SlideShare a Scribd company logo
1 of 111
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC
NGUYỄN THANH HÒA
THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT ĐƯỜNG HUYẾT Ở
BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TUÝP 2 ĐIỀU
TRỊ NGOẠI TRÚ, CƯ TRÚ TẠI PHƯỜNG PHAN
ĐÌNH PHÙNG THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
THÁI NGUYÊN – NĂM 2020
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC
NGUYỄN THANH HÒA
THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT ĐƯỜNG HUYẾT Ở
BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TUÝP 2 ĐIỀU
TRỊ NGOẠI TRÚ, CƯ TRÚ TẠI PHƯỜNG PHAN
ĐÌNH PHÙNG THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN VÀ
MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Chuyên ngành: Y học Dự phòng
Mã số: 87.20.163
LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. PHẠM NGỌC MINH
2. TS. NGUYỄN THỊ TỐ UYÊN
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
THÁI NGUYÊN – NĂM 2020
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Nguyễn Thanh Hòa, học viên lớp cao học Khóa 22 chuyên ngành
Y học dự phòng, Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp hoàn thành dưới sự hướng dẫn
của TS. Phạm Ngọc Minh và TS. Nguyễn Thị Tố Uyên.
2. Công trình nghiên cứu này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào
khác đã được công bố tại Việt Nam.
Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung
thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp nhận của cơ sở nơi nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những cam kết này.
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2020
Người viết cam đoan
Nguyễn Thanh Hòa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành nhờ sự nỗ lực của tôi và sự giúp đỡ của
nhiều cá nhân và tập thể. Với lòng kính trọng và biết ơn, tôi xin được bày tỏ
lòng cảm ơn tới: Đảng ủy - Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học và Khoa
Y tế Công cộng trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Phạm Ngọc Minh và TS.
Nguyễn Thị Tố Uyên, giảng viên trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên. Là
những người thầy không chỉ trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình phát triển ý tưởng, nghiên cứu y văn, xây dựng và hoàn thiện luận văn này
mà còn luôn chỉ bảo, dạy dỗ, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình
học tập.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn các thầy cô giảng viên khoa Y tế Công cộng,
cùng toàn thể giảng viên trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên đã tận tình
truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu và giúp đỡ tôi hoàn thành nhiệm vụ
học tập của mình.
Cuối cùng, với lòng biết ơn sâu sắc nhất tôi gửi lời cảm ơn bạn bè, đồng
nghiệp đặc biệt là gia đình đã luôn động viên, khích lệ và là nguồn động lực to
lớn giúp tôi trong những tháng ngày học tập, nghiên cứu để hoàn thành khoá
học này.
Một lần nữa xin được trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2020
Tác giả: Nguyễn Thanh Hòa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BMI Body Mass Index (Chỉ số khối cơ thể)
ĐTĐ Đái tháo đường
ĐTNC Đối tượng nghiên cứu
FINDRISC Finnish Diabetes Risk Score (Điểm rủi ro bệnh tiểu đường Phần Lan)
FPG Fasting Plasma Glucose (Đường máu lúc đói)
IDF International Diabetes Federation (Liên đoàn Đái tháo đường thế giới)
JNC United States,
Joint National Committee (Liên uỷ ban Quốc gia Hoa Kỳ)
KSĐH Kiểm soát đường huyết
KTC Khoảng tin cậy
VĐTL Vận động thể lực
WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................11
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN ............................................................................. 3
1.1. Kiểm soát đường huyết và tầm quan trọng của kiểm soát đường huyết.... 3
1.2. Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường trên thế
giới và Việt Nam............................................................................................... 7
1.3. Một số yếu tố liên quan đến kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo
đường tuýp 2 ...................................................................................................13
1.4. Vài nét về địa bàn nghiên cứu..................................................................18
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............20
2.1. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................20
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu............................................................20
2.3. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................20
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu .........................................................20
2.5. Chỉ tiêu nghiên cứu ..................................................................................21
2.6. Định nghĩa biến số ...................................................................................22
2.7. Công cụ thu thập số liệu...........................................................................28
2.8. Kỹ thuật thu thập số liệu ..........................................................................28
2.9. Quản lý và phân tích số liệu.....................................................................30
2.10. Đạo đức nghiên cứu ...............................................................................31
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.....................................................32
3.1. Thực trạng kiểm soát đường huyết của đối tượng nghiên cứu ................32
3.2. Một số yếu tố liên quan đến kiểm soát đường huyết ...............................38
CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN............................................................................46
4.1. Kết quả kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều
trị ngoại trú, cư trú tại phường Phan Đình Phùng thành phố Thái Nguyên....46
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
4.2. Một số yếu tố liên quan đến kiểm soát đường huyết của bệnh nhân Đái
tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú, cư trú tại phường Phan Đình Phùng
thành phố Thái Nguyên.................................................................................523
4.3. Hạn chế của đề tài ....................................................................................60
KẾT LUẬN.....................................................................................................60
KHUYẾN NGHỊ.............................................................................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO
KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Phân loại thể trạng dinh dưỡng dựa theo thang phân loại của
Tổ chức Y tế Thế giới dành cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương ............. 30
Bảng 2.2. Phân độ tăng huyết áp theo JNC VIII-2014 ở người lớn ............... 30
Bảng 3.1. Một số đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu................ 32
Bảng 3.2. Đặc điểm trình độ học vấn, nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu...... 33
Bảng 3.3. Đặc điểm trạng thái lo âu, trầm cảm của đối tượng nghiên cứu .... 33
Bảng 3.4. Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về bệnh đái tháo đường
và kiểm soát đường huyết .............................................................................. 34
Bảng 3.5. Thái độ của đối tượng nghiên cứu về bệnh đái tháo đường và
kiểm soát đường huyết ................................................................................... 35
Bảng 3.6. Đặc điểm tuân thủ chế độ thuốc của đối tượng nghiên cứu
theo thang điểm Morisky ............................................................................... 35
Bảng 3.7. Mức độ kiểm soát đường huyết của đối tượng nghiên cứu theo
chỉ số HbA1c và glucose máu lúc đói............................................................. 36
Bảng 3.8. Mối liên quan giữa kiến thức với mức độ kiểm soát đường huyết.
......................................................................................................................... 38
Bảng 3.9. Mối liên quan giữa thái độ với mức độ kiểm soát đường huyết ... 38
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa tuân thủ chế độ thuốc với mức độ kiểm
soát đường huyết ............................................................................................ 39
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa độ tuổi với mức độ kiểm soát đường huyết ..
......................................................................................................................... 39
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa thời gian mắc bệnh với mức độ kiểm
soát đường huyết ............................................................................................. 40
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa chỉ số khối cơ thể (BMI) với mức độ kiểm
soát đường huyết ............................................................................................. 40
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa tiền sử gia đình với mức độ kiểm soát
đường huyết..................................................................................................... 41
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa hành vi sử dụng rượu, bia và hút thuốc lá
với mức độ kiểm soát đường huyết................................................................. 41
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa phương pháp sử dụng thuốc với mức độ
kiểm soát đường huyết .................................................................................... 42
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa tình trạng trầm cảm, lo âu với mức độ
kiểm soát đường huyết .................................................................................... 42
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa vận động thể lực với mức độ kiểm soát
đường huyết..................................................................................................... 43
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa thời gian ngủ với mức độ kiểm soát
đường huyết..................................................................................................... 43
Bảng 3.20. Mối liên quan của một số loại thực phẩm đến mức độ kiểm
soát đường huyết ............................................................................................ 44
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 1. Bản đồ hành chính tỉnh Thái Nguyên ................................................ 19
Hình 2: Biểu đồ Venn về tỷ lệ kiểm soát đường huyết chưa tốt theo hai
tiêu chí............................................................................................................. 37
Biểu đồ 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo kiến thức............................ 34
Biểu đồ 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo mức độ tuân thủ thuốc
điều trị.............................................................................................................. 36
1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường là một bệnh mạn tính không lây liên quan chủ yếu đến
dinh dưỡng, hành vi và lối sống. Hiện nay, ĐTĐ được ví như “đại dịch” toàn
cầu, bệnh đã và đang trở thành một vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng
khi số lượng bệnh nhân không ngừng gia tăng, đặc biệt ở các nước đang phát
triển trong đó có Việt Nam.
Theo thống kê của Liên đoàn Đái tháo đường thế giới (IDF), năm 2017 toàn
thế giới có 451 triệu người bị ĐTĐ (ở độ tuổi từ 18-99), và dự báo tới năm 2045
có khoảng 693 triệu người mắc ĐTĐ [58]. Việt Nam là một trong những quốc
gia có tỷ lệ gia tăng bệnh ĐTĐ nhanh nhất thế giới, khoảng 8%-10%/năm.
Nghiên cứu năm 2012 của Bệnh viện Nội tiết trung ương cho thấy tỷ lệ mắc
ĐTĐ trên toàn quốc ở người trưởng thành là 5,42%, tỷ lệ ĐTĐ chưa được chẩn
đoán trong cộng đồng là 63,6% [2]. Theo IDF, tỷ lệ mắc ĐTĐ tại Việt Nam năm
2019 là 5,7% [61].
Đái tháo đường hiện nay vẫn là bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn và có
thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Các biến chứng này gây ảnh hưởng
trầm trọng đến cuộc sống của người bệnh, làm suy giảm sức lao động, tăng
gánh nặng cho gia đình và xã hội, tăng chi phí điều trị bệnh, tăng tỷ lệ tử vong
và tàn phế. Theo IDF, mỗi năm có khoảng 3,2 triệu người chết vì các bệnh liên
quan tới ĐTĐ. Khoảng 12% chi phí y tế trên toàn cầu những năm gần đây là
chi cho người bệnh bị ĐTĐ, năm 2017 là 727 tỷ USD và ước tính đến năm
2045 là 776 tỷ USD [58].
Tuy nhiên, biến chứng của bệnh ĐTĐ hoàn toàn có thể dự phòng và làm
chậm tiến triển nếu đường huyết của bệnh nhân được kiểm soát tốt. Đã có nhiều
nghiên cứu về KSĐH ở bệnh nhân ĐTĐ. Ở các nghiên cứu này, chỉ số HbA1c
được sử dụng để đánh giá mức độ KSĐH ở bệnh nhân ĐTĐ. Theo nghiên cứu
của Riyadh và cộng sự (2018) ở Ả Rập Xê Út cho thấy tỷ lệ KSĐH chưa tốt
2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
(HbA1c ≥7%) là 74,9% [53]. Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Nguyễn Thị
Ngọc Lan (2011) tỷ lệ KSĐH chưa tốt là 70,6% [8]. Nghiên cứu của Lê Xuân
Khởi (2012) tỷ lệ KSĐH chưa tốt (HbA1c ≥7,5%) lên tới 80,5% [7].
Có nhiều yếu tố liên quan đến mức độ KSĐH ở bệnh nhân ĐTĐ. Các yếu
tố tác động trực tiếp đến việc KSĐH của bệnh nhân được báo cáo đó là: Hành
vi tuân thủ điều trị của bệnh nhân [20], hiệu quả quản lý và điều trị bệnh của
cơ sở y tế [21], ngoài ra nó còn chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường
nhất là môi trường xã hội và các yếu tố sinh học như tiền sử gia đình về bệnh
ĐTĐ [52].
Tỉnh Thái Nguyên những năm gần đây đời sống của người dân được nâng
cao hơn, kèm theo đó tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ cũng ngày càng gia tăng. Hiện nay,
số lượng bệnh nhân ĐTĐ đang được quản lý điều trị ngoại trú trên địa bàn thành
phố Thái Nguyên khoảng trên 3.000 bệnh nhân [11]. Qua điều tra sổ theo dõi
điều trị bệnh ĐTĐ tại Khoa Khám bệnh Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên,
chỉ riêng phường Phan Đình Phùng, số bệnh nhân ĐTĐ đang được quản lý điều
trị tại đây là khoảng hơn 350 bệnh nhân. Tuy nhiên, nghiên cứu về KSĐH và
các yếu tố liên quan ở bệnh nhân ĐTĐ tại cộng đồng còn chưa được quan tâm
nhiều. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng kiểm soát
đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú, cư trú
tại phường Phan Đình Phùng thành phố Thái Nguyên và một số yếu tố liên
quan” với mục tiêu nghiên cứu như sau:
1. Mô tả thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 điều
trị ngoại trú, cư trú tại phường Phan Đình Phùng thành phố Thái Nguyên năm
2019.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến tình trạng kiểm soát đường huyết
ở bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 điều trị ngoại trú, cư trú tại phường Phan Đình Phùng
thành phố Thái Nguyên năm 2019.
3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN
1.1. Kiểm soát đường huyết và tầm quan trọng của kiểm soát đường huyết
1.1.1. Chỉ số HbA1c
HbA1c được hình thành do sự kết hợp giữa glucose và gốc NH2 của
valine ở đầu tận của chuỗi betaglobin của huyết sắc tố, phản ứng này không
cần men và được gọi là phản ứng glycosyl hóa (glycosylation). Tốc độ
glycosyl hóa của huyết sắc tố tùy thuộc nồng độ glucose trong máu và HbA1c
tồn tại trong suốt đời sống của hồng cầu (khoảng 120 ngày). Hồng cầu mới
hình thành không chứa HbA1c và hồng cầu sắp bị đào thải chứa nhiều HbA1c
nhất.
HbA1c có mối tương quan khá chặt với nồng độ glucose máu lúc đói [6].
Có nghĩa là kiểm soát tốt glucose máu sẽ làm giảm chỉ số HbA1c. Trong vòng
2 tháng nếu nồng độ glucose máu tăng cao thì hàm lượng HbA1c có thể tăng
lên đến 12-18%. Khi HbA1c tăng 1%, glucose máu trung bình sẽ tăng khoảng
29mg/dl. Người bệnh chỉ cần thay đối chế độ ăn trong một vài ngày đã có thể
giảm đường huyết, nhưng HbA1c chỉ giảm khi bệnh nhân tuân thủ chế độ điều
trị trong cả quá trình 2 tháng. Vì vậy, HbA1c là chỉ số trung thực nhất để đánh
giá kết quả điều trị, tiên lượng biến chứng vì biến chứng là kết quả của cả một
quá trình diễn biến kéo dài, còn theo dõi đường máu lúc đói cho biết lượng
đường trong máu ngay tại thời điểm xét nghiệm. Ưu điểm của xét nghiệm
HbA1c là có thể được thực hiện mà không cần nhịn đói và kết quả phản ánh
mức độ glucose máu trung bình trong 2 tháng gần nhất.
Theo quyết định của Bộ Y tế về “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo
đường tuýp 2” (2017), sử dụng chỉ số globulin màng (HbA1c) để đánh giá mức
độ KSĐH của bệnh nhân ĐTĐ. Bệnh nhân là người trưởng thành, không có
thai: KSĐH tốt khi HbA1c <7,0%, glucose máu lúc đói <7,2mmol/l [2]. So với
chỉ số HbA1c, chỉ số gluocse máu lúc đói là xét nghiện được thực hiện thường
4
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
xuyên ở bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 vì chi phí phù hợp. Việc dựa vào chỉ số glucose
máu lúc đói để đánh giá mức độ kiểm soát đường huyết có ưu điểm là có thể
làm xét nghiệm tại thời điểm thu thập số liệu để đánh giá bệnh nhân KSĐH tốt
hay không tốt. Tuy nhiên, nó có nhược điểm là glucose máu lúc đói dễ dàng bị
thay đổi do tác động của chế độ ăn uống. Do vậy, sẽ không phản ánh được đầy
đủ việc KSĐH của đối tượng nghiên cứu.
Chính vì vậy, trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng chỉ số HbA1c để
đánh giá mức độ KSĐH và các yếu tố liên quan đến KSĐH của đối tượng
nghiên cứu.
1.1.2. Tầm quan trọng của kiểm soát đường huyết
Bệnh đái tháo đường có thể gây ra nhiều biến chứng khác nhau. Theo
nghiên cứu của Bế Thu Hà (2009), biến chứng tim mạch là hay gặp nhất ở bệnh
nhân ĐTĐ chiếm 42,8%, tiếp theo là biến chứng tại thận với tỷ lệ 39,6%, ngoài
ra còn một số biến chứng khác như biến chứng tại mắt, thần kinh, hô hấp và da
[4]. Nghiên cứu của Lê Xuân Khởi (2012) cũng cho thấy biến chứng tim mạch
chiếm tỷ lệ cao nhất ở bệnh nhân ĐTĐ (18,7%), biến chứng tại mắt (18,3%),
tại thận (16,4%) [7]. Việc KSĐH tốt sẽ giúp ngăn ngừa sự phát sinh và tiến
triển của các biến chứng này. Theo nghiên cứu của Stratton và cộng sự (2000),
cứ giảm 1% HbA1c (chỉ số đường huyết trung bình trong vòng 2-3 tháng) sẽ
giúp giảm nguy cơ biến chứng dài hạn, cụ thể:
- Giảm 43% biến chứng cắt cụt chi hoặc tử vong do bệnh mạch máu
ngoại vi.
- Giảm 37% biến chứng mạch máu nhỏ (bệnh thận và mù).
- Giảm 21% tử vong do ĐTĐ.
- Giảm 14% biến chứng tim mạch.
- Giảm 12% đột quỵ [49].
Như vậy, việc KSĐH ở mức tối ưu có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với
bệnh nhân ĐTĐ. Và nhiệm vụ của nghành Y tế nói chung, của những cán bộ y
5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
tế tại tuyến y tế cơ sở nói riêng là làm như thế nào để giúp bệnh nhân ĐTĐ có
thể thực hiện những hành vi tốt trong việc KSĐH tại cộng đồng.
1.1.3. Biện pháp kiểm soát đường huyết
Kiểm soát đường huyết là việc bệnh nhân ĐTĐ áp dụng các biện pháp
giúp đường huyết duy trì ổn định theo mục tiêu điều trị ở bệnh nhân ĐTĐ. Mục
tiêu điều trị cần đạt ở bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 là chỉ số HbA1c <7,0%, glucose
huyết tương mao mạch lúc đói, trước ăn là 80-130mmol/l (4,4-7,2mmol/l), đỉnh
glucose huyết tương mao mạch sau ăn 1-2 giờ là <180mg/dl (10,0mmol/l) [2].
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế về chẩn đoán và điều trị bệnh ĐTĐ tuýp 2 năm
2017, để duy trì đường huyết ổn định, tăng cường hiệu quả điều trị bệnh giúp
cho việc KSĐH được tốt thì bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 cần phải thực hiện đồng
thời các nội dung sau:
1.1.3.1. Thay đổi lối sống
Thay đổi lối sống hay điều trị không dùng thuốc ở bệnh nhân ĐTĐ tuýp
2 bao gồm luyện tập thể lực và chế độ dinh dưỡng:
* Luyện tập thể lực
Việc luyện tập thể lực ở bệnh nhân ĐTĐ có vai trò quan trọng đặc biệt đối
với những bệnh nhân có tình trạng thừa cân, béo phì. Vận động thể lực sẽ giúp
cân nặng của bệnh nhân trở về mức bình thường.
- Khi hướng dẫn bệnh nhân ĐTĐ luyện tập thể lực, trước tiên cần kiểm tra
biến chứng tim mạch, mắt, thần kinh, biến dạng chân trước khi luyện tập và đo
huyết áp, tần số tim. Không luyện tập gắng sức khi glucose huyết > 250-270
mg/dL và ceton dương tính.
- Loại hình luyện tập thông dụng và dễ áp dụng nhất đối với bệnh nhân
ĐTĐ là đi bộ 150 phút mỗi tuần (hoặc 30 phút mỗi ngày), không nên ngưng
luyện tập 2 ngày liên tiếp. Mỗi tuần nên tập kháng lực 2-3 lần (kéo dây, nâng
tạ) tùy tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân.
6
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Người già, đau khớp có thể chia bài tập thành nhiều lần trong ngày, thí
dụ đi bộ sau 3 bữa ăn, mỗi lần 10-15 phút. Người còn trẻ nên tập khoảng khoảng
60 phút mỗi ngày, tập kháng lực ít nhất 3 lần mỗi tuần.
* Chế độ dinh dưỡng
Dinh dưỡng cần được áp dụng mềm dẻo theo thói quen ăn uống của bệnh
nhân, và tùy vào các thức ăn sẵn có tại từng vùng miền. Tốt nhất nên có tư vấn
của bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng.
Chi tiết về dinh dưỡng sẽ được thiết lập cho từng bệnh nhân tùy tình trạng
bệnh, loại hình hoạt động, các bệnh lý, biến chứng đi kèm.
Các nguyên tắc chung về dinh dưỡng được khuyến cáo cho mọi bệnh nhân
ĐTĐ bao gồm:
- Bệnh nhân béo phì, thừa cân cần giảm cân, ít nhất 3-7% so với cân nặng
hiện tại.
- Nên dùng các loại carbohydrat hấp thu chậm có nhiều chất xơ, không
chà xát kỹ như gạo lứt, bánh mì đen, nui còn chứa nhiều chất xơ...
- Đạm khoảng 1-1,5 gam/kg cân nặng/ngày ở người không suy chức năng
thận. Nên ăn cá ít nhất 3 lần/tuần. Người ăn chay kéo dài có thể bổ sung nguồn
đạm từ các loại đậu (đậu phụ, đậu đen, đậu đỏ).
- Nên chú trọng dùng các loại mỡ có chứa acid béo không no một nối đôi
hoặc nhiều nối đôi như dầu ô liu, dầu mè, dầu lạc, mỡ cá. Cần tránh các loại
mỡ trung chuyển (mỡ trans), phát sinh khi ăn thức ăn rán, chiên ngập dầu mỡ.
- Giảm muối trong bữa ăn, còn khoảng 2300 mg Natri mỗi ngày.
- Chất xơ ít nhất 15 gam mỗi ngày, nên sử dụng chất xơ từ các loại rau,
quả ít ngọt.
- Các yếu tố vi lượng: nên chú ý bổ sung các yếu tố vi lượng nếu thiếu, thí
dụ sắt ở bệnh nhân ăn chay kéo dài. Dùng Metformin lâu ngày có thể gây thiếu
sinh tố B12, nên chú ý đến tình trạng này nếu bệnh nhân có thiếu máu hoặc
triệu chứng bệnh lý thần kinh ngoại vi.
7
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Uống rượu điều độ: một lon bia (330 ml)/ngày, rượu vang đỏ khoảng
150-200ml/ngày.
- Ngưng hút thuốc.
- Các chất tạo vị ngọt: như đường bắp, aspartame, saccharin có nhiều bằng
chứng trái ngược. Do đó nếu sử dụng cũng cần hạn chế đến mức tối thiểu.
1.1.3.2. Điều trị đái tháo đường bằng thuốc
- Các nhóm thuốc hạ glucose huyết đường uống và thuốc dạng tiêm không
thuộc nhóm insulin.
- Insulin: Insulin được sử dụng ở bệnh nhân ĐTĐ tuýp 1 và cả ĐTĐ tuýp
2 khi có triệu chứng thiếu insulin hoặc không kiểm soát được glucose máu dù
đã ăn uống luyện tập và phối hợp nhiều loại thuốc viên theo đúng chỉ dẫn.
Ngoài ra ĐTĐ tuýp 2 khi mới chẩn đoán nếu glucose máu tăng rất cao cũng có
thể dùng insulin để ổn định glucose máu, sau đó sẽ dùng các loại thuốc điều trị
tăng glucose máu khác.
1.2. Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường trên
thế giới và Việt Nam
1.2.1. Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường trên
thế giới
Theo hướng dẫn điều trị bệnh đái tháo đường tuýp 2, bệnh nhân cần phải
thay đối lối sống bao gồm vận động thể lực và dinh dưỡng kết hợp với tuân thủ
