SlideShare a Scribd company logo
1 of 50
Download to read offline
1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
PHẠM THỊ THU HIỀN
DẠY HỌC CÁC TÁC PHẨM THƠ NGUYỄN KHUYẾN, TÚ XƢƠNG Ở
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO HƢỚNG TIẾP CẬN THI PHÁP
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN
HÀ NỘI – 2012
2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
PHẠM THỊ THU HIỀN
DẠY HỌC CÁC TÁC PHẨM THƠ NGUYỄN KHUYẾN, TÚ XƢƠNG Ở
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO HƢỚNG TIẾP CẬN THI PHÁP
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN
Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC
(BỘ MÔN NGỮ VĂN)
Mã số: 60 14 10
Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS Trần Khánh Thành
HÀ NỘI - 2012
3
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận văn Thạc sĩ của mình, lời đầu tiên em xin gửi lời cảm
ơn sâu sắc tới PGS. TS. Trần Khánh Thành - người thầy trực tiếp chỉ bảo,
hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận văn tốt
nghiệp.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu, các thầy cô Trường
Đại học Giáo Dục đã tạo điều kiện tốt nhất cho chúng em trong suốt quá trình
học tập và nghiên cứu đề tài luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn Sở Giáo dục - Đào tạo thành Phố Hải Phòng,
Ban giám hiệu trường THPT Quốc Tuấn và các thầy cô giáo trong tổ Văn - Sử -
Địa trường THPT Quốc Tuấn đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập
và nghiên cứu.
Để hoàn thành luận văn này, em còn nhận được sự quan tâm, động viên rất
lớn của gia đình, bạn bè. Một lần nữa em xin được gửi lời cảm ơn trân trọng
nhất!
Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2012
Tác giả
Phạm Thị Thu Hiền
4
MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn........................................................................................................ i
MỤC LỤC........................................................................................................ ii
MỞ ĐẦU......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI................................................ 7
1.1. Một số vấn đề thi pháp học ...................................................................... 7
1.1.1. Khái niệm về Thi pháp học..................................................................... 7
1.1.2. Các bình diện thi pháp cơ bản trong sáng tạo văn học ……………..... 8
1.2. Thi pháp văn học trung đại ……………………………………….……... 12
1.2.1. Tính ước lệ …………………………………………………….……... 13
1.2.2. Tính quy phạm ……………………………………………………... ... 14
1.2.3. Tính phi ngã ……………………………………………….………….. 14
1.2.4. Thiên nhiên trong thơ văn trung đại ………………………………...... 14
1.2.5. Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật trong văn
học trung đạị………………………………...……………..………………… 15
1.2.6 Con người trong văn thơ trung đại …….………...……………….…… 16
1.3 Một số vấn đề về thi pháp thơ Nguyễn Khuyến và thi pháp thơ
Tú Xương ……………………………………………………………….….. 18
1.3.1. Một số vấn đề về thi pháp Nguyễn Khuyến……………………….….. 18
1.3.2. Một số vấn đề về thi pháp Tú Xương .…………............................….. . 26
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG DẠY HỌC THƠ TRUNG ĐẠI TRONG
NHÀ TRƢỜNG PHỔ THÔNG HIỆN NAY VÀ ĐỊNH HƢỚNG ĐỔI
MỚI TỪ HƢỚNG TIẾP CẬN THI PHÁP……………………………..… 39
2.1 Thực trạng dạy học thơ trung đại trong nhà trường phổ thông hiện nay…. 39
2.1.1. Thực trạng học thơ trung đại nói chung trong nhà trường
phổ thông hiện nay……………………………………………..……………. 39
5
2.1.2. Thực trạng dạy học “Thu điếu” của Nguyễn Khuyến và
“Thương vợ” của Tú Xương…………….………………………………….. . 41
2.2. Những định hướng đổi mới khi giảng dạy hai bài thơ “Thu điếu”
của Nguyễn Khuyến và “Thương vợ” của Tú Xương từ hướng tiếp
cận thi pháp………………………………………………………………….. 43
2.2.1.Dạy bài “Thu điếu” của Nguyễn Khuyến và “Thương vợ” của
Tú Xương từ hướng tiếp cận thi pháp thơ trung đại……………………..…… 43
2.2.2.Dạy bài Thu điếu của Nguyễn Khuyến và Thương vợ của
Tú Xương theo đặc điểm thi pháp tác giả……………………………………. 45
2.2.3. Kết hợp một cách hợp lí với các phưong pháp dạy học các
tác phẩm văn chương…………………………………………………………. 66
Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM DẠY BÀI “THU ĐIẾU” (NGUYỄN
KHUYẾN) VÀ “THƢƠNG VỢ” (TÚ XƢƠNG) TỪ HƢỚNG TIẾP
CẬN THI PHÁP……………………………………………………………... 72
3.1 Mục đích thực nghiệm…………………………………………………….. 72
3.2 Những khó khăn, thuận lợi đặt ra khi dạy “Thu điếu” của Nguyễn
Khuyến và “Thương vợ” của Tú Xương theo hướng tiếp cận thi pháp……… 72
3.2.1 Khó khăn……………………………………………………………….. 72
3.2.2 Thuận lợi …………………………………………………………….… 75
3.3 Thiết kế giáo án thực nghiệm dạy học bài “Thu điếu” củaNguyễn
Khuyến và “Thương vợ” của Tú Xương ………………………… ……..… 76
3.3.1 Bài “Thu điếu” của Nguyễn Khuyến………………………………. … 76
3.3.2. Bài “Thương vợ” của Tú Xương ………………………………….… 87
3.4. Tổ chức thực nghiệm……………………………………………..….... 96
3.4.1. Chọn lớp thực nghiệm……………………………………………….. 96
3.4.2. Dạy thực nghiệm ……………………………………………………... 96
3.5. Kết quả thực nghiệm ……………………………………………...……. 97
3.5.1 Tiến hành khảo sát và tổng hợp kết quả với đối tượng khảo
sát là giáo viên ………………………………………………………...…….. 97
6
3.5.2. Tiến hành khảo sát và tổng hợp kết quả với đối tượng khảo
sát là học sinh…………………………………………………………….…. 98
3.5.3. Đánh giá kết quả…………………………………………………....... 99
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ …………………….……….………… 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………..……………… 103
7
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Văn học có vị trí quan trọng đặc thù trong việc bồi đắp tâm hồn, hình thành
nhân cách học sinh. Văn học trang bị những cảm xúc nhân văn, giúp con người
hướng tới chân - thiện - mỹ. Nhờ có văn học mà đời sống tinh thần của con người
ngày càng giàu có, phong phú, tinh tế hơn. Tâm hồn trở nên bớt chai sạn, thờ ơ,
bàng quan trước những số phận, cảnh đời diễn ra xung quanh mình hàng ngày,
trước thiên nhiên và tạo vật. Điều này càng quan trọng khi chúng ta đang sống
trong guồng quay hối hả của cuộc sống hiện đại, văn học bồi đắp cho học sinh
lòng yêu nước, thái độ trân trọng truyền thống, và ngôn ngữ mẹ đẻ... Thời nào
cũng vậy, tác phẩm văn học chân chính có khả năng kì diệu là thanh lọc tâm hồn
con người, làm người “gần người hơn”.
Mặc dầu có vị trí, chức năng quan trọng đặc biệt như vậy nhưng trong thời
đại của nền kinh tế thị trường nhu cầu nhân lực, do tâm lí thực dụng của học sinh
hiện nay trong việc chọn ngành, nghề cho mình có thu nhập cao, nên hiện nay
đang xuất hiện tình trạng nhiều học sinh không thích học môn Ngữ văn. Các em
coi các môn khoa học tự nhiên, ngoại ngữ, Tin học là những hành trang bước vào
thế kỷ. Với thực tế trên đã khiến cho nhiều học sinh vốn đã không thích học môn
Ngữ văn, đặc biệt là những học sinh thi các khối thi có các môn khoa học tự
nhiên, càng có “cớ” để lạnh nhạt, hờ hững với môn học này nhất là khi học các
tác phẩm khó như các tác phẩm thơ trung đại. Vì vậy, chất lượng môn Văn ngày
càng đi xuống ở tình trạng báo động. Học sinh rất chán học văn, giáo viên không
còn tâm huyết để dạy, đặc biệt là trong những giờ học tác phẩm văn học trung
đại. Xét về lịch sử phát triển văn học, giai đoạn văn học trung đại Việt Nam là
một giai đoạn có vị trí hết sức quan trọng trong tiến trình vận động của nền văn
học nước nhà. Những nền móng vững chắc của văn học dân tộc được xây dựng và
và gìn giữ ngót mười thế kỉ là một tài sản hết sức quý báu đối với các thời kì phát
triển tiếp sau của kiến trúc thượng tầng xã hội. Và trong nhà trường trung học phổ
8
thông văn học trung đại chiếm một dung lượng khá lớn. Dù vậy, vẫn còn không ít
những khía cạnh của văn học trung đại cho đến ngày nay không khỏi làm cho
chúng ta băn khoăn, trăn trở. Để góp phần rút ngắn con đường khám phá giá trị
của văn học trung đại, theo xu hướng chung hiện nay là tiếp cận theo hướng thi
pháp học.
Hiện nay, trong các nhà trường phổ thông đang tiến hành đổi mới phương
pháp dạy học một cách tích cực trong đó việc dạy học văn từ hướng tiếp cận thi
pháp đang diễn ra sâu rộng. Dạy văn theo hướng tiếp cận thi pháp học đang thấm
vào từng tiết học và bước đầu đã có những kết quả. Việc vận dụng phương pháp
này vào dạy văn ở nước ta hiện nay có nhiều điều kiện tốt để thực hiện. Việc phổ
biến tri thức thi pháp học trong nhà trường đã có bề dày khoảng 20 năm. Từ
những vấn đề trên, kết hợp khát khao muốn khám phá cái hay, cái đẹp trong văn
học trung đại qua những tác phẩm của Nguyễn Khuyến và Tú Xương – là hai cây
đại thụ lớn của văn học trung đại, sáng tác của hai ông đã kết tinh nhiều giá trị
thời đại, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn
Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo hướng tiếp cận thi pháp. Với đề
tài này, chúng tôi muốn tìm đến một cách dạy thích hợp, mang tính khoa học và
nghệ thuật, góp phần nâng cao hiệu quả một giờ giảng dạy văn chương, hình
thành khả năng cảm thụ văn chương một cách toàn diện, từ đó bồi dưỡng cho học
sinh tình yêu đời với môn học này, chúng tôi mong muốn đề tài sẽ góp một phần
nhỏ vào quá trình hiện đại hóa việc dạy học môn Ngữ văn hiện nay.
2. Lịch sử nghiên cứu
Đề tài “Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học
phổ thông theo hướng tiếp cận thi pháp” được chúng tôi xem xét và nghiên cứu
lịch sử vấn đề theo hai hướng chính sau:
Thứ nhất: tìm hiểu những tài liệu nghiên cứu liên quan đến thi pháp học.
Thứ hai: tìm hiểu các tài liệu nghiên cứu liên quan đến con người và sự
nghiệp sáng tác của Nguyễn Khuyến và Tú Xương.
9
2.1. Thi pháp học
Một số tác giả nghiên cứu phương pháp giảng văn theo quan điểm tiếp cận
thi pháp thể loại, thể tài của tác phẩm. Có thể kể đến các công trình: Vấn đề giảng
dạy tác phẩm văn học theo loại thể (Trần Thanh Đạm - Chủ biên), Mấy vấn đề
phương pháp giảng dạy - nghiên cứu văn học dân gian (Hoàng Tiến Tựu), Mấy
vấn đề phương pháp dạy thơ văn cổ Việt Nam (Nguyễn Sĩ Cẩn), Tác phẩm trữ
tình và phương pháp giảng dạy (Nguyễn Thanh Hùng), Phân tích tác phẩm văn
học từ góc độ thi pháp (Nguyễn Thị Dư Khánh),... Nhìn bao quát, những công
trình này đều chủ yếu giới thiệu cách vận dụng đặc trưng thi pháp thể loại, thể tài
vào phân tích hình tượng, kết cấu, ngôn ngữ để làm sáng tỏ tư tưởng chủ đề và
giá trị nghệ thuật của tác phẩm trong khi giảng văn. Các tác giả nêu lên những
phương pháp, biện pháp giảng dạy cụ thể như: đọc, phân tích, giảng giải, rút ra
các khâu, các bước trong quá trình tìm hiểu, phân tích một tác phẩm thuộc thể
loại nhất định, còn cách thức trình bày trước học sinh chưa được nói đến. Cũng có
một vài tác giả cũng có chú ý tiếp cận, phân tích giảng văn trên bình diện thi pháp
tác phẩm nhưng chỉ như là gợi ra một hướng mở.
2.2. Nguyễn Khuyến và Tú Xương
Là hai tác gia trào phúng xuất sắc, con người và sự nghiệp sáng tác của
Nguyễn Khuyến và Tú Xương đã trở thành đối tượng nghiên cứu của lịch sử văn
học, phê bình văn học và lí luận văn học. Qua quá trình phân tích, tổng hợp,
chúng tôi có thể kể đến những công trình nghiên cứu về con người cũng như sự
nghiệp thơ văn của Nguyễn Khuyến và Tú Xương như sau:
2.2.1. Nguyễn Khuyến
Nguyễn Khuyến được biết đến với tư cách là một nhà thơ từ rất sớm, ngay
từ những năm đầu của thế kỷ XX. Thơ nôm của ông đã được giới thiệu trên tạp
chí Nam Phong và cuốn sách: Quốc văn trích diễm của Dương Quảng Hàm xuất
bản 1925 cũng đã giới thiệu 7 bài thơ nôm của Nguyễn Khuyến. Từ đó trở đi
Nguyễn Khuyến luôn là một nhà thơ được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.
10
Tiếp sau Quốc văn trích diễm của Dương Quảng Hàm thì trong cuốn sách nổi
tiếng Việt Nam Văn học sử yếu (Nha học chính Đông Pháp xuất bản . H. 1943) đã
xếp Nguyễn Khuyến vào hàng ngũ các nhà thơ trào phúng nổi tiếng của văn học
dân tộc. Hay trong cuốn Văn thơ Nguyễn Khuyến (Bộ Giáo dục xuất bản. H.
1957) còn phong cho ông là một nhà thơ trào phúng Việt Nam có tiếng cười độc
đáo. Bộ sách Văn học sử quan trọng nhất của văn học cổ trung đại Lược thảo lịch
sử văn học Việt Nam (gồm 3 tập của nhóm Lê Quý Đôn, Xây dựng xuất bản. H.
1957) đã dành 20 trang để nghiên cứu về Nguyễn Khuyến với tư cách là một nhà
thơ trào phúng lớn. Bài viết của Nguyễn Huệ Chi cũng có những nhận xét về con
người Tam Nguyên Yên Đổ: con người đó cũng không quên nhìn lại mình tự vấn
mình như một kẻ sỹ chân chính thầm để những giọt nước mắt chảy vào trong và
đành cười nhạo thân phận lơ láo tỉnh say, say tỉnh của mình. Sự đa dạng và thống
nhất trên quá trình chuyển động của một phong cách và dấu hiệu chuyển mình
của tư duy thơ dân tộc. Bài Nguyễn Khuyến trong bối cảnh văn hoá xã hội Việt
Nam cuối thế kỷ XIX đầu XX của tác giả Trần Quốc Vượng ( Theo thi hào
Nguyễn Khuyến đời và thơ) cho thấy sau khi chán ngán quan trường, Nguyễn
Khuyến cáo quan về quê làm một cụ nghè sống cuộc đời như “phỗng đá”, “anh
giả điếc”, “mù loà”, “mẹ mốc”, “gái goá”. Sống như vậy dường như nhà thơ
muốn chạy trốn cuộc đời, chạy trốn giai cấp mà ông đã phục vụ quá nửa đời
mình. Riêng về mảnh đất thi pháp học về tác giả, Trần Đình Sử cũng đã có bài
nghiên cứu về nhà thơ Tam nguyên Yên Đỗ đăng trong tập sách “Thế giới nghệ
thuật thơ” của ông. Bài viết của giáo sư Trần Đình Sử có tính chất khoa học sâu
sắc và có ý nghĩa như là bước định hướng về việc nghiên cứu sâu rộng hơn tác giả
Nguyễn Khuyến đối với những ai quan tâm đến tác gia văn học trung đại này. Bài
viết “Thơ Nguyễn Khuyến, từ quan niệm nghệ thuật về con người đến không –
thời gian nghệ thuật” của tác giả Hoàng Dục cũng tiếp cận thơ Nguyễn Khuyến từ
thi pháp.
2.2.2. Tú Xương
11
Những công trình, bài nghiên cứu chuyên luận về tiểu sử, sự nghiệp của Tú
Xương như: Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII – hết thế kỷ XIX của
Nguyễn Lộc (phần viết về Tú Xương), Tú Xương – tác phẩm và giai thoại của Đỗ
Huy Vinh, Thơ Tú Xương của Phạm Vĩnh, Trần Tế Xương về tác gia và tác phẩm
của Nguyễn Văn Sỹ,… Những công trình, bài viết đánh giá, bình luận về nội
dung, nghệ thuật qua các sáng tác của Tú Xương, nổi lên như: Thơ văn Trần Tế
Xương – tác phẩm và lời bình của Tuấn Thành, Anh Vũ, các bài viết chuyên luận
“Thơ văn Tú Xương” của Đỗ Đức Hiểu, “Nghệ thuật Tú Xương” của Trần Thanh
Mai – Trần Tuấn Lộ, “Hiện thực và trữ tình trong thơ Tú Xương” của Nguyễn
Tuân… Riêng về thi pháp học, tác giả Hồ Giang Long với cuốn sách Thi pháp
thơ Tú Xương. Trong cuốn sách này, tác giả Hồ Giang Long đã đưa ra các phạm
trù về thi pháp như quan niệm về con người, không gian nghệ thuật, giọng điệu
trong thơ Tú Xương.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu cũng như chuyên luận đều mang tính
khoa học cao và góp phần làm sáng lên giá trị nghệ thuật, giá trị nội dung hiện
thực, trữ tình trong thơ Nguyễn Khuyến và Tú Xương. Ở đó con người và tác
phẩm của Nguyễn Khuyến và Tú Xương được khẳng định và phân tích. Các công
trình, bài viết nghiên cứu đã giúp tôi có định hướng để tiếp tục nghiên cứu đề tài
nhằm hoàn thành đề tài có chất lượng hơn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Với đề tài: Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung
học phổ thông theo hướng tiếp cận thi pháp nhằm góp phần đổi mới phương pháp
dạy học Ngữ Văn, nâng cao hiệu quả giảng dạy qua đó bồi dưỡng năng lực nhận
thức và tình yêu đối với văn học của học sinh, luận văn xin đề xuất phương pháp
dạy hai bài thơ cụ thể: Thu điếu (Nguyễn Khuyến) và Thương vợ (Tú Xương)
trong chương trình Ngữ văn 11, ban cơ bản.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
12
Để thực hiện được mục đích nghiên cứu, chúng tôi xác định đề tài có
những nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu sau đây:
- Giải quyết một số vấn đề lý luận về thi pháp học, thi pháp thơ trung đại, thi pháp
thơ Nguyễn Khuyến và thi pháp thơ Tú Xương.
- Tìm hiểu thực trạng dạy học tác phẩm thơ trung đại
- Đề xuất phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận thi pháp.
- Thiết kế thể nghiệm giáo án bài Thu điếu của Nguyễn Khuyến và Thương vợ
của Tú Xương theo hướng tiếp cận thi pháp.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những đặc trưng thi pháp học, thi pháp văn
học trung đại, thi pháp Nguyễn Khuyến và thi pháp Tú Xương.
+ Định hướng đổi mới dạy bài Thu điếu của Nguyễn Khuyến và Thương vợ của Tú
Xương.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Nghiên cứu lí luận về dạy học tác phẩm văn chương theo hướng tiếp cận thi pháp.
+ Vận dụng vào dạy Thu điếu của Nguyễn Khuyến và Thương vợ của Tú Xương.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp so sánh, thống kê, phân tích.
- Phương pháp khảo sát, thực nghiệm .
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, luận văn
được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài
Chương 2: Thực trạng dạy học thơ trung đại trong nhà trường trung học phổ
thông hiện nay và định hướng đổi mới từ hướng tiếp cận thi pháp
Chương 3: Thực nghiệm dạy bài “Thu điếu” (Nguyễn Khuyến) và “Thương vợ”
(Tú Xương) từ hướng tiếp cận thi pháp
13
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Một số vấn đề về thi pháp học
1.1.1. Khái niệm về thi pháp học
Từ việc hiểu thi pháp theo nhiều cách khác nhau nên hiện nay cũng có rất
nhiều cách hiểu về thi pháp học. Có ý kiến cho rằng thi pháp học là khoa học
nghiên cứu thi pháp. Có ý kiến lại cho rằng thi pháp học nghiên cứu hình thức
nghệ thuật của văn học và từ hình thức chỉ ra nội dung văn học. Hay thi pháp học
là khoa học nghiên cứu văn học như một nghệ thuật. Hay "Thi pháp học là khoa
học nghiên cứu thi ca (văn học) với tư cách là một nghệ thuật." (V. Girmunxki).
Todorop trong công trình Thi pháp học (1975) định nghĩa thi pháp là những quy
tắc chung mà người ta sử dụng để sáng tác ra tác phẩm văn học cụ thể.
Vinogradop xác định “Thi pháp học là một khoa học nghiên cứu các hình thức,
các dạng thức, các phương tiện, phương thức tổ chức tác phẩm sáng tác ngôn từ,
các kiểu cấu trúc, các thể loại tác phẩm nhằm nắm bắt … không chỉ là các hiện
tượng của ngôn từ văn học, mà còn là bản thân các phương diện hình tượng
khác nhau nhất của cơ cấu tác phẩm văn học và sáng tác văn học dân gian”(
Phong cách học, Lí luận ngôn từ văn học, Thi pháp học M.,1963). Trần Đình Sử
đã đưa ra định nghĩa về thi pháp học như sau : “Thi pháp học là bộ môn nghiên
cứu tất cả mọi phương diện của hình thức nghệ thuật, mọi nguyên tắc, phương
tiện tạo thành nghệ thuật cũng như sự vận động, phát triển lịch sử của chúng”
[16; 8 ]. Từ điển thuật ngữ văn học ( Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc
Phi) định nghĩa “Thi pháp học là khoa học nghiên cứu thi pháp, tức là hệ thống
các phương thức, phương tiện, thủ pháp biểu hiện đời sống bằng hình tượng nghệ
thuật trong sáng tác văn học. Mục đích của thi pháp học là chia tách và hệ thống
hóa các yếu tố của văn bản nghệ thuật tham gia vào sự cấu thành thế giới nghệ
thuật, ấn tượng thẩm mĩ và chiều sâu phản ánh của sáng tác nghệ thuật”.[6; 304]
14
Từ những định nghĩa nêu trên, ta có thể thống nhất cách hiểu về thi pháp
học như sau: thi pháp học là một bộ môn khoa học đặc thù nghiên cứu thi pháp,
tức nghiên cứu các phương tiện nghệ thuật tạo nên tác phẩm nghệ thuật ngôn từ
trong sự thống nhất toàn vẹn của nó.
1.1.2. Các bình diện thi pháp cơ bản trong sáng tạo văn học
Từ cách hiểu về thi pháp học như trên, vậy dạy một tác phẩm văn học theo
hướng thi pháp học cần chú ý 6 bình diện thi pháp trong sáng tạo văn học:
1.1.2.1. Thi pháp nhân vật
Nhân vật là hình tượng trung tâm của tác phẩm. Thi pháp học xem xét nhân
vật ở ba khía cạnh: tính cách nhân vật, quan niệm nghệ thuật về con người, nghệ
thuật tả nhân vật.
+ Nhân vật và sự miêu tả nhân vật: con người là đối tượng miêu tả chủ yếu của
văn học trong các phương thức trữ tình, tự sự và kịch dù trực tiếp hay gián tiếp.
Nhân vật có tên Kiều hoặc Kim Trọng hoặc không có tên như mụ dì ghẻ, tiểu
đồng, ông quán. Nhân vật được sáng tạo, hư cấu để khái quát và biểu hiện tư
tưởng, thái độ đối với cuộc sống. Ca ngợi nhân vật là ca ngợi cuộc đời, lên án
nhân vật là phê phán đời. Xót xa cho nhân vật là xót xa đời. Tìm hiểu nhân vật là
tìm hiểu về cuộc đời và con người, tìm hiểu tư tưởng tình cảm của tác giả đối với
con người.
Trong thơ trữ tình, có nhân vật trữ tình: con người tự bộc lộ nỗi niềm trước
cuộc sống. Trong kịch, con người tự bộc lộ qua hành động ngôn ngữ của mình.
Trong tác phẩm tự sự (truyện, kí) nhân vật là con người được kể, tả ra bằng lời
của nhà văn.
Nói chung, nhân vật được miêu tả bằng các phương tiện văn học, tức bằng
ngôn từ. Miêu tả bao gồm tả cảnh ngụ tình, diễn tả cảm xúc, tường thuật, kể sự
việc… gọi chung là hình thức của văn học.
Miêu tả trong văn học khác với miêu tả trong các khoa học khác thường chỉ
cần đạt sự chính xác, khách quan. Ở đây miêu tả nhằm hai mục đích: gợi ra hiện
15
tượng cuộc sống và gợi ra sự cảm thụ và bộc lộ cái nhìn của tác giả. Từ đó nhà
văn thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người.
+ Quan niệm nghệ thuật về con người là nguyên tắc cảm nhận thẩm mĩ khi xây
dựng nhân vật. Quan niệm đó chi phối nhà văn khi miêu tả nhân vật và các bộ
phận khác của tác phẩm (kể cả lời dẫn truyện.v.v..). Đây là kiểu thi pháp cơ bản
nhất của văn học nghệ thuật. Thực tế có hai quan niệm về con người: một là con
người như một phạm trù tư tưởng, chính trị, đạo đức xã hội; hai là con người như
một phạm trù thẩm mĩ. Quan niệm thứ hai chủ yếu là quan niệm của văn nghệ sĩ.
Nàng Kiều là nhân vật có nội tâm phong phú nhưng nàng chỉ biết nhớ người thân
trong hiện tại, không ưa sống trong hồi tưởng và sống với quá khứ như các nhân
vật tiểu thuyết hiện đại sau này. Đó là do quan niệm nghệ thuật về con người của
Nguyễn Du chưa đạt tới như thời hiện đại.
Nghiên cứu thi pháp nhân vật khác với công việc phân tích nhân vật. Phân
tích nhân vật là chỉ ra các nội dung đựơc thể hiện trong nhân vật như tính cách,
ngoại hình, phẩm chất, niềm vui, nỗi buồn, lí tưởng… Trái lại khi nghiên cứu thi
pháp nhân vật, ta phải khám phá cách cảm nhận con người qua việc miêu tả nhân
vật. Tất nhiên, khi ta đã tìm hiểu thi pháp nhân vật thì việc phân tích nhân vật sẽ
sâu sắc hơn, toàn diện hơn.
1.1.2.2. Thi pháp không gian nghệ thuật
Không gian nghệ thuật là trường nhìn được mở ra từ một điểm nhìn, cách
nhìn. Mỗi tác phẩm có một không gian do tác giả lựa chọn và miêu tả. Là một
hiện tượng nghệ thuật, không gian nghệ thuật mang tính ước lệ giàu ý nghĩa cảm
xúc. Trong ngôn ngữ dân tộc, không gian đã được mã hoá thành ý nghĩa đời sống,
chẳng hạn “cao cả, thấp hèn, nông cạn, sâu sắc, thiên vị, chính trực, ngay thẳng,
quanh co, đại lượng, hẹp hòi…”. Người ta đã mượn ý niệm về không gian để
miêu tả con người. Đó là không gian nghệ thuật chung của mọi người. Mỗi nhà
văn nhà thơ lại chọn hoặc sáng tạo cho mình một không gian riêng. Không gian
nghệ thuật gồm có: không gian sự kiện, không gian bối cảnh, không gian tâm lý,
không gian kể chuyện .
16
1.1.2.3. Thi pháp thời gian nghệ thuật
Thời gian kể chuyện gồm có: thời gian được trần thuật (hình tượng thời
gian), và thời gian trần thuật (thời gian kể chuyện). Tìm hiểu hình tượng thời
gian, cần quan tâm ý nghĩa của các thời: quá khứ, hiện tại, tương lai, độ đo thời
gian của các nhân vật… Tìm hiểu thời gian trần thuật, cần lưu ý cấp độ thời gian
như: trật tự kể với thời gian sự kiện, thời lưu (độ dài các sự kiện được tính bằng
câu), tần xuất (số lần lặp lại). Các thủ pháp thời gian như: trì hoãn, giãn cách, đảo
tuyến, chêm xen, hoán vị, đồng hiện, bỏ lửng, che giấu, đón trước.
1.1.2.4. Thi pháp kết cấu văn bản
Kết cấu tác phẩm thực chất là tác giả mở lối cho người đọc đi vào dòng sự
kiện, dòng đời. Bố trí điểm nhìn cho công chúng sao cho dễ thấy được chiều rộng
và chiều sâu của câu chuyện nhằm thấy được ý nghĩa nhân sinh cần thiết cho con
người. Nói chung, nghệ thuật kết cấu tác phẩm văn học có mấy phương tiện sau:
+ Hệ thống hình tượng nhân vật, sự kiện và các chi tiết. Đó là sự sắp xếp tương
quan nhân vật chính phụ, chính diện – phản diện, lựa chọn và sắp xếp chi tiết,
tình tiết, hoàn cảnh, đồ vật sao cho ý nghĩa hình tượng nổi lên.
+ Hệ thống điểm nhìn và tổ chức văn bản. Tổ chức cái nhìn và hệ thống điểm
nhìn, trước hết cho chính mình. Điểm nhìn nghĩa là: câu chuyện diễn ra dưới con
mắt của ai (nhà văn/ nhân vật trữ tình/ nhân vật chính/ nhân vật phụ hoặc phối
hợp hai người kể). Mỗi điểm nhìn có ý nghĩa khác nhau mặc dù cùng một câu
chuyện ấy thôi. Hệ thống điểm nhìn đặt trong không gian và thời gian (nhìn từ
hiện tại hay quá khứ, nhìn về quãng thời gian nào? Thậm chí còn đứng ở tương
lai giả định nhìn về hiện tại hoặc quá khứ. Nhìn từ xa hay ở gần, trên cao xuống
hay dưới lên… Nhìn một cách chủ quan (từ trạng thái tâm lí) hay khách quan (ghi
chép, trần thuật kiểu phóng sự). Nói cách đơn giản là văn bản bắt đầu từ đâu? Có
hai kiểu mở đầu: văn học dân gian thường bắt đầu câu chuyện theo trình tự tự
nhiên, nhân quả. Văn học hiện đại có thể bắt đầu từ bất cứ điểm nhìn nào theo ý
đồ tác giả. Sau khi xác định điểm nhìn, tức xác định chủ thể kể chuyện thì văn
bản diễn ra theo ngôi thứ thích hợp (anh ấy, lão ta, hắn… ) với giọng điệu thân
17
mật hay nghiêm trang tuỳ quan hệ của người kể với nhân vật. Trong thơ trữ tình,
điểm nhìn từ bên trong và còn nương theo nguyên tắc âm nhạc nữa.
Hình thức kết cấu văn học rất đa dạng và cũng phụ thuộc vào thể loại, riêng
đối với thơ luật thì còn phải theo kết cấu định sẵn ví dụ thơ Đường luật, lục bát,
song thất lục bát. v.v… Sự tích cực chủ động sáng tạo của nhà văn làm phong phú
nhiều kiểu kết cấu thú vị.
