SlideShare a Scribd company logo
1 of 120
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC
MA THỊ THU HUYỀN
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG
CỦA BỆNH NHÂN HIV/AIDS ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI
TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN NĂM
2017
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Thái Nguyên - Năm 2018
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC
MA THỊ THU HUYỀN
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG
CỦA BỆNH NHÂN HIV/AIDS ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI
TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN NĂM
2017
CHUYÊN NGÀNH: Y HỌC DỰ PHÒNG
MÃ SỐ: 87.20.163
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. HẠC VĂN VINH
2. TS. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG LAN
Thái Nguyên - Năm 2018
i
LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn và kính trọng em xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu,
Phòng đào tạo, Khoa Y tế Công cộng, các thầy giáo, cô giáo Trường Đại học
Y - Dược Thái Nguyên đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, tạo điều kiện giúp đỡ
em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận văn.
Em xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Hạc Văn Vinh và TS Nguyễn Thị
Phương Lan – hai người thầy luôn tận tình dành nhiều thời gian trực tiếp hướng
dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Trung tâm y tế thành phố Thái Nguyên đã tạo
điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn các em sinh viên Trường Đại học Y Dược
Thái Nguyên đã giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra, thu thập số liệu để tôi hoàn
thành Luận văn này.
Cảm ơn gia đình, đồng nghiệp, những người bạn thân thiết đã luôn giúp
đỡ, động viên, khích lệ, chia sẻ khó khăn trong thời gian tôi học tập và hoàn
thành Luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn./.
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2018
Học viên
Ma Thị Thu Huyền
LỜI CAM ĐOAN
ii
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn do
tôi thu thập là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên
cứu khoa học nào.
Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong Luận văn đều được chỉ rõ
nguồn gốc./.
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2018
Học viên
Ma Thị Thu Huyền
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................i
iii
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................i
MỤC LỤC.......................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................ v
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................vi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ......................................................................viii
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................. 1
Chương 1 TỔNG QUAN ................................................................................ 3
1.1. Tổng quan về HIV/AIDS trên thế giới và Việt Nam.............................. 3
1.2. Chất lượng cuộc sống.............................................................................. 7
1.3. Chất lượng cuộc sống trên bệnh nhân HIV/AIDS................................11
1.4. Một số yếu tố liên quan đến CLCS của bệnh nhân HIV/AIDS............14
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................23
2.1 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................23
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ........................................................23
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................24
2.4. Biến số và chỉ số nghiên cứu ................................................................25
2.5. Công cụ thu thập số liệu........................................................................30
2.6. Quy trình thu thập số liệu: ....................................................................30
2.7. Phương pháp phân tích số liệu..............................................................31
2.8. Vấn đề đạo đức nghiên cứu...................................................................32
2.9. Sai số và hạn chế sai số.........................................................................32
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..........................................................34
3.1. Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu............................................34
iv
3.2. Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân HIV/AIDS điều trị ngoại
trú tại Trung tâm y tế thành phố Thái Nguyên ............................................38
3.3. Mối tương quan giữa một số yếu tố với chất lượng cuộc sống của bệnh
nhân HIV/AIDS điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế thành phố Thái Nguyên
......................................................................................................................48
Chương 4 BÀN LUẬN .................................................................................54
KẾT LUẬN...................................................................................................66
KHUYẾN NGHỊ...........................................................................................67
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................68
PHỤ LỤC 1...................................................................................................75
PHỤ LỤC 2...................................................................................................82
v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AIDS Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do nhiễm virus
HIV gây nên (Acquired Immune Deficiency Syndrome).
ART Điều trị kháng retro vi rút (Anti-retro viral treatment).
ARV Thuốc điều trị HIV (Anti-retrovirus).
CLCS Chất lượng cuộc sống.
DALY Số năm sống mất đi do gánh nặng bệnh tật (Disability
Adjusted Life Years).
HIV Virus gây suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (Human
Immunodeficiency Virus).
HRQoL Chất lượng cuộc sống liên quan tới tình trạng sức khỏe
(Health-related Quality of Life).
NCMT Nghiện chích ma túy.
QALYs Số năm sống điều chỉnh theo chất lượng (Quality-adjusted
life year).
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Thông tin nhân khẩu học đối tượng nghiên cứu.............................34
Bảng 3.2. Thông tin kinh tế - xã hội của đối tượng nghiên cứu .....................35
Bảng 3.3. Mối quan hệ gia đình của nhóm đối tượng nghiên cứu..................36
Bảng 3.4. Lý do nhiễm HIV của đối tượng nghiên cứu..................................36
Bảng 3.5. Đặc điểm về tình trạng bệnh tật và điều trị của đối tượng tại thời điểm
nghiên cứu.......................................................................................................37
Bảng 3.6. Điểm số trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe của đối tượng nghiên
cứu...................................................................................................................40
Bảng 3.7. Điểm số trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe theo nhóm tuổi của đối
tượng nghiên cứu.............................................................................................41
Bảng 3.8. Điểm số trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe theo giới tính của đối
tượng nghiên cứu.............................................................................................41
Bảng 3.9. Điểm số trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe theo trình độ học vấn
của đối tượng nghiên cứu................................................................................42
Bảng 3.10. Điểm số trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe theo nơi ở của đối
tượng nghiên cứu.............................................................................................42
Bảng 3.11. Điểm số trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe theo nghề nghiệp của
đối tượng nghiên cứu ......................................................................................43
Bảng 3.12. Điểm số trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe theo khả năng tài
chính của đối tượng nghiên cứu......................................................................43
Bảng 3.13. Điểm số trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe theo sử dụng chất gây
nghiện của đối tượng nghiên cứu....................................................................44
Bảng 3.14. Điểm số trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe theo kỳ thị và phân
biệt đối xử của đối tượng nghiên cứu .............................................................44
Bảng 3.15. Điểm số trung bình độ thỏa dụng về tình trạng hôn nhân của đối
tượng nghiên cứu.............................................................................................45
vii
Bảng 3.16. Điểm số trung bình độ thỏa dụng theo số con của đối tượng nghiên
cứu...................................................................................................................45
Bảng 3.17. Điểm số trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe theo người sống cùng
của đối tượng nghiên cứu................................................................................46
Bảng 3.18. Điểm số trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe theo thời gian điều trị
ARV của đối tượng nghiên cứu ......................................................................46
Bảng 3.19. Điểm số trung bình độ thỏa dụng sức khỏe về tổn thương nhiễm
trùng cơ hội của đối tượng nghiên cứu ...........................................................47
Bảng 3.20. Điểm số trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe theo mức độ suy giảm
miễn dịch của đối tượng nghiên cứu...............................................................47
Bảng 3.21. Mối tương quan đơn biến giữa yếu tố nhân khẩu học với độ thỏa
dụng về sức khỏe của đối tượng nghiên cứu...................................................48
Bảng 3.22. Mối tương quan đơn biến giữa một số yếu tố kinh tế - xã hội với độ
thỏa dụng về sức khỏe của đối tượng nghiên cứu...........................................49
Bảng 3.23. Mối tương quan đơn biến giữa yếu tố mối quan hệ gia đình với độ
thỏa dụng về sức khỏe của đối tượng nghiên cứu...........................................50
Bảng 3.24. Mối tương quan đơn biến giữa yếu tố đặc điểm điều trị với độ thỏa
dụng về sức khỏe của đối tượng nghiên cứu...................................................50
Bảng 3.25. Mối tương quan đa biến giữa một số yếu tố với độ thỏa dụng về sức
khỏe của đối tượng nghiên cứu.......................................................................51
viii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Sự thay đổi số tử vong hàng năm do AIDS trong quần thể người
từ 15 tuổi trở lên tại Việt Nam giai đoạn 1990-2010 (Tác động của chương trình
điều trị ARV)…………………...………………………………………7
Biểu đồ 3.1. Tình trạng về sự đi lại của đối tượng nghiên cứu.......................38
Biểu đồ 3.2. Tình trạng về tự chăm sóc bản thân của đối tượng nghiên cứu .38
Biểu đồ 3.3. Tình trạng về sinh hoạt thường ngày của đối tượng nghiên cứu
.........................................................................................................................39
Biểu đồ 3.4. Tình trạng đau và khó chịu của đối tượng nghiên cứu...............39
Biểu đồ 3.5. Tình trạng về sự lo lắng, u sầu của đối tượng nghiên cứu .........40
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
HIV/AIDS là một đại dịch nguy hiểm, là mối hiểm họa đối với tính mạng,
sức khỏe con người và tương lai nòi giống của các quốc gia, các dân tộc trên
toàn cầu. Trường hợp nhiễm HIV đầu tiên trên thế giới được phát hiện năm
1981, sau đó nhanh chóng lan ra toàn cầu.
Sau hơn 30 năm đương đầu với đại dịch HIV/AIDS, mặc dù đã có nhiều
thành tựu về y học, sinh học và xã hội học về HIV/AIDS, nhưng nỗ lực ấy vẫn
chưa đủ sức ngăn chặn đại dịch HIV/AIDS. Theo ước tính của Chương trình
phòng chống AIDS Liên hợp quốc, số người nhiễm hiện đang còn sống trên
toàn cầu là 36,7 triệu người (dao động từ 34,0 triệu - 39,8 triệu người), 2,1 triệu
ca nhiễm mới (dao động từ 1,8 triệu - 2,4 triệu người), 1,1 triệu người (dao
động từ 940.000 - 1,3 triệu người) tử vong do các bệnh liên quan đến AIDS
[48][49].
Theo thống kê của IHME năm 2016, nếu tính tổng số năm sống mất đi do
bệnh tật -DALY (Disability Adjusted Life Years) thì HIV đóng góp 2,41% tổng
gánh nặng bệnh tật trên thế giới và 1,52% tổng gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam
[26].
Với những tiến bộ gần đây trong các thử nghiệm lâm sàng và điều trị cho
những bệnh nhân nhiễm HIV và AIDS, sự sống còn của những người bệnh này
đã được tăng rõ rệt và chất lượng cuộc sống (CLCS) của họ đã trở thành trọng
tâm đối với các nhà nghiên cứu và các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Chất lượng cuộc sống là một chỉ số đầu ra quan trọng trong đánh giá hiệu quả
của các can thiệp và chương trình y tế. Trong nghiên cứu về HIV, đo lường
chất lượng cuộc sống đang được sử dụng ngày càng nhiều trong những năm
gần đây, đặc biệt HIV/AIDS đang dần được nhìn nhận như một căn bệnh mạn
tính cần được điều trị lâu dài. Do vậy, xác định các yếu tố tác động đến chất
lượng cuộc sống ở bệnh nhân HIV/AIDS để cải thiện chất lượng cuộc sống cho
2
họ là thực sự cần thiết. Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu đa dạng thực
hiện để tìm hiểu về lĩnh vực này, cũng như những thử nghiệm được đưa ra đã
giúp cho chất lượng cuộc sống của người bệnh HIV/AIDS ngày càng được cộng
đồng quan tâm chia sẻ, qua đó giúp cải thiện chất lượng cuộc sống cho đối
tượng này hơn.
Cho tới nay, ở Việt Nam các nghiên cứu về chất lượng cuộc sống và các
yếu tố liên quan của bệnh nhân HIV/AIDS còn khiêm tốn, còn nhiều lỗ hổng
đặc biệt là việc tìm hiểu các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống còn hạn
chế do HIV/AIDS vẫn còn là một vấn đề nhạy cảm và khó tiếp cận ở nước ta.
Cùng chung thực trạng đó, chất lượng cuộc sống của người HIV/AIDS hầu như
chưa được quan tâm thực hiện. Mặt khác, Thái Nguyên là vùng núi, có tỷ lệ
người nhiễm HIV/AIDS/100.000 dân cao, đứng thứ 4 cả nước (tính đến hết
ngày 31/12/2015) [7]. Vậy, câu hỏi đặt ra là chất lượng cuộc sống của bệnh
nhân HIV/AIDS hiện tại như thế nào, có những yếu tố nào ảnh hưởng đến chất
lượng cuộc sống của những người bệnh HIV/AIDS ở khu vực này. Việc đo
lường để biết thực trạng và yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống còn để
làm cơ sở cho các can thiệp nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống bệnh nhân
HIV và cung cấp bằng chứng so sánh trước và sau khi thực hiện các can thiệp
trên nhóm bệnh nhân này. Vì vậy, để trả lời vấn đề này, chúng tôi tiến hành đề
tài nghiên cứu “Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân HIV/AIDS
điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế thành phố Thái Nguyên năm 2017”
nhằm mục tiêu:
1. Mô tả chất lượng cuộc sống của bệnh nhân HIV/AIDS điều trị ngoại trú
tại Trung tâm y tế thành phố Thái Nguyên, năm 2017.
2. Phân tích mối tương quan giữa đặc điểm của người bệnh, quá trình
điều trị với chất lượng cuộc sống của bệnh nhân HIV/AIDS điều trị ngoại trú
tại Trung tâm y tế thành phố Thái Nguyên.
3
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về HIV/AIDS trên thế giới và Việt Nam
1.1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1.1 Khái niệm HIV
HIV (Human Immunodeficieny Virus) dùng để chỉ loại vi rút gây suy giảm
miễn dịch mắc phải ở người. Khi HIV xâm nhập vào cơ thể sẽ phá hủy hệ thống
miễn dịch làm cho cơ thể con người mất khả năng chống lại các bệnh tật [3].
1.1.1.2. Khái niệm AIDS
AIDS “Acquired immunodenficiency syndrom” là hội chứng suy giảm
miễn dịch mắc phải. Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình nhiễm HIV, giai
đoạn này hệ thống miễn dịch của cơ thể suy giảm nên người nhiễm HIV dễ mắc
nhiễm trùng cơ hội hoặc ung thư, các bệnh này diễn biến ngày càng nặng dần
dẫn đến tử vong cho người bệnh [3].
1.1.1.3. Phân loại giai đoạn nhiễm HIV/ AIDS
Gồm 4 giai đoạn [1]:
 Lâm sàng giai đoạn 1: Không triệu chứng
- Không có triệu chứng.
- Bệnh lí hạch lympho toàn thân dai dẳng.
- Hoạt động mức độ 1: bình thường.
 Lâm sàng giai đoạn 2: Triệu chứng nhẹ
- Sút cân dưới 10% trọng lượng cơ thể không rõ nguyên nhân.
- Biểu hiện tại da và niêm mạc: viêm tiết bã nhờn, nấm họng, loét miệng
tái diễn, viêm góc miệng,...
- Zona (herpes zoster) trong vòng 5 năm trở lại đây.
- Nhiễm trùng đường hô hấp trên tái phát (viêm xoang, viêm amidan, viêm
tai giữa,...).
4
- Hoạt động mức độ 2: Có biểu hiện triệu chứng nhưng vẫn hoạt động bình
thường.
 Lâm sàng giai đoạn 3: Triệu chứng tiến triển
- Sút cân trên 10% trọng lượng cơ thể.
- Tiêu chảy mạn tính không rõ nguyên nhân trên 1 tháng.
- Sốt kéo dài không rõ nguyên nhân (liên tục hay không liên tục) trên 1
tháng.
- Nhiễm nấm Candida albicans ở miệng, bạch sản dạng lông ở miệng,...
- Lao phổi 1 năm gần đây.
- Nhiễm vi khuẩn nặng: viêm phổi, viêm cơ mủ,...
- Hoạt động mức độ 3: Nằm liệt giường dưới 50% số ngày trong tháng
trước đó.
 Lâm sàng giai đoạn 4: Triệu chứng nặng
- Hội chứng suy mòn do HIV: sụt >10% trọng lượng cơ thể, cộng với tiêu
chảy mạn tính không rõ nguyên nhân >1 tháng, hoặc mệt mỏi và sốt kéo dài
không rõ căn nguyên >1 tháng.
- Viêm phổi do Pneumocysti jiroveci.
- Bệnh do Toxoplasma ở hệ thần kinh trung ương.
- Nhiễm virus Herpes simplex ở da và niêm mạc >1 tháng hoặc ở nội tạng.
- Viêm não chất trắng đa ổ tiến triển.
- Bệnh nấm candida thực quản, khí quản, phế quản hoặc phổi.
- Nhiễm khuẩn huyết do Salmonella không phải thương hàn.
- U lympho.
- Sarcoma Kaposi.
- Bệnh lí não do HIV.
- Hoạt động mức độ 4: Nằm liệt giường trên 50% số ngày trong tháng
trước đó.
5
1.1.1.4. Phân loại giai đoạn miễn dịch
Giai đoạn miễn dịch của người nhiễm HIV được đánh giá theo số lượng
tế bào T-CD4 [1]:
Phân loại giai đoạn miễn dịch ở người lớn nhiễm HIV/AIDS
Mức độ T-CD4 (TB/mm3
)
Bình thường hoặc suy giảm không đáng kể ≥ 500
Suy giảm nhẹ 350 – 499
Suy giảm tiến triển 200 – 349
Suy giảm nặng < 200
Ngoài ý nghĩa về phân loại giai đoạn miễn dịch của người nhiễm
HIV/AIDS, số lượng tế bào T-CD4 còn có ý nghĩa trong việc đánh giá về đáp
ứng miễn dịch và tuân thủ điều trị của bệnh nhân HIV/AIDS.
1.1.2. Tình hình nhiễm HIV trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.2.1. Trên thế giới:
Theo thống kê HIV/AIDS toàn cầu, vào năm 2017, trên toàn thế giới hiện
đang có khoảng 36,9 triệu người đang sống chung với HIV. Trong đó vẫn có
tới hơn 15 triệu người bệnh chưa được điều trị ARV. Ngoài ra, có tới khoảng
1,8 triệu người mắc mới HIV vào năm 2017. Với con số này, đã có tới 940.000
người bệnh chết bởi những bệnh cơ hội do AIDS gây ra. Vậy, tích lũy đến nay,
đã có 77,3 triệu người bị nhiễm và 35,4 người tử vong do HIV/AIDS từ khi
dịch xuất hiện đến nay [50].
1.1.2.2. Tại Việt Nam
Trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện ở Việt Nam vào cuối
tháng 12/1990. Theo thống kê của Cục phòng, chống HIV/AIDS, tính đến ngày
6
30/6/2016, toàn quốc có 227.225 người nhiễm HIV đang còn sống được báo
cáo, 85.753 người nhiễm HIV đang giai đoạn AIDS và đã có trên 89.210 người
nhiễm HIV đã tử vong [5]. Riêng tại Thái Nguyên, theo thống kê cho thấy, tính
đến ngày 31/8/2018, số người nhiễm HIV của tỉnh này là 9.843, trong đó, số
chuyển giai đoạn AIDS là: 6.726. Số tử vong do HIV/AIDS là 3.450, số người
còn sống là 6.393. Duy trì hoạt động của phòng khám ngoại trú, số bệnh nhân
đang điều trị tính đến 31/7/2018 là 3.714 (trong đó có tới 122 bệnh nhân trẻ
em) [13].
Nhìn chung, HIV/AIDS vẫn là một căn bệnh nguy hiểm và có những diễn
biến mắc tương đối phức tạp.
1.1.3. Hậu quả và gánh nặng bệnh tật do HIV/AIDS
Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hoàng Long cho thấy, từ năm 2000
đến 2006, gánh nặng bệnh tật do HIV/AIDS tăng lên một cách đáng kể trên cả
nước [33]. Đầu năm 2007, Luật phòng chống HIV/AIDS có hiệu lực, tạo điều
kiện thiết lập và mở rộng các chương trình phòng chống HIV/AIDS, bao gồm
các chương trình truyền thông, giảm tác hại và điều trị ARV. Điều này dẫn đến
gánh nặng bệnh tật do HIV/AIDS giảm đi nhanh chóng từ 2006-2009 [33].
7
Biểu đồ 1.1: Sự thay đổi số tử vong hàng năm do AIDS trong quần thể
người từ 15 tuổi trở lên tại Việt Nam giai đoạn 1990-2010 (Tác động của
chương trình điều trị ARV) [8].
Kết quả tại biểu đồ trên cho thấy, số bệnh nhân ADIS tử vong hàng năm
có xu hướng ngày càng tăng cao theo thời gian. Tuy nhiên, từ khi có mở rộng
chương trình điều trị ARV, số trường hợp tử vong do AIDS giảm đáng kể do
tác động từ chương trình này: các tính toán cho thấy trong vòng 10 năm kể từ
2001 đến 2010, đã có lũy tích 11.078 trường hợp tử vong do AIDS đã được
ngăn chặn bởi điều trị ARV [8]. Theo báo cáo của Cục phòng chống HIV/
AIDS, đối tượng nhiễm HIV/AIDS tập trung chủ yếu vào nhóm nghiện chích
ma túy và phụ nữ bán dâm [2].
Tại các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, HIV/AIDS vẫn là
nguyên nhân hàng đầu gây gánh nặng bệnh tật và tử vong ở các bệnh nhân.
Theo báo cáo của Bộ Y tế năm 2015, số ca tử vong do HIV/AIDS là 2.130 ca
[6], gấp gần 230 lần mức trung bình của một bệnh truyền nhiễm (10 ca tử
vong/bệnh trong tổng số 28 bệnh).
Từ những thông tin trên có thể thấy, HIV/AIDS hiện đã, đang và sẽ là một
gánh nặng đối với không chỉ người mắc bệnh mà còn với gia đình của họ, cộng
đồng xã hội Việt Nam cũng như thế giới. Hiện nay bệnh vẫn chưa có phương
pháp điều trị khỏi, do đó, giúp người dân chung sống an toàn với bệnh để giảm
những ảnh hưởng, hậu quả gây ra là một việc làm rất cần thiết.
1.2. Chất lượng cuộc sống
1.2.1. Khái niệm về chất lượng cuộc sống
Tổ chức y tế thế giới định nghĩa Chất lượng cuộc sống “là những cảm
nhận của các cá nhân về cuộc sống của họ trong bối cảnh văn hóa và các hệ
thống giá trị mà họ đang sống, liên quan đến các mục đích, nguyện vọng, tiêu
chuẩn và các mối quan tâm của họ” [51]. CLCS bị ảnh hưởng bởi tình trạng thể
8
chất, tâm lý, mức độ độc lập, mối quan hệ xã hội và mối quan hệ của họ với
những đặc trưng của môi trường theo một cách thức phức tạp.
1.2.2. Chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe
Khái niệm CLCS liên quan đến sức khỏe (Health-related Quality of Life -
HRQoL) đã được phát triển từ những năm 1980 để bao quát những khía cạnh
về CLCS. Ở cấp độ cá nhân, HRQoL bao gồm nhận thức về sức khỏe thể chất
và tâm thần (ví dụ, mức năng lượng, tâm trạng) và mối tương quan của chúng
- bao gồm rủi ro và điều kiện sức khỏe, tình trạng chức năng, hỗ trợ xã hội và
tình trạng kinh tế xã hội. Ở cấp độ cộng đồng, HRQoL bao gồm các tài nguyên,
điều kiện, chính sách và thực tiễn cấp cộng đồng ảnh hưởng đến nhận thức về
sức khỏe của người dân và tình trạng chức năng. Trên cơ sở tổng hợp các tài
liệu khoa học và tư vấn từ các đối tác y tế công cộng, Trung tâm Kiểm soát và
phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ đã xác định HRQoL là “sức khỏe thể chất và
tinh thần của một cá nhân hoặc nhóm theo thời gian” [19].
1.2.3. Độ thỏa dụng về sức khỏe
Độ thỏa dụng về sức khỏe được đo lường dựa trên công cụ đo lường
CLCS. Đo lường CLCS liên quan đến sức khỏe bằng các công cụ khác nhau
nhưng các công cụ đó đưa ra chỉ số tổng hợp, có giá trị trong khoảng từ 0 đến
1 gọi là giá trị độ thỏa dụng về sức khỏe (Health Utility). Giá trị độ thỏa dụng
bằng 1 tương đương trạng thái sức khỏe hoàn hảo, độ thỏa dụng có giá trị bằng
0 tương đương trạng thái chết [36].
1.2.4. Ứng dụng của đo lường chất lượng cuộc sống trong điều trị và hoạch
định chính sách
Đo lường CLCS được ứng dụng trong quá trình đưa ra các quyết định điều
trị và quá trình hoạch định chính sách.
Trong quá trình điều trị, các bác sĩ thường căn cứ vào các đặc điểm cận
lâm sàng và lâm sàng để đưa ra quyết định. Đơn giản nhất là đo nhịp tim, huyết
9
áp, xét nghiệm máu và nước tiểu,… rồi đến những phân tích cận lâm sàng cấp
cao hơn như điện tim, điện não, phân tích gene… Tuy nhiên các nhà thực hành
lâm sàng gần như chưa gắn người bệnh với bối cảnh xã hội của họ, cũng như
các vấn đề có thể ảnh hưởng đến tâm lý và thể chất của người bệnh. Để đánh
giá được các khía cạnh này, cần thiết phải đo lường CLCS của người bệnh, khi
đó các nhà thực hành lâm sàng mới có thể điều trị theo hướng vì người bệnh
chứ không phải chỉ điều trị hết căn bệnh.
Đo lường CLCS có thể giúp xác định vấn đề ưu tiên, theo dõi các thay đổi
trong việc đáp ứng với điều trị. Ngoài ra, CLCS còn giúp trong công tác quản
trị bệnh viện.
Đối với các nhà hoạch định chính sách, các thông tin liên quan các đo
lường CLCS là rất cần thiết. Hiệu quả của các can thiệp thông qua các chỉ số
CLCS, cùng với chi phí của các can thiệp này là 2 cấu phần đầu vào quan trọng
nhằm đánh giá được tính chi phí – hiệu quả của can thiệp. Từ đó các nhà hoạch
định chính sách có thể cân nhắc giữa nhiều can thiệp khác nhau để phân bổ
nguồn lực hợp lý.
1.2.5. Phương pháp đo lường CLCS
Có hai loại công cụ đo lường CLCS: công cụ đo lường ứng dụng trong các
tình trạng sức khỏe cụ thể (specific) và công cụ đo lường chung cho nhiều tình
huống (generic). Trên thế giới đã có những công cụ được phát triển nhằm đo
lường CLCS cho người bệnh mắc một tình trạng sức khỏe cụ thể, các công cụ
này được thiết kế để đo lường những khía cạnh được cho là có tầm quan trọng
trong cuộc sống đối với những người bị mắc một bệnh cụ thể.
Loại công cụ thứ hai là các công cụ đo lường chung cho nhiều tình huống,
được chia ra làm hai loại: các công cụ cung cấp một chỉ số CLCS khái quát và
các công cụ cung cấp nhiều chỉ số phản ánh các khía cạnh của CLCS. Các công
cụ đưa ra chỉ số tổng hợp có thể là EQ-5D-5L hoặc SF-6D,… đo lường thỏa
dụng sức khỏe (health utility), là cấu phần quan trọng trong việc tính toán số
10
