SlideShare a Scribd company logo
1 of 50
Download to read offline
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Vũ Thị Hương
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh - 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Vũ Thị Hương
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60 22 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HUỲNH VĂN THÔNG
Thành phố Hồ Chí Minh - 2012
LỜI CẢM ƠN
Người viết xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình TS Huỳnh
Văn Thông, sự giảng dạy nhiệt tình của quý thầy cô trong tổ bộ môn
Ngôn ngữ của khoa Ngữ Văn và quý thầy cô Phòng sau đại học trường
ĐHSP TPHCM.
Ngoài ra, người viết xin gửi lời cảm ơn tới ban giám hiệu và đồng
nghiệp trường THCS và THPT Lạc Hồng đã tạo điều kiện cho tôi trong
quá trình học tập.
Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình và bạn bè, đặc biệt là các anh chị học
viên lớp Ngôn ngữ K21 trường ĐHSP TPHCM đã động viên, giúp đỡ
người viết hoàn thành luận văn này.
Vũ Thị Hương
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Mục lục
DẪN NHẬP......................................................................................................1
Chương 1. CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TIẾNG
LÓNG TRÊN CÁC DIỄN ĐÀN ....................................................................7
1.1. Tiếng lóng và các thuật ngữ hữu quan....................................................7
1.1.1. Định nghĩa.........................................................................................7
1.1.2. Đặc điểm của tiếng lóng Việt Nam...................................................9
1.1.2.1. Đặc điểm tạo từ, ngữ lóng ..........................................................9
1.1.2.2. Đặc điểm chức năng .................................................................11
1.1.3. Phân biệt tiếng lóng với thuật ngữ, từ ngữ địa phương, tiếng nghề
nghiệp........................................................................................................12
1.1.3.1. Phân biệt tiếng lóng với thuật ngữ............................................12
1.1.3.2. Phân biệt tiếng lóng với từ ngữ địa phương.............................15
1.1.3.3. Phân biệt tiếng lóng với tiếng nghề nghiệp..............................17
1.1.4. Kết luận...........................................................................................18
1.2. Diễn đàn ................................................................................................19
1.2.1. Khái niệm diễn đàn.........................................................................19
1.2.2. Các thành phần của diễn đàn ..........................................................20
1.2.3. Phân loại diễn đàn...........................................................................21
1.2.4. Tham gia diễn đàn...........................................................................22
1.2.5. Thực trạng sử dụng tiếng lóng trên các diễn đàn............................25
1.2.6. Những hiện tượng lóng mới xuất hiện............................................26
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA TIẾNG LÓNG TRÊN CÁC
DIỄN ĐÀN...............................................................................28
2.1. Đặc điểm cấu tạo...................................................................................28
2.2. Từ loại...................................................................................................30
2.2.1. Phân loại..........................................................................................30
2.2.2. Hiện tượng chuyển loại...................................................................32
2.3. Phương thức tạo từ, ngữ lóng ...............................................................36
2.3.1. Chơi chữ..........................................................................................36
2.3.1.1. Nói lái .......................................................................................36
2.3.1.2. Đồng âm....................................................................................38
2.3.1.3. Hiệp vần....................................................................................43
2.3.2. Phiên âm tiếng nước ngoài .............................................................48
2.4. Tiểu kết .................................................................................................51
Chương 3: ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA TIẾNG LÓNG TRÊN CÁC
DIỄN ĐÀN.................................................................................52
3.1. Trường từ vựng.....................................................................................52
3.2. Các phương thức chuyển nghĩa. ...........................................................56
3.2.1. Ẩn dụ...............................................................................................56
3.2.1.1. Ẩn dụ dựa trên sự tương đồng về hình thức.............................56
3.2.1.2. Ẩn dụ dựa trên sự tương đồng về đặc điểm, tính chất..............58
3.2.1.3. Ẩn dụ dựa trên sự tương đồng về chức năng............................60
3.2.1.4 Ẩn dụ dựa trên sự tương đồng về cách thức..............................60
3.2.2. Hoán dụ...........................................................................................61
3.2.2.1. Hoán dụ dựa trên mối liên hệ giữa dấu hiệu và sự vật.............61
3.2.2.2. Hoán dụ dựa trên mối liên hệ giữa chức năng và sự vật ..........64
3.2.2.3. Hoán dụ dựa trên mối quan hệ giữa bộ phận và toàn thể.........64
3.2.2.4. Hoán dụ dựa trên mối liên hệ giữa sự vật và tính chất, đặc trưng
của sự vật ấy ..........................................................................................65
3.3. Hiện tượng đồng nghĩa..........................................................................66
3.4. Tiểu kết .................................................................................................70
KẾT LUẬN....................................................................................................72
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................74
PHỤ LỤC
1
DẪN NHẬP
1. Lí do chọn đề tài
Tiếng lóng là một hiện tượng trong hầu như bất kỳ ngôn ngữ nào trên thế
giới. Văn hào Pháp Victor Hugo đã từng nhận định: "Tiếng lóng là gì? Nó là
quốc gia, đồng thời là quốc âm; đó là một đánh cắp dưới hai hình thức: nhân
dân và ngôn ngữ. (...) Tiếng lóng vừa là một hiện tượng văn học, vừa là một
kết quả xã hội. Tiếng lóng, căn bản, là gì? Tiếng lóng là ngôn ngữ của khốn
cùng. (...) Mọi nghề, mọi nghiệp, có thể mọi ngẫu nhiên của hệ thống xã hội
và hết thảy các hình thức của trí tuệ, đều có tiếng lóng của nó. Về phương
diện thuần túy văn học, nghiên cứu tiếng lóng có thể là kỳ thú hơn nhiều khoa
học khác." (Bản dịch của Huỳnh Lý, Vũ Đình Liên, Lê Trí Viễn, Đỗ Đức
Hiểu - NXB Văn Học, Hà Nội, 1977).
Trong nhiều giáo trình ngôn ngữ học đại cương, tiếng lóng là nội dung
không thể thiếu ở chuyên đề từ vựng học. Trong nhiều hội nghị, hội thảo khoa
học, một số báo cáo về nghiên cứu tiếng lóng đã thu hút sự quan tâm của khá
đông người.
Tiếng lóng là một hiện tuợng ngôn ngữ học xã hội có vai trò đáng kể đối
với vốn từ vựng của toàn dân. Sau một thời gian tồn tại chính thức, bất ổn
định trong một phạm vi xã hội hạn hẹp, có nhiều tiếng lóng sẽ không còn là...
tiếng lóng. Hoặc chúng biến mất. Hoặc chúng trở thành đơn vị từ ngữ của
toàn dân, đuợc mọi nguời sử dụng rộng rãi, không chỉ tồn tại trong các tác
phẩm văn chuơng báo chí, hoặc trên màn bạc, mà còn xuất hiện cả ở nhiều
văn bản hành chính. Trong Việt ngữ hiện đại, tiếng lóng ngày càng có xu
hướng phát triển mạnh, nhất là đối với giới trẻ ở các đô thị, tạo nên hiện
tượng mà các nhà nghiên cứu gọi là ngôn ngữ đường phố (street language).
2
Đặc biệt khi công nghệ thông tin phát triển, con người có thể sử dụng internet
như một công cụ đắc lực trong việc khai thác, tìm kiếm thông tin đồng thời
chia sẻ các quan điểm, tư tưởng của mình với cộng đồng mạng thông qua các
diễn đàn trực tuyến. Tham gia các diễn đàn này phần đông là giới trẻ nên việc
sử dụng tiếng lóng khá phổ biến và có xu hướng ngày càng tăng. Chính vì
vậy, luận văn khai thác hiện tượng này làm đề tài nghiên cứu.
Hơn nữa, xuất phát từ tình yêu tiếng Việt, quan tâm tới vấn đề giữ gìn sự
trong sáng của tiếng Việt và đặc biệt là sự hứng thú với lĩnh vực ngôn ngữ
học xã hội, cùng những lí do trên, chúng tôi đã quyết định chọn đề tài nghiên
cứu “Tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng Việt: thực trạng, đặc
điểm, cơ chế hình thành”.
2. Lịch sử vấn đề
Tiếng lóng Việt Nam đã được nhiều học giả trong và ngoài nước chú ý
nghiên cứu từ đầu thế kỷ 20. Một trong những công trình đầu tiên về đề tài
này là của J.N. Cheon, mang tiêu đề L'argot anamite (Tiếng lóng Việt Nam)
đăng trên tập san trường Viễn Đông Bác Cổ (BEFEO) từ năm 1905. Ứng Hòe
Nguyễn Văn Tố (1889-1947) từng có khảo luận L'argot anamite de Hanoi
(Tiếng lóng Việt Nam ở Hà Nội) công bố năm 1925. Đến nay, tồn tại hai quan
điểm trái ngược nhau trong việc nhìn nhận hiện tượng ngôn ngữ đặc thù này:
- Quan điểm thứ nhất cho rằng tiếng lóng là hiện tượng không lành mạnh
trong ngôn ngữ, nó chỉ tồn tại ở xã hội có giai cấp và mất dần đi, vì vậy
phải triệt để chống tiếng lóng và kiên quyết gạt nó ra khỏi ngôn ngữ
văn hóa. Đó là ý kiến của Nguyễn Văn Tu và Nguyễn Kim Thản... trình
bày qua các ấn phẩm Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại (NXB Đại học và
Trung học Chuyên nghiệp 1976) hoặc Tiếng Việt trên đường phát triển
(NXB Khoa học Xã hội 1982).
3
- Quan điểm khác thì đề nghị chấp nhận những tiếng lóng tốt, tích cực,
nhằm bổ sung cho ngôn ngữ toàn dân. Đó là ý kiến của Trịnh Liễn và
Trần Văn Chánh... phát biểu trong hội nghị "Giữ gìn sự trong sáng của
tiếng Việt về mặt từ ngữ" được tổ chức tại Hà Nội năm 1979. Đồng
quan điểm ấy, Nguyễn Thiện Giáp soạn sách Từ vựng học tiếng Việt
(NXB Đại học và Trung học Chuyên nghiệp 1985) đã đặt tiếng lóng
trong mối quan hệ với toàn bộ lớp từ tiếng Việt rồi cho rằng: Chỉ nên
lên án những tiếng lóng "thô tục"; còn loạt tiếng lóng "không thô tục: là
tên gọi có hình ảnh của sự vật, hiện tượng nào đó thì có khả năng phổ
biến và thâm nhập dần vào ngôn ngữ toàn dân. Sách này còn chỉ ra rằng
tiếng lóng chính là một phương tiện tu từ học được dùng để khắc họa
tính cách và miêu tả hoàn cảnh sống của nhân vật trong các tác phẩm
văn học nghệ thuật. Đây cũng chính là điều mà nhiều nhà nghiên cứu
về tu từ học (rhétorique) về phong cách học (stylistique), cũng như
nhiều cây bút văn chương, báo chí quan tâm tìm hiểu và vận dụng.
Từ trước tới nay, nhiều chuyên gia về Việt ngữ đã quan tâm nghiên cứu
tiếng lóng, song chỉ mới trình bày qua một vài chương đoạn trong các công
trình liên quan đến từ vựng học, tu từ học, phong cách học; hoặc mới chỉ
dừng lại ở báo cáo khoa học - như của Trịnh Liễn và Trần Văn Chánh năm
1979; hoặc mới giới hạn trong khuôn khổ bài báo - như bài “Tiếng lóng trong
giao thông vận tải” của Chu Thị Thanh Tâm (Ngôn ngữ và đời sống, 1998),
Tiếng lóng của sinh viên, học sinh TP HCM (2005). Cũng có vài sinh viên
làm khóa luận tốt nghiệp đại học với đề tài tiếng lóng, như Lê Lệnh Cáp
(1989) hoặc Lương Văn Thiện (1996).
Gần đây có tác phẩm sách Tiếng lóng Việt Nam của tác giả Nguyễn Văn
Khang gồm hai phần: khảo luận về đặc điểm của tiếng lóng Việt Nam và Từ
điển từ ngữ lóng tiếng Việt. Mới nhất là “Sổ tay từ - ngữ lóng tiếng Việt” của
4
hai tác giả Đoàn Tử Huyến và Lê Thị Yến đã tập hợp nhiều những từ, ngữ
lóng đã và hiện có trong tiếng Việt.
Luận văn nghiên cứu “Tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng
Việt: thực trạng, đặc điểm, cơ chế hình thành” để góp phần có được cái nhìn
đầy đủ hơn về một hiện tượng thú vị của ngôn ngữ.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
a. Mục tiêu
- Nhận diện các từ ngữ lóng trên các diễn đàn trực tuyến và tìm hiểu thực
trạng sử dụng của các thành viên
- Miêu tả, phân loại các từ, ngữ lóng thông qua đặc điểm về ngữ pháp và
ngữ nghĩa của chúng.
b. Nhiệm vụ
- Xác lập những cơ sở lí thuyết liên quan đến tiếng lóng.
- Thống kê, miêu tả, phân tích chỉ ra một số đặc điểm về ngữ pháp và
ngữ nghĩa của chúng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các từ, ngữ lóng được sử dụng
trong các diễn đàn trực tuyến.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các diễn đàn trực tuyến. Diễn đàn
trực tuyến, hay được gọi là forum, là nơi để cho người
dùng Internet trao đổi thảo luận và tán gẫu với nhau. Phương thức
thường được dùng trong diễn đàn trực tuyến là người đầu tiên gửi
lên một chủ đề (topic, thread) trong một đề mục (category,forum) và
sau đó những người tiếp theo sẽ viết những bài góp ý, thảo luận lên
để trao đổi xung quanh chủ đề đó.
5
5. Đóng góp của luận văn
- Về mặt lí luận: góp phần làm rõ hơn cách nhìn đối với tiếng lóng và các
đặc trưng của từ, ngữ lóng Việt Nam.
- Về mặt thực tiễn: khảo sát phạm vi và thực trạng sử dụng tiếng lóng
trong đời sống xã hội nhất là trên internet.
6. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài nghiên cứu của mình, luận văn chủ yếu sử dụng các
phương pháp sau đây:
- Phương pháp điều tra xã hội học.
- Phương pháp thống kê, phân loại
- Phương pháp miêu tả
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp phân tích tổng hợp
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn sẽ
được triển khai trong ba chương:
Chương 1: Cơ sở lí thuyết và thực trạng sử dụng tiếng lóng trên các
diễn đàn
Trong chương này chúng tôi sẽ bàn tới thuật ngữ tiếng lóng và các đặc
trưng của tiếng lóng Việt. Đồng thời chúng tôi tiến hành phân biệt tiếng lóng
với một số đối tượng như: thuật ngữ, tiếng nghề nghiệp, …Bên cạnh đó,
những vấn đề chung về diễn đàn và thực trạng sử dụng tiếng lóng trên diễn
đàn cũng được đề cập tới.
Chương 2: Đặc điểm ngữ pháp
Ở chương này, chúng tôi tiến hành phân tích, tìm hiểu và phân loại các
đơn vị lóng theo cấu tạo, từ loại và phương thức tạo từ.
6
Chương 3: Đặc điểm ngữ nghĩa
Chương cuối cùng chúng tôi giải quyết thông qua việc miêu tả, phân tích
các yếu tố thuộc về ngữ nghĩa của các từ, ngữ lóng như: trường từ vựng, hiện
tượng chuyển nghĩa và hiện tượng đồng âm.
7
Chương 1. CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ THỰC TRẠNG SỬ
DỤNG TIẾNG LÓNG TRÊN CÁC DIỄN ĐÀN
1.1. Tiếng lóng và các thuật ngữ hữu quan
1.1.1. Định nghĩa
Tiếng lóng được coi là một tiểu loại của phương ngữ xã hội, là biến thể
sử dụng trong giao tiếp khẩu ngữ. Đỗ Hữu Châu đã đưa ra nhận xét: “Hiện
tượng lóng là phổ biến với mọi tập thể xã hội. Hầu như tất cả tập thể xã hội
nào đã có cái gì chung về sinh hoạt hay sản xuất thì đều có những tiếng lóng
của riêng mình.” Cách nói lóng nói chung và từ ngữu lóng nói riêng là do các
nhóm xã hội “tạo ra” và chỉ các thành viên trong nhóm xã hội đó biết sử
dụng: giao tiếp với nhau và hiểu được nhau, tất nhiên là có giới hạn về mặt
thời gian. Thông thường, khi có một cách nói lóng mới xuất hiện, do phạm vi
sử dụng rất hẹp, các thành viên trong cộng đồng xã hội đó đều có ý thức giữ
bí mật (vì liên quan đến quyền lợi thiết thực của họ) nên thời gian đầu sử
dụng “chưa bị lộ”. Nhưng dần dà theo thời gian cùng nhiều lí do tác động vào
mà các từ ngữ lóng, cách nói lóng mất dần tính bí mật, bị xã hội hóa. Chính vì
thế coi lóng có giá trị xã hội còn là vì tiếng lóng có giá trị xã hội trong phạm
vi xã hội rất hạn hẹp và phần nhiều chúng thay đổi theo bối cảnh xã hội. Có
thể nói, tiếng lóng vừa là công cụ giao tiếp riêng của từng nhóm xã hội nhất
định vừa là tín hiệu cho mỗi thành viên của nhóm nhận ra nhau, tìm đến nhau,
hay nói cách khác, tìm được “sự đồng nhất trong mỗi nhóm”.
Cho đến nay, đã có không ít định nghĩa về tiếng lóng của các nhà nghiên
cứu. Chúng tôi xin dẫn quan niệm về tiếng lóng của một số nhà Việt ngữ học:
- Tiếng lóng bao gồm các đơn vị từ vựng thuộc loại thứ hai trong các biệt
ngữ tức là những tên gọi “chồng lên” trên những tên gọi chính thức. (Đỗ Hữu
Châu, 1981, tr.227)
8
- Tiếng lóng là những từ ngữ được dùng hạn chế về mặt xã hội, tức là
những từ ngữ không phải toàn dân sử dụng mà chỉ một tầng lớp xã hội nào đó
sử dụng mà thôi. (Nguyễn Thiện Giáp, 1985, tr.228-229)
- Tiếng lóng là loại ngôn ngữ chỉ cốt nói cho một nhóm người biết mà
thôi, những người khác không thể biết được. Vì mục đích của biệt ngữ và
tiếng lóng là che đậy việc làm không cho người ngoài nhóm biết, cho nên tất
cả những từ gì có thể khiến người ta phỏng đoán được nội dung của công việc
đều bị thay thế nhất là trong đám người làm nghề bất lương, bị xã hội ngăn
cấm như bọn cờ bạc bịp, bọn ăn cắp, bọn buôn lậu. (Hoàng Thị Châu, 1989,
tr56).
- Tiếng lóng là một thứ tiếng ước lệ có tính chất bí mật, một lối nói kín
của bọn nhà nghề dùng để giấu những ý nghĩ, việc làm của mình cho người
khác khỏi biết. Nó thường có trong những hạng người làm nghề bất lương,
tầng lớp lưu manh hoặc tầng lớp con buôn trong xã hội có giai cấp. (Lưu Vân
Lăng, 1960, tr.75)
- Tiếng lóng chỉ gồm có một số từ. Nó không phải là công cụ giao tế của
xã hội mà chỉ là một số từ với ý nghĩa bí hiểm của một nhóm người với mục
đích không cho người khác biết. (Nguyễn Văn Tu, 1968, tr.132).
- Tiếng lóng là ngôn ngữ riêng của một nhóm xã hội hoặc nghề nghiệp
có tổ chức gồm các yếu tố của một hoặc một số các ngôn ngữ tự nhiên đã
được chọn lọc và biến đổi đi nhằm tạo ra sự cách biệt ngôn ngữ với những
người không liên đới. Khác với biệt ngữ, tiếng lóng không có nghĩa xấu.
Thông thường, tiếng lóng được sử dụng nhằm mục đích che giấu đối tượng
giao tiếp, đồng thời là phương tiện tách biệt của một nhóm người ra khỏi phần
còn lại của xã hội. (Đái Xuân Ninh – Nguyễn Đức Dân – Nguyễn Quang –
Vương Toàn, 1986, tr.227).
9
- Nói cho giản dị thì tiếng lóng là một bộ phận từ ngữ do những nhóm,
những lớp người trong xã hội dùng để gọi tên những sự vật, hiện tượng, hành
động,... vốn đã có tên gọi trong vốn từ vựng chung, nhằm giữ bí mật trong nội
bộ nhóm mình, tầng lớp mình. (Mai Ngọc Chừ - Vũ Đức Nghiệu - Hoàng
Trọng Phiến. 1997).
- Tiếng lóng là loại ngôn ngữ riêng của một nhóm xã hội nhằm tạo ra sự
tách biệt với những người không liên đới; sự tách biệt này có thể là nhằm mục
đích giữ bí mật, nhưng cũng có thể chỉ nhằm tạo ra một nét riêng cho nhóm
xã hội mình. (Đoàn Tử Huyến, Lê Thị Yến)
Tống hợp các ý kiến trên, chúng tôi xin đưa ra định nghĩa về tiếng lóng
như sau:
Tiếng lóng là một hình thức phương ngữ xã hội không chính thức của một
ngôn ngữ, thường được sử dụng trong giao tiếp thường ngày, bởi một nhóm
người. Tiếng lóng ban đầu xuất hiện nhằm mục đích che giấu ý nghĩa diễn đạt
theo quy ước chỉ những người nhất định mới hiểu. Tiếng lóng thường không
mang ý nghĩa trực tiếp, nghĩa đen của từ phát ra mà mang ý nghĩa tượng
trưng, nghĩa bóng.
1.1.2. Đặc điểm của tiếng lóng Việt Nam
1.1.2.1. Đặc điểm tạo từ, ngữ lóng
Theo tác giả Nguyễn Văn Khang, từ ngữ lóng tiếng Việt được hình thành
trên cơ sở của vốn từ tiếng Việt. Tức là, từ các vật liệu sẵn có và bằng các
phương pháp tạo từ vốn có để tạo nên những từ ngữ lóng. Tuy nhiên, theo
chúng tôi, vẫn có những từ ngữ lóng được tạo nên từ chất liệu của các ngôn
ngữ khác. Điều này sẽ được trình bày và phân tích ở chương sau. Tác giả
Nguyễn Văn Khang đưa ra các hình thức sau:
- Có những từ ngữ lóng mới nguyên.
10
- Có những từ được gọi là từ lóng do cách gọi tách nghĩa lóng ra khỏi từ
đa nghĩa để gọi riêng cho nghĩa lóng ấy. Tức là nghĩa lóng chỉ là một nghĩa
trong từ đa nghĩa đó mà thôi
Những từ lóng thường thấy nhất là những từ lóng sử dụng ngay các đơn vị
từ vựng vốn có của tiếng Việt và cấp cho chúng thêm một nghĩa mới: nghĩa
lóng. Có thể coi đây là hình thức tạo từ lóng cơ bản nhất, phổ biến nhất của
tiếng Việt. Có thể nhận thấy, giữa nghĩa ngữ văn với nghĩa lóng vẫn có ít
nhiều những mắt xích liên tưởng ngữ nghĩa nhất định. Theo cách cấu tạo này,
nghĩa của từ lóng quan hệ với nghĩa ngữ văn vốn có. Cho nên có một điều khá
lí thú là:
- Nghĩa của các từ lóng, trong nhiều trường hợp, chẳng qua chỉ là sự dịch
chuyển thay đổi vị trí nghĩa cho nhau. Nhưng giữa chúng có quan hệ theo
kiểu nào lại phụ thuộc vào sự liên tưởng của người “sáng tạo – sử dụng”
chúng.
- Cũng chính nhờ đó, các hành vi xấu lại được thăng hoa bằng những
ngôn từ đẹp. Các bộ phận kín mang nội dung giới tính của cơ thể, các hành vi
về quan hệ xác thịt được lóng hóa dưới dạng “uyển ngữ” .
- Đây cũng là lí do dẫn đến một số đặc điểm về đồng âm, đồng nghĩa, đa
nghĩa của tiếng lóng. Thực tế cho thấy mỗi nhóm xã hội tự tạo cho mình
những từ ngữ lóng mang tính bí mật riêng của từng nhóm và do những liên
tưởng khác nhau mà tạo nên những hiện tượng này.
Nguyễn Văn Khang đã liệt kê một số trường hợp như sau:
- Đồng âm – đa nghĩa
- Đồng nghĩa
- Trái nghĩa
- Từ hóa các yếu tố tạo từ
- Từ các đơn vị từ vựng nước ngoài
11
- Sử dụng tên riêng
- Gán thêm “họ” cho các từ ngữ địa phương
Một đặc điểm thú vị nữa là có một số từ ngữ lóng mang nặng dấu ấn của
phương ngữ địa lí. Tức là, chúng được các nhóm xã hội sử dụng tiếng địa
phương của vùng đó để tạo từ lóng.
1.1.2.2. Đặc điểm chức năng
- Như đã nêu, tiếng lóng bao giờ cũng đi liền với nhóm xã hội cụ thể.
Nói cách khác, sự sinh tồn của tiếng lóng gắn liền với sự sinh tồn nhóm xã
hội sinh ra chúng, sử dụng chúng.
Nói chung, mỗi nhóm xã hội với mục đích bảo vệ, giữ bí mật thông tin đã
cố gắng tạo cho mình một thứ ngôn ngữ - tiếng lóng riêng. Nhờ đó mà trong
mỗi loại tiếng lóng đều chứa đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của nhóm xã hội
đó.
- Được dùng trong một phạm vi hẹp (trong một nhóm xã hội cụ thể) và
mang tính khẩu ngữ, tiếng lóng luôn có những biến động: ở những nhóm xã
hội mang tính băng đảng xã hội đen thì sự biến động, thay đổi nhằm đảm bảo
an toàn, bí mật còn ở giới trẻ thì sự thay đổi chủ yếu là để “làm cho mới”.
Cùng với nhiều lí do khác nữa mà tiếng lóng chỉ tồn tại theo từng thời gian cụ
thể. Đây chính là thể hiện đặc trưng lâm thời của tiếng lóng (cũng là một khó
khăn cho việc xác lập một bảng từ ngữ lóng trong một thời gian dài). Tuy
nhiên, trong số những từ ngữ lóng đã xuất hiện, đã có không ít từ lóng đi vào
vốn từ chung của tiếng Việt.
- Tiếng lóng nói chung và từ ngữ lóng nói riêng, được người viết đưa vào
tác phẩm của mình, chủ yếu dưới dạng dẫn lại lời nói của nhân vật hoặc nhắc
lại nhằm “miêu tả hiện trường”. Điều đó cho thấy rằng, dù được xuất hiện
trong hình thức ngôn ngữ viết, nhưng lóng vẫn chỉ là lóng ở dạng khẩu ngữ
mà thôi (thường được để trong ngoặc kép). Thực tế cho thấy, sử dụng lượng
12
tiếng lóng trong một bài báo như một con dao hai lưỡi: nếu thích hợp sẽ làm
cho giá trị bài báo tăng lên, tác dụng tốt với đời sống xã hội; ngược lại, sa vào
miêu tả bằng cách dùng tràn lan các tiếng lóng sẽ phản tác dụng. Thực tế cuộc
sống đã làm nảy sinh ra tiếng lóng trong đó có từ ngữ lóng thì việc sử dụng
chúng là điều tất nhiên. Nhưng không vì thế mà sử dụng tràn lan, lạm dụng
như một ngón nghề để gợi sự tò mò của người đọc.
- Với tư cách là biến thể trong sử dụng của phương ngữ xã hội, tiếng
lóng chỉ được dùng giới hạn trong nhóm xã hội khác nhau. Vì vậy, từ góc
nhìn của tiếng Việt toàn dân, tiếng lóng có một phạm vi sử dụng hạn hẹp.
Ngoại trừ giao tiếp trong các nhóm xã hội, về nguyên tắc, cách nói lóng, từ
ngữ lóng trong quá trình “khẩu ngữ hóa” không sử dụng ở phong cách giao
tiếp chính thức. Tuy nhiên trong một số trường hợp giao tiếp chính thức,
người ta vẫn có thể sử dụng chúng như một “chiến lược giao tiếp” nhằm rút
ngắn khoảng cách giữa những người tham gia giao tiếp (tức tạo bầu không khí
“cởi mở” hơn).
1.1.3. Phân biệt tiếng lóng với thuật ngữ, từ ngữ địa phương, tiếng
nghề nghiệp.
Giữa tiếng lóng và các lớp từ ngữ trên đây đôi khi dễ xảy ra những nhầm
lẫn, vì vậy việc phân biệt chúng là hết sức cần thiết. Về vấn đề này, chúng tôi
xin tán thành quan điểm của nhóm tác giả Mai Ngọc Chừ - Vũ Đức Nghiệu -
Hoàng Trọng Phiến trong cuốn Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt.
