của một số huyện của tỉnh Cao Bằng ra sao? Chúng tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài: Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của học
sinh dân tộc thiếu số tại ba trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng
với mục tiêu:
MỤC TIÊU
1. Mô tả tình trạng dinh dưỡng và một số thói quen ăn uống của học
sinh dân tộc thiểu số tại 3 trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng
năm 2019.
2. Đánh giá khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số tại 3 trường phổ
thông dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng.
3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình trạng dinh dưỡng và phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
* Tình trạng dinh dưỡng
Tình trạng dinh dưỡng (TTDD) có thể được định nghĩa là tập hợp các
đặc điểm cấu trúc, các chỉ tiêu hoá sinh và đặc điểm các chức phận của cơ thể
phản ánh mức đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng [55].
Tình trạng dinh dưỡng của các cá thể là kết quả của ăn uống và sử dụng
các chất dinh dưỡng của cơ thể. Tình trạng dinh dưỡng tốt phản ảnh sự cân
bằng giữa thức ăn ăn vào và tình trạng sức khoẻ, khi cơ thể thiếu hoặc thừa
dinh dưỡng là thể hiện có vấn đề về sức khoẻ hoặc vấn đề về dinh dưỡng.
TTDD là kết quả tác động của một hay nhiều yếu tố như: tình trạng an ninh
thực phẩm hộ gia đình, thu nhập thấp, điều kiện vệ sinh môi trường, công tác
chăm sóc trẻ em, gánh nặng công việc lao động của bà mẹ…[55], [56].
TTDD tốt phản ảnh sự cân bằng giữa thức ăn vào và tình trạng sức
khoẻ, khi mất sự cân bằng này thì có thể dẫn đến tình trạng thiếu hoặc thừa
dinh dưỡng [55], [56].
* Suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng trẻ em là sự mất cân bằng giữa nhu cầu dinh dưỡng và
lượng nhập vào ở trẻ, dẫn đến việc thâm hụt tích lũy năng lượng, protein hoặc
vi chất dinh dưỡng, có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự tăng trưởng, phát
triển và những vấn đề có liên quan khác ở trẻ [55], [56].
* Thừa cân, béo phì
Thừa cân là tình trạng cân nặng vượt quá cân nặng “nên có” so với chiều
cao. Còn béo phì là tình trạng tích lũy mỡ thái quá và không bình thường một
cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ [55], [56].
4
1.1.2. Phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng
Một số phương pháp định lượng chính thường được sử dụng trong đánh
giá tình trạng dinh dưỡng như: Nhân trắc học, điều tra khẩu phần và tập quán
ăn uống, các thăm khám thực thể/dấu hiệu lâm sàng, các xét nghiệm cận lâm
sàng, các kiểm nghiệm chức phận, điều tra tỷ lệ bệnh tật và tử vong…trong đó
phương pháp nhân trắc và điều tra khẩu phần ăn được sử dụng nhiều nhất, số
đo nhân trắc là các chỉ số đánh giá trực tiếp tình trạng dinh dưỡng [55], [56].
Nhân trắc học dinh dưỡng với mục đích đo các biến đổi về kích thước
và cấu trúc cơ thể theo tuổi và tình trạng dinh dưỡng. Phương pháp nhân trắc
học có những ưu điểm là đơn giản, an toàn và có thể điều tra trên một mẫu
lớn. Trang thiết bị không đắt, dễ vận chuyển. Có thể khai thác đánh giá được
các dấu hiệu về tình trạng dinh dưỡng trong quá khứ và xác định được mức độ
suy dinh dưỡng. Tuy nhiên phương pháp nhân trắc học cũng có một vài
nhược điểm như: không đánh giá được sự thay đổi về tình trạng dinh dưỡng
trong giai đoạn ngắn hoặc không nhạy để xác định các thiếu hụt dinh dưỡng
đặc hiệu [55], [56].
WHO đã khuyến cáo có 3 chỉ tiêu nhân trắc nên dùng là cân nặng theo
tuổi, cân nặng theo chiều cao và chiều cao theo tuổi và đề nghị lấy điểm
ngưỡng ở dưới 2 độ lệch chuẩn (-2SD) [67]:
* Cân nặng theo tuổi:
Là chỉ số được dùng sớm nhất và phổ biến nhất. Chỉ số này được dùng
để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của cá thể hay cộng đồng. Cân nặng theo
tuổi thấp là hậu quả của thiếu dinh dưỡng hiện tại. Chỉ số cân nặng theo tuổi
nhạy có thể quan sát trong 1 thời gian ngắn.
* Chiều cao theo tuổi:
Phản ánh tiền sử dinh dưỡng. Chiều cao theo tuổi thấp phản ánh tình
trạng thiếu dinh dưỡng kéo dài hoặc thuộc về quá khứ làm cho đứa trẻ bị còi.
5
* Cân nặng theo chiều cao:
Là chỉ số đánh giá tình trạng dinh dưỡng hiện tại. Chỉ số này phản ánh
tình trạng SDD cấp hay còn gọi “Wasting”. Cân nặng theo chiều cao thấp
phản ánh sự không tăng cân hay giảm cân nếu so sánh với trẻ có cùng chiều
cao, chính là phản ánh mức độ thiếu ăn và nhiễm khuẩn là hai nguyên nhân
chính dẫn đến tình trạng này.
Trên thực tế tiêu chuẩn tăng trưởng trẻ em của WHO dựa trên chiều dài
nằm/chiều cao đứng, cân nặng và tuổi [67].
* Theo Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá thừa cân, béo phì và suy dinh
dưỡng: theo bảng phân loại Z-score của WHO 2007 cho trẻ từ 10 đến 19
tuổi [70]:
- Đánh giá chỉ số Z-score chiều cao theo tuổi:
+ SDD thể thấp còi mức độ vừa: Z-score < - 2 SD đến - 3SD.
+ SDD thể thấp còi mức độ nặng: Z-score < - 3SD.
+ Tình trạng dinh dưỡng bình thường: - 2 SD ≤ Z- score ≤ + 2 SD.
- Đánh giá chỉ số Z-score BMI theo tuổi:
+ SDD thể gày còm mức độ vừa: Z-score < - 2SD đến - 3SD.
+ SDD thể gày còm mức độ nặng: Z-score < - 3 SD.
+ Tình trạng dinh dưỡng bình thường: - 2 SD ≤ Z-score ≤ + 1 SD.
+ Thừa cân: + 1SD < Z-score < + 2 SD
+ Béo phì: Z-score ≥ + 2 SD.
1.1.3. Tình trạng dinh dưỡng ở lứa tuổi vị thành niên
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lứa tuổi 10 -19 tuổi là độ tuổi vị
thành niên: là một giai đoạn chuyển tiếp của sự phát triển từ tuổi thơ sang
người lớn: “tuổi không còn là trẻ con nữa, nhưng cũng chưa phải là người
lớn”. Đây là giai đoạn đặc biệt duy nhất của con người, nó được đánh dấu
bằng những thay đổi đồng loạt và xen lẫn nhau từ giản đơn sang phức tạp bao
6
gồm: sự chín muồi về thể chất, sự biến đổi điều chỉnh tâm lý và các quan hệ
xã hội nhằm đáp ứng nhiệm vụ phát triển [42].
Tuổi vị thành niên là giai đoạn phát triển bắt đầu ở tuổi dậy thì và kết
thúc ở tuổi trưởng thành sớm. Thông thường nhất, tuổi thiếu niên được chia
thành ba giai đoạn phát triển: tuổi vị thành niên sớm (10-14 tuổi), tuổi vị
thành niên muộn (15-19 tuổi) và tuổi trưởng thành trẻ (20-24 tuổi) [34].
Thanh thiếu niên chiếm khoảng 20% dân số toàn cầu và khoảng 84%
trong số này sống ở các nước đang phát triển [35]. Ở Việt Nam, theo số liệu
điều tra dân số năm có khoảng gần 15% dân số nước ta ở độ tuổi vị thành niên
(10-19 tuổi) [10].
Do sự tăng trưởng nhanh chóng, trong giai đoạn này, nhu cầu ăn uống
của thanh thiếu niên cao hơn đối với hầu hết các chất dinh dưỡng so với bất
kỳ giai đoạn nào khác của cuộc sống [37]. Giải quyết nhu cầu dinh dưỡng của
thanh thiếu niên có thể là một bước quan trọng để phá vỡ vòng luẩn quẩn của
suy dinh dưỡng giữa các thế hệ, các bệnh mạn tính và nghèo đói [47].
Hậu quả của việc suy dinh dưỡng và béo phì đồng thời ở thanh thiếu
niên có khả năng gây ra các vấn đề sức khỏe phức tạp ở tuổi thiếu niên và sau
này ở tuổi trưởng thành, đặc biệt đối với phụ nữ vì nguy cơ sản khoa tăng cao
có thể dẫn đến sự phát triển kém của thai kỳ [65]. Nhẹ cân ở tuổi thiếu niên có
liên quan đến sự trưởng thành chậm trễ, sức mạnh cơ bắp kém dẫn đến hạn
chế về năng lực làm việc thể chất và giảm mật độ xương sau này. Béo phì ở
tuổi thiếu niên có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính sớm
khi trưởng thành (đái tháo đường tuýp 2, tăng huyết áp) và tử vong.
Lứa tuổi vị thành niên có giai đoạn dậy thì - giai đoạn có thể phát triển
nhanh cả về chiều cao, trọng lượng, cơ bắp và có những biến đổi về tâm sinh
lý nên đã có những vấn đề phát sinh như hành vi tình dục và những ảnh
hưởng khi không có đủ kiến thức: mang thai ngoài ý muốn, sinh con sớm, các
bệnh lây nhiễm nhiễm qua đường tình dục đặc biệt là HIV/AIDS có ảnh
7
hưởng rất lớn đến tương lai sau này của các em [64]. Do đó, nhu cầu năng
lượng và các chất dinh dưỡng cao, đặc biệt là vitamin và chất khoáng (A, D, C,
sắt, calci...) giúp cho các em phát triển bình thường. Việc bổ sung chất đạm
đóng góp đáng kể vào tổng lượng dinh dưỡng ở trẻ em và thanh thiếu niên [62].
Chất đạm là nền tảng xây dựng cơ thể và đặc biệt quan trọng với lứa tuổi này.
Chất béo cần thiết với số lượng vừa phải, tránh ăn quá nhiều chất béo. Tinh bột
cũng là phần quan trọng trong quá trình ăn uống của trẻ vị thành niên vì nó là
chất cung cấp nhiều năng lượng và có trong những thực phẩm giá rẻ.
Cần quan tâm đặc biệt đến nhu cầu dinh dưỡng của lứa tuổi này nhất là
đối với nữ giới vị thành niên [60]. Tình trạng dinh dưỡng trong thời thơ ấu có
ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển của tuổi dậy thì và có thể giải thích tới
25% sự thay đổi trong thời gian dậy thì [63]. Tình trạng dinh dưỡng của các
em là yếu tố quan trọng góp phần làm xuất hiện sớm hay muộn một trong các
dấu hiệu phát triển sinh lý của trẻ. Trẻ em gái cần được nuôi dưỡng tốt trong
hiện tại cũng như để chuẩn bị làm mẹ trong tương lai. Tầm vóc của người mẹ
là yếu tố dự đoán quan trọng về chiều cao của trẻ. Nhiều nghiên cứu trên thế
giới cho thấy các thiếu nữ có tình trạng dinh dưỡng tốt thường có hành kinh
sớm so với các thiếu nữ có tình trạng dinh dưỡng kém. Tốc độ tăng trưởng nói
chung ở thiếu nữ có hành kinh sớm cao hơn so với thiếu nữ có hành kinh
muộn [29].
Theo một số nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước cho thấy tỉ
lệ bất thường kinh nguyệt ở các bé gái lứa tuổi dậy thì dao động từ 50-80%, tỉ
lệ này có thể tăng lên ở lứa tuổi 12-16. Theo kết quả khảo sát trên 1.217 nữ
sinh trường THCS tỷ lệ có kinh là 65,2%, có kinh lần đầu ở độ tuổi trung bình
là 11,9, trung vị là 12 [23].Trong đó thống kinh là một bất thường kinh nguyệt
thường gặp nhất ở lứa tuổi này, chiếm 50-90% trường hợp. Tại Việt Nam năm
2003 và 2004 có hai nghiên cứu cho thấy tỉ lệ thống kinh lần lượt là 66,2% và
67,25%. Hơn nữa dậy thì sớm còn làm tăng tỉ lệ thống kinh [24].
8
Như vậy, sức khỏe và sự phát triển của lứa tuổi vị thành niên là một vấn
đề cần được chú trọng.
1.2. Một số nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng của học sinh trung học
cơ sở trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình trạng dinh dưỡng của học sinh trung học cơ sở trên thế giới
Ở các nước chậm phát triển và đang phát triển tỷ lệ thiếu dinh dưỡng
trẻ em học đường còn khá cao, đặc biệt là trẻ em ở các vùng nông thôn
nghèo. Các nghiên cứu về học sinh Ghana và Tanzania 7-18 tuổi báo cáo
40-60% các bé gái bị thấp còi và 30% 40% bị thiếu cân [48]. Tại Indonesia
khoảng 25% bé gái và 21% bé trai bị còi cọc [49].
Lứa tuổi học đường ít gặp tình trạng suy dinh dưỡng nặng trừ khi có
nạn đói vì ở lứa tuổi này trẻ phát triển chậm hơn so với thời kì trẻ <5 tuổi, và
chúng có thể đòi ăn khi chúng đói. Các nguyên nhân gây thiếu dinh dưỡng ở
trẻ em học đường có thể do:
- Trẻ đã bị suy dinh dưỡng từ giai đoạn thai nhi và khi còn nhỏ.
- Chế độ ăn hiện tại của trẻ thiếu kém.
- Trẻ bị đói: do không ăn sáng hoặc ăn ít và trẻ bị đói vào giữa buổi mà
thường gọi là đói ngắn kỳ.
- Trẻ hay mắc một số bệnh nhiễm trùng hoặc chuyển hóa.
- Có bố hoặc mẹ bị chết hoặc bị bệnh.
- Gia đình nghèo: bố, mẹ thất nghiệp
- Trẻ phải đi bộ quá xa để đến lớp hoặc chở về nhà quá muộn vì phải đi
đường dài làm cho trẻ mệt không muốn ăn.
- Trẻ ăn nhiều quà vặt như kẹo hoặc nước ngọt, thường là những trẻ ở
thành thị mà bố mẹ thường xuyên đi làm xa hoặc vắng nhà.
- Trẻ thiếu sự chăm lo của bố mẹ, gia đình [54].
9
Tình trạng thiếu dinh dưỡng gây nên mệt mỏi và giảm khả năng học
tập, lao động và một số bệnh lý đặc trưng.Ví dụ: thiếu máu, thiếu sắt, bướu
cổ, thiếu iod, quáng gà do thiếu Vitamin A.
* Thừa cân, béo phì được đặc trưng bởi sự dư thừa mỡ trong cơ thể
hoặc mỡ. Béo phì thường được xác định bởi chỉ số khối cơ thể (BMI), một
công thức toán học của chỉ số cân nặng theo chiều cao. BMI được đo bằng
cách chia trọng lượng cơ thể tính bằng kilogam cho chiều cao tính bằng mét
bình phương (kg/m2
). BMI có mối tương quan cao với thừa cân và béo phì,
điều quan trọng cần lưu ý là con số BMI được tính toán đôi khi có thể không
chính xác bởi vì nó không định lượng được tổng lượng mỡ cơ thể, không
phân biệt giữa chất béo và cơ bắp, cũng không dự đoán phân phối mỡ trong
cơ thể [38].
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phân loại người trưởng thành có BMI từ
25 đến 30 là thừa cân, trong khi béo phì được phân loại theo giai đoạn hoặc
cấp độ - cấp độ 1: BMI 30,0-34,9, cấp độ 2: BMI 35,0-39,9 và cấp độ 3: BMI
40. Béo phì độ 3 trước đây được gọi là béo phì, nhưng thuật ngữ này đã được
thay đổi một cách thích hợp vì nhiều lý do: tỷ lệ mắc bệnh có thể không xảy
ra ở mức BMI cao hơn 40 nhưng chắc chắn có thể được tìm thấy ở mức BMI
thấp hơn 40.
Trung tâm nghiên cứu về béo phì quốc tế đã phát triển một biểu đồ
tăng trưởng tiêu chuẩn quốc tế cho phép so sánh tỷ lệ lưu hành trên toàn cầu
[31]. Tuy nhiên, nhiều quốc gia đã tiếp tục sử dụng biểu đồ tăng trưởng cụ thể
theo quốc gia. Tại Việt nam cũng chỉ ra rằng việc sử dụng điểm cắt BMI theo
IOTF có thể ước lượng thấp mức độ thừa cân và béo phì ở trẻ em Châu Á [9],
[15]. Thừa cân và béo phì đang tăng lên mức báo động trên khắp thế giới ở
người lớn và cả trẻ em. Đó thực là một mối đe dọa tiềm ẩn trong tương lai.
Tỷ lệ béo phì ở trẻ em trên toàn thế giới đã tăng lên rất nhiều trong 3 thập kỷ
qua [39].
10
Điều đáng lo ngại là sự gia tăng TC, BP ở lứa tuổi trẻ em trên phạm vi
toàn cầu với tỷ lệ trung bình hàng năm là 10,0 %. Năm 2010, kết quả phân
tích trên 450 cuộc điều tra cắt ngang về TC, BP của trẻ em ở 144 nước trên
thế giới cho thấy có khoảng 43 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị TC, BP (35 triệu
trẻ em từ các nước đang phát triển, 8 triệu từ các nước đã phát triển), 92
triệu trẻ em có nguy cơ bị thừa cân. Tỷ lệ TC, BP của trẻ em trên thế giới đã
tăng từ 4,2% (CI 95%: 3,2% - 5,2%) năm 1990 lên 6,7% (CI 95%: 5,6% -
7,7%) vào năm 2010. Với xu hướng này thì dự kiến đến năm 2020 sẽ có
9,1% (CI 95%: 7,3% - 10,9%), tương đương với khoảng 60 triệu trẻ em bị
TC, BP. Tỷ lệ TC, BP của trẻ em Châu Phi là 8,5% năm 2010, ước tính năm
2020 sẽ là 12,7%. Tỷ lệ béo phì ở các nước phát triển cao gấp 2 lần các nước
đang phát triển [36].
Biểu đồ 1.1. Xu hướng thừa cân, béo phì của trẻ em lứa tuổi học đường
trên thế giới
Tỷ lệ béo phì đã đạt đến mức báo động, ảnh hưởng đến hầu như cả các
nước phát triển và đang phát triển thuộc mọi nhóm kinh tế xã hội, không phân
biệt tuổi tác, giới tính hay sắc tộc. Liên quan đến béo phì ở trẻ em, người ta
ước tính rằng trên 22 triệu trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn thế giới bị thừa cân
nghiêm trọng, và cứ 10 trẻ em thì có một trẻ bị thừa cân. Mức trung bình toàn
cầu này phản ánh một loạt các mức độ phổ biến, với tỷ lệ thừa cân ở Châu Phi
11
và Châu Á trung bình dưới 10,0% và ở Châu Mỹ và Châu Âu trên 20,0% [45].
Nghiên cứu cắt ngang tại Bucharest Romania (2015) được tiến hành về
“Béo phì và hành vi ăn uống ở trẻ em và thanh thiếu niên ở trường”. Cho kết
quả: tỷ lệ thừa cân (bao gồm béo phì) và béo phì đơn thuần dựa trên các tiêu
chuẩn khác nhau, lần lượt là 31,6% và 11,4% (WHO), 24,6% và 6,2%
(IOTF), 25,2% và 10,0% (USA-CDC), 22,3% và 12,5% (tiêu chuẩn địa
phương). Tỷ lệ thừa cân (bao gồm béo phì) cao hơn đáng kể ở trẻ em trai so
với trẻ gái: 36,2% so với 27,6% và tỷ lệ thừa cân ở nhóm tuổi 6-10,9 cao hơn
so với nhóm tuổi 11-17,9 (40,7% so với 26,6%) [69].
Các quốc gia thu nhập thấp và trung bình trước đây phải đối mặt với tỷ
lệ thiếu dinh dưỡng cao giờ phải đối mặt với tình trạng thừa cân hoặc béo phì
như một gánh nặng thêm. Nhiều quốc gia thu nhập thấp và trung bình
(LMIC) hiện chịu gánh nặng gấp đôi về rối loạn dinh dưỡng do vấn đề thừa
cân và béo phì cùng với tỷ lệ thấp còi hiện tại và thiếu hụt vi chất dinh dưỡng
khác [59]. Suy dinh dưỡng bà mẹ và trẻ em ở các nước thu nhập thấp và thu
nhập trung bình bao gồm cả suy dinh dưỡng và vấn đề ngày càng tăng đối
với thừa cân và béo phì. Tỷ lệ thừa cân của mẹ đã tăng đều đặn kể từ năm
1980 và cao hơn tỷ lệ thiếu cân ở tất cả các vùng. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp
còi trong tăng trưởng tuyến tính của trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm trong hai
thập kỷ qua, nhưng ở Nam Á và châu Phi cận Sahara cao hơn các nơi khác
và ảnh hưởng trên toàn cầu ít nhất 165 triệu trẻ em trong năm 2011; lãng
phí ảnh hưởng đến ít nhất 52 triệu trẻ em [28]. Điều này được gọi là gánh
nặng dinh dưỡng kép. Tuổi vị thành niên là thời kỳ tăng trưởng nhanh
chóng, với nhu cầu dinh dưỡng cao hơn khiến thanh thiếu niên có nguy cơ
suy dinh dưỡng cao hơn [30].
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 21 triệu bé gái trong độ tuổi từ
15 đến 19 tuổi và 2,5 triệu dưới 16 tuổi sinh con mỗi năm trên toàn cầu.
Đối với thanh thiếu niên, mang thai là liên quan đến nguy cơ biến chứng
12
cao hơn như viêm nội mạc tử cung và nhiễm trùng hệ thống so với phụ nữ
ở độ tuổi 20-24. Những biến chứng này là nguyên nhân chính gây tử vong ở
trẻ gái trong nhóm tuổi này.Thanh thiếu niên là những người trẻ từ 10-19
tuổi. Trong thời gian này, một cá nhân biến đổi từ thời thơ ấu đến tuổi trưởng
thành và nó được đặc trưng bởi sự tăng trưởng về thể chất và tâm lý. Do
những thay đổi về sinh lý và tâm lý diễn ra, thanh thiếu niên quan tâm đến
khám phá thế giới xung quanh, trong đó một số trở nên hoạt động tình
dục. Điều này khiến họ có nguy cơ nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục
và mang thai, vì một số người trẻ có thể thiếu thường xuyên kiến thức về tình
dục an toàn [53].
1.2.2. Một số nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng của học sinh trung học cơ
sở tại Việt Nam
Nghiên cứu của nhiều tác giả cho thấy sự tăng trưởng giữa các vùng
khác nhau đỉnh tăng trưởng cũng khác nhau. Đỉnh tăng trưởng trẻ gái đến sớm
hơn 11-12 tuổi, đỉnh tăng trưởng của trẻ trai đến muộn hơn 13-14 tuổi. Đỉnh
tăng trưởng liên quan đến tuổi dậy thì, thường diễn ra sau khi bắt đầu có dấu
hiệu dậy thì và đến trước tuổi dậy thì hoàn toàn.
Không nhiều nghiên cứu ở Việt Nam, về tình trạng dinh dưỡng trẻ
11-14 tuổi vùng nông thôn Việt Nam trong khoảng chục năm gần đây, ngoài
kết quả Tổng điều tra Dinh dưỡng (cân nặng, chiều cao). Một số nghiên cứu
cho thấy tỷ lệ SDD đều ở ngưỡng rất cao ở trẻ lớp tuổi trung học cơ sở, điều
đó thấy rằng tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ trung học cơ sở vùng
nông thôn là vấn đề rất cần quan tâm của cộng đồng không chỉ ở Việt Nam
mà rất nhiều nước trong khu vực [20].
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Song Tú và Nguyễn Hồng Trường
(2018) ở trẻ vị thành niên 11-14 tuổi tại 5 trường phổ thông dân tộc bán trú
huyện Văn Chấn, Yên Bái cho thấy: Suy dinh dưỡng thể thấp còi chiếm tới
43,6% trong đó mức độ nặng là 13,8% và mức độ vừa là 29,8%); Tỷ lệ SDD
13
thấp còi dao động theo lứa tuổi, từ 43,6 % đến 46,4% (nam) và 39,2% - 46,6%
(nữ). Tỷ lệ SDD thấp còi cao nhất là trẻ dân tộc H’mông (71,2%) và tiếp theo
là Dao (40,5%) [20]. Trường phổ thông dân tộc bán trú, nơi nhận được sự hỗ
trợ của Chính phủ trong chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ, do vậy việc nâng cao
chất lượng bữa ăn và dinh dưỡng hợp lý có vai trò rất quan trọng trong chăm
sóc sức khỏe, cải thiện dinh dưỡng cho trẻ tiền dậy thì và dậy thì.
Tầm vóc của con người được quyết định trong giai đoạn tăng trưởng,
tức là trong khoảng 25 năm đầu đời trong đó tiền dậy thì là một trong giai
đoạn rất quan trọng. Tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn dậy thì có thể đóng
góp 15,0 - 25,0% chiều cao lúc trưởng thành của một cá thể [27].
Hiện nay, tỉ lệ thừa cân và béo phì trong nhóm trẻ vị thành niên Việt
Nam đang có xu hướng tăng nhanh, đặc biệt ở khu vực nội thành các thành
phố lớn [31]. Tại thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM), tỉ lệ thừa cân và béo
phì trên học sinh từ 11 đến 14 tuổi đã tăng gấp đôi trong vòng 5 năm từ 13,7%
năm 2004 lên 27,5% năm 2009 [18], [52]. Thừa cân, béo phì - nhất là thừa
cân/béo phì ở trẻ em và trẻ vị thành niên đang ngày càng là vấn đề đáng quan
tâm ở các nước đang phát triển [14].
Theo nghiên cứu của Tăng Kim Hồng trong vòng 5 năm, tỷ lệ thừa cân
tăng từ 12,5% trong năm 2004 lên 18,3% trong năm 2009 và tỷ lệ béo phì tăng
từ và 1,7% lên 6,2% (p <0,001). Tỷ suất mới mắc tăng đều đặn từ 8,1% và 2,0%
vào năm thứ 2 lên 10,0% và 3,1% vào năm cuối. Sự gia tăng tình trạng thừa cân
và béo phì ở trẻ nam cao hơn nhiều so với trẻ nữ (p<0,001) [16].
Tình trạng dinh dưỡng ở lứa tuổi này ngoài tình trạng thiếu cân thì tình
hình thừa cân và béo phì đang tăng lên với một tốc độ báo động không những
ở các nước phát triển mà cả ở các nước đang phát triển. Đây thực sự là mối đe
dọa về sức khỏe tiềm ẩn trong tương lai. Ở các nước đang phát triển béo phì
tồn tại song song với thiếu dinh dưỡng gặp nhiều ở thành phố hơn ở nông
thôn. Theo kết quả nghiên cứu của Trần Thị Xuân Ngọc (2012), có biểu hiện
14
gánh nặng kép về tình trạng dinh dưỡng ở học sinh từ 6 - 14 tuổi tại trường
tiểu học và trung học cơ sở của 14 quận/huyện của Hà Nội:
- Tỷ lệ thiếu dinh dưỡng: 9,1%; nam (10,2%), cao hơn nữ (7,4%); cao
nhất ở nhóm 11 tuổi (15,4%), thấp nhất ở nhóm 7 tuổi (1,2%).
- Tỷ lệ thừa cân béo phì: 10,7%, nam (16,1%) cao hơn nữ (5,7%); cao
nhất ở nhóm 10 tuổi (18,2%), thấp nhất ở nhóm 14 tuổi (6,4%).
- Tỷ lệ béo phì: 3,0%, nam (4,9%) cao hơn nữ (1,2%); cao nhất ở nhóm
10 tuổi (5,9%), thấp nhất ở nhóm 14 tuổi (1,4%) [13].
Một nghiên cứu cắt ngang được tiến hành vào cuối năm 2010 nhằm
đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em 11-14 tuổi ở 6 trường tại 2 quận trung
tâm và ngoại thành Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy cân nặng và chiều
cao của cả học sinh nam và nữ quận trung tâm cao hơn một cách có ý nghĩa
thống kê so với học sinh quận ngoại thành từ 3,7 đến 7,6 kg đối với học sinh
nam và 2,2 đến 5,4 kg đối với học sinh nữ, và chiều cao cao hơn từ 2,4 đến
3,5 cm đối với học sinh nam và 1,3 đến 2,0 cm đối với học sinh nữ. Tỷ lệ thấp
còi ở tất cả các độ tuổi của học sinh quận ngoại thành đều cao hơn so với học
sinh quận trung tâm từ 2,8 đến 8,5% đối với nam và 2,9 đến 4,8% đối với nữ.
Tỷ lệ thừa cân - béo phì ở học sinh nam quận trung tâm cao hơn hẳn so với
học sinh nam quận ngoại thành, tuy nhiên tỷ lệ này lại thấp ở học sinh nữ của
cả 2 quận trung tâm và ngoại thành. Tốc độ tăng trưởng chiều cao ở nam học
sinh quận trung tâm bắt đầu sớm hơn so với học sinh nam quận ngoại thành
(11-12 tuổi so với 12-13 tuổi), trong khi đó học sinh nữ của cả 2 quận tăng
trưởng chiều cao nhanh ở độ tuổi 11-12 [11].
Ở Việt Nam, thừa cân, béo phì đang tăng nhanh và trở thành vấn đề sức
khoẻ cộng đồng của thế kỷ XXI. Tình trạng TC, BP ở trẻ em cũng ngày càng
tăng, đặc biệt ở các thành phố lớn. Năm 2010, Tình trạng dinh dưỡng của
học sinh trường tiểu học Kim Đồng qua khảo sát là suy dinh dưỡng chiếm
9,3%, bình thường là 56,7%, thừa cân là 20,3%, béo phì là 13,7% [1]. Kết quả
15
nghiên cứu của Đinh Quỳnh Ngọc (2019) tiến hành trên 404 học sinh trường
THCS tại thành phố Hồ Chí Minh cho thấy: thừa cân và béo phì chiếm tỉ lệ
30,4%, tỉ lệ suy dinh dưỡng chiếm 3,3% [12]. Trẻ em bị thừa cân, béo phì sẽ
có nguy cơ mắc các bệnh mạn tính không lây sau này ở tuổi trưởng thành như:
tăng huyết áp, bệnh mạch vành, đái tháo đường, viêm xương khớp, sỏi mật,
gan nhiễm mỡ và một số bệnh ung thư làm giảm chất lượng cuộc sống và giảm
tuổi thọ nếu không được điều trị kịp thời [27].
1.3. Một số nghiên cứu về khẩu phần ăn của học sinh trung học cơ sở trên
thế giới và Việt Nam
1.3.1. Một số nghiên cứu về khẩu phần ăn của học sinh trung học cơ sở trên
thế giới
Trên thế giới có sự khác nhau về chế độ dinh dưỡng giữa các Châu lục,
các vùng miền, giữa các nước và ngay cả trong cùng một quốc gia cũng có sự
khác nhau về khẩu phần. Khẩu phần dinh dưỡng của mỗi quốc gia phụ thuộc
vào điều kiện kinh tế-xã hội, yếu tố văn hóa, thói quen, quan niệm, đó là
những thứ đã được xây dựng từ rất lâu. Ví dụ như tại Châu Âu và Châu Mỹ,
người dân có thói quen sử dụng thịt là món khai vị và không thể thiếu trong
bữa ăn hàng ngày, còn tại Châu Á thì lại sử dụng ngũ cốc là thành phần chính
trong khẩu phần.
Trong những thập kỷ gần đây, xu hướng toàn cầu hóa, mở rộng quan hệ
hợp tác giữa các quốc gia đã dần xóa bỏ khoảng cách về văn hóa, chính trị,
tạo điều kiện cho các nước nghèo tiếp cận với sự phát triển chung trên thế
giới, điều này cũng dẫn đến sự thay đổi về chế độ dinh dưỡng tại các quốc gia
này. Trên toàn cầu, từ năm 1971 đến năm 2001, mức năng lượng trong khẩu
phần ăn đã tăng từ 2411 kcal lên 2789 kcal. Tuy nhiên, tại một số nước
nghèo, đặc biệt ở Châu Phi thì mức năng lượng trong khẩu phần không những
không được cải thiện mà còn giảm sút. Sự cân đối giữa các thực phẩm trong
khẩu phần cũng thay đổi, từ năm 1963 đến năm 2003 tại các nước công
16
nghiệp phát triển cho thấy sự gia tăng đáng kể trong việc sử dụng các thực
phẩm cung cấp nhiều calo như: thịt (199%), đường (127%) và dầu thực vật
(199%), trong khi đó mức tiêu thụ rau củ chưa đáng kể (105%), đặc biệt tại
một số quốc gia như Trung Quốc thì mức tiêu thụ dầu thực vật tăng gần 7 lần,
tiêu thụ thịt tăng 3,5 lần, trong khi đó tiêu thụ rau củ gần như không thay đổi.
Ngũ cốc là nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng nhất trên thế giới,
đóng góp 50% lượng calo trong khẩu phần trên toàn thế giới, 70% tạ Châu Phi
và một số quốc gia Châu Á, tại các nước đang phát triển là 50%-54% và từ
30% -50% tại các nước công nghiệp phát triển. Dự kiến tỷ lệ này sẽ giảm xuống
còn 49% vào năm 2030, đến năm 2050 chỉ còn khoảng 46% [43].
Trái ngược với ngũ cốc thì việc tiêu thụ các sản phẩm từ thịt lại đang có
xu hướng gia tăng, ở các nước phát triển và đang phát triển. Ở Mỹ năm 2004
lượng thịt trung bình là 128 g/ngày, vào năm 2008 người dân Mỹ tiêu thụ quá
20% lượng thịt so với nhu cầu, tại Phần Lan trong năm 2007 tiêu thụ bình
quân 71,26kg thịt/đầu người, tương đương với các nước khác Hà Lan, Thụy
Điển, Thụy sỹ, và Ba Lan tiêu thụ 111,79kg thịt/đầu người, còn lại Pháp là
88,77 kg, hầu như gấp đôi những gì các chuyên gia chế độ ăn uống khuyến
nghị trên toàn thế giới [33].
Về vấn đề dinh dưỡng ở thanh thiếu niên, lượng rau quả thấp hơn, tiêu
thụ đồ uống ngọt nhiều hơn, tiêu thụ thức ăn nhanh trong thời gian dài xem
tivi và bỏ bữa sáng, được gọi là các yếu tố nguy cơ của việc tăng cân quá mức
và mất cân bằng dinh dưỡng [58].
Thói quen ăn uống của thanh thiếu niên là những yếu tố quan trọng
quyết định đến sức khỏe hiện tại và tương lai của họ [44], [71]. Các lựa chọn
thực phẩm của thanh thiếu niên ở các nước phát triển như Mỹ, Anh và Úc
không đáp ứng được các hướng dẫn chế độ ăn uống [57], [68]. Thanh thiếu
niên từ các quốc gia này có tỷ lệ tiêu thụ thực phẩm giàu năng lượng, nghèo
dinh dưỡng và tiêu thụ trái cây và rau quả không đủ. Ngoài ra, thanh thiếu
17
niên cũng thể hiện thói quen ăn uống không lành mạnh như bỏ bữa và ăn đồ
ăn nhanh [40], [46]. Mặc dù hạn chế, bằng chứng từ các nước đang phát triển
trong đó có Ấn Độ cũng báo cáo kết quả tương tự. Những hành vi thực phẩm
này có thể tạo ra xu hướng ăn uống không lành mạnh cho cuộc sống trưởng
thành, và góp phần gây ra một số vấn đề sức khỏe bao gồm thừa cân và béo
phì, hội chứng chuyển hóa, tiểu đường và một số bệnh ung thư. Do đó, cải
thiện thói quen ăn uống của thanh thiếu niên là một cách để giảm tỷ lệ mắc
các vấn đề sức khỏe này.
Tiêu thụ thực phẩm của thanh thiếu niên có xu hướng thay đổi theo giới
tính [61]. Các nghiên cứu trên một số quốc gia đã liên tục chỉ ra rằng chế độ
ăn kiêng của phụ nữ khỏe mạnh hơn so với nam giới. Nữ giới có nhiều khả
năng tránh các thực phẩm giàu chất béo, tiêu thụ nhiều trái cây và chất xơ và
hạn chế lượng muối so với nam giới [66]. Ví dụ ở Úc, nữ giới vị thành niên có
lượng trái cây ăn vào trung bình hàng ngày cao hơn so với nam giới và nam
giới có xu hướng tiêu thụ nhiều đồ uống có gas hơn so với nữ giới. Tương tự,
nữ giới ở Anh thích ăn trái cây và rau quả hơn nam giới trong khi nam giới lại
thích thực phẩm giàu béo và đường [32].
1.3.2. Một số nghiên cứu về khẩu phần ăn của học sinh trung học cơ sở tại
Việt Nam
Dinh dưỡng lứa tuổi vị thành niên là nền tảng cho sức khoẻ tốt ở tuổi
trưởng thành. Ở các nước đang phát triển khẩu phần ăn (KPA) của vị thành
niên còn chưa hợp lý làm ảnh hưởng đến sự phát triển tầm vóc, trí tuệ và sức
khỏe [21].
Tại Việt Nam, trong vòng 10 năm từ 2000 - 2010, khẩu phần ăn hàng
ngày tại hộ gia đình có sự biến đổi rõ rệt. Tuy về mặt năng lượng không có sự
biến đổi đáng kể nhưng có sự thay đổi trong cơ cấu sinh năng lượng trong
khẩu phần. Cụ thể lượng protein trung bình trong khẩu phần tăng từ 52,4 gam
lên 74,3 gam, trong đó tỷ lệ protein động vật tăng đáng kể: 38,5% vào năm
18
2010 so với 18% của năm 2000. Lượng lipid cũng tăng từ 12,8% lên 37,7%,
lipit động vật chiếm khoảng 57,0% tổng số lipid trong khẩu phần. Về các
vitamin và chất khoáng so với 10 năm trước khẩu phần hiện tại của người dân
đã đáp ứng tương đối đầy đủ nhu cầu. Phần trăm cơ cấu sinh năng lượng của
2010 là 15,4: 17,6: 67 cũng đã đáp ứng nhu cầu đề nghị dành cho người dân
Việt Nam. Phân bố theo các vùng sinh thái thì Đông Nam Bộ có tỷ lệ% năng
lượng do protein và lipid cao nhất là 18% và 25%, trong khi đó vùng núi phía
Bắc, đồng bằng song hồng và ven biển miền trung có sự cân đối về tỷ lệ các
chất sinh năng lượng trong khẩu phần [7].
Theo nghiên cứu của Đào Ngọc Trâm (2018) khảo sát tại trường THCS
Nguyễn Chí Thanh cho kết quả: Năng lượng, lượng glucid và lượng lipid tiêu
thụ trong ngày của học sinh thấp hơn so với nhu cầu khuyến nghị (NCKN).
Lượng protein tiêu thụ của nhóm 11 tuổi và nhóm nam 12-14 tuổi vượt quá
NCKN. Lượng canxi tiêu thụ của các học sinh rất thấp, hầu hết là dưới 50%
so với NCKN. Tỉ lệ G:L:P lần lượt là 66,8 : 19,2 : 14. Tỷ lệ suy dinh dưỡng
và thừa cân, béo phì là 18,4% và 3,8%. Khẩu phần ăn có liên quan có ý nghĩa
thống kê với tình trạng dinh dưỡng (TTDD) [21].
Kết quả nghiên cứu của Đinh Quỳnh Ngọc (2019) ở học sinh trường
THCS tại thành phố Hồ Chí Minh cho thấy: Tần suất tiêu thụ sữa và các chế
phẩm từ sữa của học sinh chiếm 52%. Tỉ lệ học sinh sử dụng các chế phẩm từ
sữa theo khuyến cáo của Viện dinh dưỡng chiếm 0,3%. Nghiên cứu chưa tìm
thấy mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng với tần suất sử dụng sữa và các
chế phẩm từ sữa [12].
Ở lứa tuổi học sinh tiểu học, khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày của trẻ
phụ thuộc chủ yếu vào sự chăm sóc, nuôi dưỡng của phụ huynh. Tại các thành
phố lớn hiện nay học sinh chủ yếu ăn bữa trưa tại trường, vì vậy giữa gia đình
và nhà trường có sự tác động rất lớn đến chất lượng bữa ăn của trẻ. Tuy nhiên
trên thực tế thì khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ không có sự cân đối, hợp lý về
19
thành phần cũng như các chất dinh dưỡng, nguyên nhân là mô hình bán trú
không chuyên dụng, nhà trường gặp khó khăn trong việc lên một thực đơn đa
dạng, phong phú, ngon miệng và đặc biệt là thực đơn đảm bảo cân bằng về tỷ
lệ các chất.
1.4. Một vài nét về địa điểm nghiên cứu
Tỉnh Cao Bằng có 13 đơn vị hành chính cấp huyện và tương đương
gồm 1 thành phố (Cao Bằng) và 12 huyện (Trùng Khánh, Hà Quảng, Bảo
Lạc, Bảo Lâm, Hạ Lang, Hòa An, Nguyên Bình, Phục Hòa, Quảng Uyên,
Thạch An, Thông Nông, Trà Lĩnh). Nghiên cứu này được tiến hành tại 3 huyện
của tỉnh Cao Bằng là huyện Hòa An, Thông Nông, Hà Quảng.
Hòa An là một huyện miền núi nằm ở phía Bắc tỉnh Cao Bằng. Phía
Bắc giáp huyện Hà Quảng, phía Đông giáp huyện Trà Lĩnh, Phía Tây giáp
huyện Nguyên Bình, Thông Nông, Phía Nam giáp huyện Thạch An. Có diện
tích đất tự nhiên là 65.648 ha. Toàn huyện có 21 xã, 01 thị trấn. Trong đó có
08 xã vùng đặc biệt khó khăn. Địa hình phức tạp, đường giao thông đã đến
được trung tâm xã nhưng việc đi lại vẫn còn nhiều khó khăn. Dân số là 56.999
người, gồm các dân tộc như Tày, Nùng, Kinh, Mông, Dao, Hoa... cùng sinh sống.
Hà Quảng là huyện miền núi, vùng cao, thuộc biên giới phía Bắc của
tỉnh Cao Bằng. Phía Bắc tiếp giáp với Trung Quốc; Phía Nam tiếp giáp với
huyện Hòa An; Phía Đông tiếp giáp với huyện Trà Lĩnh; Phía Tây tiếp giáp
với huyện Thông Nông. Có diện tích đất tự nhiên: 45.367 ha, toàn huyện có
18 xã, 01 thị trấn. Trong đó có 12 xã đặc biệt khó khăn, địa hình đi lại phức
tạp, trình độ dân trí không đồng đều, nhất là các xã vùng cao biên giới, với số
dân là 36.033 người, trong đó có 5 dân tộc cùng chung sống nhưng chủ yếu là
dân tộc Tày và Nùng, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện 41,08%.
Huyện Thông Nông vùng cao biên giới nằm ở phía Tây bắc của tỉnh Cao
Bằng cách trung tâm tỉnh lỵ 50 km theo đường tỉnh lộ 204, tiếp giáp với các
huyện: Hòa An, Hà Quảng, Bảo Lạc, Nguyên Bình của tỉnh Cao Bằng và huyện
20
Nà Po, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc; có đường biên giới giáp Trung Quốc dài
14 km. Huyện có tổng diện tích tự nhiên 35.780 ha với hơn 24 nghìn dân. Địa
hình huyện Thông Nông về cơ bản mang đặc điểm của vùng núi với dân số là
24.441 người, gồm các dân tộc như Nùng,Tày, Mông, Dao, Hoa nhưng chủ
yếu là dân tộc Tày, Nùng.
Biểu đồ 1.2. Bản đồ hành chính tỉnh Cao Bằng
21
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh dân tộc thiểu số tại 3 trường phổ thông dân tộc nội trú
(PTDTNT) tỉnh Cao Bằng.
- Khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số tại trường.
* Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu:
Học sinh dân tộc thiểu số tại 3 trường PTDNT tỉnh Cao Bằng tự nguyện
tham gia vào nghiên cứu và có khả năng trả lời phỏng vấn.
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian: Từ tháng 6 năm 2019 đến tháng 3 năm 2020.
- Địa điểm nghiên cứu: Trường phổ thông dân tộc nội trú huyện Hòa
An, Hà Quảng và Thông Nông, tỉnh Cao Bằng.
2.3. Phương pháp và thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả, thiết kế cắt ngang.
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
2.4.1.Cỡ mẫu
Áp dụng công thức tính mẫu ước lượng tỷ lệ:
2
d
p
p
Z
n
)
1
(
2
2
/
1