1.1.2.5. Thi pháp chi tiết nghệ thuật
Mỗi hình tượng nghệ thuật được thêu dệt nên bằng nhiều chi tiết lớn nhỏ
khác nhau. Những đối tượng miêu tả như nhân vật, cảnh vật, môi trường… tạo
nên bằng hình dáng, đường nét, âm thanh, thuộc tính chọn lọc mà tác giả cho là
cần thiết nhất, quan trọng nhất, loại bỏ những cái rườm rà không cần thiết. Chi
tiết là những bộ phận nhỏ, tự nó đứng riêng thì không có ý nghĩa, nhưng khi kết
lại nó biểu hiện một ý nghĩa của tác phẩm. Chi tiết chính là điểm nhìn, thể hiện
quan niệm nghệ thuật và tâm hồn tác giả đối với đối tượng đó. Thi pháp học hiện
đại khám phá tính quan niệm qua hệ thống các chi tiết nghệ thuật của thế giới
nghệ thuật. Quan sát nhiều chi tiết cùng loại hoặc lặp đi lặp lại, ta thấy nó có một
lớp ý nghĩa nào đó – bởi tác giả quan tâm và rung cảm với nó. Các chi tiết nghệ
thuật bao gồm các loại màu sắc, âm thanh, đồ vật, đường nét, chất liệu…tạo thành
các thế giới nghệ thuật khác nhau về chất. Chi tiết nghệ thuật biểu hiện phẩm chất
thẩm mĩ của thế giới nghệ thuật và cũng biểu hiện niềm rung cảm của tác giả.
1.1.2.6. Thi pháp lời văn nghệ thuật
Lời văn nghệ thuật là thứ ngôn ngữ đặc biệt, được chưng cất hiện thực ngôn
ngữ toàn dân. Lời văn nghệ thuật khác với lời nói bình thường (phi nghệ thuật).
Lời văn nghệ thuật có tính hình tượng, mỗi lời đều là lời sáng tạo của nhà văn
nhằm hiện thực ý muốn của mình. Lời văn nghệ thuật có tính tổ chức cao, được
lựa chọn theo ý thích, thói quen và khả năng của nhà văn, từ âm thanh, từ ngữ,
nhịp điệu, đoạn và cả bài. Các phương diện của lời văn nghệ thuật là ngữ âm, từ
vựng, cú pháp, biện pháp tu từ.
18
Đặc điểm của lờ văn nghệ thuật nhà văn có một lời văn riêng. Đó là thi
pháp của tác giả, nghĩa là lời văn đã tạo ra một hệ thống lời văn độc đáo. Truyền
thống thi pháp cổ khi bình giảng họ chỉ đi tìm những “nhãn tự, thần cú” – có vẻ
ngẫu nhiên may mắn tác giả viết được câu hay, từ đắt mà làm cho bài thơ, văn
hay. Đến thi pháp học hiện đại lại đi tìm quan niệm của lối sử dụng lời văn ấy –
vì sao tác giả sáng tạo như thế?
Khi phân tích ngôn ngữ thơ, cần lưu ý nhạc điệu, các phương tiện và biện pháp tu
từ, cách dùng từ… Mỗi thể thơ đều có những quy định riêng về bút pháp thể hiện,
ví dụ trong thơ Đường luật đặc biệt là thơ thất ngôn tứ tuyệt, do đặc trưng là dung
lượng ngắn nên ngôn ngữ cực kì hàm súc, và thường có hiện tượng “nhãn tự”
(con mắt thơ- từ ngữ hay, “đắt”).
1.2. Thi pháp văn học trung đại
Văn học trung đại là một giai đoạn lớn trong lịch sử văn học nhân loại và
dân tộc. Văn học trung đại là một giai đoạn lớn trong lịch sử văn học nhân loại và
dân tộc. Văn học trung đại Việt Nam tính từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX là giai
đoạn hình thành và phát triển rực rỡ nhất của văn học Việt Nam, là giai đoạn hình
thành các truyền thống lớn về tưởng và nghệ thuật. Văn học trung đại Việt Nam
chiếm một phần không nhỏ trong chương trình phổ thông. Việc dạy văn học trung
đại sao cho có hiệu quả đang là mục tiêu phấn đấu của giáo viên các cấp. Để hiểu,
truyền thụ cái hay, cái đẹp của một tác phẩm văn học trung đại là một việc không
mấy dễ dàng. Để khám phá giá trị của một tác phẩm văn học trung đại đòi hỏi
giáo viên và học sinh phải có một kiến thức nền về môi trường văn hoá trung đại,
tư tưởng ý thức hệ chính thống thời trung đại, điển cố, điển tích, thể loại văn học
v.v.. Nói như vậy, có nghĩa là để hiểu được văn học trung đại chúng ta phải tiếp
cận từ thi pháp văn học trung đại. Văn học trung đại có thi pháp riêng của nó.
Nắm vững thi pháp văn học trung đại không chỉ có ý nghĩa giúp ta chiếm lĩnh sâu
thêm các tác phẩm văn học trung đại mà còn gián tiếp giúp ta làm sáng tỏ đặc
điểm văn học cổ đại và hiện đại trong thế đối sánh. Đặc trưng của thi pháp văn
học trung đại là:
19
1.2.1. Tính ước lệ
Văn học nghệ thuật không hoàn toàn là đời sống thực tại, không sao chép y
nguyên hiện thực. Tuy trong văn học mọi thời kì đều sử dụng ước lệ nhưng chỉ có
thời kì trung đại ước lệ mới được sử dụng một cách phổ biến, phức tạp và nghiêm
ngặt nên được coi là một đặc trưng về mặt thi pháp. Ước lệ là một quy ước của
cộng đồng người. Họ đặt ra những biểu tượng riêng để thay thế cho các sự vật,
hiện tượng trong cuộc sống thực. Trong nghệ thuật đó là quy ước chung của nghệ
sĩ và độc giả. Đó là khuynh hướng lí tưởng hoá để tạo ra một thế giới nghệ thuật
riêng khác với đời sống thực tại. Cái có thật đi vào nghệ thuật được cách điệu hoá
cao độ. Trong sự cách điệu hoá đó, thiên nhiên chính là chuẩn mực, là khuôn
vàng thước ngọc để đánh giá vẻ đẹp. Vì vậy, các nhà văn đều lấy thiên nhiên để
so sánh với con người để tôn vinh vẻ đẹp. Con người đẹp trong văn chương phải
là tóc mây, mày liễu, mặt hoa, gót sen, cử chỉ, dáng điệu như nghệ sĩ trên sân
khấu. Vì vậy, tả mỹ nhân thì làn thu thuỷ, nét xuân sơn, tóc như mây, da như
tuyết… và người đẹp phải đẹp đến nỗi nghiêng nước nghiêng thành hay chim sa
cá lặn, thậm chí Tây Thi mất vía, Hằng Nga giật mình. Cây cối trong văn chương
cũng thế, phải sang trọng như mai, lan, cúc, trúc, hay liễu, tùng, bách, thông…
bởi chúng là những biểu tượng để chỉ những phẩm chất, cốt cách, khí tiết của
người quân tử, của bậc trượng phu; nói đến người thì ngư, tiều, canh, mục; con
vật phổ biến là yến oanh, loan phượng, uyên ương, cò hạc.
Nói chung văn chương thời ấy đa số ước lệ, ít tả thực. Nếu có tả thực thì
chỉ dùng cho những nhân vật phàm tục, phản diện, phi mĩ học như Sở Khanh, Tú
Bà.
1.2.2. Tính quy phạm
Người trung đại quan niệm thời gian là tuần hoàn, đi hết một vòng rồi lại
quay trở về gốc. Vì thế, người ta hết sức coi trọng quá khứ, coi trọng sự khởi đầu,
coi trọng người già, người lớp trước (cổ nhân, tiền bối, tiên sinh). Xã hội hoàng
kim phải là thời Nghiêu Thuấn, chuẩn mực cái đẹp và chân lý cũng nằm ở quá
khứ. Vì thế, văn học trung đại đầy rẫy điển cố, điển tích. Mẫu mực của văn
20
chương là các tác giả đời trước như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị. Đó là tinh
thần sùng cổ, sùng thượng, sùng ngoại, suy tôn Thánh hiền, do vậy tạo tính quy
phạm trong văn học. Việc sử dụng những điển tích trên cũng nhằm mục đích lấy
xưa để nói nay, dùng việc cũ, người cũ để nói việc mới, chuyện nay. Khi sáng tác,
các tác giả cũng vay mượn đề tài, cốt truyện, môtip, có khi cải biên cốt truyện để
tạo nên một tác phẩm mới. Đây là sự tuân theo những kiểu mẫu, khuôn mẫu sẵn
có đó thành công thức.
1.2.3. Tính phi ngã
Thời phong kiến ý thức cá nhân chưa phát triển. Con người luôn được đặt
trong quan hệ ràng buộc với cộng đồng, họ hàng, tầng lớp. Chính vì thế, hôn nhân
không phải là chuyện riêng tư, tự nguyện của hai người mà là vấn đề môn đăng
hộ đối của hai gia đình, dòng họ. Người có văn hóa, giáo dục là người biết thu
nhỏ, hạ thấp “cái tôi” cá nhân của mình lại. Vì thế, trong văn học, yếu tố cá nhân
cũng bị dấu đi, khiến văn chương có tính phi ngã không có dấu ấn “cái tôi” cá
nhân. Nhà văn hiếm khi xưng “tôi”, xưng “ta”, không bộc lộ trực tiếp cảm xúc mà
dùng lối gián tiếp: tả cảnh ngụ tình. Nói chung, họ thường sử dụng các công thức
có sẵn để sáng tác. Tả anh hùng thì phải râu hùm, hàm én, vai năm tấc rộng, thân
mười thước cao, tả mĩ nhân thì làn thu thuỷ nét xuân sơn, hoa ghen, liễu hờn...
1.2.4. Thiên nhiên trong thơ văn trung đại
Trong văn chương xưa, thiên nhiên là yếu tố rất phổ biến và đóng vai trò
hết sức quan trọng trong việc biểu lộ tình cảm, ý chí của con người. Người xưa
coi thiên nhiên là một người bạn để họ tâm tình, thổ lộ. Thiên nhiên chưa được
nhìn nhận như là một khách thể, một hiện thực khách quan của cuộc sống có vẻ
đẹp, giá trị riêng. Thiên nhiên thường chỉ là công cụ, là tư liệu, là cái cớ để nhà
văn ngụ ý giáo huấn:
“Xuân qua trăm hoa rụng,
Xuân tới trăm hoa tươi.
Trước mắt việc đi mãi,
Trên đầu, già đến rồi.
21
Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết,
Đêm qua sân trước một nhành mai.”
(Mãn Giác)
Cành mai nở trước sân trong đêm cuối xuân vốn là hình ảnh rất đẹp về
đường nét, màu sắc, đặc biệt là bối cảnh. Nhưng có thể đó chỉ là một hình ảnh
ước lệ, một chi tiết hư cấu, một bông hoa nở từ trong tâm hồn thiền sư. Vì thế,
bông hoa ấy không được miêu tả hình xác thực mà chỉ xuất hiện như một công cụ
chuyển tải ý tưởng của nhà thơ: sự sống là bất diệt. Tuổi già, bệnh tật của con
người cũng giống như thời khắc xuân tàn của thiên nhiên không huỷ diệt được sự
sống. Từ đó dẫn đến việc miêu tả thiên nhiên theo bút pháp đặc biệt là không
miêu tả hình xác của cây cỏ núi sông mà thể hiện linh hồn của chúng, tả cảnh ngụ
tình. Thiên nhiên trở thành bình chứa những tượng trưng, ước lệ, ẩn ý.
1.2.5. Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật trong văn học trung đại
1.2.5.1 Thời gian nghệ thuật
Từ kinh nghiệm quan sát trực cảm thế giới người ta có hai nhận thức về
thời gian: thời gian của đời người, của cuộc sống hàng ngày là thời gian tuyến
tính, một đi không trở lại và thời gian của thiên nhiên, đất trời, vũ trụ là thời gian
chu kỳ, tuần hoàn, phi thời gian. Người xưa thường đặt hai loại thời gian này
trong thế đối sánh để làm nổi bật những nỗi niềm, triết lí, hoặc bi kịch của đời
người. Người xưa quan niệm thời gian tuyến tính là thời gian của cuộc đời trần
thế, phàm tục, chứa đầy hình ảnh, màu sắc cụ thể; thời gian chu kỳ là thời gian
của cõi trời, cõi tiên, thế giới thanh cao và bất tử, thấm đẫm tính chất đạo lý, triết
lý.
1.2.5.2. Không gian nghệ thuật
Không gian cũng như thời gian là hình thức tồn tại của thế giới và cuộc
đời. Trong ca dao, không gian chủ yếu là cảnh làng quê, bến nước, gốc đa, hàng
dâm bụt, cảnh sinh hoạt gần gũi thân thiết giản dị.
Trong thơ ca bác học, không gian trở nên trừu tượng hoặc ước lệ. Đó là
không gian vũ trụ vô tận mà cõi trần chỉ là nhỏ bé chật hẹp. Thiếu vắng không
22
gian xã hội cộng đồng và không gian lịch sử. Họ đi tìm núi cao, đám mây trôi,
một con hạc cô đơn, một tiếng chim hót báo hiệu vũ trụ, một bông hoa, một mái
chùa… còn thi nhân/ nhân vật trữ tình thì cô đơn, ngồi lặng, bó gối, hoặc tưới
hoa, ôm cần câu… Không gian tùy thuộc cảm hứng. Càng về sau, nhất là đến cuối
thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, không gian thơ mở rộng dần cho nhập cư thêm đủ
mọi loại người bình thường, tầm thường lẫn sang trọng trong xã hội, chẳng hạn
thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương.
Xét về kích thước không gian trong thơ cổ điển ta có thể phân loại như
sau: không gian lên cao - nơi thi nhân đến cho tâm hồn phóng khoáng, ý chí cao
xa, lánh cõi tục nhất thời để được tự do tư tưởng; không gian lữ thứ - quán trọ,
đường xa, cũng lánh đời, tự thử thách rèn luyện bản thân. Không gian nhỏ hẹp:
phòng văn, con thuyền cô độc, tấm rèm, song mai, song trúc. Thi nhân sống một
mình nhưng vẫn nghe ngóng, liên lạc với cuộc đời.
1.2.6. Con người trong văn thơ trung đại
Người xưa quan niệm con người là một phần của thế giới trong trục thiên –
địa – nhân. Vì thế cá nhân được thể hiện trong quan hệ với vũ trụ hơn là trong
quan hệ với xã hội. Thi đề quen thuộc của thơ trữ tình là con người một mình đối
diện, đàm tâm với thiên nhiên vũ trụ. Người anh hùng được nhắc đến với tầm vóc
sánh ngang vũ trụ:
Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu,
Tam quân tì hổ khí thôn ngưu.
(Phạm Ngũ Lão)
Toàn bộ xã hội trung đại được nhìn nhận trong một hệ thống tôn giáo đạo
đức. Cho nên con người luôn được nhìn nhận ở phương diện đạo đức luân lý. Vì
thế, văn chương xưa chia xã hội làm hai tuyến: thiện – ác, tốt – xấu. Mục đích,
chức năng nổi bật của văn chương xưa là giáo huấn:
Trai thời trung hiếu làm đầu
Gái thì tiết hạnh làm câu trau mình.
(Lục Vân Tiên)
23
Chính vì vậy con người sống theo luân lý đạo đức, theo lí trí thì được coi là chân
chính; còn những người sống theo xúc cảm thì bị chê trách. Vì sống theo quy tắc
đạo đức nên con người ngày xưa sống rất trọng tình nghĩa.
Con người thời trung đại không được sống theo cái tôi của riêng mình mà
bị trói buộc bằng những qui tắc, lễ giáo xã hội. Thủ pháp thể hiện tâm lý phổ biến
là thủ pháp ngoại hiện. Tiểu thuyết nặng về hành động, lời nói của nhân vật cùng
với sự kiện, cốt truyện hơn là khai thác tâm lý trực tiếp. Không có ngôn ngữ nhân
vật mà chỉ có lời người viết truyện đặt vào vai truyện. Độc thoại nội tâm theo
nghĩa đích thực lại càng không có. Chú ý đến con người xã hội hơn con người tự
nhiên, chú ý đạo đức hơn trí tuệ và bản năng. Con người do Trời sinh và chịu sự
chi phối của Trời về “tính” và “mệnh”. “Tính”: con người sinh ra vốn mang tính
thiện, sẵn mầm mống nhân, nghĩa, lễ, trí. Nhưng do hoàn cảnh mà nhiều khi bị
nhiễm tính ác vì vậy cần tu thân để hoàn thiện. “Mệnh”: giàu nghèo, sướng khổ,
sống chết là do số Trời. Nhưng con người phải tự chịu trách nhiệm về trí và ngu,
có đức và vô đức.
1.3. Một số vấn đề về thi pháp thơ Nguyễn Khuyến và thi pháp thơ Tú
Xƣơng
Nếu Nguyễn Khuyến giống như một dấu chấm cảm thán khẳng định tính cổ
điển có sức làm lay động lòng người của văn học trung đại vào giai đoạn cuối
cùng của thời kỳ văn học trung đại Việt Nam thì Tú Xương là người đầu tiên và
cũng là người cuối cùng, đã đưa được không khí thị dân tiền tư bản vào thơ. Là
người chập chững nghiên cứu “thi pháp học”, vì vậy trong luận văn này chỉ là
nghiên cứu bước đầu về thi pháp thơ Nguyễn Khuyến và thi pháp thơ Tú Xương.
Vì vậy, tôi không tìm hiểu thi pháp thơ Nguyễn Khuyến và thi pháp thơ Tú
Xương với tất cả những phạm trù thi pháp của nó, mà chỉ xoay quanh những
phạm trù mang tính đặc trưng.
1.3.1. Một số vấn đề về thi pháp thơ Nguyễn Khuyến
Là nhà thơ có tài năng về nhiều mặt đồng thời sống trong giai đoạn đất nước
có nhiều biến động, nhưng tài năng thơ văn của Nguyễn Khuyến vẫn tỏa sáng trên
24
thi đàn dân tộc. Đọc thơ Nguyễn Khuyến chúng ta sẽ cảm nhận sâu sắc về một
tâm hồn yêu nước sâu nặng nhưng cũng rất thầm kín và chân thành. Đóng góp
của ông tuy không rực rỡ như người anh hùng Nguyễn Trãi cũng không vang dội
như tên tuổi của đại thi hào Nguyễn Du với tuyệt tác Truyện Kiều nhưng cái tên
Nguyễn Khuyến đã gắn liền với “nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam” và
những dấu ấn riêng trong sáng tác của ông nhất là mảng thơ Nôm đường luật tạo
thành một dấu son trong nền văn học trung đại Việt Nam. Với phạm vi nghiên
cứu của đề tài, dựa trên kết quả nghiên cứu của tác giả Hoàng Dục tôi xin được
trình bày một số vấn đề sau về thi pháp Nguyễn Khuyến trong mảng thơ Nôm
đường luật.
1.3.1.1. Quan niệm nghệ thuật về con người
Trước hết, là một nhà thơ của văn học trung đại Việt Nam, nên quan niệm
nghệ thuật về con người của Nguyễn Khuyến không vượt ra khỏi phạm trù thi
pháp này của thơ ca thời đại ông. Thơ ông vẫn có con người vũ trụ lấy thiên nhiên
làm chuẩn mực của cái đẹp, con người của lí tưởng thẩm mĩ phong kiến và con
người siêu cá thể của nghệ thuật thơ ca. Con người ấy luôn luôn ấp ôm ước mơ,
hoài bão, lí tưởng kẻ sĩ Nho học. Con người thân danh mà chuẩn mực là trung
quân:
Ơn vua chưa chút đền công,
Cúi trông thẹn đất, ngửa trông thẹn trời.
(Ngày xuân dặn con cháu)
Thế nhưng, sau khi về Yên Đổ, nhà thơ đã có một quan niệm nghệ thuật về
con người rất khác rất lạ với trước đó. Về náu mình ở chốn quê vùng chiêm trũng
Hà Nam với tâm thế và tư thế “Đời loạn đi về như hạc độc”, nhà thơ khám phá sự
trống rỗng của con người của thời đại nước mất bấy giờ. Chính vì thế, trong thơ
mình ông đã trưng ra hình tượng nghệ thuật những con người ẩn dật, những con
người sống một cách vô nghĩa giữa thời đại trống vắng lí tưởng, một thời đại mà
lí tưởng cũ không còn có giá trị gì còn lí tưởng mới thì cũng không thấy tăm dạng
ở đâu. Ông nhận thức được giá trị của tài năng nhưng không biết đem tài năng
25
của mình đặt để ở đâu! Nguyễn Khuyến nhận thức rõ sự vô tích sự của vốn học
vấn, cái được xem như là tinh tuý nước nhà và là giá trị của con người trí thức
phong kiến. Ông không như một ai đó “hoài tài bất ngộ” mà nhận thức giá trị của
thực tài. Cái nhìn ấy khám phá được bản chất thực của con người thời Nguyễn
mạt.
Sách vở ích gì cho buổi ấy,
Áo xiêm nghĩ lại thẹn thân già.
( Ngày xuân dạy con cháu)
Con người ẩn dật nên âm thầm ôm nỗi buồn cô đơn, nỗi đau bất lực và cảm
nghe sự bất an đang dấy lên trong tâm hồn mình. Con người ấy cảm thức rõ sự lật
nhào của mọi giá trị trong thời đại mình.
Vua chèo còn chẳng ra gì,
Quan chèo bôi nhọ khác chi thằng hề.
( Lời vợ phường chèo )
Không còn con người vũ trụ, chẳng còn con người lí tưởng nho học mà chỉ
còn con người trống rỗng. Cho nên, con người đời thường cũng chẳng tốt đẹp gì
hơn. Trong thơ với cái nhìn sâu sắc tận ngọn nguồn bản chất con người thời đại,
Nguyễn Khuyến đã trưng ra trên bề mặt trang thơ của mình hình tượng những con
người gia tộc và con người xã hội đang có sự băng hoại mọi giá trị đạo đức và
rỗng toang, rỗng tuếch về tâm hồn và lí trí. Mừng ông lên lão bảy mươi thì: Tính
ông hay, hay tửu hay tăm, hay nước chè đặc, hay nằm ngủ trưa, dù đã bảy mươi
còn khoẻ mạnh, Nhà ông có, có bầu có bạn, có ván cơm xôi, có nồi cơm nếp, mở
ra một tiệc thấy linh đình. Bên cạnh đó ta lại bắt gặp trong thơ Nguyễn Khuyến
hình ảnh con người lo toan hạn hán, mất mùa, nước lụt, nợ nần. Cho dù họ nhẫn
nại số phận vẫn không mỉm cười với họ, ngược lại càng nhấn sâu thêm họ vào
vòng eo nghèo túng quẫn. Công nợ trả chưa xong thì lại phải rối bời trước thiên
tai:
26
Quai Mễ Thanh Liêm đã lụt rồi
Làng ta thôi cũng lụt mà thôi
( Nước lụt Hà Nam ).
Nguyễn Khuyến đã lí giải và đưa ra trong thơ mình một quan niệm con người mới
mẻ. Con người lí tưởng thì trống rỗng, con người đời thường thì bị quay mòng
trong vòng đen tối của đồng tiền thiên tai. Tuy vậy, trong cái nhìn nghệ thuật về
con người của nhà thơ vẫn ánh lên niềm tin về bản chất tốt đẹp của con người.
Đáng quý ở đây là, dù thế nào đi nữa con người ấy vẫn mãi là con người dân tộc.
Con người lặng lẽ giữa chốn thu quê nhà để cảm nghe sắc thu, gió thu, nhạc thu,
hồn thu đất nước trong “Năm gian nhà cỏ thấp le te” (Thu ẩm). Con người cũng
rất mộng mơ thả hồn nương theo bầu trời thu xanh ngắt, hoà nhịp cùng “lá vàng
trước gió khẽ đưa vèo” (Thu điếu), chập chờn chấp chới cùng “đóm lập loè” nơi
ngõ tối giữa đêm sâu.
Con người dân tộc là con người trọng tình. Có lẽ thế mà ta không ngạc
nhiên gì khi con người trong thơ Nguyễn Khuyến là con người thấm đẫm tình
cảm bè bạn quê hương. Con người mà sự sống và cái chết bao giờ cũng không
chia lìa cách bức với quê hương. Và cũng không bao giờ đánh mất tình cảm gia
đình.
1.3.1.2. Không gian nghệ thuật
Như trên đã nói, con người trong thơ Nguyễn Khuyến vẫn tiếp nối con
người vũ trụ trong thơ phương Đông, vì thế không gian nghệ thuật trong thơ ông
trước hết là không gian vũ trụ. Không gian vũ trụ bao bọc lấy con người. Con
người hài hoà với thế giới tạo vật, sống chung cùng tạo vật thiên nhiên. Con
người trú ngụ giữa thiên nhiên và thiên nhiên che chở, sẻ chia nỗi niềm cùng con
người.
Con người dân tộc, con người quê hương chỉ có thể ở giữa lòng dân tộc,
sống gắn kết với quê hương. Cho nên, không gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn
Khuyến cũng là không gian làng quê. Bước vào không gian thơ của nhà thơ ta
như sống giữa một vùng trời đất quen thuộc rất thực đậm sắc quê hương. Đấy là
27
một khu vườn quê thân thuộc qua bài Bạn đến chơi nhà, hay bức tranh thu rất đặc
trưng của đồng bằng Bắc Bộ như chùm thơ thu. Không gian có hồn nhưng tĩnh
lặng, nhuốm màu sắc tâm hồn và cảm xúc nghệ sĩ. Khác với không gian trừu
tượng, mang tính ước lệ trong thơ trung đại trước ông hay thơ Đường, không gian
thơ của Nguyễn Khuyến là cái làng quê được ngắm nhìn từ một tâm hồn gắn bó,
nặng lòng quê hương và rung động của thi nhân. Không gian trong thơ ông bình
đạm, yên ắng nhưng vẫn phập phồng sự sống và đa chiều. Không gian làng quê
trong thơ Nguyễn Khuyến tràn đầy màu sắc ánh sáng. Nguyễn Khuyến cảm thức
không gian qua các giác quan của một trí tuệ sắc sảo và tâm hồn nghệ sĩ tinh tế.
Không gian làng quê trong thơ ông vì thế mà như một bức hoạ đồng quê tràn đầy
màu sắc và ánh sáng. Nguyễn Khuyến thường phết lên không gian cảnh vật
những gam màu lạnh và nhạt. Màu lạnh và nhạt thường thấy trong tranh thuỷ
mặc. Màu cảm xúc mơ màng và nhuốm tâm trạng bâng khuâng man mác. Có khi
bức tranh linh hoạt đổi màu từ sáng đến tối hoặc nửa sáng nửa tối gây cảm giác
mơ hồ, nhưng lột tả những biến thái tinh vi trong tâm hồn nhà thơ. Tâm hồn nhà
thơ như chông chênh giữa đôi bờ hư thực. Giữa gam màu nhạt ánh sáng u trầm,
nhà thơ chen ngang, điểm vài nét loè loẹt, đậm sáng khiến bức tranh linh hoạt, có
hồn nhưng ý nghĩa nghệ thuật là gây cảm giác nỗi buồn lan thấm vào cảnh vật.
Đó là chiếc lá vàng thu, ánh trăng loe, đóm lập loè trong những bài thơ thu:
Làn áo lóng lánh ánh trăng loe
Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt
(Thu ẩm )
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
(Thu điếu )
1.3.1.3. Thời gian nghệ thuật
Tương ứng với không gian nghệ thuật và quan niệm con người đã trình bày
trên, trong thơ Nguyễn Khuyến vẫn tồn tại một thời gian vũ trụ và thời gian đời
28
thường.
- Thời gian chảy trôi miên viễn:
Nghĩ lại bực cho dòng nước chảy,
Đi đâu mà chảy cả ngày đêm
(Chơi chùa Long Đội )
Nhà thơ hoài niệm về một thời vàng son của triều đại phong kiến:
Khắc khoải sầu đưa giọng lửng lơ
Ấy hồn Thục đế chết bao giờ
Năm canh máu chảy đêm hè vắng
Sáu khác hồn tan bóng nguyệt mờ
Có phải tiếc xuân mà đứng gọi
Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ.
( Cuốc kêu cảm hứng )
Có khi là đứng giữa thời gian thực tại mà nhà thơ quay tìm trong dòng quá
khứ hình bóng đẹp đẽ, lộng lẫy của đất nước và một thuở bình an của chính tâm
hồn mình:
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái
Một tiếng trên không ngỗng nước nào
( Thu vịnh )
- Thời gian thực tại: Con người trong thơ Nguyễn Khuyến là con người quê kiểng
và cũng là con người đời thường. Nhà thơ cũng thoát khỏi những lo lắng của thực
tại cuộc sống như những người dân quê khác:
Năm nay cày cấy vẫn chân thua
Chiêm mất đằng chiêm mùa mất mùa
( Chốn quê )
Thời gian có khi đan xen, ranh giới giữa quá khứ hiên tại và tương lai rất
mơ hồ. Đấy là trường hợp bài thơ “Khóc Dương Khuê” hay “Thu ẩm”.
1.3.1.4. Nguyễn Khuyến – Sự phức điệu trào phúng với trữ tình
29
Thơ trào phúng của Nguyễn Khuyến, mặc dù mức đả kích sâu cay và tính
tập trung, cô đọng khác nhau, song trên phương diện lý tưởng thẩm mĩ và đặc
trưng nghệ thuật, phải nói đã tạo nên một giọng điệu riêng hết sức độc đáo. Thơ
trào phúng có khi vui đùa, châm biếm nhẹ nhàng, bỡn cợt hóm hỉnh: Gặp sư ni,
Thăm vợ cả, Bạn đến chơi nhà,... Có khi nhà thơ đả kích trực diện những lối sống
rởm đời, những kẻ làm tay sai cho giặc: Tiến sĩ giấy, Hỏi thăm quan Tuần mất
cướp, Tặng Đốc học Hà Nam,... Khi khác là tiếng nói cảm thán thương thân và
xót xa trước cả một thời đại: Uống rượu ở vườn Bùi, Hoài cổ, Hội Tây,... Chính
sự đan xen sắc thái trữ tình và trào phúng một cách uyển chuyển, sinh động trong
sáng tác của Nguyễn Khuyến theo nhiều cung bậc trên sẽ dẫn tới sự phức điệu.
Trong thơ trào phúng của Nguyễn Khuyến có thể xác định được một bộ
phận mà tính chất trào phúng dừng lại ở mức độ vui đùa hóm hỉnh. Bài thơ Gặp
sư ni là một ví dụ. Ngay những bài có tính chất vui đùa này, ẩn sau tiếng cười trào
phúng vẫn là những sắc thái trữ tình nổi bật. Hai yếu tố đó không độc lập với
nhau mà gắn bó mật thiết. Chất trữ tình khiến cho hình tượng trào phúng có chiều
sâu, và chất trào phúng ở trong nhiều tác phẩm, nhất là ở những bài thể hiện
những tình cảm đau thương mất mát lại làm nhẹ đi phần ai oán, nặng nề của
những tình cảm đó, hướng cái nhìn về thực tại, gây dựng lại niềm tin cuộc sống
như trong hai câu đối Vợ thợ nhuộm khóc chồng:
Thiếp kể từ lá thắm xe duyên, khi vận tía, lúc cơn đen, điều dại điều khôn nhờ bố
đỏ;
Chàng ở dưới suối vàng nghĩ lại, vợ má hồng con răng trắng, tím gan, tím ruột
với ông xanh.
Rõ ràng đằng sau tấn bi kịch đau đớn kia là một nụ cười đôn hậu, yêu
thương. Đó là cái nhìn nhân bản, khiến cho con người trong đau khổ vẫn thấy cần
phải tồn tại, phải sống cho những ngày sắp tới.
Nguyễn Khuyến còn luôn nhận thức và phát hiện ra những khuyết điểm của
người thân xung quanh mình và chính bản thân mình. Thái độ của tác giả là lòng
nhân hậu, là tình cảm phân đôi thương mà giận, giận mà thương... Như vậy, chính
30
cái nét đôn hậu trong nụ cười ý vị về cuộc sống đã hình thành một đặc điểm trong
thơ trào phúng của Nguyễn Khuyến tính mực thước, hài hòa giữa sắc thái trữ tình
và sắc thái trào phúng.
Cái tôi trữ tình tác giả góp phần tạo cho thơ trào phúng của Nguyễn Khuyến
có bản sắc độc đáo. Nhận thức ra sự bất lực của chính bản thân và cả lớp người
cùng thế hệ, Nguyễn Khuyến châm biếm, phê phán, chê trách những mặt hạn chế
của lớp người đó. Vì thế trong đối tượng bị phê phán kia có chính hình bóng con
người nhà thơ. Khi Nguyễn Khuyến chỉ trích ông phỗng đá bất lực, ngơ ngác
trước cuộc đời thì ngay sau đó nhà thơ có sự đồng cảm : Duyên hội ngộ là duyên
tuổi tác, chén chú, chén anh, chén tôi, chén bác (Ông Phỗng đá) ; khi nêu rõ mâu
thuẫn nội tâm đến thành xót xa của anh giả điếc thì đồng thời nhà thơ khẳng
định: Lối điếc ấy sau này em muốn học, lại còn khao khát, tự hào: Điếc như thế ai
không muốn điếc; khi châm biếm sâu cay các vị khoa bảng hư danh: Nghĩ rằng
đồ thật hóa đồ chơi (Tiến sĩ giấy) thì tác giả liên hệ sâu sắc tới bản thân mình:
Nghĩ mình lại gớm cho mình nhỉ, Thế cũng bia xanh cũng bảng vàng! (Tự trào);
còn khi Nguyễn Khuyến coi bọn vua quan như một phường chèo qua lời vợ anh
