SlideShare a Scribd company logo
1 of 54
Download to read offline
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
TRẦN THỊ LAN HƯƠNG
XU HƯỚNG MÔI TRƯỜNG
VÀ SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI MỘT CÔNG TY
KHAI THÁC THAN TỈNH LẠNG SƠN
GIAI ĐOẠN 2014-2018
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
HÀ NỘI - 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
TRẦN THỊ LAN HƯƠNG
XU HƯỚNG MÔI TRƯỜNG
VÀ SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI MỘT CÔNG TY
KHAI THÁC THAN TỈNH LẠNG SƠN
GIAI ĐOẠN 2014-2018
Chuyên ngành: Y tế công cộng
Mã số: 60720301
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Lê Thị Thanh Xuân
HÀ NỘI - 2019
HÀ NỘI - 2019
LỜI CẢM ƠN
Em xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, phòng đào tạo sau đại học,
Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng, trường Đại học Y Hhà
NNnội đã trang bị kiến thức, tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình học
tập và hoàn thành luận văn.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân
thành tới PGS. TS Lê Thị Thanh Xuân, người thầy thực sự tâm huyết, đã tận
tình chỉ dạy, động viên khích lệ và dành nhiều thời gian hướng dẫn em trong
quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Trung tâm kiểm soát bệnh tật
tỉnh Lạng Sơn, các anh chị khoa Sức khỏe nghề nghiệp, phòng Kế hoạch – Tài
chính đã ủng hộ và tạo những điều kiện tốt nhất cho em trong suốt qua trình
học tập và thực hiện đề tài.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám đốc, phòng Tổ chức –
hành chính, phòng y tế - Công ty Than Na Dương – VVMI đã hỗ trợ, giúp đỡ
em rất nhiệt tình trong quá trình thu thập số liệu, để em có thể thực hiện tốt
nhất đề tài này
Sau cùng, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới người thân trong
gia đình, bạn bè đã hết lòng ủng hộ, chia sẻ và hỗ trợ em trong suốt thời gian
học tập và hoàn thành luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm
2018
Trần Thị Lan Hương
LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi:
- Phòng quản lý đào tạo sau đại học trường Đại học Y Hà Nội
- Phòng quản lý đào tạo Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng
- Bộ môn Sức khỏe nghề nghiệp – Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế
công cộng
- Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp
Tên em là Trần Thị Lan Hương – Học viên cao học khóa 26 – Trường Đại
học Y Hà Nội, chuyên ngành Y tế công cộng. Em xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân em trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của PGS. TS Lê Thị Thanh Xuân
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được
công bố tại Việt Nam
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu hoàn toàn chính xác, trung
thực, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu.
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2019
Học viên
Trần Thị Lan Hương
DANH MỤC VIẾT TẮT
Từ viết tắt Từ đầy đủ
BNN
BHXH
ĐTNC
Bệnh nghề nghiệp
Bảo hiểm xã hội
Đối tượng nghiên cứu
GDP Gross Domestic Product (tổng sản phẩm Quốc nội)
IARC International agency for research on cancer (Tổ chức nghiên cứu
ung thư quốc tế)
ILO International Labor Organization (Tổ chức lao động Quốc tế)
MTLĐ
NLĐ
NIOSH
Môi trường lao động
Người lao động
National institute for Occupational safety and health (Viện an toàn
và Sức khỏe nghề nghiệp (Hoa Kỳ))
SL Số lượng
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
TCCP Tiêu chuẩn cho phép
TCVN
TMH
Tiêu chuẩn Việt Nam
Tai mũi họng
TNT Trinitrotoluen
WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)
MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng, biểu, sơ đồ
HÀ NỘI - 2019....................................................................2
HÀ NỘI - 2019....................................................................4
HÀ NỘI - 2019....................................................................4
1.1.2. Một số khái niệm liên quan đến sức khỏe người lao
động...................................................................................6
1.2.Môi trường lao động và sức khỏe của người lao động
ngành than............................................................................
1.3. Một số nghiên cứu về môi trường lao động ngành
than trong nước và trên thế giới.........................................12
1.3.1. Thế giới..................................................................12
1.3.2. Tại Việt Nam..........................................................13
1.4. Một số nghiên cứu về sức khỏe người lao động ngành
than trong nước và trên thế giới.........................................15
1.4.1. Thế giới..................................................................15
1.4.2 Tại Việt Nam...........................................................17
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................23
2.1.2. Thời gian nghiên cứu.............................................23
2.2.1. Môi trường lao động...............................................23
2.2.2. Người lao động.......................................................24
2.7. Phương pháp thu thập số liệu......................................28
2.8.Xử lý và phân tích số liệu..............................................29
2.8. Đạo đức nghiên cứu.....................................................30
Chương 3........................................................................................................32
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................2
PHỤ LỤC.........................................................................................................3
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Kết quả độ ẩm không khí MTLĐ................................................34
Bảng 3.2. Kết quả số mẫu độ ẩm không khí MTLĐ đạt TCCP................35
Bảng 3.3. Kết quả tốc độ gió môi trường lao động.....................................35
Bảng 3.4. Kết quả mẫu tốc độ gió môi trường lao động đạt TCCP..........36
Bảng 3.5. Kết quả nồng độ bụi toàn phần môi trường lao động...............36
Bảng 3.6. Kết quả nồng độ bụi hô hấp môi trường lao động.....................37
Bảng 3.7. Kết quả tiếng ồn chung môi trường lao động............................38
Bảng 3.8. Kết quả nồng độ khí CO môi trường lao động..........................39
Bảng 3.9. Kết quả nồng độ khí H2S môi trường lao động.........................40
Bảng 3.10. Kết quả nồng độ khí SO2 môi trường lao động.......................40
Bảng 3.11. Kết quả nồng độ khí CO2 môi trường lao động.......................41
Bảng 3.12. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi đời............................43
Bảng 3.13. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi nghề...............43
Bảng 3.14. Cơ cấu bệnh tật người lao động................................................49
Bảng 3.15. 10 bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất....................................................53
Bảng 3.165. Tỷ lệ hiện mắc bệnh bụi phổi silic trong các nhóm nghề......55
Bảng 3.176. Tỷ lệ mới mắc bụi phổi silic trong các nhóm nghề................56
Bảng 3.187. Tỷ lệ bệnh hô hấp ở các nhóm nghề........................................56
Bảng 3.198. Tỷ lệ bệnh tai mũi họng ở các nhóm nghề..............................57
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.14. 10 bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất………………………….……......
Error: Reference source not found
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Hình 1.1. Sơ đồ công nghệ hệ thống sàng than Na Dương.........................22
Hình 2.2. Sơ đồ nghiên cứu..........................................................................32
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Khai thác than là một trong những ngành công nghiệp cung cấp năng
lượng quan trọng cho sự phát triển của nhiều nước trên thế giới, trong đó có
Việt Nam. Dù là khai thác than hầm lò hay khai thác than lộ thiên đều đóng
góp rất nhiều trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và tạo công ăn việc làm
cho nhiều lao động trong xã hội…
Tuy nhiên khai thác than là ngành lao động nặng nhọc, độc hại nguy
hiểm [1], cùng với điều kiện môi trường lao động khắc nghiệt, các yếu tố tác
hại nghề nghiệp có thể phát sinh trong quá trình khai thác chế biến than như
là: bụi, ồn, rung, hơi khí độc…. đều gây ảnh hưởng đến sức khỏe người lao
động, tăng tỷ lệ bệnh tật, nhất là các bệnh nghề nghiệp và bệnh liên quan đến
nghề nghiệp [2].
Tại Việt Nam, vấn đề môi trường lao động và sức khỏe người lao động
trong ngành khai thác than cũng đã được quan tâm nhiều trong những năm gần
đây, qua các số liệu nghiên cứu của nhiều tác giả cho thấy môi trường lao
động ngành than bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi bụi, hơi khí độc, tiếng ồn cũng
như vi khí hậu nóng [3], [4], [5]. Nhiều vị trí lao động nồng độ bụi hô hấp
vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần, hàm lượng silic tự do trung bình từ 15-
21%. Tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi trong người lao động khai thác than từ 3-14%,
trong đó khai thác than hầm lò là chủ yếu (chiếm 70%) và bệnh viêm phế quản
mạn tính là khoảng 19,3% [1]. Làm việc trong môi trường lao động có nhiều
yếu tố tác hại nghề nghiệp nên bệnh tật ở người lao động trong ngành than rất
đa dạng, các bệnh hô hấp, ngoài da, mắt, cơ xương, đặc biệt là bệnh bụi phổi
silic, bụi phổi than… [6], [7], [8], [9], [10].
Công ty Than Na Dương – VVMI tỉnh Lạng Sơn được thành lập đến nay
được 59 năm. Mặc dù máy móc đã được cải tiến, mua sắm thay thế trang thiết
2
bị máy móc đã được tiến hành nhưng chưa được đồng bộ. Hơn nữa than ở đây
có hàm lượng lưu huỳnh cao có thể tự bốc cháy sinh ra hơi khí độc như: CO,
CO2, H2S, NO2, SO2. Các yếu tố môi trường lao động độc hại, bất lợi khác như
bụi, ồn, rung, điều kiện vi khí hậu không thuận lợi cũng góp phần làm tăng ô
nhiễm môi trường lao động và ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động. Theo
báo cáo của Công ty, hàng năm vẫn có người mắc mới bụi phổi silic nghề
nghiệp. Bệnh bụi phổi silic là bệnh sơ hoá phổi, tiến triển không hồi phục do
hít phải bụi có hàm lượng silic tự do cao [11], [12]. Cho đến nay vẫn chưa có
thuốc điều trị đặc hiệu. Ngay cả sau khi người lao động được khám phát hiện
bệnh, đi điều dưỡng phục hồi và chuyển vị trí làm việc khỏi môi trường bị ô
nhiễm [13]. Vì vậy, việc nghiên cứu về môi trường lao động và sức khỏe bệnh
tật người lao động của Công ty sẽ giúp Công ty và người lao động chủ động
dự phòng sớm các bệnh nghề nghiệp, góp phần bảo vệ sức khỏe người lao
động nơi đây hiệu quả hơn. Đề tài nghiên cứu “Xu hướng môi trường và sức
khỏe người lao động tại một công ty khai thác than tỉnh Lạng Sơn giai
đoạn 2014-2018” nhằm 2 mục tiêu:
1. Mô tả xu hướng môi trường lao động Công ty Than Na Dương – VVMI
tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2014-2018.
2. Mô tả xu hướng sức khỏe người lao động tại Công ty Than Na Dương –
VVMI tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2014-2018.
3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm liên quan đến môi trường lao động và sức khỏe
người lao động
1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến môi trường lao động
* Môi trường lao động
Môi trường lao động là không gian của khu vực lao động trong đó người
lao động làm việc cùng với phương tiện phục vụ lao động. Sức khỏe người lao
động và môi trường cũng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Môi trường lao
động bị ô nhiễm sẽ làm suy giảm sức khỏe người lao động, thậm chí có thể
dẫn tới tử vong. Hiện trạng sức khỏe người lao động là thước đo tổng hợp
trạng thái của môi trường lao động [12].
Môi trường lao động bao gồm các yếu tố vật lý, hóa học, vi sinh vật và
tâm lý – xã hội.
Mỗi ngành nghề có đặc trưng riêng, người lao động làm ở các ngành
nghề khác nhau, yếu tố môi trường tác động lên sức khoẻ người lao động khác
nhau và do đó mô hình bệnh tật cũng có sự khác nhau.
*Điều kiện lao động
Trong hoạt động sản xuất, người lao động phải làm việc trong một điều
kiện nhất định, gọi chung là điều kiện lao động.
Là tổng thể các yếu tố về tự nhiên, xã hội, kinh thế được biểu hiện
thông qua các công cụ và phương tiện lao động, đối tượng lao động, quá trình
công nghệ, năng lực của người lao động, môi trường lao động và sự sắp xếp,
bố trí chúng trong không gian và thời gian, sự tác động qua lại của chúng
trong mối quan hệ với người lao động tại chỗ làm việc, tạo nên một điều kiện
nhất định cho người lao động trong quá trình lao động. Tình trạng tâm sinh lý
của người lao động trong khi lao động tại chỗ làm việc cũng được coi như một
yếu tố gắn liền với điều kiện lao động [14].
4
*Vi khí hậu trong lao động
Vi khí hậu là trạng thái lý học của môi trường không khí trong khoảng
không gian thu hẹp, có liên quan đến quá trình điều hòa nhiệt của cơ thể, bao
gồm: Nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ chuyển động của không khí và bức xạ nhiệt [15].
Nhiệt độ là sự nóng hay lạnh của không khí trong quá trình làm việc. Nhiệt độ
không khí ảnh hưởng đến nhiệt độ da và nhiệt độ trung tâm của cơ thể; Độ ẩm
không khí là khái niệm chỉ lượng nước có trong không khí nơi làm việc. Độ
ẩm đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các stress nhiệt trên cơ thể, sự
mất cân bằng về độ ẩm đều có tác hại đến người lao động: độ ẩm cao kết hợp
với nhiệt độ cao sẽ gây khó chịu và say nóng. Ngược lại, độ ẩm cao, nhiệt độ
thấp sẽ gây lạnh buốt và cảm lạnh. Nhiệt độ không khí thấp làm giảm nhiệt độ
da, giảm cảm giác tiếp xúc, giảm khả năng co của cơ, giảm khả năng làm việc;
Chuyển động không khí là sự thay đổi vị trí luồng không khí từ nơi có áp suất
cao đến nơi có áp suất thấp, có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi nhiệt
của cơ thể. Vi khí hậu có ảnh hưởng mật thiết với tình trạng sức khỏe và khả
năng làm việc của người lao động trong suốt thời gian người đó làm việc.
Điều kiện lao động tốt, cơ thể thoải mái, thì người lao động sẽ làm việc hiệu
quả hơn. Điều kiện vi khí hậu xấu như nóng quá, lạnh quá, ẩm quá, khô quá sẽ
làm căng thẳng quá trình điều hòa nhiệt, suy giảm sức đề kháng, gây cho
người lao động dễ mắc các bệnh theo mùa, tăng các bệnh liên quan đến thời
tiết [14].
*Tiếng ồn trong lao động
Tiếng ồn là tập hợp những âm thanh có cường độ và tần số khác nhau,
được sắp xếp một cách ngẫu nhiên, gây cảm giác khó chịu cho người nghe,
cản trở con người làm việc và nghỉ ngơi hay là những âm thanh mà con người
không mong muốn [16]. Tác hại của tiếng ồn tăng khi tiếng ồn có tần số cao,
cườngbiên độ lớn, không ổn định, tiếng ồn xung, thời gian tiếp xúc dài và khi
5
kết hợp với các điều kiện bất lợi khác của môi trường lao động như nhiệt độ
cao, độ ẩm lớn, hơi khí độc… Ngoài ra, tác hại của tiếng ồn còn phụ thuộc vào
tính cảm thụ cá nhân của người lao động [17]. Tác hại của tiếng ồn đối với cơ
thể được biểu hiện rõ rệt nhất trong điều kiện sản xuất vì có nhiều bộ phận
phát ra tiếng ồn [16]. Tiếng ồn gây nhiều tác hại đối với người lao động: gây
điếc nghề nghiệp, gây ảnh hưởng tới cơ quan thính giác và các tác hại toàn
thân như ù tai, đau đầu, giảm tập trung, rối loạn tiền đình, tác động lên hệ tim
mạch, sút cân, gầy yếu, ngủ hay giật mình, … [14].
*Bụi trong lao động
Bụi trong môi trường lao động là bụi phát sinh từ quá trình sản xuất.
Bụi là một tập hợp nhiều phân tử có kích thước nhỏ bé và tồn tại lâu trong
không khí dưới dạng bụi bay, bụi lắng và các hệ khí dung nhiều pha gồm hơi,
khói, mù, được hình thành từ sự vỡ vụn của vật chất do lực tự nhiên hoặc do
quá trình sản xuất gây nên. Bụi nhỏ hơn 0,1µm lơ lửng trong không khí,
không ở lại phế nang. Bụi kích thước từ 0,1µm đến 5µm ở lại phổi, chiếm 80-
90%. Bụi từ 5-10µm vào phổi nhưng lại được giữ lại ở phế quản và được các
lông chuyển của tế bào của phế quản ra họng. Bụi lớn hơn 10µm đọng lại ở
vách mũi. Nhờ có hệ thống hô hấp mà con người có thể cản và loại trừ được
90% bụi có kích thước khoảng trên 5µm. Tác hại của bụi đối với hệ thống hô
hấp phụ thuộc nhiều vào kích thước của hạt bụi, thành phần hóa học và tốc độ
lắng. Tác hại nguy hiểm nhất của bụi là gây xơ hóa phổi. Đó là dấu hiệu đăc
trưng trong các bệnh phổi [18].
*Hơi khí độc trong lao động
Chất độc công nghiệp là những chất gặp phải trong quá trình lao động
sản xuất của con người. Các chất này khi xâm nhập vào cơ thể dù với một
lượng nhỏ cũng gây ra các biến đổi sinh lý, sinh hóa, phá vỡ thể cân bằng sinh
6
học, rối loạn chức năng sống bình thường dẫn tới trạng thái bệnh lý của các cơ
quan, hệ thống và toàn bộ cơ thể.
1.1.2. Một số khái niệm liên quan đến sức khỏe người lao động
*Sức khỏe người lao động
Sức khỏe người lao động là tình trạng sức khỏe của từng người trong
các vị trí lao động khác nhau, chịu ảnh hưởng của các tác hại nghề nghiệp
trong điều kiện lao động của họ.
*Phân loại sức khỏe người lao động
Theo Quyết định số 1613/BYT-QĐ ngày 15 tháng 8 năm 1997 của Bộ
trưởng Bộ Y tế, sức khỏe người lao động được chia thành 5 mức bao gồm:
Loại I1: Rất khỏe; Loại II2: Khỏe. Loại III3: Trung bình; Loại IV4: Yyếu;
Loại V: rất yếu (phụ lục 1).
Đối tượng được phép lao động là các đối tượng có sức khỏe từ loại I
đến loại III. Một số đối tượng đặc biệt ở loại IV phải được bố trí vào những
công việc phù hợp. Loại V khuyến cáo không được lao động [19].
*Bệnh nghề nghiệp
Bệnh nghề nghiệp là những bệnh lý mang đặc trưng của nghề nghiệp
hoặc liên quan tới nghề nghiệp. Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều
kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động tới người lao động. Bệnh xảy ra
từ từ hoặc cấp tính. Một số bệnh nghề nghiệp không chữa khỏi và để lại di
chứng. Bệnh nghề nghiệp có thể phòng tránh được [12].
Năm 2016 Bộ Y tế bổ sung thêm 4 bệnh, nâng số bệnh nghề nghiệp
được Bảo hiểm Y tế chi trả lên thành 34 bệnh [13]. Tuy vẫn chỉ bằng 1/3 trung
bình số bệnh của các nước phát triển nhưng đây đã là nỗ lực lớn của ngành và
của cả xã hội trong công cuộc chăm sóc sức khỏe người lao động.
Hiện nay, Bộ Y tế phân loại 34 bệnh nghề nghiệp bao gồm:
7
- Nhóm I: Các bệnh bụi phổi và phế quản: Bệnh bụi phổi Silic nghề nghiệp;
Bệnh bụi phổi asbest hay bệnh bụi phổi amiăng nghề nghiệp; Bệnh bụi phổi
bông nghề nghiệp; Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp; Bệnh hen nghề
nghiệp; Bệnh bụi phổi talc nghề nghiệp; Bệnh bụi phổi than nghề nghiệp.
- Nhóm II: Các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp: Bệnh nhiễm độc chì nghề
nghiệp; Bệnh nhiễm độc nghề nghiệp do benzene và đồng đẳng của benzene;
Bệnh nhiễm độc thủy ngân nghề nghiệp; Bệnh nhiễm độc mangan nghề
nghiệp. Bệnh nhiễm độc TNT (Trinitrotoluen) nghề nghiệp; Bệnh nhiễm độc
asen nghề nghiệp; Bệnh nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật nghề nghiệp;
Bệnh nhiễm độc cacbon monoxit (CO) nghề nghiệp; Bệnh nhiễm độc cadimi
nghề nghiệp.
- Nhóm III: Các bệnh nghề nghiệp do yếu tố vật lý: Bệnh phóng xạ nghề
nghiệp; Bệnh điếc do tiếng ồn (điếc nghề nghiệp); Bệnh rung chuyển nghề
nghiệp bao gồm cả rung chuyển toàn thân; Bệnh giảm áp nghề nghiệp; Bệnh
đục thủy tinh thể nghề nghiệp.
- Nhóm IV: Các bệnh da nghề nghiệp: Bệnh sạm da nghề nghiệp; Bệnh loét
da, loét vách ngăn mũi, viêm da, chàm tiếp xúc (bệnh da nghề nghiệp do
crom); Bệnh nốt dầu nghề nghiệp; Bệnh viêm loét da, viêm móng và xung
quanh móng (do tiếp xúc môi trường ẩm ướt và lạnh kéo dài) nghề nghiệp;
Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc với cao su tự nhiên, hóa chất phụ gia cao su.
- Nhóm V: Các bệnh nhiễm khuẩn nghề nghiệp: Bệnh lao nghề nghiệp; Bệnh
viêm gan virus (bao gồm cả viêm gan virus B, C) nghề nghiệp; Bệnh
Leptospira nghề nghiệp (Leptospirosis); Nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề
nghiệp.
1.2. Môi trường lao động và sức khỏe của người lao động ngành than
Trong cuộc sống, con người và môi trường có mối liên quan khăng khít
với nhau, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Những môi trường nào có càng nhiều
8
yếu tố bất lợi, ô nhiễm, nhất là môi trường lao động thì càng gây nhiều tác
động xấu lên sức khỏe con người và cũng là nguyên nhân gây nhiều bệnh tật
nói chung và bệnh nghề nghiệp nói riêng. Chính vì lý do đó mà vấn đề ô
nhiễm môi trường luôn là vấn đề nóng, vấn đề thời sự trên toàn cầu, trong đó
môi trường lao động là vấn đề đặc biệt được quan tâm nghiên cứu bởi nhiều cá
nhân và các tổ chức y tế uy tín như Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Tổ chức
Y tế Thế giới (WHO) [20], [21]... Mặc dù vậy, các yếu tố tác hại nghề nghiệp
và những ảnh hưởng của nó đến sức khỏe người lao động vẫn đang là một vấn
đề nan giải ở nhiều nơi, nhiều ngành nghề trong đó có ngành than ở Việt Nam.
Khai thác than là một ngành lao động đặc thù, nặng nhọc, độc hại, nguy
hiểm. Mặc dù điều kiện làm việc và an toàn cho người lao động khai thác đã
được cải thiện từ thế kỷ 19, nhưng đến nay nó vẫn còn là lĩnh vực nguy hiểm
và độc hại. Trong Quyết định 915/LĐTBXH-QĐ ngày 30/7/1996, và
QĐQuyết định 1152/2003/QĐ-BLĐTBXH ngày 18/9/2003 của Bộ Lao động –
Thương binh và xã hội và Thông tư 15/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 6
năm 2016, của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội, khai thác than được xếp
vào nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc
nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Người lao động khai thác than phải đối mặt
với nhiều nguy cơ tai nạn lao động, nhiễm độc hơi khí độc và mắc các bệnh
nghề nghiệp phổ biến trong ngành khai thác than như bệnh bụi phổi Silic nghề
nghiệp, bệnh bụi phổi-than, bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp, bệnh
điếc nghề nghiệp do tiếng ồn, bệnh rung cục bộ tần số cao, bệnh nghề nghiệp
do rung toàn thân. Do tính chất lao động của ngành khai thác than, người lao
động phải cùng lúc tiếp xúc với nhiều yếu tố tác hại nghề nghiệp nên họ có thể
bị mắc từng loại bệnh nghề nghiệp riêng lẻ hoặc kết hợp hai hay một số bệnh
nghề nghiệp [1].
* Các yếu tố tác hại nghề nghiệp trong ngành khai thác than
9
- Các yếu tố vi khí hậu bất lợi:
+ Trong khai thác than lộ thiên, nhiệt độ, độ ẩm, vận tốc gió phụ thuộc
thời tiết của khu vực tại thời điểm đó. Người lao động ngoài trời, chịu ảnh
hưởng trực tiếp từ thời tiết bên ngoài. Mùa hè trời nắng, nóng ẩm, kèm theo
nhiệt độ cao, dễ rối loạn điều hòa nhiệt, mất nước, say nắng, say nóng… Mùa
đông có nhiều ngày nhiệt độ ngoài trời có thể xuống rất thấp, làm thân nhiệt
giảm gây nhiễm lạnh. Ban đầu cơ thể phản ứng bằng cách tăng cường sản
nhiệt (tăng các chức phận, tăng quá trình ôxi hóa, tăng hoạt động cơ…). Sau
đó nếu vẫn chưa điều hòa được, có thể chuyển sang giai đoạn ức chế, hoạt
