SlideShare a Scribd company logo
1 of 110
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------
PHẠM PHƢƠNG CHI
DẤU ẤN THI PHÁP VĂN HỌC
DÂN GIAN TRONG THƠ TỐ HỮU
(QUA MỘT TIẾNG ĐỜN VÀ TA VỚI TA)
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành Văn học dân gian
Hà Nội – 2015
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------
PHẠM PHƢƠNG CHI
DẤU ẤN THI PHÁP VĂN HỌC
DÂN GIAN TRONG THƠ TỐ HỮU
(QUA MỘT TIẾNG ĐỜN VÀ TA VỚI TA)
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành Văn học dân gian
Mã số: 60 22 01 25
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Việt Hƣơng
Hà Nội – 2015
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn “Dấu ấn thi pháp văn học dân gian
trong thơ Tố Hữu (qua “Một tiếng đờn” và “Ta với ta”) là công trình
nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này là trung
thực. Nếu có gì sai phạm, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2015
Ngƣời cam đoan
Phạm Phƣơng Chi
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành luận văn này, tôi xin được gửi lời cảm ơn trân
trọng đến quý thầy cô trong Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn, thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội đã giúp tôi hoàn thành
khóa học và luận văn này. Nhờ có sự tận tình chỉ bảo, dạy dỗ, truyền đạt
kiến thức và kinh nghiệm của các thầy cô, tôi đã tiếp thu được nhiều ý kiến
đóng góp và hoàn thiện luận văn của mình.
Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn đến TS. Nguyễn Việt
Hương, người đã trực tiếp định hướng đề tài, dành nhiều thời gian và công
sức để hướng dẫn, giúp đỡ tôi thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến gia đình và cơ quan
nơi tôi công tác đã tạo mọi điều kiện để tôi có thể hoàn thành tốt mọi công
việc trong quá trình thực hiện luận văn. Bên cạnh đó, tôi cũng xin cảm ơn
các đồng nghiệp, bạn bè đã quan tâm, động viên, chia sẻ với tôi trong suốt
thời gian qua.
Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình thực hiện nhưng luận văn
không thể tránh được những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của
quý thầy cô cũng như các nhà nghiên cứu, các bạn đồng nghiệp!
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2015
Tác giả luận văn
Phạm Phương Chi
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài..........................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ..........................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...............................................................................5
4. Mục đích nghiên cứu...................................................................................................6
5. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................6
6. Cấu trúc luận văn.........................................................................................................6
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI ..................................................................7
1.1. Một số khái niệm cơ bản có liên quan đến đề tài.....................................................7
1.1.1. Thi pháp..........................................................................................................7
1.1.2. Thi pháp học...................................................................................................7
1.1.3. Thi pháp văn học dân gian ...........................................................................10
1.2. Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Tố Hữu.....................................12
1.2.1. Vài nét về cuộc đời nhà thơ Tố Hữu ............................................................12
1.2.2. Những chặng đường thơ Tố Hữu .................................................................13
CHƢƠNG 2: “MỘT TIẾNG ĐỜN” VÀ “TA VỚI TA” – MỘT CHẶNG
ĐƢỜNG MỚI TRONG NGHIỆP THƠ CỦA TỐ HỮU. .......................................22
2.1. Cảm hứng chủ đạo trong hai tập thơ “Một tiếng đờn” và “Ta với ta”...................22
2.1.1. Cảm hứng về vẻ đẹp của Tổ quốc, quê hương, con người...........................22
2.1.2. Khát vọng cống hiến cho đất nước...............................................................33
2.1.3. Niềm tin vào Đảng, vào con đường Cách mạng. .........................................37
2.1.4. Cảm hứng về Bác Hồ ...................................................................................41
2.1.5. Cảm hứng về thế sự, nhân sinh ....................................................................45
2.2. Quan niệm nghệ thuật của Tố Hữu trong hai tập thơ “Một tiếng đờn” và “Ta
với ta”............................................................................................................................48
2.2.1 . Quan niệm nghệ thuật về con người............................................................48
2.2.2. Quan niệm về thơ. ........................................................................................52
2.2.3. Tình cảm cá nhân trong sáng tác của Tố Hữu..............................................54
2.3. Phong cách thơ Tố Hữu trong hai tập thơ Một tiếng đờn và Ta với ta..................58
CHƢƠNG 3: NHỮNG DẤU ẤN CỦA THI PHÁP VĂN HỌC DÂN GIAN
TRONG “MỘT TIẾNG ĐỜN” VÀ “TA VỚI TA” .................................................64
3.1. Thể thơ dân tộc và những biến thể.........................................................................64
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
3.2. Ngôn ngữ, nhạc điệu ..............................................................................................71
3.3. Kết cấu....................................................................................................................77
3.4. Thời gian, không gian nghệ thuật...........................................................................80
3.4.1. Thời gian nghệ thuật.....................................................................................80
3.4.2. Không gian nghệ thuật .................................................................................81
3.5. Các hình ảnh, biểu tượng quen thuộc của thi pháp văn học dân gian....................84
KẾT LUẬN ................................................................................................................100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................102
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Văn học dân gian đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành và
phát triển nền văn học dân tộc. Mối quan hệ giữa văn học dân gian với văn
học viết là một mối quan hệ gắn bó mật thiết. Tuy hai loại hình này có
những điểm khác nhau nhưng đều có chung một đối tượng phản ánh là hiện
thực xã hội. Văn học dân gian là sản phẩm của nhân dân và có thể coi văn
học dân gian như tấm gương phản ánh tâm hồn của dân tộc, những đặc
điểm tâm lí, tình cảm, tâm thức của dân tộc. Văn học dân gian là cội nguồn,
là bầu sữa nuôi dưỡng nền văn học của dân tộc. Nhiều thể loại văn học viết
được xây dựng và phát triển dựa trên sự kế thừa và phát triển các thể loại
văn học dân gian. Mỗi thời đại lịch sử bao giờ cũng để lại những dấu ấn
đậm nét lên mối quan hệ giữa văn chương dân gian và văn học viết. Trong
những sáng tác của rất nhiều nhà văn, nhà thơ trung đại và hiện đại, người
ta đều có thể tìm thấy dấu ấn của thi pháp văn học dân gian. Có thể nói văn
học dân gian là nền tảng của sự phát triển, kết tinh của nền văn học dân tộc.
Chính vì vậy, các sáng tác sau này của các nhà thơ, nhà văn, muốn có sức
sống lâu bền và thấm sâu trong lòng người đọc thì đều có sự vận dụng các
thi pháp dân gian trong sáng tác của mình. Trong đội ngũ các tác giả đó, có
nhà thơ Tố Hữu, lá cờ đầu của thi ca cách mạng Việt Nam.
Sự nghiệp thơ ca của Tố Hữu được biết đến thông qua các giải
thưởng cao quý. Ông đã nhận được giải thưởng văn học lớn: Giải nhất giải
thưởng Văn học Hội Văn nghệ Việt Nam 1954 - 1955 (Tập “Việt Bắc”);
Giải thưởng Văn học ASEAN (1996); Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn
học - Nghệ thuật (đợt I - 1996). Các tác phẩm của ông cũng được đưa vào
chương trình văn học bậc phổ thông.
Tố Hữu là một nhà thơ có ảnh hưởng lớn trong nền thi ca hiện đại
Việt Nam. Tố Hữu chính là người “nửa thế kỉ lĩnh xướng hùng ca”, từ khi
ông gia nhập Đoàn Thanh niên Cộng sản (1936) đến lúc ông rời chính
trường (1986), vừa tròn nửa thế kỷ. Một trong những yếu tố làm nên sức
sống lâu bền trong thơ Tố Hữu chính là tính dân tộc được thể hiện qua
1
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
nhiều khía cạnh, trong đó phải kể đến các yếu tố của thi pháp dân gian luôn
đậm nét trong tác phẩm của ông. Nhà nghiên cứu phê bình văn học Nguyễn
Đăng Mạnh nhận định: “Sức hấp dẫn mạnh nhất của thơ Tố Hữu đối với
công chúng đông đảo là tính dân tộc, tính truyền thống đậm đà và nhuẫn
nhuyễn”. Ông là một trong số các nhà thơ luôn có ý thức kế tục truyền
thống thơ ca dân tộc, đặc biệt là thơ ca dân gian và thơ cổ điển. Bởi vậy,
tìm hiểu tính thi pháp dân gian trong thơ Tố Hữu, chúng ta sẽ thấy được đời
sống con người Việt Nam, thấy được bản sắc, hơi thở, tinh thần của dân tộc
Việt Nam.
Trong cuộc đời sáng tác, Tố Hữu đã để lại cho đời rất nhiều những
tác phẩm có giá trị như các tập thơ: “Từ ấy” (1946), “Việt Bắc” (1954),
“Gió lộng” (1961), “Ra trận” (1962 – 1971), “Máu và hoa” (1977), “Một
tiếng đờn” (1992), “Ta với ta” (1999); các tiểu luận “Xây dựng một nền
văn nghệ lớn xứng đáng với nhân dân ta, thời đại ta” (tiểu luận, 1973),
“Cuộc sống cách mạng và văn học nghệ thuật” (tiểu luận, 1981).
Đã có rất nhiều những công trình nghiên cứu về thơ Tố Hữu trên
nhiều phương diện khác nhau, tuy nhiên hầu hết mới chỉ là khai thác ở năm
tập thơ đầu (gắn với con đường chính trị, hoạt động cách mạng của ông),
mà chưa có công trình nào nghiên cứu thật đầy đủ hai tập thơ cuối cùng
“Một tiếng đờn” và “Ta với ta” của Tố Hữu, đặc biệt trên phương diện thi
pháp văn học dân gian. Vì vậy, việc tìm hiểu hai tập thơ “Một tiếng đờn”
và “Ta với ta” từ góc độ các phương thức biểu đạt để thấy được dấu ấn thi
pháp văn học dân gian sẽ đóng góp một phần vào việc tìm hiểu thơ Tố Hữu
được toàn diện hơn.
Ngoài ra, tác giả luận văn là giáo viên dạy bậc phổ thông, việc
nghiên cứu dấu ấn thi pháp văn học dân gian trong thơ Tố Hữu sẽ phục vụ
cho quá trình giảng dạy, giúp cho các bài dạy sâu sắc và ý nghĩa hơn.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Thơ Tố Hữu giữ vị trí quan trọng trong nền thi ca nước nhà, đặc biệt
là nền thi ca thời kì kháng chiến cứu quốc. Chính vì vậy, các nhà nghiên
cứu cũng đã tốn không ít giấy mực để bàn luận, nghiên cứu về các tác
phẩm thơ của ông.
2
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu về Tố Hữu như: “Thơ Tố
Hữu” của Lê Đình Kỵ (Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 1979);
“Thơ Tố Hữu, tiếng nói đồng ý, đồng tình, tiếng nói của đồng chí” của
Nguyễn Văn Hạnh, (Nxb Thuận Hóa, Huế, 1985), “Thi pháp thơ Tố Hữu”
của Trần Đình Sử (Nxb Tác phẩm mới, 1987).
Công trình nghiên cứu “Thơ Tố Hữu” của Lê Đình Kỵ được coi là
xuất hiện sớm và có những đóng góp lớn trong việc khảo sát, đánh giá một
cách toàn diện cả về nội dung và nghệ thuật thơ. Trong cuốn sách, tác giả
khảo cứu 5 tập thơ đầu của Tố Hữu và khái quát những chủ đề lớn trong
thơ cùng với đặc điểm về phong cách, tư tưởng, nghệ thuật của ông.
Trong “Thơ Tố Hữu, tiếng nói đồng ý, đồng tình, tiếng nói đồng
chí”, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Hạnh đã nghiên cứu tìm sự tương đồng
giữa tác phẩm văn học và đời sống trong phản ánh, làm rõ những đặc sắc về
nội dung, tư tưởng và phong vị đậm đà trong thơ Tố Hữu qua ngôn từ, hình
ảnh, nhịp điệu, thể loại.
Trong “Thi pháp thơ Tố Hữu”, Trần Đình Sử cho thấy hình ảnh một
nhà thơ lớn của dân tộc qua các bình diện từ tác giả - chủ thể sáng tạo cho
đến các yếu tố nghệ thuật cơ bản của thơ: Đỉnh cao thơ trữ tình chính trị
Việt Nam, kiểu nhà thơ, thể tài; quan niệm nghệ thuật về con người; không
gian nghệ thuật; thời gian nghệ thuật; chất thơ và phương thức thể hiện.
Ông đã định danh cái tôi trong thơ Tố Hữu: “Cái tôi nhiệt huyết, tình nghĩa
truyền thống nhưng có thêm sức cảm nhận cảm tính, cá nhân của thơ mới
truyền vào, trong đó hàm chứa cái tôi nghệ sĩ (thi nhân), cái tôi tiểu sử với
nhiều hình thức biểu hiện đa dạng như nhập vai, nhiều vai”. Với thơ Tố
Hữu, một quan niệm mới mẻ về con người đã được xây dựng - con người
chính trị Việt Nam với những phẩm chất tiêu biểu: Con người giác ngộ
quyền lợi giai cấp, dân tộc, tự giác trên con đường đấu tranh, vững tin ở
tương lai, lý tưởng. Không chỉ đơn thuần là những người công dân khô
khan, con người trong thơ Tố Hữu cũng rất người với những tình cảm cao
đẹp: Tình đồng bào, đồng chí, tình cảm gia đình thiêng liêng, tình anh em,
bạn bè… Chương hấp dẫn nhất trong tác phẩm có lẽ là “Chất thơ và
phương thức biểu hiện”. Ở chương này, bằng những lập luận hết sức sắc
3
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
sảo và khoa học, tác giả Trần Đình Sử đã khẳng định chất thơ của những
tác phẩm thuần viết về cách mạng, khẳng định sức hấp dẫn và sự truyền
cảm của những vần thơ sử của Tố Hữu. Nhà thơ đã khéo léo kết hợp ngôn
ngữ trữ tình điệu nói với điệu ngâm, sử dụng nhuần nhuyễn những thủ pháp
của thơ ca dân gian, những điệu hát, câu hò, đặc biệt là những vần thơ lục
bát của dân tộc. Nhà thơ Tố Hữu cũng hòa hợp được chất thơ bay bổng, say
mê hiện đại với lối thụ cảm thơ có tính chất trực quan cổ truyền và đưa lời
nói chính trị vào những câu thơ rất đỗi trữ tình nhờ lối ví von ca ngợi, hô
ứng và trùng điệp làm cho thơ âm vang luyến láy. Nhờ thế, thơ Tố Hữu trở
thành một tinh phẩm độc nhất vô nhị trong làng thơ Việt.
Bên cạnh các công trình nghiên cứu đó, còn có các nghiên cứu khác
như: “Tố Hữu, nhà thơ cách mạng” của Phan Trọng Thưởng và Nguyễn Cừ
(Nxb Khoa học và Xã hội, 1985) “Tố Hữu, thơ và cách mạng” của Mai
Hương – Vân Trang và Nguyễn Văn Long (Nxb Hội nhà văn, 1996); Cuốn
“Cuộc thảo luận (1959 – 1960) về tập thơ “Từ ấy”” (Nxb Hội nhà văn
1998); “Bình luận và chọn lọc về thơ Tố Hữu” của Đỗ Quang Lưu (Nxb Hà
Nội, 1998).
Báo chí cũng đã tốn không ít giấy mực khi nói về thơ Tố Hữu. Nhà
thơ Chế Lan Viên trong lời nói đầu “Tuyển thơ 1938 – 1963” của Tố Hữu,
NXB Văn Học, Hà Nội, 1964 đã chỉ ra những đặc điểm phong cách và
những cống hiến lớn của Tố Hữu cho nền văn học nước nhà. Cũng trên báo
Nhân dân số tháng 5/1968, Chế Lan Viên đã viết bài nghiên cứu về “Tổ
quốc Việt Nam, con người Việt Nam trong thơ Tố Hữu”. Tạp chí Văn học
năm 1968 đã in bài viết nghiên cứu “Phong vị ca dao, dân ca trong thơ Tố
Hữu” của Nguyễn Phú Trọng. Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Hạnh sau đó
cũng có bài viết “Hình ảnh Bác Hồ qua các chặng đường thơ Tố Hữu”, in
trên Tạp chí Văn học năm 1969. Nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai trong bài
viết “Khi nhà nghệ sĩ “tham gia” vào cuộc đấu tranh với tất cả tâm hồn
mình” được in trên báo Văn nghệ ngày 6/3/1976 đã phân tích và chỉ rõ sự
nhất trí của Tố Hữu trong đời sống và nghệ thuật, giữa tư tưởng, tình cảm
và hành động. Chính vì thế, thơ Tố Hữu đã được đánh giá cao trong cả nội
dung và nghệ thuật.
4
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
Một số công trình thời gian sau này nghiên cứu về thi pháp trong các
tập thơ được sáng tác trong thời kì hòa bình là “Một tiếng đờn” (xuất bản
năm 1972) và “Ta với ta” (xuất bản năm 1999) như đề tài nghiên cứu về
thơ Tố Hữu trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ như “Thế giới nghệ thuật thơ
Tố Hữu thời kì đổi mới” của Th.s Phạm Thị Hoàng Lan, “Đặc điểm nghệ
thuật của thơ Tố Hữu từ Việt Bắc đến Một tiếng đờn” của Th.s Lê Anh
Tuấn.
Tố Hữu đã để lại cho đời một khối lượng thơ không nhỏ và kèm theo
đó, các công trình nghiên cứu, bình luận về thơ ông cũng không kém phần
phong phú. Các nhà nghiên cứu, phê bình đã khai thác thơ ông một cách
triệt để trên nhiều phương diện. Tuy nhiên, với hai tác phẩm sau này (“Một
tiếng đờn” và “Ta với ta”) dường như chưa được đề cập tới nhiều như các
tác phẩm của ông thời trước đó, đặc biệt những dấu ấn của thi pháp văn học
dân gian trong hai tác phẩm chưa được khai thác một cách hệ thống. Vì thế,
chúng tôi mong muốn bước đầu tìm hiểu ảnh hưởng của văn học dân gian
trong hai tập thơ cuối của nhà thơ Tố Hữu để thấy được dấu ấn của thi pháp
văn học trong thơ ông, từ đó có thể tiếp cận và cảm nhận thơ ông một cách
toàn diện và sâu sắc hơn.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tƣợng nghiên cứu
Luận văn tập trung tìm hiểu những dấu ấn của thi pháp văn học dân
gian được thể hiện qua hai tập thơ “Một tiếng đờn” và “Ta với ta” của Tố
Hữu.
b. Phạm vi tƣ liệu nghiên cứu
Trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi sử dụng hai tập thơ “Một tiếng
đờn” và “Ta với ta” của Tố Hữu làm tư liệu chính để phục vụ cho việc
nghiên cứu. Ngoài ra, chúng tôi cũng dùng các tập thơ khác là “Từ ấy”,
“Việt Bắc”, “Gió lộng”, “Ra trận”, “Máu và hoa” để so sánh và làm rõ dấu
ấn của thi pháp dân gian trong các tập thơ sau đã có sự tiếp nối và phát
5
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
triển như thế nào so với các tập thơ trước đó.
4. Mục đích nghiên cứu
Luận văn chủ yếu tìm hiểu những dấu ấn thi pháp dân gian trong hai
tập thơ “Một tiếng đờn” và “Ta với ta” của Tố Hữu nhằm tái khẳng định
ảnh hưởng to lớn của thi pháp dân gian trong thơ ông.
Bằng việc so sánh, đối chiếu những dấu ấn thi pháp dân gian trong hai
tập thơ “Một tiếng đờn” và “Ta với ta” với những tập thơ ở thời kì trước
của ông, luận văn một lần nữa khẳng định mạch thơ, hồn thơ đậm chất dân
gian thống nhất của thơ Tố Hữu.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong luận văn, chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu:
thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu.
Phương pháp thống kê để có những số liệu cụ thể giúp so sánh, đối
chiếu việc sử dụng các yếu tố dân gian trong sáng tác thơ của Tố Hữu qua
các thời kì. Từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá có tính thuyết phục hơn.
Bên cạnh đó, luận văn kết hợp với phương pháp phân tích, tổng hợp so
sánh, chỉ ra được những dấu ấn của thi pháp văn học dân gian trong thơ Tố
Hữu, từ đó góp tiếng nói khẳng định giá trị không thể phủ nhận trong thơ
ông.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn được chia
thành 3 chương:
Chƣơng 1: Tổng quan về đề tài.
Chƣơng 2: “Một tiếng đờn” và “Ta với ta” - chặng đƣờng mới
trong nghiệp thơ của Tố Hữu.
Chƣơng 3: Những yếu tố của thi pháp văn học dân gian trong
“Một tiếng đờn” và “Ta với ta”
6
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1.1. Một số khái niệm cơ bản có liên quan đến đề tài
1.1.1. Thi pháp
Trong chuyên luận “Thi pháp thơ Tố Hữu”, GS. Trần Đình Sử khẳng
định “Thi pháp là câu chuyện về hình thức bên trong, hình thức mang tính
quan niệm, có tác dụng mở đường cho những cách nhìn, cách biểu hiện và
sáng tạo ngôn ngữ. Đó là đặc điểm của thi ca xét trên phương diện chủ thể,
tính chỉnh thể và hệ thống” [33, tr.11]
Nói rõ hơn thi pháp là hệ thống các nguyên tắc nghệ thuật chi phối
sự tạo thành của một hệ thống nghệ thuật với các đặc sắc của nó. Thi pháp
là nguyên tắc bên trong, vốn có của sáng tạo nghệ thuật, hình thành cùng
nghệ thuật.
1.1.2. Thi pháp học
Thi pháp học là một yếu tố quan trọng giúp người đọc nâng cao năng
lực cảm thụ tác phẩm nhờ việc đã nắm bắt được các công cụ để tìm hiểu
văn bản nghệ thuật đã kể trên. Nhưng khác với việc xem xét hình thức văn
học như những hiện tượng ngẫu nhiên, rời rạc thì thi pháp học đòi hỏi
nghiên cứu hình thức nghệ thuật cũng như những hiện tượng có quy luật.
Cho đến nay, vẫn chưa có một định nghĩa bao quát được hết nội hàm
của khái niệm “Thi pháp học”. Tuy nhiên, các định nghĩa khác nhau luôn
có điểm chung ở một phạm vi nhất định của bộ môn chuyên ngành này là
nghiên cứu hình thức và ngôn ngữ của văn học. Thi pháp học là khoa học
nghiên cứu thi ca (tức là văn học) như là một nghệ thuật, là khoa học về cấu
tạo của tác phẩm văn học và hệ thống các phương tiện thẩm mĩ được sử
dụng trong đó. Trong cách hiểu rộng hơn, thi pháp học trùng với lí luận văn
học, khi hiểu hẹp thì trùng với nghiên cứu ngôn ngữ thơ hay ngôn từ nghệ
thuật. Thi pháp học đại cương nghiên cứu các phương thức có thể có trong
việc thể hiện cấu tứ nghệ thuật của nhà văn văn và các quy tắc kết hợp, các
phương thức phụ thuộc vào thể loại, loại hình văn học. Các phương tiện
nghệ thuật có thể được phân loại theo các cấp độ khác nhau giữa cấu tứ
7
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
nghệ thuật, coi như cấp độ cao nhất và sự thể hiện cuối cùng của văn bản
ngôn từ. Thi pháp học miêu tả đặt mục đích tái hiện con đường từ cấu tứ
đến văn bản cuối cùng, qua đó nhà nghiên cứu có thể hoàn toàn thâm nhập
vào cấu tứ của tác giả. Ở đây, các cấp độ và bộ phận của tác phẩm được
xem xét như một chỉnh thể. Thi pháp học lịch sử nghiên cứu sự phát triển
của các biện pháp nghệ thuật riêng lẻ (định ngữ, ẩn dụ, vần,…); nghiên cứu
các phạm trù (thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật, các đối lập cơ
bản), cũng như cả hệ thống các thủ pháp hay phạm trù vốn có của những
thời đại văn học; Thi pháp học - khoa học về hệ thống các phương tiện biểu
hiện trong tác phẩm văn học. Trong nghĩa rộng thi pháp học trùng với lí
luận văn học, trong nghĩa hẹp trùng với một trong các lĩnh vực của thi pháp
lí thuyết. Là lĩnh vực của lí luận văn học, thi pháp học nghiên cứu đặc trưng
của các loại hình, thể loại văn học, các dòng và trào lưu, các phong cách,
phương pháp, nghiên cứu quy luật liên hệ nội tại và tương quan các cấp độ
của chỉnh thể nghệ thuật. Bởi vì tất cả các phương tiện biểu hiện trong văn
học suy đến cùng đều quy về ngôn ngữ, vì thế có thể định nghĩa thi pháp
học như là khoa học nghiên cứu cách sử dụng các phương tiện ngôn ngữ.
Văn bản ngôn từ của tác phẩm là hình thức tồn tại vật chất duy nhất của nội
dung. Mục đích của thi pháp học là chỉ ra và hệ thống hóa các yếu tố của
văn bản tham gia vào việc tạo thành ấn tượng thẩm mĩ của tác phẩm. Thông
thường người ta phân biệt thi pháp học đại cương (hay lí thuyết), thi pháp
học bộ phận (miêu tả) và thi pháp học lịch sử; Thi pháp học là khoa học về
các hình thức, các dạng thức, các phương tiện, phương thức tổ chức tác
phẩm sáng tác ngôn từ, về các kiểu cấu trúc và các thể loại tác phẩm văn
học. Nó muốn bao quát không chỉ ngôn từ thơ, mà còn cả các khía cạnh
khác nhau nhất của tác phẩm văn học và sáng tác dân gian. Nhiệm vụ của
thi pháp học là nghiên cứu phương thức cấu tạo của tác phẩm văn học. Đối
tượng của thi pháp học là các sáng tác có giá trị. Phương pháp nghiên cứu
thi pháp là tiến hành miêu tả, phân loại và giải thích các hiện tượng được
nghiên cứu”.
8
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
Từ các định nghĩa trên, ta thấy thi pháp học chủ yếu là một lĩnh vực
nghiên cứu về đặc trưng, tổ chức, các phương thức, phương tiện, nguyên
tắc làm nên giá trị thẩm mĩ của văn học trong tính chỉnh thể của văn bản.
Đó là lĩnh vực nghiên cứu quy luật nội tại của tác phẩm, cấu tạo và phong
cách, nó phân biệt (chứ không đối lập) với các lĩnh vực nghiên cứu khác.
Thi pháp về thực chất là hệ thống ngôn ngữ (kí hiệu) nghệ thuật, mang tính
mở. Thi pháp học bao gồm các bộ phận lí thuyết, miêu tả và lịch sử, gồm cả
phong cách học, và ngày nay bao gồm cả tự sự học, tu từ học - mỗi bộ phận
có đối tượng riêng, nhưng đều không ra ngoài phạm vi nói trên. Có nhà
nghiên cứu đã ví thi pháp của văn học như là ngữ pháp trong ngôn ngữ, cho
đến nay đã có nhiều lí thuyết và cách miêu tả ngữ pháp, nhưng không có
một lí thuyết duy nhất miêu tả đầy đủ, trọn vẹn về ngữ pháp của một ngôn
ngữ cụ thể nào. Tình hình đó cũng giống như thi pháp học.
Theo các nhà nghiên cứu Lê Bá Hán – Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc
Phi thì “Thi pháp học là khoa học nghiên cứu thi pháp, tức hệ thống các
phương tiện biểu hiện đời sống bằng hình tượng nghệ thuật trong sáng tác
văn học. Mục đích của thi pháp học là chia tách và hệ thống hóa các yếu tố
của văn bản nghệ thuật tham gia vào sự tạo thành thế giới nghệ thuật, ấn
tượng thẩm mĩ, chiều sâu phản ánh của sáng tác nghệ thuật. Khi nghiên cứu
về thi pháp, chúng ta có thể tìm hiểu về đặc trưng thể loại, phương pháp,
kết cấu, không gian, thời gian, ngôn ngữ, các biện pháp ngữ âm (ngữ âm, từ
vựng và hình tượng) trong tác phẩm để tìm hiểu sự tác động của nó đến các
sáng tác văn học” [35, tr. 258].
Theo GS. Nguyễn Xuân Kính, hiện nay, có nhiều cách hiểu về Thi
pháp học. Có thể hiểu, thi pháp học là cách thức phân tích tác phẩm bám
vào văn bản là chính, không chú trọng đến những vấn đề nằm ngoài văn
bản như: tiểu sử nhà văn, hoàn cảnh sáng tác, nguyên mẫu nhân vật, giá trị
hiện thực, tác dụng xã hội… Thi pháp học chỉ chú ý đến những yếu tố hình
thức tác phẩm như: hình tượng nhân vật - không gian - thời gian, kết cấu -
9
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
cốt truyện - điểm nhìn, ngôn ngữ, thể loại… Nội dung trong tác phẩm phải
được suy ra từ hình thức, đó là “hình thức mang tính nội dung”.
1.1.3. Thi pháp văn học dân gian
Theo các nhà nghiên cứu Lê Bá Hán – Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc
Phi thì "Văn học dân gian còn gọi là văn chương (hay văn học) bình dân,
văn chương truyền miệng hay truyền khẩu là toàn bộ những sáng tác nghệ
thuật ngôn từ của nhân dân" [13, tr. 344]. Văn học dân gian có nhiều đặc
điểm và thuộc tính quan trọng, đáng chú ý như tính truyền miệng, tính
nguyên hợp, tính tập thể, tính vô danh... trong đó tính truyền miệng được
coi là thuộc tính quan trọng nhất, có quan hệ nhiều nhất với các thuộc tính
và đặc điểm khác của văn học dân gian. Văn học dân gian cùng với văn học
viết đã góp phần tạo thành nền văn học của dân tộc và giữa chúng có mối
quan hệ ảnh hưởng qua lại.
Tác phẩm văn học dân gian khi tồn tại ở dạng văn bản chữ viết, nó
có nhiều nét chung với văn học viết. Điều đó có nghĩa là nghiên cứu thi
pháp văn học dân gian vẫn phải dựa vào lí luận, phương pháp, khái niệm
công cụ của thi pháp văn học nói chung. Tuy văn học viết và văn học dân
gian có điểm giống nhau nhưng nếu chúng ta xét kĩ thì văn học dân gian
vẫn có những nét đặc thù mà văn học viết không có được. Văn học dân gian
là sản phẩm mà ngôn từ làm chất liệu cơ bản, nhưng nó không chỉ có yếu tố
ngôn từ mà còn kết hợp với nhiều yếu tố của văn nghệ dân gian như: nhạc,
vũ đạo, biểu diễn,… và các thành phần phi nghệ thuật khác, gắn với môi
