SlideShare a Scribd company logo
1 of 76
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC
VŨ HƯƠNG DỊU
THỰC TRẠNG NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ
TRONG 6 THÁNG ĐẦU CỦA CÁC BÀ MẸ CÓ CON
DƯỚI 24 THÁNG TUỔI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
TẠI 20 XÃ THUỘC TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Y HỌC DỰ PHÒNG
Mã số: 60 72 01 63
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HẠC VĂN VINH
ơ
THÁI NGUYÊN - NĂM 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện
một cách nghiêm túc, trung thực, đúng quy trình và đảm bảo tính khoa học.
Các số liệu và kết quả trong luận án không trùng lặp với bất kỳ công
trình nghiên cứu của tác giả nào khác trong, ngoài nước và chưa được công
bố, hoặc sử dụng ở bất kỳ đâu.
Tác giả luận văn
Vũ Hương Dịu
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Y học
dự phòng, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ tận tình từ các thầy cô trường
Đại học Y dược Thái Nguyên, địa phương triển khai nghiên cứu, gia đình và
bạn bè.
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Hạc Văn Vinh,
người thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, dành nhiều thời gian trao đổi và
định hướng cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau Đại
học và các thầy cô giáo các bộ môn Y tế công cộng của trường Đại học Y
dược Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành mục tiêu học
tập, nghiên cứu tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Hồng Phương đã giúp đỡ và tạo
điều kiện cho tôi trong quá trình nghiên cứu, thực địa, thu thập và xử lý số
liệu nghiên cứu của đề tài này.
Cuối cùng, tôi vô cùng biết ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm
động viên, chia sẻ và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành
luận văn.
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2017
VŨ HƯƠNG DỊU
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ABS : Ăn bổ sung
BMHT : Bú mẹ hoàn toàn
CSSK : Chăm sóc sức khỏe
NCBSM : Nuôi con bằng sữa mẹ
SDD : Suy dinh dưỡng
TCYTTG : Tổ chức Y tế thế giới.
TĐHV : Trình độ học vấn
TTDD : Tình trạng dinh dưỡng
WHO : Tổ chức Y tế thế giới (World Health Oganization)
UNICEF : Quỹ nhi đồng liên hiệp quốc
MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ.....................................................................................................................................................................................................................................................1
Chương 1. TỔNG QUAN.............................................................................................................................................................................................................3
1.1. Đại cương về sữa mẹ................................................................................................................................................................................................................3
1.1.1. Một số khái niệm về nuôi con bằng sữa mẹ..........................................................................................................................3
1.1.2. Thành phần cơ bản của sữa mẹ.....................................................................................................................................................................4
1.2. Tầm quan trọng của sữa mẹ........................................................................................................................................................................................5
1.2.1. Sữa mẹ giúp trẻ phát triển trí não hoàn hảo............................................................................................................................5
1.2.2. Sữa mẹ có tác dụng chống dị ứng.............................................................................................................................................................5
1.2.3. NCBSM là điều kiện để gắn bó tình cảm mẹ con.....................................................................................................5
1.2.4. Bảo vệ sức khỏe bà mẹ..................................................................................................................................................................................................5
1.2.5. Cho bú sữa mẹ thuận lợi và kinh tế.......................................................................................................................................................6
1.3. Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu..........................................6
1.3.1. Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ dưới 6 tháng tuổi.................................................................................................................6
1.3.2. Tầm quan trọng của nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu....................6
1.3.3. Lợi ích của bú sớm sau sinh.................................................................................................................................................................................7
1.4. Một số nghiên cứu trong và ngoài nước về thực trang nuôi con bằng sữa mẹ
hoàn toàn trong 6 tháng đầu.....................................................................................................................................................................................8
1.5. Những yếu tố liên quan đến nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng
đầu........................................................................................................................................................................................................................................................................11
1.5.1. Yếu tố về dân tộc, nghề nghiệp, trình độ học vấn của bà mẹ...........................................................11
1.5.2. Tình trạng kinh tế, văn hóa, xã hội......................................................................................................................................................13
1.5.3. Độ tuổi của bà mẹ................................................................................................................................................................................................................13
1.5.4. Phương pháp đẻ và các chính sách về thai sản............................................................................................................13
1.6. Tình hình ăn bổ sung trên thế giới và ở Việt Nam......................................................................................................15
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................17
2.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................................................................................................................................17
2.2. Thời gian nghiên cứu...........................................................................................................................................................................................................17
2.3. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................................................................................................................................17
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu..........................................................................................................................................................................................................17
2.3.2. Cỡ mẫu, địa điểm nghiên cứu và cách chọn mẫu...................................................................................................17
2.3.3. Biến số và chỉ số nghiên cứu........................................................................................................................................................................19
2.3.4. Tiêu chuẩn đánh giá........................................................................................................................................................................................................20
2.3.5. Công cụ và phương pháp thu thập số liệu.............................................................................................................................21
2.4. Xử lý và phân tích số liệu............................................................................................................................................................................................21
2.5. Sai số và cách khắc phục..............................................................................................................................................................................................22
2.6. Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu.....................................................................................................................................................22
Chương 3. KẾT QUẢ.......................................................................................................................................................................................................................23
3.1. Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con
dưới 24 tháng tuổi tại một số xã thuộc tỉnh Thái Nguyên..........................................................................23
3.2. Một số yếu tố liên quan đến việc nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu
của các bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi....................................................................................................................................27
3.2.1. Các yếu tố liên quan tới việc nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6
tháng đầu..................................................................................................................................................................................................................................................27
3.2.2. Các yếu tố liên quan tới việc trẻ được bú mẹ sớm trong vòng 1 giờ đầu
ngay sau khi sinh.......................................................................................................................................................................................................................33
Chương 4. BÀN LUẬN................................................................................................................................................................................................................38
4.1. Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ...............................................................................................................................................................38
4.1.1. Thực trạng nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu.................................................38
4.1.2. Thực hành cho trẻ bú sớm sau sinh.................................................................................................................................................39
4.2. Một số yếu tố liên quan đến thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng
đầu.........................................................................................................................................................................................................................................................................42
4.2.1. Trình độ học vấn của bà mẹ............................................................................................................................................................................42
4.2.2. Nghề nghiệp của bà mẹ............................................................................................................................................................................................43
4.2.3. Chế độ thai sản và thời gian quay trở lại làm việc của bà mẹ..........................................................44
4.2.4. Các yếu tố liên quan khác.....................................................................................................................................................................................45
KẾT LUẬN...........................................................................................................................................................................................................................................................47
KHUYẾN NGHỊ........................................................................................................................................................................................................................................49
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................................................................................................................................50
PHỤ LỤC
DANH SÁCH BỆNH NHÂN
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Các thực hành nuôi con bằng sữa mẹ theo huyện nghiên cứu........................................23
Bảng 3.2. Tình hình cho trẻ ăn/ uống thức ăn khác ngoài sữa mẹ ngay sau sinh.............24
Bảng 3.3. Đặc điểm chung của bà mẹ.................................................................................................................................................................24
Bảng 3.4. Thông tin cuộc đẻ..................................................................................................................................................................................................25
Bảng 3.5. Các đặc điểm chung của trẻ...............................................................................................................................................................26
Bảng 3.6. Tuổi của mẹ và thực hành nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6
tháng đầu......................................................................................................................................................................................................................................27
Bảng 3.7. Dân tộc mẹ và thực hành nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6
tháng đầu......................................................................................................................................................................................................................................28
Bảng 3.8. Nghề nghiệp của mẹ và thực hành nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ
trong 6 tháng đầu..........................................................................................................................................................................................................28
Bảng 3.9. Trình độ học vấn của mẹ và thực hành nuôi con bằng sữa mẹ hoàn
toàn trong 6 tháng đầu........................................................................................................................................................................................29
Bảng 3.10. Số con của bà mẹ và thực hành nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ
trong 6 tháng đầu..........................................................................................................................................................................................................30
Bảng 3.11. Bà mẹ quay lại làm việc trước 6 tháng và thực hành nuôi con hoàn
toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu........................................................................................................................................30
Bảng 3.12. Nơi sinh trẻ và thực hành nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6
tháng đầu......................................................................................................................................................................................................................................31
Bảng 3.13. Tình trạng đẻ của mẹ và thực hành nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ
trong 6 tháng đầu..........................................................................................................................................................................................................32
Bảng 3.14. Tình trạng đẻ non và thực hành nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ
trong 6 tháng đầu..........................................................................................................................................................................................................32
Bảng 3.15. Cân nặng trẻ khi đẻ và thực hành nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ
trong 6 tháng đầu..........................................................................................................................................................................................................33
Bảng 3.16. Tuổi của mẹ và thực hành cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau
sinh..........................................................................................................................................................................................................................................................33
Bảng 3.17. Dân tộc mẹ và thực hành cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ
đầu sau sinh.......................................................................................................................................................................................................................34
Bảng 3.18. Nghề nghiệp của mẹ và thực hành cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ
đầu sau sinh.............................................................................................................................................................................................................................34
Bảng 3.19. Trình độ học vấn của mẹ và thực hành cho trẻ bú sớm trong vòng 1
giờ đầu sau sinh...............................................................................................................................................................................................................35
Bảng 3.20. Số con của bà mẹ và thực hành cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ đầu
sau sinh............................................................................................................................................................................................................................................35
Bảng 3.21. Nơi sinh trẻ và thực hành cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau
sinh..........................................................................................................................................................................................................................................................36
Bảng 3.22. Tình trạng đẻ của mẹ và thực hành cho trẻ bú sớm trong vòng...............................36
Bảng 3.23. Tình trạng đẻ non và thực hành cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ đầu
sau sinh............................................................................................................................................................................................................................................37
Bảng 3.24. Cân nặng trẻ khi đẻ và thực hành cho trẻ bú sớm trong vòng.....................................37
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ các thực hành nuôi con bằng sữa mẹ….............................23
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh đang là một vấn đề đang nhận
được quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước nghèo,
đang phát triển. Trong những năm qua, tỉ lệ tử vong trẻ em nói chung đã giảm
mạnh nhưng tỉ lệ tử vong sơ sinh vẫn không giảm đáng kể. Ước tính hàng
năm trên thế giới có khoảng 4 triệu trẻ sơ sinh tử vong [20].
Bú mẹ là cách tốt nhất và an toàn nhất để nuôi dưỡng trẻ sơ sinh và trẻ
nhỏ. Sữa mẹ là thực phẩm tốt nhất cho trẻ nhỏ đặc biệt trong 6 tháng đầu, bảo
vệ hệ miễn dịch cho trẻ, cung cấp cho trẻ nhỏ một sự khởi đầu tốt nhất trong
cuộc sống [17], [74]. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên
hợp quốc (UNICEF) đã khuyến cáo nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ ít nhất
trong 6 tháng đầu. Dù nhiều người ý thức được tầm quan trọng của sữa mẹ
nhưng tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM) hoàn toàn trong 6 tháng đầu hiện
nay khá thấp ở nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Một số kết quả nghiên
cứu cho thấy tỉ lệ nuôi con bằng sữa mẹ trên toàn thế giới không quá 35%. Tại
Việt Nam, tỷ lệ này được ước tính là 19.6% theo báo cáo năm 2011 của Viện
Dinh dưỡng [3], [37], [38] . Một trong những rào cản quan trọng chính là ảnh
hưởng của những chuẩn mực xã hội như: cho trẻ ăn dặm sớm, uống thêm các
loại dung dịch khác ngoài sữa mẹ như sữa bột, nước, nước trái cây [1].
NCBSM hoàn toàn không đơn giản là hành vi sức khỏe mà còn chịu nhiều tác
động của văn hóa, xã hội.
UNICEF ước tính hàng năm cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng
đầu sau sinh có thể phòng tránh được tử vong cho 1,3 triệu trẻ em dưới năm
tuổi. Các hoạt động thúc đẩy nuôi con bằng sữa mẹ đã được bắt đầu ở Việt
Nam từ đầu những năm 80 của thế kỷ trước và đã đạt được một số kết quả
tích cực, cho đến nay vẫn còn nhiều thách thức cần vượt qua để việc nuôi con
bằng sữa mẹ trở thành một thực hành như mong muốn ở Việt Nam [26]. Các
2
chính sách về nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu và việc cho
con bú ngay trong giờ đầu tiên sau sinh cũng đã được thông qua và tuyên
truyền vận động, tuy nhiên những nghiên cứu gần đây cho thấy chỉ có 19,6%
trẻ sơ sinh được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu và chỉ có một
phần tư các em được bú mẹ ngay trong giờ đầu sau sinh [3]. Nuôi con bằng
bình (bằng các sản phẩm thay thế sữa mẹ) vẫn là một thực hành rất phổ biến
và có xu hướng ngày càng tăng. Cho trẻ ăn, uống quá sớm ngay trong 6 tháng đầu
vẫn là một thách thức lớn đối với công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ sơ sinh và trẻ
nhỏ [43],[1].
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi phía Bắc, đời sống của người dân
vẫn còn nhiều khó khăn. Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ ở đây ra sao? Yếu
tố nào ảnh hưởng đến việc cho nuôi con bằng sữa mẹ? Để có câu trả lời và cái
nhìn toàn diện hơn về vấn đề trên, là cơ sở cho xây dựng kế hoạch và xây
dựng các giải pháp tăng cường công tác nuôi con bằng sữa mẹ tại tỉnh Thái
Nguyên, chúng tôi quyết định tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng nuôi
con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con dưới 24 tháng
tuổi và một số yếu tố liên quan tại 20 xã thuộc tỉnh Thái Nguyên”.
Với 2 mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của các bà
mẹ có con dưới 24 tháng tuổi tại 20 xã thuộc tỉnh Thái Nguyên năm 2016
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến việc nuôi con bằng sữa mẹ trong
6 tháng đầu của các bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi tại địa bàn nghiên cứu.
3
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Đại cương về sữa mẹ
1.1.1. Một số khái niệm về nuôi con bằng sữa mẹ
- NCBSM: là đứa trẻ được nuôi dưỡng trực tiếp bằng bú mẹ hoặc gián
tiếp do sữa mẹ vắt ra.
- Sữa non: Vài ngày đầu tiên sau đẻ, vú mẹ tiết ra sữa non. Sữa non có
màu vàng và sánh hơn sữa về sau. Trong sữa non có rất nhiều chất đạm,
Vitamin A và nhiều kháng thể hơn giúp cho trẻ chống lại hầu hết các vi khuẩn
và siêu vi khuẩn. Sữa non chỉ tiết ra một lượng nhỏ [40]
- Bú sớm : là trẻ được bú mẹ trong vòng 1 giờ đầu sau khi sinh.
- Bú mẹ hoàn toàn (BMHT): là trẻ chỉ bú sữa từ vú mẹ hoặc vú nuôi
hoặc từ vú mẹ vắt ra. Ngoài ra không ăn bất kỳ một loại thức ăn dạng lỏng
hay rắn khác trừ các dạng giọt, siro có chứa các vitamin, chất khoáng bổ sung,
hoặc thuốc [40]
- Bú mẹ là chủ yếu: là cách nuôi dưỡng trong đó nguồn dinh dưỡng
chính là sữa mẹ. Tuy nhiên, trẻ có thể nhận được thêm nước uống đơn thuần
hoặc một số thức ăn, đồ uống dạng lỏng như nước hoa quả, ORS, nước đường
hoặc các loại thức ăn lỏng cổ truyền với số lượng ít.
- Ăn bổ sung: đứa trẻ vừa được bú sữa mẹ vừa được ăn thức ăn ở dạng
đặc hoặc nửa đặc. [40]
- Cai sữa: là ngừng không cho trẻ bú sữa mẹ, đây chính là sự chuyển
giao vai trò cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng từ sữa mẹ (ở giai đoạn
đầu) tới vai trò của các thực phẩm trong bữa ăn gia đình để kết thúc thời kỳ
bú mẹ.
- Cân nặng sơ sinh thấp: Trẻ sơ sinh nhẹ cân khi có cân nặng tại lúc
sinh dưới 2500 gram [40].
4
1.1.2. Thành phần cơ bản của sữa mẹ
Sữa mẹ là thức ăn hoàn chỉnh nhất thích hợp nhất với trẻ vì có đủ năng