1.1.3.1. Phân biệt tiếng lóng với thuật ngữ
Thuật ngữ là những từ ngữ làm tên gọi cho các khái niệm, các đối
tượng được xác định một cách chặt chẽ, chuẩn xác trong mỗi ngành, mỗi lĩnh
vực khoa học chuyên môn.
13
Ví dụ: Trong sinh vật học ta có: họ, loài, giống, bộ, lớp, ngành, đột
biến, di truyền, tính trội, tính lặn, biến dị, phân bào, đơn bào, đa bào, miễn
dịch, kháng thể, kháng nguyên,...
Trong ngôn ngữ học ta có: âm vị, hình vị, từ vị, cú vị, nghĩa vị, ngữ pháp
vị, âm tố, âm vực, nguyên âm, phụ âm, bán nguyên âm, âm tiết, âm đệm, âm
chính, âm cuối, âm đoạn, âm vực,...
Như vậy, mỗi môn khoa học, kĩ thuật đều có một hệ thống thuật ngữ của
mình. Tuy nhiên, đó không phải là những từ vựng biệt lập mà chúng là những
bộ phận riêng trong từ vựng của một ngôn ngữ thống nhất.
Thuật ngữ luôn luôn biểu thị khái niệm được xác định trong một ngành
khoa học và lệ thuộc vào hệ thống khái niệm của ngành đó. Trong các khoa
học còn có danh pháp (danh từ khoa học) của từng ngành. Danh pháp và thuật
ngữ không phải là một. Danh pháp chỉ là toàn bộ tên gọi cụ thể của các đối
tượng được dùng trong từng ngành khoa học mà thôi. Chẳng hạn, nếu ta có
một danh sách về tên các loài thực vật ở Việt Nam:xoan, muồng, bằng lăng,
lát hoa, lát vân, lim, sến, táu, dổi, dẻ, xoan đào,... thì đó là danh pháp thực vật
Việt Nam.
So với từ ngữ thông thường thì thuật ngữ có ngoại diên hẹp hơn nhưng nội
hàm sâu hơn và được biểu thị một cách logic chặt chẽ hơn. Trong thuật ngữ
không bao giờ biểu thị những sắc thái phụ như thái độ đánh giá của người nói,
xấu nghĩa hay đẹp nghĩa, khen hay chế, kính trọng hay xem thường,... Từ ngữ
bình thường cũng biểu thị khái niệm nhưng đó là “khái niệm đời thường” chứ
không hẳn là “khái niệm khoa học”, có tính nghiêm ngặt của nó. Ví dụ:
NƯỚC – “hợp chất của ô-xi và hi-đrô” khác với NƯỚC trongnước mắt, nước
dãi, nước bọt, nước tiểu, mỡ nước, nước phở, nước xốt, nước mắm, nước
mưa, nước ao...
14
Thuật ngữ có 3 đặc điểm cơ bản sau đây
 Tính chính xác
Chính xác ở đây là chính xác và chuẩn tắc về nội dung khái niệm do nó
biểu thị. Nội dung đó có thay đổi hay không, thay đổi như thế nào là tuỳ theo
sự phát triển, khám phá của ngành khoa học chứ không lệ thuộc vào những
biến đổi của hệ thống từ vựng, ngôn ngữ như các từ thông thường.
 Tính hệ thống
Mỗi thuật ngữ đều nằm trong một hệ thống nhất định và hệ thống ấy phải
chặt chẽ. Trước hết là phải bảo đảm tính hệ thống về mặt nội dung trong toàn
bộ hệ thống các khái niệm của từng ngành. Từ tính hệ thống về nội dung, dẫn
đến tính hệ thống về hình thức biểu hiện. Tính hệ thống về hình thức, ngược
lại giúp cho người ta biểu thị được và nhận ra được tính hệ thống trong nội
dung. Ví dụ: Trong Toán học ta có: đại số, hàm số, tham số, hiệu số, thương
số, tích số, tổng số, tử số, mẫu số, cơ số, căn số, hằng số, biến số, biến chính,
biến bổ trợ, biến lưỡng trị, biến bù, biến phụ thuộc, biến riêng, biến độc lập,
biến ngẫu nhiên,...
 Tính quốc tế
Trước hết phải là quốc tế hoá về mặt nội dung. Đây là yêu cầu tất yếu và
nói chung nội dung khái niệm của một ngành khoa học trong các nước là
không lệch nhau. Đó là biểu hiện của sự thống nhất khoa học trên con đường
nhận thức chân lí.
Cái khó là quốc tế hoá về mặt hình thức. Không thể đòi hỏi sự quốc tế hoá
hoàn toàn về mặt hình thức của các thuật ngữ được, vì mỗi ngôn ngữ có
những thuộc tính riêng của nó. Có nên chăng là chỉ phấn đấu đạt tới tính quốc
tế ở cách xây dựng cấu trúc của mỗi thuật ngữ mà thôi.
15
Tuy vậy, thực tế cho thấy nhiều ngành khoa học ở một số khu vực trên thế
giới đã có những hệ thống thuật ngữ ít nhiều mang tính quốc tế trong khu vực
đó. Ví dụ: khu vực châu Âu với các ngôn ngữ Ấn Âu; khu vực tiểu Á, Bắc Phi
với tiếng A-rập; khu vực Đông Á và Nam Á với ảnh hưởng của tiếng Hán...
1.1.3.2. Phân biệt tiếng lóng với từ ngữ địa phương.
 Những từ thuộc một phương ngữ (tiếng địa phương) nào đó của ngôn
ngữ dân tộc và chỉ phổ biến trong phạm vi lãnh thổ địa phương đó, thì được
gọi là từ địa phương.
Như vậy, khái niệm từ địa phương trước hết nhằm vào những khác biệt về
mặt từ vựng chứ không phải là những khác biệt về mặt ngữ âm. Sự khác biệt
chẳng hạn như: lắt lẻo – lắc lẻo, gập ghềnh – gập ghình,... không phải là mục
tiêu chú ý của từ vựng.
 Có những con đường khác nhau đã dẫn tới sự hình thành những kiểu
phương ngữ khác nhau.
• Do sự vật được gọi tên chỉ có ở một vài địa phương nhất định nên tên
gọi của chúng trở thành từ địa phương. Loại này, trong từ vựng chung của
toàn dân tộc không có từ tương ứng với chúng. Ví dụ: nhút, lớ, (quả) tắt,
chẻo... (phương ngữ Trung Bộ), sầu riêng, măng cụt, chôm chôm, tràm, trâm
bầu, chao,... (phương ngữ Nam Trung Bộ và Nam Bộ Việt Nam).
• Có những từ cùng gọi tên một sự vật, hiện tượng với từ trong từ vựng
chung, nhưng hai từ khác nhau hoàn toàn về mặt ngữ âm. Ví dụ: ngái – xa, nỏ
– không, rào – sông, rú – núi, mô – đâu, tê – kia, rứa – thế, chộ – thấy, trốc –
đầu, nhủ – bảo, xán – đập/ném,... (phương ngữ Trung Bộ); má – mẹ, điệp –
phượng, mè – vừng, muỗng – thìa, lượm – nhặt, mắc cỡ – xấu hổ,... (phương
ngữ Nam Trung Bộ và Nam Bộ).
16
Trường hợp này có thể có hai nguyên nhân chính. Một là, cùng một sự vật
nhưng mỗi địa phương, trong quá trình phát triển cùng dân tộc, đã định danh
một cách khác nhau. Dần dần, một tên gọi (một cách định danh) của một địa
phương trở nên phổ biến rộng rãi, khiến cho tên gọi của địa phương kia không
thể phổ biến được nữa. Nó chỉ còn hoạt động tồn tại trong phạm vi địa
phương và trở thành từ địa phương. Hai là, cả hai từ vốn đã cùng là từ của từ
vựng chung, nhưng sau đó, vì xung đột đồng nghĩa, một từ phải rút lui và
được bảo toàn trong phạm vi địa phương rồi trở thành từ địa phương. Các cặp
từ:đầu – trốc, nhủ – bảo,... là như vậy.
• Nhiều từ vốn là dạng cổ của từ tương ứng trong từ vựng chung hiện
nay. Dạng cổ đó được bảo toàn trong một địa phương, còn dạng mới, dạng
hậu kì của chúng thì đi vào từ vựng chung. Kết cục là hai dạng chỉ khác nhau
ở một bộ phận ngữ âm nào đó mà thôi. Ví dụ: gấy – gái, chí – chấy, nác –
nước, kha – gà, khót – gọt, cúi – gối, ví – với,...
• Kiểu từ địa phương thứ tư là những từ đồng âm với từ trong từ vựng
chung. Có hai khả năng có thể dẫn tới tình hình này: Một là chúng quan hệ
đồng âm thuần tuý, ngẫu nhiên, hai là do trước đây, chúng vốn chỉ là một từ,
nhưng một địa phương nào đó đã chuyển đổi đối tượng gọi tên của từ đi, theo
những chiều hướng khác nhau; hoặc ngược lại, từ trong từ vựng chung đã
chuyển đổi đi như thế. Chúng ta có thể so sánh những ví dụ sau đây:
Từ Nghĩa chung Nghĩa trong phương ngữ Nam Bộ
ốm có bệnh gầy
hòm vật hình hộp để đựng đồ đạc săng, quan tài
thằn lằn thằn lằn thạch sùng
kiềng bếp kiềng rế
17
1.1.3.3. Phân biệt tiếng lóng với tiếng nghề nghiệp.
Từ nghề nghiệp là một lớp từ bao gồm những đơn vị từ ngữ được sử
dụng phổ biến trong phạm vi những người cùng làm một nghề nào đó.
Ví dụ: Các từ: thìu, choòng, lò chợ, lò thượng, đi lò,... là những từ
thuộc về nghề thợ mỏ. Các từ: bó, vét, xịt, phủ, bay, hom, thí một, thí hai, lót
sống,... là của nghề sơn mài.
Thật ra, nghề nào cũng cũng có các từ ngữ riêng của nó để chỉ: đối tượng
lao động, động tác lao động, nguyên liệu sản xuất, sản phẩm làm ra, công cụ
để lao động,...
Tuy vậy, không phải là hễ người ngoài nghề thì không thể biết được từ
nghề nghiệp. Người ta (trong phạm vi rộng rãi toàn xã hội) vẫn có thể hiểu
được chúng nhiều hay ít tuỳ theo mức độ quen biết của xã hội đối với nghề
đó.
Ví dụ, nghề làm ruộng ở Việt Nam, nói chung cả xã hội đều không xa lạ
với nó. Ai cũng biết và sử dụng rất tự nhiên các từ như: cày, bừa, ruộng, bón,
gieo,... nhưng chắc chắn không phải ai cũng biết các từ: chia vè, cứt gián, nứt
nanh, cắm vè, lúa con, bông cài, đỏ đuôi, đứng cái,...
Như vậy, lớp từ nghề nghiệp tập trung chủ yếu ở những nghề mà xã hội ít
quen như: nghề làm giấy, làm đồ gốm, làm sơn mài (hoặc hát tuồng, hát chèo
vốn cũng được coi là nghề), nghề đúc đồng, nghề chài lưới,...
Ở một nước nông nghiệp như Việt Nam, những nghề thủ công nghiệp hoặc
tiểu công nghiệp vốn phân tán và không tiếp xúc rộng rãi với toàn xã hội. Vì
thế, những nghề thuộc phạm vi này có nhiều “từ nghề nghiệp” hơn cả. Ví dụ:
Nghề thợ mộc có: bào cóc, bào phá, bào xoa, chàng tách, mộng vuông,
mộng nanh sấu, mộng mỏ sẻ, xảm, phạt mộc, cất nóc, cầu bẩy, thuận, bức
bàn,... Nghề hát tuồng có: đào kép, lão, mụ, vai ấu, đào thương, đào chiến,
18
đào điên, đào võ, đào lẳng, đào yêu, đào đẻ, đào tiên, kép văn, kép võ, kép
xanh, kép phong tình, kép trắng, kép đỏ, kép rằn, kép núi, kép biển, lão đỏ,
lão trắng, lão đen, lão văn, lão võ, mụ ác, mụ lành,... (Xem thêm: Tạp chí Sân
khấu, 11–12/1977).
Nói chung, sự hoạt động của các từ nghề nghiệp là không đồng đều, có từ
thì vô cùng hạn chế, nhưng cũng có không ít từ ngữ đã đi vào vốn từ vựng
chung. Chúng được coi là một trong những nguồn cung cấp thêm từ ngữ để
làm phong phú hơn cho vốn từ vựng chung.
1.1.4. Kết luận
Về thái độ đối với tiếng lóng, đến nay tồn tại hai quan điểm trái ngược
nhau.
- Quan điểm thứ nhất cho rằng tiếng lóng là hiện tượng không lành
mạnh và kiên quyết gạt nó ra khỏi ngôn ngữ văn hoá. "Những tiếng
lóng này không làm cho ngôn ngữ phong phú thêm lên mà chỉ làm
cho nó bị tê liệt với số lượng từ đông đảo, nay sinh mai chết"; "Khác
biệt ngữ, tiếng lóng có nghĩa xấu”.
- Quan điểm thứ hai thì đề nghị chấp nhận những từ lóng "tích cực"
nhằm bổ sung cho ngôn ngữ toàn dân: "Không lên án toàn bộ song
cũng không chấp nhận tất cả"(5); "Những tiếng lóng không thô tục,
mà chỉ là những tên gọi có hình ảnh của sự vật, hiện tượng nào đó
có thể được dùng phổ biến, dần dần thâm nhập vào ngôn ngữ toàn
dân. Trong các tác phẩm văn học nghệ thuật, tiếng lóng được dùng
làm một phương tiện tu từ học để khắc hoạ tính cách và miêu tả
hoàn cảnh sống của nhân vật"(6).
Nhưng mặc các nhà nghiên cứu tranh luận, trong thực tế cuộc sống thì thứ
ngôn ngữ ấy vẫn nảy sinh và mất đi một cách không ngừng, ngày càng phát
19
triển, được nhiều tầng lớp xã hội sử dụng, được những người viết đưa vào tác
phẩm văn học, báo chí của mình như một phương tiện tu từ học nhằm phản
ánh sinh động đời sống xã hội và tính cách nhân vật, làm tăng giá trị biểu đạt
của tác phẩm.
Những từ lóng sinh ra, tồn tại chính thức trong một phạm vi xã hội hạn
hẹp, nhưng không ổn định, nhiều từ dần dần biến mất (hoặc chúng không còn
được sử dụng nữa; hoặc chúng được giải mã, đi vào vốn từ chung của toàn
dân, được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp hàng ngày và trong các văn bản
hành chính, các ấn phẩm báo chí hay các tác phẩm văn học).
Bên cạnh những từ lóng bị biến mất thì hàng ngày, hàng giờ, trong các
nhóm xã hội lại xuất hiện thêm những từ lóng mới. Dù được chấp nhận hay bị
phản đối thì tiếng lóng của người Việt vẫn là một bộ phận của ngôn ngữ tiếng
Việt, và có thể nói, thuộc loại năng động nhất. Trong xu hướng bình dân, dân
chủ hoá mọi hoạt động xã hội, văn chương, nghệ thuật hậu hiện đại, tiếng
lóng càng có vị trí và vai trò quan trọng cần được quan tâm.
1.2. Diễn đàn
1.2.1. Khái niệm diễn đàn
Hay diễn đàn Internet, là một site thảo luận trực tuyến, nó xuất phát từ
các bản tin nhanh (bulletin). Còn được hiểu như ứng dụng tự động gửi thư
(ellectronics mailing list). Diễn đàn là ứng dụng web được thiết kế thuận tiện
cho việc cập nhật nội dung của người dùng cuối.
Forum (Diễn đàn điện tử) là một website nơi mọi người có thể trao đổi,
thảo luận, bày bỏ ý kiến về những vấn đề cùng quan tâm. Các vấn đề thảo
luận được lưu giữ dưới dạng các trang tin. Đây là hình thức thảo luận không
trực tiếp, bạn có thể đưa bài thảo luận của mình lên Forum nhưng có khi ngay
lập tức hoặc vài ngày, vài tuần, thậm chí vài tháng sau mới có người trả lời
20
vấn đề của bạn.
Ban đầu diễn đàn được hiểu là nơi trao đổi của một nhóm người (trong
mailing list). Nó cho phép mọi người có thể đăng tải các ý kiến và đánh giá
nhận xét , phản hồi cho ý kiến đó.
Diễn đàn phát triển nhanh chóng tại các quốc gia trên thế giới, tại Nhật Bản
có thể đếm được 2 triệu bài trả lời mỗi ngày, tại Trung Quốc cũng có hàng
triệu trả lời mỗi ngày tại các diễn đàn internet.
Diễn đàn là phần mềm được tải (download) một cách dễ dàng trên internet.
Hầu hết các diễn đàn được viết bằng các ngôn ngữ lập trình : perl, php, asp,
asp.net.
Thông thường các diễn đàn chỉ cho phép đăng các văn bản chữ thuần túy,
một số diễn đàn cung cấp thêm các công cụ hiển thị hình ảnh, film, video, các
dạng hiển thị đặc biệt khác. Các dạng đặc biệt này thường được gọi với tên
BBCode (hoặc Forum Code).
1.2.2. Các thành phần của diễn đàn
• Nhóm thông tin (Sub Forum, Category) : phân loại các chủ đề thảo luận
• Chủ đề (Thread, Topic) : là tập hợp các ý kiến, bình luận (post) của các
thành viên trong diễn đàn.
• Trả lời (Post) : Là thông điệp (electronic message) người dùng đăng tải
thông qua phần mềm diễn đàn.
• Administrator : Người quản trị cao nhất, có tất cả mọi quyền.
• Moderator : người quản trị trung gian, có quyền trên tất cả các post thuộc
nhóm, có quyền tới tất cả các thread trong nhóm , trong phân loại chủ đề đó.
• Member : thành viên thông thường.
• Thông điệp cá nhân (private message) : Cho các thành viên gửi thông điệp
riêng cho nhau.
21
• BBCode : cho phép hiển thị trình bày nội dung đẹp hơn. Thông thường
BBCode có dạng [tag]nội dung [/tag].
• Emotion Icon : hình ảnh mặt cười, giúp người dùng có thể diễn tả nhiều
hơn các sắc thái tình cảm
• RSS : Cung cấp công cụ cho các nơi khác có thể lướt nhanh các thread
của diễn đàn
• Poll : Biểu quyết, tùy các hệ thống diễn đàn, có hệ thống không cung cấp.
Các biểu quyết được gắn kèm với từng chủ đề (thread).
• Bộ gõ (chỉ ở VN) : Hai bộ gõ thường dùng trong các diễn đàn hiện nay là
UNIKEY.JS và HIM.JS.
1.2.3. Phân loại diễn đàn
Hiện nay, số lượng diễn đàn trên internet rất lớn và không ngừng gia
tăng. Có nhiều cách để phân loại diễn đàn như căn cứ vào lĩnh vực, độ tuổi
của người tham gia, số lượng thành viên, mức độ ảnh hưởng… Tuy nhiên,
theo chúng tôi, cách phân loại diễn đàn dựa trên lĩnh vực là có nhiều ưu điểm
hơn cả. Sau đây là một số nhóm diễn đàn:
Diễn đàn tổng hợp như: ttvnol.com, Diendan.vietnamnet.vn
Diễn đàn theo sở thích, chuyên ngành
 DD tin tức chung:
- http://tintuc.vnn.vn/forum/
- http://www.tathy.com/thanglong/
- http://www.vatgia.com/hoidap/
 Các diễn đàn tin học:
- http://www.ddth.com/
- http://www.ddth.vn/
22
- http://www.freecodevn.com/
- http://www.manguon.com/
 Diễn đàn giáo dục:
- http://diendan.edu.net.vn/
 Diễn đàn phim ảnh:
- http://www.yxine.com/forum/
- Dienanh.net
 Diễn đàn âm nhạc:
- www.yeuamnhac.com, www.gdty.info/forum
 DD trẻ thơ:
- http://www.webtretho.com/forum/
DD cho những người thích games:
- http://forum.gamethu.net/
 DD người khuyết tật:
- http://www.vndisability.net/
………………………………
1.2.4. Tham gia diễn đàn
Để có thể trả lời, cũng như tham gia diễn đàn, người sử dụng phải đăng
ký thành viên của diễn đàn, các thông tin cơ bản người dùng phải nhập là :
username, password, email .
Đầu tiên bạn cần xác định vấn đề mà mình đang quan tâm là gì, từ đó bạn
mới có thể tìm được một forum thật sự phù hợp với nhu cầu trao đổi thông tin
của mình.
23
Tiếp theo bạn phải đăng kí làm thành viên(member)của forum, nghĩa là bạn
cần có một nick và một mật khẩu rõ ràng, địa chỉ hộp thư chính xác và một số
thông tin cá nhân khác.
Khi đăng kí thành viên của diễn đàn, người sử dụng phải đọc kĩ các quy
định của diễn đàn và cam kết thực hiện đúng những tiêu chuẩn đó thì mới
được tạo tài khoản.
Avatar là hình ảnh đại diện của bạn trong forum, còn chữ kí sẽ hiện lên
dưới mỗi bài viết của bạn. Bạn có thể chọn chúng ngay khi đăng kí, hoặc có
thể chỉnh sửa trong lúc gởi bài.
Để gởi bài viết(thường gọi là post bài),bạn click vào một trong các đề mục.
Trong đề mục gồm nhiều topic khác nhau,mửi topic là một diễn đàn thu nhỏ.
Bạn có thể tạo ra topic riêng của mình bằng cách click vào “New topic”. Để
trả lời bài viết của một thành viên nào đó, bạn nhấn”Reply”, sau đó soạn nội
dung trả lời vào ô trống. Nhưng thông thường, mỗi khi muốn gửi bài viết,
forum sẽ yêu cầu bạn đăng nhập, bạn chỉ việc gõ user name và password mà
trước đó bạn đã đăng kí.
Bất kì forum nào cũng có người điều hành quản lí, họ được gọi là
Administrator (viết tắt là admin) và đây cũng là người có quyền cao nhất
trong forum. Bên cạnh Admin còn có những người phụ giúp cho admin, họ
được gọi là Moderator(gọi tắt là mod), họ được chia ra để quản lí mửi mục
trong forum. Họ có quyền sửa hoặc xóa những bài viết kém chất lượng của
các thành viên. Mod cũng là những thành viên đã tham gia lâu năm, có kiến
thức và trách nhiệm, nghiêm túc nên được admin và các thành viên khác đề
cử làm mod.
24
- Đăng nhập thành viên hợp lệ trước khi post bài .
- Đăng tin vào đúng diễn đàn (forum). Bài của bạn có thể bị xóa, di
chuyển mà không được thông báo nếu bạn đăng bài không đúng
forum.
- Đặt tiêu đề topic phù hợp với nội dung: Bạn cần chọn một tiêu đề phù
hợp với nội dung trao đổi. Nếu bạn đặt tiêu đề không phù hợp BQT
có thể sẽ tự động sửa lại tiêu đề hoặc chuyển bài đến khu vực khác.
- Không post nhiều lần: Hãy chắc chắn là bạn không đăng một bài làm
nhiều lần hoặc đăng lại nội dung đã có, hãy tìm kiếm trong diễn đàn
những bài, câu hỏi và trả lời đã có sẵn trước. Điều này tránh cho việc
một câu hỏi được xuất hiện nhiều lần và làm mất đi sự thống nhất.
- Không gửi tin nhắn để quảng cáo trừ trường hợp được người nhận
đồng ý.
- Không phê phán, chỉ trích, xúc phạm, vu khống hay làm phiền người
khác: Xin vui lòng không dùng những lời lẽ chỉ trích cá nhân làm
phiền lòng hoặc làm cho người khác mất vui. Đặc biệt, tránh mọi
hình thức quấy rối, khiêu khích, đe dọa hoặc làm tổn hại lòng tự trọng
của người khác, làm ảnh hưởng đến hòa khí trên diễn đàn.
- Không đăng thông tin có nội dung không lành mạnh, khiêu dâm, gây
mất đoàn kết hoặc các thông tin vi phạm đạo đức.
- Không đăng các liên kết web đến các địa chỉ không lành mạnh hoặc
các địa chỉ của các website chứa thông tin của những kẻ khủng bố,
bom thư, có chứa virus/spyware...
- Xin vui lòng tôn trọng sự riêng tư của người khác: Không đăng thông
tin về địa chỉ, số điện thoại, địa chỉ email của một người khác trừ
trường hợp được sự đồng ý.
Khi gửi bài viết hoặc tham gia bình luận, các thành viên phải chấp hành nội
quy của diễn đàn. Ví dụ, trên diễn đàn lamchame có đưa ra một số quy định
như sau:
25
1.2.5. Thực trạng sử dụng tiếng lóng trên các diễn đàn
Khi tìm hiểu thực trạng sử dụng tiếng lóng trên các diễn đàn, chúng tôi
đã tiến hành khảo sát bằng phiếu trên 200 đối tượng chủ yếu là học sinh, sinh
viên và nhận được kết quả:
• 95% số phiếu trả lời có tham gia các diễn đàn
• 97% số người được hỏi thừa nhận sử dụng tiếng lóng trên diễn đàn
• 72% trong số đó cho rằng mức độ sử dụng tiếng lóng của các thành
viên là nhiều
Điều đó cho thấy rằng việc sử dụng tiếng lóng rất phổ biến trong giới trẻ khi
tham gia các forum. Các lĩnh vực thường được quan tâm nhiều nhất là: tin
học, âm nhạc, điện ảnh, game, tình yêu, giới tính, xe, rao vặt, tin tức,
…Ngoài ra, những diễn đàn kiến thức, sở thích củng thu hút một số lượng
thành viên đáng kể. Tuy nhiên tiếng lóng được sử dụng với mức độ nhiều
nhất ở các diễn đàn thuộc lĩnh vực nêu trên. Khi điểm mặt các topic (chủ đề
thảo luận), nhất là các topic về vấn đề hay hiện tượng xã hội liên quan đến
giới trẻ như: sống thử, bạo lực học đường, tình dục trước hôn nhân, tâm sự
tình yêu, kinh nghiệm thi cử, tệ nạn xã hội, …thì hầu hết đều xuất hiện tiếng
lóng ở mức độ nhiều. Thậm chí, có nhiều diễn đàn phải đặt ra quy định để hạn
chế bớt việc sử dụng những tiếng lóng mang màu sắc thô tục một cách tràn
lan.
Lí giải điều này, chúng tôi đưa ra một số nguyên nhân sau:
- Do đặc trưng môi trường giao tiếp của diễn đàn khá thoải mái, các
thành viên được tự do nói lên ý kiến riêng của mình.
- Các thành viên tham gia diễn đàn chỉ cần cung cấp một số thông tin cá
nhân (đôi khi không chính xác) cho ban quản trị tại thời điểm đăng kí
26
khi làm thành viên. Những thông tin này được bảo mật và mọi người sẽ
dùng biệt danh (nick name) do mình tự chọn. Chính tính chất ẩn danh
này đã khiến việc giao tiếp trên diễn đàn trở nên cởi mở hơn cả giao
tiếp trong sinh hoạt hàng ngày và biến đây trở thành mảnh đất màu mỡ
cho việc sử dụng và sáng tạo các từ, ngữ lóng.
- Số lượng thành viên của một diễn đàn thường khá đông, không phân
biệt giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn, …Vậy nên, sử
dụng tiếng lóng cũng là một cách gây ấn tượng, tạo phong cách riêng
cho bản thân, làm nổi bật mình giữa một cộng đồng thành viên.
- Ngoài ra sử dụng các từ, ngữ lóng còn tạo không khí vui vẻ, thân mật,
cởi mở giữa các thành viên khi cùng nhau chia sẻ mọi vấn đề, nhất là
những chuyện tế nhị thầm kín.
1.2.6. Những hiện tượng lóng mới xuất hiện
Khi xác định những hiện tượng lóng mới xuất hiện trong thời gian gần
đây, chúng tôi tiến hành đối chiếu nguồn ngữ liệu thu thập được với Từ điển
từ ngữ lóng tiếng Việt của tác giả Nguyễn Văn Khang:
- Những từ, ngữ lóng thu thập được trên các diễn đàn trùng với các
đơn vị trong cuốn từ điển trên (trùng cả vỏ ngữ âm và ngữ nghĩa)
chiếm một tỉ lệ rất nhỏ. Đó là các từ: à ơi, ăn hàng, bấm nút, bắn
máy bay, bèo, bồ câu, bò đội nón, bò vàng, bóc lịch, bóc tem, bóng,
bóng lộ, buôn dưa, cần tăng dân số, chà đồ nhôm, chém, chó lửa, cờ
tây, coi kho, củ chuối, cum, dựa cột, đá, đai, đạn, đi bán muối, đi
đứt, điện nước đầy đủ, điếu cày, gấu mẹ vĩ đại, hàng, kẹo đồng, kẹo
kéo, khẩu thần công, khứa lão, làm luật, Mẽo, nai móng đỏ, ôm
bom, phím, phim chăn nuôi, ruột mèo, tạch, tập thể dục, thăng.
27
- Có một số từ vẫn giữ nguyên hình thức ngữ âm nhưng đã thay đổi
nghĩa lóng như: a lô, âm binh, bay, bi, chăn, chém, chém vè, chim
lợn, dạt, đạn, hết xí quách, gấu, mo, tám vía.
- Các từ ngữ lóng mới xuất hiện với số lượng nhiều, đặc biệt là các từ,
ngữ có nguồn gốc từ lĩnh vực game và tin học. Điều này bắt nguồn
từ sự phát triển nhanh chóng của hai lĩnh vực này trong vài năm gần
đây. Các đơn vị lóng bắt nguồn từ tiếng Anh cũng trở nên phong
phú và đa dạng hơn rất nhiều do được tạo nên từ phương thức đồng
âm và cách phiên âm có một không hai của teen Việt.
Sự thay đổi này càng khẳng định một đặc trưng quan trọng của tiếng
lóng là luôn biến động, thay đổi khi xã hội thay đổi. Sự sinh ra và mất đi của
nó gắn liền với nhu cầu của các nhóm xã hội. Vì tính chất lâm thời này mà
tiếng lóng trở thành bộ phận năng động nhất của ngôn ngữ.
28
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA TIẾNG LÓNG
TRÊN CÁC DIỄN ĐÀN.
2.1. Đặc điểm cấu tạo
Khi thu thập ngữ liệu, chúng tôi nhận thấy một điều rất đáng quan tâm đó
là đặc điểm cấu tạo của tiếng lóng trên các diễn đàn. Trước khi đi vào vấn đề
này, luận văn xin trình bày sơ lược về 3 khái niệm liên quan đến việc phân
loại từ tiếng Việt xét về mặt cấu tạo như sau:
• Từ đơn: là các từ chỉ có một thành tố cấu tạo; không ai có thể phân
xuất nó thành các yếu tố vừa có âm vừa có nghĩa nhỏ hơn. Thí dụ: Nhà, xe,
tập, viết, xanh, đỏ, vàng, tím,...
• Từ phức: là các từ có từ hai thành tố cấu tạo từ trở lên.
• Cụm từ (ngữ): là một tổ hợp từ có thành tố trung tâm và một hay nhiều
thành tố phụ thuộc nó tạo thành.
Với hơn 600 ngữ liệu tìm được trên các diễn đàn, chúng tôi đã phân loại
chúng vào 2 nhóm: từ (gồm từ đơn, từ phức) và ngữ.
Từ đơn chiếm một tỉ lệ vô cùng nhỏ so với từ phức và ngữ. Một số từ
thường gặp đó là: bác, bẩn, bánh, bay, bi, bơi, bưởi, gà, cam, cày, chã, chai,
chăn, trẩu, chém, chiến, chơi, cò, dế, cum, dù, dũa, đào, ke, lạnh, lọa, mo,
nai, sửu…Việc có ít các từ lóng là từ đơn cũng là điều dễ hiểu bởi số lượng từ
đơn trong vốn từ vựng toàn dân cũng thấp hơn rất nhiều so với từ phức. Hơn
nữa, điều này cũng được lí giải do một số phương thức tạo từ lóng rất được
giới trẻ ưa chuộng là hiệp vần, ẩn dụ, hoán dụ hay dùng yếu tố đồng âm để lạ
hóa và tạo sự khác biệt. Vậy nên, có một số khái niệm vốn chỉ cần dùng từ
đơn để biểu thị nhưng lại được diễn đạt bằng một từ phức hoặc ngữ. Ví dụ:
 Buồn như con chuồn chuồn = buồn
 Dốt như con tốt = dốt
29
 Chuẩn không cần chỉnh = chuẩn
 Điên đi trong công viên = điên