 
Trong đó:
n: cỡ mẫu tối thiểu đạt được.
Z1 -  /2 : Hệ số tin cậy. Với độ tin cậy 95% thì giá trị của Z1 -  /2 = 1,96.
α: Là mức ý nghĩa thống kê, lấy α = 0,05.
p: lấy p = 0,436 (tỷ lệ suy sinh dưỡng thể thấp còi theo nghiên cứu của
Nguyễn Song Tú và CS năm 2018 ở trẻ độ tuổi 11-14 tuổi tại 5 trường phổ
thông dân tộc bán trú huyện Văn Chấn, Yên Bái là 43,6% [20]).
22
d: Sai số mong muốn = 0,04.
Thay số vào công thức trên ta có n = 590. Thực tế, chúng tôi điều tra
được 663 học sinh.
* Phương pháp chọn mẫu: Tỉnh Cao Bằng có 12 huyện (Trùng Khánh,
Hà Quảng, Bảo Lạc, Bảo Lâm, Hạ Lang, Hòa An, Nguyên Bình, Phục Hòa,
Quảng Uyên, Thạch An, Thông Nông, Trà Lĩnh). Trong số 12 huyện, chọn
chủ đích 3 huyện của tỉnh Cao Bằng là huyện Hòa An, Thông Nông và Hà
Quảng bởi 3 huyện này có đặc điểm tương đồng về vị trí địa lý, hoàn cảnh
kinh tế và dân số. Mỗi huyện có một trường phổ thông dân tộc nội trú. Tại
mỗi trường chọn toàn bộ học sinh dân tộc thiểu số theo danh sách của trường
đó cung cấp. Trường PTDTNT huyện Hòa An có 216 học sinh, trường
PTDTNT huyện Thông Nông có 214 học sinh và trường PTDTNT có 233 học
sinh. Tổng số học sinh của 3 trường là 663.
2.5. Biến số và chỉ số nghiên cứu
2.5.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu
- Tỷ lệ học sinh theo độ tuổi, giới, dân tộc.
- Tỷ lệ số con trong gia đình.
2.5.2. Tình trạng dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu
- Cân nặng trung bình, chiều cao trung bình, chỉ số khối cơ thể (BMI).
- Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao/tuổi), thể gày còm
(BMI/tuổi).
- Tỷ lệ thừa cân, béo phì của học sinh dân tộc thiểu số.
- Mức độ suy dinh dưỡng thể thấp còi, thể gày còm.
2.5.3. Đánh giá khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số trường trung học
cơ sở nội trú tại 3 huyện của tỉnh Cao Bằng
- Xác định thói quen ăn uống của học sinh dân tộc thiểu số.
- Tần suất tiêu thụ thực phẩm trong tháng của học sinh dân tộc thiểu số.
- Tính tổng năng lượng của khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số.
23
- Xác định thành phần các chất dinh dưỡng của khẩu phần ăn.
- Đánh giá mức đáp ứng về tổng năng lượng và năng lượng do protein,
lipid, glucid cung cấp.
- Đánh giá tỷ lệ cân đối, hợp lý giữa các chất dinh dưỡng trong khẩu
phần ăn.
- Đánh giá mức đáp ứng về thành phần các chất dinh dưỡng trong khẩu
phần ăn.
2.6. Phương pháp thu thập số liệu
2.6.1. Thu thập số liệu về tình trạng dinh dưỡng của học sinh dân tộc thiểu
số tại 3 trường PTDTNT tỉnh Cao Bằng
* Đo chỉ số nhân trắc:
- Cân nặng: Sử dụng cân SECA của Nhật Bản (độ chính xác 0,1kg).
Trọng lượng cơ thể được ghi theo kg với một số lẻ. Khi cân chỉ mặc quần áo
gọn nhất và trừ bớt cân nặng quần áo khi tính kết quả. Đối tượng được đứng
giữa bàn cân, không cử động, mắt nhìn thẳng, trọng lượng phân bố đều cả hai
chân. Cân được đặt ở vị trí ổn định và bằng phẳng [55].
- Chiều cao: Đo bằng thước gỗ có độ chia chính xác tới mm. Chiều cao
được ghi theo cm và 1 số lẻ. Đối tượng bỏ giày, dép, đi chân không, đứng
quay lưng vào thước đo. Gót chân, mông, vai, chẩm theo một đường thẳng áp
sát vào thước đo đứng, mắt nhìn thẳng theo một đường thẳng nằm ngang. Hai
tay thả lỏng, buông xuống theo thân mình. Kéo khung chặn đầu của thước từ
trên xuống, khi áp sát đến đỉnh đầu nhìn vào thước đọc kết quả [55].
* Đánh giá thừa cân, béo phì và suy dinh dưỡng: theo bảng phân loại
Z-score của WHO 2007 cho trẻ từ 10 đến 19 tuổi [70]:
- Đánh giá chỉ số Z - score chiều cao theo tuổi:
+ SDD thể thấp còi mức độ vừa: Z- score < - 2 SD đến - 3SD.
+ SDD thể thấp còi mức độ nặng: Z- score < - 3SD.
+ Tình trạng dinh dưỡng bình thường: - 2 SD ≤ Z- score ≤ + 2 SD.
24
- Đánh giá chỉ số Z - score BMI theo tuổi:
+ SDD thể gày còm mức độ vừa: Z - score < - 2SD đến - 3SD.
+ SDD thể gày còm mức độ nặng: Z - score < - 3 SD.
+ Tình trạng dinh dưỡng bình thường: - 2 SD ≤ Z- score ≤ + 1 SD.
+ Thừa cân: + 1SD < Z- score < + 2 SD
+ Béo phì: Z- score ≥ + 2 SD.
2.6.2. Phương pháp đánh giá khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số
- Sử dụng bộ câu hỏi điều tra được thiết kế sẵn để thu thập các thông tin
về nhân khẩu học, thói quen ăn uống, tần suất tiêu thụ thực phẩm.
- Sử dụng phương pháp cân đong thực phẩm để thu thập các số liệu về
tổng năng lượng thực tế, thành phần các chất dinh dưỡng trong khẩu phần:
Tiến hành cân đong thực phẩm trong 3 ngày liên tiếp, số liệu điều tra về thực
phẩm được quy đổi từ thức ăn chín sang thực phẩm sống sạch. Từ đó tính
được mức năng lượng, thành phần các chất dinh dưỡng và mức đáp ứng nhu
cầu năng lượng và thành phần các chất dinh dưỡng của khẩu phần ăn.
- Đánh giá khẩu phần ăn của học sinh dân tộc nội trú dựa vào nhu cầu
dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam của Viện Dinh dưỡng năm 2016:
+ Tỷ lệ cân đối, hợp lý giữa 3 chất sinh năng lượng là P: L: G = 14: 20: 66.
+ 1gram Protein cung cấp 4,0 kcal, 1gram Lipid cung cấp 9,0 kcal, 1
gram Glucicd cung cấp 4,0 kcal.
25
Bảng 2.1. Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho trẻ từ 11 đến 14 tuổi
Năng lượng/Chất dinh
dưỡng
Nam Nữ
Nhu cầu
khuyến nghị/ngày
Nhu cầu
khuyến nghị/ngày
Năng lượng (kcal) 2 200 2050
Protein (g) 69,8 - 80,5 65,0 - 75,0
Protein động vật (35 - 40%) 24,4 - 32,2 22,8 - 30,0
Protein thực vật 42,0 - 52,0 39,0 - 48,8
Lipid (g) 47,3 - 59,1 44,0 - 55,1
Lipid động vật (50%) 23,7 - 29,6 22,0 - 27,6
Lipid thực vật (50%) 23,7 - 29,6 22,0 - 27,6
Glucid (g) 348,7 - 375,6 325,0 - 350,0
Vitamin A (g) 550,0 500,0
Vitamin D (g) 15,0 15,0
Vitamin B1 (mg) 1,17 0,82
Vitamin B2 (mg) 1,21 1,12
Vitamin B3 (mg) 14,5 13,53
Vitamin C (mg) 75 - 95 75 - 95
Chất xơ 29,0 - 31,0 26,0
Canxi (mg) 1000 1000
Phospho (mg) 1250 1250
Sắt (mg) 14,6 14,0
Kẽm 8,6 7,2
26
2.7. Sai số và các biện pháp khống chế sai số
2.7.1. Sai số
Sai số bao gồm sai số hệ thống và sai số ngẫu nhiên. Sai số có thể xảy
ra do quá trình thu thập thông tin, nhập liệu. Sai số do các yếu tố nhiễu như
tuổi, giới, kỹ thuật cân và đo chiều cao.
2.7.2. Các biện pháp khống chế sai số
- Bộ công cụ được thiết kế rõ ràng, dễ hiểu, dễ trả lời, thống nhất có sự
cố vấn của các chuyên gia về dinh dưỡng và thống kê.
- Phiếu phỏng vấn được thử nghiệm và điều chỉnh cho phù hợp trước
khi tiến hành điều tra.
- Sử dụng công cụ chuẩn (cân, thước), cùng một loại công cụ cho các
đối tượng nghiên cứu. Các nghiên cứu viên được tập huấn kỹ, thực hiện kĩ
thuật chuẩn xác, đúng quy trình thường quy để tránh sai số do người đo và
dụng cụ.
- Kỹ thuật cân đong thực phẩm được thực hiện đúng kỹ thuật và tiến
hành cân hai lần để so sánh đối chiếu.
- Quy trình nhập liệu đảm bảo khống chế yếu tố nhiễu, hạn chế sai số
và quản lý chất lượng thông tin.
2.8. Phương pháp xử lý số liệu
- Số liệu định lượng được làm sạch, mã hóa và nhập trên phần mềm
Epidata 3.1, xử lý trên phần mềm Microsoft Office Exel 2007 và SPSS 20.0
với các test thống kê thích hợp và Excel 2007.
- Số liệu để đánh giá khẩu phần được nhập và xử lý trên phần mềm
Word Access 2013.
2.9. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
- Tuân thủ quy trình xét duyệt của Hội đồng Đạo đức của trường Đại
học Y Dược - Đại học Thái Nguyên, chỉ tiến hành nghiên cứu khi được Hội
27
đồng Đạo đức chấp thuận và được sự đồng ý của Sở Giáo dục và Đào tạo và
trường PTDTNT huyện Hòa An, Thông Nông và Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
- Tiến hành nghiên cứu với tinh thần trung thực. Tôn trọng cộng đồng,
đảm bảo không làm ảnh hưởng đến uy tín của cá nhân và các địa phương
tham gia nghiên cứu.
- Đảm bảo giữ bí mật tuyệt đối mà cá nhân đối tượng đã cung cấp.
Nghiên cứu viên luôn quan tâm và tôn trọng ý kiến của đối tượng nghiên cứu
để có sự hợp tác tốt, cung cấp thông tin trung thực, khách quan.
- Các cá nhân tham gia nghiên cứu được biết rõ mục tiêu nghiên cứu và
các thông tin được sử dụng đúng mục đích nghiên cứu.
28
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu theo giới và độ tuổi
Trường Giới
SL/% SL/% SL/% SL/% SL/%
Chung
Độ tuổi
11 12 13 14 15
PTDTNT
huyện
Hòa An
Nam 20 (40,8) 22 (36,7) 17 (30,9) 10 (19,2) 0 (0,0) 69 (31,9)
Nữ 29 (59,2) 38 (63,3) 38 (69,1) 42 (80,8) 0 (0,0) 147 (68,1)
Tổng số 49 (100,0) 60 (100,0) 55 (100,0) 52 (100,0) 0 (0,0) 216 (100,0)
PTDTNT
huyện
Thông
Nông
Nam 11 (28,2) 20 (35,1) 21 (31,8) 27 (42,9) 6 (75,0) 85 (36,5)
Nữ 28 (71,8) 37 (64,9) 45 (68,2) 36 (57,1) 2 (25,0) 148 (63,5)
Tổng số 39 (100,0) 57 (100,0) 66 (100,0) 63 (100,0) 8 (100,0) 233 (100,0)
PTDTNT
huyện Hà
Quảng
Nam 16 (30,2) 13 (25,5) 24 (44,4) 22 (43,1) 2 (40,0) 77 (36,0)
Nữ 37 (69,8) 38 (74,5) 30 (55,6) 29 (56,9) 3 (60,0) 137 (64,0)
Tổng số 53 (100,0) 51 (100,0) 54 (100,0) 51 (100,0) 5(100,) 214 (100,0)
Chung Nam 47 (33,3) 55 (32,7) 62 (35,4) 59 (35,5) 8 (61,5) 231 (34,8)
Nữ 94 (66,7) 113 (67,3) 113 (64,6) 107 (64,5) 5 (38,5) 432 (65,2)
Tổng số
141
(100,0)
168
(100,0)
175
(100,0)
166
(100,0)
13
(100,0)
663 (100,0)
Nhận xét:
Tổng số học sinh điều tra của ba trường là 663, trong đó ở cả ba trường
đều có số lượng học sinh nữ nhiều hơn học sinh nam. Tại trường PTDTNT
huyện Hoà An số học sinh nữ là 147 chiếm tỷ lệ 68,1% trong khi số học sinh
nam tham gia nghiên cứu là 69 chiếm tỷ lệ 31,9%. Trường PTDTNT huyện
Thông Nông có 148 học sinh nữ chiếm tỷ lệ 63,5% và 85 học sinh nam tham gia
nghiên cứu chiếm tỷ lệ 36,5%. Tỷ lệ số học sinh nữ và nam tham gia nghiên cứu
ở trường PTDTNT huyện Hà Quảng lần lượt là 137 học sinh nữ (64,0%) và 77
học sinh nam (36,0%).
29
Bảng 3.2. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu theo dân tộc
Trường Dân tộc
SL/% SL/% SL/% SL/% SL/%
Chung
Độ tuổi
11 12 13 14 15
PTDTNT
huyện Hòa An
Tày 27 (55,1) 24 (40,0) 25 (45,5) 30 (57,7) 0 (0,0) 106 (49,1)
Nùng 14 (28,6) 26 (43,3) 19 (34,5) 15 (28,8) 0 (0,0) 74 (34,3)
Dao 2 (4,1) 0 (0,0) 3 (5,5) 1 (1,9) 0 (0,0) 6 (2,8)
Mông 5 (10,2) 10 (16,7) 8 (14,5) 6 (11,5) 0 (0,0) 29 (13,4)
Khác 1 (2,0) 0 (0,0) 0 (0,0) 0 (0,0) 0 (0,0) 1(0,4)
Tổng số 49 (100,0) 60 (100,0) 55 (100,0) 52 (100,0) 0 (0,0) 216 (100,0)
PTDTNT
huyện
Thông Nông
Tày 14 (35,9) 25 (43,9) 18 (27,3) 23 (36,5) 2 (25,0) 82 (35,2)
Nùng 13 (33,3) 21 (36,8) 33 (50,0) 22 (34,9) 3 (37,5) 92 (39,5)
Dao 9 (23,1) 8 (14,0) 11 (16,7) 14 (22,2) 1 (12,5) 43 (18,5)
Mông 3 (7,7) 3 (5,3) 3 (4,5) 4 (6,3) 2 (25,0) 15 (6,4)
Khác 0 (0,0) 0 (0,0) 1 (1,5) 0 (0,0) 0 (0,0) 1 (0,4)
Tổng số 39 (100,0) 57 (100,0) 66 (100,0) 63 (100,0) 8 (100,0) 233 (100,0)
30
PTDTNT
huyện
Hà Quảng
Tày 13 (24,5) 11 (21,6) 14 (25,9) 14 (27,5) 2 (40,0) 54 (25,2)
Nùng 35 (66,0) 37 (72,5) 34 (63,0) 31 (60,8) 1 (20,0) 138 (64,5)
Mông 5 (9,4) 3 (5,9) 6 (11,1) 6 (11,8) 2 (40,0) 22 (10,3)
Tổng số 53 (100,0) 51 (100,0) 54 (100,0) 51 (100,0) 5 (100,0) 214 (100,0)
Chung
Tày 54 (38,3) 60 (35,7) 57 (32,6) 67 (40,4) 4 (30,8) 242 (36,5)
Nùng 62 (44,0) 84 (50,0) 86 (49,1) 68 (41,0) 4 (30,8) 304 (45,9)
Dao 11 (7,8) 8 (4,8) 14 (8,0) 15 (9,0) 1 (7,7) 49 (7,4)
Mông 13 (9,2) 16 (9,5) 17 (9,7) 16 (9,6) 4 (30,8) 66 (10,0)
Khác 1 (0,7) 0 (0,0) 1 (0,6) 0 (0,0) 0 (0,0) 2 (0,3)
Tổng số 141 (100,0) 168 (100,0) 175 (100,0) 166 (100,0) 13 (100,0) 663 (100,0)
Nhận xét:
Phần lớn các học sinh của ba trường PTDTNT thuộc 3 huyện của tỉnh Cao Bằng đều là người dân tộc Tày và
Nùng. Trường PTDTNT huyện Hoà An có số lượng học sinh thuộc dân tộc Tày chiếm số lượng cao nhất (49,1%), trong
đó tại trường PTDTNT huyện Thông Nông và trường PTDTNT huyện Hà Quảng số học sinh dân tộc Nùng chiếm số
lượng cao hơn các học sinh dân tộc khác, với tỷ lệ lần lượt là 39,5% và 64,5%.
31
3.2. Tình trạng dinh dưỡng của học sinh dân tộc thiểu số tại 3 trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng
Bảng 3.3. Cân nặng trung bình của học sinh dân tộc thiểu số ở mỗi trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Cao
Bằng theo giới và độ tuổi
Trường
Tuổi
Trường PTDTNT huyện Hòa An Trường PTDTNT huyện Thông Nông Trường PTDTNT huyện Hà Quảng p1,2 p2,3 p1,3
Nam
(X ± SD)
Nữ
(X ± SD)
Chung (1)
(X ± SD)
Nam
(X ± SD)
Nữ
(X ± SD)
Chung (2)
(X ± SD)
Nam
(X ± SD)
Nữ
(X ± SD)
Chung (3)
(X ± SD)
11 29,8 3,5 34,9 5,7 32,8 5,4 33,2 6,7 34,3 6,2 34,0 6,2 32,9 6,1 34,6 7,5 34,1 7,1 >0,05 >0,05 >0,05
12 36,1 6,8 38,0 5,3 37,3 5,9 38,9 10,6 38,6 7,4 38,7 8,6 34,4 4,8 39,1 7,6 37,9 7,2 >0,05 >0,05 >0,05
13 40,1 6,8 41,6 5,7 41,1 6,0 48,2 9,5 43,7 7,6 45,1 8,5 43,1 11,3 42,0 5,9 42,5 8,6 <0,05 >0,05 >0,05
14 44,3 8,4 45,4 7,0 45,2 7,2 47,9 8,9 43,7 6,4 45,5 7,8 46,1 6,7 43,7 6,8 44,8 6,8 >0,05 >0,05 >0,05
15 0 0 0 48,9 4,0 39,8 1,8 46,6 5,4 48,9 2,7 55,9 2,8 53,1 4,5 <0,05
Chung 36,5 8,0 40,4 7,1 39,2 7,6 44,0 10,5 40,6 7,8 41,8 9,0 40,5 9,7 39,9 8,1 40,1 8,7 <0,05 <0,05 >0,05
Nhận xét:
Học sinh trường PTDTNT huyện Thông Nông có cân nặng trung bình chung cao hơn so với học sinh trường
PTDTNT huyện Hoà An và huyện Hà Quảng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
32
Bảng 3.4. Cân nặng trung bình của học sinh dân tộc thiểu số tại 3 trường
phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng
Nhóm tuổi Chung (n = 663)
(X ± SD)
Nam (SL = 231)
(X ± SD)
Nữ (SL = 432)
(X ± SD)
11 33,6 6,3 31,7 5,4 34,6 6,5
12 37,9 7,3 36,7 8,1 38,5 6,8
13 43,0 8,0 44,0 10,0 42,5 6,6
14 45,2 7,3 46,6 8,0 44,4 6,8
15 49,1 5,9 48,9 3,5 49,5 8,1
Chung 40,4 8,5 40,6 10,0 40,3 7,7
p>0,05
Nhận xét:
Kết quả nghiên cứu cho thấy, nam giới ở độ tuổi 11, 12 và 15 thấp hơn
so với cân nặng của nữ giới, ngược lại, ở độ tuổi 13 và 14 tuổi có cân nặng
cao hơn so với nữ giới, tuy nhiên sự khác biệt về cân nặng của nam và nữ
không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
33
Bảng 3.5. Chiều cao trung bình của học sinh dân tộc thiểu số ở mỗi trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng
theo giới và độ tuổi
Trường
Tuổi
Trường PTDTNT huyện Hòa An
Trường PTDTNT huyện Thông
Nông
Trường PTDTNT huyện Hà Quảng
p1,2 p2,3 p1,3
Nam
(X ± SD)
Nữ
(X ± SD)
Chung (1)
(X ± SD)
Nam
(X ± SD)
Nữ
(X ± SD)
Chung (2)
(X ± SD)
Nam
(X ± SD)
Nữ
(X ± SD)
Chung (3)
(X ± SD)
11 137,8 8,0 144,2 6,3 141,6 7,6 139,7 7,9 140,3 6,5 140,1 6,8 138,2 4,8 140,0 7,6 139,4 6,9 >0,05 >0,05 >0,05
12 144,3 7,4 146,2 5,4 145,5 6,2 146,4 7,6 146,3 7,6 146,3 7,5 141,8 6,1 145,0 5,3 144,2 5,6 >0,05 >0,05 >0,05
13 148,2 8,2 149,3 5,0 149,0 6,1 156,3 8,5 149,4 5,3 151,6 7,2 150,5 9,4 148,1 4,7 149,2 7,2 <0,05 >0,05 >0,05
14 154,7 11,9 151,0 6,4 151,7 7,7 157,3 7,2 150,3 5,7 153,3 7,2 157,5 7,4 151,6 5,2 154,2 6,9 >0,05 >0,05 >0,05
15 0 0 0 158,3 3,3 145,0 3,9 154,9 6,9 157,2 1,2 162,2 6,0 160,2 5,1 >0,05
Chung 144,9 10,0 148,0 6,3 147,0 7,8 152,3 9,9 147,1 7,2 149,0 8,6 148,6 10,5 146,1 7,6 147,0 8,8 <0,05 <0,05 >0,05
Nhận xét:
Chiều cao trung bình của học sinh trường PTDTNT huyện Thông Nông cao hơn so với chiều cao trung bình của
học sinh 2 trường PTDTNT huyện Hoà An và huyện Hà Quảng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Tại trường PTDTNT huyện Hoà An và Thông Nông, học sinh ở lứa tuổi 11 và 12 tuổi, nữ giới có chiều cao cao
hơn so với nam giới, nhưng bước sang 13 đến 15 tuổi, chiều cao của nam giới đã tăng cao hơn so với nữ giới. Xu
hướng này cũng gặp tương tự ở lứa tuổi 11 đến 14 tại trường PTDTNT huyện Hà Quảng, tuy nhiên ở lứa tuổi 15, nữ
giới có chiều cao trung bình cao hơn nam giới với các số liệu lần lượt là 162,2 6,0 cm và 157,2 1,2 cm.
34
Bảng 3.6. Chiều cao trung bình chung của học sinh dân tộc thiểu số
tại 3 trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng
Độ tuổi Chung (n = 663)
(X ± SD)
Nam (SL = 231)
(X ± SD)
Nữ (SL = 432)
(X ± SD)
11 140,4 7,1 138,4 6,9 141,4 7,1
12 145,4 6,5 144,5 7,3 145,8 6,1
13 150,0 6,9 151,8 9,3 149,0 5,0S
14 153,1 7,3 156,9 8,1 150,9 5,8
15 156,9 6,6 158,0 2,9 155,3 9,4
Chung 147,7 8,5 148,9 10,5 147,1 7,0
p<0,05
Nhận xét:
Chiều cao trung bình chung của học sinh tại 3 trường PTDTNT tăng
dần theo tuổi, với chiều cao trung bình chung là 147,7 8,5cm. Ở lứa tuổi
11- 12, học sinh nữ có sự tăng trưởng về chiều cao sớm, tăng mạnh (mỗi năm
tăng trung bình 4,2 cm/năm), nhưng khi bước sang 13 đến 15 tuổi chiều cao
của nam giới có xu hướng tăng cao hơn đáng kể khi so sánh với số liệu này ở
nữ giới, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
35
Bảng 3.7. Chỉ số BMI trung bình của học sinh dân tộc thiểu số ở mỗi trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Cao
Bằng theo giới và độ tuổi
Trường
Độ tuổi
Trường PTDTNT huyện Hòa An Trường PTDTNT huyện Thông Nông Trường PTDTNT huyện Hà Quảng p1,2 p2,3 p1,3
Nam
(X ± SD)
Nữ
(X ± SD)
Chung (1)
(X ± SD)
Nam
(X ± SD)
Nữ
(X ± SD)
Chung (2)
(X ± SD)
Nam
(X ± SD)
Nữ
(X ± SD)
Chung (3)
(X ± SD)
11 15,7 1,4 16,7 2,0 16,3 1,8 16,9 1,9 17,4 2,6 17,2 2,4 17,1 2,5 17,5 2,4 17,4 2,4 <0,05 >0,05 <0,05
12 17,2 1,9 17,8 2,2 17,6 2,1 17,9 3,4 17,9 2,6 17,9 2,9 17,1 1,3 18,5 2,9 18,1 2,7 >0.05 >0,05 >0,05
13 18,2 2,3 18,7 2,6 18,5 2,5 19,6 3,0 19,5 2,7 19,6 2,8 18,7 3,3 19,1 2,2 19,0 2,7 <0,05 >0,05 >0,05
14 18,8 4,5 19,9 2,9 19,7 3,2 19,4 3,2 19,3 2,3 19,3 2,7 18,6 2,1 19,0 2,3 18,9 2,2 >0,05 >0,05 >0,05
15 0 0 0 19,5 1,4 18,9 0,1 19,4 1,2 19,8 0,8 21,4 2,7 20,7 2,1 >0,05
Chung 17,2 2,6 18,4 2,7 18,0 2,7 18,8 3,1 18,7 2,7 18,7 2,8 18,1 2,6 18,5 2,6 18,4 2,6 <0,05 >0,05 >0,05
Nhận xét:
Nhìn chung chỉ số BMI của học sinh trường PTDTNT huyện Thông Nông cao hơn số liệu của trường PTDTNT
huyện Hoà An ở cả hai giới cũng như ở các lứa tuổi, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Chỉ số BMI của học
sinh trường PTDTNT huyện Thông Nông cao hơn số liệu của trưởng PTDTNT huyện Hà Quảng, tuy nhiên sự khác
biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Chỉ số BMI đều có xu hướng tăng dần theo lứa tuổi ở cả ba trường điều tra.
36
Bảng 3.8. Chỉ số BMI trung bình của học sinh dân tộc thiểu số tại 3 trường
phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng
Trường
Độ
tuổi
Trường THCS thuộc Hòa
An
Trường THCS thuộc
Thông Nông
Trường THCS thuộc Hà
Quảng
Nam
(X ±
SD)
Nữ
(X ±
SD)
Chung
(X ±
SD)
Nam
(X ±
SD)
Nữ
(X ±
SD)
Chung
(X ± SD)
Nam
(X ±
SD)
Nữ
(X ±
SD)
Chung
(X ± SD)
11 15,7
1,4
16,7
2,0
16,5
1,8
16,9
1,9
17,4
2,6
17,2
2,4
17,1
2,5
17,5
2,4
17,4
2,4
12 17,2
1,9
17,8
2,2
17,6
2,1
17,9
3,4
17,9
2,6
17,9
2,9
17,1
1,3
18,5
2,9
18,1
2,7
13 18,2
2,3
18,7
2,6
18,5
2,5
19,6
3,0
19,5
2,7
19,6
2,8
18,7
3,3
19,1
2,2
19,0
2,7
14 18,8
4,5
19,9
2,9
19,7
3,2
19,4
3,2
19,3
2,3
19,3
2,7
18,6
2,1
19,0
2,3
18,9
2,2
15 0 0 0 19,5
1,4
18,9
0,1
19,4
1,2
19,8
0,8
21,4
2,7
20,7
2,1
Chung 17,2
2,6
18,4
2,7
18,0
2,7
18,8
3,1
18,7
2,7
18,7
2,8
18,1
2,6
18,5
2,6
18,4
2,6
Nhận xét:
Chỉ số BMI chung của học sinh tham gia nghiên cứu tăng dần theo độ
tuổi từ 17,0 2,3 kg/m2
ở nhóm tuổi 11 lên đến 19,9 1,7 kg/m2
ở lứa tuổi
15. Chỉ số BMI khác nhau ở nam và nữ, nữ có xu hướng có BMI cao hơn nam
giới, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
37
Bảng 3.9. Tình trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao theo tuổi) của
học sinh dân tộc thiểu số trường phổ thông dân tộc nội trú tại 3 huyện của
tỉnh Cao Bằng
Trường Giới
Tình trạng suy dinh dưỡng
SDD mức độ
vừa
SDD mức độ
nặng
SL % SL %
Trường phổ thông dân
tộc nội trú huyện
Hòa An
Nam 12 17,4 4 5,8
Nữ 14 9,5 4 2,7
Chung 26 12,0 8 3,7
Trường phổ thông dân
tộc nội trú huyện Thông
Nông
Nam 9 10,6 3 3,5
Nữ 22 14,9 4 2,7
Chung 31 13,3 7 3,0
Trường phổ thông dân
tộc nội trú huyện Hà
Quảng
Nam 10 13,0 1 1,3
Nữ 23 16,8 3 2,2
Chung 33 15,4 4 1,9
Chung
Nam 31 13,4 8 3,5
Nữ 59 13,7 11 2,5
Chung 90 13,6 19 2,9
Nhận xét:
Tỷ lệ tổng số học sinh dân tộc thiểu số bị suy dinh dưỡng thấp còi mức
độ vừa chiếm tỷ lệ cao 13,6%, suy dinh dưỡng mức độ nặng chỉ chiếm tỷ lệ
2,9%. Suy dinh dưỡng thấp còi mức độ vừa của học sinh trường PTDTNT
huyện Hà Quảng (15,4%) chiếm tỷ lệ cao nhất, thấp nhất là trường PTDTNT
huyện Hòa An chiếm 12,0%. Suy dinh dưỡng thể thấp còi mức độ nặng tại
trường PTDTNT huyện Hoà An (3,7%), Thông Nông (3,0%) và Hà Quảng
(1,9%) chiếm tỷ lệ thấp.
38
Biểu đồ 3.1. Tình trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi theo giới của học sinh
dân tộc thiểu số tại 3 trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng
Nhận xét:
Tỷ lệ số học sinh dân tộc thiểu số bị suy dinh dưỡng thể thấp còi chung
của 3 trường là 16,5%, trong đó không có sự khác biệt giữa tỷ lệ suy dinh
dưỡng thể thấp còi ở hai giới với p > 0,05. Tỷ lệ số học sinh bị suy dinh
dưỡng thể thấp còi tại trường PTDTNT huyện Hoà An, huyện Thông Nông và
huyện Hà Quảng lần lượt là 15,7%, 16,3% và 17,3%. Trong đó, tại hai trường
PTDTNT huyện Thông Nông và trường PTDTNT huyện Hà Quảng, nữ giới
có tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi cao hơn ở nam giới, tuy nhiên sự khác
biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Ngược lại, tại trường PTDTNT
huyện Hoà An, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở nam là 25,2%, cao hơn nữ
giới (12,2%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
39
Bảng 3.10. Tình trạng dinh dưỡng theo BMI của học sinh dân tộc thiểu số
trường phổ thông dân tộc nội trú huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng
Nhóm
tuổi
Giới
SL/%
Z-scores
< - 2 SD - 2 SD đến 1 SD > 1 SD
SL % SL % SL %
11
Nam 20 (40,8) 2 10,0 18 90 0 0
Nữ 29 (59,2) 2 6,9 24 82,8 3 10,3
Chung 49 (100) 4 8,2 42 85,7 3 6,1
12
Nam 22 (36,7) 0 0 20 90,9 2 9,1
Nữ 38 (63,3) 5 13,2 31 81,6 2 5,3
Chung 60 (100) 5 8,3 51 85,0 4 6,7
13
Nam 17 (30,9) 1 5,9 15 88,2 1 5,9
Nữ 38 (69,1) 3 7,9 31 81,6 4 10,5
Chung 55 (100) 4 7,3 46 83,6 5 9,1
14
Nam 10 (19,2) 2 20,0 5 50,0 3 30,0
Nữ 42 (80,8) 1 2,4 38 90,5 3 7,1
Chung 52 (100) 3 5,8 43 82,7 6 11,5
Chung
Nam 69 (31,9) 5 7,2 58 84,1 6 8,7
Nữ 147 (68,1) 11 7,5 124 84,4 12 8,2
Chung 216 (100) 16 7,4 182 84,3 18 8,3
Nhận xét:
Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể gày còm (BMI/tuổi) của học sinh dân tộc
thiểu số trường PTDTNT huyện Hoà An chiếm 7,4% và tỷ lệ thừa cân, béo
phì chiếm 8,3%. Tỷ lệ suy dinh dưỡng của học sinh không có sự khác biệt
nhiều ở các độ tuổi. Ở độ tuổi 12, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể gày còm (8,3%)
chiếm cao nhất và thấp nhất ở độ tuổi (5,8%).
40
Bảng 3.11. Tình trạng dinh dưỡng theo BMI của học sinh dân tộc thiểu số
trường phổ thông dân tộc nội trú huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng
Nhóm
tuổi
Giới SL/%
Z-scores
< - 2 SD - 2 SD đến 1 SD > 1 SD
SL % SL % SL %
11
Nam 11 (28,2) 2 18,2 8 72,7 1 9,1
Nữ 28 (71,8) 1 3,6 25 89,3 2 7,1
Chung 39 (100) 3 7,7 33 84,6 3 7,7
12
Nam 20 (35,1) 3 15,0 14 70,0 3 15,0
Nữ 37 (64,9) 2 5,3 34 91,9 1 2,7
Chung 57 (100) 5 8,8 48 84,2 4 7,0
13
Nam 21 (31,8) 2 9,5 13 61,9 6 28,6
Nữ 45 (68,2) 2 4,4 37 82,2 6 13,3
Chung 66 (100) 4 6,1 50 75,8 12 18,2
14
Nam 27 (42,9) 1 3,7 23 85,2 3 11,1
Nữ 36 (57,1) 1 2,8 32 88,9 3 8,3
Chung 63 (100) 2 3,2 55 87,3 6 9,5
15
Nam 6 (75,0) 0 0 6 100 0 0
Nữ 2 (25,0) 0 0 2 100 0 0
Chung 8 (100) 0 0 8 100 0 0
Chung Nam 85 (36,5) 8 9,4 64 75,3 13 15,3
Nữ 148
(63,5)
6 4,1 130 87,8 12 8,1
Chung 233 (100) 14 6,0 194 83,3 25 10,7
Nhận xét:
Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể gày còm của học sinh trường PTDTNT huyện
Thông Nông chiếm 6,0% và tỷ lệ thừa cân, béo phì chiếm 10,7%. Nam giới
(9,4%) có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao hơn nữ giới (4,1%). Tỷ lệ suy dinh dưỡng
cao nhất ở độ tuổi 12 (8,8%), tiếp đến là độ tuổi 11 (7,7%), 13 (6,1%), 14
(3,2%) và độ tuổi 15 không có học sinh nào bị suy dinh dưỡng.
Tỷ lệ thừa cân, béo phì ở nam giới (15,3%) cũng cao hơn nữ giới
(8,1%). Ở độ tuổi 13 có tỷ lệ học sinh thừa cân, béo phì (18,2%) cao nhất, độ
tuổi 15 không có học sinh nào bị thừa cân, béo phì.
41
Bảng 3.12. Tình trạng dinh dưỡng theo BMI của học sinh dân tộc thiểu số
trường phổ thông dân tộc nội trú huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng
Nhóm
tuổi
Giới SL/%
Z-scores
< - 2 SD - 2 SD đến 1 SD > 1 SD
SL % SL % SL %
11
Nam 16 (30,2) 0 0 14 87,5 2 12,5
Nữ 37 (69,8) 2 5,4 30 81,1 5 13,5
Chung 53 (100) 2 3,8 44 83,0 7 13,2
12
Nam 13 (25,5) 0 0 13 100 0 0
Nữ 38 (74,5) 1 2,6 33 86,8 4 10,5
Chung 51 (100) 1 2,0 46 90,2 4 7,8
13
Nam 24 (44,4) 3 12,5 15 62,5 6 25,0
Nữ 30 (55,6) 1 3,3 26 86,7 3 10,0
Chung 54 (100) 4 7,4 41 75,9 9 16,7
14
Nam 22 (43,1) 3 13,6 18 81,8 1 4,5
Nữ 29 (56,9) 1 3,4 26 89,7 2 6,9
Chung 51 (100) 4 7,8 44 86,3 3 5,9
15
Nam 2 (40,0) 0 0 2 100 0 0
Nữ 3 (60,0) 0 0 2 66,7 1 33,3
Chung 5 (100) 0 0 4 80,0 1 20,0
Chung
Nam 77 (36,0) 6 7,8 62 80,5 9 11,7
Nữ 137
(64,0)
5 3,6 117 85,4 15 10,9
Chung 214
(100)
11 5,1 179 83,6 24 11,2
Nhận xét:
Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể gày còm của học sinh dân tộc thiểu số trường
PTDTNT huyện Hà Quảng chiếm 5,1% và tỷ lệ thừa cân, béo phì chiếm
11,2%. Độ tuổi 14 có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao nhất (7,8%) và độ tuổi 15
không có học sinh nào bị suy dinh dưỡng.
Tỷ lệ thừa cân, béo phì ở nam giới (11,7%) và nữ giới (10,9%) tương
đương nhau. Tỷ lệ thừa cân, béo phì của học sinh ở độ tuổi 15 chiếm cao nhất
(20,0%), thấp nhất ở độ tuổi 14 (5,9%).
42
p > 0,05
Biểu đồ 3.2. Tình trạng dinh dưỡng theo BMI của học sinh dân tộc thiểu số
tại 3 trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng
Nhận xét:
Kết quả biểu đồ 3.2 cho thấy, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể gày còm chung
của học sinh dân tộc thiểu số tại 3 trường là 6,2%. Tỷ lệ thừa cân, béo phì
chung là 10,1%. Học sinh nam có tỷ lệ suy dinh dưỡng (8,2%) và tỷ lệ thừa cân
(8,2%), béo phì (3,9%) cao hơn nữ giới (5,1%, 7,4% và 1,6%), tuy nhiên sự
khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
43
Bảng 3.13. Thói quen ăn uống của học sinh dân tộc thiểu số tại 3 trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng
Trường
Thói
quen
ăn uống
Trường PTDTNT
huyện Hoà An
(1)
Trường
PTDTNT
huyện Thông
Nông
(2)
Trường
PTDTNT
huyện Hà
Quảng (3)
Chung
p1,2 p2,3 p1,3
SL/% SL/% SL/% SL/%
Số bữa ăn
trong ngày
< 3 59 (27,3) 42 (18,0) 9 (4,2) 110 (16,6)
<0,05 >0,05 >0,05
3 153 (70,8) 189 (81,1) 200 (93,5) 614 (81,7)
> 3 4 (1,9) 2 (0,9) 5 (2,3) 11 (1,7)
Thường xuyên ăn sáng 143 (66,2) 159 (68,2) 185 (86,4) 487 (73,5) >0,05 <0,05 <0,05
Có ăn kiêng 31 (14,4) 44 (18,9) 23 (10,7) 98 (14,8) >0,05 <0,05 >0,05
Có ăn vặt 214 (99,1) 230 (98,7) 209 (97,7) 653 (98,5) >0,05 >0,05 >0,05
Có rửa tay trước khi ăn 204 (94,4) 225 (96,6) 210 (98,1) 639 (96,4) >0,05 >0,05 >0,05
Có rửa tay sau khi đi vệ sinh 213 (98,6) 230 (98,7) 211 (98,6) 654 (98,6) >0,05 >0,05 >0,05
Có tẩy giun trong 6 tháng qua 170 (78,7) 122 (52,4) 192 (89,7) 484 (73,0) <0,05 <0,05 <0,05
44
Nhận xét:
Đa số học sinh ăn ba bữa trong ngày (81,7%), trong đó học sinh trường
PTDTNT huyện Hà Quảng ăn ba bữa trong ngày chiếm tỷ lệ cao nhất
(93,5%), tiếp đến là trường PTDTNT huyện Thông Nông (81,1%), thấp nhất
ở huyện Thông Nông (70,8%), tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống
kê (p > 0,05). Tỷ lệ học sinh ăn 1-2 bữa trên ngày vẫn còn chiếm tỷ lệ khá cao
(16,6%), trường PTDTNT huyện Hoà An có số lượng học sinh ăn dưới 3 bữa
trong một ngày chiếm tỷ lệ cao nhất (27,3%), tiếp đến là trường PTDTNT
huyện Thông Nông (18,0%), trong khi ở trường PTDTNT huyện Hà Quảng
chỉ chiếm 4,2%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Số lượng học sinh thường xuyên ăn sáng chiếm tỷ lệ không cao
(73,5%). Tỷ lệ học sinh ăn vặt chiếm tỷ lệ rất cao (98,5%). Tỷ lệ học sinh có ý
thức rửa tay trước khi ăn, rửa tay sau khi đi vệ sinh ở các trường đều rất cao,
chiếm tỷ lệ từ 96,4% đến 98,6%. Tỷ lệ các em được tẩy giun trong 6 tháng
qua chiếm tỷ lệ 73,0% trong đó tỷ lệ các em được tẩy giun ở trường Hà
Quảng là cao nhất (89,7%), thấp nhất ở trường Thông Nông (52,4%).
Bảng 3.14. Tần suất tiêu thụ thực phẩm trong tháng của học sinh dân tộc
thiểu số trường phổ thông dân tộc nội trú huyện Hoà An, tỉnh Cao Bằng
Tần suất
Tên thực phẩm
Hàng ngày Hàng tuần
Ít khi ăn hoặc
không bao giờ
SL % SL % SL %
Cơm 212 98,1 3 1,4 1 0,5
Bánh mỳ trắng 2 0,9 140 64,8 74 34,3
Mỳ ăn liền 35 16,2 164 75,9 17 7,9
Bún/phở/bánh cuốn 9 4,2 173 80,1 34 15,7
Khoai củ các loại 25 11,6 80 37,0 111 51,4
Thịt các loại 154 71,3 56 25,9 6 2,8
45
Trứng 12 5,6 181 83,8 23 10,6
Cá 4 1,9 186 86,1 26 12,0
Tôm , cua, tép 3 1,4 36 16,7 177 81,9
Đậu phụ 11 5,1 176 81,5 29 13,4
Lạc, vừng 6 2,8 137 63,4 73 33,8
Mỡ, dầu ăn 148 68,5 40 18,5 28 13,0
Đậu đỗ 16 7,4 116 53,7 84 38,9
Rau các loại 187 86,6 17 7,9 12 5,6
Thực phẩm giàu tiền chất
vitamin A
53 24,5 129 59,7 34 15,7
Quả các loại 42 19,4 123 56,9 51 23,6
Các loại phủ tạng động vật 4 1,9 42 19,4 170 78,7
Nước giải khát có gas 18 8,3 100 46,3 98 45,4
Sữa các loại 78 36,1 86 39,8 52 24,1
Bánh kẹo ngọt 105 48,6 98 45,4 13 6,0
Bim bim 98 45,4 101 46,8 17 7,9
Nhận xét:
Kết quả cho thấy thực phẩm tiêu thụ chủ yếu hàng ngày của học sinh
trường PTDTNT huyện Hoà An là gạo (98,1%), rau các loại (86,6%), tiếp đến
là các loại thịt (71,3%), mỡ và dầu ăn (68,5%). Tần suất tiêu thụ bánh kẹo
ngọt và bim bim hàng ngày (48,6% và 45,4%) và hàng tuần (45,4% và 46,8%)
của học sinh chiếm tỷ lệ tương đối cao.
46
Bảng 3.15. Tần suất tiêu thụ thực phẩm trong tháng của học sinh dân tộc
thiểu số trường phổ thông dân tộc nội trú huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng
Tần suất
Tên thựcphẩm
Hàng ngày Hàng tuần
Ít khi ăn hoặc
không bao giờ
SL % SL % SL %
Cơm 229 98,3 3 1,3 1 0,4
Bánh mỳ trắng 3 1,3 168 72,1 62 26,6
Mỳ ăn liền 12 5,2 198 85,0 23 9,9
Bún/phở/bánh cuốn 9 3,9 162 69,5 62 26,6
Khoai củ các loại 14 6,0 81 34,8 138 59,2
Thịt các loại 129 55,4 96 41,2 8 3,4
Trứng 9 3,9 213 91,4 11 4,7
Cá 6 2,6 206 88,4 21 9,0
Tôm , cua, tép 3 1,3 15 6,4 215 92,3
Đậu phụ 13 5,6 203 87,1 17 7,3
Lạc, vừng 3 1,3 46 19,7 184 79,0
Mỡ, dầu ăn 154 66,1 49 21,0 30 12,9
Đậu đỗ 2 0,9 122 52,4 109 46,8
Rau các loại 177 76,0 46 19,7 10 4,3
Thực phẩm giàu tiền chất
vitamin A
39 16,7 168 72,1 26 11,2
Quả các loại 46 19,7 126 54,1 61 26,2
Các loại phủ tạng động vật 2 0,9 31 13,3 200 85,8
Nước giải khát có gas 5 2,1 89 38,2 139 59,7
Sữa các loại 53 22,7 78 33,5 102 43,8
Bánh kẹo ngọt 73 31,3 123 52,8 37 15,9
Bim bim 75 32,2 130 55,8 28 12,0
Nhận xét:
Tần suất tiêu thụ cơm hàng ngày của học sinh trường PTDTNT nội trú
thuộc huyện Thông Nông (98,3%) chiếm tỷ lệ cao nhất. Tiếp theo là tỷ lệ tiêu
thụ các thực phẩm như rau các loại (76,0%), mỡ và dầu ăn (66,1%), thịt các
loại (55,4%). Sữa các loại được tiêu thụ hàng ngày và hàng tuần với tỷ lệ
không cao (22,7% và 33,5%), trong khi bánh kẹo ngọt (31,3% và 52,8%) và
bim bim (32,2% và 55,8%) được sử dụng hàng ngày và hàng tuần với tỷ lệ
khá cao.
47
Bảng 3.16. Tần suất tiêu thụ thực phẩm trong tháng của học sinh dân tộc
thiểu số trường phổ thông dân tộc nội trú huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng
Tần suất
Tên thực phẩm
Hàng ngày Hàng tuần
Ít khi ăn hoặc
không bao giờ
SL % SL % SL %
Cơm 209 97,7 5 2,3 0 0,0
Bánh mỳ trắng 1 0,5 68 31,8 145 67,8
Mỳ ăn liền 38 17,8 145 67,8 31 14,5
Bún/phở/bánh cuốn 8 3,7 80 37,4 126 58,9
Khoai củ các loại 25 11,7 97 45,3 92 43,0
Thịt các loại 127 59,3 79 36,9 8 3,7
Trứng 7 3,3 186 86,9 21 9,8
Cá 1 0,5 183 85,5 30 14,0
Tôm , cua, tép 0 0,0 23 10,7 191 89,3
Đậu phụ 6 2,8 178 83,2 30 14,0
Lạc, vừng 8 3,7 156 72,9 50 23,4
Mỡ, dầu ăn 154 72,0 45 21,0 15 7,0
Đậu đỗ 8 3,7 138 64,5 68 31,8
Rau các loại 162 75,7 40 18,7 12 5,6
Thực phẩm giàu tiền chất
vitamin A
45 21,0 136 63,6 33 15,4
Quả các loại 28 13,1 111 51,9 75 35,0
Các loại phủ tạng động vật 3 1,4 132 61,7 79 36,9
Nước giải khát có gas 23 10,7 82 38,3 109 50,9
Sữa các loại 40 18,7 107 50,0 67 31,3
Bánh kẹo ngọt 95 44,4 84 39,3 35 16,4
Bim bim 99 46,3 102 47,7 13 6,1
Nhận xét:
Kết quả cho thấy thực phẩm tiêu thụ chủ yếu hàng ngày của học sinh
trường PTDTNT thuộc huyện Hà Quảng là cơm (97,7%), rau các loại
(75,7%), mỡ, dầu ăn (72,0%), thịt các loại (59,3%) nhưng sữa các loại được
tiêu thụ hàng ngày với tỷ lệ thấp (18,7%). Đa phần các em ít khi ăn hoặc
không ăn tôm, cua, tép (89,3%), trong khi bánh kẹo ngọt (44,4% và 39,3%)
và bim bim (46,3% và 47,7%) được tiêu thụ hàng ngày và hàng tuần với tỷ lệ
khá cao.
Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số tại ba trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh cao bằng
Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số tại ba trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh cao bằng
Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số tại ba trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh cao bằng
Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số tại ba trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh cao bằng
Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số tại ba trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh cao bằng
Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số tại ba trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh cao bằng
Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số tại ba trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh cao bằng
Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số tại ba trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh cao bằng
Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số tại ba trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh cao bằng
Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số tại ba trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh cao bằng
Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số tại ba trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh cao bằng
Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số tại ba trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh cao bằng
Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số tại ba trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh cao bằng
Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số tại ba trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh cao bằng
Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số tại ba trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh cao bằng
Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số tại ba trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh cao bằng
Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số tại ba trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh cao bằng
Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số tại ba trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh cao bằng
Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số tại ba trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh cao bằng
Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số tại ba trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh cao bằng
Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số tại ba trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh cao bằng
Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số tại ba trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh cao bằng
Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số tại ba trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh cao bằng
Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số tại ba trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh cao bằng
Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số tại ba trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh cao bằng
Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số tại ba trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh cao bằng
Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số tại ba trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh cao bằng
Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số tại ba trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh cao bằng
Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số tại ba trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh cao bằng
Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số tại ba trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh cao bằng
Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số tại ba trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh cao bằng
Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số tại ba trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh cao bằng
Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số tại ba trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh cao bằng