động thần kinh giảm, chức phận các cơ quan hệ thống đều giảm. Như vậy, môi
trường lao động của người lao động trong khai thác than lộ thiên phải chịu tác
động rõ rệt của thời tiết thiên nhiên tại thời điểm đó.
+ Trong khai thác than hầm lò, gió phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thống
quạt gió và đối lưu không khí giữa các đường lò. Trong lò sâu, nhiệt độ không
phụ thuộc bên ngoài, khi gặp gió nhân tạo có áp lực lớn, người lao động có thể
mất nhiệt do lạnh; Độ ẩm trong lòng đất luôn cao làm cơ thể người lao động
khó tỏa nhiệt khỏi cơ thể khi lao động nặng, dẫn đến mồ hôi mất nhiều mà
hiệu quả thải nhiệt lại không đáp ứng. Nơi mật độ người lao động đông, nhiệt
độ ở đó có thể tăng cao, cơ thể người lao động tích nhiệt, dẫn đến mau mệt
mỏi [12].
- Các yếu tố lý học khác như rung chuyển, tiếng ồn, ánh sáng… cũng góp
phần gia tăng gánh nặng lao động, bệnh tật, tai nạn cho người lao động.
- Môi trường làm việc có nhiều hơi khí độc hơn các môi trường khác: người
lao động khai thác than có nguy cơ tiếp xúc với một số hơi khí độc như
cacbon điôxít (CO2), cacbon monoxit (CO), nitơ điôxít (NO2) và khí mêtan
(CH4), đặc biệt than mỡ có chứa lưu huỳnh nên phải tiếp xúc với Lưu huỳnh
10
điôxít (SO2)…. Các khí này tiếp xúc đều không tốt tới sức khỏe người lao
động, có thể gây ngạt, ảnh hưởng thần kinh, có thể gây tử vong.
- Phơi nhiễm bụi: trong quá trình khai thác than lộ thiên và than hầm lò, người
lao động đều phải tiếp xúc với bụi (bụi than, bụi đất đá). Các loại bụi này là
nguyên nhân gây bệnh bụi phổi silic, bụi phổi than cho người lao động khai
thác than [12]. Hàm lượng bụi trong không khí nhiều hay ít, thời gian tồn tại
trong không khí nhanh hay chậm tùy thuộc vào từng loại than, cấu tạo vỉa
than, cách thức khai thác than…
*Các bệnh nghề nghiệp hay gặp trong ngành than hiện được Bảo hiểm xã hội
chi trả:
Theo thông tư số 15/2016/TT-BYT ngày 15/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Y
tế, các bệnh nghề nghiệp hay gặp trong ngành than hiện được bảo hiểm xã hội
chi trả bao gồm:
- Bệnh bụi phổi – silic nghề nghiệp: là bệnh xơ hóa phổi tiến triển do hít
phải bụi chứa silic tự do gây ra trong quá trình lao động [12]. Bệnh bụi phổi
silic là bệnh không hồi phục, bệnh tiến triển chậm, xơ hóa ngày càng lan tỏa,
có nhiều biến chứng theo thời gian và diễn biến của bệnh. Nguy cơ mắc bệnh
bụi phổi silic phụ thuộc vào 3 yếu tố chính:
+ Yếu tố tiếp xúc nghề nghiệp: Người lao động làm việc trong các nghề
nghiệp có tiếp xúc với bụi có nồng độ, số lượng và kích thước hạt, hàm lượng
silic tự do vượt quá giới hạn cho phép. Mức độ tiếp xúc tối thiểu: nồng độ bụi
hô hấp chứa silic tự do lớn hơn 0,1mg/m3
trong 8 giờ. Thời gian tiếp xúc tối
thiểu: 3 tháng đối với trường hợp cấp tính, 5 năm đối với trường hợp mạn
tính. Thời gian tiếp xúc kéo dài, khả năng mắc bệnh càng lớn [12].
+ Nồng độ bụi trong không khí nơi lao động: nồng độ bụi càng cao, nguy
hiểm càng nhiều, đặc biệt là khi có nhiều hạt “bụi hô hấp” có kích thước nhỏ
dưới 5µm.
11
+ Hàm lượng silic tự do trong bụi (%): hàm lượng silic càng cao, nguy cơ
mắc bệnh càng lớn [12].
- Bệnh bụi phổi than nghề nghiệp: là bệnh xơ hóa phổi do hít phải bụi than
trong quá trình lao động.
- Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp: là tình trạng tăng tiết dịch
nhầy của niêm mạc phế quản gây ho và khạc đờm liên tục, tái phát từng đợt
(khoảng 3 tuần) ít nhất là 2 tháng trong 1 năm và liên tục trên 2 năm trong quá
trình lao động.
- Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn: là bệnh nghe kém không phục hồi do
tiếp xúc với tiếng ồn có cường độ cao tại nơi làm việc. Bệnh có thể diễn biến
cấp tính và mạn tính.
- Bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ: là tình trạng bệnh lý tổn thương cơ
xương khớp, thần kinh, mạch máu chi trên do tác động kéo dài của rung
chuyển truyền qua tay trong quá trình lao động.
- Bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân: bệnh tổn thương cột sống thắt lưng
do rung cơ học toàn thân trong quá trình làm việc [12].
Ngoài ra, người lao động ngành than cũng hay mắc một số bệnh mạn
tính và nhiễm trùng phổ biến như nhiễm độc máu, viêm khớp, đau đầu mạn
tính, thoát vị, viêm phế quản mạn tính, lao phổi.
Trong lĩnh vực khai thác than bên cạnh nhiều yếu tố có hại, vẫn tiềm ẩn
nhiều yếu tố nguy hiểm. Nhất là tai nạn do khai thác hầm lò và khai thác mỏ lộ
thiên như sập lò, sạt lở tầng khai thác, sạt lở bãi than, bục nước, cháy nổ khí
mỏ, khí mê tan, bụi than, đổ máy móc thiết bị…
12
1.3. Một số nghiên cứu về môi trường lao động ngành than trong nước và
trên thế giới
1.3.1. Thế giới
Trên thế giới đã có nhiều các nghiên cứu về môi trường lao động ngành
khai thác than và sự ảnh hưởng đến sức khỏe, bệnh tật ở người lao động.
Theo nghiên cứu của tác giả Kizil và cộng sự (2002) tại 33 mỏ than ở
Úc những năm 1985-1999 đã chỉ ra nồng độ bụi than trung bình người lao
động hít phải là 1,51± 1,08mg/m3
và 6,9 mẫu đo vượt tiêu chuẩn cho phép
[22]. Môi trường lao động của người lao động khai thác than tại Trung Quốc
(2013) cũng cho thấy nồng độ silic tự do trong hầm lò là 22,3% ± 11,8%, có
nơi thấp hơn với 8,1% ± 4,5% [23].
Nghiên cứu của Petsonk E.L (2013), nghiên cứu của Laney A.S và cộng
sự (2014) cũng chỉ ra rằng việc phải lao động trong môi trường nhiều bụi than
và bụi silic là nguyên nhân gây ra bệnh bụi phổi và các bệnh hô hấp khác ở
người lao động khai thác than [24]. Tuy nhiên, nồng độ bụi mà người lao động
khai thác than hầm lò và lộ thiên phải tiếp xúc là khác nhau. Người lao động
trong hầm lò phải tiếp xúc với bụi nhiều hơn so với người lao động khai thác
than lộ thiên [25], điều đó dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi ở người lao động
khai thác than hầm lò và khai thác than lộ thiên rất khác nhau. Tại Trung
Quốc, theo nghiên cứu của tác giả Shen F và cộng sự (2013) tỷ lệ tích lũy
bệnh bụi phổi đối với người lao động trong hầm lò là 31,8%, khai thác lộ thiên
là 27,5% [23].
Nghiên cứu tại 6 mỏ khai thác than dưới lòng đất của Krysztof Stota và
cộng sự năm 2016 cũng cho thấy rằng nhiệt độ cao ảnh hưởng tới quá trình tải
nhiệt của cơ thể, dẫn tới sự khó chịu và khó thích nghi của cơ thể. Chỉ số cảm
giác khó chịu nhiệt phụ thuộc vào các thông số vi khí hậu, cường độ công
việc, và khả năng thích nghi, tải nhiệt của người lao động. Trong điều kiện
13
nhiệt khó chịu, quá giới hạn tải nhiệt của cơ thể, hiệu suất công việc giảm, độ
an toàn càng thấp [26].
Về vi khí hậu, theo nghiên cứu của Liu F.D và cộng sự (2017) cho thấy
tTại Trung Quốc, với khoảng 4 triệu người lao động làm việc ở các mỏ than
trọng điểm thì chỉ có 1/6 số người lao động khai thác than hầm lò được làm
việc trong điều kiện thông khí tương đối tốt [27].
1.3.2. Tại Việt Nam
Trong những năm gần đây, chính sách hội nhập và thu hút đầu tư đã kéo
theo sự phát triển nhanh chóng về khoa học, kỹ thuật; nhiều công nghệ sản
xuất mới được hình thành hoặc thiết bị mới được nhập khẩu và đưa vào sản
xuất.
Sự gia tăng nhanh chóng số lượng các dự án và các doanh nghiệp, cơ sở
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã làm tăng thêm các nguy cơ mất an toàn vệ
sinh lao động cả về phạm vi, tính chất và mức độ tác động. Bên cạnh đó vẫn
còn nhiều doanh nghiệp sử dụng một số nguyên liệu bẩn với công nghệ sản
xuất lạc hậu để chạy đua dành thị phần với giá thành rẻ, càng làm cho môi
trường và điều kiện làm việc của người lao động thêm nghiêm trọng [28]. Mặc
dù Nhà nước dã có nhiều chủ trương, chính sách quan tâm đến sức khỏe người
lao động, nhưng các cơ quan quản lý vẫn chưa quán xuyến được hết tất cả các
đối tượng lao động. Hệ thống dịch vụ chăm sóc sức khỏe người lao động còn
thiếu, vẫn còn nhiều người lao động chưa tiếp cận được các dịch vụ y tế lao
động. Sự phối hợp liên ngành trong quản lý thanh, kiểm tra, giám sát môi
trường lao động và chăm sóc sức khỏe người lao động chưa chặt chẽ. Điều
này dẫn tới nhiều người lao động vẫn phải làm việc trong môi trường bị ô
nhiễm, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người lao động.
Môi trường lao động tại nhiều cơ sở sản xuất còn tồn tại nhiều yếu tố có
hại, nguy hiểm. Các bệnh nghề nghiệp cũ như bụi phổi silic nghề nghiệp, điếc
14
nghề nghiệp vẫn tồn tại ở mức đáng lưu ý. Tại các đơn vị đã giám sát, số mẫu
giám sát môi trường vượt giới hạn tiêu chuẩn cho phép vẫn cao. Theo Nguyễn
Duy Bảo (2012), tỷ lệ mẫu giám sát môi trường lao động vượt tiêu chuẩn cho
phép là 14,42% [2].
Trong giai đoạn 2011 – 2016 số mẫu quan trắc môi trường lao động
chung được thực hiện trên cả nước là 2.452.919 mẫu, trong đó số mẫu không
đạt tiêu chuẩn cho phép chiếm trung bình khoảng 10% tổng số mẫu. Một số
yếu tố có hại luôn có tỷ lệ mẫu đo không đạt cao nhất trong 5 năm trở lại đây
bao gồm vi khí hậu (8,6%), phóng xạ, điện từ trường (23,25%), tiếng ồn
(16,53%) và ánh sáng (12,04%) [29].
Khai thác than luôn được xếp vào nhóm nghề nặng nhọc, độc hại và
nguy hiểm. Người lao động không chỉ phải làm việc trong môi trường vi khí
hậu bất lợi mà còn phải làm việc trong môi trường bụi nhiều và có nhiều loại
hơi khí độc khác nhau như CO, SO2, CH4, H2S… Các loại hơi khí độc này sinh
ra từ quá trình khai thác than như khoan nổ mìn, từ khí thở của người lao động
hay do than tự bốc cháy tạo thành… Việc tiếp xúc thường xuyên, kéo dài có
thể dẫn đến tình trạng nhiễm độc mạn tính, ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng
sinh lý đường hô hấp, hệ thần kinh của người lao động. Trong khai thác than,
bụi phát sinh ở rất nhiều khâu như nổ mìn, khai thác, bốc xúc đất đá, than…
Trong nghiên cứu của Lê Đình Thành (2012) tại mỏ than Lộ Trí, Quảng Ninh
cho thấy lượng bụi gây ra chủ yếu từ các hoạt động khoan nổ mìn, vận tải…
nồng độ bụi lớn nhất đạt tới 434µg/m3
[30].
Nghiên cứu về điều kiện lao động tại một số cơ sở khai thác mỏ ở Miền
Bắc Việt Nam của Đào Phú Cường và các cộng sự (2016) đã cho thấy môi
trường lao động ngành mỏ nói chung, ngành than nói riêng bị ô nhiễm, một số
yếu tố không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép như nhiệt độ, tốc độ gió, ánh
15
sáng, tiếng ồn, rung và hơi khí độc. Nhiều người lao động mắc bệnh nghề
nghiệp đặc biệt là bệnh bụi phổi silic [31].
Nghiên cứu của Nguyễn Bá Dụng (2016) tại Công ty Than Hà Tu,
Quảng Ninh năm 2014 cũng đưa ra nhiệt độ trung bình của người lao động
đều cao hơn tiêu chuẩn cho phép, bụi toàn phần vượt tiêu chuẩn cho phép 3-4
lần, bụi hô hấp vượt 2-3 lần, hàm lượng SiO2 trong bụi lớn hơn 15% [9].
Như vậy trong các nghiên cứu về môi trường lao động trong nước và
trên thế giới các tác giả đều chỉ ra người lao động ngành khai thác than phải
làm việc trong môi trường có nhiều yếu tố độc hại, nguy hiểm, nổi bật lên là
yếu tố bụi, nóng, hơi khí độc và lao động thể lực nặng nhọc.
1.4. Một số nghiên cứu về sức khỏe người lao động ngành than trong nước
và trên thế giới
1.4.1. Thế giới
Từ đầu thế kỷ XX, nhờ có các phương pháp kỹ thuật tiến bộ, nhất là máy X
quang nên việc nghiên cứu bệnh bụi phổi nói chung và bệnh bụi phổi silic nói riêng
cũng đạt được kết quả về nhiều mặt, được tiến hành ở nhiều nước trên thế giới.
Hội nghị quốc tế lần đầu tiên chính thức thảo luận về bệnh bụi phổi silic
được tổ chức ở Tohamnesburg (Nam phi) năm 1930.
Tổ chức Lao động Thế giới (ILO) đã tham gia vào hoạt động về mặt lao
động và xã hội của ngành than trên 70 năm. Hội nghị quốc tế về an toàn và vệ
sinh ngành mỏ năm 1995 đã đưa ra nguyên tắc cơ bản cho từng quốc gia về
hành động và giám sát quốc tế cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động
ngành mỏ nói chung và khai thác than nói riêng [12]. Sức khỏe và an toàn của
người lao động ngành khai thác than được quan tâm hơn. Đây cũng là bước
ngoặt lớn trong an toàn và vệ sinh lao động ngành than. Năm 1980, ILO đưa
ra bảng phân loại ILO 1980 kèm theo bộ phim mẫu, áp dụng cho tất cả các
16
nước có bệnh bụi phổi silic, sau đó được phát triển thêm thành phân loại ILO
2000 [32].
Nhiều nước trên thế giới đã có những công trình nghiên cứu về môi
trường lao động, sức khỏe người lao động, bệnh nghề nghiệp và bệnh liên
quan nghề nghiệp trong ngành khai thác than. Vì tác hại nghiêm trọng của nó
đến sức khoẻ, tính mạng của người lao động, do đó nhiều hội nghị quốc tế,
quốc gia về bệnh bụi phổi silic đã được tổ chức.
Theo Viện An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp Hoa Kỳ (NIOSH, 2011),
tiếp xúc với bụi mỏ than gây ra nhiều bệnh, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bụi
phổi than, bụi phổi silic và các bệnh khác. Các bệnh phổi này có thể dẫn tới sự
suy yếu, khuyết tật và tử vong sớm [33].
Trong nghiên cứu của Edward và cộng sự (2013) cũng cho thấy ngoài
các bệnh phổi (bệnh phổi và bụi phổi hỗn hợp của người lao động khai thác
than), những người khai thác than có nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến bụi
và các bệnh mạn tính, bao gồm khí phế thũng và viêm phế quản mạn tính. Để
ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh, giảm thiểu phơi nhiễm bụi, kiểm soát môi
trường tốt sẽ giảm thiểu bệnh tật cho người lao động khai thác than [34].
Theo nghiên cứu của tác giá Moustafa (2015), người lao động khai thác
than ngoài mắc bệnh hô hấp thì còn có nguy cơ mắc các bệnh ngoài da như
kích ứng, viêm da dị ứng, viêm nang lông, mụn trứng cá nghề nghiệp, teo lớp
biểu bì da và tăng sắc tố [35].
Các nghiên cứu của các tác giả Vearrier D (2011) và Zimet Z (2016)
cũng đề cập đến việc gia tăng gánh nặng lao động do các tác hại nghề nghiệp
khác như ồn quá mức dẫn đến tổn thương thính lực nghề nghiệp; môi trường ô
nhiễm góp phần xuất hiện bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Sự xuất hiện và nổ
khí mê tan, bụi than, khả năng bục vỡ túi nước có thể gây tai nạn lao động
[36], [5].
17
1.4.2 Tại Việt Nam
Tại Việt Nam, hiện tại tổng cộng có 34 bệnh nghề nghiệp (BNN) được
bảo hiểm, tuy nhiên số lao động được bảo hiểm xã hội chi trả bệnh nghề
nghiệp chưa cao. Theo báo cáo của tác giả Lương Mai Anh và các cộng sự
(2016) về thực trạng người lao động mắc bệnh nghề nghiệp được chi trả bảo
hiểm xã hội giai đoạn 2008-2013 tiến hành tại 32 tỉnh thành cho kết quả như
sau: tổng số NLĐ mắc BNN là 2.090 người. Tỷ lệ mắc BNN ở người lao động
khai khoáng chiếm tỷ lệ cao nhất (19,43%), người lao động sản xuất vật liệu
xây dựng (18,66%), và người lao động sản xuất máy, thiết bị 15,74%. Tỷ lệ
người hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần là 48,6% và thường xuyên là
51,4%. Đối với hưởng BHXH một lần thì tỷ lệ ở nam và nữ lần lượt là 55,8%
và 26% trong khi đối với hưởng BHXH thường xuyên thì ở nữ là 74% và ở
nam giới là 44,2%. Bệnh điếc do tiếng ồn chiếm tỷ lệ cao nhất (42,78%), thứ
hai là bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp với tỷ lệ 36,7%. 24,7% người bị bệnh
điếc nghề nghiệp có thời gian tiếp xúc 10-14 năm, 27,6% Nhóm NLĐ bị bệnh
bụi phổi silic có thời gian tiếp xúc từ 25-29 năm. 31,4% người bị điếc nghề
nghiệp có tỷ lệ suy giảm lao động 5-10%. 46,6% người bị bệnh bụi phổi silic
có tỷ lệ suy giảm lao động 21-35%. Nghiên cứu này phản ánh thực trạng BNN
và tình hình chi trả BHXH cho đối tượng bị BNN và cho thấy vấn đề này cần
được tăng cường theo dõi giám sát để giúp cho việc xây dựng chính sách và
đánh giá can thiệp [37].
Theo Nguyễn văn Kính và cộng sự (2016) đánh giá về thực trạng công
tác phòng chống bệnh nghề nghiệp tại một số doanh nghiệp tỉnh Thái Nguyên
giai đoạn 2011-2015, có trên 54% số cơ sở thực hiện khám bệnh nghề nghiệp.
Số người được khám bệnh nghề nghiệp, tập huấn truyên truyền trực tiếp vệ
sinh lao động hàng năm thấp [38].
18
Theo Báo cáo Điều tra lao động việc làm của Tổng cục Thống kê năm
2016, đến cuối năm 2016 ngành y tế mới quản lý được thông tin tình hình vệ
sinh lao động của 71.082 cơ sở lao động với hơn 4 triệu người lao động
(chiếm 31,2% tổng số lao động trong khu vực làm việc có hợp đồng). Số cơ sở
có yếu tố nguy hiểm, yếu tố độc hại là 28.747 cơ sở (40,4%) với 798.926 lao
động tiếp xúc trực tiếp với yếu tố có hại, nguy hiểm trên tổng số hơn 2 triệu
người làm việc tại các cơ sở này. Đáng quan ngại nhất là trong số 7.242 cơ sở
sở hữu trên 200 lao động, có tới 1.419.434 người lao động đang làm việc tại
1.676 cơ sở có yếu tố có hại, nguy hiểm; trong đó có 506.624 người tiếp xúc
trực tiếp với yếu tố có hại, nguy hiểm [39].
Đ ối với nghiên cứu sức khỏe người lao động trong ngành khai thác
than, qua các số liệu nghiên cứu của nhiều tác giả cho thấy người lao động
khai thác than phải tiếp xúc với tiếng ồn hầu hết vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho
phép, cao nhất ở khu vực khoan. Tỷ lệ mắc bệnh điếc nghề nghiệp của người
lao động nghiền sàng than, khoan than, khoan đá từ 8-23,6%. Nhiều vị trí lao
động bị ô nhiễm bụi nghiêm trọng, nồng độ bụi hô hấp có nơi vượt TCCP từ 9-
11 lần, hàm lượng silic tự do trung bình từ 15-21%. Tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi
trong người lao động khai thác than từ 3-14%, trong đó khai thác hầm lò là
chủ yếu (chiếm 70%) và bệnh viêm phế quản mạn tính là khoảng 19,3% [1].
Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Ngọc Anh (2001) nghiên cứu một
số yếu tố nguy cơ gây bệnh bụi phổi silic ở người lao động khai thác than nội
địa Thái Nguyên cho thấy có khoảng 10% người lao động mắc bệnh bụi phổi
silic [3]. Nghiên cứu môi trường lao động và sức khỏe người lao động mỏ than
Na Dương Lạng Sơn (2003) tỷ lệ bệnh bụi phổi silic ở khu vực khai thác là
11% [40].
19
Trong nghiên cứu của Nguyễn Liễu (2004) lại cho thấy bệnh phổi – phế
quản là cao nhất 40,8%, riêng bệnh viêm phế quản mạn 19,3% trong tổng số
người lao động khai thác than tại công ty Đông Bắc, Quảng Ninh [8].
Ở nghiên cứu của Đỗ Trung Toàn (2006) tỷ lệ suy giảm chức năng hô hấp
ở người lao động khai thác than tương đối cao (16-22%) [41]. Nghiên cứu của
Phạm Thúc Hạnh (2010) hầu hết bệnh nhân có rối loạn thông khí tắc nghẽn ở
các phế quản nhỏ 68,9%, rối loạn thông khí hỗn hợp 12,4%, rối loạn thông khí
hạn chế 2,1%, trong khi số người lao động có chức năng thông khí bình
thường chỉ chiếm 16,6% [42].
Các kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả trong và ngoài nước đều cho
rằng: Môi trường lao động ngành than có nhiều bụi, đặc biệt bụi có hàm lượng
silic tự do cao thì mô hình bệnh tật chủ yếu trong người lao động là bệnh phổi,
phế quản. Bệnh nghề nghiệp có tỷ lệ cao nhất là bệnh bụi phổi silic. Đây là
một bệnh nguy hiểm cho dù đã biết nguyên nhân, cơ chế gây bệnh nhưng cho
đến nay chưa có phương pháp nào điều trị hữu hiệu, bệnh tiến triển không hồi
phục thậm chí cả khi đã ngừng tiếp xúc với bụi. Cách tốt nhất để phòng chống
lại căn bệnh này vẫn là các biện pháp phòng bệnh, nhất là các biện pháp phòng
chống sự phát sinh bụi silic (SiO2) trong môi trường lao động [43].
Bên cạnh vấn đề bệnh lý thì khai thác than cũng là ngành nghề có nguy
cơ gây tai nạn lao động cao do sạt lở tầng khai thác, sạt lở bãi than ở khai thác
than lộ thiên và nổ khí, bục nước, sập hầm ở khai thác than hầm lò. Theo tác
giả Hà Tất Thắng và cộng sự (2012), giai đoạn 2000-2008 đã có 276 người
chết, trong đó khai thác than hầm lò là 219 người. Năm 2011, ngành than có
12 vụ tai nạn lao động chết người với số người chết là 14 người [44].
1.5. Sơ lược về địa điểm nghiên cứu
Công ty Than Na Dương – VVMI (thuộc Tổng công ty Công nghiệp Mỏ
Việt Bắc – Vinacomin) được thành lập năm 1959, nằm ở phía đông bắc tỉnh
20
Lạng Sơn. Công ty khai thác than theo phương pháp khai thác lộ thiên. Hiện
tạiNăm 2018 công ty có tổng 5213 người lao động (418 nam và 1035 nữ),
trong đó có 499 người lao động trực tiếp và 122 người lao động gián riếp.
Công ty gồm có 8 phòng ban (phòng Điều độ, phòng Tổ chức – Hành chính,
phòng Kế toán – Thống kê – Tài chính, phòng Kế hoạch – Tiêu thụ, phòng Vật
tư, phòng Đầu tư – xây dựng, phòng Kỹ thuật – KCS, phòng Cơ điện – An
toàn) và 3 phân xưởng sản xuất (phân xưởng Khai thác, phân xưởng Vận tải,
phân xưởng Cơ điện – Sàng tuyển). Theo số liệu thống kê của Trung tâm kiểm
soát bệnh tật tỉnh Lạng Sơn, trong những năm gần đây, môi trường lao động
của Công ty có các yếu tố vi khí hậu, ồn, bụi vượt tiêu chuẩn cho phép ở một
số vị trí lao động. Hàng năm vẫn phát hiện người lao động mới mắc bệnh nghề
nghiệp bụi phổi silic.
Đặc tính của Than Na Dương là loại than nâu chuyên tiếp than ngọn lửa
dài (hay gọi là than nâu hoặc than ngọn lửa dài). Than Na Dương là than đặc
chủng với những đặc tính kỹ thuật có hàm lượng lưu huỳnh cao, dễ phong
hóa, dễ bốc cháy khi đổ đống lớn và gặp mưa nhỏ khí sunfua phát ra gây độc
hại và ô nhiễm môi trường. Than Na Dương có hàm lượng tro cao và cấp hạt
càng nhỏ độ tro càng cao. Tỷ lệ cám trong than nguyên khai tương đối lớn.
Than và đất đá ở dạng kết hạch rất chặt chẽ, thuộc loại than rất khó tuyển. Vì
thế ở đây than không dùng trong sinh hoạt đời sống nhân dân, chỉ sử dụng cho
các ngành công nghiệp, thích hợp dùng cho công nghệ xi măng lò quay
phương pháp ướt và nhà máy nhiệt điện công nghệ Lò hơi tầng sôi tuần hoàn –
CFB [45]. Hiện nay Công ty đang cung cấp than liên tục cho nhà máy Nhiệt
Điện Na Dương I. Do than rất dễ cháy khi tiếp xúc với không khí, hệ thống
khai thác đang áp dụng tại mỏ là xuống sâu, dọc một bờ công tác. Sử dụng ô
tô vận tải, đất đá đổ tại bãi thải ngoài và bãi thải trong với việc áp dụng công
nghệ khấu theo lớp đứng, đào sâu đáy mỏ bằng máy xúc thủy lực gầu ngược.
21
Sơ đồ công nghệ khai thác chủ yếu bóc đất đá mỏ than Na Dương như sau:
Khoan, nổ mìn 
(làm tơi đất đá)
Xúc bốc 
(than, đất đá)
Vận tải 
(bằng ô tô)
Sàng tuyển, phân loại
cấp cho nhà máy nhiệt
điện Na Dương/đất đá
thải bỏ ở bãi thải đất đá
Đối với các tầng đất phủ đệ tứ và tầng đất đá thải có thể sử dụng máy
xúc trực tiếp không cần phải nổ mìn, sau đó đất đá được máy xúc xúc lên ô tô
vận chuyển ra các bãi thải.
Công tác chế biến than được thể hiện bởi hệ thống sàng công suất 222 tấn/h.
Quy trình công nghệ sàng than như sau: Than nguyên khai tại vỉa 4
(Khu I, II, III) được ô tô vận chuyển về xưởng sàng, khi xúc than lên ô tô đã
loại một phần đá to cỡ +300mm. Tại xưởng sàng, than được máy xúc hoặc xe
gạt đánh đống, trộn, nghiền các cục quá cỡ và gạt xuống 06 phễu cấp liệu qua
sàng tĩnh khe 200mm, đặt nghiêng một góc 25o
. Cấp hạt <200mm lọt xuống
phễu được 06 máy cấp liệu lắc (CL1, CL2, CL3, CL4, CL5, CL6) cấp lên
băng tải thu liệu B1, qua hệ thống băng B2, B3 và cấp tới băng nhận liệu của
nhà máy điện. Cấp hạt >200mm trượt trên mặt sàng tĩnh xuống đất được máy
xúc tải, máy gạt xúc gạt chuyển ra vị trí xử lý. Cách xử lý có thể nhặt tay loại
đá hoặc chà sát lại để tận thu than cục sạch cấp lại dây chuyền. Đá được xúc
lên ô tô đưa đi đổ thải tại các bãi thải của mỏ.
22
Hình 1.1. Sơ đồ công nghệ hệ thống sàng than Na Dương