trường diễn xướng, quá trình hình thành, tồn tại, lưu truyền và biến đổi của
nó. Vì thế, nếu tách một tác phẩm văn học dân gian khỏi môi trường diễn
xướng, sinh hoạt của nó thì tác phẩm đó không có ý nghĩa, chỉ còn là một
cái xác khô cứng.
Trước hết, khi nói đến thi pháp văn học dân gian là phải nói đến
những đặc điểm của hình thức, những cách thức thể hiện và biểu hiện riêng
của từng nghệ nhân, của đặc điểm dân tộc
Hiện nay nhiều nhà nghiên cứu xem ý kiến của nhà nghiên cứu
Folklore Chu Xuân Diên như một định nghĩa. Theo ông, “Thi pháp văn
10
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
học dân gian là toàn bộ những đặc điểm về hình thức nghệ thuật, về phương
thức và thủ thật miêu tả, biểu hiện, về cách cấu tạo đề tài, cốt truyện và
phương pháp xây dựng hình tượng con người”.
Từ ý kiến trên, ông còn nêu những bình diện nghiên cứu cụ thể của
việc nghiên cứu thi pháp văn học dân gian, bao gồm từ việc khảo sát những
yếu tố thi pháp riêng lẻ như phép so sánh thơ ca, các biểu tượng và luật thơ,
các mô típ và cấu tạo cốt truyện, cách mô tả diện mạo bên ngoài và tâm lí
bên trong của nhân vật,… đến việc khảo sát những đặc điểm thi pháp
chung của từng thể loại; và những đặc điểm dân tộc của thi pháp văn học
dân gian nói chung,…
Như vậy, đối tượng khảo sát của hướng nghiên cứu thi pháp văn học
dân gian là khá đa dạng, thuộc nhiều bình diện khác nhau. Người nghiên
cứu thi pháp văn học dân gian không chỉ nghiên cứu trên văn bản chữ viết
của các tác phẩm văn học dân gian đã được sưu tầm, ghi chép mà còn
nghiên cứu cả quá trình diễn xướng, lưu truyền trong môi trường mà tác
phẩm tồn Đó mới là hướng nghiên cứu bám sát đặc thù văn học dân gian và
là hướng nghiên cứu có hiệu quả cao.
Từ định nghĩa và hướng nghiên cứu thi pháp văn học dân gian nêu
trên, ông còn xác lập hệ thống thi pháp của bộ phận văn học này. Nói
chung chúng ta có thể nghiên cứu văn học dân gian dưới nhiều cấp độ khác
nhau như: Cấp độ thành tố của từng thể loại như ngôn ngữ, thể thơ, nhân
vật, kết cấu, thời gian, không gian nghệ thuật,…; cấp độ thể loại như thi
pháp thần thoại, thi pháp truyền thuyết, thi pháp truyện cổ tích, thi pháp
truyện cười, thi pháp truyện ngụ ngôn, thi pháp ca dao, thi pháp sử thi dân
gian, …; cấp độ loại hình như thi pháp thơ ca dân gian, thi pháp truyện kể
dân gian,…; …
Thơ Tố Hữu mang nhiều dấu ấn thi pháp văn học dân gian trong sáng
tác, nhưng ảnh hưởng lớn hơn cả đến thơ ông là thi pháp ca dao. Theo
“Giáo trình văn học dân gian” (NXB Giáo dục Việt Nam, GS. TS. Vũ Anh
Tuấn chủ biên) thì ngôn ngữ trong ca dao là sự kết tụ của ngôn ngữ nghệ
thuật giàu chất thơ với ngôn ngữ của đời sống, với lời ăn tiếng nói hàng
11
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
ngày của quần chúng nhân dân [40, tr. 211]. Nó còn là sự kết hợp giữa tính
dân tộc và tính địa phương. Trong ngôn ngữ ca dao, những đặc trưng chủ
yếu về từ ngữ (việc sử dụng các tính từ, đại từ…); kết cấu ngắn gọn, lối đối
đáp thường gặp, kết cấu tương đồng, tương phản hay lối trần thuật; thủ
pháp nghệ thuật (so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, biểu tượng, lối miêu tả trực tiếp,
thời gian và không gian nghệ thuật…), thể thơ (lục bát, song thất lục bát…)
được thể hiện rất rõ. Và khi nghiên cứu thơ Tố Hữu, chúng ta có thể thấy
những yếu tố đó trở nên quen thuộc, tạo nên dấu ấn đậm nét của thi pháp
văn học dân gian, đặc biệt của thi pháp ca dao.
1.2. Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Tố Hữu
1.2.1. Vài nét về cuộc đời nhà thơ Tố Hữu
Nhà thơ Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành, sinh ngày 4/10/1920
tại làng Phù Lai, huyện Quảng Ðiền, tỉnh Thừa Thiên (nay là Thừa Thiên
Huế) trong một gia đình có cha là một nhà nho nghèo nhưng rất yêu thơ,
ham sưu tầm ca dao, tục ngữ. Từ nhỏ, ông đã được cha dạy làm thơ theo lối
cổ. Mẹ Tố Hữu là con của một nhà nho cũng rất yêu ca dao, dân ca xứ Huế
và giàu tình thương con. Chính truyền thống văn hóa, văn chương của quê
hương và gia đình là những nhân tố quan trọng trong sự hình thành hồn thơ
Tố Hữu.
Năm Tố Hữu lên 12 tuổi, mẹ mất. Năm 13 tuổi, ông vào trường
Quốc học (Huế). Tại đây, được trực tiếp tiếp xúc với tư tưởng Cách mạng
qua sách báo tiến bộ của Mác, Ăngghen, Lênin, Hồ Chí Minh, Goocki... kết
hợp với sự vận động, giác ngộ của các Ðảng viên ưu tú bấy giờ (Lê Duẩn,
Phan Ðăng Lưu, Nguyễn Chí Diểu), ông sớm nhận ra lý tưởng đúng đắn.
Gia nhập Ðoàn thanh niên, Tố Hữu hăng hái hoạt động, được kết nạp Ðảng
năm 1938.
Tháng 4/1939, Tố Hữu bị giặc Pháp bắt, bị tra tấn dã man và đày đi
nhiều nhà lao. Trong tù, người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi luôn giữ vững khí
tiết, tiếp tục hoạt động cách mạng ở mọi hoàn cảnh. Cuối 1941, ông vượt
ngục về hoạt động bí mật ở Hậu Lộc - Thanh Hóa. Khi Cách mạng tháng
Tám bùng nổ, Tố Hữu giữ chức vụ Chủ tịch ủy ban khởi nghĩa của thành
12
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
phố Huế. Năm 1946, là bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa. Cuối 1947, ông lên Việt
Bắc làm công tác văn nghệ, tuyên huấn. Từ đó, ông luôn giữ những trọng
trách trong công tác văn nghệ, trong bộ máy lãnh đạo Ðảng và nhà nước
(1948: Phó tổng thư ký Hội Văn nghệ Việt Nam; 1963: Phó Chủ tịch Hội
Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam; tại đại hội Ðảng lần II/02-1951:
Ủy viên dự khuyết Trung ương; 1955: Ủy viên chính thức; tại đại hội Ðảng
lần III/9-1960: vào Ban Bí thư; tại đại hội Ðảng lần IV/1976: Ủy viên dự
khuyết Bộ Chính trị, Bí thư Ban chấp hành Trung ương, Trưởng ban Tuyên
truyền Trung ương, Phó Ban Nông nghiệp Trung ương; từ 1980: Ủy viên
chính thức Bộ Chính trị; 1981: Phó Chủ Tịch Hội đồng Bộ Trưởng). Ông
từng đảm nhiệm nhiều chức vụ khác như Hiệu trưởng Trường Nguyễn Ái
Quốc, Trưởng Ban Thống nhất Trung ương, Trưởng Ban Tuyên huấn
Trung ương, Trưởng Ban Khoa giáo Trung ương. Ông còn là Đại biểu
Quốc hội khoá II và VII. Năm 1996, ông được Nhà nước phong tặng Giải
thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật (đợt 1).
Ông mất ngày 9 tháng 12 năm 2002 tại Bệnh viện 108.
Trong suốt cuộc đời và sự nghiệp thơ ca của ông, các nhà nghiên cứu
đã chỉ rõ ở Tố Hữu có sự thống nhất đẹp đẽ giữa cuộc đời cách mạng và
cuộc đời thơ. Chặng đường thơ của Tố Hữu là chặng đường lịch sử của cả
một dân tộc. Ông được coi là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng và kháng
chiến.
1.2.2. Những chặng đường thơ Tố Hữu
Thơ Tố Hữu có thể chia thành 3 giai đoạn: Trước Cách mạng tháng
Tám, sau Cách mạng tháng Tám đến thời kì đổi mới, thời kì sau đổi mới.
1.2.2.1 Trước Cách mạng tháng Tám
Tập thơ “Từ ấy” (1937 – 1946)
Tập thơ chia làm ba phần, phản ánh quá trình giác ngộ và trưởng
thành của người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi.
Với riêng tác giả Tố Hữu, giai đoạn này cũng là lúc bước vào tuổi
thanh niên, được gặp gỡ lý tưởng cộng sản và trở thành một người chiến sĩ
hăng hái, một người lãnh đạo phong trào thanh niên dân chủ ở Huế.
13
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
Phần Máu lửa cho thấy nội dung chủ đạo là tiếng lòng đồng cảm với những
thân phận bị đọa đày, hắt hủi của những người lao động nghèo khổ ở thành
thị. Đó là em bé mồ côi (bài “Hai đứa trẻ”), chị vú em phải bỏ con ở quê
nhà đói lạnh để ôm con của chủ (bài “Vú em”), ông lão đầy tớ, cô gái giang
hồ trên dòng Hương Giang (bài “Tiếng hát sông Hương”)… Niềm cảm
thông, xót xa, đồng cảm với những thân phận nghèo hèn trong xã hội thực
dân nửa phong kiến luôn đi đôi với tiếng nói khơi gợi trong họ ý thức phản
kháng, đem đến cho họ niềm tin vào một cuộc đổi đời. Bên cạnh đó, những
tình cảm trắc ẩn và niềm cảm thông đó đã những đã tiếp sức cho nhà thơ
trên bước đường đến với cách mạng.
Không chỉ có tình cảm với người lao động trong nước, lý tưởng cộng
sản quốc tế phản ánh trong phần “Máu lửa” thông qua cả những tiếng nói
chống chiến tranh phát xít, có ý nghĩa ở tầm nhân loại.
Với riêng nhà thơ, “Máu lửa” biểu hiện tiếng reo ca náo nức của một
tâm hồn trẻ khát khao lẽ sống đã gặp lý tưởng cách mạng, mà bài thơ “Từ
ấy” là một điển hình.
“Xiềng xích” gồm 30 bài sáng tác trong thời gian tác giả bị giam tại
nhà tù đế quốc từ tháng 4 năm 1939 đến tháng 3 năm 1942. Phần này như
một bản quyết tâm thư của người chiến sĩ trẻ tuổi tự nhủ với lòng mình
không khuất phục trước súng đạn và sự tra tấn tàn bạo của kẻ thù, không
nản chí trước mọi khó khăn trở ngại. Đó là những cuộc tuyệt thực trong nhà
lao, những cuộc chiến đấu gay go với bản thân để vượt qua những cám dỗ
thấp hèn (bài “Con cá chột nưa”, “Tranh đấu”); là những lời trăng trối của
bạn tù gửi lại khi ra pháp trường (bài “Trăng trối”); là xúc cảm xao động
trước tiếng vọng của cuộc đời bên ngoài qua song cửa nhà tù (bài “Một
tiếng rao đêm”, “Nhớ người”, “Nhớ đồng”); là ý chí hướng về những tấm
gương hy sinh của đồng bào và chiến sĩ trong khởi nghĩa Nam Kỳ (bài “Bà
má Hậu Giang”); là tiếng nói đấu tranh góp phần với phong trào đấu tranh
bên ngoài và những tiếng thơ kêu gọi tâm huyết (bài “Dậy mà đi”, “Dậy lên
thanh niên”)…
14
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
“Giải phóng” gồm 14 bài, sáng tác trong những năm từ 1942 đến
1946. Đây là những năm tháng khi nhà thơ vượt ngục và sống trong không
khí sục sôi cách mạng, chuẩn bị tổng khởi nghĩa. Thơ Tố Hữu trong giai
đoạn này là tiếng thét căm thù đối với sự áp bức của hai đế quốc Pháp -
Nhật (bài “Tiếng hát trên đê”, “Đói! Đói! Đói!”); là sự dự cảm tin lành
chiến thắng (bài “Xuân đến”); là niềm say sưa ca niềm vui bất tuyệt của
độc lập, tự do (bài “Huế tháng Tám”, “Vui bất tuyệt”)…
1.2.2.2. Từ sau Cách mạng tháng Tám đến thời kì đổi mới
Tập thơ “Việt Bắc” (1946 – 1954)
Tập thơ được sáng tác chủ yếu trong thời kì kháng chiến chống Pháp,
gồm chủ yếu những bài thơ sáng tác trong thời kì kháng chiến từ sau Thu
Đông thắng lợi 1947 và một số bài thơ sáng tác sau khi hòa bình thắng lợi.
Chủ đề bao trùm tập thơ “Việt Bắc” là tinh thần thiết tha yêu nước, ý chí
quyết tâm chiến đấu bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta. Trong tập thơ, nổi bật
nhất là hình tượng Bác Hồ - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc, linh hồn của
cuộc kháng chiến và hình ảnh của các anh bộ đội cụ Hồ. Bên cạnh đó là
hình ảnh của những bà mẹ, những em thiếu nhi, những chị phụ nữ cũng nói
lên tình cảm yêu mến, thiết tha, gắn bó của nhà thơ.
Trong tập thơ, người đọc có thể nhận thấy tinh thần lạc quan cách
mạng, lòng tin vững chắc ở tương lao, niềm tin về sự thống nhất nước nhà.
Tập thơ đã khẳng định Tố Hữu chính là một thi sĩ cộng sản và Việt Bắc trở
thành tập thơ tiêu biểu nhất cho thơ Tố Hữu trong những năm kháng chiến
chống Pháp bởi nó phản ánh hướng đi lên và bước phát triển thắng lợi của
cuộc kháng chiến từ những ngày đầu gian khổ đến kết thúc, đỉnh cao là
thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
Trong lần in đầu tiên năm 1954, tập thơ “Việt Bắc” gồm 24 bài với
bài đầu tiên là “Cá nước”, sáng tác năm 1947, và kết thúc với bài “Lại về”,
sáng tác năm 1954. Tập thơ “Việt Bắc” phản ánh đầy đủ con đường chiến
đấu gian lao và sự trưởng thành của dân tộc Việt Nam qua những dấu ấn,
hình ảnh về cuộc kháng chiến. Đó là tiếng hát mở đường (bài “Phá
đường”); tiếng hò kéo pháo lên chiến dịch (bài “Voi”); nỗi lòng bà mẹ nhớ
15
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
con (bài “Bầm ơi”); niềm thao thức nơi anh bộ đội nhớ mẹ ở làng quê (bài
“Bà bủ”); chiến thắng Việt Bắc (bài “Cá nước”); nguồn sáng nơi căn nhà
của Bác (bài “Sáng tháng năm”); bước chân người chiến sĩ vào trận tuyến
nơi núi rừng Tây Bắc (bài “Lên Tây Bắc”); niềm hân hoan trước chiến công
lừng lẫy tại Điện Biên Phủ (bài “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”); niềm vui
chiến thắng và hòa bình trên bước đường đi tới (bài “Ta đi tới”)…
Một trong những điểm nổi bật của tập thơ “Việt Bắc” là sự khắc họa
chân thực những nhân vật văn học đại diện cho các tầng lớp nhân dân Việt
Nam kháng chiến, những con người mới của thời đại mới, mà nổi bật trong
đó là hình ảnh chủ tịch Hồ Chí Minh - hiện thân cho tinh hoa và trí tuệ của
dân tộc. Tuy vậy, tập thơ vẫn còn thiếu những con người cá thể, cụ thể,
những tình cảm riêng tư của cái "tôi" trữ tình. Về mặt nghệ thuật, tuy được
đánh giá là bước trưởng thành quan trọng của thơ Tố Hữu, là một thành tựu
xuất sắc của thơ Việt Nam giai đoạn kháng chiến chống Pháp, yếu tố cách
tân trong tập thơ cũng chưa được nhìn thấy.
Tập thơ “Việt Bắc” được tặng giải nhất về thơ của Giải thưởng văn
học giai đoạn 1954 – 1955 của Hội Văn nghệ Việt Nam.
Tập thơ “Gió lộng” (1955 – 1961)
Năm 1954, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, những kế hoạch 5 năm
xây dựng đất nước được triển khai. Tập thơ “Gió lộng” thể hiện nỗi niềm
phấn chấn của người xây dựng đất nước: "Gió lộng đường khơi rộng đất
trời". Cảm hứng trong “Gió lộng” đã được mở rộng và nâng cao khi đất
nước bước vào thời kì lao động mới, chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong
chiến đấu lại được biểu hiện trong khí thế lao động quên mình trên khắp
trận tuyến của mọi miền đất nước. Tập thơ “Gió lộng” khai thác những
nguồn cảm hứng lớn, cũng là những tình cảm bao trùm trong đời sống tinh
thần của con người Việt Nam đương thời: niềm vui, niềm tự hào, tin tưởng
ở công cuộc xây dựng cuộc sống mới xã hội chủ nghĩa trên miền Bắc, tình
cảm với miền Nam và ý chí thống nhất Tổ Quốc, tình cảm quốc tế vô sản
rộng mở với các nước anh em. Tập thơ thể hiện rõ rệt cảm hứng phơi phới
16
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
đi lên chủ nghĩa xã hội của cả dân tộc. “Gió lộng” mang âm hưởng lạc quan
của niềm vui, thể hiện sức sống dồi dào và tính chất ưu việt của xã hội mới.
Trong tập thơ, giọng anh hùng ca ngày càng được khẳng định, đề tài
thơ có sức bao quát hiện thực, ý thơ mang tầm tư tưởng cao. Tập thơ mở ra
niềm vui lớn vì nửa đất nước được giải phóng nhưng niềm vui đó còn chưa
trọn vẹn. Nhà thơ cũng thể hiện lòng tri ân, nghĩa tình với Đảng, với Bác
Hồ, với nhân dân.
Tập thơ “Ra trận” (1962 – 1971)
“Ra trận” là tập thơ thứ tư của Tố Hữu. Tập thơ gồm 31 bài, sáng tác
trong 10 năm kháng chiến chống Mĩ. Lúc này, thơ Tố Hữu là khúc ca ra
trận, là mệnh lệnh tiến công và lời kêu gọi, cổ vũ hào hùng của cả dân tộc
trong cuộc chiến đấu ở cả hai miền Nam, Bắc.
Trong tập thơ, Tố Hữu vẫn giữ được giọng thơ đằm thắm. Đề tài
rộng mở như đánh dấu những sự kiện chính trị, quân sự của đời sống. Ông
hướng tới những tình cảm mang tính phổ quát, đề tài thời sự. “Ra trận”
được đánh giá là tập thơ chứa đựng những lẽ sống thiêng liêng của dân tộc
ta trong giờ phút lịch sử khi trận chiến đấu, chống lại đế quốc Mỹ xâm lược
được bắt đầu. Trong trận chiến ấy, những con người Việt Nam nhỏ bé
nhưng thông minh, kiên cường và bất khuất đã trở thành người chiến thắng,
cắm lá cờ đỏ sao vàng trên đỉnh vinh quang.
Với “Ra trận”, quá khứ chủ yếu được khai thác qua truyền thống anh
hùng của một dân tộc quật cường có hàng ngàn năm lịch sử chống ngoại
xâm đầy sôi nổi. Trong thơ, Tố Hữu đã thể hiện thế trận trùng điệp, tiến
công kẻ thù. Truyền thống và sức mạnh của bốn nghìn năm lịch sử đang
góp phần làm nên những giá trị lớn lao cho dân tộc.
Trong tình cảm đối với đất nước, Tố Hữu dành phần tha thiết nhất
cho miền Nam anh hùng:
Máu đọng chưa khô, máu lại đầy
Hỡi miền Nam trăm đắng nghìn cay
Hăm lăm năm chẳng rời tay súng
Đi trước về sau đã dạn dày.
17
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
(Theo chân Bác, 1970)
“Ra trận” có rất nhiều bài thơ hay về miền Nam, tình cảm của ông
với miền Nam thật thiết tha, dạt dào, đăc biệt là những hình ảnh quen thuộc
như anh giải phóng quân, chiếc mũ tai bèo trong trận chiến, những người
mẹ, những anh hùng đã xả thân vì nghĩa lớn.
“Ra trận” đánh dấu một bước phát triển mới trong thơ Tố Hữu, mang
đến chiều cao tầm vóc mới cho thơ ông với những chủ đề lớn, những vấn
đề cốt lõi của thời đại. Trong tập thơ cũng đã thể hiện những dấu hiệu thay
đổi về hình thức với lối ngắt nhịp, giãn nhịp và một số câu thơ có hướng
tiếp cận với văn xuôi.
Tập thơ “Máu và hoa” (1971 – 1977)
Tập thơ gồm 13 bài, sáng tác trong 6 năm, là tổng kết của quá trình
phát triển dân tộc, của cách mạng Việt Nam – một hành trình đầy máu và
hoa. Trong tập thơ có rất nhiều bài thơ trường thiên với cảm xúc tổng hợp,
bao quát hơn nửa thế kỉ chiến đấu, đấu tranh. “Máu và hoa” ghi lại chặng
đường cuối cùng của cuộc chiến đấu trong lịch sử dân tộc thời kì chống Mỹ
cứu nước, chặng đường vẻ vang rất quyết liệt và nhiều gian truân. Thắng
lợi đang đến gần, những cảm xúc của tác giả đan xen lẫn đi về giữa quá khứ
và hiện tại, giữa hiện tại và tương lai. Nổi lên là niềm tin tươi sáng và lòng
quyết tâm đi đến thắng lợi cuối cùng.
“Máu và hoa” là bài ca về Tổ quốc chiến thắng và niềm vui của
người con của dân tộc hân hoan đón chào niềm vui lớn, niềm vui trọn vẹn,
niềm vui của đỉnh cao thắng lợi diệu kì. Trên đỉnh cao ấy, tác giả đã nhìn
lại một chặng đường dài bao quát lịch sử. Và từ đây, nhân dân ta bước sang
một thời kì mới, dân tộc ta đến với chặng đường mới trong không khí ấm
cúng, sum họp quê hương, đằm thắm nghĩa tình và niềm vui trọn vẹn.
1.2.2.3. Thời kì đổi mới:
Tập thơ “Một tiếng đờn”
Tập thơ xuất bản vào năm 1993 – thời kì đất nước đã hòa bình. Đây
là những sáng tác trong khoảng hơn 10 năm từ 1978 – 1992. Trong tập thơ,
bóng dáng của nhà thơ vẫn vô cùng quen thuộc trong vai trò nhắc nhở con
18
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
người hướng vào những tình cảm lớn của dân tộc, những mục tiêu cao cả
của cách mạng. Ông vẫn thủy chung với nguồn đề tài của đời sống cách
mạng, của toàn đất nước. Trước một hiện thực mới mẻ, đã có một tiếng nói
mới, một giọng điệu mới nơi Tố Hữu, đó là những dòng tâm tư, trăn trở từ
mạch cảm xúc trong thời hòa bình. Đây là thời kì sau chiến tranh máu lửa
nên thơ ông đã xuất hiện những dòng thơ tươi xanh – mang đậm cảm hứng
thế sự. Đề tài trong thơ phong phú: ca ngợi vẻ đẹp của quê hương, con
người; công cuộc xây dựng đất nước đầy phức tạp; tình yêu và số phận con
người… Âm hưởng thơ giai đoạn này cũng đã bớt vang xa (hướng ngoại)
mà vọng sâu hơn (hướng nội), đôi khi tưởng chạm tới một điều gì riêng tư
của tuổi cuối đời nhìn lại. Ở tập thơ này, Tố Hữu trở về bút pháp nội tâm,
rất gần với thời kì Từ ấy. Bút pháp thơ Tố Hữu thời kì này không tung
hoành, hào sảng mà trầm xuống trong chiêm nghiệm.
Em ơi nghe đó, trong đêm lạnh
Ðằm thắm bên em một tiếng đờn
Ngoài giọng anh hùng ca vốn có, thêm giọng trầm lắng, đôi khi xót
xa:
Mới bình minh đó, đã hoàng hôn
Ðang nụ cười tươi, bỗng lệ tuôn
Ðời thường sớm nắng chiều mưa vậy
Khuấy động lòng ta biết mấy buồn!
(Một tiếng đờn, 1991)
Những bài thơ tiêu biểu trong tập thơ là: “Một khúc ca”, “Ðêm cuối
năm”, “Ðêm thu quan họ”, “Ðảng và thơ”, “Một tiếng đờn”, “Lạ chưa?”,
“Xuân hành 92”, “Ta lại đi”, “Anh cùng em”.
Tập thơ “Ta với ta”
Cùng nguồn cảm hứng trong thời kì hòa bình, đổi mới của đất nước,
vào tuổi 80, tác giả khẳng định hồn thơ vẫn rạo rực, thổn thức suy tư của
mình trong tập thơ “Ta với ta”. Đây cũng là tập thơ cuối cùng của Tố Hữu,
được sáng tác trong khoảng gần chục năm cuối đời (1993 – 2002). Giọng
thơ chùng xuống, đầy suy tư, trăn trở về lẽ đời, lòng người, về sự hữu hạn
19
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
của thời gian là nét nổi bật của thơ Tố Hữu ở tập thơ cuối cùng, trong tư
cách con người cá nhân hơn là tư cách con người chiến sĩ cách mạng trước
đây.
Là tập thơ cuối cùng của tác giả, ông đã thâu nhận và chứng kiến một
thế kỉ có nhiều biến động. Tập thơ cuối cùng, nhà thơ đã tìm thấy những sợi
dây ràng buộc vững chắc với đất nước, với nhân dân, bạn bè. Sự sôi nổi, trẻ
trung trong thơ Tố Hữu đã được bớt đi và thay vào là những chiêm nghiệm
và suy nghĩ sâu sắc trước cuộc đời. Tác giả đã ở vào thời điểm nhìn cuộc
đời trong sự đúc kết về lẽ đời biến đổi, về chuyện nhân tình.
Nhưng có một thực tế mà người đọc cần nhận thấy rõ đó là với hai
tập thơ cuối, Tố Hữu đã không còn là “hiện tượng thơ” trong sự đồng vọng
của độc giả như trước nữa. Chính vì thế, từ một con người giữ vai trò người
lĩnh xướng và chỉ huy dàn hợp ca cách mạng trước đây, Tố Hữu giờ chuyển
sang tư thế của người hát “đơn ca” và có lúc là “độc ca”.
Trong hai tập thơ, yếu tố thi pháp văn học dân gian quen thuộc vẫn
được thể hiện rất rõ nét, qua cả nội dung lẫn hình thức nghệ thuật. Nó được
thể hiện qua những thể thơ dân tộc, ngôn ngữ thơ, thời gian và không gian
cũng như các hình ảnh, biểu tượng quen thuộc của dân gian đã được vận
dụng một cách linh hoạt. Tuy có sự thay đổi thi pháp trong hai tập thơ
“Một tiếng đờn” và “Ta với ta” so với các tập thơ trước nhưng dấu ấn thi
pháp văn học dân gian vẫn là đặc điểm nổi bật nhất trong hai tập thơ cuối
cùng của Tố Hữu và để lại cho đời những giá trị vĩnh hằng.
Nếu như năm tập thơ đầu gắn chặt với quá trình hoạt động cách
mạng của ông, thì đến hai tập thơ cuối cùng là “Một tiếng đờn” và “Ta với
ta” là sự nếm trải vui, buồn của cá nhân với tư cách là một con người.
Trong năm tập thơ đầu, ông luôn là người lĩnh xướng của dòng thơ ca cách
mạng với tư cách là một thi sĩ. Còn với tư cách người chiến sĩ cách mạng,
ông lại là người chỉ huy của dàn hợp xướng thơ ca ấy. Với cả hai tư cách,
tiếng nói của ông trên chính trường cũng như trên thi trường đều có ảnh
hưởng lớn và mang tính quyết định đối với dòng thơ ca cách mạng trong
diễn trình thơ ca Việt Nam hiện đại. Nhưng với hai tập “Một tiếng
20
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
đờn” và “Ta với ta”, vào những năm tháng cuối đời, Tố Hữu đã kịp chuyển
sang tư thế của người hát đơn ca - hát một mình với “Một tiếng đờn”. Thậm
chí sau này ông còn là người hát “độc ca”, tự đối diện với chính mình và
chỉ hát cho mình nghe “Ta với ta”. Giọng thơ chùng xuống, đầy suy tư, trăn
trở về lẽ đời, lòng người, về sự hữu hạn của thời gian là nét nổi bật của thơ
Tố Hữu ở hai tập thơ cuối cùng, trong tư cách con người cá nhân hơn là tư
cách người chiến sĩ cách mạng trước đây. Điều đáng trân trọng đó là trong
hai tập thơ này, Tố Hữu vẫn thể hiện tinh thần kiên định niềm tin vào lý
tưởng và con đường cách mạng của dân tộc.
TIỂU KẾT:
Như vậy, từ những hiểu biết về thi pháp, thi pháp học và thi pháp văn
học dân gian, người đọc có thể tiếp cận thơ ca Tố Hữu như tiếp cận với
những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Xuyên suốt 7 tập thơ của
Tố Hữu là tinh thần yêu nước, cống hiến và phụng sự cho sự nghiệp cách
mạng của đất nước. Có thể thấy cuộc đời Tố Hữu là sự thống nhất giữa đời
thơ và đời hoạt động cách mạng. Trong cuộc đời thơ của Tố Hữu, mỗi thời
kì thơ ca lại mang đặc diểm, giọng điệu, tư thế riêng. Sau khi đất nước
thống nhất, hòa bình được lập lại, và đến thời kì đổi mới, dù vai trò, vị thế
của Tố Hữu đã có nhiều sự thay đổi trong trường chính trị nhưng những
tình cảm và tâm nguyện với đất nước, với dân tộc vẫn được ông gửi gắm
trong những sáng tác của mình. Nhưng dù là “người lĩnh xướng”, “đơn ca”
hay “độc ca” thì thơ ông vẫn mang dấu ấn và ảnh hưởng sâu sắc trong nền
thơ ca nước nhà, đặc biệt với dấu ấn của thi pháp văn học dân gian xuyên
suốt các chặng đường thơ ông.
21
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
CHƢƠNG 2: “MỘT TIẾNG ĐỜN” VÀ “TA VỚI TA” – MỘT CHẶNG
ĐƢỜNG MỚI TRONG NGHIỆP THƠ CỦA TỐ HỮU.
2.1. Cảm hứng chủ đạo trong hai tập thơ “Một tiếng đờn” và “Ta
với ta”.
Trong thơ ca, cảm hứng chủ đạo giữ một vai trò quan trọng, ảnh
hưởng đến sáng tác của tác giả. “Cảm hứng chủ đạo là một yếu tố của bản
thân nội dung nghệ thuật, của thái độ tư tưởng xúc cảm ở nghệ sĩ đối với
thế giới được mô tả” [13, tr.38]. Theo nghĩa này thì cảm hứng chủ đạo
thống nhất với đề tài và tư tưởng của tác phẩm. Và cảm hứng chủ đạo đem
lại cho tác phẩm một không khí xúc cảm tinh thần nhất định, thống nhất tất
cả các cấp độ và yếu tố của nội dung tác phẩm.
Trong thơ Tố Hữu, các nguồn mạch cảm hứng có sự thống nhất. Tuy
nhiên, từ 5 tập thơ đầu sang 2 tập thơ sau đã có sự chuyển đổi từ trữ tình
chính trị, từ những vấn đề lớn lao của đất nước sang thế sự, đời tư. Cái tôi
sử thi của Tố Hữu trong giai đoạn này tiếp tục được bày tỏ. Đó là cảm hứng
tự hào, ngợi ca Tổ quốc, ca ngợi những vẻ đẹp hào hùng của những hình
tượng anh hùng nhưng có những nét đặc thù riêng.
2.1.1. Cảm hứng về vẻ đẹp của Tổ quốc, quê hương, con người
Cảm hứng về Tổ quốc, về nhân dân, về lịch sử đất nước trong thơ Tố
Hữu là dòng chảy lớn xuyên suốt sự nghiệp sáng tác của ông bởi “Tố Hữu
là nhà thơ của dân tộc và nhân dân” [9, tr.277]. Điều này cũng rất dễ hiểu
bởi Tố Hữu là nhà thơ vốn có sự gắn bó với cuộc sống bình dị. Cảm hứng
trong thơ ông thường được bắt nguồn từ những gì gần gũi như cây đa, bến
nước, con đò…, từ những truyền thống và giá trị lịch sử.
Với “Một tiếng đờn” và “Ta với ta”, cảm hứng chủ đạo của nhà thơ
đã có sự thay đổi mới mẻ. Đất nước hoàn toàn giải phóng, dân tộc ta, nhân
dân ta bước vào thời kì khôi phục và xây dựng đất nước sau những năm
tháng đau thương. Thơ Tố Hữu ban đầu vẫn giữ được cái nhìn tổng quát,
sôi nổi, vui tươi về những mảnh đất lịch sử trong thời bình.
Trong tập thơ “Một tiếng đờn”, hình ảnh đất nước được xuất hiện
22
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
nhưng mang dáng vẻ khác. Ở tập thơ này, Tố Hữu trở về với bút pháp nội
tâm, mang tính chất trầm ngâm, chiêm nghiệm trong cuộc sống nhưng vẫn
tràn ngập niềm tin và khao khát sống.
Nếu như trước đây, quê hương đất nước được nhà thơ cảm nhận
trong từng thời khắc với nét đẹp thân thương, bình dị của núi rừng:
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
(Việt Bắc, 1954)
Điểm xuyết trên cái nền màu xanh bát ngát bao la là màu hoa chuối
đỏ tươi đang nở rộ lung linh dưới ánh nắng mặt trời. Khung cảnh thiên
nhiên tựa như một bức tranh với đường nét, màu sắc vừa đối lập, vừa hài
hòa, vừa cổ điển vừa hiện đại. Bao trùm lên cảnh vật mùa xuân là màu
trắng dịu dàng, trong trẻo, tinh khiết của hoa mơ nở khắp rừng, làm bừng
sáng cả khu rừng bởi sắc trắng mơ màng, bâng khuâng, dịu mát và cả
không gian ngập tràn sức sống mùa xuân lan tỏa và tràn trề nhựa sống.
Khung cảnh thiên nhiên còn đẹp hơn bởi sự xuất hiện của con người bình dị
trong lao động. Họ cần mẫn, tỉ mẩn, khéo léo, tài hoa, nhanh nhẹn, chăm
chút đó cũng chính là phẩm chất tần tảo của con người Việt Bắc.
Khi đất nước hoàn toàn giải phóng, cả dân tộc ta bắt tay vào công
cuộc hàn gắn các vết thương chiến tranh, khôi phục và xây dựng đất nước,
Tố Hữu nhìn đâu cũng thấy đẹp, thấy vui. Nhưng quê hương, đất nước, con
