SlideShare a Scribd company logo
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NGỮ VĂN

NGUYỄN ANH TRƯỜNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CÁI SAY TRONG THƠ NGUYỄN KHUYẾN
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NGỮ VĂN
NGUYỄN ANH TRƯỜNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CÁI SAY TRONG THƠ NGUYỄN KHUYẾN
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Hướng dẫn khoa học: ThS. Lê Văn Lực
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2018
LỜI CẢM ƠN
Có thể nói khóa luận tốt nghiệp là một công trình nghiên cứu đánh dấu sự
trưởng thành và tiếp nhận của sinh viên trong quá trình học tập và tích lũy kiến
thức chuyên ngành. Trải qua một thời gian tìm hiểu và nghiên cứu thì đến nay,
khóa luận đã được hoàn thành. Góp phần quan trọng trong việc hoàn thành khóa
luận, ngoài những nỗ lực từ bản thân tác giả thì đó còn là sự hướng dẫn, giúp đỡ
tận tình của quý thầy (cô) và sự ủng hộ hết lòng của gia đình, bạn bè.
Qua khóa luận này, tác giả xin được gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong
Khoa Ngữ Văn Trường Đại học Sư phạm TP.HCM mà đặc biệt xin được gửi lời
cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến với thầy hướng dẫn khoa học - ThS. Lê
Văn Lực. Cảm ơn thầy đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tác giả trong suốt quá
trình từ những ngày đầu ấp ủ ý tưởng đến lúc hoàn thành khóa luận.
Nhân đây, người viết cũng xin được cảm ơn cán bộ, nhân viên của hai thư
viện đó là Thư viện Trường Đại học Sư phạm TP.HCM và Thư viện Khoa học
Tổng hợp TP.HCM đã tận tình và tạo điều kiện cho tác giả tìm kiếm tài liệu trong
suốt thời gian nghiên cứu.
Cuối cùng, xin được gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã quan tâm, giúp
đỡ và động viên tác giả trong suốt quá trình làm khóa luận.
Xin chân thành cảm ơn tất cả!
TP.HCM, ngày 04 tháng 04 năm 2018
Tác giả khóa luận
Nguyễn Anh Trường
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài Cái say trong thơ Nguyễn Khuyến là công trình
nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của ThS. Lê Văn Lực và chưa
từng công bố ở bất kì công trình nào trước đó.
Tôi xin cam đoan những lời trên là hoàn toàn đúng sự thật. Nếu có gì sai
sót, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm!
Tác giả khóa luận
Nguyễn Anh Trường
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài............................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................... 3
3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu...................................................................... 6
4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................... 7
5. Đóng góp của khóa luận.................................................................................... 8
6. Kết cấu khóa luận.............................................................................................. 8
NỘI DUNG .........................................................................................................10
Chương 1: Một số vấn đề chung .........................................................................10
1.1. Tổng quan về cái say trong thơ ca ...............................................................10
1.1.1. Khái niệm về “say” và biểu tượng “rượu”...........................................10
1.1.2. Mối quan hệ giữa cái say và biểu tượng rượu trong thơ ca..................12
1.1.3. Cái say trong thơ ca Việt Nam...............................................................13
1.1.3.1. Cái say trong ca dao - dân ca..........................................................13
1.1.3.2. Cái say trong thơ ca trung đại.........................................................19
1.1.3.3. Cái say trong thơ ca hiện đại...........................................................27
1.2. Cơ sở hình thành cái say trong thơ Nguyễn Khuyến...................................35
1.3. Khảo sát số lần xuất hiện yếu tố “say (túy) – rượu (tửu)” trong thơ Nguyễn
Khuyến ................................................................................................................38
1.3.1. Trong thơ chữ Hán.................................................................................39
1.3.2. Trong thơ chữ Nôm................................................................................40
Tiểu kết................................................................................................................42
Chương 2: Cái say trong thơ Nguyễn Khuyến nhìn từ phương diện nội dung...45
2.1. Cái say biểu hiện cho cuộc sống thanh nhã của nhà thơ..............................45
2.1.1. Cái say – một trong những thú tiêu khiển của nhà Nho ........................45
2.1.2. Cái say – niềm vui, hứng thú trong cuộc sống của một con người đời
thường ..............................................................................................................52
2.2. Cái say, biểu hiện của nỗi niềm trước thời cuộc, thế cuộc ..........................60
2.2.1. Mượn cái say để tự vấn cuộc đời mình..................................................60
2.2.2. Mượn cái say để bày tỏ nỗi niềm về hiện trạng đất nước......................63
2.2.3. Mượn cái say để bộc lộ sự lo lắng cho cuộc sống cơ cực của nhân dân
..........................................................................................................................69
2.3. Cái say – niềm an ủi kẻ thất thời..................................................................74
2.3.1. Say để quên đi những mối hận – hận mình, hận đời .............................75
2.3.2. Say để quên đi nỗi buồn về thời thế của một kẻ bất lực ........................84
2.3.3. Cái say ẩn chứa những ước mơ .............................................................87
Tiểu kết................................................................................................................92
Chương 3: Cái say trong thơ Nguyễn Khuyến nhìn từ phương diện nghệ thuật 94
3.1. Ngôn ngữ thể hiện cái say............................................................................94
3.1.1. Ngôn ngữ mang đậm tính khẩu ngữ, tính nhân dân ..............................94
3.1.2. Ngôn ngữ giàu sức gợi...........................................................................97
3.2. Giọng điệu say............................................................................................101
3.2.1. Giọng điệu mỉa mai, châm biếm ..........................................................102
3.2.2. Giọng hài hước, hóm hỉnh ...................................................................106
3.2.3. Giọng điệu bi thương ...........................................................................111
3.3. Không gian say...........................................................................................115
3.3.1. Không gian vũ trụ ................................................................................115
3.3.2. Không gian sinh hoạt...........................................................................119
3.3.3. Không gian tâm trạng ..........................................................................124
3.4. Thời gian say..............................................................................................127
3.4.1. Thời gian vũ trụ....................................................................................127
3.4.2. Thời gian sinh hoạt ..............................................................................131
3.4.3. Thời gian tâm trạng .............................................................................135
Tiểu kết..............................................................................................................139
KẾT LUẬN.......................................................................................................141
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................144
PHỤ LỤC..........................................................................................................148
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đã từ lâu, rượu luôn là nguồn cảm hứng bất tận trong thi ca. Người xưa có
nói “bát bửu” nghĩa là tám món phép của tiên, trong đó có bầu rượu của Lý Thiết
Quả. Người ta còn truyền tụng nhau trên đời có bốn thú chơi cao sang mà tao nhã.
Nguyễn Công Trứ ngợi ca đó là Cầm-Kỳ-Thi-Tửu:
Dở duyên với rượu khôn từ chén,
Trót nợ cùng thơ phải chuốt lời.
Cờ sẵn bàn son xe ngựa đó,
Đàn còn phím trúc tính tình đây.
(Cầm kỳ thi tửu)
Những ngày đầu tháng mười của năm 2016, khi học môn Văn học Việt Nam
từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1930, người viết đã có dịp làm về đề tài Nguyễn
Khuyến trong một bài luận được giao ở lớp. Trong quá trình tìm kiếm tài liệu, vô
tình người viết đã bắt gặp được tấm ảnh mà cụ Nguyễn Khuyến được chụp, trên
tay cầm chén rượu hạt mít duyên thật duyên. Nhanh chóng cái suy nghĩ làm về đề
tài cái say trong thơ của cụ Tam nguyên thoáng qua tâm trí của người viết; để rồi
biết bao ấp ủ, dự định làm một điều gì đó mới mẻ để hiểu thêm về những góc độ
trong cách sống cao đẹp của thi nhân này. Chưa bao giờ người viết có một thôi
thúc mãnh liệt làm đề tài về cái say trong thơ Nguyễn Khuyến đến như vậy. Trải
qua một quá trình học tập và sự cố gắng trong quá trình trau dồi kiến thức về nhà
thơ, ngày hôm nay người viết đã có cơ hội thực hiện đề tài thú vị liên quan đến
cái say trong thơ cụ Tam nguyên Yên Đổ.
2
Nhắc đến Nguyễn Khuyến (1835-1909), ông được người đời biết đến là
một trong những nhà thơ tiêu biểu sống vào cuối thế kỉ XIX đồng thời cũng là
một trong những sĩ phu lựa chọn con đường bất hợp tác để bộc lộ thái độ bất bình
trước triều đình và giữ trọn danh tiết. Tâm hồn nghệ sĩ của ông yêu cái đẹp thiên
nhiên, có mối đồng cảm sâu sắc với con người và cuộc sống thôn dã. Ông là một
trong những đại diện lớn của văn học Việt Nam trung đại…Tam nguyên Yên Đổ
hằn đậm tên tuổi trong lịch sử văn học, như một trong những tên tuổi đứng đầu
của văn học Việt Nam qua mọi thời kỳ. Những sáng tác bằng chữ Nôm và chữ
Hán của Nguyễn Khuyến mang những nét riêng, nét độc đáo của một nhà thơ tài
ba đồng thời vẫn mang những dấu ấn và đặc điểm chung của văn học trung đại
giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX. Tìm hiểu về thơ văn Nguyễn Khuyến sẽ cho thấy
được những đặc điểm chung của văn học thời kỳ này.
Có rất nhiều nhà thơ đã từng làm thơ với rượu, nhưng rượu trong thơ của
Nguyễn Khuyến có những nét đặc sắc và thú vị rất riêng biệt. Rượu trong thơ
Nguyễn Khuyến hiện lên với “cái say” độc đáo, là một thứ duyên dáng, là hơi thở,
là sự sống, đậm đà bản sắc dân tộc. Có những bài thơ ở đề tài khác, Nguyễn
Khuyến thường hay nhắc đến rượu để làm nổi bật “cái say”, mà “cái say” ở bài
nào cũng mang một tâm trạng, một hoàn cảnh rất khác nhau. Trong thơ Nguyễn
Khuyến rượu và cái say xuất hiện không phải là sự ngẫu nhiên mà nó là một đặc
điểm để nhận diện nhà thơ trong một tâm thế khác. Và tâm thế này làm nên một
Nguyễn Khuyến của nhân dân và vì nhân dân. Cái say trong thơ Nguyễn Khuyến
chỉ được người ta khơi, chứ chưa thật sự đi sâu để mà làm rõ. Hoặc nếu có phân
tích đến thì chỉ là phân tích trên cơ sở tính bi kịch, chứ chưa có bài viết, công trình
nào nói về những hứng thú của thi nhân đối với rượu và say. Kết quả của những
phân tích này vẫn còn bị bỏ ngõ vì họ nhìn Nguyễn Khuyến dưới góc độ một nhà
Nho, nhà thơ và thời đại Nguyễn Khuyến sống (đây là thời kì tối tăm). Nên phần
nhiều họ đã liên tưởng đến trong hoàn cảnh ấy thì thi nhân này chỉ có bi kịch mà
3
thôi; chứ không đi sâu và nhìn Nguyễn Khuyến bằng con mắt của một con người
đời thường cũng thích uống rượu. Có lúc uống rượu không chỉ thể hiện chí, tình
mà đơn giản thi nhân uống vì muốn uống hoặc trong những sinh hoạt đời thường
cần có rượu.
Để góp phần tìm hiểu thêm về những giá trị thơ mà Nguyễn Khuyến mang
lại, cùng với niềm say mê và hứng thú riêng của bản thân, người viết đã mạnh dạn
thực hiện đề tài kết thúc cho một quá trình học tập và nghiên cứu tại trường Đại
học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh với tên Cái say trong thơ Nguyễn Khuyến.
Với đề tài này, người viết sẽ vận dụng những kiến thức về lí luận, vốn hiểu biết
về “cái say trong thơ” nói chung; cuộc đời và thơ Nguyễn Khuyến nói riêng, đồng
thời vận dụng những kiến thức đã được tích lũy trong suốt bốn năm đại học để
tìm hiểu, khám phá những cái hay, những sáng tạo của thi nhân về “Cái say” trong
thơ ông. Hy vọng rằng với đề tài này, chúng ta sẽ được cảm nhận rõ hơn, đầy đủ
và toàn diện hơn đề tài mới trong thơ của Tam nguyên Yên Đổ. Từ đó giúp chúng
ta khai thác đầy đủ, toàn diện về vẻ đẹp nội dung cũng như nghệ thuật trong thơ
Nguyễn khuyến. Và “cái say” là một đề tài góp phần mình vào để nâng cao thêm
sự tiếp cận của thế hệ sinh viên có niềm yêu thích đặc biệt với tác gia có tầm ảnh
hưởng nhất định trong nền văn học giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Theo dòng lịch sử, tác phầm văn chương luôn chịu sự thử thách hết sức
khắc nghiệt của thời gian. Có những tác giả và tác phẩm đã bị chìm vào quên lãng.
Và cũng có những tác giả và tác phẩm nổi tiếng, được mang ra luận bàn một cách
sôi nổi. Có thể nói, những tác giả và tác phẩm ấy có tầm ảnh hưởng đối với đại
chúng và tác phẩm của họ mang nhiều tâm tư sâu sắc, thể hiện những biến chuyển
của xã hội và dự báo một điều gì đó cho hậu thế. Có một nhà thơ mà tên tuổi của
ông là bảo chứng cho điều vừa nói trên. Xung quanh nhà thơ này, có rất nhiều
4
điều mà mấy mươi năm qua các nhà nghiên cứu luôn tìm tòi, khám phá nhưng
không sao lý giải hết được sự hấp dẫn của thơ ông đối với người đọc. Hơn nữa,
hành trình mang tên thi nhân này đến gần hơn với hậu thế là một con đường lắm
truân chuyên và gian khổ. Nó không phải là một con đường trải hoa hồng mà nó
cần có những con người nghiêm túc và một trái tim yêu thích thật sự với thi nhân.
Người đó chính là Nguyễn Khuyến.
Trong thơ Nguyễn Khuyến ta bắt gặp rất nhiều đề tài từ những nỗi niềm
tâm sự của nhà thơ đến những đề tài liên quan đến làng cảnh dân tình Việt Nam.
Trong những năm gần đây, những đề tài ấy được khai quật và mang ra luận bàn
và có thể nói chúng không còn là những đề tài xa lạ đối với nhiều nhà nghiên cứu
và các bạn sinh viên. Nhưng có một đề tài mà cho tới nay người ta chỉ nhắc đến
tên, chứ chưa thực sự mang ra để phân tích như một công trình khoa học thật sự.
Đó chính là vấn đề Cái say trong thơ Nguyễn Khuyến. Bằng những nghiên cứu và
tìm tòi, chúng tôi đã thu thập được một số bài nghiên cứu liên quan đến cái say
trong thơ của cụ Tam nguyên (từ những bài phê bình đến luận văn, luận án …) để
thấy được cái say trong thơ của ông cũng có một chỗ đứng nhất định và nó là một
đề tài cũng không kém phần hấp dẫn so với những vấn đề khác.
Trên phương diện nội dung, ta luận án phó tiến sĩ Ngữ văn Thơ Nôm Đường
luật (từ Hồ Xuân Hương đến Trần Tế Xương) (1996) của Nguyễn Thanh Phúc đã
cho ta thấy hệ thống chủ đề, đề tài từ Hồ Xuân Hương đến Trần Tế Xương rất đa
dạng và trong đó có đề tài cái say trong thơ Nguyễn Khuyến. Nguyễn Thanh Phúc
đã chỉ ra rằng “…khi nhà thơ muốn dùng chén rượu để tự trào, vừa say vừa tự
trào, thì không chỉ là muốn tìm chút tri âm trong chén rượu, uống rượu để say, để
quên đi nỗi buồn nào đó của riêng mình, mà là say, là buồn cho đời, cho vận
nước, là qua chén rượu, cái chếnh choáng hơi men, nhà thơ tìm gặp những ước
mơ, những khát vọng. Phải chăng vì vậy mà: Chén rượu say rồi nói chửa say (Tự
thuật)”.[29; 66]
5
Vũ Thanh trong Nguyễn Khuyến qua thơ tự trào được in trong tập Nguyễn
