SlideShare a Scribd company logo
1 of 95
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
--------------
VÕ THỊ NGỌC LAN
DẤU ẤN VĂN HÓA
TRONG TRUYỆN NGẮN QUẾ HƢƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
Thừa Thiên Huế, năm 2016
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
--------------
VÕ THỊ NGỌC LAN
DẤU ẤN VĂN HÓA
TRONG TRUYỆN NGẮN QUẾ HƢƠNG
Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số: 60220121
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. HOÀNG THỊ HUẾ
Thừa Thiên Huế, năm 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi,
các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung
thực, được các đồng tác giả cho phép và chưa từng được công bố
trong bất kỳ một công trình nào khác.
Phú Lộc, ngày 09 tháng 09 năm 2016.
Tác giả luận văn
Võ Thị Ngọc Lan
Lời cảm ơn
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn và
Phòng Đào tạo Sau Đại học Trường Đại học Sư phạm Huế đã tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt khóa học.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các Giáo sư, Tiến sĩ đã nhiệt tình giảng dạy
và gợi mở cho tôi nhiều ý kiến quý báu trong quá trình học tập và thực hiện
luận văn.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cô giáo – TS. Hoàng
Thị Huế, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Xin cảm ơn gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã giúp đỡ, chia sẻ cùng
tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành luận văn này.
Phú Lộc, ngày 09 tháng 09 năm 2016.
Võ Thị Ngọc Lan
1
MỤC LỤC
MỤC LỤC..................................................................................................................1
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................3
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................3
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu...................................................................................5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................9
4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................10
5. Đóng góp của luận văn ......................................................................................10
6. Cấu trúc của luận văn ........................................................................................10
NỘI DUNG ..............................................................................................................11
Chƣơng 1. Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hƣơng nhìn từ quan niệm
nghệ thuật về con ngƣời và thế giới nhân vật.......................................................11
1.1. Quan niệm nghệ thuật về con người...............................................................11
1.1.1. Hành trình sống và sáng tạo .....................................................................11
1.1.2. Quan niệm nghệ thuật...............................................................................14
1.2. Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Quế Hương...........................................18
1.2.1. Nhân vật an phận......................................................................................19
1.2.2. Nhân vật suy tưởng, mơ mộng.................................................................29
1.2.3. Nhân vật “khuyết thiếu”...........................................................................32
Tiểu kết chƣơng 1....................................................................................................36
Chƣơng 2. Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hƣơng nhìn từ ngôn ngữ và
các hệ biểu tƣợng.....................................................................................................37
2.1 Ngôn ngữ .........................................................................................................37
2.1.1 Ngôn ngữ mang màu sắc văn hóa Huế......................................................37
2.1.2 Ngôn ngữ đối thoại, độc thoại...................................................................43
2.2 Hệ biểu tượng ..................................................................................................48
2.2.1 Những biểu tượng thiên tính nữ ................................................................49
2.2.2 Biểu tượng tâm linh...................................................................................56
2.2.3 Biểu tượng dung hợp văn hóa ...................................................................59
Tiểu kết chƣơng 2....................................................................................................63
2
Chƣơng 3. Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hƣơng nhìn từ không, thời
gian, kết cấu và giọng điệu nghệ thuật..................................................................64
3.1. Không gian và thời gian nghệ thuật................................................................64
3.1.1. Không gian khép kín ................................................................................64
3.1.2. Thời gian hoài niệm..................................................................................71
3.2. Kết cấu lồng ghép ...........................................................................................73
3.3. Giọng điệu.......................................................................................................77
3.3.1. Giọng điệu trữ tình đằm thắm ..................................................................78
3.3.2. Giọng điệu khắc khoải xót xa...................................................................80
3.3.3. Giọng triết lý ............................................................................................83
Tiểu kết chƣơng 3....................................................................................................85
KẾT LUẬN..............................................................................................................86
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................88
3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1 Văn hóa – văn học có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau. Văn học là
thành tố của văn hóa nên chịu tác động từ văn hóa và ngược lại văn học phản ánh
văn hóa. Khi nói đến mối quan hệ này, M.Bakhtin cũng cho rằng: “Văn học là một
bộ phận không thể tách rời khỏi văn hóa, không thể hiểu nó ngoài cái mạch nguyên
vẹn của toàn bộ văn hóa một thời nó tồn tại. Không được tách nó khỏi các bộ phận
khác của văn hóa, cũng như không được như người ta vẫn làm, là trực tiếp gắn nó
với các nhân tố xã hội, kinh tế vượt qua đầu văn hóa. Những nhân tố xã hội kinh tế
tác động tới toàn bộ văn hóa nói chung, và chỉ thông qua văn hóa, cùng văn hóa mới
tác động được tới văn học”. [30, tr.118]
Quan hệ văn hóa – văn học vẫn luôn nhận được sự quan tâm của nhiều nhà
nghiên cứu. Dù vậy, soi chiếu vào tác phẩm văn học cụ thể, sự nghiệp sáng tác của
một nhà văn hiện nay vẫn còn tương đối ít. Khảo sát văn học từ quan hệ văn hóa
vừa giúp chúng ta tìm hiểu về bản chất, chức năng của văn học, vừa khảo sát văn
học để tìm về cội nguồn văn hóa của thời đại mà tác phẩm và tác giả tồn tại. Việc
khảo sát những truyện ngắn của nhà văn Quế Hương trong mối tương quan văn hóa
– văn học sẽ góp phần thúc đẩy mối quan hệ này phát triển.
1.2 Truyện ngắn Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Đến nay, thể
loại này đã đạt đỉnh cao đặc sắc cả về nội dung, nghệ thuật, số lượng tác phẩm và
đội ngũ sáng tác ngày càng đông đảo, đặc biệt là đội ngũ nhà văn nữ. Cùng với các
nhà văn Việt Nam hiện đại như Lê Minh Khuê, Lý Lan, Dạ Ngân, Nguyễn Thị Thu
Huệ, Hà Khánh Linh, Phạm Thị Hoài, Võ Thị Hảo, Trần Thùy Mai, Võ Thị Xuân
Hà… Nhà văn Quế Hương tuy lặng lẽ âm thầm nhưng đã có những đóng góp không
nhỏ cho sự phát triển của truyện ngắn Việt Nam đương đại.
1.3 Sinh ra và lớn lên ở Huế, dù sau này chuyển vào Hội An và bây giờ sinh
sống ở Đà Nẵng nhưng trong những sáng tác của mình, Quế Hương đã mang đến
cho người đọc những câu chuyện, những bức tranh về Huế thấm đẫm nhất, tinh tế
nhất. Đọc văn Quế Hương ta nhận ra những nét riêng của Huế không lẫn vào đâu
được. Chất Huế thấm vào từng trang văn của chị, Huế của những ngày xưa, Huế từ
4
trong vô thức vẫn luôn ẩn trong sâu thẳm để khi có cơ hội lại bộc phát. Những
người con của Huế được sinh ra và lớn lên ở đây, dù có đi xa đến nơi nào thì những
ấn tượng, những bản sắc vẫn luôn đọng lại, luôn thôi thúc họ nhớ về quê hương và
Quế Hương cũng vậy. Với Quế Hương, Huế là sự thổn thức tìm về những ngày xưa,
sự ám ảnh với những con người từ trong quá khứ đến hiện tại. Không chỉ thế, truyện
ngắn của Quế Hương còn chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Quảng Nam – Đà
Nẵng nơi bà đang sinh sống, và một vài nét văn hóa khác của đất Việt.
Bằng tất cả vốn sống phong phú, nhẹ nhàng, đằm thắm, tinh tế như chính
tâm hồn của mình, Quế Hương gõ đều đều từng giọt nhớ thương, giọt day dứt, ám
ảnh, suy ngẫm, yêu thương vào lòng độc giả. Quế Hương viết văn để sống, để giao
hòa tâm hồn với thế giới bên ngoài. Ngược với xu hướng trần tục hóa cuộc sống,
giải phóng tâm hồn và thân thể, Quế Hương – vốn thích sự lặng lẽ, không thích bon
chen với đời đã tìm hướng đi khác cho mình ““lạ hóa” không phải là yêu cầu tiên
quyết. Văn chương cần hay và mới, nhưng quan trọng hơn cả là sự cảm thông, đồng
điệu. Quế Hương viết văn như một sự sẻ chia, một nhu cầu tự thú. Văn của chị, theo
đó, không dung nạp những gì to tát, xa xôi, chỉ toàn những điều bé mọn. Vậy mà
thế giới ấy vẫn lột hiện biết bao hỉ nộ ái ố của cuộc đời; nỗi da diết với các thân
phận nhỏ bé vẫn là nỗi day dứt chung cho kiếp người” [12, tr.6]. Bởi “Dù lạc lõng
tôi vẫn thích tạo ra thứ văn chương sâu thẳm, đầy ánh sáng nhân văn hơn trần trụi,
thực dụng, dâm ác. Cuộc đời vẫn vậy, chỉ có nhà văn là có thể thay đổi nó theo tâm
cảnh, tâm thế của mình, gợi lương tri hay thú tính” [6, tr.123]. Chính những nét
riêng như thế mà mặc dù với số lượng tác phẩm không hẳn là nhiều, 1 tập thơ và
không quá 100 truyện ngắn, nhưng Quế Hương đã có chổ đứng nhất định trong văn
học Việt Nam và lan ra cả bộ phận văn học hải ngoại.
1.4 Tuy nhiên, truyện ngắn của chị vẫn chưa được nhiều người tìm hiểu, khai
thác, đặc biệt là về dấu ấn văn hóa trong truyện của Quế Hương. Từ chính những
điều ý nghĩa như trên tôi chọn đề tài “Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế
Hương” để nghiên cứu nhằm giúp người đọc thấy được nhiều điều thú vị, mới mẻ
trong truyện ngắn của nhà văn này.
5
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Hơn 20 năm cầm bút với một tài sản văn chương có thể nói không quá đồ sộ
cũng không hề nhỏ chút nào tính đến hiện nay với 9 tập truyện và 1 tập thơ, cùng
với một số giải thưởng lớn nhỏ khác nhau, nhưng chúng tôi nhận thấy vẫn còn rất ít
những công trình nghiên cứu về tác phẩm văn học của Quế Hương. Đặc biệt mảng
nghiên cứu văn hóa và sự dung hợp văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương chưa có
công trình nào chuyên nghiên cứu về vấn đề này. Nghiên cứu văn chương của Quế
Hương mới chủ yếu dừng lại ở các bài viết nhỏ trong các công trình có tính tổng
hợp hay các bài viết nhỏ trên các báo, tạp chí, trang web điện tử,… Để phục vụ cho
việc nghiên cứu đề tài, chúng tôi tìm hiểu tài liệu theo hai khía cạnh sau:
2.1. Những bài nghiên cứu chung về truyện ngắn của Quế Hƣơng
Những bài nghiên cứu theo hướng này thường đề cập chung đến đặc điểm
truyện ngắn Quế Hương hay chất văn của chị.
Tìm hiểu những bài nghiên cứu về truyện ngắn Quế Hương, có thể nhận thấy
luận văn Đặc điểm truyện ngắn Quế Hương – Trương Ngọc Lợi (Đại học Sư phạm
Huế, 2011) đã đề cập chủ yếu đến các đặc điểm thi pháp trong truyện ngắn Quế
Hương từ góc nhìn tự sự qua thế giới hình tượng và phương thức trần thuật của
truyện ngắn như nhân vật, không – thời gian, ngôn từ, giọng điệu, kết cấu…
Với bài viết Nhà văn Quế Hương: Để con người hiểu nhau khó lắm!,
Nguyễn Minh Sơn đã nhận xét: “Ở mỗi truyện, người đọc được cảnh tỉnh một cách
nhẹ nhàng nhưng sâu sắc trước sự tha hóa và biến chất của tình cảm con người. Đọc
xong, người lớn chợt day dứt, chen lẫn cả sự chua xót và sám hối. Đôi khi người ta
thấy truyện ngắn của chị xoáy sâu vào bi kịch của con người trong đời sống hiện đại
vì: “Thế giới càng ngày càng rộng lớn nhưng để con người hiểu nhau thật khó!” (Quế
Hương)” [49]. Tác giả đã khái quát được nét đẹp thẳm sâu trong truyện ngắn Quế
Hương. Bằng giọng văn nhẹ nhàng nhưng sâu sắc, Quế Hương đã đưa đến người đọc
những bài học về sự tha hóa, biến chất và cả những bi kịch của con người.
Thanh Tân cũng đã đưa ra những quan niệm của Quế Hương trong bài viết
Nhà văn Quế Hương: Chưng cất nỗi buồn ấm áp “Quế Hương nói đó là cái tạng
của chị rồi, hoa nào tỏa hương ấy, chị không viết “ác” được bởi muốn viết “ác”, nhà
6
văn phải thật bản lĩnh, phải thấu thị được bản chất cái ác, để có thể viết nên những
tác phẩm có sức tác động mạnh mẽ, để rồi sau những rùng mình, tâm hồn người đọc
có thể được thanh lọc tận đáy sâu nhất” [51]. Thanh Tân đã khẳng định, văn chương
Quế Hương là những điều thiện lương như chính tâm hồn chị, bởi chị không viết ác
được. Tác phẩm văn chương thực thụ, lay động tâm hồn con người, phải là những
tác phẩm có tác dụng thanh lọc sâu nhất tâm hồn, để lẩy ra những điều trong trẻo,
lương thiện, cao đẹp. Hay quan niệm về cái đẹp trong văn chương của Quế Hương:
“Cái đẹp trong văn chương hay trong hiện thực thường gắn với nỗi buồn. Truyện
của Quế Hương vì thế là những giọt sương tinh khiết được chưng cất từ nỗi buồn.”
[51] Cái đẹp phải gắn với nỗi buồn, nỗi buồn ấy phải thật tinh khiết, từ sự rung
động với con người, với cuộc đời.
Nguyễn Thị Yến trong bài viết Quế Hương – Khắc khoải và đằm thắm đã
có những nhận định rất cụ thể về đặc điểm văn phong của Quế Hương, đặc biệt là
qua tập 27 truyện ngắn của Quế Hương, vẻ đẹp của ngôn từ, lối diễn đạt chân
thiết, gọn, kín đáo mà sâu đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của cả những độc giả khó
tính nhất. Điều này không dễ gì chúng ta bắt gặp ở những tác giả khác. Bài viết còn
cho thấy nét đặc trưng trong cách kể chuyện “Lối viết của Quế Hương, ngoại trừ
“Một Cuộc Đua”, từ mười mấy năm qua, dẫu mỗi bài có những thay đổi trong giọng
văn qua mỗi mẩu chuyện khác nhau, cái cung cách kể chuyện vẫn bàng bạc một
cách thể như nhau. Kể chuyện duyên dáng và ý tứ. Trước khi viết tác giả biết mình
sẽ viết gì. Cách nào đi nữa, cốt truyện phải thể hiện cái thế giới mà tác giả đang
sống.” [57] Và cách xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Quế Hương thường
đan kết hai tuyến nhân vật với nhau chặt chẽ. Chính diện và phản diện nằm kề, đối
nhau, hòa quyện lấy nhau, hỗ trợ cho cái đẹp bật lên.
Đến với bài viết Truyện ngắn Quế Hương – thế giới của những “nỗi buồn
ấm áp”, tác giả Lê Thị Hường đã cho ta thấy một thế giới nghệ thuật riêng của Quế
Hương, đó là thế giới của những mảnh đời không hoàn hảo, lẽ tử sinh và khát vọng
thoát xác – tái sinh, thế giới của cái đẹp, sự tương giao, của thăng hoa vô thức và
thế giới liên văn bản. Tác giả khẳng định “Triệt tiêu vai trò phát ngôn của nhân vật,
dạng ngôn ngữ chủ yếu trong truyện ngắn Quế Hương là lời độc thoại nội tâm. Ở
7
một số truyện của nhà văn, yếu tố thúc đẩy câu chuyện phát triển là lời vô thức-
mạch trữ tình trội lên ở bình diện thứ nhất, mạch tự sự chìm khuất sau những ngổn
ngang hoài niệm.” [45] và “Tác phẩm của Quế Hương hàm chứa những mạch ngầm
văn bản. Truyện ngắn Quế Hương không dài. Những truyện dài nhất cũng độ 5, 7
trang. Tính chất liên văn bản mở rộng độ hàm súc của một thể loại vốn ngắn về câu
chữ. Trong nhiều truyện ngắn của Quế Hương, các diễn ngôn văn hoá, các văn bản
văn học, diễn ngôn hội họa, lịch sử, âm nhạc… đan dệt vào nhau. Nhà văn không
giễu nhại (dẫu để thăng hoa hay hạ bệ) mà liên văn bản trong truyện Quế Hương
nhằm mở rộng thêm biên độ tâm hồn.” [45]. Thấp thoáng đằng sau bóng dáng của
các nhân vật chính là bóng dáng của nhà văn. Việc phân loại những thế giới nghệ
thuật trong truyện ngắn Quế Hương là những gợi ý đáng quý cho chúng tôi trong
quá trình khảo sát dấu ấn văn hóa về con người trong truyện ngắn Quế Hương.
Nguyễn Phúc Vĩnh Ba đã có những nhận định rất sâu sắc về các tác phẩm
của Quế Hương khi Đọc 27 truyện ngắn của Quế Hương “Đọc truyện chị ta sẽ làm
giàu tâm hồn mình vì học hỏi được nhiều điều cao quí: biết trắc ẩn, biết quan tâm
đến kẻ khác, biết buồn đau. Vâng, cuộc sống hôm nay có nhiều điều đáng ca tụng
nhưng cũng không thiếu chuyện đau lòng. Không ca tụng thì chưa chắc đã làm hại
ai nhưng thiếu phẫn nộ xót xa trước những chuyện đau lòng thì quả là đáng trách.
Hãy theo chị mà chiêm nghiệm những bi kịch của kiếp người, để làm giàu mơ mộng
một cõi người tốt đẹp hơn, cho “gió phù vân của cõi người đỡ buốt thấu xương.”
[37]. Đến với truyện ngắn Quế Hương, lòng người sẽ được tẩy rửa bằng sự đồng
cảm, sẻ chia với mọi nỗi bất hạnh trong cuộc đời.
Nhìn chung những bài nghiên cứu theo hướng này đều có những đánh giá,
ghi nhận khá nghiêm túc về các tác phẩm cũng như sự đóng góp của Quế Hương,
thể hiện được dấu ấn của chị trên văn đàn Việt Nam.
2.2. Những bài nghiên cứu có đề cập đến dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn
Quế Hƣơng
Những bài nghiên cứu có đề cập đến dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế
Hương đều chỉ mới bàn đến bằng những nhận xét ngắn và khái quát.
8
Mặc dù đứng trên góc nhìn trần thuật nhưng luận văn Đặc điểm truyện ngắn
Quế Hương – Trương Ngọc Lợi cũng đã giúp chúng ta nhìn thấy được hệ thống
ngôn từ đậm sắc thái địa phương trong truyện ngắn Quế Hương với sự xuất hiện
dày đặc của ngôn ngữ miền Trung và giọng điệu kể chuyện khi kể về những địa
danh, món ăn đặc trưng xứ Huế.
Nguyễn Minh Sơn trong bài viết Nhà văn Quế Hương: Để con người hiểu
nhau khó lắm!, đã khẳng định: “Truyện của chị không kịch tính nhưng có sức
mạnh dữ dội của nội tâm. Là một người Huế, giọng văn của Quế Hương lôi cuốn
người đọc bằng sự dịu dàng nhưng sâu sắc, cộng thêm với tư duy chặt chẽ của một
nhà giáo viết văn. Hơn nữa tuổi đời và tuổi cầm bút hiện nay của chị đã đủ độ chín
chắn khi nhìn về con người và cuộc sống.” [49] Tác giả cho rằng sức cuốn hút trong
truyện ngắn Quế Hương ở giọng văn dịu dàng, sâu sắc là đặc trưng của tính cách
Huế chứ không phải ở những tình tiết kịch tính.
Lê Thị Hường trong bài viết Truyện ngắn Quế Hương – thế giới của những
“nỗi buồn ấm áp”, cũng đã đề cập đến đôi nét về sự xuống cấp của những dấu ấn
văn hóa dân tộc như văn hóa Chăm, phố cổ Hội An, lăng tẩm Huế và những cảnh
rêu phong điêu tàn, đổ nát. Ngoài ra tác giả còn nói đến những biểu tượng, cổ mẫu
văn hóa “Những cổ mẫu (archétipe) Đất-Nước (và những biến thể như biển, dòng
sông, hồ, mưa…) xuất hiện đậm đặc với nhiều ý nghĩa trong thế giới nghệ thuật của
Quế Hương. “Nước là yếu tố gây ra những tưởng tượng sâu xa nhất trong con người
về sự sống và sự chết. Nước huỷ diệt, nước tẩy rửa và nước làm tái sinh, trong trẻo,
tinh khiết”; “Biển là hình tượng vừa của sự sống, vừa của sự chết”. Nước là sự cứu
rỗi. Nước thanh lọc, tẩy rửa tội lỗi, còn lại nước-vĩnh-cửu. Đất là biểu tượng cho sự
phồn thực, sinh sôi nảy nở. Đất dồn chứa và cung cấp nguồn năng lượng dồi dào.
Đất sinh nở và tiêu diệt. Trong Đất, trong Nước con người sống đúng bản năng,
sống lại thuở ban sơ người.” [45] Bài viết đã chỉ ra những cổ mẫu Đất-Nước và biến
thể của nó, đây là gợi ý quan trọng cho chúng tôi khảo sát cảm quan văn hóa từ góc
nhìn biểu tượng văn hóa.
Lê Thị Minh Hiền trong bài viết Tình yêu và hoài niệm xứ Huế trong
truyện ngắn Quế Hương đã khái quát hóa những đặc điểm trong truyện ngắn Quế
9
Hương như “Con người trong truyện ngắn của chị mang đầy đủ tính cách, tâm hồn
xứ Huế”, không gian quen thuộc của Huế “Không gian vườn nhà gắn bó với cuộc
đời các nhân vật, đó là nơi họ sống và bộc lộ những nét tính cách, tâm lý của mình.
Kiểu không gian này vừa có tính chất gợi mở vừa lại như thu hẹp bó buộc nhân vật
trong những giới hạn cụ thể, khoanh vùng hoạt động của những cuộc đời, những số
phận” [6, tr.128], và điều làm nên sức quyến rũ của truyện ngắn Quế Hương chính
là “Cho dù sống xa Huế nhưng những hoài niệm tình yêu về một xứ Huế mộng mơ
dường như vẫn luôn thấm đẫm trong mỗi trang văn của Quế Hương. Chính sự am
hiểu, gắn bó máu thịt với văn hóa Huế từ nếp sống, nếp nghĩ, thói quen về con
người nơi đây đã tạo dấu ấn riêng biệt đầy sức sống cho truyện ngắn của Quế
Hương” [6, tr.128].
Từ thực tiễn trên, chúng tôi nhận thấy chưa có công trình nào chuyên đề cập
đến những dấu ấn văn hóa Huế và sự dung hợp văn hóa trong truyện ngắn Quế
Hương, và hướng nghiên cứu này là một việc làm cần thiết, mới mẻ và hấp dẫn cho
những ai yêu thích văn Quế Hương nói riêng và văn học Việt Nam nói chung. Các
bài nghiên cứu nói trên là tiền đề, sự gợi ý và tài liệu tham khảo bổ ích cho tôi trong
quá trình thực hiện đề tài này.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài khảo sát các truyện ngắn của tác giả Quế Hương, qua các tập truyện
ngắn như sau:
+ 27 truyện ngắn của Quế Hương – 2004, Nxb Phụ nữ.
+ Đóa hoa không gai và con cừu không rọ mõm – 2010, Nxb Phụ nữ.
+ Truyện ngắn ba cây bút nữ: Ngân Hoa – Quế Hương – Đỗ Bích Thúy –
2007, Nxb Phụ nữ.
Ngoài ra còn có các truyện ngắn: Màu biển lặng, Ngày đi lạc, Một, Bay về
ngày đói ngọt, Hai người đàn bà và một nhành mai, Gió đi đâu?.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu mà đề tài hướng đến là dấu ấn văn hóa trong truyện
ngắn của Quế Hương nhìn từ bình diện nội dung biểu hiện và hình thức nghệ thuật.
10
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, người viết đã sử dụng một số phương pháp
chính như sau:
- Phương pháp cấu trúc – hệ thống: hệ thống lại những truyện ngắn của bà để
khảo sát một cách có chọn lọc nhằm tìm ra những đặc sắc, dấu ấn văn hóa đặc trưng.
- Phương pháp so sánh: tìm ra những nét tương đồng, dị biệt về nhân vật,
phương thức nghệ thuật, đặc sắc văn hóa Huế và sự dung hợp với văn hóa vùng
miền khác, ... trong truyện ngắn Quế Hương.
- Phương pháp vận dụng lý thuyết văn hóa học: từ những lý thuyết về văn
hóa – văn học, có cơ sở để đi sâu phân tích, bình luận, chọn lọc những vấn đề có
liên quan.
5. Đóng góp của luận văn
Nghiên cứu đề tài này, luận văn đã góp phần:
1. Khẳng định vị trí, phong cách và sự đóng góp của nhà văn đối với nền văn
học Việt Nam đương đại.
2. Tìm hiểu dấu ấn văn hóa Huế và sự dung hợp văn hóa vùng miền khác
trong truyện ngắn Quế Hương, để khẳng định sự tương tác hai chiều giữa văn hóa
với văn học, một vấn đề đang rất được quan tâm nghiên cứu.
3. Đây là công trình nghiên cứu tương đối có hệ thống về truyện ngắn Quế
Hương và là tài liệu bổ ích cho những ai quan tâm, yêu thích truyện ngắn của nhà
văn này.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung luận văn bao
gồm 3 chương:
Chương 1: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương nhìn từ quan niệm
nghệ thuật về con người và thế giới nhân vật
Chương 2: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương nhìn từ ngôn ngữ
và các hệ biểu tượng
Chương 3: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương nhìn từ không, thời
gian, kết cấu và giọng điệu nghệ thuật
11
NỘI DUNG
Chƣơng 1
Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hƣơng nhìn từ
quan niệm nghệ thuật về con ngƣời và thế giới nhân vật
1.1. Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời
1.1.1. Hành trình sống và sáng tạo
Quế Hương tên thật là Hoàng Thị Thương sinh năm 1950 tại Huế. Chữ Quế
trong bút danh xuất phát từ tên gọi ở nhà: Quế. Tốt nghiệp Đại học Văn khoa và về
giảng dạy ở Hội An, sau chuyển về sinh sống tại Đà Nẵng. Chính vì đi nhiều nơi
nên trong truyện ngắn của chị chứa đựng dấu ấn văn hóa của nhiều vùng đất khác
nhau, tuy nhiên văn hóa Huế - nơi chị được sinh ra và sống suốt thời niên thiếu vẫn
rõ nét nhất. Trong lời đề từ về tập Huế Mình của Ng. Ph. Vĩnh Quyền, Trần Kiêm
Đoàn đã viết: “Huế, nguyên thủy chỉ là một cái tên, nhưng là một cái tên định
mệnh. Huế, dẫu cho khơi nguồn từ ngữ âm gốc là Hóa, là Huê, là Quê, là Quế là gì
đi nữa – theo các nhà Huế học – thì vẫn mang trong mình “chủng tử” của sự ra đi vì
tên ngắn mà tình dài.” [20, tr.5] Chính điều này đã gợi cho tôi suy nghĩ về từ Quế
trong bút danh của chị, phải chăng ngay cách đặt bút danh cũng đã thể hiện được
nỗi niềm tình cảm kín đáo mà chị dành cho cố đô.
“Cái bóng nhỏ, gầy guộc, ánh mắt sâu, lặng lẽ nhìn lung qua khung cửa. Tôi
phác thảo về Thương như thế. Tuổi áo trắng không sôi nổi. Thương không có một
thuở “con yêu bánh nậm”của Huế. Sâu mà hiền. Kín đáo. Thật thà mà khôn
ngoan. Tuổi trẻ, Thương mảnh mai, ít át, nhỏ nhẹ mà tự tin.” [57] Cô nữ sinh văn
khoa với “dáng buồn như liễu, điệu gầy như mai” ấy vì đau ốm triền miên đến mức
phải nghỉ dạy, phải từ bỏ một nghề duy nhất mà mình biết. Nhưng bằng sự tha thiết
với cuộc sống và như chị nói viết giúp chị bước ra khỏi khung cửa hẹp của đời
mình, chị khởi nghiệp viết văn từ năm 1990 với truyện ngắn đầu tay Đôi chân biết
khóc. “Đôi chân biết khóc” là ấn tượng sâu sắc về bàn chân vất vả, lặn lội khắp nơi,
tảo tần nuôi con của người mẹ mà chị vô cùng kính yêu, cũng là đôi chân in dấu số
