SlideShare a Scribd company logo
1 of 93
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y – DƯỢC
MAI VĂN DŨNG
THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH
VỀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CỦA NGƯỜI CHĂM
SÓC CHÍNH CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT TẠI GIA
ĐÌNH Ở MỘT SỐ XÃ, HUYỆN PHÚ LƯƠNG,
TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
THÁI NGUYÊN – NĂM 2019
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC
MAI VĂN DŨNG
THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH
VỀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CỦA NGƯỜI CHĂM
SÓC CHÍNH CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT TẠI GIA
ĐÌNH Ở MỘT SỐ XÃ, HUYỆN PHÚ LƯƠNG,
TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Y học dự phòng
Mã số: 87 20 163
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS TRẦN THẾ HOÀNG
THÁI NGUYÊN – NĂM 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Thái Nguyên, năm 2019
Người cam đoan
Mai Văn Dũng
LỜI CẢM ƠN
Em xin trân trọng cảm ơn: Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, các thầy cô
khoa Y tế công cộng - Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên. Đặc biệt em xin
bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Trần Thế Hoàng - người Thầy đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo, dìu dắt em trên con đường nghiên cứu khoa học.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám đốc Sở Y tế Thái Nguyên, Tập thể
Ban giám đốc và cán bộ Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Thái Nguyên, đã
tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình triển khai đề tài, học tập và nghiên
cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Trung tâm Y tế huyện Phú Lương, UBND
huyện Phú Lương, Trạm Y tế xã Ôn Lương, Hợp Thành, Phú Lý và Trạm Y tế
Thị trấn Đu – đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và
thu thập số liệu để hoàn thành luận văn thạc sĩ của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới các thầy cô trong Hội đồng khoa học đã
tạo điều kiện, góp nhiều ý kiến qúy báu cho luận văn của tôi.
Tôi cũng chân thành cảm ơn các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp, gia đình
và người thân đã giúp đỡ, động viên tôi cả về tinh thần và vật chất trong quá
trình học tập và nghiên cứu.
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2019
Mai Văn Dũng
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
NCS : Người chăm sóc
NCSNKT : Người chăm sóc người khuyết tật
NKT : Người khuyết tật
PHCN : Phục hồi chức năng
PHCNDVCĐ : Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
UNFPA : United Nations Population Fund - Quỹ Dân số Liên
hiệp quốc
UNICEF : United Nations Children's Fund - Quỹ Nhi đồng
Liên hiệp quốc
WHO : World Health Organization - Tổ chức Y tế thế giới
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chương1..TỔNGQUAN..................................................................................... 3
1.1. Thông tin chung về phục hồi chức năng và người khuyết tật.................... 3
1.1.1. Đặc điểm về phục hồi chức năng............................................................ 3
1.1.2. Đặc điểm về người khuyết tật ................................................................. 5
1.1.3. Khái niệm người chăm sóc chính cho người khuyết tật ......................... 7
1.1.4. Tầm quan trọng của PHCN tại nhà cho người khuyết tật....................... 7
1.1.5. Nội dung hỗ trợ PHCN của gia đình cho người khuyết tật..................... 9
1.1.6. Phục hồi chức năng của NCS người khuyết tật tại gia đình .................12
1.2. Kiến thức, thái độ và thực hành về phục hồi chức năng của người chăm sóc
chính cho người khuyết tật tại gia đình........................................................... 15
1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hành về phục hồi chức năng dựa vào cộng
đồng của người chăm sóc chính cho người khuyết tật tại gia đình............18
1.4. Hoạt động phục hồi chức năng tại tuyến xã ...............................................20
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................21
2.1. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................21
2.2. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................21
2.3. Thời gian nghiên cứu ...............................................................................22
2.4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................22
2.4.1. Phương pháp và thiết kế nghiên cứu............................................22
2.4.2. Cỡ mẫu........................................................................................22
2.4.3. Chọn mẫu ....................................................................................23
2.5. Chỉ số nghiên cứu.....................................................................................23
2.5.1. Các chỉ số về đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu ...................23
2.5.2. Các chỉ số đánh giá về kiến thức, thái độ và thực hành phục hồi
chức năng của người chăm sóc chính cho người khuyết tật ...........24
2.5.3. Các chỉ số đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến thực hành PHCN
tại nhà của người chăm sóc cho người khuyết tật...........................25
2.6. Một số tiêu chuẩn sử dụng trong nghiên cứu...........................................25
2.7. Xử lý số liệu.............................................................................................26
2.8. Đạo đức nghiên cứu .................................................................................26
Chương 3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................28
3.1. Đặc điểm chung của người chăm sóc chính cho người khuyết tật ..........28
3.2. Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phục hồi chức năng của người
chăm sóc chính cho người khuyết tật......................................................33
3.2.1. Kiến thức về phục hồi chức năng của NCS chính cho NKT ................33
3.2.2. Thái độ về phục hồi chức năng của người chăm sóc chính cho NKT..34
3.2.3. Thực hành về phục hồi chức năng của người chăm sóc NKT..............36
3.3. Yếu tố ảnh hưởng đến thực hành về phục hồi chức năng của người chăm
sóc người khuyết tật................................................................................42
Chương 4. BÀN LUẬN ..................................................................................53
4.1. Đặc điểm chung của NCS chính cho NKT tham gia nghiên cứu ............52
4.2. Kiến thức, thái độ và thực hành về phục hồi chức năng của người chăm sóc
chính cho người khuyết tật tại địa bàn nghiên cứu.................................53
4.3. Yếu tố ảnh hưởng đến thực hành về phục hồi chức năng của người chăm
sóc chính cho người khuyết tật ...............................................................56
KẾT LUẬN.....................................................................................................61
KHUYẾN NGHỊ.............................................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................
PHỤ LỤC............................................................................................................
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Đặc điểm về tuổi và dân tộc của NCS chính cho NKT..................28
Bảng 3.2. Đặc điểm về trình độ học vấn, nghề nghiệp và mối quan hệ với người
khuyết tật của người chăm sóc chính............................................30
Bảng 3.3. Một số đặc điểm khuyết tật của người khuyết tật (n = 219)...........31
Bảng 3.4. Kiến thức về phục hồi chức năng của NCS chính cho NKT..........33
Bảng 3.5. Thái độ về hoạt động phục hồi chức năng của người chăm sóc chính
cho người khuyết tật .....................................................................34
Bảng 3.6. Tần suất người chăm sóc hỗ trợ PHCN tại nhà cho NKT..............36
Bảng 3.7. Đặc điểm người hướng dẫn tập luyện PHCN tại nhà cho NCSNKT
.......................................................................................................37
Bảng 3.8. Tần suất thực hiện hỗ trợ phục hồi chức năng của người chăm sóc
chính cho người khuyết tật ...........................................................38
Bảng 3.9. Cách thức hỗ trợ của người chăm sóc người khuyết tật (n = 155).39
Bảng 3.10. Tỉ lệ NCSNKT tự đánh giá kết quả PHCN tại gia đình cho NKT40
Bảng 3.11. Đặc điểm khám sức khỏe cho người khuyết tật ...........................40
Bảng 3.12. Ảnh hưởng bởi tuổi của người chăm sóc chính cho người khuyết tật
với thực hành phục hồi chức năng ................................................42
Bảng 3.13. Ảnh hưởng bởi giới của người chăm sóc chính cho người khuyết tật
với thực hành phục hồi chức năng ................................................43
Bảng 3.14. Ảnh hưởng bởi dân tộc của người chăm sóc chính cho người khuyết
tật với thực hành phục hồi chức năng...........................................43
Bảng 3.15. Ảnh hưởng bởi trình độ học vấn của người chăm sóc chính cho
người khuyết tật với thực hành phục hồi chức năng ....................44
Bảng 3.16. Ảnh hưởng bởi nghề nghiệp của người chăm sóc chính cho người
khuyết tật với thực hành phục hồi chức năng...............................44
Bảng 3.17. Ảnh hưởng bởi mối quan hệ với người khuyết tật của người chăm
sóc chính với thực hành phục hồi chức năng................................45
Bảng 3.18. Ảnh hưởng bởi kiến thức của người chăm sóc chính cho người
khuyết tật với thực hành phục hồi chức năng...............................45
Bảng 3.19. Ảnh hưởng bởi thái độ của người chăm sóc chính cho người khuyết
tật với thực hành phục hồi chức năng...........................................47
Bảng 3.20. Hình thức tiếp cận dịch vụ phục hồi chức năng ...........................47
Bảng 3.21. Đặc điểm về biện pháp phục hồi chức năng của người chăm sóc
dành cho người khuyết tật.............................................................48
Bảng 3.22. Đặc điểm hoạt động về dịch vụ PHCN của trạm y tế xã..............49
Bảng 3.23. Nguồn thông tin về dịch vụ phục hồi chức năng mà người chăm sóc
chính cho người khuyết tật được tiếp cận.....................................50
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố đặc điểm giới của NCS chính cho NKT.......................29
Biểu đồ 3.2. Phân bố đặc điểm trình độ học vấn của NCS chính cho NKT...29
Biểu đồ 3.3. Thời gian bị khuyết tật của người khuyết tật..............................32
Biểu đồ 3.4. Nhu cầu hỗ trợ phục hồi chức năng của người khuyết tật..........32
Biểu đồ 3.5. Kiến thức chung về phục hồi chức năng của người chăm sóc
người khuyết tật ......................................................................................34
Biểu đồ 3.6. Thái độ chung về phục hồi chức năng của người chăm sóc chính
cho người khuyết tật................................................................................37
Biểu đồ 3.7. Thực hành chung về phục hồi chức năng của người chăm sóc chính
cho người khuyết tật................................................................................41
DANH MỤC HỘP
Hộp 3.1. Kiến thức, thái độ và thực hành về phục hồi chức năng của người
chăm sóc chính cho người khuyết tật......................................................41
Hộp 3.2. Ảnh hưởng bởi kiến thức, thái độ với thực hành phục hồi chức năng
của người chăm sóc chính cho người khuyết tật.....................................46
Hộp 3.3. Ảnh hưởng bởi tiếp cận dịch vụ phục hồi chức năng của người chăm
sóc chính cho người khuyết tật ...............................................................47
Hộp 3.4. Ảnh hưởng bởi trang thiết bị hỗ trợ phục hồi chức năng của người
chăm sóc chính cho người khuyết tật......................................................48
Hộp 3.5. Kiến thức, thái độ và thực hành về PHCN của cán bộ y tế xã.........50
Hộp 3.6. Đặc điểm nguồn thông tin hỗ trợ phục hồi chức năng của người chăm
sóc chính cho người khuyết tật ...............................................................51
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Người khuyết tật là một người do khiếm khuyết hoặc các điều kiện/tình
trạng sức khoẻ mà bị giảm chức năng (hoạt động) và /hoặc hạn chế sự tham gia
trong các mặt sinh hoạt, lao động, học tập, đời sống xã hội [6], [20]. Trên thế
giới, có khoảng 10% dân số sống chung với một loại khuyết tật [32]. Theo ước
tính, ở Việt Nam có 6,1 triệu người, hay 7,8% dân số từ 5 tuổi trở lên, có khó
khăn trong việc thực hiện ít nhất một trong bốn chức năng nhìn, nghe, vận động
và tập trung hoặc ghi nhớ [29].
Phục hồi chức năng là ngành nghiên cứu, sử dụng các biện pháp y học
kinh tế, xã hội học, giáo dục hướng nghiệp và kỹ thuật phục hồi để làm giảm
tác động của bệnh tật, khiếm khuyết, giảm khả năng, tàn tật tới người bệnh và
người tàn tật. Giúp người tàn tật, người bệnh phục hồi tối đa về thể chất, tâm
thần và xã hội [6]. Phục hồi chức năng chủ yếu dựa vào các khoa phục hồi chức
năng của các bệnh viện Trung ương, các Trung tâm phục hồi chức năng. Đội
ngũ cán bộ phục hồi chức năng tại cộng đồng còn thiếu hụt: tuyến tỉnh có
khoảng 5-10%, tuyến huyện có khoảng 1% và tuyến xã là 0%.
Để giải quyết vấn đề người khuyết tật tại cộng đồng, Hội đồng Bộ trưởng
đã có văn bản số 405/VP ngày 17 tháng 02 năm 1987 cho phép Bộ Y tế triển
khai Chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng ở Việt Nam. Ngày
07 tháng 2 năm 2002 Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 370/2002/QĐ-
BYT [5] về việc ban hành “Chuẩn quốc gia y tế xã giai đoạn 2001-2010” tại chuẩn
III: Khám chữa bệnh và Phục hồi chức năng có quy định: Tỉ lệ người khuyết tật
được hướng dẫn và phục hồi chức năng tại cộng đồng ở miền núi phải đạt từ 15%
trở lên. Nghiên cứu của Đào Thanh Quang thấy nhu cầu cần phục hồi chức năng
của người khuyết tật tại địa bàn nghiên cứu là 49,2%, trong đó, nhu cầu ở nhóm
mất cảm giác chiếm cao nhất (100,0%) và thấp nhất là nhóm khuyết tật về nhìn
2
(27,2%). Tỉ lệ người khuyết tật và gia đình tham gia vào công tác phục hồi chức
năng dựa vào cộng đồng là 63,3%. Tỉ lệ yêu cầu dụng cụ hỗ trợ 14,9% [19].
Tuy nhiên, hoạt động hỗ trợ phục hồi chức năng tại cộng đồng phụ thuộc
vào nhiều yếu tố như: trình độ văn hóa, quan hệ với người khuyết tật, tiếp cận
dịch vụ y tế và năng lực cán bộ y tế tại tuyến xã..., trong đó có kiến thức, thái
độ và thực hành về phục hồi chức năng của người chăm sóc người khuyết tật.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Anh (2002) thấy có 43,2% gia đình chưa nghe về
tập luyện phục hồi chức năng, 84,5% gia đình chưa có bất cứ tài liệu nào về
phục hồi chức năng, 63,0% gia đình chưa được hướng dẫn phục hồi chức năng,
trong đó có 45,6% hộ gia đình cho trẻ tập luyện phục hồi chức năng, 45,0% hộ
gia đình đề nghị cung cấp dụng cụ giúp vận động và 34,9% gia đình có nhu cầu
tài liệu về phục hồi chức năng [1].
Phú Lương là một huyện miền núi của Việt Nam, gồm có 15 xã, thị trấn, hiện
đang triển khai chương trình quản lý người khuyết tật. Câu hỏi đặt ra là: Kiến thức,
thái độ và thực hành phục hồi chức năng của người chăm sóc người khuyết tật
hiện nay ra sao? Yếu tố nào ảnh hưởng đến thực hành phục hồi chức năng của
người chăm sóc người khuyết tật? Đó là lý do chúng tôi tiến hành nghiên cứu
“Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phục hồi chức năng của người
chăm sóc chính cho người khuyết tật tại gia đình ở một số xã, huyện Phú
Lương, tỉnh Thái Nguyên” nhằm 02 mục tiêu
1. Đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành về phục hồi chức năng của người
chăm sóc chính cho người khuyết tật tại gia đình ở một số xã, huyện Phú
Lương năm 2018
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hành phục hồi chức năng của
người chăm sóc chính cho người khuyết tật tại gia đình.
3
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Thông tin chung về phục hồi chức năng và người khuyết tật
1.1.1. Đặc điểm về phục hồi chức năng
1.1.1.1. Khái niệm phục hồi chức năng
Phục hồi chức năng (PHCN): Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), PHCN
cho người khuyết tật (NKT) là một quá trình nhằm tạo điều kiện cho họ tiếp
cận và duy trì những cảm giác, tình trạng thân thể, trí tuệ tâm lý và các chức
năng xã hội của họ một cách tối ưu. Phục hồi chức năng cung cấp cho NKT
công cụ cần thiết để đạt được sự độc lập và tự quyết [56].
PHCN được hiểu là: "Áp dụng các vấn đề y học, xã hội, hướng nghiệp,
giáo dục nhằm hạn chế ảnh hưởng của khiếm khuyết, giảm chức năng do tàn
tật tạo điều kiện cho người bệnh, người tàn tật phục hồi tối đa về thể chất, tâm
thần và xã hội, qua đó hội nhập, tái hội nhập xã hội, có cơ hội bình đẳng tham
gia vào các hoạt động trong cộng đồng". Hay nói cách khác, là "Sự khôi phục
đầy đủ nhất những cái bị mất đi do bệnh tật, tổn hại hoặc khuyết tật bẩm sinh"
Sự phục hồi của cá nhân liên quan rất nhiều đến sinh thái môi trường và các
mối quan hệ trong xã hội [4], [43].
1.1.1.2. Mục đích của phục hồi chức năng
PHCN cho NKT không phải chỉ là công tác y tế đơn thuần mà nó còn có
ý nghĩa nhân đạo, kinh tế, xã hội và pháp lí sâu sắc. Mục đích của PHCN:
- Hoàn lại một cách tối đa thể chất, tinh thần và nghề nghiệp.
- Ngăn ngừa tổn thương thứ phát.
- Tăng cường tối đa khả năng còn lại của NKT để giảm hậu quả khuyết
tật của bản thân, gia đình và xã hội.
4
- Thay đổi tích cực nhận thức, thái độ và hành vi của xã hội, các thành
viên trong gia đình và chính bản thân NKT, coi NKT cũng là một thành viên
bình đẳng trong cộng đồng.
- Cải thiện các điều kiện nhà ở, trường học, giao thông...để NKT có thể
tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội. NKT không phải lúc nào cũng
làm được những việc mà người bình thường có thể làm hoặc không làm theo
cách của người bình thường được.
- Động viên được toàn xã hội nhận thức được việc phòng ngừa khuyết
tật là công việc của cộng đồng, xã hội và tích cực tham gia vào hoạt động này.
Quan điểm trước đây nhận định quá trình PHCN cho NKT chỉ được bắt
đầu khi một hoặc nhiều bộ phận trong cơ thể đã bị mất chức năng hoàn toàn
hoặc gần hoàn toàn. Ngày nay, quan điểm về PHCN cho NKT được xác định
kể từ khi chưa bị bệnh, người ta gọi đó là "phục hồi dự phòng" [32].
1.1.1.3. Các hình thức phục hồi chức năng
Phục hồi chức năng tại trung tâm: Đây là hình thức PHCN đã được áp
dụng từ lâu, để chỉ tình trạng một khi hầu hết hoặc tất cả mọi dịch vụ PHCN
đều được tập trung tại viện hoặc tại trại dành cho NKT. PHCN tại trung tâm có
nhiều thuận tiện về điều kiện cán bộ kỹ thuật, cơ sở vật chất và trang thiết bị,
có thể phục hồi được những trường hợp khó và nặng. Tuy nhiên, hình thức này
đòi hỏi chi phí cao, trong khi số lượng người được phục hồi không nhiều và
gây rất nhiều bất tiện cho bản thân NKT và gia đình họ một khi họ phải sống
xa nhà. Điều này làm cho NKT được phục hồi khó chấp nhận các trung tâm [4].
Phục hồi chức năng ngoài trung tâm: Đây là hình thức đưa cán bộ PHCN
cùng phương tiện xuống cộng đồng hay là PHCN ngoài viện. Với hình thức
này, số lượng NKT được PHCN có thể tăng lên chút ít và khắc phục được nhiều
khó khăn cho bản thân và gia đình NKT. Tuy vậy, chi phí cho PHCN ngoài
trung tâm rất lớn và khó có thể đảm bảo được nhân lực và trang thiết bị [4].
5
Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng: là một chương trình y tế được xã
hội hóa cao. Những kiến thức phòng ngừa và PHCN cho NKT được truyền đạt
từ người thầy thuốc đến nhân viên y tế thôn bản, đến NKT và gia đình họ. Với
sự giúp đỡ của nhân viên y tế thôn bản, NKT có thể được tập luyện tại nhà bằng
việc sử dụng các dụng cụ thích ứng có ở địa phương [25]. Công tác PHCN
thành công việc của cộng đồng, thông qua các tổ chức ở cộng đồng để xã hội
hoá và dân chủ hoá công tác PHCN và phòng ngừa tàn tật.
PHCNDVCĐ được triển khai với sự phối hợp chung của chính bản thân
NKT, gia đình họ và cộng đồng thông qua những dịch vụ y tế, giáo dục, hướng
nghiệp và xã hội thích hợp. PHCNDVCĐ đáp ứng được cả 5 mức độ về nhu
cầu cơ bản của con người [25]. Trong hình thức PHCNDVCĐ, người quản lý
chương trình có trách nhiệm trực tiếp hoặc gián tiếp chuyển giao kiến thức và
các kỹ năng PHCN đến tận NKT; gia đình NKT và thành viên của cộng đồng.
Cộng đồng có trách nhiệm tham gia lập kế hoạch quyết định triển khai đánh giá
chương trình. PHCNDVCĐ cần có sự tham gia của nhiều ngành, sự hợp tác
chặt chẽ giữa cán bộ và chính quyền các cấp và các ngành.
Năm 2004, Tổ chức Y tế Thế giới và Liên đoàn Lao động Quốc tế đã
thống nhất định nghĩa: "PHCNDVCĐ là chiến lược phát triển của cộng đồng
về PHCN, bình đẳng về cơ hội, hội nhập xã hội của mọi NKT, triển khai
PHCNDVCĐ thuộc về trách nhiệm của cộng đồng, bản thân NKT và gia đình
của họ thông qua các dịch vụ y tế, giáo dục, hướng nghiệp và xã hội” [55].
1.1.2. Đặc điểm về người khuyết tật
1.1.2.1. Khái niệm người khuyết tật
NKT là một người do khiếm khuyết hoặc các điều kiện/tình trạng sức
khoẻ mà bị giảm chức năng (hoạt động) và /hoặc hạn chế sự tham gia trong các
mặt sinh hoạt, lao động, học tập, đời sống xã hội [6], [20].
1.1.2.2. Phân loại khuyết tật
Hiện nay, Bộ Y tế Việt Nam đang sử dụng phân loại khuyết tật của WHO,
6
gồm 7 nhóm khuyết tật khác nhau áp dụng chung cho cả người lớn và trẻ em.
1. Khó khăn về tật vận động: là tình trạng giảm hoặc mất chức năng cử
động đầu, cổ, chân, tay, thân mình dẫn đến hạn chế trong vận động, di
chuyển.
2. Khó khăn về nghe/nói hoặc nghe và nói kết hợp: là tình trạng giảm hoăc
mất chức năng nghe, nói hoặc cả nghe và nói, phát âm thành tiếng và câu
rõ ràng dẫn đến hạn chế trong giao tiếp, trao đổi thông tin bằng lời nói.
3. Khó khăn về học: là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhận thức, tư
duy biểu hiện bằng việc chậm hoặc không thể suy nghĩ, phân tích về sự
vật, hiện tượng, giải quyết sự việc.
4. Khó khăn về nhìn: là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhìn và cảm
nhận ánh sáng, màu sắc, hình ảnh, sự vật trong điều kiện ánh sáng và môi
trường bình thường.
5. Nhóm hành vi xa lạ: là tình trạng rối loạn tri giác, trí nhớ, cảm xúc, kiểm
soát hành vi, suy nghĩ có biểu hiện với những lời nói, hành động bất
thường.
6. Nhóm động kinh: bao gồm các khiếm khuyết, giảm khả năng, khuyết tật
liên quan đến bệnh động kinh: bẩm sinh hay mắc phải, có hoặc không
kèm theo các dạng khuyết tật khác.
7. Khó khăn mất cảm giác: bao gồm các khiếm khuyết, giảm khả năng,
khuyết tật liên quan đến bệnh phong [7].
1.1.2.3. Nguyên nhân và tỉ lệ người khuyết tật
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng khuyết tật là do “già cả” (46,9%),
khoảng một phần tư số người được hỏi cho biết họ bị khuyết tật chủ yếu là do
bệnh tật (39,8%). Tai nạn là nguyên nhân phổ biến thứ ba của khuyết tật, đặc
biệt là đối với nhóm khuyết tật về vận động (5,2% và 4,0%). Mặc dù chiến
tranh đã kết thúc từ lâu, nhưng hậu quả của nó để lại vẫn hiện diện rất rõ trong
số liệu về khuyết tật. Chiến tranh và chất độc màu da cam đứng ở vị trí thứ tư
7
(0,9%) và có khoảng 5% số NKT cho rằng đây là nguyên nhân chính dẫn đến
tình trạng khuyết tật của họ [30]. NKT được Đảng, Chính phủ quan tâm thông
qua các trợ cấp xã hội. NKT được nhận trợ cấp xã hội nhưng chỉ có khoảng
70% NKT tương đối hài lòng. Vẫn còn tồn tại một số vấn đề liên quan đến quy
trình trợ cấp và mức trợ cấp [26]. Tỉ lệ NKT khác nhau ở mỗi quốc gia, nghiên
cứu ở Etiopia cho tỉ lệ NKT là 3,8%, trong đó nguyên nhân do TNGT bằng xe
máy là 47,0% và do mù là 28,6% [39].
Tỉ lệ khuyết tật ở người cao tuổi thuộc Ấn Độ là 5178/100.000 người cao
tuổi, trong đó, khuyết tật về vận động chiếm 25,0% và khuyết tật về nghe chiếm
19,0% [53]. Tỉ lệ khuyết tật ở người cao tuổi Nhật Bản là 20,1% với nguyên
nhân chiếm cao nhất là mất trí nhớ 23,5% và đột quỵ 24,7% [57]. Nghiên cứu
của Mitra S và cs (2014) cho tỉ lệ NKT ở người trưởng thành thuộc 54 quốc gia
tham gia nghiên cứu là 14% [47]. Tỉ lệ này ở vị thành niên và người trưởng
thành tại vùng nông thôn Trung Quốc chiếm 7,0% [33]. Tỉ lệ NKT có xu hướng
tăng có ý nghĩa thống kê, đặc biệt là người già [50].
1.1.3. Khái niệm người chăm sóc chính cho người khuyết tật
Người chăm sóc (NCS) chính cho NKT là người thường xuyên hỗ trợ
NKT thực hiện các hoạt động trong cuộc sống, sinh hoạt; giúp NKT có cơ hội
hòa nhập, tái hòa nhập xã hội.
1.1.4. Tầm quan trọng của PHCN tại nhà cho người khuyết tật
Cải thiện tình trạng của NKT là nhiệm vụ khó khăn và đầy thử thách. Có
nhiều yếu tố cản trở sự cải thiện đó, rất nhiều người cho rằng khuyết tật tại cộng
đồng là một vấn đề nhỏ, phục vụ cho NKT tốn kém, họ không muốn cung cấp
kinh phí và thiếu nhiệt tình trong việc giúp đỡ NKT. NKT thường là nghèo khổ,
phụ thuộc và ít có cơ hội tiếp cận với dịch vụ y tế chuyên sâu.
NKT có một số đặc điểm về sinh lý khác với người bình thường. Hơn
nữa, ở những NKT sớm sau khi được sinh ra thì thông thường những chức năng
khác của họ cũng bị ảnh hưởng nhiều. Ngoài những nhu cầu chung, NKT còn
8
có những nhu cầu đặc biệt liên quan đến sự phát triển thể chất, tinh thần và xã
hội, nếu những nhu cầu này không được đáp ứng thì sẽ làm tăng mức độ khuyết
tật hoặc ảnh hưởng đến tương lai của họ. Trong cuộc sống hàng ngày, NKT nói
chung chủ yếu sống trong môi trường gia đình (xã hội thu nhỏ). Vì vậy, quá
trình hội nhập xã hội phải bắt đầu từ ngay chính tại gia đình NKT. Do đó nhà
nước khuyến khích tạo điều kiện cho NKT thực hiện bình đẳng các quyền về
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và phát huy khả năng của mình để ổn định
đời sống, hòa nhập cộng đồng, tham gia các hoạt động xã hội [28].
NKT bình đẳng hòa nhập xã hội thể hiện ở chỗ MKT có quyền tham gia
mọi hoạt động trong gia đình, trong cộng đồng, giống như mọi thành viên khác.
Gia đình, bạn bè, cộng đồng, xã hội cần tạo mọi điều kiện để NKT/trẻ khuyết tật
có thể tiếp cận và tham gia các hoạt động này. Vai trò của gia đình NKT trong sự
phát triển chương trình PHCNDVCĐ là rất lớn. Cha mẹ có thể chia sẻ kinh nghiệm
của mình, có thể khuyến khích các phụ huynh khác tham gia cùng con cái của họ
trong hoạt động hàng ngày, bằng cách thông cảm, lắng nghe NKT. Họ cũng chia
sẻ thông tin y tế và xã hội dịch vụ. Gia đình có thể tìm cách để phát hiện khả năng
cá nhân NKT, tạo sự kết nối giữa NKT và người sử dụng lao động. NKT cần có
cơ hội học nghề để có được kỹ năng. NKT và gia đình họ cần phải được tham gia
ngay từ đầu trong chương trình PHCNDVCĐ, để họ đưa ra quan điểm, mong
muốn hy vọng, nhu cầu, nỗi sợ hãi và những rào cản, cha mẹ có vai trò rất mạnh
mẽ trong việc thúc đẩy trẻ em khuyết tật trong môi trường giáo dục chính thống,
vì vậy cần nâng cao nhận thức cho họ.
Các thành viên trong gia đình như bố mẹ, ông bà, vợ chồng và anh chị
em là những người có ảnh hưởng trực tiếp và là nguồn hỗ trợ lớn nhất đối với
NKT, đặc biệt là vai trò của NCS chính cho NKT. Việc PHCN tại gia đình được
nhấn mạnh với NKT là trung tâm nhằm mục đích: (1) Tăng cường và nâng cao
mối quan hệ giữa người nhà và NKT. (2) Giúp phòng chống những vấn đề tiềm
tàng nảy sinh thông qua mối quan hệ lành mạnh giữa cha mẹ - con cái, anh –
9
em, ông bà – cháu và như vậy họ là những người thân trong gia đình trở thành
người cho chính NKT, con em của mình. Ủy ban Quyền trẻ em của Liên hiệp
quốc khuyến nghị rằng cần ưu tiên cho công tác phục hồi và tái hòa nhập của
trẻ em trong môi trường gia đình, làm việc với toàn thể gia đình chứ không nên
đưa trẻ vào các cơ sở chăm sóc tập trung. (3) PHCN tại nhà được coi là phương
pháp kinh tế, hiệu quả trong quá trình hội nhập của NKT thông qua việc sử
dụng toàn bộ các nguồn lực sẵn có ngay tại gia đình, cộng đồng. Để có thể đảm
nhận được vai trò của mình, gia đình cần được nâng cao nhận thức về quyền
của NKT và những lĩnh vực liên quan đến khuyết tật được đào tạo và chuyển
giao những kỹ năng PHCN cơ bản, mà đối tượng cần chú ý nhất là NCS chính.
1.1.5. Nội dung hỗ trợ PHCN của gia đình cho người khuyết tật
1.1.5.1. Hỗ trợ phục hồi chức năng vận động và di chuyển