năm sống điều chỉnh theo chất lượng (Quality - adjusted life years - QALYs),
là đầu vào đối với các đánh giá chi phí – hiệu quả và chi phí – thỏa dụng (cost-
utility). Trong khi đó, các công cụ khác như SF-36, WHOQOL,… lại cung cấp
các đo lường cho từng khía cạnh cụ thể như sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh
thần, xã hội, môi trường….
Hiện nay tại Việt Nam có rất ít các nghiên cứu sử dụng thang đo EQ-5D
hay WHOQOL-BREF HIV trong nghiên cứu CLCS trên bệnh nhân sống chung
với HIV nói chung và các bệnh nhân điều trị ARV nói riêng. Việc lựa chọn
công cụ phụ thuộc vào mục đích nghiên cứu cũng như phạm vi mà người nghiên
cứu muốn đo lường đối với một bệnh, một hiện tượng hay một can thiệp cụ thể.
Với bộ công cụ WHOQOL-BREF: Đây là Bảng câu hỏi ngắn của Tổ chức
Y tế Thế giới để đánh giá chất lượng cuộc sống gồm có 26 câu hỏi, là bộ rút
gọn của bộ công cụ WHOQOL - 100 (với 100 câu hỏi). WHOQOL - BREF đo
lường 4 lĩnh vực: Thể chất (về các khía cạnh như hoạt động hàng ngày, phụ
thuộc thuốc và hỗ trợ y tế, sức lực và mệt mỏi, sự vận động, đau đớn khó chịu,
giấc ngủ và nghỉ ngơi, khả năng làm việc), tâm lý (ngoại hình; cảm xúc tiêu
cực; tích cực; lòng tự trọng; tâm linh/tôn giáo/tín ngưỡng cá nhân; suy nghĩ,
học tập, trí nhớ và sự tập trung), xã hội (các mối quan hệ cá nhân, hỗ trợ xã hội,
hoạt động tình dục) và môi trường (tài chính, tự do, an toàn về thể chất và an
ninh, chăm sóc y tế và chăm sóc xã hội, gia đình, có thông tin và kỹ năng mới,
tham gia hoạt động vui chơi giải trí/giải trí, môi trường vật lý, giao thông vận
tải) [51].
Bộ công cụ EQ-5D-5L: Các nghiên cứu trước đây thường dùng thang đo
EQ-5D-3L, tuy nhiên, công cụ này không bao phủ mức trần như công cụ EQ-
5D-5L, do đó, ít có ý nghĩa trong theo dõi tiến triển vì không đo lường được tốt
các lợi ích tăng thêm. Thang đo EQ-5D-5L tăng số lượng lựa chọn trả lời, vì
vậy, tăng tính giá trị và độ tin cậy của công cụ. Hiện nay, đã được sử dụng như
11
một công cụ đánh giá CLCS phổ biến. EQ-5D-5L đánh giá CLCS thông qua
một chỉ số tổng hợp và là cấu phần quan trọng trong các phân tích chi phí –
hiệu quả. Ở Việt Nam, EQ-5D-5L cũng đã được chuẩn hóa và ứng dụng để đo
lường các nghiên cứu trên bệnh nhân HIV/AIDS [48]. Ngoài ra, bộ công cụ này
khá dễ để thực hiện đo lường, đánh giá.
Dựa theo những phân tích trên, nghiên cứu của chúng tôi sử dụng bộ công
cụ EQ-5D-5L để thu thập số liệu về CLCS của bệnh nhân HIV/AIDS.
1.3. Chất lượng cuộc sống trên bệnh nhân HIV/AIDS
1.3.1. Trên thế giới
Ngày nay việc tối đa hóa CLCS là trọng tâm chính của chiến lược chăm
sóc và điều trị cho người sống chung với HIV/AIDS.
Nghiên cứu của Suniti Solomon năm 2009 thực hiện trên 136 bệnh nhân
HIV/AIDS tại Ấn Độ cho thấy CLCS của bệnh nhân được cải thiện đáng kể sau
6 và 12 tháng điều trị ARV. Sử dụng công cụ đo lường CLCS trên người nhiễm
HIV/AIDS do WHO phát triển, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, CLCS đã được
cải thiện đáng kể trong tất cả những nội dung, lĩnh vực của bộ câu hỏi [43].
Nghiên cứu thực hiện trên các bệnh nhân HIV/AIDS ở giai đoạn lâm sàng
3 hoặc 4 tại Nam Phi của tác giả Jelsma đã chỉ ra, CLCS đã có sự tăng lên sau
12 tháng điều trị. Sử dụng công cụ EQ-5D, kết quả nghiên cứu cho thấy, ở tất
cả 5 khía cạnh vận động, tự chăm sóc, hoạt động thường ngày, đau đớn, trầm
cảm đều giảm có ý nghĩa từ thời điểm ban đầu đến sau 12 tháng điều trị [28].
Tác giả Meng và cộng sự cũng có kết quả tương tự liên quan đến tác động
của đặc điểm nhân khẩu học xã hội lên CLCS của bệnh nhân HIV/AIDS. CLCS
của 114 người sống chung với HIV đã được đánh giá dựa trên 1604 cư dân
nông thôn ở tỉnh Tứ Xuyên. Các điểm số trung bình của những người sống
chung với HIV trong tám khía cạnh dao động từ 21,4 đến 61,0, thấp hơn đáng
kể so với mức độ thông thường của quần thể nói chung [38].
12
Nghiên cứu khác của tác giả Aswin Kumar và các cộng sự thu thập thông
tin từ tháng 1/2012 đến tháng 6/2012 trên 200 bệnh nhân HIV/AIDS của Trung
tâm Karnataka, Ấn Độ thông qua sử dụng bộ công cụ WHOQOL-BREF đã chỉ
ra, điểm CLCS cao nhất thuộc về lĩnh vực môi trường (11,61±1,83) và thấp
nhất là về lĩnh vực Mối quan hệ xã hội (8,97±3,36) [15].
Sherly George và cộng sự (2016) đã thực hiện khảo sát trên 521 bệnh nhân
mắc HIV của Ailen thông qua bộ câu hỏi HRQoL đã chỉ ra, điểm trung vị về
sức khỏe thể chất và tâm thần lần lượt là 56 (47-60) và 51 (41-58). Tất cả các
thành phần đều có điểm sức khỏe tâm thần thấp hơn sức khỏe thể chất [42].
Trong một nghiên cứu khác của tác giả James Osei-Yeboah và các cộng
sự thông qua nghiên cứu trên 158 bệnh nhân dương tính với HIV bằng sử dụng
bộ công cụ WHOQOL-HIV Bref (2017) đã cho thấy, điểm CLCS chung là
71,29, trong đó mối quan hệ xã hội đạt 75,0 điểm [27]. Hay nghiên cứu của
Mafirakureva và các cộng sự vào năm 2016 đã chỉ ra, điểm CLCS của người
nhiễm HIV/AIDS đạt mức tốt với điểm chỉ số EQ-5D là 0,58 và VAS là 40
[35].
1.3.2. Tại Việt Nam
Tại Việt Nam, các nghiên cứu CLCS trên bệnh nhân sống chung với HIV
nói chung và các bệnh nhân điều trị ARV nói riêng tại Việt Nam còn hạn chế.
Nghiên cứu của tác giả Trần Xuân Bách thực hiện năm 2012 trên gần 1016
bệnh nhân nghiện chích ma tuý nhiễm HIV tại Hải Phòng và thành phố Hồ Chí
Minh sử dụng công cụ EQ-5D cho thấy, điểm trung bình chất lượng theo EQ-
5D và EQ-VAS lần lượt là 0,65 và 70,3 [48].
Trong nghiên cứu thực hiện năm 2011 của Trần Xuân Bách và các cộng
sự trên hơn 800 người nhiễm HIV tại 6 tỉnh thành của Việt Nam, kết quả thoả
dụng cuộc sống cao hơn so với nghiên cứu trên (0,9) [46].
13
Nghiên cứu năm 2012 sử dụng thang đo WHOQOL-BREF HIV cho thấy,
bệnh nhân có CLCS cao nhất ở khía cạnh môi trường (13,8±2,8), và thấp nhất
ở khía cạnh xã hội (11,2±3,3) [45]. Trong số các đối tượng nghiên cứu, những
bệnh nhân điều trị tại cơ sở thuộc tuyến quận/huyện và tỉnh có CLCS thấp hơn
so với các bệnh nhân điều trị tại cơ sở thuộc tuyến Trung ương. Điều này đã
cho thấy, địa điểm hay tuyến bệnh nhân đang tiếp nhận điều trị cũng có những
ảnh hưởng nhất định đến CLCS của họ. Các yếu tố khác liên quan đến CLCS
gồm có: giai đoạn lâm sàng và chỉ số CD4. Trong một nghiên cứu khác so sánh
CLCS giữa nam và nữ tại Quảng Ninh, kết quả chỉ ra rằng nam giới có CLCS
cao hơn ở khía cạnh bệnh tật, môi trường và tâm lý [47]. Tình trạng việc làm
có liên quan CLCS tốt hơn ở nam giới trong khía cạnh thể chất, tuy nhiên lại
kém hơn ở nữ giới trong khía cạnh môi trường [47].
Theo nghiên cứu của Lê Minh Giang năm 2015 trên 320 bệnh nhân điều
trị Methadone tại Hải Phòng. Bộ công cụ WHOQOL – BREF được sử dụng để
đo lường CLCS của bệnh nhân. Kết quả cho thấy, bệnh nhân có chất lượng cuộc
sống về thể chất ở mức cao nhất (72,2 ± 13,4), thấp nhất là chất lượng cuộc
sống ở khía cạnh xã hội (55,5 ± 12,3) [9].
Kết quả nghiên cứu của Lã Thị Nguyệt Minh năm 2016 trên những bệnh
nhân HIV/AIDS điều trị nội trú tại bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho thấy:
sức khỏe thể chất: đạt mức trung bình (60,9 ± 13,3 điểm); 41,4% cần trợ giúp
trong sinh hoạt hàng ngày, 100% thấy tình trạng sức khỏe gây ảnh hưởng đến
công việc của bản thân. Sức khỏe tâm thần: đạt mức kém (46,3 ± 14,6 điểm);
61,4% bệnh nhân cảm thấy căng thẳng, lo âu; 64,4% buồn chán, nản lòng;
57,1% đau khổ. Mối quan hệ xã hội: đạt mức trung bình (54,3 ± 14,1 điểm),
70% không bị kỳ thị và phân biệt đối xử; 15,7% thường xuyên bị kỳ thị. Nguồn
lực: đạt mức kém (43,2 ± 9,7 điểm) [11].
14
Theo nghiên cứu của Nông Minh Vương trên những bệnh nhân điều trị
ARV tại Hà Nội và Nam Định, sử dụng công cụ EQ-5D-5L cho kết quả: CLCS
của bệnh nhân cao ở các khía cạnh thể chất, vận động, tự chăm sóc bản thân và
làm các công việc thường ngày (79,52%; 90,29% và 83,41% không gặp khó
khăn gì). Tuy nhiên, CLCS thấp ở khía cạnh tinh thần, trầm cảm và xã hội
(62,31% và 55,08% gặp các vấn đề về đau đớn và trầm cảm). Độ thỏa dụng sức
khỏe của bệnh nhân ở mức cao cho thấy hiệu quả của chương trình điều trị
ARV (EQ-5D: 0,7918; VAS: 68,53) [14].
Tóm lại, có thể thấy rằng, sau hơn 30 năm đương đầu với đại dịch
HIV/AIDS, đã có nhiều thành tựu về y học, sinh học và xã hội học về
HIV/AIDS, với những tiến bộ trong các thử nghiệm lâm sàng và điều trị cho
bệnh nhân nhiễm HIV và AIDS, sự sống còn của những người bệnh này đã
được tăng rõ rệt và CLCS của họ đã trở thành trọng tâm quan trọng đối với các
nhà nghiên cứu và các nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe. Trên thế giới cũng như
ở Việt Nam cũng đã có những nghiên cứu về thực trạng này và kết quả thu được
rất đa dạng, tuy nhiên các nghiên cứu hầu như chỉ mang tính cục bổ chưa thể
đại diện cho quần thể.
1.4. Một số yếu tố liên quan đến CLCS của bệnh nhân HIV/AIDS
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, đã có các nghiên cứu về yếu tố ảnh
hưởng đến CLCS của bệnh nhân HIV/AIDS bao gồm: Giới tính, các yếu tố
nhân khẩu học – kinh tế - xã hội, các yếu tố lâm sàng và điều trị, các yếu tố về
sử dụng chất gây nghiện, các yếu tố về kỳ thị và phân biệt đối xử,…
 Giới tính
Mrus và cộng sự đã thực hiện một thử nghiệm ngẫu nhiên lâm sàng nhằm
đánh giá sự khác biệt giới tính về khía cạnh CLCS ở các bệnh nhân điều trị
ARV. Kết quả tại thời điểm ban đầu cho thấy nữ giới có CLCS thấp hơn nam
giới ở tất cả các khía cạnh, ngoại trừ chức năng xã hội. Tại các thời điểm đánh
15
giá tiếp theo (đến tuần thứ 40), nữ giới vẫn tiếp tục có điểm số CLCS thấp hơn
nam giới, ngoại trừ khía cạnh sức khỏe tổng quát [39].
Một nghiên cứu cắt ngang khác được thực hiện tại Uganda, tác giả Mast
và cộng sự đã đo lường CLCS ở người nhiễm HIV/AIDS là nữ giới. Kết quả
cho thấy, các phụ nữ nhiễm HIV có CLCS thấp hơn ở các yếu tố sức khỏe tổng
quát, chức năng tâm thần và thể chất, đau đớn, và chức năng xã hội so với phụ
nữ có HIV âm tính [37].
Nghiên cứu của tác giả Michael L. Campsmith thực hiện trên 3778 bệnh
nhân HIV/AIDS cho thấy các bệnh nhân là nữ giới có CLCS thấp hơn nam
[18].
Tại Việt Nam, nghiên cứu của tác giả Trần Xuân Bách thực hiện năm 2012
trên 155 bệnh nhân điều trị ARV tại bệnh viện Thụy Điển – Uông Bí, Quảng
Ninh đã so sánh sức khác biệt giới tính ảnh hưởng đến CLCS của bệnh nhân.
Sử dụng thang đo lường WHO-QOL BREF, kết quả nghiên cứu chỉ ra bệnh
nhân nam giới có CLCS cao hơn ở các khía cạnh thể chất, môi trường và xã hội
so với nữ giới. Ngoài ra, phụ nữ đã từng sinh con cũng được báo cáo là có
CLCS thấp hơn ở các khía cạnh hỗ trợ xã hội, tâm lý và môi trường so với các
nhóm còn lại [47].
 Các yếu tố nhân khẩu học – kinh tế – xã hội
Một nghiên cứu cắt ngang đã được thực hiện bởi Eriksson và cộng sự trên
một nhóm các đối tượng HIV/AIDS nam quan hệ đồng giới tại Thụy Sỹ nhằm
đánh giá CLCS của họ so với nhóm dân số chuẩn, đồng thời xác định các yếu
tố nhân khẩu và xã hội liên quan đến CLCS. Kết quả cho thấy CLCS ở nhóm
đối tượng HIV/AIDS thấp hơn so với quẩn thể nam giới chuẩn. Các khía cạnh
về sức khỏe bị ảnh hưởng lớn nhất. Khi thực hiện so sánh theo các biến về y tế
và nhân khẩu cho các phân nhóm khác nhau trong mẫu bệnh nhân HIV, sự khác
biệt về khía cạnh thể chất là nổi bật nhất. Có triệu chứng của HIV, điều trị ARV,
16
nghỉ việc hoặc mất khả năng lao động, thu nhập thấp và giáo dục cơ bản được
chứng minh là có sự liên quan chặt chẽ với tình trạng sức khỏe và CLCS thấp
[22].
Nghiên cứu được thực hiện bởi tác giả O'Keefe thực hiện tại Nam Phi cũng
cho kết quả tương tự. Tác giả tiến hành một nghiên cứu cắt ngang với mục tiêu
là đánh giá CLCS của người nhiễm HIV sử dụng bộ công cụ SF-36, đồng thời
xác định sự ảnh hưởng của các yếu tố giới tính, chủng tộc và giai đoạn lâm sàng
đến CLCS của họ. Nghiên cứu chỉ ra đối tượng HIV có điểm số CLCS ở tất cả
các khía cạnh thấp hơn đáng kể so với nhóm so sánh; phần lớn sự suy giảm các
chức năng xảy ra sớm đối với các bệnh nhân ở giai đoạn lâm sàng 1 và 2. Ngoài
ra, tác động của HIV đối với CLCS độc lập với nguồn gốc chủng tộc của người
nhiễm [41].
Kết quả tương tự cũng được xác định trong nghiên cứu của tác giả Hays,
trong đó, các yếu tố nhân khẩu học - xã hội như tuổi già, nữ giới, thất nghiệp
và thu nhập thấp có sự liên quan đến CLCS thấp ở bệnh nhân. Mục đích của
nghiên cứu này nhằm so sánh CLCS của các bệnh nhân người lớn nhiễm HIV
với dân số nói chung và với những bệnh nhân có các bệnh mạn tính khác, đồng
thời xác định mối liên quan giữa các biến nhân khẩu học và mức độ nghiêm
trọng bệnh đối với CLCS. Chức năng thể chất không có sự khác biệt ở người
lớn có bệnh HIV không có triệu chứng so với nhóm dân số tổng quát, nhưng tệ
hơn nhiều đối với những người có triệu chứng hoặc những người đủ tiêu chuẩn
cho các hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải. Chức năng tinh thần không
có sự khác biệt giữa các bệnh nhân với các giai đoạn khác nhau, tuy nhiên lại
thấp hơn so với dân số nói chung và bệnh nhân có các bệnh mãn tính khác,
ngoại trừ yếu tố trầm cảm. Trong phân tích đa biến, các triệu chứng liên quan
đến HIV đã được chứng minh là có sự liên quan chặt chẽ với sức khỏe thể chất
17
và tinh thần, trong khi chủng tộc, giới tính, tình trạng bảo hiểm y tế, giai đoạn
bệnh, và CD4 có mức độ liên quan yếu hơn [23].
Một nghiên cứu cắt ngang, trong đó CLCS được đánh giá bằng cách sử
dụng thang đo WHOQOL-BREF (Tiếng Hin-du) thực hiện ở miền Bắc Ấn Độ
với mục đích nhằm xác định tác động của HIV/AIDS đối với CLCS cũng kết
luận rằng CLCS có sự liên quan với giáo dục, thu nhập, nghề nghiệp, hỗ trợ gia
đình và tình trạng lâm sàng của bệnh nhân. Kết quả cho thấy có một sự khác
biệt đáng kể CLCS ở khía cạnh thể chất giữa các bệnh nhân không có triệu
chứng và bệnh nhân AIDS (p < 0,001) và bệnh nhân không có triệu chứng so
với các bệnh nhân có triệu chứng (p = 0,014). CLCS ở khía cạnh tâm lý thấp
hơn đáng kể ở các bệnh nhân có triệu chứng (p < 0,05) và bệnh nhân AIDS (p
< 0,006) so với cá nhân không có triệu chứng. Một sự khác biệt đáng kể CLCS
ở khía cạnh tâm lý đã được quan sát ở các đối tượng với tình trạng giáo dục (p
< 0,037) và thu nhập khác nhau (p < 0,048). Điểm CLCS tốt hơn đáng kể ở khía
cạnh thể chất (p < 0,040) và môi trường (p < 0,017) với những bệnh nhân hiện
đang có việc làm. Bệnh nhân với sự hỗ trợ gia đình có điểm số CLCS tốt hơn
trong khía cạnh môi trường [52].
Tác giả Meng và cộng sự cũng có kết quả tương tự liên quan đến tác động
của đặc điểm nhân khẩu học xã hội lên CLCS của bệnh nhân HIV/AIDS. CLCS
của 114 người sống chung với HIV đã được đánh giá dựa trên 1604 cư dân
nông thôn ở tỉnh Tứ Xuyên. Tuổi, giới tính, và thời gian nhiễm là những yếu tố
chính ảnh hưởng CLCS của người sống chung với HIV [38].
Cũng có kết quả tương tự, nghiên cứu của tác giả Michael L. Campsmith
thực hiện trên 3778 bệnh nhân HIV/AIDs cho thấy các bệnh nhân có độ tuổi
cao, tiêm chích ma túy, trình độ học vấn và kinh tế thấp, không có bảo hiểm là
các yếu tố dự báo CLCS thấp ở bệnh nhân [18].
18
Trong khi đó, nghiên cứu của Ekaterine Karkashadze và các cộng sự trên
201 bệnh nhân HIV tại Georgia (2016) đã chỉ ra, bệnh nhân đang điều trị bằng
ARV, có trình độ học vấn cao hơn, có tế bào CD4 ≥200 tế bào/mm3
và tuổi ≥40
thì có CLCS cao hơn, tốt hơn [21]. Tương tự, nghiên cứu của Kalpana
Srivastava trên 182 bệnh nhân mắc HIV cũng đã chỉ ra, có mối liên quan đồng
biến, có ý nghĩa thống kê giữa CLCS và số lượng tế bào CD4 [30].
Nghiên cứu khác của Jun-Fang Xu đã chỉ ra một yếu tố nữa có thể tác
động đến CLCS của bệnh nhân mắc HIV/AIDS là sự giúp đỡ của gia đình:
CLCS càng cao khi đối tượng nhận được hỗ trợ của gia đình càng nhiều [29].
Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Lê Minh Giang năm 2015 trên 320
bệnh nhân điều trị Methadone tại Hải Phòng cho thấy: Chất lượng cuộc sống
về thể chất cao hơn ở những bệnh nhân có công việc ổn định (p < 0,05), chất
lượng cuộc sống về tâm lý cao hơn ở những bệnh nhân trẻ, bệnh nhân có thu
nhập cao (p < 0,05). Bệnh nhân có thu nhập cao đồng thời cũng có chất lượng
cuộc sống về môi trường tốt hơn (p < 0,05). Bệnh nhân đang kết hôn hoặc tái
hôn có chất lượng cuộc sống về mặt xã hội tốt hơn (p < 0,05) [9].
 Các yếu tố lâm sàng và điều trị
Các yếu tố lâm sàng bao gồm giai đoạn lâm sàng, nhiễm trùng cơ hội, số
lượng tế bào CD4, thời gian điều trị hay việc tuân thủ điều trị đã được chứng
minh là có sự liên quan chặt chẽ đến CLCS của bệnh nhân HIV/AIDS điều trị
ARV trên thế giới.
Nghiên cứu của tác giả Ma Liping thực hiện năm 2014 trên 2479 bệnh
nhân HIV/AIDS đang điều trị ARV tại tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc đã tìm hiểu
sự liên quan giữa các yếu tố lâm sàng kể trên với từng khía cạnh CLCS sử dụng
thang đo WHO-QOL BREF. Kết quả cho thấy, các yếu tố về tuổi, số lượng tế
bào CD4, và tuân thủ điều trị có sự liên quan đến khía cạnh CLCS thể chất của
19
bệnh nhân. Số lượng tế bào CD4, tuân thủ điều trị và giai đoạn lâm sàng cũng
là yếu tố dự báo các khía cạnh CLCS về tâm lý và xã hội [34].
Trong một mẫu nghiên cứu 139 bệnh nhân HIV hoặc đang ở giai đoạn
AIDS, Marieh Nojomi và cộng sự đã chỉ các yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng
đến sự suy giảm CLCS ở người nhiễm HIV bao gồm giới tính, hiện đang ly dị
hoặc ở góa, số lượng tế bào CD4 thấp và ở các giai đoạn lâm sàng cao có nhiều
các nhiều các nhiễm trùng cơ hội [40].
Stangl và cộng sự đã tiến hành một nghiên cứu theo dõi dọc và xem xét
các xu hướng cùng những yếu tố dự báo CLCS trên một thuần tập 947 người
lớn bắt đầu điều trị kháng retro vi rút hoạt tính cao tại Uganda. Kết quả cho
thấy điều trị kháng retro vi rút hoạt tính cao giúp cải thiện điểm số CLCS cả về
thể chất và tinh thần: Điểm CLCS về thể chất và tinh thần lần lượt là 39,2 và
40,0. Tuy nhiên, sau 12 tháng điều trị kháng retro vi rút hoạt tính cao, điểm này
đã tăng lên hơn 11,2 điểm (p < 0,001) và 7,4 điểm (p < 0,001) [44].
Ngoài miễn dịch và giai đoạn lâm sàng, các nghiên cứu cũng chỉ ra bệnh
nhân có CLCS thấp thường thường có xu hướng có tải lượng vi rút ở ngưỡng
cao. Nghiên cứu của tác giả S.A. Call báo cáo kết quả nghiên cứu trên 158 bệnh
nhân điều trị ARV với mục tiêu chính là tìm hiểu sự liên quan giữa tải lượng vi
rút và CLCS của bệnh nhân. Kết quả đã chứng minh tải lượng vi rút có sự liên
quan tiêu cực đến tất cả các khía cạnh CLCS của bệnh nhân, bao gồm thể chất,
đau đớn, và tâm lý. Cũng trong nghiên cứu này, số lượng tế bào CD4 thấp cũng
có sự liên quan chặt chẽ đến CLCS thấp ở bệnh nhân [17].
 Các yếu tố về hành vi sử dụng chất gây nghiện
Sử dụng các chất gây nghiện bao gồm ma túy dạng opioid, thuốc lá và
rượu bia rất phổ biến ở các đối tượng sống chung với HIV/AIDS. Nhiều nghiên
cứu đã chỉ ra các tác động tiêu cực của tình trạng lạm dụng chất gây nghiện đến
đáp ứng điều trị ARV cũng như CLCS của bệnh nhân HIV/AIDS.
20
Thuốc lá đã được chứng minh là có sự liên quan đến CLCS của người
nhiễm HIV/AIDS. Hai nghiên cứu của tác giả John Kowal thực hiện năm 2008
và Crothers K thực hiện năm 2005 cho thấy thuốc lá ảnh hưởng tiêu cực đến
CLCS của bệnh nhân [20, 32]. Trong nghiên cứu của tác giả Kowal, các bệnh
nhân HIV/AIDS hiện đang sử dụng thuốc lá có điểm số CLCS thấp nhất, so với
các bệnh nhân đã cai thuốc hoặc chưa bao giờ hút thuốc [20]. Bên cạnh đó, hút
thuốc cũng cho thấy các tác động không tốt đến sức khỏe tâm thần của bệnh nhân
[32].
Các nghiên cứu đã cho thấy sử dụng ma túy có sự liên quan đến CLCS
thấp ở các bệnh nhân HIV/AIDS. Tác giả P. Todd Korthuis nghiên cứu tác động
các lạm dụng chất gây nghiện đến CLCS của người nhiễm HIV/AIDS trên 951
bệnh nhân từ 14 phòng khám. Kết quả cho thấy, lạm dụng chất gây nghiện được
xác định ở 37% bệnh nhân. Qua mô hình hồi quy tuyến tính đa biến, lạm dụng
ma túy tác động tiêu cực đến cả khía cạnh sức khỏe thể chất và tâm thần của
đối tượng [31].
 Các yếu tố kỳ thị và phân biệt đối xử
Nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra kỳ thị, lo sợ về tình trạng bệnh tật, phân
biệt đối xử từ gia đình và cộng đồng có sự liên quan đến tiếp cận điều trị muộn,
tuân thủ và đáp ứng điều trị kém và CLCS thấp ở người nhiễm HIV/AIDS.
Holzemer và cộng sự đã phát triển một khung lý thuyết về kỳ thị liên quan
đến HIV/AIDS và tác động của nó đến người sống chung với HIV, trong đó,
xác định CLCS như một đầu ra sức khỏe chính của kỳ thị và phân biệt đối xử.
Sự sợ hãi các thành kiến và phán xét của người khác ảnh hưởng đến người
nhiễm về cảm nhận về của họ với HIV và cách họ đương đầu chống lại căn
bệnh này. Người nhiễm HIV/AIDS thường tự đổ lỗi, tự trách bản thân và xấu
hổ, điều này gây ra các tác động tiêu cực đến tiếp cận điều trị, tuân thủ điều trị
của họ. Bên cạnh đó, bệnh nhân HIV cũng thường xuyên cảm thấy lo âu, buồn
21
chán dẫn đến trầm cảm và các bệnh lý tâm thần kéo dài khiến họ khó làm việc
được bình thường và hòa nhập cộng đồng. Như vậy, có thể nói sự kỳ thị tác
động đến tất cả các khía cạnh CLCS ở bệnh nhân, bao gồm cả thể chất, tâm
thần và xã hội [25].
Trong một nghiên cứu khác, tác giả Holzemer và cộng sự đã tiến hành tìm
hiểu sự liên quan của các yếu tố nhân khẩu học, tình trạng bệnh, sự kỳ thị và
CLCS của bệnh nhân. Nghiên cứu thực hiện trên 726 người nhiễm HIV/AIDS,
trong đó, tìm ra sự kỳ thị đóng góp một cách độc lập đáng kể đến CLCS với
5,3% của phương sai được giải thích trong tổng điểm CLCS [24]. Nghiên cứu
của tác giả Aaron G. Buseh thực hiện tại Hoa Kỳ với 55 người nhiễm
HIV/AIDS gốc Phi cũng cho thấy các tác động tiêu cực của kỳ thị tới CLCS.
Kết quả trong nghiên cứu này cho thấy nếu không có những nỗ lực nhằm cải
thiện tình trạng kỳ thị với bệnh nhân của các điều dưỡng, y tế thì họ khó có thể
hỗ trợ, giúp đỡ được những người đàn ông Mỹ gốc Phi bị nhiễm HIV đạt được
CLCS tốt hơn [16].
Tác giả Xiaohua Wu đã thực hiện một nghiên cứu tại Trung Quốc nhằm
xác định mối liên quan giữa kỳ thị phân biệt đối xử, hỗ trợ xã hội và CLCS ở
người nhiễm HIV/AIDS. Thực hiện trên 190 bệnh nhân, kết quả nghiên cứu
cho thấy, mức độ kỳ thị, hỗ trợ xã hội và CLCS đều ở mức trung bình. Sử dụng
mô hình hồi quy đa biến, tác giả đã chỉ ra mức độ kỳ thị thấp và hỗ trợ từ gia
đình và xã hội cao là các yếu tố dự báo CLCS tốt hơn ở những người nhiễm
HIV [53].
Nghiên cứu của tác giả Trần Xuân Bách thực hiện năm 2012 trên gần hơn
1000 bệnh nhân nghiện chích ma tuý nhiễm HIV tại Hà Nội, Hải Phòng và
Thành phố Hồ Chí Minh đã tìm thấy một số yếu tố liên quan có ý nghĩa thống
kê đến CLCS của bệnh nhân: bệnh nhân là giới nữ, có trình độ học vấn thấp,
22
tình trạng thất nghiệp, tình trạng sử dụng rượu bia và ma tuý, giai đoạn lâm
sàng và chỉ số CD4 <200 tế bào/ml sẽ có CLCS thấp hơn [48].
Kết quả nghiên cứu của Lã Thị Nguyệt Minh năm 2016 trên những bệnh
nhân HIV/AIDS điều trị nội trú tại bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho thấy:
Nữ có sức khỏe tâm thần và mối quan hệ xã hội cao hơn nam (49,6 điểm và
56,7 điểm so với 45,8 và 50,9 điểm), bệnh nhân có trình độ cao đẳng, đại học
có điểm sức khỏe tâm thần và mối quan hệ xã hội cao nhất (57,5 điểm và 63,9
điểm), bệnh nhân suy giảm miễn dịch nặng có sức khỏe tâm thần thấp nhất
(41,8 ± 13,6 điểm), mối quan hệ xã hội thấp nhất (46,7 ± 13,2 điểm), bệnh nhân
điều trị ARV ≥ 2 năm có điểm sức khỏe thể chất và nguồn lực cao hơn các
nhóm còn lại [11].
Theo nghiên cứu của Nông Minh Vương trên những bệnh nhân điều trị
ARV tại Hà Nội và Nam Định cho kết quả: Nam giới có CLCS cao hơn nữ giới;
thất nghiệp và tình trạng kinh tế kém có ảnh hưởng tiêu cực đến CLCS; tình
trạng lâm sàng, miễn dịch, dinh dưỡng và tuân thủ trong quá trình điều trị có
liên quan chặt chẽ đến CLCS của bệnh nhân; bệnh nhân điều trị tại các cơ sở
tuyến Trung ương có CLCS cao hơn tuyến tỉnh và tuyến huyện; các hành vi sử
dụng chất gây nghiện bao gồm đồ uống có cồn và thuốc lá có liên quan đến
CLCS của bệnh nhân; kỳ thị và phân biệt đối xử tác động tiêu cực đến CLCS,
đặc biệt ở khía cạnh tinh thần, trầm cảm và xã hội [14].
Việc nghiên cứu các yếu tố liên quan đến CLCS của bệnh nhân HIV/AIDS
sẽ giúp định hướng trong chiến lược điều trị và cải thiện CLCS cho đối tượng
này. Và thông qua những nghiên cứu đã được thực hiện trước đây, có thể thấy
rất nhiều yếu tố có những sự ảnh hưởng, tác động nhất định đối với CLCS của
người bệnh HIV/AIDS.
23
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS đang đăng ký khám
và điều trị ARV tại Trung tâm Y tế thành phố Thái Nguyên trong thời gian
nghiên cứu.
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn vào nghiên cứu
- Đối tượng là các bệnh nhân HIV/AIDS từ 18 tuổi trở lên, đang được điều
trị ARV tại Trung tâm Y tế thành phố Thái Nguyên, đến trong thời gian tiến
hành nghiên cứu để lấy thuốc ARV.
- Người bệnh đủ khả năng nghe, nói hiểu tiếng việt (ngôn ngữ dân tộc
Kinh).
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Người bệnh quá yếu, không đủ khả năng hoàn thành bộ câu hỏi phỏng
vấn.
- Người bệnh không hợp tác, từ chối trả lời.
- Những đối tượng bị các vấn đề về tâm thần kinh, không có khả năng hiều
và trả lời câu hỏi.
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.2.1. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 5 năm 2017 đến tháng 10 năm 2018.
Thời gian thu thập số liệu: Từ ngày 14 tháng 8 đến ngày 27 tháng 8 năm
2017.
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu
Tại Trung tâm Y tế thành phố Thái Nguyên.
Thái Nguyên là địa bàn có số lượng người nhiễm HIV/AIDS cao theo
thống kê đến hết 31/12/2015, tỷ lệ nhiễm HIV trên 100.000 dân địa phương này
24
là 507,7 ca, đứng thứ 4 toàn quốc (chỉ sau Điện Biên, Sơn La và Thành phố Hồ
Chí Minh) [2]. Trong đó thành phố Thái Nguyên có số người nhiễm HIV/AIDS
cao nhất toàn tỉnh. Trung tâm Y tế thành phố Thái Nguyên là một trong những
cơ sở khám, điều trị và cấp phát thuốc ARV của tỉnh Thái Nguyên. Hiện tại, có
413 bệnh nhân HIV/AIDS đăng ký điều trị tại Trung tâm.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả.
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu cắt ngang.
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu
Tính theo công thức nghiên cứu mô tả ước lượng một tỷ lệ:
2
2
2
/
1
)
1
(
d
p
p
Z
n