(hiện nay, Công ty đang tiến hành khai thác khai trường vỉa 4)
Than khai thác vỉa 4
Xúc lên ô tô loại bỏ đá + 300 mm
Đá thải +300mm
Đánh đống,trộn, nghiền
cục quá cỡ
- 200
Cấp cho nhà máy
nhiệt điện Na Dương
+ 200
Nhặt đá +200
Đá thải
Sàng tĩnh khe 200mm
23
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu:
2.1.1. Địa diểm
Công ty Than Na Dương – VVMI – Chi nhánh Tổng công ty công
nghiệp mỏ Việt Bắc TKV-CTCP nằm trong địa phận Thị trấn Na Dương,
huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn.
2.1.2. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 7/2018 đến tháng 6/2019, thời gian thu thập số liệu tiến hành
từvào tháng 1 đến tháng 3 năm 2019.
2.2. Đối tượng nghiên cứu:
2.2.1. Môi trường lao động
- Một số yếu tố môi trường lao động:
+ Vi khí hậu: nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió,
+ Tiếng ồn,
+ Bụi toàn phần, bụi hô hấp,
24
+ Hơi khí độc: CO, H2S, SO2, CO2
- Khu vực sản xuất trực tiếp (Khu vực I) gồm các khu vực sản xuất
trực tiếp như phân xưởng khai thác, phân xưởng sàng tuyển – cơ
điện, phân xưởng vận tải
- Khu vực gián tiếp (Khu vực II) gồm các phòng ban quản lý, phụ
trợ, gián tiếp….
2.2.2. Người lao động
*Tiêu chuẩn lựa chọn
- Tất cả cán bộ nhân viên khối văn phòng công ty và người lao động từ khai
thác, vận chuyển, sản xuất, chế biến trong Công ty Than Na Dương – VVMI
không phân biệt giới, tuổi đời và có tuổi nghề từ 6 tháng trở lên tính đến thời
điểm nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu được chia thành 2 nhóm dựa vào đặc
điểm nghề nghiệp và môi trường lao động:
+ Nhóm I/khu vực I: lao động trực tiếp: nhóm này là người lao động
trực tiếp làm việc, sản xuất ra sản phẩm tại các bộ phận khai thác, vận chuyển,
sàng tuyển tại các phân xưởng Khai thác, phân xưởng Cơ điện – sàng tuyển,
phân xưởng Vận tải
+ Nhóm II/khu vực II: lao động gián tiếp là người lao động trong các
phòng ban, cán bộ quản lý, phục vụ phụ trợ.
- Người lao động có tham gia khám sức khỏe định kỳ hàng năm, theo từng
năm từ năm 2014-2018.
Kết quả số lượng đối tượng nghiên cứu đã chọn trong giai đoạn 2014-2018
Năm
Khu vực
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Khu vực I 405 385 382 386 375
Khu vực II 153 144 131 130 120
Tổng 558 529 513 516 495
25
Nên bổ sung bảng kết quả số lượng đối tượng nghiên cứu đã chọn theo hai khu
vực trong từng năm vào đây
*Tiêu chuẩn loại trừ
+ Không khám sức khỏe định kỳ hoặc khám không đủ theo yêu cầu.
+ Không đủ hồ sơ sức khoẻ có sẵn từ năm 2014-2018
+ Thời gian công tác dưới 6 tháng (theo thông tư số 15/2016/TT-BYT
ngày 15/5/2016 của Bộ Y tế có quy định về thời gian tiếp xúc tối thiểu trong
bệnh nghề nghiệp là 3 tháng – 6 tháng, nên người lao động có thời gian làm
việc dưới 6 tháng không chọn vào nghiên cứu).
2.3. Phương pháp, thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang nhiều giai đoạn, hồi cứu số liệu có sẵn
giai đoạntừ nămtừ 2014-2018.
2.4. Cỡ mẫu và chọn mẫu
2.4.1. Môi trường lao động
Chọn mẫu môi trường lao động theo kỹ thuật chọn mẫu chủ đích. Cỡ
mẫu đo môi trường lao động theo thực tế đã đo từ năm 2014 – 2018 của mỗi
phòng ban/phân xưởng, vị trí người lao động làm việc theo đúng hướng dẫn
của Thường quy kỹ thuật sức khỏe nghề nghiệp và môi trường năm 2002 (năm
2014, 2015) và Thường quy kỹ thuật sức khỏe nghề nghiệp và môi trường năm
2015 – Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường (năm 2016, 2017, 2018).
Các mẫu đo môi trường lao động được đo vào mùa hè hàng năm, trong
điều kiện thời tiết không mưa bão. Bao gồm yếu tố vi khí hậu (nhiệt độ, độ
ẩm, tốc độ gió) và các yếu tố môi trường khác như bụi, hơi khí độc, tiếng ồn.
Tất cả các mẫu đo đều là mẫu thời điểm.
26
- Mẫu vi khí hậu: bao gồm 3 chỉ số nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió: Mỗi năm có
20 mẫu với mỗi chỉ số, 15 mẫu tại khu vực I, 5 mẫu tại khu vực II.
- Mẫu tiếng ồn chung, bụi hô hấp, bụi toàn phần: Mỗi năm có 20 mẫu, 15
mẫu tại khu vực I, 5 mẫu tại khu vực II
- Mẫu hơi khí độc: Dựa trên đặc điểm sản xuất, đơn vị chỉ đo 4 loại hơi khí
độc bao gồm: CO, H2S, SO2, CO2 và chỉ đo tại các vị trí có nguy cơ phát sinh
ra hơi khí độc trong quá trình sản xuất (cụ thể ở đây chỉ tập trung trong khu
vực I, nên có 15 mẫu tại khu vực I, không có mẫu hơi khí độc tại khu vực II)
Các mẫu đều được chọn tại vị trí làm việc tập trung, thường xuyên của
người lao động. Khu vực I, ở các vị trí: vận hành khoan, vận hành xúc điện
EKG, máy xúc thủy lực, máy gạt, xi nhan bãi thải, khu vực sửa chữa gia công
(thuộc phân xưởng khai thác), lái xe khai trường, khu vực sửa chữa (thuộc
phân xưởng vận tải), lao động thủ công chọn than, tổ cơ khí, tổ sửa chữa, tổ
điện nước (phân xưởng sàng tuyển – cơ điện), phòng KCS. Khu vực II, ở các
vị trí: tổ cấp dưỡng của 3 phân xưởng và khốiổi văn phòng, tổ văn phòng phục
vụ phụ trợ của phân xưởng cơ điện – sàng tuyển (đã chuyển ra ngoài khu vực
khai thác), 8 phòng còn lại của khối văn phòng tại trụ sở Công ty (cách xa khu
vực khai thác) đã được Công ty lắp điều hòa nên không đo MTLĐmôi trường
lao động.
- Số liệu đo môi trường lao động tại công ty Than Na Dương từ năm 2014 đến
2018 được thực hiện bởi khoa Sức khỏe nghề nghiệp, Ttrung tâm Kkiểm soát
bệnh tật tỉnh Llạng SSơn. Các cán bộ đo môi trường lao động là những người
đã có nhiều năm kinh nghiệm và đều được cấp chứng chỉ quan trắc môi trường
lao động do Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường cấp, kiểm tra đánh giá
hàng năm.
- Thiết bị đo môi trường lao động (phụ lục 2)
2.4.2. Người lao động
27
Chọn mẫu động mẫu ttheo phương pháp chủ đích là toàn bộ hồ sơ sức
khỏe của người lao động viên trong Công ty Than Na Dương – VVMI, không
phân biệt tuổi đời, giới, vị trí việc làm, thỏa mãn tiêu chuẩn chọn đối tượng
nghiên cứu.đủ điều kiện tham gia nghiên cứu/thỏa mãn tiêu chuẩn lựa
2.5. Biến số, chỉ số nghiên cứu
2.6.
Biến số Chỉ số
Mục tiêu 1: Mô tả xu hướng môi trường lao động ở Công ty Than Na Dương
– VVMI
Vi khí hậu
Trung bình nhiệt độ và số lượng mẫu nhiệt độ đạt TCCP tại vị
trí lao động theo khu vực và theo năm
Trung bình độ ẩm và số lượng mẫu độ ẩm đạt TCCP tại vị trí
lao động theo khu vực và theo năm
Trung bình tốc độ gió và số lượng mẫu tốc độ gió đạt TCCP
tại vị trí lao động theo khu vực và theo năm
Nhóm yếu tố
bụi, ồn, hơi khí
độc
Trung bình nồng độ bụi toàn phần và số lượng mẫu bụi toàn
phần đạt TCCP tại vị trí lao động theo khu vực và theo năm
Trung bình nồng độ bụi hô hấp và số lượng mẫu bụi hô hấp
đạt TCCP tại vị trí lao động theo khu vực và theo năm
Trung bình nồng độ hơi khí độc tại vị trí lao động theo khu
vực và theo năm
Trung bình tiếng ồn và số lượng mẫu tiếng ồn đạt TCCP tại vị
trí lao động theo khu vực và theo năm
Mục tiêu 2: Mô tả xu hướng sức khỏe người lao động ở Công ty Than Na
Dương - VVMI
Giới tính Tỷ lệ % đối tượng nghiên cứu theo giới tính (nam/nữ)
28
Tuổi đời
Tỷ lệ % đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi đời (18-29 tuổi,
30-39 tuổi, 40-49 tuổi, ≥ 50 tuổi)
Tuổi nghề
Tỷ lệ % đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi nghề (≤≥5 năm,
>5 năm - 10 năm, >10 năm - 15 năm, >15 năm - 20 năm, >20
năm)
Phân loại sức
khỏe chung
(Loại I, II, III,
IV, V)
Tỷ lệ % theo loại sức khỏe theo năm,
Tỷ lệ % loại sức khoẻ theo 2 nhóm nghề (trực tiếp và gián
tiếp) và theo năm
Cơ cấu bệnh tật
Tỷ lệ % cơ cấu bệnh tật của người lao động trong công ty theo
năm.
Mắc bệnh bụi
phổi Silic
Tỷ lệ % đối tượng nghiên cứu mắc bụi phổi silic theo 2 nhóm
nghề và theo năm
Mắc bệnh tai
mũi họng
Tỷ lệ % đối tượng nghiên cứu mắc tai mũi họng theo 2 nhóm
nghề và theo năm
Mắc bệnh hô
hấp
Tỷ lệ % đối tượng nghiên cứu mắc bệnh hô hấp theo 2 nhóm
nghề và theo năm
2.7. Phương pháp thu thập số liệu
 Công cụ thu thậpTT: biểu mẫu thu thập thông tin về kết quả đo MTLĐ,
sức khỏe người lao động, bệnh nghề nghiệp
- Môi trường lao động: bảng kết quả đo kiểm MTLĐ (phụ lục 3)
- Người lao động: phiếu thu thập thông tin (phụ lục 4)
 Phương pháp thu thập số liệu:
Hồi cứu số liệu sẵn có (báo cáo kết quả đo MTLĐ, hồ sơ vệ sinh lao động;
sổ khám sức khỏe định kỳ, bệnh nghề nghiệp của người lao động từ năm 2014
đến năm 2018.
29
- Môi trường lao động: MTLĐ của Công ty được tiến hành đo cùng mùa
hè hàng năm trong điều kiện thời tiết không mưa, bão (các mẫu đo thời
điểm?). Theo Thường quy kỹ thuật của Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi
trường năm 2002 (áp dụng cho năm 2014, 2015) và Thường quy kỹ thuật của
Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường năm 2015 (áp dụng cho năm 2016,
2017, 2018) [46]. Đánh giá các kết quả đo MTLĐ đạt hay không đạt TCCP
theo các quy định hiện hành:
• Quyết định 3733/2002/BYT ngày 10/10/2002 về việc ban hành 21 tiêu
chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động.
• Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 24:2016/BYT về Tiếng ồn - Mức
tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc.
• Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 26:2016/BYT về Vi khí hậu - Giá
trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc.
- Sức khỏe người lao động: đánh giá tình hình sức khỏe, bệnh tật của NLĐ
theo tiêu chuẩn 1613/BYT-QĐ ngày 15/8/1997 về việc ban hành “Tiêu chuẩn
phân loại sức khỏe để khám tuyển, khám định kỳ cho người lao động”; Thông
tư số 19/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 6 năm 2019 về hướng dẫn quản lý vệ
sinh lao động và sức khỏe người lao động của Bộ Y tế.
- Bệnh nghề nghiệp: theo Thông tư số 15/2016/TT-BYT ngày 15 tháng 5
năm 2016 Quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội của Bộ
Y tế và Thông tư 28/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 6 năm 2016 về hướng dẫn
quản lý bệnh nghề nghiệp của Bộ Y tế..
2.8. Xử lý và phân tích số liệu
Làm sạch số liệu trước khi nhập. Nhập liệu bằng Epidata 3.1. Phân tích
bằng phần mềm STATA 14.0.
30
Thống kê mô tả được áp dụng để trình bày các tỷ lệ và xu hướng về môi
trường lao động và tình trạng sức khoẻ người lao động của công ty nghiên cứu
từ năm 2014-2018.
2.8. Đạo đức nghiên cứu
-
Nghiên cứu được tiến hành sau khi đã được Hội đồng thông qua đề
cương của Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng, Trường Đại học Y
Hà Nội duyệt ngày 27 Tháng 7 Năm 2018 và cho phép tiến hành triển khai đề
tài nghiên cứu.
-
Nghiên cứu được tiến hành sau khi đã báo cáo và thảo luận các
nội dung nghiên cứu với lãnh đạo cơ sở lao động có liên quan và được đơn vị
cho phép, hợp tác (phụ lục 5 – xác nhận đồng ý của cơ sở nơi nghiên cứu?).
-
Mọi thông tin thu thập được có liên quan đến đối tượng nghiên cứu sẽ
được giữ bí mật.
-
- Các số liệu chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu và chăm sóc sức
khỏe người lao động, không phục vụ cho các mục đích khác.
-
- Kết quả nghiên cứu sẽ được sử dụng cho công tác cải thiện môi
trường và nâng cao việc chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp
cho người lao động.
31
Khí
CO
Khí
CO2
Khí
H2
S
KhíSO2
Vi khí
hậu (nhiệt
độ, độ
ẩm, tốc
độ gió)
Tiến
g ồn
Môi trường lao động
Yếu tố
vật lý
Yếu tố
lý hóa
Yếu tố
hóa học
Sức khỏe người lao động
Nhóm I
Lao động trực tiếp
Nhóm II
Lao động gián tiếp
Bệnh nghề nghiệp
Bệnh bụi phổi -silic
nghề nghiệp
Bệnh bụi phổi -than
nghề nghiệp
Bệnh viêm phế quản
mạn tính nghề
nghiệp
Bệnh nghề nghiệp do
rung cục bộ
Bệnh nghề nghiệp do
rung toàn thân
Bệnh thông
thường
- Tuần hoàn
Hô hấp
Tiêu hóa
Thận – tiết
niệu
Cơ xương
khớp
Mắt
Tai mũi họng
Răng hàm mặt
Sản phụ khoa
……………
Các nhóm khác
Các bệnh liên
quan đến nghề
nghiệp ngoài
danh mục bảo
hiểm
Tai nạn lao động
Bụ
i
32
Hình 2.2. Sơ đồ nghiên cứu
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Môi trường lao động tại Công ty Than Na Dương – VVMI giai đoạn
2014-2018
Môi trường lao động của Công ty được tiến hành đo cùng mùa nóng
hàng năm trong điều kiện thời tiết không mưa, bão. Kết quả cho thấy:
Bệnh điếc nghề
nghiệp
33
Biểu đồ 3.1. Kết quả nhiệt độ môi trường lao động
Nhận xét: Tiêu chuẩn cho phép về nhiệt độ môi trường lao động trong
mùa nóng theo QĐ 3733/2002/QĐ-BYT và QCVN 26: 2016/BYT là từ 18-
320
C. Kết quả ở biểu đồ 3.1 cho thấy, nhiệt độ ở hầu hết các điểm đo đều cao,
nhiệt độ trung bình ở khu vực I (trực tiếp) cao hơn khu vực II (gián tiếp).
Nhiệt độ trung bình cao nhất là năm 2015 ở khu vực sản xuất trực tiếpI
(35,95o
C). Nhiệt độ trung bình ở khu vực sản xuất trực tiếpI sát và cao hơn
TCCP. Tại khu vực gián tiếpII, nhiệt độ trung bình nằm trong giới hạn TCCP.
Nhiệt độ trung bình thấp nhất là năm 2018 ở khu vực gián tiếp II (27,58o
C).
34
Biểu đồ 3.2. Kết quả số mẫu nhiệt độ môi trường LĐ đạt TCCP
Nhận xét: Khu vực II (gián tiếp), tỷ lệ mẫu đạt TCCP từ 80 đến 100%,
cao hơn khu vực I (trực tiếp). Ở khu vực sản xuất trực tiếpI năm 2016 có tỷ lệ
mẫu đạt TCCP cao nhất (80%), năm 2014, 2017 và 2018 có tỷ lệ mẫu đạt
TCCP thấp hơn (lần lượt là 60%, 33,3% và 40%), riêng năm 2015 không có
mẫu nào đạt TCCP.
Bảng 3.1. Kết quả độ ẩm không khí MTLĐ
Năm
Khu
vực
Độ ẩm tại vị trí lao động (%) ( X ± SD)
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Khu vực I 68,58 ± 1,09 60,22 ± 4,49 77,71 ± 3,45 64,42 ± 4,61 74,39 ± 3,22
Khu vực II 69,60 ± 1,40 64,52 ± 2,41 78,84 ± 1,41 67,86 ± 0,44 75,24 ± 0,93
TCCP* 40-80%
TCCP*: Tiêu chuẩn cho phép: QĐ 3733/2002/QĐ-BYT và QCVN 26: 2016/BYT
Nhận xét: Độ ẩm trung bình tại khu vực II (gián tiếp) cao hơn khu vực I
(trực tiếp). Độ ẩm trung bình tại các khu vực đa phần là đạt TCCP, riêng năm
2016, độ ẩm trung bình sát giới hạn TCCP ở khu vực sản xuất trực tiếpI và
35
khu vực gián tiếpII lần lượt là 77,71 ± 3,45% và 78,84 ± 1,41%. Độ ẩm thấp
nhất là năm 2015 tại khu vực sản xuất trực tiếpI (60,22 ± 4,49%).
Bảng 3.2. Kết quả số mẫu độ ẩm không khí MTLĐ đạt TCCP
Năm
Khu vực
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ
Khu vực I
(n=15) 15 100 15 100 10 66,7 15 100 15 100
Khu vực II
(n=5) 5 100 5 100 3 60 5 100 5 100
Tổng cộng 20 100 20 100 13 86,7 20 100 20 100
Nhận xét: Đa số các mẫu đo độ ẩm đạt TCCP. Năm 2014, 2015, 2017,
2018 tỷ lệ 100% mẫu đạt TCCP, riêng năm 2016 chỉ có 13/20 chiếm 86,7%
mẫu đạt TCCP trong đó 10/15 mẫu của khu vực I (trực tiếp)1 và 3/5 mẫu của
khu vực II (gián tiếp).
Bảng 3.3. Kết quả tốc độ gió môi trường lao động
Năm
Khu vực
Tốc độ gió tại vị trí lao động (m/s) ( X ± SD)
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Khu vực I 0,45 ± 0,26 0,58 ± 0,34 0,32 ± 0,16 0,64 ± 0,40 0,48 ± 0,29
Khu vực II
0,30 ± 0,06 0,32 ± 0,03 0,28 ± 0,04 0,23 ± 0,05 0,32 ± 0,07
TCCP* 0,2 – 1,5(m/s)
TCCP*: Tiêu chuẩn cho phép: QĐ 3733/2002/QĐ-BYT và QCVN 26: 2016/BYT
Nhận xét: Tốc độ gió trung bình tại các khu vực đều đạt giới hạn tiêu
chuẩn cho phép (từ 0.23 ± 0,05 đến 0,64 ± 0.4 (m/s)). Tốc độ gió trung bình
cao nhất là năm 2017 tại khu vực sản xuất trực tiếp - khu vực I (0.64 ± 0.4
36
(m/s)). Tốc độ gió trung bình thấp nhất là năm 2017 tại khu vực gián tiếp - khu
vực II (0,23 ± 0,05m/s).
Bảng 3.4. Kết quả mẫu tốc độ gió môi trường lao động đạt TCCP
Năm
Khu vực
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ
Khu vực I
(n=15)
12 80 15 100 12 80 15 100 15 100
Khu vực II
(n=5)
5 100 5 100 5 100 5 100 5 100
Tổng cộng 17 85 20 100 17 85 20 100 20 100
Nhận xét: Các mẫu ở khu vực II (gián tiếp) đều đạt TCCP. Tại Kkhu
vực I (trực tiếp) các năm 2015, 2017, 2018 đều đạt TCCP, . Nnăm 2014 và
2016 có số mẫu đạt TCCP là 12/15 mẫu (chiếm 80%).
Bảng 3.5. Kết quả nồng độ bụi toàn phần môi trường lao động
Năm
Khu vực
Bụi toàn phần tại vị trí lao động (mg/m3
) ( X ± SD)
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Khu vực I 5,35 ± 2,77 5,37 ± 2,76 5,34 ± 2,38 5,40 ± 2,54 5,55 ± 2,47
Khu vực II 1,11 ± 0,86 1,10 ± 0,70 2,04 ± 0,78 1,84 ± 1,03 1,47 ± 0,68
TCCP*
(SiO2 < 20%)
≤ 6 mg/m3
TCCP*: Tiêu chuẩn cho phép: QĐ 3733/2002/QĐ-BYT
Nhận xét: Giá trị trung bình của các mẫu đo bụi toàn phần nằm trong
TCCP. Giá trị trung bình ở khu vực sản xuất trực tiếp - khu vực I (từ 5,34 ±
2,38 mg/m3
đến 5,55 ± 2,47 mg/m3
) cao hơn hẳn khu vực gián tiếp - khu vực
II (từ 1,1 ± 0.7 mg/m3
đến 2,04 ± 0,78 mg/m3
). Nồng độ bụi trung bình cao
37
nhất là năm 2018 tại khu vực sản xuất trực tiếpI (5,55 ± 2,47 mg/m3
), nồng độ
bụi toàn phần trung bình thấp nhất là năm 2015 tại khu vực gián tiếpII (1,10 ±
0,70 mg/m3
).
Biểu đồ 3.3. Kết quả mẫu bụi toàn phần môi trường lao động đạt TCCP
Nhận xét: Không có mẫu vượt TCCP ở khu vực II (gián tiếp). Số mẫu
bụi toàn phần đạt TCCP ở khu vực I (trực tiếp) năm 2014, 2015 là 8/15
(53,3%), năm 2016, 2017, 2018 là 7/15 mẫu (46,7%).
Bảng 3.6. Kết quả nồng độ bụi hô hấp môi trường lao động
Năm
Khu vực
Bụi hô hấp tại vị trí lao động (mg/m3
) ( X ± SD)
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Khu vực I 3,50 ± 2,53 3,55 ± 2,38 3,57 ± 1,90 3,31 ± 1,91 3,57 ± 1,75
Khu vực II 0,29 ± 0,43 0,51 ± 0,36 1,21 ± 0,53 0,85 ± 0,33 0,85 ± 0,33
TCCP*
(SiO2 < 20%)
≤ 4 mg/m3
TCCP*: Tiêu chuẩn cho phép: QĐ 3733/2002/QĐ-BYT
Nhận xét: Giá trị trung bình của các mẫu đo bụi hô hấp nằm trong
TCCP. Giá trị trung bình ở khu vực sản xuất trực tiếp - khu vực I (từ 3,31 ±
38
1,9 mg/m3
đến 3,57 ± 1,75 mg/m3
) cao hơn hẳn khu vực gián tiếp - khu vực II
(từ 0,29 ± 0,43 mg/m3
đến 1,21 ± 0,53 mg/m3
).
Biểu đồ 3.4. Kết quả mẫu bụi hô hấp môi trường lao động đạt TCCP
Nhận xét: Các mẫu bụi hô hấp ở khu vực II (gián tiếp) đều đạt TCCP.
Số mẫu bụi hô hấp đạt TCCP ở khu vực I (trực tiếp) cao nhất là năm 2017 có
10/15 mẫu (chiếm 66.7%), tiếp đến là năm 2018 có 9/15 mẫu (chiếm 60%),
thấp nhất là năm 2014 và năm 2016 có 8/15 mẫu (chiếm 53,3%).
Bảng 3.7. Kết quả tiếng ồn chung môi trường lao động
Năm
Khu
vực
Tiếng ồn chung tại vị trí lao động (dBA)
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Khu vực I 81,42 ± 4,12 80,51 ± 8,08 81,69 ± 8,47 80,45 ± 7,46 80,69 ± 4,39
Khu vực II 66,84 ± 2,30 63,86 ± 4,56 65,48 ± 4,48 65,02 ± 4,05 64,98 ± 5,18
TCCP* ≤ 85
TCCP*: Tiêu chuẩn cho phép: QĐ 3733/2002/QĐ-BYT và QCVN 24: 2016/BYT
39
Nhận xét: Cường độ tiếng ồn chung trung bình ở cả 2 khu vực đều đạt
TCCP. Giá trị trung bình của các mẫu đo tại khu vực I (trực tiếp) cao hơn hẳn
so với khu vực II (gián tiếp). Năm 2016 ở khu vực trực tiếp sản xuấtI, tiếng ồn
trung bình cao nhất (81,69 ± 8,42dB). Năm 2015 ở khu vực gián tiếpII, tiếng
ồn trung bình thấp nhất (63,48 ± 4,56 dB).
Biểu đồ 3.5. Kết quả mẫu ồn chung môi trường lao động đạt TCCP
Nhận xét: Các mẫu ồn chung ở khu vực II (gián tiếp) đềểu đạt TCCP. Ở
khu vực I (trực tiếp) năm 2014 và 2018 có 14/15 mẫu (93,3%) đạt TCCP, năm
2015, 2016, 2017 đều có 10/15 mẫu (66,7%) đạt TCCP.
Bảng 3.8. Kết quả nồng độ khí CO môi trường lao động
Năm
Khu vực
Khí CO tại vị trí lao động (mg/m3
)( X ± SD)
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Khu vực I
2,33 ± 1,12 2,45 ± 1,13 5,13 ± 2,82 5,94 ± 2,08 5,03 ± 1,79
Khu vực II 0 0 0 0 0
TCCP* ≤ 40,0 (từng lần tối đa)
TCCP*: Tiêu chuẩn cho phép: QĐ 3733/2002/QĐ-BYT,
Nhận xét: Nồng độ trung bình của khí CO môi trường lao động tại khu vực I
(trực tiếp sản xuất) qua các năm đều đạt TCCP. Tất cả các mẫu đo đều đạt TCCP,
40
không có mẫu vượt TCCP. Nồng độ trung bình khí CO cao nhất tại khu vực I vào
năm 2017 (5,94 ± 2,08mg/m3
), thấp nhất tại khu vực I vào năm 2014 (2,33 ±
1,12mg/m3
).
Bảng 3.9. Kết quả nồng độ khí H2S môi trường lao động
Năm
Khu vực
Khí H2S tại vị trí lao động (mg/m3
) ( X ± SD)
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Khu vực I 0,22 ± 0,09 0,32 ± 0,11 0,24 ± 0,12 0,33 ± 0,18 0,32 ± 0,14
Khu vực II 0 0 0 0 0
TCCP* ≤ 15,0 (từng lần tối đa)
TCCP*: Tiêu chuẩn cho phép: QĐ 3733/2002/QĐ-BYT
Nhận xét: Nồng độ trung bình của khí H2S môi trường lao động tại khu
vực I (trực tiếp sản xuất) qua các năm đều đạt TCCP. Tất cả các mẫu đo đều
đạt TCCP.
Bảng 3.10. Kết quả nồng độ khí SO2 môi trường lao động
Năm
Khu vực
Khí SO2 tại vị trí lao động (mg/m3
) ( X ± SD)
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Khu vực I 0,49 ± 0,14 0,57 ± 0,16 0,51 ± 0,15 0,25 ± 0,12 0,25 ± 0,15
Khu vực II 0 0 0 0 0
TCCP* ≤ 10,0 (từng lần tối đa)
TCCP*: Tiêu chuẩn cho phép: QĐ 3733/2002/QĐ-BYT
41
Nhận xét: Nồng độ trung bình của khí SO2 tại khu vực I (trực tiếp sản
xuất) qua các năm đều đạt TCCP. Tất cả các mẫu đo đều đạt TCCP. Năm 2015
có nồng độ trung bình cao nhất 0,51 ± 0,15mg/m3.
Bảng 3.11. Kết quả nồng độ khí CO2 môi trường lao động
Năm
Khu
vực
Khí CO2 tại vị trí lao động (mg/m3
)( X ± SD)
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Khu vực I 402,9 ± 46,8 404,4 ± 49,0 410 ± 49,16 420,3 ± 34,5 428,3 ± 54,9
Khu vực II 0 0 0 0 0
TCCP* ≤ 900 (từng lần tối đa)
TCCP*: Tiêu chuẩn cho phép: QĐ 3733/2002/QĐ-BYT
Nhận xét: Nồng độ trung bình của khí CO2 tại khu vực I (trực tiếp sản
xuất) qua các năm đều đạt TCCP. Tất cả các mẫu đo đều đạt TCCP.
3.2 Sức khỏe người lao động ở Công ty Than Na Dương – VVMI giai đoạn
2014 – 2018.
Tải bản FULL (100 trang): https://bit.ly/3oSMqjV
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
42
Biểu đồ 3.6. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới
Nhận xét: Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là nam giới chiếm từ 80% đến
81,4% nữ giới chỉ từ 18,4 đến 20%. Đặc biệt, ở nhóm I lao động trực tiếp
(nhóm I) chủ yếu là nam (chiếm từ 88,8% đến 90,3%), lao động nữ rất ít (chỉ
Tải bản FULL (100 trang): https://bit.ly/3oSMqjV
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
43
từ 9,7 đến 11,2%). Ở nhóm lao động gián tiếp (nhóm II2), tỷ lệ lao động nam
cao hơn một chút so với tỷ lệ lao động nữ nhưng không nhiều.
Bảng 3.12. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi đời
Tuổi đời
Nhóm
18-29 tuổi 30-39 tuổi 40-49 tuổi ≥50 tuổi
SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ
Năm
2014
Nhóm I 146 36,1 129 31,8 107 26,4 23 5,7
Nhóm II 38 24,9 45 29,4 47 30,7 23 15
Tổng 184 33 174 31,2 154 27,6 46 8,2
Năm
2015
Nhóm I 121 31,4 139 36,1 102 16,5 23 6
Nhóm II 37 25,7 48 33,3 37 25,7 22 15,3
Tổng 158 29,9 187 35,3 139 26,3 45 8,5
Năm
2016
Nhóm I 98 25,6 166 43,5 83 21,7 35 9,2
Nhóm II 35 26,7 46 35,1 32 24,4 18 13,8
Tổng 133 25,9 212 41,4 115 22,4 53 10,3
Năm
2017
Nhóm I 93 24,1 173 44,8 72 18,7 48 12,4
Nhóm II 29 22,3 50 38,5 28 21,5 23 17,7
Tổng 122 23,6 223 43,2 100 19,4 71 13,8
Năm
2018
Nhóm I 73 19,4 187 49,9 64 17,1 51 13,6
Nhóm II 27 22,5 49 40,8 24 20 20 16,7
Tổng 100 20,2 236 47,7 88 17,8 71 14,3
Trung bình 5 năm
(2014-2018)
Tuổi trung bình
X ± SD (min-max): 36,4 ± 9,1 (20-59)
Nhận xét: Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu trong 5 năm là
36,4 ± 9,1 tuổi, người nhỏ nhất là 20 tuổi và lớn nhất là 59 tuổi. Trong đó chủ
yếu ĐTNC trong độ tuổi 30-39 chiếm 47,7%, tiếp đến độ tuổi từ 18-29 chiếm
20,2%, độ tuổi 40-50 và trên 50 là thấp nhất, lần lượt là 17,7% và 14,3%.
Bảng 3.13. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi nghề
7861651