 Đóng phim ma không cần hóa trang = xấu
 Trèo lên nóc tủ ngắm gà khỏa thân = chết.
Đa số các nhà Việt ngữ học đều có chung quan điểm là từ phức tiếng Việt
chia làm 2 loại là từ ghép và từ láy. Số lượng từ phức gần gấp 4 lần từ đơn
trong các đơn vị từ, ngữ lóng mà chúng tôi thu thập được nhưng trong đó
không có một từ láy nào.
Ngữ là đơn vị chiếm số lượng lớn nhất trong ba loại. Như trên đã nói, một
phần số lượng ngữ được tạo thành là do các phương thức tạo từ: ẩn dụ, hoán
dụ, hiệp vần như: chơi với giun, chuyên cơ không người lái, con nhà họ Hứa,
con ngựa thành Tơ-roa, công ty hai ngón, dã man con ngan, lạnh lùng như
con thạch sùng, dở hơi tập bơi, đi đầu xuống đất, đứt dây thần kinh xấu hổ,
giải quyết nỗi buồn, gà công nghiệp, gà móng đỏ, hàng tiền đạo, hiệp sĩ lợn…
Như trên đã trình bày, số lượng các đơn vị của tiếng lóng trên các diễn đàn
xét về mặt cấu tạo là không đồng đều nếu không nói là có sự chênh lệch rất
lớn. Tác nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do phương thức tạo từ mà
chúng tôi sẽ trình bày kĩ hơn ở phần sau. Để tiện theo dõi, luận văn xin khái
quát lại tỉ lệ các đơn vị từ và ngữ bằng sơ đồ.
30
2.2. Từ loại
2.2.1. Phân loại
Tính đến nay, các nhà Việt ngữ học vẫn chưa đi đến một ý kiến thống
nhất trong việc phân định từ loại. Chúng tôi xin lấy quan điểm của tác giả
Nguyễn Hồng Cổn và Dư Ngọc Ngân cùng một số nhà nghiên cứu khác có
chung quan điểm trong việc phân định từ loại để làm căn cứ xác định các tiểu
loại trong lớp từ ngữ lóng trên diễn đàn.
Việc phân định từ loại bao giờ cũng theo tiêu chí nhất định. Từ với bản
chất kí hiệu là sự kết hợp giữa hai mặt: cái biểu hiện và cái được biểu hiện, vì
vậy để phân định từ loại vốn từ của một ngôn ngữ cần dựa vào sự tổng hợp
của hai mặt này.
 Tiêu chí về ngữ nghĩa: mỗi từ loại biểu thị một loại ý nghĩa riêng. Đây
là ý nghĩa khái quát bao trùm cả một lớp từ.
 Tiêu chí về mặt ngữ pháp:
 Khả năng kết hợp trong ngữ
 Chức năng ngữ pháp (chức vự ngữ pháp, chức năng thành phần câu)
Sự phân định từ loại là sự phân chia vốn từ bằng bản chất ngữ pháp thông
qua ý nghĩa khái quát và/ hoặc hoạt động ngữ pháp của từ trong câu.
Từ loại là những lớp từ có cùng bản chất ngữ pháp, được phân chia theo ý
nghĩa khái quát, theo khả năng kết hợp với các từ ngữ khác trong ngữ lưu và
thực hiện những chức năng ngữ pháp nhất định ở trong câu (Đinh Văn
Đức. Ngữ pháp tiếng Việt – Từ loại).
Hệ thống từ loại tiếng Việt:
31
Phân định từ loại các đơn vị tiếng lóng trên các diễn đàn.
Khi áp dụng căn cứ phân định từ loại và hệ thống từ loại ở trên để tìm hiểu
nguồn ngữ liệu thu thập được thì chúng tôi có một vài nhận xét sau:
 Trong hơn 600 ngữ liệu, thực từ chiếm tỉ đến gần 100% còn hư từ xuất
hiện rất ít, chỉ có một vài phụ từ như: vãi, hem, tdo (trời đất ơi),…
 Trong thực từ thì số lượng danh từ và ngữ danh từ là nhiều nhất (>50%)
với hầu hết là danh từ chỉ sự vật và một số danh từ riêng. Sau đó là động từ và
tính từ có số lượng gần ngang nhau và cuối cùng là một vài đại từ.
Ví dụ:
Danh từ/ ngữ danh từ: ba chân, áo dài, Bác Hồ, ba con sâu, áo mưa, bình
máu, bể phốt, bồ câu, chà và, cánh, bánh, chó lửa, củ khoai, cục gạch, dế dầu
thô, cánh đồng hoang, buổi chiều, Dương Quá, dưa hấu, đậu phụ, đào, đại tá
chữa lửa…
Động từ/ ngữ động từ: đáp bão, chém gió, đá gà, đá xoáy, đạp mìn, đạp
vòm, hết vé, hết phim, hết xí quách…
32
Tính từ/ ngữ tính từ: long lanh, lạnh, oách xà lách, oằn tà là vằn, ngon
lành cành đào, tào lao mía lao,…
Thống kê tỉ lệ từ loại:
Từ loại Tỉ lệ
Danh từ/ ngữ danh từ 52%
Động từ 25%
Tính từ 22.1%
Đại từ 0.4%
Phụ từ + thán từ 0.5%
2.2.2. Hiện tượng chuyển loại
Đây là điểm khá thú vị và đặc biệt khi phân định từ loại của tiếng lóng
trên diễn đàn.
Trong vốn từ tiếng Việt, mỗi từ trong khi biểu thị ý nghĩa từ vựng (khi từ
này là thực từ) luôn mang một ý nghĩa từ loại cùng với các đặc điểm ngữ pháp
của từ loại này. Có thể gọi đây là đặc điểm từ loại gốc. Qua quá trình hoạt
động ngôn ngữ, từ có thể được chuyển nghĩa, mang một hay nhiều ý nghĩa
phái sinh. Nếu sự hình thành của ý nghĩa phái sinh đi kèm với sự thay đổi về
đặc điểm từ loại thì trường hợp chuyển nghĩa này cũng là chuyển từ loại.
Trong các ngôn ngữ biến hình (ngôn ngữ hòa kết), hiện tượng chuyển từ
loại thường được biểu thị bằng sự thay đổi hình thái của từ với sự xuất hiện
của một số hình vị phụ tố đặc thù bên cạnh hình vị căn tố. Ví dụ như trong
tiếng Anh:
(to) develop (động từ) – development (danh từ)
dark (tính từ) – darkness (danh từ)
33
(to) drink (động từ) – drinhkable (tính từ)
short (tính từ) – (to) shorten (động từ)
Những trường hợp không thêm các hình vị phụ tố thì dùng phương thức
thay đổi trọng âm trong từ:
Ví dụ: expórt (động từ) – éxport (danh từ)
Survéy (động từ) – súrvey (danh từ)
Còn ở tiếng Việt vốn là ngôn ngữ không biến hình, hiện tượng chuyển từ
loại được biểu hiện bằng những từ có hình thức không thay đổi. Sự thay đổi
đặc điểm từ loại được biểu hiện ra bên ngoài từ bằng khả năng kết hợp trong
ngữ hoặc chức năng trong câu:
Anh ấy vác cuốc1 ra cuốc2 đám đất trước nhà để trồng khoai.
Công việc tiến hành rất thuậnlợi1. Những thuậnlợi2 ấy làm anh ta rất
phấn khởi.
Có thể nói: chuyển từ loại là hiện tượng một từ vốn thuộc từ loại trong một
số cấu trúc ngữ pháp nhất định được dùng với đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ pháp
của một từ loại khác.
Những trường hợp chuyển từ loại thường thấy là chuyển từ thực từ sang
hư từ, chuyển trong nội bộ thực từ và chuyển trong nội bộ hư từ.
Trở lại vấn đề chuyển từ loại của các đơn vị tiếng lóng, qua khảo sát,
chúng tôi nhận thấy hiện tượng chuyển loại cũng diễn ra khá phổ biến. Nếu
như đa số các trường hợp chuyển loại trong tiếng Việt thường chỉ được xác
định dựa vào ngữ cảnh, tức là hoạt động của từ trong ngữ hoặc trong câu thì ở
đây, rất nhiều trường hợp xác định được điều này rất dễ dàng khi ta biết được
nghĩa lóng của từ. Do các đơn vị tiếng lóng đa số là thực từ nên trường hợp
chuyển loại chủ yếu nhất là chuyển trong nội bộ thực từ. Trong đó, có những
loại nhỏ sau:
34
Chuyển từ danh từ sang động từ: hiện tượng này thường diễn ra khi danh
từ chỉ sự vật được dùng để biểu thị hoạt động mà những hoạt động này
thường diễn ra bằng cái công cụ hoặc với chất liệu mà danh từ biểu thị.
Ví dụ:
- F1 em với các bác ơi!
F1 vốn là danh từ chỉ một phím trên bàn phím máy tính, có chức năng trợ
giúp. Ở trong câu trên f1 được dùng như một động từ (với nghĩa là giúp đỡ)
khi kết hợp với các phụ ngữ “em”, “với” để tạo thành ngữ động từ.
- Hôm qua, gặp một thằng chọi con ngoài cổng trường, nhìn cái mặt nó
vênh vào không thể tưởng được các bác ạ. Thế là em với mấy thằng bạn f9 nó
liền…
F9vốn là danh từ chỉ một phím trên bàn phím máy tínhnhưng đã được
dùng như một động từ trong câu trên. Đây là một từ mới bắt nguồn từ game
Võ Lâm truyền kì, miêu tả trạng thái từ luyện công chuyển sang chiến đấu.
- Thằng này hôm nay sao sọc dưa dữ vậy mậy! Chơi một chút rồi về có
gì đâu!
Từ sọc dưa vốn là một danh từ nhưng đã được dùng như một động từ với
nghĩa là “sợ hãi”.
 Chuyển từ danh từ sang tính từ: trong những trường hợp này, ý nghĩa
sự vật biểu thị ở danh từ được chuyển nghĩa để chỉ tính chất đặc trưng của sự
vật đó. Đi kèm với danh từ thường có các từ chỉ mức độ: rất, lắm…
- Dạo này con Nokia 1280 chuối quá, hay bị lỗi linh tinh như tự sập
nguồn, lên rồi trắng màn, đang dùng tự die kẹp đồng hồ cũng ko lên…
- Các mẹ nói đúng đấy, em cũng có bà chị dâu cam sành lắm!
- Giá HP touchpad bèo lắm phải bao nhiêu ạ ?
- Bán hàng ế ẩm mà gặp khách củ chuối thế này các bác xem đỡ được
không ???
35
- Em này bồ câu lắm các bro ah!
Các từ chuối, cam sành, bèo, củ chuối, bồ câu vốn là những danh từ nhưng
lại chuyển loại thành tính từ khi kết hợp với các tính từ chỉ mức độ để tạo
thành ngữ tính từ và có thể trực tiếp làm vị ngữ trong câu.
Không chỉ có danh từ mà có rất nhiều trường hợp ngữ danh từ đã trở thành
tính từ hoặc ngữ tính từ:
- “Chú đúng là loại “ếch pha cóc” rồi, đặt đá phong thủy, phát tài phát
lộc lắm đấy. Anh đặt viên đá trên bàn làm việc, còn để “trấn” mấy cái thằng
trẻ ranh ti toe mới nổi trong cơ quan này”.
- Hôm qua em đi lấy tiền hàng cho công ty, vừa tới ngã đầu đường Kha
Vạn Cân thì bị giật mất. Đúng là đời cô Lựu rồi!
- <3 Nhiều lúc thấy mình não phẳng ghê :<
- Các ace chấp làm gì mấy thằng đầu trồng cây ấy!
Các cụm danh từ ếch pha cóc, đời cô Lựu, não phẳng, đầu trồng câyđã
chuyển loại sang cụm tính từ với nghĩa lần lượt là vừa ngu vừa bẩn, khốn khổ
và không thông minh, hoạt động trong ngữ và trong câu với đặc điểm ngữ
pháp của tính từ.
 Chuyển từ động từ sang tính từ: trường hợp này ít phổ biến hơn so với
hai trường hợp trên.
- Tưởng người yêu thằng bạn mình là hotgirl, thấy nó khoe mãi, ai ngờ
hôm qua gặp lại thuộc dạng đóng phim ma không cần hóa trang.
- Mấy em này bệnh lắm rồi!
Cụm động từ đóng phim ma không cần hóa trang (xấu) và động từ bệnh
(kì quái) khi được dùng trong câu không chỉ mang đặc điểm ngữ nghĩa mà
còn thể hiện đầy đủ đặc điểm ngữ pháp của tình từ.
36
Trong các trường hợp chuyển loại trên đây thì hiện tượng chuyển từ danh
từ sang tính từ chiếm tỉ lệ lớn nhất. Điều này một phần bắt nguồn từ hiện
tượng chuyển nghĩa để tạo từ lóng bằng phương thức ẩn dụ và hoán dụ mà
chúng tôi sẽ bàn ở chương sau. Một lưu ý nhỏ nữa là cần phân biệt hiện tượng
chuyển từ loại và hiện tượng đồng âm. Đồng âm là trường hợp hai hay nhiều
từ có sự trùng hợp, giống nhau ngẫu nhiên về mặt ngữ âm nhưng không liên
hệ với nhau về ngữ nghĩa. Còn hiện tượng chuyển từ loại vừa có sự trùng hợp,
giống nhau về hình thức ngữ âm, vừa có liên hệ với nhau về mặt ngữ nghĩa.
Mối liên hệ này thể hiện ở những nét nghĩa chung, giữa một nghĩa gốc và một
nghĩa phái sinh hay giữa những nghĩa phái sinh có cùng nghĩa gốc. Nói cách
khác, các từ này là những dạng biểu hiện của một từ đồng âm nghĩa.
2.3. Phương thức tạo từ, ngữ lóng
Giới trẻ đã sáng tạo ra những cách nói vô cùng độc đáo và mới lạ, chính vì
vậy mà số lượng các từ, ngữ lóng không ngừng tăng lên một cách chóng mặt.
Tuy nhiên, những từ ngữ ấy không phải được tạo ra một cách vô tổ chức mà
vẫn theo những quy luật và phương thức nhất định. Trong khuôn khổ hơn 600
ngữ liệu thu thập được, luận văn sẽ đi sâu phân tích 4 nhóm phương thức tạo
từ, ngữ lóng phổ biến được giới trẻ ưa chuộng nhất.
2.3.1. Chơi chữ
Đây là phương thức cấu tạo quen thuộc đã được dùng để tạo tiếng lóng
trong quá khứ. Các hình thức chơi chữ được giới trẻ ưa chuộng là nói lái,
đồng âm, hiệp vần và dùng từ đa nghĩa.
2.3.1.1. Nói lái
Nói lái là một hình thức chơi chữ khá phổ biến của tiếng Việt, được vận
dụng nhiều trong ca dao, câu đố. Đó là nói khác đi một tổ hợp hai ba âm tiết
bằng cách chuyển đổi riêng phần vần hay là phần phụ âm đầu, hoặc phần
37
thanh điệu, có thể có đổi cả trật tự các âm tiết, để bông đùa hoặc chơi chữ,
châm biếm. Giới trẻ đã dùng cách nói lái để tạo ra sự hài hước, lạ hóa so với
ngôn ngữ toàn dân.
Nói lái để tạo sự mới lạ so với cách nói chuẩn mực, cũ kĩ hàng ngày: chà
đồ nhôm (chôm đồ nhà), chi lài (chai lì), ăn kem trước cổng (ăn cơm trước
kẻng), bom ia (bia ôm), cờ tây (cầy tơ), đầu tiên (tiền đâu)….
- Hết tiền chơi 20/10 chà đồ nhôm bán đây!!
- Hôm qua, đưa gấu đi chơi, gặp phải mấy em chi lài cứ ghẹo mãi, giận
tím mặt luôn.
- Bây giờ yêu nhau ăn kem trước cổng là 1 chuyện bình thường, quá bình
thường. Các bợn bảo nào là đạo đức suy đồi, trái thuần phong mỹ tục bla bla
chắc chỉ suốt ngày biết ôm cái bàn phím mà không chịu ra ngoài, hoặc thuộc
thế hệ cha mẹ, ông bà.
- Mấy anh em trong cơ quan vừa đi một chầu bom ia về.
- Mình đăng bài này viết tặng các bạn yêu món Cầy Tơ, hoặc ghét Cầy
Tơ nhưng sẽ thử Cờ Tây !
Đôi khi, nếu không nghĩ đến hiện tượng nói lái, nhiều người sẽ cảm thấy
khó hiểu với một số từ: phò mủ, sư thiến, đại khái…
- Nó thẳng tay dộng cho tui hai dộng, may mà né kịp không là phò mủ.
- Một trong những lí do chú mày FA là do “đại khái” đấy.
Trong nhiều trường hợp, để không nhắc đến những từ thô tục, thiếu tế nhị
thì nói lái là một sự lựa chọn tuyệt vời cho giới trẻ.
- Chị hai néo có biết dc cái gì mà chị ko biết ko nhỉ?
- “Thẩm du” là nhu cầu sinh lý của mỗi con người nhưng bạn ạ, nó chính
là con dao hai lưỡi đấy. Nó có thể cho bạn khoái cảm nhưng đổi lại cơ quan
sinh sản của bạn sẽ bị tổn hại một cách nghiêm trọng, sau này khi bạn ở tuổi
38
trung niên, sẽ có rất nhiều bệnh do thời niên thiếu suy nghĩ chưa chín chắn,
lạm dụng “thẩm du”, một số bệnh cơ bản như viêm tinh hoàn, viêm bàng
quang thậm chí là vô sinh. Hãy dừng lại đúng lúc bạn nhé.
Cùng loại này, ta có thể kể thêm rất nhiều từ khác như hài dón (hòn dái),
hấp diêm (hiếp dâm), phấn son (són phân), táo dai (dái tao), kung -dang -su
(ku đang sung)
2.3.1.2. Đồng âm
Từ đồng âm là những từ trùng nhau về hình thức ngữ âm nhưng khác
nhau về nghĩa. Hiện tượng đồng âm nói chung và từ đồng âm nói riêng
thường xuất hiện ở những đơn vị có kích thước vật chất không lớn, tức là có
thành phần phần ngữ âm không phức tạp. Vì vậy, ta chỉ có đồng âm giữa từ
với từ là chủ yếu, và đây là nét chủ đạo. Còn đồng âm giữa từ với cụm từ
hoặc cụm từ với cụm từ thì rất hiếm hoi. Vì tiếng Việt không biến hình nên
những từ nào đồng âm với nhau thì luôn luôn đồng âm trong tất cả mọi bối
cảnh được sử dụng. Đặc điểm này rất khác so với các ngôn ngữ biến hình Ấn
Âu.
Tiếng lóng được tạo ra trong khoảng thời gian gần đây khai thác cả hiện
tượng đồng âm trong tiếng Việt lẫn đồng âm Việt – Anh.
 Đồng âm tiếng Việt
Khi được sử dụng như một phương thức tạo tiếng lóng, hiện tượng đồng
âm tập trung chủ yếu ở danh từ.
 Dùng danh từ chung : dầu thô (thô tục), cà cuống (cuống quýt), cá kiếm
(kiếm), cá mập (mập), buổi chiều (chiều chuộng), cá sấu (xấu), cha cố (cố
gắng), chim cút (cút), xôi xéo (xéo đi), chim cú (cay cú), bánh bơ (bơ đi, lơ
đi), củ hành (hành hạ), tập thể dục (quan hệ tình dục), chị hai năm tấn…
- Mấy em gà móng đỏ này cá mập lắm!
39
- Tuy hơi nóng tính một tí nhưng ông xã nhà em cũng buổi chiều vợ con
lắm.
- Chủ thớt mới dọa tinh thần một tí mà chú em đã cà cuống lên rồi kìa!
- Mấy bọn trẻ trâu không có tinh thần xây dựng thì chim cút đi cho rảnh.
- Sao các mẹ dầu thô thế?
Nghĩa của những từ này ta chỉ có thể đoán được qua ngữ cảnh. Nghĩa của
chúng không có bất kì mối liên hệ nào với các từ tương ứng nên đã tạo ra sự
dí dỏm, hài hước trong diễn đạt. Những cụm từ này thường có từ hai âm tiết
trở lên nhưng sự đồng âm chỉ áp dụng cho một âm tiết trong cụm mà thôi.
Các yếu tố đồng âm này thường khác nhau về mặt từ loại. Các danh từ và
cụm danh từ ở trên được dùng như những đồng từ và tính từ khi hoạt động
trong ngữ và trong câu khiến cho ai chưa hiểu nghĩa của chúng dễ nghĩ rằng
đây là những câu sai ngữ pháp tiếng Việt.
 Dùng danh từ riêng:
Tên riêng của những người nổi tiếng từ các nhân vật lịch sử, nhân vật
trong tác phẩm văn thơ, trong phim , tên ca sĩ, nhạc sĩ, diễn viên đã trở thành
nhiều từ lóng quen thuộc: La Văn Cầu (cầu xin), Phan Đình Giót (rót), Yết
Kiêu (kiêu), Đoàn Chuẩn (chuẩn), Quách Tĩnh (tỉnh táo), Dương Quá (quá),
Lệ Quyên (quyên góp), Lục Tốn (tốn kém), A-kay (cay cú)…
- Chiều mai đi off rồi anh em ta nhậu một chầu, lệ quyên nhé!
- Mấy em lớp bên yết kiêu lắm!
- Nhận xét của bác shinichi là đoàn chuẩn rồi.
- Nhậu với các sếp, mình chỉ làm mỗi nhiệm vụ phan đình rót thôi.
Nhiều tên địa danh cũng được tận dụng triệt để :
- Chầu này cam pu chia các bờ rồ nhé!
40
- Văn hóa ăn nhậu với bạn bè là ai bắc cạn thì cũng phải tới bến luôn.
- Bác kudo vừa được lên mod mà có vẻ ha oai lắm.
Ngay cả tên một bộ phim cũng trở thành tiếng lóng:
- Sinh viên mà, đầu tháng thì cánh đồng hoang lắm, cuối tháng lại
trường kì kháng chiến với mì gói thôi.
Có nhiều trường hợp hiện tượng đồng âm còn mang màu sắc địa phương
do đặc trưng phát âm của mỗi vùng miền. Ví dụ:
- Lợn rừng (dừng lại), cà rốt (dốt), cá sấu (xấu): do phương ngữ Bắc
không có các âm cong lưỡi
- Đi Đức (đi đứt): do cách phát âm của phương ngữ Nam hay bị lẫn lộn
phụ âm cuối /-t/ và /-c/.
 Đồng âm Việt – Anh
Việc sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp hay chêm một vài từ tiếng Anh khi
trò chuyện không còn là điều mới mẻ, thời thượng nữa mà xem chừng đã lỗi
mốt. Thay vào đó, trên các diễn đàn, giới trẻ Việt, đặc biệt là giới teen đã sáng
tạo ra một loại tiếng Anh dựa trên hiện tượng đồng âm Việt – Anh. Điều này
khiến cho không ít người sửng sốt, thậm chí không thể hiểu được nếu không
được “phiên dịch”. Ban đầu trào lưu này chỉ áp dụng cho một số từ và cụm từ
ngắn, sau này vô số các câu cũng thi nhau “nở rộ” trên các diễn đàn. Dưới
đây, luận văn xin trích dẫn một số ngữ liệu sưu tầm được:
- I come you, I hate you, far me please: Tôi căm bạn, tôi ghét bạn, tránh
xa tôi ra.
- Lemon question: chanh hỏi = chảnh
- Sugar you you go, sugar me me go: Đường anh anh đi, đường tôi tôi đi.
- Sick Want Die : Đau muốn chết
41
- Mother sister pineapple too : Má em thơm lắm
- Umbrella tomorrow: Ô mai
- I wanna toilet kiss you Sugar sugar ajinomoto ajinomoto: Anh muốn
cầu hôn em đường đường chính chính.
- Know die now: Biết chết liền.
- Sugar sugar a hero man: Đường đường một đấng anh hùng
- If you want, I will afternoon you: Nếu em muốn, anh sẽ chiều em.
- You ugly bottle exceed gosh: Anh xấu chai quá trời.
- Star I Miss mono: Vì sao tôi cô đơn.
- Three ten six ways, run is the best: Tam thập lục kế, tẩu vi thượng sách.
- When I seven love, I look at star and ask myself star I seven love : Khi
tôi thất tình, tôi nhìn vì sao và tự hỏi sao tôi thất tình.
- When a human seven love, after seven loves will find love leg right:
Khi một người thất tình, sau 7 mối tình sẽ tìm được tình yêu chân chính.
- No table silver : miễn bàn bạc
- No table salad : không bàn cãi
- Ugly tiger : xấu hổ
- You lie see love: Anh xạo thấy thương
- I love you die up die down: Anh yêu em chết lên chết xuống
- No you do what do go..i go five : Thôi anh làm dzì làm đi..em đi ngủ
...
- I love toilet you sitdown : Tôi yêu cầu anh ngồi xuống.
- Don"t far me night now: Đừng xa em đêm nay
- Life me aunt form: Đời tôi cô đơn
- Sue three child go play : thưa ba con đi chơi
42
- Love is die inside intestine a little : Yêu là chết ở trong lòng một ít
- Fruit heart no love two people : Trái tim không thể yêu 2 người
- Mum go take husband child live with who : Mẹ đi lấy chồng con ở với
ai
- I want kiss mother u before : anh muốn hôn má em trước
- Rather eat you better eat theif : thà ăn mày hơn ăn cướp
- Bridge coco enough use : cầu dừa đủ xài
- Effort father like moutain pregnant paint : công cha như núi Thái Sơn
- No drink wine happy, want drink wine punish : Không uống ruợu
mừng, muốn uống ruợu phạt
- Sick want die: Đau muốn chết
- Love together much, bite together painful: Yêu nhau lắm, cắn nhau
đau
- Wake is stop: Dậy thì thôi
- I walk here: tôi đi đây
- Bend father as moutain pregnant sharp paint : Công cha như núi thai
sắc ( thái ) sơn.
- Mean mother as water in source flow out: Nghĩa mẹ như nước trong
nguồn chảy ra.
- One heart worship mother glass father: Một lòng thờ mẹ kính cha.
- Give circle word pious new is sword heavy child: Cho tròn chữ hiếu
mới là đao nặng ( Đạo ) con.
- Slow pepper: chậm tiêu
- Do not onion summer me : đừng hành hạ tôi
43
- Give me beg 2 word soldier black peace : Cho em xin 2 chữ binh huyền
( bình ) yên
- Tomorrow fall tomorrow fall one love love: mai ngã ( mãi / mãi ) 1 tình
yêu
- Beg fault smile, puberty stop: Xin lỗi nhé, dậy thì thôi
- "You think you delicious?: Anh nghĩ anh ngon hả
- You live place monkey cough flamingo crows, clothe house country:
Anh sống ở chốn khỉ ho cò gáy, đồ nhà quê.
- You eat criminal very !: Anh ăn gian quá !
- Star right twist : Sao phải xoắn
- Mouth school: Môi trường
- Kill people body love: Giết người mình yêu
- No Have Spend: Không có chi
- Eat you: ăn mày
Ngoài những cách dịch theo kiểu một đối một từ tiếng Anh ra tiếng Việt
trên đây thì còn xuất hiện kiểu chơi chữ đồng âm kết hợp cả Anh lẫn Việt
trong một từ, ngữ hoặc phiên âm: nâu pho (vô tư), play rân (dân chơi), 4
huyền (pho huyềnn phò: gái bán hoa), ke (=care: quan tâm, để ý), …
Không chỉ lợi dụng hiện tượng đồng âm để chơi chữ, tạo ra từ ngữ lóng
mà phương thức dùng từ gần âm cũng được khai thác trong một số trường
hợp để tránh nói về những vấn đề tế nhị: bánh (băng vệ sinh), pi-ka-chu (bao
cao su), ba con sâu (bao cao su),…
2.3.1.3. Hiệp vần
Tiếng lóng trên các diễn đàn có nhiều đơn vị được hình thành từ
phương thức hiệp vần:
Tải bản FULL (102 trang): https://bit.ly/3fQM1u2
Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
44
- Một ngày buồn như con chuồn chuồn , tháng chán như con cá rán, năm
đen như con mèo hen.
- Nhục hơn con cá nục, nghĩ 3 ngày giải vẫn chưa được.
- Người đẹp vì xăm đẹp (ăn chơi không sợ mưa rơi)
- Tìm đích danh con dở hơi tập bơi này 0972.991.991. Đang nguyên kít.
Anh em biết ai cầm không báo số và giá nhé. Thấy con này trên mấy web mấy
bác treo 18 đến 22 củ chả dám call. Muốn tìm chính chủ cầm để có giá đẹp.
Thank anh em nhiều.
Chính cách nói hiệp vần này đã sinh ra những cụm từ được mệnh danh là
“thành ngữ hiện đại”. Khi chúng ta nhất trí với cách hiểu thành ngữ là cụm từ
cố định, hoàn chỉnh về cấu trúc và ý nghĩa, nghĩa của chúng có tính hình
tượng và gợi cảm thì những cụm từ trên đây có hình thức đặc trưng của thành
ngữ. Tuy nhiên, xét về mặt ý nghĩa thì giữa các thành tố của chúng không hề
có quan hệ với nhau mà chỉ ràng buộc nhau về mặt ngữ âm. Ví dụ trong các
cụm từ điên đi trong công viên, dã man con ngan hay dở hơi tập bơi, người ta
không thể lí giải được tại sao “điên” lại “đi trong công viên”, “dã man” và
“con ngan” có liên quan gì với nhau hoặc mối quan hệ giữa “dở hơi” và hành
động “tập bơi” là gì. Ngay cả những cụm từ có hình thức của thành ngữ so
sánh cũng không có cơ sở về mối liên hệ ngữ nghĩa như: nhục như con cá
nục, chán như con gián, đen như con mèo hen, dốt như con tốt, đau khổ như
con hổ, phê như con tê tê, ác như con cá thác lác, ác như con tê giác,…
Không ai có thể lí giải được tại sao “con cá nục” lại “nhục”, “con hổ” lại “đau
khổ” hay “con gián” thì liên quan gì tới sự buồn chán. Nhiều ý kiến cho rằng
nghĩa của các “thành ngữ” này nằm ở yếu tố chính (vị trí ở đầu cụm), còn các
thành tố khác đi kèm chỉ có tác dụng làm cho câu nói trở nên có vần, lạ hóa
và thú vị hơn mà thôi.
Tải bản FULL (102 trang): https://bit.ly/3fQM1u2
Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
45
Tuy nhiên, có một số ít trường hợp, giữa các yếu tố này có mối quan hệ
ngữ nghĩa với nhau: chuẩn không cần chỉnh, lâu như con trâu, …
- Những câu nói chuẩn không cần chỉnh
- Hôm qua vừa hộc tốc chạy xe tới nhà gấu thì đã bị gấu phang cho một
câu: “Anh làm gì mà lâu như con trâu thế”? Tức không thể tả được mà vẫn
phải giả bộ tươi cười xin lỗi.
Tóm lại, mặc dù mối liên hệ giữa các yếu tố trong những cụm từ ra đời
theo phương thức hiệp vần thường không được tính đến nhưng những thành
tố phụ trợ vẫn có một vai trò ngữ nghĩa nhất định chứ không thuần túy chỉ
liên hệ về mặt ngữ âm. Chúng làm gia tăng mức độ cho các thành tố chính. Vì
vậy nên các cụm từ trên không thể kết hợp với các từ chỉ mức độ cả ở đằng
trước lẫn đằng sau.
Xin trích dẫn ra đây một đoạn thư vui trên mạng để cho thấy khả năng
ngôn ngữ của giới trẻ trong cách nói hiệp vần:
Ranh ngôn có câu : "Không có việc gì khó, chỉ sợ tiền không nhiều, đào
cống và lấp bể, cố làm cũng thành không". Em đừng buồn vì những lời bạn
anh nói nhé, nó nói em :" Nhìn xa cứ tưởng con người, nhìn gần mới biết đười
ươi xổng chuồng". Anh đau lắm nhưng không sao, bôi cao sẽ khỏi , không
khỏi ăn tỏi sẽ hết, không hết cho chết là vừa. Về nhà anh không nuốt trôi cơm
cố gắng lắm mới chỉ có 6 bát phở. Một lần và mãi mãi anh muốn nói với em
rằng anh yêu em như que kem mút dở, như dưa bở với đường, như lọ tương
ngâm cà pháo, như con báo với cánh rừng, như muối vừng với lạc, như lão
Hạc với con chó vàng .
Dưới đây là một số “thành ngữ hiện đại” đang rất thịnh hành trong giới trẻ
và xuất hiện khá nhiều trên các diễn đàn mà chúng tôi sưu tầm được :
-Sát thủ trên cây đu đủ
5508589

