SlideShare a Scribd company logo
1 of 207
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
----------------
NGUYỄN BÁ NHẪM
THƯƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Ở CÁC TRƯỜNG
ĐẠI HỌC CÔNG LẬP VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
HÀ NỘI - 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
----------------
NGUYỄN BÁ NHẪM
THƯƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Ở CÁC TRƯỜNG
ĐẠI HỌC CÔNG LẬP VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 9340201
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. ĐÀM VĂN HUỆ
2. TS. BẠCH NGỌC THẮNG
HÀ NỘI - 2020
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng Luận án này do tôi tự thực hiện và không vi phạm
yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Hà Nội, ngày tháng năm 2020
Tác giả luận án
Nguyễn Bá Nhẫm
ii
LỜI CẢM ƠN
Luận án này là một công trình nghiên cứu độc lập, nghiêm túc với sự cố gắng
và nỗ lực của tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Kinh tế
Quốc dân.
Để hoàn thành được Luận án này và có được kết quả như ngày hôm nay là do
bản thân tôi luôn luôn nhận được sự quan tâm, động viên, khích lệ, tạo điều kiện giúp
đỡ của gia đình, thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và tập thể sư phạm trường Đại học Kinh
tế Quốc dân nơi tôi đang công tác, đây là nguồn động lực lớn giúp tác giả luôn cố gắng
nỗ lực để hoàn thành luận án này.
Với tấm lòng biết ơn vô hạn tôi xin được bày tỏ và gửi lời cảm ơn sâu sắc tới:
PGS.TS Đàm Văn Huệ, TS.Bạch Ngọc Thắng là hai thầy hướng dẫn khoa học
đã luôn luôn quan tâm, động viên, tận tình chỉ bảo giúp đỡ, góp ý và chia sẻ những
kiến thức chuyên môn bổ ích cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành
được Luận án này.
Các đồng chí lãnh đạo, bạn bè, đồng nghiệp đang công tác tại các đơn vị, các bộ
ngành: Bộ Khoa học và Công nghệ, Vụ Khoa học và Công nghệ - Bộ Giáo dục và Đào
tạo; Vụ Khoa học và Công nghệ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Kiểm toán
Nhà nước; Thanh tra Bộ Tài chính; Ban Giám hiệu, lãnh đạo các phòng Kế hoạch Tài
chính, Quản lý Khoa học tại các trường đại học trên phạm vi cả nước ở ba miền Bắc -
Trung - Nam được khảo sát đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ cho tôi trong suốt quá trình
điều tra khảo sát và thu thập thông tin phục vụ cho luận án.
Các Quý Thầy/Cô là giảng viên/nhà khoa học đang công tác và giảng dạy tại
các trường đại học: Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Giao thông
Vận tải, Học viện Nông Nghiệp Việt Nam, Trường Đại học Lâm nghiệp, Trường Đại
học Điện lực, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên, Trường Đại học Công
nghiệp TP.Hồ Chí Minh, Trường Đại học Bách khoa TP.Hồ Chí Minh, Trường Đại
học Sư phạm Kỹ thuật TP.Hồ Chí Minh, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí
Minh, Đại học Thái Nguyên, Đại học Đà Nẵng, Đại học Huế, Trường Đại học Cần
Thơ đã tạo điều kiện giúp đỡ và dành thời gian quý báu để trả lời phỏng vấn và phiếu
điều tra khảo sát góp phần rất quan trọng để làm nên thành công của luận án này.
GS.TS Nguyễn Văn Thắng - Viện trưởng Viện Phát triển bền vững Trường Đại
học Kinh tế Quốc dân đã tạo điều kiện cho tôi là thành viên tham gia đề tài nằm trong
iii
khuôn khổ của dự án thuộc Quỹ Nafosted và cho phép tôi được sử dụng một phần dữ
liệu khảo sát của đề tài cho nghiên cứu này.
Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn tới Lãnh đạo và tập thể sư phạm Viện Đào
tạo Sau Đại học, Viện Ngân hàng - Tài chính, bộ môn Tài chính - Doanh nghiệp,
phòng Tài chính - Kế toán, các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp đang công tác tại Trường
Đại học Kinh tế Quốc dân luôn động viên, quan tâm, khích lệ, tận tình giúp đỡ và tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại Trường.
Cuối cùng tôi xin được cảm ơn chân thành tới tất cả các thành viên trong gia
đình tôi luôn quan tâm, động viên giúp đỡ, hỗ trợ, chia sẻ công việc và tạo mọi điều
kiện tốt nhất về mặt thời gian để cho tôi toàn tâm, toàn ý tập trung vào học tập và
nghiên cứu trong suốt 4 năm qua.
Hà Nội, ngày tháng năm 2020
Tác giả luận án
Nguyễn Bá Nhẫm
iv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
MỤC LỤC .....................................................................................................................iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................ix
DANH MỤC BẢNG .....................................................................................................xi
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................... xiii
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
1. Lý do lựa chọn đề tài..............................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ..............................................................................................4
3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................................5
4.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................5
4.2. Phạm vi nghiên cứu...........................................................................................5
5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................6
6. Đóng góp mới của đề tài ........................................................................................7
6.1. Đóng góp về lý luận ..........................................................................................7
6.2. Đóng góp về thực tiễn .......................................................................................8
7. Kết cấu của đề tài...................................................................................................8
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ
THƯƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.....................................................9
1.1. Tổng quan nghiên cứu ........................................................................................9
1.1.1. Các nghiên cứu về thương mại hóa kết quả nghiên cứu ................................9
1.1.2. Các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến thương mại hóa kết quả
nghiên cứu của giảng viên các trường đại học .......................................................12
1.3. Cơ sở lý thuyết về thương mại hóa kết quả nghiên cứu................................18
1.3.1. Kết quả nghiên cứu khoa học .......................................................................18
1.3.2. Thương mại hóa kết quả nghiên cứu............................................................19
1.3.3. Đặc điểm của thương mại hoá kết quả nghiên cứu ......................................20
1.3.4. Vai trò và lợi ích của thương mại hoá kết quả nghiên cứu ..........................22
v
1.4. Các hình thức thương mại hoá kết quả nghiên cứu ......................................25
1.4.1. Thỏa thuận cấp phép (li-xăng)......................................................................25
1.4.2. Thỏa thuận nghiên cứu hợp tác ....................................................................25
1.4.3. Thỏa thuận nghiên cứu theo hợp đồng .........................................................25
1.4.4. Thành lập công ty liên doanh .......................................................................26
1.4.5. Tự thực hiện ..................................................................................................26
1.5. Các lý thuyết về thương mại hoá kết quả nghiên cứu ...................................26
1.5.1. Lý thuyết về chuyển giao công nghệ............................................................26
1.5.2. Lý thuyết về thương mại hóa........................................................................30
1.5.3. Lý thuyết tự quyết định ................................................................................33
1.5.4. Lý thuyết vốn con người, vốn xã hội và rào cản ảnh hưởng tới kết quả
thương mại hóa.......................................................................................................37
1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định thương mại hoá kết quả nghiên cứu
của giảng viên các trường đại học ..........................................................................41
1.6.1. Đặc điểm của giảng viên/nhà khoa học........................................................41
1.6.2. Vốn xã hội của giảng viên/nhà khoa học .....................................................42
1.6.3. Động lực tài chính của giảng viên/nhà khoa học .........................................44
1.6.4. Tiếp cận nguồn tài trợ cho nghiên cứu.........................................................45
1.6.5. Các nhân tố rào cản ......................................................................................46
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1............................................................................................49
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................50
2.1. Quy trình nghiên cứu........................................................................................50
2.1.1. Xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu .....................................................50
2.1.2. Xem xét cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước ........................................50
2.1.3. Xây dựng mô hình nghiên cứu .....................................................................51
2.1.4. Phát triển các thang đo nghiên cứu...............................................................51
2.1.5. Đánh giá sơ bộ và hiệu chỉnh thang đo.........................................................51
2.1.6. Thu thập dữ liệu chính thức..........................................................................51
2.1.7. Phân tích dữ liệu...........................................................................................51
2.1.8. Báo cáo kết quả nghiên cứu.........................................................................52
2.2. Xây dựng mô hình và giả thuyết nghiên cứu..................................................52
vi
2.2.1. Căn cứ xây dựng mô hình và thang đo.........................................................52
2.2.2. Giả thuyết nghiên cứu...................................................................................55
2.3. Thiết kế nghiên cứu...........................................................................................58
2.3.1. Thiết kế thang đo nghiên cứu .......................................................................58
2.3.2. Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo ..................................................................61
2.4. Mẫu nghiên cứu và phương pháp thu thập dữ liệu .......................................63
2.5. Xử lý dữ liệu ......................................................................................................65
2.5.1. Xử lý dữ liệu thứ cấp....................................................................................65
2.5.2. Xử lý dữ liệu sơ cấp......................................................................................65
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2............................................................................................69
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG THƯƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN
CỨU KHOA HỌC Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP KHỐI KỸ THUẬT
Ở VIỆT NAM...............................................................................................................70
3.1. Giới thiệu chung về các trường Đại học công lập khối kỹ thuật Việt Nam...70
3.2. Tiềm lực khoa học công nghệ của các trường Đại học công lập khối kỹ
thuật ở Việt Nam......................................................................................................72
3.2.1. Nguồn nhân lực nghiên cứu khoa học và công nghệ....................................72
3.2.2. Cơ sở vật chất cho nghiên cứu .....................................................................75
3.2.3. Nguồn kinh phí cho thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu.............................76
3.2.4. Đơn vị chuyên trách hỗ trợ hoạt động chuyển giao công nghệ và thương mại
hóa kết quả nghiên cứu...........................................................................................81
3.3. Thực trạng thương mại hóa kết quả nghiên cứu ở các trường Đại học công
lập khối kỹ thuật Việt Nam.....................................................................................81
3.3.1. Sản phẩm nghiên cứu khoa học....................................................................81
3.3.2. Chuyển giao công nghệ và thương mại hoá kết quả nghiên cứu..................87
3.4. Cơ chế, chính sách khoa học công nghệ và thương mại hoá kết quả nghiên
cứu đối với các trường Đại học công lập Việt Nam ..............................................88
3.5. Đánh giá chung về thương mại hóa kết quả nghiên cứu...............................92
3.5.1. Kết quả đạt được...........................................................................................92
3.5.2. Thuận lợi.......................................................................................................93
3.5.3. Hạn chế.........................................................................................................94
3. 5.4. Nguyên nhân các hạn chế............................................................................95
vii
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3............................................................................................98
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................99
4.1. Thống kê mẫu nghiên cứu................................................................................99
4.2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá và kiểm định thang đo ....................103
4.2.1. Kết quả phân tích nhân tố khám phá với các biến quan sát của biến động lực
tài chính ................................................................................................................103
4.2.2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá các biến quan sát phản ánh rào cản
thương mại hóa.....................................................................................................104
4.3. Điều chỉnh mô hình nghiên cứu.....................................................................106
4.4. Kết quả phân tích nhân tố khẳng định .........................................................108
4.5. Phân tích tương quan .....................................................................................109
4.6. Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố trong mô hình đến quyết định thương
mại hóa kết quả nghiên cứu ..................................................................................112
4.7. Ước lượng ảnh hưởng của vốn xã hội tới khả năng tiếp cận nguồn tài
trợ cho thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu....................................................114
4.8. Đánh giá mức độ động lực tài chính và rào cản thương mại hóa của giảng
viên các trường Đại học công lập khối kỹ thuật..................................................117
4.8.1. Động lực tài chính ......................................................................................117
4.8.2. Rảo cản thị trường ......................................................................................118
4.8.3. Rào cản thể chế...........................................................................................118
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4..........................................................................................121
CHƯƠNG 5 THẢO LUẬN KẾT QUẢ VÀ KHUYẾN NGHỊ ..............................122
5.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu .......................................................................122
5.1.1. Thực trạng nghiên cứu khoa học và thương mại hóa kết quả nghiên cứu......122
5.1.2. Ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định thương mại hóa KQNC của
giảng viên/nhà khoa học các trường ĐHCL khối kỹ thuật Việt Nam..................126
5.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng khả năng tiếp cận nguồn tài trợ ..............................130
5.2. Một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy thương mại hóa KQNC của giảng viên
các trường ĐHCL khối kĩ thuật ở Việt Nam.......................................................134
5.2.1. Tạo động lực nghiên cứu và thương mại hóa KQNC cho giảng viên........134
5.2.2. Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên ...........................135
5.2.3. Tăng cường các hợp tác và liên kết trường đại học - doanh nghiệp ..........138
viii
5.2.4. Phát triển vốn xã hội của giảng viên ..........................................................140
5.2.5. Giảm các rào cản thể chế trong nhà trường và các cơ quan tài trợ khoa học ...141
5.2.6. Đổi mới cơ chế tài chính cho nghiên cứu khoa học ...................................143
5.2.7. Gắn nghiên cứu với định hướng thị trường................................................144
5.3. Khuyến nghị.....................................................................................................145
5.3.1. Với Chính phủ ............................................................................................145
5.3.2. Với các bộ, ngành liên quan .......................................................................145
5.3.3. Các trường đại học......................................................................................148
5.3.4. Giảng viên/nhà khoa học............................................................................148
5.4. Một số hạn chế của nghiên cứu và định hướng nghiên cứu tiếp theo........149
5.4.1. Một số hạn chế của nghiên cứu ..................................................................149
5.4.2. Một số định hướng cho nghiên cứu tiếp theo.............................................149
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5..........................................................................................150
KẾT LUẬN CHUNG ................................................................................................151
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN...................................................................................................................154
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................155
PHỤ LỤC ...................................................................................................................167
ix
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt Tiếng Anh Tiếng việt
AMOS Analysis of Moment Structure Phân tích mô hình cấu trúc
ANOVA Analysis of Variance Phân tích phương sai
CFA Confirmatory Factor Analsis Phân tích nhân tố khẳng định
CFI Comparative Fit Index Chỉ số thích hợp so sánh
CGCN Chuyển giao công nghệ
Chi-Square/df Chi-square degree of freedom Chỉ số Ki bình phương điều chỉnh
cho bậc tự do
CR Composite Reliability Hệ số tin cậy tổng hợp
ĐH Đại học
ĐHCL Đại học công lập
ĐHQG Đại học Quốc gia
DN Doanh nghiệp
EFA Exploratory Factor Analysis Phân tích nhân tố khám phá
GDĐT Giáo dục và Đào tạo
GDĐH Giáo dục đại học
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
IFI Chỉ số thích hợp IFI
KHCN Khoa học và công nghệ
KHCN Khoa học công nghệ
KMO Chỉ số KMO
KQNC Kết quả nghiên cứu
Nafos Nafosted Quỹ phát triển khoa học và công
nghệ Quốc gia
NCS Nghiên cứu sinh
x
Viết tắt Tiếng Anh Tiếng việt
NSĐP Ngân sách địa phương
NSNN Ngân sách nhà nước
NSTW Ngân sách Trung Ương
RMSEA Chỉ số thích hợp RMSEA
SHTT Sở hữu trí tuệ
TLI Tuker Lewis Chỉ số thích hợp Tuker Lewis
TLO Technology Licensing Office Văn phòng Li-xăng công nghệ
TTO Technology Transfer Office Văn phòng chuyển giao công nghệ
UBND Ủy ban nhân dân
VNPT Tập đoàn viễn thông Việt Nam
WTO Tổ chức thương mại thế giới
xi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến thương mại hóa kết quả nghiên cứu...............48
Bảng 2.1: Tiêu chuẩn lựa chọn chuyên gia và giảng viên phỏng vấn.........................53
Bảng 2.2: Các chỉ tiêu đánh giá động lực tài chính của giảng viên ............................60
Bảng 2.3: Các chỉ tiêu đánh giá rào cản thương mại hóa của nhà khoa học...............60
Bảng 2.4: Kết quả kiểm định hệ số Cronbach Alpha với nhân tố động lực thương mại
hóa kết quả nghiên cứu của giảng viên......................................................62
Bảng 2.5: Kết quả kiểm định hệ số Cronbach Alpha với nhân tố rào cản thương mại
hóa kết quả nghiên cứu của giảng viên......................................................62
Bảng 3.1: Tổng quan chung về các trường ĐHCL kĩ thuật Việt Nam........................71
Bảng 3.2: Nguồn nhân lực nghiên cứu của các trường ĐHCL khối kỹ thuật .............73
Bảng 3.3: Kinh phí cho thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ của các
trường Đại học công lập khối kỹ thuật giai đoạn 2011-2016 ....................77
Bảng 3.4: Sản phẩm nghiên cứu khoa học của các trường giai đoạn 2011-2016 .......82
Bảng 3.5: Kết quả chuyển giao công nghệ và thương mại hóa kết quả nghiên cứu của
trường đại học được khảo sát.....................................................................87
Bảng 4.1: Cơ cấu giảng viên khảo sát theo trường .....................................................99
Bảng 4.2: Thống kê mô tả mẫu .................................................................................101
Bảng 4.3. Đề tài, dự án nghiên cứu của giảng viên được tài trợ từ các nguồn
khác nhau .................................................................................................102
Bảng 4.4: Số giảng viên có sản phẩm nghiên cứu được thương mại hóa .................102
Bảng 4.5: Ý định thương mại hóa kết quả nghiên cứu của giảng viên .....................103
Bảng 4.6: Kết quả phân tích nhân tố khám phá với các biến quan sát của động lực đo
thương mại hóa kết quả nghiên cứu.........................................................104
Bảng 4.7: Kết quả kiểm định sự tin cậy thang đo nhân tố động lực tài chính .........104
Bảng 4.8: Kết quả phân tích nhân tố khám phá các biến quan sát phản ánh rào cản
thương mại hóa ........................................................................................105
Bảng 4.9: Kết quả kiểm định sự tin cậy thang đo nhân tố rào cản thị trường...........106
Bảng 4.10: Kết quả kiểm định sự tin cậy thang đo nhân tố rào cản thị trường..........106
Bảng 4.11. Kết quả phân tích giá trị phân biệt giữa các khái niệm nghiên cứu sử dụng
trong mô hình nghiên cứu........................................................................109
xii
Bảng 4.12. Kết quả phân tích tương quan giữa các biến về vốn xã hội và khả năng tiếp
cận nguồn tài trợ ......................................................................................110
Bảng 4.13: Kết quả phân tích hồi quy logistics..........................................................112
Bảng 4.14. Phân tích hồi quy giữa vốn xã hội và tiếp cận các đề tài.........................115
Bảng 4.15: Đánh giá của giảng viên về động lực tài chính đến quyết định thương mại
hóa kết quả nghiên cứu ............................................................................117
Bảng 4.16: Đánh giá của giảng viên về rào cản thị trường đến thương mại hóa kết quả
nghiên cứu................................................................................................118
Bảng 4.17: Đánh giá của giảng viên về rào cản thể chế đối với thương mại hóa kết quả
nghiên cứu................................................................................................119
Bảng 4.18: Tổng hợp các kết quả tác động các nhân tố đến quyết định thương mại hóa
kết quả nghiên cứu của giảng viên...........................................................119
Bảng 5.1. Ảnh hưởng của vốn xã hội tới khả năng tiếp cận các nguồn tài chính khác
nhau của giảng viên .................................................................................133
xiii
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Vòng đời công nghệ ......................................................................................28
Hình 1.2: Chu kỳ chuyển giao công nghệ .....................................................................29
Hình 1.3: Mô tả quy trình thương mại hóa kết quả nghiên của các trường đại học......32
Hình 1.4. Động lực và thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu...........................35
Hình 2.1: Quy trình nghiên cứu do tác giả xây dựng ....................................................50
Hình 2.2. Quy trình nghiên cứu định tính do tác giả xây dựng.....................................54
Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu.......................................................................................55
Hình 3.1: Tỷ lệ giảng viên trong tổng số CBGV của các trường..................................72
Hình 3.2: Nhân lực nghiên cứu của các trường đại học khối kỹ thuật..........................74
Hình 3.3: Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ của các trường Đại
học công lập khối kỹ thuật giai đoạn 2011-2016. .........................................................78
Hình 3.4: Hợp đồng tư vấn của giảng viên đối với doanh nghiệp ................................79
Hình 3.5: Sản phẩm nghiên cứu khoa học của các trường đại học ...............................85
Hình 3.6: Cơ cấu sản phẩm nghiên cứu khoa học của các trường đại học....................86
Hình 3.7: Một số nguyên nhân giảng viên không đăng ký xác lập quyền sở hữu trí tuệ
đối với kết quả nghiên cứu ............................................................................................86
Hình 3.8: Một số nguyên nhân giảng viên không thương mại hóa kết quả nghiên cứu
của mình ........................................................................................................................88
Hình 4.1: Mô hình nghiên cứu điều chỉnh...................................................................107
Hình 4.2: Kết quả phân tích khẳng định nhân tố với các khái niệm nghiên cứu trong
mô hình (chuẩn hóa)....................................................................................................108