Vận động di chuyển là một trong những nhu cầu cơ bản của con người.
Sự vận động di chuyển giúp con người, nhất là NKT nâng cao nhận thức về thế
giới tự nhiên, xã hội. Trong các hoạt động PHCN, nguyên tắc cơ bản nhất mà
bất cứ người làm công tác PHCN nào cũng phải coi trọng và tuân theo là: Phải
luôn luôn khiến người bệnh hoạt động, hiển nhiên sự hoạt động đó đem lại lợi
ích về sức khỏe cho họ [25]. Với NKT, phần lớn các nguyên nhân gây khiếm
khuyết về vận động di chuyển đều có thể xảy ra bất kỳ lúc nào và gây ảnh
hưởng nặng nề đến quá trình phát triển của NKT. PHCN cho NKT cần tiến
hành ngay sau khi bị khiếm khuyết là bước đầu tiên tạo ra sự hồi phục về thể
chất của NKT. Với NKT vận động, PHCN nhằm chống teo cơ, cứng khớp và
hình thành những hoạt động vận động thông thường là vấn đề đầu tiên và cốt
lõi, nhằm đảm bảo cho NKT có sự vận động di chuyển dễ dàng.
Trong khuôn khổ của chương trình PHCNDVCĐ thì can thiệp hỗ trợ về
PHCN được thực hiện hàng ngày tại cộng đồng và gia đình NKT thông qua sự
hỗ trợ về vận động và di chuyển. Hoạt động này mang lại lợi ích trực tiếp cho
NKT, hỗ trợ NKT PHCN và phòng ngừa được các khuyết tật thứ phát. Báo cáo
10
nghiên cứu của Trần Trọng Hải và cs cho thấy: theo quan điểm của đa số gia
đình NKT (83%) và gia đình không có NKT (86%) thì PHCN tại nhà đã mang
lại kết quả tốt cho NKT ở các lĩnh vực: vận động (75%), độc lập trong sinh hoạt
(49%), giao tiếp và ngôn ngữ (49%), tham gia vào các hoạt động gia đình. Chỉ
có 17% các gia đình không có NKT cho thấy kết quả PHCN chưa tốt [12].
1.1.5.2. Hỗ trợ phục hồi chức năng về ngôn ngữ và giao tiếp
PHCN về ngôn ngữ giao tiếp thật sự cần thiết cho NKT để họ tiếp cận
và trao đổi thông tin với mọi người xung quanh. Nhằm đảm bảo cho NKT có
thể đề xuất ý kiến hay nguyện vọng của mình nhằm để thỏa mãn một số nhu
cầu trong cuộc sống hàng ngày. NKT tham gia vào các hoạt động khác nhau
của xã hội, cộng đồng, gia đình và nhà trường, được vui chơi cùng bạn bè cùng
tuổi và nhận được sự hỗ trợ hàng ngày của bạn bè, thầy cô thì ngôn ngữ và giao
tiếp thực sự hết sức quan trọng. Bên cạnh sự phát triển về trí tuệ và kiến thức,
thông qua tương tác với người xung quanh, biểu hiện bằng ngôn ngữ giao tiếp,
ngỗn ngữ hình thể không lời. NKT sẽ dần khắc phục được sự mặc cảm, thiếu
tự tin và khẳng định được giá trị của mình. Như vậy, NKT có cơ hội bình đằng,
tiếp nhận dịch vụ giáo dục với những hỗ trợ cần thiết, phù hợp tại cộng đồng
để chuẩn bị trở thành những thành viên đầy đủ của xã hội. Theo nghiên cứu của
Võ Ngọc Dũng thì có 64,4% NCS chính có thực hành PHCN tại nhà cho NKT
về ngôn ngữ và giao tiếp [11]. Bên cạnh việc dạy NKT tại trường, sự hỗ trợ về
việc học tập ngôn ngữ hàng ngày cũng rất quan trọng, đặc biệt là giáo dục về
ngôn ngữ và giao tiếp. Đa số NKT đều cần sự trợ giúp của gia đình trong việc
đi học, giảng bài thêm cho NKT khi ở nhà để củng cố kiến thức. Theo ước tính
có khoảng 6,1 triệu NKT ở Việt Nam, trong đó có 1,1 triệu khuyết tật nặng,
chiếm 21,5% tổng số NKT, trong đó có 7% khuyết tật về ngôn ngữ [3].
1.1.5.3. Hỗ trợ phục hồi chức năng về sinh hoạt hàng ngày
PHCN về sinh hoạt hàng ngày như ăn uống, mặc quần áo, vệ sinh cá
nhân thật sự cần thiết đối với NKT. Sinh hoạt hàng ngày cũng sẽ giúp NKT
11
phát huy được tính tương tác xã hội, đồng thời cũng giúp cho NKT trở nên độc
lập hơn, có khả năng tự chăm sóc cho bản thân mình. Theo kết quả nghiên cứu
của Nguyễn Thị Huyền Ngân thì tỉ lệ NCS chính có thực hành PHCN sinh hoạt
hàng ngày cho NKT ăn uống (86,3%), tắm rửa (43,9%), đánh răng (27,5%) và
mặc quần áo 57,5%), đại tiểu tiện (39,6%) [16]. Theo nghiên cứu của Võ Ngọc
Dũng có 70% NCS chính có thực hành hồi phục chức năng tại nhà cho NKT
trong sinh hoạt hàng ngày [11].
1.1.5.4. Hỗ trợ phục hồi chức năng hòa nhập xã hội
Hòa nhập xã hội là một nhu cầu thật sự cần thiết cho NKT. Điều này đã
được xã hội chấp nhận thông qua Luật NKT của chính phủ [20]. Như những
người bình thường, NKT cũng là một thành viên của xã hội, vì vậy không thể
tách tời cuộc sống của NKT ra khỏi các hoạt động của gia đình. Ngoài việc
chăm sóc và luyện tập PHCN hàng ngày cho NKT thì việc khuyến khích và tạo
điều kiện cho NKT tham gia vào các hoạt động của gia đình cũng là một biện
pháp trị liệu tích cực. Tham gia vào các hoạt động rửa bát đĩa, quét dọn nhà cửa
hoặc làm một số việc vặt khác sẽ làm NKT mong muốn được tham gia vào các
hoạt động của gia đình. Được tham gia vào hoạt động thông thường như dọn
dẹp nhà cửa, rửa bát hoặc một số việc lặt vặt sẽ làm NKT khẳng định được vị
thế, vai trò của mình trong gia đình, sống năng động và tích cực hơn.
Song song với hòa nhập xã hội với cuộc sống gia đình thì NKT cần được
tham gia vào các hoạt động tập thể tại cộng đồng. Thông qua sự tham gia này,
NKT sẽ không còn cảm giác bị bỏ rơi, xa lánh hoặc kỳ thị. Ngược lại, cộng
đồng cũng có điều kiện khẳng định sự tôn trọng và yêu thương đối với NKT.
Các thành viên trong gia đình NKT là người đầu tiên cần tìm các cơ hội cho
NKT tiếp cận với các hoạt động chung của cộng đồng bằng cách tạo điều kiện
cho NKT chơi với bạn bè, cho NKT đi học và đưa NKT tham gia vào các hoạt
động chung của cộng đồng. Hòa nhập xã hội là mục tiêu cao nhất của mọi hoạt
động PHCN cho NKT. NKT sẽ không còn cảm giác mặc cảm, bị xa lánh hoặc
12
bị bỏ rơi, cô lập. Thông qua hội nhập xã hội, NKT trở nên tự tin hơn, có khả
năng bộc lộ những khả năng tiềm tàng của mình và phát triển để trở thành một
nhân tố đóng góp tích cực vào sự phát triển của cộng đồng và xã hội. Tuy nhiên,
NKT không thể hội nhập nếu không có sự tham gia và hỗ trợ của gia điình,
cộng đồng và xã hội. PHCNDVCĐ thúc đẩy sự hợp tác của các nhà lãnh đạo
cộng đồng, NKT, gia đình họ và các thành viên liên quan cung cấp cơ hội bình
đằng cho tất cả các NKT trong cộng đồng. Các thành viên của gia đình, đặc biệt
là NCS chính cần tham gia một các tích cực có hiệu quả mới giúp NKT vượt
qua mọi chướng ngại vật để đi đến đích.
1.1.6. Phục hồi chức năng của NCS người khuyết tật tại gia đình
1.1.6.1. Tình hình PHCN của NCSNKT tại gia đình trên thế giới
Năm 1974, tại Iraq đã xảy ra một vụ ngộ độc làm phần lớn dân thường cả
trẻ em và người lớn trong một vùng nông thôn bị liệt, teo cơ. Sau khi xảy ra, tại
đây nhân dân đã tự luyện tập, kết hợp với việc sử dụng các dụng cụ thích hợp
các dụng cụ thích nghi có tại địa phương. Sau gần 3 năm luyện tập, Tổ chức Y
tế thế giới đã cử các đoàn chuyên viên về kiểm tra, đánh giá thấy trên 80%
người bị liệt, teo cơ đã được phục hồi, nhiều người đã trở về với lao động sản
xuất bình thường, trẻ em đi học trở lại. Tất cả các người bệnh tại đây đã được
cán bộ y tế địa phương giúp đỡ tại cộng đồng. Từ đó năm 1976 đã đưa ra
Chương trình PHCNDVCĐ. Năm 1978, vấn đề này được nêu trong Hội nghị
bàn về chăm sóc sức khoẻ ban đầu và sức khoẻ cho mọi người đến năm 2000.
Hội nghị được cộng đồng thế giới chấp thuận và Chương trình PHCNDVCĐ
được lồng ghép chặt chẽ trong Chương trình mạng lưới chăm sóc sức khỏe ban
đầu. Tất cả những nơi đã triển khai chăm sóc sức khỏe ban đầu đều có thể áp
dụng Chương trình PHCNDVCĐ.
Năm 1979, Chương trình PHCNDVCĐ đã tiến hành thử nghiệm ở 10
nước, năm 1982 lại tiếp tục thử nghiệm và đã đưa ra 23 nhu cầu cơ bản của con
người. Năm 1981, Liên hợp quốc phát động năm quốc tế về người tàn tật, khởi
13
đầu về sự quan tâm đến vấn đề người tàn tật của cộng đồng quốc tế. Năm 1982,
Chương trình thế giới hành động vì người tàn tật đã tuyên bố thập kỷ đầu tiên
người tàn tật (1983 - 1992). Mục tiêu của thập kỷ người tàn tật nhằm phòng
ngừa các nguyên nhân gây tàn tật, PHCN, sự tham gia tối đa và sự bình đẳng
tối đa của người tàn tật.
Qua nhiều thập kỷ triển khai và nghiên cứu về PHCNDVCĐ, chứng minh
đây là một hình thức PHCN rất có hiệu quả, phù hợp với hoàn cảnh kinh tế của
các nước đang phát triển. Tại Châu Á, năm 1992 đã có 33 nước tham gia và
tuyên bố giai đoạn 1993 - 2002 là thập kỷ người tàn tật Châu Á và Thái Bình
Dương, đồng thời triển khai nhiều Chương trình nhằm cải thiện chất lượng sống
của người tàn tật, trong đó PHCNDVCĐ được chọn là một biện pháp phù hợp
để giải quyết vấn đề NKT.
Đến nay, Chương trình PHCNDVCĐ đã phát triển ở hầu hết các quốc gia
trên thế giới, nhiều bài học kinh nghiệm thu nhận được từ việc triển khai
Chương trình PHCNDVCĐ ở các nước đang phát triển, ở Châu Phi, Châu Á,
Ấn Độ, Nam Mỹ... chất lượng cuộc sống của NKT được cải thiện rõ rệt và cộng
đồng ngày càng tích cực tham gia vào chương trình nhằm giúp đỡ NKT.
Chương trình PHCNDVCĐ có tám nội dung hoạt động chủ yếu sau:
- Phát hiện thương tật và đề phòng khuyết tật.
- Tăng cường sự phát triển tối đa ở trẻ em trước khi đi học qua sự kích
thích sớm trong khi chơi đùa.
- Huấn luyện về giao tiếp cho NKT về nghe, nói.
- Huấn luyện những sinh hoạt hàng ngày (ăn, mặc, vệ sinh cá nhân và
các công việc nội trợ).
- Huấn luyện lao động thông qua sản xuất.
- Học tập.
- Hoà nhập xã hội.
- Tìm việc làm và tăng thu nhập [48].
14
1.1.6.2. Tình hình PHCN của người chăm sóc NKT tại gia đình tại Việt Nam
Theo ước tính của Tổ chức y tế thế giới, Việt Nam có trên 6,1 triệu NKT,
trong đó khoảng 2 triệu là trẻ em, 42% có nhu cầu PHCN. Tỉ lệ các dạng khuyết
tật: khó khăn vận động chiếm 42%, khó khăn về học chiếm 23%, khó khăn
nghe nói chiếm 22%, khó khăn về nhìn chiếm 7%, hành vi xa lạ chiếm 4%,
động kinh chiếm 1%, mất cảm giác chiếm 1%. Tỉ lệ người có nhu cầu PHCN
là 47% [9]. Một nghiên cứu năm 2007 của Ngân hàng thế giới trên 1020 hộ gia
đình tại Thái Bình cho thấy tỉ lệ khuyết tật tại đây là 31,6% [48]. Trong số NKT
có nhu cầu PHCN thì 75% đến 80% có thể PHCN tại cộng đồng [18].
Triển khai Chương trình PHCNDVCĐ đã hỗ trợ nhiều mặt cho NKT, cụ
thể: có 64% người lớn khuyết tật và 71% trẻ em khuyết tật được hưởng các dịch
vụ hỗ trợ từ Chương trình PHCNDVCĐ. Tỉ lệ NKT hội nhập là 45%; NKT có
công ăn việc làm là 12%, trong đó, 54% NKT được nhận hỗ trợ việc làm và
24% NKT được vay vốn sản xuất, kinh doanh; sức khoẻ của NKT được cải
thiện hơn trước (54,4%). Một báo cáo về PHCNDVCĐ tại tỉnh Bình Dương
cho thấy, tỉ lệ NKT được PHCN có kết quả là 67,42%; NKT hội nhập là
36,33%, tự sinh hoạt được là 20,22% và sinh hoạt được một phần là 43,45%.
Trên thực tế, phần lớn NKT đều không có thói quen đi khám bệnh, họ cho rằng
chỉ khi ốm nặng thì mới đi khám. Đa phần khi cảm thấy không khỏe thì ra hiệu
thuốc mua thuốc tự uống. Nghiên cứu cho thấy, trong số những NKT đi khám
thì chỉ có 75% NKT sử dụng thẻ BHYT [31].
1.2. Kiến thức, thái độ và thực hành về phục hồi chức năng của người chăm
sóc chính cho người khuyết tật tại gia đình
Mặc dù Việt Nam đã triển khai chương trình PHCNDVCĐ nhưng thực
tế cho thấy việc đảm bảo thực hiện quyền trẻ em khuyết tật tại Việt Nam vẫn
tồn tại những hạn chế nhất định. Bên cạnh đó, trẻ khuyết tật Việt Nam chủ yếu
sống ở khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn, nền kinh tế còn nhiều khó
khăn, lại hạn chế trong việc tiếp cận với các dịch vụ như y tế, giáo dục, thông
15
tin… nên trình độ học vấn cũng như nhận thức vẫn còn khá thấp [24]. Trong
khi đó thì nhu cầu được hỗ trợ vận động là 99,4%, điều trị và chăm sóc 96,2%,
hỗ trợ xã hội 98,0% và cung cấp thông tin 96,2% [46]. Do đó, đòi hỏi sự giúp
đỡ của gia đình là cực kỳ quan trọng.
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Anh cho thấy trên 90% các gia đình
quan tâm đưa trẻ đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế nhưng vai trò của gia
đình còn thụ động trong PHCN, 43,2% gia đình chưa nghe về tập luyện PHCN,
84,5% gia đình chưa có bất cứ tài liệu nào về PHCN, 63,0% gia đình chưa được
hướng dẫn PHCN, trong đó có 45,6% hộ gia đình cho trẻ tập luyện PHCN, 45%
hộ gia đình đề nghị cung cấp dụng cụ giúp vận động và 34,9% gia đình có nhu
cầu tài liệu về PHCN [1].
Nghiên cứu của Phạm Dũng (2003), “ Thực trạng tàn tật và Phục hồi
chức năng người tàn tật tại hai xã của huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh năm 2003”
Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích. Cỡ mẫu nghiên cứu là 386 gia đình có
NKT trên địa bàn hai xã Nội Duệ và Lạc vệ của huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: Tỉ lệ gia đình chưa tiếp cận với kiến thức, kỹ thuật
PHCN rất cao (80,8%), có 16,1% gia đình NKT được hướng dẫn kỹ thuật PHCN,
14,5% gia đình có ý thức tự tập luyện PHCN cho người thân [10].
Nghiên cứu của Nguyễn Lương Bầu (2005), “Tình hình người khuyết tật
và hoạt động của chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng tại
huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang năm 2005”. Nghiên cứu điều tra mô tả cắt
ngang có phân tích, dựa trên số liệu định tính và định lượng. Kết quả nghiên
cứu cho thấy, nhu cầu cần PHCN của NKT là 37,4%, nhu cầu hòa nhập xã hội
của NKT với tần suất cao nhất là (100%) [2].
Nghiên cứu của Nguyễn Đăng Tấn (2006), “Thực trạng và một số yếu tố
liên quan đến việc PHCN tại nhà cho người bệnh tâm thần nặng ở Cầu Giấy
năm 2006”, Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 130 bệnh nhân tâm thần của 8
phường thuộc Quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội năm 2006. Kết quả nghiên
16
cứu cho thấy thực trạng PHCN tại nhà: Tự tìm hiểu kiến thức về khuyết tật
chiếm 13,2%, tỉ lệ chưa tiếp cận kiến thức chiếm 39,5%, NCS chính chưa được
tập huấn chăm sóc PHCN cao gấp 4 lần NCS chính có tập huấn, tỉ lệ người
bệnh không thể làm việc được chiếm 23,7%, tỉ lệ NCS chính không tổ chức lao
động cho người bệnh chiếm 64,5% [21].
Nghiên cứu của Nguyễn Anh Tuấn (2007), “Đánh giá thực trạng và nhu
cầu chăm sóc trẻ khuyết tật vận động tại nhà trên địa bàn huyện Gia Lâm năm
2007”, nghiên cứu mô tả cắt ngang, nghiên cứu định lượng kết hợp với nghiên
cứu định tính. Cỡ mẫu trong nghiên cứu định lượng là 124 NCS trẻ khuyết tật
vận động, theo phương pháp chọn mẫu toàn bộ. Cỡ mẫu trong nghiên cứu định
tính là 10 trẻ khuyết tật vận động. Kết quả nghiên cứu cho thấy: giới tính của
NCS chủ yếu là nữ 65,32%, hầu hết đều là bố mẹ trẻ 96,77% và làm nghề nông
61,29%. Tỉ lệ NCS chính đạt yêu cầu thực hành trong lĩnh vực chăm sóc y tế,
PHCN là 75,81%, sinh hoạt hàng ngày là 46,77%, hòa nhập xã hội là 42,7% và
giáo dục là 25% [27].
Nghiên cứu của Phạm Thị Nhuyên (2007) về “Đánh giá kiến thức, thái
độ và thực hành của gia đình NKT trong PHCNDVCĐ tại tỉnh Hải Dương”:
Đây là một nghiên cứu hệ thống, song song giữa hai đối tượng trong cùng một
gia đình là NKT và thành viên gia đình (người chăm sóc người khuyết tật
(NCSNKT)) để tìm hiểu thực trạng nhu cầu PHCN của NKT và năng lực PHCN
tại nhà cho NKT của thành viên gia đình. Kết quả nghiên cứu mô tả cắt ngang
đã chỉ ra thực trạng về nhu cầu PHCN của NKT rất cao nhưng năng lực PHCN
tại nhà của thành viên gia đình rất hạn chế và bốn nhiệm vụ của họ trong chương
trình PHCNDVCĐ, gồm: Báo cáo tình trạng khuyết tật cho nhân viên PHCN;
Sử dụng tài liệu huấn luyện NKT tại cộng đồng; Thay đổi điều kiện trong nhà
phù hợp với NKT; Tăng cường sự chấp nhận NKT trong gia đình [17].
Nghiên cứu của Phạm Văn Hán và cs (2010) về “Nghiên cứu thực trạng
tàn tật và nhu cầu phục hồi chức năng cho người tàn tật ở 2 xã Vĩnh Hồng,
17
Hùng Thắng huyện Bình Giang Hải Dương” bằng phương pháp nghiên cứu hồi
cứu, mô tả cắt ngang có phân tích. Kết quả nghiên cứu cho thấy: nhóm có khó
khăn về vận động 34,1%; nhóm có khó khăn về nhìn 13,5%; nhóm có khó khăn
về nghe nói 19,8%; nhóm khó khăn về học 7%; hành vi xa lạ 21,7%; động kinh
3,7%; mất cảm giác 0%. Nhu cầu PHCN chung 34,1%, ở trẻ dưới 15 tuổi
72,1%, từ 15 tuổi trở lên 29,9%. Trong đó nhu cầu PHCN trong hòa nhập xã
hội là 86,3%, nhu cầu PHCN vận động 33,9% [14].
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Huyền Ngân (2014), “Thực trạng và một số
yếu tố liên quan đến sự hỗ trợ của NCS chính trong việc phục hồi chức năng
tại nhà cho NKT tại phường Tân Hà, thành phố Tuyên Quang năm 2014”:
Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích, nghiên cứu định lượng cỡ mẫu trong
nghiên cứu là 198 NCS chính của NKT. Kết quả nghiên cứu cho thấy NCS
chính là vợ/chồng chiếm 41,9%, bố/mẹ chiếm 31,3%, NCS chính là nữ cao gấp
đôi nam, chiếm 68,7%. Thực trạng hỗ trợ phục hồi chức năng chung tại nhà
cho NKT của NCS chính đạt 27,8%, trong sinh hoạt hàng ngày đạt 31,5%, trong
vận động di chuyển đạt 32,9%, trong ngôn ngữ giao tiếp đạt 28,6%, trong hòa
nhập xã hội đạt 34,4%, hỗ trợ về y học đạt (16,5%) [16].
Nghiên cứu của Lee KW và cs (2015) thấy có tới 33,8% NCS bệnh nhân
đột quỵ không có kiến thức phù hợp [44]. Nghiên cứu của Shah A. H và cs
(2017) thấy tỉ lệ NCS cho bệnh nhân có kiến thức phù hợp trong chăm sóc sức
khỏe là 59,2% và thái độ phù hợp là 48,3% [51]. Theo Vincent C. và cs (2007)
thì NCS cho người già bị đột quỵ còn có nhiều yếu tố chưa đáp ứng được nhu
cầu cho từng trường hợp PHCN tại nhà [54]. Torabi C.R. và cs (2017) nhận
thấy điểm trung bình thái độ của NCS là 108,77 ± 6,20 với 49,3% NCS có thái
độ trung bình trong việc đồng thuận chăm sóc bệnh nhân đột quỵ [52]. Nghiên
cứu của Dung A.D và cs (2009) thấy có 25% NCS trẻ bị động kinh không biết
biểu hiện của động kinh; 49,0% cho rằng họ không có kiến thức về bệnh động
kinh trong quá trình chăm sóc trẻ động kinh [37].
18
Thực tế cho thấy, cần có thêm những nghiên cứu đánh giá sâu và toàn
diện về NCS để PHCN cho bệnh nhân tại nhà [58] cũng như can thiệp nâng cao
kiến thức và kỹ năng cho NCS [40].
1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hành về phục hồi chức năng dựa vào
cộng đồng của người chăm sóc chính cho người khuyết tật tại gia đình
Hỗ trợ PHCN tại nhà cho NKT phụ thuộc vào nhiều yếu tố, làm ảnh hưởng
đến chất lượng và kết quả phục hồi cho NKT. Các yếu tố cơ bản như trình độ
văn hóa, quan hệ với NKT, tiếp cận dịch vụ…của NCS chính thường có ảnh
hưởng đến các hoạt động thường ngày nhưng ở nhiều mức độ khác nhau. Các
yếu tố trên thông thường đều có chi phối đến hoạt động thường ngày nhưng ở
nhiều mức độ khác nhau. Đã có một số nghiên cứu tìm hiểu và xác định mối
liên quan đến PHCN tại nhà của NCS chính nhưng chưa nhiều, đại đa số nghiên
cứu về tình hình tàn tật và nhu cầu về PHCN của NKT. Tuy nhiên một số nghiên
cứu đã tìm ra một số mối liên quan có ý nghĩa thống kê của một yếu tố với
PHCN tại nhà cho NKT và NCS chính.
Nghiên cứu của Phạm Dũng (2003) đã chỉ ra được mối liên quan giữa
kinh tế gia đình với việc PHCN tại nhà cho NKT. Những gia đình có mức sinh
hoạt khá hơn, thu nhập cao hơn thì thường có điều kiện quan tâm tới NKT,
trong khi các gia đình có mức kinh tế nghèo thì không hoặc ít có điều kiện để
chăm sóc cho NKT hơn. Việc xác định mối liên quan với hỗ trợ PHCN tại nhà
của NCS chính giúp cho công tác PHCNDVCĐ có kế hoạch can thiệp một cách
tích cực, chủ động và hiệu quả [10].
Nghiên cứu của Nguyễn Anh Tuấn (2006) đã tìm ra được mối liên quan
giữa trình độ học vấn của NCS chính và mối quan hệ của trẻ với NCS chính
với thực hành chăm sóc y tế, PHCN. Chất lượng chăm sóc y tế, PHCN tăng dần
theo trình độ học vấn của NCS chính [21].
Nghiên cứu của Võ Ngọc Dũng (2010) cho thấy có mối liên quan có ý
nghĩa thống kê giữa mối quan hệ của NCS chính với NKT với thực hành PHCN
19
trong vận động và di chuyển và sinh hoạt hàng ngày. Người có quan hệ với
NKT là bố/mẹ có xu hướng thực hành PHCN trong vận động và di chuyển và
sinh hoạt hàng ngày tốt hơn người không phải là bố/mẹ. Nghiên cứu này chưa
tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa trình độ học vấn, tiếp cận dịch
vụ với thực hành PHCN tại nhà của NCS chính [11].
Nghiên cứu của Đào Thanh Quang (2012) cho thấy một số yếu tố liên
quan đến tình trạng NKT và nhu cầu PHCN cho NKT ở các xã nghiên cứu về
tuổi, kinh tế gia đình NKT, trình độ học vấn NKT và gia đình NKT, nghề nghiệp
NKT liên quan chặt chẽ với tình trạng khuyết tật. Về yếu tố liên quan đến đáp
ứng nhu cầu PHCN của NKT như trình độ học vấn, nghề nghiệp, kinh tế và kế
hoạch cá nhân của NKT [19].
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Huyền Ngân (2014) cho thấy có mối liên
quan có ý nghĩa thống kê giữa tiếp cận dịch vụ PHCN, mối quan hệ với NKT
của NCS là yếu tố ảnh hưởng đến sự hỗ trợ, PHCN trong vận động di chuyển,
ngôn ngữ và giao tiếp cho NKT, mối quan hệ của NKT với NCS chính là yếu
tố có ảnh hưởng đến sự hỗ trợ PHCN trong hòa nhập xã hội [16].
Theo Elliott Timothy R. và cs (2008) thì hoạt động của NCS PHCN cho
người già phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, cảm xúc, hoạt động xã hội và tài
chính [38]. Yếu tố khác ảnh hưởng tới sự chăm sóc của NCS là sự căng thẳng,
sự hỗ trợ của điều dưỡng và tư vấn viên sẽ làm giảm gánh nặng cho NCS [35].
Tuổi của NCS, thời gian chăm sóc/ngày, biểu hiện trầm cảm và sự hỗ trợ của
xã hội có ảnh hưởng tới gánh nặng của NCS [42]. Nghiên cứu của Asiri và cs
(2015) cho thấy, mẹ có trình độ học vấn cao hơn thì sẽ có kiến thức về bệnh
cao hơn, có ý nghĩa thống kê (p = 0,02) [34]. Theo Hall-Parkinson D. và cs
(2015) thấy có 54% phụ huynh và NCS trẻ có kiến thức phù hợp về các xử trí
cơn co giật và 20% có kiến thức phòng cơn co giật phù hợp [41]. Nghiên cứu
của Chen Xiaoli và cs (2015) thấy các yếu tố liên quan đến giấc ngủ của trẻ
20
khuyết tật gồm: hành vi sống, yếu tố gia đình, môi trường, nhận thức của các
thành viên trong gia đình... [36].
Nghiên cứu của Neupane Dipika và cs (2016) thái độ của NCS có liên
quan có ý nghĩa thống kê với giới tính của NCS, tình trạng gia đình, trình độ
học vấn, nghề nghiệp, mối quan hệ với bệnh nhân và việc sử dụng thêm các
biện pháp điều trị khác (p < 0,05) [49].
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thời (2017) cho kết quả: mối quan hệ với
NKT của NCS chính là những yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê với sự hỗ
trợ PHCN cho NKT tại nhà trong vận động và di chuyển, trong sinh hoạt hàng
ngày, trong hòa nhập xã hội (p < 0,05) [22].
1.4. Hoạt động phục hồi chức năng tại tuyến xã
- Thực trạng thực hiện chuẩn quốc gia y tế xã về PHCN dựa vào cộng
đồng. Ngày 07 tháng 2 năm 2002 Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Quyết định
số 370/2002/QĐ-BYT về việc ban hành “Chuẩn quốc gia y tế xã giai đoạn
2001-2010” tại chuẩn III: Khám chữa bệnh và PHCN có quy định:
- Tỉ lệ NKT tại cộng đồng được quản lí đạt từ:
Đồng bằng và trung du: 90% trở lên
Miền núi: 70% trở lên
- Tỉ lệ NKT được hướng dẫn và PHCN tại cộng đồng đạt từ:
Đồng bằng và trung du: 20% trở lên
Miền núi: 15% trở lên
Theo Thông tư 43/2013/TT-BYT quy định “Chi tiết phân tuyến chuyên
môn kỹ thuật đối với hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh” [8] đã quy định
rõ: Tuyến xã, phường, thị trấn (được gọi là tuyến 4) được thực hiện 109 kỹ
thuật và chia thành 6 nhóm khác nhau: Vật lý trị liệu, Vận động trị liệu, Hoạt
động trị liệu, Ngôn ngữ trị liệu, Kỹ thuật thăm dò lượng giá điều trị PHCN,
Dụng cụ chỉnh hình và trợ giúp.
21
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- NCS chính cho NKT tại gia đình: là người hàng ngày trực tiếp chăm
sóc NKT.
- Cán bộ y tế xã, nhân viên y tế thôn bản.
- Cán bộ lãnh đạo cộng đồng: Chủ tịch, Phó Chủ tịch xã, Chủ tịch hội
phụ nữ, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh, Chủ tịch Hội Nông dân, Bí thư đoàn
thanh niên xã...
- Sổ sách lưu trữ tại các cơ quan y tế, xã hội: Sổ sách, báo cáo, bệnh án
của NKT...
2.2. Địa điểm nghiên cứu
Xã Hợp Thành, Phủ Lý, Ôn Lương và Thị trấn Đu, huyện Phú Lương,
tỉnh Thái Nguyên.
Xã Hợp Thành: Xã nằm ở phần phía tây của huyện và tiếp giáp với xã
Ôn Lương ở phía bắc, xã Phủ Lý ở phía đông, xã Động Đạt ở phía nam và xã
Phúc Lương thuộc huyện Đại Từ ở phía tây. Xã Hợp Thành có diện tích
10,25 km², dân số năm 2018 là 2810 người với 754 hộ dân, mật độ dân cư đạt
242 người/km². Hợp Thành là xã có diện tích nhỏ nhất, dân số ít nhất và nhiều
hộ nghèo nhất trong toàn huyện.
Xã Phủ Lý: Xã nằm ở phía tây của huyện và tiếp giáp với xã Yên Đổ ở
phía đông bắc, xã Động Đạt ở phía đông và nam, xã Hợp Thành ở phía tây và
xã Ôn Lương ở phía tây bắc. Xã Phủ Lý có diện tích 15,76 km², dân số năm
2018 là 3346 người, mật độ dân số đạt 154 người/km².
Xã Ôn Lương: Xã nằm ở phía tây của huyện và tiếp giáp với xã Bộc
Nhiêu, Định Hóa ở phía tây và tây bắc, xã Phú Tiến, Định Hóa và Yên Đổ, Phú
Lương ở phía đông bắc, xã Phủ Lý, Phú Lương ở phía đông, xã Hợp Thành,
22
Phú Lương ở phía nam và xã Phúc Lương, Đại Từ ở phía tây nam. Xã có diện
tích 17,11 km², dân số năm 2018 là 3503 người với 951 hộ gia đình, mật độ dân
số đạt 192 người/km².
Thị trấn Đu: Thị trấn nằm tại trung tâm địa lý của huyện và kéo dài theo
chiều bắc-nam, dọc theo quốc lộ 3. Thị trấn Đu giáp với xã Động Đạt, Yên Lạc
và Tức Tranh ở phía đông; giáp xã Động Đạt và Phấn Mễ ở phía tây, giáp xã
Phấn Mễ ở phía nam; giáp xã Động Đạt ở phía bắc. Thị trấn Đu có diện tích
9,4075 km² với dân số 8.583 người.
2.3. Thời gian nghiên cứu
Từ 01 tháng 12 năm 2017 đến 3 tháng 5 năm 2019
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp và thiết kế nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu mô tả, thiết kế nghiên cứu cắt ngang, kết hợp
định lượng và định tính.
2.4.2. Cỡ mẫu
* Cỡ mẫu cho nghiên cứu định lượng
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho một tỉ lệ [13], [45]
n = Z2
(1 -  /2) 2
)
1
(
d
p
p 
Trong đó: n là cỡ mẫu tối thiểu;
Z(1 - α/2) với độ tin cậy 95%. Z(1 - α/2) = 1,96;
p = 0,722, (Nghiên cứu của Nguyễn Thị Huyền Ngân (2014) cho tỉ lệ hỗ
trợ phục hồi chức năng chung tại nhà cho NKT của NCS chính chưa đạt là
72,2% [16]);
d: độ chính xác mong muốn, chọn d = 1/10p = 0,0722;
Thay số ta có n = 148, lấy thêm 10% chống sai số (đề phòng không đồng
ý tham gia nghiên cứu) được n = 163. Thực tế đã điều tra được 219 NCS chính
cho NKT của toàn bộ 219 NKT tại địa bàn nghiên cứu.
23
* Cỡ mẫu cho nghiên cứu định tính
24 cuộc phỏng vấn sâu với các đối tượng liên quan thuộc 4 xã nghiên
cứu và 08 cuộc thảo luận nhóm (04 cuộc thảo luận nhóm với đại diện lãnh đạo
cộng đồng và 04 cuộc thảo luận nhóm với NCS chính).
2.4.3. Chọn mẫu
* Chọn mẫu định lượng
Chọn toàn bộ: lập danh sách NKT tại 4 xã nghiên cứu, tiến hành phỏng
vấn NCS chính cho NKT theo danh sách nghiên cứu.
* Chọn mẫu định tính
- 04 cuộc phỏng vấn sâu NCS chính cho NKT tại 4 xã
- 04 cuộc phỏng vấn sâu trưởng trạm y tế xã tại 4 xã
- 04 cuộc phỏng vấn sâu cán bộ phụ trách chương trình PHCN tại 4 xã
- 04 cuộc phỏng vấn sâu nhân viên y tế thôn bản tại 4 xã
- 04 cuộc phỏng vấn sâu đại diện lãnh đạo cộng đồng (trưởng ban chăm
sóc sức khỏe) tại 4 xã
- 04 cuộc phỏng vấn sâu NKT tại 4 xã
- 04 thảo luận nhóm với lãnh đạo cộng đồng (tại 4 xã): 10 người/1 cuộc
- 04 thảo luận nhóm với NCS chính cho NKT (tại 4 xã): 10 người/1 cuộc
2.5. Chỉ số nghiên cứu
2.5.1. Các chỉ số về đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu
- Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi
- Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới tính
- Phân bố đối tượng nghiên cứu theo dân tộc
- Phân bố đối tượng nghiên cứu theo trình độ học vấn
- Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp
- Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tình trạng hôn nhân hiện tại
- Phân bố đối tượng nghiên cứu theo điều kiện kinh tế hộ gia đình
- Phân bố đối tượng nghiên cứu theo mối quan hệ với NKT
24
- Phân bố tỉ lệ nguyên nhân khuyết tật của NKT
- Phân bố tỉ lệ dạng khuyết tật của NKT
- Phân bố tỉ lệ nguồn thu nhập của NKT
- Phân bố tỉ lệ tình trạng hôn nhân hiện tại của NKT
- Phân bố tỉ lệ thời gian bị khuyết tật của NKT
- Phân bố tỉ lệ nhu cầu hỗ trợ PHCN của NKT
2.5.2. Các chỉ số đánh giá về kiến thức, thái độ và thực hành phục hồi chức
năng của người chăm sóc chính cho người khuyết tật
- Tỉ lệ kiến thức về PHCN của NCSNKT
- Phân bố tỉ lệ mức độ kiến thức chung về PHCN của NCSNKT
- Tỉ lệ thái độ của NCSNKT về hoạt động PHCN cho NKT
- Phân bố tỉ lệ mức độ thái độ chung về PHCN của NCSNKT
- Tỉ lệ NKT được hỗ trợ PHCN
- Phân bố tỉ lệ đặc điểm hỗ trợ PHCN cho NKT theo loại PHCN, theo
tần suất và theo thời gian
- Phân bố tỉ lệ người hướng dẫn tập luyện PHCN tại nhà cho NCSNKT