More Related Content

Similar to XU HƯỚNG MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI MỘT CÔNG TY KHAI THÁC THAN TỈNH LẠNG SƠN.pdf

Sách (3).pdf
Sách (3).pdfSách (3).pdf
Sách (3).pdf
LhongTrn
 

Similar to XU HƯỚNG MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI MỘT CÔNG TY KHAI THÁC THAN TỈNH LẠNG SƠN.pdf (20)

luan an thuc trang moi truong suc khoe benh tat o cong nhan may
luan an thuc trang moi truong suc khoe benh tat o cong nhan mayluan an thuc trang moi truong suc khoe benh tat o cong nhan may
luan an thuc trang moi truong suc khoe benh tat o cong nhan may
 
Đề tài: Thực trạng và hiệu quả sử dụng dịch vụ quản lý, chăm sóc người bệnh C...
Đề tài: Thực trạng và hiệu quả sử dụng dịch vụ quản lý, chăm sóc người bệnh C...Đề tài: Thực trạng và hiệu quả sử dụng dịch vụ quản lý, chăm sóc người bệnh C...
Đề tài: Thực trạng và hiệu quả sử dụng dịch vụ quản lý, chăm sóc người bệnh C...
 
Luận án: Dịch vụ quản lý, chăm sóc người bệnh COPD và hen
Luận án: Dịch vụ quản lý, chăm sóc người bệnh COPD và henLuận án: Dịch vụ quản lý, chăm sóc người bệnh COPD và hen
Luận án: Dịch vụ quản lý, chăm sóc người bệnh COPD và hen
 
Xu huong moi truong va suc khoe nguoi lao dong tai mot cong ty khai thac than...
Xu huong moi truong va suc khoe nguoi lao dong tai mot cong ty khai thac than...Xu huong moi truong va suc khoe nguoi lao dong tai mot cong ty khai thac than...
Xu huong moi truong va suc khoe nguoi lao dong tai mot cong ty khai thac than...
 
Luận Văn Đánh Giá Hiệu Quả Can Thiệp Trong Quản Lý Tăng Huyết Áp Tại Huyện Hạ...
Luận Văn Đánh Giá Hiệu Quả Can Thiệp Trong Quản Lý Tăng Huyết Áp Tại Huyện Hạ...Luận Văn Đánh Giá Hiệu Quả Can Thiệp Trong Quản Lý Tăng Huyết Áp Tại Huyện Hạ...
Luận Văn Đánh Giá Hiệu Quả Can Thiệp Trong Quản Lý Tăng Huyết Áp Tại Huyện Hạ...
 