 
Trong đó:
n: Số bệnh nhân HIV/AIDS tối thiểu cần cho điều tra.
Z1-α/2: Hệ số giới hạn tin cậy. Chọn α = 0,05 thì Z1-α/2= 1,96.
p: Tỷ lệ bệnh nhân HIV/AIDS có CLCS thấp ở khía cạnh tinh thần
và trầm cảm, p=0,62 (Theo nghiên cứu của Nông Minh Vương (2015) về CLCS
của bệnh nhân nhiễm HIV điều trị kháng vi rút tại Hà Nội và Nam Định [14]).
d: Sai số mong muốn, chọn d = 0,06
Thay các giá trị vào công thức ta có:
n= 1,962 x
0,62(1−0,62)
0,062 = 251,4 bệnh nhân.
Để tránh sai số do bỏ cuộc chúng tôi chọn thêm 10%, vậy tổng số bệnh
nhân HIV/AIDS cần có cho nghiên cứu là 277 bệnh nhân.
2.3.3. Chọn mẫu nghiên cứu
25
Để bảo đảm tính đại diện của cỡ mẫu cũng như vấn đề đạo đức trong
nghiên cứu khi chọn đối tượng tham gia nghiên cứu và do quá trình thu thập,
xử lý số liệu không quá tốn kém về kinh phí nên chúng tôi tiến hành chọn mẫu
toàn bộ bệnh nhân HIV/AIDS đang điều trị ngoại trú tại Trung tâm Y tế thành
phố Thái Nguyên:
- Chọn chủ đích Trung tâm Y tế thành phố Thái Nguyên.
- Chọn chủ đích cơ sở điều trị ARV tại Trung tâm Y tế thành phố Thái
Nguyên.
- Tiến hành điều tra.
Mặc dù đã mời toàn bộ bệnh nhân nhưng trên thực tế chỉ có 311 người
bệnh tham gia nghiên cứu do một số bệnh nhân không đồng ý tham gia và một
số bệnh nhân nhờ người quen lấy thuốc nên không đến phỏng vấn.
2.4. Biến số và chỉ số nghiên cứu
2.4.1. Các biến số nghiên cứu
Nhóm biến
số
Biến số Định nghĩa/cách tính Thu thập
Đặc điểm
chung
Tuổi Tuổi dương lịch của đối tượng
nghiên cứu
Phỏng vấn
trực tiếp
Giới Nam/Nữ
Nơi ở Nơi ở hiện tại của đối tượng nghiên
cứu: thành thị/nông thôn.
Nghề nghiệp Công việc có thu nhập thường
xuyên nhất
Trình độ học vấn Cấp học cao nhất mà đối tượng
hoàn thành
26
Nhóm biến
số
Biến số Định nghĩa/cách tính Thu thập
Tình trạng hôn
nhân
Tình trạng hôn nhân hiện tại của
bệnh nhân
Số lượng con cái
Số con mà đối tượng nghiên cứu có
(baogồmcảsốngcùngvàkhôngsống
cùng)
Số người hiện tại
đang sống cùng
Người mà đối tượng nghiên cứu
hiện đang sống cùng
Tình trạng kinh tế
Tình trạng kinh tế hiện tại của bệnh
nhân (phân loại dựa trên tổng thu
nhập hàng tháng)
Đường lây truyền
Đường lây nhiễm HIV mà bệnh
nhân cho rằng mình bị lây qua đó
Sử dụng chất gây
nghiện
Thời điểm hiện tại có sử dụng chất
gây nghiện hay không.
Kỳ thị và phân
biệt đối xử
Trong vòng 1 tháng trở lại đây đối
tượng nghiên cứu có cảm thấy bị kỳ
thị hay bị phân biệt đối xử
Đặc điểm
điều trị
Nhiễm trùng cơ
hội
Các nhiễm trùng cơ hội hiện đã
được chẩn đoán/đang điều trị.
Số liệu thứ
cấp
Miễn dịch
CD4: ≥ 500; 350 – 499;
200 – 349; ≤ 200.
Thời gian điều trị
ARV
Là thời gian tính theo tháng kể từ
khi đối tượng tham gia điều trị.
27
Nhóm biến
số
Biến số Định nghĩa/cách tính Thu thập
Tuân thủ điều trị
Đánh giá sự tuân thủ điều trị tại
mỗi lần đến khám và lĩnh thuốc
theo lịch của người bệnh: đếm số
thuốc còn lại, số lần quên uống
thuốc, thời gian uống. Số liều
thuốc uống/tổng số liều trong 1
tháng >=95% được coi là tuân thủ
điều trị [4].
Tình trạng
sức khoẻ/
CLCS
Khó khăn khi đi
lại
Đánh giá của người bệnh về khả
năng, sự khó khăn trong đi lại (5
mức độ)
Phỏng vấn
trực tiếp
Khó khăn khi tự
chăm sóc
Đánh giá của người bệnh về khả
năng, sự khó khăn khi tự chăm
sức bản thân (5 mức độ)
Khó khăn khi làm
các công việc
thường ngày
Đánh giá của người bệnh về khả
năng, sự khó khăn khi làm các
công việc thường ngày (5 mức độ)
Mức độ đau đớn
khó chịu
Đánh giá của người bệnh về mức
độ đau đớn, khó chịu (về thể chất)
của bản thân (5 mức độ)
Mức độ lo lắng,
buồn phiến
Đánh giá của người bệnh về mức
độ lo lắng, buồn phiền (về tinh
thần) của bản thân (5 mức độ)
28
Nhóm biến
số
Biến số Định nghĩa/cách tính Thu thập
Tình trạng sức
khoẻ chung
(VAS)
Thang điểm 0 - 100
Độ thỏa dụng về
sức khỏe
Tổng hợp 5 câu hỏi trên và dùng
phương trình chuyển đổi theo điểm
tham chiếu của Thái Lan (phương
trình chuyển đổi được đính kèm
trong Phụ lục 2)
2.4.2. Các chỉ số nghiên cứu
2.4.2.1. Nhóm chỉ số về đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
- Thông tin về nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu.
- Thông tin về kinh tế - xã hội của đối tượng nghiên cứu.
- Mối quan hệ với gia đình của nhóm đối tượng nghiên cứu.
- Lý do nhiễm HIV của đối tượng nghiên cứu.
- Đặc điểm điều trị của đối tượng tại thời điểm nghiên cứu.
2.4.2.2. Nhóm chỉ số về thực trạng chất lượng cuộc sống
- Điểm số trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe của đối tượng nghiên cứu.
- Điểm số trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe theo nhóm tuổi của đối
tượng nghiên cứu.
- Điểm số trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe theo giới tính của đối tượng
nghiên cứu.
- Điểm số trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe theo trình độ học vấn của
đối tượng nghiên cứu.
- Điểm số trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe theo nơi ở của đối tượng
nghiên cứu.
29
- Điểm số trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe theo nghề nghiệp của đối
tượng nghiên cứu.
- Điểm số trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe theo khả năng tài chính
của đối tượng nghiên cứu.
- Điểm số trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe theo sử dụng chất gây
nghiện của đối tượng nghiên cứu.
- Điểm số trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe theo kỳ thị và phân biệt
đối xử của đối tượng nghiên cứu.
- Điểm số trung bình độ thỏa dụng về tình trạng hôn nhân của đối tượng
nghiên cứu.
- Điểm số trung bình độ thỏa dụng theo số con của đối tượng nghiên cứu.
- Điểm số trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe theo người sống cùng của
đối tượng nghiên cứu.
- Điểm số trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe theo thời gian điều trị ARV
của đối tượng nghiên cứu.
- Điểm số trung bình độ thỏa dụng sức khỏe về tổn thương nhiễm trùng cơ
hội của đối tượng nghiên cứu.
- Điểm số trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe theo mức độ suy giảm
miễn dịch của đối tượng nghiên cứu.
2.4.2.3. Nhóm chỉ số về mối tương quan giữa một số yếu tố với chất lượng cuộc
sống
- Mối tương quan giữa yếu tố nhân khẩu học với độ thỏa dụng về sức khỏe
của bệnh nhân HIV/AIDS.
- Mối tương quan giữa yếu tố kinh tế - xã hội với độ thỏa dụng về sức khỏe
của bệnh nhân HIV/AIDS.
- Mối tương quan giữa yếu tố mối quan hệ gia đình với độ thỏa dụng về
sức khỏe của bệnh nhân HIV/AIDS.
30
- Mối tương quan giữa yếu tố đặc điểm điều trị, nồng độ tế bào CD4 với
độ thỏa dụng về sức khỏe của bệnh nhân HIV/AIDS.
2.5. Công cụ thu thập số liệu
2.5.1. Đặc điểm chung và đặc điểm điều trị
Qua bộ câu hỏi phỏng vấn trực tiếp và số liệu thứ cấp nghiên cứu tiến hành
thu thập thông tin về đặc điểm bao gồm: tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, tôn
giáo, trình độ học vấn, việc làm và thu nhập, mối quan hệ gia đình, sử dụng chất
gây nghiện, bị kỳ thị và phân biệt đối xử, tổn thương nhiễm trùng cơ hội, tình
trạng miễn dịch, thời gian điều trị ARV, tuân thủ điều trị.
2.5.2. Đo lường chất lượng cuộc sống
Công cụ thu thập số liệu đo lường CLCS của bệnh nhân là thang đo EQ-
5D-5L. Thang đo bao gồm 5 khía cạnh về CLCS, bao gồm: vận động, tự chăm
sóc, các hoạt động thông thường, đau/khó chịu và lo lắng/buồn phiền. Mỗi khía
cạnh được đo lường bằng một câu hỏi tương ứng với lựa chọn từ 1 đến 5, trong
đó 1 là “không có khó khăn gì” và 5 là “vô cùng khó khăn, không thể thực hiện
được”. Sau đó, tổng hợp các phương án trên và dùng phương trình chuyển đổi
theo điểm tham chiếu của Thái Lan ra độ thỏa dụng về sức khỏe [36].
Ngoài ra, chúng tôi cũng sử dụng bao gồm một thang đo trực quan (Visual
Analog Scale – VAS) có điểm số từ 0 đến 100 để tham chiếu với độ thỏa dụng
về sức khỏe khi đo bằng bộ công cụ EQ-5D-5L. Bệnh nhân sẽ tự đánh giá tình
trạng sức khỏe của mình với 0 điểm tương ứng với tình trạng sức khỏe xấu
nhất, và 100 điểm là tình trạng sức khỏe tốt nhất mà bệnh nhân có thể tưởng
tượng được. So sánh với độ thỏa dụng về sức khỏe quy từ thang điểm 0-1 sang
thang điểm 0-100 [36].
2.6. Quy trình thu thập số liệu:
- Thiết kế bộ câu hỏi, thử nghiệm rồi sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn trực
tiếp để thu thập các thông tin của bệnh nhân HIV/AIDS.
31
- Tập huấn điều tra viên: Điều tra viên là sinh viên năm thứ 5 thuộc chuyên
ngành Bác sỹ Y học dự phòng của Trường đại học Y dược Thái Nguyên.
Nghiên cứu viên chính giới thiệu về đề tài nghiên cứu, mục đích nghiên cứu và
nội dung phiếu điều tra. Chia nhóm điều tra viên thực hành phỏng vấn dựa vào
phiếu điều tra dưới sự giám sát và hướng dẫn của nghiên cứu viên chính.
- Tiến trình phỏng vấn và thu thập thông tin được thực hiện như sau:
+ Trước khi tiến hành phỏng vấn, đối tượng được giải thích rõ mục đích,
kết quả điều tra chỉ được dùng để nghiên cứu, hoàn toàn giữ bí mật thông tin
của bệnh nhân. Đề nghị đối tượng tham gia phỏng vấn với tinh thần tự nguyện,
hợp tác và trung thực. Đối tượng cũng được thông báo về việc: Không cần ghi
tên vào phiếu điều tra để tránh tâm lý e ngại trả lời và bảng câu hỏi được thu
hồi ngay sau khi phỏng vấn xong.
+ Bệnh nhân ký phiếu đồng ý tham gia trả lời phỏng vấn.
+ Điều tra viên phỏng vấn bệnh nhân theo bộ câu hỏi.
+ Thu thập các thông tin: tổn thương nhiễm trùng cơ hội, tình trạng miễn
dịch, thời gian điều trị ARV, tuân thủ điều trị trong hồ sơ bệnh án được lưu trữ
ở cơ sở điều trị ARV tại Trung tâm Y tế thành phố Thái Nguyên.
Phiếu điều tra do nghiên cứu viên chính lưu trữ, bảo quản, nhập và xử lý
số liệu.
2.7. Phương pháp phân tích số liệu
- Số liệu sau khi thu thập được làm sạch, nhập vào máy tính và được xử
lý bằng phần mềm Stata 14.0 cho các thông tin mô tả và phân tích thống kê.
- Áp dụng phương pháp phân tích mô tả: tính tỷ lệ phần trăm, giá trị trung
bình, độ lệch chuẩn.
- So sánh giá trị trung bình về độ thỏa dụng của sức khỏe giữa các nhóm
bằng các test thống kê phù hợp tùy theo sự phân bố của số liệu: T-test để so
sánh giá trị trung bình giữa hai nhóm.
32
- Phân tích hồi quy đa biến để xem xét mối tương quan giữa một số yếu tố
với độ thỏa dụng về sức khỏe. Phân tích đa biến được thực hiện qua các bước
sau:
+ Bước 1: Lựa chọn một số biến để phân tích đơn biến (các yếu tố đó là:
giới tính, nhóm tuổi, nơi sinh sống, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình hình sử
dụng chất gây nghiện, sự kỳ thị, tình trạng hôn nhân, người sống cùng người
bệnh, tình trạng kinh tế, thời gian điều trị ARV, tình trạng mắc bệnh nhiễm
trùng và mức độ suy giảm miễn dịch của bệnh nhân).
+ Bước 2: Sau khi phân tích đơn biến, lấy các biến có ý nghĩa thống kê (p
< 0,05) để cùng đưa vào mô hình hồi quy đa biến.
2.8. Vấn đề đạo đức nghiên cứu
- Số liệu thu thập được sẽ chỉ dùng cho nghiên cứu này, không dùng cho
bất kỳ mục đích nào khác.
- Nghiên cứu được sự thông qua và cho phép bởi Hội đồng Y đức và Hội
đồng khoa học trường Đại học Y dược Thái Nguyên.
- Nghiên cứu tuân thủ chặt chẽ các quy định, yêu cầu của hội đồng đạo
đức.
2.9. Sai số và hạn chế sai số
- Sai số thông tin :
+ Sai số do điều tra viên: điều tra viên bỏ sót câu hỏi khi thu thập thông
tin, sai số khi ghi chép thông tin, sai số do điều tra viên không hiểu rõ về câu
hỏi.
+ Sai số do người trả lời phỏng vấn: sai số tự khai báo, sai số nhớ lại, đặc
biệt khi hỏi một số thông tin nhạy cảm như sử dụng chất gây nghiện và CLCS.
- Sai số trong quá trình nhập liệu.
- Cách khắc phục sai số thông tin:
33
+ Tập huấn kĩ cho các điều tra viên: huấn luyện kỹ điều tra viên về bộ câu
hỏi và hướng dẫn bệnh nhân điền phiếu.
+ Đối với sai số do đối tượng trả lời: hỏi chi tiết kỹ hơn, kiểm tra chéo
thông tin bằng cách lập lại câu hỏi, nhấn mạnh tính bí mật và quyền riêng tư.
+ Đối với sai số trong quá trình thu thập số liệu: giám sát, kiểm tra số liệu
tại thực địa.
+ Đối với sai số trong quá trình làm sạch số liệu và nhập liệu: đọc phiếu
và làm sạch trước khi nhập liệu, tạo các tệp check của phần mềm nhập liệu
nhằm hạn chế sai số trong quá trình nhập liệu
34
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1. Thông tin nhân khẩu học đối tượng nghiên cứu
Thông tin của đối tượng Số lượng
(n=311)
%
Tuổi
18 – 29 11 3,5
30 – 39 130 41,8
40 – 49 133 42,8
≥ 50 37 11,9
Giới tính
Nam 219 70,4
Nữ 92 29,6
Nơi ở
Thành thị 238 76,5
Nông thôn 73 23,5
Nghề nghiệp
Cán bộ/Công chức/Viên chức 10 3,2
Lao động tự do 183 58,8
Làm ruộng 53 17,0
Công nhân 36 11,6
Không có nghề nghiệp 29 9,3
Trình độ học vấn
Không đi học 1 0,3
Tiểu học 9 2,9
Trung học cơ sở 61 19,6
Trung học phổ thông 144 46,3
Cao đẳng, đại học trở lên 96 30,9
Nhận xét: Nhóm đối tượng nghiên cứu ở độ tuổi tập trung nhiều nhất là
nhóm tuổi từ 30-49 tuổi, chủ yếu thuộc giới tính nam (70,4%), ở thành thị chiếm
76,5% và đa số là lao động tự do (58,8%). Trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu
có 46,3% trình độ trung học phổ thông.
35
Bảng 3.2. Thông tin kinh tế - xã hội của đối tượng nghiên cứu
Thông tin của đối tượng Số lượng
(n=311)
%
Khả năng tài chính
của bản thân
Hoàn toàn tự chủ 214 68,8
Một phần tự chủ được 55 17,7
Phụ thuộc hoàn toàn 42 13,5
Sử dụng chất gây
nghiện
Có 153 49,2
Không 158 50,8
Bị kỳ thị và phân biệt
đối xử
Có 33 10,6
Không 278 89,4
Nhận xét: Khả năng tài chính của đối tượng nghiên cứu phần lớn là hoàn
toàn tự chủ (chiếm 68,8%), chỉ có số nhỏ trong nhóm đối tượng này bị kỳ thị
và phân biệt đối xử (10,6%), số sử dụng chất gây nghiện chiếm 49,2%.
36
Bảng 3.3. Mối quan hệ gia đình của nhóm đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm gia đình của bệnh nhân Số lượng
(n=311)
%
Tình trạng hôn nhân
Độc thân 53 17,0
Có người yêu 2 0,6
Có vợ (chồng) 165 53,1
Ly hôn/ góa 91 29,3
Số lượng con cái
Không 77 24,8
≤ 2 con 209 67,2
> 2 con 25 8,0
Người sống cùng
Sống một mình 17 5,5
Có 2 thế hệ 217 69,8
Nhiều thế hệ 77 24,8
Nhận xét: Nhóm đối tượng nghiên cứu chủ yếu là người đã có gia đình
(53,1%) tiếp theo là đã ly hôn hoặc góa chiếm 29,3%. Số lượng con cái từ 2
con trở xuống chiếm 67,2%. Đa số đối tượng nghiên cứu sống có 2 thế hệ
(69,8%).
Bảng 3.4. Lý do nhiễm HIV của đối tượng nghiên cứu
Lý do nhiễm HIV Số lượng
(n=311)
%
Tiêm chích ma túy 141 45,3
Quan hệ tình dục không an toàn 144 46,3
Không khai thác được 14 4,5
Khác 12 3,9
Nhận xét: Đối tượng nghiên cứu nhiễm HIV chủ yếu là do quan hệ tình
dục không an toàn (46,3%), tiếp theo là tiêm chích ma túy (45,3%).
37
Bảng 3.5. Đặc điểm về tình trạng bệnh tật và điều trị của đối tượng tại
thời điểm nghiên cứu
Đặc điểm về tình trạng bệnh tật và điều trị Số lượng
(n=311)
%
Nhiễm trùng
cơ hội
Tỷ lệ bệnh nhân bị nhiễm trùng cơ
hội mắc phải:
142 45,7
Phân bố một
số loại nhiễm
trùng (nếu có)
Lao (màng não, phổi, xương khớp) 8 2,6
Nhiễm nấm candida 18 5,8
Viêm phổi do PCP 8 2,6
Tiêu chảy 10 3,2
Viêm gan (B, C, hoặc đồng nhiễm) 122 39,2
Khác 3 1,0
Số lượng CD4
(TB/mm3
)
≥ 500 93 29,9
350- 499 74 23,8
200-349 79 25,4
≤ 200 65 20,9
Thời gian đã
điều trị ARV
≤ 6 tháng 19 6,1
6-24 tháng 53 17,0
> 24 tháng 238 76,5
Chưa điều trị bao giờ 1 0,3
Tuân thủ điều
trị
Có 269 86,5
Không 42 13,5
Nhận xét: Tổn thương nhiễm trùng cơ hội bệnh nhân mắc phải hay gặp
nhất là viêm gan (24,3%). Phần lớn bệnh nhân có CD4 ≤ 500. Những bệnh nhân
điều trị ARV >24 tháng chiếm đa số (76,5%) và đa số họ đều tuân thủ điều trị
(86,5%).
38
3.2. Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân HIV/AIDS điều trị
ngoại trú tại Trung tâm y tế thành phố Thái Nguyên
3.2.1. Đánh giá mức độ chất lượng cuộc sống theo từng nhóm vấn đề
Biểu đồ 3.1. Tình trạng về sự đi lại của đối tượng nghiên cứu (n=311)
Nhận xét: Hầu hết bệnh nhân đều không gặp phải khó khăn về đi lại
(92,3%).
Biểu đồ 3.2. Tình trạng về tự chăm sóc bản thân của đối tượng nghiên
cứu (n=311)
Nhận xét: Về vấn đề tự chăm sóc bản thân: hầu hết bệnh nhân không gặp
phải khó khăn khi tự chăm sóc bản thân (chiếm tới 99,1%).
92.3%
6.8%
0.3% 0.6% 0.0%
00%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
Không khó
khăn
Một chút khó
khăn
Khó khăn
mức vừa phải
Rất khó khăn Không thực
hiện được
99.1%
0.6% 0.3% 0.0% 0.0%
00%
20%
40%
60%
80%
100%
Không khó
khăn
Một chút khó
khăn
Khó khăn
mức vừa phải
Rất khó khăn Không thực
hiện được
39
Biểu đồ 3.3. Tình trạng về sinh hoạt thường ngày của đối tượng nghiên
cứu (n=311)
Nhận xét: Hầu hết bệnh nhân đều đánh giá không gặp phải khó khăn về
sinh hoạt thường ngày, chiếm 94,8%.
Biểu đồ 3.4. Tình trạng đau và khó chịu của đối tượng nghiên cứu
(n=311)
Nhận xét: Về tình trạng đau và khó chịu, có 64,6% bệnh nhân đánh giá
không bị đau/khó chịu. Tuy nhiên, có tới 23,5% bệnh nhân bị đau/khó chịu một
chút, 9,7% đau/khó chịu ở mức vừa phải, còn lại là đau/khó chịu nhiều.
94.8%
4.2% 1.0% 0.0% 0.0%
00%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
Không khó
khăn
Một chút khó
khăn
Khó khăn
mức vừa phải
Rất khó khăn Không thực
hiện được
64.6%
23.5%
9.7%
2.2% 0.0%
00%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
Không
đau/khó chịu
Đau/khó chịu
1 chút
Đau/khó chịu
mức vừa phải
Đau/khó chịu
nhiều
Rất đau/khó
chịu
40
Biểu đồ 3.5. Tình trạng về sự lo lắng, u sầu của đối tượng nghiên cứu
(n=311)
Nhận xét: Tỷ lệ mức độ lo lắng/u sầu của bệnh nhân giảm dần theo các
mức độ, không lo lắng chiếm tỷ lệ cao nhất 46,3%.
3.2.2. Độ thỏa dụng về sức khỏe của đối tượng nghiên cứu phân theo một số
đặc điểm
Bảng 3.6. Điểm số trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe của đối tượng
nghiên cứu (n=311)
Kết quả theo thang EQ-5D
Kết quả theo thang
VAS
Trung bình 0,82 74,77
Độ lệch chuẩn 0,15 14,05
Giá trị nhỏ nhất 0,26 20
Giá trị lớn nhất 1,00 100
46.3%
37.3%
11.9%
2.9% 1.6%
00%
05%
10%
15%
20%
25%
30%
35%
40%
45%
50%
Không lo
lắng/u sầu
Lo lắng/u sầu
1 chút
Lo lắng/u sầu
vừa phải
Lo lắng/u sầu
nhiều
Cực kỳ lo
lắng/u sầu
41
Nhận xét: Điểm số trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe của nhóm đối
tượng nghiên cứu là 0,82 ± 0,15 tương ứng với giá trị VAS là 74,77 ± 14,05
điểm.
Bảng 3.7. Điểm số trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe theo nhóm tuổi
của đối tượng nghiên cứu (n=311)
Độ thỏa dụng về sức khỏe
Nhóm tuổi
Kết quả theo thang EQ-5D p
18-29 0,87 ± 0,11
< 0,05
30-39 0,82 ± 0,14
40-49 0,85 ± 0,16
≥ 50 0,74 ± 0,15
Nhận xét: Điểm số trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe đối với nhóm tuổi
18-29 là cao nhất (0,87 ± 0,11). Ở độ tuổi ≥ 50 có giá trị độ thỏa dụng thấp
nhấp là 0,74 ± 0,15.
Bảng 3.8. Điểm số trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe theo giới tính của
đối tượng nghiên cứu (n=311)
Độ thỏa dụng về sức khỏe
Giới tính
Kết quả theo thang EQ-5D p
Nam 0,85 ± 0,15
< 0,05
Nữ 0,77 ± 0,15
Nhận xét: Ở nhóm đối tượng nam có giá trị độ thỏa dụng về sức khỏe cao
hơn nữ (0,85 ± 0,15).
42
Bảng 3.9. Điểm số trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe theo trình độ học
vấn của đối tượng nghiên cứu (n=311)
Độ thỏa dụng về sức khỏe
Học vấn
Kết quả theo thang EQ-5D p
Không đi học 1,0
< 0,05
Tiểu học 0,78 ± 0,22
THCS 0,76 ± 0,19
THPT 0,84 ± 0,14
Cao đẳng, đại học trở lên 0,85 ± 0,12
Nhận xét: CLCS ở bệnh nhân có trình độ cao đẳng, đại học trở lên là cao
nhất (0,85 ± 0,12).
Bảng 3.10. Điểm số trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe theo nơi ở của
đối tượng nghiên cứu (n=311)
Độ thỏa dụng về sức khỏe
Nơi ở
Kết quả theo thang EQ-5D p
Thành thị 0,84 ± 0,14
< 0,05
Nông thôn 0,79 ± 0,16
Nhận xét: Nhóm đối tượng sống ở thành thị có giá trị độ thỏa dụng về sức
khỏe cao hơn sống ở nông thôn (0,84±0,14 so với 0,79±0,16).
43
Bảng 3.11. Điểm số trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe theo nghề
nghiệp của đối tượng nghiên cứu (n=311)
Độ thỏa dụng về sức khỏe
Nghề nghiệp
Kết quả theo thang EQ-5D p
Cán bộ/Công chức/Viên chức 0,86 ± 0,10
< 0,05
Lao động tự do 0,85 ± 0,14
Làm ruộng 0,78 ± 0,18
Công nhân 0,84 ± 0,13
Không có nghề nghiệp 0,72 ± 0,15
Nhận xét: Đối tượng không có nghề nghiệp có điểm độ thỏa dụng về sức
khỏe thấp hơn so với những nhóm bệnh nhân có việc làm khác.
Bảng 3.12. Điểm số trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe theo khả năng
tài chính của đối tượng nghiên cứu (n=311)
Độ thỏa dụng về sức khỏe
Nghề nghiệp
Kết quả theo thang EQ-5D p
Hoàn toàn tự chủ 0,85 ± 0,14
< 0,05
Một phần tự chủ được 0,78 ± 0,15
Phụ thuộc hoàn toàn 0,75 ± 0,15
44
Nhận xét: Những bệnh nhân hoàn toàn tự chủ về mặt tài chính có điểm
CLCS cao nhất (0,85 ± 0,14).
Bảng 3.13. Điểm số trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe theo sử dụng
chất gây nghiện của đối tượng nghiên cứu (n=311)
Độ thỏa dụng về sức khỏe
Sử dụng
chất gây nghiện
Kết quả theo thang EQ-5D p
Có 0,85 ± 0,15
< 0,05
Không 0,80 ± 0,15
Nhận xét: Những bệnh nhân có sử dụng chất gây nghiện có điểm trung
bình độ thỏa dụng về sức khỏe cao hơn những bệnh nhân không sử dụng chất
gây nghiện, với giá trị độ thỏa dụng là 0,85 ± 0,15 so với 0,80 ± 0,15.
Bảng 3.14. Điểm số trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe theo kỳ thị và
phân biệt đối xử của đối tượng nghiên cứu (n=311)
Độ thỏa dụng về sức khỏe
Bị kỳ thị
và phân biệt đối xử
Kết quả theo thang EQ-5D p
Có 0,69 ± 0,17
< 0,05
Không 0,84 ± 0,14
45
Nhận xét: Những bệnh nhân không bị kỳ thị và phân biệt đối xử có độ thỏa
dụng về sức khỏe cao hơn, với giá trị độ thỏa dụng là 0,84 ± 0,14.
Phân theo quan hệ gia đình
Bảng 3.15. Điểm số trung bình độ thỏa dụng về tình trạng hôn nhân của
đối tượng nghiên cứu (n=311)
Độ thỏa dụng về sức khỏe
Hôn nhân
Kết quả theo thang EQ-5D p
Chưa kết hôn 0,83 ± 0,15
< 0,05
Có người yêu 0,91 ± 0,13
Có vợ (chồng) 0,84 ± 0,14
Ly hôn/góa 0,79 ± 0,17
Nhận xét: Theo tình trạng hôn nhân, nhóm bệnh nhân hiện đã ly hôn/góa
có điểm trung bình độ thỏa dụng thấp hơn so với những nhóm còn lại.
Bảng 3.16. Điểm số trung bình độ thỏa dụng theo số con của đối tượng
nghiên cứu (n=311)
Độ thỏa dụng về sức khỏe
Kết quả theo thang EQ-5D p
46
Số con
Không 0,81 ± 0,15
> 0,05
≤ 2 con 0,83 ± 0,15
>2 con 0,79 ± 0,18
Nhận xét: Những bệnh nhân có >2 con có điểm trung bình độ thỏa dụng
về sức khỏe thấp nhất (0,79 ± 0,18).
Bảng 3.17. Điểm số trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe theo người sống
cùng của đối tượng nghiên cứu (n=311)
Độ thỏa dụng về sức khỏe
Người
sống cùng
Kết quả theo thang EQ-
5D
p
Sống một mình 0,68 ± 0,18
< 0,05
Gia đình 2 thế hệ 0,83 ± 0,15
Gia đình 3 thế hệ 0,85 ± 0,14
Nhận xét: Những bệnh nhân không có ai sống cùng có điểm trung bình độ
thỏa dụng về sức khỏe thấp nhất (0,68 ± 0,18).
Theo đặc điểm điều trị ARV
Bảng 3.18. Điểm số trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe theo thời gian
điều trị ARV của đối tượng nghiên cứu (n=311)
Độ thỏa dụng về sức khỏe Kết quả theo thang EQ-5D p
47
Thời gian
điều trị ARV
Chưa điều trị 0,82 ± 0,14
> 0,05
≤ 6 tháng 0,84 ± 0,12
6-24 tháng 0,82 ± 0,16
≥ 2 năm 0,66
Nhận xét: Những bệnh nhân có thời gian điều trị dưới 6 tháng có điểm
trung bình độ thỏa dụng cao nhất với 0,84 ± 0,12.
Bảng 3.19. Điểm số trung bình độ thỏa dụng sức khỏe về tổn thương
nhiễm trùng cơ hội của đối tượng nghiên cứu (n=311)
Độ thỏa dụng về sức khỏe
Nhiễm trùng
Kết quả theo thang EQ-5D p
Có 0,82 ± 0,15
> 0,05
Không 0,83 ± 0,15
Nhận xét: Bệnh nhân HIV/AIDS có tổn thương nhiễm trùng cơ hội có
điểm trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe tương đương với bệnh nhân không
có tổn thương.
Bảng 3.20. Điểm số trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe theo mức độ suy
giảm miễn dịch của đối tượng nghiên cứu (n=311)
Độ thỏa dụng về sức khỏe Kết quả theo thang EQ-
5D
p
48
T-CD4
(TB/mm3
)
< 200 0,83 ± 0,15
< 0,05
200-349 0,88 ± 0,12
350-499 0,82 ± 0,16
≥ 500 0,76 ± 0,15
Nhận xét: Những đối tượng có số lượng tế bào TCD4 ≥500 có điểm trung
bình độ thỏa dụng về sức khỏe thấp nhấp (0,76 ± 0,15).
3.3. Mối tương quan giữa một số yếu tố với chất lượng cuộc sống của bệnh
nhân HIV/AIDS điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế thành phố Thái
Nguyên
Phân tích đơn biến
Bảng 3.21. Mối tương quan đơn biến giữa yếu tố nhân khẩu học với độ
thỏa dụng về sức khỏe của đối tượng nghiên cứu
Yếu tố
CLCS EQ-5D
Hệ số 95%CI p
Nhóm tuổi (so với nhóm 18-29 tuổi)
30 – 39 -0,05 (-0,14) - (0,04) > 0,05
40 – 49 -0,02 (-0,11) - (0,07) > 0,05
≥ 50 -0,13 (-0,23) - (-0,03) < 0,05
49
Giới tính (so với nam)
Nữ (2) -0,08 (-0,12) - (0,04) < 0,001
Nơi ở (so với thành thị)
Nông thôn -0,05 (-0,09) - (-0,01) < 0,05
Nghề nghiệp (so với nhóm Không có nghề nghiệp)
Cán bộ/Công, Viên chức 0,14 (0,03) - (0,25) < 0,05
Lao động tự do 0,13 (0,07) - (0,18) < 0,001
Làm ruộng 0,06 (-0,01) - (0,12) > 0,05
Công nhân 0,12 (0,04) - (0,18) < 0,05
Nhận xét: Đối với nhóm yếu tố nhân khẩu học, sau khi đưa tất cả các biến
thuộc nhóm này vào phân tích mối tương quan đơn biến, kết quả cho thấy: yếu
tố tuổi, giới, nơi ở và nghề nghiệp có mối tương quan có ý nghĩa thống kê với
CLCS của bệnh nhân HIV/AIDS.
Bảng 3.22. Mối tương quan đơn biến giữa một số yếu tố kinh tế - xã hội
với độ thỏa dụng về sức khỏe của đối tượng nghiên cứu
Yếu tố
CLCS EQ-5D
Hệ số 95%CI p
Kinh tế (Hoàn toàn tự chủ)
Một phần tự chủ được -0,06 (-0,11) - (-0,02) < 0,05
Phụ thuộc hoàn toàn -0,09 (-0,14) - (-0,05) < 0,001
Tình hình sử dụng chất gây nghiện (so với không sử dụng chất gây nghiện)
Có 0,04 (0,008) - (0,08) < 0,05
Tình trạng kỳ thị (so với Không bị kỳ thị)
Có -0,15 (-0,20) - (-0,09) < 0,001
Nhận xét: Đối với nhóm yếu tố về kinh tế - xã hội, sau khi đưa tất cả các
biến thuộc nhóm này vào phân tích mối tương quan đơn biến, kết quả cho thấy:
50
yếu tố điều kiện kinh tế, sử dụng chất gây nghiện và tình trạng kỳ thị đều có
mối tương quan có ý nghĩa thống kê với CLCS của bệnh nhân HIV/AIDS.
Bảng 3.23. Mối tương quan đơn biến giữa yếu tố mối quan hệ gia đình
với độ thỏa dụng về sức khỏe của đối tượng nghiên cứu
Yếu tố
CLCS EQ-5D
Hệ số 95%CI p
Người sống cùng (so với Sống một mình)
Gia đình có 2 thế hệ 0,15 (0,08) - (0,22) < 0,001
Gia đình có nhiều thế hệ 0,17 (0,09) - (0,25) < 0,001
Nhận xét: Đối với nhóm yếu tố mối quan hệ gia đình, sau khi đưa tất cả
các biến thuộc nhóm này vào phân tích mối tương quan đơn biến, kết quả cho
thấy: yếu tố về người sống cùng có mối tương quan có ý nghĩa thống kê với
CLCS của bệnh nhân HIV/AIDS.
Bảng 3.24. Mối tương quan đơn biến giữa yếu tố đặc điểm điều trị với độ
thỏa dụng về sức khỏe của đối tượng nghiên cứu
Yếu tố
CLCS EQ-5D
Hệ số 95%CI p
Chỉ số xét nghiệm CD4 (so với ≥ 500)
350 -499 0,05 (0,01) - (0,10) < 0,05
200-349 -0,01 (-0,05) - (0,04) > 0,05
<200 -0,07 (-0,12) - (0,02) < 0,05
Tuân thủ điều trị (so với không tuân thủ)
Có tuân thủ 0,12 (0,07) - (0,16) < 0,001
Nhận xét: Đối với nhóm yếu tố đặc điểm điều trị của bệnh nhân, sau khi
đưa tất cả các biến thuộc nhóm này vào phân tích mối tương quan đơn biến, kết
51
quả cho thấy: yếu tố chỉ số xét nghiệm CD4 và tuân thủ điều trị có mối tương
quan có ý nghĩa thống kê với CLCS của bệnh nhân HIV/AIDS.
Phân tích đa biến
Bảng 3.25. Mối tương quan đa biến giữa một số yếu tố với độ thỏa dụng
về sức khỏe của đối tượng nghiên cứu
Yếu tố
CLCS EQ-5D
p
Hệ số tương
quan
95%CI
Tuổi -0,15 (-0,24)-(-0,06) < 0,05
Giới tính (so với nam)
Nữ (2) -0,07 (-0,11) - (0,03) < 0,05
Nơi ở (so với thành thị)
Nông thôn -0,003 (-0,05) - (0,05) > 0,05
Nghề nghiệp (so với nhóm Không có nghề nghiệp)
Cán bộ/Công, Viên
chức
0,05 (-0,06) - (0,16) > 0,05
52
Lao động tự do 0,03 (-0,05) - (0,10) > 0,05
Làm ruộng -0,009 (-0,10) - (0,08) > 0,05
Công nhân 0,05 (-0,04) - (0,14) > 0,05
Kinh tế (Hoàn toàn tự chủ)
Một phần tự chủ được -0,06 (-0,10) - (-0,02) < 0,05
Phụ thuộc hoàn toàn -0,06 (-0,12) - (0,003) > 0,05
Tình hình sử dụng chất gây nghiện (so với không sử
dụng chất gây nghiện)
Có 0,009 (-0,03) - (0,05) > 0,05
Tình trạng kỳ thị (so với Không bị kỳ thị)
Có -0,09 (-0,14) - (-0,04) < 0,001
Người sống cùng (so với Sống một mình)
Gia đình có 2 thế hệ 0,11 (0,04) - (0,17) < 0,05
Gia đình có nhiều thế
hệ
0,13 (0,06) - (0,20) < 0,001
Chỉ số xét nghiệm CD4 (so với ≥ 500)
350 -499 0,04 (0,002) - (0,08) < 0,05
200-349 0,003 (-0,04) - (0,04) > 0,05
<200 -0,03 (-0,08) - (0,01) > 0,05
Tuân thủ điều trị (so với không tuân thủ)
Có tuân thủ 0,06 (0,01) - (0,12) < 0,05
Hằng số
(R2
= 33,6%)
0,84 0,68 – 1,001
Nhận xét: Sau khi phân tích đơn biến, đưa tất cả các biến độc lập có ý
nghĩa thống kê vào mô hình hồi quy đa biến để phân tích, kết quả cho thấy, các
yếu tố: nhóm tuổi, giới tính, kinh tế của bản thân, tình trạng kỳ thị, người sống
Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hiv aids điều trị ngoại trú
Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hiv aids điều trị ngoại trú
Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hiv aids điều trị ngoại trú
Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hiv aids điều trị ngoại trú
Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hiv aids điều trị ngoại trú
Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hiv aids điều trị ngoại trú
Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hiv aids điều trị ngoại trú
Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hiv aids điều trị ngoại trú
Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hiv aids điều trị ngoại trú
Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hiv aids điều trị ngoại trú
Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hiv aids điều trị ngoại trú
Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hiv aids điều trị ngoại trú
Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hiv aids điều trị ngoại trú
Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hiv aids điều trị ngoại trú
Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hiv aids điều trị ngoại trú
Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hiv aids điều trị ngoại trú
Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hiv aids điều trị ngoại trú
Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hiv aids điều trị ngoại trú
Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hiv aids điều trị ngoại trú
Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hiv aids điều trị ngoại trú
Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hiv aids điều trị ngoại trú
Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hiv aids điều trị ngoại trú
Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hiv aids điều trị ngoại trú
Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hiv aids điều trị ngoại trú
Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hiv aids điều trị ngoại trú
Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hiv aids điều trị ngoại trú
Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hiv aids điều trị ngoại trú
Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hiv aids điều trị ngoại trú
Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hiv aids điều trị ngoại trú
Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hiv aids điều trị ngoại trú
Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hiv aids điều trị ngoại trú
Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hiv aids điều trị ngoại trú
Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hiv aids điều trị ngoại trú
Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hiv aids điều trị ngoại trú
Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hiv aids điều trị ngoại trú
Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hiv aids điều trị ngoại trú
Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hiv aids điều trị ngoại trú
Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hiv aids điều trị ngoại trú
Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hiv aids điều trị ngoại trú
Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hiv aids điều trị ngoại trú
Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hiv aids điều trị ngoại trú
Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hiv aids điều trị ngoại trú
Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hiv aids điều trị ngoại trú
Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hiv aids điều trị ngoại trú
Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hiv aids điều trị ngoại trú
Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hiv aids điều trị ngoại trú
Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hiv aids điều trị ngoại trú
Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hiv aids điều trị ngoại trú
Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hiv aids điều trị ngoại trú
Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hiv aids điều trị ngoại trú
Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hiv aids điều trị ngoại trú
Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hiv aids điều trị ngoại trú
Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hiv aids điều trị ngoại trú
Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hiv aids điều trị ngoại trú
Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hiv aids điều trị ngoại trú
Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hiv aids điều trị ngoại trú