- Tỉ lệ tần suất hỗ trợ PHCN cho NKT của NCS trong ăn uống
- Tỉ lệ tần suất hỗ trợ PHCN cho NKT của NCS trong vệ sinh cá nhân
- Tỉ lệ tần suất hỗ trợ PHCN cho NKT của NCS trong mặc quần áo
- Tỉ lệ tần suất hỗ trợ PHCN cho NKT của NCS trong vận động
- Tỉ lệ cách thức hỗ trợ của NCS chính cho NKT
- Tỉ lệ NCS chính cho NKT tự đánh giá kết quả PHCN tại gia đình
- Phân bố tỉ lệ khám sức khỏe định kỳ của NKT
- Phân bố tỉ lệ mức độ thực hành chung về PHCN của NCSNKT
- Nhận xét về kiến thức, thái độ và thực hành về PHCN của NCSNKT
25
2.5.3. Các chỉ số đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến thực hành PHCN tại
nhà của người chăm sóc cho người khuyết tật
- Ảnh hưởng giữa tuổi của NCS với thực hành PHCN
- Ảnh hưởng giữa giới của NCS với thực hành PHCN
- Ảnh hưởng giữa dân tộc của NCS với thực hành PHCN
- Ảnh hưởng giữa trình độ học vấn của NCS với thực hành PHCN
- Ảnh hưởng giữa nghề nghiệp của NCS với thực hành PHCN
- Ảnh hưởng giữa mối quan hệ của NCS và NKT với thực hành PHCN
- Ảnh hưởng giữa kiến thức của NCS với thực hành PHCN
- Ảnh hưởng giữa thái độ của NCS với thực hành PHCN
- Nhận xét ảnh hưởng bởi kiến thức, thái độ với thực hành PHCN
- Ảnh hưởng bởi tiếp cận dịch vụ PHCN
- Ảnh hưởng bởi trang thiết bị hỗ trợ PHCN
- Ảnh hưởng bởi dịch vụ PHCN tại xã
- Ảnh hưởng bởi nguồn thông tin về PHCN
2.6. Một số tiêu chuẩn sử dụng trong nghiên cứu
- Câu hỏi đánh giá thái độ: Các câu hỏi đánh giá thái độ về PHCN của
đối tượng nghiên cứu được thiết kế theo thang đo Likert, được chia làm 5 mức
độ: Rất không đồng ý, không đồng ý, chưa rõ ràng, đồng ý và rất đồng ý.
- Đánh giá mức độ kiến thức, thái độ: Kiến thức, thái độ được xác định
thông qua phiếu phỏng vấn; được chấm điểm và tính tổng điểm và được phân
theo 3 mức như hướng dẫn dưới đây:
Phần trăm (điểm) Giải thích
≥ 80% (tổng số điểm): Xếp loại tốt.
> 60% - < 80% tổng số điểm): Xếp loại trung bình.
≤ 60% (tổng số điểm): Xếp loại yếu.
26
- Đánh giá thực hành: Đánh giá khả năng thực hành PHCN của NCSNKT
tại nhà dựa vào phiếu phỏng vấn; được chấm điểm và tính tổng điểm và được
phân theo các mức:
Phần trăm (điểm) Giải thích
≥ 50% (tổng kỹ thuật của BYT): Thực hành tốt.
< 50% (tổng kỹ thuật của BYT): Thực hành chưa tốt.
- Đánh giá kinh tế hộ gia đình:
+ Hộ nghèo khu vực nông thôn: là hộ có thu nhập bình quân đầu
người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống. Hộ cận nghèo khu vực nông thôn
là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000
đồng. Hộ có mức sống trung bình khu vực nông thôn: là hộ có thu nhập bình quân
đầu người/tháng trên 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng [23].
+ Hộ nghèo khu vực thành thị: là hộ có thu nhập bình quân đầu
người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống. Hộ cận nghèo khu vực nông thôn
làhộ cóthunhậpbìnhquânđầungười/thángtrên900.000đồngđến1.300.000đồng.
Hộ có mức sống trung bình khu vực nông thôn: là hộ có thu nhập bình quân đầu
người/tháng trên 1.300.000 đồng đến 1.950.000 đồng [23].
2.7. Xử lý số liệu
- Số liệu được mã hóa, nhập liệu bằng phần mềm Epidata 3.1 và được xử
lý theo các thuật toán thống kê y học bằng phần mềm SPSS 16.0.
- Thống kê mô tả: Tính tần số (SL) và tỉ lệ % cho biến định tính; trung
bình ± độ lệch chuẩn cho biến định lượng.
- Thống kê phân tích mối tương quan giữa 2 biến bằng Chi-square test.
Mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
2.8. Đạo đức nghiên cứu
- Nghiên cứu không ảnh hưởng tới hoạt động của CBYT tại các TYT xã,
thị trấn và ảnh hưởng tới hoạt động PHCN của NCSNKT tại các hộ gia đình
trên địa bàn.
27
- Các thông tin thu thập trong nghiên cứu được giữ bí mật và chỉ phục
vụ cho mục đích nghiên cứu, không phục vụ cho các mục đích khác.
- Đối tượng nghiên cứu được thông báo rõ về mục đích, yêu cầu, lợi ích
của nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu có quyền từ chối không trả lời hoặc
không tham gia nghiên cứu hoặc dừng tham gia nghiên cứu ở bất kỳ thời điểm
nào của nghiên cứu.
- Nghiên cứu được tiến hành sau khi đã được thông qua Hội đồng đạo
đức của Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên và được sự đồng ý của Ban giám
đốc TTYT huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
28
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung của người chăm sóc chính cho người khuyết tật
Bảng 3.1. Đặc điểm về tuổi và dân tộc của NCS chính cho NKT
Chỉ số SL %
Tuổi
< 30 tuổi 17 7,8
30 - 39 tuổi 31 14,1
40 - 49 tuổi 49 22,4
≥ 50 tuổi 122 55,7
TB ± ĐLC 49,98 ± 15,06
Dân tộc
Kinh 78 35,6
Tày 124 56,6
Nùng 8 3,7
Khác 9 4,1
Tổng 219 100,0
Nhận xét:
Hơn nửa (55,7%) đối tượng nghiên cứu có độ tuổi ≥ 50 tuổi. Tuổi trung
bình của đối tượng nghiên cứu 49,98 ± 15,06. Tỉ lệ đối tượng nghiên cứu là
người dân tộc Kinh chiếm 35,6%; Tày chiếm 56,6%.
29
Biểu đồ 3.1. Phân bố đặc điểm giới của NCS chính cho NKT
Nhận xét: Tỉ lệ nam giới là 32,4%; nữ là 67,6%.
Biểu đồ 3.2. Phân bố đặc điểm trình độ học vấn của NCS chính cho NKT
Nhận xét: Tỉ lệ đối tượng nghiên cứu có trình độ học vấn ≥tiểu học là
35,1%; THCS là 43,4% và ≥ THPT là 21,5%.
32.4
67.6
Nam
Nữ
0
10
20
30
40
50
≤ Tiểu học THCS ≥ THPT
35.1
43.4
21.5
30
Bảng 3.2. Đặc điểm về trình độ học vấn, nghề nghiệp và mối quan hệ với
người khuyết tật của người chăm sóc chính
Chỉ số SL %
Nghề nghiệp
Làm ruộng 165 75,3
Công nhân 10 4,6
Cán bộ viên chức 8 3,7
Cán bộ hưu 12 5,5
Khác 24 11,0
Tình trạng
hôn nhân
hiện tại
Chưa kết hôn 16 7,3
Đang sống cùng vợ/chồng 182 83,1
Góa 15 6,8
Ly dị/ly thân 6 2,7
Điều kiện
kinh tế hộ
gia đình
Hộ nghèo 58 26,5
Hộ cận nghèo 37 16,9
Đủ ăn 124 56,6
Mối quan hệ
với NKT
Bố/mẹ 76 34,7
Vợ/chồng 65 29,7
Con 38 17,4
Anh/chị/em 14 6,4
Khác 26 11,9
Tổng 219 100,0
Nhận xét:
Chủ yếu đối tượng nghiên cứu có nghề nghiệp làm ruộng (75,3%). Đa
phần đối tượng sống cùng vợ/chồng (83,1%). Tỉ lệ hộ gia đình có kinh tế đủ ăn
là 56,6%, hộ nghèo là 26,5%. Tỉ lệ NCS là bố mẹ của NKT chiếm 34,7%; là
vợ/chồng chiếm 29,7%.
31
Bảng 3.3. Một số đặc điểm khuyết tật của người khuyết tật (n = 219)
Chỉ số SL %
Nguyên nhân
khuyết tật
Bẩm sinh 79 36,1
Tai nạn 37 16,9
Tuổi cao 14 6,4
Bệnh tật 84 38,4
Chất độc da cam 0 0,0
Không rõ 15 6,8
Dạng khuyết tật
Vận động 113 51,6
Nghe nói 55 25,1
Nhìn 27 12,3
Trí tuệ 80 36,5
Động kinh 16 7,3
Tâm thần phân liệt 18 8,2
Mất cảm giác 6 2,7
Nguồn thu nhập
của NKT
Do lao động 10 4,6
Do tài trợ của tổ chức nhân đạo 4 1,8
Do ngân sách nhà nước 183 83,6
Khác (không có, được cho…) 22 10,0
Tình trạng hôn
nhân hiện tại
của NKT
Chưa kết hôn 93 42,5
Đang sống cùng vợ/chồng 84 38,4
Góa 31 14,2
Ly dị/ly thân 11 5,0
Nhận xét:
Tỉ lệ NKT có nguyên nhân khuyết tật là bệnh tật 38,4% và bẩm sinh
36,1%. Dạng khuyết tật chiếm tỉ lệ cao nhất là vận động 51,6%. Nhu cầu sinh
hoạt hằng ngày và vận động, di chuyển của NKT là 57,1 và 53,4% theo thứ tự.
32
Biểu đồ 3.3. Thời gian bị khuyết tật của người khuyết tật
Nhận xét: Tỉ lệ NKT có thời gian khuyết tật < 5 năm là 13,7%; từ 5 - 10
năm là 29,7% và > 10 năm là 56,6%.
Biểu đồ 3.4. Nhu cầu hỗ trợ phục hồi chức năng của người khuyết tật
Nhận xét: Tỉ lệ NKT có nhu cầu hỗ trợ trong sinh hoạt hàng ngày là
57,1%; trong vận động, di chuyển là 53,4%; trong ngôn ngữ, giao tiếp 35,6%.
13.7
29.7
56.6
< 5 năm
5 - 10 năm
> 10 năm
0
10
20
30
40
50
60
SH hàng
ngày
Vận động, di
chuyển
Ngôn ngữ,
giao tiếp
Hòa nhập xã
hội
57.1
53.4
35.6 36.5
33
3.2. Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phục hồi chức năng của
người chăm sóc chính cho người khuyết tật
3.2.1. Kiến thức về phục hồi chức năng của NCS chính cho NKT
Bảng 3.4. Kiến thức về phục hồi chức năng của NCS chính cho NKT
Chỉ số SL %
Hiểu đúng về PHCN 148 67,6
Biết lợi ích của PHCN 175 79,9
Biết hậu quả thiếu sót về chức năng đến NKT 201 91,8
Biết biểu hiện tâm lý NKT 171 78,1
Biết địa điểm PHCN cho NKT 196 89,5
Biết thời điểm PHCN cho NKT 155 70,8
Biết thời hạn PHCN cho NKT 72 32,9
Biết phương pháp PHCN 113 51,6
Biết chế độ ăn, uống, vận động của NKT 37 16,9
Biết chính sách hỗ trợ PHCN cho NKT 182 83,1
Biết biểu hiện trẻ chậm phát triển trí tuệ 163 74,4
Biết cách xử trí cơn động kinh 101 46,1
Biết PHCN cho người viêm-cứng khớp 22 10,0
Biết PHCN cho người liệt nửa người 32 14,6
Biết vai trò gia đình trong giúp NKT hòa nhập 195 89,0
Tổng 219 100,0
Nhận xét: Tỉ lệ NCS chính cho NKT hiểu đúng khái niệm về PHCN
67,6%, biết lợi ích của PHCN cho NKT 79,9%, biết phương pháp PHCN cho
NKT 51,6%. Tỉ lệ biết chính sách hỗ trợ PHCN cho NKT của nhà nước 83,1%.
Tỉ lệ NCS biết biểu hiện trẻ chậm phát triển trí tuệ chiếm 74,4%; biết cách xử
trí cơn động kinh là 46,1% và biết vai trò của gia đình trong giúp NKT hòa
nhập xã hội chiếm 89,0%.
34
Biểu đồ 3.5. Kiến thức chung về phục hồi chức năng của người chăm
sóc người khuyết tật
Nhận xét:
Tỉ lệ NCSNKT có kiến thức chung về PHCN cho NKT ở mức độ tốt là
18,3%, mức độ trung bình là 26,9% và mức độ yếu là 54,8%.
3.2.2. Thái độ về phục hồi chức năng của người chăm sóc chính cho NKT
Bảng 3.5. Thái độ về hoạt động phục hồi chức năng của người chăm sóc
chính cho người khuyết tật
Mức độ
Nội dung
Rất
đồng
ý
SL
(%)
Đồng
ý
SL
(%)
Chưa
rõ
ràng
SL
(%)
Không
đồng ý
SL
(%)
Rất
không
đồng
ý
SL
(%)
Cần thiết PHCN cho NKT
n
%
92
(42,0)
112
(51,1)
11
(5,0)
4
(1,8)
0
(0,0)
Đồng ý rằng NKT thường
mặc cảm, tự ti
n
%
38
(17,4)
143
(65,3)
22
(10,0)
15
(6,8)
1
(0,5)
18.3
26.9
54.8
Tốt
Trung bình
Yếu
35
Mức độ
Nội dung
Rất
đồng
ý
SL
(%)
Đồng
ý
SL
(%)
Chưa
rõ
ràng
SL
(%)
Không
đồng ý
SL
(%)
Rất
không
đồng
ý
SL
(%)
Việc PHCN cho NKT cần
thực hiện ngay tại cộng
đồng
n
%
45
(20,5)
144
(65,8)
24
(11,0)
5
(2,3)
1
(0,5)
NCSNKT cần có kiến thức
tốt về PHCN
n
%
41
(18,7)
146
(66,7)
30
(13,7)
2
(0,9)
0
(0,0)
Cần chăm sóc NKT cả về
thể chất và tinh thần
n
%
56
(25,6)
157
(71,7)
6
(2,7)
0
(0,0)
0
(0,0)
Chăm sóc NKT rất khó
khăn và cần nhiều người
cùng thực hiện
n
%
32
(14,6)
156
(71,2)
14
(6,4)
16
(7,3)
1
(0,5)
Sắp xếp công việc phù hợp
với NKT còn khả năng lao
động
n
%
56
(25,6)
146
(66,7)
7
(3,2)
10
(4,6)
0
(0,0)
PHCN cho NKT sẽ là gánh
nặng cho gia đình họ
n
%
15
(6,8)
81
(37,0)
44
(20,1)
78
(35,6)
1
(0,5)
NKT là một công dân bình
thường và có quyền bình
đẳng trong các hoạt động xã
hội
n
%
50
(22,8)
159
(72,6)
10
(4,6)
0
(0,0)
0
(0,0)
Tin tưởng NKT có thể hồi
phục nếu được tập luyện
PHCN tốt
n
%
18
(8,2)
108
(49,3)
50
(22,8)
43
(19,6)
0
(0,0)
Nhận xét:
36
Tỉ lệ NCSNKT đồng ý và rất đồng ý cần PHCN cho NKT chiếm 93,1%,
cần PHCN cho NKT ngay tại cộng đồng 86,3%, NCS cần có kiến thức tốt về
PHCN 85,4% và tin tưởng NKT có thể hồi phục tốt nếu được PHCN tốt 57,5%.
Biểu đồ 3.6. Thái độ chung về phục hồi chức năng
của người chăm sóc chính cho người khuyết tật
Nhận xét:
Tỉ lệ NCSNKT có thái độ chung về PHCN cho NKT ở mức độ tốt là
70,8%, mức độ trung bình là 16,9% và mức độ yếu là 12,3%.
3.2.3. Thực hành về phục hồi chức năng của người chăm sóc NKT
Bảng 3.6. Tần suất người chăm sóc hỗ trợ PHCN tại nhà cho NKT
Chỉ số SL %
NKT được NCS chính
hỗ trợ PHCN
Có 155 70,8
Không 64 29,2
Nơi hỗ trợ PHCN cho
NKT (n = 155)
Tại nhà 143 92,3
Tại cơ sở y tế 24 15,5
Loại PHCN được hỗ trợ
(n = 155)
Vận động và di chuyển 86 55,5
Giao tiếp và ngôn ngữ 32 20,6
Sinh hoạt hàng ngày 89 57,4
70.8
16.9
12.3
Tốt
Trung bình
Yếu
37
Hòa nhập xã hội 31 20,0
Tần suất anh/chị hỗ trợ
và PHCN cho NKT
(n = 155)
Hàng ngày 104 67,1
3-4 lần/ tuần 10 6,5
1-2 lần/ tuần 10 6,5
1-2 lần/ tháng 11 7,1
Khác 20 12,9
Thời gian mỗi lần hỗ trợ
PHCN tại nhà (n = 155)
< 30 phút 112 72,3
30 - 60 phút 35 22,6
> 60 phút 8 5,2
Nhận xét:
Có 155 NKT được PHCN, chiếm tỉ lệ 70,8%; trong đó: PHCN tại nhà
92,3%; PHCN về vận động và di chuyển 55,5%; PHCN về sinh hoạt hàng ngày
57,4%; tần suất hỗ trợ hàng ngày 67,1%; thời gian hỗ trợ < 30 phút 72,3%.
Bảng 3.7. Đặc điểm người hướng dẫn tập luyện PHCN tại nhà cho NCSNKT
Người hướng dẫn tập luyện cho NCSNKT tại nhà SL %
Cán bộ y tế 53 34,2
Y tế thôn bản 11 7,1
Tài liệu/sách đọc được 9 5,8
Theo kinh nghiệm bản thân 93 60,0
Theo hướng dẫn của người quen 17 11,0
Tổng 155 100,0
Nhận xét:
Hơn nửa NCS hỗ trợ PHCN cho NKT dựa theo kinh nghiệm bản thân
(60,0%). Tỉ lệ hỗ trợ PHCN theo hướng dẫn cán bộ y tế 34,2%.
38
Bảng 3.8. Tần suất thực hiện hỗ trợ phục hồi chức năng của người chăm
sóc chính cho người khuyết tật
Chỉ số SL %
Hướng dẫn cho
NKT ăn uống
Không bao giờ 17 11,0
Hiếm khi 45 29,0
Thỉnh thoảng 32 20,6
Thường xuyên 61 39,4
Hướng dẫn cho
NKT vệ sinh cá
nhân
Không bao giờ 13 8,4
Hiếm khi 41 26,5
Thỉnh thoảng 27 17,4
Thường xuyên 74 47,7
Hướng dẫn cho
NKT mặc quần
áo
Không bao giờ 9 5,8
Hiếm khi 52 33,5
Thỉnh thoảng 25 16,1
Thường xuyên 69 44,5
Hỗ trợ NKT di
chuyển trong
nhà và quanh
xóm
Không bao giờ 19 12,3
Hiếm khi 48 31,0
Thỉnh thoảng 56 36,1
Thường xuyên 32 20,6
Tổng 155 100,0
Nhận xét:
Tỉ lệ NCS thường xuyên hướng dẫn cho NKT ăn uống 39,4, vệ sinh cá
nhân 47,7%, mặc quần áo 44,5% và di chuyển quanh nhà 20,6%.
39
Bảng 3.9. Cách thức hỗ trợ của người chăm sóc người khuyết tật (n = 155)
Chỉ số SL %
Tập vận
động tại nhà
cho NKT
Hướng dẫn di chuyển/thay đổi tư thế 75 48,4
Tập luyện các khớp, chống co rút 39 25,2
Xoa bóp chống loét 40 25,8
Giúp NKT
nói ra dễ
dàng hơn
Luyện nói/phát âm 44 28,4
Nói chậm tạo điều kiện cho NKT nói 65 41,9
Dạy NKT dùng cử chỉ ra hiệu 15 9,7
Dạy NKT dùng hình vẽ để giao tiếp 4 2,6
Mời NKT cùng tuổi vào chơi 6 3,9
Giúp NKT
hiểu mọi
người tốt
hơn
Nói chậm và dùng cử chỉ điệu bộ 63 40,6
Dùng hình vẽ nói chuyện với NKT 4 2,6
Đưa NKT đến những nơi công cộng 28 18,1
Đưa NKT đến nhà bạn chơi 5 3,2
Tìm hiểu cách giao tiếp của NKT 10 6,5
Hỗ trợ NKT
tham gia hoạt
động XH
Động viên tham gia hoạt động xã hội 63 40,6
Tìm các hoạt động để NKT tham gia 14 9,0
Cùng tham gia với NKT 25 16,1
Nhận xét:
Tỉ lệ NCSNKT hướng dẫn di chuyển/thay đổi tư thế 48,4%. Tỉ lệ
NCSNKT nói chậm tạo điều kiện cho NKT nói 41,9%; luyện nói/phát âm
28,4%. Tỉ lệ NCSNKT nói chậm và dùng cử chỉ điệu bộ giúp NKT hiểu hơn
40,6%; động viên NKT tham gia hoạt động đoàn thể xã hội 40,6%.
40
Bảng 3.10. Tỉ lệ NCSNKT tự đánh giá kết quả PHCN tại gia đình cho NKT
Chỉ số SL %
Kết quả PHCN
cho NKT tại gia
đình
Cải thiện rõ ràng 26 16,8
Cải thiện chưa rõ ràng 69 44,5
Không cải thiện 60 38,7
Tổng 155 100,0
Nhận xét:
Kết quả PHCN cho NKT tại gia đình được cải thiện rõ ràng chiếm 16,8%;
cải thiện chưa rõ ràng 44,5%; không cải thiện 38,7%.
Bảng 3.11. Đặc điểm khám sức khỏe cho người khuyết tật
Tần suất khám sức khỏe cho NKT SL %
3 tháng 1 lần 14 9,0
6 tháng 1 lần 13 8,4
1 năm 1 lần 21 13,5
Khác (ốm đi khám,…) 36 23,2
Không khám sức khỏe định kỳ 71 45,8
Tổng 155 100,0
Nhận xét:
Tỉ lệ NKT được PHCN tại nhà có đi khám sức khỏe 6 tháng 1 lần là
8,4%; 1 năm 1 lần là 23,2% và không được khám sức khỏe định kỳ 45,8%.
41
Biểu đồ 3.7. Thực hành chung về phục hồi chức năng của người chăm sóc
chính cho người khuyết tật
Nhận xét: Tỉ lệ thực hành chung tốt là 8,7%, chưa tốt là 91,3%.
Kết quả 12 cuộc phỏng vấn sâu và 4 cuộc thảo luận nhóm cho thấy kiến
thức, thái độ và thực hành về PHCN của NCS chính cho NKT như sau:
Hộp 3.1. Kiến thức, thái độ và thực hành về phục hồi chức năng của
người chăm sóc chính cho người khuyết tật
“… Tôi thì không biết nhiều, cứ biết sao thì làm vậy cho cháu thôi…
làm đúng hay sai cũng không ai chỉ cho cả …”
Bà Nguyễn Thị T. NCS chính cho NKT
“…Ai chẳng muốn con mình nói được, đi được, chạy được như
những trẻ khác, đêm ngủ nằm mơ cũng muốn… nhưng biết làm thế nào là
đúng, làm thế nào là sai, tập như thế nào cháu sẽ hồi phục? tập xong liệu
có hồi phục hẳn không… nhiều đêm tôi chỉ khóc và ước có phép màu
thôi…”
Bà Ma Thị L. NCS chính cho NKT
“… Sơ bộ nhận xét thì tôi thấy NCS chính cho NKT thiếu kiến thức,
thực hành về PHCN, mà không chỉ họ thiếu đâu, chính cán bộ y tế chúng tôi
cũng đang thiếu vì có được tập huấn bao giờ đâu…”
8.7
91.3
Tốt
Chưa tốt
42
Bà Nguyễn Thị A. TYT xã
“… Người nhà mình, mình thương lắm, phải cố thôi, đôi khi thật sự
mệt mỏi không muốn hỗ trợ cháu, nhưng mà mình không làm, tội lắm … Có
người còn bảo với tôi, gửi vào Trại tâm thần Thái Nguyên, mất mấy triệu
hay sao ý? Nhưng nghĩ đi nghĩ lại thương lắm, tôi chẳng gửi nữa…”
Bà Nguyễn Thị A. TYT xã
Nhận xét:
NCS chính cho NKT thường không không có kiến thức về PHCN, thực
hành PHCN cho NKT cũng chưa đúng bài bản nhưng rất mong muốn thực hành
PHCN/chăm sóc cho NKT.
3.3. Yếu tố ảnh hưởng đến thực hành về phục hồi chức năng của người
chăm sóc người khuyết tật
Bảng 3.12. Ảnh hưởng bởi tuổi của người chăm sóc chính cho người khuyết
tật với thực hành phục hồi chức năng
Thực hành
Tuổi
Chưa đạt Đạt Tổng
SL % SL % SL %
< 40 tuổi 32 84,2 6 15,8 38 100,0
≥ 40 tuổi 104 88,9 13 11,1 117 100,0
p > 0,05 155 (100,0)
Nhận xét:
Tỉ lệ NCS chính cho NKT < 40 tuổi thực hành PHCN chưa đạt là 84,2%,
thấp hơn so với người ≥ 40 tuổi (88,9%). Sự khác biệt không có ý nghĩa thống
kê với p > 0,05.
43
Bảng 3.13. Ảnh hưởng bởi giới của người chăm sóc chính cho người khuyết
tật với thực hành phục hồi chức năng
Thực hành
Giới
Chưa đạt Đạt Tổng
SL % SL % SL %
Nam 45 95,7 2 4,3 47 100,0
Nữ 91 84,3 17 15,7 108 100,0
p < 0,05 155 (100,0)
Nhận xét:
Tỉ lệ NCS chính là nam giới thực hành PHCN chưa đạt 95,7%, cao hơn
so với NCS chính là nữ giới (84,3%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <
0,05.
Bảng 3.14. Ảnh hưởng bởi dân tộc của người chăm sóc chính cho người
khuyết tật với thực hành phục hồi chức năng
Thực hành
Dân tộc
Chưa đạt Đạt Tổng
SL % SL % SL %
Thiểu số 89 86,4 14 13,6 103 100,0
Kinh 47 90,4 5 9,6 52 100,0
p > 0,05 155 (100,0)
Nhận xét:
NCS chính cho NKT là người dân tộc thiểu số thực hành PHCN chưa tốt
chiếm 86,4%, thấp hơn người Kinh (90,4%). Sự khác biệt không có ý nghĩa
thống kê với p > 0,05.
44
Bảng 3.15. Ảnh hưởng bởi trình độ học vấn của người chăm sóc chính cho
người khuyết tật với thực hành phục hồi chức năng
Thực hành
Trình độ học vấn
Chưa đạt Đạt Tổng
SL % SL % SL %
THCS trở xuống 108 92,3 9 7,7 117 100,0
THPT trở lên 28 73,7 10 26,3 38 100,0
p < 0,05 155 (100,0)
Nhận xét:
Tỉ lệ NCS chính có trình độ THCS trở xuống thực hành PHCN chưa đạt
92,7%, cao hơn so với NCS chính có trình độ THPT trở lên (73,7%). Sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Bảng 3.16. Ảnh hưởng bởi nghề nghiệp của người chăm sóc chính cho người
khuyết tật với thực hành phục hồi chức năng
Thực hành
Nghề
Chưa đạt Đạt Tổng
SL % SL % SL %
Nông dân 105 91,3 10 8,7 115 100,0
Nghề khác 31 77,5 9 22,5 40 100,0
p < 0,05 155 (100,0)
Nhận xét:
Tỉ lệ NCS chính là nông dân thực hành PHCN chưa đạt 91,3%, cao hơn
so với NCS chính làm nghề khác (77,5%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với
p < 0,05.
45
Bảng 3.17. Ảnh hưởng bởi mối quan hệ với người khuyết tật của người chăm
sóc chính với thực hành phục hồi chức năng
Thực hành
Mối quan hệ
Chưa đạt Đạt Tổng
SL % SL % SL %
Bố/mẹ 42 79,3 11 20,8 53 100,0
Khác 94 92,2 8 7,8 102 100,0
p < 0,05 155 (100,0)
Nhận xét:
Tỉ lệ NCS chính là bố/mẹ thực hành PHCN chưa đạt 79,3%, thấp hơn so
với NCS chính là vợ/chồng/con… (92,2%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
với p < 0,05.
Bảng 3.18. Ảnh hưởng bởi kiến thức của người chăm sóc chính cho người
khuyết tật với thực hành phục hồi chức năng
Thực hành
Kiến thức
Chưa đạt Đạt Tổng
SL % SL % SL %
Chưa tốt
(Trung bình + Yếu)
115 92,7 9 7,3 124 100,0
Tốt 21 67,7 10 32,3 31 100,0
p < 0,001 155 (100,0)
Nhận xét:
Tỉ lệ NCS chính có kiến thức chưa tốt thì thực hành PHCN chưa đạt là
92,7%, cao hơn so với NCS chính có kiến thức tốt (67,7%). Sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê với p < 0,05.
46
Bảng 3.19. Ảnh hưởng bởi thái độ của người chăm sóc chính cho người
khuyết tật với thực hành phục hồi chức năng
Kỹ năng
Thái độ
Chưa tốt Tốt Tổng
SL % SL % SL %
Chưa tốt
(Trung bình + Yếu)
35 92,1 3 7,9 38 100,0
Tốt 101 86,3 16 13,7 117 100,0
p > 0,05 155 (100,0)
Nhận xét:
Tỉ lệ NCS chính có thái độ chưa tốt thì thực hành PHCN chưa đạt là
92,1%, cao hơn so với NCS chính có thái độ tốt (86,3%). Sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê với p < 0,05.
Hộp 3.2. Ảnh hưởng bởi kiến thức, thái độ với thực hành phục hồi chức
năng của người chăm sóc chính cho người khuyết tật
“… Không biết thì đương nhiên làm sai rồi, làm sai thì kết quả thực
hành PHCN sẽ không tốt, tối thấy nhiều người đôi khi làm cháu đau đến
nước mắt chảy ra mới giật mình dừng lại…”
Ông Nguyễn Văn H. Trưởng ban CSSK xã
“… Muốn lắm, rất muốn chăm tốt cho con cho cháu mình chứ, bây
giờ mà có lớp nào bảo tôi đi học, già thế này tôi cũng đi, đi về để chăm
cháu mình cho đúng, chăm đúng là cháu sẽ hồi phục nhanh hơn…”
Bà Ma Thị C. NCS chính cho NKT
Nhận xét:
Kiến thức và thái độ về PHCN của NCS chính cho NKT có ảnh hưởng
đến thực hành PHCN cho NKT.
47
* Ảnh hưởng bởi tiếp cận dịch vụ phục hồi chức năng chuyên khoa
Bảng 3.20. Hình thức tiếp cận dịch vụ phục hồi chức năng
Hình thức tiếp cận SL %
Không đưa NKT đi khám điều trị PHCN 66 30,1
Có đưa NKT đi PHCN 153 69,9
Đưa đi
PHCN tại
(n = 153)
Cơ sở y tế chuyên PHCN 50 32,7
Cơ sở y tế khác 101 66,0
Thầy lang/thầy cúng 3 2,0
Không đưa
NKT đi
PHCN
(n = 66)
Không biết khám ở đâu 23 34,8
Không có tiền 32 48,5
Không có người đưa đi 25 37,9
Không có phương tiện để đi 12 18,2
Nhận xét:
Tỉ lệ đối tượng nghiên cứu không tiếp cận PHCN tại cơ sở y tế 30,1%,
có tiếp cận PHCN là 69,9%; thực hiện tiếp cận PHCN tại cơ sở y tế chuyên
khoa là 32,7%. Lý do NCS không tiếp cận dịch vụ PHCN do không có tiền
chiếm 48,5%; do không biết nơi khám chiếm 34,8%; không có người đưa đi
chiếm 37,9% và không có phương tiện để đi chiếm 18,2%.
Hộp 3.3. Ảnh hưởng bởi tiếp cận dịch vụ phục hồi chức năng của người
chăm sóc chính cho người khuyết tật
“… Thật ra, theo tôi tốt nhất là đưa ra cơ sở y tế chuyên khoa, tại đó
đúng chuyên ngành, họ hướng dẫn cụ thể về cách chăm sóc cho con cháu
mình, từ đó mình về mình mới tập tốt cho con mình được…”
Ông Nông Văn T. Trưởng ban CSSK xã
“… Tôi nhiều lúc muốn đưa cháu xuống bệnh viện PHCN tỉnh để tập,
để xem bác sĩ làm thế nào nhưng mà nhà có mỗi hai ông bà già, tiền không
có, đi thì lấy ai trông nhà…”
Bà Ma Thị C. NCS chính cho NKT
48
Nhận xét:
Thiếu tiếp cận dịch vụ PHCN chuyên khoa do kinh phí, do phương tiện…
có ảnh hưởng đến thực hành đúng về PHCN của NCS chính cho NKT.
* Ảnh hưởng bởi trang thiết bị hỗ trợ phục hồi chức năng
Bảng 3.21. Đặc điểm về biện pháp phục hồi chức năng của người chăm sóc
dành cho người khuyết tật
Chỉ số SL %
Nguồn thiết bị
hỗ trợ PHCN
được NCS cho
NKT sử dụng
Tự sản xuất 18 8,2
Mua 27 12,3
Mượn cơ sở y tế 6 2,7
Không có 168 76,7
Tổng 219 100,0
Nhận xét:
Tỉ lệ NCS tự sản xuất là thiết bị PHCN là 8,2%; mua là 12,3% và mượn
cơ sở y tế 2,7% và không có thiết bị PHCN là 76,7%.
Hộp 3.4. Ảnh hưởng bởi trang thiết bị hỗ trợ phục hồi chức năng của
người chăm sóc chính cho người khuyết tật
“… Muốn tập tốt thì phải có trang thiết bị, có máy móc… ở bệnh viện
chuyên khoa người ta có dụng cụ, có máy móc… trạm y tế chẳng có gì, nhà
dân lại càng không, phục hồi chức năng bằng tay làm sao tốt bằng bài bản
khoa học và máy móc… muốn chúng tôi làm tốt chương trình mà cho toàn
giấy tờ viết báo cáo chứ không cho máy…”
Ông Lê Đức T. TYT xã
“… Nhà tôi chẳng có gì, thấy bảo là có cái máy tập tốt nhưng biết
bao giờ mới mua được, tôi chỉ buộc cái gậy cho ông nhà tôi tự lần ra bàn
uống nước thôi… kể mà có mấy cái máy hoặc có ai hướng dẫn mình làm
dụng cụ đơn giản để PHCN tại Nhà thì tốt quá…”
Bà Nguyễn Thị T. NCS chính cho NKT
Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phục hồi chức năng của người chăm sóc chính cho người người khuyết tật tại gia đình
Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phục hồi chức năng của người chăm sóc chính cho người người khuyết tật tại gia đình
Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phục hồi chức năng của người chăm sóc chính cho người người khuyết tật tại gia đình
Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phục hồi chức năng của người chăm sóc chính cho người người khuyết tật tại gia đình
Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phục hồi chức năng của người chăm sóc chính cho người người khuyết tật tại gia đình
Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phục hồi chức năng của người chăm sóc chính cho người người khuyết tật tại gia đình
Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phục hồi chức năng của người chăm sóc chính cho người người khuyết tật tại gia đình
Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phục hồi chức năng của người chăm sóc chính cho người người khuyết tật tại gia đình
Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phục hồi chức năng của người chăm sóc chính cho người người khuyết tật tại gia đình
Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phục hồi chức năng của người chăm sóc chính cho người người khuyết tật tại gia đình
Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phục hồi chức năng của người chăm sóc chính cho người người khuyết tật tại gia đình
Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phục hồi chức năng của người chăm sóc chính cho người người khuyết tật tại gia đình
Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phục hồi chức năng của người chăm sóc chính cho người người khuyết tật tại gia đình
Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phục hồi chức năng của người chăm sóc chính cho người người khuyết tật tại gia đình
Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phục hồi chức năng của người chăm sóc chính cho người người khuyết tật tại gia đình
Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phục hồi chức năng của người chăm sóc chính cho người người khuyết tật tại gia đình
Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phục hồi chức năng của người chăm sóc chính cho người người khuyết tật tại gia đình
Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phục hồi chức năng của người chăm sóc chính cho người người khuyết tật tại gia đình
Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phục hồi chức năng của người chăm sóc chính cho người người khuyết tật tại gia đình
Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phục hồi chức năng của người chăm sóc chính cho người người khuyết tật tại gia đình
Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phục hồi chức năng của người chăm sóc chính cho người người khuyết tật tại gia đình
Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phục hồi chức năng của người chăm sóc chính cho người người khuyết tật tại gia đình
Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phục hồi chức năng của người chăm sóc chính cho người người khuyết tật tại gia đình
Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phục hồi chức năng của người chăm sóc chính cho người người khuyết tật tại gia đình
Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phục hồi chức năng của người chăm sóc chính cho người người khuyết tật tại gia đình
Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phục hồi chức năng của người chăm sóc chính cho người người khuyết tật tại gia đình
Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phục hồi chức năng của người chăm sóc chính cho người người khuyết tật tại gia đình
Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phục hồi chức năng của người chăm sóc chính cho người người khuyết tật tại gia đình
Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phục hồi chức năng của người chăm sóc chính cho người người khuyết tật tại gia đình
Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phục hồi chức năng của người chăm sóc chính cho người người khuyết tật tại gia đình
Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phục hồi chức năng của người chăm sóc chính cho người người khuyết tật tại gia đình
Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phục hồi chức năng của người chăm sóc chính cho người người khuyết tật tại gia đình
Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phục hồi chức năng của người chăm sóc chính cho người người khuyết tật tại gia đình
Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phục hồi chức năng của người chăm sóc chính cho người người khuyết tật tại gia đình