Luận văn: Nhận xét tình hình bệnh tai mũi họng vào điều trị nội khoa và phẫu ...
Luận văn: Nhận xét tình hình bệnh tai mũi họng vào điều trị nội khoa và phẫu ...Luận văn: Nhận xét tình hình bệnh tai mũi họng vào điều trị nội khoa và phẫu ...
Luận văn: Nhận xét tình hình bệnh tai mũi họng vào điều trị nội khoa và phẫu ...
 
Sách (3).pdf
Sách (3).pdfSách (3).pdf
Sách (3).pdf
 
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp giảm thiểu nguy cơ và đảm bảo an toàn sức kh...
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp giảm thiểu nguy cơ và đảm bảo an toàn sức kh...Nghiên cứu đề xuất các giải pháp giảm thiểu nguy cơ và đảm bảo an toàn sức kh...
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp giảm thiểu nguy cơ và đảm bảo an toàn sức kh...
 
Luận văn: Đặc điểm các ca phản vệ với thuốc kháng sinh, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm các ca phản vệ với thuốc kháng sinh, HAY, 9đLuận văn: Đặc điểm các ca phản vệ với thuốc kháng sinh, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm các ca phản vệ với thuốc kháng sinh, HAY, 9đ
 
Luận văn: Khảo sát đặc điểm các ca phản vệ với thuốc kháng sinh
Luận văn: Khảo sát đặc điểm các ca phản vệ với thuốc kháng sinhLuận văn: Khảo sát đặc điểm các ca phản vệ với thuốc kháng sinh
Luận văn: Khảo sát đặc điểm các ca phản vệ với thuốc kháng sinh
 
đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...
đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...
đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...
 
Đề tài: Hiệu quả của mô hình truyền thông giáo dục dinh dưỡng nhằm cải thiện ...
Đề tài: Hiệu quả của mô hình truyền thông giáo dục dinh dưỡng nhằm cải thiện ...Đề tài: Hiệu quả của mô hình truyền thông giáo dục dinh dưỡng nhằm cải thiện ...
Đề tài: Hiệu quả của mô hình truyền thông giáo dục dinh dưỡng nhằm cải thiện ...
 
Luận án: Mô hình truyền thông giáo dục dinh dưỡng tại cộng đồng
Luận án: Mô hình truyền thông giáo dục dinh dưỡng tại cộng đồngLuận án: Mô hình truyền thông giáo dục dinh dưỡng tại cộng đồng
Luận án: Mô hình truyền thông giáo dục dinh dưỡng tại cộng đồng
 
Tác động của thông khí bảo vệ phổi trong tuần hoàn ngoài cơ thể
Tác động của thông khí bảo vệ phổi trong tuần hoàn ngoài cơ thểTác động của thông khí bảo vệ phổi trong tuần hoàn ngoài cơ thể
Tác động của thông khí bảo vệ phổi trong tuần hoàn ngoài cơ thể
 
Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường khu vực khai thác kim loại màu
Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường khu vực khai thác kim loại màuGiải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường khu vực khai thác kim loại màu
Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường khu vực khai thác kim loại màu
 
Đánh Giá Các Chỉ Số Chất Lượng Điều Trị HivAids Sau Khi Lồng Ghép Quản Lý Chấ...
Đánh Giá Các Chỉ Số Chất Lượng Điều Trị HivAids Sau Khi Lồng Ghép Quản Lý Chấ...Đánh Giá Các Chỉ Số Chất Lượng Điều Trị HivAids Sau Khi Lồng Ghép Quản Lý Chấ...
Đánh Giá Các Chỉ Số Chất Lượng Điều Trị HivAids Sau Khi Lồng Ghép Quản Lý Chấ...
 
Đề tài: Thái độ của cán bộ y tế về báo cáo phản ứng có hại
Đề tài: Thái độ của cán bộ y tế về báo cáo phản ứng có hạiĐề tài: Thái độ của cán bộ y tế về báo cáo phản ứng có hại
Đề tài: Thái độ của cán bộ y tế về báo cáo phản ứng có hại
 
Thái độ thực hành của cán bộ y tế về báo cáo phản ứng có hại, HAY
Thái độ thực hành của cán bộ y tế về báo cáo phản ứng có hại, HAYThái độ thực hành của cán bộ y tế về báo cáo phản ứng có hại, HAY
Thái độ thực hành của cán bộ y tế về báo cáo phản ứng có hại, HAY
 
BÀI MẪU Luận văn Quản Lý nhà nước về ô nhiễm không khí, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản Lý nhà nước về ô nhiễm không khí, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn Quản Lý nhà nước về ô nhiễm không khí, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản Lý nhà nước về ô nhiễm không khí, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Sự hài lòng trong công việc của nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Sự hài lòng trong công việc của nhân viên y tế, HAYLuận văn: Sự hài lòng trong công việc của nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Sự hài lòng trong công việc của nhân viên y tế, HAY
 

More from NuioKila

More from NuioKila (20)

Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfPháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
 
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
 
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
 
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
 
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
 
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdfNhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
 
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdfKẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
 
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfKIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
 
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfQUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
 
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
 
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
 
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
 
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
 
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdfAn evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
 
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
 
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
 
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdfPhân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
 
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNgói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
 
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
 

Recently uploaded

Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 

Recently uploaded (20)

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 

XU HƯỚNG MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI MỘT CÔNG TY KHAI THÁC THAN TỈNH LẠNG SƠN.pdf