chế độ thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ [2]. Kiểm soát đường huyết tốt
(HbA1c <7,0% và glucose máu lúc đói 4,7-7,2mmol/l) là một trong những mục
tiêu điều trị của bệnh ĐTĐ. Thực tế, KSĐH ở bệnh nhân ĐTĐ là một vấn đề
đang ngày càng được quan tâm trên thế giới vì tỷ lệ KSĐH tốt còn thấp mặc dù
đã có những hướng dẫn và khuyến cáo cập nhật hàng năm.
Theo dữ liệu điều tra quốc gia về dinh dưỡng và sức khỏe của Mỹ, tỷ lệ bệnh
nhân mắc bệnh ĐTĐ đạt HbA1c <7,0% trong thập kỷ qua không được cải thiện.
8
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Chỉ có khoảng 40% bệnh nhân mắc bệnh ĐTĐ tuýp 1 hoặc tuýp 2 trong dân số
đạt được HbA1c <7,0% trong khoảng thời gian từ 2007 đến 2014 [48].
Deborah Taira Juarez và cộng sự (2012), nghiên cứu về sự thay đổi mức độ
KSĐH trên bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 ở Isfahan, Iran từ năm 2006 đến năm 2009 cho
thấy trong khoảng thời gian đó KSĐH ở bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 chưa được cải
thiện, tỷ lệ bệnh nhân KSĐH chưa tốt (HbA1c >7,0%) ở lần khám gần nhất chiếm
64,4% [71]. Năm 2013, nghiên cứu trên bệnh nhân ĐTĐ điều trị bằng insulin tại
bệnh viện đại học Jimma, Tây Nam Ethiopia cho kết quả tỷ lệ KSĐH chưa tốt còn
rất cao (81,7%) và ở những bệnh nhân có mức độ KSĐH chưa tốt này đã mắc thêm
cácbiếnchứngtrongquátrìnhđiềutrịbệnh[43].Một nghiên cứu hồi cứu của Lipska
và cộng sự (2013) về KSĐH từ năm 2006 đến năm 2013 cho thấy tỷ lệ bệnh nhân
ĐTĐ có KSĐH tốt (HbA1c <7,0%) có xu hướng giảm từ 56,4% xuống 54,2%
(p<0,001) và tỷ lệ bệnh nhân có HbA1c ≥9,0% tăng từ 9,9% lên 12,2% (p<0,001)
[37]. Rõ ràng KSĐH là vấn đề được quan tâm và có những biện pháp để cải thiện,
nhưng giường hiệu quả đạt được còn hạn chế.
Nghiên cứu của Appolinary R Kamuhabwa và Emmanuel Charles (2014)
trên 469 bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 tại bệnh viện ở Dar es Salaam, Tanzani cho kết
quả có đến 69,7% bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 có mức KSĐH chưa tốt. Ở nghiên
cứu này, mức độ KSĐH ở bệnh nhân được đánh giá dựa vào chỉ số đường máu
lúc đói (FBG ≥7,2mmol/l). Bệnh nhân có KSĐH chưa tốt tập trung ở nhóm
bệnh nhân không có bảo hiểm y tế (71,7%), bệnh nhân nữ ở độ tuổi 40-59 tuổi
có tỷ lệ KSĐH chưa tốt (76,1%) cao hơn so với nam cùng nhóm tuổi (65,4%)
[57].
Kết quả nghiên cứu của Somayyeh Firouzi tại Malaysia cho thấy nồng độ
HbA1c trung bình của các bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 là 7,6% ±1,4%, giá trị này
nằm ở mức kiểm soát chưa tốt [47]. Một nghiên cứu của Alioune Camara và
cộng sự (2015) về KSĐH ở bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 ở phía Nam Sahara. Nghiên
cứu này được thực hiện trên 1.267 bệnh nhân, trong đó tỷ lệ ĐTĐ tuýp 2 ở nữ
9
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
là 61% và độ tuổi trung bình của ĐTNC là 58 tuổi. Nghiên cứu cho thấy 939
(74%) có HbA1c >7,0% trong đó bao gồm 388 (41%) có HbA1c >10,0% [55].
Nghiên cứu của Shariff Ghazali Sazlina và cộng sự về dự báo KSĐH ở
bệnh nhân lớn tuổi bị ĐTĐ tuýp 2 ở Malaysia (2015). Trong số 21.336 bệnh
nhân mắc ĐTĐ tuýp 2 ở độ tuổi 60 tuổi, có 38,4% có mức HbA1c ≥8,0%. Hầu
hết bệnh nhân ở độ tuổi 60-69 tuổi, nữ chiếm 57,3%, có thời gian bị ĐTĐ tuýp
2 từ 5-10 năm (39,4%) [65].
Nghiên cứu của Mahmoud Radwan và cộng sự (2018) về KSĐH ở bệnh
nhân chăm sóc ban đầu bị ĐTĐ tuýp 2 ở Dải Gaza, Palestine. Nghiên cứu được
thực hiện trên 369 bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 từ 4 trung tâm y tế ở dải Gaza cho
kết quả như sau: Giá trị trung bình của HbA1c là 8,97% ±2,02%, cao hơn nhiều
so với mức HbA1c khuyến cao (HbA1c <7,0%). Trong đó tỷ lệ bệnh nhân có
KSĐH tốt chỉ ở mức 19,5% (HbA1c ≤7,0%). Nghiên cứu cho thấy công tác
quản lý bệnh nhân ĐTĐ và các biện pháp hỗ trợ bệnh nhân KSĐH tại đây còn
yếu kém và đây là một thách thức lớn đối với hệ thống chăm sóc sức khỏe ở
Palestine [63].
Yohannes Tekalegn và cộng sự nghiên cứu về “Tầm quan trọng của kiểm
soát đường huyết và các yếu tố liên quan ở những bệnh nhân mắc bệnh ĐTĐ
tuýp 2 tại một bệnh viện chuyên khoa ở Ethiopia” (2018). Kết quả cho thấy
trong tổng số 412 bệnh nhân đang được theo dõi điều trị bệnh ĐTĐ tại đây,
có đến 80% đối tượng có KSĐH chưa tốt (glucose máu lúc đói >7,2mmol/l)
[67].
Tỷ lệ KSĐH và một số yếu tố liên quan ở người trưởng thành mắc ĐTĐ
tuýp 2 ở Ả Rập Xê Út do Riyadh và cộng sự tiến hành năm 2018 cho thấy tỷ lệ
KSĐH chưa tốt (HbA1c >7,0%) tại đây là 74,9% [53]. Nghiên cứu của Khattab
tại Jordan, trong tổng số 917 bệnh nhân tham gia nghiên cứu có đến 65,1%
bệnh nhân có KSĐH chưa tốt (HbA1c ≥7,0%) [33]. Nghiên cứu của
10
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Mohammed Badedi tại Saudi có hơn hai phần ba (74%) bệnh nhân KSĐH chưa
tốt [42].
Tóm lại, thực trạng chung về KSĐH ở bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 trên thế giới
chưa tốt, tỷ lệ KSĐH chưa tốt còn cao.
1.2.2. Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp
2 tại Việt Nam
Ở nước ta, những năm gần đây vấn đề KSĐH ở bệnh nhân ĐTĐ đã bắt
đầu được quan tâm. Các nghiên cứu liên quan đến bệnh ĐTĐ và KSĐH cũng
đã được tiến hành. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu này đều được thực hiện
tại các cơ sở điều trị, quản lý bệnh nhân ĐTĐ nên các kết quả về tỷ lệ KSĐH
và các yếu tố liên quan còn hạn chế và thiếu tính đại diện.
Theo nghiên cứu của Bế Thu Hà (2009) ở tỉnh Bắc Kạn cho thấy tỷ lệ
bệnh nhân có KSĐH chưa tốt (HbA1c >7,0%) là 54,7%. Trong đó bệnh nhân
làm ruộng tỷ lệ KSĐH chưa tốt là cao hơn so với nhóm cán bộ đương nhiệm
và cán bộ hưu. Nhóm bệnh nhân sử dụng thuốc uống đơn trị liệu có tỷ lệ
KSĐH tốt cao hơn so với nhóm sử dụng insulin đơn trị liệu hoặc phối hợp
thuốc [4]. Tỷ lệ KSĐH chưa tốt ở nghiên cứu của Bế Thu Hà tương đương
với số liệu nghiên cứu gần đây của Nguyễn Ngọc Thanh Vân (2018) là 56,6%
[24].
Kết quả nghiên cứu của Lê Xuân Khởi (2012), nghiên cứu về kết quả điều
trị ngoại trú bệnh nhân ĐTĐ tại bệnh viên Đa khoa Vĩnh Phúc thì tỷ lệ KSĐH
chưa tốt (HbA1c >7,0%) ở bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh
viện Đa khoa Vĩnh Phúc là 80,5%. Hàm lượng Glucose máu trung bình của
bệnh nhân là 8,0±2,4mmol/l, cao hơn mức bình thường khuyến cao
(<7,2mmol/l). HbA1c trung bình là 6,8±0,9%, giá trị này nằm trong mức kiểm
soát đường huyết tốt (HbA1c<7,0%). Nhóm bệnh nhân <40 tuổi có tỷ lệ KSĐH
tốt cao nhất, trong khi nhóm tuổi >70 tuổi chiểm tỷ lệ KSĐH kém cao nhất.
Trong nghiên cứu này những bệnh nhân làm ruộng cũng có tỷ lệ KSĐH chưa
11
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
tốt cao nhất, trong khi nhóm cán bộ nghỉ hưu có mức độ KSĐH tốt nhất, tương
tự kết quả nghiên cứu của Bế Thu Hà (2009). Tỷ lệ KSĐH chưa tốt tăng dần
theo thời gian mắc bệnh của bệnh nhân. Nhóm bệnh nhân thừa cân, béo phì có
tình trạng KSĐH khó khăn hơn nhóm có thể trạng gầy và bình thường. Nhóm
bệnh nhân không uống rượu, hút thuốc lá có KSĐH tốt cao hơn nhóm còn lại
[7].
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Lan (2012) về đánh giá kết quả
điều trị ngoại trú bệnh nhân ĐTĐ tại Bệnh viện A Thái Nguyên cho thấy tỷ lệ
bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 có KSĐH chưa tốt (HbA1c >7,0%) là 70,6%, KSĐH
chưa tốt theo chỉ số glucose máu lúc đói là 67,78%. Với chỉ số HbA1c trung
bình là 6,9±1,0% nằm ở mức kiểm soát tốt. Trong đó, nhóm tuổi 40-50 tuổi có
chỉ số HbA1c trung bình cao nhất (7,2±0,9%) và đây cũng là nhóm tuổi có tỷ
lệ KSĐH chưa tốt cao nhất (44%). Glucose máu lúc đói trung bình là
7,9±2,4mmol/l cao hơn so với mức kiểm soát tốt. Ở nghiên cứu này, nhóm
bệnh nhân kiểm soát tốt đồng thời cả HbA1c và glucose máu lúc đói tương đối
thấp, chỉ có 7,2%. KSĐH chưa tốt tăng dần theo nhóm tuổi của bệnh nhân:
nhóm mắc bệnh <1 năm, 1-5 năm, >5 năm tỷ lệ KSĐH chưa tốt lần lượt là 10%,
28,9%, 40,6%. Kết quả KSĐH chưa tốt ở đối tượng nghề làm ruộng là cao nhất,
thấp nhất ở nhóm cán bộ hưu trí. Bệnh nhân có thể trạng gầy có tỷ lệ KSĐH
chưa tốt là 80% [8].
Nghiên cứu của Trần Thanh Hòa (2013) về đánh giá kết quả điều trị bệnh
nhân ĐTĐ tuýp 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện Bạch Mai cho kết quả tỷ lệ
KSĐH chưa tốt ở bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu là
79,3%. Giá trị trung bình của HbA1c là 8,4±1,8%, glucose máu lúc đói trung
bình là 9,9±3,4%. Cả hai trị số trung bình này đều cao hơn rất nhiều so với
mức KSĐH mục tiêu (HbA1c <7,0%, FBG <7,2mmol/l). Tỷ lệ nam giới và nữ
giới có KSĐH chưa tốt (HbA1c≥7,0%) tương đương nhau (19,6% và 21,7%).
Tỷ lệ KSĐH chưa tốt ở các nhóm tuổi chênh lệch không đáng kể. Việc luyện
12
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
tập thể lực có vai trò trong việc kiểm soát cả glucose máu lúc đói và HbA1c
trong nghiên cứu này [5].
Theo kết quả của tác giả Nguyễn Thị Lan Hương (2015) thì tỷ lệ bệnh
nhân KSĐH chưa tốt theo chỉ số HbA1c là 14,7%, theo glucose máu lúc đói là
32,7%. Giá trị HbA1c trung bình là 6,2±1,2%, gluocse máu lúc đói trung bình
là 6,9±2,0mmol/l, cả hai giá trị này đều nằm ở mức KSĐH tốt (HbA1c<7,0%).
Tỷ lệ KSĐH tốt ở nghiên cứu này cao hơn so với các nghiên cứu khác. Lý giải
cho kết quả này là do bệnh nhân ở nghiên cứu đều là cán bộ cao cấp trong quân
đội, được quản lý sức khỏe tốt, được khám sức khỏe định kỳ hàng tháng, được
tư vấn hướng dẫn trong quá trình điều trị bệnh tốt. Hơn nữa, sự hiểu biết và tính
kỷ luật trong tuân thủ điều trị giúp cho kết quả KSĐH tốt hơn. Nhóm bệnh nhân
mắc bệnh ≤5 năm có tỷ lệ KSĐH tốt là cao nhất (66,7%), nhóm 6-10 năm là
6,2% và nhóm mắc bệnh >10 năm là 17,1%. Nhóm tuổi 41-60 tuổi, 60-70 tuổi
và >70 tuổi có tỷ lệ KSĐH tốt lần lượt là 40%, 44,8% và 15,2%. Nhóm bệnh
nhân thừa cân, béo phì KSĐH tốt là 61%, tỷ lệ KSĐH tốt ở nhóm bệnh nhân
có thể trạng gầy chỉ đạt 1,9%. Tỷ lệ KSĐH tốt ở nhóm không uống rượu, không
hút thuốc lá cao hơn rất nhiều so với nhóm có uống rượu, hút thuốc lá. Điều
này cho thấy vai trò tác động của rượu, thuốc lá đến việc KSĐH của bệnh nhân
ĐTĐ trong nghiên cứu này [6].
Kết quả nghiên cứu của Phan Thị Lê (2017), tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh
ĐTĐ đạt mục tiêu điều trị đối với HbA1c là 78,3% [19]. Nghiên cứu của tác
giả Phù Hạnh Nguyên (2017) ở Bệnh viện Đa khoa Cần Thơ, bệnh nhân ĐTĐ
khi nhập viện có chỉ số HbA1c trung bình rất cao (8,9%±2,4%), thậm chí có
bệnh nhân có chỉ số HbA1c lên tới 17%. Rất ít bệnh nhân có chỉ số glucose
máu và HbA1c ở mức kiểm soát tốt (15,7% đối với glucose máu và 25% đối
với HbA1c) [14].
13
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
1.3. Một số yếu tố liên quan đến kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái
tháo đường tuýp 2
Nghiên cứu các yếu tố liên quan đến tình trạng KSĐH của bệnh nhân ĐTĐ
có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình điều trị và quản lý bệnh ĐTĐ vì các
yếu tố này sẽ tác động trực tiếp đến mức độ KSĐH của người bệnh. Dưới đây
là phần trình bày tổng quan tóm tắt về một số yếu tố liên quan đến KSĐH ở các
nước trên thế giới và Việt Nam.
- Tuổi: Nghiên cứu ở Hawaii cho thấy trong tổng số 2.970 bệnh nhân
KSĐH kém, hơn hai phần ba (68,5%) tập trung ở nhóm bệnh nhân dưới 35 tuổi
[59]. Trong khi đó một nghiên cứu ở Malaysia báo cáo tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ
có KSĐH chưa tốt (HbA1c ≥8,0%) đa số thuộc nhóm tuổi 60-69 tuổi (71,3%)
Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Lê Xuân Khởi (2012), KSĐH tốt nhất ở
nhóm đối tượng dưới 40 tuổi (33,3%), kém nhất ở nhóm trên 70 tuổi (67,4%)
[7]. Nghiên cứu của Nur Sufiza Ahmad và cộng sự (2014) tỷ lệ KSĐH tốt
(HbA1c <6,5%) ở nhóm <40 tuổi là 9,5%, nhóm 41-64 tuổi là 21,5% và nhóm
≥65 tuổi là 32,0%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p=0,024 [44].
- Nghề nghiệp: Theo kết quả nghiên cứu của Bế Thu Hà thì mức độ KSĐH
chưa tốt (HbA1c ≥7,0%) cao nhất trong nhóm người làm ruộng chiếm 31,4%
[4]. Nghiên cứu của Lê Xuân Khởi (2012), kiểm soát HbA1c tốt nhất ở nhóm
cán bộ hưu trí (41,8%), thấp nhất ở nhóm làm ruộng (71,1%) và có sự liên quan
giữa nghề nghiệp với mức độ KSĐH ở bệnh nhân ĐTĐ (p<0,05) [7].
- Chỉ số khối cơ thể (BMI): theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Lan Hương
(2015), nhóm bệnh nhân bị thừa cân hoặc béo phì (BMI ≥23 kg/m2
) có tỷ lệ
KSĐH tốt cao hơn cả (62,0%), so với nhóm bình thường (BMI: 18,5-22,9
kg/m2
) chỉ ở mức 36,1% [6]. Tuy nhiên, nghiên cứu của Lê Xuân Khởi (2012)
cho thấy chiều ngược lại, kiểm soát HbA1c tốt ở người bệnh có chỉ số BMI
bình thường là 23,1%, và ở nhóm thừa cân, béo phì là 7,4%. Sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê với p<0,05 [7]. Trong khi đó, nghiên cứu của Nur Sufiza Ahmad
14
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
và cộng sự ở Malaysia báo cáo không có mối liên quan giữa BMI và KSĐH
(p=0,714). Tỷ lệ KSĐH tốt ở nhóm có BMI (18,5-22,9 kg/m2
) là 19,7%, nhóm
có BMI (23-27,4 kg/m2
) là 24,3% còn ở nhóm BMI ≥27 (kg/m2)
là 22,8% [44].
- Uống rượu, hút thuốc lá: Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Lan Hương
nhóm bệnh nhân hút thuốc lá có tỷ lệ KSĐH chưa tốt (HbA1c >7,5%) là 37,8%
trong khi nhóm không hút thuốc lá chỉ có 4,8%, nhóm không uống rượu có tỷ lệ
KSĐH tốt (HbA1c ≤7,5%) là 91,7% trong khi ở nhóm uống rượu tỷ lệ này là
82,8%. Có sự liên quan giữa hành vi hút thuốc lá và uống rượu đến KSĐH ở
bệnh nhân nghiên cứu với p<0,05 [6]. Nghiên cứu của Lê Xuân Khởi (2012)
cho thấy tỷ lệ KSĐH tốt ở nhóm đối tượng có hút thuốc lá và uống rượu thường
xuyên đều rất thấp. Nhóm hút thuốc lá KSĐH ở các mức độ tốt là 5,4%, chấp
nhận là 5,4% và kém là 84,2%. Nhóm thường xuyên uống rượu: mức độ KSĐH
mức độ là tốt 0,0%, chấp nhận (3,0%) và kém (97,0%). Tuy nhiên, sự khác biệt
này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) [7].
- Thuốc điều trị: Nghiên cứu của Bế Thu Hà cho thấy bệnh nhân ĐTĐ sử
dụng thuốc uống đơn trị liệu có mức KSĐH chưa tốt là 41,2%, trong khi bệnh
nhân sử dụng thuốc tiêm insulin thì tỷ lệ KSĐH chưa tốt là 90%. Tỷ lệ bệnh
nhân sử dụng insulin đơn trị liệu hoặc phối hợp thuốc có mức KSĐH chưa tốt
chiếm tỷ lệ cao khoảng 90%. Bệnh nhân sử dụng phối hợp thuốc có KSĐH
chưa tốt cao gấp 2,5 lần so với đơn trị liệu. Tỷ lệ bệnh nhân có KSĐH chưa tốt
khi điều trị bằng insulin cao gấp 3 lần so với bệnh nhân chỉ sử dụng thuốc hạ
đường huyết bằng đường uống [4]. Nghiên cứu của Nur Sufiza Ahmad và cộng
sự (2014) cho kết quả tỷ lệ KSĐH tốt (HbA1c <6,5%) ở nhóm dùng thuốc đơn
trị liệu là 38,2%, ở nhóm kết hợp thuốc điều trị ĐTĐ uống là 20,2%, nhóm kết
hợp thuốc điều trị ĐTĐ uống và insulin chỉ có 8,3% KSĐH tốt. Những bệnh
nhân trong nhóm dùng thuốc đơn trị liệu có khả năng KSĐH cao gấp 6,81 lần
so với nhóm sử dụng insulin kết hợp thuốc điều trị ĐTĐ uống. Có mối liên
quan giữa sử dụng thuốc và KSĐH (p<0,0001) [44].
15
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Tuân thủ thuốc điều trị: Nghiên cứu tại Tanzania, tỷ lệ KSĐH chưa tốt
(HbA1c ≥7,0%) là 38% ở nhóm bệnh nhân tuân thủ thuốc chưa tốt. Tỷ lệ
KSĐH chưa tốt ở những bệnh nhân ít tuân thủ thuốc điều trị ĐTĐ là 80,9%,
tuân thủ vừa là 61,7% và tuân thủ tốt 60,5%. Ở nhóm bệnh nhân tuân thủ điều
trị chưa tốt có KSĐH chưa tốt cao gấp 2,1 lần so với bệnh nhân tuân thủ tốt
[57]. Kết quả nghiên cứu tổng quan hệ thống của Krass cho thấy tỷ lệ tuân thủ
điều trị dao động từ 38,5 đến 93,1%. Chỉ có sáu trong số 27 nghiên cứu (22,2%)
báo cáo tỷ lệ tuân thủ 80% trong dân số nghiên cứu [34].
- Chế độ ăn uống, vận động thể lực và giấc ngủ: Theo một nghiên cứu tại
Tanzania, 31,2% bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 có mức KSĐH chưa tốt không tuân
theo chế độ ăn uống lành mạnh, 77% bệnh nhân không tham gia vận động thể
lực một cách tích cực. Một nghiên cứu tại Nhật Bản cho thấy chế độ ăn giảm
tinh bột có khả năng làm giảm HbA1c và BMI ở những bệnh nhân ĐTĐ tuýp
2 [31]. Người thường xuyên tập thể dục thể thao có KSĐH ở mức tốt là 36,2%,
trong khi ở nhóm không tập là 3,7% [7].
Theo tác giả Nguyễn Minh Tuấn, thời gian hoạt động thể lực trung bình
của người bệnh ĐTĐ tuýp 2 là 139,0 ±38,3 phút/ tuần, chưa đạt theo khuyến
cáo của WHO - người trưởng thành từ 18-64 tuổi nên hoạt động thể lực với
cường độ vừa phải ít nhất 150 phút/tuần hoặc 75 phút/tuần đối với các hoạt
động gắng sức [69]. Tỷ lệ người bệnh ĐTĐ tuýp 2 hoạt động đủ 150 phút/tuần
là 36,2%, trong đó nam (41,8%) cao hơn nữ (31,6%) [23]. Theo nghiên cứu của
Irvine tập thể dục đều đặn làm tăng sức mạnh cơ và giảm huyết sắc tố glycosyl
hóa (sự kết hợp giữa glucose và huyết sắc tố), do đó có ý nghĩa lâm sàng đối
với những người mắc bệnh ĐTĐ tuýp 2 [29].
Một số nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa giấc ngủ và KSĐH ở
bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 [51], [35].
- Thời gian mắc bệnh ĐTĐ: Một nghiên cứu ở Hawaii tìm thấy mối liên
quan thuận chiều giữa KSĐH chưa tốt và thời gian mắc bệnh. Bệnh nhân mắc
16
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
bệnh ≥10 năm có KSĐH chưa tốt cao gấp 9 lần so với nhóm bệnh nhân mắc
bệnh <3 năm [71]. Nghiên cứu khác tại Phía Nam Sahara cho kết quả những
bệnh nhân bị bệnh 1-3 năm tỷ lệ KSĐH chưa tốt là 58,2% thấp hơn so với nhóm
mắc bệnh từ >3 năm (78,5%) [55]. Nghiên cứu ở dải Gaza, Palestine cũng cho
kết quả tương tự về mối liên quan giữa thời gian mắc bệnh và KSĐH chưa tốt
khi nhóm bệnh nhân bị ĐTĐ >7 năm có tỷ lệ KSĐH chưa tốt là 57,2% (p<0,05)
[63].
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Lan Hương (2015) bệnh nhân KSĐH
tốt đa số có thời gian mắc bệnh <5 năm chiếm 66,7% [6]. Nghiên cứu của Lê
Xuân Khởi (2012), thời gian mắc bệnh càng lâu kiểm soát glucose máu và
HbA1c càng kém. Kiểm soát glucose mức tốt ở nhóm phát hiện bệnh dưới 1
năm là 37,5%, nhóm phát hiện bệnh trên 5 năm là 7,5%. Kiểm soát HbA1c mức
tốt nhóm phát hiện bệnh dưới 1 năm là 48,2%, nhóm phát hiện bệnh trên 5 năm
là 4,7%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <0,05 [7].
- Hội chứng lo âu, trầm cảm: Một số nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy
mối liên quan giữa lo âu, trầm cảm và KSĐH ở bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2. Nghiên
cứu của Papelbaum cho thấy tỷ lệ trầm cảm ở bệnh nhân ĐTĐ là 18,6%, trầm
cảm có liên quan đến sự kiểm soát ngắn hạn ở bệnh nhân ĐTĐ [40]. Kết quả
tương tự cũng được chỉ ra trong nghiên cứu của James E. Aikens [26].
- Kiến thức: Nghiên cứu của Islam SM cho thấy bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 ở
Bangladesh có kiến thức hạn chế về nguyên nhân, cách quản lý và các yếu tố
nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ. Theo đó, ở nhóm đối tượng có kiến thức tốt, trung
bình, kém có tỷ lệ KSĐH chưa tốt lần lượt là 40,6%, 45,2% và 58,8%. Như vậy
kiến thức càng kém thì tỷ lệ KSĐH chưa tốt càng cao [30]. Nghiên cứu tổng
hợp của Li Qi cho thấy hiệu quả rõ rệt của các chương trình can thiệp hỗ trợ
truyền thông cho cộng đồng trong việc cải thiện KSĐH ở bệnh nhân ĐTĐ tuýp
2 [45].
17
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Tiền sử gia đình: nghiên cứu của Alzaheb and Altemani (2018) về tỷ lệ
và yếu tố quyết định KSĐH chưa tốt ở người trưởng thành mắc ĐTĐ tuýp 2
ở Ả Rập Saudi cho thấy có 74,9% bệnh nhân KSĐH chưa tốt. Kết quả phân
tích hồi quy logistic cho thấy bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 có tiền sử gia đình mắc
bệnh ĐTĐ có nguy cơ KSĐH kém cao hơn gấp 7 lần so với những đối tượng
không có tiền sử gia đình mắc ĐTĐ (OR hiều chỉnh =7,38, 95% CI 4,09 -
13,31) [52].
- Hiệu quả công tác quản lý điều trị bệnh đái tháo đường: Việc người bệnh
được tiếp cận các thông tin về bệnh ĐTĐ và KSĐH, được tư vấn, nhắc nhở
thường xuyên về tuân thủ chế độ thuốc, chế độ ăn uống, vận động thích hợp từ
thầy thuốc cũng như việc có nguồn thuốc điều trị ổn định, chất lượng tại các cơ
sở quản lý điều trị bệnh ĐTĐ sẽ có tác động tới hiệu quả KSĐH ở bệnh nhân
ĐTĐ. Nghiên cứu của Hoàng Văn Minh (2014) cho kết quả 18 trạm y tế ở
huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên không được cung cấp đầy đủ các dịch vụ
chăm sóc bệnh ĐTĐ [28]. Theo nghiên cứu của Võ Đức Toàn, tỷ lệ trạm y tế
cung cấp dịch vụ quản lý ĐTĐ là 40,8%. Hoạt động tư vấn về các yếu tố nguy
cơ của bệnh ĐTĐ được triển khai hầu hết ở các trạm y tế xã, phường, thị trấn
tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Nội dung thường được tư vấn là tác hại thuốc lá, lạm
dụng rượu bia, dinh dưỡng không hợp lý (90%), tư vấn về hoạt động thể lực
(79,6%). Có 62,5% số trạm y tế không được trang bị đầy đủ thuốc điều trị ĐTĐ,
chỉ có thuốc dạng viên được sử dụng tại đây tuy nhiên tỷ lệ được trang bị thuốc
cũng khá thấp: Metformin (33,6%), Gliclazid (28,3%), Insulin dạng tiêm không
được cung cấp tại trạm y tế (100%) [21].
Tóm lại, có sự đa dạng của các yếu tố liên quan đến KSĐH ở bệnh nhân
ĐTĐ tuýp 2: từ đặc điểm nhân khẩu học, hành vi sống, đến ý thức và mức độ
tham gia của người bệnh trong quá trình điều trị. Việc xác định các yếu tố liên
quan đến KSĐH có ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng các giải pháp
giúp bệnh nhân ĐTĐ có thể KSĐH tốt hơn tại cộng đồng.
18
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
1.4. Vài nét về địa bàn nghiên cứu
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi thuộc vùng trung du - miền núi Đông
Bắc, có diện tích tự nhiên 3.562.82 km²; dân số Thái Nguyên khoảng 1,2 triệu
người, trong đó có 8 dân tộc chủ yếu sinh sống đó là Kinh, Tày, Nùng, Sán dìu,
H’mông, Sán chay, Hoa và Dao. Tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính:
Thành phố Thái Nguyên; Thị xã Sông Công và 7 huyện: Phổ Yên, Phú Bình,
Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương. Tổng số gồm 180 xã, trong
đó có 125 xã vùng cao và miền núi, còn lại là các xã đồng bằng và trung du.
Phan Đình Phùng là phường nằm ở khu vực trung tâm hành chính của
thành phố Thái Nguyên. Phường có tổng diện tích tự nhiên 270.27ha với
14.305 người và được chia thành 26 tổ dân phố. Dân số: toàn phường hiện có
5.263 hộ gia đình với 14.305 nhân khẩu, trong đó nhân khẩu nam là 6.723 người
chiếm 47% tổng số dân toàn phường, nữ là 7.582 người chiếm 53% dân số của
phường (2014) [13].
19
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Hình 1. Bản đồ hành chính tỉnh Thái Nguyên
20
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
CHƯƠNG II
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 điều trị ngoại trú, cư trú tại phường Phan Đình
Phùng, thành phố Thái Nguyên.
- Sổ theo dõi bệnh của đối tượng nghiên cứu
* Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu:
- Bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên, được chẩn đoán xác định ĐTĐ tuýp 2.
- Bệnh nhân đã được xét nghiệm HbA1c ít nhất 1 lần.
- Không mắc các bệnh trầm trọng liên quan đến khả năng tham gia của đối
tượng (như ung thư, tim mạch, bệnh tâm thần, thần kinh).
- Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu.
* Tiêu chuẩn loại trừ:
- Bệnh nhân ĐTĐ tuýp 1.
- Bệnh nhân ĐTĐ thai kỳ.
- Bệnh nhân có bệnh nội tiết khác kèm theo như: Basedow, hội chứng
Cushing…
- Bệnh nhân có bệnh ảnh hưởng đến kết quả HbA1c: thiếu máu cấp, mạn
tính…
- Bệnh nhân không trả lời các thông tin
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian: từ tháng 6/2019 đến hết tháng 4/2020.
- Địa điểm: phường Phan Đình Phùng, thành phố Thái Nguyên.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu mô tả, thiết kế cắt ngang.
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
- Cỡ mẫu:
Sử dụng công thức tính cỡ mẫu trong nghiên cứu mô tả cắt ngang:
21
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
2
2
2
/
1
)
1
.(
.
d
p
p
Z
n