phận của mẹ và cả của chị.
12
Quế Hương lớn lên bằng tình thương và sự che chở của mẹ, bởi bố chị - một
cầu thủ bóng đá mất sớm. Chị sống trọn thời con gái trong cái nghèo âm ỉ như bao
gia đình ở Huế cùng mẹ, kế phụ và em gái. Hình ảnh của Quế Hương được lặp đi
lặp lại rất nhiều trong văn chương của chị “quyết liệt dữ dằn trộn với đa cảm. gầy
gò xanh xao nhưng rất dễ thương” [12, tr.338]. Lớn lên, chị lấy chồng, một thầy
giáo dạy toán cũng nhỏ nhắn như chị, rồi sinh đôi hai thằng, mười mấy năm sau
sinh thêm một thằng nữa, thế là nhà toàn đàn ông, mình chị cô đơn.
Sống trong một căn nhà chỉ toàn đàn ông, cho nên những công việc không
tên đã ngốn hết phần lớn thời gian của chị, chỉ còn lại chút ít dành cho sự thổn thức
lòng mình, tuy nhiên, thời gian ít ỏi đó chính là thời gian mà chị cảm thấy được
sống đúng nghĩa, với những khát khao, hòa điệu tâm hồn gửi gắm vào từng con chữ.
Như Quế Hương từng tâm sự “Viết đối với tôi là sống, chân thành, da diết, vật vã.
Mà cũng như tất cả mọi người, tôi cần đồng tiền chính đáng để sống. Đồng tiền viết
văn khổ nhọc, lương thiện và vinh dự” [46]. Một người phụ nữ phải bó hẹp đời
mình trong bốn vách tường, thì quả thật viết giúp Quế Hương sãi cánh bay vào bầu
trời rộng lớn của văn học, là sống một cách chân thành da diết, là kiếm sống một
cách khó nhọc nhưng vinh dự, là cách chị hái quả ngọt của đời mình.
Người phụ nữ ấy vẫn lặng lẽ sống, lặng lẽ viết như thế, như vốn tâm hồn tĩnh
lặng của mình, không muốn bon chen với đời. Bằng tất cả sự tận tụy với nghề văn,
chị cống hiến cho văn học Việt Nam đương đại những bông hoa thầm lặng tỏa
hương như chính con người chị.
Mỗi nhà văn khi bước vào làng văn đều xuất phát từ một hoàn cảnh khác
nhau, riêng Quế Hương bước vào làng văn với hoàn cảnh thật đặc biệt: “Rời bỏ một
nghề duy nhất mình biết, đeo đuổi tới 18 năm thì còn biết làm gì? Thế giới bỗng
hẹp lại trong bốn bức tường, việc nhà, đau ốm, khó khăn… Có lần tôi buồn bã ngắm
chân mẹ, chân mình, thế là Đôi chân biết khóc ra đời” [46]. Chị viết khá đều tay, lần
lượt cho ra đời các tác phẩm:
- Đôi chân biết khóc, Tập truyện, 1994
- Quán Búp Bê, tập truyện, 1996
- Có Miu trong nhà, truyện vừa, 1997
13
- Thư gửi thời gian, tập truyện, 1998
- Bí Đỏ và…, truyện vừa, 2001
- Đám cưới cỏ, tập truyện, 2004
- 27 truyện ngắn của Quế Hương, tập truyện 2004
- Chiếc vé vào cổng Thiên đường xanh, tập truyện, 2009
- Ngồi chơi với bụi, thơ, 2009
- Đóa hoa không gai và con cừu không rọ mõm, tập truyện, 2010
Bằng tất cả những nỗ lực miệt mài, đáng trân trọng, Quế Hương đã xác lập vị
trí của mình trên văn đàn Việt Nam một cách thuyết phục nhất giữa bao nhà văn.
Trong hai mươi mấy năm cầm bút, với hành trình sáng tạo miệt mài không
ngừng của mình, Quế Hương đạt rất nhiều giải thưởng khác nhau như là động lực,
là sự ủng hộ tinh thần và cũng là sự khẳng định được thừa nhận đối với đời văn của
chị. Các giải thưởng như: Tặng thưởng của Hội Nhà Văn Việt Nam năm 1997, Giải
thưởng truyện ngắn tạp chí Sông Hương năm 1993, báo Tiền Phong năm 1995, Tạp
chí Kiến Thức ngày nay năm 1999, Tạp chí Văn Nghệ Quân Đội năm 1996, 2006.
Giải nhất và giải nhì sáng tác văn học cho trẻ em năm 1996-1997, 2000-2001, Giải
nhất cuộc thi viết truyện ngắn cho thanh niên, học sinh, sinh viên 2004 …
Không chỉ là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam mà Quế Hương còn là hội viên
Hội Điện ảnh Việt Nam khi có một số kịch bản phim truyện được chuyển thể từ các
truyện ngắn như Bức tranh thiếu nữ áo lục, Thư gửi thời gian, Câu hát tìm nhau,
Một cuộc đua, Phố Hoài; trong đó trong đó Thư gửi thời gian là kịch bản đoạt giải
nhì, không có giải nhất của cuộc thi sáng tác kịch bản và truyện phim toàn quốc
năm 1996; kịch bản Câu hát tìm nhau, chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của chị,
đoạt giải nhì, không có giải nhất cuộc thi sáng tác kịch bản sân khấu và phim truyện
truyền hình của Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội năm 1998. Và Quế Hương
cũng sẽ không viết kịch bản nữa để trở lại với truyện ngắn bởi theo chị: “Điện ảnh
khai thác nhà văn ở khía cạnh biên kịch chứ không cần văn chương. Với tôi, văn
học và điện ảnh cần nhau nhưng khó đồng hành. Nhà văn đem đến cho điện ảnh
chiều sâu và sự mênh mông của ý tưởng, sự phong phú của những chi tiết đắt giá,
lời thoại hay… nhưng với yêu cầu phải cụ thể hóa tất cả. Cụ thể mãi e rằng không
14
tốt với người viết văn. Tôi không nghĩ rằng nhà văn trẻ bây giờ không viết văn được
nữa mới quay sang viết kịch bản phim, kịch bản sân khấu. Với tôi, viết cũng vô
thường như con người hay cuộc đời, khi hay khi dở, khi được khi không. Khi mệt
mỏi, bế tắc người ta có thể chuyển hướng để thử sức ở một lĩnh vực sáng tác mới
hoặc dừng lại… rồi bước tiếp” [36].
Sự sáng tạo miệt mài, không ngừng nghỉ, vượt lên nỗi cô đơn, bệnh tật của
Quế Hương với một gia tài tác phẩm và giải thưởng như thế, quả là niềm mơ ước và
động lực cho những ai yêu văn chương và muốn bước vào nghề văn. Điều đó quả
đáng quý, và đáng quý hơn nữa là vẻ đẹp đến từ bút pháp văn chương của chị. Văn
Quế Hương cũng giống như con người của chị, tinh tế, giản dị, sắc sảo và dịu dàng.
Một tâm hồn được nuôi dưỡng bằng vẻ sáng đẹp của văn chương ấy thật khó để tìm
ra sự gay gắt, quyết liệt trong giọng văn của chị. Chỉ riêng truyện ngắn Một cuộc
đua là giọng văn của chị khác hẳn, dịu dàng nhưng với tinh thần bọc thép, đốp chát,
quyết liệt. Nhưng đó là một “thế giới hài hòa, hài hòa ngay cả từ sự đổ vỡ. Không
có bất hạnh nào không có lối thoát. Không có nỗi buồn nào không thể cảm thông.
Như dòng Hương, như nhà vườn, như điệu Nam ai Nam bình, như tiếng dạ thưa của
người con gái Huế… bảng lảng trong rất nhiều sáng tác của chị.” [12, tr.6] thế giới
truyện ngắn Quế Hương là một thế giới hài hòa và thấm đượm màu sắc Huế.
Từ truyện ngắn đầu tay Đôi chân biết khóc đến tập truyện Đóa hoa không
gai và con cừu không rọ mõm là một hành trình tâm tình. Một hành trình trĩu nặng
nỗi buồn nhưng chất chứa nhiều hy vọng. Giữa xô bồ cuộc sống hôm nay, nỗi buồn
có khi trở thành xa xỉ hay mất giá, thế giới văn chương của nỗi buồn có thể thảng
hoặc giúp ta lấy lại thăng bằng? Quế Hương là nhà văn đồng hành cùng nỗi buồn,
truyền dẫn cái đẹp nhân văn của cuộc sống, khiến mỗi trang sách lấp lánh sắc màu
ấm áp của sự đồng cảm, của tình người.
1.1.2. Quan niệm nghệ thuật
Mỗi nhà văn khi bước vào làng văn trước điều kiện, hoàn cảnh sống, những
ảnh hưởng khác nhau từ thời thơ ấu, cái nhìn khác nhau về cuộc đời, con người,…
đã hình thành nên ở mỗi nhà văn một quan niệm nghệ thuật khác nhau.
15
Con người là trung tâm của văn học, là đối tượng chủ yếu mà các nhà văn,
nhà thơ khao khát hướng đến. Quan niệm nghệ thuật về con người là khái niệm cơ
bản nhằm thể hiện khả năng khám phá, sáng tạo trong lĩnh vực miêu tả, thể hiện con
người của người nghệ sĩ nói riêng và thời đại văn học nói chung. Giáo sư Trần Đình
Sử cho rằng: “Quan niệm nghệ thuật về con người là một cách cắt nghĩa, lí giải tầm
hiểu biết, tầm đánh giá, tầm trí tuệ, tầm nhìn, tầm cảm của nhà văn về con người
được thể hiện trong tác phẩm của mình”. Nghĩa là, quan niệm nghệ thuật về con
người sẽ đi vào phân tích, mổ xẻ đối tượng con người được thể hiện thành các
nguyên tắc, phương tiện, biện pháp trong các tác phẩm văn học, từ đó, thấy được
giá trị và chiều sâu triết lí của tác phẩm. Từ điển Thuật ngữ văn học định nghĩa
quan niệm nghệ thuật về con người “thể hiện ở điểm nhìn nghệ thuật, ở chủ đề cảm
nhận đời sống được hiểu như những hằng số tâm lí của chủ thể, ở kiểu nhân vật và
biến cố mà tác phẩm cung cấp, ở cách xử lí các biến cố và quan hệ nhân vật.” [5,
tr.274] Nhìn chung, tuy khác nhau về cách diễn đạt nhưng những khái niệm trên đều
nói lên được cái cốt lõi của vấn đề quan niệm nghệ thuật về con người.
Với nghề văn, Quế Hương quan niệm: “Viết đối với tôi là sống, chân thành,
da diết, vật vã. Mà cũng như tất cả mọi người, tôi cần đồng tiền chính đáng để sống.
Đồng tiền viết văn khổ nhọc, lương thiện và vinh dự” [46]. Với Quế Hương viết là
sống, bởi chỉ khi viết cuộc sống mới có ý nghĩ. Đó là cuộc sống hiện ra từ tâm hồn
biết thương cảm với mọi nỗi đời và tâm trí tưởng tượng, là cuộc sống da diết, chân
thành trong từng trang viết của chị. Bởi viết văn đã đưa chị ra khỏi khung cửa hẹp
của đời mình, viết chính là nhu cầu để sẻ chia, để tự thú, nên điều quan trọng vượt
lên cả cái hay và mới hơn cả trong văn Quế Hương chính là sự cảm thông, đồng
điệu, lấp lánh tình yêu thương cho cuộc sống này. Chính vì thế mà văn của chị dẫu
không dung nạp những gì to tát, xa xôi mà chỉ toàn những điều gần gũi, bé mọn vẫn
“lột hiện biết bao hỉ nộ ái ố của cuộc đời; nỗi da diết với các thân phận nhỏ bé vẫn
là nỗi day dứt chung cho số kiếp làm người” [12, tr.6]. Chị hoàn toàn xa lạ với lối
văn “Văn giờ không cần đẹp. Truyện không cần cốt. Ninh nhừ cái ta, nêm nếm chút
tâm trạng và đừng quên sex. Phân mảnh tung tóe thế là xong.” [44] Quế Hương viết
nhiều về nỗi buồn, nỗi buồn chảy tràn lênh láng trong văn chị, có lẽ bởi đời chị
16
cũng là chuỗi ngày buồn. Trên trang bìa cuốn sách Chưa phải ngày buồn nhất, Dạ
Ngân đã nhận định “văn chương không nói chuyện vui, vì nỗi buồn bao giờ cũng
hiện hữu và có ích với những ai muốn những điều tốt đẹp hơn cho con người”, có lẽ
Quế Hương cũng đồng ý kiến với chị. Với quan niệm như thế về văn chương, con
người trong văn Quế Hương cũng mang tính quan niệm rất riêng của chị.
Giữa vô vàn các gương mặt nhà văn, đặc biệt là các nhà văn nữ cùng thời để
thấy rõ hơn đóng góp cũng như là nét riêng không lẫn vào đâu được của nhà văn
Quế Hương, chúng ta không thể không so sánh với quan niệm nghệ thuật về con
người của các nhà văn nữ khác, đặc biệt là nhà văn Trần Thùy Mai. Trần Thùy Mai
là nhà văn sinh ra ở Quảng Nam nhưng lại có quê gốc và lớn lên, làm việc tại Huế.
Tốt nghiệp ĐHSP Huế và từng giảng dạy tại đây, sau chuyển qua làm ở NXB
Thuận Hóa thì chị chính thức chọn nghiệp viết cho mình. Với lối viết khỏe, đều tay,
chị đã cho ra đời rất nhiều tác phẩm có giá trị. Trần Thùy Mai đã nhìn thấy bản chất
của con người, đó là con người không bao giờ trùng khít với bản thân mình. Qua thế
giới nội tâm của nhân vật, chị thấy được điều đó. Nguyệt trong Quỷ trong trăng,
người đàn bà với khuôn mặt bình thường, bước đi khập khiển cứ ngỡ sẽ sống an
phận bên chồng và hai con đã vượt rào bay xa. Lúc ấy, đời sống nội tâm mãnh liệt
bên trong tâm hồn Nguyệt mới lộ rõ làm sao. Hay Quyên trong Cánh cổng thứ chín
không thỏa mãn với cuộc sống đầy đủ và bình yên mà chấp nhận sống trong sự đan
xen của những giấc mơ, suy tưởng, ảo ảnh của một mối tình. Con người trong
truyện ngắn Trần Thùy Mai còn là con người của dằn vặt, đau đớn với hồi ức tội lỗi,
là người phụ nữ cuồng yêu và dám chết vì yêu. Dù cùng viết về Huế, nhưng con
người trong truyện ngắn Trần Thùy Mai mạnh mẽ, quyết liệt hơn hẳn con người
trong truyện ngắn Quế Hương.
“Quế Hương quan niệm, văn chương dù thế nào vẫn là cõi ảo, muốn đến sự
thật phải băng qua hư cấu, tưởng tượng. Văn chương là cõi tái tạo, chứ không chỉ tái
hiện cuộc đời. Vì thế, truyện của chị “là những giấc mơ cuộc đời trên giấy” - những
khát khao về người, về đời.
Với Quế Hương, cuộc đời vẫn vậy: thiện ác song hành, xấu tốt ngổn ngang.
Chỉ có nhà văn mới có quyền thay đổi thực tại ấy theo tâm thế, tâm cảnh của mình.
17
Và, với trái tim lương thiện, đa cảm, tài nữ gốc Huế cần mẫn dệt nên những giấc mơ
cuộc đời tuyệt đẹp trên những trang văn bay bổng. Có điều, cái đẹp trong văn
chương hay trong hiện thực thường gắn với nỗi buồn. Truyện của Quế Hương vì thế
là những giọt sương tinh khiết được chưng cất từ nỗi buồn. Dù đó là nỗi buồn của
chị Thời - thánh nữ cùng bản tình ca buồn đến day dứt, ám ảnh trong Chiếc lá hình
giọt lệ, hay cuộc đời cù bất cù bơ của thằng Tí bụi trong truyện ngắn cùng tên của
chị, thì đến sau cùng, điều còn lại với người đọc vẫn là vẻ đẹp lung linh, ấm áp của
tình yêu thánh thiện, thủy chung, của tình người, tình đời. Chị viết như khát khao
lưu giữ những thứ đang biến mất, đang lụi tàn trong thế giới thực dụng - vẻ đẹp của
những nỗi buồn, lãng mạn, từ tâm...” [51]
Con người trong các sáng tác của Quế Hương là những con người được nhìn
từ góc độ vĩnh cữu. Ở mọi khía cạnh, con người trong truyện ngắn Quế Hương đều
sống ngay cả khi chết, vĩnh cửu với tình yêu, vĩnh cửu với cuộc đời. Quế Hương
chẳng bao giờ để nhân vật của mình tự chơi vơi, vô định mà dường như luôn có sẵn
con đường để người ta tự giải thoát cho chính mình, không có con đường nào là
đường cùng.
Quế Hương tin rằng, chết chưa phải là hết, mà chết rồi còn để lại những điều
gì mới được gọi là đáng quý, chẳng hạn như phút thức tỉnh lương tri của một vị quan
tham khi đã sắp tới bờ bên kia. Hay thằng Chuột dù đã chết vẫn luôn bên chị Ái,
không để chị cô đơn một mình. Người đàn bà trong Ga xép nhìn cái chết một cách
điềm tĩnh nhất: “Mọi người sinh ra là để biết nỗi kinh hoàng khốc liệt này. Hãy chịu
khó một chút rồi sẽ xong thôi mà!” [10, tr.41] Và quan điểm này được lặp lại trong
Thư gửi thời gian, đồng nhất với suy nghĩ của một cô gái bị AIDS giai đoạn cuối.
Từ quan niệm nghệ thuật về con người như vậy nên những nhân vật trong
truyện ngắn của Quế Hương đều chất chứa một tình thương, tình người cao cả trên
hết thảy mọi thứ. Chính tình thương biến những khiếm khuyết của cuộc đời trở nên
hoàn hảo hơn. Là những con người luôn cần tình yêu, tình yêu thương dẫu cho tình
yêu đó không hoàn hảo, khiếm khuyết, thì nó vẫn luôn là cứu cánh, là điều mà con
người luôn tìm về. Đứng trước cái chết, tình yêu thương mới là thứ quý giá nhất,
đáng trân trọng nhất. Gã chồng trong Siêu nhân bé bỏng đã nhận ra điều đó trước
18
khi quá muộn, qua hình ảnh người cựu quân nhân chăm bà vợ liệt nửa người “Khoa
học kỹ thuật dù có thành tựu mấy cũng bất lực trước cái chết. Đứng trước nó tình
yêu hiệu quả nhất. Có tui bà ấy ít đớn đau, ngủ được…”. [12, tr.197] Gã cũng nhận
ra trái tim bé bỏng đẹp như ngọc không tì vết của con gã, nhận ra vợ mình không
hoàn hảo nhưng nguyên vẹn. Hay chị Ái trong Nhìn từ vĩnh cửu gầy rộc, hốc hác
nhưng ánh mắt vẫn toát lên ánh lửa dữ dội của kẻ đang chiến đấu với tử thần để
giành lại chồng mình suốt ba tháng mặc dù cuối cùng là thất bại. Hay vị quan tham
trong Đáo bỉ ngạn lúc cận kề cái chết mới “hiểu tấm lòng của một con chó. Hất hủi,
quát tháo mà vẫn lăn xả vào thương. Gần chết mới biết dịu dàng với người vợ hiền
tận tụy” [12, tr.232]. Tình yêu thương, sự chăm sóc chu đáo của thằng Cọt đã chắp
cánh cho Cò gà bay lượn trên nền trời cao rộng mênh mông. Ngược lại, Cò gà đã
chữa lành vết thương lòng của thằng Cọt. Đêm đến khi ngủ, nó không còn mơ bị
dìm trong nước lụt nữa, và trên cánh cò là bóng dáng em nó.
Như Quế Hương đã từng nói “Tôi là một “đứa trẻ” thích chuyện cổ tích hơn
chơi game hay bắn súng, một người mơ mộng lạc loài trong thế giới đang khô kiệt
dần lãng mạn – mộng tưởng về tình người, tình yêu, cái chết, nỗi cô đơn… Dường
như có nó, gió phù vân của cõi người đỡ buốt thấu xương.” [10] Chính bởi sự mơ
mộng ấy về tình người, tình yêu nên văn chị trở nên ấm áp hơn bao giờ, sưởi ấm
cho những tâm hồn lạnh giá, tưới tắm cho cuộc đời đang dần khô kiệt, làm cho cái
chết không cô đơn nữa và chết không phải là hết mà chết để trở nên bất tử. Thế giới
của trẻ em là thế giới của những tình cảm trong sáng, thánh thiện. Và dẫu thế nào đi
chăng nữa, thì họ vẫn luôn là những con người mang trái tim ấm áp nỗi buồn, tình
yêu thương là cứu cánh cho mọi khổ đau. Từ góc độ vĩnh cửu, cuộc đời con người
trở nên lấp lánh hơn bởi tình người, tình đời.
1.2. Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Quế Hƣơng
“Chức năng chủ yếu của nhân vật là xác lập mô hình của hiện thực và thể
hiện định hướng về giá trị đối với cuộc sống. Nhà văn sáng tạo nhân vật là để thể
hiện những cá nhân xã hội nhất định và quan niệm về các cá nhân đó. Nói cách
khác, nhân vật là phương tiện thể hiện các tính cách, số phận con người và các quan
niệm về chúng”. [23, tr.118]. Con người vừa là chủ thể sáng tạo ra văn hóa, đồng
19
thời cũng là sản phẩm của văn hóa, văn hóa nuôi dưỡng, xây đắp và góp phần phát
triển con người, với tư cách là sản phẩm của văn hóa thì con người là biểu hiện của
văn hóa, là sự thể hiện rõ nét nhất cho văn hóa. Mỗi vùng miền, mỗi quốc gia khác
nhau đều tạo ra những con người đặc trưng cho nét văn hóa của vùng miền, quốc
gia ấy. Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Quế Hương cũng không nằm ngoài quy
luật ấy.
1.2.1. Nhân vật an phận
An phận là một trong những nét tính cách của người phụ nữ, tạo nên tính
chịu đựng, hi sinh, coi trọng bổn phận của người phụ nữ trong gia đình của người
Huế. Chịu tác động bởi chế độ phong kiến với 13 triều nhà Nguyễn, với vô số tục
lệ, quy định bó buột con người trong xã hội. Họ cam chịu với một sự tự nguyện,
như một lẽ tự nhiên phải như thế. Tính gia trưởng của đàn ông, đã tạo nên tính cách
an phận, cam chịu của người phụ nữ “Phán truyền và răm rắp nghe đã trở thành nếp
thâm căn cố đế trong họ nội. Cụ cố là một ông quan, quen truyền lệnh. Chống là bất
trung, cãi bất hiếu. Tinh thần gia trưởng thật nặng nề.” [2 tr.165] Những người phụ
nữ Huế xưa từ thời niên thiếu đã được dạy dỗ theo chuẩn mực của công dung ngôn
hạnh, chịu thua nhường và xem hy sinh như là bổn phận đương nhiên, đã hình thành
nên tính cách an phận như là một trong số những đặc tính của người phụ nữ Huế.
Người phụ nữ Huế trong sáng tác của Quế Hương luôn an phận, mà trước hết
là an phận trong cuộc sống. Đôi chân biết khóc là tác phẩm đầu tiên, đưa Quế
Hương bước vào làng văn Việt Nam, thể hiện ấn tượng đầu tiên và sâu sắc về bàn
chân của người mẹ. Quế Hương thừa hưởng đôi bàn chân này từ mẹ “người đàn bà
cực suốt một đời. Ba tuổi, mồ côi. Bảy tuổi, đi ở. Mười bảy tuổi, lấy chồng. Bảy
mươi vẫn nắng sớm mưa chiều chưa được nghỉ ngơi … Mẹ hơ lên đó đôi tay tím
tái, đôi chân gầy giơ xương, ướt vì nước, lấm tấm dấu vết lầm than.” [12, tr.122].
Cũng hình ảnh đó trong Nhìn từ vĩnh cửu: “Tuổi trăng tròn phải lưu lạc. Chồng
con không ra chi… Đôi chân bà là đôi chân biết khóc, luôn dầm trong nước, “ướt”
suốt đời. Đưa hắn ra đây! Mẹ tôi líu ríu chìa chân ra. Đôi chân in dấu số phận. Chỗ
chai, chỗ sần, chỗ lõm, chỗ nhô xương, móng hư, móng trụi… Dấu vết lầm than
lấm tấm như lệ ứa.” [12, tr.149]. Nó được lặp lại trong Đóa hoa không gai và con
20
cừu không rọ mõm: “Rửa chân xong, chị lau khô bằng cái áo rách rồi ngâm chân
mạ trong nước muối ấm. Và đôi chân khóc! Tôi thấy lũ nấm, sần, loét, lở rùng rùng
ứa lệ.” [12, tr.20] Hình ảnh đôi bàn chân biết khóc ấy ám ảnh cả tuổi thơ của nhà
văn và nó lặp đi lặp lại rất nhiều lần trong sáng tác của Quế Hương. Đó không chỉ là
hình ảnh thể hiện tất cả nỗi khổ cực, tần tảo, bươn chải sớm hôm vì gánh trên vai
bổn phận nặng nề của người phụ nữ mà còn thể hiện sự an phận, chấp nhận hi sinh
của người mẹ, người vợ như chị Ái đã từng lẩm bẩm “Chân vợ ổng cũng rứa thôi.
Đàn bà mà” [10, tr.6] như là một sự chấp nhận cho số phận của người phụ nữ là
phải như thế. Biết khổ mà không hề phản kháng, vẫn cam chịu bởi đó là số phận mà
một người phụ nữ phải chấp thuận.
Sự an phận, cam chịu của người phụ nữ để lại những dấu vết trên ngoại hình
của họ, “Trên cần cổ mảnh dẻ, gương mặt chỉ còn là những nét dịu dàng cam chịu”
[12, tr.122], trên cả đôi bàn chân lặn lội vì chồng con, trên đôi bàn tay vất vả. Người
phụ nữ trong Đôi chân biết khóc vẫn nhẫn nhịn tìm về, im lặng ngay cả khi nhìn
thấy chồng ngoại tình bởi “Có lẽ anh tin tôi chẳng bao giờ qua thấu đó. Anh yên
tâm rào kín tôi trong chằng chịt bổn phận, công việc và yên tâm đi với người đàn bà
duyên dáng không hề lo ngại.” [12, tr.125] Không hề phản kháng, đấu tranh để
chống lại việc chồng ngoại tình, người phụ nữ nhẫn nhịn đến mức cô đơn trong
chính ngôi nhà của mình, chịu bủa vây bởi trách nhiệm và bổn phận, với những
công việc lặt vặt không bao giờ làm hết, dẫu có sáu tay, ba mắt. Bằng sự nhạy cảm,
người phụ nữ nhận ra sự phản bội, nhưng bằng sự nhẫn nhịn, an phận họ đổ lỗi cho
số phận đàn bà mấy ai mà không khổ.
Họ an phận trong nếp sống, nếp nghĩ như người thiếu phụ trong Bức tranh
thiếu phụ áo lục “Em chẳng được làm chi theo ý em” [12, tr.287]. Cô là hình ảnh
của người phi tần thời xưa, chịu sự hờ hững, đến lúc chết vẫn còn là một trinh nữ,
bởi chế độ phong kiến như một hàng rào vây quanh cuộc đời họ, muốn thoát cũng
không thể nào thoát ra được. Người phụ nữ trong Đáo bỉ ngạn cũng an phận trong
bổn phận làm vợ, mặc dù người chồng “độc đoán của bà, người mà mỗi cái liếc
mắt, quát tháo, ra lệnh đều thể hiện quyền lực tối thượng của một ông chủ. Người
đã chê bà già, không đầu ấp tay gối, không đi cùng, không chia sẻ” [12, tr.232]. Đến
21
lúc, người đàn ông mạnh mẽ quyền uy ấy bất lực, yếu ớt, bà cũng không rời xa, vẫn
tận tụy chăm sóc, vẫn cảm động trước sự dịu dàng bất ngờ của người chồng, sẵn
sàng bỏ qua mọi lỗi lầm của ông.
Sự cam chịu của người đàn bà trong Nỗi buồn rực rỡ “Người đàn bà lặng lẽ
khóc. Bà đã quen lối khóc không trào lệ cả thời thơ ấu tối tăm” [12, tr.218]. Một
người cam chịu đến mức cất giấu cả những giọt nước mắt vào trong lòng, không để
nó trào ra ngoài, thành nỗi buồn mênh mang. Nỗi buồn ấy là bởi người lưu giữ cả
tuổi niên thiếu của bà, mà chính bà cũng chưa từng nhìn thấy, chỉ âm vang qua
giọng nói còn đến tận bây giờ vẫn ngân nga trong lòng bà.
Trong cuộc đời đã thế, và trong tình yêu, người phụ nữ Huế cũng rất an
phận, như Trần Thùy Mai đã từng nhận xét: “Nhưng Huế thời chúng tôi thì “tội
lắm”! Những người phụ nữ từ khi niên thiếu đã được dạy đi nhẹ nói khẽ, chịu thua
nhường và xem hy sinh là bổn phận đương nhiên. Người đàn bà Huế chịu cực chịu
khổ thì đại tài nhưng giành lấy hạnh phúc cho mình thì dường như hơi kém!” [21,
tr.7]. Thật khó để tìm thấy trong truyện ngắn Quế Hương một người phụ nữ giành
giật mạnh mẽ để đem về hạnh phúc cho chính mình.
Chị Thời trong Chiếc lá hình giọt lệ, tình yêu thời niên thiếu theo chị đến
bây giờ, vẫn không hề nguôi ngoai, chị vẫn lặng lẽ yêu, nuôi dưỡng tình yêu ấy lớn
lên từng ngày trong tim chị. Chị yêu và chấp nhận lắng nghe nỗi thất tình của người
mình yêu, “lắng nghe ngàn lẻ một lần chuyện tình của chú mà không trêu chọc đó là
chị Thời” [12, tr.138]. Yêu âm thầm và cũng thật mãnh liệt, cắt phăng mái tóc dài
đẹp nhất xứ Huế rồi lẩm bẩm “Tôi là người vô hình. Không ai thấy tôi. Tôi là người
vô hình. Không ai thấy tôi…” [12, tr.139] Mãnh liệt thế mà không dám thổ lộ để
giành lấy hạnh phúc cho chính mình và mãi đợi chờ để lỡ mất hạnh phúc, cam chịu
đến mức tất bật ngay cả trong đám cưới của người mình thương. Tình yêu của chị
cứ lớn dần lên, mà không dám thổ lộ với chú Tâm để rồi chỉ bắt gặp một chị Thời
lặng lẽ khép kín không thể thấm qua. Chị Thời là hình ảnh của người thiếu nữ Huế
đảm đang, dịu dàng và rụt rè, e thẹn trong tình yêu.
Cũng như chị Thời, Rêu trong Phố Hoài là một cô gái lặng lẽ yêu và không
dám bộc lộ tình yêu ấy. Chị yêu giòn tan say đắm như cách chị ăn bánh tráng. Chị
22
yêu thầy Tường, người thầy giảng Kiều như kẻ bị Kiều ám. Hết học thầy chị có mặt
trong giờ văn của thầy bằng cách nghe kể lại. Tình yêu của chị non dại âm ỉ như lò
than nướng bánh tráng. Tặng thầy cả cuốn sách bói Kiều mà thầy Toản quý nhất và
im lặng ngay cả khi chịu đòn. Tình yêu âm ỉ ấy, mãi là một tình yêu không thành,
bởi chị không dám thổ lộ tình cảm và từ đó vỡ luôn tiếng – cười – bánh – đập.
“Tình yêu là trò chơi của người can đảm” [12, tr.112] – Mưa trong Trần
gian có mưa đã nói như thế, bà đã gặp được tình yêu của đời mình khi định nhảy
sông tự tử vì bị cưỡng hôn nhưng cuối cùng vẫn phải an phận để lấy người mình
không yêu, an phận sống với người đàn ông hơn mình mười lăm tuổi, nhưng tất cả
vì bổn phận, trách nhiệm của một người vợ, người mẹ “Thế mà tôi chỉ biết mẹ như
một người đàn bà tất bật, tẻ nhạt, còng lưng dưới gánh nặng của cam chịu và bổn
phận” [12, tr.109] đến mức “ngủ bên mẹ nhiều lúc tôi thức giấc vì nước mắt mẹ làm
ướt tóc tôi” [12, tr.110] và với những cuộc chiến không cân sức với người chồng
“để lại trên khuôn mặt mẹ vô số dấu vết tàn phá của đè nén cam chịu” [12, tr.114-
115] bởi vì “mẹ cũng không có ý định bỏ cha bởi mẹ đã đóng đinh số phận vào ngôi
nhà này, gia đình này” [12, tr.115]. Dẫu phải sống bên người chồng mình không hề
có tình yêu, dẫu bao lần khóc ướt gối, và dù cho người đàn ông mà nhân vật Mưa
yêu sau bao năm đã trở về thì Mưa cũng không có ý định bỏ chồng, hay có hành
động gì phản kháng lại sau bao năm đè nén cam chịu ấy. Cũng như Mưa, cô Thơm
trong Khúc chiều tà chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng cha mẹ đặt đâu, con ngồi
đó, may nhờ rủi chịu, cô vẫn khóc hàng đêm nhưng chẳng hề có chút nào kháng cự
lại cái đám cưới không tình yêu và người chồng chẳng hề tương xứng với một
người “đẹp nhất thôn Kim Long” như cô. An phận lấy chồng, an phận sống bên
người chồng nghiện ngập, “gã hành hạ cô như một thú vui man rợ - gã cắn, gã trói,
gã dí nến vào tóc cô” [12, tr.166], đến nỗi cô không bỏ người chồng nghiện ngập ấy
mà bị tống ra khỏi nhà chồng sau khi chồng chết với sự đau đớn vì tổn thất về cả
ngoại hình và tổn thương về tinh thần.
Mặc dầu ưu tiên những số phận người phụ nữ, nhưng văn Quế Hương cũng
thấp thoáng bóng dáng của những người đàn ông cuồng yêu, si tình. Tình yêu dai