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI TRẦN THỊ LAN HƯƠNG XU HƯỚNG MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI MỘT CÔNG TY KHAI THÁC THAN TỈNH LẠNG SƠN GIAI ĐOẠN 2014-2018 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
  • 2. HÀ NỘI - 2019
  • 3. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI TRẦN THỊ LAN HƯƠNG XU HƯỚNG MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI MỘT CÔNG TY KHAI THÁC THAN TỈNH LẠNG SƠN GIAI ĐOẠN 2014-2018 Chuyên ngành: Y tế công cộng Mã số: 60720301 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Thị Thanh Xuân
  • 4. HÀ NỘI - 2019 HÀ NỘI - 2019
  • 5. LỜI CẢM ƠN Em xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, phòng đào tạo sau đại học, Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng, trường Đại học Y Hhà NNnội đã trang bị kiến thức, tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới PGS. TS Lê Thị Thanh Xuân, người thầy thực sự tâm huyết, đã tận tình chỉ dạy, động viên khích lệ và dành nhiều thời gian hướng dẫn em trong quá trình học tập và thực hiện luận văn. Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Lạng Sơn, các anh chị khoa Sức khỏe nghề nghiệp, phòng Kế hoạch – Tài chính đã ủng hộ và tạo những điều kiện tốt nhất cho em trong suốt qua trình học tập và thực hiện đề tài. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám đốc, phòng Tổ chức – hành chính, phòng y tế - Công ty Than Na Dương – VVMI đã hỗ trợ, giúp đỡ em rất nhiệt tình trong quá trình thu thập số liệu, để em có thể thực hiện tốt nhất đề tài này Sau cùng, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới người thân trong gia đình, bạn bè đã hết lòng ủng hộ, chia sẻ và hỗ trợ em trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn. Em xin chân thành cảm ơn. Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2018 Trần Thị Lan Hương
  • 6. LỜI CAM ĐOAN Kính gửi: - Phòng quản lý đào tạo sau đại học trường Đại học Y Hà Nội - Phòng quản lý đào tạo Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng - Bộ môn Sức khỏe nghề nghiệp – Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng - Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp Tên em là Trần Thị Lan Hương – Học viên cao học khóa 26 – Trường Đại học Y Hà Nội, chuyên ngành Y tế công cộng. Em xin cam đoan: 1. Đây là luận văn do bản thân em trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS. TS Lê Thị Thanh Xuân 2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam 3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu hoàn toàn chính xác, trung thực, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu. Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2019 Học viên Trần Thị Lan Hương
  • 7. DANH MỤC VIẾT TẮT Từ viết tắt Từ đầy đủ BNN BHXH ĐTNC Bệnh nghề nghiệp Bảo hiểm xã hội Đối tượng nghiên cứu GDP Gross Domestic Product (tổng sản phẩm Quốc nội) IARC International agency for research on cancer (Tổ chức nghiên cứu ung thư quốc tế) ILO International Labor Organization (Tổ chức lao động Quốc tế) MTLĐ NLĐ NIOSH Môi trường lao động Người lao động National institute for Occupational safety and health (Viện an toàn và Sức khỏe nghề nghiệp (Hoa Kỳ)) SL Số lượng QCVN Quy chuẩn Việt Nam TCCP Tiêu chuẩn cho phép TCVN TMH Tiêu chuẩn Việt Nam Tai mũi họng TNT Trinitrotoluen WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)
  • 8. MỤC LỤC Lời cảm ơn Danh mục các chữ viết tắt Danh mục bảng, biểu, sơ đồ HÀ NỘI - 2019....................................................................2 HÀ NỘI - 2019....................................................................4 HÀ NỘI - 2019....................................................................4 1.1.2. Một số khái niệm liên quan đến sức khỏe người lao động...................................................................................6 1.2.Môi trường lao động và sức khỏe của người lao động ngành than............................................................................ 1.3. Một số nghiên cứu về môi trường lao động ngành than trong nước và trên thế giới.........................................12 1.3.1. Thế giới..................................................................12 1.3.2. Tại Việt Nam..........................................................13 1.4. Một số nghiên cứu về sức khỏe người lao động ngành than trong nước và trên thế giới.........................................15 1.4.1. Thế giới..................................................................15 1.4.2 Tại Việt Nam...........................................................17 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................23 2.1.2. Thời gian nghiên cứu.............................................23 2.2.1. Môi trường lao động...............................................23 2.2.2. Người lao động.......................................................24 2.7. Phương pháp thu thập số liệu......................................28 2.8.Xử lý và phân tích số liệu..............................................29 2.8. Đạo đức nghiên cứu.....................................................30
  • 9. Chương 3........................................................................................................32 TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................2 PHỤ LỤC.........................................................................................................3
  • 10. DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Kết quả độ ẩm không khí MTLĐ................................................34 Bảng 3.2. Kết quả số mẫu độ ẩm không khí MTLĐ đạt TCCP................35 Bảng 3.3. Kết quả tốc độ gió môi trường lao động.....................................35 Bảng 3.4. Kết quả mẫu tốc độ gió môi trường lao động đạt TCCP..........36 Bảng 3.5. Kết quả nồng độ bụi toàn phần môi trường lao động...............36 Bảng 3.6. Kết quả nồng độ bụi hô hấp môi trường lao động.....................37 Bảng 3.7. Kết quả tiếng ồn chung môi trường lao động............................38 Bảng 3.8. Kết quả nồng độ khí CO môi trường lao động..........................39 Bảng 3.9. Kết quả nồng độ khí H2S môi trường lao động.........................40 Bảng 3.10. Kết quả nồng độ khí SO2 môi trường lao động.......................40 Bảng 3.11. Kết quả nồng độ khí CO2 môi trường lao động.......................41 Bảng 3.12. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi đời............................43 Bảng 3.13. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi nghề...............43 Bảng 3.14. Cơ cấu bệnh tật người lao động................................................49 Bảng 3.15. 10 bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất....................................................53 Bảng 3.165. Tỷ lệ hiện mắc bệnh bụi phổi silic trong các nhóm nghề......55 Bảng 3.176. Tỷ lệ mới mắc bụi phổi silic trong các nhóm nghề................56 Bảng 3.187. Tỷ lệ bệnh hô hấp ở các nhóm nghề........................................56 Bảng 3.198. Tỷ lệ bệnh tai mũi họng ở các nhóm nghề..............................57
  • 11. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.14. 10 bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất………………………….……...... Error: Reference source not found DANH MỤC SƠ ĐỒ Hình 1.1. Sơ đồ công nghệ hệ thống sàng than Na Dương.........................22 Hình 2.2. Sơ đồ nghiên cứu..........................................................................32
  • 12. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Khai thác than là một trong những ngành công nghiệp cung cấp năng lượng quan trọng cho sự phát triển của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Dù là khai thác than hầm lò hay khai thác than lộ thiên đều đóng góp rất nhiều trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động trong xã hội… Tuy nhiên khai thác than là ngành lao động nặng nhọc, độc hại nguy hiểm [1], cùng với điều kiện môi trường lao động khắc nghiệt, các yếu tố tác hại nghề nghiệp có thể phát sinh trong quá trình khai thác chế biến than như là: bụi, ồn, rung, hơi khí độc…. đều gây ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, tăng tỷ lệ bệnh tật, nhất là các bệnh nghề nghiệp và bệnh liên quan đến nghề nghiệp [2]. Tại Việt Nam, vấn đề môi trường lao động và sức khỏe người lao động trong ngành khai thác than cũng đã được quan tâm nhiều trong những năm gần đây, qua các số liệu nghiên cứu của nhiều tác giả cho thấy môi trường lao động ngành than bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi bụi, hơi khí độc, tiếng ồn cũng như vi khí hậu nóng [3], [4], [5]. Nhiều vị trí lao động nồng độ bụi hô hấp vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần, hàm lượng silic tự do trung bình từ 15- 21%. Tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi trong người lao động khai thác than từ 3-14%, trong đó khai thác than hầm lò là chủ yếu (chiếm 70%) và bệnh viêm phế quản mạn tính là khoảng 19,3% [1]. Làm việc trong môi trường lao động có nhiều yếu tố tác hại nghề nghiệp nên bệnh tật ở người lao động trong ngành than rất đa dạng, các bệnh hô hấp, ngoài da, mắt, cơ xương, đặc biệt là bệnh bụi phổi silic, bụi phổi than… [6], [7], [8], [9], [10]. Công ty Than Na Dương – VVMI tỉnh Lạng Sơn được thành lập đến nay được 59 năm. Mặc dù máy móc đã được cải tiến, mua sắm thay thế trang thiết
  • 13. 2 bị máy móc đã được tiến hành nhưng chưa được đồng bộ. Hơn nữa than ở đây có hàm lượng lưu huỳnh cao có thể tự bốc cháy sinh ra hơi khí độc như: CO, CO2, H2S, NO2, SO2. Các yếu tố môi trường lao động độc hại, bất lợi khác như bụi, ồn, rung, điều kiện vi khí hậu không thuận lợi cũng góp phần làm tăng ô nhiễm môi trường lao động và ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động. Theo báo cáo của Công ty, hàng năm vẫn có người mắc mới bụi phổi silic nghề nghiệp. Bệnh bụi phổi silic là bệnh sơ hoá phổi, tiến triển không hồi phục do hít phải bụi có hàm lượng silic tự do cao [11], [12]. Cho đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Ngay cả sau khi người lao động được khám phát hiện bệnh, đi điều dưỡng phục hồi và chuyển vị trí làm việc khỏi môi trường bị ô nhiễm [13]. Vì vậy, việc nghiên cứu về môi trường lao động và sức khỏe bệnh tật người lao động của Công ty sẽ giúp Công ty và người lao động chủ động dự phòng sớm các bệnh nghề nghiệp, góp phần bảo vệ sức khỏe người lao động nơi đây hiệu quả hơn. Đề tài nghiên cứu “Xu hướng môi trường và sức khỏe người lao động tại một công ty khai thác than tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2014-2018” nhằm 2 mục tiêu: 1. Mô tả xu hướng môi trường lao động Công ty Than Na Dương – VVMI tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2014-2018. 2. Mô tả xu hướng sức khỏe người lao động tại Công ty Than Na Dương – VVMI tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2014-2018.
  • 14. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Một số khái niệm liên quan đến môi trường lao động và sức khỏe người lao động 1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến môi trường lao động * Môi trường lao động Môi trường lao động là không gian của khu vực lao động trong đó người lao động làm việc cùng với phương tiện phục vụ lao động. Sức khỏe người lao động và môi trường cũng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Môi trường lao động bị ô nhiễm sẽ làm suy giảm sức khỏe người lao động, thậm chí có thể dẫn tới tử vong. Hiện trạng sức khỏe người lao động là thước đo tổng hợp trạng thái của môi trường lao động [12]. Môi trường lao động bao gồm các yếu tố vật lý, hóa học, vi sinh vật và tâm lý – xã hội. Mỗi ngành nghề có đặc trưng riêng, người lao động làm ở các ngành nghề khác nhau, yếu tố môi trường tác động lên sức khoẻ người lao động khác nhau và do đó mô hình bệnh tật cũng có sự khác nhau. *Điều kiện lao động Trong hoạt động sản xuất, người lao động phải làm việc trong một điều kiện nhất định, gọi chung là điều kiện lao động. Là tổng thể các yếu tố về tự nhiên, xã hội, kinh thế được biểu hiện thông qua các công cụ và phương tiện lao động, đối tượng lao động, quá trình công nghệ, năng lực của người lao động, môi trường lao động và sự sắp xếp, bố trí chúng trong không gian và thời gian, sự tác động qua lại của chúng trong mối quan hệ với người lao động tại chỗ làm việc, tạo nên một điều kiện nhất định cho người lao động trong quá trình lao động. Tình trạng tâm sinh lý của người lao động trong khi lao động tại chỗ làm việc cũng được coi như một yếu tố gắn liền với điều kiện lao động [14].
  • 15. 4 *Vi khí hậu trong lao động Vi khí hậu là trạng thái lý học của môi trường không khí trong khoảng không gian thu hẹp, có liên quan đến quá trình điều hòa nhiệt của cơ thể, bao gồm: Nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ chuyển động của không khí và bức xạ nhiệt [15]. Nhiệt độ là sự nóng hay lạnh của không khí trong quá trình làm việc. Nhiệt độ không khí ảnh hưởng đến nhiệt độ da và nhiệt độ trung tâm của cơ thể; Độ ẩm không khí là khái niệm chỉ lượng nước có trong không khí nơi làm việc. Độ ẩm đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các stress nhiệt trên cơ thể, sự mất cân bằng về độ ẩm đều có tác hại đến người lao động: độ ẩm cao kết hợp với nhiệt độ cao sẽ gây khó chịu và say nóng. Ngược lại, độ ẩm cao, nhiệt độ thấp sẽ gây lạnh buốt và cảm lạnh. Nhiệt độ không khí thấp làm giảm nhiệt độ da, giảm cảm giác tiếp xúc, giảm khả năng co của cơ, giảm khả năng làm việc; Chuyển động không khí là sự thay đổi vị trí luồng không khí từ nơi có áp suất cao đến nơi có áp suất thấp, có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi nhiệt của cơ thể. Vi khí hậu có ảnh hưởng mật thiết với tình trạng sức khỏe và khả năng làm việc của người lao động trong suốt thời gian người đó làm việc. Điều kiện lao động tốt, cơ thể thoải mái, thì người lao động sẽ làm việc hiệu quả hơn. Điều kiện vi khí hậu xấu như nóng quá, lạnh quá, ẩm quá, khô quá sẽ làm căng thẳng quá trình điều hòa nhiệt, suy giảm sức đề kháng, gây cho người lao động dễ mắc các bệnh theo mùa, tăng các bệnh liên quan đến thời tiết [14]. *Tiếng ồn trong lao động Tiếng ồn là tập hợp những âm thanh có cường độ và tần số khác nhau, được sắp xếp một cách ngẫu nhiên, gây cảm giác khó chịu cho người nghe, cản trở con người làm việc và nghỉ ngơi hay là những âm thanh mà con người không mong muốn [16]. Tác hại của tiếng ồn tăng khi tiếng ồn có tần số cao, cườngbiên độ lớn, không ổn định, tiếng ồn xung, thời gian tiếp xúc dài và khi
  • 16. 5 kết hợp với các điều kiện bất lợi khác của môi trường lao động như nhiệt độ cao, độ ẩm lớn, hơi khí độc… Ngoài ra, tác hại của tiếng ồn còn phụ thuộc vào tính cảm thụ cá nhân của người lao động [17]. Tác hại của tiếng ồn đối với cơ thể được biểu hiện rõ rệt nhất trong điều kiện sản xuất vì có nhiều bộ phận phát ra tiếng ồn [16]. Tiếng ồn gây nhiều tác hại đối với người lao động: gây điếc nghề nghiệp, gây ảnh hưởng tới cơ quan thính giác và các tác hại toàn thân như ù tai, đau đầu, giảm tập trung, rối loạn tiền đình, tác động lên hệ tim mạch, sút cân, gầy yếu, ngủ hay giật mình, … [14]. *Bụi trong lao động Bụi trong môi trường lao động là bụi phát sinh từ quá trình sản xuất. Bụi là một tập hợp nhiều phân tử có kích thước nhỏ bé và tồn tại lâu trong không khí dưới dạng bụi bay, bụi lắng và các hệ khí dung nhiều pha gồm hơi, khói, mù, được hình thành từ sự vỡ vụn của vật chất do lực tự nhiên hoặc do quá trình sản xuất gây nên. Bụi nhỏ hơn 0,1µm lơ lửng trong không khí, không ở lại phế nang. Bụi kích thước từ 0,1µm đến 5µm ở lại phổi, chiếm 80- 90%. Bụi từ 5-10µm vào phổi nhưng lại được giữ lại ở phế quản và được các lông chuyển của tế bào của phế quản ra họng. Bụi lớn hơn 10µm đọng lại ở vách mũi. Nhờ có hệ thống hô hấp mà con người có thể cản và loại trừ được 90% bụi có kích thước khoảng trên 5µm. Tác hại của bụi đối với hệ thống hô hấp phụ thuộc nhiều vào kích thước của hạt bụi, thành phần hóa học và tốc độ lắng. Tác hại nguy hiểm nhất của bụi là gây xơ hóa phổi. Đó là dấu hiệu đăc trưng trong các bệnh phổi [18]. *Hơi khí độc trong lao động Chất độc công nghiệp là những chất gặp phải trong quá trình lao động sản xuất của con người. Các chất này khi xâm nhập vào cơ thể dù với một lượng nhỏ cũng gây ra các biến đổi sinh lý, sinh hóa, phá vỡ thể cân bằng sinh
  • 17. 6 học, rối loạn chức năng sống bình thường dẫn tới trạng thái bệnh lý của các cơ quan, hệ thống và toàn bộ cơ thể. 1.1.2. Một số khái niệm liên quan đến sức khỏe người lao động *Sức khỏe người lao động Sức khỏe người lao động là tình trạng sức khỏe của từng người trong các vị trí lao động khác nhau, chịu ảnh hưởng của các tác hại nghề nghiệp trong điều kiện lao động của họ. *Phân loại sức khỏe người lao động Theo Quyết định số 1613/BYT-QĐ ngày 15 tháng 8 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế, sức khỏe người lao động được chia thành 5 mức bao gồm: Loại I1: Rất khỏe; Loại II2: Khỏe. Loại III3: Trung bình; Loại IV4: Yyếu; Loại V: rất yếu (phụ lục 1). Đối tượng được phép lao động là các đối tượng có sức khỏe từ loại I đến loại III. Một số đối tượng đặc biệt ở loại IV phải được bố trí vào những công việc phù hợp. Loại V khuyến cáo không được lao động [19]. *Bệnh nghề nghiệp Bệnh nghề nghiệp là những bệnh lý mang đặc trưng của nghề nghiệp hoặc liên quan tới nghề nghiệp. Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động tới người lao động. Bệnh xảy ra từ từ hoặc cấp tính. Một số bệnh nghề nghiệp không chữa khỏi và để lại di chứng. Bệnh nghề nghiệp có thể phòng tránh được [12]. Năm 2016 Bộ Y tế bổ sung thêm 4 bệnh, nâng số bệnh nghề nghiệp được Bảo hiểm Y tế chi trả lên thành 34 bệnh [13]. Tuy vẫn chỉ bằng 1/3 trung bình số bệnh của các nước phát triển nhưng đây đã là nỗ lực lớn của ngành và của cả xã hội trong công cuộc chăm sóc sức khỏe người lao động. Hiện nay, Bộ Y tế phân loại 34 bệnh nghề nghiệp bao gồm:
  • 18. 7 - Nhóm I: Các bệnh bụi phổi và phế quản: Bệnh bụi phổi Silic nghề nghiệp; Bệnh bụi phổi asbest hay bệnh bụi phổi amiăng nghề nghiệp; Bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp; Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp; Bệnh hen nghề nghiệp; Bệnh bụi phổi talc nghề nghiệp; Bệnh bụi phổi than nghề nghiệp. - Nhóm II: Các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp: Bệnh nhiễm độc chì nghề nghiệp; Bệnh nhiễm độc nghề nghiệp do benzene và đồng đẳng của benzene; Bệnh nhiễm độc thủy ngân nghề nghiệp; Bệnh nhiễm độc mangan nghề nghiệp. Bệnh nhiễm độc TNT (Trinitrotoluen) nghề nghiệp; Bệnh nhiễm độc asen nghề nghiệp; Bệnh nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật nghề nghiệp; Bệnh nhiễm độc cacbon monoxit (CO) nghề nghiệp; Bệnh nhiễm độc cadimi nghề nghiệp. - Nhóm III: Các bệnh nghề nghiệp do yếu tố vật lý: Bệnh phóng xạ nghề nghiệp; Bệnh điếc do tiếng ồn (điếc nghề nghiệp); Bệnh rung chuyển nghề nghiệp bao gồm cả rung chuyển toàn thân; Bệnh giảm áp nghề nghiệp; Bệnh đục thủy tinh thể nghề nghiệp. - Nhóm IV: Các bệnh da nghề nghiệp: Bệnh sạm da nghề nghiệp; Bệnh loét da, loét vách ngăn mũi, viêm da, chàm tiếp xúc (bệnh da nghề nghiệp do crom); Bệnh nốt dầu nghề nghiệp; Bệnh viêm loét da, viêm móng và xung quanh móng (do tiếp xúc môi trường ẩm ướt và lạnh kéo dài) nghề nghiệp; Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc với cao su tự nhiên, hóa chất phụ gia cao su. - Nhóm V: Các bệnh nhiễm khuẩn nghề nghiệp: Bệnh lao nghề nghiệp; Bệnh viêm gan virus (bao gồm cả viêm gan virus B, C) nghề nghiệp; Bệnh Leptospira nghề nghiệp (Leptospirosis); Nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp. 1.2. Môi trường lao động và sức khỏe của người lao động ngành than Trong cuộc sống, con người và môi trường có mối liên quan khăng khít với nhau, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Những môi trường nào có càng nhiều
  • 19. 8 yếu tố bất lợi, ô nhiễm, nhất là môi trường lao động thì càng gây nhiều tác động xấu lên sức khỏe con người và cũng là nguyên nhân gây nhiều bệnh tật nói chung và bệnh nghề nghiệp nói riêng. Chính vì lý do đó mà vấn đề ô nhiễm môi trường luôn là vấn đề nóng, vấn đề thời sự trên toàn cầu, trong đó môi trường lao động là vấn đề đặc biệt được quan tâm nghiên cứu bởi nhiều cá nhân và các tổ chức y tế uy tín như Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) [20], [21]... Mặc dù vậy, các yếu tố tác hại nghề nghiệp và những ảnh hưởng của nó đến sức khỏe người lao động vẫn đang là một vấn đề nan giải ở nhiều nơi, nhiều ngành nghề trong đó có ngành than ở Việt Nam. Khai thác than là một ngành lao động đặc thù, nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Mặc dù điều kiện làm việc và an toàn cho người lao động khai thác đã được cải thiện từ thế kỷ 19, nhưng đến nay nó vẫn còn là lĩnh vực nguy hiểm và độc hại. Trong Quyết định 915/LĐTBXH-QĐ ngày 30/7/1996, và QĐQuyết định 1152/2003/QĐ-BLĐTBXH ngày 18/9/2003 của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội và Thông tư 15/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 6 năm 2016, của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội, khai thác than được xếp vào nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Người lao động khai thác than phải đối mặt với nhiều nguy cơ tai nạn lao động, nhiễm độc hơi khí độc và mắc các bệnh nghề nghiệp phổ biến trong ngành khai thác than như bệnh bụi phổi Silic nghề nghiệp, bệnh bụi phổi-than, bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp, bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn, bệnh rung cục bộ tần số cao, bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân. Do tính chất lao động của ngành khai thác than, người lao động phải cùng lúc tiếp xúc với nhiều yếu tố tác hại nghề nghiệp nên họ có thể bị mắc từng loại bệnh nghề nghiệp riêng lẻ hoặc kết hợp hai hay một số bệnh nghề nghiệp [1]. * Các yếu tố tác hại nghề nghiệp trong ngành khai thác than