 
Trong đó:
- n = cỡ mẫu tối thiểu
- Z1-∝/2 = 1,96 (∝ = 0,05)
- p = 0,805 (Lê Xuân Khởi [2013], tỷ lệ KSĐH chưa tốt là 80,5%).
- d = 0,05
Thay vào công thức tính cỡ mẫu, n = 241.
Mặc dù cỡ mẫu chúng tôi tính được là 241. Tuy nhiên, trên thực tế qua
điều tra sổ theo dõi điều trị bệnh của bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 tại phường Phan
Đình Phùng, chúng tôi thu thập được khoảng hơn 350 bệnh nhân. Để đảm bảo
về vấn đề y đức, tăng tính đại diện và tính giá trị của nghiên cứu. Chúng tôi đã
điều tra toàn bộ số bệnh nhân ĐTĐ tại phường đủ tiêu chuẩn vào nghiên cứu.
Tổng số bệnh nhân đã tham gia nghiên cứu là 345 người.
- Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu có chủ đích
2.5. Chỉ tiêu nghiên cứu
2.5.1. Các chỉ tiêu đánh giá thực trạng kiểm soát đường huyết của đối tượng
nghiên cứu
2.5.1.1. Nhóm chỉ tiêu về đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
- Tỷ lệ ĐTNC theo giới (nam, nữ).
- Tỷ lệ ĐTNC theo các nhóm tuổi:< 45; 45-54; 55-64; >64 (tuổi).
- Tỷ lệ ĐTNC là người dân tộc kinh và dân tộc khác.
- Tỷ lệ ĐTNC theo nhóm trình độ học vấn.
- Tỷ lệ ĐTNC theo các nhóm nghề nghiệp.
- Tỷ lệ ĐTNC có dấu hiệu lo âu, trầm cảm.
2.5.1.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá mức độ kiểm soát đường huyết
- Tỷ lệ ĐTNC theo kiến thức về bệnh ĐTĐ và KSĐH.
- Tỷ lệ ĐTNC theo thái độ về KSĐH.
22
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Tỷ lệ ĐTNC theo tuân thủ chế độ thuốc điều trị ĐTĐ.
- Tỷ lệ ĐTNC có KSĐH tốt theo HbA1c (HbA1c <7,0%).
- Tỷ lệ ĐTNC có KSĐH tốt theo glucose máu lúc đói (FPG <7,2 mmol/l).
2.5.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá các yếu tố liên quan đến kiểm soát đường huyết
- Mối liên quan giữa kiến thức với mức độ KSĐH.
- Mối liên quan giữa thái độ với mức độ KSĐH.
- Mối liên quan giữa tuân thủ chế độ thuốc với mức độ KSĐH.
- Mối liên quan giữa độ tuổi với mức độ KSĐH.
- Mối liên quan giữa thời gian mắc bệnh với mức độ KSĐH.
- Mối liên quan giữa chỉ số khối cơ thể (BMI) với mức độ KSĐH.
- Mối liên quan giữa tiền sử gia đình với mức độ KSĐH.
- Mối liên quan giữa hành vi sử dụng rượu bia, hút thuốc lá với KSĐH.
- Mối liên quan giữa phương pháp sử dụng thuốc với mức độ KSĐH.
- Mối liên quan giữa trầm cảm và lo âu với mức độ KSĐH.
- Mối liên quan giữa vận động thể lực và mức độ KSĐH.
- Mối liên quan giữa thời gian ngủ với mức độ KSĐH.
- Mối liên quan giữa tần suất sử dụng một số loại thực phẩm với KSĐH.
2.6. Định nghĩa biến số
STT
Biến số,
chỉ số
Định nghĩa Loại biến
Phương
pháp thu
thập
1. Tuổi
Xác định từ lúc sinh đến thời
điểm nghiên cứu theo năm dương
lịch. Phân nhóm tuổi theo sự phân
chia nguy cơ của thang điểm
FINDRISC chia 4 nhóm [73] :
<45, 45-54, 55-64, >64
Rời rạc
Phỏng vấn
trực tiếp
23
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
2. Giới Nam hay nữ Danh mục
Phỏng vấn
trực tiếp
3. Dân tộc
Dân tộc được xác định bởi cơ
quan có thẩm quyền được chia
dân tộc Kinh và dân tộc khác
Danh mục
Phỏng vấn
trực tiếp
4.
Trình độ
học vấn
Trình độ học vấn hiện tại chia 5
mức: không đi học/chưa học hết
cấp 1, học hết cấp 1, học hết cấp
2, học hết cấp 3, cao đẳng/ đại
học trở lên.
Thứ hạng
Phỏng vấn
trực tiếp
5.
Nghề
nghiệp
Là công việc chính của đối tượng
trong vòng 12 tháng qua, được
chia thành: nông dân, công
nhân/lao động thủ công, giáo
viên/ bác sĩ, nội trợ, đã nghỉ hưu,
thất nghiệp, khác
Danh mục
Phỏng vấn
trực tiếp
6.
Thời gian
mắc bệnh
ĐTĐ
Là năm đối tượng được chẩn
đoán ĐTĐ, ghi theo 4 chữ số năm
dương lịch
Rời rạc
Phỏng vấn
trực tiếp
7.
Hút thuốc
lá
Theo Tổ chức Y tế thế giới
(1996) Khi một người được cho
là có hút thuốc lá khi tiền sử
hoặc hiện tại hút >5 điếu
thuốc/ngày và thời gian hút liên
tục >2 năm. Có 2 giá trị là: có
đang hút thuốc lá và không hút
thuốc lá (hoàn toàn).
Nhị phân
Phỏng vấn
trực tiếp
8.
Uống
rượu
Người hay uống rượu:là người
thường xuyên uống rượu, mỗi
Nhị phân
Phỏng vấn
trực tiếp
24
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
ngày uống ít nhất 2 chén
(khoảng 100ml), loại rượu hay
uống là bằng gạo hoặc bằng sắn
hoặc tuần uống trên 7 lần, (1 lần
uống ít nhất là 1 cốc bia 200ml,
hoặc 1 cốc rượu vang 120ml,
hoặc 30ml rượu mạnh).Có 2 giá
trị là không và có đang uống
rượu.
9.
Tự theo
dõi đường
huyết tại
nhà
Bệnh nhân tự đo hoặc người
khác đo đường huyết tại nhà cho
bệnh nhân. Có 2 giá trị là:
Có và không
Tần suất:
Thường xuyên: >2 lần/ tháng
Không thường xuyên: 1-2 lần/
tháng
Nhị phân
Phỏng vấn
trực tiếp
10.
Huyết áp
tâm thu
Huyết áp tối đa động mạch cánh
tay, tính bằng mmHg làm tròn 1
số thập phân (đến 5 hoặc 10)
Liên tục
Quan sát sổ
theo dõi
bệnh
11.
Huyết áp
tâm
trương
Huyết áp tối thiểu động mạch
cánh tay, tính bằng mmHg làm
tròn 1 số thập phân (đến 5 hoặc
10)
Liên tục
Quan sát sổ
theo dõi
bệnh
12. HbA1c
Chỉ số Glycohemoglobin đánh
giá mức độ KSĐH của bệnh
nhân ĐTĐ chia làm 2 mức độ: -
Kiểm soát HbA1c tốt (HbA1c
<7,0%)
Liên tục
Sử dụng sổ
theo dõi
bệnh
25
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Kiểm soát HbA1c chưa tốt
(HbA1c ≥7,0 %)
Trong nghiên cứu, chúng tôi thu
thập thông tin về chỉ số HbA1c
ở lần xét nghiệm gần đây nhất
của ĐTNC.
13.
Glucose
máu lúc
đói (FBG)
Chỉ số glucose máu lúc đói.
Đường huyết kiểm soát tốt khi
FPG = 4,4-7,2 mml/l ; Đường
huyết kiểm soát chưa tốt khi
FPG ≥7,2 mml/l.
Trong nghiên cứu, chúng tôi thu
thập thông tin về chỉ số FBG ở
lần xét nghiệm gần đây nhất của
ĐTNC.
Liên tục
Sử dụng sổ
theo dõi
bệnh
14.
Gia đình
có người
mắc bệnh
ĐTĐ
Những người có quan hệ huyết
thống với đối tượng, bao gồm
các giá trị:
Không
Có (Bố mẹ, Anh chị em ruột)
Danh mục
Phỏng vấn
trực tiếp
15. Chiều cao
Chiều cao đối tượng, tính bằng
centimet, làm tròn đến 1 chữ số
thập phân.
Liên tục
Tham khảo
sổ theo dõi
bệnh
16. Cân nặng
Trọng lượng đối tượng, tính
bằng kilogam, làm tròn đến 1
chữ số thập phân
Liên tục
Tham khảo
sổ theo dõi
bệnh
17.
Chỉ số
khổi cơ
thể (BMI)
Chỉ số khối cơ thể (Body mass
index)
BMI= (Cân nặng tính theo
kilogam/bình phương chiều
Liên tục
Quan sát sổ
theo dõi
bệnh
26
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
cao tính theo mét)
18.
Sử dụng
thuốc điều
trị
Là những loại thuốc bệnh nhân
đang sử dụng tại thời điểm
phỏng vấn bao gồm:
Đơn trị liệu: Bệnh nhân được sử
dụng insulin đơn độc hoặc một
thuốc uống hạ glucose máu
(nhóm Sulfonylurea hoặc nhóm
Biguanid).
Phối hợp thuốc: Bệnh nhân được
sử dụng phối hợp insulin với ít
nhất một thuốc uống hạ glucose
máu hoặc phối hợp ít nhất hai
thuốc uống hạ glucose máu.
Danh mục
Quan sát sổ
theo dõi
bệnh
19. Thang đo kiến thức
Phần câu hỏi bao gồm 13 câu về kiến thức bệnh ĐTĐ và KSĐH. Mỗi đáp
án đúng: 1 điểm, đáp án sai: 0 điểm. Tổng điểm tối đa là 28 điểm.
Đánh giá kiến thức: chia 3 mức độ
Tốt: ≥ 21 điểm
Khá: 14-20 điểm
Trung bình, kém: 0-13 điểm
20. Thang đo thái độ
Phần câu hỏi bao gồm 9 câu về thái độ của ĐTNC về KSĐH. Câu trả lời
gồm 5 mức độ: rất không đồng ý, không đồng ý, trung lập, đồng ý và rất đồng
ý. Từ câu 1 đến câu 6, có 5 mức độ tương đương từ 1 đến 5 điểm; riêng 3 câu
7, 8, 9 cho điểm ngược lại từ 5 đến 1. Tổng điểm tối đa là 45 điểm.
Đánh giá thái độ: chia 2 mức độ
Tốt: ≥ 32 điểm
Chưa tốt: 0-31 điểm
27
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
21. Thang đo tuân thủ chế độ thuốc điều trị (MAQ-Medication adherence
questionaire Morisky 8) [72]
Phần câu hỏi bao gồm 8 câu về việc tuân thủ uống thuốc điều trị của
ĐTNC. Mỗi câu hỏi có 2 đáp án: Có hoặc không. Mỗi đáp án có: 1 điểm, đáp
án không: 0 điểm, trừ câu số 5 (có: 0 điểm, không: 1 điểm). Tổng điểm tối đa
là 8 điểm.
Đánh giá tuân thủ chế độ thuốc: chia 3 mức độ
Tuân thủ tốt: 0 điểm
Tuân thủ vừa: 1-2 điểm
Tuân thủ thấp: 3-8 điểm
22. Thang đo trầm cảm (CES-D) [64]
Phần câu hỏi bao gồm 20 câu, mỗi câu hỏi gồm 4 lựa chọn (không bao giờ
hoặc hiếm khi, đôi khi hoặc rất ít khi, thỉnh thoảng, rất hay xảy ra hoặc hầu hết
thời gian) với thang điểm từ 0 đến 3 điểm, riêng các câu 4, 8, 12 và 16 cho điểm
ngược lại 3 đến 0. Tổng điểm tối đa là 60 điểm.
Đánh giá trạng thái trầm cảm: chia 2 mức độ
Không trầm cảm: <16 điểm
Có dấu hiệu trầm cảm: ≥16 điểm
23. Thang đo lo âu (GAD-7) [66]
Phần câu hỏi bao gồm 7 câu, mỗi câu trả lời gồm 4 đáp án (không ngày nào,
vài ngày, hơn một nửa số ngày, gần như hằng ngày) tương ứng với điểm từ 0
đến 3 điểm. Tổng điểm tối đa là 21 điểm.
Cách đánh giá:
Không lo âu: 0-4 điểm
Có dấu hiệu lo âu: ≥ 5 điểm
24. Thang đo hoạt động thể lực
Chúng tôi sử dụng bộ câu hỏi về hoạt động thể lực quốc tế (bản rút gọn)
đã được chuẩn hóa, gồm có 7 câu (International Physical Activity
28
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Questionnaire - Short Form). Ngoài ra, một câu hỏi về thời gian ngủ trung bình
mỗi ngày cũng được xây dựng. Cường độ hoạt động thể lực được đánh giá dựa
theo MET (metabolic equivalent): là số năng lượng tiêu thụ của một người
không vận động; 1 MET = 3,5 ml oxy/kg/phút, và được tính toán dựa theo từng
hoạt động: nặng (8,0 MET), trung bình (4,0 MET) và đi bộ (3,3 MET) [62].
Hoạt động thể lực của mỗi cá nhân là tổng các hoạt động nói trên (quy đổi ra
MET-phút/tuần) và được phân loại theo 3 mức độ: nhẹ (tam phân vị thứ nhất),
trung bình (tam phân vị thứ hai) và cao (tam phân vị thứ ba). Thời gian ngủ
được chia thành ba nhóm: <6, 6-7, >7 tiếng/ngày.
25. Thói quen ăn uống kể từ khi được chẩn đoán ĐTĐ được điều tra dựa
trên bộ câu hỏi tần suất tiêu thụ thực phẩm của nghiên cứu EPIC-Norfolk [56],
tập trung chủ yếu các nhóm thực phẩm chính ở Việt Nam. Mỗi nhóm thực phẩm
được cho điểm theo tần suất tiêu thụ và quy ra số lần hoặc số bữa trong một
ngày hoặc tuần, và chia thành hai nhóm dựa vào giá trị trung vị.
2.7. Công cụ thu thập số liệu
- Bộ câu hỏi điều tra có cấu trúc
- Sổ theo dõi bệnh của bệnh nhân
2.8. Kỹ thuật thu thập số liệu
Danh sách bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 điều trị ngoại trú, cư trú tại phường
Phan Đình Phùng thành phố Thái Nguyên được chúng tôi tham khảo tại Khoa
Khám bệnh, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. Trước khi tiến hành thu thấp
số liệu, chủ nhiệm đề tài liên hệ trạm y tế phường Phan Đình Phùng xin ý kiến
về cách tiếp cận đối tượng nghiên cứu, tập huấn cho nhóm cộng tác viên về bộ
câu hỏi điều tra để đảm bảo việc thu thập số liệu được đầy đủ và chính xác.
Nhóm nghiên cứu bao gồm chủ nhiệm đề tài và nhóm cộng tác viên đã đến từng
hộ gia đình có bệnh nhân ĐTĐ tại phường Phan Đình Phùng theo danh sách đã
có để phỏng vấn thu thập số liệu. Số liệu nghiên cứu được thu thập như sau:
* Phỏng vấn trực tiếp ĐTNC để thu thập các thông tin về:
29
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Thông tin chung của đối tượng như: tên, tuổi, địa chỉ, giới, dân tộc, nghề
nghiệp, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, thời gian mắc bệnh…
- Tiền sử gia đình: có bố, mẹ, anh, chị, em ruột bị ĐTĐ tuýp 2
- Kiến thức về bệnh ĐTĐ và KSĐH
- Thái độ về KSĐH
- Hoạt động thể chất của đối tượng nghiên cứu
- Hành vi hút thuốc lá, thuốc lào
- Hành vi sử dụng rượu, bia
- Tự theo dõi đường huyết tại nhà
- Tuân thủ thuốc điều trị bệnh
- Các triệu chứng lo âu, trầm cảm
- Tần suất sử dụng các loại thực phẩm chính
* Thu thập thông tin từ sổ theo dõi bệnh của bệnh nhân:
- Cân nặng/chiều cao
- Huyết áp
- HbA1c
- Glucose máu lúc đói
- Các biến chứng
- Bệnh phối hợp
- Thuốc đang sử dụng
- Một số xét nghiệm sinh hóa khác
Bảng 2.1. Phân loại thể trạng dinh dưỡng dựa theo thang phân loại
của Tổ chức Y tế Thế giới dành cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương
30
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Phân loại BMI (kg/m2
)
Thiếu cân <18,5
Bình thường 18,5-22,9
Thừa cân ≥23,0
Có nguy cơ 23,0-24,9
Béo độ I 25,0-29,9
Béo độ II ≥30
- Huyết áp của bệnh nhân
Tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp là khi bệnh nhân có tiền sử dùng thuốc
hạ huyết áp trước đó, hoặc bệnh nhân đủ tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp
theo JNC VIII-2014.
Bảng 2.2. Phân độ tăg huyết áp theo JNC VIII-2014 ở người lớn
Phân loại
Huyết áp tâm
thu (mmHg)
Huyết áp tâm
trương (mmHg)
Tối ưu <120 và <80
Bình thường 120-129 và/hoặc 80-84
Bình thường cao 130-139 và/hoặc 85-89
Tăng huyết áp độ I 140-159 và/hoặc 90-99
Tăng huyết áp độ II 160-179 và/hoặc 100-109
Tăng huyết áp độ III ≥180 và/hoặc ≥100
Tăng huyết áp tâm
thu đơn độc
≥140 và <90
2.9. Quản lý và phân tích số liệu
- Làm sạch số liệu: sau khi thu thập, số liệu được làm sạch ngay sau đó.
- Số liệu được nhập bằng phần mềm quản lý số liệu Epidata 3.1.
- Xử lý và phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 18.0 theo các thuật toán
thống kê y học:
+ Thống kê mô tả: Xác định số lượng (n), tỷ lệ %, giá trị trung bình, độ
lệch chuẩn
31
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
+ Thống kê phân tích: So sánh sự khác biệt của các tỷ lệ % theo test Khi
bình phương. Ước lượng mối liên quan (PR), có ý nghĩa thống kê p<0,05.
2.10. Đạo đức nghiên cứu
- Đề cương nghiên cứu đã được thông qua hội đồng Đạo đức của trường
Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên.
- Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu.
32
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
CHƯƠNG III
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thực trạng kiểm soát đường huyết của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1. Một số đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ (%)
Giới
Nam 163 47,2
Nữ 182 52,8
Tuổi
<45 4 1,2
45-54 20 5,8
55-64 130 37,7
>64 191 55,4
X ± SD 66,6 ± 8,9
Dân tộc
Kinh 315 91,3
Khác 30 8,7
Tổng 345 100
Nhận xét:
- Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu là nam chiếm 47,2%, thấp hơn so với nữ
(52,8%).
- Đối tượng có độ tuổi từ 64 tuổi trở lên chiếm quá nửa (55,4%), độ tuổi
từ 55-64 tuổi là 37,7%, độ tuổi <55 tuổi chỉ chiếm 7%.
- Độ tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 66,6 ± 8,9 tuổi.
- Đối tượng người dân tộc Kinh là chủ yếu chiếm 91,3%.
33
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Bảng 3.2. Đặc điểm trình độ học vấn, nghề nghiệp của đối tượng
nghiên cứu
Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ (%)
Trình độ học vấn
Chưa học hết cấp 1 7 2
Học hết cấp 1 58 16,8
Học hết cấp 2 101 29,3
Học hết cấp 3 130 37,7
Cao đẳng/ đại học 49 14,2
Nghề nghiệp
Nông dân 3 0,9
Công nhân 33 9,6
Nghỉ hưu 227 65,8
Giáo viên/bác sỹ 11 3,2
Nội trợ 69 20,0
Khác 2 0,6
Tổng 345 100
Nhận xét:
- Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có trình độ học vấn từ cấp 3 trở lên chiếm
51,9%, trong đó học hết cấp 3 chiếm phần lớn (37,7%).
- Tỷ lệ đối tượng học hết cấp 2 là 29,3%.
- Đối tượng chủ yếu là cán bộ hưu trí chiếm 65,8%.
Bảng 3.3. Đặc điểm trạng thái lo âu, trầm cảm của đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ (%)
Trầm cảm
Có dấu hiệu 123 35,7
Không có 222 64,3
Lo âu
Có dấu hiệu 123 35,7
Không có 222 64,3
Tổng 345 100
Nhận xét:
Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có dấu hiệu lo âu, có dấu hiệu trầm cảm
chiếm 35,7% số đối tượng nghiên cứu.
34
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Bảng 3.4. Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về bệnh đái tháo đường và
kiểm soát đường huyết
Kiến thức Số lượng Tỷ lệ (%)
Tốt 66 19,1
Khá 144 41,7
Trung bình, kém 135 39,1
Tổng 345 100
Nhận xét:
- Tỷ lệ đối tượng có kiến thức về bệnh ĐTĐ và KSĐH chiếm trên 60%,
trong đó tỷ lệ có kiến thức tốt là 19,1%.
- Phần lớn đối tượng có kiến thức đạt mức khá 41,7%.
- Tỷ lệ đối tượng có kiến thức ở mức trung bình, kém là 39,1%.
Biểu đồ 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo kiến thức (n=345)
Tốt Khá Trung bình, kém
19,1%
39,1%
41,7%
35
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Bảng 3.5. Thái độ của đối tượng nghiên cứu về bệnh đái tháo đường và
kiểm soát đường huyết
Thái độ Số lượng Tỷ lệ (%)
Tốt 154 44,6
Chưa tốt 191 55,4
Tổng 345 100
Nhận xét:
- Tỷ lệ đối tượng có thái độ tốt về KSĐH là 44,6%.
- Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có thái độ chưa tốt cao hơn, chiếm 55,4%.
Bảng 3.6. Đặc điểm tuân thủ chế độ thuốc của đối tượng nghiên cứu theo
thang điểm Morisky
Tuân thủ chế độ thuốc Số lượng Tỷ lệ (%)
Tuân thủ thấp 224 64,9
Tuân thủ vừa 117 33,9
Tuân thủ tốt 4 1,2
Tổng 345 100
Nhận xét:
- Tỷ lệ đối tượng có tuân thủ chế độ thuốc là 35,1% (điểm Morisky ≤2
điểm), trong đó tuân thủ tốt chỉ chiếm 1,2% (điểm Morisky =0 điểm), tuân thủ
mức độ vừa là 33,9% (điểm Morisky:1-2 điểm)
- Phần lớn đối tượng nghiên cứu tuân thủ ở mức độ thấp chiếm 64,9%
(điểm Morisky ≥3 điểm)
36
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Biểu đồ 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuân thủ thuốc điều trị (n=345)
Bảng 3.7. Mức độ kiểm soát đường huyết của đối tượng nghiên cứu theo
chỉ số HbA1c và glucose máu lúc đói
KSĐH Số lượng Tỷ lệ (%)
HbA1c
Tốt (<7,0%) 179 51,9
Chưa tốt (≥7,0%) 166 48,1
X± SD 7,1±1,2
Glucose
máu lúc
đói
Tốt (<7,2 mmol/l) 173 50,1
Chưa tốt (≥7,2mmol/l) 172 49,9
X± SD 7,9 ±2,6
Tổng 345 100
Nhận xét:
- Tỷ lệ đối tượng KSĐH tốt dựa vào chỉ số HbA1c là 51,9%.
- Tỷ lệ đối tượng KSĐH tốt dựa vào chỉ số glucose máu lúc đói là 50,1%.
- Chỉ số HbA1c trung bình là 7,1%±1,2%, glucose máu lúc đói trung
bình là 7,9±2,6 (mmol/l). Cả chỉ số HbA1c trung bình và glucose máu lúc đói
trung bình đều nằm ở mức kiểm soát chưa tốt.
Tốt Vừa Thấp
33,9%
64,9%
1,2%
37
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Hình 2: Biểu đồ Venn về tỷ lệ kiểm soát đường huyết chưa tốt theo
hai tiêu chí: HbA1c và Glucose máu lúc đói
Nhận xét:
- Tỷ lệ đối tượng KSĐH chưa tốt theo HbA1c (HbA1c ≥7,0%) là 48,1%,
theo chỉ số glucose máu lúc đói (HbA1c ≥7,2mmol/l) là 49,9%.
- Tỷ lệ đối tượng KSĐH chưa tốt theo tiêu chí HbA1c nhưng không thỏa
mãn theo tiêu chí nồng độ glucose lúc đói là 13,9%.
- Tỷ lệ đối tượng KSĐH chưa tốt theo tiêu chí glucose máu lúc đói nhưng
không thỏa mãn theo tiêu chí HbA1c là 15,7%.
- Tỷ lệ đối tượng KSĐH chưa tốt cả HbA1c và glucose máu lúc đói là
34,2%.
38
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
3.2. Một số yếu tố liên quan đến kiểm soát đường huyết
Bảng 3.8. Mối liên quan giữa kiến thức với mức độ kiểm soát đường huyết
KSĐH
Kiến thức
Kiểm soát đường huyết theo HbA1c
p
Chưa tốt Tốt Tổng
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
<0,05
Trung bình, kém 155 55,6 124 44,4 279 100
Tốt, khá 11 16,7 55 83,3 66 100
Tổng 166 48,1 179 51,9 345 100
Nhận xét:
- Tỷ lệ KSĐH tốt ở nhóm có kiến thức tốt, khá cao hơn gần gấp đôi so
với nhóm có kiến thức trung bình, kém (83,3% và 44,4%).
- Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Bảng 3.9. Mối liên quan giữa thái độ với mức độ kiểm soát đường huyết
KSĐH
Thái độ
Kiểm soát đường huyết theo HbA1c
p
Chưa tốt Tốt Tổng
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
>0,05
Chưa tốt 88 46,1 103 53,9 191 100
Tốt 78 50,6 76 49,4 154 100
Tổng 166 48,1 179 51,9 345 100
Nhận xét:
- Tỷ lệ KSĐH tốt ở nhóm thái độ chưa tốt là 53,9%, ở nhóm thái độ tốt
là 49,4%.
- Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
39
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa tuân thủ chế độ thuốc với mức độ kiểm soát
đường huyết
KSĐH
Tuân thủ
chế độ thuốc
Kiểm soát đường huyết theo HbA1c
p
Chưa tốt Tốt Tổng
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
<0,05
Tuân thủ thấp 128 57,1 96 42,9 224 100
Tuân thủ tốt, vừa 38 32,0 83 68,0 121 100
Tổng 166 48,1 179 51,9 345 100
Nhận xét:
- Tỷ lệ KSĐH tốt ở nhóm tuân thủ thuốc điều trị tốt, vừa là 68,0%, cao
hơn nhiều so với nhóm tuân thủ thấp (42,9%).
- Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa độ tuổi với mức độ kiểm soát đường huyết
KSĐH
Tuổi
Kiểm soát đường huyết theo HbA1c
p
Chưa tốt Tốt Tổng
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
>0,05
<60 tuổi 40 55.6 32 44.4 72 100
≥60 tuổi 126 46.2 147 53.8 273 100
Tổng 166 48,1 179 51,9 345 100
Nhận xét:
- Đối tượng ở độ tuổi ≥60 tuổi có KSĐH tốt là 53,8%, tỷ lệ này ở nhóm
tuổi <60 tuổi là 44,4%.
- Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
40
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa thời gian mắc bệnh với mức độ kiểm soát
đường huyết
KSĐH
Thời gian
mắc bệnh
Kiểm soát đường huyết theo HbA1c
p
Chưa tốt Tốt Tổng
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
>0,05
<5 năm 48 51,6 45 48,4 93 100
≥5 năm 118 46,8 134 53,2 252 100
Tổng 166 48,1 179 51,9 345 100
Nhận xét:
- Tỷ lệ KSĐH tốt ở nhóm mắc bệnh ≥5 năm là 53,2%, ở nhóm mắc bệnh
<5 năm là 48,4%.
- Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa chỉ số khối cơ thể (BMI) với mức độ kiểm
soát đường huyết
KSĐH
BMI
(kg/m2
)
Kiểm soát đường huyết theo HbA1c
p
Chưa tốt Tốt Tổng
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
>0,05
BMI ≥23 74 46,8 84 53,2 158 100
BMI <23 92 49,2 95 50,8 187 100
Tổng 166 48,1 179 51,9 345 100
Nhận xét:
- Tỷ lệ KSĐH tốt ở nhóm có thừa cân hoặc béo phì (BMI ≥23) là 53,2%.
- Tỷ lệ KSĐH tốt ở nhóm gầy hoặc bình thường (BMI <23) là 50,8%.
- Không có mối liên quan giữa chỉ số khối có thể (BMI) với KSĐH
(p>0,05)
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa tiền sử gia đình với mức độ kiểm soát
41
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
đường huyết
KSĐH
Tiền sử
GĐ
Kiểm soát đường huyết theo HbA1c
p
Chưa tốt Tốt Tổng
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
<0,05
Có 25 34,7 47 65,3 72 100
Không 141 51,6 132 48,4 273 100
Tổng 166 48,1 179 51,9 345 100
Nhận xét:
- Tỷ lệ KSĐH tốt ở nhóm có tiền sử gia đình là 65,3%, cao hơn so với
nhóm không có tiền sử gia đình (48,4%).
- Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa hành vi sử dụng rượu, bia và hút thuốc lá
với mức độ kiểm soát đường huyết
KSĐH
Đặc điểm
Kiểm soát đường huyết theo HbA1c
p
Chưa tốt Tốt Tổng
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
>0,05
Sử dụng rượu, bia
Có 68 43,9 87 56,1 155 100
Không 98 51,6 92 48,4 190 100
Hút thuốc lá >0,05
Có 45 46,9 51 53,1 96 100
Không 121 48,6 128 51,4 249 100
Tổng 166 48,1 179 51,9 345 100
Nhận xét:
- Ở nhóm có sử dụng rượu, bia tỷ lệ KSĐH chưa tốt là 48,4%.
- Tỷ lệ đối tượng có hút thuốc lá có KSĐH chưa tốt là 51,4%.
- Không có mối liên quan giữa hành vi sử dụng rượu, bia hay hút thuốc
lá với mức độ KSĐH (p>0,05).
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa phương pháp sử dụng thuốc với mức độ
kiểm soát đường huyết
42
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
KSĐH
Phương pháp
sử dụng thuốc
Kiểm soát đường huyết theo HbA1c
p
Chưa tốt Tốt Tổng
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượn
g
Tỷ lệ
(%)
>0,05
Đơn trị liệu 28 47,5 31 52,5 59 100
Phối hợp thuốc 138 48,3 148 51,7 286 100
Tổng 166 48,1 179 51,9 345 100
Nhận xét:
- Tỷ lệ KSĐH tốt ở nhóm sử dụng đơn trị liệu là 52,5%, ở nhóm phối
hợp thuốc là 51,7%.
- Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa tình trạng trầm cảm, lo âu với mức độ kiểm
soát đường huyết
KSĐH
Đặc điểm
Kiểm soát đường huyết theo HbA1c
p
Chưa tốt Tốt Tổng
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượn
g
Tỷ lệ
(%)
>0,05
Trầm cảm
Có dấu hiệu trầm cảm 66 53,7 57 46,3 123 100
Không 100 45,0 122 55,0 222 100
Lo âu
>0,05
Có dấu hiệu lo âu 66 53,7 57 46,3 123 100
Không 100 45,0 122 55,0 222 100
Tổng 166 48,1 179 51,9 345 100
Nhận xét:
- Tỷ lệ KSĐH tốt ở nhóm đối tượng có dấu hiệu trầm cảm và có dấu hiệu
trầm cảm là tương đương nhau (46,3%).
- Không có mối liên quan giữa trạng thái lo âu, trầm cảm với mức độ
KSĐH ở ĐTNC (p>0,05).
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa vận động thể lực với mức độ kiểm soát
43
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
đường huyết
KSĐH
VĐTL
(MET-phút/tuần)
Kiểm soát đường huyết theo HbA1c
p
Chưa tốt Tốt Tổng
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
>0,0
5
Nhẹ (<1.429) 48 41,4 68 58,6 116 100
Trung bình (1.429-
3.855)
60 52,6 54 47,4 114 100
Cao (>3.855) 58 50,4 57 49,6 115 100
Tổng 166 48,1 179 51,2 345 100
VĐTL: vận động thể lực;MET (metabolic equivalent): là số năng lượng tiêu thụ
của một người không vận động. 1 MET = 3,5 ml oxy/kg/phút
Nhận xét:
- Tỷ lệ KSĐH tốt cao nhất ở nhóm VĐTL nhẹ (58,6%), tỷ lệ này ở nhóm
VĐTL trung bình và cao gần tương đương nhau (47,4% và 49,6%).
- Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa thời gian ngủ với mức độ kiểm soát
đường huyết
KSĐH
Thời gian
ngủ trung bình
(tiếng/ngày)
Kiểm soát đường huyết theo HbA1c
p
Chưa tốt Tốt Tổng
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
>0,05
<6 39 47,0 44 53,0 83 100
6-7 96 46,8 109 53,2 205 100
> 7 31 54,4 26 45,6 57 100
Tổng 166 48,1 179 51,2 345 100
44
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Nhận xét:
- Tỷ lệ KSĐH tốt ở nhóm đối tượng có thời gian ngủ trung bình >7 tiếng/
ngày là thấp nhất (45,6%).
- Ở nhóm ngủ <6 tiếng/ ngày và nhóm ngủ từ 6-7 tiếng/ ngày, tỷ lệ KSĐH
tốt là tương đương nhau (53,0% và 53,2%).
- Không có mối liên quan giữa thời gian ngủ của ĐTNC với mức độ KSĐH
(p>0,05).
Bảng 3.20. Mối liên quan của một số loại thực phẩm đến mức độ kiểm soát
đường huyết
KSĐH
Thực phẩm
Kiểm soát đường huyết theo HbA1c
p
Chưa tốt Tốt Tổng
Số
lượn
g
Tỷ lệ
(%)
Số
lượn
g
Tỷ lệ
(%)
Số
lượn
g
Tỷ lệ
(%)
>0,05
Các loại thịt
(bữa/tuần)
< 6 74 48,7 78 51,3 152 100
≥ 6 92 47,7 101 52,3 193 100
Cơm (bữa/ngày)
< 2 43 44,8 53 55,2 96 100
>0,05
≥ 2 123 49,4 126 50,6 249 100
Rau, quả (bữa/tuần)
< 12 77 48,1 83 51,9 160 100
>0,05
≥ 12 89 48,1 96 51,9 185 100
Tổng 166 48,1 179 51,2 345 100
45
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Nhận xét:
- Tỷ lệ KSĐH tốt ở nhóm ăn ≥ 6 bữa thịt/tuần là 52,3%, cao hơn không đáng
kể só với nhóm còn lại (51,3%).
- Tỷ lệ KSĐH tốt ở nhóm ăn <2 bữa cơm/ngày là 44,8%, thấp hơn một chút
so với nhóm còn lại (49,4%).
- Có sự tương đương nhau về tỷ lệ KSĐH giữa 2 nhóm ăn rau, quả <12
bữa/tuần và nhóm ≥12 bữa/tuần (48,1%).
- Tất cả sự chênh lệch về tỷ lệ KSĐH trình bày ở trên đều không có ý nghĩa
thống kê (p>0,05).
46
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
CHƯƠNG IV
BÀN LUẬN
4.1. Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp
2 điều trị ngoại trú, cư trú tại phường Phan Đình Phùng thành phố Thái
Nguyên
- Tuổi: Có liên quan đến phát sinh, phát triển bệnh ĐTĐ. Tuổi càng cao
nguy cơ mắc bệnh càng cao. Theo nghiên cứu của tác giả Meza tại Mexico, tỷ
lệ bệnh ĐTĐ tăng theo tuổi, cao nhất ở độ tuổi 65 [41]. Bảng 3.1 trình bày về
đặc điểm tuổi cho kết quả, tỷ lệ bệnh nhân <45 tuổi ít nhất (1,2%), 45-54 tuổi
(5,8%), 55-64 tuổi (37,7%) và >64 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (55,4%). Kết quả
này phù hợp với nghiên cứu của Lê Thị Hương Giang (2013) cho kết quả nhóm
tuổi <40 tuổi cũng ít nhất (1,4%), 40 -≤50 tuổi (6,7%), nhóm tuổi 50 -≤60 tuổi
nhiều nhất (48,1%) và nhóm >60 tuổi là 43,8%. Kết quả này cho thấy, ở nhóm
tuổi càng cao tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ càng cao. Tuổi càng cao thì chức năng tuyến
tụy bị suy giảm nên độ nhạy của insulin giảm và kháng insulin tăng lên [50].
Ngoài ra, người cao tuổi cũng có nguy cơ mắc các bệnh/rối loạn chuyển hóa
kèm theo nên làm tăng nguy cơ ĐTĐ.
- Giới: Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nam giới được điều tra là
47,2%, thấp hơn so với nữ giới (52,8%). Nghiên cứu của Bế Thu Hà (2009) cho
kết quả tỷ lệ nam và nữ tương đương nhau (50,3% và 49,7%) [4]. Tỷ lệ nam
giới là 57,6% cao hơn nữ giới (42,7%) trong nghiên cứu của Lê Thị Hương
Giang (2013) [3]. Tuy nhiên, theo kết quả của “Điều tra quốc gia các yếu tố
nguy cơ mắc bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam 2015 (STEPS 2015)” không
có sự khác biệt về giới đối với bệnh nhân bị tăng đường huyết [68].
- Trong nghiên cứu của chúng tôi, đối tượng chủ yếu là người dân tộc Kinh
chiếm tới 91,3%, tỷ lệ dân tộc thiểu số ít (8,7%). Nghiên cứu của Bế Thu Hà
(2009) tại Bắc Kạn, tỷ lệ dân tộc Kinh là 35,9%, dân tộc Tày chiếm hơn nửa
47
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
(56,6%), còn lại là dân tộc thiểu số khác [4]. Nguyễn Bá Trí (2016) tại Kon
Tum tỷ lệ dân tộc Kinh chiếm hơn nửa (62,7%), dân tộc khác là 37,3% [22].
Nghiên cứu của chúng tôi thực hiện ở khu vực đô thị, trong khi các nghiên cứu
khác được tiến hành ở khu vực miền núi hay vùng cao nơi tập trung các nhóm
dân tộc thiểu số.
- Trình độ học vấn: Kết quả cho thấy tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có trình
độ học vấn từ cấp 3 trở lên chiếm một nửa (51,9%), tỷ lệ đối tượng có trình độ
trên trung học phổ thông là 14,2%. Nghiên cứu của Nguyễn Bá Trí (2016) tại
Sa Thầy Kon Tum, tỷ lệ có trình độ học vấn từ cấp 3 trở lên (30%), trung học
phổ thông (22,75%) [22]. Nghiên cứu của Alioune Camara và cộng sự (2015)
tỷ lệ đối tượng mù chữ khá cao (30%), học hết cấp 1 và cấp 2 chiếm hơn một
nửa (53%) và từ cấp 3 trở lên chỉ chiếm 17% [55]. Sự khác nhau về phương
pháp chọn mẫu, điều kiện kinh tế xã hội cũng như cấu trúc dân số ở các vùng
địa lý có thể là lý do về sự chênh lệch trình độ học vấn của ĐTNC trong nghiên
cứu của chúng tôi và các nghiên cứu trước đây.
- Nghề nghiệp: Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là cán bộ hưu trí chiếm
65,8%, nội trợ (20%), kết quả này cũng hoàn toàn phù hợp với đặc điểm về tuổi
của đối tượng nghiên cứu. Nghiên cứu của Lê Xuân Khởi (2012) tại Vĩnh Phúc
đối tượng có nghề làm ruộng chiếm 48,9%, cán bộ (21,8%), cán bộ hưu trí
(20,9%), nghề nghiệp khác (8,4%) [7]. Nghiên cứu của Bế Thu Hà (2009) tại
Bắc Kạn, nghề làm ruộng (50,3%), cán bộ (16,4%), cán bộ hưu trí (19,5%) [4].
Nghiên cứu của Lê Thị Nhật Lệ (2018) tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương, thành
phố Hồ Chí Minh thì nội trợ (19,1%); nghỉ hưu, già (50,2%) [10]. Sự phân bố
không đồng đều về độ tuổi trong các nghiên cứu về KSĐH ở bệnh nhân ĐTĐ
có thể liên quan đến cách tiếp cận điều tra và đặc điểm dịch tễ học ĐTĐ của
từng vùng.
- Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về bệnh ĐTĐ và KSĐH: Mặc dù
bệnh ĐTĐ đã được biết đến từ lâu, các chương trình truyền thông giáo dục giúp
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú, cư trú
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú, cư trú
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú, cư trú
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú, cư trú
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú, cư trú
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú, cư trú
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú, cư trú
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú, cư trú
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú, cư trú
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú, cư trú
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú, cư trú
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú, cư trú
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú, cư trú
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú, cư trú
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú, cư trú
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú, cư trú
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú, cư trú
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú, cư trú
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú, cư trú
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú, cư trú
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú, cư trú
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú, cư trú
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú, cư trú
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú, cư trú
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú, cư trú
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú, cư trú
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú, cư trú
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú, cư trú
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú, cư trú
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú, cư trú
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú, cư trú
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú, cư trú
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú, cư trú
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú, cư trú
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú, cư trú
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú, cư trú
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú, cư trú
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú, cư trú
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú, cư trú
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú, cư trú
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú, cư trú
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú, cư trú
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú, cư trú
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú, cư trú
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú, cư trú
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú, cư trú
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú, cư trú
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú, cư trú
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú, cư trú
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú, cư trú
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú, cư trú
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú, cư trú
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú, cư trú