More Related Content

What's hot

Luận văn: Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người...
Luận văn: Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người...Luận văn: Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người...
Luận văn: Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Chẩn đoán và điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Chẩn đoán và điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quảnChẩn đoán và điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Chẩn đoán và điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quảnThanh Liem Vo
 
DINH DƯỠNG VÀ CHẾ ĐỘ ĂN TRẺ EM
DINH DƯỠNG VÀ CHẾ ĐỘ ĂN TRẺ EMDINH DƯỠNG VÀ CHẾ ĐỘ ĂN TRẺ EM
DINH DƯỠNG VÀ CHẾ ĐỘ ĂN TRẺ EMSoM
 
Bai 302 dinh duong cho tre em
Bai 302 dinh duong cho tre emBai 302 dinh duong cho tre em
Bai 302 dinh duong cho tre emThanh Liem Vo
 
Luận văn: Đánh giá thực trạng stress, lo âu, trầm cảm của điều dưỡng, hộ sinh...
Luận văn: Đánh giá thực trạng stress, lo âu, trầm cảm của điều dưỡng, hộ sinh...Luận văn: Đánh giá thực trạng stress, lo âu, trầm cảm của điều dưỡng, hộ sinh...
Luận văn: Đánh giá thực trạng stress, lo âu, trầm cảm của điều dưỡng, hộ sinh...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính _ ARI_full.ppt
nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính _ ARI_full.pptnhiễm khuẩn hô hấp cấp tính _ ARI_full.ppt
nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính _ ARI_full.pptSoM
 
KHÁM LÂM SÀNG TIM MẠCH
KHÁM LÂM SÀNG TIM MẠCHKHÁM LÂM SÀNG TIM MẠCH
KHÁM LÂM SÀNG TIM MẠCHSoM
 
ĐẶC ĐIỂM HỆ TUẦN HOÀN TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ TUẦN HOÀN TRẺ EMĐẶC ĐIỂM HỆ TUẦN HOÀN TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ TUẦN HOÀN TRẺ EMSoM
 
THOÁI HÓA KHỚP GỐI
THOÁI HÓA KHỚP GỐITHOÁI HÓA KHỚP GỐI
THOÁI HÓA KHỚP GỐISoM
 
Bài giảng RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH.pdf
Bài giảng RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH.pdfBài giảng RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH.pdf
Bài giảng RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH.pdfTieuNgocLy
 
Bài giảng bệnh chàm
Bài giảng bệnh chàmBài giảng bệnh chàm
Bài giảng bệnh chàmjackjohn45
 
Sổ Tay Bệnh Mày Đay
Sổ Tay Bệnh Mày ĐaySổ Tay Bệnh Mày Đay
Sổ Tay Bệnh Mày ĐayPhụ Bì Khang
 
Bệnh án PHCN: TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO
Bệnh án PHCN: TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃOBệnh án PHCN: TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO
Bệnh án PHCN: TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃOBão Tố
 
Khảo sát giá trị của công cụ mna sf trong chẩn đoán suy dinh dưỡng bệnh nhân ...
Khảo sát giá trị của công cụ mna sf trong chẩn đoán suy dinh dưỡng bệnh nhân ...Khảo sát giá trị của công cụ mna sf trong chẩn đoán suy dinh dưỡng bệnh nhân ...
Khảo sát giá trị của công cụ mna sf trong chẩn đoán suy dinh dưỡng bệnh nhân ...jackjohn45
 
Tỷ lệ mắc và chất lượng cuộc sống của học sinh tiểu học bị thừa cân, béo phì ...
Tỷ lệ mắc và chất lượng cuộc sống của học sinh tiểu học bị thừa cân, béo phì ...Tỷ lệ mắc và chất lượng cuộc sống của học sinh tiểu học bị thừa cân, béo phì ...
Tỷ lệ mắc và chất lượng cuộc sống của học sinh tiểu học bị thừa cân, béo phì ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
DINH DƯỠNG Ở NGƯỜI CAO TUỔI
DINH DƯỠNG Ở NGƯỜI CAO TUỔIDINH DƯỠNG Ở NGƯỜI CAO TUỔI
DINH DƯỠNG Ở NGƯỜI CAO TUỔISoM
 
KHÁM BỎNG
KHÁM BỎNGKHÁM BỎNG
KHÁM BỎNGSoM
 
SA SÚT TRÍ TUỆ VÀ BỆNH ALZHEIMER
SA SÚT TRÍ TUỆ VÀ BỆNH ALZHEIMERSA SÚT TRÍ TUỆ VÀ BỆNH ALZHEIMER
SA SÚT TRÍ TUỆ VÀ BỆNH ALZHEIMERSoM
 

What's hot (20)

Luận văn: Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người...
Luận văn: Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người...Luận văn: Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người...
Luận văn: Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người...
 
Chẩn đoán và điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Chẩn đoán và điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quảnChẩn đoán và điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Chẩn đoán và điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản
 
Luận văn: Điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản, HAY
Luận văn: Điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản, HAYLuận văn: Điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản, HAY
Luận văn: Điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản, HAY
 
DINH DƯỠNG VÀ CHẾ ĐỘ ĂN TRẺ EM
DINH DƯỠNG VÀ CHẾ ĐỘ ĂN TRẺ EMDINH DƯỠNG VÀ CHẾ ĐỘ ĂN TRẺ EM
DINH DƯỠNG VÀ CHẾ ĐỘ ĂN TRẺ EM
 
Bai 302 dinh duong cho tre em
Bai 302 dinh duong cho tre emBai 302 dinh duong cho tre em
Bai 302 dinh duong cho tre em
 
Luận văn: Đánh giá thực trạng stress, lo âu, trầm cảm của điều dưỡng, hộ sinh...
Luận văn: Đánh giá thực trạng stress, lo âu, trầm cảm của điều dưỡng, hộ sinh...Luận văn: Đánh giá thực trạng stress, lo âu, trầm cảm của điều dưỡng, hộ sinh...
Luận văn: Đánh giá thực trạng stress, lo âu, trầm cảm của điều dưỡng, hộ sinh...
 
nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính _ ARI_full.ppt
nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính _ ARI_full.pptnhiễm khuẩn hô hấp cấp tính _ ARI_full.ppt
nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính _ ARI_full.ppt
 
KHÁM LÂM SÀNG TIM MẠCH
KHÁM LÂM SÀNG TIM MẠCHKHÁM LÂM SÀNG TIM MẠCH
KHÁM LÂM SÀNG TIM MẠCH
 
ĐẶC ĐIỂM HỆ TUẦN HOÀN TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ TUẦN HOÀN TRẺ EMĐẶC ĐIỂM HỆ TUẦN HOÀN TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ TUẦN HOÀN TRẺ EM
 
THOÁI HÓA KHỚP GỐI
THOÁI HÓA KHỚP GỐITHOÁI HÓA KHỚP GỐI
THOÁI HÓA KHỚP GỐI
 
Bài giảng RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH.pdf
Bài giảng RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH.pdfBài giảng RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH.pdf
Bài giảng RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH.pdf
 
Bài giảng bệnh chàm
Bài giảng bệnh chàmBài giảng bệnh chàm
Bài giảng bệnh chàm
 
Sổ Tay Bệnh Mày Đay
Sổ Tay Bệnh Mày ĐaySổ Tay Bệnh Mày Đay
Sổ Tay Bệnh Mày Đay
 
Bệnh án PHCN: TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO
Bệnh án PHCN: TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃOBệnh án PHCN: TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO
Bệnh án PHCN: TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO
 
Khảo sát giá trị của công cụ mna sf trong chẩn đoán suy dinh dưỡng bệnh nhân ...
Khảo sát giá trị của công cụ mna sf trong chẩn đoán suy dinh dưỡng bệnh nhân ...Khảo sát giá trị của công cụ mna sf trong chẩn đoán suy dinh dưỡng bệnh nhân ...
Khảo sát giá trị của công cụ mna sf trong chẩn đoán suy dinh dưỡng bệnh nhân ...
 
Tỷ lệ mắc và chất lượng cuộc sống của học sinh tiểu học bị thừa cân, béo phì ...
Tỷ lệ mắc và chất lượng cuộc sống của học sinh tiểu học bị thừa cân, béo phì ...Tỷ lệ mắc và chất lượng cuộc sống của học sinh tiểu học bị thừa cân, béo phì ...
Tỷ lệ mắc và chất lượng cuộc sống của học sinh tiểu học bị thừa cân, béo phì ...
 
T giap
T giapT giap
T giap
 
DINH DƯỠNG Ở NGƯỜI CAO TUỔI
DINH DƯỠNG Ở NGƯỜI CAO TUỔIDINH DƯỠNG Ở NGƯỜI CAO TUỔI
DINH DƯỠNG Ở NGƯỜI CAO TUỔI
 
KHÁM BỎNG
KHÁM BỎNGKHÁM BỎNG
KHÁM BỎNG
 
SA SÚT TRÍ TUỆ VÀ BỆNH ALZHEIMER
SA SÚT TRÍ TUỆ VÀ BỆNH ALZHEIMERSA SÚT TRÍ TUỆ VÀ BỆNH ALZHEIMER
SA SÚT TRÍ TUỆ VÀ BỆNH ALZHEIMER
 

Similar to Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số tại ba trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh cao bằng

Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm thức ăn đường phố tại một số huyện của t...
Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm thức ăn đường phố tại một số huyện của t...Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm thức ăn đường phố tại một số huyện của t...
Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm thức ăn đường phố tại một số huyện của t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em từ 25 đến 60 tháng và một số ...
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em từ 25 đến 60 tháng và một số ...Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em từ 25 đến 60 tháng và một số ...
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em từ 25 đến 60 tháng và một số ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
KIẾN THỨC, THỰC HÀNH TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆN...
KIẾN THỨC, THỰC HÀNH TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆN...KIẾN THỨC, THỰC HÀNH TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆN...
KIẾN THỨC, THỰC HÀNH TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆN...NuioKila
 
[123doc] - kien-thuc-thuc-hanh-tuan-thu-dieu-tri-va-mot-so-yeu-to-lien-quan-o...
[123doc] - kien-thuc-thuc-hanh-tuan-thu-dieu-tri-va-mot-so-yeu-to-lien-quan-o...[123doc] - kien-thuc-thuc-hanh-tuan-thu-dieu-tri-va-mot-so-yeu-to-lien-quan-o...
[123doc] - kien-thuc-thuc-hanh-tuan-thu-dieu-tri-va-mot-so-yeu-to-lien-quan-o...NuioKila
 
Kỹ năng tư vấn sức khỏe của nhân viên y tế thôn bản tại huyện định hóa, tỉnh ...
Kỹ năng tư vấn sức khỏe của nhân viên y tế thôn bản tại huyện định hóa, tỉnh ...Kỹ năng tư vấn sức khỏe của nhân viên y tế thôn bản tại huyện định hóa, tỉnh ...
Kỹ năng tư vấn sức khỏe của nhân viên y tế thôn bản tại huyện định hóa, tỉnh ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Mô Hình Bệnh Tật Bệnh Nhân Điều Trị Nội Trú Và Thực Trạng Nguồn Lực Tại Bệnh ...
Mô Hình Bệnh Tật Bệnh Nhân Điều Trị Nội Trú Và Thực Trạng Nguồn Lực Tại Bệnh ...Mô Hình Bệnh Tật Bệnh Nhân Điều Trị Nội Trú Và Thực Trạng Nguồn Lực Tại Bệnh ...
Mô Hình Bệnh Tật Bệnh Nhân Điều Trị Nội Trú Và Thực Trạng Nguồn Lực Tại Bệnh ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả xử trí người bệnh tiền sản giật
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả xử trí người bệnh tiền sản giậtđặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả xử trí người bệnh tiền sản giật
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả xử trí người bệnh tiền sản giậtTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận ngành y đa khoa Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Vàng Da Tăng Bilirubin Gi...
Khóa luận ngành y đa khoa Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Vàng Da Tăng Bilirubin Gi...Khóa luận ngành y đa khoa Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Vàng Da Tăng Bilirubin Gi...
Khóa luận ngành y đa khoa Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Vàng Da Tăng Bilirubin Gi...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng củ...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng củ...đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng củ...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng củ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu nồng độ leptin, adiponectin huyết tƣơng và tỷ leptin/adiponectin t...
Nghiên cứu nồng độ leptin, adiponectin huyết tƣơng và tỷ leptin/adiponectin t...Nghiên cứu nồng độ leptin, adiponectin huyết tƣơng và tỷ leptin/adiponectin t...
Nghiên cứu nồng độ leptin, adiponectin huyết tƣơng và tỷ leptin/adiponectin t...hieu anh
 
Đề tài: Dịch tễ học rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ 18 – 30 tháng và rào cản tiếp cậ...
Đề tài: Dịch tễ học rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ 18 – 30 tháng và rào cản tiếp cậ...Đề tài: Dịch tễ học rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ 18 – 30 tháng và rào cản tiếp cậ...
Đề tài: Dịch tễ học rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ 18 – 30 tháng và rào cản tiếp cậ...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Dịch tễ học rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ 18 – 30 tháng và rào cản tiếp cận dịch v...
Dịch tễ học rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ 18 – 30 tháng và rào cản tiếp cận dịch v...Dịch tễ học rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ 18 – 30 tháng và rào cản tiếp cận dịch v...
Dịch tễ học rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ 18 – 30 tháng và rào cản tiếp cận dịch v...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Dịch tễ học rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ 18 – 30 tháng và rào cản tiếp c...
Luận án: Dịch tễ học rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ 18 – 30 tháng và rào cản tiếp c...Luận án: Dịch tễ học rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ 18 – 30 tháng và rào cản tiếp c...
Luận án: Dịch tễ học rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ 18 – 30 tháng và rào cản tiếp c...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.ssuser499fca
 

Similar to Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số tại ba trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh cao bằng (20)

Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...
 
Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm thức ăn đường phố tại một số huyện của t...
Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm thức ăn đường phố tại một số huyện của t...Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm thức ăn đường phố tại một số huyện của t...
Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm thức ăn đường phố tại một số huyện của t...
 
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...
 
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em từ 25 đến 60 tháng và một số ...
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em từ 25 đến 60 tháng và một số ...Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em từ 25 đến 60 tháng và một số ...
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em từ 25 đến 60 tháng và một số ...
 
KIẾN THỨC, THỰC HÀNH TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆN...
KIẾN THỨC, THỰC HÀNH TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆN...KIẾN THỨC, THỰC HÀNH TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆN...
KIẾN THỨC, THỰC HÀNH TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆN...
 
[123doc] - kien-thuc-thuc-hanh-tuan-thu-dieu-tri-va-mot-so-yeu-to-lien-quan-o...
[123doc] - kien-thuc-thuc-hanh-tuan-thu-dieu-tri-va-mot-so-yeu-to-lien-quan-o...[123doc] - kien-thuc-thuc-hanh-tuan-thu-dieu-tri-va-mot-so-yeu-to-lien-quan-o...
[123doc] - kien-thuc-thuc-hanh-tuan-thu-dieu-tri-va-mot-so-yeu-to-lien-quan-o...
 
Kỹ năng tư vấn sức khỏe của nhân viên y tế thôn bản tại huyện định hóa, tỉnh ...
Kỹ năng tư vấn sức khỏe của nhân viên y tế thôn bản tại huyện định hóa, tỉnh ...Kỹ năng tư vấn sức khỏe của nhân viên y tế thôn bản tại huyện định hóa, tỉnh ...
Kỹ năng tư vấn sức khỏe của nhân viên y tế thôn bản tại huyện định hóa, tỉnh ...
 
