SlideShare a Scribd company logo
1 of 175
Download to read offline
iv
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN VĂN THUẤN
LIÊN VĂN BẢN TRONG SÁNG TÁC
NGUYỄN HUY THIỆP
Chuyên ngành : LÝ LUẬN VĂN HỌC
Mã số : 62.22.32.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS TRỊNH BÁ ĐĨNH
HÀ NỘI - năm 2013
v
LỜI CẢM ƠN
Trƣớc hết, xin chân thành cảm ơn những ngƣời thân yêu trong gia
đình đã tạo mọi điều kiện cần thiết để tôi tập trung hoàn thành luận án.
Đặc biệt, xin cảm ơn nhà giáo, PGS.TS Trịnh Bá Đĩnh, ngƣời đã
tận tình chỉ dạy, hƣớng dẫn, đóng góp những ý kiến quý báu giúp tôi
sớm hoàn thành luận án trong điều kiện tốt nhất có thể.
Xin cảm ơn lãnh đạo Khoa Ngữ văn, lãnh đạo Trƣờng Đại học sƣ
phạm - Đại học Huế, lãnh đạo Viện Văn học và Học viện khoa học xã
hội - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã tạo điều kiện cho tôi
thực hiện luận án.
Xin đƣợc cảm ơn tất cả quý thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp, sinh
viên - những ngƣời đã luôn khuyến khích và giúp đỡ tôi trong quá trình
thực hiện đề tài.
Tác giả
Nguyễn Văn Thuấn
vi
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các kết quả nêu trong luận án là trung thực, đảm bảo độ
chuẩn xác cao nhất. Các tài liệu tham khảo, trích dẫn có xuất
xứ rõ ràng. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về công trình
nghiên cứu của mình.
Huế, tháng 5 năm 2013
Tác giả
Nguyễn Văn Thuấn
vii
MỤC LỤC
Trang phụ bìa .........................................................................................................................i
Lời cảm ơn……………………………………………………………………….................ii
Lời cam đoan .......................................................................................................................iii
Mục lục .................................................................................................................................iv
Danh mục các kí hiệu, các chữ viết tắt đƣợc sử dụng trong luận án..........................vi
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài..................................................................................................1
2. Cơ sở lí thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu........................................................3
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu...........................................................................4
4. Đóng góp của luận án..........................................................................................5
5. Cấu trúc luận án...................................................................................................5
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU.......................................6
1.1. Tình hình nghiên cứu lí thuyết liên văn bản.....................................................6
1.1.1. Tình hình nghiên cứu lí thuyết liên văn bản trên thế giới .........................6
1.1.2. Tình hình nghiên cứu lí thuyết liên văn bản ở Việt Nam ..........................8
1.2. Tình hình nghiên cứu sáng tác Nguyễn Huy Thiệp........................................15
1.2.1. Những nghiên cứu gián tiếp bàn về sáng tác Nguyễn Huy Thiệp...........15
1.2.2. Những nghiên cứu trực tiếp bàn về sáng tác Nguyễn Huy Thiệp ...........16
Chƣơng 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ TÍNH LIÊN VĂN BẢN .......20
2.1. Lí thuyết liên văn bản của chủ nghĩa cấu trúc: Genette và Riffaterre............20
2.1.1. Gérard Genette và tính xuyên văn bản ....................................................22
2.1.2. Michael Riffaterre và ảo tƣởng quy chiếu...............................................27
2.2. Lí thuyết liên văn bản từ Bakhtin đến Chủ nghĩa giải cấu trúc......................30
2.2.1. Mikhail Bakhtin và tính đối thoại............................................................30
2.2.2. Julia Kristeva và tính liên văn bản...........................................................38
2.2.3. Roland Barthes và tính đa bội..................................................................44
Chƣơng 3. ĐỐI THOẠI LIÊN VĂN BẢN TRONG SÁNG TÁC
NGUYỄN HUY THIỆP ..........................................................................................55
3.1. Đối thoại tƣ tƣơ
̉ ng và đối thoại văn hóa.........................................................56
3.1.1. Đối thoại với tƣ tƣởng Nho – Phật – Đạo................................................56
3.1.2. Đối thoại với những thành kiến văn chƣơng ...........................................70
3.1.3. Giải thiêng huyền thoại về nhân ca
́ ch con ngƣời lịch sƣ
̉ .........................77
3.2. Tâm thê
́ đô
́ i thoa
̣ i cu
̉ a Nguyê
̃ n Huy Thiê
̣ p .....................................................83
3.2.1. Từ tâm thức hiện sinh, soi sa
́ ng sƣ
̣ hiê
̣ n hƣ
̃ u cu
̉ a con ngƣơ
̀ i ...................83
3.2.2. Lâ
̣ p trƣơ
̀ ng dân chu
̉ trong đô
́ i thoa
̣ i .........................................................89
viii
Chƣơng 4. CÁC HÌNH THỨC LIÊN VĂN BẢN TRONG SÁNG TÁC
NGUYỄN HUY THIỆP ..........................................................................................97
4.1. Ảnh hƣởng và đọc sai, trích dẫn và giễu nhại ................................................97
4.1.1. Ảnh hƣởng và đọc sai văn học quá khứ...................................................97
4.1.2. Trích dẫn văn học truyền thống.............................................................113
4.1.3. Giễu nha
̣ i văn bản, diễn ngôn và thể loại ..............................................119
4.2. Pha trô
̣ n thê
̉ loa
̣ i trong sáng tác Nguyễn Huy Thiệp ....................................134
4.2.1. Sự xâm nhập của thơ trong văn xuôi .....................................................134
4.2.2. Sự xâm nhập của tự sự vào kịch............................................................141
KẾT LUẬN............................................................................................................147
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
ix
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐƢỢC SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN
CBĐ : Cái biểu đạt
CĐBĐ : Cái đƣợc biểu đạt
LVB : Liên văn bản
NHT : Nguyễn Huy Thiệp
VB : Văn bản
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Thế kỉ XX đƣợc xem là thế kỉ của các lí thuyết văn học. Trong thế kỉ này,
ngƣời ta chứng kiến sự ra đời, phát triển của nhiều trƣờng phái, lí thuyết. Chúng
tiếp biến, ảnh hƣởng và phủ nhận nhau khiến đời sống văn học sôi động, đa dạng,
phức tạp. Đầu thế kỉ XX, khái niệm văn bản (text) đƣợc phát hiện đã làm thay đổi
hẳn quan niệm về tác phẩm văn học, cấu trúc của nó, về vị trí và vai trò của tác giả,
ngƣời đọc. Đến nửa cuối thế kỉ này, khái niệm tính liên văn bản (intertextuality) ra
đời và trở thành mối quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu ngữ văn hàng đầu thế giới.
Nguồn gốc của khái niệm tính liên văn bản đƣợc đa số các nhà nghiên cứu thống
nhất tính từ thời điểm khai sinh của ngôn ngữ học hiện đại gắn liền với tên tuổi của
nhà ngôn ngữ học ngƣời Thụy Sĩ, F. Saussure. Lí thuyết này cũng gắn liền với
những tƣ tƣởng triết học, lí luận văn học độc đáo của nhà bác học Nga M.Bakhtin
và vang vọng những quan niệm của các nhà Hình thức luận Nga. Tuy nhiên, với tƣ
cách một khái niệm lí thuyết văn học, nó chính thức đƣợc đặt ra vào nửa cuối những
năm 60 tại phƣơng Tây bởi nhà nghiên cứu văn học trẻ ngƣời Pháp gốc Bulgaria,
Julia Kristeva. Quan niệm tính liên văn bản của bà ra đời trong bối cảnh các quan
niệm cấu trúc luận đang bị xét lại và đang hình thành cái gọi là chủ nghĩa hậu cấu
trúc. Quan niệm của Kristeva nhanh chóng tìm đƣợc sự hƣởng ứng của các nhà hậu
cấu trúc tên tuổi nhƣ R.Barthes, L.Bloom; các nhà cấu trúc luận – trần thuật học
nhƣ M.Riffaterre, G.Genette...Hiện nay, lí thuyết liên văn bản có sức lan tỏa rất
rộng, đƣợc sử dụng bởi các nhà nữ quyền luận, tân lịch sử, hậu thực dân luận và
một số khuynh hƣớng nghiên cứu kí hiệu học khác nhằm khám phá các hiện tƣợng
văn học/văn hóa quá khứ và đƣơng đại. Cho đến nay, có một nhận thức chung rằng
bất kỳ văn bản nào cũng đều có quan hệ với các văn bản khác ra đời trước đó.
Quan hệ này dựa trên những sự kết nối giữa các văn bản với nhau bằng những
phương thức khác nhau như: ám chỉ, trích dẫn, chuyển thể, chuyển dịch, đạo văn,
nhái, nhại, mô phỏng, pha trộn…Những quan hệ này được tác giả tạo lập bằng ý
thức hoặc vô thức, được độc giả tri nhận trong thực tiễn giao tiếp nghệ thuật và
chúng tương tác với tri thức và trải nghiệm văn bản của người đọc, gây ra hứng thú
diễn giải, qua đó, các giá trị văn hóa không ngừng được sản sinh và đón nhận. Tính
liên văn bản là thuật ngữ được dùng để miêu tả thuộc tính hay phương thức quan hệ
trên đây, nơi mà mỗi văn bản đều chứa đựng sự tham chiếu đối với các văn bản
khác, qua đó chúng sinh sản và nảy nở ý nghĩa.
2
Trên thế giới, từ khi thuật ngữ tính liên văn bản ra đời, nó đã đƣợc vận dụng
rộng rãi vào việc nghiên cứu văn học. Những công trình nghiên cứu theo hƣớng liên
văn bản hiện nay trên thế giới phong phú, đa dạng và phức tạp. Ở Việt Nam, lí
thuyết này cho đến nay vẫn chƣa đƣợc khảo sát và nghiên cứu một cách hệ thống.
Trong mấy năm gần đây, tuy đã có đôi ba bài dịch, giới thiệu nhƣng chừng ấy là
chƣa đủ để giúp cho các nhà nghiên cứu văn học tiếp cận và vận dụng lí thuyết.
Luận án của chúng tôi mong muốn cập nhật, giới thiệu một cách tƣơng đối hệ thống
lí thuyết liên văn bản nhằm đa dạng hóa các cách thức tiếp cận văn học và sâu xa
hơn muốn góp một một phần nhỏ vào quá trình đổi mới hệ hình nghiên cứu văn học
ở Việt Nam theo hƣớng hiện đại.
Theo chúng tôi, trong văn xuôi, một số cây bút tiêu biểu của văn học Việt
Nam từ thời kỳ Đổi mới đến nay nhƣ Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Bảo
Ninh, Nguyễn Bình Phƣơng, Hồ Anh Thái…đã có ý thức sử dụng liên văn bản
trong sáng tác. Đây là một trong số những nổ lực nghệ thuật của nhà văn. Họ tiếp
tục tinh thần phê phán và nhân bản, khơi sâu vào các vấn đề thế sự, đời tƣ, phát hiện
những mặt trái của nhân sinh, xã hội, văn hóa; tự vấn, phản biện, đối thoại với tinh
thần dân chủ, cởi mở. Họ kiếm tìm và thử nghiệm những hình thức nghệ thuật mới
khá đa dạng: đối thoại với văn bản xã hội (social text) và diễn ngôn tập thể
(collective discourse); vay mƣợn và giễu nhại huyền thoại, cổ tích; quan tâm đến
việc trích dẫn, viết lại, viết tiếp những văn bản cũ; pha trộn thể loại, hƣ cấu lịch sử,
giễu nhại văn chƣơng và văn hóa truyền thống có tính chất khuôn sáo, giáo điều, bề
trên…Trong văn học thời kỳ Đổi mới, có thể nói Nguyễn Huy Thiệp là một trong số
những cây bút tiêu biểu nhất và có những đóng góp lớn. Ông chịu ảnh hƣởng từ
nhiều nguồn khác nhau: lịch sử, huyền thoại, tôn giáo, văn hóa bác học và bình dân,
nông thôn và đô thị, quá khứ và hiện hành, bản địa và ngoại lai. Nhiều nhà văn tiền
nhân nhƣ Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hƣơng, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Bính, Puskin,
Dostoevsky, Bồ Tùng Linh trở thành nguồn cảm hứng sáng tạo và chất liệu văn
chƣơng trong sáng tác của ông. Nhà văn đã sống và sáng tạo trong môi trƣờng sinh
thái văn học/văn hóa khát khao đổi thay, vƣơn xa hòa nhập với thế giới hiện đại,
dân chủ. Do đó, sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp có nhiều cách tân táo bạo và nhận
đƣợc sự ủng hộ nhiệt thành của nhiều nhà nghiên cứu phê bình văn học có uy tín.
Nguyễn Huy Thiệp đã gây xôn xao dƣ luận trong một thời gian dài. Tầm vóc của
ông có thể nói là ít nhiều mang tính quốc tế. Ngƣời ta bàn nhiều về ông, sách của
ông đƣợc dịch in ở nhiều nƣớc trên thế giới. Tác phẩm của ông là đối tƣợng nghiên
3
cứu có sức hấp dẫn từ các lập trƣờng và phƣơng pháp khác nhau nhƣ phân tâm học,
văn hóa học, phê bình huyền thoại, thi pháp học, trần thuật học, xã hội học…Trên
cơ sở tiếp cận liên văn bản sáng tác Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi xác định mục
đích thứ hai cho luận án là có thể mang lại những khám phá mới, khác về tƣ tƣởng
và nghệ thuật Nguyễn Huy Thiệp, hoặc có cách kiến giải phù hợp với một số vấn đề
phức tạp đƣợc khơi động từ những sáng tác của ông trong dòng chảy văn học Việt
Nam thời kỳ Đổi mới. Đó là những lí do cơ bản, cần thiết để chúng tôi lựa chọn
thực hiện đề tài Liên văn bản trong sáng tác Nguyễn Huy Thiệp.
2. Cơ sở lí thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu
2.1. Cơ sở lí thuyết
Nhƣ chúng tôi đã nêu ở trên và sẽ diễn giải cụ thể ở phần sau, lí thuyết liên
văn bản rất phức tạp, xuyên trƣờng phái, đa nguyên. Bởi vậy, trong nghiên cứu này,
sau khi phân tích các quan niệm của Bakhtin, Kristeva, Barthes, Bloom, Genette,
Riffaterre,…dựa trên những nét tƣơng đồng cơ bản trong quan niệm của họ, chúng
tôi mạnh dạn đƣa ra quan niệm về văn bản/liên văn bản nhƣ sau: Văn bản/liên văn
bản (text/intertext), là một chuỗi kí hiệu ngôn ngữ/phi ngôn ngữ (một phát ngôn,
một lời nói hoặc viết, một bức tranh, một bài hát, một bộ phim, một truyện ngắn,
kịch, tiểu thuyết, bài thơ),…có nghĩa/ý nghĩa; được kiến tạo, sản sinh từ những văn
bản khác, có mối quan hệ với những văn bản khác, gây ra tương tác đối thoại với
mạng lưới tri thức/trải nghiệm văn bản vốn có ở người đọc. Mỗi văn bản nghệ thuật
của Nguyễn Huy Thiệp là một không gian của sự tích hợp, thẩm thấu, chuyển hóa,
đối thoại, tƣơng tác, ảnh hƣởng, trích dẫn, giễu nhại, pha trộn và kết nối đến những
văn bản khác, vốn có trƣớc đó, đồng văn hóa hoặc dị văn hóa. Do đó, chúng tôi xác
định hai nội dung cơ bản để giải quyết vấn đề liên văn bản trong sáng tác Nguyễn
Huy Thiệp: đối thoại liên văn bản (intertextual dialogism) và những hình thức/kiểu
liên văn bản (forms/types of intertextuality) trong sáng tác của ông.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Chúng tôi sử dụng phối hợp nhiều phƣơng pháp, trong đó phƣơng pháp lịch
sử – loại hình và phƣơng pháp cấu trúc – hệ thống đƣợc sử dụng chủ yếu.
Phƣơng pháp lịch sử – loại hình: Chúng tôi khảo sát lịch sử hình thành và
vận động của lý thuyết liên văn bản, đặc trƣng và nội hàm của khái niệm qua từng
nhà lập thuyết – thực hành và từng thời điểm. Những công trình của những nhà lí
thuyết liên văn bản nhƣ Bakhtin, Kristeva, Barthes, Bloom, Genette, Riffaterre sẽ
đƣợc phân tích, đánh giá chủ yếu theo phƣơng pháp trên.
4
Phƣơng pháp cấu trúc – hệ thống: Trƣớc hết, chúng tôi dùng để nghiên cứu
một cách hệ thống tƣ tƣởng của từng nhà lập thuyết về tính liên văn bản. Sau đó, nó
đƣợc dùng thƣờng xuyên để nghiên cứu thực tiễn liên văn bản trong sáng tác
Nguyễn Huy Thiệp: xem toàn bộ sáng tác Nguyễn Huy Thiệp nhƣ một hệ thống,
xem mỗi văn bản/toàn bộ sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp nhƣ một liên văn bản, đặt
nó trong mạng lƣới quan hệ với các văn bản khác (văn bản xã hội và diễn ngôn tập
thể), xem xét nó qua những quan hệ và đối thoại liên văn bản (intertextual
relationships/dialogues), từ đó có những đánh giá, kết luận cần thiết.
Ngoài ra, các thao tác nghiên cứu nhƣ thống kê, so sánh, phân tích văn bản
văn học, đối chiếu các đoạn văn, diễn ngôn và từ vựng giữa các văn bản đƣợc vận
dụng rộng rãi. Các phƣơng pháp liên ngành khác nhằm làm nổi bật tính liên văn bản
trong mỗi văn bản – tác phẩm Nguyễn Huy Thiệp cũng đƣợc chú ý.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận án trƣớc hết là lí thuyết về tính liên văn bản,
tiếp đó là tiếp cận liên văn bản sáng tác Nguyễn Huy Thiệp. Hai đối tƣợng này có
quan hệ mật thiết với nhau vì chỉ có thể tiếp cận liên văn bản sáng tác Nguyễn Huy
Thiệp khi có những tri thức tƣơng đối hệ thống về lí thuyết liên văn bản và lí thuyết
sẽ trở nên sáng rõ và gần gũi hơn khi đƣợc soi chiếu, liên hệ từ thực tiễn sáng tác
của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Cũng bởi vậy nên trong khi trình bày, phân tích lí
thuyết liên văn bản, cho phép chúng tôi đƣợc sử dụng những ví dụ quen thuộc từ
sáng tác của ông. Mặt khác, đối tƣợng chính của đề tài là tập trung tiếp cận liên văn
bản sáng tác Nguyễn Huy Thiệp, nhƣng vì lí thuyết liên văn bản hết sức phức tạp,
đa hƣớng, xuyên trƣờng phái, lại chƣa đƣợc dịch và giới thiệu ở Việt Nam một cách
hệ thống, nên tác giả luận án thấy cần thiết phải có một chƣơng nghiên cứu riêng về
lí thuyết này. Đây là công việc hết sức khó khăn với chúng tôi, bởi vì thật khó để
chiếm lĩnh tƣ tƣởng của các nhà lập thuyết và thực hành liên văn bản trong hơn một
thế kỉ vừa qua, bắt đầu với Saussure, các nhà Hình thức luận Nga, các triết gia hiện
tƣợng học và triết học ngôn ngữ…cho đến các nhà giải cấu trúc – hậu hiện đại
đƣơng thời. Bởi vậy, chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu lí thuyết liên văn bản
trong khuôn khổ tƣ tƣởng của một số nhà lập thuyết tiêu biểu nhƣ Bakhtin,
Kristeva, Barthes, Bloom, Riffaterre, Genette. Những quan niệm và cách tiếp cận
khác về tính liên văn bản, đặc biệt từ hƣớng triết học ngôn ngữ,…vẫn chƣa đƣợc tác
giả luận án giải quyết. Việc tiếp cận liên văn bản sáng tác Nguyễn Huy Thiệp cũng
chỉ giới hạn trong một số khía cạnh tiêu biểu nhất nhƣ đối thoại liên văn bản, ảnh
5
hƣởng và đọc sai, trích dẫn và giễu nhại, pha trộn thể loại. Các khía cạnh khác nhƣ
đối thoại nội văn bản, đối thoại xã hội, ám chỉ, đạo văn, cận văn bản, chuyển dịch,
tu chỉnh…chỉ đƣợc phân tích sơ lƣợc, dẫn dụ để minh họa lí thuyết chứ chƣa đƣợc
khảo sát chi tiết. Chúng tôi hi vọng những khía cạnh còn để ngỏ đó sẽ đƣợc triển
khai nghiên cứu ở cấp độ khác, trong khuôn khổ khác, chuyên sâu hơn, hòng thỏa
mãn yêu cầu của ngƣời đọc có quan tâm đến lí thuyết và thực tiễn liên văn bản.
4. Đóng góp của luận án
Về lí thuyết: trong tình hình việc giới thiệu lí thuyết về tính liên văn bản ở
nƣớc ta còn đơn lẻ, sơ lƣợc, chúng tôi cố gắng trình bày tƣơng đối ngắn gọn hệ
thống lí thuyết này, trên phƣơng diện lịch sử và cấu trúc, qua tƣ tƣởng của một số
đại biểu nhƣ Bakhtin, Kristeva, Barthes, Bloom, Riffaterre, Genette.
Về thực tiễn: thể nghiệm phân tích đối thoại liên văn bản và các hình thức
liên văn bản nổi bật trong sáng tác Nguyễn Huy Thiệp nhằm làm sáng rõ lí thuyết,
đồng thời qua đó đánh giá đặc sắc tƣ tƣởng – nghệ thuật của nhà văn trong tƣ cách
một hiện tƣợng văn học có nhiều đóng góp cho văn học Đổi mới ở Việt Nam.
5. Cấu trúc luận án
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận, danh mục Tài liệu tham khảo, phần Phụ
lục, phần Nội dung luận án đƣợc triển khai thành 4 chƣơng:
Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chƣơng 2. Một số vấn đề lí thuyết về tính liên văn bản
Chƣơng 3. Đối thoại liên văn bản trong sáng tác Nguyễn Huy Thiệp
Chƣơng 4. Các hình thức liên văn bản trong sáng tác Nguyễn Huy Thiệp
6
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Phần Tổng quan này, chúng tôi trình bày hai vấn đề cơ bản. Một là, tình hình
nghiên cứu lí thuyết liên văn bản trên thế giới và ở Việt Nam. Hai là, tình hình
nghiên cứu sáng tác Nguyễn Huy Thiệp. Ở khía cạnh thứ nhất, chúng tôi chú trọng
nhiều vào tình hình nghiên cứu liên văn bản ở Việt Nam. Riêng tình hình nghiên
cứu lí thuyết liên văn bản trên thế giới sẽ đƣợc chúng tôi lồng vào phân tích chi tiết
ở chƣơng sau. Ở khía cạnh thứ hai, luận án chú ý nhiều đến những nghiên cứu trực
tiếp bàn về sáng tác Nguyễn Huy Thiệp và có lƣu ý đến những bài viết tiếp cận sáng
tác của ông từ góc độ liên văn bản.
1.1. Tình hình nghiên cứu lí thuyết liên văn bản
1.1.1. Tình hình nghiên cứu lí thuyết liên văn bản trên thế giới
Khởi nguồn của lí thuyết liên văn bản (LVB) là những nghiên cứu của nhóm
Tel Quel và tạp chí cùng tên tại Pháp những năm 1960. Từ đó đến nay, đã có rất
nhiều công trình nghiên cứu – phê bình có liên quan luận bàn về lí thuyết và vận
dụng nó trong nghiên cứu văn học/văn hóa. Do khuôn khổ luận án và khả năng tƣ
liệu nên chúng tôi chỉ quan tâm đến những nghiên cứu lí thuyết LVB trên mảng tƣ
liệu tiếng Anh. Về phƣơng diện tổng thuật, phân tích lí thuyết, đáng chú ý là phần
dẫn luận trong công trình Intertextuality: Theories and practices (Tính liên văn bản:
Lí thuyết và thực tiễn –1990) của M.Worton và Judith Still, những tóm lƣợc và diễn
giải ngắn gọn của R.Stam, R.Burgoyne, S.F.Lewis trong New Vocabularies in Film
Semiotics (Từ vựng mới trong kí hiệu học điện ảnh, 1992), những phân tích tổng
thể, toàn diện trong công trình Intertextuality (Tính liên văn bản – 2000) của
Graham Allen, những thảo luận trong Intertextuality: Debates and Contexts (Tính
liên văn bản: Tranh luận và ngữ cảnh – 2003) của Mary Orr…Nhìn chung, tình hình
nghiên cứu lí thuyết LVB đến thời điểm hiện nay đã khá thống nhất trên một số vấn
đề cơ bản.
Một là, về sự xuất hiện của khái niệm: tất cả các công trình nghiên cứu đều
khẳng định Kristeva đã đặt ra thuật ngữ này vào khoảng năm 1966 và công bố năm
1967 trong bài báo Từ, Đối thoại và Tiểu thuyết ( tiêu đề bài báo này chúng tôi dịch
theo bản tiếng Anh, Word, Dialogue and Novel của Toril Moi trong sách The
Kristeva Reader. Riêng bản tiếng Pháp có tên đầy đủ là Bakhtine, le mot, le
dialogue et le roman). Bài báo này ra đời trên cơ sở Kristeva nghiên cứu rất kỹ các
7
công trình của Bakhtin nhƣ Vấn đề nội dung, hình thức và chất liệu nghệ thuật ngôn
từ, Những vấn đề thi pháp Dostoevsky, Sáng tác F.Rabelais và văn hóa dân gian
trung cổ và Phục hưng,…Thuật ngữ của Kristeva gần gũi với các thuật ngữ của
Bakhtin nhƣ tính đối thoại, tính lai ghép, diễn ngôn hai giọng…đồng thời cũng xuất
phát từ những sự phê phán của bà đối với các quan điểm của nhà ngôn ngữ học
ngƣời Thụy Sĩ, F.Saussure về bản chất mối quan hệ kí hiệu. Từ đây, đa số các công
trình đều thống nhất ở chỗ, coi Saussure, Bakhtin, Kristeva là những nhà lập thuyết
đầu tiên của tính LVB và tiến hành phân tích, thảo luận về những tƣ tƣởng của họ.
Sau Saussure, Bakhtin, Kristeva, diện khảo sát đƣợc mở rộng đến các công trình của
Barthes, Bloom, Eco, Derrida, Genette, Riffaterre, các nhà nữ quyền luận, tân lịch
sử, hậu thực dân…
Hai là, về nội hàm của khái niệm. Các công trình trên đều tránh đi đến một
định nghĩa duy nhất. Họ trình bày quan niệm của từng nhà tƣ tƣởng đối với vấn đề
tính LVB nhƣ Bakhtin, Kristeva, Barthes, Genette, Bloom, Riffaterre, các nhà nữ
quyền luận, hậu thực dân, hậu hiện đại…Nhìn chung, có hai cách tiếp cận thuật ngữ
này. Cách tiếp cận thứ nhất coi LVB nhƣ một thủ pháp văn học. Cách tiếp cận này
giới hạn tính LVB trong phạm vi các phƣơng thức tạo lập mối quan hệ giữa văn bản
(VB) hiện hành và những VB khác trƣớc đó. Sự kết nối LVB phải mang ý thức chủ
động và phải có dấu hiệu kết nối xuất hiện trong VB đang đƣợc khảo sát. Các mối
quan hệ LVB (intertextual relationships) nhƣ thế thƣờng đƣợc quy về các phƣơng
thức nhƣ mô phỏng, ám chỉ, trích dẫn, đạo văn, biên tập, tu chỉnh, chuyển dịch, ảnh
hƣởng, giễu nhại, pha trộn thể loại…Cách tiếp cận thứ hai có tính cách bản thể luận.
Cách tiếp cận này có thể thấy ở Bakhtin và hầu hết các nhà giải cấu trúc thời danh
nhƣ R. Barthes, J.Derrida, J.Kristeva, U.Eco. Trên cơ sở nền tảng: “không có gì ở
ngoài VB”, các nhà lí luận đi đến chỗ cho rằng mọi VB đều là LVB. Tất cả các VB
đƣợc kiến tạo dựa vào những mã và những quy tắc văn hóa hiện hành. Các VB
đƣợc xem nhƣ là “bức khảm các trích dẫn” và “không gian tiếng vọng”, nơi mà câu
hỏi về nguồn gốc của những trích dẫn và tiếng vọng đó biến mất. Nói cách khác,
tính LVB là thuộc tính của VB và là yêu cầu của mọi sự giao tiếp văn học.
Hai quan điểm trên đây đƣa lí thuyết LVB đi theo hai ngã rẽ khác nhau:
hƣớng cấu trúc – trần thuật với G.Genette, M.Riffaterre làm chủ soái và hƣớng giải
cấu trúc, tập hợp nhiều nhà lập thuyết có uy tín ở cả Pháp và Mỹ. Hƣớng cấu trúc –
trần thuật xem LVB nhƣ là những thủ pháp kiến tạo mối quan hệ giữa VB hiện hành
và VB khác ra đời trƣớc đó. Hƣớng giải cấu trúc xem mọi VB đều có những mối
8
quan hệ chằng chịt với các VB khác đƣợc gọi là các VB xã hội – đóng vai trò nhƣ
những mã, những mô thức, những tiền VB chi phối sự sinh thành của VB. Hai
hƣớng tiếp cận đều có những điểm tƣơng đồng và những chỗ mâu thuẫn, khác biệt.
Điều này sẽ đƣợc chúng tôi diễn giải và phân tích kỹ ở chƣơng sau.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu lí thuyết liên văn bản ở Việt Nam
Ngƣời giới thiệu và vận dụng lí thuyết LVB đầu tiên ở Việt Nam có lẽ là
Hoàng Trinh. Với những bài viết bàn về ký hiệu học trong những thập niên 1970 –
1980, có thể xem ông là nhà ký hiệu học đầu tiên giới thiệu và vận dụng lí thuyết
LVB. Trong công trình Từ kí hiệu học đến thi pháp học (1993), khi làm rõ khái
niệm VB, ông đã viết nhƣ sau: “Một VB bao giờ cũng kế thừa những VB có trƣớc
và bao giờ cũng mang nhiều tiếng nói hội nhập vào nhau. Đó là tính LVB của mọi
VB”. Ông giải thích thêm: “một tác phẩm văn học mang dấu ấn của sự kế thừa và
của tính LVB rất rõ ở nhiều chỗ tác phẩm trƣớc đó đã đƣợc tác giả sau này đọc, mô
phỏng tham khảo hoặc vận dụng”. Đồng thời Hoàng Trinh phân biệt sự khác biệt
giữa thuật ngữ LVB với thuật ngữ tính đối thoại của Bakhtin. Theo ông, tính đối
thoại là quan hệ vi mô, tồn tại trong một VB, còn tính LVB là vĩ mô, là quan hệ
giữa VB này với VB khác. Tuy nhiên, ở chỗ khác ông lại đồng nhất hai thuật ngữ
này khi viết: “Mặt khác, ngay trong một tác phẩm cũng có nhiều tiếng nói: tác giả,
quần chúng, thời đại, nhân vật. Đó là tính LVB hay tính đối thoại của văn học”.
Ông còn cho rằng, “lí luận về thi pháp học của Bakhtin (Liên xô) đã chỉ rõ tính
LVB trong tác phẩm của Ra-bơ-le (Rabelais) và Đô-xtôi-ép-xki, tạo ra tính “đa âm”
(polyponique) và “tính đối thoại” (dialogique) hết sức chân thực và sống động trong
các tiểu thuyết” [185, tr476]. Về điểm này, theo chúng tôi thì bản thân tính đa âm,
tính đối thoại là những cách gọi khác của tính LVB (Chúng ta cần lƣu ý rằng
Bakhtin không dùng thuật ngữ tính liên văn bản). Cũng trong công trình này, Hoàng
Trinh giới thiệu phƣơng pháp phân tích thơ của M.Riffaterre, qua đó, gián tiếp giới
thiệu quan niệm LVB của nhà cấu trúc – ký hiệu học này. Tuy nhiên, vì thiếu tính