phường chèo thì cũng là lúc nhà thơ chua chát nhận ra rằng: Sách vở ích gì cho
buổi ấy – Áo xiêm nghĩ lại thẹn thân già (Ngày xuân dặn các con). Từ đây có thể
thấy rằng chính sự đồng cảm của tác giả với đối tượng nghệ thuật làm cho thơ
trào phúng của Nguyễn Khuyến trở nên chân thực hơn, ông gửi gắm vào đó tất cả
nỗi buồn thương và niềm tâm sự riêng.
Như vậy, chính sự xuất hiện và xâm nhập mạnh mẽ các yếu tố trữ tình vào
mảng thơ trào phúng chứng tỏ càng thấy rõ mặt trái của cuộc đời, càng khinh ghét
nó thì Nguyễn Khuyến càng đau buồn hơn, nhất là khi nhà thơ thấy bất lực trước
xu thế xã hội ngày càng trở nên đen bạc, trớ trêu. Nguyễn Khuyến tỏ ra vừa
thương, vừa giận thói đời, bọn người đời đã không còn giữ được bản tính chân –
thiện – mỹ nữa. Tâm trạng phân đôi, vừa giận vừa thương ấy có thể thấy rõ qua
câu đối Tặng người học trò cũ đi làm cho Tây :
Hay thật là hay đáo để ! Bảo một đàng quàng một nẻo;
31
Thôi thế thời thôi cũng được ! Phi đằng nọ tắc đằng kia.
Châm biếm, trào phúng mà sao tác giả còn độ lượng quá, nhân ái quá ! Phải
chăng Nguyễn Khuyến sinh ra vốn để làm một người nghệ sĩ gắn bó, yêu thương
con người và để thành nhà thơ trữ tình chỉ muốn hát những lời dịu ngọt. Nhưng
trước cảnh nhiễu nhương của xã hội, dòng thơ trữ tình Nguyễn Khuyến không thể
cuồn cuộn nổi lên những con sóng giận dữ. Chính chất trữ tình đã quy tụ, hướng
tâm mọi nguồn cảm hứng của Nguyễn Khuyến về một mối. Và có lẽ chính tấm
lòng đôn hậu, yêu thương con người đã làm cho thơ trào phúng của Nguyễn
Khuyến chưa thật sắc nhọn, đích đáng như lối thơ trào phúng của Tú Xương, Hồ
Xuân Hương.
1.3.2. Một số vấn đề về thi pháp thơ Tú Xương
Tản Đà – một nhà thơ nổi tiếng tài năng và "ngông" của giai đoạn sau đã
phải phát biểu: "Trong những thi sĩ tiền bối, tôi khâm phục nhất Tú Xương". Vũ
Trọng Phụng – nhà thơ hàng đầu trong những của những năm 30 cũng viết "Tú
Xương là bậc thần thơ thánh chữ". Sự nghiệp thơ của Tú Xương không chỉ được
đánh giá cao ở trong nước mà cả ở nước ngoài. Giáo sư Albert Smith (Anh) viết:
"Tú Xương xứng đáng đứng vào hàng những nhà thơ trào phúng lớn của thế
giới". Tiến sĩ văn chương Jean-Curier (Pháp) cũng cho rằng: "Trong bầu trời thơ
ca Việt Nam từ xưa đến nay, nếu chọn lấy năm ngôi sao sáng nhất thì Tú Xương
là một trong năm ngôi sao ấy". Bằng tiếng nói thông thường, bằng những câu cửa
miệng của người bình dân, Tú Xương sáng tác những tác phẩm đặc sắc. Đó là tài
nghệ của ông mà sau này chỉ có Nguyễn Bính sánh được. Tính chất trào phúng
vốn có nguồn gốc sâu xa trong bản tính của con người Việt Nam, đến Tú Xương
đã được sử dụng triệt để và tung hoành như một lợi khí sắc bén. Tiếng cười trong
thơ Tú Xương mạnh mẽ, luôn tạo nên những "cú chết bất ngờ" cho kẻ nào bị ông
đả kích.
Tú Xương, cũng như Vũ Trọng Phụng sau này, có biệt tài đưa những mảng
hiện thực gần như trần trụi của cuộc sống vào trong thơ văn, vậy mà lại tạo ra
được những tác phẩm hay đến mức thần tình.Tú Xương mất đã gần 90 năm
32
nhưng văn thơ của ông đối với chúng ta hôm nay vẫn gần gũi, vẫn sống động vô
cùng. Nỗi đau đời, những trăn trở riêng chung, tiếng cười đã kết tinh trong bút
pháp tài tình của ông tạo thành phong cách hết sức độc đáo đưa ông lên vị trí một
trong những nhà thơ lớn nhất của dân tộc. Sự tài tình, độc đáo đó được thể hiện
như sau:
1.3.2.1. Quan niệm về con người trong thơ Tú Xương
* Con người làm trò
Con người làm trò là con người không xuất hiện một cách bình thường, tự
nhiên như nó vốn có mà xuất hiện trong tư thế đang “diễn trò”, đang hài hước
hóa chính mình. Nếu ở Nguyễn Khuyến con người đã mất đi dáng vẻ nghiêm
trang, đạo mạo nhưng vẫn chưa thực sự xuất hiện như một con người làm trò.
Con người làm trò là một phương diện quan niệm độc đáo được Tú Xương thể
hiện từ những góc nhìn khác nhau. Có người làm trò để che đậy, lấp liếm đi một
điều gì đó; có người làm trò để mua vui, để cười đời; nhưng cũng có kẻ đang tự
biến mình thành một vai hề trong mắt người khác mà bản thân không nhận ra...
Tú Xương coi mọi cử chỉ, mọi hành động và mọi lời nói của một số người chẳng
qua chỉ là sự diễn trò, sự đóng vai giữa sân khấu cuộc đời để che đậy bản chất của
họ mà thôi như trong bài Hát tuồng :
Nào có ra chi một lũ tuồng,
Cũng hò, cũng hét, cũng y uông.
Dẫu rằng dối được đàn con trẻ,
Cái mặt bôi vôi nghĩ cũng buồn.
Ngay câu đầu tác giả đã lên tiếng mạt sát và phủ nhận. Bởi vì con người ở
đây không xuất hiện trong dáng vẻ bình thường mà đang tự lố bịch hóa bản thân,
cố làm đủ trò hò, hét, y tuông... để che đậy giá trị thật về nhân cách. Trong con
mắt nhà thơ, những người này chỉ là một lũ tuồng nhập vai vụng về, trơ trẽn,
không dối lừa được ai.
Trong số những nhân vật chủ động làm trò để che đậy bản chất, ta còn bắt
gặp những hình ảnh cụ thể hơn. Đấy là những bà luôn lên mặt phu nhân rồi nay
33
chùa này, mai chùa khác như quyết tâm tu thân nhưng thực chất thì "Ngón đĩ
thõa bà nào cũng nhất". Đấy là những tên "Khi thầy số, lúc thầy lang " để lừa lọc
nhưng ra đường vẫn "Thầy thầy tớ tớ xênh xang, Phong lưu đài các giống ông
hoàng".
Xã hội Việt Nam vốn chỉ quen với cái đẹp của yếm thắm quần thâm, áo dài
khăn đóng... Nhưng khi văn hóa phương Tây xâm nhập vào thì cách ăn mặc ấy bị
pha tạp và thay đổi. Do vậy trào lưu văn minh hóa đã làm nhà thơ khó chịu. Độc
đáo, thú vị nhất là chính Tú Xương tự biến mình thành một con người làm trò.
Ông hay nhập vai vào một ai đó để cười cợt. Cả đời long đong bút mực vẫn
không một lần có chỗ trong chốn quan trường. Nhà thơ tạm quên đi nỗi đau hỏng
thi để vào vai làm quan mà diễn trò trước mặt vợ con :
Một ngọn đèn xanh mấy quyển vàng,
Bốn con làm lính bố làm quan.
Câu thơ, câu phú, sưu cùng thuế,
Nghiên mực, nghiên son, tổng với làng.
Nước quạt chưa xong, con nhảy ngựa,
Trống hầu chưa dứt, bố lên thang.
(Quan tại gia)
* Con người hữu danh vô tài
Con người hữu danh vô tài là con người đỗ đạt, có chức tước, địa vị trong
bộ máy cai trị phong kiến nhưng kém về tài năng và học vấn. Cuộc đời Tú Xương
tuy ngắn ngủi nhưng ông lại chứng kiến một giai đoạn đổi thay sâu sắc chưa từng
có của lịch sử, xã hội. Một giai đoạn thời thế đảo điên, nho phong tàn tạ, sĩ khí
tiêu điều, bút lông thất thế, bút chì được thời. Có đồng tiền trong tay, ai giỏi xoay
xở, xu nịnh, giỏi nhịn nhục quỳ gối sẽ nghiễm nhiên có quyền cao chức trọng.
Các kỳ thi tuyển nhân tài vẫn cứ được mở đều đặn hàng năm, hàng kỳ nhưng đấy
không phải là nơi để đãi cát tìm vàng nữa. Hạng người hữu danh vô tài mọc lên
như nấm. Nếu Nguyễn Khuyến vô cùng thất vọng, chán ngán và buồn bực trước
sự vô thực, vô tài của con người hữu danh. Nhưng xét cho cùng ông là người
34
trong cuộc. Vì thế sự đả kích của ông rất sâu cay nhưng nhìn chung lời lẽ vẫn nhẹ
nhàng, chừng mực. Tú Xương lại khác, con người tài hoa này đã chấp nhận lận
đận một đời vời bút nghiên để mong có tên trong bảng vàng. Thế nhưng ước mơ
đó không bao giờ hiện diện. Mọi khổ đau, uất ức không thành danh được dồn nén
để cuối cùng ông trút lên hạng người hữu danh vô tài bằng những lời lẽ, mạt sát,
xỉ vả vô cùng cay độc.
* Con người trượt chuẩn
Con người trượt chuẩn là con người không còn tuân theo những chuẩn mực
vốn có đã hình thành từ truyền thống mà trượt ra ngoài mọi phép tắc đạo đức đã
được xã hội quy định. Con người trượt chuẩn theo Tú Xương, trước hết là con
người trượt ra khỏi vị trí, danh phận vốn có của mình. Nếu trước đây nhìn vào vẻ
bề ngoài là có thể xác định được vị trí, danh phận của con người thì bây giờ mọi
thứ đều đảo lộn. Đồng tiền có thể giúp một tên bợm già khoác lên mình cái vẻ
phong lưu đài các giống ông hoàng . Nếu trước đây những người có học vị được
xã hội trọng vọng thì bây giờ Ông nghè ông cống cũng nằm co . Trong khi đó, kẻ
vô học có thể tự xưng là thầy đồ và cũng làm oai như ai.
Nếu như trước đây việc đỗ đạt, việc được cờ biển vua ban chỉ đến với
người có tài thực thụ thì bây giờ kẻ bất tài cũng có thể đạt được vinh hạnh này :
Nghe văn mà gớm cho ông mãi,
Cờ biển vua ban cũng lạ đời...
(Ông tiến sĩ mới)
Tú Xương đã quan niệm xã hội mình đang sống là một xã hội mà hầu như
mọi tiêu chí để định giá con người đều trở nên vô nghĩa. Người ta không thể nhận
ra đâu là giá trị thật của họ nữa, trắng đen, sang hèn lẫn lộn. Nguyên nhân dẫn
đến tình trạng nói trên là do con người dựa vào sức mạnh đồng tiền để bước ra
khỏi vị trí của mình mà leo lên bậc cao hơn. Và khi đứng vào vị trí mới này buộc
họ phải diễn, phải nhập vai để che đậy giá trị thực của mình.
35
Con người trượt chuẩn theo Tú Xương còn là hiện tượng con người trượt ra
khỏi những chuẩn mực đạo đức qui định. Tầng lớp quan lại hèn hạ dùng sức
mạnh vật chất để tiến thân như trong bài Năm mới chúc nhau
Nho sĩ đánh mất cả cái tiết tháo cương trực thẳng thắn mà họ đã từng giáo
huấn :
Sĩ khí rụt rè gà phải cáo,
Văn trường liều lĩnh đấm ăn xôi.
(Than đạo học)
Thầy tu lợi dụng cửa Phật để làm điều phi pháp, biến nơi tôn nghiêm này
thành chốn hành lạc :
Thấp thoáng bên đèn, lên bóng cậu,
Thướt tha dưới án, nguýt sư ông.
Chị em thủ thỉ đêm thanh vắng,
Chẳng sướng gì hơn lúc thượng đồng.
(Ông sư và mấy ả lên đồng)
Quan lại, nho sĩ, thầy tu là ba bộ mặt tiêu biểu cho những chuẩn mực, phép
tắc đạo đức của xã hội. Nhưng giờ những con người ấy đã trượt ra khỏi những
chuẩn mực đạo đức tối thiểu mà mình phải có.
Tú Xương còn đi sâu miêu tả sự trượt chuẩn trong quan hệ giữa người với
người. Tú Xương thấy rõ sức mạnh của đồng tiền trong sự điều tiết quan hệ tình
cảm xã hội. Một khi chuẩn mực bên ngoài xã hội bị vi phạm thì trong gia đình
mọi nề nếp, kỷ cương của gia phong cũng đảo lộn. Vì đồng tiền mà cha con, vợ
chồng khinh nhau. Vì đồng tiền mà người ta trở nên ích kỷ, ác độc ngay cả với
chính vợ mình :
Nhà kia lỗi phép, con khinh bố,
Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng.
(Đất Vị Hoàng)
Bên cạnh sự chi phối của đồng tiền, Tú Xương còn phát hiện ra mối liên
quan giữa lối sống buông thả, hưởng lạc và sự trượt chuẩn của con người. Vì ham
36
thú vui xác thịt mà vợ không thủy chung với chồng. Tệ hại hơn, họ còn phạm
phải tội loạn luân như tằng tịu với con rể, với nhà sư :
Chép miệng bà nuôi to cái dại,
Phờ râu ông rể ẵm con so.
(Mẹ vợ với chàng rể)
Quan niệm con người trượt chuẩn đã tác động đến các yếu tố khác trong tư
tưởng và biện pháp nghệ thuật của Tú Xương. Tú Xương không hề ngần ngại tự
bôi nhọ mình. Ông chê cười người khác “vừa dốt lại vừa ngu” nhưng ông lại tự
nhận “ngơ ngơ ngẩn ngẩn, hóa ra đần”. Ông mỉa mai người khác “nghe văn mà
gớm cho ông mãi” nhưng cho mình là hạng “ sách vở mập mờ, văn chương lóng
ngóng”. Ông đả kích lối sống buông thả nhưng bản thân ông đã từng “Cao lâu
thường ăn quỵt, thổ đĩ lại chơi lường”… Sở dĩ Tú Xương tự bôi nhọ mình như
vậy là vì ông nhận thức rất rõ rằng: một khi mọi chuẩn mực, phép tắc đều bị vi
phạm, cá nhân nhà thơ tự biến thành một đối tượng trượt chuẩn, nhằm tạo cơ hội
thể hiện quan niệm nghệ thuật của mình và nhân đó mà phản ứng lại xã hội. Khi
con người đã trượt chuẩn thì bản thân nó không còn giá trị nữa. Chính điều này đã
khiến Tú Xương có cách xưng hô miệt thị chỉ là “thằng”, “đứa” theo tác giả Hồ
Giang Long, trong cuốn Thi pháp thơ Tú Xương, đã thống kê tần số các đại từ tỏ
ý miệt thị khoảng 50 lần. Ngoài ra, Tú Xương còn dùng một hệ thống cụm từ
mang nghĩa phủ định hoặc tỏ ý ngạc nhiên để gợi liên tưởng đến một sự thay đổi
nào đó: nào có ra gì, chẳng biết gì, chả hơn gì, nào có ra chi, người đâu như, cũng
lạ đời, ai ngờ, thoạt nhác trông ra ngỡ,… Hệ thống cụm từ ở trên đã tô đậm ấn
tượng về sự trượt chuẩn, sự mất phẩm giá của các nhân vật mà ông miêu tả.
Quan niệm con người trượt chuẩn thể hiện cái nhìn của Tú Xương trước
thời cuộc. Trượt chuẩn là dấu hiệu đầu tiên trong quá trình băng hoại về đạo đức
con người trước sự Âu hóa văn minh. Con người trượt chuẩn mà Tú Xương đề
cập sẽ trở thành con người tha hóa trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, Vũ
Trọng Phụng, Nam Cao,…
* Con người thị tài
37
Con người thị tài là con người tự đề cao tài năng của bản thân. Dù không
thành đạt nhưng con người thị tài trong nhà thơ vẫn luôn luôn trỗi dậy và nó giúp
nhà thơ ngẩng cao đầu mà cười cợt chứ không chịu cúi mình. Tú Xương đàm tiếu
nhiều về sự hỏng thi nhưng xem ra ông còn kín đáo cắt nghĩa nguyên nhân thất
bại của mình:
Văn chương ngoại hạn quan không chấm
(Gần Tết than việc nhà)
Qua cách lí giải ở trên, Tú Xương vẫn rất cao ngạo. Ông tự cho mình là thứ
văn “ngoại hạn”. Con người thị tài trong Tú Xương còn được thể hiện qua thái độ
mỉa mai của ông đối với những con người hữu danh vô tài. Để thể hiện con người
thị tài Tú Xương hay dùng đại từ “ông” qua đó khẳng định vị trí của mình cao
hơn đời: Ông trông lên bảng thấy tên ông, Ông nốc rượu vào ông nói ngông,
Ông thương, ông tiếc, hóa ông phiền…
1.3.2.2. Không gian nghệ thuật trong thơ Tú Xương
* Không gian trường thi
Trong sáng tác của Tú Xương, ông nhiều lần nhắc đến không gian trường
thi. Đây không phải ngẫu nhiên trong sáng tạo nghệ thuật. Qua thất bại của đời
mình và qua những gì ông thu thập được sau những lần “lều chõng”, Tú Xương
miêu tả không gian trường thi để thể hiện quan niệm trước cuộc đời. Không gian
trường thi là sự cắt nghĩa cho đời mình. Sau gần mười thế kỷ huy hoàng, đến thời
Tú Xương, Nho học Việt Nam suy tàn thảm hại trước cuộc xâm lăng của thực dân
Pháp. Ông đã từng than thở:
Đạo học ngày nay đã chán rồi,
Mười người đi học chín người thôi.
(Than đạo học)
Trong cảm nhận của Tú Xương, không gian trường thi là nơi gây ra oan
nghiệp của đời mình. Bởi vậy theo Nguyễn Tuân: “Hầu hết những phú và thơ Tú
Xương có dính đến chủ đề thi cử thường thấy trùm lên một màu ảm đạm” . Tú
Xương miêu tả không gian trường thi như một sự cắt nghĩa cho xã hội mà mình
38
đang sống. Không gian trường thi trong thơ Tú Xương chính là xã hội đương thời
thu nhỏ. Ở đây có sự nhố nhăng của buổi giao thời, sự xuống cấp, trượt chuẩn của
con người và đặc biệt có cả sự chế ngự của đồng tiền, tranh giành đầy phàm tục:
Hai đứa tranh nhau cái thủ khoa
(Khoa Canh Tý)
Qua sáng tác của Tú Xương, không gian trường thi còn là nỗi nhục mất
nước. Là dân của đất nước mất chủ quyền, Tú Xương cũng như bao người khác,
mang trong mình nỗi đau đớn tủi nhục của thân phận nô lệ và ông tìm cách thể
hiện tâm trạng này qua không gian trường thi. “Lễ xướng danh khoa thi Đinh
Dậu” và “Giễu người thi đỗ” là hai thi phẩm miêu tả cái nhục của thân phận nô
lệ khi bước vào không gian trường thi.
* Không gian tết
Đọc thơ xuân của Tú Xương ta không chỉ bắt gặp cảnh đón Tết tưng bừng
của thiên hạ mà còn thấy đồ Tết đầy ắp cả không gian: rượu cúc, trà sen, bánh
trưng, giò lụa,… Nhưng nhà thơ lại không nhằm tái hiện không khí Tết. Với cái
nhìn độc đáo, tác giả xem không gian Tết là không gian Tú Xương dành cho con
người làm trò trong thơ ông. Bởi vì hơn bất cứ ngày bình thường nào, trong ngày
Tết, những thói xấu, thói rởm đời, lố lăng, mới càng biểu hiện nổi bật. Nếu như
người đời mong đợi, háo hức với Tết bao nhiêu thì nhà thơ lại lạnh nhạt, hờ hững
và chán nản với nó bấy nhiêu. Nếu như người đời vẫn hi vọng, tin tưởng vào sự
thay đổi, sự khác lạ nào đó trong năm mới thì nhà thơ cho rằng :
Năm mới khác gì năm cũ, van người bán muối với mua vôi.
(Câu đối Tết)
Như vậy dù gắng gượng vui xuân cùng thiên hạ, tác giả cũng không thoát
ra khỏi bi kịch cuộc đời. Sao nhà thơ có thể vui vẻ đón Tết được trong cảnh nhà
nghèo, trong thất bại cay đắng của cuộc đời. Hơn nữa, Tú Xương cũng giống như
một số tác giả cùng thời, mang tâm trạng ưu thời mẫn thế nhưng cảm thấy cái bất
lực của mình, cái vô dụng của mình, vì không đánh giá được lực lượng của quần
39
chúng đấu tranh, vì thấy mình lẻ loi cô độc trước một lực lượng thống trị đàn áp
tưởng như quá mạnh, trước một đội ngũ Việt gian và tay sai quá đông.
* Không gian hưởng lạc
Không gian hưởng lạc trong thơ Tú Xương là những nơi ăn chơi nổi tiếng
thời bấy giờ như Hoàng Thao, Phố Giầy, Tràng Lạc, Viễn Lai,... Gắn với thứ
không gian hưởng lạc là thái độ chơi hết mình của nhà thơ. Tuy nhiên, Tú Xương
không hề coi vấn đề hưởng lạc là mục đích và triết lý sống của bản thân. Ông coi
ăn chơi là một thói xấu (Một trà một rượu một đàn bà. Ba thứ lăng nhăng nó hại
ta), do đó đã cường điệu lên để phản ứng lại xã hội.
* Không gian đêm tối
Không gian đêm tối là không gian của nỗi lòng, của tâm trạng. Cho nên
cũng là buồn chán bực bội, tức tối thường ngày khi vào đây thì không còn cái
ngoa ngoắt, ác ý, cay độc nữa. Tất cả được nhà thơ cảm nhận bằng chiều sâu của
tâm hồn, nhẹ nhàng, lắng đọng. Ta không còn nghe tác giả lớn tiếng chửi đời mà
chỉ còn nghe lời trách nhẹ nhàng qua ẩn ý:
Thiên hạ dễ thường đang ngủ cả,
Việc gì mà thức một mình ta.
(Chợt giấc)
Đêm tối đối với Tú Xương không chỉ là không gian đời tư giúp ông trở về
với con người thực mà còn là hình tượng nghệ thuật mang ý nghĩa ẩn dụ. Hình
ảnh bóng đêm trong thơ ông làm ta liên tưởng đến xã hội bế tắc không lối thoát
lúc bấy giờ. Không gian đêm tối đổ ập xuống cuộc đời người dân mất nước Tú
Xương. Nhưng điều đáng quý là giữa thăm thẳm mịt mù kia nhà thơ luôn tìm
cách thắp sáng.
1.3.2.3. Thơ Tú Xương – Giọng điệu và phương thức thể hiện
* Giọng tâm tình
Giọng điệu tâm tình sẽ nảy sinh khi nhà thơ có sự bộc lộ cái tôi trong lòng.
Tác giả chân thành tự đưa mình vào thơ như một khách thể và nói về mình một
cách tự nhiên:
40
Một tuồng rách rưới con như bố,
Ba chữ nghêu ngao vợ chán chồng.
(Thăm bạn nghèo)
Thơ trữ tình Tú Xương xuất hiện khá nhiều từ ngữ mang dấu ấn phong
cách khẩu ngữ. Khẩu ngữ xuất hiện khiến cho thơ Tú Xương mang tính tự nhiên,
bỗ bã, thân mật và gần gũi: con mụ (Tiền bạc phó thác cho con mụ kiếm), mẹ mày
(Hỏi mẹ mày rằng dốt hay hay – Thưng đấu nhờ trông một mẹ mày), mẹ đĩ (No
ấm chưa qua vành mẹ đĩ),…
Giọng tâm tình còn được biểu hiện qua việc sử dụng đậm đặc các đại từ
nhân xưng. Để thể hiện thế giới cảm xúc cũng như tâm trạng của nhân vật trữ
tình, tác giả đã sử dụng hàng loạt đại từ nhân xưng ở ngôi thứ nhất:
- Thế mà vẫn nghĩ rằng ta giỏi
- Ta nghĩ như ta có dại gì.
- Ta chẳng ra chi chớ đợi chờ.
...
Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng các đại từ ngôi thứ hai, ngôi thứ ba để bày tỏ
tâm trạng :
- Hay mình thấy tớ : nay Hàng Thao, mai Phố Giấy mà bụng mình ghen.
- Xưa nay em vẫn chịu ngài.
- Anh em đừng nghĩ Tết tôi nghèo.
- ...
* Giọng cười biến hóa
Phần lớn các nhà nghiên cứu đều xác định tiếng cười trong thơ ông không
phải tiếng cười đơn nhất một giọng mà là tiếng cười lắm cung bậc nhiều sắc thái.
Nguyễn Đình Chú cho rằng: Tú Xương làm cho tiếng cười trong thơ mình trở lên
đặc sắc vào loại nhất trong thơ ca dân tộc. Nói đặc sắc nhất cũng là để nói đến cái
bản sắc riêng, cái tính đa thanh lắm giọng. Đỗ Đức Hiểu khẳng định: giọng thơ
trào phúng của Tú Xương biến đổi nhiều vẻ từ bài này sang bài khác. Có những
nụ cười nhẹ nhàng, dí dỏm, những nụ cười mỉa mai, chua chát, độc địa, đập thẳng
41
vào bọn xu thời, cũng có tiếng cười đau lòng, cười ra nước mắt. Đúng vậy, thơ Tú
Xương có giọng cười biến hóa khôn lường. Tùy theo đối tượng, hoàn cảnh mà
nhà thơ có những cảm xúc và điệu cười khác nhau.
Tiếng cười trong thơ ông có khi hài hước bông lơn, có khi gay gắt dữ
dội như bài Để vợ chơi nhăng, lại có khi trữ tình và trào phúng đan xen vào nhau
như các bài: Lễ xướng danh khoa thi Đinh Dậu, Đi hát mất ô, Cảm Tết... Ở đây
những sắc thái cười nói trên không phải chỉ biến đổi qua từng bài mà còn thể hiện
tập trung trong một tác phẩm cụ thể. Mặc dù có sự biến hóa như vậy nhưng xuyên
suốt thơ ông vẫn nổi lên một giọng cười chủ đạo, không thể lẫn. Đó là tiếng cười
sắc sảo, dữ dội, cay độc và đáo để không giống như tiếng cười thâm thúy, nhẹ
nhàng, hóm hỉnh và chừng mực như Nguyễn Khuyến. Giọng điệu đó được biểu
hiện qua các yếu tố: kết cấu, cách sử dụng đại từ nhân xưng. Một số thủ pháp
nghệ thuật như chơi chữ, cường điệu, tương phản.
* Chất giọng dân gian
Chất giọng dân gian trong thơ Tú Xương được tạo nên từ các yếu tố sau
đây:
+ Sự tiếp thu hệ thống hình tượng nghệ thuật và hệ thống thành ngữ, tục ngữ. Bên
cạnh hệ thống hình tượng, thơ Tú Xương còn tiếp thu một khối lượng lớn thành
ngữ. Theo tác giả Hồ Giang Long trong Thi pháp thơ Tú Xương thì kết quả bước
đầu cho thấy, ông đã đưa gần 50 thành ngữ, tục ngữ vào trong thơ mình dưới
những dạng thức khác nhau. Có khi ông đưa chúng vào dạng nguyên vẹn. Có khi
ông rút lại chỉ còn hai, ba từ. Nhưng có lẽ độc đáo và ấn tượng nhất là các trường
hợp ông chia tách, đảo vị trí từ hoặc chen từ vào để thêm nghĩa:
- Lửa lồng lên chuột phải đùn ra (Cháy nhà ra mặt chuột)
- Được voi tấp tảnh lại đòi tiên (Được voi đòi tiên)
Tú Xương vận dụng tục ngữ, thành ngữ vào thơ nhằm hai mục đích chủ
yếu. Mục dích thứ nhất, ông mượn ngay nội dung của chúng trực tiếp làm ý diễn
đạt. Ở trường hợp này, các thành ngữ, tục ngữ có vai trò làm ý chính hoặc một
phần ý của câu, như: Văn trường liều lĩnh đấm ăn xôi; Chuyện dai như chão
42
rách; Đắt hàng như thể mớ tôm tươi; sinh năm đẻ bẩy được vuông tròn… Mục
đích thứ hai, ông dùng chúng để làm điểm tựa cho ý thơ. Ở đây, tác giả chỉ đưa ra
vài tín hiệu tối thiểu để cho người đọc thiết lập được câu thành ngữ cần liên
tưởng. Tài năng vận dụng ngôn ngữ dân tộc đã khiến cho thơ của tác giả trào
phúng này có một chất giọng dân gian khó lẫn.
+ Cách ví von so sánh
Ngoài việc vận dụng hình thức ví von so sánh có sẵn trong thành ngữ, Tú
Xương còn có cách diễn đạt riêng của mình:
- Râu rậm như chổi,
Đầu to tày giành.
- Đầu như lươn đất mà không lấm
- Cổ cong mặt lệnh người đâu thế.
Hệ thống hình ảnh so sánh trong thơ Tú Xương gần gũi với những gì thô
giáp, xù xì của cuộc sống thường nhật. Chính vì thế thơ ông không còn vẻ trang
trọng, kiểu cách và uyên bác thường thấy của văn học viết nữa mà mang một chất
giọng dân gian gần gũi và bình dị.
Tiểu kết
Thi pháp học là bộ môn khoa học vô cùng cần thiết cho hoạt động nghiên
cứu văn học nói chung và cho hoạt động dạy học tác phẩm văn chương trong nhà
trường nói riêng. Nó góp phần đưa môn Văn trong nhà trường trở về đúng nghĩa
một môn khoa học, đồng thời cũng là một bộ môn nghệ thuật. Việc vận dụng
những thành tựu khoa học của thi pháp học vào dạy học tác phẩm văn chương
trong nhà trường sẽ là một cách dạy hiện đại, phù hợp với xu thế phát triển của bộ
môn. Việc áp dụng lí thuyết của thi pháp học vào dạy một tác phẩm văn chương
cụ thể là một yêu cầu cấp thiết, nhất là khi nhìn vào thực trạng dạy học văn nói
chung và dạy học tác phẩm thơ trung đại nói riêng trong giai đoạn này, đó cũng là
một cách thay đổi tư duy dạy văn truyền thống đã và đang dần mất đi vị trí và vai
trò của mình trong hệ thống giáo dục quốc dân.
43
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG DẠY HỌC THƠ TRUNG ĐẠI TRONG NHÀ TRƢỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HIỆN NAY VÀ ĐỊNH HƢỚNG ĐỔI MỚI TỪ
HƢỚNG TIẾP CẬN THI PHÁP
2.1. Thực trạng dạy học thơ trung đại trong nhà trƣờng trung học phổ thông hiện
nay
2.1.1. Thực trạng dạy học thơ trung đại nói chung trong nhà trường trung học
phổ thông hiện nay
Để giải mã được nội dung, tư tưởng của tác phẩm cần thiết phải tiếp cận
hình thức nghệ thuật của nó. Bởi tác phẩm văn học là chỉnh thể thống nhất của hai
mặt hình thức và nội dung. Hình thức là sự biểu hiện của nội dung, là cách thể
hiện nội dung. Nội dung trong tác phẩm văn học cần phải được suy ra từ hình
thức, đó là “hình thức mang tính nội dung” (Trần Đình Sử). Vì vậy phương pháp
chủ yếu của thi pháp học là phương pháp hình thức, có thể hiểu “Phương pháp
hình thức là phương pháp phân tích các khía cạnh hình thức của tác phẩm văn
học nghệ thuật để rút ra ý nghĩa thẩm mĩ của nó” (Nguyễn Văn Dân). Khi tìm
hiểu một tác phẩm văn học chủ thể tiếp nhận cần phải nắm vững mối quan hệ
biện chứng giữa hình thức và nội dung bởi “Trong tác phẩm nghệ thuật, tư tưởng
và hình thức phải hòa hợp với nhau một cách hữu cơ như là tâm hồn và thể xác,
nếu hủy diệt hình thức thì cũng có nghĩa là hủy diệt tư tưởng và ngược lại cũng
vậy ” và “Khi hình thức là biểu hiện của nội dung thì nó gắn chặt với nội dung tới
mức là nếu tách nó khỏi nội dung có nghĩa là hủy diệt bản thân nội dung và
ngược lại tách nội dung ra khỏi hình thức, có nghĩa là tiêu diệt hình thức ” (
Belinxki) [11; 256]. Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy văn, không ít cách dạy,
cách học vi phạm nguyên tắc tách nội dung ra khỏi hình thức. Học tác phẩm văn
học nhưng thoát ly văn bản. Trong nhà trường phổ thông có rất nhiều hiện tượng
dạy tác phẩm văn chương nhưng lại tìm hiểu qua loa văn bản, học sinh học đôi
khi chỉ học lướt qua văn bản, giáo viên thì chỉ coi trọng tìm “ý”, vì thế mới có
tình trạng dạy thơ không cần thuộc, dạy truyện không không cần kể mà chỉ nêu ý
Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo hướng tiếp cận thi pháp : Luận văn ThS. Giáo dục học: 60 14 10
Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo hướng tiếp cận thi pháp : Luận văn ThS. Giáo dục học: 60 14 10
Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo hướng tiếp cận thi pháp : Luận văn ThS. Giáo dục học: 60 14 10
Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo hướng tiếp cận thi pháp : Luận văn ThS. Giáo dục học: 60 14 10
Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo hướng tiếp cận thi pháp : Luận văn ThS. Giáo dục học: 60 14 10
Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo hướng tiếp cận thi pháp : Luận văn ThS. Giáo dục học: 60 14 10
Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo hướng tiếp cận thi pháp : Luận văn ThS. Giáo dục học: 60 14 10