lượng, đủ chất dinh dưỡng cần thiết (đạm, đường, mỡ, Vitamin, muối khoáng)
với tỷ lệ thích hợp cho sự hấp thu và phát triển của trẻ, tránh suy dinh dưỡng
hoặc tăng cân quá mức. [5]
- Protein: hàm lượng protein trong sữa mẹ tuy ít hơn sữa công thức
nhưng có đủ các acid amin cần thiết và dễ tiêu hóa đối với trẻ nhỏ. Protein
của sữa mẹ gồm casein, albumin, lactabumin, β-Lactoglobulin, globulin miễn
dịch (kháng thể) và các glycoprotein khác. Đặc biệt, casein là một chất đạm
quan trọng có tác dụng ngăn chặn bệnh tiêu chảy, nhiễm trùng hô hấp, viêm
tai và dị ứng.[2], [5]
- Lipid: sữa mẹ có các acid béo cần thiết như acid linoleic, là một acid
cần thiết cho sự phát triển hệ thần kinh của trẻ nhỏ, mắt và sự bền vững của
mạch máu của trẻ. Lipid của sữa mẹ dễ tiêu hóa hơn vì có men lipase [2]
- Lactose: trong sữa mẹ có nhiều hơn trong sữa công thức, cung cấp
thêm nguồn năng lượng. Một số lactose trong sữa mẹ vào ruột chuyển thành
acid lactic giúp cho sự hấp thu calci và muối khoáng
- Vitamin: sữa mẹ có nhiều Vitamin A hơn sữa công thức, vì vậy trẻ bú
sữa mẹ sẽ đề phòng được bệnh khô mắt do thiếu Vitamin A. Các Vitamin
khác trong sữa mẹ cũng đủ cung cấp cho trẻ trong 6 tháng đầu nếu bà mẹ
được ăn uống và nghỉ ngơi đầy đủ [2], [16]
- Muối khoáng: nguồn calci và sắt trong sữa mẹ tuy ít hơn sữa công
thức nhưng tỷ lệ hấp thu cao, do đó thỏa mãn nhu cầu hấp thu của trẻ nên trẻ
được bú mẹ ít bị còi xương và thiếu máu do thiếu sắt [16].
Bú sữa mẹ, trẻ sẽ lớn nhanh, phòng được suy dinh dưỡng, giúp trẻ
thông minh, không bị thiếu Vitamin, thiếu máu do thiếu sắt, không bị thiếu
calci, phosphor [2].
5
1.2. Tầm quan trọng của sữa mẹ
1.2.1. Sữa mẹ giúp trẻ phát triển trí não hoàn hảo
Sữa mẹ không chỉ giúp trẻ phát triển tốt về thể chất (chiều cao, cân
nặng…) mà cả về trí não. Trẻ bú mẹ sẽ được cung cấp Taurine là thành phần
quan trọng trong các mô tế bào nói chung và tế bào não nói riêng. Đồng thời,
các acid béo thiết yếu như omega 3 và omega 6 là tiền tố DHA và AA sẽ tham
gia vào quá trình hình thành màng tế bào não và võng mạc giúp trẻ thông
minh và có thị lực tốt. Ngoài ra, trẻ còn có thể hấp thu tốt sắt và vitamin C
[40]. Sữa mẹ rất có ích với trẻ nhẹ cân, thiếu tháng và có thể làm giảm nguy
cơ nhiễm trùng khởi phát muộn [46]
1.2.2. Sữa mẹ có tác dụng chống dị ứng
Trẻ bú sữa mẹ ít bị dị ứng eczema hơn một số trẻ ăn sữa công thức vì
IgA tiết cùng với các đại thực bào có tác dụng chống dị ứng. Ở nhiều nước
Châu Âu người ta phát hiện một số trường hợp trẻ em bị dị ứng sữa công thức
có thể đe dọa đến tính mạng trẻ nhưng chưa hề gặp ở trẻ bú sữa mẹ vì sữa mẹ
có một số chất chống dị ứng [2].
1.2.3. NCBSM là điều kiện để gắn bó tình cảm mẹ con
Sữa mẹ giúp mẹ con gần gũi nhau hơn, là yếu tố tâm lý quan trọng cho
sự phát triển hài hòa của trẻ. Mặt khác, chỉ có người mẹ, qua sự quan sát tinh
tế của mình sẽ phát hiện sớm nhất, đúng nhất những thay đổi bình thường
hoặc bệnh lý của con [40].
1.2.4. Bảo vệ sức khỏe bà mẹ
Cho con bú sớm sau đẻ sẽ giúp tử cung mẹ co hồi sớm, cầm máu cho
bà mẹ đề phòng thiếu máu sau đẻ và nhanh hết sản dịch. Cho con bú đúng, bú
đủ làm kinh nguyệt chậm trở lại và vì thế giảm bớt khả năng thụ thai.
Cho con bú mẹ sẽ giảm được nguy cơ bị ung thư vú, ung thư tử cung
[2], [40]. Nhờ cho con bú vóc dáng người mẹ sẽ nhanh hồi phục.
6
1.2.5. Cho bú sữa mẹ thuận lợi và kinh tế
- Thuận lợi vì không cần dụng cụ, không cần đun nấu, pha chế, không mất
thời gian chuẩn bị, không phụ thuộc giờ giấc, bất kỳ lúc nào cũng có thể cho trẻ
ăn ngay.
- Kinh tế vì không phải mua.
- Khi người mẹ ăn uống đầy đủ, tinh thần thoải mái sẽ đủ sữa cho
con bú [2], [5].
1.3. Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu
1.3.1. Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ dưới 6 tháng tuổi
Nhu cầu năng lượng của trẻ đủ tháng, cân nặng lúc sinh bình thường
nhìn chung được đáp ứng hoàn toàn bởi sữa mẹ trong 6 tháng đầu nếu bà
mẹ có được tình trạng dinh dưỡng tốt.
Việc sản xuất sữa của người mẹ được điều chỉnh phù hợp theo nhu
cầu của trẻ, bà mẹ sinh đôi sinh ba vẫn đủ sữa, khi nhu cầu của trẻ tăng thì
việc sản xuất sữa cũng tăng theo trong vòng vài ngày, thậm chí trong vòng
vài giờ. Mức tiêu thụ sữa mẹ của trẻ bú mẹ hoàn toàn tăng vào khoảng giữa
tháng 3 đến tháng thứ 6, nếu trẻ ăn bổ sung sớm thì lượng này lại giảm đi.
Việc tiết sữa là linh hoạt vì vậy bà mẹ tăng sản xuất sữa thông qua việc vắt
sữa thường xuyên, và có khả năng cho bú lại sau khi đã dừng [40].
1.3.2. Tầm quan trọng của nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu
Những năm gần đây, tình trạng sức khỏe và dinh dưỡng của trẻ em
trên toàn thế giới đã được quan tâm và cải thiện đáng kể. Vấn đề dinh dưỡng
được quan tâm hàng đầu đó chính là chương trình nuôi con bằng sữa mẹ.
Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc đã coi việc NCBSM là một trong bốn biện pháp
quan trọng nhất để bảo vệ sức khỏe trẻ em, nó đáp ứng đủ nhu cầu dinh
dưỡng của trẻ trong 6 tháng đầu đời [2], [4]. Tổ chức Y tế Thế giới cũng
khẳng định: Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu có thể cải
thiện sự tang trưởng và phát triển, kết quả học tập và thậm chí cả khả năng
7
thu nhập của trẻ trong tương lai . Đồng thời WHO cũng chỉ ra rằng việc
NCBSMHT trong 6 tháng đầu đời là cách tốt nhất phòng tránh tử vong cho
trẻ em, ước tính có thể giảm hơn một triệu ca tử vong ở trẻ trên toàn thế giới
mỗi năm [79]. Vì vậy, WHO khuyến cáo rằng các bà mẹ hãy cho con bú
nhiều lần, bất kể khi nào trẻ đói, kể cả ban đêm, trẻ càng bú nhiều mẹ càng
tiết nhiều sữa. Đặc biệt trong 6 tháng đầu trẻ chỉ cần bú sữa mẹ hoàn toàn mà
không cần ăn thêm bất cứ loại thức ăn nào khác kể cả nước [2], [79].
1.3.3. Lợi ích của bú sớm sau sinh
Khuyến nghị của TCYTTG về nuôi dưỡng trẻ nhỏ:
- Bắt đầu cho trẻ bú trong vòng 1 giờ đầu sau đẻ
+ Thời gian bắt đầu cho trẻ bú
Mẹ nên bắt đầu cho con bú trong vòng một giờ đầu sau đẻ, bú càng
sớm càng tốt và không cần cho trẻ mới đẻ ăn bất kỳ thức ăn gì trước khi bú
mẹ lần đầu. Một đứa trẻ đói thường bú nhiều hơn là những đữa trẻ đã no, nếu
cho trẻ ăn những thức ăn khác trước khi bú, nó có thể làm cản trở sự tiết sữa
và không đủ sữa nuôi con. Bú sớm giúp trẻ tận dụng được sữa non, là loại sữa
tốt, hoàn hảo về dinh dưỡng và các chất sinh học thích ứng với cơ thể non nớt
vừa ra đời của trẻ. Đồng thời, qua động tác bú của trẻ sẽ kích thích sữa mẹ tiết
sớm hơn và nhiều hơn qua cung phản xạ Prolactin, giúp co hồi tử cung tốt
ngay sau đẻ, hạn chế mất máu [5].
+ Số lần cho bú
Trẻ càng bú nhiều thì sữa mẹ càng được bài tiết nhiều, số lần cho bú
tùy theo nhu cầu của trẻ, hãy cho trẻ bú bất kỳ lúc nào trẻ muốn, ban đêm vẫn
có thể cho trẻ bú nếu trẻ khóc đòi ăn [2].
+ Thời gian cai sữa
Trẻ được bú mẹ càng lâu càng tốt. Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6
tháng đầu. Không nên cai sữa trước 12 tháng, mà nên cho trẻ bú kéo dài từ 18
8
đến 23 tháng . Khi trẻ bị bệnh, nhất là khi trẻ bị tiêu chảy cần cho trẻ bú nhiều
hơn bình thường, không nên cai sữa vì trẻ dễ bị SDD [79], [17].
1.4. Một số nghiên cứu trong và ngoài nước về thực trang nuôi con bằng
sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu
Từ lâu NCBSM đã được sự quan tâm ở nhiều nước trên thế giới.
Năm 1979 trong một nghiên cứu của Annie Cherian về thái độ thực
hành cho trẻ ăn ở Zaria, Nigeria cho thấy hầu như tất cả các đứa trẻ đều được bú
ngay sau sinh, 31% các bà mẹ tin tưởng vào sữa của mình, tuy nhiên có một tỷ lệ
nhỏ các bà mẹ cho con bú muộn hơn vì họ cho rằng sữa non là không tốt cho sức
khỏe sơ sinh [42].
Theo báo cáo của WHO (1993): tỷ lệ trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 4
tháng đầu là 13% ở Srilanca, bú mẹ hoàn toàn ở thành thị thấp hơn ở nông
thôn (7% và 14%). Ở Châu Âu đã có xu hướng tăng cường NCBSM. Tỷ lệ
các bà mẹ NCBSM ở các nước Bungari, Đức, Hungari và Thụy Sỹ dao động
quanh 90%. NCBSM ở các nước Tây Âu thấp hơn, ví dụ: 67% ở Anh, 50% ở
Pháp, 35% ở Ireland [52].
Gần đây vấn đề NCBSM vẫn được nhiều nước quan tâm nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu năm 2006 ở Australia cho thấy tỉ lệ bắt đầu NCBSM là
93%, nhưng khi được 6 tháng tuổi thì chưa được một nửa số trẻ được nuôi
bằng sữa mẹ (45,9%) và chỉ có 12% được bú mẹ là chủ yếu [31],[60]. Ở một
bệnh viện của Mỹ, các nghiên cứu được tiến hành trong ba năm liên tiếp
từ1999 đến 2001 cho thấy tỷ lệ cho con bú sữa mẹ sớm vẫn duy trì được ở
mức cao: 87% (1999), 82% (2000), 87% (2001). Tỷ lệ bú mẹ hoàn toàn có sự
khác nhau: 34% (1999), 26% (2000), 25% (2001) [43].
Trong một nghiên cứu dọc tại Anh cũng chỉ rõ NCBSM giảm dần trong
3 tháng đầu, sang tháng thứ 4 và 5 thì giảm đột ngột: 1 tháng (54,8%), 2 tháng
(43,7%), 3 tháng (31%), 4 tháng (9,6%), 5 tháng (1,6%) [67].
9
Ở Trung Quốc, tỷ lệ NCBSM giảm xuống trong những năm 70, xuống
đến mức thấp nhất trong những năm 80 và sau đó bắt đầu tăng trở lại trong
những năm 90. Các chỉ số về NCBSM ở khu vực thành thị luôn thấp hơn so
với khu vực nông thôn [53]. Một nghiên cứu gần đây tại tỉnh Thượng Hải –
Trung Quốc cũng cho thấy tỷ lệ bú mẹ hoàn toàn có sự khác nhau giữa các
vùng thành phố, ngoại ô và nông thôn. Đặc biệt tỷ lệ trẻ được bú mẹ hoàn
toàn ở vùng ngoại ô và nông thôn cao gần gấp 2 lần so với ở thành phố
(63,4% và 61% so với 38%). Tỷ lệ NCBSM ở cả 3 vùng trên tương ứng là
96,5%, 96,8% và 97,4% [63]. Một nghiên cứu khác đã so sánh NCBSM giữa
những năm 1994-1996 và 2003-2004 ở một vùng thuộc Tây Bắc của Trung
Quốc cho thấy trong tháng đầu tỷlệNCBSM năm 2003-2004 giảm hơn so với
năm 1994-1995. Tỷ lệ NCBSM hoàn toàn ban đầu cao, nhưng sau 3 tháng thì
tỉ lệ này giảm hơn rõ rệt. Mục tiêu quốc gia của Trung Quốc về NCBSM đều
không đạt được trong cả hai giai đoạn nghiên cứu [53].
Một trong những chỉ số đánh giá chất lượng nuôi dưỡng trẻ nhỏ bằng
sữa mẹ là thực hành cho trẻ bú sữa mẹ sớm ngay trong vòng 1 giờ đầu sau khi
sinh. Theo báo cáo của WHO (2016): tỷ lệ trẻ được bú mẹ ngay trong 1 giờ
đầu là 17,7% ở Peru, 60,9 % ở Nhật. Tỷ lệ các bà mẹ cho trẻ bú mẹ sớm
trong 1 giờ đầu ở các nước Nepal, SriLanka và Cuba dao động quanh 90%.
[81]. Kết quả nghiên cứu năm 2006 ở Australia cho thấy tỉ lệ bắt đầu NCBSM
là 97,7%, nhưng khi được 6 tháng tuổi thì chưa được một nửa số trẻ được
nuôi bằng sữa mẹ (35,6%) và có 57% được bú mẹ là chủ yếu [54].
Ở Việt Nam từ đầu năm 1980, nghiên cứu về tập quán và thực hành
nuôi con của các bà mẹ đã được triển khai bởi nhiều tác giả và ở nhiều vùng
trên cả nước. Đào Ngọc Diễn, Nguyễn Trọng An và cộng sự năm 1983 đã
nghiên cứu trên 500 trẻ dưới 5 tuổi tại vùng nông thôn và nội thành Hà Nội,
kết quả cho thấy hầu hết trẻ được bú mẹsau 2-3 ngày. Tỷ lệ trẻ được bú mẹ
lần đầu trong vòng 24 giờ chỉ đạt 15,8% ở nội thành và 35,5% ở nông thôn ở
10
cả 2 nhóm đủ sữa và thiếu sữa mẹ. Từ 68 – 97% trẻ được ăn thêm trong vòng
4 tháng đầu. Thời gian cai sữa trung bình là 12 tháng, trong đó 13,4% trẻ
được cai sữa trước 12 tháng [9].
Cũng theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đình Quang về thực hành
nuôi con của bà mẹ nội thành và ngoại thành Hà Nội (1996) cho thấy tỷ lệ trẻ
được bú mẹ sớm trong vòng 30 phút đầu sau sinh là 30%, tỷ lệ trẻ bú muộn
trong vòng 24 giờlà 20,1%. Tỷ lệ trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu
là 20% [28]. Thời gian cho con bú trung bình là 14 tháng. Tỷ lệ trẻ 12 tháng
tiếp tục được bú mẹ là 60%. Những nghiên cứu tương tự như trên còn được
triển khai ở nhiều vùng sâu, vùng xa và vùng dân tộc thiểu số như: nghiên cứu
của Phạm Văn Phú, Nguyễn Xuân Ninh và cộng sự ở 2 huyện Núi Thành và
Thăng Bình tỉnh Quảng Nam cho thấy chỉ có 2/816 trẻ được nuôi bằng sữa
mẹ hoàn toàn trong 4-6 tháng đầu. Tỷ lệ bà mẹ cho ăn, uống trước khi bú lần
đầu cao (42,8%) [34].
Nguyễn Việt Dũng đã nghiên cứu trên 359 trẻ dưới 2 tuổi tại Hà Nội,
kết quả cho thấy có 2/3 số bà mẹ cho con bú trong vòng 1 giờ đầu sau khi
sinh, từ 1 giờ đến 24 giờ là 28,7%, sau 24 giờ chiếm 4,5%. [7].
Cũng theo kết quả nghiên cứu của Mai Thị Tâm về thực hành nuôi con
bằng sữa mẹ cho thấy tỷ lệ trẻ được bú mẹ sớm trong vòng 30 phút đầu sau
sinh là 87,2, tỷ lệ trẻ bú trong vòng 6 giờ là 72,6%. Tỷ lệ trẻ được bú mẹ
hoàn toàn trong 6 tháng đầu là 32% [32]. Thời gian cho con bú trung bình là
14 tháng. Tỷ lệ trẻ 12 tháng tiếp tục được bú mẹ là 60%. Nghiên cứu của
Nguyễn Lân và Trịnh Bảo Ngọc đánh giá trên 322 trẻ tại huyện Phổ Yên, tỉnh
Thái Nguyên lại cho biết chỉ có 44,4% trẻ được bú ngay trong vòng 1 giờ đầu
sau sinh, 15,2% bà mẹ cho con bú sau 24 giờ và hơn 50% con trẻ ăn/ uống
những thức ăn khác trước khi cho trẻ bú lần đầu [14].
Từ các nghiên cứu trên có thể thấy rằng việc NCBSM đã được quan
tâm, tỷ lệ trẻ được bú sớm, bú mẹ hoàn toàn …có tăng lên dần theo thời gian
11
nhưng vẫn còn thấp so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, đặc biệt là
các vùng sâu xa, khó khăn.
1.5. Những yếu tố liên quan đến nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6
tháng đầu
Nhiều nghiên cứu cho thấy việc NCBSM thành công hay không phụ
thuộc vào nhiều yếu tố liên quan tới người mẹ, đứa trẻ và môi trường xung
quanh có thuận lợi hay không. Quá trình NCBSM liên quan chặt chẽ với tuổi
của bà mẹ, trình độ học vấn của bà mẹ, sự khác biệt của hệ thống chăm sóc
sau đẻ như tăng cường gần gũi trẻ trong 24 giờ và cho trẻ bú sớm. Những yếu
tố ảnh hưởng tiêu cực đến NCBSM gồm: việc làm quen với các sản phẩm sữa
bột, việc người mẹ quay trở lại làm việc sớm..[32].
1.5.1. Yếu tố về dân tộc, nghề nghiệp, trình độ học vấn của bà mẹ
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu tìm hiểu các yếu tố liên quan đến
thực NCBSM trong 6 tháng đầu và chủng tộc được cho là có liên quan đến
bú sớm sau sinh và NCBSM, nghiên cứu trên những người phụ nữ di cư ở
Tây Ban Nha cho thấy tỷ lệ trẻ bú mẹ trong những giờ đầu tiên là khá cao.
Những phụ nữ mới nhập cư thường có xu hướng cho trẻ bú ngay trong những
giờ đầu và thời gian cho bú kéo dài hơn những phụ nữ nhập cư đã lâu, một
số bằng chứng cho thấy phụ nữ Mỹ da đen, phụ nữ gốc Tây Ban Nha cho
con bú sớm sau sinh cao gấp 3,2 lần so với phụ nữ Mỹ da trắng [54]. Nghiên
cứu của McLachlan, H. L. trên 300 bà mẹ đến từ Thổ Nhĩ Kỳ, Úc và Việt
Nam sinh con tại Úc cũng chỉ ra rằng có sự khác biệt về thực hành NCBSM
của các bà mẹ giữa các quốc gia khác nhau, có tới 98% bà mẹ Thổ Nhĩ Kỳ
cho con bú sớm sau sinh, của Úc là 84% và Việt Nam 75%, nghiên cứu
cũng cho thấy có đến 40% các bà mẹ Việt Nam cho con sử dụng sữa công
thức ở trong bệnh viện sau khi sinh, trong khi tỷ lệ này ở các bà mẹ người
Úc chỉ là 19% [60].
12
Khu vực sống, trình độ học vấn của mẹ cũng là một trong những yếu
tố liên quan đến việc thực hành bú sớm sau sinh và NCBSM. Nghiên cứu của
Lê Thị Hương và cộng sự tiến hành tại Hà Nội trên 2.690 trẻ em cho thấy
những phụ nữ ở nông thôn có xu hướng cho con bú nhiều hơn ở vùng thành
thị, đồng thời nghiên cứu cung chỉ ra 40% trẻ trai được bú sớm sau sinh tại
thành thị so với 35% ở nông thôn, tỷ lệ trẻ gái ở thành thị và nông thôn được
bú sớm sau sinh lần lượt là 49% và 40% [12]. Tuy nhiên việc NCBSMHT
trong tháng đầu tiên và 3 tháng tiếp theo ở nông thôn phổ biến hơn thành thị
đối với cả trẻ trai và gái [12]. Phụ nữ đã hoàn thành ít nhất trung học cơ sở
có xu hướng cho con bú ít hơn so với những bà mẹ có trình độ văn hóa thấp
hơn, cũng theo nghiên cứu của Lê Thị Hương ở khu vực thành thị số ngày
cho con bú hoàn toàn của các bà mẹ có trình độ học vấn cao thấp hơn so với
các bà mẹ có trình độ học vấn thấp, thời gian trung bình cho bú hoàn toàn
của các bà mẹ học hết cấp 2 là 108 ngày, bà mẹ học hết cấp 3 là 88 ngày
và học đại học hoặc cao hơn là 82 ngày [12].
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cũng đồng quan điểm cho rằng việc cho
con bú sớm phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của mẹ và của trẻ mới sinh,
tuổi của mẹ, thời gian chuyển dạ hay tư vấn của nhân viên y tế. Bà mẹ ít tiết
sữa hoặc có cảm giác đau và khó chịu cũng là nguyên nhân của việc không
cho trẻ bú sớm [66].
Các yếu tố về nhân khẩu học, văn hóa cũng được xác định là có liên
quan đến thực hành cho trẻ bú sớm và NCBSMHT trong 6 tháng đầu của các
bà mẹ và đã được chỉ ra trong một số nghiên cứu tại Việt Nam. Theo kết quả
điều tra của nghiên cứu dọc tại Quảng Xương, Thanh Hóa cho thấy tỷ lệ các
bà mẹ cho con bú sớm sau sinh và bú mẹ hoàn toàn trong tuần đầu tiên khá
cao với 98,3% và 83,6%, tuy nhiên việc các bà mẹ cho con ăn bổ sung sớm
vẫn còn rất phổ biến.
13
1.5.2. Tình trạng kinh tế, văn hóa, xã hội
Một nghiên cứu được tiến hành để xác định yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ
NCBSM ở Mỹ cho thấy tỷ lệ NCBSM cao hơn ở các bà mẹ mù chữ và các bà
mẹ có mức kinh tế xã hội thấp. Trẻ em ở các gia đình nghèo nhất được bắt
đầu bú mẹ sau đẻ sớm hơn trẻ em ở các gia đình giàu nhất (89% và 7%),
ngoài ra còn cho thấy tỷ lệ NCBSM đến 3 – 6 tháng ở các gia đình nghèo thấp
hơn nhưng tỷ lệ trẻ được bú mẹ 12 tháng lại cao nhất ở trẻ em gia đình nghèo
Các bà mẹ có địa vị, kinh tế xã hội cao hơn và với trình độ học vấn tốt hơn
cho rằng trẻ cần được ăn sam sớm trước 4 tháng và cảm thấy việc NCBSM là
cần thiết cho trẻ dưới 2 tuổi [48]. Nhiều nghiên cứu đã thừa nhận tình trạng
kinh tế xã hội của gia đình ảnh hưởng đến thời gian NCBSM. Các yếu tố liên
quan đến việc cho trẻ bú sữa mẹ lại cho thấy những bà mẹ tiếp tục cho con bú
hoàn toàn ngoài 3 tháng tuổi là nhóm có trình độ học vấn cao. [66]
1.5.3. Độ tuổi của bà mẹ
Một nghiên cứu ở Australia cho thấy những trẻ sơ sinh có mẹ dưới 30
tuổi ít có xu hướng được nuôi bằng sữa mẹ ở các mức độ [54], một nghiên
cứu khác ở Chile cũng chỉ ra rằng các bà mẹ không cho con bú hoàn toàn chủ
yếu là các bà mẹ còn thanh thiếu niên [48].
1.5.4. Phương pháp đẻ và các chính sách về thai sản
Phương pháp đẻ (sinh thường, đẻ mổ), nơi đẻ và các yếu tố sức khỏe
cũng có ảnh hưởng nhất định đến thực hành NCBSM của các bà mẹ.
Nghiên cứu năm 2009 tại Bình Dương cũng cho kết quả rằng phương pháp
đẻ, niềm tin có đủ sữa mẹ, quyết định chọn loại sữa nuôi con trước khi
sinh, tác động của mẹ chồng, có kiến thức về dinh dưỡng cho trẻ dưới 6
tháng tuổi ảnh hưởng đến thực hành cho trẻ bú sớm và NCBSM sau này
[29]. Số liệu nghiên cứu của A&T cho thấy rằng cắt tầng sinh môn và
sinh mổ đều ảnh hưởng tới việc cho trẻ bú sớm sau sinh , có 67,6% sản phụ
sinh thường cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ sau khi sinh, tỷ lệ này ở sản phụ
14
bị cắt tầng sinh môn và sinh mổ tương ứng là 54% và 11,3%. Các bà mẹ sinh
mổ có ít khả năng tránh cho trẻ ăn thức ăn lỏng như sữa hơn và có nhiều khả
năng nhất cho trẻ ăn sữa bột cho trẻ sơ sinh trong 3 ngày đầu tiên [1]. Cũng
theo nghiên cứu của A&T, các bà mẹ sinh con tại bệnh viện ít có khả năng
cho con bú mẹ sớm ngay sau khi sinh. Chỉ 45,3% những người sinh con ở
bệnh viện bắt đầu cho con bú trong 1 giờ đầu tiên, so với tỷ lệ 72% ở các bà
mẹ sinh con tại trạm y tế xã và nhà hộ sinh [1]. Bên cạnh đó, NCBSM còn bị
ảnh hưởng bởi các yếu tố văn hóa xã hội như sự quan tâm, tham gia của
người cha, bà nội, bà ngoại của trẻ, thói quen cho trẻ ăn bổ sung sớm ảnh
hưởng đến hành vi NCBSMHT trong 6 tháng đầu. Tổ chức dinh dưỡng Nhi
khoa Châu Âu đã khuyến cáo rằng việc đưa các thực phẩm bổ sung cho trẻ
không nên trước 17 tuần. Trên thực tế việc cho ăn bổ sung thường được thực
hiện sớm hơn khuyến cáo. Chính việc tiêu thụ các thực phẩm chuyên biệt có
thể dẫn tới sự thay đổi cơ chế tác động chuyển hóa gây nên việc thừa cân, béo
phì sau này của trẻ [67], [76].
Sự ảnh hưởng của chính sách thai sản:
Một yếu tố liên quan khác có tác động khá nhiều đến thực hành
NCBSM đó là điều kiện làm việc cũng như chế độ nghỉ thai sản của bà mẹ.
Việc bà mẹ phải đi làm sớm được cho là một rào cản lớn đối với
NCBSMHT, hầu hết các bà mẹ đều phải tham gia công việc bên ngoài nhà
trước tháng thứ 4. Theo kết quả của một nghiên cứu định tính được tiến
hành trên toàn quốc về đánh giá tác động của các chính sách đến việc nuôi
con bằng sữa mẹ, nhiều ý kiến của các nhà lãnh đạo và hoạch định chính sách
cho rằng NCBSMHT trong 6 tháng đầu là rất khó.
Nghiên cứu của Skafida V tiến hành tại Scotland từ năm 2004 -
2005 cho thấy có mối liên quan giữa nghề nghiệp và thời gian nghỉ đẻ của bà
mẹ tới việc NCBSM trong 6 tháng đầu, những bà mẹ làm việc toàn thời
gian có nguy cơ cho con dừng bú cao gấp 1,6 lần so với những bà mẹ không
15
phải làm việc; người mẹ có thời gian nghỉ đẻ dài sẽ NCBSM trong thời gian
dài hơn [70].
Một số nghiên cứu cho thấy mối liên quan giữa việc kéo dài thời gian
nghỉ thai sản với sự gia tăng tỷ lệ NCBSM, kết quả nghiên cứu đã phân tích
một cách chi tiết ảnh hưởng của 3 yếu tố: thời gian nghỉ thai sản, độ dài
nghỉ thai sản có lương và thời điểm đi làm trở lại đến việc cho con bú sớm và
thời gian cho con bú . Các nghiên cứu cũng cho thấy số phụ nữ đi làm lại
trong thời gian từ 3 đến 6 tháng sau sinh có khả năng ngừng cho con bú
trước khi trẻ được 6 tháng cao gấp 3 lần so với những bà mẹ không phải đi
làm sớm trở lại . Chế độ nghỉ thai sản có tác động rất nhiều đến thực hành
nuôi con bằng sữa mẹ, nhiều bằng chứng từ các quốc gia khác cho thấy chính
sách nghỉ thai sản dài, có hưởng lương sẽ thúc đẩy việc nuôi con bằng sữa
mẹ. Một nghiên cứu gần đây ở Đài Loan cho thấy người mẹ đi làm lại sớm,
đặc biệt trước khi trẻ được 6 tháng, là rào cản đối với việc cho con bú sớm
và tiếp tục cho bú [53].
1.6. Tình hình ăn bổ sung trên thế giới và ở Việt Nam
Thời gian bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung thường rất sớm. Trong số 23 nước
ở Châu Phi, ăn bổ sung thường bắt đầu trong vòng 2-4 tháng tuổi [64].
Ở Lagos (Nigeria) 87% phụ nữ ở thành thị bắt đầu cho con ăn bổ sung
vào cuối tháng thứ nhất [30]. Ở phần lớn các vùng nông thôn Thái Lan, trẻ
thường được ăn bột quấy, cháo hoặc chuối rất sớm, sau khi sinh vài ngày.
Nhưng các thức ăn giàu chất dinh dưỡng như thịt, cá, dầu, mỡ cần cho sự phát
triển của trẻ lại thường cho ăn muộn. Khi trẻ bị ốm, chúng có thể chỉ được ăn
cơm với muối bởi vì các bà mẹ đều tin rằng thịt, trứng và các thức ăn khác
làm tăng nhiệt độ cơ thể [42].
Tại Việt Nam, khi nghiên cứu về thực hành ăn bổ sung cho trẻ,
Nguyễn Lân cho thấy lý do chủ yếu khiến các bà mẹ phải cho con ăn bổ sung
thêm là mẹ bận đi làm xa (54,9%), mẹ không đủ sữa cho con bú (16,9%), còn
16
lại là các lí do khác (trẻ cứng cáp hơn, sợ không đủ chất cho trẻ [19]. Tỷ lệ
các bà mẹ cho con ăn bổ sung sớm rất cao: có tới 4,5% số trẻ ăn bổ sung trong
tháng đầu, 13,5% ăn trong thời gian 1-2 tháng tuổi, trong 4 tháng đầu có tới
88,9% số trẻ đã ăn bổ sung. Chỉ có 2/322 bà mẹ (0,7%) cho con ăn bổ sung
trong thời gian từ 5-6 tháng tuổi [19]. Theo nghiên cứu của Từ Ngữ và cộng
sự về thực hành cho ăn bổ sung ở trẻ tại Phú Thọ thì đến tháng thứ 4, đã có
73,3% trẻ được cho ăn bổ sung, và đến 6 tháng tuổi thì hầu hết trẻ đã ăn bổ
sung (98,7%). Trên thực tế, đa số các bà mẹ đều cho rằng thời điểm cho ăn bổ
sung như vậy theo họ là sớm (73,3%), chỉ có 24,3% cho là đúng thời gian và
2% cho là muộn. Phân tích kỹ hơn thì những bà mẹ cho rằng trẻ đã ăn bổ sung
sớm thì thời điểm trung bình là 3,25 tháng; đúng thời gian khi độ tuổi trung
bình là 5,05 tháng và muộn là 6 tháng; tính chung thì trung bình, trẻ bắt đầu
ăn bổ sung khi được 3,75 tháng tuổi (±1,4) và các bà mẹ có nhận biết tương
đối đúng về thời điểm ăn bổ sung, chỉ là họ không thực hiện được. Sở dĩ các
bà mẹ quyết định thời điểm cho ăn bổ sung của trẻ như vậy là do một số lý do
sau: mẹ phải đi làm (63,1%), trẻ khóc/đói/mẹ không đủ sữa (63,8%), đúng
thời điểm (19,5%) và một số ít là theo lời khuyên của họ hàng/hàng xóm
(2,6%). Trong số 95 bà mẹ phải đi làm sớm nên phải cho trẻ ăn bổ sung sớm
thì có 29% phải cho trẻ ăn từ tháng thứ 2 và 78% phải cho trẻ ăn trước 4
tháng. Thực tế ở nông thôn bà mẹ phải trở lại công việc đồng áng sớm sau khi
sinh là một trở ngại chính khiến trẻ không được bú mẹ hoàn toàn trong 4 (6)
tháng đầu. Việc cho bú bị gián đoạn do công việc của mẹ làm cho trẻ bị cắt
nguồn cung thực phẩm, khiến trẻ đói và khóc, đồng thời việc sản xuất sữa
của mẹ theo cơ chế sinh lý cũng bị giảm sút. Tất cả những yếu tố đó khiến
người mẹ phải quyết định cho trẻ ăn bổ sung dù biết đó chưa phải thời
điểm đúng [25].
17
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi hiện đang sinh sống ở 20 xã thuộc 4
huyện nghiên cứu
- Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng tham gia nghiên cứu
+ Bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi
+ Đồng ý tham gia nghiên cứu, sống trên địa bàn liên tục từ 6 tháng
trở lên
+Tham gia chính trong việc chăm sóc trẻ ở 6 tháng đầu tiên.
- Tiêu chuẩn loại trừ: Những bà mẹ không có khả năng hoặc hạn chế trong
giao tiếp, bà mẹ tự nguyện không tham gia trong quá trình nghiên cứu.
2.2. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 6 năm 2016 đến tháng 12 năm 2016
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu mô tả, thiết kế nghiên cứu cắt dọc
Nghiên cứu tại 2 thời điểm lúc trẻ được 3 tháng tuổi, lúc trẻ được 6
tháng tuổi của những trẻ dưới 24 tháng tuổi tại địa bàn nghiên cứu
2.3.2. Cỡ mẫu, địa điểm nghiên cứu và cách chọn mẫu
- Cỡ mẫu
Cỡ mẫu được tính toán dựa trên công thức tính cỡ mẫu mô tả cho một tỷ lệ
Theo công thức:
   
