SlideShare a Scribd company logo
1 of 141
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
BÙI THỊ LAN
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN
TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM
CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
HÀ NỘI, 2018
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
BÙI THỊ LAN
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN
TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM
CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 8 22 01 21
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Ngọc Lan
HÀ NỘI, 2018
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự quan
tâm, chỉ bảo tận tình của TS. NguyễnThị Ngọc Lan, người đã trực tiếp hướng
dẫn để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Tôi xin bày tỏ sự kính trọng và
lòng biết ơn sâu sắc nhất đến cô.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong trường Đại học sư
phạm Hà Nội 2, các thầy cô khoa Ngữ văn, các thầy cô trong Tổ bộ môn Văn
họcViệt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và thực
hiện đề tài.
Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 2018
Tác giả luận văn
Bùi Thị Lan
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những nội dung đã trình bày trong luận văn này là kết
quả nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn trực tiếp của TS. Nguyễn
Thị Ngọc Lan. Những nội dung này không trùng lặp với kết quả nghiên cứu
của các tác giả khác.
Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 2018
Tác giả luận văn
Bùi Thị Lan
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài....................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................... 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................15
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................15
5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................16
CHƯƠNG 1. CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CỐT TRUYỆN
“CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH” CỦATÔ HOÀI ............... 18
1.1. Khái niệm cốt truyện..........................................................................18
1.2. Những chất liệu dân gian trong cốt truyện “Chuyện ngày xưa một
trăm cổ tích” của Tô Hoài..........................................................................21
1.2.1. Cách mở đầu và kết thúc truyện...................................................21
1.2.2. Nội dung cốt truyện, tình tiết, diễn biến truyện...........................25
1.3. Sự giống nhau về nội dung cốt truyện “Chuyện ngày xưa một trăm
cổ tích” của Tô Hoài và “Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam”.................43
Tiểu kết chương 1 .......................................................................................51
CHƯƠNG 2. CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN QUA NHÂN VẬT
TRONG TRUYỆN “CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH” CỦA
TÔ HOÀI ............................................................................................................... 52
2.1. Khái niệm nhân vật ............................................................................52
2.2. Những chất liệu dân gian qua nhân vật trong truyện “Chuyện ngày
xưa một trăm cổ tích” của Tô Hoài...........................................................54
2.2.1. Nhân vật mang đậm chất cổ tích..................................................54
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
2.2.2. Sự tương đồng và khác biệt giữa nhân vật trong truyện “Chuyện
ngày xưa một trăm cổ tích” của Tô Hoài và truyện trong “Kho tàng
truyện cổ tích Việt Nam”.........................................................................59
Tiểu kết chương 2 .......................................................................................71
CHƯƠNG 3. CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN QUA MOTIF TRONG
TRUYỆN “CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH” CỦA TÔ HOÀI
.................................................................................................................................. 72
3.1. Khái quát chung..................................................................................72
3.2. Những chất liệu truyện dân gian qua motif trong truyện “Chuyện
ngày xưa một trăm cổ tích” của Tô Hoài..................................................74
3.2.1. Motif ban thưởng, trừng phạt.......................................................74
3.2.2. Motif người đội lốt vật...................................................................80
3.2.3. Motif sự chết hóa thân..................................................................82
3.2.4. Một số motif khác..........................................................................86
Tiểu kết chương 3 .......................................................................................91
KẾT LUẬN............................................................................................................ 92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ra đời từ khi dân tộc chưa có chữ viết, nhưng cho đến tận ngày hôm
nay văn học dân gian vẫn tiếp tục tồn tại song hành cùng văn học thành văn
với những ảnh hưởng sâu sắc không thể phủ nhận. Văn học dân gian vừa
cung cấp nguồn chất liệu dồi dào cho văn học viết đồng thời cũng lại mang
đến cho các tác giả hiện đại những cảm hứng sáng tác đầy bất ngờ. Vì thế,
nhà nghiên cứu Đỗ Bình Trị đã nhận định:“Các nhà thơ học được thơ trong
ca dao và học được văn trong truyện cổ tích”. Việc tìm hiểu dấu ấn của văn
học dân gian trong các tác phẩm cụ thể sẽ giúp cho chúng ta không chỉ hiểu
rõ hơn về phong cách nghệ thuật của các nhà văn hiện đại, thấy rõ hơn vị thế
của văn học dân gian đối với sự vận động và phát triển của văn học dân tộc
mà còn thấy được mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa văn học dân gian và
văn học viết.
Nhà văn Tô Hoài có khối lượng sáng tác đạt kỉ lục trong nền văn học
Việt Nam. Là “một cây bút văn xuôi sắc sảo và đa dạng” (Hà Minh Đức),
ông đã khẳng định tên tuổi của mình trên nhiều thể loại như: truyện ngắn,
truyện dài, tiểu thuyết, kịch, hồi kí, chân dung văn học… Tô Hoài viết say
sưa, miệt mài như một cách chạy đua với sự chảy trôi của thời gian, kéo dài
sự sống, đối thoại với mọi người và cũng để gửi gắm cho cuộc đời. Đọc các
sang tác của Tô Hoài, độc giả không chỉ choáng ngợp trước những hiểu biết
phong phú, sâu rộng của nhà văn về cuộc sống, về văn hóa, phong tục… mà
còn ngỡ ngàng nhận ra những thông điệp nhân sinh thấm thía ẩn sau những
con chữ rất đỗi dung dị, đời thường. Đến với trang văn Tô Hoài, người đọc dễ
dàng nhận ra sự say mê của ông đối với những câu chuyện cổ tích dân gian,
những câu chuyện mà ông đã được bà ngoại kể từ thuở ấu thơ. Ông tâm sự
trong lời tựa cuốn sách “ Chuyện ngày xưa một trăm cổ tích” của mình:
2
“Nghe cổ tích, ngẫm cổ tích, thấy được và cắt nghĩa được tất cả cơn cớ ta tồn
tại, ta sinh sôi. Mỗi câu chuyện, mỗi nhân vật hoang đường đến đâu đều thấm
đượm ý nghĩa đời người, con người nỗi niềm than thở hay ngàn vạn ước
mong đều vẫn nảy nở từ trong tấm lòng nhân nghĩa và đức tính lam làm cùng
với nụ cười thật hóm, thật duyên và phóng khoáng mọi nhẽ. Cái cười, rừng
cười trong cổ tích Việt Nam sâu xa lòng tin và nghị lực” [27, tr. 4]. Ông nâng
niu từng câu chuyện cổ, coi đó là kho báu quý giá của đời mình: “Chuyện cổ
tích không biết có từ đời nào. Tưởng đoán không ngoa là những của báu khảo
cổ trên mặt đất này đã ra đời cùng lúc với tiếng nói con người” [27, tr. 1]. Để
rồi cho đến tận tuổi 90, Tô Hoài vẫn kịp dành tặng cho đời cuốn sách
“Chuyện ngày xưa một trăm cổ tích”, thể hiện“một tâm tình” của nhà văn với
“ơn huệ ông bà”. Đọc “Chuyện ngày xưa một trăm cổ tích” của Tô Hoài, bản
thân tôi đã bị hấp dẫn trước một không gian văn hóa đậm đà màu sắc dân tộc
được nhà văn tái hiện bằng một lối viết giản dị, mộc mạc, tự nhiên mà cũng
vô cùng sâu sắc.
Là một giáo viên Ngữ văn tôi nhận thấy việc nghiên cứu ảnh hưởng của
chất liệu dân gian trong tập sách này của Tô Hoài sẽ giúp tôi hiểu rõ hơn
phong cách nghệ thuật của nhà văn, thấy rõ hơn việc tiếp thu và sáng tạo chất
liệu dân gian trong trang văn Tô Hoài. Đây sẽ là những tri thức quý giá để tôi
giúp học sinh của mình có thể chủ động chiếm lĩnh và cảm nhận vẻ đẹp trong
những sáng tác của nhà văn.
Việc nghiên cứu nghệ thuật văn xuôi Tô Hoài nói chung và những sáng
tác mang hơi thở chất liệu dân gian của ông nói riêng đã được các nhà nghiên
cứu chú ý với nhiều công trình khoa học giá trị. Tuy nhiên, sự nghiên cứu vẫn
bỏ ngỏ những khoảng trống cần được lấp đầy. Với tất cả những lí do trên,
chúng tôi đã quyết định chọn đề tài luận văn “Chất liệu truyện dân gian trong
Chuyện ngày xưa một trăm cổ tích của Tô Hoài” làm luận văn thạc sĩ tốt
3
nghiệp của mình. Chúng tôi cũng muốn qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu sẽ
góp một phần bé nhỏ trong công việc của người nghiên cứu để hiểu hơn về
sức ảnh hưởng của văn học dân gian đối với văn học viết và cũng để góp
thêm tiếng nói khẳng định vẻ đẹp văn chương của một nhà văn đã dành trọn
đời mình mê mải trên cánh đồng chữ nghĩa đầy những nhọc nhằn.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của truyện cổ dân gian tới văn học viết
Trong sự hình thành và phát triển của nền văn học của một dân tộc, văn
học dân gian đóng vai trò rất quan trọng. Nhận xét ảnh hưởng to lớn của văn
học dân gian đối với văn học thành văn trên thế giới và ở Việt Nam đã có
nhiều các công trình nghiên cứu như sau:
2.1.1. Trên thế giới
Có thể kể ra một số các tác giả và công trình nghiên cứu về văn hóa dân
gian, cổ tích của nhà văn và mối liên hệ giữa hai thể loại này như:
Jens Tismar – được coi là học giả người Đức đầu tiên phân tích truyện
cổ tích của nhà văn một cách có hệ thống thông qua hai công trình nghiên cứu:
“Kunstmarchen” (Truyện cổ tích) (1977) và “Das deutsche Kunstmarchen des
zwanzigsten Jahrhunderts” (Truyện cổ tích Đức thế kỉ XX) (1981). Trong
chuyên khảo đầu tiên của mình, Tismar đã đề ra các nguyên tắc để định nghĩa
truyện cổ tích của nhà văn: “khác với truyện cổ dân gian bởi vì nó được viết
bởi một tác giả nhất định; nó được tổng hợp, sáng tác và nghiên cứu so sánh
với sự hình thành mang tính bản địa của truyện cổ dân gian xuất phát từ cộng
đồng có thiên hướng đơn giản và vô danh; những sự khác nhau giữa truyện
cổ tích của nhà văn và truyện cổ dân gian không có nghĩa là thể loại này tốt
hoặc hay hơn thể loại kia; trên thực tế, truyện cổ tích của nhà văn không phải
là thể loại độc lập nhưng chỉ có thể hiểu và định nghĩa bởi mối quan hệ của
nó với những câu chuyện truyền miệng cũng như huyền thoại, tiểu thuyết và
4
các truyện cổ tích văn học khác mà nó sử dụng, áp dụng và chỉnh sửa trong
quan niệm thuật lại của nhà văn” [32, tr. 15-16].
Bàn về vấn đề thuật ngữ, Richard M. Dorson - nhà nghiên cứu văn học
dân gian người Mỹ đưa ra khái niệm “nhại văn học dân gian” - Fakelore từ
năm 1950. Theo đó văn học dân gian nhại và văn học dân gian giả là “văn học
dân gian không nguyên bản, được sáng tác, trình bày như thể bản gốc truyền
thống”. Trong quá trình nghiên cứu Dorson đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề
này, điển hình là các bài báo: “Folklore and Fakelore”(Văn học dân gian và
văn học dân gian nhại) (1950); “Fakelore”(Nhại văn học dân gian) (1969);
và cuốn sách “Folklore and Fakelore: Essays toward a Discipline of Folk
Studies” (Văn học dân gian và nhại văn học dân gian: những bài luận hướng
tới một nguyên tắc của các nghiên cứu dân gian) (1976).
Alan Dundes - nhà nghiên cứu văn học dân gian của Đại học California,
Berkeley trong bài viết “Nationalistic Inferiority Complexes and the
Fabrication of Fakelore: A Reconsideration of Ossian, the Kinder - und
Hausmärchen, the Kalevala, and Paul Bunyan” (Các tổ hợp bậc thấp của chủ
nghĩa dân tộc và sự chế tác nhại văn học dân gian: một sự xem xét lại các
trường hợp Ossian, Kinder - und Hausmarchen, Kalevala và Paul Bunyan)
(1985) cho rằng truyện cổ tích của anh em nhà Grimms và một số tác giả khác
là folklore.
Jason Marc Harris – nhà nghiên cứu người Anh, trong chuyên luận có
tựa đề: “Folklore and the Fantastic in Nineteenth - Century British
Literature” (Folklore và chất kì ảo trong văn học Anh thế kỉ XIX), đã tập
trung nghiên cứu quá trình các nhà văn thế kỉ XIX bắt chước, sửa đổi và biến
đổi các chất liệu dân gian vào trong các câu chuyện văn học kì ảo. Nguồn cội
và sự khai sáng hợp lý cho việc hình thành thể loại văn học kì ảo ở Anh vào
thế kỉ XIX đã gợi mở trong nghiên cứu Folklore ở phương Tây và các nước
5
châu Âu. Giải thích về nguồn gốc và sự phát triển của truyện cổ tích có cuốn
sách “Fairy Tales from before Fairy Tales” (Tiền thân của các câu chuyện cổ
tích) của tác giả Jan M. Ziolkowski với chương điển hình như: “Folklore in
Medieval Latin poetry” (truyện dân gian trong thơ la tinh thời trung cổ). Bên
cạnh đó, Graham Anderson có bài viết “Fairy Tale in the Ancient
world”(Truyện cổ tích trong thế giới cổ đại) đã khám phá truyện cổ tích đã
tồn tại như thế nào trong các hình thức tiểu thuyết lãng mạn xa xưa. Tác giả
Jack Zipes - có cuốn sách“The Oxford Companion to Fairy Tales” (Bạn đồng
hành với những câu chuyện cổ tích) (in lần đầu năm 2000 và tái bản lần hai
năm 2014). Tác giả cuốn sách này đã tập hợp tất cả những nghiên cứu gần
đây nhằm cung cấp nhiều thông tin nhiều nhất có thể về những sáng tạo của
các tác giả có đóng góp cho sự phát triển của truyện cổ tích văn học ở châu
Âu và Bắc Mỹ (các quốc gia như Pháp, Đức, Anh, Ireland, Ý, Bồ Đào
Nha,Tây Ban Nha và các nước Baltic). Hầu hết các phần bài viết trong cuốn
sách này trình bày về thân thế, sự nghiệp và phong cách sáng tác của các nhà
văn viết truyện cổ tích trên thế giới; sự hình thành văn chương của thể loại
truyện cổ tích và sự phát triển của các loại truyện cổ tích cụ thể. Cho đến nay
tác giả Jack Zipes vẫn tiếp tục cập nhật, bổ sung các thông tin, tài liệu liên
quan đến truyện cổ tích của nhà văn để tái bản cuốn sách trong thời gian tới
với nội dung ngày càng đầy đủ, hoàn thiện.
Ngoài ra, có một số tác phẩm đáng chú ý khác như: “A companion to
the Fairy Tale” (Một người bạn đồng hành với truyện cổ tích) của hai tác giả
Hilda EllisDavidson và Anna Chaudhri Calvino’s Journey; “Modern
Transformations of Folklore, Story and Myth” (Hành trình của Calvino:
những biến thể hiện đại của truyện kể dân gian, truyện và huyền thoại) của
tác giả Cristina Bacchilega; hay “The impact of Folklore on American
6
Literature” (Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với văn học Mỹ) của John
T.Flanagan.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên cho thấy hiện tượng mô
phỏng văn học dân gian như các trường hợp nhà văn viết truyện cổ tích và
truyện ngụ ngôn là khá phổ biến. Trong trào lưu này xuất hiện nhiều tác giả
nổi tiếng như: Grimm (Đức), Andersen (Đan Mạch), L.Tôn-xtôi và Pu-skin
(Nga), La Phông-ten (Pháp)... Đánh giá quá trình hình thành và phát triển về
mặt thể loại, có thể thấy sự gắn kết giữa cổ tích dân gian và văn học viết trên
thế giới đã phản ánh mối quan hệ tương tác, ảnh hưởng lẫn nhau và truyện cổ
tích của nhà văn ra đời chính là kết quả của sự giao thoa giữa hiện đại và
truyền thống.
2.2.2. Ở Việt Nam
Như trên đã nói, văn học dân gian là một bộ phận cấu thành quan
trọng tạo nên sự phong phú đa dạng của nền văn học dân tộc. Văn học dân
gian nói chung và truyện cổ tích nói riêng đã có sự tác động sâu sắc đến
việc sáng tác của các nhà văn hiện đại. Tìm hiểu sức ảnh hưởng của truyện
cổ dân gian tới văn học viết cũng như mối quan hệ giữa truyện cổ dân gian
và các tác phẩm văn xuôi hiện đại đã được các nhà nghiên cứu Việt Nam
quan tâm đến như:
Chu Xuân Diên trong bài viết “Nhà văn và sáng tác dân gian” đăng
trên “tạp chí Văn học” (số 1/1966) cho rằng: “tính chất và qui mô mối liên hệ
giữa nhà văn với sáng tác dân gian biểu hiện ra một cách khác nhau do phụ
thuộc vào điều kiện lịch sử, xã hội nhất định” [6, tr. 13] .
Lê Kinh Khiên trong bài viết “Một số vấn đề lý thuyết chung về mối
quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết” đăng trên tạp chí “Văn học
dân gian” (số 1/1980) đã nhấn mạnh: “không thể nghiên cứu văn học dân
gian mà không tìm hiểu tác động qua lại của nó với văn học viết, càng không
7
thể hiểu được đầy đủ, sâu sắc bộ phận văn học viết nếu không biết đến ảnh
hưởng của văn học dân gian” [35, tr. 327].
Các tác giả Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên trong công trình “Văn học
dân gian Việt Nam”, Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp, năm 1994,
cũng đã khẳng định những giá trị bền vững của văn học trong tương quan với
văn học dân gian.
Nhà nghiên cứu Võ Quang Trọng trong bài viết “Một số đặc điểm của
truyện cổ tích văn học trong mối quan hệ thể loại với truyện cổ tích dân gian”
đăng trên tạp chí “Văn học dân gian” (số 2/1995) có nhận xét: “Viết truyện cổ
tích là một hiện tượng phổ biến trên thế giới”. Trong bài viết của mình, tác
giả đã khái quát một số đặc trưng truyện cổ tích nhà văn trong cái nhìn đối
sánh với truyện cổ tích dân gian trên các phương diện: cốt truyện, nhân vật,
hình thức lưu truyền… Ông khẳng định: “Truyện cổ tích văn học là một thể
loại đang tồn tại và không ngừng phát triển trong đời sống văn hoc của nhiều
nước trên thế giới. Việc tìm hiểu nghiên cứu nội dung, tư tưởng thẩm mỹ và
đặc trưng thi pháp của thể loại trên cơ sở khảo sát từng tác giả cụ thể ở Việt
Nam là một công việc lý thú và hấp dẫn” [56, tr. 57]. Tiếp tục nghiên cứu về
ảnh hưởng của truyện cổ dân gian tới văn học viết trong cuốn “Vai trò của văn
học dân gian trong văn xuôi hiện đại Việt Nam”, Nxb Khoa học xã hội, năm
1997, ông đã chỉ ra sự trợ giúp đắc lực của văn học dân gian đối với việc tạo
dựng môi trường hoàn cảnh trong tác phẩm văn xuôi hiện đại, trong việc xây
dựng tính cách nhân vật với những đặc điểm tâm lý truyền thống, trong việc
tiếp nối người kể truyện dân gian của nhân vật người kể chuyện trong văn
xuôi hiện đại, trong việc tiếp thu phản ánh nghệ thuật dân gian và đặc thù là
vai trò của sáng tác dân gian.
Vũ Ngọc Khánh trong bài viết “Truyện cổ tích trong phát triển” đăng
trên tạp chí “Văn học dân gian” (số 3/1998) đã có cái nhìn khá tổng quát về
8
sự phát triển của truyện cổ tích từ dân gian đến hiện đại, từ khi truyền miệng
đến khi được cố định bằng văn bản. Ông đã chỉ ra các chất liệu cổ tích đã
được các nhà văn sử dụng sáng tạo trong các sáng tác: theo cốt truyện hoặc
theo phong cách cổ tích như “Quả dưa đỏ”, “Cách ba nghìn năm”... các tác
giả viết theo phong cách cổ tích như Tô Hoài, Phạm Hổ; các nhà văn tạo ra
một loạt truyện mới bằng việc sử dụng các mô típ cổ tích dân gian nhưng lời
văn hiện đại. Tác giả khẳng định rằng: “đây là trường hợp giống như có
những nhà văn lấy đề tài hay nhân vật trong lịch sử để viết truyện. Lịch sử với
họ chỉ là cái đinh cho họ treo những bức tranh mà thôi, cổ tích ở đây với họ
cũng vậy. Có thể có lúc chất cổ tích đậm đà đây đó, song thực sự là họ đang
viết tiểu thuyết”. Tác giả cũng đưa ra những khái niệm cổ tích của nhà văn đó
là “những loại sáng tác mà lấy đề tài của cổ tích, có dựng chuyện, có sắp xếp
gia công, có thể có cả hư cấu nữa, nhưng không đi xa với truyện cổ tích cho
lắm. Nhân vật được cá tính hoá rõ ràng, các biện pháp miêu tả tâm lý, bình
luận ngoại đề đều được sử dụng cũng còn là cổ tích của nhà văn” [51, tr. 15].
Tác giả Lã Thị Bắc Lý trong cuốn sách “Truyện viết cho thiếu nhi sau
1975”, Nxb Đại học Quốc gia, năm 2000 đã nhấn mạnh đến việc gia tăng các
thể loại mới của văn học thiếu nhi giai đoạn này, trong đó có thể loại truyện
cổ tích hiện đại. Khi bàn đến thể loại này, tác giả đánh giá: “vấn đề sáng tác
cổ tích mới được nhiều nhà văn quan tâm hơn, trong đó, Phạm Hổ là người
đầu tiên đã mạnh dạn thể nghiệm sáng tác truyện sự tích cho các em” [41, tr.
45].
Tác giả Hoàng Tiến Tựu trong giáo trình “Văn học dân gian Việt Nam”:
“Giáo trình đào tạo giáo viên trung học cơ sở hệ cao đẳng Sư phạm”, Nxb
Giáo dục, năm 2001 đã khẳng định: “Chính truyện cổ dân gian mà chủ yếu là
truyện cổ tích đã góp phần quan trọng vào sự hình thành loại truyện thơ và
truyện vừa viết bằng tản văn trong nền văn học nước ta thời phong kiến.
9
Những truyện cổ tích được viết lại dưới hình thức tản văn trong Lĩnh Nam
chích quái, Việt điện u linh, Thánh tông di thảo của vua Lê Thánh Tông,
Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ đã góp phần quan trọng vào việc hình
thành loại truyện vừa trong văn học Việt Nam thời trung đại” [49, tr. 18].
Luận án tiến sĩ Văn học “Vai trò của văn học dân gian trong sáng tác
của một số nhà văn hiện đại” của Phạm Thị Trâm, năm 2002 tại trường Đại
học Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐHQG Hà Nội). Tác giả luận văn đã nhấn
mạnh về dấu ấn của truyện cổ tích trong sáng tác của nhà văn hiện đại sau
năm 1945. Tác giả đã chỉ ra khá cụ thể sự kế thừa và sáng tạo của nhà văn
bằng cách khảo sát một số tác phẩm cụ thể của các tác giả văn học hiện đại
mà trong sáng tác có mang dấu ấn sâu đậm chất liệu của văn học dân gian.
Lê Tiến Dũng trong bài viết “Đặc điểm nhân vật truyện cổ tích và việc
hiện đại hoá truyện cổ dân gian” đăng trên tạp chí “Nghiên cứu văn học”
(số3/2004) đã phát hiện ra tình trạng một số truyện cổ dân gian được các nhà
văn dựng lên “một cách hiện đại”, “tính cách nhân vật truyện cổ được xây
dựng như những tính cách nhân vật trong truyện ngắn hiện đại”. Đây là một
thực tế cần được nhìn nhận lại, đòi hỏi nhà sưu tầm nắm vững đặc trưng thi
pháp thể loại, nếu không sẽ rơi vào “tình trạng làm mới văn hoá cổ xưa, làm
mất đi giá trị đích thực vốn có của nó” [5, tr. 15].
Bùi Thanh Truyền trong bài viết “Tiếp biến dân gian trong truyện viết
cho thiếu nhi sau năm1986”, đăng trên “Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm”
(số 4, 2015) đã nhận định: “đồng hành cùng trẻ thơ trên chuyến tàu trở về với
cội nguồn dân tộc, một mặt người viết đã bộc lộ rất rõ sự nâng niu, trân trọng
truyền thống, mặt khác cũng cho thấy rõ bản lĩnh, tài năng và tấm lòng của
nhà văn, mong muốn đem đến cho các em những đặc sản tinh thần quen mà
lạ” [53, tr. 5].
Những công trình trên đều đề cập đến mối quan hệ giữa văn học dân
10
gian và văn học viết ở nhiều phương diện và mức độ khác nhau. Nhìn chung,
ý kiến của các tác giả đều gặp nhau ở chỗ xác định ảnh hưởng của các sáng
tác dân gian trong tác phẩm văn học là đa dạng, thậm chí rất sâu xa. Đồng
thời có thể thấy các bài viết này đã tiếp tục khẳng định những tác động sâu
sắc của truyện cổ dân gian đối với việc dựng truyện, xây dựng nhân vật trong
các tác phẩm văn xuôi của các nhà văn Việt Nam hiện đại. Những ý kiến cụ
thể của các nhà nghiên cứu trên chính là những gợi ý bổ ích mang tính chất
định hướng cho chúng tôi trong quá trình hoàn thành luận văn. Song vấn đề
ảnh hưởng của chất liệu dân gian trong truyện “Chuyện ngày xưa một trăm cổ
tích” của Tô Hoài được đề cập chưa nhiều .Chính vì vậy, đề tài mang tính
thiết thực cao và cần thiết đối với người nghiên cứu trong quá trình nắm bắt
tư tưởng và khám phá tác phẩm. Đặc biệt là thấy được vai trò và ảnh hưởng
của chất liệu dân gian trong truyện “Chuyện ngày xưa một trăm cổ tích” của
Tô Hoài trong tiến trình văn xuôi hiện đại Việt Nam.
2.2. Nghiên cứu truyện cổ viết lại của nhà văn Tô Hoài
Tô Hoài là một trong những cây đại thụ của nền văn học Việt Nam
để lại một sự nghiệp sáng tác đồ sộ và đặc sắc. Kể từ bài viết của nhà phê
bình Vũ Ngọc Phan trong bộ sách “Nhà văn hiện đại” (1943) cho tới nay
đã có hàng trăm bài viết tìm hiểu về phong cách nghệ thuật của nhà văn với
sức viết phi thường ấy. Riêng mảng truyện cổ tích viết lại của nhà văn cũng
có nhiều công trình nghiên cứu và nhận xét, đánh giá:
Đỗ Bạch Mai trong bài viết “Đọc Chuyện nỏ thần” đăng trên tạp chí
Văn nghệ, số ra ngày 19/1/1985 đã viết: “Chuyện nỏ thần An Dương Vương
là một đề tài lịch sử, hấp dẫn, xưa nay đã có nhiều người viết, nhiều thể loại:
thơ có, kịch có, truyện cũng có. Nhưng kể chuyện nỏ thần thành hình thức tiểu
thuyết như nhà văn Tô Hoài làm, thì đây là lần đầu”. Theo tác giả thành công
của Tô Hoài chính là ở chỗ đã lôi cuốn được độc giả nhỏ tuổi bằng chính lối
11
văn gần gũi giản dị: “Giọng kể và lời văn đối thoại của nhà văn Tô Hoài có
một phong vị đặc biệt, vừa không xa cách với lối nghĩ, lối nói của chúng ta
ngày nay, vừa gợi được lối nghĩ, lối nói của con người ngày xưa. Có thể nói
cuốn tiểu thuyết có một giọng văn thuần Việt khá mẫu mực. Và điều này, đối
với các bạn đọc nhỏ tuổi của nhà xuất bản Kim Đồng, sẽ có một tác dụng tốt
trong việc giáo dục các em về lời ăn tiếng nói hàng ngày” [42, tr. 13].
Tác giả Hà Minh Đức trong “Tuyển tập Tô Hoài – tập 1”, Nxb Văn
học, năm 1987 đã nhấn mạnh: “Đặc điểm đầu tiên dễ thấy qua những sáng
tác của Tô Hoài là tinh thần dân tộc rõ nét và đậm sắc thái. Có thể nói rằng
tất cả những cái ông viết ra đều thuộc về phần bản chất và tiêu biểu của đời