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học của trường đại học là một chủ đề
luôn thu hút được sự quan tâm đặc biệt của nhiều học giả trên thế giới cũng như ở Việt
Nam trong nỗ lực định vị vai trò của trường đại học trong xã hội (Louis và cộng sự,
1989; Shane, 2004; Jain và cộng sự, 2009; Nguyen, 2018). Điều này xuất phát từ việc
nhấn mạnh vai trò của trường đại học như một định chế tạo ra các cấu trúc tổ chức để
khuyến khích chuyển giao công nghệ cho các thực thể thương mại và thị trường thông
qua việc cấp phép, tạo ra các liên doanh mới (Jain và cộng sự, 2009). Mặc dù trong
quá khứ, các trường đại học chỉ thực hiện sứ mệnh của mình như một trung tâm phát
triển và truyền bá tri thức, những phát hiện khoa học thông qua xuất bản và phổ biến
tri thức thông qua hoạt động đào tạo.
Ngày nay, vai trò của trường đại học ngày càng được củng cố hơn nữa và
hướng tới hoạt động thương mại hóa KQNC (Etzkowitz, 1998; Owen-Smith, 2005), nó
không còn chỉ giới hạn như một trung tâm học thuật mà các trường đại học trên thế giới
đã tự chủ trong hoạt động nghiên cứu học thuật từ phòng thí nghiệm đến tiếp tục hoàn
thiện triển khai, nghiên cứu thị trường để đưa KQNC vào thương mại hóa (Jain và cộng
sự, 2009). Bằng chứng là có rất nhiều các nghiên cứu về thương mại hóa KQNC của
trường đại học ở các cấp độ khác nhau (Jain and George, 2007; Murray, 2002; Dasgupta
and David, 1994; Rosenberg and Nelson, 1994). Đây được coi là sự phát triển bắt buộc
trong chuỗi giá trị, từ phát triển nghiên cứu đến phát triển thương mại và các chương
trình thương mại hóa, ở cấp độ tổ chức doanh thu từ hoạt động thương mại hóa KQNC
đã trở thành một nguồn thu lớn bù đắp cho việc cắt giảm NSNN cho các trường đại học
công (Miller  Acs, 2013). Thương mại hóa đã trở thành cơ hội cho việc hợp tác giữa
nhà trường và doanh nghiệp, tạo điều kiện cho giảng viên, sinh viên gắn lý thuyết với
thực tiễn hướng tới áp dụng các thành quả mới trong nghiên cứu vào các chương trình
giảng dạy tại các trường đại học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo (Aldridge 
Audretsch, 2011). Đối với các nhà khoa học, tầm quan trọng của thương mại hóa không
phải là rõ ràng vì công việc truyền thống của họ là khám phá tri thức mới thay vì khai
thác tri thức. Trong khi các học giả khác đồng ý rằng, thương mại hóa KQNC sẽ góp
phần phát triển sự nghiệp của các nhà khoa học, các cuộc tranh luận vẫn là về cách
khuyến khích các nhà khoa học tham gia nhiều hơn vào thương mại hóa (Lam, 2011;
Miller  Acs, 2013). Bởi vậy, thương mại hóa KQNC đang dần trở thành một nhu cầu
của giảng viên qua đó sẽ hỗ trợ họ phát triển sự nghiệp giúp gắn kết giữa giảng viên
trong các trường đại học với thế giới công nghiệp (Lam, 2011; Miller  Acs, 2013).
2
Do vai trò và lợi ích đem lại của thương mại hóa KQNC là rất lớn và ngày càng
trở nên có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của các trường đại học, vì
thế mà ngày càng thu hút được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm hơn. Các
học giả trên thế giới đã xác định được các nhóm yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết
định thương mại hóa KQNC của giảng viên các trường đại học (Aldridge 
Audretsch, 2011; Bercovitz  Feldman, 2008; Markman và cộng sự, 2008). Trong đó,.
Một số nghiên cứu đã tập trung vào nghiên cứu về khía cạnh các yếu tố vi mô thuộc
đặc điểm của giảng viên như vốn con người và vốn xã hội ảnh hưởng đến quyết định
thương mại hóa KQNC của họ (Audretsch  Aldridge, 2009). Một số nghiên cứu lại
tập trung vào khía cạnh động lực thương mại hóa KQNC của giảng viên/nhà khoa
học như một sự công nhận về các lợi ích tài chính và sự tò mò khám phá tri thức
(Lam, 2011). Một số khác lại trung vào khía cạnh tiếp cận nguồn tài trợ cho nghiên
cứu như một khía cạnh thúc đẩy thương mại hóa (Markman và cộng sự, 2008). Cuối
cùng, các nghiên cứu cũng tìm thấy sự ảnh hưởng của khía cạnh tổ chức như việc có
các văn phòng chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm của lãnh đạo, các rào cản từ tổ
chức và thị trường đến thương mại hóa KQNC của nhà khoa học (Bercovitz 
Feldman, 2008; Markman và cộng sự, 2008).
Ở Việt Nam, những năm gần đây việc đưa kết quả nghiên cứu khoa học của giảng
viên các trường vào thương mại hóa và ứng dụng trong đời sống thực tiễn phát triển kinh
tế - xã hội luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm và coi trọng đúng mức. Điều này thể
hiện qua việc tạo môi trường pháp lý, xây dựng ban hành hệ thống chính sách pháp luật
theo hướng thông thoáng thuận lợi, cùng với đó là hàng năm ngân sách nhà nước đầu tư
khoảng 2% tổng chi ngân sách cho thúc đẩy phát triển hoạt động nghiên cứu khoa học và
thương mại hóa KQN của giảng viên các trường đại học vào ứng dụng trong thực tiễn. Vì
thế mà những năm qua hoạt động này bước đầu đã đạt được những thành tựu đáng kể, góp
phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trên các lĩnh vực như
nông nghiệp tăng trưởng khoảng 30% - 40%; phát triển đổi mới công nghệ của doanh
nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng, giảm giá thành sản phẩm, tạo ra những sản phẩm
mới thay thế nhập khẩu trong một số ngành kinh tế mũi nhọn. Đặc biệt, theo kết quả khảo
sát của tác giả (2018) thì giai đoạn 2011- 2016 đã có 12 trường ĐHCL khối kỹ thuật Việt
Nam có tiềm lực mạnh về nghiên cứu ứng dụng và phát triển đã triển khai thực hiện
3.992 hợp đồng chuyển giao công nghệ và thương mại hóa KQNC với tổng giá trị là
895.875 triệu đồng. Đây là nguồn tài chính có ý nghĩa rất quan trọng góp phần giảm áp
lực cho NSNN và tăng thu nhập cho cán bộ giảng viên, tái đầu tư cho hoạt động nghiên
cứu và tăng nguồn tài chính cho tự chủ đại học.
3
Tuy nhiên, trong bối cảnh nguồn NSNN ngày càng hạn hẹp đòi hỏi tính hiệu quả
của đầu tư chi ngân sách ngày càng cao, xu hướng tự chủ đại học ở Việt Nam đang trở
thành một xu thế tất yếu không thể đảo ngược, áp lực về tự chủ tài chính đòi hỏi các
trường phải nâng cao hiệu quả của hoạt động NCKH thông qua việc chuyển giao công
nghệ và thương mại hóa KQNC để tạo ra nguồn tài chính bền vững cho thực hiên tự
chủ. Nhưng trên thực tế những năm qua thì hoạt động này chưa phát huy tốt được vai trò
là trụ cột thứ hai của các trường đại học mà còn bộc lộ nhiều hạn chế bất cập như sau:
Thứ nhất, hiệu quả đem lại từ hoạt động thương mại hóa KQNC của giảng viên
các trường đại học còn rất hạn chế chưa tương xứng với đội ngũ nhân lực nghiên cứu
và nguồn ngân sách nhà nước đầu tư cho hoạt động này. Hàng năm từ 1,4% đến 1,8%
tương đương 4% GDP, trong đó các trường đại học là khoảng 10% và đội ngũ nhân
lực nghiên cứu hùng hậu với nhiều nhà khoa học uy tín, các chuyên gia đầu ngành,
nhiều nhóm nghiên cứu mạnh bao gồm 77.841 người với 9.624 Tiến sĩ, 35.922 Thạc sĩ
chiếm 46% nguồn nhân lực của quốc gia (Điều tra NCPT của Bộ KHCN, 2016).
Thứ hai, việc khai thác KQNC vào ứng dụng trong thực tiễn để thương mại hóa
vẫn còn hạn chế so với tiềm năng nguồn tài sản sẵn có. Theo Cục Phát triển Thị trường
và Doanh nghiệp Khoa học Công nghệ - Bộ KHCN, hàng năm, các trường đại học
đóng góp khoảng 16.000 kết quả nghiên cứu, chiếm 80% kết quả nghiên cứu của cả
nước. Tuy nhiên, việc chuyển giao công nghệ và thương mại hóa KQNC của giảng
viên từ các trường đại học vào ứng dụng trong thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội vẫn
còn hạn chế, chỉ khoảng 10% con số này là quá nhỏ so với tiềm năng nguồn tài sản trí
tuệ hiện có thể khai thác được dẫn đến lãng phí nguồn lực đầu tư.
Thứ ba, nguồn thu từ việc chuyển giao công nghệ và thương mại hóa KQNC
của các trường ĐHCL vẫn còn mờ nhạt chưa thể hiện được vai trò là trụ cột thứ hai
của các trường đại học. Thực tế cho thấy hiện nay cơ cấu nguồn thu của các trường đại
học vẫn chủ yếu là học phí và lệ phí từ hoạt động đào tạo chiếm trên 70%, thu từ
chuyển giao công nghệ và thương mại hóa KQNC chỉ chiếm từ 2% đến 5% trong tổng
thu (Lê Trung Thành, 2017). Bởi vậy, nguồn tài chính của các trường ĐHCL đang
hàm chứa nhiều rủi ro bởi nó phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố khách quan là quy mô đào
tạo và mức thu học phí. Cả hai yếu tố này nhà nước vẫn đang kiểm soát về trần học phí
và chỉ tiêu tuyển sinh. Khi nguồn thu chủ yếu không được tạo ra từ chính khả năng nội
lực của mình mà phụ thuộc nhiều vào yếu tố khách quan sẽ thiếu tính bền vững, về lâu
dài sẽ gây rủi ro về nguồn tài chính khi tuyển sinh gặp khó khăn hoặc nhà nước cắt
giảm chỉ tiêu. Vì vậy, đòi hỏi các trường đại học ngoài nhiệm vụ đào tạo thì việc
chuyển giao công nghệ và thương mại hóa KQNC phải trở thành nhiệm vụ chính để
4
tạo ra nguồn thu, bởi nó sẽ quyết định đến sự tồn tại và phát triển bền vững của các
trường ĐHCL trong bối cảnh tự chủ và hội nhập quốc tế.
Ở Việt Nam, các nghiên cứu về chủ đề này còn khá khiêm tốn, gần đây mới
xuất hiện một số nghiên cứu, tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu mới chỉ dừng ở việc
đánh giá thực trạng và phân tích các chính sách về thương mại như trong các báo cáo
quản lý nhà nước. Bởi vậy mà tính hệ thống còn nhiều hạn chế do cách tiếp cận
nghiên cứu theo phương pháp truyền thống, chưa khảo sát thực nghiệm ở khía cạnh
vi mô của nhà khoa học. Thiếu vắng các nghiên cứu mô hình hóa/lượng hóa các nhân
tố ảnh hưởng đến quyết định thương mại hóa KQNC của giảng viên/nhà khoa học ở
các trường ĐHCL trong bối cảnh ở các nước đang phát triển như Việt Nam.
Từ những phân tích trên cho thấy rất cần có một nghiên cứu toàn diện về lý
luận và thực tiễn về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định thương mại hóa KQNC của
giảng viên/nhà khoa học tại các trường ĐHCL, hướng tới việc sử dụng một cách hiệu
quả các nguồn lực tài chính đầu tư cho các đề tài, dự án nghiên cứu của giảng viên/nhà
khoa học tại các trường ĐHCL Việt Nam. Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Thương
mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập Việt
Nam” làm luận án tiến sĩ của mình là hết sức cần thiết và có ý nghĩa thiết thực đối với
các trường ĐHCL Việt Nam trong bối cảnh tự chủ như hiện nay.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung của luận án là đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy
mạnh hoạt động thương mại hóa KQNC của giảng viên/nhà khoa học của các trường
ĐHCL khối kỹ thuật Việt Nam trong xu thế tự chủ như hiện nay.
Các mục tiêu cụ thể được xác định như sau:
(1) Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về thương mại hóa kết quả nghiên cứu của
giảng viên/nhà khoa học tại các trường đại học và các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định
thương mại hóa kết quả nghiên cứu của giảng viên/nhà khoa học tại các trường đại học.
(2) Tìm hiểu thực trạng thương mại hóa kết quả nghiên cứu của giảng viên/nhà
khoa học của các trường ĐHCL khối kỹ thuật ở Việt Nam hiện nay.
(3) Xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định thương mại hóa kết
quả nghiên cứu của giảng viên/nhà khoa học của các trường ĐHCL khối kỹ thuật.
(4) Tìm ra các nhân tố tác động đến quyết định thương mại hóa kết quả nghiên
cứu của giảng viên/nhà khoa học của các trường ĐHCL khối kỹ thuật.
(5) Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy hoạt động thương mại
hóa KQNC của giảng viên/nhà khoa học tại các trường ĐHCL ở Việt Nam.
5
3. Câu hỏi nghiên cứu
Để thỏa mãn các mục tiêu cụ thể trên, nghiên cứu này được thực hiện nhằm trả
lời các câu hỏi sau:
(1) Có những nội dung lý luận cơ bản nào về thương mại hóa KQNC và các nhân
tố ảnh hưởng đến quyết định thương mại hóa KQNC của giảng viên/nhà khoa học tại
các trường Đại học ?
(2) Thực trạng về thương mại hóa KQNC của giảng viên/nhà khoa học tại các
trường ĐHCL Việt Nam như thế nào ?
(3) Mô hình nghiên cứu nào được sử dụng trong việc đánh giá ảnh hưởng của
các nhân tố tới quyết định thương mại hóa kết quả nghiên cứu của giảng viên/nhà khoa
học của các trường ĐHCL khối kỹ thuật Việt Nam?
(4) Các nhân tố nào có tác động đến quyết định thương mại hóa kết quả nghiên
cứu của giảng viên/nhà khoa học của các trường ĐHCL khối kỹ thuật Việt Nam?
(5) Đề xuất, giải pháp và kiến nghị nào nhằm thúc đẩy hoạt động thương mại
hóa KQNC của giảng viên/nhà khoa học tại các trường ĐHCL ở Việt Nam?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là cơ sở lý luận và thực tiễn về thương mại hóa kết quả
đề tài nghiên cứu khoa học trong các trường ĐHCL thuộc khối kỹ thuật tại Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Thương mại hóa kết quả nghiên cứu và các nhân tố ảnh
hưởng đến quyết định thương mại hóa KQNC của giảng viên/nhà khoa học tại các
trường ĐHCL khối kỹ thuật ở Việt Nam.
- Phạm vi thời gian: Luận án nghiên cứu thực trạng về thương mại hóa kết quả
nghiên cứu của các trường ĐHCL khối kỹ thuật ở Việt Nam giai đoạn 2011- 2016. Dữ
liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2011 đến năm 2016. Dữ liệu sơ cấp được thu thập
thông qua khảo sát 353 giảng viên/nhà khoa học tại 18 trường ĐHCL khối kỹ thuật
Việt Nam năm 2018. Đây là khoảng thời gian mà Đảng và Nhà nước ta đã ban hành
nhiều chủ trương, chính sách rất quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển hoạt động
KHCN, chuyển giao công nghệ và thương mại hóa KQNC từ các trường đại học vào
ứng dụng thực tiễn như Nghị quyết số 20/NQ-TW khóa XI, Luật KHCN (2013) và
Chiến lược phát triển KHCN Việt Nam giai đoạn 2011- 2020.
- Phạm vi không gian: Thương mại hóa KQNC tại các trường ĐHCL ở Việt
Nam là một vấn đề tương đối mới, có nội dung rộng lớn. Tuy nhiên, trong phạm vi của
6
luận án tác giả chỉ tập trung vào nghiên cứu tại các trường ĐHCL khối kỹ thuật ở Việt
Nam. Vì những lý do sau đây:
Thứ nhất, đây là những trường ĐHCL trọng điểm, đại học vùng, đại học quốc
gia hàng đầu của Việt Nam, là những trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học đa
ngành, đa lĩnh vực, đặc biệt có tiềm lực mạnh trong nghiên cứu ứng dụng triển khai, đã
được các tổ chức quốc tế uy tín đánh giá xếp hạng như Scimago, Webometrics1, QS2,
điển hình như Trường Đại học Bách khoa Hà Nội; Học viện Nông nghiệp Việt Nam;
Trường Đại học Cần Thơ; Đại học Thái Nguyên; Trường Đại học Bách khoa TPHCM;
Trường Đại học Nông Lâm TPHCM; Đại học Huế.
Thứ hai, sản phẩm nghiên cứu khoa học chủ yếu của khối các trường này
thường là các giải pháp kỹ thuật, công nghệ mới, vật liệu, vật nuôi, giống cây trồng...
có khả năng ứng dụng và thương mại hóa tương đối cao. Những năm ngần đây đã có
nhiều sản phẩm NCKH được thương mại hóa thành công và được ứng dụng trong
nhiều lĩnh vực của đời sống và phát triển kinh tế - xã hội như lai tạo thành công các
giống vật nuôi, cây trồng, vật liệu mới, nano, hóa chất, hạt nhân, phần mềm ứng dụng,
dây truyền công nghệ ...).
Để đảm bảo tính đại diện của mẫu nghiên cứu, tác giả đã lựa chọn các trường
ĐHCL khối kỹ thuật trên diện rộng theo phân bố địa lý ở cả 3 miền Bắc - Trung - Nam.
Nghiên cứu này không thực hiện ở các khối trường ĐHCL: kinh tế, xã hội nhân
văn, y, dược, vì sản phẩm nghiên cứu của các trường này có tính đặc thù, khả năng
thương mại hóa kết quả nghiên cứu thường rất khó và phức tạp.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng kết hợp cả phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng
để đạt được mục tiêu nghiên cứu đặt ra.
Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua các kỹ thuật phỏng vấn sâu các
chuyên gia để phát triển và hiệu chỉnh các thang đo sử dụng trong mô hình nghiên cứu,
lựa chọn các nhân tố chính trong xây dựng mô hình nghiên cứu trong bối cảnh ở các
nước đang phát triển như ở Việt Nam.
Nghiên cứu định lượng được sử dụng bằng các phương pháp phân tích dữ liệu
đa biến phân tích và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. Các kỹ thuật chính được sử
dụng trong nghiên cứu là thống kê mô tả, phân tích nhân tố khám phá (EFA), kiểm
định sự tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khẳng định
(CFA), phân tích tương quan và phân tích hồi quy logistics.
7
Tác giả thu thập cả dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp. Cụ thể:
(i) Dữ liệu thứ cấp: được thu thập thông qua phương pháp kế thừa, tổng hợp
các tài liệu, các nghiên cứu trước, bao gồm các tài liệu liên quan đến thương mại hóa
kết quả nghiên cứu của giảng viên/nhà khoa học tại các trường đại học.
- Báo cáo của các cơ quan quản lý nhà nước như Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ
Khoa học và Công nghệ và báo cáo của các trường đại học để phục vụ cho việc phân
tích đánh giá thực trạng của hoạt động thương mại hóa KQNC của giảng viên/nhà
khoa học tại các trường ĐHCL khối kỹ thuật ở Việt Nam giai đoạn 2011- 2016.
- Thông tin trên các trang website của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giáo dục
và Đào tạo và của các trường ĐHCL khối kỹ thuật được khảo sát.
(ii) Dữ liệu sơ cấp: được thực hiện thông qua khảo sát thực tế 353 giảng
viên/nhà khoa học tại 18 trường ĐHCL khối kỹ thuật ở Việt Nam trong năm 2018.
6. Đóng góp mới của đề tài
6.1. Đóng góp về lý luận
Thứ nhất, luận án đã phát hiện sự khác biệt về cấu trúc nội hàm khái niệm
nghiên cứu của nhóm nhân tố rào cản thương mại hóa so với các nghiên cứu trước đây
tại các nước phát triển. Cụ thể, rào cản thương mại hóa không phải là một dạng rào cản
duy nhất mà bao gồm hai loại rào cản là rào cản thị trường và rào cản thể chế.
Thứ hai, luận án tìm thấy ảnh hưởng rõ ràng của các khía cạnh yếu tố vốn xã
hội của giảng viên/ nhà khoa học tới khả năng tiếp cận các nguồn tài trợ trong bối cảnh
nghiên cứu tại Việt Nam.
Thứ ba, trên cơ sở các lý thuyết tự quyết định (SDT), lý thuyết về nguồn lực
ảnh hưởng tới khả năng nghiên cứu và thương mại hóa (vốn con người, vốn xã hội,
khả năng tiếp cận tài chính) và những rào cản ảnh hưởng tới quyết định thương mại
hóa ở cấp độ cá nhân, luận án đã xây dựng mô hình nghiên cứu phù hợp nhằm tìm ra
những nhân tố ảnh hưởng tới quyết định thương mại hóa kết quả nghiên cứu của nhà
nghiên cứu rất đặc thù của Việt Nam. Theo đó, luận án đã lựa chọn được 04 nhân tố
chủ yếu, bao gồm: (i) Vốn xã hội; (ii) Động lực thương mại hóa; (iii) Rào cản thương
mại hóa và (iv) Tiếp cận nguồn tài trợ. Đây là đóng góp đáng kể về mặt lý luận liên
quan tới thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học, đặc biệt là các nhân tố ảnh
hưởng quyết định thương mại hóa kết quả nghiên cứu của giảng viên tại các quốc gia
đang phát triển như Việt Nam. Đây có thể là một tài liệu tham khảo hữu ích cho hoạt
động đào tạo, giảng dạy và nghiên cứu của các nhà nghiên cứu cùng chủ đề này.
8
6.2. Đóng góp về thực tiễn
Thứ nhất, luận án đã phân tích đánh giá một cách khoa học khách quan về thực
trạng thương mại hóa KQNC của giảng viên các trường ĐHCL khối kỹ thuật Việt
Nam. Qua đó cũng cho thấy thực trạng về tiềm lực cho phát triển KHCN như nguồn
nhân lực nghiên cứu, cơ sở vật chất, tài chính và thực trạng về thương mại hóa kết quả
nghiên cứu. Kết quả phân tích cũng đã chỉ ra những thuận lợi, những khó khăn và hạn
chế của thương mại hóa KQNC của giảng viên.
Thứ hai, luận án cũng cho thấy thực trạng về thực thi cơ chế chính sách của nhà
nước đối với hoạt động thương mại hóa kết KQNC của giảng viên như chính sách bảo vệ
quyền SHTT đối với KQNC là tài sản trí tuệ, cơ chế chính sách về nguồn lực đầu tư tài
chính từ ngân sách nhà nước, các chính sách về khen thưởng, khuyến khích, đãi ngộ,
trọng dụng, thu hút cá nhân là giảng viên/nhà khoa học có thành tích nổi trội trong hoạt
động nghiên cứu khoa học và thương mại hóa KQNC.
Thứ ba, thông qua phân tích dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp thu thập được từ 353
phiếu trả lời của cán bộ giảng viên đang công tác tại 18 trường đại học trong cả nước và
phương pháp nhân tố khám phá (EFA). Luận án đã đưa ra được 07 nhóm giải pháp nhằm
thúc đẩy hoạt động NCKH, chuyển giao công nghệ và thương mại hóa KQNC của giảng
viên các trường ĐHCL khối kỹ thuật ở Việt Nam bao gồm: (1) tạo động lực nghiên
cứu và thương mại hóa KQNC cho giảng viên; (2) nâng cao năng lực nghiên cứu của
giảng viên; (3) tăng cường liên kết trường đại học - doanh nghiệp; (4) phát triển vốn xã
hội của giảng viên; (5) giảm các rào cản thể chế trong nhà trường và các cơ quan tài
trợ cho khoa học; (6) thay đổi cơ chế tài trợ cho nghiên cứu khoa học từ các trường;
(7) gắn nghiên cứu với định hướng thị trường. Đồng thời đưa ra các kiến nghị đối với
Chính phủ, các bộ ngành có liên quan, các trường đại học và giảng viên/nhà khoa học.
7. Kết cấu của đề tài
Nghiên cứu này được thiết kế gồm 5 chương. Cụ thể:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết về thương mại hóa kết quả
nghiên cứu
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các
trường ĐHCL khối kỹ thuật Việt Nam.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Thỏa luận kết quả nghiên cứu và khuyến nghị
9
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
VỀ THƯƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan nghiên cứu
Thương mại hóa kết quả nghiên cứu của giảng viên/nhà khoa học của các
trường ĐH là một chủ đề khá phổ biến được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới cũng
như ở Việt Nam quan tâm vì những lợi ích của nó mang lại là hết sức to lớn đối với
giảng viên, các trường đại học, nhà nước và cho toàn xã hội. Đã có nhiều nghiên cứu
và cách tiếp cận khác nhau về vấn đề này. Từ những vấn đề nghiên cứu đã được xác
định, tác giả tiến hành tổng hợp các hướng nghiên cứu quan trọng liên quan đến
thương mại hóa KQNC trước đây của các tác giả trong nước cũng như nước ngoài về
vấn đề này như sau:
1.1.1. Các nghiên cứu về thương mại hóa kết quả nghiên cứu
Vấn đề thương mại hóa KQNC của giảng viên các trường đại học từ lâu đã thu
hút được sự quan tâm của các nhà khoa học với quan điểm và cách tiếp cận khác nhau.
Hai thập kỷ cuối của thế kỷ 20 chúng ta đã chứng kiến một sự phát triển trong việc tạo
ra tri thức và đổi mới, với sự ra đời của các công ty sáng tạo tri thức, nền kinh tế tri thức
(Nonaka  Takeuchi, 1995). Tuy nhiên, trong khoảng 15 năm đầu của thế kỷ 21, xu
hướng chung được chuyển sang thương mại hóa các phát minh (Aldridge  Audretsch,
2011; Alshumaimri và cộng sự, 2012; Bercovitz  Feldman, 2008; Markman và cộng
sự, 2008). Đây được xem là sự phát triển tất yếu trong chuỗi giá trị, từ “nghiên cứu” đến
“phát triển” và “thương mại hóa”.
Thương mại hóa KQNC được coi là ví dụ điển hình thể hiện sự ảnh hưởng tích
cực của hoạt động nghiên cứu đến đời sống thực tiễn do nó tạo ra sự chấp nhận của thị
trường với các KQNC khoa học (Markman và cộng sự, 2008) hay nói cách khác là sự
chuyển giao tri thức từ trường đại học, các viện nghiên cứu sang lĩnh vực kinh doanh nói
chung hay xã hội nói riêng (Perkma và cộng sự, 2013), nó có thể được diễn ra ở bất kỳ
giai đoạn nào trong quá trình nghiên cứu, có thể được diễn ra ngay từ khi có ý tưởng ban
đầu, trong giai đoạn triển khai nghiên cứu hay ở giai đoạn cho kết quả cuối cùng (Norman
và cộng sự, 1997). Thương mại hoá KQNC có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức
khác nhau như mua bản quyền công nghệ (licensing) hay thành lập doanh nghiệp KHCN
từ các tổ chức KHCN mẹ để thương mại hoá KQNC của chính tổ chức đó. Nhận thức
được vai trò cũng như tầm quan trọng của thương mại hóa KQNC của giảng viên các
10
trường đại học, rất nhiều quốc gia trên thế giới đã coi chính sách thúc đẩy phát triển
thương mại hoá KQNC là một trong những chính sách trọng tâm cho phát triển kinh
tế, điển hình là Hoa Kỳ, ngay từ những năm 80 của thế kỷ trước, để thúc đẩy phát triển
kinh tế, Chính phủ Hoa Kỳ đã ban hành rất nhiều chính sách, đạo luật nhằm phát triển
tiềm lực khoa học đặc biệt là các chính sách khuyến khích, ưu đãi tạo điều kiện thuận
lợi về môi trường pháp lý, cơ chế đầu tư tài chính cho hoạt động NCKH nhằm mục
đích cuối cùng là đưa được KQNC từ các trường ĐH, viện nghiên cứu, các phòng thí
nghiệm của liên bang vào các doanh nghiệp. Điển hình là Đạo Luật Bayh - Dole (Bayh
- Dole Act, 1980), ngoài ra đạo luật này cũng nhằm mục tiêu là thúc đẩy các doanh
nghiệp đổi mới công nghệ và đẩy mạnh hoạt động chuyển giao KQNC từ trường đại
học vào doanh nghiệp, một trong những chính sách mang tính đột phá của đạo luật này
là cho phép các trường ĐH, viện nghiên cứu, các cơ sở nghiên cứu được toàn quyền sở
hữu tài sản trí tuệ (TSTT) đối với các KQNC từ các dự án do chính quyền liên bang tài
trợ ngân sách và các cơ sở này được quyền cấp phép (Li -xăng) cho các doanh nghiệp,
tạo mọi điều kiện thuận lợi trong hợp tác liên kết giữa các trường ĐH, viện nghiên cứu
với doanh nghiệp.
Ở các trường ĐH, để thúc đẩy thương mại hóa KQNC các trường ĐH đã thành
lập một cơ chế đặc biệt, hình thành các đơn vị chuyển giao công nghệ, các trung tâm
phát triển sáng kiến ứng dụng, cũng như tạo ra các hệ thống quy định và quy trình để
hỗ trợ thúc đẩy nhanh cho việc thương mại hóa KQNC (Farsi và cộng sự, 2013). Theo
Pelwa (2005), dưới góc độ tiếp cận nghiên cứu về lợi ích của thương hóa KQNC, tác
giả đã thực hiện nghiên cứu khám phá các nhân tố gây cản trở đến thương mại hóa
KQNC ở góc độ xung đột lợi ích giữa trường đại học và doanh nghiệp để trả lời hai
câu hỏi nghiên cứu: Lợi ích nào thúc đẩy các trường ĐH và tổ chức nghiên cứu tham
gia vào thương mại hóa ?; Khi họ có lợi ích khác nhau thì mối quan hệ giữa trường đại
học và tổ chức sẽ như thế nào khi tham gia vào thương mại hóa?
Cho đến nay, về vấn đề này đã có rất nhiều nghiên cứu của các học giả trên thế
giới đều chỉ ra và khẳng định vai trò cũng như tầm quan trọng của thương mại hóa
KQNC của giảng viên các trường ĐH. Do đó ở một số quốc gia, chính sách xúc tiến
thương mại hóa KQNC của giảng viên các trường ĐH là rất quan trọng để tăng lợi
nhuận tiếp tục đầu tư cho nghiên cứu (Markman và cộng sự, 2008). Ở một số quốc gia
như Mỹ và châu Âu, Chính phủ và công chúng đã gây áp lực lớn cho các trường đại
học, giảng viên/nhà khoa học để thúc đẩy việc thương mại hóa những phát minh của
họ (Markman và cộng sự, 2008). Ở cấp độ tổ chức, doanh thu từ thương mại hóa là
một nguồn thu để bù đắp nguồn kinh phí do NSNN cắt giảm cho các trường ĐHCL ở
11
những nước này (Miller  Acs, 2013). Bên cạnh đó, thương mại hóa KQNC còn tạo ra
cơ hội cho các nhà khoa học và sinh viên có điều kiện để ứng dụng lý thuyết với thực
tế và tạo thuận lợi cho việc xây dựng và áp dụng các chương trình GDĐH vào thực
tiễn (Aldridge  Audretsch, 2011). Đối với giảng viên, tầm quan trọng của thương
mại hóa KQNC không phải là rõ ràng vì công việc truyền thống của họ là giảng dạy,
nghiên cứu để khám phá tri thức mới hơn là việc khai thác tri thức. Trong khi một số
