SlideShare a Scribd company logo
1 of 174
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Lê Thị Tuyết Trinh
DẠY HỌC THƠ ĐƯỜNG Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
THEO HƯỚNG TÍCH CỰC
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
TP. HỒ CHÍ MINH- 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Lê Thị Tuyết Trinh
DẠY HỌC THƠ ĐƯỜNG Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
THEO HƯỚNG TÍCH CỰC
Chuyên ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học Văn
Mã số: 60 14 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. ĐINH PHAN CẨM VÂN
Thành phố Hồ Chí Minh - 2012
2
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành nhất đến TS. Đinh
Phan Cẩm Vân- người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình
làm luận văn. Cô đã hướng dẫn tôi rất tận tình với những góp ý cụ thể,
sâu sắc, giúp tôi có thể hoàn thành tốt luận văn này.
Tôi cũng xin gởi lời cảm ơn đến Phòng Sau đại học và quý thầy cô
khoa Ngữ Văn- trường ĐHSP TP. HCM. Những tri thức quý báu mà
thầy cô đã truyền đạt trong suốt bốn năm đại học và hai năm cao học
đã giúp tôi có đủ kiến thức và tự tin để thực hiện đề tài khóa luận.
Cuối cùng, tôi xin cám ơn gia đình và bạn bè đã động viên và giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 10 năm 2012
Học viên
Lê Thị Tuyết Trinh
3
MỤC LỤC
Lời cám ơn .................................................................................................................. 2
Mục lục........................................................................................................................ 3
Danh mục bảng ........................................................................................................... 5
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 6
1. Lý do chọn đề tài:................................................................................................ 6
2. Mục đích nghiên cứu:.......................................................................................... 6
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: ................................................................................. 8
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: .................................................................... 11
5. Phương pháp nghiên cứu:.................................................................................. 12
6. Đóng góp mới của luận văn: ............................................................................. 12
7. Kết cấu của luận văn: ........................................................................................ 13
Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN DẠY VÀ HỌC THƠ ĐƯỜNG14 THEO HƯỚNG TÍCH
CỰC
1.1. Vài nét về thơ Đường ....................................................................................... 14
1.1.1. Khái niệm, phân loại:...................................................................................... 14
1.1.2. Các quy tắc sáng tác thơ:................................................................................ 14
1.2. Tính tích cực trong dạy học nói chung và trong dạy học thơ Đường: ....... 24
1.2.1. Tính tích cực trong dạy học:........................................................................... 24
1.2.2. Tính tích cực trong dạy học thơ Đường: ........................................................ 28
Chương 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC THƠ ĐƯỜNG
THEO HƯỚNG TÍCH CỰC
2.1. Đọc sáng tạo văn bản: ..................................................................................... 32
2.1.1. Vấn đề đọc sáng tạo trong dạy học Văn:........................................................ 32
2.1.2. Biện pháp đọc sáng tạo các tác phẩm thơ Đường: ......................................... 34
2.2. Khảo sát, sưu tầm, so sánh các bản dịch: ..................................................... 37
2.2.1. Nghệ thuật dịch thơ Đường: ........................................................................... 37
4
2.2.2. Khảo sát, sưu tầm, so sánh các bản dịch: ....................................................... 38
2.3. Xây dựng hệ thống câu hỏi gợi mở:............................................................... 71
2.3.1. Câu hỏi gợi mở trong dạy học Văn: ............................................................... 71
2.3.2. Câu hỏi gợi mở khi dạy các tác phẩm thơ Đường:......................................... 73
2.3.2.1. Gợi mở, khám phá thi đề:........................................................................... 73
2.3.2.2. Gợi mở, khám phá thi tứ: ........................................................................... 78
2.3.2.3. Gợi mở, khám phá thi ý: ............................................................................ 85
Chương 3: THỰC NGHIỆM GIẢNG DẠY THƠ ĐƯỜNG
Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
3.1. Việc dạy và học thơ Đường ở trường Phổ thông hiện nay:......................... 89
3.1.1. Về chương trình sách giáo khoa:.................................................................... 89
3.1.2. Những thuận lợi và khó khăn của việc dạy và học thơ Đường: ..................... 92
3.2. Thực nghiệm giảng dạy thơ Đường ở trường Phổ thông:........................... 95
3.2.1. Mục đích, yêu cầu, nội dung thực nghiệm: ................................................ 95
3.2.1.1. Mục đích:.................................................................................................... 95
3.2.1.2. Yêu cầu:...................................................................................................... 95
3.2.1.3. Nội dung:.................................................................................................... 96
3.2.2. Thiết kế giáo án thực nghiệm:..................................................................... 96
3.2.2.1. Chương trình ngữ văn Trung học cơ sở:.................................................... 96
3.2.2.2. Chương trình Ngữ Văn Trung học phổ thông:......................................... 116
3.2.3. Tổ chức dạy học thực nghiệm: .................................................................. 138
3.2.3.1. Địa điểm và thời gian thực nghiệm:......................................................... 138
3.2.3.2. Kết quả thực nghiệm: ............................................................................... 138
3.2.3.3. Nhận xét, đánh giá:................................................................................... 139
KẾT LUẬN............................................................................................................ 142
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 144
PHỤ LỤC............................................................................................................... 149
5
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: So sánh phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học mới
Bảng 2.2: Đối chiếu bản phiên âm và dịch nghĩa (Học sinh Trung học cơ sở)
Bảng 2.3: Đối chiếu bản phiên âm và dịch nghĩa (Học sinh Trung học phổ thông)
Bảng 2.4: Đề tài thơ Đường trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở, Trung
học phổ thông
Bảng 3.5: Các tác phẩm, tác giả trong chương trình Ngữ Văn Trung học cơ sở
Bảng 3.6: Các tác phẩm, tác giả trong chương trình Ngữ Văn Trung học phổ thông
Bảng 3.7: Thời lượng giảng dạy các tác phẩm thơ Đường trong chương trình Ngữ
Văn Trung học cơ sở và Trung học phổ thông
Bảng 3.8: So sánh thời lượng giảng dạy các tác phẩm thơ Đường với Văn học nước
ngoài và Văn học Việt Nam
6
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Thời nhà Đường đã đi qua hơn 1000 năm, lịch sử nhân loại đã có những
bước phát triển nhưng có một điều không thay đổi trong tâm thức những ai đã từng
biết về đất nước Trung Quốc, đó là sự ngưỡng mộ về một thời đã sản sinh ra nền thi
ca vĩ đại trường tồn cùng năm tháng trong lòng người- Thơ Đường.
Thật vậy, Trung Quốc được mệnh danh là “đất nước của thơ ca”. Trong lịch
sử phát triển của thơ ca cổ điển Trung Quốc, thơ Đường chiếm một vị trí đặc biệt
quan trọng. Kéo dài ròng rã gần ba trăm năm (618-907), từ khi Đường Cao Tổ Lý
Uyên dựng triều đại cho đến khi nhà Đường mất, thi phẩm toàn bộ thơ Đường có tới
hơn 48000 bài của khoảng 2300 thi sĩ với những đỉnh cao: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Thôi
Hiệu, Vương Duy, Bạch Cư Dị, Mạnh Hạo Nhiên, Vương Xương Linh…
Với những vần thơ ngắn gọn súc tích nhưng nội dung tư tưởng sâu sắc, thâm
trầm “ý tại ngôn ngoại”, thơ Đường là một di sản quý giá của nền văn hoá- văn học
nhân loại. Thưởng thức và cảm nhận thơ Đường là thưởng thức một vườn hoa đa
hương sắc, một “mảnh đất quen mà lạ” (Nguyễn Khắc Phi). Là một tài sản vô giá,
thơ Đường mang trong mình nhiều giá trị cả về nội dung và nghệ thuật. Chúng ta
đến với thơ Đường là tìm về thế giới tâm thức của người Trung Hoa thâm trầm, ý
vị. Qua thế giới nghệ thuật ấy, người đọc tìm thấy một thế giới với những nỗi niềm
tâm sự riêng tư, những quan niệm của cá nhân về hoàn cảnh, số phận cuộc
đời…nhưng nó lại là lời muốn nói trong sâu thẳm cõi lòng của biết bao nhiêu người
trong cõi nhân thế. Chính vì thế, thơ Đường được nhiều người yêu thích, nhiều nhà
thơ, dịch giả Việt Nam tham gia dịch thơ Đường và một số bản dịch tiêu biểu đã
được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ Văn Trung học cơ sở và Trung học
phổ thông.
Tuy nhiên, thực tế dạy và học hiện nay, số lượng học sinh say mê học văn
không nhiều, thậm chí còn có nhiều học sinh chán học văn, năng lực học văn yếu
kém, khả năng cảm thụ, phân tích văn học còn hạn chế. Trong khi đó, do bị chi phối
7
bởi đặc điểm, những quy phạm nghiêm ngặt của thơ luật Đường, ta càng khó tìm
hiểu được hết giá trị của thơ Đường nếu không hiểu sâu sắc về nó. Vì thế, các tiết
học thơ Đường lại càng khó khăn hơn đối với các em. Việc dạy và học những bài
thơ Đường trong nhà trường phổ thông gặp không ít những trở ngại do vốn từ Hán
Việt của học sinh hết sức ít ỏi, năng lực cảm thụ và khả năng phân tích thơ Đường
của người học (kể cả người dạy) còn nhiều hạn chế. Do vậy, đọc- hiểu thơ Đường
là một việc tưởng chừng như vựơt quá sức của lứa tuổi từ 13 đến 16 tuổi.
Trong thời điểm giáo dục đang đổi mới và có nhiều chuyển biến mạnh mẽ
nhằm nâng cao chất lượng dạy học như hiện nay thì phương pháp dạy học là một
trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu. Phương pháp là khâu có ý nghĩa quan
trọng đối với chất lượng đào tạo. Vì vậy, đổi mới phương pháp dạy học là một yêu
cầu tất yếu trong sự nghiệp đổi mới giáo dục và đào tạo ở nước ta. Trong quá trình
nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học, các nhà lý luận dạy học trên thế giới đã
khẳng định vai trò to lớn và ý nghĩa quan trọng của xu hướng dạy học theo hướng
tích cực hóa hoạt động học tập của người học đối với quá trình nhận thức và giáo
dục nhân cách cho thế hệ trẻ. Do đó, xu hướng dạy học theo hướng tích cực hoá
hoạt động học tập của học sinh đang trở thành phương châm hành động của hầu hết
giáo viên và được quan tâm chú trọng hơn bao giờ hết.
Qua thực tế giảng dạy thơ Đường ở trường phổ thông chúng tôi nhận thấy:
Thơ Đường là thể loại văn học tương đối khó, hơn nữa các tác phẩm thơ Đường
được ra đời từ rất lâu (khoảng từ thế kỉ VII đến thế kỉ X), cách chúng ta hơn mười
thế kỉ, đến với thế hệ học sinh phổ thông thế kỉ XXI đã có khoảng cách về thời gian.
Vì thế, giáo viên gặp khó khăn trong quá trình soạn giáo án, học sinh ít hứng thú,
khó tiếp cận, không tích cực trong giờ học những bài văn học cổ. Vấn đề đặt ra là
phải có những biện pháp nhằm giúp học sinh học tập tích cực, góp phần đổi mới
phương pháp giảng dạy và nâng cao hiệu quả trong việc dạy và học thơ Đường, để
những thi phẩm đời Đường sẽ chảy mãi, đọng mãi trong lòng người học, người đọc.
8
2. Mục đích nghiên cứu:
Như chúng ta đều biết, dạy Văn nói chung và dạy thơ Đường nói riêng là
một công việc đầy gian nan, thử thách. Những bài thơ Đường được đưa vào chương
trình Ngữ văn lớp 7 Trung học cơ sở và Ngữ văn lớp 10 Trung học phổ thông là
những tác phẩm đặc sắc của thơ cổ Trung Quốc, của văn học nhân loại. Làm sao để
học sinh chủ động lĩnh hội cái hay, cái đẹp của một bài thơ Đường thông qua việc
chỉ đạo, hướng dẫn của người thầy theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy và học
đã được ghi trong Luật Giáo Dục- 2005, điều 24.2: “Phương pháp giáo dục phổ
thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp
với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện
kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui,
hứng thú học tập cho học sinh” Đây là một câu hỏi khó giải đáp, đòi hỏi người thầy
phải nỗ lực phấn đấu, không ngừng học hỏi, kết hợp với niềm say mê văn chương
và lòng yêu nghề mới có thể từng bước nâng cao hiệu quả trong giảng dạy thơ
Đường.
Thơ Đường thể hiện những tình cảm có tính tiêu biểu, tượng trưng hơn là cái
cá thể, cá biệt. Nhà thơ thường không nói hết, không nói trực tiếp hết ý của mình
mà để cho người đọc suy nghĩ, cảm thụ. Ngôn ngữ thơ Đường tinh luyện, hàm súc
mà lại có dư ba, lời ít ý nhiều, ý ở ngoài lời. Bởi vậy, giảng dạy thơ Đường cho học
sinh lớp 7 Trung học cơ sở và học sinh lớp 10 Trung học phổ thông quả là một công
việc đầy thử thách. Cái khó lớn nhất là phải vượt qua hàng rào ngôn ngữ để hiểu và
cảm cái hay, cái đẹp, sự thâm thuý của những bài thơ cổ nổi tiếng của các nhà thơ
Trung Quốc. Do đó, chọn đề tài “Dạy học thơ Đường ở trường Phổ thông theo
hướng tích cực”, chúng tôi muốn đi sâu nghiên cứu, cụ thể hóa vấn đề lí luận
phương pháp dạy học nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học thơ Đường ở
trường Phổ thông thông qua việc tìm tòi, khám phá những biện pháp để phát huy
tính tích cực học tập, giúp học sinh chủ động tìm hiểu cái hay, cái đẹp của thơ
Đường, tạo hứng thú cho các em khi tiếp xúc với tinh hoa văn hoá của nhân loại.
9
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Là đỉnh cao của thơ ca cổ điển Trung Quốc, là tinh hoa văn hoá của nhân loại
nên hơn 1000 năm qua, thơ Đường đã có bề dày nghiên cứu, phê bình của nhiều tác
giả thuộc nhiều thế hệ. Họ nghiên cứu thơ Đường dưới nhiều góc độ khác nhau: nội
dung tư tưởng, ý nghĩa xã hội của thơ Đường; hình thức thơ Đường dưới góc nhìn
của thi pháp học, thể loại và ngôn ngữ,…với một số công trình nghiên cứu nổi bật:
Quyển Thơ Đường của giáo sư Lê Đức Niệm trình bày khái quát về văn học
đời Đường và tập trung đi sâu vào con người và thơ của ba tác giả tiêu biểu: Lý
Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị.
Quyển Tư tưởng văn học cổ Trung Quốc của viện sĩ LX. Lixevích do Trần
Đình Sử dịch, viện sĩ đã đề cập đến tư tưởng chung của thơ Đường (Đạo giáo, Nho
giáo, Phật giáo)
Quyển Thi pháp thơ Đường – một số phương diện chủ yếu của Nguyễn Thị
Bích Hải, Luận án PTSKH Ngữ văn (Thư viện Quốc gia Việt Nam, Thư viện Đại
học Sư phạm Hà Nội), 1996.
Quyển Thi pháp thơ Đường của Nguyễn Thị Bích Hải, Nxb Thuận Hóa,1997
Với công trình nghiên cứu về “Thi pháp thơ Đường”, Nguyễn Thị Bích Hải
nói khá rõ về ba lĩnh vực thi pháp: con người, không gian và thời gian. Tác giả cho
rằng: con người gắn bó, hòa hợp với thiên nhiên, ở giữa thiên nhiên, mọi hành
động, suy tư của con người đều được thiên nhiên cảm ứng. Con người đó xuất hiện
trong tư thế vũ trụ, đứng giữa đất trời, đầu đội trời, chân đạp đất- nối đất với trời. Ta
ít khi thấy nhà thơ xuất hiện với tư cách là một cái tôi- cá nhân, bởi con người đó là
con người siêu cá thể. Tiếng nói của họ hoà âm với nhịp điệu của vũ trụ. Không
gian, thời gian nghệ thuật trong thơ Đường cũng đa phần là không gian, thời gian vũ
trụ. Bầu trời, thiên nhiên là cái nền của thơ Đường, thời gian thì được quan niệm
như dòng chảy liên tục, tuần hoàn không nghỉ và con người cũng liên tục bị cuốn
theo dòng tuần hoàn đó.
Quyển Về thi pháp thơ Đường của Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, Nxb Đà
Nẵng, 1997.
10
Ở công trình nghiên cứu này, Nguyễn Khắc Phi và Trần Đình Sử đề cập đến
những vấn đề cơ bản về không gian và thời gian nghệ thuật trong thơ Đường. Các
tác giả cho rằng: không gian trong thơ Đường là không gian của vũ trụ, không gian
to lớn, vĩ mô của những đất trời, nhật nguyệt, nam bắc, đông tây…. Về thời gian thì
xuất hiện năm phạm trù: thời gian siêu mệnh cá thể, thời gian vũ trụ, tự nhiên, thời
gian siêu nhiên, thời gian sinh hoạt, thời gian lịch sử.
Ngoài ra, nghiên cứu thơ Đường trong lịch trình phát triển thì có quyển
“Lịch sử văn học Trung Quốc, tập hai”, nghiên cứu về tác giả có “Lý Bạch tứ tuyệt”
của Phạm Hải Anh; “Thơ Đỗ Phủ” của Trần Xuân Đề….Nghiên cứu về thể loại lại
có “Một số đặc trưng nghệ thuật của thơ tứ tuyệt đời Đường” của Nguyễn Sĩ Đại,
“Đến với Đường thi tuyệt cú” của PGS. TS Hồ Sĩ Hiệp…
Thơ Đường đã được đưa vào sách giáo khoa Trung học cơ sở từ năm 1989,
song đến nay những công trình nghiên cứu về nó vẫn chưa thật sự phong phú, phần
lớn các nhà nghiên cứu tiếp nhận thơ Đường bằng con đường khám phá, tìm hiểu
nội dung, bút pháp nghệ thuật và bàn về những vấn đề lịch sử văn học, nội dung,
nghệ thuật, thể loại,… của thơ Đường. Đặc biệt, khía cạnh về phương pháp dạy học
những bài thơ Đường rất ít được đề cập đến. Do điều kiện khảo sát còn hạn chế,
dưới đây, chúng tôi xin điểm qua một số công trình nghiên cứu nổi bật có liên quan
đến đề tài nghiên cứu:
Quyển Thơ Đường trong nhà trường do Trần Ngọc Hưởng biên soạn, tác giả
tuyển chọn một số bài thơ Đường và một số bài phân tích, bình giảng về các bài thơ
đó, nhằm giúp học sinh hiểu và nắm bắt chính xác những bài thơ Đường có trong
chương trình phổ thông.
Quyển Thơ Đường ở trường phổ thông do PGS.TS Hồ Sĩ Hiệp tuyển chọn và
biên soạn, Nxb Văn nghệ, TP.HCM, 1995
Quyển Giúp học tốt Văn học Trung Quốc trong nhà trường của PGS.TS Hồ
Sĩ Hiệp, Nxb Đồng Nai, 1998
Quyển Văn học Trung Quốc với nhà trường (tiểu luận) của PGS.TS Hồ Sĩ
Hiệp, Nxb ĐHQG TP. HCM, 2006
11
Quyển Giảng văn văn học châu Á trong trường Phổ thông, Nguyễn Thị Bích
Hải, Bộ Giáo dục và đào tạo, Đại học Huế, Trung tâm đào tạo từ xa, NXB Thuận
Hóa, Huế, 2002
Quyển Bình giảng thơ Đường: Theo sách giáo khoa Ngữ văn mới, Nguyễn
Thị Bích Hải, NXB Giáo dục, HN, 2005
Quyển Thơ Đường bình giải của Nguyễn Quốc Siêu, Nxb Giáo dục, tái bản
lần thứ 5 năm 2005
Tuy nhiên, những cuốn sách, những công trình nghiên cứu trên đây chủ yếu
chỉ đề cập đến thơ Đường ở khía cạnh thi pháp; phân tích, bình giảng nội dung,
nghệ thuật chứ chưa đi sâu vào việc nghiên cứu phương pháp giảng dạy thơ Đường
theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh. Vì vậy, ở luận văn này,
chúng tôi sẽ thực hiện công việc đó với hi vọng đóng góp một phần nhỏ vào việc
đổi mới phương pháp giảng dạy và nâng cao hiệu quả dạy và học thơ Đường trong
chương trình Ngữ Văn Trung học cơ sở, Trung học phổ thông.
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
Giới hạn nghiên cứu của luận văn gồm các bài thơ Đường trong chương trình
Ngữ Văn phổ thông:
1) Vọng Lư sơn bộc bố- Lí Bạch (Ngữ Văn lớp 7, tập 1)
2) Tĩnh dạ tứ- Lý Bạch (Ngữ văn lớp 7, tập 1)
3) Hồi hương ngẫu thư- Hạ Tri Chương (Ngữ văn lớp 7, tập 1)
4) Mao ốc vị thu phong sở phá ca- Đỗ Phủ (Ngữ văn lớp 7, tập 1)
5) Phong Kiều dạ bạc- Trương Kế (Bài đọc thêm, Ngữ văn lớp 7, tập 1)
6) Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng- Lý Bạch
(Ngữ văn lớp 10, tập 1)
7) Thu hứng- Đỗ Phủ (Ngữ văn lớp 10, tập 1)
8) Hoàng Hạc lâu- Thôi Hiệu (Bài đọc thêm, Ngữ văn lớp 10, tập 1)
9) Khuê oán- Vương Xương Linh (Bài đọc thêm, Ngữ văn lớp 10, tập 1)
10) Điểu minh giản- Vương Duy (Bài đọc thêm, Ngữ văn lớp 10, tập 1)
12
Ngoài các bản dịch thơ trong Sách giáo khoa, ở một số bài thơ, chúng tôi còn
sưu tầm, khảo sát thêm một số bản dịch thơ của các dịch giả khác có liên quan đến
đề tài nghiên cứu để đối chiếu và bổ sung. Từ đó, giúp chúng tôi làm sáng tỏ hơn
biện pháp dạy học tích cực cần trình bày.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Với việc xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu như trên, luận văn sẽ sử
dụng các phương pháp chính sau:
 Phương pháp so sánh, đối chiếu: So sánh, đối chiếu các bản dịch theo hai
hướng: so sánh bản dịch thơ với bản phiên âm, dịch nghĩa và so sánh giữa
các bản dịch thơ của các dịch giả với nhau.
 Phương pháp phân tích: Phân tích thơ, phân tích từ ngữ trong các bản
dịch để thấy được chỗ đạt, chưa đạt của các bản dịch.
 Phương pháp vận dụng lý luận thi pháp học thơ Đường để tiếp cận các tác
phẩm về đặc điểm nội dung, đặc trưng thể loại và hình thức nghệ thuật.
 Phuơng pháp điều tra, thăm dò, thống kê, phân tích: điều tra, thăm dò ý
kiến của các giáo viên Trung học cơ sở, Trung học phổ thông để rút ra
những thụân lợi, khó khăn của việc dạy và học thơ Đuờng; thống kê,
phân tích để đánh giá thực trạng dạy và học thơ Đuờng ở trường phổ
thông hiện nay.
 Phương pháp thực nghiệm qua việc thiết kế giáo án và giảng dạy ở
trường Trung học phổ thông.
6. Đóng góp mới của luận văn:
Đề tài góp phần nâng cao hiệu quả của việc dạy và học thơ Đường thông qua
việc tiếp cận sâu văn bản, giáo viên không chỉ hướng dẫn học sinh so sánh, đối
chiếu bản dịch thơ với phiên âm, dịch nghĩa mà còn hướng dẫn học sinh khảo sát,
sưu tầm và so sánh một số bản dịch thơ tiêu biểu của các dịch giả khác nhau. Bên
cạnh đó, việc khám phá chất Đường thi ở các bình diện thi đề, thi ý và thi tứ qua hệ
thống câu hỏi gợi mở liên tưởng, tưởng tượng sáng tạo, kết hợp với những bài tập
13
trong hoạt động thảo luận nhóm, sẽ xóa bỏ phần nào những khó khăn khi học sinh
tiếp cận với thơ Đường, giúp học sinh phát huy tính chủ động, sáng tạo và tích cực
học tập; tạo hứng thú cho các em khám phá cái hay, cái đẹp của thơ Đường- một
trong những tinh hoa văn hóa của nhân loại.
7. Kết cấu của luận văn:
Ngoài các phần “Mở đầu”, “Kết luận”, “Tài liệu tham khảo” và “Phụ lục”, kết
cấu luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận dạy và học thơ Đường theo hướng tích cực
1.1. Vài nét về thơ Đường
1.2. Tính tích cực trong dạy học nói chung và trong dạy học thơ Đường
Chương 2: Những biện pháp dạy và học thơ Đường theo hướng tích cực
2.1. Đọc sáng tạo văn bản
2.2. Khảo sát, sưu tầm, so sánh các bản dịch
2.3. Xây dựng hệ thống câu hỏi gợi mở
Chương 3: Thực nghiệm giảng dạy thơ Đường ở trường Phổ thông
3.1. Việc dạy và học thơ Đường ở trường Phổ thông hiện nay
3.1.1. Về chương trình Sách giáo khoa
3.1.2. Những thuận lợi và khó khăn của việc dạy và học thơ Đường
3.2. Thực nghiệm giảng dạy thơ Đường ở trường Phổ thông
3.2.1. Mục đích, yêu cầu, nội dung thực nghiệm
3.2.2. Thiết kế giáo án thực nghiệm
3.2.3. Tổ chức dạy học thực nghiệm
14
Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN DẠY VÀ HỌC THƠ ĐƯỜNG
THEO HƯỚNG TÍCH CỰC
1.1. Vài nét về thơ Đường:
1.1.1. Khái niệm, phân loại:
Thơ Đường hay Đường thi là những bài thơ của các thi sĩ Trung Hoa làm
dưới thời nhà Đường, nổi tiếng nhất là 300 bài được gọi là Đường thi tam bách thủ.
Trong số đó có một số bài được làm theo thể thơ Đuờng lụât, số còn lại làm theo
các thể thơ khác, phần lớn là thơ cổ phong.
Thơ Đuờng lụât chia làm 2 loại: thơ thất ngôn mỗi câu có 7 chữ, thơ ngũ
ngôn mỗi câu có 5 chữ. Bài thơ nào có 8 câu thì gọi là bát cú, có 4 câu thì là tứ
tuyệt, còn gọi là tuyệt cú.
Như vậy có các loại thơ Đuờng luật sau đây:
- Thất ngôn bát cú
- Thất ngôn tứ tuyệt
- Ngũ ngôn bát cú
- Ngũ ngôn tứ tuyệt
Trong các thể loại này, thơ Đuờng luật thất ngôn bát cú là thể loại phổ biến
nhất.
Về hình thức, thơ tứ tuyệt được xem như thơ bát cú đem giấu đi hai cặp câu và thơ
ngũ ngôn được coi là thơ thất ngôn cắt bỏ hai chữ đầu mỗi câu. Vì vậy, chỉ cần biết
luật thơ Đuờng luật thất ngôn bát cú thì có thể làm các loại thơ Đuờng luật khác.
1.1.2. Các quy tắc sáng tác thơ:
1.1.2.1. Luật bằng trắc: gồm có thanh, luật, niêm, vận.
- Thanh luật là quy tắc xếp đặt thanh bằng và thanh trắc cho mỗi chữ trong
một câu thơ theo luật lệ nhất định. Hệ thống thanh truyền thống có bình- thượng-
15
khứ- nhập. Bình thanh có trầm bình và phù bình. Trong phép làm thơ, thanh luật
chia ra bằng/ trắc. Có hai thanh bằng gồm có trầm bình (dấu huyền) và phù bình
(không dấu). Có bốn thanh trắc gồm phù thượng thanh (dấu ngã), trầm thượng
thanh (dấu hỏi), phù khứ thanh (dấu sắc), trầm khứ thanh (dấu nặng). Ngoài ra còn
có phù nhập thanh (dấu sắc), trầm nhập thanh (dấu nặng) dành riêng cho các tiếng
đằng sau có phụ âm c, ch, p, t.
- Luật của bài thơ thất ngôn bát cú căn cứ vào chữ thứ hai của câu thơ đầu.
Thơ thất ngôn bát cú có thể được làm theo hai luật: Luật bằng và luật trắc. Bài thơ
thất ngôn bát cú làm theo luật bằng nếu chữ thứ hai ở câu đầu thuộc thanh bằng và
luật trắc nếu chữ thứ hai ở câu đầu thuộc thanh trắc. Căn cứ vào thanh của chữ cuối
câu đầu, bài thơ còn thuộc vần bằng hay vần trắc. Từ hai luật và hai vần, ta có bốn
dạng thơ thất ngôn bát cú: thơ luật bằng vần bằng, luật trắc vần bằng, luật bằng vần
trắc và luật trắc vần trắc. Tuy nhiên, các thi nhân thường hay làm theo vần bằng, tức
là luật bằng vần bằng và luật trắc vần bằng.
Sau đây là bảng luật thơ:
(Ghi chú: Kí hiệu B: thanh bằng phân minh, T: thanh trắc phân minh sẽ được
nói đến ở luật “nhị tứ lục phân minh” ở phần tiếp theo)
Luật bằng vần bằng:
Hận biệt
Đỗ Phủ
1) B B T T T B B (vần) 1. Lạc thành nhất biệt tứ thiên lý1
2) T T B B T T B (vần) 2. Hồ kỵ trường khu ngũ lục niên
3) T T B B B T T (đối câu 4) 3. Thảo mộc biến suy hành kiếm
ngoại
4) B B T T T B B (vần) (đối câu 3) 4. Binh qua trở tuyệt lão giang biên
5) B B T T B B T (đối câu 6) 5. Tư gia bộ nguyệt thanh tiêu lập
6) T T B B T T B (vần) (đối câu 5) 6. Ức đệ khán vân bạch nhật miên
1
Theo luật bằng vần bằng, từ “lý” trong câu thơ thứ nhất phải vần với các từ niên- biên- miên- Yên
và phải là vần bằng.
16
7) T T B B B T T 7. Văn đạo Hà Dương cận thặng
thắng
8) B B T T T B B (vần) 8. Tư đồ cấp vị phá u Yên