sống dân tộc. Ông muốn trở về với ngọn nguồn của những truyền thuyết, thần
tích, những câu chuyện cổ để tìm hiểu sự sống của dân tộc trong thời kì xa
xưa và những cảm nghĩ và hình thái tư duy, với những hành động sáng tạo
của người lao động trong quá trình đấu tranh giữ nước và dựng nước. Tô
Hoài với lòng mến yêu sâu sắc truyền thống của dân tộc đã gửi bao tâm huyết
và trí sáng tạo qua những trang viết” [13, tr. 128].
Nhà nghiên cứu Vũ Quần Phương trong bài viết “Tô Hoài văn và đời”
đăng trên “Tạp chí văn học” (số 8/1994) đã khẳng định: “Trong văn xuôi, Tô
Hoài có lối đi riêng. Ông nhảy qua các truyện thời sự mà quay về xa xưa.
Ông viết về An Tiêm, về Loa Thành, về quân cờ đen đánh Pháp. Nhiều huyền
thoại lịch sử được ông viết lại thành truyện cho nhi đồng. Đọc ông, người ta
được tắm tâm hồn mình vào không khí Việt Nam truyền thống. Ông là người
lưu giữ được nhiều nét cổ xưa, nhiều hương vị xưa mà không sa vào hoài cổ”
[45, tr. 36].
Tiếp tục khám phá vẻ đẹp truyện dân gian viết lại của Tô Hoài, nhà
nghiên cứu Phan Cự Đệ trong “Kỷ yếu 20 năm Nhà xuất bản Kim Đồng” năm
1977 đã có những nhận định về tiểu thuyết “Đảo hoang”: “Tiểu thuyết Đảo
12
hoang của Tô Hoài muốn thông qua câu chuyện Mai An Tiêm nêu lên sức
mạnh của ý chí và nghị lực con người gắn chặt với truyền thống chinh phục
thiên nhiên, chống ngoại xâm của dân tộc”. Ông khẳng định thế mạnh của
nhà văn Tô Hoài: “biết khai thác những đặc điểm của thần thoại truyền
thuyết và cổ tích để thỏa mãn thị hiếu thẩm mỹ riêng biệt của lứa tuổi thiếu
niên. Thần thoại là một pho lịch sử thiêng liêng, pho kinh nghiệm sản xuất và
chiến đấu, là kết tinh trí tuệ của thị tộc, bộ lạc. Truyện cổ tích và ngụ ngôn
cũng ghi lại những kinh nghiệm sống và vốn kiến thức rất phong phú về thiên
nhiên và xã hội của nhân dân qua các thế kỷ”. Ông cho rằng thành công của
Tô Hoài là đã biết khai thác: “Những truyện cổ tích, thần thoại, những câu
chuyện thơ mộng trong văn học dân gian đã khơi dậy trí tưởng tượng, lòng
khao khát muốn hiểu biết, khám phá đến mênh mông, vô tận của các em. Tô
Hoài chủ trương viết lại câu chuyện ấy dưới một ánh sáng mới nhằm giáo dục
thế hệ trẻ, đồng thời cũng nhằm bồi đắp thêm vào kho truyện huyền ảo, thi vị
mà trí tuệ loài người đã để lại cho con cháu về sau” [10, tr. 94].
Ngoài ra, chúng tôi trong quá trình tìm hiểu về tác giả Tô Hoài còn thấy
có rất nhiều các khóa luận, luận văn và luận án có đi sâu vào tìm tòi, phát hiện
những sáng tạo độc đáo trong truyện cổ viết lại của nhà văn Tô Hoài từ trước
đến nay:
Luận án tiến sĩ Văn học “Vai trò của văn học dân gian trong sáng tác
của một số nhà văn hiện đại” của Phạm Thị Trâm, năm 2002 tại trường Đại
học Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐHQG Hà Nội). Tác giả luận án đã khảo
sát những dấu ấn của truyện cổ dân gian trong các sáng tác văn học giai đoạn
trước và sau 1975, trong đó có các tác phẩm “Đảo hoang”, “Nhà Chử”,
“Chuyện nỏ thần” của Tô Hoài. Tác giả khẳng định: “Nhà văn Tô Hoài khi
xây dựng ba cuốn tiểu thuyết trên đã chú ý khai thác những thế mạnh của tiểu
thuyết để mở rộng mọi chiều kích tác phẩm. Cốt truyện được nhà văn lấy từ
13
truyện cổ, nhân vật cũng là nhân vật của truyện cổ, mạch cảm hứng cũng đi
từ truyện cổ… Nhưng nội dung tác phẩm đã ở một tầm vóc mới” [51, tr. 91]
Luận văn thạc sĩ Văn học “Thế giới nhân vật trong truyện dân gian viết
lại dành cho thiếu nhi của Tô Hoài” của Vũ Thị Hợp, năm 2012 tại trường
Đại học Vinh. Tác giả luận văn tập trung tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về
con người và thế giới nhân vật, nghệ thuật xây dựng nhân vật trong bốn tập
truyện: “101 chuyện ngày xưa”, “Nhà Chử”, “Chuyện nỏ thần”, “Đảo
hoang”.
Luận án tiến sĩ Văn học“Từ truyện cổ tích dân gian đến truyện cổ tích
nhà văn” (trường hợp Tô Hoài, Phạm Hổ)” của Nguyễn Thanh Huyền, năm
2017 tại Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN). Tác giả
luận án đã thực hiện khảo sát những ảnh hưởng, dấu ấn của truyện cổ tích dân
gian trong các tác phẩm văn học của hai tác giả Tô Hoài và Phạm Hổ, tìm
hiểu sự dung hợp phong cách văn học viết và phong cách văn học dân gian
trong những sản phẩm nghệ thuật của hai nhà văn từ đó chỉ ra sự sáng tạo của
các nghệ sĩ này đối với thể loại truyển cổ tích viết lại. Trong công trình
nghiên cứu của mình, tác giả luận án cũng khẳng định: “Chất liệu dân gian đã
được Tô Hoài và Phạm Hổ sử dụng tài tình, thêm và bớt một cách hợp lý các
yếu tố thần kì, khiến cho các câu chuyện trong các sáng tác “người” hơn,
thực tế hơn”. “Các tác phẩm của hai tác giả chính là những mảng màu đặc
sắc riêng trong bức tranh đẹp và quý giá của nền văn học cổ tích nói chung,
cổ tích nhà văn của Việt Nam nói riêng” [32, tr. 73].
Gần đây nhất là luận văn thạc sĩ Văn học“Chất liệu dân gian trong bộ
ba tiểu thuyết Đảo hoang, Nhà Chử, Chuyện nỏ thần của Tô Hoài” của
Nguyễn Thị Hân, năm 2017, tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Trong
luận văn này, tác giả đã tìm hiểu và đánh giá những ảnh hưởng của văn hóa,
văn học dân gian đến bộ ba tiểu thuyết của Tô Hoài: “với việc sử dụng chất
14
liệu văn hóa và văn học dân gian kết hợp với khả năng sáng tạo đặc biệt của
mình, Tô Hoài đã nhào nặn ra những đứa con tinh thần mới. Đảo hoang, Nhà
Chử, Chuyện nỏ thần sẽ mang một màu sắc, một ý nghĩa mới, phản ánh được
những vấn đề lớn lao mà nhà văn gửi gắm. Tô Hoài luôn biết kết hợp hài hòa
giữa truyền thống và hiện đại, ông luôn hướng về cội nguồn dân gian, lấy đó
làm cơ sở, đồng thời không quên bộc lộ những khả năng, cá tính sáng tạo của
bản thân để tạo nên những tác phẩm có giá trị” [22, tr. 64].
Riêng với tập truyện “Chuyện ngày xưa một trăm cổ tích” của Tô Hoài,
cũng có không ít những bài viết, luận văn nghiên cứu.
Phải kể đến luận văn thạc sĩ Văn học “Đặc điểm câu văn trong 101
truyện ngày xưa của Tô Hoài” của tác giả Lê Thị Hường, năm 2007 tại
trường Đại học Vinh. Tác giả luận văn đã đi sâu tìm hiểu đặc điểm câu văn
của Tô Hoài về mặt cấu trúc, mục đích giao tiếp từ đó rút ra những nét tiêu
biểu về phong cách ngôn ngữ Tô Hoài trên phương diện sử dụng câu văn.
Luận văn thạc sĩ Văn học “Chất cổ tích của nhân vật trong 101 truyện
ngày xưa của Tô Hoài” của tác giả Nguyễn Ngọc Hồi, năm 2008, tại trường
Đại học Vinh. Tác giả luận văn đã tập trung tìm hiểu so sánh điểm tương đồng
và khác biệt trong các kiểu nhân vật phiếm chỉ, nhân vật có tên, nhân vật là
loài vật trong tác phẩm của Tô Hoài và trong truyện cổ tích dân gian.
Như vậy, cho đến nay có khá nhiều công trình nghiên cứu công phu về
truyện cổ tích nhà văn nói chung, truyện cổ tích Tô Hoài mà cụ thể là
“Chuyện ngày xưa một trăm cổ tích” nói riêng. Đây chính là những tư liệu
quý giá, những chỉ dẫn bổ ích hướng chúng tôi trên con đường nghiên cứu về
sáng tác của Tô Hoài. Trên cơ sở tiếp thu những nghiên cứu quý báu của các
nhà khoa học, các tác giả đi trước, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Chất
liệu truyện dân gian trong Chuyện ngày xưa một trăm cổ tích” của Tô Hoài,
với hy vọng sẽ góp phần làm rõ hơn khái niệm truyện cổ tích nhà văn và
15
những ảnh hưởng của chất liệu dân gian đối với truyện cổ tích viết lại của Tô
Hoài, mang đến một cái nhìn toàn diện và đầy đủ hơn về phong cách nghệ
thuật văn xuôi Tô Hoài và tiếp tục khẳng định những đóng góp đầy ý nghĩa
của ông vào sự phát triển của văn xuôi hiện đại Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Với công trình này, mục đích nghiên cứu của luận văn người viết muốn
chỉ ra được những yếu tố dân gian ẩn chứa trong truyện cổ dân gian với
“Chuyện ngày xưa một trăm cổ tích” của Tô Hoài trên một số phương diện
nổi bật: Nhân vật, cốt truyện, các motif đặc trưng.
Trên cơ sở đó, luận văn sẽ đưa ra một sự đánh giá đầy đủ và toàn diện
hơn về đặc trưng truyện cổ tích Tô Hoài, thấy được sự tiếp thu, kế thừa truyền
thống và cả những cách tân, sáng tạo rất đáng trân trọng của nhà văn.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Xuất phát từ mục đích trên, luận văn nhằm giải quyết các nhiệm vụ sau:
Thu thập, hệ thống hóa các tài liệu nghiên cứu về truyện cổ tích dân
gian cũng như truyện cổ tích nhà văn đảm bảo cho việc phân tích, đánh giá về
ảnh hưởng thể loại.
Chỉ ra và phân tích sự khác biệt giữa “Chuyện ngày xưa một trăm cổ
tích” của Tô Hoài với truyện cổ dân gian.
Xác lập các đặc trưng của truyện “Chuyện ngày xưa một trăm cổ tích”
của Tô Hoài.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là chất liệu truyện dân gian (nhân vật, cốt truyện,
motif ) trong truyện “Chuyện ngày xưa một trăm cổ tích” của Tô Hoài.
16
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Sự ảnh hưởng của các yếu tố dân gian trong truyện cổ tích
Tô Hoài ở các mảng truyện cổ tích loài vật, cổ tích thần kì, cổ tích sinh hoạt.
Về phạm vi tư liệu: Tiến hành tìm hiểu, khảo sát “một trăm” truyện cổ
tích viết lại in trong tập “Chuyện ngày xưa một trăm cổ tích”, trong thế đối
sánh với “Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam”, tập 1-2 (in lần 8), Nxb Giáo dục,
Hà Nội do Nguyễn Đổng Chi sưu tầm và biên soạn.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu đề tài luận văn, chúng tôi có sử dụng các
phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
- Phương pháp thống kê, phân loại: khi viết luận văn, tác giả luận văn
đã sử dụng lựa chọn truyện “Chuyện ngày xưa một trăm cổ tích” của Tô Hoài
và “Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam”.
- Phương pháp so sánh: đưa ra sự đối chiếu ảnh hưởng của văn học dân
gian đến văn học viết, cụ thể là trong truyện “Chuyện ngày xưa một trăm cổ
tích” của Tô Hoài để thấy được vai trò, ảnh hưởng to lớn của chất liệu dân
gian.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: luận văn sử dụng phương pháp
phân tích như một công cụ để tìm hiểu cụ thể một đặc điểm nào đó về nội
dung và nghệ thuật của nhà văn có sử dụng chất liệu dân gian. Tuy nhiên,
phân tích cần phải đi liền với tổng hợp vì như thế các kết luận không mang
tính ngẫu nhiên, vụn vặt mà để thể hiện sự đánh giá mang tính khái quát và
thuyết phục hơn.
- Phương pháp tiếp cận hệ thống: đặt tác phẩm “Chuyện ngày xưa một
trăm cổ tích” của Tô Hoài trong đặc điểm thi pháp văn học dân gian để thấy
được tính kế thừa và sáng tạo của nhà văn giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện
về vai trò và ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn học viết.
17
Sử dụng những phương pháp nghiên cứu nêu trên, chúng tôi tin rằng
những vấn đề đặt ra trong luận văn sẽ được thể hiện và lí giải một cách cụ thể,
rõ ràng, có tính hiệu quả cao.
6. Đóng góp của luận văn
Góp phần khẳng định những đóng góp không nhỏ của nhà văn Tô Hoài
vào sự phát triển của văn xuôi Việt Nam, làm rõ hơn mối quan hệ giữa văn
học với đời sống xã hội, về những đặc trưng thi pháp của nghệ thuật cổ xưa,
những nét riêng của văn học hiện đại khi viết lại văn học quá khứ.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Nội dung chính
của luận văn được triển khai thành 3 chương:
Chương 1. Chất liệu truyện dân gian trong cốt truyện “Chuyện ngày
xưa một trăm cổ tích” của Tô Hoài
Chương 2. Chất liệu truyện dân gian qua nhân vật trong truyện
“Chuyện ngày xưa một trăm cổ tích” của Tô Hoài
Chương 3. Chất liệu truyện dân gian qua motif trong truyện “Chuyện
ngày xưa một trăm cổ tích” của Tô Hoài
18
CHƯƠNG 1
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CỐT TRUYỆN
“CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH” CỦA TÔ HOÀI
1.1. Khái niệm cốt truyện
Đối với tác phẩm tự sự, cốt truyện là “toàn bộ những sự kiện được nhà
văn kể trong tác phẩm ấy”. Cốt truyện là “yếu tố quan trọng bậc nhất, không
thể thiếu trong bất kì một hình thức tự sự nào”. Trong tác phẩm tự sự, cốt
truyện là “cái khung để đỡ cho toàn bộ tòa nhà nghệ thuật ngôn từ đứng vững.
Cốt truyện luôn là thành tố cốt lõi, đồng hành với bất kì hình thức tự sự nào”.
Goethe – một đại thi hào, nhà viết kịch, tiểu thuyết gia, nhà văn, nhà khoa học
người Đức đã từng nhấn mạnh: “Đúng vậy, còn gì quan trong hơn cốt truyện và
thiếu nó thì cả nền lý luận nghệ thuật sẽ còn ra gì nữa? Nếu cốt truyện không
dùng được thì tài năng ta cũng sẽ lãng phí vô ích. Và chính vì nghệ sĩ hiện nay
không có những cốt truyện xứng đáng nên tình hình nghệ thuật hiện tại mới bi
đát như thế” [2, tr. 69]. Moom - Nhà văn Anh (1874 - 1965) cũng khẳng định:
“Nhà văn sống bằng cốt truyện y như họa sĩ sống bằng màu và bút vẽ vậy” [2, tr.
69]. Những nhận định này đã khẳng định vai trò quan trọng của cốt truyện trong
sáng tạo tác phẩm. Tuy nhiên, cốt truyện không phải là yếu tố tất yếu cho mọi
loại tác phẩm văn học mà thường chỉ tồn tại trong những tác phẩm thuộc loại tự
sự (tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn, truyện thơ...), kí và các tác phẩm kịch.
Ngành Tự sự học từ lâu đã coi cốt truyện là một trong những yếu tố cơ
bản để tìm ra cấu trúc đích thực của tác phẩm tự sự. Có nhiều cách hiểu khác
nhau về cốt truyện: Theo “Từ điển văn học” thì cốt truyện được hiểu “là một
phương diện của hình thức nghệ thuật. Nó chỉ lớp biến cố của hình thức tác
phẩm – chính hệ thống biến cố (tức cốt truyện) đã tạo ra sự vận động của nội
dung cuộc sống được miêu tả trong tác phẩm” [7, tr. 324]. Trong giáo trình
giảng dạy :Lí luận văn học” do Giáo sư Hà Minh Đức (chủ biên) cũng đưa ra
định nghĩa “Cốt truyện là một hệ thống các sự kiện phản ánh những diễn biến
của cuộc sống và nhất là các xung đột xã hội một cách nghệ thuật, qua đó các
19
tính cách hình thành và phát triển trong những mối quan hệ qua lại của chúng
nhằm làm sáng tỏ chủ đề và tư tưởng của tác phẩm” [14, tr. 137]. Theo Lê Tiến
Dũng: “Cốt truyện là hình thức tổ chức cơ bản nhất của truyện bao gồm các
giai đoạn phát triển chính, các sự kiện chính và hành động chính trong tác
phẩm” [5, tr. 102]. Trong “Từ điển thuật ngữ văn học” cho rằng: “Hệ thống các
sự kiện cụ thể được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo
thành một bộ phận cơ bản quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm
văn học thuộc các loại tự sự và kịch” [20, tr. 88]. Cũng trong “Từ điển thuật ngữ
văn học” khẳng định: “Cấu trúc đích thực của tác phẩm chỉ bao gồm hai yếu tố:
ngôn từ và cốt truyện”. Vì vậy, cốt truyện là một trong những yếu tố quan trọng
trong tác phẩm văn học, những sáng tác nghệ thuật.
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng rõ ràng cốt truyện giữ một vai trò
quan trọng trong một tác phẩm. Và để tác phẩm đó được hay và hấp dẫn thì
phần lớn là do cốt truyện đó có gây được ấn tượng trong lòng của người đọc hay
không. Tuy nhiên, có thể thấy rằng cốt truyện không phải là yếu tố duy nhất làm
nên sự thành công tác phẩm, mà cốt truyện chỉ là một hệ thống cụ thể của
những sự kiện và hành động. Trong hệ thống đó thì cốt truyện phản ánh những
diễn biến của cuộc sống và nhất là các xung đột xã hội một cách nghệ thuật để
qua đó tính cách của nhân vật được hình thành và phát triển trong những mối
quan hệ qua lại giữa chúng, nhằm làm sáng tỏ chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Có
thể thấy ở mỗi một tác giả khác nhau sẽ có những chủ đề tư tưởng khác nhau
trong cách tổ chức và triển khai cốt truyện. Cơ sở chính của cốt truyện là các
mối xung đột đang vận động, vì vậy mà quá trình phát triển của một cốt truyện
cũng giống như quá trình vận động của xung đột sẽ bao gồm các bước như: hình
thành, phát triển và kết thúc.
Tóm lại, một cốt truyện thông thường sẽ có các thành phần chính như
trình bày, thắt nút, phát triển và đỉnh điểm, kết thúc. Trong đó, mỗi phần được
giao cho một nhiệm vụ khác nhau nhưng tất cả những nhiệm vụ đó sẽ tạo nên
một cốt truyện hoàn chỉnh. Tuy nhiên, trong thực tế sáng tạo một tác phẩm văn
20
học thì không phải lúc nào cốt truyện cũng sẽ có đầy đủ cả năm thành phần như
đã nói ở trên, đồng thời cũng không phải lúc nào nó cũng sẽ được trình bày theo
thứ tự như đã sắp xếp ở trên mà ở một số truyện chúng ta sẽ thấy nó sẽ có thể bị
thiếu mất đi một vài thành phần nào đó hoặc nhiều khi truyện được bắt đầu bằng
phần kết thúc hoặc cũng có thể là bắt đầu bằng một biến cố gần với điểm đỉnh
mà không phải là phần trình bày. Cho nên, khi tìm hiểu và xác định các thành
phần của cốt truyện, chúng ta không nên gò ép những biến cố hay sự kiện vào
thành phần này hoặc thành phần khác với những lí do có tính chất hình thức mà
chúng ta nên tìm hiểu và phân tích việc xây dựng cốt truyện có thể hiện được
những xung đột của xã hội và sự phát triển của nó sao cho phù hợp với các quy
luật của cuộc sống để thể hiện được ý đồ nghệ thuật của tác giả thông qua tác
phẩm đó.
Việc sử dụng cốt truyện có sẵn lấy từ nguồn cổ tích dân gian, đã được các
nhà văn hiện đại khai thác qua các giá trị truyền thống để viết nên những tác
phẩm mới điều này có thể nói là một hoạt động sáng tạo không kém phần thử
thách. Việc viết lại truyện cổ được hiểu là biến một sáng tạo dân gian truyền
miệng thành một tác phẩm văn học thành văn có sự cách tân, đổi mới. Việc viết
lại truyện cổ không đơn thuần chỉ là câu chuyện kỹ thuật mà quan trọng là quan
niệm nghệ thuật, tư tưởng thẩm mĩ mà nhà văn mong muốn thể hiện. Với truyện
“Chuyện ngày xưa một trăm cổ tích” của Tô Hoài, chúng tôi qua quá trình tìm
hiểu và khảo sát văn bản của ông thì thấy rằng số lượng các truyện có cốt truyện
mang bóng dáng của truyện dân gian, sử dụng chất liệu dân gian chiếm tỉ lệ khá
lớn 86/100 truyện (chiếm 86%) (xem phụ lục 1), kết quả này cho thấy dường
như hé mở những nguyên nhân tại sao mà truyện cổ tích viết lại của Tô Hoài lại
gần gũi với người dân và thấm nhuần vào trong mỗi người dân đến như vậy để
rồi qua những câu chuyện cổ tích của ông cũng được lưu truyền rộng rãi qua
mọi thời gian và ở tất cả các vùng lãnh thổ hình chữ S của dân tộc ta cho đến
ngày hôm nay mặc dù nhà văn đã qua đời từ rất lâu rồi.
21
1.2. Những chất liệu dân gian trong cốt truyện “Chuyện ngày xưa một
trăm cổ tích” của Tô Hoài
1.2.1. Cách mở đầu và kết thúc truyện
Khi chúng ta đọc những truyện cổ tích, ai cũng thấy bắt đầu câu chuyện
bằng sự mở đầu như: “Ngày xửa, ngày xưa, đã lâu lắm rồi, ở một ngôi làng
nọ...” những câu bắt đầu như vậy thường gợi cho người đọc, người nghe tới một
nơi xa xôi, huyền bí, chứa nhiều điều thú vị, ở nơi ấy có những ông Bụt, bà Tiên,
những nàng công chúa, chàng hoàng tử cùng những con ngựa trắng phi như bay.
Hầu hết mở đầu trong truyện cổ tích là vậy, đều được bắt đầu bằng một cụm từ
chỉ thời gian, không gian thật xa xôi trong quá khứ: “Ngày xửa ngày xưa”, “đời
xưa, thời xưa”, “thuở xưa, đã lâu lắm rồi”… và phổ biến nhất có lẽ lại là những
cụm từ như: “ngày xửa, ngày xưa”, cụm từ này tạo nên thủ pháp điệp với những
nhạc điệu trầm bổng giống như những làn điệu dân ca đã dẫn người nghe đi đến
một thế giới rất xa xôi và mơ mộng. Tuy nhiên, cách nói nói “ngày xưa” vẫn
chưa đủ vì thế người ta phải đẩy sự kiện lùi xa hơn bằng cách thêm vào “ngày
xửa” hoặc “đã lâu lắm rồi, người già không nhớ rõ vào thời nào”… Thông
thường theo cách cảm nhận của người kể và người nghe truyện thì cứ cái gì mà
càng xưa thì sẽ lại càng có giá trị và đáng tin tưởng hơn. Người xưa lúc này sẽ
lại là một “tiền nhân” như đang ở trước mặt ta, họ sẽ dẫn dắt ta và họ là tổ tiên,
là thầy của chúng ta. Bởi vậy, cho nên những câu chuyện càng xa xôi thì sẽ lại
càng quan trọng và là bài học rút ra càng sâu sắc. Ở đây các tác giả dân gian đã
đẩy những câu chuyện ra khỏi thời hiện tại để đưa vào thời quá khứ - một cái
thời mà không ai biết, không ai đã được trải qua để bàn cãi hay bắt bẻ rằng
những câu chuyện ấy đúng hay sai. Nhờ có yếu tố này mà tác giả dân gian mới
dễ bề hư cấu và tạo ra một thế giới đầy kỳ ảo và hấp dẫn. Và thông qua câu
chuyện kỳ ảo đó mà đưa ra thế giới quan, nhân sinh quan của mình.
Chúng ta cũng bắt gặp những câu chuyện trong tập truyện “Chuyện ngày
xưa một trăm cổ tích” được nhà văn Tô Hoài sử dụng lối mở đầu truyện bằng
việc quay về với thời gian quá khứ xa xưa, trong “Chuyện ngày xưa một trăm cổ
22
tích” cũng có những bắt đầu bằng các từ chỉ thời gian như: “thuở xưa”, “đời
xưa”, “ngày xưa”, “xưa kia”... Những cụm từ chỉ thời gian này liên tục xuất
hiện truyện “Chuyện ngày xưa một trăm cổ tích” của Tô Hoài qua quá trình
khảo sát, phân loại tác phẩm chúng tôi đã tìm ra được 27/100 truyện (chiếm
27%). Trong đó, những truyện bắt đầu bằng từ: “Thuở xưa” với số lượng là
7/100 truyện (chiếm 7% tổng số truyện như: “Ả Chức - chàng Ngưu”, “Cái
chổi”, “Sự tích Hồ Gươm”,”Chuột và Mèo”, “Ai là chúa muôn loài”, “Ơn bố
mẹ”, “Sự tích ông Ba Mươi”), cụm từ “ngày xưa” với số lượng 7/100 truyện
(chiếm tỷ lệ 7% các truyện như: “Chàng ngốc được kiện”, “Bé thần đồng”,
“Trâu vàng Hồ Tây”, “Thần sắt”, “Nàng tiên gạo”, “Tiếng chim Tu Hú”, “Hồ
Ba Bể”), cụm từ “xưa kia, xưa..” với số lượng 5/100 (chiếm 5% với các truyện
như: “Một cái án”, “Lý Ông Trọng”, “Quả dưa đỏ”, “Chuyện chim Cuốc”,
“Sự tích thác Đam Bri”), cụm từ “ngày xửa, ngày xưa” với số lượng 5/100
truyện (chiếm 5% với các truyện “Cây nêu ngày Tết”, “Hổ và Gấu đi cày”,
“Voi biết hát”, “Công và Qụa”, “Ông Ba Vành”), từ mở đầu “đời xưa” với số
lượng ít hơn khoảng 3/100 truyện (chiếm khoảng 3% với các truyện như:
“Trạng Hít”, “Con chim biết hát”, “Cái bướu cổ”).
Trong các cụm từ trên có lẽ cụm từ chỉ thời gian “ngày xửa, ngày xưa” là
cách mở đầu truyện “Chuyện ngày xưa một trăm cổ tích” của Tô Hoài giống hệt
cách mở đầu trong truyện cổ tích. Cấu trúc mở đầu câu chuyện như thế này đã
khiến cho các câu chuyện mang màu sắc giống như truyện cổ tích hé mở cho
chúng ta những bí ẩn kỳ diệu, những kỳ ảo trong từng câu chuyện, phủ một lớp
bụi thời gian không rõ thời điểm trên những câu chuyện, đồng thời khơi gợi trí
tò mò của người nghe. Cách mở đầu này tồn tại từ rất lâu trong truyện cổ tích
nay nhà văn Tô Hoài lại vận dụng nó vào trong các câu chuyện của mình nên
bạn đọc lại một lần nữa cảm thấy hứng thú, thôi thúc mình đọc và xem cách kể
truyện của nhà văn Tô Hoài so với truyện cổ tích có gì hấp dẫn hơn, bạn đọc
muốn được xem cách nhà văn hiện đại đang sinh sống trong thời đại mình khi
viết về truyện cổ tích ngày xưa trong hiện tại. Sự sáng tạo của nhà văn Tô Hoài
23
trong “Chuyện ngày xưa một trăm cổ tích” với cách mở đầu sử dụng cụm từ
“ngày xửa, ngày xưa” đã tạo ra sự kỳ thú cho người đọc tin vào câu chuyện. Có
lẽ do chính điểm chung khi mở đầu như vậy đã khiến cho “Chuyện ngày xưa
một trăm cổ tích” của Tô Hoài trở nên gần gũi, hấp dẫn, dễ nhớ như những
truyện dân gian.
Ngoài sự giống nhau về cách mở đầu bằng công thức thời gian phiếm chỉ
thì “Chuyện ngày xưa một trăm cổ tích” cũng có những sự khác biệt tương đối
rõ ràng.
Trong truyện cổ tích, liền kề theo sau những cụm từ chỉ thời gian, người
kể chuyện nhắc đến yếu tố không gian: “ở làng nọ”, “trong một khu rừng nọ”,
“tại một vương quốc nọ”... Nói chung là một nơi nào đó không phải là nơi mà
người kể mà người nghe đang ở. Mà nếu người nghe có muốn tới vùng đất đó
thì cũng không được vì không rõ “làng nọ” là làng nào, ở đâu… Nhìn chung,
địa danh trong truyện cổ tích là mang tính phiếm chỉ, đây là một thủ pháp nghệ
thuật quan trọng. Nó có tác dụng cách ly không gian người nghe và không gian
câu chuyện để dễ bề hư cấu, đưa vào yếu tố kỳ ảo. Nó tạo ra một chân trời mới
mẻ kích thích, gợi trí tò mò của người nghe. Mang những yếu tố dân gian,
“Chuyện ngày xưa một trăm cổ tích” của Tô Hoài cũng mang đặc điểm này của
truyện cổ tích. Số lượng truyện như vậy chiếm tỷ lệ cũng khá nhiều 25/100
truyện (chiếm 25%). Trong vài truyện có bóng dáng của cấu trúc này như trong
“Chàng ngốc khởi kiện”: “Ngày xưa, ở một làng nọ có một anh nhà nghèo, tính
tình lại ngờ nghệch, cái gì cũng ngẩn ngơ, lắc đầu không biết. Làng nước đặt
tên anh là Ngốc anh cũng im lặng...” [28, tr. 100] hay trong truyện “Một cái án”:
“Ngày xưa, ở một làng nọ có bốn người bạn tên là Thân, là Dậu, là Tuất, là Hợi.
Đến khi thôi học, mỗi người một nghề, một kế sinh nhai khác nhau. Nhưng là
đồng môn, họ hẹn khi nào có dịp gặp nhau..” [29, tr. 75]. Hoặc trong truyện “Lý
Ông Trọng”: “Xưa kia ở một làng Chèm bên sông cái ngoài thành Đại La có
người họ Lý, tên Ông Trọng. Ông Trọng cao lớn, có sức khỏe khác thường. Đến
mùa nước nổi, trên sông Cái thật nhiều con thuồng luồng, con giải từ trên
24
ngược theo nước lũ về quấy đảo bắt cá, ăn thịt cả người...” [30, tr. 51]. Đặc biệt
nhất là trong truyện “Chuyện nỏ thần” mang cấu trúc này rất đậm nét: “Bấy giờ
người nước Âu Lạc đã sinh sống rộng ra các cõi trên bến dưới thuyền từ miền
núi xuống đồng bằng sông Cái, sông Mã. Thục An Dương Vương với các mưu sĩ
đi khắp nơi để chọn thế đất dựng nơi trung tâm làm chỗ vững chãi muôn đời.
Mãi sau tìm được vùng đất phì nhiêu mà lại ẩn mình bên chân rặng núi Tam
Đảo, trông ra sông Cái. ..” [30, tr. 25]. Đó là số lượng những truyện trong
“Chuyện ngày xưa một trăm cổ tích” mang yếu tố, chất liệu dân gian trong khởi
đầu mỗi câu chuyện. Cách miêu tả từ thời gian, đến không gian rộng lớn như hé
mở cho chúng ta một cánh cửa với con mắt tò mò để người đọc, người nghe từ
từ đi vào cánh cửa của sự bí ẩn, kỳ lạ và đậm chất cổ tích ấy.
Tuy nhiên, về địa điểm trong truyện cổ tích và truyện “Chuyện ngày xưa