More Related Content

What's hot

Thi Hào Nguyễn Khuyến Đời Và Thơ.pdf
Thi Hào Nguyễn Khuyến Đời Và Thơ.pdfThi Hào Nguyễn Khuyến Đời Và Thơ.pdf
Thi Hào Nguyễn Khuyến Đời Và Thơ.pdfNuioKila
 
Tiểu Luận Sử Thi Mahabharata Của Ấn Độ
Tiểu Luận Sử Thi Mahabharata Của Ấn Độ Tiểu Luận Sử Thi Mahabharata Của Ấn Độ
Tiểu Luận Sử Thi Mahabharata Của Ấn Độ nataliej4
 
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM nataliej4
 
THI HÀO NGUYỄN KHUYẾN ĐỜI VÀ THƠ
THI HÀO NGUYỄN KHUYẾN ĐỜI VÀ THƠ THI HÀO NGUYỄN KHUYẾN ĐỜI VÀ THƠ
THI HÀO NGUYỄN KHUYẾN ĐỜI VÀ THƠ nataliej4
 
Phong Cách Thơ Haiku của Matsuo Basho, Yosa Buson và Kobayashi Issa
Phong Cách Thơ Haiku của Matsuo Basho, Yosa Buson và Kobayashi IssaPhong Cách Thơ Haiku của Matsuo Basho, Yosa Buson và Kobayashi Issa
Phong Cách Thơ Haiku của Matsuo Basho, Yosa Buson và Kobayashi IssaNguyễn Duy Bình
 
TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX
TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX
TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX nataliej4
 
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki MurakamiLuận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki MurakamiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết Thiện
Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết ThiệnSự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết Thiện
Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết ThiệnMan_Ebook
 
Giao trinh van hoc trung dai Viet Nam. Tap 1.pdf
Giao trinh van hoc trung dai Viet Nam. Tap 1.pdfGiao trinh van hoc trung dai Viet Nam. Tap 1.pdf
Giao trinh van hoc trung dai Viet Nam. Tap 1.pdfMan_Ebook
 
Truyện trinh thám Việt Nam từ góc nhìn thi pháp thể loại 6793117.pdf
Truyện trinh thám Việt Nam từ góc nhìn thi pháp thể loại 6793117.pdfTruyện trinh thám Việt Nam từ góc nhìn thi pháp thể loại 6793117.pdf
Truyện trinh thám Việt Nam từ góc nhìn thi pháp thể loại 6793117.pdfNuioKila
 

What's hot (20)

Luận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAYLuận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
 
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAYĐặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
 
Luận văn: Ảnh hưởng nhân sinh quan của Lão - Trang, HAY, 9đ
Luận văn: Ảnh hưởng nhân sinh quan của Lão - Trang, HAY, 9đLuận văn: Ảnh hưởng nhân sinh quan của Lão - Trang, HAY, 9đ
Luận văn: Ảnh hưởng nhân sinh quan của Lão - Trang, HAY, 9đ
 
Thi Hào Nguyễn Khuyến Đời Và Thơ.pdf
Thi Hào Nguyễn Khuyến Đời Và Thơ.pdfThi Hào Nguyễn Khuyến Đời Và Thơ.pdf
Thi Hào Nguyễn Khuyến Đời Và Thơ.pdf
 
Tiểu Luận Sử Thi Mahabharata Của Ấn Độ
Tiểu Luận Sử Thi Mahabharata Của Ấn Độ Tiểu Luận Sử Thi Mahabharata Của Ấn Độ
Tiểu Luận Sử Thi Mahabharata Của Ấn Độ
 
Luận văn: Tiểu thuyết di dân Việt Nam của các nhà văn nữ, HAY
Luận văn: Tiểu thuyết di dân Việt Nam của các nhà văn nữ, HAYLuận văn: Tiểu thuyết di dân Việt Nam của các nhà văn nữ, HAY
Luận văn: Tiểu thuyết di dân Việt Nam của các nhà văn nữ, HAY
 