lịch sử – hệ thống, lại xuất hiện tiên phong trong một hoàn cảnh văn hóa không
thuận lợi nên lí thuyết LVB mà Hoàng Trinh giới thiệu chƣa gây đƣợc những hiệu
ứng đáng kể.
Công trình thứ hai có nhắc đến thuật ngữ LVB khá sớm nữa là bài giới thiệu
Bakhtin của Trần Đình Sử (Những vấn đề thi pháp Đốt-xtôi-épxki - 1993). Trong
bài viết này, ông khẳng định vai trò đặc biệt của tác phẩm, giới thiệu những tƣ
tƣởng của Bakhtin về thi pháp học, tính đối thoại, về tiểu thuyết đa thanh/phức điệu
9
và có nhắc đến thuật ngữ LVB. Ông viết: “Ở đâu cuốn sách [Những vấn đề thi pháp
Đốt-xtôi-épxki] cũng gây đƣợc hứng thú sâu sắc, thúc đẩy tìm tòi. J.Krixtêva
[J.Kristeva] vận dụng quan niệm đối thoại của Bakhtin đã xây dựng khái niệm LVB
đƣợc công nhận rộng rãi ở phƣơng Tây”. Tất nhiên, nhƣ chúng tôi sẽ trình bày ở
chƣơng sau, sự kiện Kristeva vận dụng Bakhtin để sáng tạo ra thuật ngữ mới gắn bó
chặt chẽ với không khí học thuật Pháp khi ấy, thời điểm tƣ tƣởng giải cấu trúc nảy
sinh, đòi xem xét lại toàn bộ các quan niệm của chủ nghĩa cấu trúc về văn học và
ngôn ngữ, trong đó nhấn mạnh sự bất ổn của nghĩa và đòi tuyên cáo về cái chết của
chủ thể. Do vậy tính đối thoại (của Bakhtin) và tính liên văn bản (ở Kristeva và các
nhà giải cấu trúc khác) có nhiều điểm khác biệt [201], [223]. Lúc bấy giờ, Trần
Đình Sử không quan tâm nhiều đến vấn đề này. Trung tâm chú ý của ông là lí
thuyết thi pháp học. Về sau (2008), trong giáo trình Lí luận văn học (Tập 2) Tác
phẩm và thể loại văn học, ông có cập nhật ngắn gọn lí thuyết LVB khi diễn giải
quan niệm của Kristeva và R.Barthes về VB và tác phẩm văn học. Theo chúng tôi,
ngƣời chỉ rõ mối quan hệ giữa tính đối thoại và tính LVB, vận dụng nó một cách
nhuần nhị là Đỗ Đức Hiểu. Trong bài viết Về Bakhtin [62], ông viết rằng “Julia
Kristéva phát triển tính đối thoại của Bakhtin thành khái niệm “tính LVB”
(Intertextualité)”. Trƣớc đó, ông viết: “Tiểu thuyết, bản thân nó là đối thoại hết sức
đa dạng và phức hợp. Đa âm, hoặc LVB (Intertextualité), bởi vì nó đối thoại với các
VB đồng thời, nó quan hệ với các VB khác, trƣớc nó và sau nó, với các cấu trúc xã
hội, nghệ thuật và văn hóa”. Nhƣ thế, theo Đỗ Đức Hiểu, tính đa âm = tính đối thoại
= tính LVB. Mặc dù có những điểm khác biệt giữa quan niệm tính LVB của
Kristeva và quan niệm tính đối thoại ở Bakhtin, nhƣng về cơ bản, chúng tôi đồng ý
với nhận định rằng, bản thân các quan niệm về tính đa âm, tính đối thoại của
Bakhtin cũng chính là những quan niệm khác nhau về tính LVB. Đỗ Đức Hiểu
khẳng định tính đối thoại trong quan niệm của Bakhtin bao gồm cả mối quan hệ
giữa VB với VB xã hội (social text) (tức là những lời nói, những câu chuyện) nằm
ngoài VB. Ta thấy quan niệm của Đỗ Đức Hiểu tỏ ra phù hợp với cách hiểu hiện
thời của thuật ngữ. Hơn nữa, Đỗ Đức Hiểu, bằng tài hoa của mình, đã có những
trang viết rất xuất sắc mà trong đó có thể thấy ông đã vận dụng tinh thần đối thoại ở
Bakhtin, tính LVB ở Kristeva một cách nhuần nhị. Tiêu biểu nhất phải kể đến bài
Những lớp sóng ngôn từ trong Số đỏ, Đọc Phạm Thị Hoài. Chẳng hạn, ông cho rằng
Số đỏ “là một cuốn bách khoa các loại hình tiểu thuyết”, “một LVB mang nhiều lớp
ý nghĩa”, “một hệ thống ký hiệu vạn năng”, “một tiểu thuyết đa thanh đa nghĩa”,
10
“một hoạt động ngôn từ”, “một VB chứa đựng nhiều VB, nó là tiếng vang, là giao
điểm của nhiều VB mang những mối quan hệ bên trong với các VB khác”…Thiên
sứ của Phạm Thị Hoài là một VB mang “đầy hòa âm và nghịch âm”, pha trộn rất
nhiều các mã VB khác nhau trong truyền thống phƣơng Đông và phƣơng
Tây…Đúng nhƣ Trịnh Bá Đĩnh nhận xét, những phân tích VB của Đỗ Đức Hiểu
hiện rõ dấu ấn của nhiều nhà thi pháp hiện đại nhƣ Bakhtin, Barthes, Riffaterre [48,
tr47-50] và là ví dụ rõ nhất về hƣớng tiếp cận LVB đối với văn học Việt Nam. Về
sau, Đỗ Đức Hiểu là ngƣời chấp bút viết mục Tính liên văn bản trong Từ điển văn
học (Bộ mới) [61], ở đấy trình bày ngắn gọn những quan niệm khác nhau về khái
niệm tính LVB. Sự xuất hiện của nó trong từ điển cho thấy, tính LVB đã có một vị
thế nhất định trong từ vựng nghiên cứu – phê bình văn học Việt Nam hiện đại.
Từ khoảng năm 2005 trở lại đây, bắt đầu xuất hiện nhiều bài viết giới thiệu
sâu và chi tiết lí thuyết LVB của các nhà nghiên cứu nhƣ Nguyễn Hƣng Quốc,
Nguyễn Nam, Nguyễn Minh Quân và một số bản dịch những nghiên cứu về lí
thuyết này. Trong Mấy vấn đề phê bình và lí thuyết văn học (2007), Nguyễn Hƣng
Quốc đã giới thiệu những vấn đề lí thuyết LVB từ khởi thủy cho đến những nhận
thức gần đây về nó ở các nhà hậu hiện đại. Trong bài Văn bản và Liên văn bản, ông
cho rằng, nếu VB nhƣ một phát hiện quan trọng nửa đầu thế kỉ XX thì nửa sau thế
kỉ XX là LVB. Ông phân tích nguồn gốc ra đời của khái niệm, ở Saussure và
Bakhtin; tƣ tƣởng của Kristeva, M.Foucault, H.Bloom, G.Genette; sự khác biệt giữa
LVB và điển cố, điển tích; mối quan hệ giữa những đổi thay văn học: việc phát hiện
ra ngƣời đọc, sự thay đổi trong bảng giá trị văn học và tính LVB; LVB với chủ
nghĩa hậu hiện đại, đặc biệt là hiện tƣợng giễu nhại hậu hiện đại (pastiche). Cho đến
thời điểm bài viết ra đời thì đây đƣợc coi là tài liệu có hệ thống đầu tiên về lí thuyết
LVB đƣợc viết bằng tiếng Việt. Tác giả là ngƣời am tƣờng, sắc sảo trong phân tích,
phản biện, nguồn tài liệu tham khảo dồi dào nên những dẫn giải của ông chính xác
và thuyết phục. Tuy nhiên, do có tham vọng bao quát cả lịch sử lí thuyết LVB trong
gần thế kỉ, từ hiện đại đến hậu hiện đại, với nhiều quan điểm khác nhau, thậm chí
đối lập…nên bài viết vẫn chƣa thoát khỏi tính chất tổng thuật khái quát. Một số tác
giả khác đã vận dụng lí thuyết LVB để nghiên cứu các VB văn học. Đáng kể có
Nguyễn Nam với các bài Khoảng trống văn chương và tiếp cận LVB (Nghiên cứu
văn học, số 4/2004), Từ Chùa Đàn đến Mê Thảo, LVB trong văn chương và điện
ảnh (Nghiên cứu văn học, số 12/2006), Người đọc am tường, liên tưởng mở rộng,
điểm qua mấy hướng tiếp cận liên văn bản ở nước ngoài (Tạp chí Đại học Sài Gòn,
11
số chuyên đề 2011), Sự thực tuyệt đối trong tự sự: Tiếp nhận và cải biên Rashõmon
ở Việt Nam (Nghiên cứu văn học số 8/2012). Nhà nghiên cứu Nguyễn Nam thƣờng
ít chú trọng đến việc giới thiệu lí thuyết mà tập trung vận dụng nó để khám phá các
hiện tƣợng chuyển thể văn học – điện ảnh. Ở bài viết thứ nhất, Nguyễn Nam muốn
thông qua hiện tƣợng cải tác để xem xét mối quan hệ giữa Người con gái Nam
Xương của Nguyễn Dữ với các VB liên thuộc trong lịch sử. Cách tiếp cận của
Nguyễn Nam cho thấy vai trò rất lớn của ngƣời đọc trong việc giải mã bản chất
LVB của VB. Ngƣời đọc càng am tƣờng, càng có khả năng liên tƣởng thì càng có
nhiều khả năng chỉ ra những mối quan hệ liên thuộc giữa các VB. Tiếp cận chi tiết
chỉ bóng dỗ con trong Người con gái Nam Xương, nhà nghiên cứu lƣu ý đến hiện
tƣợng cải tác, cải biên trong truyền thống trứ tác phƣơng Đông và tỏ ra gần gũi với
nghiên cứu VB học, với lí thuyết tiếp nhận. Những hiện tƣợng nhƣ truyện cũ viết
lại, cổ tích viết lại đã bắt đầu hiện ra trong phạm vi của tính LVB. Ở những bài viết
sau đó về các tác phẩm điện ảnh chuyển thể từ văn học, Nguyễn Nam đã xem sự di
truyền của các mô típ nhƣ là những vết tích LVB. Bài viết của ông đã mở ra một
khu vực mới trong nghiên cứu tính LVB. Đó là lĩnh vực của tính năng sản
(productivity) giữa văn chƣơng và điện ảnh, nơi mà mỗi VB đều có khả năng sản
xuất, khả năng phái sinh và lệ thuộc lẫn nhau. Khi phân tích bộ phim Rashõmon
chuyển thể từ truyện ngắn của Akutagawa, tác giả Nguyễn Nam cho ta thấy: không
có cái gì mà không từng đƣợc nói, đƣợc viết, đƣợc đọc và sẽ tiếp tục đƣợc nói, đƣợc
viết, đƣợc sản sinh vô tận, tạo nên tính LVB của mọi VB. Tiếp cận LVB tác phẩm
điện ảnh chuyển thể từ văn học là một hƣớng tiếp cận thú vị và rất phổ biến ở
phƣơng Tây. Hiện nay, ở Việt Nam, đã bắt đầu manh nha hƣớng nghiên cứu này
(đáng kể có tác giả Lê Thị Dƣơng với bài Vấn đề chuyển thể văn học – điện ảnh từ
góc độ LVB, Nghiên cứu văn học số 1/2012). Nguyễn Nam cũng đánh giá cao
hƣớng nghiên cứu của tác giả Kiều Quang Huy “đƣa Truyền kỳ mạn lục vào hệ
thống tiểu thuyết của hệ Tiễn đăng” nhằm giải phẫu đầy đủ toàn bộ ý nghĩa của tác
phẩm. Đây là hƣớng nghiên cứu kiến trúc văn bản (architextuality) theo quan niệm
của Genette. Hƣớng nghiên cứu này vốn đã có ở Việt Nam nhƣng vẫn chƣa đƣợc ý
thức đầy đủ nhƣ là hƣớng tiếp cận LVB.
Ngoài ra phải kể đến các bài viết của Lê Huy Bắc (Liên văn bản (intertext)
trong Đàn ghi ta của Lorca), Phan Huy Dũng (Đàn ghi ta của Lorca của Thanh
Thảo dưới góc nhìn liên văn bản) [81]. Phan Huy Dũng xem bài thơ của Thanh
Thảo nhƣ là một sự “trích dẫn” và “ám gợi tƣợng trƣng” những VB thơ ca, cuộc
12
đời, số phận, lịch sử và văn hóa của thi sĩ Lorca – hình tƣợng nhân vật trung tâm
trong bài thơ. Lê Huy Bắc cũng nhƣ Phan Huy Dũng, nhận ra những hình ảnh, ngôn
từ ám gợi VB thơ Lorca và văn hóa – lịch sử Tây Ban Nha nhƣng tác giả còn phát
hiện thêm những vỉa VB văn hóa khác có nguồn gốc phƣơng Đông và Việt Nam. Lê
Huy Bắc nhấn mạnh LVB như là một cách đọc: “có bao nhiêu tâm trạng, bao nhiêu
sự hiểu biết của ngƣời đọc thì sẽ có bấy nhiêu tầng nghĩa đƣợc tái sinh trong VB”.
Tuy nhiên, nếu các tác giả chú ý thêm đến phƣơng pháp phân tích LVB của
Riffaterre hay Bloom – những lí thuyết vốn đƣợc xây dựng trên cơ sở thực hành
phân tích thơ ca, thì có thể sẽ khám phá thêm những tầng nghĩa mới của văn bản.
Điều này cho thấy có những khoảng trống trong việc giới thiệu lí thuyết LVB ở
Việt Nam.
Trên đây là những cách hiểu và vận dụng khác nhau của giới nghiên cứu đối
với lí thuyết LVB. Chúng tôi còn muốn lƣu ý đến những VB của các nhà khai sáng
thuyết LVB và những cách hiểu, biện giải về lí thuyết này đã đƣợc dịch ở Việt Nam
thời gian gần đây. Trƣớc hết, có nhiều công trình của các nhà khai sáng thuyết LVB
đã đƣợc dịch ở Việt Nam. Đó là công trình Giáo trình ngôn ngữ học đại cương của
Saussure, các công trình cơ bản của Bakhtin (Những vấn đề thi pháp Đốt-xtôi-épxki,
Lí luận và thi pháp tiểu thuyết, Sáng tác F.Rabelais và nền văn hóa dân gian trung
cổ và Phục hưng), các công trình của Barthes (Cái chết của tác giả, Từ tác phẩm
đến văn bản, Vương quốc ký hiệu), của Derrida (Về văn phạm học, Chữ ký – sự kiện
– bối cảnh), của Eco (Đi tìm sự thật biết cười)…Tuy vậy, ở Việt Nam, chúng vẫn
chỉ đƣợc xem nhƣ là những công trình thuần túy ngôn ngữ học, thi pháp học, lí
thuyết thể loại, ký hiệu học, triết học…mà chƣa đƣợc nhận diện nhƣ là những công
trình đặt nền móng và phát triển lí thuyết LVB. Hơn nữa, rất nhiều công trình trực
tiếp đặt ra vấn đề tính LVB và ứng dụng nó trong nghiên cứu văn học vẫn chƣa
đƣợc giới thiệu đến độc giả. Đó là công trình quan trọng hàng đầu của Kristeva –
Từ, Đối thoại và Tiểu thuyết – nơi thuật ngữ LVB lần đầu tiên xuất hiện. Các công
trình quan trọng khác của R.Barthes, M.Riffaterre, G.Genette, H.Bloom…có bàn
trực tiếp đến thuyết LVB cũng chƣa đƣợc dịch tại Việt Nam. Chúng ta chỉ mới có
những bản dịch sau đây giới thiệu và phân tích một vài điểm lí thuyết LVB. Đó là
bản dịch của Ngân Xuyên bài nghiên cứu của tác giả ngƣời Nga – L.P. Rjanskaya,
Liên văn bản – sự xuất hiện của khái niệm về lịch sử và lí thuyết của vấn đề
(Nghiên cứu văn học, số 11/2007). Bản dịch của Đào Tuấn Ảnh, Trần Hồng Vân,
Lại Nguyên Ân mục từ Liên văn bản trong sách Các khái niệm và thuật ngữ của các
13
trường phái nghiên cứu văn học Tây Âu và Hoa Kỳ thế kỉ XX. Ở đây, một lí thuyết
phƣơng Tây đã đƣợc giới thiệu với bạn đọc Việt Nam thông qua nền học thuật Nga.
Đây là hai bản dịch có nhiều ảnh hƣởng với những ai quan tâm đến vấn đề tính
LVB. Cũng cần phải kể thêm công trình đáng lƣu ý của tác giả ngƣời Pháp –
Antoine Compagnon, Bản mệnh của lí thuyết do Lê Hồng Sâm, Đặng Anh Đào
dịch. Trong công trình này, những luận điểm đang trở thành thời thƣợng đƣợc phân
tích, phê phán thấu đáo. Đó là các vấn đề gắn bó mật thiết với thuyết LVB nhƣ luận
đề về cái chết của tác giả, ảo tưởng quy chiếu và tính liên văn bản…Đây là công
trình dịch thuật có giá trị và có sức gợi mở rất lớn. Gần đây, xuất hiện thêm hai bản
dịch của Bửu Nam – Phạm Thị Anh Nga và Nguyễn Văn Thuấn (Một số vấn đề lí
thuyết văn học và ngôn ngữ học, Khoa Ngữ văn – Tập san dịch thuật, tr 7-53.
4/2011). Bản dịch của Bửu Nam – Phạm Thị Anh Nga có nhan đề Lí thuyết về tính
liên văn bản do tác giả ngƣời Pháp, Pierre – Marc de Biasi viết. Nội dung của bài
viết trình bày lịch sử lí thuyết LVB, từ lúc hình thành khái niệm đến những cách
tiếp cận đầu tiên trong những năm 1970 và những sự tái lập khái niệm từ những
năm 1980 đến nay. Một hệ thống có tính lịch sử nhƣ vậy rõ ràng là rất có ý nghĩa
đối với những ai bƣớc đầu làm quen với lí thuyết. Bản dịch của Nguyễn Văn Thuấn
bài báo của Andrea Lesis – Thomas: Đằng sau Bakhtin: chủ nghĩa hình thức Nga và
thuyết liên văn bản của Kristeva. Bài viết này đề cập đến mối quan hệ và đóng góp
của các nhà hình thức luận Nga, Bakhtin và Kristeva đối với quá trình sinh thành và
sự triển nghĩa của thuyết LVB. Bài viết có cách nhìn nhận mới và thuyết phục khi
khẳng định những đóng góp không thể chối cãi của chủ nghĩa hình thức Nga với tƣ
cách là những ngƣời tiên phong, đặt nền móng cho lí thuyết LVB.
Từ gợi ý của Andrea Lesis – Thomas, chúng tôi đã tiến hành khảo sát những
văn bản của các nhà Hình thức luận Nga đƣợc dịch ở Việt Nam và phát hiện ra
nhiều quan điểm của họ có liên quan sâu đậm đến lí thuyết liên văn bản, thậm chí ở
một góc độ nào đó, chính những nhà thực hành trẻ ngƣời Nga những năm đầu thế kỉ
XX có thể đƣợc xem nhƣ những nhà khai sáng và thực hành liên văn bản. Họ cùng
thống nhất trong một niềm tin chung: thủ pháp, thể loại, hình tƣợng văn học đồng
thời là chất liệu văn học, nghệ thuật có quan hệ với hệ thống nghệ thuật và đây là
những hệ thống mở. Eikhenbaum kết luận: “Tác phẩm nghệ thuật không phải đƣợc
tri giác nhƣ một sự kiện cô lập mà hình thức của nó đƣợc cảm nhận trong mối liên
hệ với những tác phẩm khác chứ không phải ở bản thân nó” [172, tr103]. Còn
Tynianov thì viết: “từ vựng của một tác phẩm có quan hệ tƣơng tác cùng lúc, một
14
mặt, với từ vựng văn học và từ vựng ngôn ngữ nói chung, mặt khác, với yếu tố khác
của chính tác phẩm đó” [168, tr132]. Những nhận định nhƣ vậy, về sau, ngƣời ta sẽ
thấy nó âm vọng trong thuật ngữ mới của Kristeva: tính liên văn bản.
Lí thuyết liên văn bản trong tính đƣơng đại của nó không thể tách rời với vấn
đề nghĩa và ý nghĩa của văn bản trong hoạt động tiếp nhận của ngƣời đọc. Ở Việt
Nam, ngƣời dành nhiều tâm sức nghiên cứu những vấn đề phức tạp trên đây là
Trƣơng Đăng Dung. Trong các công trình nhƣ Tác phẩm văn học như là quá trình
(NXB KHXH, Hà Nội, 2004), Khoa học văn học hiện đại – hậu hiện đại (Nghiên
cứu văn học, số 8/2011), Tri thức và ngôn ngữ trong tinh thần hậu hiện đại (Nghiên
cứu văn học, số 1/2012), xuất phát từ cái nhìn hệ thống về ngôn ngữ học và triết học
ngôn ngữ, Trƣơng Đăng Dung đã đề cập đến một vài khía cạnh và nguồn gốc của lí
thuyết LVB. Theo ông, triết học ngôn ngữ đã có cái nhìn mới về bản chất của ngôn
ngữ. Cụ thể, M. Heidegger đã gọi ngôn ngữ là ngôi nhà của Hữu thể. Theo đó, ngôn
ngữ không chỉ là công cụ giao tiếp mà cao hơn thế, nó có khả năng tạo lập một đời
sống mới của riêng nó [xem 34, tr229-310]. Đến H. G. Gadamer, học trò của
Heidegger thì lời nói không thuộc về chúng ta mà thuộc về các tình huống của Hữu
thể nơi lời nói hình thành và điều muốn nói đƣợc tạo ra. Gadamer tuyên bố: nghĩa
của một văn bản văn học không thể hiện trong chủ ý của tác giả mà nó nảy sinh
trong quá trình các văn bản văn học đi từ tình thế văn hóa – lịch sử này đến tình thế
văn hóa – lịch sử khác. Gadamer còn nhấn mạnh tính đối thoại giữa quá khứ và hiện
tại khi ngƣời đọc giải thích một tác phẩm xa xƣa, vì lúc đó tầm đón đợi của ngƣời
đọc quá khứ “dung hòa” nhau. Tức là không còn ngƣời diễn giải chủ quan và nghĩa
văn bản khách quan, chỉ còn là khối thống nhất liên chủ thể tồn tại cùng một lúc.
Gadamer đã đặt lại vấn đề liên chủ thể, một vấn đề trọng yếu trong tƣ tƣởng
Bakhtin, có liên quan mật thiết với tính LVB. Tiếp đó, trong bài báo gần đây nhất,
Trƣơng Đăng Dung đã bàn đến tƣ tƣởng của J. Derrida về tri thức và ngôn ngữ.
Theo phân tích của ông, Derrida đã nêu lên một quan niệm khác một cách cơ bản so
với quan điểm của E. Husserl về vấn đề nghĩa và sự tạo nghĩa nơi văn bản văn học.
Derrida cho rằng các kí hiệu không thông báo mà chỉ mang lại khung khổ cho việc
tạo ra nghĩa của văn bản, ý nghĩa của văn bản đƣợc hình thành qua việc cá nhân
ngƣời đọc đem những cái biểu đạt (CBĐ) đã đối chứng quan hệ với những CBĐ
khác. CBĐ này dẫn đến CBĐ khác, VB này dẫn đến VB khác, không ổn định và
luôn thay đổi. Văn bản văn học luôn cần đƣợc sự bổ sung và tạo khả năng bổ sung,
nên việc đọc một văn bản văn học cũng tạo nghĩa nhƣ việc viết nó ra [37, tr10].
Nhƣ thế, tiếp nhận, diễn giải văn bản, tất yếu đƣa văn bản vào không gian liên văn
bản, nơi đó nghĩa không ổn định, không xác quyết mà luôn chao đảo miên man giữa
15
những nghĩa có thể có…Những phân tích của Trƣơng Đăng Dung vẽ ra một viễn
cảnh mới trong nghiên cứu vấn đề tính liên văn bản – liên văn bản nhƣ một sự đọc.
Tuy nhiên, vấn đề mà ông nêu ra vẫn còn để ngỏ, chờ đợi những nghiên cứu chuyên
sâu hơn.
Thực tiễn nghiên cứu lí thuyết LVB ở Việt Nam cho thấy nó vẫn chƣa nhận
đƣợc nhiều sự quan tâm. Việc giới thiệu lí thuyết này có phần thiếu đồng bộ, chƣa
chuyên sâu, hệ thống. Việc vận dụng nó khá phóng túng, thậm chí không tránh khỏi
những chỗ phiến diện. Để phát huy ƣu điểm của lý thuyết liên văn bản nhƣ một
cách tiếp cận mới đối với văn học và có thể góp phần làm thay đổi hệ hình nghiên
cứu văn học Việt Nam hiện nay theo hƣớng hiện đại, luận án của chúng tôi đặt ra
việc nghiên cứu hệ thống lí thuyết liên văn bản, xem đây là việc làm hết sức cần
thiết trong bối cảnh hiện nay.
1.2. Tình hình nghiên cứu sáng tác Nguyễn Huy Thiệp
Nguyễn Huy Thiệp có lẽ là nhà văn sau 1986 đƣợc giới nghiên cứu quan tâm
nhiều nhất. Hầu hết các nhà nghiên cứu, dù hết sức khác biệt về phƣơng pháp và
quan điểm tiếp cận đều ít hay nhiều bàn đến sáng tác Nguyễn Huy Thiệp. Chúng tôi
tạm phân loại thành hai nhóm sau:
1.2.1. Những nghiên cứu gián tiếp bàn về sáng tác Nguyễn Huy Thiệp
Đối tƣợng nghiên cứu trong các bài viết của các tác giả nhƣ Nguyễn Thị
Bình, Lê Lƣu Oanh, Bùi Việt Thắng…là các vấn đề về ngôn ngữ, giọng điệu, kết
cấu, trần thuật, điểm nhìn, thời gian...trong các tác phẩm văn học Việt Nam thời kỳ
Đổi mới. Dĩ nhiên Nguyễn Huy Thiệp sẽ là một đối tƣợng đƣợc dẫn chứng và phân
tích nhƣ là đại biểu của giai đoạn văn học này. Nguyễn Thị Bình trong bài Đổi mới
ngôn ngữ và giọng điệu – một thành công đáng chú ý của văn xuôi sau 1975, khẳng
định NHT có “lối nói cộc lốc, sắc bén và hàm súc, câu văn ngắn gọn, dồn dập, hạn
chế tối đa sự miêu tả và bình luận, chứa một năng lƣợng bùng nổ dữ dội và trƣớc
hết làm rung chuyển lối văn mực thƣớc trang trọng hoặc rào đón, đƣa đẩy” [149,
tr354]. Lê Lƣu Oanh trong bài Thời hiện tại chưa hoàn thành của truyện ngắn hiện
đại, nhận định truyện NHT có “kết cấu mở”, “câu chuyện có thể thuộc về thời quá
khứ song vẫn đƣợc kể dƣới điểm nhìn của thời hiện tại” [149, tr375]. Bùi Việt
Thắng trong bài Vấn đề kể chuyện trong truyện ngắn đương đại (Một khía cạnh của
thi pháp thể loại) cho “tính hiện đại” là “phẩm chất truyện ngắn NHT”, “văn
chƣơng luôn đi đến chỗ tận cùng” [149, tr386]. Những nghiên cứu trên đây coi sáng
tác NHT như là những ngữ liệu tiêu biểu để làm rõ những vấn đề về lí thuyết trần
thuật. Ngoài ra cũng phải kể đến nhiều bài viết của La Khắc Hoà (Nhìn lại các bước
16
đi, lắng nghe những tiếng nói), Nguyễn Nghĩa Trọng (Thử nhận diện văn học ba
mươi năm qua), Nguyễn Văn Long (Một số vấn đề cơ bản trong nghiên cứu lịch sử
văn học Việt Nam giai đoạn từ sau 1975), Nguyên Ngọc (Văn xuôi Việt Nam hiện
nay – lôgic quanh co của các thể loại, những vấn đề đang đặt ra và triển vọng),
Nguyễn Văn Hiếu (Một vài khuynh hướng vận động của điểm nhìn trong văn xuôi
Việt Nam sau 1975),...Đây là những bài nghiên cứu có tính khái quát, bàn về văn
học thời kỳ Đổi mới trong đó có những nhận định đánh giá về văn chƣơng NHT.
Các nhà nghiên cứu khẳng định NHT là “ngƣời khởi xƣớng ra dòng văn học tự vấn
ở trong văn học Việt Nam hiện đại” [101, tr175], “đã cách tân nghệ thuật trần thuật
bằng việc sáng tạo “ngƣời kể chuyện không đáng tin cậy”” [101, tr20], “cách nhìn
hiện thực nhiều chiều, bình tĩnh đến sắc lạnh, phân tích đến kiệt cùng (...) mở đầu
cho xu hƣớng phân tích chiêm nghiệm lịch sử” [101, tr77]. Qua những bài viết trên,
có thể thấy vị trí rất quan trọng của NHT trong lịch sử văn học Việt Nam sau 1975.
1.2.2. Những nghiên cứu trực tiếp bàn về sáng tác Nguyễn Huy Thiệp
Những bài nghiên cứu này hầu hết tập trung trong cuốn Đi tìm Nguyễn Huy
Thiệp. Đây là những bài viết tiêu biểu nhất trong số gần một trăm bài nghiên cứu
đƣợc đăng rải rác trên nhiều tờ báo giai đoạn trƣớc năm 2000. Nhìn chung, các bài
viết này là cứ liệu quan trọng cho các nghiên cứu về vấn đề tiếp nhận sáng tác NHT.
Những nhận định về truyện ngắn của NHT nhiều khi trái ngƣợc nhau, bộc lộ những
thiên kiến văn chƣơng rất xa nhau. Dựa vào những xác tín đã định hình một thời về
quan niệm văn chƣơng phản ánh hiện thực, thói quen tiếp nhận nền văn học sử thi
và cái nhìn mang tính sử thi đối với cuộc sống, phƣơng pháp sáng tác hiện thực xã
hội chủ nghĩa, một số nhà nghiên cứu đã tỏ ra có phần khá khắt khe với những tìm
tòi nghệ thuật của NHT, không nhìn thấy những đóng góp to lớn của ông trong việc
hình thành một dòng văn chƣơng mới mà về sau đƣợc gọi là dòng văn học phản tỉnh
xã hội. Tiêu biểu cho cách nhìn trên có lẽ là các ý kiến của Tạ Ngọc Liễn, Đỗ Văn
Khang, Nguyễn Thuý Ái, Vũ Phan Nguyên, Hồng Diệu....Do quan niệm truyền
thống về mối quan hệ giữa văn học và lịch sử, văn học và hiện thực nên trong
những bài viết của các tác giả trên đây, NHT bị đánh giá là đã “xuyên tạc lịch sử”,
“hạ bệ thần tƣợng”, hoặc “bôi đen hiện thực”, “bắn súng lục vào quá khứ”…Vì lẽ
đó, mặc dù khẳng định NHT có tài nhƣng “cái tâm thiếu trong sáng”, thiếu cội rễ
nhân đạo cần thiết, hiện tƣợng NHT “đáng lo hơn là đáng mừng”...Những nghiên
cứu này đã dùng văn chƣơng để luận tƣ tƣởng, đạo đức, trình độ văn hoá của nhà
17
văn, khó mà phát hiện đƣợc sự đa dạng và sức hấp dẫn của phong cách văn chƣơng
NHT, nhất là khả năng đối thoại với ý thức hệ của diễn ngôn tập thể.
Trong tập sách này, có nhiều bài của các tác giả nhƣ Văn Tâm, Nguyễn Văn
Lƣu, Trịnh Bá Đĩnh – Nguyễn Hữu Sơn, Nguyễn Hải Hà – Nguyễn Thị Bình bàn về
sáng tác NHT nhƣ một hiện tƣợng tiếp nhận văn học. Nhìn chung, các tác giả đã
bao quát nhiều tƣ liệu, bám sát những bài viết bàn về văn chƣơng NHT, lẩy ra nhiều
ý kiến quý báu…Những bài viết trên là cần thiết, nó cung cấp một cái nhìn toàn
cảnh quá trình tiếp nhận NHT, định hƣớng cho bạn đọc tiếp nhận hiện tƣợng văn
học đang còn nhiều tranh cãi và phức tạp này nhằm cổ vũ những đổi mới trong văn
học và thị hiếu thẩm mỹ mới của ngƣời đọc. Các bài viết của các nhà nghiên cứu
tiêu biểu nhƣ Hoàng Ngọc Hiến, Đặng Anh Đào, Đỗ Đức Hiểu, Diệp Minh Tuyền,
Trần Đạo, Thái Hoà, Nguyễn Thanh Sơn, Đông La, Lại Nguyên Ân, Văn Tâm,
Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Thị Mai Nhi, Đào Duy Hiệp…tập trung phân tích, đánh
giá những đóng góp tƣ tƣởng và nghệ thuật của NHT. Với sự chuyên nghiệp và
nhạy cảm văn chƣơng, kết hợp giữa lí luận và cảm xúc, các nhà nghiên cứu đã “đi
tìm Nguyễn Huy Thiệp” ở những vỉa sâu, với thái độ trân trọng một tài năng đang
khẳng định mình. Họ đã phát hiện trong truyện ngắn NHT có “nghệ thuật ba – rốc”
(Thái Hoà), có “ngƣời kể chuyện không đáng tin cậy” (Lại Nguyên Ân), có “thiên
tính nữ”, “tƣ duy tiểu thuyết và foklore hiện đại” (Hoàng Ngọc Hiến), rằng truyện
của ông có cái “ma lực” bởi ông “hƣớng về cái tôi”, “giàu chất triết lý”, có kết cấu
“lỏng lẻo” nhƣng biểu thị đƣợc cái “sôi động, nhiều thông tin, đồng hiện, đan xen
nhau” (Đông La). Nguyễn Thanh Sơn chứng minh một cách thuyết phục và hấp dẫn
về những “sự thật đƣợc phơi bày” trong tác phẩm của NHT. Ông kết luận: “những
truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp cũng giống nhƣ những viên ngọc Biện Hoà”.
Đặng Anh Đào phát hiện “tính gián cách” của điểm nhìn giữa tác giả và bạn đọc,
tính “dự báo” về sự cô đơn của con ngƣời hiện đại, trò chơi “giả – lịch sử”, “giả –
cổ tích” nhƣ một hình thức nhại thể loại, “lối kể cổ điển” trong Tướng về hưu. Đỗ
Đức Hiểu “đi tìm Nguyễn Huy Thiệp” thấy “thơ ca và triết lý là những đặc trƣng cơ
bản của truyện ngắn NHT”. Văn Tâm “Đọc Nguyễn Huy Thiệp” thấy có bốn nét
phong cách đặc thù: “sắc độ hiện đại thẫm”, “cảm hứng huyền thoại mạnh”, “tính
nhiều tầng đa nghĩa cao”, “tính hệ thống mở có khẩu độ lớn”. Đào Duy Hiệp phát
hiện “hình thức diễn đạt khắc nghiệt, một cách nói nhịu dân gian rất đạt và chính
xác trong sáng tác Nguyễn Huy Thiệp”…Những bài viết này có giá trị khẳng định
và ủng hộ một tài năng văn chƣơng với nhiều tìm tòi sáng tạo. Các tác giả khác nhƣ
18
T.N Filimonova, Nguyễn Vy Khanh, Vƣơng Anh Tuấn, Đặng Anh Đào…xuất phát
từ cái nhìn huyền thoại học, muốn khám phá cơ tầng văn hóa đằng sau các VB văn
chƣơng NHT. Nguyễn Vy Khanh khẳng định NHT muốn “lôi xuống đời thƣờng
những đỉnh cao của lịch sử văn học, trần tục hoá các vua Gia Long, Quang Trung và
các nhân vật lịch sử Nguyễn Thái Học, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hƣơng, Nguyễn Thị
Lộ” bằng “thể huyền thoại”; Đặng Anh Đào phát hiện những môtip dân gian trong
những truyện giả – cổ tich. T.N. Filimonova khẳng định chùm truyện Những ngọn
gió Hua Tát “nhƣ hình mẫu các truyền thuyết văn học”, ở đó “một mặt, chúng giữ
đƣợc những đặc điểm thể loại của các truyền thuyết dân gian, mặt khác chúng có sự
xử lý văn học rõ ràng của tác giả”. Vƣơng Anh Tuấn khẳng định NHT đã “bổ sung,
đào sâu thêm vào mặt sau của quá khứ, mong muốn nó cũng trở thành những bài
học lịch sử bổ ích cho đời sống hôm nay”, vì vậy “có một quy mô đối thoại “vô
hình” giữa điều đƣợc kể ra với cái đã định hình trong ý thức xã hội” khi đọc những