người trong thơ ông giờ không chỉ mang vẻ đẹp thơ mộng, lãng mạn trước
kia mà còn mang khí thế của thời đại mới. Để có những vần thơ sôi nổi ấy,
Tố Hữu đã hòa mình vào công cuộc xây dựng đất nước nói chung và trong
hành trình ấy, vẻ đẹp của những con đường, những địa danh ở khắp mọi
miền quê hương Tổ quốc được thể hiện qua những vần thơ khi ông tìm về
cội nguồn, về những địa danh xưa.
Vùng đất Phồn Xương (Yên Thế, Bắc Giang) đã từng gắn bó với Tố
Hữu cũng đã mang diện mạo mới trong thơ ông. Một không gian tràn ngập
23
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
hứng khởi, lòng người phơi phới niềm tin. Trong một ngày đầu thu về với
vùng đất Phồn Xương, tác giả dường như nghe thấy những âm vang của đất
trời. Khắp không gian ngập tràn màu vàng của lúa chín, của một mùa bội
thu và màu đỏ của ngói mới. Cuộc sống của con người đang được đổi thay
hàng ngày khiến tác giả liên tưởng tới ngày hội rước Hoàng Tướng quân
linh thiêng, trang trọng.
Tiếng người xưa, đá còn ghi Lệnh cồng giục cháu con đi theo Người Sáng
thu nay đẹp đất trời Đầu mùa lúa chín như phơi hoa vàng Phồn Xương
ngói mới đỏ làng Tưởng như ngày hội rước Hoàng tướng quân. (Phồn
Xương, 1986)
Đây là những anh hùng của thế kỉ XX, những con người đem Việt
Nam ra tới năm châu bốn biển:
Xôn xao máy động vang rừng núi
Rẽ sóng tàu ra nắng đại dương.
(Bài thơ đang viết , 1981)
Tố Hữu đã viết về những con người ngày đêm xây dựng cuộc sống
mới, và tên tuổi của họ cũng gắn với những địa danh lịch sử, họ đã mang
đến diện mạo mới cho mọi vùng quê trên dải đất hình chữ S này:
Từ Yên Bái, Thác Bà reo thủy điện
Sang chiến công thế kỷ, đập Hòa Bình
Lại vào Nam, hồ Dầu Tiếng mông mênh
Trị An lớn, bốn trăm ngàn ki-lô-oát
Lên Thác Mơ, sáng rừng xanh bát ngát
Yaly ơi, mơ ước của Tây Nguyên
Dòng Xê Xan, thác dữ, đã xây nền
Vẫn còn bao nhiêu vùng vẫy gọi…
24
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
(Những bàn tay xây dựng, 1997)
Trên chặng đường xây dựng đất nước, những con người làm thủy điện đã
được tác giả nhắc đến như niềm từ hào. Những công trình thủy điện như
Thác Bà, Hòa Bình, Dầu Tiếng, Trị An, Thác Mơ, Yaly hay Xê Xan đã
đem đến cho đời sống của nhân dân ta những đổi thay trong cuộc sống.
Thủy điện được dựng xây, ánh sáng tràn ngập khắp mọi nơi trên dải đất
hình chữ S này dường như đã đem đến cho nhân dân ta niềm tin về ngày
mai tươi sáng. Và trên con đường xây dựng đất nước đó, họ tựa như những
người anh hùng, đã chinh phục và làm chủ những đỉnh cao, những ngọn
nguồn thác dữ.
Đặc biệt, khi tìm hiểu, chúng ta có thể nhận thấy những thời điểm
lịch sử luôn gợi cho Tố Hữu cảm hứng sáng tác. Chính vì thế, rất nhiều các
tác phẩm thơ của ông gắn với một số sự kiện lớn của dân tộc, những vấn đề
có ý nghĩa lịch sử, khát vọng về ngày mai tươi sáng. Tiêu biểu như sự kiện
cây cầu mới được xây dựng bắc qua sông Bến Hải, nằm ở phía Tây cây cầu
Hiền Lương, nhà thơ ngậm ngùi khi nhớ tới quá khứ xưa về cầu Hiền
Lương , biểu tượng của nỗi đau chia cắt Việt Nam thành hai quốc gia trong
suốt 21 năm (1954 – 1975).
Qua cầu mới, nhớ cầu xưa
Cầu Hiền Lương ấy, lưỡi cưa xé lòng
Cây cầu sắt, cắt ngang sông
Bóng đen in xuống, đục dòng nước xanh
Cây cầu Hiền Lương đã đi vào lịch sử, được tác giả gọi tên mà trong lòng
nặng trĩu nỗi xót xa: “Một cây cầu nhỏ, mà đau một đời!” bởi chỉ một cây
cầu ấy thôi, nó cắt ngang sông, chia đôi nước Việt Nam ta lúc bấy giờ. Nó
gợi cho tất cả những người dân về ngày hôm qua của dân tộc, đau thương,
xót xa. Nhưng giờ đây, trong niềm vui đất nước đổi mới, những cây cầu
mới bắc qua sông được xây dựng, cầu qua sông Bến Hải cũng đã được xây
mới nhưng con người vẫn giữ một thái độ trân trọng với quá khứ đau
thương của dân tộc.
Hôm nay, cầu mới xây rồi
25
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
Ngày vui, ai nỡ quên thời nhớ thương Hai
mươi năm ấy, Hiền Lương…
(Cầu Hiền Lương, 2000)
Hình ảnh trở đi trở lại trong thơ của Tố Hữu là hình ảnh của đất
nước, đã từng được nhà thơ gọi đó là “chú khổng lồ”, “chàng trai vạm vỡ”.
Trong thơ, đất nước mang hơi hướng của của người anh hùng làng Gióng,
từ nhỏ đã vươn vai trở thành tráng sĩ, góp sức mình cho đất nước, cho quê
hương.
Tự hào thay! Việt Nam ta đang có mặt trên
đời Đẹp như một chàng trai vạm vỡ
Đánh giặc suốt ba mươi năm, đã toàn thắng, chẳng bao giờ run
sợ
Có thể nào quên? Mới đó hai nhăm năm
Gột sạch bùn và máu, ta đứng lên từ nghèo đói, tối
tăm (Cảm nghĩ đầu xuân 2002)
Trong muôn ngàn nguồn thi liệu mà Tố Hữu đem đến cho nền thi ca,
người ta không thể không nhắc đến tình cảm yêu mến của nhà thơ dành cho
mùa Xuân, mùa đẹp nhất trong năm, trẻ trung, tràn đầy nhựa sống.
Trong thời kì mới, cả dân tộc bắt tay vào công cuộc vừa dựng xây
dựng, vừa kiến thiết đất nước, Tố Hữu đã viết về những con người với
niềm tin tất thắng:
Đời vui thế, khi ta làm chủ
Anh em ơi, đồng chí mình ơi!
Trẻ lại rồi, thế kỉ 20
Và trẻ mãi, mỗi người
Một nhành xuân, của Đảng.
(Một nhành xuân, 1980)
Và có khi, mùa xuân đến bất ngờ khiến nhà thơ thấy mình bỡ ngỡ.
Những hình ảnh lộc non, lá biếc mở ra một không gian tràn ngập sắc xuân:
Bài thơ chưa kịp viết. Mùa xuân
Đã đến quanh ta. Khác mọi lần
26
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
Như tự lòng người, xanh lộc mới
Đất trời phơi phới sắc thanh tân.
(Bài thơ đang viết, 1981)
Vẻ đẹp của đất nước thanh bình được Tố Hữu khám phá ở trong sự
thay đổi về đời sống sinh hoạt của con người. Nhìn thuyền bè trôi trên
sông, ông thấy những bãi bờ xanh ngắt trải dài, cuộc sống mới như thu hút
lòng người:
Đường lên Cẩm Thủy, trung du
Xe lăn chầm chậm, gió thu ru mình
Nắng vờn núi gấm chênh chênh
Sóng dờn sông Mã lượn quanh hàng đồi
Thuyền chài thôi kiếp dạt trôi
Thong dong bè nứa, quẫy đuôi cá lồng
Đôi bờ xanh nõn ngô đông
Chè nương, bãi lạc, lúa đồng sum suê
(Cẩm Thủy, 1986)
Và chính trong giai đoạn hòa bình, Tố Hữu cũng không quên những
năm tháng gian khổ, chiến tranh, để từ đó trân trọng hơn những vẻ đẹp của
đất nước hiện tại.
Để ngợi ca những mảnh đất đổi mới, Tố Hữu đã sử dụng những hình
ảnh hết sức chân thật, được lặp đi lặp lại nhiều lần. Đó chính là hình ảnh
ngói mới đỏ tươi, cánh đồng lúa chín, ngô khoai xanh biếc, cây chồi vàng
ươm…Những hình ảnh này mang dấu hiệu của cuộc sống mới đang trên đà
đổi thay.
Khi viết về những mảnh đất lịch sử trong thời kì đất nước đổi mới,
Tố Hữu thường có sự đối chiếu giữa xưa và nay, giữa quá khứ và hiện tại,
giữa cái gian khổ và thanh bình, giữa thiên nhiên hoang vu và trù phú.
Chính vì vậy, trong thơ của Tố Hữu, người đọc dễ dàng cảm nhận được vẻ
đẹp của đất nước thời kì hòa bình. Cảm hứng tự hào về đất nước khi bước
vào giai đoạn đổi mới đã mang đến cho thơ ông hơi thở, sức sống mới:
Tổ quốc ta!
27
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
Muôn nghìn sức mạnh,
Như hôm qua lao vào trận đánh
Ta sẽ đi.
Đi tới những ngày mai
Như một đoàn quân
Bước thẳng, đường dài.
(Một khúc ca, 1979)
Hay lời ca vang mãi trong ngày hội xuân, ngày hội chung của dân tộc
và cũng là ngày hội riêng trong lòng mỗi người:
Lòng sẵn mở. Và chân sẵn bước
Cho sáng mai nay, rộn ràng cả nước
Mở hội mừng Xuân. Mừng bạn. Mừng ta.
(Mừng bạn, mừng ta, 1979)
Mùa xuân đến còn mang theo hơi ấm của tình người, trong không khí
rộn ràng của đất trời, của mùa xuân đã tràn ngập nắng, của xuân phơi phới
niềm tin.
Đã chắc cầm tay, mùa gặt mới
Bởi Xuân lên nắng, ấm tình người
Bởi đời ta với Xuân đi tới
Phơi phới. Xuân vui với cuộc đời.
(Xuân đấy, 1984)
Mùa xuân trong cảm nhận của nhà thơ không phải chỉ là cảm nhận
riêng, mà nó đã là mùa xuân chung của dân tộc, và nó có phải là xuân hay
không chính bởi mọi người đang chung tay góp sức xây dựng.
Bài thơ đang viết… Biết chưa xong
Cuộc sống đang dâng tràn mênh mông
Bài thơ của mọi người đang viết
Cho những mùa xuân sáng Lạc Hồng!
(Bài thơ đang viết, 1981)
Nếu như các nhà thơ nhìn thấy mùa xuân với chồi non, lá biếc thì Tố
Hữu còn nhìn thấy cả sự vận động của mùa xuân, khi đất trời đang vẽ
28
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
những nụ mầm non, những dáng tơ vào đầu xuân mới.
Sáng đầu năm. Cao hứng làm thơ
Mênh mông trời nắng trắng phơ phơ
Như tờ giấy mới… Xuân đang vẽ
Những nụ mầm non, những dáng tơ.
(Sáng đầu năm, 1982)
Để rồi nhà thơ phải thốt lên:
Nước mình đẹp thật. Mấy nghìn xuân
Dòng máu hồng tươi mãi nghĩa nhân
Nam ấm thương hoài ngoài Bắc rét
Mai đào cùng nở, nhớ người thân.
(Ta vẫn là xuân, 1997)
Hình ảnh quê hương, đất nước, mùa xuân đã trở đi trở lại quen thuộc
trong thơ Tố Hữu, tạo thành một thế giới vô cùng sống động trong thơ ông.
Tất cả mọi thứ đều khoác lên mình chiếc áo mới khi đến độ xuân sang, với
niềm tin yêu và hi vọng về một ngày mai tươi sáng, về tình cảm ấm áp, yêu
thương giữa người với người.
Từ xa xưa, làng quê đã trở thành dấu ấn sâu đậm của chủ đề đất
nước, dân tộc. Không gian làng quê là không gian gần gũi quen thuộc trong
thơ, nơi có cây đa, bến nước, con đò, ruộng lúa, các phong tục, hội hè mang
đậm dấu ấn bản sắc dân tộc Việt Nam. Một mùa xuân mới của đất nước đã
về, khắp nơi cảm nhận màu sắc xuân cây lá và trong không gian, mọi vật
đều khoác lên mình chiếc áo mới. Nhưng niềm vui ấy cũng là niềm vui đến
từ những gì thân thương:
Có gì hớn hở ở bàn tay
Vun xới vồng khoai, khóm lúa này
Sương giá đã thơm mùa gặt hái
Riêng chung cùng một trái tròn đầy.
(Bài thơ đang viết, 1981)
Trong chùm thơ viết về xứ Thanh, hình ảnh của lúa chín, của lạc
chen xanh đồi, của tôm cá mùa nước mới đã đem đến cho thơ Tố Hữu âm
29
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
điệu ngọt ngào tựa như tiếng hát tuổi xuân. Trời đất hòa chung tiếng hát, sự
đổi thay của cuộc sống con người đã làm diện mạo quê hương thay đổi.
Những dòng thơ với màu sắc xanh tươi của sự sống, màu vàng của lúa
chín, màu xanh của lạc phủ kín đồi được ngân nga cùng với tiếng hát vang
xa.
Bây giờ đất lặng trời yên
Vàng đồng lúa chín, lạc chen xanh đồi
Ngọt ngào tôm cá biển khơi
Phố làng ngói mới, mặt người thanh tân
Vui sao tiếng hát tuổi xuân
Trăng thu vằng vặc, trong ngần Tĩnh Gia
(Tĩnh Gia, 1986)
Đặc trưng của làng quê Việt Nam còn được hiện lên thật đẹp trong
thơ Tố Hữu với hình ảnh những cây mơ, cây hồng, bưởi vàng, vải thiều cho
đến những loại cây bình dị như chuối, ổi xanh, nhót, hồng xiêm. Tất cả trở
nên thật duyên dáng trong thơ, dịu dàng e ấp và mang một dáng vẻ thật
đáng yêu. Một bài thơ ngắn mà gợi ra trước mắt người đọc một khu vườn
um tùm tươi tốt với cây mơ đang ngóng chờ mua xuân, những cây đào mời
gọi chim đến rúc rích trên cây. Theo bước chân vào nhà là hồng quê, bưởi
trĩu gọi mùa thu đến. Thơ Tố Hữu dường như có sự chuyển động khi lần
theo các câu thơ là nhịp bước thời gian đang biến chuyển nhẹ nhàng từ
xuân sang hạ, tới thu.
Vườn còn mấy gốc hồng xiêm
Quanh năm ủ mật, hết chiêm đến mùa
Đáng yêu cây táo già nua
Cũng dâng đôi chút ngọt chua cho người.
(Vườn nhà, 1987)
Hình ảnh vườn cam Tường Lộc cũng theo vào thơ ông, trái cam, trái
quýt với vị ngọt chua nhưng tình cảm thì đậm đà một sắc. Nó tựa như bữa
cơm thân mật, gần gũi, thiết tha của những người đồng chí.
Quýt cam, trái ngọt trái chua
30
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
Cành la, cành ngọn đung đưa trĩu cành!
Đường xa bạn đến thăm anh
Mời nhau mấy đĩa cam sành mát thơm
Ấm lòng sao, một bữa cơm
Món quê đậm vị, ngon hơn hàng quà.
(Vườn cam Tường Lộc, 1991)
Hình ảnh ao sen, cánh đồng quê Đồng Tháp Mười thời kì đổi mới,
hình ảnh những cánh cò bước ra từ câu ca dao xưa phủ kín những dòng thơ.
Đất vui mới bấy nhiêu ngày
Sen đâu nghe thoảng hương bay ngát đồng!
(Đồng Tháp Mười, 1991)
Tố Hữu không ngần ngại gói vào trong câu thơ của mình sự e ấp,
duyên dáng của những nghề vườn quen thuộc. Trong thơ ca, là vùng trồng
dâu, nuôi tằm, nhưng cũng là bao khó nhọc của người làm vườn ngày ngày
chăm bón.
Trồng dâu, nuôi tằm
Bồi hồi, anh lại lên thăm
Một vùng dâu mới, bao năm mong chờ!
Một nong tằm là năm nong kén
(Tằm tơ Bảo Lộc, 1991)
Quê hương đất nước thường được ca ngợi qua vẻ đẹp của phong
cảnh làng quê, lễ hội. Càng yêu quê hương bao nhiêu, những vần thơ của
Tố Hữu càng đậm đà, thắm thiết tình cảm bấy nhiêu.
Cũng chung cảm hứng về quê hương, đất nước, con người như Tố
Hữu, Nguyễn Bính và Nguyễn Duy được đánh giá là những tác giả xuất sắc
trong việc thể hiện cảm hứng đó với những nét đặc trưng của thi pháp dân
gian. Tuy nhiên, trong sáng tác của các tác giả, nó lại được biến đổi muôn
hình vạn trạng. Các nhà thơ đều chủ yếu sử dụng những hình ảnh quen
thuộc, gắn bó với làng quê Việt Nam, tuy nhiên cách thể hiện của mỗi nhà
thơ có một đặc trưng riêng. Ở Tố Hữu và Nguyễn Bính, tuy cùng sinh ra
trong cảnh lầm than nô lệ nhưng hai tác giả lại hình thành hai nội dung viết
31
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
khác nhau. Nguyễn Bính viết về cách mạng là tình đồng đội, quân dân gắn
bó. Còn ở Tố Hữu, ông chủ yếu viết về cách mạng, về khí thế hào hùng của
cuộc chiến đấu. Nguyễn Bính thiên về tình yêu lứa đôi còn Tố Hữu thiên về
tình yêu lí tưởng. Một bên là tình yêu nhẹ nhàng, đằm thắm, một bên là tình
yêu sục sôi, lí tưởng cộng sản, có sức kêu gọi con người tranh đấu. Với
Nguyễn Bính, người ta gặp đầy đủ những cung bậc của tình yêu: hờn, ghen,
oán, giận… còn với Tố Hữu chỉ có một tình cảm sục sôi. Người ta gọi
Nguyễn Bính là nhà thơ của làng quê Việt Nam hay nhà thơ của yêu thương
cũng chính bởi chất quê ngọt ngào, dịu dàng trong thơ ông. Nhà phê bình
văn học Hoài Thanh (1909 - 1982) trong cuốn Thi nhân Việt Nam đã có
một nhận xét chí lý: Thơ Nguyễn Bính "là hồn xưa đất nước" khi gia tài thi
ca của ông chủ yếu là thơ tình với mối đồng cảm cho những tâm tình nơi
thôn dã, những cảm thương nhân ái đối với những thân phận con người.
Thơ Nguyễn Bính còn có những bài cảm động viết về quê hương, về gia
đình thời nước mất nhà tan, với bao nhiêu ngậm ngùi thương nhớ.
Quê hương tôi có cây bầu cây nhị
Tiếng đàn kêu tích tịch tình tang...
Có cô Tấm náu mình trong quả thị
Có người em may túi đúng ba gang.
(Bài thơ quê hương – Nguyễn Bính)
Viết về quê hương với những dòng thơ về mạch nguồn dân tộc, tác
giả gửi gắm cả kho tàng kiến thức dân gian và khao khát cái khí quyển
ngàn đời ấy. Mỗi câu thơ viết về quê hương đất nước dường như tràn ngập
thế giới ca dao sâu đậm, mang linh hồn của dân tộc Việt Nam.
Trong khi đó, với Hữu Loan, Đồng Đức Bốn hay Nguyễn Duy thì
tình yêu với đất nước cũng là qua mái ấm gia đình, qua những bến bờ quen
thuộc nơi thôn dã, và có khi chỉ là những gì đơn sơ bình dị trong cuộc sống
hàng ngày. Còn Tố Hữu, ông tập trung viết về đất nước, về Tổ quốc, về
những con người ngày đêm cống hiến cho đất nước và những trăn trở của
ông trước cuộc đời còn quá nhiều những khoảng tối cần lấp đầy. Đây chính
32
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
là điểm nổi bật trong những dòng thơ ông, đem lại cho thơ ông nét riêng,
tạo nên giọng điệu thơ trầm ấm mà ngân vang khi nhắc đến quê hương, đất
nước, con người.
2.1.2. Khát vọng cống hiến cho đất nước.
Là người chứng kiến hầu hết các sự kiện lịch sử lớn của đất nước từ
khi thành lập Đảng đến khi đất nước tiến hành công cuộc đổi mới, Tố Hữu
không chỉ có cách nhìn phù hợp với từng thời kì, từng giai đoạn mà còn là
người tiên phong, cống hiến những năm tháng cuộc đời mình để tham gia.
Giữa dòng chảy của những sự kiện lịch sử, Tố Hữu là người chèo lái, thơ
ông không chỉ ghi lại những năm tháng đó mà còn là tiếng hát của trái tim
hòa trong những sự kiện đó. Những thành tựu xuất sắc mà Tố Hữu có
được chính là nhờ sự gắn bó vô cùng mật thiết giữa những tình cảm cá
nhân với tình cảm chung của cộng đồng, giữa sự nghiệp thơ và con đường
cách mạng mà dân tộc ta đi tới.
Khát vọng cống hiến cho Tổ quốc, cho lí tưởng cộng sản của Tố
Hữu được xuyên thấm qua các chặng đường lịch sử của dân tộc. Trong thơ
ông, người ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh của một chiến sĩ cách mạng, khao
khát được cống hiến cho đất nước, cho dân tộc, muốn được chiến đấu hết
mình cho lí tưởng sống cao cả. Với người chiến sĩ ấy, tuổi đôi mươi là để
dâng hiến cho đời nên khi bị giam cầm, cảm xúc cứ dâng lên từng đợt,
từng đợt như sóng dậy, thôi thúc con người phá tan tù ngục, xiềng xích để
trở về với cuộc sống phóng khoáng, tự do. Dường như sức nóng của mùa
hè đang rừng rực cháy trong huyết quản người thanh niên yêu nước Tố
Hữu. Sức sống mãnh liệt của mùa hè chính là sức sống mãnh liệt của tuổi
trẻ khát khao lí tưởng cách mạng, khát khao hoạt động, cống hiến cho dân,
cho nước.
Ta nghe hè dậy trong lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng hè ơi!
(Từ ấy, 1939)
Đặc biệt khi đất nước được hoàn toàn giải phóng, dân tộc ta đã
giành được độc lập, tự do cuộc sống ngày một đổi thay thì khát vọng cống
33
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
hiến cho Tổ quốc càng cháy bỏng hơn. Trong những năm tháng kháng
chiến hào hùng của dân tộc, cái tôi cống hiến, cái khát vọng được góp sức
mình để làm nên sức mạnh thần kì của dân tộc như Tố Hữu quả là đã trở
nên quá quen thuộc. Mặt khác, khi cả dân tộc còn đang chìm trong những
đau thương mất mát thì mục tiêu duy nhất của những con người Việt Nam
là độc lập, tự do, là hòa bình. Còn khi đất nước đã yên tiếng súng, đời
sống đã được cải thiện hơn thì việc thể hiện khát vọng cống hiến có lẽ thật
hiếm hoi. Vậy mà Tố Hữu vẫn khao khát được hóa thân cho Tổ quốc, cho
dân tộc. Đọc thơ Tố Hữu thời kì này, chúng ta lại càng thêm tin yêu và
hiểu thêm khát vọng cống hiến cho Tổ quốc của nhà thơ.
Cảm hứng của Tố Hữu với khát vọng được cống hiến cho Tổ quốc
luôn thường trực trong ông ngay cả khi đất nước đã hoàn toàn độc lập. Tố
Hữu mang trong mình những trăn trở:
Có đêm mãi chập chờn mơ ước
Lại bâng khuâng… Tự hỏi mình sau trước
Cho cuộc đời, cho Tổ quốc thương yêu
Ta đã làm gì? Và được bao nhiêu
(Một khúc ca, 1979)
Trong tâm trí ông, nỗi khát khao được cống hiến cho Tổ quốc được
thể hiện bởi những câu hỏi luôn dằn vặt mình “Ta đã làm gì?”. Là người
trung thành với lí tưởng cách mạng, suốt đời phụng sự Tổ quốc nên trong
bất cứ thời điểm nào, đó cũng là điều ám ảnh tâm trí ông. Ngay trong thời
điểm hiện tại, khi cuộc sống đã có bao nhiêu đổi thay, khi nhìn lại những
chặng đường mà mình đã trải qua, đã cống hiến hết mình cho Tổ quốc, ông
vẫn khôn nguôi trách nhiệm của mình. Tố Hữu đã băn khoăn, dằn vặt tự hỏi
mình những câu hỏi bởi ông luôn nuôi dưỡng ý chí và quyết tâm được cống
hiến cuộc đời mình cho lí tưởng cách mạng. Ông đã từng khẳng định:
Nếu là con chim, chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh.
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?
34
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
(Một khúc ca, 1979)
Chân lí sống của Tố Hữu ở đây vẫn là quan điểm của một con
người khao khát được sống “cho” mọi người, cống hiến cho lí tưởng cộng
sản chứ không sống riêng cho bản thân mình. Lời thơ của Tố Hữu đẹp giản
dị và hồn nhiên. Nếu như con chim và chiếc lá là biểu tưởng cho sự sống
thì đời người sống dâng hiến chính là lẽ sống cao đẹp nhất. Chim hót, lá
xanh là bản năng, là điều tất yếu, quy luật của tự nhiên, muôn đời và vĩnh
hằng. Màu xanh của lá, tiếng hót của chim trời còn là vẻ đẹp của thiên
nhiên, đem lại vẻ đẹp kì diệu của sự sống.
Từ chim hót, lá xanh, nhà thơ nói đến vay và trả, cho và nhận, đó là
quy luật của cuộc sống xã hội, của con người. Nói một cách khác, là quan
niệm sống, đạo lí sống. “Vay mà không trả là vong ân bội nghĩa, đó là cách
hành xử của những kẻ “ăn xổi ở thì”, của loại người bất nhân bất nghĩa. Hai
tiếng “lẽ nào” là một lời khẽ nhắc: không nên làm như thế, không được ứng
xử như thế. Có vay và có trả là đúng đạo lí. Vay và trả mang hàm nghĩa
chịu ơn, mang ơn, và đền ơn, đáp nghĩa: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống
nước nhớ nguồn", “Ai ơi, bưng bát cơm đầy. Nhớ công hôm sớm cấy cày
cho chăng?”, là vay là trả. Trong xà lim máy chém, trên đường bước ra
pháp trường của thực dân Pháp, người chiến sĩ cách mạng vẫn ngẩng cao
đầu, vẫn hiên ngang, tự hào nhắc nhở mình, động viên mình:
Khép lại đoạn thơ là một lời nhắn gửi về đạo lí làm người. Chân lí và
lẽ sống trong thơ Tố Hữu vẫn gắn với luận đề về “cho” – “nhận”. Có biết
bao chiến sĩ, đồng bào đã “cho ", đã “hiến dâng”, đã “phục vụ”, đã hi sinh
để giành chiến thắng. Nào ai đã đắn đo, đã “chỉ nhận riêng mình”. Một chữ
“cho” bình dị mà chứa đựng biết bao tốt đẹp. Lúc đói rét thì nhường cơm sẻ
áo, “lá lành đùm lá rách”; lúc hoạn nạn thì chung lưng đấu cật, đồng cam
cộng khổ. Vì ai cũng biết sống đẹp, đã biết “cho” nhau tình thương, san sẻ,
tương thân tương ái. Có “cho”, có san sẻ, có đồng cảm mới được sống hạnh
phúc trong tình người rộng lớn, trong lòng đồng bào, đồng chí. Trong cuộc
sống thời bình, đem mồ hôi, đem công sức làm ra nhiều của cải, góp phần
35
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
làm cho dân giàu nước mạnh là “cho”. Từ những hiện tượng, những quy
luật trong tự nhiên, ông đã nâng lên thành quy luật của cuộc đời:
Cây đời chung đang lớn nhanh lên
Đã sai đâu trái chín trên cành!
Cái đẹp lớn ở dáng người làm chủ
Giống mới lọc sàng từ bao giống cũ
Sáng tạo, vun trồng là vinh dự, niềm vui
Sống là cho, là chia ngọt sẻ bùi.
(Nhớ về Anh - 1987)
Từ những dòng cảm xúc về cố Tổng Bí thư Lê Duẩn, Tố Hữu đã
thể hiện quan niệm sống tốt đẹp của mình và những con người cùng thời
với nhà thơ, sống là cống hiến, là dành những gì tốt đẹp nhất gieo cấy mùa
màng cho tương lai, vun trồng, chăm bón là nhiệm vụ của thế hệ trước với
thế hệ sau. Và tư thế của người làm chủ lúc bấy giờ phơi phới niềm tin yêu,
tự hào.
Điều này được Tố Hữu thể hiện rất rõ trong các sáng tác của mình
thời kì đất nước đã được hoàn toàn độc lập, ông vẫn mang trong mình
những khát vọng cống hiến lớn lao:
Ta đã sống và ta đã thắng
Hãy đi tới. Tự cánh mình bay thẳng
Không có gì quý hơn Độc lập, Tự do!
Sống, cho mình. Và sống cũng là cho…
(Chào năm 2000)
Những tâm niệm đó đã được thể hiện ngay trong phần đầu của tập thơ “Ta
với ta”, khi tác giả viết:
Sợ chi khúc khuỷu đường muôn dặm
Ta vẫn là ta, ta với ta
(Lời đề từ tập thơ “Ta với ta”)
Trong thời chiến, Tố Hữu thể hiện khát vọng sống và cống hiến cho
dân tộc, chờ đợi một ngày mai đất nước giành được độc lập, thống nhất hai
miền Nam Bắc thì đến hai tập thơ cuối, khát vọng cống hiến cho Tổ quốc
36
Luận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.doc
Luận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.doc
Luận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.doc
Luận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.doc
Luận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.doc
Luận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.doc
Luận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.doc
Luận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.doc
Luận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.doc
Luận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.doc
Luận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.doc
Luận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.doc
Luận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.doc
Luận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.doc
Luận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.doc
Luận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.doc
Luận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.doc
Luận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.doc
Luận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.doc
Luận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.doc
Luận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.doc
Luận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.doc
Luận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.doc
Luận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.doc
Luận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.doc
Luận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.doc
Luận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.doc
Luận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.doc
Luận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.doc
Luận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.doc
Luận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.doc
Luận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.doc
Luận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.doc
Luận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.doc
Luận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.doc
Luận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.doc
Luận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.doc
Luận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.doc
Luận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.doc
Luận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.doc
Luận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.doc
Luận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.doc
Luận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.doc
Luận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.doc
Luận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.doc
Luận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.doc
Luận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.doc
Luận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.doc
Luận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.doc
Luận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.doc
Luận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.doc
Luận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.doc
Luận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.doc
Luận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.doc
Luận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.doc
Luận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.doc
Luận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.doc
Luận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.doc
Luận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.doc
Luận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.doc
Luận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.doc
Luận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.doc
Luận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.doc
Luận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.doc
Luận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.doc
Luận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.doc
Luận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.doc
Luận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.doc