một trăm cổ tích” của Tô Hoài có những nét khác biệt mang tính đặc trưng khác
nhau. Nếu ở truyện cổ tích chúng ta thấy truyện thường dẫn đưa con người tới
những miền quê, nơi không xác định, với một địa danh không cụ thể “ở một
làng nọ”, “ở một nơi rất xa”, “ở một khu rừng nọ”, “ở một vùng kia”, “ở một
vương quốc nọ”... khiến cho câu chuyện trong truyện cổ tích trở nên hư ảo, kỳ
ảo hơn, có gì đó xa lạ, có gì đó lại thật gần gũi với mỗi con người. Thì truyện
“Chuyện ngày xưa một trăm cổ tích” lại không hoàn toàn như vậy, mở đầu
những câu chuyện vẫn là thời gian không xác định với “thuở xưa”, “ngày xưa”,
“đã lâu lắm rồi”...không gian rộng, nhưng địa điểm của câu chuyện thì lại rất cụ
thể, đó là một địa danh quen thuộc, một vùng đất của Việt Nam, đó có thể là
một làng, xã, một vùng miền trên đất nước dải hình chữ S Việt Nam thân
thương của chúng ta. Tỷ lệ số lượng truyện mang đặc điểm này chiếm ưu thế
trong truyện “Chuyện ngày xưa một trăm cổ tích” của Tô Hoài. Đó là sự quen
thuộc với những địa danh như trong truyện “Huyền Quang”: “Đời xưa, ở xã
Vạn Tự huyện Gia Lương có một người học trò tên là Lý Đạo Tái” [30, tr. 86];
trong truyện “Lê Như Hổ”: “làng Liên Châu ở Hưng Yên có người học giỏi họ
Lê. Tướng mạo đĩnh đạc, người cao lớn, ăn khỏe như hổ, người ta gọi chàng là
25
“như hổ”....” [30, tr. 3], trong truyện “Động Từ Thức”: “Ngày xưa, vào thời
Trần, ở châu Ái, có một chàng trai tên là Từ Thức. Hai mươi tuổi, thi đỗ, được
bổ làm quan tri huyện một vùng ven biển...” [30, tr. 60].
Không chỉ có nét tương đồng về mở đầu truyện, mà kết thúc mỗi truyện,
truyện “Chuyện ngày xưa một trăm cổ tích” và truyện cổ tích cũng có những
điểm chung. Truyện cổ tích thường kết thúc có hậu nhằm thể hiện được chính
mục đích của truyện đề ra từ ban đầu, hầu như mọi truyện đều kết thúc có hậu,
chính nghĩa thuộc về người tốt, người thiện, người nhân nghĩa, họ sẽ được
hưởng hạnh phúc. Những hoàng tử, công chúa xinh đẹp sẽ tìm đến được với
nhau, sống một cuộc sống hạnh phúc tại lâu đài của họ, những người lương
thiện sẽ được một cuộc sống đầy đủ hơn, sung túc hơn... Những thế lực đen tối,
hung ác, tham lam đều bị trừng trị đích đáng, chúng bị trừng phạt bởi những thế
lực trên cao như vua, quan; hay dân chúng hoặc bị trời đánh, thế lực siêu nhiên
trừng trị. Hầu hết, kết thúc đều đem lại sự hoàn mỹ để rồi người ta mơ rằng
cuộc sống giá như những câu chuyện cổ tích, luôn luôn kết thúc tốt đẹp, tràn
ngập những sắc màu lý tưởng. Truyện “Chuyện ngày xưa một trăm cổ tích” của
Tô Hoài cũng vậy, cũng mang những kết thúc có hậu và hạnh phúc dành cho cả
những người tốt và kẻ xấu thì bị trừng phạt.
1.2.2. Nội dung cốt truyện, tình tiết, diễn biến truyện
Tư tưởng cái thiện bao giờ cũng chiến thắng cái ác luôn là sợi chỉ đỏ
xuyên suốt các câu chuyện trong truyện cổ tích và truyện “Chuyện ngày xưa
một trăm cổ tích” của Tô Hoài. Đọng lại sau khi kết thúc mỗi câu chuyện là tinh
thần lạc quan, có hậu, trong đó kết thúc truyện bao giờ cái thiện cũng chiến
thắng hoặc được tôn vinh, cái ác bị tiêu trừ hoặc bị chế giễu ... Có lẽ vì vậy, mà
đọc truyện cổ tích nói chung và truyện “Chuyện ngày xưa một trăm cổ tích” của
Tô Hoài nói riêng luôn khiến chúng ta cảm thấy thoải mái, thanh thản, bình an.
Dường như tư tưởng tinh thần lạc quan, có hậu, trong đó kết thúc truyện bao giờ
cái thiện cũng chiến thắng hoặc được tôn vinh, cái ác bị tiễu trừ hoặc bị chế giễu
dần dần ăn nhập vào bản căn của mỗi con người Việt Nam, nó được lan rộng và
26
tạo ra làn sóng ảnh hưởng cực lớn, để mọi người đều hiểu, đều cảm thụ, thấy
được sự gần gũi với truyện cổ tích trong truyện “Chuyện ngày xưa một trăm cổ
tích” của Tô Hoài. Khi đọc truyện “Chuyện ngày xưa một trăm cổ tích” của Tô
Hoài chúng ta nhận thấy chất liệu dân gian trong được thể hiện một cách rõ nét
nhất bằng các cốt truyện, đặc biệt trong nội dung cốt truyện tình tiết, sự kiện là
yếu tố vô cùng quan trọng.
Trong “một trăm” câu chuyện thuộc tập truyện “Chuyện ngày xưa một
trăm cổ tích” của Tô Hoài, chúng tôi thấy rằng nội dung của những câu chuyện
rất thân quen và gần gũi từ những câu chuyện, đến nhân vật và từng chi tiết
giống với truyện cổ tích. Các nhân vật trong truyện cổ tích xuất hiện với mật độ
dày đặc, trở thành nhân vật chính trong những câu chuyện ở trong truyện
“Chuyện ngày xưa một trăm cổ tích” của Tô Hoài. Đó là những truyện về
những vị vua có công trong quá trình dựng nước và giữ nước là các vị vua Hùng
(“Bánh Chưng, bánh Dày”, “Chuyện nỏ thần’, “Sự tích Hồ Gươm”, “Ông
Gióng”, “Qủa dưa đỏ”...); là những câu chuyện về cuộc sống, sự lâm nạn của
những vị hoàng tử, công chúa, những đứa trẻ mồ côi tốt bụng giàu lòng thương
và sự hi sinh và luôn bị những kẻ xấu hãm hại (“Con cóc hớp mưa”, “Cây tre
trăm đốt”, “Lấy vợ cóc”, “Người hóa dế”, “Ông Ba Vành”,”Cái bướu cổ”,
“Của thiên trả địa”, “Đám cưới kỳ lạ”, “Công chúa nói ba lần”....); là lòng
hiếu thảo của những người con con gái tìm mọi cách chữa chạy khi cha mẹ bị
bệnh (“Gái ngoan dạy chồng”, “Con chó, con mèo có nghĩa”, “Tấm Cám”,
“Bé thần đồng”, “Oan thị Kính”, “Ông bố vui tính”, “Lê Như Hổ”, “Bánh
Chưng, bánh Dày”, “Nàng tiên gạo”, “Ơn bố mẹ”…), là những câu chuyện về
sự tích các loài vật (“Chuột và Mèo”, “Thỏ, Gà mái và Hổ”, “Công và Qụa”,
“Rùa và Hươu”,...). Những câu chuyện quen thuộc như những truyện cổ tích,
truyện ngụ ngôn của dân gian, nó giúp tái hiện lại cuộc sống, suy nghĩ, sự đấu
tranh của con người trong xã hội. Và cuối cùng, những câu chuyện để lại những
giá trị về đạo đức, bài học khuyên răn con người, khát khao cháy bỏng và những
giấc mơ của con người như truyện cổ tích, truyền thuyết, ngụ ngôn dân gian,
27
đúng như câu nói: “truyện cổ tích là những giấc mơ đẹp, những khát vọng tự do,
hạnh phúc và công bằng xã hội”.
Những truyện “Chuyện ngày xưa một trăm cổ tích” của Tô Hoài mang
cốt truyện như những câu truyện dân gian: truyện cổ tích, ngụ ngôn với nhiều
thể loại và khía cạnh cụ thể như: truyện cổ tích về loài vật, truyện cổ tích thần
kỳ, truyện cổ tích sinh hoạt...
1.2.2.1. Truyện cổ tích thần kỳ
Mỗi thể loại truyện đều có nội dung cốt truyện, cách thức xây dựng có
phần tương đồng với truyện cổ dân gian. Trong đó, số lượng truyện mang nội
dung tựa những truyện cổ tích thần kỳ chiếm tỷ lệ lớn trên 40%, các chuyện đều
có sử dụng yếu tố thần kỳ, kỳ ảo, xuất hiện những nhân vật thần kỳ, phương tiện
thần kỳ để hỗ trợ nhân vật, xuất thân thần kỳ...Yếu tố kỳ ảo, thần kỳ trở thành
một trong những đặc điểm đặc trưng cho truyện cổ tích.
Yếu tố kỳ ảo tự bao giờ đã là những bông hoa được đan cài vào trong
nhiều sáng tác văn học của nhân loại từ ở buổi bình minh của lịch sử. Dường
như yếu tố kỳ ảo hay còn gọi là yếu tố thần kỳ trở thành yếu tố “sống còn” của
truyện cổ tích. Nhà nghiên cứu Đỗ Bình Trị đã viết về vai trò của yếu tố thần kỳ
như sau: “Thế giới cổ tích là một sáng tạo độc đáo của trí tưởng tượng dân gian.
Thế giới ấy có mối quan hệ như thế nào với thực tại?”. Ta đều biết “trong mỗi
truyện cổ tích đều có những yếu tố của thực tế” [55, tr. 34].
Yếu tố thần kỳ trong truyện cổ tích yếu tố thần kỳ có vai trò biến thực tế
cuộc sống thành thế giới cổ tích. Người nghe say mê thế giới cổ tích, họ bị mê
hoặc bởi chính cái thần kỳ của thế giới cổ tích. Mặt khác, yếu tố thần kỳ, yếu tố
kỳ ảo trong truyện cổ tích cũng đóng vai trò giải quyết các xung đột của truyện:
xung đột giữa người tốt và kẻ xấu, giữa người thật thà, lương thiện và kẻ tham
lan, độc ác. Nhờ yếu tố kỳ ảo, thần kỳ này mà người tốt, thật thà, lương thiện
luôn chiến thắng, sống hạnh phúc, kẻ xấu, tham lam, độc ác sẽ bị trừng trị một
cách đích đáng.
Yếu tố kỳ ảo, thần kỳ này cũng xuất hiện với tần số rất lớn trong truyện
28
“Chuyện ngày xưa một trăm cổ tích” của Tô Hoài. Theo như khảo sát thống kê
của tác giả luận văn thì trong truyện “Chuyện ngày xưa một trăm cổ tích” của
Tô Hoài có đến 41/100 truyện của ông xuất hiện các yếu tố thần kỳ, yếu tố kỳ
ảo. Trong đó có những truyện yếu tố thần kỳ, biến hóa được sử dụng rất nhiều.
Sự thần kỳ này mục đích chính đều là để thử thách con người, hoặc đó là sự ban
phước cho con người khi họ làm được điều tốt đẹp. Do sự phong phú về những
yếu tố thần kỳ này thể hiện được tính dân gian đậm nét trong truyện “Chuyện
ngày xưa một trăm cổ tích” của Tô Hoài.
Người đọc sẽ bắt gặp những yếu tố ấy trong truyện “Cây tre trăm đốt”,
yếu tố thần kỳ xuất hiện để lấy lại sự công bằng cho người con trai làm thuê nhà
phú ông, đồng thời, trừng phạt kẻ tham lam như phú ông: “... anh chàng bỗng
chấp tay, hô to: “Khắc nhập, Khắc nhập”Những đốt tre cựa quậy chui trong
thừng ra, bò lổm nhổm đến nhập khít vào nhau. Thành cây tre trăm đốt vươn ra
dài ngoẵng trước mặt mọi người. Phú ông đứng đấy, hai chân cũng líu ríu dính
theo những đốt tre đương bò, rồi cả người phú ông bị lôi dính liền với các đốt
tre không thể nào rằng ra được....Đám cưới chạy cả. Chú rể chạy trước
nhất...anh thợ cày lại hô “Khắc nhập”chú rể liền bị lôi hai chân gắn lên đầu
phú ông...phú ông chắp tay vái: anh tha cho tôi, hôm nay chính là ngày cưới
của anh, không phải ngày mai, ngày kia đâu ” [28, tr. 116]. Trong truyện Tấm
cám: Tấm được Bụt hóa phép ra quần áo, giầy dép để đi dự hội; Tấm bị mụ dì
ghẻ hãm hại nhiều lần, phải trải qua nhiều kiếp luân chuyển từ chim vàng anh,
cây xoan đào, khung cửi... cho đến cây thị ven đường. Các yếu tố kì ảo, biến
hóa đã giúp Tấm chống lại ác ý và tham lam của mẹ con dì ghẻ và trở về hạnh
phúc bên nhà vua - chồng mình. Trong truyện “Cái bướu cổ”, do sự hiền lành,
có đức và sống chan hòa với con người và thiên nhiên cô gái mang cái bướu ở
cổ đã được “các cô tiên” trong rừng nhấc cái bướu cổ ra khỏi cổ cô gái và đã
giúp nàng từ một người xấu xí trở thành một người xinh đẹp: “Các cô tiên nhấc
cái bướu ra rồi xoa tay vào cái sẹo trên cổ cô gái. Rồi cả bọn đi mất khi trời
rạng sáng. Cô gái sờ lên cổ, làn da mát lạnh, thấy mất cái bướu...bấy giờ cô gái
29
thật xinh đẹp và tiếng hát thật hay” [28, tr. 47].
Yếu tố kỳ ảo hay yếu tố thần kỳ được thể hiện trong truyện “Chuyện ngày
xưa một trăm cổ tích” của Tô Hoài ở nhiều khía cạnh khác nhau: cốt truyện,
nhân vật, không gian, sự biến hóa phép màu... Những câu chuyện mang cốt
truyện kỳ ảo quen thuộc của truyện dân gian như trong truyện “Ông Ba Vành”
kể về một cậu bé lúc mới sinh có hai cánh tay dài quá đầu gối, khi lớn lên còn
nhận thấy mình có tướng lạ và có một phép lạ “ở hai ngón chân mọc mấy cái
lông” mà mỗi khi ông Ba Vành vuốt đám lông chân thì người nhẹ như bấc, có
thể nhảy vụt qua nóc nhà. Ông Ba Vành đã sử dụng phép lạ đó để bênh vực
những kẻ yếu mà ông nhìn thấy: khi thì bọn phú ông nhà giàu, khi thì bọn quan
tham: “Bấy giờ khắp nước, từ kinh đô xuống các cõi nhan nhản quan tham lại
nhũng. Người dân bị hà hiếp, bao nhiêu oán thán, căm hờn ngùn ngụt như lửa
cháy. Đâu đâu cũng tìm theo ông Ba Vành dấy binh. Chẳng bao lâu Ba Vành đã
có hàng nghìn quân dưới cờ. bộ hạ tôn Ba Vành lên làm tướng” [30, tr. 22]. Với
phép lạ thần kỳ ở vuốt đám lông chân Ba Vành đã bênh vực được cho những
người nông dân đồng thời trừng trị cho bọn quan tham lam. Trong truyện “Cây
tre trăm đốt”, phú ông muốn lừa người làm nên đã đưa ra điều kiện bắt chàng
trai vào rừng “tìm một cây tre cao một trăm đốt” để đem về dựng rạp bày cỗ
mời làng. Không tìm được cây tre trăm đốt nhưng chàng được ông Bụt giúp đỡ
với câu thần chú “Khắc nhập, khắc nhập” thì tự khắc những đốt tre sẽ nhập vào
nhau thành một trăm đốt, chàng trai nhờ câu thần chú đã tìm được người vợ cho
mình và tiêu diệt được âm mưu của kẻ xấu. Với chi tiết câu thần chú quen thuộc
của truyện cổ tích, truyện gợi nhớ đến những truyện cổ tích như “Alibaba và
bốn mươi tên cướp” với câu thần chú “vừng ơi mở cửa ra”... Đó là những chi
tiết quen thuộc của truyện cổ tích như hóa thành con vật “hai chân dài và hai
cánh rộng, có lông hẳn hoi, mặt cú dài dần cho đến khi thành hai cái mỏ thật
dài”, và vua có thể lắng nghe được những câu chuyện của những con vật khác.
Đây là một trong những chi tiết phố biến trong truyện cổ tích motif nghe được
tiếng vật như trong truyện “Dã tràng”, “Cứu vật, vật trả ơn, cứu người người
30
báo oán”...
Trong các truyện cổ tích, không gian truyện được phủ một không khí
huyền ảo, kỳ lạ, thần bí, có những phép màu nhiệm. Ở nơi đó có những con vật
biết nói, có cảm xúc như con người, có những vị thần, ông bụt, bà tiên có phép
thuật...Và không gian ở trong truyện “Chuyện ngày xưa một trăm cổ tích” của
Tô Hoài cũng mang không gian màu sắc cổ tích như vậy. Được biết có lẽ yếu tố
quan trọng nhất trong truyện cổ tích chính là sự biến hóa thần kỳ, tạo ra nhiều
thú vị cho người đọc, mỗi câu chuyện đều được vận dụng phép thuật của những
nhân vật đặc trưng của truyện cổ tích. Tuy nhiên, nếu như trong truyện cổ tích
thì nhân vật mang phép thuật chính là bà tiên, ông Bụt, phù thủy... thì trong
truyện “Chuyện ngày xưa một trăm cổ tích”, người mang phép thuật chính là
những nhân vật trong truyện... Tuy nhiên, điểm tương đồng chính là sự xuất
hiện dày đặc của những yếu tố biến hóa, kỳ ảo. Đó là biến hóa thành con vật
“con cóc” trong “Con cóc hớp nước mưa”; Mụ Lường trong truyện cùng tên sau
chết hóa thành con cá he suốt ngày nhào lặn xuống chỗ nước lợ cửa sông cửa bể
đi tìm của của mình. Rồi người vợ mang hình hài là con cóc xấu xí, bị mọi
người chê cười đến cuối truyện bỗng biến thành “một cô gái da trắng như trứng
gà bóc, đôi mắt sáng ngời. Váy áo mớ bảy rực rỡ” [28, tr. 174] xinh đẹp nhất
trong những cô gái vợ bạn chồng đến chúc mừng tuổi thầy giáo của chồng trong
truyện “Lấy vợ cóc”; hay trong truyện “Người hóa dế”, người mẹ kế vì muốn
vơ vét hết của cải cho con trai của mình mà nhẫn tâm bầy mưu tính kế giết Linh
(con riêng cả vợ trước của chồng) nhưng nhờ có sự hiểu biết lễ nghĩa của người
em trai không giết mình theo lời mẹ mà còn đưa cho anh trai một món tiền và
nói anh hãy chạy trốn đi, cùng với sự che chở của người mẹ biến thành con
chim Phượng Hoàng hằng ngày vẫn đậu trước cửa sổ nên chàng Linh tu chí học
hành và thi đỗ Đình, lấy được vợ xinh đẹp trong ngày vinh quy bái tổ người dì
ghẻ ác độc đó xấu hổ chui xuống gậm phản “con dế lủi thủi trong hang hốc,
ngoài bờ bụi, suốt đời không bao giờ dám bò ra chỗ sáng ban ngày” [28, tr.
180]... Sự kỳ ảo trong các truyện cổ tích nói chung và trong truyện “Chuyện
31
ngày xưa một trăm cổ tích” của Tô Hoài nói riêng còn thể hiện sự cứu rỗi tâm
linh con người, hướng con người bỏ cái xấu xa, đến với cái chân, thiện, mỹ mà
còn mang sức mạnh thần diệu khi cứu sống tính mạng con người.
Đặc biệt ở sự biến hóa, thần kỳ này ta còn xuất hiện những yếu tố mang
tính đặc trưng của sự thần kỳ trong truyện cổ tích là sự xuất hiện của lực lượng
thần kỳ, phương tiện thần kỳ hỗ trợ để giúp cho nhân vật chính. Lực lượng siêu
nhiên ở đây có thể là ông tiên, bà tiên, là quả tiên, con vật thần kỳ... Đó là ông
Bụt hiện lên giúp đỡ Tấm khi Tấm bị Cám lấy hết cá ở giỏ, ông xuất hiện khi
Tấm bị mẹ con Cám ăn thịt Bống, ông cũng xuất hiện khi Tấm không có quần
áo đẹp để đi trảy hội. Hình tượng ông Bụt cũng xuất hiện trong “Cây tre trăm
đốt”, ông Bụt, ông Tiên này đã giúp cho chàng trai. Hay hình tượng cô tiên
trong truyện “Từ thức gặp tiên”. Ngoài ra còn có lực lượng thần tiên là do con
vật thần kỳ, đó là trong “Cây khế” chính con chim là ăn khế, giúp cho người em
trở nên giàu có. Hoặc con rắn trong truyện “Dã tràng” đã giúp cho nhân vật
vượt khỏi hiểm nguy. Và chắc hẳn người đọc không thể không nhớ đến hình ảnh
con cá vàng trong truyện cổ tích của Nga “Ông lão đánh cá và con cá vàng”.
Như vậy, tất cả các nhân vật trong truyện cổ tích điều được trợ giúp, nhận sự hỗ
trợ từ một lực lượng siêu nhiên. Vậy trong truyện “Chuyện ngày xưa một trăm
cổ tích” của Tô Hoài thì thế nào?
Theo như khảo sát của chúng tôi, trong truyện “Chuyện ngày xưa một
trăm cổ tích” của Tô Hoài yếu tố này cũng xuất hiện với tần số khá lớn. Đây là
một sự tương đồng hiếm có khi xuất hiện một loại phương tiện thần kỳ và nhân
vật thần kỳ của văn học dân gian. Đúng như V.IA.Propp đã khẳng định, phương
tiện thần kỳ và nhân vật thần kỳ là một trong 31 chức năng – nhân vật – hành
động của hình thái truyện cổ tích, nó đóng vai trò quan trọng giúp cho nhân vật
có thể tồn tại. Trong trong truyện “Chuyện ngày xưa một trăm cổ tích”, chúng
tôi liệt kê thấy rằng có 41/100 truyện (chiếm 41%) chứa phương tiện thần kỳ và
nhân vật thần kỳ như vậy. Nhiều truyện liệt kê cho chúng ta nhiều chi tiết truyện
mang nhiều phương tiện thần kỳ khác nhau nhằm giúp đỡ cho nhân vật chính
32
vượt qua mọi khó khăn, thử thách để đạt được kết thúc có hậu.
Đầu tiên, phương tiện thần kỳ là yếu tố khá quen thuộc trong cả truyện cổ
tích lẫn truyện cổ trong truyện “Chuyện ngày xưa một trăm cổ tích” của Tô
Hoài. Đó là những phương tiện như vật dụng, đồ vật, con vật, có sức mạnh thần
kỳ cứu thoát cho nhân vật khỏi nguy nan, đem lại cho nhân vật những điều tốt
đẹp. Trong truyện cổ tích, hình ảnh của những phương tiện thần kỳ là cây đàn
của Thạch Sanh, niêu cơm, cung tên của Thạch Sanh trong truyện “Thạch
Sanh”, chiếc nỏ thần của An Dương Vương, là cây tre trăm đốt của chàng nông
dân hiền lành trong truyện “Cây tre trăm đốt”, hay “Cứu vật vật trả ơn cứu
người người báo oán”, giúp cho nhân vật có thể lắng nghe thấy tiếng các con
vật nói truyện được với nhau, hay nhờ ăn thịt con chim mầu nhiệm thì được lên
làm vua của hai anh em trong truyện “Con chim màu nhiệm”... Và trong trong
truyện “Chuyện ngày xưa một trăm cổ tích” của Tô Hoài, xuất hiện rất nhiều
những phương tiện thần kỳ mang sức mạnh kỳ diệu giúp cho nhân vật biến đổi
số phận, gặp dữ hóa lành như vậy. Đầu tiên một vật quen thuộc thần kỳ trong
truyện “Trả ân báo oán”, bát nước ngọc đã cứu công chúa có đôi mắt sáng lại,
tai thính lại và miệng cười nở như hoa. Hay “cây lá đa” giã lấy nước uống có
thể cải tử hoàn sinh trong truyện “Chú cuội cung trăng” giúp cho bốn con hổ đã
bị chém chết sống lại, con chó vàng chết trôi ngoài sông sống lại, con gái phú
ông chết đã đắp chiếu cũng vươn vai ngồi dậy và sống lấy Cuội. Là “lọ nước
thần” trong truyện ngắn cùng tên “Lọ nước thần” đã giúp cho người vợ của anh
nhà nghèo sau khi “gội đầu và tắm xong, chị thấy người nhẹ nhàng và vui hẳn
lên. Chị soi mặt vào vại nước thấy trẻ hẳn và xinh đẹp khác thường. Đến nỗi chị
tưởng ai chợt ngoảnh mặt ra đằng sau. Nước tắm chảy ra chỗ có luống hành
cạnh vại. Chỉ trong chốc lát, khóm lá hành tốt lên mơn mởn, củ hành mọc
phồng to ra như cái bắp chuối ngay trước mắt ” [29, tr. 50]. Trong truyện
“Chuyện chàng đốn củi”, chiếc mâm đồng gõ ba tiếng thì trong mâm hiện lên
một con gà luộc, bát canh măng và một hũ rượu, ở một tình huống khác người
tiều phu lại có được con ngựa đẻ ra vàng. Viên ngọc xanh giúp chàng Đê có
33
cơm ngon, nhà đẹp nguy nga mà còn giúp cho người ốm nặng, đã hấp hối được
Đê xoa viên ngọc lên mặt thì người sắp chết khỏi bệnh.
Ngoài ra, trong phương tiện thần kỳ này có xuất hiện một vật dụng thần
kỳ quen thuộc có sức mạnh giúp đỡ nhân vật chống lại kẻ ác. Đó là đám lông
chân giúp Ba Vành bênh vực được cho những người nông dân đồng thời trừng
trị cho bọn quan tham lam. Cái ống trúc giúp anh chàng tiều phu trong truyện
“Chuyện chàng đốn củi” lấy lại được của cải mà lão chủ quán đã cướp lúc trước
của chàng và còn hứa gả con gái của lão cho chàng. Trong truyện “Viên ngọc
xanh”, những bông hoa huệ thơm ngát đã trừng phạt lòng tham của bố mẹ vợ
Đê bằng việc mũi của họ bị dài ra, trông vào rất kinh dị. Trong truyện “Chuyện
nỏ thần” chiếc vuốt ở sau chân thần Kim Quy (Lẫy nỏ) giúp vua An Dương
Vương tiêu diệt kẻ xâm lược; Truyện “Sự tích Hồ Gươm” cũng có thần Kim
Quy cho vua Lê mượn gươm để đánh thắng kẻ thù ... Không chỉ vậy, ở những
truyện trong truyện “Chuyện ngày xưa một trăm cổ tích” của Tô Hoài còn có sự
giúp đỡ của con vật thần kỳ như truyện “Động Từ Thức” hình tượng con hạc
trắng biết bay xuống đón chàng lên trời. Trong truyện “Ông Gióng” là hình
tượng con ngựa sắt biết bay này đã rất quen thuộc trong những truyện dân gian
xưa, trong những câu chuyện thần thoại thời La Mã có xuất hiện những chú
ngựa biết bay. Đó là hình ảnh con ngựa Pegasus trong Thần thoại Hy Lạp. Hình
ảnh ngựa có cánh Tulpar có trong “Thần thoại Thổ Nhỹ Kỳ”: “Tulpar” trong
ngôn ngữ Thổ Nhĩ Kỳ ở khu vực Trung Á cũng có nghĩa là “ngựa có cánh”. Và
trong truyện dân gian Việt Nam, người đọc cũng bắt gặp một con ngựa có khả
năng bay được trong truyền thuyết Thánh Gióng, đó là một chú ngựa sắt đã
cùng vị thần Thánh Gióng chinh phạt quân giặc, rồi cùng Thánh Gióng bay lên
trên trời. Như vậy, hình tượng con vật thần kỳ này rất quen thuộc với truyện cổ
dân gian, và nay nó lại xuất hiện trong trong truyện “Chuyện ngày xưa một trăm
cổ tích” của Tô Hoài.
Sự kỳ ảo, thần kỳ trong còn thể hiện ở sự xuất hiện của nhân vật thần kỳ.
Nhân vật thần kỳ là sự góp mặt của những nhân vật mang phép thuật, trợ giúp,
34
chỉ đường, vạch lối, bảo vệ những nhân vật chính. Đó là các bà Bụt, ông Tiên,
các nàng tiên. Nhân vật tiên xuất hiện khá phổ biến ở trong truyện “Chuyện
ngày xưa một trăm cổ tích” của Tô Hoài như trong các truyện “Tấm Cám”,
“Cây tre trăm đốt”, “Cái bướu cổ”, “Ả Chức, chàng Ngưu”, “Của thiên trả
địa”, “Sự tích chúa Liễu Hạnh”, “Động Từ Thức”, “Qủa dưa đỏ”, “Nhìa Lừ đi
tìm bố mẹ”, “Nàng Tiên gạo”, “Núi non nước”, “Kho báu trên núi Piama”....
Trong truyện “Tấm Cám”, bà Bụt được xuất hiện “ngồi trên tòa sen” khi Tấm bị
trút hết giỏ tôm cá, khi cá bống bị ăn thịt và trước giờ đi trẩy hội. Bà Bụt mỗi
lần xuất lại chỉ đường, chỉ cách giúp cho Tấm bình tĩnh trở lại. Trong truyện
“Cây tre trăm đốt”, hình ảnh ông Bụt “tóc trắng, tay cầm gậy” chỉ bảo cho
chàng trai cách để có được cây tre trăm đốt và dặn chàng trai đọc câu thần chú
để có được cây tre trăm đốt.... Hình tượng bà Bụt, ông Tiên chỉ đường, giúp đỡ
này rất phổ biến trong truyện cổ tích như trong truyện “Sự tích bánh chưng,
bánh dày”: “Lang Liêu được ông già tóc trắng báo mộng cho biết cách làm hai
thứ bánh tượng trưng trời, đất”; hay nhờ sự giúp đỡ của ông tiên chỉ cho người
con Út biết hai câu thần chú để lấy được lá thuốc quý trên núi cao trong truyện
“Người con Út hiếu thảo”... Đặc biệt, trong truyện “Chuyện ngày xưa một trăm
cổ tích” của Tô Hoài, sự xuất hiện của nàng tiên khá dày đặc, đó là những giấc
mơ về những nàng tiên trong “Một người nghèo lạ”, hay cảnh các nàng tiên
múa trên thế giới trên trời trong một vài truyện. Đặc biệt trong truyện “Ả Chức,
chàng Ngưu” liên tục mở ra hình tượng của những nàng tiên, của một thế giới
thần tiên. Ở đây, nghệ thuật xây dựng không gian thần kỳ được tác giả dân gian
thể hiện khiến cho người đọc cùng nhân vật vượt qua một thế giới kỳ ảo, với sự
ngạc nhiên bởi của cải, cũng như sự tráng lệ bởi sắc đẹp của những vùng đất mà
nhân vật trải qua. Tất cả những chi tiết đó nó đều mang nghệ thuật gần gũi với
truyện cổ tích.
Những nhân vật thần kỳ hướng thiện, giúp đỡ các nhân vật chính trong
những câu chuyện chưa đủ để nói lên được khía cạnh thần kỳ mà còn bắt gặp
là những nhân vật đại diện cho cái ác nhưng mang sức mạnh thần kỳ - hắc ám.
35
Đó là những con quỷ ăn thịt người trong truyện, những mụ phù thủy, những
con yêu quái giam giữ người. Tuy số lượng nhân vật hắc ám này không nhiều
nhưng nó chứa đựng yếu tố kỳ ảo rõ nét. Người đọc sẽ thấy hình tượng quen
thuộc của những con quỷ ăn thịt người trong các truyện như “Cây nêu ngày
Tết”, “Sự tích chúa Liễu Hạnh”, “Làm ác phải tội”, “Sự tích thác Đam Bri”,
“Chuyện chàng đốn củi”, “Ba con quỷ cáo”, “Lý Ông Trọng”, “Hồ Ba Bể”,
“Trâu Vàng Hồ Tây”..
Tựu chung lại, yếu tố thần kỳ trong truyện “Chuyện ngày xưa một trăm
cổ tích” có thể cũng có cội nguồn từ trong tín ngưỡng của con người thời
nguyên thủy nhưng suy cho cùng, nó là kết quả của sự hư cấu có chủ tâm. Qua
đó, chất liệu dân gian hiện lên đậm nét trên từng câu chuyện, mang đặc điểm kỳ
ảo, thần kỳ như những truyện cổ dân gian. Với những yếu tố thần kỳ ấy các
truyện trong “Chuyện ngày xưa một trăm cổ tích” của Tô Hoài đã mang bóng
dáng của những truyện cổ tích thần kỳ.
1.2.2.2. Truyện cổ tích sinh hoạt
Tuy nhiên, khác với cổ tích, sự hư cấu có chủ tâm thông qua các lực
lượng thần kỳ trong truyện “Chuyện ngày xưa một trăm cổ tích” của Tô Hoài
không nhằm mục đích chủ yếu làm cho câu chuyện thêm li kỳ, hấp dẫn mà nó
gắn nhiều với niềm tin, thể hiện sự ngưỡng mộ và lòng tin vào cái thiện sẽ chiến
thắng cái ác, ở hiện gặp lành và ác giả ác báo.
Truyện “Chuyện ngày xưa một trăm cổ tích” của Tô Hoài cũng xuất phát
từ những câu chuyện của đời sống hằng ngày, bắt nguồn từ niềm mơ ước, khát
khao của con người, phản ánh cuộc sống, cái “thực” của con người vào trong
truyện. Có lẽ vì vậy, truyện “Chuyện ngày xưa một trăm cổ tích” cũng mang
bóng dáng của truyện cổ tích sinh hoạt của con người. Đó là những câu chuyện
xoay quanh tình yêu đôi lứa, tình mẫu tử, mối quan hệ giữa mẹ chồng nàng dâu,
kể về những anh chàng ngốc nghếch, hoặc mối quan hệ giữa dì ghẻ con chồng,
cách đối nhân xử thế của con người trong xã hội....
Mối quan hệ mẹ chồng với nàng dâu, dì ghẻ con chồng... đã được thể hiện
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI

More Related Content

Similar to CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI

Similar to CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI (20)

Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyếnKhóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
 
Luận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOT
Luận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOTLuận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOT
Luận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOT
 
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápHệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
 
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUÁ TRÌNH TIẾP NHẬN TÁC PHẨM CỦA TÔ HOÀI.doc
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUÁ TRÌNH TIẾP NHẬN TÁC PHẨM CỦA TÔ HOÀI.docLUẬN VĂN THẠC SĨ QUÁ TRÌNH TIẾP NHẬN TÁC PHẨM CỦA TÔ HOÀI.doc
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUÁ TRÌNH TIẾP NHẬN TÁC PHẨM CỦA TÔ HOÀI.doc
 
Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết sương mù tháng giêng của uông triều (2017...
Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết sương mù tháng giêng của uông triều (2017...Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết sương mù tháng giêng của uông triều (2017...
Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết sương mù tháng giêng của uông triều (2017...
 
Luận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.doc
Luận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.docLuận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.doc
Luận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.doc
 
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ Của Xuân Diệu Và Thơ R.Tag...
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ Của Xuân Diệu Và Thơ R.Tag...Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ Của Xuân Diệu Và Thơ R.Tag...
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ Của Xuân Diệu Và Thơ R.Tag...
 
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốcLuận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
 
Luận văn: Đặc trưng nghệ thuật truyện ngắn Hồ Phương, 9đ
Luận văn: Đặc trưng nghệ thuật truyện ngắn Hồ Phương, 9đLuận văn: Đặc trưng nghệ thuật truyện ngắn Hồ Phương, 9đ
Luận văn: Đặc trưng nghệ thuật truyện ngắn Hồ Phương, 9đ
 
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAYĐặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
 
Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)
Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)
Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)
 
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đDạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
 
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAYLuận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
 
Luận văn: Motif li tán trong thần thoại các tộc người thiểu số, HAY
Luận văn: Motif li tán trong thần thoại các tộc người thiểu số, HAYLuận văn: Motif li tán trong thần thoại các tộc người thiểu số, HAY
Luận văn: Motif li tán trong thần thoại các tộc người thiểu số, HAY
 
Luận văn: Nghệ thuật tự sự trong truyện thiếu nhi về loài vật của Tô Hoài
Luận văn: Nghệ thuật tự sự trong truyện thiếu nhi về loài vật của Tô HoàiLuận văn: Nghệ thuật tự sự trong truyện thiếu nhi về loài vật của Tô Hoài
Luận văn: Nghệ thuật tự sự trong truyện thiếu nhi về loài vật của Tô Hoài
 
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, HAY
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, HAYLuận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, HAY
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, HAY
 
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đLuận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
 
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY, 9đ
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY, 9đLuận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY, 9đ
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY, 9đ
 
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAYLuận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY
 

More from lamluanvan.net Viết thuê luận văn

More from lamluanvan.net Viết thuê luận văn (20)

Khóa luận tốt nghiệp Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa...
Khóa luận tốt nghiệp Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa...Khóa luận tốt nghiệp Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa...
Khóa luận tốt nghiệp Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa...
 
Khóa luận tốt nghiệp Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chương trìn...
Khóa luận tốt nghiệp Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chương trìn...Khóa luận tốt nghiệp Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chương trìn...
Khóa luận tốt nghiệp Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chương trìn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu Du lịch V...
Khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu Du lịch V...Khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu Du lịch V...
Khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu Du lịch V...
 
Khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng phần mềm di...
Khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng phần mềm di...Khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng phần mềm di...
Khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng phần mềm di...
 
Khóa luận tốt nghiệp Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại...
Khóa luận tốt nghiệp Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại...Khóa luận tốt nghiệp Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại...
Khóa luận tốt nghiệp Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại...
 