More Related Content

What's hot

Nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng : Luận á...
Nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng : Luận á...Nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng : Luận á...
Nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng : Luận á...nataliej4
 
Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí - Hoàng Anh - Boong Media
Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí - Hoàng Anh - Boong MediaMột số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí - Hoàng Anh - Boong Media
Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí - Hoàng Anh - Boong Mediatranbinhkb
 
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 10 (Sách Cánh diều) - Chương trình học kỳ 2
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 10 (Sách Cánh diều) - Chương trình học kỳ 2Giáo án môn Ngữ văn Lớp 10 (Sách Cánh diều) - Chương trình học kỳ 2
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 10 (Sách Cánh diều) - Chương trình học kỳ 2Mikayla Reilly
 
45 cau hoi on lich su dang
45  cau  hoi on lich su dang45  cau  hoi on lich su dang
45 cau hoi on lich su dangMinh Tâm Đoàn
 
Kho 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Ngôn Ngữ Nhật, 9 Điễm Dễ Làm Nhất
Kho 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Ngôn Ngữ Nhật, 9 Điễm Dễ Làm NhấtKho 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Ngôn Ngữ Nhật, 9 Điễm Dễ Làm Nhất
Kho 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Ngôn Ngữ Nhật, 9 Điễm Dễ Làm NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
VIỆC SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI VỀ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN - TẢI FREE ZALO: 09...
VIỆC SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI VỀ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN - TẢI FREE ZALO: 09...VIỆC SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI VỀ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN - TẢI FREE ZALO: 09...
VIỆC SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI VỀ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN - TẢI FREE ZALO: 09...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh 56 câu hỏi tự luận và đáp án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh Phước Nguyễn
 
Ngan_hang_cau_hoi_on_thi_triet
Ngan_hang_cau_hoi_on_thi_trietNgan_hang_cau_hoi_on_thi_triet
Ngan_hang_cau_hoi_on_thi_trietrobodientu
 
CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT
CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT
CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT nataliej4
 
TIỂU THUYẾT VÀ HỒI KÍ TÔ HOÀI SAU 1945 DƯỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI. LUẬN ÁN TIẾN S...
TIỂU THUYẾT VÀ HỒI KÍ TÔ HOÀI SAU 1945 DƯỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI. LUẬN ÁN TIẾN S...TIỂU THUYẾT VÀ HỒI KÍ TÔ HOÀI SAU 1945 DƯỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI. LUẬN ÁN TIẾN S...
TIỂU THUYẾT VÀ HỒI KÍ TÔ HOÀI SAU 1945 DƯỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI. LUẬN ÁN TIẾN S...nataliej4
 

What's hot (20)

THÀNH NGỮ CÓ TỪ NGỮ THUỘC TRƯỜNG NGHĨA THỜI TIẾT TRONG TIẾNG VIỆT - TẢI FREE...
THÀNH NGỮ CÓ TỪ NGỮ THUỘC TRƯỜNG NGHĨA THỜI TIẾT TRONG TIẾNG VIỆT  - TẢI FREE...THÀNH NGỮ CÓ TỪ NGỮ THUỘC TRƯỜNG NGHĨA THỜI TIẾT TRONG TIẾNG VIỆT  - TẢI FREE...
THÀNH NGỮ CÓ TỪ NGỮ THUỘC TRƯỜNG NGHĨA THỜI TIẾT TRONG TIẾNG VIỆT - TẢI FREE...
 
Nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng : Luận á...
Nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng : Luận á...Nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng : Luận á...
Nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng : Luận á...
 
Đề tài tìm hiểu từ ngữ tiếng Hàn gốc Anh, HOT 2018
Đề tài  tìm hiểu từ ngữ tiếng Hàn gốc Anh, HOT 2018Đề tài  tìm hiểu từ ngữ tiếng Hàn gốc Anh, HOT 2018
Đề tài tìm hiểu từ ngữ tiếng Hàn gốc Anh, HOT 2018
 
Luận án: Đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của thuật ngữ mĩ thuật
Luận án: Đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của thuật ngữ mĩ thuậtLuận án: Đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của thuật ngữ mĩ thuật
Luận án: Đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của thuật ngữ mĩ thuật
 
Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí - Hoàng Anh - Boong Media
Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí - Hoàng Anh - Boong MediaMột số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí - Hoàng Anh - Boong Media
Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí - Hoàng Anh - Boong Media
 
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...
 
Từ ngữ xưng hô trong Phật giáo trong hệ thống của người Việt
Từ ngữ xưng hô trong Phật giáo trong hệ thống của người ViệtTừ ngữ xưng hô trong Phật giáo trong hệ thống của người Việt
Từ ngữ xưng hô trong Phật giáo trong hệ thống của người Việt
 
Luận văn: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam Bộ, HAY, 9đ
Luận văn: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam Bộ, HAY, 9đLuận văn: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam Bộ, HAY, 9đ
Luận văn: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam Bộ, HAY, 9đ
 
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 10 (Sách Cánh diều) - Chương trình học kỳ 2
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 10 (Sách Cánh diều) - Chương trình học kỳ 2Giáo án môn Ngữ văn Lớp 10 (Sách Cánh diều) - Chương trình học kỳ 2
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 10 (Sách Cánh diều) - Chương trình học kỳ 2
 
45 cau hoi on lich su dang
45  cau  hoi on lich su dang45  cau  hoi on lich su dang
45 cau hoi on lich su dang
 
Kính ngữ tiếng Hàn và các phương tiện biểu hiện tương đương, HOT
Kính ngữ tiếng Hàn và các phương tiện biểu hiện tương đương, HOTKính ngữ tiếng Hàn và các phương tiện biểu hiện tương đương, HOT
Kính ngữ tiếng Hàn và các phương tiện biểu hiện tương đương, HOT
 
Kho 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Ngôn Ngữ Nhật, 9 Điễm Dễ Làm Nhất
Kho 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Ngôn Ngữ Nhật, 9 Điễm Dễ Làm NhấtKho 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Ngôn Ngữ Nhật, 9 Điễm Dễ Làm Nhất
Kho 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Ngôn Ngữ Nhật, 9 Điễm Dễ Làm Nhất
 
VIỆC SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI VỀ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN - TẢI FREE ZALO: 09...
VIỆC SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI VỀ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN - TẢI FREE ZALO: 09...VIỆC SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI VỀ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN - TẢI FREE ZALO: 09...
VIỆC SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI VỀ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN - TẢI FREE ZALO: 09...
 
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh 56 câu hỏi tự luận và đáp án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
 
Đề tài sổ tay từ ngữ văn hóa truyền thống Hàn Quốc, 2018
Đề tài  sổ tay từ ngữ văn hóa truyền thống Hàn Quốc,  2018Đề tài  sổ tay từ ngữ văn hóa truyền thống Hàn Quốc,  2018
Đề tài sổ tay từ ngữ văn hóa truyền thống Hàn Quốc, 2018
 
Ngan_hang_cau_hoi_on_thi_triet
Ngan_hang_cau_hoi_on_thi_trietNgan_hang_cau_hoi_on_thi_triet
Ngan_hang_cau_hoi_on_thi_triet
 
Luận văn: Vận dụng lý thuyết tiếp nhận vào dạy học văn học dân gian
Luận văn: Vận dụng lý thuyết tiếp nhận vào dạy học văn học dân gianLuận văn: Vận dụng lý thuyết tiếp nhận vào dạy học văn học dân gian
Luận văn: Vận dụng lý thuyết tiếp nhận vào dạy học văn học dân gian
 
CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT
CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT
CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT
 
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAYLuận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
Luận án: Đối chiếu thuật ngữ thời trang Anh Việt, HAY
 
TIỂU THUYẾT VÀ HỒI KÍ TÔ HOÀI SAU 1945 DƯỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI. LUẬN ÁN TIẾN S...
TIỂU THUYẾT VÀ HỒI KÍ TÔ HOÀI SAU 1945 DƯỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI. LUẬN ÁN TIẾN S...TIỂU THUYẾT VÀ HỒI KÍ TÔ HOÀI SAU 1945 DƯỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI. LUẬN ÁN TIẾN S...
TIỂU THUYẾT VÀ HỒI KÍ TÔ HOÀI SAU 1945 DƯỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI. LUẬN ÁN TIẾN S...
 

