SlideShare a Scribd company logo
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH
Tác giả (Chủ biên): ThS. Ngyễn Thị Hồng Thu
và đồng tác giả: ThS. Chu Thị Huệ
HÀNG HOÁ VẬN TẢI
(Lưu hành nội bộ)
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021
2
Tác giả (Chủ biên): ThS. Nguyễn Thị Hồng Thu
và đồng tác giả: ThS. Chu Thị Huệ
BÀI GIẢNG
HÀNG HOÁ VẬN TẢI
(Tài liệu dùng cho hệ chính quy)
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021
Trang tên TLGD
1
LỜI NÓI ĐẦU
Hàng hoá vận tải là một trong những môn học chuyên môn quan trọng của
ngành Kinh tế vận tải biển. Thông qua môn học, sinh viên sẽ tiếp cận được những kiến
thức liên quan đến hàng hoá vận tải, các phương pháp và yêu cầu vận chuyển, xếp dỡ
và bảo quản các loại hàng hoá thường gặp trong vận tải.
Môn học cũng giúp sinh viên hiểu được những khái niệm, đặc điểm, tính chất
cơ bản của từng loại hàng hóa trong vận tải, phân loại bao bì, hiểu rõ các ký mã hiệu
trên bao bì. Hiểu rõ yêu cầu của việc xếp dỡ, vận chuyển và bảo quản hàng hóa trong
quá trình vận tải.
Ngoài ra sinh viên có thể tính được khối lượng hàng hóa chuyên chở, lựa chọn
được phương pháp kỹ thuật chất xếp, vận chuyển và bảo quản hàng hóa. Tạo nền tảng
kiến thức bổ sung cho một số môn học chuyên ngành như khai thác cảng, thương mại
hàng hải, tổ chức quản lý đội tàu…
Cuốn bài giảng bao gồm 4 chương:
Chương 1. Những vấn đề cơ bản của hàng hoá trong vận tải
Chương 2. Các thông số của hàng hoá
Chương 3. Kỹ thuật chất xếp, bảo quản và vận chuyển hàng bách hoá và hàng
rời
Chương 4. Kỹ thuật chất xếp, bảo quản và vận chuyển hàng Container và hàng
đặc biệt
Hy vọng cuốn bài giảng này sẽ giúp cho sinh viên ngành Kinh tế vận tải biển
có thêm một tài liệu để học tập và đây cũng là tài liệu giúp ích cho các sinh viên quan
tâm đến lĩnh vực này.
Mặc dù tác giả đã có rất nhiều cố gắng trong quá trình biên soạn nhưng chắc
chắn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Rất mong nhận được sự góp ý của
Quý Thầy, Cô và các bạn đồng nghiệp cho cuốn bài giảng để có thể sửa chữa, bổ sung
hoàn chỉnh hơn, đáp ứng được yêu cầu của môn học.
Tác giả biên soạn: ThS. Nguyễn Thị Hồng Thu
ThS. Chu Thị Huệ
2
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.................................................................................................................1
MỤC LỤC.......................................................................................................................2
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................................6
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................7
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HÀNG HOÁ TRONG VẬN TẢI ...........9
1.1. Khái niệm và đặc tính vận tải của hàng hóa ........................................................9
1.1.1.Khái niệm hàng hóa trong quá trình vận tải: .................................................9
1.1.2. Đặc tính vận tải của hàng hóa:......................................................................9
1.2. Phân loại hàng hóa ...............................................................................................9
1.2.1 Phân loại theo tính chất lý hóa của hàng .......................................................9
1.2.2 Phân loại theo phương pháp vận tải.............................................................10
1.3. Bao bì và đóng gói hàng hóa..............................................................................11
1.3.1. Bao bì hàng hóa: .........................................................................................11
1.3.2. Bao bì vận chuyển: .....................................................................................16
1.3.3.Bao bì tiêu thụ..............................................................................................20
1.4. Ký mã hiệu hàng hóa..........................................................................................22
1.4.1. Khái niệm:...................................................................................................22
1.4.2. Phân loại: ....................................................................................................22
1.4.3. Mã vạch của hàng hóa (barcode)................................................................23
1.5. Lượng giảm tự nhiên và tổn thất hàng hóa ........................................................36
1.5.1. Lượng giảm tự nhiên: .................................................................................36
1.5.2. Tổn thất hàng hóa .......................................................................................37
1.5.3. Các dạng và nguyên nhân hư hỏng, thiếu hụt hàng hóa, biện pháp phòng
ngừa.......................................................................................................................37
1.6. Các phương pháp kiểm định hàng hóa...............................................................40
1.6.1. Vai trò và các loại hình giám định..............................................................41
1.6.2. Các phương pháp giám định.......................................................................42
1.7. Ảnh hưởng của điều kiện bên ngoài tới quá trình vận chuyển. Biện pháp cải tạo
môi trường.................................................................................................................43
3
1.7.1. Ảnh hưởng khí hậu và hầm hàng đối với hàng hoá....................................43
1.7.2. Thông gió và nguyên tắc thông gió hầm hàng............................................46
1.7.3. Độ ẩm cân bằng: .........................................................................................50
1.7.4. Xác định các thông số cuả môi trường: ......................................................51
Câu hỏi ôn tập cuối chương. .....................................................................................53
Chương 2: CÁC THÔNG SỐ CƠ BẢN CỦA HÀNG HÓA VÀ CÁC NHÂN TỐ BÊN
NGOÀI TÁC ĐỘNG TỚI HÀNG HÓA.......................................................................54
2.1. Hệ thống đơn vị đo lường ..................................................................................54
2.2. Xác định thể tích và khối lượng hàng lỏng........................................................54
2.2.1. Một số khái niệm: .......................................................................................54
2.2.2. Xác định thể tích chất lỏng:........................................................................55
2.2.3. Xác định khối lượng: ..................................................................................55
2.3. Xác định thể tích và khối lượng hàng rời và hàng đổ đống...............................55
2.3.1. Một số khái niệm cơ bản: ...........................................................................55
2.3.2. Thể tích hàng rời và hàng đổ đống: ............................................................56
2.3.3. Xác định khối lượng: ..................................................................................56
2.4. Xác định khối lượng hàng theo mớn nước của tàu ............................................56
2.4.1. Phương đo mớn nước: ................................................................................56
2.4.2. Phương pháp tính toán:...............................................................................56
2.5. Xác định khối lượng hàng bằng phương pháp cân, đếm, nguyên hầm, nguyên
tàu..............................................................................................................................57
2.5.1. Phương pháp cân: .......................................................................................57
2.5.2. Phương pháp đếm từng bao, từng chiếc. ....................................................57
2.5.3. Phương pháp giao nhận nguyên hầm, nguyên tàu:.....................................57
Câu hỏi ôn tập cuối chương: .....................................................................................58
Chương 3. KỸ THUẬT CHẤT XẾP, BẢO QUẢN VÀ VẬN CHUYỂN HÀNG
BÁCH HOÁ VÀ HÀNG RỜI. ......................................................................................59
3.1. Hàng thông dụng................................................................................................59
3.1.1. Phân loại và tính chất hàng thông dụng......................................................59
3.1.2. Vận chuyển hàng thông dụng .....................................................................59
3.1.3. Pallet ...........................................................................................................60
4
3.2. Hàng rời và hàng đổ đống..................................................................................63
3.2.1. Hàng lương thực .........................................................................................63
3.2.2. Hàng đường ................................................................................................64
3.2.3. Phân hóa học...............................................................................................66
3.2.4. Hàng xi măng..............................................................................................67
3.2.5. Hàng quặng.................................................................................................67
3.2.6. Hàng than (Bánh mì của ngành công nghiệp) ............................................70
3.3. Dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ (Máu của ngành công nghiệp) ...........................72
3.3.1. Thành phần và tính chất của dầu mỏ: .........................................................72
3.3.2. Chỉ tiêu chất lượng của dầu và sản phẩm dầu: ...........................................72
3.3.3. Yêu cầu bảo quản:.......................................................................................73
3.3.4. Yêu cầu xếp dỡ: ..........................................................................................73
3.3.5. Yêu cầu vận chuyển:...................................................................................74
3.4.2.Tính chất: .....................................................................................................75
3.4.3. Yêu cầu bảo quản:.......................................................................................75
3.4.4. Yêu cầu xếp dỡ: ..........................................................................................76
3.4.5. Yêu cầu vận chuyển:...................................................................................76
3.5. Hàng sắt thép......................................................................................................77
3.5.1.Khái niệm:....................................................................................................77
3.5.2.Tính chất lý hoá của hàng sắt thép...............................................................77
3.5.3. Yêu cầu vận chuyển....................................................................................77
3.5.4. Yêu cầu xếp dỡ ...........................................................................................78
3.5.5. Yêu cầu bảo quản........................................................................................78
Câu hỏi ôn tập cuối chương 3: ..................................................................................79
Chương 4: KỸ THUẬT CHẤT XẾP, BẢO QUẢN VÀ VẬN CHUYỂN...................81
HÀNG CONTAINER VÀ HÀNG ĐẶC BIỆT.............................................................81
4.1. Hàng container ...................................................................................................81
4.1.1. Đặc điểm, lợi ích, cấu trúc container..........................................................81
4.1.2. Phân loại container: ....................................................................................86
4.1.3. Ký mã hiệu container:.................................................................................90
5
4.1.4. Yêu cầu chất xếp bảo quản container ...................................................... 102
4.1.5. Kỹ thuật đóng rút hàng trong container................................................... 109
4.2. Hàng đặc biệt................................................................................................... 118
4.2.1. Hàng nguy hiểm....................................................................................... 118
4.2.2. Hàng tươi sống......................................................................................... 129
4.2.3. Hàng siêu trường, siêu trọng.................................................................... 132
Câu hỏi ôn tập cuối chương ................................................................................... 135
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 136
6
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Bảng phân loại hàng hoá. [1]
..........................................................................10
Bảng1.2. Một số ký hiệu thường gặp.[8]
........................................................................17
Bảng 1.3. Bảng ký hiệu hàng nguy hiểm.[9]
..................................................................19
Bảng 1.4. Bảng phân loại nhãn hiệu thương phẩm.[8]
...................................................22
Bảng 1.5. Bảng các loại mã vạch tuyến tính.[15]
............................................................24
Bảng 1.6. Bảng các loại mã vạch cụm.[15]
.....................................................................25
Bảng 1.7. Bảng các loại mã vạch 2D. [15]
.......................................................................25
Bảng 1.8. Danh mục mã vạch các nước thành viên EAN quốc tế. [15]
..........................28
Bảng 1.9. Bảng cách tính số kiểm tra. [15]
......................................................................31
Bảng 1.10. Cách tính số kiểm tra cho mã EAN-8. [15]
...................................................32
Bảng 1.11. Bảng số hệ thống của mã UPC-A. [15]
.........................................................33
Bảng 1.12. Bảng quy đổi UPC-A sang UPC-E. [15]
.......................................................34
Bảng 1.13. Bảng quy đổi UPC-A sang UPC-E. [15]
.......................................................34
Bảng 1.14. Bảng quy đổi UPC-A sang UPC-E. [15]
.......................................................35
Bảng 1.15. Bảng quy đổi UPC-A sang UPC-E. [15]
.......................................................35
Bảng 1.16. Bảng nhiệt độ điểm sương.[3]
......................................................................44
Bảng 2.1. Bảng các đơn vị đo.[1]
....................................................................................54
Bảng 3.1. Bảng phân loại quặng.[14]
..............................................................................68
Bảng 4.1. Bảng chi tiết các bộ phận trên container. [11]
.................................................85
Bảng 4.2. Bảng tiếp đầu ngữ một số Doanh nghiệp. [11]
................................................91
Bảng 4.3. Bảng cách tính số kiểm tra container. [11]
......................................................92
Bảng 4.4. Bảng kích thước container. [11]
......................................................................93
Bảng 4.5. Bảng chiều rộng container. [11]
......................................................................94
Bảng 4.6. Bảng mã kiểu container.[11]
...........................................................................94
Bảng 4.4. Bảng ký hiệu hàng nguy hiểm. [11]
............................................................. 101
Bảng 4.7. Bảng chi tiết kích thước container. [11]
....................................................... 102
Bảng 4.8. Bảng cách ly hàng nguy hiểm.[9]
................................................................ 127
Bảng 4.9. Bảng quy định xếp hàng nguy hiểm.[9]
...................................................... 128
7
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Tiêu chí vận chuyển trên bao bì hàng hoá.[8] ...............................................17
Hình 1.2. Mã vạch của sản phẩm.[15]...........................................................................23
Hình 1.3. Cấu trúc của mã vạch EAN-13. [15]
................................................................28
Hình 1.4. Phân biệt mã EAN-8 và EAN-13. [15]
............................................................32
Hình 1.5. Cấu trúc mã UPC-A. [15]
.................................................................................33
Hình 1.6. Phân biệt UPC-A và UPC-E. [15]
....................................................................36
Hình 1.8. Thông gió tự nhiên tuần hoàn.[3]
....................................................................47
Hình 3.1. Hình ảnh Pallet.[16].......................................................................................60
Hình 3.2. Cách thức xếp hàng theo hình thức unit load. [16]
..........................................61
Hình 3.3. Các cách xếp hàng lên pallet. [16]
...................................................................62
Hình 3.4. Xếp hàng đúng cách trên Pallet. [16]
...............................................................62
Hình 3.5. Cách bao gói Unit load. [16]
............................................................................62
Hình 4.1. Cấu trúc container. [11]
...................................................................................83
Hình 4.1. Cấu trúc khung container. [11]
........................................................................83
Hình 4.3. Dầm đáy container (bottom cross members)[11]..........................................83
Hình 4.4. Rãnh cổ ngỗng (Gooseneck tunnel)[11]........................................................84
Hình 4.5. Góc lắp ghép (góc gù). [11]...........................................................................85
Hình 4.6. Các bộ phận chính trong container chở hàng. [11] .......................................85
Hình 4.7. Container bách hoá. [11]
..................................................................................86
Hình 4.8. Container hàng rời. [11]
...................................................................................87
Hình 4.9. Container chuyên dụng chở oto. [11]
...............................................................87
Hình 4.10. Container chuyên dụng chở gia súc. [11]
.......................................................88
Hình 4.11. Container bảo ôn (container lạnh). [11]
.........................................................88
Hình 4.12. Container hở mái. [11]
...................................................................................88
Hình 4.13. Container mặt bằng. [11]
................................................................................89
Hình 4.14. Container mặt bằng có vách 2 đầu. [11]
........................................................89
Hình 4.15. Container bồn. [11]
........................................................................................89
Hình 4.16. Ký mã hiệu trên Container . [11]
...................................................................90
Hình 4.17. Ký hiệu theo tiêu chuẩn ISO trên Container. [11]
.........................................90
8
Hình 4.19. CSC: Convention for Safe Container Regulations. [11]
................................99
Hình 4.21. Ký hiệu container chở hảng nguy hiểm.[11]
.............................................. 100
Hình 4.22. Dấu giám định trên container. [11]
............................................................. 101
Hình 4.24. Mã số Tier và Row của các container. [13]
................................................ 109
Hình 4.25. Cách đánh số container trên bãi. [13]
......................................................... 109
Hình 4.26. Cách thức xếp hàng trong container đúng cách. [13]
................................. 111
Hình 4.27. Ký hiệu bảo quản và xếp dỡ hàng hoá. [13]
............................................... 112
Hình 4.28. Đóng hàng bao vào container. [13]
............................................................. 112
Hình 4.29. Cách đóng hàng trên Pallet. [13]
................................................................. 113
Hình 4.30. Túi flexitank đặt trong container. [13]
........................................................ 114
Hình 4.31. Hàng hình trụ đóng trong container. [13]
................................................... 114
Hình 4.32. Hàng thùng gỗ đóng vào container. [13]
..................................................... 115
Hình 4.33. Hàng xe máy, oto đóng vào container. [13]
................................................ 115
Hình 4.34. 4 cách Lashing chằng buộc container cơ bản. [13]
..................................... 116
Hình 4.35. Chèn hàng hóa trong container bằng túi khí (dunnage). [13]
..................... 117
Hình 4.36. Túi khí chèn hàng và pallet trong container. [13]
....................................... 117
Hình 4.37. Dây đai chằng buộc hàng hoá. [13]
............................................................. 118
Hình 4.42. Ký hiệu chất rắn dễ cháy nổ.[9]
................................................................. 120
Hình 4.44. Ký hiệu độc hại và chất truyền nhiễm.[9] ................................................ 120
Hình 4.45. Ký hiệu chất phóng xạ.[9]
.......................................................................... 121
Hình 4.46. Ký hiệu chất ăn mòn.[9] ........................................................................... 121
Hình 4.47. Ký hiệu chất nguy hiểm khác.[9]
............................................................... 122
Hình 4.48. Ký hiệu của Liên Hiệp quốc.[9]
................................................................. 124
Hình 4.49. Ký hiệu hàng nguy hiểm.[9]
...................................................................... 125
Hình 4.49. Hàng siêu trường, siêu trọng.[10]
............................................................... 132
9
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HÀNG HOÁ TRONG
VẬN TẢI
1.1. Khái niệm và đặc tính vận tải của hàng hóa
1.1.1.Khái niệm hàng hóa trong quá trình vận tải:
Hàng hoá vận chuyển trong vận tải biển là tất cả các vật phẩm, thương phẩm,
được các phương tiện vận tải biển tiếp nhận để vận chuyển dưới dạng có hoặc không
có bao bì theo tập quán hàng hải quốc tế.
Hàng hoá vận chuyển trong vận tải biển được đặc trưng bởi các điều kiện vận
chuyển như chế độ bảo quản, phương pháp đóng gói, phương pháp chuyển tải, phương
pháp xếp dỡ, tính chất lý hoá của hàng…
1.1.2. Đặc tính vận tải của hàng hóa:
Tất cả các tính chất mà từ đó quyết định điều kiện kỹ thuật, vận chuyển, xếp
dỡ, bảo quản gọi là đặc tính vận tải của hàng hóa.
Đặc tính gồm có: Khối lượng và thể tích hàng
Tính chất lý hóa của hàng hoá
Cách thức đóng gói hàng hóa
Ví dụ: Hàng gạo
 Là hàng rời → sử dụng tàu chuyên dụng hàng rời → băng chuyền (phương
tiện xếp dỡ liên tục) → kho
 Là hàng bao → sử dụng tàu bách hóa → cần trục (phương tiện xếp dỡ chu
kỳ) → kho
 Là hàng container → sử dụng tàu container → cần trục chuyên dụng → bãi
1.2. Phân loại hàng hóa
Cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật thì hàng hóa ngày
càng nhiều và đa dạng. Có rất nhiều cách phân loại hàng hóa tuỳ theo mỗi một phương
diện. Trong vận tải biển việc phân loại hàng hóa là nhằm tìm ra các nhóm hàng có
những đặc điểm gần với nhau để có các biện pháp phân bố, xắp xếp và bảo quản hợp
lý trong quá trình vận chuyển.
1.2.1 Phân loại theo tính chất lý hóa của hàng
Theo tính chất lý hóa của hàng ta có thể liệt kê ra đây rất nhiều loại hàng
nhưng gộp lại ta có thể phân thành ba nhóm hàng sau:
- Nhóm hàng thứ nhất: Là nhóm hàng có tính xâm thực (các hàng trong nhóm
này có khả năng làm ảnh hưởng tới các hàng hóa khác xếp gần chúng). Các loại hàng
có tính hút và tỏa ẩm, một số loại hàng nguy hiểm, các loại hàng tỏa mùi (da thú ướp
muối...) các loại hàng bay bụi...
- Nhóm hàng thứ hai: Gồm các loại hàng chịu sự tác động của các loại hàng
xếp trong nhóm thứ nhất khi xếp chung với chúng ở mức độ nhất định. Các loại hàng
dễ hấp thụ mùi vị như chè, thuốc lá, đồ gia vị....
10
- Nhóm hàng thứ ba: Gồm các loại hàng trung tính, đó là những loại hàng
không chịu sự ảnh hưởng và không tác động xấu đến các hàng xếp gần nó. Các loại
hàng trung tính như sắt thép, thép cuộn, thiết bị máy móc...
Sự phân loại hàng theo tính chất lý hóa của chúng giúp ta phân bổ hàng xuống
hầm tàu hợp lý ngăn ngừa được sự hư hỏng hàng do sự tác động qua lại giữa chúng
với nhau.
1.2.2 Phân loại theo phương pháp vận tải
Phân loại hàng theo phương pháp vận tải nhằm để tổ chức đúng các quy trình
vận tải và chuyển tải hàng. Đây là phương pháp phân loại phổ biến trong VTB hiện
nay. Theo phương pháp này hàng được chia làm 3 nhóm:
- Nhóm hàng bách hóa (general cargoes) (hàng tính theo đơn chiếc): Nhóm
hàng này gồm các đơn vị hàng vận chuyển riêng rẽ có bao bì hoặc không có bao bì
(kiện, bao, thùng, hòm, chiếc, cái...). Hàng bách hóa có thể được chở trên tàu với một
loại hàng hoặc nhiều loại hàng với các hình dạng bao bì khác nhau. Hiện nay hàng
bách hóa có xu hướng đóng trong các Container và vận chuyển trên các tàu Container.
- Nhóm hàng chở xô (bulk cargoes): là hàng chở theo khối lượng lớn, đồng
nhất, trần bì. Ví dụ: quặng, ngũ cốc, than chở rời.... Những loại hàng này khối lượng
hàng thường xác định theo phương pháp đo mớn nước (giám định mớn nước) và
thường được chở trên các tàu chuyên dụng. Nhóm hàng chở xô được chia thành hai
nhóm là nhóm hàng lỏng và nhóm hàng chất rắn chở xô.
- Nhóm hàng vận chuyển đòi hỏi có chế độ bảo quản riêng: đó là những loại
hàng do tính chất riêng của chúng đòi hỏi phải được bảo quản theo những chế độ đặc
biệt quy định trong vận tải. Nếu không tuân theo những quy định này thì hàng sẽ bị hư
hỏng hoặc gây nguy hiểm cho tàu
Bảng 1.1. Bảng phân loại hàng hoá. [1]
Nhóm hàng bách hoá Nhóm hàng chở xô
Nhóm vận
chuyển theo chế
độ riêng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
Bao
mềm
Hàng
đóng
kiện
Hàng
đóng
hòm
Hàng
thùng
lớn
Hàng
tính
chiếc
Kim
loại
và
sản
phẩm
kim
loại
Hàng
thùng
đáy
tròn
Hàng
cồng
kềnh
Hàng
rót
lỏng
Hàng
cục
rời
Gỗ Hàng
hạt
rời
Hàng
nguy
hiểm
Hàng
mau
hỏng
Gia
cầm,
gia
súc,
sản
phẩm
của
chúng
11
1.3. Bao bì và đóng gói hàng hóa
1.3.1. Bao bì hàng hóa:
1.3.1.1. Khái niệm:
Bao bì là một loại sản phẩm công nghiệp đặc biệt được dùng để bao gói và
chứa đựng nhằm bảo vệ giá trị sử dụng của hàng hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc
bảo quản, vận chuyển, xếp dỡ và tiêu thụ sản phẩm.
1.3.1.2. Chức năng của bao bì:
- Chức năng bảo quản và bảo vệ hàng hóa: bảo vệ hàng hóa, hạn chế các tác
động của các yếu tố môi trường trong quá từ khi hàng hóa được sản xuất cho đến khi
hàng hóa được tiêu dùng. Bao bì nhằm bảo quản hàng hóa đầy đủ về số lượng, chất
lượng, tránh được các hư hỏng, rơi vãi, mất mát, thiếu hụt và ngăn cách sản phẩm với
môi trường xung quanh.
- Chức năng hợp lý hóa, tạo điều kiện thuận tiện cho việc vận chuyển và bốc
dỡ hàng hóa: các đơn vị sản phẩm hàng hóa chứa đựng trong bao bì đều tính đến khả
năng xếp dỡ và vận chuyển bằng những phương tiện vận chuyển xếp dỡ thủ công hay
cơ khí khi vận chuyển hoặc xếp dỡ chúng. Bao bì phải được thiết kế phù hợp với khối
lượng hàng hóa mà nó chứa đựng và có khả năng bốc xếp, vận chuyển dễ dàng.
- Chức năng thông tin, quảng cáo sản phẩm, tạo điều kiện cho việc tiêu thụ sản
phẩm: bao bì là một yếu tố môi giới giữa sản xuất và tiêu dùng, thể hiện hình ảnh riêng
về hàng hóa để thông tin đến người tiêu dùng, giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận biết,
lựa chọn hàng hóa theo nhu cầu của mình.
Bao bì cùng với hàng hóa được bao gói gắn liền với nhau và tạo nên tính hoàn
chỉnh của sản phẩm. thông thường thì giá trị của bao bì chiếm khoảng 5% tổng giá trị
của hàng tư liệu sản xuất mà nó bao gói.
1.3.1.3. Tác dụng của bao bì hàng hóa:
- Bảo vệ hàng hóa an toàn về số lượng và chất lượng.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc bốc dỡ, vận chuyển, bảo quản, tiêu dùng sản
phẩm → nâng cao năng suất lao động.
- Đảm bảo an toàn lao động, bảo vệ sức khỏe cho công nhân làm công tác giao
nhận, vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản. Bao bì vừa cách li được tính chất độc hại của sản
phẩm mà nó bao gói, vừa tránh được bụi bẩn từ môi trường bên ngoài, vừa đề phòng
được các tai nạn xảy ra trong khi lao động (như các loại hàng dễ nổ, dễ cháy, hóa chất
độc hại…)
- Là phương tiện thông tin về hàng hóa, hướng dẫn người sử dụng hàng hóa,
quảng cáo hàng hóa, là một hình thức văn minh phục vụ khách hàng và buôn bán quốc
tế.
1.3.1.4. Phân loại bao bì:
a. Phân loại theo công dụng của bao bì:
12
- Bao bì trong (bao bì tiêu thụ/bao bì thương phẩm ): Bao bì dùng để đóng gói
sơ bộ và trực tiếp đối với hàng hóa. Công dụng chủ yếu là bảo vệ hàng hóa, tiếp xúc
trực tiếp với hàng hóa và giá trị của nó thường được tính gộp vào giá trị hàng hóa.
- Bao bì ngoài (bao bì vận chuyển ): bao bì phục vụ cho việc vận chuyển hàng
hóa từ nơi xuất khẩu đến nơi nhập khẩu. Bao bì có tác dụng bảo vệ nguyên vẹn hàng
hóa về số lượng và chất lượng trong suốt quá trình vận tải. Giá trị của bao bì có thể
được tính toàn bộ hay chỉ một phần giá trị của nó vào hàng hóa bao bì thu hồi: tính
một phần giá trị).
b. Phân loại theo số lần sử dụng bao bì:
- Bao bì sử dụng một lần: là loại bao bì chỉ có khả năng phục vụ cho một vòng
quay của hàng hóa từ khi hàng hóa được sản xuất ra cho đến khi đi vào sử dụng trực
tiếp. Loại bao bì này, giá trị của nó thường được tính hết toàn bộ vào giá trị của hàng
hóa. Ví dụ như bao bì bằng giấy, nylon, thủy tinh…
- Bao bì sử dụng nhiều lần: là loại bao bì có khả năng phục vụ cho một số
vòng quay của hàng hóa cùng loại từ khâu sản xuất đến khâu lưu thông. Loại bao bì
này thường là loại bao bì ngoài nhưng cũng có trường hợp bao bì trong như bình chứa
khí đốt, thùng chứa xăng dầu, vỏ chai đồ uống… Đối với bao bì sử dụng nhiều lần, giá
trị của bao bì thường được tính một phần vào giá trị sản phẩm đem bán.
c. Phân loại theo đặc tính chịu nén (độ cứng) của bao bì:
- Bao bì cứng: bao bì không thay đổi hình dạng của nó trong quá trình chứa
đựng, bảo quản, bốc dỡ, vận chuyển hàng hóa. Có khả năng chịu được sức nặng của
hàng hóa bên trong và tác động cơ học (sức ép xếp chồng lên) từ bên ngoài. Vật liệu
thường là gỗ, kim loại,…
- Bao bì nửa cứng: bao bì cũng có đầy đủ tính vững chắc nhưng trong một
mức độ nhất định, nó có thể bị biến dạng dưới tác dụng của trọng tải và lực va đập khi
chuyên chở và bốc dỡ hàng hóa. Thường sử dụng để chứa đựng hàng hóa không bị ảnh
hưởng do lực tác động từ bên ngoài. Vật liệu chế tạo thường là tre, nứa, mây,…
- Bao bì mềm: bao bì dễ bị biến dạng khi tác động của lực cơ học từ bên ngoài
và tải trọng của sản phẩm bên trong. Chịu được các lực chấn động, va chạm trong quá
trình bốc dỡ, vận chuyển. vật liệu thường là vải, đay, nylon,…
d. Phân loại theo mức độ chuyên môn hóa bao bì:
Theo mức độ chuyên môn hoá, bao bì được chia thành 2 loại:
- Bao bì thông dụng: là loại bao bì có thể chứa đựng được nhiều loại hàng hóa
khác nhau hoặc sau khi hoàn thành việc chứa đựng hàng hóa này có thể dùng để bao
gói tiếp các sản phẩm khác.
- Bao bì chuyên dụng: là loại bao bì chỉ được dùng để chứa đựng một loại sản
phẩm nhất định. Bao bì chuyên dụng thường có hình dáng, kích thước, kết cấu được
thiết kế phù hợp với việc chứa đựng và bảo quản loại sản phẩm có tính chất cơ, lý,
hóa, và trạng thái đặc biệt như các bình chứa các khí dễ bay hơi, các hóa chất độc hại,
các chất dễ cháy nổ…
e. Phân loại bao bì theo vật liệu chế tạo:
13
Theo tiêu thức này, bao bì có nhiều loại khác nhau mang tên các loại vật liệu
chế tạo bao bì. Một số loại vật liệu chế tạo bao bì phổ biến thường dùng trong đóng
gói hàng hóa:
- Bao bì gỗ: là loại bao bì được dùng khá phổ biến đối với nhiều hàng hóa
trong buôn bán quốc tế. Bao bì đồ gỗ phải đáp ứng được các yêu cầu như gỗ phải nhẹ,
khô, ít nhựa, kết cấu bao bì phải có độ bền chắc nhất định, gỗ ghép phải kín, đinh đóng
phải thẳng, chặt, góc hòm, thùng chứa hàng hóa trọng lượng lớn phải ốp vỏ bằng kim
loại, mặt ngoài phải ghi ký mã hiệu. Bao bì gỗ có ưu điểm là dễ sản xuất, dễ sử dụng,
phạm vi ứng dụng rộng rãi, tương đối bền và có thể sử dụng được nhiều lần. Tuy nhiên
loại bao bì này tương đối nặng, dễ cháy, chịu ẩm kém, dễ bị mọt, mối, chuột làm hư
hỏng.
- Bao bì kim loại: là loại bao bì được dùng khá phổ biến. Các kim loại thường
được chế tạo bao bì là kim loại đen, đồng, nhôm, …Bao bì kim loại dùng để đóng gói
những loại sản phẩm dễ bốc cháy, có độ bốc hơi lớn, có chất độc hại ở trạng thái khí,
hơi, hoặc lỏng. Bao bì kim loại khắc phục được nhược điểm của bao bì gỗ là không sợ
ẩm thấp, không sợ cháy nhưng một số loại thép làm bao bì còn khá nặng nề và đắt
tiền.
- Bao bì hàng dệt: là loại bao bì mềm thường ở dạng bao được dùng để chứa
đựng những loại hàng rời như gạo, ngô, lạc, hạt nhựa như các loại bao đay, bao gai,
bao vải, bao sợi nylon…
- Bao bì giấy, carton: giấy dùng chế tạo bao bì thường là loại giấy dài như bao
xi măng. Các loại bìa dùng làm hộp đựng các hàng hóa có khối lượng lớn như xà
phòng thơm, thuốc đánh răng, giày dép, một số loại mỹ phẩm và dược phẩm. Bao bì
carton cũng được dùng khá phổ biến, thường ở các dạng thùng, hòm, hộp.
- Bao bì thủy tinh: loại bao bì này thường dùng để chứa các hàng hóa lỏng như
dược phẩm, rượu bia, nước ngọt, hóa chất,… Đây là những loại bao bì cứng nhưng dễ
vỡ, không bị phá hủy bởi hóa chất và không độc.
- Bao bì bằng tre, nứa, mây đan: người ta còn sử dụng các loại vật liệu như tre,
nứa, mây đan, thành các loại sọt, lẵng, giỏ để chứa hoặc làm bao bì chứa đựng các loại
hàng hóa như hoa quả, xà phòng, … Đây là loại bao bì sử dụng bằng vật liệu trong
nước, dễ sản xuất, dễ sử dụng, tuy nhiên độ bền chắc không lớn.
- Bao bì bằng các loại vật liệu nhân tạo, tổng hợp: ngoài các vật liệu làm bao
bì kể trên, người ta còn sử dụng nhiều loại bao bì bằng vật liệu nhân tạo như bao bì
màng mỏng chất dẻo, bao bì bằng vật liệu polymer, bao bì bằng cao su nhân tạo,…
hoặc thường kết hợp một vài loại vật liệu khác nhau để đảm bảo tính phù hợp đối với
hàng hóa bên trong cũng như có kết cấu bền chắc, thuận tiện sử dụng và giá thành rẻ.
Ngoài những cách phân loại kể trên, người ta còn phân loại bao bì theo một số
tiêu thức khác hoặc kết hợp với một số tiêu thức. Ví dụ theo mức độ thấm nước, có
bao bì không thấm nước, bao bì có thể thấm nước, bao bì dễ thấm nước. Phân loại bao
bì theo chất lượng, loại tốt, loại trung bình, loại xấu…
1.3.1.5. Tiêu chuẩn hóa bao bì:
a. Ý nghĩa tiêu chuẩn hóa bao bì:
14
Tiêu chuẩn hóa bao bì là sự quy định thống nhất về các yêu cầu và chỉ tiêu
kinh tế, kỹ thuật đối với các loại bao bì nhằm đảm bảo giữ gìn tốt hàng hóa được bao
gói và tạo điều kiện thống nhất trong sản xuất, lưu thông, tiết kiệm nguyên vật liệu bao
bì cũng như thuận tiện trong việc bốc dỡ, vận chuyển.
Trong lĩnh vực sản xuất bao bì:
 Tiêu chuẩn hóa bao bì là một trong những biện pháp quan trọng để tổ chức
sản xuất ra bao bì có chất lượng tốt, sản xuất hàng hóa lớn, vừa nâng cao
năng suất lao động và hạ giá thành sản xuất bao bì, khắc phục tình trạng
hỗn loạn về quy cách, kích cỡ, hình dáng, nguyên liệu chế tạo và kết cấu
của bao bì.
 Tiêu chuẩn hóa bao bì là cơ sở để tăng cường sản xuất bao bì, kiểm tra chất
lượng bao bì.
Trong lĩnh vực lưu trữ thông tin:
 Tiêu chuẩn hóa bao bì góp phần quan trọng vào việc lưu thông hàng hóa.
Nó đơn giản hóa công việc kiểm đếm, giao nhận, góp phần nâng cao năng
suất lao động trong các khâu bốc dỡ, vận chuyển, bảo quản, đóng gói hàng
hóa.
 Tiêu chuẩn hóa bao bì còn là điều kiện quan trọng để chuyên môn hóa
dụng cụ bốc dỡ, vận chuyển, tháo mở bao bì, nâng cao năng suất lao động
trong các khâu công việc này và tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao dịch,
chào hàng, phục vụ khách hàng.
b. Nội dung của tiêu chuẩn hóa bao bì:
Tiêu chuẩn hóa bao bì được thể hiện cụ thể thông qua việc xây dựng các chỉ
tiêu kinh tế kỹ thuật một cách khoa học, phù hợp với thực tiễn, bao gồm các chỉ tiêu
sau:
+ Tiêu chuẩn hóa về mặt kết cấu, kích thước, trọng lượng, sức chứa và nguyên
liệu sản xuất bao bì:
 Về kết cấu: bao bì để chứa đựng sản phẩm phải có kết cấu bền, chắc, thuận
tiện cho việc chứa đựng sản phẩm, thuận tiện cho việc tháo lắp (đóng mở),
làm vệ sinh, định hình và bảo vệ sản phẩm một cách tốt nhất.
 Về kích thước: bao bì có kích thước hợp lý, phù hợp với kích thước và
hình dạng của hàng hóa mà nó chứa đựng, phù hợp với kích thước, hình
dạng của phương tiện vận tải bốc dỡ, bảo quản sản phẩm.
 Về trọng lượng: trọng lượng của bao bì khi chưa bao gói hàng hóa gọi là
trọng lượng tuyệt đối của bao bì. Trọng lượng tuyệt đối của bao bì phải
nhỏ nhất để trọng lượng tương đối của bao bì nhỏ nhất, nhằm tiết kiệm chi
phí vận chuyển, bốc dỡ, khuân vác cũng như nguyên vật liệu sản xuất bao
bì.
 Về sức chứa: bao bì để chứa đựng sản phẩm do đó có quan hệ đến nhiều
khâu trong quá trình lưu chuyển hàng hóa. Đối với một đơn vị bao bì sản
phẩm phải thuận tiện cho việc xuất nhập nguyên bao, nguyên kiện, nguyên
hòm, nguyên bó,… Nhập xuất nguyên cả đơn vị bao bì cho phép đơn giản
15
và hợp lý hóa các khâu giao nhận, kiểm đếm, đồng thời tăng nhanh tốc độ
lưu chuyển hàng hóa.
 Về nguyên vật liệu bao bì: tính chất của nguyên vật liệu bao bì phải phù
hợp với tính chất cơ lý hóa của hàng hóa mà nó bao gói để đảm bảo an
toàn cho hàng hóa. Đồng thời phải bảo đảm sự tương quan hợp lý giữa giá
trị của bao bì với giá trị của hàng hóa được bao gói để hạ giá thành sản
phẩm và tăng sức tiêu thụ của sản phẩm.
+ Tiêu chuẩn hóa về chất lượng bao bì:
Đây là một chỉ tiêu tổng hợp về nhiều mặt và được quy định thành các tiêu
chuẩn cần phải có của bao bì như độ cứng, màu sắc, độ bền,…
Về độ cứng hay mức độ chịu nén là khả năng tối đa bao bì có thể chứa đựng
được mà bao bì vẫn an toàn. Chỉ tiêu độ cứng còn thể hiện trong khi chứa đầy hàng
hóa chúng ta có thể xếp lên nhau với chiều cao tối đa là bao nhiêu hoặc bao nhiêu lớp
xếp theo quy phạm chất xếp hàng hóa. Về màu sắc, bề ngoài của bao bì và trang trí nói
chung, kể cả hình dáng hoặc độ kín giữa các kẽ ghép hoặc nơi ghép giữa các bộ phận
của bao bì phải đạt tiêu chuẩn nhất định.
Về độ bền bao bì có khả năng sử dụng tối đa, bằng số vòng quay hoặc thời hạn
sử dụng, với điều kiện người sử dụng chấp hành đầy đủ nghiêm túc các quy định về sử
dụng bao bì.
+ Tiêu chuẩn hóa về ký mã hiệu, cách tháo mở bao bì và tiêu chuẩn bao gói:
Mỗi loại bao bì dùng để chứa đựng một loại hoặc một nhóm hàng hóa nhất
định. Người ta ghi các ký mã hiệu để có thể nhận biết sản phẩm nhanh chóng và phân
biệt với các sản phẩm khác. Trên bao bì người ta thống nhất nơi ghi, cách ghi ký mã
hiệu và những nội dung chủ yếu cần ghi.
Trên bao bì còn có thể có nhãn hiệu của loại vật tư hàng hóa. Trên nhãn hiệu
người ta ghi những thông tin chủ yếu về hàng hóa để phân biệt với các hàng hóa khác.
Nhãn hiệu được gắn vào bao bì hoặc in trên bao bì ở nơi quy định.
Trên bao bì còn chỉ rõ nơi tháo mở và sử dụng cần thiết để tháo mở, không
được móc cáp,…
Mỗi loại bao bì nhất định đều có quy định thống nhất tiêu chuẩn về bao gói
cho một đơn vị bao bì: số lớp bao bì, bao bì trong, bao bì ngoài, cách gói buộc và
những yêu cầu đối với cách gói buộc, chèn lót, đai nén.
+ Tiêu chuẩn hóa về mã số mã vạch:
Ngoài các ký hiệu bằng chữ, sơ đồ, tên riêng để cách biệt hóa các sản phẩm
hàng hóa, để bảo vệ quyền lợi của người sản xuất, nhà kinh doanh, và người tiêu dùng,
người ta còn dùng các mã số mã vạch. Nhờ hệ thống mã số mã vạch được quy định
riêng, người ta có thể biết được tất cả các thông số cần thiết về loại sản phẩm cụ thể
như: tên sản phẩm, nhà sản xuất, nguyên vật liệu,…
Nhà kinh doanh nhờ mã số mã vạch của hàng hóa có thể sắp xếp, dự trữ bảo
quản và quản lý hàng hóa một cách thuận tiện.
Nhờ áp dụng thiết bị điện tử hiện đại để đọc mã hiệu, người bán hàng có thể
xác định đúng, chính xác, kịp thời chủng loại hàng hóa, giá cả, số lượng một cách dễ
16
dàng. Trong quản trị kinh doanh hiện đại nói chung và trong bán hàng nói riêng, mã số
mã vạch đã được tiêu chuẩn hóa và được sử dụng khá phổ biến ở nhiều nước trên thế
giới.
1.3.2. Bao bì vận chuyển:
1.3.2.1. Khái niệm:
Tất cả vật liệu dùng để bao gói hàng hóa nhằm đảm bảo an toàn cho hàng hóa
trong quá trình vận tải, do người sản xuất hoặc người vận tải tạo nên cho nó.
1.3.2.2. Yêu cầu của bao bì vận chuyển:
Bao bì phải phù hợp với đặc tính hàng hóa. Mỗi một loại hàng đều có một đặc
tính riêng của mình, ví dụ: xi măng kị ẩm, hàng thủy tinh dễ vỡ, hàng lỏng dễ thấm, rò
rỉ…điều này đòi hỏi bao bì vận chuyển phải có tính năng chống ẩm, chống chấn động
và chống rò rỉ tương ứng.
Cần thích ứng với nhu cầu của phương thức vận chuyển khác nhau. Các
phương thức vận chuyển khác nhau có yêu cầu bao bì khác nhau. Ví dụ: bao bì vận
chuyển đường biển cần chắc chắn đồng thời có chức năng chống bẹp và va chạm, bao
bì vận chuyển đường sắt có chức năng chống chấn động, bao bì vận chuyển đường
hàng không đòi hỏi phải nhẹ và không kồng kềnh.
Phù hợp với quy định của các nước liên quan và yêu cầu của khách hàng. Một
số nước quy định cấm sử dụng vật liệu như cành liễu, rơm, rạ làm vật liệu bao bì vì
những nước này lo sợ qua đó sẽ đem sâu bệnh vào nước họ.
Phù hợp với phương tiện vận chuyển, thiết bị bốc xếp, người lao động, khả
năng sử dụng kho bãi, đảm bảo an toàn cho người, thiết bị, hàng hóa khác (đặc biệt là
hàng nguy hiểm).
Tiết kiệm chi phí với điều kiện đảm bảo bao bì chắc chắn. Ví dụ chọn loại vật
liệu bao bì nhẹ, giá rẻ mà lại chắc chắn sẽ có lợi cho việc hạ thấp giá thành bao bì và
tiết kiệm chi phí, thiết kế bao bì hợp lý có thể tránh dùng quá nhiều vật liệu hoặc lãng
phí dung lượng bao bì, bao bì khít, thể tích nhỏ có thể tiết kiệm được cước phí vận
chuyển.
1.3.2.3. Phân loại bao bì vận chuyển:
Dựa vào phương thức đóng gói: bao bì vận chuyển đơn, bao bì vận chuyển tập
hợp.
- Căn cứ vào mức độ đóng gói: đóng gói toàn bộ ( full packed), đóng gói bộ
phận (part packed)
- Căn cứ vào hình dáng bao bì: hòm, túi, bao, thùng, kiện, ….
- Căn cứ vào vật liệu bao bì: giấy chống ẩm, chất dẻo, kim loại dát mỏng
1.3.2.4. Tiêu chí của bao bì vận chuyển:
Để thuận lợi trong việc bốc dỡ, vận chuyển, xếp kho, kiểm đếm và giao nhận
hàng, tránh xảy ra sự cố tổn hại hàng hóa và gây thương tích cho người nhận hàng, cần
phải viết, đóng dấu, in các tiêu chí liên quan đến bao bì vận chuyển để giúp nhận biết
và nhắc mọi người khi thao tác.
17
Căn cứ vào cách dùng, tiêu chí trên bao bì vận chuyển có thể chia thành: tiêu
chí vận chuyển (shipping mark), tiêu chí chỉ thị (indicative mark) và tiêu chí cảnh báo
(warning mark)
a. Tiêu chí vận chuyển:
Theo Tổ chức tiêu chuẩn hàng hóa quốc tế và Hiệp hội bốc dỡ hàng hóa quốc
tế, tiêu chí vận chuyển hàng hóa bao gồm:
 Tên thu gọn hoặc tên viết tắt tiếng Anh của người nhận hàng hoặc tên của
bên mua hàng
 Số vận đơn hoặc số hóa đơn cất hàng
 Địa điểm đích
 Số kiện hàng
Còn những nội dung khác chỉ in lên bao bì vận chuyển khi có yêu cầu.
Ví dụ minh họa:
Hình 1.1. Tiêu chí vận chuyển trên bao bì hàng hoá.[8]
b. Tiêu chí chỉ thị:
Là những điều cần chú ý trong quá trình bốc dỡ, vận chuyển và bảo quản.
Thường dùng hình vẽ và chữ đơn giản, dễ thấy đưa lên bao bì, do vậy người ta còn gọi
là tiêu chí chú ý.
Bảng1.2. Một số ký hiệu thường gặp.[8]
TT Ký hiệu Tiếng Anh Tiếng Việt
1. Fragile, Handle with care Hàng dễ vỡ, bốc dỡ cẩn thận
2. Use no hooks
Không được móc trực tiếp vào
hàng hóa
18
3. Top
Hàng yêu cầu xếp hướng lên
trên
4.
Keep away from heat (solar
radiation)
Tránh nhiệt (tránh bức xạ nhiệt)
5.
Protect from heat and radioactive
sources
Tránh nhiệt và nguồn phóng xạ
6. Sling here Vị trí dây cáp
7. Keep dry Tránh ẩm
8. Center of gravity Trọng tâm của hàng
9. No hand truck here
Không dùng tay đẩy hoặc kéo
hàng
10. Stacking limitation Hạn chế xếp chồng
11. Temperature limitations Giới hạn nhiệt độ
19
12. Do not use forklift truck here
Không sử dụng xe nâng để làm
hàng
13. Electrostatic sensitive device
Thận trọng với dụng cụ tĩnh
điện
14. Do not destroy barrier
Không được phá hủy lớp/ hàng
rào bảo vệ
15. Tear off here Vị trí mở hàng
c. Tiêu chí cảnh báo:
Khi trong bao bì vận chuyển có chứa các hàng hóa nguy hiểm như vật gây nổ,
vật dễ cháy, vật có tính độc, vật ăm mòn và vật phóng xạ,…phải ghi rõ những tiêu chí
dùng cho các vật nguy hiểm lên bao bì vận chuyển để cảnh báo, giúp nhân viên bốc
dỡ, vận chuyển và bảo quản, áp dụng các biện pháp bảo vệ thích ứng với từng đặc tính
hàng hóa, nhằm bảo vệ sự an toàn cho con người và hàng hóa. Vì vậy còn gọi là tiêu
chí bao bì hàng hóa nguy hiểm.
Bảng 1.3. Bảng ký hiệu hàng nguy hiểm.[9]
20
1.3.3.Bao bì tiêu thụ
1.3.3.1. Khái niệm:
Bao bì tiêu thụ (bao bì trong) là bao bì tiếp xúc trực tiếp với hàng hóa, cùng
hàng hóa đi vào mạng lưới tiêu thụ, trực tiếp đối mặt với người tiêu dùng.
Bao bì tiêu thụ ngoài chức năng bảo vệ hàng hóa còn có chức năng thúc đẩy
tiêu thụ.
1.3.3.2. Yêu cầu
Để bao bì thích ứng với nhu cầu thị trường quốc tế, khi thiết kế và sản xuất
bao bì tiêu thụ cần đáp ứng các yêu cầu sau đây:
 Thuận tiện cho bày bán.
 Thuận tiện cho việc nhận biết của khách hàng. Khi chọn mua hàng, khách
hàng thường hy vọng có sự hiểu biết đối với hàng hóa chứa bên trong bao
bì, một số khách hàng thì quen nhìn hàng mà mua hàng, do vậy, chọn dùng
những bao bì bằng vật liệu trong suốt, hoặc phụ thêm các hình vẽ hoặc chú
thích bằng chữ viết trên bao bì tiêu thụ, làm cho dễ nhìn, dễ hiểu và tiện
cho việc nhận biết hàng hóa.
 Thuận tiện cho việc mang xách và sử dụng. Độ lớn nhỏ của bao bì tiêu thụ
cần thích hợp để tiện lợi, khi cần thiết còn phải thêm cả quai xách, tạo
thuận lợi cho việc mang xách hàng hóa. Đối với những hàng hóa đòi hỏi
phải đóng kín, cần phải dễ mở, tiện cho sử dụng với điều kiện đảm bảo
đóng kín.
1.3.3.3. Phân loại bao bì tiêu thụ:
Bao bì tiêu thụ có thể sử dụng các loại bao bì khác nhau, các hình dáng kết cấu
và mẫu mã khác nhau, điều này tạo nên tính đa dạng của bao bì tiêu thụ. Lựa chọn loại
bao bì tiêu thụ nào chủ yếu căn cứ vào đặc tính và hình dáng để quyết định. Các loại
bao bì tiêu thụ thường thấy có các loại sau đây:
 Bao bì kiểu treo: tất cả bao bì có móc treo, dây móc, lỗ treo đều gọi là bao
bì kiểu treo, loại bao bì này tiện cho việc treo cao.
 Bao bì kiểu chồng xếp: tất cả những loại bao bì có tính vững chắc khi
chồng xếp (như hộp) được gọi là kiểu chồng xếp. Ưu điểm của chúng là
tiện bày bán.
 Bao bì kiểu mang xách: loại bao bì mà bên trên có bộ phận xách tay gọi là
bao bì mang xách.
 Bao bì dễ mở: đối với bao bì tiêu thụ đòi hỏi đóng kín có bộ phận mở đặc
biệt, dễ mở miệng bao, ưu điểm của nó là sử dụng tiện lợi.
 Bao bì phun: bản thân bao bì của hàng hóa dạng lỏng có bộ phận phun tự
động, nó giống như bình phun, sử dụng khá tiện lợi.
 Bao bì đồng bộ: đối với những hàng hóa cần xếp liền nhau thường sử dụng
bao bì đồng bộ.
21
 Bao bì tặng phẩm: đối với những loại hàng hóa đem tặng, để bề mặt bao bì
đẹp và thể hiện sự sang trọng của quà tặng, thường sử dụng loại bao bì
chuyên dùng cho việc tặng quà.
1.3.3.4. Dấu hiệu và thuyết minh của bao bì tiêu thụ:
Trên bao bì tiêu thụ thường đều kèm theo hình vẽ trang trí và thuyết minh
bằng chữ viết, có loại in hàng số, khi thiết kế và sản xuất trên bao bì tiêu thụ, cần chú
ý các việc sau:
- Mặt in trang trí của bao bì: mặt in trang trí của bao bì tiêu thụ phải thoáng,
đẹp, giàu sức cuốn hút về nghệ thuật, đồng thời làm nổi bật đặc điểm của hàng hóa,
hình vẽ, màu sắc, nên thích hợp với dân tộc và thị hiếu của nước có liên quan. Ví dụ,
các nước đạo Hồi kiêng dùng hình vẽ con lợn, người Nhật cho rằng hoa sen là biểu
tượng không may mắn, người Ý thích màu xanh lục, người Ai Cập cấm kị màu lam, ở
Thổ Nhĩ Kỳ hình tam giác màu xanh là dấu hiệu của hàng mẫu…
- Thuyết minh bằng chữ viết: trên bao bì tiêu thụ cần có những thuyết minh
bằng chữ viết cần thiết, như dấu thương phẩm, nhãn hiệu, tên sản phẩm, nơi sản xuất,
số lượng, quy cách, thành phần, công dụng và cách sử dụng… Thuyết minh bằng chữ
viết cần kết hợp chặt chẽ với hình dáng vẽ trang trí để tăng tính biểu đạt, bổ sung cho
nhau, nhằm đạt được mục đích và thúc đẩy tiêu thụ. Chữ viết sử dụng phải rõ ràng, đủ
ý, đồng thời để khách hàng trên thị trường hiểu được, khi cần thiết có thể dùng cùng
lúc nhiều thứ tiếng thông dụng như Anh, Trung, Pháp…
- Khi sử dụng thuyết minh chữ viết hoặc in nhãn lên bao bì tiêu thụ còn cần
chú ý đến các quy định điều lệ quản lý nhãn hàng của nước hữu quan.
Ví dụ, chính phủ Nhật Bản quy định tất cả các loại dược phẩm tiêu thụ sang
Nhật Bản ngoài việc cần phải thuyết minh thành phần và phương pháp sử dụng, còn
phải nói rõ công dụng của chúng, nếu không thì không được nhập khẩu. Dược phẩm
xuất khẩu sang Mỹ cũng có quy định tương tự như vậy. Ngoài ra, một số nước thậm
chí còn quy định cụ thể đối với cả loại ngôn ngữ dùng để thuyết minh, như Canada
quy định, hàng hóa tiêu thụ sang nước này cần phải đồng thời sử dụng cả hai loại
thuyết minh là Pháp và Anh.
- Mã vạch: mã vạch trên bao bì hàng hóa được tạo thành bởi một nhóm các
đường song song đen trắng, có kèm theo số và có khoảng cách rộng hẹp không bằng
nhau hợp thành. Nó là loại ngôn ngữ ký hiệu đặc biệt lợi dụng thiết bị quét điện nhập
số liệu vào máy tính. Sau khi kỹ thuật mã vạch ra đời năm 1949, nó đã được ứng dụng
rộng rãi trong các lĩnh vực ngân hàng, điện tín, thư viện, lưu kho, và tự động hóa sản
xuất công nghiệp.
Đầu thập kỷ 70, Mỹ đưa kỹ thuật mã vạch ứng dụng vào bán lẻ thực phẩm và
hàng tạp hóa. Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đều sử dụng mã vạch trên bao bì hàng
hóa, chỉ cần đưa mã vạch vào máy quét điện, máy tính sẽ tự động nhận biết những
thông tin của mã vạch, xác định tên sản phẩm, chủng loại sản phẩm, số lượng, ngày
tháng sản xuất, nhà máy chế tạo, nơi sản xuất, … đồng thời tra tìm đơn giá trong kho
số liệu, dựa vào chúng tiến hành thanh toán tiền hàng, làm phiếu thanh toán hàng mua,
điều này đã nâng cao hiệu suất và tính chính xác của việc kết toán, cũng như tiện lợi
cho khách hàng.
22
Trên thế giới có 2 loại mã vạch trên bao bì thông dụng: một loại do Ủy ban mã
vạch thống nhất do Mỹ và Canada tổ chức soạn (Universal Code Council – UCC), ký
hiệu nhận biết hàng hóa mà nó sử dụng là UPC (Universal Product Code). Một loại
khác do Hiệp hội mã hàng hóa Châu Âu thành lập, biên soạn. Ký hiệu nhận biết hàng
hóa mà nó sử dụng là EAN.
1.4. Ký mã hiệu hàng hóa
1.4.1. Khái niệm:
Tất cả những ký hiệu, hình vẽ, chữ viết ghi trực tiếp lên hàng hóa hoặc bao bì
thương phẩm, bao bì vận tải → nhằm chỉ rõ tính chất hàng hóa, phương pháp bảo
quản, xếp dỡ và giao nhận gọi là nhãn hiệu hàng hóa.
1.4.2. Phân loại:
1.4.2.1. Nhãn hiệu thương phẩm: (bao bì trong/bao bì tiêu thụ)
Là ký nhãn hiệu do người sản xuất viết lên trên bao bì thương phẩm. Thường
có một số nội dung sau đây:
Bảng 1.4. Bảng phân loại nhãn hiệu thương phẩm.[8]
STT Nội dung
Thực
phẩm
Dược phẩm Điện gia dụng Thủy tinh, gốm
1. Tên hãng sản xuất x x x x
2. Thương hiệu x x x x
3. Mã số, mã vạch x x x x
4. Thời hạn sử dụng x x 0 0
5. Thành phần các chất x x 0 0
6. Hướng dẫn sử dụng x x x 0
7. Hướng dẫn bảo quản x x x x
8. Tác dụng x x 0 0
1.4.2.2. Ký nhãn hiệu chuyên dùng:
Là ký nhãn hiệu thường xuyên được sử dụng, rất quan trọng đối với những
người có liên quan tới hàng hóa.
1.4.2.3. Nhãn hiệu gửi hàng:
Do người vận tải tạo nên, được viết trên bao bì thương phẩm hoặc bao bì vận
tải.
Nội dung ghi trên ký hiệu gửi hàng phải đảm bảo thống nhất/trùng với nội
dung hóa đơn xuất nhập kho hoặc vận đơn đường biển.
Ký hiệu = Số thứ tự của kiện hàng (A) / Tổng số kiện hàng gửi đi cùng một
đợt
23
Ký hiệu (A) do người gửi hàng quy định: tên, địa chỉ của cá nhân hoặc doanh
nghiệp gửi hàng (shipper); tên cảng gửi hàng (port of loading - POL); tên, địa chỉ của
cá nhân hoặc doanh nghiệp nhận hàng (consignee); tên cảng gửi hàng (port of
discharging - POD).
1.4.3. Mã vạch của hàng hóa (barcode)
Để tạo thuận lợi và nâng cao năng suất, hiệu quả trong bán hàng và quản lý
kho người ta thường in trên hàng hoá một loại mã hiệu đặc biệt gọi là mã số mã vạch
của hàng hoá.
Mã số mã vạch của hàng hoá bao gồm hai phần: mã số của hàng hoá và mã
vạch là phần thể hiện mã số bằng vạch để cho máy đọc.
Hình 1.2. Mã vạch của sản phẩm.[15]
1.4.3.1. Khái niệm
Mã vạch là sự thể hiện thông tin trong các dạng nhìn thấy trên các bề mặt của
sản phẩm, hàng hóa mà máy móc có thể đọc được.
Nguyên thủy thì mã vạch lưu trữ dữ liệu theo bề rộng của các vạch được in
song song cũng như của khoảng trống giữa chúng, nhưng ngày nay chúng còn được in
theo các mẫu của các điểm, theo các vòng tròn đồng tâm hay chúng ẩn trong các hình
ảnh. Mã vạch có thể được đọc bởi các thiết bị quét quang học gọi là máy đọc mã vạch
hay được quét từ hình ảnh bằng các phần mềm chuyên biệt.
24
Nội dung của mã vạch là thông tin về sản phẩm như: Nước sản xuất, tên doanh
nghiệp, lô, tiêu chuẩn chất lượng đăng ký, thông tin về kích thước sản phẩm, nơi kiểm
tra...
1.4.3.2. Cách đọc mã số mã vạch
Trong hệ thống mã số EAN (do Tổ chức mã số vật phẩm quốc tế – EAN
International cấp cho các quốc gia thành viên) cho sản phẩm bán lẻ có hai loại. Một
loại sử dụng 13 con số (EAN-13) và một loại 8 con số (EAN-8). Mã số EAN-13 gồm
13 con số có cấu tạo từ trái qua phải như sau: Theo đó, mã quốc gia gồm hai hoặc ba