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
 
THI HÀO NGUYỄN KHUYẾN ĐỜI VÀ THƠ
THI HÀO NGUYỄN KHUYẾN ĐỜI VÀ THƠ THI HÀO NGUYỄN KHUYẾN ĐỜI VÀ THƠ
THI HÀO NGUYỄN KHUYẾN ĐỜI VÀ THƠ
 
Phong Cách Thơ Haiku của Matsuo Basho, Yosa Buson và Kobayashi Issa
Phong Cách Thơ Haiku của Matsuo Basho, Yosa Buson và Kobayashi IssaPhong Cách Thơ Haiku của Matsuo Basho, Yosa Buson và Kobayashi Issa
Phong Cách Thơ Haiku của Matsuo Basho, Yosa Buson và Kobayashi Issa
 
TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX
TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX
TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX
 
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh ChâuLuận văn: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
 
Luận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đ
Luận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đLuận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đ
Luận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đ
 
Đề tài: Truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến nay (nhìn từ góc độ thể loại)
Đề tài: Truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến nay (nhìn từ góc độ thể loại)Đề tài: Truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến nay (nhìn từ góc độ thể loại)
Đề tài: Truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến nay (nhìn từ góc độ thể loại)
 
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki MurakamiLuận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
 
Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết Thiện
Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết ThiệnSự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết Thiện
Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết Thiện
 
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
 
Giao trinh van hoc trung dai Viet Nam. Tap 1.pdf
Giao trinh van hoc trung dai Viet Nam. Tap 1.pdfGiao trinh van hoc trung dai Viet Nam. Tap 1.pdf
Giao trinh van hoc trung dai Viet Nam. Tap 1.pdf
 
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY, 9đ
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY, 9đLuận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY, 9đ
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY, 9đ
 
Truyện trinh thám Việt Nam từ góc nhìn thi pháp thể loại 6793117.pdf
Truyện trinh thám Việt Nam từ góc nhìn thi pháp thể loại 6793117.pdfTruyện trinh thám Việt Nam từ góc nhìn thi pháp thể loại 6793117.pdf
Truyện trinh thám Việt Nam từ góc nhìn thi pháp thể loại 6793117.pdf
 
Luận văn: Số đỏ và kỹ nghệ lấy tây của Vũ Trọng Phụng, HAY, 9đ
Luận văn: Số đỏ và kỹ nghệ lấy tây của Vũ Trọng Phụng, HAY, 9đLuận văn: Số đỏ và kỹ nghệ lấy tây của Vũ Trọng Phụng, HAY, 9đ
Luận văn: Số đỏ và kỹ nghệ lấy tây của Vũ Trọng Phụng, HAY, 9đ
 

Similar to Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo hướng tiếp cận thi pháp : Luận văn ThS. Giáo dục học: 60 14 10

Dạy học các trích đoạn truyện kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại cho học s...
Dạy học các trích đoạn truyện kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại cho học s...Dạy học các trích đoạn truyện kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại cho học s...
Dạy học các trích đoạn truyện kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại cho học s...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Dạy học các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại...
Luận văn: Dạy học các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại...Luận văn: Dạy học các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại...
Luận văn: Dạy học các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Tích hợp rèn kỹ năng sống cho học sinh trong dạy học thơ trữ tình hiện đại vi...
Tích hợp rèn kỹ năng sống cho học sinh trong dạy học thơ trữ tình hiện đại vi...Tích hợp rèn kỹ năng sống cho học sinh trong dạy học thơ trữ tình hiện đại vi...
Tích hợp rèn kỹ năng sống cho học sinh trong dạy học thơ trữ tình hiện đại vi...jackjohn45
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Khóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn Khuyến
Khóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn KhuyếnKhóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn Khuyến
Khóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn KhuyếnDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
DẠY TRUYỆN KIỀU TỪ GÓC ĐỘ KHAI THÁC ẨN DỤ- HOÁN DỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM N...
DẠY TRUYỆN KIỀU TỪ GÓC ĐỘ KHAI THÁC ẨN DỤ- HOÁN DỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM N...DẠY TRUYỆN KIỀU TỪ GÓC ĐỘ KHAI THÁC ẨN DỤ- HOÁN DỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM N...
DẠY TRUYỆN KIỀU TỪ GÓC ĐỘ KHAI THÁC ẨN DỤ- HOÁN DỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM N...NuioKila
 
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...NuioKila
 

Similar to Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo hướng tiếp cận thi pháp : Luận văn ThS. Giáo dục học: 60 14 10 (20)

Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đDạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
 
Dạy học các trích đoạn truyện kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại cho học s...
Dạy học các trích đoạn truyện kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại cho học s...Dạy học các trích đoạn truyện kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại cho học s...
Dạy học các trích đoạn truyện kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại cho học s...
 
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, HAY
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, HAYLuận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, HAY
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, HAY
 
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, 9đ
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, 9đLuận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, 9đ
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, 9đ
 
Luận văn: Dạy học các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại...
Luận văn: Dạy học các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại...Luận văn: Dạy học các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại...
Luận văn: Dạy học các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại...
 
Tích hợp rèn kỹ năng sống cho học sinh trong dạy học thơ trữ tình hiện đại vi...
Tích hợp rèn kỹ năng sống cho học sinh trong dạy học thơ trữ tình hiện đại vi...Tích hợp rèn kỹ năng sống cho học sinh trong dạy học thơ trữ tình hiện đại vi...
Tích hợp rèn kỹ năng sống cho học sinh trong dạy học thơ trữ tình hiện đại vi...
 
Luận văn: Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đ
Luận văn: Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đLuận văn: Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đ
Luận văn: Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đ
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
 
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và InrasaraLuận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara
 
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara, HAY
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara, HAYLuận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara, HAY
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara, HAY
 
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, HAY
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, HAYLuận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, HAY
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, HAY
 
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đLuận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
 
Tiểu thuyết “hoa hậu xứ mường” và “vương quốc ảo ảnh” của Phượng Vũ
Tiểu thuyết “hoa hậu xứ mường” và “vương quốc ảo ảnh” của Phượng VũTiểu thuyết “hoa hậu xứ mường” và “vương quốc ảo ảnh” của Phượng Vũ
Tiểu thuyết “hoa hậu xứ mường” và “vương quốc ảo ảnh” của Phượng Vũ
 
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyếnKhóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
 
Khóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn Khuyến
Khóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn KhuyếnKhóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn Khuyến
Khóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn Khuyến
 
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca TàyẢnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
 
Đặc điểm thể chân dung và văn học của Hồ Anh Thái
Đặc điểm thể chân dung và văn học của Hồ Anh TháiĐặc điểm thể chân dung và văn học của Hồ Anh Thái
Đặc điểm thể chân dung và văn học của Hồ Anh Thái
 
Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)
Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)
Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)
 
DẠY TRUYỆN KIỀU TỪ GÓC ĐỘ KHAI THÁC ẨN DỤ- HOÁN DỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM N...
DẠY TRUYỆN KIỀU TỪ GÓC ĐỘ KHAI THÁC ẨN DỤ- HOÁN DỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM N...DẠY TRUYỆN KIỀU TỪ GÓC ĐỘ KHAI THÁC ẨN DỤ- HOÁN DỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM N...
DẠY TRUYỆN KIỀU TỪ GÓC ĐỘ KHAI THÁC ẨN DỤ- HOÁN DỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM N...
 
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (19)

Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 

Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo hướng tiếp cận thi pháp : Luận văn ThS. Giáo dục học: 60 14 10