2
2
1
2
(1 )
.
.
p p
n Z
p





n: Cỡ mẫu.
18
 
2
1
2
Z 

: Hệ số tin cậy = 1,96
q = (1 – p)
Theo nghiên cứu của Mai Thị Tâm thì tỷ lệ trẻ được bú mẹ hoàn toàn
trong 6 tháng đầu là 32% [32] nên lựa chọn p=0,32
Để khắc phục nhược điểm của việc chọn độ chính xác tuyệt đối d, ta sử
dụng công thức với độ chính xác tương đối ε. Trong nghiên cứu này, ε được
lựa chọn =0,1
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu trên thì được
n = 816
Ước tính cỡ mẫu cho quần thể điều tra sàng lọc là: 816
- Địa điểm nghiên cứu và cách chọn mẫu
Thái Nguyên là một tỉnh nằm ở phía Đông bắc cách Hà Nội khoảng
80km. Với dân cư khoảng hơn một triệu người (70% sống ở khu vực nông
thôn), Thái nguyên là địa bàn sinh sống của 8 dân tộc; nhóm dân tộc Kinh
chiếm khoảng 81%, các dân tộc thiểu số khác bao gồm Tày, Nùng, Sán Dìu,
Hmong, Sán Cháy, Hoa và Dao chiếm khoảng 19% tổng số dân cư. Dựa vào
đặc điểm dân số, tỷ lệ sinh con, số phụ nữ phù hợp được lựa chọn từ 20 xã
thuộc 4 huyện của địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Đây là những xã mang tính đặc
trưng tiêu biểu về tình hình địa lý, dân cư, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, đảm
bảo tính ngẫu nhiên cho nghiên cứu.
Dựa vào đặc điểm địa lý, dân số lựa chọn những phụ nữ thích hợp cho
nghiên cứu sinh sống tại 20 xã thuộc 4 huyện của tỉnh Thái Nguyên.
- Huyện Phú Lương ( Động Đạt, Phấn Mễ, Vô Tranh, Yên Lạc, Yên Đổ)
- Huyện Định Hóa (Lam Vỹ, Trung Lương, Bình Thành, Sơn Phú, Phú Đình)
- Huyện Võ Nhai (Dân Tiến, La Hiên, Bình Long, Lâu Thượng, Tràng Xá)
- Huyện Đại Từ (An Khánh, Hùng Sơn, Bản Ngoại, Hoàng Nông, Khôi Kỳ)
19
Với cỡ mẫu là 816 cặp mẹ con, để có được số trẻ trên cần điều tra sang
lọc từ một quần thể. Ước tính cỡ mẫu cho quần thể sàng lọc là:
- Dân số trung bình của một xã là 7000 người
- Số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (18-40 tuổi) khoảng 15%, như vậy 1
xã có khoảng 1050 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.
- Ước tính khoảng 35% số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có con nhỏ
dưới 24 tháng tuổi
Trong quá trình theo dõi được 1600 ca đẻ, sau khi loại bỏ những đối
tượng không phù hợp với chỉ tiêu nghiên cứu thì số đối tượng còn lại là 1382
cặp mẹ con, vậy cỡ mẫu này hoàn toàn đảm bảo tính chính xác của
nghiên cứu.
2.3.3. Biến số và chỉ số nghiên cứu
* Biến số
- Đặc điểm đối tượng nghiên cứu: tuổi, dân tộc, nghề nghiệp, học vấn
số con,
- Thực hành nuôi con bằng sữa mẹ:
+ Bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau đẻ
+ Bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu
+ Ăn/ uống các thức ăn khác ngày sau khi sinh
* Chỉ số nghiên cứu
- Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ
+ Tỷ lệ trẻ được bú mẹ trong một giờ đầu sau đẻ theo đặc điểm của bà mẹ:
độ tuổi, học vấn, dân tộc, kinh tế hộ gia đình
+ Tỷ lệ trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu theo đặc điểm của bà
mẹ: độ tuổi, học vấn, dân tộc, số con
+ Tỷ lệ trẻ trẻ ăn bổ sung sớm theo đặc điểm của bà mẹ: độ tuổi, học vấn,
dân tộc
20
- Một số yếu tố liên quan đến thực hành nuôi con bằng sữa mẹ:
+ Các yếu tố về nhân khẩu học của bà mẹ: tuổi, tuổi kết hôn, nghề
nghiệp, dân tộc, trình độ học vấn, số con.
+ Các yếu tố kinh tế hộ gia đình
+ Thông tin của cuộc đẻ: cách sinh, nơi sinh
+ Các yếu tố của trẻ: Giới tính, đẻ non, cân nặng trẻ khi sinh,
2.3.4. Tiêu chuẩn đánh giá
Xác định một số tỷ lệ đánh giá thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong
6 tháng đầu
Tỷ lệ trẻ bú mẹ trong
vòng 1 giờ đâu sau đẻ =
Số trẻ 0 - 23 tháng được bú mẹ trong
vòng 1 giờ đầu sau sinh
x 100%
Tổng số trẻ 0 – 23 tháng được
điều tra
Tỷ lệ trẻ bú mẹ hoàn
toàn trong 6 tháng đầu =
Số trẻ < 6 tháng được bú mẹ
hoàn toàn x 100%
Tổng số trẻ dưới 6 tháng điều tra
Thực hành cho trẻ bú sớm sau sinh được xác định dựa vào số trẻ được
bà mẹ cho bú trong vòng một giờ đầu sau khi đẻ. Thực hành NCBSMHT
trong 6 tháng đầu được đánh giá là đạt khi bà mẹ chỉ cho trẻ bú sữa mẹ mà
không cho ăn thêm bất kỳ thức ăn đồ uống nào khác theo đúng định nghĩa
trong 179 ngày đầu. Tỷ lệ NCBSMHT được tính toán dựa trên việc hỏi về thực
hành cho trẻ ăn/ uống của trẻ dưới 6 tháng trong 24h qua.
Xác định tuổi (theo tháng) của trẻ theo Tổ chức Y tế Thế giới [50]
- 0 tháng tuổi: kể từ khi mới sinh đến trước ngày tròn tháng (từ 1 đến
29 ngày)
- 1 tháng tuổi: Kể từ ngày tròn một tháng đến trước ngày tròn 2 tháng
(từ 30 ngày đến 59 ngày)
21
2.3.5. Công cụ và phương pháp thu thập số liệu
- Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu được lấy từ dự án “Bổ sung vi chất dinh dưỡng từ trước khi
mang thai” của văn phòng dự án Emory- Đh Y dược Thái Nguyên. Bản thân
học viên tham gia nghiên cứu ngay từ những ngày đầu tiên.
- Công cụ:
+ Bộ câu hỏi được thiết kế sẵn dựa vào mục tiêu nghiên cứu. Bộ câu
hỏi bao gồm các thông tin nhân khẩu học, cân nặng sơ sinh của trẻ, tình trạng
đẻ của mẹ, thực hành NCBSM của mẹ và các yếu tố có liên quan đến thực
hành NCBSM,
+ Cân trẻ: Sử dụng cân lòng máng SECA để cân nặng trẻ sơ sinh
- Các bước thu thập số liệu
+ Lập danh sách các bà mẹ có con đến đúng độ tuổi cần thu thập số
liệu. Báo cho y tế thôn bản mời bà mẹ đến trạm y tế để tham gia phỏng vấn.
+ Sử dụng bộ câu hỏi được thiết kế sẵn phỏng vấn trực tiếp các bà mẹ có
con dưới 24 tháng tuổi để thu thập các thông tin về việc cho trẻ bú sữa mẹ trong
6 tháng đầu.
2.4. Xử lý và phân tích số liệu
- Các bộ câu hỏi sau khi đã phỏng vấn xong sẽ được kiểm tra tính phù
hợp, sự hoàn tất của bộ câu hỏi, những phiếu không đầy đủ những chi tiết
hoặc không phù hợp sẽ được phỏng vấn lại hoặc loại bỏ những câu hỏi không
đúng đối tượng chọn mẫu.
- Dữ liệu được mã hóa và nhập vào máy tính sử dụng phần mềm
EPIDATA 3.1. Số liệu được nhập 2 lần để tránh sai số trong quá trình nhập số
liệu, các biến số được kiểm tra các giá trị tối đa, tối thiểu và các số liệu trống
để kiểm tra lại từ bộ phiếu điều tra gốc.
- Phân tích số liệu được thực hiện trên phần mềm STATA 10
22
2.5. Sai số và cách khắc phục
Sai số nhớ lại: Khắc phục bằng cách gợi lại một số mốc liên quan đến
quá trình chăm sóc trẻ.
2.6. Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu
Được sự cho phép triển khai nghiên cứu Hội đồng đạo đức Viện nghiên
cứu Y- Xã hội học, được sự nhất trí của chính quyền địa phương.
Đối tượng điều tra là con người nên đạo đức nghiên cứu luôn được đặt
ra để làm giảm thiểu nhất những rủi ro và làm tăng cao nhất những lợi ích cho
đối tượng. Luôn tôn trọng và tuyệt đối giữ thông tin riêng của đối tượng.
Những thông tin về danh tính đối tượng được giữ bí mật.
Trước mỗi cuộc phỏng vấn, người được phỏng vấn đã được giải thích
về mục đích của cuộc điều tra để có được sự đồng ý của đối tượng.
Đối tượng được quyền từ chối tham gia mà không bị ảnh hưởng gì về
chăm sóc y tế tại địa phương.
Kết quả nghiên cứu là cần thiết cho cơ quan y tế để phục vụ cho công
tác theo dõi tình trạng chăm sóc sức khỏe trẻ nhỏ, nhờ đó sẽ giúp nâng cao
được hiệu quả của các can thiệp truyền thông dinh dưỡng trong tương lai.
Giải thích rõ với các bà mẹ về ý nghĩa và mục tiêu cuộc điều tra là nhằm
bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho nhân dân chứ không nhằm mục đích nào khác.
Sẵn sàng trả lời mọi thông tin liên quan đến cách chăm sóc sức khỏe và
dinh dưỡng cho trẻ khi bà mẹ cần biết sau cuộc phỏng vấn.
23
Chương 3
KẾT QUẢ
3.1. Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của các bà mẹ
có con dưới 24 tháng tuổi tại một số xã thuộc tỉnh Thái Nguyên
51.99
45.58
60.27
0
10
20
30
40
50
60
70
Cho bú sớm trong vòng 1
giờ đầu sau đẻ
Thức ăn khác ngoài sữa mẹ
ngay sau khi sinh
Cho bú hoàn toàn trong 6
tháng đầu
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ các thực hành nuôi con bằng sữa mẹ
Nhận xét: Số trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu chiếm tỷ lệ khá
cao là 60,27%. Tỷ lệ trẻ được bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau đẻ là 51,99%, số
trẻ được cho ăn uống các thức ăn ngoài sữa mẹ ngay sau khi sinh là 45,58%.
Bảng 3.1. Các thực hành nuôi con bằng sữa mẹ theo huyện nghiên cứu
Đại Từ Định Hóa
Phú
Lương
Võ Nhai
% % % %
Cho bú sớm trong vòng 1 giờ đầu
sau đẻ
55,95
(174)
61,35
(154)
44,51
(219)
52,31
(170)
Cho ăn/ uống các thức ăn khác
ngoài sữa mẹ ngay sau sinh
40,58
(125)
33,60
(84)
50,73
(244)
52,04
(166)
Cho bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu
58,65
(183)
74,60
(188)
65,04
(320)
43,56
(142)
Nhận xét: Không có sự khác biệt trong việc thực hành nuôi con bằng
sữa mẹ tại 4 huyện của địa bàn nghiên cứu
24
Bảng 3.2. Tình hình cho trẻ ăn/ uống thức ăn khác ngoài sữa mẹ ngay
sau sinh
Thức ăn đầu tiên của bé SL (%)
Sữa bột/ sữa bò 554 40,09
Nước trắng 11 0,80
Nước đường/mật ong/ nước hoa quả 94 6,80
Nhận xét: Tỷ lệ các bà mẹ cho trẻ sử dụng sữa công thức/ sữa bò ngay
sau khi sinh chiếm tỷ lệ khá cao 40,09%. Rất ít các bà mẹ cho uống nước
trắng hay các thức uống khác.
Bảng 3.3. Đặc điểm chung của bà mẹ
Đặc điểm SL Mean ± SD/ %
Tuổi 1382 25.82 ± 4.33
17 – 20 153 11,01
21 – 25 544 39,39
26 – 30 470 34,03
31 – 41 215 15,57
Dân tộc
Dân tộc thiểu số 688 49,78
Kinh 694 50,22
Trình độ văn hóa mẹ
Cấp 1 109 7,89
Cấp 2 754 54,56
Cấp 3 360 26,05
Sơ cấp/ trung cấp/ cao đẳng/ đại học 159 11,51
Nghề nghiệp
Nông dân 1,118 80,90
Các nghề khác 264 19,10
Số con trong gia đình
1 1,101 79,67
>=2 281 20,33
Thời gian quay lại làm việc
< 6 tháng 863 62,44
≥ 6 tháng 519 37,56
25
Nhận xét:
- Trong tổng số 1382 bà mẹ tham gia vào nghiên cứu,tuổi trung bình
của bà mẹ là 26 tuổi, trong đó bà mẹ lớn tuổi nhất là 41 tuổi, bà mẹ trẻ nhất
tham gia nghiên cứu là 17 tuổi, có khoảng 50% là các bà mẹ từ 25 tuổi trở
xuống, còn lại phần lớn độ tuổi của ĐTNC là từ 26-35 tuổi. Nghề nghiệp của
ĐTNC chủ yếu là nông dân chiếm hơn 80%, còn lại là cán bộ viên chức, dịch
vụ buôn bán và nghề khác. Trình độ học vấn của bà mẹ chủ yếu là dưới
THPT, có khoảng 89% có trình độ học vấn là THPT,cấp 2, cấp 1. Chỉ có
khoảng 11% các bà mẹ có trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học.
- Số con trong gia đình của các bà mẹ trong nghiên cứu có tới 79,67% là
con đầu tiên..
- Đa số các bà mẹ trong nghiên cứu đi làm trước 6 tháng (62,44%)
Bảng 3.4. Thông tin cuộc đẻ
Thông tin SL %
Nơi sinh của trẻ
Tại nhà 23 0,16
Trạm y tế 42 3,03
Bệnh viện huyện 1090 78,87
Bệnh viện tỉnh 118 8,53
Bệnh viện trung ương 109 7,87
Phương pháp sinh
Đẻ thường 981 70,98
Mổ đẻ/ đẻ forceps/ đẻ giác hút 401 29,02
Nhận xét: Có 1090 bà mẹ đẻ ở bệnh viện huyện chiếm 78,87% số bà
mẹ trong nghiên cứu. Bảng kết quả trên cho thấy có đến 70,98% số bà mẹ có
phương pháp sinh đẻ thường trong lần điều tra.
26
Bảng 3.5. Các đặc điểm chung của trẻ
Thông tin SL %/ Mean ± SD
Giới tính
Nam 704 50,94
Nữ 678 49,06
Cân nặng sơ sinh trẻ 1382 3076,25 ± 438,08
<2500g 70 5,07
>=2500g 1312 94,93
Tình trạng đẻ non
Đẻ non 144 10,42
Đẻ đủ tháng 1238 89,58
Nhận xét: Một số thông tin chung của trẻ trong nghiên cứu được thể
hiện ở bảng 3.5. Từ kết quả bảng cho thấy không có sự chênh lệch về giới tính
của trẻ trong nghiên cứu, 50,94 % số trẻ là nam giới. Về cân nặng sơ sinh của
trẻ, số trẻ có cân nặng >= 2500g chiếm chủ yếu, khoảng 95% số trẻ. 90% số
trẻ đẻ ra là đủ tháng.
27
3.2. Một số yếu tố liên quan đến việc nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng
đầu của các bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi
3.2.1. Các yếu tố liên quan tới việc nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6
tháng đầu
Bảng 3.6. Tuổi của mẹ và thực hành nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ
trong 6 tháng đầu
Chỉ số
Tuổi mẹ
Bú mẹ hoàn
toàn 6 tháng
đầu
Không bú mẹ
hoàn toàn trong 6
tháng đầu
Tổng
SL % SL %
17 – 20 90 59,82 63 41,18 153
21 – 25 317 58,27 227 41,73 544
26 – 30 294 62,55 176 37,45 470
31 – 41 131 60,93 84 39,07 215
Tổng 832 550 1382
p = 0,564 > 0,05
Nhận xét: Không có mối liên quan giữa độ tuổi của bà mẹ với thực
hành cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.
28
Bảng 3.7. Dân tộc mẹ và thực hành nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ
trong 6 tháng đầu
Chỉ số
Dân tộc
Bú mẹ hoàn
toàn 6 tháng
đầu
Không bú mẹ
hoàn toàn trong
6 tháng đầu
Tổng
SL % SL %
Dân tộc thiểu số 473 68,75 215 31,25 688
Kinh 410 59,08 284 40,92 694
Tổng 883 499 1382
p = 0,037 < 0,05
Nhận xét: Có mối liên quan giữa dân tộc mẹ với thực hành nuôi con
hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu. Tỷ lệ người dân tộc thiểu số cho
con bú mẹ hoàn toàn cao hơn hẳn so với người kinh. Điều này có thể giải
thích do điều kiện kinh tế hạn hẹp nên những bà mẹ ở đây chỉ có thể nuôi con
bằng sữa mẹ và không bổ sung thêm sữa ngoài hoặc các thức ăn khác.
Bảng 3.8. Nghề nghiệp của mẹ và thực hành nuôi con hoàn toàn bằng sữa
mẹ trong 6 tháng đầu
Chỉ số
Nghề nghiệp
Bú mẹ hoàn
toàn 6 tháng
đầu
Không bú mẹ
hoàn toàn trong 6
tháng đầu
Tổng
SL % SL %
Nông dân 740 66,19 378 33,81 1118
Các nghề khác 159 60,23 105 39,77 264
Tổng 899 483 1382
p = 0,046 < 0,05
Nhận xét: Có mối liên quan giữa nghề nghiệp của mẹ và thực hành nuôi
con bằng sữa mẹ hoàn toàn. Những bà mẹ nông dân có xu hướng cho con bú
mẹ hoàn toàn nhiều hơn so với các nghề nghiệp khác.
29
Bảng 3.9. Trình độ học vấn của mẹ và thực hành nuôi con bằng sữa mẹ
hoàn toàn trong 6 tháng đầu
Chỉ số
Trình độ học vấn
Bú mẹ hoàn
toàn 6 tháng
đầu
Không bú mẹ
hoàn toàn trong
6 tháng đầu
Tổng
SL % SL %
Cấp 1 70 64,22 39 35,78 109
Cấp 2 467 61,94 287 38,06 754
Cấp 3 170 47,22 190 52,78 360
Cao đẳng/ đại học/ sau đại học 78 49,06 81 50,94 159
Tổng 785 597 1382
p = 0,042 < 0,05
Nhận xét: Trình độ học vấn của mẹ có liên quan tới việc thực hành nuôi
con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Kết quả nghiên cứu chỉ ra
những đối tượng có trình độ học vấn cao ( cao đẳng/ đại học/ sau đại học) lại
có tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ thấp (49,06%) hơn so với các trình độ cấp
1,2,3.
30
Bảng 3.10. Số con của bà mẹ và thực hành nuôi con hoàn toàn bằng sữa
mẹ trong 6 tháng đầu
Chỉ số
Số con
Bú mẹ hoàn toàn
6 tháng đầu
Không bú mẹ
hoàn toàn trong
6 tháng đầu
Tổng
SL % SL %
1 con 172 61,21 109 38,79 281
≥ 2 con 771 70,03 330 29,97 1101
Tổng 943 439 1382
p = 0,027 < 0,05
Nhận xét: Số con của bà mẹ có liên quan tới việc thực hành cho trẻ bú
mẹ hoàn toàn. Số bà mẹ có số con >= 2 con có tỷ lệ cao hơn hẳn so với những bà
mẹ đẻ con lần đầu. Điều này có thể giải thích những bà mẹ có từ 2 con trở lên đã
có kinh nghiệm và nhận thức đúng đắn hơn về tầm quan trọng của việc nuôi con
bằng sữa mẹ.
Bảng 3.11. Bà mẹ quay lại làm việc trước 6 tháng và thực hành nuôi con
hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu
Chỉ số
Thời gian quay
lại làm việc
Bú mẹ hoàn toàn
6 tháng đầu
Không bú mẹ
hoàn toàn trong 6
tháng đầu
Tổng
SL % SL %
Chưa quay lại làm việc 571 66,16 292 33,86 863
Đã quay lại làm việc 297 57,23 222 42,77 519
Tổng 868 514 1382
p = 0,038 < 0,05
Nhận xét: Những phụ nữ chưa quay lại trở lại làm việc có tỷ lệ cho con
bú sữa mẹ hoàn toàn ( 66,16%) cao hơn những phụ nữ đã quay trở lại làm
việc (57,23%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê.
31
Bảng 3.12. Nơi sinh trẻ và thực hành nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ
trong 6 tháng đầu
Chỉ số
Tình trạng đẻ
Bú mẹ hoàn toàn 6
tháng đầu
Không bú mẹ
hoàn toàn trong 6
tháng đầu
Tổng
SL % SL %
Đẻ ở nhà 14 60,86 9 39,14 23
Đẻ ở trạm y tế 28 66,66 14 33,34 42
Đẻ ở bệnh viện huyện 654 60,00 436 40,00 1090
Đẻ ở bệnh viện tỉnh 70 59,32 48 40,68 118
Đẻ ở bệnh viện trung ương 59 54,12 50 45,88 109
Tổng 825 557 1382
p = 0,888 > 0,05
Nhận xét: Không có mối liên quan giữa nơi sinh trẻ và việc thực hành
nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.
32
Bảng 3.13. Tình trạng đẻ của mẹ và thực hành nuôi con hoàn toàn bằng
sữa mẹ trong 6 tháng đầu
Chỉ số
Tình trạng đẻ
Bú mẹ hoàn toàn
6 tháng đầu
Không bú mẹ
hoàn toàn trong
6 tháng đầu
Tổng
SL % SL %
Đẻ mổ/ Đẻ khó 231 57,6 170 42,4 401
Đẻ thường 599 61,06 382 38,94 981
Tổng 830 552 1382
p = 0.221 > 0.05
Nhận xét: Những bà mẹ đẻ thường có xu hướng cho con bú mẹ hoàn
toàn cao hơn (61,06%) với những bà mẹ đẻ mổ/ đẻ khó (57,6%). Tuy nhiên
sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê.
Bảng 3.14. Tình trạng đẻ non và thực hành nuôi con hoàn toàn bằng sữa
mẹ trong 6 tháng đầu
Chỉ số
Tình trạng đẻ non
Bú mẹ hoàn toàn
6 tháng đầu
Không bú mẹ
hoàn toàn trong
6 tháng đầu
Tổng
SL % SL %
Đẻ non 81 56,25 63 43,75 144
Đẻ đủ tháng 750 60,58 488 39,42 1238
Tổng 831 551 1382
p = 0,330 > 0,05
Nhận xét: Không có mối liên quan giữa tình trạng đẻ với việc thực
hành cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.
33
Bảng 3.15. Cân nặng trẻ khi đẻ và thực hành nuôi con hoàn toàn bằng
sữa mẹ trong 6 tháng đầu
Chỉ số
Cân nặng trẻ khi đẻ
Bú mẹ hoàn toàn
6 tháng đầu
Không bú mẹ
hoàn toàn trong
6 tháng đầu
Tổng
SL % SL %
≥ 2500gr 822 62,65 490 37,25 1312
< 2500gr 35 50,00 35 50,00 70
Tổng 857 525 1382
p = 0.043 < 0.05
Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy những bà mẹ có trẻ có cân nặng
sơ sinh <2500gr có tỷ lệ thực hành nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn thấp hơn
hẳn so với những bà mẹ có trẻ có cân nặng sơ sinh >2500 gr. Sự khác biệt này
có ý nghĩa thống kê.
3.2.2. Các yếu tố liên quan tới việc trẻ được bú mẹ sớm trong vòng 1 giờ
đầu ngay sau khi sinh
Bảng 3.16. Tuổi của mẹ và thực hành cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ đầu
sau sinh
Chỉ số
Tuổi mẹ
Cho trẻ bú sớm
Không cho trẻ bú
sớm
Tổng
SL % SL %
17 – 20 72 47,05 81 52,95 153
21 – 25 294 54,04 250 45,96 544
26 – 30 251 53,40 219 46,60 470
31 – 41 102 47,44 113 52,54 215
Tổng 719 663 1382
p = 0,218 > 0,05
Nhận xét: Không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa độ tuổi
của bà mẹ với việc thực hành bú mẹ trong vòng 1 giờ đầu ngay sau khi sinh.
34
Bảng 3.17. Dân tộc mẹ và thực hành cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ
đầu sau sinh
Chỉ số
Dân tộc
Cho trẻ bú sớm
Không cho trẻ bú
sớm
Tổng
SL % SL %
Dân tộc thiểu số 372 54,06 316 45,94 688
Kinh 347 50,00 347 50,00 694
Tổng 719 663 1382
p = 0,143 > 0,05
Nhận xét: Những bà mẹ dân tộc thiểu số và những bà mẹ dân tộc Kinh có
tỷ lệ cho con bú sớm trong vòng 1 giờ đầu ngay sau khi sinh là gần như nhau.
Bảng 3.18. Nghề nghiệp của mẹ và thực hành cho trẻ bú sớm trong vòng
1 giờ đầu sau sinh
Chỉ số
Nghề nghiệp
Cho trẻ bú sớm
Không cho trẻ bú
sớm
Tổng
SL % SL %
Nông dân 593 53,04 525 46,96 1118
Các nghề khác 125 47,35 139 52,65 264
Tổng 718 664 1382
p = 0,093 > 0,05
Nhận xét: Kết quả từ bảng 3.18 cho thấy không có sự khác biệt giữa
những bà mẹ nông dân và các bà mẹ làm những nghề khác về việc thực hành
cho con bú sớm.
35
Bảng 3.19. Trình độ học vấn của mẹ và thực hành cho trẻ bú sớm trong
vòng 1 giờ đầu sau sinh
Chỉ số
Trình độ học vấn
Cho trẻ bú sớm
Không cho trẻ
bú sớm
Tổng
SL % SL %
Cấp 1 56 51,38 53 48,62 109
Cấp 2 401 53,18 353 46,82 754
Cấp 3 189 52,50 171 47,50 360
Cao đẳng/ đại học/ sau đại học 73 45,91 86 54,09 159
Tổng 719 663 1382
p = 0,419 > 0,05
Nhận xét: Bảng 3.19 cho thấy không có sự khác biệt giữa trình độ học
vấn với việc thực hành cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ đầu.
Bảng 3.20. Số con của bà mẹ và thực hành cho trẻ bú sớm trong vòng 1
giờ đầu sau sinh
Chỉ số
Số con
Cho trẻ bú sớm
Không cho trẻ
bú sớm
Tổng
SL % SL %
1 con 112 39,86 169 60,14 281
2 con 606 55,04 495 44,96 1101
Tổng 718 664 1382
p = 0,004 < 0,05
Nhận xét: Các bà mẹ đẻ từ lần thứ 2 trở lên có tỷ lệ cho con bú sớm 1
giờ đầu sau sinh nhiều gấp 1,5 lần các bà mẹ sinh con lần đầu tiên. Sự khác
biệt này có ý nghĩa thống kê với trị số p < 0,05.
36
Bảng 3.21. Nơi sinh trẻ và thực hành cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ đầu
sau sinh
Chỉ số
Tình trạng đẻ
Cho trẻ bú sớm
Không cho trẻ
bú sớm Tổng
SL % SL %
Đẻ ở nhà 14 60,86 9 40,14 23
Đẻ ở trạm y tế 27 64,28 15 35,72 42
Đẻ ở bệnh viện huyện 594 54,49 496 45,51 1090
Đẻ ở bệnh viện tỉnh 56 47,45 62 52,55 118
Đẻ ở bệnh viện trung ương 30 27,52 79 72,48 109
Tổng 721 661 1382
p= 0,000 < 0,05
Nhận xét: Từ kết quả bảng trên cho thấy những bà mẹ sinh con ở các
tuyến địa phương (tỉnh, huyện, trạm y tế) lại có tỷ lệ cho trẻ bú sớm 1 giờ đầu
sau sinh cao hơn hẳn các bà mẹ sinh con ở tuyến trung ương. Điều này có thể
giải thích các bà mẹ đẻ con ở tuyến trung ương trong các trường hợp nghiên cứu
là những bà mẹ gặp vấn đề trong quá trình đẻ con (đẻ khó, gặp sự cố khi đẻ).
Bảng 3.22. Tình trạng đẻ của mẹ và thực hành cho trẻ bú sớm trong vòng
1 giờ đầu sau sinh
Chỉ số
Tình trạng đẻ
Cho trẻ bú sớm
Không cho trẻ bú
sớm Tổng
SL % SL %
Đẻ mổ/ Đẻ khó 108 26,93 293 73,07 401
Đẻ thường 611 62,26 370 37,74 981
Tổng 719 663 1382
p = 0,000 < 0,05
Nhận xét: Những bà mẹ đẻ thường có tỷ lệ cho con bú mẹ sớm sau khi
sinh nhiều gấp gần 3 lần những bà mẹ đẻ mổ/ đẻ khó. Tình trạng đẻ và thực
hành bú mẹ sớm 1 giờ đầu sau khi sinh có mối liên quan có ý nghĩa thống kê.
37
Bảng 3.23. Tình trạng đẻ non và thực hành cho trẻ bú sớm trong vòng
1 giờ đầu sau sinh
Chỉ số
Cân nặng trẻ khi đẻ
Cho trẻ bú sớm
Không cho trẻ
bú sớm
Tổng
n % n %
Đẻ non 63 44,75 81 55,25 144
Đẻ đủ tháng 655 52,90 583 47,10 1238
Tổng 718 664 1382
p = 0,051 > 0,05
Nhận xét: Bảng 3.23 cho thấy không có mỗi liên quan giữa tình trạng
đẻ non với việc thực hành cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau khi sinh.
Bảng 3.24. Cân nặng trẻ khi đẻ và thực hành cho trẻ bú sớm trong vòng
1 giờ đầu sau sinh
Chỉ số
Cân nặng trẻ khi đẻ
Cho trẻ bú sớm
Không cho trẻ bú
sớm
Tổng
SL % SL %
> 2500gr 694 52,89 618 47,11 1312
< 2500gr 28 40,00 42 60,00 70
Tổng 722 660 1382
p = 0,032 < 0,05
Nhận xét: Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng những bà mẹ có trẻ sơ sinh
cân nặng nhỏ hơn 2500gr có tỷ lệ cho trẻ bú sớm ngay sau sinh thấp hơn so
với những bà mẹ có trẻ sơ sinh cân nặng hơn 2500gr.
38
Chương 4
BÀN LUẬN
Để cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em nói chung và tình trạng nuôi
con bằng sữa mẹ nói riêng đã có nhiều nghiên cứu đã được triển khai, áp dụng
và chứng minh tính hiệu quả trên khắp cả nước. Nghiên cứu của chúng tôi là
nghiên cứu đầu tiên được tiến hành tại 20 xã trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
nhằm hiểu về thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ và các mối liên quan. Kết quả
nghiên cứu có thể phản ánh được thực trạng NCBSM trong 6 tháng đầu của
bà mẹ có con dưới 6 tháng tuổi địa bàn nghiên cứu. .
4.1. Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ
4.1.1. Thực trạng nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu
Bú mẹ hoàn toàn là trẻ chỉ bú sữa từ vú mẹ hoặc vú nuôi hoặc từ vú mẹ
vắt ra. Ngoài ra không ăn bất kỳ một loại thức ăn dạng lỏng hay rắn khác trừ
các dạng giọt, siro có chứa các vitamin, chất khoáng bổ sung, hoặc thuốc [77],
[80]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, từ biểu đồ 3.1 cho thấy có tới 60,27%
trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Tỷ lệ trẻ bú mẹ hoàn toàn tính
theo từng huyện nghiên cứu cũng có sự khác biệt. Từ bảng 3.1 có thể thấy,
huyện Định Hóa là huyện nghèo, khó khăn nhất trong 4 huyện nhưng tỷ lệ bú
mẹ hoàn toàn lại cao nhất 74,6%, tiếp đến là các huyện Phú Lương, Đại Từ,
Võ Nhai.
Theo kết quả nghiên cứu trước đây của một số tác giả ở một số vùng ở
Hà Nội cho thấy: tỉ lệ trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 4 tháng đầu năm 1996
trong nghiên cứu của Nguyễn Đình Quang là 45,5% [28], của Lê Thị Kim
Chung năm 2000 là 62,7% [6]. Tỉ lệ trẻ < 6 tháng được bú mẹ hoàn toàn khác
nhau tùy từng địa phương trong nước. Theo số liệu điều tra gần đây ở Phú
Thọ, tỉ lệ này rất thấp, chỉ có 4,6% [25] và ở Quảng Nam thì chỉ có 2/816 trẻ
39
được bú mẹ hoàn toàn trong giai đoạn 4-6 tháng [34]. Theo báo cáo của viện
Dinh Dưỡng (2006), tỉ lệ trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu của toàn
quốc là 12,2%, như vậy chỉ số này trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn
nhiều so với các địa phương khác.
Trên thế giới, Trung Quốc là một trong những quốc gia rất tích cực
trong việc đẩy mạnh vấn đề NCBSM. Trong một nghiên cứu gần đây tại
Trung Quốc cho thấy có 25,8% trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 4 tháng đầu,
tăng gấp đôi sovới năm 1990 [53]. Tại Australia trong một nghiên cứu năm
2006 cho thấy khi được 6 tháng tuổi chưa được một nửa số trẻ được nuôi
bằng sữa mẹ ở các mức độ (45,9%) và chỉ 12% được nuôi bằng sữa mẹ một
cách đầy đủ [31]. Một nghiên cứu ở Singapore thấy rằng chỉ có 21% các bà mẹ
đang NCBSM trong 6 tháng với ít hơn 5% các bà mẹ NCBSM hoàn toàn [64].
4.1.2. Thực hành cho trẻ bú sớm sau sinh
Theo khuyến cáo của WHO/UNICEF mẹ nên cho con bú trong vòng 1
giờ đầu sau đẻ, bú càng sớm càng tốt. Bởi vì những giọt sữa đầu tiên rất tốt,
có hàm lượng chất dinh dưỡng và kháng thể cao. Bên cạnh đó động tác mút
vú của trẻ sẽ kích thích tuyến yên giải phóng ra Prolactin và sẽ làm cho sữa
được tiết ra nhiều. Mặt khác trẻ bú sẽ kích thích tuyến yên sản xuất ra một
hoormon khác là Oxytoxin có tác dụng gây co các tế bào cơ ở xung quanh
tuyến sữa gây nên phản xạ tiết sữa. Hơn nữa oxytoxin còn có tác dụng lên cơ
tử cung giúp cầm máu nhanh cho người mẹ sau đẻ [41].
Kết quả nghiên cứu cho thấy có 51,9% số bà mẹ cho trẻ bú lần đầu
trong vòng một giờ sau khi sinh. Như vậy vẫn còn khoảng một nửa số trẻ phải
ăn uống thức ăn khác sau khi chào đời và không được hưởng lợi từ bữa bú
đầu tiên vô cùng quý giá về mọi mặt này. Tỷ lệ thực hành cho trẻ bú sớm sau
sinh trong nghiên cứu của chúng tôi tương đương so với nghiên cứu của dự án
A&T tiến hành tại 11 tỉnh: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Bình, Quảng Trị,
Quảng Nam, Đ
̀ à Nẵng, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Đắk Nông, Tiền Giang và Cà
40
Mau năm 2011 (51,9% so với 50,5%) [1]. Cũng tương tự như kết quả ở trên,
khi so sánh nghiên cứu này với một số nghiên cứu khác trong nước cũng cho
kết quả tỷ lệ bú mẹ trong vòng 1 giờ đầu sau sinh cao hơn, cụ thể: nghiên cứu
của Huỳnh Văn Tú và Nguyễn Vũ Linh tại bệnh viện phụ sản bán công Bình
Dương (29,7%) [29]; nghiên cứu của tác giả Đinh Thị Phương Hòa tiến hành
tại 4 bệnh viện ở Hà Nội năm 2006 (44,1%) [14]; nghiên cứu của Trần Thị
Phúc Nguyệt tại xã Khánh Hà, Thường Tín, Hà Nội (42,3%) [22]; nghiên cứu
của Bùi Thu Hương tại hai phường Quỳnh Mai và Bạch Đằng, Hà Nội năm
2009 (30%) [12]; nghiên cứu của Từ Mai thực hiện trên 300 bà mẹ có con
dưới 24 tháng tuổi đến khám tại Trung tâm khám tư vấn dinh dưỡng, Viện
Dinh dưỡng năm 2008 (49,3%) [27]; nghiên cứu của Huỳnh Văn Dũng,
Huỳnh Nam Phương và cộng sự tại huyện Tam Nông, Phú Thọ năm 2012
(46,7%) [8]. Có thể nhận thấy tỷ lệ thực hành cho trẻ bú sớm sau sinh trong
nghiên cứu cao hơn với rất nhiều nghiên cứu của các tác giả khác nhau thực
hiện tại các tỉnh thuộc vùng nông thôn và ở thành phố. Tuy nhiên, khi so sánh
với nghiên cứu thực hiện tại vùng miền núi trên đối tượng là các bà mẹ dân
tộc như: nghiên cứu của Hà Thị Thu Trang và TrầnThị Phúc Nguyệt về tìm
hiểu một số tập tính nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ dân tộc Dao có con
dưới 24 tháng tuổi năm 2011 tại xã Tân Sơn, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn,
thì tỷ lệ bà mẹ thực hành cho trẻ bú sớm sau sinh trong nghiên cứu này cũng
cao hơn nhưng không có sự khác biệt đáng kể (51,9% so với 47,5%) [23].
So sánh với nghiên cứu được thực hiện ṭi 6 tỉnh dự án IFEN II Hội Chữ thập
đỏ Việt Nam năm 2005 và xã Dân Hòa Hà Tây năm 2006 của tác giả Phạm
Văn Hoan và cộng sự thì tỷ lệ bà mẹ thực hành cho trẻ bú sớm sau sinh trong
nghiên cứunày cao hơn so với tỷ lệ chung về bú sớm sau sinh của 6 tỉnh dự án
(51,9% so với 45,8%) [17]. Tuy nhiên, kết quả trong nghiên cứu này cũng
thấp hơn kết quả của một số nghiên cứu khác cùng lĩnh vực như: Nghiên cứu
mô tả cắt ngang của cùng tác giả Lê Thị Hương thực hiện năm 2008 tại huyện
41
Văn Yên, tỉnh Yên Bái [13] và huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị [11] cho kết
qủ tỷ lệ bà mẹ cho con bú sớm trong vòng nửa giờ đầu sau sinh lần lượt là
90% và 88%; Một nghiên cứu khác cũng cho tỷ lệ bà mẹ thực hành cho con
bú sớm sau sinh rất cao (98,3%), đó là nghiên cứu dọc tại huyện Quảng
Xương, tỉnh Thanh Hóa [50],[51]. Tổng điều tra dinh dưỡng năm 2010 của
Viện Dinh dưỡng cũng cho kết qủ tỷ lệ bà mẹ cho trẻ bú sớm sau sinh là
76,2% [38]. Như vậy, tỷ lệ bà mẹ cho trẻ bú sớm sau sinh trong nghiên cứu
này là thấp hơn so với tỷ lệ chung của cả nước (51,9% so với 76,2%), và thấp
hơn nhiều so với kết quả nghiên cứu của tác gỉ Lê Thị Hương và nghiên cứu
dọc ở Quảng Xương, Thanh Hóa.
So sánh kết quả của chúng tôi với một số các nghiên cứu trước đây cho
thấy tình hình cho trẻ bú sớm sau sinh đã được cải thiện rõ rệt. Nghiên cứu
của Cao Thị Hậu, Phạm Thúy Hòa và cộng sự (1991) cho kết quả tỉ lệ bà mẹ
cho con bú trong vòng 30 phút đầu sau sinh là 5,5% ở nông thôn và 8% ở
thành phố [14]. Một nghiên cứu khác của Đào Ngọc Diễn, Nguyễn Trọng An
và cộng sự, trên 500 trẻ dưới 5 tuổi tại vùng nông thôn và nội thành Hà Nội
thu được kết quả sau: hầu hết trẻ được bú mẹ sau 2-3 ngày. Tỉ lệ trẻ được bú
mẹ trong vòng 24 giờ chỉ đạt 15,8% ở nội thành và 35,5% ở nông thôn [9].
Một số các kết quả nghiên cứu của các tác giả khác gần đây như: Ngô Văn
Toàn (2005) thấy tỉ lệ các bà mẹ cho con bú sớm trong 1 giờ đầu sau đẻ tại
Quảng Trị là 63,7% [30], theo tác giả Trần Chí Liêm, Phou Sophal và cộng sự
năm 2007 tại Ba Bể - Bắc Kạn thì tỉ lệ này là 65,7% [35] và theo nghiên cứu
của Phạm Văn Hoan, Vũ Quang Huy, Erika Lutz (2005-2006) ở một số xã
thuộc các tỉnh Nghệ An, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Lai Châu, Điện
Biên là 45,8%, ở Hà Tây là 69,4% [18]. Một nghiên cứu về thực hành
NCBSM của các bà mẹ người Mỹ gốc Việt cho thấy 75% bà mẹ cho con bú
sớm [48] và tỉ lệ này cũng tương tự đối với các bà mẹ người Úc gốc Việt [48].
42
4.2. Một số yếu tố liên quan đến thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong 6
tháng đầu
4.2.1. Trình độ học vấn của bà mẹ.
Trình độ học vấn (TĐHV) của người mẹ biểu hiện khả năng nhận thức
khoa học và hiểu biết. Các bà mẹ được giáo dục sẽ giúp họ nhận thức được
các kiến thức liên quan đến việc chăm sóc trẻ. Tìm hiểu sự liên quan giữa
trình độ học vấn của người mẹ và vấn đề nuôi dưỡng trẻ đã có nhiều nghiên
cứu đề cập đến. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu về mối liên quan này rất khác
nhau. Trong nghiên cứu này, qua bảng 3.9 chúng tôi tìm thấy có sự liên quan
có ý nghĩa thống kê giữa trình độ của mẹ với việc thực hành cho trẻ bú mẹ
hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Các bà mẹ có trình độ học vấn thấp thì việc thực
hành cho trẻ bú mẹ hoàn toàn lại cao hơn những bà mẹ có trình độ học vấn
cao. 64,22% các bà mẹ có trình độ học vấn cấp 1 cho trẻ bú mẹ hoàn toàn
trong 6 tháng đầu nhưng chỉ có 49% các bà mẹ có trình độ học vấn trung cấp,
cao đẳng, đại học, sau đại học thực hiện được hành vi này.
Ở Việt Nam từ năm 1987, Nguyễn Thu Nhạn, Đào Ngọc Diễn và cộng
sự cũng đã cho thấy trình độ học vấn của bà mẹ nông thôn thấp hơn ở thành
thị nên thời gian cho bú kéo dài hơn [9]. Điều này đồng quan điểm với nghiên
cứu của chúng tôi. Trong nghiên cứu của Mai Đức Thắng đã tìm được sự liên
quan giữa trình độ học vấn của mẹ với thời gian cai sữa cho trẻ. Những bà mẹ
có trình độ học vấn cao có nhận thức tốt hơn và thời gian cai sữa cho trẻ
muộn hơn và những bà mẹ có trình độ học vấn cao có tỉ lệ hiểu biết cao hơn
so với những bà mẹ có trình độ học vấn thấp. Nhưng trong nghiên cứu này
không tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa trình độ học vấn của bà
mẹ với thời gian cho trẻ bú lần đầu sau sinh [35]. Kết quả nghiên cứu của Lê
Thị Kim Trang cũng không tìm được mối liên quan giữa trình độ học vấn của
mẹ với việc NCBSM [37].
Ở các nước đang phát triển, trình độ học vấn của mẹ cao có liên quan
với tỉ lệ NCBSM thấp. Ngược lại, ở các nước phát triển, học vấn càng cao và
Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi
Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi
Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi
Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi
Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi
Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi
Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi
Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi
Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi
Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi
Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi
Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi
Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi
Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi
Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi
Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi
Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi
Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi
Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi
Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi
Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi
Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi
Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi
Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi
Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi
Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi

More Related Content

What's hot

Thuc hanh va yeu to lien quan den tiem an toan cua dieu duong vien
Thuc hanh va yeu to lien quan den tiem an toan cua dieu duong vienThuc hanh va yeu to lien quan den tiem an toan cua dieu duong vien
Thuc hanh va yeu to lien quan den tiem an toan cua dieu duong vienLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Thuc trang cho con bu som va mot so yeu to anh huong cua cac ba me
Thuc trang cho con bu som va mot so yeu to anh huong cua cac ba meThuc trang cho con bu som va mot so yeu to anh huong cua cac ba me
Thuc trang cho con bu som va mot so yeu to anh huong cua cac ba meLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Luận án: Năng lực quản lý của điều dưỡng trưởng khoa tại các bệnh viện Trung ...
Luận án: Năng lực quản lý của điều dưỡng trưởng khoa tại các bệnh viện Trung ...Luận án: Năng lực quản lý của điều dưỡng trưởng khoa tại các bệnh viện Trung ...
Luận án: Năng lực quản lý của điều dưỡng trưởng khoa tại các bệnh viện Trung ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Bài giảng và bài tập chọn mẫu và tính toán cỡ mẫu
Bài giảng và bài tập chọn mẫu và tính toán cỡ mẫuBài giảng và bài tập chọn mẫu và tính toán cỡ mẫu
Bài giảng và bài tập chọn mẫu và tính toán cỡ mẫuvinhthedang
 
Đo lường sự hài lòng của bệnh nhân đối với chất lượng dịch vụ y tế tại bệnh v...
Đo lường sự hài lòng của bệnh nhân đối với chất lượng dịch vụ y tế tại bệnh v...Đo lường sự hài lòng của bệnh nhân đối với chất lượng dịch vụ y tế tại bệnh v...
Đo lường sự hài lòng của bệnh nhân đối với chất lượng dịch vụ y tế tại bệnh v...anh hieu
 
LUẬN VĂN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA BÁC SĨ, ĐIỀU DƯỠNG NĂM 2022.docx
LUẬN VĂN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA BÁC SĨ, ĐIỀU DƯỠNG NĂM 2022.docxLUẬN VĂN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA BÁC SĨ, ĐIỀU DƯỠNG NĂM 2022.docx
LUẬN VĂN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA BÁC SĨ, ĐIỀU DƯỠNG NĂM 2022.docxLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Luận văn: Nhiệm vụ công tác xã hội trong việc hỗ trợ người bệnh ung thư tại B...
Luận văn: Nhiệm vụ công tác xã hội trong việc hỗ trợ người bệnh ung thư tại B...Luận văn: Nhiệm vụ công tác xã hội trong việc hỗ trợ người bệnh ung thư tại B...
Luận văn: Nhiệm vụ công tác xã hội trong việc hỗ trợ người bệnh ung thư tại B...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Nghiên cứu tỷ lệ tiêm chủng ở trẻ em dưới 5 tuổi và kiến thức thực hành của b...
Nghiên cứu tỷ lệ tiêm chủng ở trẻ em dưới 5 tuổi và kiến thức thực hành của b...Nghiên cứu tỷ lệ tiêm chủng ở trẻ em dưới 5 tuổi và kiến thức thực hành của b...
Nghiên cứu tỷ lệ tiêm chủng ở trẻ em dưới 5 tuổi và kiến thức thực hành của b...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
ĐẶC ĐIỂM NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA N...
ĐẶC ĐIỂM NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA N...ĐẶC ĐIỂM NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA N...
ĐẶC ĐIỂM NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA N...nataliej4
 
Khảo sát kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi của các bà mẹ tạ...
Khảo sát kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi của các bà mẹ tạ...Khảo sát kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi của các bà mẹ tạ...
Khảo sát kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi của các bà mẹ tạ...hieu anh
 
Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hiv aids điều trị ngoại trú
Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hiv aids điều trị ngoại trúThực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hiv aids điều trị ngoại trú
Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hiv aids điều trị ngoại trúhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Đánh giá thực trạng stress, lo âu, trầm cảm của điều dưỡng, hộ sinh...
Luận văn: Đánh giá thực trạng stress, lo âu, trầm cảm của điều dưỡng, hộ sinh...Luận văn: Đánh giá thực trạng stress, lo âu, trầm cảm của điều dưỡng, hộ sinh...
Luận văn: Đánh giá thực trạng stress, lo âu, trầm cảm của điều dưỡng, hộ sinh...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 

What's hot (20)

Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAYLuận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Giải pháp giảm thiểu stress cho nhân viên y tế, HAY
 
Thuc hanh va yeu to lien quan den tiem an toan cua dieu duong vien
Thuc hanh va yeu to lien quan den tiem an toan cua dieu duong vienThuc hanh va yeu to lien quan den tiem an toan cua dieu duong vien
Thuc hanh va yeu to lien quan den tiem an toan cua dieu duong vien
 
Thuc trang cho con bu som va mot so yeu to anh huong cua cac ba me
Thuc trang cho con bu som va mot so yeu to anh huong cua cac ba meThuc trang cho con bu som va mot so yeu to anh huong cua cac ba me
Thuc trang cho con bu som va mot so yeu to anh huong cua cac ba me
 
Luận án: Năng lực quản lý của điều dưỡng trưởng khoa tại các bệnh viện Trung ...
Luận án: Năng lực quản lý của điều dưỡng trưởng khoa tại các bệnh viện Trung ...Luận án: Năng lực quản lý của điều dưỡng trưởng khoa tại các bệnh viện Trung ...
Luận án: Năng lực quản lý của điều dưỡng trưởng khoa tại các bệnh viện Trung ...
 
Bài giảng và bài tập chọn mẫu và tính toán cỡ mẫu
Bài giảng và bài tập chọn mẫu và tính toán cỡ mẫuBài giảng và bài tập chọn mẫu và tính toán cỡ mẫu
Bài giảng và bài tập chọn mẫu và tính toán cỡ mẫu
 
Đo lường sự hài lòng của bệnh nhân đối với chất lượng dịch vụ y tế tại bệnh v...
Đo lường sự hài lòng của bệnh nhân đối với chất lượng dịch vụ y tế tại bệnh v...Đo lường sự hài lòng của bệnh nhân đối với chất lượng dịch vụ y tế tại bệnh v...
Đo lường sự hài lòng của bệnh nhân đối với chất lượng dịch vụ y tế tại bệnh v...
 
Đề tài: Sử dụng kháng sinh trong điều trị bệnh viêm phổi ở trẻ em
Đề tài: Sử dụng kháng sinh trong điều trị bệnh viêm phổi ở trẻ emĐề tài: Sử dụng kháng sinh trong điều trị bệnh viêm phổi ở trẻ em
Đề tài: Sử dụng kháng sinh trong điều trị bệnh viêm phổi ở trẻ em
 
LUẬN VĂN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA BÁC SĨ, ĐIỀU DƯỠNG NĂM 2022.docx
LUẬN VĂN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA BÁC SĨ, ĐIỀU DƯỠNG NĂM 2022.docxLUẬN VĂN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA BÁC SĨ, ĐIỀU DƯỠNG NĂM 2022.docx
LUẬN VĂN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA BÁC SĨ, ĐIỀU DƯỠNG NĂM 2022.docx
 
Đề tài: Tuân thủ điều trị phòng biến chứng đái tháo đường, HAY
Đề tài: Tuân thủ điều trị phòng biến chứng đái tháo đường, HAYĐề tài: Tuân thủ điều trị phòng biến chứng đái tháo đường, HAY
Đề tài: Tuân thủ điều trị phòng biến chứng đái tháo đường, HAY
 
Luận văn: Nhiệm vụ công tác xã hội trong việc hỗ trợ người bệnh ung thư tại B...
Luận văn: Nhiệm vụ công tác xã hội trong việc hỗ trợ người bệnh ung thư tại B...Luận văn: Nhiệm vụ công tác xã hội trong việc hỗ trợ người bệnh ung thư tại B...
Luận văn: Nhiệm vụ công tác xã hội trong việc hỗ trợ người bệnh ung thư tại B...
 
Nghiên cứu tỷ lệ tiêm chủng ở trẻ em dưới 5 tuổi và kiến thức thực hành của b...
Nghiên cứu tỷ lệ tiêm chủng ở trẻ em dưới 5 tuổi và kiến thức thực hành của b...Nghiên cứu tỷ lệ tiêm chủng ở trẻ em dưới 5 tuổi và kiến thức thực hành của b...
Nghiên cứu tỷ lệ tiêm chủng ở trẻ em dưới 5 tuổi và kiến thức thực hành của b...
 