con số đầu. Mã doanh nghiệp có thể gồm bốn, năm hoặc sáu con số. Mã mặt hàng có
thể là ba, bốn hoặc năm con số tùy thuộc vào mã doanh nghiệp. Số cuối cùng là số
kiểm tra sản phẩm.
Để bảo đảm tính thống nhất là duy nhất của mã số, mã vạch quốc gia thì EAN
International quy định cụ thể riêng cho mỗi nước. Mã số của Việt Nam là 893. Theo
quy định, mã doanh nghiệp (mã M) tại Việt Nam do EAN-VN cấp cho các doanh
nghiệp thành viên. Mã mặt hàng (mã I) do nhà sản xuất quy định cho hàng hóa của
mình. Nhà sản xuất phải bảo đảm mỗi mặt hàng chỉ có một mã số mà không được có
bất kì sự nhầm lẫn nào. Số kiểm tra (C) là một con số được tính dựa vào 12 con số
trước đó, dùng để kiểm tra việc ghi đúng những con số nói trên.
1.4.3.3. Dạng mã vạch
Các mã vạch tuyến tính là phù hợp nhất để quét bằng các thiết bị quét laser, nó
quét các tia sáng ngang qua mã vạch theo một đường thẳng, đọc các lát mỏng của mã
vạch theo các mẫu sáng-sẫm quy ước trước.
Các mã vạch cụm cũng rất phù hợp để quét bằng thiết bị laser, với tia laser
quét nhiều lần trên mã vạch.
Các mã vạch 2D thực thụ không thể đọc bằng các thiết bị quét tia laser bởi vì
không có các mẫu định sẵn để quét mà phù hợp cho việc so sánh tổng thể các ký tự
trong một mã vạch. Chúng được quét và so sánh bằng các thiết bị camera bắt hình.
a. Các mã vạch tuyến tính
Bảng 1.5. Bảng các loại mã vạch tuyến tính.[15]
Loại
Thuộc
tính
Độ rộng Sử dụng
Plessey Liên tục 2
Catalog, các giá hàng trong cửa hàng, hàng tồn
kho
UPC Liên tục Nhiều Bán lẻ ở Mỹ
EAN-UCC Liên tục Nhiều Bán lẻ khắp thế giới
Codabar Rời rạc 2 Thư viện, ngân hàng máu, vé máy bay
Interleaved 2 of 5 Liên tục 2 Bán buôn, thư viện (ở Na Uy)
25
Code 39 Rời rạc 2 Đa dạng
Code 93 Liên tục 2 Đa dạng
Code 128 Liên tục Nhiều Đa dạng
Code 11 Rời rạc 2 Điện thoại
POSTNET Liên tục Cao/Thấp Bưu điện
PostBar Rời rạc Nhiều Bưu điện
CPC Binary Rời rạc 2 Bưu điện
Telepen Liên tục 2 Thư viện v.v (Vương quốc Anh)
b. Các mã vạch cụm
Bảng 1.6. Bảng các loại mã vạch cụm.[15]
Loại Ghi chú
Codablock Mã vạch cụm 1D.
Code 16K Dựa trên Code 128 1D.
Code 49 Mã vạch cụm 1D từ Intermec Corp.
PDF417 Mã vạch 2D phổ biến nhất. Phạm vi công cộng.
Micro PDF417
c. Mã vạch 2D
Bảng 1.7. Bảng các loại mã vạch 2D. [15]
Loại Ghi chú
3-DI Phát triển bởi Lynn Ltd.
ArrayTag Từ ArrayTech Systems.
Aztec Code
Từ Welch Allyn (hiện nay là Handheld Products). Phạm vi công
cộng.
Small Aztec Code
26
Điểm đen
Mã vạch này đã được thử nghiệm ở cửa hàng Kroger ở Cincinnati.
Nó sử dụng các vạch đồng tâm.
Code 1 Phạm vi công cộng.
CP Code Từ CP Tron, Inc.
DataGlyphs Từ Xerox PARC.
Datamatrix Từ RVSI Acuity CiMatrix. Hiện nay thuộc phạm vi công cộng.
Datastrip Code Từ Datastrip, Inc.
Dot Code A
HueCode
Từ Robot Design Associates. Sử dụng thang màu xám hoặc nhiều
màu.
INTACTA.CODE Từ INTACTA Technologies, Inc.
MaxiCode
Sử dụng bởi Dịch vụ chuyển phát hàng hóa Mỹ (United Parcel
Service).
MiniCode Từ Omniplanar, Inc.
PDF417 Có nguồn gốc từ Symbol Technologies. Phạm vi công cộng.
QR Code Từ Nippondenso ID Systems. Phạm vi công cộng.
SmartCode Từ InfoImaging Technologies.
Snowflake Code Từ Marconi Data Systems, Inc.
SpotCode Mã vòng từ High Energy Magic Ltd.
SuperCode Phạm vi công cộng.
UltraCode Có các phiên bản đen trắng và màu. Phạm vi công cộng.
d. Các loại mã vạch thông dụng
Tuỳ theo dung lượng thông tin, dạng thức thông tin được mã hoá, mục đích sử
dụng người ta chia ra làm rất nhiều loại.
27
Các dạng thông dụng trên thị trường gồm: UPC, EAN, Code 39, Interleaved 2
of 5, Codabar và Code 128…
Ngoài ra, 1 số loại mã vạch còn phát triển làm nhiều version khác nhau, có
mục đích sử dụng khác nhau.
Ví dụ: UPC có các version là UPC-A, UPC-B, UPC-C, UPC-D và UPC-E;
EAN có các version EAN-8, EAN-13, EAN-14, Code 128 gồm Code 128 Auto, Code
128-A, Code 128-B, Code 128-C.
1.5.3.4. Ưu điểm của mã vạch
 Tạo lập mã vạch một cách dễ dàng: do mã vạch thuộc loại công nghệ in
nên chế tạo đơn giản và giá thành rẻ.
 Chống tẩy xoá: việc tẩy xoá sẽ làm cho mã vạch bị hỏng dẫn tới máy đọc
không thể đọc chính xác.
 Độ chính xác cao
Thiết bị đọc ghi mã vạch tương đối đơn giản: ngày nay thiết bị đọc mã vạch
rất thông dụng giá thành rẻ, và thiết bị in mã vạch chỉ cần một máy in thông thường
cũng có thể làm được.
1.4.3.5. Cấu trúc của mã vạch
Vùng trống
bắt đầu
Kí tự
bắt đầu
Các ký tự dữ liệu
Kí tự
kiểm tra
Kí tự
kết thúc
Vùng trống
kết thúc
 Kí tự bắt đầu và kí tự kết thúc: chỉ sự bắt đầu và kết thúc của mã vạch và
chỉ hướng mà máy quét cần đọc.
 Vùng trống: vùng ở trước kí tự đọc và sau kí tự kết thúc, không ghi bất cứ
kí hiệu nào trên đó để máy quét chuẩn bị đọc.
 Kí tự kiểm tra là kí tự nhằm kiểm tra tính đúng đắn của kí tự đã được mã
hóa.
1.4.3.6. Ký tự mã hóa
a. Bộ ký tự mã hóa:
 Toàn bộ là số
 Số và chữ cái (viết hoa)
 Toàn bộ là chữ cái
Mỗi loại mã sử dụng một bộ ký tự mã hoá nhất định, như vậy có loại mã chỉ
mã được chữ số, loại mã khác lại có thể mã được cả bảng chữ cái, số và các ký tự đặc
biệt khác
b. Chiều dài của ký tự dữ liệu:
Một số loại mã yêu cầu chiều dài của các ký tự dữ liệu phải cố định.
Ví dụ: 8 hay 13 con số đối với mã EAN và UPC.
28
Một số loại mã khác có chiều dài thay đổi được, không cố định. Một số loại
mã khác lại yêu cầu độ dài của các ký tự dữ liệu là một số chẵn (mã 2.5 xen kẽ, mã
128C).
Mã vạch được đọc một lần cho cả vùng mã nên số kí tự dữ liệu không thể quá
nhiều.
1.4.3.7. Một số loại mã vạch thông dụng
a. Mã EAN-13
 Mã vạch EAN-13 hay EAN.UCC-13 là mã vạch do Hội mã số hàng hoá
châu Âu (European Article Numbering Association) lập ra. Hiện nay,
EAN-13 thuộc quyền quản lý của EAN-UCC.
 Mã EAN-13 chỉ có thể mã hoá được một số hữu hạn 13 các con số. Nó có
đặc điểm rất gọn và độ tin cậy tương đối cao.
 Mã EAN-13 là bước phát triển kế tiếp của UPC.
Cấu trúc EAN-13
Hình 1.3. Cấu trúc của mã vạch EAN-13. [15]
Mã số EAN-13 là 1 dãy số gồm 13 chữ số nguyên (từ số 0 đến số 9), trong dãy
số chia làm 4 nhóm, mỗi nhóm có ý nghĩa như sau:
 Nhóm 1: Từ trái sang phải, hai hoặc ba chữ số đầu là mã số về quốc gia
(vùng lãnh thổ) do tổ chức mã số vật phẩm quốc tế (EAN International)
cấp cho các quốc gia thành viên của tổ chức này.
 Nhóm 2: Tiếp theo gồm bốn, năm hoặc sáu chữ số là mã số về DN do tổ
chức mã số mã vạch vật phẩm quốc gia cấp cho các nhà sản xuất là thành
viên của họ.
 Nhóm 3: Tiếp theo gồm năm, bốn hoặc ba chữ số là mã số về hàng hóa do
nhà sản xuất qui định cho hàng hoá của mình. Nhà sản xuất phải đảm bảo
mỗi mặt hàng chỉ có một mã số, không được có bất kỳ sự nhầm lẫn nào.
 Nhóm 4: Số cuối cùng (bên phải) là số kiểm tra là một con số được tính
dựa vào 12 con số trước đó, dùng để kiểm tra việc ghi đúng những con số
nói trên.
Bảng 1.8. Danh mục mã vạch các nước thành viên EAN quốc tế. [15]
00-13: USA & Canada
20-29:In-Store
Functions
30-37: France
29
40-44: Germany 45: Japan (also 49) 46: Russian Federation
471: Taiwan 474: Estonia 475: Latvia
477: Lithuania 479: Sri Lanka 480: Philippines
482: Ukraine 484: Moldova 485: Armenia
486: Georgia 487: Kazakhstan 489: Hong Kong
49: Japan (JAN-13) 50: United Kingdom 520: Greece
528: Lebanon 529: Cyprus 531: Macedonia
535: Malta 539: Ireland 54: Belgium & Luxembourg
560: Portugal 569: Iceland 57: Denmark
590: Poland 594: Romania 599: Hungary
600 & 601: South
Africa
609: Mauritius 611: Morocco
613: Algeria 619: Tunisia 622: Egypt
625: Jordan 626: Iran 64: Finland
690-699: China 70: Norway 729: Israel
73: Sweden 740: Guatemala 741: El Salvador
742: Honduras 743: Nicaragua 744: Costa Rica
746:Dominican
Republic
750: Mexico 759: Venezuela
76: Switzerland 770: Colombia 773: Uruguay
775: Peru 777: Bolivia 779: Argentina
30
780: Chile 784: Paraguay 785: Peru
786: Ecuador 789: Brazil 80 - 83: Italy
84: Spain 850: Cuba 858: Slovakia
859: Czech Republic 860: Yugloslavia 869: Turkey
87: Netherlands 880: South Korea 885: Thailand
888: Singapore 890: India 893: Vietnam
899: Indonesia 90 & 91: Austria 93: Australia
94: New Zealand 955: Malaysia
977: International Standard
Serial Number for
Periodicals (ISSN)
978: International
Standard Book
Numbering (ISBN)
979: International
Standard Music
Number (ISMN)
980: Refund receipts
981 & 982: Common
Currency Coupons
99: Coupons
Cách tính số kiểm tra mã EAN-13
Số kiểm tra là số thứ 13 của EAN-13. Nó không phải là một số tùy ý mà phụ
thuộc vào 12 số đứng trước đó và được tính theo quy tắc sau:
 Bước 1: Lấy tổng tất cả các số ở vị trí (1, 3, 5, 7, 9, 11) được một số A.
 Bước 2: Lấy tổng tất cả các số ở vị trí (2, 4, 6, 8, 10, 12). Tổng này nhân
với 3 được số (B).
 Bước 3: Lấy tổng của A và B được số A+B.
 Bước 4: Lấy phần dư trong phép chia của A+B cho 10, gọi là số x. Nếu số
dư này bằng 0 thì số kiểm tra bằng 0, nếu nó khác 0 thì số kiểm tra là phần
bù (10-x) của số dư đó.
31
Bảng 1.9. Bảng cách tính số kiểm tra. [15]
Barcode 0 0 7 5 6 7 8 1 6 4 1 2
Position E O E O E O E O E O E O
Weighting 1 3 1 3 1 3 1 3 1 3 1 3
Calculatio
n
0*1 0*3
7*
1
5*
3
6*
1
7*
3
8*
1
1*
3
6*
1
4*
3
1*
1
2.
3
Weighted
Sum
0 0 7 15 6 21 8 3 6 12 1 6
Ví dụ: Tính số kiểm tra cho mã số 978097894561
 Mã quốc gia: 978 (Sách)
 Mã doanh nghiệp: 0978
 Mã sản phẩm: 94561
 B1: 9+8+9+8+4+6 = 44 (A)
 B2: (7+0+7+9+5+1)x3 = 87 (B)
 B3: (A) + (B) = 44 + 87 = 131
 B4: 131/10 = 13 dư 1
 Vậy số kiểm tra
 là: 10 - 1 = 9
Kích thước EAN-13
Toàn bộ khu vực mã vạch EAN-13 tiêu chuẩn có chiều dài 37,29mm và chiều
cao là 25,93mm. Độ phóng đại của mã vạch EAN-13 và EAN-8 nằm trong khoảng từ
0,8 đến 2,0.
b. Mã EAN – 8
 EAN-8 hay EAN.UCC-8 là phiên bản EAN tương đương của UPC-E sử
dụng trên các loại bao bì hàng hóa nhỏ như bao thuốc lá chẳng hạn.
 Về nguyên lý, từ chuỗi số 8 số của UPC-E, người ta có thể chuyển ngược
về chuỗi số 12 số của UPC-A, nhưng từ chuỗi 8 số của EAN-8, không có
cách thức nào chuyển về chuỗi 13 số của EAN-13 hay 12 số của UPC-A.
 Về mặt mã hóa, EAN-8 mã hóa rõ ràng cả 8 số còn UPC-E chỉ mã hóa rõ
ràng 6 số. Do vậy, có thể kết luận EAN-13 và UPC-A có sự chuyển đổi
tương thích, nhưng UPC-E và EAN-8 thì tuyệt đối không có sự tương thích
như vậy.
32
Hình 1.4. Phân biệt mã EAN-8 và EAN-13. [15]
Bảng 1.10. Cách tính số kiểm tra cho mã EAN-8. [15]
Barcode 5 5 1 2 3 4 5
Position O E O E O E O
Weighting 3 1 3 1 3 1 3
Calculation 5 * 3 5 * 1 1 * 3 2 * 1 3 * 3 4 * 1 5 * 3
Weighted Sum 15 5 3 2 9 4 15
Số kiểm tra là số thứ 8 của EAN-8. Nó không phải là một số tùy ý mà phụ
thuộc vào 7 số đứng trước đó và được tính theo quy tắc sau:
 Bước 1: Lấy tổng tất cả các số ở vị trí (1, 3, 5, 7). Tổng này nhân với 3
được một số (A).
 Bước 2: Lấy tổng tất cả các số ở vị trí (2, 4, 6). Được một số (B).
 Bước 3: Lấy tổng của A và B được số A+B.
 Bước 4: Lấy phần dư trong phép chia của A+B cho 10, gọi là số x. Nếu số
dư này bằng 0 thì số kiểm tra bằng 0, nếu nó khác 0 thì số kiểm tra là phần
bù (10-x) của số dư đó.
c. Mã UPC-A
 Mã vạch UPC-A (Mã sản phẩm chung (tiếng Anh: Universal Product
Code) hay EAN.UCC-12 (Uniform Code Council) là loại mã vạch sử dụng
phổ biến ở Bắc Mỹ (Mỹ và Canada) cho đến hiện nay, mặc dù từ ngày 1
tháng 1 năm 2005 người ta đã bắt đầu chuyển sang sử dụng EAN-13 để
phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.
 Mã vạch UPC-A có thể tìm thấy trên rất nhiều chủng loại hàng hóa tiêu
dùng trong các siêu thị hay cửa hàng cũng như trên sách, báo, tạp chí.
 UPC-A mã hóa dữ liệu là một chuỗi 11 số (có giá trị từ 0 đến 9) và có một
số kiểm tra ở cuối để tạo ra một chuỗi số mã vạch hoàn chỉnh là 12 số.
33
 UPC được phát triển thành nhiều phiên bản (version) như UPC-A, UPC-B,
UPC-C, UPC-D và UPC-E trong đó UPC-A được coi như phiên bản chuẩn
của UPC, các phiên bản còn lại được phát triển theo những yêu cầu đặc
biệt của ngành công nghiệp.
 Mã UPC vẫn còn đang sử dụng ở Hoa Kỳ và Bắc Mỹ
Đặc trưng mã UPC-A
Hình 1.5. Cấu trúc mã UPC-A. [15]
Một mã vạch UPC-A bao gồm các phần sau:
 Số hệ thống: nằm trong khoảng từ 0 đến 9. Ý nghĩa của các số này nằm
trong bảng dưới đây:
Bảng 1.11. Bảng số hệ thống của mã UPC-A. [15]
Số hệ thống Ý nghĩa
0, 7 Mã vạch UPC-A thông thường
1, 6, 8, 9 Dự trữ
2 Sử dụng cho các mặt hàng bán theo trọng lượng
3 Dược phẩm/Các mặt hàng y tế
4
Không hạn chế về định dạng, sử dụng nội bộ cho các mặt hàng
phi-lương thực (thực phẩm).
5 Vé, phiếu
 Mã nhà sản xuất: Gồm 5 số từ 00000 đến 99999, do Hội đồng UCC cấp cho
các công ty hay nhà sản xuất có mặt hàng sử dụng loại mã vạch UPC. Trên
thực tế UCC sử dụng mã sản xuất dài hơn 5 số gọi là “mã nhà sản xuất độ dài
biến đổi”.
 Mã sản phẩm: Gồm 5 số từ 00000 đến 99999. Với việc áp dụng mã nhà sản
xuất dài hơn 5 số thì mã sản phẩm bị hạn chế. Tuy nhiên, nếu một nhà sản
xuất nào đó có hơn 100.000 mặt hàng khác nhau thì họ có thể xin UCC cấp
thêm mã nhà sản xuất khác.
34
 Số kiểm tra, được tính như EAN-13 với bổ sung thêm một số 0 vào trước
chuỗi số của mã vạch UPC-A.
c. Mã UPC-E
 UPC-E là một biến thể của UPC-A cho phép tạo ra các mã vạch gọn gàng hơn
bằng cách loại bỏ bớt các số 0 "dư thừa".
 UPC-E có kích thước chiều rộng chỉ cỡ một nửa kích thước của mã vạch
UPC-A (với cùng một mật độ in ấn)
 UPC-E nói chung được sử dụng trên các bao gói hàng hóa có kích thước nhỏ
khi mã vạch của UPC-A không thể đưa vào được.
+ Quy tắc chuyển UPC-A thành UPC-E
 Nếu mã nhà sản xuất (5 số) kết thúc với chuỗi "000", "100" hay "200" thì
chuỗi số của UPC-E sẽ bao gồm 2 chữ số đầu tiên của mã nhà sản xuất + ba số
cuối của mã sản phẩm được thay vào vị trí của chuỗi bị loại bỏ, tiếp theo là số
thứ ba trong mã nhà sản xuất.
 Mã sản phẩm phải nằm trong khoảng 00000 đến 00999
Bảng 1.12. Bảng quy đổi UPC-A sang UPC-E. [15]
ORIGINAL
UPC-A
FORMAT
EQUIVALENT
UPC-E
FORMAT
UPC-A EXAMPLE UPC-E EQUIV.
AB000-00HIJ ABHIJ0 12000-00789 127890
AB100-00HIJ ABHIJ1 12100-00789 127891
AB200-00HIJ ABHIJ2 12200-00789 127892
 Nếu mã nhà sản xuất kết thúc bởi chuỗi "00", nhưng không phải các trường
hợp liệt kê trong mục 1 nói trên, chuỗi số của UPC-E bao gồm ba chữ số đầu
của mã nhà sản xuất + hai chữ số cuối của mã sản phẩm + chuỗi số "3".
 Mã sản phẩm phải nằm trong khoảng 00000 đến 00099.
Bảng 1.13. Bảng quy đổi UPC-A sang UPC-E. [15]
ORIGINAL UPC-
A
FORMAT
EQUIVALENT UPC-
E
FORMAT
UPC-A
EXAMPLE
UPC-E
EQUIV.
AB300-000IJ AB3IJ3 12300-00089 123893
AB400-000IJ AB4IJ3 12400-00089 124893
35
AB500-000IJ AB5IJ3 12500-00089 125893
AB600-000IJ AB6IJ3 12600-00089 126893
AB700-000IJ AB7IJ3 12700-00089 127893
AB800-000IJ AB8IJ3 12800-00089 128893
AB900-000IJ AB9IJ3 12900-00089 129893
 Nếu mã nhà sản xuất kết thúc bởi chuỗi "0", nhưng không rơi vào các trường
hợp đã nói ở các mục 1 hay 2 nói trên, chuỗi số của UPC-E sẽ bao gồm 4 chữ
số đầu tiên của mã nhà sản xuất + chữ số cuối của mã sản phẩm + chuỗi số
"4".
 Mã sản phẩm phải nằm trong khoảng 00000 đến 00009.
Bảng 1.14. Bảng quy đổi UPC-A sang UPC-E. [15]
ORIGINAL UPC-
A
FORMAT
EQUIVALENT UPC-
E
FORMAT
UPC-A
EXAMPLE
UPC-E
EQUIV.
ABCD0-0000J ABCDJ4 12910-00009 129194
 Nếu mã nhà sản xuất kết thúc không có số 0 nào, chuỗi số của UPC-E sẽ bao
gồm toàn bộ 5 chữ số của mã nhà sản xuất và số cuối cùng của mã sản phẩm.
 Mã sản phẩm phải nằm trong khoảng từ 00005 đến 00009.
Bảng 1.15. Bảng quy đổi UPC-A sang UPC-E. [15]
ORIGINAL UPC-
A
FORMAT
EQUIVALENT UPC-
E
FORMAT
UPC-A
EXAMPLE
UPC-E
EQUIV.
ABCDE-00005 ABCDE5 12911-00005 129115
ABCDE-00006 ABCDE6 12911-00006 129116
ABCDE-00007 ABCDE7 12911-00007 129117
ABCDE-00008 ABCDE8 12911-00008 129118
36
ABCDE-00009 ABCDE9 12911-00009 129119
Sau khi thực hiện xong việc chuyển đổi các mã nhà sản xuất và mã sản phẩm
của UPC-A thành chuỗi số của UPC-E gồm 6 số, người ta bổ sung vào trước chuỗi này
số hệ thống (0 hoặc 1) và vào sau chuỗi này số kiểm tra đã tính từ trước của UPC-A.
Như vậy chuỗi số hoàn chỉnh của UPC-E như sau: Số hệ thống + Chuỗi 6 số
đã biến đổi + Số kiểm tra của UPC-A.
Hình 1.6. Phân biệt UPC-A và UPC-E. [15]
d. Mã 39 (3 of 9 barcode)
 Mã 39 do công ty Intermec (Mỹ) phát minh năm 1974. Người ta gọi nó là
“mã vạch 39” hay “mã 3 trong 9” bởi vì trong mã này mỗi ký tự được mã
bằng 9 yếu tố (5 vạch và 4 khoảng trống). Tỷ lệ giữa rộng và hẹp là 2:1
hoặc 3:1.
 Bộ kí tự mã hoá bao gồm cả số và chữ cái: 10 chữ số từ 0 đến 9, 26 chữ cái
hoa từ A đến Z và 7 dấu hiệu đặc biệt (/ + . $ % ...).
Mã 39 được phát triển sau UPC và EAN là ký hiệu chữ và số thông dụng nhất.
Mã 39 được ưa chuộng rộng rãi trong bán lẻ và sản xuất
+ Ưu điểm:
 Độ tin cậy cao, vì chỉ có 2 yếu tố rộng và hẹp nên không cần phải sử dụng
máy in chất lượng cao và có thể in trên bề mặt không tốt lắm.
 Lưu trữ khá nhiều lượng tin.
+ Nhược điểm:
 Không phân biệt được chữ hoa chữ thường.
 Mật độ không cao, tốn diện tích.
1.5. Lượng giảm tự nhiên và tổn thất hàng hóa
1.5.1. Lượng giảm tự nhiên:
1.5.1.1. Khái niệm:
Là sự giảm bớt trọng lượng của hàng hóa trong quá trình vận tải do:
 Sự tác động của đặc tính hàng hóa
 Điều kiện môi trường tự nhiên
 Điều kiện kỹ thuật xếp dỡ
37
Vì vậy, người vận tải không phải bồi thường.
1.5.1.2. Nguyên nhân:
 Do bay hơi nước: lượng nước có trong hàng hóa tự bay ra ngoài làm cho
trọng lượng của hàng hóa bị giảm → người vận tải và chủ hàng thống nhất
với nhau lượng giảm tự nhiên cho phép.
 Do rơi vãi: thường là hàng rời, hàng đổ đống, hàng lỏng. Lượng rơi vãi
phải do yếu tố khách quan tạo nên tức là không phải do lỗi của người vận
tải.
Ví dụ: hàng tự rơi rớt qua các khe bao bì, hàng tự rơi rớt trong quá trình xếp
dỡ đúng kỹ thuật hoặc hàng rơi vãi do bao bì bị rách, vỡ do gặp môi trường thời tiết
xấu hoặc do vật liệu đóng gói kém chất lượng.
1.5.2. Tổn thất hàng hóa
1.5.2.1. Khái niệm:
Là sự giảm bớt trọng lượng và chất lượng của hàng hóa trong quá trình vận
tải, do lỗi của người vận tải thiếu tinh thần trách nhiệm gây nên. Vì vậy, người vận tải
phải bồi thường.
1.5.2.2. Nguyên nhân:
 Do rơi vãi
 Do ẩm ướt
 Do ảnh hưởng bởi nhiệt độ
 Do thông gió không kịp
 Do vi sinh vật
1.5.3. Các dạng và nguyên nhân hư hỏng, thiếu hụt hàng hóa, biện pháp phòng
ngừa.
1.5.3.1. Các dạng và nguyên nhân hư hỏng thiếu hụt hàng hóa
a. Hư hỏng:
Trong vận tải biển, hư hỏng hàng hóa rất hay xảy ra và xảy ra dưới nhiều dạng
khác nhau.
Một trong những nguyên nhân quan trọng là do sự vi phạm quy trình kỹ thuật
của người làm công tác vận tải và xếp dỡ trong các vấn đề sau:
Chuẩn bị hầm hàng, sử dụng thiết bị cẩu, móc hàng không thích hợp với hàng,
xếp hàng chưa đúng, không theo sơ đồ, kỹ thuật xếp dỡ chưa tốt, vấn đề đệm lót chưa
đảm bảo, bao bì hàng không tốt, kiểm tra bảo quản trong quá trình hành trình chưa tốt.
Trong thực tế hàng hải, hàng hóa thường hư hỏng dưới các dạng sau:
* Hư hỏng do bị đổ, vỡ, dập, nát
Thường xảy ra đối với các loại hàng chứa trong các hòm, kiện, bao, thùng...
Nguyên nhân: do bao bì không đảm bảo, do thao tác cẩu không cẩn thận, do
móc hàng sai quy cách, do thiếu cẩn thận trong xếp dỡ, do chèn lót không tốt, do sóng
lắc và sự rung động của tàu trên sóng, do phân bố hàng không đúng kỹ thuật...
38
* Hư hỏng do bị ẩm ướt.
Nguyên nhân chủ yếu làm hàng vận chuyển bị ẩm ướt thường là do miệng
hầm hàng không kín nước để nước biển, nước mưa lọt xuống, do sự rò rỉ của các
đường ống dẫn dầu, nước chảy qua hầm, do bị ngấm nước từ dưới lỗ la canh, ballast
lên, do sự rò rỉ của các loại hàng lỏng xếp cùng hầm...
* Hư hỏng do nhiệt độ quá cao:
Thường xảy ra đối với một số loại hàng như: rau quả tươi, thịt, mỡ,
cá...Nguyên nhân chủ yếu là thiếu hoặc không tuân thủ đúng chế độ nhiệt độ và độ ẩm
trong công tác bảo quản, hệ thống thông gió hoặc điều hòa không khí không tốt, do
xếp gần buồng máy...
* Hư hỏng vì lạnh
Một số loại hàng nếu nhiệt độ xuống quá thấp sẽ bị đông kết gây khó khăn cho
việc dỡ hàng (như dầu nhờn, than, quặng..).
* Hư hỏng do động vật, côn trùng có hại gây nên
Thường xảy ra đối với các loại hàng ngũ cốc, thực phẩm... Các động vật có hại
như chuột, mối mọt và các côn trùng khác sẽ làm hư hỏng hàng hoá.
* Hư hỏng do hôi thối, bụi bẩn:
Nguyên nhân do vệ sinh hầm hàng không tốt, bụi bẩn và hàng hoá cũ vẫn còn
sót lại.
Ví dụ: Nếu chuyến trước chở xi măng, quặng... mà chuyến sau chở hàng ngũ
cốc, chè thuốc... nếu vệ sinh hầm không kỹ dễ dẫn đến làm hư hỏng một phần hàng do
bụi bẩn.
* Hư hỏng do bị cháy nổ
Thường xảy ra đối với một số loại hàng như than, quặng, lưu huỳnh, phốt pho
và một số loại hàng nguy hiểm khác.
Nguyên nhân: Do bản thân hàng có khả năng phát nhiệt, tích tụ khí và chúng
ta chưa tuân thủ đúng kỹ thuật bảo quản theo các nguyên tắc riêng phù hợp với hàng,
hệ thống thông gió chưa tốt, công tác kiểm tra hàng chưa tốt, không phát hiện kịp thời
các hiện tượng phát sinh của chúng.
* Hư hỏng do cách ly, đệm lót không tốt:
Nguyên nhân do một số loại hàng có tính chất kỵ nhau mà xếp gần nhau, hàng
nặng xếp trên, hàng nhẹ xếp dưới, xếp chiều cao chồng hàng quá quy định, hàng hóa
xếp sát sàn và thành vách tàu không có đệm lót...
b. Thiếu hụt hàng hóa
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra thiếu hụt hàng hóa: các dạng hư hỏng hàng
cũng có thể dẫn đến thiếu hụt, do nhận thiếu từ cảng nhận do rơi vãi khi bốc xếp, do rò
rỉ, do bị sóng cuốn mất, do bốc hơi, do thiếu hụt tự nhiên của hàng.
Thiếu hụt tự nhiên của hàng: là hiện tượng giảm sút khối lượng hàng do tác
động của những nguyên nhân tự nhiên trong điều kiện kỹ thuật bảo quản bình thường.
39
Hiện tượng thiếu hụt tự nhiên của hàng chỉ xảy ra đối với một số loại hàng.
Các định mức hao hụt tự nhiên thường được quy định giới hạn (%) phần trăm đối với
trọng lượng hàng phụ thuộc vào trạng thái của hàng lúc đưa xuống tàu và khoảng cách
vận chuyển.
1.5.3.2. Phòng ngừa, hạn chế hư hỏng thiếu hụt hàng hóa
a. Chuẩn bị tàu
Phải chuẩn bị tàu chu đáo trước khi nhận hàng để vận chuyển.
- Các hầm, khoang chứa hàng phải được vệ sinh sạch sẽ đạt yêu cầu đối với
từng loại hàng.
- Kiểm tra và đưa vào hoạt động bình thường các thiết bị nâng, cẩu hàng.
- Kiểm tra sự kín nước của hầm hàng: kiểm tra các đường ống dẫn dầu, nước
chạy qua hầm, các ống thoát nước, ống đo nước lacanh, ballast, các lỗ la canh, các tấm
nắp miệng hầm hàng, hệ thống thông gió hầm hàng...tất cả phải ở điều kiện, trạng thái
tốt.
- Công tác chuẩn bị tàu, hầm hàng phải được ghi vào nhật ký tàu.
b. Vật liệu đệm lót, cách ly
Đây cũng là một yếu tố khá quan trọng để có thể phòng ngừa được hư hỏng,
thiếu hụt hàng hóa. Vật liệu đệm lót phải chuẩn bị đầy đủ, thích hợp đối với từng loại
hàng và tuyến đường hành trình của tàu. Các vật liệu đệm lót phải đảm bảo cách ly
được hàng với thành, sàn tàu và với các lô hàng với nhau và đảm bảo không để hàng
bị xê dịch, trong quá trình vận chuyển. Trong một số trường hợp nếu điều kiện cho
phép có thể dùng chính bản thân hàng hóa (các loại hàng chịu va chạm, đè nén, không
vỡ...) để làm vật liệu chèn giữa các lô hàng khác với nhau nhưng phải đảm bảo không
làm hỏng lô hàng chèn đó.
Các vật liệu đệm lót thường là các loại bạt, chiếu cói, cót, giấy nylon, gỗ ván,
gỗ thanh...
c. Một số điểm lưu ý khi làm hàng
Đây là một nhiệm vụ quan trọng đối với tàu đặc biệt là các sỹ quan boong và
thủy thủ trực ca, nhất là sỹ quan phụ trách hàng hóa. Điều này có thể làm cho tàu tránh
được những khiếu nại hoặc bồi thường hàng hóa sau này. Phía tàu phải cử người cùng
giám sát hàng hóa với nhân viên kiểm kiện của tàu, nếu tàu không thuê kiểm kiện thì
tàu phải đứng ra làm nhiệm vụ này.
Hàng hóa đưa xuống tàu phải đảm bảo chất lượng, quy cách và số lượng như
trong các phiếu gửi hàng. Nếu phát hiện hàng, lô hàng nào không đảm bảo thì kiên
quyết không nhận hoặc phải có những ghi chú thích hợp về tình trạng của hàng vào
chứng từ của lô hàng đó.
Trong quá trình làm hàng nếu có sự hư hỏng hàng (đổ, vỡ, dập nát...) thì tàu
phải lập biên bản để bãi miễn trách nhiệm cho tàu và không nhận chở những hàng này.
Biên bản phải có chữ ký ít nhất của những thành phần như: Đại diện tàu, kiểm kiện,
kho hàng, đại diện công nhân và giám định viên (nếu có).
40
Tàu phải theo dõi sự làm việc của công nhân bốc xếp, phải lưu ý xếp hàng
theo đúng sơ đồ, có thể từ chối sự làm việc của nhóm công nhân nào không xếp hàng
đúng theo yêu cầu của tàu và đề nghị thay nhóm công nhân khác.
d. Phân bố hàng xuống các hầm hợp lý
Có thể diễn giải ra đây nhiều vấn đề nhưng tóm lại là ngoài việc đảm bảo an
toàn cho tàu, thuyền viên, đảm bảo tận dụng được sức chứa và trọng tải tàu, tiến độ
làm hàng... thì đảm bảo sao cho mỗi loại hàng với tính chất cơ, lý, hóa, sinh của chúng
được xếp vào những chỗ thích hợp để vận chuyển và không làm ảnh hưởng xấu đến
các hàng hóa xếp quanh nó. Chẳng hạn như:
- Các loại hàng tỏa mùi mạnh (cá, da muối...) không nên xếp gần các loại hàng
có tính hút mùi mạnh (như chè, thuốc, gạo, đường...)
- Các loại hàng tỏa ẩm (lương thực, hàng lỏng...) phải được xếp cách ly với
các hàng hút ẩm (bông, vải, đường...)
- Các loại hàng tỏa bụi mạnh (như xi măng, phân chở rời, lưu huỳnh, tinh
quặng...) không được xếp cùng thời gian với các loại hàng mà có thể bị hỏng bởi bụi
(bông, vải, sợi...)
- Các loại hàng dễ cháy nổ cần xếp xa với các nguồn nhiệt như buồng máy,
ống khói...
- Các loại hàng lỏng chứa trong thùng nên xếp vào các hầm riêng nếu xếp
chung với các hàng khác thì nên xếp ở dưới cùng và sát về vách sau của hầm.
1.6. Các phương pháp kiểm định hàng hóa
Trong hoạt động thương mại, hàng hóa từ khi sản xuất ra đến khi được chuyển
tới tay người mua/người tiêu dùng, đều phải trải qua nhiều khâu (thu mua, vận chuyển,
giao nhận, bảo quản…), không thể tránh khỏi rủi ro, sai sót, tổn thất…dẫn đến tranh
chấp giữa các bên liên quan tham gia hợp đồng mua/bán. Những tranh chấp thường
gặp là: sai sót về số/khối lượng, phẩm chất, bao bì, nguồn gốc, chủng loại hàng hóa; về
phân chia trách nhiệm, mức đền bù của các bên liên quan khi hàng hóa bị tổn thất;
tranh chấp về thời gian, địa điểm giao hàng, chuyển quyền sở hữu, rủi ro đối với hàng
hóa… Đối với từng giao dịch cụ thể, để trực tiếp phòng ngừa và có cơ sở pháp lí giải
quyết các tranh chấp xảy ra một cách nhanh chóng khi hàng hóa bị sai hỏng, thiếu,
mất, tổn thất…, các bên kí kết thường đưa vào hợp đồng thương mại điều khoản chỉ
định một tổ chức giám định độc lập, trung lập, có đủ năng lực/uy tín để tiến hành kiểm
tra và cấp kết quả về thực trạng hàng hóa.
Việc đưa điều khoản giám định vào hợp đồng không những làm tăng trách
nhiệm của các bên tham gia kí kết mà còn làm thuận lợi hóa cho các bên liên quan
trong quá trình thực hiện hợp đồng đó, cụ thể là:
- Đối với bên bán: Sử dụng kết quả giám định của bên thứ ba trung lập, khách
quan để làm bằng chứng chứng minh nghĩa vụ thực hiện hợp đồng của mình; giảm
được tổn phí về thời gian, chi phí đi lại... vì không phải trực tiếp chứng minh nghĩa vụ
nói trên. Bên cạnh đó, chứng thư giám định còn là một trong những văn bản cơ sở để
người bán được thanh toán tiền hàng.
- Đối với bên mua: thông qua tổ chức giám định, người mua có cơ sở yên tâm
nhận được đầy đủ và đúng (số/khối lượng, chủng loại, nguồn gốc, chất lượng…) hàng
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx

More Related Content

What's hot

Đề tài Hoàn thiện công tác giao nhận hàng nhập khẩu rất hay điểm cao
Đề tài  Hoàn thiện công tác giao nhận hàng nhập khẩu rất hay điểm caoĐề tài  Hoàn thiện công tác giao nhận hàng nhập khẩu rất hay điểm cao
Đề tài Hoàn thiện công tác giao nhận hàng nhập khẩu rất hay điểm cao
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu công ty hàng h...
Luận văn: Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu công ty hàng h...Luận văn: Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu công ty hàng h...
Luận văn: Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu công ty hàng h...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
lv: Nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ mặt đất tại cảng hàng không Đồng Hới
lv: Nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ mặt đất tại cảng hàng không Đồng Hớilv: Nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ mặt đất tại cảng hàng không Đồng Hới
lv: Nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ mặt đất tại cảng hàng không Đồng Hới
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Khóa luận: Phân tích giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không
Khóa luận: Phân tích giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng khôngKhóa luận: Phân tích giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không
Khóa luận: Phân tích giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng container qua đường b...
Hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng container qua đường b...Hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng container qua đường b...
Hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng container qua đường b...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
[VT-BHNT] Giao nhận hàng hóa vận chuyển đường hàng không
[VT-BHNT] Giao nhận hàng hóa vận chuyển đường hàng không[VT-BHNT] Giao nhận hàng hóa vận chuyển đường hàng không
[VT-BHNT] Giao nhận hàng hóa vận chuyển đường hàng không
Quyen Thuy
 
Bài giảng Quản trị Logistics_ Chương 1 - TS. Hà Minh Hiếu
Bài giảng Quản trị Logistics_ Chương 1 - TS. Hà Minh Hiếu Bài giảng Quản trị Logistics_ Chương 1 - TS. Hà Minh Hiếu
Bài giảng Quản trị Logistics_ Chương 1 - TS. Hà Minh Hiếu
NguynThMinhHin3
 
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thứ...
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thứ...Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thứ...
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thứ...
honghanh103
 
Hợp đồng vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển
Hợp đồng vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biểnHợp đồng vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển
Hợp đồng vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Quy trình giao nhận hàng nguyên container xuất khẩu bằng đường biển tại Công ...
Quy trình giao nhận hàng nguyên container xuất khẩu bằng đường biển tại Công ...Quy trình giao nhận hàng nguyên container xuất khẩu bằng đường biển tại Công ...
Quy trình giao nhận hàng nguyên container xuất khẩu bằng đường biển tại Công ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Hoàn Thiện Quy Trình Nghiệp Vụ Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Khẩu Nguyên Container....
Hoàn Thiện Quy Trình Nghiệp Vụ Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Khẩu Nguyên Container....Hoàn Thiện Quy Trình Nghiệp Vụ Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Khẩu Nguyên Container....
Hoàn Thiện Quy Trình Nghiệp Vụ Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Khẩu Nguyên Container....
Zalo/Tele: 0973.287.149 Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói
 
Đề tài thực trạng bảo hiểm hàng hóa bằng đường biển rất hay
Đề tài  thực trạng bảo hiểm hàng hóa bằng đường biển  rất hayĐề tài  thực trạng bảo hiểm hàng hóa bằng đường biển  rất hay
Đề tài thực trạng bảo hiểm hàng hóa bằng đường biển rất hay
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG CONTAINER ĐƯỜNG BIỂN
VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG CONTAINER ĐƯỜNG BIỂN VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG CONTAINER ĐƯỜNG BIỂN
VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG CONTAINER ĐƯỜNG BIỂN
HCMUT
 
Khóa Luận Đánh Giá Kết Quả Hoạt Động Khai Thác Bãi Container Cảng Nam Hải.docx
Khóa Luận Đánh Giá Kết Quả Hoạt Động Khai Thác Bãi Container Cảng Nam Hải.docxKhóa Luận Đánh Giá Kết Quả Hoạt Động Khai Thác Bãi Container Cảng Nam Hải.docx
Khóa Luận Đánh Giá Kết Quả Hoạt Động Khai Thác Bãi Container Cảng Nam Hải.docx
Dịch vụ viết đề tài trọn gói Zalo/Tele: 0917.193.864
 
Luận văn: Quản trị chất lượng "Dịch vụ giao nhận hàng hóa" tại công ty vận tả...
Luận văn: Quản trị chất lượng "Dịch vụ giao nhận hàng hóa" tại công ty vận tả...Luận văn: Quản trị chất lượng "Dịch vụ giao nhận hàng hóa" tại công ty vận tả...
Luận văn: Quản trị chất lượng "Dịch vụ giao nhận hàng hóa" tại công ty vận tả...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu đường biển điểm cao
Đề tài  Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu đường biển điểm cao Đề tài  Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu đường biển điểm cao
Đề tài Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu đường biển điểm cao
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Báo cáo thực tập tại công ty TNHH Marine Sky Logistics, HAY
Báo cáo thực tập tại công ty TNHH Marine Sky Logistics, HAYBáo cáo thực tập tại công ty TNHH Marine Sky Logistics, HAY
Báo cáo thực tập tại công ty TNHH Marine Sky Logistics, HAY
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa container xuấ...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa container xuấ...Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa container xuấ...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa container xuấ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Giáo trình Quản trị Logistics Kinh doanh
Giáo trình Quản trị Logistics Kinh doanhGiáo trình Quản trị Logistics Kinh doanh
Giáo trình Quản trị Logistics Kinh doanh
IESCL
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Đề tài Hoàn thiện công tác giao nhận hàng nhập khẩu rất hay điểm cao
Đề tài  Hoàn thiện công tác giao nhận hàng nhập khẩu rất hay điểm caoĐề tài  Hoàn thiện công tác giao nhận hàng nhập khẩu rất hay điểm cao
Đề tài Hoàn thiện công tác giao nhận hàng nhập khẩu rất hay điểm cao
 
Luận văn: Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu công ty hàng h...
Luận văn: Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu công ty hàng h...Luận văn: Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu công ty hàng h...
Luận văn: Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu công ty hàng h...
 
lv: Nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ mặt đất tại cảng hàng không Đồng Hới
lv: Nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ mặt đất tại cảng hàng không Đồng Hớilv: Nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ mặt đất tại cảng hàng không Đồng Hới
lv: Nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ mặt đất tại cảng hàng không Đồng Hới
 
Khóa luận: Phân tích giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không
Khóa luận: Phân tích giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng khôngKhóa luận: Phân tích giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không
Khóa luận: Phân tích giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không
 
Hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng container qua đường b...
Hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng container qua đường b...Hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng container qua đường b...
Hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng container qua đường b...
 
[VT-BHNT] Giao nhận hàng hóa vận chuyển đường hàng không
[VT-BHNT] Giao nhận hàng hóa vận chuyển đường hàng không[VT-BHNT] Giao nhận hàng hóa vận chuyển đường hàng không
[VT-BHNT] Giao nhận hàng hóa vận chuyển đường hàng không
 
Bài giảng Quản trị Logistics_ Chương 1 - TS. Hà Minh Hiếu
Bài giảng Quản trị Logistics_ Chương 1 - TS. Hà Minh Hiếu Bài giảng Quản trị Logistics_ Chương 1 - TS. Hà Minh Hiếu
Bài giảng Quản trị Logistics_ Chương 1 - TS. Hà Minh Hiếu
 
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thứ...
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thứ...Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thứ...
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theophương thứ...
 
Hợp đồng vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển
Hợp đồng vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biểnHợp đồng vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển
Hợp đồng vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển
 
Quy trình giao nhận hàng nguyên container xuất khẩu bằng đường biển tại Công ...
Quy trình giao nhận hàng nguyên container xuất khẩu bằng đường biển tại Công ...Quy trình giao nhận hàng nguyên container xuất khẩu bằng đường biển tại Công ...
Quy trình giao nhận hàng nguyên container xuất khẩu bằng đường biển tại Công ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Nghiệp Vụ Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Khẩu Nguyên Container....
Hoàn Thiện Quy Trình Nghiệp Vụ Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Khẩu Nguyên Container....Hoàn Thiện Quy Trình Nghiệp Vụ Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Khẩu Nguyên Container....
Hoàn Thiện Quy Trình Nghiệp Vụ Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Khẩu Nguyên Container....
 
Đề tài thực trạng bảo hiểm hàng hóa bằng đường biển rất hay
Đề tài  thực trạng bảo hiểm hàng hóa bằng đường biển  rất hayĐề tài  thực trạng bảo hiểm hàng hóa bằng đường biển  rất hay
Đề tài thực trạng bảo hiểm hàng hóa bằng đường biển rất hay
 
VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG CONTAINER ĐƯỜNG BIỂN
VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG CONTAINER ĐƯỜNG BIỂN VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG CONTAINER ĐƯỜNG BIỂN
VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG CONTAINER ĐƯỜNG BIỂN
 
Khóa Luận Đánh Giá Kết Quả Hoạt Động Khai Thác Bãi Container Cảng Nam Hải.docx
Khóa Luận Đánh Giá Kết Quả Hoạt Động Khai Thác Bãi Container Cảng Nam Hải.docxKhóa Luận Đánh Giá Kết Quả Hoạt Động Khai Thác Bãi Container Cảng Nam Hải.docx
Khóa Luận Đánh Giá Kết Quả Hoạt Động Khai Thác Bãi Container Cảng Nam Hải.docx
 
Luận văn: Quản trị chất lượng "Dịch vụ giao nhận hàng hóa" tại công ty vận tả...
Luận văn: Quản trị chất lượng "Dịch vụ giao nhận hàng hóa" tại công ty vận tả...Luận văn: Quản trị chất lượng "Dịch vụ giao nhận hàng hóa" tại công ty vận tả...
Luận văn: Quản trị chất lượng "Dịch vụ giao nhận hàng hóa" tại công ty vận tả...
 