More Related Content

Similar to Luận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.doc

Khóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn Khuyến
Khóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn KhuyếnKhóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn Khuyến
Khóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn KhuyếnDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận Văn Thạc Sĩ Ngôn Ngữ Học về Quá trình tiếp nhận tác phẩm của tô hoài
Luận Văn Thạc Sĩ Ngôn Ngữ Học về Quá trình tiếp nhận tác phẩm của tô hoàiLuận Văn Thạc Sĩ Ngôn Ngữ Học về Quá trình tiếp nhận tác phẩm của tô hoài
Luận Văn Thạc Sĩ Ngôn Ngữ Học về Quá trình tiếp nhận tác phẩm của tô hoàiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Th s33.008 giá trị và vị trí tập thơ việt bắc trong hành trình thơ tố hữu
Th s33.008 giá trị và vị trí tập thơ việt bắc trong hành trình thơ tố hữuTh s33.008 giá trị và vị trí tập thơ việt bắc trong hành trình thơ tố hữu
Th s33.008 giá trị và vị trí tập thơ việt bắc trong hành trình thơ tố hữuhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận Văn Truyện Ngắn Thái Nguyên Đầu Thế Kỉxxi (2000 - 2015).doc
Luận Văn Truyện Ngắn Thái Nguyên Đầu Thế Kỉxxi (2000 - 2015).docLuận Văn Truyện Ngắn Thái Nguyên Đầu Thế Kỉxxi (2000 - 2015).doc
Luận Văn Truyện Ngắn Thái Nguyên Đầu Thế Kỉxxi (2000 - 2015).doctcoco3199
 
Luận Văn Truyện Ngắn Thái Nguyên Đầu Thế Kỉxxi (2000 - 2015).doc
Luận Văn Truyện Ngắn Thái Nguyên Đầu Thế Kỉxxi (2000 - 2015).docLuận Văn Truyện Ngắn Thái Nguyên Đầu Thế Kỉxxi (2000 - 2015).doc
Luận Văn Truyện Ngắn Thái Nguyên Đầu Thế Kỉxxi (2000 - 2015).doctcoco3199
 
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồngTh s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồnghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Trữ tình trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh 30 năm đầu thế kỷ XX
Trữ tình trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh 30 năm đầu thế kỷ XXTrữ tình trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh 30 năm đầu thế kỷ XX
Trữ tình trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh 30 năm đầu thế kỷ XXDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfjackjohn45
 
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfjackjohn45
 
Th s31 067_một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh...
Th s31 067_một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh...Th s31 067_một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh...
Th s31 067_một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Luận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.doc (20)

Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAYLuận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
 
Thơ Cổ Phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du Từ Góc Nhìn Thi Pháp.doc
Thơ Cổ Phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du Từ Góc Nhìn Thi Pháp.docThơ Cổ Phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du Từ Góc Nhìn Thi Pháp.doc
Thơ Cổ Phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du Từ Góc Nhìn Thi Pháp.doc
 
Khóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn Khuyến
Khóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn KhuyếnKhóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn Khuyến
Khóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn Khuyến
 
Luận Văn Thạc Sĩ Ngôn Ngữ Học về Quá trình tiếp nhận tác phẩm của tô hoài
Luận Văn Thạc Sĩ Ngôn Ngữ Học về Quá trình tiếp nhận tác phẩm của tô hoàiLuận Văn Thạc Sĩ Ngôn Ngữ Học về Quá trình tiếp nhận tác phẩm của tô hoài
Luận Văn Thạc Sĩ Ngôn Ngữ Học về Quá trình tiếp nhận tác phẩm của tô hoài
 
Luận văn thạc sĩ ngữ văn- Thơ Cổ Phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du Từ Góc Nhìn Thi...
Luận văn thạc sĩ ngữ văn- Thơ Cổ Phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du Từ Góc Nhìn Thi...Luận văn thạc sĩ ngữ văn- Thơ Cổ Phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du Từ Góc Nhìn Thi...
Luận văn thạc sĩ ngữ văn- Thơ Cổ Phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du Từ Góc Nhìn Thi...
 
Luận văn: Quá trình tiếp nhận tác phẩm của Tô Hoài, 9đ
Luận văn: Quá trình tiếp nhận tác phẩm của Tô Hoài, 9đLuận văn: Quá trình tiếp nhận tác phẩm của Tô Hoài, 9đ
Luận văn: Quá trình tiếp nhận tác phẩm của Tô Hoài, 9đ
 
Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)
Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)
Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)
 
Th s33.008 giá trị và vị trí tập thơ việt bắc trong hành trình thơ tố hữu
Th s33.008 giá trị và vị trí tập thơ việt bắc trong hành trình thơ tố hữuTh s33.008 giá trị và vị trí tập thơ việt bắc trong hành trình thơ tố hữu
Th s33.008 giá trị và vị trí tập thơ việt bắc trong hành trình thơ tố hữu
 
Luận Văn Truyện Ngắn Thái Nguyên Đầu Thế Kỉxxi (2000 - 2015).doc
Luận Văn Truyện Ngắn Thái Nguyên Đầu Thế Kỉxxi (2000 - 2015).docLuận Văn Truyện Ngắn Thái Nguyên Đầu Thế Kỉxxi (2000 - 2015).doc
Luận Văn Truyện Ngắn Thái Nguyên Đầu Thế Kỉxxi (2000 - 2015).doc
 
Luận Văn Truyện Ngắn Thái Nguyên Đầu Thế Kỉxxi (2000 - 2015).doc
Luận Văn Truyện Ngắn Thái Nguyên Đầu Thế Kỉxxi (2000 - 2015).docLuận Văn Truyện Ngắn Thái Nguyên Đầu Thế Kỉxxi (2000 - 2015).doc
Luận Văn Truyện Ngắn Thái Nguyên Đầu Thế Kỉxxi (2000 - 2015).doc
 
Luận án: Nghệ thuật tượng trưng trong sáng tác của trường thơ loạn
Luận án: Nghệ thuật tượng trưng trong sáng tác của trường thơ loạnLuận án: Nghệ thuật tượng trưng trong sáng tác của trường thơ loạn
Luận án: Nghệ thuật tượng trưng trong sáng tác của trường thơ loạn
 
Luận văn Việc sử dụng mạng xã hội và kết quả học tập của sinh viên.docx
Luận văn Việc sử dụng mạng xã hội và kết quả học tập của sinh viên.docxLuận văn Việc sử dụng mạng xã hội và kết quả học tập của sinh viên.docx
Luận văn Việc sử dụng mạng xã hội và kết quả học tập của sinh viên.docx
 
Luận văn thạc sĩ: Truyện cổ dân gian Châu Ro, HAY, 9đ
Luận văn thạc sĩ: Truyện cổ dân gian Châu Ro, HAY, 9đLuận văn thạc sĩ: Truyện cổ dân gian Châu Ro, HAY, 9đ
Luận văn thạc sĩ: Truyện cổ dân gian Châu Ro, HAY, 9đ
 
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyếnKhóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
 
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồngTh s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
 
Luận án: Đặc trưng thơ văn xuôi Việt Nam hiện đại, HAY
Luận án: Đặc trưng thơ văn xuôi Việt Nam hiện đại, HAYLuận án: Đặc trưng thơ văn xuôi Việt Nam hiện đại, HAY
Luận án: Đặc trưng thơ văn xuôi Việt Nam hiện đại, HAY
 
Trữ tình trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh 30 năm đầu thế kỷ XX
Trữ tình trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh 30 năm đầu thế kỷ XXTrữ tình trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh 30 năm đầu thế kỷ XX
Trữ tình trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh 30 năm đầu thế kỷ XX
 
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
 
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
 
Th s31 067_một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh...
Th s31 067_một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh...Th s31 067_một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh...
Th s31 067_một số biện pháp rút ngắn khoảng cách lịch sử - văn hoá ở học sinh...
 