More Related Content

What's hot

Sự hài lòng của người bệnh điều trị nội trú tại trung tâm y tế huyện Đăk Glei...
Sự hài lòng của người bệnh điều trị nội trú tại trung tâm y tế huyện Đăk Glei...Sự hài lòng của người bệnh điều trị nội trú tại trung tâm y tế huyện Đăk Glei...
Sự hài lòng của người bệnh điều trị nội trú tại trung tâm y tế huyện Đăk Glei...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến mổ lấy thai con so đủ tháng
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến mổ lấy thai con so đủ thángNghiên cứu một số yếu tố liên quan đến mổ lấy thai con so đủ tháng
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến mổ lấy thai con so đủ thánghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Chẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa bv bạch mai
Chẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa bv bạch maiChẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa bv bạch mai
Chẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa bv bạch maiThân Vĩnh
 
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệpSức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệpTS DUOC
 
THỰC HÀNH LÂM SÀNG SẢN PHỤ KHOA
THỰC HÀNH LÂM SÀNG SẢN PHỤ KHOATHỰC HÀNH LÂM SÀNG SẢN PHỤ KHOA
THỰC HÀNH LÂM SÀNG SẢN PHỤ KHOASoM
 
Luận văn: Đánh giá thực trạng stress, lo âu, trầm cảm của điều dưỡng, hộ sinh...
Luận văn: Đánh giá thực trạng stress, lo âu, trầm cảm của điều dưỡng, hộ sinh...Luận văn: Đánh giá thực trạng stress, lo âu, trầm cảm của điều dưỡng, hộ sinh...
Luận văn: Đánh giá thực trạng stress, lo âu, trầm cảm của điều dưỡng, hộ sinh...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Ca lâm sàng hen phế quản
Ca lâm sàng hen phế quảnCa lâm sàng hen phế quản
Ca lâm sàng hen phế quảnThọ Lộc
 
ĐẶC ĐIỂM HỆ TUẦN HOÀN TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ TUẦN HOÀN TRẺ EMĐẶC ĐIỂM HỆ TUẦN HOÀN TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ TUẦN HOÀN TRẺ EMSoM
 
khao sat dieu tra dich te hoc
khao sat dieu tra dich te hockhao sat dieu tra dich te hoc
khao sat dieu tra dich te hocThanh Liem Vo
 
8.phuong phap chon mau, co mau
8.phuong phap chon mau, co mau8.phuong phap chon mau, co mau
8.phuong phap chon mau, co mauthao thu
 
Thuốc chống đông
Thuốc chống đông Thuốc chống đông
Thuốc chống đông HA VO THI
 
[NCKH] thiết kế nghiên cứu khoa học
[NCKH] thiết kế nghiên cứu khoa học[NCKH] thiết kế nghiên cứu khoa học
[NCKH] thiết kế nghiên cứu khoa họcCLBSVHTTCNCKH
 
TĂNG HUYẾT ÁP
TĂNG HUYẾT ÁPTĂNG HUYẾT ÁP
TĂNG HUYẾT ÁPSoM
 
Rối loạn lo âu - Ths Nguyễn Thị Phú
Rối loạn lo âu - Ths Nguyễn Thị PhúRối loạn lo âu - Ths Nguyễn Thị Phú
Rối loạn lo âu - Ths Nguyễn Thị PhúThuanHoMD
 
Cập nhật về tiếp cận và xử trí đột quỵ cấp
Cập nhật về tiếp cận và xử trí đột quỵ cấpCập nhật về tiếp cận và xử trí đột quỵ cấp
Cập nhật về tiếp cận và xử trí đột quỵ cấpSỨC KHỎE VÀ CUỘC SỐNG
 
Bài giảng THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Bài giảng THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Y HỌCBài giảng THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Bài giảng THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Y HỌCTRAN Bach
 

What's hot (20)

Sự hài lòng của người bệnh điều trị nội trú tại trung tâm y tế huyện Đăk Glei...
Sự hài lòng của người bệnh điều trị nội trú tại trung tâm y tế huyện Đăk Glei...Sự hài lòng của người bệnh điều trị nội trú tại trung tâm y tế huyện Đăk Glei...
Sự hài lòng của người bệnh điều trị nội trú tại trung tâm y tế huyện Đăk Glei...
 
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến mổ lấy thai con so đủ tháng
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến mổ lấy thai con so đủ thángNghiên cứu một số yếu tố liên quan đến mổ lấy thai con so đủ tháng
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến mổ lấy thai con so đủ tháng
 
Chẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa bv bạch mai
Chẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa bv bạch maiChẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa bv bạch mai
Chẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa bv bạch mai
 
Sức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệpSức khỏe nghề nghiệp
Sức khỏe nghề nghiệp
 
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp với người bệnh của nhân viên y tế, 9đ
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp với người bệnh của nhân viên y tế, 9đLuận văn: Kỹ năng giao tiếp với người bệnh của nhân viên y tế, 9đ
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp với người bệnh của nhân viên y tế, 9đ
 
THỰC HÀNH LÂM SÀNG SẢN PHỤ KHOA
THỰC HÀNH LÂM SÀNG SẢN PHỤ KHOATHỰC HÀNH LÂM SÀNG SẢN PHỤ KHOA
THỰC HÀNH LÂM SÀNG SẢN PHỤ KHOA
 
Luận văn: Đánh giá thực trạng stress, lo âu, trầm cảm của điều dưỡng, hộ sinh...
Luận văn: Đánh giá thực trạng stress, lo âu, trầm cảm của điều dưỡng, hộ sinh...Luận văn: Đánh giá thực trạng stress, lo âu, trầm cảm của điều dưỡng, hộ sinh...
Luận văn: Đánh giá thực trạng stress, lo âu, trầm cảm của điều dưỡng, hộ sinh...
 