Hận biệt ly
Đỗ Phủ
Bốn nghìn dặm bỏ rơi thành Lạc
Sáu bảy năm tràn mãi giặc Hồ
Bến lạ chết già: đường lối nghẽn
Ải ngoài chạy mệt cỏ cây thu
Em xa mây bạc ngày nằm ngắm
Nhà nhớ, trăng thanh tối đứng xo
Nghe nói Hà Dương quân mới thắng
Phá ngay Yên kế, cậy Tư Đồ.
(Nhượng Tống dịch)
Luật trắc vần bằng:
Xuy địch
Đỗ Phủ
T T B B T T B (vần) 1. Xuy địch thu san phong nguyệt thanh
B B T T T B B (vần) 2. Thùy gia xảo tác đoạn trường thanh
B B T T B B T (đối câu 4) 3. Phong phiêu luật lữ tương hòa thiết
T T B B T T B (vần) (đối câu 3) 4. Nguyệt bạng quan san kỷ xứ minh
T T B B B T T (đối câu 6) 5. Hồ kỵ trung tiêu kham bắc tẩu
B B T T T B B (vần) (đối câu 5) 6. Vũ Lăng nhất khúc tưởng nam chinh
B B T T B B T 7. Cố viên dương liễu kim dao lạc
T T B B T T B (vần) 8. Hà đắc sầu trung khúc tận sinh
Thổi sáo
Đỗ Phủ
Non thu sáo thổi gió trăng trong
Khéo lựa nhà ai tiếng mủi lòng
17
Gió lọt cung thương hòa xát nhịp
Trăng soi ải núi sáng bao vùng
Ngựa Hồ về Bắc đêm tan vỡ
Khê Vũ sang Nam khúc não nùng
Vườn cũ liễu giờ xơ xác hết
Trời buồn chưa dễ nảy chồi đông.
(Nhượng Tống dịch)
Đối với thơ thất ngôn tứ tuyệt và ngũ ngôn tứ tuyệt (theo thể luật), quy tắc
bằng trắc cũng có bốn dạng (luật bằng vần bằng, luật trắc vần bằng, luật bằng vần
trắc và luật trắc vần trắc) tương tự như thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Sau đây là
một số ví dụ:
Luật bằng vần bằng: (thể thất ngôn tứ tuyệt)
Lương Châu từ
Vương Hàn
B B T T T B B (vần) 1. Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi,
T T B B T T B (vần) 2. Dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi.
T T B B B T T 3. Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu,
B B T T T B B (vần) 4. Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi?
Lương Châu từ
Vương Hàn
Rượu bồ đào chén dạ quang
Muốn say đàn đã rền vang giục rồi
Sa trường say ngủ ai cười
Từ xưa chinh chiến mấy người về đâu.
(Trần Trọng San dịch)
Luật trắc vần bằng: (thể thất ngôn tứ tuyệt)
Phong Kiều dạ bạc
Trương Kế
T T B B T T B (vần) 1. Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
18
B B T T T B B (vần) 2. Giang phong ngư hỏa đối sầu miên
B B T T B B T 3. Cô Tô thành ngoại Hàn San tự
T T B B T T B (vần) 4. Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền
Đêm đậu thuyền ở Phong Kiều
Trương Kế
Trăng tà, chiếc quạ kêu sương
Lửa chài, cây bến, sầu vương giấc hồ.
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San.
(Tản Đà dịch)
Luật bằng vần bằng: ( thể ngũ ngôn tứ tuyệt)
Phần thượng kinh thu
Tô Đĩnh
B B T T B (vần) 1. Bắc phong xuy bạch vân
T T T B B (vần) 2. Vạn lý độ hà Phần
T T B B T 3. Tâm tự phùng dao lạc
B B T T B (vần) 4. Thu thanh bất khả văn
Ngại đến sông Phần
Tô Đĩnh
Mây bay gió núi thổi vi vu
Sông Phần xa khuất, trời thu bẽ bàng
Tơ lòng bao mối ngổn ngang
Có ai nghe tiếng thu vàng xa xa?
(Hải Đà dịch)
Luật trắc vần bằng: (thể ngũ ngôn tứ tuyệt)
Tảo khởi
Lý Thương Ẩn
T T T B B (vần) 1. Phong lộ đạm thanh thần
B B T T B (vần) 2. Liêm gian độc khởi nhân
B B B T T 3. Oanh đề hoa hựu tiếu
19
T T T B B (vần) 4. Tất cánh thị thùy nhân
Dậy sớm
Lý Thương Ẩn
Gió êm sương nhạt sớm mai,
Một mình thức dậy khoan thai trước mành.
Hoa cười oanh nói trên cành,
Gẫm xem xuân sắc trời dành cho ai
(Trần Trọng Kim dịch)
Luật thơ Đường rất khó, ngoại trừ những đại thi gia, còn phần nhiều các thi
sĩ đôi khi còn bị thất niêm luật. Chính vì sự phức tạp của niêm luật nên vào thời
Mạc Đường, các thi nhân đã nhiều lần tranh cãi và đã nêu ra lệ bất luận để giảm bớt
tính cứng nhắc trong thơ Đường. Trong thơ thất ngôn, chữ thứ nhất, chữ thứ ba và
chữ thứ năm không cần phải đúng luật «nhất, tam, ngũ bất luận».
Trong Đường thi, tuyệt cú thể cổ là một thể thơ được ưa chuộng vì các câu
thơ không cần đối, không phụ thuộc luật bằng, trắc,… trong khi thể luật thì quá
khuôn phép, gò bó. Thi nhân đời Đường làm thơ theo thể tuyệt cú theo thể cổ để có
thể bày biện được chỗ khoáng đạt trong lòng mà vẫn giữ được vẻ cổ kính, phiêu
nhiên, cao nhã- những nét đặc trưng của thời đại thi ca này.
- Niêm trong thơ Đường Luật được định nghĩa xem như là sự dính liền âm
luật với nhau giữa hai câu thơ. Hai câu thơ được gọi là niêm với nhau khi chữ thứ
hai và chữ thứ sáu của chúng cùng theo một luật, hoặc cùng là bằng, hoặc cùng là
trắc. Như thế bằng niêm với bằng, trắc niêm với trắc. Trong bài thơ thất ngôn bát
cú, câu 1 niêm với câu 8, câu 2 niêm với câu 3, câu 4 niêm với câu 5 và câu 6 niêm
với câu 7. Trong thơ tuyệt cú thể luật, câu 1 niêm với câu 4, câu 2 niêm với câu 3.
Trường hợp xem là thất niêm (mất sự dính liền) là khi các câu trong bài thơ đặt để
sai không theo luật đã định.
Bài “Thu hứng” của Đỗ Phủ được sáng tác theo thể thất ngôn bát cú Đường
luật, có câu 1 niêm với câu 8 (lộ- đế và thụ- mộ), câu 2 niêm với câu 3 (sơn- gian
và tiêu- thiên), câu 4 niêm với câu 5 (thượng- cúc và địa- nhật), câu 6 niêm với
20
câu 7 (chu- y và viên- đao). Cặp câu 1 và câu 8, câu 4 và câu 5 là trắc niêm với trắc,
hai cặp còn lại là bằng niêm với bằng:
Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm,
Vu Sơn, Vu giáp khí tiêu sâm.
Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng,
Tái thượng phong vân tiếp địa âm.
Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ,
Cô chu nhất hệ cố viên tâm.
Hàn y xứ xứ thôi đao xích,
Bạch Đế thành cao cấp mộ châm.
Bài «Giang bạn độc bộ tầm hoa» của Đỗ Phủ là thơ tuyệt cú thể luật, có
“tứ”(câu 1) niêm với “tại” (câu 4) và “mãn” (câu 1) niêm với “kháp” (câu 4);
“hoa” (câu 2) niêm với “liên” (câu 3) và “chi” (câu 2) niêm với “thời” (câu 3).
Hoàng Tứ nương gia hoa mãn khê,
Thiên hoa vạn đóa áp chi đê.
Lưu liên hí điệp thời thời vũ,
Tự tại kiều oanh kháp kháp đề”.
- Vận hay vần của bài thơ là vần của những chữ cuối câu. Đó là những tiếng
thanh âm hòa hiệp đặt vào hai hay nhiều câu thơ để hưởng ứng nhau, có tác dụng
tạo ra nhạc tính cho câu thơ. Ví dụ: cương và sương.
Các thi nhân sáng tác thơ Đường Luật thường làm theo vần bằng. Đối với
thơ thất ngôn bát cú Đường luật, bài thơ được làm theo vần bằng khi các chữ cuối
câu 1, câu 2, câu 4, câu 6 và câu 8 phải là thanh bằng và cùng vần. Cả một bài thơ
chỉ hiệp theo một vần gọi là gieo vần theo lối độc vận. Các chữ gieo vần tránh trùng
nhau và phải hiệp vận cho đúng, nếu gieo sai gọi là lạc vận hay vận rụng, gieo vần
gượng gạo ép chế không được hiệp cho lắm gọi là cưỡng vận hay gượng vận. Và
như vậy theo vận luật thì không thể chấp nhận được.
Bài “Thu hứng” của Đỗ Phủ làm theo luật trắc vần bằng, có 5 vần bằng
được gieo ở câu đầu và các câu chẵn: lâm- sâm- âm- tâm- châm:
21
Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm,
Vu Sơn, Vu giáp khí tiêu sâm.
Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng,
Tái thượng phong vân tiếp địa âm.
Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ,
Cô chu nhất hệ cố viên tâm.
Hàn y xứ xứ thôi đao xích,
Bạch Đế thành cao cấp mộ châm.
Hai thể loại chủ yếu của thơ tuyệt cú là thất ngôn tứ tuyệt và ngũ ngôn tứ
tuyệt được làm theo lối thơ luật hay thơ cổ phong. Nhân dựa vào lối thơ luật mà bài
thơ tuyệt cú ngắt ra bốn câu (có từ hai đến ba vần bằng) thì gọi là tuyệt cú thể luật,
còn nếu làm theo vần trắc không theo niêm luật thì gọi là tuyệt cú thể cổ. Do đó,
luật sáng tác thơ tuyệt cú thể cổ có vẻ “rộng rãi” hơn, các câu thơ không cần đối,
không phụ thuộc luật bằng, trắc, miễn là ý tứ sâu sắc, lời hay, ý đẹp và giàu âm
điệu…
Bài “Giang bạn độc bộ tầm hoa” của Đỗ Phủ được sáng tác theo thể luật, có
ba vần bằng gieo ở câu đầu và hai câu chẵn thứ hai và thứ tư:
Hoàng Tứ nương gia hoa mãn khê,
Thiên hoa vạn đóa áp chi đê.
Lưu liên hí điệp thời thời vũ,
Tự tại kiều oanh kháp kháp đề
Bài “Xuân hiểu” của Mạnh Hạo Nhiên sáng tác theo thể cổ, vận vần trắc
không theo niêm luật:
Xuân miên bất giác hiểu,
Xứ xứ văn đề điểu.
Dạ lai phong vũ thanh,
Hoa lạc tri đa thiểu?
1.1.2.2. Quy tắc đối:
22
Đối là đặt hai câu đi song đôi với nhau cho ý và chữ trong hai câu ấy cân
xứng. Đối ý là tìm hai ý tưởng cân nhau mà đặt thành hai câu song nhau, có tác
dụng nhấn mạnh, làm rõ hai ý đối nhau. Đối chữ tức là đối thanh nghĩa: bằng đối
trắc, trắc đối bằng hay đối từ loại: danh từ đối danh từ, động từ đối động từ,… Đối
thanh có tác dụng tạo nên tính nhạc trong thơ, tạo cho câu thơ có âm điệu êm đềm,
thánh thót hay trầm bổng. Trong thơ thất ngôn bát cú Đường luật, hai câu thực và
hai câu luận phải đối với nhau (cả về ý và từ ngữ). Hai câu đề cũng như hai câu kết
không phải đối nhau về ý và từ ngữ nhưng phải đối nhau về bằng trắc.
Bài “Thu hứng” của Đỗ Phủ, hai câu đề có bằng đối trắc:
Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm,
T T B B B T B
Vu Sơn, Vu Giáp khí tiêu sâm.
B B B T T B B
Về đối từ loại, hai câu thơ luận: «Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng/ Tái
thượng phong vân tiếp địa âm» có danh từ đối danh từ: giang/ tái, ba lãng/ phong
vân, thiên/ địa. Hai câu thơ này cũng đối nhau về ý, có tác dụng nhấn mạnh hai ý
đối nhau: «Giữa lòng sông, sóng vọt lên tận lưng trời/ Trên cửa ải, mây sà xuống
giáp mặt đất âm u»
1.1.2.3. Cấu trúc: Một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật có 4 phần. Phần mạo là
mào đầu (vào bài) còn gọi là phần Đề, gồm phá đề (câu 1) dùng để mở bài và thừa
đề ( câu 2) dùng để chuyển tiếp vào bài. Phần thực hay trạng (Gồm hai câu 3 và 4)
dùng để giải thích, triển khai tựa đề cho rõ ràng. Phần luận (Gồm hai câu 5 và 6)
dùng để bàn luận ý nghĩa của bài. Và phần kết (Gồm hai câu 7 và 8) dùng để tóm tắt
ý nghĩa cả bài, bày tỏ tình cảm, thái độ. Ví dụ bài «Đăng cao» của Đỗ Phủ:
Phong cấp, thiên cao, viên khiếu ai, Phần đề
Chử thanh, sa bạch, điểu phi hồi.
Vô biên lạc mộc tiêu tiêu hạ, Phần thực
Bất tận trường giang cổn cổn lai.
23
Vạn lý bi thu thường tác khách, Phần luận
Bách niên đa bệnh độc đăng đài.
Gian nan khổ hận phồn sương mấn, Phần kết
Lạo đảo tân đình trọc tửu bôi.
Kết cấu của thơ tuyệt cú về cơ bản không khác luật thi bát cú, nghĩa là vẫn
tuân theo trình tự: Đề( câu 1), Thực ( câu 2), Luận (câu 3) và Kết (câu 4). Với thủ
pháp “khai môn kiến sơn” (mở cửa thấy núi) nên ngay từ câu thứ nhất (câu mở đề
còn gọi là câu Khởi (Phá), tác giả thơ tuyệt cú phải vào đề ngay. Nghĩa là phần mở
đề của bài thơ chỉ gói gọn trong một câu (trong luật thi thì hai câu). Đặc điểm của
câu Khởi trong thơ tuyệt cú thường là giới thiệu không gian, thời gian, con người và
sự việc trong năm chữ (ngũ ngôn tứ tuyệt) hay bảy chữ (thất ngôn tứ tuyệt). Ba câu
sau là Thừa, Chuyển, Hạp. Ngôn ngữ uyển chuyển, biến hóa ở câu thơ thứ ba, nếu
chỗ chuyển này mềm mại sẽ giữ được huyết mạch của toàn bài và làm cho câu cuối
cùng hoặc vút lên cao ngất hoặc trôi đi như thuyền thuận nước…
Chẳng hạn như bài thơ “Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng
Lăng” của Lý Bạch:
Cố nhân Tây từ Hoàng Hạc lâu,
Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu.
Cô phàm viễn ảnh bích không tận,
Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu.
Bạn từ lầu Hạc lên đường.
Giữa mùa hoa khói Châu Dương xuôi dòng.
Bóng buồm đã khuất bầu không,
Trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời.
(Ngô Tất Tố dịch)
Ở hai câu thơ đầu, Lý Bạch đã tái hiện lại khung cảnh của buổi chia tay: có
không gian đưa tiễn (Hoàng Hạc lâu), thời gian đưa tiễn (yên hoa tam nguyệt), con
người và sự việc (Lý Bạch tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng). Đến câu thơ thứ
24
ba “Cô phàm viễn ảnh bích không tận”, với hình ảnh “cô phàm” và “bích không
tận”, ông đã chuyển từ khung cảnh chia tay sang bày tỏ một cách kín đáo tâm tình
của người đưa tiễn nhưng vẫn giữ được huyết mạch của toàn bài và làm cho câu
cuối cùng vút lên cao ngất với hình ảnh “duy kiến Trường Giang thiên tế lưu”. Đó
là một hình ảnh thơ kỳ vĩ nhưng ẩn chứa một nỗi niềm của tác giả. Ở đây người đọc
đã cảm nhận được hai dòng sông: một dòng sông Trường Giang bao la đang chảy
vào cõi trời và một dòng sông của nỗi nhớ bạn đang chảy trong tâm tư nhà thơ.
Thơ tuyệt cú và thất ngôn bát cú Đường luật là một bộ phận quan trọng của
thơ Đường. Nó có vị trí xứng đáng trong thi đàn thơ ca cổ điển Trung Quốc. Có thể
nói, thơ tuyệt cú và thất ngôn bát cú Đường luật là một sự sáng tạo rất lớn của các
nhà thơ đời Đường. Hai thể thơ này là kết quả của tư duy sáng tạo và nền học vấn
thi cử với chủ trương “dĩ thi thủ sĩ” (lấy thơ để chọn nhân tài). Thơ Đường luật làm
hay thật khó nhưng cũng có nhiều bài thơ tuyệt cú và thất ngôn bát cú đã vượt qua
được thử thách để lưu truyền hàng nghìn năm với những vần thơ tuyệt đẹp, ngắn
gọn, súc tích nhưng mang nội dung tư tưởng thật sâu sắc. Do đó, thơ Đường luật
đẹp như một bông hoa trên cành thắm và mãi mãi là những viên ngọc sáng giá trên
thi đàn Trung Quốc.
1.2. Tính tích cực trong dạy học nói chung và trong dạy học thơ Đường:
1.2.1. Tính tích cực trong dạy học:
1.2.1.1. Khái niệm:
Khi nói về phương pháp day học, người ta thường sử dụng những thuật ngữ
khác nhau: Phương pháp dạy học mới; phương pháp dạy học lấy người học làm
trung tâm; phương pháp dạy học hiện đại; phương pháp day học tích cực... Mặc dù
sắc thái của các thuật ngữ có khác nhau, nhưng theo chúng tôi, tất cả đều có chung
một bản chất.
Có thể quan niệm, phương pháp dạy học tích cực là:
25
- Là sự khơi dậy, phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh nhằm trau dồi
tư duy sáng tạo và rèn trí thông minh trong quá trình chinh phục chân lý.
- Là sự dạy và học mà trong đó thầy là người tổ chức, định hướng, tạo điều
kiện; trò là người thực hiện, thi công.
- Là sự dạy và học nhằm đạt được cả ba mục tiêu: Kiến thức, kỹ năng và
thái độ trên cơ sở đánh giá, kiểm tra quá trình học tập.
- Là sự dạy và học mà trong đó có sử dụng hiệu quả những phương tiện kỹ
thuật hiện đại.
Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh có nghĩa là thay đổi
cách dạy và cách học; chuyển cách dạy thụ động, truyền thụ một chiều “đọc- chép”,
giáo viên làm trung tâm sang cách dạy lấy học sinh làm trung tâm hay còn được gọi
là dạy và học tích cực. Trong cách dạy này, học sinh là chủ thể hoạt động, giáo viên
là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn, tạo nên sự tương tác tích cực giữa người dạy
và người học. Phương pháp này là điều kiện tốt khuyến khích sự tham gia chủ động,
sáng tạo và ngày càng độc lập của học sinh vào quá trình học tập. Có thể nói, cốt lõi
của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói
quen học tập thụ động.
Tóm lại, phương pháp dạy học tích cực là phương pháp dạy học hướng tới
việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học. Tuy nhiên, để
dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều hơn so với dạy
theo phương pháp thụ động. Từ dạy và học thụ động sang dạy và học tích cực, giáo
viên không còn đóng vai trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức, giáo viên trở
thành người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập cá nhân hoặc theo
nhóm nhỏ để học sinh tự lực chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt các mục
tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ theo yêu cầu của chương trình. Vì thế, giáo viên phải
có trình độ chuyên môn sâu rộng, có trình độ sư phạm lành nghề mới có thể tổ chức,
hướng dẫn các hoạt động của học sinh mà nhiều khi diễn biến ngoài tầm dự kiến
của giáo viên.
26
Có thể so sánh phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học
mới như sau:
Bảng 1.1: Bảng so sánh phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp
dạy học mới
Phương pháp dạy học
truyền thống
Phương pháp dạy học mới
Quan
niệm
Học là quá trình tiếp thu và lĩnh hội,
qua đó hình thành kiến thức, kĩ năng,
tư tưởng, tình cảm.
Học là quá trình kiến tạo; học sinh
tìm tòi, khám phá, phát hiện,
luyện tập, khai thác và xử lý thông
tin,…từ đó hình thành hiểu biết,
năng lực và phẩm chất.
Bản chất Truyền thụ tri thức, truyền thụ và
chứng minh chân lí của giáo viên.
Tổ chức hoạt động nhận thức cho
học sinh, giáo viên hướng dẫn học
sinh đi tìm chân lí.
Mục tiêu
Chú trọng cung cấp tri thức, kĩ năng,
kĩ xảo. Học chủ yếu để thi cử, sau
khi thi xong, những điều đã học
thường bị bỏ quên hoặc ít dùng đến.
Chú trọng hình thành các năng lực
(sáng tạo, hợp tác,…) Học để đáp
ứng những yêu cầu của cuộc sống
hiện tại và tương lai.
Phương
pháp
Các phương pháp diễn giảng, truyền
thụ kiến thức một chiều.
Các phương pháp tìm tòi, gợi mở,
điều tra, giải quyết vấn đề; dạy
học tương tác.
Hình thức
tổ chức
Cố định, giới hạn trong lớp học, giáo
viên đối diện với cả lớp.
Cơ động, linh hoạt: Học ở lớp, ở
hiện trường, trong thực tế…, học
cá nhân, học đôi bạn, học theo
nhóm Ba mối quan hệ đồng thời
được xác lập: giáo viên- học sinh,
học sinh- giáo viên, học sinh- học
sinh.
27
1.2.1.2. Đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực:
a. Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh:
Trong phương pháp dạy học tích cực, học sinh- đối tượng của hoạt động
“dạy”, đồng thời là chủ thể của hoạt động “học” - được cuốn hút vào các hoạt động
học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo. Thông qua đó, học sinh tự lực khám phá
những điều mình chưa rõ, không thụ động tiếp thu những tri thức đã được giáo viên
sắp đặt. Được đặt vào những tình huống của đời sống thực tế, học sinh trực tiếp
quan sát, thảo luận, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình, từ đó nắm
được kiến thức kĩ năng mới, đồng thời nắm được phương pháp kiến tạo kiến thức,
không rập khuôn theo những khuôn mẫu sẵn có mà có thể bộc lộ và phát huy tiềm
năng sáng tạo.
b. Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học:
Phương pháp tích cực xem việc rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh
không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mục tiêu dạy
học.
Trong các phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học. Nếu rèn luyện
cho học sinh có được phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho
học sinh lòng ham học và khơi dậy năng lực vốn có của mỗi học sinh, kết quả học
tập sẽ được nhân lên gấp bội. Vì vậy, ngày nay người ta nhấn mạnh mặt hoạt động
học trong quá trình dạy học, nỗ lực tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ động sang
tự học chủ động, đặt vấn đề phát triển tự học ngay trong trường phổ thông, không
chỉ tự học ở nhà sau bài lên lớp mà tự học cả trong tiết học có sự hướng dẫn của
giáo viên.
c. Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác:
Trong một lớp học, trình độ kiến thức, tư duy của học sinh không thể đồng
đều tuyệt đối. Do đó, ta buộc phải chấp nhận sự phân hóa về cường độ, tiến độ hoàn
thành nhiệm vụ học tập, nhất là khi bài học được thiết kế thành một chuỗi công tác
độc lập. Tuy nhiên, trong học tập, không phải mọi tri thức, kĩ năng, thái độ đều
được hình thành bằng những hoạt động độc lập cá nhân. Lớp học là môi trường giao
28
tiếp thầy- trò, trò - trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường
chiếm lĩnh kiến thức. Thông qua thảo luận, tranh luận trong tập thể, ý kiến mỗi cá
nhân được bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ, giảm bớt tính chủ quan, phiến diện, tăng
tính khách quan khoa học trong việc lĩnh hội kiến thức của học sinh.
Trong lớp học, phương pháp học tập hợp tác được tổ chức ở các nhóm, các
tổ, phổ biến nhất là các nhóm nhỏ (từ 2 đến 6 học sinh). Học tập hợp tác làm tăng
hiệu quả học tập, nhất là lúc phải giải quyết những vấn đề gay cấn, lúc xuất hiện
thực sự nhu cầu phối hợp giữa các cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ chung. Trong
hoạt động học tập theo nhóm nhỏ, tính cách, năng lực của mỗi thành viên được bộc
lộ, uốn nắn; phát triển tình bạn, ý thức tổ chức, tinh thần tương trợ,… Hơn nữa, mô
hình hợp tác trong xã hội được đưa vào đời sống học đường sẽ giúp học sinh quen
dần với sự phân công hợp tác trong lao động xã hội, giúp các em học hỏi được
nhiều kỹ năng mới để áp dụng vào cuộc sống sau này.
d. Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò:
Trong dạy học, việc đánh giá học sinh không chỉ nhằm mục đích nhận định
thực trạng và điều chỉnh hoạt động học của trò mà đồng thời còn tạo điều kiện nhận
định thực trạng và điều chỉnh hoạt động dạy của thầy.
Trước đây, giáo viên giữ độc quyền đánh giá học sinh. Trong phương pháp
tích cực, giáo viên cần hướng dẫn học sinh phát triển kĩ năng tự đánh giá để tự điều
chỉnh cách học. Liên quan với điều này, giáo viên nên tạo điều kiện thuận lợi để học
sinh được tham gia đánh giá lẫn nhau, chẳng hạn sau khi học sinh trình bày kết quả
thảo luận nhóm hay thuyết trình một vấn đề. Tự đánh giá đúng và điều chỉnh hoạt
động kịp thời là năng lực rất cần thiết cho sự thành công trong cuộc sống mà nhà
trường phải trang bị cho học sinh.
Đặc biệt, theo xu hướng phát triển, để đào tạo những con người năng động,
sớm thích nghi với đời sống xã hội thì việc kiểm tra, đánh giá không thể dừng lại ở
yêu cầu tái hiện các kiến thức, lặp lại các kĩ năng đã học mà phải khuyến khích trí
thông minh, óc sáng tạo trong việc giải quyết những tình huống thực tế.
29
1.2.2. Tính tích cực trong dạy học thơ Đường:
Muốn dạy tốt tác phẩm thơ Đường, trước hết ta cần trực tiếp tiếp xúc với tác
phẩm. Có thể nói đây là một yêu cầu nghiêm ngặt đối với cả giáo viên và học sinh
khi dạy và học tác phẩm văn chương nói chung. Đặc biệt đối với thơ Đường, giáo
viên cần hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm hoặc ngâm thơ Đường (phần phiên âm)
để tạo không khí học tập tích cực và không khí Đường thi cho giờ dạy học.
Một bài thơ Việt cổ đưa vào giảng dạy đối với học sinh đã là một yêu cầu
khó, vì các nhà thơ thường thể hiện cảm xúc về con người, cuộc sống, thiên nhiên...
thông qua hình tượng thơ, đặc biệt thông qua ngôn ngữ nghệ thuật, qua vần điệu,
tiết tấu... Nhiều khi, cảm xúc vượt ra ngoài cái vỏ chật hẹp của ngôn từ, cho nên thơ
thường lời ít, ý khôn cùng: “Hãy biết rằng chính quả tim ta đang nói và thở than lúc
bàn tay đang viết”, “Nhà thơ không viết một chữ nào nếu cả toàn thân không rung
động”. (Alfret de Mussé) Do đó, để hiểu và cảm được bài thơ, người đọc phải suy
nghĩ, trăn trở để tìm kiếm ý đồ nghệ thuật của tác giả cũng như nét đặc sắc trong tư
duy nghệ thuật của mỗi nhà thơ. Cảm nhận được nội dung, nghệ thuật mà tác giả
muốn gởi gắm qua một bài thơ Việt cổ đã khó, huống chi khi tiếp xúc với thơ
Đường của Trung Quốc, các em sẽ còn gặp nhiều khó khăn hơn. Tác phẩm thơ
Đường bao giờ cũng có phần phiên âm chữ Hán, phần này học sinh rất khó hiểu nếu
như không nắm chắc các yếu tố Hán Việt. Do đó, sách giáo khoa có đưa vào bản
dịch nghĩa, dịch thơ để học sinh hiểu rõ hơn. Tuy nhiên, khi dạy thơ Đường, từ bản
phiên âm chữ Hán đến bản dịch nghĩa và dịch thơ thì mặt ngôn từ đã có sự khác
nhau khá xa khiến cho việc bám lấy ngôn từ để tìm hiểu, phân tích là rất khó. Vì
thế, khi dạy thơ Đường, giáo viên cần hướng dẫn học sinh đối chiếu bản phiên âm
với bản dịch nghĩa và dịch thơ, giúp các em vượt qua “rào cản” về ngôn ngữ, hiểu
thấu đáo được lớp từ ngữ mà nhà thơ dùng làm công cụ để thể hiện tư tưởng, tình
cảm của mình. Từ đó, học sinh mới có thể tích cực trong học tập, chủ động chiếm
lĩnh nội dung và cảm nhận được nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm.
Cùng với việc trực tiếp tiếp xúc với tác phẩm, giáo viên cần gợi ý cho học
sinh tìm hiểu những vấn đề liên quan đến tác phẩm. Tác phẩm văn chương bao giờ
30
cũng in đậm phong cách của tác giả và mang trên mình một dấu ấn lịch sử, văn hóa,
xã hội nhất định. Vì vậy, việc tìm hiểu tác giả, bối cảnh lịch sử và hoàn cảnh sáng
tác bao giờ cũng là một yêu cầu có tính nguyên tắc. Sự hiểu biết về tác giả, về thời
đại, về tập tục xã hội, về bối cảnh lịch sử và hoàn cảnh sáng tác sẽ giúp cho học
sinh hiểu và cảm nhận tốt về tác phẩm. Điều này không dễ gì có được nếu học sinh
không chủ động tìm tòi, học hỏi. Vì thế, giáo viên cần tạo không khí thi đua học tập,
khuyến khích các em sưu tầm tranh ảnh, những đọan phim tư liệu, tìm kiếm những
thông tin liên quan đến tác giả, nội dung bài học trong quá trình sọan bài hoặc làm
bài tập thảo luận nhóm… theo sự hướng dẫn của giáo viên.
Bên cạnh đó, thơ Đường có cấu trúc phong phú, đa dạng và mang một màu
sắc rất riêng. Giáo viên cần hướng dẫn, gợi mở để giúp học sinh nhận ra những nét
có tính chất thi pháp trong thơ Đường:
- Đề tài thơ Đường thường trang trọng, cái tôi với tính chất “phi cá thể”, ước
lệ trong thơ Đường rất phổ biến.
- Trong quá trình thể hiện, thơ Đường thường thể hiện những nguyên tắc
niêm- luật- vần- đối rất chặt chẽ để tạo sự hài hòa.
- Ngôn ngữ thơ Đường hàm súc, “ý tại ngôn ngoại”, rất ít khi đi vào miêu tả
chi tiết, thường mang nhiều tầng nghĩa gợi một màu sắc trí tuệ.
Vì vậy khi dạy thơ Đường, giáo viên cần hướng dẫn học sinh tìm chất
“Đường thi”, trong đó nổi bật là thi đề, thi tứ và thi ý để học sinh có thể đi đúng
hướng trong việc phân tích thơ Đường. Để làm được điều đó, giáo viên cần đối
thoại, gợi tìm, tạo tình huống có vấn đề, gợi ý cho các em thảo luận nhóm bằng
nhiều cách khác nhau để tạo không khí học tập cũng như tạo ra sự nổ vỡ trong trí
não của các em.
Ngoài ra, không riêng gì thơ Đường mà bất kì một tác phẩm văn học nào, khi
giảng dạy, giáo viên cần đặt bài thơ đó trong hệ thống đề tài cùng với các bài thơ
khác để học sinh chủ động tìm ra nét độc đáo của bài thơ trong sự khám phá, phát
hiện về thiên nhiên và con người… Giáo viên cũng có thể yêu cầu học sinh sưu tầm,
tìm hiểu thêm những bài thơ, những câu thơ cùng chủ đề với tác phẩm. Điều này
31
không chỉ giúp học sinh có cái nhìn toàn diện hơn về tác phẩm đang học mà còn
giúp các em phát huy khả năng so sánh đối chiếu giữa văn bản này với văn bản
khác, từ đó giúp học sinh có thể cảm thụ và ghi nhớ tác phẩm sâu sắc hơn.
Cuối cùng, thơ Đường rất hàm súc, tương đối khó giảng, vì vậy, để học sinh
học tập tích cực hơn, giáo viên cần trang bị thêm cho các em những tri thức cơ bản
về thơ Đường, nói chuyện về thơ Đường trong giờ ngoại khóa hoặc chuyên đề tự