như cơn mưa xứ Huế, đó là chú Di trong Trần gian có mưa, người đàn ông mà suốt
23
cả đời chỉ yêu một người, oái ăm thay người đó lại là chị dâu của mình, tình yêu ấy
chỉ có một tuần so với đời người thật quá ngắn ngủi nhưng “nó vắt kiệt máu trong
tim chú khiến chú không còn yêu ai được nữa” [12, tr.116]. Chú Di yêu âm thầm,
nhớ dữ dội, dai dẳng nhưng cũng không thể làm gì khác ngoài chấp nhận nghịch
cảnh ấy. Gã Đớp, lão Tầm Xuân, lão Cây - ếm, Tuệ anormal,… đều là những người
đàn ông mang trong mình một tình yêu nặng sâu cả đời. Tuệ anormal với mối tình
thơ dại không tàn theo năm tháng cứ lớn dần lên và xa vời vợi, yêu nhưng không
dám tới gần tình yêu đó, “tình yêu gã như cây tre nở hoa, kết tụ đằng đẵng bung nở
rồi chết. Rồi hết.” [12, tr.341] Lão cây - ếm cũng thế, cũng mang trong mình một
tình yêu lặng mà sâu cả đời. Lão Tầm Xuân mải miết đi tìm nửa câu quan họ dẫu
tuổi đã gần đất xa trời, nhưng tình yêu ấy trước sau có gì sai trái bởi chính nửa câu
quan họ đã níu lão lại với trần thế này. Dậu trong Phố Hoài cũng thế, tình yêu thời
trẻ dại là nỗi nhớ, nỗi hoài niệm dắt díu ông qua từng ngõ phố cổ mặc thời gian trôi
đã bốn mươi năm thì những kỷ niệm ùa về vẫn như ngày hôm qua, vẫn vang vọng
câu chào quen thuộc của chị Rêu “Mi tới đổ nước hả?” [12, tr.357]. Dường như
những người đàn ông trong truyện ngắn Quế Hương cũng chứa đựng một tình yêu
lặng lẽ nhưng đủ khiến người ta hoài nhớ, day dứt, đuổi theo cả đời nhưng không
cách nào và cũng không có ý định thoát ra khỏi tình yêu ấy.
Những người phụ nữ ấy mang vẻ ngoài trầm lặng như mặt nước của dòng
Hương lững lờ trôi; nhưng ai biết được bên trong lại là một tâm hồn chứa đầy cảm
xúc cuồn cuộn sống, cuồn cuộn yêu thương như dòng Hương mùa nước lũ.
Sự tỉ mỉ, cầu kì của phụ nữ Huế còn được thể hiện ở một nét tính cách khác
là biệt tài và sở trường chế biến món ăn. Như Hoàng Phủ Ngọc Tường đã nói
“Nhưng chính yếu tố con người - ở đây là người đàn bà Huế - là chủ thể là ra phong
vị Huế qua các món ăn. Điều này có nguồn gốc sâu xa từ quan niệm phong kiến xưa
về chức năng người phụ nữ trong gia đình: xã hội thời đó đặt chữ Công (trong tứ
đức) bên trong chữ Hiếu (đối với bốn vị phụ mẫu), và chữ Thuận (đối với chồng);
từ đó tài nghệ nấu nướng là nội dung hàng đầu của bổn phận làm dâu, làm vợ đồng
thời là nhân cách bà chủ gia đình trước họ hàng xã hội” [28, tr.38]. Chính vì thế mà
đã nâng nghệ thuật chế biến ẩm thực Huế lên một tầm cao mới, điều làm nên giá trị
24
của món ăn không phải phụ thuộc vào nguyên liệu mà do ở bàn tay của người chế
biến, mà đó là bàn tay của một người phụ nữ Huế tài năng như o Lài “Thứ tầm
thường đạm bạc nhất qua tay vua bếp cũng thành món độc. Cây vả góc vườn, bụi
chột nưa sau ảng nước, buồng chuối xanh, những thứ rau linh tinh lang tang thế mà
mạ chạy gạo không kịp. Ngày lụt, bánh bột sắn đường đen của o đậm đà đến nỗi cứ
cầu lụt. Ngày mưa, món tầm bậy tầm bạ của o ăn thủng đáy nồi cơm to. Nghèo ăn gì
cũng ngon hay tay o thơm như mạ nói, đến thân cây chuối làm dưa với kiệu cũng
nức mũi” [12, tr.25]. Giống như lời đúc kết của Thực Phổ Bách Thiên: “Đồ ăn
không phải hễ cá thịt thì ngon, mà dưa rau thì dở! Chi ngon cũng được mà chi dở
cũng được; ngon dở tại nơi tay mình, chớ tại gì nơi rau thịt” [28, tr.49]. Người phụ
nữ Huế khi nấu ăn thì đặt toàn bộ tâm hồn của mình vào đó, sự tinh tế, khéo léo, cầu
kì, tỉ mỉ ấy chính là ảnh hưởng của một nếp văn hóa sinh hoạt cung đình thời xưa, là
một trong tứ đức thời xưa mà bổn phận của người phụ nữ trước khi về làm dâu, làm
vợ, làm mẹ phải học được.
Trong bữa ăn, người Huế ưa ăn các món ăn đa dạng, hỗn hợp, dù mỗi món
chỉ dùng ít một. Trong chế biến cũng như trong ăn uống, người Huế thích phải tinh
vi, tỉ mỉ, cầu kỳ, thể hiện ý thức mỹ cảm rõ rệt, con người ăn uống không chỉ thỏa
mãn nhu cầu sinh tồn mà còn thưởng thức cái mà mình sáng tạo ra. Ăn uống lối
Huế còn được chú ý tới môi trường tự nhiên và xã hội trong khi ăn uống, tức ăn
uống ngon phải trong khung cảnh phù hợp, thưởng thức món ăn phải có bè bạn,
người thân quần tụ. [27, tr.258]
Đức tính tỉ mỉ cầu kì trong chế biến ẩm thực của người phụ nữ Huế đã làm
nên một văn hóa ẩm thực kiểu Huế. Đó là một chị Thời “Nhìn chị tỉ mỉ tỉa dưa mà
không nỡ ăn. Ngọn lá, cây thông, hoa đào, trái lựu bằng đu đủ đẹp như ngọc, những
con thú bằng cà rốt, su hào xinh như đồ chơi” [12, tr.137] hay “Những trái me dầm
đẹp như ngọc xúm xít nhau trong thẩu. Quất rim vàng óng gối đầu lên nhau. Rồi
mứt hạt sen đài các, mứt khoai dân dã, mứt khế như cô bé lọ lem mà tôi mê mẩn
cũng có mặt” [12, tr.141]. Không thể phủ nhận nét tinh tế trong cách chế biến thức
ăn của người phụ nữ Huế, đó là ảnh hưởng của văn hóa cung đình xưa còn sót lại,
bởi “người Huế ăn bằng mắt, bằng mũi trước khi ăn bằng miệng. Ở đây chỉ xin lưu
25
ý về yêu cầu đẹp mắt của món ăn Huế, người Huế gọi là “làm khéo”” [28, tr.41].
Một bữa cơm nhà bình thường đậm chất Huế “Cá bống thệ kho tiêu kiểu Huế cứng
ngắt, cong vòng. Canh rau dền nấu tôm. Chột nưa kho. Thịt phay tôm chua kèm
chuối chát, vả, khế, rau thơm trình bày đẹp như một tác phẩm nghệ thuật. Chè khoai
tía tráng miệng” [12, tr.143]. Bữa cơm nhà thanh đạm mà tinh tế ấy, trước hết là
một bức tranh màu sắc hài hòa, đa dạng gồm năm màu là hệ ngũ sắc riêng của Huế
Đỏ tím vàng lục lam. Bữa cơm ấy gồm những món ăn quen thuộc của Huế. Kể cả
lúc làm mâm cỗ cưới cho người mà chị yêu thầm, chị vẫn tỉ mỉ như vậy, vẫn tỉ mỉ
tỉa những chiếc lá hình giọt lệ. Và cả cô Thơm một thời đẹp nhất thôn Kim Long,
biết nấu những mâm cỗ đầy màu sắc, đẹp như một tác phẩm nghệ thuật. Một bữa ăn
ngày mưa với những món ăn đậm chất Huế giản dị mà tinh tế “Nồi cơm nóng, tô
canh chuối lá lốt nấu ruốc mỡ đậm đà và đĩa muối sả như gia vị cuộc đời đủ mặn
ngọt bùi cay” [12, tr.117] không hổ danh người ta gọi người Huế là dân mắm ruốc.
Hương vị này chúng ta lại bắt gặp trong truyện Đồng hành, món ăn ngon là khi
được ăn trong không gian phù hợp “Mùi cá kho tiêu. Mùi canh mít nấu lốt. Mùi
ruốc sả… dễ chừng đến 20 năm anh chưa được ăn lại một bữa cơm gia đình có mùi
nồng cay của ruốc ớt và vị tê tái của mưa dầm… Đĩa rau luộc xanh nõn. Những con
cá bống thệ cong vòng nâu sẫm” [12, tr.132]. Những món ăn giản dị, đời thường ấy
nhắc đến là ta lại dễ dàng nhận ra ẩm thực xứ Huế, cũng là nỗi nhớ quắt quay của
người con xa Huế. Ẩm thực của Huế cũng đậm đà hương vị hơn: “Không phải mèo
khen mèo dài đuôi chứ tui đi mô ăn cái chi cũng thấy không ngon bằng ở xứ mình.
Con cá, con tôm ngọt lịm. Mực cửa Thuận An cũng ngọt hơn mực Nha Trang.
Đừng nói chi miếng thịt phay ở Huế cũng đặc biệt hơn thịt luộc nơi khác, chấm
mắm tôm kèm vả, khế, chuối chát cứ lịm người!” [10, tr.45] bởi “Con heo lấy thịt
luộc phay ở Huế thường là heo thả nên thịt săn chắc, ngọt mềm.” [10, tr.46] Điều
làm nên nét đặc trưng của ẩm thực Huế không nằm ở thức ăn, mà nằm ở cách chế
biến, là tài nội trợ khéo léo, tỉ mỉ, kì công của người phụ nữ Huế.
Những món bánh đặc sản của ẩm thực Huế được chuyển tải vào văn Quế
Hương thật nhuần nhị, tinh tế biết bao thể hiện sự khéo léo, tỉ mỉ của người phụ nữ
Huế mà không nơi nào có được:
26
“Bánh nậm xếp theo hình quạt, mười cái một đĩa. Mở lòng mỏng mảnh, phơi
dạ trắng ngần, điểm nhụy tôm hồng, chấm nước chấm ngọt thanh, ăn kèm chả tôm
cắt hình thoi, xếp thành đóa hoa vàng, gắp cứ tần ngần vì quá đẹp. Đĩa bánh ướt
nhụy tôm cũng mười cái, uốn cong thành mười cánh hoa. Bánh bèo chén để trên
mẹt tre, rắc nhụy hồng, điểm tóp mỡ giòn, ăn bằng chèo tre vót mảnh… Bắt mắt
nhất là tô bánh canh Nam Phổ. Tô nhỏ để vừa say, chưa ngán, hòa quyện tinh tế sắc
màu và hương vị.” [12, tr.237]
Để có được món bánh “Đúng kiểu quà Huế, thanh đạm mà tinh tế” như thế
thì người phụ nữ Huế mới chính là linh hồn làm ra nó “Bà tất tả đi chợ mua lá, bột
gạo, tôm tươi, chuẩn bị tỉ mỉ từng chút như để tặng ông món quà cuối cùng. Đích
thân bà chấy tôm, làm chả, dáo bột, gói bánh, sống lại một quãng đời cũ, vừa làm
vừa chậm nước mắt” [12, tr.229]
Như Võ Phiến đã nhận xét: “Người đàn bà Huế nấu ăn bằng tất cả tâm hồn”
[28, tr.39]. Đúng vậy, chỉ khi đặt hết tâm hồn vào nó, thì người ta mới có thể sáng
tạo nên, thổi hồn vào những món ăn đượm vị quê hương, tinh tế mà thanh đạm đến
như thế.
Phụ nữ Huế chăm chút mái tóc và cách thức chải tóc cũng là một dấu hiệu về
từng con người [27, tr.260] như chị Thời – có mái tóc dài đẹp nhất xứ Huế luôn
được túm hờ hai lọn bằng chiếc nơ nhung đen, hương ướp tóc từ nước gội. “Mái tóc
ấy luôn gội bằng bồ kết, hong khô bằng gió trời, ngan ngát mùi hương bưởi, hương
nhu, óng ả, mềm mại, dìu dịu bay bay đến say lòng. Tôi hay nhìn chị hong tóc qua
bờ rào” [12, tr.139] hay như cô Thơm tóc vẫn dìu dịu hương vườn, mùa nào hương
nấy. Cũng như tà áo dài, người Huế rất quý trọng mái tóc của mình, hiếm khi họ cắt
ngắn mái tóc của mình, bởi muốn để tóc thề khiến bao chàng trai say mê, khiến tôi
chợt nhớ đến một câu hát trong bài Rất Huế: “Giữ chút gì rất Huế hiền ngoan, xin
em chớ cắt mái tóc thề. Để cho gió thổi bay suối tóc, và mùa đông ấm đôi vai gầy”.
Người phụ nữ Huế sống an phận thủ thường vì gia đình, vì chồng, vì con, đó
cũng chính là đức hi sinh, nhẫn nại. Tuy nhiên, họ không chỉ có sự an phận mà còn có
những lúc vùng lên, thoát ra khỏi khuôn phép, như “Cô tôi, người đàn bà nhút nhát,
đoan trang, chưa hề đặt chân ra khỏi khuôn phép của công dung ngôn hạnh đã dám
27
vượt rào bay xa sống phần đời còn lại của đời mình” [12, tr.171]. Cô Thơm tiêu biểu
cho hình ảnh của người con gái Huế, chịu ảnh hưởng sâu sắc của những lễ giáo
phong kiến trên mảnh đất kinh kì này. Xinh đẹp, đảm đang khéo léo, dịu dàng, nhân
hậu nhưng ẩn sau sự cam chịu bấy lâu nay đó là bản lĩnh vượt qua rào cản trong cuộc
sống để đến với hạnh phúc đích thực của đời mình. Hay tôi trong Khúc chiều tà đã
“quyết không để ai chọn chồng cho mình cả. Đôi khi trong cái áo ngủ hở cổ, hở vai
trong nhà, tôi len lén nhìn lên ảnh các cụ. Ánh mắt họ đảo theo tôi, lạnh lùng, trang
nghiêm, đầy khiển trách nhưng bất lực” [12, tr.166]. Và họ cũng đã sống một thời
thiếu nữ là “con yêu bánh nậm”. Như Đặng Lệ Khánh đã từng nhận xét về tố chất để
trở thành “con yêu bánh nậm” là: “Tôi không tự xem mình là con yêu bánh nậm. Tôi
thiếu tố chất để trở thành một người nữ rất Huế, vừa nhí nhảnh, nghịch ngợm, vừa
duyên dáng, thông minh, vừa lãng mạn trêu ngươi.” [20, tr.8]. Muốn trở thành thiếu
nữ nghịch ngợm rất Huế thì phải hội tụ đủ những tố chất đó, nhí nhảnh mà duyên
dáng, nghịch ngợm trêu ngươi mà thông minh, lãng mạn. Hạ trong Giọt sầu trong vắt
chính là một thiếu nữ hội tụ được những đặc điểm ấy của con yêu bánh nậm, vừa
thông minh, nhí nhảnh “Tôi nguýt chúng một cái, hất mái tóc dài qua một bên cho
chúng “chộ” cái bảng tên màu tím của chị cả Đồng Khánh mà lễ độ” [10, tr.129], vừa
lãng mạn trêu ngươi “Tôi ôm cặp che ngực rồi vênh mặt làm “người trong mưa”!
Những giọt mưa nhẹ nhàng chi lạ trên nón lá quai nhung. “Cái đuôi” đầu trần, áo mưa
cầm tay bước theo tôi. Tôi cố vạch biên giới. Hễ ngang nhau là tôi chậm lại. Hễ đó
chậm lại là tôi phóng lên” [10, tr.130], vừa duyên dáng, nghịch ngợm “Quên mình
đang nhập vai “yểu điệu thục nữ”, tôi không chịu thua, bĩu môi “xì” một tiếng dài dài
đúng một giây, nguýt một cái cắt đôi người hắn.” [10, tr.131]. Và Hạ có đủ mộng mơ
để ôm ấp một tình yêu chưa kịp lớn đã đành phải nguôi ngoai bởi Hạ đã kịp gửi giọt
sầu trong trẻo, tình cảm chớm nở ở mùa đông cuối cùng ấy, “cái đuôi” đành phải đi
xa. Cái vẻ khinh khỉnh, nghịch ngợm ấy còn hiện ra qua Huyền khi biết tận dụng câu
nói “mê cô chị phải mị cô em”, để vừa khỏi đi bộ mà còn rủng rỉnh tiền “Mang tiếng
cuốc bộ nhưng tôi hay thấy hắn ngồi vắt vẻo sau yên xe nhiều anh, mặt câng câng. Có
lần hắn khoe với tôi cả tờ 5 đồng mới tinh bảo nhặt được. Sau này mới lòi ra chỉ cần
biết hắn là em ruột chị Thường khối cái đuôi tự nguyện chở hắn đi học và cho hắn
28
tiền.” [12, tr.19-20] Tố chất của con yêu bánh nậm đúng là đặc trưng của người thiếu
nữ Huế, và để giải thích cho tố chất ấy, không gì khác hơn chính là câu nói của Jean
Hougron: “... Các cô gái Huế kiêu sa và dễ làm ra vẻ khinh khỉnh, họ là đám hậu sinh
của các phi tần không bao giờ quên rằng một giọt máu thiên tử đang chảy truyền
trong huyết quản của mình” [34].
Nguyện trong Hoa ngũ sắc và cỏ cũng là một cô nàng đanh đá, nghịch ngợm
như thế “Hồi đó, tôi bị một cô gái tông phải ở một khúc quẹo bùng binh. Đã thế, tôi
còn bị cô ta quát: “Bốn mắt mà như không có mắt nào! Nên về thay kính lúp!”. Cô
ta cắt tôi thành mấy mảnh bằng đôi mắt xếch sắc hơn dao” [7, tr.63]. Tôi trong
Trần gian có mƣa cũng nghịch ngợm không kém “Mẹ thường mắng tôi vì tội con
gái mà hay leo trèo. Muối ớt lận lưng quần. Ăn, học, đọc trên cây. Tôi trèo cây giỏi
lắm, từng trèo tuốt lên ngọn cây cau để trốn đòn cha. Dưới ngó lên bé như con
mèo.” [12, tr.109] Cũng chính sự nghịch ngợm ấy gây nên tội kinh thiên động địa
“Chuyện hai đứa cùng lớp, kỵ nhau như nước và lửa, so kè nhau trên từng cây số.
Lúc coi văn nghệ trường dở chứng thách nhau. Thằng con trai thách đứa con gái
nếu dám chuồn, trèo lên cây phượng sau trường qua mái ngắm sao trời với hắn, hắn
sẽ gọi là bà nội trước bàn dân thiên hạ. Hắn dám thách tôi, đứa con gái từng trèo
tuốt lên ngọn cây cau? Tôi gật đầu. Thế là trèo.” [12, tr.112] Có thể thấy, nếu như
phần lớn Quế Hương viết về những người đàn bà với đời sống xoay quanh bổn
phận, trách nhiệm, thì chị lại thả hồn vào những thiếu nữ vô tư, hồn nhiên với đời
sống sôi nổi, đúng kiểu cách của thiếu nữ rất Huế.
Tuy đôi lúc cũng có sự vượt thoát để được sống cuộc đời của mình nhưng
phần lớn những người phụ nữ trong truyện ngắn Quế Hương chưa có ai phản kháng
một cách mạnh mẽ, hoặc là làm một điều gì đó để chống đối lại gia đình, thay đổi
nề nếp vốn đã đóng băng của một xã hội. Cùng viết về người phụ nữ Huế nhưng
nhân vật của Trần Thùy Mai mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn nhiều. Với Quỷ trong
trăng, là Nguyệt có dáng đi “khập khiễng” vì muốn đi tìm điều mà mình mong đợi
đã chấp nhận bỏ chồng, bỏ hai con ở lại. Akikô lại bỏ ra đi để tìm hình ảnh của Vũ
trong cuộc sống thật giống như trong tranh. Trang cũng chấp nhận tình yêu như
Khói trên sông Hương bởi với nàng, tách rời dòng sông và tiếng hát là điều không
29
thể. Đôi khi đó còn là sự nổi loạn trong hành động, nàng Lilly trong Giấc mơ núi
Ngựa trắng liều chết để cứu sống người mình yêu, Khánh trong Ngôi đền sống
từng nghĩ tới việc dùng axit để hủy diệt nụ cười của người mình yêu, cuối cùng tìm
đến cái chết để quên đi tình yêu dối trá từng có. Nổi bật nhất là nàng công chúa
Quỳnh Thơ trong Lửa hoàng cung, nàng chán ngấy với cuộc sống tẻ nhạt tù túng
và có hành động bất thường là muốn nhìn mặt một người đàn ông để thỏa mãn trí tò
mò, nhưng tất cả những điều ấy là trái với quy định của nội cung và nàng bị đày
xuống lãnh cung. Có thể thấy qua một vài nhân vật tiêu biểu trong truyện ngắn Trần
Thùy Mai, thật khó để tìm ra sự quyết liệt ấy trong những nhân vật của Quế Hương,
sự khác nhau ấy phải chăng là sự khác nhau giữa cá tính của hai nhà văn nữ giàu nữ
tính này.
Bằng tất cả vốn sống và sự tinh tế, Quế Hương đã khắc họa nên kiểu nhân
vật an phận, một kiểu người phụ nữ đúng chuẩn của “công dung ngôn hạnh”, an
phận thủ thường, sống bởi trách nhiệm với gia đình, con cái, xã hội. Đây là kiểu
nhân vật đặc trưng của văn hóa xứ Huế nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung.
1.2.2. Nhân vật suy tưởng, mơ mộng
Có một bài hát đã ngợi ca Huế “Huế là mơ, Huế là thơ…”. Xứ Huế vốn nổi
tiếng với phong cảnh hữu tình, sông Hương, núi Ngự, núi Bạch Mã mây trắng lững
lờ, với bề dày trầm tích của các di tích lịch sử văn hóa, … đã tạo nên một vẻ đẹp
nên thơ, trữ tình mà hiếm nơi nào có được đã đi vào thơ ca.
Nhà thơ Thu Bồn đã từng viết:
Con sông dùng dằng con sông không chảy
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu.
(Tạm biệt)
Hay Tố Hữu đã từng ca ngợi cảnh đẹp nên thơ của Huế:
Có nơi đẹp vậy tuyệt vời
Trường Sơn lượn xuống hang đồi thông reo
Dòng Hương nước biếc trong veo
Gió khơi Bạch Mã, sóng đèo Hải Vân.
(Nước non ngàn dặm)
30
Cảnh đẹp nên thơ, non nước hữu tình ấy đã tác động đến tâm hồn của người
Huế, tạo cho họ nét tính cách rất đặc biệt, tính mơ mộng.
“Nhiều người tưởng nhầm tâm hồn Huế là buồn, thực ra đấy là những cảm
xúc được gạn lọc và không thích bộc lộ để thực hiện lý tưởng thăng bằng của nội
tâm” [27, tr.26] Tâm hồn của người Huế không hẳn là buồn mà chỉ bởi vì họ đã
thấm nhuần cái hồn cảnh đẹp nên thơ của chốn cố đô mà tâm hồn trở nên mơ mộng
đó thôi.
Trong truyện Hoa ngũ sắc và cỏ, một Nguyện dùng vẻ bề ngoài đanh đá để
che dấu một tâm hồn mơ mộng, dễ thương tổn “Phải chăng kẻ yếu đuối, mộng mơ
thường ngụy tạo cho mình dáng vẻ một con bò rừng?” [7, tr.70]. Tâm hồn mơ mộng
của Nguyện thể hiện rõ ràng qua sở thích của nàng “Nàng vốn thích thơ thẩn trong
một không gian nhiều khoảng trống, lang thang giữa đất trời, nếm hương vị trái vả
chát, trái sim ngọt, trái mâm xôi chua chua. Nàng vốn thích tóc tiên mọc tràn
vườn!” [7, tr.70]. Còn “Tôi thích những buổi đọc sách giữa đất trời cùng Nguyện,
đắm chìm trong sách vở và tình yêu. Tôi hay nói chuyện ngày mai của hai đứa.”[7,
tr.66] Tôi – người thầy giáo cũng là một con người có tâm hồn mơ mộng, chỉ bằng
một cái tên Cảo Thơm mà cả vùng trời kí ức hiện về, để rồi loay hoay bất định dõi
theo nó, tuổi đôi mươi vẫn mãi xanh trong tâm tưởng của ông.
Tâm hồn mơ mộng ấy còn thể hiện ở một nét rất đặc trưng trong hầu hết các
nhân vật của Quế Hương là mặc dù sống ở hiện tại nhưng luôn hướng về quá khứ.
Cô gái mù trong Nỗi buồn rực rỡ đã sống một thời niên thiếu đầy mơ mộng
với những kỉ niệm đẹp đẽ, trong sáng của tuổi niên thiếu với anh thợ sửa xe có tài
họa sĩ, những kỉ niệm ấy sâu sắc đến mức sau này khi lớn lên đứng trước bức tranh
vẽ chính mình, bà đã nhớ lại cả một thời hoa niên ấy “Có phải màu hoa chói chang
và nét buồn khôn tả của thiếu nữ trong tranh đã níu chân bà lại hay tại cách áp má
vào hoa của cô ta quen thuộc quá chừng? Càng nhìn, những cánh hoa dường như
càng xòe to, lập lòe. Hàng mi dài như hai vệt tối của cô thiếu nữ động đậy, trào ra
lai láng nỗi buồn. Hoa phượng rực rỡ, tuổi thanh xuân rực rỡ mà sao bức tranh vẫn
buồn khôn tả” [10, tr.217]. Hay như chú Di trong Trần gian có mưa chỉ gặp gỡ và
yêu trong một tuần nhưng cả đời cũng không sao thoát khỏi tuần ấy được, khiến chú
31
không còn yêu ai được nữa. Và người mẹ - trong mắt đứa con là “Một người đàn bà
mà mọi ý nghĩ, hành động, sự tồn tại đều hướng về tâm điểm chồng con lại là đối
tượng nhớ thương bao năm dài của một người đàn ông nào đó.” [12, tr.109]. Và mẹ
cũng là một người rất lãng mạn, rất mơ mộng “Khế đang mùa hoa. Rụng đầy. Mẹ
thích thế nên chỉ quét buổi chiều để có một ngày nhìn sân tim tím. Một người vậy
phải lãng mạn.” [12, tr.109]. Khi người ta mải mơ mộng thì theo dòng suy tưởng,
không đặt hết sự chú ý vào việc mình đang làm “Mẹ đang hái rau nấu canh tập tàng.
Chỉ đôi tay. Còn đôi mắt đậu trên bờ rào. Bơ vơ. Trống rỗng.” [12, tr.114]
Trong truyện ngắn Ẩn lan “Họ là những kẻ mơ mộng!” [12, tr.299] khi
muốn trở thành hiệp sĩ thông hai lá dẹt, “những kẻ mộng mơ ấy đã sống như người
mộng du giữa núi rừng mù sương và tĩnh lặng. Mùa xuân đất trời thi nhau độ lượng.
chung quanh họ, thiên nhiên bày cảnh ái ân đầm ấm khắp nơi.” [12, tr. 299] Trong
một thiên nhiên xinh đẹp, rực rỡ như thế, muốn con người ta không mơ mộng thật
khó và phải chính bởi vẻ đẹp của thiên nhiên đã ươm mầm tính mộng mơ của
những người con xứ Huế.
Người Huế là người của mộng mơ và chính “Mưa Huế tạo nên vẻ thơ mộng
và lãng mạn cho Huế. Mưa tạo thành tính cách Huế thâm trầm sâu lắng” [31].
Chính vẻ mơ mộng của Huế cũng đã góp phần làm nên tính cách mơ mộng của
người Huế. Tiêu biểu như Hạ trong Giọt sầu trong vắt: “Con ranh Tùng thấy tôi
nhìn không chán mưa rơi soi mói: “Ai làm cho cô nương chua như dấm, ngang như
cua thành hiền dịu, mộng mơ nhất lớp rứa bây?” [10, tr.133]. Nghe câu chuyện mẹ
kể về nàng công chúa đẹp tuyệt trần muốn có một xâu chuỗi kết bằng những giọt
mưa bay, Hạ cũng đã mơ về, cũng “ước có một xâu chuỗi kết bằng những mộng
mơ, vui buồn trong vắt của tuổi 17. Xâu chuỗi ấy không bao giờ có bởi mùa mưa
dầm đã chấm dứt trước khi tôi chọn được ngọc!” [10, tr.134]. Tình yêu của một tuổi
mơ mộng chưa kịp lớn đã vội tan ấy vẫn là nỗi khắc khoải không nguôi của người
đàn ông trong Hoa ngũ sắc và cỏ chợt sống lại, dập dìu bước về phía Nguyện khi
gặp hình bóng của người cũ trong dáng của Cảo Thơm.
Ngay cả vẻ đẹp của người thiếu nữ Huế cũng mang dáng dấp mơ mộng, tiêu
biểu nhất chính là chị Thường. “Chị ngồi xích lô cũng không giống ai. Dáng thẳng
32
băng, đùi khép lại, tay để trên vạt áo, cần cổ như cuống hoa, mái tóc như vệt huyền
đen nhưng nhức. Nhiều anh bám theo để mong chớp bằng mắt bức ảnh của thục
nữ.” [12, tr.19] Vẻ đẹp của chị không chỉ ở dáng da, đường nét mà còn ở thần thái,
nhẹ nhõm, thanh thoát, phiêu diêu. Vẻ đẹp đài các ấy là hình ảnh của những thục nữ
đài các xưa của đất kinh kì, mà trong hai câu thơ Đông Hồ cũng đã từng nhắc tới:
Gió chiều vương áo nàng Tôn nữ
Quai lỏng nghiêng vành chiếc nón thơ
Nét đẹp kiều mị, mơ mộng ấy của chị Thường không chỉ ở ngoại hình mà còn
trong tính cách. Chị chẳng quan tâm đến thứ vị cao thấp trong học tập, điều làm chị
quan tâm hơn cả là chim có đến ăn trái ổi chín chị để dành không, rồi tẩn mẩn nhặt
xương xóc cho chó đói mèo hoang, cả gián và chuột. Thỉnh thoảng lại nhặt về một
con vật nào đó “Chị học dốt anh Chung chẳng nỡ mắng vì chị quá tốt, quá đẹp. Đôi
mắt ướt rượt như nhung chớp chớp rươm rướm là người đối diện bối rối như chính họ
có lỗi.” [12, tr.21] Chính tâm hồn mộng mơ ấy tô lên vẻ đẹp, làm giàu thêm “Nhà em
mà nghèo chi! Có rất nhiều kho báu – Lòng tốt. Vẻ đẹp. Mộng mơ” [12, tr.22], đưa
con người vượt lên sự đói nghèo. Tập truyện Hoàng tử bé đã giúp Hiền mơ về một
hoàng tử bé tinh khiết như giọt sương, xa như vì sao, “từ khi “có” chú, tôi không còn
nghe tiếng rúc rích của đói nghèo trong mọi xó xỉnh nữa.” [12, tr.22]
Tính cách mơ mộng, suy tưởng là nét đẹp thấp thoáng bóng dáng của những
con người Huế. Tính cách ấy cũng đã từng được Trần Thùy Mai khẳng định trong
truyện ngắn Huyền thoại về chim phượng, nhân vật ông Ninh-một nhà khảo cổ học
đã nhiều năm gắn bó với Huế đã nhận xét “Người Huế là con người suy tưởng và
mơ mộng, chưa hẳn là con người nói năng, đi lại và giao tế” [38]. Bởi với Quế
Hương, họ được sinh ra lớn lên nhờ hút linh khí của xứ sở xinh đẹp này, với những
cơn mưa dầm, và cả ảnh hưởng từ nếp sống của những con người đế đô xưa cũ.
1.2.3. Nhân vật “khuyết thiếu”
Bằng tấm lòng nhân ái, bao dung, Quế Hương đã chuyển tải niềm tin, niềm
hy vọng vào những mảnh đời không hoàn hảo trong trang văn của mình.
Đó là những nhân vật khuyết thiếu về thân thể nhưng tâm hồn luôn đủ đầy,
luôn khát vọng vươn lên bằng ý chí, nghị lực và niềm tin. Đó là chàng thanh niên
33
mất hai chân trong Một cuộc đua, nhận lời đua vươn lên dưới ánh mặt trời với cô
gái trẻ. Đó là con Lỡ với đôi chân bị liệt, là thằng Đầu to, con Sót, thằng Quẳng,
thằng Lượm…
Tiểu tinh cầu Đóa hoa không gai và con cừu không rọ mõm là thế giới của
những mảnh đời không hoàn hảo, què quặt không ngoài cũng trong. Con Mốc với
lịch sử đời nó là một trang câm lặng. Nhưng nó hiểu chuyện “con Mốc biết ngay
nguyên nhân lặng lẽ mua cho tôi nửa ổ mì chan nước xíu bằng tiền của nó” và chăm
chỉ “làm việc nhà xong còn đi bán kẹo gừng”. Con Mốc câm đi đôi với điếc nhưng
Quế Hương vẫn đặt niềm tin vào nhân vật của mình “tôi tin nó nghe được cả tiếng
lá rơi, tiếng cọng cỏ nghiêng đầu, tiếng rúc rích của lũ mọt, tiếng thì thào trong đầu
mỗi người.” [12, tr.14-15]. O Bẹp – người đàn bà trên to dưới tóp trông như củ
khoai cắm trên hai chân nhang. Góp thêm vào bức tranh khuyết thiếu ấy là “con bé
câm da mốc thếch như trăn và bây giờ là người đàn bà dại” [12, tr.15], và cả ba cô
con gái “Chị Thường đẹp đến phát lo. Mạ phải đem bán cho am cô đồng gần chợ
đởi lấy lá bùa luồn dưới gối. Con Huyền ranh đến phát sợ. Tôi vú chũm cau còn đái
dầm” [12, tr.16-17] cũng không hoàn hảo. Mạ là người nhặt nhạnh những cảnh đời
đáng thương ấy về cũng cơ cực không kém, nhìn vào đôi chân lội chợ là có thể thấy
kiếm được đồng tiền vất vả nhường nào. Mạ nghèo khổ nhưng tấm lòng yêu thương
đã tỏa sáng nét đẹp của lòng nhân ái, lăn lóc kiếm sống ở chợ, thỉnh thoảng mạ dẫn
về đồ sứt mẻ để cho nó ở, lấy tình thương để đối nhân xử thế.
Trong truyện Tiên ngồi khóc, hình ảnh của con Tội bị nhiễm xi-đa với ánh
nhìn nặng trĩu khát khao được chơi cùng, được đi học đã tự nhận thức về bản thân
mình là “người nứt” – người không hoàn hảo, bị khiếm khuyết. Nhưng tâm hồn nó
không hề khiếm khuyết một chút nào, nó nhạy cảm, thông minh và lạc quan “nó tin
tôi sẽ chữa lành bệnh cho nó đi học” [12, tr.39], nó còn chứa cả một tình cảm vô bờ
với bà ngoại, sợ rằng khi nó chết bà ngoại sẽ rất buồn. “Dường như khi giam mình
trong bệnh hoạn, cô đơn, tâm hồn nó lớn thay cho thể xác” [12, tr.39]. Và con Tội
con chở cả ước mơ lấp lánh tinh thần nhân đạo của tác giả “Khi phải bay ra khỏi
cuộc đời này, thiên thần nhỏ bé ấy sẽ chở trên đôi cánh những gì tốt đẹp của trần
gian” [12, tr.38]
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY

More Related Content

What's hot

Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...PinkHandmade
 
Mô típ hóa thân trong truyện cổ tích của người việt
Mô típ hóa thân trong truyện cổ tích của người việtMô típ hóa thân trong truyện cổ tích của người việt
Mô típ hóa thân trong truyện cổ tích của người việtnataliej4
 

What's hot (20)

Luận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hử
Luận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hửLuận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hử
Luận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hử
 
Luận văn: Văn xuôi Hồ Anh Thái từ góc nhìn Liên văn hóa, HAY
Luận văn: Văn xuôi Hồ Anh Thái từ góc nhìn Liên văn hóa, HAYLuận văn: Văn xuôi Hồ Anh Thái từ góc nhìn Liên văn hóa, HAY
Luận văn: Văn xuôi Hồ Anh Thái từ góc nhìn Liên văn hóa, HAY
 
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOTLuận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
 
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
 
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đLuận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
 
Luận án: Nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết Việt Nam 1986 - 2012
Luận án: Nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết Việt Nam 1986 - 2012Luận án: Nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết Việt Nam 1986 - 2012
Luận án: Nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết Việt Nam 1986 - 2012
 
Luận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết
Luận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyếtLuận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết
Luận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết
 
Luận văn: Motif li tán trong thần thoại các tộc người thiểu số, HAY
Luận văn: Motif li tán trong thần thoại các tộc người thiểu số, HAYLuận văn: Motif li tán trong thần thoại các tộc người thiểu số, HAY
Luận văn: Motif li tán trong thần thoại các tộc người thiểu số, HAY
 
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...
 
Cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam (1986 - 2010), HOT
Cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam (1986 - 2010), HOTCảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam (1986 - 2010), HOT
Cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam (1986 - 2010), HOT
 
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
 
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản, HAY
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản, HAYLuận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản, HAY
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản, HAY
 
Luận văn: Đặc điểm lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
Luận văn: Đặc điểm lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy ThiệpLuận văn: Đặc điểm lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
Luận văn: Đặc điểm lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
 
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đQuan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...
 