Khóa luận tốt nghiệp Các biện pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối củ...
Khóa luận tốt nghiệp Các biện pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối củ...Khóa luận tốt nghiệp Các biện pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối củ...
Khóa luận tốt nghiệp Các biện pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối củ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nhiệt độ và nồng độ dung dịch lên sự mất n...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nhiệt độ và nồng độ dung dịch lên sự mất n...Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nhiệt độ và nồng độ dung dịch lên sự mất n...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nhiệt độ và nồng độ dung dịch lên sự mất n...
 
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch và điều kiện nhiệt độ lê...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch và điều kiện nhiệt độ lê...Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch và điều kiện nhiệt độ lê...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch và điều kiện nhiệt độ lê...
 
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ cơ chất lên động học lên men Cellu...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ cơ chất lên động học lên men Cellu...Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ cơ chất lên động học lên men Cellu...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ cơ chất lên động học lên men Cellu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của các quá trình chần lên hàm lượng bột sinh ...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của các quá trình chần lên hàm lượng bột sinh ...Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của các quá trình chần lên hàm lượng bột sinh ...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của các quá trình chần lên hàm lượng bột sinh ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty xăng dầu Trườn...
Khóa luận tốt nghiệp  Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty xăng dầu Trườn...Khóa luận tốt nghiệp  Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty xăng dầu Trườn...
Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty xăng dầu Trườn...
 
Khóa luận Tìm hiểu công tác quản lý nhà nước về giá đất trên địa bàn tỉnh Thá...
Khóa luận Tìm hiểu công tác quản lý nhà nước về giá đất trên địa bàn tỉnh Thá...Khóa luận Tìm hiểu công tác quản lý nhà nước về giá đất trên địa bàn tỉnh Thá...
Khóa luận Tìm hiểu công tác quản lý nhà nước về giá đất trên địa bàn tỉnh Thá...
 
Khóa luận Sự hài lòng của khách hàng cá nhân đối với chất lượng dịch vụ cho v...
Khóa luận Sự hài lòng của khách hàng cá nhân đối với chất lượng dịch vụ cho v...Khóa luận Sự hài lòng của khách hàng cá nhân đối với chất lượng dịch vụ cho v...
Khóa luận Sự hài lòng của khách hàng cá nhân đối với chất lượng dịch vụ cho v...
 
Khóa luận Rà soát hoàn thiện hồ sơ địa chính phục vụ công tác cấp Giấy chứng ...
Khóa luận Rà soát hoàn thiện hồ sơ địa chính phục vụ công tác cấp Giấy chứng ...Khóa luận Rà soát hoàn thiện hồ sơ địa chính phục vụ công tác cấp Giấy chứng ...
Khóa luận Rà soát hoàn thiện hồ sơ địa chính phục vụ công tác cấp Giấy chứng ...
 
Khóa luận Rà soát cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tổ dân phố Bình Minh,...
Khóa luận Rà soát cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tổ dân phố Bình Minh,...Khóa luận Rà soát cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tổ dân phố Bình Minh,...
Khóa luận Rà soát cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tổ dân phố Bình Minh,...
 
Khóa luận Quản trị kinh doanh Mối quan hệ giữa năng lược kinh doanh của doanh...
Khóa luận Quản trị kinh doanh Mối quan hệ giữa năng lược kinh doanh của doanh...Khóa luận Quản trị kinh doanh Mối quan hệ giữa năng lược kinh doanh của doanh...
Khóa luận Quản trị kinh doanh Mối quan hệ giữa năng lược kinh doanh của doanh...
 
Khoá luận Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp xây dựng trê...
Khoá luận Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp xây dựng trê...Khoá luận Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp xây dựng trê...
Khoá luận Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp xây dựng trê...
 
Khoá luận quản lý tài chính tại Trung tâm Điều tra và Quy hoạch đất đai
Khoá luận quản lý tài chính tại Trung tâm Điều tra và Quy hoạch đất đaiKhoá luận quản lý tài chính tại Trung tâm Điều tra và Quy hoạch đất đai
Khoá luận quản lý tài chính tại Trung tâm Điều tra và Quy hoạch đất đai
 
Khoá luận Quản lý Nhà nước về Du lịch trên địa bàn Hà Nội
Khoá luận Quản lý Nhà nước về Du lịch trên địa bàn Hà NộiKhoá luận Quản lý Nhà nước về Du lịch trên địa bàn Hà Nội
Khoá luận Quản lý Nhà nước về Du lịch trên địa bàn Hà Nội
 
Khoá luận Quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Hà Giang
Khoá luận Quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Hà GiangKhoá luận Quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Hà Giang
Khoá luận Quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Hà Giang
 

Recently uploaded

CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜICHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
nguyendoan3122102508
 
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
TunQuc54
 
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
LinhV602347
 

Recently uploaded (20)

BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
 
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
 
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docxBÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
 
Tien De Ra Tien Dau Tu Tai Chinh Thong Minh - Duncan Bannatyne.pdf
Tien De Ra Tien Dau Tu Tai Chinh Thong Minh - Duncan Bannatyne.pdfTien De Ra Tien Dau Tu Tai Chinh Thong Minh - Duncan Bannatyne.pdf
Tien De Ra Tien Dau Tu Tai Chinh Thong Minh - Duncan Bannatyne.pdf
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
 
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdfNghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
 
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜICHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
 
nghiên cứu một số kĩ thuật chiết xuất dược liệu (1).docx
nghiên cứu một số kĩ thuật chiết xuất dược liệu (1).docxnghiên cứu một số kĩ thuật chiết xuất dược liệu (1).docx
nghiên cứu một số kĩ thuật chiết xuất dược liệu (1).docx
 
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLSĐồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
 
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
 
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docxtiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
 