chọn. Giáo viên có thể cho các em xem những tranh ảnh tư liệu, những đoạn phim
liên quan đến các tác giả, tác phẩm,…để các em học tập hứng thú hơn, tích lũy được
nhiều kiến thức hơn.
32
Chương 2:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC THƠ ĐƯỜNG
THEO HƯỚNG TÍCH CỰC
2.1. Đọc sáng tạo văn bản:
2.1.1. Vấn đề đọc sáng tạo trong dạy học Văn:
GS. Trần Đình Sử đã khẳng định: “Khởi điểm của môn Ngữ Văn là dạy học
sinh đọc hiểu trực tiếp văn bản văn học của nhà văn… Nếu học sinh không trực tiếp
đọc các văn bản ấy, không hiểu được văn bản, thì coi như mọi yêu cầu, mục tiêu
cao đẹp của môn văn đều chỉ là nói suông, khó với tới, đừng nói gì tới tình yêu văn
học”2
. Đáng tiếc là trong nhiều năm nay, đa số học sinh ở các trường Trung học phổ
thông đã xem nhẹ việc đọc văn bản, rất ít học sinh đọc văn bản trước khi đến lớp,
thậm chí khi giáo viên cho đọc văn bản tại lớp cũng không chú ý theo dõi. Việc học
sinh xem nhẹ đọc tác phẩm đã làm hạn chế khả năng cảm thụ và sáng tạo của chính
mình, từ đó khiến cho học sinh chỉ biết tiếp thu một cách thụ động, mất dần kĩ năng
đọc hiểu văn bản, thiếu năng lực đọc một cách sáng tạo. Như vậy, mấu chốt của vấn
đề dạy học theo hướng tích cực và nâng cao hiệu quả cảm thụ văn học chính là ở
việc đọc sáng tạo, diễn cảm văn bản văn học.
Xuất phát từ mô hình dạy học lấy học sinh làm trung tâm, coi trọng và đề cao
ý thức chủ thể của học sinh, GS. Trần Đình Sử đã khẳng định “Trong giờ học, học
sinh phải tự mình đọc, tự mình phán đoán, tự mình nêu câu hỏi…”; “trở về với văn
bản chính là để kích thích cho học sinh hoạt động và chỉ thông qua hoạt động thì
học sinh mới có dịp trưởng thành”. Đây là những quan điểm sư phạm khoa học và
đúng đắn đối với việc tiếp cận môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông.
Cùng quan điểm với GS. Trần Đình Sử, cố GS. Hoàng Ngọc Hiến nhấn
mạnh yêu cầu cần đạt được của việc đọc văn bản là phải nắm bắt trúng giọng điệu
2
Con đường đổi mới căn bản phương pháp dạy-học văn (Văn nghệ số 10, ngày 7-3-2009)
33
của tác phẩm. Theo ông, “Sự phong phú, tính đa nghĩa, ý vị đậm đà của bài văn
trước hết là ở giọng. Năng khiếu văn ở phần tinh tế nhất là năng lực bắt trúng được
giọng của văn bản mình đọc và tạo ra được giọng đích đáng cho tác phẩm mình
viết. Bắt được giọng đã khó, làm cho học sinh cảm nhận được cái giọng càng khó,
công việc này đòi hỏi sáng kiến và tài tình của giáo viên…”3
Tục ngữ có câu: “Ăn không nên đọi, nói không nên lời”. Không biết đọc diễn
cảm, không tìm được ngữ điệu trong giảng bài, đó là sự bất lực của người thầy dạy
văn. Có nhiều giáo viên có kiến thức, nhưng khi giảng bài, học sinh thấy chán, buồn
ngủ bởi giáo viên đó thiếu khẩu khí, thiếu hơi văn, chưa bắt trúng được ngữ điệu,
giọng điệu của văn bản. Như vậy, người thầy dạy văn giỏi, ngoài kiến thức cần phải
có ngữ điệu, giọng điệu phù hợp, đa dạng. Có như vậy, tác phẩm mới tác động sâu
vào cảm nhận của học sinh và góp phần quan trọng để phát huy tiềm lực, kích thích
hứng thú học văn của học sinh.
Ngữ điệu và giọng điệu trong dạy học văn trước hết được thể hiện ở khả
năng đọc diễn cảm và ngữ điệu giảng bài của giáo viên. Đọc diễn cảm là ngoài việc
đọc đúng quy tắc ngữ pháp, đúng đặc trưng thể loại, ta cần phải đọc diễn cảm tác
phẩm với một giọng điệu riêng. Nắm bắt đúng giọng điệu của tác phẩm chính là
nắm bắt đúng tư tưởng và tình cảm của tác giả. Tác phẩm trữ tình cần đọc khác với
tác phẩm tự sự; đọc đoạn đối thoại khác đoạn độc thoại nội tâm; đọc văn chính luận
khác với đọc bài tùy bút…Tuỳ từng văn bản cụ thể mà giáo viên và học sinh có thể
chọn cho mình một “tông giọng” phù hợp.
Có thể xem đọc diễn cảm là nghệ thuật của trình diễn. Đọc diễn cảm góp
phần thể hiện sự xúc động của trái tim. Thơ là âm vang của cảm xúc. Việc đọc diễn
cảm bài thơ làm cho tác phẩm thơ vang lên như một bản nhạc, làm cho nó ngân nga
trong hồn người. Việc đọc diễn cảm thể hiện sự cảm thụ và thể nghiệm sâu sắc về
tác phẩm, làm cho người khác cũng có thể sản sinh những tình cảm, những ấn tượng
với tác phẩm như mình.
3
Giọng điệu trong văn chương, những ngả đường vào văn học, NXB Giáo dục, 2006
34
2.1.2. Biện pháp đọc sáng tạo các tác phẩm thơ Đường:
Lâu nay, trong dạy học Văn nói chung và dạy học thơ Đường nói riêng, phần
đọc diễn cảm bản dịch thơ ít được chú ý đúng mức bởi nhiều nguyên nhân từ phía
giáo viên, học sinh và chương trình sách giáo khoa. Dạy Văn phải hướng đến giáo
dục học sinh yêu Tiếng Việt bằng cách nêu bật sức mạnh biểu đạt của Tiếng Việt,
sự giàu đẹp của âm thanh, sự phong phú của ngữ điệu trong việc biểu đạt nội dung.
Tuy vậy, để dạy một tiết học thơ Đường thành công, trong đó có phần đọc diễn cảm
vẫn còn là nỗi trăn trở đối với mỗi giáo viên trên bục giảng. Bởi lẽ, để dạy tốt phần
luyện đọc diễn cảm, ta cần phải bảo đảm nhiều yếu tố và phối hợp nhiều hình thức
dạy học sáng tạo từ phía giáo viên đến học sinh.
Bên cạnh đọc bản phiên âm và bản dịch nghĩa, để đọc diễn cảm bản dịch thơ
Đường, trước hết, giáo viên yêu cầu học sinh phải đọc đúng, rõ ràng, chính xác, sau
đó, hướng dẫn học sinh thực hiện các yếu tố luyện đọc diễn cảm sau:
- Ngắt nghỉ giọng đúng lúc, đúng chỗ, bộc lộ được ý tứ nội dung bài thơ:
Khi đọc thơ, chỗ ngắt nhịp phải tương ứng với chỗ kết thúc một tiết đoạn.
Sự phân chia lời ở dạng nói được hình thức hoá bằng chỗ ngắt giọng. Sự phân chia
lời ở dạng viết được hình thức hoá bằng dấu câu. Chỗ ngắt giọng cũng là một căn
cứ để người nghe xác định được ý nghĩa từ vựng, ngữ pháp, nội dung bài thơ. Vì
thế, khi dạy thơ Đường, giáo viên cần luyện ngắt giọng cho học sinh tùy thuộc vào
thể loại thơ ngũ ngôn Đường luật, thơ thất ngôn tứ tuyệt, thất ngôn bát cú Đường
luật…và cảm xúc của chủ thể trữ tình trong câu thơ cụ thể.
- Nhịp điệu đọc thay đổi lúc chậm rãi, lúc dồn dập khẩn trương phù hợp
với từng câu thơ:
Bên cạnh việc hướng dẫn học sinh ngắt giọng thể hiện đúng quan hệ ngữ
nghĩa- ngữ pháp, giáo viên cần hướng dẫn học sinh tốc độ đọc nhanh hay chậm,
ngắt giọng một quãng ngắn hay ngừng lâu hơn bình thường, hay dừng không do
lôgic ngữ nghĩa mà do dụng ý của người đọc nhằm gây ấn tượng về cảm xúc, tập
trung sự chú ý của người nghe vào từ ngữ sau chỗ ngừng hay vào nhãn tự của bài
thơ.
35
- Cường độ đọc nhấn mạnh hay lướt nhẹ, âm lượng phát ra to hay nhỏ:
Thơ là tiếng nói của tình cảm, phản ánh hiện thực cuộc sống bằng ngôn từ
một cách cô đọng, súc tích, giàu hình ảnh và giàu nhạc điệu. Vì thế, khi đọc phiên
âm thơ Đường, cốt lõi phải làm sao tạo được tiếng vang, chú ý những chỗ cần nhấn
mạnh hay lướt nhẹ, không nên đọc to quá hay nhỏ quá làm cho người nghe khó theo
dõi, không hiểu đúng nội dung của bài thơ và ẩn ý của tác giả gửi gắm, bọc kín sau
lớp vỏ ngôn từ.
- Thay đổi sắc thái giọng đọc cho phù hợp với tâm trạng của chủ thể trữ
tình:
Thông qua giọng đọc, người đọc có thể biểu hiện được những sắc thái tình
cảm đa dạng của con người. Con người trong thơ Đường thường mang một “nỗi
buồn thiên cổ” giữa không gian vũ trụ rộng lớn khôn cùng. Qua nỗi buồn thiên cổ
ấy, người đọc tìm thấy một thế giới với những nỗi niềm tâm sự riêng tư, những
quan niệm của cá nhân về hoàn cảnh, số phận cuộc đời… Đó là lời muốn nói trong
sâu thẳm cõi lòng của biết bao nhiêu người trong cõi nhân thế về sự biệt ly, về nỗi
nhớ quê hương sâu sắc,… Để học sinh có giọng đọc phù hợp, chính xác, giáo viên
cần hướng dẫn các em chú ý đến tâm trạng của chủ thể trữ tình, chú ý những nhãn
tự, các yếu tố nghệ thuật được tác giả sử dụng như: so sánh, nhân hoá, tương phản
đối lập…
- Nét mặt, điệu bộ khi đọc:
Khi đọc thơ nói chung và đọc thơ Đường nói riêng, nếu thể hiện nét mặt,
điêu bộ một cách tự nhiên, phù hợp với nội dung bài thơ thì sẽ góp phần tạo nên sự
truyền cảm đối với người nghe.
Chẳng hạn như bài thơ “Hồi hương ngẫu thư” của Hạ Tri Chương, giáo viên
hướng dẫn học sinh đọc như sau:
Phần phiên âm:
Chú ý nhịp 4/3, riêng câu 4 nhịp 2/5
Thiếu tiểu li gia/ lão đại hồi,
Hương âm vô cải/ mấn mao tồi.
36
Nhi đồng tương kiến/ bất tương thức,
Tiếu vấn/ Khách tòng hà xứ lai?
Phần dịch thơ: chú ý sự khác nhau về nhịp ngắt ở các câu trong 2 bản dịch:
Bản dịch của Phạm Sĩ Vĩ:
Câu 1: nhịp 3/3
Câu 2: nhịp 4/4
Câu 3: nhịp 3/1/2
Câu 4: nhịp 2/4/2
Khi đi trẻ/ lúc về già,
Giọng quê vẫn thế/ tóc đà khác bao.
Trẻ con nhìn/ lạ/ không chào
Hỏi rằng/: “Khách ở chốn nào/ lại chơi?”
Bản dịch của Trần Trọng San:
Câu 1: nhịp 2/4
Câu 2: nhịp 4/4
Câu 3: nhịp 2/4
Câu 4: nhịp 2/1/5
Trẻ đi/ già trở lại nhà
Giọng quê không đổi/ sương pha mái đầu
Gặp nhau/ mà chẳng biết nhau
Trẻ cười/ hỏi:/ “Khách từ đâu đến làng?”
Một vài lưu ý khi đọc:
Cũng như các bài thơ tứ tuyệt khác, lời thơ rất hàm súc, giàu ý nghĩa biểu
hiện, biểu cảm. Để thể hiện được tâm trạng của tác giả, ta cần đọc chậm rãi, chú ý
phép đối trong hai câu thơ đầu. Câu cuối cần lên giọng, thể hiện sự ngạc nhiên của
lũ trẻ, đồng thời cũng là sự hẫng hụt trong tình cảm của nhà thơ.
37
2.2. Khảo sát, sưu tầm, so sánh các bản dịch:
2.2.1. Nghệ thuật dịch thơ Đường:
Cũng như các tác phẩm văn học nước ngoài khác, khi dịch thơ Đường, phần
lớn các nhà nghiên cứu đều lấy ba tiêu chuẩn TÍN, ĐẠT, NHÃ làm căn cứ để đánh
giá một bản dịch. “Tín” tức là phải trung thành với nguyên tác, “đạt” là câu văn
phải thông suốt, lưu loát, “nhã” là lời văn phải chau chuốt sao cho hay, đẹp, thanh
thoát. Trong dịch thơ, người dịch cần phải đặt ba tiêu chí đó trong mối liên hệ chặt
chẽ và giữ cân bằng ba tiêu chí ấy, không nên đề cao hay xem nhẹ một tiêu chí nào.
Tuy nhiên, nếu theo đúng khuôn mẫu, phép tắc của ba tiêu chuẩn TÍN, ĐẠT,
NHÃ thì việc dịch thơ sẽ khó khăn vô cùng. Vì thế, khi dịch thơ, đôi khi ta cũng cần
có sự phóng khoáng, cởi mở và không gò bó hoàn toàn theo đúng khuôn phép, miễn
sao tránh việc làm lệch lạc “ý” của bài thơ gốc. Điều đó có nghĩa ta cần phải lựa
chọn từ ngữ để đem được cái “ý tưởng”, “tâm hồn” và “thần sắc” vào bài thơ dịch,
để độc giả khi đọc bài thơ đó có thể cảm nhận được đúng cảm xúc, tư tưởng mà tác
giả muốn truyền đạt.
Thơ Đường là một thể thơ có đặc trưng mỹ học riêng, đặc trưng mỹ học đó
thể hiện trước hết ở tính hàm súc, tinh luyện “Ý tại ngôn ngoại”, “Ngôn tận nhi ý
bất tận”, “Ý đáo nhi bút bất đáo”, sau đó là ở kết cấu thơ hết sức chặt chẽ, quy định
niêm, luật nghiêm ngặt (đối với thơ Đường luật),… Trong việc dịch thơ Đường luật,
sự ràng buộc về mặt hình thức như vần, thanh điệu, số câu, số chữ trong mỗi câu,…
có tác động rất lớn đến nội dung, tư tưởng của nguyên tác. GS. Nguyễn Khắc Phi đã
từng nói: “Dịch thơ rất khó, dịch thơ Đường lại càng khó hơn, thơ càng hay dịch
càng khó”. Các bản dịch thơ Đường được chọn giảng dạy trong Sách giáo khoa đều
là những bản dịch tiêu biểu của những dịch giả lớn. Những bản dịch đó về cơ bản
đã diễn tả được những nội dung, tình cảm của tác giả, có nhiều cái hay và sáng tạo
riêng nhưng đôi lúc cũng có nhiều chỗ dịch chưa thật sát với nguyên tác, chưa thể
hiện được “thần sắc” của bài thơ do sự ràng buộc về mặt hình thức như vần, thanh
điệu, số câu, số chữ trong mỗi câu,…của thể thơ được chọn để chuyển dịch. Do đó,
38
khi dạy các bài thơ Đường, giáo viên cần chú ý hướng dẫn học sinh so sánh, phân
tích để tìm ra cái hay và chỗ dịch chưa sát của bản dịch, từ đó giúp học sinh có thể
hiểu đúng và cảm nhận bài thơ một cách sâu sắc hơn. Bên cạnh đó, biện pháp này
cũng góp phần phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh thông qua hoạt
động tìm tòi, khảo sát và sưu tầm một số bản dịch của các dịch giả khác nhau để đối
chiếu, so sánh.
2.2.2. Khảo sát, sưu tầm, so sánh các bản dịch:
2.2.2.1. Đối chiếu bản phiên âm với bản dịch nghĩa:
Đối với học sinh Trung học cơ sở, các em mới bước đầu học từ Hán Việt và
tiếp xúc với các bài thơ Đường. Vì thế, giáo viên cần hướng dẫn các em đối chiếu
từng từ ngữ trong bản phiên âm với bản dịch nghĩa. Sau đó, giáo viên hướng dẫn
các em tìm hiểu bản dịch thơ trong sự so sánh, đối chiếu với bản phiên âm, đặc biệt
chú ý vào những từ ngữ then chốt, giúp các em hiểu bài thơ một cách chính xác
nhất.
Khi đối chiếu bản phiên âm với bản dịch nghĩa, để các em hoạt động tích cực
và nhanh chóng hơn, không mất nhiều thời gian của tiết học, giáo viên có thể dùng
hình thức phiếu học tập cá nhân, yêu cầu các em điền vào những chỗ trống.
Sau đây là một ví dụ:
Bảng 2.2: Đối chiếu bản phiên âm và dịch nghĩa (Học sinh Trung học cơ sở)
Phiên âm Dịch nghĩa
TIÊU ĐỀ
Phong Kiều tên địa danh
dạ đêm
bạc đỗ thuyền
CÂU 1
nguyệt trăng
lạc rơi, rụng
ô con quạ
đề kêu
39
sương sương
mãn đầy
thiên trời
CÂU 2
giang sông
phong cây phong
ngư hỏa đèn chài
đối quay về phía
sầu buồn
miên nằm ngủ
CÂU 3
Cô Tô tên địa danh
thành ngoại ngoài thành
Hàn Sơn tự chùa Hàn Sơn
CÂU 4
dạ bán nửa đêm
chung cái chuông
thanh tiếng, âm thanh
đáo đến nơi
khách thuyền thuyền khách
Đối với học sinh Trung học phổ thông, các em đã được học từ Hán Việt và
một số bài thơ Đường ở Trung học cơ sở, đặc biệt, khả năng tư duy đã phát triển
hơn. Vì thế, trong phần đối chiếu bản phiên âm với bản dịch nghĩa, giáo viên chỉ
chọn lọc một số từ ngữ then chốt trong bài thơ.
Bảng 2.3: Đối chiếu bản phiên âm và dịch nghĩa
(Học sinh Trung học phổ thông)
KHUÊ OÁN
Vương Xương Linh
Phiên âm Dịch nghĩa
khuê phòng khuê
oán oán trách
40
thiếu phụ người phụ nữ trẻ, có chồng ra trận
bất tri sầu không biết buồn
hốt kiến bỗng nhiên, bất chợt nhìn thấy
hối hối hận, nuối tiếc
giao trao cho, giao cho
2.2.2.2. Sưu tầm, đối chiếu bản dịch thơ với bản phiên âm và dịch nghĩa:
Đối với học sinh Trung học cơ sở, khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản,
giáo viên hướng dẫn các em đối chiếu bản dịch thơ (được tuyển chọn trong sách
giáo khoa) với bản phiên âm, dịch nghĩa. Tuy nhiên, ở một vài trường hợp đặc biệt,
những từ ngữ then chốt trong bài thơ mà bản dịch được chọn trong sách giáo khoa
dịch chưa sát với nguyên tác, giáo viên có thể giúp học sinh tham khảo thêm ở một
bản dịch khác.
Đối với học sinh Trung học phổ thông, bên cạnh bản dịch thơ được tuyển
chọn trong sách giáo khoa, giáo viên hướng dẫn các em sưu tầm thêm một vài bản
dịch thơ của các dịch giả khác. Tùy theo điều kiện cụ thể về thời gian, về trình độ
học sinh của từng lớp, giáo viên có thể linh hoạt hướng dẫn các em đối chiếu các
bản dịch thơ đó dưới nhiều mức độ và cách thức khác nhau: Học sinh đối chiếu toàn
bộ bài thơ hoặc chỉ đối chiếu những câu, những từ ngữ then chốt; học sinh có thể
hoạt động độc lập hoặc làm theo tổ, theo nhóm; học sinh có thể thực hiện trong giờ
học hoặc làm bài tập ở nhà, hoặc giáo viên tổ chức riêng một buổi học ngoại khóa,
lớp học bồi dưỡng chuyên về thơ Đường cho học sinh…
Với biện pháp này, chúng tôi sẽ trình bày cụ thể trong chương thiết kế thể
nghiệm, còn ở đây, chúng tôi tập trung đi sâu khảo sát, sưu tầm, đối chiếu bản dịch
thơ của từng bài với bản phiên âm và dịch nghĩa.
A- Chương trình Ngữ Văn Trung học cơ sở:
1) Bài “Vọng Lư sơn bộc bố”
Lý Bạch
41
Bản chữ Hán: Bản phiên âm:
望廬山瀑布 VỌNG LƯ SƠN BỘC BỐ
李白 Lý Bạch
日照香爐生紫煙, Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên
遙看瀑布掛前川。 Dao khan bộc bố quải tiền xuyên.
飛流直下三千尺, Phi lưu trực há tam thiên xích
疑是銀河落九天。 Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên.
Bản dịch nghĩa:
XA NGẮM THÁC NÚI LƯ
Mặt trời chiếu núi Hương Lô, sinh làn khói tía,
Xa nhìn dòng thác treo trên dòng sông phía trước.
Thác chảy như bay đổ thẳng xuống từ ba nghìn thước
Ngỡ là sông Ngân rơi tự chín tầng mây.
Bản dịch thơ:
Nắng rọi Hương Lô khói tía bay,
Xa trông dòng thác trước sông này.
Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước,
Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây.
(Bản dịch của Tương Như)
Câu 1: 日 照 香 爐 生 紫 煙
Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên
Dịch nghĩa: Mặt trời chiếu núi Hương Lô, sinh làn khói tía
Tương Như dịch: Nắng rọi Hương Lô khói tía bay
Câu thơ đầu thể hiện sự đồng hiện trong một tổ chức ngôn ngữ chật hẹp cái
vĩnh hằng của mặt trời (nhật), cái ổn định bất biến của núi (Hương Lô), cái lung
linh, khả động, khả biến của sương khói (yên), kết hợp với ánh sáng (chiếu) với
màu sắc (tử) với sự chuyển hóa (sinh) làm cho câu thơ đẹp một cách huy hoàng.
42
Thác là sản phẩm của tạo hóa, nó xuất phát từ núi non, nhờ núi non mà có. Nguyên
lai của thác là: từ tự nhiên, sơn sinh ra thủy. Câu thơ nguyên tác của Lý Bạch đã
khái quát một cách trực quan ý tưởng đó:
“Nhật chiếu (tự nhiên) Hương Lô (sơn) sinh tử yên (thủy)
Bản dịch thơ không dịch chữ “sinh” nên chưa thể hiện rõ thác là sản phẩm
của tạo hóa và cảnh vật không vô tri vô giác mà đang chuyển động, rất có hồn như
trong bản nguyên tác.
Câu 2: 遙 看 瀑 布 掛 前 川
Dao khan bộc bố quải tiền xuyên
Dịch nghĩa: Xa nhìn dòng thác treo trên dòng sông phía trước
Tương Như dịch: Xa trông dòng thác trước sông này
Từ “dao khan”, bản dịch nghĩa chỉ giải thích đúng và đủ. Đó là sự tối thiểu
cần thiết: dao: xa, khan (khán): nhìn, xem. Tuy nhiên, nếu kết hợp với chữ “vọng” ở
tên bài thơ, đặc biệt xét kỹ tứ thơ, ta có thể dịch “dao” là xa ngái, xa vời vợi, thậm
chí là vòi vọi (xa theo hướng trông lên). Vậy hai chữ “dao khan” có thể dịch là vời
trông, vời vợi trông hay đảo ngữ sẽ là trông vời, trông vời vợi, trông vòi vọi,…
Trong thơ cổ, ta cũng có những câu như: “Trông vời mặt đất chân mây, Trông vời
cố quốc tha hương, Vời trông còn tưởng cánh hồng chân mây…”. Tương Như dịch
“dao khan” thành “xa trông” đã chuyển tải được thông tin, tư thế và khoảng cách
người ngắm nhưng chưa truyền đạt được sự tương thông giữa cái tồn tại khách quan
với tâm tình ngưỡng vọng của thi nhân.
Câu thơ này còn có một cách hiểu khác. “Quải” là “treo”, “tiền xuyên” là
“dòng sông phía trước”. Có người cho rằng “dòng sông phía trước” không phải chỉ
vị trí nơi thác đổ xuống mà là hình ảnh dùng để so sánh với dòng thác nhìn từ xa.
Nếu vậy, cả câu có nghĩa là: “Đứng xa trông dòng thác giống như một dòng sông
treo trước mặt”. Khi đọc thơ, mỗi người có một cách hiểu và cách cảm nhận khác
nhau. Tuy nhiên, dù hiểu theo nghĩa nào thì bản dịch thơ cũng đã đánh rơi mất chữ
“treo”- chữ quan trọng nhất của câu thơ.
43
Câu 3: 飛 流 直 下 三 千 尺
Phi lưu trực há tam thiên xích
Dịch nghĩa: Thác chảy như bay đổ thẳng xuống từ ba nghìn thước
Tương Như dịch: Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước
Câu thơ thứ ba đưa bài thơ trở lại động thái với một cường đột tăng đột khởi:
“phi lưu” (tuôn xuống như bay, chảy như bay). Ở câu thơ này, ta phải kết hợp cả hai
động từ “phi lưu” lại để diễn tả một tốc độ, năng lượng kì diệu của dòng thác.
Hướng đổ của thác là “thẳng xuống” (trực há). Thác nước chảy thẳng từ một độ cao
vòi vọi, chóng mặt: tam thiên xích. Với câu thơ này, Tương Như dịch hay và sát với
nguyên tác.
Câu 4: 疑 是 銀 河 落 九 天
Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên
Dịch nghĩa: Ngỡ là sông Ngân rơi tự chín tầng mây
Tương Như dịch: Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây
Với câu thơ này, bản dịch thơ đã thể hiện được nội dung của bản nguyên tác.
Tác giả tưởng tượng dòng thác như sông Ngân Hà rơi xuống từ chín tầng mây. Từ
“nghi thị” (ngỡ là) thể hiện cảm giác ngỡ ngàng, không tin ở mắt mình. Trong trí
tưởng tượng của tác giả, thác nước dường như không còn là dòng thác có thực mà là
dòng thác của thần thoại, của tiên giới mang một vẻ đẹp huyền diệu, kỳ ảo.
2) Bài “Tĩnh dạ tứ”
Lý Bạch
Bản chữ Hán: Bản phiên âm:
靜夜思 TĨNH DẠ TỨ
李白 Lý Bạch
床前明月光, Sàng tiền minh nguyệt quang,
疑是地上霜。 Nghi thị địa thượng sương.
舉頭望明月, Cử đầu vọng minh nguyệt,
44
低頭思故鄉。 Đê đầu tư cố hương.
Bản dịch nghĩa:
CẢM NGHĨ TRONG ĐÊM THANH TĨNH
Ánh trăng sáng đầu giường,
Ngỡ là sương trên mặt đất.
Ngẩng đầu ngắm vầng trăng sáng,
Cúi đầu nhớ quê cũ.
Bản dịch thơ:
Đầu giường ánh trăng rọi,
Ngỡ mặt đất phủ sương.
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương.
(Bản dịch của Tương Như)
Về tựa đề của bài thơ, bài thơ có tựa đề là 靜夜思 Chữ 思có hai âm: “tư”
và “tứ”. Từ trước đến nay, hầu hết các sách đều viết tựa đề bài thơ là “Tĩnh dạ tứ”.
Tuy nhiên, theo Hán Việt từ điển, chữ “tứ” chỉ có thể nêu được ý tứ, thi tứ; chữ “tư”
mới nêu được cảm xúc, sự nghĩ ngợi, các vấn đề thuộc về tâm như tưởng tượng, ghi
nhớ, suy xét... Căn cứ vào mạch cảm xúc của toàn bài thơ, đặc biệt là câu thơ cuối:
“Đê đầu tư cố hương”, ta nên đặt tựa đề cho bài thơ là “Tĩnh dạ tư” sẽ hợp lý và hay
hơn.
Câu 1: 床 前 明 月 光
Sàng tiền minh nguyệt quang
Dịch nghĩa: Ánh trăng sáng đầu giường
Tương Như dịch: Đầu giường ánh trăng rọi
Ở câu thơ này, bản dịch của Tương Như chưa dịch chữ “minh”, chưa thể
hiện được vẻ đẹp của ánh trăng sáng vằng vặc và làm nhạt sự liên tưởng của bài
thơ: Ánh trăng sáng nhà thơ mới nhầm là sương. Tuy nhiên, với chữ “quang”,
Tương Như dịch thành từ “rọi”. Khác với “sáng”, “chiếu”- trạng thái tự nhiên của
45
trăng, từ “rọi” còn có thêm ý nghĩa: Ánh trăng đi tìm thi nhân như đi tìm bạn tri
âm, tri kỷ. Do đó, bản dịch thơ của Tương Như rất hay và sáng tạo với từ “rọi”.
Câu 2: 疑 是 地 上 霜
Nghi thị địa thượng sương
Dịch nghĩa: Ngỡ là sương trên mặt đất
Tương Như dịch: Ngỡ mặt đất phủ sương
Với câu thơ này, bản dịch thơ đã dịch sát với nguyên tác, thể hiện được mối
liên hệ nguyên nhân- kết quả giữa ánh trăng và sương mặt đất: chính ánh trăng sáng
vằng vặc đầu giường đã khiến tác giả lầm tưởng chính là sương phủ trên mặt đất.
Câu 3: 舉 頭 望 明 月
Cử đầu vọng minh nguyệt
Dịch nghĩa: Ngẩng đầu ngắm vầng trăng sáng
Tương Như dịch: Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Đối với câu thơ này, ta nên lưu ý từ “vọng”. “Vọng” là hướng về một phía
bằng cả đôi mắt và tâm hồn. Tương Như dịch “vọng” thành “nhìn”. “Nhìn” hay
“trông” chỉ là một động tác sinh lý của mắt. Do đó, thiết nghĩ ta nên dịch “vọng”
thành “ngắm”- động tác “nhìn” với tâm hồn và sự thưởng thức hòa nhập cái nhìn từ
bên trong sẽ tăng thêm sức biểu cảm cho câu thơ.
Câu 4: 低 頭 思 故 鄉
Đê đầu tư cố hương
Dịch nghĩa: Cúi đầu nhớ quê cũ
Tương Như dịch: Cúi đầu nhớ cố hương
Câu thơ này, Tương Như đã dịch sát với nguyên tác.
3) Bài “Hồi hương ngẫu thư”
Hạ Tri Chương
Bản chữ Hán: Bản phiên âm:
回鄉偶書 HỒI HƯƠNG NGẪU THƯ
賀知章 Hạ Tri Chương
46
少小離家老大迴, Thiếu tiểu ly gia lão đại hồi,
鄉音無改鬢毛摧。 Hương âm vô cải mấn mao tồi.
兒童相見不相識, Nhi đồng tương kiến bất tương thức
笑問客從何處來。 Tiếu vấn: “Khách tòng hà xứ lai?”
Bản dịch nghĩa:
NGẪU NHIÊN VIẾT NHÂN BUỔI MỚI VỀ QUÊ
Rời nhà từ lúc còn trẻ, già mới quay về
Giọng quê không đổi nhưng tóc mai đã rụng
Trẻ con gặp mặt, không quen biết,
Cười hỏi: “Khách ở nơi nào đến?”
Bản dịch thơ:
Khi đi trẻ, lúc về già,
Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao.
Trẻ con nhìn lạ không chào,
Hỏi rằng: “Khách ở chốn nào lại chơi?”
(Bản dịch của Phạm Sĩ Vĩ)
Trẻ đi, già trở lại nhà
Giọng quê không đổi, sương pha mái đầu
Gặp nhau mà chẳng biết nhau
Trẻ cười hỏi: “Khách từ đâu đến làng?”
(Bản dịch của Trần Trọng San)
Câu 1: 少 小 離 家 老 大 迴
Thiếu tiểu ly gia lão đại hồi
Dịch nghĩa: Rời nhà từ lúc còn trẻ, già mới quay về
Phạm Sĩ Vĩ dịch: Khi đi trẻ, lúc về già
Trần Trọng San dịch: Trẻ đi, già trở lại nhà
47
Đối với câu thơ thứ nhất: “Thiếu tiểu ly gia, lão đại hồi”, về nội dung, hai
bản dịch thơ trên đã dịch sát với nguyên tác và cơ bản không có gì khác nhau.
Câu 2: 鄉 音 無 改 鬢 毛 摧
Hương âm vô cải mấn mao tồi
Dịch nghĩa: Giọng quê không đổi nhưng tóc mai đã rụng
Phạm Sĩ Vĩ dịch: Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao
Trần Trọng San dịch: Giọng quê không đổi, sương pha mái đầu
Đối với cụm từ “hương âm vô cải”, các bản dịch cũng dịch khá thành công,
sát với nguyên tác nhưng đến cụm từ “mấn mao tồi” thì có một điều ta cần lưu ý:
Phạm Sĩ Vĩ dịch “mấn mao tồi” thành “tóc đà khác bao”, Trần Trọng San dịch
“sương pha mái đầu”. Bản dịch của Phạm Sĩ Vĩ chỉ mới thể hiện được sự thay đổi
của mái tóc, bản dịch của Trần Trọng San chỉ thể hiện được tóc đã bạc chứ chưa thể
hiện được nét nghĩa “tóc mai đã rụng” của chữ “tồi” trong bản nguyên tác. Ở câu
thơ này, ta có thể tham khảo thêm bản dịch của Trần Trọng Kim:
“Bé đi, già mới về nhà,
Tiếng quê vẫn thế, tóc đà rụng thưa”
So với các hai bản dịch trên, bản dịch của Trần Trọng Kim dịch “mấn mao
tồi” thành “tóc đà rụng thưa” sát với nguyên tác hơn. Cách dịch như vậy thể hiện rõ
nhất sự đối lập: Ông từ giã quê hương ra đi để tìm công danh sự nghiệp vào những
năm còn trai trẻ, và trải qua bao thăng trầm dâu bể của cuộc đời, bây giờ tóc đã rụng
thưa nhưng giọng nói quê cũ của ông chẳng bao giờ đổi thay, chứng tỏ ông vẫn luôn
gắn bó tha thiết với quê hương cho dù phải sống tha phương xa cách ngàn trùng.
Câu 3 và 4: 兒 童 相 見 不 相 識,
Nhi đồng tương kiến bất tương thức
笑 問 客 從 何 處 來。
Tiếu vấn: “Khách tòng hà xứ lai?”
Dịch nghĩa: Trẻ con gặp mặt, không quen biết,
Cười hỏi: “Khách ở nơi nào đến?”
48
Phạm Sĩ Vĩ dịch: Trẻ con nhìn lạ không chào/ Hỏi rằng: “Khách ở chốn nào
lại chơi?”
Trần Trọng San dịch: Gặp nhau mà chẳng biết nhau/ Trẻ cười hỏi: “Khách từ
đâu đến làng?”
Với hai câu thơ này, bản dịch của Phạm Sĩ Vĩ, Trần Trọng San dịch khá
thành công. Tuy câu chữ của bản dịch có khác nhau nhưng đều thể hiện được sự
ngạc nhiên, sự hồn nhiên và phản ứng tất yếu của bọn trẻ khi trông thấy một vị
khách lạ đến thăm làng. Và chính sự ngạc nhiên của “nhi đồng” với hành động “tiếu
vấn” ấy đã khiến tác giả cảm thấy ngậm ngùi bởi sự việc thật trớ trêu: Trở về nơi
chôn nhau cắt rốn mà lại bị xem như một người khách lạ.
4) Bài “Phong Kiều dạ bạc”
Trương Kế
Bản chữ Hán: Bản phiên âm:
楓橋夜泊 PHONG KIỀU DẠ BẠC
張繼 Trương Kế
月落烏啼霜滿天,Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên,
江楓漁火對愁眠。Giang phong ngư hoả đối sầu miên.
姑蘇城外寒山寺,Cô Tô thành ngoại Hàn San tự,
夜半鐘聲到客船。Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.
Bản dịch nghĩa:
ĐÊM ĐỖ THUYỀN Ở PHONG KIỀU
Trăng xế, quạ kêu, sương đầy trời,
(Khách) nằm ngủ trước cảnh buồn của đèn chài và lùm cây phong bên sông.
Chùa Hàn Sơn ở ngoài thành Cô Tô,
Nửa đêm tiếng chuông văng vẳng vọng đến thuyền khách.
Bản dịch thơ:
Trăng tà chiếc quạ kêu sương,
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ

More Related Content

What's hot

Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424nataliej4
 
Tiểu Luận Sử Thi Mahabharata Của Ấn Độ
Tiểu Luận Sử Thi Mahabharata Của Ấn Độ Tiểu Luận Sử Thi Mahabharata Của Ấn Độ
Tiểu Luận Sử Thi Mahabharata Của Ấn Độ nataliej4
 
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu các văn bản tự sự văn học nước ngoài lớp 12 ở tr...
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu các văn bản tự sự văn học nước ngoài lớp 12 ở tr...Luận văn: Dạy học đọc - hiểu các văn bản tự sự văn học nước ngoài lớp 12 ở tr...
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu các văn bản tự sự văn học nước ngoài lớp 12 ở tr...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...
Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...
Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...nataliej4
 
Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn trong truyện cười dân gian Việt Nam
Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn trong truyện cười dân gian Việt NamNghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn trong truyện cười dân gian Việt Nam
Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn trong truyện cười dân gian Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Thi Hào Nguyễn Khuyến Đời Và Thơ.pdf
Thi Hào Nguyễn Khuyến Đời Và Thơ.pdfThi Hào Nguyễn Khuyến Đời Và Thơ.pdf
Thi Hào Nguyễn Khuyến Đời Và Thơ.pdfNuioKila
 
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260nataliej4
 
Phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường từ góc độ ngôn ngữ
Phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường từ góc độ ngôn ngữPhân tích tác phẩm văn học trong nhà trường từ góc độ ngôn ngữ
Phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường từ góc độ ngôn ngữnataliej4
 
Tập Bài Giảng Lý Luận Dạy Học Ngữ Văn
Tập Bài Giảng Lý Luận Dạy Học Ngữ Văn Tập Bài Giảng Lý Luận Dạy Học Ngữ Văn
Tập Bài Giảng Lý Luận Dạy Học Ngữ Văn nataliej4
 

What's hot (20)

Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAYĐặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
 
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đLuận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
 
321+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Văn Học – Điểm Cao Nhất Hiện Nay!
321+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Văn Học – Điểm Cao Nhất Hiện Nay!321+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Văn Học – Điểm Cao Nhất Hiện Nay!
321+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Văn Học – Điểm Cao Nhất Hiện Nay!
 
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
 
Tiểu Luận Sử Thi Mahabharata Của Ấn Độ
Tiểu Luận Sử Thi Mahabharata Của Ấn Độ Tiểu Luận Sử Thi Mahabharata Của Ấn Độ
Tiểu Luận Sử Thi Mahabharata Của Ấn Độ
 
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoáLuận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá
 
Luận văn: Tiểu thuyết di dân Việt Nam của các nhà văn nữ, HAY
Luận văn: Tiểu thuyết di dân Việt Nam của các nhà văn nữ, HAYLuận văn: Tiểu thuyết di dân Việt Nam của các nhà văn nữ, HAY
Luận văn: Tiểu thuyết di dân Việt Nam của các nhà văn nữ, HAY
 
Luận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAYLuận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
 
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đLuận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
 
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu các văn bản tự sự văn học nước ngoài lớp 12 ở tr...
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu các văn bản tự sự văn học nước ngoài lớp 12 ở tr...Luận văn: Dạy học đọc - hiểu các văn bản tự sự văn học nước ngoài lớp 12 ở tr...
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu các văn bản tự sự văn học nước ngoài lớp 12 ở tr...
 
Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...
Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...
Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...
 