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam BộLuận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
 
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đạiThơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
 
Th s33.028 ngôn ngữ nghệ thuật ngô tất tố
Th s33.028 ngôn ngữ nghệ thuật ngô tất tốTh s33.028 ngôn ngữ nghệ thuật ngô tất tố
Th s33.028 ngôn ngữ nghệ thuật ngô tất tố
 
Mô típ hóa thân trong truyện cổ tích của người việt
Mô típ hóa thân trong truyện cổ tích của người việtMô típ hóa thân trong truyện cổ tích của người việt
Mô típ hóa thân trong truyện cổ tích của người việt
 
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoáLuận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá
 

Similar to Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY

Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...nataliej4
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trư...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trư...Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trư...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trư...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
TƢ DUY NGHỆ THUẬT THƠ NGUYỄN KHẮC THẠCH_10303312052019
TƢ DUY NGHỆ THUẬT THƠ NGUYỄN KHẮC THẠCH_10303312052019TƢ DUY NGHỆ THUẬT THƠ NGUYỄN KHẮC THẠCH_10303312052019
TƢ DUY NGHỆ THUẬT THƠ NGUYỄN KHẮC THẠCH_10303312052019phamhieu56
 
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệpLiên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệpMan_Ebook
 

Similar to Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY (20)

Luận văn thạc sĩ: Truyện cổ dân gian Châu Ro, HAY, 9đ
Luận văn thạc sĩ: Truyện cổ dân gian Châu Ro, HAY, 9đLuận văn thạc sĩ: Truyện cổ dân gian Châu Ro, HAY, 9đ
Luận văn thạc sĩ: Truyện cổ dân gian Châu Ro, HAY, 9đ
 
Luận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đ
Luận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đLuận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đ
Luận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đ
 
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bảnLuận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản
 
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...
 
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX, HAY
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX, HAYLuận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX, HAY
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX, HAY
 
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, HAY
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, HAYLuận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, HAY
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, HAY
 
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đLuận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
 
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY, 9đ
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY, 9đLuận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY, 9đ
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY, 9đ
 
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAYLuận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY
 
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXILuận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
 
Luận án: Nghệ thuật tượng trưng trong sáng tác của trường thơ loạn
Luận án: Nghệ thuật tượng trưng trong sáng tác của trường thơ loạnLuận án: Nghệ thuật tượng trưng trong sáng tác của trường thơ loạn
Luận án: Nghệ thuật tượng trưng trong sáng tác của trường thơ loạn
 
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
 
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca TàyẢnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
 
Luận văn: Phương Đông lướt ngoài cửa sổ dưới góc nhìn thể loại, 9đ
Luận văn: Phương Đông lướt ngoài cửa sổ dưới góc nhìn thể loại, 9đLuận văn: Phương Đông lướt ngoài cửa sổ dưới góc nhìn thể loại, 9đ
Luận văn: Phương Đông lướt ngoài cửa sổ dưới góc nhìn thể loại, 9đ
 
Luận văn: Nghiên cứu Phương Đông lướt ngoài cửa sổ của Paul Theroux
Luận văn: Nghiên cứu Phương Đông lướt ngoài cửa sổ của Paul TherouxLuận văn: Nghiên cứu Phương Đông lướt ngoài cửa sổ của Paul Theroux
Luận văn: Nghiên cứu Phương Đông lướt ngoài cửa sổ của Paul Theroux
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trư...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trư...Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trư...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trư...
 
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyếnKhóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
 
TƢ DUY NGHỆ THUẬT THƠ NGUYỄN KHẮC THẠCH_10303312052019
TƢ DUY NGHỆ THUẬT THƠ NGUYỄN KHẮC THẠCH_10303312052019TƢ DUY NGHỆ THUẬT THƠ NGUYỄN KHẮC THẠCH_10303312052019
TƢ DUY NGHỆ THUẬT THƠ NGUYỄN KHẮC THẠCH_10303312052019
 
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệpLiên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
 
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAYLuận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 

Recently uploaded (20)

Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 

Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY

  • 1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM -------------- VÕ THỊ NGỌC LAN DẤU ẤN VĂN HÓA TRONG TRUYỆN NGẮN QUẾ HƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN Thừa Thiên Huế, năm 2016
  • 2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM -------------- VÕ THỊ NGỌC LAN DẤU ẤN VĂN HÓA TRONG TRUYỆN NGẮN QUẾ HƢƠNG Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM Mã số: 60220121 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC TS. HOÀNG THỊ HUẾ Thừa Thiên Huế, năm 2016
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Phú Lộc, ngày 09 tháng 09 năm 2016. Tác giả luận văn Võ Thị Ngọc Lan
  • 4. Lời cảm ơn Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn và Phòng Đào tạo Sau Đại học Trường Đại học Sư phạm Huế đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt khóa học. Tôi xin trân trọng cảm ơn các Giáo sư, Tiến sĩ đã nhiệt tình giảng dạy và gợi mở cho tôi nhiều ý kiến quý báu trong quá trình học tập và thực hiện luận văn. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cô giáo – TS. Hoàng Thị Huế, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Xin cảm ơn gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã giúp đỡ, chia sẻ cùng tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành luận văn này. Phú Lộc, ngày 09 tháng 09 năm 2016. Võ Thị Ngọc Lan
  • 5. 1 MỤC LỤC MỤC LỤC..................................................................................................................1 MỞ ĐẦU ....................................................................................................................3 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................3 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu...................................................................................5 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................9 4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................10 5. Đóng góp của luận văn ......................................................................................10 6. Cấu trúc của luận văn ........................................................................................10 NỘI DUNG ..............................................................................................................11 Chƣơng 1. Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hƣơng nhìn từ quan niệm nghệ thuật về con ngƣời và thế giới nhân vật.......................................................11 1.1. Quan niệm nghệ thuật về con người...............................................................11 1.1.1. Hành trình sống và sáng tạo .....................................................................11 1.1.2. Quan niệm nghệ thuật...............................................................................14 1.2. Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Quế Hương...........................................18 1.2.1. Nhân vật an phận......................................................................................19 1.2.2. Nhân vật suy tưởng, mơ mộng.................................................................29 1.2.3. Nhân vật “khuyết thiếu”...........................................................................32 Tiểu kết chƣơng 1....................................................................................................36 Chƣơng 2. Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hƣơng nhìn từ ngôn ngữ và các hệ biểu tƣợng.....................................................................................................37 2.1 Ngôn ngữ .........................................................................................................37 2.1.1 Ngôn ngữ mang màu sắc văn hóa Huế......................................................37 2.1.2 Ngôn ngữ đối thoại, độc thoại...................................................................43 2.2 Hệ biểu tượng ..................................................................................................48 2.2.1 Những biểu tượng thiên tính nữ ................................................................49 2.2.2 Biểu tượng tâm linh...................................................................................56 2.2.3 Biểu tượng dung hợp văn hóa ...................................................................59 Tiểu kết chƣơng 2....................................................................................................63
  • 6. 2 Chƣơng 3. Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hƣơng nhìn từ không, thời gian, kết cấu và giọng điệu nghệ thuật..................................................................64 3.1. Không gian và thời gian nghệ thuật................................................................64 3.1.1. Không gian khép kín ................................................................................64 3.1.2. Thời gian hoài niệm..................................................................................71 3.2. Kết cấu lồng ghép ...........................................................................................73 3.3. Giọng điệu.......................................................................................................77 3.3.1. Giọng điệu trữ tình đằm thắm ..................................................................78 3.3.2. Giọng điệu khắc khoải xót xa...................................................................80 3.3.3. Giọng triết lý ............................................................................................83 Tiểu kết chƣơng 3....................................................................................................85 KẾT LUẬN..............................................................................................................86 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................88
  • 7. 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1 Văn hóa – văn học có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau. Văn học là thành tố của văn hóa nên chịu tác động từ văn hóa và ngược lại văn học phản ánh văn hóa. Khi nói đến mối quan hệ này, M.Bakhtin cũng cho rằng: “Văn học là một bộ phận không thể tách rời khỏi văn hóa, không thể hiểu nó ngoài cái mạch nguyên vẹn của toàn bộ văn hóa một thời nó tồn tại. Không được tách nó khỏi các bộ phận khác của văn hóa, cũng như không được như người ta vẫn làm, là trực tiếp gắn nó với các nhân tố xã hội, kinh tế vượt qua đầu văn hóa. Những nhân tố xã hội kinh tế tác động tới toàn bộ văn hóa nói chung, và chỉ thông qua văn hóa, cùng văn hóa mới tác động được tới văn học”. [30, tr.118] Quan hệ văn hóa – văn học vẫn luôn nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Dù vậy, soi chiếu vào tác phẩm văn học cụ thể, sự nghiệp sáng tác của một nhà văn hiện nay vẫn còn tương đối ít. Khảo sát văn học từ quan hệ văn hóa vừa giúp chúng ta tìm hiểu về bản chất, chức năng của văn học, vừa khảo sát văn học để tìm về cội nguồn văn hóa của thời đại mà tác phẩm và tác giả tồn tại. Việc khảo sát những truyện ngắn của nhà văn Quế Hương trong mối tương quan văn hóa – văn học sẽ góp phần thúc đẩy mối quan hệ này phát triển. 1.2 Truyện ngắn Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Đến nay, thể loại này đã đạt đỉnh cao đặc sắc cả về nội dung, nghệ thuật, số lượng tác phẩm và đội ngũ sáng tác ngày càng đông đảo, đặc biệt là đội ngũ nhà văn nữ. Cùng với các nhà văn Việt Nam hiện đại như Lê Minh Khuê, Lý Lan, Dạ Ngân, Nguyễn Thị Thu Huệ, Hà Khánh Linh, Phạm Thị Hoài, Võ Thị Hảo, Trần Thùy Mai, Võ Thị Xuân Hà… Nhà văn Quế Hương tuy lặng lẽ âm thầm nhưng đã có những đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của truyện ngắn Việt Nam đương đại. 1.3 Sinh ra và lớn lên ở Huế, dù sau này chuyển vào Hội An và bây giờ sinh sống ở Đà Nẵng nhưng trong những sáng tác của mình, Quế Hương đã mang đến cho người đọc những câu chuyện, những bức tranh về Huế thấm đẫm nhất, tinh tế nhất. Đọc văn Quế Hương ta nhận ra những nét riêng của Huế không lẫn vào đâu được. Chất Huế thấm vào từng trang văn của chị, Huế của những ngày xưa, Huế từ
  • 8. 4 trong vô thức vẫn luôn ẩn trong sâu thẳm để khi có cơ hội lại bộc phát. Những người con của Huế được sinh ra và lớn lên ở đây, dù có đi xa đến nơi nào thì những ấn tượng, những bản sắc vẫn luôn đọng lại, luôn thôi thúc họ nhớ về quê hương và Quế Hương cũng vậy. Với Quế Hương, Huế là sự thổn thức tìm về những ngày xưa, sự ám ảnh với những con người từ trong quá khứ đến hiện tại. Không chỉ thế, truyện ngắn của Quế Hương còn chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Quảng Nam – Đà Nẵng nơi bà đang sinh sống, và một vài nét văn hóa khác của đất Việt. Bằng tất cả vốn sống phong phú, nhẹ nhàng, đằm thắm, tinh tế như chính tâm hồn của mình, Quế Hương gõ đều đều từng giọt nhớ thương, giọt day dứt, ám ảnh, suy ngẫm, yêu thương vào lòng độc giả. Quế Hương viết văn để sống, để giao hòa tâm hồn với thế giới bên ngoài. Ngược với xu hướng trần tục hóa cuộc sống, giải phóng tâm hồn và thân thể, Quế Hương – vốn thích sự lặng lẽ, không thích bon chen với đời đã tìm hướng đi khác cho mình ““lạ hóa” không phải là yêu cầu tiên quyết. Văn chương cần hay và mới, nhưng quan trọng hơn cả là sự cảm thông, đồng điệu. Quế Hương viết văn như một sự sẻ chia, một nhu cầu tự thú. Văn của chị, theo đó, không dung nạp những gì to tát, xa xôi, chỉ toàn những điều bé mọn. Vậy mà thế giới ấy vẫn lột hiện biết bao hỉ nộ ái ố của cuộc đời; nỗi da diết với các thân phận nhỏ bé vẫn là nỗi day dứt chung cho kiếp người” [12, tr.6]. Bởi “Dù lạc lõng tôi vẫn thích tạo ra thứ văn chương sâu thẳm, đầy ánh sáng nhân văn hơn trần trụi, thực dụng, dâm ác. Cuộc đời vẫn vậy, chỉ có nhà văn là có thể thay đổi nó theo tâm cảnh, tâm thế của mình, gợi lương tri hay thú tính” [6, tr.123]. Chính những nét riêng như thế mà mặc dù với số lượng tác phẩm không hẳn là nhiều, 1 tập thơ và không quá 100 truyện ngắn, nhưng Quế Hương đã có chổ đứng nhất định trong văn học Việt Nam và lan ra cả bộ phận văn học hải ngoại. 1.4 Tuy nhiên, truyện ngắn của chị vẫn chưa được nhiều người tìm hiểu, khai thác, đặc biệt là về dấu ấn văn hóa trong truyện của Quế Hương. Từ chính những điều ý nghĩa như trên tôi chọn đề tài “Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương” để nghiên cứu nhằm giúp người đọc thấy được nhiều điều thú vị, mới mẻ trong truyện ngắn của nhà văn này.
  • 9. 5 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Hơn 20 năm cầm bút với một tài sản văn chương có thể nói không quá đồ sộ cũng không hề nhỏ chút nào tính đến hiện nay với 9 tập truyện và 1 tập thơ, cùng với một số giải thưởng lớn nhỏ khác nhau, nhưng chúng tôi nhận thấy vẫn còn rất ít những công trình nghiên cứu về tác phẩm văn học của Quế Hương. Đặc biệt mảng nghiên cứu văn hóa và sự dung hợp văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương chưa có công trình nào chuyên nghiên cứu về vấn đề này. Nghiên cứu văn chương của Quế Hương mới chủ yếu dừng lại ở các bài viết nhỏ trong các công trình có tính tổng hợp hay các bài viết nhỏ trên các báo, tạp chí, trang web điện tử,… Để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài, chúng tôi tìm hiểu tài liệu theo hai khía cạnh sau: 2.1. Những bài nghiên cứu chung về truyện ngắn của Quế Hƣơng Những bài nghiên cứu theo hướng này thường đề cập chung đến đặc điểm truyện ngắn Quế Hương hay chất văn của chị. Tìm hiểu những bài nghiên cứu về truyện ngắn Quế Hương, có thể nhận thấy luận văn Đặc điểm truyện ngắn Quế Hương – Trương Ngọc Lợi (Đại học Sư phạm Huế, 2011) đã đề cập chủ yếu đến các đặc điểm thi pháp trong truyện ngắn Quế Hương từ góc nhìn tự sự qua thế giới hình tượng và phương thức trần thuật của truyện ngắn như nhân vật, không – thời gian, ngôn từ, giọng điệu, kết cấu… Với bài viết Nhà văn Quế Hương: Để con người hiểu nhau khó lắm!, Nguyễn Minh Sơn đã nhận xét: “Ở mỗi truyện, người đọc được cảnh tỉnh một cách nhẹ nhàng nhưng sâu sắc trước sự tha hóa và biến chất của tình cảm con người. Đọc xong, người lớn chợt day dứt, chen lẫn cả sự chua xót và sám hối. Đôi khi người ta thấy truyện ngắn của chị xoáy sâu vào bi kịch của con người trong đời sống hiện đại vì: “Thế giới càng ngày càng rộng lớn nhưng để con người hiểu nhau thật khó!” (Quế Hương)” [49]. Tác giả đã khái quát được nét đẹp thẳm sâu trong truyện ngắn Quế Hương. Bằng giọng văn nhẹ nhàng nhưng sâu sắc, Quế Hương đã đưa đến người đọc những bài học về sự tha hóa, biến chất và cả những bi kịch của con người. Thanh Tân cũng đã đưa ra những quan niệm của Quế Hương trong bài viết Nhà văn Quế Hương: Chưng cất nỗi buồn ấm áp “Quế Hương nói đó là cái tạng của chị rồi, hoa nào tỏa hương ấy, chị không viết “ác” được bởi muốn viết “ác”, nhà
  • 10. 6 văn phải thật bản lĩnh, phải thấu thị được bản chất cái ác, để có thể viết nên những tác phẩm có sức tác động mạnh mẽ, để rồi sau những rùng mình, tâm hồn người đọc có thể được thanh lọc tận đáy sâu nhất” [51]. Thanh Tân đã khẳng định, văn chương Quế Hương là những điều thiện lương như chính tâm hồn chị, bởi chị không viết ác được. Tác phẩm văn chương thực thụ, lay động tâm hồn con người, phải là những tác phẩm có tác dụng thanh lọc sâu nhất tâm hồn, để lẩy ra những điều trong trẻo, lương thiện, cao đẹp. Hay quan niệm về cái đẹp trong văn chương của Quế Hương: “Cái đẹp trong văn chương hay trong hiện thực thường gắn với nỗi buồn. Truyện của Quế Hương vì thế là những giọt sương tinh khiết được chưng cất từ nỗi buồn.” [51] Cái đẹp phải gắn với nỗi buồn, nỗi buồn ấy phải thật tinh khiết, từ sự rung động với con người, với cuộc đời. Nguyễn Thị Yến trong bài viết Quế Hương – Khắc khoải và đằm thắm đã có những nhận định rất cụ thể về đặc điểm văn phong của Quế Hương, đặc biệt là qua tập 27 truyện ngắn của Quế Hương, vẻ đẹp của ngôn từ, lối diễn đạt chân thiết, gọn, kín đáo mà sâu đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của cả những độc giả khó tính nhất. Điều này không dễ gì chúng ta bắt gặp ở những tác giả khác. Bài viết còn cho thấy nét đặc trưng trong cách kể chuyện “Lối viết của Quế Hương, ngoại trừ “Một Cuộc Đua”, từ mười mấy năm qua, dẫu mỗi bài có những thay đổi trong giọng văn qua mỗi mẩu chuyện khác nhau, cái cung cách kể chuyện vẫn bàng bạc một cách thể như nhau. Kể chuyện duyên dáng và ý tứ. Trước khi viết tác giả biết mình sẽ viết gì. Cách nào đi nữa, cốt truyện phải thể hiện cái thế giới mà tác giả đang sống.” [57] Và cách xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Quế Hương thường đan kết hai tuyến nhân vật với nhau chặt chẽ. Chính diện và phản diện nằm kề, đối nhau, hòa quyện lấy nhau, hỗ trợ cho cái đẹp bật lên. Đến với bài viết Truyện ngắn Quế Hương – thế giới của những “nỗi buồn ấm áp”, tác giả Lê Thị Hường đã cho ta thấy một thế giới nghệ thuật riêng của Quế Hương, đó là thế giới của những mảnh đời không hoàn hảo, lẽ tử sinh và khát vọng thoát xác – tái sinh, thế giới của cái đẹp, sự tương giao, của thăng hoa vô thức và thế giới liên văn bản. Tác giả khẳng định “Triệt tiêu vai trò phát ngôn của nhân vật, dạng ngôn ngữ chủ yếu trong truyện ngắn Quế Hương là lời độc thoại nội tâm. Ở
  • 11. 7 một số truyện của nhà văn, yếu tố thúc đẩy câu chuyện phát triển là lời vô thức- mạch trữ tình trội lên ở bình diện thứ nhất, mạch tự sự chìm khuất sau những ngổn ngang hoài niệm.” [45] và “Tác phẩm của Quế Hương hàm chứa những mạch ngầm văn bản. Truyện ngắn Quế Hương không dài. Những truyện dài nhất cũng độ 5, 7 trang. Tính chất liên văn bản mở rộng độ hàm súc của một thể loại vốn ngắn về câu chữ. Trong nhiều truyện ngắn của Quế Hương, các diễn ngôn văn hoá, các văn bản văn học, diễn ngôn hội họa, lịch sử, âm nhạc… đan dệt vào nhau. Nhà văn không giễu nhại (dẫu để thăng hoa hay hạ bệ) mà liên văn bản trong truyện Quế Hương nhằm mở rộng thêm biên độ tâm hồn.” [45]. Thấp thoáng đằng sau bóng dáng của các nhân vật chính là bóng dáng của nhà văn. Việc phân loại những thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Quế Hương là những gợi ý đáng quý cho chúng tôi trong quá trình khảo sát dấu ấn văn hóa về con người trong truyện ngắn Quế Hương. Nguyễn Phúc Vĩnh Ba đã có những nhận định rất sâu sắc về các tác phẩm của Quế Hương khi Đọc 27 truyện ngắn của Quế Hương “Đọc truyện chị ta sẽ làm giàu tâm hồn mình vì học hỏi được nhiều điều cao quí: biết trắc ẩn, biết quan tâm đến kẻ khác, biết buồn đau. Vâng, cuộc sống hôm nay có nhiều điều đáng ca tụng nhưng cũng không thiếu chuyện đau lòng. Không ca tụng thì chưa chắc đã làm hại ai nhưng thiếu phẫn nộ xót xa trước những chuyện đau lòng thì quả là đáng trách. Hãy theo chị mà chiêm nghiệm những bi kịch của kiếp người, để làm giàu mơ mộng một cõi người tốt đẹp hơn, cho “gió phù vân của cõi người đỡ buốt thấu xương.” [37]. Đến với truyện ngắn Quế Hương, lòng người sẽ được tẩy rửa bằng sự đồng cảm, sẻ chia với mọi nỗi bất hạnh trong cuộc đời. Nhìn chung những bài nghiên cứu theo hướng này đều có những đánh giá, ghi nhận khá nghiêm túc về các tác phẩm cũng như sự đóng góp của Quế Hương, thể hiện được dấu ấn của chị trên văn đàn Việt Nam. 2.2. Những bài nghiên cứu có đề cập đến dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hƣơng Những bài nghiên cứu có đề cập đến dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương đều chỉ mới bàn đến bằng những nhận xét ngắn và khái quát.
  • 12. 8 Mặc dù đứng trên góc nhìn trần thuật nhưng luận văn Đặc điểm truyện ngắn Quế Hương – Trương Ngọc Lợi cũng đã giúp chúng ta nhìn thấy được hệ thống ngôn từ đậm sắc thái địa phương trong truyện ngắn Quế Hương với sự xuất hiện dày đặc của ngôn ngữ miền Trung và giọng điệu kể chuyện khi kể về những địa danh, món ăn đặc trưng xứ Huế. Nguyễn Minh Sơn trong bài viết Nhà văn Quế Hương: Để con người hiểu nhau khó lắm!, đã khẳng định: “Truyện của chị không kịch tính nhưng có sức mạnh dữ dội của nội tâm. Là một người Huế, giọng văn của Quế Hương lôi cuốn người đọc bằng sự dịu dàng nhưng sâu sắc, cộng thêm với tư duy chặt chẽ của một nhà giáo viết văn. Hơn nữa tuổi đời và tuổi cầm bút hiện nay của chị đã đủ độ chín chắn khi nhìn về con người và cuộc sống.” [49] Tác giả cho rằng sức cuốn hút trong truyện ngắn Quế Hương ở giọng văn dịu dàng, sâu sắc là đặc trưng của tính cách Huế chứ không phải ở những tình tiết kịch tính. Lê Thị Hường trong bài viết Truyện ngắn Quế Hương – thế giới của những “nỗi buồn ấm áp”, cũng đã đề cập đến đôi nét về sự xuống cấp của những dấu ấn văn hóa dân tộc như văn hóa Chăm, phố cổ Hội An, lăng tẩm Huế và những cảnh rêu phong điêu tàn, đổ nát. Ngoài ra tác giả còn nói đến những biểu tượng, cổ mẫu văn hóa “Những cổ mẫu (archétipe) Đất-Nước (và những biến thể như biển, dòng sông, hồ, mưa…) xuất hiện đậm đặc với nhiều ý nghĩa trong thế giới nghệ thuật của Quế Hương. “Nước là yếu tố gây ra những tưởng tượng sâu xa nhất trong con người về sự sống và sự chết. Nước huỷ diệt, nước tẩy rửa và nước làm tái sinh, trong trẻo, tinh khiết”; “Biển là hình tượng vừa của sự sống, vừa của sự chết”. Nước là sự cứu rỗi. Nước thanh lọc, tẩy rửa tội lỗi, còn lại nước-vĩnh-cửu. Đất là biểu tượng cho sự phồn thực, sinh sôi nảy nở. Đất dồn chứa và cung cấp nguồn năng lượng dồi dào. Đất sinh nở và tiêu diệt. Trong Đất, trong Nước con người sống đúng bản năng, sống lại thuở ban sơ người.” [45] Bài viết đã chỉ ra những cổ mẫu Đất-Nước và biến thể của nó, đây là gợi ý quan trọng cho chúng tôi khảo sát cảm quan văn hóa từ góc nhìn biểu tượng văn hóa. Lê Thị Minh Hiền trong bài viết Tình yêu và hoài niệm xứ Huế trong truyện ngắn Quế Hương đã khái quát hóa những đặc điểm trong truyện ngắn Quế
  • 13. 9 Hương như “Con người trong truyện ngắn của chị mang đầy đủ tính cách, tâm hồn xứ Huế”, không gian quen thuộc của Huế “Không gian vườn nhà gắn bó với cuộc đời các nhân vật, đó là nơi họ sống và bộc lộ những nét tính cách, tâm lý của mình. Kiểu không gian này vừa có tính chất gợi mở vừa lại như thu hẹp bó buộc nhân vật trong những giới hạn cụ thể, khoanh vùng hoạt động của những cuộc đời, những số phận” [6, tr.128], và điều làm nên sức quyến rũ của truyện ngắn Quế Hương chính là “Cho dù sống xa Huế nhưng những hoài niệm tình yêu về một xứ Huế mộng mơ dường như vẫn luôn thấm đẫm trong mỗi trang văn của Quế Hương. Chính sự am hiểu, gắn bó máu thịt với văn hóa Huế từ nếp sống, nếp nghĩ, thói quen về con người nơi đây đã tạo dấu ấn riêng biệt đầy sức sống cho truyện ngắn của Quế Hương” [6, tr.128]. Từ thực tiễn trên, chúng tôi nhận thấy chưa có công trình nào chuyên đề cập đến những dấu ấn văn hóa Huế và sự dung hợp văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, và hướng nghiên cứu này là một việc làm cần thiết, mới mẻ và hấp dẫn cho những ai yêu thích văn Quế Hương nói riêng và văn học Việt Nam nói chung. Các bài nghiên cứu nói trên là tiền đề, sự gợi ý và tài liệu tham khảo bổ ích cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài này. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đề tài khảo sát các truyện ngắn của tác giả Quế Hương, qua các tập truyện ngắn như sau: + 27 truyện ngắn của Quế Hương – 2004, Nxb Phụ nữ. + Đóa hoa không gai và con cừu không rọ mõm – 2010, Nxb Phụ nữ. + Truyện ngắn ba cây bút nữ: Ngân Hoa – Quế Hương – Đỗ Bích Thúy – 2007, Nxb Phụ nữ. Ngoài ra còn có các truyện ngắn: Màu biển lặng, Ngày đi lạc, Một, Bay về ngày đói ngọt, Hai người đàn bà và một nhành mai, Gió đi đâu?. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu mà đề tài hướng đến là dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn của Quế Hương nhìn từ bình diện nội dung biểu hiện và hình thức nghệ thuật.
  • 14. 10 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, người viết đã sử dụng một số phương pháp chính như sau: - Phương pháp cấu trúc – hệ thống: hệ thống lại những truyện ngắn của bà để khảo sát một cách có chọn lọc nhằm tìm ra những đặc sắc, dấu ấn văn hóa đặc trưng. - Phương pháp so sánh: tìm ra những nét tương đồng, dị biệt về nhân vật, phương thức nghệ thuật, đặc sắc văn hóa Huế và sự dung hợp với văn hóa vùng miền khác, ... trong truyện ngắn Quế Hương. - Phương pháp vận dụng lý thuyết văn hóa học: từ những lý thuyết về văn hóa – văn học, có cơ sở để đi sâu phân tích, bình luận, chọn lọc những vấn đề có liên quan. 5. Đóng góp của luận văn Nghiên cứu đề tài này, luận văn đã góp phần: 1. Khẳng định vị trí, phong cách và sự đóng góp của nhà văn đối với nền văn học Việt Nam đương đại. 2. Tìm hiểu dấu ấn văn hóa Huế và sự dung hợp văn hóa vùng miền khác trong truyện ngắn Quế Hương, để khẳng định sự tương tác hai chiều giữa văn hóa với văn học, một vấn đề đang rất được quan tâm nghiên cứu. 3. Đây là công trình nghiên cứu tương đối có hệ thống về truyện ngắn Quế Hương và là tài liệu bổ ích cho những ai quan tâm, yêu thích truyện ngắn của nhà văn này. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương nhìn từ quan niệm nghệ thuật về con người và thế giới nhân vật Chương 2: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương nhìn từ ngôn ngữ và các hệ biểu tượng Chương 3: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương nhìn từ không, thời gian, kết cấu và giọng điệu nghệ thuật
  • 15. 11 NỘI DUNG Chƣơng 1 Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hƣơng nhìn từ quan niệm nghệ thuật về con ngƣời và thế giới nhân vật 1.1. Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời 1.1.1. Hành trình sống và sáng tạo Quế Hương tên thật là Hoàng Thị Thương sinh năm 1950 tại Huế. Chữ Quế trong bút danh xuất phát từ tên gọi ở nhà: Quế. Tốt nghiệp Đại học Văn khoa và về giảng dạy ở Hội An, sau chuyển về sinh sống tại Đà Nẵng. Chính vì đi nhiều nơi nên trong truyện ngắn của chị chứa đựng dấu ấn văn hóa của nhiều vùng đất khác nhau, tuy nhiên văn hóa Huế - nơi chị được sinh ra và sống suốt thời niên thiếu vẫn rõ nét nhất. Trong lời đề từ về tập Huế Mình của Ng. Ph. Vĩnh Quyền, Trần Kiêm Đoàn đã viết: “Huế, nguyên thủy chỉ là một cái tên, nhưng là một cái tên định mệnh. Huế, dẫu cho khơi nguồn từ ngữ âm gốc là Hóa, là Huê, là Quê, là Quế là gì đi nữa – theo các nhà Huế học – thì vẫn mang trong mình “chủng tử” của sự ra đi vì tên ngắn mà tình dài.” [20, tr.5] Chính điều này đã gợi cho tôi suy nghĩ về từ Quế trong bút danh của chị, phải chăng ngay cách đặt bút danh cũng đã thể hiện được nỗi niềm tình cảm kín đáo mà chị dành cho cố đô. “Cái bóng nhỏ, gầy guộc, ánh mắt sâu, lặng lẽ nhìn lung qua khung cửa. Tôi phác thảo về Thương như thế. Tuổi áo trắng không sôi nổi. Thương không có một thuở “con yêu bánh nậm”của Huế. Sâu mà hiền. Kín đáo. Thật thà mà khôn ngoan. Tuổi trẻ, Thương mảnh mai, ít át, nhỏ nhẹ mà tự tin.” [57] Cô nữ sinh văn khoa với “dáng buồn như liễu, điệu gầy như mai” ấy vì đau ốm triền miên đến mức phải nghỉ dạy, phải từ bỏ một nghề duy nhất mà mình biết. Nhưng bằng sự tha thiết với cuộc sống và như chị nói viết giúp chị bước ra khỏi khung cửa hẹp của đời mình, chị khởi nghiệp viết văn từ năm 1990 với truyện ngắn đầu tay Đôi chân biết khóc. “Đôi chân biết khóc” là ấn tượng sâu sắc về bàn chân vất vả, lặn lội khắp nơi, tảo tần nuôi con của người mẹ mà chị vô cùng kính yêu, cũng là đôi chân in dấu số phận của mẹ và cả của chị.