More Related Content

What's hot

Đề tài: Phân tích hoạt động phân phối sản phẩm của công ty TNHH Bao bì sài gò...
Đề tài: Phân tích hoạt động phân phối sản phẩm của công ty TNHH Bao bì sài gò...Đề tài: Phân tích hoạt động phân phối sản phẩm của công ty TNHH Bao bì sài gò...
Đề tài: Phân tích hoạt động phân phối sản phẩm của công ty TNHH Bao bì sài gò...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư bất động sản của khách...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư bất động sản của khách...Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư bất động sản của khách...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư bất động sản của khách...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc giảm thiểu hành vi gây hấn c...
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc giảm thiểu hành vi gây hấn c...Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc giảm thiểu hành vi gây hấn c...
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc giảm thiểu hành vi gây hấn c...jackjohn45
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng đức long
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng đức longPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng đức long
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng đức longhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚCPHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚCNguyễn Công Huy
 
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...Nguyễn Công Huy
 

What's hot (20)

Bồi thường do vi phạm hợp đồng là gì? Khái niệm, đặc điểm
Bồi thường do vi phạm hợp đồng là gì? Khái niệm, đặc điểmBồi thường do vi phạm hợp đồng là gì? Khái niệm, đặc điểm
Bồi thường do vi phạm hợp đồng là gì? Khái niệm, đặc điểm
 
Luận văn: đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Lệ Thủy
Luận văn: đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Lệ ThủyLuận văn: đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Lệ Thủy
Luận văn: đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Lệ Thủy
 
Luận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOT
Luận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOTLuận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOT
Luận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOT
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty, HAYĐề tài: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty, HAY
 
Luận văn: Nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên y tế
Luận văn: Nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên y tếLuận văn: Nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên y tế
Luận văn: Nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên y tế
 
Đề tài hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, , ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, , ĐIỂM 8Đề tài hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, , ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, , ĐIỂM 8
 
Đề tài: Phân tích hoạt động phân phối sản phẩm của công ty TNHH Bao bì sài gò...
Đề tài: Phân tích hoạt động phân phối sản phẩm của công ty TNHH Bao bì sài gò...Đề tài: Phân tích hoạt động phân phối sản phẩm của công ty TNHH Bao bì sài gò...
Đề tài: Phân tích hoạt động phân phối sản phẩm của công ty TNHH Bao bì sài gò...
 
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư bất động sản của khách...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư bất động sản của khách...Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư bất động sản của khách...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư bất động sản của khách...
 
Đề tài hoạch định chiến lược kinh doanh, ĐIỂM CAO, HOT
Đề tài hoạch định chiến lược kinh doanh, ĐIỂM CAO, HOTĐề tài hoạch định chiến lược kinh doanh, ĐIỂM CAO, HOT
Đề tài hoạch định chiến lược kinh doanh, ĐIỂM CAO, HOT
 
Luận án: Kiến thức của sinh viên về các biện pháp tránh thai, HAY
Luận án: Kiến thức của sinh viên về các biện pháp tránh thai, HAYLuận án: Kiến thức của sinh viên về các biện pháp tránh thai, HAY
Luận án: Kiến thức của sinh viên về các biện pháp tránh thai, HAY
 
Thuyết minh dự án đầu tư Bất động sản Phương Anh - www.duanviet.com.vn - 0918...
Thuyết minh dự án đầu tư Bất động sản Phương Anh - www.duanviet.com.vn - 0918...Thuyết minh dự án đầu tư Bất động sản Phương Anh - www.duanviet.com.vn - 0918...
Thuyết minh dự án đầu tư Bất động sản Phương Anh - www.duanviet.com.vn - 0918...
 