Luận văn: Ảnh hưởng nhân sinh quan của Lão - Trang, HAY, 9đ
Luận văn: Ảnh hưởng nhân sinh quan của Lão - Trang, HAY, 9đLuận văn: Ảnh hưởng nhân sinh quan của Lão - Trang, HAY, 9đ
Luận văn: Ảnh hưởng nhân sinh quan của Lão - Trang, HAY, 9đ
 
Luận án: Nghiên cứu một số truyện thơ của dân tộc Thái ở Việt Nam
Luận án: Nghiên cứu một số truyện thơ của dân tộc Thái ở Việt NamLuận án: Nghiên cứu một số truyện thơ của dân tộc Thái ở Việt Nam
Luận án: Nghiên cứu một số truyện thơ của dân tộc Thái ở Việt Nam
 
Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn trong truyện cười dân gian Việt Nam
Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn trong truyện cười dân gian Việt NamNghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn trong truyện cười dân gian Việt Nam
Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn trong truyện cười dân gian Việt Nam
 
Thi Hào Nguyễn Khuyến Đời Và Thơ.pdf
Thi Hào Nguyễn Khuyến Đời Và Thơ.pdfThi Hào Nguyễn Khuyến Đời Và Thơ.pdf
Thi Hào Nguyễn Khuyến Đời Và Thơ.pdf
 
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
 
Luận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết
Luận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyếtLuận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết
Luận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết
 
Đề tài viết về thiếu niên qua ba tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh
Đề tài viết về thiếu niên qua ba tác phẩm của Nguyễn Nhật ÁnhĐề tài viết về thiếu niên qua ba tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh
Đề tài viết về thiếu niên qua ba tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh
 
Phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường từ góc độ ngôn ngữ
Phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường từ góc độ ngôn ngữPhân tích tác phẩm văn học trong nhà trường từ góc độ ngôn ngữ
Phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường từ góc độ ngôn ngữ
 
Tập Bài Giảng Lý Luận Dạy Học Ngữ Văn
Tập Bài Giảng Lý Luận Dạy Học Ngữ Văn Tập Bài Giảng Lý Luận Dạy Học Ngữ Văn
Tập Bài Giảng Lý Luận Dạy Học Ngữ Văn
 

Similar to Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ

Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...
Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...
Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...nataliej4
 
Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài ở chương trình Ng...
Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài ở chương trình Ng...Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài ở chương trình Ng...
Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài ở chương trình Ng...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Khóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn Khuyến
Khóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn KhuyếnKhóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn Khuyến
Khóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn KhuyếnDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
DẠY TRUYỆN KIỀU TỪ GÓC ĐỘ KHAI THÁC ẨN DỤ- HOÁN DỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM N...
DẠY TRUYỆN KIỀU TỪ GÓC ĐỘ KHAI THÁC ẨN DỤ- HOÁN DỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM N...DẠY TRUYỆN KIỀU TỪ GÓC ĐỘ KHAI THÁC ẨN DỤ- HOÁN DỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM N...
DẠY TRUYỆN KIỀU TỪ GÓC ĐỘ KHAI THÁC ẨN DỤ- HOÁN DỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM N...NuioKila
 
Dạy học các trích đoạn truyện kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại cho học s...
Dạy học các trích đoạn truyện kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại cho học s...Dạy học các trích đoạn truyện kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại cho học s...
Dạy học các trích đoạn truyện kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại cho học s...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Dạy học các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại...
Luận văn: Dạy học các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại...Luận văn: Dạy học các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại...
Luận văn: Dạy học các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Th s31 067_một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh...
Th s31 067_một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh...Th s31 067_một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh...
Th s31 067_một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
TỔ CHỨC DẠY BÀI ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN CHO HỌC SINH LỚP ...
TỔ CHỨC DẠY BÀI ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN CHO HỌC SINH LỚP ...TỔ CHỨC DẠY BÀI ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN CHO HỌC SINH LỚP ...
TỔ CHỨC DẠY BÀI ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN CHO HỌC SINH LỚP ...HanaTiti
 

Similar to Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ (20)

Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...
Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...
Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...
 
Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài ở chương trình Ng...
Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài ở chương trình Ng...Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài ở chương trình Ng...
Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài ở chương trình Ng...
 
Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài, HAY
Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài, HAYLuận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài, HAY
Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài, HAY
 
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyếnKhóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
 
Luận văn thạc sĩ Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực.doc
Luận văn thạc sĩ Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực.docLuận văn thạc sĩ Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực.doc
Luận văn thạc sĩ Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực.doc
 
Khóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn Khuyến
Khóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn KhuyếnKhóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn Khuyến
Khóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn Khuyến
 
DẠY TRUYỆN KIỀU TỪ GÓC ĐỘ KHAI THÁC ẨN DỤ- HOÁN DỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM N...
DẠY TRUYỆN KIỀU TỪ GÓC ĐỘ KHAI THÁC ẨN DỤ- HOÁN DỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM N...DẠY TRUYỆN KIỀU TỪ GÓC ĐỘ KHAI THÁC ẨN DỤ- HOÁN DỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM N...
DẠY TRUYỆN KIỀU TỪ GÓC ĐỘ KHAI THÁC ẨN DỤ- HOÁN DỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM N...
 
Dạy học các trích đoạn truyện kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại cho học s...
Dạy học các trích đoạn truyện kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại cho học s...Dạy học các trích đoạn truyện kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại cho học s...
Dạy học các trích đoạn truyện kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại cho học s...
 
Luận văn: Dạy học các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại...
Luận văn: Dạy học các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại...Luận văn: Dạy học các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại...
Luận văn: Dạy học các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại...
 
Luận văn: Hệ thống rèn luyện kỹ năng cảm thụ văn học cho học sinh
Luận văn: Hệ thống rèn luyện kỹ năng cảm thụ văn học cho học sinhLuận văn: Hệ thống rèn luyện kỹ năng cảm thụ văn học cho học sinh
Luận văn: Hệ thống rèn luyện kỹ năng cảm thụ văn học cho học sinh
 
Luận văn: Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đ
Luận văn: Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đLuận văn: Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đ
Luận văn: Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đ
 
Th s31 067_một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh...
Th s31 067_một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh...Th s31 067_một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh...
Th s31 067_một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh...
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
 
Luận văn: Một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh ...
Luận văn: Một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh ...Luận văn: Một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh ...
Luận văn: Một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh ...
 
TỔ CHỨC DẠY BÀI ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN CHO HỌC SINH LỚP ...
TỔ CHỨC DẠY BÀI ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN CHO HỌC SINH LỚP ...TỔ CHỨC DẠY BÀI ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN CHO HỌC SINH LỚP ...
TỔ CHỨC DẠY BÀI ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN CHO HỌC SINH LỚP ...
 
Luận văn thạc sĩ: Truyện cổ dân gian Châu Ro, HAY, 9đ
Luận văn thạc sĩ: Truyện cổ dân gian Châu Ro, HAY, 9đLuận văn thạc sĩ: Truyện cổ dân gian Châu Ro, HAY, 9đ
Luận văn thạc sĩ: Truyện cổ dân gian Châu Ro, HAY, 9đ
 
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ Của Xuân Diệu Và Thơ R.Tag...
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ Của Xuân Diệu Và Thơ R.Tag...Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ Của Xuân Diệu Và Thơ R.Tag...
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ Của Xuân Diệu Và Thơ R.Tag...
 
Luận văn: Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của Bình Nguyên Lộc
Luận văn: Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của Bình Nguyên LộcLuận văn: Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của Bình Nguyên Lộc
Luận văn: Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của Bình Nguyên Lộc
 
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY, 9đ
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY, 9đLuận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY, 9đ
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY, 9đ
 
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAYLuận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (19)

Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 

Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Lê Thị Tuyết Trinh DẠY HỌC THƠ ĐƯỜNG Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG THEO HƯỚNG TÍCH CỰC LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC TP. HỒ CHÍ MINH- 2012
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Lê Thị Tuyết Trinh DẠY HỌC THƠ ĐƯỜNG Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG THEO HƯỚNG TÍCH CỰC Chuyên ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học Văn Mã số: 60 14 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. ĐINH PHAN CẨM VÂN Thành phố Hồ Chí Minh - 2012
  • 3. 2 LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành nhất đến TS. Đinh Phan Cẩm Vân- người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm luận văn. Cô đã hướng dẫn tôi rất tận tình với những góp ý cụ thể, sâu sắc, giúp tôi có thể hoàn thành tốt luận văn này. Tôi cũng xin gởi lời cảm ơn đến Phòng Sau đại học và quý thầy cô khoa Ngữ Văn- trường ĐHSP TP. HCM. Những tri thức quý báu mà thầy cô đã truyền đạt trong suốt bốn năm đại học và hai năm cao học đã giúp tôi có đủ kiến thức và tự tin để thực hiện đề tài khóa luận. Cuối cùng, tôi xin cám ơn gia đình và bạn bè đã động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 10 năm 2012 Học viên Lê Thị Tuyết Trinh
  • 4. 3 MỤC LỤC Lời cám ơn .................................................................................................................. 2 Mục lục........................................................................................................................ 3 Danh mục bảng ........................................................................................................... 5 MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 6 1. Lý do chọn đề tài:................................................................................................ 6 2. Mục đích nghiên cứu:.......................................................................................... 6 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: ................................................................................. 8 4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: .................................................................... 11 5. Phương pháp nghiên cứu:.................................................................................. 12 6. Đóng góp mới của luận văn: ............................................................................. 12 7. Kết cấu của luận văn: ........................................................................................ 13 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN DẠY VÀ HỌC THƠ ĐƯỜNG14 THEO HƯỚNG TÍCH CỰC 1.1. Vài nét về thơ Đường ....................................................................................... 14 1.1.1. Khái niệm, phân loại:...................................................................................... 14 1.1.2. Các quy tắc sáng tác thơ:................................................................................ 14 1.2. Tính tích cực trong dạy học nói chung và trong dạy học thơ Đường: ....... 24 1.2.1. Tính tích cực trong dạy học:........................................................................... 24 1.2.2. Tính tích cực trong dạy học thơ Đường: ........................................................ 28 Chương 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC THƠ ĐƯỜNG THEO HƯỚNG TÍCH CỰC 2.1. Đọc sáng tạo văn bản: ..................................................................................... 32 2.1.1. Vấn đề đọc sáng tạo trong dạy học Văn:........................................................ 32 2.1.2. Biện pháp đọc sáng tạo các tác phẩm thơ Đường: ......................................... 34 2.2. Khảo sát, sưu tầm, so sánh các bản dịch: ..................................................... 37 2.2.1. Nghệ thuật dịch thơ Đường: ........................................................................... 37
  • 5. 4 2.2.2. Khảo sát, sưu tầm, so sánh các bản dịch: ....................................................... 38 2.3. Xây dựng hệ thống câu hỏi gợi mở:............................................................... 71 2.3.1. Câu hỏi gợi mở trong dạy học Văn: ............................................................... 71 2.3.2. Câu hỏi gợi mở khi dạy các tác phẩm thơ Đường:......................................... 73 2.3.2.1. Gợi mở, khám phá thi đề:........................................................................... 73 2.3.2.2. Gợi mở, khám phá thi tứ: ........................................................................... 78 2.3.2.3. Gợi mở, khám phá thi ý: ............................................................................ 85 Chương 3: THỰC NGHIỆM GIẢNG DẠY THƠ ĐƯỜNG Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG 3.1. Việc dạy và học thơ Đường ở trường Phổ thông hiện nay:......................... 89 3.1.1. Về chương trình sách giáo khoa:.................................................................... 89 3.1.2. Những thuận lợi và khó khăn của việc dạy và học thơ Đường: ..................... 92 3.2. Thực nghiệm giảng dạy thơ Đường ở trường Phổ thông:........................... 95 3.2.1. Mục đích, yêu cầu, nội dung thực nghiệm: ................................................ 95 3.2.1.1. Mục đích:.................................................................................................... 95 3.2.1.2. Yêu cầu:...................................................................................................... 95 3.2.1.3. Nội dung:.................................................................................................... 96 3.2.2. Thiết kế giáo án thực nghiệm:..................................................................... 96 3.2.2.1. Chương trình ngữ văn Trung học cơ sở:.................................................... 96 3.2.2.2. Chương trình Ngữ Văn Trung học phổ thông:......................................... 116 3.2.3. Tổ chức dạy học thực nghiệm: .................................................................. 138 3.2.3.1. Địa điểm và thời gian thực nghiệm:......................................................... 138 3.2.3.2. Kết quả thực nghiệm: ............................................................................... 138 3.2.3.3. Nhận xét, đánh giá:................................................................................... 139 KẾT LUẬN............................................................................................................ 142 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 144 PHỤ LỤC............................................................................................................... 149
  • 6. 5 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: So sánh phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học mới Bảng 2.2: Đối chiếu bản phiên âm và dịch nghĩa (Học sinh Trung học cơ sở) Bảng 2.3: Đối chiếu bản phiên âm và dịch nghĩa (Học sinh Trung học phổ thông) Bảng 2.4: Đề tài thơ Đường trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở, Trung học phổ thông Bảng 3.5: Các tác phẩm, tác giả trong chương trình Ngữ Văn Trung học cơ sở Bảng 3.6: Các tác phẩm, tác giả trong chương trình Ngữ Văn Trung học phổ thông Bảng 3.7: Thời lượng giảng dạy các tác phẩm thơ Đường trong chương trình Ngữ Văn Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Bảng 3.8: So sánh thời lượng giảng dạy các tác phẩm thơ Đường với Văn học nước ngoài và Văn học Việt Nam
  • 7. 6 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Thời nhà Đường đã đi qua hơn 1000 năm, lịch sử nhân loại đã có những bước phát triển nhưng có một điều không thay đổi trong tâm thức những ai đã từng biết về đất nước Trung Quốc, đó là sự ngưỡng mộ về một thời đã sản sinh ra nền thi ca vĩ đại trường tồn cùng năm tháng trong lòng người- Thơ Đường. Thật vậy, Trung Quốc được mệnh danh là “đất nước của thơ ca”. Trong lịch sử phát triển của thơ ca cổ điển Trung Quốc, thơ Đường chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng. Kéo dài ròng rã gần ba trăm năm (618-907), từ khi Đường Cao Tổ Lý Uyên dựng triều đại cho đến khi nhà Đường mất, thi phẩm toàn bộ thơ Đường có tới hơn 48000 bài của khoảng 2300 thi sĩ với những đỉnh cao: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Thôi Hiệu, Vương Duy, Bạch Cư Dị, Mạnh Hạo Nhiên, Vương Xương Linh… Với những vần thơ ngắn gọn súc tích nhưng nội dung tư tưởng sâu sắc, thâm trầm “ý tại ngôn ngoại”, thơ Đường là một di sản quý giá của nền văn hoá- văn học nhân loại. Thưởng thức và cảm nhận thơ Đường là thưởng thức một vườn hoa đa hương sắc, một “mảnh đất quen mà lạ” (Nguyễn Khắc Phi). Là một tài sản vô giá, thơ Đường mang trong mình nhiều giá trị cả về nội dung và nghệ thuật. Chúng ta đến với thơ Đường là tìm về thế giới tâm thức của người Trung Hoa thâm trầm, ý vị. Qua thế giới nghệ thuật ấy, người đọc tìm thấy một thế giới với những nỗi niềm tâm sự riêng tư, những quan niệm của cá nhân về hoàn cảnh, số phận cuộc đời…nhưng nó lại là lời muốn nói trong sâu thẳm cõi lòng của biết bao nhiêu người trong cõi nhân thế. Chính vì thế, thơ Đường được nhiều người yêu thích, nhiều nhà thơ, dịch giả Việt Nam tham gia dịch thơ Đường và một số bản dịch tiêu biểu đã được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ Văn Trung học cơ sở và Trung học phổ thông. Tuy nhiên, thực tế dạy và học hiện nay, số lượng học sinh say mê học văn không nhiều, thậm chí còn có nhiều học sinh chán học văn, năng lực học văn yếu kém, khả năng cảm thụ, phân tích văn học còn hạn chế. Trong khi đó, do bị chi phối
  • 8. 7 bởi đặc điểm, những quy phạm nghiêm ngặt của thơ luật Đường, ta càng khó tìm hiểu được hết giá trị của thơ Đường nếu không hiểu sâu sắc về nó. Vì thế, các tiết học thơ Đường lại càng khó khăn hơn đối với các em. Việc dạy và học những bài thơ Đường trong nhà trường phổ thông gặp không ít những trở ngại do vốn từ Hán Việt của học sinh hết sức ít ỏi, năng lực cảm thụ và khả năng phân tích thơ Đường của người học (kể cả người dạy) còn nhiều hạn chế. Do vậy, đọc- hiểu thơ Đường là một việc tưởng chừng như vựơt quá sức của lứa tuổi từ 13 đến 16 tuổi. Trong thời điểm giáo dục đang đổi mới và có nhiều chuyển biến mạnh mẽ nhằm nâng cao chất lượng dạy học như hiện nay thì phương pháp dạy học là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu. Phương pháp là khâu có ý nghĩa quan trọng đối với chất lượng đào tạo. Vì vậy, đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu tất yếu trong sự nghiệp đổi mới giáo dục và đào tạo ở nước ta. Trong quá trình nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học, các nhà lý luận dạy học trên thế giới đã khẳng định vai trò to lớn và ý nghĩa quan trọng của xu hướng dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của người học đối với quá trình nhận thức và giáo dục nhân cách cho thế hệ trẻ. Do đó, xu hướng dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh đang trở thành phương châm hành động của hầu hết giáo viên và được quan tâm chú trọng hơn bao giờ hết. Qua thực tế giảng dạy thơ Đường ở trường phổ thông chúng tôi nhận thấy: Thơ Đường là thể loại văn học tương đối khó, hơn nữa các tác phẩm thơ Đường được ra đời từ rất lâu (khoảng từ thế kỉ VII đến thế kỉ X), cách chúng ta hơn mười thế kỉ, đến với thế hệ học sinh phổ thông thế kỉ XXI đã có khoảng cách về thời gian. Vì thế, giáo viên gặp khó khăn trong quá trình soạn giáo án, học sinh ít hứng thú, khó tiếp cận, không tích cực trong giờ học những bài văn học cổ. Vấn đề đặt ra là phải có những biện pháp nhằm giúp học sinh học tập tích cực, góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy và nâng cao hiệu quả trong việc dạy và học thơ Đường, để những thi phẩm đời Đường sẽ chảy mãi, đọng mãi trong lòng người học, người đọc.
  • 9. 8 2. Mục đích nghiên cứu: Như chúng ta đều biết, dạy Văn nói chung và dạy thơ Đường nói riêng là một công việc đầy gian nan, thử thách. Những bài thơ Đường được đưa vào chương trình Ngữ văn lớp 7 Trung học cơ sở và Ngữ văn lớp 10 Trung học phổ thông là những tác phẩm đặc sắc của thơ cổ Trung Quốc, của văn học nhân loại. Làm sao để học sinh chủ động lĩnh hội cái hay, cái đẹp của một bài thơ Đường thông qua việc chỉ đạo, hướng dẫn của người thầy theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy và học đã được ghi trong Luật Giáo Dục- 2005, điều 24.2: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” Đây là một câu hỏi khó giải đáp, đòi hỏi người thầy phải nỗ lực phấn đấu, không ngừng học hỏi, kết hợp với niềm say mê văn chương và lòng yêu nghề mới có thể từng bước nâng cao hiệu quả trong giảng dạy thơ Đường. Thơ Đường thể hiện những tình cảm có tính tiêu biểu, tượng trưng hơn là cái cá thể, cá biệt. Nhà thơ thường không nói hết, không nói trực tiếp hết ý của mình mà để cho người đọc suy nghĩ, cảm thụ. Ngôn ngữ thơ Đường tinh luyện, hàm súc mà lại có dư ba, lời ít ý nhiều, ý ở ngoài lời. Bởi vậy, giảng dạy thơ Đường cho học sinh lớp 7 Trung học cơ sở và học sinh lớp 10 Trung học phổ thông quả là một công việc đầy thử thách. Cái khó lớn nhất là phải vượt qua hàng rào ngôn ngữ để hiểu và cảm cái hay, cái đẹp, sự thâm thuý của những bài thơ cổ nổi tiếng của các nhà thơ Trung Quốc. Do đó, chọn đề tài “Dạy học thơ Đường ở trường Phổ thông theo hướng tích cực”, chúng tôi muốn đi sâu nghiên cứu, cụ thể hóa vấn đề lí luận phương pháp dạy học nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học thơ Đường ở trường Phổ thông thông qua việc tìm tòi, khám phá những biện pháp để phát huy tính tích cực học tập, giúp học sinh chủ động tìm hiểu cái hay, cái đẹp của thơ Đường, tạo hứng thú cho các em khi tiếp xúc với tinh hoa văn hoá của nhân loại.
  • 10. 9 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: Là đỉnh cao của thơ ca cổ điển Trung Quốc, là tinh hoa văn hoá của nhân loại nên hơn 1000 năm qua, thơ Đường đã có bề dày nghiên cứu, phê bình của nhiều tác giả thuộc nhiều thế hệ. Họ nghiên cứu thơ Đường dưới nhiều góc độ khác nhau: nội dung tư tưởng, ý nghĩa xã hội của thơ Đường; hình thức thơ Đường dưới góc nhìn của thi pháp học, thể loại và ngôn ngữ,…với một số công trình nghiên cứu nổi bật: Quyển Thơ Đường của giáo sư Lê Đức Niệm trình bày khái quát về văn học đời Đường và tập trung đi sâu vào con người và thơ của ba tác giả tiêu biểu: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị. Quyển Tư tưởng văn học cổ Trung Quốc của viện sĩ LX. Lixevích do Trần Đình Sử dịch, viện sĩ đã đề cập đến tư tưởng chung của thơ Đường (Đạo giáo, Nho giáo, Phật giáo) Quyển Thi pháp thơ Đường – một số phương diện chủ yếu của Nguyễn Thị Bích Hải, Luận án PTSKH Ngữ văn (Thư viện Quốc gia Việt Nam, Thư viện Đại học Sư phạm Hà Nội), 1996. Quyển Thi pháp thơ Đường của Nguyễn Thị Bích Hải, Nxb Thuận Hóa,1997 Với công trình nghiên cứu về “Thi pháp thơ Đường”, Nguyễn Thị Bích Hải nói khá rõ về ba lĩnh vực thi pháp: con người, không gian và thời gian. Tác giả cho rằng: con người gắn bó, hòa hợp với thiên nhiên, ở giữa thiên nhiên, mọi hành động, suy tư của con người đều được thiên nhiên cảm ứng. Con người đó xuất hiện trong tư thế vũ trụ, đứng giữa đất trời, đầu đội trời, chân đạp đất- nối đất với trời. Ta ít khi thấy nhà thơ xuất hiện với tư cách là một cái tôi- cá nhân, bởi con người đó là con người siêu cá thể. Tiếng nói của họ hoà âm với nhịp điệu của vũ trụ. Không gian, thời gian nghệ thuật trong thơ Đường cũng đa phần là không gian, thời gian vũ trụ. Bầu trời, thiên nhiên là cái nền của thơ Đường, thời gian thì được quan niệm như dòng chảy liên tục, tuần hoàn không nghỉ và con người cũng liên tục bị cuốn theo dòng tuần hoàn đó. Quyển Về thi pháp thơ Đường của Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, Nxb Đà Nẵng, 1997.
  • 11. 10 Ở công trình nghiên cứu này, Nguyễn Khắc Phi và Trần Đình Sử đề cập đến những vấn đề cơ bản về không gian và thời gian nghệ thuật trong thơ Đường. Các tác giả cho rằng: không gian trong thơ Đường là không gian của vũ trụ, không gian to lớn, vĩ mô của những đất trời, nhật nguyệt, nam bắc, đông tây…. Về thời gian thì xuất hiện năm phạm trù: thời gian siêu mệnh cá thể, thời gian vũ trụ, tự nhiên, thời gian siêu nhiên, thời gian sinh hoạt, thời gian lịch sử. Ngoài ra, nghiên cứu thơ Đường trong lịch trình phát triển thì có quyển “Lịch sử văn học Trung Quốc, tập hai”, nghiên cứu về tác giả có “Lý Bạch tứ tuyệt” của Phạm Hải Anh; “Thơ Đỗ Phủ” của Trần Xuân Đề….Nghiên cứu về thể loại lại có “Một số đặc trưng nghệ thuật của thơ tứ tuyệt đời Đường” của Nguyễn Sĩ Đại, “Đến với Đường thi tuyệt cú” của PGS. TS Hồ Sĩ Hiệp… Thơ Đường đã được đưa vào sách giáo khoa Trung học cơ sở từ năm 1989, song đến nay những công trình nghiên cứu về nó vẫn chưa thật sự phong phú, phần lớn các nhà nghiên cứu tiếp nhận thơ Đường bằng con đường khám phá, tìm hiểu nội dung, bút pháp nghệ thuật và bàn về những vấn đề lịch sử văn học, nội dung, nghệ thuật, thể loại,… của thơ Đường. Đặc biệt, khía cạnh về phương pháp dạy học những bài thơ Đường rất ít được đề cập đến. Do điều kiện khảo sát còn hạn chế, dưới đây, chúng tôi xin điểm qua một số công trình nghiên cứu nổi bật có liên quan đến đề tài nghiên cứu: Quyển Thơ Đường trong nhà trường do Trần Ngọc Hưởng biên soạn, tác giả tuyển chọn một số bài thơ Đường và một số bài phân tích, bình giảng về các bài thơ đó, nhằm giúp học sinh hiểu và nắm bắt chính xác những bài thơ Đường có trong chương trình phổ thông. Quyển Thơ Đường ở trường phổ thông do PGS.TS Hồ Sĩ Hiệp tuyển chọn và biên soạn, Nxb Văn nghệ, TP.HCM, 1995 Quyển Giúp học tốt Văn học Trung Quốc trong nhà trường của PGS.TS Hồ Sĩ Hiệp, Nxb Đồng Nai, 1998 Quyển Văn học Trung Quốc với nhà trường (tiểu luận) của PGS.TS Hồ Sĩ Hiệp, Nxb ĐHQG TP. HCM, 2006
  • 12. 11 Quyển Giảng văn văn học châu Á trong trường Phổ thông, Nguyễn Thị Bích Hải, Bộ Giáo dục và đào tạo, Đại học Huế, Trung tâm đào tạo từ xa, NXB Thuận Hóa, Huế, 2002 Quyển Bình giảng thơ Đường: Theo sách giáo khoa Ngữ văn mới, Nguyễn Thị Bích Hải, NXB Giáo dục, HN, 2005 Quyển Thơ Đường bình giải của Nguyễn Quốc Siêu, Nxb Giáo dục, tái bản lần thứ 5 năm 2005 Tuy nhiên, những cuốn sách, những công trình nghiên cứu trên đây chủ yếu chỉ đề cập đến thơ Đường ở khía cạnh thi pháp; phân tích, bình giảng nội dung, nghệ thuật chứ chưa đi sâu vào việc nghiên cứu phương pháp giảng dạy thơ Đường theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh. Vì vậy, ở luận văn này, chúng tôi sẽ thực hiện công việc đó với hi vọng đóng góp một phần nhỏ vào việc đổi mới phương pháp giảng dạy và nâng cao hiệu quả dạy và học thơ Đường trong chương trình Ngữ Văn Trung học cơ sở, Trung học phổ thông. 4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: Giới hạn nghiên cứu của luận văn gồm các bài thơ Đường trong chương trình Ngữ Văn phổ thông: 1) Vọng Lư sơn bộc bố- Lí Bạch (Ngữ Văn lớp 7, tập 1) 2) Tĩnh dạ tứ- Lý Bạch (Ngữ văn lớp 7, tập 1) 3) Hồi hương ngẫu thư- Hạ Tri Chương (Ngữ văn lớp 7, tập 1) 4) Mao ốc vị thu phong sở phá ca- Đỗ Phủ (Ngữ văn lớp 7, tập 1) 5) Phong Kiều dạ bạc- Trương Kế (Bài đọc thêm, Ngữ văn lớp 7, tập 1) 6) Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng- Lý Bạch (Ngữ văn lớp 10, tập 1) 7) Thu hứng- Đỗ Phủ (Ngữ văn lớp 10, tập 1) 8) Hoàng Hạc lâu- Thôi Hiệu (Bài đọc thêm, Ngữ văn lớp 10, tập 1) 9) Khuê oán- Vương Xương Linh (Bài đọc thêm, Ngữ văn lớp 10, tập 1) 10) Điểu minh giản- Vương Duy (Bài đọc thêm, Ngữ văn lớp 10, tập 1)
  • 13. 12 Ngoài các bản dịch thơ trong Sách giáo khoa, ở một số bài thơ, chúng tôi còn sưu tầm, khảo sát thêm một số bản dịch thơ của các dịch giả khác có liên quan đến đề tài nghiên cứu để đối chiếu và bổ sung. Từ đó, giúp chúng tôi làm sáng tỏ hơn biện pháp dạy học tích cực cần trình bày. 5. Phương pháp nghiên cứu: Với việc xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu như trên, luận văn sẽ sử dụng các phương pháp chính sau:  Phương pháp so sánh, đối chiếu: So sánh, đối chiếu các bản dịch theo hai hướng: so sánh bản dịch thơ với bản phiên âm, dịch nghĩa và so sánh giữa các bản dịch thơ của các dịch giả với nhau.  Phương pháp phân tích: Phân tích thơ, phân tích từ ngữ trong các bản dịch để thấy được chỗ đạt, chưa đạt của các bản dịch.  Phương pháp vận dụng lý luận thi pháp học thơ Đường để tiếp cận các tác phẩm về đặc điểm nội dung, đặc trưng thể loại và hình thức nghệ thuật.  Phuơng pháp điều tra, thăm dò, thống kê, phân tích: điều tra, thăm dò ý kiến của các giáo viên Trung học cơ sở, Trung học phổ thông để rút ra những thụân lợi, khó khăn của việc dạy và học thơ Đuờng; thống kê, phân tích để đánh giá thực trạng dạy và học thơ Đuờng ở trường phổ thông hiện nay.  Phương pháp thực nghiệm qua việc thiết kế giáo án và giảng dạy ở trường Trung học phổ thông. 6. Đóng góp mới của luận văn: Đề tài góp phần nâng cao hiệu quả của việc dạy và học thơ Đường thông qua việc tiếp cận sâu văn bản, giáo viên không chỉ hướng dẫn học sinh so sánh, đối chiếu bản dịch thơ với phiên âm, dịch nghĩa mà còn hướng dẫn học sinh khảo sát, sưu tầm và so sánh một số bản dịch thơ tiêu biểu của các dịch giả khác nhau. Bên cạnh đó, việc khám phá chất Đường thi ở các bình diện thi đề, thi ý và thi tứ qua hệ thống câu hỏi gợi mở liên tưởng, tưởng tượng sáng tạo, kết hợp với những bài tập
  • 14. 13 trong hoạt động thảo luận nhóm, sẽ xóa bỏ phần nào những khó khăn khi học sinh tiếp cận với thơ Đường, giúp học sinh phát huy tính chủ động, sáng tạo và tích cực học tập; tạo hứng thú cho các em khám phá cái hay, cái đẹp của thơ Đường- một trong những tinh hoa văn hóa của nhân loại. 7. Kết cấu của luận văn: Ngoài các phần “Mở đầu”, “Kết luận”, “Tài liệu tham khảo” và “Phụ lục”, kết cấu luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận dạy và học thơ Đường theo hướng tích cực 1.1. Vài nét về thơ Đường 1.2. Tính tích cực trong dạy học nói chung và trong dạy học thơ Đường Chương 2: Những biện pháp dạy và học thơ Đường theo hướng tích cực 2.1. Đọc sáng tạo văn bản 2.2. Khảo sát, sưu tầm, so sánh các bản dịch 2.3. Xây dựng hệ thống câu hỏi gợi mở Chương 3: Thực nghiệm giảng dạy thơ Đường ở trường Phổ thông 3.1. Việc dạy và học thơ Đường ở trường Phổ thông hiện nay 3.1.1. Về chương trình Sách giáo khoa 3.1.2. Những thuận lợi và khó khăn của việc dạy và học thơ Đường 3.2. Thực nghiệm giảng dạy thơ Đường ở trường Phổ thông 3.2.1. Mục đích, yêu cầu, nội dung thực nghiệm 3.2.2. Thiết kế giáo án thực nghiệm 3.2.3. Tổ chức dạy học thực nghiệm
  • 15. 14 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN DẠY VÀ HỌC THƠ ĐƯỜNG THEO HƯỚNG TÍCH CỰC 1.1. Vài nét về thơ Đường: 1.1.1. Khái niệm, phân loại: Thơ Đường hay Đường thi là những bài thơ của các thi sĩ Trung Hoa làm dưới thời nhà Đường, nổi tiếng nhất là 300 bài được gọi là Đường thi tam bách thủ. Trong số đó có một số bài được làm theo thể thơ Đuờng lụât, số còn lại làm theo các thể thơ khác, phần lớn là thơ cổ phong. Thơ Đuờng lụât chia làm 2 loại: thơ thất ngôn mỗi câu có 7 chữ, thơ ngũ ngôn mỗi câu có 5 chữ. Bài thơ nào có 8 câu thì gọi là bát cú, có 4 câu thì là tứ tuyệt, còn gọi là tuyệt cú. Như vậy có các loại thơ Đuờng luật sau đây: - Thất ngôn bát cú - Thất ngôn tứ tuyệt - Ngũ ngôn bát cú - Ngũ ngôn tứ tuyệt Trong các thể loại này, thơ Đuờng luật thất ngôn bát cú là thể loại phổ biến nhất. Về hình thức, thơ tứ tuyệt được xem như thơ bát cú đem giấu đi hai cặp câu và thơ ngũ ngôn được coi là thơ thất ngôn cắt bỏ hai chữ đầu mỗi câu. Vì vậy, chỉ cần biết luật thơ Đuờng luật thất ngôn bát cú thì có thể làm các loại thơ Đuờng luật khác. 1.1.2. Các quy tắc sáng tác thơ: 1.1.2.1. Luật bằng trắc: gồm có thanh, luật, niêm, vận. - Thanh luật là quy tắc xếp đặt thanh bằng và thanh trắc cho mỗi chữ trong một câu thơ theo luật lệ nhất định. Hệ thống thanh truyền thống có bình- thượng-
  • 16. 15 khứ- nhập. Bình thanh có trầm bình và phù bình. Trong phép làm thơ, thanh luật chia ra bằng/ trắc. Có hai thanh bằng gồm có trầm bình (dấu huyền) và phù bình (không dấu). Có bốn thanh trắc gồm phù thượng thanh (dấu ngã), trầm thượng thanh (dấu hỏi), phù khứ thanh (dấu sắc), trầm khứ thanh (dấu nặng). Ngoài ra còn có phù nhập thanh (dấu sắc), trầm nhập thanh (dấu nặng) dành riêng cho các tiếng đằng sau có phụ âm c, ch, p, t. - Luật của bài thơ thất ngôn bát cú căn cứ vào chữ thứ hai của câu thơ đầu. Thơ thất ngôn bát cú có thể được làm theo hai luật: Luật bằng và luật trắc. Bài thơ thất ngôn bát cú làm theo luật bằng nếu chữ thứ hai ở câu đầu thuộc thanh bằng và luật trắc nếu chữ thứ hai ở câu đầu thuộc thanh trắc. Căn cứ vào thanh của chữ cuối câu đầu, bài thơ còn thuộc vần bằng hay vần trắc. Từ hai luật và hai vần, ta có bốn dạng thơ thất ngôn bát cú: thơ luật bằng vần bằng, luật trắc vần bằng, luật bằng vần trắc và luật trắc vần trắc. Tuy nhiên, các thi nhân thường hay làm theo vần bằng, tức là luật bằng vần bằng và luật trắc vần bằng. Sau đây là bảng luật thơ: (Ghi chú: Kí hiệu B: thanh bằng phân minh, T: thanh trắc phân minh sẽ được nói đến ở luật “nhị tứ lục phân minh” ở phần tiếp theo) Luật bằng vần bằng: Hận biệt Đỗ Phủ 1) B B T T T B B (vần) 1. Lạc thành nhất biệt tứ thiên lý1 2) T T B B T T B (vần) 2. Hồ kỵ trường khu ngũ lục niên 3) T T B B B T T (đối câu 4) 3. Thảo mộc biến suy hành kiếm ngoại 4) B B T T T B B (vần) (đối câu 3) 4. Binh qua trở tuyệt lão giang biên 5) B B T T B B T (đối câu 6) 5. Tư gia bộ nguyệt thanh tiêu lập 6) T T B B T T B (vần) (đối câu 5) 6. Ức đệ khán vân bạch nhật miên 1 Theo luật bằng vần bằng, từ “lý” trong câu thơ thứ nhất phải vần với các từ niên- biên- miên- Yên và phải là vần bằng.