Khuyến, Thơ – lời bình và giai thoại, Nhà xuất bản Văn hóa – thông tin năm 2000,
dù chỉ dành một phần nhỏ để nói về cái say nhưng cái say được Vũ Thanh đề cập
là một cái say của một con người ngoài mặt thì vui thích uống rượu nhưng sâu
trong lòng lại ẩn chứa một nổi buồn thầm kín không chỉ riêng nhà thơ mà còn
hằng đậm trong lòng độc giả.
Bài viết Thêm một túy ông của bà Bùi Thị Xuân trong cuốn Nguyễn Khuyến
– về tác gia và tác phẩm do Vũ Thanh sưu tầm và biên soạn được xuất bản bởi
Nhà xuất bản Giáo dục năm 2001. Bài viết đã làm rõ quan điểm của người viết đó
chính là xét và xem Nguyễn Khuyến là một trong những túy ông của làng say Việt
Nam; nhận diện cái say của Nguyễn Khuyến trên phương diện là một cái say ngất
ngưởng: “Một “túy ông” ngất ngưởng cứ hiện diện đây đó, đó đây trong nhà nho
Nguyễn Khuyến thâm trầm và mực thước.” [37; 278], say nhưng không say:
“Nguyễn Khuyến không say! Xưa nay ít người say tự nhận mình say, còn những
người tự xưng là uống rượu, say để mà nói chuyện đời, chuyện người thì tỉnh, tỉnh
lắm…” [37; 279] từ ấy làm nên bi kịch của thi nhân này.
Tiếp đến, là bài viết mang tên Tính bi kịch trong thơ Nguyễn Khuyến của
Vũ Đức Phúc cũng trong cuốn Nguyễn Khuyến – về tác gia và tác phẩm (2001),
đã cho thấy thơ Nguyễn Khuyến là những trường ca bi kịch, những vần thơ đượm
buồn với thế thái nhân tình, đó cũng có thể là nguyên nhân chính ông tìm đến
rượu để giải khuây, để tìm sự quên lãng.
Luận văn thạc sĩ Văn hóa Việt trong thơ Nguyễn Khuyến của Đoàn Thị
Tuyết, bảo vệ năm 2017 tại Trường Đại học Thái Nguyên, cũng có nhắc đến cái
say trong thơ Nguyễn Khuyến, luận văn đã đề cập đến cái say như một khía cạnh
của văn hóa. Văn hóa thưởng rượu với bạn bè khi vui thú trong những dịp lễ lạt
6
làm nên một phong cách cho thơ Nguyễn Khuyến: “Đến Nguyễn Khuyến, ông
cũng không quên đưa thú vui tao nhã, đầy tính nhân văn này vào trong những
trang thơ của mình. Đối với ông, duyên ngộ trên đời không đơn thuần chỉ là gặp
gỡ biết nhau, mà trên tất cả đó chính là được ngồi quây quần bên nhau, cùng đàm
đạo chuyện đời, cùng nâng tay chạm cốc uống với nhau những chén rượu thân
tình.” [38; 46]
Trên phương diện nghệ thuật, ta có bài nghiên cứu Sự kết hợp phức điệu
trào phúng với trữ tình trong Nguyễn Khuyến về tác gia và tác phẩm (2001) của
Nguyễn Hữu Sơn, đã chỉ ra cho ta thấy được sự kết hợp độc đáo giữa giọng điệu
trữ tình và giọng điệu trào phúng trong thơ Nguyễn Khuyến nói chung và với
những vần thơ nhắc đến cái say nói riêng. Bài viết đã phân tích để chứng minh
cho luận điểm ấy: “Khi chỉ trích ông phỗng đá bất lực, ngơ ngác trước cuộc đời
thì liền đó nhà thơ có sự đồng cảm “Duyên hội ngộ là duyên tuổi tác, chén chú,
chén anh, chén tôi, chén bác”. ” [37; 332]
Phải nói rằng số lượng những bài viết, những bài nghiên cứu về Nguyễn
Khuyến là khá nhiều. Chỉ căn cứ vào các công trình nghiên cứu về Nguyễn
Khuyến ở phần phụ lục II (trang 358) trong Nguyễn Khuyến về tác gia và tác phẩm
(2001) của Vũ Thanh thì có đến 106 công trình. Ngoài ra còn có thêm các luận
văn, luận án, trong đó đã có một số bài viết, công trình khoa học nói đến cái say
của Nguyễn Khuyến. Theo các tác giả, nhà nghiên cứu này thì vấn đề Cái say
trong thơ Nguyễn Khuyến cũng là một trong những nội dung quan trọng. Cái say
trong thơ Yên Đổ là một biểu hiện của bi kịch trong ông hay nó còn là một phương
tiện để thi nhân tiêu khiển, tạo hứng thú trong cuộc sống; hoặc nó còn là biểu hiện
của nét văn hóa cổ truyền. Tuy nhiên, vấn đề này theo chúng tôi vẫn cần phải đi
sâu hơn nữa; tìm hiểu, nghiên cứu thấu đáo hơn.
3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu
7
Khóa luận sẽ đi vào tìm hiểu, nghiên cứu về cái say trong thơ Nguyễn
Khuyến xem nó xuất phát từ đâu, nó có những biểu hiện như thế nào, nó cho ta
thấy gì về thế giới tâm hồn cụ Yên Đổ. Cũng trong khóa luận này, người viết cũng
sẽ đi vào tìm hiểu những phương thức biểu hiện cái say trong thơ Nguyễn Khuyến
như ngôn ngữ, thời gian – không gian, giọng điệu. Từ những nội dung ấy, người
viết hy vọng giúp độc giả hiểu hơn nữa con người, biết hơn nữa nội dung và nghệ
thuật trong sự nghiệp thơ ca của cụ Tam nguyên.
Để thực hiện đề tài này, về mặt văn bản tác phẩm khóa luận sẽ sử dụng
cuốn: Nguyễn Khuyến tác phẩm của Nguyễn Văn Huyền, Nhà xuất bản Khoa học
Hà Nội, 1984 và cuốn Tuyển tập thơ chữ Hán Nguyễn Khuyến của Trần Văn Nhĩ,
Nhà xuất bản Văn hóa - Văn nghệ, 2016. Ngoài ra chúng tôi cũng sẽ tham khảo
những bài viết, những công trình nghiên cứu về Nguyễn Khuyến để phục vụ cho
khóa luận này.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp lịch sử
Với phương pháp này, chúng tôi sẽ hướng đến việc tìm hiểu bối cảnh lịch
sử, thời đại Nguyễn Khuyến sống và sáng tác. Hơn nữa, với phương pháp này,
chúng tôi còn tìm hiểu cả những nhà thơ trước và sau Nguyễn Khuyến có làm thơ
về cái say theo dòng chảy tuyến tính của lịch sử.
4.2. Phương pháp thống kê - phân loại
Với phương pháp này, chúng tôi sẽ thống kê số bài thơ có nhắc đến cái say
và rượu của Nguyễn Khuyến, đồng thời phân loại chúng vào từng nội dung biểu
hiện cái say và cả nghệ thuật biểu hiện của cái say.
4.3. Phương pháp phân tích
8
Phương pháp phân tích là phương pháp giúp cho chúng tôi đi sâu vào những
đặc trưng của cái say trong thơ Nguyễn Khuyến bằng việc phân tích những cái
hay, những nét độc đáo trong thơ nói về cái say của nhà thơ trên phương diện nội
dung và nghệ thuật biểu hiện cái say. Đồng thời sẽ cho người đọc một cái nhìn từ
bao quát đến chi tiết cái say trong thơ của Nguyễn Khuyến với phương pháp này.
4.4. Phương pháp tổng hợp
Đây là phương pháp quan trọng, giúp chúng tôi có thể tổng hợp những tài
liệu (bao gồm những bài viết, bài phê bình, luận văn, luận án) liên quan đến đề tài
đã sưu tầm được.
Ngoài ra, với phương pháp tổng hợp chúng tôi còn liên kết từng mặt, từng
bộ phận những gì đã phân tích ở khía cạnh nội dung và nghệ thuật lại một cách
đầy đủ và sâu sắc về cái say trong thơ Nguyễn Khuyến để người đọc dễ hình dung
nhất.
4.5. Phương pháp so sánh
Với phương pháp này, chúng tôi sẽ vận dụng so sánh cái say trong thơ
Nguyễn Khuyến với các tác giả trước và sau ông để thấy được những nét tương
đồng giữa họ và những khác biệt mà chỉ riêng thơ của thi nhân mới có được.
5. Đóng góp của khóa luận
Chúng tôi mong muốn khóa luận có thể đóng góp được cho thơ Nguyễn
Khuyến thêm một đề tài cũng không kém phần mới lạ và hấp dẫn. Song song với
những đề tài khác, cái say trong thơ Nguyễn Khuyến góp phần vào hệ thống những
đề tài của thơ ông, tạo điều kiện để đánh giá toàn diện những nội dung thơ Nguyễn
Khuyến.
6. Kết cấu khóa luận
9
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục thì khóa luận
được triển khai thành ba chương:
Chương 1: Những vấn đề chung
Chương 2: Cái say trong thơ Nguyễn Khuyến nhìn từ phương diện nội dung
Chương 3: Cái say trong thơ Nguyễn Khuyến nhìn từ phương diện nghệ
thuật
10
NỘI DUNG
Chương 1: Một số vấn đề chung
1.1. Tổng quan về cái say trong thơ ca
Tố Hữu đã từng nói: “Thơ ca phải say mới thích”. Đúng vậy, đi từ ca dao -
dân ca (văn học truyền miệng) đến thơ ca trung đại, rồi hiện đại (văn học viết), tất
thảy đều thấy bóng dáng của cái say (dù ít dù nhiều) xuất hiện trên thi đàn. Say
trong thơ ca có đến dăm bảy loại, thi nhân say không hẳn vì uống rượu mà có thể
say vì những thứ khác ngoài rượu. Và khi cái say ngấm vào người thì cũng là lúc
nhà thơ “xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần”1
hơn. Mỗi vần thơ say viết ra
như chính con người thật của thi nhân mà lúc tỉnh táo họ ít khi nào tâm sự được.
Và cái say đã nhập cuộc, nó là chiếc cầu nối tâm trạng nhà thơ với những tâm sự
của họ.
1.1.1. Khái niệm về “say” và biểu tượng “rượu”
Qua việc tìm hiểu định nghĩa cái say dựa vào hai cuốn từ điển là Từ điển
tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên) và Từ điển Biểu tượng Văn hóa thế giới (Phạm
Vĩnh Cư dịch), chúng tôi xin được nêu ra dưới đây những định nghĩa về cái say
và biểu tượng rượu như sau:
Theo Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê biên soạn, thì ở dạng động từ, say
được hiểu là “trạng thái bị ngây ngất, choáng váng, nôn nao do tác động của
rượu, thuốc hay những yếu tố có tác dụng kích thích nào đó. Say nắng. Nôn nao
như người bị say sóng. Rượu lạt uống lắm cũng say”. [28; 1075].
[1] Nguyên văn câu nói của Ngô Thì Nhậm: “Hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần”.
Người viết đã lược bỏ đi chữ “Hãy” để hợp hơn với văn cảnh và cấu trúc câu văn.
11
Có thể nói rằng, về mặt từ loại, say có thể ghép với những từ đơn khác để
tạo thành những từ, cụm từ biểu hiện cho nhiều cái say mang ý nghĩa khác nhau.
Ví dụ như say khướt, say mềm, say đắm, say sưa, say hoa đắm nguyệt,…
Cũng theo từ điển này, rượu được định nghĩa là “chất lỏng, vị cay nồng,
thường cất từ chất bột hoặc trái cây đã ủ men. Rượu mơ. Cất rượu. Say rượu.
Rượu vào lời ra.” [28; 1063].
Rượu có mặt ở tất cả các nền văn hóa, dù là ở phương Tây hay các nước
phương Đông. Rượu được xem như là một biểu tượng, là một hằng số biểu hiện
cho văn hóa và đặc trưng của từng quốc gia mà khi nhắc đến chúng, ta có thể biết
được xứ sở của thứ cực phẩm tinh túy này như: rượu Sochu ở Hàn Quốc, rượu
Gin ở Hà Lan, rượu Sake Nhật Bản, rượu Vodka ở Nga… Trong cuốn Từ điển
Biểu tượng Văn hóa thế giới, có nói đến mối quan hệ giữa rượu với các nền văn
minh cổ đại như Hy Lạp, Ấn Độ, Trung Hoa,… không những thế rượu cũng còn
xuất hiện trong các bài giảng của Kinh thánh như Kinh Tân Uớc; của các tôn giáo
khác nhau như Kitô giáo, đạo Hồi. Nói đến đây, cũng đủ cho ta hình dung được
rằng “rượu hiển nhiên là mang đầy ý nghĩa biểu tượng, mà không phải lúc nào
cũng dễ dàng xác định được ý nghĩa đó.” [16; 789]. Và dù cho có là nền văn minh
nào, tôn giáo nào đi chăng nữa thì rượu cũng là một đại diện tiêu biểu nhất cho
thấy nó “như là biểu tượng của tri thức và khai tâm…”. [16; 788]
Giống như rượu, cái say cũng hiện diện trong nhiều nền văn hóa, văn minh.
Có thể thấy, ở đâu có rượu thì ở đó có cái say, từ say nhẹ dịu đến say khướt, say
mèm tùy thuộc vào tửu lượng của người uống. Và khi rượu ngấm vào người thì
cũng chính là lúc con người ta say, cái say gây nên “tình trạng mất nhận thức về
tất cả những gì khác với chân lý, thậm chí quên mất cả chính sự quên của
mình…”. [16; 803].
12
Tóm lại, qua việc tìm hiểu về hai khái niệm “rượu” và “say” dựa vào hai
cuốn từ điển: Từ điển tiếng Việt và Từ điển Biểu tượng Văn hóa thế giới, ta thấy
rằng rượu và cái say chính là sợi dây liên kết với văn hóa, tinh thần của con người
ở mọi thời đại và mọi nền văn minh. Con người ta đôi khi phải giải phóng chính
mình bằng việc uống rượu, hơn hết họ còn mượn cái say về thể chất để đạt đến
niềm say sưa tinh thần. Và điều này các thi nhân đã vận dụng rất tốt, họ xem nó
là mảnh đất màu mỡ để ngòi bút của mình tỏa sáng, tạo nên một món ăn tinh thần,
một sáng tạo độc đáo cho thi ca, góp giọng điệu mình vào thi đàn tạo nên một âm
hưởng vọng về từ quá khứ.
1.1.2. Mối quan hệ giữa cái say và biểu tượng rượu trong thơ ca
Song song với những biểu tượng trong thi ca như buổi chiều, con đò, cây
đa, bến nước,… thì rượu cũng là một biểu tượng nên thơ mà thi nhân đã dành sự
trang trọng nhất để viết về nó. Nói đến rượu thì không thể không nhắc đến cái say.
Say và rượu là hai biểu tượng luôn sóng đôi với nhau, rượu là hình thức, là phương
tiện để dẫn đến cái say. Cái say luôn là một mảng đề tài hay cho các thi nhân mặc
sức mà chạm trổ hồn mình. Nguyễn Khánh2
đã từng nói: “Nếu cuộc sống là gạo
đã nấu thành cơm thì thơ là cơm đã cất thành rượu mà người đời ít ra ai cũng
một lần say”. Nếu như trong cuộc sống, rượu và cái say là biểu tượng cho văn hóa
tinh thần và thể chất của con người thì trong thi ca rượu và cái say chính là niềm
giao cảm, là phương tiện gián tiếp để thi nhân bày tỏ nỗi lòng của mình.
Trong cuộc sống bình thường, rượu là thức uống, là thức nhắm nháp của
những kẻ bình thường dùng rượu để đạt đến cái say tinh thần tầm thường thì trong
văn học những vần thơ chếnh choáng, lúy túy hơi men được làm nên từ việc
[2] Trưởng phòng GD&ĐT huyện Tiên Phước- Quảng Nam.
(http://www.thivien.net/forum/R%C6%B0%E1%BB%A3u-trong-th%C6%A1/topic-
d4YbcEpKy5GyHQc2RIeGCQ) truy cập lúc 23h43m, ngày 03.03.2018
13
thưởng rượu của các thi nhân. Rượu là chất xúc tác giúp thi nhân thăng hoa trong
việc sáng tác của mình. Rượu kết hợp với thi sĩ sẽ tạo nên những vần thơ mang
dáng dấp của sự say sưa. Có lúc quay cuồng, điên đảo như Vũ Hoàng Chương, có
lúc lúy túy như Tản Đà hay cũng có lúc như Lý Bạch mà thốt lên rằng: “Cử bôi
tiêu sầu, sầu cánh sầu”.
Tóm lại, rượu và cái say trong thi ca là sợi dây giúp giải phóng tâm trạng
của nhà thơ với cuộc đời thực. Nhà thơ đã thi vị hóa cái say bình thường thành
những vần thơ mang hơi men mà ở đó không chỉ nhà thơ mà người đọc cũng say
sưa theo điệu say của thi sĩ. Nó thuộc về biệt tài và vốn am hiểu với rượu và cái
say một cách có chọn lọc của thi nhân.
1.1.3. Cái say trong thơ ca Việt Nam
Có thể thấy rằng, thi nhân luôn dành cho cái say vì rượu một sự ưu ái khá
đặt biệt. Xuyên suốt dòng chảy của văn học nói chung và thơ ca nói riêng, cái say
luôn hiện diện trong các sáng tác của các nhà thơ lớn như Nguyễn Trãi, Nguyễn
Bỉnh Khiêm, Cao Bá Quát, Phạm Thái, Nguyễn Công Trứ, Tản Đà, mà đặc biệt
là Nguyễn Khuyến trong nhiều trang thơ cũng đã không ít lần cho thấy cái say của
mình. Những vần thơ say đã tạo nên một âm hưởng thực khác lạ, khiến người đọc
như hòa cùng với nó. Cái say có mặt trong hầu khắp các bộ phận, các giai đoạn
của văn học từ ca dao – dân ca đến thơ ca trung đại, rồi hiện đại; ở mỗi thời kì,
cái say và việc mượn cái say để biểu hiện tư tưởng mỗi khác.
1.1.3.1. Cái say trong ca dao - dân ca
Trong ca dao – dân ca, tác giả dân gian thường say, họ say trong những dịp
lễ lạt, say trong sự lạc thú. Nhưng tác giả dân gian cũng rất chừng mực, tuy say
sưa nhưng họ nhận ra cái nguy cơ của rượu và cái say đối với cơ thể, hay cách
ứng xử của mình với người xung quanh. Và người xưa có câu “rượu vào lời ra”
14
để chỉ tình trạng không làm chủ được lời nói, hành động của mình khi quá chén.
Từ đó những câu ca dao phê phán thói quá đà trong việc dùng rượu và thường
xuyên say (của đa phần là nam giới) xuất hiện như một lời khuyên nhủ, nhắc nhở.
Cái say bắt nguồn từ rượu, rượu sở dĩ ngon là nhờ tửu tính, tức là cái men
trong rượu, khiến cho con người ta ngà ngà say khi uống vừa đủ và say khướt khi
quá chén với thân hữu:
Rượu ngon vì bởi men nồng
Vợ mà biết ở ắt chồng phải theo.
Cái men đó tinh túy đến độ phải cất giữ kĩ thì sẽ bền vững với thời gian:
Rượu ngon chắt để bàn thờ
Ba bốn năm không lạt, sao giờ lạt đi?
Cái men cay nồng của rượu khiến người ta say, nó như hút, như kéo người
uống, người thưởng thức rượu lại gần hơn với bầu rượu, hay nói cách khác là gần
hơn với sự say sưa. Chất men ấy như thứ hấp lực, nó thách thức mọi vật chứa:
Rượu ngon bất luận be sành,
Áo rách khéo vá hơn lành vụng may.
Một thức rượu ngon không phụ thuộc vào việc nó được chứa đựng trong môi
trường nào. Vì đơn giản bản thân nó đã ngon thì dù có đựng trong be sành thì nó
vẫn không thay mùi đổi vị. Điều này có nghĩa là, thưởng thức rượu là thưởng mùi
vị chứ không phải là để ngắm nghía cái sự vật chứa rượu nó đẹp ra sao.
Rượu không chỉ là ngón thưởng thức trứ danh của mặc khách tao nhân
khiến các vị này say sưa và làm ra những vần thơ say xuất thần mà nó cũng còn
là một thứ nhắm nháp của hạng tửu nang phạn đại. Có thể thấy họ say rất nhiều,
15
say vì sự cộng hưởng của rượu và người đẹp mà chúng tôi gọi đó là cái say gắn
với sự lạc thú. Sự say sưa đó được tác giả dân gian khắc họa:
Còn trời, còn nước, còn non,
Còn cô bán rượu, anh còn say sưa.
hay:
Con tằm bối rối vì tơ;
Anh say sưa vì rượu, em ngẩn ngơ vì tình.
Cái say gắn với rượu là cái say của lí tính (cái say mang tính chất vật lí, đời
thường) nhưng cái say gắn với cái đẹp là cái say của cảm giác. Cái say lí tính cộng
hưởng với cái say của cảm giác như sợi dây gắn chặt tình duyên giữa các cặp nam
nữ dân gian. Họ mượn cái say để bộc bạch nỗi lòng của mình với đối phương. Và
điều đó càng chứng minh rằng, rượu là chất xúc tác khiến con người mạnh dạn
hơn trong việc bày tỏ cảm xúc của chính mình. Và lời nói của kẻ say rượu thì
không đáng trách! Những lời nói say sưa vì rượu hay vì “cô bán rượu” đã khiến
chàng trai say? Dù pha một chút bông đùa trong câu “còn cô bán rượu anh còn
say sưa” nhưng ta vẫn thấy một sự thực rằng anh chàng này hiển nhiên có say vì
rượu nhưng cũng say một phần vì “cô bán rượu” (có thể là sắc đẹp hoặc tính nết).
Hay đây, cái say ngấm, say ngầm của rượu cũng được ví von với vẻ đức
hạnh của nữ giới trong việc chinh phục và giữ người đàn ông của đời mình:
Rượu sen càng nhắp càng say,
Càng yêu vì nết, càng say vì tình
Đầy vơi chúc một chén quỳnh
Vì duyên nên uống, vì tình nên say...
16
Câu ca dao trên đã cho so sánh rượu với phụ nữ, tác giả dân gian đã rất tinh tế khi
chỉ ra được nét tương đồng ấy. Và điều đó cho ta thấy rằng, trong ca dao, lối nói
so sánh điểm gây say giống nhau giữa rượu và người phụ nữ là điều rất phổ biến.
Có thể nêu ra một số câu tương tự như:
Rượu ngon chưa uống đã say,
Lựu, lan chưa bẻ đã bay mùi nồng.
hay:
Đèo bồng mang tiếng thị phi
Bầu không có rượu lấy gì mà say?
Cái say như đã nói, nó gắn liền với văn hóa và khi đã nhắc đến văn hóa thì
không thể nào không nhắc đến những ngày lễ. Có lẽ tác giả dân gian thường uống
rượu và say nhiều trong những dịp lễ như thế. Ca dao đã ghi lại không ít những
cảnh tác giả dân gian thưởng thức rượu, chúc tụng nhau trong những này lễ tết
truyền thống của dân tộc hay nghi lễ mà ca dao thường nêu hơn cả là cưới hỏi.
Rượu lúc này như một bảo chứng cho tình yêu và lời thề gắn kết trăm năm. Rượu
(cùng với cau trầu) là lễ vật bắt buộc khi cưới hỏi. Thử đọc lời đối đáp sau của
một đôi trai gái:
Anh có thương em thì lo một buồng cau cho tốt, một hũ rượu cho đầy,
Đặt lên bàn thượng, hạ xuống bàn xây,
Chàng đứng đó, thiếp đứng đây,
Lẽ mô thầy với mẹ lại không kết nghĩa sum vầy cho con?
Hay:
Tay anh ôm hũ rượu, buồng cau,
17
Đi ngả đường sau, thầy mẹ chê khó, đi ngả cửa ngõ, chú bác chê nghèo,
Nhắm chừng duyên nợ cheo leo,
Sóng to, thuyền nặng không biết chống chèo có đặng (được) không.
Cô gái tưởng tượng nên một viễn cảnh êm thấm, thuận chiều, trong lúc chàng trai
tỏ ra thực tế hơn trước trở lực, do cái nghèo tạo ra. Giả như cô gái thơ ngây và có
tình cảm trong sáng kia thuyết phục được bố mẹ mình chấp thuận cuộc hôn nhân
do cô chủ động, thì việc tiếp theo sẽ là:
Rượu lưu li chân quỳ tay rót,
Cha mẹ uống rồi dời gót theo anh.
Đôi vợ chồng mới, hoặc trai gái đã đính hôn, cũng dùng miếng trầu, chén
rượu khi trao lời hẹn ước thủy chung:
Ăn một miếng trầu, năm ba lời dặn,
Uống một chén rượu, năm bảy lời giao,
Anh chớ nghe ai sóng bể ba đào,
Em đây giữ niềm tiết hạnh, anh chớ lãng xao em buồn.
Việc uống rượu quá đà, đắm chìm và tự hoại mình thành ma men trong bể
rượu là điều không thể chấp nhận được. Việc say sưa tối ngày là điều xấu. Chính
vì lẽ đó mà để răn dạy con cháu đời sau, cũng như khuyên nhủ lớp người cùng
thời hãy cai rượu mà tác giả dân gian đã cho ra đời những câu ca dao mang tính
chất châm biếm, giễu cợt những kẻ nghiện rượu, họ tỏ ra chán ngán và sợ cảnh
suốt ngày phải thấy những con ma men vất vưởng, tay cầm chai rượu lè nhè:
Ở đời chẳng biết sợ ai,
Sợ thằng say rượu nói dai tối ngày.
18
Và không mấy ai tin lời người say, cho dù có nói hay như thế này:
Say thời, say ngải say tình,
Say chi chén rượu mà mình nói say!
Hay đây, cái cảnh người phụ nữ lấy phải một người chồng nát rượu, suốt
ngày chỉ biết “Đem tiền mau lấy cái say”:
Con thì đói khóc như ri,
Chồng thì uống rượu li bì ngày đêm
Đem tiền mau lấy cái say,
Hơi men giở giọng bầy nhầy bên tai.
…
Và đây nữa, say sưa đến độ quên đi công việc đồng áng, quả là đáng trách:
Anh ơi uống rượu thì say
Bỏ ruộng ai cày, bỏ giống ai gieo
Cũng vì say sưa mà những nhân vật trong các bài ca dao quên đi bổn phận,
trách nhiệm của mình với xã hội thì lấy đâu ra sự đầy đủ, ấm no cho gia đình của
họ. Và ta lại có câu ca dao sau để thấy được cái say sưa triền miên, tối ngày đích
thị là một thói xấu, nó làm băng hoại đi những điều vốn dĩ tốt đẹp, nó làm cho
nhiều cảnh nhà rơi vào bế tắc, khổ sở và bất hạnh; khiến họ mãi không thể trở nên
khấm khá:
Giàu đâu đến kẻ ngủ trưa
Sang đâu đến kẻ say sưa rượu chè
19
Những bài ca dao về cái say trong kho tàng ca dao – dân ca Việt Nam mà
chúng tôi tiếp cận được, tuy không quá nhiều nhưng cũng đủ để cho thấy rằng
mức độ nhận thức về cái say và rượu của tác giả dân gian rất tiến bộ. Họ coi trọng
rượu như một vốn văn hóa tinh thần và xem cái say như một thú vui thanh nhã.
Nhưng họ rất chừng mực trong việc sử dụng rượu và lên án, phê phán những con
người say sưa, nát rượu; vì sự ham mê, đắm chìm trong lạc thú với rượu mà bỏ bê
trách nhiệm của mình với gia đình, với xã hội.
1.1.3.2. Cái say trong thơ ca trung đại
Thi nhân thời trung đại cũng đã cho thấy cái say và hình ảnh rượu không ít
trong thơ mình. Cái say trong thơ ca trung đại qua nữ sĩ Hồ Xuân Hương; hay các
nhà thơ nam có tầm cỡ như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ,
Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến… rất đa chiều và nhiều sắc thái.
Niềm say sưa thể chất khi uống rượu là điều tất yếu nhưng ở những thi nhân này,
ta còn thấy họ mượn rượu, mượn niềm say sưa về thể chất để đạt đến niềm say
sưa tinh thần. Chính niềm say sưa ấy đã thôi thúc họ viết ra những vần thơ tuyệt
hay về cái say. Họ coi cái say như một phương tiện để bộc bạch những tâm trạng
còn lẫn khuất trong lòng của mình.
Cầm, kì, thi, tửu là những thú vui thanh tao, lành mạnh để di dưỡng tinh
thần của các nhà Nho. Trong các sáng tác của Nguyễn Công Trứ ta thấy, uống
rượu và say sưa là cái thú thứ tư trong bốn thú “cầm, kì, thi, tửu” của nhà thơ. Rất
nhiều bài thơ có nhắc đến những thú này. Rượu và cái say được thi nhân xem như
như một thú hành lạc và nó “không phải là thú chơi đại chúng vì thuộc về phạm
trù tài năng và nghệ thuật, không phải ai cũng biết chơi và biết thưởng thức,
không phải lĩnh vực của bọn phàm phu tục tử. Đó là nghệ thuật của những con
người siêu việt, đi tìm những tri kỉ, tri âm siêu việt khác.” [14; 369]. Nguyễn Công
20
Trứ vô cùng đắc ý với cảnh thơ túi rượu bầu. Ông xem nó như một cảnh tượng
nên thơ, mặc sức mà hoan hỉ. Ông ca tụng:
Thi, tửu, cầm, kỳ khách,
Phong, vân, tuyết, nguyệt thiên.
…
Thơ một túi gieo vần Đỗ Lý,
Rượu lưng bầu rót chén Lưu Linh.
(Cầm kỳ thi tửu)
Hoặc:
Giắt lỏng giang san vào nửa túi,
Rót nghiêng phong nguyệt cạn lưng bầu.
(Hành tàng)
Ông uống đến say lúy túy “mặc người chê mặc kẻ khen” khi say thì “đánh vật
long thần mấy cánh tay”:
Trót đà khuya sớm với ma men,
Mặc mặc người chê mặc kẻ khen.
Ngó lại hàng rào hương cúc trộn,
Trông ra cửa số bóng trăng chen.
(Uống rượu tự vịnh)
Say hoa đắm nguyệt cũng là một dạng say. Nguyễn Công Trứ của trước kia
là một con người mang nặng tư tưởng Nho giáo, ông tỏ ra rất khắc khe với những
21
người phụ nữ xấu số trong xã hội. Ông đã từng lên án Thúy Kiều của Nguyễn Du:
“Đoạn trường cho đáng kiếp tà dâm?”. Hay phê phán cái chết của người thiếu
phụ Nam Xương: “Dẫu tình ngay song lí cũng là gian”. Nhưng ta cũng không thể
ngờ rằng, có một ngày ông Hi Văn tài bộ của chúng ta mang lòng mối tương tư,
nhớ nhung một người phụ nữ và đã phải mượn rượu để nguôi sầu nhớ:
Tương tư không biết cái làm sao,
Muốn vẽ mà chơi, vẽ được nào.
Khi đứng, khi ngồi, khi nói chuyện,
Lúc say, lúc tỉnh, lúc chiêm bao.
(Tương tư)
Cái say của vị tướng quân họ Nguyễn không hẳn là cái say của một kẻ uống rượu
nhưng nó lại là lòng say hoa đắm nguyệt, một thứ say của lạc thú. Cái đa tình của
Nguyễn Công Trứ là đam mê sắc đẹp, và cũng có thể là đa mang, đèo bòng. Do
vậy, thi nhân dễ bị lôi cuốn vì sắc đẹp và người tài sắc. Ông cũng chẳng ngại khi
nói lên cái quyến rũ của người phụ nữ:
Khách thập thúy say màu hoa diễm,
Đối mặt hoa mà cầm, mà kì, mà tửu, mà thi.
(Yêu hoa)
Đồng hương với Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Du trong kiệt tác Truyện Kiều
của mình cũng cho thấy được cái thú uống rượu và say là một thú vui tao nhã
không những là của bậc nam nhi đại trượng phu mà cả những phận “nữ nhi thường
tình” cũng nhắm nháp như một thú vui thanh nhã:
Mảng vui rượu sớm cờ trưa,
22
Đào đà phai thắm, sen vừa nảy xanh.
Nguyễn Du khao khát được hưởng thụ cuộc sống, những khao khát rất con
người, bởi nó là những khao khát bình dị, chính đáng: Đó là một lần say sưa với
be rượu và hai quả cam (Xuân nhật ngẫu hứng):
Lân ông bôn tẩu thôn thiền miếu,
Đấu tửu song cam tuý bất hồi.
(Xuân nhật ngẫu hứng – Nguyễn Du)
Dịch:
Có ông già hàng xóm, tay cầm nậm rượu và hai quả cam đi về phía miếu đầu
thôn,
Chắc là đang say, không thấy trở về.
Hoặc được thưởng thức món thịt ngon, rượu quí (Hành lạc từ I):
Hữu khuyển thả tu sát,
Hữu tửu thả tu khuynh.
Nhãn tiền đắc táng dĩ nan nhận,
Hà sự mang mang thân hậu danh?
(Hành lạc từ 1 – Nguyễn Du)
Dịch:
Có chó cứ ăn thịt,
Có rượu cứ uống cho hết.
Chuyện trước mắt hay dở đã không biết,
23
Cần gì lo cái danh xa xôi sau khi chết!
Trong văn học trung đại Việt Nam, rượu và say còn là một thú vui đối với
những nhà Nho ẩn dật. Xa lánh chốn quan trường về ở ẩn tại Côn Sơn, Nguyễn
Trãi không khỏi thấy mình cô đơn. Chưa bao giờ nhà thơ thấm lạnh một nỗi cô
đơn tê tái trong những đêm dài trên núi Côn Sơn như bây giờ. Tuy nhiên trong
hoàn cảnh ấy, Ức Trai vẫn thấy cuộc sống của mình không kém phần thi vị:
Rượu đối cầm đâm thơ một thủ
Ta cùng bóng liễn nguyệt ba người
(Tự thán bài 6 – Nguyễn Trãi)
Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, trong cuộc sống thanh nhàn của mình có
những thú vui hết sức dân dã, bình dị. Việc chọn cái nhàn để trở về với thú điền
viên của trạng Trình không phải nhằm mục đích trốn tránh vất vả, cực nhọc về thể
chất, quay lưng với xã hội, chỉ lo cho cuộc sống nhàn tản của bản thân mà ông
cho rằng sống nhàn là xa lánh nơi quyền quý, danh lợi mà ông gọi là chốn lao xao.
Nhàn là sống hoà hợp với tự nhiên, về với tự nhiên để tu tâm dưỡng tính.
Cuộc sống nhàn ấy với một nhà nho không chỉ hòa hợp với thiên nhiên mà
còn phải có cả rượu:
Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống,
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.
(Nhàn)
Cái sự “uống” kia như vẽ lên một hình ảnh nhà nho già tay cầm ly rượu mà đưa
lên môi nhắm nháp trong miệng cái nồng nàn hơi men của rượu. Cái men rượu
kia đã làm nhà thơ say? Cái say ngà ngà của men rượu như giúp cho nhà thơ nhìn
cuộc đời nhẹ nhàng, bình thản hơn.
24
Cũng với một thái độ “lánh đục”, “thoát tục”, muốn tìm một cuộc sống
nhàn như bao người bình thường về già, cách trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm gần
ba trăm năm sau có một nhà thơ cũng chọn cách tìm về chốn ruộng vườn, nơi hòa
hợp giữa con người với thiên nhiên để sống một cuộc sống thanh nhàn, không
vướng bận sự đời và bon chen vì hư danh, lợi lộc. Nguyễn Công Trứ đã nói lên
được cái chí của mình khi về ở ẩn, nơi có ruộng nương, nhà thơ thích chí với
những gì mình lựa chọn:
Mãi thế rồi ta sẽ tính đây,
Điền viên vui thú vẫn xưa nay.
(Thú ruộng vườn)
Tác giả nhận ra cái hay của việc đồng áng, với cái thú ruộng vườn. Và trong thú
vui dân dã này cái ngón trứ danh không thể thiếu được với thi nhân đó là rượu.
Đã là con người thì việc uống rượu phải say là chuyện hết sức bình thường:
Giang hồ bạn lứa câu tan hợp,
Tùng cúc anh em cuộc tỉnh say.
(Thú ruộng vươn)
Đây nữa, một ông Hi Văn khi đã rời cuộc bon chen với lợi danh hão huyền
để trở thành một con người chẳng lụy phiền vì bất cứ ai, ung dung với một thái
độ sống thanh thản:
Chẳng lợi danh chi lại hóa hay,
Chẳng ai phiền lụy chẳng ai rầy.
(Thú ẩn dật)
25
Thi nhân trong cảnh ẩn dật, làm bạn với cảnh “thơ túi rượu bầu”, lâu dần cũng
thành thú và khi “chẳng ai rầy”, thi nhân mặc sức mà uống, mặc sức say, say đi
loạn choạng “chân cao thấp”, miễn mình thấy vui:
Ngoài vòng cương tỏa chân cao thấp,
Trong thú yên hà mặt tỉnh say.
(Thú ẩn dật)
Thi nhân xưa cũng mượn rượu để giải sầu, giải buồn. Khi thi nhân mang
trong mình nhiều tâm sự, nỗi niềm thì rượu chính là một giải pháp tối ưu để tạm
quên đi những nỗi buồn trước mắt. Say là để quên đi muộn sầu về số kiếp, thân
phận của mình.
Hồ Xuân Hương ý thức sự say của chính mình một cách rất đặc biệt. Nữ sĩ
uống rượu, uống để quên đi thân phận của một người phụ nữ bé nhỏ, uống để quên
đi cái kiếp bấp bênh, chông chênh trong tình duyên. Nhưng lạ thay! Càng uống
thì lại càng tỉnh; càng uống, nữ sĩ lại thấy rõ hơn cảnh tuyết nguyệt hiện hữu mồn
một; càng uống lại càng ý thức được số kiếp của mình:
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.
(Tự tình – bài 2)
Hồ Xuân Hương uống rượu, bà uống như để thoát khỏi cảnh thực tại, để nhẹ nhõm
mà thoát khỏi bi kịch mang tên “kiếp hồng nhan”; uống để chìm vào cái nhẹ dịu
của hương rượu và cái men nồng làm cho con người ta say. Nhưng bi kịch thì vẫn
ở đó, càng uống lại càng buồn, thoát khỏi bi kịch này thì bà lại rơi vào một bi kịch
khác, bi kịch “không thể say”. Chén rượu thơm nồng nhưng tửu tính của nó chẳng
có một chút tác dụng gì đối với người phụ nữ mạnh mẽ kia. Câu thơ của Xuân
26
Hương nữ sĩ khiến ta nhớ đến hai câu thơ sau trong bài thơ Tuyên Châu Tạ Diễu
lâu tiễn biệt hiệu thư thúc Vân của Lý Bạch:
Trừu đao đoạn thủy, thủy cánh lưu
Cử bôi tiêu sầu, sầu cánh sầu.
Tạm dịch là:
Rút dao chém nước, nước vẫn chảy
Nâng chén tiêu sầu, sầu càng sầu.
Lý Bạch cũng uống rượu để giải sầu và bi kịch của thi nhân nổi tiếng nước Trung
Hoa đời Đường này cũng không khác gì bi kịch “không thể say” của Hồ Xuân
Hương. Tuy nỗi sầu của hai thi sĩ có khác nhau nhưng cả hai càng uống thì càng
tỉnh, càng uống càng buồn, không thể nào thoát ra khỏi được những bi kịch đời
mình là điều không thể phủ nhận.
Cao Bá Quát cũng là thi nhân mang rất nhiều nỗi sầu trong cuộc đời của
mình. Có thể nói, Cao Bá Quát là một nhà thơ với cuộc đời truân chuyên, không
được suôn sẻ mấy. Ông buồn, cái buồn của nhà thơ đứng trước thực tại, một thực
tại buồn và cũng giống như phù du. Ông đã nhận ra cái vô thường của cuộc sống
và nhạo với nó một tiếng “nực cười”. Và rồi nhà thơ cũng mượn đến men rượu để
say, để quên đi cuộc đời phù du kia:
Ba vạn sáu ngàn ngày là mấy?
Cảnh phù du trông thấy cũng nực cười,
Thôi công đâu chuốc lấy sự đời,
Tiêu khiển một vài chung lếu láo.
(Uống rượu tiêu sầu)
27
Cái say trong thi ca trung đại Việt Nam không chỉ dừng lại ở bấy nhiêu thi
nhân, mà phải nói rằng, đây là những gương mặt tiêu biểu khi đưa cái say thành
một phạm trù nghệ thuật, lấy cái say để tỏ tình, tỏ chí của chính mình. Xâu chuỗi
tất cả những gì đã phân tích trên đây thì tựu trung ở họ, cái say như liều thuốc an
thần giúp họ gửi vào đó những tâm sự, những ưu tư của mình, mượn rượu giải sầu
và cái đích cuối cùng là để say, để quên đi cái thực tại nhố nhăng, một thực tại
của những con người cá nhân trong một xã hội phi cá nhân; hơn hết nó chính là
tiếng nói phản kháng xã hội một cách dứt khoát và mãnh liệt của những đại diện
phát ngôn cho cả một thời đại này.
1.1.3.3. Cái say trong thơ ca hiện đại
Không chỉ trong văn học dân gian hay văn học trung đại ta mới thấy được
cái say; mà trong văn học hiện đại, cái say cũng có một chỗ đứng nhất định của