Khóa luận: Hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác tại Thừa Thiên Huế
Khóa luận: Hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác tại Thừa Thiên HuếKhóa luận: Hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác tại Thừa Thiên Huế
Khóa luận: Hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác tại Thừa Thiên Huế
 
De cuong so bo
De cuong so boDe cuong so bo
De cuong so bo
 
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc giảm thiểu hành vi gây hấn c...
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc giảm thiểu hành vi gây hấn c...Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc giảm thiểu hành vi gây hấn c...
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc giảm thiểu hành vi gây hấn c...
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng đức long
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng đức longPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng đức long
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng đức long
 
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚCPHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
 
Luận văn: Quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện, HAY
Luận văn: Quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện, HAYLuận văn: Quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện, HAY
Luận văn: Quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện, HAY
 
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
 
dự án ươm giống cây trồng
dự án ươm giống cây trồngdự án ươm giống cây trồng
dự án ươm giống cây trồng
 
Đề tài: Phân tích hiệu quả kinh doanh cho Công ty Xây dựng, 9đ
Đề tài: Phân tích hiệu quả kinh doanh cho Công ty Xây dựng, 9đĐề tài: Phân tích hiệu quả kinh doanh cho Công ty Xây dựng, 9đ
Đề tài: Phân tích hiệu quả kinh doanh cho Công ty Xây dựng, 9đ
 

Similar to Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phục hồi chức năng của người chăm sóc chính cho người người khuyết tật tại gia đình

Luận văn: Nhiệm vụ công tác xã hội trong việc hỗ trợ người bệnh ung thư tại B...
Luận văn: Nhiệm vụ công tác xã hội trong việc hỗ trợ người bệnh ung thư tại B...Luận văn: Nhiệm vụ công tác xã hội trong việc hỗ trợ người bệnh ung thư tại B...
Luận văn: Nhiệm vụ công tác xã hội trong việc hỗ trợ người bệnh ung thư tại B...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học...
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học...Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học...
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội với trẻ em khuyết tật tại Trung tâm phục hồ...
Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội với trẻ em khuyết tật tại Trung tâm phục hồ...Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội với trẻ em khuyết tật tại Trung tâm phục hồ...
Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội với trẻ em khuyết tật tại Trung tâm phục hồ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần cho ngườ...
Luận văn: Hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần cho ngườ...Luận văn: Hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần cho ngườ...
Luận văn: Hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần cho ngườ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Nghiên cứu thực trạng môi trường, sức khỏe của người chăn nuôi gia cầ...
Đề tài: Nghiên cứu thực trạng môi trường, sức khỏe của người chăn nuôi gia cầ...Đề tài: Nghiên cứu thực trạng môi trường, sức khỏe của người chăn nuôi gia cầ...
Đề tài: Nghiên cứu thực trạng môi trường, sức khỏe của người chăn nuôi gia cầ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ sinh kế đối với người khuyết...
Luận văn: Hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ sinh kế đối với người khuyết...Luận văn: Hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ sinh kế đối với người khuyết...
Luận văn: Hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ sinh kế đối với người khuyết...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Hỗ trợ học nghề đối với người khuyết tật từ thực tiễn Trung tâm dạy...
Luận văn: Hỗ trợ học nghề đối với người khuyết tật từ thực tiễn Trung tâm dạy...Luận văn: Hỗ trợ học nghề đối với người khuyết tật từ thực tiễn Trung tâm dạy...
Luận văn: Hỗ trợ học nghề đối với người khuyết tật từ thực tiễn Trung tâm dạy...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần người có...
Luận văn: Hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần người có...Luận văn: Hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần người có...
Luận văn: Hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần người có...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Tác Động Của Lối Sống Chữa Bệnh Và Trạng Thái Tinh Thần Đối Với Tình Trạng Sứ...
Tác Động Của Lối Sống Chữa Bệnh Và Trạng Thái Tinh Thần Đối Với Tình Trạng Sứ...Tác Động Của Lối Sống Chữa Bệnh Và Trạng Thái Tinh Thần Đối Với Tình Trạng Sứ...
Tác Động Của Lối Sống Chữa Bệnh Và Trạng Thái Tinh Thần Đối Với Tình Trạng Sứ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩLuận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩssuser499fca
 

Similar to Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phục hồi chức năng của người chăm sóc chính cho người người khuyết tật tại gia đình (20)

Đề tài: Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành và hiệu quả can thiệp về 6 n...
Đề tài: Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành và hiệu quả can thiệp về 6 n...Đề tài: Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành và hiệu quả can thiệp về 6 n...
Đề tài: Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành và hiệu quả can thiệp về 6 n...
 
Nhiệm vụ của cộng tác viên phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
Nhiệm vụ của cộng tác viên phục hồi chức năng dựa vào cộng đồngNhiệm vụ của cộng tác viên phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
Nhiệm vụ của cộng tác viên phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
 
Luận văn: Nhiệm vụ công tác xã hội trong việc hỗ trợ người bệnh ung thư tại B...
Luận văn: Nhiệm vụ công tác xã hội trong việc hỗ trợ người bệnh ung thư tại B...Luận văn: Nhiệm vụ công tác xã hội trong việc hỗ trợ người bệnh ung thư tại B...
Luận văn: Nhiệm vụ công tác xã hội trong việc hỗ trợ người bệnh ung thư tại B...
 
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học...
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học...Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học...
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học...
 
Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội với trẻ em khuyết tật tại Trung tâm phục hồ...
Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội với trẻ em khuyết tật tại Trung tâm phục hồ...Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội với trẻ em khuyết tật tại Trung tâm phục hồ...
Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội với trẻ em khuyết tật tại Trung tâm phục hồ...
 
Tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản của lao động trẻ, HAY
Tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản của lao động trẻ, HAYTiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản của lao động trẻ, HAY
Tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản của lao động trẻ, HAY
 
Chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng tại Bắc Ninh, 9đ
Chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng tại Bắc Ninh, 9đChăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng tại Bắc Ninh, 9đ
Chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng tại Bắc Ninh, 9đ
 
Luận văn: Hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần cho ngườ...
Luận văn: Hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần cho ngườ...Luận văn: Hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần cho ngườ...
Luận văn: Hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần cho ngườ...
 
Luận Văn Nhiệm Vụ của Nhân Viên Công Tác Xã Hội tại TRung Tâm Phục Hồi Chức N...
Luận Văn Nhiệm Vụ của Nhân Viên Công Tác Xã Hội tại TRung Tâm Phục Hồi Chức N...Luận Văn Nhiệm Vụ của Nhân Viên Công Tác Xã Hội tại TRung Tâm Phục Hồi Chức N...
Luận Văn Nhiệm Vụ của Nhân Viên Công Tác Xã Hội tại TRung Tâm Phục Hồi Chức N...
 
Luận văn: Vai trò của Nhân viên Công tác xã hội trong hỗ trợ người sau cai ng...
Luận văn: Vai trò của Nhân viên Công tác xã hội trong hỗ trợ người sau cai ng...Luận văn: Vai trò của Nhân viên Công tác xã hội trong hỗ trợ người sau cai ng...
Luận văn: Vai trò của Nhân viên Công tác xã hội trong hỗ trợ người sau cai ng...
 
Luận văn hoạt động chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng
Luận văn hoạt động chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạngLuận văn hoạt động chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng
Luận văn hoạt động chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng
 
Thực trạng môi trường, sức khỏe của người chăn nuôi gia cầm, HAY
Thực trạng môi trường, sức khỏe của người chăn nuôi gia cầm, HAYThực trạng môi trường, sức khỏe của người chăn nuôi gia cầm, HAY
Thực trạng môi trường, sức khỏe của người chăn nuôi gia cầm, HAY
 
Đề tài: Nghiên cứu thực trạng môi trường, sức khỏe của người chăn nuôi gia cầ...
Đề tài: Nghiên cứu thực trạng môi trường, sức khỏe của người chăn nuôi gia cầ...Đề tài: Nghiên cứu thực trạng môi trường, sức khỏe của người chăn nuôi gia cầ...
Đề tài: Nghiên cứu thực trạng môi trường, sức khỏe của người chăn nuôi gia cầ...
 
Luận văn: Hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ sinh kế đối với người khuyết...
Luận văn: Hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ sinh kế đối với người khuyết...Luận văn: Hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ sinh kế đối với người khuyết...
Luận văn: Hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ sinh kế đối với người khuyết...
 
Luận văn: Hỗ trợ học nghề đối với người khuyết tật từ thực tiễn Trung tâm dạy...
Luận văn: Hỗ trợ học nghề đối với người khuyết tật từ thực tiễn Trung tâm dạy...Luận văn: Hỗ trợ học nghề đối với người khuyết tật từ thực tiễn Trung tâm dạy...
Luận văn: Hỗ trợ học nghề đối với người khuyết tật từ thực tiễn Trung tâm dạy...
 
Khóa luận: Đánh giá sự hài lòng của bệnh nhân, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Đánh giá sự hài lòng của bệnh nhân, HAY, 9 ĐIỂMKhóa luận: Đánh giá sự hài lòng của bệnh nhân, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Đánh giá sự hài lòng của bệnh nhân, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần người có...
Luận văn: Hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần người có...Luận văn: Hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần người có...
Luận văn: Hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần người có...
 
Tác Động Của Lối Sống Chữa Bệnh Và Trạng Thái Tinh Thần Đối Với Tình Trạng Sứ...
Tác Động Của Lối Sống Chữa Bệnh Và Trạng Thái Tinh Thần Đối Với Tình Trạng Sứ...Tác Động Của Lối Sống Chữa Bệnh Và Trạng Thái Tinh Thần Đối Với Tình Trạng Sứ...
Tác Động Của Lối Sống Chữa Bệnh Và Trạng Thái Tinh Thần Đối Với Tình Trạng Sứ...
 
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
 
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩLuận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.dochttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...https://www.facebook.com/garmentspace
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Recently uploaded

powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 

Recently uploaded (20)

powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 

Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phục hồi chức năng của người chăm sóc chính cho người người khuyết tật tại gia đình