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 

CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI

  • 1. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 BÙI THỊ LAN CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM HÀ NỘI, 2018
  • 2. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 BÙI THỊ LAN CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 8 22 01 21 Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Ngọc Lan HÀ NỘI, 2018
  • 3. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự quan tâm, chỉ bảo tận tình của TS. NguyễnThị Ngọc Lan, người đã trực tiếp hướng dẫn để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc nhất đến cô. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong trường Đại học sư phạm Hà Nội 2, các thầy cô khoa Ngữ văn, các thầy cô trong Tổ bộ môn Văn họcViệt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài. Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 2018 Tác giả luận văn Bùi Thị Lan
  • 4. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những nội dung đã trình bày trong luận văn này là kết quả nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn trực tiếp của TS. Nguyễn Thị Ngọc Lan. Những nội dung này không trùng lặp với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác. Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 2018 Tác giả luận văn Bùi Thị Lan
  • 5. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài....................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................... 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................15 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................15 5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................16 CHƯƠNG 1. CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CỐT TRUYỆN “CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH” CỦATÔ HOÀI ............... 18 1.1. Khái niệm cốt truyện..........................................................................18 1.2. Những chất liệu dân gian trong cốt truyện “Chuyện ngày xưa một trăm cổ tích” của Tô Hoài..........................................................................21 1.2.1. Cách mở đầu và kết thúc truyện...................................................21 1.2.2. Nội dung cốt truyện, tình tiết, diễn biến truyện...........................25 1.3. Sự giống nhau về nội dung cốt truyện “Chuyện ngày xưa một trăm cổ tích” của Tô Hoài và “Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam”.................43 Tiểu kết chương 1 .......................................................................................51 CHƯƠNG 2. CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN QUA NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN “CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH” CỦA TÔ HOÀI ............................................................................................................... 52 2.1. Khái niệm nhân vật ............................................................................52 2.2. Những chất liệu dân gian qua nhân vật trong truyện “Chuyện ngày xưa một trăm cổ tích” của Tô Hoài...........................................................54 2.2.1. Nhân vật mang đậm chất cổ tích..................................................54
  • 6. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 2.2.2. Sự tương đồng và khác biệt giữa nhân vật trong truyện “Chuyện ngày xưa một trăm cổ tích” của Tô Hoài và truyện trong “Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam”.........................................................................59 Tiểu kết chương 2 .......................................................................................71 CHƯƠNG 3. CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN QUA MOTIF TRONG TRUYỆN “CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH” CỦA TÔ HOÀI .................................................................................................................................. 72 3.1. Khái quát chung..................................................................................72 3.2. Những chất liệu truyện dân gian qua motif trong truyện “Chuyện ngày xưa một trăm cổ tích” của Tô Hoài..................................................74 3.2.1. Motif ban thưởng, trừng phạt.......................................................74 3.2.2. Motif người đội lốt vật...................................................................80 3.2.3. Motif sự chết hóa thân..................................................................82 3.2.4. Một số motif khác..........................................................................86 Tiểu kết chương 3 .......................................................................................91 KẾT LUẬN............................................................................................................ 92 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 7. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Ra đời từ khi dân tộc chưa có chữ viết, nhưng cho đến tận ngày hôm nay văn học dân gian vẫn tiếp tục tồn tại song hành cùng văn học thành văn với những ảnh hưởng sâu sắc không thể phủ nhận. Văn học dân gian vừa cung cấp nguồn chất liệu dồi dào cho văn học viết đồng thời cũng lại mang đến cho các tác giả hiện đại những cảm hứng sáng tác đầy bất ngờ. Vì thế, nhà nghiên cứu Đỗ Bình Trị đã nhận định:“Các nhà thơ học được thơ trong ca dao và học được văn trong truyện cổ tích”. Việc tìm hiểu dấu ấn của văn học dân gian trong các tác phẩm cụ thể sẽ giúp cho chúng ta không chỉ hiểu rõ hơn về phong cách nghệ thuật của các nhà văn hiện đại, thấy rõ hơn vị thế của văn học dân gian đối với sự vận động và phát triển của văn học dân tộc mà còn thấy được mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa văn học dân gian và văn học viết. Nhà văn Tô Hoài có khối lượng sáng tác đạt kỉ lục trong nền văn học Việt Nam. Là “một cây bút văn xuôi sắc sảo và đa dạng” (Hà Minh Đức), ông đã khẳng định tên tuổi của mình trên nhiều thể loại như: truyện ngắn, truyện dài, tiểu thuyết, kịch, hồi kí, chân dung văn học… Tô Hoài viết say sưa, miệt mài như một cách chạy đua với sự chảy trôi của thời gian, kéo dài sự sống, đối thoại với mọi người và cũng để gửi gắm cho cuộc đời. Đọc các sang tác của Tô Hoài, độc giả không chỉ choáng ngợp trước những hiểu biết phong phú, sâu rộng của nhà văn về cuộc sống, về văn hóa, phong tục… mà còn ngỡ ngàng nhận ra những thông điệp nhân sinh thấm thía ẩn sau những con chữ rất đỗi dung dị, đời thường. Đến với trang văn Tô Hoài, người đọc dễ dàng nhận ra sự say mê của ông đối với những câu chuyện cổ tích dân gian, những câu chuyện mà ông đã được bà ngoại kể từ thuở ấu thơ. Ông tâm sự trong lời tựa cuốn sách “ Chuyện ngày xưa một trăm cổ tích” của mình:
  • 8. 2 “Nghe cổ tích, ngẫm cổ tích, thấy được và cắt nghĩa được tất cả cơn cớ ta tồn tại, ta sinh sôi. Mỗi câu chuyện, mỗi nhân vật hoang đường đến đâu đều thấm đượm ý nghĩa đời người, con người nỗi niềm than thở hay ngàn vạn ước mong đều vẫn nảy nở từ trong tấm lòng nhân nghĩa và đức tính lam làm cùng với nụ cười thật hóm, thật duyên và phóng khoáng mọi nhẽ. Cái cười, rừng cười trong cổ tích Việt Nam sâu xa lòng tin và nghị lực” [27, tr. 4]. Ông nâng niu từng câu chuyện cổ, coi đó là kho báu quý giá của đời mình: “Chuyện cổ tích không biết có từ đời nào. Tưởng đoán không ngoa là những của báu khảo cổ trên mặt đất này đã ra đời cùng lúc với tiếng nói con người” [27, tr. 1]. Để rồi cho đến tận tuổi 90, Tô Hoài vẫn kịp dành tặng cho đời cuốn sách “Chuyện ngày xưa một trăm cổ tích”, thể hiện“một tâm tình” của nhà văn với “ơn huệ ông bà”. Đọc “Chuyện ngày xưa một trăm cổ tích” của Tô Hoài, bản thân tôi đã bị hấp dẫn trước một không gian văn hóa đậm đà màu sắc dân tộc được nhà văn tái hiện bằng một lối viết giản dị, mộc mạc, tự nhiên mà cũng vô cùng sâu sắc. Là một giáo viên Ngữ văn tôi nhận thấy việc nghiên cứu ảnh hưởng của chất liệu dân gian trong tập sách này của Tô Hoài sẽ giúp tôi hiểu rõ hơn phong cách nghệ thuật của nhà văn, thấy rõ hơn việc tiếp thu và sáng tạo chất liệu dân gian trong trang văn Tô Hoài. Đây sẽ là những tri thức quý giá để tôi giúp học sinh của mình có thể chủ động chiếm lĩnh và cảm nhận vẻ đẹp trong những sáng tác của nhà văn. Việc nghiên cứu nghệ thuật văn xuôi Tô Hoài nói chung và những sáng tác mang hơi thở chất liệu dân gian của ông nói riêng đã được các nhà nghiên cứu chú ý với nhiều công trình khoa học giá trị. Tuy nhiên, sự nghiên cứu vẫn bỏ ngỏ những khoảng trống cần được lấp đầy. Với tất cả những lí do trên, chúng tôi đã quyết định chọn đề tài luận văn “Chất liệu truyện dân gian trong Chuyện ngày xưa một trăm cổ tích của Tô Hoài” làm luận văn thạc sĩ tốt
  • 9. 3 nghiệp của mình. Chúng tôi cũng muốn qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu sẽ góp một phần bé nhỏ trong công việc của người nghiên cứu để hiểu hơn về sức ảnh hưởng của văn học dân gian đối với văn học viết và cũng để góp thêm tiếng nói khẳng định vẻ đẹp văn chương của một nhà văn đã dành trọn đời mình mê mải trên cánh đồng chữ nghĩa đầy những nhọc nhằn. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của truyện cổ dân gian tới văn học viết Trong sự hình thành và phát triển của nền văn học của một dân tộc, văn học dân gian đóng vai trò rất quan trọng. Nhận xét ảnh hưởng to lớn của văn học dân gian đối với văn học thành văn trên thế giới và ở Việt Nam đã có nhiều các công trình nghiên cứu như sau: 2.1.1. Trên thế giới Có thể kể ra một số các tác giả và công trình nghiên cứu về văn hóa dân gian, cổ tích của nhà văn và mối liên hệ giữa hai thể loại này như: Jens Tismar – được coi là học giả người Đức đầu tiên phân tích truyện cổ tích của nhà văn một cách có hệ thống thông qua hai công trình nghiên cứu: “Kunstmarchen” (Truyện cổ tích) (1977) và “Das deutsche Kunstmarchen des zwanzigsten Jahrhunderts” (Truyện cổ tích Đức thế kỉ XX) (1981). Trong chuyên khảo đầu tiên của mình, Tismar đã đề ra các nguyên tắc để định nghĩa truyện cổ tích của nhà văn: “khác với truyện cổ dân gian bởi vì nó được viết bởi một tác giả nhất định; nó được tổng hợp, sáng tác và nghiên cứu so sánh với sự hình thành mang tính bản địa của truyện cổ dân gian xuất phát từ cộng đồng có thiên hướng đơn giản và vô danh; những sự khác nhau giữa truyện cổ tích của nhà văn và truyện cổ dân gian không có nghĩa là thể loại này tốt hoặc hay hơn thể loại kia; trên thực tế, truyện cổ tích của nhà văn không phải là thể loại độc lập nhưng chỉ có thể hiểu và định nghĩa bởi mối quan hệ của nó với những câu chuyện truyền miệng cũng như huyền thoại, tiểu thuyết và
  • 10. 4 các truyện cổ tích văn học khác mà nó sử dụng, áp dụng và chỉnh sửa trong quan niệm thuật lại của nhà văn” [32, tr. 15-16]. Bàn về vấn đề thuật ngữ, Richard M. Dorson - nhà nghiên cứu văn học dân gian người Mỹ đưa ra khái niệm “nhại văn học dân gian” - Fakelore từ năm 1950. Theo đó văn học dân gian nhại và văn học dân gian giả là “văn học dân gian không nguyên bản, được sáng tác, trình bày như thể bản gốc truyền thống”. Trong quá trình nghiên cứu Dorson đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề này, điển hình là các bài báo: “Folklore and Fakelore”(Văn học dân gian và văn học dân gian nhại) (1950); “Fakelore”(Nhại văn học dân gian) (1969); và cuốn sách “Folklore and Fakelore: Essays toward a Discipline of Folk Studies” (Văn học dân gian và nhại văn học dân gian: những bài luận hướng tới một nguyên tắc của các nghiên cứu dân gian) (1976). Alan Dundes - nhà nghiên cứu văn học dân gian của Đại học California, Berkeley trong bài viết “Nationalistic Inferiority Complexes and the Fabrication of Fakelore: A Reconsideration of Ossian, the Kinder - und Hausmärchen, the Kalevala, and Paul Bunyan” (Các tổ hợp bậc thấp của chủ nghĩa dân tộc và sự chế tác nhại văn học dân gian: một sự xem xét lại các trường hợp Ossian, Kinder - und Hausmarchen, Kalevala và Paul Bunyan) (1985) cho rằng truyện cổ tích của anh em nhà Grimms và một số tác giả khác là folklore. Jason Marc Harris – nhà nghiên cứu người Anh, trong chuyên luận có tựa đề: “Folklore and the Fantastic in Nineteenth - Century British Literature” (Folklore và chất kì ảo trong văn học Anh thế kỉ XIX), đã tập trung nghiên cứu quá trình các nhà văn thế kỉ XIX bắt chước, sửa đổi và biến đổi các chất liệu dân gian vào trong các câu chuyện văn học kì ảo. Nguồn cội và sự khai sáng hợp lý cho việc hình thành thể loại văn học kì ảo ở Anh vào thế kỉ XIX đã gợi mở trong nghiên cứu Folklore ở phương Tây và các nước
  • 11. 5 châu Âu. Giải thích về nguồn gốc và sự phát triển của truyện cổ tích có cuốn sách “Fairy Tales from before Fairy Tales” (Tiền thân của các câu chuyện cổ tích) của tác giả Jan M. Ziolkowski với chương điển hình như: “Folklore in Medieval Latin poetry” (truyện dân gian trong thơ la tinh thời trung cổ). Bên cạnh đó, Graham Anderson có bài viết “Fairy Tale in the Ancient world”(Truyện cổ tích trong thế giới cổ đại) đã khám phá truyện cổ tích đã tồn tại như thế nào trong các hình thức tiểu thuyết lãng mạn xa xưa. Tác giả Jack Zipes - có cuốn sách“The Oxford Companion to Fairy Tales” (Bạn đồng hành với những câu chuyện cổ tích) (in lần đầu năm 2000 và tái bản lần hai năm 2014). Tác giả cuốn sách này đã tập hợp tất cả những nghiên cứu gần đây nhằm cung cấp nhiều thông tin nhiều nhất có thể về những sáng tạo của các tác giả có đóng góp cho sự phát triển của truyện cổ tích văn học ở châu Âu và Bắc Mỹ (các quốc gia như Pháp, Đức, Anh, Ireland, Ý, Bồ Đào Nha,Tây Ban Nha và các nước Baltic). Hầu hết các phần bài viết trong cuốn sách này trình bày về thân thế, sự nghiệp và phong cách sáng tác của các nhà văn viết truyện cổ tích trên thế giới; sự hình thành văn chương của thể loại truyện cổ tích và sự phát triển của các loại truyện cổ tích cụ thể. Cho đến nay tác giả Jack Zipes vẫn tiếp tục cập nhật, bổ sung các thông tin, tài liệu liên quan đến truyện cổ tích của nhà văn để tái bản cuốn sách trong thời gian tới với nội dung ngày càng đầy đủ, hoàn thiện. Ngoài ra, có một số tác phẩm đáng chú ý khác như: “A companion to the Fairy Tale” (Một người bạn đồng hành với truyện cổ tích) của hai tác giả Hilda EllisDavidson và Anna Chaudhri Calvino’s Journey; “Modern Transformations of Folklore, Story and Myth” (Hành trình của Calvino: những biến thể hiện đại của truyện kể dân gian, truyện và huyền thoại) của tác giả Cristina Bacchilega; hay “The impact of Folklore on American
  • 12. 6 Literature” (Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với văn học Mỹ) của John T.Flanagan. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên cho thấy hiện tượng mô phỏng văn học dân gian như các trường hợp nhà văn viết truyện cổ tích và truyện ngụ ngôn là khá phổ biến. Trong trào lưu này xuất hiện nhiều tác giả nổi tiếng như: Grimm (Đức), Andersen (Đan Mạch), L.Tôn-xtôi và Pu-skin (Nga), La Phông-ten (Pháp)... Đánh giá quá trình hình thành và phát triển về mặt thể loại, có thể thấy sự gắn kết giữa cổ tích dân gian và văn học viết trên thế giới đã phản ánh mối quan hệ tương tác, ảnh hưởng lẫn nhau và truyện cổ tích của nhà văn ra đời chính là kết quả của sự giao thoa giữa hiện đại và truyền thống. 2.2.2. Ở Việt Nam Như trên đã nói, văn học dân gian là một bộ phận cấu thành quan trọng tạo nên sự phong phú đa dạng của nền văn học dân tộc. Văn học dân gian nói chung và truyện cổ tích nói riêng đã có sự tác động sâu sắc đến việc sáng tác của các nhà văn hiện đại. Tìm hiểu sức ảnh hưởng của truyện cổ dân gian tới văn học viết cũng như mối quan hệ giữa truyện cổ dân gian và các tác phẩm văn xuôi hiện đại đã được các nhà nghiên cứu Việt Nam quan tâm đến như: Chu Xuân Diên trong bài viết “Nhà văn và sáng tác dân gian” đăng trên “tạp chí Văn học” (số 1/1966) cho rằng: “tính chất và qui mô mối liên hệ giữa nhà văn với sáng tác dân gian biểu hiện ra một cách khác nhau do phụ thuộc vào điều kiện lịch sử, xã hội nhất định” [6, tr. 13] . Lê Kinh Khiên trong bài viết “Một số vấn đề lý thuyết chung về mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết” đăng trên tạp chí “Văn học dân gian” (số 1/1980) đã nhấn mạnh: “không thể nghiên cứu văn học dân gian mà không tìm hiểu tác động qua lại của nó với văn học viết, càng không
  • 13. 7 thể hiểu được đầy đủ, sâu sắc bộ phận văn học viết nếu không biết đến ảnh hưởng của văn học dân gian” [35, tr. 327]. Các tác giả Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên trong công trình “Văn học dân gian Việt Nam”, Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp, năm 1994, cũng đã khẳng định những giá trị bền vững của văn học trong tương quan với văn học dân gian. Nhà nghiên cứu Võ Quang Trọng trong bài viết “Một số đặc điểm của truyện cổ tích văn học trong mối quan hệ thể loại với truyện cổ tích dân gian” đăng trên tạp chí “Văn học dân gian” (số 2/1995) có nhận xét: “Viết truyện cổ tích là một hiện tượng phổ biến trên thế giới”. Trong bài viết của mình, tác giả đã khái quát một số đặc trưng truyện cổ tích nhà văn trong cái nhìn đối sánh với truyện cổ tích dân gian trên các phương diện: cốt truyện, nhân vật, hình thức lưu truyền… Ông khẳng định: “Truyện cổ tích văn học là một thể loại đang tồn tại và không ngừng phát triển trong đời sống văn hoc của nhiều nước trên thế giới. Việc tìm hiểu nghiên cứu nội dung, tư tưởng thẩm mỹ và đặc trưng thi pháp của thể loại trên cơ sở khảo sát từng tác giả cụ thể ở Việt Nam là một công việc lý thú và hấp dẫn” [56, tr. 57]. Tiếp tục nghiên cứu về ảnh hưởng của truyện cổ dân gian tới văn học viết trong cuốn “Vai trò của văn học dân gian trong văn xuôi hiện đại Việt Nam”, Nxb Khoa học xã hội, năm 1997, ông đã chỉ ra sự trợ giúp đắc lực của văn học dân gian đối với việc tạo dựng môi trường hoàn cảnh trong tác phẩm văn xuôi hiện đại, trong việc xây dựng tính cách nhân vật với những đặc điểm tâm lý truyền thống, trong việc tiếp nối người kể truyện dân gian của nhân vật người kể chuyện trong văn xuôi hiện đại, trong việc tiếp thu phản ánh nghệ thuật dân gian và đặc thù là vai trò của sáng tác dân gian. Vũ Ngọc Khánh trong bài viết “Truyện cổ tích trong phát triển” đăng trên tạp chí “Văn học dân gian” (số 3/1998) đã có cái nhìn khá tổng quát về
  • 14. 8 sự phát triển của truyện cổ tích từ dân gian đến hiện đại, từ khi truyền miệng đến khi được cố định bằng văn bản. Ông đã chỉ ra các chất liệu cổ tích đã được các nhà văn sử dụng sáng tạo trong các sáng tác: theo cốt truyện hoặc theo phong cách cổ tích như “Quả dưa đỏ”, “Cách ba nghìn năm”... các tác giả viết theo phong cách cổ tích như Tô Hoài, Phạm Hổ; các nhà văn tạo ra một loạt truyện mới bằng việc sử dụng các mô típ cổ tích dân gian nhưng lời văn hiện đại. Tác giả khẳng định rằng: “đây là trường hợp giống như có những nhà văn lấy đề tài hay nhân vật trong lịch sử để viết truyện. Lịch sử với họ chỉ là cái đinh cho họ treo những bức tranh mà thôi, cổ tích ở đây với họ cũng vậy. Có thể có lúc chất cổ tích đậm đà đây đó, song thực sự là họ đang viết tiểu thuyết”. Tác giả cũng đưa ra những khái niệm cổ tích của nhà văn đó là “những loại sáng tác mà lấy đề tài của cổ tích, có dựng chuyện, có sắp xếp gia công, có thể có cả hư cấu nữa, nhưng không đi xa với truyện cổ tích cho lắm. Nhân vật được cá tính hoá rõ ràng, các biện pháp miêu tả tâm lý, bình luận ngoại đề đều được sử dụng cũng còn là cổ tích của nhà văn” [51, tr. 15]. Tác giả Lã Thị Bắc Lý trong cuốn sách “Truyện viết cho thiếu nhi sau 1975”, Nxb Đại học Quốc gia, năm 2000 đã nhấn mạnh đến việc gia tăng các thể loại mới của văn học thiếu nhi giai đoạn này, trong đó có thể loại truyện cổ tích hiện đại. Khi bàn đến thể loại này, tác giả đánh giá: “vấn đề sáng tác cổ tích mới được nhiều nhà văn quan tâm hơn, trong đó, Phạm Hổ là người đầu tiên đã mạnh dạn thể nghiệm sáng tác truyện sự tích cho các em” [41, tr. 45]. Tác giả Hoàng Tiến Tựu trong giáo trình “Văn học dân gian Việt Nam”: “Giáo trình đào tạo giáo viên trung học cơ sở hệ cao đẳng Sư phạm”, Nxb Giáo dục, năm 2001 đã khẳng định: “Chính truyện cổ dân gian mà chủ yếu là truyện cổ tích đã góp phần quan trọng vào sự hình thành loại truyện thơ và truyện vừa viết bằng tản văn trong nền văn học nước ta thời phong kiến.
  • 15. 9 Những truyện cổ tích được viết lại dưới hình thức tản văn trong Lĩnh Nam chích quái, Việt điện u linh, Thánh tông di thảo của vua Lê Thánh Tông, Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ đã góp phần quan trọng vào việc hình thành loại truyện vừa trong văn học Việt Nam thời trung đại” [49, tr. 18]. Luận án tiến sĩ Văn học “Vai trò của văn học dân gian trong sáng tác của một số nhà văn hiện đại” của Phạm Thị Trâm, năm 2002 tại trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐHQG Hà Nội). Tác giả luận văn đã nhấn mạnh về dấu ấn của truyện cổ tích trong sáng tác của nhà văn hiện đại sau năm 1945. Tác giả đã chỉ ra khá cụ thể sự kế thừa và sáng tạo của nhà văn bằng cách khảo sát một số tác phẩm cụ thể của các tác giả văn học hiện đại mà trong sáng tác có mang dấu ấn sâu đậm chất liệu của văn học dân gian. Lê Tiến Dũng trong bài viết “Đặc điểm nhân vật truyện cổ tích và việc hiện đại hoá truyện cổ dân gian” đăng trên tạp chí “Nghiên cứu văn học” (số3/2004) đã phát hiện ra tình trạng một số truyện cổ dân gian được các nhà văn dựng lên “một cách hiện đại”, “tính cách nhân vật truyện cổ được xây dựng như những tính cách nhân vật trong truyện ngắn hiện đại”. Đây là một thực tế cần được nhìn nhận lại, đòi hỏi nhà sưu tầm nắm vững đặc trưng thi pháp thể loại, nếu không sẽ rơi vào “tình trạng làm mới văn hoá cổ xưa, làm mất đi giá trị đích thực vốn có của nó” [5, tr. 15]. Bùi Thanh Truyền trong bài viết “Tiếp biến dân gian trong truyện viết cho thiếu nhi sau năm1986”, đăng trên “Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm” (số 4, 2015) đã nhận định: “đồng hành cùng trẻ thơ trên chuyến tàu trở về với cội nguồn dân tộc, một mặt người viết đã bộc lộ rất rõ sự nâng niu, trân trọng truyền thống, mặt khác cũng cho thấy rõ bản lĩnh, tài năng và tấm lòng của nhà văn, mong muốn đem đến cho các em những đặc sản tinh thần quen mà lạ” [53, tr. 5]. Những công trình trên đều đề cập đến mối quan hệ giữa văn học dân
  • 16. 10 gian và văn học viết ở nhiều phương diện và mức độ khác nhau. Nhìn chung, ý kiến của các tác giả đều gặp nhau ở chỗ xác định ảnh hưởng của các sáng tác dân gian trong tác phẩm văn học là đa dạng, thậm chí rất sâu xa. Đồng thời có thể thấy các bài viết này đã tiếp tục khẳng định những tác động sâu sắc của truyện cổ dân gian đối với việc dựng truyện, xây dựng nhân vật trong các tác phẩm văn xuôi của các nhà văn Việt Nam hiện đại. Những ý kiến cụ thể của các nhà nghiên cứu trên chính là những gợi ý bổ ích mang tính chất định hướng cho chúng tôi trong quá trình hoàn thành luận văn. Song vấn đề ảnh hưởng của chất liệu dân gian trong truyện “Chuyện ngày xưa một trăm cổ tích” của Tô Hoài được đề cập chưa nhiều .Chính vì vậy, đề tài mang tính thiết thực cao và cần thiết đối với người nghiên cứu trong quá trình nắm bắt tư tưởng và khám phá tác phẩm. Đặc biệt là thấy được vai trò và ảnh hưởng của chất liệu dân gian trong truyện “Chuyện ngày xưa một trăm cổ tích” của Tô Hoài trong tiến trình văn xuôi hiện đại Việt Nam. 2.2. Nghiên cứu truyện cổ viết lại của nhà văn Tô Hoài Tô Hoài là một trong những cây đại thụ của nền văn học Việt Nam để lại một sự nghiệp sáng tác đồ sộ và đặc sắc. Kể từ bài viết của nhà phê bình Vũ Ngọc Phan trong bộ sách “Nhà văn hiện đại” (1943) cho tới nay đã có hàng trăm bài viết tìm hiểu về phong cách nghệ thuật của nhà văn với sức viết phi thường ấy. Riêng mảng truyện cổ tích viết lại của nhà văn cũng có nhiều công trình nghiên cứu và nhận xét, đánh giá: Đỗ Bạch Mai trong bài viết “Đọc Chuyện nỏ thần” đăng trên tạp chí Văn nghệ, số ra ngày 19/1/1985 đã viết: “Chuyện nỏ thần An Dương Vương là một đề tài lịch sử, hấp dẫn, xưa nay đã có nhiều người viết, nhiều thể loại: thơ có, kịch có, truyện cũng có. Nhưng kể chuyện nỏ thần thành hình thức tiểu thuyết như nhà văn Tô Hoài làm, thì đây là lần đầu”. Theo tác giả thành công của Tô Hoài chính là ở chỗ đã lôi cuốn được độc giả nhỏ tuổi bằng chính lối