  • 16. 12 Quế Hương lớn lên bằng tình thương và sự che chở của mẹ, bởi bố chị - một cầu thủ bóng đá mất sớm. Chị sống trọn thời con gái trong cái nghèo âm ỉ như bao gia đình ở Huế cùng mẹ, kế phụ và em gái. Hình ảnh của Quế Hương được lặp đi lặp lại rất nhiều trong văn chương của chị “quyết liệt dữ dằn trộn với đa cảm. gầy gò xanh xao nhưng rất dễ thương” [12, tr.338]. Lớn lên, chị lấy chồng, một thầy giáo dạy toán cũng nhỏ nhắn như chị, rồi sinh đôi hai thằng, mười mấy năm sau sinh thêm một thằng nữa, thế là nhà toàn đàn ông, mình chị cô đơn. Sống trong một căn nhà chỉ toàn đàn ông, cho nên những công việc không tên đã ngốn hết phần lớn thời gian của chị, chỉ còn lại chút ít dành cho sự thổn thức lòng mình, tuy nhiên, thời gian ít ỏi đó chính là thời gian mà chị cảm thấy được sống đúng nghĩa, với những khát khao, hòa điệu tâm hồn gửi gắm vào từng con chữ. Như Quế Hương từng tâm sự “Viết đối với tôi là sống, chân thành, da diết, vật vã. Mà cũng như tất cả mọi người, tôi cần đồng tiền chính đáng để sống. Đồng tiền viết văn khổ nhọc, lương thiện và vinh dự” [46]. Một người phụ nữ phải bó hẹp đời mình trong bốn vách tường, thì quả thật viết giúp Quế Hương sãi cánh bay vào bầu trời rộng lớn của văn học, là sống một cách chân thành da diết, là kiếm sống một cách khó nhọc nhưng vinh dự, là cách chị hái quả ngọt của đời mình. Người phụ nữ ấy vẫn lặng lẽ sống, lặng lẽ viết như thế, như vốn tâm hồn tĩnh lặng của mình, không muốn bon chen với đời. Bằng tất cả sự tận tụy với nghề văn, chị cống hiến cho văn học Việt Nam đương đại những bông hoa thầm lặng tỏa hương như chính con người chị. Mỗi nhà văn khi bước vào làng văn đều xuất phát từ một hoàn cảnh khác nhau, riêng Quế Hương bước vào làng văn với hoàn cảnh thật đặc biệt: “Rời bỏ một nghề duy nhất mình biết, đeo đuổi tới 18 năm thì còn biết làm gì? Thế giới bỗng hẹp lại trong bốn bức tường, việc nhà, đau ốm, khó khăn… Có lần tôi buồn bã ngắm chân mẹ, chân mình, thế là Đôi chân biết khóc ra đời” [46]. Chị viết khá đều tay, lần lượt cho ra đời các tác phẩm: - Đôi chân biết khóc, Tập truyện, 1994 - Quán Búp Bê, tập truyện, 1996 - Có Miu trong nhà, truyện vừa, 1997
  • 17. 13 - Thư gửi thời gian, tập truyện, 1998 - Bí Đỏ và…, truyện vừa, 2001 - Đám cưới cỏ, tập truyện, 2004 - 27 truyện ngắn của Quế Hương, tập truyện 2004 - Chiếc vé vào cổng Thiên đường xanh, tập truyện, 2009 - Ngồi chơi với bụi, thơ, 2009 - Đóa hoa không gai và con cừu không rọ mõm, tập truyện, 2010 Bằng tất cả những nỗ lực miệt mài, đáng trân trọng, Quế Hương đã xác lập vị trí của mình trên văn đàn Việt Nam một cách thuyết phục nhất giữa bao nhà văn. Trong hai mươi mấy năm cầm bút, với hành trình sáng tạo miệt mài không ngừng của mình, Quế Hương đạt rất nhiều giải thưởng khác nhau như là động lực, là sự ủng hộ tinh thần và cũng là sự khẳng định được thừa nhận đối với đời văn của chị. Các giải thưởng như: Tặng thưởng của Hội Nhà Văn Việt Nam năm 1997, Giải thưởng truyện ngắn tạp chí Sông Hương năm 1993, báo Tiền Phong năm 1995, Tạp chí Kiến Thức ngày nay năm 1999, Tạp chí Văn Nghệ Quân Đội năm 1996, 2006. Giải nhất và giải nhì sáng tác văn học cho trẻ em năm 1996-1997, 2000-2001, Giải nhất cuộc thi viết truyện ngắn cho thanh niên, học sinh, sinh viên 2004 … Không chỉ là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam mà Quế Hương còn là hội viên Hội Điện ảnh Việt Nam khi có một số kịch bản phim truyện được chuyển thể từ các truyện ngắn như Bức tranh thiếu nữ áo lục, Thư gửi thời gian, Câu hát tìm nhau, Một cuộc đua, Phố Hoài; trong đó trong đó Thư gửi thời gian là kịch bản đoạt giải nhì, không có giải nhất của cuộc thi sáng tác kịch bản và truyện phim toàn quốc năm 1996; kịch bản Câu hát tìm nhau, chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của chị, đoạt giải nhì, không có giải nhất cuộc thi sáng tác kịch bản sân khấu và phim truyện truyền hình của Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội năm 1998. Và Quế Hương cũng sẽ không viết kịch bản nữa để trở lại với truyện ngắn bởi theo chị: “Điện ảnh khai thác nhà văn ở khía cạnh biên kịch chứ không cần văn chương. Với tôi, văn học và điện ảnh cần nhau nhưng khó đồng hành. Nhà văn đem đến cho điện ảnh chiều sâu và sự mênh mông của ý tưởng, sự phong phú của những chi tiết đắt giá, lời thoại hay… nhưng với yêu cầu phải cụ thể hóa tất cả. Cụ thể mãi e rằng không
  • 18. 14 tốt với người viết văn. Tôi không nghĩ rằng nhà văn trẻ bây giờ không viết văn được nữa mới quay sang viết kịch bản phim, kịch bản sân khấu. Với tôi, viết cũng vô thường như con người hay cuộc đời, khi hay khi dở, khi được khi không. Khi mệt mỏi, bế tắc người ta có thể chuyển hướng để thử sức ở một lĩnh vực sáng tác mới hoặc dừng lại… rồi bước tiếp” [36]. Sự sáng tạo miệt mài, không ngừng nghỉ, vượt lên nỗi cô đơn, bệnh tật của Quế Hương với một gia tài tác phẩm và giải thưởng như thế, quả là niềm mơ ước và động lực cho những ai yêu văn chương và muốn bước vào nghề văn. Điều đó quả đáng quý, và đáng quý hơn nữa là vẻ đẹp đến từ bút pháp văn chương của chị. Văn Quế Hương cũng giống như con người của chị, tinh tế, giản dị, sắc sảo và dịu dàng. Một tâm hồn được nuôi dưỡng bằng vẻ sáng đẹp của văn chương ấy thật khó để tìm ra sự gay gắt, quyết liệt trong giọng văn của chị. Chỉ riêng truyện ngắn Một cuộc đua là giọng văn của chị khác hẳn, dịu dàng nhưng với tinh thần bọc thép, đốp chát, quyết liệt. Nhưng đó là một “thế giới hài hòa, hài hòa ngay cả từ sự đổ vỡ. Không có bất hạnh nào không có lối thoát. Không có nỗi buồn nào không thể cảm thông. Như dòng Hương, như nhà vườn, như điệu Nam ai Nam bình, như tiếng dạ thưa của người con gái Huế… bảng lảng trong rất nhiều sáng tác của chị.” [12, tr.6] thế giới truyện ngắn Quế Hương là một thế giới hài hòa và thấm đượm màu sắc Huế. Từ truyện ngắn đầu tay Đôi chân biết khóc đến tập truyện Đóa hoa không gai và con cừu không rọ mõm là một hành trình tâm tình. Một hành trình trĩu nặng nỗi buồn nhưng chất chứa nhiều hy vọng. Giữa xô bồ cuộc sống hôm nay, nỗi buồn có khi trở thành xa xỉ hay mất giá, thế giới văn chương của nỗi buồn có thể thảng hoặc giúp ta lấy lại thăng bằng? Quế Hương là nhà văn đồng hành cùng nỗi buồn, truyền dẫn cái đẹp nhân văn của cuộc sống, khiến mỗi trang sách lấp lánh sắc màu ấm áp của sự đồng cảm, của tình người. 1.1.2. Quan niệm nghệ thuật Mỗi nhà văn khi bước vào làng văn trước điều kiện, hoàn cảnh sống, những ảnh hưởng khác nhau từ thời thơ ấu, cái nhìn khác nhau về cuộc đời, con người,… đã hình thành nên ở mỗi nhà văn một quan niệm nghệ thuật khác nhau.
  • 19. 15 Con người là trung tâm của văn học, là đối tượng chủ yếu mà các nhà văn, nhà thơ khao khát hướng đến. Quan niệm nghệ thuật về con người là khái niệm cơ bản nhằm thể hiện khả năng khám phá, sáng tạo trong lĩnh vực miêu tả, thể hiện con người của người nghệ sĩ nói riêng và thời đại văn học nói chung. Giáo sư Trần Đình Sử cho rằng: “Quan niệm nghệ thuật về con người là một cách cắt nghĩa, lí giải tầm hiểu biết, tầm đánh giá, tầm trí tuệ, tầm nhìn, tầm cảm của nhà văn về con người được thể hiện trong tác phẩm của mình”. Nghĩa là, quan niệm nghệ thuật về con người sẽ đi vào phân tích, mổ xẻ đối tượng con người được thể hiện thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp trong các tác phẩm văn học, từ đó, thấy được giá trị và chiều sâu triết lí của tác phẩm. Từ điển Thuật ngữ văn học định nghĩa quan niệm nghệ thuật về con người “thể hiện ở điểm nhìn nghệ thuật, ở chủ đề cảm nhận đời sống được hiểu như những hằng số tâm lí của chủ thể, ở kiểu nhân vật và biến cố mà tác phẩm cung cấp, ở cách xử lí các biến cố và quan hệ nhân vật.” [5, tr.274] Nhìn chung, tuy khác nhau về cách diễn đạt nhưng những khái niệm trên đều nói lên được cái cốt lõi của vấn đề quan niệm nghệ thuật về con người. Với nghề văn, Quế Hương quan niệm: “Viết đối với tôi là sống, chân thành, da diết, vật vã. Mà cũng như tất cả mọi người, tôi cần đồng tiền chính đáng để sống. Đồng tiền viết văn khổ nhọc, lương thiện và vinh dự” [46]. Với Quế Hương viết là sống, bởi chỉ khi viết cuộc sống mới có ý nghĩ. Đó là cuộc sống hiện ra từ tâm hồn biết thương cảm với mọi nỗi đời và tâm trí tưởng tượng, là cuộc sống da diết, chân thành trong từng trang viết của chị. Bởi viết văn đã đưa chị ra khỏi khung cửa hẹp của đời mình, viết chính là nhu cầu để sẻ chia, để tự thú, nên điều quan trọng vượt lên cả cái hay và mới hơn cả trong văn Quế Hương chính là sự cảm thông, đồng điệu, lấp lánh tình yêu thương cho cuộc sống này. Chính vì thế mà văn của chị dẫu không dung nạp những gì to tát, xa xôi mà chỉ toàn những điều gần gũi, bé mọn vẫn “lột hiện biết bao hỉ nộ ái ố của cuộc đời; nỗi da diết với các thân phận nhỏ bé vẫn là nỗi day dứt chung cho số kiếp làm người” [12, tr.6]. Chị hoàn toàn xa lạ với lối văn “Văn giờ không cần đẹp. Truyện không cần cốt. Ninh nhừ cái ta, nêm nếm chút tâm trạng và đừng quên sex. Phân mảnh tung tóe thế là xong.” [44] Quế Hương viết nhiều về nỗi buồn, nỗi buồn chảy tràn lênh láng trong văn chị, có lẽ bởi đời chị
  • 20. 16 cũng là chuỗi ngày buồn. Trên trang bìa cuốn sách Chưa phải ngày buồn nhất, Dạ Ngân đã nhận định “văn chương không nói chuyện vui, vì nỗi buồn bao giờ cũng hiện hữu và có ích với những ai muốn những điều tốt đẹp hơn cho con người”, có lẽ Quế Hương cũng đồng ý kiến với chị. Với quan niệm như thế về văn chương, con người trong văn Quế Hương cũng mang tính quan niệm rất riêng của chị. Giữa vô vàn các gương mặt nhà văn, đặc biệt là các nhà văn nữ cùng thời để thấy rõ hơn đóng góp cũng như là nét riêng không lẫn vào đâu được của nhà văn Quế Hương, chúng ta không thể không so sánh với quan niệm nghệ thuật về con người của các nhà văn nữ khác, đặc biệt là nhà văn Trần Thùy Mai. Trần Thùy Mai là nhà văn sinh ra ở Quảng Nam nhưng lại có quê gốc và lớn lên, làm việc tại Huế. Tốt nghiệp ĐHSP Huế và từng giảng dạy tại đây, sau chuyển qua làm ở NXB Thuận Hóa thì chị chính thức chọn nghiệp viết cho mình. Với lối viết khỏe, đều tay, chị đã cho ra đời rất nhiều tác phẩm có giá trị. Trần Thùy Mai đã nhìn thấy bản chất của con người, đó là con người không bao giờ trùng khít với bản thân mình. Qua thế giới nội tâm của nhân vật, chị thấy được điều đó. Nguyệt trong Quỷ trong trăng, người đàn bà với khuôn mặt bình thường, bước đi khập khiển cứ ngỡ sẽ sống an phận bên chồng và hai con đã vượt rào bay xa. Lúc ấy, đời sống nội tâm mãnh liệt bên trong tâm hồn Nguyệt mới lộ rõ làm sao. Hay Quyên trong Cánh cổng thứ chín không thỏa mãn với cuộc sống đầy đủ và bình yên mà chấp nhận sống trong sự đan xen của những giấc mơ, suy tưởng, ảo ảnh của một mối tình. Con người trong truyện ngắn Trần Thùy Mai còn là con người của dằn vặt, đau đớn với hồi ức tội lỗi, là người phụ nữ cuồng yêu và dám chết vì yêu. Dù cùng viết về Huế, nhưng con người trong truyện ngắn Trần Thùy Mai mạnh mẽ, quyết liệt hơn hẳn con người trong truyện ngắn Quế Hương. “Quế Hương quan niệm, văn chương dù thế nào vẫn là cõi ảo, muốn đến sự thật phải băng qua hư cấu, tưởng tượng. Văn chương là cõi tái tạo, chứ không chỉ tái hiện cuộc đời. Vì thế, truyện của chị “là những giấc mơ cuộc đời trên giấy” - những khát khao về người, về đời. Với Quế Hương, cuộc đời vẫn vậy: thiện ác song hành, xấu tốt ngổn ngang. Chỉ có nhà văn mới có quyền thay đổi thực tại ấy theo tâm thế, tâm cảnh của mình.
  • 21. 17 Và, với trái tim lương thiện, đa cảm, tài nữ gốc Huế cần mẫn dệt nên những giấc mơ cuộc đời tuyệt đẹp trên những trang văn bay bổng. Có điều, cái đẹp trong văn chương hay trong hiện thực thường gắn với nỗi buồn. Truyện của Quế Hương vì thế là những giọt sương tinh khiết được chưng cất từ nỗi buồn. Dù đó là nỗi buồn của chị Thời - thánh nữ cùng bản tình ca buồn đến day dứt, ám ảnh trong Chiếc lá hình giọt lệ, hay cuộc đời cù bất cù bơ của thằng Tí bụi trong truyện ngắn cùng tên của chị, thì đến sau cùng, điều còn lại với người đọc vẫn là vẻ đẹp lung linh, ấm áp của tình yêu thánh thiện, thủy chung, của tình người, tình đời. Chị viết như khát khao lưu giữ những thứ đang biến mất, đang lụi tàn trong thế giới thực dụng - vẻ đẹp của những nỗi buồn, lãng mạn, từ tâm...” [51] Con người trong các sáng tác của Quế Hương là những con người được nhìn từ góc độ vĩnh cữu. Ở mọi khía cạnh, con người trong truyện ngắn Quế Hương đều sống ngay cả khi chết, vĩnh cửu với tình yêu, vĩnh cửu với cuộc đời. Quế Hương chẳng bao giờ để nhân vật của mình tự chơi vơi, vô định mà dường như luôn có sẵn con đường để người ta tự giải thoát cho chính mình, không có con đường nào là đường cùng. Quế Hương tin rằng, chết chưa phải là hết, mà chết rồi còn để lại những điều gì mới được gọi là đáng quý, chẳng hạn như phút thức tỉnh lương tri của một vị quan tham khi đã sắp tới bờ bên kia. Hay thằng Chuột dù đã chết vẫn luôn bên chị Ái, không để chị cô đơn một mình. Người đàn bà trong Ga xép nhìn cái chết một cách điềm tĩnh nhất: “Mọi người sinh ra là để biết nỗi kinh hoàng khốc liệt này. Hãy chịu khó một chút rồi sẽ xong thôi mà!” [10, tr.41] Và quan điểm này được lặp lại trong Thư gửi thời gian, đồng nhất với suy nghĩ của một cô gái bị AIDS giai đoạn cuối. Từ quan niệm nghệ thuật về con người như vậy nên những nhân vật trong truyện ngắn của Quế Hương đều chất chứa một tình thương, tình người cao cả trên hết thảy mọi thứ. Chính tình thương biến những khiếm khuyết của cuộc đời trở nên hoàn hảo hơn. Là những con người luôn cần tình yêu, tình yêu thương dẫu cho tình yêu đó không hoàn hảo, khiếm khuyết, thì nó vẫn luôn là cứu cánh, là điều mà con người luôn tìm về. Đứng trước cái chết, tình yêu thương mới là thứ quý giá nhất, đáng trân trọng nhất. Gã chồng trong Siêu nhân bé bỏng đã nhận ra điều đó trước
  • 22. 18 khi quá muộn, qua hình ảnh người cựu quân nhân chăm bà vợ liệt nửa người “Khoa học kỹ thuật dù có thành tựu mấy cũng bất lực trước cái chết. Đứng trước nó tình yêu hiệu quả nhất. Có tui bà ấy ít đớn đau, ngủ được…”. [12, tr.197] Gã cũng nhận ra trái tim bé bỏng đẹp như ngọc không tì vết của con gã, nhận ra vợ mình không hoàn hảo nhưng nguyên vẹn. Hay chị Ái trong Nhìn từ vĩnh cửu gầy rộc, hốc hác nhưng ánh mắt vẫn toát lên ánh lửa dữ dội của kẻ đang chiến đấu với tử thần để giành lại chồng mình suốt ba tháng mặc dù cuối cùng là thất bại. Hay vị quan tham trong Đáo bỉ ngạn lúc cận kề cái chết mới “hiểu tấm lòng của một con chó. Hất hủi, quát tháo mà vẫn lăn xả vào thương. Gần chết mới biết dịu dàng với người vợ hiền tận tụy” [12, tr.232]. Tình yêu thương, sự chăm sóc chu đáo của thằng Cọt đã chắp cánh cho Cò gà bay lượn trên nền trời cao rộng mênh mông. Ngược lại, Cò gà đã chữa lành vết thương lòng của thằng Cọt. Đêm đến khi ngủ, nó không còn mơ bị dìm trong nước lụt nữa, và trên cánh cò là bóng dáng em nó. Như Quế Hương đã từng nói “Tôi là một “đứa trẻ” thích chuyện cổ tích hơn chơi game hay bắn súng, một người mơ mộng lạc loài trong thế giới đang khô kiệt dần lãng mạn – mộng tưởng về tình người, tình yêu, cái chết, nỗi cô đơn… Dường như có nó, gió phù vân của cõi người đỡ buốt thấu xương.” [10] Chính bởi sự mơ mộng ấy về tình người, tình yêu nên văn chị trở nên ấm áp hơn bao giờ, sưởi ấm cho những tâm hồn lạnh giá, tưới tắm cho cuộc đời đang dần khô kiệt, làm cho cái chết không cô đơn nữa và chết không phải là hết mà chết để trở nên bất tử. Thế giới của trẻ em là thế giới của những tình cảm trong sáng, thánh thiện. Và dẫu thế nào đi chăng nữa, thì họ vẫn luôn là những con người mang trái tim ấm áp nỗi buồn, tình yêu thương là cứu cánh cho mọi khổ đau. Từ góc độ vĩnh cửu, cuộc đời con người trở nên lấp lánh hơn bởi tình người, tình đời. 1.2. Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Quế Hƣơng “Chức năng chủ yếu của nhân vật là xác lập mô hình của hiện thực và thể hiện định hướng về giá trị đối với cuộc sống. Nhà văn sáng tạo nhân vật là để thể hiện những cá nhân xã hội nhất định và quan niệm về các cá nhân đó. Nói cách khác, nhân vật là phương tiện thể hiện các tính cách, số phận con người và các quan niệm về chúng”. [23, tr.118]. Con người vừa là chủ thể sáng tạo ra văn hóa, đồng
  • 23. 19 thời cũng là sản phẩm của văn hóa, văn hóa nuôi dưỡng, xây đắp và góp phần phát triển con người, với tư cách là sản phẩm của văn hóa thì con người là biểu hiện của văn hóa, là sự thể hiện rõ nét nhất cho văn hóa. Mỗi vùng miền, mỗi quốc gia khác nhau đều tạo ra những con người đặc trưng cho nét văn hóa của vùng miền, quốc gia ấy. Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Quế Hương cũng không nằm ngoài quy luật ấy. 1.2.1. Nhân vật an phận An phận là một trong những nét tính cách của người phụ nữ, tạo nên tính chịu đựng, hi sinh, coi trọng bổn phận của người phụ nữ trong gia đình của người Huế. Chịu tác động bởi chế độ phong kiến với 13 triều nhà Nguyễn, với vô số tục lệ, quy định bó buột con người trong xã hội. Họ cam chịu với một sự tự nguyện, như một lẽ tự nhiên phải như thế. Tính gia trưởng của đàn ông, đã tạo nên tính cách an phận, cam chịu của người phụ nữ “Phán truyền và răm rắp nghe đã trở thành nếp thâm căn cố đế trong họ nội. Cụ cố là một ông quan, quen truyền lệnh. Chống là bất trung, cãi bất hiếu. Tinh thần gia trưởng thật nặng nề.” [2 tr.165] Những người phụ nữ Huế xưa từ thời niên thiếu đã được dạy dỗ theo chuẩn mực của công dung ngôn hạnh, chịu thua nhường và xem hy sinh như là bổn phận đương nhiên, đã hình thành nên tính cách an phận như là một trong số những đặc tính của người phụ nữ Huế. Người phụ nữ Huế trong sáng tác của Quế Hương luôn an phận, mà trước hết là an phận trong cuộc sống. Đôi chân biết khóc là tác phẩm đầu tiên, đưa Quế Hương bước vào làng văn Việt Nam, thể hiện ấn tượng đầu tiên và sâu sắc về bàn chân của người mẹ. Quế Hương thừa hưởng đôi bàn chân này từ mẹ “người đàn bà cực suốt một đời. Ba tuổi, mồ côi. Bảy tuổi, đi ở. Mười bảy tuổi, lấy chồng. Bảy mươi vẫn nắng sớm mưa chiều chưa được nghỉ ngơi … Mẹ hơ lên đó đôi tay tím tái, đôi chân gầy giơ xương, ướt vì nước, lấm tấm dấu vết lầm than.” [12, tr.122]. Cũng hình ảnh đó trong Nhìn từ vĩnh cửu: “Tuổi trăng tròn phải lưu lạc. Chồng con không ra chi… Đôi chân bà là đôi chân biết khóc, luôn dầm trong nước, “ướt” suốt đời. Đưa hắn ra đây! Mẹ tôi líu ríu chìa chân ra. Đôi chân in dấu số phận. Chỗ chai, chỗ sần, chỗ lõm, chỗ nhô xương, móng hư, móng trụi… Dấu vết lầm than lấm tấm như lệ ứa.” [12, tr.149]. Nó được lặp lại trong Đóa hoa không gai và con
  • 24. 20 cừu không rọ mõm: “Rửa chân xong, chị lau khô bằng cái áo rách rồi ngâm chân mạ trong nước muối ấm. Và đôi chân khóc! Tôi thấy lũ nấm, sần, loét, lở rùng rùng ứa lệ.” [12, tr.20] Hình ảnh đôi bàn chân biết khóc ấy ám ảnh cả tuổi thơ của nhà văn và nó lặp đi lặp lại rất nhiều lần trong sáng tác của Quế Hương. Đó không chỉ là hình ảnh thể hiện tất cả nỗi khổ cực, tần tảo, bươn chải sớm hôm vì gánh trên vai bổn phận nặng nề của người phụ nữ mà còn thể hiện sự an phận, chấp nhận hi sinh của người mẹ, người vợ như chị Ái đã từng lẩm bẩm “Chân vợ ổng cũng rứa thôi. Đàn bà mà” [10, tr.6] như là một sự chấp nhận cho số phận của người phụ nữ là phải như thế. Biết khổ mà không hề phản kháng, vẫn cam chịu bởi đó là số phận mà một người phụ nữ phải chấp thuận. Sự an phận, cam chịu của người phụ nữ để lại những dấu vết trên ngoại hình của họ, “Trên cần cổ mảnh dẻ, gương mặt chỉ còn là những nét dịu dàng cam chịu” [12, tr.122], trên cả đôi bàn chân lặn lội vì chồng con, trên đôi bàn tay vất vả. Người phụ nữ trong Đôi chân biết khóc vẫn nhẫn nhịn tìm về, im lặng ngay cả khi nhìn thấy chồng ngoại tình bởi “Có lẽ anh tin tôi chẳng bao giờ qua thấu đó. Anh yên tâm rào kín tôi trong chằng chịt bổn phận, công việc và yên tâm đi với người đàn bà duyên dáng không hề lo ngại.” [12, tr.125] Không hề phản kháng, đấu tranh để chống lại việc chồng ngoại tình, người phụ nữ nhẫn nhịn đến mức cô đơn trong chính ngôi nhà của mình, chịu bủa vây bởi trách nhiệm và bổn phận, với những công việc lặt vặt không bao giờ làm hết, dẫu có sáu tay, ba mắt. Bằng sự nhạy cảm, người phụ nữ nhận ra sự phản bội, nhưng bằng sự nhẫn nhịn, an phận họ đổ lỗi cho số phận đàn bà mấy ai mà không khổ. Họ an phận trong nếp sống, nếp nghĩ như người thiếu phụ trong Bức tranh thiếu phụ áo lục “Em chẳng được làm chi theo ý em” [12, tr.287]. Cô là hình ảnh của người phi tần thời xưa, chịu sự hờ hững, đến lúc chết vẫn còn là một trinh nữ, bởi chế độ phong kiến như một hàng rào vây quanh cuộc đời họ, muốn thoát cũng không thể nào thoát ra được. Người phụ nữ trong Đáo bỉ ngạn cũng an phận trong bổn phận làm vợ, mặc dù người chồng “độc đoán của bà, người mà mỗi cái liếc mắt, quát tháo, ra lệnh đều thể hiện quyền lực tối thượng của một ông chủ. Người đã chê bà già, không đầu ấp tay gối, không đi cùng, không chia sẻ” [12, tr.232]. Đến
  • 25. 21 lúc, người đàn ông mạnh mẽ quyền uy ấy bất lực, yếu ớt, bà cũng không rời xa, vẫn tận tụy chăm sóc, vẫn cảm động trước sự dịu dàng bất ngờ của người chồng, sẵn sàng bỏ qua mọi lỗi lầm của ông. Sự cam chịu của người đàn bà trong Nỗi buồn rực rỡ “Người đàn bà lặng lẽ khóc. Bà đã quen lối khóc không trào lệ cả thời thơ ấu tối tăm” [12, tr.218]. Một người cam chịu đến mức cất giấu cả những giọt nước mắt vào trong lòng, không để nó trào ra ngoài, thành nỗi buồn mênh mang. Nỗi buồn ấy là bởi người lưu giữ cả tuổi niên thiếu của bà, mà chính bà cũng chưa từng nhìn thấy, chỉ âm vang qua giọng nói còn đến tận bây giờ vẫn ngân nga trong lòng bà. Trong cuộc đời đã thế, và trong tình yêu, người phụ nữ Huế cũng rất an phận, như Trần Thùy Mai đã từng nhận xét: “Nhưng Huế thời chúng tôi thì “tội lắm”! Những người phụ nữ từ khi niên thiếu đã được dạy đi nhẹ nói khẽ, chịu thua nhường và xem hy sinh là bổn phận đương nhiên. Người đàn bà Huế chịu cực chịu khổ thì đại tài nhưng giành lấy hạnh phúc cho mình thì dường như hơi kém!” [21, tr.7]. Thật khó để tìm thấy trong truyện ngắn Quế Hương một người phụ nữ giành giật mạnh mẽ để đem về hạnh phúc cho chính mình. Chị Thời trong Chiếc lá hình giọt lệ, tình yêu thời niên thiếu theo chị đến bây giờ, vẫn không hề nguôi ngoai, chị vẫn lặng lẽ yêu, nuôi dưỡng tình yêu ấy lớn lên từng ngày trong tim chị. Chị yêu và chấp nhận lắng nghe nỗi thất tình của người mình yêu, “lắng nghe ngàn lẻ một lần chuyện tình của chú mà không trêu chọc đó là chị Thời” [12, tr.138]. Yêu âm thầm và cũng thật mãnh liệt, cắt phăng mái tóc dài đẹp nhất xứ Huế rồi lẩm bẩm “Tôi là người vô hình. Không ai thấy tôi. Tôi là người vô hình. Không ai thấy tôi…” [12, tr.139] Mãnh liệt thế mà không dám thổ lộ để giành lấy hạnh phúc cho chính mình và mãi đợi chờ để lỡ mất hạnh phúc, cam chịu đến mức tất bật ngay cả trong đám cưới của người mình thương. Tình yêu của chị cứ lớn dần lên, mà không dám thổ lộ với chú Tâm để rồi chỉ bắt gặp một chị Thời lặng lẽ khép kín không thể thấm qua. Chị Thời là hình ảnh của người thiếu nữ Huế đảm đang, dịu dàng và rụt rè, e thẹn trong tình yêu. Cũng như chị Thời, Rêu trong Phố Hoài là một cô gái lặng lẽ yêu và không dám bộc lộ tình yêu ấy. Chị yêu giòn tan say đắm như cách chị ăn bánh tráng. Chị
  • 26. 22 yêu thầy Tường, người thầy giảng Kiều như kẻ bị Kiều ám. Hết học thầy chị có mặt trong giờ văn của thầy bằng cách nghe kể lại. Tình yêu của chị non dại âm ỉ như lò than nướng bánh tráng. Tặng thầy cả cuốn sách bói Kiều mà thầy Toản quý nhất và im lặng ngay cả khi chịu đòn. Tình yêu âm ỉ ấy, mãi là một tình yêu không thành, bởi chị không dám thổ lộ tình cảm và từ đó vỡ luôn tiếng – cười – bánh – đập. “Tình yêu là trò chơi của người can đảm” [12, tr.112] – Mưa trong Trần gian có mưa đã nói như thế, bà đã gặp được tình yêu của đời mình khi định nhảy sông tự tử vì bị cưỡng hôn nhưng cuối cùng vẫn phải an phận để lấy người mình không yêu, an phận sống với người đàn ông hơn mình mười lăm tuổi, nhưng tất cả vì bổn phận, trách nhiệm của một người vợ, người mẹ “Thế mà tôi chỉ biết mẹ như một người đàn bà tất bật, tẻ nhạt, còng lưng dưới gánh nặng của cam chịu và bổn phận” [12, tr.109] đến mức “ngủ bên mẹ nhiều lúc tôi thức giấc vì nước mắt mẹ làm ướt tóc tôi” [12, tr.110] và với những cuộc chiến không cân sức với người chồng “để lại trên khuôn mặt mẹ vô số dấu vết tàn phá của đè nén cam chịu” [12, tr.114- 115] bởi vì “mẹ cũng không có ý định bỏ cha bởi mẹ đã đóng đinh số phận vào ngôi nhà này, gia đình này” [12, tr.115]. Dẫu phải sống bên người chồng mình không hề có tình yêu, dẫu bao lần khóc ướt gối, và dù cho người đàn ông mà nhân vật Mưa yêu sau bao năm đã trở về thì Mưa cũng không có ý định bỏ chồng, hay có hành động gì phản kháng lại sau bao năm đè nén cam chịu ấy. Cũng như Mưa, cô Thơm trong Khúc chiều tà chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng cha mẹ đặt đâu, con ngồi đó, may nhờ rủi chịu, cô vẫn khóc hàng đêm nhưng chẳng hề có chút nào kháng cự lại cái đám cưới không tình yêu và người chồng chẳng hề tương xứng với một người “đẹp nhất thôn Kim Long” như cô. An phận lấy chồng, an phận sống bên người chồng nghiện ngập, “gã hành hạ cô như một thú vui man rợ - gã cắn, gã trói, gã dí nến vào tóc cô” [12, tr.166], đến nỗi cô không bỏ người chồng nghiện ngập ấy mà bị tống ra khỏi nhà chồng sau khi chồng chết với sự đau đớn vì tổn thất về cả ngoại hình và tổn thương về tinh thần. Mặc dầu ưu tiên những số phận người phụ nữ, nhưng văn Quế Hương cũng thấp thoáng bóng dáng của những người đàn ông cuồng yêu, si tình. Tình yêu dai như cơn mưa xứ Huế, đó là chú Di trong Trần gian có mưa, người đàn ông mà suốt