  • 1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y – DƯỢC MAI VĂN DŨNG THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CỦA NGƯỜI CHĂM SÓC CHÍNH CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT TẠI GIA ĐÌNH Ở MỘT SỐ XÃ, HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC THÁI NGUYÊN – NĂM 2019
  • 2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC MAI VĂN DŨNG THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CỦA NGƯỜI CHĂM SÓC CHÍNH CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT TẠI GIA ĐÌNH Ở MỘT SỐ XÃ, HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Y học dự phòng Mã số: 87 20 163 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS TRẦN THẾ HOÀNG THÁI NGUYÊN – NĂM 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Thái Nguyên, năm 2019 Người cam đoan Mai Văn Dũng
  • 4. LỜI CẢM ƠN Em xin trân trọng cảm ơn: Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, các thầy cô khoa Y tế công cộng - Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Trần Thế Hoàng - người Thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, dìu dắt em trên con đường nghiên cứu khoa học. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám đốc Sở Y tế Thái Nguyên, Tập thể Ban giám đốc và cán bộ Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Thái Nguyên, đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình triển khai đề tài, học tập và nghiên cứu. Tôi xin trân trọng cảm ơn Trung tâm Y tế huyện Phú Lương, UBND huyện Phú Lương, Trạm Y tế xã Ôn Lương, Hợp Thành, Phú Lý và Trạm Y tế Thị trấn Đu – đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và thu thập số liệu để hoàn thành luận văn thạc sĩ của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn tới các thầy cô trong Hội đồng khoa học đã tạo điều kiện, góp nhiều ý kiến qúy báu cho luận văn của tôi. Tôi cũng chân thành cảm ơn các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp, gia đình và người thân đã giúp đỡ, động viên tôi cả về tinh thần và vật chất trong quá trình học tập và nghiên cứu. Thái Nguyên, tháng 5 năm 2019 Mai Văn Dũng
  • 5. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT NCS : Người chăm sóc NCSNKT : Người chăm sóc người khuyết tật NKT : Người khuyết tật PHCN : Phục hồi chức năng PHCNDVCĐ : Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng UNFPA : United Nations Population Fund - Quỹ Dân số Liên hiệp quốc UNICEF : United Nations Children's Fund - Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc WHO : World Health Organization - Tổ chức Y tế thế giới
  • 6. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 Chương1..TỔNGQUAN..................................................................................... 3 1.1. Thông tin chung về phục hồi chức năng và người khuyết tật.................... 3 1.1.1. Đặc điểm về phục hồi chức năng............................................................ 3 1.1.2. Đặc điểm về người khuyết tật ................................................................. 5 1.1.3. Khái niệm người chăm sóc chính cho người khuyết tật ......................... 7 1.1.4. Tầm quan trọng của PHCN tại nhà cho người khuyết tật....................... 7 1.1.5. Nội dung hỗ trợ PHCN của gia đình cho người khuyết tật..................... 9 1.1.6. Phục hồi chức năng của NCS người khuyết tật tại gia đình .................12 1.2. Kiến thức, thái độ và thực hành về phục hồi chức năng của người chăm sóc chính cho người khuyết tật tại gia đình........................................................... 15 1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hành về phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng của người chăm sóc chính cho người khuyết tật tại gia đình............18 1.4. Hoạt động phục hồi chức năng tại tuyến xã ...............................................20 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................21 2.1. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................21 2.2. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................21 2.3. Thời gian nghiên cứu ...............................................................................22 2.4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................22 2.4.1. Phương pháp và thiết kế nghiên cứu............................................22 2.4.2. Cỡ mẫu........................................................................................22 2.4.3. Chọn mẫu ....................................................................................23 2.5. Chỉ số nghiên cứu.....................................................................................23 2.5.1. Các chỉ số về đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu ...................23 2.5.2. Các chỉ số đánh giá về kiến thức, thái độ và thực hành phục hồi chức năng của người chăm sóc chính cho người khuyết tật ...........24
  • 7. 2.5.3. Các chỉ số đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến thực hành PHCN tại nhà của người chăm sóc cho người khuyết tật...........................25 2.6. Một số tiêu chuẩn sử dụng trong nghiên cứu...........................................25 2.7. Xử lý số liệu.............................................................................................26 2.8. Đạo đức nghiên cứu .................................................................................26 Chương 3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................28 3.1. Đặc điểm chung của người chăm sóc chính cho người khuyết tật ..........28 3.2. Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phục hồi chức năng của người chăm sóc chính cho người khuyết tật......................................................33 3.2.1. Kiến thức về phục hồi chức năng của NCS chính cho NKT ................33 3.2.2. Thái độ về phục hồi chức năng của người chăm sóc chính cho NKT..34 3.2.3. Thực hành về phục hồi chức năng của người chăm sóc NKT..............36 3.3. Yếu tố ảnh hưởng đến thực hành về phục hồi chức năng của người chăm sóc người khuyết tật................................................................................42 Chương 4. BÀN LUẬN ..................................................................................53 4.1. Đặc điểm chung của NCS chính cho NKT tham gia nghiên cứu ............52 4.2. Kiến thức, thái độ và thực hành về phục hồi chức năng của người chăm sóc chính cho người khuyết tật tại địa bàn nghiên cứu.................................53 4.3. Yếu tố ảnh hưởng đến thực hành về phục hồi chức năng của người chăm sóc chính cho người khuyết tật ...............................................................56 KẾT LUẬN.....................................................................................................61 KHUYẾN NGHỊ.............................................................................................62 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... PHỤ LỤC............................................................................................................
  • 8. DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Đặc điểm về tuổi và dân tộc của NCS chính cho NKT..................28 Bảng 3.2. Đặc điểm về trình độ học vấn, nghề nghiệp và mối quan hệ với người khuyết tật của người chăm sóc chính............................................30 Bảng 3.3. Một số đặc điểm khuyết tật của người khuyết tật (n = 219)...........31 Bảng 3.4. Kiến thức về phục hồi chức năng của NCS chính cho NKT..........33 Bảng 3.5. Thái độ về hoạt động phục hồi chức năng của người chăm sóc chính cho người khuyết tật .....................................................................34 Bảng 3.6. Tần suất người chăm sóc hỗ trợ PHCN tại nhà cho NKT..............36 Bảng 3.7. Đặc điểm người hướng dẫn tập luyện PHCN tại nhà cho NCSNKT .......................................................................................................37 Bảng 3.8. Tần suất thực hiện hỗ trợ phục hồi chức năng của người chăm sóc chính cho người khuyết tật ...........................................................38 Bảng 3.9. Cách thức hỗ trợ của người chăm sóc người khuyết tật (n = 155).39 Bảng 3.10. Tỉ lệ NCSNKT tự đánh giá kết quả PHCN tại gia đình cho NKT40 Bảng 3.11. Đặc điểm khám sức khỏe cho người khuyết tật ...........................40 Bảng 3.12. Ảnh hưởng bởi tuổi của người chăm sóc chính cho người khuyết tật với thực hành phục hồi chức năng ................................................42 Bảng 3.13. Ảnh hưởng bởi giới của người chăm sóc chính cho người khuyết tật với thực hành phục hồi chức năng ................................................43 Bảng 3.14. Ảnh hưởng bởi dân tộc của người chăm sóc chính cho người khuyết tật với thực hành phục hồi chức năng...........................................43 Bảng 3.15. Ảnh hưởng bởi trình độ học vấn của người chăm sóc chính cho người khuyết tật với thực hành phục hồi chức năng ....................44 Bảng 3.16. Ảnh hưởng bởi nghề nghiệp của người chăm sóc chính cho người khuyết tật với thực hành phục hồi chức năng...............................44
  • 9. Bảng 3.17. Ảnh hưởng bởi mối quan hệ với người khuyết tật của người chăm sóc chính với thực hành phục hồi chức năng................................45 Bảng 3.18. Ảnh hưởng bởi kiến thức của người chăm sóc chính cho người khuyết tật với thực hành phục hồi chức năng...............................45 Bảng 3.19. Ảnh hưởng bởi thái độ của người chăm sóc chính cho người khuyết tật với thực hành phục hồi chức năng...........................................47 Bảng 3.20. Hình thức tiếp cận dịch vụ phục hồi chức năng ...........................47 Bảng 3.21. Đặc điểm về biện pháp phục hồi chức năng của người chăm sóc dành cho người khuyết tật.............................................................48 Bảng 3.22. Đặc điểm hoạt động về dịch vụ PHCN của trạm y tế xã..............49 Bảng 3.23. Nguồn thông tin về dịch vụ phục hồi chức năng mà người chăm sóc chính cho người khuyết tật được tiếp cận.....................................50
  • 10. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Phân bố đặc điểm giới của NCS chính cho NKT.......................29 Biểu đồ 3.2. Phân bố đặc điểm trình độ học vấn của NCS chính cho NKT...29 Biểu đồ 3.3. Thời gian bị khuyết tật của người khuyết tật..............................32 Biểu đồ 3.4. Nhu cầu hỗ trợ phục hồi chức năng của người khuyết tật..........32 Biểu đồ 3.5. Kiến thức chung về phục hồi chức năng của người chăm sóc người khuyết tật ......................................................................................34 Biểu đồ 3.6. Thái độ chung về phục hồi chức năng của người chăm sóc chính cho người khuyết tật................................................................................37 Biểu đồ 3.7. Thực hành chung về phục hồi chức năng của người chăm sóc chính cho người khuyết tật................................................................................41
  • 11. DANH MỤC HỘP Hộp 3.1. Kiến thức, thái độ và thực hành về phục hồi chức năng của người chăm sóc chính cho người khuyết tật......................................................41 Hộp 3.2. Ảnh hưởng bởi kiến thức, thái độ với thực hành phục hồi chức năng của người chăm sóc chính cho người khuyết tật.....................................46 Hộp 3.3. Ảnh hưởng bởi tiếp cận dịch vụ phục hồi chức năng của người chăm sóc chính cho người khuyết tật ...............................................................47 Hộp 3.4. Ảnh hưởng bởi trang thiết bị hỗ trợ phục hồi chức năng của người chăm sóc chính cho người khuyết tật......................................................48 Hộp 3.5. Kiến thức, thái độ và thực hành về PHCN của cán bộ y tế xã.........50 Hộp 3.6. Đặc điểm nguồn thông tin hỗ trợ phục hồi chức năng của người chăm sóc chính cho người khuyết tật ...............................................................51
  • 12. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Người khuyết tật là một người do khiếm khuyết hoặc các điều kiện/tình trạng sức khoẻ mà bị giảm chức năng (hoạt động) và /hoặc hạn chế sự tham gia trong các mặt sinh hoạt, lao động, học tập, đời sống xã hội [6], [20]. Trên thế giới, có khoảng 10% dân số sống chung với một loại khuyết tật [32]. Theo ước tính, ở Việt Nam có 6,1 triệu người, hay 7,8% dân số từ 5 tuổi trở lên, có khó khăn trong việc thực hiện ít nhất một trong bốn chức năng nhìn, nghe, vận động và tập trung hoặc ghi nhớ [29]. Phục hồi chức năng là ngành nghiên cứu, sử dụng các biện pháp y học kinh tế, xã hội học, giáo dục hướng nghiệp và kỹ thuật phục hồi để làm giảm tác động của bệnh tật, khiếm khuyết, giảm khả năng, tàn tật tới người bệnh và người tàn tật. Giúp người tàn tật, người bệnh phục hồi tối đa về thể chất, tâm thần và xã hội [6]. Phục hồi chức năng chủ yếu dựa vào các khoa phục hồi chức năng của các bệnh viện Trung ương, các Trung tâm phục hồi chức năng. Đội ngũ cán bộ phục hồi chức năng tại cộng đồng còn thiếu hụt: tuyến tỉnh có khoảng 5-10%, tuyến huyện có khoảng 1% và tuyến xã là 0%. Để giải quyết vấn đề người khuyết tật tại cộng đồng, Hội đồng Bộ trưởng đã có văn bản số 405/VP ngày 17 tháng 02 năm 1987 cho phép Bộ Y tế triển khai Chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng ở Việt Nam. Ngày 07 tháng 2 năm 2002 Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 370/2002/QĐ- BYT [5] về việc ban hành “Chuẩn quốc gia y tế xã giai đoạn 2001-2010” tại chuẩn III: Khám chữa bệnh và Phục hồi chức năng có quy định: Tỉ lệ người khuyết tật được hướng dẫn và phục hồi chức năng tại cộng đồng ở miền núi phải đạt từ 15% trở lên. Nghiên cứu của Đào Thanh Quang thấy nhu cầu cần phục hồi chức năng của người khuyết tật tại địa bàn nghiên cứu là 49,2%, trong đó, nhu cầu ở nhóm mất cảm giác chiếm cao nhất (100,0%) và thấp nhất là nhóm khuyết tật về nhìn
  • 13. 2 (27,2%). Tỉ lệ người khuyết tật và gia đình tham gia vào công tác phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng là 63,3%. Tỉ lệ yêu cầu dụng cụ hỗ trợ 14,9% [19]. Tuy nhiên, hoạt động hỗ trợ phục hồi chức năng tại cộng đồng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: trình độ văn hóa, quan hệ với người khuyết tật, tiếp cận dịch vụ y tế và năng lực cán bộ y tế tại tuyến xã..., trong đó có kiến thức, thái độ và thực hành về phục hồi chức năng của người chăm sóc người khuyết tật. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Anh (2002) thấy có 43,2% gia đình chưa nghe về tập luyện phục hồi chức năng, 84,5% gia đình chưa có bất cứ tài liệu nào về phục hồi chức năng, 63,0% gia đình chưa được hướng dẫn phục hồi chức năng, trong đó có 45,6% hộ gia đình cho trẻ tập luyện phục hồi chức năng, 45,0% hộ gia đình đề nghị cung cấp dụng cụ giúp vận động và 34,9% gia đình có nhu cầu tài liệu về phục hồi chức năng [1]. Phú Lương là một huyện miền núi của Việt Nam, gồm có 15 xã, thị trấn, hiện đang triển khai chương trình quản lý người khuyết tật. Câu hỏi đặt ra là: Kiến thức, thái độ và thực hành phục hồi chức năng của người chăm sóc người khuyết tật hiện nay ra sao? Yếu tố nào ảnh hưởng đến thực hành phục hồi chức năng của người chăm sóc người khuyết tật? Đó là lý do chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phục hồi chức năng của người chăm sóc chính cho người khuyết tật tại gia đình ở một số xã, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên” nhằm 02 mục tiêu 1. Đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành về phục hồi chức năng của người chăm sóc chính cho người khuyết tật tại gia đình ở một số xã, huyện Phú Lương năm 2018 2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hành phục hồi chức năng của người chăm sóc chính cho người khuyết tật tại gia đình.
  • 14. 3 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Thông tin chung về phục hồi chức năng và người khuyết tật 1.1.1. Đặc điểm về phục hồi chức năng 1.1.1.1. Khái niệm phục hồi chức năng Phục hồi chức năng (PHCN): Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), PHCN cho người khuyết tật (NKT) là một quá trình nhằm tạo điều kiện cho họ tiếp cận và duy trì những cảm giác, tình trạng thân thể, trí tuệ tâm lý và các chức năng xã hội của họ một cách tối ưu. Phục hồi chức năng cung cấp cho NKT công cụ cần thiết để đạt được sự độc lập và tự quyết [56]. PHCN được hiểu là: "Áp dụng các vấn đề y học, xã hội, hướng nghiệp, giáo dục nhằm hạn chế ảnh hưởng của khiếm khuyết, giảm chức năng do tàn tật tạo điều kiện cho người bệnh, người tàn tật phục hồi tối đa về thể chất, tâm thần và xã hội, qua đó hội nhập, tái hội nhập xã hội, có cơ hội bình đẳng tham gia vào các hoạt động trong cộng đồng". Hay nói cách khác, là "Sự khôi phục đầy đủ nhất những cái bị mất đi do bệnh tật, tổn hại hoặc khuyết tật bẩm sinh" Sự phục hồi của cá nhân liên quan rất nhiều đến sinh thái môi trường và các mối quan hệ trong xã hội [4], [43]. 1.1.1.2. Mục đích của phục hồi chức năng PHCN cho NKT không phải chỉ là công tác y tế đơn thuần mà nó còn có ý nghĩa nhân đạo, kinh tế, xã hội và pháp lí sâu sắc. Mục đích của PHCN: - Hoàn lại một cách tối đa thể chất, tinh thần và nghề nghiệp. - Ngăn ngừa tổn thương thứ phát. - Tăng cường tối đa khả năng còn lại của NKT để giảm hậu quả khuyết tật của bản thân, gia đình và xã hội.
  • 15. 4 - Thay đổi tích cực nhận thức, thái độ và hành vi của xã hội, các thành viên trong gia đình và chính bản thân NKT, coi NKT cũng là một thành viên bình đẳng trong cộng đồng. - Cải thiện các điều kiện nhà ở, trường học, giao thông...để NKT có thể tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội. NKT không phải lúc nào cũng làm được những việc mà người bình thường có thể làm hoặc không làm theo cách của người bình thường được. - Động viên được toàn xã hội nhận thức được việc phòng ngừa khuyết tật là công việc của cộng đồng, xã hội và tích cực tham gia vào hoạt động này. Quan điểm trước đây nhận định quá trình PHCN cho NKT chỉ được bắt đầu khi một hoặc nhiều bộ phận trong cơ thể đã bị mất chức năng hoàn toàn hoặc gần hoàn toàn. Ngày nay, quan điểm về PHCN cho NKT được xác định kể từ khi chưa bị bệnh, người ta gọi đó là "phục hồi dự phòng" [32]. 1.1.1.3. Các hình thức phục hồi chức năng Phục hồi chức năng tại trung tâm: Đây là hình thức PHCN đã được áp dụng từ lâu, để chỉ tình trạng một khi hầu hết hoặc tất cả mọi dịch vụ PHCN đều được tập trung tại viện hoặc tại trại dành cho NKT. PHCN tại trung tâm có nhiều thuận tiện về điều kiện cán bộ kỹ thuật, cơ sở vật chất và trang thiết bị, có thể phục hồi được những trường hợp khó và nặng. Tuy nhiên, hình thức này đòi hỏi chi phí cao, trong khi số lượng người được phục hồi không nhiều và gây rất nhiều bất tiện cho bản thân NKT và gia đình họ một khi họ phải sống xa nhà. Điều này làm cho NKT được phục hồi khó chấp nhận các trung tâm [4]. Phục hồi chức năng ngoài trung tâm: Đây là hình thức đưa cán bộ PHCN cùng phương tiện xuống cộng đồng hay là PHCN ngoài viện. Với hình thức này, số lượng NKT được PHCN có thể tăng lên chút ít và khắc phục được nhiều khó khăn cho bản thân và gia đình NKT. Tuy vậy, chi phí cho PHCN ngoài trung tâm rất lớn và khó có thể đảm bảo được nhân lực và trang thiết bị [4].
  • 16. 5 Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng: là một chương trình y tế được xã hội hóa cao. Những kiến thức phòng ngừa và PHCN cho NKT được truyền đạt từ người thầy thuốc đến nhân viên y tế thôn bản, đến NKT và gia đình họ. Với sự giúp đỡ của nhân viên y tế thôn bản, NKT có thể được tập luyện tại nhà bằng việc sử dụng các dụng cụ thích ứng có ở địa phương [25]. Công tác PHCN thành công việc của cộng đồng, thông qua các tổ chức ở cộng đồng để xã hội hoá và dân chủ hoá công tác PHCN và phòng ngừa tàn tật. PHCNDVCĐ được triển khai với sự phối hợp chung của chính bản thân NKT, gia đình họ và cộng đồng thông qua những dịch vụ y tế, giáo dục, hướng nghiệp và xã hội thích hợp. PHCNDVCĐ đáp ứng được cả 5 mức độ về nhu cầu cơ bản của con người [25]. Trong hình thức PHCNDVCĐ, người quản lý chương trình có trách nhiệm trực tiếp hoặc gián tiếp chuyển giao kiến thức và các kỹ năng PHCN đến tận NKT; gia đình NKT và thành viên của cộng đồng. Cộng đồng có trách nhiệm tham gia lập kế hoạch quyết định triển khai đánh giá chương trình. PHCNDVCĐ cần có sự tham gia của nhiều ngành, sự hợp tác chặt chẽ giữa cán bộ và chính quyền các cấp và các ngành. Năm 2004, Tổ chức Y tế Thế giới và Liên đoàn Lao động Quốc tế đã thống nhất định nghĩa: "PHCNDVCĐ là chiến lược phát triển của cộng đồng về PHCN, bình đẳng về cơ hội, hội nhập xã hội của mọi NKT, triển khai PHCNDVCĐ thuộc về trách nhiệm của cộng đồng, bản thân NKT và gia đình của họ thông qua các dịch vụ y tế, giáo dục, hướng nghiệp và xã hội” [55]. 1.1.2. Đặc điểm về người khuyết tật 1.1.2.1. Khái niệm người khuyết tật NKT là một người do khiếm khuyết hoặc các điều kiện/tình trạng sức khoẻ mà bị giảm chức năng (hoạt động) và /hoặc hạn chế sự tham gia trong các mặt sinh hoạt, lao động, học tập, đời sống xã hội [6], [20]. 1.1.2.2. Phân loại khuyết tật Hiện nay, Bộ Y tế Việt Nam đang sử dụng phân loại khuyết tật của WHO,
  • 17. 6 gồm 7 nhóm khuyết tật khác nhau áp dụng chung cho cả người lớn và trẻ em. 1. Khó khăn về tật vận động: là tình trạng giảm hoặc mất chức năng cử động đầu, cổ, chân, tay, thân mình dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển. 2. Khó khăn về nghe/nói hoặc nghe và nói kết hợp: là tình trạng giảm hoăc mất chức năng nghe, nói hoặc cả nghe và nói, phát âm thành tiếng và câu rõ ràng dẫn đến hạn chế trong giao tiếp, trao đổi thông tin bằng lời nói. 3. Khó khăn về học: là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhận thức, tư duy biểu hiện bằng việc chậm hoặc không thể suy nghĩ, phân tích về sự vật, hiện tượng, giải quyết sự việc. 4. Khó khăn về nhìn: là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhìn và cảm nhận ánh sáng, màu sắc, hình ảnh, sự vật trong điều kiện ánh sáng và môi trường bình thường. 5. Nhóm hành vi xa lạ: là tình trạng rối loạn tri giác, trí nhớ, cảm xúc, kiểm soát hành vi, suy nghĩ có biểu hiện với những lời nói, hành động bất thường. 6. Nhóm động kinh: bao gồm các khiếm khuyết, giảm khả năng, khuyết tật liên quan đến bệnh động kinh: bẩm sinh hay mắc phải, có hoặc không kèm theo các dạng khuyết tật khác. 7. Khó khăn mất cảm giác: bao gồm các khiếm khuyết, giảm khả năng, khuyết tật liên quan đến bệnh phong [7]. 1.1.2.3. Nguyên nhân và tỉ lệ người khuyết tật Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng khuyết tật là do “già cả” (46,9%), khoảng một phần tư số người được hỏi cho biết họ bị khuyết tật chủ yếu là do bệnh tật (39,8%). Tai nạn là nguyên nhân phổ biến thứ ba của khuyết tật, đặc biệt là đối với nhóm khuyết tật về vận động (5,2% và 4,0%). Mặc dù chiến tranh đã kết thúc từ lâu, nhưng hậu quả của nó để lại vẫn hiện diện rất rõ trong số liệu về khuyết tật. Chiến tranh và chất độc màu da cam đứng ở vị trí thứ tư
  • 18. 7 (0,9%) và có khoảng 5% số NKT cho rằng đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng khuyết tật của họ [30]. NKT được Đảng, Chính phủ quan tâm thông qua các trợ cấp xã hội. NKT được nhận trợ cấp xã hội nhưng chỉ có khoảng 70% NKT tương đối hài lòng. Vẫn còn tồn tại một số vấn đề liên quan đến quy trình trợ cấp và mức trợ cấp [26]. Tỉ lệ NKT khác nhau ở mỗi quốc gia, nghiên cứu ở Etiopia cho tỉ lệ NKT là 3,8%, trong đó nguyên nhân do TNGT bằng xe máy là 47,0% và do mù là 28,6% [39]. Tỉ lệ khuyết tật ở người cao tuổi thuộc Ấn Độ là 5178/100.000 người cao tuổi, trong đó, khuyết tật về vận động chiếm 25,0% và khuyết tật về nghe chiếm 19,0% [53]. Tỉ lệ khuyết tật ở người cao tuổi Nhật Bản là 20,1% với nguyên nhân chiếm cao nhất là mất trí nhớ 23,5% và đột quỵ 24,7% [57]. Nghiên cứu của Mitra S và cs (2014) cho tỉ lệ NKT ở người trưởng thành thuộc 54 quốc gia tham gia nghiên cứu là 14% [47]. Tỉ lệ này ở vị thành niên và người trưởng thành tại vùng nông thôn Trung Quốc chiếm 7,0% [33]. Tỉ lệ NKT có xu hướng tăng có ý nghĩa thống kê, đặc biệt là người già [50]. 1.1.3. Khái niệm người chăm sóc chính cho người khuyết tật Người chăm sóc (NCS) chính cho NKT là người thường xuyên hỗ trợ NKT thực hiện các hoạt động trong cuộc sống, sinh hoạt; giúp NKT có cơ hội hòa nhập, tái hòa nhập xã hội. 1.1.4. Tầm quan trọng của PHCN tại nhà cho người khuyết tật Cải thiện tình trạng của NKT là nhiệm vụ khó khăn và đầy thử thách. Có nhiều yếu tố cản trở sự cải thiện đó, rất nhiều người cho rằng khuyết tật tại cộng đồng là một vấn đề nhỏ, phục vụ cho NKT tốn kém, họ không muốn cung cấp kinh phí và thiếu nhiệt tình trong việc giúp đỡ NKT. NKT thường là nghèo khổ, phụ thuộc và ít có cơ hội tiếp cận với dịch vụ y tế chuyên sâu. NKT có một số đặc điểm về sinh lý khác với người bình thường. Hơn nữa, ở những NKT sớm sau khi được sinh ra thì thông thường những chức năng khác của họ cũng bị ảnh hưởng nhiều. Ngoài những nhu cầu chung, NKT còn
  • 19. 8 có những nhu cầu đặc biệt liên quan đến sự phát triển thể chất, tinh thần và xã hội, nếu những nhu cầu này không được đáp ứng thì sẽ làm tăng mức độ khuyết tật hoặc ảnh hưởng đến tương lai của họ. Trong cuộc sống hàng ngày, NKT nói chung chủ yếu sống trong môi trường gia đình (xã hội thu nhỏ). Vì vậy, quá trình hội nhập xã hội phải bắt đầu từ ngay chính tại gia đình NKT. Do đó nhà nước khuyến khích tạo điều kiện cho NKT thực hiện bình đẳng các quyền về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và phát huy khả năng của mình để ổn định đời sống, hòa nhập cộng đồng, tham gia các hoạt động xã hội [28]. NKT bình đẳng hòa nhập xã hội thể hiện ở chỗ MKT có quyền tham gia mọi hoạt động trong gia đình, trong cộng đồng, giống như mọi thành viên khác. Gia đình, bạn bè, cộng đồng, xã hội cần tạo mọi điều kiện để NKT/trẻ khuyết tật có thể tiếp cận và tham gia các hoạt động này. Vai trò của gia đình NKT trong sự phát triển chương trình PHCNDVCĐ là rất lớn. Cha mẹ có thể chia sẻ kinh nghiệm của mình, có thể khuyến khích các phụ huynh khác tham gia cùng con cái của họ trong hoạt động hàng ngày, bằng cách thông cảm, lắng nghe NKT. Họ cũng chia sẻ thông tin y tế và xã hội dịch vụ. Gia đình có thể tìm cách để phát hiện khả năng cá nhân NKT, tạo sự kết nối giữa NKT và người sử dụng lao động. NKT cần có cơ hội học nghề để có được kỹ năng. NKT và gia đình họ cần phải được tham gia ngay từ đầu trong chương trình PHCNDVCĐ, để họ đưa ra quan điểm, mong muốn hy vọng, nhu cầu, nỗi sợ hãi và những rào cản, cha mẹ có vai trò rất mạnh mẽ trong việc thúc đẩy trẻ em khuyết tật trong môi trường giáo dục chính thống, vì vậy cần nâng cao nhận thức cho họ. Các thành viên trong gia đình như bố mẹ, ông bà, vợ chồng và anh chị em là những người có ảnh hưởng trực tiếp và là nguồn hỗ trợ lớn nhất đối với NKT, đặc biệt là vai trò của NCS chính cho NKT. Việc PHCN tại gia đình được nhấn mạnh với NKT là trung tâm nhằm mục đích: (1) Tăng cường và nâng cao mối quan hệ giữa người nhà và NKT. (2) Giúp phòng chống những vấn đề tiềm tàng nảy sinh thông qua mối quan hệ lành mạnh giữa cha mẹ - con cái, anh –