  • 1. 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC PHẠM THỊ THU HIỀN DẠY HỌC CÁC TÁC PHẨM THƠ NGUYỄN KHUYẾN, TÚ XƢƠNG Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO HƢỚNG TIẾP CẬN THI PHÁP LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN HÀ NỘI – 2012
  • 2. 2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC PHẠM THỊ THU HIỀN DẠY HỌC CÁC TÁC PHẨM THƠ NGUYỄN KHUYẾN, TÚ XƢƠNG Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO HƢỚNG TIẾP CẬN THI PHÁP LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC (BỘ MÔN NGỮ VĂN) Mã số: 60 14 10 Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS Trần Khánh Thành HÀ NỘI - 2012
  • 3. 3 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành Luận văn Thạc sĩ của mình, lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS. TS. Trần Khánh Thành - người thầy trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận văn tốt nghiệp. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu, các thầy cô Trường Đại học Giáo Dục đã tạo điều kiện tốt nhất cho chúng em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài luận văn. Em xin chân thành cảm ơn Sở Giáo dục - Đào tạo thành Phố Hải Phòng, Ban giám hiệu trường THPT Quốc Tuấn và các thầy cô giáo trong tổ Văn - Sử - Địa trường THPT Quốc Tuấn đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Để hoàn thành luận văn này, em còn nhận được sự quan tâm, động viên rất lớn của gia đình, bạn bè. Một lần nữa em xin được gửi lời cảm ơn trân trọng nhất! Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2012 Tác giả Phạm Thị Thu Hiền
  • 4. 4 MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn........................................................................................................ i MỤC LỤC........................................................................................................ ii MỞ ĐẦU......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI................................................ 7 1.1. Một số vấn đề thi pháp học ...................................................................... 7 1.1.1. Khái niệm về Thi pháp học..................................................................... 7 1.1.2. Các bình diện thi pháp cơ bản trong sáng tạo văn học ……………..... 8 1.2. Thi pháp văn học trung đại ……………………………………….……... 12 1.2.1. Tính ước lệ …………………………………………………….……... 13 1.2.2. Tính quy phạm ……………………………………………………... ... 14 1.2.3. Tính phi ngã ……………………………………………….………….. 14 1.2.4. Thiên nhiên trong thơ văn trung đại ………………………………...... 14 1.2.5. Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật trong văn học trung đạị………………………………...……………..………………… 15 1.2.6 Con người trong văn thơ trung đại …….………...……………….…… 16 1.3 Một số vấn đề về thi pháp thơ Nguyễn Khuyến và thi pháp thơ Tú Xương ……………………………………………………………….….. 18 1.3.1. Một số vấn đề về thi pháp Nguyễn Khuyến……………………….….. 18 1.3.2. Một số vấn đề về thi pháp Tú Xương .…………............................….. . 26 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG DẠY HỌC THƠ TRUNG ĐẠI TRONG NHÀ TRƢỜNG PHỔ THÔNG HIỆN NAY VÀ ĐỊNH HƢỚNG ĐỔI MỚI TỪ HƢỚNG TIẾP CẬN THI PHÁP……………………………..… 39 2.1 Thực trạng dạy học thơ trung đại trong nhà trường phổ thông hiện nay…. 39 2.1.1. Thực trạng học thơ trung đại nói chung trong nhà trường phổ thông hiện nay……………………………………………..……………. 39
  • 5. 5 2.1.2. Thực trạng dạy học “Thu điếu” của Nguyễn Khuyến và “Thương vợ” của Tú Xương…………….………………………………….. . 41 2.2. Những định hướng đổi mới khi giảng dạy hai bài thơ “Thu điếu” của Nguyễn Khuyến và “Thương vợ” của Tú Xương từ hướng tiếp cận thi pháp………………………………………………………………….. 43 2.2.1.Dạy bài “Thu điếu” của Nguyễn Khuyến và “Thương vợ” của Tú Xương từ hướng tiếp cận thi pháp thơ trung đại……………………..…… 43 2.2.2.Dạy bài Thu điếu của Nguyễn Khuyến và Thương vợ của Tú Xương theo đặc điểm thi pháp tác giả……………………………………. 45 2.2.3. Kết hợp một cách hợp lí với các phưong pháp dạy học các tác phẩm văn chương…………………………………………………………. 66 Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM DẠY BÀI “THU ĐIẾU” (NGUYỄN KHUYẾN) VÀ “THƢƠNG VỢ” (TÚ XƢƠNG) TỪ HƢỚNG TIẾP CẬN THI PHÁP……………………………………………………………... 72 3.1 Mục đích thực nghiệm…………………………………………………….. 72 3.2 Những khó khăn, thuận lợi đặt ra khi dạy “Thu điếu” của Nguyễn Khuyến và “Thương vợ” của Tú Xương theo hướng tiếp cận thi pháp……… 72 3.2.1 Khó khăn……………………………………………………………….. 72 3.2.2 Thuận lợi …………………………………………………………….… 75 3.3 Thiết kế giáo án thực nghiệm dạy học bài “Thu điếu” củaNguyễn Khuyến và “Thương vợ” của Tú Xương ………………………… ……..… 76 3.3.1 Bài “Thu điếu” của Nguyễn Khuyến………………………………. … 76 3.3.2. Bài “Thương vợ” của Tú Xương ………………………………….… 87 3.4. Tổ chức thực nghiệm……………………………………………..….... 96 3.4.1. Chọn lớp thực nghiệm……………………………………………….. 96 3.4.2. Dạy thực nghiệm ……………………………………………………... 96 3.5. Kết quả thực nghiệm ……………………………………………...……. 97 3.5.1 Tiến hành khảo sát và tổng hợp kết quả với đối tượng khảo sát là giáo viên ………………………………………………………...…….. 97
  • 6. 6 3.5.2. Tiến hành khảo sát và tổng hợp kết quả với đối tượng khảo sát là học sinh…………………………………………………………….…. 98 3.5.3. Đánh giá kết quả…………………………………………………....... 99 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ …………………….……….………… 101 TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………..……………… 103
  • 7. 7 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Văn học có vị trí quan trọng đặc thù trong việc bồi đắp tâm hồn, hình thành nhân cách học sinh. Văn học trang bị những cảm xúc nhân văn, giúp con người hướng tới chân - thiện - mỹ. Nhờ có văn học mà đời sống tinh thần của con người ngày càng giàu có, phong phú, tinh tế hơn. Tâm hồn trở nên bớt chai sạn, thờ ơ, bàng quan trước những số phận, cảnh đời diễn ra xung quanh mình hàng ngày, trước thiên nhiên và tạo vật. Điều này càng quan trọng khi chúng ta đang sống trong guồng quay hối hả của cuộc sống hiện đại, văn học bồi đắp cho học sinh lòng yêu nước, thái độ trân trọng truyền thống, và ngôn ngữ mẹ đẻ... Thời nào cũng vậy, tác phẩm văn học chân chính có khả năng kì diệu là thanh lọc tâm hồn con người, làm người “gần người hơn”. Mặc dầu có vị trí, chức năng quan trọng đặc biệt như vậy nhưng trong thời đại của nền kinh tế thị trường nhu cầu nhân lực, do tâm lí thực dụng của học sinh hiện nay trong việc chọn ngành, nghề cho mình có thu nhập cao, nên hiện nay đang xuất hiện tình trạng nhiều học sinh không thích học môn Ngữ văn. Các em coi các môn khoa học tự nhiên, ngoại ngữ, Tin học là những hành trang bước vào thế kỷ. Với thực tế trên đã khiến cho nhiều học sinh vốn đã không thích học môn Ngữ văn, đặc biệt là những học sinh thi các khối thi có các môn khoa học tự nhiên, càng có “cớ” để lạnh nhạt, hờ hững với môn học này nhất là khi học các tác phẩm khó như các tác phẩm thơ trung đại. Vì vậy, chất lượng môn Văn ngày càng đi xuống ở tình trạng báo động. Học sinh rất chán học văn, giáo viên không còn tâm huyết để dạy, đặc biệt là trong những giờ học tác phẩm văn học trung đại. Xét về lịch sử phát triển văn học, giai đoạn văn học trung đại Việt Nam là một giai đoạn có vị trí hết sức quan trọng trong tiến trình vận động của nền văn học nước nhà. Những nền móng vững chắc của văn học dân tộc được xây dựng và và gìn giữ ngót mười thế kỉ là một tài sản hết sức quý báu đối với các thời kì phát triển tiếp sau của kiến trúc thượng tầng xã hội. Và trong nhà trường trung học phổ
  • 8. 8 thông văn học trung đại chiếm một dung lượng khá lớn. Dù vậy, vẫn còn không ít những khía cạnh của văn học trung đại cho đến ngày nay không khỏi làm cho chúng ta băn khoăn, trăn trở. Để góp phần rút ngắn con đường khám phá giá trị của văn học trung đại, theo xu hướng chung hiện nay là tiếp cận theo hướng thi pháp học. Hiện nay, trong các nhà trường phổ thông đang tiến hành đổi mới phương pháp dạy học một cách tích cực trong đó việc dạy học văn từ hướng tiếp cận thi pháp đang diễn ra sâu rộng. Dạy văn theo hướng tiếp cận thi pháp học đang thấm vào từng tiết học và bước đầu đã có những kết quả. Việc vận dụng phương pháp này vào dạy văn ở nước ta hiện nay có nhiều điều kiện tốt để thực hiện. Việc phổ biến tri thức thi pháp học trong nhà trường đã có bề dày khoảng 20 năm. Từ những vấn đề trên, kết hợp khát khao muốn khám phá cái hay, cái đẹp trong văn học trung đại qua những tác phẩm của Nguyễn Khuyến và Tú Xương – là hai cây đại thụ lớn của văn học trung đại, sáng tác của hai ông đã kết tinh nhiều giá trị thời đại, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo hướng tiếp cận thi pháp. Với đề tài này, chúng tôi muốn tìm đến một cách dạy thích hợp, mang tính khoa học và nghệ thuật, góp phần nâng cao hiệu quả một giờ giảng dạy văn chương, hình thành khả năng cảm thụ văn chương một cách toàn diện, từ đó bồi dưỡng cho học sinh tình yêu đời với môn học này, chúng tôi mong muốn đề tài sẽ góp một phần nhỏ vào quá trình hiện đại hóa việc dạy học môn Ngữ văn hiện nay. 2. Lịch sử nghiên cứu Đề tài “Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo hướng tiếp cận thi pháp” được chúng tôi xem xét và nghiên cứu lịch sử vấn đề theo hai hướng chính sau: Thứ nhất: tìm hiểu những tài liệu nghiên cứu liên quan đến thi pháp học. Thứ hai: tìm hiểu các tài liệu nghiên cứu liên quan đến con người và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Khuyến và Tú Xương.
  • 9. 9 2.1. Thi pháp học Một số tác giả nghiên cứu phương pháp giảng văn theo quan điểm tiếp cận thi pháp thể loại, thể tài của tác phẩm. Có thể kể đến các công trình: Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể (Trần Thanh Đạm - Chủ biên), Mấy vấn đề phương pháp giảng dạy - nghiên cứu văn học dân gian (Hoàng Tiến Tựu), Mấy vấn đề phương pháp dạy thơ văn cổ Việt Nam (Nguyễn Sĩ Cẩn), Tác phẩm trữ tình và phương pháp giảng dạy (Nguyễn Thanh Hùng), Phân tích tác phẩm văn học từ góc độ thi pháp (Nguyễn Thị Dư Khánh),... Nhìn bao quát, những công trình này đều chủ yếu giới thiệu cách vận dụng đặc trưng thi pháp thể loại, thể tài vào phân tích hình tượng, kết cấu, ngôn ngữ để làm sáng tỏ tư tưởng chủ đề và giá trị nghệ thuật của tác phẩm trong khi giảng văn. Các tác giả nêu lên những phương pháp, biện pháp giảng dạy cụ thể như: đọc, phân tích, giảng giải, rút ra các khâu, các bước trong quá trình tìm hiểu, phân tích một tác phẩm thuộc thể loại nhất định, còn cách thức trình bày trước học sinh chưa được nói đến. Cũng có một vài tác giả cũng có chú ý tiếp cận, phân tích giảng văn trên bình diện thi pháp tác phẩm nhưng chỉ như là gợi ra một hướng mở. 2.2. Nguyễn Khuyến và Tú Xương Là hai tác gia trào phúng xuất sắc, con người và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Khuyến và Tú Xương đã trở thành đối tượng nghiên cứu của lịch sử văn học, phê bình văn học và lí luận văn học. Qua quá trình phân tích, tổng hợp, chúng tôi có thể kể đến những công trình nghiên cứu về con người cũng như sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Khuyến và Tú Xương như sau: 2.2.1. Nguyễn Khuyến Nguyễn Khuyến được biết đến với tư cách là một nhà thơ từ rất sớm, ngay từ những năm đầu của thế kỷ XX. Thơ nôm của ông đã được giới thiệu trên tạp chí Nam Phong và cuốn sách: Quốc văn trích diễm của Dương Quảng Hàm xuất bản 1925 cũng đã giới thiệu 7 bài thơ nôm của Nguyễn Khuyến. Từ đó trở đi Nguyễn Khuyến luôn là một nhà thơ được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.
  • 10. 10 Tiếp sau Quốc văn trích diễm của Dương Quảng Hàm thì trong cuốn sách nổi tiếng Việt Nam Văn học sử yếu (Nha học chính Đông Pháp xuất bản . H. 1943) đã xếp Nguyễn Khuyến vào hàng ngũ các nhà thơ trào phúng nổi tiếng của văn học dân tộc. Hay trong cuốn Văn thơ Nguyễn Khuyến (Bộ Giáo dục xuất bản. H. 1957) còn phong cho ông là một nhà thơ trào phúng Việt Nam có tiếng cười độc đáo. Bộ sách Văn học sử quan trọng nhất của văn học cổ trung đại Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam (gồm 3 tập của nhóm Lê Quý Đôn, Xây dựng xuất bản. H. 1957) đã dành 20 trang để nghiên cứu về Nguyễn Khuyến với tư cách là một nhà thơ trào phúng lớn. Bài viết của Nguyễn Huệ Chi cũng có những nhận xét về con người Tam Nguyên Yên Đổ: con người đó cũng không quên nhìn lại mình tự vấn mình như một kẻ sỹ chân chính thầm để những giọt nước mắt chảy vào trong và đành cười nhạo thân phận lơ láo tỉnh say, say tỉnh của mình. Sự đa dạng và thống nhất trên quá trình chuyển động của một phong cách và dấu hiệu chuyển mình của tư duy thơ dân tộc. Bài Nguyễn Khuyến trong bối cảnh văn hoá xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu XX của tác giả Trần Quốc Vượng ( Theo thi hào Nguyễn Khuyến đời và thơ) cho thấy sau khi chán ngán quan trường, Nguyễn Khuyến cáo quan về quê làm một cụ nghè sống cuộc đời như “phỗng đá”, “anh giả điếc”, “mù loà”, “mẹ mốc”, “gái goá”. Sống như vậy dường như nhà thơ muốn chạy trốn cuộc đời, chạy trốn giai cấp mà ông đã phục vụ quá nửa đời mình. Riêng về mảnh đất thi pháp học về tác giả, Trần Đình Sử cũng đã có bài nghiên cứu về nhà thơ Tam nguyên Yên Đỗ đăng trong tập sách “Thế giới nghệ thuật thơ” của ông. Bài viết của giáo sư Trần Đình Sử có tính chất khoa học sâu sắc và có ý nghĩa như là bước định hướng về việc nghiên cứu sâu rộng hơn tác giả Nguyễn Khuyến đối với những ai quan tâm đến tác gia văn học trung đại này. Bài viết “Thơ Nguyễn Khuyến, từ quan niệm nghệ thuật về con người đến không – thời gian nghệ thuật” của tác giả Hoàng Dục cũng tiếp cận thơ Nguyễn Khuyến từ thi pháp. 2.2.2. Tú Xương
  • 11. 11 Những công trình, bài nghiên cứu chuyên luận về tiểu sử, sự nghiệp của Tú Xương như: Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII – hết thế kỷ XIX của Nguyễn Lộc (phần viết về Tú Xương), Tú Xương – tác phẩm và giai thoại của Đỗ Huy Vinh, Thơ Tú Xương của Phạm Vĩnh, Trần Tế Xương về tác gia và tác phẩm của Nguyễn Văn Sỹ,… Những công trình, bài viết đánh giá, bình luận về nội dung, nghệ thuật qua các sáng tác của Tú Xương, nổi lên như: Thơ văn Trần Tế Xương – tác phẩm và lời bình của Tuấn Thành, Anh Vũ, các bài viết chuyên luận “Thơ văn Tú Xương” của Đỗ Đức Hiểu, “Nghệ thuật Tú Xương” của Trần Thanh Mai – Trần Tuấn Lộ, “Hiện thực và trữ tình trong thơ Tú Xương” của Nguyễn Tuân… Riêng về thi pháp học, tác giả Hồ Giang Long với cuốn sách Thi pháp thơ Tú Xương. Trong cuốn sách này, tác giả Hồ Giang Long đã đưa ra các phạm trù về thi pháp như quan niệm về con người, không gian nghệ thuật, giọng điệu trong thơ Tú Xương. Nhìn chung các công trình nghiên cứu cũng như chuyên luận đều mang tính khoa học cao và góp phần làm sáng lên giá trị nghệ thuật, giá trị nội dung hiện thực, trữ tình trong thơ Nguyễn Khuyến và Tú Xương. Ở đó con người và tác phẩm của Nguyễn Khuyến và Tú Xương được khẳng định và phân tích. Các công trình, bài viết nghiên cứu đã giúp tôi có định hướng để tiếp tục nghiên cứu đề tài nhằm hoàn thành đề tài có chất lượng hơn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Với đề tài: Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo hướng tiếp cận thi pháp nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy học Ngữ Văn, nâng cao hiệu quả giảng dạy qua đó bồi dưỡng năng lực nhận thức và tình yêu đối với văn học của học sinh, luận văn xin đề xuất phương pháp dạy hai bài thơ cụ thể: Thu điếu (Nguyễn Khuyến) và Thương vợ (Tú Xương) trong chương trình Ngữ văn 11, ban cơ bản. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
  • 12. 12 Để thực hiện được mục đích nghiên cứu, chúng tôi xác định đề tài có những nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu sau đây: - Giải quyết một số vấn đề lý luận về thi pháp học, thi pháp thơ trung đại, thi pháp thơ Nguyễn Khuyến và thi pháp thơ Tú Xương. - Tìm hiểu thực trạng dạy học tác phẩm thơ trung đại - Đề xuất phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận thi pháp. - Thiết kế thể nghiệm giáo án bài Thu điếu của Nguyễn Khuyến và Thương vợ của Tú Xương theo hướng tiếp cận thi pháp. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu + Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những đặc trưng thi pháp học, thi pháp văn học trung đại, thi pháp Nguyễn Khuyến và thi pháp Tú Xương. + Định hướng đổi mới dạy bài Thu điếu của Nguyễn Khuyến và Thương vợ của Tú Xương. 4.2. Phạm vi nghiên cứu + Nghiên cứu lí luận về dạy học tác phẩm văn chương theo hướng tiếp cận thi pháp. + Vận dụng vào dạy Thu điếu của Nguyễn Khuyến và Thương vợ của Tú Xương. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp so sánh, thống kê, phân tích. - Phương pháp khảo sát, thực nghiệm . 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài Chương 2: Thực trạng dạy học thơ trung đại trong nhà trường trung học phổ thông hiện nay và định hướng đổi mới từ hướng tiếp cận thi pháp Chương 3: Thực nghiệm dạy bài “Thu điếu” (Nguyễn Khuyến) và “Thương vợ” (Tú Xương) từ hướng tiếp cận thi pháp
  • 13. 13 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Một số vấn đề về thi pháp học 1.1.1. Khái niệm về thi pháp học Từ việc hiểu thi pháp theo nhiều cách khác nhau nên hiện nay cũng có rất nhiều cách hiểu về thi pháp học. Có ý kiến cho rằng thi pháp học là khoa học nghiên cứu thi pháp. Có ý kiến lại cho rằng thi pháp học nghiên cứu hình thức nghệ thuật của văn học và từ hình thức chỉ ra nội dung văn học. Hay thi pháp học là khoa học nghiên cứu văn học như một nghệ thuật. Hay "Thi pháp học là khoa học nghiên cứu thi ca (văn học) với tư cách là một nghệ thuật." (V. Girmunxki). Todorop trong công trình Thi pháp học (1975) định nghĩa thi pháp là những quy tắc chung mà người ta sử dụng để sáng tác ra tác phẩm văn học cụ thể. Vinogradop xác định “Thi pháp học là một khoa học nghiên cứu các hình thức, các dạng thức, các phương tiện, phương thức tổ chức tác phẩm sáng tác ngôn từ, các kiểu cấu trúc, các thể loại tác phẩm nhằm nắm bắt … không chỉ là các hiện tượng của ngôn từ văn học, mà còn là bản thân các phương diện hình tượng khác nhau nhất của cơ cấu tác phẩm văn học và sáng tác văn học dân gian”( Phong cách học, Lí luận ngôn từ văn học, Thi pháp học M.,1963). Trần Đình Sử đã đưa ra định nghĩa về thi pháp học như sau : “Thi pháp học là bộ môn nghiên cứu tất cả mọi phương diện của hình thức nghệ thuật, mọi nguyên tắc, phương tiện tạo thành nghệ thuật cũng như sự vận động, phát triển lịch sử của chúng” [16; 8 ]. Từ điển thuật ngữ văn học ( Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi) định nghĩa “Thi pháp học là khoa học nghiên cứu thi pháp, tức là hệ thống các phương thức, phương tiện, thủ pháp biểu hiện đời sống bằng hình tượng nghệ thuật trong sáng tác văn học. Mục đích của thi pháp học là chia tách và hệ thống hóa các yếu tố của văn bản nghệ thuật tham gia vào sự cấu thành thế giới nghệ thuật, ấn tượng thẩm mĩ và chiều sâu phản ánh của sáng tác nghệ thuật”.[6; 304]
  • 14. 14 Từ những định nghĩa nêu trên, ta có thể thống nhất cách hiểu về thi pháp học như sau: thi pháp học là một bộ môn khoa học đặc thù nghiên cứu thi pháp, tức nghiên cứu các phương tiện nghệ thuật tạo nên tác phẩm nghệ thuật ngôn từ trong sự thống nhất toàn vẹn của nó. 1.1.2. Các bình diện thi pháp cơ bản trong sáng tạo văn học Từ cách hiểu về thi pháp học như trên, vậy dạy một tác phẩm văn học theo hướng thi pháp học cần chú ý 6 bình diện thi pháp trong sáng tạo văn học: 1.1.2.1. Thi pháp nhân vật Nhân vật là hình tượng trung tâm của tác phẩm. Thi pháp học xem xét nhân vật ở ba khía cạnh: tính cách nhân vật, quan niệm nghệ thuật về con người, nghệ thuật tả nhân vật. + Nhân vật và sự miêu tả nhân vật: con người là đối tượng miêu tả chủ yếu của văn học trong các phương thức trữ tình, tự sự và kịch dù trực tiếp hay gián tiếp. Nhân vật có tên Kiều hoặc Kim Trọng hoặc không có tên như mụ dì ghẻ, tiểu đồng, ông quán. Nhân vật được sáng tạo, hư cấu để khái quát và biểu hiện tư tưởng, thái độ đối với cuộc sống. Ca ngợi nhân vật là ca ngợi cuộc đời, lên án nhân vật là phê phán đời. Xót xa cho nhân vật là xót xa đời. Tìm hiểu nhân vật là tìm hiểu về cuộc đời và con người, tìm hiểu tư tưởng tình cảm của tác giả đối với con người. Trong thơ trữ tình, có nhân vật trữ tình: con người tự bộc lộ nỗi niềm trước cuộc sống. Trong kịch, con người tự bộc lộ qua hành động ngôn ngữ của mình. Trong tác phẩm tự sự (truyện, kí) nhân vật là con người được kể, tả ra bằng lời của nhà văn. Nói chung, nhân vật được miêu tả bằng các phương tiện văn học, tức bằng ngôn từ. Miêu tả bao gồm tả cảnh ngụ tình, diễn tả cảm xúc, tường thuật, kể sự việc… gọi chung là hình thức của văn học. Miêu tả trong văn học khác với miêu tả trong các khoa học khác thường chỉ cần đạt sự chính xác, khách quan. Ở đây miêu tả nhằm hai mục đích: gợi ra hiện
  • 15. 15 tượng cuộc sống và gợi ra sự cảm thụ và bộc lộ cái nhìn của tác giả. Từ đó nhà văn thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người. + Quan niệm nghệ thuật về con người là nguyên tắc cảm nhận thẩm mĩ khi xây dựng nhân vật. Quan niệm đó chi phối nhà văn khi miêu tả nhân vật và các bộ phận khác của tác phẩm (kể cả lời dẫn truyện.v.v..). Đây là kiểu thi pháp cơ bản nhất của văn học nghệ thuật. Thực tế có hai quan niệm về con người: một là con người như một phạm trù tư tưởng, chính trị, đạo đức xã hội; hai là con người như một phạm trù thẩm mĩ. Quan niệm thứ hai chủ yếu là quan niệm của văn nghệ sĩ. Nàng Kiều là nhân vật có nội tâm phong phú nhưng nàng chỉ biết nhớ người thân trong hiện tại, không ưa sống trong hồi tưởng và sống với quá khứ như các nhân vật tiểu thuyết hiện đại sau này. Đó là do quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Du chưa đạt tới như thời hiện đại. Nghiên cứu thi pháp nhân vật khác với công việc phân tích nhân vật. Phân tích nhân vật là chỉ ra các nội dung đựơc thể hiện trong nhân vật như tính cách, ngoại hình, phẩm chất, niềm vui, nỗi buồn, lí tưởng… Trái lại khi nghiên cứu thi pháp nhân vật, ta phải khám phá cách cảm nhận con người qua việc miêu tả nhân vật. Tất nhiên, khi ta đã tìm hiểu thi pháp nhân vật thì việc phân tích nhân vật sẽ sâu sắc hơn, toàn diện hơn. 1.1.2.2. Thi pháp không gian nghệ thuật Không gian nghệ thuật là trường nhìn được mở ra từ một điểm nhìn, cách nhìn. Mỗi tác phẩm có một không gian do tác giả lựa chọn và miêu tả. Là một hiện tượng nghệ thuật, không gian nghệ thuật mang tính ước lệ giàu ý nghĩa cảm xúc. Trong ngôn ngữ dân tộc, không gian đã được mã hoá thành ý nghĩa đời sống, chẳng hạn “cao cả, thấp hèn, nông cạn, sâu sắc, thiên vị, chính trực, ngay thẳng, quanh co, đại lượng, hẹp hòi…”. Người ta đã mượn ý niệm về không gian để miêu tả con người. Đó là không gian nghệ thuật chung của mọi người. Mỗi nhà văn nhà thơ lại chọn hoặc sáng tạo cho mình một không gian riêng. Không gian nghệ thuật gồm có: không gian sự kiện, không gian bối cảnh, không gian tâm lý, không gian kể chuyện .
  • 16. 16 1.1.2.3. Thi pháp thời gian nghệ thuật Thời gian kể chuyện gồm có: thời gian được trần thuật (hình tượng thời gian), và thời gian trần thuật (thời gian kể chuyện). Tìm hiểu hình tượng thời gian, cần quan tâm ý nghĩa của các thời: quá khứ, hiện tại, tương lai, độ đo thời gian của các nhân vật… Tìm hiểu thời gian trần thuật, cần lưu ý cấp độ thời gian như: trật tự kể với thời gian sự kiện, thời lưu (độ dài các sự kiện được tính bằng câu), tần xuất (số lần lặp lại). Các thủ pháp thời gian như: trì hoãn, giãn cách, đảo tuyến, chêm xen, hoán vị, đồng hiện, bỏ lửng, che giấu, đón trước. 1.1.2.4. Thi pháp kết cấu văn bản Kết cấu tác phẩm thực chất là tác giả mở lối cho người đọc đi vào dòng sự kiện, dòng đời. Bố trí điểm nhìn cho công chúng sao cho dễ thấy được chiều rộng và chiều sâu của câu chuyện nhằm thấy được ý nghĩa nhân sinh cần thiết cho con người. Nói chung, nghệ thuật kết cấu tác phẩm văn học có mấy phương tiện sau: + Hệ thống hình tượng nhân vật, sự kiện và các chi tiết. Đó là sự sắp xếp tương quan nhân vật chính phụ, chính diện – phản diện, lựa chọn và sắp xếp chi tiết, tình tiết, hoàn cảnh, đồ vật sao cho ý nghĩa hình tượng nổi lên. + Hệ thống điểm nhìn và tổ chức văn bản. Tổ chức cái nhìn và hệ thống điểm nhìn, trước hết cho chính mình. Điểm nhìn nghĩa là: câu chuyện diễn ra dưới con mắt của ai (nhà văn/ nhân vật trữ tình/ nhân vật chính/ nhân vật phụ hoặc phối hợp hai người kể). Mỗi điểm nhìn có ý nghĩa khác nhau mặc dù cùng một câu chuyện ấy thôi. Hệ thống điểm nhìn đặt trong không gian và thời gian (nhìn từ hiện tại hay quá khứ, nhìn về quãng thời gian nào? Thậm chí còn đứng ở tương lai giả định nhìn về hiện tại hoặc quá khứ. Nhìn từ xa hay ở gần, trên cao xuống hay dưới lên… Nhìn một cách chủ quan (từ trạng thái tâm lí) hay khách quan (ghi chép, trần thuật kiểu phóng sự). Nói cách đơn giản là văn bản bắt đầu từ đâu? Có hai kiểu mở đầu: văn học dân gian thường bắt đầu câu chuyện theo trình tự tự nhiên, nhân quả. Văn học hiện đại có thể bắt đầu từ bất cứ điểm nhìn nào theo ý đồ tác giả. Sau khi xác định điểm nhìn, tức xác định chủ thể kể chuyện thì văn bản diễn ra theo ngôi thứ thích hợp (anh ấy, lão ta, hắn… ) với giọng điệu thân