Ca lâm sàng hen phế quản
Ca lâm sàng hen phế quảnCa lâm sàng hen phế quản
Ca lâm sàng hen phế quản
 
ĐẶC ĐIỂM HỆ TUẦN HOÀN TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ TUẦN HOÀN TRẺ EMĐẶC ĐIỂM HỆ TUẦN HOÀN TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ TUẦN HOÀN TRẺ EM
 
khao sat dieu tra dich te hoc
khao sat dieu tra dich te hockhao sat dieu tra dich te hoc
khao sat dieu tra dich te hoc
 
8.phuong phap chon mau, co mau
8.phuong phap chon mau, co mau8.phuong phap chon mau, co mau
8.phuong phap chon mau, co mau
 
Thuốc chống đông
Thuốc chống đông Thuốc chống đông
Thuốc chống đông
 
Đề tài: Hiệu quả công cụ hỗ trợ tư vấn sử dụng thuốc tại nhà thuốc
Đề tài: Hiệu quả công cụ hỗ trợ tư vấn sử dụng thuốc tại nhà thuốcĐề tài: Hiệu quả công cụ hỗ trợ tư vấn sử dụng thuốc tại nhà thuốc
Đề tài: Hiệu quả công cụ hỗ trợ tư vấn sử dụng thuốc tại nhà thuốc
 
[NCKH] thiết kế nghiên cứu khoa học
[NCKH] thiết kế nghiên cứu khoa học[NCKH] thiết kế nghiên cứu khoa học
[NCKH] thiết kế nghiên cứu khoa học
 
Luận án: Kiến thức của sinh viên về các biện pháp tránh thai, HAY
Luận án: Kiến thức của sinh viên về các biện pháp tránh thai, HAYLuận án: Kiến thức của sinh viên về các biện pháp tránh thai, HAY
Luận án: Kiến thức của sinh viên về các biện pháp tránh thai, HAY
 
TĂNG HUYẾT ÁP
TĂNG HUYẾT ÁPTĂNG HUYẾT ÁP
TĂNG HUYẾT ÁP
 
Rối loạn lo âu - Ths Nguyễn Thị Phú
Rối loạn lo âu - Ths Nguyễn Thị PhúRối loạn lo âu - Ths Nguyễn Thị Phú
Rối loạn lo âu - Ths Nguyễn Thị Phú
 
Cập nhật về tiếp cận và xử trí đột quỵ cấp
Cập nhật về tiếp cận và xử trí đột quỵ cấpCập nhật về tiếp cận và xử trí đột quỵ cấp
Cập nhật về tiếp cận và xử trí đột quỵ cấp
 
Đề tài: Quy trình đánh giá kết quả thực tập của học viên điều dưỡng
Đề tài: Quy trình đánh giá kết quả thực tập của học viên điều dưỡngĐề tài: Quy trình đánh giá kết quả thực tập của học viên điều dưỡng
Đề tài: Quy trình đánh giá kết quả thực tập của học viên điều dưỡng
 
Bài giảng THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Bài giảng THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Y HỌCBài giảng THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Bài giảng THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Y HỌC
 

Similar to Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hiv aids điều trị ngoại trú

Bạo lực gia đình ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng huyện định hóa, tỉnh thái nguyê...
Bạo lực gia đình ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng huyện định hóa, tỉnh thái nguyê...Bạo lực gia đình ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng huyện định hóa, tỉnh thái nguyê...
Bạo lực gia đình ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng huyện định hóa, tỉnh thái nguyê...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng củ...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng củ...đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng củ...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng củ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực trạng viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng tại xã...
Thực trạng viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng tại xã...Thực trạng viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng tại xã...
Thực trạng viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng tại xã...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Tình trạng tăng acid uric huyết thanh, yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp...
Tình trạng tăng acid uric huyết thanh, yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp...Tình trạng tăng acid uric huyết thanh, yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp...
Tình trạng tăng acid uric huyết thanh, yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng cầu sử dụng và cung cấp dịch vụ quản lý tăng huyết áp
Thực trạng cầu sử dụng và cung cấp dịch vụ quản lý tăng huyết ápThực trạng cầu sử dụng và cung cấp dịch vụ quản lý tăng huyết áp
Thực trạng cầu sử dụng và cung cấp dịch vụ quản lý tăng huyết áphttps://www.facebook.com/garmentspace
 
[123doc] - xu-huong-moi-truong-va-suc-khoe-nguoi-lao-dong-tai-mot-cong-ty-kha...
[123doc] - xu-huong-moi-truong-va-suc-khoe-nguoi-lao-dong-tai-mot-cong-ty-kha...[123doc] - xu-huong-moi-truong-va-suc-khoe-nguoi-lao-dong-tai-mot-cong-ty-kha...
[123doc] - xu-huong-moi-truong-va-suc-khoe-nguoi-lao-dong-tai-mot-cong-ty-kha...NuioKila
 
đặC điểm tăng huyết áp ở người có hội chứng chuyển hóa tại phòng khám quản lý...
đặC điểm tăng huyết áp ở người có hội chứng chuyển hóa tại phòng khám quản lý...đặC điểm tăng huyết áp ở người có hội chứng chuyển hóa tại phòng khám quản lý...
đặC điểm tăng huyết áp ở người có hội chứng chuyển hóa tại phòng khám quản lý...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm thức ăn đường phố tại một số huyện của t...
Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm thức ăn đường phố tại một số huyện của t...Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm thức ăn đường phố tại một số huyện của t...
Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm thức ăn đường phố tại một số huyện của t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Mô Hình Bệnh Tật Bệnh Nhân Điều Trị Nội Trú Và Thực Trạng Nguồn Lực Tại Bệnh ...
Mô Hình Bệnh Tật Bệnh Nhân Điều Trị Nội Trú Và Thực Trạng Nguồn Lực Tại Bệnh ...Mô Hình Bệnh Tật Bệnh Nhân Điều Trị Nội Trú Và Thực Trạng Nguồn Lực Tại Bệnh ...
Mô Hình Bệnh Tật Bệnh Nhân Điều Trị Nội Trú Và Thực Trạng Nguồn Lực Tại Bệnh ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...
Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...
Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
[123doc] - phan-tich-thuc-trang-quan-ly-ton-tru-thuoc-tai-khoa-duoc-benh-vien...
[123doc] - phan-tich-thuc-trang-quan-ly-ton-tru-thuoc-tai-khoa-duoc-benh-vien...[123doc] - phan-tich-thuc-trang-quan-ly-ton-tru-thuoc-tai-khoa-duoc-benh-vien...
[123doc] - phan-tich-thuc-trang-quan-ly-ton-tru-thuoc-tai-khoa-duoc-benh-vien...nmtien1985
 
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.ssuser499fca
 
luận văn thạc sĩ
luận văn thạc sĩluận văn thạc sĩ
luận văn thạc sĩssuser499fca
 
Thực trạng môi trường xung quanh khu vực khai thác mỏ núi pháo và kiến thức, ...
Thực trạng môi trường xung quanh khu vực khai thác mỏ núi pháo và kiến thức, ...Thực trạng môi trường xung quanh khu vực khai thác mỏ núi pháo và kiến thức, ...
Thực trạng môi trường xung quanh khu vực khai thác mỏ núi pháo và kiến thức, ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...
đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...
đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

Similar to Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hiv aids điều trị ngoại trú (20)

Bạo lực gia đình ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng huyện định hóa, tỉnh thái nguyê...
Bạo lực gia đình ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng huyện định hóa, tỉnh thái nguyê...Bạo lực gia đình ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng huyện định hóa, tỉnh thái nguyê...
Bạo lực gia đình ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng huyện định hóa, tỉnh thái nguyê...
 
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng củ...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng củ...đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng củ...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng củ...
 
Thực trạng viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng tại xã...
Thực trạng viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng tại xã...Thực trạng viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng tại xã...
Thực trạng viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng tại xã...
 
Tình trạng tăng acid uric huyết thanh, yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp...
Tình trạng tăng acid uric huyết thanh, yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp...Tình trạng tăng acid uric huyết thanh, yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp...
Tình trạng tăng acid uric huyết thanh, yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp...
 
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...
 
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...
 
Thực trạng cầu sử dụng và cung cấp dịch vụ quản lý tăng huyết áp
Thực trạng cầu sử dụng và cung cấp dịch vụ quản lý tăng huyết ápThực trạng cầu sử dụng và cung cấp dịch vụ quản lý tăng huyết áp
Thực trạng cầu sử dụng và cung cấp dịch vụ quản lý tăng huyết áp
 
[123doc] - xu-huong-moi-truong-va-suc-khoe-nguoi-lao-dong-tai-mot-cong-ty-kha...
[123doc] - xu-huong-moi-truong-va-suc-khoe-nguoi-lao-dong-tai-mot-cong-ty-kha...[123doc] - xu-huong-moi-truong-va-suc-khoe-nguoi-lao-dong-tai-mot-cong-ty-kha...
[123doc] - xu-huong-moi-truong-va-suc-khoe-nguoi-lao-dong-tai-mot-cong-ty-kha...
 
đặC điểm tăng huyết áp ở người có hội chứng chuyển hóa tại phòng khám quản lý...
đặC điểm tăng huyết áp ở người có hội chứng chuyển hóa tại phòng khám quản lý...đặC điểm tăng huyết áp ở người có hội chứng chuyển hóa tại phòng khám quản lý...
đặC điểm tăng huyết áp ở người có hội chứng chuyển hóa tại phòng khám quản lý...
 
Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm thức ăn đường phố tại một số huyện của t...
Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm thức ăn đường phố tại một số huyện của t...Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm thức ăn đường phố tại một số huyện của t...
Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm thức ăn đường phố tại một số huyện của t...
 
Luận án: Điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IIIB, IV
Luận án: Điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IIIB, IVLuận án: Điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IIIB, IV
Luận án: Điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IIIB, IV
 
Mô Hình Bệnh Tật Bệnh Nhân Điều Trị Nội Trú Và Thực Trạng Nguồn Lực Tại Bệnh ...
Mô Hình Bệnh Tật Bệnh Nhân Điều Trị Nội Trú Và Thực Trạng Nguồn Lực Tại Bệnh ...Mô Hình Bệnh Tật Bệnh Nhân Điều Trị Nội Trú Và Thực Trạng Nguồn Lực Tại Bệnh ...
Mô Hình Bệnh Tật Bệnh Nhân Điều Trị Nội Trú Và Thực Trạng Nguồn Lực Tại Bệnh ...
 
Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...
Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...
Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...
 
[123doc] - phan-tich-thuc-trang-quan-ly-ton-tru-thuoc-tai-khoa-duoc-benh-vien...
[123doc] - phan-tich-thuc-trang-quan-ly-ton-tru-thuoc-tai-khoa-duoc-benh-vien...[123doc] - phan-tich-thuc-trang-quan-ly-ton-tru-thuoc-tai-khoa-duoc-benh-vien...
[123doc] - phan-tich-thuc-trang-quan-ly-ton-tru-thuoc-tai-khoa-duoc-benh-vien...
 
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
 
luận văn thạc sĩ
luận văn thạc sĩluận văn thạc sĩ
luận văn thạc sĩ
 
Luận án: Biện pháp kỹ thuật đối với giống bưởi Diễn tại Thái Nguyên
Luận án: Biện pháp kỹ thuật đối với giống bưởi Diễn tại Thái NguyênLuận án: Biện pháp kỹ thuật đối với giống bưởi Diễn tại Thái Nguyên
Luận án: Biện pháp kỹ thuật đối với giống bưởi Diễn tại Thái Nguyên
 
Thực trạng môi trường xung quanh khu vực khai thác mỏ núi pháo và kiến thức, ...
Thực trạng môi trường xung quanh khu vực khai thác mỏ núi pháo và kiến thức, ...Thực trạng môi trường xung quanh khu vực khai thác mỏ núi pháo và kiến thức, ...
Thực trạng môi trường xung quanh khu vực khai thác mỏ núi pháo và kiến thức, ...
 
đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...
đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...
đáNh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa k...
 
Luận văn: Mối liên hệ giữa các vấn đề sức khỏe tâm thần và bắt nạt trực tuyến...
Luận văn: Mối liên hệ giữa các vấn đề sức khỏe tâm thần và bắt nạt trực tuyến...Luận văn: Mối liên hệ giữa các vấn đề sức khỏe tâm thần và bắt nạt trực tuyến...
Luận văn: Mối liên hệ giữa các vấn đề sức khỏe tâm thần và bắt nạt trực tuyến...
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.dochttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...https://www.facebook.com/garmentspace
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Recently uploaded

BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 

Recently uploaded (20)

BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 

Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hiv aids điều trị ngoại trú

  • 1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC MA THỊ THU HUYỀN THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA BỆNH NHÂN HIV/AIDS ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN NĂM 2017 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
  • 2. Thái Nguyên - Năm 2018
  • 3. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC MA THỊ THU HUYỀN THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA BỆNH NHÂN HIV/AIDS ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN NĂM 2017 CHUYÊN NGÀNH: Y HỌC DỰ PHÒNG MÃ SỐ: 87.20.163 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. HẠC VĂN VINH 2. TS. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG LAN
  • 4. Thái Nguyên - Năm 2018
  • 5. i LỜI CẢM ƠN Với lòng biết ơn và kính trọng em xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo, Khoa Y tế Công cộng, các thầy giáo, cô giáo Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận văn. Em xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Hạc Văn Vinh và TS Nguyễn Thị Phương Lan – hai người thầy luôn tận tình dành nhiều thời gian trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn Trung tâm y tế thành phố Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập. Tôi xin chân thành cảm ơn các em sinh viên Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên đã giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra, thu thập số liệu để tôi hoàn thành Luận văn này. Cảm ơn gia đình, đồng nghiệp, những người bạn thân thiết đã luôn giúp đỡ, động viên, khích lệ, chia sẻ khó khăn trong thời gian tôi học tập và hoàn thành Luận văn. Xin trân trọng cảm ơn./. Thái Nguyên, tháng 11 năm 2018 Học viên Ma Thị Thu Huyền LỜI CAM ĐOAN
  • 6. ii Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn do tôi thu thập là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào. Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong Luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc./. Thái Nguyên, tháng 11 năm 2018 Học viên Ma Thị Thu Huyền MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................i
  • 7. iii LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................i MỤC LỤC.......................................................................................................ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................ v DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................vi DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ......................................................................viii ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................. 1 Chương 1 TỔNG QUAN ................................................................................ 3 1.1. Tổng quan về HIV/AIDS trên thế giới và Việt Nam.............................. 3 1.2. Chất lượng cuộc sống.............................................................................. 7 1.3. Chất lượng cuộc sống trên bệnh nhân HIV/AIDS................................11 1.4. Một số yếu tố liên quan đến CLCS của bệnh nhân HIV/AIDS............14 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................23 2.1 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................23 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ........................................................23 2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................24 2.4. Biến số và chỉ số nghiên cứu ................................................................25 2.5. Công cụ thu thập số liệu........................................................................30 2.6. Quy trình thu thập số liệu: ....................................................................30 2.7. Phương pháp phân tích số liệu..............................................................31 2.8. Vấn đề đạo đức nghiên cứu...................................................................32 2.9. Sai số và hạn chế sai số.........................................................................32 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..........................................................34 3.1. Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu............................................34
  • 8. iv 3.2. Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân HIV/AIDS điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế thành phố Thái Nguyên ............................................38 3.3. Mối tương quan giữa một số yếu tố với chất lượng cuộc sống của bệnh nhân HIV/AIDS điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế thành phố Thái Nguyên ......................................................................................................................48 Chương 4 BÀN LUẬN .................................................................................54 KẾT LUẬN...................................................................................................66 KHUYẾN NGHỊ...........................................................................................67 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................68 PHỤ LỤC 1...................................................................................................75 PHỤ LỤC 2...................................................................................................82
  • 9. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT AIDS Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do nhiễm virus HIV gây nên (Acquired Immune Deficiency Syndrome). ART Điều trị kháng retro vi rút (Anti-retro viral treatment). ARV Thuốc điều trị HIV (Anti-retrovirus). CLCS Chất lượng cuộc sống. DALY Số năm sống mất đi do gánh nặng bệnh tật (Disability Adjusted Life Years). HIV Virus gây suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (Human Immunodeficiency Virus). HRQoL Chất lượng cuộc sống liên quan tới tình trạng sức khỏe (Health-related Quality of Life). NCMT Nghiện chích ma túy. QALYs Số năm sống điều chỉnh theo chất lượng (Quality-adjusted life year).
  • 10. vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Thông tin nhân khẩu học đối tượng nghiên cứu.............................34 Bảng 3.2. Thông tin kinh tế - xã hội của đối tượng nghiên cứu .....................35 Bảng 3.3. Mối quan hệ gia đình của nhóm đối tượng nghiên cứu..................36 Bảng 3.4. Lý do nhiễm HIV của đối tượng nghiên cứu..................................36 Bảng 3.5. Đặc điểm về tình trạng bệnh tật và điều trị của đối tượng tại thời điểm nghiên cứu.......................................................................................................37 Bảng 3.6. Điểm số trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe của đối tượng nghiên cứu...................................................................................................................40 Bảng 3.7. Điểm số trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe theo nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu.............................................................................................41 Bảng 3.8. Điểm số trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe theo giới tính của đối tượng nghiên cứu.............................................................................................41 Bảng 3.9. Điểm số trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe theo trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu................................................................................42 Bảng 3.10. Điểm số trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe theo nơi ở của đối tượng nghiên cứu.............................................................................................42 Bảng 3.11. Điểm số trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe theo nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu ......................................................................................43 Bảng 3.12. Điểm số trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe theo khả năng tài chính của đối tượng nghiên cứu......................................................................43 Bảng 3.13. Điểm số trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe theo sử dụng chất gây nghiện của đối tượng nghiên cứu....................................................................44 Bảng 3.14. Điểm số trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe theo kỳ thị và phân biệt đối xử của đối tượng nghiên cứu .............................................................44 Bảng 3.15. Điểm số trung bình độ thỏa dụng về tình trạng hôn nhân của đối tượng nghiên cứu.............................................................................................45
  • 11. vii Bảng 3.16. Điểm số trung bình độ thỏa dụng theo số con của đối tượng nghiên cứu...................................................................................................................45 Bảng 3.17. Điểm số trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe theo người sống cùng của đối tượng nghiên cứu................................................................................46 Bảng 3.18. Điểm số trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe theo thời gian điều trị ARV của đối tượng nghiên cứu ......................................................................46 Bảng 3.19. Điểm số trung bình độ thỏa dụng sức khỏe về tổn thương nhiễm trùng cơ hội của đối tượng nghiên cứu ...........................................................47 Bảng 3.20. Điểm số trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe theo mức độ suy giảm miễn dịch của đối tượng nghiên cứu...............................................................47 Bảng 3.21. Mối tương quan đơn biến giữa yếu tố nhân khẩu học với độ thỏa dụng về sức khỏe của đối tượng nghiên cứu...................................................48 Bảng 3.22. Mối tương quan đơn biến giữa một số yếu tố kinh tế - xã hội với độ thỏa dụng về sức khỏe của đối tượng nghiên cứu...........................................49 Bảng 3.23. Mối tương quan đơn biến giữa yếu tố mối quan hệ gia đình với độ thỏa dụng về sức khỏe của đối tượng nghiên cứu...........................................50 Bảng 3.24. Mối tương quan đơn biến giữa yếu tố đặc điểm điều trị với độ thỏa dụng về sức khỏe của đối tượng nghiên cứu...................................................50 Bảng 3.25. Mối tương quan đa biến giữa một số yếu tố với độ thỏa dụng về sức khỏe của đối tượng nghiên cứu.......................................................................51
  • 12. viii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1. Sự thay đổi số tử vong hàng năm do AIDS trong quần thể người từ 15 tuổi trở lên tại Việt Nam giai đoạn 1990-2010 (Tác động của chương trình điều trị ARV)…………………...………………………………………7 Biểu đồ 3.1. Tình trạng về sự đi lại của đối tượng nghiên cứu.......................38 Biểu đồ 3.2. Tình trạng về tự chăm sóc bản thân của đối tượng nghiên cứu .38 Biểu đồ 3.3. Tình trạng về sinh hoạt thường ngày của đối tượng nghiên cứu .........................................................................................................................39 Biểu đồ 3.4. Tình trạng đau và khó chịu của đối tượng nghiên cứu...............39 Biểu đồ 3.5. Tình trạng về sự lo lắng, u sầu của đối tượng nghiên cứu .........40
  • 13. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ HIV/AIDS là một đại dịch nguy hiểm, là mối hiểm họa đối với tính mạng, sức khỏe con người và tương lai nòi giống của các quốc gia, các dân tộc trên toàn cầu. Trường hợp nhiễm HIV đầu tiên trên thế giới được phát hiện năm 1981, sau đó nhanh chóng lan ra toàn cầu. Sau hơn 30 năm đương đầu với đại dịch HIV/AIDS, mặc dù đã có nhiều thành tựu về y học, sinh học và xã hội học về HIV/AIDS, nhưng nỗ lực ấy vẫn chưa đủ sức ngăn chặn đại dịch HIV/AIDS. Theo ước tính của Chương trình phòng chống AIDS Liên hợp quốc, số người nhiễm hiện đang còn sống trên toàn cầu là 36,7 triệu người (dao động từ 34,0 triệu - 39,8 triệu người), 2,1 triệu ca nhiễm mới (dao động từ 1,8 triệu - 2,4 triệu người), 1,1 triệu người (dao động từ 940.000 - 1,3 triệu người) tử vong do các bệnh liên quan đến AIDS [48][49]. Theo thống kê của IHME năm 2016, nếu tính tổng số năm sống mất đi do bệnh tật -DALY (Disability Adjusted Life Years) thì HIV đóng góp 2,41% tổng gánh nặng bệnh tật trên thế giới và 1,52% tổng gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam [26]. Với những tiến bộ gần đây trong các thử nghiệm lâm sàng và điều trị cho những bệnh nhân nhiễm HIV và AIDS, sự sống còn của những người bệnh này đã được tăng rõ rệt và chất lượng cuộc sống (CLCS) của họ đã trở thành trọng tâm đối với các nhà nghiên cứu và các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Chất lượng cuộc sống là một chỉ số đầu ra quan trọng trong đánh giá hiệu quả của các can thiệp và chương trình y tế. Trong nghiên cứu về HIV, đo lường chất lượng cuộc sống đang được sử dụng ngày càng nhiều trong những năm gần đây, đặc biệt HIV/AIDS đang dần được nhìn nhận như một căn bệnh mạn tính cần được điều trị lâu dài. Do vậy, xác định các yếu tố tác động đến chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân HIV/AIDS để cải thiện chất lượng cuộc sống cho
  • 14. 2 họ là thực sự cần thiết. Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu đa dạng thực hiện để tìm hiểu về lĩnh vực này, cũng như những thử nghiệm được đưa ra đã giúp cho chất lượng cuộc sống của người bệnh HIV/AIDS ngày càng được cộng đồng quan tâm chia sẻ, qua đó giúp cải thiện chất lượng cuộc sống cho đối tượng này hơn. Cho tới nay, ở Việt Nam các nghiên cứu về chất lượng cuộc sống và các yếu tố liên quan của bệnh nhân HIV/AIDS còn khiêm tốn, còn nhiều lỗ hổng đặc biệt là việc tìm hiểu các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống còn hạn chế do HIV/AIDS vẫn còn là một vấn đề nhạy cảm và khó tiếp cận ở nước ta. Cùng chung thực trạng đó, chất lượng cuộc sống của người HIV/AIDS hầu như chưa được quan tâm thực hiện. Mặt khác, Thái Nguyên là vùng núi, có tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS/100.000 dân cao, đứng thứ 4 cả nước (tính đến hết ngày 31/12/2015) [7]. Vậy, câu hỏi đặt ra là chất lượng cuộc sống của bệnh nhân HIV/AIDS hiện tại như thế nào, có những yếu tố nào ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của những người bệnh HIV/AIDS ở khu vực này. Việc đo lường để biết thực trạng và yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống còn để làm cơ sở cho các can thiệp nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống bệnh nhân HIV và cung cấp bằng chứng so sánh trước và sau khi thực hiện các can thiệp trên nhóm bệnh nhân này. Vì vậy, để trả lời vấn đề này, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu “Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân HIV/AIDS điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế thành phố Thái Nguyên năm 2017” nhằm mục tiêu: 1. Mô tả chất lượng cuộc sống của bệnh nhân HIV/AIDS điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế thành phố Thái Nguyên, năm 2017. 2. Phân tích mối tương quan giữa đặc điểm của người bệnh, quá trình điều trị với chất lượng cuộc sống của bệnh nhân HIV/AIDS điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế thành phố Thái Nguyên.
  • 15. 3 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan về HIV/AIDS trên thế giới và Việt Nam 1.1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.1.1 Khái niệm HIV HIV (Human Immunodeficieny Virus) dùng để chỉ loại vi rút gây suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. Khi HIV xâm nhập vào cơ thể sẽ phá hủy hệ thống miễn dịch làm cho cơ thể con người mất khả năng chống lại các bệnh tật [3]. 1.1.1.2. Khái niệm AIDS AIDS “Acquired immunodenficiency syndrom” là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải. Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình nhiễm HIV, giai đoạn này hệ thống miễn dịch của cơ thể suy giảm nên người nhiễm HIV dễ mắc nhiễm trùng cơ hội hoặc ung thư, các bệnh này diễn biến ngày càng nặng dần dẫn đến tử vong cho người bệnh [3]. 1.1.1.3. Phân loại giai đoạn nhiễm HIV/ AIDS Gồm 4 giai đoạn [1]:  Lâm sàng giai đoạn 1: Không triệu chứng - Không có triệu chứng. - Bệnh lí hạch lympho toàn thân dai dẳng. - Hoạt động mức độ 1: bình thường.  Lâm sàng giai đoạn 2: Triệu chứng nhẹ - Sút cân dưới 10% trọng lượng cơ thể không rõ nguyên nhân. - Biểu hiện tại da và niêm mạc: viêm tiết bã nhờn, nấm họng, loét miệng tái diễn, viêm góc miệng,... - Zona (herpes zoster) trong vòng 5 năm trở lại đây. - Nhiễm trùng đường hô hấp trên tái phát (viêm xoang, viêm amidan, viêm tai giữa,...).
  • 16. 4 - Hoạt động mức độ 2: Có biểu hiện triệu chứng nhưng vẫn hoạt động bình thường.  Lâm sàng giai đoạn 3: Triệu chứng tiến triển - Sút cân trên 10% trọng lượng cơ thể. - Tiêu chảy mạn tính không rõ nguyên nhân trên 1 tháng. - Sốt kéo dài không rõ nguyên nhân (liên tục hay không liên tục) trên 1 tháng. - Nhiễm nấm Candida albicans ở miệng, bạch sản dạng lông ở miệng,... - Lao phổi 1 năm gần đây. - Nhiễm vi khuẩn nặng: viêm phổi, viêm cơ mủ,... - Hoạt động mức độ 3: Nằm liệt giường dưới 50% số ngày trong tháng trước đó.  Lâm sàng giai đoạn 4: Triệu chứng nặng - Hội chứng suy mòn do HIV: sụt >10% trọng lượng cơ thể, cộng với tiêu chảy mạn tính không rõ nguyên nhân >1 tháng, hoặc mệt mỏi và sốt kéo dài không rõ căn nguyên >1 tháng. - Viêm phổi do Pneumocysti jiroveci. - Bệnh do Toxoplasma ở hệ thần kinh trung ương. - Nhiễm virus Herpes simplex ở da và niêm mạc >1 tháng hoặc ở nội tạng. - Viêm não chất trắng đa ổ tiến triển. - Bệnh nấm candida thực quản, khí quản, phế quản hoặc phổi. - Nhiễm khuẩn huyết do Salmonella không phải thương hàn. - U lympho. - Sarcoma Kaposi. - Bệnh lí não do HIV. - Hoạt động mức độ 4: Nằm liệt giường trên 50% số ngày trong tháng trước đó.
  • 17. 5 1.1.1.4. Phân loại giai đoạn miễn dịch Giai đoạn miễn dịch của người nhiễm HIV được đánh giá theo số lượng tế bào T-CD4 [1]: Phân loại giai đoạn miễn dịch ở người lớn nhiễm HIV/AIDS Mức độ T-CD4 (TB/mm3 ) Bình thường hoặc suy giảm không đáng kể ≥ 500 Suy giảm nhẹ 350 – 499 Suy giảm tiến triển 200 – 349 Suy giảm nặng < 200 Ngoài ý nghĩa về phân loại giai đoạn miễn dịch của người nhiễm HIV/AIDS, số lượng tế bào T-CD4 còn có ý nghĩa trong việc đánh giá về đáp ứng miễn dịch và tuân thủ điều trị của bệnh nhân HIV/AIDS. 1.1.2. Tình hình nhiễm HIV trên thế giới và ở Việt Nam 1.1.2.1. Trên thế giới: Theo thống kê HIV/AIDS toàn cầu, vào năm 2017, trên toàn thế giới hiện đang có khoảng 36,9 triệu người đang sống chung với HIV. Trong đó vẫn có tới hơn 15 triệu người bệnh chưa được điều trị ARV. Ngoài ra, có tới khoảng 1,8 triệu người mắc mới HIV vào năm 2017. Với con số này, đã có tới 940.000 người bệnh chết bởi những bệnh cơ hội do AIDS gây ra. Vậy, tích lũy đến nay, đã có 77,3 triệu người bị nhiễm và 35,4 người tử vong do HIV/AIDS từ khi dịch xuất hiện đến nay [50]. 1.1.2.2. Tại Việt Nam Trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện ở Việt Nam vào cuối tháng 12/1990. Theo thống kê của Cục phòng, chống HIV/AIDS, tính đến ngày
  • 18. 6 30/6/2016, toàn quốc có 227.225 người nhiễm HIV đang còn sống được báo cáo, 85.753 người nhiễm HIV đang giai đoạn AIDS và đã có trên 89.210 người nhiễm HIV đã tử vong [5]. Riêng tại Thái Nguyên, theo thống kê cho thấy, tính đến ngày 31/8/2018, số người nhiễm HIV của tỉnh này là 9.843, trong đó, số chuyển giai đoạn AIDS là: 6.726. Số tử vong do HIV/AIDS là 3.450, số người còn sống là 6.393. Duy trì hoạt động của phòng khám ngoại trú, số bệnh nhân đang điều trị tính đến 31/7/2018 là 3.714 (trong đó có tới 122 bệnh nhân trẻ em) [13]. Nhìn chung, HIV/AIDS vẫn là một căn bệnh nguy hiểm và có những diễn biến mắc tương đối phức tạp. 1.1.3. Hậu quả và gánh nặng bệnh tật do HIV/AIDS Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hoàng Long cho thấy, từ năm 2000 đến 2006, gánh nặng bệnh tật do HIV/AIDS tăng lên một cách đáng kể trên cả nước [33]. Đầu năm 2007, Luật phòng chống HIV/AIDS có hiệu lực, tạo điều kiện thiết lập và mở rộng các chương trình phòng chống HIV/AIDS, bao gồm các chương trình truyền thông, giảm tác hại và điều trị ARV. Điều này dẫn đến gánh nặng bệnh tật do HIV/AIDS giảm đi nhanh chóng từ 2006-2009 [33].
  • 19. 7 Biểu đồ 1.1: Sự thay đổi số tử vong hàng năm do AIDS trong quần thể người từ 15 tuổi trở lên tại Việt Nam giai đoạn 1990-2010 (Tác động của chương trình điều trị ARV) [8]. Kết quả tại biểu đồ trên cho thấy, số bệnh nhân ADIS tử vong hàng năm có xu hướng ngày càng tăng cao theo thời gian. Tuy nhiên, từ khi có mở rộng chương trình điều trị ARV, số trường hợp tử vong do AIDS giảm đáng kể do tác động từ chương trình này: các tính toán cho thấy trong vòng 10 năm kể từ 2001 đến 2010, đã có lũy tích 11.078 trường hợp tử vong do AIDS đã được ngăn chặn bởi điều trị ARV [8]. Theo báo cáo của Cục phòng chống HIV/ AIDS, đối tượng nhiễm HIV/AIDS tập trung chủ yếu vào nhóm nghiện chích ma túy và phụ nữ bán dâm [2]. Tại các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, HIV/AIDS vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây gánh nặng bệnh tật và tử vong ở các bệnh nhân. Theo báo cáo của Bộ Y tế năm 2015, số ca tử vong do HIV/AIDS là 2.130 ca [6], gấp gần 230 lần mức trung bình của một bệnh truyền nhiễm (10 ca tử vong/bệnh trong tổng số 28 bệnh). Từ những thông tin trên có thể thấy, HIV/AIDS hiện đã, đang và sẽ là một gánh nặng đối với không chỉ người mắc bệnh mà còn với gia đình của họ, cộng đồng xã hội Việt Nam cũng như thế giới. Hiện nay bệnh vẫn chưa có phương pháp điều trị khỏi, do đó, giúp người dân chung sống an toàn với bệnh để giảm những ảnh hưởng, hậu quả gây ra là một việc làm rất cần thiết. 1.2. Chất lượng cuộc sống 1.2.1. Khái niệm về chất lượng cuộc sống Tổ chức y tế thế giới định nghĩa Chất lượng cuộc sống “là những cảm nhận của các cá nhân về cuộc sống của họ trong bối cảnh văn hóa và các hệ thống giá trị mà họ đang sống, liên quan đến các mục đích, nguyện vọng, tiêu chuẩn và các mối quan tâm của họ” [51]. CLCS bị ảnh hưởng bởi tình trạng thể
  • 20. 8 chất, tâm lý, mức độ độc lập, mối quan hệ xã hội và mối quan hệ của họ với những đặc trưng của môi trường theo một cách thức phức tạp. 1.2.2. Chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe Khái niệm CLCS liên quan đến sức khỏe (Health-related Quality of Life - HRQoL) đã được phát triển từ những năm 1980 để bao quát những khía cạnh về CLCS. Ở cấp độ cá nhân, HRQoL bao gồm nhận thức về sức khỏe thể chất và tâm thần (ví dụ, mức năng lượng, tâm trạng) và mối tương quan của chúng - bao gồm rủi ro và điều kiện sức khỏe, tình trạng chức năng, hỗ trợ xã hội và tình trạng kinh tế xã hội. Ở cấp độ cộng đồng, HRQoL bao gồm các tài nguyên, điều kiện, chính sách và thực tiễn cấp cộng đồng ảnh hưởng đến nhận thức về sức khỏe của người dân và tình trạng chức năng. Trên cơ sở tổng hợp các tài liệu khoa học và tư vấn từ các đối tác y tế công cộng, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ đã xác định HRQoL là “sức khỏe thể chất và tinh thần của một cá nhân hoặc nhóm theo thời gian” [19]. 1.2.3. Độ thỏa dụng về sức khỏe Độ thỏa dụng về sức khỏe được đo lường dựa trên công cụ đo lường CLCS. Đo lường CLCS liên quan đến sức khỏe bằng các công cụ khác nhau nhưng các công cụ đó đưa ra chỉ số tổng hợp, có giá trị trong khoảng từ 0 đến 1 gọi là giá trị độ thỏa dụng về sức khỏe (Health Utility). Giá trị độ thỏa dụng bằng 1 tương đương trạng thái sức khỏe hoàn hảo, độ thỏa dụng có giá trị bằng 0 tương đương trạng thái chết [36]. 1.2.4. Ứng dụng của đo lường chất lượng cuộc sống trong điều trị và hoạch định chính sách Đo lường CLCS được ứng dụng trong quá trình đưa ra các quyết định điều trị và quá trình hoạch định chính sách. Trong quá trình điều trị, các bác sĩ thường căn cứ vào các đặc điểm cận lâm sàng và lâm sàng để đưa ra quyết định. Đơn giản nhất là đo nhịp tim, huyết
  • 21. 9 áp, xét nghiệm máu và nước tiểu,… rồi đến những phân tích cận lâm sàng cấp cao hơn như điện tim, điện não, phân tích gene… Tuy nhiên các nhà thực hành lâm sàng gần như chưa gắn người bệnh với bối cảnh xã hội của họ, cũng như các vấn đề có thể ảnh hưởng đến tâm lý và thể chất của người bệnh. Để đánh giá được các khía cạnh này, cần thiết phải đo lường CLCS của người bệnh, khi đó các nhà thực hành lâm sàng mới có thể điều trị theo hướng vì người bệnh chứ không phải chỉ điều trị hết căn bệnh. Đo lường CLCS có thể giúp xác định vấn đề ưu tiên, theo dõi các thay đổi trong việc đáp ứng với điều trị. Ngoài ra, CLCS còn giúp trong công tác quản trị bệnh viện. Đối với các nhà hoạch định chính sách, các thông tin liên quan các đo lường CLCS là rất cần thiết. Hiệu quả của các can thiệp thông qua các chỉ số CLCS, cùng với chi phí của các can thiệp này là 2 cấu phần đầu vào quan trọng nhằm đánh giá được tính chi phí – hiệu quả của can thiệp. Từ đó các nhà hoạch định chính sách có thể cân nhắc giữa nhiều can thiệp khác nhau để phân bổ nguồn lực hợp lý. 1.2.5. Phương pháp đo lường CLCS Có hai loại công cụ đo lường CLCS: công cụ đo lường ứng dụng trong các tình trạng sức khỏe cụ thể (specific) và công cụ đo lường chung cho nhiều tình huống (generic). Trên thế giới đã có những công cụ được phát triển nhằm đo lường CLCS cho người bệnh mắc một tình trạng sức khỏe cụ thể, các công cụ này được thiết kế để đo lường những khía cạnh được cho là có tầm quan trọng trong cuộc sống đối với những người bị mắc một bệnh cụ thể. Loại công cụ thứ hai là các công cụ đo lường chung cho nhiều tình huống, được chia ra làm hai loại: các công cụ cung cấp một chỉ số CLCS khái quát và các công cụ cung cấp nhiều chỉ số phản ánh các khía cạnh của CLCS. Các công cụ đưa ra chỉ số tổng hợp có thể là EQ-5D-5L hoặc SF-6D,… đo lường thỏa dụng sức khỏe (health utility), là cấu phần quan trọng trong việc tính toán số