More Related Content

What's hot

VIÊM GAN SIÊU VI CẤP
VIÊM GAN SIÊU VI CẤPVIÊM GAN SIÊU VI CẤP
VIÊM GAN SIÊU VI CẤPSoM
 
Viêm cột sống dính khớp
Viêm cột sống dính khớpViêm cột sống dính khớp
Viêm cột sống dính khớpDuongPham153
 
Bệnh mạch máu ngoại biên
Bệnh mạch máu ngoại biênBệnh mạch máu ngoại biên
Bệnh mạch máu ngoại biêndohuan1618
 
7. cham soc suc khoe nguoi cao tuoi
7. cham soc suc khoe nguoi cao tuoi7. cham soc suc khoe nguoi cao tuoi
7. cham soc suc khoe nguoi cao tuoiminhphuongpnt07
 
BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP
BỆNH TĂNG HUYẾT ÁPBỆNH TĂNG HUYẾT ÁP
BỆNH TĂNG HUYẾT ÁPSoM
 
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan trên bệ...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan trên bệ...Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan trên bệ...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan trên bệ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Biến chứng thần kinh ngoại vi do Đái tháo đường
Biến chứng thần kinh ngoại vi do Đái tháo đườngBiến chứng thần kinh ngoại vi do Đái tháo đường
Biến chứng thần kinh ngoại vi do Đái tháo đườngSỨC KHỎE VÀ CUỘC SỐNG
 
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SUY TIM
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SUY TIMCHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SUY TIM
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SUY TIMSoM
 
Tương tác thuốc_Fibrate và Statin
Tương tác thuốc_Fibrate và StatinTương tác thuốc_Fibrate và Statin
Tương tác thuốc_Fibrate và StatinHA VO THI
 
Giáo dục nâng cao sức khỏe - ĐH Thái Nguyên
Giáo dục nâng cao sức khỏe - ĐH Thái NguyênGiáo dục nâng cao sức khỏe - ĐH Thái Nguyên
Giáo dục nâng cao sức khỏe - ĐH Thái NguyênTS DUOC
 
Phân tích CLS rung nhĩ
Phân tích CLS rung nhĩPhân tích CLS rung nhĩ
Phân tích CLS rung nhĩHA VO THI
 
Ca lâm sàng COPD
Ca lâm sàng COPDCa lâm sàng COPD
Ca lâm sàng COPDHA VO THI
 
Nghien cuu thuc trang tien dai thao duong va dai thao duong typ 2 o nhom nguo...
Nghien cuu thuc trang tien dai thao duong va dai thao duong typ 2 o nhom nguo...Nghien cuu thuc trang tien dai thao duong va dai thao duong typ 2 o nhom nguo...
Nghien cuu thuc trang tien dai thao duong va dai thao duong typ 2 o nhom nguo...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế hu...
Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế hu...Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế hu...
Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế hu...Man_Ebook
 
tiếp cận chẩn đoán bệnh nội khoa phần 1.pdf
tiếp cận chẩn đoán bệnh nội khoa phần 1.pdftiếp cận chẩn đoán bệnh nội khoa phần 1.pdf
tiếp cận chẩn đoán bệnh nội khoa phần 1.pdfSoM
 
Cập nhật về tiếp cận và xử trí đột quỵ cấp
Cập nhật về tiếp cận và xử trí đột quỵ cấpCập nhật về tiếp cận và xử trí đột quỵ cấp
Cập nhật về tiếp cận và xử trí đột quỵ cấpSỨC KHỎE VÀ CUỘC SỐNG
 
7 -he than kinh tu dong
7  -he than kinh tu dong7  -he than kinh tu dong
7 -he than kinh tu dongKhang Le Minh
 

What's hot (20)

VIÊM GAN SIÊU VI CẤP
VIÊM GAN SIÊU VI CẤPVIÊM GAN SIÊU VI CẤP
VIÊM GAN SIÊU VI CẤP
 
Viêm cột sống dính khớp
Viêm cột sống dính khớpViêm cột sống dính khớp
Viêm cột sống dính khớp
 
Bệnh mạch máu ngoại biên
Bệnh mạch máu ngoại biênBệnh mạch máu ngoại biên
Bệnh mạch máu ngoại biên
 
7. cham soc suc khoe nguoi cao tuoi
7. cham soc suc khoe nguoi cao tuoi7. cham soc suc khoe nguoi cao tuoi
7. cham soc suc khoe nguoi cao tuoi
 
BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP
BỆNH TĂNG HUYẾT ÁPBỆNH TĂNG HUYẾT ÁP
BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP
 
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan trên bệ...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan trên bệ...Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan trên bệ...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan trên bệ...
 
Biến chứng thần kinh ngoại vi do Đái tháo đường
Biến chứng thần kinh ngoại vi do Đái tháo đườngBiến chứng thần kinh ngoại vi do Đái tháo đường
Biến chứng thần kinh ngoại vi do Đái tháo đường
 
Hiệu quả mô hình quản lý tăng huyết áp tại y tế cơ sở tỉnh Bắc Giang
Hiệu quả mô hình quản lý tăng huyết áp tại y tế cơ sở tỉnh Bắc GiangHiệu quả mô hình quản lý tăng huyết áp tại y tế cơ sở tỉnh Bắc Giang
Hiệu quả mô hình quản lý tăng huyết áp tại y tế cơ sở tỉnh Bắc Giang
 
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SUY TIM
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SUY TIMCHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SUY TIM
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SUY TIM
 
Tương tác thuốc_Fibrate và Statin
Tương tác thuốc_Fibrate và StatinTương tác thuốc_Fibrate và Statin
Tương tác thuốc_Fibrate và Statin
 
Giáo dục nâng cao sức khỏe - ĐH Thái Nguyên
Giáo dục nâng cao sức khỏe - ĐH Thái NguyênGiáo dục nâng cao sức khỏe - ĐH Thái Nguyên
Giáo dục nâng cao sức khỏe - ĐH Thái Nguyên
 
cap-nhat-roi-loan-dieu-tri-lipid-mau-2021.pdf
cap-nhat-roi-loan-dieu-tri-lipid-mau-2021.pdfcap-nhat-roi-loan-dieu-tri-lipid-mau-2021.pdf
cap-nhat-roi-loan-dieu-tri-lipid-mau-2021.pdf
 
Phân tích CLS rung nhĩ
Phân tích CLS rung nhĩPhân tích CLS rung nhĩ
Phân tích CLS rung nhĩ
 
Ca lâm sàng COPD
Ca lâm sàng COPDCa lâm sàng COPD
Ca lâm sàng COPD
 
Tiếng tim
Tiếng timTiếng tim
Tiếng tim
 
Nghien cuu thuc trang tien dai thao duong va dai thao duong typ 2 o nhom nguo...
Nghien cuu thuc trang tien dai thao duong va dai thao duong typ 2 o nhom nguo...Nghien cuu thuc trang tien dai thao duong va dai thao duong typ 2 o nhom nguo...
Nghien cuu thuc trang tien dai thao duong va dai thao duong typ 2 o nhom nguo...
 
Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế hu...
Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế hu...Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế hu...
Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp ở Trung tâm Y tế hu...
 
tiếp cận chẩn đoán bệnh nội khoa phần 1.pdf
tiếp cận chẩn đoán bệnh nội khoa phần 1.pdftiếp cận chẩn đoán bệnh nội khoa phần 1.pdf
tiếp cận chẩn đoán bệnh nội khoa phần 1.pdf
 
Cập nhật về tiếp cận và xử trí đột quỵ cấp
Cập nhật về tiếp cận và xử trí đột quỵ cấpCập nhật về tiếp cận và xử trí đột quỵ cấp
Cập nhật về tiếp cận và xử trí đột quỵ cấp
 
7 -he than kinh tu dong
7  -he than kinh tu dong7  -he than kinh tu dong
7 -he than kinh tu dong
 

Similar to Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú, cư trú

Nghiên cứu thực trạng bệnh hen phế quản và chỉ số peakflow ở học sinh tiểu họ...
Nghiên cứu thực trạng bệnh hen phế quản và chỉ số peakflow ở học sinh tiểu họ...Nghiên cứu thực trạng bệnh hen phế quản và chỉ số peakflow ở học sinh tiểu họ...
Nghiên cứu thực trạng bệnh hen phế quản và chỉ số peakflow ở học sinh tiểu họ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non tháng
Nghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non thángNghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non tháng
Nghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non thángTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giêng do chì và bệnh tật người trưởng thàn...
Nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giêng do chì và bệnh tật người trưởng thàn...Nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giêng do chì và bệnh tật người trưởng thàn...
Nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giêng do chì và bệnh tật người trưởng thàn...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Kết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sống
Kết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sốngKết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sống
Kết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sốngTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Kết quả thở máy xâm nhập ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
Kết quả thở máy xâm nhập ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyênKết quả thở máy xâm nhập ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
Kết quả thở máy xâm nhập ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyênhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả sau phẫu thuật tứ chứng f...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả sau phẫu thuật tứ chứng f...đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả sau phẫu thuật tứ chứng f...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả sau phẫu thuật tứ chứng f...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đặC điểm và một số yếu tố nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện tr...
đặC điểm và một số yếu tố nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện tr...đặC điểm và một số yếu tố nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện tr...
đặC điểm và một số yếu tố nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện tr...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện đa kh...
Kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện đa kh...Kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện đa kh...
Kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện đa kh...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ: ĐÁNH GIÁ NGUỒN GEN CÂY ĐẬU TƯƠNG CÚC BÓNG TẠI HUYỆN VÕ NHA...
LUẬN VĂN THẠC SĨ:  ĐÁNH GIÁ NGUỒN GEN CÂY ĐẬU TƯƠNG CÚC BÓNG TẠI HUYỆN VÕ NHA...LUẬN VĂN THẠC SĨ:  ĐÁNH GIÁ NGUỒN GEN CÂY ĐẬU TƯƠNG CÚC BÓNG TẠI HUYỆN VÕ NHA...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: ĐÁNH GIÁ NGUỒN GEN CÂY ĐẬU TƯƠNG CÚC BÓNG TẠI HUYỆN VÕ NHA...ssuserc1c2711
 
Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến bệnh tai mũi họng của học sinh trườ...
Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến bệnh tai mũi họng của học sinh trườ...Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến bệnh tai mũi họng của học sinh trườ...
Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến bệnh tai mũi họng của học sinh trườ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân cánh tay (abi) ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2
Chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân cánh tay (abi) ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2Chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân cánh tay (abi) ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2
Chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân cánh tay (abi) ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2https://www.facebook.com/garmentspace
 
Kết quả điều trị phẫu thuật thoát vị bẹn mắc phải theo phương pháp lichtenstein
Kết quả điều trị phẫu thuật thoát vị bẹn mắc phải theo phương pháp lichtensteinKết quả điều trị phẫu thuật thoát vị bẹn mắc phải theo phương pháp lichtenstein
Kết quả điều trị phẫu thuật thoát vị bẹn mắc phải theo phương pháp lichtensteinTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Mối liên quan giữa nồng độ glucose huyết tương lúc nhập viện với tiến triển, ...
Mối liên quan giữa nồng độ glucose huyết tương lúc nhập viện với tiến triển, ...Mối liên quan giữa nồng độ glucose huyết tương lúc nhập viện với tiến triển, ...
Mối liên quan giữa nồng độ glucose huyết tương lúc nhập viện với tiến triển, ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Kết quả điều trị chấn thương cột sống cổ thấp bằng phẫu thuật theo đường cổ t...
Kết quả điều trị chấn thương cột sống cổ thấp bằng phẫu thuật theo đường cổ t...Kết quả điều trị chấn thương cột sống cổ thấp bằng phẫu thuật theo đường cổ t...
Kết quả điều trị chấn thương cột sống cổ thấp bằng phẫu thuật theo đường cổ t...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhi hiv aids
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhi hiv aidsNghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhi hiv aids
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhi hiv aidshttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Dự phòng chảy máu tái phát do vỡ tĩnh mạch thực quản ở bệnh nhân xơ gan bằng ...
Dự phòng chảy máu tái phát do vỡ tĩnh mạch thực quản ở bệnh nhân xơ gan bằng ...Dự phòng chảy máu tái phát do vỡ tĩnh mạch thực quản ở bệnh nhân xơ gan bằng ...
Dự phòng chảy máu tái phát do vỡ tĩnh mạch thực quản ở bệnh nhân xơ gan bằng ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Kết quả điều trị phẫu thuật chấn thương vết thương động mạch ngoại vi
Kết quả điều trị phẫu thuật chấn thương   vết thương động mạch ngoại viKết quả điều trị phẫu thuật chấn thương   vết thương động mạch ngoại vi
Kết quả điều trị phẫu thuật chấn thương vết thương động mạch ngoại viTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ basedow bằng máy hấp thụ tia x năng lư...
Nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ basedow bằng máy hấp thụ tia x năng lư...Nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ basedow bằng máy hấp thụ tia x năng lư...
Nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ basedow bằng máy hấp thụ tia x năng lư...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ basedow bằng máy hấp thụ ti...
Nghiên cứu nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ basedow bằng máy hấp thụ ti...Nghiên cứu nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ basedow bằng máy hấp thụ ti...
Nghiên cứu nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ basedow bằng máy hấp thụ ti...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu mối liên quan giữa triệu chứng tim mạch với một số triệu chứng lâm...
Nghiên cứu mối liên quan giữa triệu chứng tim mạch với một số triệu chứng lâm...Nghiên cứu mối liên quan giữa triệu chứng tim mạch với một số triệu chứng lâm...
Nghiên cứu mối liên quan giữa triệu chứng tim mạch với một số triệu chứng lâm...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú, cư trú (20)

Nghiên cứu thực trạng bệnh hen phế quản và chỉ số peakflow ở học sinh tiểu họ...
Nghiên cứu thực trạng bệnh hen phế quản và chỉ số peakflow ở học sinh tiểu họ...Nghiên cứu thực trạng bệnh hen phế quản và chỉ số peakflow ở học sinh tiểu họ...
Nghiên cứu thực trạng bệnh hen phế quản và chỉ số peakflow ở học sinh tiểu họ...
 
Nghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non tháng
Nghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non thángNghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non tháng
Nghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non tháng
 
Nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giêng do chì và bệnh tật người trưởng thàn...
Nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giêng do chì và bệnh tật người trưởng thàn...Nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giêng do chì và bệnh tật người trưởng thàn...
Nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giêng do chì và bệnh tật người trưởng thàn...
 
Kết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sống
Kết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sốngKết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sống
Kết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sống
 
Kết quả thở máy xâm nhập ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
Kết quả thở máy xâm nhập ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyênKết quả thở máy xâm nhập ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
Kết quả thở máy xâm nhập ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
 
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả sau phẫu thuật tứ chứng f...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả sau phẫu thuật tứ chứng f...đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả sau phẫu thuật tứ chứng f...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả sau phẫu thuật tứ chứng f...
 
đặC điểm và một số yếu tố nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện tr...
đặC điểm và một số yếu tố nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện tr...đặC điểm và một số yếu tố nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện tr...
đặC điểm và một số yếu tố nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện tr...
 
Kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện đa kh...
Kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện đa kh...Kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện đa kh...
Kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện đa kh...
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ: ĐÁNH GIÁ NGUỒN GEN CÂY ĐẬU TƯƠNG CÚC BÓNG TẠI HUYỆN VÕ NHA...
LUẬN VĂN THẠC SĨ:  ĐÁNH GIÁ NGUỒN GEN CÂY ĐẬU TƯƠNG CÚC BÓNG TẠI HUYỆN VÕ NHA...LUẬN VĂN THẠC SĨ:  ĐÁNH GIÁ NGUỒN GEN CÂY ĐẬU TƯƠNG CÚC BÓNG TẠI HUYỆN VÕ NHA...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: ĐÁNH GIÁ NGUỒN GEN CÂY ĐẬU TƯƠNG CÚC BÓNG TẠI HUYỆN VÕ NHA...
 
Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến bệnh tai mũi họng của học sinh trườ...
Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến bệnh tai mũi họng của học sinh trườ...Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến bệnh tai mũi họng của học sinh trườ...
Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến bệnh tai mũi họng của học sinh trườ...
 
Chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân cánh tay (abi) ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2
Chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân cánh tay (abi) ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2Chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân cánh tay (abi) ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2
Chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân cánh tay (abi) ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2
 
Kết quả điều trị phẫu thuật thoát vị bẹn mắc phải theo phương pháp lichtenstein
Kết quả điều trị phẫu thuật thoát vị bẹn mắc phải theo phương pháp lichtensteinKết quả điều trị phẫu thuật thoát vị bẹn mắc phải theo phương pháp lichtenstein
Kết quả điều trị phẫu thuật thoát vị bẹn mắc phải theo phương pháp lichtenstein
 
Mối liên quan giữa nồng độ glucose huyết tương lúc nhập viện với tiến triển, ...
Mối liên quan giữa nồng độ glucose huyết tương lúc nhập viện với tiến triển, ...Mối liên quan giữa nồng độ glucose huyết tương lúc nhập viện với tiến triển, ...
Mối liên quan giữa nồng độ glucose huyết tương lúc nhập viện với tiến triển, ...
 
Kết quả điều trị chấn thương cột sống cổ thấp bằng phẫu thuật theo đường cổ t...
Kết quả điều trị chấn thương cột sống cổ thấp bằng phẫu thuật theo đường cổ t...Kết quả điều trị chấn thương cột sống cổ thấp bằng phẫu thuật theo đường cổ t...
Kết quả điều trị chấn thương cột sống cổ thấp bằng phẫu thuật theo đường cổ t...
 
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhi hiv aids
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhi hiv aidsNghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhi hiv aids
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhi hiv aids
 
Dự phòng chảy máu tái phát do vỡ tĩnh mạch thực quản ở bệnh nhân xơ gan bằng ...
Dự phòng chảy máu tái phát do vỡ tĩnh mạch thực quản ở bệnh nhân xơ gan bằng ...Dự phòng chảy máu tái phát do vỡ tĩnh mạch thực quản ở bệnh nhân xơ gan bằng ...
Dự phòng chảy máu tái phát do vỡ tĩnh mạch thực quản ở bệnh nhân xơ gan bằng ...
 
Kết quả điều trị phẫu thuật chấn thương vết thương động mạch ngoại vi
Kết quả điều trị phẫu thuật chấn thương   vết thương động mạch ngoại viKết quả điều trị phẫu thuật chấn thương   vết thương động mạch ngoại vi
Kết quả điều trị phẫu thuật chấn thương vết thương động mạch ngoại vi
 
Nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ basedow bằng máy hấp thụ tia x năng lư...
Nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ basedow bằng máy hấp thụ tia x năng lư...Nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ basedow bằng máy hấp thụ tia x năng lư...
Nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ basedow bằng máy hấp thụ tia x năng lư...
 
Nghiên cứu nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ basedow bằng máy hấp thụ ti...
Nghiên cứu nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ basedow bằng máy hấp thụ ti...Nghiên cứu nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ basedow bằng máy hấp thụ ti...
Nghiên cứu nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ basedow bằng máy hấp thụ ti...
 
Nghiên cứu mối liên quan giữa triệu chứng tim mạch với một số triệu chứng lâm...
Nghiên cứu mối liên quan giữa triệu chứng tim mạch với một số triệu chứng lâm...Nghiên cứu mối liên quan giữa triệu chứng tim mạch với một số triệu chứng lâm...
Nghiên cứu mối liên quan giữa triệu chứng tim mạch với một số triệu chứng lâm...
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.dochttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...https://www.facebook.com/garmentspace
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (19)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 

Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú, cư trú

  • 1. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC NGUYỄN THANH HÒA THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT ĐƯỜNG HUYẾT Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TUÝP 2 ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ, CƯ TRÚ TẠI PHƯỜNG PHAN ĐÌNH PHÙNG THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC
  • 2. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn THÁI NGUYÊN – NĂM 2020 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC NGUYỄN THANH HÒA THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT ĐƯỜNG HUYẾT Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TUÝP 2 ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ, CƯ TRÚ TẠI PHƯỜNG PHAN ĐÌNH PHÙNG THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Chuyên ngành: Y học Dự phòng Mã số: 87.20.163 LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. PHẠM NGỌC MINH 2. TS. NGUYỄN THỊ TỐ UYÊN
  • 3. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn THÁI NGUYÊN – NĂM 2020
  • 4. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn LỜI CAM ĐOAN Tôi là Nguyễn Thanh Hòa, học viên lớp cao học Khóa 22 chuyên ngành Y học dự phòng, Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên xin cam đoan: 1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp hoàn thành dưới sự hướng dẫn của TS. Phạm Ngọc Minh và TS. Nguyễn Thị Tố Uyên. 2. Công trình nghiên cứu này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp nhận của cơ sở nơi nghiên cứu. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những cam kết này. Thái Nguyên, tháng 6 năm 2020 Người viết cam đoan Nguyễn Thanh Hòa
  • 5. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN Luận văn này được hoàn thành nhờ sự nỗ lực của tôi và sự giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể. Với lòng kính trọng và biết ơn, tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn tới: Đảng ủy - Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học và Khoa Y tế Công cộng trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Phạm Ngọc Minh và TS. Nguyễn Thị Tố Uyên, giảng viên trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên. Là những người thầy không chỉ trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình phát triển ý tưởng, nghiên cứu y văn, xây dựng và hoàn thiện luận văn này mà còn luôn chỉ bảo, dạy dỗ, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình học tập. Tôi xin được gửi lời cảm ơn các thầy cô giảng viên khoa Y tế Công cộng, cùng toàn thể giảng viên trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên đã tận tình truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu và giúp đỡ tôi hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình. Cuối cùng, với lòng biết ơn sâu sắc nhất tôi gửi lời cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đặc biệt là gia đình đã luôn động viên, khích lệ và là nguồn động lực to lớn giúp tôi trong những tháng ngày học tập, nghiên cứu để hoàn thành khoá học này. Một lần nữa xin được trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 6 năm 2020 Tác giả: Nguyễn Thanh Hòa
  • 6. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BMI Body Mass Index (Chỉ số khối cơ thể) ĐTĐ Đái tháo đường ĐTNC Đối tượng nghiên cứu FINDRISC Finnish Diabetes Risk Score (Điểm rủi ro bệnh tiểu đường Phần Lan) FPG Fasting Plasma Glucose (Đường máu lúc đói) IDF International Diabetes Federation (Liên đoàn Đái tháo đường thế giới) JNC United States, Joint National Committee (Liên uỷ ban Quốc gia Hoa Kỳ) KSĐH Kiểm soát đường huyết KTC Khoảng tin cậy VĐTL Vận động thể lực WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)
  • 7. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................11 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN ............................................................................. 3 1.1. Kiểm soát đường huyết và tầm quan trọng của kiểm soát đường huyết.... 3 1.2. Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường trên thế giới và Việt Nam............................................................................................... 7 1.3. Một số yếu tố liên quan đến kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 ...................................................................................................13 1.4. Vài nét về địa bàn nghiên cứu..................................................................18 CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............20 2.1. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................20 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu............................................................20 2.3. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................20 2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu .........................................................20 2.5. Chỉ tiêu nghiên cứu ..................................................................................21 2.6. Định nghĩa biến số ...................................................................................22 2.7. Công cụ thu thập số liệu...........................................................................28 2.8. Kỹ thuật thu thập số liệu ..........................................................................28 2.9. Quản lý và phân tích số liệu.....................................................................30 2.10. Đạo đức nghiên cứu ...............................................................................31 CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.....................................................32 3.1. Thực trạng kiểm soát đường huyết của đối tượng nghiên cứu ................32 3.2. Một số yếu tố liên quan đến kiểm soát đường huyết ...............................38 CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN............................................................................46 4.1. Kết quả kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú, cư trú tại phường Phan Đình Phùng thành phố Thái Nguyên....46
  • 8. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 4.2. Một số yếu tố liên quan đến kiểm soát đường huyết của bệnh nhân Đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú, cư trú tại phường Phan Đình Phùng thành phố Thái Nguyên.................................................................................523 4.3. Hạn chế của đề tài ....................................................................................60 KẾT LUẬN.....................................................................................................60 KHUYẾN NGHỊ.............................................................................................61 TÀI LIỆU THAM KHẢO KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU
  • 9. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Phân loại thể trạng dinh dưỡng dựa theo thang phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới dành cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương ............. 30 Bảng 2.2. Phân độ tăng huyết áp theo JNC VIII-2014 ở người lớn ............... 30 Bảng 3.1. Một số đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu................ 32 Bảng 3.2. Đặc điểm trình độ học vấn, nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu...... 33 Bảng 3.3. Đặc điểm trạng thái lo âu, trầm cảm của đối tượng nghiên cứu .... 33 Bảng 3.4. Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về bệnh đái tháo đường và kiểm soát đường huyết .............................................................................. 34 Bảng 3.5. Thái độ của đối tượng nghiên cứu về bệnh đái tháo đường và kiểm soát đường huyết ................................................................................... 35 Bảng 3.6. Đặc điểm tuân thủ chế độ thuốc của đối tượng nghiên cứu theo thang điểm Morisky ............................................................................... 35 Bảng 3.7. Mức độ kiểm soát đường huyết của đối tượng nghiên cứu theo chỉ số HbA1c và glucose máu lúc đói............................................................. 36 Bảng 3.8. Mối liên quan giữa kiến thức với mức độ kiểm soát đường huyết. ......................................................................................................................... 38 Bảng 3.9. Mối liên quan giữa thái độ với mức độ kiểm soát đường huyết ... 38 Bảng 3.10. Mối liên quan giữa tuân thủ chế độ thuốc với mức độ kiểm soát đường huyết ............................................................................................ 39 Bảng 3.11. Mối liên quan giữa độ tuổi với mức độ kiểm soát đường huyết .. ......................................................................................................................... 39 Bảng 3.12. Mối liên quan giữa thời gian mắc bệnh với mức độ kiểm soát đường huyết ............................................................................................. 40 Bảng 3.13. Mối liên quan giữa chỉ số khối cơ thể (BMI) với mức độ kiểm soát đường huyết ............................................................................................. 40
  • 10. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Bảng 3.14. Mối liên quan giữa tiền sử gia đình với mức độ kiểm soát đường huyết..................................................................................................... 41 Bảng 3.15. Mối liên quan giữa hành vi sử dụng rượu, bia và hút thuốc lá với mức độ kiểm soát đường huyết................................................................. 41 Bảng 3.16. Mối liên quan giữa phương pháp sử dụng thuốc với mức độ kiểm soát đường huyết .................................................................................... 42 Bảng 3.17. Mối liên quan giữa tình trạng trầm cảm, lo âu với mức độ kiểm soát đường huyết .................................................................................... 42 Bảng 3.18. Mối liên quan giữa vận động thể lực với mức độ kiểm soát đường huyết..................................................................................................... 43 Bảng 3.19. Mối liên quan giữa thời gian ngủ với mức độ kiểm soát đường huyết..................................................................................................... 43 Bảng 3.20. Mối liên quan của một số loại thực phẩm đến mức độ kiểm soát đường huyết ............................................................................................ 44
  • 11. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ Hình 1. Bản đồ hành chính tỉnh Thái Nguyên ................................................ 19 Hình 2: Biểu đồ Venn về tỷ lệ kiểm soát đường huyết chưa tốt theo hai tiêu chí............................................................................................................. 37 Biểu đồ 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo kiến thức............................ 34 Biểu đồ 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo mức độ tuân thủ thuốc điều trị.............................................................................................................. 36
  • 12. 1 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn ĐẶT VẤN ĐỀ Đái tháo đường là một bệnh mạn tính không lây liên quan chủ yếu đến dinh dưỡng, hành vi và lối sống. Hiện nay, ĐTĐ được ví như “đại dịch” toàn cầu, bệnh đã và đang trở thành một vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng khi số lượng bệnh nhân không ngừng gia tăng, đặc biệt ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Theo thống kê của Liên đoàn Đái tháo đường thế giới (IDF), năm 2017 toàn thế giới có 451 triệu người bị ĐTĐ (ở độ tuổi từ 18-99), và dự báo tới năm 2045 có khoảng 693 triệu người mắc ĐTĐ [58]. Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ gia tăng bệnh ĐTĐ nhanh nhất thế giới, khoảng 8%-10%/năm. Nghiên cứu năm 2012 của Bệnh viện Nội tiết trung ương cho thấy tỷ lệ mắc ĐTĐ trên toàn quốc ở người trưởng thành là 5,42%, tỷ lệ ĐTĐ chưa được chẩn đoán trong cộng đồng là 63,6% [2]. Theo IDF, tỷ lệ mắc ĐTĐ tại Việt Nam năm 2019 là 5,7% [61]. Đái tháo đường hiện nay vẫn là bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Các biến chứng này gây ảnh hưởng trầm trọng đến cuộc sống của người bệnh, làm suy giảm sức lao động, tăng gánh nặng cho gia đình và xã hội, tăng chi phí điều trị bệnh, tăng tỷ lệ tử vong và tàn phế. Theo IDF, mỗi năm có khoảng 3,2 triệu người chết vì các bệnh liên quan tới ĐTĐ. Khoảng 12% chi phí y tế trên toàn cầu những năm gần đây là chi cho người bệnh bị ĐTĐ, năm 2017 là 727 tỷ USD và ước tính đến năm 2045 là 776 tỷ USD [58]. Tuy nhiên, biến chứng của bệnh ĐTĐ hoàn toàn có thể dự phòng và làm chậm tiến triển nếu đường huyết của bệnh nhân được kiểm soát tốt. Đã có nhiều nghiên cứu về KSĐH ở bệnh nhân ĐTĐ. Ở các nghiên cứu này, chỉ số HbA1c được sử dụng để đánh giá mức độ KSĐH ở bệnh nhân ĐTĐ. Theo nghiên cứu của Riyadh và cộng sự (2018) ở Ả Rập Xê Út cho thấy tỷ lệ KSĐH chưa tốt
  • 13. 2 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn (HbA1c ≥7%) là 74,9% [53]. Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Lan (2011) tỷ lệ KSĐH chưa tốt là 70,6% [8]. Nghiên cứu của Lê Xuân Khởi (2012) tỷ lệ KSĐH chưa tốt (HbA1c ≥7,5%) lên tới 80,5% [7]. Có nhiều yếu tố liên quan đến mức độ KSĐH ở bệnh nhân ĐTĐ. Các yếu tố tác động trực tiếp đến việc KSĐH của bệnh nhân được báo cáo đó là: Hành vi tuân thủ điều trị của bệnh nhân [20], hiệu quả quản lý và điều trị bệnh của cơ sở y tế [21], ngoài ra nó còn chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường nhất là môi trường xã hội và các yếu tố sinh học như tiền sử gia đình về bệnh ĐTĐ [52]. Tỉnh Thái Nguyên những năm gần đây đời sống của người dân được nâng cao hơn, kèm theo đó tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ cũng ngày càng gia tăng. Hiện nay, số lượng bệnh nhân ĐTĐ đang được quản lý điều trị ngoại trú trên địa bàn thành phố Thái Nguyên khoảng trên 3.000 bệnh nhân [11]. Qua điều tra sổ theo dõi điều trị bệnh ĐTĐ tại Khoa Khám bệnh Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, chỉ riêng phường Phan Đình Phùng, số bệnh nhân ĐTĐ đang được quản lý điều trị tại đây là khoảng hơn 350 bệnh nhân. Tuy nhiên, nghiên cứu về KSĐH và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân ĐTĐ tại cộng đồng còn chưa được quan tâm nhiều. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú, cư trú tại phường Phan Đình Phùng thành phố Thái Nguyên và một số yếu tố liên quan” với mục tiêu nghiên cứu như sau: 1. Mô tả thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 điều trị ngoại trú, cư trú tại phường Phan Đình Phùng thành phố Thái Nguyên năm 2019. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến tình trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 điều trị ngoại trú, cư trú tại phường Phan Đình Phùng thành phố Thái Nguyên năm 2019.
  • 14. 3 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn CHƯƠNG I TỔNG QUAN 1.1. Kiểm soát đường huyết và tầm quan trọng của kiểm soát đường huyết 1.1.1. Chỉ số HbA1c HbA1c được hình thành do sự kết hợp giữa glucose và gốc NH2 của valine ở đầu tận của chuỗi betaglobin của huyết sắc tố, phản ứng này không cần men và được gọi là phản ứng glycosyl hóa (glycosylation). Tốc độ glycosyl hóa của huyết sắc tố tùy thuộc nồng độ glucose trong máu và HbA1c tồn tại trong suốt đời sống của hồng cầu (khoảng 120 ngày). Hồng cầu mới hình thành không chứa HbA1c và hồng cầu sắp bị đào thải chứa nhiều HbA1c nhất. HbA1c có mối tương quan khá chặt với nồng độ glucose máu lúc đói [6]. Có nghĩa là kiểm soát tốt glucose máu sẽ làm giảm chỉ số HbA1c. Trong vòng 2 tháng nếu nồng độ glucose máu tăng cao thì hàm lượng HbA1c có thể tăng lên đến 12-18%. Khi HbA1c tăng 1%, glucose máu trung bình sẽ tăng khoảng 29mg/dl. Người bệnh chỉ cần thay đối chế độ ăn trong một vài ngày đã có thể giảm đường huyết, nhưng HbA1c chỉ giảm khi bệnh nhân tuân thủ chế độ điều trị trong cả quá trình 2 tháng. Vì vậy, HbA1c là chỉ số trung thực nhất để đánh giá kết quả điều trị, tiên lượng biến chứng vì biến chứng là kết quả của cả một quá trình diễn biến kéo dài, còn theo dõi đường máu lúc đói cho biết lượng đường trong máu ngay tại thời điểm xét nghiệm. Ưu điểm của xét nghiệm HbA1c là có thể được thực hiện mà không cần nhịn đói và kết quả phản ánh mức độ glucose máu trung bình trong 2 tháng gần nhất. Theo quyết định của Bộ Y tế về “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường tuýp 2” (2017), sử dụng chỉ số globulin màng (HbA1c) để đánh giá mức độ KSĐH của bệnh nhân ĐTĐ. Bệnh nhân là người trưởng thành, không có thai: KSĐH tốt khi HbA1c <7,0%, glucose máu lúc đói <7,2mmol/l [2]. So với chỉ số HbA1c, chỉ số gluocse máu lúc đói là xét nghiện được thực hiện thường
  • 15. 4 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn xuyên ở bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 vì chi phí phù hợp. Việc dựa vào chỉ số glucose máu lúc đói để đánh giá mức độ kiểm soát đường huyết có ưu điểm là có thể làm xét nghiệm tại thời điểm thu thập số liệu để đánh giá bệnh nhân KSĐH tốt hay không tốt. Tuy nhiên, nó có nhược điểm là glucose máu lúc đói dễ dàng bị thay đổi do tác động của chế độ ăn uống. Do vậy, sẽ không phản ánh được đầy đủ việc KSĐH của đối tượng nghiên cứu. Chính vì vậy, trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng chỉ số HbA1c để đánh giá mức độ KSĐH và các yếu tố liên quan đến KSĐH của đối tượng nghiên cứu. 1.1.2. Tầm quan trọng của kiểm soát đường huyết Bệnh đái tháo đường có thể gây ra nhiều biến chứng khác nhau. Theo nghiên cứu của Bế Thu Hà (2009), biến chứng tim mạch là hay gặp nhất ở bệnh nhân ĐTĐ chiếm 42,8%, tiếp theo là biến chứng tại thận với tỷ lệ 39,6%, ngoài ra còn một số biến chứng khác như biến chứng tại mắt, thần kinh, hô hấp và da [4]. Nghiên cứu của Lê Xuân Khởi (2012) cũng cho thấy biến chứng tim mạch chiếm tỷ lệ cao nhất ở bệnh nhân ĐTĐ (18,7%), biến chứng tại mắt (18,3%), tại thận (16,4%) [7]. Việc KSĐH tốt sẽ giúp ngăn ngừa sự phát sinh và tiến triển của các biến chứng này. Theo nghiên cứu của Stratton và cộng sự (2000), cứ giảm 1% HbA1c (chỉ số đường huyết trung bình trong vòng 2-3 tháng) sẽ giúp giảm nguy cơ biến chứng dài hạn, cụ thể: - Giảm 43% biến chứng cắt cụt chi hoặc tử vong do bệnh mạch máu ngoại vi. - Giảm 37% biến chứng mạch máu nhỏ (bệnh thận và mù). - Giảm 21% tử vong do ĐTĐ. - Giảm 14% biến chứng tim mạch. - Giảm 12% đột quỵ [49]. Như vậy, việc KSĐH ở mức tối ưu có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với bệnh nhân ĐTĐ. Và nhiệm vụ của nghành Y tế nói chung, của những cán bộ y
  • 16. 5 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn tế tại tuyến y tế cơ sở nói riêng là làm như thế nào để giúp bệnh nhân ĐTĐ có thể thực hiện những hành vi tốt trong việc KSĐH tại cộng đồng. 1.1.3. Biện pháp kiểm soát đường huyết Kiểm soát đường huyết là việc bệnh nhân ĐTĐ áp dụng các biện pháp giúp đường huyết duy trì ổn định theo mục tiêu điều trị ở bệnh nhân ĐTĐ. Mục tiêu điều trị cần đạt ở bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 là chỉ số HbA1c <7,0%, glucose huyết tương mao mạch lúc đói, trước ăn là 80-130mmol/l (4,4-7,2mmol/l), đỉnh glucose huyết tương mao mạch sau ăn 1-2 giờ là <180mg/dl (10,0mmol/l) [2]. Theo hướng dẫn của Bộ Y tế về chẩn đoán và điều trị bệnh ĐTĐ tuýp 2 năm 2017, để duy trì đường huyết ổn định, tăng cường hiệu quả điều trị bệnh giúp cho việc KSĐH được tốt thì bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 cần phải thực hiện đồng thời các nội dung sau: 1.1.3.1. Thay đổi lối sống Thay đổi lối sống hay điều trị không dùng thuốc ở bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 bao gồm luyện tập thể lực và chế độ dinh dưỡng: * Luyện tập thể lực Việc luyện tập thể lực ở bệnh nhân ĐTĐ có vai trò quan trọng đặc biệt đối với những bệnh nhân có tình trạng thừa cân, béo phì. Vận động thể lực sẽ giúp cân nặng của bệnh nhân trở về mức bình thường. - Khi hướng dẫn bệnh nhân ĐTĐ luyện tập thể lực, trước tiên cần kiểm tra biến chứng tim mạch, mắt, thần kinh, biến dạng chân trước khi luyện tập và đo huyết áp, tần số tim. Không luyện tập gắng sức khi glucose huyết > 250-270 mg/dL và ceton dương tính. - Loại hình luyện tập thông dụng và dễ áp dụng nhất đối với bệnh nhân ĐTĐ là đi bộ 150 phút mỗi tuần (hoặc 30 phút mỗi ngày), không nên ngưng luyện tập 2 ngày liên tiếp. Mỗi tuần nên tập kháng lực 2-3 lần (kéo dây, nâng tạ) tùy tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân.
  • 17. 6 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn - Người già, đau khớp có thể chia bài tập thành nhiều lần trong ngày, thí dụ đi bộ sau 3 bữa ăn, mỗi lần 10-15 phút. Người còn trẻ nên tập khoảng khoảng 60 phút mỗi ngày, tập kháng lực ít nhất 3 lần mỗi tuần. * Chế độ dinh dưỡng Dinh dưỡng cần được áp dụng mềm dẻo theo thói quen ăn uống của bệnh nhân, và tùy vào các thức ăn sẵn có tại từng vùng miền. Tốt nhất nên có tư vấn của bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng. Chi tiết về dinh dưỡng sẽ được thiết lập cho từng bệnh nhân tùy tình trạng bệnh, loại hình hoạt động, các bệnh lý, biến chứng đi kèm. Các nguyên tắc chung về dinh dưỡng được khuyến cáo cho mọi bệnh nhân ĐTĐ bao gồm: - Bệnh nhân béo phì, thừa cân cần giảm cân, ít nhất 3-7% so với cân nặng hiện tại. - Nên dùng các loại carbohydrat hấp thu chậm có nhiều chất xơ, không chà xát kỹ như gạo lứt, bánh mì đen, nui còn chứa nhiều chất xơ... - Đạm khoảng 1-1,5 gam/kg cân nặng/ngày ở người không suy chức năng thận. Nên ăn cá ít nhất 3 lần/tuần. Người ăn chay kéo dài có thể bổ sung nguồn đạm từ các loại đậu (đậu phụ, đậu đen, đậu đỏ). - Nên chú trọng dùng các loại mỡ có chứa acid béo không no một nối đôi hoặc nhiều nối đôi như dầu ô liu, dầu mè, dầu lạc, mỡ cá. Cần tránh các loại mỡ trung chuyển (mỡ trans), phát sinh khi ăn thức ăn rán, chiên ngập dầu mỡ. - Giảm muối trong bữa ăn, còn khoảng 2300 mg Natri mỗi ngày. - Chất xơ ít nhất 15 gam mỗi ngày, nên sử dụng chất xơ từ các loại rau, quả ít ngọt. - Các yếu tố vi lượng: nên chú ý bổ sung các yếu tố vi lượng nếu thiếu, thí dụ sắt ở bệnh nhân ăn chay kéo dài. Dùng Metformin lâu ngày có thể gây thiếu sinh tố B12, nên chú ý đến tình trạng này nếu bệnh nhân có thiếu máu hoặc triệu chứng bệnh lý thần kinh ngoại vi.
  • 18. 7 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn - Uống rượu điều độ: một lon bia (330 ml)/ngày, rượu vang đỏ khoảng 150-200ml/ngày. - Ngưng hút thuốc. - Các chất tạo vị ngọt: như đường bắp, aspartame, saccharin có nhiều bằng chứng trái ngược. Do đó nếu sử dụng cũng cần hạn chế đến mức tối thiểu. 1.1.3.2. Điều trị đái tháo đường bằng thuốc - Các nhóm thuốc hạ glucose huyết đường uống và thuốc dạng tiêm không thuộc nhóm insulin. - Insulin: Insulin được sử dụng ở bệnh nhân ĐTĐ tuýp 1 và cả ĐTĐ tuýp 2 khi có triệu chứng thiếu insulin hoặc không kiểm soát được glucose máu dù đã ăn uống luyện tập và phối hợp nhiều loại thuốc viên theo đúng chỉ dẫn. Ngoài ra ĐTĐ tuýp 2 khi mới chẩn đoán nếu glucose máu tăng rất cao cũng có thể dùng insulin để ổn định glucose máu, sau đó sẽ dùng các loại thuốc điều trị tăng glucose máu khác. 1.2. Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường trên thế giới và Việt Nam 1.2.1. Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường trên thế giới Theo hướng dẫn điều trị bệnh đái tháo đường tuýp 2, bệnh nhân cần phải thay đối lối sống bao gồm vận động thể lực và dinh dưỡng kết hợp với tuân thủ chế độ thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ [2]. Kiểm soát đường huyết tốt (HbA1c <7,0% và glucose máu lúc đói 4,7-7,2mmol/l) là một trong những mục tiêu điều trị của bệnh ĐTĐ. Thực tế, KSĐH ở bệnh nhân ĐTĐ là một vấn đề đang ngày càng được quan tâm trên thế giới vì tỷ lệ KSĐH tốt còn thấp mặc dù đã có những hướng dẫn và khuyến cáo cập nhật hàng năm. Theo dữ liệu điều tra quốc gia về dinh dưỡng và sức khỏe của Mỹ, tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh ĐTĐ đạt HbA1c <7,0% trong thập kỷ qua không được cải thiện.
  • 19. 8 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Chỉ có khoảng 40% bệnh nhân mắc bệnh ĐTĐ tuýp 1 hoặc tuýp 2 trong dân số đạt được HbA1c <7,0% trong khoảng thời gian từ 2007 đến 2014 [48]. Deborah Taira Juarez và cộng sự (2012), nghiên cứu về sự thay đổi mức độ KSĐH trên bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 ở Isfahan, Iran từ năm 2006 đến năm 2009 cho thấy trong khoảng thời gian đó KSĐH ở bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 chưa được cải thiện, tỷ lệ bệnh nhân KSĐH chưa tốt (HbA1c >7,0%) ở lần khám gần nhất chiếm 64,4% [71]. Năm 2013, nghiên cứu trên bệnh nhân ĐTĐ điều trị bằng insulin tại bệnh viện đại học Jimma, Tây Nam Ethiopia cho kết quả tỷ lệ KSĐH chưa tốt còn rất cao (81,7%) và ở những bệnh nhân có mức độ KSĐH chưa tốt này đã mắc thêm cácbiếnchứngtrongquátrìnhđiềutrịbệnh[43].Một nghiên cứu hồi cứu của Lipska và cộng sự (2013) về KSĐH từ năm 2006 đến năm 2013 cho thấy tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ có KSĐH tốt (HbA1c <7,0%) có xu hướng giảm từ 56,4% xuống 54,2% (p<0,001) và tỷ lệ bệnh nhân có HbA1c ≥9,0% tăng từ 9,9% lên 12,2% (p<0,001) [37]. Rõ ràng KSĐH là vấn đề được quan tâm và có những biện pháp để cải thiện, nhưng giường hiệu quả đạt được còn hạn chế. Nghiên cứu của Appolinary R Kamuhabwa và Emmanuel Charles (2014) trên 469 bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 tại bệnh viện ở Dar es Salaam, Tanzani cho kết quả có đến 69,7% bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 có mức KSĐH chưa tốt. Ở nghiên cứu này, mức độ KSĐH ở bệnh nhân được đánh giá dựa vào chỉ số đường máu lúc đói (FBG ≥7,2mmol/l). Bệnh nhân có KSĐH chưa tốt tập trung ở nhóm bệnh nhân không có bảo hiểm y tế (71,7%), bệnh nhân nữ ở độ tuổi 40-59 tuổi có tỷ lệ KSĐH chưa tốt (76,1%) cao hơn so với nam cùng nhóm tuổi (65,4%) [57]. Kết quả nghiên cứu của Somayyeh Firouzi tại Malaysia cho thấy nồng độ HbA1c trung bình của các bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 là 7,6% ±1,4%, giá trị này nằm ở mức kiểm soát chưa tốt [47]. Một nghiên cứu của Alioune Camara và cộng sự (2015) về KSĐH ở bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 ở phía Nam Sahara. Nghiên cứu này được thực hiện trên 1.267 bệnh nhân, trong đó tỷ lệ ĐTĐ tuýp 2 ở nữ