More from sividocz

Luận Văn Xác Định Hành Vi Xâm Phạm Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Đối Với Kiểu Dáng...
Luận Văn Xác Định Hành Vi Xâm Phạm Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Đối Với Kiểu Dáng...Luận Văn Xác Định Hành Vi Xâm Phạm Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Đối Với Kiểu Dáng...
Luận Văn Xác Định Hành Vi Xâm Phạm Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Đối Với Kiểu Dáng...sividocz
 
Luận Vănkế Toán Vốn Bằng Tiền Lương Tại Xí Nghiệp Xây Dựng 492.doc
Luận Vănkế Toán Vốn Bằng Tiền Lương Tại Xí Nghiệp Xây Dựng 492.docLuận Vănkế Toán Vốn Bằng Tiền Lương Tại Xí Nghiệp Xây Dựng 492.doc
Luận Vănkế Toán Vốn Bằng Tiền Lương Tại Xí Nghiệp Xây Dựng 492.docsividocz
 
Luận Văn Pháp Luật Quốc Tế Và Pháp Luật Nƣớc Ngoài Về Giải Quyết Tranh Chấp D...
Luận Văn Pháp Luật Quốc Tế Và Pháp Luật Nƣớc Ngoài Về Giải Quyết Tranh Chấp D...Luận Văn Pháp Luật Quốc Tế Và Pháp Luật Nƣớc Ngoài Về Giải Quyết Tranh Chấp D...
Luận Văn Pháp Luật Quốc Tế Và Pháp Luật Nƣớc Ngoài Về Giải Quyết Tranh Chấp D...sividocz
 
Luận văn Vấn đề giao dịch bảo đảm bằng tàu bay trong pháp luật quốc tế hiện đ...
Luận văn Vấn đề giao dịch bảo đảm bằng tàu bay trong pháp luật quốc tế hiện đ...Luận văn Vấn đề giao dịch bảo đảm bằng tàu bay trong pháp luật quốc tế hiện đ...
Luận văn Vấn đề giao dịch bảo đảm bằng tàu bay trong pháp luật quốc tế hiện đ...sividocz
 
Luận Văn Trợ Giúp Pháp Lý Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Địa Bàn Tỉnh Tha...
Luận Văn Trợ Giúp Pháp Lý Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Địa Bàn Tỉnh Tha...Luận Văn Trợ Giúp Pháp Lý Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Địa Bàn Tỉnh Tha...
Luận Văn Trợ Giúp Pháp Lý Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Địa Bàn Tỉnh Tha...sividocz
 
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Công Tác Dân Tộc - Qua Thực Tiễn Tỉnh Quảng Ninh...
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Công Tác Dân Tộc - Qua Thực Tiễn Tỉnh Quảng Ninh...Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Công Tác Dân Tộc - Qua Thực Tiễn Tỉnh Quảng Ninh...
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Công Tác Dân Tộc - Qua Thực Tiễn Tỉnh Quảng Ninh...sividocz
 
Luận Vănđảng Lãnh Đạo Xây Dựng Và Phát Triển Quan Hệ Việt Nam - Asean Từ Năm ...
Luận Vănđảng Lãnh Đạo Xây Dựng Và Phát Triển Quan Hệ Việt Nam - Asean Từ Năm ...Luận Vănđảng Lãnh Đạo Xây Dựng Và Phát Triển Quan Hệ Việt Nam - Asean Từ Năm ...
Luận Vănđảng Lãnh Đạo Xây Dựng Và Phát Triển Quan Hệ Việt Nam - Asean Từ Năm ...sividocz
 
Luận Văn Thực Trạng Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Hội Sở Chính Ngân.doc
Luận Văn Thực Trạng Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Hội Sở Chính Ngân.docLuận Văn Thực Trạng Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Hội Sở Chính Ngân.doc
Luận Văn Thực Trạng Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Hội Sở Chính Ngân.docsividocz
 
Luận Văn Tranh Chấp Và Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Nhƣợng Quyền Thƣơng Mại...
Luận Văn Tranh Chấp Và Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Nhƣợng Quyền Thƣơng Mại...Luận Văn Tranh Chấp Và Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Nhƣợng Quyền Thƣơng Mại...
Luận Văn Tranh Chấp Và Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Nhƣợng Quyền Thƣơng Mại...sividocz
 
Luận Văn Phương Pháp Hạch Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Lương Thực Đà Nẵng.doc
Luận Văn Phương Pháp Hạch Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Lương Thực Đà Nẵng.docLuận Văn Phương Pháp Hạch Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Lương Thực Đà Nẵng.doc
Luận Văn Phương Pháp Hạch Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Lương Thực Đà Nẵng.docsividocz
 
Luận Văn Pháp Luật Quốc Tế Và Pháp Luật Việt Nam Về Xóa Bỏ Lao Động Cưỡng Bức...
Luận Văn Pháp Luật Quốc Tế Và Pháp Luật Việt Nam Về Xóa Bỏ Lao Động Cưỡng Bức...Luận Văn Pháp Luật Quốc Tế Và Pháp Luật Việt Nam Về Xóa Bỏ Lao Động Cưỡng Bức...
Luận Văn Pháp Luật Quốc Tế Và Pháp Luật Việt Nam Về Xóa Bỏ Lao Động Cưỡng Bức...sividocz
 
Luân Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Hoạt Động Marketing Dịch Vụ Vận Tải Biển Của...
Luân Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Hoạt Động Marketing Dịch Vụ Vận Tải Biển Của...Luân Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Hoạt Động Marketing Dịch Vụ Vận Tải Biển Của...
Luân Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Hoạt Động Marketing Dịch Vụ Vận Tải Biển Của...sividocz
 
Luận Văn Rào Cản Thực Hiện Hệ Thống Quản Trị Chất Lượng Toàn Diện Đối Với Doa...
Luận Văn Rào Cản Thực Hiện Hệ Thống Quản Trị Chất Lượng Toàn Diện Đối Với Doa...Luận Văn Rào Cản Thực Hiện Hệ Thống Quản Trị Chất Lượng Toàn Diện Đối Với Doa...
Luận Văn Rào Cản Thực Hiện Hệ Thống Quản Trị Chất Lượng Toàn Diện Đối Với Doa...sividocz
 
Luận Văn Quản Trị Cung Ứng Giống Cây Cà Phê Tại Doanh Nghiệp Tƣ Nhân Dịch Vụ ...
Luận Văn Quản Trị Cung Ứng Giống Cây Cà Phê Tại Doanh Nghiệp Tƣ Nhân Dịch Vụ ...Luận Văn Quản Trị Cung Ứng Giống Cây Cà Phê Tại Doanh Nghiệp Tƣ Nhân Dịch Vụ ...
Luận Văn Quản Trị Cung Ứng Giống Cây Cà Phê Tại Doanh Nghiệp Tƣ Nhân Dịch Vụ ...sividocz
 
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Giảm Nghèo Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Đị...
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Giảm Nghèo Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Đị...Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Giảm Nghèo Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Đị...
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Giảm Nghèo Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Đị...sividocz
 
Quản Lý Nhà Nước Về Thu Hút Các Dự Án Đầu Tư Vào Khu Kinh Tế Mở Chu Lai, Tỉnh...
Quản Lý Nhà Nước Về Thu Hút Các Dự Án Đầu Tư Vào Khu Kinh Tế Mở Chu Lai, Tỉnh...Quản Lý Nhà Nước Về Thu Hút Các Dự Án Đầu Tư Vào Khu Kinh Tế Mở Chu Lai, Tỉnh...
Quản Lý Nhà Nước Về Thu Hút Các Dự Án Đầu Tư Vào Khu Kinh Tế Mở Chu Lai, Tỉnh...sividocz
 
Mô Tả Ngắn Gọn Lịch Sử Hình Thành Và Chức Năng Hoạt Động Của Đơn Vị Thực Tập ...
Mô Tả Ngắn Gọn Lịch Sử Hình Thành Và Chức Năng Hoạt Động Của Đơn Vị Thực Tập ...Mô Tả Ngắn Gọn Lịch Sử Hình Thành Và Chức Năng Hoạt Động Của Đơn Vị Thực Tập ...
Mô Tả Ngắn Gọn Lịch Sử Hình Thành Và Chức Năng Hoạt Động Của Đơn Vị Thực Tập ...sividocz
 
Luận Văn Phân Tích Năng Lực Cạnh Tranh Của Cụm Ngành TômTỉnh.doc
Luận Văn Phân Tích Năng Lực Cạnh Tranh Của Cụm Ngành TômTỉnh.docLuận Văn Phân Tích Năng Lực Cạnh Tranh Của Cụm Ngành TômTỉnh.doc
Luận Văn Phân Tích Năng Lực Cạnh Tranh Của Cụm Ngành TômTỉnh.docsividocz
 
Luận Văn Những Yếu Tố Văn Học Dân Gian Trong Một Số Trò Rối Nước Cổ Truyền.doc
Luận Văn Những Yếu Tố Văn Học Dân Gian Trong Một Số Trò Rối Nước Cổ Truyền.docLuận Văn Những Yếu Tố Văn Học Dân Gian Trong Một Số Trò Rối Nước Cổ Truyền.doc
Luận Văn Những Yếu Tố Văn Học Dân Gian Trong Một Số Trò Rối Nước Cổ Truyền.docsividocz
 
Luận Văn Nguồn Lực Và Vấn Đề Nghèo Đói Của Hộ Nông Dân Huyện Võ Nhai Tỉnh Thá...
Luận Văn Nguồn Lực Và Vấn Đề Nghèo Đói Của Hộ Nông Dân Huyện Võ Nhai Tỉnh Thá...Luận Văn Nguồn Lực Và Vấn Đề Nghèo Đói Của Hộ Nông Dân Huyện Võ Nhai Tỉnh Thá...
Luận Văn Nguồn Lực Và Vấn Đề Nghèo Đói Của Hộ Nông Dân Huyện Võ Nhai Tỉnh Thá...sividocz
 

More from sividocz (20)

Luận Văn Xác Định Hành Vi Xâm Phạm Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Đối Với Kiểu Dáng...
Luận Văn Xác Định Hành Vi Xâm Phạm Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Đối Với Kiểu Dáng...Luận Văn Xác Định Hành Vi Xâm Phạm Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Đối Với Kiểu Dáng...
Luận Văn Xác Định Hành Vi Xâm Phạm Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Đối Với Kiểu Dáng...
 
Luận Vănkế Toán Vốn Bằng Tiền Lương Tại Xí Nghiệp Xây Dựng 492.doc
Luận Vănkế Toán Vốn Bằng Tiền Lương Tại Xí Nghiệp Xây Dựng 492.docLuận Vănkế Toán Vốn Bằng Tiền Lương Tại Xí Nghiệp Xây Dựng 492.doc
Luận Vănkế Toán Vốn Bằng Tiền Lương Tại Xí Nghiệp Xây Dựng 492.doc
 
Luận Văn Pháp Luật Quốc Tế Và Pháp Luật Nƣớc Ngoài Về Giải Quyết Tranh Chấp D...
Luận Văn Pháp Luật Quốc Tế Và Pháp Luật Nƣớc Ngoài Về Giải Quyết Tranh Chấp D...Luận Văn Pháp Luật Quốc Tế Và Pháp Luật Nƣớc Ngoài Về Giải Quyết Tranh Chấp D...
Luận Văn Pháp Luật Quốc Tế Và Pháp Luật Nƣớc Ngoài Về Giải Quyết Tranh Chấp D...
 
Luận văn Vấn đề giao dịch bảo đảm bằng tàu bay trong pháp luật quốc tế hiện đ...
Luận văn Vấn đề giao dịch bảo đảm bằng tàu bay trong pháp luật quốc tế hiện đ...Luận văn Vấn đề giao dịch bảo đảm bằng tàu bay trong pháp luật quốc tế hiện đ...
Luận văn Vấn đề giao dịch bảo đảm bằng tàu bay trong pháp luật quốc tế hiện đ...
 
Luận Văn Trợ Giúp Pháp Lý Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Địa Bàn Tỉnh Tha...
Luận Văn Trợ Giúp Pháp Lý Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Địa Bàn Tỉnh Tha...Luận Văn Trợ Giúp Pháp Lý Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Địa Bàn Tỉnh Tha...
Luận Văn Trợ Giúp Pháp Lý Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Địa Bàn Tỉnh Tha...
 
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Công Tác Dân Tộc - Qua Thực Tiễn Tỉnh Quảng Ninh...
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Công Tác Dân Tộc - Qua Thực Tiễn Tỉnh Quảng Ninh...Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Công Tác Dân Tộc - Qua Thực Tiễn Tỉnh Quảng Ninh...
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Công Tác Dân Tộc - Qua Thực Tiễn Tỉnh Quảng Ninh...
 
Luận Vănđảng Lãnh Đạo Xây Dựng Và Phát Triển Quan Hệ Việt Nam - Asean Từ Năm ...
Luận Vănđảng Lãnh Đạo Xây Dựng Và Phát Triển Quan Hệ Việt Nam - Asean Từ Năm ...Luận Vănđảng Lãnh Đạo Xây Dựng Và Phát Triển Quan Hệ Việt Nam - Asean Từ Năm ...
Luận Vănđảng Lãnh Đạo Xây Dựng Và Phát Triển Quan Hệ Việt Nam - Asean Từ Năm ...
 
Luận Văn Thực Trạng Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Hội Sở Chính Ngân.doc
Luận Văn Thực Trạng Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Hội Sở Chính Ngân.docLuận Văn Thực Trạng Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Hội Sở Chính Ngân.doc
Luận Văn Thực Trạng Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Hội Sở Chính Ngân.doc
 
Luận Văn Tranh Chấp Và Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Nhƣợng Quyền Thƣơng Mại...
Luận Văn Tranh Chấp Và Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Nhƣợng Quyền Thƣơng Mại...Luận Văn Tranh Chấp Và Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Nhƣợng Quyền Thƣơng Mại...
Luận Văn Tranh Chấp Và Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Nhƣợng Quyền Thƣơng Mại...
 
Luận Văn Phương Pháp Hạch Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Lương Thực Đà Nẵng.doc
Luận Văn Phương Pháp Hạch Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Lương Thực Đà Nẵng.docLuận Văn Phương Pháp Hạch Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Lương Thực Đà Nẵng.doc
Luận Văn Phương Pháp Hạch Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Lương Thực Đà Nẵng.doc
 
Luận Văn Pháp Luật Quốc Tế Và Pháp Luật Việt Nam Về Xóa Bỏ Lao Động Cưỡng Bức...
Luận Văn Pháp Luật Quốc Tế Và Pháp Luật Việt Nam Về Xóa Bỏ Lao Động Cưỡng Bức...Luận Văn Pháp Luật Quốc Tế Và Pháp Luật Việt Nam Về Xóa Bỏ Lao Động Cưỡng Bức...
Luận Văn Pháp Luật Quốc Tế Và Pháp Luật Việt Nam Về Xóa Bỏ Lao Động Cưỡng Bức...
 
Luân Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Hoạt Động Marketing Dịch Vụ Vận Tải Biển Của...
Luân Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Hoạt Động Marketing Dịch Vụ Vận Tải Biển Của...Luân Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Hoạt Động Marketing Dịch Vụ Vận Tải Biển Của...
Luân Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Hoạt Động Marketing Dịch Vụ Vận Tải Biển Của...
 
Luận Văn Rào Cản Thực Hiện Hệ Thống Quản Trị Chất Lượng Toàn Diện Đối Với Doa...
Luận Văn Rào Cản Thực Hiện Hệ Thống Quản Trị Chất Lượng Toàn Diện Đối Với Doa...Luận Văn Rào Cản Thực Hiện Hệ Thống Quản Trị Chất Lượng Toàn Diện Đối Với Doa...
Luận Văn Rào Cản Thực Hiện Hệ Thống Quản Trị Chất Lượng Toàn Diện Đối Với Doa...
 
Luận Văn Quản Trị Cung Ứng Giống Cây Cà Phê Tại Doanh Nghiệp Tƣ Nhân Dịch Vụ ...
Luận Văn Quản Trị Cung Ứng Giống Cây Cà Phê Tại Doanh Nghiệp Tƣ Nhân Dịch Vụ ...Luận Văn Quản Trị Cung Ứng Giống Cây Cà Phê Tại Doanh Nghiệp Tƣ Nhân Dịch Vụ ...
Luận Văn Quản Trị Cung Ứng Giống Cây Cà Phê Tại Doanh Nghiệp Tƣ Nhân Dịch Vụ ...
 
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Giảm Nghèo Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Đị...
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Giảm Nghèo Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Đị...Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Giảm Nghèo Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Đị...
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Giảm Nghèo Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Đị...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Thu Hút Các Dự Án Đầu Tư Vào Khu Kinh Tế Mở Chu Lai, Tỉnh...
Quản Lý Nhà Nước Về Thu Hút Các Dự Án Đầu Tư Vào Khu Kinh Tế Mở Chu Lai, Tỉnh...Quản Lý Nhà Nước Về Thu Hút Các Dự Án Đầu Tư Vào Khu Kinh Tế Mở Chu Lai, Tỉnh...
Quản Lý Nhà Nước Về Thu Hút Các Dự Án Đầu Tư Vào Khu Kinh Tế Mở Chu Lai, Tỉnh...
 
Mô Tả Ngắn Gọn Lịch Sử Hình Thành Và Chức Năng Hoạt Động Của Đơn Vị Thực Tập ...
Mô Tả Ngắn Gọn Lịch Sử Hình Thành Và Chức Năng Hoạt Động Của Đơn Vị Thực Tập ...Mô Tả Ngắn Gọn Lịch Sử Hình Thành Và Chức Năng Hoạt Động Của Đơn Vị Thực Tập ...
Mô Tả Ngắn Gọn Lịch Sử Hình Thành Và Chức Năng Hoạt Động Của Đơn Vị Thực Tập ...
 
Luận Văn Phân Tích Năng Lực Cạnh Tranh Của Cụm Ngành TômTỉnh.doc
Luận Văn Phân Tích Năng Lực Cạnh Tranh Của Cụm Ngành TômTỉnh.docLuận Văn Phân Tích Năng Lực Cạnh Tranh Của Cụm Ngành TômTỉnh.doc
Luận Văn Phân Tích Năng Lực Cạnh Tranh Của Cụm Ngành TômTỉnh.doc
 
Luận Văn Những Yếu Tố Văn Học Dân Gian Trong Một Số Trò Rối Nước Cổ Truyền.doc
Luận Văn Những Yếu Tố Văn Học Dân Gian Trong Một Số Trò Rối Nước Cổ Truyền.docLuận Văn Những Yếu Tố Văn Học Dân Gian Trong Một Số Trò Rối Nước Cổ Truyền.doc
Luận Văn Những Yếu Tố Văn Học Dân Gian Trong Một Số Trò Rối Nước Cổ Truyền.doc
 
Luận Văn Nguồn Lực Và Vấn Đề Nghèo Đói Của Hộ Nông Dân Huyện Võ Nhai Tỉnh Thá...
Luận Văn Nguồn Lực Và Vấn Đề Nghèo Đói Của Hộ Nông Dân Huyện Võ Nhai Tỉnh Thá...Luận Văn Nguồn Lực Và Vấn Đề Nghèo Đói Của Hộ Nông Dân Huyện Võ Nhai Tỉnh Thá...
Luận Văn Nguồn Lực Và Vấn Đề Nghèo Đói Của Hộ Nông Dân Huyện Võ Nhai Tỉnh Thá...
 

Recently uploaded

4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptxsongtoan982017
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆTCHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆTlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxGingvin36HC
 
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcLogic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcK61PHMTHQUNHCHI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápTóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháplamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápHệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháplamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG   CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG   CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (20)

4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
 
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆTCHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
 
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
 
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcLogic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápTóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápHệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
 
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG   CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG   CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
 