Đề tài: Nhận thức về tự ý sử dụng kháng sinh của sinh viên, HAY
Đề tài: Nhận thức về tự ý sử dụng kháng sinh của sinh viên, HAYĐề tài: Nhận thức về tự ý sử dụng kháng sinh của sinh viên, HAY
Đề tài: Nhận thức về tự ý sử dụng kháng sinh của sinh viên, HAY
 
200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Xét Nghiệm Tại Bệnh Viện, 9 Điểm Mới Nhất
200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Xét Nghiệm Tại Bệnh Viện, 9 Điểm Mới Nhất200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Xét Nghiệm Tại Bệnh Viện, 9 Điểm Mới Nhất
200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Xét Nghiệm Tại Bệnh Viện, 9 Điểm Mới Nhất
 
ĐẶC ĐIỂM NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA N...
ĐẶC ĐIỂM NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA N...ĐẶC ĐIỂM NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA N...
ĐẶC ĐIỂM NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA N...
 
Khảo sát kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi của các bà mẹ tạ...
Khảo sát kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi của các bà mẹ tạ...Khảo sát kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi của các bà mẹ tạ...
Khảo sát kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi của các bà mẹ tạ...
 
Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hiv aids điều trị ngoại trú
Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hiv aids điều trị ngoại trúThực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hiv aids điều trị ngoại trú
Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hiv aids điều trị ngoại trú
 
Luận văn: Đánh giá thực trạng stress, lo âu, trầm cảm của điều dưỡng, hộ sinh...
Luận văn: Đánh giá thực trạng stress, lo âu, trầm cảm của điều dưỡng, hộ sinh...Luận văn: Đánh giá thực trạng stress, lo âu, trầm cảm của điều dưỡng, hộ sinh...
Luận văn: Đánh giá thực trạng stress, lo âu, trầm cảm của điều dưỡng, hộ sinh...
 
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp với người bệnh của nhân viên y tế, 9đ
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp với người bệnh của nhân viên y tế, 9đLuận văn: Kỹ năng giao tiếp với người bệnh của nhân viên y tế, 9đ
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp với người bệnh của nhân viên y tế, 9đ
 
Đề tài: Tổng quan tương tác thuốc và dược liệu, HAY, 9đ
Đề tài: Tổng quan tương tác thuốc và dược liệu, HAY, 9đĐề tài: Tổng quan tương tác thuốc và dược liệu, HAY, 9đ
Đề tài: Tổng quan tương tác thuốc và dược liệu, HAY, 9đ
 
Đề tài: Khảo sát thói quen sử dụng kháng sinh của người dân, 9đ
Đề tài: Khảo sát thói quen sử dụng kháng sinh của người dân, 9đĐề tài: Khảo sát thói quen sử dụng kháng sinh của người dân, 9đ
Đề tài: Khảo sát thói quen sử dụng kháng sinh của người dân, 9đ
 

Similar to Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi

Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt và một số yếu tố liên quan tại các...
Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt và một số yếu tố liên quan tại các...Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt và một số yếu tố liên quan tại các...
Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt và một số yếu tố liên quan tại các...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Kỹ năng tư vấn sức khỏe của nhân viên y tế thôn bản tại huyện định hóa, tỉnh ...
Kỹ năng tư vấn sức khỏe của nhân viên y tế thôn bản tại huyện định hóa, tỉnh ...Kỹ năng tư vấn sức khỏe của nhân viên y tế thôn bản tại huyện định hóa, tỉnh ...
Kỹ năng tư vấn sức khỏe của nhân viên y tế thôn bản tại huyện định hóa, tỉnh ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em từ 25 đến 60 tháng và một số ...
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em từ 25 đến 60 tháng và một số ...Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em từ 25 đến 60 tháng và một số ...
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em từ 25 đến 60 tháng và một số ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ VỀ CHĂM SÓC NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍ...
KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ VỀ CHĂM SÓC NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍ...KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ VỀ CHĂM SÓC NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍ...
KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ VỀ CHĂM SÓC NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍ...nataliej4
 
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...https://www.facebook.com/garmentspace
 
ĐÁNH GIÁ ĐIỀU TRỊ VÔ SINH BẰNG BƠM TINH TRÙNG VÀO BUỒNG TỬ CUNG TẠI BỆNH VIỆN...
ĐÁNH GIÁ ĐIỀU TRỊ VÔ SINH BẰNG BƠM TINH TRÙNG VÀO BUỒNG TỬ CUNG TẠI BỆNH VIỆN...ĐÁNH GIÁ ĐIỀU TRỊ VÔ SINH BẰNG BƠM TINH TRÙNG VÀO BUỒNG TỬ CUNG TẠI BỆNH VIỆN...
ĐÁNH GIÁ ĐIỀU TRỊ VÔ SINH BẰNG BƠM TINH TRÙNG VÀO BUỒNG TỬ CUNG TẠI BỆNH VIỆN...nataliej4
 
Đánh giá mô hình bệnh tật, Thực trạng nguồn nhân lực và Sự hài lòng của người...
Đánh giá mô hình bệnh tật, Thực trạng nguồn nhân lực và Sự hài lòng của người...Đánh giá mô hình bệnh tật, Thực trạng nguồn nhân lực và Sự hài lòng của người...
Đánh giá mô hình bệnh tật, Thực trạng nguồn nhân lực và Sự hài lòng của người...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
đáNh giá kết quả điều trị nhiễm khuẩn sơ sinh nặng và một số yếu tố ảnh hưởng...
đáNh giá kết quả điều trị nhiễm khuẩn sơ sinh nặng và một số yếu tố ảnh hưởng...đáNh giá kết quả điều trị nhiễm khuẩn sơ sinh nặng và một số yếu tố ảnh hưởng...
đáNh giá kết quả điều trị nhiễm khuẩn sơ sinh nặng và một số yếu tố ảnh hưởng...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận án: Thực trạng chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ người dân tộc thiểu...
Luận án: Thực trạng chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ người dân tộc thiểu...Luận án: Thực trạng chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ người dân tộc thiểu...
Luận án: Thực trạng chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ người dân tộc thiểu...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện ...
Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện ...Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện ...
Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
XÂY DỰNG VÀ ỨNG DỤNG THANG ĐO BIẾNG ĂN VÀO NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG BIẾNG ĂN Ở T...
XÂY DỰNG VÀ ỨNG DỤNG THANG ĐO BIẾNG ĂN VÀO NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG BIẾNG ĂN Ở T...XÂY DỰNG VÀ ỨNG DỤNG THANG ĐO BIẾNG ĂN VÀO NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG BIẾNG ĂN Ở T...
XÂY DỰNG VÀ ỨNG DỤNG THANG ĐO BIẾNG ĂN VÀO NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG BIẾNG ĂN Ở T...NuioKila
 
[123doc] - xay-dung-va-ung-dung-thang-do-bieng-an-vao-nghien-cuu-thuc-trang-b...
[123doc] - xay-dung-va-ung-dung-thang-do-bieng-an-vao-nghien-cuu-thuc-trang-b...[123doc] - xay-dung-va-ung-dung-thang-do-bieng-an-vao-nghien-cuu-thuc-trang-b...
[123doc] - xay-dung-va-ung-dung-thang-do-bieng-an-vao-nghien-cuu-thuc-trang-b...NuioKila
 
Khảo sát kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi của các bà mẹ t...
 Khảo sát kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi của các bà mẹ t... Khảo sát kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi của các bà mẹ t...
Khảo sát kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi của các bà mẹ t...hieu anh
 
Đề tài: Kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi - Gửi miễn phí qu...
Đề tài: Kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi - Gửi miễn phí qu...Đề tài: Kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi - Gửi miễn phí qu...
Đề tài: Kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi - Gửi miễn phí qu...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Khảo sát kiến thức thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi của các bà mẹ tạ...
 Khảo sát kiến thức thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi của các bà mẹ tạ... Khảo sát kiến thức thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi của các bà mẹ tạ...
Khảo sát kiến thức thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi của các bà mẹ tạ...hieu anh
 

Similar to Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi (20)

Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt và một số yếu tố liên quan tại các...
Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt và một số yếu tố liên quan tại các...Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt và một số yếu tố liên quan tại các...
Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt và một số yếu tố liên quan tại các...
 
Kỹ năng tư vấn sức khỏe của nhân viên y tế thôn bản tại huyện định hóa, tỉnh ...
Kỹ năng tư vấn sức khỏe của nhân viên y tế thôn bản tại huyện định hóa, tỉnh ...Kỹ năng tư vấn sức khỏe của nhân viên y tế thôn bản tại huyện định hóa, tỉnh ...
Kỹ năng tư vấn sức khỏe của nhân viên y tế thôn bản tại huyện định hóa, tỉnh ...
 
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em từ 25 đến 60 tháng và một số ...
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em từ 25 đến 60 tháng và một số ...Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em từ 25 đến 60 tháng và một số ...
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em từ 25 đến 60 tháng và một số ...
 
KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ VỀ CHĂM SÓC NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍ...
KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ VỀ CHĂM SÓC NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍ...KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ VỀ CHĂM SÓC NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍ...
KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ VỀ CHĂM SÓC NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍ...
 
Đề tài: Kiến thức của bà mẹ chăm sóc trẻ em nhiễm khuẩn hô hấp
Đề tài: Kiến thức của bà mẹ chăm sóc trẻ em nhiễm khuẩn hô hấpĐề tài: Kiến thức của bà mẹ chăm sóc trẻ em nhiễm khuẩn hô hấp
Đề tài: Kiến thức của bà mẹ chăm sóc trẻ em nhiễm khuẩn hô hấp
 
Chăm sóc Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi của bà mẹ
Chăm sóc Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi của bà mẹChăm sóc Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi của bà mẹ
Chăm sóc Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi của bà mẹ
 
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...
 
Luận án: Một số bất thường sinh sản ở huyện Phù Cát - Bình Định
Luận án: Một số bất thường sinh sản ở huyện Phù Cát - Bình ĐịnhLuận án: Một số bất thường sinh sản ở huyện Phù Cát - Bình Định
Luận án: Một số bất thường sinh sản ở huyện Phù Cát - Bình Định
 
ĐÁNH GIÁ ĐIỀU TRỊ VÔ SINH BẰNG BƠM TINH TRÙNG VÀO BUỒNG TỬ CUNG TẠI BỆNH VIỆN...
ĐÁNH GIÁ ĐIỀU TRỊ VÔ SINH BẰNG BƠM TINH TRÙNG VÀO BUỒNG TỬ CUNG TẠI BỆNH VIỆN...ĐÁNH GIÁ ĐIỀU TRỊ VÔ SINH BẰNG BƠM TINH TRÙNG VÀO BUỒNG TỬ CUNG TẠI BỆNH VIỆN...
ĐÁNH GIÁ ĐIỀU TRỊ VÔ SINH BẰNG BƠM TINH TRÙNG VÀO BUỒNG TỬ CUNG TẠI BỆNH VIỆN...
 
Đánh giá mô hình bệnh tật, Thực trạng nguồn nhân lực và Sự hài lòng của người...
Đánh giá mô hình bệnh tật, Thực trạng nguồn nhân lực và Sự hài lòng của người...Đánh giá mô hình bệnh tật, Thực trạng nguồn nhân lực và Sự hài lòng của người...
Đánh giá mô hình bệnh tật, Thực trạng nguồn nhân lực và Sự hài lòng của người...
 
đáNh giá kết quả điều trị nhiễm khuẩn sơ sinh nặng và một số yếu tố ảnh hưởng...
đáNh giá kết quả điều trị nhiễm khuẩn sơ sinh nặng và một số yếu tố ảnh hưởng...đáNh giá kết quả điều trị nhiễm khuẩn sơ sinh nặng và một số yếu tố ảnh hưởng...
đáNh giá kết quả điều trị nhiễm khuẩn sơ sinh nặng và một số yếu tố ảnh hưởng...
 
Luận án: Thực trạng chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ người dân tộc thiểu...
Luận án: Thực trạng chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ người dân tộc thiểu...Luận án: Thực trạng chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ người dân tộc thiểu...
Luận án: Thực trạng chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ người dân tộc thiểu...
 
Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện ...
Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện ...Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện ...
Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện ...
 
Luận án: Chăm sóc y tế cho người nhiễm HIV/AIDS đang điều trị ARV
Luận án: Chăm sóc y tế cho người nhiễm HIV/AIDS đang điều trị ARVLuận án: Chăm sóc y tế cho người nhiễm HIV/AIDS đang điều trị ARV
Luận án: Chăm sóc y tế cho người nhiễm HIV/AIDS đang điều trị ARV
 
Đề tài: Thực trạng chăm sóc y tế cho người nhiễm HIV/AIDS đang điều trị ARV n...
Đề tài: Thực trạng chăm sóc y tế cho người nhiễm HIV/AIDS đang điều trị ARV n...Đề tài: Thực trạng chăm sóc y tế cho người nhiễm HIV/AIDS đang điều trị ARV n...
Đề tài: Thực trạng chăm sóc y tế cho người nhiễm HIV/AIDS đang điều trị ARV n...
 
XÂY DỰNG VÀ ỨNG DỤNG THANG ĐO BIẾNG ĂN VÀO NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG BIẾNG ĂN Ở T...
XÂY DỰNG VÀ ỨNG DỤNG THANG ĐO BIẾNG ĂN VÀO NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG BIẾNG ĂN Ở T...XÂY DỰNG VÀ ỨNG DỤNG THANG ĐO BIẾNG ĂN VÀO NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG BIẾNG ĂN Ở T...
XÂY DỰNG VÀ ỨNG DỤNG THANG ĐO BIẾNG ĂN VÀO NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG BIẾNG ĂN Ở T...
 
[123doc] - xay-dung-va-ung-dung-thang-do-bieng-an-vao-nghien-cuu-thuc-trang-b...
[123doc] - xay-dung-va-ung-dung-thang-do-bieng-an-vao-nghien-cuu-thuc-trang-b...[123doc] - xay-dung-va-ung-dung-thang-do-bieng-an-vao-nghien-cuu-thuc-trang-b...
[123doc] - xay-dung-va-ung-dung-thang-do-bieng-an-vao-nghien-cuu-thuc-trang-b...
 
Khảo sát kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi của các bà mẹ t...
 Khảo sát kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi của các bà mẹ t... Khảo sát kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi của các bà mẹ t...
Khảo sát kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi của các bà mẹ t...
 
Đề tài: Kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi - Gửi miễn phí qu...
Đề tài: Kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi - Gửi miễn phí qu...Đề tài: Kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi - Gửi miễn phí qu...
Đề tài: Kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi - Gửi miễn phí qu...
 
Khảo sát kiến thức thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi của các bà mẹ tạ...
 Khảo sát kiến thức thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi của các bà mẹ tạ... Khảo sát kiến thức thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi của các bà mẹ tạ...
Khảo sát kiến thức thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi của các bà mẹ tạ...
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.dochttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...https://www.facebook.com/garmentspace
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 

Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi

  • 1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC VŨ HƯƠNG DỊU THỰC TRẠNG NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ TRONG 6 THÁNG ĐẦU CỦA CÁC BÀ MẸ CÓ CON DƯỚI 24 THÁNG TUỔI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI 20 XÃ THUỘC TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Y HỌC DỰ PHÒNG Mã số: 60 72 01 63 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HẠC VĂN VINH ơ THÁI NGUYÊN - NĂM 2017
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện một cách nghiêm túc, trung thực, đúng quy trình và đảm bảo tính khoa học. Các số liệu và kết quả trong luận án không trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu của tác giả nào khác trong, ngoài nước và chưa được công bố, hoặc sử dụng ở bất kỳ đâu. Tác giả luận văn Vũ Hương Dịu
  • 3. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Y học dự phòng, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ tận tình từ các thầy cô trường Đại học Y dược Thái Nguyên, địa phương triển khai nghiên cứu, gia đình và bạn bè. Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Hạc Văn Vinh, người thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, dành nhiều thời gian trao đổi và định hướng cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau Đại học và các thầy cô giáo các bộ môn Y tế công cộng của trường Đại học Y dược Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành mục tiêu học tập, nghiên cứu tại trường. Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Hồng Phương đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình nghiên cứu, thực địa, thu thập và xử lý số liệu nghiên cứu của đề tài này. Cuối cùng, tôi vô cùng biết ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm động viên, chia sẻ và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Thái Nguyên, tháng 11 năm 2017 VŨ HƯƠNG DỊU
  • 4. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ABS : Ăn bổ sung BMHT : Bú mẹ hoàn toàn CSSK : Chăm sóc sức khỏe NCBSM : Nuôi con bằng sữa mẹ SDD : Suy dinh dưỡng TCYTTG : Tổ chức Y tế thế giới. TĐHV : Trình độ học vấn TTDD : Tình trạng dinh dưỡng WHO : Tổ chức Y tế thế giới (World Health Oganization) UNICEF : Quỹ nhi đồng liên hiệp quốc
  • 5. MỤC LỤC Trang ĐẶT VẤN ĐỀ.....................................................................................................................................................................................................................................................1 Chương 1. TỔNG QUAN.............................................................................................................................................................................................................3 1.1. Đại cương về sữa mẹ................................................................................................................................................................................................................3 1.1.1. Một số khái niệm về nuôi con bằng sữa mẹ..........................................................................................................................3 1.1.2. Thành phần cơ bản của sữa mẹ.....................................................................................................................................................................4 1.2. Tầm quan trọng của sữa mẹ........................................................................................................................................................................................5 1.2.1. Sữa mẹ giúp trẻ phát triển trí não hoàn hảo............................................................................................................................5 1.2.2. Sữa mẹ có tác dụng chống dị ứng.............................................................................................................................................................5 1.2.3. NCBSM là điều kiện để gắn bó tình cảm mẹ con.....................................................................................................5 1.2.4. Bảo vệ sức khỏe bà mẹ..................................................................................................................................................................................................5 1.2.5. Cho bú sữa mẹ thuận lợi và kinh tế.......................................................................................................................................................6 1.3. Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu..........................................6 1.3.1. Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ dưới 6 tháng tuổi.................................................................................................................6 1.3.2. Tầm quan trọng của nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu....................6 1.3.3. Lợi ích của bú sớm sau sinh.................................................................................................................................................................................7 1.4. Một số nghiên cứu trong và ngoài nước về thực trang nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.....................................................................................................................................................................................8 1.5. Những yếu tố liên quan đến nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu........................................................................................................................................................................................................................................................................11 1.5.1. Yếu tố về dân tộc, nghề nghiệp, trình độ học vấn của bà mẹ...........................................................11 1.5.2. Tình trạng kinh tế, văn hóa, xã hội......................................................................................................................................................13 1.5.3. Độ tuổi của bà mẹ................................................................................................................................................................................................................13 1.5.4. Phương pháp đẻ và các chính sách về thai sản............................................................................................................13 1.6. Tình hình ăn bổ sung trên thế giới và ở Việt Nam......................................................................................................15 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................17 2.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................................................................................................................................17 2.2. Thời gian nghiên cứu...........................................................................................................................................................................................................17 2.3. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................................................................................................................................17 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu..........................................................................................................................................................................................................17
  • 6. 2.3.2. Cỡ mẫu, địa điểm nghiên cứu và cách chọn mẫu...................................................................................................17 2.3.3. Biến số và chỉ số nghiên cứu........................................................................................................................................................................19 2.3.4. Tiêu chuẩn đánh giá........................................................................................................................................................................................................20 2.3.5. Công cụ và phương pháp thu thập số liệu.............................................................................................................................21 2.4. Xử lý và phân tích số liệu............................................................................................................................................................................................21 2.5. Sai số và cách khắc phục..............................................................................................................................................................................................22 2.6. Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu.....................................................................................................................................................22 Chương 3. KẾT QUẢ.......................................................................................................................................................................................................................23 3.1. Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi tại một số xã thuộc tỉnh Thái Nguyên..........................................................................23 3.2. Một số yếu tố liên quan đến việc nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi....................................................................................................................................27 3.2.1. Các yếu tố liên quan tới việc nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu..................................................................................................................................................................................................................................................27 3.2.2. Các yếu tố liên quan tới việc trẻ được bú mẹ sớm trong vòng 1 giờ đầu ngay sau khi sinh.......................................................................................................................................................................................................................33 Chương 4. BÀN LUẬN................................................................................................................................................................................................................38 4.1. Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ...............................................................................................................................................................38 4.1.1. Thực trạng nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu.................................................38 4.1.2. Thực hành cho trẻ bú sớm sau sinh.................................................................................................................................................39 4.2. Một số yếu tố liên quan đến thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu.........................................................................................................................................................................................................................................................................42 4.2.1. Trình độ học vấn của bà mẹ............................................................................................................................................................................42 4.2.2. Nghề nghiệp của bà mẹ............................................................................................................................................................................................43 4.2.3. Chế độ thai sản và thời gian quay trở lại làm việc của bà mẹ..........................................................44 4.2.4. Các yếu tố liên quan khác.....................................................................................................................................................................................45 KẾT LUẬN...........................................................................................................................................................................................................................................................47 KHUYẾN NGHỊ........................................................................................................................................................................................................................................49 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................................................................................................................................50 PHỤ LỤC DANH SÁCH BỆNH NHÂN
  • 7. DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Các thực hành nuôi con bằng sữa mẹ theo huyện nghiên cứu........................................23 Bảng 3.2. Tình hình cho trẻ ăn/ uống thức ăn khác ngoài sữa mẹ ngay sau sinh.............24 Bảng 3.3. Đặc điểm chung của bà mẹ.................................................................................................................................................................24 Bảng 3.4. Thông tin cuộc đẻ..................................................................................................................................................................................................25 Bảng 3.5. Các đặc điểm chung của trẻ...............................................................................................................................................................26 Bảng 3.6. Tuổi của mẹ và thực hành nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu......................................................................................................................................................................................................................................27 Bảng 3.7. Dân tộc mẹ và thực hành nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu......................................................................................................................................................................................................................................28 Bảng 3.8. Nghề nghiệp của mẹ và thực hành nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu..........................................................................................................................................................................................................28 Bảng 3.9. Trình độ học vấn của mẹ và thực hành nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu........................................................................................................................................................................................29 Bảng 3.10. Số con của bà mẹ và thực hành nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu..........................................................................................................................................................................................................30 Bảng 3.11. Bà mẹ quay lại làm việc trước 6 tháng và thực hành nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu........................................................................................................................................30 Bảng 3.12. Nơi sinh trẻ và thực hành nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu......................................................................................................................................................................................................................................31 Bảng 3.13. Tình trạng đẻ của mẹ và thực hành nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu..........................................................................................................................................................................................................32 Bảng 3.14. Tình trạng đẻ non và thực hành nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu..........................................................................................................................................................................................................32 Bảng 3.15. Cân nặng trẻ khi đẻ và thực hành nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu..........................................................................................................................................................................................................33
  • 8. Bảng 3.16. Tuổi của mẹ và thực hành cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinh..........................................................................................................................................................................................................................................................33 Bảng 3.17. Dân tộc mẹ và thực hành cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinh.......................................................................................................................................................................................................................34 Bảng 3.18. Nghề nghiệp của mẹ và thực hành cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinh.............................................................................................................................................................................................................................34 Bảng 3.19. Trình độ học vấn của mẹ và thực hành cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinh...............................................................................................................................................................................................................35 Bảng 3.20. Số con của bà mẹ và thực hành cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinh............................................................................................................................................................................................................................................35 Bảng 3.21. Nơi sinh trẻ và thực hành cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinh..........................................................................................................................................................................................................................................................36 Bảng 3.22. Tình trạng đẻ của mẹ và thực hành cho trẻ bú sớm trong vòng...............................36 Bảng 3.23. Tình trạng đẻ non và thực hành cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinh............................................................................................................................................................................................................................................37 Bảng 3.24. Cân nặng trẻ khi đẻ và thực hành cho trẻ bú sớm trong vòng.....................................37 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ các thực hành nuôi con bằng sữa mẹ….............................23
  • 9. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh đang là một vấn đề đang nhận được quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước nghèo, đang phát triển. Trong những năm qua, tỉ lệ tử vong trẻ em nói chung đã giảm mạnh nhưng tỉ lệ tử vong sơ sinh vẫn không giảm đáng kể. Ước tính hàng năm trên thế giới có khoảng 4 triệu trẻ sơ sinh tử vong [20]. Bú mẹ là cách tốt nhất và an toàn nhất để nuôi dưỡng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Sữa mẹ là thực phẩm tốt nhất cho trẻ nhỏ đặc biệt trong 6 tháng đầu, bảo vệ hệ miễn dịch cho trẻ, cung cấp cho trẻ nhỏ một sự khởi đầu tốt nhất trong cuộc sống [17], [74]. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đã khuyến cáo nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu. Dù nhiều người ý thức được tầm quan trọng của sữa mẹ nhưng tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM) hoàn toàn trong 6 tháng đầu hiện nay khá thấp ở nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Một số kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ nuôi con bằng sữa mẹ trên toàn thế giới không quá 35%. Tại Việt Nam, tỷ lệ này được ước tính là 19.6% theo báo cáo năm 2011 của Viện Dinh dưỡng [3], [37], [38] . Một trong những rào cản quan trọng chính là ảnh hưởng của những chuẩn mực xã hội như: cho trẻ ăn dặm sớm, uống thêm các loại dung dịch khác ngoài sữa mẹ như sữa bột, nước, nước trái cây [1]. NCBSM hoàn toàn không đơn giản là hành vi sức khỏe mà còn chịu nhiều tác động của văn hóa, xã hội. UNICEF ước tính hàng năm cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sau sinh có thể phòng tránh được tử vong cho 1,3 triệu trẻ em dưới năm tuổi. Các hoạt động thúc đẩy nuôi con bằng sữa mẹ đã được bắt đầu ở Việt Nam từ đầu những năm 80 của thế kỷ trước và đã đạt được một số kết quả tích cực, cho đến nay vẫn còn nhiều thách thức cần vượt qua để việc nuôi con bằng sữa mẹ trở thành một thực hành như mong muốn ở Việt Nam [26]. Các
  • 10. 2 chính sách về nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu và việc cho con bú ngay trong giờ đầu tiên sau sinh cũng đã được thông qua và tuyên truyền vận động, tuy nhiên những nghiên cứu gần đây cho thấy chỉ có 19,6% trẻ sơ sinh được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu và chỉ có một phần tư các em được bú mẹ ngay trong giờ đầu sau sinh [3]. Nuôi con bằng bình (bằng các sản phẩm thay thế sữa mẹ) vẫn là một thực hành rất phổ biến và có xu hướng ngày càng tăng. Cho trẻ ăn, uống quá sớm ngay trong 6 tháng đầu vẫn là một thách thức lớn đối với công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ [43],[1]. Thái Nguyên là một tỉnh miền núi phía Bắc, đời sống của người dân vẫn còn nhiều khó khăn. Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ ở đây ra sao? Yếu tố nào ảnh hưởng đến việc cho nuôi con bằng sữa mẹ? Để có câu trả lời và cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề trên, là cơ sở cho xây dựng kế hoạch và xây dựng các giải pháp tăng cường công tác nuôi con bằng sữa mẹ tại tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi quyết định tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi và một số yếu tố liên quan tại 20 xã thuộc tỉnh Thái Nguyên”. Với 2 mục tiêu sau: 1. Mô tả thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi tại 20 xã thuộc tỉnh Thái Nguyên năm 2016 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến việc nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi tại địa bàn nghiên cứu.
  • 11. 3 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Đại cương về sữa mẹ 1.1.1. Một số khái niệm về nuôi con bằng sữa mẹ - NCBSM: là đứa trẻ được nuôi dưỡng trực tiếp bằng bú mẹ hoặc gián tiếp do sữa mẹ vắt ra. - Sữa non: Vài ngày đầu tiên sau đẻ, vú mẹ tiết ra sữa non. Sữa non có màu vàng và sánh hơn sữa về sau. Trong sữa non có rất nhiều chất đạm, Vitamin A và nhiều kháng thể hơn giúp cho trẻ chống lại hầu hết các vi khuẩn và siêu vi khuẩn. Sữa non chỉ tiết ra một lượng nhỏ [40] - Bú sớm : là trẻ được bú mẹ trong vòng 1 giờ đầu sau khi sinh. - Bú mẹ hoàn toàn (BMHT): là trẻ chỉ bú sữa từ vú mẹ hoặc vú nuôi hoặc từ vú mẹ vắt ra. Ngoài ra không ăn bất kỳ một loại thức ăn dạng lỏng hay rắn khác trừ các dạng giọt, siro có chứa các vitamin, chất khoáng bổ sung, hoặc thuốc [40] - Bú mẹ là chủ yếu: là cách nuôi dưỡng trong đó nguồn dinh dưỡng chính là sữa mẹ. Tuy nhiên, trẻ có thể nhận được thêm nước uống đơn thuần hoặc một số thức ăn, đồ uống dạng lỏng như nước hoa quả, ORS, nước đường hoặc các loại thức ăn lỏng cổ truyền với số lượng ít. - Ăn bổ sung: đứa trẻ vừa được bú sữa mẹ vừa được ăn thức ăn ở dạng đặc hoặc nửa đặc. [40] - Cai sữa: là ngừng không cho trẻ bú sữa mẹ, đây chính là sự chuyển giao vai trò cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng từ sữa mẹ (ở giai đoạn đầu) tới vai trò của các thực phẩm trong bữa ăn gia đình để kết thúc thời kỳ bú mẹ. - Cân nặng sơ sinh thấp: Trẻ sơ sinh nhẹ cân khi có cân nặng tại lúc sinh dưới 2500 gram [40].
  • 12. 4 1.1.2. Thành phần cơ bản của sữa mẹ Sữa mẹ là thức ăn hoàn chỉnh nhất thích hợp nhất với trẻ vì có đủ năng lượng, đủ chất dinh dưỡng cần thiết (đạm, đường, mỡ, Vitamin, muối khoáng) với tỷ lệ thích hợp cho sự hấp thu và phát triển của trẻ, tránh suy dinh dưỡng hoặc tăng cân quá mức. [5] - Protein: hàm lượng protein trong sữa mẹ tuy ít hơn sữa công thức nhưng có đủ các acid amin cần thiết và dễ tiêu hóa đối với trẻ nhỏ. Protein của sữa mẹ gồm casein, albumin, lactabumin, β-Lactoglobulin, globulin miễn dịch (kháng thể) và các glycoprotein khác. Đặc biệt, casein là một chất đạm quan trọng có tác dụng ngăn chặn bệnh tiêu chảy, nhiễm trùng hô hấp, viêm tai và dị ứng.[2], [5] - Lipid: sữa mẹ có các acid béo cần thiết như acid linoleic, là một acid cần thiết cho sự phát triển hệ thần kinh của trẻ nhỏ, mắt và sự bền vững của mạch máu của trẻ. Lipid của sữa mẹ dễ tiêu hóa hơn vì có men lipase [2] - Lactose: trong sữa mẹ có nhiều hơn trong sữa công thức, cung cấp thêm nguồn năng lượng. Một số lactose trong sữa mẹ vào ruột chuyển thành acid lactic giúp cho sự hấp thu calci và muối khoáng - Vitamin: sữa mẹ có nhiều Vitamin A hơn sữa công thức, vì vậy trẻ bú sữa mẹ sẽ đề phòng được bệnh khô mắt do thiếu Vitamin A. Các Vitamin khác trong sữa mẹ cũng đủ cung cấp cho trẻ trong 6 tháng đầu nếu bà mẹ được ăn uống và nghỉ ngơi đầy đủ [2], [16] - Muối khoáng: nguồn calci và sắt trong sữa mẹ tuy ít hơn sữa công thức nhưng tỷ lệ hấp thu cao, do đó thỏa mãn nhu cầu hấp thu của trẻ nên trẻ được bú mẹ ít bị còi xương và thiếu máu do thiếu sắt [16]. Bú sữa mẹ, trẻ sẽ lớn nhanh, phòng được suy dinh dưỡng, giúp trẻ thông minh, không bị thiếu Vitamin, thiếu máu do thiếu sắt, không bị thiếu calci, phosphor [2].
  • 13. 5 1.2. Tầm quan trọng của sữa mẹ 1.2.1. Sữa mẹ giúp trẻ phát triển trí não hoàn hảo Sữa mẹ không chỉ giúp trẻ phát triển tốt về thể chất (chiều cao, cân nặng…) mà cả về trí não. Trẻ bú mẹ sẽ được cung cấp Taurine là thành phần quan trọng trong các mô tế bào nói chung và tế bào não nói riêng. Đồng thời, các acid béo thiết yếu như omega 3 và omega 6 là tiền tố DHA và AA sẽ tham gia vào quá trình hình thành màng tế bào não và võng mạc giúp trẻ thông minh và có thị lực tốt. Ngoài ra, trẻ còn có thể hấp thu tốt sắt và vitamin C [40]. Sữa mẹ rất có ích với trẻ nhẹ cân, thiếu tháng và có thể làm giảm nguy cơ nhiễm trùng khởi phát muộn [46] 1.2.2. Sữa mẹ có tác dụng chống dị ứng Trẻ bú sữa mẹ ít bị dị ứng eczema hơn một số trẻ ăn sữa công thức vì IgA tiết cùng với các đại thực bào có tác dụng chống dị ứng. Ở nhiều nước Châu Âu người ta phát hiện một số trường hợp trẻ em bị dị ứng sữa công thức có thể đe dọa đến tính mạng trẻ nhưng chưa hề gặp ở trẻ bú sữa mẹ vì sữa mẹ có một số chất chống dị ứng [2]. 1.2.3. NCBSM là điều kiện để gắn bó tình cảm mẹ con Sữa mẹ giúp mẹ con gần gũi nhau hơn, là yếu tố tâm lý quan trọng cho sự phát triển hài hòa của trẻ. Mặt khác, chỉ có người mẹ, qua sự quan sát tinh tế của mình sẽ phát hiện sớm nhất, đúng nhất những thay đổi bình thường hoặc bệnh lý của con [40]. 1.2.4. Bảo vệ sức khỏe bà mẹ Cho con bú sớm sau đẻ sẽ giúp tử cung mẹ co hồi sớm, cầm máu cho bà mẹ đề phòng thiếu máu sau đẻ và nhanh hết sản dịch. Cho con bú đúng, bú đủ làm kinh nguyệt chậm trở lại và vì thế giảm bớt khả năng thụ thai. Cho con bú mẹ sẽ giảm được nguy cơ bị ung thư vú, ung thư tử cung [2], [40]. Nhờ cho con bú vóc dáng người mẹ sẽ nhanh hồi phục.