Similar to Luận văn tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng việt thức trạng, đặc điểm, cơ chế hình ảnh 5508589

KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG CÁC TỔ HỢP CÚ TRONG NGÔN NGỮ CỦA TRẺ MẪU GIÁO NHỠ (4 - ...
KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG CÁC TỔ HỢP CÚ TRONG NGÔN NGỮ CỦA TRẺ MẪU GIÁO NHỠ (4 - ...KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG CÁC TỔ HỢP CÚ TRONG NGÔN NGỮ CỦA TRẺ MẪU GIÁO NHỠ (4 - ...
KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG CÁC TỔ HỢP CÚ TRONG NGÔN NGỮ CỦA TRẺ MẪU GIÁO NHỠ (4 - ...HanaTiti
 
Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng việt của sinh viên trung quốc tại m...
Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng việt của sinh viên trung quốc tại m...Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng việt của sinh viên trung quốc tại m...
Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng việt của sinh viên trung quốc tại m...nataliej4
 
Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài ở chương trình Ng...
Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài ở chương trình Ng...Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài ở chương trình Ng...
Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài ở chương trình Ng...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
LV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdf
LV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdfLV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdf
LV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdfthuhuynhp1
 
Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705
Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705
Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705Garment Space Blog0
 
Th s17.012 ảnh hưởng của ngôn ngữ nói đến ngôn ngữ viết của học sinh trung họ...
Th s17.012 ảnh hưởng của ngôn ngữ nói đến ngôn ngữ viết của học sinh trung họ...Th s17.012 ảnh hưởng của ngôn ngữ nói đến ngôn ngữ viết của học sinh trung họ...
Th s17.012 ảnh hưởng của ngôn ngữ nói đến ngôn ngữ viết của học sinh trung họ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
TRẠNG THÁI ĐA NGỮ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ.pdf
TRẠNG THÁI ĐA NGỮ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ.pdfTRẠNG THÁI ĐA NGỮ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ.pdf
TRẠNG THÁI ĐA NGỮ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ.pdfNuioKila
 

Similar to Luận văn tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng việt thức trạng, đặc điểm, cơ chế hình ảnh 5508589 (20)

BÀI MẪU luận văn thạc sĩ ngành ngôn ngữ Nhật, HAY
BÀI MẪU luận văn thạc sĩ ngành ngôn ngữ Nhật, HAYBÀI MẪU luận văn thạc sĩ ngành ngôn ngữ Nhật, HAY
BÀI MẪU luận văn thạc sĩ ngành ngôn ngữ Nhật, HAY
 
KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG CÁC TỔ HỢP CÚ TRONG NGÔN NGỮ CỦA TRẺ MẪU GIÁO NHỠ (4 - ...
KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG CÁC TỔ HỢP CÚ TRONG NGÔN NGỮ CỦA TRẺ MẪU GIÁO NHỠ (4 - ...KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG CÁC TỔ HỢP CÚ TRONG NGÔN NGỮ CỦA TRẺ MẪU GIÁO NHỠ (4 - ...
KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG CÁC TỔ HỢP CÚ TRONG NGÔN NGỮ CỦA TRẺ MẪU GIÁO NHỠ (4 - ...
 
Luận văn: Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của Bình Nguyên Lộc
Luận văn: Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của Bình Nguyên LộcLuận văn: Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của Bình Nguyên Lộc
Luận văn: Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của Bình Nguyên Lộc
 
Khóa luận tốt nghiệp Các phạm vi sử dụng của uyển ngữ trong tiếng Hán và tiến...
Khóa luận tốt nghiệp Các phạm vi sử dụng của uyển ngữ trong tiếng Hán và tiến...Khóa luận tốt nghiệp Các phạm vi sử dụng của uyển ngữ trong tiếng Hán và tiến...
Khóa luận tốt nghiệp Các phạm vi sử dụng của uyển ngữ trong tiếng Hán và tiến...
 
Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng việt của sinh viên trung quốc tại m...
Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng việt của sinh viên trung quốc tại m...Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng việt của sinh viên trung quốc tại m...
Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng việt của sinh viên trung quốc tại m...
 
Ngữ nghĩa của danh từ đơn vị tiếng việt nhìn từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận.doc
Ngữ nghĩa của danh từ đơn vị tiếng việt nhìn từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận.docNgữ nghĩa của danh từ đơn vị tiếng việt nhìn từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận.doc
Ngữ nghĩa của danh từ đơn vị tiếng việt nhìn từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận.doc
 
Luận án: Sự tình phát ngôn trong tiếng Anh, đối chiếu với tiếng Việt
Luận án: Sự tình phát ngôn trong tiếng Anh, đối chiếu với tiếng ViệtLuận án: Sự tình phát ngôn trong tiếng Anh, đối chiếu với tiếng Việt
Luận án: Sự tình phát ngôn trong tiếng Anh, đối chiếu với tiếng Việt
 
Luận văn: Rèn luyện kĩ năng làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 8, 9đ
Luận văn: Rèn luyện kĩ năng làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 8, 9đLuận văn: Rèn luyện kĩ năng làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 8, 9đ
Luận văn: Rèn luyện kĩ năng làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 8, 9đ
 
Luận văn: Rèn luyện kĩ năng làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 8 theo quan điểm...
Luận văn: Rèn luyện kĩ năng làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 8 theo quan điểm...Luận văn: Rèn luyện kĩ năng làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 8 theo quan điểm...
Luận văn: Rèn luyện kĩ năng làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 8 theo quan điểm...
 
NHÓM TỪ, NGỮ NÓI VỀ "ĂN" TRONG TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NHÓM TỪ, NGỮ NÓI VỀ "ĂN" TRONG TIẾNG VIỆT  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149NHÓM TỪ, NGỮ NÓI VỀ "ĂN" TRONG TIẾNG VIỆT  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NHÓM TỪ, NGỮ NÓI VỀ "ĂN" TRONG TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
 
Luận án: Hành động ngôn ngữ phê phán trong tiểu phẩm báo chí, 9đ
Luận án: Hành động ngôn ngữ phê phán trong tiểu phẩm báo chí, 9đLuận án: Hành động ngôn ngữ phê phán trong tiểu phẩm báo chí, 9đ
Luận án: Hành động ngôn ngữ phê phán trong tiểu phẩm báo chí, 9đ
 
Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)
Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)
Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)
 
TÊN GỌI CÂY NÔNG NGHIỆP TRONG TIẾNG VIỆT VÀ CÁCH GIẢI THÍCH TRONG TỪ ĐIỂN TIẾ...
TÊN GỌI CÂY NÔNG NGHIỆP TRONG TIẾNG VIỆT VÀ CÁCH GIẢI THÍCH TRONG TỪ ĐIỂN TIẾ...TÊN GỌI CÂY NÔNG NGHIỆP TRONG TIẾNG VIỆT VÀ CÁCH GIẢI THÍCH TRONG TỪ ĐIỂN TIẾ...
TÊN GỌI CÂY NÔNG NGHIỆP TRONG TIẾNG VIỆT VÀ CÁCH GIẢI THÍCH TRONG TỪ ĐIỂN TIẾ...
 
Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài ở chương trình Ng...
Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài ở chương trình Ng...Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài ở chương trình Ng...
Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài ở chương trình Ng...
 
Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài, HAY
Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài, HAYLuận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài, HAY
Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài, HAY
 
Luận văn: Ngữ nghĩa của danh từ đơn vị tiếng việt, HAY, 9đ
Luận văn: Ngữ nghĩa của danh từ đơn vị tiếng việt, HAY, 9đLuận văn: Ngữ nghĩa của danh từ đơn vị tiếng việt, HAY, 9đ
Luận văn: Ngữ nghĩa của danh từ đơn vị tiếng việt, HAY, 9đ
 
LV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdf
LV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdfLV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdf
LV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdf
 
Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705
Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705
Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705
 
Th s17.012 ảnh hưởng của ngôn ngữ nói đến ngôn ngữ viết của học sinh trung họ...
Th s17.012 ảnh hưởng của ngôn ngữ nói đến ngôn ngữ viết của học sinh trung họ...Th s17.012 ảnh hưởng của ngôn ngữ nói đến ngôn ngữ viết của học sinh trung họ...
Th s17.012 ảnh hưởng của ngôn ngữ nói đến ngôn ngữ viết của học sinh trung họ...
 
TRẠNG THÁI ĐA NGỮ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ.pdf
TRẠNG THÁI ĐA NGỮ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ.pdfTRẠNG THÁI ĐA NGỮ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ.pdf
TRẠNG THÁI ĐA NGỮ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ.pdf
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 

Recently uploaded (20)

Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 

Luận văn tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng việt thức trạng, đặc điểm, cơ chế hình ảnh 5508589