Luận Văn Dấu Ấn Thi Pháp Văn Học Dân Gian Trong Thơ Tố Hữu.doc

  • 1. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------- PHẠM PHƢƠNG CHI DẤU ẤN THI PHÁP VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG THƠ TỐ HỮU (QUA MỘT TIẾNG ĐỜN VÀ TA VỚI TA) LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành Văn học dân gian Hà Nội – 2015
  • 2. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------- PHẠM PHƢƠNG CHI DẤU ẤN THI PHÁP VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG THƠ TỐ HỮU (QUA MỘT TIẾNG ĐỜN VÀ TA VỚI TA) LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành Văn học dân gian Mã số: 60 22 01 25 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Việt Hƣơng Hà Nội – 2015
  • 3. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận văn “Dấu ấn thi pháp văn học dân gian trong thơ Tố Hữu (qua “Một tiếng đờn” và “Ta với ta”) là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này là trung thực. Nếu có gì sai phạm, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2015 Ngƣời cam đoan Phạm Phƣơng Chi
  • 4. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành luận văn này, tôi xin được gửi lời cảm ơn trân trọng đến quý thầy cô trong Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội đã giúp tôi hoàn thành khóa học và luận văn này. Nhờ có sự tận tình chỉ bảo, dạy dỗ, truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm của các thầy cô, tôi đã tiếp thu được nhiều ý kiến đóng góp và hoàn thiện luận văn của mình. Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn đến TS. Nguyễn Việt Hương, người đã trực tiếp định hướng đề tài, dành nhiều thời gian và công sức để hướng dẫn, giúp đỡ tôi thực hiện luận văn. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến gia đình và cơ quan nơi tôi công tác đã tạo mọi điều kiện để tôi có thể hoàn thành tốt mọi công việc trong quá trình thực hiện luận văn. Bên cạnh đó, tôi cũng xin cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè đã quan tâm, động viên, chia sẻ với tôi trong suốt thời gian qua. Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình thực hiện nhưng luận văn không thể tránh được những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô cũng như các nhà nghiên cứu, các bạn đồng nghiệp! Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2015 Tác giả luận văn Phạm Phương Chi
  • 5. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài..........................................................................................................1 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ..........................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...............................................................................5 4. Mục đích nghiên cứu...................................................................................................6 5. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................6 6. Cấu trúc luận văn.........................................................................................................6 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI ..................................................................7 1.1. Một số khái niệm cơ bản có liên quan đến đề tài.....................................................7 1.1.1. Thi pháp..........................................................................................................7 1.1.2. Thi pháp học...................................................................................................7 1.1.3. Thi pháp văn học dân gian ...........................................................................10 1.2. Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Tố Hữu.....................................12 1.2.1. Vài nét về cuộc đời nhà thơ Tố Hữu ............................................................12 1.2.2. Những chặng đường thơ Tố Hữu .................................................................13 CHƢƠNG 2: “MỘT TIẾNG ĐỜN” VÀ “TA VỚI TA” – MỘT CHẶNG ĐƢỜNG MỚI TRONG NGHIỆP THƠ CỦA TỐ HỮU. .......................................22 2.1. Cảm hứng chủ đạo trong hai tập thơ “Một tiếng đờn” và “Ta với ta”...................22 2.1.1. Cảm hứng về vẻ đẹp của Tổ quốc, quê hương, con người...........................22 2.1.2. Khát vọng cống hiến cho đất nước...............................................................33 2.1.3. Niềm tin vào Đảng, vào con đường Cách mạng. .........................................37 2.1.4. Cảm hứng về Bác Hồ ...................................................................................41 2.1.5. Cảm hứng về thế sự, nhân sinh ....................................................................45 2.2. Quan niệm nghệ thuật của Tố Hữu trong hai tập thơ “Một tiếng đờn” và “Ta với ta”............................................................................................................................48 2.2.1 . Quan niệm nghệ thuật về con người............................................................48 2.2.2. Quan niệm về thơ. ........................................................................................52 2.2.3. Tình cảm cá nhân trong sáng tác của Tố Hữu..............................................54 2.3. Phong cách thơ Tố Hữu trong hai tập thơ Một tiếng đờn và Ta với ta..................58 CHƢƠNG 3: NHỮNG DẤU ẤN CỦA THI PHÁP VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG “MỘT TIẾNG ĐỜN” VÀ “TA VỚI TA” .................................................64 3.1. Thể thơ dân tộc và những biến thể.........................................................................64
  • 6. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 3.2. Ngôn ngữ, nhạc điệu ..............................................................................................71 3.3. Kết cấu....................................................................................................................77 3.4. Thời gian, không gian nghệ thuật...........................................................................80 3.4.1. Thời gian nghệ thuật.....................................................................................80 3.4.2. Không gian nghệ thuật .................................................................................81 3.5. Các hình ảnh, biểu tượng quen thuộc của thi pháp văn học dân gian....................84 KẾT LUẬN ................................................................................................................100 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................102
  • 7. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Văn học dân gian đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển nền văn học dân tộc. Mối quan hệ giữa văn học dân gian với văn học viết là một mối quan hệ gắn bó mật thiết. Tuy hai loại hình này có những điểm khác nhau nhưng đều có chung một đối tượng phản ánh là hiện thực xã hội. Văn học dân gian là sản phẩm của nhân dân và có thể coi văn học dân gian như tấm gương phản ánh tâm hồn của dân tộc, những đặc điểm tâm lí, tình cảm, tâm thức của dân tộc. Văn học dân gian là cội nguồn, là bầu sữa nuôi dưỡng nền văn học của dân tộc. Nhiều thể loại văn học viết được xây dựng và phát triển dựa trên sự kế thừa và phát triển các thể loại văn học dân gian. Mỗi thời đại lịch sử bao giờ cũng để lại những dấu ấn đậm nét lên mối quan hệ giữa văn chương dân gian và văn học viết. Trong những sáng tác của rất nhiều nhà văn, nhà thơ trung đại và hiện đại, người ta đều có thể tìm thấy dấu ấn của thi pháp văn học dân gian. Có thể nói văn học dân gian là nền tảng của sự phát triển, kết tinh của nền văn học dân tộc. Chính vì vậy, các sáng tác sau này của các nhà thơ, nhà văn, muốn có sức sống lâu bền và thấm sâu trong lòng người đọc thì đều có sự vận dụng các thi pháp dân gian trong sáng tác của mình. Trong đội ngũ các tác giả đó, có nhà thơ Tố Hữu, lá cờ đầu của thi ca cách mạng Việt Nam. Sự nghiệp thơ ca của Tố Hữu được biết đến thông qua các giải thưởng cao quý. Ông đã nhận được giải thưởng văn học lớn: Giải nhất giải thưởng Văn học Hội Văn nghệ Việt Nam 1954 - 1955 (Tập “Việt Bắc”); Giải thưởng Văn học ASEAN (1996); Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật (đợt I - 1996). Các tác phẩm của ông cũng được đưa vào chương trình văn học bậc phổ thông. Tố Hữu là một nhà thơ có ảnh hưởng lớn trong nền thi ca hiện đại Việt Nam. Tố Hữu chính là người “nửa thế kỉ lĩnh xướng hùng ca”, từ khi ông gia nhập Đoàn Thanh niên Cộng sản (1936) đến lúc ông rời chính trường (1986), vừa tròn nửa thế kỷ. Một trong những yếu tố làm nên sức sống lâu bền trong thơ Tố Hữu chính là tính dân tộc được thể hiện qua 1
  • 8. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 nhiều khía cạnh, trong đó phải kể đến các yếu tố của thi pháp dân gian luôn đậm nét trong tác phẩm của ông. Nhà nghiên cứu phê bình văn học Nguyễn Đăng Mạnh nhận định: “Sức hấp dẫn mạnh nhất của thơ Tố Hữu đối với công chúng đông đảo là tính dân tộc, tính truyền thống đậm đà và nhuẫn nhuyễn”. Ông là một trong số các nhà thơ luôn có ý thức kế tục truyền thống thơ ca dân tộc, đặc biệt là thơ ca dân gian và thơ cổ điển. Bởi vậy, tìm hiểu tính thi pháp dân gian trong thơ Tố Hữu, chúng ta sẽ thấy được đời sống con người Việt Nam, thấy được bản sắc, hơi thở, tinh thần của dân tộc Việt Nam. Trong cuộc đời sáng tác, Tố Hữu đã để lại cho đời rất nhiều những tác phẩm có giá trị như các tập thơ: “Từ ấy” (1946), “Việt Bắc” (1954), “Gió lộng” (1961), “Ra trận” (1962 – 1971), “Máu và hoa” (1977), “Một tiếng đờn” (1992), “Ta với ta” (1999); các tiểu luận “Xây dựng một nền văn nghệ lớn xứng đáng với nhân dân ta, thời đại ta” (tiểu luận, 1973), “Cuộc sống cách mạng và văn học nghệ thuật” (tiểu luận, 1981). Đã có rất nhiều những công trình nghiên cứu về thơ Tố Hữu trên nhiều phương diện khác nhau, tuy nhiên hầu hết mới chỉ là khai thác ở năm tập thơ đầu (gắn với con đường chính trị, hoạt động cách mạng của ông), mà chưa có công trình nào nghiên cứu thật đầy đủ hai tập thơ cuối cùng “Một tiếng đờn” và “Ta với ta” của Tố Hữu, đặc biệt trên phương diện thi pháp văn học dân gian. Vì vậy, việc tìm hiểu hai tập thơ “Một tiếng đờn” và “Ta với ta” từ góc độ các phương thức biểu đạt để thấy được dấu ấn thi pháp văn học dân gian sẽ đóng góp một phần vào việc tìm hiểu thơ Tố Hữu được toàn diện hơn. Ngoài ra, tác giả luận văn là giáo viên dạy bậc phổ thông, việc nghiên cứu dấu ấn thi pháp văn học dân gian trong thơ Tố Hữu sẽ phục vụ cho quá trình giảng dạy, giúp cho các bài dạy sâu sắc và ý nghĩa hơn. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Thơ Tố Hữu giữ vị trí quan trọng trong nền thi ca nước nhà, đặc biệt là nền thi ca thời kì kháng chiến cứu quốc. Chính vì vậy, các nhà nghiên cứu cũng đã tốn không ít giấy mực để bàn luận, nghiên cứu về các tác phẩm thơ của ông. 2
  • 9. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu về Tố Hữu như: “Thơ Tố Hữu” của Lê Đình Kỵ (Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 1979); “Thơ Tố Hữu, tiếng nói đồng ý, đồng tình, tiếng nói của đồng chí” của Nguyễn Văn Hạnh, (Nxb Thuận Hóa, Huế, 1985), “Thi pháp thơ Tố Hữu” của Trần Đình Sử (Nxb Tác phẩm mới, 1987). Công trình nghiên cứu “Thơ Tố Hữu” của Lê Đình Kỵ được coi là xuất hiện sớm và có những đóng góp lớn trong việc khảo sát, đánh giá một cách toàn diện cả về nội dung và nghệ thuật thơ. Trong cuốn sách, tác giả khảo cứu 5 tập thơ đầu của Tố Hữu và khái quát những chủ đề lớn trong thơ cùng với đặc điểm về phong cách, tư tưởng, nghệ thuật của ông. Trong “Thơ Tố Hữu, tiếng nói đồng ý, đồng tình, tiếng nói đồng chí”, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Hạnh đã nghiên cứu tìm sự tương đồng giữa tác phẩm văn học và đời sống trong phản ánh, làm rõ những đặc sắc về nội dung, tư tưởng và phong vị đậm đà trong thơ Tố Hữu qua ngôn từ, hình ảnh, nhịp điệu, thể loại. Trong “Thi pháp thơ Tố Hữu”, Trần Đình Sử cho thấy hình ảnh một nhà thơ lớn của dân tộc qua các bình diện từ tác giả - chủ thể sáng tạo cho đến các yếu tố nghệ thuật cơ bản của thơ: Đỉnh cao thơ trữ tình chính trị Việt Nam, kiểu nhà thơ, thể tài; quan niệm nghệ thuật về con người; không gian nghệ thuật; thời gian nghệ thuật; chất thơ và phương thức thể hiện. Ông đã định danh cái tôi trong thơ Tố Hữu: “Cái tôi nhiệt huyết, tình nghĩa truyền thống nhưng có thêm sức cảm nhận cảm tính, cá nhân của thơ mới truyền vào, trong đó hàm chứa cái tôi nghệ sĩ (thi nhân), cái tôi tiểu sử với nhiều hình thức biểu hiện đa dạng như nhập vai, nhiều vai”. Với thơ Tố Hữu, một quan niệm mới mẻ về con người đã được xây dựng - con người chính trị Việt Nam với những phẩm chất tiêu biểu: Con người giác ngộ quyền lợi giai cấp, dân tộc, tự giác trên con đường đấu tranh, vững tin ở tương lai, lý tưởng. Không chỉ đơn thuần là những người công dân khô khan, con người trong thơ Tố Hữu cũng rất người với những tình cảm cao đẹp: Tình đồng bào, đồng chí, tình cảm gia đình thiêng liêng, tình anh em, bạn bè… Chương hấp dẫn nhất trong tác phẩm có lẽ là “Chất thơ và phương thức biểu hiện”. Ở chương này, bằng những lập luận hết sức sắc 3
  • 10. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 sảo và khoa học, tác giả Trần Đình Sử đã khẳng định chất thơ của những tác phẩm thuần viết về cách mạng, khẳng định sức hấp dẫn và sự truyền cảm của những vần thơ sử của Tố Hữu. Nhà thơ đã khéo léo kết hợp ngôn ngữ trữ tình điệu nói với điệu ngâm, sử dụng nhuần nhuyễn những thủ pháp của thơ ca dân gian, những điệu hát, câu hò, đặc biệt là những vần thơ lục bát của dân tộc. Nhà thơ Tố Hữu cũng hòa hợp được chất thơ bay bổng, say mê hiện đại với lối thụ cảm thơ có tính chất trực quan cổ truyền và đưa lời nói chính trị vào những câu thơ rất đỗi trữ tình nhờ lối ví von ca ngợi, hô ứng và trùng điệp làm cho thơ âm vang luyến láy. Nhờ thế, thơ Tố Hữu trở thành một tinh phẩm độc nhất vô nhị trong làng thơ Việt. Bên cạnh các công trình nghiên cứu đó, còn có các nghiên cứu khác như: “Tố Hữu, nhà thơ cách mạng” của Phan Trọng Thưởng và Nguyễn Cừ (Nxb Khoa học và Xã hội, 1985) “Tố Hữu, thơ và cách mạng” của Mai Hương – Vân Trang và Nguyễn Văn Long (Nxb Hội nhà văn, 1996); Cuốn “Cuộc thảo luận (1959 – 1960) về tập thơ “Từ ấy”” (Nxb Hội nhà văn 1998); “Bình luận và chọn lọc về thơ Tố Hữu” của Đỗ Quang Lưu (Nxb Hà Nội, 1998). Báo chí cũng đã tốn không ít giấy mực khi nói về thơ Tố Hữu. Nhà thơ Chế Lan Viên trong lời nói đầu “Tuyển thơ 1938 – 1963” của Tố Hữu, NXB Văn Học, Hà Nội, 1964 đã chỉ ra những đặc điểm phong cách và những cống hiến lớn của Tố Hữu cho nền văn học nước nhà. Cũng trên báo Nhân dân số tháng 5/1968, Chế Lan Viên đã viết bài nghiên cứu về “Tổ quốc Việt Nam, con người Việt Nam trong thơ Tố Hữu”. Tạp chí Văn học năm 1968 đã in bài viết nghiên cứu “Phong vị ca dao, dân ca trong thơ Tố Hữu” của Nguyễn Phú Trọng. Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Hạnh sau đó cũng có bài viết “Hình ảnh Bác Hồ qua các chặng đường thơ Tố Hữu”, in trên Tạp chí Văn học năm 1969. Nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai trong bài viết “Khi nhà nghệ sĩ “tham gia” vào cuộc đấu tranh với tất cả tâm hồn mình” được in trên báo Văn nghệ ngày 6/3/1976 đã phân tích và chỉ rõ sự nhất trí của Tố Hữu trong đời sống và nghệ thuật, giữa tư tưởng, tình cảm và hành động. Chính vì thế, thơ Tố Hữu đã được đánh giá cao trong cả nội dung và nghệ thuật. 4
  • 11. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 Một số công trình thời gian sau này nghiên cứu về thi pháp trong các tập thơ được sáng tác trong thời kì hòa bình là “Một tiếng đờn” (xuất bản năm 1972) và “Ta với ta” (xuất bản năm 1999) như đề tài nghiên cứu về thơ Tố Hữu trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ như “Thế giới nghệ thuật thơ Tố Hữu thời kì đổi mới” của Th.s Phạm Thị Hoàng Lan, “Đặc điểm nghệ thuật của thơ Tố Hữu từ Việt Bắc đến Một tiếng đờn” của Th.s Lê Anh Tuấn. Tố Hữu đã để lại cho đời một khối lượng thơ không nhỏ và kèm theo đó, các công trình nghiên cứu, bình luận về thơ ông cũng không kém phần phong phú. Các nhà nghiên cứu, phê bình đã khai thác thơ ông một cách triệt để trên nhiều phương diện. Tuy nhiên, với hai tác phẩm sau này (“Một tiếng đờn” và “Ta với ta”) dường như chưa được đề cập tới nhiều như các tác phẩm của ông thời trước đó, đặc biệt những dấu ấn của thi pháp văn học dân gian trong hai tác phẩm chưa được khai thác một cách hệ thống. Vì thế, chúng tôi mong muốn bước đầu tìm hiểu ảnh hưởng của văn học dân gian trong hai tập thơ cuối của nhà thơ Tố Hữu để thấy được dấu ấn của thi pháp văn học trong thơ ông, từ đó có thể tiếp cận và cảm nhận thơ ông một cách toàn diện và sâu sắc hơn. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tƣợng nghiên cứu Luận văn tập trung tìm hiểu những dấu ấn của thi pháp văn học dân gian được thể hiện qua hai tập thơ “Một tiếng đờn” và “Ta với ta” của Tố Hữu. b. Phạm vi tƣ liệu nghiên cứu Trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi sử dụng hai tập thơ “Một tiếng đờn” và “Ta với ta” của Tố Hữu làm tư liệu chính để phục vụ cho việc nghiên cứu. Ngoài ra, chúng tôi cũng dùng các tập thơ khác là “Từ ấy”, “Việt Bắc”, “Gió lộng”, “Ra trận”, “Máu và hoa” để so sánh và làm rõ dấu ấn của thi pháp dân gian trong các tập thơ sau đã có sự tiếp nối và phát 5
  • 12. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 triển như thế nào so với các tập thơ trước đó. 4. Mục đích nghiên cứu Luận văn chủ yếu tìm hiểu những dấu ấn thi pháp dân gian trong hai tập thơ “Một tiếng đờn” và “Ta với ta” của Tố Hữu nhằm tái khẳng định ảnh hưởng to lớn của thi pháp dân gian trong thơ ông. Bằng việc so sánh, đối chiếu những dấu ấn thi pháp dân gian trong hai tập thơ “Một tiếng đờn” và “Ta với ta” với những tập thơ ở thời kì trước của ông, luận văn một lần nữa khẳng định mạch thơ, hồn thơ đậm chất dân gian thống nhất của thơ Tố Hữu. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong luận văn, chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu: thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu. Phương pháp thống kê để có những số liệu cụ thể giúp so sánh, đối chiếu việc sử dụng các yếu tố dân gian trong sáng tác thơ của Tố Hữu qua các thời kì. Từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá có tính thuyết phục hơn. Bên cạnh đó, luận văn kết hợp với phương pháp phân tích, tổng hợp so sánh, chỉ ra được những dấu ấn của thi pháp văn học dân gian trong thơ Tố Hữu, từ đó góp tiếng nói khẳng định giá trị không thể phủ nhận trong thơ ông. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành 3 chương: Chƣơng 1: Tổng quan về đề tài. Chƣơng 2: “Một tiếng đờn” và “Ta với ta” - chặng đƣờng mới trong nghiệp thơ của Tố Hữu. Chƣơng 3: Những yếu tố của thi pháp văn học dân gian trong “Một tiếng đờn” và “Ta với ta” 6
  • 13. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 1.1. Một số khái niệm cơ bản có liên quan đến đề tài 1.1.1. Thi pháp Trong chuyên luận “Thi pháp thơ Tố Hữu”, GS. Trần Đình Sử khẳng định “Thi pháp là câu chuyện về hình thức bên trong, hình thức mang tính quan niệm, có tác dụng mở đường cho những cách nhìn, cách biểu hiện và sáng tạo ngôn ngữ. Đó là đặc điểm của thi ca xét trên phương diện chủ thể, tính chỉnh thể và hệ thống” [33, tr.11] Nói rõ hơn thi pháp là hệ thống các nguyên tắc nghệ thuật chi phối sự tạo thành của một hệ thống nghệ thuật với các đặc sắc của nó. Thi pháp là nguyên tắc bên trong, vốn có của sáng tạo nghệ thuật, hình thành cùng nghệ thuật. 1.1.2. Thi pháp học Thi pháp học là một yếu tố quan trọng giúp người đọc nâng cao năng lực cảm thụ tác phẩm nhờ việc đã nắm bắt được các công cụ để tìm hiểu văn bản nghệ thuật đã kể trên. Nhưng khác với việc xem xét hình thức văn học như những hiện tượng ngẫu nhiên, rời rạc thì thi pháp học đòi hỏi nghiên cứu hình thức nghệ thuật cũng như những hiện tượng có quy luật. Cho đến nay, vẫn chưa có một định nghĩa bao quát được hết nội hàm của khái niệm “Thi pháp học”. Tuy nhiên, các định nghĩa khác nhau luôn có điểm chung ở một phạm vi nhất định của bộ môn chuyên ngành này là nghiên cứu hình thức và ngôn ngữ của văn học. Thi pháp học là khoa học nghiên cứu thi ca (tức là văn học) như là một nghệ thuật, là khoa học về cấu tạo của tác phẩm văn học và hệ thống các phương tiện thẩm mĩ được sử dụng trong đó. Trong cách hiểu rộng hơn, thi pháp học trùng với lí luận văn học, khi hiểu hẹp thì trùng với nghiên cứu ngôn ngữ thơ hay ngôn từ nghệ thuật. Thi pháp học đại cương nghiên cứu các phương thức có thể có trong việc thể hiện cấu tứ nghệ thuật của nhà văn văn và các quy tắc kết hợp, các phương thức phụ thuộc vào thể loại, loại hình văn học. Các phương tiện nghệ thuật có thể được phân loại theo các cấp độ khác nhau giữa cấu tứ 7
  • 14. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 nghệ thuật, coi như cấp độ cao nhất và sự thể hiện cuối cùng của văn bản ngôn từ. Thi pháp học miêu tả đặt mục đích tái hiện con đường từ cấu tứ đến văn bản cuối cùng, qua đó nhà nghiên cứu có thể hoàn toàn thâm nhập vào cấu tứ của tác giả. Ở đây, các cấp độ và bộ phận của tác phẩm được xem xét như một chỉnh thể. Thi pháp học lịch sử nghiên cứu sự phát triển của các biện pháp nghệ thuật riêng lẻ (định ngữ, ẩn dụ, vần,…); nghiên cứu các phạm trù (thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật, các đối lập cơ bản), cũng như cả hệ thống các thủ pháp hay phạm trù vốn có của những thời đại văn học; Thi pháp học - khoa học về hệ thống các phương tiện biểu hiện trong tác phẩm văn học. Trong nghĩa rộng thi pháp học trùng với lí luận văn học, trong nghĩa hẹp trùng với một trong các lĩnh vực của thi pháp lí thuyết. Là lĩnh vực của lí luận văn học, thi pháp học nghiên cứu đặc trưng của các loại hình, thể loại văn học, các dòng và trào lưu, các phong cách, phương pháp, nghiên cứu quy luật liên hệ nội tại và tương quan các cấp độ của chỉnh thể nghệ thuật. Bởi vì tất cả các phương tiện biểu hiện trong văn học suy đến cùng đều quy về ngôn ngữ, vì thế có thể định nghĩa thi pháp học như là khoa học nghiên cứu cách sử dụng các phương tiện ngôn ngữ. Văn bản ngôn từ của tác phẩm là hình thức tồn tại vật chất duy nhất của nội dung. Mục đích của thi pháp học là chỉ ra và hệ thống hóa các yếu tố của văn bản tham gia vào việc tạo thành ấn tượng thẩm mĩ của tác phẩm. Thông thường người ta phân biệt thi pháp học đại cương (hay lí thuyết), thi pháp học bộ phận (miêu tả) và thi pháp học lịch sử; Thi pháp học là khoa học về các hình thức, các dạng thức, các phương tiện, phương thức tổ chức tác phẩm sáng tác ngôn từ, về các kiểu cấu trúc và các thể loại tác phẩm văn học. Nó muốn bao quát không chỉ ngôn từ thơ, mà còn cả các khía cạnh khác nhau nhất của tác phẩm văn học và sáng tác dân gian. Nhiệm vụ của thi pháp học là nghiên cứu phương thức cấu tạo của tác phẩm văn học. Đối tượng của thi pháp học là các sáng tác có giá trị. Phương pháp nghiên cứu thi pháp là tiến hành miêu tả, phân loại và giải thích các hiện tượng được nghiên cứu”. 8
  • 15. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 Từ các định nghĩa trên, ta thấy thi pháp học chủ yếu là một lĩnh vực nghiên cứu về đặc trưng, tổ chức, các phương thức, phương tiện, nguyên tắc làm nên giá trị thẩm mĩ của văn học trong tính chỉnh thể của văn bản. Đó là lĩnh vực nghiên cứu quy luật nội tại của tác phẩm, cấu tạo và phong cách, nó phân biệt (chứ không đối lập) với các lĩnh vực nghiên cứu khác. Thi pháp về thực chất là hệ thống ngôn ngữ (kí hiệu) nghệ thuật, mang tính mở. Thi pháp học bao gồm các bộ phận lí thuyết, miêu tả và lịch sử, gồm cả phong cách học, và ngày nay bao gồm cả tự sự học, tu từ học - mỗi bộ phận có đối tượng riêng, nhưng đều không ra ngoài phạm vi nói trên. Có nhà nghiên cứu đã ví thi pháp của văn học như là ngữ pháp trong ngôn ngữ, cho đến nay đã có nhiều lí thuyết và cách miêu tả ngữ pháp, nhưng không có một lí thuyết duy nhất miêu tả đầy đủ, trọn vẹn về ngữ pháp của một ngôn ngữ cụ thể nào. Tình hình đó cũng giống như thi pháp học. Theo các nhà nghiên cứu Lê Bá Hán – Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi thì “Thi pháp học là khoa học nghiên cứu thi pháp, tức hệ thống các phương tiện biểu hiện đời sống bằng hình tượng nghệ thuật trong sáng tác văn học. Mục đích của thi pháp học là chia tách và hệ thống hóa các yếu tố của văn bản nghệ thuật tham gia vào sự tạo thành thế giới nghệ thuật, ấn tượng thẩm mĩ, chiều sâu phản ánh của sáng tác nghệ thuật. Khi nghiên cứu về thi pháp, chúng ta có thể tìm hiểu về đặc trưng thể loại, phương pháp, kết cấu, không gian, thời gian, ngôn ngữ, các biện pháp ngữ âm (ngữ âm, từ vựng và hình tượng) trong tác phẩm để tìm hiểu sự tác động của nó đến các sáng tác văn học” [35, tr. 258]. Theo GS. Nguyễn Xuân Kính, hiện nay, có nhiều cách hiểu về Thi pháp học. Có thể hiểu, thi pháp học là cách thức phân tích tác phẩm bám vào văn bản là chính, không chú trọng đến những vấn đề nằm ngoài văn bản như: tiểu sử nhà văn, hoàn cảnh sáng tác, nguyên mẫu nhân vật, giá trị hiện thực, tác dụng xã hội… Thi pháp học chỉ chú ý đến những yếu tố hình thức tác phẩm như: hình tượng nhân vật - không gian - thời gian, kết cấu - 9