  • 20. 9 em, ông bà – cháu và như vậy họ là những người thân trong gia đình trở thành người cho chính NKT, con em của mình. Ủy ban Quyền trẻ em của Liên hiệp quốc khuyến nghị rằng cần ưu tiên cho công tác phục hồi và tái hòa nhập của trẻ em trong môi trường gia đình, làm việc với toàn thể gia đình chứ không nên đưa trẻ vào các cơ sở chăm sóc tập trung. (3) PHCN tại nhà được coi là phương pháp kinh tế, hiệu quả trong quá trình hội nhập của NKT thông qua việc sử dụng toàn bộ các nguồn lực sẵn có ngay tại gia đình, cộng đồng. Để có thể đảm nhận được vai trò của mình, gia đình cần được nâng cao nhận thức về quyền của NKT và những lĩnh vực liên quan đến khuyết tật được đào tạo và chuyển giao những kỹ năng PHCN cơ bản, mà đối tượng cần chú ý nhất là NCS chính. 1.1.5. Nội dung hỗ trợ PHCN của gia đình cho người khuyết tật 1.1.5.1. Hỗ trợ phục hồi chức năng vận động và di chuyển Vận động di chuyển là một trong những nhu cầu cơ bản của con người. Sự vận động di chuyển giúp con người, nhất là NKT nâng cao nhận thức về thế giới tự nhiên, xã hội. Trong các hoạt động PHCN, nguyên tắc cơ bản nhất mà bất cứ người làm công tác PHCN nào cũng phải coi trọng và tuân theo là: Phải luôn luôn khiến người bệnh hoạt động, hiển nhiên sự hoạt động đó đem lại lợi ích về sức khỏe cho họ [25]. Với NKT, phần lớn các nguyên nhân gây khiếm khuyết về vận động di chuyển đều có thể xảy ra bất kỳ lúc nào và gây ảnh hưởng nặng nề đến quá trình phát triển của NKT. PHCN cho NKT cần tiến hành ngay sau khi bị khiếm khuyết là bước đầu tiên tạo ra sự hồi phục về thể chất của NKT. Với NKT vận động, PHCN nhằm chống teo cơ, cứng khớp và hình thành những hoạt động vận động thông thường là vấn đề đầu tiên và cốt lõi, nhằm đảm bảo cho NKT có sự vận động di chuyển dễ dàng. Trong khuôn khổ của chương trình PHCNDVCĐ thì can thiệp hỗ trợ về PHCN được thực hiện hàng ngày tại cộng đồng và gia đình NKT thông qua sự hỗ trợ về vận động và di chuyển. Hoạt động này mang lại lợi ích trực tiếp cho NKT, hỗ trợ NKT PHCN và phòng ngừa được các khuyết tật thứ phát. Báo cáo
  • 21. 10 nghiên cứu của Trần Trọng Hải và cs cho thấy: theo quan điểm của đa số gia đình NKT (83%) và gia đình không có NKT (86%) thì PHCN tại nhà đã mang lại kết quả tốt cho NKT ở các lĩnh vực: vận động (75%), độc lập trong sinh hoạt (49%), giao tiếp và ngôn ngữ (49%), tham gia vào các hoạt động gia đình. Chỉ có 17% các gia đình không có NKT cho thấy kết quả PHCN chưa tốt [12]. 1.1.5.2. Hỗ trợ phục hồi chức năng về ngôn ngữ và giao tiếp PHCN về ngôn ngữ giao tiếp thật sự cần thiết cho NKT để họ tiếp cận và trao đổi thông tin với mọi người xung quanh. Nhằm đảm bảo cho NKT có thể đề xuất ý kiến hay nguyện vọng của mình nhằm để thỏa mãn một số nhu cầu trong cuộc sống hàng ngày. NKT tham gia vào các hoạt động khác nhau của xã hội, cộng đồng, gia đình và nhà trường, được vui chơi cùng bạn bè cùng tuổi và nhận được sự hỗ trợ hàng ngày của bạn bè, thầy cô thì ngôn ngữ và giao tiếp thực sự hết sức quan trọng. Bên cạnh sự phát triển về trí tuệ và kiến thức, thông qua tương tác với người xung quanh, biểu hiện bằng ngôn ngữ giao tiếp, ngỗn ngữ hình thể không lời. NKT sẽ dần khắc phục được sự mặc cảm, thiếu tự tin và khẳng định được giá trị của mình. Như vậy, NKT có cơ hội bình đằng, tiếp nhận dịch vụ giáo dục với những hỗ trợ cần thiết, phù hợp tại cộng đồng để chuẩn bị trở thành những thành viên đầy đủ của xã hội. Theo nghiên cứu của Võ Ngọc Dũng thì có 64,4% NCS chính có thực hành PHCN tại nhà cho NKT về ngôn ngữ và giao tiếp [11]. Bên cạnh việc dạy NKT tại trường, sự hỗ trợ về việc học tập ngôn ngữ hàng ngày cũng rất quan trọng, đặc biệt là giáo dục về ngôn ngữ và giao tiếp. Đa số NKT đều cần sự trợ giúp của gia đình trong việc đi học, giảng bài thêm cho NKT khi ở nhà để củng cố kiến thức. Theo ước tính có khoảng 6,1 triệu NKT ở Việt Nam, trong đó có 1,1 triệu khuyết tật nặng, chiếm 21,5% tổng số NKT, trong đó có 7% khuyết tật về ngôn ngữ [3]. 1.1.5.3. Hỗ trợ phục hồi chức năng về sinh hoạt hàng ngày PHCN về sinh hoạt hàng ngày như ăn uống, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân thật sự cần thiết đối với NKT. Sinh hoạt hàng ngày cũng sẽ giúp NKT
  • 22. 11 phát huy được tính tương tác xã hội, đồng thời cũng giúp cho NKT trở nên độc lập hơn, có khả năng tự chăm sóc cho bản thân mình. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Huyền Ngân thì tỉ lệ NCS chính có thực hành PHCN sinh hoạt hàng ngày cho NKT ăn uống (86,3%), tắm rửa (43,9%), đánh răng (27,5%) và mặc quần áo 57,5%), đại tiểu tiện (39,6%) [16]. Theo nghiên cứu của Võ Ngọc Dũng có 70% NCS chính có thực hành hồi phục chức năng tại nhà cho NKT trong sinh hoạt hàng ngày [11]. 1.1.5.4. Hỗ trợ phục hồi chức năng hòa nhập xã hội Hòa nhập xã hội là một nhu cầu thật sự cần thiết cho NKT. Điều này đã được xã hội chấp nhận thông qua Luật NKT của chính phủ [20]. Như những người bình thường, NKT cũng là một thành viên của xã hội, vì vậy không thể tách tời cuộc sống của NKT ra khỏi các hoạt động của gia đình. Ngoài việc chăm sóc và luyện tập PHCN hàng ngày cho NKT thì việc khuyến khích và tạo điều kiện cho NKT tham gia vào các hoạt động của gia đình cũng là một biện pháp trị liệu tích cực. Tham gia vào các hoạt động rửa bát đĩa, quét dọn nhà cửa hoặc làm một số việc vặt khác sẽ làm NKT mong muốn được tham gia vào các hoạt động của gia đình. Được tham gia vào hoạt động thông thường như dọn dẹp nhà cửa, rửa bát hoặc một số việc lặt vặt sẽ làm NKT khẳng định được vị thế, vai trò của mình trong gia đình, sống năng động và tích cực hơn. Song song với hòa nhập xã hội với cuộc sống gia đình thì NKT cần được tham gia vào các hoạt động tập thể tại cộng đồng. Thông qua sự tham gia này, NKT sẽ không còn cảm giác bị bỏ rơi, xa lánh hoặc kỳ thị. Ngược lại, cộng đồng cũng có điều kiện khẳng định sự tôn trọng và yêu thương đối với NKT. Các thành viên trong gia đình NKT là người đầu tiên cần tìm các cơ hội cho NKT tiếp cận với các hoạt động chung của cộng đồng bằng cách tạo điều kiện cho NKT chơi với bạn bè, cho NKT đi học và đưa NKT tham gia vào các hoạt động chung của cộng đồng. Hòa nhập xã hội là mục tiêu cao nhất của mọi hoạt động PHCN cho NKT. NKT sẽ không còn cảm giác mặc cảm, bị xa lánh hoặc
  • 23. 12 bị bỏ rơi, cô lập. Thông qua hội nhập xã hội, NKT trở nên tự tin hơn, có khả năng bộc lộ những khả năng tiềm tàng của mình và phát triển để trở thành một nhân tố đóng góp tích cực vào sự phát triển của cộng đồng và xã hội. Tuy nhiên, NKT không thể hội nhập nếu không có sự tham gia và hỗ trợ của gia điình, cộng đồng và xã hội. PHCNDVCĐ thúc đẩy sự hợp tác của các nhà lãnh đạo cộng đồng, NKT, gia đình họ và các thành viên liên quan cung cấp cơ hội bình đằng cho tất cả các NKT trong cộng đồng. Các thành viên của gia đình, đặc biệt là NCS chính cần tham gia một các tích cực có hiệu quả mới giúp NKT vượt qua mọi chướng ngại vật để đi đến đích. 1.1.6. Phục hồi chức năng của NCS người khuyết tật tại gia đình 1.1.6.1. Tình hình PHCN của NCSNKT tại gia đình trên thế giới Năm 1974, tại Iraq đã xảy ra một vụ ngộ độc làm phần lớn dân thường cả trẻ em và người lớn trong một vùng nông thôn bị liệt, teo cơ. Sau khi xảy ra, tại đây nhân dân đã tự luyện tập, kết hợp với việc sử dụng các dụng cụ thích hợp các dụng cụ thích nghi có tại địa phương. Sau gần 3 năm luyện tập, Tổ chức Y tế thế giới đã cử các đoàn chuyên viên về kiểm tra, đánh giá thấy trên 80% người bị liệt, teo cơ đã được phục hồi, nhiều người đã trở về với lao động sản xuất bình thường, trẻ em đi học trở lại. Tất cả các người bệnh tại đây đã được cán bộ y tế địa phương giúp đỡ tại cộng đồng. Từ đó năm 1976 đã đưa ra Chương trình PHCNDVCĐ. Năm 1978, vấn đề này được nêu trong Hội nghị bàn về chăm sóc sức khoẻ ban đầu và sức khoẻ cho mọi người đến năm 2000. Hội nghị được cộng đồng thế giới chấp thuận và Chương trình PHCNDVCĐ được lồng ghép chặt chẽ trong Chương trình mạng lưới chăm sóc sức khỏe ban đầu. Tất cả những nơi đã triển khai chăm sóc sức khỏe ban đầu đều có thể áp dụng Chương trình PHCNDVCĐ. Năm 1979, Chương trình PHCNDVCĐ đã tiến hành thử nghiệm ở 10 nước, năm 1982 lại tiếp tục thử nghiệm và đã đưa ra 23 nhu cầu cơ bản của con người. Năm 1981, Liên hợp quốc phát động năm quốc tế về người tàn tật, khởi
  • 24. 13 đầu về sự quan tâm đến vấn đề người tàn tật của cộng đồng quốc tế. Năm 1982, Chương trình thế giới hành động vì người tàn tật đã tuyên bố thập kỷ đầu tiên người tàn tật (1983 - 1992). Mục tiêu của thập kỷ người tàn tật nhằm phòng ngừa các nguyên nhân gây tàn tật, PHCN, sự tham gia tối đa và sự bình đẳng tối đa của người tàn tật. Qua nhiều thập kỷ triển khai và nghiên cứu về PHCNDVCĐ, chứng minh đây là một hình thức PHCN rất có hiệu quả, phù hợp với hoàn cảnh kinh tế của các nước đang phát triển. Tại Châu Á, năm 1992 đã có 33 nước tham gia và tuyên bố giai đoạn 1993 - 2002 là thập kỷ người tàn tật Châu Á và Thái Bình Dương, đồng thời triển khai nhiều Chương trình nhằm cải thiện chất lượng sống của người tàn tật, trong đó PHCNDVCĐ được chọn là một biện pháp phù hợp để giải quyết vấn đề NKT. Đến nay, Chương trình PHCNDVCĐ đã phát triển ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, nhiều bài học kinh nghiệm thu nhận được từ việc triển khai Chương trình PHCNDVCĐ ở các nước đang phát triển, ở Châu Phi, Châu Á, Ấn Độ, Nam Mỹ... chất lượng cuộc sống của NKT được cải thiện rõ rệt và cộng đồng ngày càng tích cực tham gia vào chương trình nhằm giúp đỡ NKT. Chương trình PHCNDVCĐ có tám nội dung hoạt động chủ yếu sau: - Phát hiện thương tật và đề phòng khuyết tật. - Tăng cường sự phát triển tối đa ở trẻ em trước khi đi học qua sự kích thích sớm trong khi chơi đùa. - Huấn luyện về giao tiếp cho NKT về nghe, nói. - Huấn luyện những sinh hoạt hàng ngày (ăn, mặc, vệ sinh cá nhân và các công việc nội trợ). - Huấn luyện lao động thông qua sản xuất. - Học tập. - Hoà nhập xã hội. - Tìm việc làm và tăng thu nhập [48].
  • 25. 14 1.1.6.2. Tình hình PHCN của người chăm sóc NKT tại gia đình tại Việt Nam Theo ước tính của Tổ chức y tế thế giới, Việt Nam có trên 6,1 triệu NKT, trong đó khoảng 2 triệu là trẻ em, 42% có nhu cầu PHCN. Tỉ lệ các dạng khuyết tật: khó khăn vận động chiếm 42%, khó khăn về học chiếm 23%, khó khăn nghe nói chiếm 22%, khó khăn về nhìn chiếm 7%, hành vi xa lạ chiếm 4%, động kinh chiếm 1%, mất cảm giác chiếm 1%. Tỉ lệ người có nhu cầu PHCN là 47% [9]. Một nghiên cứu năm 2007 của Ngân hàng thế giới trên 1020 hộ gia đình tại Thái Bình cho thấy tỉ lệ khuyết tật tại đây là 31,6% [48]. Trong số NKT có nhu cầu PHCN thì 75% đến 80% có thể PHCN tại cộng đồng [18]. Triển khai Chương trình PHCNDVCĐ đã hỗ trợ nhiều mặt cho NKT, cụ thể: có 64% người lớn khuyết tật và 71% trẻ em khuyết tật được hưởng các dịch vụ hỗ trợ từ Chương trình PHCNDVCĐ. Tỉ lệ NKT hội nhập là 45%; NKT có công ăn việc làm là 12%, trong đó, 54% NKT được nhận hỗ trợ việc làm và 24% NKT được vay vốn sản xuất, kinh doanh; sức khoẻ của NKT được cải thiện hơn trước (54,4%). Một báo cáo về PHCNDVCĐ tại tỉnh Bình Dương cho thấy, tỉ lệ NKT được PHCN có kết quả là 67,42%; NKT hội nhập là 36,33%, tự sinh hoạt được là 20,22% và sinh hoạt được một phần là 43,45%. Trên thực tế, phần lớn NKT đều không có thói quen đi khám bệnh, họ cho rằng chỉ khi ốm nặng thì mới đi khám. Đa phần khi cảm thấy không khỏe thì ra hiệu thuốc mua thuốc tự uống. Nghiên cứu cho thấy, trong số những NKT đi khám thì chỉ có 75% NKT sử dụng thẻ BHYT [31]. 1.2. Kiến thức, thái độ và thực hành về phục hồi chức năng của người chăm sóc chính cho người khuyết tật tại gia đình Mặc dù Việt Nam đã triển khai chương trình PHCNDVCĐ nhưng thực tế cho thấy việc đảm bảo thực hiện quyền trẻ em khuyết tật tại Việt Nam vẫn tồn tại những hạn chế nhất định. Bên cạnh đó, trẻ khuyết tật Việt Nam chủ yếu sống ở khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn, nền kinh tế còn nhiều khó khăn, lại hạn chế trong việc tiếp cận với các dịch vụ như y tế, giáo dục, thông
  • 26. 15 tin… nên trình độ học vấn cũng như nhận thức vẫn còn khá thấp [24]. Trong khi đó thì nhu cầu được hỗ trợ vận động là 99,4%, điều trị và chăm sóc 96,2%, hỗ trợ xã hội 98,0% và cung cấp thông tin 96,2% [46]. Do đó, đòi hỏi sự giúp đỡ của gia đình là cực kỳ quan trọng. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Anh cho thấy trên 90% các gia đình quan tâm đưa trẻ đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế nhưng vai trò của gia đình còn thụ động trong PHCN, 43,2% gia đình chưa nghe về tập luyện PHCN, 84,5% gia đình chưa có bất cứ tài liệu nào về PHCN, 63,0% gia đình chưa được hướng dẫn PHCN, trong đó có 45,6% hộ gia đình cho trẻ tập luyện PHCN, 45% hộ gia đình đề nghị cung cấp dụng cụ giúp vận động và 34,9% gia đình có nhu cầu tài liệu về PHCN [1]. Nghiên cứu của Phạm Dũng (2003), “ Thực trạng tàn tật và Phục hồi chức năng người tàn tật tại hai xã của huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh năm 2003” Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích. Cỡ mẫu nghiên cứu là 386 gia đình có NKT trên địa bàn hai xã Nội Duệ và Lạc vệ của huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Tỉ lệ gia đình chưa tiếp cận với kiến thức, kỹ thuật PHCN rất cao (80,8%), có 16,1% gia đình NKT được hướng dẫn kỹ thuật PHCN, 14,5% gia đình có ý thức tự tập luyện PHCN cho người thân [10]. Nghiên cứu của Nguyễn Lương Bầu (2005), “Tình hình người khuyết tật và hoạt động của chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang năm 2005”. Nghiên cứu điều tra mô tả cắt ngang có phân tích, dựa trên số liệu định tính và định lượng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhu cầu cần PHCN của NKT là 37,4%, nhu cầu hòa nhập xã hội của NKT với tần suất cao nhất là (100%) [2]. Nghiên cứu của Nguyễn Đăng Tấn (2006), “Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến việc PHCN tại nhà cho người bệnh tâm thần nặng ở Cầu Giấy năm 2006”, Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 130 bệnh nhân tâm thần của 8 phường thuộc Quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội năm 2006. Kết quả nghiên
  • 27. 16 cứu cho thấy thực trạng PHCN tại nhà: Tự tìm hiểu kiến thức về khuyết tật chiếm 13,2%, tỉ lệ chưa tiếp cận kiến thức chiếm 39,5%, NCS chính chưa được tập huấn chăm sóc PHCN cao gấp 4 lần NCS chính có tập huấn, tỉ lệ người bệnh không thể làm việc được chiếm 23,7%, tỉ lệ NCS chính không tổ chức lao động cho người bệnh chiếm 64,5% [21]. Nghiên cứu của Nguyễn Anh Tuấn (2007), “Đánh giá thực trạng và nhu cầu chăm sóc trẻ khuyết tật vận động tại nhà trên địa bàn huyện Gia Lâm năm 2007”, nghiên cứu mô tả cắt ngang, nghiên cứu định lượng kết hợp với nghiên cứu định tính. Cỡ mẫu trong nghiên cứu định lượng là 124 NCS trẻ khuyết tật vận động, theo phương pháp chọn mẫu toàn bộ. Cỡ mẫu trong nghiên cứu định tính là 10 trẻ khuyết tật vận động. Kết quả nghiên cứu cho thấy: giới tính của NCS chủ yếu là nữ 65,32%, hầu hết đều là bố mẹ trẻ 96,77% và làm nghề nông 61,29%. Tỉ lệ NCS chính đạt yêu cầu thực hành trong lĩnh vực chăm sóc y tế, PHCN là 75,81%, sinh hoạt hàng ngày là 46,77%, hòa nhập xã hội là 42,7% và giáo dục là 25% [27]. Nghiên cứu của Phạm Thị Nhuyên (2007) về “Đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành của gia đình NKT trong PHCNDVCĐ tại tỉnh Hải Dương”: Đây là một nghiên cứu hệ thống, song song giữa hai đối tượng trong cùng một gia đình là NKT và thành viên gia đình (người chăm sóc người khuyết tật (NCSNKT)) để tìm hiểu thực trạng nhu cầu PHCN của NKT và năng lực PHCN tại nhà cho NKT của thành viên gia đình. Kết quả nghiên cứu mô tả cắt ngang đã chỉ ra thực trạng về nhu cầu PHCN của NKT rất cao nhưng năng lực PHCN tại nhà của thành viên gia đình rất hạn chế và bốn nhiệm vụ của họ trong chương trình PHCNDVCĐ, gồm: Báo cáo tình trạng khuyết tật cho nhân viên PHCN; Sử dụng tài liệu huấn luyện NKT tại cộng đồng; Thay đổi điều kiện trong nhà phù hợp với NKT; Tăng cường sự chấp nhận NKT trong gia đình [17]. Nghiên cứu của Phạm Văn Hán và cs (2010) về “Nghiên cứu thực trạng tàn tật và nhu cầu phục hồi chức năng cho người tàn tật ở 2 xã Vĩnh Hồng,
  • 28. 17 Hùng Thắng huyện Bình Giang Hải Dương” bằng phương pháp nghiên cứu hồi cứu, mô tả cắt ngang có phân tích. Kết quả nghiên cứu cho thấy: nhóm có khó khăn về vận động 34,1%; nhóm có khó khăn về nhìn 13,5%; nhóm có khó khăn về nghe nói 19,8%; nhóm khó khăn về học 7%; hành vi xa lạ 21,7%; động kinh 3,7%; mất cảm giác 0%. Nhu cầu PHCN chung 34,1%, ở trẻ dưới 15 tuổi 72,1%, từ 15 tuổi trở lên 29,9%. Trong đó nhu cầu PHCN trong hòa nhập xã hội là 86,3%, nhu cầu PHCN vận động 33,9% [14]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Huyền Ngân (2014), “Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến sự hỗ trợ của NCS chính trong việc phục hồi chức năng tại nhà cho NKT tại phường Tân Hà, thành phố Tuyên Quang năm 2014”: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích, nghiên cứu định lượng cỡ mẫu trong nghiên cứu là 198 NCS chính của NKT. Kết quả nghiên cứu cho thấy NCS chính là vợ/chồng chiếm 41,9%, bố/mẹ chiếm 31,3%, NCS chính là nữ cao gấp đôi nam, chiếm 68,7%. Thực trạng hỗ trợ phục hồi chức năng chung tại nhà cho NKT của NCS chính đạt 27,8%, trong sinh hoạt hàng ngày đạt 31,5%, trong vận động di chuyển đạt 32,9%, trong ngôn ngữ giao tiếp đạt 28,6%, trong hòa nhập xã hội đạt 34,4%, hỗ trợ về y học đạt (16,5%) [16]. Nghiên cứu của Lee KW và cs (2015) thấy có tới 33,8% NCS bệnh nhân đột quỵ không có kiến thức phù hợp [44]. Nghiên cứu của Shah A. H và cs (2017) thấy tỉ lệ NCS cho bệnh nhân có kiến thức phù hợp trong chăm sóc sức khỏe là 59,2% và thái độ phù hợp là 48,3% [51]. Theo Vincent C. và cs (2007) thì NCS cho người già bị đột quỵ còn có nhiều yếu tố chưa đáp ứng được nhu cầu cho từng trường hợp PHCN tại nhà [54]. Torabi C.R. và cs (2017) nhận thấy điểm trung bình thái độ của NCS là 108,77 ± 6,20 với 49,3% NCS có thái độ trung bình trong việc đồng thuận chăm sóc bệnh nhân đột quỵ [52]. Nghiên cứu của Dung A.D và cs (2009) thấy có 25% NCS trẻ bị động kinh không biết biểu hiện của động kinh; 49,0% cho rằng họ không có kiến thức về bệnh động kinh trong quá trình chăm sóc trẻ động kinh [37].
  • 29. 18 Thực tế cho thấy, cần có thêm những nghiên cứu đánh giá sâu và toàn diện về NCS để PHCN cho bệnh nhân tại nhà [58] cũng như can thiệp nâng cao kiến thức và kỹ năng cho NCS [40]. 1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hành về phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng của người chăm sóc chính cho người khuyết tật tại gia đình Hỗ trợ PHCN tại nhà cho NKT phụ thuộc vào nhiều yếu tố, làm ảnh hưởng đến chất lượng và kết quả phục hồi cho NKT. Các yếu tố cơ bản như trình độ văn hóa, quan hệ với NKT, tiếp cận dịch vụ…của NCS chính thường có ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày nhưng ở nhiều mức độ khác nhau. Các yếu tố trên thông thường đều có chi phối đến hoạt động thường ngày nhưng ở nhiều mức độ khác nhau. Đã có một số nghiên cứu tìm hiểu và xác định mối liên quan đến PHCN tại nhà của NCS chính nhưng chưa nhiều, đại đa số nghiên cứu về tình hình tàn tật và nhu cầu về PHCN của NKT. Tuy nhiên một số nghiên cứu đã tìm ra một số mối liên quan có ý nghĩa thống kê của một yếu tố với PHCN tại nhà cho NKT và NCS chính. Nghiên cứu của Phạm Dũng (2003) đã chỉ ra được mối liên quan giữa kinh tế gia đình với việc PHCN tại nhà cho NKT. Những gia đình có mức sinh hoạt khá hơn, thu nhập cao hơn thì thường có điều kiện quan tâm tới NKT, trong khi các gia đình có mức kinh tế nghèo thì không hoặc ít có điều kiện để chăm sóc cho NKT hơn. Việc xác định mối liên quan với hỗ trợ PHCN tại nhà của NCS chính giúp cho công tác PHCNDVCĐ có kế hoạch can thiệp một cách tích cực, chủ động và hiệu quả [10]. Nghiên cứu của Nguyễn Anh Tuấn (2006) đã tìm ra được mối liên quan giữa trình độ học vấn của NCS chính và mối quan hệ của trẻ với NCS chính với thực hành chăm sóc y tế, PHCN. Chất lượng chăm sóc y tế, PHCN tăng dần theo trình độ học vấn của NCS chính [21]. Nghiên cứu của Võ Ngọc Dũng (2010) cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa mối quan hệ của NCS chính với NKT với thực hành PHCN
  • 30. 19 trong vận động và di chuyển và sinh hoạt hàng ngày. Người có quan hệ với NKT là bố/mẹ có xu hướng thực hành PHCN trong vận động và di chuyển và sinh hoạt hàng ngày tốt hơn người không phải là bố/mẹ. Nghiên cứu này chưa tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa trình độ học vấn, tiếp cận dịch vụ với thực hành PHCN tại nhà của NCS chính [11]. Nghiên cứu của Đào Thanh Quang (2012) cho thấy một số yếu tố liên quan đến tình trạng NKT và nhu cầu PHCN cho NKT ở các xã nghiên cứu về tuổi, kinh tế gia đình NKT, trình độ học vấn NKT và gia đình NKT, nghề nghiệp NKT liên quan chặt chẽ với tình trạng khuyết tật. Về yếu tố liên quan đến đáp ứng nhu cầu PHCN của NKT như trình độ học vấn, nghề nghiệp, kinh tế và kế hoạch cá nhân của NKT [19]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Huyền Ngân (2014) cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tiếp cận dịch vụ PHCN, mối quan hệ với NKT của NCS là yếu tố ảnh hưởng đến sự hỗ trợ, PHCN trong vận động di chuyển, ngôn ngữ và giao tiếp cho NKT, mối quan hệ của NKT với NCS chính là yếu tố có ảnh hưởng đến sự hỗ trợ PHCN trong hòa nhập xã hội [16]. Theo Elliott Timothy R. và cs (2008) thì hoạt động của NCS PHCN cho người già phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, cảm xúc, hoạt động xã hội và tài chính [38]. Yếu tố khác ảnh hưởng tới sự chăm sóc của NCS là sự căng thẳng, sự hỗ trợ của điều dưỡng và tư vấn viên sẽ làm giảm gánh nặng cho NCS [35]. Tuổi của NCS, thời gian chăm sóc/ngày, biểu hiện trầm cảm và sự hỗ trợ của xã hội có ảnh hưởng tới gánh nặng của NCS [42]. Nghiên cứu của Asiri và cs (2015) cho thấy, mẹ có trình độ học vấn cao hơn thì sẽ có kiến thức về bệnh cao hơn, có ý nghĩa thống kê (p = 0,02) [34]. Theo Hall-Parkinson D. và cs (2015) thấy có 54% phụ huynh và NCS trẻ có kiến thức phù hợp về các xử trí cơn co giật và 20% có kiến thức phòng cơn co giật phù hợp [41]. Nghiên cứu của Chen Xiaoli và cs (2015) thấy các yếu tố liên quan đến giấc ngủ của trẻ
  • 31. 20 khuyết tật gồm: hành vi sống, yếu tố gia đình, môi trường, nhận thức của các thành viên trong gia đình... [36]. Nghiên cứu của Neupane Dipika và cs (2016) thái độ của NCS có liên quan có ý nghĩa thống kê với giới tính của NCS, tình trạng gia đình, trình độ học vấn, nghề nghiệp, mối quan hệ với bệnh nhân và việc sử dụng thêm các biện pháp điều trị khác (p < 0,05) [49]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thời (2017) cho kết quả: mối quan hệ với NKT của NCS chính là những yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê với sự hỗ trợ PHCN cho NKT tại nhà trong vận động và di chuyển, trong sinh hoạt hàng ngày, trong hòa nhập xã hội (p < 0,05) [22]. 1.4. Hoạt động phục hồi chức năng tại tuyến xã - Thực trạng thực hiện chuẩn quốc gia y tế xã về PHCN dựa vào cộng đồng. Ngày 07 tháng 2 năm 2002 Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 370/2002/QĐ-BYT về việc ban hành “Chuẩn quốc gia y tế xã giai đoạn 2001-2010” tại chuẩn III: Khám chữa bệnh và PHCN có quy định: - Tỉ lệ NKT tại cộng đồng được quản lí đạt từ: Đồng bằng và trung du: 90% trở lên Miền núi: 70% trở lên - Tỉ lệ NKT được hướng dẫn và PHCN tại cộng đồng đạt từ: Đồng bằng và trung du: 20% trở lên Miền núi: 15% trở lên Theo Thông tư 43/2013/TT-BYT quy định “Chi tiết phân tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh” [8] đã quy định rõ: Tuyến xã, phường, thị trấn (được gọi là tuyến 4) được thực hiện 109 kỹ thuật và chia thành 6 nhóm khác nhau: Vật lý trị liệu, Vận động trị liệu, Hoạt động trị liệu, Ngôn ngữ trị liệu, Kỹ thuật thăm dò lượng giá điều trị PHCN, Dụng cụ chỉnh hình và trợ giúp.
  • 32. 21 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu - NCS chính cho NKT tại gia đình: là người hàng ngày trực tiếp chăm sóc NKT. - Cán bộ y tế xã, nhân viên y tế thôn bản. - Cán bộ lãnh đạo cộng đồng: Chủ tịch, Phó Chủ tịch xã, Chủ tịch hội phụ nữ, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh, Chủ tịch Hội Nông dân, Bí thư đoàn thanh niên xã... - Sổ sách lưu trữ tại các cơ quan y tế, xã hội: Sổ sách, báo cáo, bệnh án của NKT... 2.2. Địa điểm nghiên cứu Xã Hợp Thành, Phủ Lý, Ôn Lương và Thị trấn Đu, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Xã Hợp Thành: Xã nằm ở phần phía tây của huyện và tiếp giáp với xã Ôn Lương ở phía bắc, xã Phủ Lý ở phía đông, xã Động Đạt ở phía nam và xã Phúc Lương thuộc huyện Đại Từ ở phía tây. Xã Hợp Thành có diện tích 10,25 km², dân số năm 2018 là 2810 người với 754 hộ dân, mật độ dân cư đạt 242 người/km². Hợp Thành là xã có diện tích nhỏ nhất, dân số ít nhất và nhiều hộ nghèo nhất trong toàn huyện. Xã Phủ Lý: Xã nằm ở phía tây của huyện và tiếp giáp với xã Yên Đổ ở phía đông bắc, xã Động Đạt ở phía đông và nam, xã Hợp Thành ở phía tây và xã Ôn Lương ở phía tây bắc. Xã Phủ Lý có diện tích 15,76 km², dân số năm 2018 là 3346 người, mật độ dân số đạt 154 người/km². Xã Ôn Lương: Xã nằm ở phía tây của huyện và tiếp giáp với xã Bộc Nhiêu, Định Hóa ở phía tây và tây bắc, xã Phú Tiến, Định Hóa và Yên Đổ, Phú Lương ở phía đông bắc, xã Phủ Lý, Phú Lương ở phía đông, xã Hợp Thành,