truyện giả – lịch sử của NHT.
Sau khi cuốn sách Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp ra đời, ngƣời ta vẫn tiếp tục “đi
tìm Nguyễn Huy Thiệp”. Lê Huy Bắc phát hiện một “kỹ thuật nhại” mang phong
cách NHT: “bậc hiền triết – con chó xồm”. Phạm Phú Phong đi tìm “giọng điệu văn
chƣơng Nguyễn Huy Thiệp”. Châu Minh Hùng tìm thấy “hình thức đa thanh mới
của văn xuôi hiện đại” qua truyện ngắn NHT. Trần Văn Toàn nhận ra “những giới
hạn và sứ mệnh” của “nhà văn hiện đại” qua những quan niệm văn chƣơng rối bời,
phi chính thống của ông. Nguyễn Văn Tùng đi tìm “Cấu tứ tự sự của truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp”. Nguyễn Đăng Điệp bị “cuốn theo chiều văn Nguyễn Huy
Thiệp”, phát hiện nhà văn “đã xử lý một cách hết sức hiệu quả hai cực đối lập: sự
sắc lạnh tỉnh táo trong cái nhìn về hiện thực và chiều sâu trữ tình trong tác phẩm”.
Nguyễn Văn Thuấn khẳng định một “lập trƣờng đối thoại‟ trong tƣ duy nghệ thuật
của NHT. La Khắc Hòa nghiên cứu “những dấu hiệu của chủ nghĩa hậu hiện đại
trong văn học Việt Nam” qua tác phẩm NHT và Phạm Thị Hoài. Ông phát hiện
những “kịch tính” đƣợc tạo bởi thủ pháp “giễu nhại”, những hình thức nhại thể loại
cổ tích, truyện lịch sử, huyền thoại, gia phả, thƣ tín, thơ ca trong sáng tác NHT.
Nguyễn Hồng Dũng tìm kiếm hiệu ứng thẩm mỹ qua hiện tƣợng “thơ trong văn
Nguyễn Huy Thiệp”. Phan Huy Dũng nghiên cứu sự tiếp biến và sáng tạo của NHT
qua trƣờng hợp quan hệ giữa Huyền thoại phố phường và Con đầm pích. Phạm
Ngọc Lan nghiên cứu diễn ngôn nữ quyền trong các truyện lịch sử của NHT...Ngoài
ra, cũng phải kể đến những bài viết bàn về tiểu luận phê bình, kịch và tiểu thuyết
19
của NHT. Đây là những thể loại không phải là tiêu biểu cho sự nghiệp văn học của
ông. Ở các bài viết này, các nhà nghiên cứu nhƣ Vƣơng Trí Nhàn (Giăng lưới
bắt...lí luận), Hoàng Ngọc Hiến (Bới tìm trong những mớ nhố nhăng và nhầm lẫn),
Thuỵ Khuê (Xuân Hồng – kịch bản văn học của Nguyễn Huy Thiệp), Nguyễn Khắc
Phê (Tiểu Long nữ và quan niệm về “tiểu thuyết” của Nguyễn Huy Thiệp)...đã cung
cấp cho chúng tôi những nhận thức sáng rõ về quan niệm văn học của nhà văn, về
đặc trƣng của kịch và mối quan hệ của nó với truyện ngắn cũng nhƣ sự không thành
công của tác giả ở thể loại tiểu thuyết. Điều này càng chứng tỏ đóng góp lớn nhất
của NHT chính là truyện ngắn với những cách tân táo bạo của ông trong tiến trình
đổi mới văn xuôi sau 1975.
Việc nghiên cứu Nguyễn Huy Thiệp từ cách tiếp cận liên văn bản:
Nói chung, từ sau năm 2000, các nhà nghiên cứu không còn vƣớng bận vấn
đề “thị hiếu với cách đọc”, “cái tâm và cái tài”…vì địa vị của NHT đối với văn học
Đổi mới đã đƣợc khẳng định dứt khoát. Đặc biệt, đã xuất hiện những bài nghiên cứu
có bàn đến, ở những mức độ khác nhau, các phạm vi của tính LVB trong trong sáng
tác NHT. Cụ thể, nhƣ chúng tôi đã dẫn trên đây, Châu Minh Hùng chú ý đến tính đa
thanh, Nguyễn Văn Thuấn nghiên cứu lập trường đối thoại; Trần Viết Thiện,
Nguyễn Hồng Dũng nghiên cứu sự tương tác thể loại. La Khắc Hòa, Cao Kim Lan
nghiên cứu những dấu ấn hậu hiện đại trong sáng tác NHT, Phan Huy Dũng nghiên
cứu ảnh hưởng của Puskin đến Nguyễn Huy Thiệp…Tuy nhiên, có thể khẳng định,
các nhà nghiên cứu trên đây chƣa ý thức về đa thanh/đối thoại nhƣ là tính LVB,
hoặc chỉ mới phân tích một thủ pháp nghệ thuật trong rất nhiều thủ pháp cách tân
của NHT. Gần đây nhất, Liễu Trƣơng có bài Hiện tượng liên văn bản trong truyện
của Nguyễn Huy Thiệp (www.tienve.org, truy cập 13/2/2013). Bằng phƣơng pháp
các đoạn đối chiếu, ông chỉ ra quan hệ LVB giữa Huyền thoại phố phường và Số đỏ
(Vũ Trọng Phụng), Thiên văn và Ngày gặp gỡ (Hồ Dzếnh) và đi kết kết luận rất
đáng ghi nhận: “Ở đây hiện tƣợng LVB không phải chỉ là việc bứng trồng văn bản
này sang văn bản khác mà là một công trình biến đổi, một cách viết lại LVB, tạo lại
ý nghĩa ngõ hầu việc đọc đƣợc đổi mới”. Những bài viết nhƣ thế này là rất hiếm.
Hình thức, quan hệ và đối thoại LVB trong tác phẩm của ông vẫn chƣa đƣợc ý thức
rõ ràng, phân tích thuyết phục, nghiên cứu hệ thống. Liên văn bản trong sáng tác
Nguyễn Huy Thiệp vẫn là một đề tài mới, rất cần đƣợc nghiên cứu chuyên sâu.
20
Chƣơng 2
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ TÍNH LIÊN VĂN BẢN
Thuật ngữ tính liên văn bản (intertextuality) lần đầu tiên đƣợc đặt ra bởi nhà
lí luận văn học trẻ ngƣời Bulgaria, Julia Kristeva trong công trình Từ, Đối thoại và
Tiểu thuyết vào nửa cuối những năm 1960. Tuy nhiên, nguồn gốc của lí thuyết LVB
đã manh nha từ những quan niệm hiện đại về ngôn ngữ học của Saussure, thi pháp
học của chủ nghĩa hình thức Nga đến Bakhtin và các nhà cấu trúc luận – hậu cấu
trúc luận Pháp và Mỹ. Lí thuyết LVB đã đụng chạm đến nhiều quan niệm của nhiều
lí thuyết văn chƣơng khác nhau, do vậy, nó có một lịch sử phức tạp. Để có cái nhìn
hệ thống và chi tiết về lí thuyết này, phải bắt đầu từ nền tảng ngôn ngữ học của
Saussure và kết thúc ở Bakhtin, Kristeva, Barthes nhƣ là những lí thuyết gia chủ
chốt của nó. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa các kí hiệu trong quan niệm ngôn ngữ học
của Saussure vốn khá quen thuộc với giới nghiên cứu ngữ văn nên chúng tôi tạm
gác lại mà đi thẳng đến quan niệm của các tác giả nhƣ Genette và Riffaterre,
Bakhtin, Kristeva và Barthes. Mỗi sự phân tích điểm diện từng tác giả cụ thể này
đều có tính chất độc lập tƣơng đối trong dòng chảy của lịch sử lí thuyết LVB.
2.1. Lí thuyết liên văn bản của chủ nghĩa cấu trúc: Genette và Riffaterre
Chủ nghĩa cấu trúc (Structuralism) hình thành từ đầu thế kỉ XX cho đến
những năm 40. Sự hình thành của chủ nghĩa cấu trúc bắt nguồn từ ngôn ngữ học cấu
trúc của F.Saussure, chủ nghĩa hình thức Nga, chủ nghĩa cấu trúc Séc rồi sau đó
vƣơn sang các lĩnh vực khác nhƣ nhân chủng học cấu trúc của C.L. Strauss, ký hiệu
học và phê bình văn học…Theo Trịnh Bá Đĩnh, chủ nghĩa cấu trúc có tham vọng
muốn khám phá các quy luật, các nguyên tắc, các hệ thống chi phối hoạt động xã
hội, văn hóa của con ngƣời, kể cả các lĩnh vực tinh thần tế nhị, bí ẩn nhƣ văn học,
tâm lý học một cách thật khách quan, khoa học, “có thể khảo sát, định vị các kết quả
thu đƣợc” [47, tr9]. Dựa vào tƣ tƣởng của Saussure về ngôn ngữ học, đặc biệt là
mối quan hệ giữa ngôn ngữ/lời nói, trong đó lời nói thuộc về cái cảm tính bị chi
phối bởi ngôn ngữ là một cấu trúc trừu tƣợng, các nhà cấu trúc luận tin rằng các
hiện tƣợng cảm tính mà ta nhìn thấy đƣợc chỉ là dấu vết của các tổ chức nằm dƣới
bề sâu. Tổ chức bề sâu này đƣợc quan niệm là một cấu trúc, có vai trò chi phối
những yếu tố bề mặt, nhƣ ngôn ngữ chi phối lời nói. Về mặt phƣơng pháp, cấu trúc
luận đòi hỏi phân tích đến những yếu tố không thể phân chia đƣợc của đối tƣợng,
tìm kiếm các mối liên hệ giữa các yếu tố đó để xác lập một cấu trúc có vai trò chi
21
phối toàn bộ đối tƣợng. Sự phân tích tác phẩm văn học theo hƣớng cấu trúc chính là
đi tìm mối quan hệ giữa lớp ngôn ngữ xác thực và lớp ngôn ngữ tượng trưng của
VB. Lớp ngôn ngữ tƣợng trƣng đƣợc hiểu là những nguyên tắc chìm, không hiển
thị, đƣợc tạo nên bởi các cặp đối lập có khả năng chi phối lớp ngôn ngữ xác thực có
thể cảm nhận đƣợc bằng kinh nghiệm cảm tính [xem 47]. Đối với các nhà cấu trúc
luận, nhà văn không phải chịu trách nhiệm đối với những ý đồ tƣ tƣởng cũng nhƣ sự
biểu hiện những ý đồ đó vì về bản chất, anh ta bị điều khiển bởi những cấu trúc,
những quy phạm và nguyên tắc tổ hợp văn học vốn là sản phẩm của tâm trí cộng
đồng. Ở đây, nhà văn không đóng vai trò là ngƣời duy nhất mang lại ý nghĩa cho
VB. Ý nghĩa VB nảy sinh, thành tạo là do sự tƣơng tác giữa các cặp đối lập trong
cấu trúc VB. Nhà phê bình, nghiên cứu văn học chú ý đến từng tác phẩm riêng lẻ
không phải để tìm kiếm những ý nghĩa mang tính cá nhân, khám phá cái đơn nhất
độc đáo của nó mà xem mỗi VB cụ thể ấy nhƣ là những dẫn chứng qua đó truy tìm
những cấu trúc chìm ẩn, những nguyên tắc, quy luật, tổ hợp không hiện diện cảm
tính nhƣng lại chi phối việc sinh thành VB cụ thể ấy. Chẳng hạn, với các nhà cấu
trúc luận, việc nghiên cứu thần thoại không dừng ở việc khám phá những truyện cụ
thể, đơn nhất mà thông qua hàng loạt truyện thần thoại, họ lần tìm một truyện thần
thoại siêu nghiệm, từ đó có thể chỉ ra quy luật sinh thành của những truyện thần
thoại cụ thể. V.Propp nghiên cứu 100 truyện cổ tích thần kỳ Nga, phát hiện trong nó
có những yếu tố biến đổi và những yếu tố bất biến. Cái biến đổi là nhân vật và vật
bản, cái không biến đổi là hành động và chức năng. Cả thảy có 31 chức năng nhƣ
vậy. Mỗi truyện cổ tích cụ thể đều là biến thể của chuỗi chức năng trên đây, mặc dù
không phải ở truyện nào cũng xuất hiện đầy đủ toàn bộ các chức năng. Do đó, ở
một góc độ nhất định, trung tâm chú ý của chủ nghĩa cấu trúc chính là các mối quan
hệ. Đó là mối quan hệ giữa các cặp đối lập trong cấu trúc trừu tƣợng: cao/thấp,
sống/chết, đực/cái, tự nhiên/văn hóa, vận động/đứng im, bên ngoài/bên trong,
mở/khép, thiện/ác, tội ác/trừng phạt…Các cặp đối lập này hình thành từ vô thức tập
thể, truyền thống văn hóa của một cộng đồng nhất định tạo thành cấu trúc bề sâu
của VB. Bài thơ Núi Đôi (Vũ Cao), Màu tím hoa sim (Hữu Loan) dựa trên một cấu
trúc đối lập giữa sống/chết, còn/mất. Đọc Lão Hạc (Nam Cao), có những chi tiết
nhƣ lão Hạc bán chó, bán vƣờn, ăn sung luộc; thằng con lão thất tình, đi phu để lão
bơ vơ một mình, chuyện lão Hạc xin bả chó và chết một cách thƣơng tâm…là
những biểu hiện của cấu trúc sống/chết: ngƣời cha chết để nhƣờng quyền sống cho
con. Dựa vào cấu trúc này ta thấy lão Hạc không phải là kẻ gàn dở, dốt nát, ngu
22
muội mà là một ngƣời cha thƣơng con hết mực. Đọc Trong rừng trúc (Akutagawa)
ta thấy lớp ngôn ngữ xác thực là câu chuyện về một vụ án mạng: cả ngƣời chồng,
ngƣời vợ, tên cƣớp đều tự nhận mình là thủ phạm giết ngƣời, đều có những lý lẽ
riêng cho hành động của mình. Nhƣng ý nghĩa sâu sắc của VB nằm ở cấu trúc đối
lập: niềm tin và chân lý. Những mối quan hệ nhƣ vậy đã kết nối cấu trúc VB với
cấu trúc văn hóa – tinh thần của xã hội.
Từ nửa sau những năm 1960, nhất là sau sự kiện Paris 1968, chủ nghĩa cấu
trúc bị đả phá dữ dội bởi thế hệ các nhà lí luận phê bình nhƣ R.Barthes, J.Derrida,
J.Kristeva…Những nhân vật này ra sức chống lại tƣ tƣởng cấu trúc luận, phủ nhận
sự biểu nghĩa ổn định của cấu trúc. Rõ ràng những cặp đối lập là cấu trúc của sự
sống, nhƣng không vế nào trong cấu trúc cặp đối lập tồn tại trong trạng thái đơn
ứng, biệt lập: trong sự sống chứa đựng mầm mống của sự chết, trong ngƣời nam
chứa đựng tính nữ, trong bóng tối chứa đựng ánh sáng…Barthes và Derrida thay thế
cặp đối lập trứ danh của Saussure, CBĐ/CĐBĐ, bằng cặp CBĐ/CBĐ. Kristeva đề
xuất tính LVB nhằm thay thế cho tính ổn định, khép kín, biệt lập của VB. Đối với
Kristeva, mỗi VB là một “bức khảm các trích dẫn”. Đối với Barthes, mỗi VB là
“một tấm lụa, đƣợc dệt từ vô số trung tâm văn hóa khác nhau”, ý nghĩa của nó là
“đa bội”, “không thể tính đếm”. Tính đa bội của ý nghĩa phụ thuộc vào sự tƣơng tác
giữa tác giả và độc giả cũng nhƣ giữa các VB với nhau chứ không phải là kết quả
của mối quan hệ cặp đối lập làm nảy sinh nghĩa nhƣ các nhà cấu trúc luận quan
niệm. Theo đó, mỗi VB văn học không bao giờ tồn tại độc lập, tự trị mà là sản phẩm
của vô số những mã, những diễn ngôn và VB trƣớc đó. Lúc này, chủ nghĩa cấu trúc
đã bị vƣợt qua hoặc chuyển hƣớng sang lĩnh vực trần thuật học. Tiếp nhận những
quan niệm mới của các nhà giải cấu trúc trên đây, nhƣng G.Genette và M.Riffaterre
vẫn kiên kì lập trƣờng cấu trúc luận, và trên lập trƣờng ấy, họ đã có những đóng góp
rất lớn trong việc phát triển lí thuyết LVB. Những quan niệm của họ hình thành một
lối đi riêng, đƣợc G.Allen gọi là “tính LVB từ quan điểm của các nhà thi học cấu
trúc” [201, tr98].
2.1.1. Gérard Genette và tính xuyên văn bản
Gérard Genette qua tên gọi công trình Palimpsests: Literature in Second
Degree (1997) đã hàm ý rằng mỗi VB là một palimpsest: “Một bản viết trên miếng
da, đƣợc viết lần hai, lần viết đầu đã bị cạo xóa” (theo Chris Baldick, (2001), The
Concise Oxford Dictionary of Literary Terms, Oxford University Press, p.181). VB sau
viết đè lên VB trƣớc. Nó nhất thiết mang những vết tích của VB trƣớc đó và vì thế
23
mà có tính xuyên văn bản (transtextuality). Khái niệm tính xuyên văn bản do
Genette đề xuất trong công trình này có tham vọng thay thế khái niệm tính LVB do
Kristeva đặt ra. Xuyên văn bản có năm tính chất/hình thức quan hệ sau: liên văn
bản (intertextuality), cận văn bản (paratextuality), siêu văn bản (metatextuality),
kiến trúc văn bản (architextuality), ngoa dụ văn bản (hypertextuality).
Liên văn bản trong quan niệm của Genette không còn mang nguyên nghĩa nhƣ
cách sử dụng của các nhà giải cấu trúc. Genette đã giản lƣợc nó đến mức chỉ còn là
“mối quan hệ cùng hiện diện giữa hai VB hay một vài VB trong một VB cụ thể”, là “sự
hiện diện trên thực tế của một VB này bên trong một VB khác” [210, tr2]. Theo miêu
tả của ông, LVB có ba hình thức biểu hiện là trích dẫn (citation), đạo văn (plagirism) và
ám chỉ (allusion). Trích dẫn và đạo văn chỉ là sự phân biệt của cùng một hình thức: sự
vay mƣợn từng câu từng chữ tƣờng minh và không tƣờng minh. Đạo văn LVB không
còn là hiện tƣợng ăn cắp văn với dụng ý chiếm đoạt của ngƣời làm của mình mà là
hình thức lợi dụng VB có sẵn để kiến tạo một sản phẩm mới, mang một ý đồ hoàn toàn
mới. Tác giả có thể lấy nguyên xi lời văn, hoặc những ý tƣởng từ một VB đã đƣợc
công bố trƣớc đó mà không dẫn nguồn, không đƣa vào dấu “”, thậm chí lấy hoàn toàn
một VB nào đó làm của mình với ý đồ lừa gạt ngƣời đọc. Về hình thức ám chỉ, Genette
miêu tả nhƣ sau: “Đó là một sự phát ngôn hoàn toàn giả định với đầy đủ ý nghĩa nhằm
nhận thức về một mối quan hệ giữa nó và một VB khác” [210, tr6-9]. Ám chỉ làm cho
ngƣời ta cảm thấy mối quan hệ giữa cái nói ra với cái không nói ra, mặc dù ngầm ẩn.
Trong văn học thế giới, thủ pháp ám chỉ đƣợc sử dụng khá rộng rãi. Ngƣời ta hay nhắc
đến trƣờng hợp các bài thơ của T.S. Eliot và một số tiểu thuyết của J.Joyce. NHT cũng
thƣờng xuyên sử dụng thủ pháp này. Chẳng hạn, trong Không có vua, ông viết: “Hai
ngƣời cùng trú dƣới hiên nhà trong một trận mƣa. Chuyện này đã có ngƣời viết, (thế
mới biết nhà văn ở ta xông xáo). Theo đồn đại, đại để đấy là một “xen” (scène) về tình
yêu giản dị, trong sáng, không vụ lợi, cuộc sống là duy vật biện chứng, hài hòa, đẹp,
đáng yêu,v.v…”. Đoạn văn này ám chỉ (đi kèm thái độ nhại giễu) nhiều tác phẩm “lãng
mạn” thời kì trƣớc Đổi mới, nhƣ bài thơ Mưa trong nắng, nắng trong mưa (Nguyễn
Duy – 1984) hoặc bài thơ Truyện dân gian của Vũ Cao (Giữa trưa trời đổ mưa
rào/Không quen bỗng gặp cùng vào trú mưa/Bập bùng gió đập phên thưa/Mái hiên lại
dột không chừa áo em…Thế rồi người ấy yêu tôi/Tôi yêu người ấy thành đôi vợ
chồng/Cái duyên nghĩ cũng lạ lùng/Trú mưa một chút cảm thông một đời). Hay lời
thoại sau đây của lão Kiền ám chỉ thi ảnh chim chiền chiện đã trở thành cụm từ bền
vững trong thơ ca cách mạng: “Mỗi buổi sáng tao thấy dòng ngƣời xe đạp trôi ở trên
24
đƣờng đông nhƣ kiến cỏ, tao lại thấy nhƣ có con chim chiền chiện ca hát trong lòng”
(Quỷ ở với người) (ám chỉ những văn bản khá phổ biến nhƣ Mùa xuân nho nhỏ (Thanh
Hải), Thăm lúa (Trần Hữu Thung), Con chim chiền chiện (Huy Cận)). Trong toàn bộ
sáng tác NHT, hiện tƣợng ám chỉ khá phong phú. Trong truyện ngắn, ông ám chỉ các vị
tai to mặt lớn trong làng văn bằng những cái tên nhƣ: Ngô Khải, Trƣơng Viết Thi, ông
Kháng dạy mỹ học, nhà lí luận văn học K. Trong kịch, ông ám chỉ các nhân vật lịch sử,
các đồng nghiệp và các giai thoại văn chƣơng bằng cách đặt tên nhân vật của mình là
Phàn Khoái, Từ Thực, Kiều, Hoàng Diệu, Xuân Hồng, Trần Mạnh Khảo. Riêng vở
kịch Suối nhỏ êm dịu, ông ám chỉ thiết chế chính trị “ở một quốc gia phƣơng Đông
đang phát triển” rất hóm hỉnh, thâm thúy. Trong tiểu thuyết Võ lâm ngoại sử, NHT vẽ
lại cả một thời kỳ văn học sử bằng cách ám chỉ và giễu nhại nhiều sự kiện và nhân vật
văn học. Thấp thoáng đằng sau những hình tƣợng hƣ cấu nhƣ Trần Đăng Tài, Nguyễn
Mạnh, Dƣơng Thu Mạc Sầu, Tố Hồng Vƣơng gia đại hiệp, Nhất Thốn Ngọc Kỳ
Khôi…, ngƣời đọc không khó nhận ra những ngƣời thật việc thật trong làng văn. Tuy
vậy, kí ức ngôn ngữ nảy sinh từ sự ám chỉ “ngƣời thật việc thật” này có lẽ sẽ kém sức
bền vì chƣa có đƣợc sức mạnh nâng đỡ của nghệ thuật và tƣ tƣởng thẩm mỹ từ tác giả.
Cận văn bản, theo sự giải thích của Genette, biểu thị những yếu tố nằm trên
ngƣỡng cửa (threshold) của sự diễn giải VB, chúng trực tiếp trợ lực và điều khiển
sự tiếp nhận của độc giả đối với phần chính của VB. Nhìn chung, cận VB có một
địa vị đầy lƣỡng lự. Bản thân Genette cũng cho rằng “chúng ta không bao giờ chắc
chắn là chúng thuộc về một VB mà chúng góp phần biểu hiện và thể hiện”. Tuy
nhiên, chúng có chức năng rất quan trọng là hƣớng dẫn độc giả tiếp cận VB: VB
này nên/không nên đƣợc đọc nhƣ thế nào? [201, tr104]. Cận văn bản là tổng cộng
của peritext và epitext. Peritext gồm những yếu tố nhƣ đầu đề, tiêu đề các chƣơng,
tựa, các ghi chú, những lời đề tặng, đề từ....Tên tác phẩm nhƣ Không có vua, Tướng
về hưu (Nguyễn Huy Thiệp), Cánh đồng bất tận (Nguyễn Ngọc Tƣ), Thoạt kì thủy
(Nguyễn Bình Phƣơng), Biết đâu địa ngục thiên đường (Nguyễn Khắc Phê)…;
những lời đề từ nhƣ Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung (Kiếm sắc – Nguyễn Huy
Thiệp), Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn (Đàn Ghi ta của Lor-ca – Thanh
Thảo) luôn chứa đựng những hàm nghĩa quan trọng. Epitext gồm những yếu tố nhƣ
phỏng vấn, những nhận xét ngắn gọn về VB có tính chất quảng cáo cho quyển sách,
những bình luận của các nhà phê bình đƣợc in trên bìa sách…Về vấn đề này
Genette đã viết hẳn một công trình đầy đặn phân tích rất chi tiết [xem 209]. Theo G.
Allen, với quan niệm về cận văn bản, Genette đã đi ngƣợc lại bản chất của Chủ
25
nghĩa cấu trúc cũng nhƣ Chủ nghĩa hậu cấu trúc khi chú tâm đến ý đồ tác giả (và
của nhà xuất bản). Bởi với chủ nghĩa hậu cấu trúc, tác giả đã chết; còn chủ nghĩa
cấu trúc trƣớc đó thì không quan tâm đến ý đồ của tác giả và sự tiếp nhận của độc
giả, bởi vì theo các nhà cấu trúc luận, ý nghĩa của VB không phải do tác giả hay độc
giả truyền vào mà do mối quan hệ giữa các yếu tố trong cấu trúc VB tạo ra.
Ngoa dụ văn bản là thuật ngữ Genette dùng để chỉ hiện tƣợng một văn bản B
nào đó (đƣợc ông gọi là hypertext) đƣợc biến đổi từ một văn bản A nào đó đã tồn
tại trƣớc đó (đƣợc gọi là hypotext). Theo Genette, có hai mối quan hệ mà một
hypertext có thể có với hypotext của nó: “biến đổi” (transformation) và “bắt chƣớc”
(imitation). Theo đó, những hình thức nhƣ giễu nhại (parody), chế nhạo (travesty)
và chuyển vị (transposition) thuộc về quan hệ biến đổi; trong khi nhại (pastiche),
châm biếm (caricature) và giả mạo (forgery) là những hình thức bắt chước. Tất
nhiên, sự phân biệt này của Genette không phải lúc nào cũng dễ hiểu và có thể vận
dụng mặc dù ông cố gắng làm rõ sự phân biệt của mình bằng việc dẫn hai tác phẩm
là Aeneid của Virgil và Ulysses của J.Joyce nhƣ là những hypertext từ tác phẩm
Odyssey của Homer. Aeneid của Virgil là một ví dụ về “bắt chƣớc”, còn Ulysses của
J.Joyce là một trƣờng hợp “biến đổi”. Bởi vì theo ông, Ulysses của J.Joyce biến đổi
Odyssey, một sự biến đổi bao gồm sự chuyển vị (transpose) những hành động của
Odyssey thời Hi Lạp cổ đại đến thành Dublin thế kỉ XX. Ngƣợc lại, “Virgil không
chuyển vị hành động của Odyssey từ Ogygia đến Carthage và từ Ithaca đến Latium.
Thay vào đó, ông kể một câu chuyện hoàn toàn khác: những cuộc phiêu lƣu của
Aeneas” [210, tr5-6]. Theo Genette, Virgil đƣợc gợi hứng từ hình thức và chủ đề
các sử thi của Homer. Do vậy, “bắt chƣớc” liên quan đến một tiến trình phức tạp và
gián tiếp hơn, nó yêu cầu một mô thức thể loại nào đó đã có trƣớc đó có khả năng
phát sinh một số những sự bắt chƣớc. Trên cơ sở này, Genette đi đến kết luận: “Để
biến đổi một VB, chỉ cần một cử chỉ đơn giản và cơ học là đủ…Nhƣng để bắt chƣớc
một VB chắc chắn cần phải làm chủ đƣợc ít nhất một phần nào đó của nó, cần một
sự hiểu biết rõ ràng về tính chất cụ thể của VB mà tác giả đã lựa chọn để bắt chƣớc”
[210, tr5-6 ]. Tác phẩm của Joyce và Virgil theo nghĩa này sẽ là văn chƣơng ở độ
hai, tức là “một VB bắt nguồn từ một VB khác tồn tại trƣớc đó”. Bởi vì các nhân
vật của J.Joyce là ẩn dụ về các nhân vật trong sử thi của Homer, còn tác phẩm của
Virgil là sự bắt trƣớc chủ đề phiêu lƣu và một vài đặc điểm của thể loại sử thi xuất
phát từ Homer. Trong văn học Việt Nam, những tác phẩm nhƣ Hồn Trương Ba, da
hàng thịt (Lƣu Quang Vũ), Trương Chi (Nguyễn Huy Thiệp), Sự tích những ngày
26
đẹp trời (Hòa Vang) có hypotext lần lƣợt là các truyện dân gian: Hồn Trương Ba,
da hàng thịt; Trương Chi, Sơn tinh – Thủy tinh.
Thuật ngữ kiến trúc văn bản của G.Genette có thể hiểu là mối quan hệ về
mặt thể loại của các VB. Kiến trúc văn bản không chỉ liên quan đến “tầm đón đợi”
về mặt thể loại của độc giả khi tiếp xúc với VB mà còn liên quan đến hành vi sáng
tạo VB của nhà văn. Tất nhiên, chính Genette cũng lƣu ý chúng ta là bản thân kiến
trúc văn bản không phải là những “phạm trù riêng biệt và thuần túy” mà là “sự va
chạm, tƣơng tác và chồng lấn lên nhau” giữa các thể loại [201, tr102-103]. Chúng
tôi sẽ phân tích kỹ vấn đề này ở chƣơng 4. Loại cuối cùng là siêu văn bản. Khái
niệm này đề cập đến việc một VB bình luận rõ ràng hoặc không rõ ràng về một VB
khác. Đây là một loại “xuyên văn bản” mà dƣờng nhƣ vẫn chƣa đƣợc Genette quan
tâm nhiều và có những diễn giải chi tiết. Tuy nhiên chúng ta cũng không đƣợc nhầm
nó với hiện tƣợng siêu hư cấu (metafiction). Bởi vì siêu văn bản là VB này việc
bình luận rõ ràng hay ngầm ẩn VB khác, trong khi siêu hƣ cấu là một loại hƣ cấu về
hƣ cấu, tiểu thuyết về tiểu thuyết, truyện về truyện, chính nó tự bình luận nó, bản
thân nó mang những yếu tố tự tham chiếu, một “trò chơi tự trình bày cách chơi”,
một sự pha trộn “hiện thực và hƣ cấu”, một thú nhận về tính chất hƣ cấu và tính
chất tự quy chiếu [140, tr212], [177]. Ở Việt Nam, tiểu thuyết Nổi buồn chiến tranh
(Bảo Ninh), Sông Côn mùa lũ (Nguyễn Mộng Giác) có thể nói chính là những siêu
hƣ cấu tiêu biểu, còn Thiên sứ là một siêu văn bản. Trong Thiên sứ, Phạm Thị Hoài
đã để cho nhân vật của mình bình luận về hàng loạt tác phẩm văn học vốn là hành
trang tinh thần của cả một thế hệ: Ruồi trâu, Thép đã tôi thế đấy, Nhãn đầu
mùa,…với một thái độ hoàn toàn khác biệt: không chấp nhận những ý nghĩa và giá
trị có tính chất “bầy đàn”, “đồng phục”, tồn tại cố định trong ý thức hệ và diễn ngôn
tập thể. Dạng siêu VB không xuất hiện rõ trong sáng tác NHT.
Nhìn chung, theo Daniel Chandler, xuyên văn bản của Genette có mấy đặc
điểm. Một là nó có tính tự giác (reflexivity) hoặc tính tự – ý thức (self – conscious).
Khác với các nhà hậu cấu trúc – hậu hiện đại, vốn xem tính LVB nhƣ là một sự truy
cập ngẫu nhiên trong viết và đọc VB, nhƣ một nhân tố của vô thức tập thể quy định
hoạt động sáng tạo của nghệ sĩ, tiếp nhận của độc giả, Genette chỉ chú ý đến loại
VB mang tính LVB một cách có ý thức. Quan điểm này tuy có thu hẹp khái niệm
LVB nhƣng lại khắc phục đƣợc cách hiểu quá rộng ở các nhà giải cấu trúc. Hai là
sự biến đổi (alteration): sự biến đổi từ một nguồn gốc. Sự biến đổi này tăng cƣờng
thêm tính tự ý thức đã nói ở trên. Mỗi chi tiết, sự kiện, bối cảnh, nhân vật…trong
27
một tác phẩm cụ thể nào đó có thể đƣợc biến đổi từ một VB gốc bằng những cách
thức nhƣ nhái, nhại, châm biếm, cắt dán, lắp ghép…Ở đây, mỗi VB dƣờng nhƣ đều
đƣợc viết đè trên vết tích vốn có từ một VB khác. Ba là tính minh bạch
(explicitness) của các tài liệu tham khảo từ các VB khác (ví dụ nhƣ trích dẫn trực
tiếp, trích dẫn trong ngoặc kép). Bốn là sự hiểu tới hạn (criticality to
comprehension): tức là khả năng ngƣời đọc nhận ra sự kết nối LVB của VB đang
hiện diện trƣớc mắt độc giả. Năm là quy mô chuyển thể (scale of adoption): quy mô
tổng thể của sự ám chỉ/sự kết hợp các VB khác trong VB hiện hành mà ngƣời đọc
có thể phát hiện; và tính không thể xác định ranh giới cấu trúc (structural
unboundedness): các VB trình bày (hoặc đƣợc hiểu) nhƣ một phần hoặc gắn liền với
một cấu trúc lớn hơn (một phần của một thể loại, của một chuỗi, của các tiếp nối,
vv) – những yếu tố mà thƣờng không thuộc thẩm quyền của tác giả, (bởi khi viết,
anh ta ít khi ý thức về sự xâm lấn ranh giới này đến mức độ nào?)… [207, tr207].
Nhìn chung, Genette tuy trung thành với những tƣ tƣởng cấu trúc luận nhƣng đã có
những cách nhìn mới. Mối quan hệ LVB trong con mắt ông là những quan hệ xác
thực, có ý thức, có thể kiểm chứng và chứng minh một cách chính xác, khoa học,
trong đó chủ ý của tác giả không thể xem nhẹ. Do đó, LVB trong quan niệm của
ông rất gần gũi với các phƣơng pháp đọc truyền thống và có tính khả dụng cao
trong nghiên cứu văn học.
2.1.2. Michael Riffaterre và ảo tƣởng quy chiếu
Lí thuyết gia thứ hai, ngƣời thƣờng xuyên đƣợc Genette trích dẫn, phân tích
nhƣ một nhà kí hiệu học và cấu trúc luận về lí thuyết LVB có ảnh hƣởng ở Mỹ là
Michael Riffaterre (1924-2006). Kristeva gần đây trong bài viết, “Hai chúng ta” hay
là lịch sử (câu chuyện) tính liên văn bản (“„Nous Deux’ or a (Hi)story of
Intertextuality”) công bố trên The Romanic Review (93:1-2, tháng 1-3/2002) đã đề
cập đến Riffaterre nhƣ một nhà lí luận có vai trò lớn trong việc phát triển lí thuyết
LVB. Các tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là Kí hiệu học thi ca (Semiotics of
Poetry, 1978, Indiana University), Syllepsis, 1980, Sự sản xuất văn bản (Text
Production, 1983, Columbia University), Sự thật hƣ cấu (Fictional Truth, 1990,
Johns Hopkins University)…Có thể nói, các tác phẩm khoa học của Riffaterre đƣợc
khơi mở từ nhiều nguồn khác nhau: chủ nghĩa cấu trúc, chủ nghĩa hậu cấu trúc, kí
hiệu học, phân tâm học và vô số lí thuyết khác về hoạt động đọc. Trong các công
trình này, ngƣời ta thấy ở đó định hình một quan niệm về tính LVB mà cơ sở của nó
là tinh thần chống quy chiếu. Theo ông, các VB và kí hiệu không quy chiếu thế giới
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp

More Related Content

What's hot

Luận văn: Tiểu thuyết của Thuận từ góc nhìn kí hiệu học văn học trở nên cấp t...
Luận văn: Tiểu thuyết của Thuận từ góc nhìn kí hiệu học văn học trở nên cấp t...Luận văn: Tiểu thuyết của Thuận từ góc nhìn kí hiệu học văn học trở nên cấp t...
Luận văn: Tiểu thuyết của Thuận từ góc nhìn kí hiệu học văn học trở nên cấp t...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260nataliej4
 
Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...
Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...
Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...nataliej4
 

What's hot (20)

Luận văn: Tiểu thuyết của Thuận từ góc nhìn kí hiệu học văn học trở nên cấp t...
Luận văn: Tiểu thuyết của Thuận từ góc nhìn kí hiệu học văn học trở nên cấp t...Luận văn: Tiểu thuyết của Thuận từ góc nhìn kí hiệu học văn học trở nên cấp t...
Luận văn: Tiểu thuyết của Thuận từ góc nhìn kí hiệu học văn học trở nên cấp t...
 
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAYLuận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
 
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đLuận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
 
Đề tài: Truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến nay (nhìn từ góc độ thể loại)
Đề tài: Truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến nay (nhìn từ góc độ thể loại)Đề tài: Truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến nay (nhìn từ góc độ thể loại)
Đề tài: Truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến nay (nhìn từ góc độ thể loại)
 
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
 
Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...
Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...
Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...
 