Mô Hình Bệnh Tật Bệnh Nhân Điều Trị Nội Trú Và Thực Trạng Nguồn Lực Tại Bệnh ...
Mô Hình Bệnh Tật Bệnh Nhân Điều Trị Nội Trú Và Thực Trạng Nguồn Lực Tại Bệnh ...Mô Hình Bệnh Tật Bệnh Nhân Điều Trị Nội Trú Và Thực Trạng Nguồn Lực Tại Bệnh ...
Mô Hình Bệnh Tật Bệnh Nhân Điều Trị Nội Trú Và Thực Trạng Nguồn Lực Tại Bệnh ...
 
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả xử trí người bệnh tiền sản giật
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả xử trí người bệnh tiền sản giậtđặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả xử trí người bệnh tiền sản giật
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả xử trí người bệnh tiền sản giật
 
Khóa luận ngành y đa khoa Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Vàng Da Tăng Bilirubin Gi...
Khóa luận ngành y đa khoa Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Vàng Da Tăng Bilirubin Gi...Khóa luận ngành y đa khoa Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Vàng Da Tăng Bilirubin Gi...
Khóa luận ngành y đa khoa Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Vàng Da Tăng Bilirubin Gi...
 
Luận văn: Nồng độ hydroxybutyrate máu ở bệnh nhân tiểu đường
Luận văn: Nồng độ hydroxybutyrate máu ở bệnh nhân tiểu đườngLuận văn: Nồng độ hydroxybutyrate máu ở bệnh nhân tiểu đường
Luận văn: Nồng độ hydroxybutyrate máu ở bệnh nhân tiểu đường
 
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng củ...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng củ...đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng củ...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng củ...
 
Luận án: Nghiên cứu nồng độ leptin, adiponectin trên đối tượng thừa cân
Luận án: Nghiên cứu nồng độ leptin, adiponectin trên đối tượng thừa cânLuận án: Nghiên cứu nồng độ leptin, adiponectin trên đối tượng thừa cân
Luận án: Nghiên cứu nồng độ leptin, adiponectin trên đối tượng thừa cân
 
Nghiên cứu nồng độ leptin, adiponectin huyết tƣơng và tỷ leptin/adiponectin t...
Nghiên cứu nồng độ leptin, adiponectin huyết tƣơng và tỷ leptin/adiponectin t...Nghiên cứu nồng độ leptin, adiponectin huyết tƣơng và tỷ leptin/adiponectin t...
Nghiên cứu nồng độ leptin, adiponectin huyết tƣơng và tỷ leptin/adiponectin t...
 
Luận án: Nồng độ leptin, adiponectin ở người thừa cân - béo phì
Luận án: Nồng độ leptin, adiponectin ở người thừa cân - béo phìLuận án: Nồng độ leptin, adiponectin ở người thừa cân - béo phì
Luận án: Nồng độ leptin, adiponectin ở người thừa cân - béo phì
 
Đề tài: Dịch tễ học rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ 18 – 30 tháng và rào cản tiếp cậ...
Đề tài: Dịch tễ học rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ 18 – 30 tháng và rào cản tiếp cậ...Đề tài: Dịch tễ học rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ 18 – 30 tháng và rào cản tiếp cậ...
Đề tài: Dịch tễ học rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ 18 – 30 tháng và rào cản tiếp cậ...
 
Dịch tễ học rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ 18 – 30 tháng và rào cản tiếp cận dịch v...
Dịch tễ học rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ 18 – 30 tháng và rào cản tiếp cận dịch v...Dịch tễ học rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ 18 – 30 tháng và rào cản tiếp cận dịch v...
Dịch tễ học rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ 18 – 30 tháng và rào cản tiếp cận dịch v...
 
Luận án: Dịch tễ học rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ 18 – 30 tháng và rào cản tiếp c...
Luận án: Dịch tễ học rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ 18 – 30 tháng và rào cản tiếp c...Luận án: Dịch tễ học rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ 18 – 30 tháng và rào cản tiếp c...
Luận án: Dịch tễ học rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ 18 – 30 tháng và rào cản tiếp c...
 
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
 
Giá trị của siêu âm hai chiều, Doppler trong chẩn đoán thai kém phát triển
Giá trị của siêu âm hai chiều, Doppler trong chẩn đoán thai kém phát triểnGiá trị của siêu âm hai chiều, Doppler trong chẩn đoán thai kém phát triển
Giá trị của siêu âm hai chiều, Doppler trong chẩn đoán thai kém phát triển
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.dochttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...https://www.facebook.com/garmentspace
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 

Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số tại ba trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh cao bằng