  • 33. 22 Phú Lương ở phía nam và xã Phúc Lương, Đại Từ ở phía tây nam. Xã có diện tích 17,11 km², dân số năm 2018 là 3503 người với 951 hộ gia đình, mật độ dân số đạt 192 người/km². Thị trấn Đu: Thị trấn nằm tại trung tâm địa lý của huyện và kéo dài theo chiều bắc-nam, dọc theo quốc lộ 3. Thị trấn Đu giáp với xã Động Đạt, Yên Lạc và Tức Tranh ở phía đông; giáp xã Động Đạt và Phấn Mễ ở phía tây, giáp xã Phấn Mễ ở phía nam; giáp xã Động Đạt ở phía bắc. Thị trấn Đu có diện tích 9,4075 km² với dân số 8.583 người. 2.3. Thời gian nghiên cứu Từ 01 tháng 12 năm 2017 đến 3 tháng 5 năm 2019 2.4. Phương pháp nghiên cứu 2.4.1. Phương pháp và thiết kế nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu mô tả, thiết kế nghiên cứu cắt ngang, kết hợp định lượng và định tính. 2.4.2. Cỡ mẫu * Cỡ mẫu cho nghiên cứu định lượng Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho một tỉ lệ [13], [45] n = Z2 (1 -  /2) 2 ) 1 ( d p p  Trong đó: n là cỡ mẫu tối thiểu; Z(1 - α/2) với độ tin cậy 95%. Z(1 - α/2) = 1,96; p = 0,722, (Nghiên cứu của Nguyễn Thị Huyền Ngân (2014) cho tỉ lệ hỗ trợ phục hồi chức năng chung tại nhà cho NKT của NCS chính chưa đạt là 72,2% [16]); d: độ chính xác mong muốn, chọn d = 1/10p = 0,0722; Thay số ta có n = 148, lấy thêm 10% chống sai số (đề phòng không đồng ý tham gia nghiên cứu) được n = 163. Thực tế đã điều tra được 219 NCS chính cho NKT của toàn bộ 219 NKT tại địa bàn nghiên cứu.
  • 34. 23 * Cỡ mẫu cho nghiên cứu định tính 24 cuộc phỏng vấn sâu với các đối tượng liên quan thuộc 4 xã nghiên cứu và 08 cuộc thảo luận nhóm (04 cuộc thảo luận nhóm với đại diện lãnh đạo cộng đồng và 04 cuộc thảo luận nhóm với NCS chính). 2.4.3. Chọn mẫu * Chọn mẫu định lượng Chọn toàn bộ: lập danh sách NKT tại 4 xã nghiên cứu, tiến hành phỏng vấn NCS chính cho NKT theo danh sách nghiên cứu. * Chọn mẫu định tính - 04 cuộc phỏng vấn sâu NCS chính cho NKT tại 4 xã - 04 cuộc phỏng vấn sâu trưởng trạm y tế xã tại 4 xã - 04 cuộc phỏng vấn sâu cán bộ phụ trách chương trình PHCN tại 4 xã - 04 cuộc phỏng vấn sâu nhân viên y tế thôn bản tại 4 xã - 04 cuộc phỏng vấn sâu đại diện lãnh đạo cộng đồng (trưởng ban chăm sóc sức khỏe) tại 4 xã - 04 cuộc phỏng vấn sâu NKT tại 4 xã - 04 thảo luận nhóm với lãnh đạo cộng đồng (tại 4 xã): 10 người/1 cuộc - 04 thảo luận nhóm với NCS chính cho NKT (tại 4 xã): 10 người/1 cuộc 2.5. Chỉ số nghiên cứu 2.5.1. Các chỉ số về đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu - Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi - Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới tính - Phân bố đối tượng nghiên cứu theo dân tộc - Phân bố đối tượng nghiên cứu theo trình độ học vấn - Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp - Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tình trạng hôn nhân hiện tại - Phân bố đối tượng nghiên cứu theo điều kiện kinh tế hộ gia đình - Phân bố đối tượng nghiên cứu theo mối quan hệ với NKT
  • 35. 24 - Phân bố tỉ lệ nguyên nhân khuyết tật của NKT - Phân bố tỉ lệ dạng khuyết tật của NKT - Phân bố tỉ lệ nguồn thu nhập của NKT - Phân bố tỉ lệ tình trạng hôn nhân hiện tại của NKT - Phân bố tỉ lệ thời gian bị khuyết tật của NKT - Phân bố tỉ lệ nhu cầu hỗ trợ PHCN của NKT 2.5.2. Các chỉ số đánh giá về kiến thức, thái độ và thực hành phục hồi chức năng của người chăm sóc chính cho người khuyết tật - Tỉ lệ kiến thức về PHCN của NCSNKT - Phân bố tỉ lệ mức độ kiến thức chung về PHCN của NCSNKT - Tỉ lệ thái độ của NCSNKT về hoạt động PHCN cho NKT - Phân bố tỉ lệ mức độ thái độ chung về PHCN của NCSNKT - Tỉ lệ NKT được hỗ trợ PHCN - Phân bố tỉ lệ đặc điểm hỗ trợ PHCN cho NKT theo loại PHCN, theo tần suất và theo thời gian - Phân bố tỉ lệ người hướng dẫn tập luyện PHCN tại nhà cho NCSNKT - Tỉ lệ tần suất hỗ trợ PHCN cho NKT của NCS trong ăn uống - Tỉ lệ tần suất hỗ trợ PHCN cho NKT của NCS trong vệ sinh cá nhân - Tỉ lệ tần suất hỗ trợ PHCN cho NKT của NCS trong mặc quần áo - Tỉ lệ tần suất hỗ trợ PHCN cho NKT của NCS trong vận động - Tỉ lệ cách thức hỗ trợ của NCS chính cho NKT - Tỉ lệ NCS chính cho NKT tự đánh giá kết quả PHCN tại gia đình - Phân bố tỉ lệ khám sức khỏe định kỳ của NKT - Phân bố tỉ lệ mức độ thực hành chung về PHCN của NCSNKT - Nhận xét về kiến thức, thái độ và thực hành về PHCN của NCSNKT
  • 36. 25 2.5.3. Các chỉ số đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến thực hành PHCN tại nhà của người chăm sóc cho người khuyết tật - Ảnh hưởng giữa tuổi của NCS với thực hành PHCN - Ảnh hưởng giữa giới của NCS với thực hành PHCN - Ảnh hưởng giữa dân tộc của NCS với thực hành PHCN - Ảnh hưởng giữa trình độ học vấn của NCS với thực hành PHCN - Ảnh hưởng giữa nghề nghiệp của NCS với thực hành PHCN - Ảnh hưởng giữa mối quan hệ của NCS và NKT với thực hành PHCN - Ảnh hưởng giữa kiến thức của NCS với thực hành PHCN - Ảnh hưởng giữa thái độ của NCS với thực hành PHCN - Nhận xét ảnh hưởng bởi kiến thức, thái độ với thực hành PHCN - Ảnh hưởng bởi tiếp cận dịch vụ PHCN - Ảnh hưởng bởi trang thiết bị hỗ trợ PHCN - Ảnh hưởng bởi dịch vụ PHCN tại xã - Ảnh hưởng bởi nguồn thông tin về PHCN 2.6. Một số tiêu chuẩn sử dụng trong nghiên cứu - Câu hỏi đánh giá thái độ: Các câu hỏi đánh giá thái độ về PHCN của đối tượng nghiên cứu được thiết kế theo thang đo Likert, được chia làm 5 mức độ: Rất không đồng ý, không đồng ý, chưa rõ ràng, đồng ý và rất đồng ý. - Đánh giá mức độ kiến thức, thái độ: Kiến thức, thái độ được xác định thông qua phiếu phỏng vấn; được chấm điểm và tính tổng điểm và được phân theo 3 mức như hướng dẫn dưới đây: Phần trăm (điểm) Giải thích ≥ 80% (tổng số điểm): Xếp loại tốt. > 60% - < 80% tổng số điểm): Xếp loại trung bình. ≤ 60% (tổng số điểm): Xếp loại yếu.
  • 37. 26 - Đánh giá thực hành: Đánh giá khả năng thực hành PHCN của NCSNKT tại nhà dựa vào phiếu phỏng vấn; được chấm điểm và tính tổng điểm và được phân theo các mức: Phần trăm (điểm) Giải thích ≥ 50% (tổng kỹ thuật của BYT): Thực hành tốt. < 50% (tổng kỹ thuật của BYT): Thực hành chưa tốt. - Đánh giá kinh tế hộ gia đình: + Hộ nghèo khu vực nông thôn: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống. Hộ cận nghèo khu vực nông thôn là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Hộ có mức sống trung bình khu vực nông thôn: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng [23]. + Hộ nghèo khu vực thành thị: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống. Hộ cận nghèo khu vực nông thôn làhộ cóthunhậpbìnhquânđầungười/thángtrên900.000đồngđến1.300.000đồng. Hộ có mức sống trung bình khu vực nông thôn: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.300.000 đồng đến 1.950.000 đồng [23]. 2.7. Xử lý số liệu - Số liệu được mã hóa, nhập liệu bằng phần mềm Epidata 3.1 và được xử lý theo các thuật toán thống kê y học bằng phần mềm SPSS 16.0. - Thống kê mô tả: Tính tần số (SL) và tỉ lệ % cho biến định tính; trung bình ± độ lệch chuẩn cho biến định lượng. - Thống kê phân tích mối tương quan giữa 2 biến bằng Chi-square test. Mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. 2.8. Đạo đức nghiên cứu - Nghiên cứu không ảnh hưởng tới hoạt động của CBYT tại các TYT xã, thị trấn và ảnh hưởng tới hoạt động PHCN của NCSNKT tại các hộ gia đình trên địa bàn.
  • 38. 27 - Các thông tin thu thập trong nghiên cứu được giữ bí mật và chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu, không phục vụ cho các mục đích khác. - Đối tượng nghiên cứu được thông báo rõ về mục đích, yêu cầu, lợi ích của nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu có quyền từ chối không trả lời hoặc không tham gia nghiên cứu hoặc dừng tham gia nghiên cứu ở bất kỳ thời điểm nào của nghiên cứu. - Nghiên cứu được tiến hành sau khi đã được thông qua Hội đồng đạo đức của Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên và được sự đồng ý của Ban giám đốc TTYT huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
  • 39. 28 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm chung của người chăm sóc chính cho người khuyết tật Bảng 3.1. Đặc điểm về tuổi và dân tộc của NCS chính cho NKT Chỉ số SL % Tuổi < 30 tuổi 17 7,8 30 - 39 tuổi 31 14,1 40 - 49 tuổi 49 22,4 ≥ 50 tuổi 122 55,7 TB ± ĐLC 49,98 ± 15,06 Dân tộc Kinh 78 35,6 Tày 124 56,6 Nùng 8 3,7 Khác 9 4,1 Tổng 219 100,0 Nhận xét: Hơn nửa (55,7%) đối tượng nghiên cứu có độ tuổi ≥ 50 tuổi. Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu 49,98 ± 15,06. Tỉ lệ đối tượng nghiên cứu là người dân tộc Kinh chiếm 35,6%; Tày chiếm 56,6%.
  • 40. 29 Biểu đồ 3.1. Phân bố đặc điểm giới của NCS chính cho NKT Nhận xét: Tỉ lệ nam giới là 32,4%; nữ là 67,6%. Biểu đồ 3.2. Phân bố đặc điểm trình độ học vấn của NCS chính cho NKT Nhận xét: Tỉ lệ đối tượng nghiên cứu có trình độ học vấn ≥tiểu học là 35,1%; THCS là 43,4% và ≥ THPT là 21,5%. 32.4 67.6 Nam Nữ 0 10 20 30 40 50 ≤ Tiểu học THCS ≥ THPT 35.1 43.4 21.5
  • 41. 30 Bảng 3.2. Đặc điểm về trình độ học vấn, nghề nghiệp và mối quan hệ với người khuyết tật của người chăm sóc chính Chỉ số SL % Nghề nghiệp Làm ruộng 165 75,3 Công nhân 10 4,6 Cán bộ viên chức 8 3,7 Cán bộ hưu 12 5,5 Khác 24 11,0 Tình trạng hôn nhân hiện tại Chưa kết hôn 16 7,3 Đang sống cùng vợ/chồng 182 83,1 Góa 15 6,8 Ly dị/ly thân 6 2,7 Điều kiện kinh tế hộ gia đình Hộ nghèo 58 26,5 Hộ cận nghèo 37 16,9 Đủ ăn 124 56,6 Mối quan hệ với NKT Bố/mẹ 76 34,7 Vợ/chồng 65 29,7 Con 38 17,4 Anh/chị/em 14 6,4 Khác 26 11,9 Tổng 219 100,0 Nhận xét: Chủ yếu đối tượng nghiên cứu có nghề nghiệp làm ruộng (75,3%). Đa phần đối tượng sống cùng vợ/chồng (83,1%). Tỉ lệ hộ gia đình có kinh tế đủ ăn là 56,6%, hộ nghèo là 26,5%. Tỉ lệ NCS là bố mẹ của NKT chiếm 34,7%; là vợ/chồng chiếm 29,7%.
  • 42. 31 Bảng 3.3. Một số đặc điểm khuyết tật của người khuyết tật (n = 219) Chỉ số SL % Nguyên nhân khuyết tật Bẩm sinh 79 36,1 Tai nạn 37 16,9 Tuổi cao 14 6,4 Bệnh tật 84 38,4 Chất độc da cam 0 0,0 Không rõ 15 6,8 Dạng khuyết tật Vận động 113 51,6 Nghe nói 55 25,1 Nhìn 27 12,3 Trí tuệ 80 36,5 Động kinh 16 7,3 Tâm thần phân liệt 18 8,2 Mất cảm giác 6 2,7 Nguồn thu nhập của NKT Do lao động 10 4,6 Do tài trợ của tổ chức nhân đạo 4 1,8 Do ngân sách nhà nước 183 83,6 Khác (không có, được cho…) 22 10,0 Tình trạng hôn nhân hiện tại của NKT Chưa kết hôn 93 42,5 Đang sống cùng vợ/chồng 84 38,4 Góa 31 14,2 Ly dị/ly thân 11 5,0 Nhận xét: Tỉ lệ NKT có nguyên nhân khuyết tật là bệnh tật 38,4% và bẩm sinh 36,1%. Dạng khuyết tật chiếm tỉ lệ cao nhất là vận động 51,6%. Nhu cầu sinh hoạt hằng ngày và vận động, di chuyển của NKT là 57,1 và 53,4% theo thứ tự.
  • 43. 32 Biểu đồ 3.3. Thời gian bị khuyết tật của người khuyết tật Nhận xét: Tỉ lệ NKT có thời gian khuyết tật < 5 năm là 13,7%; từ 5 - 10 năm là 29,7% và > 10 năm là 56,6%. Biểu đồ 3.4. Nhu cầu hỗ trợ phục hồi chức năng của người khuyết tật Nhận xét: Tỉ lệ NKT có nhu cầu hỗ trợ trong sinh hoạt hàng ngày là 57,1%; trong vận động, di chuyển là 53,4%; trong ngôn ngữ, giao tiếp 35,6%. 13.7 29.7 56.6 < 5 năm 5 - 10 năm > 10 năm 0 10 20 30 40 50 60 SH hàng ngày Vận động, di chuyển Ngôn ngữ, giao tiếp Hòa nhập xã hội 57.1 53.4 35.6 36.5
  • 44. 33 3.2. Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phục hồi chức năng của người chăm sóc chính cho người khuyết tật 3.2.1. Kiến thức về phục hồi chức năng của NCS chính cho NKT Bảng 3.4. Kiến thức về phục hồi chức năng của NCS chính cho NKT Chỉ số SL % Hiểu đúng về PHCN 148 67,6 Biết lợi ích của PHCN 175 79,9 Biết hậu quả thiếu sót về chức năng đến NKT 201 91,8 Biết biểu hiện tâm lý NKT 171 78,1 Biết địa điểm PHCN cho NKT 196 89,5 Biết thời điểm PHCN cho NKT 155 70,8 Biết thời hạn PHCN cho NKT 72 32,9 Biết phương pháp PHCN 113 51,6 Biết chế độ ăn, uống, vận động của NKT 37 16,9 Biết chính sách hỗ trợ PHCN cho NKT 182 83,1 Biết biểu hiện trẻ chậm phát triển trí tuệ 163 74,4 Biết cách xử trí cơn động kinh 101 46,1 Biết PHCN cho người viêm-cứng khớp 22 10,0 Biết PHCN cho người liệt nửa người 32 14,6 Biết vai trò gia đình trong giúp NKT hòa nhập 195 89,0 Tổng 219 100,0 Nhận xét: Tỉ lệ NCS chính cho NKT hiểu đúng khái niệm về PHCN 67,6%, biết lợi ích của PHCN cho NKT 79,9%, biết phương pháp PHCN cho NKT 51,6%. Tỉ lệ biết chính sách hỗ trợ PHCN cho NKT của nhà nước 83,1%. Tỉ lệ NCS biết biểu hiện trẻ chậm phát triển trí tuệ chiếm 74,4%; biết cách xử trí cơn động kinh là 46,1% và biết vai trò của gia đình trong giúp NKT hòa nhập xã hội chiếm 89,0%.
  • 45. 34 Biểu đồ 3.5. Kiến thức chung về phục hồi chức năng của người chăm sóc người khuyết tật Nhận xét: Tỉ lệ NCSNKT có kiến thức chung về PHCN cho NKT ở mức độ tốt là 18,3%, mức độ trung bình là 26,9% và mức độ yếu là 54,8%. 3.2.2. Thái độ về phục hồi chức năng của người chăm sóc chính cho NKT Bảng 3.5. Thái độ về hoạt động phục hồi chức năng của người chăm sóc chính cho người khuyết tật Mức độ Nội dung Rất đồng ý SL (%) Đồng ý SL (%) Chưa rõ ràng SL (%) Không đồng ý SL (%) Rất không đồng ý SL (%) Cần thiết PHCN cho NKT n % 92 (42,0) 112 (51,1) 11 (5,0) 4 (1,8) 0 (0,0) Đồng ý rằng NKT thường mặc cảm, tự ti n % 38 (17,4) 143 (65,3) 22 (10,0) 15 (6,8) 1 (0,5) 18.3 26.9 54.8 Tốt Trung bình Yếu
  • 46. 35 Mức độ Nội dung Rất đồng ý SL (%) Đồng ý SL (%) Chưa rõ ràng SL (%) Không đồng ý SL (%) Rất không đồng ý SL (%) Việc PHCN cho NKT cần thực hiện ngay tại cộng đồng n % 45 (20,5) 144 (65,8) 24 (11,0) 5 (2,3) 1 (0,5) NCSNKT cần có kiến thức tốt về PHCN n % 41 (18,7) 146 (66,7) 30 (13,7) 2 (0,9) 0 (0,0) Cần chăm sóc NKT cả về thể chất và tinh thần n % 56 (25,6) 157 (71,7) 6 (2,7) 0 (0,0) 0 (0,0) Chăm sóc NKT rất khó khăn và cần nhiều người cùng thực hiện n % 32 (14,6) 156 (71,2) 14 (6,4) 16 (7,3) 1 (0,5) Sắp xếp công việc phù hợp với NKT còn khả năng lao động n % 56 (25,6) 146 (66,7) 7 (3,2) 10 (4,6) 0 (0,0) PHCN cho NKT sẽ là gánh nặng cho gia đình họ n % 15 (6,8) 81 (37,0) 44 (20,1) 78 (35,6) 1 (0,5) NKT là một công dân bình thường và có quyền bình đẳng trong các hoạt động xã hội n % 50 (22,8) 159 (72,6) 10 (4,6) 0 (0,0) 0 (0,0) Tin tưởng NKT có thể hồi phục nếu được tập luyện PHCN tốt n % 18 (8,2) 108 (49,3) 50 (22,8) 43 (19,6) 0 (0,0) Nhận xét:
  • 47. 36 Tỉ lệ NCSNKT đồng ý và rất đồng ý cần PHCN cho NKT chiếm 93,1%, cần PHCN cho NKT ngay tại cộng đồng 86,3%, NCS cần có kiến thức tốt về PHCN 85,4% và tin tưởng NKT có thể hồi phục tốt nếu được PHCN tốt 57,5%. Biểu đồ 3.6. Thái độ chung về phục hồi chức năng của người chăm sóc chính cho người khuyết tật Nhận xét: Tỉ lệ NCSNKT có thái độ chung về PHCN cho NKT ở mức độ tốt là 70,8%, mức độ trung bình là 16,9% và mức độ yếu là 12,3%. 3.2.3. Thực hành về phục hồi chức năng của người chăm sóc NKT Bảng 3.6. Tần suất người chăm sóc hỗ trợ PHCN tại nhà cho NKT Chỉ số SL % NKT được NCS chính hỗ trợ PHCN Có 155 70,8 Không 64 29,2 Nơi hỗ trợ PHCN cho NKT (n = 155) Tại nhà 143 92,3 Tại cơ sở y tế 24 15,5 Loại PHCN được hỗ trợ (n = 155) Vận động và di chuyển 86 55,5 Giao tiếp và ngôn ngữ 32 20,6 Sinh hoạt hàng ngày 89 57,4 70.8 16.9 12.3 Tốt Trung bình Yếu
  • 48. 37 Hòa nhập xã hội 31 20,0 Tần suất anh/chị hỗ trợ và PHCN cho NKT (n = 155) Hàng ngày 104 67,1 3-4 lần/ tuần 10 6,5 1-2 lần/ tuần 10 6,5 1-2 lần/ tháng 11 7,1 Khác 20 12,9 Thời gian mỗi lần hỗ trợ PHCN tại nhà (n = 155) < 30 phút 112 72,3 30 - 60 phút 35 22,6 > 60 phút 8 5,2 Nhận xét: Có 155 NKT được PHCN, chiếm tỉ lệ 70,8%; trong đó: PHCN tại nhà 92,3%; PHCN về vận động và di chuyển 55,5%; PHCN về sinh hoạt hàng ngày 57,4%; tần suất hỗ trợ hàng ngày 67,1%; thời gian hỗ trợ < 30 phút 72,3%. Bảng 3.7. Đặc điểm người hướng dẫn tập luyện PHCN tại nhà cho NCSNKT Người hướng dẫn tập luyện cho NCSNKT tại nhà SL % Cán bộ y tế 53 34,2 Y tế thôn bản 11 7,1 Tài liệu/sách đọc được 9 5,8 Theo kinh nghiệm bản thân 93 60,0 Theo hướng dẫn của người quen 17 11,0 Tổng 155 100,0 Nhận xét: Hơn nửa NCS hỗ trợ PHCN cho NKT dựa theo kinh nghiệm bản thân (60,0%). Tỉ lệ hỗ trợ PHCN theo hướng dẫn cán bộ y tế 34,2%.
  • 49. 38 Bảng 3.8. Tần suất thực hiện hỗ trợ phục hồi chức năng của người chăm sóc chính cho người khuyết tật Chỉ số SL % Hướng dẫn cho NKT ăn uống Không bao giờ 17 11,0 Hiếm khi 45 29,0 Thỉnh thoảng 32 20,6 Thường xuyên 61 39,4 Hướng dẫn cho NKT vệ sinh cá nhân Không bao giờ 13 8,4 Hiếm khi 41 26,5 Thỉnh thoảng 27 17,4 Thường xuyên 74 47,7 Hướng dẫn cho NKT mặc quần áo Không bao giờ 9 5,8 Hiếm khi 52 33,5 Thỉnh thoảng 25 16,1 Thường xuyên 69 44,5 Hỗ trợ NKT di chuyển trong nhà và quanh xóm Không bao giờ 19 12,3 Hiếm khi 48 31,0 Thỉnh thoảng 56 36,1 Thường xuyên 32 20,6 Tổng 155 100,0 Nhận xét: Tỉ lệ NCS thường xuyên hướng dẫn cho NKT ăn uống 39,4, vệ sinh cá nhân 47,7%, mặc quần áo 44,5% và di chuyển quanh nhà 20,6%.
  • 50. 39 Bảng 3.9. Cách thức hỗ trợ của người chăm sóc người khuyết tật (n = 155) Chỉ số SL % Tập vận động tại nhà cho NKT Hướng dẫn di chuyển/thay đổi tư thế 75 48,4 Tập luyện các khớp, chống co rút 39 25,2 Xoa bóp chống loét 40 25,8 Giúp NKT nói ra dễ dàng hơn Luyện nói/phát âm 44 28,4 Nói chậm tạo điều kiện cho NKT nói 65 41,9 Dạy NKT dùng cử chỉ ra hiệu 15 9,7 Dạy NKT dùng hình vẽ để giao tiếp 4 2,6 Mời NKT cùng tuổi vào chơi 6 3,9 Giúp NKT hiểu mọi người tốt hơn Nói chậm và dùng cử chỉ điệu bộ 63 40,6 Dùng hình vẽ nói chuyện với NKT 4 2,6 Đưa NKT đến những nơi công cộng 28 18,1 Đưa NKT đến nhà bạn chơi 5 3,2 Tìm hiểu cách giao tiếp của NKT 10 6,5 Hỗ trợ NKT tham gia hoạt động XH Động viên tham gia hoạt động xã hội 63 40,6 Tìm các hoạt động để NKT tham gia 14 9,0 Cùng tham gia với NKT 25 16,1 Nhận xét: Tỉ lệ NCSNKT hướng dẫn di chuyển/thay đổi tư thế 48,4%. Tỉ lệ NCSNKT nói chậm tạo điều kiện cho NKT nói 41,9%; luyện nói/phát âm 28,4%. Tỉ lệ NCSNKT nói chậm và dùng cử chỉ điệu bộ giúp NKT hiểu hơn 40,6%; động viên NKT tham gia hoạt động đoàn thể xã hội 40,6%.
  • 51. 40 Bảng 3.10. Tỉ lệ NCSNKT tự đánh giá kết quả PHCN tại gia đình cho NKT Chỉ số SL % Kết quả PHCN cho NKT tại gia đình Cải thiện rõ ràng 26 16,8 Cải thiện chưa rõ ràng 69 44,5 Không cải thiện 60 38,7 Tổng 155 100,0 Nhận xét: Kết quả PHCN cho NKT tại gia đình được cải thiện rõ ràng chiếm 16,8%; cải thiện chưa rõ ràng 44,5%; không cải thiện 38,7%. Bảng 3.11. Đặc điểm khám sức khỏe cho người khuyết tật Tần suất khám sức khỏe cho NKT SL % 3 tháng 1 lần 14 9,0 6 tháng 1 lần 13 8,4 1 năm 1 lần 21 13,5 Khác (ốm đi khám,…) 36 23,2 Không khám sức khỏe định kỳ 71 45,8 Tổng 155 100,0 Nhận xét: Tỉ lệ NKT được PHCN tại nhà có đi khám sức khỏe 6 tháng 1 lần là 8,4%; 1 năm 1 lần là 23,2% và không được khám sức khỏe định kỳ 45,8%.
  • 52. 41 Biểu đồ 3.7. Thực hành chung về phục hồi chức năng của người chăm sóc chính cho người khuyết tật Nhận xét: Tỉ lệ thực hành chung tốt là 8,7%, chưa tốt là 91,3%. Kết quả 12 cuộc phỏng vấn sâu và 4 cuộc thảo luận nhóm cho thấy kiến thức, thái độ và thực hành về PHCN của NCS chính cho NKT như sau: Hộp 3.1. Kiến thức, thái độ và thực hành về phục hồi chức năng của người chăm sóc chính cho người khuyết tật “… Tôi thì không biết nhiều, cứ biết sao thì làm vậy cho cháu thôi… làm đúng hay sai cũng không ai chỉ cho cả …” Bà Nguyễn Thị T. NCS chính cho NKT “…Ai chẳng muốn con mình nói được, đi được, chạy được như những trẻ khác, đêm ngủ nằm mơ cũng muốn… nhưng biết làm thế nào là đúng, làm thế nào là sai, tập như thế nào cháu sẽ hồi phục? tập xong liệu có hồi phục hẳn không… nhiều đêm tôi chỉ khóc và ước có phép màu thôi…” Bà Ma Thị L. NCS chính cho NKT “… Sơ bộ nhận xét thì tôi thấy NCS chính cho NKT thiếu kiến thức, thực hành về PHCN, mà không chỉ họ thiếu đâu, chính cán bộ y tế chúng tôi cũng đang thiếu vì có được tập huấn bao giờ đâu…” 8.7 91.3 Tốt Chưa tốt
  • 53. 42 Bà Nguyễn Thị A. TYT xã “… Người nhà mình, mình thương lắm, phải cố thôi, đôi khi thật sự mệt mỏi không muốn hỗ trợ cháu, nhưng mà mình không làm, tội lắm … Có người còn bảo với tôi, gửi vào Trại tâm thần Thái Nguyên, mất mấy triệu hay sao ý? Nhưng nghĩ đi nghĩ lại thương lắm, tôi chẳng gửi nữa…” Bà Nguyễn Thị A. TYT xã Nhận xét: NCS chính cho NKT thường không không có kiến thức về PHCN, thực hành PHCN cho NKT cũng chưa đúng bài bản nhưng rất mong muốn thực hành PHCN/chăm sóc cho NKT. 3.3. Yếu tố ảnh hưởng đến thực hành về phục hồi chức năng của người chăm sóc người khuyết tật Bảng 3.12. Ảnh hưởng bởi tuổi của người chăm sóc chính cho người khuyết tật với thực hành phục hồi chức năng Thực hành Tuổi Chưa đạt Đạt Tổng SL % SL % SL % < 40 tuổi 32 84,2 6 15,8 38 100,0 ≥ 40 tuổi 104 88,9 13 11,1 117 100,0 p > 0,05 155 (100,0) Nhận xét: Tỉ lệ NCS chính cho NKT < 40 tuổi thực hành PHCN chưa đạt là 84,2%, thấp hơn so với người ≥ 40 tuổi (88,9%). Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
  • 54. 43 Bảng 3.13. Ảnh hưởng bởi giới của người chăm sóc chính cho người khuyết tật với thực hành phục hồi chức năng Thực hành Giới Chưa đạt Đạt Tổng SL % SL % SL % Nam 45 95,7 2 4,3 47 100,0 Nữ 91 84,3 17 15,7 108 100,0 p < 0,05 155 (100,0) Nhận xét: Tỉ lệ NCS chính là nam giới thực hành PHCN chưa đạt 95,7%, cao hơn so với NCS chính là nữ giới (84,3%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Bảng 3.14. Ảnh hưởng bởi dân tộc của người chăm sóc chính cho người khuyết tật với thực hành phục hồi chức năng Thực hành Dân tộc Chưa đạt Đạt Tổng SL % SL % SL % Thiểu số 89 86,4 14 13,6 103 100,0 Kinh 47 90,4 5 9,6 52 100,0 p > 0,05 155 (100,0) Nhận xét: NCS chính cho NKT là người dân tộc thiểu số thực hành PHCN chưa tốt chiếm 86,4%, thấp hơn người Kinh (90,4%). Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
  • 55. 44 Bảng 3.15. Ảnh hưởng bởi trình độ học vấn của người chăm sóc chính cho người khuyết tật với thực hành phục hồi chức năng Thực hành Trình độ học vấn Chưa đạt Đạt Tổng SL % SL % SL % THCS trở xuống 108 92,3 9 7,7 117 100,0 THPT trở lên 28 73,7 10 26,3 38 100,0 p < 0,05 155 (100,0) Nhận xét: Tỉ lệ NCS chính có trình độ THCS trở xuống thực hành PHCN chưa đạt 92,7%, cao hơn so với NCS chính có trình độ THPT trở lên (73,7%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Bảng 3.16. Ảnh hưởng bởi nghề nghiệp của người chăm sóc chính cho người khuyết tật với thực hành phục hồi chức năng Thực hành Nghề Chưa đạt Đạt Tổng SL % SL % SL % Nông dân 105 91,3 10 8,7 115 100,0 Nghề khác 31 77,5 9 22,5 40 100,0 p < 0,05 155 (100,0) Nhận xét: Tỉ lệ NCS chính là nông dân thực hành PHCN chưa đạt 91,3%, cao hơn so với NCS chính làm nghề khác (77,5%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
  • 56. 45 Bảng 3.17. Ảnh hưởng bởi mối quan hệ với người khuyết tật của người chăm sóc chính với thực hành phục hồi chức năng Thực hành Mối quan hệ Chưa đạt Đạt Tổng SL % SL % SL % Bố/mẹ 42 79,3 11 20,8 53 100,0 Khác 94 92,2 8 7,8 102 100,0 p < 0,05 155 (100,0) Nhận xét: Tỉ lệ NCS chính là bố/mẹ thực hành PHCN chưa đạt 79,3%, thấp hơn so với NCS chính là vợ/chồng/con… (92,2%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Bảng 3.18. Ảnh hưởng bởi kiến thức của người chăm sóc chính cho người khuyết tật với thực hành phục hồi chức năng Thực hành Kiến thức Chưa đạt Đạt Tổng SL % SL % SL % Chưa tốt (Trung bình + Yếu) 115 92,7 9 7,3 124 100,0 Tốt 21 67,7 10 32,3 31 100,0 p < 0,001 155 (100,0) Nhận xét: Tỉ lệ NCS chính có kiến thức chưa tốt thì thực hành PHCN chưa đạt là 92,7%, cao hơn so với NCS chính có kiến thức tốt (67,7%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
  • 57. 46 Bảng 3.19. Ảnh hưởng bởi thái độ của người chăm sóc chính cho người khuyết tật với thực hành phục hồi chức năng Kỹ năng Thái độ Chưa tốt Tốt Tổng SL % SL % SL % Chưa tốt (Trung bình + Yếu) 35 92,1 3 7,9 38 100,0 Tốt 101 86,3 16 13,7 117 100,0 p > 0,05 155 (100,0) Nhận xét: Tỉ lệ NCS chính có thái độ chưa tốt thì thực hành PHCN chưa đạt là 92,1%, cao hơn so với NCS chính có thái độ tốt (86,3%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Hộp 3.2. Ảnh hưởng bởi kiến thức, thái độ với thực hành phục hồi chức năng của người chăm sóc chính cho người khuyết tật “… Không biết thì đương nhiên làm sai rồi, làm sai thì kết quả thực hành PHCN sẽ không tốt, tối thấy nhiều người đôi khi làm cháu đau đến nước mắt chảy ra mới giật mình dừng lại…” Ông Nguyễn Văn H. Trưởng ban CSSK xã “… Muốn lắm, rất muốn chăm tốt cho con cho cháu mình chứ, bây giờ mà có lớp nào bảo tôi đi học, già thế này tôi cũng đi, đi về để chăm cháu mình cho đúng, chăm đúng là cháu sẽ hồi phục nhanh hơn…” Bà Ma Thị C. NCS chính cho NKT Nhận xét: Kiến thức và thái độ về PHCN của NCS chính cho NKT có ảnh hưởng đến thực hành PHCN cho NKT.
  • 58. 47 * Ảnh hưởng bởi tiếp cận dịch vụ phục hồi chức năng chuyên khoa Bảng 3.20. Hình thức tiếp cận dịch vụ phục hồi chức năng Hình thức tiếp cận SL % Không đưa NKT đi khám điều trị PHCN 66 30,1 Có đưa NKT đi PHCN 153 69,9 Đưa đi PHCN tại (n = 153) Cơ sở y tế chuyên PHCN 50 32,7 Cơ sở y tế khác 101 66,0 Thầy lang/thầy cúng 3 2,0 Không đưa NKT đi PHCN (n = 66) Không biết khám ở đâu 23 34,8 Không có tiền 32 48,5 Không có người đưa đi 25 37,9 Không có phương tiện để đi 12 18,2 Nhận xét: Tỉ lệ đối tượng nghiên cứu không tiếp cận PHCN tại cơ sở y tế 30,1%, có tiếp cận PHCN là 69,9%; thực hiện tiếp cận PHCN tại cơ sở y tế chuyên khoa là 32,7%. Lý do NCS không tiếp cận dịch vụ PHCN do không có tiền chiếm 48,5%; do không biết nơi khám chiếm 34,8%; không có người đưa đi chiếm 37,9% và không có phương tiện để đi chiếm 18,2%. Hộp 3.3. Ảnh hưởng bởi tiếp cận dịch vụ phục hồi chức năng của người chăm sóc chính cho người khuyết tật “… Thật ra, theo tôi tốt nhất là đưa ra cơ sở y tế chuyên khoa, tại đó đúng chuyên ngành, họ hướng dẫn cụ thể về cách chăm sóc cho con cháu mình, từ đó mình về mình mới tập tốt cho con mình được…” Ông Nông Văn T. Trưởng ban CSSK xã “… Tôi nhiều lúc muốn đưa cháu xuống bệnh viện PHCN tỉnh để tập, để xem bác sĩ làm thế nào nhưng mà nhà có mỗi hai ông bà già, tiền không có, đi thì lấy ai trông nhà…” Bà Ma Thị C. NCS chính cho NKT
  • 59. 48 Nhận xét: Thiếu tiếp cận dịch vụ PHCN chuyên khoa do kinh phí, do phương tiện… có ảnh hưởng đến thực hành đúng về PHCN của NCS chính cho NKT. * Ảnh hưởng bởi trang thiết bị hỗ trợ phục hồi chức năng Bảng 3.21. Đặc điểm về biện pháp phục hồi chức năng của người chăm sóc dành cho người khuyết tật Chỉ số SL % Nguồn thiết bị hỗ trợ PHCN được NCS cho NKT sử dụng Tự sản xuất 18 8,2 Mua 27 12,3 Mượn cơ sở y tế 6 2,7 Không có 168 76,7 Tổng 219 100,0 Nhận xét: Tỉ lệ NCS tự sản xuất là thiết bị PHCN là 8,2%; mua là 12,3% và mượn cơ sở y tế 2,7% và không có thiết bị PHCN là 76,7%. Hộp 3.4. Ảnh hưởng bởi trang thiết bị hỗ trợ phục hồi chức năng của người chăm sóc chính cho người khuyết tật “… Muốn tập tốt thì phải có trang thiết bị, có máy móc… ở bệnh viện chuyên khoa người ta có dụng cụ, có máy móc… trạm y tế chẳng có gì, nhà dân lại càng không, phục hồi chức năng bằng tay làm sao tốt bằng bài bản khoa học và máy móc… muốn chúng tôi làm tốt chương trình mà cho toàn giấy tờ viết báo cáo chứ không cho máy…” Ông Lê Đức T. TYT xã “… Nhà tôi chẳng có gì, thấy bảo là có cái máy tập tốt nhưng biết bao giờ mới mua được, tôi chỉ buộc cái gậy cho ông nhà tôi tự lần ra bàn uống nước thôi… kể mà có mấy cái máy hoặc có ai hướng dẫn mình làm dụng cụ đơn giản để PHCN tại Nhà thì tốt quá…” Bà Nguyễn Thị T. NCS chính cho NKT