  • 17. 17 mật hay nghiêm trang tuỳ quan hệ của người kể với nhân vật. Trong thơ trữ tình, điểm nhìn từ bên trong và còn nương theo nguyên tắc âm nhạc nữa. Hình thức kết cấu văn học rất đa dạng và cũng phụ thuộc vào thể loại, riêng đối với thơ luật thì còn phải theo kết cấu định sẵn ví dụ thơ Đường luật, lục bát, song thất lục bát. v.v… Sự tích cực chủ động sáng tạo của nhà văn làm phong phú nhiều kiểu kết cấu thú vị. 1.1.2.5. Thi pháp chi tiết nghệ thuật Mỗi hình tượng nghệ thuật được thêu dệt nên bằng nhiều chi tiết lớn nhỏ khác nhau. Những đối tượng miêu tả như nhân vật, cảnh vật, môi trường… tạo nên bằng hình dáng, đường nét, âm thanh, thuộc tính chọn lọc mà tác giả cho là cần thiết nhất, quan trọng nhất, loại bỏ những cái rườm rà không cần thiết. Chi tiết là những bộ phận nhỏ, tự nó đứng riêng thì không có ý nghĩa, nhưng khi kết lại nó biểu hiện một ý nghĩa của tác phẩm. Chi tiết chính là điểm nhìn, thể hiện quan niệm nghệ thuật và tâm hồn tác giả đối với đối tượng đó. Thi pháp học hiện đại khám phá tính quan niệm qua hệ thống các chi tiết nghệ thuật của thế giới nghệ thuật. Quan sát nhiều chi tiết cùng loại hoặc lặp đi lặp lại, ta thấy nó có một lớp ý nghĩa nào đó – bởi tác giả quan tâm và rung cảm với nó. Các chi tiết nghệ thuật bao gồm các loại màu sắc, âm thanh, đồ vật, đường nét, chất liệu…tạo thành các thế giới nghệ thuật khác nhau về chất. Chi tiết nghệ thuật biểu hiện phẩm chất thẩm mĩ của thế giới nghệ thuật và cũng biểu hiện niềm rung cảm của tác giả. 1.1.2.6. Thi pháp lời văn nghệ thuật Lời văn nghệ thuật là thứ ngôn ngữ đặc biệt, được chưng cất hiện thực ngôn ngữ toàn dân. Lời văn nghệ thuật khác với lời nói bình thường (phi nghệ thuật). Lời văn nghệ thuật có tính hình tượng, mỗi lời đều là lời sáng tạo của nhà văn nhằm hiện thực ý muốn của mình. Lời văn nghệ thuật có tính tổ chức cao, được lựa chọn theo ý thích, thói quen và khả năng của nhà văn, từ âm thanh, từ ngữ, nhịp điệu, đoạn và cả bài. Các phương diện của lời văn nghệ thuật là ngữ âm, từ vựng, cú pháp, biện pháp tu từ.
  • 18. 18 Đặc điểm của lờ văn nghệ thuật nhà văn có một lời văn riêng. Đó là thi pháp của tác giả, nghĩa là lời văn đã tạo ra một hệ thống lời văn độc đáo. Truyền thống thi pháp cổ khi bình giảng họ chỉ đi tìm những “nhãn tự, thần cú” – có vẻ ngẫu nhiên may mắn tác giả viết được câu hay, từ đắt mà làm cho bài thơ, văn hay. Đến thi pháp học hiện đại lại đi tìm quan niệm của lối sử dụng lời văn ấy – vì sao tác giả sáng tạo như thế? Khi phân tích ngôn ngữ thơ, cần lưu ý nhạc điệu, các phương tiện và biện pháp tu từ, cách dùng từ… Mỗi thể thơ đều có những quy định riêng về bút pháp thể hiện, ví dụ trong thơ Đường luật đặc biệt là thơ thất ngôn tứ tuyệt, do đặc trưng là dung lượng ngắn nên ngôn ngữ cực kì hàm súc, và thường có hiện tượng “nhãn tự” (con mắt thơ- từ ngữ hay, “đắt”). 1.2. Thi pháp văn học trung đại Văn học trung đại là một giai đoạn lớn trong lịch sử văn học nhân loại và dân tộc. Văn học trung đại là một giai đoạn lớn trong lịch sử văn học nhân loại và dân tộc. Văn học trung đại Việt Nam tính từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX là giai đoạn hình thành và phát triển rực rỡ nhất của văn học Việt Nam, là giai đoạn hình thành các truyền thống lớn về tưởng và nghệ thuật. Văn học trung đại Việt Nam chiếm một phần không nhỏ trong chương trình phổ thông. Việc dạy văn học trung đại sao cho có hiệu quả đang là mục tiêu phấn đấu của giáo viên các cấp. Để hiểu, truyền thụ cái hay, cái đẹp của một tác phẩm văn học trung đại là một việc không mấy dễ dàng. Để khám phá giá trị của một tác phẩm văn học trung đại đòi hỏi giáo viên và học sinh phải có một kiến thức nền về môi trường văn hoá trung đại, tư tưởng ý thức hệ chính thống thời trung đại, điển cố, điển tích, thể loại văn học v.v.. Nói như vậy, có nghĩa là để hiểu được văn học trung đại chúng ta phải tiếp cận từ thi pháp văn học trung đại. Văn học trung đại có thi pháp riêng của nó. Nắm vững thi pháp văn học trung đại không chỉ có ý nghĩa giúp ta chiếm lĩnh sâu thêm các tác phẩm văn học trung đại mà còn gián tiếp giúp ta làm sáng tỏ đặc điểm văn học cổ đại và hiện đại trong thế đối sánh. Đặc trưng của thi pháp văn học trung đại là:
  • 19. 19 1.2.1. Tính ước lệ Văn học nghệ thuật không hoàn toàn là đời sống thực tại, không sao chép y nguyên hiện thực. Tuy trong văn học mọi thời kì đều sử dụng ước lệ nhưng chỉ có thời kì trung đại ước lệ mới được sử dụng một cách phổ biến, phức tạp và nghiêm ngặt nên được coi là một đặc trưng về mặt thi pháp. Ước lệ là một quy ước của cộng đồng người. Họ đặt ra những biểu tượng riêng để thay thế cho các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống thực. Trong nghệ thuật đó là quy ước chung của nghệ sĩ và độc giả. Đó là khuynh hướng lí tưởng hoá để tạo ra một thế giới nghệ thuật riêng khác với đời sống thực tại. Cái có thật đi vào nghệ thuật được cách điệu hoá cao độ. Trong sự cách điệu hoá đó, thiên nhiên chính là chuẩn mực, là khuôn vàng thước ngọc để đánh giá vẻ đẹp. Vì vậy, các nhà văn đều lấy thiên nhiên để so sánh với con người để tôn vinh vẻ đẹp. Con người đẹp trong văn chương phải là tóc mây, mày liễu, mặt hoa, gót sen, cử chỉ, dáng điệu như nghệ sĩ trên sân khấu. Vì vậy, tả mỹ nhân thì làn thu thuỷ, nét xuân sơn, tóc như mây, da như tuyết… và người đẹp phải đẹp đến nỗi nghiêng nước nghiêng thành hay chim sa cá lặn, thậm chí Tây Thi mất vía, Hằng Nga giật mình. Cây cối trong văn chương cũng thế, phải sang trọng như mai, lan, cúc, trúc, hay liễu, tùng, bách, thông… bởi chúng là những biểu tượng để chỉ những phẩm chất, cốt cách, khí tiết của người quân tử, của bậc trượng phu; nói đến người thì ngư, tiều, canh, mục; con vật phổ biến là yến oanh, loan phượng, uyên ương, cò hạc. Nói chung văn chương thời ấy đa số ước lệ, ít tả thực. Nếu có tả thực thì chỉ dùng cho những nhân vật phàm tục, phản diện, phi mĩ học như Sở Khanh, Tú Bà. 1.2.2. Tính quy phạm Người trung đại quan niệm thời gian là tuần hoàn, đi hết một vòng rồi lại quay trở về gốc. Vì thế, người ta hết sức coi trọng quá khứ, coi trọng sự khởi đầu, coi trọng người già, người lớp trước (cổ nhân, tiền bối, tiên sinh). Xã hội hoàng kim phải là thời Nghiêu Thuấn, chuẩn mực cái đẹp và chân lý cũng nằm ở quá khứ. Vì thế, văn học trung đại đầy rẫy điển cố, điển tích. Mẫu mực của văn
  • 20. 20 chương là các tác giả đời trước như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị. Đó là tinh thần sùng cổ, sùng thượng, sùng ngoại, suy tôn Thánh hiền, do vậy tạo tính quy phạm trong văn học. Việc sử dụng những điển tích trên cũng nhằm mục đích lấy xưa để nói nay, dùng việc cũ, người cũ để nói việc mới, chuyện nay. Khi sáng tác, các tác giả cũng vay mượn đề tài, cốt truyện, môtip, có khi cải biên cốt truyện để tạo nên một tác phẩm mới. Đây là sự tuân theo những kiểu mẫu, khuôn mẫu sẵn có đó thành công thức. 1.2.3. Tính phi ngã Thời phong kiến ý thức cá nhân chưa phát triển. Con người luôn được đặt trong quan hệ ràng buộc với cộng đồng, họ hàng, tầng lớp. Chính vì thế, hôn nhân không phải là chuyện riêng tư, tự nguyện của hai người mà là vấn đề môn đăng hộ đối của hai gia đình, dòng họ. Người có văn hóa, giáo dục là người biết thu nhỏ, hạ thấp “cái tôi” cá nhân của mình lại. Vì thế, trong văn học, yếu tố cá nhân cũng bị dấu đi, khiến văn chương có tính phi ngã không có dấu ấn “cái tôi” cá nhân. Nhà văn hiếm khi xưng “tôi”, xưng “ta”, không bộc lộ trực tiếp cảm xúc mà dùng lối gián tiếp: tả cảnh ngụ tình. Nói chung, họ thường sử dụng các công thức có sẵn để sáng tác. Tả anh hùng thì phải râu hùm, hàm én, vai năm tấc rộng, thân mười thước cao, tả mĩ nhân thì làn thu thuỷ nét xuân sơn, hoa ghen, liễu hờn... 1.2.4. Thiên nhiên trong thơ văn trung đại Trong văn chương xưa, thiên nhiên là yếu tố rất phổ biến và đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc biểu lộ tình cảm, ý chí của con người. Người xưa coi thiên nhiên là một người bạn để họ tâm tình, thổ lộ. Thiên nhiên chưa được nhìn nhận như là một khách thể, một hiện thực khách quan của cuộc sống có vẻ đẹp, giá trị riêng. Thiên nhiên thường chỉ là công cụ, là tư liệu, là cái cớ để nhà văn ngụ ý giáo huấn: “Xuân qua trăm hoa rụng, Xuân tới trăm hoa tươi. Trước mắt việc đi mãi, Trên đầu, già đến rồi.
  • 21. 21 Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết, Đêm qua sân trước một nhành mai.” (Mãn Giác) Cành mai nở trước sân trong đêm cuối xuân vốn là hình ảnh rất đẹp về đường nét, màu sắc, đặc biệt là bối cảnh. Nhưng có thể đó chỉ là một hình ảnh ước lệ, một chi tiết hư cấu, một bông hoa nở từ trong tâm hồn thiền sư. Vì thế, bông hoa ấy không được miêu tả hình xác thực mà chỉ xuất hiện như một công cụ chuyển tải ý tưởng của nhà thơ: sự sống là bất diệt. Tuổi già, bệnh tật của con người cũng giống như thời khắc xuân tàn của thiên nhiên không huỷ diệt được sự sống. Từ đó dẫn đến việc miêu tả thiên nhiên theo bút pháp đặc biệt là không miêu tả hình xác của cây cỏ núi sông mà thể hiện linh hồn của chúng, tả cảnh ngụ tình. Thiên nhiên trở thành bình chứa những tượng trưng, ước lệ, ẩn ý. 1.2.5. Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật trong văn học trung đại 1.2.5.1 Thời gian nghệ thuật Từ kinh nghiệm quan sát trực cảm thế giới người ta có hai nhận thức về thời gian: thời gian của đời người, của cuộc sống hàng ngày là thời gian tuyến tính, một đi không trở lại và thời gian của thiên nhiên, đất trời, vũ trụ là thời gian chu kỳ, tuần hoàn, phi thời gian. Người xưa thường đặt hai loại thời gian này trong thế đối sánh để làm nổi bật những nỗi niềm, triết lí, hoặc bi kịch của đời người. Người xưa quan niệm thời gian tuyến tính là thời gian của cuộc đời trần thế, phàm tục, chứa đầy hình ảnh, màu sắc cụ thể; thời gian chu kỳ là thời gian của cõi trời, cõi tiên, thế giới thanh cao và bất tử, thấm đẫm tính chất đạo lý, triết lý. 1.2.5.2. Không gian nghệ thuật Không gian cũng như thời gian là hình thức tồn tại của thế giới và cuộc đời. Trong ca dao, không gian chủ yếu là cảnh làng quê, bến nước, gốc đa, hàng dâm bụt, cảnh sinh hoạt gần gũi thân thiết giản dị. Trong thơ ca bác học, không gian trở nên trừu tượng hoặc ước lệ. Đó là không gian vũ trụ vô tận mà cõi trần chỉ là nhỏ bé chật hẹp. Thiếu vắng không
  • 22. 22 gian xã hội cộng đồng và không gian lịch sử. Họ đi tìm núi cao, đám mây trôi, một con hạc cô đơn, một tiếng chim hót báo hiệu vũ trụ, một bông hoa, một mái chùa… còn thi nhân/ nhân vật trữ tình thì cô đơn, ngồi lặng, bó gối, hoặc tưới hoa, ôm cần câu… Không gian tùy thuộc cảm hứng. Càng về sau, nhất là đến cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, không gian thơ mở rộng dần cho nhập cư thêm đủ mọi loại người bình thường, tầm thường lẫn sang trọng trong xã hội, chẳng hạn thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương. Xét về kích thước không gian trong thơ cổ điển ta có thể phân loại như sau: không gian lên cao - nơi thi nhân đến cho tâm hồn phóng khoáng, ý chí cao xa, lánh cõi tục nhất thời để được tự do tư tưởng; không gian lữ thứ - quán trọ, đường xa, cũng lánh đời, tự thử thách rèn luyện bản thân. Không gian nhỏ hẹp: phòng văn, con thuyền cô độc, tấm rèm, song mai, song trúc. Thi nhân sống một mình nhưng vẫn nghe ngóng, liên lạc với cuộc đời. 1.2.6. Con người trong văn thơ trung đại Người xưa quan niệm con người là một phần của thế giới trong trục thiên – địa – nhân. Vì thế cá nhân được thể hiện trong quan hệ với vũ trụ hơn là trong quan hệ với xã hội. Thi đề quen thuộc của thơ trữ tình là con người một mình đối diện, đàm tâm với thiên nhiên vũ trụ. Người anh hùng được nhắc đến với tầm vóc sánh ngang vũ trụ: Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu, Tam quân tì hổ khí thôn ngưu. (Phạm Ngũ Lão) Toàn bộ xã hội trung đại được nhìn nhận trong một hệ thống tôn giáo đạo đức. Cho nên con người luôn được nhìn nhận ở phương diện đạo đức luân lý. Vì thế, văn chương xưa chia xã hội làm hai tuyến: thiện – ác, tốt – xấu. Mục đích, chức năng nổi bật của văn chương xưa là giáo huấn: Trai thời trung hiếu làm đầu Gái thì tiết hạnh làm câu trau mình. (Lục Vân Tiên)
  • 23. 23 Chính vì vậy con người sống theo luân lý đạo đức, theo lí trí thì được coi là chân chính; còn những người sống theo xúc cảm thì bị chê trách. Vì sống theo quy tắc đạo đức nên con người ngày xưa sống rất trọng tình nghĩa. Con người thời trung đại không được sống theo cái tôi của riêng mình mà bị trói buộc bằng những qui tắc, lễ giáo xã hội. Thủ pháp thể hiện tâm lý phổ biến là thủ pháp ngoại hiện. Tiểu thuyết nặng về hành động, lời nói của nhân vật cùng với sự kiện, cốt truyện hơn là khai thác tâm lý trực tiếp. Không có ngôn ngữ nhân vật mà chỉ có lời người viết truyện đặt vào vai truyện. Độc thoại nội tâm theo nghĩa đích thực lại càng không có. Chú ý đến con người xã hội hơn con người tự nhiên, chú ý đạo đức hơn trí tuệ và bản năng. Con người do Trời sinh và chịu sự chi phối của Trời về “tính” và “mệnh”. “Tính”: con người sinh ra vốn mang tính thiện, sẵn mầm mống nhân, nghĩa, lễ, trí. Nhưng do hoàn cảnh mà nhiều khi bị nhiễm tính ác vì vậy cần tu thân để hoàn thiện. “Mệnh”: giàu nghèo, sướng khổ, sống chết là do số Trời. Nhưng con người phải tự chịu trách nhiệm về trí và ngu, có đức và vô đức. 1.3. Một số vấn đề về thi pháp thơ Nguyễn Khuyến và thi pháp thơ Tú Xƣơng Nếu Nguyễn Khuyến giống như một dấu chấm cảm thán khẳng định tính cổ điển có sức làm lay động lòng người của văn học trung đại vào giai đoạn cuối cùng của thời kỳ văn học trung đại Việt Nam thì Tú Xương là người đầu tiên và cũng là người cuối cùng, đã đưa được không khí thị dân tiền tư bản vào thơ. Là người chập chững nghiên cứu “thi pháp học”, vì vậy trong luận văn này chỉ là nghiên cứu bước đầu về thi pháp thơ Nguyễn Khuyến và thi pháp thơ Tú Xương. Vì vậy, tôi không tìm hiểu thi pháp thơ Nguyễn Khuyến và thi pháp thơ Tú Xương với tất cả những phạm trù thi pháp của nó, mà chỉ xoay quanh những phạm trù mang tính đặc trưng. 1.3.1. Một số vấn đề về thi pháp thơ Nguyễn Khuyến Là nhà thơ có tài năng về nhiều mặt đồng thời sống trong giai đoạn đất nước có nhiều biến động, nhưng tài năng thơ văn của Nguyễn Khuyến vẫn tỏa sáng trên
  • 24. 24 thi đàn dân tộc. Đọc thơ Nguyễn Khuyến chúng ta sẽ cảm nhận sâu sắc về một tâm hồn yêu nước sâu nặng nhưng cũng rất thầm kín và chân thành. Đóng góp của ông tuy không rực rỡ như người anh hùng Nguyễn Trãi cũng không vang dội như tên tuổi của đại thi hào Nguyễn Du với tuyệt tác Truyện Kiều nhưng cái tên Nguyễn Khuyến đã gắn liền với “nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam” và những dấu ấn riêng trong sáng tác của ông nhất là mảng thơ Nôm đường luật tạo thành một dấu son trong nền văn học trung đại Việt Nam. Với phạm vi nghiên cứu của đề tài, dựa trên kết quả nghiên cứu của tác giả Hoàng Dục tôi xin được trình bày một số vấn đề sau về thi pháp Nguyễn Khuyến trong mảng thơ Nôm đường luật. 1.3.1.1. Quan niệm nghệ thuật về con người Trước hết, là một nhà thơ của văn học trung đại Việt Nam, nên quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Khuyến không vượt ra khỏi phạm trù thi pháp này của thơ ca thời đại ông. Thơ ông vẫn có con người vũ trụ lấy thiên nhiên làm chuẩn mực của cái đẹp, con người của lí tưởng thẩm mĩ phong kiến và con người siêu cá thể của nghệ thuật thơ ca. Con người ấy luôn luôn ấp ôm ước mơ, hoài bão, lí tưởng kẻ sĩ Nho học. Con người thân danh mà chuẩn mực là trung quân: Ơn vua chưa chút đền công, Cúi trông thẹn đất, ngửa trông thẹn trời. (Ngày xuân dặn con cháu) Thế nhưng, sau khi về Yên Đổ, nhà thơ đã có một quan niệm nghệ thuật về con người rất khác rất lạ với trước đó. Về náu mình ở chốn quê vùng chiêm trũng Hà Nam với tâm thế và tư thế “Đời loạn đi về như hạc độc”, nhà thơ khám phá sự trống rỗng của con người của thời đại nước mất bấy giờ. Chính vì thế, trong thơ mình ông đã trưng ra hình tượng nghệ thuật những con người ẩn dật, những con người sống một cách vô nghĩa giữa thời đại trống vắng lí tưởng, một thời đại mà lí tưởng cũ không còn có giá trị gì còn lí tưởng mới thì cũng không thấy tăm dạng ở đâu. Ông nhận thức được giá trị của tài năng nhưng không biết đem tài năng
  • 25. 25 của mình đặt để ở đâu! Nguyễn Khuyến nhận thức rõ sự vô tích sự của vốn học vấn, cái được xem như là tinh tuý nước nhà và là giá trị của con người trí thức phong kiến. Ông không như một ai đó “hoài tài bất ngộ” mà nhận thức giá trị của thực tài. Cái nhìn ấy khám phá được bản chất thực của con người thời Nguyễn mạt. Sách vở ích gì cho buổi ấy, Áo xiêm nghĩ lại thẹn thân già. ( Ngày xuân dạy con cháu) Con người ẩn dật nên âm thầm ôm nỗi buồn cô đơn, nỗi đau bất lực và cảm nghe sự bất an đang dấy lên trong tâm hồn mình. Con người ấy cảm thức rõ sự lật nhào của mọi giá trị trong thời đại mình. Vua chèo còn chẳng ra gì, Quan chèo bôi nhọ khác chi thằng hề. ( Lời vợ phường chèo ) Không còn con người vũ trụ, chẳng còn con người lí tưởng nho học mà chỉ còn con người trống rỗng. Cho nên, con người đời thường cũng chẳng tốt đẹp gì hơn. Trong thơ với cái nhìn sâu sắc tận ngọn nguồn bản chất con người thời đại, Nguyễn Khuyến đã trưng ra trên bề mặt trang thơ của mình hình tượng những con người gia tộc và con người xã hội đang có sự băng hoại mọi giá trị đạo đức và rỗng toang, rỗng tuếch về tâm hồn và lí trí. Mừng ông lên lão bảy mươi thì: Tính ông hay, hay tửu hay tăm, hay nước chè đặc, hay nằm ngủ trưa, dù đã bảy mươi còn khoẻ mạnh, Nhà ông có, có bầu có bạn, có ván cơm xôi, có nồi cơm nếp, mở ra một tiệc thấy linh đình. Bên cạnh đó ta lại bắt gặp trong thơ Nguyễn Khuyến hình ảnh con người lo toan hạn hán, mất mùa, nước lụt, nợ nần. Cho dù họ nhẫn nại số phận vẫn không mỉm cười với họ, ngược lại càng nhấn sâu thêm họ vào vòng eo nghèo túng quẫn. Công nợ trả chưa xong thì lại phải rối bời trước thiên tai:
  • 26. 26 Quai Mễ Thanh Liêm đã lụt rồi Làng ta thôi cũng lụt mà thôi ( Nước lụt Hà Nam ). Nguyễn Khuyến đã lí giải và đưa ra trong thơ mình một quan niệm con người mới mẻ. Con người lí tưởng thì trống rỗng, con người đời thường thì bị quay mòng trong vòng đen tối của đồng tiền thiên tai. Tuy vậy, trong cái nhìn nghệ thuật về con người của nhà thơ vẫn ánh lên niềm tin về bản chất tốt đẹp của con người. Đáng quý ở đây là, dù thế nào đi nữa con người ấy vẫn mãi là con người dân tộc. Con người lặng lẽ giữa chốn thu quê nhà để cảm nghe sắc thu, gió thu, nhạc thu, hồn thu đất nước trong “Năm gian nhà cỏ thấp le te” (Thu ẩm). Con người cũng rất mộng mơ thả hồn nương theo bầu trời thu xanh ngắt, hoà nhịp cùng “lá vàng trước gió khẽ đưa vèo” (Thu điếu), chập chờn chấp chới cùng “đóm lập loè” nơi ngõ tối giữa đêm sâu. Con người dân tộc là con người trọng tình. Có lẽ thế mà ta không ngạc nhiên gì khi con người trong thơ Nguyễn Khuyến là con người thấm đẫm tình cảm bè bạn quê hương. Con người mà sự sống và cái chết bao giờ cũng không chia lìa cách bức với quê hương. Và cũng không bao giờ đánh mất tình cảm gia đình. 1.3.1.2. Không gian nghệ thuật Như trên đã nói, con người trong thơ Nguyễn Khuyến vẫn tiếp nối con người vũ trụ trong thơ phương Đông, vì thế không gian nghệ thuật trong thơ ông trước hết là không gian vũ trụ. Không gian vũ trụ bao bọc lấy con người. Con người hài hoà với thế giới tạo vật, sống chung cùng tạo vật thiên nhiên. Con người trú ngụ giữa thiên nhiên và thiên nhiên che chở, sẻ chia nỗi niềm cùng con người. Con người dân tộc, con người quê hương chỉ có thể ở giữa lòng dân tộc, sống gắn kết với quê hương. Cho nên, không gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Khuyến cũng là không gian làng quê. Bước vào không gian thơ của nhà thơ ta như sống giữa một vùng trời đất quen thuộc rất thực đậm sắc quê hương. Đấy là
  • 27. 27 một khu vườn quê thân thuộc qua bài Bạn đến chơi nhà, hay bức tranh thu rất đặc trưng của đồng bằng Bắc Bộ như chùm thơ thu. Không gian có hồn nhưng tĩnh lặng, nhuốm màu sắc tâm hồn và cảm xúc nghệ sĩ. Khác với không gian trừu tượng, mang tính ước lệ trong thơ trung đại trước ông hay thơ Đường, không gian thơ của Nguyễn Khuyến là cái làng quê được ngắm nhìn từ một tâm hồn gắn bó, nặng lòng quê hương và rung động của thi nhân. Không gian trong thơ ông bình đạm, yên ắng nhưng vẫn phập phồng sự sống và đa chiều. Không gian làng quê trong thơ Nguyễn Khuyến tràn đầy màu sắc ánh sáng. Nguyễn Khuyến cảm thức không gian qua các giác quan của một trí tuệ sắc sảo và tâm hồn nghệ sĩ tinh tế. Không gian làng quê trong thơ ông vì thế mà như một bức hoạ đồng quê tràn đầy màu sắc và ánh sáng. Nguyễn Khuyến thường phết lên không gian cảnh vật những gam màu lạnh và nhạt. Màu lạnh và nhạt thường thấy trong tranh thuỷ mặc. Màu cảm xúc mơ màng và nhuốm tâm trạng bâng khuâng man mác. Có khi bức tranh linh hoạt đổi màu từ sáng đến tối hoặc nửa sáng nửa tối gây cảm giác mơ hồ, nhưng lột tả những biến thái tinh vi trong tâm hồn nhà thơ. Tâm hồn nhà thơ như chông chênh giữa đôi bờ hư thực. Giữa gam màu nhạt ánh sáng u trầm, nhà thơ chen ngang, điểm vài nét loè loẹt, đậm sáng khiến bức tranh linh hoạt, có hồn nhưng ý nghĩa nghệ thuật là gây cảm giác nỗi buồn lan thấm vào cảnh vật. Đó là chiếc lá vàng thu, ánh trăng loe, đóm lập loè trong những bài thơ thu: Làn áo lóng lánh ánh trăng loe Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt (Thu ẩm ) Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt (Thu điếu ) 1.3.1.3. Thời gian nghệ thuật Tương ứng với không gian nghệ thuật và quan niệm con người đã trình bày trên, trong thơ Nguyễn Khuyến vẫn tồn tại một thời gian vũ trụ và thời gian đời
  • 28. 28 thường. - Thời gian chảy trôi miên viễn: Nghĩ lại bực cho dòng nước chảy, Đi đâu mà chảy cả ngày đêm (Chơi chùa Long Đội ) Nhà thơ hoài niệm về một thời vàng son của triều đại phong kiến: Khắc khoải sầu đưa giọng lửng lơ Ấy hồn Thục đế chết bao giờ Năm canh máu chảy đêm hè vắng Sáu khác hồn tan bóng nguyệt mờ Có phải tiếc xuân mà đứng gọi Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ. ( Cuốc kêu cảm hứng ) Có khi là đứng giữa thời gian thực tại mà nhà thơ quay tìm trong dòng quá khứ hình bóng đẹp đẽ, lộng lẫy của đất nước và một thuở bình an của chính tâm hồn mình: Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái Một tiếng trên không ngỗng nước nào ( Thu vịnh ) - Thời gian thực tại: Con người trong thơ Nguyễn Khuyến là con người quê kiểng và cũng là con người đời thường. Nhà thơ cũng thoát khỏi những lo lắng của thực tại cuộc sống như những người dân quê khác: Năm nay cày cấy vẫn chân thua Chiêm mất đằng chiêm mùa mất mùa ( Chốn quê ) Thời gian có khi đan xen, ranh giới giữa quá khứ hiên tại và tương lai rất mơ hồ. Đấy là trường hợp bài thơ “Khóc Dương Khuê” hay “Thu ẩm”. 1.3.1.4. Nguyễn Khuyến – Sự phức điệu trào phúng với trữ tình
  • 29. 29 Thơ trào phúng của Nguyễn Khuyến, mặc dù mức đả kích sâu cay và tính tập trung, cô đọng khác nhau, song trên phương diện lý tưởng thẩm mĩ và đặc trưng nghệ thuật, phải nói đã tạo nên một giọng điệu riêng hết sức độc đáo. Thơ trào phúng có khi vui đùa, châm biếm nhẹ nhàng, bỡn cợt hóm hỉnh: Gặp sư ni, Thăm vợ cả, Bạn đến chơi nhà,... Có khi nhà thơ đả kích trực diện những lối sống rởm đời, những kẻ làm tay sai cho giặc: Tiến sĩ giấy, Hỏi thăm quan Tuần mất cướp, Tặng Đốc học Hà Nam,... Khi khác là tiếng nói cảm thán thương thân và xót xa trước cả một thời đại: Uống rượu ở vườn Bùi, Hoài cổ, Hội Tây,... Chính sự đan xen sắc thái trữ tình và trào phúng một cách uyển chuyển, sinh động trong sáng tác của Nguyễn Khuyến theo nhiều cung bậc trên sẽ dẫn tới sự phức điệu. Trong thơ trào phúng của Nguyễn Khuyến có thể xác định được một bộ phận mà tính chất trào phúng dừng lại ở mức độ vui đùa hóm hỉnh. Bài thơ Gặp sư ni là một ví dụ. Ngay những bài có tính chất vui đùa này, ẩn sau tiếng cười trào phúng vẫn là những sắc thái trữ tình nổi bật. Hai yếu tố đó không độc lập với nhau mà gắn bó mật thiết. Chất trữ tình khiến cho hình tượng trào phúng có chiều sâu, và chất trào phúng ở trong nhiều tác phẩm, nhất là ở những bài thể hiện những tình cảm đau thương mất mát lại làm nhẹ đi phần ai oán, nặng nề của những tình cảm đó, hướng cái nhìn về thực tại, gây dựng lại niềm tin cuộc sống như trong hai câu đối Vợ thợ nhuộm khóc chồng: Thiếp kể từ lá thắm xe duyên, khi vận tía, lúc cơn đen, điều dại điều khôn nhờ bố đỏ; Chàng ở dưới suối vàng nghĩ lại, vợ má hồng con răng trắng, tím gan, tím ruột với ông xanh. Rõ ràng đằng sau tấn bi kịch đau đớn kia là một nụ cười đôn hậu, yêu thương. Đó là cái nhìn nhân bản, khiến cho con người trong đau khổ vẫn thấy cần phải tồn tại, phải sống cho những ngày sắp tới. Nguyễn Khuyến còn luôn nhận thức và phát hiện ra những khuyết điểm của người thân xung quanh mình và chính bản thân mình. Thái độ của tác giả là lòng nhân hậu, là tình cảm phân đôi thương mà giận, giận mà thương... Như vậy, chính