  • 17. 11 văn gần gũi giản dị: “Giọng kể và lời văn đối thoại của nhà văn Tô Hoài có một phong vị đặc biệt, vừa không xa cách với lối nghĩ, lối nói của chúng ta ngày nay, vừa gợi được lối nghĩ, lối nói của con người ngày xưa. Có thể nói cuốn tiểu thuyết có một giọng văn thuần Việt khá mẫu mực. Và điều này, đối với các bạn đọc nhỏ tuổi của nhà xuất bản Kim Đồng, sẽ có một tác dụng tốt trong việc giáo dục các em về lời ăn tiếng nói hàng ngày” [42, tr. 13]. Tác giả Hà Minh Đức trong “Tuyển tập Tô Hoài – tập 1”, Nxb Văn học, năm 1987 đã nhấn mạnh: “Đặc điểm đầu tiên dễ thấy qua những sáng tác của Tô Hoài là tinh thần dân tộc rõ nét và đậm sắc thái. Có thể nói rằng tất cả những cái ông viết ra đều thuộc về phần bản chất và tiêu biểu của đời sống dân tộc. Ông muốn trở về với ngọn nguồn của những truyền thuyết, thần tích, những câu chuyện cổ để tìm hiểu sự sống của dân tộc trong thời kì xa xưa và những cảm nghĩ và hình thái tư duy, với những hành động sáng tạo của người lao động trong quá trình đấu tranh giữ nước và dựng nước. Tô Hoài với lòng mến yêu sâu sắc truyền thống của dân tộc đã gửi bao tâm huyết và trí sáng tạo qua những trang viết” [13, tr. 128]. Nhà nghiên cứu Vũ Quần Phương trong bài viết “Tô Hoài văn và đời” đăng trên “Tạp chí văn học” (số 8/1994) đã khẳng định: “Trong văn xuôi, Tô Hoài có lối đi riêng. Ông nhảy qua các truyện thời sự mà quay về xa xưa. Ông viết về An Tiêm, về Loa Thành, về quân cờ đen đánh Pháp. Nhiều huyền thoại lịch sử được ông viết lại thành truyện cho nhi đồng. Đọc ông, người ta được tắm tâm hồn mình vào không khí Việt Nam truyền thống. Ông là người lưu giữ được nhiều nét cổ xưa, nhiều hương vị xưa mà không sa vào hoài cổ” [45, tr. 36]. Tiếp tục khám phá vẻ đẹp truyện dân gian viết lại của Tô Hoài, nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ trong “Kỷ yếu 20 năm Nhà xuất bản Kim Đồng” năm 1977 đã có những nhận định về tiểu thuyết “Đảo hoang”: “Tiểu thuyết Đảo
  • 18. 12 hoang của Tô Hoài muốn thông qua câu chuyện Mai An Tiêm nêu lên sức mạnh của ý chí và nghị lực con người gắn chặt với truyền thống chinh phục thiên nhiên, chống ngoại xâm của dân tộc”. Ông khẳng định thế mạnh của nhà văn Tô Hoài: “biết khai thác những đặc điểm của thần thoại truyền thuyết và cổ tích để thỏa mãn thị hiếu thẩm mỹ riêng biệt của lứa tuổi thiếu niên. Thần thoại là một pho lịch sử thiêng liêng, pho kinh nghiệm sản xuất và chiến đấu, là kết tinh trí tuệ của thị tộc, bộ lạc. Truyện cổ tích và ngụ ngôn cũng ghi lại những kinh nghiệm sống và vốn kiến thức rất phong phú về thiên nhiên và xã hội của nhân dân qua các thế kỷ”. Ông cho rằng thành công của Tô Hoài là đã biết khai thác: “Những truyện cổ tích, thần thoại, những câu chuyện thơ mộng trong văn học dân gian đã khơi dậy trí tưởng tượng, lòng khao khát muốn hiểu biết, khám phá đến mênh mông, vô tận của các em. Tô Hoài chủ trương viết lại câu chuyện ấy dưới một ánh sáng mới nhằm giáo dục thế hệ trẻ, đồng thời cũng nhằm bồi đắp thêm vào kho truyện huyền ảo, thi vị mà trí tuệ loài người đã để lại cho con cháu về sau” [10, tr. 94]. Ngoài ra, chúng tôi trong quá trình tìm hiểu về tác giả Tô Hoài còn thấy có rất nhiều các khóa luận, luận văn và luận án có đi sâu vào tìm tòi, phát hiện những sáng tạo độc đáo trong truyện cổ viết lại của nhà văn Tô Hoài từ trước đến nay: Luận án tiến sĩ Văn học “Vai trò của văn học dân gian trong sáng tác của một số nhà văn hiện đại” của Phạm Thị Trâm, năm 2002 tại trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐHQG Hà Nội). Tác giả luận án đã khảo sát những dấu ấn của truyện cổ dân gian trong các sáng tác văn học giai đoạn trước và sau 1975, trong đó có các tác phẩm “Đảo hoang”, “Nhà Chử”, “Chuyện nỏ thần” của Tô Hoài. Tác giả khẳng định: “Nhà văn Tô Hoài khi xây dựng ba cuốn tiểu thuyết trên đã chú ý khai thác những thế mạnh của tiểu thuyết để mở rộng mọi chiều kích tác phẩm. Cốt truyện được nhà văn lấy từ
  • 19. 13 truyện cổ, nhân vật cũng là nhân vật của truyện cổ, mạch cảm hứng cũng đi từ truyện cổ… Nhưng nội dung tác phẩm đã ở một tầm vóc mới” [51, tr. 91] Luận văn thạc sĩ Văn học “Thế giới nhân vật trong truyện dân gian viết lại dành cho thiếu nhi của Tô Hoài” của Vũ Thị Hợp, năm 2012 tại trường Đại học Vinh. Tác giả luận văn tập trung tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người và thế giới nhân vật, nghệ thuật xây dựng nhân vật trong bốn tập truyện: “101 chuyện ngày xưa”, “Nhà Chử”, “Chuyện nỏ thần”, “Đảo hoang”. Luận án tiến sĩ Văn học“Từ truyện cổ tích dân gian đến truyện cổ tích nhà văn” (trường hợp Tô Hoài, Phạm Hổ)” của Nguyễn Thanh Huyền, năm 2017 tại Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN). Tác giả luận án đã thực hiện khảo sát những ảnh hưởng, dấu ấn của truyện cổ tích dân gian trong các tác phẩm văn học của hai tác giả Tô Hoài và Phạm Hổ, tìm hiểu sự dung hợp phong cách văn học viết và phong cách văn học dân gian trong những sản phẩm nghệ thuật của hai nhà văn từ đó chỉ ra sự sáng tạo của các nghệ sĩ này đối với thể loại truyển cổ tích viết lại. Trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả luận án cũng khẳng định: “Chất liệu dân gian đã được Tô Hoài và Phạm Hổ sử dụng tài tình, thêm và bớt một cách hợp lý các yếu tố thần kì, khiến cho các câu chuyện trong các sáng tác “người” hơn, thực tế hơn”. “Các tác phẩm của hai tác giả chính là những mảng màu đặc sắc riêng trong bức tranh đẹp và quý giá của nền văn học cổ tích nói chung, cổ tích nhà văn của Việt Nam nói riêng” [32, tr. 73]. Gần đây nhất là luận văn thạc sĩ Văn học“Chất liệu dân gian trong bộ ba tiểu thuyết Đảo hoang, Nhà Chử, Chuyện nỏ thần của Tô Hoài” của Nguyễn Thị Hân, năm 2017, tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Trong luận văn này, tác giả đã tìm hiểu và đánh giá những ảnh hưởng của văn hóa, văn học dân gian đến bộ ba tiểu thuyết của Tô Hoài: “với việc sử dụng chất
  • 20. 14 liệu văn hóa và văn học dân gian kết hợp với khả năng sáng tạo đặc biệt của mình, Tô Hoài đã nhào nặn ra những đứa con tinh thần mới. Đảo hoang, Nhà Chử, Chuyện nỏ thần sẽ mang một màu sắc, một ý nghĩa mới, phản ánh được những vấn đề lớn lao mà nhà văn gửi gắm. Tô Hoài luôn biết kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, ông luôn hướng về cội nguồn dân gian, lấy đó làm cơ sở, đồng thời không quên bộc lộ những khả năng, cá tính sáng tạo của bản thân để tạo nên những tác phẩm có giá trị” [22, tr. 64]. Riêng với tập truyện “Chuyện ngày xưa một trăm cổ tích” của Tô Hoài, cũng có không ít những bài viết, luận văn nghiên cứu. Phải kể đến luận văn thạc sĩ Văn học “Đặc điểm câu văn trong 101 truyện ngày xưa của Tô Hoài” của tác giả Lê Thị Hường, năm 2007 tại trường Đại học Vinh. Tác giả luận văn đã đi sâu tìm hiểu đặc điểm câu văn của Tô Hoài về mặt cấu trúc, mục đích giao tiếp từ đó rút ra những nét tiêu biểu về phong cách ngôn ngữ Tô Hoài trên phương diện sử dụng câu văn. Luận văn thạc sĩ Văn học “Chất cổ tích của nhân vật trong 101 truyện ngày xưa của Tô Hoài” của tác giả Nguyễn Ngọc Hồi, năm 2008, tại trường Đại học Vinh. Tác giả luận văn đã tập trung tìm hiểu so sánh điểm tương đồng và khác biệt trong các kiểu nhân vật phiếm chỉ, nhân vật có tên, nhân vật là loài vật trong tác phẩm của Tô Hoài và trong truyện cổ tích dân gian. Như vậy, cho đến nay có khá nhiều công trình nghiên cứu công phu về truyện cổ tích nhà văn nói chung, truyện cổ tích Tô Hoài mà cụ thể là “Chuyện ngày xưa một trăm cổ tích” nói riêng. Đây chính là những tư liệu quý giá, những chỉ dẫn bổ ích hướng chúng tôi trên con đường nghiên cứu về sáng tác của Tô Hoài. Trên cơ sở tiếp thu những nghiên cứu quý báu của các nhà khoa học, các tác giả đi trước, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Chất liệu truyện dân gian trong Chuyện ngày xưa một trăm cổ tích” của Tô Hoài, với hy vọng sẽ góp phần làm rõ hơn khái niệm truyện cổ tích nhà văn và
  • 21. 15 những ảnh hưởng của chất liệu dân gian đối với truyện cổ tích viết lại của Tô Hoài, mang đến một cái nhìn toàn diện và đầy đủ hơn về phong cách nghệ thuật văn xuôi Tô Hoài và tiếp tục khẳng định những đóng góp đầy ý nghĩa của ông vào sự phát triển của văn xuôi hiện đại Việt Nam. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Với công trình này, mục đích nghiên cứu của luận văn người viết muốn chỉ ra được những yếu tố dân gian ẩn chứa trong truyện cổ dân gian với “Chuyện ngày xưa một trăm cổ tích” của Tô Hoài trên một số phương diện nổi bật: Nhân vật, cốt truyện, các motif đặc trưng. Trên cơ sở đó, luận văn sẽ đưa ra một sự đánh giá đầy đủ và toàn diện hơn về đặc trưng truyện cổ tích Tô Hoài, thấy được sự tiếp thu, kế thừa truyền thống và cả những cách tân, sáng tạo rất đáng trân trọng của nhà văn. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Xuất phát từ mục đích trên, luận văn nhằm giải quyết các nhiệm vụ sau: Thu thập, hệ thống hóa các tài liệu nghiên cứu về truyện cổ tích dân gian cũng như truyện cổ tích nhà văn đảm bảo cho việc phân tích, đánh giá về ảnh hưởng thể loại. Chỉ ra và phân tích sự khác biệt giữa “Chuyện ngày xưa một trăm cổ tích” của Tô Hoài với truyện cổ dân gian. Xác lập các đặc trưng của truyện “Chuyện ngày xưa một trăm cổ tích” của Tô Hoài. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là chất liệu truyện dân gian (nhân vật, cốt truyện, motif ) trong truyện “Chuyện ngày xưa một trăm cổ tích” của Tô Hoài.
  • 22. 16 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Sự ảnh hưởng của các yếu tố dân gian trong truyện cổ tích Tô Hoài ở các mảng truyện cổ tích loài vật, cổ tích thần kì, cổ tích sinh hoạt. Về phạm vi tư liệu: Tiến hành tìm hiểu, khảo sát “một trăm” truyện cổ tích viết lại in trong tập “Chuyện ngày xưa một trăm cổ tích”, trong thế đối sánh với “Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam”, tập 1-2 (in lần 8), Nxb Giáo dục, Hà Nội do Nguyễn Đổng Chi sưu tầm và biên soạn. 5. Phương pháp nghiên cứu Để tiến hành nghiên cứu đề tài luận văn, chúng tôi có sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau: - Phương pháp thống kê, phân loại: khi viết luận văn, tác giả luận văn đã sử dụng lựa chọn truyện “Chuyện ngày xưa một trăm cổ tích” của Tô Hoài và “Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam”. - Phương pháp so sánh: đưa ra sự đối chiếu ảnh hưởng của văn học dân gian đến văn học viết, cụ thể là trong truyện “Chuyện ngày xưa một trăm cổ tích” của Tô Hoài để thấy được vai trò, ảnh hưởng to lớn của chất liệu dân gian. - Phương pháp phân tích, tổng hợp: luận văn sử dụng phương pháp phân tích như một công cụ để tìm hiểu cụ thể một đặc điểm nào đó về nội dung và nghệ thuật của nhà văn có sử dụng chất liệu dân gian. Tuy nhiên, phân tích cần phải đi liền với tổng hợp vì như thế các kết luận không mang tính ngẫu nhiên, vụn vặt mà để thể hiện sự đánh giá mang tính khái quát và thuyết phục hơn. - Phương pháp tiếp cận hệ thống: đặt tác phẩm “Chuyện ngày xưa một trăm cổ tích” của Tô Hoài trong đặc điểm thi pháp văn học dân gian để thấy được tính kế thừa và sáng tạo của nhà văn giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện về vai trò và ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn học viết.
  • 23. 17 Sử dụng những phương pháp nghiên cứu nêu trên, chúng tôi tin rằng những vấn đề đặt ra trong luận văn sẽ được thể hiện và lí giải một cách cụ thể, rõ ràng, có tính hiệu quả cao. 6. Đóng góp của luận văn Góp phần khẳng định những đóng góp không nhỏ của nhà văn Tô Hoài vào sự phát triển của văn xuôi Việt Nam, làm rõ hơn mối quan hệ giữa văn học với đời sống xã hội, về những đặc trưng thi pháp của nghệ thuật cổ xưa, những nét riêng của văn học hiện đại khi viết lại văn học quá khứ. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Nội dung chính của luận văn được triển khai thành 3 chương: Chương 1. Chất liệu truyện dân gian trong cốt truyện “Chuyện ngày xưa một trăm cổ tích” của Tô Hoài Chương 2. Chất liệu truyện dân gian qua nhân vật trong truyện “Chuyện ngày xưa một trăm cổ tích” của Tô Hoài Chương 3. Chất liệu truyện dân gian qua motif trong truyện “Chuyện ngày xưa một trăm cổ tích” của Tô Hoài
  • 24. 18 CHƯƠNG 1 CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CỐT TRUYỆN “CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH” CỦA TÔ HOÀI 1.1. Khái niệm cốt truyện Đối với tác phẩm tự sự, cốt truyện là “toàn bộ những sự kiện được nhà văn kể trong tác phẩm ấy”. Cốt truyện là “yếu tố quan trọng bậc nhất, không thể thiếu trong bất kì một hình thức tự sự nào”. Trong tác phẩm tự sự, cốt truyện là “cái khung để đỡ cho toàn bộ tòa nhà nghệ thuật ngôn từ đứng vững. Cốt truyện luôn là thành tố cốt lõi, đồng hành với bất kì hình thức tự sự nào”. Goethe – một đại thi hào, nhà viết kịch, tiểu thuyết gia, nhà văn, nhà khoa học người Đức đã từng nhấn mạnh: “Đúng vậy, còn gì quan trong hơn cốt truyện và thiếu nó thì cả nền lý luận nghệ thuật sẽ còn ra gì nữa? Nếu cốt truyện không dùng được thì tài năng ta cũng sẽ lãng phí vô ích. Và chính vì nghệ sĩ hiện nay không có những cốt truyện xứng đáng nên tình hình nghệ thuật hiện tại mới bi đát như thế” [2, tr. 69]. Moom - Nhà văn Anh (1874 - 1965) cũng khẳng định: “Nhà văn sống bằng cốt truyện y như họa sĩ sống bằng màu và bút vẽ vậy” [2, tr. 69]. Những nhận định này đã khẳng định vai trò quan trọng của cốt truyện trong sáng tạo tác phẩm. Tuy nhiên, cốt truyện không phải là yếu tố tất yếu cho mọi loại tác phẩm văn học mà thường chỉ tồn tại trong những tác phẩm thuộc loại tự sự (tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn, truyện thơ...), kí và các tác phẩm kịch. Ngành Tự sự học từ lâu đã coi cốt truyện là một trong những yếu tố cơ bản để tìm ra cấu trúc đích thực của tác phẩm tự sự. Có nhiều cách hiểu khác nhau về cốt truyện: Theo “Từ điển văn học” thì cốt truyện được hiểu “là một phương diện của hình thức nghệ thuật. Nó chỉ lớp biến cố của hình thức tác phẩm – chính hệ thống biến cố (tức cốt truyện) đã tạo ra sự vận động của nội dung cuộc sống được miêu tả trong tác phẩm” [7, tr. 324]. Trong giáo trình giảng dạy :Lí luận văn học” do Giáo sư Hà Minh Đức (chủ biên) cũng đưa ra định nghĩa “Cốt truyện là một hệ thống các sự kiện phản ánh những diễn biến của cuộc sống và nhất là các xung đột xã hội một cách nghệ thuật, qua đó các
  • 25. 19 tính cách hình thành và phát triển trong những mối quan hệ qua lại của chúng nhằm làm sáng tỏ chủ đề và tư tưởng của tác phẩm” [14, tr. 137]. Theo Lê Tiến Dũng: “Cốt truyện là hình thức tổ chức cơ bản nhất của truyện bao gồm các giai đoạn phát triển chính, các sự kiện chính và hành động chính trong tác phẩm” [5, tr. 102]. Trong “Từ điển thuật ngữ văn học” cho rằng: “Hệ thống các sự kiện cụ thể được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành một bộ phận cơ bản quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc các loại tự sự và kịch” [20, tr. 88]. Cũng trong “Từ điển thuật ngữ văn học” khẳng định: “Cấu trúc đích thực của tác phẩm chỉ bao gồm hai yếu tố: ngôn từ và cốt truyện”. Vì vậy, cốt truyện là một trong những yếu tố quan trọng trong tác phẩm văn học, những sáng tác nghệ thuật. Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng rõ ràng cốt truyện giữ một vai trò quan trọng trong một tác phẩm. Và để tác phẩm đó được hay và hấp dẫn thì phần lớn là do cốt truyện đó có gây được ấn tượng trong lòng của người đọc hay không. Tuy nhiên, có thể thấy rằng cốt truyện không phải là yếu tố duy nhất làm nên sự thành công tác phẩm, mà cốt truyện chỉ là một hệ thống cụ thể của những sự kiện và hành động. Trong hệ thống đó thì cốt truyện phản ánh những diễn biến của cuộc sống và nhất là các xung đột xã hội một cách nghệ thuật để qua đó tính cách của nhân vật được hình thành và phát triển trong những mối quan hệ qua lại giữa chúng, nhằm làm sáng tỏ chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Có thể thấy ở mỗi một tác giả khác nhau sẽ có những chủ đề tư tưởng khác nhau trong cách tổ chức và triển khai cốt truyện. Cơ sở chính của cốt truyện là các mối xung đột đang vận động, vì vậy mà quá trình phát triển của một cốt truyện cũng giống như quá trình vận động của xung đột sẽ bao gồm các bước như: hình thành, phát triển và kết thúc. Tóm lại, một cốt truyện thông thường sẽ có các thành phần chính như trình bày, thắt nút, phát triển và đỉnh điểm, kết thúc. Trong đó, mỗi phần được giao cho một nhiệm vụ khác nhau nhưng tất cả những nhiệm vụ đó sẽ tạo nên một cốt truyện hoàn chỉnh. Tuy nhiên, trong thực tế sáng tạo một tác phẩm văn
  • 26. 20 học thì không phải lúc nào cốt truyện cũng sẽ có đầy đủ cả năm thành phần như đã nói ở trên, đồng thời cũng không phải lúc nào nó cũng sẽ được trình bày theo thứ tự như đã sắp xếp ở trên mà ở một số truyện chúng ta sẽ thấy nó sẽ có thể bị thiếu mất đi một vài thành phần nào đó hoặc nhiều khi truyện được bắt đầu bằng phần kết thúc hoặc cũng có thể là bắt đầu bằng một biến cố gần với điểm đỉnh mà không phải là phần trình bày. Cho nên, khi tìm hiểu và xác định các thành phần của cốt truyện, chúng ta không nên gò ép những biến cố hay sự kiện vào thành phần này hoặc thành phần khác với những lí do có tính chất hình thức mà chúng ta nên tìm hiểu và phân tích việc xây dựng cốt truyện có thể hiện được những xung đột của xã hội và sự phát triển của nó sao cho phù hợp với các quy luật của cuộc sống để thể hiện được ý đồ nghệ thuật của tác giả thông qua tác phẩm đó. Việc sử dụng cốt truyện có sẵn lấy từ nguồn cổ tích dân gian, đã được các nhà văn hiện đại khai thác qua các giá trị truyền thống để viết nên những tác phẩm mới điều này có thể nói là một hoạt động sáng tạo không kém phần thử thách. Việc viết lại truyện cổ được hiểu là biến một sáng tạo dân gian truyền miệng thành một tác phẩm văn học thành văn có sự cách tân, đổi mới. Việc viết lại truyện cổ không đơn thuần chỉ là câu chuyện kỹ thuật mà quan trọng là quan niệm nghệ thuật, tư tưởng thẩm mĩ mà nhà văn mong muốn thể hiện. Với truyện “Chuyện ngày xưa một trăm cổ tích” của Tô Hoài, chúng tôi qua quá trình tìm hiểu và khảo sát văn bản của ông thì thấy rằng số lượng các truyện có cốt truyện mang bóng dáng của truyện dân gian, sử dụng chất liệu dân gian chiếm tỉ lệ khá lớn 86/100 truyện (chiếm 86%) (xem phụ lục 1), kết quả này cho thấy dường như hé mở những nguyên nhân tại sao mà truyện cổ tích viết lại của Tô Hoài lại gần gũi với người dân và thấm nhuần vào trong mỗi người dân đến như vậy để rồi qua những câu chuyện cổ tích của ông cũng được lưu truyền rộng rãi qua mọi thời gian và ở tất cả các vùng lãnh thổ hình chữ S của dân tộc ta cho đến ngày hôm nay mặc dù nhà văn đã qua đời từ rất lâu rồi.
  • 27. 21 1.2. Những chất liệu dân gian trong cốt truyện “Chuyện ngày xưa một trăm cổ tích” của Tô Hoài 1.2.1. Cách mở đầu và kết thúc truyện Khi chúng ta đọc những truyện cổ tích, ai cũng thấy bắt đầu câu chuyện bằng sự mở đầu như: “Ngày xửa, ngày xưa, đã lâu lắm rồi, ở một ngôi làng nọ...” những câu bắt đầu như vậy thường gợi cho người đọc, người nghe tới một nơi xa xôi, huyền bí, chứa nhiều điều thú vị, ở nơi ấy có những ông Bụt, bà Tiên, những nàng công chúa, chàng hoàng tử cùng những con ngựa trắng phi như bay. Hầu hết mở đầu trong truyện cổ tích là vậy, đều được bắt đầu bằng một cụm từ chỉ thời gian, không gian thật xa xôi trong quá khứ: “Ngày xửa ngày xưa”, “đời xưa, thời xưa”, “thuở xưa, đã lâu lắm rồi”… và phổ biến nhất có lẽ lại là những cụm từ như: “ngày xửa, ngày xưa”, cụm từ này tạo nên thủ pháp điệp với những nhạc điệu trầm bổng giống như những làn điệu dân ca đã dẫn người nghe đi đến một thế giới rất xa xôi và mơ mộng. Tuy nhiên, cách nói nói “ngày xưa” vẫn chưa đủ vì thế người ta phải đẩy sự kiện lùi xa hơn bằng cách thêm vào “ngày xửa” hoặc “đã lâu lắm rồi, người già không nhớ rõ vào thời nào”… Thông thường theo cách cảm nhận của người kể và người nghe truyện thì cứ cái gì mà càng xưa thì sẽ lại càng có giá trị và đáng tin tưởng hơn. Người xưa lúc này sẽ lại là một “tiền nhân” như đang ở trước mặt ta, họ sẽ dẫn dắt ta và họ là tổ tiên, là thầy của chúng ta. Bởi vậy, cho nên những câu chuyện càng xa xôi thì sẽ lại càng quan trọng và là bài học rút ra càng sâu sắc. Ở đây các tác giả dân gian đã đẩy những câu chuyện ra khỏi thời hiện tại để đưa vào thời quá khứ - một cái thời mà không ai biết, không ai đã được trải qua để bàn cãi hay bắt bẻ rằng những câu chuyện ấy đúng hay sai. Nhờ có yếu tố này mà tác giả dân gian mới dễ bề hư cấu và tạo ra một thế giới đầy kỳ ảo và hấp dẫn. Và thông qua câu chuyện kỳ ảo đó mà đưa ra thế giới quan, nhân sinh quan của mình. Chúng ta cũng bắt gặp những câu chuyện trong tập truyện “Chuyện ngày xưa một trăm cổ tích” được nhà văn Tô Hoài sử dụng lối mở đầu truyện bằng việc quay về với thời gian quá khứ xa xưa, trong “Chuyện ngày xưa một trăm cổ
  • 28. 22 tích” cũng có những bắt đầu bằng các từ chỉ thời gian như: “thuở xưa”, “đời xưa”, “ngày xưa”, “xưa kia”... Những cụm từ chỉ thời gian này liên tục xuất hiện truyện “Chuyện ngày xưa một trăm cổ tích” của Tô Hoài qua quá trình khảo sát, phân loại tác phẩm chúng tôi đã tìm ra được 27/100 truyện (chiếm 27%). Trong đó, những truyện bắt đầu bằng từ: “Thuở xưa” với số lượng là 7/100 truyện (chiếm 7% tổng số truyện như: “Ả Chức - chàng Ngưu”, “Cái chổi”, “Sự tích Hồ Gươm”,”Chuột và Mèo”, “Ai là chúa muôn loài”, “Ơn bố mẹ”, “Sự tích ông Ba Mươi”), cụm từ “ngày xưa” với số lượng 7/100 truyện (chiếm tỷ lệ 7% các truyện như: “Chàng ngốc được kiện”, “Bé thần đồng”, “Trâu vàng Hồ Tây”, “Thần sắt”, “Nàng tiên gạo”, “Tiếng chim Tu Hú”, “Hồ Ba Bể”), cụm từ “xưa kia, xưa..” với số lượng 5/100 (chiếm 5% với các truyện như: “Một cái án”, “Lý Ông Trọng”, “Quả dưa đỏ”, “Chuyện chim Cuốc”, “Sự tích thác Đam Bri”), cụm từ “ngày xửa, ngày xưa” với số lượng 5/100 truyện (chiếm 5% với các truyện “Cây nêu ngày Tết”, “Hổ và Gấu đi cày”, “Voi biết hát”, “Công và Qụa”, “Ông Ba Vành”), từ mở đầu “đời xưa” với số lượng ít hơn khoảng 3/100 truyện (chiếm khoảng 3% với các truyện như: “Trạng Hít”, “Con chim biết hát”, “Cái bướu cổ”). Trong các cụm từ trên có lẽ cụm từ chỉ thời gian “ngày xửa, ngày xưa” là cách mở đầu truyện “Chuyện ngày xưa một trăm cổ tích” của Tô Hoài giống hệt cách mở đầu trong truyện cổ tích. Cấu trúc mở đầu câu chuyện như thế này đã khiến cho các câu chuyện mang màu sắc giống như truyện cổ tích hé mở cho chúng ta những bí ẩn kỳ diệu, những kỳ ảo trong từng câu chuyện, phủ một lớp bụi thời gian không rõ thời điểm trên những câu chuyện, đồng thời khơi gợi trí tò mò của người nghe. Cách mở đầu này tồn tại từ rất lâu trong truyện cổ tích nay nhà văn Tô Hoài lại vận dụng nó vào trong các câu chuyện của mình nên bạn đọc lại một lần nữa cảm thấy hứng thú, thôi thúc mình đọc và xem cách kể truyện của nhà văn Tô Hoài so với truyện cổ tích có gì hấp dẫn hơn, bạn đọc muốn được xem cách nhà văn hiện đại đang sinh sống trong thời đại mình khi viết về truyện cổ tích ngày xưa trong hiện tại. Sự sáng tạo của nhà văn Tô Hoài
  • 29. 23 trong “Chuyện ngày xưa một trăm cổ tích” với cách mở đầu sử dụng cụm từ “ngày xửa, ngày xưa” đã tạo ra sự kỳ thú cho người đọc tin vào câu chuyện. Có lẽ do chính điểm chung khi mở đầu như vậy đã khiến cho “Chuyện ngày xưa một trăm cổ tích” của Tô Hoài trở nên gần gũi, hấp dẫn, dễ nhớ như những truyện dân gian. Ngoài sự giống nhau về cách mở đầu bằng công thức thời gian phiếm chỉ thì “Chuyện ngày xưa một trăm cổ tích” cũng có những sự khác biệt tương đối rõ ràng. Trong truyện cổ tích, liền kề theo sau những cụm từ chỉ thời gian, người kể chuyện nhắc đến yếu tố không gian: “ở làng nọ”, “trong một khu rừng nọ”, “tại một vương quốc nọ”... Nói chung là một nơi nào đó không phải là nơi mà người kể mà người nghe đang ở. Mà nếu người nghe có muốn tới vùng đất đó thì cũng không được vì không rõ “làng nọ” là làng nào, ở đâu… Nhìn chung, địa danh trong truyện cổ tích là mang tính phiếm chỉ, đây là một thủ pháp nghệ thuật quan trọng. Nó có tác dụng cách ly không gian người nghe và không gian câu chuyện để dễ bề hư cấu, đưa vào yếu tố kỳ ảo. Nó tạo ra một chân trời mới mẻ kích thích, gợi trí tò mò của người nghe. Mang những yếu tố dân gian, “Chuyện ngày xưa một trăm cổ tích” của Tô Hoài cũng mang đặc điểm này của truyện cổ tích. Số lượng truyện như vậy chiếm tỷ lệ cũng khá nhiều 25/100 truyện (chiếm 25%). Trong vài truyện có bóng dáng của cấu trúc này như trong “Chàng ngốc khởi kiện”: “Ngày xưa, ở một làng nọ có một anh nhà nghèo, tính tình lại ngờ nghệch, cái gì cũng ngẩn ngơ, lắc đầu không biết. Làng nước đặt tên anh là Ngốc anh cũng im lặng...” [28, tr. 100] hay trong truyện “Một cái án”: “Ngày xưa, ở một làng nọ có bốn người bạn tên là Thân, là Dậu, là Tuất, là Hợi. Đến khi thôi học, mỗi người một nghề, một kế sinh nhai khác nhau. Nhưng là đồng môn, họ hẹn khi nào có dịp gặp nhau..” [29, tr. 75]. Hoặc trong truyện “Lý Ông Trọng”: “Xưa kia ở một làng Chèm bên sông cái ngoài thành Đại La có người họ Lý, tên Ông Trọng. Ông Trọng cao lớn, có sức khỏe khác thường. Đến mùa nước nổi, trên sông Cái thật nhiều con thuồng luồng, con giải từ trên