giảng viên/nhà khoa học cho rằng khi trở thành một doanh nhân thực sự sẽ làm ảnh
hưởng đến nhiệm vụ chính của họ là giảng dạy và nghiên cứu ở các trường ĐH (Zahra
 Garvis, 2000). Một số học giả khác lại cho rằng việc thương mại hóa sẽ góp phần
vào sự phát triển nghề nghiệp của giảng viên/nhà khoa học. Do vậy mà vẫn có những
quan điểm khác nhau về cách để khuyến khích giảng viên/nhà khoa học tích cực tham
gia nhiều hơn vào thương mại hóa KQNC (Lam, 2011; Miller  Acs, 2013).
Hoàng Văn Hoa (2017), khi nghiên cứu về thương mại hóa kết quả hoạt động
KHCN tại các trường ĐHCL thuộc Bộ GDĐT. Tác giả đã chỉ ra những điều kiện, sự cần
thiết của thương mại hóa KQNC, tổng kết kinh nghiệm của một số nước trên thế giới
như Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc và rút ra bài học cho Việt Nam. Tác giả đã phân tích
đánh giá một cách tổng quát thực trạng về đội ngũ nguồn nhân lực nghiên cứu, cơ sở vật
chất, sản phẩm KHCN và thương mại hóa kết quả hoạt động KHCN. Qua đó tác giả đã
chỉ ra những kết quả đạt được, thuận lợi, khó khăn, hạn chế của hoạt động này. Tuy
nhiên, tác giả chưa chỉ ra được những yếu tố ở cấp độ cá nhân của giảng viên/nhà khoa
học như (đặc điểm nhà khoa học, vốn con người, vốn xã hội, động lực) và những rào
cản ảnh hưởng đến quyết định thương mại hóa KQNC của họ, nghiên cứu mới dừng lại
ở việc phân tích đánh gia thực trạng về cơ chế chính sách về thương mại hóa kết quả
nghiên cứu. Tác giả chưa tiến hành khảo sát thực tế tại các trường ĐHCL khối kỹ thuật
có tiềm lực mạnh về nghiên cứu ứng dụng triển khai như (Trường Đại học Bách khoa
Hà Nội, Trường Đại học Bách khoa TP.HCM, Trường Đại học Giao thông vận tải, Học
Viện Nông nghiệp...) dữ liệu thứ cấp được thu thập chủ yếu từ các báo cáo tổng kết về
KHCN của các trường đại học và báo cáo của Bộ GDĐT. Kết quả nghiên cứu chưa đủ
cơ sở khoa học để đưa ra những đề xuất và kiến nghị cho các trường đại học và những
nhà quản lý trong định hướng hoạt động và hoạch định chính sách.
Bởi vậy mà kết quả đề tài cũng chưa chỉ ra được những nhân tố nào ảnh
hưởng đến thương mại hóa KQNC, những hạn chế và nguyên của những hạn chế
của những nhân tố đó để đưa ra những giải pháp và kiến nghị. Các giải pháp và
kiến nghị mang tính vĩ mô chưa gắn với điều kiện thực tiễn của đơn vị nghiên cứu
cụ thể nào đặc biệt là cho các trường ĐHCL khối kỹ thuật ở Việt Nam.
12
1.1.2. Các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến thương mại hóa kết quả
nghiên cứu của giảng viên các trường đại học
Về chủ đề này, các nhà khoa học ở các nước phát triển như Mỹ, Anh, Nhật Bản,
Pháp, Singapo, Hàn Quốc... đã có rất nhiều công trình nghiên cứu được công bố ở các
khía cạnh khác nhau liên quan đến thương mại hóa KQNC. Nhưng nhìn chung các
nghiên cứu của các học giả đều có tính kế thừa và đã xác định được tập hợp nhóm các
nhân tố chính ảnh hưởng đến quyết định thương mại hóa KQNC của giảng viên/nhà
khoa học ở các trường đại học bao gồm:
1.1.2.1. Các nghiên cứu về các yếu tố là vốn xã hội và đặc điểm giảng viên
Vốn xã hội (Social capital) của giảng viên/nhà khoa học là các mối quan hệ với
các đối tác (Audretsch  Aldridge, 2009). Trong đó mạng quan hệ xã hội (Social
network) của giảng viên/nhà khoa học là một yếu tố rất quan trọng tạo nên thành công
trong việc tạo ra một liên doanh mới (Lê  Nguyễn, 2009; Nguyễn và cộng sự, 2006).
Theo nghiên cứu của Diánez - González và cộng sự, (2017), tác giả đã chỉ ra cấu trúc
mạng xã hội của giảng viên có ảnh hưởng đến định hướng kinh doanh của các công ty
Spin - off trong các trường đại học, trên cơ sở phân tích đánh giá tác động của cấu trúc
mạng quan hệ xã hội trên cả hai phương diện về quy mô và tần suất của ba loại mạng
xã hội gồm: mạng xã hội không chính thức (gia đình và bạn bè); mạng lưới thị trường
(gồm các đại lý); mạng lưới hỗ trợ của trường đại học (tổ chức của đại học và đại lý).
Dựa trên lý thuyết phụ thuộc tài nguyên và kết quả phân tích hồi quy tác giả đã chỉ ra
mạng lưới thị trường và mạng lưới hỗ trợ đại học có ảnh hưởng tích cực đến định
hướng kinh doanh của các công ty Spin - off trong các trường đại học. Trong nền kinh
tế thị trường đang phát triển như ở Việt Nam hiện nay, các doanh nhân có xu hướng sử
dụng mạng lưới quan hệ cá nhân để thay thế cho các tổ chức phát triển thị trường (Lê
 Nguyễn, 2009; Puffer và cộng sự, 2010; Welter  Smallbone, 2011). Mạng lưới
quan hệ cá nhân thay thế các khoảng trống thể chế bằng cách cung cấp thông tin thị
trường, xây dựng niềm tin với các đối tác để đối phó với sự không chắc chắn hay
những rủi ro trong thực thi hợp đồng và cũng bằng cách xác nhận và bảo vệ từ các
thành viên của mạng (Puffer và cộng sự, 2010). Trong lĩnh vực thương mại hóa
KQNC của giảng viên/nhà khoa học các trường đại học, mạng lưới xã hội được công
nhận là một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến thành công (Aldridge 
Audretsch, 2011). Ngoài ra nó còn phụ thuộc rất nhiều vào khả năng khám phá nắm
bắt cơ hội kinh doanh từ những phát minh của các nhà khoa học. Một số nghiên cứu
trước đây cũng đã chỉ ra rằng, mạng lưới quan hệ xã hội ảnh hưởng đến khả năng
13
khám phá các cơ hội kinh doanh và các loại cơ hội khác (Shane, 2000). Theo
Dechenaux và cộng sự (2008) mạng lưới quan hệ xã hội, đặc biệt là đối với những
người kinh doanh ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự thành công của thương mại hóa. Một số
học giả khác lại nhận định rằng vốn xã hội của các nhà khoa học đề cập đến các mạng
lưới quan hệ xã hội đối với các bên liên quan khác nhau và ảnh hưởng đến thương mại
hóa KQNC của họ (Aldridge  Audretsch, 2011). Trong đó việc kết nối với các doanh
nghiệp là rất quan trọng. Thứ nhất, nó giúp cho các nhà khoa học có thông tin về thị
trường và các thông tin sẽ ảnh hưởng tích cực đến công việc và cơ hội của họ (Shane,
2000). Thứ hai, là cầu nối giúp cho giảng viên/nhà khoa học có thể tìm kiếm đối tác
trong sản xuất và phân phối cho các sản phẩm mới do nghiên cứu của họ tạo ra (Liao
 Phan, 2016). Thứ ba, mạng lưới quan hệ xã hội là niềm tin mạnh mẽ giúp các nhà
khoa học và các đối tác kinh doanh tìm ra các giao dịch kinh doanh được cả hai bên
chấp nhận (Aldridge  Audretsch, 2011; Shane, 2000). Sự tin tưởng giữa các đối tác
với nhau sẽ giảm thiểu các rủi ro mà do một bên có thể lừa gạt bên kia (Nguyen, 2005)
điều này là rất quan trọng đối với giảng viên/nhà khoa học khi mà các tổ chức của thị
trường KHCN chưa phát triển. Trong hoạt động KHCN thì vốn xã hội của nhà khoa
học là mạng liên kết bền vững giữa các nhà nghiên cứu, sự tin cậy trong hoạt động
nghiên cứu, các chuẩn mực đạo đức của cộng đồng KHCN, các thang giá trị của
KHCN, các quan hệ hợp tác trong hoạt động KHCN và được xem xét trên cả ba cấp
độ: vi mô (micro level, cá nhân); trung mô (meso level, các nhóm xã hội); vĩ
mô (macro level, quốc gia và quốc tế). Sự tương tác giữa các cá nhân với các nhóm xã
hội trong mỗi quốc gia và giữa các quốc gia sẽ làm cho vốn xã hội của cá nhân đó có
thể “giàu lên” hoặc “nghèo đi”, phát triển hoặc suy thoái (Nguyễn Thị Hương Giang,
2019). Một số nghiên cứu khác lại chỉ ra vốn xã hội của nhà khoa học cụ thể là kinh
nghiệm lãnh đạo cũng có ảnh hưởng tích cực đến thương mại hóa KQNC (Bercovitz 
Feldman, 2008; Markman và cộng sự, 2008).
Theo Alshumaimri và cộng sự (2011) khi nghiên cứu về tinh thần doanh nhân
của giảng viên tại các trường đại học ở Ả Rập Xê Út bằng nghiên cứu định lượng các
tác giả đã chỉ ra rằng vốn xã hội của các giảng viên/nhà khoa học có ảnh hưởng tới
tinh thần doanh nhân của nhà khoa học, cụ thể giảng viên/nhà khoa học có số năm
kinh nghiệm ít (tính từ khi nhận bằng tiến sĩ) thì tinh thần doanh nhân lại cao hơn các
giảng viên/nhà khoa học có nhiều năm kinh nghiệm hơn, đồng thời nghiên cứu cũng
chỉ ra các nhân tố thuộc về đặc điểm cá nhân của giảng viên như giới tính, kinh
nghiệm không có ảnh hưởng tới tinh thần kinh doanh của các nhà khoa học, điều này
khác biệt với các nghiên cứu trước đây ở các nước OECD.
14
1.1.2.2. Các nghiên cứu về các yếu tố động lực tài chính trong thương mại hóa
của giảng viên
Động lực của giảng viên/nhà khoa học về thương mại hóa KQNC là khác nhau
và nó thường phụ thuộc vào đặc điểm của từng cá nhân. Cơ sở cho hành động của con
người là sự hiện diện của động cơ, tạo ra động lực để thực hiện hành động (Kulbe,
2009). Theo Maslow (1943) xác định các nhu cầu là động lực cho các hành động của
cá nhân, có thể chia nhu cầu thành: nhu cầu cơ bản, nhu cầu bảo mật, nhu cầu xã hội
thuộc về lòng tự trọng, nhu cầu cá nhân và nhu cầu tự thực hiện. Trong đó nhu cầu tự
thực hiện được đặt lên hàng đầu. Động lực cá nhân bao gồm động lực bên trong và
động lực bên ngoài. Động lực nội tại là đề cập đến động lực bên trong hay còn gọi là
động lực thực sự (Rheinberg, 2004), nó nằm trong chính hành động hoặc đích đến của
nó (Heckhausen, 2005). Một động lực của các hành động do bên ngoài thúc đẩy là một
động lực ngoài (Kulbe, 2009).
Theo Lam (2011) động lực thương mại hóa KQNC của giảng viên có nhiều
động lực khác nhau, tuy nhiên động lực chủ yếu để thúc đẩy họ thực hiện việc thương
mại hóa kết quả nghiên cứu của họ là xuất phát từ động lực về lợi ích tài chính (tăng
ngân quỹ cho nghiên cứu, tăng thu nhập cá nhân). Ngày nay giảng viên/nhà khoa học
ở các trường đại học trên thế giới đang phải đối mặt với áp lực giữa việc công bố, xuất
bản các ấn phẩm học thuật và thương mại hóa KQNC của họ (Ambos và cộng sự,
2008). Các trường ĐH, viện nghiên cứu và các giảng viên ngày càng cần phải thực
hiện cả hai nhiệm vụ đó, do vây mà nó tạo ra một sự cạnh tranh trong các tổ chức
(Ambos và cộng sự, 2008). Theo Lam (2011), động lực thương mại hóa KQNC của
các giảng viên/nhà khoa học là khác nhau, có người vì động lực tài chính (để tăng
ngân quỹ và tạo ra nguồn tài chính tiếp tục cho nghiên cứu, tạo cơ hội việc làm cho
sinh viên, tăng thu nhập cá nhân. Cũng theo Lam (2011) khi nghiên cứu tại 5 trường
đại học nghiên cứu lớn ở Vương quốc Anh, ông cũng đã chỉ ra các giảng viên không
đồng nhất trong động lực thương mại hóa KQNC của họ. Trong đó, động lực bằng tiền
(động lực tài chính) là quan trọng vì thương mại hóa có thể mang lại nguồn tài chính
để có thể tiếp tục cho nghiên cứu và làm tăng thu nhập cho cá nhân.
1.1.2.3. Các nghiên cứu về các yếu tố đến tiếp cận nguồn tài trợ
Theo Markman và cộng sự (2008) thì việc tiếp cận với các nguồn lực tài chính
là rất quan trọng đối với tất cả các doanh nhân nói chung và giảng viên/nhà khoa học
nói riêng. Vì vậy, đối với các nhà nghiên cứu để thương mại hóa được KQNC thì
giảng viên/nhà khoa học cần phải có nhiều nguồn lực đặc biệt là nguồn lực tài chính
15
để tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện các phát minh sáng chế mới ở giai đoạn phôi
thai để trở thành các sản phẩm hoàn chỉnh có thể bán được hay nói cách khác là các
sản phẩm đáp ứng được các yêu cầu để thương mại hóa và ứng dụng vào trong thực
tiễn của đời sống, phát triển kinh tế - xã hội. Còn theo Bonzeman  Gauhan (2007)
dựa trên kết quả khảo sát 4.916 giảng viên tại các trường đại học của Mỹ cũng đã chỉ
ra các nhà nghiên cứu khi được tài trợ và ký hợp đồng nghiên cứu với các tổ chức là
doanh nghiệp thì có xu hướng làm việc gần gũi với cộng đồng doanh nghiệp hơn, đặc
biệt các nhà nghiên cứu khi ký hợp đồng với doanh nghiệp thì gắn kết chặt chẽ với
cộng đồng này hơn là các đề tài được Chính phủ tài trợ ngân sách. Theo Ponomariov
(2008) khi nghiên cứu ở các trường ĐH ở Mỹ cũng đã chỉ ra mức độ gắn kết của các
nhà khoa học với khu vực tư nhân tỷ lệ thuận với thu nhập của doanh nghiệp từ
nghiên cứu phát triển, tỷ lệ nghịch với mức độ trung bình với công bố của các nhà
khoa học.
Theo Martinnelli và công sự (2008) khi nghiên cứu tại ĐH tổng hợp của Sussex
về quá trình thương mại hóa KQNC đã chỉ ra các nhà khoa học khi nhận tài trợ nghiên
cứu từ doanh nghiệp thì có xu hướng thực hiện nhiều nghiên cứu ứng dụng hơn, hợp
tác với các nhà khoa học khác trong giới học thuật và cả trong ngành cũng nhiều hơn,
đồng thời xuất bản nhiều công trình khoa học và sản phẩm nghiên cứu hơn cho doanh
nghiệp hơn.
1.1.2.4. Các nghiên cứu về các yếu tố liên quan đến rào cản thương mại hóa kết
quả nghiên cứu.
- Các yếu tố rào cản về thể chế
Farsi và cộng sự (2011), nghiên cứu về các yếu tố thể chế ảnh hưởng đến
thương mại hóa KQNC. Nghiên cứu điển hình tại trường hợp của Đại học Tehran. Dựa
trên lý thuyết Kinh tế Thể chế của North (1990) để nghiên cứu về các yếu tố của thể
chế chính thức và thể chế không chính thức ảnh hưởng tới thương mại hóa KQNC ở
các trường đại học của Tehran Iran. Bằng phương pháp nghiên cứu định tính thông
qua phỏng vấn trực tiếp những người có liên quan đến thương mại hóa bao gồm các
giáo sư giàu kinh nghiệm về thương mại hóa, các giáo sư đã tham gia vào thương mại
hóa, các nhà quản lý và hoạch định chính sách. Kết quả nghiên cứu định tính cho thấy
có hai nhóm nhân tố là thể chế chính thức và thể chế không chính thức làm cản trở đến
thương mại hóa KQNC, cụ thể:
Nhóm thể chế chính thức bao gồm các yếu tố: các quy tắc, cơ cấu và quản trị của
trường đại học; các chương trình đào tạo về kinh doanh; cơ cấu tổ chức của trường đại
16
học về thương mại hóa KQNC; chính sách của chính phủ và các quy định pháp luật về
sở hữu trí tuệ; cơ cấu đào tạo và nghiên cứu của trường đại học.
Nhóm thể chế không chính thức bao gồm các yếu tố: phương pháp thực thi các
quy tắc; các cân nhắc chính trị; vai trò của các mô hình và hệ thống khen thưởng học
tập; thái độ của các nhà khoa học đối với thương mại hóa KQNC có ảnh hưởng rất lớn
đến thương mại hóa KQNC cứu tại các trường đại học của Tehran Iran.
Cũng trong một nghiên cứu khác của Farsi và các cộng sự (2011) về những rào
cản và giải pháp thương mại hóa nghiên cứu ở các trường đại học, nghiên cứu điển
hình tại các doanh nghiệp nhỏ thuộc trung tâm phát triển của đại học Tehran. Các tác
giả cũng đã chỉ ra 8 yếu tố chủ yếu là rào cản đến thương mại hóa KQNC bao gồm: tổ
chức, quản lý, môi trường, công nghiệp, pháp lý, văn hóa, nguồn lực, tài chính.
Theo (Mahbodi  Anatan, 2010; Plewa, 2004) các tác giả cũng đã chỉ rào cản
về tổ chức bao gồm các nhân tố làm cản trở đến thương mại hóa KQNC như thiếu hiệu
quả ở bộ máy và quy trình thương mại hóa sản phẩm, thiếu kiến thức nền tảng, năng
lực quản lý kém, hệ thống nhân lực yếu kém, thiếu cơ chế, chính sách khuyến khích,
hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ, chuẩn mực đạo đức, các yếu tố văn hóa.
Theo (Mahbodi  Anatan, 2010; Plewa, 2004) và dựa trên khung lý thuyết phân
loại (Siegel và công sự, 2003) gồm 3 yếu tố về thể chế, tổ chức và nội bộ và các tác giả đã
xây dựng một mô hình nghiên cứu mới và chia rào cản môi trường thành hai yếu tố rào cản
riêng biệt là rào cản môi trường và rào cản thể chế, bổ sung thêm yếu tố rào cản nhận thức
về quy chuẩn và rào cản nhận thức về văn hoá. Thể chế chính sách như hệ thống pháp luật
về thực thi quyền sở hữu trí tuệ đối với các tài sản trí tuệ, chuẩn mực đạo đức, các yếu tố
văn hóa, thể chế chính thức và thể chế không chính thức (Farsi và các cộng sự, 2011).
Ở Việt Nam trong thời gian qua, một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra một số thách
thức chính là rào cản đối với thương mại hóa KQNC của giảng viên/nhà khoa học của
các trường ĐH, bao gồm thực thi chính sách trong việc bảo vệ bản quyền, sở hữu trí tuệ
đối với các tài sản trí tuệ được tạo ra từ hoạt động NCKH, thông tin về thị trường và
thực thi hợp đồng trong hoạt động thương mại hóa KQNC (Nguyen, 2015; Nguyen,
2013; Tran, 2007).
- Các yếu tố về rào cản về thị trường
Theo (Mahbodi  Anatan, 2010; Plewa, 2004) các tác giả đã chỉ ra các yếu tố
rào cản về thị trường ảnh hưởng đến thương mại hóa KQNC của giảng viên các trường
đại học bao gồm: hoạt động marketing kém hiệu quả, cản trở do môi trường, rào cản
trong ngành, không có sản phẩm sản xuất đại trà, thiếu hiểu biết về thị trường và nhu
17
cầu với sản phẩm, sản phẩm kém chất lượng, thiếu mạng lưới truyền thông; rào cản
trong ngành, không biết được nhu cầu của các công ty mua công nghệ, bộ máy hành
chính, hoạt động trong ngành, công nghệ của các trường đại học kém... Rào cản nội
bộ: trở ngại về tài chính; thiếu lao động lành nghề, thiếu cơ chế chính sách đầu tư
mạo hiểm, ngân sách hạn hẹp không đủ để nghiên cứu, thiếu nhân lực trình độ cao;
thiếu sự tham gia của các giáo sư, các nhà khoa học giỏi, thiếu nhận thức về quyền
SHTT trong các trường ĐH, kỳ vọng của nhà quản lý và các giáo sư về công nghệ
của họ. Sự thiếu vắng các Văn phòng Chuyển giao Công nghệ (TTO) hoặc các trung
tâm li - xăng công nghệ, định giá công nghệ, tìm kiếm đối tác, thiếu thông tin về thị
trường và nhu cầu của xã hội
1.2. Khoảng trống nghiên cứu
Dựa trên kết quả tổng quan các công trình nghiên cứu của các học giả trong và
ngoài nước liên quan đã nghiên cứu về thương mại hóa KQNC và các nhân tố ảnh
hưởng đến quyết định thương mại hóa KQNC của giảng viên/nhà khoa học của các
trường đại học, tác giả xác định còn có những khoảng trống nghiên cứu như sau:
Thứ nhất, phần lớn các nghiên cứu trước đây về thương mại hóa KQNC đều
được thực hiện ở nước ngoài, đặc biệt là nghiên cứu tại các nước phát triển có lịch sử
liên kết đại học - doanh nghiệp và có quá trình thương mại hóa KQNC được thực
hiện từ rất sớm so với Việt Nam. Tại Việt Nam, gần đây mới xuất hiện một số nghiên
cứu về vấn đề này, tuy nhiên tính hệ thống còn nhiều hạn chế do cách tiếp cận nghiên
cứu theo phương pháp truyền thống. Thiếu các nghiên cứu mô hình hóa/lượng hóa
các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định thương mại hóa KQNC của giảng viên/nhà
khoa học của các trường ĐHCL ở các nước đang phát triển như Việt Nam.
Thứ hai, các nghiên cứu trước đây được xây dựng dựa trên các lý thuyết khác
nhau, tiếp cận ở các khía cạnh khác nhau nên mỗi nghiên cứu chỉ tập trung ở một số
nhóm nhân tố ảnh hưởng đến quyết định thương mại hóa KQNC. Thiếu vắng các
nghiên cứu xem xét đồng thời nhiều khía cạnh/nhân tố có thể ảnh hưởng đến quyết
định thương mại hóa KQNC của giảng viên/nhà khoa học tại các trường ĐHCL ở bối
cánh nước đang phát triển như Việt Nam.
Thứ ba, tồn tại sự khác biệt/tranh luận về cấu trúc đo lường (đánh giá) của cùng
một khái niệm nghiên cứu và giữa các nghiên cứu (chẳng hạn thang đo về rào cản
thương mại hóa ). Hơn nữa cấu trúc khái niệm nghiên cứu có thể thay đổi theo bối cảnh
nghiên cứu nên các tác giả không hoàn toàn chắc chắn về cấu trúc các khái niệm nghiên
cứu có thể sử dụng trong các bối cảnh nghiên cứu mới.
18
Bởi vậy, nghiên cứu này được thiết kế: (i) để thiết lập một mô hình nghiên
cứu mới dựa trên tích hợp nhiều nhân tố khác nhau từ các lý thuyết khác nhau có khả
năng ảnh hưởng đến quyết định thương mại hóa KQNC của giảng viên các trường đại
học; (ii) phát hiện và hiệu chỉnh cấu trúc đo lường qua các biến quan sát cho các khái
niệm nghiên cứu thông qua dữ liệu thực nghiệm tại các trường ĐHCL khối kỹ thuật ở
Việt Nam; (iii) thiết kế một nghiên cứu được mô hình hóa/lượng hóa các nhân tố ảnh
hưởng đến quyết định thương mại hóa KQNC của giảng viên/nhà khoa học ở các trường
ĐHCL cho bối cảnh Việt Nam cũng như các nước đang phát triển.
1.3. Cơ sở lý thuyết về thương mại hóa kết quả nghiên cứu
1.3.1. Kết quả nghiên cứu khoa học
Kết quả nghiên cứu khoa học là kết quả do quá trình hoạt động KHCN tạo ra và
được xã hội chấp nhận. Xét theo các loại hình hoạt động khoa học công nghệ thì sản
phẩm khoa học và công nghệ được tạo ra từ quá trình hoạt động trí óc của con người
được thể hiện dưới dạng các phát minh, sáng chế, giải pháp (Đinh Văn Ân, 2004).
Hoạt động nghiên cứu khoa học ở các trường đại học cũng rất đa dạng với nhiều hoạt
động khác nhau. Vì thế mà kết quả của nó mang lại cũng rất đa dạng và phong phú.
Theo quan điểm hiện đại, không phải bất kỳ sản phẩm đầu ra nào của các hoạt động
nghiên cứu cũng được xem là kết quả nghiên cứu khoa học. Các sản phẩm nghiên cứu
được xem là kết quả nghiên cứu khoa học phải được cộng đồng khoa học chấp nhận.
Bởi vậy, trong mô hình bình duyệt các bài báo (peer review) được xem là một hệ
thống sàng lọc để chấp nhận đâu là sản phẩm nghiên cứu khoa học và đâu không phải
là sản phẩm nghiên cứu khoa học. Quan điểm này được phổ biến ở các đại học phương
Tây và mở rộng sang các khu vực khác có tính toàn cầu hiện nay. Các sản phẩm
nghiên cứu khoa học có thể tồn tại ở các dạng như bài báo trên các tạp chí khoa học
(có bình duyệt), sách, hội thảo khoa học có bình duyệt, các phát minh, sáng chế được
đăng ký, những giải pháp đưa vào thực tiễn như sản phẩm đầu ra của quá trình nghiên
cứu và được xã hội chấp nhận.
Tại Việt Nam, theo Luật KHCN (2013) kết quả nghiên cứu khoa học được hiểu
là kết quả của hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và triển khai thực nghiệm,
phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ, dịch vụ KHCN, phát huy sáng kiến và hoạt
động sáng tạo khác nhằm phát triển KHCN thường được định hình dưới dạng kết quả
hay sản phẩm của một nhiệm vụ KHCN.
Các loại hình kết quả nghiên cứu khoa học cũng khá đa dạng tùy thuộc vào lĩnh
vực cứu khác nhau. Theo thông lệ kết quả nghiên cứu khoa học phân chia theo tính
19
chất ứng dụng/thương mại hóa được chia thành hai nhóm: (1) sản phẩm sáng chế và
(2) sản phẩm phi sáng chế. Trong đó:
Sản phẩm là sáng chế: tài sản sở hữu trí tuệ (bằng độc quyền sáng chế, giải
pháp hữu ích, bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký thiết
kế bố trí mạch tích hợp, bằng bảo hộ giống cây trồng, sáng kiến được công nhận,
quyền sở hữu công nghiệp, chương trình máy tính được cấp văn bằng bảo hộ, sản
phẩm, công nghệ đã được ứng dụng trong thực tiễn).
Sản phẩm phi sáng chế: sách tài liệu tham khảo (sách, tài liệu tham khảo và
chuyên khảo); sản phẩm công bố trên các tạp chí (các công trình đã công bố trên các
tạp chí, hội thảo trong và ngoài nước); sản phẩm đào tạo (đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ); sản
phẩm ứng dụng (mẫu, vật liệu, thiết bị, máy móc, dây truyền công nghệ, bản thiết kế,
phần mềm máy tính, quy trình công nghệ, sơ đồ, bản đồ, mô hình, các cơ sở dữ liệu,
tài liệu, báo cáo tư vấn, dự báo, ...);
1.3.2. Thương mại hóa kết quả nghiên cứu
Thương mại hóa KQNC được hiểu là quá trình chuyển giao các KQNC, kiến
thức hoặc kinh nghiệm từ lĩnh vực nghiên cứu sang lĩnh vực kinh doanh nhằm mục
đích thu được các lợi ích kinh tế. Theo Markman và cộng sự (2008) thương mại hóa
KQNC là thể hiện sự ảnh hưởng tích cực của hoạt động học thuật đến đời sống thực tế
do nó tạo ra và sự chấp nhận của thị trường với các KQNC khoa học, hay nói cách khác
là sự chuyển giao tri thức từ trường ĐH, các viện nghiên cứu sang lĩnh vực kinh doanh
nói chung hay xã hội nói riêng. Đối với các trường đại học, thương mại hóa KQNC là
sự chuyển giao tri thức mới từ các trường đại học, các trung tâm nghiên cứu sang lĩnh
vực kinh doanh nói chung hay xã hội nói riêng (Perkmar và cộng sự, 2013). Thương
mại hóa KQNC thường gắn với sáng chế, đổi mới công nghệ bao gồm các giai đoạn từ
nghiên cứu đến chuyển giao, phát triển công nghệ (Trần Văn Hai, 2015).
Tại Việt Nam, theo Luật Khoa học Công nghệ (2013), hoạt động thương mại
hoá KQNC được hiểu là một quá trình mà qua đó KQNC tiếp tục được khai thác phát
triển, hoàn chỉnh để trở thành sản phẩm có thể thương mại nhằm đáp ứng nhu cầu của
khách hàng. Quá trình thực hiện, nó đòi hỏi phải có sự hợp tác chặt chẽ, hài hòa, thống
nhất và có sự tương tác giữa Nhà nước, Chính phủ, cơ quan quản lý, các trường đại
học, viện nghiên cứu và nói chung là các tổ chức KHCN với các doanh nghiệp (DN),
công ty, nhà đầu tư và thậm chí với các cá nhân.
Theo Luật Chuyển giao Công nghệ (2017), thương mại hóa KQNC khoa học và
phát triển công nghệ được hiểu là hoạt động khai thác, hoàn thiện, ứng dụng, chuyển
20
giao, hoạt động khác có liên quan đến kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công
nghệ nhằm mục đích thu lợi nhuận. Theo đề tài (Hoàng Văn Hoa, 2017), thương mại
hóa KQNC được hiểu là quá trình đưa sản phẩm là kết quả của nghiên cứu KHCN ra thị
trường hoặc trao đổi kiến thức giữa hai hoặc nhiều đối tác và nhận lại một giá trị nào đó
thông qua chuyển nhượng quyền sở hữu hay chuyển quyền sử dụng đối với KQNC.
Như vậy, có rất nhiều các khái niệm khác nhau, ở mỗi góc độ khía cạnh nghiên
cứu, nội dung và mục đích nghiên cứu khác nhau thì khái niệm thương mại hóa KQNC
lại được hiểu và định nghĩa theo một khía cạnh khác.
Tuy nhiên, ở góc độ hay khía cạnh nào thì đều có những điểm chung sau: thứ
nhất, nó là sản phẩm được tạo ra từ hoạt động nghiên cứu khoa học nên có hàm lượng
khoa học cao và tri thức mới; thứ hai, chủ thể sản sinh ra nó bởi trí óc của con người,
là sản phẩm của trí tuệ và tri thức mới; thứ ba, mục đích của thương mại hóa là đưa tri
thức mới là kết quả của hoạt động nghiên cứu từ các trường ĐH, nhà khoa học ra thị
trường đáp ứng các yêu cầu của đời sống thực tiễn và phát triển kinh tế - xã hội nhằm
thu lại các lợi ích kinh tế. Thương mại hóa KQNC, trong phạm vi của luận án được tác
giả định nghĩa như sau:
Thương mại hóa KQNC của giảng viên/nhà khoa học các trường đại học được
hiểu đơn giản là quá trình triển khai đưa các sản phẩm, công nghệ mới là kết quả của
hoạt động nghiên cứu khoa học ra thị trường thông qua các hình thức khác nhau như
cộng tác, ký hợp đồng chuyển giao với đối tác, mở doanh nghiệp hay tự sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm nhằm thu được các lợi ích kinh tế từ kết quả nghiên cứu.
Quyết định thương mại hóa KQNC của giảng viên/nhà khoa học là quyết định
của giảng viên/nhà khoa học có hoặc không tham gia vào hoạt động thương mại hóa
KQNC của mình với ít nhất một trong các hình thức như cộng tác, ký hợp đồng
chuyển giao với đối tác, mở doanh nghiệp hay tự sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nhằm
thu được các lợi ích kinh tế từ KQNC. Quyết định thương mại hóa KQNC của giảng
viên được đo bằng hành động thực tế mà giảng viên/nhà khoa học đã tham gia vào
hoạt động này hay chưa.
1.3.3. Đặc điểm của thương mại hoá kết quả nghiên cứu
Thương mại hóa KQNC có thể được diễn ra ở bất kỳ giai đoạn nào trong quá
trình nghiên cứu, có thể diễn ra ngay từ giai đoạn đầu ý tưởng nghiên cứu hay ở giai
đoạn cuối cùng khi các sản phẩm nghiên cứu đã định hình (Norman và cộng sự, 1997).
Tuy nhiên, thương mại hóa KQNC thường gắn với hoạt động chuyển giao tri
thức/công nghệ mới sang lĩnh vực kinh doanh. Bởi vậy, mà nó có bốn đặc điểm chính
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam

More Related Content

What's hot

Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đà...
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đà...Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đà...
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đà...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Giải Quyết Tranh Chấp Phát Sinh Từ Hoạt Động Du Lịch
Giải Quyết Tranh Chấp Phát Sinh Từ Hoạt Động Du Lịch Giải Quyết Tranh Chấp Phát Sinh Từ Hoạt Động Du Lịch
Giải Quyết Tranh Chấp Phát Sinh Từ Hoạt Động Du Lịch nataliej4
 
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH KINH DOANH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY C...
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH KINH DOANH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY C...CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH KINH DOANH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY C...
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH KINH DOANH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY C...OnTimeVitThu
 
PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ẨM THỰC ĐƯỜNG PHỐ TẠI NHA TRANG (KHÁNH HÒA) - TẢI...
PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ẨM THỰC ĐƯỜNG PHỐ TẠI NHA TRANG (KHÁNH HÒA) - TẢI...PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ẨM THỰC ĐƯỜNG PHỐ TẠI NHA TRANG (KHÁNH HÒA) - TẢI...
PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ẨM THỰC ĐƯỜNG PHỐ TẠI NHA TRANG (KHÁNH HÒA) - TẢI...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả đối với quản lý gia công xuất khẩu giày da, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Nâng cao hiệu quả đối với quản lý gia công xuất khẩu giày da, 9 ĐIỂM!Luận văn: Nâng cao hiệu quả đối với quản lý gia công xuất khẩu giày da, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Nâng cao hiệu quả đối với quản lý gia công xuất khẩu giày da, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Yếu tố tác động đến quyết định mua của khách hàng đối với mặt hàng ra...
Đề tài: Yếu tố tác động đến quyết định mua của khách hàng đối với mặt hàng ra...Đề tài: Yếu tố tác động đến quyết định mua của khách hàng đối với mặt hàng ra...
Đề tài: Yếu tố tác động đến quyết định mua của khách hàng đối với mặt hàng ra...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Bài 11: Kinh doanh dịch vụ ăn uống có trách nhiệm
Bài 11: Kinh doanh dịch vụ ăn uống có trách nhiệmBài 11: Kinh doanh dịch vụ ăn uống có trách nhiệm
Bài 11: Kinh doanh dịch vụ ăn uống có trách nhiệmduanesrt
 

What's hot (20)

Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đà...
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đà...Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đà...
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đà...
 
Giải Quyết Tranh Chấp Phát Sinh Từ Hoạt Động Du Lịch
Giải Quyết Tranh Chấp Phát Sinh Từ Hoạt Động Du Lịch Giải Quyết Tranh Chấp Phát Sinh Từ Hoạt Động Du Lịch
Giải Quyết Tranh Chấp Phát Sinh Từ Hoạt Động Du Lịch
 
LV: Phát triển doanh nghiệp thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
LV: Phát triển doanh nghiệp thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Quảng BìnhLV: Phát triển doanh nghiệp thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
LV: Phát triển doanh nghiệp thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
 
Đề tài: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Ninh, HAY
Đề tài: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Ninh, HAYĐề tài: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Ninh, HAY
Đề tài: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Ninh, HAY
 
Luận văn: Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở huyện Chương Mỹ
Luận văn: Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở huyện Chương MỹLuận văn: Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở huyện Chương Mỹ
Luận văn: Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở huyện Chương Mỹ
 
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đLuận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
 
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH KINH DOANH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY C...
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH KINH DOANH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY C...CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH KINH DOANH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY C...
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH KINH DOANH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY C...
 
PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ẨM THỰC ĐƯỜNG PHỐ TẠI NHA TRANG (KHÁNH HÒA) - TẢI...
PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ẨM THỰC ĐƯỜNG PHỐ TẠI NHA TRANG (KHÁNH HÒA) - TẢI...PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ẨM THỰC ĐƯỜNG PHỐ TẠI NHA TRANG (KHÁNH HÒA) - TẢI...
PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ẨM THỰC ĐƯỜNG PHỐ TẠI NHA TRANG (KHÁNH HÒA) - TẢI...
 
Luận văn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại dịch vụ, HOT!
Luận văn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại dịch vụ, HOT!Luận văn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại dịch vụ, HOT!
Luận văn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại dịch vụ, HOT!
 
Đề tài cạnh tranh sản phẩm cá tra xuất khẩu, RẤT HAY
Đề tài cạnh tranh sản phẩm cá tra xuất khẩu, RẤT HAYĐề tài cạnh tranh sản phẩm cá tra xuất khẩu, RẤT HAY
Đề tài cạnh tranh sản phẩm cá tra xuất khẩu, RẤT HAY
 
LV: Hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
LV: Hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh.LV: Hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
LV: Hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả đối với quản lý gia công xuất khẩu giày da, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Nâng cao hiệu quả đối với quản lý gia công xuất khẩu giày da, 9 ĐIỂM!Luận văn: Nâng cao hiệu quả đối với quản lý gia công xuất khẩu giày da, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Nâng cao hiệu quả đối với quản lý gia công xuất khẩu giày da, 9 ĐIỂM!
 