nó trong các sáng tác của những nhà thơ tên tuổi như Tản Đà, Xuân Diệu, Vũ
Hoàng Chương, Quách Tấn, Lưu Trọng Lư,… Tất thảy những sáng tác của những
thi sĩ này đều tạo nên cho thi đàn văn học Việt Nam hiện đại một màu sắc riêng.
Cái say trong thơ ca hiện đại, chúng tôi xin phép chỉ điểm qua một vài cái
tên tiêu biểu của làng thơ và dừng lại ở giới mốc năm 1945. Sở dĩ như vậy vì
những lẽ sau đây:
Đầu tiên, ta thấy thế kỉ XX là thế kỉ chứng kiến sự “thay da đổi thịt” của
một nền văn học về mặt thi pháp cũng như quan điểm nghệ thuật về con người.
Khoảng thời gian từ 1900-1930 được xem như là giai đoạn chuyển giao quan
trọng trong việc kế thừa những tinh hoa của nền văn học trung đại đi trước và cách
tân nó thành những trào lưu, những khuynh hướng trong thời hiện đại ở giai đoạn
sau đó, giai đoạn 1930-1945. Đặc biệt là thơ ca, trong giai đoạn 1932-1945 là thời
kì đỉnh cao, đây là một giai đoạn phát triển vượt bậc, được ví như “mười mấy năm
của ta bằng mấy trăm năm ở người”, với sự xuất hiện của phong trào Thơ Mới.
28
Thơ Mới ra đời như một sự vượt thoát khỏi những thi pháp trung đại đồng thời
mở rộng và cởi trói về nội dung phản ánh như đề tài, chủ đề, khuynh hướng, tư
tưởng, bên cạnh đó còn chịu ảnh hưởng của thơ ca Pháp. Cũng trong giai đoạn
này, cái tôi trữ tình và kiểu nhà thơ lãng mạn đã xưng danh và biểu hiện mình một
cách trực tiếp đầy tự tin qua đại từ “tôi” và tự ý thức mình dưới hình thức cởi mở
những cảm giác trẻ trung, thành thực, tươi mới mang tính chất tự thú, tự ngắm và
tự nghiệm.
Cái say xuất hiện trong giai đoạn này là một tất yếu, chắc có lẽ bởi vì thời
đại này buồn. Cái buồn của một đất nước bị nô lệ, tăm tối và làng thơ cũng buồn
và cái sự ưu tư, bế tắc của những nhà thơ trước sự giao thoa mới – cũ đã tạo nên
những vần thơ say để tìm quên. Họ lánh mình vào say để chối bỏ, thoát ly với
thực tại, một thực tại mà “thơ Việt Nam buồn và nhất là xôn xao như vậy” [35;
57]. Cái say đã “nhập cuộc” để hòa cùng với cái xôn xao chung của nền thơ lúc
bấy giờ một nhịp thở. Ở đó, có những cái tên hay những biệt hiệu đã trở thành
cách ngôn, đại diện cho một số nhà thơ. Ví như Tản Đà được mệnh danh là “thi
sĩ tửu đồ”, thậm chí báo Phong Hóa còn châm biếm Tản Đà, xem ông như một
đại diện của sự say sưa. Hay khi nói đến Vũ Hoàng Chương, người ta nghĩ ngay
đó là nhà thơ say.
Ở giai đoạn từ 1945-1975, thơ ca phục vụ cho Cách mạng; thơ ca phải là
những hồi kèn xung trận, cổ vũ cho hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc.
Ta không thấy trong thơ ca thời này mang màu sắc u buồn, cô đơn mà ngược lại
nó mang một màu sắc tươi vui, hừng hực khí thế đấu tranh giành lại độc lập. Thử
hỏi rằng, trong một giai đoạn mà đất nước đang sục sôi, hăng hái đánh giặc mà
những thanh âm của sự say sưa cất lên thì thật là lạc điệu. Và nếu có xuất hiện thì
cũng nhanh chóng bị đào thải bởi những yếu tố mang tầm dân tộc và tính tương
hợp của thời đại.
29
Cái say trong thơ ca hiện đại từ đầu thế kỉ XX đến những năm 1945 tập
trung biểu hiện nỗi cô đơn, thất vọng của con người, của cái tôi cá nhân bơ vơ
trước thực tại. Một sự ưu tư trước sự giao thời giữa cái mới và cái cũ. Chính vì
thế những nhà thơ thời này thường có khuynh hướng ẩn mình trong rượu và trốn
mình trong sự say sưa như một trong những cách chọn lựa cuộc sống. Các nhà thơ
như Tản Đà, Lưu Trọng Lư, Vũ Hoàng Chương,… trong các tác phẩm nói về cái
say của mình, đều mượn nó để nói lên sự buồn rầu, chán nản của thực tại.
Nói đến Tản Đà là nói đến cái chán, chính cái chán chường với thời cuộc,
với cuộc đời đã khiến ông phải gửi mình vào “khoái lạc” và Tản Đà tìm đến khoái
lạc “như tìm một lối thoát chứ không phải vì thiếu “khoái lạc” rồi mới bi quan,
chán đời.” [3; 272]. Và rồi cái “khoái lạc” mà Nguyễn Khắc Hiếu tìm thấy ấy
chính là đắm mình với rượu, để mà say cho quên đi sự đời và nỗi buồn nhân thế
cứ bám víu lấy nhà thơ:
Cảnh đời gió gió mưa mưa
Buồn trông ta phải say sưa đỡ buồn.
Rượu say thơ lại khơi nguồn,
Nên thơ rượu cũng thêm ngon giọng tình.
Rượu thơ mình lại với mình,
Khi say quên cả cái hình phù du.
(Thơ rượu)
Tản Đà đã nói về cái sáng nắng chiều mưa của cuộc đời, nhà thơ trông “cảnh đời
gió gió mưa mưa” mà lòng sinh buồn. Cái thời nay thế này, mai thế khác, vật đổi
sao dời quả là một cuộc đời không bình lặng, và có chăng nó dị thường và méo
mó. Chính vì thế mà Tản Đà đã trút hết bầu tâm sự của mình vào từng ngụm rượu
30
để “say sưa cho đỡ buồn”. Và khi Tản Đà bắt đầu lúy túy thì cũng là lúc “thơ lại
khơi nguồn”, chúng là cứu cánh giúp Tản Đà bấu víu vào để mà sống, mà nhại
với đời một chữ “ngông”.
Hay Vũ Hoàng Chương là một nhà thơ chung tình, suốt một đời chỉ sống
với thơ, rượu, bàn đèn và tình yêu ban đầu. Cuộc tình ấy không bao giờ thành, dù
ông đã chờ đợi, ước mơ... với bao nhiêu năm tháng mỏi mòn trong men say và
nghiện ngập.
Ðã có lúc ông tìm quên trong những quán rượu, uống say, nhảy múa với
những vũ nữ, lảo đảo quay cuồng theo điệu nhạc... vừa cảm cảnh thân phận nhạt
nhòa hương phấn của người, vừa đau xót cuộc tình không phai mà không thành
của mình:
Hãy buông lại gần đây làn tóc rối,
Sát gần đây, gần nữa, cặp môi điên,
Rồi em sẽ dìu anh trên cánh khói,
Đưa hồn say về tận cuối trời Quên. [35; 349]
Dù nhảy nhót, uống say thâu đêm suốt sáng, cả một “thành sầu” như tảng núi, vẫn
kiên cố nằm ì trong lòng, chẳng làm sao phá vỡ đi được. Niềm đau, nỗi sầu vẫn
còn đó. Ông nói với người vũ nữ, mà cũng là nói với ông: sầu này không thể nào
phai đi được:
Đất trời nghiêng ngửa,
Mà trước mắt thành Sầu chưa sụp đổ
Đất trời nghiêng ngửa,
Thành Sầu không sụp đổ, em ơi! [35; 348]
31
Cái say làm cho nhà thơ nghiêng ngửa, dù say nghiêng say ngửa như thế nhưng
Vũ Hoàng Chương vẫn không thể nào thoát ra được cái cảnh sầu muộn do mối
tình đầu gieo nên. Với “Thành sầu không sụp đổ”, Vũ Hoàng Chương đã cho ta
thấy được sự buồn rầu chán nản của mình trước thực tại, dù uống rượu nhưng vẫn
không thể nào say được.
Lưu Trọng Lư - con người “ưa sống trong cuộc đời nhiều hơn sách vở”
[35; 41] cũng say. Cái say của một con người phiêu lưu trong trường tình, của một
kiếp giang hồ. “Từ những kỷ niệm tươi sáng về người mẹ đã khuất, cho đến bao
nhiêu buồn thương, bao nhiêu chán nản, bao nhiêu đau khổ vì tình yêu, cả cái
cảnh đời giá lạnh của đôi vợ chồng lúc “tình đà xế bóng”, cùng cái thú ngây ngất
của cuộc đời “giang hồ”, Lư đều kể cho ta nghe một cách rất cảm động” [35;
280]:
Mời anh cạn hết chén này,
Trăng vàng ở cuối non tây ngậm buồn.
Tiếng gà đã rộn trong thôn,
Nửa đời phiêu lãng chỉ còn đêm nay.
Để lòng với rượu cùng say
Chừ đây lời nói chua cay lạ thường
…
Sá gì hớp rượu, bận lòng.
Đợi gì môi nhấp rượu nồng mới say?
…
(Giang hồ)
32
Hay đây, cái buồn của người tài tử sắp phải xa giai nhân khi một mùa đông
thương nhớ đi qua. Vẫn còn đó những kỉ niệm, vẫn còn đó dáng hình mà người
em gái “trong song cửa” và chàng tài tử “đứng dựa tường” nhưng khoảng cách
dần kéo hai người về hai đối cực xa nhau hơn. Người tài tử nhẹ nhàng luyến tiếc,
luyến tiếc những thứ ở gần trước mắt nhưng lại xa cách tận chân trời. Cách xa ấy
không phải là khoảng cách địa lí, cũng không phải về thời gian mà nó là sự xa
cách của “nỗi nhớ”:
Ai bảo em là giai nhân
Cho đời anh đau khổ?
Ai bảo em ngồi bên cửa sổ
Cho vướng víu nợ thi nhân?
(Một mùa đông)
Nỗi buồn càng dâng sâu trong phút giây tiễn biệt. Lưu Trọng Lư lại mượn đến
rượu nhưng lần này, thi nhân không say mà là người giai nhân “đùa nô uống rượu
say”, cái nô đùa ấy, vô tình như hớp hồn thi nhân bởi đôi môi, đôi má và cả đôi
mắt “say màu sán lạn” cũng chìm vào trong tim thi nhân như một thứ hấp lực diệu
kì. Tuy không uống rượu nhưng thi nhân cũng say, cái say đắm, say tình do “men”
của người giai nhân kia vương lên. Cái tình kia đã vương vào lòng Lưu Trọng Lư
để rồi “lòng buồn, buồn mãi không thôi”. Qua đây, ta thấy tuy gặp nhau, nhớ nhau
và đúng người nhưng không đúng thời điểm thì kết cục hai con người cũng chỉ
như “chiếc sao băng băng mãi”, “Để lòng buồn, buồn mãi không thôi”. Vậy đấy,
một mối tình đẹp nhưng kết lại chỉ bằng một nỗi buồn của sự dang dở lứa đôi.
Cái say còn là một phương tiện để nhà thơ giải khuây, Vũ Hoàng Chương
mượn rượu giải khuây, để tìm quên:
33
Say đi em! Say đi em!
Say cho lơi lả ánh đèn,
Cho cung bực ngả nghiêng, điên rồ xác thịt.
Rượu, rượu nữa, và quên, quên hết!
Ta say quá rồi!
Sắc ngã màu trôi…
Gian phòng không đứng vững,
Có ai ghi hư ảnh sát kề môi?
(Say đi em)
Cái say đã ngấm vào người, ngoại cảnh cũng trở nên khác thường: “lơi lả ánh
đèn”, “gian phòng không đứng vững”,… . Nhưng càng uống thì càng không thể
say, càng uống thì càng tỉnh bởi cái nỗi buồn trong lòng nhà thơ quá lớn và rượu
là chưa đủ với một thi nhân đang sầu vì “một điều gì đó khó nói” ngay lúc này.
Ta có một Tản Đà sòng phẳng, hết mình với mọi cuộc chơi, nhà thơ không
giới hạn mình trong bất kì một sự gò bó, khuôn thước nào cả, kể cả với rượu, Tản
Đà cũng không lùi bước bao giờ:
Say sưa nghĩ cũng hư đời,
Hư thời hư vậy say thời cứ say.
Đất say đất cũng lăn quay,
Trời say mặt cũng đỏ gay ai cười.
(Lại say)
34
Không còn là những biểu hiện của cái say thông thường như say đi lúy túy, lảo
đảo, miệng nói lè nhè mà thay vào đó đã say thì phải say cho ra một hồn say rượu
trứ danh, say phải “lăn quay”, “mặt đỏ gay” mới chịu. Tản Đà bất chấp việc mình
“hư đời” khi tiếp xúc với rượu thường xuyên, cái bông đùa của nhà thơ “hư thời
hư vậy say thời cứ say” có ý phớt lờ, không để tâm đến chuyện ngày mai. Bởi cái
say sẽ giúp ông trong một lúc nào đó quên đi cái buồn của thực tại.
Chưa dừng lại ở đó, Tản Đà còn ham chơi đến độ cho rằng cái kiếp say sưa
cũng đã có số, trời đã định ai say thì người đó phải tuân theo và một trong số đó
có Tản Đà:
Kiếp say sưa đã chấm sổ thiên đình,
Càng đắm sắc mê thinh càng mải miết.
Say lắm vẻ: say mệt, say mê, say nhừ, say tít,
Trong làng say ai biết nhất ai say?
(Say)
Tản Đà đã sống trọn vẹn với cái say của chính mình. Xin trích ra đây một
đoạn để thấy được Tản Đà tuy uống rượu đó nhưng không hề say, ngược lại rất
tỉnh và cái say của thi nhân được xem như là một cái say lừng lẫy nhất trong văn
chương Việt Nam: “Tản Đà đã say, đã uống sống vẹn trong cái say của mình, cái
say ngạo mạn và thách thức. Tản Đà say rượu? Không. Rượu chẳng qua là một
cái cớ. Một cái cớ giúp cho Tản Đà được vùng vẫy trong cuộc chơi rộng lớn kia.
Rượu là một trò chơi. Say là một cách chơi. Rượu thể hiện một tiếng nói. Và say
cũng là một cách nhìn ngắm cuộc đời… Cái say của Tản Đà, một trong những cái
say lừng lẫy nhất trong văn chương Việt Nam, đó chỉ là một trong bao nhiêu hình
thức chơi độc đáo của Tản Đà.” [3; 306]
35
Tản Đà, Vũ Hoàng Chương và Lưu Trọng Lư đều say, cả ba cái say của ba
thi nhân đều rất đặc trưng và cũng rất Việt Nam. Nếu cái say của Tản Đà là cái
say của một con người rong chơi và chán nản với thế thời, thì cái say của Vũ
Hoàng Chương hay Lưu Trọng Lư “mới hơn. Cái chán nản cũng thế... Say mà
không điên và cái chán nản, dầu có cái vị Baudelaire, vẫn nhẹ nhàng khoáng
đãng không nặng nề u ám như cái chán nản của Baudelaire.” [35; 42]. Nhưng ba
thi nhân tiêu biểu trên đây cũng đã mang đến cho thơ ca Việt Nam hiện đại một
nét mới, một sự trải nghiệm, một chất liệu hay một nhạc cụ phối hòa mới cho tiếng
nói đa thanh của cả một nền văn học. Có thể nói, văn học Việt Nam thời Thơ Mới
(1932 – 1945), giống như một bản giao hưởng hợp xướng và ở đó tuy mỗi người
mỗi sắc thái, mỗi vị trí đứng khác nhau trên thi đàn nhưng nó là những thanh âm
quyện hòa, không chênh không phô, vừa đủ để tạo nên một bản giao hưởng hướng
đến đại chúng.
1.2. Cơ sở hình thành cái say trong thơ Nguyễn Khuyến
Cái say trong thơ Nguyễn Khuyến có lẽ bắt nguồn từ chính thời đại mà nhà
thơ sống. Nguyễn Khuyến lớn lên và làm thơ ở cuối thế kỉ XIX đến tận những
năm đầu thế kỉ XX. Nguyễn Khuyến sinh ra và trưởng thành trong hoàn cảnh đất
nước rối ren, thăng trầm và ly loạn. Ông là đại diện cho một thế hệ nhà thơ cận
đại chứng kiến biết bao nỗi vinh nhục, bi thương của lịch sử dân tộc. Ông tận mắt
chứng kiến sự thất bại của triều đình nhà Nguyễn trong việc đánh đuổi thực dân
Pháp ra khỏi bờ ải nước ta; ông còn chứng kiến nhiều cuộc đấu tranh giành độc
lập, tự do cho dân cho nước nhưng đành phải ngậm ngùi thất bại vì sự hèn yếu và
nhu nhược của triều đình. Hơn ai hết, Nguyễn Khuyến cũng đã nhìn thấy trước
mắt mình sự sụp đổ, đau xót cho một hệ tư tưởng lỗi thời, cũng như sự bất lực đến
hài hước của một loại hình trí thức đại diện cho hệ tư tưởng ấy trước thực tế lịch
sử. Trong một hoàn cảnh đất nước như thế, tầng lớp trí thức – những con người
36
đã được tôi luyện từ chính nền giáo dục của xã hội phong kiến ai mà chẳng đau
lòng. Và Nguyễn Khuyến không phải là một ngoại lệ. Chính lúc này đây, những
vần thơ say bắt đầu xuất hiện trong các sáng tác của cụ Tam nguyên như một liều
thuốc chữa trị cho căn bệnh “buồn đau” trước hoàn cảnh đất nước và thời đại mà
tác giả sống.
Cái say trong thơ Nguyễn Khuyến được xuất phát từ chính bản thân của
nhà thơ. Đặc điểm của những nhà Nho xưa quay quanh bốn thú cầm, kì, thi, tửu
và Nguyễn Khuyến cũng vậy. Nguyễn Khuyến uống rượu như một thú vui thanh
nhã để di dưỡng tinh thần và tâm hồn mình. Đặc biệt, những vần thơ say được nhà
thơ làm hầu hết khi trong người đã chếnh choáng hơi men của rượu. Những vần
thơ say mà Nguyễn Khuyến sáng tác, được thi nhân viết ở những thời điểm khác
nhau, những cảm xúc không giống nhau nhưng tựu trung là xoay quanh chuyện
rượu và say. Có thể nói, rượu và say như một phẩm vật của tạo hóa dành tặng cho
con người mà đặc biệt là các thi nhân trong đó có Nguyễn Khuyến. Chính nhờ nó
mà Nguyễn Khuyến như sáng tác khỏe hơn, dày dặn hơn và thơ ông có nhiều màu
sắc, đa chiều biểu trưng cho một tâm hồn với cái thú rượu và say hết sức tao nhã
ấy:
Bành Trạch cầm xoang ngâm trước ghế,
Ôn Công rượu nhạt chuốc chiều xuân.
(Trở về vườn cũ)
Rượu như chúng ta đã được tìm hiểu ở trên, nó chính là sợi dây liên kết với
văn hóa và tinh thần của con người. Trong thơ Nguyễn Khuyến, ta còn thấy rượu
như một nét văn hóa của một nền văn hiến lâu đời. Rượu và say đã trở thành thứ
không thể thiếu trong văn hóa con người Việt Nam và Nguyễn Khuyến trong cảnh
nếm rượu Tường đình tại cuộc thi thơ nơi chợ Đồng cũng thưởng rượu như một
37
vốn văn hóa của làng xã bấy giờ. “Sau cuộc thi thơ, các vị trúng giải, được mời
đến lĩnh thưởng và dự cuộc nếm rượu của các vị Bô lão trong làng, để kén rượu
ngon, dùng vào việc tế lễ, trong buổi đầu năm.” [31, 119]. Chưa hết, Nguyễn
Khuyến ngoài xem rượu và say như một vốn văn hóa của người Việt thì trong thơ
ông nó còn được dùng với một nghĩa là để giao tiếp, nhâm nhi với bạn bè, bằng
hữu:
Chén chú, chén anh, chén tôi, chén bác,
Cuộc tỉnh say, say tỉnh một vài câu.
(Ông phỗng đá)
Hay đây cảnh cụ Tam nguyên với bác Dương Khuê uống rượu trong mùa
xuân mà khi bác Dương “đi rồi”, Nguyễn Khuyễn mới đau xót nhớ lại:
Cũng có lúc rượu ngon cùng nhắp
Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân.
(Khóc Dương Khuê)
Những cuộc hội ngộ, những cuộc gặp mặt, cái món không thể thiếu là trà và rượu.
Và rượu chính là thứ quan trọng nhất trên bàn nhậu để những con người tương tri,
tương thức lẫn nhau có thể đàm đạo. Họ có thể nói chuyện với nhau cả ngày nếu
như có rượu. Và Nguyễn Khuyến đã dùng rượu như một thứ tiếp đãi bạn hiền
trong giao tiếp, giúp cho những câu chuyện thêm phần hứng thú hơn và nồng hậu
hơn bởi có cái men say của rượu là sợi dây gắn kết những trái tim đồng điệu.
Nguyễn Khuyến là một nhà thơ mang nhiều tâm sự, đó là những tâm sự về
gia đình, thời thế và cả những tâm sự yêu nước thầm kín của thi nhân từ trước đến