Đề tài Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu đường biển điểm cao
Đề tài  Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu đường biển điểm cao Đề tài  Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu đường biển điểm cao
Đề tài Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu đường biển điểm cao
 
Báo cáo thực tập tại công ty TNHH Marine Sky Logistics, HAY
Báo cáo thực tập tại công ty TNHH Marine Sky Logistics, HAYBáo cáo thực tập tại công ty TNHH Marine Sky Logistics, HAY
Báo cáo thực tập tại công ty TNHH Marine Sky Logistics, HAY
 
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa container xuấ...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa container xuấ...Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa container xuấ...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa container xuấ...
 
Giáo trình Quản trị Logistics Kinh doanh
Giáo trình Quản trị Logistics Kinh doanhGiáo trình Quản trị Logistics Kinh doanh
Giáo trình Quản trị Logistics Kinh doanh
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Similar to BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx

Đề tài luận văn 2024 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI HÃNG...
Đề tài luận văn 2024 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI HÃNG...Đề tài luận văn 2024 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI HÃNG...
Đề tài luận văn 2024 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI HÃNG...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Quản trị rủi ro trong lưu trữ (qua thực tế ở việt nam) luận án ts. văn thư ...
Quản trị rủi ro trong lưu trữ (qua thực tế ở việt nam)   luận án ts. văn thư ...Quản trị rủi ro trong lưu trữ (qua thực tế ở việt nam)   luận án ts. văn thư ...
Quản trị rủi ro trong lưu trữ (qua thực tế ở việt nam) luận án ts. văn thư ...
nataliej4
 
Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Nghiên Cứu Cho Trƣờng Hợp Việt Nam.doc
Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Nghiên Cứu Cho Trƣờng Hợp Việt Nam.docThu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Nghiên Cứu Cho Trƣờng Hợp Việt Nam.doc
Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Nghiên Cứu Cho Trƣờng Hợp Việt Nam.doc
Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Đề tài: Thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ Logistics của Việt Nam đáp...
Đề tài: Thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ Logistics của Việt Nam đáp...Đề tài: Thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ Logistics của Việt Nam đáp...
Đề tài: Thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ Logistics của Việt Nam đáp...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Đề tài vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động, RẤT HAY, ĐIỂM CAOĐề tài vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh vận tải contai...
Vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh vận tải contai...Vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh vận tải contai...
Vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh vận tải contai...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty vận tải container
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty vận tải containerĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty vận tải container
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty vận tải container
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh vận tải contai...
Vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh vận tải contai...Vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh vận tải contai...
Vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh vận tải contai...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về phương tiện vận tải xuất nhập cảnh
Luận văn: Quản lý Nhà nước về phương tiện vận tải xuất nhập cảnhLuận văn: Quản lý Nhà nước về phương tiện vận tải xuất nhập cảnh
Luận văn: Quản lý Nhà nước về phương tiện vận tải xuất nhập cảnh
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Phương tiện vận tải xuất nhập cảnh tại Chi cục Hải quan, HAY
Đề tài: Phương tiện vận tải xuất nhập cảnh tại Chi cục Hải quan, HAYĐề tài: Phương tiện vận tải xuất nhập cảnh tại Chi cục Hải quan, HAY
Đề tài: Phương tiện vận tải xuất nhập cảnh tại Chi cục Hải quan, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế.
Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế.Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế.
Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế.
ssuser499fca
 
Quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế tại công ty Logistics, HAY
Quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế tại công ty Logistics, HAYQuy trình giao nhận hàng hóa quốc tế tại công ty Logistics, HAY
Quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế tại công ty Logistics, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế công ty Logi...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế công ty Logi...Luận văn: Nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế công ty Logi...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế công ty Logi...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Nâng cao hiệu quả của quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế tại công ty tnhh j...
Nâng cao hiệu quả của quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế tại công ty tnhh j...Nâng cao hiệu quả của quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế tại công ty tnhh j...
Nâng cao hiệu quả của quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế tại công ty tnhh j...
nataliej4
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả của quy trình giao nhận hàng hóa, HOT
Đề tài: Nâng cao hiệu quả của quy trình giao nhận hàng hóa, HOTĐề tài: Nâng cao hiệu quả của quy trình giao nhận hàng hóa, HOT
Đề tài: Nâng cao hiệu quả của quy trình giao nhận hàng hóa, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Hải quan điện tử trong thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu
Đề tài: Hải quan điện tử trong thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu Đề tài: Hải quan điện tử trong thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu
Đề tài: Hải quan điện tử trong thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Hải quan điện tử trong thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu
Đề tài: Hải quan điện tử trong thông quan hàng hóa xuất nhập khẩuĐề tài: Hải quan điện tử trong thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu
Đề tài: Hải quan điện tử trong thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản...
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản...Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản...
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản...
jackjohn45
 
Một số giải pháp hoàn thiện Marketing tại hãng tàu Regional Container Line ở ...
Một số giải pháp hoàn thiện Marketing tại hãng tàu Regional Container Line ở ...Một số giải pháp hoàn thiện Marketing tại hãng tàu Regional Container Line ở ...
Một số giải pháp hoàn thiện Marketing tại hãng tàu Regional Container Line ở ...
HanaTiti
 
Đề tài giải pháp cải thiện khả năng thanh toán công ty Vinamilk, 2018
Đề tài  giải pháp cải thiện khả năng thanh toán công  ty Vinamilk,  2018Đề tài  giải pháp cải thiện khả năng thanh toán công  ty Vinamilk,  2018
Đề tài giải pháp cải thiện khả năng thanh toán công ty Vinamilk, 2018
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

Similar to BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx (20)

Đề tài luận văn 2024 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI HÃNG...
Đề tài luận văn 2024 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI HÃNG...Đề tài luận văn 2024 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI HÃNG...
Đề tài luận văn 2024 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI HÃNG...
 
Quản trị rủi ro trong lưu trữ (qua thực tế ở việt nam) luận án ts. văn thư ...
Quản trị rủi ro trong lưu trữ (qua thực tế ở việt nam)   luận án ts. văn thư ...Quản trị rủi ro trong lưu trữ (qua thực tế ở việt nam)   luận án ts. văn thư ...
Quản trị rủi ro trong lưu trữ (qua thực tế ở việt nam) luận án ts. văn thư ...
 
Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Nghiên Cứu Cho Trƣờng Hợp Việt Nam.doc
Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Nghiên Cứu Cho Trƣờng Hợp Việt Nam.docThu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Nghiên Cứu Cho Trƣờng Hợp Việt Nam.doc
Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Nghiên Cứu Cho Trƣờng Hợp Việt Nam.doc
 
Đề tài: Thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ Logistics của Việt Nam đáp...
Đề tài: Thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ Logistics của Việt Nam đáp...Đề tài: Thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ Logistics của Việt Nam đáp...
Đề tài: Thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ Logistics của Việt Nam đáp...
 
Đề tài vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động, RẤT HAY, ĐIỂM CAOĐề tài vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
 
Vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh vận tải contai...
Vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh vận tải contai...Vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh vận tải contai...
Vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh vận tải contai...
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty vận tải container
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty vận tải containerĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty vận tải container
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty vận tải container
 
Vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh vận tải contai...
Vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh vận tải contai...Vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh vận tải contai...
Vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh vận tải contai...
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về phương tiện vận tải xuất nhập cảnh
Luận văn: Quản lý Nhà nước về phương tiện vận tải xuất nhập cảnhLuận văn: Quản lý Nhà nước về phương tiện vận tải xuất nhập cảnh
Luận văn: Quản lý Nhà nước về phương tiện vận tải xuất nhập cảnh
 
Đề tài: Phương tiện vận tải xuất nhập cảnh tại Chi cục Hải quan, HAY
Đề tài: Phương tiện vận tải xuất nhập cảnh tại Chi cục Hải quan, HAYĐề tài: Phương tiện vận tải xuất nhập cảnh tại Chi cục Hải quan, HAY
Đề tài: Phương tiện vận tải xuất nhập cảnh tại Chi cục Hải quan, HAY
 
Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế.
Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế.Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế.
Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế.
 
Quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế tại công ty Logistics, HAY
Quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế tại công ty Logistics, HAYQuy trình giao nhận hàng hóa quốc tế tại công ty Logistics, HAY
Quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế tại công ty Logistics, HAY
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế công ty Logi...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế công ty Logi...Luận văn: Nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế công ty Logi...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế công ty Logi...
 
Nâng cao hiệu quả của quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế tại công ty tnhh j...
Nâng cao hiệu quả của quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế tại công ty tnhh j...Nâng cao hiệu quả của quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế tại công ty tnhh j...
Nâng cao hiệu quả của quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế tại công ty tnhh j...
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả của quy trình giao nhận hàng hóa, HOT
Đề tài: Nâng cao hiệu quả của quy trình giao nhận hàng hóa, HOTĐề tài: Nâng cao hiệu quả của quy trình giao nhận hàng hóa, HOT
Đề tài: Nâng cao hiệu quả của quy trình giao nhận hàng hóa, HOT
 
Đề tài: Hải quan điện tử trong thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu
Đề tài: Hải quan điện tử trong thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu Đề tài: Hải quan điện tử trong thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu
Đề tài: Hải quan điện tử trong thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu
 
Đề tài: Hải quan điện tử trong thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu
Đề tài: Hải quan điện tử trong thông quan hàng hóa xuất nhập khẩuĐề tài: Hải quan điện tử trong thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu
Đề tài: Hải quan điện tử trong thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu
 
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản...
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản...Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản...
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản...
 
Một số giải pháp hoàn thiện Marketing tại hãng tàu Regional Container Line ở ...
Một số giải pháp hoàn thiện Marketing tại hãng tàu Regional Container Line ở ...Một số giải pháp hoàn thiện Marketing tại hãng tàu Regional Container Line ở ...
Một số giải pháp hoàn thiện Marketing tại hãng tàu Regional Container Line ở ...
 
Đề tài giải pháp cải thiện khả năng thanh toán công ty Vinamilk, 2018
Đề tài  giải pháp cải thiện khả năng thanh toán công  ty Vinamilk,  2018Đề tài  giải pháp cải thiện khả năng thanh toán công  ty Vinamilk,  2018
Đề tài giải pháp cải thiện khả năng thanh toán công ty Vinamilk, 2018
 

Recently uploaded

trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
my21xn0084
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
linh miu
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
hieutrinhvan27052005
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
12D241NguynPhmMaiTra
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
HngL891608
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
AnhPhm265031
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
QucHHunhnh
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
metamngoc123
 
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủYHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
duyanh05052004
 
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docxbài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
HiYnThTh
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
SmartBiz
 
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
NamNguynHi23
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdfCau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
HngMLTh
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
khanhthy3000
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
lmhong80
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
NguynDimQunh33
 

Recently uploaded (19)

trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
 
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủYHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
 
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docxbài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
 
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
 
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdfCau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
 

BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx

  • 1. BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH Tác giả (Chủ biên): ThS. Ngyễn Thị Hồng Thu và đồng tác giả: ThS. Chu Thị Huệ HÀNG HOÁ VẬN TẢI (Lưu hành nội bộ) THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021
  • 2. 2 Tác giả (Chủ biên): ThS. Nguyễn Thị Hồng Thu và đồng tác giả: ThS. Chu Thị Huệ BÀI GIẢNG HÀNG HOÁ VẬN TẢI (Tài liệu dùng cho hệ chính quy) THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021 Trang tên TLGD
  • 3. 1 LỜI NÓI ĐẦU Hàng hoá vận tải là một trong những môn học chuyên môn quan trọng của ngành Kinh tế vận tải biển. Thông qua môn học, sinh viên sẽ tiếp cận được những kiến thức liên quan đến hàng hoá vận tải, các phương pháp và yêu cầu vận chuyển, xếp dỡ và bảo quản các loại hàng hoá thường gặp trong vận tải. Môn học cũng giúp sinh viên hiểu được những khái niệm, đặc điểm, tính chất cơ bản của từng loại hàng hóa trong vận tải, phân loại bao bì, hiểu rõ các ký mã hiệu trên bao bì. Hiểu rõ yêu cầu của việc xếp dỡ, vận chuyển và bảo quản hàng hóa trong quá trình vận tải. Ngoài ra sinh viên có thể tính được khối lượng hàng hóa chuyên chở, lựa chọn được phương pháp kỹ thuật chất xếp, vận chuyển và bảo quản hàng hóa. Tạo nền tảng kiến thức bổ sung cho một số môn học chuyên ngành như khai thác cảng, thương mại hàng hải, tổ chức quản lý đội tàu… Cuốn bài giảng bao gồm 4 chương: Chương 1. Những vấn đề cơ bản của hàng hoá trong vận tải Chương 2. Các thông số của hàng hoá Chương 3. Kỹ thuật chất xếp, bảo quản và vận chuyển hàng bách hoá và hàng rời Chương 4. Kỹ thuật chất xếp, bảo quản và vận chuyển hàng Container và hàng đặc biệt Hy vọng cuốn bài giảng này sẽ giúp cho sinh viên ngành Kinh tế vận tải biển có thêm một tài liệu để học tập và đây cũng là tài liệu giúp ích cho các sinh viên quan tâm đến lĩnh vực này. Mặc dù tác giả đã có rất nhiều cố gắng trong quá trình biên soạn nhưng chắc chắn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Rất mong nhận được sự góp ý của Quý Thầy, Cô và các bạn đồng nghiệp cho cuốn bài giảng để có thể sửa chữa, bổ sung hoàn chỉnh hơn, đáp ứng được yêu cầu của môn học. Tác giả biên soạn: ThS. Nguyễn Thị Hồng Thu ThS. Chu Thị Huệ
  • 4. 2 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU.................................................................................................................1 MỤC LỤC.......................................................................................................................2 DANH MỤC BẢNG .......................................................................................................6 DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................7 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HÀNG HOÁ TRONG VẬN TẢI ...........9 1.1. Khái niệm và đặc tính vận tải của hàng hóa ........................................................9 1.1.1.Khái niệm hàng hóa trong quá trình vận tải: .................................................9 1.1.2. Đặc tính vận tải của hàng hóa:......................................................................9 1.2. Phân loại hàng hóa ...............................................................................................9 1.2.1 Phân loại theo tính chất lý hóa của hàng .......................................................9 1.2.2 Phân loại theo phương pháp vận tải.............................................................10 1.3. Bao bì và đóng gói hàng hóa..............................................................................11 1.3.1. Bao bì hàng hóa: .........................................................................................11 1.3.2. Bao bì vận chuyển: .....................................................................................16 1.3.3.Bao bì tiêu thụ..............................................................................................20 1.4. Ký mã hiệu hàng hóa..........................................................................................22 1.4.1. Khái niệm:...................................................................................................22 1.4.2. Phân loại: ....................................................................................................22 1.4.3. Mã vạch của hàng hóa (barcode)................................................................23 1.5. Lượng giảm tự nhiên và tổn thất hàng hóa ........................................................36 1.5.1. Lượng giảm tự nhiên: .................................................................................36 1.5.2. Tổn thất hàng hóa .......................................................................................37 1.5.3. Các dạng và nguyên nhân hư hỏng, thiếu hụt hàng hóa, biện pháp phòng ngừa.......................................................................................................................37 1.6. Các phương pháp kiểm định hàng hóa...............................................................40 1.6.1. Vai trò và các loại hình giám định..............................................................41 1.6.2. Các phương pháp giám định.......................................................................42 1.7. Ảnh hưởng của điều kiện bên ngoài tới quá trình vận chuyển. Biện pháp cải tạo môi trường.................................................................................................................43
  • 5. 3 1.7.1. Ảnh hưởng khí hậu và hầm hàng đối với hàng hoá....................................43 1.7.2. Thông gió và nguyên tắc thông gió hầm hàng............................................46 1.7.3. Độ ẩm cân bằng: .........................................................................................50 1.7.4. Xác định các thông số cuả môi trường: ......................................................51 Câu hỏi ôn tập cuối chương. .....................................................................................53 Chương 2: CÁC THÔNG SỐ CƠ BẢN CỦA HÀNG HÓA VÀ CÁC NHÂN TỐ BÊN NGOÀI TÁC ĐỘNG TỚI HÀNG HÓA.......................................................................54 2.1. Hệ thống đơn vị đo lường ..................................................................................54 2.2. Xác định thể tích và khối lượng hàng lỏng........................................................54 2.2.1. Một số khái niệm: .......................................................................................54 2.2.2. Xác định thể tích chất lỏng:........................................................................55 2.2.3. Xác định khối lượng: ..................................................................................55 2.3. Xác định thể tích và khối lượng hàng rời và hàng đổ đống...............................55 2.3.1. Một số khái niệm cơ bản: ...........................................................................55 2.3.2. Thể tích hàng rời và hàng đổ đống: ............................................................56 2.3.3. Xác định khối lượng: ..................................................................................56 2.4. Xác định khối lượng hàng theo mớn nước của tàu ............................................56 2.4.1. Phương đo mớn nước: ................................................................................56 2.4.2. Phương pháp tính toán:...............................................................................56 2.5. Xác định khối lượng hàng bằng phương pháp cân, đếm, nguyên hầm, nguyên tàu..............................................................................................................................57 2.5.1. Phương pháp cân: .......................................................................................57 2.5.2. Phương pháp đếm từng bao, từng chiếc. ....................................................57 2.5.3. Phương pháp giao nhận nguyên hầm, nguyên tàu:.....................................57 Câu hỏi ôn tập cuối chương: .....................................................................................58 Chương 3. KỸ THUẬT CHẤT XẾP, BẢO QUẢN VÀ VẬN CHUYỂN HÀNG BÁCH HOÁ VÀ HÀNG RỜI. ......................................................................................59 3.1. Hàng thông dụng................................................................................................59 3.1.1. Phân loại và tính chất hàng thông dụng......................................................59 3.1.2. Vận chuyển hàng thông dụng .....................................................................59 3.1.3. Pallet ...........................................................................................................60
  • 6. 4 3.2. Hàng rời và hàng đổ đống..................................................................................63 3.2.1. Hàng lương thực .........................................................................................63 3.2.2. Hàng đường ................................................................................................64 3.2.3. Phân hóa học...............................................................................................66 3.2.4. Hàng xi măng..............................................................................................67 3.2.5. Hàng quặng.................................................................................................67 3.2.6. Hàng than (Bánh mì của ngành công nghiệp) ............................................70 3.3. Dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ (Máu của ngành công nghiệp) ...........................72 3.3.1. Thành phần và tính chất của dầu mỏ: .........................................................72 3.3.2. Chỉ tiêu chất lượng của dầu và sản phẩm dầu: ...........................................72 3.3.3. Yêu cầu bảo quản:.......................................................................................73 3.3.4. Yêu cầu xếp dỡ: ..........................................................................................73 3.3.5. Yêu cầu vận chuyển:...................................................................................74 3.4.2.Tính chất: .....................................................................................................75 3.4.3. Yêu cầu bảo quản:.......................................................................................75 3.4.4. Yêu cầu xếp dỡ: ..........................................................................................76 3.4.5. Yêu cầu vận chuyển:...................................................................................76 3.5. Hàng sắt thép......................................................................................................77 3.5.1.Khái niệm:....................................................................................................77 3.5.2.Tính chất lý hoá của hàng sắt thép...............................................................77 3.5.3. Yêu cầu vận chuyển....................................................................................77 3.5.4. Yêu cầu xếp dỡ ...........................................................................................78 3.5.5. Yêu cầu bảo quản........................................................................................78 Câu hỏi ôn tập cuối chương 3: ..................................................................................79 Chương 4: KỸ THUẬT CHẤT XẾP, BẢO QUẢN VÀ VẬN CHUYỂN...................81 HÀNG CONTAINER VÀ HÀNG ĐẶC BIỆT.............................................................81 4.1. Hàng container ...................................................................................................81 4.1.1. Đặc điểm, lợi ích, cấu trúc container..........................................................81 4.1.2. Phân loại container: ....................................................................................86 4.1.3. Ký mã hiệu container:.................................................................................90
  • 7. 5 4.1.4. Yêu cầu chất xếp bảo quản container ...................................................... 102 4.1.5. Kỹ thuật đóng rút hàng trong container................................................... 109 4.2. Hàng đặc biệt................................................................................................... 118 4.2.1. Hàng nguy hiểm....................................................................................... 118 4.2.2. Hàng tươi sống......................................................................................... 129 4.2.3. Hàng siêu trường, siêu trọng.................................................................... 132 Câu hỏi ôn tập cuối chương ................................................................................... 135 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 136
  • 8. 6 DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Bảng phân loại hàng hoá. [1] ..........................................................................10 Bảng1.2. Một số ký hiệu thường gặp.[8] ........................................................................17 Bảng 1.3. Bảng ký hiệu hàng nguy hiểm.[9] ..................................................................19 Bảng 1.4. Bảng phân loại nhãn hiệu thương phẩm.[8] ...................................................22 Bảng 1.5. Bảng các loại mã vạch tuyến tính.[15] ............................................................24 Bảng 1.6. Bảng các loại mã vạch cụm.[15] .....................................................................25 Bảng 1.7. Bảng các loại mã vạch 2D. [15] .......................................................................25 Bảng 1.8. Danh mục mã vạch các nước thành viên EAN quốc tế. [15] ..........................28 Bảng 1.9. Bảng cách tính số kiểm tra. [15] ......................................................................31 Bảng 1.10. Cách tính số kiểm tra cho mã EAN-8. [15] ...................................................32 Bảng 1.11. Bảng số hệ thống của mã UPC-A. [15] .........................................................33 Bảng 1.12. Bảng quy đổi UPC-A sang UPC-E. [15] .......................................................34 Bảng 1.13. Bảng quy đổi UPC-A sang UPC-E. [15] .......................................................34 Bảng 1.14. Bảng quy đổi UPC-A sang UPC-E. [15] .......................................................35 Bảng 1.15. Bảng quy đổi UPC-A sang UPC-E. [15] .......................................................35 Bảng 1.16. Bảng nhiệt độ điểm sương.[3] ......................................................................44 Bảng 2.1. Bảng các đơn vị đo.[1] ....................................................................................54 Bảng 3.1. Bảng phân loại quặng.[14] ..............................................................................68 Bảng 4.1. Bảng chi tiết các bộ phận trên container. [11] .................................................85 Bảng 4.2. Bảng tiếp đầu ngữ một số Doanh nghiệp. [11] ................................................91 Bảng 4.3. Bảng cách tính số kiểm tra container. [11] ......................................................92 Bảng 4.4. Bảng kích thước container. [11] ......................................................................93 Bảng 4.5. Bảng chiều rộng container. [11] ......................................................................94 Bảng 4.6. Bảng mã kiểu container.[11] ...........................................................................94 Bảng 4.4. Bảng ký hiệu hàng nguy hiểm. [11] ............................................................. 101 Bảng 4.7. Bảng chi tiết kích thước container. [11] ....................................................... 102 Bảng 4.8. Bảng cách ly hàng nguy hiểm.[9] ................................................................ 127 Bảng 4.9. Bảng quy định xếp hàng nguy hiểm.[9] ...................................................... 128
  • 9. 7 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Tiêu chí vận chuyển trên bao bì hàng hoá.[8] ...............................................17 Hình 1.2. Mã vạch của sản phẩm.[15]...........................................................................23 Hình 1.3. Cấu trúc của mã vạch EAN-13. [15] ................................................................28 Hình 1.4. Phân biệt mã EAN-8 và EAN-13. [15] ............................................................32 Hình 1.5. Cấu trúc mã UPC-A. [15] .................................................................................33 Hình 1.6. Phân biệt UPC-A và UPC-E. [15] ....................................................................36 Hình 1.8. Thông gió tự nhiên tuần hoàn.[3] ....................................................................47 Hình 3.1. Hình ảnh Pallet.[16].......................................................................................60 Hình 3.2. Cách thức xếp hàng theo hình thức unit load. [16] ..........................................61 Hình 3.3. Các cách xếp hàng lên pallet. [16] ...................................................................62 Hình 3.4. Xếp hàng đúng cách trên Pallet. [16] ...............................................................62 Hình 3.5. Cách bao gói Unit load. [16] ............................................................................62 Hình 4.1. Cấu trúc container. [11] ...................................................................................83 Hình 4.1. Cấu trúc khung container. [11] ........................................................................83 Hình 4.3. Dầm đáy container (bottom cross members)[11]..........................................83 Hình 4.4. Rãnh cổ ngỗng (Gooseneck tunnel)[11]........................................................84 Hình 4.5. Góc lắp ghép (góc gù). [11]...........................................................................85 Hình 4.6. Các bộ phận chính trong container chở hàng. [11] .......................................85 Hình 4.7. Container bách hoá. [11] ..................................................................................86 Hình 4.8. Container hàng rời. [11] ...................................................................................87 Hình 4.9. Container chuyên dụng chở oto. [11] ...............................................................87 Hình 4.10. Container chuyên dụng chở gia súc. [11] .......................................................88 Hình 4.11. Container bảo ôn (container lạnh). [11] .........................................................88 Hình 4.12. Container hở mái. [11] ...................................................................................88 Hình 4.13. Container mặt bằng. [11] ................................................................................89 Hình 4.14. Container mặt bằng có vách 2 đầu. [11] ........................................................89 Hình 4.15. Container bồn. [11] ........................................................................................89 Hình 4.16. Ký mã hiệu trên Container . [11] ...................................................................90 Hình 4.17. Ký hiệu theo tiêu chuẩn ISO trên Container. [11] .........................................90
  • 10. 8 Hình 4.19. CSC: Convention for Safe Container Regulations. [11] ................................99 Hình 4.21. Ký hiệu container chở hảng nguy hiểm.[11] .............................................. 100 Hình 4.22. Dấu giám định trên container. [11] ............................................................. 101 Hình 4.24. Mã số Tier và Row của các container. [13] ................................................ 109 Hình 4.25. Cách đánh số container trên bãi. [13] ......................................................... 109 Hình 4.26. Cách thức xếp hàng trong container đúng cách. [13] ................................. 111 Hình 4.27. Ký hiệu bảo quản và xếp dỡ hàng hoá. [13] ............................................... 112 Hình 4.28. Đóng hàng bao vào container. [13] ............................................................. 112 Hình 4.29. Cách đóng hàng trên Pallet. [13] ................................................................. 113 Hình 4.30. Túi flexitank đặt trong container. [13] ........................................................ 114 Hình 4.31. Hàng hình trụ đóng trong container. [13] ................................................... 114 Hình 4.32. Hàng thùng gỗ đóng vào container. [13] ..................................................... 115 Hình 4.33. Hàng xe máy, oto đóng vào container. [13] ................................................ 115 Hình 4.34. 4 cách Lashing chằng buộc container cơ bản. [13] ..................................... 116 Hình 4.35. Chèn hàng hóa trong container bằng túi khí (dunnage). [13] ..................... 117 Hình 4.36. Túi khí chèn hàng và pallet trong container. [13] ....................................... 117 Hình 4.37. Dây đai chằng buộc hàng hoá. [13] ............................................................. 118 Hình 4.42. Ký hiệu chất rắn dễ cháy nổ.[9] ................................................................. 120 Hình 4.44. Ký hiệu độc hại và chất truyền nhiễm.[9] ................................................ 120 Hình 4.45. Ký hiệu chất phóng xạ.[9] .......................................................................... 121 Hình 4.46. Ký hiệu chất ăn mòn.[9] ........................................................................... 121 Hình 4.47. Ký hiệu chất nguy hiểm khác.[9] ............................................................... 122 Hình 4.48. Ký hiệu của Liên Hiệp quốc.[9] ................................................................. 124 Hình 4.49. Ký hiệu hàng nguy hiểm.[9] ...................................................................... 125 Hình 4.49. Hàng siêu trường, siêu trọng.[10] ............................................................... 132
  • 11. 9 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HÀNG HOÁ TRONG VẬN TẢI 1.1. Khái niệm và đặc tính vận tải của hàng hóa 1.1.1.Khái niệm hàng hóa trong quá trình vận tải: Hàng hoá vận chuyển trong vận tải biển là tất cả các vật phẩm, thương phẩm, được các phương tiện vận tải biển tiếp nhận để vận chuyển dưới dạng có hoặc không có bao bì theo tập quán hàng hải quốc tế. Hàng hoá vận chuyển trong vận tải biển được đặc trưng bởi các điều kiện vận chuyển như chế độ bảo quản, phương pháp đóng gói, phương pháp chuyển tải, phương pháp xếp dỡ, tính chất lý hoá của hàng… 1.1.2. Đặc tính vận tải của hàng hóa: Tất cả các tính chất mà từ đó quyết định điều kiện kỹ thuật, vận chuyển, xếp dỡ, bảo quản gọi là đặc tính vận tải của hàng hóa. Đặc tính gồm có: Khối lượng và thể tích hàng Tính chất lý hóa của hàng hoá Cách thức đóng gói hàng hóa Ví dụ: Hàng gạo  Là hàng rời → sử dụng tàu chuyên dụng hàng rời → băng chuyền (phương tiện xếp dỡ liên tục) → kho  Là hàng bao → sử dụng tàu bách hóa → cần trục (phương tiện xếp dỡ chu kỳ) → kho  Là hàng container → sử dụng tàu container → cần trục chuyên dụng → bãi 1.2. Phân loại hàng hóa Cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật thì hàng hóa ngày càng nhiều và đa dạng. Có rất nhiều cách phân loại hàng hóa tuỳ theo mỗi một phương diện. Trong vận tải biển việc phân loại hàng hóa là nhằm tìm ra các nhóm hàng có những đặc điểm gần với nhau để có các biện pháp phân bố, xắp xếp và bảo quản hợp lý trong quá trình vận chuyển. 1.2.1 Phân loại theo tính chất lý hóa của hàng Theo tính chất lý hóa của hàng ta có thể liệt kê ra đây rất nhiều loại hàng nhưng gộp lại ta có thể phân thành ba nhóm hàng sau: - Nhóm hàng thứ nhất: Là nhóm hàng có tính xâm thực (các hàng trong nhóm này có khả năng làm ảnh hưởng tới các hàng hóa khác xếp gần chúng). Các loại hàng có tính hút và tỏa ẩm, một số loại hàng nguy hiểm, các loại hàng tỏa mùi (da thú ướp muối...) các loại hàng bay bụi... - Nhóm hàng thứ hai: Gồm các loại hàng chịu sự tác động của các loại hàng xếp trong nhóm thứ nhất khi xếp chung với chúng ở mức độ nhất định. Các loại hàng dễ hấp thụ mùi vị như chè, thuốc lá, đồ gia vị....
  • 12. 10 - Nhóm hàng thứ ba: Gồm các loại hàng trung tính, đó là những loại hàng không chịu sự ảnh hưởng và không tác động xấu đến các hàng xếp gần nó. Các loại hàng trung tính như sắt thép, thép cuộn, thiết bị máy móc... Sự phân loại hàng theo tính chất lý hóa của chúng giúp ta phân bổ hàng xuống hầm tàu hợp lý ngăn ngừa được sự hư hỏng hàng do sự tác động qua lại giữa chúng với nhau. 1.2.2 Phân loại theo phương pháp vận tải Phân loại hàng theo phương pháp vận tải nhằm để tổ chức đúng các quy trình vận tải và chuyển tải hàng. Đây là phương pháp phân loại phổ biến trong VTB hiện nay. Theo phương pháp này hàng được chia làm 3 nhóm: - Nhóm hàng bách hóa (general cargoes) (hàng tính theo đơn chiếc): Nhóm hàng này gồm các đơn vị hàng vận chuyển riêng rẽ có bao bì hoặc không có bao bì (kiện, bao, thùng, hòm, chiếc, cái...). Hàng bách hóa có thể được chở trên tàu với một loại hàng hoặc nhiều loại hàng với các hình dạng bao bì khác nhau. Hiện nay hàng bách hóa có xu hướng đóng trong các Container và vận chuyển trên các tàu Container. - Nhóm hàng chở xô (bulk cargoes): là hàng chở theo khối lượng lớn, đồng nhất, trần bì. Ví dụ: quặng, ngũ cốc, than chở rời.... Những loại hàng này khối lượng hàng thường xác định theo phương pháp đo mớn nước (giám định mớn nước) và thường được chở trên các tàu chuyên dụng. Nhóm hàng chở xô được chia thành hai nhóm là nhóm hàng lỏng và nhóm hàng chất rắn chở xô. - Nhóm hàng vận chuyển đòi hỏi có chế độ bảo quản riêng: đó là những loại hàng do tính chất riêng của chúng đòi hỏi phải được bảo quản theo những chế độ đặc biệt quy định trong vận tải. Nếu không tuân theo những quy định này thì hàng sẽ bị hư hỏng hoặc gây nguy hiểm cho tàu Bảng 1.1. Bảng phân loại hàng hoá. [1] Nhóm hàng bách hoá Nhóm hàng chở xô Nhóm vận chuyển theo chế độ riêng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Bao mềm Hàng đóng kiện Hàng đóng hòm Hàng thùng lớn Hàng tính chiếc Kim loại và sản phẩm kim loại Hàng thùng đáy tròn Hàng cồng kềnh Hàng rót lỏng Hàng cục rời Gỗ Hàng hạt rời Hàng nguy hiểm Hàng mau hỏng Gia cầm, gia súc, sản phẩm của chúng