Đề tài: Giải pháp thu hút đầu tư FDI vào khu công nghiệp Hải Phòng
Đề tài: Giải pháp thu hút đầu tư FDI vào khu công nghiệp Hải PhòngĐề tài: Giải pháp thu hút đầu tư FDI vào khu công nghiệp Hải Phòng
Đề tài: Giải pháp thu hút đầu tư FDI vào khu công nghiệp Hải Phòng
 
Đề tài: Yếu tố tác động đến quyết định mua của khách hàng đối với mặt hàng ra...
Đề tài: Yếu tố tác động đến quyết định mua của khách hàng đối với mặt hàng ra...Đề tài: Yếu tố tác động đến quyết định mua của khách hàng đối với mặt hàng ra...
Đề tài: Yếu tố tác động đến quyết định mua của khách hàng đối với mặt hàng ra...
 
Luận văn: Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở Hà Nội, HOT
Luận văn: Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở Hà Nội, HOTLuận văn: Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở Hà Nội, HOT
Luận văn: Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở Hà Nội, HOT
 
Luận văn: Phát triển du lịch homestay tại Cát Bà, Hải Phòng, HOT
Luận văn: Phát triển du lịch homestay tại Cát Bà, Hải Phòng, HOTLuận văn: Phát triển du lịch homestay tại Cát Bà, Hải Phòng, HOT
Luận văn: Phát triển du lịch homestay tại Cát Bà, Hải Phòng, HOT
 
Luận văn: Tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty Hải sản, HOT
Luận văn: Tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty Hải sản, HOTLuận văn: Tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty Hải sản, HOT
Luận văn: Tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty Hải sản, HOT
 
Bài 11: Kinh doanh dịch vụ ăn uống có trách nhiệm
Bài 11: Kinh doanh dịch vụ ăn uống có trách nhiệmBài 11: Kinh doanh dịch vụ ăn uống có trách nhiệm
Bài 11: Kinh doanh dịch vụ ăn uống có trách nhiệm
 
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phốLuận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về công tác dân tộc, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về công tác dân tộc, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về công tác dân tộc, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về công tác dân tộc, HOT
 

Similar to Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam

đáNh giá chất lượng dịch vụ bảo hiểm nhân thọ manulife tại ngân hàng thương m...
đáNh giá chất lượng dịch vụ bảo hiểm nhân thọ manulife tại ngân hàng thương m...đáNh giá chất lượng dịch vụ bảo hiểm nhân thọ manulife tại ngân hàng thương m...
đáNh giá chất lượng dịch vụ bảo hiểm nhân thọ manulife tại ngân hàng thương m...https://www.facebook.com/garmentspace
 
luan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdfluan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdfNguyễn Công Huy
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...NOT
 
Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện ở tỉnh T...
Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện ở tỉnh T...Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện ở tỉnh T...
Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện ở tỉnh T...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Vũ...
Kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Vũ...Kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Vũ...
Kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Vũ...anh hieu
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thẻ thanh toán tại ngân hàng...
Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thẻ thanh toán tại ngân hàng...Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thẻ thanh toán tại ngân hàng...
Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thẻ thanh toán tại ngân hàng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Hoàn thiện marketing trong hoạt động huy động vốn khách hàng cá nhân,...
Đề tài: Hoàn thiện marketing trong hoạt động huy động vốn khách hàng cá nhân,...Đề tài: Hoàn thiện marketing trong hoạt động huy động vốn khách hàng cá nhân,...
Đề tài: Hoàn thiện marketing trong hoạt động huy động vốn khách hàng cá nhân,...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận án: Hiệu quả can thiệp thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành phòng chốn...
Luận án: Hiệu quả can thiệp thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành phòng chốn...Luận án: Hiệu quả can thiệp thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành phòng chốn...
Luận án: Hiệu quả can thiệp thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành phòng chốn...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên 6834577.pdf
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên 6834577.pdfQuản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên 6834577.pdf
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên 6834577.pdfjackjohn45
 
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
38608 228201383714nguyenxuanthuy
38608 228201383714nguyenxuanthuy38608 228201383714nguyenxuanthuy
38608 228201383714nguyenxuanthuyPhương Thảo Vũ
 

Similar to Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam (20)

đáNh giá chất lượng dịch vụ bảo hiểm nhân thọ manulife tại ngân hàng thương m...
đáNh giá chất lượng dịch vụ bảo hiểm nhân thọ manulife tại ngân hàng thương m...đáNh giá chất lượng dịch vụ bảo hiểm nhân thọ manulife tại ngân hàng thương m...
đáNh giá chất lượng dịch vụ bảo hiểm nhân thọ manulife tại ngân hàng thương m...
 
luan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdfluan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdf
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện Hiệp Hòa...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện Hiệp Hòa...Luận văn: Nâng cao hiệu quả đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện Hiệp Hòa...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện Hiệp Hòa...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn kiến trúc...
 
Đề tài giải pháp nâng cao lợi nhuận công ty kiến trúc, HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài  giải pháp nâng cao lợi nhuận công ty kiến trúc, HAY, ĐIỂM CAOĐề tài  giải pháp nâng cao lợi nhuận công ty kiến trúc, HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài giải pháp nâng cao lợi nhuận công ty kiến trúc, HAY, ĐIỂM CAO
 
Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện ở tỉnh T...
Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện ở tỉnh T...Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện ở tỉnh T...
Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện ở tỉnh T...
 
Kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Vũ...
Kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Vũ...Kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Vũ...
Kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Vũ...
 
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền TrungPhát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
 
Phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp ở miền Trung
Phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp ở miền TrungPhát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp ở miền Trung
Phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp ở miền Trung
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thẻ thanh toán tại ngân hàng...
Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thẻ thanh toán tại ngân hàng...Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thẻ thanh toán tại ngân hàng...
Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thẻ thanh toán tại ngân hàng...
 
Đề tài: Hoàn thiện marketing trong hoạt động huy động vốn khách hàng cá nhân,...
Đề tài: Hoàn thiện marketing trong hoạt động huy động vốn khách hàng cá nhân,...Đề tài: Hoàn thiện marketing trong hoạt động huy động vốn khách hàng cá nhân,...
Đề tài: Hoàn thiện marketing trong hoạt động huy động vốn khách hàng cá nhân,...
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrs
Các Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrsCác Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrs
Các Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrs
 
Luận án: Hiệu quả can thiệp thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành phòng chốn...
Luận án: Hiệu quả can thiệp thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành phòng chốn...Luận án: Hiệu quả can thiệp thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành phòng chốn...
Luận án: Hiệu quả can thiệp thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành phòng chốn...
 
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên 6834577.pdf
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên 6834577.pdfQuản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên 6834577.pdf
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên 6834577.pdf
 
Nâng cao sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Tỉnh Phú Thọ
Nâng cao sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Tỉnh Phú ThọNâng cao sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Tỉnh Phú Thọ
Nâng cao sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Tỉnh Phú Thọ
 
Luan van thac si kinh te (22)
Luan van thac si kinh te (22)Luan van thac si kinh te (22)
Luan van thac si kinh te (22)
 
Luận văn: Chất lượng cán bộ quản lý trong doanh nghiệp tại TP Vĩnh Yên
Luận văn: Chất lượng cán bộ quản lý trong doanh nghiệp tại TP Vĩnh YênLuận văn: Chất lượng cán bộ quản lý trong doanh nghiệp tại TP Vĩnh Yên
Luận văn: Chất lượng cán bộ quản lý trong doanh nghiệp tại TP Vĩnh Yên
 
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...
 
38608 228201383714nguyenxuanthuy
38608 228201383714nguyenxuanthuy38608 228201383714nguyenxuanthuy
38608 228201383714nguyenxuanthuy
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.dochttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...https://www.facebook.com/garmentspace
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Recently uploaded