  • 1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC LÊ NA TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ KHẨU PHẦN ĂN CỦA HỌC SINH DÂN TỘC THIẾU SỐ TẠI BA TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH CAO BẰNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC THÁI NGUYÊN - NĂM 2020
  • 2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC LÊ NA TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ KHẨU PHẦN ĂN CỦA HỌC SINH DÂN TỘC THIẾU SỐ TẠI BA TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH CAO BẰNG CHUYÊN NGÀNH: Y HỌC DỰ PHÒNG MÃ SỐ: 87.20.163 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRƯƠNG THỊ THÙY DƯƠNG THÁI NGUYÊN - NĂM 2020
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do chính tôi thực hiện. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ đề tài nghiên cứu nào khác. Thái Nguyên, tháng 6 năm 2020 Tác giả Lê Na
  • 4. LỜI CẢM ƠN Qua thời gian học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên, tôi luôn nhận được sự hướng dẫn, động viên và tạo điều kiện kịp thời về nhiều mặt của các thầy, cô giáo, các anh chị đồng nghiệp và của người thân. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo - Bộ phận đào tạo sau đại học và Khoa Y tế công cộng - trường Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện trong học tập và nghiên cứu khoa học từ việc trang bị kiến thức đến thu thập và xử lý số liệu trong suốt thời gian vừa qua. Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS Trương Thị Thùy Dương - Người đã tận tình chỉ bảo, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm, dành nhiều thời gian hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các thầy cô đã tận tình truyền đạt những kiến thức và hướng dẫn, định hướng cho tôi để tôi hoàn thành bản luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo Sở Y tế, Ban Giám đốc và tập thể cán bộ viên chức Trung tâm Y tế huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng đã tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu luận văn tốt nghiệp. Tôi xin trân trọng cảm ơn tới lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cao Bằng, lãnh đạo và các thầy cô giáo trường phổ thông dân tộc nội trú huyện Hòa An, Hà Quảng và Thông Nông đã đào điều kiện cho tôi thu thập số liệu đề tài để tôi hoàn thành được bản luận văn này. Cuối cùng, tôi xin trân trọng cảm ơn gia đình, đồng nghiệp và những người thân đã luôn sát cánh, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu cũng như trong công tác và cuộc sống. Thái Nguyên, tháng 6 năm 2020 Tác giả Lê Na
  • 5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BMI : Body Mass Index (Chỉ số khối cơ thể) CN : Cân nặng CC : Chiều cao LTTP : Lương thực thực phẩm. NCHS : National Central Health Statistic (Trung tâm thống kê sức khỏe Hoa Kỳ). PTDTNT : Phổ thông dân tộc nội trú SD : Standard Deviation (Độ lệch chuẩn). SDD : Suy dinh dưỡng. TNLTD : Thiếu năng lượng trường diễn THCS : Trung học cơ sở. TC, BP : Thừa cân, béo phì WHO : World Health Oganization (Tổ chức Y tế Thế giới).
  • 6. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................................1 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................................................3 1.1. Tình trạng dinh dưỡng và phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng.............3 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản..................................................................................................3 1.1.2. Phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng...............................................................4 1.1.3. Tình trạng dinh dưỡng ở lứa tuổi vị thành niên............................................................5 1.2. Một số nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng của học sinh trung học cơ sở trên thế giới và Việt Nam..........................................................................................................................8 1.2.1. Tình trạng dinh dưỡng của học sinh trung học cơ sở trên thế giới.............................8 1.2.2. Một số nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng của học sinh trung học cơ sở tại Việt Nam.............................................................................................................................................12 1.3. Một số nghiên cứu về khẩu phần ăn của học sinh trung học cơ sở trên thế giới và Việt Nam.....................................................................................................................................15 1.3.1. Một số nghiên cứu về khẩu phần ăn của học sinh trung học cơ sở trên thế giới....15 1.3.2. Một số nghiên cứu về khẩu phần ăn của học sinh trung học cơ sở tại Việt Nam..17 1.4. Một vài nét về địa điểmnghiên cứu................................................................................19 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................21 2.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................................21 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu....................................................................................21 2.3. Phương pháp và thiết kế nghiên cứu...............................................................................21 2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu............................................................................21 2.5. Biến số và chỉ số nghiên cứu............................................................................................22 2.5.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu.................................................................22 2.5.2. Tình trạng dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu......................................................22 2.5.3. Đánh giá khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số trường trung học cơ sở nội trú tại 3 huyện của tỉnh Cao Bằng............................................................................22
  • 7. 2.6. Phương pháp thu thập số liệu............................................................................................23 2.6.1. Thu thập số liệu về tình trạng dinh dưỡng của học sinh dân tộc thiểu số tại 3 trường PTDTNT tỉnh Cao Bằng.............................................................................................23 2.6.2. Phương pháp đánh giá khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số.................24 2.7. Sai số và các biện pháp khống chế sai số................................................... 26 2.7.1. Sai số ................................................................................................... 26 2.7.2. Các biện pháp khống chế sai số ........................................................... 26 2.8. Phương pháp xử lý số liệu.................................................................................................26 2.9. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu....................................................................................26 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................................28 3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu....................................................................28 3.2. Tình trạng dinh dưỡng của học sinh dân tộc thiểu số tại 3 trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng................................................................................................................31 Chương 4: BÀN LUẬN ........................................................................................................52 4.1. Tình trạng dinh dưỡng của học sinh dân tộc thiểu số tại 3 trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng................................................................................................................52 4.2. Khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số tại 3 trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng.............................................................................................................................58 KẾT LUẬN ..............................................................................................................................65 KHUYẾN NGHỊ.....................................................................................................................67 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho trẻ từ 11 đến 14 tuổi...........25 Bảng 3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu theo giới và độ tuổi ......................28 Bảng 3.2. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu theo dân tộc ..................................29 Bảng 3.3. Cân nặng trung bình của học sinh dân tộc thiểu số theo giới và độ tuổi ở mỗi trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng................31 Bảng 3.4. Cân nặng trung bình của học sinh dân tộc thiểu số tại 3 trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng .....................................................32 Bảng 3.5. Chiều cao trung bình của học sinh dân tộc thiểu số theo giới và độ tuổi ở mỗi trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng ...............33 Bảng 3.6. Chiều cao trung bình của học sinh dân tộc thiểu số tại 3 trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng .....................................................34 Bảng 3.7. Chỉ số BMI trung bình của học sinh dân tộc thiểu số theo giới và độ tuổi ở mỗi trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng ..............35 Bảng 3.8. Chỉ số BMI trung bình của học sinh dân tộc thiểu số tại 3 trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng..............................................36 Bảng 3.9. Tình trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao theo tuổi) của học sinh dân tộc thiểu số trường phổ thông dân tộc nội trú tại 3 huyện của tỉnh Cao Bằng.......................................................................37 Bảng 3.10. Tình trạng dinh dưỡng theo BMI của học sinh dân tộc thiểu số trường phổ thông dân tộc nội trú huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng .......39 Bảng 3.11. Tình trạng dinh dưỡng theo BMI của học sinh dân tộc thiểu số trường phổ thông dân tộc nội trú huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng ........................................................................................................40 Bảng 3.12. Tình trạng dinh dưỡng theo BMI của học sinh dân tộc thiểu số trường phổ thông dân tộc nội trú huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng ..........41
  • 9. Bảng 3.13. Thói quen ăn uống của học sinh dân tộc thiểu số tại 3 trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng .....................................................43 Bảng 3.14. Tần suất tiêu thụ thực phẩm trong tháng của học sinh dân tộc thiểu số trường phổ thông dân tộc nội trú huyện Hoà An, tỉnh Cao Bằng..........44 Bảng 3.15. Tần suất tiêu thụ thực phẩm trong tháng của học sinh dân tộc thiểu số trường phổ thông dân tộc nội trú huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng.. .46 Bảng 3.16. Tần suất tiêu thụ thực phẩm trong tháng của học sinh dân tộc thiểu số trường phổ thông dân tộc nội trú huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.......47 Bảng 3.17. Tần suất tiêu thụ thực phẩm trong tháng của học sinh dân tộc thiểu số tại 3 trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng.....................48 Bảng 3.18. Việc sử dụng đủ 4 nhóm thực phẩm trong khẩu phần của học sinh dân tộc thiểu số tại 3 trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng.. 49 Bảng 3.19. Đánh giá tính cân đối giữa các chất dinh dưỡng sinh năng lượng và không sinh năng lượng trong khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số trường phổ thông dân tộc nội trú tại 3 huyện của tỉnh Cao Bằng.................................................................................................49 Bảng 3.20. Thành phần dinh dưỡng và mức đáp ứng nhu cầu đề nghị về chất sinh năng lượng dinh và một số chất không sinh năng lượng trong khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số tại 3 trường phổ thông dân tộc nội tỉnh Cao Bằng .....................................................................50
  • 10. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1. Xu hướng thừa cân, béo phì của trẻ em lứa tuổi học đường trên thế giới .................................................................................................... 10 Biểu đồ 1.2. Bản đồ hành chính tỉnh Cao Bằng.................................................... 20 Biểu đồ 3.1. Tình trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi theo giới của học sinh dân tộc thiểu số tại 3 trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng.............38 Biểu đồ 3.2. Tình trạng dinh dưỡng theo BMI của học sinh dân tộc thiểu số tại 3 trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng....................................42
  • 11. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Tình trạng dinh dưỡng của trẻ luôn là mối quan tâm đặc biệt, không chỉ đối với các bậc phụ huynh mà còn với cả các cấp ngành, của toàn xã hội. Cùng với sự thay đổi trong các hoạt động từ gia đình (ăn uống, vui chơi, giải trí…) đến cộng đồng. Tình trạng dinh dưỡng của học sinh, trong đó có lứa tuổi trung học cơ sở cũng trở thành vấn đề nổi cộm về sức khỏe cộng đồng cần giải quyết trong giai đoạn hiện nay. Hiện nay, Việt Nam đang đối mặt với gánh nặng kép về dinh dưỡng, bên cạnh tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em và thiếu năng lượng trường diễn ở người trưởng thành còn cao thì tỷ lệ thừa cân, béo phì đang gia tăng dẫn đến thay đổi mô hình bệnh tật, tử vong. Tuy nhiên tùy từng địa phương khác nhau mà cơ cấu bệnh tật cũng khác nhau. Nhiều nghiên cứu cho thấy thừa cân, béo phì trẻ em là mối đe dọa lâu dài đến sức khỏe, gia tăng nguy cơ đối với các bệnh mạn tính như tăng huyết áp, bệnh mạch vành, đái tháo đường, viêm xương khớp, sỏi mật, gan nhiễm mỡ và một số bệnh ung thư [27], [50]. Ngoài ra xơ vữa động mạch bắt đầu từ khi còn nhỏ và có liên quan mật thiết đến béo phì [51]. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Lân và Trịnh Bảo Ngọc ( 2013) tại Hà Nội cho thấy: tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở tất cả các độ tuổi của học sinh quận ngoại thành đều cao hơn so với học sinh quận trung tâm từ 2,8 đến 8,5% đối với nam và 2,9 đến 4,8% đối với nữ. Tỷ lệ thừa cân, béo phì ở học sinh nam quận trung tâm cao hơn hẳn so với học sinh nam quận ngoại thành, tuy nhiên tỷ lệ này lại thấp ở học sinh nữ của cả 2 quận trung tâm và ngoại thành [11]. Kết quả nghiên cứu gần đây của Nguyễn Song Tú và Nguyễn Hồng Trường (2018) ở trẻ độ tuổi 11-14 tuổi tại 5 trường phổ thông dân tộc bán trú huyện Văn Chấn, Yên Bái cho thấy: Suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ chiếm tới 43,6% trong đó mức độ nặng là 13,8% và mức độ vừa là 29,8% [20]. Như vậy, học sinh trung học cơ sở là đối tượng cần quan tâm vì đây là lực lượng lao động chính sau này, lứa tuổi này là lứa tuổi tiếp tục hoàn thiện về thể chất. Chế độ dinh dưỡng tác động trực tiếp đến sự phát triển tầm vóc của mỗi con người, đặc biệt là tuổi tiền dậy thì và dậy thì, vì lứa tuổi này có sự phát triển rất nhanh cả về cân nặng và chiều cao. Do đó, cần xây dựng một khẩu phần ăn hợp lý trong giai đoạn này [19].
  • 12. 2 Đánh giá khẩu phần ăn là cơ sở khoa học giúp phát hiện ra việc thiếu hoặc thừa năng lượng cũng như các thành phần dinh dưỡng, từ đó xây dựng được một khẩu phần ăn hợp lý để có thể cải thiện tình trạng dinh dưỡng và góp phần thúc đẩy sự phát triển toàn diện của học sinh trung học cơ sở. Kết quả nghiên cứu của Đào Thị Ngọc Trâm, Đỗ Thị Thương Hoài và CS (2018), cho thấy: năng lượng, lượng glucid và lượng lipid tiêu thụ trong ngày của học sinh thấp hơn so với nhu cầu khuyến nghị (NCKN). Lượng protein tiêu thụ của nhóm 11 tuổi và nhóm nam 12-14 tuổi vượt quá NCKN. Lượng canxi tiêu thụ của các học sinh rất thấp, hầu hết là dưới 50,0% so với NCKN. Tỉ lệ G:L:P lần lượt là 66,8 : 19,2 : 14 [21]. Kết quả nghiên cứu của Đinh Quỳnh Ngọc (2019) ở học sinh trường THCS tại thành phố Hồ Chí Minh cho thấy: Tần suất tiêu thụ sữa và các chế phẩm từ sữa của học sinh chiếm 52%. Tuy nhiên, tỉ lệ học sinh sử dụng các chế phẩm từ sữa theo khuyến cáo của Viện dinh dưỡng chỉ chiếm 0,3% [12]. Hiện nay đã có một số đề tài nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng ở đối tượng trẻ nhỏ, học sinh phổ thông trung học, sinh viên tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ở đối tượng học sinh trung học cơ sở đặc biệt là học sinh dân tộc thiểu số. Cao Bằng là một tỉnh miền núi phía Bắc trong đó tập trung chủ yếu là các dân tộc: Tày, Nùng, Mông, Dao... Các nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng của học sinh trung học cơ sở tại nơi đây còn chưa được nhiều. Vậy thực trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số trường trung học cơ sở nội trú của một số huyện của tỉnh Cao Bằng ra sao? Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiếu số tại ba trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng với mục tiêu: MỤC TIÊU 1. Mô tả tình trạng dinh dưỡng và một số thói quen ăn uống của học sinh dân tộc thiểu số tại 3 trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng năm 2019. 2. Đánh giá khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số tại 3 trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng.
  • 13. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tình trạng dinh dưỡng và phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản * Tình trạng dinh dưỡng Tình trạng dinh dưỡng (TTDD) có thể được định nghĩa là tập hợp các đặc điểm cấu trúc, các chỉ tiêu hoá sinh và đặc điểm các chức phận của cơ thể phản ánh mức đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng [55]. Tình trạng dinh dưỡng của các cá thể là kết quả của ăn uống và sử dụng các chất dinh dưỡng của cơ thể. Tình trạng dinh dưỡng tốt phản ảnh sự cân bằng giữa thức ăn ăn vào và tình trạng sức khoẻ, khi cơ thể thiếu hoặc thừa dinh dưỡng là thể hiện có vấn đề về sức khoẻ hoặc vấn đề về dinh dưỡng. TTDD là kết quả tác động của một hay nhiều yếu tố như: tình trạng an ninh thực phẩm hộ gia đình, thu nhập thấp, điều kiện vệ sinh môi trường, công tác chăm sóc trẻ em, gánh nặng công việc lao động của bà mẹ…[55], [56]. TTDD tốt phản ảnh sự cân bằng giữa thức ăn vào và tình trạng sức khoẻ, khi mất sự cân bằng này thì có thể dẫn đến tình trạng thiếu hoặc thừa dinh dưỡng [55], [56]. * Suy dinh dưỡng Suy dinh dưỡng trẻ em là sự mất cân bằng giữa nhu cầu dinh dưỡng và lượng nhập vào ở trẻ, dẫn đến việc thâm hụt tích lũy năng lượng, protein hoặc vi chất dinh dưỡng, có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự tăng trưởng, phát triển và những vấn đề có liên quan khác ở trẻ [55], [56]. * Thừa cân, béo phì Thừa cân là tình trạng cân nặng vượt quá cân nặng “nên có” so với chiều cao. Còn béo phì là tình trạng tích lũy mỡ thái quá và không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ [55], [56].
  • 14. 4 1.1.2. Phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng Một số phương pháp định lượng chính thường được sử dụng trong đánh giá tình trạng dinh dưỡng như: Nhân trắc học, điều tra khẩu phần và tập quán ăn uống, các thăm khám thực thể/dấu hiệu lâm sàng, các xét nghiệm cận lâm sàng, các kiểm nghiệm chức phận, điều tra tỷ lệ bệnh tật và tử vong…trong đó phương pháp nhân trắc và điều tra khẩu phần ăn được sử dụng nhiều nhất, số đo nhân trắc là các chỉ số đánh giá trực tiếp tình trạng dinh dưỡng [55], [56]. Nhân trắc học dinh dưỡng với mục đích đo các biến đổi về kích thước và cấu trúc cơ thể theo tuổi và tình trạng dinh dưỡng. Phương pháp nhân trắc học có những ưu điểm là đơn giản, an toàn và có thể điều tra trên một mẫu lớn. Trang thiết bị không đắt, dễ vận chuyển. Có thể khai thác đánh giá được các dấu hiệu về tình trạng dinh dưỡng trong quá khứ và xác định được mức độ suy dinh dưỡng. Tuy nhiên phương pháp nhân trắc học cũng có một vài nhược điểm như: không đánh giá được sự thay đổi về tình trạng dinh dưỡng trong giai đoạn ngắn hoặc không nhạy để xác định các thiếu hụt dinh dưỡng đặc hiệu [55], [56]. WHO đã khuyến cáo có 3 chỉ tiêu nhân trắc nên dùng là cân nặng theo tuổi, cân nặng theo chiều cao và chiều cao theo tuổi và đề nghị lấy điểm ngưỡng ở dưới 2 độ lệch chuẩn (-2SD) [67]: * Cân nặng theo tuổi: Là chỉ số được dùng sớm nhất và phổ biến nhất. Chỉ số này được dùng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của cá thể hay cộng đồng. Cân nặng theo tuổi thấp là hậu quả của thiếu dinh dưỡng hiện tại. Chỉ số cân nặng theo tuổi nhạy có thể quan sát trong 1 thời gian ngắn. * Chiều cao theo tuổi: Phản ánh tiền sử dinh dưỡng. Chiều cao theo tuổi thấp phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng kéo dài hoặc thuộc về quá khứ làm cho đứa trẻ bị còi.