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Vũ Thị Hương LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2012
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Vũ Thị Hương Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 60 22 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HUỲNH VĂN THÔNG Thành phố Hồ Chí Minh - 2012
  • 3. LỜI CẢM ƠN Người viết xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình TS Huỳnh Văn Thông, sự giảng dạy nhiệt tình của quý thầy cô trong tổ bộ môn Ngôn ngữ của khoa Ngữ Văn và quý thầy cô Phòng sau đại học trường ĐHSP TPHCM. Ngoài ra, người viết xin gửi lời cảm ơn tới ban giám hiệu và đồng nghiệp trường THCS và THPT Lạc Hồng đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập. Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình và bạn bè, đặc biệt là các anh chị học viên lớp Ngôn ngữ K21 trường ĐHSP TPHCM đã động viên, giúp đỡ người viết hoàn thành luận văn này. Vũ Thị Hương
  • 4. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cảm ơn Mục lục DẪN NHẬP......................................................................................................1 Chương 1. CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TIẾNG LÓNG TRÊN CÁC DIỄN ĐÀN ....................................................................7 1.1. Tiếng lóng và các thuật ngữ hữu quan....................................................7 1.1.1. Định nghĩa.........................................................................................7 1.1.2. Đặc điểm của tiếng lóng Việt Nam...................................................9 1.1.2.1. Đặc điểm tạo từ, ngữ lóng ..........................................................9 1.1.2.2. Đặc điểm chức năng .................................................................11 1.1.3. Phân biệt tiếng lóng với thuật ngữ, từ ngữ địa phương, tiếng nghề nghiệp........................................................................................................12 1.1.3.1. Phân biệt tiếng lóng với thuật ngữ............................................12 1.1.3.2. Phân biệt tiếng lóng với từ ngữ địa phương.............................15 1.1.3.3. Phân biệt tiếng lóng với tiếng nghề nghiệp..............................17 1.1.4. Kết luận...........................................................................................18 1.2. Diễn đàn ................................................................................................19 1.2.1. Khái niệm diễn đàn.........................................................................19 1.2.2. Các thành phần của diễn đàn ..........................................................20 1.2.3. Phân loại diễn đàn...........................................................................21 1.2.4. Tham gia diễn đàn...........................................................................22 1.2.5. Thực trạng sử dụng tiếng lóng trên các diễn đàn............................25 1.2.6. Những hiện tượng lóng mới xuất hiện............................................26 Chương 2: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA TIẾNG LÓNG TRÊN CÁC DIỄN ĐÀN...............................................................................28 2.1. Đặc điểm cấu tạo...................................................................................28 2.2. Từ loại...................................................................................................30 2.2.1. Phân loại..........................................................................................30
  • 5. 2.2.2. Hiện tượng chuyển loại...................................................................32 2.3. Phương thức tạo từ, ngữ lóng ...............................................................36 2.3.1. Chơi chữ..........................................................................................36 2.3.1.1. Nói lái .......................................................................................36 2.3.1.2. Đồng âm....................................................................................38 2.3.1.3. Hiệp vần....................................................................................43 2.3.2. Phiên âm tiếng nước ngoài .............................................................48 2.4. Tiểu kết .................................................................................................51 Chương 3: ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA TIẾNG LÓNG TRÊN CÁC DIỄN ĐÀN.................................................................................52 3.1. Trường từ vựng.....................................................................................52 3.2. Các phương thức chuyển nghĩa. ...........................................................56 3.2.1. Ẩn dụ...............................................................................................56 3.2.1.1. Ẩn dụ dựa trên sự tương đồng về hình thức.............................56 3.2.1.2. Ẩn dụ dựa trên sự tương đồng về đặc điểm, tính chất..............58 3.2.1.3. Ẩn dụ dựa trên sự tương đồng về chức năng............................60 3.2.1.4 Ẩn dụ dựa trên sự tương đồng về cách thức..............................60 3.2.2. Hoán dụ...........................................................................................61 3.2.2.1. Hoán dụ dựa trên mối liên hệ giữa dấu hiệu và sự vật.............61 3.2.2.2. Hoán dụ dựa trên mối liên hệ giữa chức năng và sự vật ..........64 3.2.2.3. Hoán dụ dựa trên mối quan hệ giữa bộ phận và toàn thể.........64 3.2.2.4. Hoán dụ dựa trên mối liên hệ giữa sự vật và tính chất, đặc trưng của sự vật ấy ..........................................................................................65 3.3. Hiện tượng đồng nghĩa..........................................................................66 3.4. Tiểu kết .................................................................................................70 KẾT LUẬN....................................................................................................72 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................74 PHỤ LỤC
  • 6. 1 DẪN NHẬP 1. Lí do chọn đề tài Tiếng lóng là một hiện tượng trong hầu như bất kỳ ngôn ngữ nào trên thế giới. Văn hào Pháp Victor Hugo đã từng nhận định: "Tiếng lóng là gì? Nó là quốc gia, đồng thời là quốc âm; đó là một đánh cắp dưới hai hình thức: nhân dân và ngôn ngữ. (...) Tiếng lóng vừa là một hiện tượng văn học, vừa là một kết quả xã hội. Tiếng lóng, căn bản, là gì? Tiếng lóng là ngôn ngữ của khốn cùng. (...) Mọi nghề, mọi nghiệp, có thể mọi ngẫu nhiên của hệ thống xã hội và hết thảy các hình thức của trí tuệ, đều có tiếng lóng của nó. Về phương diện thuần túy văn học, nghiên cứu tiếng lóng có thể là kỳ thú hơn nhiều khoa học khác." (Bản dịch của Huỳnh Lý, Vũ Đình Liên, Lê Trí Viễn, Đỗ Đức Hiểu - NXB Văn Học, Hà Nội, 1977). Trong nhiều giáo trình ngôn ngữ học đại cương, tiếng lóng là nội dung không thể thiếu ở chuyên đề từ vựng học. Trong nhiều hội nghị, hội thảo khoa học, một số báo cáo về nghiên cứu tiếng lóng đã thu hút sự quan tâm của khá đông người. Tiếng lóng là một hiện tuợng ngôn ngữ học xã hội có vai trò đáng kể đối với vốn từ vựng của toàn dân. Sau một thời gian tồn tại chính thức, bất ổn định trong một phạm vi xã hội hạn hẹp, có nhiều tiếng lóng sẽ không còn là... tiếng lóng. Hoặc chúng biến mất. Hoặc chúng trở thành đơn vị từ ngữ của toàn dân, đuợc mọi nguời sử dụng rộng rãi, không chỉ tồn tại trong các tác phẩm văn chuơng báo chí, hoặc trên màn bạc, mà còn xuất hiện cả ở nhiều văn bản hành chính. Trong Việt ngữ hiện đại, tiếng lóng ngày càng có xu hướng phát triển mạnh, nhất là đối với giới trẻ ở các đô thị, tạo nên hiện tượng mà các nhà nghiên cứu gọi là ngôn ngữ đường phố (street language).
  • 7. 2 Đặc biệt khi công nghệ thông tin phát triển, con người có thể sử dụng internet như một công cụ đắc lực trong việc khai thác, tìm kiếm thông tin đồng thời chia sẻ các quan điểm, tư tưởng của mình với cộng đồng mạng thông qua các diễn đàn trực tuyến. Tham gia các diễn đàn này phần đông là giới trẻ nên việc sử dụng tiếng lóng khá phổ biến và có xu hướng ngày càng tăng. Chính vì vậy, luận văn khai thác hiện tượng này làm đề tài nghiên cứu. Hơn nữa, xuất phát từ tình yêu tiếng Việt, quan tâm tới vấn đề giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và đặc biệt là sự hứng thú với lĩnh vực ngôn ngữ học xã hội, cùng những lí do trên, chúng tôi đã quyết định chọn đề tài nghiên cứu “Tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng Việt: thực trạng, đặc điểm, cơ chế hình thành”. 2. Lịch sử vấn đề Tiếng lóng Việt Nam đã được nhiều học giả trong và ngoài nước chú ý nghiên cứu từ đầu thế kỷ 20. Một trong những công trình đầu tiên về đề tài này là của J.N. Cheon, mang tiêu đề L'argot anamite (Tiếng lóng Việt Nam) đăng trên tập san trường Viễn Đông Bác Cổ (BEFEO) từ năm 1905. Ứng Hòe Nguyễn Văn Tố (1889-1947) từng có khảo luận L'argot anamite de Hanoi (Tiếng lóng Việt Nam ở Hà Nội) công bố năm 1925. Đến nay, tồn tại hai quan điểm trái ngược nhau trong việc nhìn nhận hiện tượng ngôn ngữ đặc thù này: - Quan điểm thứ nhất cho rằng tiếng lóng là hiện tượng không lành mạnh trong ngôn ngữ, nó chỉ tồn tại ở xã hội có giai cấp và mất dần đi, vì vậy phải triệt để chống tiếng lóng và kiên quyết gạt nó ra khỏi ngôn ngữ văn hóa. Đó là ý kiến của Nguyễn Văn Tu và Nguyễn Kim Thản... trình bày qua các ấn phẩm Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại (NXB Đại học và Trung học Chuyên nghiệp 1976) hoặc Tiếng Việt trên đường phát triển (NXB Khoa học Xã hội 1982).
  • 8. 3 - Quan điểm khác thì đề nghị chấp nhận những tiếng lóng tốt, tích cực, nhằm bổ sung cho ngôn ngữ toàn dân. Đó là ý kiến của Trịnh Liễn và Trần Văn Chánh... phát biểu trong hội nghị "Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ ngữ" được tổ chức tại Hà Nội năm 1979. Đồng quan điểm ấy, Nguyễn Thiện Giáp soạn sách Từ vựng học tiếng Việt (NXB Đại học và Trung học Chuyên nghiệp 1985) đã đặt tiếng lóng trong mối quan hệ với toàn bộ lớp từ tiếng Việt rồi cho rằng: Chỉ nên lên án những tiếng lóng "thô tục"; còn loạt tiếng lóng "không thô tục: là tên gọi có hình ảnh của sự vật, hiện tượng nào đó thì có khả năng phổ biến và thâm nhập dần vào ngôn ngữ toàn dân. Sách này còn chỉ ra rằng tiếng lóng chính là một phương tiện tu từ học được dùng để khắc họa tính cách và miêu tả hoàn cảnh sống của nhân vật trong các tác phẩm văn học nghệ thuật. Đây cũng chính là điều mà nhiều nhà nghiên cứu về tu từ học (rhétorique) về phong cách học (stylistique), cũng như nhiều cây bút văn chương, báo chí quan tâm tìm hiểu và vận dụng. Từ trước tới nay, nhiều chuyên gia về Việt ngữ đã quan tâm nghiên cứu tiếng lóng, song chỉ mới trình bày qua một vài chương đoạn trong các công trình liên quan đến từ vựng học, tu từ học, phong cách học; hoặc mới chỉ dừng lại ở báo cáo khoa học - như của Trịnh Liễn và Trần Văn Chánh năm 1979; hoặc mới giới hạn trong khuôn khổ bài báo - như bài “Tiếng lóng trong giao thông vận tải” của Chu Thị Thanh Tâm (Ngôn ngữ và đời sống, 1998), Tiếng lóng của sinh viên, học sinh TP HCM (2005). Cũng có vài sinh viên làm khóa luận tốt nghiệp đại học với đề tài tiếng lóng, như Lê Lệnh Cáp (1989) hoặc Lương Văn Thiện (1996). Gần đây có tác phẩm sách Tiếng lóng Việt Nam của tác giả Nguyễn Văn Khang gồm hai phần: khảo luận về đặc điểm của tiếng lóng Việt Nam và Từ điển từ ngữ lóng tiếng Việt. Mới nhất là “Sổ tay từ - ngữ lóng tiếng Việt” của
  • 9. 4 hai tác giả Đoàn Tử Huyến và Lê Thị Yến đã tập hợp nhiều những từ, ngữ lóng đã và hiện có trong tiếng Việt. Luận văn nghiên cứu “Tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng Việt: thực trạng, đặc điểm, cơ chế hình thành” để góp phần có được cái nhìn đầy đủ hơn về một hiện tượng thú vị của ngôn ngữ. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu a. Mục tiêu - Nhận diện các từ ngữ lóng trên các diễn đàn trực tuyến và tìm hiểu thực trạng sử dụng của các thành viên - Miêu tả, phân loại các từ, ngữ lóng thông qua đặc điểm về ngữ pháp và ngữ nghĩa của chúng. b. Nhiệm vụ - Xác lập những cơ sở lí thuyết liên quan đến tiếng lóng. - Thống kê, miêu tả, phân tích chỉ ra một số đặc điểm về ngữ pháp và ngữ nghĩa của chúng. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các từ, ngữ lóng được sử dụng trong các diễn đàn trực tuyến. - Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các diễn đàn trực tuyến. Diễn đàn trực tuyến, hay được gọi là forum, là nơi để cho người dùng Internet trao đổi thảo luận và tán gẫu với nhau. Phương thức thường được dùng trong diễn đàn trực tuyến là người đầu tiên gửi lên một chủ đề (topic, thread) trong một đề mục (category,forum) và sau đó những người tiếp theo sẽ viết những bài góp ý, thảo luận lên để trao đổi xung quanh chủ đề đó.
  • 10. 5 5. Đóng góp của luận văn - Về mặt lí luận: góp phần làm rõ hơn cách nhìn đối với tiếng lóng và các đặc trưng của từ, ngữ lóng Việt Nam. - Về mặt thực tiễn: khảo sát phạm vi và thực trạng sử dụng tiếng lóng trong đời sống xã hội nhất là trên internet. 6. Phương pháp nghiên cứu Trong đề tài nghiên cứu của mình, luận văn chủ yếu sử dụng các phương pháp sau đây: - Phương pháp điều tra xã hội học. - Phương pháp thống kê, phân loại - Phương pháp miêu tả - Phương pháp so sánh - Phương pháp phân tích tổng hợp 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn sẽ được triển khai trong ba chương: Chương 1: Cơ sở lí thuyết và thực trạng sử dụng tiếng lóng trên các diễn đàn Trong chương này chúng tôi sẽ bàn tới thuật ngữ tiếng lóng và các đặc trưng của tiếng lóng Việt. Đồng thời chúng tôi tiến hành phân biệt tiếng lóng với một số đối tượng như: thuật ngữ, tiếng nghề nghiệp, …Bên cạnh đó, những vấn đề chung về diễn đàn và thực trạng sử dụng tiếng lóng trên diễn đàn cũng được đề cập tới. Chương 2: Đặc điểm ngữ pháp Ở chương này, chúng tôi tiến hành phân tích, tìm hiểu và phân loại các đơn vị lóng theo cấu tạo, từ loại và phương thức tạo từ.
  • 11. 6 Chương 3: Đặc điểm ngữ nghĩa Chương cuối cùng chúng tôi giải quyết thông qua việc miêu tả, phân tích các yếu tố thuộc về ngữ nghĩa của các từ, ngữ lóng như: trường từ vựng, hiện tượng chuyển nghĩa và hiện tượng đồng âm.
  • 12. 7 Chương 1. CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TIẾNG LÓNG TRÊN CÁC DIỄN ĐÀN 1.1. Tiếng lóng và các thuật ngữ hữu quan 1.1.1. Định nghĩa Tiếng lóng được coi là một tiểu loại của phương ngữ xã hội, là biến thể sử dụng trong giao tiếp khẩu ngữ. Đỗ Hữu Châu đã đưa ra nhận xét: “Hiện tượng lóng là phổ biến với mọi tập thể xã hội. Hầu như tất cả tập thể xã hội nào đã có cái gì chung về sinh hoạt hay sản xuất thì đều có những tiếng lóng của riêng mình.” Cách nói lóng nói chung và từ ngữu lóng nói riêng là do các nhóm xã hội “tạo ra” và chỉ các thành viên trong nhóm xã hội đó biết sử dụng: giao tiếp với nhau và hiểu được nhau, tất nhiên là có giới hạn về mặt thời gian. Thông thường, khi có một cách nói lóng mới xuất hiện, do phạm vi sử dụng rất hẹp, các thành viên trong cộng đồng xã hội đó đều có ý thức giữ bí mật (vì liên quan đến quyền lợi thiết thực của họ) nên thời gian đầu sử dụng “chưa bị lộ”. Nhưng dần dà theo thời gian cùng nhiều lí do tác động vào mà các từ ngữ lóng, cách nói lóng mất dần tính bí mật, bị xã hội hóa. Chính vì thế coi lóng có giá trị xã hội còn là vì tiếng lóng có giá trị xã hội trong phạm vi xã hội rất hạn hẹp và phần nhiều chúng thay đổi theo bối cảnh xã hội. Có thể nói, tiếng lóng vừa là công cụ giao tiếp riêng của từng nhóm xã hội nhất định vừa là tín hiệu cho mỗi thành viên của nhóm nhận ra nhau, tìm đến nhau, hay nói cách khác, tìm được “sự đồng nhất trong mỗi nhóm”. Cho đến nay, đã có không ít định nghĩa về tiếng lóng của các nhà nghiên cứu. Chúng tôi xin dẫn quan niệm về tiếng lóng của một số nhà Việt ngữ học: - Tiếng lóng bao gồm các đơn vị từ vựng thuộc loại thứ hai trong các biệt ngữ tức là những tên gọi “chồng lên” trên những tên gọi chính thức. (Đỗ Hữu Châu, 1981, tr.227)
  • 13. 8 - Tiếng lóng là những từ ngữ được dùng hạn chế về mặt xã hội, tức là những từ ngữ không phải toàn dân sử dụng mà chỉ một tầng lớp xã hội nào đó sử dụng mà thôi. (Nguyễn Thiện Giáp, 1985, tr.228-229) - Tiếng lóng là loại ngôn ngữ chỉ cốt nói cho một nhóm người biết mà thôi, những người khác không thể biết được. Vì mục đích của biệt ngữ và tiếng lóng là che đậy việc làm không cho người ngoài nhóm biết, cho nên tất cả những từ gì có thể khiến người ta phỏng đoán được nội dung của công việc đều bị thay thế nhất là trong đám người làm nghề bất lương, bị xã hội ngăn cấm như bọn cờ bạc bịp, bọn ăn cắp, bọn buôn lậu. (Hoàng Thị Châu, 1989, tr56). - Tiếng lóng là một thứ tiếng ước lệ có tính chất bí mật, một lối nói kín của bọn nhà nghề dùng để giấu những ý nghĩ, việc làm của mình cho người khác khỏi biết. Nó thường có trong những hạng người làm nghề bất lương, tầng lớp lưu manh hoặc tầng lớp con buôn trong xã hội có giai cấp. (Lưu Vân Lăng, 1960, tr.75) - Tiếng lóng chỉ gồm có một số từ. Nó không phải là công cụ giao tế của xã hội mà chỉ là một số từ với ý nghĩa bí hiểm của một nhóm người với mục đích không cho người khác biết. (Nguyễn Văn Tu, 1968, tr.132). - Tiếng lóng là ngôn ngữ riêng của một nhóm xã hội hoặc nghề nghiệp có tổ chức gồm các yếu tố của một hoặc một số các ngôn ngữ tự nhiên đã được chọn lọc và biến đổi đi nhằm tạo ra sự cách biệt ngôn ngữ với những người không liên đới. Khác với biệt ngữ, tiếng lóng không có nghĩa xấu. Thông thường, tiếng lóng được sử dụng nhằm mục đích che giấu đối tượng giao tiếp, đồng thời là phương tiện tách biệt của một nhóm người ra khỏi phần còn lại của xã hội. (Đái Xuân Ninh – Nguyễn Đức Dân – Nguyễn Quang – Vương Toàn, 1986, tr.227).
  • 14. 9 - Nói cho giản dị thì tiếng lóng là một bộ phận từ ngữ do những nhóm, những lớp người trong xã hội dùng để gọi tên những sự vật, hiện tượng, hành động,... vốn đã có tên gọi trong vốn từ vựng chung, nhằm giữ bí mật trong nội bộ nhóm mình, tầng lớp mình. (Mai Ngọc Chừ - Vũ Đức Nghiệu - Hoàng Trọng Phiến. 1997). - Tiếng lóng là loại ngôn ngữ riêng của một nhóm xã hội nhằm tạo ra sự tách biệt với những người không liên đới; sự tách biệt này có thể là nhằm mục đích giữ bí mật, nhưng cũng có thể chỉ nhằm tạo ra một nét riêng cho nhóm xã hội mình. (Đoàn Tử Huyến, Lê Thị Yến) Tống hợp các ý kiến trên, chúng tôi xin đưa ra định nghĩa về tiếng lóng như sau: Tiếng lóng là một hình thức phương ngữ xã hội không chính thức của một ngôn ngữ, thường được sử dụng trong giao tiếp thường ngày, bởi một nhóm người. Tiếng lóng ban đầu xuất hiện nhằm mục đích che giấu ý nghĩa diễn đạt theo quy ước chỉ những người nhất định mới hiểu. Tiếng lóng thường không mang ý nghĩa trực tiếp, nghĩa đen của từ phát ra mà mang ý nghĩa tượng trưng, nghĩa bóng. 1.1.2. Đặc điểm của tiếng lóng Việt Nam 1.1.2.1. Đặc điểm tạo từ, ngữ lóng Theo tác giả Nguyễn Văn Khang, từ ngữ lóng tiếng Việt được hình thành trên cơ sở của vốn từ tiếng Việt. Tức là, từ các vật liệu sẵn có và bằng các phương pháp tạo từ vốn có để tạo nên những từ ngữ lóng. Tuy nhiên, theo chúng tôi, vẫn có những từ ngữ lóng được tạo nên từ chất liệu của các ngôn ngữ khác. Điều này sẽ được trình bày và phân tích ở chương sau. Tác giả Nguyễn Văn Khang đưa ra các hình thức sau: - Có những từ ngữ lóng mới nguyên.
  • 15. 10 - Có những từ được gọi là từ lóng do cách gọi tách nghĩa lóng ra khỏi từ đa nghĩa để gọi riêng cho nghĩa lóng ấy. Tức là nghĩa lóng chỉ là một nghĩa trong từ đa nghĩa đó mà thôi Những từ lóng thường thấy nhất là những từ lóng sử dụng ngay các đơn vị từ vựng vốn có của tiếng Việt và cấp cho chúng thêm một nghĩa mới: nghĩa lóng. Có thể coi đây là hình thức tạo từ lóng cơ bản nhất, phổ biến nhất của tiếng Việt. Có thể nhận thấy, giữa nghĩa ngữ văn với nghĩa lóng vẫn có ít nhiều những mắt xích liên tưởng ngữ nghĩa nhất định. Theo cách cấu tạo này, nghĩa của từ lóng quan hệ với nghĩa ngữ văn vốn có. Cho nên có một điều khá lí thú là: - Nghĩa của các từ lóng, trong nhiều trường hợp, chẳng qua chỉ là sự dịch chuyển thay đổi vị trí nghĩa cho nhau. Nhưng giữa chúng có quan hệ theo kiểu nào lại phụ thuộc vào sự liên tưởng của người “sáng tạo – sử dụng” chúng. - Cũng chính nhờ đó, các hành vi xấu lại được thăng hoa bằng những ngôn từ đẹp. Các bộ phận kín mang nội dung giới tính của cơ thể, các hành vi về quan hệ xác thịt được lóng hóa dưới dạng “uyển ngữ” . - Đây cũng là lí do dẫn đến một số đặc điểm về đồng âm, đồng nghĩa, đa nghĩa của tiếng lóng. Thực tế cho thấy mỗi nhóm xã hội tự tạo cho mình những từ ngữ lóng mang tính bí mật riêng của từng nhóm và do những liên tưởng khác nhau mà tạo nên những hiện tượng này. Nguyễn Văn Khang đã liệt kê một số trường hợp như sau: - Đồng âm – đa nghĩa - Đồng nghĩa - Trái nghĩa - Từ hóa các yếu tố tạo từ - Từ các đơn vị từ vựng nước ngoài
  • 16. 11 - Sử dụng tên riêng - Gán thêm “họ” cho các từ ngữ địa phương Một đặc điểm thú vị nữa là có một số từ ngữ lóng mang nặng dấu ấn của phương ngữ địa lí. Tức là, chúng được các nhóm xã hội sử dụng tiếng địa phương của vùng đó để tạo từ lóng. 1.1.2.2. Đặc điểm chức năng - Như đã nêu, tiếng lóng bao giờ cũng đi liền với nhóm xã hội cụ thể. Nói cách khác, sự sinh tồn của tiếng lóng gắn liền với sự sinh tồn nhóm xã hội sinh ra chúng, sử dụng chúng. Nói chung, mỗi nhóm xã hội với mục đích bảo vệ, giữ bí mật thông tin đã cố gắng tạo cho mình một thứ ngôn ngữ - tiếng lóng riêng. Nhờ đó mà trong mỗi loại tiếng lóng đều chứa đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của nhóm xã hội đó. - Được dùng trong một phạm vi hẹp (trong một nhóm xã hội cụ thể) và mang tính khẩu ngữ, tiếng lóng luôn có những biến động: ở những nhóm xã hội mang tính băng đảng xã hội đen thì sự biến động, thay đổi nhằm đảm bảo an toàn, bí mật còn ở giới trẻ thì sự thay đổi chủ yếu là để “làm cho mới”. Cùng với nhiều lí do khác nữa mà tiếng lóng chỉ tồn tại theo từng thời gian cụ thể. Đây chính là thể hiện đặc trưng lâm thời của tiếng lóng (cũng là một khó khăn cho việc xác lập một bảng từ ngữ lóng trong một thời gian dài). Tuy nhiên, trong số những từ ngữ lóng đã xuất hiện, đã có không ít từ lóng đi vào vốn từ chung của tiếng Việt. - Tiếng lóng nói chung và từ ngữ lóng nói riêng, được người viết đưa vào tác phẩm của mình, chủ yếu dưới dạng dẫn lại lời nói của nhân vật hoặc nhắc lại nhằm “miêu tả hiện trường”. Điều đó cho thấy rằng, dù được xuất hiện trong hình thức ngôn ngữ viết, nhưng lóng vẫn chỉ là lóng ở dạng khẩu ngữ mà thôi (thường được để trong ngoặc kép). Thực tế cho thấy, sử dụng lượng
  • 17. 12 tiếng lóng trong một bài báo như một con dao hai lưỡi: nếu thích hợp sẽ làm cho giá trị bài báo tăng lên, tác dụng tốt với đời sống xã hội; ngược lại, sa vào miêu tả bằng cách dùng tràn lan các tiếng lóng sẽ phản tác dụng. Thực tế cuộc sống đã làm nảy sinh ra tiếng lóng trong đó có từ ngữ lóng thì việc sử dụng chúng là điều tất nhiên. Nhưng không vì thế mà sử dụng tràn lan, lạm dụng như một ngón nghề để gợi sự tò mò của người đọc. - Với tư cách là biến thể trong sử dụng của phương ngữ xã hội, tiếng lóng chỉ được dùng giới hạn trong nhóm xã hội khác nhau. Vì vậy, từ góc nhìn của tiếng Việt toàn dân, tiếng lóng có một phạm vi sử dụng hạn hẹp. Ngoại trừ giao tiếp trong các nhóm xã hội, về nguyên tắc, cách nói lóng, từ ngữ lóng trong quá trình “khẩu ngữ hóa” không sử dụng ở phong cách giao tiếp chính thức. Tuy nhiên trong một số trường hợp giao tiếp chính thức, người ta vẫn có thể sử dụng chúng như một “chiến lược giao tiếp” nhằm rút ngắn khoảng cách giữa những người tham gia giao tiếp (tức tạo bầu không khí “cởi mở” hơn). 1.1.3. Phân biệt tiếng lóng với thuật ngữ, từ ngữ địa phương, tiếng nghề nghiệp. Giữa tiếng lóng và các lớp từ ngữ trên đây đôi khi dễ xảy ra những nhầm lẫn, vì vậy việc phân biệt chúng là hết sức cần thiết. Về vấn đề này, chúng tôi xin tán thành quan điểm của nhóm tác giả Mai Ngọc Chừ - Vũ Đức Nghiệu - Hoàng Trọng Phiến trong cuốn Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt. 1.1.3.1. Phân biệt tiếng lóng với thuật ngữ Thuật ngữ là những từ ngữ làm tên gọi cho các khái niệm, các đối tượng được xác định một cách chặt chẽ, chuẩn xác trong mỗi ngành, mỗi lĩnh vực khoa học chuyên môn.