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 

Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập việt nam

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ---------------- NGUYỄN BÁ NHẪM THƯƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG HÀ NỘI - 2020
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ---------------- NGUYỄN BÁ NHẪM THƯƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 9340201 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. ĐÀM VĂN HUỆ 2. TS. BẠCH NGỌC THẮNG HÀ NỘI - 2020
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng Luận án này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Tác giả luận án Nguyễn Bá Nhẫm
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Luận án này là một công trình nghiên cứu độc lập, nghiêm túc với sự cố gắng và nỗ lực của tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Để hoàn thành được Luận án này và có được kết quả như ngày hôm nay là do bản thân tôi luôn luôn nhận được sự quan tâm, động viên, khích lệ, tạo điều kiện giúp đỡ của gia đình, thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và tập thể sư phạm trường Đại học Kinh tế Quốc dân nơi tôi đang công tác, đây là nguồn động lực lớn giúp tác giả luôn cố gắng nỗ lực để hoàn thành luận án này. Với tấm lòng biết ơn vô hạn tôi xin được bày tỏ và gửi lời cảm ơn sâu sắc tới: PGS.TS Đàm Văn Huệ, TS.Bạch Ngọc Thắng là hai thầy hướng dẫn khoa học đã luôn luôn quan tâm, động viên, tận tình chỉ bảo giúp đỡ, góp ý và chia sẻ những kiến thức chuyên môn bổ ích cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành được Luận án này. Các đồng chí lãnh đạo, bạn bè, đồng nghiệp đang công tác tại các đơn vị, các bộ ngành: Bộ Khoa học và Công nghệ, Vụ Khoa học và Công nghệ - Bộ Giáo dục và Đào tạo; Vụ Khoa học và Công nghệ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Kiểm toán Nhà nước; Thanh tra Bộ Tài chính; Ban Giám hiệu, lãnh đạo các phòng Kế hoạch Tài chính, Quản lý Khoa học tại các trường đại học trên phạm vi cả nước ở ba miền Bắc - Trung - Nam được khảo sát đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ cho tôi trong suốt quá trình điều tra khảo sát và thu thập thông tin phục vụ cho luận án. Các Quý Thầy/Cô là giảng viên/nhà khoa học đang công tác và giảng dạy tại các trường đại học: Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Giao thông Vận tải, Học viện Nông Nghiệp Việt Nam, Trường Đại học Lâm nghiệp, Trường Đại học Điện lực, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên, Trường Đại học Công nghiệp TP.Hồ Chí Minh, Trường Đại học Bách khoa TP.Hồ Chí Minh, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.Hồ Chí Minh, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, Đại học Thái Nguyên, Đại học Đà Nẵng, Đại học Huế, Trường Đại học Cần Thơ đã tạo điều kiện giúp đỡ và dành thời gian quý báu để trả lời phỏng vấn và phiếu điều tra khảo sát góp phần rất quan trọng để làm nên thành công của luận án này. GS.TS Nguyễn Văn Thắng - Viện trưởng Viện Phát triển bền vững Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã tạo điều kiện cho tôi là thành viên tham gia đề tài nằm trong
  • 5. iii khuôn khổ của dự án thuộc Quỹ Nafosted và cho phép tôi được sử dụng một phần dữ liệu khảo sát của đề tài cho nghiên cứu này. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn tới Lãnh đạo và tập thể sư phạm Viện Đào tạo Sau Đại học, Viện Ngân hàng - Tài chính, bộ môn Tài chính - Doanh nghiệp, phòng Tài chính - Kế toán, các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp đang công tác tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân luôn động viên, quan tâm, khích lệ, tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại Trường. Cuối cùng tôi xin được cảm ơn chân thành tới tất cả các thành viên trong gia đình tôi luôn quan tâm, động viên giúp đỡ, hỗ trợ, chia sẻ công việc và tạo mọi điều kiện tốt nhất về mặt thời gian để cho tôi toàn tâm, toàn ý tập trung vào học tập và nghiên cứu trong suốt 4 năm qua. Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Tác giả luận án Nguyễn Bá Nhẫm
  • 6. iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii MỤC LỤC .....................................................................................................................iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................ix DANH MỤC BẢNG .....................................................................................................xi DANH MỤC HÌNH ................................................................................................... xiii MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1 1. Lý do lựa chọn đề tài..............................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ..............................................................................................4 3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................................5 4.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................5 4.2. Phạm vi nghiên cứu...........................................................................................5 5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................6 6. Đóng góp mới của đề tài ........................................................................................7 6.1. Đóng góp về lý luận ..........................................................................................7 6.2. Đóng góp về thực tiễn .......................................................................................8 7. Kết cấu của đề tài...................................................................................................8 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THƯƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.....................................................9 1.1. Tổng quan nghiên cứu ........................................................................................9 1.1.1. Các nghiên cứu về thương mại hóa kết quả nghiên cứu ................................9 1.1.2. Các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến thương mại hóa kết quả nghiên cứu của giảng viên các trường đại học .......................................................12 1.3. Cơ sở lý thuyết về thương mại hóa kết quả nghiên cứu................................18 1.3.1. Kết quả nghiên cứu khoa học .......................................................................18 1.3.2. Thương mại hóa kết quả nghiên cứu............................................................19 1.3.3. Đặc điểm của thương mại hoá kết quả nghiên cứu ......................................20 1.3.4. Vai trò và lợi ích của thương mại hoá kết quả nghiên cứu ..........................22
  • 7. v 1.4. Các hình thức thương mại hoá kết quả nghiên cứu ......................................25 1.4.1. Thỏa thuận cấp phép (li-xăng)......................................................................25 1.4.2. Thỏa thuận nghiên cứu hợp tác ....................................................................25 1.4.3. Thỏa thuận nghiên cứu theo hợp đồng .........................................................25 1.4.4. Thành lập công ty liên doanh .......................................................................26 1.4.5. Tự thực hiện ..................................................................................................26 1.5. Các lý thuyết về thương mại hoá kết quả nghiên cứu ...................................26 1.5.1. Lý thuyết về chuyển giao công nghệ............................................................26 1.5.2. Lý thuyết về thương mại hóa........................................................................30 1.5.3. Lý thuyết tự quyết định ................................................................................33 1.5.4. Lý thuyết vốn con người, vốn xã hội và rào cản ảnh hưởng tới kết quả thương mại hóa.......................................................................................................37 1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định thương mại hoá kết quả nghiên cứu của giảng viên các trường đại học ..........................................................................41 1.6.1. Đặc điểm của giảng viên/nhà khoa học........................................................41 1.6.2. Vốn xã hội của giảng viên/nhà khoa học .....................................................42 1.6.3. Động lực tài chính của giảng viên/nhà khoa học .........................................44 1.6.4. Tiếp cận nguồn tài trợ cho nghiên cứu.........................................................45 1.6.5. Các nhân tố rào cản ......................................................................................46 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1............................................................................................49 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................50 2.1. Quy trình nghiên cứu........................................................................................50 2.1.1. Xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu .....................................................50 2.1.2. Xem xét cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước ........................................50 2.1.3. Xây dựng mô hình nghiên cứu .....................................................................51 2.1.4. Phát triển các thang đo nghiên cứu...............................................................51 2.1.5. Đánh giá sơ bộ và hiệu chỉnh thang đo.........................................................51 2.1.6. Thu thập dữ liệu chính thức..........................................................................51 2.1.7. Phân tích dữ liệu...........................................................................................51 2.1.8. Báo cáo kết quả nghiên cứu.........................................................................52 2.2. Xây dựng mô hình và giả thuyết nghiên cứu..................................................52
  • 8. vi 2.2.1. Căn cứ xây dựng mô hình và thang đo.........................................................52 2.2.2. Giả thuyết nghiên cứu...................................................................................55 2.3. Thiết kế nghiên cứu...........................................................................................58 2.3.1. Thiết kế thang đo nghiên cứu .......................................................................58 2.3.2. Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo ..................................................................61 2.4. Mẫu nghiên cứu và phương pháp thu thập dữ liệu .......................................63 2.5. Xử lý dữ liệu ......................................................................................................65 2.5.1. Xử lý dữ liệu thứ cấp....................................................................................65 2.5.2. Xử lý dữ liệu sơ cấp......................................................................................65 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2............................................................................................69 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG THƯƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP KHỐI KỸ THUẬT Ở VIỆT NAM...............................................................................................................70 3.1. Giới thiệu chung về các trường Đại học công lập khối kỹ thuật Việt Nam...70 3.2. Tiềm lực khoa học công nghệ của các trường Đại học công lập khối kỹ thuật ở Việt Nam......................................................................................................72 3.2.1. Nguồn nhân lực nghiên cứu khoa học và công nghệ....................................72 3.2.2. Cơ sở vật chất cho nghiên cứu .....................................................................75 3.2.3. Nguồn kinh phí cho thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu.............................76 3.2.4. Đơn vị chuyên trách hỗ trợ hoạt động chuyển giao công nghệ và thương mại hóa kết quả nghiên cứu...........................................................................................81 3.3. Thực trạng thương mại hóa kết quả nghiên cứu ở các trường Đại học công lập khối kỹ thuật Việt Nam.....................................................................................81 3.3.1. Sản phẩm nghiên cứu khoa học....................................................................81 3.3.2. Chuyển giao công nghệ và thương mại hoá kết quả nghiên cứu..................87 3.4. Cơ chế, chính sách khoa học công nghệ và thương mại hoá kết quả nghiên cứu đối với các trường Đại học công lập Việt Nam ..............................................88 3.5. Đánh giá chung về thương mại hóa kết quả nghiên cứu...............................92 3.5.1. Kết quả đạt được...........................................................................................92 3.5.2. Thuận lợi.......................................................................................................93 3.5.3. Hạn chế.........................................................................................................94 3. 5.4. Nguyên nhân các hạn chế............................................................................95
  • 9. vii KẾT LUẬN CHƯƠNG 3............................................................................................98 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................99 4.1. Thống kê mẫu nghiên cứu................................................................................99 4.2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá và kiểm định thang đo ....................103 4.2.1. Kết quả phân tích nhân tố khám phá với các biến quan sát của biến động lực tài chính ................................................................................................................103 4.2.2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá các biến quan sát phản ánh rào cản thương mại hóa.....................................................................................................104 4.3. Điều chỉnh mô hình nghiên cứu.....................................................................106 4.4. Kết quả phân tích nhân tố khẳng định .........................................................108 4.5. Phân tích tương quan .....................................................................................109 4.6. Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố trong mô hình đến quyết định thương mại hóa kết quả nghiên cứu ..................................................................................112 4.7. Ước lượng ảnh hưởng của vốn xã hội tới khả năng tiếp cận nguồn tài trợ cho thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu....................................................114 4.8. Đánh giá mức độ động lực tài chính và rào cản thương mại hóa của giảng viên các trường Đại học công lập khối kỹ thuật..................................................117 4.8.1. Động lực tài chính ......................................................................................117 4.8.2. Rảo cản thị trường ......................................................................................118 4.8.3. Rào cản thể chế...........................................................................................118 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4..........................................................................................121 CHƯƠNG 5 THẢO LUẬN KẾT QUẢ VÀ KHUYẾN NGHỊ ..............................122 5.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu .......................................................................122 5.1.1. Thực trạng nghiên cứu khoa học và thương mại hóa kết quả nghiên cứu......122 5.1.2. Ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định thương mại hóa KQNC của giảng viên/nhà khoa học các trường ĐHCL khối kỹ thuật Việt Nam..................126 5.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng khả năng tiếp cận nguồn tài trợ ..............................130 5.2. Một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy thương mại hóa KQNC của giảng viên các trường ĐHCL khối kĩ thuật ở Việt Nam.......................................................134 5.2.1. Tạo động lực nghiên cứu và thương mại hóa KQNC cho giảng viên........134 5.2.2. Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên ...........................135 5.2.3. Tăng cường các hợp tác và liên kết trường đại học - doanh nghiệp ..........138
  • 10. viii 5.2.4. Phát triển vốn xã hội của giảng viên ..........................................................140 5.2.5. Giảm các rào cản thể chế trong nhà trường và các cơ quan tài trợ khoa học ...141 5.2.6. Đổi mới cơ chế tài chính cho nghiên cứu khoa học ...................................143 5.2.7. Gắn nghiên cứu với định hướng thị trường................................................144 5.3. Khuyến nghị.....................................................................................................145 5.3.1. Với Chính phủ ............................................................................................145 5.3.2. Với các bộ, ngành liên quan .......................................................................145 5.3.3. Các trường đại học......................................................................................148 5.3.4. Giảng viên/nhà khoa học............................................................................148 5.4. Một số hạn chế của nghiên cứu và định hướng nghiên cứu tiếp theo........149 5.4.1. Một số hạn chế của nghiên cứu ..................................................................149 5.4.2. Một số định hướng cho nghiên cứu tiếp theo.............................................149 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5..........................................................................................150 KẾT LUẬN CHUNG ................................................................................................151 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN...................................................................................................................154 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................155 PHỤ LỤC ...................................................................................................................167
  • 11. ix DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Tiếng Anh Tiếng việt AMOS Analysis of Moment Structure Phân tích mô hình cấu trúc ANOVA Analysis of Variance Phân tích phương sai CFA Confirmatory Factor Analsis Phân tích nhân tố khẳng định CFI Comparative Fit Index Chỉ số thích hợp so sánh CGCN Chuyển giao công nghệ Chi-Square/df Chi-square degree of freedom Chỉ số Ki bình phương điều chỉnh cho bậc tự do CR Composite Reliability Hệ số tin cậy tổng hợp ĐH Đại học ĐHCL Đại học công lập ĐHQG Đại học Quốc gia DN Doanh nghiệp EFA Exploratory Factor Analysis Phân tích nhân tố khám phá GDĐT Giáo dục và Đào tạo GDĐH Giáo dục đại học GDP Tổng sản phẩm quốc nội IFI Chỉ số thích hợp IFI KHCN Khoa học và công nghệ KHCN Khoa học công nghệ KMO Chỉ số KMO KQNC Kết quả nghiên cứu Nafos Nafosted Quỹ phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia NCS Nghiên cứu sinh
  • 12. x Viết tắt Tiếng Anh Tiếng việt NSĐP Ngân sách địa phương NSNN Ngân sách nhà nước NSTW Ngân sách Trung Ương RMSEA Chỉ số thích hợp RMSEA SHTT Sở hữu trí tuệ TLI Tuker Lewis Chỉ số thích hợp Tuker Lewis TLO Technology Licensing Office Văn phòng Li-xăng công nghệ TTO Technology Transfer Office Văn phòng chuyển giao công nghệ UBND Ủy ban nhân dân VNPT Tập đoàn viễn thông Việt Nam WTO Tổ chức thương mại thế giới
  • 13. xi DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến thương mại hóa kết quả nghiên cứu...............48 Bảng 2.1: Tiêu chuẩn lựa chọn chuyên gia và giảng viên phỏng vấn.........................53 Bảng 2.2: Các chỉ tiêu đánh giá động lực tài chính của giảng viên ............................60 Bảng 2.3: Các chỉ tiêu đánh giá rào cản thương mại hóa của nhà khoa học...............60 Bảng 2.4: Kết quả kiểm định hệ số Cronbach Alpha với nhân tố động lực thương mại hóa kết quả nghiên cứu của giảng viên......................................................62 Bảng 2.5: Kết quả kiểm định hệ số Cronbach Alpha với nhân tố rào cản thương mại hóa kết quả nghiên cứu của giảng viên......................................................62 Bảng 3.1: Tổng quan chung về các trường ĐHCL kĩ thuật Việt Nam........................71 Bảng 3.2: Nguồn nhân lực nghiên cứu của các trường ĐHCL khối kỹ thuật .............73 Bảng 3.3: Kinh phí cho thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ của các trường Đại học công lập khối kỹ thuật giai đoạn 2011-2016 ....................77 Bảng 3.4: Sản phẩm nghiên cứu khoa học của các trường giai đoạn 2011-2016 .......82 Bảng 3.5: Kết quả chuyển giao công nghệ và thương mại hóa kết quả nghiên cứu của trường đại học được khảo sát.....................................................................87 Bảng 4.1: Cơ cấu giảng viên khảo sát theo trường .....................................................99 Bảng 4.2: Thống kê mô tả mẫu .................................................................................101 Bảng 4.3. Đề tài, dự án nghiên cứu của giảng viên được tài trợ từ các nguồn khác nhau .................................................................................................102 Bảng 4.4: Số giảng viên có sản phẩm nghiên cứu được thương mại hóa .................102 Bảng 4.5: Ý định thương mại hóa kết quả nghiên cứu của giảng viên .....................103 Bảng 4.6: Kết quả phân tích nhân tố khám phá với các biến quan sát của động lực đo thương mại hóa kết quả nghiên cứu.........................................................104 Bảng 4.7: Kết quả kiểm định sự tin cậy thang đo nhân tố động lực tài chính .........104 Bảng 4.8: Kết quả phân tích nhân tố khám phá các biến quan sát phản ánh rào cản thương mại hóa ........................................................................................105 Bảng 4.9: Kết quả kiểm định sự tin cậy thang đo nhân tố rào cản thị trường...........106 Bảng 4.10: Kết quả kiểm định sự tin cậy thang đo nhân tố rào cản thị trường..........106 Bảng 4.11. Kết quả phân tích giá trị phân biệt giữa các khái niệm nghiên cứu sử dụng trong mô hình nghiên cứu........................................................................109
  • 14. xii Bảng 4.12. Kết quả phân tích tương quan giữa các biến về vốn xã hội và khả năng tiếp cận nguồn tài trợ ......................................................................................110 Bảng 4.13: Kết quả phân tích hồi quy logistics..........................................................112 Bảng 4.14. Phân tích hồi quy giữa vốn xã hội và tiếp cận các đề tài.........................115 Bảng 4.15: Đánh giá của giảng viên về động lực tài chính đến quyết định thương mại hóa kết quả nghiên cứu ............................................................................117 Bảng 4.16: Đánh giá của giảng viên về rào cản thị trường đến thương mại hóa kết quả nghiên cứu................................................................................................118 Bảng 4.17: Đánh giá của giảng viên về rào cản thể chế đối với thương mại hóa kết quả nghiên cứu................................................................................................119 Bảng 4.18: Tổng hợp các kết quả tác động các nhân tố đến quyết định thương mại hóa kết quả nghiên cứu của giảng viên...........................................................119 Bảng 5.1. Ảnh hưởng của vốn xã hội tới khả năng tiếp cận các nguồn tài chính khác nhau của giảng viên .................................................................................133
  • 15. xiii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Vòng đời công nghệ ......................................................................................28 Hình 1.2: Chu kỳ chuyển giao công nghệ .....................................................................29 Hình 1.3: Mô tả quy trình thương mại hóa kết quả nghiên của các trường đại học......32 Hình 1.4. Động lực và thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu...........................35 Hình 2.1: Quy trình nghiên cứu do tác giả xây dựng ....................................................50 Hình 2.2. Quy trình nghiên cứu định tính do tác giả xây dựng.....................................54 Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu.......................................................................................55 Hình 3.1: Tỷ lệ giảng viên trong tổng số CBGV của các trường..................................72 Hình 3.2: Nhân lực nghiên cứu của các trường đại học khối kỹ thuật..........................74 Hình 3.3: Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ của các trường Đại học công lập khối kỹ thuật giai đoạn 2011-2016. .........................................................78 Hình 3.4: Hợp đồng tư vấn của giảng viên đối với doanh nghiệp ................................79 Hình 3.5: Sản phẩm nghiên cứu khoa học của các trường đại học ...............................85 Hình 3.6: Cơ cấu sản phẩm nghiên cứu khoa học của các trường đại học....................86 Hình 3.7: Một số nguyên nhân giảng viên không đăng ký xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với kết quả nghiên cứu ............................................................................................86 Hình 3.8: Một số nguyên nhân giảng viên không thương mại hóa kết quả nghiên cứu của mình ........................................................................................................................88 Hình 4.1: Mô hình nghiên cứu điều chỉnh...................................................................107 Hình 4.2: Kết quả phân tích khẳng định nhân tố với các khái niệm nghiên cứu trong mô hình (chuẩn hóa)....................................................................................................108