  • 20. 9 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn là 61% và độ tuổi trung bình của ĐTNC là 58 tuổi. Nghiên cứu cho thấy 939 (74%) có HbA1c >7,0% trong đó bao gồm 388 (41%) có HbA1c >10,0% [55]. Nghiên cứu của Shariff Ghazali Sazlina và cộng sự về dự báo KSĐH ở bệnh nhân lớn tuổi bị ĐTĐ tuýp 2 ở Malaysia (2015). Trong số 21.336 bệnh nhân mắc ĐTĐ tuýp 2 ở độ tuổi 60 tuổi, có 38,4% có mức HbA1c ≥8,0%. Hầu hết bệnh nhân ở độ tuổi 60-69 tuổi, nữ chiếm 57,3%, có thời gian bị ĐTĐ tuýp 2 từ 5-10 năm (39,4%) [65]. Nghiên cứu của Mahmoud Radwan và cộng sự (2018) về KSĐH ở bệnh nhân chăm sóc ban đầu bị ĐTĐ tuýp 2 ở Dải Gaza, Palestine. Nghiên cứu được thực hiện trên 369 bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 từ 4 trung tâm y tế ở dải Gaza cho kết quả như sau: Giá trị trung bình của HbA1c là 8,97% ±2,02%, cao hơn nhiều so với mức HbA1c khuyến cao (HbA1c <7,0%). Trong đó tỷ lệ bệnh nhân có KSĐH tốt chỉ ở mức 19,5% (HbA1c ≤7,0%). Nghiên cứu cho thấy công tác quản lý bệnh nhân ĐTĐ và các biện pháp hỗ trợ bệnh nhân KSĐH tại đây còn yếu kém và đây là một thách thức lớn đối với hệ thống chăm sóc sức khỏe ở Palestine [63]. Yohannes Tekalegn và cộng sự nghiên cứu về “Tầm quan trọng của kiểm soát đường huyết và các yếu tố liên quan ở những bệnh nhân mắc bệnh ĐTĐ tuýp 2 tại một bệnh viện chuyên khoa ở Ethiopia” (2018). Kết quả cho thấy trong tổng số 412 bệnh nhân đang được theo dõi điều trị bệnh ĐTĐ tại đây, có đến 80% đối tượng có KSĐH chưa tốt (glucose máu lúc đói >7,2mmol/l) [67]. Tỷ lệ KSĐH và một số yếu tố liên quan ở người trưởng thành mắc ĐTĐ tuýp 2 ở Ả Rập Xê Út do Riyadh và cộng sự tiến hành năm 2018 cho thấy tỷ lệ KSĐH chưa tốt (HbA1c >7,0%) tại đây là 74,9% [53]. Nghiên cứu của Khattab tại Jordan, trong tổng số 917 bệnh nhân tham gia nghiên cứu có đến 65,1% bệnh nhân có KSĐH chưa tốt (HbA1c ≥7,0%) [33]. Nghiên cứu của
  • 21. 10 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Mohammed Badedi tại Saudi có hơn hai phần ba (74%) bệnh nhân KSĐH chưa tốt [42]. Tóm lại, thực trạng chung về KSĐH ở bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 trên thế giới chưa tốt, tỷ lệ KSĐH chưa tốt còn cao. 1.2.2. Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 tại Việt Nam Ở nước ta, những năm gần đây vấn đề KSĐH ở bệnh nhân ĐTĐ đã bắt đầu được quan tâm. Các nghiên cứu liên quan đến bệnh ĐTĐ và KSĐH cũng đã được tiến hành. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu này đều được thực hiện tại các cơ sở điều trị, quản lý bệnh nhân ĐTĐ nên các kết quả về tỷ lệ KSĐH và các yếu tố liên quan còn hạn chế và thiếu tính đại diện. Theo nghiên cứu của Bế Thu Hà (2009) ở tỉnh Bắc Kạn cho thấy tỷ lệ bệnh nhân có KSĐH chưa tốt (HbA1c >7,0%) là 54,7%. Trong đó bệnh nhân làm ruộng tỷ lệ KSĐH chưa tốt là cao hơn so với nhóm cán bộ đương nhiệm và cán bộ hưu. Nhóm bệnh nhân sử dụng thuốc uống đơn trị liệu có tỷ lệ KSĐH tốt cao hơn so với nhóm sử dụng insulin đơn trị liệu hoặc phối hợp thuốc [4]. Tỷ lệ KSĐH chưa tốt ở nghiên cứu của Bế Thu Hà tương đương với số liệu nghiên cứu gần đây của Nguyễn Ngọc Thanh Vân (2018) là 56,6% [24]. Kết quả nghiên cứu của Lê Xuân Khởi (2012), nghiên cứu về kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân ĐTĐ tại bệnh viên Đa khoa Vĩnh Phúc thì tỷ lệ KSĐH chưa tốt (HbA1c >7,0%) ở bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Phúc là 80,5%. Hàm lượng Glucose máu trung bình của bệnh nhân là 8,0±2,4mmol/l, cao hơn mức bình thường khuyến cao (<7,2mmol/l). HbA1c trung bình là 6,8±0,9%, giá trị này nằm trong mức kiểm soát đường huyết tốt (HbA1c<7,0%). Nhóm bệnh nhân <40 tuổi có tỷ lệ KSĐH tốt cao nhất, trong khi nhóm tuổi >70 tuổi chiểm tỷ lệ KSĐH kém cao nhất. Trong nghiên cứu này những bệnh nhân làm ruộng cũng có tỷ lệ KSĐH chưa
  • 22. 11 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn tốt cao nhất, trong khi nhóm cán bộ nghỉ hưu có mức độ KSĐH tốt nhất, tương tự kết quả nghiên cứu của Bế Thu Hà (2009). Tỷ lệ KSĐH chưa tốt tăng dần theo thời gian mắc bệnh của bệnh nhân. Nhóm bệnh nhân thừa cân, béo phì có tình trạng KSĐH khó khăn hơn nhóm có thể trạng gầy và bình thường. Nhóm bệnh nhân không uống rượu, hút thuốc lá có KSĐH tốt cao hơn nhóm còn lại [7]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Lan (2012) về đánh giá kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân ĐTĐ tại Bệnh viện A Thái Nguyên cho thấy tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 có KSĐH chưa tốt (HbA1c >7,0%) là 70,6%, KSĐH chưa tốt theo chỉ số glucose máu lúc đói là 67,78%. Với chỉ số HbA1c trung bình là 6,9±1,0% nằm ở mức kiểm soát tốt. Trong đó, nhóm tuổi 40-50 tuổi có chỉ số HbA1c trung bình cao nhất (7,2±0,9%) và đây cũng là nhóm tuổi có tỷ lệ KSĐH chưa tốt cao nhất (44%). Glucose máu lúc đói trung bình là 7,9±2,4mmol/l cao hơn so với mức kiểm soát tốt. Ở nghiên cứu này, nhóm bệnh nhân kiểm soát tốt đồng thời cả HbA1c và glucose máu lúc đói tương đối thấp, chỉ có 7,2%. KSĐH chưa tốt tăng dần theo nhóm tuổi của bệnh nhân: nhóm mắc bệnh <1 năm, 1-5 năm, >5 năm tỷ lệ KSĐH chưa tốt lần lượt là 10%, 28,9%, 40,6%. Kết quả KSĐH chưa tốt ở đối tượng nghề làm ruộng là cao nhất, thấp nhất ở nhóm cán bộ hưu trí. Bệnh nhân có thể trạng gầy có tỷ lệ KSĐH chưa tốt là 80% [8]. Nghiên cứu của Trần Thanh Hòa (2013) về đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện Bạch Mai cho kết quả tỷ lệ KSĐH chưa tốt ở bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu là 79,3%. Giá trị trung bình của HbA1c là 8,4±1,8%, glucose máu lúc đói trung bình là 9,9±3,4%. Cả hai trị số trung bình này đều cao hơn rất nhiều so với mức KSĐH mục tiêu (HbA1c <7,0%, FBG <7,2mmol/l). Tỷ lệ nam giới và nữ giới có KSĐH chưa tốt (HbA1c≥7,0%) tương đương nhau (19,6% và 21,7%). Tỷ lệ KSĐH chưa tốt ở các nhóm tuổi chênh lệch không đáng kể. Việc luyện
  • 23. 12 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn tập thể lực có vai trò trong việc kiểm soát cả glucose máu lúc đói và HbA1c trong nghiên cứu này [5]. Theo kết quả của tác giả Nguyễn Thị Lan Hương (2015) thì tỷ lệ bệnh nhân KSĐH chưa tốt theo chỉ số HbA1c là 14,7%, theo glucose máu lúc đói là 32,7%. Giá trị HbA1c trung bình là 6,2±1,2%, gluocse máu lúc đói trung bình là 6,9±2,0mmol/l, cả hai giá trị này đều nằm ở mức KSĐH tốt (HbA1c<7,0%). Tỷ lệ KSĐH tốt ở nghiên cứu này cao hơn so với các nghiên cứu khác. Lý giải cho kết quả này là do bệnh nhân ở nghiên cứu đều là cán bộ cao cấp trong quân đội, được quản lý sức khỏe tốt, được khám sức khỏe định kỳ hàng tháng, được tư vấn hướng dẫn trong quá trình điều trị bệnh tốt. Hơn nữa, sự hiểu biết và tính kỷ luật trong tuân thủ điều trị giúp cho kết quả KSĐH tốt hơn. Nhóm bệnh nhân mắc bệnh ≤5 năm có tỷ lệ KSĐH tốt là cao nhất (66,7%), nhóm 6-10 năm là 6,2% và nhóm mắc bệnh >10 năm là 17,1%. Nhóm tuổi 41-60 tuổi, 60-70 tuổi và >70 tuổi có tỷ lệ KSĐH tốt lần lượt là 40%, 44,8% và 15,2%. Nhóm bệnh nhân thừa cân, béo phì KSĐH tốt là 61%, tỷ lệ KSĐH tốt ở nhóm bệnh nhân có thể trạng gầy chỉ đạt 1,9%. Tỷ lệ KSĐH tốt ở nhóm không uống rượu, không hút thuốc lá cao hơn rất nhiều so với nhóm có uống rượu, hút thuốc lá. Điều này cho thấy vai trò tác động của rượu, thuốc lá đến việc KSĐH của bệnh nhân ĐTĐ trong nghiên cứu này [6]. Kết quả nghiên cứu của Phan Thị Lê (2017), tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh ĐTĐ đạt mục tiêu điều trị đối với HbA1c là 78,3% [19]. Nghiên cứu của tác giả Phù Hạnh Nguyên (2017) ở Bệnh viện Đa khoa Cần Thơ, bệnh nhân ĐTĐ khi nhập viện có chỉ số HbA1c trung bình rất cao (8,9%±2,4%), thậm chí có bệnh nhân có chỉ số HbA1c lên tới 17%. Rất ít bệnh nhân có chỉ số glucose máu và HbA1c ở mức kiểm soát tốt (15,7% đối với glucose máu và 25% đối với HbA1c) [14].
  • 24. 13 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 1.3. Một số yếu tố liên quan đến kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 Nghiên cứu các yếu tố liên quan đến tình trạng KSĐH của bệnh nhân ĐTĐ có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình điều trị và quản lý bệnh ĐTĐ vì các yếu tố này sẽ tác động trực tiếp đến mức độ KSĐH của người bệnh. Dưới đây là phần trình bày tổng quan tóm tắt về một số yếu tố liên quan đến KSĐH ở các nước trên thế giới và Việt Nam. - Tuổi: Nghiên cứu ở Hawaii cho thấy trong tổng số 2.970 bệnh nhân KSĐH kém, hơn hai phần ba (68,5%) tập trung ở nhóm bệnh nhân dưới 35 tuổi [59]. Trong khi đó một nghiên cứu ở Malaysia báo cáo tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ có KSĐH chưa tốt (HbA1c ≥8,0%) đa số thuộc nhóm tuổi 60-69 tuổi (71,3%) Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Lê Xuân Khởi (2012), KSĐH tốt nhất ở nhóm đối tượng dưới 40 tuổi (33,3%), kém nhất ở nhóm trên 70 tuổi (67,4%) [7]. Nghiên cứu của Nur Sufiza Ahmad và cộng sự (2014) tỷ lệ KSĐH tốt (HbA1c <6,5%) ở nhóm <40 tuổi là 9,5%, nhóm 41-64 tuổi là 21,5% và nhóm ≥65 tuổi là 32,0%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p=0,024 [44]. - Nghề nghiệp: Theo kết quả nghiên cứu của Bế Thu Hà thì mức độ KSĐH chưa tốt (HbA1c ≥7,0%) cao nhất trong nhóm người làm ruộng chiếm 31,4% [4]. Nghiên cứu của Lê Xuân Khởi (2012), kiểm soát HbA1c tốt nhất ở nhóm cán bộ hưu trí (41,8%), thấp nhất ở nhóm làm ruộng (71,1%) và có sự liên quan giữa nghề nghiệp với mức độ KSĐH ở bệnh nhân ĐTĐ (p<0,05) [7]. - Chỉ số khối cơ thể (BMI): theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Lan Hương (2015), nhóm bệnh nhân bị thừa cân hoặc béo phì (BMI ≥23 kg/m2 ) có tỷ lệ KSĐH tốt cao hơn cả (62,0%), so với nhóm bình thường (BMI: 18,5-22,9 kg/m2 ) chỉ ở mức 36,1% [6]. Tuy nhiên, nghiên cứu của Lê Xuân Khởi (2012) cho thấy chiều ngược lại, kiểm soát HbA1c tốt ở người bệnh có chỉ số BMI bình thường là 23,1%, và ở nhóm thừa cân, béo phì là 7,4%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05 [7]. Trong khi đó, nghiên cứu của Nur Sufiza Ahmad
  • 25. 14 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn và cộng sự ở Malaysia báo cáo không có mối liên quan giữa BMI và KSĐH (p=0,714). Tỷ lệ KSĐH tốt ở nhóm có BMI (18,5-22,9 kg/m2 ) là 19,7%, nhóm có BMI (23-27,4 kg/m2 ) là 24,3% còn ở nhóm BMI ≥27 (kg/m2) là 22,8% [44]. - Uống rượu, hút thuốc lá: Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Lan Hương nhóm bệnh nhân hút thuốc lá có tỷ lệ KSĐH chưa tốt (HbA1c >7,5%) là 37,8% trong khi nhóm không hút thuốc lá chỉ có 4,8%, nhóm không uống rượu có tỷ lệ KSĐH tốt (HbA1c ≤7,5%) là 91,7% trong khi ở nhóm uống rượu tỷ lệ này là 82,8%. Có sự liên quan giữa hành vi hút thuốc lá và uống rượu đến KSĐH ở bệnh nhân nghiên cứu với p<0,05 [6]. Nghiên cứu của Lê Xuân Khởi (2012) cho thấy tỷ lệ KSĐH tốt ở nhóm đối tượng có hút thuốc lá và uống rượu thường xuyên đều rất thấp. Nhóm hút thuốc lá KSĐH ở các mức độ tốt là 5,4%, chấp nhận là 5,4% và kém là 84,2%. Nhóm thường xuyên uống rượu: mức độ KSĐH mức độ là tốt 0,0%, chấp nhận (3,0%) và kém (97,0%). Tuy nhiên, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) [7]. - Thuốc điều trị: Nghiên cứu của Bế Thu Hà cho thấy bệnh nhân ĐTĐ sử dụng thuốc uống đơn trị liệu có mức KSĐH chưa tốt là 41,2%, trong khi bệnh nhân sử dụng thuốc tiêm insulin thì tỷ lệ KSĐH chưa tốt là 90%. Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng insulin đơn trị liệu hoặc phối hợp thuốc có mức KSĐH chưa tốt chiếm tỷ lệ cao khoảng 90%. Bệnh nhân sử dụng phối hợp thuốc có KSĐH chưa tốt cao gấp 2,5 lần so với đơn trị liệu. Tỷ lệ bệnh nhân có KSĐH chưa tốt khi điều trị bằng insulin cao gấp 3 lần so với bệnh nhân chỉ sử dụng thuốc hạ đường huyết bằng đường uống [4]. Nghiên cứu của Nur Sufiza Ahmad và cộng sự (2014) cho kết quả tỷ lệ KSĐH tốt (HbA1c <6,5%) ở nhóm dùng thuốc đơn trị liệu là 38,2%, ở nhóm kết hợp thuốc điều trị ĐTĐ uống là 20,2%, nhóm kết hợp thuốc điều trị ĐTĐ uống và insulin chỉ có 8,3% KSĐH tốt. Những bệnh nhân trong nhóm dùng thuốc đơn trị liệu có khả năng KSĐH cao gấp 6,81 lần so với nhóm sử dụng insulin kết hợp thuốc điều trị ĐTĐ uống. Có mối liên quan giữa sử dụng thuốc và KSĐH (p<0,0001) [44].
  • 26. 15 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn - Tuân thủ thuốc điều trị: Nghiên cứu tại Tanzania, tỷ lệ KSĐH chưa tốt (HbA1c ≥7,0%) là 38% ở nhóm bệnh nhân tuân thủ thuốc chưa tốt. Tỷ lệ KSĐH chưa tốt ở những bệnh nhân ít tuân thủ thuốc điều trị ĐTĐ là 80,9%, tuân thủ vừa là 61,7% và tuân thủ tốt 60,5%. Ở nhóm bệnh nhân tuân thủ điều trị chưa tốt có KSĐH chưa tốt cao gấp 2,1 lần so với bệnh nhân tuân thủ tốt [57]. Kết quả nghiên cứu tổng quan hệ thống của Krass cho thấy tỷ lệ tuân thủ điều trị dao động từ 38,5 đến 93,1%. Chỉ có sáu trong số 27 nghiên cứu (22,2%) báo cáo tỷ lệ tuân thủ 80% trong dân số nghiên cứu [34]. - Chế độ ăn uống, vận động thể lực và giấc ngủ: Theo một nghiên cứu tại Tanzania, 31,2% bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 có mức KSĐH chưa tốt không tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh, 77% bệnh nhân không tham gia vận động thể lực một cách tích cực. Một nghiên cứu tại Nhật Bản cho thấy chế độ ăn giảm tinh bột có khả năng làm giảm HbA1c và BMI ở những bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 [31]. Người thường xuyên tập thể dục thể thao có KSĐH ở mức tốt là 36,2%, trong khi ở nhóm không tập là 3,7% [7]. Theo tác giả Nguyễn Minh Tuấn, thời gian hoạt động thể lực trung bình của người bệnh ĐTĐ tuýp 2 là 139,0 ±38,3 phút/ tuần, chưa đạt theo khuyến cáo của WHO - người trưởng thành từ 18-64 tuổi nên hoạt động thể lực với cường độ vừa phải ít nhất 150 phút/tuần hoặc 75 phút/tuần đối với các hoạt động gắng sức [69]. Tỷ lệ người bệnh ĐTĐ tuýp 2 hoạt động đủ 150 phút/tuần là 36,2%, trong đó nam (41,8%) cao hơn nữ (31,6%) [23]. Theo nghiên cứu của Irvine tập thể dục đều đặn làm tăng sức mạnh cơ và giảm huyết sắc tố glycosyl hóa (sự kết hợp giữa glucose và huyết sắc tố), do đó có ý nghĩa lâm sàng đối với những người mắc bệnh ĐTĐ tuýp 2 [29]. Một số nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa giấc ngủ và KSĐH ở bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 [51], [35]. - Thời gian mắc bệnh ĐTĐ: Một nghiên cứu ở Hawaii tìm thấy mối liên quan thuận chiều giữa KSĐH chưa tốt và thời gian mắc bệnh. Bệnh nhân mắc
  • 27. 16 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn bệnh ≥10 năm có KSĐH chưa tốt cao gấp 9 lần so với nhóm bệnh nhân mắc bệnh <3 năm [71]. Nghiên cứu khác tại Phía Nam Sahara cho kết quả những bệnh nhân bị bệnh 1-3 năm tỷ lệ KSĐH chưa tốt là 58,2% thấp hơn so với nhóm mắc bệnh từ >3 năm (78,5%) [55]. Nghiên cứu ở dải Gaza, Palestine cũng cho kết quả tương tự về mối liên quan giữa thời gian mắc bệnh và KSĐH chưa tốt khi nhóm bệnh nhân bị ĐTĐ >7 năm có tỷ lệ KSĐH chưa tốt là 57,2% (p<0,05) [63]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Lan Hương (2015) bệnh nhân KSĐH tốt đa số có thời gian mắc bệnh <5 năm chiếm 66,7% [6]. Nghiên cứu của Lê Xuân Khởi (2012), thời gian mắc bệnh càng lâu kiểm soát glucose máu và HbA1c càng kém. Kiểm soát glucose mức tốt ở nhóm phát hiện bệnh dưới 1 năm là 37,5%, nhóm phát hiện bệnh trên 5 năm là 7,5%. Kiểm soát HbA1c mức tốt nhóm phát hiện bệnh dưới 1 năm là 48,2%, nhóm phát hiện bệnh trên 5 năm là 4,7%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <0,05 [7]. - Hội chứng lo âu, trầm cảm: Một số nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy mối liên quan giữa lo âu, trầm cảm và KSĐH ở bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2. Nghiên cứu của Papelbaum cho thấy tỷ lệ trầm cảm ở bệnh nhân ĐTĐ là 18,6%, trầm cảm có liên quan đến sự kiểm soát ngắn hạn ở bệnh nhân ĐTĐ [40]. Kết quả tương tự cũng được chỉ ra trong nghiên cứu của James E. Aikens [26]. - Kiến thức: Nghiên cứu của Islam SM cho thấy bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 ở Bangladesh có kiến thức hạn chế về nguyên nhân, cách quản lý và các yếu tố nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ. Theo đó, ở nhóm đối tượng có kiến thức tốt, trung bình, kém có tỷ lệ KSĐH chưa tốt lần lượt là 40,6%, 45,2% và 58,8%. Như vậy kiến thức càng kém thì tỷ lệ KSĐH chưa tốt càng cao [30]. Nghiên cứu tổng hợp của Li Qi cho thấy hiệu quả rõ rệt của các chương trình can thiệp hỗ trợ truyền thông cho cộng đồng trong việc cải thiện KSĐH ở bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 [45].
  • 28. 17 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn - Tiền sử gia đình: nghiên cứu của Alzaheb and Altemani (2018) về tỷ lệ và yếu tố quyết định KSĐH chưa tốt ở người trưởng thành mắc ĐTĐ tuýp 2 ở Ả Rập Saudi cho thấy có 74,9% bệnh nhân KSĐH chưa tốt. Kết quả phân tích hồi quy logistic cho thấy bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 có tiền sử gia đình mắc bệnh ĐTĐ có nguy cơ KSĐH kém cao hơn gấp 7 lần so với những đối tượng không có tiền sử gia đình mắc ĐTĐ (OR hiều chỉnh =7,38, 95% CI 4,09 - 13,31) [52]. - Hiệu quả công tác quản lý điều trị bệnh đái tháo đường: Việc người bệnh được tiếp cận các thông tin về bệnh ĐTĐ và KSĐH, được tư vấn, nhắc nhở thường xuyên về tuân thủ chế độ thuốc, chế độ ăn uống, vận động thích hợp từ thầy thuốc cũng như việc có nguồn thuốc điều trị ổn định, chất lượng tại các cơ sở quản lý điều trị bệnh ĐTĐ sẽ có tác động tới hiệu quả KSĐH ở bệnh nhân ĐTĐ. Nghiên cứu của Hoàng Văn Minh (2014) cho kết quả 18 trạm y tế ở huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên không được cung cấp đầy đủ các dịch vụ chăm sóc bệnh ĐTĐ [28]. Theo nghiên cứu của Võ Đức Toàn, tỷ lệ trạm y tế cung cấp dịch vụ quản lý ĐTĐ là 40,8%. Hoạt động tư vấn về các yếu tố nguy cơ của bệnh ĐTĐ được triển khai hầu hết ở các trạm y tế xã, phường, thị trấn tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Nội dung thường được tư vấn là tác hại thuốc lá, lạm dụng rượu bia, dinh dưỡng không hợp lý (90%), tư vấn về hoạt động thể lực (79,6%). Có 62,5% số trạm y tế không được trang bị đầy đủ thuốc điều trị ĐTĐ, chỉ có thuốc dạng viên được sử dụng tại đây tuy nhiên tỷ lệ được trang bị thuốc cũng khá thấp: Metformin (33,6%), Gliclazid (28,3%), Insulin dạng tiêm không được cung cấp tại trạm y tế (100%) [21]. Tóm lại, có sự đa dạng của các yếu tố liên quan đến KSĐH ở bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2: từ đặc điểm nhân khẩu học, hành vi sống, đến ý thức và mức độ tham gia của người bệnh trong quá trình điều trị. Việc xác định các yếu tố liên quan đến KSĐH có ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng các giải pháp giúp bệnh nhân ĐTĐ có thể KSĐH tốt hơn tại cộng đồng.
  • 29. 18 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 1.4. Vài nét về địa bàn nghiên cứu Thái Nguyên là một tỉnh miền núi thuộc vùng trung du - miền núi Đông Bắc, có diện tích tự nhiên 3.562.82 km²; dân số Thái Nguyên khoảng 1,2 triệu người, trong đó có 8 dân tộc chủ yếu sinh sống đó là Kinh, Tày, Nùng, Sán dìu, H’mông, Sán chay, Hoa và Dao. Tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính: Thành phố Thái Nguyên; Thị xã Sông Công và 7 huyện: Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương. Tổng số gồm 180 xã, trong đó có 125 xã vùng cao và miền núi, còn lại là các xã đồng bằng và trung du. Phan Đình Phùng là phường nằm ở khu vực trung tâm hành chính của thành phố Thái Nguyên. Phường có tổng diện tích tự nhiên 270.27ha với 14.305 người và được chia thành 26 tổ dân phố. Dân số: toàn phường hiện có 5.263 hộ gia đình với 14.305 nhân khẩu, trong đó nhân khẩu nam là 6.723 người chiếm 47% tổng số dân toàn phường, nữ là 7.582 người chiếm 53% dân số của phường (2014) [13].
  • 30. 19 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Hình 1. Bản đồ hành chính tỉnh Thái Nguyên
  • 31. 20 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn CHƯƠNG II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu - Bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 điều trị ngoại trú, cư trú tại phường Phan Đình Phùng, thành phố Thái Nguyên. - Sổ theo dõi bệnh của đối tượng nghiên cứu * Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu: - Bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên, được chẩn đoán xác định ĐTĐ tuýp 2. - Bệnh nhân đã được xét nghiệm HbA1c ít nhất 1 lần. - Không mắc các bệnh trầm trọng liên quan đến khả năng tham gia của đối tượng (như ung thư, tim mạch, bệnh tâm thần, thần kinh). - Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu. * Tiêu chuẩn loại trừ: - Bệnh nhân ĐTĐ tuýp 1. - Bệnh nhân ĐTĐ thai kỳ. - Bệnh nhân có bệnh nội tiết khác kèm theo như: Basedow, hội chứng Cushing… - Bệnh nhân có bệnh ảnh hưởng đến kết quả HbA1c: thiếu máu cấp, mạn tính… - Bệnh nhân không trả lời các thông tin 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu - Thời gian: từ tháng 6/2019 đến hết tháng 4/2020. - Địa điểm: phường Phan Đình Phùng, thành phố Thái Nguyên. 2.3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu mô tả, thiết kế cắt ngang. 2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu - Cỡ mẫu: Sử dụng công thức tính cỡ mẫu trong nghiên cứu mô tả cắt ngang:
  • 32. 21 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 2 2 2 / 1 ) 1 .( . d p p Z n    Trong đó: - n = cỡ mẫu tối thiểu - Z1-∝/2 = 1,96 (∝ = 0,05) - p = 0,805 (Lê Xuân Khởi [2013], tỷ lệ KSĐH chưa tốt là 80,5%). - d = 0,05 Thay vào công thức tính cỡ mẫu, n = 241. Mặc dù cỡ mẫu chúng tôi tính được là 241. Tuy nhiên, trên thực tế qua điều tra sổ theo dõi điều trị bệnh của bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 tại phường Phan Đình Phùng, chúng tôi thu thập được khoảng hơn 350 bệnh nhân. Để đảm bảo về vấn đề y đức, tăng tính đại diện và tính giá trị của nghiên cứu. Chúng tôi đã điều tra toàn bộ số bệnh nhân ĐTĐ tại phường đủ tiêu chuẩn vào nghiên cứu. Tổng số bệnh nhân đã tham gia nghiên cứu là 345 người. - Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu có chủ đích 2.5. Chỉ tiêu nghiên cứu 2.5.1. Các chỉ tiêu đánh giá thực trạng kiểm soát đường huyết của đối tượng nghiên cứu 2.5.1.1. Nhóm chỉ tiêu về đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu - Tỷ lệ ĐTNC theo giới (nam, nữ). - Tỷ lệ ĐTNC theo các nhóm tuổi:< 45; 45-54; 55-64; >64 (tuổi). - Tỷ lệ ĐTNC là người dân tộc kinh và dân tộc khác. - Tỷ lệ ĐTNC theo nhóm trình độ học vấn. - Tỷ lệ ĐTNC theo các nhóm nghề nghiệp. - Tỷ lệ ĐTNC có dấu hiệu lo âu, trầm cảm. 2.5.1.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá mức độ kiểm soát đường huyết - Tỷ lệ ĐTNC theo kiến thức về bệnh ĐTĐ và KSĐH. - Tỷ lệ ĐTNC theo thái độ về KSĐH.
  • 33. 22 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn - Tỷ lệ ĐTNC theo tuân thủ chế độ thuốc điều trị ĐTĐ. - Tỷ lệ ĐTNC có KSĐH tốt theo HbA1c (HbA1c <7,0%). - Tỷ lệ ĐTNC có KSĐH tốt theo glucose máu lúc đói (FPG <7,2 mmol/l). 2.5.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá các yếu tố liên quan đến kiểm soát đường huyết - Mối liên quan giữa kiến thức với mức độ KSĐH. - Mối liên quan giữa thái độ với mức độ KSĐH. - Mối liên quan giữa tuân thủ chế độ thuốc với mức độ KSĐH. - Mối liên quan giữa độ tuổi với mức độ KSĐH. - Mối liên quan giữa thời gian mắc bệnh với mức độ KSĐH. - Mối liên quan giữa chỉ số khối cơ thể (BMI) với mức độ KSĐH. - Mối liên quan giữa tiền sử gia đình với mức độ KSĐH. - Mối liên quan giữa hành vi sử dụng rượu bia, hút thuốc lá với KSĐH. - Mối liên quan giữa phương pháp sử dụng thuốc với mức độ KSĐH. - Mối liên quan giữa trầm cảm và lo âu với mức độ KSĐH. - Mối liên quan giữa vận động thể lực và mức độ KSĐH. - Mối liên quan giữa thời gian ngủ với mức độ KSĐH. - Mối liên quan giữa tần suất sử dụng một số loại thực phẩm với KSĐH. 2.6. Định nghĩa biến số STT Biến số, chỉ số Định nghĩa Loại biến Phương pháp thu thập 1. Tuổi Xác định từ lúc sinh đến thời điểm nghiên cứu theo năm dương lịch. Phân nhóm tuổi theo sự phân chia nguy cơ của thang điểm FINDRISC chia 4 nhóm [73] : <45, 45-54, 55-64, >64 Rời rạc Phỏng vấn trực tiếp
  • 34. 23 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 2. Giới Nam hay nữ Danh mục Phỏng vấn trực tiếp 3. Dân tộc Dân tộc được xác định bởi cơ quan có thẩm quyền được chia dân tộc Kinh và dân tộc khác Danh mục Phỏng vấn trực tiếp 4. Trình độ học vấn Trình độ học vấn hiện tại chia 5 mức: không đi học/chưa học hết cấp 1, học hết cấp 1, học hết cấp 2, học hết cấp 3, cao đẳng/ đại học trở lên. Thứ hạng Phỏng vấn trực tiếp 5. Nghề nghiệp Là công việc chính của đối tượng trong vòng 12 tháng qua, được chia thành: nông dân, công nhân/lao động thủ công, giáo viên/ bác sĩ, nội trợ, đã nghỉ hưu, thất nghiệp, khác Danh mục Phỏng vấn trực tiếp 6. Thời gian mắc bệnh ĐTĐ Là năm đối tượng được chẩn đoán ĐTĐ, ghi theo 4 chữ số năm dương lịch Rời rạc Phỏng vấn trực tiếp 7. Hút thuốc lá Theo Tổ chức Y tế thế giới (1996) Khi một người được cho là có hút thuốc lá khi tiền sử hoặc hiện tại hút >5 điếu thuốc/ngày và thời gian hút liên tục >2 năm. Có 2 giá trị là: có đang hút thuốc lá và không hút thuốc lá (hoàn toàn). Nhị phân Phỏng vấn trực tiếp 8. Uống rượu Người hay uống rượu:là người thường xuyên uống rượu, mỗi Nhị phân Phỏng vấn trực tiếp