nay. Nguyễn Khuyến cũng đã mượn rượu và hướng đến cái say để bộc lộ những
tâm sự này. Xuân nhật thị chư nhi, Lão Thái, Thu ẩm, Ông phỗng đá, Lụt hỏi thăm
38
bạn,… và còn nhiều nữa những vần thơ rượu với những tâm sự được bộc bạch rõ
nét nhất trên những trang thơ của thi nhân. Từ đây ta thấy tấm lòng của thi nhân
với một trái tim ấm nóng, những tâm sự của Nguyễn Khuyến qua cái say như một
sự vạch mặt cái khốn cùng của xã hội, của tầng lớp “trong trướng” đã khiến cho
nhân dân lầm than, cực khổ. Và hơn hết nhờ rượu và say mà Nguyễn Khuyến mới
được nói cho kì hết những tâm sự mà khi tỉnh táo nó đè nặng thi nhân như một
khối đá khổng lồ. Nguyễn Khuyến trên con đường tìm đến với rượu và cái say để
tâm sự lòng mình trong những trang thơ, tác giả như thâu âm lại tiếng oằn mình
và cả sự rên xiết của dân tộc đang bị kìm hãm đến bức bí, cùng đường trong thiết
chế của xã hội bấy giờ.
1.3. Khảo sát số lần xuất hiện yếu tố “say (túy) – rượu (tửu)” trong thơ
Nguyễn Khuyến
Con đường sưu tầm và nghiên cứu lại những tác phẩm của các nhà thơ chưa
bao giờ là công việc dễ dàng và nó cần phải có một sự tỉ mẫn, dày công. Việc
chọn những tuyển tập thơ văn Nguyễn Khuyến để làm khảo sát cho mục này,
chúng tôi đã cân nhắc đến tính chính thống và độ dày của công trình ấy, để đưa ra
được những số liệu chính xác nhất, giúp người đọc có cái nhìn khách quan hơn
với đề tài Cái say trong thơ Nguyễn Khuyến.
Tác phẩm của Nguyễn Khuyến như chúng ta đã biết gồm có hai phần là thơ
chữ Hán và thơ chữ Nôm, số bài thơ chữ Hán nhiều hơn thơ chữ Nôm. Trong phần
thống kê và khảo sát này, chúng tôi xin dựa trên hai công trình có bề dày cũng
như là có sự chính thống nhất từ trước đến nay, mà mỗi khi thực hiện về một đề
tài nào đó về Nguyễn Khuyến người ta thường căn cứ trích dẫn:
Đầu tiên là quyển Tuyển tập thơ chữ Hán Nguyễn Khuyến do Trần Văn Nhĩ
(dịch thơ), Trần Đắc Trung (nhuận sắc) (2016); Nhà xuất bản Văn hóa - Văn nghệ.
Đây là công trình có bề dày và tính chính xác cao. Sỡ dĩ nói như vậy, vì công trình
39
đã kế thừa những tuyển tập thơ văn xuất bản trước đó như Thơ văn Nguyễn Khuyến
và Nguyễn Khuyến tác phẩm do ông Nguyễn Văn Huyền biên soạn (có thể xem ở
phần Lời nói đầu của tuyển tập, trang 11). Công trình dày 823 trang với 357 bài
thơ chữ Hán (kế thừa và sưu tầm thêm) và các phần phụ lục có giá trị khác. Người
viết sẽ dựa vào quyển này để khảo sát số lần xuất hiện của yếu tố “say (túy) –
rượu (tửu)” trong thơ Nguyễn Khuyến ở phần thơ chữ Hán.
Công trình thứ hai, Nguyễn Khuyến tác phẩm do ông Nguyễn Văn Huyền
biên soạn năm 1984 của nhà xuất bản Khoa học Hà Nội, tuyển tập này dày 651
trang. Trong đó, thơ chữ Nôm với 86 bài và thơ chữ Hán là 257 bài. Ngoài ra,
tuyển tập cũng còn nhiều phụ lục có giá trị khác. Người viết sẽ dựa vào tuyển tập
này để khảo sát số lần xuất hiện của yếu tố “say (túy) – rượu (tửu)” trong thơ chữ
Nôm của Nguyễn Khuyến.
1.3.1. Trong thơ chữ Hán
Thơ chữ Hán của Nguyễn Khuyến trong Tuyển tập thơ chữ Hán Nguyễn
Khuyến (Trần Văn Nhĩ dịch thơ, Trần Đắc Trung nhuận sắc) gồm 357 bài thơ,
trong đó có 84 bài thơ có biểu hiện của cái say. Ở 84 bài thơ này (chiếm 23.53%
tổng số bài), có 16 bài không nhắc đến rượu và say (chiếm 19.05% trong tổng số
84 bài thơ say) nhưng nó vẫn mang dáng dấp của sự say sưa qua những từ đồng
nghĩa với yếu tố “say (túy)”, “rượu (tửu)” ví dụ như từ “men”, “tửu bôi”,... Chúng
tôi tạm gọi những bài ấy là các ngoài lệ.
Bảng 1.3.1 dưới đây là khảo sát số lần xuất hiện yếu tố “say (túy)” hoặc
“rượu (tửu)” qua 68 bài thơ có nhắc đến hai yếu tố ấy (không kể những bài thơ
ngoại lệ):
Yếu tố Số lần xuất hiện (lần) Tỉ lệ (%)
Say (túy) 43 42.57%
40
Rượu (tửu) 58 57.43%
Tổng số lần xuất hiện
của hai yếu tố 101
100%
Bảng 1.3.1. Số lần xuất hiện yếu tố “say (túy)” hoặc “rượu (tửu) qua 68 bài thơ
có nhắc đến yếu tố “say (túy)” và “rượu (tửu)”.
Dựa vào bảng trên, ta thấy được rằng, trong 68 bài được khảo sát thì yếu tố
say xuất hiện 43 lần chiếm 42.57% và yếu tố rượu xuất hiện 58 lần, chiếm 57.43%,
chênh lệch giữa hai yếu tố này là 14.86%. Cũng qua quá trình khảo sát, chúng tôi
nhận thấy rằng, yếu tố say và rượu cũng còn xuất hiện trong cùng một bài. Cũng
có khi chỉ có một yếu tố hoặc rượu hoặc say xuất hiện trong một bài nhưng với
tần số xuất hiện dày đặc. Có thể kể ra đây một số bài như vậy, Bùi viên đối ẩm
trích cú ca, yếu tố rượu được nhắc đến nhiều lần, cụ thể là đến ba lần và yếu tố
say (túy) được nhắc đến 2 lần. Hay trong Túy ông ngâm có năm lần nhắc đến yếu
tố say (túy).
Cũng trong quá trình khảo sát những tác phẩm này, những dấu hiệu cơ bản
để nhận ra chúng là trong một bài có ít nhất một lần nhắc đến yếu tố “say (túy)”
hoặc “rượu (tửu)”. Ngoài ra, còn nhiều yếu tố khác để nhận diện những tác phẩm
có nói đến cái say của Nguyễn Khuyến và một trong số đó là thi nhân dùng những
từ đồng nghĩa với “say (túy)” hoặc “rượu (tửu)” như đã nói đến ở trên.
1.3.2. Trong thơ chữ Nôm
Thơ chữ Nôm (86 bài) của Nguyễn Khuyến tuy không nhiều như thơ chữ
Hán nhưng là niềm thôi thúc mãnh liệt cho các thế hệ sau ông gần một thế kỉ phải
dày công nghiên cứu cái tứ mà cụ Tam nguyên Yên Đổ gửi trọn trong từng bài
41
thơ của mình. Nếu so với Nguyễn Trãi hay Nguyễn Bỉnh Khiêm thì số lượng thơ
chữ Nôm ấy không phải là nhiều nhưng cũng không ít nếu so với Bà Huyện Thanh
Quan, Hồ Xuân Hương và Tú Xương. Thơ chữ Nôm của Nguyễn Khuyến mang
dáng dấp của rất nhiều đề tài từ làng cảnh dân tình Việt Nam cho đến nhà thơ
mang nhiều tâm sự. Chắc hẳn cái say trong thơ Nôm của cụ là một mảng mới mà
người ta chỉ khơi, chứ chưa đi sâu vào để truy nguyên nguồn gốc của cái say ấy.
Dựa vào tuyển tập của Nguyễn Văn Huyền biên soạn mang tên Nguyễn Khuyến
tác phẩm, chúng tôi xin được đưa ra những con số cụ thể để thấy rượu và cái say
không những có mặt trong thơ chữ Hán, mà nó còn có mặt ở mảng thơ chữ Nôm
của.
Theo Nguyễn Khuyến tác phẩm, số lượng tác phẩm chữ Nôm của Nguyễn
Khuyến là 86 bài, bao gồm những bài nhà thơ tự dịch từ Hán ra Nôm như Khóc
Dương Khuê (Vãn đồng niên Vân Đình Tiến sĩ Dương Thượng thư), Trở về vườn
cũ (Bùi viên cựu trạch ca), Uống rượu ở vườn Bùi (Bùi viên đối ẩm trích cú
ca),…Theo khảo sát của chúng tôi, trong tổng số 86 bài thì có 23 bài là có nhắc
đến yếu tố rượu và say, chiếm khoảng 26.74%.
Bảng 1.3.2 dưới đây là phần khảo sát về số lần xuất hiện yếu tố say và
rượu trong thơ chữ Nôm của Nguyễn Khuyến:
Yếu tố Số lần xuất hiện (lần) Tỉ lệ (%)
Say (túy) 16 43.24%
Rượu (tửu) 21 56.76%
Tổng số lần xuất hiện
của hai yếu tố 37
100%
42
Bảng 1.3.2. Số lần xuất hiện yếu tố say và rượu trong thơ chữ Nôm của Nguyễn
Khuyến
Dựa vào bảng khảo sát, ta thấy rằng tổng số lần xuất hiện của cả hai yếu tố
rượu và say trong thơ chữ Nôm của Nguyễn Khuyến là 37 lần. Trong đó, số lần
xuất hiện yếu tố say là 16 lần, chiếm 43.24% và của yếu tố rượu là 21 lần, chiếm
56.76%. Cũng giống như thơ chữ Hán, trong thơ chữ Nôm cũng có một số bài
không nhắc đến yếu tố say và rượu nhưng chúng được nhận diện bởi một số dấu
hiệu của việc uống rượu và say sưa nên chúng tôi vẫn xếp chúng vào nhóm những
bài thơ có nói đến cái say của Nguyễn Khuyến. Trong nhóm này có ba bài (xem
phần phụ lục), nhóm này chiếm 13.04% trên tổng số bài thơ có nhắc đến say và
rượu. Chưa dừng lại ở đó, trong cùng một bài thơ nhưng tần số xuất hiện của yếu
tố say và rượu khá nhiều. Cụ thể như trong bài Uống rượu ở vườn Bùi với sáu lần
nhắc đến yếu tố say.
Qua việc khảo sát về yếu tố say và rượu trong thơ Nguyễn Khuyến, đã giúp
cho ta phần nào thấy rõ hơn được rượu có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc đời
nhà thơ và cái say của rượu cũng là một trong những phương tiện ru hồn nhà thơ
cùng với những vần thơ say mà cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị phổ quát của
nó.
Tiểu kết
Qua việc tìm hiểu và phân tích những khái niệm sơ lược ban đầu về cái say
và rượu, ta thấy rằng say và rượu gắn liền với văn hóa và tinh thần của con người.
Trong kho tàng thơ ca Việt Nam, cái say đã “nhập cuộc” trong các sáng tác của
các tác giả dân gian cho đến các thi nhân trung đại rồi các thi sĩ hiện đại, tất cả
như một sự lấy đà để chuẩn bị cho bước nhảy vọt mới của thơ ca.
Trong kho tàng văn học dân gian, tác giả say trong những dịp lễ lạt, trong
sự lạc thú. Sẽ là tốt nếu ta say có chừng mực, nhưng nó sẽ là xấu nếu cái say ấy
43
quá đà, chìm đắm trong men rượu để rồi hão huyền, mộng tưởng những thứ tiêu
cực khác. Giới tửu khách có câu: “Chẳng dám nói không với rượu là hư, nhưng
chỉ biết nói không với rượu là hỏng; tất nhiên, chỉ biết nói ừ với rượu là hỏng
bét”. Vì vậy, với một thái độ xem rượu như một vốn văn hóa tinh thần mà chừng
mực với rượu thì tốt hơn việc dùng rượu mà phụ thuộc vào nó thì thật đáng trách!
Các nhà thơ của văn học trung đại như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân
Hương, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát cũng say. Những tượng đài thi ca bất tử
này trong một phút giây nào đó cũng nhờ đến men rượu để bày tỏ nỗi lòng của
mình. Khi mà ở đâu đó sự áp bức, bóc lột dâng cao thì ở đó thứ thơ-rượu và việc
mượn sự say sưa cũng là một cách để bộc bạch tối đa tâm trạng của nhà thơ trước
thời cuộc. Nhưng trong làng say ấy, ai biết ai say nhất, ai biết ai say nhưng rất
tỉnh. Tuy say đó nhưng không say đâu, chỉ mượn cái say để mà tỉnh, để nói chuyện
đời, chuyện người. Một trong số đó có Nguyễn Khuyến.
Văn học hiện đại cũng có những cây đại thụ viết về đề tài say như Tản Đà,
Vũ Hoàng Chương, Lưu Trọng Lư,… ba thi nhân này là tựu trung cho một cái say
mang nét phá cách, cả ba mang hơi thở của rượu và cái say vào trong nhiều tác
phẩm giá trị của mình, tạo nên một âm hưởng có độ vang xa trên thi đàn văn học
thế kỉ XX.
Trong chương này, còn là sự khảo sát về số lần xuất hiện của cái say và
rượu trong thơ chữ Hán và chữ Nôm của nhà thơ Nguyễn Khuyến. Qua so sánh
tương quan giữa số lần xuất hiện yếu tố say (túy) và rượu (tửu) trong thơ chữ Hán
và thơ chữ Nôm của cụ Yên Đổ, ta thấy được rằng tuy nhắc nhiều đến rượu nhưng
Nguyễn Khuyến ít khi nào say, hoặc có chăng là mượn cái say để nói về những
cái khác mang tầm rộng hơn. Có thể mượn câu sau của Bùi Thị Xuân trong bài
luận Thêm một Túy ông để khẳng định cái say nhưng không say của một nhà thơ
qua bao thăng trầm lận đận lại vẫn “trong giá trắng ngần”: “Nguyễn Khuyến
44
không say! Xưa nay ít người say tự nhận mình say, còn những người tự xưng là
uống rượu, say rượu để mà nói chuyện đời, chuyện người thì tỉnh, tỉnh lắm…”
[37; 279].
Tóm lại, qua những vấn đề chung trước khi bước vào những nội dung biểu
hiện cái say trong thơ của Nguyễn Khuyến, bước đầu chúng ta đã có cái nhìn tiệm
cận hơn về một quá trình mà rượu và cái say cũng là một đề tài mang tính bước
ngoặt của lịch sử văn học dân tộc. Tưởng chừng như đây chỉ là một thú bình
thường của những con người đời thường, nhưng không, thi nhân đã thi vị hóa nó
để rượu và cái say đưa làn hơi của mình thành một thứ gia vị tinh khiết nhất cho
tiến trình phát triển của lịch sử văn học dân tộc và Nguyễn Khuyến cũng không
nằm ngoài tiến trình ấy.
45
Chương 2: Cái say trong thơ Nguyễn Khuyến nhìn từ phương diện nội dung
2.1. Cái say biểu hiện cho cuộc sống thanh nhã của nhà thơ
Thơ túi rượu bầu luôn song hành cùng với thi nhân, đặc biệt Nguyễn
Khuyến trong những sáng tác kể cả chữ Hán lẫn chữ Nôm đều có nhắc đến thú
thơ rượu và mượn rượu để say. Trong thơ Nguyễn Khuyến cái say mang rất nhiều
sự biểu hiện, một trong số đó cái say phải là biểu hiện tối cao cho cuộc sống thanh
nhã của nhà thơ. Cái say – biểu hiện của cuộc sống thanh nhã, nó gắn liền với
những vui thú trong cuộc sống của Nguyễn Khuyến hoặc chính là một trong những
cái thú của thi nhân – thú tiêu khiển. Những vần thơ được Nguyễn Khuyến thổi
vào đó hơi men cay nồng và đắng chát của rượu, cộng hưởng với cái say dặt dìu,
thật thi vị biết bao.
2.1.1. Cái say – một trong những thú tiêu khiển của nhà Nho
Hiếm thi nhân nào có thú vui lạ lẫm nhất làng say như nhà thơ Nguyễn
Khuyến, xem rượu như thú tiêu khiển, để rồi từ từ men rượu ngấm vào người,
những vần thơ say “chất lừ”, “ngất ngây” được vun vén, thai nghén để tạo nên
một nét mới lạ và độc đáo. Như đã đề cập ở chương trước, trong xã hội phong
kiến xưa, rượu luôn là thức uống và phương tiện dẫn đến sự say sưa của các “mặc
khách tao nhân”. Bốn cái thú cầm, kỳ, thi, tửu hầu như đều là điểm chung của các
thi nhân trung đại, Nguyễn Khuyến có thể nói là một trong số những thi nhân hội
tụ đủ bốn thú kể trên mà đặc biệt là nhà thơ “cảm tình” với rượu, uống rượu để
say và xem nó như một sự tiêu khiển nhẹ nhàng giúp tinh thần nhà thơ thoải mái
hơn sau những áp lực của cuộc sống. Những bài thơ thể hiện sự tiêu khiển của
Nguyễn Khuyến là tiền đề, gốc rễ vững chắc cho thi nhân để ông đạt đến niềm
vui, sự hứng thú trong cuộc đời.
Khoan hãy bàn đến những vấn đề mang tầm vĩ mô, mang xu hướng cộng
đồng, nhân dân, những vấn đề mang tư tưởng sâu sắc trong thơ của Nguyễn
46
Khuyến như yêu nước, lo lắng cuộc sống cơ cực của người dân,… mà ta hãy nhìn
Nguyễn Khuyến qua lăng kính của một con người đời thường, của một thi nhân
cũng thích rượu và đắm hồn mình trong cái say.
Thời gian của trời đất, của toàn cõi vũ trụ được vận hành theo quy luật:
“xuân sinh – hạ trưởng – thu thu – đông tàn”. Có rất nhiều nhà thơ làm thơ về
mùa thu, Nguyễn Du trong Truyện Kiều cũng nhắc đến mùa thu:
Long lanh đáy nước in trời,
Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng.
Hay đây:
Sen tàn cúc lại nở hoa,
Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân.
Lưu Trọng Lư cũng tả về cảnh thu, một mùa thu có lá vàng, có con nai vàng
ngơ ngác như tâm hồn nhà thơ đồng điệu với thiên nhiên:
Em không nghe rừng thu,
Lá thu kêu xào xạc,
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô?
(Tiếng thu)
Và còn nhiều nữa, những con người đã thi vị hóa mùa thu, để nó có một vị
trí đứng nhất định trên thi đàn. Nguyễn Khuyến – nhà thơ làng cảnh dân tình Việt
Nam, làm sao có thể làm ngơ trước tâm hồn mình đang hòa nhịp với thiên nhiên,
đặc biệt là với mùa thu. Thu trong Uống rượu mùa thu (Thu ẩm), không phải là
tiếng thu, cũng không phải một ngày buồn bằng mấy mùa thu mà nó là một đêm
47
thu. Một đêm thu Nguyễn Khuyến trong căn nhà tranh uống rượu rồi hướng tầm
mắt của mình để nhìn ra khắp nơi. Nhà thơ thấy:
Ngõ tối đêm sâu đốm lập lòe.
Không sai! Ta đang thấy trước mắt mình là một cung đường sâu thẳm, một “ngõ
tối” với “đốm lập lòe”, lúc sáng, lúc tối, biến dạng đến kì lạ. Nguyễn Khuyến nhận
thấy cảnh trời cũng như con người mình vậy, cũng bị một điều gì đó làm cho biến
đổi. Thứ đó là gì?
Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt
Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe.
Ai là tác nhân, Nguyễn Khuyến không biết, chúng ta không biết nhưng lấp lửng
vậy có khi lại hay. Có người bảo Nguyễn Khuyến đau mắt nên mắt mới “đỏ hoe”,
mắt đỏ lên như máu. Nguyễn Khuyến có đang đau mắt như người ta vẫn nói hay
là do tác giả đang say? Say rượu cũng khiến mắt con người ta đỏ lên và đừ đi. Rồi
tửu lượng cũng chẳng còn được như bình thường nữa:
Rượu tiếng rằng hay, hay chẳng mấy,
Độ dăm ba chén đã say nhè.
Nhà thơ đối diện với bầu rượu trong đêm thu, ta cũng chưa bàn đến tâm sự gì mà
khiến nhà thơ phải mượn chén rượu để say mà ta hãy nhìn điều ấy như một thú
tiêu khiển, có rượu bầu bạn, có sự say sưa ru giấc để quên; lảo đảo để mà nguôi
ngoai. Nhưng có nguôi ngoai được nỗi lòng hay không thì lại là chuyện khác.
Cụ Tam nguyên còn thưởng rượu kể cả lúc Chơi Tây hồ:
Thuyền lan nhè nhẹ,
Một con chèo đủng đỉnh dạo bờ Tây.
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến

More Related Content

What's hot

Luận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAY
Luận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAYLuận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAY
Luận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIXLuận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Truyện ngắn Nguyễn Dậu dưới góc nhìn văn hóa, HAY
Luận văn: Truyện ngắn Nguyễn Dậu dưới góc nhìn văn hóa, HAYLuận văn: Truyện ngắn Nguyễn Dậu dưới góc nhìn văn hóa, HAY
Luận văn: Truyện ngắn Nguyễn Dậu dưới góc nhìn văn hóa, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Motif li tán trong thần thoại các tộc người thiểu số, HAY
Luận văn: Motif li tán trong thần thoại các tộc người thiểu số, HAYLuận văn: Motif li tán trong thần thoại các tộc người thiểu số, HAY
Luận văn: Motif li tán trong thần thoại các tộc người thiểu số, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, HAY
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, HAYLuận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, HAY
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, HAY
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
nataliej4
 
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAYLuận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOT
Luận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOTLuận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOT
Luận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đ
Luận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đLuận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đ
Luận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn thạc sĩ Đặc điểm du nhập của từ vay mượn gốc ấn âu trong tiếng Việt ...
Luận văn thạc sĩ Đặc điểm du nhập của từ vay mượn gốc ấn âu trong tiếng Việt ...Luận văn thạc sĩ Đặc điểm du nhập của từ vay mượn gốc ấn âu trong tiếng Việt ...
Luận văn thạc sĩ Đặc điểm du nhập của từ vay mượn gốc ấn âu trong tiếng Việt ...
nataliej4
 
Luận văn: Ảnh hưởng nhân sinh quan của Lão - Trang, HAY, 9đ
Luận văn: Ảnh hưởng nhân sinh quan của Lão - Trang, HAY, 9đLuận văn: Ảnh hưởng nhân sinh quan của Lão - Trang, HAY, 9đ
Luận văn: Ảnh hưởng nhân sinh quan của Lão - Trang, HAY, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đLuận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đQuan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hử
Luận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hửLuận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hử
Luận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hử
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam, HAY
Luận văn: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam, HAYLuận văn: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam, HAY
Luận văn: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)
Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)
Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết hồ anh tháitruonghocso.com
Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết hồ anh tháitruonghocso.comNghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết hồ anh tháitruonghocso.com
Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết hồ anh tháitruonghocso.comThế Giới Tinh Hoa
 
Luận văn: Tiểu thuyết di dân Việt Nam của các nhà văn nữ, HAY
Luận văn: Tiểu thuyết di dân Việt Nam của các nhà văn nữ, HAYLuận văn: Tiểu thuyết di dân Việt Nam của các nhà văn nữ, HAY
Luận văn: Tiểu thuyết di dân Việt Nam của các nhà văn nữ, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY, 9đ
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY, 9đLuận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY, 9đ
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

What's hot (20)

Luận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAY
Luận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAYLuận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAY
Luận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAY
 
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIXLuận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
 
Luận văn: Truyện ngắn Nguyễn Dậu dưới góc nhìn văn hóa, HAY
Luận văn: Truyện ngắn Nguyễn Dậu dưới góc nhìn văn hóa, HAYLuận văn: Truyện ngắn Nguyễn Dậu dưới góc nhìn văn hóa, HAY
Luận văn: Truyện ngắn Nguyễn Dậu dưới góc nhìn văn hóa, HAY
 
Luận văn: Motif li tán trong thần thoại các tộc người thiểu số, HAY
Luận văn: Motif li tán trong thần thoại các tộc người thiểu số, HAYLuận văn: Motif li tán trong thần thoại các tộc người thiểu số, HAY
Luận văn: Motif li tán trong thần thoại các tộc người thiểu số, HAY
 
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, HAY
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, HAYLuận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, HAY
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, HAY
 
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
 
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
 
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAYLuận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
 
Luận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOT
Luận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOTLuận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOT
Luận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOT
 
Luận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đ
Luận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đLuận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đ
Luận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đ
 
Luận văn thạc sĩ Đặc điểm du nhập của từ vay mượn gốc ấn âu trong tiếng Việt ...
Luận văn thạc sĩ Đặc điểm du nhập của từ vay mượn gốc ấn âu trong tiếng Việt ...Luận văn thạc sĩ Đặc điểm du nhập của từ vay mượn gốc ấn âu trong tiếng Việt ...
Luận văn thạc sĩ Đặc điểm du nhập của từ vay mượn gốc ấn âu trong tiếng Việt ...
 