  • 22. 10 năm sống điều chỉnh theo chất lượng (Quality - adjusted life years - QALYs), là đầu vào đối với các đánh giá chi phí – hiệu quả và chi phí – thỏa dụng (cost- utility). Trong khi đó, các công cụ khác như SF-36, WHOQOL,… lại cung cấp các đo lường cho từng khía cạnh cụ thể như sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần, xã hội, môi trường…. Hiện nay tại Việt Nam có rất ít các nghiên cứu sử dụng thang đo EQ-5D hay WHOQOL-BREF HIV trong nghiên cứu CLCS trên bệnh nhân sống chung với HIV nói chung và các bệnh nhân điều trị ARV nói riêng. Việc lựa chọn công cụ phụ thuộc vào mục đích nghiên cứu cũng như phạm vi mà người nghiên cứu muốn đo lường đối với một bệnh, một hiện tượng hay một can thiệp cụ thể. Với bộ công cụ WHOQOL-BREF: Đây là Bảng câu hỏi ngắn của Tổ chức Y tế Thế giới để đánh giá chất lượng cuộc sống gồm có 26 câu hỏi, là bộ rút gọn của bộ công cụ WHOQOL - 100 (với 100 câu hỏi). WHOQOL - BREF đo lường 4 lĩnh vực: Thể chất (về các khía cạnh như hoạt động hàng ngày, phụ thuộc thuốc và hỗ trợ y tế, sức lực và mệt mỏi, sự vận động, đau đớn khó chịu, giấc ngủ và nghỉ ngơi, khả năng làm việc), tâm lý (ngoại hình; cảm xúc tiêu cực; tích cực; lòng tự trọng; tâm linh/tôn giáo/tín ngưỡng cá nhân; suy nghĩ, học tập, trí nhớ và sự tập trung), xã hội (các mối quan hệ cá nhân, hỗ trợ xã hội, hoạt động tình dục) và môi trường (tài chính, tự do, an toàn về thể chất và an ninh, chăm sóc y tế và chăm sóc xã hội, gia đình, có thông tin và kỹ năng mới, tham gia hoạt động vui chơi giải trí/giải trí, môi trường vật lý, giao thông vận tải) [51]. Bộ công cụ EQ-5D-5L: Các nghiên cứu trước đây thường dùng thang đo EQ-5D-3L, tuy nhiên, công cụ này không bao phủ mức trần như công cụ EQ- 5D-5L, do đó, ít có ý nghĩa trong theo dõi tiến triển vì không đo lường được tốt các lợi ích tăng thêm. Thang đo EQ-5D-5L tăng số lượng lựa chọn trả lời, vì vậy, tăng tính giá trị và độ tin cậy của công cụ. Hiện nay, đã được sử dụng như
  • 23. 11 một công cụ đánh giá CLCS phổ biến. EQ-5D-5L đánh giá CLCS thông qua một chỉ số tổng hợp và là cấu phần quan trọng trong các phân tích chi phí – hiệu quả. Ở Việt Nam, EQ-5D-5L cũng đã được chuẩn hóa và ứng dụng để đo lường các nghiên cứu trên bệnh nhân HIV/AIDS [48]. Ngoài ra, bộ công cụ này khá dễ để thực hiện đo lường, đánh giá. Dựa theo những phân tích trên, nghiên cứu của chúng tôi sử dụng bộ công cụ EQ-5D-5L để thu thập số liệu về CLCS của bệnh nhân HIV/AIDS. 1.3. Chất lượng cuộc sống trên bệnh nhân HIV/AIDS 1.3.1. Trên thế giới Ngày nay việc tối đa hóa CLCS là trọng tâm chính của chiến lược chăm sóc và điều trị cho người sống chung với HIV/AIDS. Nghiên cứu của Suniti Solomon năm 2009 thực hiện trên 136 bệnh nhân HIV/AIDS tại Ấn Độ cho thấy CLCS của bệnh nhân được cải thiện đáng kể sau 6 và 12 tháng điều trị ARV. Sử dụng công cụ đo lường CLCS trên người nhiễm HIV/AIDS do WHO phát triển, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, CLCS đã được cải thiện đáng kể trong tất cả những nội dung, lĩnh vực của bộ câu hỏi [43]. Nghiên cứu thực hiện trên các bệnh nhân HIV/AIDS ở giai đoạn lâm sàng 3 hoặc 4 tại Nam Phi của tác giả Jelsma đã chỉ ra, CLCS đã có sự tăng lên sau 12 tháng điều trị. Sử dụng công cụ EQ-5D, kết quả nghiên cứu cho thấy, ở tất cả 5 khía cạnh vận động, tự chăm sóc, hoạt động thường ngày, đau đớn, trầm cảm đều giảm có ý nghĩa từ thời điểm ban đầu đến sau 12 tháng điều trị [28]. Tác giả Meng và cộng sự cũng có kết quả tương tự liên quan đến tác động của đặc điểm nhân khẩu học xã hội lên CLCS của bệnh nhân HIV/AIDS. CLCS của 114 người sống chung với HIV đã được đánh giá dựa trên 1604 cư dân nông thôn ở tỉnh Tứ Xuyên. Các điểm số trung bình của những người sống chung với HIV trong tám khía cạnh dao động từ 21,4 đến 61,0, thấp hơn đáng kể so với mức độ thông thường của quần thể nói chung [38].
  • 24. 12 Nghiên cứu khác của tác giả Aswin Kumar và các cộng sự thu thập thông tin từ tháng 1/2012 đến tháng 6/2012 trên 200 bệnh nhân HIV/AIDS của Trung tâm Karnataka, Ấn Độ thông qua sử dụng bộ công cụ WHOQOL-BREF đã chỉ ra, điểm CLCS cao nhất thuộc về lĩnh vực môi trường (11,61±1,83) và thấp nhất là về lĩnh vực Mối quan hệ xã hội (8,97±3,36) [15]. Sherly George và cộng sự (2016) đã thực hiện khảo sát trên 521 bệnh nhân mắc HIV của Ailen thông qua bộ câu hỏi HRQoL đã chỉ ra, điểm trung vị về sức khỏe thể chất và tâm thần lần lượt là 56 (47-60) và 51 (41-58). Tất cả các thành phần đều có điểm sức khỏe tâm thần thấp hơn sức khỏe thể chất [42]. Trong một nghiên cứu khác của tác giả James Osei-Yeboah và các cộng sự thông qua nghiên cứu trên 158 bệnh nhân dương tính với HIV bằng sử dụng bộ công cụ WHOQOL-HIV Bref (2017) đã cho thấy, điểm CLCS chung là 71,29, trong đó mối quan hệ xã hội đạt 75,0 điểm [27]. Hay nghiên cứu của Mafirakureva và các cộng sự vào năm 2016 đã chỉ ra, điểm CLCS của người nhiễm HIV/AIDS đạt mức tốt với điểm chỉ số EQ-5D là 0,58 và VAS là 40 [35]. 1.3.2. Tại Việt Nam Tại Việt Nam, các nghiên cứu CLCS trên bệnh nhân sống chung với HIV nói chung và các bệnh nhân điều trị ARV nói riêng tại Việt Nam còn hạn chế. Nghiên cứu của tác giả Trần Xuân Bách thực hiện năm 2012 trên gần 1016 bệnh nhân nghiện chích ma tuý nhiễm HIV tại Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh sử dụng công cụ EQ-5D cho thấy, điểm trung bình chất lượng theo EQ- 5D và EQ-VAS lần lượt là 0,65 và 70,3 [48]. Trong nghiên cứu thực hiện năm 2011 của Trần Xuân Bách và các cộng sự trên hơn 800 người nhiễm HIV tại 6 tỉnh thành của Việt Nam, kết quả thoả dụng cuộc sống cao hơn so với nghiên cứu trên (0,9) [46].
  • 25. 13 Nghiên cứu năm 2012 sử dụng thang đo WHOQOL-BREF HIV cho thấy, bệnh nhân có CLCS cao nhất ở khía cạnh môi trường (13,8±2,8), và thấp nhất ở khía cạnh xã hội (11,2±3,3) [45]. Trong số các đối tượng nghiên cứu, những bệnh nhân điều trị tại cơ sở thuộc tuyến quận/huyện và tỉnh có CLCS thấp hơn so với các bệnh nhân điều trị tại cơ sở thuộc tuyến Trung ương. Điều này đã cho thấy, địa điểm hay tuyến bệnh nhân đang tiếp nhận điều trị cũng có những ảnh hưởng nhất định đến CLCS của họ. Các yếu tố khác liên quan đến CLCS gồm có: giai đoạn lâm sàng và chỉ số CD4. Trong một nghiên cứu khác so sánh CLCS giữa nam và nữ tại Quảng Ninh, kết quả chỉ ra rằng nam giới có CLCS cao hơn ở khía cạnh bệnh tật, môi trường và tâm lý [47]. Tình trạng việc làm có liên quan CLCS tốt hơn ở nam giới trong khía cạnh thể chất, tuy nhiên lại kém hơn ở nữ giới trong khía cạnh môi trường [47]. Theo nghiên cứu của Lê Minh Giang năm 2015 trên 320 bệnh nhân điều trị Methadone tại Hải Phòng. Bộ công cụ WHOQOL – BREF được sử dụng để đo lường CLCS của bệnh nhân. Kết quả cho thấy, bệnh nhân có chất lượng cuộc sống về thể chất ở mức cao nhất (72,2 ± 13,4), thấp nhất là chất lượng cuộc sống ở khía cạnh xã hội (55,5 ± 12,3) [9]. Kết quả nghiên cứu của Lã Thị Nguyệt Minh năm 2016 trên những bệnh nhân HIV/AIDS điều trị nội trú tại bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho thấy: sức khỏe thể chất: đạt mức trung bình (60,9 ± 13,3 điểm); 41,4% cần trợ giúp trong sinh hoạt hàng ngày, 100% thấy tình trạng sức khỏe gây ảnh hưởng đến công việc của bản thân. Sức khỏe tâm thần: đạt mức kém (46,3 ± 14,6 điểm); 61,4% bệnh nhân cảm thấy căng thẳng, lo âu; 64,4% buồn chán, nản lòng; 57,1% đau khổ. Mối quan hệ xã hội: đạt mức trung bình (54,3 ± 14,1 điểm), 70% không bị kỳ thị và phân biệt đối xử; 15,7% thường xuyên bị kỳ thị. Nguồn lực: đạt mức kém (43,2 ± 9,7 điểm) [11].
  • 26. 14 Theo nghiên cứu của Nông Minh Vương trên những bệnh nhân điều trị ARV tại Hà Nội và Nam Định, sử dụng công cụ EQ-5D-5L cho kết quả: CLCS của bệnh nhân cao ở các khía cạnh thể chất, vận động, tự chăm sóc bản thân và làm các công việc thường ngày (79,52%; 90,29% và 83,41% không gặp khó khăn gì). Tuy nhiên, CLCS thấp ở khía cạnh tinh thần, trầm cảm và xã hội (62,31% và 55,08% gặp các vấn đề về đau đớn và trầm cảm). Độ thỏa dụng sức khỏe của bệnh nhân ở mức cao cho thấy hiệu quả của chương trình điều trị ARV (EQ-5D: 0,7918; VAS: 68,53) [14]. Tóm lại, có thể thấy rằng, sau hơn 30 năm đương đầu với đại dịch HIV/AIDS, đã có nhiều thành tựu về y học, sinh học và xã hội học về HIV/AIDS, với những tiến bộ trong các thử nghiệm lâm sàng và điều trị cho bệnh nhân nhiễm HIV và AIDS, sự sống còn của những người bệnh này đã được tăng rõ rệt và CLCS của họ đã trở thành trọng tâm quan trọng đối với các nhà nghiên cứu và các nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam cũng đã có những nghiên cứu về thực trạng này và kết quả thu được rất đa dạng, tuy nhiên các nghiên cứu hầu như chỉ mang tính cục bổ chưa thể đại diện cho quần thể. 1.4. Một số yếu tố liên quan đến CLCS của bệnh nhân HIV/AIDS Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, đã có các nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến CLCS của bệnh nhân HIV/AIDS bao gồm: Giới tính, các yếu tố nhân khẩu học – kinh tế - xã hội, các yếu tố lâm sàng và điều trị, các yếu tố về sử dụng chất gây nghiện, các yếu tố về kỳ thị và phân biệt đối xử,…  Giới tính Mrus và cộng sự đã thực hiện một thử nghiệm ngẫu nhiên lâm sàng nhằm đánh giá sự khác biệt giới tính về khía cạnh CLCS ở các bệnh nhân điều trị ARV. Kết quả tại thời điểm ban đầu cho thấy nữ giới có CLCS thấp hơn nam giới ở tất cả các khía cạnh, ngoại trừ chức năng xã hội. Tại các thời điểm đánh
  • 27. 15 giá tiếp theo (đến tuần thứ 40), nữ giới vẫn tiếp tục có điểm số CLCS thấp hơn nam giới, ngoại trừ khía cạnh sức khỏe tổng quát [39]. Một nghiên cứu cắt ngang khác được thực hiện tại Uganda, tác giả Mast và cộng sự đã đo lường CLCS ở người nhiễm HIV/AIDS là nữ giới. Kết quả cho thấy, các phụ nữ nhiễm HIV có CLCS thấp hơn ở các yếu tố sức khỏe tổng quát, chức năng tâm thần và thể chất, đau đớn, và chức năng xã hội so với phụ nữ có HIV âm tính [37]. Nghiên cứu của tác giả Michael L. Campsmith thực hiện trên 3778 bệnh nhân HIV/AIDS cho thấy các bệnh nhân là nữ giới có CLCS thấp hơn nam [18]. Tại Việt Nam, nghiên cứu của tác giả Trần Xuân Bách thực hiện năm 2012 trên 155 bệnh nhân điều trị ARV tại bệnh viện Thụy Điển – Uông Bí, Quảng Ninh đã so sánh sức khác biệt giới tính ảnh hưởng đến CLCS của bệnh nhân. Sử dụng thang đo lường WHO-QOL BREF, kết quả nghiên cứu chỉ ra bệnh nhân nam giới có CLCS cao hơn ở các khía cạnh thể chất, môi trường và xã hội so với nữ giới. Ngoài ra, phụ nữ đã từng sinh con cũng được báo cáo là có CLCS thấp hơn ở các khía cạnh hỗ trợ xã hội, tâm lý và môi trường so với các nhóm còn lại [47].  Các yếu tố nhân khẩu học – kinh tế – xã hội Một nghiên cứu cắt ngang đã được thực hiện bởi Eriksson và cộng sự trên một nhóm các đối tượng HIV/AIDS nam quan hệ đồng giới tại Thụy Sỹ nhằm đánh giá CLCS của họ so với nhóm dân số chuẩn, đồng thời xác định các yếu tố nhân khẩu và xã hội liên quan đến CLCS. Kết quả cho thấy CLCS ở nhóm đối tượng HIV/AIDS thấp hơn so với quẩn thể nam giới chuẩn. Các khía cạnh về sức khỏe bị ảnh hưởng lớn nhất. Khi thực hiện so sánh theo các biến về y tế và nhân khẩu cho các phân nhóm khác nhau trong mẫu bệnh nhân HIV, sự khác biệt về khía cạnh thể chất là nổi bật nhất. Có triệu chứng của HIV, điều trị ARV,
  • 28. 16 nghỉ việc hoặc mất khả năng lao động, thu nhập thấp và giáo dục cơ bản được chứng minh là có sự liên quan chặt chẽ với tình trạng sức khỏe và CLCS thấp [22]. Nghiên cứu được thực hiện bởi tác giả O'Keefe thực hiện tại Nam Phi cũng cho kết quả tương tự. Tác giả tiến hành một nghiên cứu cắt ngang với mục tiêu là đánh giá CLCS của người nhiễm HIV sử dụng bộ công cụ SF-36, đồng thời xác định sự ảnh hưởng của các yếu tố giới tính, chủng tộc và giai đoạn lâm sàng đến CLCS của họ. Nghiên cứu chỉ ra đối tượng HIV có điểm số CLCS ở tất cả các khía cạnh thấp hơn đáng kể so với nhóm so sánh; phần lớn sự suy giảm các chức năng xảy ra sớm đối với các bệnh nhân ở giai đoạn lâm sàng 1 và 2. Ngoài ra, tác động của HIV đối với CLCS độc lập với nguồn gốc chủng tộc của người nhiễm [41]. Kết quả tương tự cũng được xác định trong nghiên cứu của tác giả Hays, trong đó, các yếu tố nhân khẩu học - xã hội như tuổi già, nữ giới, thất nghiệp và thu nhập thấp có sự liên quan đến CLCS thấp ở bệnh nhân. Mục đích của nghiên cứu này nhằm so sánh CLCS của các bệnh nhân người lớn nhiễm HIV với dân số nói chung và với những bệnh nhân có các bệnh mạn tính khác, đồng thời xác định mối liên quan giữa các biến nhân khẩu học và mức độ nghiêm trọng bệnh đối với CLCS. Chức năng thể chất không có sự khác biệt ở người lớn có bệnh HIV không có triệu chứng so với nhóm dân số tổng quát, nhưng tệ hơn nhiều đối với những người có triệu chứng hoặc những người đủ tiêu chuẩn cho các hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải. Chức năng tinh thần không có sự khác biệt giữa các bệnh nhân với các giai đoạn khác nhau, tuy nhiên lại thấp hơn so với dân số nói chung và bệnh nhân có các bệnh mãn tính khác, ngoại trừ yếu tố trầm cảm. Trong phân tích đa biến, các triệu chứng liên quan đến HIV đã được chứng minh là có sự liên quan chặt chẽ với sức khỏe thể chất
  • 29. 17 và tinh thần, trong khi chủng tộc, giới tính, tình trạng bảo hiểm y tế, giai đoạn bệnh, và CD4 có mức độ liên quan yếu hơn [23]. Một nghiên cứu cắt ngang, trong đó CLCS được đánh giá bằng cách sử dụng thang đo WHOQOL-BREF (Tiếng Hin-du) thực hiện ở miền Bắc Ấn Độ với mục đích nhằm xác định tác động của HIV/AIDS đối với CLCS cũng kết luận rằng CLCS có sự liên quan với giáo dục, thu nhập, nghề nghiệp, hỗ trợ gia đình và tình trạng lâm sàng của bệnh nhân. Kết quả cho thấy có một sự khác biệt đáng kể CLCS ở khía cạnh thể chất giữa các bệnh nhân không có triệu chứng và bệnh nhân AIDS (p < 0,001) và bệnh nhân không có triệu chứng so với các bệnh nhân có triệu chứng (p = 0,014). CLCS ở khía cạnh tâm lý thấp hơn đáng kể ở các bệnh nhân có triệu chứng (p < 0,05) và bệnh nhân AIDS (p < 0,006) so với cá nhân không có triệu chứng. Một sự khác biệt đáng kể CLCS ở khía cạnh tâm lý đã được quan sát ở các đối tượng với tình trạng giáo dục (p < 0,037) và thu nhập khác nhau (p < 0,048). Điểm CLCS tốt hơn đáng kể ở khía cạnh thể chất (p < 0,040) và môi trường (p < 0,017) với những bệnh nhân hiện đang có việc làm. Bệnh nhân với sự hỗ trợ gia đình có điểm số CLCS tốt hơn trong khía cạnh môi trường [52]. Tác giả Meng và cộng sự cũng có kết quả tương tự liên quan đến tác động của đặc điểm nhân khẩu học xã hội lên CLCS của bệnh nhân HIV/AIDS. CLCS của 114 người sống chung với HIV đã được đánh giá dựa trên 1604 cư dân nông thôn ở tỉnh Tứ Xuyên. Tuổi, giới tính, và thời gian nhiễm là những yếu tố chính ảnh hưởng CLCS của người sống chung với HIV [38]. Cũng có kết quả tương tự, nghiên cứu của tác giả Michael L. Campsmith thực hiện trên 3778 bệnh nhân HIV/AIDs cho thấy các bệnh nhân có độ tuổi cao, tiêm chích ma túy, trình độ học vấn và kinh tế thấp, không có bảo hiểm là các yếu tố dự báo CLCS thấp ở bệnh nhân [18].
  • 30. 18 Trong khi đó, nghiên cứu của Ekaterine Karkashadze và các cộng sự trên 201 bệnh nhân HIV tại Georgia (2016) đã chỉ ra, bệnh nhân đang điều trị bằng ARV, có trình độ học vấn cao hơn, có tế bào CD4 ≥200 tế bào/mm3 và tuổi ≥40 thì có CLCS cao hơn, tốt hơn [21]. Tương tự, nghiên cứu của Kalpana Srivastava trên 182 bệnh nhân mắc HIV cũng đã chỉ ra, có mối liên quan đồng biến, có ý nghĩa thống kê giữa CLCS và số lượng tế bào CD4 [30]. Nghiên cứu khác của Jun-Fang Xu đã chỉ ra một yếu tố nữa có thể tác động đến CLCS của bệnh nhân mắc HIV/AIDS là sự giúp đỡ của gia đình: CLCS càng cao khi đối tượng nhận được hỗ trợ của gia đình càng nhiều [29]. Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Lê Minh Giang năm 2015 trên 320 bệnh nhân điều trị Methadone tại Hải Phòng cho thấy: Chất lượng cuộc sống về thể chất cao hơn ở những bệnh nhân có công việc ổn định (p < 0,05), chất lượng cuộc sống về tâm lý cao hơn ở những bệnh nhân trẻ, bệnh nhân có thu nhập cao (p < 0,05). Bệnh nhân có thu nhập cao đồng thời cũng có chất lượng cuộc sống về môi trường tốt hơn (p < 0,05). Bệnh nhân đang kết hôn hoặc tái hôn có chất lượng cuộc sống về mặt xã hội tốt hơn (p < 0,05) [9].  Các yếu tố lâm sàng và điều trị Các yếu tố lâm sàng bao gồm giai đoạn lâm sàng, nhiễm trùng cơ hội, số lượng tế bào CD4, thời gian điều trị hay việc tuân thủ điều trị đã được chứng minh là có sự liên quan chặt chẽ đến CLCS của bệnh nhân HIV/AIDS điều trị ARV trên thế giới. Nghiên cứu của tác giả Ma Liping thực hiện năm 2014 trên 2479 bệnh nhân HIV/AIDS đang điều trị ARV tại tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc đã tìm hiểu sự liên quan giữa các yếu tố lâm sàng kể trên với từng khía cạnh CLCS sử dụng thang đo WHO-QOL BREF. Kết quả cho thấy, các yếu tố về tuổi, số lượng tế bào CD4, và tuân thủ điều trị có sự liên quan đến khía cạnh CLCS thể chất của
  • 31. 19 bệnh nhân. Số lượng tế bào CD4, tuân thủ điều trị và giai đoạn lâm sàng cũng là yếu tố dự báo các khía cạnh CLCS về tâm lý và xã hội [34]. Trong một mẫu nghiên cứu 139 bệnh nhân HIV hoặc đang ở giai đoạn AIDS, Marieh Nojomi và cộng sự đã chỉ các yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự suy giảm CLCS ở người nhiễm HIV bao gồm giới tính, hiện đang ly dị hoặc ở góa, số lượng tế bào CD4 thấp và ở các giai đoạn lâm sàng cao có nhiều các nhiều các nhiễm trùng cơ hội [40]. Stangl và cộng sự đã tiến hành một nghiên cứu theo dõi dọc và xem xét các xu hướng cùng những yếu tố dự báo CLCS trên một thuần tập 947 người lớn bắt đầu điều trị kháng retro vi rút hoạt tính cao tại Uganda. Kết quả cho thấy điều trị kháng retro vi rút hoạt tính cao giúp cải thiện điểm số CLCS cả về thể chất và tinh thần: Điểm CLCS về thể chất và tinh thần lần lượt là 39,2 và 40,0. Tuy nhiên, sau 12 tháng điều trị kháng retro vi rút hoạt tính cao, điểm này đã tăng lên hơn 11,2 điểm (p < 0,001) và 7,4 điểm (p < 0,001) [44]. Ngoài miễn dịch và giai đoạn lâm sàng, các nghiên cứu cũng chỉ ra bệnh nhân có CLCS thấp thường thường có xu hướng có tải lượng vi rút ở ngưỡng cao. Nghiên cứu của tác giả S.A. Call báo cáo kết quả nghiên cứu trên 158 bệnh nhân điều trị ARV với mục tiêu chính là tìm hiểu sự liên quan giữa tải lượng vi rút và CLCS của bệnh nhân. Kết quả đã chứng minh tải lượng vi rút có sự liên quan tiêu cực đến tất cả các khía cạnh CLCS của bệnh nhân, bao gồm thể chất, đau đớn, và tâm lý. Cũng trong nghiên cứu này, số lượng tế bào CD4 thấp cũng có sự liên quan chặt chẽ đến CLCS thấp ở bệnh nhân [17].  Các yếu tố về hành vi sử dụng chất gây nghiện Sử dụng các chất gây nghiện bao gồm ma túy dạng opioid, thuốc lá và rượu bia rất phổ biến ở các đối tượng sống chung với HIV/AIDS. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra các tác động tiêu cực của tình trạng lạm dụng chất gây nghiện đến đáp ứng điều trị ARV cũng như CLCS của bệnh nhân HIV/AIDS.
  • 32. 20 Thuốc lá đã được chứng minh là có sự liên quan đến CLCS của người nhiễm HIV/AIDS. Hai nghiên cứu của tác giả John Kowal thực hiện năm 2008 và Crothers K thực hiện năm 2005 cho thấy thuốc lá ảnh hưởng tiêu cực đến CLCS của bệnh nhân [20, 32]. Trong nghiên cứu của tác giả Kowal, các bệnh nhân HIV/AIDS hiện đang sử dụng thuốc lá có điểm số CLCS thấp nhất, so với các bệnh nhân đã cai thuốc hoặc chưa bao giờ hút thuốc [20]. Bên cạnh đó, hút thuốc cũng cho thấy các tác động không tốt đến sức khỏe tâm thần của bệnh nhân [32]. Các nghiên cứu đã cho thấy sử dụng ma túy có sự liên quan đến CLCS thấp ở các bệnh nhân HIV/AIDS. Tác giả P. Todd Korthuis nghiên cứu tác động các lạm dụng chất gây nghiện đến CLCS của người nhiễm HIV/AIDS trên 951 bệnh nhân từ 14 phòng khám. Kết quả cho thấy, lạm dụng chất gây nghiện được xác định ở 37% bệnh nhân. Qua mô hình hồi quy tuyến tính đa biến, lạm dụng ma túy tác động tiêu cực đến cả khía cạnh sức khỏe thể chất và tâm thần của đối tượng [31].  Các yếu tố kỳ thị và phân biệt đối xử Nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra kỳ thị, lo sợ về tình trạng bệnh tật, phân biệt đối xử từ gia đình và cộng đồng có sự liên quan đến tiếp cận điều trị muộn, tuân thủ và đáp ứng điều trị kém và CLCS thấp ở người nhiễm HIV/AIDS. Holzemer và cộng sự đã phát triển một khung lý thuyết về kỳ thị liên quan đến HIV/AIDS và tác động của nó đến người sống chung với HIV, trong đó, xác định CLCS như một đầu ra sức khỏe chính của kỳ thị và phân biệt đối xử. Sự sợ hãi các thành kiến và phán xét của người khác ảnh hưởng đến người nhiễm về cảm nhận về của họ với HIV và cách họ đương đầu chống lại căn bệnh này. Người nhiễm HIV/AIDS thường tự đổ lỗi, tự trách bản thân và xấu hổ, điều này gây ra các tác động tiêu cực đến tiếp cận điều trị, tuân thủ điều trị của họ. Bên cạnh đó, bệnh nhân HIV cũng thường xuyên cảm thấy lo âu, buồn
  • 33. 21 chán dẫn đến trầm cảm và các bệnh lý tâm thần kéo dài khiến họ khó làm việc được bình thường và hòa nhập cộng đồng. Như vậy, có thể nói sự kỳ thị tác động đến tất cả các khía cạnh CLCS ở bệnh nhân, bao gồm cả thể chất, tâm thần và xã hội [25]. Trong một nghiên cứu khác, tác giả Holzemer và cộng sự đã tiến hành tìm hiểu sự liên quan của các yếu tố nhân khẩu học, tình trạng bệnh, sự kỳ thị và CLCS của bệnh nhân. Nghiên cứu thực hiện trên 726 người nhiễm HIV/AIDS, trong đó, tìm ra sự kỳ thị đóng góp một cách độc lập đáng kể đến CLCS với 5,3% của phương sai được giải thích trong tổng điểm CLCS [24]. Nghiên cứu của tác giả Aaron G. Buseh thực hiện tại Hoa Kỳ với 55 người nhiễm HIV/AIDS gốc Phi cũng cho thấy các tác động tiêu cực của kỳ thị tới CLCS. Kết quả trong nghiên cứu này cho thấy nếu không có những nỗ lực nhằm cải thiện tình trạng kỳ thị với bệnh nhân của các điều dưỡng, y tế thì họ khó có thể hỗ trợ, giúp đỡ được những người đàn ông Mỹ gốc Phi bị nhiễm HIV đạt được CLCS tốt hơn [16]. Tác giả Xiaohua Wu đã thực hiện một nghiên cứu tại Trung Quốc nhằm xác định mối liên quan giữa kỳ thị phân biệt đối xử, hỗ trợ xã hội và CLCS ở người nhiễm HIV/AIDS. Thực hiện trên 190 bệnh nhân, kết quả nghiên cứu cho thấy, mức độ kỳ thị, hỗ trợ xã hội và CLCS đều ở mức trung bình. Sử dụng mô hình hồi quy đa biến, tác giả đã chỉ ra mức độ kỳ thị thấp và hỗ trợ từ gia đình và xã hội cao là các yếu tố dự báo CLCS tốt hơn ở những người nhiễm HIV [53]. Nghiên cứu của tác giả Trần Xuân Bách thực hiện năm 2012 trên gần hơn 1000 bệnh nhân nghiện chích ma tuý nhiễm HIV tại Hà Nội, Hải Phòng và Thành phố Hồ Chí Minh đã tìm thấy một số yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê đến CLCS của bệnh nhân: bệnh nhân là giới nữ, có trình độ học vấn thấp,
  • 34. 22 tình trạng thất nghiệp, tình trạng sử dụng rượu bia và ma tuý, giai đoạn lâm sàng và chỉ số CD4 <200 tế bào/ml sẽ có CLCS thấp hơn [48]. Kết quả nghiên cứu của Lã Thị Nguyệt Minh năm 2016 trên những bệnh nhân HIV/AIDS điều trị nội trú tại bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho thấy: Nữ có sức khỏe tâm thần và mối quan hệ xã hội cao hơn nam (49,6 điểm và 56,7 điểm so với 45,8 và 50,9 điểm), bệnh nhân có trình độ cao đẳng, đại học có điểm sức khỏe tâm thần và mối quan hệ xã hội cao nhất (57,5 điểm và 63,9 điểm), bệnh nhân suy giảm miễn dịch nặng có sức khỏe tâm thần thấp nhất (41,8 ± 13,6 điểm), mối quan hệ xã hội thấp nhất (46,7 ± 13,2 điểm), bệnh nhân điều trị ARV ≥ 2 năm có điểm sức khỏe thể chất và nguồn lực cao hơn các nhóm còn lại [11]. Theo nghiên cứu của Nông Minh Vương trên những bệnh nhân điều trị ARV tại Hà Nội và Nam Định cho kết quả: Nam giới có CLCS cao hơn nữ giới; thất nghiệp và tình trạng kinh tế kém có ảnh hưởng tiêu cực đến CLCS; tình trạng lâm sàng, miễn dịch, dinh dưỡng và tuân thủ trong quá trình điều trị có liên quan chặt chẽ đến CLCS của bệnh nhân; bệnh nhân điều trị tại các cơ sở tuyến Trung ương có CLCS cao hơn tuyến tỉnh và tuyến huyện; các hành vi sử dụng chất gây nghiện bao gồm đồ uống có cồn và thuốc lá có liên quan đến CLCS của bệnh nhân; kỳ thị và phân biệt đối xử tác động tiêu cực đến CLCS, đặc biệt ở khía cạnh tinh thần, trầm cảm và xã hội [14]. Việc nghiên cứu các yếu tố liên quan đến CLCS của bệnh nhân HIV/AIDS sẽ giúp định hướng trong chiến lược điều trị và cải thiện CLCS cho đối tượng này. Và thông qua những nghiên cứu đã được thực hiện trước đây, có thể thấy rất nhiều yếu tố có những sự ảnh hưởng, tác động nhất định đối với CLCS của người bệnh HIV/AIDS.
  • 35. 23 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS đang đăng ký khám và điều trị ARV tại Trung tâm Y tế thành phố Thái Nguyên trong thời gian nghiên cứu. 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn vào nghiên cứu - Đối tượng là các bệnh nhân HIV/AIDS từ 18 tuổi trở lên, đang được điều trị ARV tại Trung tâm Y tế thành phố Thái Nguyên, đến trong thời gian tiến hành nghiên cứu để lấy thuốc ARV. - Người bệnh đủ khả năng nghe, nói hiểu tiếng việt (ngôn ngữ dân tộc Kinh). 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ - Người bệnh quá yếu, không đủ khả năng hoàn thành bộ câu hỏi phỏng vấn. - Người bệnh không hợp tác, từ chối trả lời. - Những đối tượng bị các vấn đề về tâm thần kinh, không có khả năng hiều và trả lời câu hỏi. 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 2.2.1. Thời gian nghiên cứu Từ tháng 5 năm 2017 đến tháng 10 năm 2018. Thời gian thu thập số liệu: Từ ngày 14 tháng 8 đến ngày 27 tháng 8 năm 2017. 2.2.2. Địa điểm nghiên cứu Tại Trung tâm Y tế thành phố Thái Nguyên. Thái Nguyên là địa bàn có số lượng người nhiễm HIV/AIDS cao theo thống kê đến hết 31/12/2015, tỷ lệ nhiễm HIV trên 100.000 dân địa phương này
  • 36. 24 là 507,7 ca, đứng thứ 4 toàn quốc (chỉ sau Điện Biên, Sơn La và Thành phố Hồ Chí Minh) [2]. Trong đó thành phố Thái Nguyên có số người nhiễm HIV/AIDS cao nhất toàn tỉnh. Trung tâm Y tế thành phố Thái Nguyên là một trong những cơ sở khám, điều trị và cấp phát thuốc ARV của tỉnh Thái Nguyên. Hiện tại, có 413 bệnh nhân HIV/AIDS đăng ký điều trị tại Trung tâm. 2.3. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả. 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu cắt ngang. 2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu Tính theo công thức nghiên cứu mô tả ước lượng một tỷ lệ: 2 2 2 / 1 ) 1 ( d p p Z n    Trong đó: n: Số bệnh nhân HIV/AIDS tối thiểu cần cho điều tra. Z1-α/2: Hệ số giới hạn tin cậy. Chọn α = 0,05 thì Z1-α/2= 1,96. p: Tỷ lệ bệnh nhân HIV/AIDS có CLCS thấp ở khía cạnh tinh thần và trầm cảm, p=0,62 (Theo nghiên cứu của Nông Minh Vương (2015) về CLCS của bệnh nhân nhiễm HIV điều trị kháng vi rút tại Hà Nội và Nam Định [14]). d: Sai số mong muốn, chọn d = 0,06 Thay các giá trị vào công thức ta có: n= 1,962 x 0,62(1−0,62) 0,062 = 251,4 bệnh nhân. Để tránh sai số do bỏ cuộc chúng tôi chọn thêm 10%, vậy tổng số bệnh nhân HIV/AIDS cần có cho nghiên cứu là 277 bệnh nhân. 2.3.3. Chọn mẫu nghiên cứu
  • 37. 25 Để bảo đảm tính đại diện của cỡ mẫu cũng như vấn đề đạo đức trong nghiên cứu khi chọn đối tượng tham gia nghiên cứu và do quá trình thu thập, xử lý số liệu không quá tốn kém về kinh phí nên chúng tôi tiến hành chọn mẫu toàn bộ bệnh nhân HIV/AIDS đang điều trị ngoại trú tại Trung tâm Y tế thành phố Thái Nguyên: - Chọn chủ đích Trung tâm Y tế thành phố Thái Nguyên. - Chọn chủ đích cơ sở điều trị ARV tại Trung tâm Y tế thành phố Thái Nguyên. - Tiến hành điều tra. Mặc dù đã mời toàn bộ bệnh nhân nhưng trên thực tế chỉ có 311 người bệnh tham gia nghiên cứu do một số bệnh nhân không đồng ý tham gia và một số bệnh nhân nhờ người quen lấy thuốc nên không đến phỏng vấn. 2.4. Biến số và chỉ số nghiên cứu 2.4.1. Các biến số nghiên cứu Nhóm biến số Biến số Định nghĩa/cách tính Thu thập Đặc điểm chung Tuổi Tuổi dương lịch của đối tượng nghiên cứu Phỏng vấn trực tiếp Giới Nam/Nữ Nơi ở Nơi ở hiện tại của đối tượng nghiên cứu: thành thị/nông thôn. Nghề nghiệp Công việc có thu nhập thường xuyên nhất Trình độ học vấn Cấp học cao nhất mà đối tượng hoàn thành