  • 30. 30 cái nét đôn hậu trong nụ cười ý vị về cuộc sống đã hình thành một đặc điểm trong thơ trào phúng của Nguyễn Khuyến tính mực thước, hài hòa giữa sắc thái trữ tình và sắc thái trào phúng. Cái tôi trữ tình tác giả góp phần tạo cho thơ trào phúng của Nguyễn Khuyến có bản sắc độc đáo. Nhận thức ra sự bất lực của chính bản thân và cả lớp người cùng thế hệ, Nguyễn Khuyến châm biếm, phê phán, chê trách những mặt hạn chế của lớp người đó. Vì thế trong đối tượng bị phê phán kia có chính hình bóng con người nhà thơ. Khi Nguyễn Khuyến chỉ trích ông phỗng đá bất lực, ngơ ngác trước cuộc đời thì ngay sau đó nhà thơ có sự đồng cảm : Duyên hội ngộ là duyên tuổi tác, chén chú, chén anh, chén tôi, chén bác (Ông Phỗng đá) ; khi nêu rõ mâu thuẫn nội tâm đến thành xót xa của anh giả điếc thì đồng thời nhà thơ khẳng định: Lối điếc ấy sau này em muốn học, lại còn khao khát, tự hào: Điếc như thế ai không muốn điếc; khi châm biếm sâu cay các vị khoa bảng hư danh: Nghĩ rằng đồ thật hóa đồ chơi (Tiến sĩ giấy) thì tác giả liên hệ sâu sắc tới bản thân mình: Nghĩ mình lại gớm cho mình nhỉ, Thế cũng bia xanh cũng bảng vàng! (Tự trào); còn khi Nguyễn Khuyến coi bọn vua quan như một phường chèo qua lời vợ anh phường chèo thì cũng là lúc nhà thơ chua chát nhận ra rằng: Sách vở ích gì cho buổi ấy – Áo xiêm nghĩ lại thẹn thân già (Ngày xuân dặn các con). Từ đây có thể thấy rằng chính sự đồng cảm của tác giả với đối tượng nghệ thuật làm cho thơ trào phúng của Nguyễn Khuyến trở nên chân thực hơn, ông gửi gắm vào đó tất cả nỗi buồn thương và niềm tâm sự riêng. Như vậy, chính sự xuất hiện và xâm nhập mạnh mẽ các yếu tố trữ tình vào mảng thơ trào phúng chứng tỏ càng thấy rõ mặt trái của cuộc đời, càng khinh ghét nó thì Nguyễn Khuyến càng đau buồn hơn, nhất là khi nhà thơ thấy bất lực trước xu thế xã hội ngày càng trở nên đen bạc, trớ trêu. Nguyễn Khuyến tỏ ra vừa thương, vừa giận thói đời, bọn người đời đã không còn giữ được bản tính chân – thiện – mỹ nữa. Tâm trạng phân đôi, vừa giận vừa thương ấy có thể thấy rõ qua câu đối Tặng người học trò cũ đi làm cho Tây : Hay thật là hay đáo để ! Bảo một đàng quàng một nẻo;
  • 31. 31 Thôi thế thời thôi cũng được ! Phi đằng nọ tắc đằng kia. Châm biếm, trào phúng mà sao tác giả còn độ lượng quá, nhân ái quá ! Phải chăng Nguyễn Khuyến sinh ra vốn để làm một người nghệ sĩ gắn bó, yêu thương con người và để thành nhà thơ trữ tình chỉ muốn hát những lời dịu ngọt. Nhưng trước cảnh nhiễu nhương của xã hội, dòng thơ trữ tình Nguyễn Khuyến không thể cuồn cuộn nổi lên những con sóng giận dữ. Chính chất trữ tình đã quy tụ, hướng tâm mọi nguồn cảm hứng của Nguyễn Khuyến về một mối. Và có lẽ chính tấm lòng đôn hậu, yêu thương con người đã làm cho thơ trào phúng của Nguyễn Khuyến chưa thật sắc nhọn, đích đáng như lối thơ trào phúng của Tú Xương, Hồ Xuân Hương. 1.3.2. Một số vấn đề về thi pháp thơ Tú Xương Tản Đà – một nhà thơ nổi tiếng tài năng và "ngông" của giai đoạn sau đã phải phát biểu: "Trong những thi sĩ tiền bối, tôi khâm phục nhất Tú Xương". Vũ Trọng Phụng – nhà thơ hàng đầu trong những của những năm 30 cũng viết "Tú Xương là bậc thần thơ thánh chữ". Sự nghiệp thơ của Tú Xương không chỉ được đánh giá cao ở trong nước mà cả ở nước ngoài. Giáo sư Albert Smith (Anh) viết: "Tú Xương xứng đáng đứng vào hàng những nhà thơ trào phúng lớn của thế giới". Tiến sĩ văn chương Jean-Curier (Pháp) cũng cho rằng: "Trong bầu trời thơ ca Việt Nam từ xưa đến nay, nếu chọn lấy năm ngôi sao sáng nhất thì Tú Xương là một trong năm ngôi sao ấy". Bằng tiếng nói thông thường, bằng những câu cửa miệng của người bình dân, Tú Xương sáng tác những tác phẩm đặc sắc. Đó là tài nghệ của ông mà sau này chỉ có Nguyễn Bính sánh được. Tính chất trào phúng vốn có nguồn gốc sâu xa trong bản tính của con người Việt Nam, đến Tú Xương đã được sử dụng triệt để và tung hoành như một lợi khí sắc bén. Tiếng cười trong thơ Tú Xương mạnh mẽ, luôn tạo nên những "cú chết bất ngờ" cho kẻ nào bị ông đả kích. Tú Xương, cũng như Vũ Trọng Phụng sau này, có biệt tài đưa những mảng hiện thực gần như trần trụi của cuộc sống vào trong thơ văn, vậy mà lại tạo ra được những tác phẩm hay đến mức thần tình.Tú Xương mất đã gần 90 năm
  • 32. 32 nhưng văn thơ của ông đối với chúng ta hôm nay vẫn gần gũi, vẫn sống động vô cùng. Nỗi đau đời, những trăn trở riêng chung, tiếng cười đã kết tinh trong bút pháp tài tình của ông tạo thành phong cách hết sức độc đáo đưa ông lên vị trí một trong những nhà thơ lớn nhất của dân tộc. Sự tài tình, độc đáo đó được thể hiện như sau: 1.3.2.1. Quan niệm về con người trong thơ Tú Xương * Con người làm trò Con người làm trò là con người không xuất hiện một cách bình thường, tự nhiên như nó vốn có mà xuất hiện trong tư thế đang “diễn trò”, đang hài hước hóa chính mình. Nếu ở Nguyễn Khuyến con người đã mất đi dáng vẻ nghiêm trang, đạo mạo nhưng vẫn chưa thực sự xuất hiện như một con người làm trò. Con người làm trò là một phương diện quan niệm độc đáo được Tú Xương thể hiện từ những góc nhìn khác nhau. Có người làm trò để che đậy, lấp liếm đi một điều gì đó; có người làm trò để mua vui, để cười đời; nhưng cũng có kẻ đang tự biến mình thành một vai hề trong mắt người khác mà bản thân không nhận ra... Tú Xương coi mọi cử chỉ, mọi hành động và mọi lời nói của một số người chẳng qua chỉ là sự diễn trò, sự đóng vai giữa sân khấu cuộc đời để che đậy bản chất của họ mà thôi như trong bài Hát tuồng : Nào có ra chi một lũ tuồng, Cũng hò, cũng hét, cũng y uông. Dẫu rằng dối được đàn con trẻ, Cái mặt bôi vôi nghĩ cũng buồn. Ngay câu đầu tác giả đã lên tiếng mạt sát và phủ nhận. Bởi vì con người ở đây không xuất hiện trong dáng vẻ bình thường mà đang tự lố bịch hóa bản thân, cố làm đủ trò hò, hét, y tuông... để che đậy giá trị thật về nhân cách. Trong con mắt nhà thơ, những người này chỉ là một lũ tuồng nhập vai vụng về, trơ trẽn, không dối lừa được ai. Trong số những nhân vật chủ động làm trò để che đậy bản chất, ta còn bắt gặp những hình ảnh cụ thể hơn. Đấy là những bà luôn lên mặt phu nhân rồi nay
  • 33. 33 chùa này, mai chùa khác như quyết tâm tu thân nhưng thực chất thì "Ngón đĩ thõa bà nào cũng nhất". Đấy là những tên "Khi thầy số, lúc thầy lang " để lừa lọc nhưng ra đường vẫn "Thầy thầy tớ tớ xênh xang, Phong lưu đài các giống ông hoàng". Xã hội Việt Nam vốn chỉ quen với cái đẹp của yếm thắm quần thâm, áo dài khăn đóng... Nhưng khi văn hóa phương Tây xâm nhập vào thì cách ăn mặc ấy bị pha tạp và thay đổi. Do vậy trào lưu văn minh hóa đã làm nhà thơ khó chịu. Độc đáo, thú vị nhất là chính Tú Xương tự biến mình thành một con người làm trò. Ông hay nhập vai vào một ai đó để cười cợt. Cả đời long đong bút mực vẫn không một lần có chỗ trong chốn quan trường. Nhà thơ tạm quên đi nỗi đau hỏng thi để vào vai làm quan mà diễn trò trước mặt vợ con : Một ngọn đèn xanh mấy quyển vàng, Bốn con làm lính bố làm quan. Câu thơ, câu phú, sưu cùng thuế, Nghiên mực, nghiên son, tổng với làng. Nước quạt chưa xong, con nhảy ngựa, Trống hầu chưa dứt, bố lên thang. (Quan tại gia) * Con người hữu danh vô tài Con người hữu danh vô tài là con người đỗ đạt, có chức tước, địa vị trong bộ máy cai trị phong kiến nhưng kém về tài năng và học vấn. Cuộc đời Tú Xương tuy ngắn ngủi nhưng ông lại chứng kiến một giai đoạn đổi thay sâu sắc chưa từng có của lịch sử, xã hội. Một giai đoạn thời thế đảo điên, nho phong tàn tạ, sĩ khí tiêu điều, bút lông thất thế, bút chì được thời. Có đồng tiền trong tay, ai giỏi xoay xở, xu nịnh, giỏi nhịn nhục quỳ gối sẽ nghiễm nhiên có quyền cao chức trọng. Các kỳ thi tuyển nhân tài vẫn cứ được mở đều đặn hàng năm, hàng kỳ nhưng đấy không phải là nơi để đãi cát tìm vàng nữa. Hạng người hữu danh vô tài mọc lên như nấm. Nếu Nguyễn Khuyến vô cùng thất vọng, chán ngán và buồn bực trước sự vô thực, vô tài của con người hữu danh. Nhưng xét cho cùng ông là người
  • 34. 34 trong cuộc. Vì thế sự đả kích của ông rất sâu cay nhưng nhìn chung lời lẽ vẫn nhẹ nhàng, chừng mực. Tú Xương lại khác, con người tài hoa này đã chấp nhận lận đận một đời vời bút nghiên để mong có tên trong bảng vàng. Thế nhưng ước mơ đó không bao giờ hiện diện. Mọi khổ đau, uất ức không thành danh được dồn nén để cuối cùng ông trút lên hạng người hữu danh vô tài bằng những lời lẽ, mạt sát, xỉ vả vô cùng cay độc. * Con người trượt chuẩn Con người trượt chuẩn là con người không còn tuân theo những chuẩn mực vốn có đã hình thành từ truyền thống mà trượt ra ngoài mọi phép tắc đạo đức đã được xã hội quy định. Con người trượt chuẩn theo Tú Xương, trước hết là con người trượt ra khỏi vị trí, danh phận vốn có của mình. Nếu trước đây nhìn vào vẻ bề ngoài là có thể xác định được vị trí, danh phận của con người thì bây giờ mọi thứ đều đảo lộn. Đồng tiền có thể giúp một tên bợm già khoác lên mình cái vẻ phong lưu đài các giống ông hoàng . Nếu trước đây những người có học vị được xã hội trọng vọng thì bây giờ Ông nghè ông cống cũng nằm co . Trong khi đó, kẻ vô học có thể tự xưng là thầy đồ và cũng làm oai như ai. Nếu như trước đây việc đỗ đạt, việc được cờ biển vua ban chỉ đến với người có tài thực thụ thì bây giờ kẻ bất tài cũng có thể đạt được vinh hạnh này : Nghe văn mà gớm cho ông mãi, Cờ biển vua ban cũng lạ đời... (Ông tiến sĩ mới) Tú Xương đã quan niệm xã hội mình đang sống là một xã hội mà hầu như mọi tiêu chí để định giá con người đều trở nên vô nghĩa. Người ta không thể nhận ra đâu là giá trị thật của họ nữa, trắng đen, sang hèn lẫn lộn. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nói trên là do con người dựa vào sức mạnh đồng tiền để bước ra khỏi vị trí của mình mà leo lên bậc cao hơn. Và khi đứng vào vị trí mới này buộc họ phải diễn, phải nhập vai để che đậy giá trị thực của mình.
  • 35. 35 Con người trượt chuẩn theo Tú Xương còn là hiện tượng con người trượt ra khỏi những chuẩn mực đạo đức qui định. Tầng lớp quan lại hèn hạ dùng sức mạnh vật chất để tiến thân như trong bài Năm mới chúc nhau Nho sĩ đánh mất cả cái tiết tháo cương trực thẳng thắn mà họ đã từng giáo huấn : Sĩ khí rụt rè gà phải cáo, Văn trường liều lĩnh đấm ăn xôi. (Than đạo học) Thầy tu lợi dụng cửa Phật để làm điều phi pháp, biến nơi tôn nghiêm này thành chốn hành lạc : Thấp thoáng bên đèn, lên bóng cậu, Thướt tha dưới án, nguýt sư ông. Chị em thủ thỉ đêm thanh vắng, Chẳng sướng gì hơn lúc thượng đồng. (Ông sư và mấy ả lên đồng) Quan lại, nho sĩ, thầy tu là ba bộ mặt tiêu biểu cho những chuẩn mực, phép tắc đạo đức của xã hội. Nhưng giờ những con người ấy đã trượt ra khỏi những chuẩn mực đạo đức tối thiểu mà mình phải có. Tú Xương còn đi sâu miêu tả sự trượt chuẩn trong quan hệ giữa người với người. Tú Xương thấy rõ sức mạnh của đồng tiền trong sự điều tiết quan hệ tình cảm xã hội. Một khi chuẩn mực bên ngoài xã hội bị vi phạm thì trong gia đình mọi nề nếp, kỷ cương của gia phong cũng đảo lộn. Vì đồng tiền mà cha con, vợ chồng khinh nhau. Vì đồng tiền mà người ta trở nên ích kỷ, ác độc ngay cả với chính vợ mình : Nhà kia lỗi phép, con khinh bố, Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng. (Đất Vị Hoàng) Bên cạnh sự chi phối của đồng tiền, Tú Xương còn phát hiện ra mối liên quan giữa lối sống buông thả, hưởng lạc và sự trượt chuẩn của con người. Vì ham
  • 36. 36 thú vui xác thịt mà vợ không thủy chung với chồng. Tệ hại hơn, họ còn phạm phải tội loạn luân như tằng tịu với con rể, với nhà sư : Chép miệng bà nuôi to cái dại, Phờ râu ông rể ẵm con so. (Mẹ vợ với chàng rể) Quan niệm con người trượt chuẩn đã tác động đến các yếu tố khác trong tư tưởng và biện pháp nghệ thuật của Tú Xương. Tú Xương không hề ngần ngại tự bôi nhọ mình. Ông chê cười người khác “vừa dốt lại vừa ngu” nhưng ông lại tự nhận “ngơ ngơ ngẩn ngẩn, hóa ra đần”. Ông mỉa mai người khác “nghe văn mà gớm cho ông mãi” nhưng cho mình là hạng “ sách vở mập mờ, văn chương lóng ngóng”. Ông đả kích lối sống buông thả nhưng bản thân ông đã từng “Cao lâu thường ăn quỵt, thổ đĩ lại chơi lường”… Sở dĩ Tú Xương tự bôi nhọ mình như vậy là vì ông nhận thức rất rõ rằng: một khi mọi chuẩn mực, phép tắc đều bị vi phạm, cá nhân nhà thơ tự biến thành một đối tượng trượt chuẩn, nhằm tạo cơ hội thể hiện quan niệm nghệ thuật của mình và nhân đó mà phản ứng lại xã hội. Khi con người đã trượt chuẩn thì bản thân nó không còn giá trị nữa. Chính điều này đã khiến Tú Xương có cách xưng hô miệt thị chỉ là “thằng”, “đứa” theo tác giả Hồ Giang Long, trong cuốn Thi pháp thơ Tú Xương, đã thống kê tần số các đại từ tỏ ý miệt thị khoảng 50 lần. Ngoài ra, Tú Xương còn dùng một hệ thống cụm từ mang nghĩa phủ định hoặc tỏ ý ngạc nhiên để gợi liên tưởng đến một sự thay đổi nào đó: nào có ra gì, chẳng biết gì, chả hơn gì, nào có ra chi, người đâu như, cũng lạ đời, ai ngờ, thoạt nhác trông ra ngỡ,… Hệ thống cụm từ ở trên đã tô đậm ấn tượng về sự trượt chuẩn, sự mất phẩm giá của các nhân vật mà ông miêu tả. Quan niệm con người trượt chuẩn thể hiện cái nhìn của Tú Xương trước thời cuộc. Trượt chuẩn là dấu hiệu đầu tiên trong quá trình băng hoại về đạo đức con người trước sự Âu hóa văn minh. Con người trượt chuẩn mà Tú Xương đề cập sẽ trở thành con người tha hóa trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao,… * Con người thị tài
  • 37. 37 Con người thị tài là con người tự đề cao tài năng của bản thân. Dù không thành đạt nhưng con người thị tài trong nhà thơ vẫn luôn luôn trỗi dậy và nó giúp nhà thơ ngẩng cao đầu mà cười cợt chứ không chịu cúi mình. Tú Xương đàm tiếu nhiều về sự hỏng thi nhưng xem ra ông còn kín đáo cắt nghĩa nguyên nhân thất bại của mình: Văn chương ngoại hạn quan không chấm (Gần Tết than việc nhà) Qua cách lí giải ở trên, Tú Xương vẫn rất cao ngạo. Ông tự cho mình là thứ văn “ngoại hạn”. Con người thị tài trong Tú Xương còn được thể hiện qua thái độ mỉa mai của ông đối với những con người hữu danh vô tài. Để thể hiện con người thị tài Tú Xương hay dùng đại từ “ông” qua đó khẳng định vị trí của mình cao hơn đời: Ông trông lên bảng thấy tên ông, Ông nốc rượu vào ông nói ngông, Ông thương, ông tiếc, hóa ông phiền… 1.3.2.2. Không gian nghệ thuật trong thơ Tú Xương * Không gian trường thi Trong sáng tác của Tú Xương, ông nhiều lần nhắc đến không gian trường thi. Đây không phải ngẫu nhiên trong sáng tạo nghệ thuật. Qua thất bại của đời mình và qua những gì ông thu thập được sau những lần “lều chõng”, Tú Xương miêu tả không gian trường thi để thể hiện quan niệm trước cuộc đời. Không gian trường thi là sự cắt nghĩa cho đời mình. Sau gần mười thế kỷ huy hoàng, đến thời Tú Xương, Nho học Việt Nam suy tàn thảm hại trước cuộc xâm lăng của thực dân Pháp. Ông đã từng than thở: Đạo học ngày nay đã chán rồi, Mười người đi học chín người thôi. (Than đạo học) Trong cảm nhận của Tú Xương, không gian trường thi là nơi gây ra oan nghiệp của đời mình. Bởi vậy theo Nguyễn Tuân: “Hầu hết những phú và thơ Tú Xương có dính đến chủ đề thi cử thường thấy trùm lên một màu ảm đạm” . Tú Xương miêu tả không gian trường thi như một sự cắt nghĩa cho xã hội mà mình
  • 38. 38 đang sống. Không gian trường thi trong thơ Tú Xương chính là xã hội đương thời thu nhỏ. Ở đây có sự nhố nhăng của buổi giao thời, sự xuống cấp, trượt chuẩn của con người và đặc biệt có cả sự chế ngự của đồng tiền, tranh giành đầy phàm tục: Hai đứa tranh nhau cái thủ khoa (Khoa Canh Tý) Qua sáng tác của Tú Xương, không gian trường thi còn là nỗi nhục mất nước. Là dân của đất nước mất chủ quyền, Tú Xương cũng như bao người khác, mang trong mình nỗi đau đớn tủi nhục của thân phận nô lệ và ông tìm cách thể hiện tâm trạng này qua không gian trường thi. “Lễ xướng danh khoa thi Đinh Dậu” và “Giễu người thi đỗ” là hai thi phẩm miêu tả cái nhục của thân phận nô lệ khi bước vào không gian trường thi. * Không gian tết Đọc thơ xuân của Tú Xương ta không chỉ bắt gặp cảnh đón Tết tưng bừng của thiên hạ mà còn thấy đồ Tết đầy ắp cả không gian: rượu cúc, trà sen, bánh trưng, giò lụa,… Nhưng nhà thơ lại không nhằm tái hiện không khí Tết. Với cái nhìn độc đáo, tác giả xem không gian Tết là không gian Tú Xương dành cho con người làm trò trong thơ ông. Bởi vì hơn bất cứ ngày bình thường nào, trong ngày Tết, những thói xấu, thói rởm đời, lố lăng, mới càng biểu hiện nổi bật. Nếu như người đời mong đợi, háo hức với Tết bao nhiêu thì nhà thơ lại lạnh nhạt, hờ hững và chán nản với nó bấy nhiêu. Nếu như người đời vẫn hi vọng, tin tưởng vào sự thay đổi, sự khác lạ nào đó trong năm mới thì nhà thơ cho rằng : Năm mới khác gì năm cũ, van người bán muối với mua vôi. (Câu đối Tết) Như vậy dù gắng gượng vui xuân cùng thiên hạ, tác giả cũng không thoát ra khỏi bi kịch cuộc đời. Sao nhà thơ có thể vui vẻ đón Tết được trong cảnh nhà nghèo, trong thất bại cay đắng của cuộc đời. Hơn nữa, Tú Xương cũng giống như một số tác giả cùng thời, mang tâm trạng ưu thời mẫn thế nhưng cảm thấy cái bất lực của mình, cái vô dụng của mình, vì không đánh giá được lực lượng của quần
  • 39. 39 chúng đấu tranh, vì thấy mình lẻ loi cô độc trước một lực lượng thống trị đàn áp tưởng như quá mạnh, trước một đội ngũ Việt gian và tay sai quá đông. * Không gian hưởng lạc Không gian hưởng lạc trong thơ Tú Xương là những nơi ăn chơi nổi tiếng thời bấy giờ như Hoàng Thao, Phố Giầy, Tràng Lạc, Viễn Lai,... Gắn với thứ không gian hưởng lạc là thái độ chơi hết mình của nhà thơ. Tuy nhiên, Tú Xương không hề coi vấn đề hưởng lạc là mục đích và triết lý sống của bản thân. Ông coi ăn chơi là một thói xấu (Một trà một rượu một đàn bà. Ba thứ lăng nhăng nó hại ta), do đó đã cường điệu lên để phản ứng lại xã hội. * Không gian đêm tối Không gian đêm tối là không gian của nỗi lòng, của tâm trạng. Cho nên cũng là buồn chán bực bội, tức tối thường ngày khi vào đây thì không còn cái ngoa ngoắt, ác ý, cay độc nữa. Tất cả được nhà thơ cảm nhận bằng chiều sâu của tâm hồn, nhẹ nhàng, lắng đọng. Ta không còn nghe tác giả lớn tiếng chửi đời mà chỉ còn nghe lời trách nhẹ nhàng qua ẩn ý: Thiên hạ dễ thường đang ngủ cả, Việc gì mà thức một mình ta. (Chợt giấc) Đêm tối đối với Tú Xương không chỉ là không gian đời tư giúp ông trở về với con người thực mà còn là hình tượng nghệ thuật mang ý nghĩa ẩn dụ. Hình ảnh bóng đêm trong thơ ông làm ta liên tưởng đến xã hội bế tắc không lối thoát lúc bấy giờ. Không gian đêm tối đổ ập xuống cuộc đời người dân mất nước Tú Xương. Nhưng điều đáng quý là giữa thăm thẳm mịt mù kia nhà thơ luôn tìm cách thắp sáng. 1.3.2.3. Thơ Tú Xương – Giọng điệu và phương thức thể hiện * Giọng tâm tình Giọng điệu tâm tình sẽ nảy sinh khi nhà thơ có sự bộc lộ cái tôi trong lòng. Tác giả chân thành tự đưa mình vào thơ như một khách thể và nói về mình một cách tự nhiên:
  • 40. 40 Một tuồng rách rưới con như bố, Ba chữ nghêu ngao vợ chán chồng. (Thăm bạn nghèo) Thơ trữ tình Tú Xương xuất hiện khá nhiều từ ngữ mang dấu ấn phong cách khẩu ngữ. Khẩu ngữ xuất hiện khiến cho thơ Tú Xương mang tính tự nhiên, bỗ bã, thân mật và gần gũi: con mụ (Tiền bạc phó thác cho con mụ kiếm), mẹ mày (Hỏi mẹ mày rằng dốt hay hay – Thưng đấu nhờ trông một mẹ mày), mẹ đĩ (No ấm chưa qua vành mẹ đĩ),… Giọng tâm tình còn được biểu hiện qua việc sử dụng đậm đặc các đại từ nhân xưng. Để thể hiện thế giới cảm xúc cũng như tâm trạng của nhân vật trữ tình, tác giả đã sử dụng hàng loạt đại từ nhân xưng ở ngôi thứ nhất: - Thế mà vẫn nghĩ rằng ta giỏi - Ta nghĩ như ta có dại gì. - Ta chẳng ra chi chớ đợi chờ. ... Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng các đại từ ngôi thứ hai, ngôi thứ ba để bày tỏ tâm trạng : - Hay mình thấy tớ : nay Hàng Thao, mai Phố Giấy mà bụng mình ghen. - Xưa nay em vẫn chịu ngài. - Anh em đừng nghĩ Tết tôi nghèo. - ... * Giọng cười biến hóa Phần lớn các nhà nghiên cứu đều xác định tiếng cười trong thơ ông không phải tiếng cười đơn nhất một giọng mà là tiếng cười lắm cung bậc nhiều sắc thái. Nguyễn Đình Chú cho rằng: Tú Xương làm cho tiếng cười trong thơ mình trở lên đặc sắc vào loại nhất trong thơ ca dân tộc. Nói đặc sắc nhất cũng là để nói đến cái bản sắc riêng, cái tính đa thanh lắm giọng. Đỗ Đức Hiểu khẳng định: giọng thơ trào phúng của Tú Xương biến đổi nhiều vẻ từ bài này sang bài khác. Có những nụ cười nhẹ nhàng, dí dỏm, những nụ cười mỉa mai, chua chát, độc địa, đập thẳng
  • 41. 41 vào bọn xu thời, cũng có tiếng cười đau lòng, cười ra nước mắt. Đúng vậy, thơ Tú Xương có giọng cười biến hóa khôn lường. Tùy theo đối tượng, hoàn cảnh mà nhà thơ có những cảm xúc và điệu cười khác nhau. Tiếng cười trong thơ ông có khi hài hước bông lơn, có khi gay gắt dữ dội như bài Để vợ chơi nhăng, lại có khi trữ tình và trào phúng đan xen vào nhau như các bài: Lễ xướng danh khoa thi Đinh Dậu, Đi hát mất ô, Cảm Tết... Ở đây những sắc thái cười nói trên không phải chỉ biến đổi qua từng bài mà còn thể hiện tập trung trong một tác phẩm cụ thể. Mặc dù có sự biến hóa như vậy nhưng xuyên suốt thơ ông vẫn nổi lên một giọng cười chủ đạo, không thể lẫn. Đó là tiếng cười sắc sảo, dữ dội, cay độc và đáo để không giống như tiếng cười thâm thúy, nhẹ nhàng, hóm hỉnh và chừng mực như Nguyễn Khuyến. Giọng điệu đó được biểu hiện qua các yếu tố: kết cấu, cách sử dụng đại từ nhân xưng. Một số thủ pháp nghệ thuật như chơi chữ, cường điệu, tương phản. * Chất giọng dân gian Chất giọng dân gian trong thơ Tú Xương được tạo nên từ các yếu tố sau đây: + Sự tiếp thu hệ thống hình tượng nghệ thuật và hệ thống thành ngữ, tục ngữ. Bên cạnh hệ thống hình tượng, thơ Tú Xương còn tiếp thu một khối lượng lớn thành ngữ. Theo tác giả Hồ Giang Long trong Thi pháp thơ Tú Xương thì kết quả bước đầu cho thấy, ông đã đưa gần 50 thành ngữ, tục ngữ vào trong thơ mình dưới những dạng thức khác nhau. Có khi ông đưa chúng vào dạng nguyên vẹn. Có khi ông rút lại chỉ còn hai, ba từ. Nhưng có lẽ độc đáo và ấn tượng nhất là các trường hợp ông chia tách, đảo vị trí từ hoặc chen từ vào để thêm nghĩa: - Lửa lồng lên chuột phải đùn ra (Cháy nhà ra mặt chuột) - Được voi tấp tảnh lại đòi tiên (Được voi đòi tiên) Tú Xương vận dụng tục ngữ, thành ngữ vào thơ nhằm hai mục đích chủ yếu. Mục dích thứ nhất, ông mượn ngay nội dung của chúng trực tiếp làm ý diễn đạt. Ở trường hợp này, các thành ngữ, tục ngữ có vai trò làm ý chính hoặc một phần ý của câu, như: Văn trường liều lĩnh đấm ăn xôi; Chuyện dai như chão
  • 42. 42 rách; Đắt hàng như thể mớ tôm tươi; sinh năm đẻ bẩy được vuông tròn… Mục đích thứ hai, ông dùng chúng để làm điểm tựa cho ý thơ. Ở đây, tác giả chỉ đưa ra vài tín hiệu tối thiểu để cho người đọc thiết lập được câu thành ngữ cần liên tưởng. Tài năng vận dụng ngôn ngữ dân tộc đã khiến cho thơ của tác giả trào phúng này có một chất giọng dân gian khó lẫn. + Cách ví von so sánh Ngoài việc vận dụng hình thức ví von so sánh có sẵn trong thành ngữ, Tú Xương còn có cách diễn đạt riêng của mình: - Râu rậm như chổi, Đầu to tày giành. - Đầu như lươn đất mà không lấm - Cổ cong mặt lệnh người đâu thế. Hệ thống hình ảnh so sánh trong thơ Tú Xương gần gũi với những gì thô giáp, xù xì của cuộc sống thường nhật. Chính vì thế thơ ông không còn vẻ trang trọng, kiểu cách và uyên bác thường thấy của văn học viết nữa mà mang một chất giọng dân gian gần gũi và bình dị. Tiểu kết Thi pháp học là bộ môn khoa học vô cùng cần thiết cho hoạt động nghiên cứu văn học nói chung và cho hoạt động dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường nói riêng. Nó góp phần đưa môn Văn trong nhà trường trở về đúng nghĩa một môn khoa học, đồng thời cũng là một bộ môn nghệ thuật. Việc vận dụng những thành tựu khoa học của thi pháp học vào dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường sẽ là một cách dạy hiện đại, phù hợp với xu thế phát triển của bộ môn. Việc áp dụng lí thuyết của thi pháp học vào dạy một tác phẩm văn chương cụ thể là một yêu cầu cấp thiết, nhất là khi nhìn vào thực trạng dạy học văn nói chung và dạy học tác phẩm thơ trung đại nói riêng trong giai đoạn này, đó cũng là một cách thay đổi tư duy dạy văn truyền thống đã và đang dần mất đi vị trí và vai trò của mình trong hệ thống giáo dục quốc dân.
  • 43. 43 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG DẠY HỌC THƠ TRUNG ĐẠI TRONG NHÀ TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HIỆN NAY VÀ ĐỊNH HƢỚNG ĐỔI MỚI TỪ HƢỚNG TIẾP CẬN THI PHÁP 2.1. Thực trạng dạy học thơ trung đại trong nhà trƣờng trung học phổ thông hiện nay 2.1.1. Thực trạng dạy học thơ trung đại nói chung trong nhà trường trung học phổ thông hiện nay Để giải mã được nội dung, tư tưởng của tác phẩm cần thiết phải tiếp cận hình thức nghệ thuật của nó. Bởi tác phẩm văn học là chỉnh thể thống nhất của hai mặt hình thức và nội dung. Hình thức là sự biểu hiện của nội dung, là cách thể hiện nội dung. Nội dung trong tác phẩm văn học cần phải được suy ra từ hình thức, đó là “hình thức mang tính nội dung” (Trần Đình Sử). Vì vậy phương pháp chủ yếu của thi pháp học là phương pháp hình thức, có thể hiểu “Phương pháp hình thức là phương pháp phân tích các khía cạnh hình thức của tác phẩm văn học nghệ thuật để rút ra ý nghĩa thẩm mĩ của nó” (Nguyễn Văn Dân). Khi tìm hiểu một tác phẩm văn học chủ thể tiếp nhận cần phải nắm vững mối quan hệ biện chứng giữa hình thức và nội dung bởi “Trong tác phẩm nghệ thuật, tư tưởng và hình thức phải hòa hợp với nhau một cách hữu cơ như là tâm hồn và thể xác, nếu hủy diệt hình thức thì cũng có nghĩa là hủy diệt tư tưởng và ngược lại cũng vậy ” và “Khi hình thức là biểu hiện của nội dung thì nó gắn chặt với nội dung tới mức là nếu tách nó khỏi nội dung có nghĩa là hủy diệt bản thân nội dung và ngược lại tách nội dung ra khỏi hình thức, có nghĩa là tiêu diệt hình thức ” ( Belinxki) [11; 256]. Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy văn, không ít cách dạy, cách học vi phạm nguyên tắc tách nội dung ra khỏi hình thức. Học tác phẩm văn học nhưng thoát ly văn bản. Trong nhà trường phổ thông có rất nhiều hiện tượng dạy tác phẩm văn chương nhưng lại tìm hiểu qua loa văn bản, học sinh học đôi khi chỉ học lướt qua văn bản, giáo viên thì chỉ coi trọng tìm “ý”, vì thế mới có tình trạng dạy thơ không cần thuộc, dạy truyện không không cần kể mà chỉ nêu ý