  • 17. 16 7) T T B B B T T 7. Văn đạo Hà Dương cận thặng thắng 8) B B T T T B B (vần) 8. Tư đồ cấp vị phá u Yên Hận biệt ly Đỗ Phủ Bốn nghìn dặm bỏ rơi thành Lạc Sáu bảy năm tràn mãi giặc Hồ Bến lạ chết già: đường lối nghẽn Ải ngoài chạy mệt cỏ cây thu Em xa mây bạc ngày nằm ngắm Nhà nhớ, trăng thanh tối đứng xo Nghe nói Hà Dương quân mới thắng Phá ngay Yên kế, cậy Tư Đồ. (Nhượng Tống dịch) Luật trắc vần bằng: Xuy địch Đỗ Phủ T T B B T T B (vần) 1. Xuy địch thu san phong nguyệt thanh B B T T T B B (vần) 2. Thùy gia xảo tác đoạn trường thanh B B T T B B T (đối câu 4) 3. Phong phiêu luật lữ tương hòa thiết T T B B T T B (vần) (đối câu 3) 4. Nguyệt bạng quan san kỷ xứ minh T T B B B T T (đối câu 6) 5. Hồ kỵ trung tiêu kham bắc tẩu B B T T T B B (vần) (đối câu 5) 6. Vũ Lăng nhất khúc tưởng nam chinh B B T T B B T 7. Cố viên dương liễu kim dao lạc T T B B T T B (vần) 8. Hà đắc sầu trung khúc tận sinh Thổi sáo Đỗ Phủ Non thu sáo thổi gió trăng trong Khéo lựa nhà ai tiếng mủi lòng
  • 18. 17 Gió lọt cung thương hòa xát nhịp Trăng soi ải núi sáng bao vùng Ngựa Hồ về Bắc đêm tan vỡ Khê Vũ sang Nam khúc não nùng Vườn cũ liễu giờ xơ xác hết Trời buồn chưa dễ nảy chồi đông. (Nhượng Tống dịch) Đối với thơ thất ngôn tứ tuyệt và ngũ ngôn tứ tuyệt (theo thể luật), quy tắc bằng trắc cũng có bốn dạng (luật bằng vần bằng, luật trắc vần bằng, luật bằng vần trắc và luật trắc vần trắc) tương tự như thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Sau đây là một số ví dụ: Luật bằng vần bằng: (thể thất ngôn tứ tuyệt) Lương Châu từ Vương Hàn B B T T T B B (vần) 1. Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi, T T B B T T B (vần) 2. Dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi. T T B B B T T 3. Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu, B B T T T B B (vần) 4. Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi? Lương Châu từ Vương Hàn Rượu bồ đào chén dạ quang Muốn say đàn đã rền vang giục rồi Sa trường say ngủ ai cười Từ xưa chinh chiến mấy người về đâu. (Trần Trọng San dịch) Luật trắc vần bằng: (thể thất ngôn tứ tuyệt) Phong Kiều dạ bạc Trương Kế T T B B T T B (vần) 1. Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
  • 19. 18 B B T T T B B (vần) 2. Giang phong ngư hỏa đối sầu miên B B T T B B T 3. Cô Tô thành ngoại Hàn San tự T T B B T T B (vần) 4. Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền Đêm đậu thuyền ở Phong Kiều Trương Kế Trăng tà, chiếc quạ kêu sương Lửa chài, cây bến, sầu vương giấc hồ. Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San. (Tản Đà dịch) Luật bằng vần bằng: ( thể ngũ ngôn tứ tuyệt) Phần thượng kinh thu Tô Đĩnh B B T T B (vần) 1. Bắc phong xuy bạch vân T T T B B (vần) 2. Vạn lý độ hà Phần T T B B T 3. Tâm tự phùng dao lạc B B T T B (vần) 4. Thu thanh bất khả văn Ngại đến sông Phần Tô Đĩnh Mây bay gió núi thổi vi vu Sông Phần xa khuất, trời thu bẽ bàng Tơ lòng bao mối ngổn ngang Có ai nghe tiếng thu vàng xa xa? (Hải Đà dịch) Luật trắc vần bằng: (thể ngũ ngôn tứ tuyệt) Tảo khởi Lý Thương Ẩn T T T B B (vần) 1. Phong lộ đạm thanh thần B B T T B (vần) 2. Liêm gian độc khởi nhân B B B T T 3. Oanh đề hoa hựu tiếu
  • 20. 19 T T T B B (vần) 4. Tất cánh thị thùy nhân Dậy sớm Lý Thương Ẩn Gió êm sương nhạt sớm mai, Một mình thức dậy khoan thai trước mành. Hoa cười oanh nói trên cành, Gẫm xem xuân sắc trời dành cho ai (Trần Trọng Kim dịch) Luật thơ Đường rất khó, ngoại trừ những đại thi gia, còn phần nhiều các thi sĩ đôi khi còn bị thất niêm luật. Chính vì sự phức tạp của niêm luật nên vào thời Mạc Đường, các thi nhân đã nhiều lần tranh cãi và đã nêu ra lệ bất luận để giảm bớt tính cứng nhắc trong thơ Đường. Trong thơ thất ngôn, chữ thứ nhất, chữ thứ ba và chữ thứ năm không cần phải đúng luật «nhất, tam, ngũ bất luận». Trong Đường thi, tuyệt cú thể cổ là một thể thơ được ưa chuộng vì các câu thơ không cần đối, không phụ thuộc luật bằng, trắc,… trong khi thể luật thì quá khuôn phép, gò bó. Thi nhân đời Đường làm thơ theo thể tuyệt cú theo thể cổ để có thể bày biện được chỗ khoáng đạt trong lòng mà vẫn giữ được vẻ cổ kính, phiêu nhiên, cao nhã- những nét đặc trưng của thời đại thi ca này. - Niêm trong thơ Đường Luật được định nghĩa xem như là sự dính liền âm luật với nhau giữa hai câu thơ. Hai câu thơ được gọi là niêm với nhau khi chữ thứ hai và chữ thứ sáu của chúng cùng theo một luật, hoặc cùng là bằng, hoặc cùng là trắc. Như thế bằng niêm với bằng, trắc niêm với trắc. Trong bài thơ thất ngôn bát cú, câu 1 niêm với câu 8, câu 2 niêm với câu 3, câu 4 niêm với câu 5 và câu 6 niêm với câu 7. Trong thơ tuyệt cú thể luật, câu 1 niêm với câu 4, câu 2 niêm với câu 3. Trường hợp xem là thất niêm (mất sự dính liền) là khi các câu trong bài thơ đặt để sai không theo luật đã định. Bài “Thu hứng” của Đỗ Phủ được sáng tác theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, có câu 1 niêm với câu 8 (lộ- đế và thụ- mộ), câu 2 niêm với câu 3 (sơn- gian và tiêu- thiên), câu 4 niêm với câu 5 (thượng- cúc và địa- nhật), câu 6 niêm với
  • 21. 20 câu 7 (chu- y và viên- đao). Cặp câu 1 và câu 8, câu 4 và câu 5 là trắc niêm với trắc, hai cặp còn lại là bằng niêm với bằng: Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm, Vu Sơn, Vu giáp khí tiêu sâm. Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng, Tái thượng phong vân tiếp địa âm. Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ, Cô chu nhất hệ cố viên tâm. Hàn y xứ xứ thôi đao xích, Bạch Đế thành cao cấp mộ châm. Bài «Giang bạn độc bộ tầm hoa» của Đỗ Phủ là thơ tuyệt cú thể luật, có “tứ”(câu 1) niêm với “tại” (câu 4) và “mãn” (câu 1) niêm với “kháp” (câu 4); “hoa” (câu 2) niêm với “liên” (câu 3) và “chi” (câu 2) niêm với “thời” (câu 3). Hoàng Tứ nương gia hoa mãn khê, Thiên hoa vạn đóa áp chi đê. Lưu liên hí điệp thời thời vũ, Tự tại kiều oanh kháp kháp đề”. - Vận hay vần của bài thơ là vần của những chữ cuối câu. Đó là những tiếng thanh âm hòa hiệp đặt vào hai hay nhiều câu thơ để hưởng ứng nhau, có tác dụng tạo ra nhạc tính cho câu thơ. Ví dụ: cương và sương. Các thi nhân sáng tác thơ Đường Luật thường làm theo vần bằng. Đối với thơ thất ngôn bát cú Đường luật, bài thơ được làm theo vần bằng khi các chữ cuối câu 1, câu 2, câu 4, câu 6 và câu 8 phải là thanh bằng và cùng vần. Cả một bài thơ chỉ hiệp theo một vần gọi là gieo vần theo lối độc vận. Các chữ gieo vần tránh trùng nhau và phải hiệp vận cho đúng, nếu gieo sai gọi là lạc vận hay vận rụng, gieo vần gượng gạo ép chế không được hiệp cho lắm gọi là cưỡng vận hay gượng vận. Và như vậy theo vận luật thì không thể chấp nhận được. Bài “Thu hứng” của Đỗ Phủ làm theo luật trắc vần bằng, có 5 vần bằng được gieo ở câu đầu và các câu chẵn: lâm- sâm- âm- tâm- châm:
  • 22. 21 Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm, Vu Sơn, Vu giáp khí tiêu sâm. Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng, Tái thượng phong vân tiếp địa âm. Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ, Cô chu nhất hệ cố viên tâm. Hàn y xứ xứ thôi đao xích, Bạch Đế thành cao cấp mộ châm. Hai thể loại chủ yếu của thơ tuyệt cú là thất ngôn tứ tuyệt và ngũ ngôn tứ tuyệt được làm theo lối thơ luật hay thơ cổ phong. Nhân dựa vào lối thơ luật mà bài thơ tuyệt cú ngắt ra bốn câu (có từ hai đến ba vần bằng) thì gọi là tuyệt cú thể luật, còn nếu làm theo vần trắc không theo niêm luật thì gọi là tuyệt cú thể cổ. Do đó, luật sáng tác thơ tuyệt cú thể cổ có vẻ “rộng rãi” hơn, các câu thơ không cần đối, không phụ thuộc luật bằng, trắc, miễn là ý tứ sâu sắc, lời hay, ý đẹp và giàu âm điệu… Bài “Giang bạn độc bộ tầm hoa” của Đỗ Phủ được sáng tác theo thể luật, có ba vần bằng gieo ở câu đầu và hai câu chẵn thứ hai và thứ tư: Hoàng Tứ nương gia hoa mãn khê, Thiên hoa vạn đóa áp chi đê. Lưu liên hí điệp thời thời vũ, Tự tại kiều oanh kháp kháp đề Bài “Xuân hiểu” của Mạnh Hạo Nhiên sáng tác theo thể cổ, vận vần trắc không theo niêm luật: Xuân miên bất giác hiểu, Xứ xứ văn đề điểu. Dạ lai phong vũ thanh, Hoa lạc tri đa thiểu? 1.1.2.2. Quy tắc đối:
  • 23. 22 Đối là đặt hai câu đi song đôi với nhau cho ý và chữ trong hai câu ấy cân xứng. Đối ý là tìm hai ý tưởng cân nhau mà đặt thành hai câu song nhau, có tác dụng nhấn mạnh, làm rõ hai ý đối nhau. Đối chữ tức là đối thanh nghĩa: bằng đối trắc, trắc đối bằng hay đối từ loại: danh từ đối danh từ, động từ đối động từ,… Đối thanh có tác dụng tạo nên tính nhạc trong thơ, tạo cho câu thơ có âm điệu êm đềm, thánh thót hay trầm bổng. Trong thơ thất ngôn bát cú Đường luật, hai câu thực và hai câu luận phải đối với nhau (cả về ý và từ ngữ). Hai câu đề cũng như hai câu kết không phải đối nhau về ý và từ ngữ nhưng phải đối nhau về bằng trắc. Bài “Thu hứng” của Đỗ Phủ, hai câu đề có bằng đối trắc: Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm, T T B B B T B Vu Sơn, Vu Giáp khí tiêu sâm. B B B T T B B Về đối từ loại, hai câu thơ luận: «Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng/ Tái thượng phong vân tiếp địa âm» có danh từ đối danh từ: giang/ tái, ba lãng/ phong vân, thiên/ địa. Hai câu thơ này cũng đối nhau về ý, có tác dụng nhấn mạnh hai ý đối nhau: «Giữa lòng sông, sóng vọt lên tận lưng trời/ Trên cửa ải, mây sà xuống giáp mặt đất âm u» 1.1.2.3. Cấu trúc: Một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật có 4 phần. Phần mạo là mào đầu (vào bài) còn gọi là phần Đề, gồm phá đề (câu 1) dùng để mở bài và thừa đề ( câu 2) dùng để chuyển tiếp vào bài. Phần thực hay trạng (Gồm hai câu 3 và 4) dùng để giải thích, triển khai tựa đề cho rõ ràng. Phần luận (Gồm hai câu 5 và 6) dùng để bàn luận ý nghĩa của bài. Và phần kết (Gồm hai câu 7 và 8) dùng để tóm tắt ý nghĩa cả bài, bày tỏ tình cảm, thái độ. Ví dụ bài «Đăng cao» của Đỗ Phủ: Phong cấp, thiên cao, viên khiếu ai, Phần đề Chử thanh, sa bạch, điểu phi hồi. Vô biên lạc mộc tiêu tiêu hạ, Phần thực Bất tận trường giang cổn cổn lai.
  • 24. 23 Vạn lý bi thu thường tác khách, Phần luận Bách niên đa bệnh độc đăng đài. Gian nan khổ hận phồn sương mấn, Phần kết Lạo đảo tân đình trọc tửu bôi. Kết cấu của thơ tuyệt cú về cơ bản không khác luật thi bát cú, nghĩa là vẫn tuân theo trình tự: Đề( câu 1), Thực ( câu 2), Luận (câu 3) và Kết (câu 4). Với thủ pháp “khai môn kiến sơn” (mở cửa thấy núi) nên ngay từ câu thứ nhất (câu mở đề còn gọi là câu Khởi (Phá), tác giả thơ tuyệt cú phải vào đề ngay. Nghĩa là phần mở đề của bài thơ chỉ gói gọn trong một câu (trong luật thi thì hai câu). Đặc điểm của câu Khởi trong thơ tuyệt cú thường là giới thiệu không gian, thời gian, con người và sự việc trong năm chữ (ngũ ngôn tứ tuyệt) hay bảy chữ (thất ngôn tứ tuyệt). Ba câu sau là Thừa, Chuyển, Hạp. Ngôn ngữ uyển chuyển, biến hóa ở câu thơ thứ ba, nếu chỗ chuyển này mềm mại sẽ giữ được huyết mạch của toàn bài và làm cho câu cuối cùng hoặc vút lên cao ngất hoặc trôi đi như thuyền thuận nước… Chẳng hạn như bài thơ “Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng” của Lý Bạch: Cố nhân Tây từ Hoàng Hạc lâu, Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu. Cô phàm viễn ảnh bích không tận, Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu. Bạn từ lầu Hạc lên đường. Giữa mùa hoa khói Châu Dương xuôi dòng. Bóng buồm đã khuất bầu không, Trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời. (Ngô Tất Tố dịch) Ở hai câu thơ đầu, Lý Bạch đã tái hiện lại khung cảnh của buổi chia tay: có không gian đưa tiễn (Hoàng Hạc lâu), thời gian đưa tiễn (yên hoa tam nguyệt), con người và sự việc (Lý Bạch tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng). Đến câu thơ thứ
  • 25. 24 ba “Cô phàm viễn ảnh bích không tận”, với hình ảnh “cô phàm” và “bích không tận”, ông đã chuyển từ khung cảnh chia tay sang bày tỏ một cách kín đáo tâm tình của người đưa tiễn nhưng vẫn giữ được huyết mạch của toàn bài và làm cho câu cuối cùng vút lên cao ngất với hình ảnh “duy kiến Trường Giang thiên tế lưu”. Đó là một hình ảnh thơ kỳ vĩ nhưng ẩn chứa một nỗi niềm của tác giả. Ở đây người đọc đã cảm nhận được hai dòng sông: một dòng sông Trường Giang bao la đang chảy vào cõi trời và một dòng sông của nỗi nhớ bạn đang chảy trong tâm tư nhà thơ. Thơ tuyệt cú và thất ngôn bát cú Đường luật là một bộ phận quan trọng của thơ Đường. Nó có vị trí xứng đáng trong thi đàn thơ ca cổ điển Trung Quốc. Có thể nói, thơ tuyệt cú và thất ngôn bát cú Đường luật là một sự sáng tạo rất lớn của các nhà thơ đời Đường. Hai thể thơ này là kết quả của tư duy sáng tạo và nền học vấn thi cử với chủ trương “dĩ thi thủ sĩ” (lấy thơ để chọn nhân tài). Thơ Đường luật làm hay thật khó nhưng cũng có nhiều bài thơ tuyệt cú và thất ngôn bát cú đã vượt qua được thử thách để lưu truyền hàng nghìn năm với những vần thơ tuyệt đẹp, ngắn gọn, súc tích nhưng mang nội dung tư tưởng thật sâu sắc. Do đó, thơ Đường luật đẹp như một bông hoa trên cành thắm và mãi mãi là những viên ngọc sáng giá trên thi đàn Trung Quốc. 1.2. Tính tích cực trong dạy học nói chung và trong dạy học thơ Đường: 1.2.1. Tính tích cực trong dạy học: 1.2.1.1. Khái niệm: Khi nói về phương pháp day học, người ta thường sử dụng những thuật ngữ khác nhau: Phương pháp dạy học mới; phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm; phương pháp dạy học hiện đại; phương pháp day học tích cực... Mặc dù sắc thái của các thuật ngữ có khác nhau, nhưng theo chúng tôi, tất cả đều có chung một bản chất. Có thể quan niệm, phương pháp dạy học tích cực là:
  • 26. 25 - Là sự khơi dậy, phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh nhằm trau dồi tư duy sáng tạo và rèn trí thông minh trong quá trình chinh phục chân lý. - Là sự dạy và học mà trong đó thầy là người tổ chức, định hướng, tạo điều kiện; trò là người thực hiện, thi công. - Là sự dạy và học nhằm đạt được cả ba mục tiêu: Kiến thức, kỹ năng và thái độ trên cơ sở đánh giá, kiểm tra quá trình học tập. - Là sự dạy và học mà trong đó có sử dụng hiệu quả những phương tiện kỹ thuật hiện đại. Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh có nghĩa là thay đổi cách dạy và cách học; chuyển cách dạy thụ động, truyền thụ một chiều “đọc- chép”, giáo viên làm trung tâm sang cách dạy lấy học sinh làm trung tâm hay còn được gọi là dạy và học tích cực. Trong cách dạy này, học sinh là chủ thể hoạt động, giáo viên là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn, tạo nên sự tương tác tích cực giữa người dạy và người học. Phương pháp này là điều kiện tốt khuyến khích sự tham gia chủ động, sáng tạo và ngày càng độc lập của học sinh vào quá trình học tập. Có thể nói, cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. Tóm lại, phương pháp dạy học tích cực là phương pháp dạy học hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học. Tuy nhiên, để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều hơn so với dạy theo phương pháp thụ động. Từ dạy và học thụ động sang dạy và học tích cực, giáo viên không còn đóng vai trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức, giáo viên trở thành người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập cá nhân hoặc theo nhóm nhỏ để học sinh tự lực chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt các mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ theo yêu cầu của chương trình. Vì thế, giáo viên phải có trình độ chuyên môn sâu rộng, có trình độ sư phạm lành nghề mới có thể tổ chức, hướng dẫn các hoạt động của học sinh mà nhiều khi diễn biến ngoài tầm dự kiến của giáo viên.
  • 27. 26 Có thể so sánh phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học mới như sau: Bảng 1.1: Bảng so sánh phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học mới Phương pháp dạy học truyền thống Phương pháp dạy học mới Quan niệm Học là quá trình tiếp thu và lĩnh hội, qua đó hình thành kiến thức, kĩ năng, tư tưởng, tình cảm. Học là quá trình kiến tạo; học sinh tìm tòi, khám phá, phát hiện, luyện tập, khai thác và xử lý thông tin,…từ đó hình thành hiểu biết, năng lực và phẩm chất. Bản chất Truyền thụ tri thức, truyền thụ và chứng minh chân lí của giáo viên. Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh, giáo viên hướng dẫn học sinh đi tìm chân lí. Mục tiêu Chú trọng cung cấp tri thức, kĩ năng, kĩ xảo. Học chủ yếu để thi cử, sau khi thi xong, những điều đã học thường bị bỏ quên hoặc ít dùng đến. Chú trọng hình thành các năng lực (sáng tạo, hợp tác,…) Học để đáp ứng những yêu cầu của cuộc sống hiện tại và tương lai. Phương pháp Các phương pháp diễn giảng, truyền thụ kiến thức một chiều. Các phương pháp tìm tòi, gợi mở, điều tra, giải quyết vấn đề; dạy học tương tác. Hình thức tổ chức Cố định, giới hạn trong lớp học, giáo viên đối diện với cả lớp. Cơ động, linh hoạt: Học ở lớp, ở hiện trường, trong thực tế…, học cá nhân, học đôi bạn, học theo nhóm Ba mối quan hệ đồng thời được xác lập: giáo viên- học sinh, học sinh- giáo viên, học sinh- học sinh.
  • 28. 27 1.2.1.2. Đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực: a. Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh: Trong phương pháp dạy học tích cực, học sinh- đối tượng của hoạt động “dạy”, đồng thời là chủ thể của hoạt động “học” - được cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo. Thông qua đó, học sinh tự lực khám phá những điều mình chưa rõ, không thụ động tiếp thu những tri thức đã được giáo viên sắp đặt. Được đặt vào những tình huống của đời sống thực tế, học sinh trực tiếp quan sát, thảo luận, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình, từ đó nắm được kiến thức kĩ năng mới, đồng thời nắm được phương pháp kiến tạo kiến thức, không rập khuôn theo những khuôn mẫu sẵn có mà có thể bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo. b. Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học: Phương pháp tích cực xem việc rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mục tiêu dạy học. Trong các phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học. Nếu rèn luyện cho học sinh có được phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho học sinh lòng ham học và khơi dậy năng lực vốn có của mỗi học sinh, kết quả học tập sẽ được nhân lên gấp bội. Vì vậy, ngày nay người ta nhấn mạnh mặt hoạt động học trong quá trình dạy học, nỗ lực tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ động sang tự học chủ động, đặt vấn đề phát triển tự học ngay trong trường phổ thông, không chỉ tự học ở nhà sau bài lên lớp mà tự học cả trong tiết học có sự hướng dẫn của giáo viên. c. Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác: Trong một lớp học, trình độ kiến thức, tư duy của học sinh không thể đồng đều tuyệt đối. Do đó, ta buộc phải chấp nhận sự phân hóa về cường độ, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập, nhất là khi bài học được thiết kế thành một chuỗi công tác độc lập. Tuy nhiên, trong học tập, không phải mọi tri thức, kĩ năng, thái độ đều được hình thành bằng những hoạt động độc lập cá nhân. Lớp học là môi trường giao
  • 29. 28 tiếp thầy- trò, trò - trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường chiếm lĩnh kiến thức. Thông qua thảo luận, tranh luận trong tập thể, ý kiến mỗi cá nhân được bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ, giảm bớt tính chủ quan, phiến diện, tăng tính khách quan khoa học trong việc lĩnh hội kiến thức của học sinh. Trong lớp học, phương pháp học tập hợp tác được tổ chức ở các nhóm, các tổ, phổ biến nhất là các nhóm nhỏ (từ 2 đến 6 học sinh). Học tập hợp tác làm tăng hiệu quả học tập, nhất là lúc phải giải quyết những vấn đề gay cấn, lúc xuất hiện thực sự nhu cầu phối hợp giữa các cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ chung. Trong hoạt động học tập theo nhóm nhỏ, tính cách, năng lực của mỗi thành viên được bộc lộ, uốn nắn; phát triển tình bạn, ý thức tổ chức, tinh thần tương trợ,… Hơn nữa, mô hình hợp tác trong xã hội được đưa vào đời sống học đường sẽ giúp học sinh quen dần với sự phân công hợp tác trong lao động xã hội, giúp các em học hỏi được nhiều kỹ năng mới để áp dụng vào cuộc sống sau này. d. Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò: Trong dạy học, việc đánh giá học sinh không chỉ nhằm mục đích nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động học của trò mà đồng thời còn tạo điều kiện nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động dạy của thầy. Trước đây, giáo viên giữ độc quyền đánh giá học sinh. Trong phương pháp tích cực, giáo viên cần hướng dẫn học sinh phát triển kĩ năng tự đánh giá để tự điều chỉnh cách học. Liên quan với điều này, giáo viên nên tạo điều kiện thuận lợi để học sinh được tham gia đánh giá lẫn nhau, chẳng hạn sau khi học sinh trình bày kết quả thảo luận nhóm hay thuyết trình một vấn đề. Tự đánh giá đúng và điều chỉnh hoạt động kịp thời là năng lực rất cần thiết cho sự thành công trong cuộc sống mà nhà trường phải trang bị cho học sinh. Đặc biệt, theo xu hướng phát triển, để đào tạo những con người năng động, sớm thích nghi với đời sống xã hội thì việc kiểm tra, đánh giá không thể dừng lại ở yêu cầu tái hiện các kiến thức, lặp lại các kĩ năng đã học mà phải khuyến khích trí thông minh, óc sáng tạo trong việc giải quyết những tình huống thực tế.
  • 30. 29 1.2.2. Tính tích cực trong dạy học thơ Đường: Muốn dạy tốt tác phẩm thơ Đường, trước hết ta cần trực tiếp tiếp xúc với tác phẩm. Có thể nói đây là một yêu cầu nghiêm ngặt đối với cả giáo viên và học sinh khi dạy và học tác phẩm văn chương nói chung. Đặc biệt đối với thơ Đường, giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm hoặc ngâm thơ Đường (phần phiên âm) để tạo không khí học tập tích cực và không khí Đường thi cho giờ dạy học. Một bài thơ Việt cổ đưa vào giảng dạy đối với học sinh đã là một yêu cầu khó, vì các nhà thơ thường thể hiện cảm xúc về con người, cuộc sống, thiên nhiên... thông qua hình tượng thơ, đặc biệt thông qua ngôn ngữ nghệ thuật, qua vần điệu, tiết tấu... Nhiều khi, cảm xúc vượt ra ngoài cái vỏ chật hẹp của ngôn từ, cho nên thơ thường lời ít, ý khôn cùng: “Hãy biết rằng chính quả tim ta đang nói và thở than lúc bàn tay đang viết”, “Nhà thơ không viết một chữ nào nếu cả toàn thân không rung động”. (Alfret de Mussé) Do đó, để hiểu và cảm được bài thơ, người đọc phải suy nghĩ, trăn trở để tìm kiếm ý đồ nghệ thuật của tác giả cũng như nét đặc sắc trong tư duy nghệ thuật của mỗi nhà thơ. Cảm nhận được nội dung, nghệ thuật mà tác giả muốn gởi gắm qua một bài thơ Việt cổ đã khó, huống chi khi tiếp xúc với thơ Đường của Trung Quốc, các em sẽ còn gặp nhiều khó khăn hơn. Tác phẩm thơ Đường bao giờ cũng có phần phiên âm chữ Hán, phần này học sinh rất khó hiểu nếu như không nắm chắc các yếu tố Hán Việt. Do đó, sách giáo khoa có đưa vào bản dịch nghĩa, dịch thơ để học sinh hiểu rõ hơn. Tuy nhiên, khi dạy thơ Đường, từ bản phiên âm chữ Hán đến bản dịch nghĩa và dịch thơ thì mặt ngôn từ đã có sự khác nhau khá xa khiến cho việc bám lấy ngôn từ để tìm hiểu, phân tích là rất khó. Vì thế, khi dạy thơ Đường, giáo viên cần hướng dẫn học sinh đối chiếu bản phiên âm với bản dịch nghĩa và dịch thơ, giúp các em vượt qua “rào cản” về ngôn ngữ, hiểu thấu đáo được lớp từ ngữ mà nhà thơ dùng làm công cụ để thể hiện tư tưởng, tình cảm của mình. Từ đó, học sinh mới có thể tích cực trong học tập, chủ động chiếm lĩnh nội dung và cảm nhận được nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm. Cùng với việc trực tiếp tiếp xúc với tác phẩm, giáo viên cần gợi ý cho học sinh tìm hiểu những vấn đề liên quan đến tác phẩm. Tác phẩm văn chương bao giờ
  • 31. 30 cũng in đậm phong cách của tác giả và mang trên mình một dấu ấn lịch sử, văn hóa, xã hội nhất định. Vì vậy, việc tìm hiểu tác giả, bối cảnh lịch sử và hoàn cảnh sáng tác bao giờ cũng là một yêu cầu có tính nguyên tắc. Sự hiểu biết về tác giả, về thời đại, về tập tục xã hội, về bối cảnh lịch sử và hoàn cảnh sáng tác sẽ giúp cho học sinh hiểu và cảm nhận tốt về tác phẩm. Điều này không dễ gì có được nếu học sinh không chủ động tìm tòi, học hỏi. Vì thế, giáo viên cần tạo không khí thi đua học tập, khuyến khích các em sưu tầm tranh ảnh, những đọan phim tư liệu, tìm kiếm những thông tin liên quan đến tác giả, nội dung bài học trong quá trình sọan bài hoặc làm bài tập thảo luận nhóm… theo sự hướng dẫn của giáo viên. Bên cạnh đó, thơ Đường có cấu trúc phong phú, đa dạng và mang một màu sắc rất riêng. Giáo viên cần hướng dẫn, gợi mở để giúp học sinh nhận ra những nét có tính chất thi pháp trong thơ Đường: - Đề tài thơ Đường thường trang trọng, cái tôi với tính chất “phi cá thể”, ước lệ trong thơ Đường rất phổ biến. - Trong quá trình thể hiện, thơ Đường thường thể hiện những nguyên tắc niêm- luật- vần- đối rất chặt chẽ để tạo sự hài hòa. - Ngôn ngữ thơ Đường hàm súc, “ý tại ngôn ngoại”, rất ít khi đi vào miêu tả chi tiết, thường mang nhiều tầng nghĩa gợi một màu sắc trí tuệ. Vì vậy khi dạy thơ Đường, giáo viên cần hướng dẫn học sinh tìm chất “Đường thi”, trong đó nổi bật là thi đề, thi tứ và thi ý để học sinh có thể đi đúng hướng trong việc phân tích thơ Đường. Để làm được điều đó, giáo viên cần đối thoại, gợi tìm, tạo tình huống có vấn đề, gợi ý cho các em thảo luận nhóm bằng nhiều cách khác nhau để tạo không khí học tập cũng như tạo ra sự nổ vỡ trong trí não của các em. Ngoài ra, không riêng gì thơ Đường mà bất kì một tác phẩm văn học nào, khi giảng dạy, giáo viên cần đặt bài thơ đó trong hệ thống đề tài cùng với các bài thơ khác để học sinh chủ động tìm ra nét độc đáo của bài thơ trong sự khám phá, phát hiện về thiên nhiên và con người… Giáo viên cũng có thể yêu cầu học sinh sưu tầm, tìm hiểu thêm những bài thơ, những câu thơ cùng chủ đề với tác phẩm. Điều này
  • 32. 31 không chỉ giúp học sinh có cái nhìn toàn diện hơn về tác phẩm đang học mà còn giúp các em phát huy khả năng so sánh đối chiếu giữa văn bản này với văn bản khác, từ đó giúp học sinh có thể cảm thụ và ghi nhớ tác phẩm sâu sắc hơn. Cuối cùng, thơ Đường rất hàm súc, tương đối khó giảng, vì vậy, để học sinh học tập tích cực hơn, giáo viên cần trang bị thêm cho các em những tri thức cơ bản về thơ Đường, nói chuyện về thơ Đường trong giờ ngoại khóa hoặc chuyên đề tự chọn. Giáo viên có thể cho các em xem những tranh ảnh tư liệu, những đoạn phim liên quan đến các tác giả, tác phẩm,…để các em học tập hứng thú hơn, tích lũy được nhiều kiến thức hơn.