  • 13. 11 1.3. Bao bì và đóng gói hàng hóa 1.3.1. Bao bì hàng hóa: 1.3.1.1. Khái niệm: Bao bì là một loại sản phẩm công nghiệp đặc biệt được dùng để bao gói và chứa đựng nhằm bảo vệ giá trị sử dụng của hàng hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo quản, vận chuyển, xếp dỡ và tiêu thụ sản phẩm. 1.3.1.2. Chức năng của bao bì: - Chức năng bảo quản và bảo vệ hàng hóa: bảo vệ hàng hóa, hạn chế các tác động của các yếu tố môi trường trong quá từ khi hàng hóa được sản xuất cho đến khi hàng hóa được tiêu dùng. Bao bì nhằm bảo quản hàng hóa đầy đủ về số lượng, chất lượng, tránh được các hư hỏng, rơi vãi, mất mát, thiếu hụt và ngăn cách sản phẩm với môi trường xung quanh. - Chức năng hợp lý hóa, tạo điều kiện thuận tiện cho việc vận chuyển và bốc dỡ hàng hóa: các đơn vị sản phẩm hàng hóa chứa đựng trong bao bì đều tính đến khả năng xếp dỡ và vận chuyển bằng những phương tiện vận chuyển xếp dỡ thủ công hay cơ khí khi vận chuyển hoặc xếp dỡ chúng. Bao bì phải được thiết kế phù hợp với khối lượng hàng hóa mà nó chứa đựng và có khả năng bốc xếp, vận chuyển dễ dàng. - Chức năng thông tin, quảng cáo sản phẩm, tạo điều kiện cho việc tiêu thụ sản phẩm: bao bì là một yếu tố môi giới giữa sản xuất và tiêu dùng, thể hiện hình ảnh riêng về hàng hóa để thông tin đến người tiêu dùng, giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận biết, lựa chọn hàng hóa theo nhu cầu của mình. Bao bì cùng với hàng hóa được bao gói gắn liền với nhau và tạo nên tính hoàn chỉnh của sản phẩm. thông thường thì giá trị của bao bì chiếm khoảng 5% tổng giá trị của hàng tư liệu sản xuất mà nó bao gói. 1.3.1.3. Tác dụng của bao bì hàng hóa: - Bảo vệ hàng hóa an toàn về số lượng và chất lượng. - Tạo điều kiện thuận lợi cho việc bốc dỡ, vận chuyển, bảo quản, tiêu dùng sản phẩm → nâng cao năng suất lao động. - Đảm bảo an toàn lao động, bảo vệ sức khỏe cho công nhân làm công tác giao nhận, vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản. Bao bì vừa cách li được tính chất độc hại của sản phẩm mà nó bao gói, vừa tránh được bụi bẩn từ môi trường bên ngoài, vừa đề phòng được các tai nạn xảy ra trong khi lao động (như các loại hàng dễ nổ, dễ cháy, hóa chất độc hại…) - Là phương tiện thông tin về hàng hóa, hướng dẫn người sử dụng hàng hóa, quảng cáo hàng hóa, là một hình thức văn minh phục vụ khách hàng và buôn bán quốc tế. 1.3.1.4. Phân loại bao bì: a. Phân loại theo công dụng của bao bì:
  • 14. 12 - Bao bì trong (bao bì tiêu thụ/bao bì thương phẩm ): Bao bì dùng để đóng gói sơ bộ và trực tiếp đối với hàng hóa. Công dụng chủ yếu là bảo vệ hàng hóa, tiếp xúc trực tiếp với hàng hóa và giá trị của nó thường được tính gộp vào giá trị hàng hóa. - Bao bì ngoài (bao bì vận chuyển ): bao bì phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa từ nơi xuất khẩu đến nơi nhập khẩu. Bao bì có tác dụng bảo vệ nguyên vẹn hàng hóa về số lượng và chất lượng trong suốt quá trình vận tải. Giá trị của bao bì có thể được tính toàn bộ hay chỉ một phần giá trị của nó vào hàng hóa bao bì thu hồi: tính một phần giá trị). b. Phân loại theo số lần sử dụng bao bì: - Bao bì sử dụng một lần: là loại bao bì chỉ có khả năng phục vụ cho một vòng quay của hàng hóa từ khi hàng hóa được sản xuất ra cho đến khi đi vào sử dụng trực tiếp. Loại bao bì này, giá trị của nó thường được tính hết toàn bộ vào giá trị của hàng hóa. Ví dụ như bao bì bằng giấy, nylon, thủy tinh… - Bao bì sử dụng nhiều lần: là loại bao bì có khả năng phục vụ cho một số vòng quay của hàng hóa cùng loại từ khâu sản xuất đến khâu lưu thông. Loại bao bì này thường là loại bao bì ngoài nhưng cũng có trường hợp bao bì trong như bình chứa khí đốt, thùng chứa xăng dầu, vỏ chai đồ uống… Đối với bao bì sử dụng nhiều lần, giá trị của bao bì thường được tính một phần vào giá trị sản phẩm đem bán. c. Phân loại theo đặc tính chịu nén (độ cứng) của bao bì: - Bao bì cứng: bao bì không thay đổi hình dạng của nó trong quá trình chứa đựng, bảo quản, bốc dỡ, vận chuyển hàng hóa. Có khả năng chịu được sức nặng của hàng hóa bên trong và tác động cơ học (sức ép xếp chồng lên) từ bên ngoài. Vật liệu thường là gỗ, kim loại,… - Bao bì nửa cứng: bao bì cũng có đầy đủ tính vững chắc nhưng trong một mức độ nhất định, nó có thể bị biến dạng dưới tác dụng của trọng tải và lực va đập khi chuyên chở và bốc dỡ hàng hóa. Thường sử dụng để chứa đựng hàng hóa không bị ảnh hưởng do lực tác động từ bên ngoài. Vật liệu chế tạo thường là tre, nứa, mây,… - Bao bì mềm: bao bì dễ bị biến dạng khi tác động của lực cơ học từ bên ngoài và tải trọng của sản phẩm bên trong. Chịu được các lực chấn động, va chạm trong quá trình bốc dỡ, vận chuyển. vật liệu thường là vải, đay, nylon,… d. Phân loại theo mức độ chuyên môn hóa bao bì: Theo mức độ chuyên môn hoá, bao bì được chia thành 2 loại: - Bao bì thông dụng: là loại bao bì có thể chứa đựng được nhiều loại hàng hóa khác nhau hoặc sau khi hoàn thành việc chứa đựng hàng hóa này có thể dùng để bao gói tiếp các sản phẩm khác. - Bao bì chuyên dụng: là loại bao bì chỉ được dùng để chứa đựng một loại sản phẩm nhất định. Bao bì chuyên dụng thường có hình dáng, kích thước, kết cấu được thiết kế phù hợp với việc chứa đựng và bảo quản loại sản phẩm có tính chất cơ, lý, hóa, và trạng thái đặc biệt như các bình chứa các khí dễ bay hơi, các hóa chất độc hại, các chất dễ cháy nổ… e. Phân loại bao bì theo vật liệu chế tạo:
  • 15. 13 Theo tiêu thức này, bao bì có nhiều loại khác nhau mang tên các loại vật liệu chế tạo bao bì. Một số loại vật liệu chế tạo bao bì phổ biến thường dùng trong đóng gói hàng hóa: - Bao bì gỗ: là loại bao bì được dùng khá phổ biến đối với nhiều hàng hóa trong buôn bán quốc tế. Bao bì đồ gỗ phải đáp ứng được các yêu cầu như gỗ phải nhẹ, khô, ít nhựa, kết cấu bao bì phải có độ bền chắc nhất định, gỗ ghép phải kín, đinh đóng phải thẳng, chặt, góc hòm, thùng chứa hàng hóa trọng lượng lớn phải ốp vỏ bằng kim loại, mặt ngoài phải ghi ký mã hiệu. Bao bì gỗ có ưu điểm là dễ sản xuất, dễ sử dụng, phạm vi ứng dụng rộng rãi, tương đối bền và có thể sử dụng được nhiều lần. Tuy nhiên loại bao bì này tương đối nặng, dễ cháy, chịu ẩm kém, dễ bị mọt, mối, chuột làm hư hỏng. - Bao bì kim loại: là loại bao bì được dùng khá phổ biến. Các kim loại thường được chế tạo bao bì là kim loại đen, đồng, nhôm, …Bao bì kim loại dùng để đóng gói những loại sản phẩm dễ bốc cháy, có độ bốc hơi lớn, có chất độc hại ở trạng thái khí, hơi, hoặc lỏng. Bao bì kim loại khắc phục được nhược điểm của bao bì gỗ là không sợ ẩm thấp, không sợ cháy nhưng một số loại thép làm bao bì còn khá nặng nề và đắt tiền. - Bao bì hàng dệt: là loại bao bì mềm thường ở dạng bao được dùng để chứa đựng những loại hàng rời như gạo, ngô, lạc, hạt nhựa như các loại bao đay, bao gai, bao vải, bao sợi nylon… - Bao bì giấy, carton: giấy dùng chế tạo bao bì thường là loại giấy dài như bao xi măng. Các loại bìa dùng làm hộp đựng các hàng hóa có khối lượng lớn như xà phòng thơm, thuốc đánh răng, giày dép, một số loại mỹ phẩm và dược phẩm. Bao bì carton cũng được dùng khá phổ biến, thường ở các dạng thùng, hòm, hộp. - Bao bì thủy tinh: loại bao bì này thường dùng để chứa các hàng hóa lỏng như dược phẩm, rượu bia, nước ngọt, hóa chất,… Đây là những loại bao bì cứng nhưng dễ vỡ, không bị phá hủy bởi hóa chất và không độc. - Bao bì bằng tre, nứa, mây đan: người ta còn sử dụng các loại vật liệu như tre, nứa, mây đan, thành các loại sọt, lẵng, giỏ để chứa hoặc làm bao bì chứa đựng các loại hàng hóa như hoa quả, xà phòng, … Đây là loại bao bì sử dụng bằng vật liệu trong nước, dễ sản xuất, dễ sử dụng, tuy nhiên độ bền chắc không lớn. - Bao bì bằng các loại vật liệu nhân tạo, tổng hợp: ngoài các vật liệu làm bao bì kể trên, người ta còn sử dụng nhiều loại bao bì bằng vật liệu nhân tạo như bao bì màng mỏng chất dẻo, bao bì bằng vật liệu polymer, bao bì bằng cao su nhân tạo,… hoặc thường kết hợp một vài loại vật liệu khác nhau để đảm bảo tính phù hợp đối với hàng hóa bên trong cũng như có kết cấu bền chắc, thuận tiện sử dụng và giá thành rẻ. Ngoài những cách phân loại kể trên, người ta còn phân loại bao bì theo một số tiêu thức khác hoặc kết hợp với một số tiêu thức. Ví dụ theo mức độ thấm nước, có bao bì không thấm nước, bao bì có thể thấm nước, bao bì dễ thấm nước. Phân loại bao bì theo chất lượng, loại tốt, loại trung bình, loại xấu… 1.3.1.5. Tiêu chuẩn hóa bao bì: a. Ý nghĩa tiêu chuẩn hóa bao bì:
  • 16. 14 Tiêu chuẩn hóa bao bì là sự quy định thống nhất về các yêu cầu và chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật đối với các loại bao bì nhằm đảm bảo giữ gìn tốt hàng hóa được bao gói và tạo điều kiện thống nhất trong sản xuất, lưu thông, tiết kiệm nguyên vật liệu bao bì cũng như thuận tiện trong việc bốc dỡ, vận chuyển. Trong lĩnh vực sản xuất bao bì:  Tiêu chuẩn hóa bao bì là một trong những biện pháp quan trọng để tổ chức sản xuất ra bao bì có chất lượng tốt, sản xuất hàng hóa lớn, vừa nâng cao năng suất lao động và hạ giá thành sản xuất bao bì, khắc phục tình trạng hỗn loạn về quy cách, kích cỡ, hình dáng, nguyên liệu chế tạo và kết cấu của bao bì.  Tiêu chuẩn hóa bao bì là cơ sở để tăng cường sản xuất bao bì, kiểm tra chất lượng bao bì. Trong lĩnh vực lưu trữ thông tin:  Tiêu chuẩn hóa bao bì góp phần quan trọng vào việc lưu thông hàng hóa. Nó đơn giản hóa công việc kiểm đếm, giao nhận, góp phần nâng cao năng suất lao động trong các khâu bốc dỡ, vận chuyển, bảo quản, đóng gói hàng hóa.  Tiêu chuẩn hóa bao bì còn là điều kiện quan trọng để chuyên môn hóa dụng cụ bốc dỡ, vận chuyển, tháo mở bao bì, nâng cao năng suất lao động trong các khâu công việc này và tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao dịch, chào hàng, phục vụ khách hàng. b. Nội dung của tiêu chuẩn hóa bao bì: Tiêu chuẩn hóa bao bì được thể hiện cụ thể thông qua việc xây dựng các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật một cách khoa học, phù hợp với thực tiễn, bao gồm các chỉ tiêu sau: + Tiêu chuẩn hóa về mặt kết cấu, kích thước, trọng lượng, sức chứa và nguyên liệu sản xuất bao bì:  Về kết cấu: bao bì để chứa đựng sản phẩm phải có kết cấu bền, chắc, thuận tiện cho việc chứa đựng sản phẩm, thuận tiện cho việc tháo lắp (đóng mở), làm vệ sinh, định hình và bảo vệ sản phẩm một cách tốt nhất.  Về kích thước: bao bì có kích thước hợp lý, phù hợp với kích thước và hình dạng của hàng hóa mà nó chứa đựng, phù hợp với kích thước, hình dạng của phương tiện vận tải bốc dỡ, bảo quản sản phẩm.  Về trọng lượng: trọng lượng của bao bì khi chưa bao gói hàng hóa gọi là trọng lượng tuyệt đối của bao bì. Trọng lượng tuyệt đối của bao bì phải nhỏ nhất để trọng lượng tương đối của bao bì nhỏ nhất, nhằm tiết kiệm chi phí vận chuyển, bốc dỡ, khuân vác cũng như nguyên vật liệu sản xuất bao bì.  Về sức chứa: bao bì để chứa đựng sản phẩm do đó có quan hệ đến nhiều khâu trong quá trình lưu chuyển hàng hóa. Đối với một đơn vị bao bì sản phẩm phải thuận tiện cho việc xuất nhập nguyên bao, nguyên kiện, nguyên hòm, nguyên bó,… Nhập xuất nguyên cả đơn vị bao bì cho phép đơn giản
  • 17. 15 và hợp lý hóa các khâu giao nhận, kiểm đếm, đồng thời tăng nhanh tốc độ lưu chuyển hàng hóa.  Về nguyên vật liệu bao bì: tính chất của nguyên vật liệu bao bì phải phù hợp với tính chất cơ lý hóa của hàng hóa mà nó bao gói để đảm bảo an toàn cho hàng hóa. Đồng thời phải bảo đảm sự tương quan hợp lý giữa giá trị của bao bì với giá trị của hàng hóa được bao gói để hạ giá thành sản phẩm và tăng sức tiêu thụ của sản phẩm. + Tiêu chuẩn hóa về chất lượng bao bì: Đây là một chỉ tiêu tổng hợp về nhiều mặt và được quy định thành các tiêu chuẩn cần phải có của bao bì như độ cứng, màu sắc, độ bền,… Về độ cứng hay mức độ chịu nén là khả năng tối đa bao bì có thể chứa đựng được mà bao bì vẫn an toàn. Chỉ tiêu độ cứng còn thể hiện trong khi chứa đầy hàng hóa chúng ta có thể xếp lên nhau với chiều cao tối đa là bao nhiêu hoặc bao nhiêu lớp xếp theo quy phạm chất xếp hàng hóa. Về màu sắc, bề ngoài của bao bì và trang trí nói chung, kể cả hình dáng hoặc độ kín giữa các kẽ ghép hoặc nơi ghép giữa các bộ phận của bao bì phải đạt tiêu chuẩn nhất định. Về độ bền bao bì có khả năng sử dụng tối đa, bằng số vòng quay hoặc thời hạn sử dụng, với điều kiện người sử dụng chấp hành đầy đủ nghiêm túc các quy định về sử dụng bao bì. + Tiêu chuẩn hóa về ký mã hiệu, cách tháo mở bao bì và tiêu chuẩn bao gói: Mỗi loại bao bì dùng để chứa đựng một loại hoặc một nhóm hàng hóa nhất định. Người ta ghi các ký mã hiệu để có thể nhận biết sản phẩm nhanh chóng và phân biệt với các sản phẩm khác. Trên bao bì người ta thống nhất nơi ghi, cách ghi ký mã hiệu và những nội dung chủ yếu cần ghi. Trên bao bì còn có thể có nhãn hiệu của loại vật tư hàng hóa. Trên nhãn hiệu người ta ghi những thông tin chủ yếu về hàng hóa để phân biệt với các hàng hóa khác. Nhãn hiệu được gắn vào bao bì hoặc in trên bao bì ở nơi quy định. Trên bao bì còn chỉ rõ nơi tháo mở và sử dụng cần thiết để tháo mở, không được móc cáp,… Mỗi loại bao bì nhất định đều có quy định thống nhất tiêu chuẩn về bao gói cho một đơn vị bao bì: số lớp bao bì, bao bì trong, bao bì ngoài, cách gói buộc và những yêu cầu đối với cách gói buộc, chèn lót, đai nén. + Tiêu chuẩn hóa về mã số mã vạch: Ngoài các ký hiệu bằng chữ, sơ đồ, tên riêng để cách biệt hóa các sản phẩm hàng hóa, để bảo vệ quyền lợi của người sản xuất, nhà kinh doanh, và người tiêu dùng, người ta còn dùng các mã số mã vạch. Nhờ hệ thống mã số mã vạch được quy định riêng, người ta có thể biết được tất cả các thông số cần thiết về loại sản phẩm cụ thể như: tên sản phẩm, nhà sản xuất, nguyên vật liệu,… Nhà kinh doanh nhờ mã số mã vạch của hàng hóa có thể sắp xếp, dự trữ bảo quản và quản lý hàng hóa một cách thuận tiện. Nhờ áp dụng thiết bị điện tử hiện đại để đọc mã hiệu, người bán hàng có thể xác định đúng, chính xác, kịp thời chủng loại hàng hóa, giá cả, số lượng một cách dễ
  • 18. 16 dàng. Trong quản trị kinh doanh hiện đại nói chung và trong bán hàng nói riêng, mã số mã vạch đã được tiêu chuẩn hóa và được sử dụng khá phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. 1.3.2. Bao bì vận chuyển: 1.3.2.1. Khái niệm: Tất cả vật liệu dùng để bao gói hàng hóa nhằm đảm bảo an toàn cho hàng hóa trong quá trình vận tải, do người sản xuất hoặc người vận tải tạo nên cho nó. 1.3.2.2. Yêu cầu của bao bì vận chuyển: Bao bì phải phù hợp với đặc tính hàng hóa. Mỗi một loại hàng đều có một đặc tính riêng của mình, ví dụ: xi măng kị ẩm, hàng thủy tinh dễ vỡ, hàng lỏng dễ thấm, rò rỉ…điều này đòi hỏi bao bì vận chuyển phải có tính năng chống ẩm, chống chấn động và chống rò rỉ tương ứng. Cần thích ứng với nhu cầu của phương thức vận chuyển khác nhau. Các phương thức vận chuyển khác nhau có yêu cầu bao bì khác nhau. Ví dụ: bao bì vận chuyển đường biển cần chắc chắn đồng thời có chức năng chống bẹp và va chạm, bao bì vận chuyển đường sắt có chức năng chống chấn động, bao bì vận chuyển đường hàng không đòi hỏi phải nhẹ và không kồng kềnh. Phù hợp với quy định của các nước liên quan và yêu cầu của khách hàng. Một số nước quy định cấm sử dụng vật liệu như cành liễu, rơm, rạ làm vật liệu bao bì vì những nước này lo sợ qua đó sẽ đem sâu bệnh vào nước họ. Phù hợp với phương tiện vận chuyển, thiết bị bốc xếp, người lao động, khả năng sử dụng kho bãi, đảm bảo an toàn cho người, thiết bị, hàng hóa khác (đặc biệt là hàng nguy hiểm). Tiết kiệm chi phí với điều kiện đảm bảo bao bì chắc chắn. Ví dụ chọn loại vật liệu bao bì nhẹ, giá rẻ mà lại chắc chắn sẽ có lợi cho việc hạ thấp giá thành bao bì và tiết kiệm chi phí, thiết kế bao bì hợp lý có thể tránh dùng quá nhiều vật liệu hoặc lãng phí dung lượng bao bì, bao bì khít, thể tích nhỏ có thể tiết kiệm được cước phí vận chuyển. 1.3.2.3. Phân loại bao bì vận chuyển: Dựa vào phương thức đóng gói: bao bì vận chuyển đơn, bao bì vận chuyển tập hợp. - Căn cứ vào mức độ đóng gói: đóng gói toàn bộ ( full packed), đóng gói bộ phận (part packed) - Căn cứ vào hình dáng bao bì: hòm, túi, bao, thùng, kiện, …. - Căn cứ vào vật liệu bao bì: giấy chống ẩm, chất dẻo, kim loại dát mỏng 1.3.2.4. Tiêu chí của bao bì vận chuyển: Để thuận lợi trong việc bốc dỡ, vận chuyển, xếp kho, kiểm đếm và giao nhận hàng, tránh xảy ra sự cố tổn hại hàng hóa và gây thương tích cho người nhận hàng, cần phải viết, đóng dấu, in các tiêu chí liên quan đến bao bì vận chuyển để giúp nhận biết và nhắc mọi người khi thao tác.
  • 19. 17 Căn cứ vào cách dùng, tiêu chí trên bao bì vận chuyển có thể chia thành: tiêu chí vận chuyển (shipping mark), tiêu chí chỉ thị (indicative mark) và tiêu chí cảnh báo (warning mark) a. Tiêu chí vận chuyển: Theo Tổ chức tiêu chuẩn hàng hóa quốc tế và Hiệp hội bốc dỡ hàng hóa quốc tế, tiêu chí vận chuyển hàng hóa bao gồm:  Tên thu gọn hoặc tên viết tắt tiếng Anh của người nhận hàng hoặc tên của bên mua hàng  Số vận đơn hoặc số hóa đơn cất hàng  Địa điểm đích  Số kiện hàng Còn những nội dung khác chỉ in lên bao bì vận chuyển khi có yêu cầu. Ví dụ minh họa: Hình 1.1. Tiêu chí vận chuyển trên bao bì hàng hoá.[8] b. Tiêu chí chỉ thị: Là những điều cần chú ý trong quá trình bốc dỡ, vận chuyển và bảo quản. Thường dùng hình vẽ và chữ đơn giản, dễ thấy đưa lên bao bì, do vậy người ta còn gọi là tiêu chí chú ý. Bảng1.2. Một số ký hiệu thường gặp.[8] TT Ký hiệu Tiếng Anh Tiếng Việt 1. Fragile, Handle with care Hàng dễ vỡ, bốc dỡ cẩn thận 2. Use no hooks Không được móc trực tiếp vào hàng hóa
  • 20. 18 3. Top Hàng yêu cầu xếp hướng lên trên 4. Keep away from heat (solar radiation) Tránh nhiệt (tránh bức xạ nhiệt) 5. Protect from heat and radioactive sources Tránh nhiệt và nguồn phóng xạ 6. Sling here Vị trí dây cáp 7. Keep dry Tránh ẩm 8. Center of gravity Trọng tâm của hàng 9. No hand truck here Không dùng tay đẩy hoặc kéo hàng 10. Stacking limitation Hạn chế xếp chồng 11. Temperature limitations Giới hạn nhiệt độ
  • 21. 19 12. Do not use forklift truck here Không sử dụng xe nâng để làm hàng 13. Electrostatic sensitive device Thận trọng với dụng cụ tĩnh điện 14. Do not destroy barrier Không được phá hủy lớp/ hàng rào bảo vệ 15. Tear off here Vị trí mở hàng c. Tiêu chí cảnh báo: Khi trong bao bì vận chuyển có chứa các hàng hóa nguy hiểm như vật gây nổ, vật dễ cháy, vật có tính độc, vật ăm mòn và vật phóng xạ,…phải ghi rõ những tiêu chí dùng cho các vật nguy hiểm lên bao bì vận chuyển để cảnh báo, giúp nhân viên bốc dỡ, vận chuyển và bảo quản, áp dụng các biện pháp bảo vệ thích ứng với từng đặc tính hàng hóa, nhằm bảo vệ sự an toàn cho con người và hàng hóa. Vì vậy còn gọi là tiêu chí bao bì hàng hóa nguy hiểm. Bảng 1.3. Bảng ký hiệu hàng nguy hiểm.[9]
  • 22. 20 1.3.3.Bao bì tiêu thụ 1.3.3.1. Khái niệm: Bao bì tiêu thụ (bao bì trong) là bao bì tiếp xúc trực tiếp với hàng hóa, cùng hàng hóa đi vào mạng lưới tiêu thụ, trực tiếp đối mặt với người tiêu dùng. Bao bì tiêu thụ ngoài chức năng bảo vệ hàng hóa còn có chức năng thúc đẩy tiêu thụ. 1.3.3.2. Yêu cầu Để bao bì thích ứng với nhu cầu thị trường quốc tế, khi thiết kế và sản xuất bao bì tiêu thụ cần đáp ứng các yêu cầu sau đây:  Thuận tiện cho bày bán.  Thuận tiện cho việc nhận biết của khách hàng. Khi chọn mua hàng, khách hàng thường hy vọng có sự hiểu biết đối với hàng hóa chứa bên trong bao bì, một số khách hàng thì quen nhìn hàng mà mua hàng, do vậy, chọn dùng những bao bì bằng vật liệu trong suốt, hoặc phụ thêm các hình vẽ hoặc chú thích bằng chữ viết trên bao bì tiêu thụ, làm cho dễ nhìn, dễ hiểu và tiện cho việc nhận biết hàng hóa.  Thuận tiện cho việc mang xách và sử dụng. Độ lớn nhỏ của bao bì tiêu thụ cần thích hợp để tiện lợi, khi cần thiết còn phải thêm cả quai xách, tạo thuận lợi cho việc mang xách hàng hóa. Đối với những hàng hóa đòi hỏi phải đóng kín, cần phải dễ mở, tiện cho sử dụng với điều kiện đảm bảo đóng kín. 1.3.3.3. Phân loại bao bì tiêu thụ: Bao bì tiêu thụ có thể sử dụng các loại bao bì khác nhau, các hình dáng kết cấu và mẫu mã khác nhau, điều này tạo nên tính đa dạng của bao bì tiêu thụ. Lựa chọn loại bao bì tiêu thụ nào chủ yếu căn cứ vào đặc tính và hình dáng để quyết định. Các loại bao bì tiêu thụ thường thấy có các loại sau đây:  Bao bì kiểu treo: tất cả bao bì có móc treo, dây móc, lỗ treo đều gọi là bao bì kiểu treo, loại bao bì này tiện cho việc treo cao.  Bao bì kiểu chồng xếp: tất cả những loại bao bì có tính vững chắc khi chồng xếp (như hộp) được gọi là kiểu chồng xếp. Ưu điểm của chúng là tiện bày bán.  Bao bì kiểu mang xách: loại bao bì mà bên trên có bộ phận xách tay gọi là bao bì mang xách.  Bao bì dễ mở: đối với bao bì tiêu thụ đòi hỏi đóng kín có bộ phận mở đặc biệt, dễ mở miệng bao, ưu điểm của nó là sử dụng tiện lợi.  Bao bì phun: bản thân bao bì của hàng hóa dạng lỏng có bộ phận phun tự động, nó giống như bình phun, sử dụng khá tiện lợi.  Bao bì đồng bộ: đối với những hàng hóa cần xếp liền nhau thường sử dụng bao bì đồng bộ.
  • 23. 21  Bao bì tặng phẩm: đối với những loại hàng hóa đem tặng, để bề mặt bao bì đẹp và thể hiện sự sang trọng của quà tặng, thường sử dụng loại bao bì chuyên dùng cho việc tặng quà. 1.3.3.4. Dấu hiệu và thuyết minh của bao bì tiêu thụ: Trên bao bì tiêu thụ thường đều kèm theo hình vẽ trang trí và thuyết minh bằng chữ viết, có loại in hàng số, khi thiết kế và sản xuất trên bao bì tiêu thụ, cần chú ý các việc sau: - Mặt in trang trí của bao bì: mặt in trang trí của bao bì tiêu thụ phải thoáng, đẹp, giàu sức cuốn hút về nghệ thuật, đồng thời làm nổi bật đặc điểm của hàng hóa, hình vẽ, màu sắc, nên thích hợp với dân tộc và thị hiếu của nước có liên quan. Ví dụ, các nước đạo Hồi kiêng dùng hình vẽ con lợn, người Nhật cho rằng hoa sen là biểu tượng không may mắn, người Ý thích màu xanh lục, người Ai Cập cấm kị màu lam, ở Thổ Nhĩ Kỳ hình tam giác màu xanh là dấu hiệu của hàng mẫu… - Thuyết minh bằng chữ viết: trên bao bì tiêu thụ cần có những thuyết minh bằng chữ viết cần thiết, như dấu thương phẩm, nhãn hiệu, tên sản phẩm, nơi sản xuất, số lượng, quy cách, thành phần, công dụng và cách sử dụng… Thuyết minh bằng chữ viết cần kết hợp chặt chẽ với hình dáng vẽ trang trí để tăng tính biểu đạt, bổ sung cho nhau, nhằm đạt được mục đích và thúc đẩy tiêu thụ. Chữ viết sử dụng phải rõ ràng, đủ ý, đồng thời để khách hàng trên thị trường hiểu được, khi cần thiết có thể dùng cùng lúc nhiều thứ tiếng thông dụng như Anh, Trung, Pháp… - Khi sử dụng thuyết minh chữ viết hoặc in nhãn lên bao bì tiêu thụ còn cần chú ý đến các quy định điều lệ quản lý nhãn hàng của nước hữu quan. Ví dụ, chính phủ Nhật Bản quy định tất cả các loại dược phẩm tiêu thụ sang Nhật Bản ngoài việc cần phải thuyết minh thành phần và phương pháp sử dụng, còn phải nói rõ công dụng của chúng, nếu không thì không được nhập khẩu. Dược phẩm xuất khẩu sang Mỹ cũng có quy định tương tự như vậy. Ngoài ra, một số nước thậm chí còn quy định cụ thể đối với cả loại ngôn ngữ dùng để thuyết minh, như Canada quy định, hàng hóa tiêu thụ sang nước này cần phải đồng thời sử dụng cả hai loại thuyết minh là Pháp và Anh. - Mã vạch: mã vạch trên bao bì hàng hóa được tạo thành bởi một nhóm các đường song song đen trắng, có kèm theo số và có khoảng cách rộng hẹp không bằng nhau hợp thành. Nó là loại ngôn ngữ ký hiệu đặc biệt lợi dụng thiết bị quét điện nhập số liệu vào máy tính. Sau khi kỹ thuật mã vạch ra đời năm 1949, nó đã được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực ngân hàng, điện tín, thư viện, lưu kho, và tự động hóa sản xuất công nghiệp. Đầu thập kỷ 70, Mỹ đưa kỹ thuật mã vạch ứng dụng vào bán lẻ thực phẩm và hàng tạp hóa. Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đều sử dụng mã vạch trên bao bì hàng hóa, chỉ cần đưa mã vạch vào máy quét điện, máy tính sẽ tự động nhận biết những thông tin của mã vạch, xác định tên sản phẩm, chủng loại sản phẩm, số lượng, ngày tháng sản xuất, nhà máy chế tạo, nơi sản xuất, … đồng thời tra tìm đơn giá trong kho số liệu, dựa vào chúng tiến hành thanh toán tiền hàng, làm phiếu thanh toán hàng mua, điều này đã nâng cao hiệu suất và tính chính xác của việc kết toán, cũng như tiện lợi cho khách hàng.
  • 24. 22 Trên thế giới có 2 loại mã vạch trên bao bì thông dụng: một loại do Ủy ban mã vạch thống nhất do Mỹ và Canada tổ chức soạn (Universal Code Council – UCC), ký hiệu nhận biết hàng hóa mà nó sử dụng là UPC (Universal Product Code). Một loại khác do Hiệp hội mã hàng hóa Châu Âu thành lập, biên soạn. Ký hiệu nhận biết hàng hóa mà nó sử dụng là EAN. 1.4. Ký mã hiệu hàng hóa 1.4.1. Khái niệm: Tất cả những ký hiệu, hình vẽ, chữ viết ghi trực tiếp lên hàng hóa hoặc bao bì thương phẩm, bao bì vận tải → nhằm chỉ rõ tính chất hàng hóa, phương pháp bảo quản, xếp dỡ và giao nhận gọi là nhãn hiệu hàng hóa. 1.4.2. Phân loại: 1.4.2.1. Nhãn hiệu thương phẩm: (bao bì trong/bao bì tiêu thụ) Là ký nhãn hiệu do người sản xuất viết lên trên bao bì thương phẩm. Thường có một số nội dung sau đây: Bảng 1.4. Bảng phân loại nhãn hiệu thương phẩm.[8] STT Nội dung Thực phẩm Dược phẩm Điện gia dụng Thủy tinh, gốm 1. Tên hãng sản xuất x x x x 2. Thương hiệu x x x x 3. Mã số, mã vạch x x x x 4. Thời hạn sử dụng x x 0 0 5. Thành phần các chất x x 0 0 6. Hướng dẫn sử dụng x x x 0 7. Hướng dẫn bảo quản x x x x 8. Tác dụng x x 0 0 1.4.2.2. Ký nhãn hiệu chuyên dùng: Là ký nhãn hiệu thường xuyên được sử dụng, rất quan trọng đối với những người có liên quan tới hàng hóa. 1.4.2.3. Nhãn hiệu gửi hàng: Do người vận tải tạo nên, được viết trên bao bì thương phẩm hoặc bao bì vận tải. Nội dung ghi trên ký hiệu gửi hàng phải đảm bảo thống nhất/trùng với nội dung hóa đơn xuất nhập kho hoặc vận đơn đường biển. Ký hiệu = Số thứ tự của kiện hàng (A) / Tổng số kiện hàng gửi đi cùng một đợt
  • 25. 23 Ký hiệu (A) do người gửi hàng quy định: tên, địa chỉ của cá nhân hoặc doanh nghiệp gửi hàng (shipper); tên cảng gửi hàng (port of loading - POL); tên, địa chỉ của cá nhân hoặc doanh nghiệp nhận hàng (consignee); tên cảng gửi hàng (port of discharging - POD). 1.4.3. Mã vạch của hàng hóa (barcode) Để tạo thuận lợi và nâng cao năng suất, hiệu quả trong bán hàng và quản lý kho người ta thường in trên hàng hoá một loại mã hiệu đặc biệt gọi là mã số mã vạch của hàng hoá. Mã số mã vạch của hàng hoá bao gồm hai phần: mã số của hàng hoá và mã vạch là phần thể hiện mã số bằng vạch để cho máy đọc. Hình 1.2. Mã vạch của sản phẩm.[15] 1.4.3.1. Khái niệm Mã vạch là sự thể hiện thông tin trong các dạng nhìn thấy trên các bề mặt của sản phẩm, hàng hóa mà máy móc có thể đọc được. Nguyên thủy thì mã vạch lưu trữ dữ liệu theo bề rộng của các vạch được in song song cũng như của khoảng trống giữa chúng, nhưng ngày nay chúng còn được in theo các mẫu của các điểm, theo các vòng tròn đồng tâm hay chúng ẩn trong các hình ảnh. Mã vạch có thể được đọc bởi các thiết bị quét quang học gọi là máy đọc mã vạch hay được quét từ hình ảnh bằng các phần mềm chuyên biệt.