  • 15. 5 * Cân nặng theo chiều cao: Là chỉ số đánh giá tình trạng dinh dưỡng hiện tại. Chỉ số này phản ánh tình trạng SDD cấp hay còn gọi “Wasting”. Cân nặng theo chiều cao thấp phản ánh sự không tăng cân hay giảm cân nếu so sánh với trẻ có cùng chiều cao, chính là phản ánh mức độ thiếu ăn và nhiễm khuẩn là hai nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này. Trên thực tế tiêu chuẩn tăng trưởng trẻ em của WHO dựa trên chiều dài nằm/chiều cao đứng, cân nặng và tuổi [67]. * Theo Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá thừa cân, béo phì và suy dinh dưỡng: theo bảng phân loại Z-score của WHO 2007 cho trẻ từ 10 đến 19 tuổi [70]: - Đánh giá chỉ số Z-score chiều cao theo tuổi: + SDD thể thấp còi mức độ vừa: Z-score < - 2 SD đến - 3SD. + SDD thể thấp còi mức độ nặng: Z-score < - 3SD. + Tình trạng dinh dưỡng bình thường: - 2 SD ≤ Z- score ≤ + 2 SD. - Đánh giá chỉ số Z-score BMI theo tuổi: + SDD thể gày còm mức độ vừa: Z-score < - 2SD đến - 3SD. + SDD thể gày còm mức độ nặng: Z-score < - 3 SD. + Tình trạng dinh dưỡng bình thường: - 2 SD ≤ Z-score ≤ + 1 SD. + Thừa cân: + 1SD < Z-score < + 2 SD + Béo phì: Z-score ≥ + 2 SD. 1.1.3. Tình trạng dinh dưỡng ở lứa tuổi vị thành niên Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lứa tuổi 10 -19 tuổi là độ tuổi vị thành niên: là một giai đoạn chuyển tiếp của sự phát triển từ tuổi thơ sang người lớn: “tuổi không còn là trẻ con nữa, nhưng cũng chưa phải là người lớn”. Đây là giai đoạn đặc biệt duy nhất của con người, nó được đánh dấu bằng những thay đổi đồng loạt và xen lẫn nhau từ giản đơn sang phức tạp bao
  • 16. 6 gồm: sự chín muồi về thể chất, sự biến đổi điều chỉnh tâm lý và các quan hệ xã hội nhằm đáp ứng nhiệm vụ phát triển [42]. Tuổi vị thành niên là giai đoạn phát triển bắt đầu ở tuổi dậy thì và kết thúc ở tuổi trưởng thành sớm. Thông thường nhất, tuổi thiếu niên được chia thành ba giai đoạn phát triển: tuổi vị thành niên sớm (10-14 tuổi), tuổi vị thành niên muộn (15-19 tuổi) và tuổi trưởng thành trẻ (20-24 tuổi) [34]. Thanh thiếu niên chiếm khoảng 20% dân số toàn cầu và khoảng 84% trong số này sống ở các nước đang phát triển [35]. Ở Việt Nam, theo số liệu điều tra dân số năm có khoảng gần 15% dân số nước ta ở độ tuổi vị thành niên (10-19 tuổi) [10]. Do sự tăng trưởng nhanh chóng, trong giai đoạn này, nhu cầu ăn uống của thanh thiếu niên cao hơn đối với hầu hết các chất dinh dưỡng so với bất kỳ giai đoạn nào khác của cuộc sống [37]. Giải quyết nhu cầu dinh dưỡng của thanh thiếu niên có thể là một bước quan trọng để phá vỡ vòng luẩn quẩn của suy dinh dưỡng giữa các thế hệ, các bệnh mạn tính và nghèo đói [47]. Hậu quả của việc suy dinh dưỡng và béo phì đồng thời ở thanh thiếu niên có khả năng gây ra các vấn đề sức khỏe phức tạp ở tuổi thiếu niên và sau này ở tuổi trưởng thành, đặc biệt đối với phụ nữ vì nguy cơ sản khoa tăng cao có thể dẫn đến sự phát triển kém của thai kỳ [65]. Nhẹ cân ở tuổi thiếu niên có liên quan đến sự trưởng thành chậm trễ, sức mạnh cơ bắp kém dẫn đến hạn chế về năng lực làm việc thể chất và giảm mật độ xương sau này. Béo phì ở tuổi thiếu niên có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính sớm khi trưởng thành (đái tháo đường tuýp 2, tăng huyết áp) và tử vong. Lứa tuổi vị thành niên có giai đoạn dậy thì - giai đoạn có thể phát triển nhanh cả về chiều cao, trọng lượng, cơ bắp và có những biến đổi về tâm sinh lý nên đã có những vấn đề phát sinh như hành vi tình dục và những ảnh hưởng khi không có đủ kiến thức: mang thai ngoài ý muốn, sinh con sớm, các bệnh lây nhiễm nhiễm qua đường tình dục đặc biệt là HIV/AIDS có ảnh
  • 17. 7 hưởng rất lớn đến tương lai sau này của các em [64]. Do đó, nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng cao, đặc biệt là vitamin và chất khoáng (A, D, C, sắt, calci...) giúp cho các em phát triển bình thường. Việc bổ sung chất đạm đóng góp đáng kể vào tổng lượng dinh dưỡng ở trẻ em và thanh thiếu niên [62]. Chất đạm là nền tảng xây dựng cơ thể và đặc biệt quan trọng với lứa tuổi này. Chất béo cần thiết với số lượng vừa phải, tránh ăn quá nhiều chất béo. Tinh bột cũng là phần quan trọng trong quá trình ăn uống của trẻ vị thành niên vì nó là chất cung cấp nhiều năng lượng và có trong những thực phẩm giá rẻ. Cần quan tâm đặc biệt đến nhu cầu dinh dưỡng của lứa tuổi này nhất là đối với nữ giới vị thành niên [60]. Tình trạng dinh dưỡng trong thời thơ ấu có ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển của tuổi dậy thì và có thể giải thích tới 25% sự thay đổi trong thời gian dậy thì [63]. Tình trạng dinh dưỡng của các em là yếu tố quan trọng góp phần làm xuất hiện sớm hay muộn một trong các dấu hiệu phát triển sinh lý của trẻ. Trẻ em gái cần được nuôi dưỡng tốt trong hiện tại cũng như để chuẩn bị làm mẹ trong tương lai. Tầm vóc của người mẹ là yếu tố dự đoán quan trọng về chiều cao của trẻ. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy các thiếu nữ có tình trạng dinh dưỡng tốt thường có hành kinh sớm so với các thiếu nữ có tình trạng dinh dưỡng kém. Tốc độ tăng trưởng nói chung ở thiếu nữ có hành kinh sớm cao hơn so với thiếu nữ có hành kinh muộn [29]. Theo một số nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước cho thấy tỉ lệ bất thường kinh nguyệt ở các bé gái lứa tuổi dậy thì dao động từ 50-80%, tỉ lệ này có thể tăng lên ở lứa tuổi 12-16. Theo kết quả khảo sát trên 1.217 nữ sinh trường THCS tỷ lệ có kinh là 65,2%, có kinh lần đầu ở độ tuổi trung bình là 11,9, trung vị là 12 [23].Trong đó thống kinh là một bất thường kinh nguyệt thường gặp nhất ở lứa tuổi này, chiếm 50-90% trường hợp. Tại Việt Nam năm 2003 và 2004 có hai nghiên cứu cho thấy tỉ lệ thống kinh lần lượt là 66,2% và 67,25%. Hơn nữa dậy thì sớm còn làm tăng tỉ lệ thống kinh [24].
  • 18. 8 Như vậy, sức khỏe và sự phát triển của lứa tuổi vị thành niên là một vấn đề cần được chú trọng. 1.2. Một số nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng của học sinh trung học cơ sở trên thế giới và Việt Nam 1.2.1. Tình trạng dinh dưỡng của học sinh trung học cơ sở trên thế giới Ở các nước chậm phát triển và đang phát triển tỷ lệ thiếu dinh dưỡng trẻ em học đường còn khá cao, đặc biệt là trẻ em ở các vùng nông thôn nghèo. Các nghiên cứu về học sinh Ghana và Tanzania 7-18 tuổi báo cáo 40-60% các bé gái bị thấp còi và 30% 40% bị thiếu cân [48]. Tại Indonesia khoảng 25% bé gái và 21% bé trai bị còi cọc [49]. Lứa tuổi học đường ít gặp tình trạng suy dinh dưỡng nặng trừ khi có nạn đói vì ở lứa tuổi này trẻ phát triển chậm hơn so với thời kì trẻ <5 tuổi, và chúng có thể đòi ăn khi chúng đói. Các nguyên nhân gây thiếu dinh dưỡng ở trẻ em học đường có thể do: - Trẻ đã bị suy dinh dưỡng từ giai đoạn thai nhi và khi còn nhỏ. - Chế độ ăn hiện tại của trẻ thiếu kém. - Trẻ bị đói: do không ăn sáng hoặc ăn ít và trẻ bị đói vào giữa buổi mà thường gọi là đói ngắn kỳ. - Trẻ hay mắc một số bệnh nhiễm trùng hoặc chuyển hóa. - Có bố hoặc mẹ bị chết hoặc bị bệnh. - Gia đình nghèo: bố, mẹ thất nghiệp - Trẻ phải đi bộ quá xa để đến lớp hoặc chở về nhà quá muộn vì phải đi đường dài làm cho trẻ mệt không muốn ăn. - Trẻ ăn nhiều quà vặt như kẹo hoặc nước ngọt, thường là những trẻ ở thành thị mà bố mẹ thường xuyên đi làm xa hoặc vắng nhà. - Trẻ thiếu sự chăm lo của bố mẹ, gia đình [54].
  • 19. 9 Tình trạng thiếu dinh dưỡng gây nên mệt mỏi và giảm khả năng học tập, lao động và một số bệnh lý đặc trưng.Ví dụ: thiếu máu, thiếu sắt, bướu cổ, thiếu iod, quáng gà do thiếu Vitamin A. * Thừa cân, béo phì được đặc trưng bởi sự dư thừa mỡ trong cơ thể hoặc mỡ. Béo phì thường được xác định bởi chỉ số khối cơ thể (BMI), một công thức toán học của chỉ số cân nặng theo chiều cao. BMI được đo bằng cách chia trọng lượng cơ thể tính bằng kilogam cho chiều cao tính bằng mét bình phương (kg/m2 ). BMI có mối tương quan cao với thừa cân và béo phì, điều quan trọng cần lưu ý là con số BMI được tính toán đôi khi có thể không chính xác bởi vì nó không định lượng được tổng lượng mỡ cơ thể, không phân biệt giữa chất béo và cơ bắp, cũng không dự đoán phân phối mỡ trong cơ thể [38]. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phân loại người trưởng thành có BMI từ 25 đến 30 là thừa cân, trong khi béo phì được phân loại theo giai đoạn hoặc cấp độ - cấp độ 1: BMI 30,0-34,9, cấp độ 2: BMI 35,0-39,9 và cấp độ 3: BMI 40. Béo phì độ 3 trước đây được gọi là béo phì, nhưng thuật ngữ này đã được thay đổi một cách thích hợp vì nhiều lý do: tỷ lệ mắc bệnh có thể không xảy ra ở mức BMI cao hơn 40 nhưng chắc chắn có thể được tìm thấy ở mức BMI thấp hơn 40. Trung tâm nghiên cứu về béo phì quốc tế đã phát triển một biểu đồ tăng trưởng tiêu chuẩn quốc tế cho phép so sánh tỷ lệ lưu hành trên toàn cầu [31]. Tuy nhiên, nhiều quốc gia đã tiếp tục sử dụng biểu đồ tăng trưởng cụ thể theo quốc gia. Tại Việt nam cũng chỉ ra rằng việc sử dụng điểm cắt BMI theo IOTF có thể ước lượng thấp mức độ thừa cân và béo phì ở trẻ em Châu Á [9], [15]. Thừa cân và béo phì đang tăng lên mức báo động trên khắp thế giới ở người lớn và cả trẻ em. Đó thực là một mối đe dọa tiềm ẩn trong tương lai. Tỷ lệ béo phì ở trẻ em trên toàn thế giới đã tăng lên rất nhiều trong 3 thập kỷ qua [39].
  • 20. 10 Điều đáng lo ngại là sự gia tăng TC, BP ở lứa tuổi trẻ em trên phạm vi toàn cầu với tỷ lệ trung bình hàng năm là 10,0 %. Năm 2010, kết quả phân tích trên 450 cuộc điều tra cắt ngang về TC, BP của trẻ em ở 144 nước trên thế giới cho thấy có khoảng 43 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị TC, BP (35 triệu trẻ em từ các nước đang phát triển, 8 triệu từ các nước đã phát triển), 92 triệu trẻ em có nguy cơ bị thừa cân. Tỷ lệ TC, BP của trẻ em trên thế giới đã tăng từ 4,2% (CI 95%: 3,2% - 5,2%) năm 1990 lên 6,7% (CI 95%: 5,6% - 7,7%) vào năm 2010. Với xu hướng này thì dự kiến đến năm 2020 sẽ có 9,1% (CI 95%: 7,3% - 10,9%), tương đương với khoảng 60 triệu trẻ em bị TC, BP. Tỷ lệ TC, BP của trẻ em Châu Phi là 8,5% năm 2010, ước tính năm 2020 sẽ là 12,7%. Tỷ lệ béo phì ở các nước phát triển cao gấp 2 lần các nước đang phát triển [36]. Biểu đồ 1.1. Xu hướng thừa cân, béo phì của trẻ em lứa tuổi học đường trên thế giới Tỷ lệ béo phì đã đạt đến mức báo động, ảnh hưởng đến hầu như cả các nước phát triển và đang phát triển thuộc mọi nhóm kinh tế xã hội, không phân biệt tuổi tác, giới tính hay sắc tộc. Liên quan đến béo phì ở trẻ em, người ta ước tính rằng trên 22 triệu trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn thế giới bị thừa cân nghiêm trọng, và cứ 10 trẻ em thì có một trẻ bị thừa cân. Mức trung bình toàn cầu này phản ánh một loạt các mức độ phổ biến, với tỷ lệ thừa cân ở Châu Phi
  • 21. 11 và Châu Á trung bình dưới 10,0% và ở Châu Mỹ và Châu Âu trên 20,0% [45]. Nghiên cứu cắt ngang tại Bucharest Romania (2015) được tiến hành về “Béo phì và hành vi ăn uống ở trẻ em và thanh thiếu niên ở trường”. Cho kết quả: tỷ lệ thừa cân (bao gồm béo phì) và béo phì đơn thuần dựa trên các tiêu chuẩn khác nhau, lần lượt là 31,6% và 11,4% (WHO), 24,6% và 6,2% (IOTF), 25,2% và 10,0% (USA-CDC), 22,3% và 12,5% (tiêu chuẩn địa phương). Tỷ lệ thừa cân (bao gồm béo phì) cao hơn đáng kể ở trẻ em trai so với trẻ gái: 36,2% so với 27,6% và tỷ lệ thừa cân ở nhóm tuổi 6-10,9 cao hơn so với nhóm tuổi 11-17,9 (40,7% so với 26,6%) [69]. Các quốc gia thu nhập thấp và trung bình trước đây phải đối mặt với tỷ lệ thiếu dinh dưỡng cao giờ phải đối mặt với tình trạng thừa cân hoặc béo phì như một gánh nặng thêm. Nhiều quốc gia thu nhập thấp và trung bình (LMIC) hiện chịu gánh nặng gấp đôi về rối loạn dinh dưỡng do vấn đề thừa cân và béo phì cùng với tỷ lệ thấp còi hiện tại và thiếu hụt vi chất dinh dưỡng khác [59]. Suy dinh dưỡng bà mẹ và trẻ em ở các nước thu nhập thấp và thu nhập trung bình bao gồm cả suy dinh dưỡng và vấn đề ngày càng tăng đối với thừa cân và béo phì. Tỷ lệ thừa cân của mẹ đã tăng đều đặn kể từ năm 1980 và cao hơn tỷ lệ thiếu cân ở tất cả các vùng. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi trong tăng trưởng tuyến tính của trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm trong hai thập kỷ qua, nhưng ở Nam Á và châu Phi cận Sahara cao hơn các nơi khác và ảnh hưởng trên toàn cầu ít nhất 165 triệu trẻ em trong năm 2011; lãng phí ảnh hưởng đến ít nhất 52 triệu trẻ em [28]. Điều này được gọi là gánh nặng dinh dưỡng kép. Tuổi vị thành niên là thời kỳ tăng trưởng nhanh chóng, với nhu cầu dinh dưỡng cao hơn khiến thanh thiếu niên có nguy cơ suy dinh dưỡng cao hơn [30]. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 21 triệu bé gái trong độ tuổi từ 15 đến 19 tuổi và 2,5 triệu dưới 16 tuổi sinh con mỗi năm trên toàn cầu. Đối với thanh thiếu niên, mang thai là liên quan đến nguy cơ biến chứng
  • 22. 12 cao hơn như viêm nội mạc tử cung và nhiễm trùng hệ thống so với phụ nữ ở độ tuổi 20-24. Những biến chứng này là nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ gái trong nhóm tuổi này.Thanh thiếu niên là những người trẻ từ 10-19 tuổi. Trong thời gian này, một cá nhân biến đổi từ thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành và nó được đặc trưng bởi sự tăng trưởng về thể chất và tâm lý. Do những thay đổi về sinh lý và tâm lý diễn ra, thanh thiếu niên quan tâm đến khám phá thế giới xung quanh, trong đó một số trở nên hoạt động tình dục. Điều này khiến họ có nguy cơ nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục và mang thai, vì một số người trẻ có thể thiếu thường xuyên kiến thức về tình dục an toàn [53]. 1.2.2. Một số nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng của học sinh trung học cơ sở tại Việt Nam Nghiên cứu của nhiều tác giả cho thấy sự tăng trưởng giữa các vùng khác nhau đỉnh tăng trưởng cũng khác nhau. Đỉnh tăng trưởng trẻ gái đến sớm hơn 11-12 tuổi, đỉnh tăng trưởng của trẻ trai đến muộn hơn 13-14 tuổi. Đỉnh tăng trưởng liên quan đến tuổi dậy thì, thường diễn ra sau khi bắt đầu có dấu hiệu dậy thì và đến trước tuổi dậy thì hoàn toàn. Không nhiều nghiên cứu ở Việt Nam, về tình trạng dinh dưỡng trẻ 11-14 tuổi vùng nông thôn Việt Nam trong khoảng chục năm gần đây, ngoài kết quả Tổng điều tra Dinh dưỡng (cân nặng, chiều cao). Một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ SDD đều ở ngưỡng rất cao ở trẻ lớp tuổi trung học cơ sở, điều đó thấy rằng tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ trung học cơ sở vùng nông thôn là vấn đề rất cần quan tâm của cộng đồng không chỉ ở Việt Nam mà rất nhiều nước trong khu vực [20]. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Song Tú và Nguyễn Hồng Trường (2018) ở trẻ vị thành niên 11-14 tuổi tại 5 trường phổ thông dân tộc bán trú huyện Văn Chấn, Yên Bái cho thấy: Suy dinh dưỡng thể thấp còi chiếm tới 43,6% trong đó mức độ nặng là 13,8% và mức độ vừa là 29,8%); Tỷ lệ SDD
  • 23. 13 thấp còi dao động theo lứa tuổi, từ 43,6 % đến 46,4% (nam) và 39,2% - 46,6% (nữ). Tỷ lệ SDD thấp còi cao nhất là trẻ dân tộc H’mông (71,2%) và tiếp theo là Dao (40,5%) [20]. Trường phổ thông dân tộc bán trú, nơi nhận được sự hỗ trợ của Chính phủ trong chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ, do vậy việc nâng cao chất lượng bữa ăn và dinh dưỡng hợp lý có vai trò rất quan trọng trong chăm sóc sức khỏe, cải thiện dinh dưỡng cho trẻ tiền dậy thì và dậy thì. Tầm vóc của con người được quyết định trong giai đoạn tăng trưởng, tức là trong khoảng 25 năm đầu đời trong đó tiền dậy thì là một trong giai đoạn rất quan trọng. Tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn dậy thì có thể đóng góp 15,0 - 25,0% chiều cao lúc trưởng thành của một cá thể [27]. Hiện nay, tỉ lệ thừa cân và béo phì trong nhóm trẻ vị thành niên Việt Nam đang có xu hướng tăng nhanh, đặc biệt ở khu vực nội thành các thành phố lớn [31]. Tại thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM), tỉ lệ thừa cân và béo phì trên học sinh từ 11 đến 14 tuổi đã tăng gấp đôi trong vòng 5 năm từ 13,7% năm 2004 lên 27,5% năm 2009 [18], [52]. Thừa cân, béo phì - nhất là thừa cân/béo phì ở trẻ em và trẻ vị thành niên đang ngày càng là vấn đề đáng quan tâm ở các nước đang phát triển [14]. Theo nghiên cứu của Tăng Kim Hồng trong vòng 5 năm, tỷ lệ thừa cân tăng từ 12,5% trong năm 2004 lên 18,3% trong năm 2009 và tỷ lệ béo phì tăng từ và 1,7% lên 6,2% (p <0,001). Tỷ suất mới mắc tăng đều đặn từ 8,1% và 2,0% vào năm thứ 2 lên 10,0% và 3,1% vào năm cuối. Sự gia tăng tình trạng thừa cân và béo phì ở trẻ nam cao hơn nhiều so với trẻ nữ (p<0,001) [16]. Tình trạng dinh dưỡng ở lứa tuổi này ngoài tình trạng thiếu cân thì tình hình thừa cân và béo phì đang tăng lên với một tốc độ báo động không những ở các nước phát triển mà cả ở các nước đang phát triển. Đây thực sự là mối đe dọa về sức khỏe tiềm ẩn trong tương lai. Ở các nước đang phát triển béo phì tồn tại song song với thiếu dinh dưỡng gặp nhiều ở thành phố hơn ở nông thôn. Theo kết quả nghiên cứu của Trần Thị Xuân Ngọc (2012), có biểu hiện
  • 24. 14 gánh nặng kép về tình trạng dinh dưỡng ở học sinh từ 6 - 14 tuổi tại trường tiểu học và trung học cơ sở của 14 quận/huyện của Hà Nội: - Tỷ lệ thiếu dinh dưỡng: 9,1%; nam (10,2%), cao hơn nữ (7,4%); cao nhất ở nhóm 11 tuổi (15,4%), thấp nhất ở nhóm 7 tuổi (1,2%). - Tỷ lệ thừa cân béo phì: 10,7%, nam (16,1%) cao hơn nữ (5,7%); cao nhất ở nhóm 10 tuổi (18,2%), thấp nhất ở nhóm 14 tuổi (6,4%). - Tỷ lệ béo phì: 3,0%, nam (4,9%) cao hơn nữ (1,2%); cao nhất ở nhóm 10 tuổi (5,9%), thấp nhất ở nhóm 14 tuổi (1,4%) [13]. Một nghiên cứu cắt ngang được tiến hành vào cuối năm 2010 nhằm đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em 11-14 tuổi ở 6 trường tại 2 quận trung tâm và ngoại thành Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy cân nặng và chiều cao của cả học sinh nam và nữ quận trung tâm cao hơn một cách có ý nghĩa thống kê so với học sinh quận ngoại thành từ 3,7 đến 7,6 kg đối với học sinh nam và 2,2 đến 5,4 kg đối với học sinh nữ, và chiều cao cao hơn từ 2,4 đến 3,5 cm đối với học sinh nam và 1,3 đến 2,0 cm đối với học sinh nữ. Tỷ lệ thấp còi ở tất cả các độ tuổi của học sinh quận ngoại thành đều cao hơn so với học sinh quận trung tâm từ 2,8 đến 8,5% đối với nam và 2,9 đến 4,8% đối với nữ. Tỷ lệ thừa cân - béo phì ở học sinh nam quận trung tâm cao hơn hẳn so với học sinh nam quận ngoại thành, tuy nhiên tỷ lệ này lại thấp ở học sinh nữ của cả 2 quận trung tâm và ngoại thành. Tốc độ tăng trưởng chiều cao ở nam học sinh quận trung tâm bắt đầu sớm hơn so với học sinh nam quận ngoại thành (11-12 tuổi so với 12-13 tuổi), trong khi đó học sinh nữ của cả 2 quận tăng trưởng chiều cao nhanh ở độ tuổi 11-12 [11]. Ở Việt Nam, thừa cân, béo phì đang tăng nhanh và trở thành vấn đề sức khoẻ cộng đồng của thế kỷ XXI. Tình trạng TC, BP ở trẻ em cũng ngày càng tăng, đặc biệt ở các thành phố lớn. Năm 2010, Tình trạng dinh dưỡng của học sinh trường tiểu học Kim Đồng qua khảo sát là suy dinh dưỡng chiếm 9,3%, bình thường là 56,7%, thừa cân là 20,3%, béo phì là 13,7% [1]. Kết quả
  • 25. 15 nghiên cứu của Đinh Quỳnh Ngọc (2019) tiến hành trên 404 học sinh trường THCS tại thành phố Hồ Chí Minh cho thấy: thừa cân và béo phì chiếm tỉ lệ 30,4%, tỉ lệ suy dinh dưỡng chiếm 3,3% [12]. Trẻ em bị thừa cân, béo phì sẽ có nguy cơ mắc các bệnh mạn tính không lây sau này ở tuổi trưởng thành như: tăng huyết áp, bệnh mạch vành, đái tháo đường, viêm xương khớp, sỏi mật, gan nhiễm mỡ và một số bệnh ung thư làm giảm chất lượng cuộc sống và giảm tuổi thọ nếu không được điều trị kịp thời [27]. 1.3. Một số nghiên cứu về khẩu phần ăn của học sinh trung học cơ sở trên thế giới và Việt Nam 1.3.1. Một số nghiên cứu về khẩu phần ăn của học sinh trung học cơ sở trên thế giới Trên thế giới có sự khác nhau về chế độ dinh dưỡng giữa các Châu lục, các vùng miền, giữa các nước và ngay cả trong cùng một quốc gia cũng có sự khác nhau về khẩu phần. Khẩu phần dinh dưỡng của mỗi quốc gia phụ thuộc vào điều kiện kinh tế-xã hội, yếu tố văn hóa, thói quen, quan niệm, đó là những thứ đã được xây dựng từ rất lâu. Ví dụ như tại Châu Âu và Châu Mỹ, người dân có thói quen sử dụng thịt là món khai vị và không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày, còn tại Châu Á thì lại sử dụng ngũ cốc là thành phần chính trong khẩu phần. Trong những thập kỷ gần đây, xu hướng toàn cầu hóa, mở rộng quan hệ hợp tác giữa các quốc gia đã dần xóa bỏ khoảng cách về văn hóa, chính trị, tạo điều kiện cho các nước nghèo tiếp cận với sự phát triển chung trên thế giới, điều này cũng dẫn đến sự thay đổi về chế độ dinh dưỡng tại các quốc gia này. Trên toàn cầu, từ năm 1971 đến năm 2001, mức năng lượng trong khẩu phần ăn đã tăng từ 2411 kcal lên 2789 kcal. Tuy nhiên, tại một số nước nghèo, đặc biệt ở Châu Phi thì mức năng lượng trong khẩu phần không những không được cải thiện mà còn giảm sút. Sự cân đối giữa các thực phẩm trong khẩu phần cũng thay đổi, từ năm 1963 đến năm 2003 tại các nước công