  • 14. 6 1.2.5. Cho bú sữa mẹ thuận lợi và kinh tế - Thuận lợi vì không cần dụng cụ, không cần đun nấu, pha chế, không mất thời gian chuẩn bị, không phụ thuộc giờ giấc, bất kỳ lúc nào cũng có thể cho trẻ ăn ngay. - Kinh tế vì không phải mua. - Khi người mẹ ăn uống đầy đủ, tinh thần thoải mái sẽ đủ sữa cho con bú [2], [5]. 1.3. Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu 1.3.1. Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ dưới 6 tháng tuổi Nhu cầu năng lượng của trẻ đủ tháng, cân nặng lúc sinh bình thường nhìn chung được đáp ứng hoàn toàn bởi sữa mẹ trong 6 tháng đầu nếu bà mẹ có được tình trạng dinh dưỡng tốt. Việc sản xuất sữa của người mẹ được điều chỉnh phù hợp theo nhu cầu của trẻ, bà mẹ sinh đôi sinh ba vẫn đủ sữa, khi nhu cầu của trẻ tăng thì việc sản xuất sữa cũng tăng theo trong vòng vài ngày, thậm chí trong vòng vài giờ. Mức tiêu thụ sữa mẹ của trẻ bú mẹ hoàn toàn tăng vào khoảng giữa tháng 3 đến tháng thứ 6, nếu trẻ ăn bổ sung sớm thì lượng này lại giảm đi. Việc tiết sữa là linh hoạt vì vậy bà mẹ tăng sản xuất sữa thông qua việc vắt sữa thường xuyên, và có khả năng cho bú lại sau khi đã dừng [40]. 1.3.2. Tầm quan trọng của nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu Những năm gần đây, tình trạng sức khỏe và dinh dưỡng của trẻ em trên toàn thế giới đã được quan tâm và cải thiện đáng kể. Vấn đề dinh dưỡng được quan tâm hàng đầu đó chính là chương trình nuôi con bằng sữa mẹ. Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc đã coi việc NCBSM là một trong bốn biện pháp quan trọng nhất để bảo vệ sức khỏe trẻ em, nó đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ trong 6 tháng đầu đời [2], [4]. Tổ chức Y tế Thế giới cũng khẳng định: Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu có thể cải thiện sự tang trưởng và phát triển, kết quả học tập và thậm chí cả khả năng
  • 15. 7 thu nhập của trẻ trong tương lai . Đồng thời WHO cũng chỉ ra rằng việc NCBSMHT trong 6 tháng đầu đời là cách tốt nhất phòng tránh tử vong cho trẻ em, ước tính có thể giảm hơn một triệu ca tử vong ở trẻ trên toàn thế giới mỗi năm [79]. Vì vậy, WHO khuyến cáo rằng các bà mẹ hãy cho con bú nhiều lần, bất kể khi nào trẻ đói, kể cả ban đêm, trẻ càng bú nhiều mẹ càng tiết nhiều sữa. Đặc biệt trong 6 tháng đầu trẻ chỉ cần bú sữa mẹ hoàn toàn mà không cần ăn thêm bất cứ loại thức ăn nào khác kể cả nước [2], [79]. 1.3.3. Lợi ích của bú sớm sau sinh Khuyến nghị của TCYTTG về nuôi dưỡng trẻ nhỏ: - Bắt đầu cho trẻ bú trong vòng 1 giờ đầu sau đẻ + Thời gian bắt đầu cho trẻ bú Mẹ nên bắt đầu cho con bú trong vòng một giờ đầu sau đẻ, bú càng sớm càng tốt và không cần cho trẻ mới đẻ ăn bất kỳ thức ăn gì trước khi bú mẹ lần đầu. Một đứa trẻ đói thường bú nhiều hơn là những đữa trẻ đã no, nếu cho trẻ ăn những thức ăn khác trước khi bú, nó có thể làm cản trở sự tiết sữa và không đủ sữa nuôi con. Bú sớm giúp trẻ tận dụng được sữa non, là loại sữa tốt, hoàn hảo về dinh dưỡng và các chất sinh học thích ứng với cơ thể non nớt vừa ra đời của trẻ. Đồng thời, qua động tác bú của trẻ sẽ kích thích sữa mẹ tiết sớm hơn và nhiều hơn qua cung phản xạ Prolactin, giúp co hồi tử cung tốt ngay sau đẻ, hạn chế mất máu [5]. + Số lần cho bú Trẻ càng bú nhiều thì sữa mẹ càng được bài tiết nhiều, số lần cho bú tùy theo nhu cầu của trẻ, hãy cho trẻ bú bất kỳ lúc nào trẻ muốn, ban đêm vẫn có thể cho trẻ bú nếu trẻ khóc đòi ăn [2]. + Thời gian cai sữa Trẻ được bú mẹ càng lâu càng tốt. Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Không nên cai sữa trước 12 tháng, mà nên cho trẻ bú kéo dài từ 18
  • 16. 8 đến 23 tháng . Khi trẻ bị bệnh, nhất là khi trẻ bị tiêu chảy cần cho trẻ bú nhiều hơn bình thường, không nên cai sữa vì trẻ dễ bị SDD [79], [17]. 1.4. Một số nghiên cứu trong và ngoài nước về thực trang nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu Từ lâu NCBSM đã được sự quan tâm ở nhiều nước trên thế giới. Năm 1979 trong một nghiên cứu của Annie Cherian về thái độ thực hành cho trẻ ăn ở Zaria, Nigeria cho thấy hầu như tất cả các đứa trẻ đều được bú ngay sau sinh, 31% các bà mẹ tin tưởng vào sữa của mình, tuy nhiên có một tỷ lệ nhỏ các bà mẹ cho con bú muộn hơn vì họ cho rằng sữa non là không tốt cho sức khỏe sơ sinh [42]. Theo báo cáo của WHO (1993): tỷ lệ trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 4 tháng đầu là 13% ở Srilanca, bú mẹ hoàn toàn ở thành thị thấp hơn ở nông thôn (7% và 14%). Ở Châu Âu đã có xu hướng tăng cường NCBSM. Tỷ lệ các bà mẹ NCBSM ở các nước Bungari, Đức, Hungari và Thụy Sỹ dao động quanh 90%. NCBSM ở các nước Tây Âu thấp hơn, ví dụ: 67% ở Anh, 50% ở Pháp, 35% ở Ireland [52]. Gần đây vấn đề NCBSM vẫn được nhiều nước quan tâm nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu năm 2006 ở Australia cho thấy tỉ lệ bắt đầu NCBSM là 93%, nhưng khi được 6 tháng tuổi thì chưa được một nửa số trẻ được nuôi bằng sữa mẹ (45,9%) và chỉ có 12% được bú mẹ là chủ yếu [31],[60]. Ở một bệnh viện của Mỹ, các nghiên cứu được tiến hành trong ba năm liên tiếp từ1999 đến 2001 cho thấy tỷ lệ cho con bú sữa mẹ sớm vẫn duy trì được ở mức cao: 87% (1999), 82% (2000), 87% (2001). Tỷ lệ bú mẹ hoàn toàn có sự khác nhau: 34% (1999), 26% (2000), 25% (2001) [43]. Trong một nghiên cứu dọc tại Anh cũng chỉ rõ NCBSM giảm dần trong 3 tháng đầu, sang tháng thứ 4 và 5 thì giảm đột ngột: 1 tháng (54,8%), 2 tháng (43,7%), 3 tháng (31%), 4 tháng (9,6%), 5 tháng (1,6%) [67].
  • 17. 9 Ở Trung Quốc, tỷ lệ NCBSM giảm xuống trong những năm 70, xuống đến mức thấp nhất trong những năm 80 và sau đó bắt đầu tăng trở lại trong những năm 90. Các chỉ số về NCBSM ở khu vực thành thị luôn thấp hơn so với khu vực nông thôn [53]. Một nghiên cứu gần đây tại tỉnh Thượng Hải – Trung Quốc cũng cho thấy tỷ lệ bú mẹ hoàn toàn có sự khác nhau giữa các vùng thành phố, ngoại ô và nông thôn. Đặc biệt tỷ lệ trẻ được bú mẹ hoàn toàn ở vùng ngoại ô và nông thôn cao gần gấp 2 lần so với ở thành phố (63,4% và 61% so với 38%). Tỷ lệ NCBSM ở cả 3 vùng trên tương ứng là 96,5%, 96,8% và 97,4% [63]. Một nghiên cứu khác đã so sánh NCBSM giữa những năm 1994-1996 và 2003-2004 ở một vùng thuộc Tây Bắc của Trung Quốc cho thấy trong tháng đầu tỷlệNCBSM năm 2003-2004 giảm hơn so với năm 1994-1995. Tỷ lệ NCBSM hoàn toàn ban đầu cao, nhưng sau 3 tháng thì tỉ lệ này giảm hơn rõ rệt. Mục tiêu quốc gia của Trung Quốc về NCBSM đều không đạt được trong cả hai giai đoạn nghiên cứu [53]. Một trong những chỉ số đánh giá chất lượng nuôi dưỡng trẻ nhỏ bằng sữa mẹ là thực hành cho trẻ bú sữa mẹ sớm ngay trong vòng 1 giờ đầu sau khi sinh. Theo báo cáo của WHO (2016): tỷ lệ trẻ được bú mẹ ngay trong 1 giờ đầu là 17,7% ở Peru, 60,9 % ở Nhật. Tỷ lệ các bà mẹ cho trẻ bú mẹ sớm trong 1 giờ đầu ở các nước Nepal, SriLanka và Cuba dao động quanh 90%. [81]. Kết quả nghiên cứu năm 2006 ở Australia cho thấy tỉ lệ bắt đầu NCBSM là 97,7%, nhưng khi được 6 tháng tuổi thì chưa được một nửa số trẻ được nuôi bằng sữa mẹ (35,6%) và có 57% được bú mẹ là chủ yếu [54]. Ở Việt Nam từ đầu năm 1980, nghiên cứu về tập quán và thực hành nuôi con của các bà mẹ đã được triển khai bởi nhiều tác giả và ở nhiều vùng trên cả nước. Đào Ngọc Diễn, Nguyễn Trọng An và cộng sự năm 1983 đã nghiên cứu trên 500 trẻ dưới 5 tuổi tại vùng nông thôn và nội thành Hà Nội, kết quả cho thấy hầu hết trẻ được bú mẹsau 2-3 ngày. Tỷ lệ trẻ được bú mẹ lần đầu trong vòng 24 giờ chỉ đạt 15,8% ở nội thành và 35,5% ở nông thôn ở
  • 18. 10 cả 2 nhóm đủ sữa và thiếu sữa mẹ. Từ 68 – 97% trẻ được ăn thêm trong vòng 4 tháng đầu. Thời gian cai sữa trung bình là 12 tháng, trong đó 13,4% trẻ được cai sữa trước 12 tháng [9]. Cũng theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đình Quang về thực hành nuôi con của bà mẹ nội thành và ngoại thành Hà Nội (1996) cho thấy tỷ lệ trẻ được bú mẹ sớm trong vòng 30 phút đầu sau sinh là 30%, tỷ lệ trẻ bú muộn trong vòng 24 giờlà 20,1%. Tỷ lệ trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu là 20% [28]. Thời gian cho con bú trung bình là 14 tháng. Tỷ lệ trẻ 12 tháng tiếp tục được bú mẹ là 60%. Những nghiên cứu tương tự như trên còn được triển khai ở nhiều vùng sâu, vùng xa và vùng dân tộc thiểu số như: nghiên cứu của Phạm Văn Phú, Nguyễn Xuân Ninh và cộng sự ở 2 huyện Núi Thành và Thăng Bình tỉnh Quảng Nam cho thấy chỉ có 2/816 trẻ được nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 4-6 tháng đầu. Tỷ lệ bà mẹ cho ăn, uống trước khi bú lần đầu cao (42,8%) [34]. Nguyễn Việt Dũng đã nghiên cứu trên 359 trẻ dưới 2 tuổi tại Hà Nội, kết quả cho thấy có 2/3 số bà mẹ cho con bú trong vòng 1 giờ đầu sau khi sinh, từ 1 giờ đến 24 giờ là 28,7%, sau 24 giờ chiếm 4,5%. [7]. Cũng theo kết quả nghiên cứu của Mai Thị Tâm về thực hành nuôi con bằng sữa mẹ cho thấy tỷ lệ trẻ được bú mẹ sớm trong vòng 30 phút đầu sau sinh là 87,2, tỷ lệ trẻ bú trong vòng 6 giờ là 72,6%. Tỷ lệ trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu là 32% [32]. Thời gian cho con bú trung bình là 14 tháng. Tỷ lệ trẻ 12 tháng tiếp tục được bú mẹ là 60%. Nghiên cứu của Nguyễn Lân và Trịnh Bảo Ngọc đánh giá trên 322 trẻ tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên lại cho biết chỉ có 44,4% trẻ được bú ngay trong vòng 1 giờ đầu sau sinh, 15,2% bà mẹ cho con bú sau 24 giờ và hơn 50% con trẻ ăn/ uống những thức ăn khác trước khi cho trẻ bú lần đầu [14]. Từ các nghiên cứu trên có thể thấy rằng việc NCBSM đã được quan tâm, tỷ lệ trẻ được bú sớm, bú mẹ hoàn toàn …có tăng lên dần theo thời gian
  • 19. 11 nhưng vẫn còn thấp so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, đặc biệt là các vùng sâu xa, khó khăn. 1.5. Những yếu tố liên quan đến nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu Nhiều nghiên cứu cho thấy việc NCBSM thành công hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố liên quan tới người mẹ, đứa trẻ và môi trường xung quanh có thuận lợi hay không. Quá trình NCBSM liên quan chặt chẽ với tuổi của bà mẹ, trình độ học vấn của bà mẹ, sự khác biệt của hệ thống chăm sóc sau đẻ như tăng cường gần gũi trẻ trong 24 giờ và cho trẻ bú sớm. Những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến NCBSM gồm: việc làm quen với các sản phẩm sữa bột, việc người mẹ quay trở lại làm việc sớm..[32]. 1.5.1. Yếu tố về dân tộc, nghề nghiệp, trình độ học vấn của bà mẹ Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu tìm hiểu các yếu tố liên quan đến thực NCBSM trong 6 tháng đầu và chủng tộc được cho là có liên quan đến bú sớm sau sinh và NCBSM, nghiên cứu trên những người phụ nữ di cư ở Tây Ban Nha cho thấy tỷ lệ trẻ bú mẹ trong những giờ đầu tiên là khá cao. Những phụ nữ mới nhập cư thường có xu hướng cho trẻ bú ngay trong những giờ đầu và thời gian cho bú kéo dài hơn những phụ nữ nhập cư đã lâu, một số bằng chứng cho thấy phụ nữ Mỹ da đen, phụ nữ gốc Tây Ban Nha cho con bú sớm sau sinh cao gấp 3,2 lần so với phụ nữ Mỹ da trắng [54]. Nghiên cứu của McLachlan, H. L. trên 300 bà mẹ đến từ Thổ Nhĩ Kỳ, Úc và Việt Nam sinh con tại Úc cũng chỉ ra rằng có sự khác biệt về thực hành NCBSM của các bà mẹ giữa các quốc gia khác nhau, có tới 98% bà mẹ Thổ Nhĩ Kỳ cho con bú sớm sau sinh, của Úc là 84% và Việt Nam 75%, nghiên cứu cũng cho thấy có đến 40% các bà mẹ Việt Nam cho con sử dụng sữa công thức ở trong bệnh viện sau khi sinh, trong khi tỷ lệ này ở các bà mẹ người Úc chỉ là 19% [60].
  • 20. 12 Khu vực sống, trình độ học vấn của mẹ cũng là một trong những yếu tố liên quan đến việc thực hành bú sớm sau sinh và NCBSM. Nghiên cứu của Lê Thị Hương và cộng sự tiến hành tại Hà Nội trên 2.690 trẻ em cho thấy những phụ nữ ở nông thôn có xu hướng cho con bú nhiều hơn ở vùng thành thị, đồng thời nghiên cứu cung chỉ ra 40% trẻ trai được bú sớm sau sinh tại thành thị so với 35% ở nông thôn, tỷ lệ trẻ gái ở thành thị và nông thôn được bú sớm sau sinh lần lượt là 49% và 40% [12]. Tuy nhiên việc NCBSMHT trong tháng đầu tiên và 3 tháng tiếp theo ở nông thôn phổ biến hơn thành thị đối với cả trẻ trai và gái [12]. Phụ nữ đã hoàn thành ít nhất trung học cơ sở có xu hướng cho con bú ít hơn so với những bà mẹ có trình độ văn hóa thấp hơn, cũng theo nghiên cứu của Lê Thị Hương ở khu vực thành thị số ngày cho con bú hoàn toàn của các bà mẹ có trình độ học vấn cao thấp hơn so với các bà mẹ có trình độ học vấn thấp, thời gian trung bình cho bú hoàn toàn của các bà mẹ học hết cấp 2 là 108 ngày, bà mẹ học hết cấp 3 là 88 ngày và học đại học hoặc cao hơn là 82 ngày [12]. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cũng đồng quan điểm cho rằng việc cho con bú sớm phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của mẹ và của trẻ mới sinh, tuổi của mẹ, thời gian chuyển dạ hay tư vấn của nhân viên y tế. Bà mẹ ít tiết sữa hoặc có cảm giác đau và khó chịu cũng là nguyên nhân của việc không cho trẻ bú sớm [66]. Các yếu tố về nhân khẩu học, văn hóa cũng được xác định là có liên quan đến thực hành cho trẻ bú sớm và NCBSMHT trong 6 tháng đầu của các bà mẹ và đã được chỉ ra trong một số nghiên cứu tại Việt Nam. Theo kết quả điều tra của nghiên cứu dọc tại Quảng Xương, Thanh Hóa cho thấy tỷ lệ các bà mẹ cho con bú sớm sau sinh và bú mẹ hoàn toàn trong tuần đầu tiên khá cao với 98,3% và 83,6%, tuy nhiên việc các bà mẹ cho con ăn bổ sung sớm vẫn còn rất phổ biến.
  • 21. 13 1.5.2. Tình trạng kinh tế, văn hóa, xã hội Một nghiên cứu được tiến hành để xác định yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ NCBSM ở Mỹ cho thấy tỷ lệ NCBSM cao hơn ở các bà mẹ mù chữ và các bà mẹ có mức kinh tế xã hội thấp. Trẻ em ở các gia đình nghèo nhất được bắt đầu bú mẹ sau đẻ sớm hơn trẻ em ở các gia đình giàu nhất (89% và 7%), ngoài ra còn cho thấy tỷ lệ NCBSM đến 3 – 6 tháng ở các gia đình nghèo thấp hơn nhưng tỷ lệ trẻ được bú mẹ 12 tháng lại cao nhất ở trẻ em gia đình nghèo Các bà mẹ có địa vị, kinh tế xã hội cao hơn và với trình độ học vấn tốt hơn cho rằng trẻ cần được ăn sam sớm trước 4 tháng và cảm thấy việc NCBSM là cần thiết cho trẻ dưới 2 tuổi [48]. Nhiều nghiên cứu đã thừa nhận tình trạng kinh tế xã hội của gia đình ảnh hưởng đến thời gian NCBSM. Các yếu tố liên quan đến việc cho trẻ bú sữa mẹ lại cho thấy những bà mẹ tiếp tục cho con bú hoàn toàn ngoài 3 tháng tuổi là nhóm có trình độ học vấn cao. [66] 1.5.3. Độ tuổi của bà mẹ Một nghiên cứu ở Australia cho thấy những trẻ sơ sinh có mẹ dưới 30 tuổi ít có xu hướng được nuôi bằng sữa mẹ ở các mức độ [54], một nghiên cứu khác ở Chile cũng chỉ ra rằng các bà mẹ không cho con bú hoàn toàn chủ yếu là các bà mẹ còn thanh thiếu niên [48]. 1.5.4. Phương pháp đẻ và các chính sách về thai sản Phương pháp đẻ (sinh thường, đẻ mổ), nơi đẻ và các yếu tố sức khỏe cũng có ảnh hưởng nhất định đến thực hành NCBSM của các bà mẹ. Nghiên cứu năm 2009 tại Bình Dương cũng cho kết quả rằng phương pháp đẻ, niềm tin có đủ sữa mẹ, quyết định chọn loại sữa nuôi con trước khi sinh, tác động của mẹ chồng, có kiến thức về dinh dưỡng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi ảnh hưởng đến thực hành cho trẻ bú sớm và NCBSM sau này [29]. Số liệu nghiên cứu của A&T cho thấy rằng cắt tầng sinh môn và sinh mổ đều ảnh hưởng tới việc cho trẻ bú sớm sau sinh , có 67,6% sản phụ sinh thường cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ sau khi sinh, tỷ lệ này ở sản phụ
  • 22. 14 bị cắt tầng sinh môn và sinh mổ tương ứng là 54% và 11,3%. Các bà mẹ sinh mổ có ít khả năng tránh cho trẻ ăn thức ăn lỏng như sữa hơn và có nhiều khả năng nhất cho trẻ ăn sữa bột cho trẻ sơ sinh trong 3 ngày đầu tiên [1]. Cũng theo nghiên cứu của A&T, các bà mẹ sinh con tại bệnh viện ít có khả năng cho con bú mẹ sớm ngay sau khi sinh. Chỉ 45,3% những người sinh con ở bệnh viện bắt đầu cho con bú trong 1 giờ đầu tiên, so với tỷ lệ 72% ở các bà mẹ sinh con tại trạm y tế xã và nhà hộ sinh [1]. Bên cạnh đó, NCBSM còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố văn hóa xã hội như sự quan tâm, tham gia của người cha, bà nội, bà ngoại của trẻ, thói quen cho trẻ ăn bổ sung sớm ảnh hưởng đến hành vi NCBSMHT trong 6 tháng đầu. Tổ chức dinh dưỡng Nhi khoa Châu Âu đã khuyến cáo rằng việc đưa các thực phẩm bổ sung cho trẻ không nên trước 17 tuần. Trên thực tế việc cho ăn bổ sung thường được thực hiện sớm hơn khuyến cáo. Chính việc tiêu thụ các thực phẩm chuyên biệt có thể dẫn tới sự thay đổi cơ chế tác động chuyển hóa gây nên việc thừa cân, béo phì sau này của trẻ [67], [76]. Sự ảnh hưởng của chính sách thai sản: Một yếu tố liên quan khác có tác động khá nhiều đến thực hành NCBSM đó là điều kiện làm việc cũng như chế độ nghỉ thai sản của bà mẹ. Việc bà mẹ phải đi làm sớm được cho là một rào cản lớn đối với NCBSMHT, hầu hết các bà mẹ đều phải tham gia công việc bên ngoài nhà trước tháng thứ 4. Theo kết quả của một nghiên cứu định tính được tiến hành trên toàn quốc về đánh giá tác động của các chính sách đến việc nuôi con bằng sữa mẹ, nhiều ý kiến của các nhà lãnh đạo và hoạch định chính sách cho rằng NCBSMHT trong 6 tháng đầu là rất khó. Nghiên cứu của Skafida V tiến hành tại Scotland từ năm 2004 - 2005 cho thấy có mối liên quan giữa nghề nghiệp và thời gian nghỉ đẻ của bà mẹ tới việc NCBSM trong 6 tháng đầu, những bà mẹ làm việc toàn thời gian có nguy cơ cho con dừng bú cao gấp 1,6 lần so với những bà mẹ không
  • 23. 15 phải làm việc; người mẹ có thời gian nghỉ đẻ dài sẽ NCBSM trong thời gian dài hơn [70]. Một số nghiên cứu cho thấy mối liên quan giữa việc kéo dài thời gian nghỉ thai sản với sự gia tăng tỷ lệ NCBSM, kết quả nghiên cứu đã phân tích một cách chi tiết ảnh hưởng của 3 yếu tố: thời gian nghỉ thai sản, độ dài nghỉ thai sản có lương và thời điểm đi làm trở lại đến việc cho con bú sớm và thời gian cho con bú . Các nghiên cứu cũng cho thấy số phụ nữ đi làm lại trong thời gian từ 3 đến 6 tháng sau sinh có khả năng ngừng cho con bú trước khi trẻ được 6 tháng cao gấp 3 lần so với những bà mẹ không phải đi làm sớm trở lại . Chế độ nghỉ thai sản có tác động rất nhiều đến thực hành nuôi con bằng sữa mẹ, nhiều bằng chứng từ các quốc gia khác cho thấy chính sách nghỉ thai sản dài, có hưởng lương sẽ thúc đẩy việc nuôi con bằng sữa mẹ. Một nghiên cứu gần đây ở Đài Loan cho thấy người mẹ đi làm lại sớm, đặc biệt trước khi trẻ được 6 tháng, là rào cản đối với việc cho con bú sớm và tiếp tục cho bú [53]. 1.6. Tình hình ăn bổ sung trên thế giới và ở Việt Nam Thời gian bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung thường rất sớm. Trong số 23 nước ở Châu Phi, ăn bổ sung thường bắt đầu trong vòng 2-4 tháng tuổi [64]. Ở Lagos (Nigeria) 87% phụ nữ ở thành thị bắt đầu cho con ăn bổ sung vào cuối tháng thứ nhất [30]. Ở phần lớn các vùng nông thôn Thái Lan, trẻ thường được ăn bột quấy, cháo hoặc chuối rất sớm, sau khi sinh vài ngày. Nhưng các thức ăn giàu chất dinh dưỡng như thịt, cá, dầu, mỡ cần cho sự phát triển của trẻ lại thường cho ăn muộn. Khi trẻ bị ốm, chúng có thể chỉ được ăn cơm với muối bởi vì các bà mẹ đều tin rằng thịt, trứng và các thức ăn khác làm tăng nhiệt độ cơ thể [42]. Tại Việt Nam, khi nghiên cứu về thực hành ăn bổ sung cho trẻ, Nguyễn Lân cho thấy lý do chủ yếu khiến các bà mẹ phải cho con ăn bổ sung thêm là mẹ bận đi làm xa (54,9%), mẹ không đủ sữa cho con bú (16,9%), còn
  • 24. 16 lại là các lí do khác (trẻ cứng cáp hơn, sợ không đủ chất cho trẻ [19]. Tỷ lệ các bà mẹ cho con ăn bổ sung sớm rất cao: có tới 4,5% số trẻ ăn bổ sung trong tháng đầu, 13,5% ăn trong thời gian 1-2 tháng tuổi, trong 4 tháng đầu có tới 88,9% số trẻ đã ăn bổ sung. Chỉ có 2/322 bà mẹ (0,7%) cho con ăn bổ sung trong thời gian từ 5-6 tháng tuổi [19]. Theo nghiên cứu của Từ Ngữ và cộng sự về thực hành cho ăn bổ sung ở trẻ tại Phú Thọ thì đến tháng thứ 4, đã có 73,3% trẻ được cho ăn bổ sung, và đến 6 tháng tuổi thì hầu hết trẻ đã ăn bổ sung (98,7%). Trên thực tế, đa số các bà mẹ đều cho rằng thời điểm cho ăn bổ sung như vậy theo họ là sớm (73,3%), chỉ có 24,3% cho là đúng thời gian và 2% cho là muộn. Phân tích kỹ hơn thì những bà mẹ cho rằng trẻ đã ăn bổ sung sớm thì thời điểm trung bình là 3,25 tháng; đúng thời gian khi độ tuổi trung bình là 5,05 tháng và muộn là 6 tháng; tính chung thì trung bình, trẻ bắt đầu ăn bổ sung khi được 3,75 tháng tuổi (±1,4) và các bà mẹ có nhận biết tương đối đúng về thời điểm ăn bổ sung, chỉ là họ không thực hiện được. Sở dĩ các bà mẹ quyết định thời điểm cho ăn bổ sung của trẻ như vậy là do một số lý do sau: mẹ phải đi làm (63,1%), trẻ khóc/đói/mẹ không đủ sữa (63,8%), đúng thời điểm (19,5%) và một số ít là theo lời khuyên của họ hàng/hàng xóm (2,6%). Trong số 95 bà mẹ phải đi làm sớm nên phải cho trẻ ăn bổ sung sớm thì có 29% phải cho trẻ ăn từ tháng thứ 2 và 78% phải cho trẻ ăn trước 4 tháng. Thực tế ở nông thôn bà mẹ phải trở lại công việc đồng áng sớm sau khi sinh là một trở ngại chính khiến trẻ không được bú mẹ hoàn toàn trong 4 (6) tháng đầu. Việc cho bú bị gián đoạn do công việc của mẹ làm cho trẻ bị cắt nguồn cung thực phẩm, khiến trẻ đói và khóc, đồng thời việc sản xuất sữa của mẹ theo cơ chế sinh lý cũng bị giảm sút. Tất cả những yếu tố đó khiến người mẹ phải quyết định cho trẻ ăn bổ sung dù biết đó chưa phải thời điểm đúng [25].
  • 25. 17 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi hiện đang sinh sống ở 20 xã thuộc 4 huyện nghiên cứu - Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng tham gia nghiên cứu + Bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi + Đồng ý tham gia nghiên cứu, sống trên địa bàn liên tục từ 6 tháng trở lên +Tham gia chính trong việc chăm sóc trẻ ở 6 tháng đầu tiên. - Tiêu chuẩn loại trừ: Những bà mẹ không có khả năng hoặc hạn chế trong giao tiếp, bà mẹ tự nguyện không tham gia trong quá trình nghiên cứu. 2.2. Thời gian nghiên cứu Từ tháng 6 năm 2016 đến tháng 12 năm 2016 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu mô tả, thiết kế nghiên cứu cắt dọc Nghiên cứu tại 2 thời điểm lúc trẻ được 3 tháng tuổi, lúc trẻ được 6 tháng tuổi của những trẻ dưới 24 tháng tuổi tại địa bàn nghiên cứu 2.3.2. Cỡ mẫu, địa điểm nghiên cứu và cách chọn mẫu - Cỡ mẫu Cỡ mẫu được tính toán dựa trên công thức tính cỡ mẫu mô tả cho một tỷ lệ Theo công thức:     2 2 1 2 (1 ) . . p p n Z p      n: Cỡ mẫu.
  • 26. 18   2 1 2 Z   : Hệ số tin cậy = 1,96 q = (1 – p) Theo nghiên cứu của Mai Thị Tâm thì tỷ lệ trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu là 32% [32] nên lựa chọn p=0,32 Để khắc phục nhược điểm của việc chọn độ chính xác tuyệt đối d, ta sử dụng công thức với độ chính xác tương đối ε. Trong nghiên cứu này, ε được lựa chọn =0,1 Áp dụng công thức tính cỡ mẫu trên thì được n = 816 Ước tính cỡ mẫu cho quần thể điều tra sàng lọc là: 816 - Địa điểm nghiên cứu và cách chọn mẫu Thái Nguyên là một tỉnh nằm ở phía Đông bắc cách Hà Nội khoảng 80km. Với dân cư khoảng hơn một triệu người (70% sống ở khu vực nông thôn), Thái nguyên là địa bàn sinh sống của 8 dân tộc; nhóm dân tộc Kinh chiếm khoảng 81%, các dân tộc thiểu số khác bao gồm Tày, Nùng, Sán Dìu, Hmong, Sán Cháy, Hoa và Dao chiếm khoảng 19% tổng số dân cư. Dựa vào đặc điểm dân số, tỷ lệ sinh con, số phụ nữ phù hợp được lựa chọn từ 20 xã thuộc 4 huyện của địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Đây là những xã mang tính đặc trưng tiêu biểu về tình hình địa lý, dân cư, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, đảm bảo tính ngẫu nhiên cho nghiên cứu. Dựa vào đặc điểm địa lý, dân số lựa chọn những phụ nữ thích hợp cho nghiên cứu sinh sống tại 20 xã thuộc 4 huyện của tỉnh Thái Nguyên. - Huyện Phú Lương ( Động Đạt, Phấn Mễ, Vô Tranh, Yên Lạc, Yên Đổ) - Huyện Định Hóa (Lam Vỹ, Trung Lương, Bình Thành, Sơn Phú, Phú Đình) - Huyện Võ Nhai (Dân Tiến, La Hiên, Bình Long, Lâu Thượng, Tràng Xá) - Huyện Đại Từ (An Khánh, Hùng Sơn, Bản Ngoại, Hoàng Nông, Khôi Kỳ)
  • 27. 19 Với cỡ mẫu là 816 cặp mẹ con, để có được số trẻ trên cần điều tra sang lọc từ một quần thể. Ước tính cỡ mẫu cho quần thể sàng lọc là: - Dân số trung bình của một xã là 7000 người - Số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (18-40 tuổi) khoảng 15%, như vậy 1 xã có khoảng 1050 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. - Ước tính khoảng 35% số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có con nhỏ dưới 24 tháng tuổi Trong quá trình theo dõi được 1600 ca đẻ, sau khi loại bỏ những đối tượng không phù hợp với chỉ tiêu nghiên cứu thì số đối tượng còn lại là 1382 cặp mẹ con, vậy cỡ mẫu này hoàn toàn đảm bảo tính chính xác của nghiên cứu. 2.3.3. Biến số và chỉ số nghiên cứu * Biến số - Đặc điểm đối tượng nghiên cứu: tuổi, dân tộc, nghề nghiệp, học vấn số con, - Thực hành nuôi con bằng sữa mẹ: + Bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau đẻ + Bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu + Ăn/ uống các thức ăn khác ngày sau khi sinh * Chỉ số nghiên cứu - Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ + Tỷ lệ trẻ được bú mẹ trong một giờ đầu sau đẻ theo đặc điểm của bà mẹ: độ tuổi, học vấn, dân tộc, kinh tế hộ gia đình + Tỷ lệ trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu theo đặc điểm của bà mẹ: độ tuổi, học vấn, dân tộc, số con + Tỷ lệ trẻ trẻ ăn bổ sung sớm theo đặc điểm của bà mẹ: độ tuổi, học vấn, dân tộc
  • 28. 20 - Một số yếu tố liên quan đến thực hành nuôi con bằng sữa mẹ: + Các yếu tố về nhân khẩu học của bà mẹ: tuổi, tuổi kết hôn, nghề nghiệp, dân tộc, trình độ học vấn, số con. + Các yếu tố kinh tế hộ gia đình + Thông tin của cuộc đẻ: cách sinh, nơi sinh + Các yếu tố của trẻ: Giới tính, đẻ non, cân nặng trẻ khi sinh, 2.3.4. Tiêu chuẩn đánh giá Xác định một số tỷ lệ đánh giá thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu Tỷ lệ trẻ bú mẹ trong vòng 1 giờ đâu sau đẻ = Số trẻ 0 - 23 tháng được bú mẹ trong vòng 1 giờ đầu sau sinh x 100% Tổng số trẻ 0 – 23 tháng được điều tra Tỷ lệ trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu = Số trẻ < 6 tháng được bú mẹ hoàn toàn x 100% Tổng số trẻ dưới 6 tháng điều tra Thực hành cho trẻ bú sớm sau sinh được xác định dựa vào số trẻ được bà mẹ cho bú trong vòng một giờ đầu sau khi đẻ. Thực hành NCBSMHT trong 6 tháng đầu được đánh giá là đạt khi bà mẹ chỉ cho trẻ bú sữa mẹ mà không cho ăn thêm bất kỳ thức ăn đồ uống nào khác theo đúng định nghĩa trong 179 ngày đầu. Tỷ lệ NCBSMHT được tính toán dựa trên việc hỏi về thực hành cho trẻ ăn/ uống của trẻ dưới 6 tháng trong 24h qua. Xác định tuổi (theo tháng) của trẻ theo Tổ chức Y tế Thế giới [50] - 0 tháng tuổi: kể từ khi mới sinh đến trước ngày tròn tháng (từ 1 đến 29 ngày) - 1 tháng tuổi: Kể từ ngày tròn một tháng đến trước ngày tròn 2 tháng (từ 30 ngày đến 59 ngày)