  • 20. 9 - Các yếu tố vi khí hậu bất lợi: + Trong khai thác than lộ thiên, nhiệt độ, độ ẩm, vận tốc gió phụ thuộc thời tiết của khu vực tại thời điểm đó. Người lao động ngoài trời, chịu ảnh hưởng trực tiếp từ thời tiết bên ngoài. Mùa hè trời nắng, nóng ẩm, kèm theo nhiệt độ cao, dễ rối loạn điều hòa nhiệt, mất nước, say nắng, say nóng… Mùa đông có nhiều ngày nhiệt độ ngoài trời có thể xuống rất thấp, làm thân nhiệt giảm gây nhiễm lạnh. Ban đầu cơ thể phản ứng bằng cách tăng cường sản nhiệt (tăng các chức phận, tăng quá trình ôxi hóa, tăng hoạt động cơ…). Sau đó nếu vẫn chưa điều hòa được, có thể chuyển sang giai đoạn ức chế, hoạt động thần kinh giảm, chức phận các cơ quan hệ thống đều giảm. Như vậy, môi trường lao động của người lao động trong khai thác than lộ thiên phải chịu tác động rõ rệt của thời tiết thiên nhiên tại thời điểm đó. + Trong khai thác than hầm lò, gió phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thống quạt gió và đối lưu không khí giữa các đường lò. Trong lò sâu, nhiệt độ không phụ thuộc bên ngoài, khi gặp gió nhân tạo có áp lực lớn, người lao động có thể mất nhiệt do lạnh; Độ ẩm trong lòng đất luôn cao làm cơ thể người lao động khó tỏa nhiệt khỏi cơ thể khi lao động nặng, dẫn đến mồ hôi mất nhiều mà hiệu quả thải nhiệt lại không đáp ứng. Nơi mật độ người lao động đông, nhiệt độ ở đó có thể tăng cao, cơ thể người lao động tích nhiệt, dẫn đến mau mệt mỏi [12]. - Các yếu tố lý học khác như rung chuyển, tiếng ồn, ánh sáng… cũng góp phần gia tăng gánh nặng lao động, bệnh tật, tai nạn cho người lao động. - Môi trường làm việc có nhiều hơi khí độc hơn các môi trường khác: người lao động khai thác than có nguy cơ tiếp xúc với một số hơi khí độc như cacbon điôxít (CO2), cacbon monoxit (CO), nitơ điôxít (NO2) và khí mêtan (CH4), đặc biệt than mỡ có chứa lưu huỳnh nên phải tiếp xúc với Lưu huỳnh
  • 21. 10 điôxít (SO2)…. Các khí này tiếp xúc đều không tốt tới sức khỏe người lao động, có thể gây ngạt, ảnh hưởng thần kinh, có thể gây tử vong. - Phơi nhiễm bụi: trong quá trình khai thác than lộ thiên và than hầm lò, người lao động đều phải tiếp xúc với bụi (bụi than, bụi đất đá). Các loại bụi này là nguyên nhân gây bệnh bụi phổi silic, bụi phổi than cho người lao động khai thác than [12]. Hàm lượng bụi trong không khí nhiều hay ít, thời gian tồn tại trong không khí nhanh hay chậm tùy thuộc vào từng loại than, cấu tạo vỉa than, cách thức khai thác than… *Các bệnh nghề nghiệp hay gặp trong ngành than hiện được Bảo hiểm xã hội chi trả: Theo thông tư số 15/2016/TT-BYT ngày 15/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế, các bệnh nghề nghiệp hay gặp trong ngành than hiện được bảo hiểm xã hội chi trả bao gồm: - Bệnh bụi phổi – silic nghề nghiệp: là bệnh xơ hóa phổi tiến triển do hít phải bụi chứa silic tự do gây ra trong quá trình lao động [12]. Bệnh bụi phổi silic là bệnh không hồi phục, bệnh tiến triển chậm, xơ hóa ngày càng lan tỏa, có nhiều biến chứng theo thời gian và diễn biến của bệnh. Nguy cơ mắc bệnh bụi phổi silic phụ thuộc vào 3 yếu tố chính: + Yếu tố tiếp xúc nghề nghiệp: Người lao động làm việc trong các nghề nghiệp có tiếp xúc với bụi có nồng độ, số lượng và kích thước hạt, hàm lượng silic tự do vượt quá giới hạn cho phép. Mức độ tiếp xúc tối thiểu: nồng độ bụi hô hấp chứa silic tự do lớn hơn 0,1mg/m3 trong 8 giờ. Thời gian tiếp xúc tối thiểu: 3 tháng đối với trường hợp cấp tính, 5 năm đối với trường hợp mạn tính. Thời gian tiếp xúc kéo dài, khả năng mắc bệnh càng lớn [12]. + Nồng độ bụi trong không khí nơi lao động: nồng độ bụi càng cao, nguy hiểm càng nhiều, đặc biệt là khi có nhiều hạt “bụi hô hấp” có kích thước nhỏ dưới 5µm.
  • 22. 11 + Hàm lượng silic tự do trong bụi (%): hàm lượng silic càng cao, nguy cơ mắc bệnh càng lớn [12]. - Bệnh bụi phổi than nghề nghiệp: là bệnh xơ hóa phổi do hít phải bụi than trong quá trình lao động. - Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp: là tình trạng tăng tiết dịch nhầy của niêm mạc phế quản gây ho và khạc đờm liên tục, tái phát từng đợt (khoảng 3 tuần) ít nhất là 2 tháng trong 1 năm và liên tục trên 2 năm trong quá trình lao động. - Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn: là bệnh nghe kém không phục hồi do tiếp xúc với tiếng ồn có cường độ cao tại nơi làm việc. Bệnh có thể diễn biến cấp tính và mạn tính. - Bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ: là tình trạng bệnh lý tổn thương cơ xương khớp, thần kinh, mạch máu chi trên do tác động kéo dài của rung chuyển truyền qua tay trong quá trình lao động. - Bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân: bệnh tổn thương cột sống thắt lưng do rung cơ học toàn thân trong quá trình làm việc [12]. Ngoài ra, người lao động ngành than cũng hay mắc một số bệnh mạn tính và nhiễm trùng phổ biến như nhiễm độc máu, viêm khớp, đau đầu mạn tính, thoát vị, viêm phế quản mạn tính, lao phổi. Trong lĩnh vực khai thác than bên cạnh nhiều yếu tố có hại, vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố nguy hiểm. Nhất là tai nạn do khai thác hầm lò và khai thác mỏ lộ thiên như sập lò, sạt lở tầng khai thác, sạt lở bãi than, bục nước, cháy nổ khí mỏ, khí mê tan, bụi than, đổ máy móc thiết bị…
  • 23. 12 1.3. Một số nghiên cứu về môi trường lao động ngành than trong nước và trên thế giới 1.3.1. Thế giới Trên thế giới đã có nhiều các nghiên cứu về môi trường lao động ngành khai thác than và sự ảnh hưởng đến sức khỏe, bệnh tật ở người lao động. Theo nghiên cứu của tác giả Kizil và cộng sự (2002) tại 33 mỏ than ở Úc những năm 1985-1999 đã chỉ ra nồng độ bụi than trung bình người lao động hít phải là 1,51± 1,08mg/m3 và 6,9 mẫu đo vượt tiêu chuẩn cho phép [22]. Môi trường lao động của người lao động khai thác than tại Trung Quốc (2013) cũng cho thấy nồng độ silic tự do trong hầm lò là 22,3% ± 11,8%, có nơi thấp hơn với 8,1% ± 4,5% [23]. Nghiên cứu của Petsonk E.L (2013), nghiên cứu của Laney A.S và cộng sự (2014) cũng chỉ ra rằng việc phải lao động trong môi trường nhiều bụi than và bụi silic là nguyên nhân gây ra bệnh bụi phổi và các bệnh hô hấp khác ở người lao động khai thác than [24]. Tuy nhiên, nồng độ bụi mà người lao động khai thác than hầm lò và lộ thiên phải tiếp xúc là khác nhau. Người lao động trong hầm lò phải tiếp xúc với bụi nhiều hơn so với người lao động khai thác than lộ thiên [25], điều đó dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi ở người lao động khai thác than hầm lò và khai thác than lộ thiên rất khác nhau. Tại Trung Quốc, theo nghiên cứu của tác giả Shen F và cộng sự (2013) tỷ lệ tích lũy bệnh bụi phổi đối với người lao động trong hầm lò là 31,8%, khai thác lộ thiên là 27,5% [23]. Nghiên cứu tại 6 mỏ khai thác than dưới lòng đất của Krysztof Stota và cộng sự năm 2016 cũng cho thấy rằng nhiệt độ cao ảnh hưởng tới quá trình tải nhiệt của cơ thể, dẫn tới sự khó chịu và khó thích nghi của cơ thể. Chỉ số cảm giác khó chịu nhiệt phụ thuộc vào các thông số vi khí hậu, cường độ công việc, và khả năng thích nghi, tải nhiệt của người lao động. Trong điều kiện
  • 24. 13 nhiệt khó chịu, quá giới hạn tải nhiệt của cơ thể, hiệu suất công việc giảm, độ an toàn càng thấp [26]. Về vi khí hậu, theo nghiên cứu của Liu F.D và cộng sự (2017) cho thấy tTại Trung Quốc, với khoảng 4 triệu người lao động làm việc ở các mỏ than trọng điểm thì chỉ có 1/6 số người lao động khai thác than hầm lò được làm việc trong điều kiện thông khí tương đối tốt [27]. 1.3.2. Tại Việt Nam Trong những năm gần đây, chính sách hội nhập và thu hút đầu tư đã kéo theo sự phát triển nhanh chóng về khoa học, kỹ thuật; nhiều công nghệ sản xuất mới được hình thành hoặc thiết bị mới được nhập khẩu và đưa vào sản xuất. Sự gia tăng nhanh chóng số lượng các dự án và các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã làm tăng thêm các nguy cơ mất an toàn vệ sinh lao động cả về phạm vi, tính chất và mức độ tác động. Bên cạnh đó vẫn còn nhiều doanh nghiệp sử dụng một số nguyên liệu bẩn với công nghệ sản xuất lạc hậu để chạy đua dành thị phần với giá thành rẻ, càng làm cho môi trường và điều kiện làm việc của người lao động thêm nghiêm trọng [28]. Mặc dù Nhà nước dã có nhiều chủ trương, chính sách quan tâm đến sức khỏe người lao động, nhưng các cơ quan quản lý vẫn chưa quán xuyến được hết tất cả các đối tượng lao động. Hệ thống dịch vụ chăm sóc sức khỏe người lao động còn thiếu, vẫn còn nhiều người lao động chưa tiếp cận được các dịch vụ y tế lao động. Sự phối hợp liên ngành trong quản lý thanh, kiểm tra, giám sát môi trường lao động và chăm sóc sức khỏe người lao động chưa chặt chẽ. Điều này dẫn tới nhiều người lao động vẫn phải làm việc trong môi trường bị ô nhiễm, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người lao động. Môi trường lao động tại nhiều cơ sở sản xuất còn tồn tại nhiều yếu tố có hại, nguy hiểm. Các bệnh nghề nghiệp cũ như bụi phổi silic nghề nghiệp, điếc
  • 25. 14 nghề nghiệp vẫn tồn tại ở mức đáng lưu ý. Tại các đơn vị đã giám sát, số mẫu giám sát môi trường vượt giới hạn tiêu chuẩn cho phép vẫn cao. Theo Nguyễn Duy Bảo (2012), tỷ lệ mẫu giám sát môi trường lao động vượt tiêu chuẩn cho phép là 14,42% [2]. Trong giai đoạn 2011 – 2016 số mẫu quan trắc môi trường lao động chung được thực hiện trên cả nước là 2.452.919 mẫu, trong đó số mẫu không đạt tiêu chuẩn cho phép chiếm trung bình khoảng 10% tổng số mẫu. Một số yếu tố có hại luôn có tỷ lệ mẫu đo không đạt cao nhất trong 5 năm trở lại đây bao gồm vi khí hậu (8,6%), phóng xạ, điện từ trường (23,25%), tiếng ồn (16,53%) và ánh sáng (12,04%) [29]. Khai thác than luôn được xếp vào nhóm nghề nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm. Người lao động không chỉ phải làm việc trong môi trường vi khí hậu bất lợi mà còn phải làm việc trong môi trường bụi nhiều và có nhiều loại hơi khí độc khác nhau như CO, SO2, CH4, H2S… Các loại hơi khí độc này sinh ra từ quá trình khai thác than như khoan nổ mìn, từ khí thở của người lao động hay do than tự bốc cháy tạo thành… Việc tiếp xúc thường xuyên, kéo dài có thể dẫn đến tình trạng nhiễm độc mạn tính, ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng sinh lý đường hô hấp, hệ thần kinh của người lao động. Trong khai thác than, bụi phát sinh ở rất nhiều khâu như nổ mìn, khai thác, bốc xúc đất đá, than… Trong nghiên cứu của Lê Đình Thành (2012) tại mỏ than Lộ Trí, Quảng Ninh cho thấy lượng bụi gây ra chủ yếu từ các hoạt động khoan nổ mìn, vận tải… nồng độ bụi lớn nhất đạt tới 434µg/m3 [30]. Nghiên cứu về điều kiện lao động tại một số cơ sở khai thác mỏ ở Miền Bắc Việt Nam của Đào Phú Cường và các cộng sự (2016) đã cho thấy môi trường lao động ngành mỏ nói chung, ngành than nói riêng bị ô nhiễm, một số yếu tố không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép như nhiệt độ, tốc độ gió, ánh
  • 26. 15 sáng, tiếng ồn, rung và hơi khí độc. Nhiều người lao động mắc bệnh nghề nghiệp đặc biệt là bệnh bụi phổi silic [31]. Nghiên cứu của Nguyễn Bá Dụng (2016) tại Công ty Than Hà Tu, Quảng Ninh năm 2014 cũng đưa ra nhiệt độ trung bình của người lao động đều cao hơn tiêu chuẩn cho phép, bụi toàn phần vượt tiêu chuẩn cho phép 3-4 lần, bụi hô hấp vượt 2-3 lần, hàm lượng SiO2 trong bụi lớn hơn 15% [9]. Như vậy trong các nghiên cứu về môi trường lao động trong nước và trên thế giới các tác giả đều chỉ ra người lao động ngành khai thác than phải làm việc trong môi trường có nhiều yếu tố độc hại, nguy hiểm, nổi bật lên là yếu tố bụi, nóng, hơi khí độc và lao động thể lực nặng nhọc. 1.4. Một số nghiên cứu về sức khỏe người lao động ngành than trong nước và trên thế giới 1.4.1. Thế giới Từ đầu thế kỷ XX, nhờ có các phương pháp kỹ thuật tiến bộ, nhất là máy X quang nên việc nghiên cứu bệnh bụi phổi nói chung và bệnh bụi phổi silic nói riêng cũng đạt được kết quả về nhiều mặt, được tiến hành ở nhiều nước trên thế giới. Hội nghị quốc tế lần đầu tiên chính thức thảo luận về bệnh bụi phổi silic được tổ chức ở Tohamnesburg (Nam phi) năm 1930. Tổ chức Lao động Thế giới (ILO) đã tham gia vào hoạt động về mặt lao động và xã hội của ngành than trên 70 năm. Hội nghị quốc tế về an toàn và vệ sinh ngành mỏ năm 1995 đã đưa ra nguyên tắc cơ bản cho từng quốc gia về hành động và giám sát quốc tế cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động ngành mỏ nói chung và khai thác than nói riêng [12]. Sức khỏe và an toàn của người lao động ngành khai thác than được quan tâm hơn. Đây cũng là bước ngoặt lớn trong an toàn và vệ sinh lao động ngành than. Năm 1980, ILO đưa ra bảng phân loại ILO 1980 kèm theo bộ phim mẫu, áp dụng cho tất cả các
  • 27. 16 nước có bệnh bụi phổi silic, sau đó được phát triển thêm thành phân loại ILO 2000 [32]. Nhiều nước trên thế giới đã có những công trình nghiên cứu về môi trường lao động, sức khỏe người lao động, bệnh nghề nghiệp và bệnh liên quan nghề nghiệp trong ngành khai thác than. Vì tác hại nghiêm trọng của nó đến sức khoẻ, tính mạng của người lao động, do đó nhiều hội nghị quốc tế, quốc gia về bệnh bụi phổi silic đã được tổ chức. Theo Viện An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp Hoa Kỳ (NIOSH, 2011), tiếp xúc với bụi mỏ than gây ra nhiều bệnh, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bụi phổi than, bụi phổi silic và các bệnh khác. Các bệnh phổi này có thể dẫn tới sự suy yếu, khuyết tật và tử vong sớm [33]. Trong nghiên cứu của Edward và cộng sự (2013) cũng cho thấy ngoài các bệnh phổi (bệnh phổi và bụi phổi hỗn hợp của người lao động khai thác than), những người khai thác than có nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến bụi và các bệnh mạn tính, bao gồm khí phế thũng và viêm phế quản mạn tính. Để ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh, giảm thiểu phơi nhiễm bụi, kiểm soát môi trường tốt sẽ giảm thiểu bệnh tật cho người lao động khai thác than [34]. Theo nghiên cứu của tác giá Moustafa (2015), người lao động khai thác than ngoài mắc bệnh hô hấp thì còn có nguy cơ mắc các bệnh ngoài da như kích ứng, viêm da dị ứng, viêm nang lông, mụn trứng cá nghề nghiệp, teo lớp biểu bì da và tăng sắc tố [35]. Các nghiên cứu của các tác giả Vearrier D (2011) và Zimet Z (2016) cũng đề cập đến việc gia tăng gánh nặng lao động do các tác hại nghề nghiệp khác như ồn quá mức dẫn đến tổn thương thính lực nghề nghiệp; môi trường ô nhiễm góp phần xuất hiện bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Sự xuất hiện và nổ khí mê tan, bụi than, khả năng bục vỡ túi nước có thể gây tai nạn lao động [36], [5].
  • 28. 17 1.4.2 Tại Việt Nam Tại Việt Nam, hiện tại tổng cộng có 34 bệnh nghề nghiệp (BNN) được bảo hiểm, tuy nhiên số lao động được bảo hiểm xã hội chi trả bệnh nghề nghiệp chưa cao. Theo báo cáo của tác giả Lương Mai Anh và các cộng sự (2016) về thực trạng người lao động mắc bệnh nghề nghiệp được chi trả bảo hiểm xã hội giai đoạn 2008-2013 tiến hành tại 32 tỉnh thành cho kết quả như sau: tổng số NLĐ mắc BNN là 2.090 người. Tỷ lệ mắc BNN ở người lao động khai khoáng chiếm tỷ lệ cao nhất (19,43%), người lao động sản xuất vật liệu xây dựng (18,66%), và người lao động sản xuất máy, thiết bị 15,74%. Tỷ lệ người hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần là 48,6% và thường xuyên là 51,4%. Đối với hưởng BHXH một lần thì tỷ lệ ở nam và nữ lần lượt là 55,8% và 26% trong khi đối với hưởng BHXH thường xuyên thì ở nữ là 74% và ở nam giới là 44,2%. Bệnh điếc do tiếng ồn chiếm tỷ lệ cao nhất (42,78%), thứ hai là bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp với tỷ lệ 36,7%. 24,7% người bị bệnh điếc nghề nghiệp có thời gian tiếp xúc 10-14 năm, 27,6% Nhóm NLĐ bị bệnh bụi phổi silic có thời gian tiếp xúc từ 25-29 năm. 31,4% người bị điếc nghề nghiệp có tỷ lệ suy giảm lao động 5-10%. 46,6% người bị bệnh bụi phổi silic có tỷ lệ suy giảm lao động 21-35%. Nghiên cứu này phản ánh thực trạng BNN và tình hình chi trả BHXH cho đối tượng bị BNN và cho thấy vấn đề này cần được tăng cường theo dõi giám sát để giúp cho việc xây dựng chính sách và đánh giá can thiệp [37]. Theo Nguyễn văn Kính và cộng sự (2016) đánh giá về thực trạng công tác phòng chống bệnh nghề nghiệp tại một số doanh nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015, có trên 54% số cơ sở thực hiện khám bệnh nghề nghiệp. Số người được khám bệnh nghề nghiệp, tập huấn truyên truyền trực tiếp vệ sinh lao động hàng năm thấp [38].
  • 29. 18 Theo Báo cáo Điều tra lao động việc làm của Tổng cục Thống kê năm 2016, đến cuối năm 2016 ngành y tế mới quản lý được thông tin tình hình vệ sinh lao động của 71.082 cơ sở lao động với hơn 4 triệu người lao động (chiếm 31,2% tổng số lao động trong khu vực làm việc có hợp đồng). Số cơ sở có yếu tố nguy hiểm, yếu tố độc hại là 28.747 cơ sở (40,4%) với 798.926 lao động tiếp xúc trực tiếp với yếu tố có hại, nguy hiểm trên tổng số hơn 2 triệu người làm việc tại các cơ sở này. Đáng quan ngại nhất là trong số 7.242 cơ sở sở hữu trên 200 lao động, có tới 1.419.434 người lao động đang làm việc tại 1.676 cơ sở có yếu tố có hại, nguy hiểm; trong đó có 506.624 người tiếp xúc trực tiếp với yếu tố có hại, nguy hiểm [39]. Đ ối với nghiên cứu sức khỏe người lao động trong ngành khai thác than, qua các số liệu nghiên cứu của nhiều tác giả cho thấy người lao động khai thác than phải tiếp xúc với tiếng ồn hầu hết vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép, cao nhất ở khu vực khoan. Tỷ lệ mắc bệnh điếc nghề nghiệp của người lao động nghiền sàng than, khoan than, khoan đá từ 8-23,6%. Nhiều vị trí lao động bị ô nhiễm bụi nghiêm trọng, nồng độ bụi hô hấp có nơi vượt TCCP từ 9- 11 lần, hàm lượng silic tự do trung bình từ 15-21%. Tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi trong người lao động khai thác than từ 3-14%, trong đó khai thác hầm lò là chủ yếu (chiếm 70%) và bệnh viêm phế quản mạn tính là khoảng 19,3% [1]. Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Ngọc Anh (2001) nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ gây bệnh bụi phổi silic ở người lao động khai thác than nội địa Thái Nguyên cho thấy có khoảng 10% người lao động mắc bệnh bụi phổi silic [3]. Nghiên cứu môi trường lao động và sức khỏe người lao động mỏ than Na Dương Lạng Sơn (2003) tỷ lệ bệnh bụi phổi silic ở khu vực khai thác là 11% [40].
  • 30. 19 Trong nghiên cứu của Nguyễn Liễu (2004) lại cho thấy bệnh phổi – phế quản là cao nhất 40,8%, riêng bệnh viêm phế quản mạn 19,3% trong tổng số người lao động khai thác than tại công ty Đông Bắc, Quảng Ninh [8]. Ở nghiên cứu của Đỗ Trung Toàn (2006) tỷ lệ suy giảm chức năng hô hấp ở người lao động khai thác than tương đối cao (16-22%) [41]. Nghiên cứu của Phạm Thúc Hạnh (2010) hầu hết bệnh nhân có rối loạn thông khí tắc nghẽn ở các phế quản nhỏ 68,9%, rối loạn thông khí hỗn hợp 12,4%, rối loạn thông khí hạn chế 2,1%, trong khi số người lao động có chức năng thông khí bình thường chỉ chiếm 16,6% [42]. Các kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả trong và ngoài nước đều cho rằng: Môi trường lao động ngành than có nhiều bụi, đặc biệt bụi có hàm lượng silic tự do cao thì mô hình bệnh tật chủ yếu trong người lao động là bệnh phổi, phế quản. Bệnh nghề nghiệp có tỷ lệ cao nhất là bệnh bụi phổi silic. Đây là một bệnh nguy hiểm cho dù đã biết nguyên nhân, cơ chế gây bệnh nhưng cho đến nay chưa có phương pháp nào điều trị hữu hiệu, bệnh tiến triển không hồi phục thậm chí cả khi đã ngừng tiếp xúc với bụi. Cách tốt nhất để phòng chống lại căn bệnh này vẫn là các biện pháp phòng bệnh, nhất là các biện pháp phòng chống sự phát sinh bụi silic (SiO2) trong môi trường lao động [43]. Bên cạnh vấn đề bệnh lý thì khai thác than cũng là ngành nghề có nguy cơ gây tai nạn lao động cao do sạt lở tầng khai thác, sạt lở bãi than ở khai thác than lộ thiên và nổ khí, bục nước, sập hầm ở khai thác than hầm lò. Theo tác giả Hà Tất Thắng và cộng sự (2012), giai đoạn 2000-2008 đã có 276 người chết, trong đó khai thác than hầm lò là 219 người. Năm 2011, ngành than có 12 vụ tai nạn lao động chết người với số người chết là 14 người [44]. 1.5. Sơ lược về địa điểm nghiên cứu Công ty Than Na Dương – VVMI (thuộc Tổng công ty Công nghiệp Mỏ Việt Bắc – Vinacomin) được thành lập năm 1959, nằm ở phía đông bắc tỉnh
  • 31. 20 Lạng Sơn. Công ty khai thác than theo phương pháp khai thác lộ thiên. Hiện tạiNăm 2018 công ty có tổng 5213 người lao động (418 nam và 1035 nữ), trong đó có 499 người lao động trực tiếp và 122 người lao động gián riếp. Công ty gồm có 8 phòng ban (phòng Điều độ, phòng Tổ chức – Hành chính, phòng Kế toán – Thống kê – Tài chính, phòng Kế hoạch – Tiêu thụ, phòng Vật tư, phòng Đầu tư – xây dựng, phòng Kỹ thuật – KCS, phòng Cơ điện – An toàn) và 3 phân xưởng sản xuất (phân xưởng Khai thác, phân xưởng Vận tải, phân xưởng Cơ điện – Sàng tuyển). Theo số liệu thống kê của Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Lạng Sơn, trong những năm gần đây, môi trường lao động của Công ty có các yếu tố vi khí hậu, ồn, bụi vượt tiêu chuẩn cho phép ở một số vị trí lao động. Hàng năm vẫn phát hiện người lao động mới mắc bệnh nghề nghiệp bụi phổi silic. Đặc tính của Than Na Dương là loại than nâu chuyên tiếp than ngọn lửa dài (hay gọi là than nâu hoặc than ngọn lửa dài). Than Na Dương là than đặc chủng với những đặc tính kỹ thuật có hàm lượng lưu huỳnh cao, dễ phong hóa, dễ bốc cháy khi đổ đống lớn và gặp mưa nhỏ khí sunfua phát ra gây độc hại và ô nhiễm môi trường. Than Na Dương có hàm lượng tro cao và cấp hạt càng nhỏ độ tro càng cao. Tỷ lệ cám trong than nguyên khai tương đối lớn. Than và đất đá ở dạng kết hạch rất chặt chẽ, thuộc loại than rất khó tuyển. Vì thế ở đây than không dùng trong sinh hoạt đời sống nhân dân, chỉ sử dụng cho các ngành công nghiệp, thích hợp dùng cho công nghệ xi măng lò quay phương pháp ướt và nhà máy nhiệt điện công nghệ Lò hơi tầng sôi tuần hoàn – CFB [45]. Hiện nay Công ty đang cung cấp than liên tục cho nhà máy Nhiệt Điện Na Dương I. Do than rất dễ cháy khi tiếp xúc với không khí, hệ thống khai thác đang áp dụng tại mỏ là xuống sâu, dọc một bờ công tác. Sử dụng ô tô vận tải, đất đá đổ tại bãi thải ngoài và bãi thải trong với việc áp dụng công nghệ khấu theo lớp đứng, đào sâu đáy mỏ bằng máy xúc thủy lực gầu ngược.
  • 32. 21 Sơ đồ công nghệ khai thác chủ yếu bóc đất đá mỏ than Na Dương như sau: Khoan, nổ mìn  (làm tơi đất đá) Xúc bốc  (than, đất đá) Vận tải  (bằng ô tô) Sàng tuyển, phân loại cấp cho nhà máy nhiệt điện Na Dương/đất đá thải bỏ ở bãi thải đất đá Đối với các tầng đất phủ đệ tứ và tầng đất đá thải có thể sử dụng máy xúc trực tiếp không cần phải nổ mìn, sau đó đất đá được máy xúc xúc lên ô tô vận chuyển ra các bãi thải. Công tác chế biến than được thể hiện bởi hệ thống sàng công suất 222 tấn/h. Quy trình công nghệ sàng than như sau: Than nguyên khai tại vỉa 4 (Khu I, II, III) được ô tô vận chuyển về xưởng sàng, khi xúc than lên ô tô đã loại một phần đá to cỡ +300mm. Tại xưởng sàng, than được máy xúc hoặc xe gạt đánh đống, trộn, nghiền các cục quá cỡ và gạt xuống 06 phễu cấp liệu qua sàng tĩnh khe 200mm, đặt nghiêng một góc 25o . Cấp hạt <200mm lọt xuống phễu được 06 máy cấp liệu lắc (CL1, CL2, CL3, CL4, CL5, CL6) cấp lên băng tải thu liệu B1, qua hệ thống băng B2, B3 và cấp tới băng nhận liệu của nhà máy điện. Cấp hạt >200mm trượt trên mặt sàng tĩnh xuống đất được máy xúc tải, máy gạt xúc gạt chuyển ra vị trí xử lý. Cách xử lý có thể nhặt tay loại đá hoặc chà sát lại để tận thu than cục sạch cấp lại dây chuyền. Đá được xúc lên ô tô đưa đi đổ thải tại các bãi thải của mỏ.