Luận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt nam
Luận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt namLuận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt nam
Luận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt nam
 
Luận văn: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp
Luận văn: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Huy ThiệpLuận văn: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp
Luận văn: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp
 
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara, HAY
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara, HAYLuận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara, HAY
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara, HAY
 
Luận văn: Tiểu thuyết di dân Việt Nam của các nhà văn nữ, HAY
Luận văn: Tiểu thuyết di dân Việt Nam của các nhà văn nữ, HAYLuận văn: Tiểu thuyết di dân Việt Nam của các nhà văn nữ, HAY
Luận văn: Tiểu thuyết di dân Việt Nam của các nhà văn nữ, HAY
 
Luận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAYLuận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
 
Đề tài: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu
Đề tài: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Minh ChâuĐề tài: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu
Đề tài: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu
 
Luận văn: Truyện Nôm trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đ
Luận văn: Truyện Nôm trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đLuận văn: Truyện Nôm trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đ
Luận văn: Truyện Nôm trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đ
 
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXILuận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
 
Luận văn: Phong cách nghệ thuật thơ Ý Nhi, HAY, 9đ
Luận văn: Phong cách nghệ thuật thơ Ý Nhi, HAY, 9đLuận văn: Phong cách nghệ thuật thơ Ý Nhi, HAY, 9đ
Luận văn: Phong cách nghệ thuật thơ Ý Nhi, HAY, 9đ
 
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đạiThơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
 
Luận án: Nghệ thuật tiểu thuyết Diêm Liên Khoa, HAY
Luận án: Nghệ thuật tiểu thuyết Diêm Liên Khoa, HAYLuận án: Nghệ thuật tiểu thuyết Diêm Liên Khoa, HAY
Luận án: Nghệ thuật tiểu thuyết Diêm Liên Khoa, HAY
 
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAYĐặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
 
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂMLuận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
 
Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê sau 1975, 9đ
Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê sau 1975, 9đThế giới nhân vật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê sau 1975, 9đ
Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê sau 1975, 9đ
 

Similar to Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp

Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Similar to Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp (20)

Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bảnLuận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản
 
Luận văn: Văn xuôi Hồ Anh Thái từ góc nhìn Liên văn hóa, HAY
Luận văn: Văn xuôi Hồ Anh Thái từ góc nhìn Liên văn hóa, HAYLuận văn: Văn xuôi Hồ Anh Thái từ góc nhìn Liên văn hóa, HAY
Luận văn: Văn xuôi Hồ Anh Thái từ góc nhìn Liên văn hóa, HAY
 
Luận văn: Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đ
Luận văn: Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đLuận văn: Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đ
Luận văn: Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đ
 
Luận án: Nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết Việt Nam 1986 - 2012
Luận án: Nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết Việt Nam 1986 - 2012Luận án: Nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết Việt Nam 1986 - 2012
Luận án: Nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết Việt Nam 1986 - 2012
 
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và InrasaraLuận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara
 
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY, 9đ
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY, 9đLuận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY, 9đ
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY, 9đ
 
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAYLuận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
 
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca TàyẢnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
 
Luận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOT
Luận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOTLuận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOT
Luận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOT
 
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt, HAY
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt, HAYLuận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt, HAY
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt, HAY
 
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoáLuận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá
 
Luận văn: Đặc điểm lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
Luận văn: Đặc điểm lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy ThiệpLuận văn: Đặc điểm lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
Luận văn: Đặc điểm lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
 
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, HAY
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, HAYLuận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, HAY
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, HAY
 
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đLuận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
 
Luận văn thạc sĩ: Truyện cổ dân gian Châu Ro, HAY, 9đ
Luận văn thạc sĩ: Truyện cổ dân gian Châu Ro, HAY, 9đLuận văn thạc sĩ: Truyện cổ dân gian Châu Ro, HAY, 9đ
Luận văn thạc sĩ: Truyện cổ dân gian Châu Ro, HAY, 9đ
 
Luận văn: Nguồn mạch dân gian trong bối cảnh hiện đại, HAY
Luận văn: Nguồn mạch dân gian trong bối cảnh hiện đại, HAYLuận văn: Nguồn mạch dân gian trong bối cảnh hiện đại, HAY
Luận văn: Nguồn mạch dân gian trong bối cảnh hiện đại, HAY
 
Luận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAY
Luận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAYLuận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAY
Luận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAY
 
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAYLuận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
 
Đặc điểm thể chân dung và văn học của Hồ Anh Thái
Đặc điểm thể chân dung và văn học của Hồ Anh TháiĐặc điểm thể chân dung và văn học của Hồ Anh Thái
Đặc điểm thể chân dung và văn học của Hồ Anh Thái
 

More from Man_Ebook

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfMan_Ebook
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docMan_Ebook
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 

More from Man_Ebook (20)