  • 16. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học của trường đại học là một chủ đề luôn thu hút được sự quan tâm đặc biệt của nhiều học giả trên thế giới cũng như ở Việt Nam trong nỗ lực định vị vai trò của trường đại học trong xã hội (Louis và cộng sự, 1989; Shane, 2004; Jain và cộng sự, 2009; Nguyen, 2018). Điều này xuất phát từ việc nhấn mạnh vai trò của trường đại học như một định chế tạo ra các cấu trúc tổ chức để khuyến khích chuyển giao công nghệ cho các thực thể thương mại và thị trường thông qua việc cấp phép, tạo ra các liên doanh mới (Jain và cộng sự, 2009). Mặc dù trong quá khứ, các trường đại học chỉ thực hiện sứ mệnh của mình như một trung tâm phát triển và truyền bá tri thức, những phát hiện khoa học thông qua xuất bản và phổ biến tri thức thông qua hoạt động đào tạo. Ngày nay, vai trò của trường đại học ngày càng được củng cố hơn nữa và hướng tới hoạt động thương mại hóa KQNC (Etzkowitz, 1998; Owen-Smith, 2005), nó không còn chỉ giới hạn như một trung tâm học thuật mà các trường đại học trên thế giới đã tự chủ trong hoạt động nghiên cứu học thuật từ phòng thí nghiệm đến tiếp tục hoàn thiện triển khai, nghiên cứu thị trường để đưa KQNC vào thương mại hóa (Jain và cộng sự, 2009). Bằng chứng là có rất nhiều các nghiên cứu về thương mại hóa KQNC của trường đại học ở các cấp độ khác nhau (Jain and George, 2007; Murray, 2002; Dasgupta and David, 1994; Rosenberg and Nelson, 1994). Đây được coi là sự phát triển bắt buộc trong chuỗi giá trị, từ phát triển nghiên cứu đến phát triển thương mại và các chương trình thương mại hóa, ở cấp độ tổ chức doanh thu từ hoạt động thương mại hóa KQNC đã trở thành một nguồn thu lớn bù đắp cho việc cắt giảm NSNN cho các trường đại học công (Miller Acs, 2013). Thương mại hóa đã trở thành cơ hội cho việc hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp, tạo điều kiện cho giảng viên, sinh viên gắn lý thuyết với thực tiễn hướng tới áp dụng các thành quả mới trong nghiên cứu vào các chương trình giảng dạy tại các trường đại học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo (Aldridge Audretsch, 2011). Đối với các nhà khoa học, tầm quan trọng của thương mại hóa không phải là rõ ràng vì công việc truyền thống của họ là khám phá tri thức mới thay vì khai thác tri thức. Trong khi các học giả khác đồng ý rằng, thương mại hóa KQNC sẽ góp phần phát triển sự nghiệp của các nhà khoa học, các cuộc tranh luận vẫn là về cách khuyến khích các nhà khoa học tham gia nhiều hơn vào thương mại hóa (Lam, 2011; Miller Acs, 2013). Bởi vậy, thương mại hóa KQNC đang dần trở thành một nhu cầu của giảng viên qua đó sẽ hỗ trợ họ phát triển sự nghiệp giúp gắn kết giữa giảng viên trong các trường đại học với thế giới công nghiệp (Lam, 2011; Miller Acs, 2013).
  • 17. 2 Do vai trò và lợi ích đem lại của thương mại hóa KQNC là rất lớn và ngày càng trở nên có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của các trường đại học, vì thế mà ngày càng thu hút được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm hơn. Các học giả trên thế giới đã xác định được các nhóm yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định thương mại hóa KQNC của giảng viên các trường đại học (Aldridge Audretsch, 2011; Bercovitz Feldman, 2008; Markman và cộng sự, 2008). Trong đó,. Một số nghiên cứu đã tập trung vào nghiên cứu về khía cạnh các yếu tố vi mô thuộc đặc điểm của giảng viên như vốn con người và vốn xã hội ảnh hưởng đến quyết định thương mại hóa KQNC của họ (Audretsch Aldridge, 2009). Một số nghiên cứu lại tập trung vào khía cạnh động lực thương mại hóa KQNC của giảng viên/nhà khoa học như một sự công nhận về các lợi ích tài chính và sự tò mò khám phá tri thức (Lam, 2011). Một số khác lại trung vào khía cạnh tiếp cận nguồn tài trợ cho nghiên cứu như một khía cạnh thúc đẩy thương mại hóa (Markman và cộng sự, 2008). Cuối cùng, các nghiên cứu cũng tìm thấy sự ảnh hưởng của khía cạnh tổ chức như việc có các văn phòng chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm của lãnh đạo, các rào cản từ tổ chức và thị trường đến thương mại hóa KQNC của nhà khoa học (Bercovitz Feldman, 2008; Markman và cộng sự, 2008). Ở Việt Nam, những năm gần đây việc đưa kết quả nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường vào thương mại hóa và ứng dụng trong đời sống thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm và coi trọng đúng mức. Điều này thể hiện qua việc tạo môi trường pháp lý, xây dựng ban hành hệ thống chính sách pháp luật theo hướng thông thoáng thuận lợi, cùng với đó là hàng năm ngân sách nhà nước đầu tư khoảng 2% tổng chi ngân sách cho thúc đẩy phát triển hoạt động nghiên cứu khoa học và thương mại hóa KQN của giảng viên các trường đại học vào ứng dụng trong thực tiễn. Vì thế mà những năm qua hoạt động này bước đầu đã đạt được những thành tựu đáng kể, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trên các lĩnh vực như nông nghiệp tăng trưởng khoảng 30% - 40%; phát triển đổi mới công nghệ của doanh nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng, giảm giá thành sản phẩm, tạo ra những sản phẩm mới thay thế nhập khẩu trong một số ngành kinh tế mũi nhọn. Đặc biệt, theo kết quả khảo sát của tác giả (2018) thì giai đoạn 2011- 2016 đã có 12 trường ĐHCL khối kỹ thuật Việt Nam có tiềm lực mạnh về nghiên cứu ứng dụng và phát triển đã triển khai thực hiện 3.992 hợp đồng chuyển giao công nghệ và thương mại hóa KQNC với tổng giá trị là 895.875 triệu đồng. Đây là nguồn tài chính có ý nghĩa rất quan trọng góp phần giảm áp lực cho NSNN và tăng thu nhập cho cán bộ giảng viên, tái đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và tăng nguồn tài chính cho tự chủ đại học.
  • 18. 3 Tuy nhiên, trong bối cảnh nguồn NSNN ngày càng hạn hẹp đòi hỏi tính hiệu quả của đầu tư chi ngân sách ngày càng cao, xu hướng tự chủ đại học ở Việt Nam đang trở thành một xu thế tất yếu không thể đảo ngược, áp lực về tự chủ tài chính đòi hỏi các trường phải nâng cao hiệu quả của hoạt động NCKH thông qua việc chuyển giao công nghệ và thương mại hóa KQNC để tạo ra nguồn tài chính bền vững cho thực hiên tự chủ. Nhưng trên thực tế những năm qua thì hoạt động này chưa phát huy tốt được vai trò là trụ cột thứ hai của các trường đại học mà còn bộc lộ nhiều hạn chế bất cập như sau: Thứ nhất, hiệu quả đem lại từ hoạt động thương mại hóa KQNC của giảng viên các trường đại học còn rất hạn chế chưa tương xứng với đội ngũ nhân lực nghiên cứu và nguồn ngân sách nhà nước đầu tư cho hoạt động này. Hàng năm từ 1,4% đến 1,8% tương đương 4% GDP, trong đó các trường đại học là khoảng 10% và đội ngũ nhân lực nghiên cứu hùng hậu với nhiều nhà khoa học uy tín, các chuyên gia đầu ngành, nhiều nhóm nghiên cứu mạnh bao gồm 77.841 người với 9.624 Tiến sĩ, 35.922 Thạc sĩ chiếm 46% nguồn nhân lực của quốc gia (Điều tra NCPT của Bộ KHCN, 2016). Thứ hai, việc khai thác KQNC vào ứng dụng trong thực tiễn để thương mại hóa vẫn còn hạn chế so với tiềm năng nguồn tài sản sẵn có. Theo Cục Phát triển Thị trường và Doanh nghiệp Khoa học Công nghệ - Bộ KHCN, hàng năm, các trường đại học đóng góp khoảng 16.000 kết quả nghiên cứu, chiếm 80% kết quả nghiên cứu của cả nước. Tuy nhiên, việc chuyển giao công nghệ và thương mại hóa KQNC của giảng viên từ các trường đại học vào ứng dụng trong thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội vẫn còn hạn chế, chỉ khoảng 10% con số này là quá nhỏ so với tiềm năng nguồn tài sản trí tuệ hiện có thể khai thác được dẫn đến lãng phí nguồn lực đầu tư. Thứ ba, nguồn thu từ việc chuyển giao công nghệ và thương mại hóa KQNC của các trường ĐHCL vẫn còn mờ nhạt chưa thể hiện được vai trò là trụ cột thứ hai của các trường đại học. Thực tế cho thấy hiện nay cơ cấu nguồn thu của các trường đại học vẫn chủ yếu là học phí và lệ phí từ hoạt động đào tạo chiếm trên 70%, thu từ chuyển giao công nghệ và thương mại hóa KQNC chỉ chiếm từ 2% đến 5% trong tổng thu (Lê Trung Thành, 2017). Bởi vậy, nguồn tài chính của các trường ĐHCL đang hàm chứa nhiều rủi ro bởi nó phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố khách quan là quy mô đào tạo và mức thu học phí. Cả hai yếu tố này nhà nước vẫn đang kiểm soát về trần học phí và chỉ tiêu tuyển sinh. Khi nguồn thu chủ yếu không được tạo ra từ chính khả năng nội lực của mình mà phụ thuộc nhiều vào yếu tố khách quan sẽ thiếu tính bền vững, về lâu dài sẽ gây rủi ro về nguồn tài chính khi tuyển sinh gặp khó khăn hoặc nhà nước cắt giảm chỉ tiêu. Vì vậy, đòi hỏi các trường đại học ngoài nhiệm vụ đào tạo thì việc chuyển giao công nghệ và thương mại hóa KQNC phải trở thành nhiệm vụ chính để
  • 19. 4 tạo ra nguồn thu, bởi nó sẽ quyết định đến sự tồn tại và phát triển bền vững của các trường ĐHCL trong bối cảnh tự chủ và hội nhập quốc tế. Ở Việt Nam, các nghiên cứu về chủ đề này còn khá khiêm tốn, gần đây mới xuất hiện một số nghiên cứu, tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu mới chỉ dừng ở việc đánh giá thực trạng và phân tích các chính sách về thương mại như trong các báo cáo quản lý nhà nước. Bởi vậy mà tính hệ thống còn nhiều hạn chế do cách tiếp cận nghiên cứu theo phương pháp truyền thống, chưa khảo sát thực nghiệm ở khía cạnh vi mô của nhà khoa học. Thiếu vắng các nghiên cứu mô hình hóa/lượng hóa các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định thương mại hóa KQNC của giảng viên/nhà khoa học ở các trường ĐHCL trong bối cảnh ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Từ những phân tích trên cho thấy rất cần có một nghiên cứu toàn diện về lý luận và thực tiễn về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định thương mại hóa KQNC của giảng viên/nhà khoa học tại các trường ĐHCL, hướng tới việc sử dụng một cách hiệu quả các nguồn lực tài chính đầu tư cho các đề tài, dự án nghiên cứu của giảng viên/nhà khoa học tại các trường ĐHCL Việt Nam. Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công lập Việt Nam” làm luận án tiến sĩ của mình là hết sức cần thiết và có ý nghĩa thiết thực đối với các trường ĐHCL Việt Nam trong bối cảnh tự chủ như hiện nay. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung của luận án là đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động thương mại hóa KQNC của giảng viên/nhà khoa học của các trường ĐHCL khối kỹ thuật Việt Nam trong xu thế tự chủ như hiện nay. Các mục tiêu cụ thể được xác định như sau: (1) Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về thương mại hóa kết quả nghiên cứu của giảng viên/nhà khoa học tại các trường đại học và các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định thương mại hóa kết quả nghiên cứu của giảng viên/nhà khoa học tại các trường đại học. (2) Tìm hiểu thực trạng thương mại hóa kết quả nghiên cứu của giảng viên/nhà khoa học của các trường ĐHCL khối kỹ thuật ở Việt Nam hiện nay. (3) Xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định thương mại hóa kết quả nghiên cứu của giảng viên/nhà khoa học của các trường ĐHCL khối kỹ thuật. (4) Tìm ra các nhân tố tác động đến quyết định thương mại hóa kết quả nghiên cứu của giảng viên/nhà khoa học của các trường ĐHCL khối kỹ thuật. (5) Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy hoạt động thương mại hóa KQNC của giảng viên/nhà khoa học tại các trường ĐHCL ở Việt Nam.
  • 20. 5 3. Câu hỏi nghiên cứu Để thỏa mãn các mục tiêu cụ thể trên, nghiên cứu này được thực hiện nhằm trả lời các câu hỏi sau: (1) Có những nội dung lý luận cơ bản nào về thương mại hóa KQNC và các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định thương mại hóa KQNC của giảng viên/nhà khoa học tại các trường Đại học ? (2) Thực trạng về thương mại hóa KQNC của giảng viên/nhà khoa học tại các trường ĐHCL Việt Nam như thế nào ? (3) Mô hình nghiên cứu nào được sử dụng trong việc đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố tới quyết định thương mại hóa kết quả nghiên cứu của giảng viên/nhà khoa học của các trường ĐHCL khối kỹ thuật Việt Nam? (4) Các nhân tố nào có tác động đến quyết định thương mại hóa kết quả nghiên cứu của giảng viên/nhà khoa học của các trường ĐHCL khối kỹ thuật Việt Nam? (5) Đề xuất, giải pháp và kiến nghị nào nhằm thúc đẩy hoạt động thương mại hóa KQNC của giảng viên/nhà khoa học tại các trường ĐHCL ở Việt Nam? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là cơ sở lý luận và thực tiễn về thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học trong các trường ĐHCL thuộc khối kỹ thuật tại Việt Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Thương mại hóa kết quả nghiên cứu và các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định thương mại hóa KQNC của giảng viên/nhà khoa học tại các trường ĐHCL khối kỹ thuật ở Việt Nam. - Phạm vi thời gian: Luận án nghiên cứu thực trạng về thương mại hóa kết quả nghiên cứu của các trường ĐHCL khối kỹ thuật ở Việt Nam giai đoạn 2011- 2016. Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2011 đến năm 2016. Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua khảo sát 353 giảng viên/nhà khoa học tại 18 trường ĐHCL khối kỹ thuật Việt Nam năm 2018. Đây là khoảng thời gian mà Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách rất quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển hoạt động KHCN, chuyển giao công nghệ và thương mại hóa KQNC từ các trường đại học vào ứng dụng thực tiễn như Nghị quyết số 20/NQ-TW khóa XI, Luật KHCN (2013) và Chiến lược phát triển KHCN Việt Nam giai đoạn 2011- 2020. - Phạm vi không gian: Thương mại hóa KQNC tại các trường ĐHCL ở Việt Nam là một vấn đề tương đối mới, có nội dung rộng lớn. Tuy nhiên, trong phạm vi của
  • 21. 6 luận án tác giả chỉ tập trung vào nghiên cứu tại các trường ĐHCL khối kỹ thuật ở Việt Nam. Vì những lý do sau đây: Thứ nhất, đây là những trường ĐHCL trọng điểm, đại học vùng, đại học quốc gia hàng đầu của Việt Nam, là những trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học đa ngành, đa lĩnh vực, đặc biệt có tiềm lực mạnh trong nghiên cứu ứng dụng triển khai, đã được các tổ chức quốc tế uy tín đánh giá xếp hạng như Scimago, Webometrics1, QS2, điển hình như Trường Đại học Bách khoa Hà Nội; Học viện Nông nghiệp Việt Nam; Trường Đại học Cần Thơ; Đại học Thái Nguyên; Trường Đại học Bách khoa TPHCM; Trường Đại học Nông Lâm TPHCM; Đại học Huế. Thứ hai, sản phẩm nghiên cứu khoa học chủ yếu của khối các trường này thường là các giải pháp kỹ thuật, công nghệ mới, vật liệu, vật nuôi, giống cây trồng... có khả năng ứng dụng và thương mại hóa tương đối cao. Những năm ngần đây đã có nhiều sản phẩm NCKH được thương mại hóa thành công và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống và phát triển kinh tế - xã hội như lai tạo thành công các giống vật nuôi, cây trồng, vật liệu mới, nano, hóa chất, hạt nhân, phần mềm ứng dụng, dây truyền công nghệ ...). Để đảm bảo tính đại diện của mẫu nghiên cứu, tác giả đã lựa chọn các trường ĐHCL khối kỹ thuật trên diện rộng theo phân bố địa lý ở cả 3 miền Bắc - Trung - Nam. Nghiên cứu này không thực hiện ở các khối trường ĐHCL: kinh tế, xã hội nhân văn, y, dược, vì sản phẩm nghiên cứu của các trường này có tính đặc thù, khả năng thương mại hóa kết quả nghiên cứu thường rất khó và phức tạp. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng kết hợp cả phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để đạt được mục tiêu nghiên cứu đặt ra. Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua các kỹ thuật phỏng vấn sâu các chuyên gia để phát triển và hiệu chỉnh các thang đo sử dụng trong mô hình nghiên cứu, lựa chọn các nhân tố chính trong xây dựng mô hình nghiên cứu trong bối cảnh ở các nước đang phát triển như ở Việt Nam. Nghiên cứu định lượng được sử dụng bằng các phương pháp phân tích dữ liệu đa biến phân tích và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. Các kỹ thuật chính được sử dụng trong nghiên cứu là thống kê mô tả, phân tích nhân tố khám phá (EFA), kiểm định sự tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khẳng định (CFA), phân tích tương quan và phân tích hồi quy logistics.
  • 22. 7 Tác giả thu thập cả dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp. Cụ thể: (i) Dữ liệu thứ cấp: được thu thập thông qua phương pháp kế thừa, tổng hợp các tài liệu, các nghiên cứu trước, bao gồm các tài liệu liên quan đến thương mại hóa kết quả nghiên cứu của giảng viên/nhà khoa học tại các trường đại học. - Báo cáo của các cơ quan quản lý nhà nước như Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ và báo cáo của các trường đại học để phục vụ cho việc phân tích đánh giá thực trạng của hoạt động thương mại hóa KQNC của giảng viên/nhà khoa học tại các trường ĐHCL khối kỹ thuật ở Việt Nam giai đoạn 2011- 2016. - Thông tin trên các trang website của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo và của các trường ĐHCL khối kỹ thuật được khảo sát. (ii) Dữ liệu sơ cấp: được thực hiện thông qua khảo sát thực tế 353 giảng viên/nhà khoa học tại 18 trường ĐHCL khối kỹ thuật ở Việt Nam trong năm 2018. 6. Đóng góp mới của đề tài 6.1. Đóng góp về lý luận Thứ nhất, luận án đã phát hiện sự khác biệt về cấu trúc nội hàm khái niệm nghiên cứu của nhóm nhân tố rào cản thương mại hóa so với các nghiên cứu trước đây tại các nước phát triển. Cụ thể, rào cản thương mại hóa không phải là một dạng rào cản duy nhất mà bao gồm hai loại rào cản là rào cản thị trường và rào cản thể chế. Thứ hai, luận án tìm thấy ảnh hưởng rõ ràng của các khía cạnh yếu tố vốn xã hội của giảng viên/ nhà khoa học tới khả năng tiếp cận các nguồn tài trợ trong bối cảnh nghiên cứu tại Việt Nam. Thứ ba, trên cơ sở các lý thuyết tự quyết định (SDT), lý thuyết về nguồn lực ảnh hưởng tới khả năng nghiên cứu và thương mại hóa (vốn con người, vốn xã hội, khả năng tiếp cận tài chính) và những rào cản ảnh hưởng tới quyết định thương mại hóa ở cấp độ cá nhân, luận án đã xây dựng mô hình nghiên cứu phù hợp nhằm tìm ra những nhân tố ảnh hưởng tới quyết định thương mại hóa kết quả nghiên cứu của nhà nghiên cứu rất đặc thù của Việt Nam. Theo đó, luận án đã lựa chọn được 04 nhân tố chủ yếu, bao gồm: (i) Vốn xã hội; (ii) Động lực thương mại hóa; (iii) Rào cản thương mại hóa và (iv) Tiếp cận nguồn tài trợ. Đây là đóng góp đáng kể về mặt lý luận liên quan tới thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học, đặc biệt là các nhân tố ảnh hưởng quyết định thương mại hóa kết quả nghiên cứu của giảng viên tại các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Đây có thể là một tài liệu tham khảo hữu ích cho hoạt động đào tạo, giảng dạy và nghiên cứu của các nhà nghiên cứu cùng chủ đề này.
  • 23. 8 6.2. Đóng góp về thực tiễn Thứ nhất, luận án đã phân tích đánh giá một cách khoa học khách quan về thực trạng thương mại hóa KQNC của giảng viên các trường ĐHCL khối kỹ thuật Việt Nam. Qua đó cũng cho thấy thực trạng về tiềm lực cho phát triển KHCN như nguồn nhân lực nghiên cứu, cơ sở vật chất, tài chính và thực trạng về thương mại hóa kết quả nghiên cứu. Kết quả phân tích cũng đã chỉ ra những thuận lợi, những khó khăn và hạn chế của thương mại hóa KQNC của giảng viên. Thứ hai, luận án cũng cho thấy thực trạng về thực thi cơ chế chính sách của nhà nước đối với hoạt động thương mại hóa kết KQNC của giảng viên như chính sách bảo vệ quyền SHTT đối với KQNC là tài sản trí tuệ, cơ chế chính sách về nguồn lực đầu tư tài chính từ ngân sách nhà nước, các chính sách về khen thưởng, khuyến khích, đãi ngộ, trọng dụng, thu hút cá nhân là giảng viên/nhà khoa học có thành tích nổi trội trong hoạt động nghiên cứu khoa học và thương mại hóa KQNC. Thứ ba, thông qua phân tích dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp thu thập được từ 353 phiếu trả lời của cán bộ giảng viên đang công tác tại 18 trường đại học trong cả nước và phương pháp nhân tố khám phá (EFA). Luận án đã đưa ra được 07 nhóm giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động NCKH, chuyển giao công nghệ và thương mại hóa KQNC của giảng viên các trường ĐHCL khối kỹ thuật ở Việt Nam bao gồm: (1) tạo động lực nghiên cứu và thương mại hóa KQNC cho giảng viên; (2) nâng cao năng lực nghiên cứu của giảng viên; (3) tăng cường liên kết trường đại học - doanh nghiệp; (4) phát triển vốn xã hội của giảng viên; (5) giảm các rào cản thể chế trong nhà trường và các cơ quan tài trợ cho khoa học; (6) thay đổi cơ chế tài trợ cho nghiên cứu khoa học từ các trường; (7) gắn nghiên cứu với định hướng thị trường. Đồng thời đưa ra các kiến nghị đối với Chính phủ, các bộ ngành có liên quan, các trường đại học và giảng viên/nhà khoa học. 7. Kết cấu của đề tài Nghiên cứu này được thiết kế gồm 5 chương. Cụ thể: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết về thương mại hóa kết quả nghiên cứu Chương 2: Phương pháp nghiên cứu Chương 3: Thực trạng thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường ĐHCL khối kỹ thuật Việt Nam. Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương 5: Thỏa luận kết quả nghiên cứu và khuyến nghị
  • 24. 9 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THƯƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan nghiên cứu Thương mại hóa kết quả nghiên cứu của giảng viên/nhà khoa học của các trường ĐH là một chủ đề khá phổ biến được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới cũng như ở Việt Nam quan tâm vì những lợi ích của nó mang lại là hết sức to lớn đối với giảng viên, các trường đại học, nhà nước và cho toàn xã hội. Đã có nhiều nghiên cứu và cách tiếp cận khác nhau về vấn đề này. Từ những vấn đề nghiên cứu đã được xác định, tác giả tiến hành tổng hợp các hướng nghiên cứu quan trọng liên quan đến thương mại hóa KQNC trước đây của các tác giả trong nước cũng như nước ngoài về vấn đề này như sau: 1.1.1. Các nghiên cứu về thương mại hóa kết quả nghiên cứu Vấn đề thương mại hóa KQNC của giảng viên các trường đại học từ lâu đã thu hút được sự quan tâm của các nhà khoa học với quan điểm và cách tiếp cận khác nhau. Hai thập kỷ cuối của thế kỷ 20 chúng ta đã chứng kiến một sự phát triển trong việc tạo ra tri thức và đổi mới, với sự ra đời của các công ty sáng tạo tri thức, nền kinh tế tri thức (Nonaka Takeuchi, 1995). Tuy nhiên, trong khoảng 15 năm đầu của thế kỷ 21, xu hướng chung được chuyển sang thương mại hóa các phát minh (Aldridge Audretsch, 2011; Alshumaimri và cộng sự, 2012; Bercovitz Feldman, 2008; Markman và cộng sự, 2008). Đây được xem là sự phát triển tất yếu trong chuỗi giá trị, từ “nghiên cứu” đến “phát triển” và “thương mại hóa”. Thương mại hóa KQNC được coi là ví dụ điển hình thể hiện sự ảnh hưởng tích cực của hoạt động nghiên cứu đến đời sống thực tiễn do nó tạo ra sự chấp nhận của thị trường với các KQNC khoa học (Markman và cộng sự, 2008) hay nói cách khác là sự chuyển giao tri thức từ trường đại học, các viện nghiên cứu sang lĩnh vực kinh doanh nói chung hay xã hội nói riêng (Perkma và cộng sự, 2013), nó có thể được diễn ra ở bất kỳ giai đoạn nào trong quá trình nghiên cứu, có thể được diễn ra ngay từ khi có ý tưởng ban đầu, trong giai đoạn triển khai nghiên cứu hay ở giai đoạn cho kết quả cuối cùng (Norman và cộng sự, 1997). Thương mại hoá KQNC có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như mua bản quyền công nghệ (licensing) hay thành lập doanh nghiệp KHCN từ các tổ chức KHCN mẹ để thương mại hoá KQNC của chính tổ chức đó. Nhận thức được vai trò cũng như tầm quan trọng của thương mại hóa KQNC của giảng viên các
  • 25. 10 trường đại học, rất nhiều quốc gia trên thế giới đã coi chính sách thúc đẩy phát triển thương mại hoá KQNC là một trong những chính sách trọng tâm cho phát triển kinh tế, điển hình là Hoa Kỳ, ngay từ những năm 80 của thế kỷ trước, để thúc đẩy phát triển kinh tế, Chính phủ Hoa Kỳ đã ban hành rất nhiều chính sách, đạo luật nhằm phát triển tiềm lực khoa học đặc biệt là các chính sách khuyến khích, ưu đãi tạo điều kiện thuận lợi về môi trường pháp lý, cơ chế đầu tư tài chính cho hoạt động NCKH nhằm mục đích cuối cùng là đưa được KQNC từ các trường ĐH, viện nghiên cứu, các phòng thí nghiệm của liên bang vào các doanh nghiệp. Điển hình là Đạo Luật Bayh - Dole (Bayh - Dole Act, 1980), ngoài ra đạo luật này cũng nhằm mục tiêu là thúc đẩy các doanh nghiệp đổi mới công nghệ và đẩy mạnh hoạt động chuyển giao KQNC từ trường đại học vào doanh nghiệp, một trong những chính sách mang tính đột phá của đạo luật này là cho phép các trường ĐH, viện nghiên cứu, các cơ sở nghiên cứu được toàn quyền sở hữu tài sản trí tuệ (TSTT) đối với các KQNC từ các dự án do chính quyền liên bang tài trợ ngân sách và các cơ sở này được quyền cấp phép (Li -xăng) cho các doanh nghiệp, tạo mọi điều kiện thuận lợi trong hợp tác liên kết giữa các trường ĐH, viện nghiên cứu với doanh nghiệp. Ở các trường ĐH, để thúc đẩy thương mại hóa KQNC các trường ĐH đã thành lập một cơ chế đặc biệt, hình thành các đơn vị chuyển giao công nghệ, các trung tâm phát triển sáng kiến ứng dụng, cũng như tạo ra các hệ thống quy định và quy trình để hỗ trợ thúc đẩy nhanh cho việc thương mại hóa KQNC (Farsi và cộng sự, 2013). Theo Pelwa (2005), dưới góc độ tiếp cận nghiên cứu về lợi ích của thương hóa KQNC, tác giả đã thực hiện nghiên cứu khám phá các nhân tố gây cản trở đến thương mại hóa KQNC ở góc độ xung đột lợi ích giữa trường đại học và doanh nghiệp để trả lời hai câu hỏi nghiên cứu: Lợi ích nào thúc đẩy các trường ĐH và tổ chức nghiên cứu tham gia vào thương mại hóa ?; Khi họ có lợi ích khác nhau thì mối quan hệ giữa trường đại học và tổ chức sẽ như thế nào khi tham gia vào thương mại hóa? Cho đến nay, về vấn đề này đã có rất nhiều nghiên cứu của các học giả trên thế giới đều chỉ ra và khẳng định vai trò cũng như tầm quan trọng của thương mại hóa KQNC của giảng viên các trường ĐH. Do đó ở một số quốc gia, chính sách xúc tiến thương mại hóa KQNC của giảng viên các trường ĐH là rất quan trọng để tăng lợi nhuận tiếp tục đầu tư cho nghiên cứu (Markman và cộng sự, 2008). Ở một số quốc gia như Mỹ và châu Âu, Chính phủ và công chúng đã gây áp lực lớn cho các trường đại học, giảng viên/nhà khoa học để thúc đẩy việc thương mại hóa những phát minh của họ (Markman và cộng sự, 2008). Ở cấp độ tổ chức, doanh thu từ thương mại hóa là một nguồn thu để bù đắp nguồn kinh phí do NSNN cắt giảm cho các trường ĐHCL ở