  • 26. 24 Nội dung của mã vạch là thông tin về sản phẩm như: Nước sản xuất, tên doanh nghiệp, lô, tiêu chuẩn chất lượng đăng ký, thông tin về kích thước sản phẩm, nơi kiểm tra... 1.4.3.2. Cách đọc mã số mã vạch Trong hệ thống mã số EAN (do Tổ chức mã số vật phẩm quốc tế – EAN International cấp cho các quốc gia thành viên) cho sản phẩm bán lẻ có hai loại. Một loại sử dụng 13 con số (EAN-13) và một loại 8 con số (EAN-8). Mã số EAN-13 gồm 13 con số có cấu tạo từ trái qua phải như sau: Theo đó, mã quốc gia gồm hai hoặc ba con số đầu. Mã doanh nghiệp có thể gồm bốn, năm hoặc sáu con số. Mã mặt hàng có thể là ba, bốn hoặc năm con số tùy thuộc vào mã doanh nghiệp. Số cuối cùng là số kiểm tra sản phẩm. Để bảo đảm tính thống nhất là duy nhất của mã số, mã vạch quốc gia thì EAN International quy định cụ thể riêng cho mỗi nước. Mã số của Việt Nam là 893. Theo quy định, mã doanh nghiệp (mã M) tại Việt Nam do EAN-VN cấp cho các doanh nghiệp thành viên. Mã mặt hàng (mã I) do nhà sản xuất quy định cho hàng hóa của mình. Nhà sản xuất phải bảo đảm mỗi mặt hàng chỉ có một mã số mà không được có bất kì sự nhầm lẫn nào. Số kiểm tra (C) là một con số được tính dựa vào 12 con số trước đó, dùng để kiểm tra việc ghi đúng những con số nói trên. 1.4.3.3. Dạng mã vạch Các mã vạch tuyến tính là phù hợp nhất để quét bằng các thiết bị quét laser, nó quét các tia sáng ngang qua mã vạch theo một đường thẳng, đọc các lát mỏng của mã vạch theo các mẫu sáng-sẫm quy ước trước. Các mã vạch cụm cũng rất phù hợp để quét bằng thiết bị laser, với tia laser quét nhiều lần trên mã vạch. Các mã vạch 2D thực thụ không thể đọc bằng các thiết bị quét tia laser bởi vì không có các mẫu định sẵn để quét mà phù hợp cho việc so sánh tổng thể các ký tự trong một mã vạch. Chúng được quét và so sánh bằng các thiết bị camera bắt hình. a. Các mã vạch tuyến tính Bảng 1.5. Bảng các loại mã vạch tuyến tính.[15] Loại Thuộc tính Độ rộng Sử dụng Plessey Liên tục 2 Catalog, các giá hàng trong cửa hàng, hàng tồn kho UPC Liên tục Nhiều Bán lẻ ở Mỹ EAN-UCC Liên tục Nhiều Bán lẻ khắp thế giới Codabar Rời rạc 2 Thư viện, ngân hàng máu, vé máy bay Interleaved 2 of 5 Liên tục 2 Bán buôn, thư viện (ở Na Uy)
  • 27. 25 Code 39 Rời rạc 2 Đa dạng Code 93 Liên tục 2 Đa dạng Code 128 Liên tục Nhiều Đa dạng Code 11 Rời rạc 2 Điện thoại POSTNET Liên tục Cao/Thấp Bưu điện PostBar Rời rạc Nhiều Bưu điện CPC Binary Rời rạc 2 Bưu điện Telepen Liên tục 2 Thư viện v.v (Vương quốc Anh) b. Các mã vạch cụm Bảng 1.6. Bảng các loại mã vạch cụm.[15] Loại Ghi chú Codablock Mã vạch cụm 1D. Code 16K Dựa trên Code 128 1D. Code 49 Mã vạch cụm 1D từ Intermec Corp. PDF417 Mã vạch 2D phổ biến nhất. Phạm vi công cộng. Micro PDF417 c. Mã vạch 2D Bảng 1.7. Bảng các loại mã vạch 2D. [15] Loại Ghi chú 3-DI Phát triển bởi Lynn Ltd. ArrayTag Từ ArrayTech Systems. Aztec Code Từ Welch Allyn (hiện nay là Handheld Products). Phạm vi công cộng. Small Aztec Code
  • 28. 26 Điểm đen Mã vạch này đã được thử nghiệm ở cửa hàng Kroger ở Cincinnati. Nó sử dụng các vạch đồng tâm. Code 1 Phạm vi công cộng. CP Code Từ CP Tron, Inc. DataGlyphs Từ Xerox PARC. Datamatrix Từ RVSI Acuity CiMatrix. Hiện nay thuộc phạm vi công cộng. Datastrip Code Từ Datastrip, Inc. Dot Code A HueCode Từ Robot Design Associates. Sử dụng thang màu xám hoặc nhiều màu. INTACTA.CODE Từ INTACTA Technologies, Inc. MaxiCode Sử dụng bởi Dịch vụ chuyển phát hàng hóa Mỹ (United Parcel Service). MiniCode Từ Omniplanar, Inc. PDF417 Có nguồn gốc từ Symbol Technologies. Phạm vi công cộng. QR Code Từ Nippondenso ID Systems. Phạm vi công cộng. SmartCode Từ InfoImaging Technologies. Snowflake Code Từ Marconi Data Systems, Inc. SpotCode Mã vòng từ High Energy Magic Ltd. SuperCode Phạm vi công cộng. UltraCode Có các phiên bản đen trắng và màu. Phạm vi công cộng. d. Các loại mã vạch thông dụng Tuỳ theo dung lượng thông tin, dạng thức thông tin được mã hoá, mục đích sử dụng người ta chia ra làm rất nhiều loại.
  • 29. 27 Các dạng thông dụng trên thị trường gồm: UPC, EAN, Code 39, Interleaved 2 of 5, Codabar và Code 128… Ngoài ra, 1 số loại mã vạch còn phát triển làm nhiều version khác nhau, có mục đích sử dụng khác nhau. Ví dụ: UPC có các version là UPC-A, UPC-B, UPC-C, UPC-D và UPC-E; EAN có các version EAN-8, EAN-13, EAN-14, Code 128 gồm Code 128 Auto, Code 128-A, Code 128-B, Code 128-C. 1.5.3.4. Ưu điểm của mã vạch  Tạo lập mã vạch một cách dễ dàng: do mã vạch thuộc loại công nghệ in nên chế tạo đơn giản và giá thành rẻ.  Chống tẩy xoá: việc tẩy xoá sẽ làm cho mã vạch bị hỏng dẫn tới máy đọc không thể đọc chính xác.  Độ chính xác cao Thiết bị đọc ghi mã vạch tương đối đơn giản: ngày nay thiết bị đọc mã vạch rất thông dụng giá thành rẻ, và thiết bị in mã vạch chỉ cần một máy in thông thường cũng có thể làm được. 1.4.3.5. Cấu trúc của mã vạch Vùng trống bắt đầu Kí tự bắt đầu Các ký tự dữ liệu Kí tự kiểm tra Kí tự kết thúc Vùng trống kết thúc  Kí tự bắt đầu và kí tự kết thúc: chỉ sự bắt đầu và kết thúc của mã vạch và chỉ hướng mà máy quét cần đọc.  Vùng trống: vùng ở trước kí tự đọc và sau kí tự kết thúc, không ghi bất cứ kí hiệu nào trên đó để máy quét chuẩn bị đọc.  Kí tự kiểm tra là kí tự nhằm kiểm tra tính đúng đắn của kí tự đã được mã hóa. 1.4.3.6. Ký tự mã hóa a. Bộ ký tự mã hóa:  Toàn bộ là số  Số và chữ cái (viết hoa)  Toàn bộ là chữ cái Mỗi loại mã sử dụng một bộ ký tự mã hoá nhất định, như vậy có loại mã chỉ mã được chữ số, loại mã khác lại có thể mã được cả bảng chữ cái, số và các ký tự đặc biệt khác b. Chiều dài của ký tự dữ liệu: Một số loại mã yêu cầu chiều dài của các ký tự dữ liệu phải cố định. Ví dụ: 8 hay 13 con số đối với mã EAN và UPC.
  • 30. 28 Một số loại mã khác có chiều dài thay đổi được, không cố định. Một số loại mã khác lại yêu cầu độ dài của các ký tự dữ liệu là một số chẵn (mã 2.5 xen kẽ, mã 128C). Mã vạch được đọc một lần cho cả vùng mã nên số kí tự dữ liệu không thể quá nhiều. 1.4.3.7. Một số loại mã vạch thông dụng a. Mã EAN-13  Mã vạch EAN-13 hay EAN.UCC-13 là mã vạch do Hội mã số hàng hoá châu Âu (European Article Numbering Association) lập ra. Hiện nay, EAN-13 thuộc quyền quản lý của EAN-UCC.  Mã EAN-13 chỉ có thể mã hoá được một số hữu hạn 13 các con số. Nó có đặc điểm rất gọn và độ tin cậy tương đối cao.  Mã EAN-13 là bước phát triển kế tiếp của UPC. Cấu trúc EAN-13 Hình 1.3. Cấu trúc của mã vạch EAN-13. [15] Mã số EAN-13 là 1 dãy số gồm 13 chữ số nguyên (từ số 0 đến số 9), trong dãy số chia làm 4 nhóm, mỗi nhóm có ý nghĩa như sau:  Nhóm 1: Từ trái sang phải, hai hoặc ba chữ số đầu là mã số về quốc gia (vùng lãnh thổ) do tổ chức mã số vật phẩm quốc tế (EAN International) cấp cho các quốc gia thành viên của tổ chức này.  Nhóm 2: Tiếp theo gồm bốn, năm hoặc sáu chữ số là mã số về DN do tổ chức mã số mã vạch vật phẩm quốc gia cấp cho các nhà sản xuất là thành viên của họ.  Nhóm 3: Tiếp theo gồm năm, bốn hoặc ba chữ số là mã số về hàng hóa do nhà sản xuất qui định cho hàng hoá của mình. Nhà sản xuất phải đảm bảo mỗi mặt hàng chỉ có một mã số, không được có bất kỳ sự nhầm lẫn nào.  Nhóm 4: Số cuối cùng (bên phải) là số kiểm tra là một con số được tính dựa vào 12 con số trước đó, dùng để kiểm tra việc ghi đúng những con số nói trên. Bảng 1.8. Danh mục mã vạch các nước thành viên EAN quốc tế. [15] 00-13: USA & Canada 20-29:In-Store Functions 30-37: France
  • 31. 29 40-44: Germany 45: Japan (also 49) 46: Russian Federation 471: Taiwan 474: Estonia 475: Latvia 477: Lithuania 479: Sri Lanka 480: Philippines 482: Ukraine 484: Moldova 485: Armenia 486: Georgia 487: Kazakhstan 489: Hong Kong 49: Japan (JAN-13) 50: United Kingdom 520: Greece 528: Lebanon 529: Cyprus 531: Macedonia 535: Malta 539: Ireland 54: Belgium & Luxembourg 560: Portugal 569: Iceland 57: Denmark 590: Poland 594: Romania 599: Hungary 600 & 601: South Africa 609: Mauritius 611: Morocco 613: Algeria 619: Tunisia 622: Egypt 625: Jordan 626: Iran 64: Finland 690-699: China 70: Norway 729: Israel 73: Sweden 740: Guatemala 741: El Salvador 742: Honduras 743: Nicaragua 744: Costa Rica 746:Dominican Republic 750: Mexico 759: Venezuela 76: Switzerland 770: Colombia 773: Uruguay 775: Peru 777: Bolivia 779: Argentina
  • 32. 30 780: Chile 784: Paraguay 785: Peru 786: Ecuador 789: Brazil 80 - 83: Italy 84: Spain 850: Cuba 858: Slovakia 859: Czech Republic 860: Yugloslavia 869: Turkey 87: Netherlands 880: South Korea 885: Thailand 888: Singapore 890: India 893: Vietnam 899: Indonesia 90 & 91: Austria 93: Australia 94: New Zealand 955: Malaysia 977: International Standard Serial Number for Periodicals (ISSN) 978: International Standard Book Numbering (ISBN) 979: International Standard Music Number (ISMN) 980: Refund receipts 981 & 982: Common Currency Coupons 99: Coupons Cách tính số kiểm tra mã EAN-13 Số kiểm tra là số thứ 13 của EAN-13. Nó không phải là một số tùy ý mà phụ thuộc vào 12 số đứng trước đó và được tính theo quy tắc sau:  Bước 1: Lấy tổng tất cả các số ở vị trí (1, 3, 5, 7, 9, 11) được một số A.  Bước 2: Lấy tổng tất cả các số ở vị trí (2, 4, 6, 8, 10, 12). Tổng này nhân với 3 được số (B).  Bước 3: Lấy tổng của A và B được số A+B.  Bước 4: Lấy phần dư trong phép chia của A+B cho 10, gọi là số x. Nếu số dư này bằng 0 thì số kiểm tra bằng 0, nếu nó khác 0 thì số kiểm tra là phần bù (10-x) của số dư đó.
  • 33. 31 Bảng 1.9. Bảng cách tính số kiểm tra. [15] Barcode 0 0 7 5 6 7 8 1 6 4 1 2 Position E O E O E O E O E O E O Weighting 1 3 1 3 1 3 1 3 1 3 1 3 Calculatio n 0*1 0*3 7* 1 5* 3 6* 1 7* 3 8* 1 1* 3 6* 1 4* 3 1* 1 2. 3 Weighted Sum 0 0 7 15 6 21 8 3 6 12 1 6 Ví dụ: Tính số kiểm tra cho mã số 978097894561  Mã quốc gia: 978 (Sách)  Mã doanh nghiệp: 0978  Mã sản phẩm: 94561  B1: 9+8+9+8+4+6 = 44 (A)  B2: (7+0+7+9+5+1)x3 = 87 (B)  B3: (A) + (B) = 44 + 87 = 131  B4: 131/10 = 13 dư 1  Vậy số kiểm tra  là: 10 - 1 = 9 Kích thước EAN-13 Toàn bộ khu vực mã vạch EAN-13 tiêu chuẩn có chiều dài 37,29mm và chiều cao là 25,93mm. Độ phóng đại của mã vạch EAN-13 và EAN-8 nằm trong khoảng từ 0,8 đến 2,0. b. Mã EAN – 8  EAN-8 hay EAN.UCC-8 là phiên bản EAN tương đương của UPC-E sử dụng trên các loại bao bì hàng hóa nhỏ như bao thuốc lá chẳng hạn.  Về nguyên lý, từ chuỗi số 8 số của UPC-E, người ta có thể chuyển ngược về chuỗi số 12 số của UPC-A, nhưng từ chuỗi 8 số của EAN-8, không có cách thức nào chuyển về chuỗi 13 số của EAN-13 hay 12 số của UPC-A.  Về mặt mã hóa, EAN-8 mã hóa rõ ràng cả 8 số còn UPC-E chỉ mã hóa rõ ràng 6 số. Do vậy, có thể kết luận EAN-13 và UPC-A có sự chuyển đổi tương thích, nhưng UPC-E và EAN-8 thì tuyệt đối không có sự tương thích như vậy.
  • 34. 32 Hình 1.4. Phân biệt mã EAN-8 và EAN-13. [15] Bảng 1.10. Cách tính số kiểm tra cho mã EAN-8. [15] Barcode 5 5 1 2 3 4 5 Position O E O E O E O Weighting 3 1 3 1 3 1 3 Calculation 5 * 3 5 * 1 1 * 3 2 * 1 3 * 3 4 * 1 5 * 3 Weighted Sum 15 5 3 2 9 4 15 Số kiểm tra là số thứ 8 của EAN-8. Nó không phải là một số tùy ý mà phụ thuộc vào 7 số đứng trước đó và được tính theo quy tắc sau:  Bước 1: Lấy tổng tất cả các số ở vị trí (1, 3, 5, 7). Tổng này nhân với 3 được một số (A).  Bước 2: Lấy tổng tất cả các số ở vị trí (2, 4, 6). Được một số (B).  Bước 3: Lấy tổng của A và B được số A+B.  Bước 4: Lấy phần dư trong phép chia của A+B cho 10, gọi là số x. Nếu số dư này bằng 0 thì số kiểm tra bằng 0, nếu nó khác 0 thì số kiểm tra là phần bù (10-x) của số dư đó. c. Mã UPC-A  Mã vạch UPC-A (Mã sản phẩm chung (tiếng Anh: Universal Product Code) hay EAN.UCC-12 (Uniform Code Council) là loại mã vạch sử dụng phổ biến ở Bắc Mỹ (Mỹ và Canada) cho đến hiện nay, mặc dù từ ngày 1 tháng 1 năm 2005 người ta đã bắt đầu chuyển sang sử dụng EAN-13 để phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.  Mã vạch UPC-A có thể tìm thấy trên rất nhiều chủng loại hàng hóa tiêu dùng trong các siêu thị hay cửa hàng cũng như trên sách, báo, tạp chí.  UPC-A mã hóa dữ liệu là một chuỗi 11 số (có giá trị từ 0 đến 9) và có một số kiểm tra ở cuối để tạo ra một chuỗi số mã vạch hoàn chỉnh là 12 số.
  • 35. 33  UPC được phát triển thành nhiều phiên bản (version) như UPC-A, UPC-B, UPC-C, UPC-D và UPC-E trong đó UPC-A được coi như phiên bản chuẩn của UPC, các phiên bản còn lại được phát triển theo những yêu cầu đặc biệt của ngành công nghiệp.  Mã UPC vẫn còn đang sử dụng ở Hoa Kỳ và Bắc Mỹ Đặc trưng mã UPC-A Hình 1.5. Cấu trúc mã UPC-A. [15] Một mã vạch UPC-A bao gồm các phần sau:  Số hệ thống: nằm trong khoảng từ 0 đến 9. Ý nghĩa của các số này nằm trong bảng dưới đây: Bảng 1.11. Bảng số hệ thống của mã UPC-A. [15] Số hệ thống Ý nghĩa 0, 7 Mã vạch UPC-A thông thường 1, 6, 8, 9 Dự trữ 2 Sử dụng cho các mặt hàng bán theo trọng lượng 3 Dược phẩm/Các mặt hàng y tế 4 Không hạn chế về định dạng, sử dụng nội bộ cho các mặt hàng phi-lương thực (thực phẩm). 5 Vé, phiếu  Mã nhà sản xuất: Gồm 5 số từ 00000 đến 99999, do Hội đồng UCC cấp cho các công ty hay nhà sản xuất có mặt hàng sử dụng loại mã vạch UPC. Trên thực tế UCC sử dụng mã sản xuất dài hơn 5 số gọi là “mã nhà sản xuất độ dài biến đổi”.  Mã sản phẩm: Gồm 5 số từ 00000 đến 99999. Với việc áp dụng mã nhà sản xuất dài hơn 5 số thì mã sản phẩm bị hạn chế. Tuy nhiên, nếu một nhà sản xuất nào đó có hơn 100.000 mặt hàng khác nhau thì họ có thể xin UCC cấp thêm mã nhà sản xuất khác.
  • 36. 34  Số kiểm tra, được tính như EAN-13 với bổ sung thêm một số 0 vào trước chuỗi số của mã vạch UPC-A. c. Mã UPC-E  UPC-E là một biến thể của UPC-A cho phép tạo ra các mã vạch gọn gàng hơn bằng cách loại bỏ bớt các số 0 "dư thừa".  UPC-E có kích thước chiều rộng chỉ cỡ một nửa kích thước của mã vạch UPC-A (với cùng một mật độ in ấn)  UPC-E nói chung được sử dụng trên các bao gói hàng hóa có kích thước nhỏ khi mã vạch của UPC-A không thể đưa vào được. + Quy tắc chuyển UPC-A thành UPC-E  Nếu mã nhà sản xuất (5 số) kết thúc với chuỗi "000", "100" hay "200" thì chuỗi số của UPC-E sẽ bao gồm 2 chữ số đầu tiên của mã nhà sản xuất + ba số cuối của mã sản phẩm được thay vào vị trí của chuỗi bị loại bỏ, tiếp theo là số thứ ba trong mã nhà sản xuất.  Mã sản phẩm phải nằm trong khoảng 00000 đến 00999 Bảng 1.12. Bảng quy đổi UPC-A sang UPC-E. [15] ORIGINAL UPC-A FORMAT EQUIVALENT UPC-E FORMAT UPC-A EXAMPLE UPC-E EQUIV. AB000-00HIJ ABHIJ0 12000-00789 127890 AB100-00HIJ ABHIJ1 12100-00789 127891 AB200-00HIJ ABHIJ2 12200-00789 127892  Nếu mã nhà sản xuất kết thúc bởi chuỗi "00", nhưng không phải các trường hợp liệt kê trong mục 1 nói trên, chuỗi số của UPC-E bao gồm ba chữ số đầu của mã nhà sản xuất + hai chữ số cuối của mã sản phẩm + chuỗi số "3".  Mã sản phẩm phải nằm trong khoảng 00000 đến 00099. Bảng 1.13. Bảng quy đổi UPC-A sang UPC-E. [15] ORIGINAL UPC- A FORMAT EQUIVALENT UPC- E FORMAT UPC-A EXAMPLE UPC-E EQUIV. AB300-000IJ AB3IJ3 12300-00089 123893 AB400-000IJ AB4IJ3 12400-00089 124893
  • 37. 35 AB500-000IJ AB5IJ3 12500-00089 125893 AB600-000IJ AB6IJ3 12600-00089 126893 AB700-000IJ AB7IJ3 12700-00089 127893 AB800-000IJ AB8IJ3 12800-00089 128893 AB900-000IJ AB9IJ3 12900-00089 129893  Nếu mã nhà sản xuất kết thúc bởi chuỗi "0", nhưng không rơi vào các trường hợp đã nói ở các mục 1 hay 2 nói trên, chuỗi số của UPC-E sẽ bao gồm 4 chữ số đầu tiên của mã nhà sản xuất + chữ số cuối của mã sản phẩm + chuỗi số "4".  Mã sản phẩm phải nằm trong khoảng 00000 đến 00009. Bảng 1.14. Bảng quy đổi UPC-A sang UPC-E. [15] ORIGINAL UPC- A FORMAT EQUIVALENT UPC- E FORMAT UPC-A EXAMPLE UPC-E EQUIV. ABCD0-0000J ABCDJ4 12910-00009 129194  Nếu mã nhà sản xuất kết thúc không có số 0 nào, chuỗi số của UPC-E sẽ bao gồm toàn bộ 5 chữ số của mã nhà sản xuất và số cuối cùng của mã sản phẩm.  Mã sản phẩm phải nằm trong khoảng từ 00005 đến 00009. Bảng 1.15. Bảng quy đổi UPC-A sang UPC-E. [15] ORIGINAL UPC- A FORMAT EQUIVALENT UPC- E FORMAT UPC-A EXAMPLE UPC-E EQUIV. ABCDE-00005 ABCDE5 12911-00005 129115 ABCDE-00006 ABCDE6 12911-00006 129116 ABCDE-00007 ABCDE7 12911-00007 129117 ABCDE-00008 ABCDE8 12911-00008 129118
  • 38. 36 ABCDE-00009 ABCDE9 12911-00009 129119 Sau khi thực hiện xong việc chuyển đổi các mã nhà sản xuất và mã sản phẩm của UPC-A thành chuỗi số của UPC-E gồm 6 số, người ta bổ sung vào trước chuỗi này số hệ thống (0 hoặc 1) và vào sau chuỗi này số kiểm tra đã tính từ trước của UPC-A. Như vậy chuỗi số hoàn chỉnh của UPC-E như sau: Số hệ thống + Chuỗi 6 số đã biến đổi + Số kiểm tra của UPC-A. Hình 1.6. Phân biệt UPC-A và UPC-E. [15] d. Mã 39 (3 of 9 barcode)  Mã 39 do công ty Intermec (Mỹ) phát minh năm 1974. Người ta gọi nó là “mã vạch 39” hay “mã 3 trong 9” bởi vì trong mã này mỗi ký tự được mã bằng 9 yếu tố (5 vạch và 4 khoảng trống). Tỷ lệ giữa rộng và hẹp là 2:1 hoặc 3:1.  Bộ kí tự mã hoá bao gồm cả số và chữ cái: 10 chữ số từ 0 đến 9, 26 chữ cái hoa từ A đến Z và 7 dấu hiệu đặc biệt (/ + . $ % ...). Mã 39 được phát triển sau UPC và EAN là ký hiệu chữ và số thông dụng nhất. Mã 39 được ưa chuộng rộng rãi trong bán lẻ và sản xuất + Ưu điểm:  Độ tin cậy cao, vì chỉ có 2 yếu tố rộng và hẹp nên không cần phải sử dụng máy in chất lượng cao và có thể in trên bề mặt không tốt lắm.  Lưu trữ khá nhiều lượng tin. + Nhược điểm:  Không phân biệt được chữ hoa chữ thường.  Mật độ không cao, tốn diện tích. 1.5. Lượng giảm tự nhiên và tổn thất hàng hóa 1.5.1. Lượng giảm tự nhiên: 1.5.1.1. Khái niệm: Là sự giảm bớt trọng lượng của hàng hóa trong quá trình vận tải do:  Sự tác động của đặc tính hàng hóa  Điều kiện môi trường tự nhiên  Điều kiện kỹ thuật xếp dỡ
  • 39. 37 Vì vậy, người vận tải không phải bồi thường. 1.5.1.2. Nguyên nhân:  Do bay hơi nước: lượng nước có trong hàng hóa tự bay ra ngoài làm cho trọng lượng của hàng hóa bị giảm → người vận tải và chủ hàng thống nhất với nhau lượng giảm tự nhiên cho phép.  Do rơi vãi: thường là hàng rời, hàng đổ đống, hàng lỏng. Lượng rơi vãi phải do yếu tố khách quan tạo nên tức là không phải do lỗi của người vận tải. Ví dụ: hàng tự rơi rớt qua các khe bao bì, hàng tự rơi rớt trong quá trình xếp dỡ đúng kỹ thuật hoặc hàng rơi vãi do bao bì bị rách, vỡ do gặp môi trường thời tiết xấu hoặc do vật liệu đóng gói kém chất lượng. 1.5.2. Tổn thất hàng hóa 1.5.2.1. Khái niệm: Là sự giảm bớt trọng lượng và chất lượng của hàng hóa trong quá trình vận tải, do lỗi của người vận tải thiếu tinh thần trách nhiệm gây nên. Vì vậy, người vận tải phải bồi thường. 1.5.2.2. Nguyên nhân:  Do rơi vãi  Do ẩm ướt  Do ảnh hưởng bởi nhiệt độ  Do thông gió không kịp  Do vi sinh vật 1.5.3. Các dạng và nguyên nhân hư hỏng, thiếu hụt hàng hóa, biện pháp phòng ngừa. 1.5.3.1. Các dạng và nguyên nhân hư hỏng thiếu hụt hàng hóa a. Hư hỏng: Trong vận tải biển, hư hỏng hàng hóa rất hay xảy ra và xảy ra dưới nhiều dạng khác nhau. Một trong những nguyên nhân quan trọng là do sự vi phạm quy trình kỹ thuật của người làm công tác vận tải và xếp dỡ trong các vấn đề sau: Chuẩn bị hầm hàng, sử dụng thiết bị cẩu, móc hàng không thích hợp với hàng, xếp hàng chưa đúng, không theo sơ đồ, kỹ thuật xếp dỡ chưa tốt, vấn đề đệm lót chưa đảm bảo, bao bì hàng không tốt, kiểm tra bảo quản trong quá trình hành trình chưa tốt. Trong thực tế hàng hải, hàng hóa thường hư hỏng dưới các dạng sau: * Hư hỏng do bị đổ, vỡ, dập, nát Thường xảy ra đối với các loại hàng chứa trong các hòm, kiện, bao, thùng... Nguyên nhân: do bao bì không đảm bảo, do thao tác cẩu không cẩn thận, do móc hàng sai quy cách, do thiếu cẩn thận trong xếp dỡ, do chèn lót không tốt, do sóng lắc và sự rung động của tàu trên sóng, do phân bố hàng không đúng kỹ thuật...
  • 40. 38 * Hư hỏng do bị ẩm ướt. Nguyên nhân chủ yếu làm hàng vận chuyển bị ẩm ướt thường là do miệng hầm hàng không kín nước để nước biển, nước mưa lọt xuống, do sự rò rỉ của các đường ống dẫn dầu, nước chảy qua hầm, do bị ngấm nước từ dưới lỗ la canh, ballast lên, do sự rò rỉ của các loại hàng lỏng xếp cùng hầm... * Hư hỏng do nhiệt độ quá cao: Thường xảy ra đối với một số loại hàng như: rau quả tươi, thịt, mỡ, cá...Nguyên nhân chủ yếu là thiếu hoặc không tuân thủ đúng chế độ nhiệt độ và độ ẩm trong công tác bảo quản, hệ thống thông gió hoặc điều hòa không khí không tốt, do xếp gần buồng máy... * Hư hỏng vì lạnh Một số loại hàng nếu nhiệt độ xuống quá thấp sẽ bị đông kết gây khó khăn cho việc dỡ hàng (như dầu nhờn, than, quặng..). * Hư hỏng do động vật, côn trùng có hại gây nên Thường xảy ra đối với các loại hàng ngũ cốc, thực phẩm... Các động vật có hại như chuột, mối mọt và các côn trùng khác sẽ làm hư hỏng hàng hoá. * Hư hỏng do hôi thối, bụi bẩn: Nguyên nhân do vệ sinh hầm hàng không tốt, bụi bẩn và hàng hoá cũ vẫn còn sót lại. Ví dụ: Nếu chuyến trước chở xi măng, quặng... mà chuyến sau chở hàng ngũ cốc, chè thuốc... nếu vệ sinh hầm không kỹ dễ dẫn đến làm hư hỏng một phần hàng do bụi bẩn. * Hư hỏng do bị cháy nổ Thường xảy ra đối với một số loại hàng như than, quặng, lưu huỳnh, phốt pho và một số loại hàng nguy hiểm khác. Nguyên nhân: Do bản thân hàng có khả năng phát nhiệt, tích tụ khí và chúng ta chưa tuân thủ đúng kỹ thuật bảo quản theo các nguyên tắc riêng phù hợp với hàng, hệ thống thông gió chưa tốt, công tác kiểm tra hàng chưa tốt, không phát hiện kịp thời các hiện tượng phát sinh của chúng. * Hư hỏng do cách ly, đệm lót không tốt: Nguyên nhân do một số loại hàng có tính chất kỵ nhau mà xếp gần nhau, hàng nặng xếp trên, hàng nhẹ xếp dưới, xếp chiều cao chồng hàng quá quy định, hàng hóa xếp sát sàn và thành vách tàu không có đệm lót... b. Thiếu hụt hàng hóa Có rất nhiều nguyên nhân gây ra thiếu hụt hàng hóa: các dạng hư hỏng hàng cũng có thể dẫn đến thiếu hụt, do nhận thiếu từ cảng nhận do rơi vãi khi bốc xếp, do rò rỉ, do bị sóng cuốn mất, do bốc hơi, do thiếu hụt tự nhiên của hàng. Thiếu hụt tự nhiên của hàng: là hiện tượng giảm sút khối lượng hàng do tác động của những nguyên nhân tự nhiên trong điều kiện kỹ thuật bảo quản bình thường.
  • 41. 39 Hiện tượng thiếu hụt tự nhiên của hàng chỉ xảy ra đối với một số loại hàng. Các định mức hao hụt tự nhiên thường được quy định giới hạn (%) phần trăm đối với trọng lượng hàng phụ thuộc vào trạng thái của hàng lúc đưa xuống tàu và khoảng cách vận chuyển. 1.5.3.2. Phòng ngừa, hạn chế hư hỏng thiếu hụt hàng hóa a. Chuẩn bị tàu Phải chuẩn bị tàu chu đáo trước khi nhận hàng để vận chuyển. - Các hầm, khoang chứa hàng phải được vệ sinh sạch sẽ đạt yêu cầu đối với từng loại hàng. - Kiểm tra và đưa vào hoạt động bình thường các thiết bị nâng, cẩu hàng. - Kiểm tra sự kín nước của hầm hàng: kiểm tra các đường ống dẫn dầu, nước chạy qua hầm, các ống thoát nước, ống đo nước lacanh, ballast, các lỗ la canh, các tấm nắp miệng hầm hàng, hệ thống thông gió hầm hàng...tất cả phải ở điều kiện, trạng thái tốt. - Công tác chuẩn bị tàu, hầm hàng phải được ghi vào nhật ký tàu. b. Vật liệu đệm lót, cách ly Đây cũng là một yếu tố khá quan trọng để có thể phòng ngừa được hư hỏng, thiếu hụt hàng hóa. Vật liệu đệm lót phải chuẩn bị đầy đủ, thích hợp đối với từng loại hàng và tuyến đường hành trình của tàu. Các vật liệu đệm lót phải đảm bảo cách ly được hàng với thành, sàn tàu và với các lô hàng với nhau và đảm bảo không để hàng bị xê dịch, trong quá trình vận chuyển. Trong một số trường hợp nếu điều kiện cho phép có thể dùng chính bản thân hàng hóa (các loại hàng chịu va chạm, đè nén, không vỡ...) để làm vật liệu chèn giữa các lô hàng khác với nhau nhưng phải đảm bảo không làm hỏng lô hàng chèn đó. Các vật liệu đệm lót thường là các loại bạt, chiếu cói, cót, giấy nylon, gỗ ván, gỗ thanh... c. Một số điểm lưu ý khi làm hàng Đây là một nhiệm vụ quan trọng đối với tàu đặc biệt là các sỹ quan boong và thủy thủ trực ca, nhất là sỹ quan phụ trách hàng hóa. Điều này có thể làm cho tàu tránh được những khiếu nại hoặc bồi thường hàng hóa sau này. Phía tàu phải cử người cùng giám sát hàng hóa với nhân viên kiểm kiện của tàu, nếu tàu không thuê kiểm kiện thì tàu phải đứng ra làm nhiệm vụ này. Hàng hóa đưa xuống tàu phải đảm bảo chất lượng, quy cách và số lượng như trong các phiếu gửi hàng. Nếu phát hiện hàng, lô hàng nào không đảm bảo thì kiên quyết không nhận hoặc phải có những ghi chú thích hợp về tình trạng của hàng vào chứng từ của lô hàng đó. Trong quá trình làm hàng nếu có sự hư hỏng hàng (đổ, vỡ, dập nát...) thì tàu phải lập biên bản để bãi miễn trách nhiệm cho tàu và không nhận chở những hàng này. Biên bản phải có chữ ký ít nhất của những thành phần như: Đại diện tàu, kiểm kiện, kho hàng, đại diện công nhân và giám định viên (nếu có).
  • 42. 40 Tàu phải theo dõi sự làm việc của công nhân bốc xếp, phải lưu ý xếp hàng theo đúng sơ đồ, có thể từ chối sự làm việc của nhóm công nhân nào không xếp hàng đúng theo yêu cầu của tàu và đề nghị thay nhóm công nhân khác. d. Phân bố hàng xuống các hầm hợp lý Có thể diễn giải ra đây nhiều vấn đề nhưng tóm lại là ngoài việc đảm bảo an toàn cho tàu, thuyền viên, đảm bảo tận dụng được sức chứa và trọng tải tàu, tiến độ làm hàng... thì đảm bảo sao cho mỗi loại hàng với tính chất cơ, lý, hóa, sinh của chúng được xếp vào những chỗ thích hợp để vận chuyển và không làm ảnh hưởng xấu đến các hàng hóa xếp quanh nó. Chẳng hạn như: - Các loại hàng tỏa mùi mạnh (cá, da muối...) không nên xếp gần các loại hàng có tính hút mùi mạnh (như chè, thuốc, gạo, đường...) - Các loại hàng tỏa ẩm (lương thực, hàng lỏng...) phải được xếp cách ly với các hàng hút ẩm (bông, vải, đường...) - Các loại hàng tỏa bụi mạnh (như xi măng, phân chở rời, lưu huỳnh, tinh quặng...) không được xếp cùng thời gian với các loại hàng mà có thể bị hỏng bởi bụi (bông, vải, sợi...) - Các loại hàng dễ cháy nổ cần xếp xa với các nguồn nhiệt như buồng máy, ống khói... - Các loại hàng lỏng chứa trong thùng nên xếp vào các hầm riêng nếu xếp chung với các hàng khác thì nên xếp ở dưới cùng và sát về vách sau của hầm. 1.6. Các phương pháp kiểm định hàng hóa Trong hoạt động thương mại, hàng hóa từ khi sản xuất ra đến khi được chuyển tới tay người mua/người tiêu dùng, đều phải trải qua nhiều khâu (thu mua, vận chuyển, giao nhận, bảo quản…), không thể tránh khỏi rủi ro, sai sót, tổn thất…dẫn đến tranh chấp giữa các bên liên quan tham gia hợp đồng mua/bán. Những tranh chấp thường gặp là: sai sót về số/khối lượng, phẩm chất, bao bì, nguồn gốc, chủng loại hàng hóa; về phân chia trách nhiệm, mức đền bù của các bên liên quan khi hàng hóa bị tổn thất; tranh chấp về thời gian, địa điểm giao hàng, chuyển quyền sở hữu, rủi ro đối với hàng hóa… Đối với từng giao dịch cụ thể, để trực tiếp phòng ngừa và có cơ sở pháp lí giải quyết các tranh chấp xảy ra một cách nhanh chóng khi hàng hóa bị sai hỏng, thiếu, mất, tổn thất…, các bên kí kết thường đưa vào hợp đồng thương mại điều khoản chỉ định một tổ chức giám định độc lập, trung lập, có đủ năng lực/uy tín để tiến hành kiểm tra và cấp kết quả về thực trạng hàng hóa. Việc đưa điều khoản giám định vào hợp đồng không những làm tăng trách nhiệm của các bên tham gia kí kết mà còn làm thuận lợi hóa cho các bên liên quan trong quá trình thực hiện hợp đồng đó, cụ thể là: - Đối với bên bán: Sử dụng kết quả giám định của bên thứ ba trung lập, khách quan để làm bằng chứng chứng minh nghĩa vụ thực hiện hợp đồng của mình; giảm được tổn phí về thời gian, chi phí đi lại... vì không phải trực tiếp chứng minh nghĩa vụ nói trên. Bên cạnh đó, chứng thư giám định còn là một trong những văn bản cơ sở để người bán được thanh toán tiền hàng. - Đối với bên mua: thông qua tổ chức giám định, người mua có cơ sở yên tâm nhận được đầy đủ và đúng (số/khối lượng, chủng loại, nguồn gốc, chất lượng…) hàng