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 

Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp

  • 1. iv VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN VĂN THUẤN LIÊN VĂN BẢN TRONG SÁNG TÁC NGUYỄN HUY THIỆP Chuyên ngành : LÝ LUẬN VĂN HỌC Mã số : 62.22.32.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRỊNH BÁ ĐĨNH HÀ NỘI - năm 2013
  • 2. v LỜI CẢM ƠN Trƣớc hết, xin chân thành cảm ơn những ngƣời thân yêu trong gia đình đã tạo mọi điều kiện cần thiết để tôi tập trung hoàn thành luận án. Đặc biệt, xin cảm ơn nhà giáo, PGS.TS Trịnh Bá Đĩnh, ngƣời đã tận tình chỉ dạy, hƣớng dẫn, đóng góp những ý kiến quý báu giúp tôi sớm hoàn thành luận án trong điều kiện tốt nhất có thể. Xin cảm ơn lãnh đạo Khoa Ngữ văn, lãnh đạo Trƣờng Đại học sƣ phạm - Đại học Huế, lãnh đạo Viện Văn học và Học viện khoa học xã hội - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện luận án. Xin đƣợc cảm ơn tất cả quý thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp, sinh viên - những ngƣời đã luôn khuyến khích và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Tác giả Nguyễn Văn Thuấn
  • 3. vi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận án là trung thực, đảm bảo độ chuẩn xác cao nhất. Các tài liệu tham khảo, trích dẫn có xuất xứ rõ ràng. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình. Huế, tháng 5 năm 2013 Tác giả Nguyễn Văn Thuấn
  • 4. vii MỤC LỤC Trang phụ bìa .........................................................................................................................i Lời cảm ơn……………………………………………………………………….................ii Lời cam đoan .......................................................................................................................iii Mục lục .................................................................................................................................iv Danh mục các kí hiệu, các chữ viết tắt đƣợc sử dụng trong luận án..........................vi PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài..................................................................................................1 2. Cơ sở lí thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu........................................................3 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu...........................................................................4 4. Đóng góp của luận án..........................................................................................5 5. Cấu trúc luận án...................................................................................................5 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU.......................................6 1.1. Tình hình nghiên cứu lí thuyết liên văn bản.....................................................6 1.1.1. Tình hình nghiên cứu lí thuyết liên văn bản trên thế giới .........................6 1.1.2. Tình hình nghiên cứu lí thuyết liên văn bản ở Việt Nam ..........................8 1.2. Tình hình nghiên cứu sáng tác Nguyễn Huy Thiệp........................................15 1.2.1. Những nghiên cứu gián tiếp bàn về sáng tác Nguyễn Huy Thiệp...........15 1.2.2. Những nghiên cứu trực tiếp bàn về sáng tác Nguyễn Huy Thiệp ...........16 Chƣơng 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ TÍNH LIÊN VĂN BẢN .......20 2.1. Lí thuyết liên văn bản của chủ nghĩa cấu trúc: Genette và Riffaterre............20 2.1.1. Gérard Genette và tính xuyên văn bản ....................................................22 2.1.2. Michael Riffaterre và ảo tƣởng quy chiếu...............................................27 2.2. Lí thuyết liên văn bản từ Bakhtin đến Chủ nghĩa giải cấu trúc......................30 2.2.1. Mikhail Bakhtin và tính đối thoại............................................................30 2.2.2. Julia Kristeva và tính liên văn bản...........................................................38 2.2.3. Roland Barthes và tính đa bội..................................................................44 Chƣơng 3. ĐỐI THOẠI LIÊN VĂN BẢN TRONG SÁNG TÁC NGUYỄN HUY THIỆP ..........................................................................................55 3.1. Đối thoại tƣ tƣơ ̉ ng và đối thoại văn hóa.........................................................56 3.1.1. Đối thoại với tƣ tƣởng Nho – Phật – Đạo................................................56 3.1.2. Đối thoại với những thành kiến văn chƣơng ...........................................70 3.1.3. Giải thiêng huyền thoại về nhân ca ́ ch con ngƣời lịch sƣ ̉ .........................77 3.2. Tâm thê ́ đô ́ i thoa ̣ i cu ̉ a Nguyê ̃ n Huy Thiê ̣ p .....................................................83 3.2.1. Từ tâm thức hiện sinh, soi sa ́ ng sƣ ̣ hiê ̣ n hƣ ̃ u cu ̉ a con ngƣơ ̀ i ...................83 3.2.2. Lâ ̣ p trƣơ ̀ ng dân chu ̉ trong đô ́ i thoa ̣ i .........................................................89
  • 5. viii Chƣơng 4. CÁC HÌNH THỨC LIÊN VĂN BẢN TRONG SÁNG TÁC NGUYỄN HUY THIỆP ..........................................................................................97 4.1. Ảnh hƣởng và đọc sai, trích dẫn và giễu nhại ................................................97 4.1.1. Ảnh hƣởng và đọc sai văn học quá khứ...................................................97 4.1.2. Trích dẫn văn học truyền thống.............................................................113 4.1.3. Giễu nha ̣ i văn bản, diễn ngôn và thể loại ..............................................119 4.2. Pha trô ̣ n thê ̉ loa ̣ i trong sáng tác Nguyễn Huy Thiệp ....................................134 4.2.1. Sự xâm nhập của thơ trong văn xuôi .....................................................134 4.2.2. Sự xâm nhập của tự sự vào kịch............................................................141 KẾT LUẬN............................................................................................................147 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 6. ix DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ĐƢỢC SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN CBĐ : Cái biểu đạt CĐBĐ : Cái đƣợc biểu đạt LVB : Liên văn bản NHT : Nguyễn Huy Thiệp VB : Văn bản
  • 7. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Thế kỉ XX đƣợc xem là thế kỉ của các lí thuyết văn học. Trong thế kỉ này, ngƣời ta chứng kiến sự ra đời, phát triển của nhiều trƣờng phái, lí thuyết. Chúng tiếp biến, ảnh hƣởng và phủ nhận nhau khiến đời sống văn học sôi động, đa dạng, phức tạp. Đầu thế kỉ XX, khái niệm văn bản (text) đƣợc phát hiện đã làm thay đổi hẳn quan niệm về tác phẩm văn học, cấu trúc của nó, về vị trí và vai trò của tác giả, ngƣời đọc. Đến nửa cuối thế kỉ này, khái niệm tính liên văn bản (intertextuality) ra đời và trở thành mối quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu ngữ văn hàng đầu thế giới. Nguồn gốc của khái niệm tính liên văn bản đƣợc đa số các nhà nghiên cứu thống nhất tính từ thời điểm khai sinh của ngôn ngữ học hiện đại gắn liền với tên tuổi của nhà ngôn ngữ học ngƣời Thụy Sĩ, F. Saussure. Lí thuyết này cũng gắn liền với những tƣ tƣởng triết học, lí luận văn học độc đáo của nhà bác học Nga M.Bakhtin và vang vọng những quan niệm của các nhà Hình thức luận Nga. Tuy nhiên, với tƣ cách một khái niệm lí thuyết văn học, nó chính thức đƣợc đặt ra vào nửa cuối những năm 60 tại phƣơng Tây bởi nhà nghiên cứu văn học trẻ ngƣời Pháp gốc Bulgaria, Julia Kristeva. Quan niệm tính liên văn bản của bà ra đời trong bối cảnh các quan niệm cấu trúc luận đang bị xét lại và đang hình thành cái gọi là chủ nghĩa hậu cấu trúc. Quan niệm của Kristeva nhanh chóng tìm đƣợc sự hƣởng ứng của các nhà hậu cấu trúc tên tuổi nhƣ R.Barthes, L.Bloom; các nhà cấu trúc luận – trần thuật học nhƣ M.Riffaterre, G.Genette...Hiện nay, lí thuyết liên văn bản có sức lan tỏa rất rộng, đƣợc sử dụng bởi các nhà nữ quyền luận, tân lịch sử, hậu thực dân luận và một số khuynh hƣớng nghiên cứu kí hiệu học khác nhằm khám phá các hiện tƣợng văn học/văn hóa quá khứ và đƣơng đại. Cho đến nay, có một nhận thức chung rằng bất kỳ văn bản nào cũng đều có quan hệ với các văn bản khác ra đời trước đó. Quan hệ này dựa trên những sự kết nối giữa các văn bản với nhau bằng những phương thức khác nhau như: ám chỉ, trích dẫn, chuyển thể, chuyển dịch, đạo văn, nhái, nhại, mô phỏng, pha trộn…Những quan hệ này được tác giả tạo lập bằng ý thức hoặc vô thức, được độc giả tri nhận trong thực tiễn giao tiếp nghệ thuật và chúng tương tác với tri thức và trải nghiệm văn bản của người đọc, gây ra hứng thú diễn giải, qua đó, các giá trị văn hóa không ngừng được sản sinh và đón nhận. Tính liên văn bản là thuật ngữ được dùng để miêu tả thuộc tính hay phương thức quan hệ trên đây, nơi mà mỗi văn bản đều chứa đựng sự tham chiếu đối với các văn bản khác, qua đó chúng sinh sản và nảy nở ý nghĩa.
  • 8. 2 Trên thế giới, từ khi thuật ngữ tính liên văn bản ra đời, nó đã đƣợc vận dụng rộng rãi vào việc nghiên cứu văn học. Những công trình nghiên cứu theo hƣớng liên văn bản hiện nay trên thế giới phong phú, đa dạng và phức tạp. Ở Việt Nam, lí thuyết này cho đến nay vẫn chƣa đƣợc khảo sát và nghiên cứu một cách hệ thống. Trong mấy năm gần đây, tuy đã có đôi ba bài dịch, giới thiệu nhƣng chừng ấy là chƣa đủ để giúp cho các nhà nghiên cứu văn học tiếp cận và vận dụng lí thuyết. Luận án của chúng tôi mong muốn cập nhật, giới thiệu một cách tƣơng đối hệ thống lí thuyết liên văn bản nhằm đa dạng hóa các cách thức tiếp cận văn học và sâu xa hơn muốn góp một một phần nhỏ vào quá trình đổi mới hệ hình nghiên cứu văn học ở Việt Nam theo hƣớng hiện đại. Theo chúng tôi, trong văn xuôi, một số cây bút tiêu biểu của văn học Việt Nam từ thời kỳ Đổi mới đến nay nhƣ Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Bảo Ninh, Nguyễn Bình Phƣơng, Hồ Anh Thái…đã có ý thức sử dụng liên văn bản trong sáng tác. Đây là một trong số những nổ lực nghệ thuật của nhà văn. Họ tiếp tục tinh thần phê phán và nhân bản, khơi sâu vào các vấn đề thế sự, đời tƣ, phát hiện những mặt trái của nhân sinh, xã hội, văn hóa; tự vấn, phản biện, đối thoại với tinh thần dân chủ, cởi mở. Họ kiếm tìm và thử nghiệm những hình thức nghệ thuật mới khá đa dạng: đối thoại với văn bản xã hội (social text) và diễn ngôn tập thể (collective discourse); vay mƣợn và giễu nhại huyền thoại, cổ tích; quan tâm đến việc trích dẫn, viết lại, viết tiếp những văn bản cũ; pha trộn thể loại, hƣ cấu lịch sử, giễu nhại văn chƣơng và văn hóa truyền thống có tính chất khuôn sáo, giáo điều, bề trên…Trong văn học thời kỳ Đổi mới, có thể nói Nguyễn Huy Thiệp là một trong số những cây bút tiêu biểu nhất và có những đóng góp lớn. Ông chịu ảnh hƣởng từ nhiều nguồn khác nhau: lịch sử, huyền thoại, tôn giáo, văn hóa bác học và bình dân, nông thôn và đô thị, quá khứ và hiện hành, bản địa và ngoại lai. Nhiều nhà văn tiền nhân nhƣ Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hƣơng, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Bính, Puskin, Dostoevsky, Bồ Tùng Linh trở thành nguồn cảm hứng sáng tạo và chất liệu văn chƣơng trong sáng tác của ông. Nhà văn đã sống và sáng tạo trong môi trƣờng sinh thái văn học/văn hóa khát khao đổi thay, vƣơn xa hòa nhập với thế giới hiện đại, dân chủ. Do đó, sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp có nhiều cách tân táo bạo và nhận đƣợc sự ủng hộ nhiệt thành của nhiều nhà nghiên cứu phê bình văn học có uy tín. Nguyễn Huy Thiệp đã gây xôn xao dƣ luận trong một thời gian dài. Tầm vóc của ông có thể nói là ít nhiều mang tính quốc tế. Ngƣời ta bàn nhiều về ông, sách của ông đƣợc dịch in ở nhiều nƣớc trên thế giới. Tác phẩm của ông là đối tƣợng nghiên
  • 9. 3 cứu có sức hấp dẫn từ các lập trƣờng và phƣơng pháp khác nhau nhƣ phân tâm học, văn hóa học, phê bình huyền thoại, thi pháp học, trần thuật học, xã hội học…Trên cơ sở tiếp cận liên văn bản sáng tác Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi xác định mục đích thứ hai cho luận án là có thể mang lại những khám phá mới, khác về tƣ tƣởng và nghệ thuật Nguyễn Huy Thiệp, hoặc có cách kiến giải phù hợp với một số vấn đề phức tạp đƣợc khơi động từ những sáng tác của ông trong dòng chảy văn học Việt Nam thời kỳ Đổi mới. Đó là những lí do cơ bản, cần thiết để chúng tôi lựa chọn thực hiện đề tài Liên văn bản trong sáng tác Nguyễn Huy Thiệp. 2. Cơ sở lí thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lí thuyết Nhƣ chúng tôi đã nêu ở trên và sẽ diễn giải cụ thể ở phần sau, lí thuyết liên văn bản rất phức tạp, xuyên trƣờng phái, đa nguyên. Bởi vậy, trong nghiên cứu này, sau khi phân tích các quan niệm của Bakhtin, Kristeva, Barthes, Bloom, Genette, Riffaterre,…dựa trên những nét tƣơng đồng cơ bản trong quan niệm của họ, chúng tôi mạnh dạn đƣa ra quan niệm về văn bản/liên văn bản nhƣ sau: Văn bản/liên văn bản (text/intertext), là một chuỗi kí hiệu ngôn ngữ/phi ngôn ngữ (một phát ngôn, một lời nói hoặc viết, một bức tranh, một bài hát, một bộ phim, một truyện ngắn, kịch, tiểu thuyết, bài thơ),…có nghĩa/ý nghĩa; được kiến tạo, sản sinh từ những văn bản khác, có mối quan hệ với những văn bản khác, gây ra tương tác đối thoại với mạng lưới tri thức/trải nghiệm văn bản vốn có ở người đọc. Mỗi văn bản nghệ thuật của Nguyễn Huy Thiệp là một không gian của sự tích hợp, thẩm thấu, chuyển hóa, đối thoại, tƣơng tác, ảnh hƣởng, trích dẫn, giễu nhại, pha trộn và kết nối đến những văn bản khác, vốn có trƣớc đó, đồng văn hóa hoặc dị văn hóa. Do đó, chúng tôi xác định hai nội dung cơ bản để giải quyết vấn đề liên văn bản trong sáng tác Nguyễn Huy Thiệp: đối thoại liên văn bản (intertextual dialogism) và những hình thức/kiểu liên văn bản (forms/types of intertextuality) trong sáng tác của ông. 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Chúng tôi sử dụng phối hợp nhiều phƣơng pháp, trong đó phƣơng pháp lịch sử – loại hình và phƣơng pháp cấu trúc – hệ thống đƣợc sử dụng chủ yếu. Phƣơng pháp lịch sử – loại hình: Chúng tôi khảo sát lịch sử hình thành và vận động của lý thuyết liên văn bản, đặc trƣng và nội hàm của khái niệm qua từng nhà lập thuyết – thực hành và từng thời điểm. Những công trình của những nhà lí thuyết liên văn bản nhƣ Bakhtin, Kristeva, Barthes, Bloom, Genette, Riffaterre sẽ đƣợc phân tích, đánh giá chủ yếu theo phƣơng pháp trên.
  • 10. 4 Phƣơng pháp cấu trúc – hệ thống: Trƣớc hết, chúng tôi dùng để nghiên cứu một cách hệ thống tƣ tƣởng của từng nhà lập thuyết về tính liên văn bản. Sau đó, nó đƣợc dùng thƣờng xuyên để nghiên cứu thực tiễn liên văn bản trong sáng tác Nguyễn Huy Thiệp: xem toàn bộ sáng tác Nguyễn Huy Thiệp nhƣ một hệ thống, xem mỗi văn bản/toàn bộ sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp nhƣ một liên văn bản, đặt nó trong mạng lƣới quan hệ với các văn bản khác (văn bản xã hội và diễn ngôn tập thể), xem xét nó qua những quan hệ và đối thoại liên văn bản (intertextual relationships/dialogues), từ đó có những đánh giá, kết luận cần thiết. Ngoài ra, các thao tác nghiên cứu nhƣ thống kê, so sánh, phân tích văn bản văn học, đối chiếu các đoạn văn, diễn ngôn và từ vựng giữa các văn bản đƣợc vận dụng rộng rãi. Các phƣơng pháp liên ngành khác nhằm làm nổi bật tính liên văn bản trong mỗi văn bản – tác phẩm Nguyễn Huy Thiệp cũng đƣợc chú ý. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận án trƣớc hết là lí thuyết về tính liên văn bản, tiếp đó là tiếp cận liên văn bản sáng tác Nguyễn Huy Thiệp. Hai đối tƣợng này có quan hệ mật thiết với nhau vì chỉ có thể tiếp cận liên văn bản sáng tác Nguyễn Huy Thiệp khi có những tri thức tƣơng đối hệ thống về lí thuyết liên văn bản và lí thuyết sẽ trở nên sáng rõ và gần gũi hơn khi đƣợc soi chiếu, liên hệ từ thực tiễn sáng tác của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Cũng bởi vậy nên trong khi trình bày, phân tích lí thuyết liên văn bản, cho phép chúng tôi đƣợc sử dụng những ví dụ quen thuộc từ sáng tác của ông. Mặt khác, đối tƣợng chính của đề tài là tập trung tiếp cận liên văn bản sáng tác Nguyễn Huy Thiệp, nhƣng vì lí thuyết liên văn bản hết sức phức tạp, đa hƣớng, xuyên trƣờng phái, lại chƣa đƣợc dịch và giới thiệu ở Việt Nam một cách hệ thống, nên tác giả luận án thấy cần thiết phải có một chƣơng nghiên cứu riêng về lí thuyết này. Đây là công việc hết sức khó khăn với chúng tôi, bởi vì thật khó để chiếm lĩnh tƣ tƣởng của các nhà lập thuyết và thực hành liên văn bản trong hơn một thế kỉ vừa qua, bắt đầu với Saussure, các nhà Hình thức luận Nga, các triết gia hiện tƣợng học và triết học ngôn ngữ…cho đến các nhà giải cấu trúc – hậu hiện đại đƣơng thời. Bởi vậy, chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu lí thuyết liên văn bản trong khuôn khổ tƣ tƣởng của một số nhà lập thuyết tiêu biểu nhƣ Bakhtin, Kristeva, Barthes, Bloom, Riffaterre, Genette. Những quan niệm và cách tiếp cận khác về tính liên văn bản, đặc biệt từ hƣớng triết học ngôn ngữ,…vẫn chƣa đƣợc tác giả luận án giải quyết. Việc tiếp cận liên văn bản sáng tác Nguyễn Huy Thiệp cũng chỉ giới hạn trong một số khía cạnh tiêu biểu nhất nhƣ đối thoại liên văn bản, ảnh
  • 11. 5 hƣởng và đọc sai, trích dẫn và giễu nhại, pha trộn thể loại. Các khía cạnh khác nhƣ đối thoại nội văn bản, đối thoại xã hội, ám chỉ, đạo văn, cận văn bản, chuyển dịch, tu chỉnh…chỉ đƣợc phân tích sơ lƣợc, dẫn dụ để minh họa lí thuyết chứ chƣa đƣợc khảo sát chi tiết. Chúng tôi hi vọng những khía cạnh còn để ngỏ đó sẽ đƣợc triển khai nghiên cứu ở cấp độ khác, trong khuôn khổ khác, chuyên sâu hơn, hòng thỏa mãn yêu cầu của ngƣời đọc có quan tâm đến lí thuyết và thực tiễn liên văn bản. 4. Đóng góp của luận án Về lí thuyết: trong tình hình việc giới thiệu lí thuyết về tính liên văn bản ở nƣớc ta còn đơn lẻ, sơ lƣợc, chúng tôi cố gắng trình bày tƣơng đối ngắn gọn hệ thống lí thuyết này, trên phƣơng diện lịch sử và cấu trúc, qua tƣ tƣởng của một số đại biểu nhƣ Bakhtin, Kristeva, Barthes, Bloom, Riffaterre, Genette. Về thực tiễn: thể nghiệm phân tích đối thoại liên văn bản và các hình thức liên văn bản nổi bật trong sáng tác Nguyễn Huy Thiệp nhằm làm sáng rõ lí thuyết, đồng thời qua đó đánh giá đặc sắc tƣ tƣởng – nghệ thuật của nhà văn trong tƣ cách một hiện tƣợng văn học có nhiều đóng góp cho văn học Đổi mới ở Việt Nam. 5. Cấu trúc luận án Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận, danh mục Tài liệu tham khảo, phần Phụ lục, phần Nội dung luận án đƣợc triển khai thành 4 chƣơng: Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Chƣơng 2. Một số vấn đề lí thuyết về tính liên văn bản Chƣơng 3. Đối thoại liên văn bản trong sáng tác Nguyễn Huy Thiệp Chƣơng 4. Các hình thức liên văn bản trong sáng tác Nguyễn Huy Thiệp
  • 12. 6 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Phần Tổng quan này, chúng tôi trình bày hai vấn đề cơ bản. Một là, tình hình nghiên cứu lí thuyết liên văn bản trên thế giới và ở Việt Nam. Hai là, tình hình nghiên cứu sáng tác Nguyễn Huy Thiệp. Ở khía cạnh thứ nhất, chúng tôi chú trọng nhiều vào tình hình nghiên cứu liên văn bản ở Việt Nam. Riêng tình hình nghiên cứu lí thuyết liên văn bản trên thế giới sẽ đƣợc chúng tôi lồng vào phân tích chi tiết ở chƣơng sau. Ở khía cạnh thứ hai, luận án chú ý nhiều đến những nghiên cứu trực tiếp bàn về sáng tác Nguyễn Huy Thiệp và có lƣu ý đến những bài viết tiếp cận sáng tác của ông từ góc độ liên văn bản. 1.1. Tình hình nghiên cứu lí thuyết liên văn bản 1.1.1. Tình hình nghiên cứu lí thuyết liên văn bản trên thế giới Khởi nguồn của lí thuyết liên văn bản (LVB) là những nghiên cứu của nhóm Tel Quel và tạp chí cùng tên tại Pháp những năm 1960. Từ đó đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu – phê bình có liên quan luận bàn về lí thuyết và vận dụng nó trong nghiên cứu văn học/văn hóa. Do khuôn khổ luận án và khả năng tƣ liệu nên chúng tôi chỉ quan tâm đến những nghiên cứu lí thuyết LVB trên mảng tƣ liệu tiếng Anh. Về phƣơng diện tổng thuật, phân tích lí thuyết, đáng chú ý là phần dẫn luận trong công trình Intertextuality: Theories and practices (Tính liên văn bản: Lí thuyết và thực tiễn –1990) của M.Worton và Judith Still, những tóm lƣợc và diễn giải ngắn gọn của R.Stam, R.Burgoyne, S.F.Lewis trong New Vocabularies in Film Semiotics (Từ vựng mới trong kí hiệu học điện ảnh, 1992), những phân tích tổng thể, toàn diện trong công trình Intertextuality (Tính liên văn bản – 2000) của Graham Allen, những thảo luận trong Intertextuality: Debates and Contexts (Tính liên văn bản: Tranh luận và ngữ cảnh – 2003) của Mary Orr…Nhìn chung, tình hình nghiên cứu lí thuyết LVB đến thời điểm hiện nay đã khá thống nhất trên một số vấn đề cơ bản. Một là, về sự xuất hiện của khái niệm: tất cả các công trình nghiên cứu đều khẳng định Kristeva đã đặt ra thuật ngữ này vào khoảng năm 1966 và công bố năm 1967 trong bài báo Từ, Đối thoại và Tiểu thuyết ( tiêu đề bài báo này chúng tôi dịch theo bản tiếng Anh, Word, Dialogue and Novel của Toril Moi trong sách The Kristeva Reader. Riêng bản tiếng Pháp có tên đầy đủ là Bakhtine, le mot, le dialogue et le roman). Bài báo này ra đời trên cơ sở Kristeva nghiên cứu rất kỹ các
  • 13. 7 công trình của Bakhtin nhƣ Vấn đề nội dung, hình thức và chất liệu nghệ thuật ngôn từ, Những vấn đề thi pháp Dostoevsky, Sáng tác F.Rabelais và văn hóa dân gian trung cổ và Phục hưng,…Thuật ngữ của Kristeva gần gũi với các thuật ngữ của Bakhtin nhƣ tính đối thoại, tính lai ghép, diễn ngôn hai giọng…đồng thời cũng xuất phát từ những sự phê phán của bà đối với các quan điểm của nhà ngôn ngữ học ngƣời Thụy Sĩ, F.Saussure về bản chất mối quan hệ kí hiệu. Từ đây, đa số các công trình đều thống nhất ở chỗ, coi Saussure, Bakhtin, Kristeva là những nhà lập thuyết đầu tiên của tính LVB và tiến hành phân tích, thảo luận về những tƣ tƣởng của họ. Sau Saussure, Bakhtin, Kristeva, diện khảo sát đƣợc mở rộng đến các công trình của Barthes, Bloom, Eco, Derrida, Genette, Riffaterre, các nhà nữ quyền luận, tân lịch sử, hậu thực dân… Hai là, về nội hàm của khái niệm. Các công trình trên đều tránh đi đến một định nghĩa duy nhất. Họ trình bày quan niệm của từng nhà tƣ tƣởng đối với vấn đề tính LVB nhƣ Bakhtin, Kristeva, Barthes, Genette, Bloom, Riffaterre, các nhà nữ quyền luận, hậu thực dân, hậu hiện đại…Nhìn chung, có hai cách tiếp cận thuật ngữ này. Cách tiếp cận thứ nhất coi LVB nhƣ một thủ pháp văn học. Cách tiếp cận này giới hạn tính LVB trong phạm vi các phƣơng thức tạo lập mối quan hệ giữa văn bản (VB) hiện hành và những VB khác trƣớc đó. Sự kết nối LVB phải mang ý thức chủ động và phải có dấu hiệu kết nối xuất hiện trong VB đang đƣợc khảo sát. Các mối quan hệ LVB (intertextual relationships) nhƣ thế thƣờng đƣợc quy về các phƣơng thức nhƣ mô phỏng, ám chỉ, trích dẫn, đạo văn, biên tập, tu chỉnh, chuyển dịch, ảnh hƣởng, giễu nhại, pha trộn thể loại…Cách tiếp cận thứ hai có tính cách bản thể luận. Cách tiếp cận này có thể thấy ở Bakhtin và hầu hết các nhà giải cấu trúc thời danh nhƣ R. Barthes, J.Derrida, J.Kristeva, U.Eco. Trên cơ sở nền tảng: “không có gì ở ngoài VB”, các nhà lí luận đi đến chỗ cho rằng mọi VB đều là LVB. Tất cả các VB đƣợc kiến tạo dựa vào những mã và những quy tắc văn hóa hiện hành. Các VB đƣợc xem nhƣ là “bức khảm các trích dẫn” và “không gian tiếng vọng”, nơi mà câu hỏi về nguồn gốc của những trích dẫn và tiếng vọng đó biến mất. Nói cách khác, tính LVB là thuộc tính của VB và là yêu cầu của mọi sự giao tiếp văn học. Hai quan điểm trên đây đƣa lí thuyết LVB đi theo hai ngã rẽ khác nhau: hƣớng cấu trúc – trần thuật với G.Genette, M.Riffaterre làm chủ soái và hƣớng giải cấu trúc, tập hợp nhiều nhà lập thuyết có uy tín ở cả Pháp và Mỹ. Hƣớng cấu trúc – trần thuật xem LVB nhƣ là những thủ pháp kiến tạo mối quan hệ giữa VB hiện hành và VB khác ra đời trƣớc đó. Hƣớng giải cấu trúc xem mọi VB đều có những mối
  • 14. 8 quan hệ chằng chịt với các VB khác đƣợc gọi là các VB xã hội – đóng vai trò nhƣ những mã, những mô thức, những tiền VB chi phối sự sinh thành của VB. Hai hƣớng tiếp cận đều có những điểm tƣơng đồng và những chỗ mâu thuẫn, khác biệt. Điều này sẽ đƣợc chúng tôi diễn giải và phân tích kỹ ở chƣơng sau. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu lí thuyết liên văn bản ở Việt Nam Ngƣời giới thiệu và vận dụng lí thuyết LVB đầu tiên ở Việt Nam có lẽ là Hoàng Trinh. Với những bài viết bàn về ký hiệu học trong những thập niên 1970 – 1980, có thể xem ông là nhà ký hiệu học đầu tiên giới thiệu và vận dụng lí thuyết LVB. Trong công trình Từ kí hiệu học đến thi pháp học (1993), khi làm rõ khái niệm VB, ông đã viết nhƣ sau: “Một VB bao giờ cũng kế thừa những VB có trƣớc và bao giờ cũng mang nhiều tiếng nói hội nhập vào nhau. Đó là tính LVB của mọi VB”. Ông giải thích thêm: “một tác phẩm văn học mang dấu ấn của sự kế thừa và của tính LVB rất rõ ở nhiều chỗ tác phẩm trƣớc đó đã đƣợc tác giả sau này đọc, mô phỏng tham khảo hoặc vận dụng”. Đồng thời Hoàng Trinh phân biệt sự khác biệt giữa thuật ngữ LVB với thuật ngữ tính đối thoại của Bakhtin. Theo ông, tính đối thoại là quan hệ vi mô, tồn tại trong một VB, còn tính LVB là vĩ mô, là quan hệ giữa VB này với VB khác. Tuy nhiên, ở chỗ khác ông lại đồng nhất hai thuật ngữ này khi viết: “Mặt khác, ngay trong một tác phẩm cũng có nhiều tiếng nói: tác giả, quần chúng, thời đại, nhân vật. Đó là tính LVB hay tính đối thoại của văn học”. Ông còn cho rằng, “lí luận về thi pháp học của Bakhtin (Liên xô) đã chỉ rõ tính LVB trong tác phẩm của Ra-bơ-le (Rabelais) và Đô-xtôi-ép-xki, tạo ra tính “đa âm” (polyponique) và “tính đối thoại” (dialogique) hết sức chân thực và sống động trong các tiểu thuyết” [185, tr476]. Về điểm này, theo chúng tôi thì bản thân tính đa âm, tính đối thoại là những cách gọi khác của tính LVB (Chúng ta cần lƣu ý rằng Bakhtin không dùng thuật ngữ tính liên văn bản). Cũng trong công trình này, Hoàng Trinh giới thiệu phƣơng pháp phân tích thơ của M.Riffaterre, qua đó, gián tiếp giới thiệu quan niệm LVB của nhà cấu trúc – ký hiệu học này. Tuy nhiên, vì thiếu tính lịch sử – hệ thống, lại xuất hiện tiên phong trong một hoàn cảnh văn hóa không thuận lợi nên lí thuyết LVB mà Hoàng Trinh giới thiệu chƣa gây đƣợc những hiệu ứng đáng kể. Công trình thứ hai có nhắc đến thuật ngữ LVB khá sớm nữa là bài giới thiệu Bakhtin của Trần Đình Sử (Những vấn đề thi pháp Đốt-xtôi-épxki - 1993). Trong bài viết này, ông khẳng định vai trò đặc biệt của tác phẩm, giới thiệu những tƣ tƣởng của Bakhtin về thi pháp học, tính đối thoại, về tiểu thuyết đa thanh/phức điệu