  • 18. 13 Ví dụ: Trong sinh vật học ta có: họ, loài, giống, bộ, lớp, ngành, đột biến, di truyền, tính trội, tính lặn, biến dị, phân bào, đơn bào, đa bào, miễn dịch, kháng thể, kháng nguyên,... Trong ngôn ngữ học ta có: âm vị, hình vị, từ vị, cú vị, nghĩa vị, ngữ pháp vị, âm tố, âm vực, nguyên âm, phụ âm, bán nguyên âm, âm tiết, âm đệm, âm chính, âm cuối, âm đoạn, âm vực,... Như vậy, mỗi môn khoa học, kĩ thuật đều có một hệ thống thuật ngữ của mình. Tuy nhiên, đó không phải là những từ vựng biệt lập mà chúng là những bộ phận riêng trong từ vựng của một ngôn ngữ thống nhất. Thuật ngữ luôn luôn biểu thị khái niệm được xác định trong một ngành khoa học và lệ thuộc vào hệ thống khái niệm của ngành đó. Trong các khoa học còn có danh pháp (danh từ khoa học) của từng ngành. Danh pháp và thuật ngữ không phải là một. Danh pháp chỉ là toàn bộ tên gọi cụ thể của các đối tượng được dùng trong từng ngành khoa học mà thôi. Chẳng hạn, nếu ta có một danh sách về tên các loài thực vật ở Việt Nam:xoan, muồng, bằng lăng, lát hoa, lát vân, lim, sến, táu, dổi, dẻ, xoan đào,... thì đó là danh pháp thực vật Việt Nam. So với từ ngữ thông thường thì thuật ngữ có ngoại diên hẹp hơn nhưng nội hàm sâu hơn và được biểu thị một cách logic chặt chẽ hơn. Trong thuật ngữ không bao giờ biểu thị những sắc thái phụ như thái độ đánh giá của người nói, xấu nghĩa hay đẹp nghĩa, khen hay chế, kính trọng hay xem thường,... Từ ngữ bình thường cũng biểu thị khái niệm nhưng đó là “khái niệm đời thường” chứ không hẳn là “khái niệm khoa học”, có tính nghiêm ngặt của nó. Ví dụ: NƯỚC – “hợp chất của ô-xi và hi-đrô” khác với NƯỚC trongnước mắt, nước dãi, nước bọt, nước tiểu, mỡ nước, nước phở, nước xốt, nước mắm, nước mưa, nước ao...
  • 19. 14 Thuật ngữ có 3 đặc điểm cơ bản sau đây  Tính chính xác Chính xác ở đây là chính xác và chuẩn tắc về nội dung khái niệm do nó biểu thị. Nội dung đó có thay đổi hay không, thay đổi như thế nào là tuỳ theo sự phát triển, khám phá của ngành khoa học chứ không lệ thuộc vào những biến đổi của hệ thống từ vựng, ngôn ngữ như các từ thông thường.  Tính hệ thống Mỗi thuật ngữ đều nằm trong một hệ thống nhất định và hệ thống ấy phải chặt chẽ. Trước hết là phải bảo đảm tính hệ thống về mặt nội dung trong toàn bộ hệ thống các khái niệm của từng ngành. Từ tính hệ thống về nội dung, dẫn đến tính hệ thống về hình thức biểu hiện. Tính hệ thống về hình thức, ngược lại giúp cho người ta biểu thị được và nhận ra được tính hệ thống trong nội dung. Ví dụ: Trong Toán học ta có: đại số, hàm số, tham số, hiệu số, thương số, tích số, tổng số, tử số, mẫu số, cơ số, căn số, hằng số, biến số, biến chính, biến bổ trợ, biến lưỡng trị, biến bù, biến phụ thuộc, biến riêng, biến độc lập, biến ngẫu nhiên,...  Tính quốc tế Trước hết phải là quốc tế hoá về mặt nội dung. Đây là yêu cầu tất yếu và nói chung nội dung khái niệm của một ngành khoa học trong các nước là không lệch nhau. Đó là biểu hiện của sự thống nhất khoa học trên con đường nhận thức chân lí. Cái khó là quốc tế hoá về mặt hình thức. Không thể đòi hỏi sự quốc tế hoá hoàn toàn về mặt hình thức của các thuật ngữ được, vì mỗi ngôn ngữ có những thuộc tính riêng của nó. Có nên chăng là chỉ phấn đấu đạt tới tính quốc tế ở cách xây dựng cấu trúc của mỗi thuật ngữ mà thôi.
  • 20. 15 Tuy vậy, thực tế cho thấy nhiều ngành khoa học ở một số khu vực trên thế giới đã có những hệ thống thuật ngữ ít nhiều mang tính quốc tế trong khu vực đó. Ví dụ: khu vực châu Âu với các ngôn ngữ Ấn Âu; khu vực tiểu Á, Bắc Phi với tiếng A-rập; khu vực Đông Á và Nam Á với ảnh hưởng của tiếng Hán... 1.1.3.2. Phân biệt tiếng lóng với từ ngữ địa phương.  Những từ thuộc một phương ngữ (tiếng địa phương) nào đó của ngôn ngữ dân tộc và chỉ phổ biến trong phạm vi lãnh thổ địa phương đó, thì được gọi là từ địa phương. Như vậy, khái niệm từ địa phương trước hết nhằm vào những khác biệt về mặt từ vựng chứ không phải là những khác biệt về mặt ngữ âm. Sự khác biệt chẳng hạn như: lắt lẻo – lắc lẻo, gập ghềnh – gập ghình,... không phải là mục tiêu chú ý của từ vựng.  Có những con đường khác nhau đã dẫn tới sự hình thành những kiểu phương ngữ khác nhau. • Do sự vật được gọi tên chỉ có ở một vài địa phương nhất định nên tên gọi của chúng trở thành từ địa phương. Loại này, trong từ vựng chung của toàn dân tộc không có từ tương ứng với chúng. Ví dụ: nhút, lớ, (quả) tắt, chẻo... (phương ngữ Trung Bộ), sầu riêng, măng cụt, chôm chôm, tràm, trâm bầu, chao,... (phương ngữ Nam Trung Bộ và Nam Bộ Việt Nam). • Có những từ cùng gọi tên một sự vật, hiện tượng với từ trong từ vựng chung, nhưng hai từ khác nhau hoàn toàn về mặt ngữ âm. Ví dụ: ngái – xa, nỏ – không, rào – sông, rú – núi, mô – đâu, tê – kia, rứa – thế, chộ – thấy, trốc – đầu, nhủ – bảo, xán – đập/ném,... (phương ngữ Trung Bộ); má – mẹ, điệp – phượng, mè – vừng, muỗng – thìa, lượm – nhặt, mắc cỡ – xấu hổ,... (phương ngữ Nam Trung Bộ và Nam Bộ).
  • 21. 16 Trường hợp này có thể có hai nguyên nhân chính. Một là, cùng một sự vật nhưng mỗi địa phương, trong quá trình phát triển cùng dân tộc, đã định danh một cách khác nhau. Dần dần, một tên gọi (một cách định danh) của một địa phương trở nên phổ biến rộng rãi, khiến cho tên gọi của địa phương kia không thể phổ biến được nữa. Nó chỉ còn hoạt động tồn tại trong phạm vi địa phương và trở thành từ địa phương. Hai là, cả hai từ vốn đã cùng là từ của từ vựng chung, nhưng sau đó, vì xung đột đồng nghĩa, một từ phải rút lui và được bảo toàn trong phạm vi địa phương rồi trở thành từ địa phương. Các cặp từ:đầu – trốc, nhủ – bảo,... là như vậy. • Nhiều từ vốn là dạng cổ của từ tương ứng trong từ vựng chung hiện nay. Dạng cổ đó được bảo toàn trong một địa phương, còn dạng mới, dạng hậu kì của chúng thì đi vào từ vựng chung. Kết cục là hai dạng chỉ khác nhau ở một bộ phận ngữ âm nào đó mà thôi. Ví dụ: gấy – gái, chí – chấy, nác – nước, kha – gà, khót – gọt, cúi – gối, ví – với,... • Kiểu từ địa phương thứ tư là những từ đồng âm với từ trong từ vựng chung. Có hai khả năng có thể dẫn tới tình hình này: Một là chúng quan hệ đồng âm thuần tuý, ngẫu nhiên, hai là do trước đây, chúng vốn chỉ là một từ, nhưng một địa phương nào đó đã chuyển đổi đối tượng gọi tên của từ đi, theo những chiều hướng khác nhau; hoặc ngược lại, từ trong từ vựng chung đã chuyển đổi đi như thế. Chúng ta có thể so sánh những ví dụ sau đây: Từ Nghĩa chung Nghĩa trong phương ngữ Nam Bộ ốm có bệnh gầy hòm vật hình hộp để đựng đồ đạc săng, quan tài thằn lằn thằn lằn thạch sùng kiềng bếp kiềng rế
  • 22. 17 1.1.3.3. Phân biệt tiếng lóng với tiếng nghề nghiệp. Từ nghề nghiệp là một lớp từ bao gồm những đơn vị từ ngữ được sử dụng phổ biến trong phạm vi những người cùng làm một nghề nào đó. Ví dụ: Các từ: thìu, choòng, lò chợ, lò thượng, đi lò,... là những từ thuộc về nghề thợ mỏ. Các từ: bó, vét, xịt, phủ, bay, hom, thí một, thí hai, lót sống,... là của nghề sơn mài. Thật ra, nghề nào cũng cũng có các từ ngữ riêng của nó để chỉ: đối tượng lao động, động tác lao động, nguyên liệu sản xuất, sản phẩm làm ra, công cụ để lao động,... Tuy vậy, không phải là hễ người ngoài nghề thì không thể biết được từ nghề nghiệp. Người ta (trong phạm vi rộng rãi toàn xã hội) vẫn có thể hiểu được chúng nhiều hay ít tuỳ theo mức độ quen biết của xã hội đối với nghề đó. Ví dụ, nghề làm ruộng ở Việt Nam, nói chung cả xã hội đều không xa lạ với nó. Ai cũng biết và sử dụng rất tự nhiên các từ như: cày, bừa, ruộng, bón, gieo,... nhưng chắc chắn không phải ai cũng biết các từ: chia vè, cứt gián, nứt nanh, cắm vè, lúa con, bông cài, đỏ đuôi, đứng cái,... Như vậy, lớp từ nghề nghiệp tập trung chủ yếu ở những nghề mà xã hội ít quen như: nghề làm giấy, làm đồ gốm, làm sơn mài (hoặc hát tuồng, hát chèo vốn cũng được coi là nghề), nghề đúc đồng, nghề chài lưới,... Ở một nước nông nghiệp như Việt Nam, những nghề thủ công nghiệp hoặc tiểu công nghiệp vốn phân tán và không tiếp xúc rộng rãi với toàn xã hội. Vì thế, những nghề thuộc phạm vi này có nhiều “từ nghề nghiệp” hơn cả. Ví dụ: Nghề thợ mộc có: bào cóc, bào phá, bào xoa, chàng tách, mộng vuông, mộng nanh sấu, mộng mỏ sẻ, xảm, phạt mộc, cất nóc, cầu bẩy, thuận, bức bàn,... Nghề hát tuồng có: đào kép, lão, mụ, vai ấu, đào thương, đào chiến,
  • 23. 18 đào điên, đào võ, đào lẳng, đào yêu, đào đẻ, đào tiên, kép văn, kép võ, kép xanh, kép phong tình, kép trắng, kép đỏ, kép rằn, kép núi, kép biển, lão đỏ, lão trắng, lão đen, lão văn, lão võ, mụ ác, mụ lành,... (Xem thêm: Tạp chí Sân khấu, 11–12/1977). Nói chung, sự hoạt động của các từ nghề nghiệp là không đồng đều, có từ thì vô cùng hạn chế, nhưng cũng có không ít từ ngữ đã đi vào vốn từ vựng chung. Chúng được coi là một trong những nguồn cung cấp thêm từ ngữ để làm phong phú hơn cho vốn từ vựng chung. 1.1.4. Kết luận Về thái độ đối với tiếng lóng, đến nay tồn tại hai quan điểm trái ngược nhau. - Quan điểm thứ nhất cho rằng tiếng lóng là hiện tượng không lành mạnh và kiên quyết gạt nó ra khỏi ngôn ngữ văn hoá. "Những tiếng lóng này không làm cho ngôn ngữ phong phú thêm lên mà chỉ làm cho nó bị tê liệt với số lượng từ đông đảo, nay sinh mai chết"; "Khác biệt ngữ, tiếng lóng có nghĩa xấu”. - Quan điểm thứ hai thì đề nghị chấp nhận những từ lóng "tích cực" nhằm bổ sung cho ngôn ngữ toàn dân: "Không lên án toàn bộ song cũng không chấp nhận tất cả"(5); "Những tiếng lóng không thô tục, mà chỉ là những tên gọi có hình ảnh của sự vật, hiện tượng nào đó có thể được dùng phổ biến, dần dần thâm nhập vào ngôn ngữ toàn dân. Trong các tác phẩm văn học nghệ thuật, tiếng lóng được dùng làm một phương tiện tu từ học để khắc hoạ tính cách và miêu tả hoàn cảnh sống của nhân vật"(6). Nhưng mặc các nhà nghiên cứu tranh luận, trong thực tế cuộc sống thì thứ ngôn ngữ ấy vẫn nảy sinh và mất đi một cách không ngừng, ngày càng phát
  • 24. 19 triển, được nhiều tầng lớp xã hội sử dụng, được những người viết đưa vào tác phẩm văn học, báo chí của mình như một phương tiện tu từ học nhằm phản ánh sinh động đời sống xã hội và tính cách nhân vật, làm tăng giá trị biểu đạt của tác phẩm. Những từ lóng sinh ra, tồn tại chính thức trong một phạm vi xã hội hạn hẹp, nhưng không ổn định, nhiều từ dần dần biến mất (hoặc chúng không còn được sử dụng nữa; hoặc chúng được giải mã, đi vào vốn từ chung của toàn dân, được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp hàng ngày và trong các văn bản hành chính, các ấn phẩm báo chí hay các tác phẩm văn học). Bên cạnh những từ lóng bị biến mất thì hàng ngày, hàng giờ, trong các nhóm xã hội lại xuất hiện thêm những từ lóng mới. Dù được chấp nhận hay bị phản đối thì tiếng lóng của người Việt vẫn là một bộ phận của ngôn ngữ tiếng Việt, và có thể nói, thuộc loại năng động nhất. Trong xu hướng bình dân, dân chủ hoá mọi hoạt động xã hội, văn chương, nghệ thuật hậu hiện đại, tiếng lóng càng có vị trí và vai trò quan trọng cần được quan tâm. 1.2. Diễn đàn 1.2.1. Khái niệm diễn đàn Hay diễn đàn Internet, là một site thảo luận trực tuyến, nó xuất phát từ các bản tin nhanh (bulletin). Còn được hiểu như ứng dụng tự động gửi thư (ellectronics mailing list). Diễn đàn là ứng dụng web được thiết kế thuận tiện cho việc cập nhật nội dung của người dùng cuối. Forum (Diễn đàn điện tử) là một website nơi mọi người có thể trao đổi, thảo luận, bày bỏ ý kiến về những vấn đề cùng quan tâm. Các vấn đề thảo luận được lưu giữ dưới dạng các trang tin. Đây là hình thức thảo luận không trực tiếp, bạn có thể đưa bài thảo luận của mình lên Forum nhưng có khi ngay lập tức hoặc vài ngày, vài tuần, thậm chí vài tháng sau mới có người trả lời
  • 25. 20 vấn đề của bạn. Ban đầu diễn đàn được hiểu là nơi trao đổi của một nhóm người (trong mailing list). Nó cho phép mọi người có thể đăng tải các ý kiến và đánh giá nhận xét , phản hồi cho ý kiến đó. Diễn đàn phát triển nhanh chóng tại các quốc gia trên thế giới, tại Nhật Bản có thể đếm được 2 triệu bài trả lời mỗi ngày, tại Trung Quốc cũng có hàng triệu trả lời mỗi ngày tại các diễn đàn internet. Diễn đàn là phần mềm được tải (download) một cách dễ dàng trên internet. Hầu hết các diễn đàn được viết bằng các ngôn ngữ lập trình : perl, php, asp, asp.net. Thông thường các diễn đàn chỉ cho phép đăng các văn bản chữ thuần túy, một số diễn đàn cung cấp thêm các công cụ hiển thị hình ảnh, film, video, các dạng hiển thị đặc biệt khác. Các dạng đặc biệt này thường được gọi với tên BBCode (hoặc Forum Code). 1.2.2. Các thành phần của diễn đàn • Nhóm thông tin (Sub Forum, Category) : phân loại các chủ đề thảo luận • Chủ đề (Thread, Topic) : là tập hợp các ý kiến, bình luận (post) của các thành viên trong diễn đàn. • Trả lời (Post) : Là thông điệp (electronic message) người dùng đăng tải thông qua phần mềm diễn đàn. • Administrator : Người quản trị cao nhất, có tất cả mọi quyền. • Moderator : người quản trị trung gian, có quyền trên tất cả các post thuộc nhóm, có quyền tới tất cả các thread trong nhóm , trong phân loại chủ đề đó. • Member : thành viên thông thường. • Thông điệp cá nhân (private message) : Cho các thành viên gửi thông điệp riêng cho nhau.
  • 26. 21 • BBCode : cho phép hiển thị trình bày nội dung đẹp hơn. Thông thường BBCode có dạng [tag]nội dung [/tag]. • Emotion Icon : hình ảnh mặt cười, giúp người dùng có thể diễn tả nhiều hơn các sắc thái tình cảm • RSS : Cung cấp công cụ cho các nơi khác có thể lướt nhanh các thread của diễn đàn • Poll : Biểu quyết, tùy các hệ thống diễn đàn, có hệ thống không cung cấp. Các biểu quyết được gắn kèm với từng chủ đề (thread). • Bộ gõ (chỉ ở VN) : Hai bộ gõ thường dùng trong các diễn đàn hiện nay là UNIKEY.JS và HIM.JS. 1.2.3. Phân loại diễn đàn Hiện nay, số lượng diễn đàn trên internet rất lớn và không ngừng gia tăng. Có nhiều cách để phân loại diễn đàn như căn cứ vào lĩnh vực, độ tuổi của người tham gia, số lượng thành viên, mức độ ảnh hưởng… Tuy nhiên, theo chúng tôi, cách phân loại diễn đàn dựa trên lĩnh vực là có nhiều ưu điểm hơn cả. Sau đây là một số nhóm diễn đàn: Diễn đàn tổng hợp như: ttvnol.com, Diendan.vietnamnet.vn Diễn đàn theo sở thích, chuyên ngành  DD tin tức chung: - http://tintuc.vnn.vn/forum/ - http://www.tathy.com/thanglong/ - http://www.vatgia.com/hoidap/  Các diễn đàn tin học: - http://www.ddth.com/ - http://www.ddth.vn/
  • 27. 22 - http://www.freecodevn.com/ - http://www.manguon.com/  Diễn đàn giáo dục: - http://diendan.edu.net.vn/  Diễn đàn phim ảnh: - http://www.yxine.com/forum/ - Dienanh.net  Diễn đàn âm nhạc: - www.yeuamnhac.com, www.gdty.info/forum  DD trẻ thơ: - http://www.webtretho.com/forum/ DD cho những người thích games: - http://forum.gamethu.net/  DD người khuyết tật: - http://www.vndisability.net/ ……………………………… 1.2.4. Tham gia diễn đàn Để có thể trả lời, cũng như tham gia diễn đàn, người sử dụng phải đăng ký thành viên của diễn đàn, các thông tin cơ bản người dùng phải nhập là : username, password, email . Đầu tiên bạn cần xác định vấn đề mà mình đang quan tâm là gì, từ đó bạn mới có thể tìm được một forum thật sự phù hợp với nhu cầu trao đổi thông tin của mình.
  • 28. 23 Tiếp theo bạn phải đăng kí làm thành viên(member)của forum, nghĩa là bạn cần có một nick và một mật khẩu rõ ràng, địa chỉ hộp thư chính xác và một số thông tin cá nhân khác. Khi đăng kí thành viên của diễn đàn, người sử dụng phải đọc kĩ các quy định của diễn đàn và cam kết thực hiện đúng những tiêu chuẩn đó thì mới được tạo tài khoản. Avatar là hình ảnh đại diện của bạn trong forum, còn chữ kí sẽ hiện lên dưới mỗi bài viết của bạn. Bạn có thể chọn chúng ngay khi đăng kí, hoặc có thể chỉnh sửa trong lúc gởi bài. Để gởi bài viết(thường gọi là post bài),bạn click vào một trong các đề mục. Trong đề mục gồm nhiều topic khác nhau,mửi topic là một diễn đàn thu nhỏ. Bạn có thể tạo ra topic riêng của mình bằng cách click vào “New topic”. Để trả lời bài viết của một thành viên nào đó, bạn nhấn”Reply”, sau đó soạn nội dung trả lời vào ô trống. Nhưng thông thường, mỗi khi muốn gửi bài viết, forum sẽ yêu cầu bạn đăng nhập, bạn chỉ việc gõ user name và password mà trước đó bạn đã đăng kí. Bất kì forum nào cũng có người điều hành quản lí, họ được gọi là Administrator (viết tắt là admin) và đây cũng là người có quyền cao nhất trong forum. Bên cạnh Admin còn có những người phụ giúp cho admin, họ được gọi là Moderator(gọi tắt là mod), họ được chia ra để quản lí mửi mục trong forum. Họ có quyền sửa hoặc xóa những bài viết kém chất lượng của các thành viên. Mod cũng là những thành viên đã tham gia lâu năm, có kiến thức và trách nhiệm, nghiêm túc nên được admin và các thành viên khác đề cử làm mod.
  • 29. 24 - Đăng nhập thành viên hợp lệ trước khi post bài . - Đăng tin vào đúng diễn đàn (forum). Bài của bạn có thể bị xóa, di chuyển mà không được thông báo nếu bạn đăng bài không đúng forum. - Đặt tiêu đề topic phù hợp với nội dung: Bạn cần chọn một tiêu đề phù hợp với nội dung trao đổi. Nếu bạn đặt tiêu đề không phù hợp BQT có thể sẽ tự động sửa lại tiêu đề hoặc chuyển bài đến khu vực khác. - Không post nhiều lần: Hãy chắc chắn là bạn không đăng một bài làm nhiều lần hoặc đăng lại nội dung đã có, hãy tìm kiếm trong diễn đàn những bài, câu hỏi và trả lời đã có sẵn trước. Điều này tránh cho việc một câu hỏi được xuất hiện nhiều lần và làm mất đi sự thống nhất. - Không gửi tin nhắn để quảng cáo trừ trường hợp được người nhận đồng ý. - Không phê phán, chỉ trích, xúc phạm, vu khống hay làm phiền người khác: Xin vui lòng không dùng những lời lẽ chỉ trích cá nhân làm phiền lòng hoặc làm cho người khác mất vui. Đặc biệt, tránh mọi hình thức quấy rối, khiêu khích, đe dọa hoặc làm tổn hại lòng tự trọng của người khác, làm ảnh hưởng đến hòa khí trên diễn đàn. - Không đăng thông tin có nội dung không lành mạnh, khiêu dâm, gây mất đoàn kết hoặc các thông tin vi phạm đạo đức. - Không đăng các liên kết web đến các địa chỉ không lành mạnh hoặc các địa chỉ của các website chứa thông tin của những kẻ khủng bố, bom thư, có chứa virus/spyware... - Xin vui lòng tôn trọng sự riêng tư của người khác: Không đăng thông tin về địa chỉ, số điện thoại, địa chỉ email của một người khác trừ trường hợp được sự đồng ý. Khi gửi bài viết hoặc tham gia bình luận, các thành viên phải chấp hành nội quy của diễn đàn. Ví dụ, trên diễn đàn lamchame có đưa ra một số quy định như sau:
  • 30. 25 1.2.5. Thực trạng sử dụng tiếng lóng trên các diễn đàn Khi tìm hiểu thực trạng sử dụng tiếng lóng trên các diễn đàn, chúng tôi đã tiến hành khảo sát bằng phiếu trên 200 đối tượng chủ yếu là học sinh, sinh viên và nhận được kết quả: • 95% số phiếu trả lời có tham gia các diễn đàn • 97% số người được hỏi thừa nhận sử dụng tiếng lóng trên diễn đàn • 72% trong số đó cho rằng mức độ sử dụng tiếng lóng của các thành viên là nhiều Điều đó cho thấy rằng việc sử dụng tiếng lóng rất phổ biến trong giới trẻ khi tham gia các forum. Các lĩnh vực thường được quan tâm nhiều nhất là: tin học, âm nhạc, điện ảnh, game, tình yêu, giới tính, xe, rao vặt, tin tức, …Ngoài ra, những diễn đàn kiến thức, sở thích củng thu hút một số lượng thành viên đáng kể. Tuy nhiên tiếng lóng được sử dụng với mức độ nhiều nhất ở các diễn đàn thuộc lĩnh vực nêu trên. Khi điểm mặt các topic (chủ đề thảo luận), nhất là các topic về vấn đề hay hiện tượng xã hội liên quan đến giới trẻ như: sống thử, bạo lực học đường, tình dục trước hôn nhân, tâm sự tình yêu, kinh nghiệm thi cử, tệ nạn xã hội, …thì hầu hết đều xuất hiện tiếng lóng ở mức độ nhiều. Thậm chí, có nhiều diễn đàn phải đặt ra quy định để hạn chế bớt việc sử dụng những tiếng lóng mang màu sắc thô tục một cách tràn lan. Lí giải điều này, chúng tôi đưa ra một số nguyên nhân sau: - Do đặc trưng môi trường giao tiếp của diễn đàn khá thoải mái, các thành viên được tự do nói lên ý kiến riêng của mình. - Các thành viên tham gia diễn đàn chỉ cần cung cấp một số thông tin cá nhân (đôi khi không chính xác) cho ban quản trị tại thời điểm đăng kí
  • 31. 26 khi làm thành viên. Những thông tin này được bảo mật và mọi người sẽ dùng biệt danh (nick name) do mình tự chọn. Chính tính chất ẩn danh này đã khiến việc giao tiếp trên diễn đàn trở nên cởi mở hơn cả giao tiếp trong sinh hoạt hàng ngày và biến đây trở thành mảnh đất màu mỡ cho việc sử dụng và sáng tạo các từ, ngữ lóng. - Số lượng thành viên của một diễn đàn thường khá đông, không phân biệt giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn, …Vậy nên, sử dụng tiếng lóng cũng là một cách gây ấn tượng, tạo phong cách riêng cho bản thân, làm nổi bật mình giữa một cộng đồng thành viên. - Ngoài ra sử dụng các từ, ngữ lóng còn tạo không khí vui vẻ, thân mật, cởi mở giữa các thành viên khi cùng nhau chia sẻ mọi vấn đề, nhất là những chuyện tế nhị thầm kín. 1.2.6. Những hiện tượng lóng mới xuất hiện Khi xác định những hiện tượng lóng mới xuất hiện trong thời gian gần đây, chúng tôi tiến hành đối chiếu nguồn ngữ liệu thu thập được với Từ điển từ ngữ lóng tiếng Việt của tác giả Nguyễn Văn Khang: - Những từ, ngữ lóng thu thập được trên các diễn đàn trùng với các đơn vị trong cuốn từ điển trên (trùng cả vỏ ngữ âm và ngữ nghĩa) chiếm một tỉ lệ rất nhỏ. Đó là các từ: à ơi, ăn hàng, bấm nút, bắn máy bay, bèo, bồ câu, bò đội nón, bò vàng, bóc lịch, bóc tem, bóng, bóng lộ, buôn dưa, cần tăng dân số, chà đồ nhôm, chém, chó lửa, cờ tây, coi kho, củ chuối, cum, dựa cột, đá, đai, đạn, đi bán muối, đi đứt, điện nước đầy đủ, điếu cày, gấu mẹ vĩ đại, hàng, kẹo đồng, kẹo kéo, khẩu thần công, khứa lão, làm luật, Mẽo, nai móng đỏ, ôm bom, phím, phim chăn nuôi, ruột mèo, tạch, tập thể dục, thăng.
  • 32. 27 - Có một số từ vẫn giữ nguyên hình thức ngữ âm nhưng đã thay đổi nghĩa lóng như: a lô, âm binh, bay, bi, chăn, chém, chém vè, chim lợn, dạt, đạn, hết xí quách, gấu, mo, tám vía. - Các từ ngữ lóng mới xuất hiện với số lượng nhiều, đặc biệt là các từ, ngữ có nguồn gốc từ lĩnh vực game và tin học. Điều này bắt nguồn từ sự phát triển nhanh chóng của hai lĩnh vực này trong vài năm gần đây. Các đơn vị lóng bắt nguồn từ tiếng Anh cũng trở nên phong phú và đa dạng hơn rất nhiều do được tạo nên từ phương thức đồng âm và cách phiên âm có một không hai của teen Việt. Sự thay đổi này càng khẳng định một đặc trưng quan trọng của tiếng lóng là luôn biến động, thay đổi khi xã hội thay đổi. Sự sinh ra và mất đi của nó gắn liền với nhu cầu của các nhóm xã hội. Vì tính chất lâm thời này mà tiếng lóng trở thành bộ phận năng động nhất của ngôn ngữ.
  • 33. 28 Chương 2: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA TIẾNG LÓNG TRÊN CÁC DIỄN ĐÀN. 2.1. Đặc điểm cấu tạo Khi thu thập ngữ liệu, chúng tôi nhận thấy một điều rất đáng quan tâm đó là đặc điểm cấu tạo của tiếng lóng trên các diễn đàn. Trước khi đi vào vấn đề này, luận văn xin trình bày sơ lược về 3 khái niệm liên quan đến việc phân loại từ tiếng Việt xét về mặt cấu tạo như sau: • Từ đơn: là các từ chỉ có một thành tố cấu tạo; không ai có thể phân xuất nó thành các yếu tố vừa có âm vừa có nghĩa nhỏ hơn. Thí dụ: Nhà, xe, tập, viết, xanh, đỏ, vàng, tím,... • Từ phức: là các từ có từ hai thành tố cấu tạo từ trở lên. • Cụm từ (ngữ): là một tổ hợp từ có thành tố trung tâm và một hay nhiều thành tố phụ thuộc nó tạo thành. Với hơn 600 ngữ liệu tìm được trên các diễn đàn, chúng tôi đã phân loại chúng vào 2 nhóm: từ (gồm từ đơn, từ phức) và ngữ. Từ đơn chiếm một tỉ lệ vô cùng nhỏ so với từ phức và ngữ. Một số từ thường gặp đó là: bác, bẩn, bánh, bay, bi, bơi, bưởi, gà, cam, cày, chã, chai, chăn, trẩu, chém, chiến, chơi, cò, dế, cum, dù, dũa, đào, ke, lạnh, lọa, mo, nai, sửu…Việc có ít các từ lóng là từ đơn cũng là điều dễ hiểu bởi số lượng từ đơn trong vốn từ vựng toàn dân cũng thấp hơn rất nhiều so với từ phức. Hơn nữa, điều này cũng được lí giải do một số phương thức tạo từ lóng rất được giới trẻ ưa chuộng là hiệp vần, ẩn dụ, hoán dụ hay dùng yếu tố đồng âm để lạ hóa và tạo sự khác biệt. Vậy nên, có một số khái niệm vốn chỉ cần dùng từ đơn để biểu thị nhưng lại được diễn đạt bằng một từ phức hoặc ngữ. Ví dụ:  Buồn như con chuồn chuồn = buồn  Dốt như con tốt = dốt