  • 26. 11 những nước này (Miller Acs, 2013). Bên cạnh đó, thương mại hóa KQNC còn tạo ra cơ hội cho các nhà khoa học và sinh viên có điều kiện để ứng dụng lý thuyết với thực tế và tạo thuận lợi cho việc xây dựng và áp dụng các chương trình GDĐH vào thực tiễn (Aldridge Audretsch, 2011). Đối với giảng viên, tầm quan trọng của thương mại hóa KQNC không phải là rõ ràng vì công việc truyền thống của họ là giảng dạy, nghiên cứu để khám phá tri thức mới hơn là việc khai thác tri thức. Trong khi một số giảng viên/nhà khoa học cho rằng khi trở thành một doanh nhân thực sự sẽ làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ chính của họ là giảng dạy và nghiên cứu ở các trường ĐH (Zahra Garvis, 2000). Một số học giả khác lại cho rằng việc thương mại hóa sẽ góp phần vào sự phát triển nghề nghiệp của giảng viên/nhà khoa học. Do vậy mà vẫn có những quan điểm khác nhau về cách để khuyến khích giảng viên/nhà khoa học tích cực tham gia nhiều hơn vào thương mại hóa KQNC (Lam, 2011; Miller Acs, 2013). Hoàng Văn Hoa (2017), khi nghiên cứu về thương mại hóa kết quả hoạt động KHCN tại các trường ĐHCL thuộc Bộ GDĐT. Tác giả đã chỉ ra những điều kiện, sự cần thiết của thương mại hóa KQNC, tổng kết kinh nghiệm của một số nước trên thế giới như Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc và rút ra bài học cho Việt Nam. Tác giả đã phân tích đánh giá một cách tổng quát thực trạng về đội ngũ nguồn nhân lực nghiên cứu, cơ sở vật chất, sản phẩm KHCN và thương mại hóa kết quả hoạt động KHCN. Qua đó tác giả đã chỉ ra những kết quả đạt được, thuận lợi, khó khăn, hạn chế của hoạt động này. Tuy nhiên, tác giả chưa chỉ ra được những yếu tố ở cấp độ cá nhân của giảng viên/nhà khoa học như (đặc điểm nhà khoa học, vốn con người, vốn xã hội, động lực) và những rào cản ảnh hưởng đến quyết định thương mại hóa KQNC của họ, nghiên cứu mới dừng lại ở việc phân tích đánh gia thực trạng về cơ chế chính sách về thương mại hóa kết quả nghiên cứu. Tác giả chưa tiến hành khảo sát thực tế tại các trường ĐHCL khối kỹ thuật có tiềm lực mạnh về nghiên cứu ứng dụng triển khai như (Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Bách khoa TP.HCM, Trường Đại học Giao thông vận tải, Học Viện Nông nghiệp...) dữ liệu thứ cấp được thu thập chủ yếu từ các báo cáo tổng kết về KHCN của các trường đại học và báo cáo của Bộ GDĐT. Kết quả nghiên cứu chưa đủ cơ sở khoa học để đưa ra những đề xuất và kiến nghị cho các trường đại học và những nhà quản lý trong định hướng hoạt động và hoạch định chính sách. Bởi vậy mà kết quả đề tài cũng chưa chỉ ra được những nhân tố nào ảnh hưởng đến thương mại hóa KQNC, những hạn chế và nguyên của những hạn chế của những nhân tố đó để đưa ra những giải pháp và kiến nghị. Các giải pháp và kiến nghị mang tính vĩ mô chưa gắn với điều kiện thực tiễn của đơn vị nghiên cứu cụ thể nào đặc biệt là cho các trường ĐHCL khối kỹ thuật ở Việt Nam.
  • 27. 12 1.1.2. Các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến thương mại hóa kết quả nghiên cứu của giảng viên các trường đại học Về chủ đề này, các nhà khoa học ở các nước phát triển như Mỹ, Anh, Nhật Bản, Pháp, Singapo, Hàn Quốc... đã có rất nhiều công trình nghiên cứu được công bố ở các khía cạnh khác nhau liên quan đến thương mại hóa KQNC. Nhưng nhìn chung các nghiên cứu của các học giả đều có tính kế thừa và đã xác định được tập hợp nhóm các nhân tố chính ảnh hưởng đến quyết định thương mại hóa KQNC của giảng viên/nhà khoa học ở các trường đại học bao gồm: 1.1.2.1. Các nghiên cứu về các yếu tố là vốn xã hội và đặc điểm giảng viên Vốn xã hội (Social capital) của giảng viên/nhà khoa học là các mối quan hệ với các đối tác (Audretsch Aldridge, 2009). Trong đó mạng quan hệ xã hội (Social network) của giảng viên/nhà khoa học là một yếu tố rất quan trọng tạo nên thành công trong việc tạo ra một liên doanh mới (Lê Nguyễn, 2009; Nguyễn và cộng sự, 2006). Theo nghiên cứu của Diánez - González và cộng sự, (2017), tác giả đã chỉ ra cấu trúc mạng xã hội của giảng viên có ảnh hưởng đến định hướng kinh doanh của các công ty Spin - off trong các trường đại học, trên cơ sở phân tích đánh giá tác động của cấu trúc mạng quan hệ xã hội trên cả hai phương diện về quy mô và tần suất của ba loại mạng xã hội gồm: mạng xã hội không chính thức (gia đình và bạn bè); mạng lưới thị trường (gồm các đại lý); mạng lưới hỗ trợ của trường đại học (tổ chức của đại học và đại lý). Dựa trên lý thuyết phụ thuộc tài nguyên và kết quả phân tích hồi quy tác giả đã chỉ ra mạng lưới thị trường và mạng lưới hỗ trợ đại học có ảnh hưởng tích cực đến định hướng kinh doanh của các công ty Spin - off trong các trường đại học. Trong nền kinh tế thị trường đang phát triển như ở Việt Nam hiện nay, các doanh nhân có xu hướng sử dụng mạng lưới quan hệ cá nhân để thay thế cho các tổ chức phát triển thị trường (Lê Nguyễn, 2009; Puffer và cộng sự, 2010; Welter Smallbone, 2011). Mạng lưới quan hệ cá nhân thay thế các khoảng trống thể chế bằng cách cung cấp thông tin thị trường, xây dựng niềm tin với các đối tác để đối phó với sự không chắc chắn hay những rủi ro trong thực thi hợp đồng và cũng bằng cách xác nhận và bảo vệ từ các thành viên của mạng (Puffer và cộng sự, 2010). Trong lĩnh vực thương mại hóa KQNC của giảng viên/nhà khoa học các trường đại học, mạng lưới xã hội được công nhận là một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến thành công (Aldridge Audretsch, 2011). Ngoài ra nó còn phụ thuộc rất nhiều vào khả năng khám phá nắm bắt cơ hội kinh doanh từ những phát minh của các nhà khoa học. Một số nghiên cứu trước đây cũng đã chỉ ra rằng, mạng lưới quan hệ xã hội ảnh hưởng đến khả năng
  • 28. 13 khám phá các cơ hội kinh doanh và các loại cơ hội khác (Shane, 2000). Theo Dechenaux và cộng sự (2008) mạng lưới quan hệ xã hội, đặc biệt là đối với những người kinh doanh ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự thành công của thương mại hóa. Một số học giả khác lại nhận định rằng vốn xã hội của các nhà khoa học đề cập đến các mạng lưới quan hệ xã hội đối với các bên liên quan khác nhau và ảnh hưởng đến thương mại hóa KQNC của họ (Aldridge Audretsch, 2011). Trong đó việc kết nối với các doanh nghiệp là rất quan trọng. Thứ nhất, nó giúp cho các nhà khoa học có thông tin về thị trường và các thông tin sẽ ảnh hưởng tích cực đến công việc và cơ hội của họ (Shane, 2000). Thứ hai, là cầu nối giúp cho giảng viên/nhà khoa học có thể tìm kiếm đối tác trong sản xuất và phân phối cho các sản phẩm mới do nghiên cứu của họ tạo ra (Liao Phan, 2016). Thứ ba, mạng lưới quan hệ xã hội là niềm tin mạnh mẽ giúp các nhà khoa học và các đối tác kinh doanh tìm ra các giao dịch kinh doanh được cả hai bên chấp nhận (Aldridge Audretsch, 2011; Shane, 2000). Sự tin tưởng giữa các đối tác với nhau sẽ giảm thiểu các rủi ro mà do một bên có thể lừa gạt bên kia (Nguyen, 2005) điều này là rất quan trọng đối với giảng viên/nhà khoa học khi mà các tổ chức của thị trường KHCN chưa phát triển. Trong hoạt động KHCN thì vốn xã hội của nhà khoa học là mạng liên kết bền vững giữa các nhà nghiên cứu, sự tin cậy trong hoạt động nghiên cứu, các chuẩn mực đạo đức của cộng đồng KHCN, các thang giá trị của KHCN, các quan hệ hợp tác trong hoạt động KHCN và được xem xét trên cả ba cấp độ: vi mô (micro level, cá nhân); trung mô (meso level, các nhóm xã hội); vĩ mô (macro level, quốc gia và quốc tế). Sự tương tác giữa các cá nhân với các nhóm xã hội trong mỗi quốc gia và giữa các quốc gia sẽ làm cho vốn xã hội của cá nhân đó có thể “giàu lên” hoặc “nghèo đi”, phát triển hoặc suy thoái (Nguyễn Thị Hương Giang, 2019). Một số nghiên cứu khác lại chỉ ra vốn xã hội của nhà khoa học cụ thể là kinh nghiệm lãnh đạo cũng có ảnh hưởng tích cực đến thương mại hóa KQNC (Bercovitz Feldman, 2008; Markman và cộng sự, 2008). Theo Alshumaimri và cộng sự (2011) khi nghiên cứu về tinh thần doanh nhân của giảng viên tại các trường đại học ở Ả Rập Xê Út bằng nghiên cứu định lượng các tác giả đã chỉ ra rằng vốn xã hội của các giảng viên/nhà khoa học có ảnh hưởng tới tinh thần doanh nhân của nhà khoa học, cụ thể giảng viên/nhà khoa học có số năm kinh nghiệm ít (tính từ khi nhận bằng tiến sĩ) thì tinh thần doanh nhân lại cao hơn các giảng viên/nhà khoa học có nhiều năm kinh nghiệm hơn, đồng thời nghiên cứu cũng chỉ ra các nhân tố thuộc về đặc điểm cá nhân của giảng viên như giới tính, kinh nghiệm không có ảnh hưởng tới tinh thần kinh doanh của các nhà khoa học, điều này khác biệt với các nghiên cứu trước đây ở các nước OECD.
  • 29. 14 1.1.2.2. Các nghiên cứu về các yếu tố động lực tài chính trong thương mại hóa của giảng viên Động lực của giảng viên/nhà khoa học về thương mại hóa KQNC là khác nhau và nó thường phụ thuộc vào đặc điểm của từng cá nhân. Cơ sở cho hành động của con người là sự hiện diện của động cơ, tạo ra động lực để thực hiện hành động (Kulbe, 2009). Theo Maslow (1943) xác định các nhu cầu là động lực cho các hành động của cá nhân, có thể chia nhu cầu thành: nhu cầu cơ bản, nhu cầu bảo mật, nhu cầu xã hội thuộc về lòng tự trọng, nhu cầu cá nhân và nhu cầu tự thực hiện. Trong đó nhu cầu tự thực hiện được đặt lên hàng đầu. Động lực cá nhân bao gồm động lực bên trong và động lực bên ngoài. Động lực nội tại là đề cập đến động lực bên trong hay còn gọi là động lực thực sự (Rheinberg, 2004), nó nằm trong chính hành động hoặc đích đến của nó (Heckhausen, 2005). Một động lực của các hành động do bên ngoài thúc đẩy là một động lực ngoài (Kulbe, 2009). Theo Lam (2011) động lực thương mại hóa KQNC của giảng viên có nhiều động lực khác nhau, tuy nhiên động lực chủ yếu để thúc đẩy họ thực hiện việc thương mại hóa kết quả nghiên cứu của họ là xuất phát từ động lực về lợi ích tài chính (tăng ngân quỹ cho nghiên cứu, tăng thu nhập cá nhân). Ngày nay giảng viên/nhà khoa học ở các trường đại học trên thế giới đang phải đối mặt với áp lực giữa việc công bố, xuất bản các ấn phẩm học thuật và thương mại hóa KQNC của họ (Ambos và cộng sự, 2008). Các trường ĐH, viện nghiên cứu và các giảng viên ngày càng cần phải thực hiện cả hai nhiệm vụ đó, do vây mà nó tạo ra một sự cạnh tranh trong các tổ chức (Ambos và cộng sự, 2008). Theo Lam (2011), động lực thương mại hóa KQNC của các giảng viên/nhà khoa học là khác nhau, có người vì động lực tài chính (để tăng ngân quỹ và tạo ra nguồn tài chính tiếp tục cho nghiên cứu, tạo cơ hội việc làm cho sinh viên, tăng thu nhập cá nhân. Cũng theo Lam (2011) khi nghiên cứu tại 5 trường đại học nghiên cứu lớn ở Vương quốc Anh, ông cũng đã chỉ ra các giảng viên không đồng nhất trong động lực thương mại hóa KQNC của họ. Trong đó, động lực bằng tiền (động lực tài chính) là quan trọng vì thương mại hóa có thể mang lại nguồn tài chính để có thể tiếp tục cho nghiên cứu và làm tăng thu nhập cho cá nhân. 1.1.2.3. Các nghiên cứu về các yếu tố đến tiếp cận nguồn tài trợ Theo Markman và cộng sự (2008) thì việc tiếp cận với các nguồn lực tài chính là rất quan trọng đối với tất cả các doanh nhân nói chung và giảng viên/nhà khoa học nói riêng. Vì vậy, đối với các nhà nghiên cứu để thương mại hóa được KQNC thì giảng viên/nhà khoa học cần phải có nhiều nguồn lực đặc biệt là nguồn lực tài chính
  • 30. 15 để tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện các phát minh sáng chế mới ở giai đoạn phôi thai để trở thành các sản phẩm hoàn chỉnh có thể bán được hay nói cách khác là các sản phẩm đáp ứng được các yêu cầu để thương mại hóa và ứng dụng vào trong thực tiễn của đời sống, phát triển kinh tế - xã hội. Còn theo Bonzeman Gauhan (2007) dựa trên kết quả khảo sát 4.916 giảng viên tại các trường đại học của Mỹ cũng đã chỉ ra các nhà nghiên cứu khi được tài trợ và ký hợp đồng nghiên cứu với các tổ chức là doanh nghiệp thì có xu hướng làm việc gần gũi với cộng đồng doanh nghiệp hơn, đặc biệt các nhà nghiên cứu khi ký hợp đồng với doanh nghiệp thì gắn kết chặt chẽ với cộng đồng này hơn là các đề tài được Chính phủ tài trợ ngân sách. Theo Ponomariov (2008) khi nghiên cứu ở các trường ĐH ở Mỹ cũng đã chỉ ra mức độ gắn kết của các nhà khoa học với khu vực tư nhân tỷ lệ thuận với thu nhập của doanh nghiệp từ nghiên cứu phát triển, tỷ lệ nghịch với mức độ trung bình với công bố của các nhà khoa học. Theo Martinnelli và công sự (2008) khi nghiên cứu tại ĐH tổng hợp của Sussex về quá trình thương mại hóa KQNC đã chỉ ra các nhà khoa học khi nhận tài trợ nghiên cứu từ doanh nghiệp thì có xu hướng thực hiện nhiều nghiên cứu ứng dụng hơn, hợp tác với các nhà khoa học khác trong giới học thuật và cả trong ngành cũng nhiều hơn, đồng thời xuất bản nhiều công trình khoa học và sản phẩm nghiên cứu hơn cho doanh nghiệp hơn. 1.1.2.4. Các nghiên cứu về các yếu tố liên quan đến rào cản thương mại hóa kết quả nghiên cứu. - Các yếu tố rào cản về thể chế Farsi và cộng sự (2011), nghiên cứu về các yếu tố thể chế ảnh hưởng đến thương mại hóa KQNC. Nghiên cứu điển hình tại trường hợp của Đại học Tehran. Dựa trên lý thuyết Kinh tế Thể chế của North (1990) để nghiên cứu về các yếu tố của thể chế chính thức và thể chế không chính thức ảnh hưởng tới thương mại hóa KQNC ở các trường đại học của Tehran Iran. Bằng phương pháp nghiên cứu định tính thông qua phỏng vấn trực tiếp những người có liên quan đến thương mại hóa bao gồm các giáo sư giàu kinh nghiệm về thương mại hóa, các giáo sư đã tham gia vào thương mại hóa, các nhà quản lý và hoạch định chính sách. Kết quả nghiên cứu định tính cho thấy có hai nhóm nhân tố là thể chế chính thức và thể chế không chính thức làm cản trở đến thương mại hóa KQNC, cụ thể: Nhóm thể chế chính thức bao gồm các yếu tố: các quy tắc, cơ cấu và quản trị của trường đại học; các chương trình đào tạo về kinh doanh; cơ cấu tổ chức của trường đại
  • 31. 16 học về thương mại hóa KQNC; chính sách của chính phủ và các quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ; cơ cấu đào tạo và nghiên cứu của trường đại học. Nhóm thể chế không chính thức bao gồm các yếu tố: phương pháp thực thi các quy tắc; các cân nhắc chính trị; vai trò của các mô hình và hệ thống khen thưởng học tập; thái độ của các nhà khoa học đối với thương mại hóa KQNC có ảnh hưởng rất lớn đến thương mại hóa KQNC cứu tại các trường đại học của Tehran Iran. Cũng trong một nghiên cứu khác của Farsi và các cộng sự (2011) về những rào cản và giải pháp thương mại hóa nghiên cứu ở các trường đại học, nghiên cứu điển hình tại các doanh nghiệp nhỏ thuộc trung tâm phát triển của đại học Tehran. Các tác giả cũng đã chỉ ra 8 yếu tố chủ yếu là rào cản đến thương mại hóa KQNC bao gồm: tổ chức, quản lý, môi trường, công nghiệp, pháp lý, văn hóa, nguồn lực, tài chính. Theo (Mahbodi Anatan, 2010; Plewa, 2004) các tác giả cũng đã chỉ rào cản về tổ chức bao gồm các nhân tố làm cản trở đến thương mại hóa KQNC như thiếu hiệu quả ở bộ máy và quy trình thương mại hóa sản phẩm, thiếu kiến thức nền tảng, năng lực quản lý kém, hệ thống nhân lực yếu kém, thiếu cơ chế, chính sách khuyến khích, hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ, chuẩn mực đạo đức, các yếu tố văn hóa. Theo (Mahbodi Anatan, 2010; Plewa, 2004) và dựa trên khung lý thuyết phân loại (Siegel và công sự, 2003) gồm 3 yếu tố về thể chế, tổ chức và nội bộ và các tác giả đã xây dựng một mô hình nghiên cứu mới và chia rào cản môi trường thành hai yếu tố rào cản riêng biệt là rào cản môi trường và rào cản thể chế, bổ sung thêm yếu tố rào cản nhận thức về quy chuẩn và rào cản nhận thức về văn hoá. Thể chế chính sách như hệ thống pháp luật về thực thi quyền sở hữu trí tuệ đối với các tài sản trí tuệ, chuẩn mực đạo đức, các yếu tố văn hóa, thể chế chính thức và thể chế không chính thức (Farsi và các cộng sự, 2011). Ở Việt Nam trong thời gian qua, một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra một số thách thức chính là rào cản đối với thương mại hóa KQNC của giảng viên/nhà khoa học của các trường ĐH, bao gồm thực thi chính sách trong việc bảo vệ bản quyền, sở hữu trí tuệ đối với các tài sản trí tuệ được tạo ra từ hoạt động NCKH, thông tin về thị trường và thực thi hợp đồng trong hoạt động thương mại hóa KQNC (Nguyen, 2015; Nguyen, 2013; Tran, 2007). - Các yếu tố về rào cản về thị trường Theo (Mahbodi Anatan, 2010; Plewa, 2004) các tác giả đã chỉ ra các yếu tố rào cản về thị trường ảnh hưởng đến thương mại hóa KQNC của giảng viên các trường đại học bao gồm: hoạt động marketing kém hiệu quả, cản trở do môi trường, rào cản trong ngành, không có sản phẩm sản xuất đại trà, thiếu hiểu biết về thị trường và nhu
  • 32. 17 cầu với sản phẩm, sản phẩm kém chất lượng, thiếu mạng lưới truyền thông; rào cản trong ngành, không biết được nhu cầu của các công ty mua công nghệ, bộ máy hành chính, hoạt động trong ngành, công nghệ của các trường đại học kém... Rào cản nội bộ: trở ngại về tài chính; thiếu lao động lành nghề, thiếu cơ chế chính sách đầu tư mạo hiểm, ngân sách hạn hẹp không đủ để nghiên cứu, thiếu nhân lực trình độ cao; thiếu sự tham gia của các giáo sư, các nhà khoa học giỏi, thiếu nhận thức về quyền SHTT trong các trường ĐH, kỳ vọng của nhà quản lý và các giáo sư về công nghệ của họ. Sự thiếu vắng các Văn phòng Chuyển giao Công nghệ (TTO) hoặc các trung tâm li - xăng công nghệ, định giá công nghệ, tìm kiếm đối tác, thiếu thông tin về thị trường và nhu cầu của xã hội 1.2. Khoảng trống nghiên cứu Dựa trên kết quả tổng quan các công trình nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước liên quan đã nghiên cứu về thương mại hóa KQNC và các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định thương mại hóa KQNC của giảng viên/nhà khoa học của các trường đại học, tác giả xác định còn có những khoảng trống nghiên cứu như sau: Thứ nhất, phần lớn các nghiên cứu trước đây về thương mại hóa KQNC đều được thực hiện ở nước ngoài, đặc biệt là nghiên cứu tại các nước phát triển có lịch sử liên kết đại học - doanh nghiệp và có quá trình thương mại hóa KQNC được thực hiện từ rất sớm so với Việt Nam. Tại Việt Nam, gần đây mới xuất hiện một số nghiên cứu về vấn đề này, tuy nhiên tính hệ thống còn nhiều hạn chế do cách tiếp cận nghiên cứu theo phương pháp truyền thống. Thiếu các nghiên cứu mô hình hóa/lượng hóa các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định thương mại hóa KQNC của giảng viên/nhà khoa học của các trường ĐHCL ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Thứ hai, các nghiên cứu trước đây được xây dựng dựa trên các lý thuyết khác nhau, tiếp cận ở các khía cạnh khác nhau nên mỗi nghiên cứu chỉ tập trung ở một số nhóm nhân tố ảnh hưởng đến quyết định thương mại hóa KQNC. Thiếu vắng các nghiên cứu xem xét đồng thời nhiều khía cạnh/nhân tố có thể ảnh hưởng đến quyết định thương mại hóa KQNC của giảng viên/nhà khoa học tại các trường ĐHCL ở bối cánh nước đang phát triển như Việt Nam. Thứ ba, tồn tại sự khác biệt/tranh luận về cấu trúc đo lường (đánh giá) của cùng một khái niệm nghiên cứu và giữa các nghiên cứu (chẳng hạn thang đo về rào cản thương mại hóa ). Hơn nữa cấu trúc khái niệm nghiên cứu có thể thay đổi theo bối cảnh nghiên cứu nên các tác giả không hoàn toàn chắc chắn về cấu trúc các khái niệm nghiên cứu có thể sử dụng trong các bối cảnh nghiên cứu mới.
  • 33. 18 Bởi vậy, nghiên cứu này được thiết kế: (i) để thiết lập một mô hình nghiên cứu mới dựa trên tích hợp nhiều nhân tố khác nhau từ các lý thuyết khác nhau có khả năng ảnh hưởng đến quyết định thương mại hóa KQNC của giảng viên các trường đại học; (ii) phát hiện và hiệu chỉnh cấu trúc đo lường qua các biến quan sát cho các khái niệm nghiên cứu thông qua dữ liệu thực nghiệm tại các trường ĐHCL khối kỹ thuật ở Việt Nam; (iii) thiết kế một nghiên cứu được mô hình hóa/lượng hóa các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định thương mại hóa KQNC của giảng viên/nhà khoa học ở các trường ĐHCL cho bối cảnh Việt Nam cũng như các nước đang phát triển. 1.3. Cơ sở lý thuyết về thương mại hóa kết quả nghiên cứu 1.3.1. Kết quả nghiên cứu khoa học Kết quả nghiên cứu khoa học là kết quả do quá trình hoạt động KHCN tạo ra và được xã hội chấp nhận. Xét theo các loại hình hoạt động khoa học công nghệ thì sản phẩm khoa học và công nghệ được tạo ra từ quá trình hoạt động trí óc của con người được thể hiện dưới dạng các phát minh, sáng chế, giải pháp (Đinh Văn Ân, 2004). Hoạt động nghiên cứu khoa học ở các trường đại học cũng rất đa dạng với nhiều hoạt động khác nhau. Vì thế mà kết quả của nó mang lại cũng rất đa dạng và phong phú. Theo quan điểm hiện đại, không phải bất kỳ sản phẩm đầu ra nào của các hoạt động nghiên cứu cũng được xem là kết quả nghiên cứu khoa học. Các sản phẩm nghiên cứu được xem là kết quả nghiên cứu khoa học phải được cộng đồng khoa học chấp nhận. Bởi vậy, trong mô hình bình duyệt các bài báo (peer review) được xem là một hệ thống sàng lọc để chấp nhận đâu là sản phẩm nghiên cứu khoa học và đâu không phải là sản phẩm nghiên cứu khoa học. Quan điểm này được phổ biến ở các đại học phương Tây và mở rộng sang các khu vực khác có tính toàn cầu hiện nay. Các sản phẩm nghiên cứu khoa học có thể tồn tại ở các dạng như bài báo trên các tạp chí khoa học (có bình duyệt), sách, hội thảo khoa học có bình duyệt, các phát minh, sáng chế được đăng ký, những giải pháp đưa vào thực tiễn như sản phẩm đầu ra của quá trình nghiên cứu và được xã hội chấp nhận. Tại Việt Nam, theo Luật KHCN (2013) kết quả nghiên cứu khoa học được hiểu là kết quả của hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và triển khai thực nghiệm, phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ, dịch vụ KHCN, phát huy sáng kiến và hoạt động sáng tạo khác nhằm phát triển KHCN thường được định hình dưới dạng kết quả hay sản phẩm của một nhiệm vụ KHCN. Các loại hình kết quả nghiên cứu khoa học cũng khá đa dạng tùy thuộc vào lĩnh vực cứu khác nhau. Theo thông lệ kết quả nghiên cứu khoa học phân chia theo tính
  • 34. 19 chất ứng dụng/thương mại hóa được chia thành hai nhóm: (1) sản phẩm sáng chế và (2) sản phẩm phi sáng chế. Trong đó: Sản phẩm là sáng chế: tài sản sở hữu trí tuệ (bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích, bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp, bằng bảo hộ giống cây trồng, sáng kiến được công nhận, quyền sở hữu công nghiệp, chương trình máy tính được cấp văn bằng bảo hộ, sản phẩm, công nghệ đã được ứng dụng trong thực tiễn). Sản phẩm phi sáng chế: sách tài liệu tham khảo (sách, tài liệu tham khảo và chuyên khảo); sản phẩm công bố trên các tạp chí (các công trình đã công bố trên các tạp chí, hội thảo trong và ngoài nước); sản phẩm đào tạo (đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ); sản phẩm ứng dụng (mẫu, vật liệu, thiết bị, máy móc, dây truyền công nghệ, bản thiết kế, phần mềm máy tính, quy trình công nghệ, sơ đồ, bản đồ, mô hình, các cơ sở dữ liệu, tài liệu, báo cáo tư vấn, dự báo, ...); 1.3.2. Thương mại hóa kết quả nghiên cứu Thương mại hóa KQNC được hiểu là quá trình chuyển giao các KQNC, kiến thức hoặc kinh nghiệm từ lĩnh vực nghiên cứu sang lĩnh vực kinh doanh nhằm mục đích thu được các lợi ích kinh tế. Theo Markman và cộng sự (2008) thương mại hóa KQNC là thể hiện sự ảnh hưởng tích cực của hoạt động học thuật đến đời sống thực tế do nó tạo ra và sự chấp nhận của thị trường với các KQNC khoa học, hay nói cách khác là sự chuyển giao tri thức từ trường ĐH, các viện nghiên cứu sang lĩnh vực kinh doanh nói chung hay xã hội nói riêng. Đối với các trường đại học, thương mại hóa KQNC là sự chuyển giao tri thức mới từ các trường đại học, các trung tâm nghiên cứu sang lĩnh vực kinh doanh nói chung hay xã hội nói riêng (Perkmar và cộng sự, 2013). Thương mại hóa KQNC thường gắn với sáng chế, đổi mới công nghệ bao gồm các giai đoạn từ nghiên cứu đến chuyển giao, phát triển công nghệ (Trần Văn Hai, 2015). Tại Việt Nam, theo Luật Khoa học Công nghệ (2013), hoạt động thương mại hoá KQNC được hiểu là một quá trình mà qua đó KQNC tiếp tục được khai thác phát triển, hoàn chỉnh để trở thành sản phẩm có thể thương mại nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Quá trình thực hiện, nó đòi hỏi phải có sự hợp tác chặt chẽ, hài hòa, thống nhất và có sự tương tác giữa Nhà nước, Chính phủ, cơ quan quản lý, các trường đại học, viện nghiên cứu và nói chung là các tổ chức KHCN với các doanh nghiệp (DN), công ty, nhà đầu tư và thậm chí với các cá nhân. Theo Luật Chuyển giao Công nghệ (2017), thương mại hóa KQNC khoa học và phát triển công nghệ được hiểu là hoạt động khai thác, hoàn thiện, ứng dụng, chuyển
  • 35. 20 giao, hoạt động khác có liên quan đến kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ nhằm mục đích thu lợi nhuận. Theo đề tài (Hoàng Văn Hoa, 2017), thương mại hóa KQNC được hiểu là quá trình đưa sản phẩm là kết quả của nghiên cứu KHCN ra thị trường hoặc trao đổi kiến thức giữa hai hoặc nhiều đối tác và nhận lại một giá trị nào đó thông qua chuyển nhượng quyền sở hữu hay chuyển quyền sử dụng đối với KQNC. Như vậy, có rất nhiều các khái niệm khác nhau, ở mỗi góc độ khía cạnh nghiên cứu, nội dung và mục đích nghiên cứu khác nhau thì khái niệm thương mại hóa KQNC lại được hiểu và định nghĩa theo một khía cạnh khác. Tuy nhiên, ở góc độ hay khía cạnh nào thì đều có những điểm chung sau: thứ nhất, nó là sản phẩm được tạo ra từ hoạt động nghiên cứu khoa học nên có hàm lượng khoa học cao và tri thức mới; thứ hai, chủ thể sản sinh ra nó bởi trí óc của con người, là sản phẩm của trí tuệ và tri thức mới; thứ ba, mục đích của thương mại hóa là đưa tri thức mới là kết quả của hoạt động nghiên cứu từ các trường ĐH, nhà khoa học ra thị trường đáp ứng các yêu cầu của đời sống thực tiễn và phát triển kinh tế - xã hội nhằm thu lại các lợi ích kinh tế. Thương mại hóa KQNC, trong phạm vi của luận án được tác giả định nghĩa như sau: Thương mại hóa KQNC của giảng viên/nhà khoa học các trường đại học được hiểu đơn giản là quá trình triển khai đưa các sản phẩm, công nghệ mới là kết quả của hoạt động nghiên cứu khoa học ra thị trường thông qua các hình thức khác nhau như cộng tác, ký hợp đồng chuyển giao với đối tác, mở doanh nghiệp hay tự sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nhằm thu được các lợi ích kinh tế từ kết quả nghiên cứu. Quyết định thương mại hóa KQNC của giảng viên/nhà khoa học là quyết định của giảng viên/nhà khoa học có hoặc không tham gia vào hoạt động thương mại hóa KQNC của mình với ít nhất một trong các hình thức như cộng tác, ký hợp đồng chuyển giao với đối tác, mở doanh nghiệp hay tự sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nhằm thu được các lợi ích kinh tế từ KQNC. Quyết định thương mại hóa KQNC của giảng viên được đo bằng hành động thực tế mà giảng viên/nhà khoa học đã tham gia vào hoạt động này hay chưa. 1.3.3. Đặc điểm của thương mại hoá kết quả nghiên cứu Thương mại hóa KQNC có thể được diễn ra ở bất kỳ giai đoạn nào trong quá trình nghiên cứu, có thể diễn ra ngay từ giai đoạn đầu ý tưởng nghiên cứu hay ở giai đoạn cuối cùng khi các sản phẩm nghiên cứu đã định hình (Norman và cộng sự, 1997). Tuy nhiên, thương mại hóa KQNC thường gắn với hoạt động chuyển giao tri thức/công nghệ mới sang lĩnh vực kinh doanh. Bởi vậy, mà nó có bốn đặc điểm chính