  • 26. 16 nghiệp phát triển cho thấy sự gia tăng đáng kể trong việc sử dụng các thực phẩm cung cấp nhiều calo như: thịt (199%), đường (127%) và dầu thực vật (199%), trong khi đó mức tiêu thụ rau củ chưa đáng kể (105%), đặc biệt tại một số quốc gia như Trung Quốc thì mức tiêu thụ dầu thực vật tăng gần 7 lần, tiêu thụ thịt tăng 3,5 lần, trong khi đó tiêu thụ rau củ gần như không thay đổi. Ngũ cốc là nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng nhất trên thế giới, đóng góp 50% lượng calo trong khẩu phần trên toàn thế giới, 70% tạ Châu Phi và một số quốc gia Châu Á, tại các nước đang phát triển là 50%-54% và từ 30% -50% tại các nước công nghiệp phát triển. Dự kiến tỷ lệ này sẽ giảm xuống còn 49% vào năm 2030, đến năm 2050 chỉ còn khoảng 46% [43]. Trái ngược với ngũ cốc thì việc tiêu thụ các sản phẩm từ thịt lại đang có xu hướng gia tăng, ở các nước phát triển và đang phát triển. Ở Mỹ năm 2004 lượng thịt trung bình là 128 g/ngày, vào năm 2008 người dân Mỹ tiêu thụ quá 20% lượng thịt so với nhu cầu, tại Phần Lan trong năm 2007 tiêu thụ bình quân 71,26kg thịt/đầu người, tương đương với các nước khác Hà Lan, Thụy Điển, Thụy sỹ, và Ba Lan tiêu thụ 111,79kg thịt/đầu người, còn lại Pháp là 88,77 kg, hầu như gấp đôi những gì các chuyên gia chế độ ăn uống khuyến nghị trên toàn thế giới [33]. Về vấn đề dinh dưỡng ở thanh thiếu niên, lượng rau quả thấp hơn, tiêu thụ đồ uống ngọt nhiều hơn, tiêu thụ thức ăn nhanh trong thời gian dài xem tivi và bỏ bữa sáng, được gọi là các yếu tố nguy cơ của việc tăng cân quá mức và mất cân bằng dinh dưỡng [58]. Thói quen ăn uống của thanh thiếu niên là những yếu tố quan trọng quyết định đến sức khỏe hiện tại và tương lai của họ [44], [71]. Các lựa chọn thực phẩm của thanh thiếu niên ở các nước phát triển như Mỹ, Anh và Úc không đáp ứng được các hướng dẫn chế độ ăn uống [57], [68]. Thanh thiếu niên từ các quốc gia này có tỷ lệ tiêu thụ thực phẩm giàu năng lượng, nghèo dinh dưỡng và tiêu thụ trái cây và rau quả không đủ. Ngoài ra, thanh thiếu
  • 27. 17 niên cũng thể hiện thói quen ăn uống không lành mạnh như bỏ bữa và ăn đồ ăn nhanh [40], [46]. Mặc dù hạn chế, bằng chứng từ các nước đang phát triển trong đó có Ấn Độ cũng báo cáo kết quả tương tự. Những hành vi thực phẩm này có thể tạo ra xu hướng ăn uống không lành mạnh cho cuộc sống trưởng thành, và góp phần gây ra một số vấn đề sức khỏe bao gồm thừa cân và béo phì, hội chứng chuyển hóa, tiểu đường và một số bệnh ung thư. Do đó, cải thiện thói quen ăn uống của thanh thiếu niên là một cách để giảm tỷ lệ mắc các vấn đề sức khỏe này. Tiêu thụ thực phẩm của thanh thiếu niên có xu hướng thay đổi theo giới tính [61]. Các nghiên cứu trên một số quốc gia đã liên tục chỉ ra rằng chế độ ăn kiêng của phụ nữ khỏe mạnh hơn so với nam giới. Nữ giới có nhiều khả năng tránh các thực phẩm giàu chất béo, tiêu thụ nhiều trái cây và chất xơ và hạn chế lượng muối so với nam giới [66]. Ví dụ ở Úc, nữ giới vị thành niên có lượng trái cây ăn vào trung bình hàng ngày cao hơn so với nam giới và nam giới có xu hướng tiêu thụ nhiều đồ uống có gas hơn so với nữ giới. Tương tự, nữ giới ở Anh thích ăn trái cây và rau quả hơn nam giới trong khi nam giới lại thích thực phẩm giàu béo và đường [32]. 1.3.2. Một số nghiên cứu về khẩu phần ăn của học sinh trung học cơ sở tại Việt Nam Dinh dưỡng lứa tuổi vị thành niên là nền tảng cho sức khoẻ tốt ở tuổi trưởng thành. Ở các nước đang phát triển khẩu phần ăn (KPA) của vị thành niên còn chưa hợp lý làm ảnh hưởng đến sự phát triển tầm vóc, trí tuệ và sức khỏe [21]. Tại Việt Nam, trong vòng 10 năm từ 2000 - 2010, khẩu phần ăn hàng ngày tại hộ gia đình có sự biến đổi rõ rệt. Tuy về mặt năng lượng không có sự biến đổi đáng kể nhưng có sự thay đổi trong cơ cấu sinh năng lượng trong khẩu phần. Cụ thể lượng protein trung bình trong khẩu phần tăng từ 52,4 gam lên 74,3 gam, trong đó tỷ lệ protein động vật tăng đáng kể: 38,5% vào năm
  • 28. 18 2010 so với 18% của năm 2000. Lượng lipid cũng tăng từ 12,8% lên 37,7%, lipit động vật chiếm khoảng 57,0% tổng số lipid trong khẩu phần. Về các vitamin và chất khoáng so với 10 năm trước khẩu phần hiện tại của người dân đã đáp ứng tương đối đầy đủ nhu cầu. Phần trăm cơ cấu sinh năng lượng của 2010 là 15,4: 17,6: 67 cũng đã đáp ứng nhu cầu đề nghị dành cho người dân Việt Nam. Phân bố theo các vùng sinh thái thì Đông Nam Bộ có tỷ lệ% năng lượng do protein và lipid cao nhất là 18% và 25%, trong khi đó vùng núi phía Bắc, đồng bằng song hồng và ven biển miền trung có sự cân đối về tỷ lệ các chất sinh năng lượng trong khẩu phần [7]. Theo nghiên cứu của Đào Ngọc Trâm (2018) khảo sát tại trường THCS Nguyễn Chí Thanh cho kết quả: Năng lượng, lượng glucid và lượng lipid tiêu thụ trong ngày của học sinh thấp hơn so với nhu cầu khuyến nghị (NCKN). Lượng protein tiêu thụ của nhóm 11 tuổi và nhóm nam 12-14 tuổi vượt quá NCKN. Lượng canxi tiêu thụ của các học sinh rất thấp, hầu hết là dưới 50% so với NCKN. Tỉ lệ G:L:P lần lượt là 66,8 : 19,2 : 14. Tỷ lệ suy dinh dưỡng và thừa cân, béo phì là 18,4% và 3,8%. Khẩu phần ăn có liên quan có ý nghĩa thống kê với tình trạng dinh dưỡng (TTDD) [21]. Kết quả nghiên cứu của Đinh Quỳnh Ngọc (2019) ở học sinh trường THCS tại thành phố Hồ Chí Minh cho thấy: Tần suất tiêu thụ sữa và các chế phẩm từ sữa của học sinh chiếm 52%. Tỉ lệ học sinh sử dụng các chế phẩm từ sữa theo khuyến cáo của Viện dinh dưỡng chiếm 0,3%. Nghiên cứu chưa tìm thấy mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng với tần suất sử dụng sữa và các chế phẩm từ sữa [12]. Ở lứa tuổi học sinh tiểu học, khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày của trẻ phụ thuộc chủ yếu vào sự chăm sóc, nuôi dưỡng của phụ huynh. Tại các thành phố lớn hiện nay học sinh chủ yếu ăn bữa trưa tại trường, vì vậy giữa gia đình và nhà trường có sự tác động rất lớn đến chất lượng bữa ăn của trẻ. Tuy nhiên trên thực tế thì khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ không có sự cân đối, hợp lý về
  • 29. 19 thành phần cũng như các chất dinh dưỡng, nguyên nhân là mô hình bán trú không chuyên dụng, nhà trường gặp khó khăn trong việc lên một thực đơn đa dạng, phong phú, ngon miệng và đặc biệt là thực đơn đảm bảo cân bằng về tỷ lệ các chất. 1.4. Một vài nét về địa điểm nghiên cứu Tỉnh Cao Bằng có 13 đơn vị hành chính cấp huyện và tương đương gồm 1 thành phố (Cao Bằng) và 12 huyện (Trùng Khánh, Hà Quảng, Bảo Lạc, Bảo Lâm, Hạ Lang, Hòa An, Nguyên Bình, Phục Hòa, Quảng Uyên, Thạch An, Thông Nông, Trà Lĩnh). Nghiên cứu này được tiến hành tại 3 huyện của tỉnh Cao Bằng là huyện Hòa An, Thông Nông, Hà Quảng. Hòa An là một huyện miền núi nằm ở phía Bắc tỉnh Cao Bằng. Phía Bắc giáp huyện Hà Quảng, phía Đông giáp huyện Trà Lĩnh, Phía Tây giáp huyện Nguyên Bình, Thông Nông, Phía Nam giáp huyện Thạch An. Có diện tích đất tự nhiên là 65.648 ha. Toàn huyện có 21 xã, 01 thị trấn. Trong đó có 08 xã vùng đặc biệt khó khăn. Địa hình phức tạp, đường giao thông đã đến được trung tâm xã nhưng việc đi lại vẫn còn nhiều khó khăn. Dân số là 56.999 người, gồm các dân tộc như Tày, Nùng, Kinh, Mông, Dao, Hoa... cùng sinh sống. Hà Quảng là huyện miền núi, vùng cao, thuộc biên giới phía Bắc của tỉnh Cao Bằng. Phía Bắc tiếp giáp với Trung Quốc; Phía Nam tiếp giáp với huyện Hòa An; Phía Đông tiếp giáp với huyện Trà Lĩnh; Phía Tây tiếp giáp với huyện Thông Nông. Có diện tích đất tự nhiên: 45.367 ha, toàn huyện có 18 xã, 01 thị trấn. Trong đó có 12 xã đặc biệt khó khăn, địa hình đi lại phức tạp, trình độ dân trí không đồng đều, nhất là các xã vùng cao biên giới, với số dân là 36.033 người, trong đó có 5 dân tộc cùng chung sống nhưng chủ yếu là dân tộc Tày và Nùng, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện 41,08%. Huyện Thông Nông vùng cao biên giới nằm ở phía Tây bắc của tỉnh Cao Bằng cách trung tâm tỉnh lỵ 50 km theo đường tỉnh lộ 204, tiếp giáp với các huyện: Hòa An, Hà Quảng, Bảo Lạc, Nguyên Bình của tỉnh Cao Bằng và huyện
  • 30. 20 Nà Po, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc; có đường biên giới giáp Trung Quốc dài 14 km. Huyện có tổng diện tích tự nhiên 35.780 ha với hơn 24 nghìn dân. Địa hình huyện Thông Nông về cơ bản mang đặc điểm của vùng núi với dân số là 24.441 người, gồm các dân tộc như Nùng,Tày, Mông, Dao, Hoa nhưng chủ yếu là dân tộc Tày, Nùng. Biểu đồ 1.2. Bản đồ hành chính tỉnh Cao Bằng
  • 31. 21 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu - Học sinh dân tộc thiểu số tại 3 trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) tỉnh Cao Bằng. - Khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số tại trường. * Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu: Học sinh dân tộc thiểu số tại 3 trường PTDNT tỉnh Cao Bằng tự nguyện tham gia vào nghiên cứu và có khả năng trả lời phỏng vấn. 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu - Thời gian: Từ tháng 6 năm 2019 đến tháng 3 năm 2020. - Địa điểm nghiên cứu: Trường phổ thông dân tộc nội trú huyện Hòa An, Hà Quảng và Thông Nông, tỉnh Cao Bằng. 2.3. Phương pháp và thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu mô tả, thiết kế cắt ngang. 2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu 2.4.1.Cỡ mẫu Áp dụng công thức tính mẫu ước lượng tỷ lệ: 2 d p p Z n ) 1 ( 2 2 / 1      Trong đó: n: cỡ mẫu tối thiểu đạt được. Z1 -  /2 : Hệ số tin cậy. Với độ tin cậy 95% thì giá trị của Z1 -  /2 = 1,96. α: Là mức ý nghĩa thống kê, lấy α = 0,05. p: lấy p = 0,436 (tỷ lệ suy sinh dưỡng thể thấp còi theo nghiên cứu của Nguyễn Song Tú và CS năm 2018 ở trẻ độ tuổi 11-14 tuổi tại 5 trường phổ thông dân tộc bán trú huyện Văn Chấn, Yên Bái là 43,6% [20]).
  • 32. 22 d: Sai số mong muốn = 0,04. Thay số vào công thức trên ta có n = 590. Thực tế, chúng tôi điều tra được 663 học sinh. * Phương pháp chọn mẫu: Tỉnh Cao Bằng có 12 huyện (Trùng Khánh, Hà Quảng, Bảo Lạc, Bảo Lâm, Hạ Lang, Hòa An, Nguyên Bình, Phục Hòa, Quảng Uyên, Thạch An, Thông Nông, Trà Lĩnh). Trong số 12 huyện, chọn chủ đích 3 huyện của tỉnh Cao Bằng là huyện Hòa An, Thông Nông và Hà Quảng bởi 3 huyện này có đặc điểm tương đồng về vị trí địa lý, hoàn cảnh kinh tế và dân số. Mỗi huyện có một trường phổ thông dân tộc nội trú. Tại mỗi trường chọn toàn bộ học sinh dân tộc thiểu số theo danh sách của trường đó cung cấp. Trường PTDTNT huyện Hòa An có 216 học sinh, trường PTDTNT huyện Thông Nông có 214 học sinh và trường PTDTNT có 233 học sinh. Tổng số học sinh của 3 trường là 663. 2.5. Biến số và chỉ số nghiên cứu 2.5.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu - Tỷ lệ học sinh theo độ tuổi, giới, dân tộc. - Tỷ lệ số con trong gia đình. 2.5.2. Tình trạng dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu - Cân nặng trung bình, chiều cao trung bình, chỉ số khối cơ thể (BMI). - Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao/tuổi), thể gày còm (BMI/tuổi). - Tỷ lệ thừa cân, béo phì của học sinh dân tộc thiểu số. - Mức độ suy dinh dưỡng thể thấp còi, thể gày còm. 2.5.3. Đánh giá khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số trường trung học cơ sở nội trú tại 3 huyện của tỉnh Cao Bằng - Xác định thói quen ăn uống của học sinh dân tộc thiểu số. - Tần suất tiêu thụ thực phẩm trong tháng của học sinh dân tộc thiểu số. - Tính tổng năng lượng của khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số.
  • 33. 23 - Xác định thành phần các chất dinh dưỡng của khẩu phần ăn. - Đánh giá mức đáp ứng về tổng năng lượng và năng lượng do protein, lipid, glucid cung cấp. - Đánh giá tỷ lệ cân đối, hợp lý giữa các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn. - Đánh giá mức đáp ứng về thành phần các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn. 2.6. Phương pháp thu thập số liệu 2.6.1. Thu thập số liệu về tình trạng dinh dưỡng của học sinh dân tộc thiểu số tại 3 trường PTDTNT tỉnh Cao Bằng * Đo chỉ số nhân trắc: - Cân nặng: Sử dụng cân SECA của Nhật Bản (độ chính xác 0,1kg). Trọng lượng cơ thể được ghi theo kg với một số lẻ. Khi cân chỉ mặc quần áo gọn nhất và trừ bớt cân nặng quần áo khi tính kết quả. Đối tượng được đứng giữa bàn cân, không cử động, mắt nhìn thẳng, trọng lượng phân bố đều cả hai chân. Cân được đặt ở vị trí ổn định và bằng phẳng [55]. - Chiều cao: Đo bằng thước gỗ có độ chia chính xác tới mm. Chiều cao được ghi theo cm và 1 số lẻ. Đối tượng bỏ giày, dép, đi chân không, đứng quay lưng vào thước đo. Gót chân, mông, vai, chẩm theo một đường thẳng áp sát vào thước đo đứng, mắt nhìn thẳng theo một đường thẳng nằm ngang. Hai tay thả lỏng, buông xuống theo thân mình. Kéo khung chặn đầu của thước từ trên xuống, khi áp sát đến đỉnh đầu nhìn vào thước đọc kết quả [55]. * Đánh giá thừa cân, béo phì và suy dinh dưỡng: theo bảng phân loại Z-score của WHO 2007 cho trẻ từ 10 đến 19 tuổi [70]: - Đánh giá chỉ số Z - score chiều cao theo tuổi: + SDD thể thấp còi mức độ vừa: Z- score < - 2 SD đến - 3SD. + SDD thể thấp còi mức độ nặng: Z- score < - 3SD. + Tình trạng dinh dưỡng bình thường: - 2 SD ≤ Z- score ≤ + 2 SD.
  • 34. 24 - Đánh giá chỉ số Z - score BMI theo tuổi: + SDD thể gày còm mức độ vừa: Z - score < - 2SD đến - 3SD. + SDD thể gày còm mức độ nặng: Z - score < - 3 SD. + Tình trạng dinh dưỡng bình thường: - 2 SD ≤ Z- score ≤ + 1 SD. + Thừa cân: + 1SD < Z- score < + 2 SD + Béo phì: Z- score ≥ + 2 SD. 2.6.2. Phương pháp đánh giá khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số - Sử dụng bộ câu hỏi điều tra được thiết kế sẵn để thu thập các thông tin về nhân khẩu học, thói quen ăn uống, tần suất tiêu thụ thực phẩm. - Sử dụng phương pháp cân đong thực phẩm để thu thập các số liệu về tổng năng lượng thực tế, thành phần các chất dinh dưỡng trong khẩu phần: Tiến hành cân đong thực phẩm trong 3 ngày liên tiếp, số liệu điều tra về thực phẩm được quy đổi từ thức ăn chín sang thực phẩm sống sạch. Từ đó tính được mức năng lượng, thành phần các chất dinh dưỡng và mức đáp ứng nhu cầu năng lượng và thành phần các chất dinh dưỡng của khẩu phần ăn. - Đánh giá khẩu phần ăn của học sinh dân tộc nội trú dựa vào nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam của Viện Dinh dưỡng năm 2016: + Tỷ lệ cân đối, hợp lý giữa 3 chất sinh năng lượng là P: L: G = 14: 20: 66. + 1gram Protein cung cấp 4,0 kcal, 1gram Lipid cung cấp 9,0 kcal, 1 gram Glucicd cung cấp 4,0 kcal.
  • 35. 25 Bảng 2.1. Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho trẻ từ 11 đến 14 tuổi Năng lượng/Chất dinh dưỡng Nam Nữ Nhu cầu khuyến nghị/ngày Nhu cầu khuyến nghị/ngày Năng lượng (kcal) 2 200 2050 Protein (g) 69,8 - 80,5 65,0 - 75,0 Protein động vật (35 - 40%) 24,4 - 32,2 22,8 - 30,0 Protein thực vật 42,0 - 52,0 39,0 - 48,8 Lipid (g) 47,3 - 59,1 44,0 - 55,1 Lipid động vật (50%) 23,7 - 29,6 22,0 - 27,6 Lipid thực vật (50%) 23,7 - 29,6 22,0 - 27,6 Glucid (g) 348,7 - 375,6 325,0 - 350,0 Vitamin A (g) 550,0 500,0 Vitamin D (g) 15,0 15,0 Vitamin B1 (mg) 1,17 0,82 Vitamin B2 (mg) 1,21 1,12 Vitamin B3 (mg) 14,5 13,53 Vitamin C (mg) 75 - 95 75 - 95 Chất xơ 29,0 - 31,0 26,0 Canxi (mg) 1000 1000 Phospho (mg) 1250 1250 Sắt (mg) 14,6 14,0 Kẽm 8,6 7,2
  • 36. 26 2.7. Sai số và các biện pháp khống chế sai số 2.7.1. Sai số Sai số bao gồm sai số hệ thống và sai số ngẫu nhiên. Sai số có thể xảy ra do quá trình thu thập thông tin, nhập liệu. Sai số do các yếu tố nhiễu như tuổi, giới, kỹ thuật cân và đo chiều cao. 2.7.2. Các biện pháp khống chế sai số - Bộ công cụ được thiết kế rõ ràng, dễ hiểu, dễ trả lời, thống nhất có sự cố vấn của các chuyên gia về dinh dưỡng và thống kê. - Phiếu phỏng vấn được thử nghiệm và điều chỉnh cho phù hợp trước khi tiến hành điều tra. - Sử dụng công cụ chuẩn (cân, thước), cùng một loại công cụ cho các đối tượng nghiên cứu. Các nghiên cứu viên được tập huấn kỹ, thực hiện kĩ thuật chuẩn xác, đúng quy trình thường quy để tránh sai số do người đo và dụng cụ. - Kỹ thuật cân đong thực phẩm được thực hiện đúng kỹ thuật và tiến hành cân hai lần để so sánh đối chiếu. - Quy trình nhập liệu đảm bảo khống chế yếu tố nhiễu, hạn chế sai số và quản lý chất lượng thông tin. 2.8. Phương pháp xử lý số liệu - Số liệu định lượng được làm sạch, mã hóa và nhập trên phần mềm Epidata 3.1, xử lý trên phần mềm Microsoft Office Exel 2007 và SPSS 20.0 với các test thống kê thích hợp và Excel 2007. - Số liệu để đánh giá khẩu phần được nhập và xử lý trên phần mềm Word Access 2013. 2.9. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu - Tuân thủ quy trình xét duyệt của Hội đồng Đạo đức của trường Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên, chỉ tiến hành nghiên cứu khi được Hội
  • 37. 27 đồng Đạo đức chấp thuận và được sự đồng ý của Sở Giáo dục và Đào tạo và trường PTDTNT huyện Hòa An, Thông Nông và Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. - Tiến hành nghiên cứu với tinh thần trung thực. Tôn trọng cộng đồng, đảm bảo không làm ảnh hưởng đến uy tín của cá nhân và các địa phương tham gia nghiên cứu. - Đảm bảo giữ bí mật tuyệt đối mà cá nhân đối tượng đã cung cấp. Nghiên cứu viên luôn quan tâm và tôn trọng ý kiến của đối tượng nghiên cứu để có sự hợp tác tốt, cung cấp thông tin trung thực, khách quan. - Các cá nhân tham gia nghiên cứu được biết rõ mục tiêu nghiên cứu và các thông tin được sử dụng đúng mục đích nghiên cứu.
  • 38. 28 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu Bảng 3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu theo giới và độ tuổi Trường Giới SL/% SL/% SL/% SL/% SL/% Chung Độ tuổi 11 12 13 14 15 PTDTNT huyện Hòa An Nam 20 (40,8) 22 (36,7) 17 (30,9) 10 (19,2) 0 (0,0) 69 (31,9) Nữ 29 (59,2) 38 (63,3) 38 (69,1) 42 (80,8) 0 (0,0) 147 (68,1) Tổng số 49 (100,0) 60 (100,0) 55 (100,0) 52 (100,0) 0 (0,0) 216 (100,0) PTDTNT huyện Thông Nông Nam 11 (28,2) 20 (35,1) 21 (31,8) 27 (42,9) 6 (75,0) 85 (36,5) Nữ 28 (71,8) 37 (64,9) 45 (68,2) 36 (57,1) 2 (25,0) 148 (63,5) Tổng số 39 (100,0) 57 (100,0) 66 (100,0) 63 (100,0) 8 (100,0) 233 (100,0) PTDTNT huyện Hà Quảng Nam 16 (30,2) 13 (25,5) 24 (44,4) 22 (43,1) 2 (40,0) 77 (36,0) Nữ 37 (69,8) 38 (74,5) 30 (55,6) 29 (56,9) 3 (60,0) 137 (64,0) Tổng số 53 (100,0) 51 (100,0) 54 (100,0) 51 (100,0) 5(100,) 214 (100,0) Chung Nam 47 (33,3) 55 (32,7) 62 (35,4) 59 (35,5) 8 (61,5) 231 (34,8) Nữ 94 (66,7) 113 (67,3) 113 (64,6) 107 (64,5) 5 (38,5) 432 (65,2) Tổng số 141 (100,0) 168 (100,0) 175 (100,0) 166 (100,0) 13 (100,0) 663 (100,0) Nhận xét: Tổng số học sinh điều tra của ba trường là 663, trong đó ở cả ba trường đều có số lượng học sinh nữ nhiều hơn học sinh nam. Tại trường PTDTNT huyện Hoà An số học sinh nữ là 147 chiếm tỷ lệ 68,1% trong khi số học sinh nam tham gia nghiên cứu là 69 chiếm tỷ lệ 31,9%. Trường PTDTNT huyện Thông Nông có 148 học sinh nữ chiếm tỷ lệ 63,5% và 85 học sinh nam tham gia nghiên cứu chiếm tỷ lệ 36,5%. Tỷ lệ số học sinh nữ và nam tham gia nghiên cứu ở trường PTDTNT huyện Hà Quảng lần lượt là 137 học sinh nữ (64,0%) và 77 học sinh nam (36,0%).
  • 39. 29 Bảng 3.2. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu theo dân tộc Trường Dân tộc SL/% SL/% SL/% SL/% SL/% Chung Độ tuổi 11 12 13 14 15 PTDTNT huyện Hòa An Tày 27 (55,1) 24 (40,0) 25 (45,5) 30 (57,7) 0 (0,0) 106 (49,1) Nùng 14 (28,6) 26 (43,3) 19 (34,5) 15 (28,8) 0 (0,0) 74 (34,3) Dao 2 (4,1) 0 (0,0) 3 (5,5) 1 (1,9) 0 (0,0) 6 (2,8) Mông 5 (10,2) 10 (16,7) 8 (14,5) 6 (11,5) 0 (0,0) 29 (13,4) Khác 1 (2,0) 0 (0,0) 0 (0,0) 0 (0,0) 0 (0,0) 1(0,4) Tổng số 49 (100,0) 60 (100,0) 55 (100,0) 52 (100,0) 0 (0,0) 216 (100,0) PTDTNT huyện Thông Nông Tày 14 (35,9) 25 (43,9) 18 (27,3) 23 (36,5) 2 (25,0) 82 (35,2) Nùng 13 (33,3) 21 (36,8) 33 (50,0) 22 (34,9) 3 (37,5) 92 (39,5) Dao 9 (23,1) 8 (14,0) 11 (16,7) 14 (22,2) 1 (12,5) 43 (18,5) Mông 3 (7,7) 3 (5,3) 3 (4,5) 4 (6,3) 2 (25,0) 15 (6,4) Khác 0 (0,0) 0 (0,0) 1 (1,5) 0 (0,0) 0 (0,0) 1 (0,4) Tổng số 39 (100,0) 57 (100,0) 66 (100,0) 63 (100,0) 8 (100,0) 233 (100,0)
  • 40. 30 PTDTNT huyện Hà Quảng Tày 13 (24,5) 11 (21,6) 14 (25,9) 14 (27,5) 2 (40,0) 54 (25,2) Nùng 35 (66,0) 37 (72,5) 34 (63,0) 31 (60,8) 1 (20,0) 138 (64,5) Mông 5 (9,4) 3 (5,9) 6 (11,1) 6 (11,8) 2 (40,0) 22 (10,3) Tổng số 53 (100,0) 51 (100,0) 54 (100,0) 51 (100,0) 5 (100,0) 214 (100,0) Chung Tày 54 (38,3) 60 (35,7) 57 (32,6) 67 (40,4) 4 (30,8) 242 (36,5) Nùng 62 (44,0) 84 (50,0) 86 (49,1) 68 (41,0) 4 (30,8) 304 (45,9) Dao 11 (7,8) 8 (4,8) 14 (8,0) 15 (9,0) 1 (7,7) 49 (7,4) Mông 13 (9,2) 16 (9,5) 17 (9,7) 16 (9,6) 4 (30,8) 66 (10,0) Khác 1 (0,7) 0 (0,0) 1 (0,6) 0 (0,0) 0 (0,0) 2 (0,3) Tổng số 141 (100,0) 168 (100,0) 175 (100,0) 166 (100,0) 13 (100,0) 663 (100,0) Nhận xét: Phần lớn các học sinh của ba trường PTDTNT thuộc 3 huyện của tỉnh Cao Bằng đều là người dân tộc Tày và Nùng. Trường PTDTNT huyện Hoà An có số lượng học sinh thuộc dân tộc Tày chiếm số lượng cao nhất (49,1%), trong đó tại trường PTDTNT huyện Thông Nông và trường PTDTNT huyện Hà Quảng số học sinh dân tộc Nùng chiếm số lượng cao hơn các học sinh dân tộc khác, với tỷ lệ lần lượt là 39,5% và 64,5%.