  • 15. 9 và có nhắc đến thuật ngữ LVB. Ông viết: “Ở đâu cuốn sách [Những vấn đề thi pháp Đốt-xtôi-épxki] cũng gây đƣợc hứng thú sâu sắc, thúc đẩy tìm tòi. J.Krixtêva [J.Kristeva] vận dụng quan niệm đối thoại của Bakhtin đã xây dựng khái niệm LVB đƣợc công nhận rộng rãi ở phƣơng Tây”. Tất nhiên, nhƣ chúng tôi sẽ trình bày ở chƣơng sau, sự kiện Kristeva vận dụng Bakhtin để sáng tạo ra thuật ngữ mới gắn bó chặt chẽ với không khí học thuật Pháp khi ấy, thời điểm tƣ tƣởng giải cấu trúc nảy sinh, đòi xem xét lại toàn bộ các quan niệm của chủ nghĩa cấu trúc về văn học và ngôn ngữ, trong đó nhấn mạnh sự bất ổn của nghĩa và đòi tuyên cáo về cái chết của chủ thể. Do vậy tính đối thoại (của Bakhtin) và tính liên văn bản (ở Kristeva và các nhà giải cấu trúc khác) có nhiều điểm khác biệt [201], [223]. Lúc bấy giờ, Trần Đình Sử không quan tâm nhiều đến vấn đề này. Trung tâm chú ý của ông là lí thuyết thi pháp học. Về sau (2008), trong giáo trình Lí luận văn học (Tập 2) Tác phẩm và thể loại văn học, ông có cập nhật ngắn gọn lí thuyết LVB khi diễn giải quan niệm của Kristeva và R.Barthes về VB và tác phẩm văn học. Theo chúng tôi, ngƣời chỉ rõ mối quan hệ giữa tính đối thoại và tính LVB, vận dụng nó một cách nhuần nhị là Đỗ Đức Hiểu. Trong bài viết Về Bakhtin [62], ông viết rằng “Julia Kristéva phát triển tính đối thoại của Bakhtin thành khái niệm “tính LVB” (Intertextualité)”. Trƣớc đó, ông viết: “Tiểu thuyết, bản thân nó là đối thoại hết sức đa dạng và phức hợp. Đa âm, hoặc LVB (Intertextualité), bởi vì nó đối thoại với các VB đồng thời, nó quan hệ với các VB khác, trƣớc nó và sau nó, với các cấu trúc xã hội, nghệ thuật và văn hóa”. Nhƣ thế, theo Đỗ Đức Hiểu, tính đa âm = tính đối thoại = tính LVB. Mặc dù có những điểm khác biệt giữa quan niệm tính LVB của Kristeva và quan niệm tính đối thoại ở Bakhtin, nhƣng về cơ bản, chúng tôi đồng ý với nhận định rằng, bản thân các quan niệm về tính đa âm, tính đối thoại của Bakhtin cũng chính là những quan niệm khác nhau về tính LVB. Đỗ Đức Hiểu khẳng định tính đối thoại trong quan niệm của Bakhtin bao gồm cả mối quan hệ giữa VB với VB xã hội (social text) (tức là những lời nói, những câu chuyện) nằm ngoài VB. Ta thấy quan niệm của Đỗ Đức Hiểu tỏ ra phù hợp với cách hiểu hiện thời của thuật ngữ. Hơn nữa, Đỗ Đức Hiểu, bằng tài hoa của mình, đã có những trang viết rất xuất sắc mà trong đó có thể thấy ông đã vận dụng tinh thần đối thoại ở Bakhtin, tính LVB ở Kristeva một cách nhuần nhị. Tiêu biểu nhất phải kể đến bài Những lớp sóng ngôn từ trong Số đỏ, Đọc Phạm Thị Hoài. Chẳng hạn, ông cho rằng Số đỏ “là một cuốn bách khoa các loại hình tiểu thuyết”, “một LVB mang nhiều lớp ý nghĩa”, “một hệ thống ký hiệu vạn năng”, “một tiểu thuyết đa thanh đa nghĩa”,
  • 16. 10 “một hoạt động ngôn từ”, “một VB chứa đựng nhiều VB, nó là tiếng vang, là giao điểm của nhiều VB mang những mối quan hệ bên trong với các VB khác”…Thiên sứ của Phạm Thị Hoài là một VB mang “đầy hòa âm và nghịch âm”, pha trộn rất nhiều các mã VB khác nhau trong truyền thống phƣơng Đông và phƣơng Tây…Đúng nhƣ Trịnh Bá Đĩnh nhận xét, những phân tích VB của Đỗ Đức Hiểu hiện rõ dấu ấn của nhiều nhà thi pháp hiện đại nhƣ Bakhtin, Barthes, Riffaterre [48, tr47-50] và là ví dụ rõ nhất về hƣớng tiếp cận LVB đối với văn học Việt Nam. Về sau, Đỗ Đức Hiểu là ngƣời chấp bút viết mục Tính liên văn bản trong Từ điển văn học (Bộ mới) [61], ở đấy trình bày ngắn gọn những quan niệm khác nhau về khái niệm tính LVB. Sự xuất hiện của nó trong từ điển cho thấy, tính LVB đã có một vị thế nhất định trong từ vựng nghiên cứu – phê bình văn học Việt Nam hiện đại. Từ khoảng năm 2005 trở lại đây, bắt đầu xuất hiện nhiều bài viết giới thiệu sâu và chi tiết lí thuyết LVB của các nhà nghiên cứu nhƣ Nguyễn Hƣng Quốc, Nguyễn Nam, Nguyễn Minh Quân và một số bản dịch những nghiên cứu về lí thuyết này. Trong Mấy vấn đề phê bình và lí thuyết văn học (2007), Nguyễn Hƣng Quốc đã giới thiệu những vấn đề lí thuyết LVB từ khởi thủy cho đến những nhận thức gần đây về nó ở các nhà hậu hiện đại. Trong bài Văn bản và Liên văn bản, ông cho rằng, nếu VB nhƣ một phát hiện quan trọng nửa đầu thế kỉ XX thì nửa sau thế kỉ XX là LVB. Ông phân tích nguồn gốc ra đời của khái niệm, ở Saussure và Bakhtin; tƣ tƣởng của Kristeva, M.Foucault, H.Bloom, G.Genette; sự khác biệt giữa LVB và điển cố, điển tích; mối quan hệ giữa những đổi thay văn học: việc phát hiện ra ngƣời đọc, sự thay đổi trong bảng giá trị văn học và tính LVB; LVB với chủ nghĩa hậu hiện đại, đặc biệt là hiện tƣợng giễu nhại hậu hiện đại (pastiche). Cho đến thời điểm bài viết ra đời thì đây đƣợc coi là tài liệu có hệ thống đầu tiên về lí thuyết LVB đƣợc viết bằng tiếng Việt. Tác giả là ngƣời am tƣờng, sắc sảo trong phân tích, phản biện, nguồn tài liệu tham khảo dồi dào nên những dẫn giải của ông chính xác và thuyết phục. Tuy nhiên, do có tham vọng bao quát cả lịch sử lí thuyết LVB trong gần thế kỉ, từ hiện đại đến hậu hiện đại, với nhiều quan điểm khác nhau, thậm chí đối lập…nên bài viết vẫn chƣa thoát khỏi tính chất tổng thuật khái quát. Một số tác giả khác đã vận dụng lí thuyết LVB để nghiên cứu các VB văn học. Đáng kể có Nguyễn Nam với các bài Khoảng trống văn chương và tiếp cận LVB (Nghiên cứu văn học, số 4/2004), Từ Chùa Đàn đến Mê Thảo, LVB trong văn chương và điện ảnh (Nghiên cứu văn học, số 12/2006), Người đọc am tường, liên tưởng mở rộng, điểm qua mấy hướng tiếp cận liên văn bản ở nước ngoài (Tạp chí Đại học Sài Gòn,
  • 17. 11 số chuyên đề 2011), Sự thực tuyệt đối trong tự sự: Tiếp nhận và cải biên Rashõmon ở Việt Nam (Nghiên cứu văn học số 8/2012). Nhà nghiên cứu Nguyễn Nam thƣờng ít chú trọng đến việc giới thiệu lí thuyết mà tập trung vận dụng nó để khám phá các hiện tƣợng chuyển thể văn học – điện ảnh. Ở bài viết thứ nhất, Nguyễn Nam muốn thông qua hiện tƣợng cải tác để xem xét mối quan hệ giữa Người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ với các VB liên thuộc trong lịch sử. Cách tiếp cận của Nguyễn Nam cho thấy vai trò rất lớn của ngƣời đọc trong việc giải mã bản chất LVB của VB. Ngƣời đọc càng am tƣờng, càng có khả năng liên tƣởng thì càng có nhiều khả năng chỉ ra những mối quan hệ liên thuộc giữa các VB. Tiếp cận chi tiết chỉ bóng dỗ con trong Người con gái Nam Xương, nhà nghiên cứu lƣu ý đến hiện tƣợng cải tác, cải biên trong truyền thống trứ tác phƣơng Đông và tỏ ra gần gũi với nghiên cứu VB học, với lí thuyết tiếp nhận. Những hiện tƣợng nhƣ truyện cũ viết lại, cổ tích viết lại đã bắt đầu hiện ra trong phạm vi của tính LVB. Ở những bài viết sau đó về các tác phẩm điện ảnh chuyển thể từ văn học, Nguyễn Nam đã xem sự di truyền của các mô típ nhƣ là những vết tích LVB. Bài viết của ông đã mở ra một khu vực mới trong nghiên cứu tính LVB. Đó là lĩnh vực của tính năng sản (productivity) giữa văn chƣơng và điện ảnh, nơi mà mỗi VB đều có khả năng sản xuất, khả năng phái sinh và lệ thuộc lẫn nhau. Khi phân tích bộ phim Rashõmon chuyển thể từ truyện ngắn của Akutagawa, tác giả Nguyễn Nam cho ta thấy: không có cái gì mà không từng đƣợc nói, đƣợc viết, đƣợc đọc và sẽ tiếp tục đƣợc nói, đƣợc viết, đƣợc sản sinh vô tận, tạo nên tính LVB của mọi VB. Tiếp cận LVB tác phẩm điện ảnh chuyển thể từ văn học là một hƣớng tiếp cận thú vị và rất phổ biến ở phƣơng Tây. Hiện nay, ở Việt Nam, đã bắt đầu manh nha hƣớng nghiên cứu này (đáng kể có tác giả Lê Thị Dƣơng với bài Vấn đề chuyển thể văn học – điện ảnh từ góc độ LVB, Nghiên cứu văn học số 1/2012). Nguyễn Nam cũng đánh giá cao hƣớng nghiên cứu của tác giả Kiều Quang Huy “đƣa Truyền kỳ mạn lục vào hệ thống tiểu thuyết của hệ Tiễn đăng” nhằm giải phẫu đầy đủ toàn bộ ý nghĩa của tác phẩm. Đây là hƣớng nghiên cứu kiến trúc văn bản (architextuality) theo quan niệm của Genette. Hƣớng nghiên cứu này vốn đã có ở Việt Nam nhƣng vẫn chƣa đƣợc ý thức đầy đủ nhƣ là hƣớng tiếp cận LVB. Ngoài ra phải kể đến các bài viết của Lê Huy Bắc (Liên văn bản (intertext) trong Đàn ghi ta của Lorca), Phan Huy Dũng (Đàn ghi ta của Lorca của Thanh Thảo dưới góc nhìn liên văn bản) [81]. Phan Huy Dũng xem bài thơ của Thanh Thảo nhƣ là một sự “trích dẫn” và “ám gợi tƣợng trƣng” những VB thơ ca, cuộc
  • 18. 12 đời, số phận, lịch sử và văn hóa của thi sĩ Lorca – hình tƣợng nhân vật trung tâm trong bài thơ. Lê Huy Bắc cũng nhƣ Phan Huy Dũng, nhận ra những hình ảnh, ngôn từ ám gợi VB thơ Lorca và văn hóa – lịch sử Tây Ban Nha nhƣng tác giả còn phát hiện thêm những vỉa VB văn hóa khác có nguồn gốc phƣơng Đông và Việt Nam. Lê Huy Bắc nhấn mạnh LVB như là một cách đọc: “có bao nhiêu tâm trạng, bao nhiêu sự hiểu biết của ngƣời đọc thì sẽ có bấy nhiêu tầng nghĩa đƣợc tái sinh trong VB”. Tuy nhiên, nếu các tác giả chú ý thêm đến phƣơng pháp phân tích LVB của Riffaterre hay Bloom – những lí thuyết vốn đƣợc xây dựng trên cơ sở thực hành phân tích thơ ca, thì có thể sẽ khám phá thêm những tầng nghĩa mới của văn bản. Điều này cho thấy có những khoảng trống trong việc giới thiệu lí thuyết LVB ở Việt Nam. Trên đây là những cách hiểu và vận dụng khác nhau của giới nghiên cứu đối với lí thuyết LVB. Chúng tôi còn muốn lƣu ý đến những VB của các nhà khai sáng thuyết LVB và những cách hiểu, biện giải về lí thuyết này đã đƣợc dịch ở Việt Nam thời gian gần đây. Trƣớc hết, có nhiều công trình của các nhà khai sáng thuyết LVB đã đƣợc dịch ở Việt Nam. Đó là công trình Giáo trình ngôn ngữ học đại cương của Saussure, các công trình cơ bản của Bakhtin (Những vấn đề thi pháp Đốt-xtôi-épxki, Lí luận và thi pháp tiểu thuyết, Sáng tác F.Rabelais và nền văn hóa dân gian trung cổ và Phục hưng), các công trình của Barthes (Cái chết của tác giả, Từ tác phẩm đến văn bản, Vương quốc ký hiệu), của Derrida (Về văn phạm học, Chữ ký – sự kiện – bối cảnh), của Eco (Đi tìm sự thật biết cười)…Tuy vậy, ở Việt Nam, chúng vẫn chỉ đƣợc xem nhƣ là những công trình thuần túy ngôn ngữ học, thi pháp học, lí thuyết thể loại, ký hiệu học, triết học…mà chƣa đƣợc nhận diện nhƣ là những công trình đặt nền móng và phát triển lí thuyết LVB. Hơn nữa, rất nhiều công trình trực tiếp đặt ra vấn đề tính LVB và ứng dụng nó trong nghiên cứu văn học vẫn chƣa đƣợc giới thiệu đến độc giả. Đó là công trình quan trọng hàng đầu của Kristeva – Từ, Đối thoại và Tiểu thuyết – nơi thuật ngữ LVB lần đầu tiên xuất hiện. Các công trình quan trọng khác của R.Barthes, M.Riffaterre, G.Genette, H.Bloom…có bàn trực tiếp đến thuyết LVB cũng chƣa đƣợc dịch tại Việt Nam. Chúng ta chỉ mới có những bản dịch sau đây giới thiệu và phân tích một vài điểm lí thuyết LVB. Đó là bản dịch của Ngân Xuyên bài nghiên cứu của tác giả ngƣời Nga – L.P. Rjanskaya, Liên văn bản – sự xuất hiện của khái niệm về lịch sử và lí thuyết của vấn đề (Nghiên cứu văn học, số 11/2007). Bản dịch của Đào Tuấn Ảnh, Trần Hồng Vân, Lại Nguyên Ân mục từ Liên văn bản trong sách Các khái niệm và thuật ngữ của các
  • 19. 13 trường phái nghiên cứu văn học Tây Âu và Hoa Kỳ thế kỉ XX. Ở đây, một lí thuyết phƣơng Tây đã đƣợc giới thiệu với bạn đọc Việt Nam thông qua nền học thuật Nga. Đây là hai bản dịch có nhiều ảnh hƣởng với những ai quan tâm đến vấn đề tính LVB. Cũng cần phải kể thêm công trình đáng lƣu ý của tác giả ngƣời Pháp – Antoine Compagnon, Bản mệnh của lí thuyết do Lê Hồng Sâm, Đặng Anh Đào dịch. Trong công trình này, những luận điểm đang trở thành thời thƣợng đƣợc phân tích, phê phán thấu đáo. Đó là các vấn đề gắn bó mật thiết với thuyết LVB nhƣ luận đề về cái chết của tác giả, ảo tưởng quy chiếu và tính liên văn bản…Đây là công trình dịch thuật có giá trị và có sức gợi mở rất lớn. Gần đây, xuất hiện thêm hai bản dịch của Bửu Nam – Phạm Thị Anh Nga và Nguyễn Văn Thuấn (Một số vấn đề lí thuyết văn học và ngôn ngữ học, Khoa Ngữ văn – Tập san dịch thuật, tr 7-53. 4/2011). Bản dịch của Bửu Nam – Phạm Thị Anh Nga có nhan đề Lí thuyết về tính liên văn bản do tác giả ngƣời Pháp, Pierre – Marc de Biasi viết. Nội dung của bài viết trình bày lịch sử lí thuyết LVB, từ lúc hình thành khái niệm đến những cách tiếp cận đầu tiên trong những năm 1970 và những sự tái lập khái niệm từ những năm 1980 đến nay. Một hệ thống có tính lịch sử nhƣ vậy rõ ràng là rất có ý nghĩa đối với những ai bƣớc đầu làm quen với lí thuyết. Bản dịch của Nguyễn Văn Thuấn bài báo của Andrea Lesis – Thomas: Đằng sau Bakhtin: chủ nghĩa hình thức Nga và thuyết liên văn bản của Kristeva. Bài viết này đề cập đến mối quan hệ và đóng góp của các nhà hình thức luận Nga, Bakhtin và Kristeva đối với quá trình sinh thành và sự triển nghĩa của thuyết LVB. Bài viết có cách nhìn nhận mới và thuyết phục khi khẳng định những đóng góp không thể chối cãi của chủ nghĩa hình thức Nga với tƣ cách là những ngƣời tiên phong, đặt nền móng cho lí thuyết LVB. Từ gợi ý của Andrea Lesis – Thomas, chúng tôi đã tiến hành khảo sát những văn bản của các nhà Hình thức luận Nga đƣợc dịch ở Việt Nam và phát hiện ra nhiều quan điểm của họ có liên quan sâu đậm đến lí thuyết liên văn bản, thậm chí ở một góc độ nào đó, chính những nhà thực hành trẻ ngƣời Nga những năm đầu thế kỉ XX có thể đƣợc xem nhƣ những nhà khai sáng và thực hành liên văn bản. Họ cùng thống nhất trong một niềm tin chung: thủ pháp, thể loại, hình tƣợng văn học đồng thời là chất liệu văn học, nghệ thuật có quan hệ với hệ thống nghệ thuật và đây là những hệ thống mở. Eikhenbaum kết luận: “Tác phẩm nghệ thuật không phải đƣợc tri giác nhƣ một sự kiện cô lập mà hình thức của nó đƣợc cảm nhận trong mối liên hệ với những tác phẩm khác chứ không phải ở bản thân nó” [172, tr103]. Còn Tynianov thì viết: “từ vựng của một tác phẩm có quan hệ tƣơng tác cùng lúc, một
  • 20. 14 mặt, với từ vựng văn học và từ vựng ngôn ngữ nói chung, mặt khác, với yếu tố khác của chính tác phẩm đó” [168, tr132]. Những nhận định nhƣ vậy, về sau, ngƣời ta sẽ thấy nó âm vọng trong thuật ngữ mới của Kristeva: tính liên văn bản. Lí thuyết liên văn bản trong tính đƣơng đại của nó không thể tách rời với vấn đề nghĩa và ý nghĩa của văn bản trong hoạt động tiếp nhận của ngƣời đọc. Ở Việt Nam, ngƣời dành nhiều tâm sức nghiên cứu những vấn đề phức tạp trên đây là Trƣơng Đăng Dung. Trong các công trình nhƣ Tác phẩm văn học như là quá trình (NXB KHXH, Hà Nội, 2004), Khoa học văn học hiện đại – hậu hiện đại (Nghiên cứu văn học, số 8/2011), Tri thức và ngôn ngữ trong tinh thần hậu hiện đại (Nghiên cứu văn học, số 1/2012), xuất phát từ cái nhìn hệ thống về ngôn ngữ học và triết học ngôn ngữ, Trƣơng Đăng Dung đã đề cập đến một vài khía cạnh và nguồn gốc của lí thuyết LVB. Theo ông, triết học ngôn ngữ đã có cái nhìn mới về bản chất của ngôn ngữ. Cụ thể, M. Heidegger đã gọi ngôn ngữ là ngôi nhà của Hữu thể. Theo đó, ngôn ngữ không chỉ là công cụ giao tiếp mà cao hơn thế, nó có khả năng tạo lập một đời sống mới của riêng nó [xem 34, tr229-310]. Đến H. G. Gadamer, học trò của Heidegger thì lời nói không thuộc về chúng ta mà thuộc về các tình huống của Hữu thể nơi lời nói hình thành và điều muốn nói đƣợc tạo ra. Gadamer tuyên bố: nghĩa của một văn bản văn học không thể hiện trong chủ ý của tác giả mà nó nảy sinh trong quá trình các văn bản văn học đi từ tình thế văn hóa – lịch sử này đến tình thế văn hóa – lịch sử khác. Gadamer còn nhấn mạnh tính đối thoại giữa quá khứ và hiện tại khi ngƣời đọc giải thích một tác phẩm xa xƣa, vì lúc đó tầm đón đợi của ngƣời đọc quá khứ “dung hòa” nhau. Tức là không còn ngƣời diễn giải chủ quan và nghĩa văn bản khách quan, chỉ còn là khối thống nhất liên chủ thể tồn tại cùng một lúc. Gadamer đã đặt lại vấn đề liên chủ thể, một vấn đề trọng yếu trong tƣ tƣởng Bakhtin, có liên quan mật thiết với tính LVB. Tiếp đó, trong bài báo gần đây nhất, Trƣơng Đăng Dung đã bàn đến tƣ tƣởng của J. Derrida về tri thức và ngôn ngữ. Theo phân tích của ông, Derrida đã nêu lên một quan niệm khác một cách cơ bản so với quan điểm của E. Husserl về vấn đề nghĩa và sự tạo nghĩa nơi văn bản văn học. Derrida cho rằng các kí hiệu không thông báo mà chỉ mang lại khung khổ cho việc tạo ra nghĩa của văn bản, ý nghĩa của văn bản đƣợc hình thành qua việc cá nhân ngƣời đọc đem những cái biểu đạt (CBĐ) đã đối chứng quan hệ với những CBĐ khác. CBĐ này dẫn đến CBĐ khác, VB này dẫn đến VB khác, không ổn định và luôn thay đổi. Văn bản văn học luôn cần đƣợc sự bổ sung và tạo khả năng bổ sung, nên việc đọc một văn bản văn học cũng tạo nghĩa nhƣ việc viết nó ra [37, tr10]. Nhƣ thế, tiếp nhận, diễn giải văn bản, tất yếu đƣa văn bản vào không gian liên văn bản, nơi đó nghĩa không ổn định, không xác quyết mà luôn chao đảo miên man giữa
  • 21. 15 những nghĩa có thể có…Những phân tích của Trƣơng Đăng Dung vẽ ra một viễn cảnh mới trong nghiên cứu vấn đề tính liên văn bản – liên văn bản nhƣ một sự đọc. Tuy nhiên, vấn đề mà ông nêu ra vẫn còn để ngỏ, chờ đợi những nghiên cứu chuyên sâu hơn. Thực tiễn nghiên cứu lí thuyết LVB ở Việt Nam cho thấy nó vẫn chƣa nhận đƣợc nhiều sự quan tâm. Việc giới thiệu lí thuyết này có phần thiếu đồng bộ, chƣa chuyên sâu, hệ thống. Việc vận dụng nó khá phóng túng, thậm chí không tránh khỏi những chỗ phiến diện. Để phát huy ƣu điểm của lý thuyết liên văn bản nhƣ một cách tiếp cận mới đối với văn học và có thể góp phần làm thay đổi hệ hình nghiên cứu văn học Việt Nam hiện nay theo hƣớng hiện đại, luận án của chúng tôi đặt ra việc nghiên cứu hệ thống lí thuyết liên văn bản, xem đây là việc làm hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay. 1.2. Tình hình nghiên cứu sáng tác Nguyễn Huy Thiệp Nguyễn Huy Thiệp có lẽ là nhà văn sau 1986 đƣợc giới nghiên cứu quan tâm nhiều nhất. Hầu hết các nhà nghiên cứu, dù hết sức khác biệt về phƣơng pháp và quan điểm tiếp cận đều ít hay nhiều bàn đến sáng tác Nguyễn Huy Thiệp. Chúng tôi tạm phân loại thành hai nhóm sau: 1.2.1. Những nghiên cứu gián tiếp bàn về sáng tác Nguyễn Huy Thiệp Đối tƣợng nghiên cứu trong các bài viết của các tác giả nhƣ Nguyễn Thị Bình, Lê Lƣu Oanh, Bùi Việt Thắng…là các vấn đề về ngôn ngữ, giọng điệu, kết cấu, trần thuật, điểm nhìn, thời gian...trong các tác phẩm văn học Việt Nam thời kỳ Đổi mới. Dĩ nhiên Nguyễn Huy Thiệp sẽ là một đối tƣợng đƣợc dẫn chứng và phân tích nhƣ là đại biểu của giai đoạn văn học này. Nguyễn Thị Bình trong bài Đổi mới ngôn ngữ và giọng điệu – một thành công đáng chú ý của văn xuôi sau 1975, khẳng định NHT có “lối nói cộc lốc, sắc bén và hàm súc, câu văn ngắn gọn, dồn dập, hạn chế tối đa sự miêu tả và bình luận, chứa một năng lƣợng bùng nổ dữ dội và trƣớc hết làm rung chuyển lối văn mực thƣớc trang trọng hoặc rào đón, đƣa đẩy” [149, tr354]. Lê Lƣu Oanh trong bài Thời hiện tại chưa hoàn thành của truyện ngắn hiện đại, nhận định truyện NHT có “kết cấu mở”, “câu chuyện có thể thuộc về thời quá khứ song vẫn đƣợc kể dƣới điểm nhìn của thời hiện tại” [149, tr375]. Bùi Việt Thắng trong bài Vấn đề kể chuyện trong truyện ngắn đương đại (Một khía cạnh của thi pháp thể loại) cho “tính hiện đại” là “phẩm chất truyện ngắn NHT”, “văn chƣơng luôn đi đến chỗ tận cùng” [149, tr386]. Những nghiên cứu trên đây coi sáng tác NHT như là những ngữ liệu tiêu biểu để làm rõ những vấn đề về lí thuyết trần thuật. Ngoài ra cũng phải kể đến nhiều bài viết của La Khắc Hoà (Nhìn lại các bước
  • 22. 16 đi, lắng nghe những tiếng nói), Nguyễn Nghĩa Trọng (Thử nhận diện văn học ba mươi năm qua), Nguyễn Văn Long (Một số vấn đề cơ bản trong nghiên cứu lịch sử văn học Việt Nam giai đoạn từ sau 1975), Nguyên Ngọc (Văn xuôi Việt Nam hiện nay – lôgic quanh co của các thể loại, những vấn đề đang đặt ra và triển vọng), Nguyễn Văn Hiếu (Một vài khuynh hướng vận động của điểm nhìn trong văn xuôi Việt Nam sau 1975),...Đây là những bài nghiên cứu có tính khái quát, bàn về văn học thời kỳ Đổi mới trong đó có những nhận định đánh giá về văn chƣơng NHT. Các nhà nghiên cứu khẳng định NHT là “ngƣời khởi xƣớng ra dòng văn học tự vấn ở trong văn học Việt Nam hiện đại” [101, tr175], “đã cách tân nghệ thuật trần thuật bằng việc sáng tạo “ngƣời kể chuyện không đáng tin cậy”” [101, tr20], “cách nhìn hiện thực nhiều chiều, bình tĩnh đến sắc lạnh, phân tích đến kiệt cùng (...) mở đầu cho xu hƣớng phân tích chiêm nghiệm lịch sử” [101, tr77]. Qua những bài viết trên, có thể thấy vị trí rất quan trọng của NHT trong lịch sử văn học Việt Nam sau 1975. 1.2.2. Những nghiên cứu trực tiếp bàn về sáng tác Nguyễn Huy Thiệp Những bài nghiên cứu này hầu hết tập trung trong cuốn Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp. Đây là những bài viết tiêu biểu nhất trong số gần một trăm bài nghiên cứu đƣợc đăng rải rác trên nhiều tờ báo giai đoạn trƣớc năm 2000. Nhìn chung, các bài viết này là cứ liệu quan trọng cho các nghiên cứu về vấn đề tiếp nhận sáng tác NHT. Những nhận định về truyện ngắn của NHT nhiều khi trái ngƣợc nhau, bộc lộ những thiên kiến văn chƣơng rất xa nhau. Dựa vào những xác tín đã định hình một thời về quan niệm văn chƣơng phản ánh hiện thực, thói quen tiếp nhận nền văn học sử thi và cái nhìn mang tính sử thi đối với cuộc sống, phƣơng pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa, một số nhà nghiên cứu đã tỏ ra có phần khá khắt khe với những tìm tòi nghệ thuật của NHT, không nhìn thấy những đóng góp to lớn của ông trong việc hình thành một dòng văn chƣơng mới mà về sau đƣợc gọi là dòng văn học phản tỉnh xã hội. Tiêu biểu cho cách nhìn trên có lẽ là các ý kiến của Tạ Ngọc Liễn, Đỗ Văn Khang, Nguyễn Thuý Ái, Vũ Phan Nguyên, Hồng Diệu....Do quan niệm truyền thống về mối quan hệ giữa văn học và lịch sử, văn học và hiện thực nên trong những bài viết của các tác giả trên đây, NHT bị đánh giá là đã “xuyên tạc lịch sử”, “hạ bệ thần tƣợng”, hoặc “bôi đen hiện thực”, “bắn súng lục vào quá khứ”…Vì lẽ đó, mặc dù khẳng định NHT có tài nhƣng “cái tâm thiếu trong sáng”, thiếu cội rễ nhân đạo cần thiết, hiện tƣợng NHT “đáng lo hơn là đáng mừng”...Những nghiên cứu này đã dùng văn chƣơng để luận tƣ tƣởng, đạo đức, trình độ văn hoá của nhà
  • 23. 17 văn, khó mà phát hiện đƣợc sự đa dạng và sức hấp dẫn của phong cách văn chƣơng NHT, nhất là khả năng đối thoại với ý thức hệ của diễn ngôn tập thể. Trong tập sách này, có nhiều bài của các tác giả nhƣ Văn Tâm, Nguyễn Văn Lƣu, Trịnh Bá Đĩnh – Nguyễn Hữu Sơn, Nguyễn Hải Hà – Nguyễn Thị Bình bàn về sáng tác NHT nhƣ một hiện tƣợng tiếp nhận văn học. Nhìn chung, các tác giả đã bao quát nhiều tƣ liệu, bám sát những bài viết bàn về văn chƣơng NHT, lẩy ra nhiều ý kiến quý báu…Những bài viết trên là cần thiết, nó cung cấp một cái nhìn toàn cảnh quá trình tiếp nhận NHT, định hƣớng cho bạn đọc tiếp nhận hiện tƣợng văn học đang còn nhiều tranh cãi và phức tạp này nhằm cổ vũ những đổi mới trong văn học và thị hiếu thẩm mỹ mới của ngƣời đọc. Các bài viết của các nhà nghiên cứu tiêu biểu nhƣ Hoàng Ngọc Hiến, Đặng Anh Đào, Đỗ Đức Hiểu, Diệp Minh Tuyền, Trần Đạo, Thái Hoà, Nguyễn Thanh Sơn, Đông La, Lại Nguyên Ân, Văn Tâm, Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Thị Mai Nhi, Đào Duy Hiệp…tập trung phân tích, đánh giá những đóng góp tƣ tƣởng và nghệ thuật của NHT. Với sự chuyên nghiệp và nhạy cảm văn chƣơng, kết hợp giữa lí luận và cảm xúc, các nhà nghiên cứu đã “đi tìm Nguyễn Huy Thiệp” ở những vỉa sâu, với thái độ trân trọng một tài năng đang khẳng định mình. Họ đã phát hiện trong truyện ngắn NHT có “nghệ thuật ba – rốc” (Thái Hoà), có “ngƣời kể chuyện không đáng tin cậy” (Lại Nguyên Ân), có “thiên tính nữ”, “tƣ duy tiểu thuyết và foklore hiện đại” (Hoàng Ngọc Hiến), rằng truyện của ông có cái “ma lực” bởi ông “hƣớng về cái tôi”, “giàu chất triết lý”, có kết cấu “lỏng lẻo” nhƣng biểu thị đƣợc cái “sôi động, nhiều thông tin, đồng hiện, đan xen nhau” (Đông La). Nguyễn Thanh Sơn chứng minh một cách thuyết phục và hấp dẫn về những “sự thật đƣợc phơi bày” trong tác phẩm của NHT. Ông kết luận: “những truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp cũng giống nhƣ những viên ngọc Biện Hoà”. Đặng Anh Đào phát hiện “tính gián cách” của điểm nhìn giữa tác giả và bạn đọc, tính “dự báo” về sự cô đơn của con ngƣời hiện đại, trò chơi “giả – lịch sử”, “giả – cổ tích” nhƣ một hình thức nhại thể loại, “lối kể cổ điển” trong Tướng về hưu. Đỗ Đức Hiểu “đi tìm Nguyễn Huy Thiệp” thấy “thơ ca và triết lý là những đặc trƣng cơ bản của truyện ngắn NHT”. Văn Tâm “Đọc Nguyễn Huy Thiệp” thấy có bốn nét phong cách đặc thù: “sắc độ hiện đại thẫm”, “cảm hứng huyền thoại mạnh”, “tính nhiều tầng đa nghĩa cao”, “tính hệ thống mở có khẩu độ lớn”. Đào Duy Hiệp phát hiện “hình thức diễn đạt khắc nghiệt, một cách nói nhịu dân gian rất đạt và chính xác trong sáng tác Nguyễn Huy Thiệp”…Những bài viết này có giá trị khẳng định và ủng hộ một tài năng văn chƣơng với nhiều tìm tòi sáng tạo. Các tác giả khác nhƣ