  • 34. 29  Chuẩn không cần chỉnh = chuẩn  Điên đi trong công viên = điên  Đóng phim ma không cần hóa trang = xấu  Trèo lên nóc tủ ngắm gà khỏa thân = chết. Đa số các nhà Việt ngữ học đều có chung quan điểm là từ phức tiếng Việt chia làm 2 loại là từ ghép và từ láy. Số lượng từ phức gần gấp 4 lần từ đơn trong các đơn vị từ, ngữ lóng mà chúng tôi thu thập được nhưng trong đó không có một từ láy nào. Ngữ là đơn vị chiếm số lượng lớn nhất trong ba loại. Như trên đã nói, một phần số lượng ngữ được tạo thành là do các phương thức tạo từ: ẩn dụ, hoán dụ, hiệp vần như: chơi với giun, chuyên cơ không người lái, con nhà họ Hứa, con ngựa thành Tơ-roa, công ty hai ngón, dã man con ngan, lạnh lùng như con thạch sùng, dở hơi tập bơi, đi đầu xuống đất, đứt dây thần kinh xấu hổ, giải quyết nỗi buồn, gà công nghiệp, gà móng đỏ, hàng tiền đạo, hiệp sĩ lợn… Như trên đã trình bày, số lượng các đơn vị của tiếng lóng trên các diễn đàn xét về mặt cấu tạo là không đồng đều nếu không nói là có sự chênh lệch rất lớn. Tác nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do phương thức tạo từ mà chúng tôi sẽ trình bày kĩ hơn ở phần sau. Để tiện theo dõi, luận văn xin khái quát lại tỉ lệ các đơn vị từ và ngữ bằng sơ đồ.
  • 35. 30 2.2. Từ loại 2.2.1. Phân loại Tính đến nay, các nhà Việt ngữ học vẫn chưa đi đến một ý kiến thống nhất trong việc phân định từ loại. Chúng tôi xin lấy quan điểm của tác giả Nguyễn Hồng Cổn và Dư Ngọc Ngân cùng một số nhà nghiên cứu khác có chung quan điểm trong việc phân định từ loại để làm căn cứ xác định các tiểu loại trong lớp từ ngữ lóng trên diễn đàn. Việc phân định từ loại bao giờ cũng theo tiêu chí nhất định. Từ với bản chất kí hiệu là sự kết hợp giữa hai mặt: cái biểu hiện và cái được biểu hiện, vì vậy để phân định từ loại vốn từ của một ngôn ngữ cần dựa vào sự tổng hợp của hai mặt này.  Tiêu chí về ngữ nghĩa: mỗi từ loại biểu thị một loại ý nghĩa riêng. Đây là ý nghĩa khái quát bao trùm cả một lớp từ.  Tiêu chí về mặt ngữ pháp:  Khả năng kết hợp trong ngữ  Chức năng ngữ pháp (chức vự ngữ pháp, chức năng thành phần câu) Sự phân định từ loại là sự phân chia vốn từ bằng bản chất ngữ pháp thông qua ý nghĩa khái quát và/ hoặc hoạt động ngữ pháp của từ trong câu. Từ loại là những lớp từ có cùng bản chất ngữ pháp, được phân chia theo ý nghĩa khái quát, theo khả năng kết hợp với các từ ngữ khác trong ngữ lưu và thực hiện những chức năng ngữ pháp nhất định ở trong câu (Đinh Văn Đức. Ngữ pháp tiếng Việt – Từ loại). Hệ thống từ loại tiếng Việt:
  • 36. 31 Phân định từ loại các đơn vị tiếng lóng trên các diễn đàn. Khi áp dụng căn cứ phân định từ loại và hệ thống từ loại ở trên để tìm hiểu nguồn ngữ liệu thu thập được thì chúng tôi có một vài nhận xét sau:  Trong hơn 600 ngữ liệu, thực từ chiếm tỉ đến gần 100% còn hư từ xuất hiện rất ít, chỉ có một vài phụ từ như: vãi, hem, tdo (trời đất ơi),…  Trong thực từ thì số lượng danh từ và ngữ danh từ là nhiều nhất (>50%) với hầu hết là danh từ chỉ sự vật và một số danh từ riêng. Sau đó là động từ và tính từ có số lượng gần ngang nhau và cuối cùng là một vài đại từ. Ví dụ: Danh từ/ ngữ danh từ: ba chân, áo dài, Bác Hồ, ba con sâu, áo mưa, bình máu, bể phốt, bồ câu, chà và, cánh, bánh, chó lửa, củ khoai, cục gạch, dế dầu thô, cánh đồng hoang, buổi chiều, Dương Quá, dưa hấu, đậu phụ, đào, đại tá chữa lửa… Động từ/ ngữ động từ: đáp bão, chém gió, đá gà, đá xoáy, đạp mìn, đạp vòm, hết vé, hết phim, hết xí quách…
  • 37. 32 Tính từ/ ngữ tính từ: long lanh, lạnh, oách xà lách, oằn tà là vằn, ngon lành cành đào, tào lao mía lao,… Thống kê tỉ lệ từ loại: Từ loại Tỉ lệ Danh từ/ ngữ danh từ 52% Động từ 25% Tính từ 22.1% Đại từ 0.4% Phụ từ + thán từ 0.5% 2.2.2. Hiện tượng chuyển loại Đây là điểm khá thú vị và đặc biệt khi phân định từ loại của tiếng lóng trên diễn đàn. Trong vốn từ tiếng Việt, mỗi từ trong khi biểu thị ý nghĩa từ vựng (khi từ này là thực từ) luôn mang một ý nghĩa từ loại cùng với các đặc điểm ngữ pháp của từ loại này. Có thể gọi đây là đặc điểm từ loại gốc. Qua quá trình hoạt động ngôn ngữ, từ có thể được chuyển nghĩa, mang một hay nhiều ý nghĩa phái sinh. Nếu sự hình thành của ý nghĩa phái sinh đi kèm với sự thay đổi về đặc điểm từ loại thì trường hợp chuyển nghĩa này cũng là chuyển từ loại. Trong các ngôn ngữ biến hình (ngôn ngữ hòa kết), hiện tượng chuyển từ loại thường được biểu thị bằng sự thay đổi hình thái của từ với sự xuất hiện của một số hình vị phụ tố đặc thù bên cạnh hình vị căn tố. Ví dụ như trong tiếng Anh: (to) develop (động từ) – development (danh từ) dark (tính từ) – darkness (danh từ)
  • 38. 33 (to) drink (động từ) – drinhkable (tính từ) short (tính từ) – (to) shorten (động từ) Những trường hợp không thêm các hình vị phụ tố thì dùng phương thức thay đổi trọng âm trong từ: Ví dụ: expórt (động từ) – éxport (danh từ) Survéy (động từ) – súrvey (danh từ) Còn ở tiếng Việt vốn là ngôn ngữ không biến hình, hiện tượng chuyển từ loại được biểu hiện bằng những từ có hình thức không thay đổi. Sự thay đổi đặc điểm từ loại được biểu hiện ra bên ngoài từ bằng khả năng kết hợp trong ngữ hoặc chức năng trong câu: Anh ấy vác cuốc1 ra cuốc2 đám đất trước nhà để trồng khoai. Công việc tiến hành rất thuậnlợi1. Những thuậnlợi2 ấy làm anh ta rất phấn khởi. Có thể nói: chuyển từ loại là hiện tượng một từ vốn thuộc từ loại trong một số cấu trúc ngữ pháp nhất định được dùng với đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ pháp của một từ loại khác. Những trường hợp chuyển từ loại thường thấy là chuyển từ thực từ sang hư từ, chuyển trong nội bộ thực từ và chuyển trong nội bộ hư từ. Trở lại vấn đề chuyển từ loại của các đơn vị tiếng lóng, qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy hiện tượng chuyển loại cũng diễn ra khá phổ biến. Nếu như đa số các trường hợp chuyển loại trong tiếng Việt thường chỉ được xác định dựa vào ngữ cảnh, tức là hoạt động của từ trong ngữ hoặc trong câu thì ở đây, rất nhiều trường hợp xác định được điều này rất dễ dàng khi ta biết được nghĩa lóng của từ. Do các đơn vị tiếng lóng đa số là thực từ nên trường hợp chuyển loại chủ yếu nhất là chuyển trong nội bộ thực từ. Trong đó, có những loại nhỏ sau:
  • 39. 34 Chuyển từ danh từ sang động từ: hiện tượng này thường diễn ra khi danh từ chỉ sự vật được dùng để biểu thị hoạt động mà những hoạt động này thường diễn ra bằng cái công cụ hoặc với chất liệu mà danh từ biểu thị. Ví dụ: - F1 em với các bác ơi! F1 vốn là danh từ chỉ một phím trên bàn phím máy tính, có chức năng trợ giúp. Ở trong câu trên f1 được dùng như một động từ (với nghĩa là giúp đỡ) khi kết hợp với các phụ ngữ “em”, “với” để tạo thành ngữ động từ. - Hôm qua, gặp một thằng chọi con ngoài cổng trường, nhìn cái mặt nó vênh vào không thể tưởng được các bác ạ. Thế là em với mấy thằng bạn f9 nó liền… F9vốn là danh từ chỉ một phím trên bàn phím máy tínhnhưng đã được dùng như một động từ trong câu trên. Đây là một từ mới bắt nguồn từ game Võ Lâm truyền kì, miêu tả trạng thái từ luyện công chuyển sang chiến đấu. - Thằng này hôm nay sao sọc dưa dữ vậy mậy! Chơi một chút rồi về có gì đâu! Từ sọc dưa vốn là một danh từ nhưng đã được dùng như một động từ với nghĩa là “sợ hãi”.  Chuyển từ danh từ sang tính từ: trong những trường hợp này, ý nghĩa sự vật biểu thị ở danh từ được chuyển nghĩa để chỉ tính chất đặc trưng của sự vật đó. Đi kèm với danh từ thường có các từ chỉ mức độ: rất, lắm… - Dạo này con Nokia 1280 chuối quá, hay bị lỗi linh tinh như tự sập nguồn, lên rồi trắng màn, đang dùng tự die kẹp đồng hồ cũng ko lên… - Các mẹ nói đúng đấy, em cũng có bà chị dâu cam sành lắm! - Giá HP touchpad bèo lắm phải bao nhiêu ạ ? - Bán hàng ế ẩm mà gặp khách củ chuối thế này các bác xem đỡ được không ???
  • 40. 35 - Em này bồ câu lắm các bro ah! Các từ chuối, cam sành, bèo, củ chuối, bồ câu vốn là những danh từ nhưng lại chuyển loại thành tính từ khi kết hợp với các tính từ chỉ mức độ để tạo thành ngữ tính từ và có thể trực tiếp làm vị ngữ trong câu. Không chỉ có danh từ mà có rất nhiều trường hợp ngữ danh từ đã trở thành tính từ hoặc ngữ tính từ: - “Chú đúng là loại “ếch pha cóc” rồi, đặt đá phong thủy, phát tài phát lộc lắm đấy. Anh đặt viên đá trên bàn làm việc, còn để “trấn” mấy cái thằng trẻ ranh ti toe mới nổi trong cơ quan này”. - Hôm qua em đi lấy tiền hàng cho công ty, vừa tới ngã đầu đường Kha Vạn Cân thì bị giật mất. Đúng là đời cô Lựu rồi! - <3 Nhiều lúc thấy mình não phẳng ghê :< - Các ace chấp làm gì mấy thằng đầu trồng cây ấy! Các cụm danh từ ếch pha cóc, đời cô Lựu, não phẳng, đầu trồng câyđã chuyển loại sang cụm tính từ với nghĩa lần lượt là vừa ngu vừa bẩn, khốn khổ và không thông minh, hoạt động trong ngữ và trong câu với đặc điểm ngữ pháp của tính từ.  Chuyển từ động từ sang tính từ: trường hợp này ít phổ biến hơn so với hai trường hợp trên. - Tưởng người yêu thằng bạn mình là hotgirl, thấy nó khoe mãi, ai ngờ hôm qua gặp lại thuộc dạng đóng phim ma không cần hóa trang. - Mấy em này bệnh lắm rồi! Cụm động từ đóng phim ma không cần hóa trang (xấu) và động từ bệnh (kì quái) khi được dùng trong câu không chỉ mang đặc điểm ngữ nghĩa mà còn thể hiện đầy đủ đặc điểm ngữ pháp của tình từ.
  • 41. 36 Trong các trường hợp chuyển loại trên đây thì hiện tượng chuyển từ danh từ sang tính từ chiếm tỉ lệ lớn nhất. Điều này một phần bắt nguồn từ hiện tượng chuyển nghĩa để tạo từ lóng bằng phương thức ẩn dụ và hoán dụ mà chúng tôi sẽ bàn ở chương sau. Một lưu ý nhỏ nữa là cần phân biệt hiện tượng chuyển từ loại và hiện tượng đồng âm. Đồng âm là trường hợp hai hay nhiều từ có sự trùng hợp, giống nhau ngẫu nhiên về mặt ngữ âm nhưng không liên hệ với nhau về ngữ nghĩa. Còn hiện tượng chuyển từ loại vừa có sự trùng hợp, giống nhau về hình thức ngữ âm, vừa có liên hệ với nhau về mặt ngữ nghĩa. Mối liên hệ này thể hiện ở những nét nghĩa chung, giữa một nghĩa gốc và một nghĩa phái sinh hay giữa những nghĩa phái sinh có cùng nghĩa gốc. Nói cách khác, các từ này là những dạng biểu hiện của một từ đồng âm nghĩa. 2.3. Phương thức tạo từ, ngữ lóng Giới trẻ đã sáng tạo ra những cách nói vô cùng độc đáo và mới lạ, chính vì vậy mà số lượng các từ, ngữ lóng không ngừng tăng lên một cách chóng mặt. Tuy nhiên, những từ ngữ ấy không phải được tạo ra một cách vô tổ chức mà vẫn theo những quy luật và phương thức nhất định. Trong khuôn khổ hơn 600 ngữ liệu thu thập được, luận văn sẽ đi sâu phân tích 4 nhóm phương thức tạo từ, ngữ lóng phổ biến được giới trẻ ưa chuộng nhất. 2.3.1. Chơi chữ Đây là phương thức cấu tạo quen thuộc đã được dùng để tạo tiếng lóng trong quá khứ. Các hình thức chơi chữ được giới trẻ ưa chuộng là nói lái, đồng âm, hiệp vần và dùng từ đa nghĩa. 2.3.1.1. Nói lái Nói lái là một hình thức chơi chữ khá phổ biến của tiếng Việt, được vận dụng nhiều trong ca dao, câu đố. Đó là nói khác đi một tổ hợp hai ba âm tiết bằng cách chuyển đổi riêng phần vần hay là phần phụ âm đầu, hoặc phần
  • 42. 37 thanh điệu, có thể có đổi cả trật tự các âm tiết, để bông đùa hoặc chơi chữ, châm biếm. Giới trẻ đã dùng cách nói lái để tạo ra sự hài hước, lạ hóa so với ngôn ngữ toàn dân. Nói lái để tạo sự mới lạ so với cách nói chuẩn mực, cũ kĩ hàng ngày: chà đồ nhôm (chôm đồ nhà), chi lài (chai lì), ăn kem trước cổng (ăn cơm trước kẻng), bom ia (bia ôm), cờ tây (cầy tơ), đầu tiên (tiền đâu)…. - Hết tiền chơi 20/10 chà đồ nhôm bán đây!! - Hôm qua, đưa gấu đi chơi, gặp phải mấy em chi lài cứ ghẹo mãi, giận tím mặt luôn. - Bây giờ yêu nhau ăn kem trước cổng là 1 chuyện bình thường, quá bình thường. Các bợn bảo nào là đạo đức suy đồi, trái thuần phong mỹ tục bla bla chắc chỉ suốt ngày biết ôm cái bàn phím mà không chịu ra ngoài, hoặc thuộc thế hệ cha mẹ, ông bà. - Mấy anh em trong cơ quan vừa đi một chầu bom ia về. - Mình đăng bài này viết tặng các bạn yêu món Cầy Tơ, hoặc ghét Cầy Tơ nhưng sẽ thử Cờ Tây ! Đôi khi, nếu không nghĩ đến hiện tượng nói lái, nhiều người sẽ cảm thấy khó hiểu với một số từ: phò mủ, sư thiến, đại khái… - Nó thẳng tay dộng cho tui hai dộng, may mà né kịp không là phò mủ. - Một trong những lí do chú mày FA là do “đại khái” đấy. Trong nhiều trường hợp, để không nhắc đến những từ thô tục, thiếu tế nhị thì nói lái là một sự lựa chọn tuyệt vời cho giới trẻ. - Chị hai néo có biết dc cái gì mà chị ko biết ko nhỉ? - “Thẩm du” là nhu cầu sinh lý của mỗi con người nhưng bạn ạ, nó chính là con dao hai lưỡi đấy. Nó có thể cho bạn khoái cảm nhưng đổi lại cơ quan sinh sản của bạn sẽ bị tổn hại một cách nghiêm trọng, sau này khi bạn ở tuổi
  • 43. 38 trung niên, sẽ có rất nhiều bệnh do thời niên thiếu suy nghĩ chưa chín chắn, lạm dụng “thẩm du”, một số bệnh cơ bản như viêm tinh hoàn, viêm bàng quang thậm chí là vô sinh. Hãy dừng lại đúng lúc bạn nhé. Cùng loại này, ta có thể kể thêm rất nhiều từ khác như hài dón (hòn dái), hấp diêm (hiếp dâm), phấn son (són phân), táo dai (dái tao), kung -dang -su (ku đang sung) 2.3.1.2. Đồng âm Từ đồng âm là những từ trùng nhau về hình thức ngữ âm nhưng khác nhau về nghĩa. Hiện tượng đồng âm nói chung và từ đồng âm nói riêng thường xuất hiện ở những đơn vị có kích thước vật chất không lớn, tức là có thành phần phần ngữ âm không phức tạp. Vì vậy, ta chỉ có đồng âm giữa từ với từ là chủ yếu, và đây là nét chủ đạo. Còn đồng âm giữa từ với cụm từ hoặc cụm từ với cụm từ thì rất hiếm hoi. Vì tiếng Việt không biến hình nên những từ nào đồng âm với nhau thì luôn luôn đồng âm trong tất cả mọi bối cảnh được sử dụng. Đặc điểm này rất khác so với các ngôn ngữ biến hình Ấn Âu. Tiếng lóng được tạo ra trong khoảng thời gian gần đây khai thác cả hiện tượng đồng âm trong tiếng Việt lẫn đồng âm Việt – Anh.  Đồng âm tiếng Việt Khi được sử dụng như một phương thức tạo tiếng lóng, hiện tượng đồng âm tập trung chủ yếu ở danh từ.  Dùng danh từ chung : dầu thô (thô tục), cà cuống (cuống quýt), cá kiếm (kiếm), cá mập (mập), buổi chiều (chiều chuộng), cá sấu (xấu), cha cố (cố gắng), chim cút (cút), xôi xéo (xéo đi), chim cú (cay cú), bánh bơ (bơ đi, lơ đi), củ hành (hành hạ), tập thể dục (quan hệ tình dục), chị hai năm tấn… - Mấy em gà móng đỏ này cá mập lắm!
  • 44. 39 - Tuy hơi nóng tính một tí nhưng ông xã nhà em cũng buổi chiều vợ con lắm. - Chủ thớt mới dọa tinh thần một tí mà chú em đã cà cuống lên rồi kìa! - Mấy bọn trẻ trâu không có tinh thần xây dựng thì chim cút đi cho rảnh. - Sao các mẹ dầu thô thế? Nghĩa của những từ này ta chỉ có thể đoán được qua ngữ cảnh. Nghĩa của chúng không có bất kì mối liên hệ nào với các từ tương ứng nên đã tạo ra sự dí dỏm, hài hước trong diễn đạt. Những cụm từ này thường có từ hai âm tiết trở lên nhưng sự đồng âm chỉ áp dụng cho một âm tiết trong cụm mà thôi. Các yếu tố đồng âm này thường khác nhau về mặt từ loại. Các danh từ và cụm danh từ ở trên được dùng như những đồng từ và tính từ khi hoạt động trong ngữ và trong câu khiến cho ai chưa hiểu nghĩa của chúng dễ nghĩ rằng đây là những câu sai ngữ pháp tiếng Việt.  Dùng danh từ riêng: Tên riêng của những người nổi tiếng từ các nhân vật lịch sử, nhân vật trong tác phẩm văn thơ, trong phim , tên ca sĩ, nhạc sĩ, diễn viên đã trở thành nhiều từ lóng quen thuộc: La Văn Cầu (cầu xin), Phan Đình Giót (rót), Yết Kiêu (kiêu), Đoàn Chuẩn (chuẩn), Quách Tĩnh (tỉnh táo), Dương Quá (quá), Lệ Quyên (quyên góp), Lục Tốn (tốn kém), A-kay (cay cú)… - Chiều mai đi off rồi anh em ta nhậu một chầu, lệ quyên nhé! - Mấy em lớp bên yết kiêu lắm! - Nhận xét của bác shinichi là đoàn chuẩn rồi. - Nhậu với các sếp, mình chỉ làm mỗi nhiệm vụ phan đình rót thôi. Nhiều tên địa danh cũng được tận dụng triệt để : - Chầu này cam pu chia các bờ rồ nhé!
  • 45. 40 - Văn hóa ăn nhậu với bạn bè là ai bắc cạn thì cũng phải tới bến luôn. - Bác kudo vừa được lên mod mà có vẻ ha oai lắm. Ngay cả tên một bộ phim cũng trở thành tiếng lóng: - Sinh viên mà, đầu tháng thì cánh đồng hoang lắm, cuối tháng lại trường kì kháng chiến với mì gói thôi. Có nhiều trường hợp hiện tượng đồng âm còn mang màu sắc địa phương do đặc trưng phát âm của mỗi vùng miền. Ví dụ: - Lợn rừng (dừng lại), cà rốt (dốt), cá sấu (xấu): do phương ngữ Bắc không có các âm cong lưỡi - Đi Đức (đi đứt): do cách phát âm của phương ngữ Nam hay bị lẫn lộn phụ âm cuối /-t/ và /-c/.  Đồng âm Việt – Anh Việc sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp hay chêm một vài từ tiếng Anh khi trò chuyện không còn là điều mới mẻ, thời thượng nữa mà xem chừng đã lỗi mốt. Thay vào đó, trên các diễn đàn, giới trẻ Việt, đặc biệt là giới teen đã sáng tạo ra một loại tiếng Anh dựa trên hiện tượng đồng âm Việt – Anh. Điều này khiến cho không ít người sửng sốt, thậm chí không thể hiểu được nếu không được “phiên dịch”. Ban đầu trào lưu này chỉ áp dụng cho một số từ và cụm từ ngắn, sau này vô số các câu cũng thi nhau “nở rộ” trên các diễn đàn. Dưới đây, luận văn xin trích dẫn một số ngữ liệu sưu tầm được: - I come you, I hate you, far me please: Tôi căm bạn, tôi ghét bạn, tránh xa tôi ra. - Lemon question: chanh hỏi = chảnh - Sugar you you go, sugar me me go: Đường anh anh đi, đường tôi tôi đi. - Sick Want Die : Đau muốn chết
  • 46. 41 - Mother sister pineapple too : Má em thơm lắm - Umbrella tomorrow: Ô mai - I wanna toilet kiss you Sugar sugar ajinomoto ajinomoto: Anh muốn cầu hôn em đường đường chính chính. - Know die now: Biết chết liền. - Sugar sugar a hero man: Đường đường một đấng anh hùng - If you want, I will afternoon you: Nếu em muốn, anh sẽ chiều em. - You ugly bottle exceed gosh: Anh xấu chai quá trời. - Star I Miss mono: Vì sao tôi cô đơn. - Three ten six ways, run is the best: Tam thập lục kế, tẩu vi thượng sách. - When I seven love, I look at star and ask myself star I seven love : Khi tôi thất tình, tôi nhìn vì sao và tự hỏi sao tôi thất tình. - When a human seven love, after seven loves will find love leg right: Khi một người thất tình, sau 7 mối tình sẽ tìm được tình yêu chân chính. - No table silver : miễn bàn bạc - No table salad : không bàn cãi - Ugly tiger : xấu hổ - You lie see love: Anh xạo thấy thương - I love you die up die down: Anh yêu em chết lên chết xuống - No you do what do go..i go five : Thôi anh làm dzì làm đi..em đi ngủ ... - I love toilet you sitdown : Tôi yêu cầu anh ngồi xuống. - Don"t far me night now: Đừng xa em đêm nay - Life me aunt form: Đời tôi cô đơn - Sue three child go play : thưa ba con đi chơi
  • 47. 42 - Love is die inside intestine a little : Yêu là chết ở trong lòng một ít - Fruit heart no love two people : Trái tim không thể yêu 2 người - Mum go take husband child live with who : Mẹ đi lấy chồng con ở với ai - I want kiss mother u before : anh muốn hôn má em trước - Rather eat you better eat theif : thà ăn mày hơn ăn cướp - Bridge coco enough use : cầu dừa đủ xài - Effort father like moutain pregnant paint : công cha như núi Thái Sơn - No drink wine happy, want drink wine punish : Không uống ruợu mừng, muốn uống ruợu phạt - Sick want die: Đau muốn chết - Love together much, bite together painful: Yêu nhau lắm, cắn nhau đau - Wake is stop: Dậy thì thôi - I walk here: tôi đi đây - Bend father as moutain pregnant sharp paint : Công cha như núi thai sắc ( thái ) sơn. - Mean mother as water in source flow out: Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. - One heart worship mother glass father: Một lòng thờ mẹ kính cha. - Give circle word pious new is sword heavy child: Cho tròn chữ hiếu mới là đao nặng ( Đạo ) con. - Slow pepper: chậm tiêu - Do not onion summer me : đừng hành hạ tôi
  • 48. 43 - Give me beg 2 word soldier black peace : Cho em xin 2 chữ binh huyền ( bình ) yên - Tomorrow fall tomorrow fall one love love: mai ngã ( mãi / mãi ) 1 tình yêu - Beg fault smile, puberty stop: Xin lỗi nhé, dậy thì thôi - "You think you delicious?: Anh nghĩ anh ngon hả - You live place monkey cough flamingo crows, clothe house country: Anh sống ở chốn khỉ ho cò gáy, đồ nhà quê. - You eat criminal very !: Anh ăn gian quá ! - Star right twist : Sao phải xoắn - Mouth school: Môi trường - Kill people body love: Giết người mình yêu - No Have Spend: Không có chi - Eat you: ăn mày Ngoài những cách dịch theo kiểu một đối một từ tiếng Anh ra tiếng Việt trên đây thì còn xuất hiện kiểu chơi chữ đồng âm kết hợp cả Anh lẫn Việt trong một từ, ngữ hoặc phiên âm: nâu pho (vô tư), play rân (dân chơi), 4 huyền (pho huyềnn phò: gái bán hoa), ke (=care: quan tâm, để ý), … Không chỉ lợi dụng hiện tượng đồng âm để chơi chữ, tạo ra từ ngữ lóng mà phương thức dùng từ gần âm cũng được khai thác trong một số trường hợp để tránh nói về những vấn đề tế nhị: bánh (băng vệ sinh), pi-ka-chu (bao cao su), ba con sâu (bao cao su),… 2.3.1.3. Hiệp vần Tiếng lóng trên các diễn đàn có nhiều đơn vị được hình thành từ phương thức hiệp vần: Tải bản FULL (102 trang): https://bit.ly/3fQM1u2 Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
  • 49. 44 - Một ngày buồn như con chuồn chuồn , tháng chán như con cá rán, năm đen như con mèo hen. - Nhục hơn con cá nục, nghĩ 3 ngày giải vẫn chưa được. - Người đẹp vì xăm đẹp (ăn chơi không sợ mưa rơi) - Tìm đích danh con dở hơi tập bơi này 0972.991.991. Đang nguyên kít. Anh em biết ai cầm không báo số và giá nhé. Thấy con này trên mấy web mấy bác treo 18 đến 22 củ chả dám call. Muốn tìm chính chủ cầm để có giá đẹp. Thank anh em nhiều. Chính cách nói hiệp vần này đã sinh ra những cụm từ được mệnh danh là “thành ngữ hiện đại”. Khi chúng ta nhất trí với cách hiểu thành ngữ là cụm từ cố định, hoàn chỉnh về cấu trúc và ý nghĩa, nghĩa của chúng có tính hình tượng và gợi cảm thì những cụm từ trên đây có hình thức đặc trưng của thành ngữ. Tuy nhiên, xét về mặt ý nghĩa thì giữa các thành tố của chúng không hề có quan hệ với nhau mà chỉ ràng buộc nhau về mặt ngữ âm. Ví dụ trong các cụm từ điên đi trong công viên, dã man con ngan hay dở hơi tập bơi, người ta không thể lí giải được tại sao “điên” lại “đi trong công viên”, “dã man” và “con ngan” có liên quan gì với nhau hoặc mối quan hệ giữa “dở hơi” và hành động “tập bơi” là gì. Ngay cả những cụm từ có hình thức của thành ngữ so sánh cũng không có cơ sở về mối liên hệ ngữ nghĩa như: nhục như con cá nục, chán như con gián, đen như con mèo hen, dốt như con tốt, đau khổ như con hổ, phê như con tê tê, ác như con cá thác lác, ác như con tê giác,… Không ai có thể lí giải được tại sao “con cá nục” lại “nhục”, “con hổ” lại “đau khổ” hay “con gián” thì liên quan gì tới sự buồn chán. Nhiều ý kiến cho rằng nghĩa của các “thành ngữ” này nằm ở yếu tố chính (vị trí ở đầu cụm), còn các thành tố khác đi kèm chỉ có tác dụng làm cho câu nói trở nên có vần, lạ hóa và thú vị hơn mà thôi. Tải bản FULL (102 trang): https://bit.ly/3fQM1u2 Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
  • 50. 45 Tuy nhiên, có một số ít trường hợp, giữa các yếu tố này có mối quan hệ ngữ nghĩa với nhau: chuẩn không cần chỉnh, lâu như con trâu, … - Những câu nói chuẩn không cần chỉnh - Hôm qua vừa hộc tốc chạy xe tới nhà gấu thì đã bị gấu phang cho một câu: “Anh làm gì mà lâu như con trâu thế”? Tức không thể tả được mà vẫn phải giả bộ tươi cười xin lỗi. Tóm lại, mặc dù mối liên hệ giữa các yếu tố trong những cụm từ ra đời theo phương thức hiệp vần thường không được tính đến nhưng những thành tố phụ trợ vẫn có một vai trò ngữ nghĩa nhất định chứ không thuần túy chỉ liên hệ về mặt ngữ âm. Chúng làm gia tăng mức độ cho các thành tố chính. Vì vậy nên các cụm từ trên không thể kết hợp với các từ chỉ mức độ cả ở đằng trước lẫn đằng sau. Xin trích dẫn ra đây một đoạn thư vui trên mạng để cho thấy khả năng ngôn ngữ của giới trẻ trong cách nói hiệp vần: Ranh ngôn có câu : "Không có việc gì khó, chỉ sợ tiền không nhiều, đào cống và lấp bể, cố làm cũng thành không". Em đừng buồn vì những lời bạn anh nói nhé, nó nói em :" Nhìn xa cứ tưởng con người, nhìn gần mới biết đười ươi xổng chuồng". Anh đau lắm nhưng không sao, bôi cao sẽ khỏi , không khỏi ăn tỏi sẽ hết, không hết cho chết là vừa. Về nhà anh không nuốt trôi cơm cố gắng lắm mới chỉ có 6 bát phở. Một lần và mãi mãi anh muốn nói với em rằng anh yêu em như que kem mút dở, như dưa bở với đường, như lọ tương ngâm cà pháo, như con báo với cánh rừng, như muối vừng với lạc, như lão Hạc với con chó vàng . Dưới đây là một số “thành ngữ hiện đại” đang rất thịnh hành trong giới trẻ và xuất hiện khá nhiều trên các diễn đàn mà chúng tôi sưu tầm được : -Sát thủ trên cây đu đủ 5508589