  • 33. 22 Hình 1.1. Sơ đồ công nghệ hệ thống sàng than Na Dương (hiện nay, Công ty đang tiến hành khai thác khai trường vỉa 4) Than khai thác vỉa 4 Xúc lên ô tô loại bỏ đá + 300 mm Đá thải +300mm Đánh đống,trộn, nghiền cục quá cỡ - 200 Cấp cho nhà máy nhiệt điện Na Dương + 200 Nhặt đá +200 Đá thải Sàng tĩnh khe 200mm
  • 34. 23 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu: 2.1.1. Địa diểm Công ty Than Na Dương – VVMI – Chi nhánh Tổng công ty công nghiệp mỏ Việt Bắc TKV-CTCP nằm trong địa phận Thị trấn Na Dương, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn. 2.1.2. Thời gian nghiên cứu Từ tháng 7/2018 đến tháng 6/2019, thời gian thu thập số liệu tiến hành từvào tháng 1 đến tháng 3 năm 2019. 2.2. Đối tượng nghiên cứu: 2.2.1. Môi trường lao động - Một số yếu tố môi trường lao động: + Vi khí hậu: nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, + Tiếng ồn, + Bụi toàn phần, bụi hô hấp,
  • 35. 24 + Hơi khí độc: CO, H2S, SO2, CO2 - Khu vực sản xuất trực tiếp (Khu vực I) gồm các khu vực sản xuất trực tiếp như phân xưởng khai thác, phân xưởng sàng tuyển – cơ điện, phân xưởng vận tải - Khu vực gián tiếp (Khu vực II) gồm các phòng ban quản lý, phụ trợ, gián tiếp…. 2.2.2. Người lao động *Tiêu chuẩn lựa chọn - Tất cả cán bộ nhân viên khối văn phòng công ty và người lao động từ khai thác, vận chuyển, sản xuất, chế biến trong Công ty Than Na Dương – VVMI không phân biệt giới, tuổi đời và có tuổi nghề từ 6 tháng trở lên tính đến thời điểm nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu được chia thành 2 nhóm dựa vào đặc điểm nghề nghiệp và môi trường lao động: + Nhóm I/khu vực I: lao động trực tiếp: nhóm này là người lao động trực tiếp làm việc, sản xuất ra sản phẩm tại các bộ phận khai thác, vận chuyển, sàng tuyển tại các phân xưởng Khai thác, phân xưởng Cơ điện – sàng tuyển, phân xưởng Vận tải + Nhóm II/khu vực II: lao động gián tiếp là người lao động trong các phòng ban, cán bộ quản lý, phục vụ phụ trợ. - Người lao động có tham gia khám sức khỏe định kỳ hàng năm, theo từng năm từ năm 2014-2018. Kết quả số lượng đối tượng nghiên cứu đã chọn trong giai đoạn 2014-2018 Năm Khu vực Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Khu vực I 405 385 382 386 375 Khu vực II 153 144 131 130 120 Tổng 558 529 513 516 495
  • 36. 25 Nên bổ sung bảng kết quả số lượng đối tượng nghiên cứu đã chọn theo hai khu vực trong từng năm vào đây *Tiêu chuẩn loại trừ + Không khám sức khỏe định kỳ hoặc khám không đủ theo yêu cầu. + Không đủ hồ sơ sức khoẻ có sẵn từ năm 2014-2018 + Thời gian công tác dưới 6 tháng (theo thông tư số 15/2016/TT-BYT ngày 15/5/2016 của Bộ Y tế có quy định về thời gian tiếp xúc tối thiểu trong bệnh nghề nghiệp là 3 tháng – 6 tháng, nên người lao động có thời gian làm việc dưới 6 tháng không chọn vào nghiên cứu). 2.3. Phương pháp, thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang nhiều giai đoạn, hồi cứu số liệu có sẵn giai đoạntừ nămtừ 2014-2018. 2.4. Cỡ mẫu và chọn mẫu 2.4.1. Môi trường lao động Chọn mẫu môi trường lao động theo kỹ thuật chọn mẫu chủ đích. Cỡ mẫu đo môi trường lao động theo thực tế đã đo từ năm 2014 – 2018 của mỗi phòng ban/phân xưởng, vị trí người lao động làm việc theo đúng hướng dẫn của Thường quy kỹ thuật sức khỏe nghề nghiệp và môi trường năm 2002 (năm 2014, 2015) và Thường quy kỹ thuật sức khỏe nghề nghiệp và môi trường năm 2015 – Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường (năm 2016, 2017, 2018). Các mẫu đo môi trường lao động được đo vào mùa hè hàng năm, trong điều kiện thời tiết không mưa bão. Bao gồm yếu tố vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió) và các yếu tố môi trường khác như bụi, hơi khí độc, tiếng ồn. Tất cả các mẫu đo đều là mẫu thời điểm.
  • 37. 26 - Mẫu vi khí hậu: bao gồm 3 chỉ số nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió: Mỗi năm có 20 mẫu với mỗi chỉ số, 15 mẫu tại khu vực I, 5 mẫu tại khu vực II. - Mẫu tiếng ồn chung, bụi hô hấp, bụi toàn phần: Mỗi năm có 20 mẫu, 15 mẫu tại khu vực I, 5 mẫu tại khu vực II - Mẫu hơi khí độc: Dựa trên đặc điểm sản xuất, đơn vị chỉ đo 4 loại hơi khí độc bao gồm: CO, H2S, SO2, CO2 và chỉ đo tại các vị trí có nguy cơ phát sinh ra hơi khí độc trong quá trình sản xuất (cụ thể ở đây chỉ tập trung trong khu vực I, nên có 15 mẫu tại khu vực I, không có mẫu hơi khí độc tại khu vực II) Các mẫu đều được chọn tại vị trí làm việc tập trung, thường xuyên của người lao động. Khu vực I, ở các vị trí: vận hành khoan, vận hành xúc điện EKG, máy xúc thủy lực, máy gạt, xi nhan bãi thải, khu vực sửa chữa gia công (thuộc phân xưởng khai thác), lái xe khai trường, khu vực sửa chữa (thuộc phân xưởng vận tải), lao động thủ công chọn than, tổ cơ khí, tổ sửa chữa, tổ điện nước (phân xưởng sàng tuyển – cơ điện), phòng KCS. Khu vực II, ở các vị trí: tổ cấp dưỡng của 3 phân xưởng và khốiổi văn phòng, tổ văn phòng phục vụ phụ trợ của phân xưởng cơ điện – sàng tuyển (đã chuyển ra ngoài khu vực khai thác), 8 phòng còn lại của khối văn phòng tại trụ sở Công ty (cách xa khu vực khai thác) đã được Công ty lắp điều hòa nên không đo MTLĐmôi trường lao động. - Số liệu đo môi trường lao động tại công ty Than Na Dương từ năm 2014 đến 2018 được thực hiện bởi khoa Sức khỏe nghề nghiệp, Ttrung tâm Kkiểm soát bệnh tật tỉnh Llạng SSơn. Các cán bộ đo môi trường lao động là những người đã có nhiều năm kinh nghiệm và đều được cấp chứng chỉ quan trắc môi trường lao động do Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường cấp, kiểm tra đánh giá hàng năm. - Thiết bị đo môi trường lao động (phụ lục 2) 2.4.2. Người lao động
  • 38. 27 Chọn mẫu động mẫu ttheo phương pháp chủ đích là toàn bộ hồ sơ sức khỏe của người lao động viên trong Công ty Than Na Dương – VVMI, không phân biệt tuổi đời, giới, vị trí việc làm, thỏa mãn tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu.đủ điều kiện tham gia nghiên cứu/thỏa mãn tiêu chuẩn lựa 2.5. Biến số, chỉ số nghiên cứu 2.6. Biến số Chỉ số Mục tiêu 1: Mô tả xu hướng môi trường lao động ở Công ty Than Na Dương – VVMI Vi khí hậu Trung bình nhiệt độ và số lượng mẫu nhiệt độ đạt TCCP tại vị trí lao động theo khu vực và theo năm Trung bình độ ẩm và số lượng mẫu độ ẩm đạt TCCP tại vị trí lao động theo khu vực và theo năm Trung bình tốc độ gió và số lượng mẫu tốc độ gió đạt TCCP tại vị trí lao động theo khu vực và theo năm Nhóm yếu tố bụi, ồn, hơi khí độc Trung bình nồng độ bụi toàn phần và số lượng mẫu bụi toàn phần đạt TCCP tại vị trí lao động theo khu vực và theo năm Trung bình nồng độ bụi hô hấp và số lượng mẫu bụi hô hấp đạt TCCP tại vị trí lao động theo khu vực và theo năm Trung bình nồng độ hơi khí độc tại vị trí lao động theo khu vực và theo năm Trung bình tiếng ồn và số lượng mẫu tiếng ồn đạt TCCP tại vị trí lao động theo khu vực và theo năm Mục tiêu 2: Mô tả xu hướng sức khỏe người lao động ở Công ty Than Na Dương - VVMI Giới tính Tỷ lệ % đối tượng nghiên cứu theo giới tính (nam/nữ)
  • 39. 28 Tuổi đời Tỷ lệ % đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi đời (18-29 tuổi, 30-39 tuổi, 40-49 tuổi, ≥ 50 tuổi) Tuổi nghề Tỷ lệ % đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi nghề (≤≥5 năm, >5 năm - 10 năm, >10 năm - 15 năm, >15 năm - 20 năm, >20 năm) Phân loại sức khỏe chung (Loại I, II, III, IV, V) Tỷ lệ % theo loại sức khỏe theo năm, Tỷ lệ % loại sức khoẻ theo 2 nhóm nghề (trực tiếp và gián tiếp) và theo năm Cơ cấu bệnh tật Tỷ lệ % cơ cấu bệnh tật của người lao động trong công ty theo năm. Mắc bệnh bụi phổi Silic Tỷ lệ % đối tượng nghiên cứu mắc bụi phổi silic theo 2 nhóm nghề và theo năm Mắc bệnh tai mũi họng Tỷ lệ % đối tượng nghiên cứu mắc tai mũi họng theo 2 nhóm nghề và theo năm Mắc bệnh hô hấp Tỷ lệ % đối tượng nghiên cứu mắc bệnh hô hấp theo 2 nhóm nghề và theo năm 2.7. Phương pháp thu thập số liệu  Công cụ thu thậpTT: biểu mẫu thu thập thông tin về kết quả đo MTLĐ, sức khỏe người lao động, bệnh nghề nghiệp - Môi trường lao động: bảng kết quả đo kiểm MTLĐ (phụ lục 3) - Người lao động: phiếu thu thập thông tin (phụ lục 4)  Phương pháp thu thập số liệu: Hồi cứu số liệu sẵn có (báo cáo kết quả đo MTLĐ, hồ sơ vệ sinh lao động; sổ khám sức khỏe định kỳ, bệnh nghề nghiệp của người lao động từ năm 2014 đến năm 2018.
  • 40. 29 - Môi trường lao động: MTLĐ của Công ty được tiến hành đo cùng mùa hè hàng năm trong điều kiện thời tiết không mưa, bão (các mẫu đo thời điểm?). Theo Thường quy kỹ thuật của Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường năm 2002 (áp dụng cho năm 2014, 2015) và Thường quy kỹ thuật của Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường năm 2015 (áp dụng cho năm 2016, 2017, 2018) [46]. Đánh giá các kết quả đo MTLĐ đạt hay không đạt TCCP theo các quy định hiện hành: • Quyết định 3733/2002/BYT ngày 10/10/2002 về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động. • Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 24:2016/BYT về Tiếng ồn - Mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc. • Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 26:2016/BYT về Vi khí hậu - Giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc. - Sức khỏe người lao động: đánh giá tình hình sức khỏe, bệnh tật của NLĐ theo tiêu chuẩn 1613/BYT-QĐ ngày 15/8/1997 về việc ban hành “Tiêu chuẩn phân loại sức khỏe để khám tuyển, khám định kỳ cho người lao động”; Thông tư số 19/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 6 năm 2019 về hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động của Bộ Y tế. - Bệnh nghề nghiệp: theo Thông tư số 15/2016/TT-BYT ngày 15 tháng 5 năm 2016 Quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội của Bộ Y tế và Thông tư 28/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 6 năm 2016 về hướng dẫn quản lý bệnh nghề nghiệp của Bộ Y tế.. 2.8. Xử lý và phân tích số liệu Làm sạch số liệu trước khi nhập. Nhập liệu bằng Epidata 3.1. Phân tích bằng phần mềm STATA 14.0.
  • 41. 30 Thống kê mô tả được áp dụng để trình bày các tỷ lệ và xu hướng về môi trường lao động và tình trạng sức khoẻ người lao động của công ty nghiên cứu từ năm 2014-2018. 2.8. Đạo đức nghiên cứu - Nghiên cứu được tiến hành sau khi đã được Hội đồng thông qua đề cương của Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội duyệt ngày 27 Tháng 7 Năm 2018 và cho phép tiến hành triển khai đề tài nghiên cứu. - Nghiên cứu được tiến hành sau khi đã báo cáo và thảo luận các nội dung nghiên cứu với lãnh đạo cơ sở lao động có liên quan và được đơn vị cho phép, hợp tác (phụ lục 5 – xác nhận đồng ý của cơ sở nơi nghiên cứu?). - Mọi thông tin thu thập được có liên quan đến đối tượng nghiên cứu sẽ được giữ bí mật. - - Các số liệu chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu và chăm sóc sức khỏe người lao động, không phục vụ cho các mục đích khác. - - Kết quả nghiên cứu sẽ được sử dụng cho công tác cải thiện môi trường và nâng cao việc chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
  • 42. 31 Khí CO Khí CO2 Khí H2 S KhíSO2 Vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió) Tiến g ồn Môi trường lao động Yếu tố vật lý Yếu tố lý hóa Yếu tố hóa học Sức khỏe người lao động Nhóm I Lao động trực tiếp Nhóm II Lao động gián tiếp Bệnh nghề nghiệp Bệnh bụi phổi -silic nghề nghiệp Bệnh bụi phổi -than nghề nghiệp Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp Bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ Bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân Bệnh thông thường - Tuần hoàn Hô hấp Tiêu hóa Thận – tiết niệu Cơ xương khớp Mắt Tai mũi họng Răng hàm mặt Sản phụ khoa …………… Các nhóm khác Các bệnh liên quan đến nghề nghiệp ngoài danh mục bảo hiểm Tai nạn lao động Bụ i
  • 43. 32 Hình 2.2. Sơ đồ nghiên cứu Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Môi trường lao động tại Công ty Than Na Dương – VVMI giai đoạn 2014-2018 Môi trường lao động của Công ty được tiến hành đo cùng mùa nóng hàng năm trong điều kiện thời tiết không mưa, bão. Kết quả cho thấy: Bệnh điếc nghề nghiệp
  • 44. 33 Biểu đồ 3.1. Kết quả nhiệt độ môi trường lao động Nhận xét: Tiêu chuẩn cho phép về nhiệt độ môi trường lao động trong mùa nóng theo QĐ 3733/2002/QĐ-BYT và QCVN 26: 2016/BYT là từ 18- 320 C. Kết quả ở biểu đồ 3.1 cho thấy, nhiệt độ ở hầu hết các điểm đo đều cao, nhiệt độ trung bình ở khu vực I (trực tiếp) cao hơn khu vực II (gián tiếp). Nhiệt độ trung bình cao nhất là năm 2015 ở khu vực sản xuất trực tiếpI (35,95o C). Nhiệt độ trung bình ở khu vực sản xuất trực tiếpI sát và cao hơn TCCP. Tại khu vực gián tiếpII, nhiệt độ trung bình nằm trong giới hạn TCCP. Nhiệt độ trung bình thấp nhất là năm 2018 ở khu vực gián tiếp II (27,58o C).
  • 45. 34 Biểu đồ 3.2. Kết quả số mẫu nhiệt độ môi trường LĐ đạt TCCP Nhận xét: Khu vực II (gián tiếp), tỷ lệ mẫu đạt TCCP từ 80 đến 100%, cao hơn khu vực I (trực tiếp). Ở khu vực sản xuất trực tiếpI năm 2016 có tỷ lệ mẫu đạt TCCP cao nhất (80%), năm 2014, 2017 và 2018 có tỷ lệ mẫu đạt TCCP thấp hơn (lần lượt là 60%, 33,3% và 40%), riêng năm 2015 không có mẫu nào đạt TCCP. Bảng 3.1. Kết quả độ ẩm không khí MTLĐ Năm Khu vực Độ ẩm tại vị trí lao động (%) ( X ± SD) Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Khu vực I 68,58 ± 1,09 60,22 ± 4,49 77,71 ± 3,45 64,42 ± 4,61 74,39 ± 3,22 Khu vực II 69,60 ± 1,40 64,52 ± 2,41 78,84 ± 1,41 67,86 ± 0,44 75,24 ± 0,93 TCCP* 40-80% TCCP*: Tiêu chuẩn cho phép: QĐ 3733/2002/QĐ-BYT và QCVN 26: 2016/BYT Nhận xét: Độ ẩm trung bình tại khu vực II (gián tiếp) cao hơn khu vực I (trực tiếp). Độ ẩm trung bình tại các khu vực đa phần là đạt TCCP, riêng năm 2016, độ ẩm trung bình sát giới hạn TCCP ở khu vực sản xuất trực tiếpI và
  • 46. 35 khu vực gián tiếpII lần lượt là 77,71 ± 3,45% và 78,84 ± 1,41%. Độ ẩm thấp nhất là năm 2015 tại khu vực sản xuất trực tiếpI (60,22 ± 4,49%). Bảng 3.2. Kết quả số mẫu độ ẩm không khí MTLĐ đạt TCCP Năm Khu vực Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ Khu vực I (n=15) 15 100 15 100 10 66,7 15 100 15 100 Khu vực II (n=5) 5 100 5 100 3 60 5 100 5 100 Tổng cộng 20 100 20 100 13 86,7 20 100 20 100 Nhận xét: Đa số các mẫu đo độ ẩm đạt TCCP. Năm 2014, 2015, 2017, 2018 tỷ lệ 100% mẫu đạt TCCP, riêng năm 2016 chỉ có 13/20 chiếm 86,7% mẫu đạt TCCP trong đó 10/15 mẫu của khu vực I (trực tiếp)1 và 3/5 mẫu của khu vực II (gián tiếp). Bảng 3.3. Kết quả tốc độ gió môi trường lao động Năm Khu vực Tốc độ gió tại vị trí lao động (m/s) ( X ± SD) Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Khu vực I 0,45 ± 0,26 0,58 ± 0,34 0,32 ± 0,16 0,64 ± 0,40 0,48 ± 0,29 Khu vực II 0,30 ± 0,06 0,32 ± 0,03 0,28 ± 0,04 0,23 ± 0,05 0,32 ± 0,07 TCCP* 0,2 – 1,5(m/s) TCCP*: Tiêu chuẩn cho phép: QĐ 3733/2002/QĐ-BYT và QCVN 26: 2016/BYT Nhận xét: Tốc độ gió trung bình tại các khu vực đều đạt giới hạn tiêu chuẩn cho phép (từ 0.23 ± 0,05 đến 0,64 ± 0.4 (m/s)). Tốc độ gió trung bình cao nhất là năm 2017 tại khu vực sản xuất trực tiếp - khu vực I (0.64 ± 0.4
  • 47. 36 (m/s)). Tốc độ gió trung bình thấp nhất là năm 2017 tại khu vực gián tiếp - khu vực II (0,23 ± 0,05m/s). Bảng 3.4. Kết quả mẫu tốc độ gió môi trường lao động đạt TCCP Năm Khu vực Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ Khu vực I (n=15) 12 80 15 100 12 80 15 100 15 100 Khu vực II (n=5) 5 100 5 100 5 100 5 100 5 100 Tổng cộng 17 85 20 100 17 85 20 100 20 100 Nhận xét: Các mẫu ở khu vực II (gián tiếp) đều đạt TCCP. Tại Kkhu vực I (trực tiếp) các năm 2015, 2017, 2018 đều đạt TCCP, . Nnăm 2014 và 2016 có số mẫu đạt TCCP là 12/15 mẫu (chiếm 80%). Bảng 3.5. Kết quả nồng độ bụi toàn phần môi trường lao động Năm Khu vực Bụi toàn phần tại vị trí lao động (mg/m3 ) ( X ± SD) Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Khu vực I 5,35 ± 2,77 5,37 ± 2,76 5,34 ± 2,38 5,40 ± 2,54 5,55 ± 2,47 Khu vực II 1,11 ± 0,86 1,10 ± 0,70 2,04 ± 0,78 1,84 ± 1,03 1,47 ± 0,68 TCCP* (SiO2 < 20%) ≤ 6 mg/m3 TCCP*: Tiêu chuẩn cho phép: QĐ 3733/2002/QĐ-BYT Nhận xét: Giá trị trung bình của các mẫu đo bụi toàn phần nằm trong TCCP. Giá trị trung bình ở khu vực sản xuất trực tiếp - khu vực I (từ 5,34 ± 2,38 mg/m3 đến 5,55 ± 2,47 mg/m3 ) cao hơn hẳn khu vực gián tiếp - khu vực II (từ 1,1 ± 0.7 mg/m3 đến 2,04 ± 0,78 mg/m3 ). Nồng độ bụi trung bình cao
  • 48. 37 nhất là năm 2018 tại khu vực sản xuất trực tiếpI (5,55 ± 2,47 mg/m3 ), nồng độ bụi toàn phần trung bình thấp nhất là năm 2015 tại khu vực gián tiếpII (1,10 ± 0,70 mg/m3 ). Biểu đồ 3.3. Kết quả mẫu bụi toàn phần môi trường lao động đạt TCCP Nhận xét: Không có mẫu vượt TCCP ở khu vực II (gián tiếp). Số mẫu bụi toàn phần đạt TCCP ở khu vực I (trực tiếp) năm 2014, 2015 là 8/15 (53,3%), năm 2016, 2017, 2018 là 7/15 mẫu (46,7%). Bảng 3.6. Kết quả nồng độ bụi hô hấp môi trường lao động Năm Khu vực Bụi hô hấp tại vị trí lao động (mg/m3 ) ( X ± SD) Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Khu vực I 3,50 ± 2,53 3,55 ± 2,38 3,57 ± 1,90 3,31 ± 1,91 3,57 ± 1,75 Khu vực II 0,29 ± 0,43 0,51 ± 0,36 1,21 ± 0,53 0,85 ± 0,33 0,85 ± 0,33 TCCP* (SiO2 < 20%) ≤ 4 mg/m3 TCCP*: Tiêu chuẩn cho phép: QĐ 3733/2002/QĐ-BYT Nhận xét: Giá trị trung bình của các mẫu đo bụi hô hấp nằm trong TCCP. Giá trị trung bình ở khu vực sản xuất trực tiếp - khu vực I (từ 3,31 ±
  • 49. 38 1,9 mg/m3 đến 3,57 ± 1,75 mg/m3 ) cao hơn hẳn khu vực gián tiếp - khu vực II (từ 0,29 ± 0,43 mg/m3 đến 1,21 ± 0,53 mg/m3 ). Biểu đồ 3.4. Kết quả mẫu bụi hô hấp môi trường lao động đạt TCCP Nhận xét: Các mẫu bụi hô hấp ở khu vực II (gián tiếp) đều đạt TCCP. Số mẫu bụi hô hấp đạt TCCP ở khu vực I (trực tiếp) cao nhất là năm 2017 có 10/15 mẫu (chiếm 66.7%), tiếp đến là năm 2018 có 9/15 mẫu (chiếm 60%), thấp nhất là năm 2014 và năm 2016 có 8/15 mẫu (chiếm 53,3%). Bảng 3.7. Kết quả tiếng ồn chung môi trường lao động Năm Khu vực Tiếng ồn chung tại vị trí lao động (dBA) Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Khu vực I 81,42 ± 4,12 80,51 ± 8,08 81,69 ± 8,47 80,45 ± 7,46 80,69 ± 4,39 Khu vực II 66,84 ± 2,30 63,86 ± 4,56 65,48 ± 4,48 65,02 ± 4,05 64,98 ± 5,18 TCCP* ≤ 85 TCCP*: Tiêu chuẩn cho phép: QĐ 3733/2002/QĐ-BYT và QCVN 24: 2016/BYT
  • 50. 39 Nhận xét: Cường độ tiếng ồn chung trung bình ở cả 2 khu vực đều đạt TCCP. Giá trị trung bình của các mẫu đo tại khu vực I (trực tiếp) cao hơn hẳn so với khu vực II (gián tiếp). Năm 2016 ở khu vực trực tiếp sản xuấtI, tiếng ồn trung bình cao nhất (81,69 ± 8,42dB). Năm 2015 ở khu vực gián tiếpII, tiếng ồn trung bình thấp nhất (63,48 ± 4,56 dB). Biểu đồ 3.5. Kết quả mẫu ồn chung môi trường lao động đạt TCCP Nhận xét: Các mẫu ồn chung ở khu vực II (gián tiếp) đềểu đạt TCCP. Ở khu vực I (trực tiếp) năm 2014 và 2018 có 14/15 mẫu (93,3%) đạt TCCP, năm 2015, 2016, 2017 đều có 10/15 mẫu (66,7%) đạt TCCP. Bảng 3.8. Kết quả nồng độ khí CO môi trường lao động Năm Khu vực Khí CO tại vị trí lao động (mg/m3 )( X ± SD) Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Khu vực I 2,33 ± 1,12 2,45 ± 1,13 5,13 ± 2,82 5,94 ± 2,08 5,03 ± 1,79 Khu vực II 0 0 0 0 0 TCCP* ≤ 40,0 (từng lần tối đa) TCCP*: Tiêu chuẩn cho phép: QĐ 3733/2002/QĐ-BYT, Nhận xét: Nồng độ trung bình của khí CO môi trường lao động tại khu vực I (trực tiếp sản xuất) qua các năm đều đạt TCCP. Tất cả các mẫu đo đều đạt TCCP,
  • 51. 40 không có mẫu vượt TCCP. Nồng độ trung bình khí CO cao nhất tại khu vực I vào năm 2017 (5,94 ± 2,08mg/m3 ), thấp nhất tại khu vực I vào năm 2014 (2,33 ± 1,12mg/m3 ). Bảng 3.9. Kết quả nồng độ khí H2S môi trường lao động Năm Khu vực Khí H2S tại vị trí lao động (mg/m3 ) ( X ± SD) Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Khu vực I 0,22 ± 0,09 0,32 ± 0,11 0,24 ± 0,12 0,33 ± 0,18 0,32 ± 0,14 Khu vực II 0 0 0 0 0 TCCP* ≤ 15,0 (từng lần tối đa) TCCP*: Tiêu chuẩn cho phép: QĐ 3733/2002/QĐ-BYT Nhận xét: Nồng độ trung bình của khí H2S môi trường lao động tại khu vực I (trực tiếp sản xuất) qua các năm đều đạt TCCP. Tất cả các mẫu đo đều đạt TCCP. Bảng 3.10. Kết quả nồng độ khí SO2 môi trường lao động Năm Khu vực Khí SO2 tại vị trí lao động (mg/m3 ) ( X ± SD) Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Khu vực I 0,49 ± 0,14 0,57 ± 0,16 0,51 ± 0,15 0,25 ± 0,12 0,25 ± 0,15 Khu vực II 0 0 0 0 0 TCCP* ≤ 10,0 (từng lần tối đa) TCCP*: Tiêu chuẩn cho phép: QĐ 3733/2002/QĐ-BYT
  • 52. 41 Nhận xét: Nồng độ trung bình của khí SO2 tại khu vực I (trực tiếp sản xuất) qua các năm đều đạt TCCP. Tất cả các mẫu đo đều đạt TCCP. Năm 2015 có nồng độ trung bình cao nhất 0,51 ± 0,15mg/m3. Bảng 3.11. Kết quả nồng độ khí CO2 môi trường lao động Năm Khu vực Khí CO2 tại vị trí lao động (mg/m3 )( X ± SD) Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Khu vực I 402,9 ± 46,8 404,4 ± 49,0 410 ± 49,16 420,3 ± 34,5 428,3 ± 54,9 Khu vực II 0 0 0 0 0 TCCP* ≤ 900 (từng lần tối đa) TCCP*: Tiêu chuẩn cho phép: QĐ 3733/2002/QĐ-BYT Nhận xét: Nồng độ trung bình của khí CO2 tại khu vực I (trực tiếp sản xuất) qua các năm đều đạt TCCP. Tất cả các mẫu đo đều đạt TCCP. 3.2 Sức khỏe người lao động ở Công ty Than Na Dương – VVMI giai đoạn 2014 – 2018. Tải bản FULL (100 trang): https://bit.ly/3oSMqjV Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 53. 42 Biểu đồ 3.6. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới Nhận xét: Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là nam giới chiếm từ 80% đến 81,4% nữ giới chỉ từ 18,4 đến 20%. Đặc biệt, ở nhóm I lao động trực tiếp (nhóm I) chủ yếu là nam (chiếm từ 88,8% đến 90,3%), lao động nữ rất ít (chỉ Tải bản FULL (100 trang): https://bit.ly/3oSMqjV Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 54. 43 từ 9,7 đến 11,2%). Ở nhóm lao động gián tiếp (nhóm II2), tỷ lệ lao động nam cao hơn một chút so với tỷ lệ lao động nữ nhưng không nhiều. Bảng 3.12. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi đời Tuổi đời Nhóm 18-29 tuổi 30-39 tuổi 40-49 tuổi ≥50 tuổi SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ Năm 2014 Nhóm I 146 36,1 129 31,8 107 26,4 23 5,7 Nhóm II 38 24,9 45 29,4 47 30,7 23 15 Tổng 184 33 174 31,2 154 27,6 46 8,2 Năm 2015 Nhóm I 121 31,4 139 36,1 102 16,5 23 6 Nhóm II 37 25,7 48 33,3 37 25,7 22 15,3 Tổng 158 29,9 187 35,3 139 26,3 45 8,5 Năm 2016 Nhóm I 98 25,6 166 43,5 83 21,7 35 9,2 Nhóm II 35 26,7 46 35,1 32 24,4 18 13,8 Tổng 133 25,9 212 41,4 115 22,4 53 10,3 Năm 2017 Nhóm I 93 24,1 173 44,8 72 18,7 48 12,4 Nhóm II 29 22,3 50 38,5 28 21,5 23 17,7 Tổng 122 23,6 223 43,2 100 19,4 71 13,8 Năm 2018 Nhóm I 73 19,4 187 49,9 64 17,1 51 13,6 Nhóm II 27 22,5 49 40,8 24 20 20 16,7 Tổng 100 20,2 236 47,7 88 17,8 71 14,3 Trung bình 5 năm (2014-2018) Tuổi trung bình X ± SD (min-max): 36,4 ± 9,1 (20-59) Nhận xét: Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu trong 5 năm là 36,4 ± 9,1 tuổi, người nhỏ nhất là 20 tuổi và lớn nhất là 59 tuổi. Trong đó chủ yếu ĐTNC trong độ tuổi 30-39 chiếm 47,7%, tiếp đến độ tuổi từ 18-29 chiếm 20,2%, độ tuổi 40-50 và trên 50 là thấp nhất, lần lượt là 17,7% và 14,3%. Bảng 3.13. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi nghề 7861651