  • 16. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 cốt truyện - điểm nhìn, ngôn ngữ, thể loại… Nội dung trong tác phẩm phải được suy ra từ hình thức, đó là “hình thức mang tính nội dung”. 1.1.3. Thi pháp văn học dân gian Theo các nhà nghiên cứu Lê Bá Hán – Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi thì "Văn học dân gian còn gọi là văn chương (hay văn học) bình dân, văn chương truyền miệng hay truyền khẩu là toàn bộ những sáng tác nghệ thuật ngôn từ của nhân dân" [13, tr. 344]. Văn học dân gian có nhiều đặc điểm và thuộc tính quan trọng, đáng chú ý như tính truyền miệng, tính nguyên hợp, tính tập thể, tính vô danh... trong đó tính truyền miệng được coi là thuộc tính quan trọng nhất, có quan hệ nhiều nhất với các thuộc tính và đặc điểm khác của văn học dân gian. Văn học dân gian cùng với văn học viết đã góp phần tạo thành nền văn học của dân tộc và giữa chúng có mối quan hệ ảnh hưởng qua lại. Tác phẩm văn học dân gian khi tồn tại ở dạng văn bản chữ viết, nó có nhiều nét chung với văn học viết. Điều đó có nghĩa là nghiên cứu thi pháp văn học dân gian vẫn phải dựa vào lí luận, phương pháp, khái niệm công cụ của thi pháp văn học nói chung. Tuy văn học viết và văn học dân gian có điểm giống nhau nhưng nếu chúng ta xét kĩ thì văn học dân gian vẫn có những nét đặc thù mà văn học viết không có được. Văn học dân gian là sản phẩm mà ngôn từ làm chất liệu cơ bản, nhưng nó không chỉ có yếu tố ngôn từ mà còn kết hợp với nhiều yếu tố của văn nghệ dân gian như: nhạc, vũ đạo, biểu diễn,… và các thành phần phi nghệ thuật khác, gắn với môi trường diễn xướng, quá trình hình thành, tồn tại, lưu truyền và biến đổi của nó. Vì thế, nếu tách một tác phẩm văn học dân gian khỏi môi trường diễn xướng, sinh hoạt của nó thì tác phẩm đó không có ý nghĩa, chỉ còn là một cái xác khô cứng. Trước hết, khi nói đến thi pháp văn học dân gian là phải nói đến những đặc điểm của hình thức, những cách thức thể hiện và biểu hiện riêng của từng nghệ nhân, của đặc điểm dân tộc Hiện nay nhiều nhà nghiên cứu xem ý kiến của nhà nghiên cứu Folklore Chu Xuân Diên như một định nghĩa. Theo ông, “Thi pháp văn 10
  • 17. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 học dân gian là toàn bộ những đặc điểm về hình thức nghệ thuật, về phương thức và thủ thật miêu tả, biểu hiện, về cách cấu tạo đề tài, cốt truyện và phương pháp xây dựng hình tượng con người”. Từ ý kiến trên, ông còn nêu những bình diện nghiên cứu cụ thể của việc nghiên cứu thi pháp văn học dân gian, bao gồm từ việc khảo sát những yếu tố thi pháp riêng lẻ như phép so sánh thơ ca, các biểu tượng và luật thơ, các mô típ và cấu tạo cốt truyện, cách mô tả diện mạo bên ngoài và tâm lí bên trong của nhân vật,… đến việc khảo sát những đặc điểm thi pháp chung của từng thể loại; và những đặc điểm dân tộc của thi pháp văn học dân gian nói chung,… Như vậy, đối tượng khảo sát của hướng nghiên cứu thi pháp văn học dân gian là khá đa dạng, thuộc nhiều bình diện khác nhau. Người nghiên cứu thi pháp văn học dân gian không chỉ nghiên cứu trên văn bản chữ viết của các tác phẩm văn học dân gian đã được sưu tầm, ghi chép mà còn nghiên cứu cả quá trình diễn xướng, lưu truyền trong môi trường mà tác phẩm tồn Đó mới là hướng nghiên cứu bám sát đặc thù văn học dân gian và là hướng nghiên cứu có hiệu quả cao. Từ định nghĩa và hướng nghiên cứu thi pháp văn học dân gian nêu trên, ông còn xác lập hệ thống thi pháp của bộ phận văn học này. Nói chung chúng ta có thể nghiên cứu văn học dân gian dưới nhiều cấp độ khác nhau như: Cấp độ thành tố của từng thể loại như ngôn ngữ, thể thơ, nhân vật, kết cấu, thời gian, không gian nghệ thuật,…; cấp độ thể loại như thi pháp thần thoại, thi pháp truyền thuyết, thi pháp truyện cổ tích, thi pháp truyện cười, thi pháp truyện ngụ ngôn, thi pháp ca dao, thi pháp sử thi dân gian, …; cấp độ loại hình như thi pháp thơ ca dân gian, thi pháp truyện kể dân gian,…; … Thơ Tố Hữu mang nhiều dấu ấn thi pháp văn học dân gian trong sáng tác, nhưng ảnh hưởng lớn hơn cả đến thơ ông là thi pháp ca dao. Theo “Giáo trình văn học dân gian” (NXB Giáo dục Việt Nam, GS. TS. Vũ Anh Tuấn chủ biên) thì ngôn ngữ trong ca dao là sự kết tụ của ngôn ngữ nghệ thuật giàu chất thơ với ngôn ngữ của đời sống, với lời ăn tiếng nói hàng 11
  • 18. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 ngày của quần chúng nhân dân [40, tr. 211]. Nó còn là sự kết hợp giữa tính dân tộc và tính địa phương. Trong ngôn ngữ ca dao, những đặc trưng chủ yếu về từ ngữ (việc sử dụng các tính từ, đại từ…); kết cấu ngắn gọn, lối đối đáp thường gặp, kết cấu tương đồng, tương phản hay lối trần thuật; thủ pháp nghệ thuật (so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, biểu tượng, lối miêu tả trực tiếp, thời gian và không gian nghệ thuật…), thể thơ (lục bát, song thất lục bát…) được thể hiện rất rõ. Và khi nghiên cứu thơ Tố Hữu, chúng ta có thể thấy những yếu tố đó trở nên quen thuộc, tạo nên dấu ấn đậm nét của thi pháp văn học dân gian, đặc biệt của thi pháp ca dao. 1.2. Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Tố Hữu 1.2.1. Vài nét về cuộc đời nhà thơ Tố Hữu Nhà thơ Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành, sinh ngày 4/10/1920 tại làng Phù Lai, huyện Quảng Ðiền, tỉnh Thừa Thiên (nay là Thừa Thiên Huế) trong một gia đình có cha là một nhà nho nghèo nhưng rất yêu thơ, ham sưu tầm ca dao, tục ngữ. Từ nhỏ, ông đã được cha dạy làm thơ theo lối cổ. Mẹ Tố Hữu là con của một nhà nho cũng rất yêu ca dao, dân ca xứ Huế và giàu tình thương con. Chính truyền thống văn hóa, văn chương của quê hương và gia đình là những nhân tố quan trọng trong sự hình thành hồn thơ Tố Hữu. Năm Tố Hữu lên 12 tuổi, mẹ mất. Năm 13 tuổi, ông vào trường Quốc học (Huế). Tại đây, được trực tiếp tiếp xúc với tư tưởng Cách mạng qua sách báo tiến bộ của Mác, Ăngghen, Lênin, Hồ Chí Minh, Goocki... kết hợp với sự vận động, giác ngộ của các Ðảng viên ưu tú bấy giờ (Lê Duẩn, Phan Ðăng Lưu, Nguyễn Chí Diểu), ông sớm nhận ra lý tưởng đúng đắn. Gia nhập Ðoàn thanh niên, Tố Hữu hăng hái hoạt động, được kết nạp Ðảng năm 1938. Tháng 4/1939, Tố Hữu bị giặc Pháp bắt, bị tra tấn dã man và đày đi nhiều nhà lao. Trong tù, người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi luôn giữ vững khí tiết, tiếp tục hoạt động cách mạng ở mọi hoàn cảnh. Cuối 1941, ông vượt ngục về hoạt động bí mật ở Hậu Lộc - Thanh Hóa. Khi Cách mạng tháng Tám bùng nổ, Tố Hữu giữ chức vụ Chủ tịch ủy ban khởi nghĩa của thành 12
  • 19. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 phố Huế. Năm 1946, là bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa. Cuối 1947, ông lên Việt Bắc làm công tác văn nghệ, tuyên huấn. Từ đó, ông luôn giữ những trọng trách trong công tác văn nghệ, trong bộ máy lãnh đạo Ðảng và nhà nước (1948: Phó tổng thư ký Hội Văn nghệ Việt Nam; 1963: Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam; tại đại hội Ðảng lần II/02-1951: Ủy viên dự khuyết Trung ương; 1955: Ủy viên chính thức; tại đại hội Ðảng lần III/9-1960: vào Ban Bí thư; tại đại hội Ðảng lần IV/1976: Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, Bí thư Ban chấp hành Trung ương, Trưởng ban Tuyên truyền Trung ương, Phó Ban Nông nghiệp Trung ương; từ 1980: Ủy viên chính thức Bộ Chính trị; 1981: Phó Chủ Tịch Hội đồng Bộ Trưởng). Ông từng đảm nhiệm nhiều chức vụ khác như Hiệu trưởng Trường Nguyễn Ái Quốc, Trưởng Ban Thống nhất Trung ương, Trưởng Ban Tuyên huấn Trung ương, Trưởng Ban Khoa giáo Trung ương. Ông còn là Đại biểu Quốc hội khoá II và VII. Năm 1996, ông được Nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật (đợt 1). Ông mất ngày 9 tháng 12 năm 2002 tại Bệnh viện 108. Trong suốt cuộc đời và sự nghiệp thơ ca của ông, các nhà nghiên cứu đã chỉ rõ ở Tố Hữu có sự thống nhất đẹp đẽ giữa cuộc đời cách mạng và cuộc đời thơ. Chặng đường thơ của Tố Hữu là chặng đường lịch sử của cả một dân tộc. Ông được coi là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng và kháng chiến. 1.2.2. Những chặng đường thơ Tố Hữu Thơ Tố Hữu có thể chia thành 3 giai đoạn: Trước Cách mạng tháng Tám, sau Cách mạng tháng Tám đến thời kì đổi mới, thời kì sau đổi mới. 1.2.2.1 Trước Cách mạng tháng Tám Tập thơ “Từ ấy” (1937 – 1946) Tập thơ chia làm ba phần, phản ánh quá trình giác ngộ và trưởng thành của người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi. Với riêng tác giả Tố Hữu, giai đoạn này cũng là lúc bước vào tuổi thanh niên, được gặp gỡ lý tưởng cộng sản và trở thành một người chiến sĩ hăng hái, một người lãnh đạo phong trào thanh niên dân chủ ở Huế. 13
  • 20. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 Phần Máu lửa cho thấy nội dung chủ đạo là tiếng lòng đồng cảm với những thân phận bị đọa đày, hắt hủi của những người lao động nghèo khổ ở thành thị. Đó là em bé mồ côi (bài “Hai đứa trẻ”), chị vú em phải bỏ con ở quê nhà đói lạnh để ôm con của chủ (bài “Vú em”), ông lão đầy tớ, cô gái giang hồ trên dòng Hương Giang (bài “Tiếng hát sông Hương”)… Niềm cảm thông, xót xa, đồng cảm với những thân phận nghèo hèn trong xã hội thực dân nửa phong kiến luôn đi đôi với tiếng nói khơi gợi trong họ ý thức phản kháng, đem đến cho họ niềm tin vào một cuộc đổi đời. Bên cạnh đó, những tình cảm trắc ẩn và niềm cảm thông đó đã những đã tiếp sức cho nhà thơ trên bước đường đến với cách mạng. Không chỉ có tình cảm với người lao động trong nước, lý tưởng cộng sản quốc tế phản ánh trong phần “Máu lửa” thông qua cả những tiếng nói chống chiến tranh phát xít, có ý nghĩa ở tầm nhân loại. Với riêng nhà thơ, “Máu lửa” biểu hiện tiếng reo ca náo nức của một tâm hồn trẻ khát khao lẽ sống đã gặp lý tưởng cách mạng, mà bài thơ “Từ ấy” là một điển hình. “Xiềng xích” gồm 30 bài sáng tác trong thời gian tác giả bị giam tại nhà tù đế quốc từ tháng 4 năm 1939 đến tháng 3 năm 1942. Phần này như một bản quyết tâm thư của người chiến sĩ trẻ tuổi tự nhủ với lòng mình không khuất phục trước súng đạn và sự tra tấn tàn bạo của kẻ thù, không nản chí trước mọi khó khăn trở ngại. Đó là những cuộc tuyệt thực trong nhà lao, những cuộc chiến đấu gay go với bản thân để vượt qua những cám dỗ thấp hèn (bài “Con cá chột nưa”, “Tranh đấu”); là những lời trăng trối của bạn tù gửi lại khi ra pháp trường (bài “Trăng trối”); là xúc cảm xao động trước tiếng vọng của cuộc đời bên ngoài qua song cửa nhà tù (bài “Một tiếng rao đêm”, “Nhớ người”, “Nhớ đồng”); là ý chí hướng về những tấm gương hy sinh của đồng bào và chiến sĩ trong khởi nghĩa Nam Kỳ (bài “Bà má Hậu Giang”); là tiếng nói đấu tranh góp phần với phong trào đấu tranh bên ngoài và những tiếng thơ kêu gọi tâm huyết (bài “Dậy mà đi”, “Dậy lên thanh niên”)… 14
  • 21. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 “Giải phóng” gồm 14 bài, sáng tác trong những năm từ 1942 đến 1946. Đây là những năm tháng khi nhà thơ vượt ngục và sống trong không khí sục sôi cách mạng, chuẩn bị tổng khởi nghĩa. Thơ Tố Hữu trong giai đoạn này là tiếng thét căm thù đối với sự áp bức của hai đế quốc Pháp - Nhật (bài “Tiếng hát trên đê”, “Đói! Đói! Đói!”); là sự dự cảm tin lành chiến thắng (bài “Xuân đến”); là niềm say sưa ca niềm vui bất tuyệt của độc lập, tự do (bài “Huế tháng Tám”, “Vui bất tuyệt”)… 1.2.2.2. Từ sau Cách mạng tháng Tám đến thời kì đổi mới Tập thơ “Việt Bắc” (1946 – 1954) Tập thơ được sáng tác chủ yếu trong thời kì kháng chiến chống Pháp, gồm chủ yếu những bài thơ sáng tác trong thời kì kháng chiến từ sau Thu Đông thắng lợi 1947 và một số bài thơ sáng tác sau khi hòa bình thắng lợi. Chủ đề bao trùm tập thơ “Việt Bắc” là tinh thần thiết tha yêu nước, ý chí quyết tâm chiến đấu bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta. Trong tập thơ, nổi bật nhất là hình tượng Bác Hồ - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc, linh hồn của cuộc kháng chiến và hình ảnh của các anh bộ đội cụ Hồ. Bên cạnh đó là hình ảnh của những bà mẹ, những em thiếu nhi, những chị phụ nữ cũng nói lên tình cảm yêu mến, thiết tha, gắn bó của nhà thơ. Trong tập thơ, người đọc có thể nhận thấy tinh thần lạc quan cách mạng, lòng tin vững chắc ở tương lao, niềm tin về sự thống nhất nước nhà. Tập thơ đã khẳng định Tố Hữu chính là một thi sĩ cộng sản và Việt Bắc trở thành tập thơ tiêu biểu nhất cho thơ Tố Hữu trong những năm kháng chiến chống Pháp bởi nó phản ánh hướng đi lên và bước phát triển thắng lợi của cuộc kháng chiến từ những ngày đầu gian khổ đến kết thúc, đỉnh cao là thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Trong lần in đầu tiên năm 1954, tập thơ “Việt Bắc” gồm 24 bài với bài đầu tiên là “Cá nước”, sáng tác năm 1947, và kết thúc với bài “Lại về”, sáng tác năm 1954. Tập thơ “Việt Bắc” phản ánh đầy đủ con đường chiến đấu gian lao và sự trưởng thành của dân tộc Việt Nam qua những dấu ấn, hình ảnh về cuộc kháng chiến. Đó là tiếng hát mở đường (bài “Phá đường”); tiếng hò kéo pháo lên chiến dịch (bài “Voi”); nỗi lòng bà mẹ nhớ 15
  • 22. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 con (bài “Bầm ơi”); niềm thao thức nơi anh bộ đội nhớ mẹ ở làng quê (bài “Bà bủ”); chiến thắng Việt Bắc (bài “Cá nước”); nguồn sáng nơi căn nhà của Bác (bài “Sáng tháng năm”); bước chân người chiến sĩ vào trận tuyến nơi núi rừng Tây Bắc (bài “Lên Tây Bắc”); niềm hân hoan trước chiến công lừng lẫy tại Điện Biên Phủ (bài “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”); niềm vui chiến thắng và hòa bình trên bước đường đi tới (bài “Ta đi tới”)… Một trong những điểm nổi bật của tập thơ “Việt Bắc” là sự khắc họa chân thực những nhân vật văn học đại diện cho các tầng lớp nhân dân Việt Nam kháng chiến, những con người mới của thời đại mới, mà nổi bật trong đó là hình ảnh chủ tịch Hồ Chí Minh - hiện thân cho tinh hoa và trí tuệ của dân tộc. Tuy vậy, tập thơ vẫn còn thiếu những con người cá thể, cụ thể, những tình cảm riêng tư của cái "tôi" trữ tình. Về mặt nghệ thuật, tuy được đánh giá là bước trưởng thành quan trọng của thơ Tố Hữu, là một thành tựu xuất sắc của thơ Việt Nam giai đoạn kháng chiến chống Pháp, yếu tố cách tân trong tập thơ cũng chưa được nhìn thấy. Tập thơ “Việt Bắc” được tặng giải nhất về thơ của Giải thưởng văn học giai đoạn 1954 – 1955 của Hội Văn nghệ Việt Nam. Tập thơ “Gió lộng” (1955 – 1961) Năm 1954, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, những kế hoạch 5 năm xây dựng đất nước được triển khai. Tập thơ “Gió lộng” thể hiện nỗi niềm phấn chấn của người xây dựng đất nước: "Gió lộng đường khơi rộng đất trời". Cảm hứng trong “Gió lộng” đã được mở rộng và nâng cao khi đất nước bước vào thời kì lao động mới, chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong chiến đấu lại được biểu hiện trong khí thế lao động quên mình trên khắp trận tuyến của mọi miền đất nước. Tập thơ “Gió lộng” khai thác những nguồn cảm hứng lớn, cũng là những tình cảm bao trùm trong đời sống tinh thần của con người Việt Nam đương thời: niềm vui, niềm tự hào, tin tưởng ở công cuộc xây dựng cuộc sống mới xã hội chủ nghĩa trên miền Bắc, tình cảm với miền Nam và ý chí thống nhất Tổ Quốc, tình cảm quốc tế vô sản rộng mở với các nước anh em. Tập thơ thể hiện rõ rệt cảm hứng phơi phới 16
  • 23. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 đi lên chủ nghĩa xã hội của cả dân tộc. “Gió lộng” mang âm hưởng lạc quan của niềm vui, thể hiện sức sống dồi dào và tính chất ưu việt của xã hội mới. Trong tập thơ, giọng anh hùng ca ngày càng được khẳng định, đề tài thơ có sức bao quát hiện thực, ý thơ mang tầm tư tưởng cao. Tập thơ mở ra niềm vui lớn vì nửa đất nước được giải phóng nhưng niềm vui đó còn chưa trọn vẹn. Nhà thơ cũng thể hiện lòng tri ân, nghĩa tình với Đảng, với Bác Hồ, với nhân dân. Tập thơ “Ra trận” (1962 – 1971) “Ra trận” là tập thơ thứ tư của Tố Hữu. Tập thơ gồm 31 bài, sáng tác trong 10 năm kháng chiến chống Mĩ. Lúc này, thơ Tố Hữu là khúc ca ra trận, là mệnh lệnh tiến công và lời kêu gọi, cổ vũ hào hùng của cả dân tộc trong cuộc chiến đấu ở cả hai miền Nam, Bắc. Trong tập thơ, Tố Hữu vẫn giữ được giọng thơ đằm thắm. Đề tài rộng mở như đánh dấu những sự kiện chính trị, quân sự của đời sống. Ông hướng tới những tình cảm mang tính phổ quát, đề tài thời sự. “Ra trận” được đánh giá là tập thơ chứa đựng những lẽ sống thiêng liêng của dân tộc ta trong giờ phút lịch sử khi trận chiến đấu, chống lại đế quốc Mỹ xâm lược được bắt đầu. Trong trận chiến ấy, những con người Việt Nam nhỏ bé nhưng thông minh, kiên cường và bất khuất đã trở thành người chiến thắng, cắm lá cờ đỏ sao vàng trên đỉnh vinh quang. Với “Ra trận”, quá khứ chủ yếu được khai thác qua truyền thống anh hùng của một dân tộc quật cường có hàng ngàn năm lịch sử chống ngoại xâm đầy sôi nổi. Trong thơ, Tố Hữu đã thể hiện thế trận trùng điệp, tiến công kẻ thù. Truyền thống và sức mạnh của bốn nghìn năm lịch sử đang góp phần làm nên những giá trị lớn lao cho dân tộc. Trong tình cảm đối với đất nước, Tố Hữu dành phần tha thiết nhất cho miền Nam anh hùng: Máu đọng chưa khô, máu lại đầy Hỡi miền Nam trăm đắng nghìn cay Hăm lăm năm chẳng rời tay súng Đi trước về sau đã dạn dày. 17
  • 24. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 (Theo chân Bác, 1970) “Ra trận” có rất nhiều bài thơ hay về miền Nam, tình cảm của ông với miền Nam thật thiết tha, dạt dào, đăc biệt là những hình ảnh quen thuộc như anh giải phóng quân, chiếc mũ tai bèo trong trận chiến, những người mẹ, những anh hùng đã xả thân vì nghĩa lớn. “Ra trận” đánh dấu một bước phát triển mới trong thơ Tố Hữu, mang đến chiều cao tầm vóc mới cho thơ ông với những chủ đề lớn, những vấn đề cốt lõi của thời đại. Trong tập thơ cũng đã thể hiện những dấu hiệu thay đổi về hình thức với lối ngắt nhịp, giãn nhịp và một số câu thơ có hướng tiếp cận với văn xuôi. Tập thơ “Máu và hoa” (1971 – 1977) Tập thơ gồm 13 bài, sáng tác trong 6 năm, là tổng kết của quá trình phát triển dân tộc, của cách mạng Việt Nam – một hành trình đầy máu và hoa. Trong tập thơ có rất nhiều bài thơ trường thiên với cảm xúc tổng hợp, bao quát hơn nửa thế kỉ chiến đấu, đấu tranh. “Máu và hoa” ghi lại chặng đường cuối cùng của cuộc chiến đấu trong lịch sử dân tộc thời kì chống Mỹ cứu nước, chặng đường vẻ vang rất quyết liệt và nhiều gian truân. Thắng lợi đang đến gần, những cảm xúc của tác giả đan xen lẫn đi về giữa quá khứ và hiện tại, giữa hiện tại và tương lai. Nổi lên là niềm tin tươi sáng và lòng quyết tâm đi đến thắng lợi cuối cùng. “Máu và hoa” là bài ca về Tổ quốc chiến thắng và niềm vui của người con của dân tộc hân hoan đón chào niềm vui lớn, niềm vui trọn vẹn, niềm vui của đỉnh cao thắng lợi diệu kì. Trên đỉnh cao ấy, tác giả đã nhìn lại một chặng đường dài bao quát lịch sử. Và từ đây, nhân dân ta bước sang một thời kì mới, dân tộc ta đến với chặng đường mới trong không khí ấm cúng, sum họp quê hương, đằm thắm nghĩa tình và niềm vui trọn vẹn. 1.2.2.3. Thời kì đổi mới: Tập thơ “Một tiếng đờn” Tập thơ xuất bản vào năm 1993 – thời kì đất nước đã hòa bình. Đây là những sáng tác trong khoảng hơn 10 năm từ 1978 – 1992. Trong tập thơ, bóng dáng của nhà thơ vẫn vô cùng quen thuộc trong vai trò nhắc nhở con 18
  • 25. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 người hướng vào những tình cảm lớn của dân tộc, những mục tiêu cao cả của cách mạng. Ông vẫn thủy chung với nguồn đề tài của đời sống cách mạng, của toàn đất nước. Trước một hiện thực mới mẻ, đã có một tiếng nói mới, một giọng điệu mới nơi Tố Hữu, đó là những dòng tâm tư, trăn trở từ mạch cảm xúc trong thời hòa bình. Đây là thời kì sau chiến tranh máu lửa nên thơ ông đã xuất hiện những dòng thơ tươi xanh – mang đậm cảm hứng thế sự. Đề tài trong thơ phong phú: ca ngợi vẻ đẹp của quê hương, con người; công cuộc xây dựng đất nước đầy phức tạp; tình yêu và số phận con người… Âm hưởng thơ giai đoạn này cũng đã bớt vang xa (hướng ngoại) mà vọng sâu hơn (hướng nội), đôi khi tưởng chạm tới một điều gì riêng tư của tuổi cuối đời nhìn lại. Ở tập thơ này, Tố Hữu trở về bút pháp nội tâm, rất gần với thời kì Từ ấy. Bút pháp thơ Tố Hữu thời kì này không tung hoành, hào sảng mà trầm xuống trong chiêm nghiệm. Em ơi nghe đó, trong đêm lạnh Ðằm thắm bên em một tiếng đờn Ngoài giọng anh hùng ca vốn có, thêm giọng trầm lắng, đôi khi xót xa: Mới bình minh đó, đã hoàng hôn Ðang nụ cười tươi, bỗng lệ tuôn Ðời thường sớm nắng chiều mưa vậy Khuấy động lòng ta biết mấy buồn! (Một tiếng đờn, 1991) Những bài thơ tiêu biểu trong tập thơ là: “Một khúc ca”, “Ðêm cuối năm”, “Ðêm thu quan họ”, “Ðảng và thơ”, “Một tiếng đờn”, “Lạ chưa?”, “Xuân hành 92”, “Ta lại đi”, “Anh cùng em”. Tập thơ “Ta với ta” Cùng nguồn cảm hứng trong thời kì hòa bình, đổi mới của đất nước, vào tuổi 80, tác giả khẳng định hồn thơ vẫn rạo rực, thổn thức suy tư của mình trong tập thơ “Ta với ta”. Đây cũng là tập thơ cuối cùng của Tố Hữu, được sáng tác trong khoảng gần chục năm cuối đời (1993 – 2002). Giọng thơ chùng xuống, đầy suy tư, trăn trở về lẽ đời, lòng người, về sự hữu hạn 19
  • 26. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 của thời gian là nét nổi bật của thơ Tố Hữu ở tập thơ cuối cùng, trong tư cách con người cá nhân hơn là tư cách con người chiến sĩ cách mạng trước đây. Là tập thơ cuối cùng của tác giả, ông đã thâu nhận và chứng kiến một thế kỉ có nhiều biến động. Tập thơ cuối cùng, nhà thơ đã tìm thấy những sợi dây ràng buộc vững chắc với đất nước, với nhân dân, bạn bè. Sự sôi nổi, trẻ trung trong thơ Tố Hữu đã được bớt đi và thay vào là những chiêm nghiệm và suy nghĩ sâu sắc trước cuộc đời. Tác giả đã ở vào thời điểm nhìn cuộc đời trong sự đúc kết về lẽ đời biến đổi, về chuyện nhân tình. Nhưng có một thực tế mà người đọc cần nhận thấy rõ đó là với hai tập thơ cuối, Tố Hữu đã không còn là “hiện tượng thơ” trong sự đồng vọng của độc giả như trước nữa. Chính vì thế, từ một con người giữ vai trò người lĩnh xướng và chỉ huy dàn hợp ca cách mạng trước đây, Tố Hữu giờ chuyển sang tư thế của người hát “đơn ca” và có lúc là “độc ca”. Trong hai tập thơ, yếu tố thi pháp văn học dân gian quen thuộc vẫn được thể hiện rất rõ nét, qua cả nội dung lẫn hình thức nghệ thuật. Nó được thể hiện qua những thể thơ dân tộc, ngôn ngữ thơ, thời gian và không gian cũng như các hình ảnh, biểu tượng quen thuộc của dân gian đã được vận dụng một cách linh hoạt. Tuy có sự thay đổi thi pháp trong hai tập thơ “Một tiếng đờn” và “Ta với ta” so với các tập thơ trước nhưng dấu ấn thi pháp văn học dân gian vẫn là đặc điểm nổi bật nhất trong hai tập thơ cuối cùng của Tố Hữu và để lại cho đời những giá trị vĩnh hằng. Nếu như năm tập thơ đầu gắn chặt với quá trình hoạt động cách mạng của ông, thì đến hai tập thơ cuối cùng là “Một tiếng đờn” và “Ta với ta” là sự nếm trải vui, buồn của cá nhân với tư cách là một con người. Trong năm tập thơ đầu, ông luôn là người lĩnh xướng của dòng thơ ca cách mạng với tư cách là một thi sĩ. Còn với tư cách người chiến sĩ cách mạng, ông lại là người chỉ huy của dàn hợp xướng thơ ca ấy. Với cả hai tư cách, tiếng nói của ông trên chính trường cũng như trên thi trường đều có ảnh hưởng lớn và mang tính quyết định đối với dòng thơ ca cách mạng trong diễn trình thơ ca Việt Nam hiện đại. Nhưng với hai tập “Một tiếng 20
  • 27. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 đờn” và “Ta với ta”, vào những năm tháng cuối đời, Tố Hữu đã kịp chuyển sang tư thế của người hát đơn ca - hát một mình với “Một tiếng đờn”. Thậm chí sau này ông còn là người hát “độc ca”, tự đối diện với chính mình và chỉ hát cho mình nghe “Ta với ta”. Giọng thơ chùng xuống, đầy suy tư, trăn trở về lẽ đời, lòng người, về sự hữu hạn của thời gian là nét nổi bật của thơ Tố Hữu ở hai tập thơ cuối cùng, trong tư cách con người cá nhân hơn là tư cách người chiến sĩ cách mạng trước đây. Điều đáng trân trọng đó là trong hai tập thơ này, Tố Hữu vẫn thể hiện tinh thần kiên định niềm tin vào lý tưởng và con đường cách mạng của dân tộc. TIỂU KẾT: Như vậy, từ những hiểu biết về thi pháp, thi pháp học và thi pháp văn học dân gian, người đọc có thể tiếp cận thơ ca Tố Hữu như tiếp cận với những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Xuyên suốt 7 tập thơ của Tố Hữu là tinh thần yêu nước, cống hiến và phụng sự cho sự nghiệp cách mạng của đất nước. Có thể thấy cuộc đời Tố Hữu là sự thống nhất giữa đời thơ và đời hoạt động cách mạng. Trong cuộc đời thơ của Tố Hữu, mỗi thời kì thơ ca lại mang đặc diểm, giọng điệu, tư thế riêng. Sau khi đất nước thống nhất, hòa bình được lập lại, và đến thời kì đổi mới, dù vai trò, vị thế của Tố Hữu đã có nhiều sự thay đổi trong trường chính trị nhưng những tình cảm và tâm nguyện với đất nước, với dân tộc vẫn được ông gửi gắm trong những sáng tác của mình. Nhưng dù là “người lĩnh xướng”, “đơn ca” hay “độc ca” thì thơ ông vẫn mang dấu ấn và ảnh hưởng sâu sắc trong nền thơ ca nước nhà, đặc biệt với dấu ấn của thi pháp văn học dân gian xuyên suốt các chặng đường thơ ông. 21