  • 33. 32 Chương 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC THƠ ĐƯỜNG THEO HƯỚNG TÍCH CỰC 2.1. Đọc sáng tạo văn bản: 2.1.1. Vấn đề đọc sáng tạo trong dạy học Văn: GS. Trần Đình Sử đã khẳng định: “Khởi điểm của môn Ngữ Văn là dạy học sinh đọc hiểu trực tiếp văn bản văn học của nhà văn… Nếu học sinh không trực tiếp đọc các văn bản ấy, không hiểu được văn bản, thì coi như mọi yêu cầu, mục tiêu cao đẹp của môn văn đều chỉ là nói suông, khó với tới, đừng nói gì tới tình yêu văn học”2 . Đáng tiếc là trong nhiều năm nay, đa số học sinh ở các trường Trung học phổ thông đã xem nhẹ việc đọc văn bản, rất ít học sinh đọc văn bản trước khi đến lớp, thậm chí khi giáo viên cho đọc văn bản tại lớp cũng không chú ý theo dõi. Việc học sinh xem nhẹ đọc tác phẩm đã làm hạn chế khả năng cảm thụ và sáng tạo của chính mình, từ đó khiến cho học sinh chỉ biết tiếp thu một cách thụ động, mất dần kĩ năng đọc hiểu văn bản, thiếu năng lực đọc một cách sáng tạo. Như vậy, mấu chốt của vấn đề dạy học theo hướng tích cực và nâng cao hiệu quả cảm thụ văn học chính là ở việc đọc sáng tạo, diễn cảm văn bản văn học. Xuất phát từ mô hình dạy học lấy học sinh làm trung tâm, coi trọng và đề cao ý thức chủ thể của học sinh, GS. Trần Đình Sử đã khẳng định “Trong giờ học, học sinh phải tự mình đọc, tự mình phán đoán, tự mình nêu câu hỏi…”; “trở về với văn bản chính là để kích thích cho học sinh hoạt động và chỉ thông qua hoạt động thì học sinh mới có dịp trưởng thành”. Đây là những quan điểm sư phạm khoa học và đúng đắn đối với việc tiếp cận môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông. Cùng quan điểm với GS. Trần Đình Sử, cố GS. Hoàng Ngọc Hiến nhấn mạnh yêu cầu cần đạt được của việc đọc văn bản là phải nắm bắt trúng giọng điệu 2 Con đường đổi mới căn bản phương pháp dạy-học văn (Văn nghệ số 10, ngày 7-3-2009)
  • 34. 33 của tác phẩm. Theo ông, “Sự phong phú, tính đa nghĩa, ý vị đậm đà của bài văn trước hết là ở giọng. Năng khiếu văn ở phần tinh tế nhất là năng lực bắt trúng được giọng của văn bản mình đọc và tạo ra được giọng đích đáng cho tác phẩm mình viết. Bắt được giọng đã khó, làm cho học sinh cảm nhận được cái giọng càng khó, công việc này đòi hỏi sáng kiến và tài tình của giáo viên…”3 Tục ngữ có câu: “Ăn không nên đọi, nói không nên lời”. Không biết đọc diễn cảm, không tìm được ngữ điệu trong giảng bài, đó là sự bất lực của người thầy dạy văn. Có nhiều giáo viên có kiến thức, nhưng khi giảng bài, học sinh thấy chán, buồn ngủ bởi giáo viên đó thiếu khẩu khí, thiếu hơi văn, chưa bắt trúng được ngữ điệu, giọng điệu của văn bản. Như vậy, người thầy dạy văn giỏi, ngoài kiến thức cần phải có ngữ điệu, giọng điệu phù hợp, đa dạng. Có như vậy, tác phẩm mới tác động sâu vào cảm nhận của học sinh và góp phần quan trọng để phát huy tiềm lực, kích thích hứng thú học văn của học sinh. Ngữ điệu và giọng điệu trong dạy học văn trước hết được thể hiện ở khả năng đọc diễn cảm và ngữ điệu giảng bài của giáo viên. Đọc diễn cảm là ngoài việc đọc đúng quy tắc ngữ pháp, đúng đặc trưng thể loại, ta cần phải đọc diễn cảm tác phẩm với một giọng điệu riêng. Nắm bắt đúng giọng điệu của tác phẩm chính là nắm bắt đúng tư tưởng và tình cảm của tác giả. Tác phẩm trữ tình cần đọc khác với tác phẩm tự sự; đọc đoạn đối thoại khác đoạn độc thoại nội tâm; đọc văn chính luận khác với đọc bài tùy bút…Tuỳ từng văn bản cụ thể mà giáo viên và học sinh có thể chọn cho mình một “tông giọng” phù hợp. Có thể xem đọc diễn cảm là nghệ thuật của trình diễn. Đọc diễn cảm góp phần thể hiện sự xúc động của trái tim. Thơ là âm vang của cảm xúc. Việc đọc diễn cảm bài thơ làm cho tác phẩm thơ vang lên như một bản nhạc, làm cho nó ngân nga trong hồn người. Việc đọc diễn cảm thể hiện sự cảm thụ và thể nghiệm sâu sắc về tác phẩm, làm cho người khác cũng có thể sản sinh những tình cảm, những ấn tượng với tác phẩm như mình. 3 Giọng điệu trong văn chương, những ngả đường vào văn học, NXB Giáo dục, 2006
  • 35. 34 2.1.2. Biện pháp đọc sáng tạo các tác phẩm thơ Đường: Lâu nay, trong dạy học Văn nói chung và dạy học thơ Đường nói riêng, phần đọc diễn cảm bản dịch thơ ít được chú ý đúng mức bởi nhiều nguyên nhân từ phía giáo viên, học sinh và chương trình sách giáo khoa. Dạy Văn phải hướng đến giáo dục học sinh yêu Tiếng Việt bằng cách nêu bật sức mạnh biểu đạt của Tiếng Việt, sự giàu đẹp của âm thanh, sự phong phú của ngữ điệu trong việc biểu đạt nội dung. Tuy vậy, để dạy một tiết học thơ Đường thành công, trong đó có phần đọc diễn cảm vẫn còn là nỗi trăn trở đối với mỗi giáo viên trên bục giảng. Bởi lẽ, để dạy tốt phần luyện đọc diễn cảm, ta cần phải bảo đảm nhiều yếu tố và phối hợp nhiều hình thức dạy học sáng tạo từ phía giáo viên đến học sinh. Bên cạnh đọc bản phiên âm và bản dịch nghĩa, để đọc diễn cảm bản dịch thơ Đường, trước hết, giáo viên yêu cầu học sinh phải đọc đúng, rõ ràng, chính xác, sau đó, hướng dẫn học sinh thực hiện các yếu tố luyện đọc diễn cảm sau: - Ngắt nghỉ giọng đúng lúc, đúng chỗ, bộc lộ được ý tứ nội dung bài thơ: Khi đọc thơ, chỗ ngắt nhịp phải tương ứng với chỗ kết thúc một tiết đoạn. Sự phân chia lời ở dạng nói được hình thức hoá bằng chỗ ngắt giọng. Sự phân chia lời ở dạng viết được hình thức hoá bằng dấu câu. Chỗ ngắt giọng cũng là một căn cứ để người nghe xác định được ý nghĩa từ vựng, ngữ pháp, nội dung bài thơ. Vì thế, khi dạy thơ Đường, giáo viên cần luyện ngắt giọng cho học sinh tùy thuộc vào thể loại thơ ngũ ngôn Đường luật, thơ thất ngôn tứ tuyệt, thất ngôn bát cú Đường luật…và cảm xúc của chủ thể trữ tình trong câu thơ cụ thể. - Nhịp điệu đọc thay đổi lúc chậm rãi, lúc dồn dập khẩn trương phù hợp với từng câu thơ: Bên cạnh việc hướng dẫn học sinh ngắt giọng thể hiện đúng quan hệ ngữ nghĩa- ngữ pháp, giáo viên cần hướng dẫn học sinh tốc độ đọc nhanh hay chậm, ngắt giọng một quãng ngắn hay ngừng lâu hơn bình thường, hay dừng không do lôgic ngữ nghĩa mà do dụng ý của người đọc nhằm gây ấn tượng về cảm xúc, tập trung sự chú ý của người nghe vào từ ngữ sau chỗ ngừng hay vào nhãn tự của bài thơ.
  • 36. 35 - Cường độ đọc nhấn mạnh hay lướt nhẹ, âm lượng phát ra to hay nhỏ: Thơ là tiếng nói của tình cảm, phản ánh hiện thực cuộc sống bằng ngôn từ một cách cô đọng, súc tích, giàu hình ảnh và giàu nhạc điệu. Vì thế, khi đọc phiên âm thơ Đường, cốt lõi phải làm sao tạo được tiếng vang, chú ý những chỗ cần nhấn mạnh hay lướt nhẹ, không nên đọc to quá hay nhỏ quá làm cho người nghe khó theo dõi, không hiểu đúng nội dung của bài thơ và ẩn ý của tác giả gửi gắm, bọc kín sau lớp vỏ ngôn từ. - Thay đổi sắc thái giọng đọc cho phù hợp với tâm trạng của chủ thể trữ tình: Thông qua giọng đọc, người đọc có thể biểu hiện được những sắc thái tình cảm đa dạng của con người. Con người trong thơ Đường thường mang một “nỗi buồn thiên cổ” giữa không gian vũ trụ rộng lớn khôn cùng. Qua nỗi buồn thiên cổ ấy, người đọc tìm thấy một thế giới với những nỗi niềm tâm sự riêng tư, những quan niệm của cá nhân về hoàn cảnh, số phận cuộc đời… Đó là lời muốn nói trong sâu thẳm cõi lòng của biết bao nhiêu người trong cõi nhân thế về sự biệt ly, về nỗi nhớ quê hương sâu sắc,… Để học sinh có giọng đọc phù hợp, chính xác, giáo viên cần hướng dẫn các em chú ý đến tâm trạng của chủ thể trữ tình, chú ý những nhãn tự, các yếu tố nghệ thuật được tác giả sử dụng như: so sánh, nhân hoá, tương phản đối lập… - Nét mặt, điệu bộ khi đọc: Khi đọc thơ nói chung và đọc thơ Đường nói riêng, nếu thể hiện nét mặt, điêu bộ một cách tự nhiên, phù hợp với nội dung bài thơ thì sẽ góp phần tạo nên sự truyền cảm đối với người nghe. Chẳng hạn như bài thơ “Hồi hương ngẫu thư” của Hạ Tri Chương, giáo viên hướng dẫn học sinh đọc như sau: Phần phiên âm: Chú ý nhịp 4/3, riêng câu 4 nhịp 2/5 Thiếu tiểu li gia/ lão đại hồi, Hương âm vô cải/ mấn mao tồi.
  • 37. 36 Nhi đồng tương kiến/ bất tương thức, Tiếu vấn/ Khách tòng hà xứ lai? Phần dịch thơ: chú ý sự khác nhau về nhịp ngắt ở các câu trong 2 bản dịch: Bản dịch của Phạm Sĩ Vĩ: Câu 1: nhịp 3/3 Câu 2: nhịp 4/4 Câu 3: nhịp 3/1/2 Câu 4: nhịp 2/4/2 Khi đi trẻ/ lúc về già, Giọng quê vẫn thế/ tóc đà khác bao. Trẻ con nhìn/ lạ/ không chào Hỏi rằng/: “Khách ở chốn nào/ lại chơi?” Bản dịch của Trần Trọng San: Câu 1: nhịp 2/4 Câu 2: nhịp 4/4 Câu 3: nhịp 2/4 Câu 4: nhịp 2/1/5 Trẻ đi/ già trở lại nhà Giọng quê không đổi/ sương pha mái đầu Gặp nhau/ mà chẳng biết nhau Trẻ cười/ hỏi:/ “Khách từ đâu đến làng?” Một vài lưu ý khi đọc: Cũng như các bài thơ tứ tuyệt khác, lời thơ rất hàm súc, giàu ý nghĩa biểu hiện, biểu cảm. Để thể hiện được tâm trạng của tác giả, ta cần đọc chậm rãi, chú ý phép đối trong hai câu thơ đầu. Câu cuối cần lên giọng, thể hiện sự ngạc nhiên của lũ trẻ, đồng thời cũng là sự hẫng hụt trong tình cảm của nhà thơ.
  • 38. 37 2.2. Khảo sát, sưu tầm, so sánh các bản dịch: 2.2.1. Nghệ thuật dịch thơ Đường: Cũng như các tác phẩm văn học nước ngoài khác, khi dịch thơ Đường, phần lớn các nhà nghiên cứu đều lấy ba tiêu chuẩn TÍN, ĐẠT, NHÃ làm căn cứ để đánh giá một bản dịch. “Tín” tức là phải trung thành với nguyên tác, “đạt” là câu văn phải thông suốt, lưu loát, “nhã” là lời văn phải chau chuốt sao cho hay, đẹp, thanh thoát. Trong dịch thơ, người dịch cần phải đặt ba tiêu chí đó trong mối liên hệ chặt chẽ và giữ cân bằng ba tiêu chí ấy, không nên đề cao hay xem nhẹ một tiêu chí nào. Tuy nhiên, nếu theo đúng khuôn mẫu, phép tắc của ba tiêu chuẩn TÍN, ĐẠT, NHÃ thì việc dịch thơ sẽ khó khăn vô cùng. Vì thế, khi dịch thơ, đôi khi ta cũng cần có sự phóng khoáng, cởi mở và không gò bó hoàn toàn theo đúng khuôn phép, miễn sao tránh việc làm lệch lạc “ý” của bài thơ gốc. Điều đó có nghĩa ta cần phải lựa chọn từ ngữ để đem được cái “ý tưởng”, “tâm hồn” và “thần sắc” vào bài thơ dịch, để độc giả khi đọc bài thơ đó có thể cảm nhận được đúng cảm xúc, tư tưởng mà tác giả muốn truyền đạt. Thơ Đường là một thể thơ có đặc trưng mỹ học riêng, đặc trưng mỹ học đó thể hiện trước hết ở tính hàm súc, tinh luyện “Ý tại ngôn ngoại”, “Ngôn tận nhi ý bất tận”, “Ý đáo nhi bút bất đáo”, sau đó là ở kết cấu thơ hết sức chặt chẽ, quy định niêm, luật nghiêm ngặt (đối với thơ Đường luật),… Trong việc dịch thơ Đường luật, sự ràng buộc về mặt hình thức như vần, thanh điệu, số câu, số chữ trong mỗi câu,… có tác động rất lớn đến nội dung, tư tưởng của nguyên tác. GS. Nguyễn Khắc Phi đã từng nói: “Dịch thơ rất khó, dịch thơ Đường lại càng khó hơn, thơ càng hay dịch càng khó”. Các bản dịch thơ Đường được chọn giảng dạy trong Sách giáo khoa đều là những bản dịch tiêu biểu của những dịch giả lớn. Những bản dịch đó về cơ bản đã diễn tả được những nội dung, tình cảm của tác giả, có nhiều cái hay và sáng tạo riêng nhưng đôi lúc cũng có nhiều chỗ dịch chưa thật sát với nguyên tác, chưa thể hiện được “thần sắc” của bài thơ do sự ràng buộc về mặt hình thức như vần, thanh điệu, số câu, số chữ trong mỗi câu,…của thể thơ được chọn để chuyển dịch. Do đó,
  • 39. 38 khi dạy các bài thơ Đường, giáo viên cần chú ý hướng dẫn học sinh so sánh, phân tích để tìm ra cái hay và chỗ dịch chưa sát của bản dịch, từ đó giúp học sinh có thể hiểu đúng và cảm nhận bài thơ một cách sâu sắc hơn. Bên cạnh đó, biện pháp này cũng góp phần phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh thông qua hoạt động tìm tòi, khảo sát và sưu tầm một số bản dịch của các dịch giả khác nhau để đối chiếu, so sánh. 2.2.2. Khảo sát, sưu tầm, so sánh các bản dịch: 2.2.2.1. Đối chiếu bản phiên âm với bản dịch nghĩa: Đối với học sinh Trung học cơ sở, các em mới bước đầu học từ Hán Việt và tiếp xúc với các bài thơ Đường. Vì thế, giáo viên cần hướng dẫn các em đối chiếu từng từ ngữ trong bản phiên âm với bản dịch nghĩa. Sau đó, giáo viên hướng dẫn các em tìm hiểu bản dịch thơ trong sự so sánh, đối chiếu với bản phiên âm, đặc biệt chú ý vào những từ ngữ then chốt, giúp các em hiểu bài thơ một cách chính xác nhất. Khi đối chiếu bản phiên âm với bản dịch nghĩa, để các em hoạt động tích cực và nhanh chóng hơn, không mất nhiều thời gian của tiết học, giáo viên có thể dùng hình thức phiếu học tập cá nhân, yêu cầu các em điền vào những chỗ trống. Sau đây là một ví dụ: Bảng 2.2: Đối chiếu bản phiên âm và dịch nghĩa (Học sinh Trung học cơ sở) Phiên âm Dịch nghĩa TIÊU ĐỀ Phong Kiều tên địa danh dạ đêm bạc đỗ thuyền CÂU 1 nguyệt trăng lạc rơi, rụng ô con quạ đề kêu
  • 40. 39 sương sương mãn đầy thiên trời CÂU 2 giang sông phong cây phong ngư hỏa đèn chài đối quay về phía sầu buồn miên nằm ngủ CÂU 3 Cô Tô tên địa danh thành ngoại ngoài thành Hàn Sơn tự chùa Hàn Sơn CÂU 4 dạ bán nửa đêm chung cái chuông thanh tiếng, âm thanh đáo đến nơi khách thuyền thuyền khách Đối với học sinh Trung học phổ thông, các em đã được học từ Hán Việt và một số bài thơ Đường ở Trung học cơ sở, đặc biệt, khả năng tư duy đã phát triển hơn. Vì thế, trong phần đối chiếu bản phiên âm với bản dịch nghĩa, giáo viên chỉ chọn lọc một số từ ngữ then chốt trong bài thơ. Bảng 2.3: Đối chiếu bản phiên âm và dịch nghĩa (Học sinh Trung học phổ thông) KHUÊ OÁN Vương Xương Linh Phiên âm Dịch nghĩa khuê phòng khuê oán oán trách
  • 41. 40 thiếu phụ người phụ nữ trẻ, có chồng ra trận bất tri sầu không biết buồn hốt kiến bỗng nhiên, bất chợt nhìn thấy hối hối hận, nuối tiếc giao trao cho, giao cho 2.2.2.2. Sưu tầm, đối chiếu bản dịch thơ với bản phiên âm và dịch nghĩa: Đối với học sinh Trung học cơ sở, khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản, giáo viên hướng dẫn các em đối chiếu bản dịch thơ (được tuyển chọn trong sách giáo khoa) với bản phiên âm, dịch nghĩa. Tuy nhiên, ở một vài trường hợp đặc biệt, những từ ngữ then chốt trong bài thơ mà bản dịch được chọn trong sách giáo khoa dịch chưa sát với nguyên tác, giáo viên có thể giúp học sinh tham khảo thêm ở một bản dịch khác. Đối với học sinh Trung học phổ thông, bên cạnh bản dịch thơ được tuyển chọn trong sách giáo khoa, giáo viên hướng dẫn các em sưu tầm thêm một vài bản dịch thơ của các dịch giả khác. Tùy theo điều kiện cụ thể về thời gian, về trình độ học sinh của từng lớp, giáo viên có thể linh hoạt hướng dẫn các em đối chiếu các bản dịch thơ đó dưới nhiều mức độ và cách thức khác nhau: Học sinh đối chiếu toàn bộ bài thơ hoặc chỉ đối chiếu những câu, những từ ngữ then chốt; học sinh có thể hoạt động độc lập hoặc làm theo tổ, theo nhóm; học sinh có thể thực hiện trong giờ học hoặc làm bài tập ở nhà, hoặc giáo viên tổ chức riêng một buổi học ngoại khóa, lớp học bồi dưỡng chuyên về thơ Đường cho học sinh… Với biện pháp này, chúng tôi sẽ trình bày cụ thể trong chương thiết kế thể nghiệm, còn ở đây, chúng tôi tập trung đi sâu khảo sát, sưu tầm, đối chiếu bản dịch thơ của từng bài với bản phiên âm và dịch nghĩa. A- Chương trình Ngữ Văn Trung học cơ sở: 1) Bài “Vọng Lư sơn bộc bố” Lý Bạch
  • 42. 41 Bản chữ Hán: Bản phiên âm: 望廬山瀑布 VỌNG LƯ SƠN BỘC BỐ 李白 Lý Bạch 日照香爐生紫煙, Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên 遙看瀑布掛前川。 Dao khan bộc bố quải tiền xuyên. 飛流直下三千尺, Phi lưu trực há tam thiên xích 疑是銀河落九天。 Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên. Bản dịch nghĩa: XA NGẮM THÁC NÚI LƯ Mặt trời chiếu núi Hương Lô, sinh làn khói tía, Xa nhìn dòng thác treo trên dòng sông phía trước. Thác chảy như bay đổ thẳng xuống từ ba nghìn thước Ngỡ là sông Ngân rơi tự chín tầng mây. Bản dịch thơ: Nắng rọi Hương Lô khói tía bay, Xa trông dòng thác trước sông này. Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước, Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây. (Bản dịch của Tương Như) Câu 1: 日 照 香 爐 生 紫 煙 Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên Dịch nghĩa: Mặt trời chiếu núi Hương Lô, sinh làn khói tía Tương Như dịch: Nắng rọi Hương Lô khói tía bay Câu thơ đầu thể hiện sự đồng hiện trong một tổ chức ngôn ngữ chật hẹp cái vĩnh hằng của mặt trời (nhật), cái ổn định bất biến của núi (Hương Lô), cái lung linh, khả động, khả biến của sương khói (yên), kết hợp với ánh sáng (chiếu) với màu sắc (tử) với sự chuyển hóa (sinh) làm cho câu thơ đẹp một cách huy hoàng.
  • 43. 42 Thác là sản phẩm của tạo hóa, nó xuất phát từ núi non, nhờ núi non mà có. Nguyên lai của thác là: từ tự nhiên, sơn sinh ra thủy. Câu thơ nguyên tác của Lý Bạch đã khái quát một cách trực quan ý tưởng đó: “Nhật chiếu (tự nhiên) Hương Lô (sơn) sinh tử yên (thủy) Bản dịch thơ không dịch chữ “sinh” nên chưa thể hiện rõ thác là sản phẩm của tạo hóa và cảnh vật không vô tri vô giác mà đang chuyển động, rất có hồn như trong bản nguyên tác. Câu 2: 遙 看 瀑 布 掛 前 川 Dao khan bộc bố quải tiền xuyên Dịch nghĩa: Xa nhìn dòng thác treo trên dòng sông phía trước Tương Như dịch: Xa trông dòng thác trước sông này Từ “dao khan”, bản dịch nghĩa chỉ giải thích đúng và đủ. Đó là sự tối thiểu cần thiết: dao: xa, khan (khán): nhìn, xem. Tuy nhiên, nếu kết hợp với chữ “vọng” ở tên bài thơ, đặc biệt xét kỹ tứ thơ, ta có thể dịch “dao” là xa ngái, xa vời vợi, thậm chí là vòi vọi (xa theo hướng trông lên). Vậy hai chữ “dao khan” có thể dịch là vời trông, vời vợi trông hay đảo ngữ sẽ là trông vời, trông vời vợi, trông vòi vọi,… Trong thơ cổ, ta cũng có những câu như: “Trông vời mặt đất chân mây, Trông vời cố quốc tha hương, Vời trông còn tưởng cánh hồng chân mây…”. Tương Như dịch “dao khan” thành “xa trông” đã chuyển tải được thông tin, tư thế và khoảng cách người ngắm nhưng chưa truyền đạt được sự tương thông giữa cái tồn tại khách quan với tâm tình ngưỡng vọng của thi nhân. Câu thơ này còn có một cách hiểu khác. “Quải” là “treo”, “tiền xuyên” là “dòng sông phía trước”. Có người cho rằng “dòng sông phía trước” không phải chỉ vị trí nơi thác đổ xuống mà là hình ảnh dùng để so sánh với dòng thác nhìn từ xa. Nếu vậy, cả câu có nghĩa là: “Đứng xa trông dòng thác giống như một dòng sông treo trước mặt”. Khi đọc thơ, mỗi người có một cách hiểu và cách cảm nhận khác nhau. Tuy nhiên, dù hiểu theo nghĩa nào thì bản dịch thơ cũng đã đánh rơi mất chữ “treo”- chữ quan trọng nhất của câu thơ.
  • 44. 43 Câu 3: 飛 流 直 下 三 千 尺 Phi lưu trực há tam thiên xích Dịch nghĩa: Thác chảy như bay đổ thẳng xuống từ ba nghìn thước Tương Như dịch: Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước Câu thơ thứ ba đưa bài thơ trở lại động thái với một cường đột tăng đột khởi: “phi lưu” (tuôn xuống như bay, chảy như bay). Ở câu thơ này, ta phải kết hợp cả hai động từ “phi lưu” lại để diễn tả một tốc độ, năng lượng kì diệu của dòng thác. Hướng đổ của thác là “thẳng xuống” (trực há). Thác nước chảy thẳng từ một độ cao vòi vọi, chóng mặt: tam thiên xích. Với câu thơ này, Tương Như dịch hay và sát với nguyên tác. Câu 4: 疑 是 銀 河 落 九 天 Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên Dịch nghĩa: Ngỡ là sông Ngân rơi tự chín tầng mây Tương Như dịch: Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây Với câu thơ này, bản dịch thơ đã thể hiện được nội dung của bản nguyên tác. Tác giả tưởng tượng dòng thác như sông Ngân Hà rơi xuống từ chín tầng mây. Từ “nghi thị” (ngỡ là) thể hiện cảm giác ngỡ ngàng, không tin ở mắt mình. Trong trí tưởng tượng của tác giả, thác nước dường như không còn là dòng thác có thực mà là dòng thác của thần thoại, của tiên giới mang một vẻ đẹp huyền diệu, kỳ ảo. 2) Bài “Tĩnh dạ tứ” Lý Bạch Bản chữ Hán: Bản phiên âm: 靜夜思 TĨNH DẠ TỨ 李白 Lý Bạch 床前明月光, Sàng tiền minh nguyệt quang, 疑是地上霜。 Nghi thị địa thượng sương. 舉頭望明月, Cử đầu vọng minh nguyệt,
  • 45. 44 低頭思故鄉。 Đê đầu tư cố hương. Bản dịch nghĩa: CẢM NGHĨ TRONG ĐÊM THANH TĨNH Ánh trăng sáng đầu giường, Ngỡ là sương trên mặt đất. Ngẩng đầu ngắm vầng trăng sáng, Cúi đầu nhớ quê cũ. Bản dịch thơ: Đầu giường ánh trăng rọi, Ngỡ mặt đất phủ sương. Ngẩng đầu nhìn trăng sáng, Cúi đầu nhớ cố hương. (Bản dịch của Tương Như) Về tựa đề của bài thơ, bài thơ có tựa đề là 靜夜思 Chữ 思có hai âm: “tư” và “tứ”. Từ trước đến nay, hầu hết các sách đều viết tựa đề bài thơ là “Tĩnh dạ tứ”. Tuy nhiên, theo Hán Việt từ điển, chữ “tứ” chỉ có thể nêu được ý tứ, thi tứ; chữ “tư” mới nêu được cảm xúc, sự nghĩ ngợi, các vấn đề thuộc về tâm như tưởng tượng, ghi nhớ, suy xét... Căn cứ vào mạch cảm xúc của toàn bài thơ, đặc biệt là câu thơ cuối: “Đê đầu tư cố hương”, ta nên đặt tựa đề cho bài thơ là “Tĩnh dạ tư” sẽ hợp lý và hay hơn. Câu 1: 床 前 明 月 光 Sàng tiền minh nguyệt quang Dịch nghĩa: Ánh trăng sáng đầu giường Tương Như dịch: Đầu giường ánh trăng rọi Ở câu thơ này, bản dịch của Tương Như chưa dịch chữ “minh”, chưa thể hiện được vẻ đẹp của ánh trăng sáng vằng vặc và làm nhạt sự liên tưởng của bài thơ: Ánh trăng sáng nhà thơ mới nhầm là sương. Tuy nhiên, với chữ “quang”, Tương Như dịch thành từ “rọi”. Khác với “sáng”, “chiếu”- trạng thái tự nhiên của
  • 46. 45 trăng, từ “rọi” còn có thêm ý nghĩa: Ánh trăng đi tìm thi nhân như đi tìm bạn tri âm, tri kỷ. Do đó, bản dịch thơ của Tương Như rất hay và sáng tạo với từ “rọi”. Câu 2: 疑 是 地 上 霜 Nghi thị địa thượng sương Dịch nghĩa: Ngỡ là sương trên mặt đất Tương Như dịch: Ngỡ mặt đất phủ sương Với câu thơ này, bản dịch thơ đã dịch sát với nguyên tác, thể hiện được mối liên hệ nguyên nhân- kết quả giữa ánh trăng và sương mặt đất: chính ánh trăng sáng vằng vặc đầu giường đã khiến tác giả lầm tưởng chính là sương phủ trên mặt đất. Câu 3: 舉 頭 望 明 月 Cử đầu vọng minh nguyệt Dịch nghĩa: Ngẩng đầu ngắm vầng trăng sáng Tương Như dịch: Ngẩng đầu nhìn trăng sáng Đối với câu thơ này, ta nên lưu ý từ “vọng”. “Vọng” là hướng về một phía bằng cả đôi mắt và tâm hồn. Tương Như dịch “vọng” thành “nhìn”. “Nhìn” hay “trông” chỉ là một động tác sinh lý của mắt. Do đó, thiết nghĩ ta nên dịch “vọng” thành “ngắm”- động tác “nhìn” với tâm hồn và sự thưởng thức hòa nhập cái nhìn từ bên trong sẽ tăng thêm sức biểu cảm cho câu thơ. Câu 4: 低 頭 思 故 鄉 Đê đầu tư cố hương Dịch nghĩa: Cúi đầu nhớ quê cũ Tương Như dịch: Cúi đầu nhớ cố hương Câu thơ này, Tương Như đã dịch sát với nguyên tác. 3) Bài “Hồi hương ngẫu thư” Hạ Tri Chương Bản chữ Hán: Bản phiên âm: 回鄉偶書 HỒI HƯƠNG NGẪU THƯ 賀知章 Hạ Tri Chương
  • 47. 46 少小離家老大迴, Thiếu tiểu ly gia lão đại hồi, 鄉音無改鬢毛摧。 Hương âm vô cải mấn mao tồi. 兒童相見不相識, Nhi đồng tương kiến bất tương thức 笑問客從何處來。 Tiếu vấn: “Khách tòng hà xứ lai?” Bản dịch nghĩa: NGẪU NHIÊN VIẾT NHÂN BUỔI MỚI VỀ QUÊ Rời nhà từ lúc còn trẻ, già mới quay về Giọng quê không đổi nhưng tóc mai đã rụng Trẻ con gặp mặt, không quen biết, Cười hỏi: “Khách ở nơi nào đến?” Bản dịch thơ: Khi đi trẻ, lúc về già, Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao. Trẻ con nhìn lạ không chào, Hỏi rằng: “Khách ở chốn nào lại chơi?” (Bản dịch của Phạm Sĩ Vĩ) Trẻ đi, già trở lại nhà Giọng quê không đổi, sương pha mái đầu Gặp nhau mà chẳng biết nhau Trẻ cười hỏi: “Khách từ đâu đến làng?” (Bản dịch của Trần Trọng San) Câu 1: 少 小 離 家 老 大 迴 Thiếu tiểu ly gia lão đại hồi Dịch nghĩa: Rời nhà từ lúc còn trẻ, già mới quay về Phạm Sĩ Vĩ dịch: Khi đi trẻ, lúc về già Trần Trọng San dịch: Trẻ đi, già trở lại nhà
  • 48. 47 Đối với câu thơ thứ nhất: “Thiếu tiểu ly gia, lão đại hồi”, về nội dung, hai bản dịch thơ trên đã dịch sát với nguyên tác và cơ bản không có gì khác nhau. Câu 2: 鄉 音 無 改 鬢 毛 摧 Hương âm vô cải mấn mao tồi Dịch nghĩa: Giọng quê không đổi nhưng tóc mai đã rụng Phạm Sĩ Vĩ dịch: Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao Trần Trọng San dịch: Giọng quê không đổi, sương pha mái đầu Đối với cụm từ “hương âm vô cải”, các bản dịch cũng dịch khá thành công, sát với nguyên tác nhưng đến cụm từ “mấn mao tồi” thì có một điều ta cần lưu ý: Phạm Sĩ Vĩ dịch “mấn mao tồi” thành “tóc đà khác bao”, Trần Trọng San dịch “sương pha mái đầu”. Bản dịch của Phạm Sĩ Vĩ chỉ mới thể hiện được sự thay đổi của mái tóc, bản dịch của Trần Trọng San chỉ thể hiện được tóc đã bạc chứ chưa thể hiện được nét nghĩa “tóc mai đã rụng” của chữ “tồi” trong bản nguyên tác. Ở câu thơ này, ta có thể tham khảo thêm bản dịch của Trần Trọng Kim: “Bé đi, già mới về nhà, Tiếng quê vẫn thế, tóc đà rụng thưa” So với các hai bản dịch trên, bản dịch của Trần Trọng Kim dịch “mấn mao tồi” thành “tóc đà rụng thưa” sát với nguyên tác hơn. Cách dịch như vậy thể hiện rõ nhất sự đối lập: Ông từ giã quê hương ra đi để tìm công danh sự nghiệp vào những năm còn trai trẻ, và trải qua bao thăng trầm dâu bể của cuộc đời, bây giờ tóc đã rụng thưa nhưng giọng nói quê cũ của ông chẳng bao giờ đổi thay, chứng tỏ ông vẫn luôn gắn bó tha thiết với quê hương cho dù phải sống tha phương xa cách ngàn trùng. Câu 3 và 4: 兒 童 相 見 不 相 識, Nhi đồng tương kiến bất tương thức 笑 問 客 從 何 處 來。 Tiếu vấn: “Khách tòng hà xứ lai?” Dịch nghĩa: Trẻ con gặp mặt, không quen biết, Cười hỏi: “Khách ở nơi nào đến?”
  • 49. 48 Phạm Sĩ Vĩ dịch: Trẻ con nhìn lạ không chào/ Hỏi rằng: “Khách ở chốn nào lại chơi?” Trần Trọng San dịch: Gặp nhau mà chẳng biết nhau/ Trẻ cười hỏi: “Khách từ đâu đến làng?” Với hai câu thơ này, bản dịch của Phạm Sĩ Vĩ, Trần Trọng San dịch khá thành công. Tuy câu chữ của bản dịch có khác nhau nhưng đều thể hiện được sự ngạc nhiên, sự hồn nhiên và phản ứng tất yếu của bọn trẻ khi trông thấy một vị khách lạ đến thăm làng. Và chính sự ngạc nhiên của “nhi đồng” với hành động “tiếu vấn” ấy đã khiến tác giả cảm thấy ngậm ngùi bởi sự việc thật trớ trêu: Trở về nơi chôn nhau cắt rốn mà lại bị xem như một người khách lạ. 4) Bài “Phong Kiều dạ bạc” Trương Kế Bản chữ Hán: Bản phiên âm: 楓橋夜泊 PHONG KIỀU DẠ BẠC 張繼 Trương Kế 月落烏啼霜滿天,Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên, 江楓漁火對愁眠。Giang phong ngư hoả đối sầu miên. 姑蘇城外寒山寺,Cô Tô thành ngoại Hàn San tự, 夜半鐘聲到客船。Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền. Bản dịch nghĩa: ĐÊM ĐỖ THUYỀN Ở PHONG KIỀU Trăng xế, quạ kêu, sương đầy trời, (Khách) nằm ngủ trước cảnh buồn của đèn chài và lùm cây phong bên sông. Chùa Hàn Sơn ở ngoài thành Cô Tô, Nửa đêm tiếng chuông văng vẳng vọng đến thuyền khách. Bản dịch thơ: Trăng tà chiếc quạ kêu sương,