  • 29. 21 2.3.5. Công cụ và phương pháp thu thập số liệu - Phương pháp thu thập số liệu Số liệu được lấy từ dự án “Bổ sung vi chất dinh dưỡng từ trước khi mang thai” của văn phòng dự án Emory- Đh Y dược Thái Nguyên. Bản thân học viên tham gia nghiên cứu ngay từ những ngày đầu tiên. - Công cụ: + Bộ câu hỏi được thiết kế sẵn dựa vào mục tiêu nghiên cứu. Bộ câu hỏi bao gồm các thông tin nhân khẩu học, cân nặng sơ sinh của trẻ, tình trạng đẻ của mẹ, thực hành NCBSM của mẹ và các yếu tố có liên quan đến thực hành NCBSM, + Cân trẻ: Sử dụng cân lòng máng SECA để cân nặng trẻ sơ sinh - Các bước thu thập số liệu + Lập danh sách các bà mẹ có con đến đúng độ tuổi cần thu thập số liệu. Báo cho y tế thôn bản mời bà mẹ đến trạm y tế để tham gia phỏng vấn. + Sử dụng bộ câu hỏi được thiết kế sẵn phỏng vấn trực tiếp các bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi để thu thập các thông tin về việc cho trẻ bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu. 2.4. Xử lý và phân tích số liệu - Các bộ câu hỏi sau khi đã phỏng vấn xong sẽ được kiểm tra tính phù hợp, sự hoàn tất của bộ câu hỏi, những phiếu không đầy đủ những chi tiết hoặc không phù hợp sẽ được phỏng vấn lại hoặc loại bỏ những câu hỏi không đúng đối tượng chọn mẫu. - Dữ liệu được mã hóa và nhập vào máy tính sử dụng phần mềm EPIDATA 3.1. Số liệu được nhập 2 lần để tránh sai số trong quá trình nhập số liệu, các biến số được kiểm tra các giá trị tối đa, tối thiểu và các số liệu trống để kiểm tra lại từ bộ phiếu điều tra gốc. - Phân tích số liệu được thực hiện trên phần mềm STATA 10
  • 30. 22 2.5. Sai số và cách khắc phục Sai số nhớ lại: Khắc phục bằng cách gợi lại một số mốc liên quan đến quá trình chăm sóc trẻ. 2.6. Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu Được sự cho phép triển khai nghiên cứu Hội đồng đạo đức Viện nghiên cứu Y- Xã hội học, được sự nhất trí của chính quyền địa phương. Đối tượng điều tra là con người nên đạo đức nghiên cứu luôn được đặt ra để làm giảm thiểu nhất những rủi ro và làm tăng cao nhất những lợi ích cho đối tượng. Luôn tôn trọng và tuyệt đối giữ thông tin riêng của đối tượng. Những thông tin về danh tính đối tượng được giữ bí mật. Trước mỗi cuộc phỏng vấn, người được phỏng vấn đã được giải thích về mục đích của cuộc điều tra để có được sự đồng ý của đối tượng. Đối tượng được quyền từ chối tham gia mà không bị ảnh hưởng gì về chăm sóc y tế tại địa phương. Kết quả nghiên cứu là cần thiết cho cơ quan y tế để phục vụ cho công tác theo dõi tình trạng chăm sóc sức khỏe trẻ nhỏ, nhờ đó sẽ giúp nâng cao được hiệu quả của các can thiệp truyền thông dinh dưỡng trong tương lai. Giải thích rõ với các bà mẹ về ý nghĩa và mục tiêu cuộc điều tra là nhằm bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho nhân dân chứ không nhằm mục đích nào khác. Sẵn sàng trả lời mọi thông tin liên quan đến cách chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cho trẻ khi bà mẹ cần biết sau cuộc phỏng vấn.
  • 31. 23 Chương 3 KẾT QUẢ 3.1. Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi tại một số xã thuộc tỉnh Thái Nguyên 51.99 45.58 60.27 0 10 20 30 40 50 60 70 Cho bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau đẻ Thức ăn khác ngoài sữa mẹ ngay sau khi sinh Cho bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ các thực hành nuôi con bằng sữa mẹ Nhận xét: Số trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu chiếm tỷ lệ khá cao là 60,27%. Tỷ lệ trẻ được bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau đẻ là 51,99%, số trẻ được cho ăn uống các thức ăn ngoài sữa mẹ ngay sau khi sinh là 45,58%. Bảng 3.1. Các thực hành nuôi con bằng sữa mẹ theo huyện nghiên cứu Đại Từ Định Hóa Phú Lương Võ Nhai % % % % Cho bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau đẻ 55,95 (174) 61,35 (154) 44,51 (219) 52,31 (170) Cho ăn/ uống các thức ăn khác ngoài sữa mẹ ngay sau sinh 40,58 (125) 33,60 (84) 50,73 (244) 52,04 (166) Cho bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu 58,65 (183) 74,60 (188) 65,04 (320) 43,56 (142) Nhận xét: Không có sự khác biệt trong việc thực hành nuôi con bằng sữa mẹ tại 4 huyện của địa bàn nghiên cứu
  • 32. 24 Bảng 3.2. Tình hình cho trẻ ăn/ uống thức ăn khác ngoài sữa mẹ ngay sau sinh Thức ăn đầu tiên của bé SL (%) Sữa bột/ sữa bò 554 40,09 Nước trắng 11 0,80 Nước đường/mật ong/ nước hoa quả 94 6,80 Nhận xét: Tỷ lệ các bà mẹ cho trẻ sử dụng sữa công thức/ sữa bò ngay sau khi sinh chiếm tỷ lệ khá cao 40,09%. Rất ít các bà mẹ cho uống nước trắng hay các thức uống khác. Bảng 3.3. Đặc điểm chung của bà mẹ Đặc điểm SL Mean ± SD/ % Tuổi 1382 25.82 ± 4.33 17 – 20 153 11,01 21 – 25 544 39,39 26 – 30 470 34,03 31 – 41 215 15,57 Dân tộc Dân tộc thiểu số 688 49,78 Kinh 694 50,22 Trình độ văn hóa mẹ Cấp 1 109 7,89 Cấp 2 754 54,56 Cấp 3 360 26,05 Sơ cấp/ trung cấp/ cao đẳng/ đại học 159 11,51 Nghề nghiệp Nông dân 1,118 80,90 Các nghề khác 264 19,10 Số con trong gia đình 1 1,101 79,67 >=2 281 20,33 Thời gian quay lại làm việc < 6 tháng 863 62,44 ≥ 6 tháng 519 37,56
  • 33. 25 Nhận xét: - Trong tổng số 1382 bà mẹ tham gia vào nghiên cứu,tuổi trung bình của bà mẹ là 26 tuổi, trong đó bà mẹ lớn tuổi nhất là 41 tuổi, bà mẹ trẻ nhất tham gia nghiên cứu là 17 tuổi, có khoảng 50% là các bà mẹ từ 25 tuổi trở xuống, còn lại phần lớn độ tuổi của ĐTNC là từ 26-35 tuổi. Nghề nghiệp của ĐTNC chủ yếu là nông dân chiếm hơn 80%, còn lại là cán bộ viên chức, dịch vụ buôn bán và nghề khác. Trình độ học vấn của bà mẹ chủ yếu là dưới THPT, có khoảng 89% có trình độ học vấn là THPT,cấp 2, cấp 1. Chỉ có khoảng 11% các bà mẹ có trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học. - Số con trong gia đình của các bà mẹ trong nghiên cứu có tới 79,67% là con đầu tiên.. - Đa số các bà mẹ trong nghiên cứu đi làm trước 6 tháng (62,44%) Bảng 3.4. Thông tin cuộc đẻ Thông tin SL % Nơi sinh của trẻ Tại nhà 23 0,16 Trạm y tế 42 3,03 Bệnh viện huyện 1090 78,87 Bệnh viện tỉnh 118 8,53 Bệnh viện trung ương 109 7,87 Phương pháp sinh Đẻ thường 981 70,98 Mổ đẻ/ đẻ forceps/ đẻ giác hút 401 29,02 Nhận xét: Có 1090 bà mẹ đẻ ở bệnh viện huyện chiếm 78,87% số bà mẹ trong nghiên cứu. Bảng kết quả trên cho thấy có đến 70,98% số bà mẹ có phương pháp sinh đẻ thường trong lần điều tra.
  • 34. 26 Bảng 3.5. Các đặc điểm chung của trẻ Thông tin SL %/ Mean ± SD Giới tính Nam 704 50,94 Nữ 678 49,06 Cân nặng sơ sinh trẻ 1382 3076,25 ± 438,08 <2500g 70 5,07 >=2500g 1312 94,93 Tình trạng đẻ non Đẻ non 144 10,42 Đẻ đủ tháng 1238 89,58 Nhận xét: Một số thông tin chung của trẻ trong nghiên cứu được thể hiện ở bảng 3.5. Từ kết quả bảng cho thấy không có sự chênh lệch về giới tính của trẻ trong nghiên cứu, 50,94 % số trẻ là nam giới. Về cân nặng sơ sinh của trẻ, số trẻ có cân nặng >= 2500g chiếm chủ yếu, khoảng 95% số trẻ. 90% số trẻ đẻ ra là đủ tháng.
  • 35. 27 3.2. Một số yếu tố liên quan đến việc nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi 3.2.1. Các yếu tố liên quan tới việc nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu Bảng 3.6. Tuổi của mẹ và thực hành nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu Chỉ số Tuổi mẹ Bú mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu Không bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu Tổng SL % SL % 17 – 20 90 59,82 63 41,18 153 21 – 25 317 58,27 227 41,73 544 26 – 30 294 62,55 176 37,45 470 31 – 41 131 60,93 84 39,07 215 Tổng 832 550 1382 p = 0,564 > 0,05 Nhận xét: Không có mối liên quan giữa độ tuổi của bà mẹ với thực hành cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.
  • 36. 28 Bảng 3.7. Dân tộc mẹ và thực hành nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu Chỉ số Dân tộc Bú mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu Không bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu Tổng SL % SL % Dân tộc thiểu số 473 68,75 215 31,25 688 Kinh 410 59,08 284 40,92 694 Tổng 883 499 1382 p = 0,037 < 0,05 Nhận xét: Có mối liên quan giữa dân tộc mẹ với thực hành nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu. Tỷ lệ người dân tộc thiểu số cho con bú mẹ hoàn toàn cao hơn hẳn so với người kinh. Điều này có thể giải thích do điều kiện kinh tế hạn hẹp nên những bà mẹ ở đây chỉ có thể nuôi con bằng sữa mẹ và không bổ sung thêm sữa ngoài hoặc các thức ăn khác. Bảng 3.8. Nghề nghiệp của mẹ và thực hành nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu Chỉ số Nghề nghiệp Bú mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu Không bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu Tổng SL % SL % Nông dân 740 66,19 378 33,81 1118 Các nghề khác 159 60,23 105 39,77 264 Tổng 899 483 1382 p = 0,046 < 0,05 Nhận xét: Có mối liên quan giữa nghề nghiệp của mẹ và thực hành nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn. Những bà mẹ nông dân có xu hướng cho con bú mẹ hoàn toàn nhiều hơn so với các nghề nghiệp khác.
  • 37. 29 Bảng 3.9. Trình độ học vấn của mẹ và thực hành nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu Chỉ số Trình độ học vấn Bú mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu Không bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu Tổng SL % SL % Cấp 1 70 64,22 39 35,78 109 Cấp 2 467 61,94 287 38,06 754 Cấp 3 170 47,22 190 52,78 360 Cao đẳng/ đại học/ sau đại học 78 49,06 81 50,94 159 Tổng 785 597 1382 p = 0,042 < 0,05 Nhận xét: Trình độ học vấn của mẹ có liên quan tới việc thực hành nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Kết quả nghiên cứu chỉ ra những đối tượng có trình độ học vấn cao ( cao đẳng/ đại học/ sau đại học) lại có tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ thấp (49,06%) hơn so với các trình độ cấp 1,2,3.
  • 38. 30 Bảng 3.10. Số con của bà mẹ và thực hành nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu Chỉ số Số con Bú mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu Không bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu Tổng SL % SL % 1 con 172 61,21 109 38,79 281 ≥ 2 con 771 70,03 330 29,97 1101 Tổng 943 439 1382 p = 0,027 < 0,05 Nhận xét: Số con của bà mẹ có liên quan tới việc thực hành cho trẻ bú mẹ hoàn toàn. Số bà mẹ có số con >= 2 con có tỷ lệ cao hơn hẳn so với những bà mẹ đẻ con lần đầu. Điều này có thể giải thích những bà mẹ có từ 2 con trở lên đã có kinh nghiệm và nhận thức đúng đắn hơn về tầm quan trọng của việc nuôi con bằng sữa mẹ. Bảng 3.11. Bà mẹ quay lại làm việc trước 6 tháng và thực hành nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu Chỉ số Thời gian quay lại làm việc Bú mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu Không bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu Tổng SL % SL % Chưa quay lại làm việc 571 66,16 292 33,86 863 Đã quay lại làm việc 297 57,23 222 42,77 519 Tổng 868 514 1382 p = 0,038 < 0,05 Nhận xét: Những phụ nữ chưa quay lại trở lại làm việc có tỷ lệ cho con bú sữa mẹ hoàn toàn ( 66,16%) cao hơn những phụ nữ đã quay trở lại làm việc (57,23%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê.
  • 39. 31 Bảng 3.12. Nơi sinh trẻ và thực hành nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu Chỉ số Tình trạng đẻ Bú mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu Không bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu Tổng SL % SL % Đẻ ở nhà 14 60,86 9 39,14 23 Đẻ ở trạm y tế 28 66,66 14 33,34 42 Đẻ ở bệnh viện huyện 654 60,00 436 40,00 1090 Đẻ ở bệnh viện tỉnh 70 59,32 48 40,68 118 Đẻ ở bệnh viện trung ương 59 54,12 50 45,88 109 Tổng 825 557 1382 p = 0,888 > 0,05 Nhận xét: Không có mối liên quan giữa nơi sinh trẻ và việc thực hành nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.
  • 40. 32 Bảng 3.13. Tình trạng đẻ của mẹ và thực hành nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu Chỉ số Tình trạng đẻ Bú mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu Không bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu Tổng SL % SL % Đẻ mổ/ Đẻ khó 231 57,6 170 42,4 401 Đẻ thường 599 61,06 382 38,94 981 Tổng 830 552 1382 p = 0.221 > 0.05 Nhận xét: Những bà mẹ đẻ thường có xu hướng cho con bú mẹ hoàn toàn cao hơn (61,06%) với những bà mẹ đẻ mổ/ đẻ khó (57,6%). Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Bảng 3.14. Tình trạng đẻ non và thực hành nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu Chỉ số Tình trạng đẻ non Bú mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu Không bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu Tổng SL % SL % Đẻ non 81 56,25 63 43,75 144 Đẻ đủ tháng 750 60,58 488 39,42 1238 Tổng 831 551 1382 p = 0,330 > 0,05 Nhận xét: Không có mối liên quan giữa tình trạng đẻ với việc thực hành cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.
  • 41. 33 Bảng 3.15. Cân nặng trẻ khi đẻ và thực hành nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu Chỉ số Cân nặng trẻ khi đẻ Bú mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu Không bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu Tổng SL % SL % ≥ 2500gr 822 62,65 490 37,25 1312 < 2500gr 35 50,00 35 50,00 70 Tổng 857 525 1382 p = 0.043 < 0.05 Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy những bà mẹ có trẻ có cân nặng sơ sinh <2500gr có tỷ lệ thực hành nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn thấp hơn hẳn so với những bà mẹ có trẻ có cân nặng sơ sinh >2500 gr. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. 3.2.2. Các yếu tố liên quan tới việc trẻ được bú mẹ sớm trong vòng 1 giờ đầu ngay sau khi sinh Bảng 3.16. Tuổi của mẹ và thực hành cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinh Chỉ số Tuổi mẹ Cho trẻ bú sớm Không cho trẻ bú sớm Tổng SL % SL % 17 – 20 72 47,05 81 52,95 153 21 – 25 294 54,04 250 45,96 544 26 – 30 251 53,40 219 46,60 470 31 – 41 102 47,44 113 52,54 215 Tổng 719 663 1382 p = 0,218 > 0,05 Nhận xét: Không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa độ tuổi của bà mẹ với việc thực hành bú mẹ trong vòng 1 giờ đầu ngay sau khi sinh.
  • 42. 34 Bảng 3.17. Dân tộc mẹ và thực hành cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinh Chỉ số Dân tộc Cho trẻ bú sớm Không cho trẻ bú sớm Tổng SL % SL % Dân tộc thiểu số 372 54,06 316 45,94 688 Kinh 347 50,00 347 50,00 694 Tổng 719 663 1382 p = 0,143 > 0,05 Nhận xét: Những bà mẹ dân tộc thiểu số và những bà mẹ dân tộc Kinh có tỷ lệ cho con bú sớm trong vòng 1 giờ đầu ngay sau khi sinh là gần như nhau. Bảng 3.18. Nghề nghiệp của mẹ và thực hành cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinh Chỉ số Nghề nghiệp Cho trẻ bú sớm Không cho trẻ bú sớm Tổng SL % SL % Nông dân 593 53,04 525 46,96 1118 Các nghề khác 125 47,35 139 52,65 264 Tổng 718 664 1382 p = 0,093 > 0,05 Nhận xét: Kết quả từ bảng 3.18 cho thấy không có sự khác biệt giữa những bà mẹ nông dân và các bà mẹ làm những nghề khác về việc thực hành cho con bú sớm.
  • 43. 35 Bảng 3.19. Trình độ học vấn của mẹ và thực hành cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinh Chỉ số Trình độ học vấn Cho trẻ bú sớm Không cho trẻ bú sớm Tổng SL % SL % Cấp 1 56 51,38 53 48,62 109 Cấp 2 401 53,18 353 46,82 754 Cấp 3 189 52,50 171 47,50 360 Cao đẳng/ đại học/ sau đại học 73 45,91 86 54,09 159 Tổng 719 663 1382 p = 0,419 > 0,05 Nhận xét: Bảng 3.19 cho thấy không có sự khác biệt giữa trình độ học vấn với việc thực hành cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ đầu. Bảng 3.20. Số con của bà mẹ và thực hành cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinh Chỉ số Số con Cho trẻ bú sớm Không cho trẻ bú sớm Tổng SL % SL % 1 con 112 39,86 169 60,14 281 2 con 606 55,04 495 44,96 1101 Tổng 718 664 1382 p = 0,004 < 0,05 Nhận xét: Các bà mẹ đẻ từ lần thứ 2 trở lên có tỷ lệ cho con bú sớm 1 giờ đầu sau sinh nhiều gấp 1,5 lần các bà mẹ sinh con lần đầu tiên. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với trị số p < 0,05.
  • 44. 36 Bảng 3.21. Nơi sinh trẻ và thực hành cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinh Chỉ số Tình trạng đẻ Cho trẻ bú sớm Không cho trẻ bú sớm Tổng SL % SL % Đẻ ở nhà 14 60,86 9 40,14 23 Đẻ ở trạm y tế 27 64,28 15 35,72 42 Đẻ ở bệnh viện huyện 594 54,49 496 45,51 1090 Đẻ ở bệnh viện tỉnh 56 47,45 62 52,55 118 Đẻ ở bệnh viện trung ương 30 27,52 79 72,48 109 Tổng 721 661 1382 p= 0,000 < 0,05 Nhận xét: Từ kết quả bảng trên cho thấy những bà mẹ sinh con ở các tuyến địa phương (tỉnh, huyện, trạm y tế) lại có tỷ lệ cho trẻ bú sớm 1 giờ đầu sau sinh cao hơn hẳn các bà mẹ sinh con ở tuyến trung ương. Điều này có thể giải thích các bà mẹ đẻ con ở tuyến trung ương trong các trường hợp nghiên cứu là những bà mẹ gặp vấn đề trong quá trình đẻ con (đẻ khó, gặp sự cố khi đẻ). Bảng 3.22. Tình trạng đẻ của mẹ và thực hành cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinh Chỉ số Tình trạng đẻ Cho trẻ bú sớm Không cho trẻ bú sớm Tổng SL % SL % Đẻ mổ/ Đẻ khó 108 26,93 293 73,07 401 Đẻ thường 611 62,26 370 37,74 981 Tổng 719 663 1382 p = 0,000 < 0,05 Nhận xét: Những bà mẹ đẻ thường có tỷ lệ cho con bú mẹ sớm sau khi sinh nhiều gấp gần 3 lần những bà mẹ đẻ mổ/ đẻ khó. Tình trạng đẻ và thực hành bú mẹ sớm 1 giờ đầu sau khi sinh có mối liên quan có ý nghĩa thống kê.
  • 45. 37 Bảng 3.23. Tình trạng đẻ non và thực hành cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinh Chỉ số Cân nặng trẻ khi đẻ Cho trẻ bú sớm Không cho trẻ bú sớm Tổng n % n % Đẻ non 63 44,75 81 55,25 144 Đẻ đủ tháng 655 52,90 583 47,10 1238 Tổng 718 664 1382 p = 0,051 > 0,05 Nhận xét: Bảng 3.23 cho thấy không có mỗi liên quan giữa tình trạng đẻ non với việc thực hành cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau khi sinh. Bảng 3.24. Cân nặng trẻ khi đẻ và thực hành cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinh Chỉ số Cân nặng trẻ khi đẻ Cho trẻ bú sớm Không cho trẻ bú sớm Tổng SL % SL % > 2500gr 694 52,89 618 47,11 1312 < 2500gr 28 40,00 42 60,00 70 Tổng 722 660 1382 p = 0,032 < 0,05 Nhận xét: Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng những bà mẹ có trẻ sơ sinh cân nặng nhỏ hơn 2500gr có tỷ lệ cho trẻ bú sớm ngay sau sinh thấp hơn so với những bà mẹ có trẻ sơ sinh cân nặng hơn 2500gr.
  • 46. 38 Chương 4 BÀN LUẬN Để cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em nói chung và tình trạng nuôi con bằng sữa mẹ nói riêng đã có nhiều nghiên cứu đã được triển khai, áp dụng và chứng minh tính hiệu quả trên khắp cả nước. Nghiên cứu của chúng tôi là nghiên cứu đầu tiên được tiến hành tại 20 xã trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nhằm hiểu về thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ và các mối liên quan. Kết quả nghiên cứu có thể phản ánh được thực trạng NCBSM trong 6 tháng đầu của bà mẹ có con dưới 6 tháng tuổi địa bàn nghiên cứu. . 4.1. Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ 4.1.1. Thực trạng nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu Bú mẹ hoàn toàn là trẻ chỉ bú sữa từ vú mẹ hoặc vú nuôi hoặc từ vú mẹ vắt ra. Ngoài ra không ăn bất kỳ một loại thức ăn dạng lỏng hay rắn khác trừ các dạng giọt, siro có chứa các vitamin, chất khoáng bổ sung, hoặc thuốc [77], [80]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, từ biểu đồ 3.1 cho thấy có tới 60,27% trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Tỷ lệ trẻ bú mẹ hoàn toàn tính theo từng huyện nghiên cứu cũng có sự khác biệt. Từ bảng 3.1 có thể thấy, huyện Định Hóa là huyện nghèo, khó khăn nhất trong 4 huyện nhưng tỷ lệ bú mẹ hoàn toàn lại cao nhất 74,6%, tiếp đến là các huyện Phú Lương, Đại Từ, Võ Nhai. Theo kết quả nghiên cứu trước đây của một số tác giả ở một số vùng ở Hà Nội cho thấy: tỉ lệ trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 4 tháng đầu năm 1996 trong nghiên cứu của Nguyễn Đình Quang là 45,5% [28], của Lê Thị Kim Chung năm 2000 là 62,7% [6]. Tỉ lệ trẻ < 6 tháng được bú mẹ hoàn toàn khác nhau tùy từng địa phương trong nước. Theo số liệu điều tra gần đây ở Phú Thọ, tỉ lệ này rất thấp, chỉ có 4,6% [25] và ở Quảng Nam thì chỉ có 2/816 trẻ
  • 47. 39 được bú mẹ hoàn toàn trong giai đoạn 4-6 tháng [34]. Theo báo cáo của viện Dinh Dưỡng (2006), tỉ lệ trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu của toàn quốc là 12,2%, như vậy chỉ số này trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn nhiều so với các địa phương khác. Trên thế giới, Trung Quốc là một trong những quốc gia rất tích cực trong việc đẩy mạnh vấn đề NCBSM. Trong một nghiên cứu gần đây tại Trung Quốc cho thấy có 25,8% trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 4 tháng đầu, tăng gấp đôi sovới năm 1990 [53]. Tại Australia trong một nghiên cứu năm 2006 cho thấy khi được 6 tháng tuổi chưa được một nửa số trẻ được nuôi bằng sữa mẹ ở các mức độ (45,9%) và chỉ 12% được nuôi bằng sữa mẹ một cách đầy đủ [31]. Một nghiên cứu ở Singapore thấy rằng chỉ có 21% các bà mẹ đang NCBSM trong 6 tháng với ít hơn 5% các bà mẹ NCBSM hoàn toàn [64]. 4.1.2. Thực hành cho trẻ bú sớm sau sinh Theo khuyến cáo của WHO/UNICEF mẹ nên cho con bú trong vòng 1 giờ đầu sau đẻ, bú càng sớm càng tốt. Bởi vì những giọt sữa đầu tiên rất tốt, có hàm lượng chất dinh dưỡng và kháng thể cao. Bên cạnh đó động tác mút vú của trẻ sẽ kích thích tuyến yên giải phóng ra Prolactin và sẽ làm cho sữa được tiết ra nhiều. Mặt khác trẻ bú sẽ kích thích tuyến yên sản xuất ra một hoormon khác là Oxytoxin có tác dụng gây co các tế bào cơ ở xung quanh tuyến sữa gây nên phản xạ tiết sữa. Hơn nữa oxytoxin còn có tác dụng lên cơ tử cung giúp cầm máu nhanh cho người mẹ sau đẻ [41]. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 51,9% số bà mẹ cho trẻ bú lần đầu trong vòng một giờ sau khi sinh. Như vậy vẫn còn khoảng một nửa số trẻ phải ăn uống thức ăn khác sau khi chào đời và không được hưởng lợi từ bữa bú đầu tiên vô cùng quý giá về mọi mặt này. Tỷ lệ thực hành cho trẻ bú sớm sau sinh trong nghiên cứu của chúng tôi tương đương so với nghiên cứu của dự án A&T tiến hành tại 11 tỉnh: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Đ ̀ à Nẵng, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Đắk Nông, Tiền Giang và Cà
  • 48. 40 Mau năm 2011 (51,9% so với 50,5%) [1]. Cũng tương tự như kết quả ở trên, khi so sánh nghiên cứu này với một số nghiên cứu khác trong nước cũng cho kết quả tỷ lệ bú mẹ trong vòng 1 giờ đầu sau sinh cao hơn, cụ thể: nghiên cứu của Huỳnh Văn Tú và Nguyễn Vũ Linh tại bệnh viện phụ sản bán công Bình Dương (29,7%) [29]; nghiên cứu của tác giả Đinh Thị Phương Hòa tiến hành tại 4 bệnh viện ở Hà Nội năm 2006 (44,1%) [14]; nghiên cứu của Trần Thị Phúc Nguyệt tại xã Khánh Hà, Thường Tín, Hà Nội (42,3%) [22]; nghiên cứu của Bùi Thu Hương tại hai phường Quỳnh Mai và Bạch Đằng, Hà Nội năm 2009 (30%) [12]; nghiên cứu của Từ Mai thực hiện trên 300 bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi đến khám tại Trung tâm khám tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng năm 2008 (49,3%) [27]; nghiên cứu của Huỳnh Văn Dũng, Huỳnh Nam Phương và cộng sự tại huyện Tam Nông, Phú Thọ năm 2012 (46,7%) [8]. Có thể nhận thấy tỷ lệ thực hành cho trẻ bú sớm sau sinh trong nghiên cứu cao hơn với rất nhiều nghiên cứu của các tác giả khác nhau thực hiện tại các tỉnh thuộc vùng nông thôn và ở thành phố. Tuy nhiên, khi so sánh với nghiên cứu thực hiện tại vùng miền núi trên đối tượng là các bà mẹ dân tộc như: nghiên cứu của Hà Thị Thu Trang và TrầnThị Phúc Nguyệt về tìm hiểu một số tập tính nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ dân tộc Dao có con dưới 24 tháng tuổi năm 2011 tại xã Tân Sơn, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn, thì tỷ lệ bà mẹ thực hành cho trẻ bú sớm sau sinh trong nghiên cứu này cũng cao hơn nhưng không có sự khác biệt đáng kể (51,9% so với 47,5%) [23]. So sánh với nghiên cứu được thực hiện ṭi 6 tỉnh dự án IFEN II Hội Chữ thập đỏ Việt Nam năm 2005 và xã Dân Hòa Hà Tây năm 2006 của tác giả Phạm Văn Hoan và cộng sự thì tỷ lệ bà mẹ thực hành cho trẻ bú sớm sau sinh trong nghiên cứunày cao hơn so với tỷ lệ chung về bú sớm sau sinh của 6 tỉnh dự án (51,9% so với 45,8%) [17]. Tuy nhiên, kết quả trong nghiên cứu này cũng thấp hơn kết quả của một số nghiên cứu khác cùng lĩnh vực như: Nghiên cứu mô tả cắt ngang của cùng tác giả Lê Thị Hương thực hiện năm 2008 tại huyện
  • 49. 41 Văn Yên, tỉnh Yên Bái [13] và huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị [11] cho kết qủ tỷ lệ bà mẹ cho con bú sớm trong vòng nửa giờ đầu sau sinh lần lượt là 90% và 88%; Một nghiên cứu khác cũng cho tỷ lệ bà mẹ thực hành cho con bú sớm sau sinh rất cao (98,3%), đó là nghiên cứu dọc tại huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa [50],[51]. Tổng điều tra dinh dưỡng năm 2010 của Viện Dinh dưỡng cũng cho kết qủ tỷ lệ bà mẹ cho trẻ bú sớm sau sinh là 76,2% [38]. Như vậy, tỷ lệ bà mẹ cho trẻ bú sớm sau sinh trong nghiên cứu này là thấp hơn so với tỷ lệ chung của cả nước (51,9% so với 76,2%), và thấp hơn nhiều so với kết quả nghiên cứu của tác gỉ Lê Thị Hương và nghiên cứu dọc ở Quảng Xương, Thanh Hóa. So sánh kết quả của chúng tôi với một số các nghiên cứu trước đây cho thấy tình hình cho trẻ bú sớm sau sinh đã được cải thiện rõ rệt. Nghiên cứu của Cao Thị Hậu, Phạm Thúy Hòa và cộng sự (1991) cho kết quả tỉ lệ bà mẹ cho con bú trong vòng 30 phút đầu sau sinh là 5,5% ở nông thôn và 8% ở thành phố [14]. Một nghiên cứu khác của Đào Ngọc Diễn, Nguyễn Trọng An và cộng sự, trên 500 trẻ dưới 5 tuổi tại vùng nông thôn và nội thành Hà Nội thu được kết quả sau: hầu hết trẻ được bú mẹ sau 2-3 ngày. Tỉ lệ trẻ được bú mẹ trong vòng 24 giờ chỉ đạt 15,8% ở nội thành và 35,5% ở nông thôn [9]. Một số các kết quả nghiên cứu của các tác giả khác gần đây như: Ngô Văn Toàn (2005) thấy tỉ lệ các bà mẹ cho con bú sớm trong 1 giờ đầu sau đẻ tại Quảng Trị là 63,7% [30], theo tác giả Trần Chí Liêm, Phou Sophal và cộng sự năm 2007 tại Ba Bể - Bắc Kạn thì tỉ lệ này là 65,7% [35] và theo nghiên cứu của Phạm Văn Hoan, Vũ Quang Huy, Erika Lutz (2005-2006) ở một số xã thuộc các tỉnh Nghệ An, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Lai Châu, Điện Biên là 45,8%, ở Hà Tây là 69,4% [18]. Một nghiên cứu về thực hành NCBSM của các bà mẹ người Mỹ gốc Việt cho thấy 75% bà mẹ cho con bú sớm [48] và tỉ lệ này cũng tương tự đối với các bà mẹ người Úc gốc Việt [48].
  • 50. 42 4.2. Một số yếu tố liên quan đến thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu 4.2.1. Trình độ học vấn của bà mẹ. Trình độ học vấn (TĐHV) của người mẹ biểu hiện khả năng nhận thức khoa học và hiểu biết. Các bà mẹ được giáo dục sẽ giúp họ nhận thức được các kiến thức liên quan đến việc chăm sóc trẻ. Tìm hiểu sự liên quan giữa trình độ học vấn của người mẹ và vấn đề nuôi dưỡng trẻ đã có nhiều nghiên cứu đề cập đến. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu về mối liên quan này rất khác nhau. Trong nghiên cứu này, qua bảng 3.9 chúng tôi tìm thấy có sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa trình độ của mẹ với việc thực hành cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Các bà mẹ có trình độ học vấn thấp thì việc thực hành cho trẻ bú mẹ hoàn toàn lại cao hơn những bà mẹ có trình độ học vấn cao. 64,22% các bà mẹ có trình độ học vấn cấp 1 cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu nhưng chỉ có 49% các bà mẹ có trình độ học vấn trung cấp, cao đẳng, đại học, sau đại học thực hiện được hành vi này. Ở Việt Nam từ năm 1987, Nguyễn Thu Nhạn, Đào Ngọc Diễn và cộng sự cũng đã cho thấy trình độ học vấn của bà mẹ nông thôn thấp hơn ở thành thị nên thời gian cho bú kéo dài hơn [9]. Điều này đồng quan điểm với nghiên cứu của chúng tôi. Trong nghiên cứu của Mai Đức Thắng đã tìm được sự liên quan giữa trình độ học vấn của mẹ với thời gian cai sữa cho trẻ. Những bà mẹ có trình độ học vấn cao có nhận thức tốt hơn và thời gian cai sữa cho trẻ muộn hơn và những bà mẹ có trình độ học vấn cao có tỉ lệ hiểu biết cao hơn so với những bà mẹ có trình độ học vấn thấp. Nhưng trong nghiên cứu này không tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa trình độ học vấn của bà mẹ với thời gian cho trẻ bú lần đầu sau sinh [35]. Kết quả nghiên cứu của Lê Thị Kim Trang cũng không tìm được mối liên quan giữa trình độ học vấn của mẹ với việc NCBSM [37]. Ở các nước đang phát triển, trình độ học vấn của mẹ cao có liên quan với tỉ lệ NCBSM thấp. Ngược lại, ở các nước phát triển, học vấn càng cao và