  • 28. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 CHƢƠNG 2: “MỘT TIẾNG ĐỜN” VÀ “TA VỚI TA” – MỘT CHẶNG ĐƢỜNG MỚI TRONG NGHIỆP THƠ CỦA TỐ HỮU. 2.1. Cảm hứng chủ đạo trong hai tập thơ “Một tiếng đờn” và “Ta với ta”. Trong thơ ca, cảm hứng chủ đạo giữ một vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến sáng tác của tác giả. “Cảm hứng chủ đạo là một yếu tố của bản thân nội dung nghệ thuật, của thái độ tư tưởng xúc cảm ở nghệ sĩ đối với thế giới được mô tả” [13, tr.38]. Theo nghĩa này thì cảm hứng chủ đạo thống nhất với đề tài và tư tưởng của tác phẩm. Và cảm hứng chủ đạo đem lại cho tác phẩm một không khí xúc cảm tinh thần nhất định, thống nhất tất cả các cấp độ và yếu tố của nội dung tác phẩm. Trong thơ Tố Hữu, các nguồn mạch cảm hứng có sự thống nhất. Tuy nhiên, từ 5 tập thơ đầu sang 2 tập thơ sau đã có sự chuyển đổi từ trữ tình chính trị, từ những vấn đề lớn lao của đất nước sang thế sự, đời tư. Cái tôi sử thi của Tố Hữu trong giai đoạn này tiếp tục được bày tỏ. Đó là cảm hứng tự hào, ngợi ca Tổ quốc, ca ngợi những vẻ đẹp hào hùng của những hình tượng anh hùng nhưng có những nét đặc thù riêng. 2.1.1. Cảm hứng về vẻ đẹp của Tổ quốc, quê hương, con người Cảm hứng về Tổ quốc, về nhân dân, về lịch sử đất nước trong thơ Tố Hữu là dòng chảy lớn xuyên suốt sự nghiệp sáng tác của ông bởi “Tố Hữu là nhà thơ của dân tộc và nhân dân” [9, tr.277]. Điều này cũng rất dễ hiểu bởi Tố Hữu là nhà thơ vốn có sự gắn bó với cuộc sống bình dị. Cảm hứng trong thơ ông thường được bắt nguồn từ những gì gần gũi như cây đa, bến nước, con đò…, từ những truyền thống và giá trị lịch sử. Với “Một tiếng đờn” và “Ta với ta”, cảm hứng chủ đạo của nhà thơ đã có sự thay đổi mới mẻ. Đất nước hoàn toàn giải phóng, dân tộc ta, nhân dân ta bước vào thời kì khôi phục và xây dựng đất nước sau những năm tháng đau thương. Thơ Tố Hữu ban đầu vẫn giữ được cái nhìn tổng quát, sôi nổi, vui tươi về những mảnh đất lịch sử trong thời bình. Trong tập thơ “Một tiếng đờn”, hình ảnh đất nước được xuất hiện 22
  • 29. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 nhưng mang dáng vẻ khác. Ở tập thơ này, Tố Hữu trở về với bút pháp nội tâm, mang tính chất trầm ngâm, chiêm nghiệm trong cuộc sống nhưng vẫn tràn ngập niềm tin và khao khát sống. Nếu như trước đây, quê hương đất nước được nhà thơ cảm nhận trong từng thời khắc với nét đẹp thân thương, bình dị của núi rừng: Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang. (Việt Bắc, 1954) Điểm xuyết trên cái nền màu xanh bát ngát bao la là màu hoa chuối đỏ tươi đang nở rộ lung linh dưới ánh nắng mặt trời. Khung cảnh thiên nhiên tựa như một bức tranh với đường nét, màu sắc vừa đối lập, vừa hài hòa, vừa cổ điển vừa hiện đại. Bao trùm lên cảnh vật mùa xuân là màu trắng dịu dàng, trong trẻo, tinh khiết của hoa mơ nở khắp rừng, làm bừng sáng cả khu rừng bởi sắc trắng mơ màng, bâng khuâng, dịu mát và cả không gian ngập tràn sức sống mùa xuân lan tỏa và tràn trề nhựa sống. Khung cảnh thiên nhiên còn đẹp hơn bởi sự xuất hiện của con người bình dị trong lao động. Họ cần mẫn, tỉ mẩn, khéo léo, tài hoa, nhanh nhẹn, chăm chút đó cũng chính là phẩm chất tần tảo của con người Việt Bắc. Khi đất nước hoàn toàn giải phóng, cả dân tộc ta bắt tay vào công cuộc hàn gắn các vết thương chiến tranh, khôi phục và xây dựng đất nước, Tố Hữu nhìn đâu cũng thấy đẹp, thấy vui. Nhưng quê hương, đất nước, con người trong thơ ông giờ không chỉ mang vẻ đẹp thơ mộng, lãng mạn trước kia mà còn mang khí thế của thời đại mới. Để có những vần thơ sôi nổi ấy, Tố Hữu đã hòa mình vào công cuộc xây dựng đất nước nói chung và trong hành trình ấy, vẻ đẹp của những con đường, những địa danh ở khắp mọi miền quê hương Tổ quốc được thể hiện qua những vần thơ khi ông tìm về cội nguồn, về những địa danh xưa. Vùng đất Phồn Xương (Yên Thế, Bắc Giang) đã từng gắn bó với Tố Hữu cũng đã mang diện mạo mới trong thơ ông. Một không gian tràn ngập 23
  • 30. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 hứng khởi, lòng người phơi phới niềm tin. Trong một ngày đầu thu về với vùng đất Phồn Xương, tác giả dường như nghe thấy những âm vang của đất trời. Khắp không gian ngập tràn màu vàng của lúa chín, của một mùa bội thu và màu đỏ của ngói mới. Cuộc sống của con người đang được đổi thay hàng ngày khiến tác giả liên tưởng tới ngày hội rước Hoàng Tướng quân linh thiêng, trang trọng. Tiếng người xưa, đá còn ghi Lệnh cồng giục cháu con đi theo Người Sáng thu nay đẹp đất trời Đầu mùa lúa chín như phơi hoa vàng Phồn Xương ngói mới đỏ làng Tưởng như ngày hội rước Hoàng tướng quân. (Phồn Xương, 1986) Đây là những anh hùng của thế kỉ XX, những con người đem Việt Nam ra tới năm châu bốn biển: Xôn xao máy động vang rừng núi Rẽ sóng tàu ra nắng đại dương. (Bài thơ đang viết , 1981) Tố Hữu đã viết về những con người ngày đêm xây dựng cuộc sống mới, và tên tuổi của họ cũng gắn với những địa danh lịch sử, họ đã mang đến diện mạo mới cho mọi vùng quê trên dải đất hình chữ S này: Từ Yên Bái, Thác Bà reo thủy điện Sang chiến công thế kỷ, đập Hòa Bình Lại vào Nam, hồ Dầu Tiếng mông mênh Trị An lớn, bốn trăm ngàn ki-lô-oát Lên Thác Mơ, sáng rừng xanh bát ngát Yaly ơi, mơ ước của Tây Nguyên Dòng Xê Xan, thác dữ, đã xây nền Vẫn còn bao nhiêu vùng vẫy gọi… 24
  • 31. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 (Những bàn tay xây dựng, 1997) Trên chặng đường xây dựng đất nước, những con người làm thủy điện đã được tác giả nhắc đến như niềm từ hào. Những công trình thủy điện như Thác Bà, Hòa Bình, Dầu Tiếng, Trị An, Thác Mơ, Yaly hay Xê Xan đã đem đến cho đời sống của nhân dân ta những đổi thay trong cuộc sống. Thủy điện được dựng xây, ánh sáng tràn ngập khắp mọi nơi trên dải đất hình chữ S này dường như đã đem đến cho nhân dân ta niềm tin về ngày mai tươi sáng. Và trên con đường xây dựng đất nước đó, họ tựa như những người anh hùng, đã chinh phục và làm chủ những đỉnh cao, những ngọn nguồn thác dữ. Đặc biệt, khi tìm hiểu, chúng ta có thể nhận thấy những thời điểm lịch sử luôn gợi cho Tố Hữu cảm hứng sáng tác. Chính vì thế, rất nhiều các tác phẩm thơ của ông gắn với một số sự kiện lớn của dân tộc, những vấn đề có ý nghĩa lịch sử, khát vọng về ngày mai tươi sáng. Tiêu biểu như sự kiện cây cầu mới được xây dựng bắc qua sông Bến Hải, nằm ở phía Tây cây cầu Hiền Lương, nhà thơ ngậm ngùi khi nhớ tới quá khứ xưa về cầu Hiền Lương , biểu tượng của nỗi đau chia cắt Việt Nam thành hai quốc gia trong suốt 21 năm (1954 – 1975). Qua cầu mới, nhớ cầu xưa Cầu Hiền Lương ấy, lưỡi cưa xé lòng Cây cầu sắt, cắt ngang sông Bóng đen in xuống, đục dòng nước xanh Cây cầu Hiền Lương đã đi vào lịch sử, được tác giả gọi tên mà trong lòng nặng trĩu nỗi xót xa: “Một cây cầu nhỏ, mà đau một đời!” bởi chỉ một cây cầu ấy thôi, nó cắt ngang sông, chia đôi nước Việt Nam ta lúc bấy giờ. Nó gợi cho tất cả những người dân về ngày hôm qua của dân tộc, đau thương, xót xa. Nhưng giờ đây, trong niềm vui đất nước đổi mới, những cây cầu mới bắc qua sông được xây dựng, cầu qua sông Bến Hải cũng đã được xây mới nhưng con người vẫn giữ một thái độ trân trọng với quá khứ đau thương của dân tộc. Hôm nay, cầu mới xây rồi 25
  • 32. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 Ngày vui, ai nỡ quên thời nhớ thương Hai mươi năm ấy, Hiền Lương… (Cầu Hiền Lương, 2000) Hình ảnh trở đi trở lại trong thơ của Tố Hữu là hình ảnh của đất nước, đã từng được nhà thơ gọi đó là “chú khổng lồ”, “chàng trai vạm vỡ”. Trong thơ, đất nước mang hơi hướng của của người anh hùng làng Gióng, từ nhỏ đã vươn vai trở thành tráng sĩ, góp sức mình cho đất nước, cho quê hương. Tự hào thay! Việt Nam ta đang có mặt trên đời Đẹp như một chàng trai vạm vỡ Đánh giặc suốt ba mươi năm, đã toàn thắng, chẳng bao giờ run sợ Có thể nào quên? Mới đó hai nhăm năm Gột sạch bùn và máu, ta đứng lên từ nghèo đói, tối tăm (Cảm nghĩ đầu xuân 2002) Trong muôn ngàn nguồn thi liệu mà Tố Hữu đem đến cho nền thi ca, người ta không thể không nhắc đến tình cảm yêu mến của nhà thơ dành cho mùa Xuân, mùa đẹp nhất trong năm, trẻ trung, tràn đầy nhựa sống. Trong thời kì mới, cả dân tộc bắt tay vào công cuộc vừa dựng xây dựng, vừa kiến thiết đất nước, Tố Hữu đã viết về những con người với niềm tin tất thắng: Đời vui thế, khi ta làm chủ Anh em ơi, đồng chí mình ơi! Trẻ lại rồi, thế kỉ 20 Và trẻ mãi, mỗi người Một nhành xuân, của Đảng. (Một nhành xuân, 1980) Và có khi, mùa xuân đến bất ngờ khiến nhà thơ thấy mình bỡ ngỡ. Những hình ảnh lộc non, lá biếc mở ra một không gian tràn ngập sắc xuân: Bài thơ chưa kịp viết. Mùa xuân Đã đến quanh ta. Khác mọi lần 26
  • 33. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 Như tự lòng người, xanh lộc mới Đất trời phơi phới sắc thanh tân. (Bài thơ đang viết, 1981) Vẻ đẹp của đất nước thanh bình được Tố Hữu khám phá ở trong sự thay đổi về đời sống sinh hoạt của con người. Nhìn thuyền bè trôi trên sông, ông thấy những bãi bờ xanh ngắt trải dài, cuộc sống mới như thu hút lòng người: Đường lên Cẩm Thủy, trung du Xe lăn chầm chậm, gió thu ru mình Nắng vờn núi gấm chênh chênh Sóng dờn sông Mã lượn quanh hàng đồi Thuyền chài thôi kiếp dạt trôi Thong dong bè nứa, quẫy đuôi cá lồng Đôi bờ xanh nõn ngô đông Chè nương, bãi lạc, lúa đồng sum suê (Cẩm Thủy, 1986) Và chính trong giai đoạn hòa bình, Tố Hữu cũng không quên những năm tháng gian khổ, chiến tranh, để từ đó trân trọng hơn những vẻ đẹp của đất nước hiện tại. Để ngợi ca những mảnh đất đổi mới, Tố Hữu đã sử dụng những hình ảnh hết sức chân thật, được lặp đi lặp lại nhiều lần. Đó chính là hình ảnh ngói mới đỏ tươi, cánh đồng lúa chín, ngô khoai xanh biếc, cây chồi vàng ươm…Những hình ảnh này mang dấu hiệu của cuộc sống mới đang trên đà đổi thay. Khi viết về những mảnh đất lịch sử trong thời kì đất nước đổi mới, Tố Hữu thường có sự đối chiếu giữa xưa và nay, giữa quá khứ và hiện tại, giữa cái gian khổ và thanh bình, giữa thiên nhiên hoang vu và trù phú. Chính vì vậy, trong thơ của Tố Hữu, người đọc dễ dàng cảm nhận được vẻ đẹp của đất nước thời kì hòa bình. Cảm hứng tự hào về đất nước khi bước vào giai đoạn đổi mới đã mang đến cho thơ ông hơi thở, sức sống mới: Tổ quốc ta! 27
  • 34. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 Muôn nghìn sức mạnh, Như hôm qua lao vào trận đánh Ta sẽ đi. Đi tới những ngày mai Như một đoàn quân Bước thẳng, đường dài. (Một khúc ca, 1979) Hay lời ca vang mãi trong ngày hội xuân, ngày hội chung của dân tộc và cũng là ngày hội riêng trong lòng mỗi người: Lòng sẵn mở. Và chân sẵn bước Cho sáng mai nay, rộn ràng cả nước Mở hội mừng Xuân. Mừng bạn. Mừng ta. (Mừng bạn, mừng ta, 1979) Mùa xuân đến còn mang theo hơi ấm của tình người, trong không khí rộn ràng của đất trời, của mùa xuân đã tràn ngập nắng, của xuân phơi phới niềm tin. Đã chắc cầm tay, mùa gặt mới Bởi Xuân lên nắng, ấm tình người Bởi đời ta với Xuân đi tới Phơi phới. Xuân vui với cuộc đời. (Xuân đấy, 1984) Mùa xuân trong cảm nhận của nhà thơ không phải chỉ là cảm nhận riêng, mà nó đã là mùa xuân chung của dân tộc, và nó có phải là xuân hay không chính bởi mọi người đang chung tay góp sức xây dựng. Bài thơ đang viết… Biết chưa xong Cuộc sống đang dâng tràn mênh mông Bài thơ của mọi người đang viết Cho những mùa xuân sáng Lạc Hồng! (Bài thơ đang viết, 1981) Nếu như các nhà thơ nhìn thấy mùa xuân với chồi non, lá biếc thì Tố Hữu còn nhìn thấy cả sự vận động của mùa xuân, khi đất trời đang vẽ 28
  • 35. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 những nụ mầm non, những dáng tơ vào đầu xuân mới. Sáng đầu năm. Cao hứng làm thơ Mênh mông trời nắng trắng phơ phơ Như tờ giấy mới… Xuân đang vẽ Những nụ mầm non, những dáng tơ. (Sáng đầu năm, 1982) Để rồi nhà thơ phải thốt lên: Nước mình đẹp thật. Mấy nghìn xuân Dòng máu hồng tươi mãi nghĩa nhân Nam ấm thương hoài ngoài Bắc rét Mai đào cùng nở, nhớ người thân. (Ta vẫn là xuân, 1997) Hình ảnh quê hương, đất nước, mùa xuân đã trở đi trở lại quen thuộc trong thơ Tố Hữu, tạo thành một thế giới vô cùng sống động trong thơ ông. Tất cả mọi thứ đều khoác lên mình chiếc áo mới khi đến độ xuân sang, với niềm tin yêu và hi vọng về một ngày mai tươi sáng, về tình cảm ấm áp, yêu thương giữa người với người. Từ xa xưa, làng quê đã trở thành dấu ấn sâu đậm của chủ đề đất nước, dân tộc. Không gian làng quê là không gian gần gũi quen thuộc trong thơ, nơi có cây đa, bến nước, con đò, ruộng lúa, các phong tục, hội hè mang đậm dấu ấn bản sắc dân tộc Việt Nam. Một mùa xuân mới của đất nước đã về, khắp nơi cảm nhận màu sắc xuân cây lá và trong không gian, mọi vật đều khoác lên mình chiếc áo mới. Nhưng niềm vui ấy cũng là niềm vui đến từ những gì thân thương: Có gì hớn hở ở bàn tay Vun xới vồng khoai, khóm lúa này Sương giá đã thơm mùa gặt hái Riêng chung cùng một trái tròn đầy. (Bài thơ đang viết, 1981) Trong chùm thơ viết về xứ Thanh, hình ảnh của lúa chín, của lạc chen xanh đồi, của tôm cá mùa nước mới đã đem đến cho thơ Tố Hữu âm 29
  • 36. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 điệu ngọt ngào tựa như tiếng hát tuổi xuân. Trời đất hòa chung tiếng hát, sự đổi thay của cuộc sống con người đã làm diện mạo quê hương thay đổi. Những dòng thơ với màu sắc xanh tươi của sự sống, màu vàng của lúa chín, màu xanh của lạc phủ kín đồi được ngân nga cùng với tiếng hát vang xa. Bây giờ đất lặng trời yên Vàng đồng lúa chín, lạc chen xanh đồi Ngọt ngào tôm cá biển khơi Phố làng ngói mới, mặt người thanh tân Vui sao tiếng hát tuổi xuân Trăng thu vằng vặc, trong ngần Tĩnh Gia (Tĩnh Gia, 1986) Đặc trưng của làng quê Việt Nam còn được hiện lên thật đẹp trong thơ Tố Hữu với hình ảnh những cây mơ, cây hồng, bưởi vàng, vải thiều cho đến những loại cây bình dị như chuối, ổi xanh, nhót, hồng xiêm. Tất cả trở nên thật duyên dáng trong thơ, dịu dàng e ấp và mang một dáng vẻ thật đáng yêu. Một bài thơ ngắn mà gợi ra trước mắt người đọc một khu vườn um tùm tươi tốt với cây mơ đang ngóng chờ mua xuân, những cây đào mời gọi chim đến rúc rích trên cây. Theo bước chân vào nhà là hồng quê, bưởi trĩu gọi mùa thu đến. Thơ Tố Hữu dường như có sự chuyển động khi lần theo các câu thơ là nhịp bước thời gian đang biến chuyển nhẹ nhàng từ xuân sang hạ, tới thu. Vườn còn mấy gốc hồng xiêm Quanh năm ủ mật, hết chiêm đến mùa Đáng yêu cây táo già nua Cũng dâng đôi chút ngọt chua cho người. (Vườn nhà, 1987) Hình ảnh vườn cam Tường Lộc cũng theo vào thơ ông, trái cam, trái quýt với vị ngọt chua nhưng tình cảm thì đậm đà một sắc. Nó tựa như bữa cơm thân mật, gần gũi, thiết tha của những người đồng chí. Quýt cam, trái ngọt trái chua 30
  • 37. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 Cành la, cành ngọn đung đưa trĩu cành! Đường xa bạn đến thăm anh Mời nhau mấy đĩa cam sành mát thơm Ấm lòng sao, một bữa cơm Món quê đậm vị, ngon hơn hàng quà. (Vườn cam Tường Lộc, 1991) Hình ảnh ao sen, cánh đồng quê Đồng Tháp Mười thời kì đổi mới, hình ảnh những cánh cò bước ra từ câu ca dao xưa phủ kín những dòng thơ. Đất vui mới bấy nhiêu ngày Sen đâu nghe thoảng hương bay ngát đồng! (Đồng Tháp Mười, 1991) Tố Hữu không ngần ngại gói vào trong câu thơ của mình sự e ấp, duyên dáng của những nghề vườn quen thuộc. Trong thơ ca, là vùng trồng dâu, nuôi tằm, nhưng cũng là bao khó nhọc của người làm vườn ngày ngày chăm bón. Trồng dâu, nuôi tằm Bồi hồi, anh lại lên thăm Một vùng dâu mới, bao năm mong chờ! Một nong tằm là năm nong kén (Tằm tơ Bảo Lộc, 1991) Quê hương đất nước thường được ca ngợi qua vẻ đẹp của phong cảnh làng quê, lễ hội. Càng yêu quê hương bao nhiêu, những vần thơ của Tố Hữu càng đậm đà, thắm thiết tình cảm bấy nhiêu. Cũng chung cảm hứng về quê hương, đất nước, con người như Tố Hữu, Nguyễn Bính và Nguyễn Duy được đánh giá là những tác giả xuất sắc trong việc thể hiện cảm hứng đó với những nét đặc trưng của thi pháp dân gian. Tuy nhiên, trong sáng tác của các tác giả, nó lại được biến đổi muôn hình vạn trạng. Các nhà thơ đều chủ yếu sử dụng những hình ảnh quen thuộc, gắn bó với làng quê Việt Nam, tuy nhiên cách thể hiện của mỗi nhà thơ có một đặc trưng riêng. Ở Tố Hữu và Nguyễn Bính, tuy cùng sinh ra trong cảnh lầm than nô lệ nhưng hai tác giả lại hình thành hai nội dung viết 31
  • 38. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 khác nhau. Nguyễn Bính viết về cách mạng là tình đồng đội, quân dân gắn bó. Còn ở Tố Hữu, ông chủ yếu viết về cách mạng, về khí thế hào hùng của cuộc chiến đấu. Nguyễn Bính thiên về tình yêu lứa đôi còn Tố Hữu thiên về tình yêu lí tưởng. Một bên là tình yêu nhẹ nhàng, đằm thắm, một bên là tình yêu sục sôi, lí tưởng cộng sản, có sức kêu gọi con người tranh đấu. Với Nguyễn Bính, người ta gặp đầy đủ những cung bậc của tình yêu: hờn, ghen, oán, giận… còn với Tố Hữu chỉ có một tình cảm sục sôi. Người ta gọi Nguyễn Bính là nhà thơ của làng quê Việt Nam hay nhà thơ của yêu thương cũng chính bởi chất quê ngọt ngào, dịu dàng trong thơ ông. Nhà phê bình văn học Hoài Thanh (1909 - 1982) trong cuốn Thi nhân Việt Nam đã có một nhận xét chí lý: Thơ Nguyễn Bính "là hồn xưa đất nước" khi gia tài thi ca của ông chủ yếu là thơ tình với mối đồng cảm cho những tâm tình nơi thôn dã, những cảm thương nhân ái đối với những thân phận con người. Thơ Nguyễn Bính còn có những bài cảm động viết về quê hương, về gia đình thời nước mất nhà tan, với bao nhiêu ngậm ngùi thương nhớ. Quê hương tôi có cây bầu cây nhị Tiếng đàn kêu tích tịch tình tang... Có cô Tấm náu mình trong quả thị Có người em may túi đúng ba gang. (Bài thơ quê hương – Nguyễn Bính) Viết về quê hương với những dòng thơ về mạch nguồn dân tộc, tác giả gửi gắm cả kho tàng kiến thức dân gian và khao khát cái khí quyển ngàn đời ấy. Mỗi câu thơ viết về quê hương đất nước dường như tràn ngập thế giới ca dao sâu đậm, mang linh hồn của dân tộc Việt Nam. Trong khi đó, với Hữu Loan, Đồng Đức Bốn hay Nguyễn Duy thì tình yêu với đất nước cũng là qua mái ấm gia đình, qua những bến bờ quen thuộc nơi thôn dã, và có khi chỉ là những gì đơn sơ bình dị trong cuộc sống hàng ngày. Còn Tố Hữu, ông tập trung viết về đất nước, về Tổ quốc, về những con người ngày đêm cống hiến cho đất nước và những trăn trở của ông trước cuộc đời còn quá nhiều những khoảng tối cần lấp đầy. Đây chính 32
  • 39. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 là điểm nổi bật trong những dòng thơ ông, đem lại cho thơ ông nét riêng, tạo nên giọng điệu thơ trầm ấm mà ngân vang khi nhắc đến quê hương, đất nước, con người. 2.1.2. Khát vọng cống hiến cho đất nước. Là người chứng kiến hầu hết các sự kiện lịch sử lớn của đất nước từ khi thành lập Đảng đến khi đất nước tiến hành công cuộc đổi mới, Tố Hữu không chỉ có cách nhìn phù hợp với từng thời kì, từng giai đoạn mà còn là người tiên phong, cống hiến những năm tháng cuộc đời mình để tham gia. Giữa dòng chảy của những sự kiện lịch sử, Tố Hữu là người chèo lái, thơ ông không chỉ ghi lại những năm tháng đó mà còn là tiếng hát của trái tim hòa trong những sự kiện đó. Những thành tựu xuất sắc mà Tố Hữu có được chính là nhờ sự gắn bó vô cùng mật thiết giữa những tình cảm cá nhân với tình cảm chung của cộng đồng, giữa sự nghiệp thơ và con đường cách mạng mà dân tộc ta đi tới. Khát vọng cống hiến cho Tổ quốc, cho lí tưởng cộng sản của Tố Hữu được xuyên thấm qua các chặng đường lịch sử của dân tộc. Trong thơ ông, người ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh của một chiến sĩ cách mạng, khao khát được cống hiến cho đất nước, cho dân tộc, muốn được chiến đấu hết mình cho lí tưởng sống cao cả. Với người chiến sĩ ấy, tuổi đôi mươi là để dâng hiến cho đời nên khi bị giam cầm, cảm xúc cứ dâng lên từng đợt, từng đợt như sóng dậy, thôi thúc con người phá tan tù ngục, xiềng xích để trở về với cuộc sống phóng khoáng, tự do. Dường như sức nóng của mùa hè đang rừng rực cháy trong huyết quản người thanh niên yêu nước Tố Hữu. Sức sống mãnh liệt của mùa hè chính là sức sống mãnh liệt của tuổi trẻ khát khao lí tưởng cách mạng, khát khao hoạt động, cống hiến cho dân, cho nước. Ta nghe hè dậy trong lòng Mà chân muốn đạp tan phòng hè ơi! (Từ ấy, 1939) Đặc biệt khi đất nước được hoàn toàn giải phóng, dân tộc ta đã giành được độc lập, tự do cuộc sống ngày một đổi thay thì khát vọng cống 33
  • 40. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 hiến cho Tổ quốc càng cháy bỏng hơn. Trong những năm tháng kháng chiến hào hùng của dân tộc, cái tôi cống hiến, cái khát vọng được góp sức mình để làm nên sức mạnh thần kì của dân tộc như Tố Hữu quả là đã trở nên quá quen thuộc. Mặt khác, khi cả dân tộc còn đang chìm trong những đau thương mất mát thì mục tiêu duy nhất của những con người Việt Nam là độc lập, tự do, là hòa bình. Còn khi đất nước đã yên tiếng súng, đời sống đã được cải thiện hơn thì việc thể hiện khát vọng cống hiến có lẽ thật hiếm hoi. Vậy mà Tố Hữu vẫn khao khát được hóa thân cho Tổ quốc, cho dân tộc. Đọc thơ Tố Hữu thời kì này, chúng ta lại càng thêm tin yêu và hiểu thêm khát vọng cống hiến cho Tổ quốc của nhà thơ. Cảm hứng của Tố Hữu với khát vọng được cống hiến cho Tổ quốc luôn thường trực trong ông ngay cả khi đất nước đã hoàn toàn độc lập. Tố Hữu mang trong mình những trăn trở: Có đêm mãi chập chờn mơ ước Lại bâng khuâng… Tự hỏi mình sau trước Cho cuộc đời, cho Tổ quốc thương yêu Ta đã làm gì? Và được bao nhiêu (Một khúc ca, 1979) Trong tâm trí ông, nỗi khát khao được cống hiến cho Tổ quốc được thể hiện bởi những câu hỏi luôn dằn vặt mình “Ta đã làm gì?”. Là người trung thành với lí tưởng cách mạng, suốt đời phụng sự Tổ quốc nên trong bất cứ thời điểm nào, đó cũng là điều ám ảnh tâm trí ông. Ngay trong thời điểm hiện tại, khi cuộc sống đã có bao nhiêu đổi thay, khi nhìn lại những chặng đường mà mình đã trải qua, đã cống hiến hết mình cho Tổ quốc, ông vẫn khôn nguôi trách nhiệm của mình. Tố Hữu đã băn khoăn, dằn vặt tự hỏi mình những câu hỏi bởi ông luôn nuôi dưỡng ý chí và quyết tâm được cống hiến cuộc đời mình cho lí tưởng cách mạng. Ông đã từng khẳng định: Nếu là con chim, chiếc lá Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh. Lẽ nào vay mà không có trả Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình? 34
  • 41. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 (Một khúc ca, 1979) Chân lí sống của Tố Hữu ở đây vẫn là quan điểm của một con người khao khát được sống “cho” mọi người, cống hiến cho lí tưởng cộng sản chứ không sống riêng cho bản thân mình. Lời thơ của Tố Hữu đẹp giản dị và hồn nhiên. Nếu như con chim và chiếc lá là biểu tưởng cho sự sống thì đời người sống dâng hiến chính là lẽ sống cao đẹp nhất. Chim hót, lá xanh là bản năng, là điều tất yếu, quy luật của tự nhiên, muôn đời và vĩnh hằng. Màu xanh của lá, tiếng hót của chim trời còn là vẻ đẹp của thiên nhiên, đem lại vẻ đẹp kì diệu của sự sống. Từ chim hót, lá xanh, nhà thơ nói đến vay và trả, cho và nhận, đó là quy luật của cuộc sống xã hội, của con người. Nói một cách khác, là quan niệm sống, đạo lí sống. “Vay mà không trả là vong ân bội nghĩa, đó là cách hành xử của những kẻ “ăn xổi ở thì”, của loại người bất nhân bất nghĩa. Hai tiếng “lẽ nào” là một lời khẽ nhắc: không nên làm như thế, không được ứng xử như thế. Có vay và có trả là đúng đạo lí. Vay và trả mang hàm nghĩa chịu ơn, mang ơn, và đền ơn, đáp nghĩa: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn", “Ai ơi, bưng bát cơm đầy. Nhớ công hôm sớm cấy cày cho chăng?”, là vay là trả. Trong xà lim máy chém, trên đường bước ra pháp trường của thực dân Pháp, người chiến sĩ cách mạng vẫn ngẩng cao đầu, vẫn hiên ngang, tự hào nhắc nhở mình, động viên mình: Khép lại đoạn thơ là một lời nhắn gửi về đạo lí làm người. Chân lí và lẽ sống trong thơ Tố Hữu vẫn gắn với luận đề về “cho” – “nhận”. Có biết bao chiến sĩ, đồng bào đã “cho ", đã “hiến dâng”, đã “phục vụ”, đã hi sinh để giành chiến thắng. Nào ai đã đắn đo, đã “chỉ nhận riêng mình”. Một chữ “cho” bình dị mà chứa đựng biết bao tốt đẹp. Lúc đói rét thì nhường cơm sẻ áo, “lá lành đùm lá rách”; lúc hoạn nạn thì chung lưng đấu cật, đồng cam cộng khổ. Vì ai cũng biết sống đẹp, đã biết “cho” nhau tình thương, san sẻ, tương thân tương ái. Có “cho”, có san sẻ, có đồng cảm mới được sống hạnh phúc trong tình người rộng lớn, trong lòng đồng bào, đồng chí. Trong cuộc sống thời bình, đem mồ hôi, đem công sức làm ra nhiều của cải, góp phần 35
  • 42. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 làm cho dân giàu nước mạnh là “cho”. Từ những hiện tượng, những quy luật trong tự nhiên, ông đã nâng lên thành quy luật của cuộc đời: Cây đời chung đang lớn nhanh lên Đã sai đâu trái chín trên cành! Cái đẹp lớn ở dáng người làm chủ Giống mới lọc sàng từ bao giống cũ Sáng tạo, vun trồng là vinh dự, niềm vui Sống là cho, là chia ngọt sẻ bùi. (Nhớ về Anh - 1987) Từ những dòng cảm xúc về cố Tổng Bí thư Lê Duẩn, Tố Hữu đã thể hiện quan niệm sống tốt đẹp của mình và những con người cùng thời với nhà thơ, sống là cống hiến, là dành những gì tốt đẹp nhất gieo cấy mùa màng cho tương lai, vun trồng, chăm bón là nhiệm vụ của thế hệ trước với thế hệ sau. Và tư thế của người làm chủ lúc bấy giờ phơi phới niềm tin yêu, tự hào. Điều này được Tố Hữu thể hiện rất rõ trong các sáng tác của mình thời kì đất nước đã được hoàn toàn độc lập, ông vẫn mang trong mình những khát vọng cống hiến lớn lao: Ta đã sống và ta đã thắng Hãy đi tới. Tự cánh mình bay thẳng Không có gì quý hơn Độc lập, Tự do! Sống, cho mình. Và sống cũng là cho… (Chào năm 2000) Những tâm niệm đó đã được thể hiện ngay trong phần đầu của tập thơ “Ta với ta”, khi tác giả viết: Sợ chi khúc khuỷu đường muôn dặm Ta vẫn là ta, ta với ta (Lời đề từ tập thơ “Ta với ta”) Trong thời chiến, Tố Hữu thể hiện khát vọng sống và cống hiến cho dân tộc, chờ đợi một ngày mai đất nước giành được độc lập, thống nhất hai miền Nam Bắc thì đến hai tập thơ cuối, khát vọng cống hiến cho Tổ quốc 36