  • 27. 23 cả đời chỉ yêu một người, oái ăm thay người đó lại là chị dâu của mình, tình yêu ấy chỉ có một tuần so với đời người thật quá ngắn ngủi nhưng “nó vắt kiệt máu trong tim chú khiến chú không còn yêu ai được nữa” [12, tr.116]. Chú Di yêu âm thầm, nhớ dữ dội, dai dẳng nhưng cũng không thể làm gì khác ngoài chấp nhận nghịch cảnh ấy. Gã Đớp, lão Tầm Xuân, lão Cây - ếm, Tuệ anormal,… đều là những người đàn ông mang trong mình một tình yêu nặng sâu cả đời. Tuệ anormal với mối tình thơ dại không tàn theo năm tháng cứ lớn dần lên và xa vời vợi, yêu nhưng không dám tới gần tình yêu đó, “tình yêu gã như cây tre nở hoa, kết tụ đằng đẵng bung nở rồi chết. Rồi hết.” [12, tr.341] Lão cây - ếm cũng thế, cũng mang trong mình một tình yêu lặng mà sâu cả đời. Lão Tầm Xuân mải miết đi tìm nửa câu quan họ dẫu tuổi đã gần đất xa trời, nhưng tình yêu ấy trước sau có gì sai trái bởi chính nửa câu quan họ đã níu lão lại với trần thế này. Dậu trong Phố Hoài cũng thế, tình yêu thời trẻ dại là nỗi nhớ, nỗi hoài niệm dắt díu ông qua từng ngõ phố cổ mặc thời gian trôi đã bốn mươi năm thì những kỷ niệm ùa về vẫn như ngày hôm qua, vẫn vang vọng câu chào quen thuộc của chị Rêu “Mi tới đổ nước hả?” [12, tr.357]. Dường như những người đàn ông trong truyện ngắn Quế Hương cũng chứa đựng một tình yêu lặng lẽ nhưng đủ khiến người ta hoài nhớ, day dứt, đuổi theo cả đời nhưng không cách nào và cũng không có ý định thoát ra khỏi tình yêu ấy. Những người phụ nữ ấy mang vẻ ngoài trầm lặng như mặt nước của dòng Hương lững lờ trôi; nhưng ai biết được bên trong lại là một tâm hồn chứa đầy cảm xúc cuồn cuộn sống, cuồn cuộn yêu thương như dòng Hương mùa nước lũ. Sự tỉ mỉ, cầu kì của phụ nữ Huế còn được thể hiện ở một nét tính cách khác là biệt tài và sở trường chế biến món ăn. Như Hoàng Phủ Ngọc Tường đã nói “Nhưng chính yếu tố con người - ở đây là người đàn bà Huế - là chủ thể là ra phong vị Huế qua các món ăn. Điều này có nguồn gốc sâu xa từ quan niệm phong kiến xưa về chức năng người phụ nữ trong gia đình: xã hội thời đó đặt chữ Công (trong tứ đức) bên trong chữ Hiếu (đối với bốn vị phụ mẫu), và chữ Thuận (đối với chồng); từ đó tài nghệ nấu nướng là nội dung hàng đầu của bổn phận làm dâu, làm vợ đồng thời là nhân cách bà chủ gia đình trước họ hàng xã hội” [28, tr.38]. Chính vì thế mà đã nâng nghệ thuật chế biến ẩm thực Huế lên một tầm cao mới, điều làm nên giá trị
  • 28. 24 của món ăn không phải phụ thuộc vào nguyên liệu mà do ở bàn tay của người chế biến, mà đó là bàn tay của một người phụ nữ Huế tài năng như o Lài “Thứ tầm thường đạm bạc nhất qua tay vua bếp cũng thành món độc. Cây vả góc vườn, bụi chột nưa sau ảng nước, buồng chuối xanh, những thứ rau linh tinh lang tang thế mà mạ chạy gạo không kịp. Ngày lụt, bánh bột sắn đường đen của o đậm đà đến nỗi cứ cầu lụt. Ngày mưa, món tầm bậy tầm bạ của o ăn thủng đáy nồi cơm to. Nghèo ăn gì cũng ngon hay tay o thơm như mạ nói, đến thân cây chuối làm dưa với kiệu cũng nức mũi” [12, tr.25]. Giống như lời đúc kết của Thực Phổ Bách Thiên: “Đồ ăn không phải hễ cá thịt thì ngon, mà dưa rau thì dở! Chi ngon cũng được mà chi dở cũng được; ngon dở tại nơi tay mình, chớ tại gì nơi rau thịt” [28, tr.49]. Người phụ nữ Huế khi nấu ăn thì đặt toàn bộ tâm hồn của mình vào đó, sự tinh tế, khéo léo, cầu kì, tỉ mỉ ấy chính là ảnh hưởng của một nếp văn hóa sinh hoạt cung đình thời xưa, là một trong tứ đức thời xưa mà bổn phận của người phụ nữ trước khi về làm dâu, làm vợ, làm mẹ phải học được. Trong bữa ăn, người Huế ưa ăn các món ăn đa dạng, hỗn hợp, dù mỗi món chỉ dùng ít một. Trong chế biến cũng như trong ăn uống, người Huế thích phải tinh vi, tỉ mỉ, cầu kỳ, thể hiện ý thức mỹ cảm rõ rệt, con người ăn uống không chỉ thỏa mãn nhu cầu sinh tồn mà còn thưởng thức cái mà mình sáng tạo ra. Ăn uống lối Huế còn được chú ý tới môi trường tự nhiên và xã hội trong khi ăn uống, tức ăn uống ngon phải trong khung cảnh phù hợp, thưởng thức món ăn phải có bè bạn, người thân quần tụ. [27, tr.258] Đức tính tỉ mỉ cầu kì trong chế biến ẩm thực của người phụ nữ Huế đã làm nên một văn hóa ẩm thực kiểu Huế. Đó là một chị Thời “Nhìn chị tỉ mỉ tỉa dưa mà không nỡ ăn. Ngọn lá, cây thông, hoa đào, trái lựu bằng đu đủ đẹp như ngọc, những con thú bằng cà rốt, su hào xinh như đồ chơi” [12, tr.137] hay “Những trái me dầm đẹp như ngọc xúm xít nhau trong thẩu. Quất rim vàng óng gối đầu lên nhau. Rồi mứt hạt sen đài các, mứt khoai dân dã, mứt khế như cô bé lọ lem mà tôi mê mẩn cũng có mặt” [12, tr.141]. Không thể phủ nhận nét tinh tế trong cách chế biến thức ăn của người phụ nữ Huế, đó là ảnh hưởng của văn hóa cung đình xưa còn sót lại, bởi “người Huế ăn bằng mắt, bằng mũi trước khi ăn bằng miệng. Ở đây chỉ xin lưu
  • 29. 25 ý về yêu cầu đẹp mắt của món ăn Huế, người Huế gọi là “làm khéo”” [28, tr.41]. Một bữa cơm nhà bình thường đậm chất Huế “Cá bống thệ kho tiêu kiểu Huế cứng ngắt, cong vòng. Canh rau dền nấu tôm. Chột nưa kho. Thịt phay tôm chua kèm chuối chát, vả, khế, rau thơm trình bày đẹp như một tác phẩm nghệ thuật. Chè khoai tía tráng miệng” [12, tr.143]. Bữa cơm nhà thanh đạm mà tinh tế ấy, trước hết là một bức tranh màu sắc hài hòa, đa dạng gồm năm màu là hệ ngũ sắc riêng của Huế Đỏ tím vàng lục lam. Bữa cơm ấy gồm những món ăn quen thuộc của Huế. Kể cả lúc làm mâm cỗ cưới cho người mà chị yêu thầm, chị vẫn tỉ mỉ như vậy, vẫn tỉ mỉ tỉa những chiếc lá hình giọt lệ. Và cả cô Thơm một thời đẹp nhất thôn Kim Long, biết nấu những mâm cỗ đầy màu sắc, đẹp như một tác phẩm nghệ thuật. Một bữa ăn ngày mưa với những món ăn đậm chất Huế giản dị mà tinh tế “Nồi cơm nóng, tô canh chuối lá lốt nấu ruốc mỡ đậm đà và đĩa muối sả như gia vị cuộc đời đủ mặn ngọt bùi cay” [12, tr.117] không hổ danh người ta gọi người Huế là dân mắm ruốc. Hương vị này chúng ta lại bắt gặp trong truyện Đồng hành, món ăn ngon là khi được ăn trong không gian phù hợp “Mùi cá kho tiêu. Mùi canh mít nấu lốt. Mùi ruốc sả… dễ chừng đến 20 năm anh chưa được ăn lại một bữa cơm gia đình có mùi nồng cay của ruốc ớt và vị tê tái của mưa dầm… Đĩa rau luộc xanh nõn. Những con cá bống thệ cong vòng nâu sẫm” [12, tr.132]. Những món ăn giản dị, đời thường ấy nhắc đến là ta lại dễ dàng nhận ra ẩm thực xứ Huế, cũng là nỗi nhớ quắt quay của người con xa Huế. Ẩm thực của Huế cũng đậm đà hương vị hơn: “Không phải mèo khen mèo dài đuôi chứ tui đi mô ăn cái chi cũng thấy không ngon bằng ở xứ mình. Con cá, con tôm ngọt lịm. Mực cửa Thuận An cũng ngọt hơn mực Nha Trang. Đừng nói chi miếng thịt phay ở Huế cũng đặc biệt hơn thịt luộc nơi khác, chấm mắm tôm kèm vả, khế, chuối chát cứ lịm người!” [10, tr.45] bởi “Con heo lấy thịt luộc phay ở Huế thường là heo thả nên thịt săn chắc, ngọt mềm.” [10, tr.46] Điều làm nên nét đặc trưng của ẩm thực Huế không nằm ở thức ăn, mà nằm ở cách chế biến, là tài nội trợ khéo léo, tỉ mỉ, kì công của người phụ nữ Huế. Những món bánh đặc sản của ẩm thực Huế được chuyển tải vào văn Quế Hương thật nhuần nhị, tinh tế biết bao thể hiện sự khéo léo, tỉ mỉ của người phụ nữ Huế mà không nơi nào có được:
  • 30. 26 “Bánh nậm xếp theo hình quạt, mười cái một đĩa. Mở lòng mỏng mảnh, phơi dạ trắng ngần, điểm nhụy tôm hồng, chấm nước chấm ngọt thanh, ăn kèm chả tôm cắt hình thoi, xếp thành đóa hoa vàng, gắp cứ tần ngần vì quá đẹp. Đĩa bánh ướt nhụy tôm cũng mười cái, uốn cong thành mười cánh hoa. Bánh bèo chén để trên mẹt tre, rắc nhụy hồng, điểm tóp mỡ giòn, ăn bằng chèo tre vót mảnh… Bắt mắt nhất là tô bánh canh Nam Phổ. Tô nhỏ để vừa say, chưa ngán, hòa quyện tinh tế sắc màu và hương vị.” [12, tr.237] Để có được món bánh “Đúng kiểu quà Huế, thanh đạm mà tinh tế” như thế thì người phụ nữ Huế mới chính là linh hồn làm ra nó “Bà tất tả đi chợ mua lá, bột gạo, tôm tươi, chuẩn bị tỉ mỉ từng chút như để tặng ông món quà cuối cùng. Đích thân bà chấy tôm, làm chả, dáo bột, gói bánh, sống lại một quãng đời cũ, vừa làm vừa chậm nước mắt” [12, tr.229] Như Võ Phiến đã nhận xét: “Người đàn bà Huế nấu ăn bằng tất cả tâm hồn” [28, tr.39]. Đúng vậy, chỉ khi đặt hết tâm hồn vào nó, thì người ta mới có thể sáng tạo nên, thổi hồn vào những món ăn đượm vị quê hương, tinh tế mà thanh đạm đến như thế. Phụ nữ Huế chăm chút mái tóc và cách thức chải tóc cũng là một dấu hiệu về từng con người [27, tr.260] như chị Thời – có mái tóc dài đẹp nhất xứ Huế luôn được túm hờ hai lọn bằng chiếc nơ nhung đen, hương ướp tóc từ nước gội. “Mái tóc ấy luôn gội bằng bồ kết, hong khô bằng gió trời, ngan ngát mùi hương bưởi, hương nhu, óng ả, mềm mại, dìu dịu bay bay đến say lòng. Tôi hay nhìn chị hong tóc qua bờ rào” [12, tr.139] hay như cô Thơm tóc vẫn dìu dịu hương vườn, mùa nào hương nấy. Cũng như tà áo dài, người Huế rất quý trọng mái tóc của mình, hiếm khi họ cắt ngắn mái tóc của mình, bởi muốn để tóc thề khiến bao chàng trai say mê, khiến tôi chợt nhớ đến một câu hát trong bài Rất Huế: “Giữ chút gì rất Huế hiền ngoan, xin em chớ cắt mái tóc thề. Để cho gió thổi bay suối tóc, và mùa đông ấm đôi vai gầy”. Người phụ nữ Huế sống an phận thủ thường vì gia đình, vì chồng, vì con, đó cũng chính là đức hi sinh, nhẫn nại. Tuy nhiên, họ không chỉ có sự an phận mà còn có những lúc vùng lên, thoát ra khỏi khuôn phép, như “Cô tôi, người đàn bà nhút nhát, đoan trang, chưa hề đặt chân ra khỏi khuôn phép của công dung ngôn hạnh đã dám
  • 31. 27 vượt rào bay xa sống phần đời còn lại của đời mình” [12, tr.171]. Cô Thơm tiêu biểu cho hình ảnh của người con gái Huế, chịu ảnh hưởng sâu sắc của những lễ giáo phong kiến trên mảnh đất kinh kì này. Xinh đẹp, đảm đang khéo léo, dịu dàng, nhân hậu nhưng ẩn sau sự cam chịu bấy lâu nay đó là bản lĩnh vượt qua rào cản trong cuộc sống để đến với hạnh phúc đích thực của đời mình. Hay tôi trong Khúc chiều tà đã “quyết không để ai chọn chồng cho mình cả. Đôi khi trong cái áo ngủ hở cổ, hở vai trong nhà, tôi len lén nhìn lên ảnh các cụ. Ánh mắt họ đảo theo tôi, lạnh lùng, trang nghiêm, đầy khiển trách nhưng bất lực” [12, tr.166]. Và họ cũng đã sống một thời thiếu nữ là “con yêu bánh nậm”. Như Đặng Lệ Khánh đã từng nhận xét về tố chất để trở thành “con yêu bánh nậm” là: “Tôi không tự xem mình là con yêu bánh nậm. Tôi thiếu tố chất để trở thành một người nữ rất Huế, vừa nhí nhảnh, nghịch ngợm, vừa duyên dáng, thông minh, vừa lãng mạn trêu ngươi.” [20, tr.8]. Muốn trở thành thiếu nữ nghịch ngợm rất Huế thì phải hội tụ đủ những tố chất đó, nhí nhảnh mà duyên dáng, nghịch ngợm trêu ngươi mà thông minh, lãng mạn. Hạ trong Giọt sầu trong vắt chính là một thiếu nữ hội tụ được những đặc điểm ấy của con yêu bánh nậm, vừa thông minh, nhí nhảnh “Tôi nguýt chúng một cái, hất mái tóc dài qua một bên cho chúng “chộ” cái bảng tên màu tím của chị cả Đồng Khánh mà lễ độ” [10, tr.129], vừa lãng mạn trêu ngươi “Tôi ôm cặp che ngực rồi vênh mặt làm “người trong mưa”! Những giọt mưa nhẹ nhàng chi lạ trên nón lá quai nhung. “Cái đuôi” đầu trần, áo mưa cầm tay bước theo tôi. Tôi cố vạch biên giới. Hễ ngang nhau là tôi chậm lại. Hễ đó chậm lại là tôi phóng lên” [10, tr.130], vừa duyên dáng, nghịch ngợm “Quên mình đang nhập vai “yểu điệu thục nữ”, tôi không chịu thua, bĩu môi “xì” một tiếng dài dài đúng một giây, nguýt một cái cắt đôi người hắn.” [10, tr.131]. Và Hạ có đủ mộng mơ để ôm ấp một tình yêu chưa kịp lớn đã đành phải nguôi ngoai bởi Hạ đã kịp gửi giọt sầu trong trẻo, tình cảm chớm nở ở mùa đông cuối cùng ấy, “cái đuôi” đành phải đi xa. Cái vẻ khinh khỉnh, nghịch ngợm ấy còn hiện ra qua Huyền khi biết tận dụng câu nói “mê cô chị phải mị cô em”, để vừa khỏi đi bộ mà còn rủng rỉnh tiền “Mang tiếng cuốc bộ nhưng tôi hay thấy hắn ngồi vắt vẻo sau yên xe nhiều anh, mặt câng câng. Có lần hắn khoe với tôi cả tờ 5 đồng mới tinh bảo nhặt được. Sau này mới lòi ra chỉ cần biết hắn là em ruột chị Thường khối cái đuôi tự nguyện chở hắn đi học và cho hắn
  • 32. 28 tiền.” [12, tr.19-20] Tố chất của con yêu bánh nậm đúng là đặc trưng của người thiếu nữ Huế, và để giải thích cho tố chất ấy, không gì khác hơn chính là câu nói của Jean Hougron: “... Các cô gái Huế kiêu sa và dễ làm ra vẻ khinh khỉnh, họ là đám hậu sinh của các phi tần không bao giờ quên rằng một giọt máu thiên tử đang chảy truyền trong huyết quản của mình” [34]. Nguyện trong Hoa ngũ sắc và cỏ cũng là một cô nàng đanh đá, nghịch ngợm như thế “Hồi đó, tôi bị một cô gái tông phải ở một khúc quẹo bùng binh. Đã thế, tôi còn bị cô ta quát: “Bốn mắt mà như không có mắt nào! Nên về thay kính lúp!”. Cô ta cắt tôi thành mấy mảnh bằng đôi mắt xếch sắc hơn dao” [7, tr.63]. Tôi trong Trần gian có mƣa cũng nghịch ngợm không kém “Mẹ thường mắng tôi vì tội con gái mà hay leo trèo. Muối ớt lận lưng quần. Ăn, học, đọc trên cây. Tôi trèo cây giỏi lắm, từng trèo tuốt lên ngọn cây cau để trốn đòn cha. Dưới ngó lên bé như con mèo.” [12, tr.109] Cũng chính sự nghịch ngợm ấy gây nên tội kinh thiên động địa “Chuyện hai đứa cùng lớp, kỵ nhau như nước và lửa, so kè nhau trên từng cây số. Lúc coi văn nghệ trường dở chứng thách nhau. Thằng con trai thách đứa con gái nếu dám chuồn, trèo lên cây phượng sau trường qua mái ngắm sao trời với hắn, hắn sẽ gọi là bà nội trước bàn dân thiên hạ. Hắn dám thách tôi, đứa con gái từng trèo tuốt lên ngọn cây cau? Tôi gật đầu. Thế là trèo.” [12, tr.112] Có thể thấy, nếu như phần lớn Quế Hương viết về những người đàn bà với đời sống xoay quanh bổn phận, trách nhiệm, thì chị lại thả hồn vào những thiếu nữ vô tư, hồn nhiên với đời sống sôi nổi, đúng kiểu cách của thiếu nữ rất Huế. Tuy đôi lúc cũng có sự vượt thoát để được sống cuộc đời của mình nhưng phần lớn những người phụ nữ trong truyện ngắn Quế Hương chưa có ai phản kháng một cách mạnh mẽ, hoặc là làm một điều gì đó để chống đối lại gia đình, thay đổi nề nếp vốn đã đóng băng của một xã hội. Cùng viết về người phụ nữ Huế nhưng nhân vật của Trần Thùy Mai mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn nhiều. Với Quỷ trong trăng, là Nguyệt có dáng đi “khập khiễng” vì muốn đi tìm điều mà mình mong đợi đã chấp nhận bỏ chồng, bỏ hai con ở lại. Akikô lại bỏ ra đi để tìm hình ảnh của Vũ trong cuộc sống thật giống như trong tranh. Trang cũng chấp nhận tình yêu như Khói trên sông Hương bởi với nàng, tách rời dòng sông và tiếng hát là điều không
  • 33. 29 thể. Đôi khi đó còn là sự nổi loạn trong hành động, nàng Lilly trong Giấc mơ núi Ngựa trắng liều chết để cứu sống người mình yêu, Khánh trong Ngôi đền sống từng nghĩ tới việc dùng axit để hủy diệt nụ cười của người mình yêu, cuối cùng tìm đến cái chết để quên đi tình yêu dối trá từng có. Nổi bật nhất là nàng công chúa Quỳnh Thơ trong Lửa hoàng cung, nàng chán ngấy với cuộc sống tẻ nhạt tù túng và có hành động bất thường là muốn nhìn mặt một người đàn ông để thỏa mãn trí tò mò, nhưng tất cả những điều ấy là trái với quy định của nội cung và nàng bị đày xuống lãnh cung. Có thể thấy qua một vài nhân vật tiêu biểu trong truyện ngắn Trần Thùy Mai, thật khó để tìm ra sự quyết liệt ấy trong những nhân vật của Quế Hương, sự khác nhau ấy phải chăng là sự khác nhau giữa cá tính của hai nhà văn nữ giàu nữ tính này. Bằng tất cả vốn sống và sự tinh tế, Quế Hương đã khắc họa nên kiểu nhân vật an phận, một kiểu người phụ nữ đúng chuẩn của “công dung ngôn hạnh”, an phận thủ thường, sống bởi trách nhiệm với gia đình, con cái, xã hội. Đây là kiểu nhân vật đặc trưng của văn hóa xứ Huế nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung. 1.2.2. Nhân vật suy tưởng, mơ mộng Có một bài hát đã ngợi ca Huế “Huế là mơ, Huế là thơ…”. Xứ Huế vốn nổi tiếng với phong cảnh hữu tình, sông Hương, núi Ngự, núi Bạch Mã mây trắng lững lờ, với bề dày trầm tích của các di tích lịch sử văn hóa, … đã tạo nên một vẻ đẹp nên thơ, trữ tình mà hiếm nơi nào có được đã đi vào thơ ca. Nhà thơ Thu Bồn đã từng viết: Con sông dùng dằng con sông không chảy Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu. (Tạm biệt) Hay Tố Hữu đã từng ca ngợi cảnh đẹp nên thơ của Huế: Có nơi đẹp vậy tuyệt vời Trường Sơn lượn xuống hang đồi thông reo Dòng Hương nước biếc trong veo Gió khơi Bạch Mã, sóng đèo Hải Vân. (Nước non ngàn dặm)
  • 34. 30 Cảnh đẹp nên thơ, non nước hữu tình ấy đã tác động đến tâm hồn của người Huế, tạo cho họ nét tính cách rất đặc biệt, tính mơ mộng. “Nhiều người tưởng nhầm tâm hồn Huế là buồn, thực ra đấy là những cảm xúc được gạn lọc và không thích bộc lộ để thực hiện lý tưởng thăng bằng của nội tâm” [27, tr.26] Tâm hồn của người Huế không hẳn là buồn mà chỉ bởi vì họ đã thấm nhuần cái hồn cảnh đẹp nên thơ của chốn cố đô mà tâm hồn trở nên mơ mộng đó thôi. Trong truyện Hoa ngũ sắc và cỏ, một Nguyện dùng vẻ bề ngoài đanh đá để che dấu một tâm hồn mơ mộng, dễ thương tổn “Phải chăng kẻ yếu đuối, mộng mơ thường ngụy tạo cho mình dáng vẻ một con bò rừng?” [7, tr.70]. Tâm hồn mơ mộng của Nguyện thể hiện rõ ràng qua sở thích của nàng “Nàng vốn thích thơ thẩn trong một không gian nhiều khoảng trống, lang thang giữa đất trời, nếm hương vị trái vả chát, trái sim ngọt, trái mâm xôi chua chua. Nàng vốn thích tóc tiên mọc tràn vườn!” [7, tr.70]. Còn “Tôi thích những buổi đọc sách giữa đất trời cùng Nguyện, đắm chìm trong sách vở và tình yêu. Tôi hay nói chuyện ngày mai của hai đứa.”[7, tr.66] Tôi – người thầy giáo cũng là một con người có tâm hồn mơ mộng, chỉ bằng một cái tên Cảo Thơm mà cả vùng trời kí ức hiện về, để rồi loay hoay bất định dõi theo nó, tuổi đôi mươi vẫn mãi xanh trong tâm tưởng của ông. Tâm hồn mơ mộng ấy còn thể hiện ở một nét rất đặc trưng trong hầu hết các nhân vật của Quế Hương là mặc dù sống ở hiện tại nhưng luôn hướng về quá khứ. Cô gái mù trong Nỗi buồn rực rỡ đã sống một thời niên thiếu đầy mơ mộng với những kỉ niệm đẹp đẽ, trong sáng của tuổi niên thiếu với anh thợ sửa xe có tài họa sĩ, những kỉ niệm ấy sâu sắc đến mức sau này khi lớn lên đứng trước bức tranh vẽ chính mình, bà đã nhớ lại cả một thời hoa niên ấy “Có phải màu hoa chói chang và nét buồn khôn tả của thiếu nữ trong tranh đã níu chân bà lại hay tại cách áp má vào hoa của cô ta quen thuộc quá chừng? Càng nhìn, những cánh hoa dường như càng xòe to, lập lòe. Hàng mi dài như hai vệt tối của cô thiếu nữ động đậy, trào ra lai láng nỗi buồn. Hoa phượng rực rỡ, tuổi thanh xuân rực rỡ mà sao bức tranh vẫn buồn khôn tả” [10, tr.217]. Hay như chú Di trong Trần gian có mưa chỉ gặp gỡ và yêu trong một tuần nhưng cả đời cũng không sao thoát khỏi tuần ấy được, khiến chú
  • 35. 31 không còn yêu ai được nữa. Và người mẹ - trong mắt đứa con là “Một người đàn bà mà mọi ý nghĩ, hành động, sự tồn tại đều hướng về tâm điểm chồng con lại là đối tượng nhớ thương bao năm dài của một người đàn ông nào đó.” [12, tr.109]. Và mẹ cũng là một người rất lãng mạn, rất mơ mộng “Khế đang mùa hoa. Rụng đầy. Mẹ thích thế nên chỉ quét buổi chiều để có một ngày nhìn sân tim tím. Một người vậy phải lãng mạn.” [12, tr.109]. Khi người ta mải mơ mộng thì theo dòng suy tưởng, không đặt hết sự chú ý vào việc mình đang làm “Mẹ đang hái rau nấu canh tập tàng. Chỉ đôi tay. Còn đôi mắt đậu trên bờ rào. Bơ vơ. Trống rỗng.” [12, tr.114] Trong truyện ngắn Ẩn lan “Họ là những kẻ mơ mộng!” [12, tr.299] khi muốn trở thành hiệp sĩ thông hai lá dẹt, “những kẻ mộng mơ ấy đã sống như người mộng du giữa núi rừng mù sương và tĩnh lặng. Mùa xuân đất trời thi nhau độ lượng. chung quanh họ, thiên nhiên bày cảnh ái ân đầm ấm khắp nơi.” [12, tr. 299] Trong một thiên nhiên xinh đẹp, rực rỡ như thế, muốn con người ta không mơ mộng thật khó và phải chính bởi vẻ đẹp của thiên nhiên đã ươm mầm tính mộng mơ của những người con xứ Huế. Người Huế là người của mộng mơ và chính “Mưa Huế tạo nên vẻ thơ mộng và lãng mạn cho Huế. Mưa tạo thành tính cách Huế thâm trầm sâu lắng” [31]. Chính vẻ mơ mộng của Huế cũng đã góp phần làm nên tính cách mơ mộng của người Huế. Tiêu biểu như Hạ trong Giọt sầu trong vắt: “Con ranh Tùng thấy tôi nhìn không chán mưa rơi soi mói: “Ai làm cho cô nương chua như dấm, ngang như cua thành hiền dịu, mộng mơ nhất lớp rứa bây?” [10, tr.133]. Nghe câu chuyện mẹ kể về nàng công chúa đẹp tuyệt trần muốn có một xâu chuỗi kết bằng những giọt mưa bay, Hạ cũng đã mơ về, cũng “ước có một xâu chuỗi kết bằng những mộng mơ, vui buồn trong vắt của tuổi 17. Xâu chuỗi ấy không bao giờ có bởi mùa mưa dầm đã chấm dứt trước khi tôi chọn được ngọc!” [10, tr.134]. Tình yêu của một tuổi mơ mộng chưa kịp lớn đã vội tan ấy vẫn là nỗi khắc khoải không nguôi của người đàn ông trong Hoa ngũ sắc và cỏ chợt sống lại, dập dìu bước về phía Nguyện khi gặp hình bóng của người cũ trong dáng của Cảo Thơm. Ngay cả vẻ đẹp của người thiếu nữ Huế cũng mang dáng dấp mơ mộng, tiêu biểu nhất chính là chị Thường. “Chị ngồi xích lô cũng không giống ai. Dáng thẳng
  • 36. 32 băng, đùi khép lại, tay để trên vạt áo, cần cổ như cuống hoa, mái tóc như vệt huyền đen nhưng nhức. Nhiều anh bám theo để mong chớp bằng mắt bức ảnh của thục nữ.” [12, tr.19] Vẻ đẹp của chị không chỉ ở dáng da, đường nét mà còn ở thần thái, nhẹ nhõm, thanh thoát, phiêu diêu. Vẻ đẹp đài các ấy là hình ảnh của những thục nữ đài các xưa của đất kinh kì, mà trong hai câu thơ Đông Hồ cũng đã từng nhắc tới: Gió chiều vương áo nàng Tôn nữ Quai lỏng nghiêng vành chiếc nón thơ Nét đẹp kiều mị, mơ mộng ấy của chị Thường không chỉ ở ngoại hình mà còn trong tính cách. Chị chẳng quan tâm đến thứ vị cao thấp trong học tập, điều làm chị quan tâm hơn cả là chim có đến ăn trái ổi chín chị để dành không, rồi tẩn mẩn nhặt xương xóc cho chó đói mèo hoang, cả gián và chuột. Thỉnh thoảng lại nhặt về một con vật nào đó “Chị học dốt anh Chung chẳng nỡ mắng vì chị quá tốt, quá đẹp. Đôi mắt ướt rượt như nhung chớp chớp rươm rướm là người đối diện bối rối như chính họ có lỗi.” [12, tr.21] Chính tâm hồn mộng mơ ấy tô lên vẻ đẹp, làm giàu thêm “Nhà em mà nghèo chi! Có rất nhiều kho báu – Lòng tốt. Vẻ đẹp. Mộng mơ” [12, tr.22], đưa con người vượt lên sự đói nghèo. Tập truyện Hoàng tử bé đã giúp Hiền mơ về một hoàng tử bé tinh khiết như giọt sương, xa như vì sao, “từ khi “có” chú, tôi không còn nghe tiếng rúc rích của đói nghèo trong mọi xó xỉnh nữa.” [12, tr.22] Tính cách mơ mộng, suy tưởng là nét đẹp thấp thoáng bóng dáng của những con người Huế. Tính cách ấy cũng đã từng được Trần Thùy Mai khẳng định trong truyện ngắn Huyền thoại về chim phượng, nhân vật ông Ninh-một nhà khảo cổ học đã nhiều năm gắn bó với Huế đã nhận xét “Người Huế là con người suy tưởng và mơ mộng, chưa hẳn là con người nói năng, đi lại và giao tế” [38]. Bởi với Quế Hương, họ được sinh ra lớn lên nhờ hút linh khí của xứ sở xinh đẹp này, với những cơn mưa dầm, và cả ảnh hưởng từ nếp sống của những con người đế đô xưa cũ. 1.2.3. Nhân vật “khuyết thiếu” Bằng tấm lòng nhân ái, bao dung, Quế Hương đã chuyển tải niềm tin, niềm hy vọng vào những mảnh đời không hoàn hảo trong trang văn của mình. Đó là những nhân vật khuyết thiếu về thân thể nhưng tâm hồn luôn đủ đầy, luôn khát vọng vươn lên bằng ý chí, nghị lực và niềm tin. Đó là chàng thanh niên
  • 37. 33 mất hai chân trong Một cuộc đua, nhận lời đua vươn lên dưới ánh mặt trời với cô gái trẻ. Đó là con Lỡ với đôi chân bị liệt, là thằng Đầu to, con Sót, thằng Quẳng, thằng Lượm… Tiểu tinh cầu Đóa hoa không gai và con cừu không rọ mõm là thế giới của những mảnh đời không hoàn hảo, què quặt không ngoài cũng trong. Con Mốc với lịch sử đời nó là một trang câm lặng. Nhưng nó hiểu chuyện “con Mốc biết ngay nguyên nhân lặng lẽ mua cho tôi nửa ổ mì chan nước xíu bằng tiền của nó” và chăm chỉ “làm việc nhà xong còn đi bán kẹo gừng”. Con Mốc câm đi đôi với điếc nhưng Quế Hương vẫn đặt niềm tin vào nhân vật của mình “tôi tin nó nghe được cả tiếng lá rơi, tiếng cọng cỏ nghiêng đầu, tiếng rúc rích của lũ mọt, tiếng thì thào trong đầu mỗi người.” [12, tr.14-15]. O Bẹp – người đàn bà trên to dưới tóp trông như củ khoai cắm trên hai chân nhang. Góp thêm vào bức tranh khuyết thiếu ấy là “con bé câm da mốc thếch như trăn và bây giờ là người đàn bà dại” [12, tr.15], và cả ba cô con gái “Chị Thường đẹp đến phát lo. Mạ phải đem bán cho am cô đồng gần chợ đởi lấy lá bùa luồn dưới gối. Con Huyền ranh đến phát sợ. Tôi vú chũm cau còn đái dầm” [12, tr.16-17] cũng không hoàn hảo. Mạ là người nhặt nhạnh những cảnh đời đáng thương ấy về cũng cơ cực không kém, nhìn vào đôi chân lội chợ là có thể thấy kiếm được đồng tiền vất vả nhường nào. Mạ nghèo khổ nhưng tấm lòng yêu thương đã tỏa sáng nét đẹp của lòng nhân ái, lăn lóc kiếm sống ở chợ, thỉnh thoảng mạ dẫn về đồ sứt mẻ để cho nó ở, lấy tình thương để đối nhân xử thế. Trong truyện Tiên ngồi khóc, hình ảnh của con Tội bị nhiễm xi-đa với ánh nhìn nặng trĩu khát khao được chơi cùng, được đi học đã tự nhận thức về bản thân mình là “người nứt” – người không hoàn hảo, bị khiếm khuyết. Nhưng tâm hồn nó không hề khiếm khuyết một chút nào, nó nhạy cảm, thông minh và lạc quan “nó tin tôi sẽ chữa lành bệnh cho nó đi học” [12, tr.39], nó còn chứa cả một tình cảm vô bờ với bà ngoại, sợ rằng khi nó chết bà ngoại sẽ rất buồn. “Dường như khi giam mình trong bệnh hoạn, cô đơn, tâm hồn nó lớn thay cho thể xác” [12, tr.39]. Và con Tội con chở cả ước mơ lấp lánh tinh thần nhân đạo của tác giả “Khi phải bay ra khỏi cuộc đời này, thiên thần nhỏ bé ấy sẽ chở trên đôi cánh những gì tốt đẹp của trần gian” [12, tr.38]