  • 38. 26 Nhóm biến số Biến số Định nghĩa/cách tính Thu thập Tình trạng hôn nhân Tình trạng hôn nhân hiện tại của bệnh nhân Số lượng con cái Số con mà đối tượng nghiên cứu có (baogồmcảsốngcùngvàkhôngsống cùng) Số người hiện tại đang sống cùng Người mà đối tượng nghiên cứu hiện đang sống cùng Tình trạng kinh tế Tình trạng kinh tế hiện tại của bệnh nhân (phân loại dựa trên tổng thu nhập hàng tháng) Đường lây truyền Đường lây nhiễm HIV mà bệnh nhân cho rằng mình bị lây qua đó Sử dụng chất gây nghiện Thời điểm hiện tại có sử dụng chất gây nghiện hay không. Kỳ thị và phân biệt đối xử Trong vòng 1 tháng trở lại đây đối tượng nghiên cứu có cảm thấy bị kỳ thị hay bị phân biệt đối xử Đặc điểm điều trị Nhiễm trùng cơ hội Các nhiễm trùng cơ hội hiện đã được chẩn đoán/đang điều trị. Số liệu thứ cấp Miễn dịch CD4: ≥ 500; 350 – 499; 200 – 349; ≤ 200. Thời gian điều trị ARV Là thời gian tính theo tháng kể từ khi đối tượng tham gia điều trị.
  • 39. 27 Nhóm biến số Biến số Định nghĩa/cách tính Thu thập Tuân thủ điều trị Đánh giá sự tuân thủ điều trị tại mỗi lần đến khám và lĩnh thuốc theo lịch của người bệnh: đếm số thuốc còn lại, số lần quên uống thuốc, thời gian uống. Số liều thuốc uống/tổng số liều trong 1 tháng >=95% được coi là tuân thủ điều trị [4]. Tình trạng sức khoẻ/ CLCS Khó khăn khi đi lại Đánh giá của người bệnh về khả năng, sự khó khăn trong đi lại (5 mức độ) Phỏng vấn trực tiếp Khó khăn khi tự chăm sóc Đánh giá của người bệnh về khả năng, sự khó khăn khi tự chăm sức bản thân (5 mức độ) Khó khăn khi làm các công việc thường ngày Đánh giá của người bệnh về khả năng, sự khó khăn khi làm các công việc thường ngày (5 mức độ) Mức độ đau đớn khó chịu Đánh giá của người bệnh về mức độ đau đớn, khó chịu (về thể chất) của bản thân (5 mức độ) Mức độ lo lắng, buồn phiến Đánh giá của người bệnh về mức độ lo lắng, buồn phiền (về tinh thần) của bản thân (5 mức độ)
  • 40. 28 Nhóm biến số Biến số Định nghĩa/cách tính Thu thập Tình trạng sức khoẻ chung (VAS) Thang điểm 0 - 100 Độ thỏa dụng về sức khỏe Tổng hợp 5 câu hỏi trên và dùng phương trình chuyển đổi theo điểm tham chiếu của Thái Lan (phương trình chuyển đổi được đính kèm trong Phụ lục 2) 2.4.2. Các chỉ số nghiên cứu 2.4.2.1. Nhóm chỉ số về đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu - Thông tin về nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu. - Thông tin về kinh tế - xã hội của đối tượng nghiên cứu. - Mối quan hệ với gia đình của nhóm đối tượng nghiên cứu. - Lý do nhiễm HIV của đối tượng nghiên cứu. - Đặc điểm điều trị của đối tượng tại thời điểm nghiên cứu. 2.4.2.2. Nhóm chỉ số về thực trạng chất lượng cuộc sống - Điểm số trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe của đối tượng nghiên cứu. - Điểm số trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe theo nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu. - Điểm số trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe theo giới tính của đối tượng nghiên cứu. - Điểm số trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe theo trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu. - Điểm số trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe theo nơi ở của đối tượng nghiên cứu.
  • 41. 29 - Điểm số trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe theo nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu. - Điểm số trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe theo khả năng tài chính của đối tượng nghiên cứu. - Điểm số trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe theo sử dụng chất gây nghiện của đối tượng nghiên cứu. - Điểm số trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe theo kỳ thị và phân biệt đối xử của đối tượng nghiên cứu. - Điểm số trung bình độ thỏa dụng về tình trạng hôn nhân của đối tượng nghiên cứu. - Điểm số trung bình độ thỏa dụng theo số con của đối tượng nghiên cứu. - Điểm số trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe theo người sống cùng của đối tượng nghiên cứu. - Điểm số trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe theo thời gian điều trị ARV của đối tượng nghiên cứu. - Điểm số trung bình độ thỏa dụng sức khỏe về tổn thương nhiễm trùng cơ hội của đối tượng nghiên cứu. - Điểm số trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe theo mức độ suy giảm miễn dịch của đối tượng nghiên cứu. 2.4.2.3. Nhóm chỉ số về mối tương quan giữa một số yếu tố với chất lượng cuộc sống - Mối tương quan giữa yếu tố nhân khẩu học với độ thỏa dụng về sức khỏe của bệnh nhân HIV/AIDS. - Mối tương quan giữa yếu tố kinh tế - xã hội với độ thỏa dụng về sức khỏe của bệnh nhân HIV/AIDS. - Mối tương quan giữa yếu tố mối quan hệ gia đình với độ thỏa dụng về sức khỏe của bệnh nhân HIV/AIDS.
  • 42. 30 - Mối tương quan giữa yếu tố đặc điểm điều trị, nồng độ tế bào CD4 với độ thỏa dụng về sức khỏe của bệnh nhân HIV/AIDS. 2.5. Công cụ thu thập số liệu 2.5.1. Đặc điểm chung và đặc điểm điều trị Qua bộ câu hỏi phỏng vấn trực tiếp và số liệu thứ cấp nghiên cứu tiến hành thu thập thông tin về đặc điểm bao gồm: tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, tôn giáo, trình độ học vấn, việc làm và thu nhập, mối quan hệ gia đình, sử dụng chất gây nghiện, bị kỳ thị và phân biệt đối xử, tổn thương nhiễm trùng cơ hội, tình trạng miễn dịch, thời gian điều trị ARV, tuân thủ điều trị. 2.5.2. Đo lường chất lượng cuộc sống Công cụ thu thập số liệu đo lường CLCS của bệnh nhân là thang đo EQ- 5D-5L. Thang đo bao gồm 5 khía cạnh về CLCS, bao gồm: vận động, tự chăm sóc, các hoạt động thông thường, đau/khó chịu và lo lắng/buồn phiền. Mỗi khía cạnh được đo lường bằng một câu hỏi tương ứng với lựa chọn từ 1 đến 5, trong đó 1 là “không có khó khăn gì” và 5 là “vô cùng khó khăn, không thể thực hiện được”. Sau đó, tổng hợp các phương án trên và dùng phương trình chuyển đổi theo điểm tham chiếu của Thái Lan ra độ thỏa dụng về sức khỏe [36]. Ngoài ra, chúng tôi cũng sử dụng bao gồm một thang đo trực quan (Visual Analog Scale – VAS) có điểm số từ 0 đến 100 để tham chiếu với độ thỏa dụng về sức khỏe khi đo bằng bộ công cụ EQ-5D-5L. Bệnh nhân sẽ tự đánh giá tình trạng sức khỏe của mình với 0 điểm tương ứng với tình trạng sức khỏe xấu nhất, và 100 điểm là tình trạng sức khỏe tốt nhất mà bệnh nhân có thể tưởng tượng được. So sánh với độ thỏa dụng về sức khỏe quy từ thang điểm 0-1 sang thang điểm 0-100 [36]. 2.6. Quy trình thu thập số liệu: - Thiết kế bộ câu hỏi, thử nghiệm rồi sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn trực tiếp để thu thập các thông tin của bệnh nhân HIV/AIDS.
  • 43. 31 - Tập huấn điều tra viên: Điều tra viên là sinh viên năm thứ 5 thuộc chuyên ngành Bác sỹ Y học dự phòng của Trường đại học Y dược Thái Nguyên. Nghiên cứu viên chính giới thiệu về đề tài nghiên cứu, mục đích nghiên cứu và nội dung phiếu điều tra. Chia nhóm điều tra viên thực hành phỏng vấn dựa vào phiếu điều tra dưới sự giám sát và hướng dẫn của nghiên cứu viên chính. - Tiến trình phỏng vấn và thu thập thông tin được thực hiện như sau: + Trước khi tiến hành phỏng vấn, đối tượng được giải thích rõ mục đích, kết quả điều tra chỉ được dùng để nghiên cứu, hoàn toàn giữ bí mật thông tin của bệnh nhân. Đề nghị đối tượng tham gia phỏng vấn với tinh thần tự nguyện, hợp tác và trung thực. Đối tượng cũng được thông báo về việc: Không cần ghi tên vào phiếu điều tra để tránh tâm lý e ngại trả lời và bảng câu hỏi được thu hồi ngay sau khi phỏng vấn xong. + Bệnh nhân ký phiếu đồng ý tham gia trả lời phỏng vấn. + Điều tra viên phỏng vấn bệnh nhân theo bộ câu hỏi. + Thu thập các thông tin: tổn thương nhiễm trùng cơ hội, tình trạng miễn dịch, thời gian điều trị ARV, tuân thủ điều trị trong hồ sơ bệnh án được lưu trữ ở cơ sở điều trị ARV tại Trung tâm Y tế thành phố Thái Nguyên. Phiếu điều tra do nghiên cứu viên chính lưu trữ, bảo quản, nhập và xử lý số liệu. 2.7. Phương pháp phân tích số liệu - Số liệu sau khi thu thập được làm sạch, nhập vào máy tính và được xử lý bằng phần mềm Stata 14.0 cho các thông tin mô tả và phân tích thống kê. - Áp dụng phương pháp phân tích mô tả: tính tỷ lệ phần trăm, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn. - So sánh giá trị trung bình về độ thỏa dụng của sức khỏe giữa các nhóm bằng các test thống kê phù hợp tùy theo sự phân bố của số liệu: T-test để so sánh giá trị trung bình giữa hai nhóm.
  • 44. 32 - Phân tích hồi quy đa biến để xem xét mối tương quan giữa một số yếu tố với độ thỏa dụng về sức khỏe. Phân tích đa biến được thực hiện qua các bước sau: + Bước 1: Lựa chọn một số biến để phân tích đơn biến (các yếu tố đó là: giới tính, nhóm tuổi, nơi sinh sống, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình hình sử dụng chất gây nghiện, sự kỳ thị, tình trạng hôn nhân, người sống cùng người bệnh, tình trạng kinh tế, thời gian điều trị ARV, tình trạng mắc bệnh nhiễm trùng và mức độ suy giảm miễn dịch của bệnh nhân). + Bước 2: Sau khi phân tích đơn biến, lấy các biến có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) để cùng đưa vào mô hình hồi quy đa biến. 2.8. Vấn đề đạo đức nghiên cứu - Số liệu thu thập được sẽ chỉ dùng cho nghiên cứu này, không dùng cho bất kỳ mục đích nào khác. - Nghiên cứu được sự thông qua và cho phép bởi Hội đồng Y đức và Hội đồng khoa học trường Đại học Y dược Thái Nguyên. - Nghiên cứu tuân thủ chặt chẽ các quy định, yêu cầu của hội đồng đạo đức. 2.9. Sai số và hạn chế sai số - Sai số thông tin : + Sai số do điều tra viên: điều tra viên bỏ sót câu hỏi khi thu thập thông tin, sai số khi ghi chép thông tin, sai số do điều tra viên không hiểu rõ về câu hỏi. + Sai số do người trả lời phỏng vấn: sai số tự khai báo, sai số nhớ lại, đặc biệt khi hỏi một số thông tin nhạy cảm như sử dụng chất gây nghiện và CLCS. - Sai số trong quá trình nhập liệu. - Cách khắc phục sai số thông tin:
  • 45. 33 + Tập huấn kĩ cho các điều tra viên: huấn luyện kỹ điều tra viên về bộ câu hỏi và hướng dẫn bệnh nhân điền phiếu. + Đối với sai số do đối tượng trả lời: hỏi chi tiết kỹ hơn, kiểm tra chéo thông tin bằng cách lập lại câu hỏi, nhấn mạnh tính bí mật và quyền riêng tư. + Đối với sai số trong quá trình thu thập số liệu: giám sát, kiểm tra số liệu tại thực địa. + Đối với sai số trong quá trình làm sạch số liệu và nhập liệu: đọc phiếu và làm sạch trước khi nhập liệu, tạo các tệp check của phần mềm nhập liệu nhằm hạn chế sai số trong quá trình nhập liệu
  • 46. 34 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu Bảng 3.1. Thông tin nhân khẩu học đối tượng nghiên cứu Thông tin của đối tượng Số lượng (n=311) % Tuổi 18 – 29 11 3,5 30 – 39 130 41,8 40 – 49 133 42,8 ≥ 50 37 11,9 Giới tính Nam 219 70,4 Nữ 92 29,6 Nơi ở Thành thị 238 76,5 Nông thôn 73 23,5 Nghề nghiệp Cán bộ/Công chức/Viên chức 10 3,2 Lao động tự do 183 58,8 Làm ruộng 53 17,0 Công nhân 36 11,6 Không có nghề nghiệp 29 9,3 Trình độ học vấn Không đi học 1 0,3 Tiểu học 9 2,9 Trung học cơ sở 61 19,6 Trung học phổ thông 144 46,3 Cao đẳng, đại học trở lên 96 30,9 Nhận xét: Nhóm đối tượng nghiên cứu ở độ tuổi tập trung nhiều nhất là nhóm tuổi từ 30-49 tuổi, chủ yếu thuộc giới tính nam (70,4%), ở thành thị chiếm 76,5% và đa số là lao động tự do (58,8%). Trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu có 46,3% trình độ trung học phổ thông.
  • 47. 35 Bảng 3.2. Thông tin kinh tế - xã hội của đối tượng nghiên cứu Thông tin của đối tượng Số lượng (n=311) % Khả năng tài chính của bản thân Hoàn toàn tự chủ 214 68,8 Một phần tự chủ được 55 17,7 Phụ thuộc hoàn toàn 42 13,5 Sử dụng chất gây nghiện Có 153 49,2 Không 158 50,8 Bị kỳ thị và phân biệt đối xử Có 33 10,6 Không 278 89,4 Nhận xét: Khả năng tài chính của đối tượng nghiên cứu phần lớn là hoàn toàn tự chủ (chiếm 68,8%), chỉ có số nhỏ trong nhóm đối tượng này bị kỳ thị và phân biệt đối xử (10,6%), số sử dụng chất gây nghiện chiếm 49,2%.
  • 48. 36 Bảng 3.3. Mối quan hệ gia đình của nhóm đối tượng nghiên cứu Đặc điểm gia đình của bệnh nhân Số lượng (n=311) % Tình trạng hôn nhân Độc thân 53 17,0 Có người yêu 2 0,6 Có vợ (chồng) 165 53,1 Ly hôn/ góa 91 29,3 Số lượng con cái Không 77 24,8 ≤ 2 con 209 67,2 > 2 con 25 8,0 Người sống cùng Sống một mình 17 5,5 Có 2 thế hệ 217 69,8 Nhiều thế hệ 77 24,8 Nhận xét: Nhóm đối tượng nghiên cứu chủ yếu là người đã có gia đình (53,1%) tiếp theo là đã ly hôn hoặc góa chiếm 29,3%. Số lượng con cái từ 2 con trở xuống chiếm 67,2%. Đa số đối tượng nghiên cứu sống có 2 thế hệ (69,8%). Bảng 3.4. Lý do nhiễm HIV của đối tượng nghiên cứu Lý do nhiễm HIV Số lượng (n=311) % Tiêm chích ma túy 141 45,3 Quan hệ tình dục không an toàn 144 46,3 Không khai thác được 14 4,5 Khác 12 3,9 Nhận xét: Đối tượng nghiên cứu nhiễm HIV chủ yếu là do quan hệ tình dục không an toàn (46,3%), tiếp theo là tiêm chích ma túy (45,3%).
  • 49. 37 Bảng 3.5. Đặc điểm về tình trạng bệnh tật và điều trị của đối tượng tại thời điểm nghiên cứu Đặc điểm về tình trạng bệnh tật và điều trị Số lượng (n=311) % Nhiễm trùng cơ hội Tỷ lệ bệnh nhân bị nhiễm trùng cơ hội mắc phải: 142 45,7 Phân bố một số loại nhiễm trùng (nếu có) Lao (màng não, phổi, xương khớp) 8 2,6 Nhiễm nấm candida 18 5,8 Viêm phổi do PCP 8 2,6 Tiêu chảy 10 3,2 Viêm gan (B, C, hoặc đồng nhiễm) 122 39,2 Khác 3 1,0 Số lượng CD4 (TB/mm3 ) ≥ 500 93 29,9 350- 499 74 23,8 200-349 79 25,4 ≤ 200 65 20,9 Thời gian đã điều trị ARV ≤ 6 tháng 19 6,1 6-24 tháng 53 17,0 > 24 tháng 238 76,5 Chưa điều trị bao giờ 1 0,3 Tuân thủ điều trị Có 269 86,5 Không 42 13,5 Nhận xét: Tổn thương nhiễm trùng cơ hội bệnh nhân mắc phải hay gặp nhất là viêm gan (24,3%). Phần lớn bệnh nhân có CD4 ≤ 500. Những bệnh nhân điều trị ARV >24 tháng chiếm đa số (76,5%) và đa số họ đều tuân thủ điều trị (86,5%).
  • 50. 38 3.2. Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân HIV/AIDS điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế thành phố Thái Nguyên 3.2.1. Đánh giá mức độ chất lượng cuộc sống theo từng nhóm vấn đề Biểu đồ 3.1. Tình trạng về sự đi lại của đối tượng nghiên cứu (n=311) Nhận xét: Hầu hết bệnh nhân đều không gặp phải khó khăn về đi lại (92,3%). Biểu đồ 3.2. Tình trạng về tự chăm sóc bản thân của đối tượng nghiên cứu (n=311) Nhận xét: Về vấn đề tự chăm sóc bản thân: hầu hết bệnh nhân không gặp phải khó khăn khi tự chăm sóc bản thân (chiếm tới 99,1%). 92.3% 6.8% 0.3% 0.6% 0.0% 00% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Không khó khăn Một chút khó khăn Khó khăn mức vừa phải Rất khó khăn Không thực hiện được 99.1% 0.6% 0.3% 0.0% 0.0% 00% 20% 40% 60% 80% 100% Không khó khăn Một chút khó khăn Khó khăn mức vừa phải Rất khó khăn Không thực hiện được
  • 51. 39 Biểu đồ 3.3. Tình trạng về sinh hoạt thường ngày của đối tượng nghiên cứu (n=311) Nhận xét: Hầu hết bệnh nhân đều đánh giá không gặp phải khó khăn về sinh hoạt thường ngày, chiếm 94,8%. Biểu đồ 3.4. Tình trạng đau và khó chịu của đối tượng nghiên cứu (n=311) Nhận xét: Về tình trạng đau và khó chịu, có 64,6% bệnh nhân đánh giá không bị đau/khó chịu. Tuy nhiên, có tới 23,5% bệnh nhân bị đau/khó chịu một chút, 9,7% đau/khó chịu ở mức vừa phải, còn lại là đau/khó chịu nhiều. 94.8% 4.2% 1.0% 0.0% 0.0% 00% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Không khó khăn Một chút khó khăn Khó khăn mức vừa phải Rất khó khăn Không thực hiện được 64.6% 23.5% 9.7% 2.2% 0.0% 00% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% Không đau/khó chịu Đau/khó chịu 1 chút Đau/khó chịu mức vừa phải Đau/khó chịu nhiều Rất đau/khó chịu
  • 52. 40 Biểu đồ 3.5. Tình trạng về sự lo lắng, u sầu của đối tượng nghiên cứu (n=311) Nhận xét: Tỷ lệ mức độ lo lắng/u sầu của bệnh nhân giảm dần theo các mức độ, không lo lắng chiếm tỷ lệ cao nhất 46,3%. 3.2.2. Độ thỏa dụng về sức khỏe của đối tượng nghiên cứu phân theo một số đặc điểm Bảng 3.6. Điểm số trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe của đối tượng nghiên cứu (n=311) Kết quả theo thang EQ-5D Kết quả theo thang VAS Trung bình 0,82 74,77 Độ lệch chuẩn 0,15 14,05 Giá trị nhỏ nhất 0,26 20 Giá trị lớn nhất 1,00 100 46.3% 37.3% 11.9% 2.9% 1.6% 00% 05% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 40% 45% 50% Không lo lắng/u sầu Lo lắng/u sầu 1 chút Lo lắng/u sầu vừa phải Lo lắng/u sầu nhiều Cực kỳ lo lắng/u sầu
  • 53. 41 Nhận xét: Điểm số trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe của nhóm đối tượng nghiên cứu là 0,82 ± 0,15 tương ứng với giá trị VAS là 74,77 ± 14,05 điểm. Bảng 3.7. Điểm số trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe theo nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu (n=311) Độ thỏa dụng về sức khỏe Nhóm tuổi Kết quả theo thang EQ-5D p 18-29 0,87 ± 0,11 < 0,05 30-39 0,82 ± 0,14 40-49 0,85 ± 0,16 ≥ 50 0,74 ± 0,15 Nhận xét: Điểm số trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe đối với nhóm tuổi 18-29 là cao nhất (0,87 ± 0,11). Ở độ tuổi ≥ 50 có giá trị độ thỏa dụng thấp nhấp là 0,74 ± 0,15. Bảng 3.8. Điểm số trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe theo giới tính của đối tượng nghiên cứu (n=311) Độ thỏa dụng về sức khỏe Giới tính Kết quả theo thang EQ-5D p Nam 0,85 ± 0,15 < 0,05 Nữ 0,77 ± 0,15 Nhận xét: Ở nhóm đối tượng nam có giá trị độ thỏa dụng về sức khỏe cao hơn nữ (0,85 ± 0,15).
  • 54. 42 Bảng 3.9. Điểm số trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe theo trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu (n=311) Độ thỏa dụng về sức khỏe Học vấn Kết quả theo thang EQ-5D p Không đi học 1,0 < 0,05 Tiểu học 0,78 ± 0,22 THCS 0,76 ± 0,19 THPT 0,84 ± 0,14 Cao đẳng, đại học trở lên 0,85 ± 0,12 Nhận xét: CLCS ở bệnh nhân có trình độ cao đẳng, đại học trở lên là cao nhất (0,85 ± 0,12). Bảng 3.10. Điểm số trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe theo nơi ở của đối tượng nghiên cứu (n=311) Độ thỏa dụng về sức khỏe Nơi ở Kết quả theo thang EQ-5D p Thành thị 0,84 ± 0,14 < 0,05 Nông thôn 0,79 ± 0,16 Nhận xét: Nhóm đối tượng sống ở thành thị có giá trị độ thỏa dụng về sức khỏe cao hơn sống ở nông thôn (0,84±0,14 so với 0,79±0,16).
  • 55. 43 Bảng 3.11. Điểm số trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe theo nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu (n=311) Độ thỏa dụng về sức khỏe Nghề nghiệp Kết quả theo thang EQ-5D p Cán bộ/Công chức/Viên chức 0,86 ± 0,10 < 0,05 Lao động tự do 0,85 ± 0,14 Làm ruộng 0,78 ± 0,18 Công nhân 0,84 ± 0,13 Không có nghề nghiệp 0,72 ± 0,15 Nhận xét: Đối tượng không có nghề nghiệp có điểm độ thỏa dụng về sức khỏe thấp hơn so với những nhóm bệnh nhân có việc làm khác. Bảng 3.12. Điểm số trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe theo khả năng tài chính của đối tượng nghiên cứu (n=311) Độ thỏa dụng về sức khỏe Nghề nghiệp Kết quả theo thang EQ-5D p Hoàn toàn tự chủ 0,85 ± 0,14 < 0,05 Một phần tự chủ được 0,78 ± 0,15 Phụ thuộc hoàn toàn 0,75 ± 0,15
  • 56. 44 Nhận xét: Những bệnh nhân hoàn toàn tự chủ về mặt tài chính có điểm CLCS cao nhất (0,85 ± 0,14). Bảng 3.13. Điểm số trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe theo sử dụng chất gây nghiện của đối tượng nghiên cứu (n=311) Độ thỏa dụng về sức khỏe Sử dụng chất gây nghiện Kết quả theo thang EQ-5D p Có 0,85 ± 0,15 < 0,05 Không 0,80 ± 0,15 Nhận xét: Những bệnh nhân có sử dụng chất gây nghiện có điểm trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe cao hơn những bệnh nhân không sử dụng chất gây nghiện, với giá trị độ thỏa dụng là 0,85 ± 0,15 so với 0,80 ± 0,15. Bảng 3.14. Điểm số trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe theo kỳ thị và phân biệt đối xử của đối tượng nghiên cứu (n=311) Độ thỏa dụng về sức khỏe Bị kỳ thị và phân biệt đối xử Kết quả theo thang EQ-5D p Có 0,69 ± 0,17 < 0,05 Không 0,84 ± 0,14
  • 57. 45 Nhận xét: Những bệnh nhân không bị kỳ thị và phân biệt đối xử có độ thỏa dụng về sức khỏe cao hơn, với giá trị độ thỏa dụng là 0,84 ± 0,14. Phân theo quan hệ gia đình Bảng 3.15. Điểm số trung bình độ thỏa dụng về tình trạng hôn nhân của đối tượng nghiên cứu (n=311) Độ thỏa dụng về sức khỏe Hôn nhân Kết quả theo thang EQ-5D p Chưa kết hôn 0,83 ± 0,15 < 0,05 Có người yêu 0,91 ± 0,13 Có vợ (chồng) 0,84 ± 0,14 Ly hôn/góa 0,79 ± 0,17 Nhận xét: Theo tình trạng hôn nhân, nhóm bệnh nhân hiện đã ly hôn/góa có điểm trung bình độ thỏa dụng thấp hơn so với những nhóm còn lại. Bảng 3.16. Điểm số trung bình độ thỏa dụng theo số con của đối tượng nghiên cứu (n=311) Độ thỏa dụng về sức khỏe Kết quả theo thang EQ-5D p
  • 58. 46 Số con Không 0,81 ± 0,15 > 0,05 ≤ 2 con 0,83 ± 0,15 >2 con 0,79 ± 0,18 Nhận xét: Những bệnh nhân có >2 con có điểm trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe thấp nhất (0,79 ± 0,18). Bảng 3.17. Điểm số trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe theo người sống cùng của đối tượng nghiên cứu (n=311) Độ thỏa dụng về sức khỏe Người sống cùng Kết quả theo thang EQ- 5D p Sống một mình 0,68 ± 0,18 < 0,05 Gia đình 2 thế hệ 0,83 ± 0,15 Gia đình 3 thế hệ 0,85 ± 0,14 Nhận xét: Những bệnh nhân không có ai sống cùng có điểm trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe thấp nhất (0,68 ± 0,18). Theo đặc điểm điều trị ARV Bảng 3.18. Điểm số trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe theo thời gian điều trị ARV của đối tượng nghiên cứu (n=311) Độ thỏa dụng về sức khỏe Kết quả theo thang EQ-5D p
  • 59. 47 Thời gian điều trị ARV Chưa điều trị 0,82 ± 0,14 > 0,05 ≤ 6 tháng 0,84 ± 0,12 6-24 tháng 0,82 ± 0,16 ≥ 2 năm 0,66 Nhận xét: Những bệnh nhân có thời gian điều trị dưới 6 tháng có điểm trung bình độ thỏa dụng cao nhất với 0,84 ± 0,12. Bảng 3.19. Điểm số trung bình độ thỏa dụng sức khỏe về tổn thương nhiễm trùng cơ hội của đối tượng nghiên cứu (n=311) Độ thỏa dụng về sức khỏe Nhiễm trùng Kết quả theo thang EQ-5D p Có 0,82 ± 0,15 > 0,05 Không 0,83 ± 0,15 Nhận xét: Bệnh nhân HIV/AIDS có tổn thương nhiễm trùng cơ hội có điểm trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe tương đương với bệnh nhân không có tổn thương. Bảng 3.20. Điểm số trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe theo mức độ suy giảm miễn dịch của đối tượng nghiên cứu (n=311) Độ thỏa dụng về sức khỏe Kết quả theo thang EQ- 5D p
  • 60. 48 T-CD4 (TB/mm3 ) < 200 0,83 ± 0,15 < 0,05 200-349 0,88 ± 0,12 350-499 0,82 ± 0,16 ≥ 500 0,76 ± 0,15 Nhận xét: Những đối tượng có số lượng tế bào TCD4 ≥500 có điểm trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe thấp nhấp (0,76 ± 0,15). 3.3. Mối tương quan giữa một số yếu tố với chất lượng cuộc sống của bệnh nhân HIV/AIDS điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế thành phố Thái Nguyên Phân tích đơn biến Bảng 3.21. Mối tương quan đơn biến giữa yếu tố nhân khẩu học với độ thỏa dụng về sức khỏe của đối tượng nghiên cứu Yếu tố CLCS EQ-5D Hệ số 95%CI p Nhóm tuổi (so với nhóm 18-29 tuổi) 30 – 39 -0,05 (-0,14) - (0,04) > 0,05 40 – 49 -0,02 (-0,11) - (0,07) > 0,05 ≥ 50 -0,13 (-0,23) - (-0,03) < 0,05
  • 61. 49 Giới tính (so với nam) Nữ (2) -0,08 (-0,12) - (0,04) < 0,001 Nơi ở (so với thành thị) Nông thôn -0,05 (-0,09) - (-0,01) < 0,05 Nghề nghiệp (so với nhóm Không có nghề nghiệp) Cán bộ/Công, Viên chức 0,14 (0,03) - (0,25) < 0,05 Lao động tự do 0,13 (0,07) - (0,18) < 0,001 Làm ruộng 0,06 (-0,01) - (0,12) > 0,05 Công nhân 0,12 (0,04) - (0,18) < 0,05 Nhận xét: Đối với nhóm yếu tố nhân khẩu học, sau khi đưa tất cả các biến thuộc nhóm này vào phân tích mối tương quan đơn biến, kết quả cho thấy: yếu tố tuổi, giới, nơi ở và nghề nghiệp có mối tương quan có ý nghĩa thống kê với CLCS của bệnh nhân HIV/AIDS. Bảng 3.22. Mối tương quan đơn biến giữa một số yếu tố kinh tế - xã hội với độ thỏa dụng về sức khỏe của đối tượng nghiên cứu Yếu tố CLCS EQ-5D Hệ số 95%CI p Kinh tế (Hoàn toàn tự chủ) Một phần tự chủ được -0,06 (-0,11) - (-0,02) < 0,05 Phụ thuộc hoàn toàn -0,09 (-0,14) - (-0,05) < 0,001 Tình hình sử dụng chất gây nghiện (so với không sử dụng chất gây nghiện) Có 0,04 (0,008) - (0,08) < 0,05 Tình trạng kỳ thị (so với Không bị kỳ thị) Có -0,15 (-0,20) - (-0,09) < 0,001 Nhận xét: Đối với nhóm yếu tố về kinh tế - xã hội, sau khi đưa tất cả các biến thuộc nhóm này vào phân tích mối tương quan đơn biến, kết quả cho thấy:
  • 62. 50 yếu tố điều kiện kinh tế, sử dụng chất gây nghiện và tình trạng kỳ thị đều có mối tương quan có ý nghĩa thống kê với CLCS của bệnh nhân HIV/AIDS. Bảng 3.23. Mối tương quan đơn biến giữa yếu tố mối quan hệ gia đình với độ thỏa dụng về sức khỏe của đối tượng nghiên cứu Yếu tố CLCS EQ-5D Hệ số 95%CI p Người sống cùng (so với Sống một mình) Gia đình có 2 thế hệ 0,15 (0,08) - (0,22) < 0,001 Gia đình có nhiều thế hệ 0,17 (0,09) - (0,25) < 0,001 Nhận xét: Đối với nhóm yếu tố mối quan hệ gia đình, sau khi đưa tất cả các biến thuộc nhóm này vào phân tích mối tương quan đơn biến, kết quả cho thấy: yếu tố về người sống cùng có mối tương quan có ý nghĩa thống kê với CLCS của bệnh nhân HIV/AIDS. Bảng 3.24. Mối tương quan đơn biến giữa yếu tố đặc điểm điều trị với độ thỏa dụng về sức khỏe của đối tượng nghiên cứu Yếu tố CLCS EQ-5D Hệ số 95%CI p Chỉ số xét nghiệm CD4 (so với ≥ 500) 350 -499 0,05 (0,01) - (0,10) < 0,05 200-349 -0,01 (-0,05) - (0,04) > 0,05 <200 -0,07 (-0,12) - (0,02) < 0,05 Tuân thủ điều trị (so với không tuân thủ) Có tuân thủ 0,12 (0,07) - (0,16) < 0,001 Nhận xét: Đối với nhóm yếu tố đặc điểm điều trị của bệnh nhân, sau khi đưa tất cả các biến thuộc nhóm này vào phân tích mối tương quan đơn biến, kết
  • 63. 51 quả cho thấy: yếu tố chỉ số xét nghiệm CD4 và tuân thủ điều trị có mối tương quan có ý nghĩa thống kê với CLCS của bệnh nhân HIV/AIDS. Phân tích đa biến Bảng 3.25. Mối tương quan đa biến giữa một số yếu tố với độ thỏa dụng về sức khỏe của đối tượng nghiên cứu Yếu tố CLCS EQ-5D p Hệ số tương quan 95%CI Tuổi -0,15 (-0,24)-(-0,06) < 0,05 Giới tính (so với nam) Nữ (2) -0,07 (-0,11) - (0,03) < 0,05 Nơi ở (so với thành thị) Nông thôn -0,003 (-0,05) - (0,05) > 0,05 Nghề nghiệp (so với nhóm Không có nghề nghiệp) Cán bộ/Công, Viên chức 0,05 (-0,06) - (0,16) > 0,05
  • 64. 52 Lao động tự do 0,03 (-0,05) - (0,10) > 0,05 Làm ruộng -0,009 (-0,10) - (0,08) > 0,05 Công nhân 0,05 (-0,04) - (0,14) > 0,05 Kinh tế (Hoàn toàn tự chủ) Một phần tự chủ được -0,06 (-0,10) - (-0,02) < 0,05 Phụ thuộc hoàn toàn -0,06 (-0,12) - (0,003) > 0,05 Tình hình sử dụng chất gây nghiện (so với không sử dụng chất gây nghiện) Có 0,009 (-0,03) - (0,05) > 0,05 Tình trạng kỳ thị (so với Không bị kỳ thị) Có -0,09 (-0,14) - (-0,04) < 0,001 Người sống cùng (so với Sống một mình) Gia đình có 2 thế hệ 0,11 (0,04) - (0,17) < 0,05 Gia đình có nhiều thế hệ 0,13 (0,06) - (0,20) < 0,001 Chỉ số xét nghiệm CD4 (so với ≥ 500) 350 -499 0,04 (0,002) - (0,08) < 0,05 200-349 0,003 (-0,04) - (0,04) > 0,05 <200 -0,03 (-0,08) - (0,01) > 0,05 Tuân thủ điều trị (so với không tuân thủ) Có tuân thủ 0,06 (0,01) - (0,12) < 0,05 Hằng số (R2 = 33,6%) 0,84 0,68 – 1,001 Nhận xét: Sau khi phân tích đơn biến, đưa tất cả các biến độc lập có ý nghĩa thống kê vào mô hình hồi quy đa biến để phân tích, kết quả cho thấy, các yếu tố: nhóm tuổi, giới tính, kinh tế của bản thân, tình trạng kỳ thị, người sống