  • 30. 24 ngược theo nước lũ về quấy đảo bắt cá, ăn thịt cả người...” [30, tr. 51]. Đặc biệt nhất là trong truyện “Chuyện nỏ thần” mang cấu trúc này rất đậm nét: “Bấy giờ người nước Âu Lạc đã sinh sống rộng ra các cõi trên bến dưới thuyền từ miền núi xuống đồng bằng sông Cái, sông Mã. Thục An Dương Vương với các mưu sĩ đi khắp nơi để chọn thế đất dựng nơi trung tâm làm chỗ vững chãi muôn đời. Mãi sau tìm được vùng đất phì nhiêu mà lại ẩn mình bên chân rặng núi Tam Đảo, trông ra sông Cái. ..” [30, tr. 25]. Đó là số lượng những truyện trong “Chuyện ngày xưa một trăm cổ tích” mang yếu tố, chất liệu dân gian trong khởi đầu mỗi câu chuyện. Cách miêu tả từ thời gian, đến không gian rộng lớn như hé mở cho chúng ta một cánh cửa với con mắt tò mò để người đọc, người nghe từ từ đi vào cánh cửa của sự bí ẩn, kỳ lạ và đậm chất cổ tích ấy. Tuy nhiên, về địa điểm trong truyện cổ tích và truyện “Chuyện ngày xưa một trăm cổ tích” của Tô Hoài có những nét khác biệt mang tính đặc trưng khác nhau. Nếu ở truyện cổ tích chúng ta thấy truyện thường dẫn đưa con người tới những miền quê, nơi không xác định, với một địa danh không cụ thể “ở một làng nọ”, “ở một nơi rất xa”, “ở một khu rừng nọ”, “ở một vùng kia”, “ở một vương quốc nọ”... khiến cho câu chuyện trong truyện cổ tích trở nên hư ảo, kỳ ảo hơn, có gì đó xa lạ, có gì đó lại thật gần gũi với mỗi con người. Thì truyện “Chuyện ngày xưa một trăm cổ tích” lại không hoàn toàn như vậy, mở đầu những câu chuyện vẫn là thời gian không xác định với “thuở xưa”, “ngày xưa”, “đã lâu lắm rồi”...không gian rộng, nhưng địa điểm của câu chuyện thì lại rất cụ thể, đó là một địa danh quen thuộc, một vùng đất của Việt Nam, đó có thể là một làng, xã, một vùng miền trên đất nước dải hình chữ S Việt Nam thân thương của chúng ta. Tỷ lệ số lượng truyện mang đặc điểm này chiếm ưu thế trong truyện “Chuyện ngày xưa một trăm cổ tích” của Tô Hoài. Đó là sự quen thuộc với những địa danh như trong truyện “Huyền Quang”: “Đời xưa, ở xã Vạn Tự huyện Gia Lương có một người học trò tên là Lý Đạo Tái” [30, tr. 86]; trong truyện “Lê Như Hổ”: “làng Liên Châu ở Hưng Yên có người học giỏi họ Lê. Tướng mạo đĩnh đạc, người cao lớn, ăn khỏe như hổ, người ta gọi chàng là
  • 31. 25 “như hổ”....” [30, tr. 3], trong truyện “Động Từ Thức”: “Ngày xưa, vào thời Trần, ở châu Ái, có một chàng trai tên là Từ Thức. Hai mươi tuổi, thi đỗ, được bổ làm quan tri huyện một vùng ven biển...” [30, tr. 60]. Không chỉ có nét tương đồng về mở đầu truyện, mà kết thúc mỗi truyện, truyện “Chuyện ngày xưa một trăm cổ tích” và truyện cổ tích cũng có những điểm chung. Truyện cổ tích thường kết thúc có hậu nhằm thể hiện được chính mục đích của truyện đề ra từ ban đầu, hầu như mọi truyện đều kết thúc có hậu, chính nghĩa thuộc về người tốt, người thiện, người nhân nghĩa, họ sẽ được hưởng hạnh phúc. Những hoàng tử, công chúa xinh đẹp sẽ tìm đến được với nhau, sống một cuộc sống hạnh phúc tại lâu đài của họ, những người lương thiện sẽ được một cuộc sống đầy đủ hơn, sung túc hơn... Những thế lực đen tối, hung ác, tham lam đều bị trừng trị đích đáng, chúng bị trừng phạt bởi những thế lực trên cao như vua, quan; hay dân chúng hoặc bị trời đánh, thế lực siêu nhiên trừng trị. Hầu hết, kết thúc đều đem lại sự hoàn mỹ để rồi người ta mơ rằng cuộc sống giá như những câu chuyện cổ tích, luôn luôn kết thúc tốt đẹp, tràn ngập những sắc màu lý tưởng. Truyện “Chuyện ngày xưa một trăm cổ tích” của Tô Hoài cũng vậy, cũng mang những kết thúc có hậu và hạnh phúc dành cho cả những người tốt và kẻ xấu thì bị trừng phạt. 1.2.2. Nội dung cốt truyện, tình tiết, diễn biến truyện Tư tưởng cái thiện bao giờ cũng chiến thắng cái ác luôn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt các câu chuyện trong truyện cổ tích và truyện “Chuyện ngày xưa một trăm cổ tích” của Tô Hoài. Đọng lại sau khi kết thúc mỗi câu chuyện là tinh thần lạc quan, có hậu, trong đó kết thúc truyện bao giờ cái thiện cũng chiến thắng hoặc được tôn vinh, cái ác bị tiêu trừ hoặc bị chế giễu ... Có lẽ vì vậy, mà đọc truyện cổ tích nói chung và truyện “Chuyện ngày xưa một trăm cổ tích” của Tô Hoài nói riêng luôn khiến chúng ta cảm thấy thoải mái, thanh thản, bình an. Dường như tư tưởng tinh thần lạc quan, có hậu, trong đó kết thúc truyện bao giờ cái thiện cũng chiến thắng hoặc được tôn vinh, cái ác bị tiễu trừ hoặc bị chế giễu dần dần ăn nhập vào bản căn của mỗi con người Việt Nam, nó được lan rộng và
  • 32. 26 tạo ra làn sóng ảnh hưởng cực lớn, để mọi người đều hiểu, đều cảm thụ, thấy được sự gần gũi với truyện cổ tích trong truyện “Chuyện ngày xưa một trăm cổ tích” của Tô Hoài. Khi đọc truyện “Chuyện ngày xưa một trăm cổ tích” của Tô Hoài chúng ta nhận thấy chất liệu dân gian trong được thể hiện một cách rõ nét nhất bằng các cốt truyện, đặc biệt trong nội dung cốt truyện tình tiết, sự kiện là yếu tố vô cùng quan trọng. Trong “một trăm” câu chuyện thuộc tập truyện “Chuyện ngày xưa một trăm cổ tích” của Tô Hoài, chúng tôi thấy rằng nội dung của những câu chuyện rất thân quen và gần gũi từ những câu chuyện, đến nhân vật và từng chi tiết giống với truyện cổ tích. Các nhân vật trong truyện cổ tích xuất hiện với mật độ dày đặc, trở thành nhân vật chính trong những câu chuyện ở trong truyện “Chuyện ngày xưa một trăm cổ tích” của Tô Hoài. Đó là những truyện về những vị vua có công trong quá trình dựng nước và giữ nước là các vị vua Hùng (“Bánh Chưng, bánh Dày”, “Chuyện nỏ thần’, “Sự tích Hồ Gươm”, “Ông Gióng”, “Qủa dưa đỏ”...); là những câu chuyện về cuộc sống, sự lâm nạn của những vị hoàng tử, công chúa, những đứa trẻ mồ côi tốt bụng giàu lòng thương và sự hi sinh và luôn bị những kẻ xấu hãm hại (“Con cóc hớp mưa”, “Cây tre trăm đốt”, “Lấy vợ cóc”, “Người hóa dế”, “Ông Ba Vành”,”Cái bướu cổ”, “Của thiên trả địa”, “Đám cưới kỳ lạ”, “Công chúa nói ba lần”....); là lòng hiếu thảo của những người con con gái tìm mọi cách chữa chạy khi cha mẹ bị bệnh (“Gái ngoan dạy chồng”, “Con chó, con mèo có nghĩa”, “Tấm Cám”, “Bé thần đồng”, “Oan thị Kính”, “Ông bố vui tính”, “Lê Như Hổ”, “Bánh Chưng, bánh Dày”, “Nàng tiên gạo”, “Ơn bố mẹ”…), là những câu chuyện về sự tích các loài vật (“Chuột và Mèo”, “Thỏ, Gà mái và Hổ”, “Công và Qụa”, “Rùa và Hươu”,...). Những câu chuyện quen thuộc như những truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn của dân gian, nó giúp tái hiện lại cuộc sống, suy nghĩ, sự đấu tranh của con người trong xã hội. Và cuối cùng, những câu chuyện để lại những giá trị về đạo đức, bài học khuyên răn con người, khát khao cháy bỏng và những giấc mơ của con người như truyện cổ tích, truyền thuyết, ngụ ngôn dân gian,
  • 33. 27 đúng như câu nói: “truyện cổ tích là những giấc mơ đẹp, những khát vọng tự do, hạnh phúc và công bằng xã hội”. Những truyện “Chuyện ngày xưa một trăm cổ tích” của Tô Hoài mang cốt truyện như những câu truyện dân gian: truyện cổ tích, ngụ ngôn với nhiều thể loại và khía cạnh cụ thể như: truyện cổ tích về loài vật, truyện cổ tích thần kỳ, truyện cổ tích sinh hoạt... 1.2.2.1. Truyện cổ tích thần kỳ Mỗi thể loại truyện đều có nội dung cốt truyện, cách thức xây dựng có phần tương đồng với truyện cổ dân gian. Trong đó, số lượng truyện mang nội dung tựa những truyện cổ tích thần kỳ chiếm tỷ lệ lớn trên 40%, các chuyện đều có sử dụng yếu tố thần kỳ, kỳ ảo, xuất hiện những nhân vật thần kỳ, phương tiện thần kỳ để hỗ trợ nhân vật, xuất thân thần kỳ...Yếu tố kỳ ảo, thần kỳ trở thành một trong những đặc điểm đặc trưng cho truyện cổ tích. Yếu tố kỳ ảo tự bao giờ đã là những bông hoa được đan cài vào trong nhiều sáng tác văn học của nhân loại từ ở buổi bình minh của lịch sử. Dường như yếu tố kỳ ảo hay còn gọi là yếu tố thần kỳ trở thành yếu tố “sống còn” của truyện cổ tích. Nhà nghiên cứu Đỗ Bình Trị đã viết về vai trò của yếu tố thần kỳ như sau: “Thế giới cổ tích là một sáng tạo độc đáo của trí tưởng tượng dân gian. Thế giới ấy có mối quan hệ như thế nào với thực tại?”. Ta đều biết “trong mỗi truyện cổ tích đều có những yếu tố của thực tế” [55, tr. 34]. Yếu tố thần kỳ trong truyện cổ tích yếu tố thần kỳ có vai trò biến thực tế cuộc sống thành thế giới cổ tích. Người nghe say mê thế giới cổ tích, họ bị mê hoặc bởi chính cái thần kỳ của thế giới cổ tích. Mặt khác, yếu tố thần kỳ, yếu tố kỳ ảo trong truyện cổ tích cũng đóng vai trò giải quyết các xung đột của truyện: xung đột giữa người tốt và kẻ xấu, giữa người thật thà, lương thiện và kẻ tham lan, độc ác. Nhờ yếu tố kỳ ảo, thần kỳ này mà người tốt, thật thà, lương thiện luôn chiến thắng, sống hạnh phúc, kẻ xấu, tham lam, độc ác sẽ bị trừng trị một cách đích đáng. Yếu tố kỳ ảo, thần kỳ này cũng xuất hiện với tần số rất lớn trong truyện
  • 34. 28 “Chuyện ngày xưa một trăm cổ tích” của Tô Hoài. Theo như khảo sát thống kê của tác giả luận văn thì trong truyện “Chuyện ngày xưa một trăm cổ tích” của Tô Hoài có đến 41/100 truyện của ông xuất hiện các yếu tố thần kỳ, yếu tố kỳ ảo. Trong đó có những truyện yếu tố thần kỳ, biến hóa được sử dụng rất nhiều. Sự thần kỳ này mục đích chính đều là để thử thách con người, hoặc đó là sự ban phước cho con người khi họ làm được điều tốt đẹp. Do sự phong phú về những yếu tố thần kỳ này thể hiện được tính dân gian đậm nét trong truyện “Chuyện ngày xưa một trăm cổ tích” của Tô Hoài. Người đọc sẽ bắt gặp những yếu tố ấy trong truyện “Cây tre trăm đốt”, yếu tố thần kỳ xuất hiện để lấy lại sự công bằng cho người con trai làm thuê nhà phú ông, đồng thời, trừng phạt kẻ tham lam như phú ông: “... anh chàng bỗng chấp tay, hô to: “Khắc nhập, Khắc nhập”Những đốt tre cựa quậy chui trong thừng ra, bò lổm nhổm đến nhập khít vào nhau. Thành cây tre trăm đốt vươn ra dài ngoẵng trước mặt mọi người. Phú ông đứng đấy, hai chân cũng líu ríu dính theo những đốt tre đương bò, rồi cả người phú ông bị lôi dính liền với các đốt tre không thể nào rằng ra được....Đám cưới chạy cả. Chú rể chạy trước nhất...anh thợ cày lại hô “Khắc nhập”chú rể liền bị lôi hai chân gắn lên đầu phú ông...phú ông chắp tay vái: anh tha cho tôi, hôm nay chính là ngày cưới của anh, không phải ngày mai, ngày kia đâu ” [28, tr. 116]. Trong truyện Tấm cám: Tấm được Bụt hóa phép ra quần áo, giầy dép để đi dự hội; Tấm bị mụ dì ghẻ hãm hại nhiều lần, phải trải qua nhiều kiếp luân chuyển từ chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi... cho đến cây thị ven đường. Các yếu tố kì ảo, biến hóa đã giúp Tấm chống lại ác ý và tham lam của mẹ con dì ghẻ và trở về hạnh phúc bên nhà vua - chồng mình. Trong truyện “Cái bướu cổ”, do sự hiền lành, có đức và sống chan hòa với con người và thiên nhiên cô gái mang cái bướu ở cổ đã được “các cô tiên” trong rừng nhấc cái bướu cổ ra khỏi cổ cô gái và đã giúp nàng từ một người xấu xí trở thành một người xinh đẹp: “Các cô tiên nhấc cái bướu ra rồi xoa tay vào cái sẹo trên cổ cô gái. Rồi cả bọn đi mất khi trời rạng sáng. Cô gái sờ lên cổ, làn da mát lạnh, thấy mất cái bướu...bấy giờ cô gái
  • 35. 29 thật xinh đẹp và tiếng hát thật hay” [28, tr. 47]. Yếu tố kỳ ảo hay yếu tố thần kỳ được thể hiện trong truyện “Chuyện ngày xưa một trăm cổ tích” của Tô Hoài ở nhiều khía cạnh khác nhau: cốt truyện, nhân vật, không gian, sự biến hóa phép màu... Những câu chuyện mang cốt truyện kỳ ảo quen thuộc của truyện dân gian như trong truyện “Ông Ba Vành” kể về một cậu bé lúc mới sinh có hai cánh tay dài quá đầu gối, khi lớn lên còn nhận thấy mình có tướng lạ và có một phép lạ “ở hai ngón chân mọc mấy cái lông” mà mỗi khi ông Ba Vành vuốt đám lông chân thì người nhẹ như bấc, có thể nhảy vụt qua nóc nhà. Ông Ba Vành đã sử dụng phép lạ đó để bênh vực những kẻ yếu mà ông nhìn thấy: khi thì bọn phú ông nhà giàu, khi thì bọn quan tham: “Bấy giờ khắp nước, từ kinh đô xuống các cõi nhan nhản quan tham lại nhũng. Người dân bị hà hiếp, bao nhiêu oán thán, căm hờn ngùn ngụt như lửa cháy. Đâu đâu cũng tìm theo ông Ba Vành dấy binh. Chẳng bao lâu Ba Vành đã có hàng nghìn quân dưới cờ. bộ hạ tôn Ba Vành lên làm tướng” [30, tr. 22]. Với phép lạ thần kỳ ở vuốt đám lông chân Ba Vành đã bênh vực được cho những người nông dân đồng thời trừng trị cho bọn quan tham lam. Trong truyện “Cây tre trăm đốt”, phú ông muốn lừa người làm nên đã đưa ra điều kiện bắt chàng trai vào rừng “tìm một cây tre cao một trăm đốt” để đem về dựng rạp bày cỗ mời làng. Không tìm được cây tre trăm đốt nhưng chàng được ông Bụt giúp đỡ với câu thần chú “Khắc nhập, khắc nhập” thì tự khắc những đốt tre sẽ nhập vào nhau thành một trăm đốt, chàng trai nhờ câu thần chú đã tìm được người vợ cho mình và tiêu diệt được âm mưu của kẻ xấu. Với chi tiết câu thần chú quen thuộc của truyện cổ tích, truyện gợi nhớ đến những truyện cổ tích như “Alibaba và bốn mươi tên cướp” với câu thần chú “vừng ơi mở cửa ra”... Đó là những chi tiết quen thuộc của truyện cổ tích như hóa thành con vật “hai chân dài và hai cánh rộng, có lông hẳn hoi, mặt cú dài dần cho đến khi thành hai cái mỏ thật dài”, và vua có thể lắng nghe được những câu chuyện của những con vật khác. Đây là một trong những chi tiết phố biến trong truyện cổ tích motif nghe được tiếng vật như trong truyện “Dã tràng”, “Cứu vật, vật trả ơn, cứu người người
  • 36. 30 báo oán”... Trong các truyện cổ tích, không gian truyện được phủ một không khí huyền ảo, kỳ lạ, thần bí, có những phép màu nhiệm. Ở nơi đó có những con vật biết nói, có cảm xúc như con người, có những vị thần, ông bụt, bà tiên có phép thuật...Và không gian ở trong truyện “Chuyện ngày xưa một trăm cổ tích” của Tô Hoài cũng mang không gian màu sắc cổ tích như vậy. Được biết có lẽ yếu tố quan trọng nhất trong truyện cổ tích chính là sự biến hóa thần kỳ, tạo ra nhiều thú vị cho người đọc, mỗi câu chuyện đều được vận dụng phép thuật của những nhân vật đặc trưng của truyện cổ tích. Tuy nhiên, nếu như trong truyện cổ tích thì nhân vật mang phép thuật chính là bà tiên, ông Bụt, phù thủy... thì trong truyện “Chuyện ngày xưa một trăm cổ tích”, người mang phép thuật chính là những nhân vật trong truyện... Tuy nhiên, điểm tương đồng chính là sự xuất hiện dày đặc của những yếu tố biến hóa, kỳ ảo. Đó là biến hóa thành con vật “con cóc” trong “Con cóc hớp nước mưa”; Mụ Lường trong truyện cùng tên sau chết hóa thành con cá he suốt ngày nhào lặn xuống chỗ nước lợ cửa sông cửa bể đi tìm của của mình. Rồi người vợ mang hình hài là con cóc xấu xí, bị mọi người chê cười đến cuối truyện bỗng biến thành “một cô gái da trắng như trứng gà bóc, đôi mắt sáng ngời. Váy áo mớ bảy rực rỡ” [28, tr. 174] xinh đẹp nhất trong những cô gái vợ bạn chồng đến chúc mừng tuổi thầy giáo của chồng trong truyện “Lấy vợ cóc”; hay trong truyện “Người hóa dế”, người mẹ kế vì muốn vơ vét hết của cải cho con trai của mình mà nhẫn tâm bầy mưu tính kế giết Linh (con riêng cả vợ trước của chồng) nhưng nhờ có sự hiểu biết lễ nghĩa của người em trai không giết mình theo lời mẹ mà còn đưa cho anh trai một món tiền và nói anh hãy chạy trốn đi, cùng với sự che chở của người mẹ biến thành con chim Phượng Hoàng hằng ngày vẫn đậu trước cửa sổ nên chàng Linh tu chí học hành và thi đỗ Đình, lấy được vợ xinh đẹp trong ngày vinh quy bái tổ người dì ghẻ ác độc đó xấu hổ chui xuống gậm phản “con dế lủi thủi trong hang hốc, ngoài bờ bụi, suốt đời không bao giờ dám bò ra chỗ sáng ban ngày” [28, tr. 180]... Sự kỳ ảo trong các truyện cổ tích nói chung và trong truyện “Chuyện
  • 37. 31 ngày xưa một trăm cổ tích” của Tô Hoài nói riêng còn thể hiện sự cứu rỗi tâm linh con người, hướng con người bỏ cái xấu xa, đến với cái chân, thiện, mỹ mà còn mang sức mạnh thần diệu khi cứu sống tính mạng con người. Đặc biệt ở sự biến hóa, thần kỳ này ta còn xuất hiện những yếu tố mang tính đặc trưng của sự thần kỳ trong truyện cổ tích là sự xuất hiện của lực lượng thần kỳ, phương tiện thần kỳ hỗ trợ để giúp cho nhân vật chính. Lực lượng siêu nhiên ở đây có thể là ông tiên, bà tiên, là quả tiên, con vật thần kỳ... Đó là ông Bụt hiện lên giúp đỡ Tấm khi Tấm bị Cám lấy hết cá ở giỏ, ông xuất hiện khi Tấm bị mẹ con Cám ăn thịt Bống, ông cũng xuất hiện khi Tấm không có quần áo đẹp để đi trảy hội. Hình tượng ông Bụt cũng xuất hiện trong “Cây tre trăm đốt”, ông Bụt, ông Tiên này đã giúp cho chàng trai. Hay hình tượng cô tiên trong truyện “Từ thức gặp tiên”. Ngoài ra còn có lực lượng thần tiên là do con vật thần kỳ, đó là trong “Cây khế” chính con chim là ăn khế, giúp cho người em trở nên giàu có. Hoặc con rắn trong truyện “Dã tràng” đã giúp cho nhân vật vượt khỏi hiểm nguy. Và chắc hẳn người đọc không thể không nhớ đến hình ảnh con cá vàng trong truyện cổ tích của Nga “Ông lão đánh cá và con cá vàng”. Như vậy, tất cả các nhân vật trong truyện cổ tích điều được trợ giúp, nhận sự hỗ trợ từ một lực lượng siêu nhiên. Vậy trong truyện “Chuyện ngày xưa một trăm cổ tích” của Tô Hoài thì thế nào? Theo như khảo sát của chúng tôi, trong truyện “Chuyện ngày xưa một trăm cổ tích” của Tô Hoài yếu tố này cũng xuất hiện với tần số khá lớn. Đây là một sự tương đồng hiếm có khi xuất hiện một loại phương tiện thần kỳ và nhân vật thần kỳ của văn học dân gian. Đúng như V.IA.Propp đã khẳng định, phương tiện thần kỳ và nhân vật thần kỳ là một trong 31 chức năng – nhân vật – hành động của hình thái truyện cổ tích, nó đóng vai trò quan trọng giúp cho nhân vật có thể tồn tại. Trong trong truyện “Chuyện ngày xưa một trăm cổ tích”, chúng tôi liệt kê thấy rằng có 41/100 truyện (chiếm 41%) chứa phương tiện thần kỳ và nhân vật thần kỳ như vậy. Nhiều truyện liệt kê cho chúng ta nhiều chi tiết truyện mang nhiều phương tiện thần kỳ khác nhau nhằm giúp đỡ cho nhân vật chính
  • 38. 32 vượt qua mọi khó khăn, thử thách để đạt được kết thúc có hậu. Đầu tiên, phương tiện thần kỳ là yếu tố khá quen thuộc trong cả truyện cổ tích lẫn truyện cổ trong truyện “Chuyện ngày xưa một trăm cổ tích” của Tô Hoài. Đó là những phương tiện như vật dụng, đồ vật, con vật, có sức mạnh thần kỳ cứu thoát cho nhân vật khỏi nguy nan, đem lại cho nhân vật những điều tốt đẹp. Trong truyện cổ tích, hình ảnh của những phương tiện thần kỳ là cây đàn của Thạch Sanh, niêu cơm, cung tên của Thạch Sanh trong truyện “Thạch Sanh”, chiếc nỏ thần của An Dương Vương, là cây tre trăm đốt của chàng nông dân hiền lành trong truyện “Cây tre trăm đốt”, hay “Cứu vật vật trả ơn cứu người người báo oán”, giúp cho nhân vật có thể lắng nghe thấy tiếng các con vật nói truyện được với nhau, hay nhờ ăn thịt con chim mầu nhiệm thì được lên làm vua của hai anh em trong truyện “Con chim màu nhiệm”... Và trong trong truyện “Chuyện ngày xưa một trăm cổ tích” của Tô Hoài, xuất hiện rất nhiều những phương tiện thần kỳ mang sức mạnh kỳ diệu giúp cho nhân vật biến đổi số phận, gặp dữ hóa lành như vậy. Đầu tiên một vật quen thuộc thần kỳ trong truyện “Trả ân báo oán”, bát nước ngọc đã cứu công chúa có đôi mắt sáng lại, tai thính lại và miệng cười nở như hoa. Hay “cây lá đa” giã lấy nước uống có thể cải tử hoàn sinh trong truyện “Chú cuội cung trăng” giúp cho bốn con hổ đã bị chém chết sống lại, con chó vàng chết trôi ngoài sông sống lại, con gái phú ông chết đã đắp chiếu cũng vươn vai ngồi dậy và sống lấy Cuội. Là “lọ nước thần” trong truyện ngắn cùng tên “Lọ nước thần” đã giúp cho người vợ của anh nhà nghèo sau khi “gội đầu và tắm xong, chị thấy người nhẹ nhàng và vui hẳn lên. Chị soi mặt vào vại nước thấy trẻ hẳn và xinh đẹp khác thường. Đến nỗi chị tưởng ai chợt ngoảnh mặt ra đằng sau. Nước tắm chảy ra chỗ có luống hành cạnh vại. Chỉ trong chốc lát, khóm lá hành tốt lên mơn mởn, củ hành mọc phồng to ra như cái bắp chuối ngay trước mắt ” [29, tr. 50]. Trong truyện “Chuyện chàng đốn củi”, chiếc mâm đồng gõ ba tiếng thì trong mâm hiện lên một con gà luộc, bát canh măng và một hũ rượu, ở một tình huống khác người tiều phu lại có được con ngựa đẻ ra vàng. Viên ngọc xanh giúp chàng Đê có
  • 39. 33 cơm ngon, nhà đẹp nguy nga mà còn giúp cho người ốm nặng, đã hấp hối được Đê xoa viên ngọc lên mặt thì người sắp chết khỏi bệnh. Ngoài ra, trong phương tiện thần kỳ này có xuất hiện một vật dụng thần kỳ quen thuộc có sức mạnh giúp đỡ nhân vật chống lại kẻ ác. Đó là đám lông chân giúp Ba Vành bênh vực được cho những người nông dân đồng thời trừng trị cho bọn quan tham lam. Cái ống trúc giúp anh chàng tiều phu trong truyện “Chuyện chàng đốn củi” lấy lại được của cải mà lão chủ quán đã cướp lúc trước của chàng và còn hứa gả con gái của lão cho chàng. Trong truyện “Viên ngọc xanh”, những bông hoa huệ thơm ngát đã trừng phạt lòng tham của bố mẹ vợ Đê bằng việc mũi của họ bị dài ra, trông vào rất kinh dị. Trong truyện “Chuyện nỏ thần” chiếc vuốt ở sau chân thần Kim Quy (Lẫy nỏ) giúp vua An Dương Vương tiêu diệt kẻ xâm lược; Truyện “Sự tích Hồ Gươm” cũng có thần Kim Quy cho vua Lê mượn gươm để đánh thắng kẻ thù ... Không chỉ vậy, ở những truyện trong truyện “Chuyện ngày xưa một trăm cổ tích” của Tô Hoài còn có sự giúp đỡ của con vật thần kỳ như truyện “Động Từ Thức” hình tượng con hạc trắng biết bay xuống đón chàng lên trời. Trong truyện “Ông Gióng” là hình tượng con ngựa sắt biết bay này đã rất quen thuộc trong những truyện dân gian xưa, trong những câu chuyện thần thoại thời La Mã có xuất hiện những chú ngựa biết bay. Đó là hình ảnh con ngựa Pegasus trong Thần thoại Hy Lạp. Hình ảnh ngựa có cánh Tulpar có trong “Thần thoại Thổ Nhỹ Kỳ”: “Tulpar” trong ngôn ngữ Thổ Nhĩ Kỳ ở khu vực Trung Á cũng có nghĩa là “ngựa có cánh”. Và trong truyện dân gian Việt Nam, người đọc cũng bắt gặp một con ngựa có khả năng bay được trong truyền thuyết Thánh Gióng, đó là một chú ngựa sắt đã cùng vị thần Thánh Gióng chinh phạt quân giặc, rồi cùng Thánh Gióng bay lên trên trời. Như vậy, hình tượng con vật thần kỳ này rất quen thuộc với truyện cổ dân gian, và nay nó lại xuất hiện trong trong truyện “Chuyện ngày xưa một trăm cổ tích” của Tô Hoài. Sự kỳ ảo, thần kỳ trong còn thể hiện ở sự xuất hiện của nhân vật thần kỳ. Nhân vật thần kỳ là sự góp mặt của những nhân vật mang phép thuật, trợ giúp,
  • 40. 34 chỉ đường, vạch lối, bảo vệ những nhân vật chính. Đó là các bà Bụt, ông Tiên, các nàng tiên. Nhân vật tiên xuất hiện khá phổ biến ở trong truyện “Chuyện ngày xưa một trăm cổ tích” của Tô Hoài như trong các truyện “Tấm Cám”, “Cây tre trăm đốt”, “Cái bướu cổ”, “Ả Chức, chàng Ngưu”, “Của thiên trả địa”, “Sự tích chúa Liễu Hạnh”, “Động Từ Thức”, “Qủa dưa đỏ”, “Nhìa Lừ đi tìm bố mẹ”, “Nàng Tiên gạo”, “Núi non nước”, “Kho báu trên núi Piama”.... Trong truyện “Tấm Cám”, bà Bụt được xuất hiện “ngồi trên tòa sen” khi Tấm bị trút hết giỏ tôm cá, khi cá bống bị ăn thịt và trước giờ đi trẩy hội. Bà Bụt mỗi lần xuất lại chỉ đường, chỉ cách giúp cho Tấm bình tĩnh trở lại. Trong truyện “Cây tre trăm đốt”, hình ảnh ông Bụt “tóc trắng, tay cầm gậy” chỉ bảo cho chàng trai cách để có được cây tre trăm đốt và dặn chàng trai đọc câu thần chú để có được cây tre trăm đốt.... Hình tượng bà Bụt, ông Tiên chỉ đường, giúp đỡ này rất phổ biến trong truyện cổ tích như trong truyện “Sự tích bánh chưng, bánh dày”: “Lang Liêu được ông già tóc trắng báo mộng cho biết cách làm hai thứ bánh tượng trưng trời, đất”; hay nhờ sự giúp đỡ của ông tiên chỉ cho người con Út biết hai câu thần chú để lấy được lá thuốc quý trên núi cao trong truyện “Người con Út hiếu thảo”... Đặc biệt, trong truyện “Chuyện ngày xưa một trăm cổ tích” của Tô Hoài, sự xuất hiện của nàng tiên khá dày đặc, đó là những giấc mơ về những nàng tiên trong “Một người nghèo lạ”, hay cảnh các nàng tiên múa trên thế giới trên trời trong một vài truyện. Đặc biệt trong truyện “Ả Chức, chàng Ngưu” liên tục mở ra hình tượng của những nàng tiên, của một thế giới thần tiên. Ở đây, nghệ thuật xây dựng không gian thần kỳ được tác giả dân gian thể hiện khiến cho người đọc cùng nhân vật vượt qua một thế giới kỳ ảo, với sự ngạc nhiên bởi của cải, cũng như sự tráng lệ bởi sắc đẹp của những vùng đất mà nhân vật trải qua. Tất cả những chi tiết đó nó đều mang nghệ thuật gần gũi với truyện cổ tích. Những nhân vật thần kỳ hướng thiện, giúp đỡ các nhân vật chính trong những câu chuyện chưa đủ để nói lên được khía cạnh thần kỳ mà còn bắt gặp là những nhân vật đại diện cho cái ác nhưng mang sức mạnh thần kỳ - hắc ám.
  • 41. 35 Đó là những con quỷ ăn thịt người trong truyện, những mụ phù thủy, những con yêu quái giam giữ người. Tuy số lượng nhân vật hắc ám này không nhiều nhưng nó chứa đựng yếu tố kỳ ảo rõ nét. Người đọc sẽ thấy hình tượng quen thuộc của những con quỷ ăn thịt người trong các truyện như “Cây nêu ngày Tết”, “Sự tích chúa Liễu Hạnh”, “Làm ác phải tội”, “Sự tích thác Đam Bri”, “Chuyện chàng đốn củi”, “Ba con quỷ cáo”, “Lý Ông Trọng”, “Hồ Ba Bể”, “Trâu Vàng Hồ Tây”.. Tựu chung lại, yếu tố thần kỳ trong truyện “Chuyện ngày xưa một trăm cổ tích” có thể cũng có cội nguồn từ trong tín ngưỡng của con người thời nguyên thủy nhưng suy cho cùng, nó là kết quả của sự hư cấu có chủ tâm. Qua đó, chất liệu dân gian hiện lên đậm nét trên từng câu chuyện, mang đặc điểm kỳ ảo, thần kỳ như những truyện cổ dân gian. Với những yếu tố thần kỳ ấy các truyện trong “Chuyện ngày xưa một trăm cổ tích” của Tô Hoài đã mang bóng dáng của những truyện cổ tích thần kỳ. 1.2.2.2. Truyện cổ tích sinh hoạt Tuy nhiên, khác với cổ tích, sự hư cấu có chủ tâm thông qua các lực lượng thần kỳ trong truyện “Chuyện ngày xưa một trăm cổ tích” của Tô Hoài không nhằm mục đích chủ yếu làm cho câu chuyện thêm li kỳ, hấp dẫn mà nó gắn nhiều với niềm tin, thể hiện sự ngưỡng mộ và lòng tin vào cái thiện sẽ chiến thắng cái ác, ở hiện gặp lành và ác giả ác báo. Truyện “Chuyện ngày xưa một trăm cổ tích” của Tô Hoài cũng xuất phát từ những câu chuyện của đời sống hằng ngày, bắt nguồn từ niềm mơ ước, khát khao của con người, phản ánh cuộc sống, cái “thực” của con người vào trong truyện. Có lẽ vì vậy, truyện “Chuyện ngày xưa một trăm cổ tích” cũng mang bóng dáng của truyện cổ tích sinh hoạt của con người. Đó là những câu chuyện xoay quanh tình yêu đôi lứa, tình mẫu tử, mối quan hệ giữa mẹ chồng nàng dâu, kể về những anh chàng ngốc nghếch, hoặc mối quan hệ giữa dì ghẻ con chồng, cách đối nhân xử thế của con người trong xã hội.... Mối quan hệ mẹ chồng với nàng dâu, dì ghẻ con chồng... đã được thể hiện