  • 41. 31 3.2. Tình trạng dinh dưỡng của học sinh dân tộc thiểu số tại 3 trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng Bảng 3.3. Cân nặng trung bình của học sinh dân tộc thiểu số ở mỗi trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng theo giới và độ tuổi Trường Tuổi Trường PTDTNT huyện Hòa An Trường PTDTNT huyện Thông Nông Trường PTDTNT huyện Hà Quảng p1,2 p2,3 p1,3 Nam (X ± SD) Nữ (X ± SD) Chung (1) (X ± SD) Nam (X ± SD) Nữ (X ± SD) Chung (2) (X ± SD) Nam (X ± SD) Nữ (X ± SD) Chung (3) (X ± SD) 11 29,8 3,5 34,9 5,7 32,8 5,4 33,2 6,7 34,3 6,2 34,0 6,2 32,9 6,1 34,6 7,5 34,1 7,1 >0,05 >0,05 >0,05 12 36,1 6,8 38,0 5,3 37,3 5,9 38,9 10,6 38,6 7,4 38,7 8,6 34,4 4,8 39,1 7,6 37,9 7,2 >0,05 >0,05 >0,05 13 40,1 6,8 41,6 5,7 41,1 6,0 48,2 9,5 43,7 7,6 45,1 8,5 43,1 11,3 42,0 5,9 42,5 8,6 <0,05 >0,05 >0,05 14 44,3 8,4 45,4 7,0 45,2 7,2 47,9 8,9 43,7 6,4 45,5 7,8 46,1 6,7 43,7 6,8 44,8 6,8 >0,05 >0,05 >0,05 15 0 0 0 48,9 4,0 39,8 1,8 46,6 5,4 48,9 2,7 55,9 2,8 53,1 4,5 <0,05 Chung 36,5 8,0 40,4 7,1 39,2 7,6 44,0 10,5 40,6 7,8 41,8 9,0 40,5 9,7 39,9 8,1 40,1 8,7 <0,05 <0,05 >0,05 Nhận xét: Học sinh trường PTDTNT huyện Thông Nông có cân nặng trung bình chung cao hơn so với học sinh trường PTDTNT huyện Hoà An và huyện Hà Quảng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
  • 42. 32 Bảng 3.4. Cân nặng trung bình của học sinh dân tộc thiểu số tại 3 trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng Nhóm tuổi Chung (n = 663) (X ± SD) Nam (SL = 231) (X ± SD) Nữ (SL = 432) (X ± SD) 11 33,6 6,3 31,7 5,4 34,6 6,5 12 37,9 7,3 36,7 8,1 38,5 6,8 13 43,0 8,0 44,0 10,0 42,5 6,6 14 45,2 7,3 46,6 8,0 44,4 6,8 15 49,1 5,9 48,9 3,5 49,5 8,1 Chung 40,4 8,5 40,6 10,0 40,3 7,7 p>0,05 Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy, nam giới ở độ tuổi 11, 12 và 15 thấp hơn so với cân nặng của nữ giới, ngược lại, ở độ tuổi 13 và 14 tuổi có cân nặng cao hơn so với nữ giới, tuy nhiên sự khác biệt về cân nặng của nam và nữ không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
  • 43. 33 Bảng 3.5. Chiều cao trung bình của học sinh dân tộc thiểu số ở mỗi trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng theo giới và độ tuổi Trường Tuổi Trường PTDTNT huyện Hòa An Trường PTDTNT huyện Thông Nông Trường PTDTNT huyện Hà Quảng p1,2 p2,3 p1,3 Nam (X ± SD) Nữ (X ± SD) Chung (1) (X ± SD) Nam (X ± SD) Nữ (X ± SD) Chung (2) (X ± SD) Nam (X ± SD) Nữ (X ± SD) Chung (3) (X ± SD) 11 137,8 8,0 144,2 6,3 141,6 7,6 139,7 7,9 140,3 6,5 140,1 6,8 138,2 4,8 140,0 7,6 139,4 6,9 >0,05 >0,05 >0,05 12 144,3 7,4 146,2 5,4 145,5 6,2 146,4 7,6 146,3 7,6 146,3 7,5 141,8 6,1 145,0 5,3 144,2 5,6 >0,05 >0,05 >0,05 13 148,2 8,2 149,3 5,0 149,0 6,1 156,3 8,5 149,4 5,3 151,6 7,2 150,5 9,4 148,1 4,7 149,2 7,2 <0,05 >0,05 >0,05 14 154,7 11,9 151,0 6,4 151,7 7,7 157,3 7,2 150,3 5,7 153,3 7,2 157,5 7,4 151,6 5,2 154,2 6,9 >0,05 >0,05 >0,05 15 0 0 0 158,3 3,3 145,0 3,9 154,9 6,9 157,2 1,2 162,2 6,0 160,2 5,1 >0,05 Chung 144,9 10,0 148,0 6,3 147,0 7,8 152,3 9,9 147,1 7,2 149,0 8,6 148,6 10,5 146,1 7,6 147,0 8,8 <0,05 <0,05 >0,05 Nhận xét: Chiều cao trung bình của học sinh trường PTDTNT huyện Thông Nông cao hơn so với chiều cao trung bình của học sinh 2 trường PTDTNT huyện Hoà An và huyện Hà Quảng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Tại trường PTDTNT huyện Hoà An và Thông Nông, học sinh ở lứa tuổi 11 và 12 tuổi, nữ giới có chiều cao cao hơn so với nam giới, nhưng bước sang 13 đến 15 tuổi, chiều cao của nam giới đã tăng cao hơn so với nữ giới. Xu hướng này cũng gặp tương tự ở lứa tuổi 11 đến 14 tại trường PTDTNT huyện Hà Quảng, tuy nhiên ở lứa tuổi 15, nữ giới có chiều cao trung bình cao hơn nam giới với các số liệu lần lượt là 162,2 6,0 cm và 157,2 1,2 cm.
  • 44. 34 Bảng 3.6. Chiều cao trung bình chung của học sinh dân tộc thiểu số tại 3 trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng Độ tuổi Chung (n = 663) (X ± SD) Nam (SL = 231) (X ± SD) Nữ (SL = 432) (X ± SD) 11 140,4 7,1 138,4 6,9 141,4 7,1 12 145,4 6,5 144,5 7,3 145,8 6,1 13 150,0 6,9 151,8 9,3 149,0 5,0S 14 153,1 7,3 156,9 8,1 150,9 5,8 15 156,9 6,6 158,0 2,9 155,3 9,4 Chung 147,7 8,5 148,9 10,5 147,1 7,0 p<0,05 Nhận xét: Chiều cao trung bình chung của học sinh tại 3 trường PTDTNT tăng dần theo tuổi, với chiều cao trung bình chung là 147,7 8,5cm. Ở lứa tuổi 11- 12, học sinh nữ có sự tăng trưởng về chiều cao sớm, tăng mạnh (mỗi năm tăng trung bình 4,2 cm/năm), nhưng khi bước sang 13 đến 15 tuổi chiều cao của nam giới có xu hướng tăng cao hơn đáng kể khi so sánh với số liệu này ở nữ giới, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
  • 45. 35 Bảng 3.7. Chỉ số BMI trung bình của học sinh dân tộc thiểu số ở mỗi trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng theo giới và độ tuổi Trường Độ tuổi Trường PTDTNT huyện Hòa An Trường PTDTNT huyện Thông Nông Trường PTDTNT huyện Hà Quảng p1,2 p2,3 p1,3 Nam (X ± SD) Nữ (X ± SD) Chung (1) (X ± SD) Nam (X ± SD) Nữ (X ± SD) Chung (2) (X ± SD) Nam (X ± SD) Nữ (X ± SD) Chung (3) (X ± SD) 11 15,7 1,4 16,7 2,0 16,3 1,8 16,9 1,9 17,4 2,6 17,2 2,4 17,1 2,5 17,5 2,4 17,4 2,4 <0,05 >0,05 <0,05 12 17,2 1,9 17,8 2,2 17,6 2,1 17,9 3,4 17,9 2,6 17,9 2,9 17,1 1,3 18,5 2,9 18,1 2,7 >0.05 >0,05 >0,05 13 18,2 2,3 18,7 2,6 18,5 2,5 19,6 3,0 19,5 2,7 19,6 2,8 18,7 3,3 19,1 2,2 19,0 2,7 <0,05 >0,05 >0,05 14 18,8 4,5 19,9 2,9 19,7 3,2 19,4 3,2 19,3 2,3 19,3 2,7 18,6 2,1 19,0 2,3 18,9 2,2 >0,05 >0,05 >0,05 15 0 0 0 19,5 1,4 18,9 0,1 19,4 1,2 19,8 0,8 21,4 2,7 20,7 2,1 >0,05 Chung 17,2 2,6 18,4 2,7 18,0 2,7 18,8 3,1 18,7 2,7 18,7 2,8 18,1 2,6 18,5 2,6 18,4 2,6 <0,05 >0,05 >0,05 Nhận xét: Nhìn chung chỉ số BMI của học sinh trường PTDTNT huyện Thông Nông cao hơn số liệu của trường PTDTNT huyện Hoà An ở cả hai giới cũng như ở các lứa tuổi, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Chỉ số BMI của học sinh trường PTDTNT huyện Thông Nông cao hơn số liệu của trưởng PTDTNT huyện Hà Quảng, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Chỉ số BMI đều có xu hướng tăng dần theo lứa tuổi ở cả ba trường điều tra.
  • 46. 36 Bảng 3.8. Chỉ số BMI trung bình của học sinh dân tộc thiểu số tại 3 trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng Trường Độ tuổi Trường THCS thuộc Hòa An Trường THCS thuộc Thông Nông Trường THCS thuộc Hà Quảng Nam (X ± SD) Nữ (X ± SD) Chung (X ± SD) Nam (X ± SD) Nữ (X ± SD) Chung (X ± SD) Nam (X ± SD) Nữ (X ± SD) Chung (X ± SD) 11 15,7 1,4 16,7 2,0 16,5 1,8 16,9 1,9 17,4 2,6 17,2 2,4 17,1 2,5 17,5 2,4 17,4 2,4 12 17,2 1,9 17,8 2,2 17,6 2,1 17,9 3,4 17,9 2,6 17,9 2,9 17,1 1,3 18,5 2,9 18,1 2,7 13 18,2 2,3 18,7 2,6 18,5 2,5 19,6 3,0 19,5 2,7 19,6 2,8 18,7 3,3 19,1 2,2 19,0 2,7 14 18,8 4,5 19,9 2,9 19,7 3,2 19,4 3,2 19,3 2,3 19,3 2,7 18,6 2,1 19,0 2,3 18,9 2,2 15 0 0 0 19,5 1,4 18,9 0,1 19,4 1,2 19,8 0,8 21,4 2,7 20,7 2,1 Chung 17,2 2,6 18,4 2,7 18,0 2,7 18,8 3,1 18,7 2,7 18,7 2,8 18,1 2,6 18,5 2,6 18,4 2,6 Nhận xét: Chỉ số BMI chung của học sinh tham gia nghiên cứu tăng dần theo độ tuổi từ 17,0 2,3 kg/m2 ở nhóm tuổi 11 lên đến 19,9 1,7 kg/m2 ở lứa tuổi 15. Chỉ số BMI khác nhau ở nam và nữ, nữ có xu hướng có BMI cao hơn nam giới, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
  • 47. 37 Bảng 3.9. Tình trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao theo tuổi) của học sinh dân tộc thiểu số trường phổ thông dân tộc nội trú tại 3 huyện của tỉnh Cao Bằng Trường Giới Tình trạng suy dinh dưỡng SDD mức độ vừa SDD mức độ nặng SL % SL % Trường phổ thông dân tộc nội trú huyện Hòa An Nam 12 17,4 4 5,8 Nữ 14 9,5 4 2,7 Chung 26 12,0 8 3,7 Trường phổ thông dân tộc nội trú huyện Thông Nông Nam 9 10,6 3 3,5 Nữ 22 14,9 4 2,7 Chung 31 13,3 7 3,0 Trường phổ thông dân tộc nội trú huyện Hà Quảng Nam 10 13,0 1 1,3 Nữ 23 16,8 3 2,2 Chung 33 15,4 4 1,9 Chung Nam 31 13,4 8 3,5 Nữ 59 13,7 11 2,5 Chung 90 13,6 19 2,9 Nhận xét: Tỷ lệ tổng số học sinh dân tộc thiểu số bị suy dinh dưỡng thấp còi mức độ vừa chiếm tỷ lệ cao 13,6%, suy dinh dưỡng mức độ nặng chỉ chiếm tỷ lệ 2,9%. Suy dinh dưỡng thấp còi mức độ vừa của học sinh trường PTDTNT huyện Hà Quảng (15,4%) chiếm tỷ lệ cao nhất, thấp nhất là trường PTDTNT huyện Hòa An chiếm 12,0%. Suy dinh dưỡng thể thấp còi mức độ nặng tại trường PTDTNT huyện Hoà An (3,7%), Thông Nông (3,0%) và Hà Quảng (1,9%) chiếm tỷ lệ thấp.
  • 48. 38 Biểu đồ 3.1. Tình trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi theo giới của học sinh dân tộc thiểu số tại 3 trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng Nhận xét: Tỷ lệ số học sinh dân tộc thiểu số bị suy dinh dưỡng thể thấp còi chung của 3 trường là 16,5%, trong đó không có sự khác biệt giữa tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở hai giới với p > 0,05. Tỷ lệ số học sinh bị suy dinh dưỡng thể thấp còi tại trường PTDTNT huyện Hoà An, huyện Thông Nông và huyện Hà Quảng lần lượt là 15,7%, 16,3% và 17,3%. Trong đó, tại hai trường PTDTNT huyện Thông Nông và trường PTDTNT huyện Hà Quảng, nữ giới có tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi cao hơn ở nam giới, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Ngược lại, tại trường PTDTNT huyện Hoà An, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở nam là 25,2%, cao hơn nữ giới (12,2%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
  • 49. 39 Bảng 3.10. Tình trạng dinh dưỡng theo BMI của học sinh dân tộc thiểu số trường phổ thông dân tộc nội trú huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng Nhóm tuổi Giới SL/% Z-scores < - 2 SD - 2 SD đến 1 SD > 1 SD SL % SL % SL % 11 Nam 20 (40,8) 2 10,0 18 90 0 0 Nữ 29 (59,2) 2 6,9 24 82,8 3 10,3 Chung 49 (100) 4 8,2 42 85,7 3 6,1 12 Nam 22 (36,7) 0 0 20 90,9 2 9,1 Nữ 38 (63,3) 5 13,2 31 81,6 2 5,3 Chung 60 (100) 5 8,3 51 85,0 4 6,7 13 Nam 17 (30,9) 1 5,9 15 88,2 1 5,9 Nữ 38 (69,1) 3 7,9 31 81,6 4 10,5 Chung 55 (100) 4 7,3 46 83,6 5 9,1 14 Nam 10 (19,2) 2 20,0 5 50,0 3 30,0 Nữ 42 (80,8) 1 2,4 38 90,5 3 7,1 Chung 52 (100) 3 5,8 43 82,7 6 11,5 Chung Nam 69 (31,9) 5 7,2 58 84,1 6 8,7 Nữ 147 (68,1) 11 7,5 124 84,4 12 8,2 Chung 216 (100) 16 7,4 182 84,3 18 8,3 Nhận xét: Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể gày còm (BMI/tuổi) của học sinh dân tộc thiểu số trường PTDTNT huyện Hoà An chiếm 7,4% và tỷ lệ thừa cân, béo phì chiếm 8,3%. Tỷ lệ suy dinh dưỡng của học sinh không có sự khác biệt nhiều ở các độ tuổi. Ở độ tuổi 12, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể gày còm (8,3%) chiếm cao nhất và thấp nhất ở độ tuổi (5,8%).
  • 50. 40 Bảng 3.11. Tình trạng dinh dưỡng theo BMI của học sinh dân tộc thiểu số trường phổ thông dân tộc nội trú huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng Nhóm tuổi Giới SL/% Z-scores < - 2 SD - 2 SD đến 1 SD > 1 SD SL % SL % SL % 11 Nam 11 (28,2) 2 18,2 8 72,7 1 9,1 Nữ 28 (71,8) 1 3,6 25 89,3 2 7,1 Chung 39 (100) 3 7,7 33 84,6 3 7,7 12 Nam 20 (35,1) 3 15,0 14 70,0 3 15,0 Nữ 37 (64,9) 2 5,3 34 91,9 1 2,7 Chung 57 (100) 5 8,8 48 84,2 4 7,0 13 Nam 21 (31,8) 2 9,5 13 61,9 6 28,6 Nữ 45 (68,2) 2 4,4 37 82,2 6 13,3 Chung 66 (100) 4 6,1 50 75,8 12 18,2 14 Nam 27 (42,9) 1 3,7 23 85,2 3 11,1 Nữ 36 (57,1) 1 2,8 32 88,9 3 8,3 Chung 63 (100) 2 3,2 55 87,3 6 9,5 15 Nam 6 (75,0) 0 0 6 100 0 0 Nữ 2 (25,0) 0 0 2 100 0 0 Chung 8 (100) 0 0 8 100 0 0 Chung Nam 85 (36,5) 8 9,4 64 75,3 13 15,3 Nữ 148 (63,5) 6 4,1 130 87,8 12 8,1 Chung 233 (100) 14 6,0 194 83,3 25 10,7 Nhận xét: Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể gày còm của học sinh trường PTDTNT huyện Thông Nông chiếm 6,0% và tỷ lệ thừa cân, béo phì chiếm 10,7%. Nam giới (9,4%) có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao hơn nữ giới (4,1%). Tỷ lệ suy dinh dưỡng cao nhất ở độ tuổi 12 (8,8%), tiếp đến là độ tuổi 11 (7,7%), 13 (6,1%), 14 (3,2%) và độ tuổi 15 không có học sinh nào bị suy dinh dưỡng. Tỷ lệ thừa cân, béo phì ở nam giới (15,3%) cũng cao hơn nữ giới (8,1%). Ở độ tuổi 13 có tỷ lệ học sinh thừa cân, béo phì (18,2%) cao nhất, độ tuổi 15 không có học sinh nào bị thừa cân, béo phì.
  • 51. 41 Bảng 3.12. Tình trạng dinh dưỡng theo BMI của học sinh dân tộc thiểu số trường phổ thông dân tộc nội trú huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng Nhóm tuổi Giới SL/% Z-scores < - 2 SD - 2 SD đến 1 SD > 1 SD SL % SL % SL % 11 Nam 16 (30,2) 0 0 14 87,5 2 12,5 Nữ 37 (69,8) 2 5,4 30 81,1 5 13,5 Chung 53 (100) 2 3,8 44 83,0 7 13,2 12 Nam 13 (25,5) 0 0 13 100 0 0 Nữ 38 (74,5) 1 2,6 33 86,8 4 10,5 Chung 51 (100) 1 2,0 46 90,2 4 7,8 13 Nam 24 (44,4) 3 12,5 15 62,5 6 25,0 Nữ 30 (55,6) 1 3,3 26 86,7 3 10,0 Chung 54 (100) 4 7,4 41 75,9 9 16,7 14 Nam 22 (43,1) 3 13,6 18 81,8 1 4,5 Nữ 29 (56,9) 1 3,4 26 89,7 2 6,9 Chung 51 (100) 4 7,8 44 86,3 3 5,9 15 Nam 2 (40,0) 0 0 2 100 0 0 Nữ 3 (60,0) 0 0 2 66,7 1 33,3 Chung 5 (100) 0 0 4 80,0 1 20,0 Chung Nam 77 (36,0) 6 7,8 62 80,5 9 11,7 Nữ 137 (64,0) 5 3,6 117 85,4 15 10,9 Chung 214 (100) 11 5,1 179 83,6 24 11,2 Nhận xét: Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể gày còm của học sinh dân tộc thiểu số trường PTDTNT huyện Hà Quảng chiếm 5,1% và tỷ lệ thừa cân, béo phì chiếm 11,2%. Độ tuổi 14 có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao nhất (7,8%) và độ tuổi 15 không có học sinh nào bị suy dinh dưỡng. Tỷ lệ thừa cân, béo phì ở nam giới (11,7%) và nữ giới (10,9%) tương đương nhau. Tỷ lệ thừa cân, béo phì của học sinh ở độ tuổi 15 chiếm cao nhất (20,0%), thấp nhất ở độ tuổi 14 (5,9%).
  • 52. 42 p > 0,05 Biểu đồ 3.2. Tình trạng dinh dưỡng theo BMI của học sinh dân tộc thiểu số tại 3 trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng Nhận xét: Kết quả biểu đồ 3.2 cho thấy, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể gày còm chung của học sinh dân tộc thiểu số tại 3 trường là 6,2%. Tỷ lệ thừa cân, béo phì chung là 10,1%. Học sinh nam có tỷ lệ suy dinh dưỡng (8,2%) và tỷ lệ thừa cân (8,2%), béo phì (3,9%) cao hơn nữ giới (5,1%, 7,4% và 1,6%), tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
  • 53. 43 Bảng 3.13. Thói quen ăn uống của học sinh dân tộc thiểu số tại 3 trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng Trường Thói quen ăn uống Trường PTDTNT huyện Hoà An (1) Trường PTDTNT huyện Thông Nông (2) Trường PTDTNT huyện Hà Quảng (3) Chung p1,2 p2,3 p1,3 SL/% SL/% SL/% SL/% Số bữa ăn trong ngày < 3 59 (27,3) 42 (18,0) 9 (4,2) 110 (16,6) <0,05 >0,05 >0,05 3 153 (70,8) 189 (81,1) 200 (93,5) 614 (81,7) > 3 4 (1,9) 2 (0,9) 5 (2,3) 11 (1,7) Thường xuyên ăn sáng 143 (66,2) 159 (68,2) 185 (86,4) 487 (73,5) >0,05 <0,05 <0,05 Có ăn kiêng 31 (14,4) 44 (18,9) 23 (10,7) 98 (14,8) >0,05 <0,05 >0,05 Có ăn vặt 214 (99,1) 230 (98,7) 209 (97,7) 653 (98,5) >0,05 >0,05 >0,05 Có rửa tay trước khi ăn 204 (94,4) 225 (96,6) 210 (98,1) 639 (96,4) >0,05 >0,05 >0,05 Có rửa tay sau khi đi vệ sinh 213 (98,6) 230 (98,7) 211 (98,6) 654 (98,6) >0,05 >0,05 >0,05 Có tẩy giun trong 6 tháng qua 170 (78,7) 122 (52,4) 192 (89,7) 484 (73,0) <0,05 <0,05 <0,05
  • 54. 44 Nhận xét: Đa số học sinh ăn ba bữa trong ngày (81,7%), trong đó học sinh trường PTDTNT huyện Hà Quảng ăn ba bữa trong ngày chiếm tỷ lệ cao nhất (93,5%), tiếp đến là trường PTDTNT huyện Thông Nông (81,1%), thấp nhất ở huyện Thông Nông (70,8%), tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Tỷ lệ học sinh ăn 1-2 bữa trên ngày vẫn còn chiếm tỷ lệ khá cao (16,6%), trường PTDTNT huyện Hoà An có số lượng học sinh ăn dưới 3 bữa trong một ngày chiếm tỷ lệ cao nhất (27,3%), tiếp đến là trường PTDTNT huyện Thông Nông (18,0%), trong khi ở trường PTDTNT huyện Hà Quảng chỉ chiếm 4,2%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Số lượng học sinh thường xuyên ăn sáng chiếm tỷ lệ không cao (73,5%). Tỷ lệ học sinh ăn vặt chiếm tỷ lệ rất cao (98,5%). Tỷ lệ học sinh có ý thức rửa tay trước khi ăn, rửa tay sau khi đi vệ sinh ở các trường đều rất cao, chiếm tỷ lệ từ 96,4% đến 98,6%. Tỷ lệ các em được tẩy giun trong 6 tháng qua chiếm tỷ lệ 73,0% trong đó tỷ lệ các em được tẩy giun ở trường Hà Quảng là cao nhất (89,7%), thấp nhất ở trường Thông Nông (52,4%). Bảng 3.14. Tần suất tiêu thụ thực phẩm trong tháng của học sinh dân tộc thiểu số trường phổ thông dân tộc nội trú huyện Hoà An, tỉnh Cao Bằng Tần suất Tên thực phẩm Hàng ngày Hàng tuần Ít khi ăn hoặc không bao giờ SL % SL % SL % Cơm 212 98,1 3 1,4 1 0,5 Bánh mỳ trắng 2 0,9 140 64,8 74 34,3 Mỳ ăn liền 35 16,2 164 75,9 17 7,9 Bún/phở/bánh cuốn 9 4,2 173 80,1 34 15,7 Khoai củ các loại 25 11,6 80 37,0 111 51,4 Thịt các loại 154 71,3 56 25,9 6 2,8
  • 55. 45 Trứng 12 5,6 181 83,8 23 10,6 Cá 4 1,9 186 86,1 26 12,0 Tôm , cua, tép 3 1,4 36 16,7 177 81,9 Đậu phụ 11 5,1 176 81,5 29 13,4 Lạc, vừng 6 2,8 137 63,4 73 33,8 Mỡ, dầu ăn 148 68,5 40 18,5 28 13,0 Đậu đỗ 16 7,4 116 53,7 84 38,9 Rau các loại 187 86,6 17 7,9 12 5,6 Thực phẩm giàu tiền chất vitamin A 53 24,5 129 59,7 34 15,7 Quả các loại 42 19,4 123 56,9 51 23,6 Các loại phủ tạng động vật 4 1,9 42 19,4 170 78,7 Nước giải khát có gas 18 8,3 100 46,3 98 45,4 Sữa các loại 78 36,1 86 39,8 52 24,1 Bánh kẹo ngọt 105 48,6 98 45,4 13 6,0 Bim bim 98 45,4 101 46,8 17 7,9 Nhận xét: Kết quả cho thấy thực phẩm tiêu thụ chủ yếu hàng ngày của học sinh trường PTDTNT huyện Hoà An là gạo (98,1%), rau các loại (86,6%), tiếp đến là các loại thịt (71,3%), mỡ và dầu ăn (68,5%). Tần suất tiêu thụ bánh kẹo ngọt và bim bim hàng ngày (48,6% và 45,4%) và hàng tuần (45,4% và 46,8%) của học sinh chiếm tỷ lệ tương đối cao.
  • 56. 46 Bảng 3.15. Tần suất tiêu thụ thực phẩm trong tháng của học sinh dân tộc thiểu số trường phổ thông dân tộc nội trú huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng Tần suất Tên thựcphẩm Hàng ngày Hàng tuần Ít khi ăn hoặc không bao giờ SL % SL % SL % Cơm 229 98,3 3 1,3 1 0,4 Bánh mỳ trắng 3 1,3 168 72,1 62 26,6 Mỳ ăn liền 12 5,2 198 85,0 23 9,9 Bún/phở/bánh cuốn 9 3,9 162 69,5 62 26,6 Khoai củ các loại 14 6,0 81 34,8 138 59,2 Thịt các loại 129 55,4 96 41,2 8 3,4 Trứng 9 3,9 213 91,4 11 4,7 Cá 6 2,6 206 88,4 21 9,0 Tôm , cua, tép 3 1,3 15 6,4 215 92,3 Đậu phụ 13 5,6 203 87,1 17 7,3 Lạc, vừng 3 1,3 46 19,7 184 79,0 Mỡ, dầu ăn 154 66,1 49 21,0 30 12,9 Đậu đỗ 2 0,9 122 52,4 109 46,8 Rau các loại 177 76,0 46 19,7 10 4,3 Thực phẩm giàu tiền chất vitamin A 39 16,7 168 72,1 26 11,2 Quả các loại 46 19,7 126 54,1 61 26,2 Các loại phủ tạng động vật 2 0,9 31 13,3 200 85,8 Nước giải khát có gas 5 2,1 89 38,2 139 59,7 Sữa các loại 53 22,7 78 33,5 102 43,8 Bánh kẹo ngọt 73 31,3 123 52,8 37 15,9 Bim bim 75 32,2 130 55,8 28 12,0 Nhận xét: Tần suất tiêu thụ cơm hàng ngày của học sinh trường PTDTNT nội trú thuộc huyện Thông Nông (98,3%) chiếm tỷ lệ cao nhất. Tiếp theo là tỷ lệ tiêu thụ các thực phẩm như rau các loại (76,0%), mỡ và dầu ăn (66,1%), thịt các loại (55,4%). Sữa các loại được tiêu thụ hàng ngày và hàng tuần với tỷ lệ không cao (22,7% và 33,5%), trong khi bánh kẹo ngọt (31,3% và 52,8%) và bim bim (32,2% và 55,8%) được sử dụng hàng ngày và hàng tuần với tỷ lệ khá cao.
  • 57. 47 Bảng 3.16. Tần suất tiêu thụ thực phẩm trong tháng của học sinh dân tộc thiểu số trường phổ thông dân tộc nội trú huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng Tần suất Tên thực phẩm Hàng ngày Hàng tuần Ít khi ăn hoặc không bao giờ SL % SL % SL % Cơm 209 97,7 5 2,3 0 0,0 Bánh mỳ trắng 1 0,5 68 31,8 145 67,8 Mỳ ăn liền 38 17,8 145 67,8 31 14,5 Bún/phở/bánh cuốn 8 3,7 80 37,4 126 58,9 Khoai củ các loại 25 11,7 97 45,3 92 43,0 Thịt các loại 127 59,3 79 36,9 8 3,7 Trứng 7 3,3 186 86,9 21 9,8 Cá 1 0,5 183 85,5 30 14,0 Tôm , cua, tép 0 0,0 23 10,7 191 89,3 Đậu phụ 6 2,8 178 83,2 30 14,0 Lạc, vừng 8 3,7 156 72,9 50 23,4 Mỡ, dầu ăn 154 72,0 45 21,0 15 7,0 Đậu đỗ 8 3,7 138 64,5 68 31,8 Rau các loại 162 75,7 40 18,7 12 5,6 Thực phẩm giàu tiền chất vitamin A 45 21,0 136 63,6 33 15,4 Quả các loại 28 13,1 111 51,9 75 35,0 Các loại phủ tạng động vật 3 1,4 132 61,7 79 36,9 Nước giải khát có gas 23 10,7 82 38,3 109 50,9 Sữa các loại 40 18,7 107 50,0 67 31,3 Bánh kẹo ngọt 95 44,4 84 39,3 35 16,4 Bim bim 99 46,3 102 47,7 13 6,1 Nhận xét: Kết quả cho thấy thực phẩm tiêu thụ chủ yếu hàng ngày của học sinh trường PTDTNT thuộc huyện Hà Quảng là cơm (97,7%), rau các loại (75,7%), mỡ, dầu ăn (72,0%), thịt các loại (59,3%) nhưng sữa các loại được tiêu thụ hàng ngày với tỷ lệ thấp (18,7%). Đa phần các em ít khi ăn hoặc không ăn tôm, cua, tép (89,3%), trong khi bánh kẹo ngọt (44,4% và 39,3%) và bim bim (46,3% và 47,7%) được tiêu thụ hàng ngày và hàng tuần với tỷ lệ khá cao.