  • 24. 18 T.N Filimonova, Nguyễn Vy Khanh, Vƣơng Anh Tuấn, Đặng Anh Đào…xuất phát từ cái nhìn huyền thoại học, muốn khám phá cơ tầng văn hóa đằng sau các VB văn chƣơng NHT. Nguyễn Vy Khanh khẳng định NHT muốn “lôi xuống đời thƣờng những đỉnh cao của lịch sử văn học, trần tục hoá các vua Gia Long, Quang Trung và các nhân vật lịch sử Nguyễn Thái Học, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hƣơng, Nguyễn Thị Lộ” bằng “thể huyền thoại”; Đặng Anh Đào phát hiện những môtip dân gian trong những truyện giả – cổ tich. T.N. Filimonova khẳng định chùm truyện Những ngọn gió Hua Tát “nhƣ hình mẫu các truyền thuyết văn học”, ở đó “một mặt, chúng giữ đƣợc những đặc điểm thể loại của các truyền thuyết dân gian, mặt khác chúng có sự xử lý văn học rõ ràng của tác giả”. Vƣơng Anh Tuấn khẳng định NHT đã “bổ sung, đào sâu thêm vào mặt sau của quá khứ, mong muốn nó cũng trở thành những bài học lịch sử bổ ích cho đời sống hôm nay”, vì vậy “có một quy mô đối thoại “vô hình” giữa điều đƣợc kể ra với cái đã định hình trong ý thức xã hội” khi đọc những truyện giả – lịch sử của NHT. Sau khi cuốn sách Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp ra đời, ngƣời ta vẫn tiếp tục “đi tìm Nguyễn Huy Thiệp”. Lê Huy Bắc phát hiện một “kỹ thuật nhại” mang phong cách NHT: “bậc hiền triết – con chó xồm”. Phạm Phú Phong đi tìm “giọng điệu văn chƣơng Nguyễn Huy Thiệp”. Châu Minh Hùng tìm thấy “hình thức đa thanh mới của văn xuôi hiện đại” qua truyện ngắn NHT. Trần Văn Toàn nhận ra “những giới hạn và sứ mệnh” của “nhà văn hiện đại” qua những quan niệm văn chƣơng rối bời, phi chính thống của ông. Nguyễn Văn Tùng đi tìm “Cấu tứ tự sự của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp”. Nguyễn Đăng Điệp bị “cuốn theo chiều văn Nguyễn Huy Thiệp”, phát hiện nhà văn “đã xử lý một cách hết sức hiệu quả hai cực đối lập: sự sắc lạnh tỉnh táo trong cái nhìn về hiện thực và chiều sâu trữ tình trong tác phẩm”. Nguyễn Văn Thuấn khẳng định một “lập trƣờng đối thoại‟ trong tƣ duy nghệ thuật của NHT. La Khắc Hòa nghiên cứu “những dấu hiệu của chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học Việt Nam” qua tác phẩm NHT và Phạm Thị Hoài. Ông phát hiện những “kịch tính” đƣợc tạo bởi thủ pháp “giễu nhại”, những hình thức nhại thể loại cổ tích, truyện lịch sử, huyền thoại, gia phả, thƣ tín, thơ ca trong sáng tác NHT. Nguyễn Hồng Dũng tìm kiếm hiệu ứng thẩm mỹ qua hiện tƣợng “thơ trong văn Nguyễn Huy Thiệp”. Phan Huy Dũng nghiên cứu sự tiếp biến và sáng tạo của NHT qua trƣờng hợp quan hệ giữa Huyền thoại phố phường và Con đầm pích. Phạm Ngọc Lan nghiên cứu diễn ngôn nữ quyền trong các truyện lịch sử của NHT...Ngoài ra, cũng phải kể đến những bài viết bàn về tiểu luận phê bình, kịch và tiểu thuyết
  • 25. 19 của NHT. Đây là những thể loại không phải là tiêu biểu cho sự nghiệp văn học của ông. Ở các bài viết này, các nhà nghiên cứu nhƣ Vƣơng Trí Nhàn (Giăng lưới bắt...lí luận), Hoàng Ngọc Hiến (Bới tìm trong những mớ nhố nhăng và nhầm lẫn), Thuỵ Khuê (Xuân Hồng – kịch bản văn học của Nguyễn Huy Thiệp), Nguyễn Khắc Phê (Tiểu Long nữ và quan niệm về “tiểu thuyết” của Nguyễn Huy Thiệp)...đã cung cấp cho chúng tôi những nhận thức sáng rõ về quan niệm văn học của nhà văn, về đặc trƣng của kịch và mối quan hệ của nó với truyện ngắn cũng nhƣ sự không thành công của tác giả ở thể loại tiểu thuyết. Điều này càng chứng tỏ đóng góp lớn nhất của NHT chính là truyện ngắn với những cách tân táo bạo của ông trong tiến trình đổi mới văn xuôi sau 1975. Việc nghiên cứu Nguyễn Huy Thiệp từ cách tiếp cận liên văn bản: Nói chung, từ sau năm 2000, các nhà nghiên cứu không còn vƣớng bận vấn đề “thị hiếu với cách đọc”, “cái tâm và cái tài”…vì địa vị của NHT đối với văn học Đổi mới đã đƣợc khẳng định dứt khoát. Đặc biệt, đã xuất hiện những bài nghiên cứu có bàn đến, ở những mức độ khác nhau, các phạm vi của tính LVB trong trong sáng tác NHT. Cụ thể, nhƣ chúng tôi đã dẫn trên đây, Châu Minh Hùng chú ý đến tính đa thanh, Nguyễn Văn Thuấn nghiên cứu lập trường đối thoại; Trần Viết Thiện, Nguyễn Hồng Dũng nghiên cứu sự tương tác thể loại. La Khắc Hòa, Cao Kim Lan nghiên cứu những dấu ấn hậu hiện đại trong sáng tác NHT, Phan Huy Dũng nghiên cứu ảnh hưởng của Puskin đến Nguyễn Huy Thiệp…Tuy nhiên, có thể khẳng định, các nhà nghiên cứu trên đây chƣa ý thức về đa thanh/đối thoại nhƣ là tính LVB, hoặc chỉ mới phân tích một thủ pháp nghệ thuật trong rất nhiều thủ pháp cách tân của NHT. Gần đây nhất, Liễu Trƣơng có bài Hiện tượng liên văn bản trong truyện của Nguyễn Huy Thiệp (www.tienve.org, truy cập 13/2/2013). Bằng phƣơng pháp các đoạn đối chiếu, ông chỉ ra quan hệ LVB giữa Huyền thoại phố phường và Số đỏ (Vũ Trọng Phụng), Thiên văn và Ngày gặp gỡ (Hồ Dzếnh) và đi kết kết luận rất đáng ghi nhận: “Ở đây hiện tƣợng LVB không phải chỉ là việc bứng trồng văn bản này sang văn bản khác mà là một công trình biến đổi, một cách viết lại LVB, tạo lại ý nghĩa ngõ hầu việc đọc đƣợc đổi mới”. Những bài viết nhƣ thế này là rất hiếm. Hình thức, quan hệ và đối thoại LVB trong tác phẩm của ông vẫn chƣa đƣợc ý thức rõ ràng, phân tích thuyết phục, nghiên cứu hệ thống. Liên văn bản trong sáng tác Nguyễn Huy Thiệp vẫn là một đề tài mới, rất cần đƣợc nghiên cứu chuyên sâu.
  • 26. 20 Chƣơng 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ TÍNH LIÊN VĂN BẢN Thuật ngữ tính liên văn bản (intertextuality) lần đầu tiên đƣợc đặt ra bởi nhà lí luận văn học trẻ ngƣời Bulgaria, Julia Kristeva trong công trình Từ, Đối thoại và Tiểu thuyết vào nửa cuối những năm 1960. Tuy nhiên, nguồn gốc của lí thuyết LVB đã manh nha từ những quan niệm hiện đại về ngôn ngữ học của Saussure, thi pháp học của chủ nghĩa hình thức Nga đến Bakhtin và các nhà cấu trúc luận – hậu cấu trúc luận Pháp và Mỹ. Lí thuyết LVB đã đụng chạm đến nhiều quan niệm của nhiều lí thuyết văn chƣơng khác nhau, do vậy, nó có một lịch sử phức tạp. Để có cái nhìn hệ thống và chi tiết về lí thuyết này, phải bắt đầu từ nền tảng ngôn ngữ học của Saussure và kết thúc ở Bakhtin, Kristeva, Barthes nhƣ là những lí thuyết gia chủ chốt của nó. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa các kí hiệu trong quan niệm ngôn ngữ học của Saussure vốn khá quen thuộc với giới nghiên cứu ngữ văn nên chúng tôi tạm gác lại mà đi thẳng đến quan niệm của các tác giả nhƣ Genette và Riffaterre, Bakhtin, Kristeva và Barthes. Mỗi sự phân tích điểm diện từng tác giả cụ thể này đều có tính chất độc lập tƣơng đối trong dòng chảy của lịch sử lí thuyết LVB. 2.1. Lí thuyết liên văn bản của chủ nghĩa cấu trúc: Genette và Riffaterre Chủ nghĩa cấu trúc (Structuralism) hình thành từ đầu thế kỉ XX cho đến những năm 40. Sự hình thành của chủ nghĩa cấu trúc bắt nguồn từ ngôn ngữ học cấu trúc của F.Saussure, chủ nghĩa hình thức Nga, chủ nghĩa cấu trúc Séc rồi sau đó vƣơn sang các lĩnh vực khác nhƣ nhân chủng học cấu trúc của C.L. Strauss, ký hiệu học và phê bình văn học…Theo Trịnh Bá Đĩnh, chủ nghĩa cấu trúc có tham vọng muốn khám phá các quy luật, các nguyên tắc, các hệ thống chi phối hoạt động xã hội, văn hóa của con ngƣời, kể cả các lĩnh vực tinh thần tế nhị, bí ẩn nhƣ văn học, tâm lý học một cách thật khách quan, khoa học, “có thể khảo sát, định vị các kết quả thu đƣợc” [47, tr9]. Dựa vào tƣ tƣởng của Saussure về ngôn ngữ học, đặc biệt là mối quan hệ giữa ngôn ngữ/lời nói, trong đó lời nói thuộc về cái cảm tính bị chi phối bởi ngôn ngữ là một cấu trúc trừu tƣợng, các nhà cấu trúc luận tin rằng các hiện tƣợng cảm tính mà ta nhìn thấy đƣợc chỉ là dấu vết của các tổ chức nằm dƣới bề sâu. Tổ chức bề sâu này đƣợc quan niệm là một cấu trúc, có vai trò chi phối những yếu tố bề mặt, nhƣ ngôn ngữ chi phối lời nói. Về mặt phƣơng pháp, cấu trúc luận đòi hỏi phân tích đến những yếu tố không thể phân chia đƣợc của đối tƣợng, tìm kiếm các mối liên hệ giữa các yếu tố đó để xác lập một cấu trúc có vai trò chi
  • 27. 21 phối toàn bộ đối tƣợng. Sự phân tích tác phẩm văn học theo hƣớng cấu trúc chính là đi tìm mối quan hệ giữa lớp ngôn ngữ xác thực và lớp ngôn ngữ tượng trưng của VB. Lớp ngôn ngữ tƣợng trƣng đƣợc hiểu là những nguyên tắc chìm, không hiển thị, đƣợc tạo nên bởi các cặp đối lập có khả năng chi phối lớp ngôn ngữ xác thực có thể cảm nhận đƣợc bằng kinh nghiệm cảm tính [xem 47]. Đối với các nhà cấu trúc luận, nhà văn không phải chịu trách nhiệm đối với những ý đồ tƣ tƣởng cũng nhƣ sự biểu hiện những ý đồ đó vì về bản chất, anh ta bị điều khiển bởi những cấu trúc, những quy phạm và nguyên tắc tổ hợp văn học vốn là sản phẩm của tâm trí cộng đồng. Ở đây, nhà văn không đóng vai trò là ngƣời duy nhất mang lại ý nghĩa cho VB. Ý nghĩa VB nảy sinh, thành tạo là do sự tƣơng tác giữa các cặp đối lập trong cấu trúc VB. Nhà phê bình, nghiên cứu văn học chú ý đến từng tác phẩm riêng lẻ không phải để tìm kiếm những ý nghĩa mang tính cá nhân, khám phá cái đơn nhất độc đáo của nó mà xem mỗi VB cụ thể ấy nhƣ là những dẫn chứng qua đó truy tìm những cấu trúc chìm ẩn, những nguyên tắc, quy luật, tổ hợp không hiện diện cảm tính nhƣng lại chi phối việc sinh thành VB cụ thể ấy. Chẳng hạn, với các nhà cấu trúc luận, việc nghiên cứu thần thoại không dừng ở việc khám phá những truyện cụ thể, đơn nhất mà thông qua hàng loạt truyện thần thoại, họ lần tìm một truyện thần thoại siêu nghiệm, từ đó có thể chỉ ra quy luật sinh thành của những truyện thần thoại cụ thể. V.Propp nghiên cứu 100 truyện cổ tích thần kỳ Nga, phát hiện trong nó có những yếu tố biến đổi và những yếu tố bất biến. Cái biến đổi là nhân vật và vật bản, cái không biến đổi là hành động và chức năng. Cả thảy có 31 chức năng nhƣ vậy. Mỗi truyện cổ tích cụ thể đều là biến thể của chuỗi chức năng trên đây, mặc dù không phải ở truyện nào cũng xuất hiện đầy đủ toàn bộ các chức năng. Do đó, ở một góc độ nhất định, trung tâm chú ý của chủ nghĩa cấu trúc chính là các mối quan hệ. Đó là mối quan hệ giữa các cặp đối lập trong cấu trúc trừu tƣợng: cao/thấp, sống/chết, đực/cái, tự nhiên/văn hóa, vận động/đứng im, bên ngoài/bên trong, mở/khép, thiện/ác, tội ác/trừng phạt…Các cặp đối lập này hình thành từ vô thức tập thể, truyền thống văn hóa của một cộng đồng nhất định tạo thành cấu trúc bề sâu của VB. Bài thơ Núi Đôi (Vũ Cao), Màu tím hoa sim (Hữu Loan) dựa trên một cấu trúc đối lập giữa sống/chết, còn/mất. Đọc Lão Hạc (Nam Cao), có những chi tiết nhƣ lão Hạc bán chó, bán vƣờn, ăn sung luộc; thằng con lão thất tình, đi phu để lão bơ vơ một mình, chuyện lão Hạc xin bả chó và chết một cách thƣơng tâm…là những biểu hiện của cấu trúc sống/chết: ngƣời cha chết để nhƣờng quyền sống cho con. Dựa vào cấu trúc này ta thấy lão Hạc không phải là kẻ gàn dở, dốt nát, ngu
  • 28. 22 muội mà là một ngƣời cha thƣơng con hết mực. Đọc Trong rừng trúc (Akutagawa) ta thấy lớp ngôn ngữ xác thực là câu chuyện về một vụ án mạng: cả ngƣời chồng, ngƣời vợ, tên cƣớp đều tự nhận mình là thủ phạm giết ngƣời, đều có những lý lẽ riêng cho hành động của mình. Nhƣng ý nghĩa sâu sắc của VB nằm ở cấu trúc đối lập: niềm tin và chân lý. Những mối quan hệ nhƣ vậy đã kết nối cấu trúc VB với cấu trúc văn hóa – tinh thần của xã hội. Từ nửa sau những năm 1960, nhất là sau sự kiện Paris 1968, chủ nghĩa cấu trúc bị đả phá dữ dội bởi thế hệ các nhà lí luận phê bình nhƣ R.Barthes, J.Derrida, J.Kristeva…Những nhân vật này ra sức chống lại tƣ tƣởng cấu trúc luận, phủ nhận sự biểu nghĩa ổn định của cấu trúc. Rõ ràng những cặp đối lập là cấu trúc của sự sống, nhƣng không vế nào trong cấu trúc cặp đối lập tồn tại trong trạng thái đơn ứng, biệt lập: trong sự sống chứa đựng mầm mống của sự chết, trong ngƣời nam chứa đựng tính nữ, trong bóng tối chứa đựng ánh sáng…Barthes và Derrida thay thế cặp đối lập trứ danh của Saussure, CBĐ/CĐBĐ, bằng cặp CBĐ/CBĐ. Kristeva đề xuất tính LVB nhằm thay thế cho tính ổn định, khép kín, biệt lập của VB. Đối với Kristeva, mỗi VB là một “bức khảm các trích dẫn”. Đối với Barthes, mỗi VB là “một tấm lụa, đƣợc dệt từ vô số trung tâm văn hóa khác nhau”, ý nghĩa của nó là “đa bội”, “không thể tính đếm”. Tính đa bội của ý nghĩa phụ thuộc vào sự tƣơng tác giữa tác giả và độc giả cũng nhƣ giữa các VB với nhau chứ không phải là kết quả của mối quan hệ cặp đối lập làm nảy sinh nghĩa nhƣ các nhà cấu trúc luận quan niệm. Theo đó, mỗi VB văn học không bao giờ tồn tại độc lập, tự trị mà là sản phẩm của vô số những mã, những diễn ngôn và VB trƣớc đó. Lúc này, chủ nghĩa cấu trúc đã bị vƣợt qua hoặc chuyển hƣớng sang lĩnh vực trần thuật học. Tiếp nhận những quan niệm mới của các nhà giải cấu trúc trên đây, nhƣng G.Genette và M.Riffaterre vẫn kiên kì lập trƣờng cấu trúc luận, và trên lập trƣờng ấy, họ đã có những đóng góp rất lớn trong việc phát triển lí thuyết LVB. Những quan niệm của họ hình thành một lối đi riêng, đƣợc G.Allen gọi là “tính LVB từ quan điểm của các nhà thi học cấu trúc” [201, tr98]. 2.1.1. Gérard Genette và tính xuyên văn bản Gérard Genette qua tên gọi công trình Palimpsests: Literature in Second Degree (1997) đã hàm ý rằng mỗi VB là một palimpsest: “Một bản viết trên miếng da, đƣợc viết lần hai, lần viết đầu đã bị cạo xóa” (theo Chris Baldick, (2001), The Concise Oxford Dictionary of Literary Terms, Oxford University Press, p.181). VB sau viết đè lên VB trƣớc. Nó nhất thiết mang những vết tích của VB trƣớc đó và vì thế
  • 29. 23 mà có tính xuyên văn bản (transtextuality). Khái niệm tính xuyên văn bản do Genette đề xuất trong công trình này có tham vọng thay thế khái niệm tính LVB do Kristeva đặt ra. Xuyên văn bản có năm tính chất/hình thức quan hệ sau: liên văn bản (intertextuality), cận văn bản (paratextuality), siêu văn bản (metatextuality), kiến trúc văn bản (architextuality), ngoa dụ văn bản (hypertextuality). Liên văn bản trong quan niệm của Genette không còn mang nguyên nghĩa nhƣ cách sử dụng của các nhà giải cấu trúc. Genette đã giản lƣợc nó đến mức chỉ còn là “mối quan hệ cùng hiện diện giữa hai VB hay một vài VB trong một VB cụ thể”, là “sự hiện diện trên thực tế của một VB này bên trong một VB khác” [210, tr2]. Theo miêu tả của ông, LVB có ba hình thức biểu hiện là trích dẫn (citation), đạo văn (plagirism) và ám chỉ (allusion). Trích dẫn và đạo văn chỉ là sự phân biệt của cùng một hình thức: sự vay mƣợn từng câu từng chữ tƣờng minh và không tƣờng minh. Đạo văn LVB không còn là hiện tƣợng ăn cắp văn với dụng ý chiếm đoạt của ngƣời làm của mình mà là hình thức lợi dụng VB có sẵn để kiến tạo một sản phẩm mới, mang một ý đồ hoàn toàn mới. Tác giả có thể lấy nguyên xi lời văn, hoặc những ý tƣởng từ một VB đã đƣợc công bố trƣớc đó mà không dẫn nguồn, không đƣa vào dấu “”, thậm chí lấy hoàn toàn một VB nào đó làm của mình với ý đồ lừa gạt ngƣời đọc. Về hình thức ám chỉ, Genette miêu tả nhƣ sau: “Đó là một sự phát ngôn hoàn toàn giả định với đầy đủ ý nghĩa nhằm nhận thức về một mối quan hệ giữa nó và một VB khác” [210, tr6-9]. Ám chỉ làm cho ngƣời ta cảm thấy mối quan hệ giữa cái nói ra với cái không nói ra, mặc dù ngầm ẩn. Trong văn học thế giới, thủ pháp ám chỉ đƣợc sử dụng khá rộng rãi. Ngƣời ta hay nhắc đến trƣờng hợp các bài thơ của T.S. Eliot và một số tiểu thuyết của J.Joyce. NHT cũng thƣờng xuyên sử dụng thủ pháp này. Chẳng hạn, trong Không có vua, ông viết: “Hai ngƣời cùng trú dƣới hiên nhà trong một trận mƣa. Chuyện này đã có ngƣời viết, (thế mới biết nhà văn ở ta xông xáo). Theo đồn đại, đại để đấy là một “xen” (scène) về tình yêu giản dị, trong sáng, không vụ lợi, cuộc sống là duy vật biện chứng, hài hòa, đẹp, đáng yêu,v.v…”. Đoạn văn này ám chỉ (đi kèm thái độ nhại giễu) nhiều tác phẩm “lãng mạn” thời kì trƣớc Đổi mới, nhƣ bài thơ Mưa trong nắng, nắng trong mưa (Nguyễn Duy – 1984) hoặc bài thơ Truyện dân gian của Vũ Cao (Giữa trưa trời đổ mưa rào/Không quen bỗng gặp cùng vào trú mưa/Bập bùng gió đập phên thưa/Mái hiên lại dột không chừa áo em…Thế rồi người ấy yêu tôi/Tôi yêu người ấy thành đôi vợ chồng/Cái duyên nghĩ cũng lạ lùng/Trú mưa một chút cảm thông một đời). Hay lời thoại sau đây của lão Kiền ám chỉ thi ảnh chim chiền chiện đã trở thành cụm từ bền vững trong thơ ca cách mạng: “Mỗi buổi sáng tao thấy dòng ngƣời xe đạp trôi ở trên
  • 30. 24 đƣờng đông nhƣ kiến cỏ, tao lại thấy nhƣ có con chim chiền chiện ca hát trong lòng” (Quỷ ở với người) (ám chỉ những văn bản khá phổ biến nhƣ Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải), Thăm lúa (Trần Hữu Thung), Con chim chiền chiện (Huy Cận)). Trong toàn bộ sáng tác NHT, hiện tƣợng ám chỉ khá phong phú. Trong truyện ngắn, ông ám chỉ các vị tai to mặt lớn trong làng văn bằng những cái tên nhƣ: Ngô Khải, Trƣơng Viết Thi, ông Kháng dạy mỹ học, nhà lí luận văn học K. Trong kịch, ông ám chỉ các nhân vật lịch sử, các đồng nghiệp và các giai thoại văn chƣơng bằng cách đặt tên nhân vật của mình là Phàn Khoái, Từ Thực, Kiều, Hoàng Diệu, Xuân Hồng, Trần Mạnh Khảo. Riêng vở kịch Suối nhỏ êm dịu, ông ám chỉ thiết chế chính trị “ở một quốc gia phƣơng Đông đang phát triển” rất hóm hỉnh, thâm thúy. Trong tiểu thuyết Võ lâm ngoại sử, NHT vẽ lại cả một thời kỳ văn học sử bằng cách ám chỉ và giễu nhại nhiều sự kiện và nhân vật văn học. Thấp thoáng đằng sau những hình tƣợng hƣ cấu nhƣ Trần Đăng Tài, Nguyễn Mạnh, Dƣơng Thu Mạc Sầu, Tố Hồng Vƣơng gia đại hiệp, Nhất Thốn Ngọc Kỳ Khôi…, ngƣời đọc không khó nhận ra những ngƣời thật việc thật trong làng văn. Tuy vậy, kí ức ngôn ngữ nảy sinh từ sự ám chỉ “ngƣời thật việc thật” này có lẽ sẽ kém sức bền vì chƣa có đƣợc sức mạnh nâng đỡ của nghệ thuật và tƣ tƣởng thẩm mỹ từ tác giả. Cận văn bản, theo sự giải thích của Genette, biểu thị những yếu tố nằm trên ngƣỡng cửa (threshold) của sự diễn giải VB, chúng trực tiếp trợ lực và điều khiển sự tiếp nhận của độc giả đối với phần chính của VB. Nhìn chung, cận VB có một địa vị đầy lƣỡng lự. Bản thân Genette cũng cho rằng “chúng ta không bao giờ chắc chắn là chúng thuộc về một VB mà chúng góp phần biểu hiện và thể hiện”. Tuy nhiên, chúng có chức năng rất quan trọng là hƣớng dẫn độc giả tiếp cận VB: VB này nên/không nên đƣợc đọc nhƣ thế nào? [201, tr104]. Cận văn bản là tổng cộng của peritext và epitext. Peritext gồm những yếu tố nhƣ đầu đề, tiêu đề các chƣơng, tựa, các ghi chú, những lời đề tặng, đề từ....Tên tác phẩm nhƣ Không có vua, Tướng về hưu (Nguyễn Huy Thiệp), Cánh đồng bất tận (Nguyễn Ngọc Tƣ), Thoạt kì thủy (Nguyễn Bình Phƣơng), Biết đâu địa ngục thiên đường (Nguyễn Khắc Phê)…; những lời đề từ nhƣ Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung (Kiếm sắc – Nguyễn Huy Thiệp), Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn (Đàn Ghi ta của Lor-ca – Thanh Thảo) luôn chứa đựng những hàm nghĩa quan trọng. Epitext gồm những yếu tố nhƣ phỏng vấn, những nhận xét ngắn gọn về VB có tính chất quảng cáo cho quyển sách, những bình luận của các nhà phê bình đƣợc in trên bìa sách…Về vấn đề này Genette đã viết hẳn một công trình đầy đặn phân tích rất chi tiết [xem 209]. Theo G. Allen, với quan niệm về cận văn bản, Genette đã đi ngƣợc lại bản chất của Chủ
  • 31. 25 nghĩa cấu trúc cũng nhƣ Chủ nghĩa hậu cấu trúc khi chú tâm đến ý đồ tác giả (và của nhà xuất bản). Bởi với chủ nghĩa hậu cấu trúc, tác giả đã chết; còn chủ nghĩa cấu trúc trƣớc đó thì không quan tâm đến ý đồ của tác giả và sự tiếp nhận của độc giả, bởi vì theo các nhà cấu trúc luận, ý nghĩa của VB không phải do tác giả hay độc giả truyền vào mà do mối quan hệ giữa các yếu tố trong cấu trúc VB tạo ra. Ngoa dụ văn bản là thuật ngữ Genette dùng để chỉ hiện tƣợng một văn bản B nào đó (đƣợc ông gọi là hypertext) đƣợc biến đổi từ một văn bản A nào đó đã tồn tại trƣớc đó (đƣợc gọi là hypotext). Theo Genette, có hai mối quan hệ mà một hypertext có thể có với hypotext của nó: “biến đổi” (transformation) và “bắt chƣớc” (imitation). Theo đó, những hình thức nhƣ giễu nhại (parody), chế nhạo (travesty) và chuyển vị (transposition) thuộc về quan hệ biến đổi; trong khi nhại (pastiche), châm biếm (caricature) và giả mạo (forgery) là những hình thức bắt chước. Tất nhiên, sự phân biệt này của Genette không phải lúc nào cũng dễ hiểu và có thể vận dụng mặc dù ông cố gắng làm rõ sự phân biệt của mình bằng việc dẫn hai tác phẩm là Aeneid của Virgil và Ulysses của J.Joyce nhƣ là những hypertext từ tác phẩm Odyssey của Homer. Aeneid của Virgil là một ví dụ về “bắt chƣớc”, còn Ulysses của J.Joyce là một trƣờng hợp “biến đổi”. Bởi vì theo ông, Ulysses của J.Joyce biến đổi Odyssey, một sự biến đổi bao gồm sự chuyển vị (transpose) những hành động của Odyssey thời Hi Lạp cổ đại đến thành Dublin thế kỉ XX. Ngƣợc lại, “Virgil không chuyển vị hành động của Odyssey từ Ogygia đến Carthage và từ Ithaca đến Latium. Thay vào đó, ông kể một câu chuyện hoàn toàn khác: những cuộc phiêu lƣu của Aeneas” [210, tr5-6]. Theo Genette, Virgil đƣợc gợi hứng từ hình thức và chủ đề các sử thi của Homer. Do vậy, “bắt chƣớc” liên quan đến một tiến trình phức tạp và gián tiếp hơn, nó yêu cầu một mô thức thể loại nào đó đã có trƣớc đó có khả năng phát sinh một số những sự bắt chƣớc. Trên cơ sở này, Genette đi đến kết luận: “Để biến đổi một VB, chỉ cần một cử chỉ đơn giản và cơ học là đủ…Nhƣng để bắt chƣớc một VB chắc chắn cần phải làm chủ đƣợc ít nhất một phần nào đó của nó, cần một sự hiểu biết rõ ràng về tính chất cụ thể của VB mà tác giả đã lựa chọn để bắt chƣớc” [210, tr5-6 ]. Tác phẩm của Joyce và Virgil theo nghĩa này sẽ là văn chƣơng ở độ hai, tức là “một VB bắt nguồn từ một VB khác tồn tại trƣớc đó”. Bởi vì các nhân vật của J.Joyce là ẩn dụ về các nhân vật trong sử thi của Homer, còn tác phẩm của Virgil là sự bắt trƣớc chủ đề phiêu lƣu và một vài đặc điểm của thể loại sử thi xuất phát từ Homer. Trong văn học Việt Nam, những tác phẩm nhƣ Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lƣu Quang Vũ), Trương Chi (Nguyễn Huy Thiệp), Sự tích những ngày
  • 32. 26 đẹp trời (Hòa Vang) có hypotext lần lƣợt là các truyện dân gian: Hồn Trương Ba, da hàng thịt; Trương Chi, Sơn tinh – Thủy tinh. Thuật ngữ kiến trúc văn bản của G.Genette có thể hiểu là mối quan hệ về mặt thể loại của các VB. Kiến trúc văn bản không chỉ liên quan đến “tầm đón đợi” về mặt thể loại của độc giả khi tiếp xúc với VB mà còn liên quan đến hành vi sáng tạo VB của nhà văn. Tất nhiên, chính Genette cũng lƣu ý chúng ta là bản thân kiến trúc văn bản không phải là những “phạm trù riêng biệt và thuần túy” mà là “sự va chạm, tƣơng tác và chồng lấn lên nhau” giữa các thể loại [201, tr102-103]. Chúng tôi sẽ phân tích kỹ vấn đề này ở chƣơng 4. Loại cuối cùng là siêu văn bản. Khái niệm này đề cập đến việc một VB bình luận rõ ràng hoặc không rõ ràng về một VB khác. Đây là một loại “xuyên văn bản” mà dƣờng nhƣ vẫn chƣa đƣợc Genette quan tâm nhiều và có những diễn giải chi tiết. Tuy nhiên chúng ta cũng không đƣợc nhầm nó với hiện tƣợng siêu hư cấu (metafiction). Bởi vì siêu văn bản là VB này việc bình luận rõ ràng hay ngầm ẩn VB khác, trong khi siêu hƣ cấu là một loại hƣ cấu về hƣ cấu, tiểu thuyết về tiểu thuyết, truyện về truyện, chính nó tự bình luận nó, bản thân nó mang những yếu tố tự tham chiếu, một “trò chơi tự trình bày cách chơi”, một sự pha trộn “hiện thực và hƣ cấu”, một thú nhận về tính chất hƣ cấu và tính chất tự quy chiếu [140, tr212], [177]. Ở Việt Nam, tiểu thuyết Nổi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Sông Côn mùa lũ (Nguyễn Mộng Giác) có thể nói chính là những siêu hƣ cấu tiêu biểu, còn Thiên sứ là một siêu văn bản. Trong Thiên sứ, Phạm Thị Hoài đã để cho nhân vật của mình bình luận về hàng loạt tác phẩm văn học vốn là hành trang tinh thần của cả một thế hệ: Ruồi trâu, Thép đã tôi thế đấy, Nhãn đầu mùa,…với một thái độ hoàn toàn khác biệt: không chấp nhận những ý nghĩa và giá trị có tính chất “bầy đàn”, “đồng phục”, tồn tại cố định trong ý thức hệ và diễn ngôn tập thể. Dạng siêu VB không xuất hiện rõ trong sáng tác NHT. Nhìn chung, theo Daniel Chandler, xuyên văn bản của Genette có mấy đặc điểm. Một là nó có tính tự giác (reflexivity) hoặc tính tự – ý thức (self – conscious). Khác với các nhà hậu cấu trúc – hậu hiện đại, vốn xem tính LVB nhƣ là một sự truy cập ngẫu nhiên trong viết và đọc VB, nhƣ một nhân tố của vô thức tập thể quy định hoạt động sáng tạo của nghệ sĩ, tiếp nhận của độc giả, Genette chỉ chú ý đến loại VB mang tính LVB một cách có ý thức. Quan điểm này tuy có thu hẹp khái niệm LVB nhƣng lại khắc phục đƣợc cách hiểu quá rộng ở các nhà giải cấu trúc. Hai là sự biến đổi (alteration): sự biến đổi từ một nguồn gốc. Sự biến đổi này tăng cƣờng thêm tính tự ý thức đã nói ở trên. Mỗi chi tiết, sự kiện, bối cảnh, nhân vật…trong
  • 33. 27 một tác phẩm cụ thể nào đó có thể đƣợc biến đổi từ một VB gốc bằng những cách thức nhƣ nhái, nhại, châm biếm, cắt dán, lắp ghép…Ở đây, mỗi VB dƣờng nhƣ đều đƣợc viết đè trên vết tích vốn có từ một VB khác. Ba là tính minh bạch (explicitness) của các tài liệu tham khảo từ các VB khác (ví dụ nhƣ trích dẫn trực tiếp, trích dẫn trong ngoặc kép). Bốn là sự hiểu tới hạn (criticality to comprehension): tức là khả năng ngƣời đọc nhận ra sự kết nối LVB của VB đang hiện diện trƣớc mắt độc giả. Năm là quy mô chuyển thể (scale of adoption): quy mô tổng thể của sự ám chỉ/sự kết hợp các VB khác trong VB hiện hành mà ngƣời đọc có thể phát hiện; và tính không thể xác định ranh giới cấu trúc (structural unboundedness): các VB trình bày (hoặc đƣợc hiểu) nhƣ một phần hoặc gắn liền với một cấu trúc lớn hơn (một phần của một thể loại, của một chuỗi, của các tiếp nối, vv) – những yếu tố mà thƣờng không thuộc thẩm quyền của tác giả, (bởi khi viết, anh ta ít khi ý thức về sự xâm lấn ranh giới này đến mức độ nào?)… [207, tr207]. Nhìn chung, Genette tuy trung thành với những tƣ tƣởng cấu trúc luận nhƣng đã có những cách nhìn mới. Mối quan hệ LVB trong con mắt ông là những quan hệ xác thực, có ý thức, có thể kiểm chứng và chứng minh một cách chính xác, khoa học, trong đó chủ ý của tác giả không thể xem nhẹ. Do đó, LVB trong quan niệm của ông rất gần gũi với các phƣơng pháp đọc truyền thống và có tính khả dụng cao trong nghiên cứu văn học. 2.1.2. Michael Riffaterre và ảo tƣởng quy chiếu Lí thuyết gia thứ hai, ngƣời thƣờng xuyên đƣợc Genette trích dẫn, phân tích nhƣ một nhà kí hiệu học và cấu trúc luận về lí thuyết LVB có ảnh hƣởng ở Mỹ là Michael Riffaterre (1924-2006). Kristeva gần đây trong bài viết, “Hai chúng ta” hay là lịch sử (câu chuyện) tính liên văn bản (“„Nous Deux’ or a (Hi)story of Intertextuality”) công bố trên The Romanic Review (93:1-2, tháng 1-3/2002) đã đề cập đến Riffaterre nhƣ một nhà lí luận có vai trò lớn trong việc phát triển lí thuyết LVB. Các tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là Kí hiệu học thi ca (Semiotics of Poetry, 1978, Indiana University), Syllepsis, 1980, Sự sản xuất văn bản (Text Production, 1983, Columbia University), Sự thật hƣ cấu (Fictional Truth, 1990, Johns Hopkins University)…Có thể nói, các tác phẩm khoa học của Riffaterre đƣợc khơi mở từ nhiều nguồn khác nhau: chủ nghĩa cấu trúc, chủ nghĩa hậu cấu trúc, kí hiệu học, phân tâm học và vô số lí thuyết khác về hoạt động đọc. Trong các công trình này, ngƣời ta thấy ở đó định hình một quan niệm về tính LVB mà cơ sở của nó là tinh thần chống quy chiếu. Theo ông, các VB và kí hiệu không quy chiếu thế giới