  • 35. 24 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn ngày uống ít nhất 2 chén (khoảng 100ml), loại rượu hay uống là bằng gạo hoặc bằng sắn hoặc tuần uống trên 7 lần, (1 lần uống ít nhất là 1 cốc bia 200ml, hoặc 1 cốc rượu vang 120ml, hoặc 30ml rượu mạnh).Có 2 giá trị là không và có đang uống rượu. 9. Tự theo dõi đường huyết tại nhà Bệnh nhân tự đo hoặc người khác đo đường huyết tại nhà cho bệnh nhân. Có 2 giá trị là: Có và không Tần suất: Thường xuyên: >2 lần/ tháng Không thường xuyên: 1-2 lần/ tháng Nhị phân Phỏng vấn trực tiếp 10. Huyết áp tâm thu Huyết áp tối đa động mạch cánh tay, tính bằng mmHg làm tròn 1 số thập phân (đến 5 hoặc 10) Liên tục Quan sát sổ theo dõi bệnh 11. Huyết áp tâm trương Huyết áp tối thiểu động mạch cánh tay, tính bằng mmHg làm tròn 1 số thập phân (đến 5 hoặc 10) Liên tục Quan sát sổ theo dõi bệnh 12. HbA1c Chỉ số Glycohemoglobin đánh giá mức độ KSĐH của bệnh nhân ĐTĐ chia làm 2 mức độ: - Kiểm soát HbA1c tốt (HbA1c <7,0%) Liên tục Sử dụng sổ theo dõi bệnh
  • 36. 25 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn - Kiểm soát HbA1c chưa tốt (HbA1c ≥7,0 %) Trong nghiên cứu, chúng tôi thu thập thông tin về chỉ số HbA1c ở lần xét nghiệm gần đây nhất của ĐTNC. 13. Glucose máu lúc đói (FBG) Chỉ số glucose máu lúc đói. Đường huyết kiểm soát tốt khi FPG = 4,4-7,2 mml/l ; Đường huyết kiểm soát chưa tốt khi FPG ≥7,2 mml/l. Trong nghiên cứu, chúng tôi thu thập thông tin về chỉ số FBG ở lần xét nghiệm gần đây nhất của ĐTNC. Liên tục Sử dụng sổ theo dõi bệnh 14. Gia đình có người mắc bệnh ĐTĐ Những người có quan hệ huyết thống với đối tượng, bao gồm các giá trị: Không Có (Bố mẹ, Anh chị em ruột) Danh mục Phỏng vấn trực tiếp 15. Chiều cao Chiều cao đối tượng, tính bằng centimet, làm tròn đến 1 chữ số thập phân. Liên tục Tham khảo sổ theo dõi bệnh 16. Cân nặng Trọng lượng đối tượng, tính bằng kilogam, làm tròn đến 1 chữ số thập phân Liên tục Tham khảo sổ theo dõi bệnh 17. Chỉ số khổi cơ thể (BMI) Chỉ số khối cơ thể (Body mass index) BMI= (Cân nặng tính theo kilogam/bình phương chiều Liên tục Quan sát sổ theo dõi bệnh
  • 37. 26 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn cao tính theo mét) 18. Sử dụng thuốc điều trị Là những loại thuốc bệnh nhân đang sử dụng tại thời điểm phỏng vấn bao gồm: Đơn trị liệu: Bệnh nhân được sử dụng insulin đơn độc hoặc một thuốc uống hạ glucose máu (nhóm Sulfonylurea hoặc nhóm Biguanid). Phối hợp thuốc: Bệnh nhân được sử dụng phối hợp insulin với ít nhất một thuốc uống hạ glucose máu hoặc phối hợp ít nhất hai thuốc uống hạ glucose máu. Danh mục Quan sát sổ theo dõi bệnh 19. Thang đo kiến thức Phần câu hỏi bao gồm 13 câu về kiến thức bệnh ĐTĐ và KSĐH. Mỗi đáp án đúng: 1 điểm, đáp án sai: 0 điểm. Tổng điểm tối đa là 28 điểm. Đánh giá kiến thức: chia 3 mức độ Tốt: ≥ 21 điểm Khá: 14-20 điểm Trung bình, kém: 0-13 điểm 20. Thang đo thái độ Phần câu hỏi bao gồm 9 câu về thái độ của ĐTNC về KSĐH. Câu trả lời gồm 5 mức độ: rất không đồng ý, không đồng ý, trung lập, đồng ý và rất đồng ý. Từ câu 1 đến câu 6, có 5 mức độ tương đương từ 1 đến 5 điểm; riêng 3 câu 7, 8, 9 cho điểm ngược lại từ 5 đến 1. Tổng điểm tối đa là 45 điểm. Đánh giá thái độ: chia 2 mức độ Tốt: ≥ 32 điểm Chưa tốt: 0-31 điểm
  • 38. 27 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 21. Thang đo tuân thủ chế độ thuốc điều trị (MAQ-Medication adherence questionaire Morisky 8) [72] Phần câu hỏi bao gồm 8 câu về việc tuân thủ uống thuốc điều trị của ĐTNC. Mỗi câu hỏi có 2 đáp án: Có hoặc không. Mỗi đáp án có: 1 điểm, đáp án không: 0 điểm, trừ câu số 5 (có: 0 điểm, không: 1 điểm). Tổng điểm tối đa là 8 điểm. Đánh giá tuân thủ chế độ thuốc: chia 3 mức độ Tuân thủ tốt: 0 điểm Tuân thủ vừa: 1-2 điểm Tuân thủ thấp: 3-8 điểm 22. Thang đo trầm cảm (CES-D) [64] Phần câu hỏi bao gồm 20 câu, mỗi câu hỏi gồm 4 lựa chọn (không bao giờ hoặc hiếm khi, đôi khi hoặc rất ít khi, thỉnh thoảng, rất hay xảy ra hoặc hầu hết thời gian) với thang điểm từ 0 đến 3 điểm, riêng các câu 4, 8, 12 và 16 cho điểm ngược lại 3 đến 0. Tổng điểm tối đa là 60 điểm. Đánh giá trạng thái trầm cảm: chia 2 mức độ Không trầm cảm: <16 điểm Có dấu hiệu trầm cảm: ≥16 điểm 23. Thang đo lo âu (GAD-7) [66] Phần câu hỏi bao gồm 7 câu, mỗi câu trả lời gồm 4 đáp án (không ngày nào, vài ngày, hơn một nửa số ngày, gần như hằng ngày) tương ứng với điểm từ 0 đến 3 điểm. Tổng điểm tối đa là 21 điểm. Cách đánh giá: Không lo âu: 0-4 điểm Có dấu hiệu lo âu: ≥ 5 điểm 24. Thang đo hoạt động thể lực Chúng tôi sử dụng bộ câu hỏi về hoạt động thể lực quốc tế (bản rút gọn) đã được chuẩn hóa, gồm có 7 câu (International Physical Activity
  • 39. 28 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Questionnaire - Short Form). Ngoài ra, một câu hỏi về thời gian ngủ trung bình mỗi ngày cũng được xây dựng. Cường độ hoạt động thể lực được đánh giá dựa theo MET (metabolic equivalent): là số năng lượng tiêu thụ của một người không vận động; 1 MET = 3,5 ml oxy/kg/phút, và được tính toán dựa theo từng hoạt động: nặng (8,0 MET), trung bình (4,0 MET) và đi bộ (3,3 MET) [62]. Hoạt động thể lực của mỗi cá nhân là tổng các hoạt động nói trên (quy đổi ra MET-phút/tuần) và được phân loại theo 3 mức độ: nhẹ (tam phân vị thứ nhất), trung bình (tam phân vị thứ hai) và cao (tam phân vị thứ ba). Thời gian ngủ được chia thành ba nhóm: <6, 6-7, >7 tiếng/ngày. 25. Thói quen ăn uống kể từ khi được chẩn đoán ĐTĐ được điều tra dựa trên bộ câu hỏi tần suất tiêu thụ thực phẩm của nghiên cứu EPIC-Norfolk [56], tập trung chủ yếu các nhóm thực phẩm chính ở Việt Nam. Mỗi nhóm thực phẩm được cho điểm theo tần suất tiêu thụ và quy ra số lần hoặc số bữa trong một ngày hoặc tuần, và chia thành hai nhóm dựa vào giá trị trung vị. 2.7. Công cụ thu thập số liệu - Bộ câu hỏi điều tra có cấu trúc - Sổ theo dõi bệnh của bệnh nhân 2.8. Kỹ thuật thu thập số liệu Danh sách bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 điều trị ngoại trú, cư trú tại phường Phan Đình Phùng thành phố Thái Nguyên được chúng tôi tham khảo tại Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. Trước khi tiến hành thu thấp số liệu, chủ nhiệm đề tài liên hệ trạm y tế phường Phan Đình Phùng xin ý kiến về cách tiếp cận đối tượng nghiên cứu, tập huấn cho nhóm cộng tác viên về bộ câu hỏi điều tra để đảm bảo việc thu thập số liệu được đầy đủ và chính xác. Nhóm nghiên cứu bao gồm chủ nhiệm đề tài và nhóm cộng tác viên đã đến từng hộ gia đình có bệnh nhân ĐTĐ tại phường Phan Đình Phùng theo danh sách đã có để phỏng vấn thu thập số liệu. Số liệu nghiên cứu được thu thập như sau: * Phỏng vấn trực tiếp ĐTNC để thu thập các thông tin về:
  • 40. 29 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn - Thông tin chung của đối tượng như: tên, tuổi, địa chỉ, giới, dân tộc, nghề nghiệp, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, thời gian mắc bệnh… - Tiền sử gia đình: có bố, mẹ, anh, chị, em ruột bị ĐTĐ tuýp 2 - Kiến thức về bệnh ĐTĐ và KSĐH - Thái độ về KSĐH - Hoạt động thể chất của đối tượng nghiên cứu - Hành vi hút thuốc lá, thuốc lào - Hành vi sử dụng rượu, bia - Tự theo dõi đường huyết tại nhà - Tuân thủ thuốc điều trị bệnh - Các triệu chứng lo âu, trầm cảm - Tần suất sử dụng các loại thực phẩm chính * Thu thập thông tin từ sổ theo dõi bệnh của bệnh nhân: - Cân nặng/chiều cao - Huyết áp - HbA1c - Glucose máu lúc đói - Các biến chứng - Bệnh phối hợp - Thuốc đang sử dụng - Một số xét nghiệm sinh hóa khác Bảng 2.1. Phân loại thể trạng dinh dưỡng dựa theo thang phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới dành cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương
  • 41. 30 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Phân loại BMI (kg/m2 ) Thiếu cân <18,5 Bình thường 18,5-22,9 Thừa cân ≥23,0 Có nguy cơ 23,0-24,9 Béo độ I 25,0-29,9 Béo độ II ≥30 - Huyết áp của bệnh nhân Tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp là khi bệnh nhân có tiền sử dùng thuốc hạ huyết áp trước đó, hoặc bệnh nhân đủ tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp theo JNC VIII-2014. Bảng 2.2. Phân độ tăg huyết áp theo JNC VIII-2014 ở người lớn Phân loại Huyết áp tâm thu (mmHg) Huyết áp tâm trương (mmHg) Tối ưu <120 và <80 Bình thường 120-129 và/hoặc 80-84 Bình thường cao 130-139 và/hoặc 85-89 Tăng huyết áp độ I 140-159 và/hoặc 90-99 Tăng huyết áp độ II 160-179 và/hoặc 100-109 Tăng huyết áp độ III ≥180 và/hoặc ≥100 Tăng huyết áp tâm thu đơn độc ≥140 và <90 2.9. Quản lý và phân tích số liệu - Làm sạch số liệu: sau khi thu thập, số liệu được làm sạch ngay sau đó. - Số liệu được nhập bằng phần mềm quản lý số liệu Epidata 3.1. - Xử lý và phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 18.0 theo các thuật toán thống kê y học: + Thống kê mô tả: Xác định số lượng (n), tỷ lệ %, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn
  • 42. 31 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn + Thống kê phân tích: So sánh sự khác biệt của các tỷ lệ % theo test Khi bình phương. Ước lượng mối liên quan (PR), có ý nghĩa thống kê p<0,05. 2.10. Đạo đức nghiên cứu - Đề cương nghiên cứu đã được thông qua hội đồng Đạo đức của trường Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên. - Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu.
  • 43. 32 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thực trạng kiểm soát đường huyết của đối tượng nghiên cứu Bảng 3.1. Một số đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ (%) Giới Nam 163 47,2 Nữ 182 52,8 Tuổi <45 4 1,2 45-54 20 5,8 55-64 130 37,7 >64 191 55,4 X ± SD 66,6 ± 8,9 Dân tộc Kinh 315 91,3 Khác 30 8,7 Tổng 345 100 Nhận xét: - Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu là nam chiếm 47,2%, thấp hơn so với nữ (52,8%). - Đối tượng có độ tuổi từ 64 tuổi trở lên chiếm quá nửa (55,4%), độ tuổi từ 55-64 tuổi là 37,7%, độ tuổi <55 tuổi chỉ chiếm 7%. - Độ tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 66,6 ± 8,9 tuổi. - Đối tượng người dân tộc Kinh là chủ yếu chiếm 91,3%.
  • 44. 33 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Bảng 3.2. Đặc điểm trình độ học vấn, nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ (%) Trình độ học vấn Chưa học hết cấp 1 7 2 Học hết cấp 1 58 16,8 Học hết cấp 2 101 29,3 Học hết cấp 3 130 37,7 Cao đẳng/ đại học 49 14,2 Nghề nghiệp Nông dân 3 0,9 Công nhân 33 9,6 Nghỉ hưu 227 65,8 Giáo viên/bác sỹ 11 3,2 Nội trợ 69 20,0 Khác 2 0,6 Tổng 345 100 Nhận xét: - Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có trình độ học vấn từ cấp 3 trở lên chiếm 51,9%, trong đó học hết cấp 3 chiếm phần lớn (37,7%). - Tỷ lệ đối tượng học hết cấp 2 là 29,3%. - Đối tượng chủ yếu là cán bộ hưu trí chiếm 65,8%. Bảng 3.3. Đặc điểm trạng thái lo âu, trầm cảm của đối tượng nghiên cứu Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ (%) Trầm cảm Có dấu hiệu 123 35,7 Không có 222 64,3 Lo âu Có dấu hiệu 123 35,7 Không có 222 64,3 Tổng 345 100 Nhận xét: Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có dấu hiệu lo âu, có dấu hiệu trầm cảm chiếm 35,7% số đối tượng nghiên cứu.
  • 45. 34 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Bảng 3.4. Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về bệnh đái tháo đường và kiểm soát đường huyết Kiến thức Số lượng Tỷ lệ (%) Tốt 66 19,1 Khá 144 41,7 Trung bình, kém 135 39,1 Tổng 345 100 Nhận xét: - Tỷ lệ đối tượng có kiến thức về bệnh ĐTĐ và KSĐH chiếm trên 60%, trong đó tỷ lệ có kiến thức tốt là 19,1%. - Phần lớn đối tượng có kiến thức đạt mức khá 41,7%. - Tỷ lệ đối tượng có kiến thức ở mức trung bình, kém là 39,1%. Biểu đồ 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo kiến thức (n=345) Tốt Khá Trung bình, kém 19,1% 39,1% 41,7%
  • 46. 35 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Bảng 3.5. Thái độ của đối tượng nghiên cứu về bệnh đái tháo đường và kiểm soát đường huyết Thái độ Số lượng Tỷ lệ (%) Tốt 154 44,6 Chưa tốt 191 55,4 Tổng 345 100 Nhận xét: - Tỷ lệ đối tượng có thái độ tốt về KSĐH là 44,6%. - Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có thái độ chưa tốt cao hơn, chiếm 55,4%. Bảng 3.6. Đặc điểm tuân thủ chế độ thuốc của đối tượng nghiên cứu theo thang điểm Morisky Tuân thủ chế độ thuốc Số lượng Tỷ lệ (%) Tuân thủ thấp 224 64,9 Tuân thủ vừa 117 33,9 Tuân thủ tốt 4 1,2 Tổng 345 100 Nhận xét: - Tỷ lệ đối tượng có tuân thủ chế độ thuốc là 35,1% (điểm Morisky ≤2 điểm), trong đó tuân thủ tốt chỉ chiếm 1,2% (điểm Morisky =0 điểm), tuân thủ mức độ vừa là 33,9% (điểm Morisky:1-2 điểm) - Phần lớn đối tượng nghiên cứu tuân thủ ở mức độ thấp chiếm 64,9% (điểm Morisky ≥3 điểm)
  • 47. 36 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Biểu đồ 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuân thủ thuốc điều trị (n=345) Bảng 3.7. Mức độ kiểm soát đường huyết của đối tượng nghiên cứu theo chỉ số HbA1c và glucose máu lúc đói KSĐH Số lượng Tỷ lệ (%) HbA1c Tốt (<7,0%) 179 51,9 Chưa tốt (≥7,0%) 166 48,1 X± SD 7,1±1,2 Glucose máu lúc đói Tốt (<7,2 mmol/l) 173 50,1 Chưa tốt (≥7,2mmol/l) 172 49,9 X± SD 7,9 ±2,6 Tổng 345 100 Nhận xét: - Tỷ lệ đối tượng KSĐH tốt dựa vào chỉ số HbA1c là 51,9%. - Tỷ lệ đối tượng KSĐH tốt dựa vào chỉ số glucose máu lúc đói là 50,1%. - Chỉ số HbA1c trung bình là 7,1%±1,2%, glucose máu lúc đói trung bình là 7,9±2,6 (mmol/l). Cả chỉ số HbA1c trung bình và glucose máu lúc đói trung bình đều nằm ở mức kiểm soát chưa tốt. Tốt Vừa Thấp 33,9% 64,9% 1,2%
  • 48. 37 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Hình 2: Biểu đồ Venn về tỷ lệ kiểm soát đường huyết chưa tốt theo hai tiêu chí: HbA1c và Glucose máu lúc đói Nhận xét: - Tỷ lệ đối tượng KSĐH chưa tốt theo HbA1c (HbA1c ≥7,0%) là 48,1%, theo chỉ số glucose máu lúc đói (HbA1c ≥7,2mmol/l) là 49,9%. - Tỷ lệ đối tượng KSĐH chưa tốt theo tiêu chí HbA1c nhưng không thỏa mãn theo tiêu chí nồng độ glucose lúc đói là 13,9%. - Tỷ lệ đối tượng KSĐH chưa tốt theo tiêu chí glucose máu lúc đói nhưng không thỏa mãn theo tiêu chí HbA1c là 15,7%. - Tỷ lệ đối tượng KSĐH chưa tốt cả HbA1c và glucose máu lúc đói là 34,2%.
  • 49. 38 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 3.2. Một số yếu tố liên quan đến kiểm soát đường huyết Bảng 3.8. Mối liên quan giữa kiến thức với mức độ kiểm soát đường huyết KSĐH Kiến thức Kiểm soát đường huyết theo HbA1c p Chưa tốt Tốt Tổng Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) <0,05 Trung bình, kém 155 55,6 124 44,4 279 100 Tốt, khá 11 16,7 55 83,3 66 100 Tổng 166 48,1 179 51,9 345 100 Nhận xét: - Tỷ lệ KSĐH tốt ở nhóm có kiến thức tốt, khá cao hơn gần gấp đôi so với nhóm có kiến thức trung bình, kém (83,3% và 44,4%). - Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Bảng 3.9. Mối liên quan giữa thái độ với mức độ kiểm soát đường huyết KSĐH Thái độ Kiểm soát đường huyết theo HbA1c p Chưa tốt Tốt Tổng Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) >0,05 Chưa tốt 88 46,1 103 53,9 191 100 Tốt 78 50,6 76 49,4 154 100 Tổng 166 48,1 179 51,9 345 100 Nhận xét: - Tỷ lệ KSĐH tốt ở nhóm thái độ chưa tốt là 53,9%, ở nhóm thái độ tốt là 49,4%. - Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
  • 50. 39 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Bảng 3.10. Mối liên quan giữa tuân thủ chế độ thuốc với mức độ kiểm soát đường huyết KSĐH Tuân thủ chế độ thuốc Kiểm soát đường huyết theo HbA1c p Chưa tốt Tốt Tổng Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) <0,05 Tuân thủ thấp 128 57,1 96 42,9 224 100 Tuân thủ tốt, vừa 38 32,0 83 68,0 121 100 Tổng 166 48,1 179 51,9 345 100 Nhận xét: - Tỷ lệ KSĐH tốt ở nhóm tuân thủ thuốc điều trị tốt, vừa là 68,0%, cao hơn nhiều so với nhóm tuân thủ thấp (42,9%). - Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Bảng 3.11. Mối liên quan giữa độ tuổi với mức độ kiểm soát đường huyết KSĐH Tuổi Kiểm soát đường huyết theo HbA1c p Chưa tốt Tốt Tổng Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) >0,05 <60 tuổi 40 55.6 32 44.4 72 100 ≥60 tuổi 126 46.2 147 53.8 273 100 Tổng 166 48,1 179 51,9 345 100 Nhận xét: - Đối tượng ở độ tuổi ≥60 tuổi có KSĐH tốt là 53,8%, tỷ lệ này ở nhóm tuổi <60 tuổi là 44,4%. - Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
  • 51. 40 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Bảng 3.12. Mối liên quan giữa thời gian mắc bệnh với mức độ kiểm soát đường huyết KSĐH Thời gian mắc bệnh Kiểm soát đường huyết theo HbA1c p Chưa tốt Tốt Tổng Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) >0,05 <5 năm 48 51,6 45 48,4 93 100 ≥5 năm 118 46,8 134 53,2 252 100 Tổng 166 48,1 179 51,9 345 100 Nhận xét: - Tỷ lệ KSĐH tốt ở nhóm mắc bệnh ≥5 năm là 53,2%, ở nhóm mắc bệnh <5 năm là 48,4%. - Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) Bảng 3.13. Mối liên quan giữa chỉ số khối cơ thể (BMI) với mức độ kiểm soát đường huyết KSĐH BMI (kg/m2 ) Kiểm soát đường huyết theo HbA1c p Chưa tốt Tốt Tổng Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) >0,05 BMI ≥23 74 46,8 84 53,2 158 100 BMI <23 92 49,2 95 50,8 187 100 Tổng 166 48,1 179 51,9 345 100 Nhận xét: - Tỷ lệ KSĐH tốt ở nhóm có thừa cân hoặc béo phì (BMI ≥23) là 53,2%. - Tỷ lệ KSĐH tốt ở nhóm gầy hoặc bình thường (BMI <23) là 50,8%. - Không có mối liên quan giữa chỉ số khối có thể (BMI) với KSĐH (p>0,05) Bảng 3.14. Mối liên quan giữa tiền sử gia đình với mức độ kiểm soát
  • 52. 41 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn đường huyết KSĐH Tiền sử GĐ Kiểm soát đường huyết theo HbA1c p Chưa tốt Tốt Tổng Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) <0,05 Có 25 34,7 47 65,3 72 100 Không 141 51,6 132 48,4 273 100 Tổng 166 48,1 179 51,9 345 100 Nhận xét: - Tỷ lệ KSĐH tốt ở nhóm có tiền sử gia đình là 65,3%, cao hơn so với nhóm không có tiền sử gia đình (48,4%). - Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Bảng 3.15. Mối liên quan giữa hành vi sử dụng rượu, bia và hút thuốc lá với mức độ kiểm soát đường huyết KSĐH Đặc điểm Kiểm soát đường huyết theo HbA1c p Chưa tốt Tốt Tổng Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) >0,05 Sử dụng rượu, bia Có 68 43,9 87 56,1 155 100 Không 98 51,6 92 48,4 190 100 Hút thuốc lá >0,05 Có 45 46,9 51 53,1 96 100 Không 121 48,6 128 51,4 249 100 Tổng 166 48,1 179 51,9 345 100 Nhận xét: - Ở nhóm có sử dụng rượu, bia tỷ lệ KSĐH chưa tốt là 48,4%. - Tỷ lệ đối tượng có hút thuốc lá có KSĐH chưa tốt là 51,4%. - Không có mối liên quan giữa hành vi sử dụng rượu, bia hay hút thuốc lá với mức độ KSĐH (p>0,05). Bảng 3.16. Mối liên quan giữa phương pháp sử dụng thuốc với mức độ kiểm soát đường huyết
  • 53. 42 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn KSĐH Phương pháp sử dụng thuốc Kiểm soát đường huyết theo HbA1c p Chưa tốt Tốt Tổng Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượn g Tỷ lệ (%) >0,05 Đơn trị liệu 28 47,5 31 52,5 59 100 Phối hợp thuốc 138 48,3 148 51,7 286 100 Tổng 166 48,1 179 51,9 345 100 Nhận xét: - Tỷ lệ KSĐH tốt ở nhóm sử dụng đơn trị liệu là 52,5%, ở nhóm phối hợp thuốc là 51,7%. - Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Bảng 3.17. Mối liên quan giữa tình trạng trầm cảm, lo âu với mức độ kiểm soát đường huyết KSĐH Đặc điểm Kiểm soát đường huyết theo HbA1c p Chưa tốt Tốt Tổng Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượn g Tỷ lệ (%) >0,05 Trầm cảm Có dấu hiệu trầm cảm 66 53,7 57 46,3 123 100 Không 100 45,0 122 55,0 222 100 Lo âu >0,05 Có dấu hiệu lo âu 66 53,7 57 46,3 123 100 Không 100 45,0 122 55,0 222 100 Tổng 166 48,1 179 51,9 345 100 Nhận xét: - Tỷ lệ KSĐH tốt ở nhóm đối tượng có dấu hiệu trầm cảm và có dấu hiệu trầm cảm là tương đương nhau (46,3%). - Không có mối liên quan giữa trạng thái lo âu, trầm cảm với mức độ KSĐH ở ĐTNC (p>0,05). Bảng 3.18. Mối liên quan giữa vận động thể lực với mức độ kiểm soát
  • 54. 43 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn đường huyết KSĐH VĐTL (MET-phút/tuần) Kiểm soát đường huyết theo HbA1c p Chưa tốt Tốt Tổng Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) >0,0 5 Nhẹ (<1.429) 48 41,4 68 58,6 116 100 Trung bình (1.429- 3.855) 60 52,6 54 47,4 114 100 Cao (>3.855) 58 50,4 57 49,6 115 100 Tổng 166 48,1 179 51,2 345 100 VĐTL: vận động thể lực;MET (metabolic equivalent): là số năng lượng tiêu thụ của một người không vận động. 1 MET = 3,5 ml oxy/kg/phút Nhận xét: - Tỷ lệ KSĐH tốt cao nhất ở nhóm VĐTL nhẹ (58,6%), tỷ lệ này ở nhóm VĐTL trung bình và cao gần tương đương nhau (47,4% và 49,6%). - Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Bảng 3.19. Mối liên quan giữa thời gian ngủ với mức độ kiểm soát đường huyết KSĐH Thời gian ngủ trung bình (tiếng/ngày) Kiểm soát đường huyết theo HbA1c p Chưa tốt Tốt Tổng Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) >0,05 <6 39 47,0 44 53,0 83 100 6-7 96 46,8 109 53,2 205 100 > 7 31 54,4 26 45,6 57 100 Tổng 166 48,1 179 51,2 345 100
  • 55. 44 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Nhận xét: - Tỷ lệ KSĐH tốt ở nhóm đối tượng có thời gian ngủ trung bình >7 tiếng/ ngày là thấp nhất (45,6%). - Ở nhóm ngủ <6 tiếng/ ngày và nhóm ngủ từ 6-7 tiếng/ ngày, tỷ lệ KSĐH tốt là tương đương nhau (53,0% và 53,2%). - Không có mối liên quan giữa thời gian ngủ của ĐTNC với mức độ KSĐH (p>0,05). Bảng 3.20. Mối liên quan của một số loại thực phẩm đến mức độ kiểm soát đường huyết KSĐH Thực phẩm Kiểm soát đường huyết theo HbA1c p Chưa tốt Tốt Tổng Số lượn g Tỷ lệ (%) Số lượn g Tỷ lệ (%) Số lượn g Tỷ lệ (%) >0,05 Các loại thịt (bữa/tuần) < 6 74 48,7 78 51,3 152 100 ≥ 6 92 47,7 101 52,3 193 100 Cơm (bữa/ngày) < 2 43 44,8 53 55,2 96 100 >0,05 ≥ 2 123 49,4 126 50,6 249 100 Rau, quả (bữa/tuần) < 12 77 48,1 83 51,9 160 100 >0,05 ≥ 12 89 48,1 96 51,9 185 100 Tổng 166 48,1 179 51,2 345 100
  • 56. 45 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Nhận xét: - Tỷ lệ KSĐH tốt ở nhóm ăn ≥ 6 bữa thịt/tuần là 52,3%, cao hơn không đáng kể só với nhóm còn lại (51,3%). - Tỷ lệ KSĐH tốt ở nhóm ăn <2 bữa cơm/ngày là 44,8%, thấp hơn một chút so với nhóm còn lại (49,4%). - Có sự tương đương nhau về tỷ lệ KSĐH giữa 2 nhóm ăn rau, quả <12 bữa/tuần và nhóm ≥12 bữa/tuần (48,1%). - Tất cả sự chênh lệch về tỷ lệ KSĐH trình bày ở trên đều không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
  • 57. 46 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn CHƯƠNG IV BÀN LUẬN 4.1. Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú, cư trú tại phường Phan Đình Phùng thành phố Thái Nguyên - Tuổi: Có liên quan đến phát sinh, phát triển bệnh ĐTĐ. Tuổi càng cao nguy cơ mắc bệnh càng cao. Theo nghiên cứu của tác giả Meza tại Mexico, tỷ lệ bệnh ĐTĐ tăng theo tuổi, cao nhất ở độ tuổi 65 [41]. Bảng 3.1 trình bày về đặc điểm tuổi cho kết quả, tỷ lệ bệnh nhân <45 tuổi ít nhất (1,2%), 45-54 tuổi (5,8%), 55-64 tuổi (37,7%) và >64 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (55,4%). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Lê Thị Hương Giang (2013) cho kết quả nhóm tuổi <40 tuổi cũng ít nhất (1,4%), 40 -≤50 tuổi (6,7%), nhóm tuổi 50 -≤60 tuổi nhiều nhất (48,1%) và nhóm >60 tuổi là 43,8%. Kết quả này cho thấy, ở nhóm tuổi càng cao tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ càng cao. Tuổi càng cao thì chức năng tuyến tụy bị suy giảm nên độ nhạy của insulin giảm và kháng insulin tăng lên [50]. Ngoài ra, người cao tuổi cũng có nguy cơ mắc các bệnh/rối loạn chuyển hóa kèm theo nên làm tăng nguy cơ ĐTĐ. - Giới: Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nam giới được điều tra là 47,2%, thấp hơn so với nữ giới (52,8%). Nghiên cứu của Bế Thu Hà (2009) cho kết quả tỷ lệ nam và nữ tương đương nhau (50,3% và 49,7%) [4]. Tỷ lệ nam giới là 57,6% cao hơn nữ giới (42,7%) trong nghiên cứu của Lê Thị Hương Giang (2013) [3]. Tuy nhiên, theo kết quả của “Điều tra quốc gia các yếu tố nguy cơ mắc bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam 2015 (STEPS 2015)” không có sự khác biệt về giới đối với bệnh nhân bị tăng đường huyết [68]. - Trong nghiên cứu của chúng tôi, đối tượng chủ yếu là người dân tộc Kinh chiếm tới 91,3%, tỷ lệ dân tộc thiểu số ít (8,7%). Nghiên cứu của Bế Thu Hà (2009) tại Bắc Kạn, tỷ lệ dân tộc Kinh là 35,9%, dân tộc Tày chiếm hơn nửa
  • 58. 47 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn (56,6%), còn lại là dân tộc thiểu số khác [4]. Nguyễn Bá Trí (2016) tại Kon Tum tỷ lệ dân tộc Kinh chiếm hơn nửa (62,7%), dân tộc khác là 37,3% [22]. Nghiên cứu của chúng tôi thực hiện ở khu vực đô thị, trong khi các nghiên cứu khác được tiến hành ở khu vực miền núi hay vùng cao nơi tập trung các nhóm dân tộc thiểu số. - Trình độ học vấn: Kết quả cho thấy tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có trình độ học vấn từ cấp 3 trở lên chiếm một nửa (51,9%), tỷ lệ đối tượng có trình độ trên trung học phổ thông là 14,2%. Nghiên cứu của Nguyễn Bá Trí (2016) tại Sa Thầy Kon Tum, tỷ lệ có trình độ học vấn từ cấp 3 trở lên (30%), trung học phổ thông (22,75%) [22]. Nghiên cứu của Alioune Camara và cộng sự (2015) tỷ lệ đối tượng mù chữ khá cao (30%), học hết cấp 1 và cấp 2 chiếm hơn một nửa (53%) và từ cấp 3 trở lên chỉ chiếm 17% [55]. Sự khác nhau về phương pháp chọn mẫu, điều kiện kinh tế xã hội cũng như cấu trúc dân số ở các vùng địa lý có thể là lý do về sự chênh lệch trình độ học vấn của ĐTNC trong nghiên cứu của chúng tôi và các nghiên cứu trước đây. - Nghề nghiệp: Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là cán bộ hưu trí chiếm 65,8%, nội trợ (20%), kết quả này cũng hoàn toàn phù hợp với đặc điểm về tuổi của đối tượng nghiên cứu. Nghiên cứu của Lê Xuân Khởi (2012) tại Vĩnh Phúc đối tượng có nghề làm ruộng chiếm 48,9%, cán bộ (21,8%), cán bộ hưu trí (20,9%), nghề nghiệp khác (8,4%) [7]. Nghiên cứu của Bế Thu Hà (2009) tại Bắc Kạn, nghề làm ruộng (50,3%), cán bộ (16,4%), cán bộ hưu trí (19,5%) [4]. Nghiên cứu của Lê Thị Nhật Lệ (2018) tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương, thành phố Hồ Chí Minh thì nội trợ (19,1%); nghỉ hưu, già (50,2%) [10]. Sự phân bố không đồng đều về độ tuổi trong các nghiên cứu về KSĐH ở bệnh nhân ĐTĐ có thể liên quan đến cách tiếp cận điều tra và đặc điểm dịch tễ học ĐTĐ của từng vùng. - Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về bệnh ĐTĐ và KSĐH: Mặc dù bệnh ĐTĐ đã được biết đến từ lâu, các chương trình truyền thông giáo dục giúp