Luận văn: Ảnh hưởng nhân sinh quan của Lão - Trang, HAY, 9đ
Luận văn: Ảnh hưởng nhân sinh quan của Lão - Trang, HAY, 9đLuận văn: Ảnh hưởng nhân sinh quan của Lão - Trang, HAY, 9đ
Luận văn: Ảnh hưởng nhân sinh quan của Lão - Trang, HAY, 9đ
 
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đLuận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
 
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đQuan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
 
Luận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hử
Luận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hửLuận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hử
Luận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hử
 
Luận văn: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam, HAY
Luận văn: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam, HAYLuận văn: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam, HAY
Luận văn: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam, HAY
 
Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)
Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)
Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)
 
Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết hồ anh tháitruonghocso.com
Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết hồ anh tháitruonghocso.comNghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết hồ anh tháitruonghocso.com
Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết hồ anh tháitruonghocso.com
 
Luận văn: Tiểu thuyết di dân Việt Nam của các nhà văn nữ, HAY
Luận văn: Tiểu thuyết di dân Việt Nam của các nhà văn nữ, HAYLuận văn: Tiểu thuyết di dân Việt Nam của các nhà văn nữ, HAY
Luận văn: Tiểu thuyết di dân Việt Nam của các nhà văn nữ, HAY
 
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY, 9đ
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY, 9đLuận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY, 9đ
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY, 9đ
 

Similar to Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến

Khóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn Khuyến
Khóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn KhuyếnKhóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn Khuyến
Khóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn Khuyến
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAYLuận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAYLuận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ Phạm Duy
Luận văn: Chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ Phạm DuyLuận văn: Chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ Phạm Duy
Luận văn: Chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ Phạm Duy
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Sự chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ của Phạm Duy
Luận văn: Sự chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ của Phạm DuyLuận văn: Sự chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ của Phạm Duy
Luận văn: Sự chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ của Phạm Duy
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đDạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn thạc sĩ: Truyện cổ dân gian Châu Ro, HAY, 9đ
Luận văn thạc sĩ: Truyện cổ dân gian Châu Ro, HAY, 9đLuận văn thạc sĩ: Truyện cổ dân gian Châu Ro, HAY, 9đ
Luận văn thạc sĩ: Truyện cổ dân gian Châu Ro, HAY, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀICHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...
Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...
Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...
nataliej4
 
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đLuận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, HAY
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, HAYLuận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, HAY
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, HAY
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đ
Luận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đLuận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đ
Luận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX, HAY
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX, HAYLuận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX, HAY
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAYLuận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
NGHIÊN CỨU BIỂU TƢỢNG KHÈN TRONG DÂN CA MÔNG TỪ VĂN HÓA ĐẾN VĂN HỌC DÂN GIAN.pdf
NGHIÊN CỨU BIỂU TƢỢNG KHÈN TRONG DÂN CA MÔNG TỪ VĂN HÓA ĐẾN VĂN HỌC DÂN GIAN.pdfNGHIÊN CỨU BIỂU TƢỢNG KHÈN TRONG DÂN CA MÔNG TỪ VĂN HÓA ĐẾN VĂN HỌC DÂN GIAN.pdf
NGHIÊN CỨU BIỂU TƢỢNG KHÈN TRONG DÂN CA MÔNG TỪ VĂN HÓA ĐẾN VĂN HỌC DÂN GIAN.pdf
NuioKila
 
Bút pháp tả cảnh ngụ tình từ Chinh phụ ngâm khúc đến Truyện Kiều
Bút pháp tả cảnh ngụ tình từ Chinh phụ ngâm khúc đến Truyện KiềuBút pháp tả cảnh ngụ tình từ Chinh phụ ngâm khúc đến Truyện Kiều
Bút pháp tả cảnh ngụ tình từ Chinh phụ ngâm khúc đến Truyện Kiều
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Đặc trưng thơ văn xuôi Việt Nam hiện đại, HAY
Luận án: Đặc trưng thơ văn xuôi Việt Nam hiện đại, HAYLuận án: Đặc trưng thơ văn xuôi Việt Nam hiện đại, HAY
Luận án: Đặc trưng thơ văn xuôi Việt Nam hiện đại, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp
Luận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi phápLuận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp
Luận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp, HAY
Luận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp, HAYLuận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp, HAY
Luận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp, HAY
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

Similar to Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến (20)

Khóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn Khuyến
Khóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn KhuyếnKhóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn Khuyến
Khóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn Khuyến
 
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAYLuận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY
 
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAYLuận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
 
Luận văn: Chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ Phạm Duy
Luận văn: Chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ Phạm DuyLuận văn: Chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ Phạm Duy
Luận văn: Chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ Phạm Duy
 
Luận văn: Sự chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ của Phạm Duy
Luận văn: Sự chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ của Phạm DuyLuận văn: Sự chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ của Phạm Duy
Luận văn: Sự chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ của Phạm Duy
 
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đDạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
 
Luận văn thạc sĩ: Truyện cổ dân gian Châu Ro, HAY, 9đ
Luận văn thạc sĩ: Truyện cổ dân gian Châu Ro, HAY, 9đLuận văn thạc sĩ: Truyện cổ dân gian Châu Ro, HAY, 9đ
Luận văn thạc sĩ: Truyện cổ dân gian Châu Ro, HAY, 9đ
 
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀICHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
 
Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...
Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...
Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...
 
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đLuận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
 
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, HAY
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, HAYLuận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, HAY
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, HAY
 
Luận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đ
Luận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đLuận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đ
Luận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đ
 
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...
 
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX, HAY
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX, HAYLuận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX, HAY
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX, HAY
 
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAYLuận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
 
NGHIÊN CỨU BIỂU TƢỢNG KHÈN TRONG DÂN CA MÔNG TỪ VĂN HÓA ĐẾN VĂN HỌC DÂN GIAN.pdf
NGHIÊN CỨU BIỂU TƢỢNG KHÈN TRONG DÂN CA MÔNG TỪ VĂN HÓA ĐẾN VĂN HỌC DÂN GIAN.pdfNGHIÊN CỨU BIỂU TƢỢNG KHÈN TRONG DÂN CA MÔNG TỪ VĂN HÓA ĐẾN VĂN HỌC DÂN GIAN.pdf
NGHIÊN CỨU BIỂU TƢỢNG KHÈN TRONG DÂN CA MÔNG TỪ VĂN HÓA ĐẾN VĂN HỌC DÂN GIAN.pdf
 
Bút pháp tả cảnh ngụ tình từ Chinh phụ ngâm khúc đến Truyện Kiều
Bút pháp tả cảnh ngụ tình từ Chinh phụ ngâm khúc đến Truyện KiềuBút pháp tả cảnh ngụ tình từ Chinh phụ ngâm khúc đến Truyện Kiều
Bút pháp tả cảnh ngụ tình từ Chinh phụ ngâm khúc đến Truyện Kiều
 
Luận án: Đặc trưng thơ văn xuôi Việt Nam hiện đại, HAY
Luận án: Đặc trưng thơ văn xuôi Việt Nam hiện đại, HAYLuận án: Đặc trưng thơ văn xuôi Việt Nam hiện đại, HAY
Luận án: Đặc trưng thơ văn xuôi Việt Nam hiện đại, HAY
 
Luận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp
Luận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi phápLuận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp
Luận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp
 
Luận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp, HAY
Luận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp, HAYLuận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp, HAY
Luận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp, HAY
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 2 Kế toán tái cơ cấu vốn...
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 2 Kế toán tái cơ cấu vốn...Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 2 Kế toán tái cơ cấu vốn...
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 2 Kế toán tái cơ cấu vốn...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 5 Phân tích thông tin kế toán...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 5 Phân tích thông tin kế toán...Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 5 Phân tích thông tin kế toán...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 5 Phân tích thông tin kế toán...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 3 Kế toán quản trị thu ngân s...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 3 Kế toán quản trị thu ngân s...Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 3 Kế toán quản trị thu ngân s...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 3 Kế toán quản trị thu ngân s...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 2 Dự toán trong đơn vị công.pdf
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 2 Dự toán trong đơn vị công.pdfBài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 2 Dự toán trong đơn vị công.pdf
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 2 Dự toán trong đơn vị công.pdf
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Ảnh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...
Ảnh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...Ảnh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...
Ảnh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Ảnh hưởng của chuyển động hạt nhân lên cường độ phát xạ sóng điều hòa bậc cao...
Ảnh hưởng của chuyển động hạt nhân lên cường độ phát xạ sóng điều hòa bậc cao...Ảnh hưởng của chuyển động hạt nhân lên cường độ phát xạ sóng điều hòa bậc cao...
Ảnh hưởng của chuyển động hạt nhân lên cường độ phát xạ sóng điều hòa bậc cao...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 1 Tổng quan về kế toán quản t...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 1 Tổng quan về kế toán quản t...Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 1 Tổng quan về kế toán quản t...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 1 Tổng quan về kế toán quản t...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho các dự á...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho các dự á...Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho các dự á...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho các dự á...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao h...
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao h...Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao h...
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao h...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo & PTNT Việt Nam -...
Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo & PTNT Việt Nam -...Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo & PTNT Việt Nam -...
Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo & PTNT Việt Nam -...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn tốt nghiệp Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...
Luận văn tốt nghiệp Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...Luận văn tốt nghiệp Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...
Luận văn tốt nghiệp Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
pdf Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại C...
pdf Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại C...pdf Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại C...
pdf Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại C...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn tốt nghiệp Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích...
Luận văn tốt nghiệp Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích...Luận văn tốt nghiệp Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích...
Luận văn tốt nghiệp Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại tại C...
Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại tại C...Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại tại C...
Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại tại C...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giáo trình Nghiệp vụ bàn 4.0 (Nghề Quản trị khách sạn - Cao đẳng) - Trường Ca...
Giáo trình Nghiệp vụ bàn 4.0 (Nghề Quản trị khách sạn - Cao đẳng) - Trường Ca...Giáo trình Nghiệp vụ bàn 4.0 (Nghề Quản trị khách sạn - Cao đẳng) - Trường Ca...
Giáo trình Nghiệp vụ bàn 4.0 (Nghề Quản trị khách sạn - Cao đẳng) - Trường Ca...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
 
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
 
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 2 Kế toán tái cơ cấu vốn...
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 2 Kế toán tái cơ cấu vốn...Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 2 Kế toán tái cơ cấu vốn...
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 2 Kế toán tái cơ cấu vốn...
 
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...
 
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 5 Phân tích thông tin kế toán...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 5 Phân tích thông tin kế toán...Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 5 Phân tích thông tin kế toán...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 5 Phân tích thông tin kế toán...
 
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 3 Kế toán quản trị thu ngân s...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 3 Kế toán quản trị thu ngân s...Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 3 Kế toán quản trị thu ngân s...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 3 Kế toán quản trị thu ngân s...
 
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 2 Dự toán trong đơn vị công.pdf
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 2 Dự toán trong đơn vị công.pdfBài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 2 Dự toán trong đơn vị công.pdf
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 2 Dự toán trong đơn vị công.pdf
 
Ảnh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...
Ảnh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...Ảnh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...
Ảnh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...
 
Ảnh hưởng của chuyển động hạt nhân lên cường độ phát xạ sóng điều hòa bậc cao...
Ảnh hưởng của chuyển động hạt nhân lên cường độ phát xạ sóng điều hòa bậc cao...Ảnh hưởng của chuyển động hạt nhân lên cường độ phát xạ sóng điều hòa bậc cao...
Ảnh hưởng của chuyển động hạt nhân lên cường độ phát xạ sóng điều hòa bậc cao...
 
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 1 Tổng quan về kế toán quản t...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 1 Tổng quan về kế toán quản t...Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 1 Tổng quan về kế toán quản t...
Bài giảng Kế toán quản trị đơn vị công - Chương 1 Tổng quan về kế toán quản t...
 
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
 
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho các dự á...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho các dự á...Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho các dự á...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho các dự á...
 
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao h...
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao h...Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao h...
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao h...
 
Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo & PTNT Việt Nam -...
Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo & PTNT Việt Nam -...Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo & PTNT Việt Nam -...
Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo & PTNT Việt Nam -...
 
Luận văn tốt nghiệp Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...
Luận văn tốt nghiệp Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...Luận văn tốt nghiệp Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...
Luận văn tốt nghiệp Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...
 
pdf Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại C...
pdf Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại C...pdf Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại C...
pdf Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại C...
 
Luận văn tốt nghiệp Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích...
Luận văn tốt nghiệp Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích...Luận văn tốt nghiệp Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích...
Luận văn tốt nghiệp Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích...
 
Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại tại C...
Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại tại C...Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại tại C...
Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại tại C...
 
Giáo trình Nghiệp vụ bàn 4.0 (Nghề Quản trị khách sạn - Cao đẳng) - Trường Ca...
Giáo trình Nghiệp vụ bàn 4.0 (Nghề Quản trị khách sạn - Cao đẳng) - Trường Ca...Giáo trình Nghiệp vụ bàn 4.0 (Nghề Quản trị khách sạn - Cao đẳng) - Trường Ca...
Giáo trình Nghiệp vụ bàn 4.0 (Nghề Quản trị khách sạn - Cao đẳng) - Trường Ca...
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 

Recently uploaded

Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
thanhluan21
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CNGTRC3
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
LngHu10
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 

Recently uploaded (10)

Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 

Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA NGỮ VĂN  NGUYỄN ANH TRƯỜNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CÁI SAY TRONG THƠ NGUYỄN KHUYẾN Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2018
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA NGỮ VĂN NGUYỄN ANH TRƯỜNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CÁI SAY TRONG THƠ NGUYỄN KHUYẾN Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Hướng dẫn khoa học: ThS. Lê Văn Lực Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2018
  • 3. LỜI CẢM ƠN Có thể nói khóa luận tốt nghiệp là một công trình nghiên cứu đánh dấu sự trưởng thành và tiếp nhận của sinh viên trong quá trình học tập và tích lũy kiến thức chuyên ngành. Trải qua một thời gian tìm hiểu và nghiên cứu thì đến nay, khóa luận đã được hoàn thành. Góp phần quan trọng trong việc hoàn thành khóa luận, ngoài những nỗ lực từ bản thân tác giả thì đó còn là sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của quý thầy (cô) và sự ủng hộ hết lòng của gia đình, bạn bè. Qua khóa luận này, tác giả xin được gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong Khoa Ngữ Văn Trường Đại học Sư phạm TP.HCM mà đặc biệt xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến với thầy hướng dẫn khoa học - ThS. Lê Văn Lực. Cảm ơn thầy đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình từ những ngày đầu ấp ủ ý tưởng đến lúc hoàn thành khóa luận. Nhân đây, người viết cũng xin được cảm ơn cán bộ, nhân viên của hai thư viện đó là Thư viện Trường Đại học Sư phạm TP.HCM và Thư viện Khoa học Tổng hợp TP.HCM đã tận tình và tạo điều kiện cho tác giả tìm kiếm tài liệu trong suốt thời gian nghiên cứu. Cuối cùng, xin được gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã quan tâm, giúp đỡ và động viên tác giả trong suốt quá trình làm khóa luận. Xin chân thành cảm ơn tất cả! TP.HCM, ngày 04 tháng 04 năm 2018 Tác giả khóa luận Nguyễn Anh Trường
  • 4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài Cái say trong thơ Nguyễn Khuyến là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của ThS. Lê Văn Lực và chưa từng công bố ở bất kì công trình nào trước đó. Tôi xin cam đoan những lời trên là hoàn toàn đúng sự thật. Nếu có gì sai sót, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm! Tác giả khóa luận Nguyễn Anh Trường
  • 5. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC MỞ ĐẦU............................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài............................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................... 3 3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu...................................................................... 6 4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................... 7 5. Đóng góp của khóa luận.................................................................................... 8 6. Kết cấu khóa luận.............................................................................................. 8 NỘI DUNG .........................................................................................................10 Chương 1: Một số vấn đề chung .........................................................................10 1.1. Tổng quan về cái say trong thơ ca ...............................................................10 1.1.1. Khái niệm về “say” và biểu tượng “rượu”...........................................10 1.1.2. Mối quan hệ giữa cái say và biểu tượng rượu trong thơ ca..................12 1.1.3. Cái say trong thơ ca Việt Nam...............................................................13 1.1.3.1. Cái say trong ca dao - dân ca..........................................................13 1.1.3.2. Cái say trong thơ ca trung đại.........................................................19 1.1.3.3. Cái say trong thơ ca hiện đại...........................................................27 1.2. Cơ sở hình thành cái say trong thơ Nguyễn Khuyến...................................35 1.3. Khảo sát số lần xuất hiện yếu tố “say (túy) – rượu (tửu)” trong thơ Nguyễn Khuyến ................................................................................................................38
  • 6. 1.3.1. Trong thơ chữ Hán.................................................................................39 1.3.2. Trong thơ chữ Nôm................................................................................40 Tiểu kết................................................................................................................42 Chương 2: Cái say trong thơ Nguyễn Khuyến nhìn từ phương diện nội dung...45 2.1. Cái say biểu hiện cho cuộc sống thanh nhã của nhà thơ..............................45 2.1.1. Cái say – một trong những thú tiêu khiển của nhà Nho ........................45 2.1.2. Cái say – niềm vui, hứng thú trong cuộc sống của một con người đời thường ..............................................................................................................52 2.2. Cái say, biểu hiện của nỗi niềm trước thời cuộc, thế cuộc ..........................60 2.2.1. Mượn cái say để tự vấn cuộc đời mình..................................................60 2.2.2. Mượn cái say để bày tỏ nỗi niềm về hiện trạng đất nước......................63 2.2.3. Mượn cái say để bộc lộ sự lo lắng cho cuộc sống cơ cực của nhân dân ..........................................................................................................................69 2.3. Cái say – niềm an ủi kẻ thất thời..................................................................74 2.3.1. Say để quên đi những mối hận – hận mình, hận đời .............................75 2.3.2. Say để quên đi nỗi buồn về thời thế của một kẻ bất lực ........................84 2.3.3. Cái say ẩn chứa những ước mơ .............................................................87 Tiểu kết................................................................................................................92 Chương 3: Cái say trong thơ Nguyễn Khuyến nhìn từ phương diện nghệ thuật 94 3.1. Ngôn ngữ thể hiện cái say............................................................................94 3.1.1. Ngôn ngữ mang đậm tính khẩu ngữ, tính nhân dân ..............................94 3.1.2. Ngôn ngữ giàu sức gợi...........................................................................97 3.2. Giọng điệu say............................................................................................101
  • 7. 3.2.1. Giọng điệu mỉa mai, châm biếm ..........................................................102 3.2.2. Giọng hài hước, hóm hỉnh ...................................................................106 3.2.3. Giọng điệu bi thương ...........................................................................111 3.3. Không gian say...........................................................................................115 3.3.1. Không gian vũ trụ ................................................................................115 3.3.2. Không gian sinh hoạt...........................................................................119 3.3.3. Không gian tâm trạng ..........................................................................124 3.4. Thời gian say..............................................................................................127 3.4.1. Thời gian vũ trụ....................................................................................127 3.4.2. Thời gian sinh hoạt ..............................................................................131 3.4.3. Thời gian tâm trạng .............................................................................135 Tiểu kết..............................................................................................................139 KẾT LUẬN.......................................................................................................141 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................144 PHỤ LỤC..........................................................................................................148
  • 8. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Đã từ lâu, rượu luôn là nguồn cảm hứng bất tận trong thi ca. Người xưa có nói “bát bửu” nghĩa là tám món phép của tiên, trong đó có bầu rượu của Lý Thiết Quả. Người ta còn truyền tụng nhau trên đời có bốn thú chơi cao sang mà tao nhã. Nguyễn Công Trứ ngợi ca đó là Cầm-Kỳ-Thi-Tửu: Dở duyên với rượu khôn từ chén, Trót nợ cùng thơ phải chuốt lời. Cờ sẵn bàn son xe ngựa đó, Đàn còn phím trúc tính tình đây. (Cầm kỳ thi tửu) Những ngày đầu tháng mười của năm 2016, khi học môn Văn học Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1930, người viết đã có dịp làm về đề tài Nguyễn Khuyến trong một bài luận được giao ở lớp. Trong quá trình tìm kiếm tài liệu, vô tình người viết đã bắt gặp được tấm ảnh mà cụ Nguyễn Khuyến được chụp, trên tay cầm chén rượu hạt mít duyên thật duyên. Nhanh chóng cái suy nghĩ làm về đề tài cái say trong thơ của cụ Tam nguyên thoáng qua tâm trí của người viết; để rồi biết bao ấp ủ, dự định làm một điều gì đó mới mẻ để hiểu thêm về những góc độ trong cách sống cao đẹp của thi nhân này. Chưa bao giờ người viết có một thôi thúc mãnh liệt làm đề tài về cái say trong thơ Nguyễn Khuyến đến như vậy. Trải qua một quá trình học tập và sự cố gắng trong quá trình trau dồi kiến thức về nhà thơ, ngày hôm nay người viết đã có cơ hội thực hiện đề tài thú vị liên quan đến cái say trong thơ cụ Tam nguyên Yên Đổ.
  • 9. 2 Nhắc đến Nguyễn Khuyến (1835-1909), ông được người đời biết đến là một trong những nhà thơ tiêu biểu sống vào cuối thế kỉ XIX đồng thời cũng là một trong những sĩ phu lựa chọn con đường bất hợp tác để bộc lộ thái độ bất bình trước triều đình và giữ trọn danh tiết. Tâm hồn nghệ sĩ của ông yêu cái đẹp thiên nhiên, có mối đồng cảm sâu sắc với con người và cuộc sống thôn dã. Ông là một trong những đại diện lớn của văn học Việt Nam trung đại…Tam nguyên Yên Đổ hằn đậm tên tuổi trong lịch sử văn học, như một trong những tên tuổi đứng đầu của văn học Việt Nam qua mọi thời kỳ. Những sáng tác bằng chữ Nôm và chữ Hán của Nguyễn Khuyến mang những nét riêng, nét độc đáo của một nhà thơ tài ba đồng thời vẫn mang những dấu ấn và đặc điểm chung của văn học trung đại giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX. Tìm hiểu về thơ văn Nguyễn Khuyến sẽ cho thấy được những đặc điểm chung của văn học thời kỳ này. Có rất nhiều nhà thơ đã từng làm thơ với rượu, nhưng rượu trong thơ của Nguyễn Khuyến có những nét đặc sắc và thú vị rất riêng biệt. Rượu trong thơ Nguyễn Khuyến hiện lên với “cái say” độc đáo, là một thứ duyên dáng, là hơi thở, là sự sống, đậm đà bản sắc dân tộc. Có những bài thơ ở đề tài khác, Nguyễn Khuyến thường hay nhắc đến rượu để làm nổi bật “cái say”, mà “cái say” ở bài nào cũng mang một tâm trạng, một hoàn cảnh rất khác nhau. Trong thơ Nguyễn Khuyến rượu và cái say xuất hiện không phải là sự ngẫu nhiên mà nó là một đặc điểm để nhận diện nhà thơ trong một tâm thế khác. Và tâm thế này làm nên một Nguyễn Khuyến của nhân dân và vì nhân dân. Cái say trong thơ Nguyễn Khuyến chỉ được người ta khơi, chứ chưa thật sự đi sâu để mà làm rõ. Hoặc nếu có phân tích đến thì chỉ là phân tích trên cơ sở tính bi kịch, chứ chưa có bài viết, công trình nào nói về những hứng thú của thi nhân đối với rượu và say. Kết quả của những phân tích này vẫn còn bị bỏ ngõ vì họ nhìn Nguyễn Khuyến dưới góc độ một nhà Nho, nhà thơ và thời đại Nguyễn Khuyến sống (đây là thời kì tối tăm). Nên phần nhiều họ đã liên tưởng đến trong hoàn cảnh ấy thì thi nhân này chỉ có bi kịch mà
  • 10. 3 thôi; chứ không đi sâu và nhìn Nguyễn Khuyến bằng con mắt của một con người đời thường cũng thích uống rượu. Có lúc uống rượu không chỉ thể hiện chí, tình mà đơn giản thi nhân uống vì muốn uống hoặc trong những sinh hoạt đời thường cần có rượu. Để góp phần tìm hiểu thêm về những giá trị thơ mà Nguyễn Khuyến mang lại, cùng với niềm say mê và hứng thú riêng của bản thân, người viết đã mạnh dạn thực hiện đề tài kết thúc cho một quá trình học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh với tên Cái say trong thơ Nguyễn Khuyến. Với đề tài này, người viết sẽ vận dụng những kiến thức về lí luận, vốn hiểu biết về “cái say trong thơ” nói chung; cuộc đời và thơ Nguyễn Khuyến nói riêng, đồng thời vận dụng những kiến thức đã được tích lũy trong suốt bốn năm đại học để tìm hiểu, khám phá những cái hay, những sáng tạo của thi nhân về “Cái say” trong thơ ông. Hy vọng rằng với đề tài này, chúng ta sẽ được cảm nhận rõ hơn, đầy đủ và toàn diện hơn đề tài mới trong thơ của Tam nguyên Yên Đổ. Từ đó giúp chúng ta khai thác đầy đủ, toàn diện về vẻ đẹp nội dung cũng như nghệ thuật trong thơ Nguyễn khuyến. Và “cái say” là một đề tài góp phần mình vào để nâng cao thêm sự tiếp cận của thế hệ sinh viên có niềm yêu thích đặc biệt với tác gia có tầm ảnh hưởng nhất định trong nền văn học giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Theo dòng lịch sử, tác phầm văn chương luôn chịu sự thử thách hết sức khắc nghiệt của thời gian. Có những tác giả và tác phẩm đã bị chìm vào quên lãng. Và cũng có những tác giả và tác phẩm nổi tiếng, được mang ra luận bàn một cách sôi nổi. Có thể nói, những tác giả và tác phẩm ấy có tầm ảnh hưởng đối với đại chúng và tác phẩm của họ mang nhiều tâm tư sâu sắc, thể hiện những biến chuyển của xã hội và dự báo một điều gì đó cho hậu thế. Có một nhà thơ mà tên tuổi của ông là bảo chứng cho điều vừa nói trên. Xung quanh nhà thơ này, có rất nhiều
  • 11. 4 điều mà mấy mươi năm qua các nhà nghiên cứu luôn tìm tòi, khám phá nhưng không sao lý giải hết được sự hấp dẫn của thơ ông đối với người đọc. Hơn nữa, hành trình mang tên thi nhân này đến gần hơn với hậu thế là một con đường lắm truân chuyên và gian khổ. Nó không phải là một con đường trải hoa hồng mà nó cần có những con người nghiêm túc và một trái tim yêu thích thật sự với thi nhân. Người đó chính là Nguyễn Khuyến. Trong thơ Nguyễn Khuyến ta bắt gặp rất nhiều đề tài từ những nỗi niềm tâm sự của nhà thơ đến những đề tài liên quan đến làng cảnh dân tình Việt Nam. Trong những năm gần đây, những đề tài ấy được khai quật và mang ra luận bàn và có thể nói chúng không còn là những đề tài xa lạ đối với nhiều nhà nghiên cứu và các bạn sinh viên. Nhưng có một đề tài mà cho tới nay người ta chỉ nhắc đến tên, chứ chưa thực sự mang ra để phân tích như một công trình khoa học thật sự. Đó chính là vấn đề Cái say trong thơ Nguyễn Khuyến. Bằng những nghiên cứu và tìm tòi, chúng tôi đã thu thập được một số bài nghiên cứu liên quan đến cái say trong thơ của cụ Tam nguyên (từ những bài phê bình đến luận văn, luận án …) để thấy được cái say trong thơ của ông cũng có một chỗ đứng nhất định và nó là một đề tài cũng không kém phần hấp dẫn so với những vấn đề khác. Trên phương diện nội dung, ta luận án phó tiến sĩ Ngữ văn Thơ Nôm Đường luật (từ Hồ Xuân Hương đến Trần Tế Xương) (1996) của Nguyễn Thanh Phúc đã cho ta thấy hệ thống chủ đề, đề tài từ Hồ Xuân Hương đến Trần Tế Xương rất đa dạng và trong đó có đề tài cái say trong thơ Nguyễn Khuyến. Nguyễn Thanh Phúc đã chỉ ra rằng “…khi nhà thơ muốn dùng chén rượu để tự trào, vừa say vừa tự trào, thì không chỉ là muốn tìm chút tri âm trong chén rượu, uống rượu để say, để quên đi nỗi buồn nào đó của riêng mình, mà là say, là buồn cho đời, cho vận nước, là qua chén rượu, cái chếnh choáng hơi men, nhà thơ tìm gặp những ước mơ, những khát vọng. Phải chăng vì vậy mà: Chén rượu say rồi nói chửa say (Tự thuật)”.[29; 66]
  • 12. 5 Vũ Thanh trong Nguyễn Khuyến qua thơ tự trào được in trong tập Nguyễn Khuyến, Thơ – lời bình và giai thoại, Nhà xuất bản Văn hóa – thông tin năm 2000, dù chỉ dành một phần nhỏ để nói về cái say nhưng cái say được Vũ Thanh đề cập là một cái say của một con người ngoài mặt thì vui thích uống rượu nhưng sâu trong lòng lại ẩn chứa một nổi buồn thầm kín không chỉ riêng nhà thơ mà còn hằng đậm trong lòng độc giả. Bài viết Thêm một túy ông của bà Bùi Thị Xuân trong cuốn Nguyễn Khuyến – về tác gia và tác phẩm do Vũ Thanh sưu tầm và biên soạn được xuất bản bởi Nhà xuất bản Giáo dục năm 2001. Bài viết đã làm rõ quan điểm của người viết đó chính là xét và xem Nguyễn Khuyến là một trong những túy ông của làng say Việt Nam; nhận diện cái say của Nguyễn Khuyến trên phương diện là một cái say ngất ngưởng: “Một “túy ông” ngất ngưởng cứ hiện diện đây đó, đó đây trong nhà nho Nguyễn Khuyến thâm trầm và mực thước.” [37; 278], say nhưng không say: “Nguyễn Khuyến không say! Xưa nay ít người say tự nhận mình say, còn những người tự xưng là uống rượu, say để mà nói chuyện đời, chuyện người thì tỉnh, tỉnh lắm…” [37; 279] từ ấy làm nên bi kịch của thi nhân này. Tiếp đến, là bài viết mang tên Tính bi kịch trong thơ Nguyễn Khuyến của Vũ Đức Phúc cũng trong cuốn Nguyễn Khuyến – về tác gia và tác phẩm (2001), đã cho thấy thơ Nguyễn Khuyến là những trường ca bi kịch, những vần thơ đượm buồn với thế thái nhân tình, đó cũng có thể là nguyên nhân chính ông tìm đến rượu để giải khuây, để tìm sự quên lãng. Luận văn thạc sĩ Văn hóa Việt trong thơ Nguyễn Khuyến của Đoàn Thị Tuyết, bảo vệ năm 2017 tại Trường Đại học Thái Nguyên, cũng có nhắc đến cái say trong thơ Nguyễn Khuyến, luận văn đã đề cập đến cái say như một khía cạnh của văn hóa. Văn hóa thưởng rượu với bạn bè khi vui thú trong những dịp lễ lạt
  • 13. 6 làm nên một phong cách cho thơ Nguyễn Khuyến: “Đến Nguyễn Khuyến, ông cũng không quên đưa thú vui tao nhã, đầy tính nhân văn này vào trong những trang thơ của mình. Đối với ông, duyên ngộ trên đời không đơn thuần chỉ là gặp gỡ biết nhau, mà trên tất cả đó chính là được ngồi quây quần bên nhau, cùng đàm đạo chuyện đời, cùng nâng tay chạm cốc uống với nhau những chén rượu thân tình.” [38; 46] Trên phương diện nghệ thuật, ta có bài nghiên cứu Sự kết hợp phức điệu trào phúng với trữ tình trong Nguyễn Khuyến về tác gia và tác phẩm (2001) của Nguyễn Hữu Sơn, đã chỉ ra cho ta thấy được sự kết hợp độc đáo giữa giọng điệu trữ tình và giọng điệu trào phúng trong thơ Nguyễn Khuyến nói chung và với những vần thơ nhắc đến cái say nói riêng. Bài viết đã phân tích để chứng minh cho luận điểm ấy: “Khi chỉ trích ông phỗng đá bất lực, ngơ ngác trước cuộc đời thì liền đó nhà thơ có sự đồng cảm “Duyên hội ngộ là duyên tuổi tác, chén chú, chén anh, chén tôi, chén bác”. ” [37; 332] Phải nói rằng số lượng những bài viết, những bài nghiên cứu về Nguyễn Khuyến là khá nhiều. Chỉ căn cứ vào các công trình nghiên cứu về Nguyễn Khuyến ở phần phụ lục II (trang 358) trong Nguyễn Khuyến về tác gia và tác phẩm (2001) của Vũ Thanh thì có đến 106 công trình. Ngoài ra còn có thêm các luận văn, luận án, trong đó đã có một số bài viết, công trình khoa học nói đến cái say của Nguyễn Khuyến. Theo các tác giả, nhà nghiên cứu này thì vấn đề Cái say trong thơ Nguyễn Khuyến cũng là một trong những nội dung quan trọng. Cái say trong thơ Yên Đổ là một biểu hiện của bi kịch trong ông hay nó còn là một phương tiện để thi nhân tiêu khiển, tạo hứng thú trong cuộc sống; hoặc nó còn là biểu hiện của nét văn hóa cổ truyền. Tuy nhiên, vấn đề này theo chúng tôi vẫn cần phải đi sâu hơn nữa; tìm hiểu, nghiên cứu thấu đáo hơn. 3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu
  • 14. 7 Khóa luận sẽ đi vào tìm hiểu, nghiên cứu về cái say trong thơ Nguyễn Khuyến xem nó xuất phát từ đâu, nó có những biểu hiện như thế nào, nó cho ta thấy gì về thế giới tâm hồn cụ Yên Đổ. Cũng trong khóa luận này, người viết cũng sẽ đi vào tìm hiểu những phương thức biểu hiện cái say trong thơ Nguyễn Khuyến như ngôn ngữ, thời gian – không gian, giọng điệu. Từ những nội dung ấy, người viết hy vọng giúp độc giả hiểu hơn nữa con người, biết hơn nữa nội dung và nghệ thuật trong sự nghiệp thơ ca của cụ Tam nguyên. Để thực hiện đề tài này, về mặt văn bản tác phẩm khóa luận sẽ sử dụng cuốn: Nguyễn Khuyến tác phẩm của Nguyễn Văn Huyền, Nhà xuất bản Khoa học Hà Nội, 1984 và cuốn Tuyển tập thơ chữ Hán Nguyễn Khuyến của Trần Văn Nhĩ, Nhà xuất bản Văn hóa - Văn nghệ, 2016. Ngoài ra chúng tôi cũng sẽ tham khảo những bài viết, những công trình nghiên cứu về Nguyễn Khuyến để phục vụ cho khóa luận này. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp lịch sử Với phương pháp này, chúng tôi sẽ hướng đến việc tìm hiểu bối cảnh lịch sử, thời đại Nguyễn Khuyến sống và sáng tác. Hơn nữa, với phương pháp này, chúng tôi còn tìm hiểu cả những nhà thơ trước và sau Nguyễn Khuyến có làm thơ về cái say theo dòng chảy tuyến tính của lịch sử. 4.2. Phương pháp thống kê - phân loại Với phương pháp này, chúng tôi sẽ thống kê số bài thơ có nhắc đến cái say và rượu của Nguyễn Khuyến, đồng thời phân loại chúng vào từng nội dung biểu hiện cái say và cả nghệ thuật biểu hiện của cái say. 4.3. Phương pháp phân tích
  • 15. 8 Phương pháp phân tích là phương pháp giúp cho chúng tôi đi sâu vào những đặc trưng của cái say trong thơ Nguyễn Khuyến bằng việc phân tích những cái hay, những nét độc đáo trong thơ nói về cái say của nhà thơ trên phương diện nội dung và nghệ thuật biểu hiện cái say. Đồng thời sẽ cho người đọc một cái nhìn từ bao quát đến chi tiết cái say trong thơ của Nguyễn Khuyến với phương pháp này. 4.4. Phương pháp tổng hợp Đây là phương pháp quan trọng, giúp chúng tôi có thể tổng hợp những tài liệu (bao gồm những bài viết, bài phê bình, luận văn, luận án) liên quan đến đề tài đã sưu tầm được. Ngoài ra, với phương pháp tổng hợp chúng tôi còn liên kết từng mặt, từng bộ phận những gì đã phân tích ở khía cạnh nội dung và nghệ thuật lại một cách đầy đủ và sâu sắc về cái say trong thơ Nguyễn Khuyến để người đọc dễ hình dung nhất. 4.5. Phương pháp so sánh Với phương pháp này, chúng tôi sẽ vận dụng so sánh cái say trong thơ Nguyễn Khuyến với các tác giả trước và sau ông để thấy được những nét tương đồng giữa họ và những khác biệt mà chỉ riêng thơ của thi nhân mới có được. 5. Đóng góp của khóa luận Chúng tôi mong muốn khóa luận có thể đóng góp được cho thơ Nguyễn Khuyến thêm một đề tài cũng không kém phần mới lạ và hấp dẫn. Song song với những đề tài khác, cái say trong thơ Nguyễn Khuyến góp phần vào hệ thống những đề tài của thơ ông, tạo điều kiện để đánh giá toàn diện những nội dung thơ Nguyễn Khuyến. 6. Kết cấu khóa luận
  • 16. 9 Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục thì khóa luận được triển khai thành ba chương: Chương 1: Những vấn đề chung Chương 2: Cái say trong thơ Nguyễn Khuyến nhìn từ phương diện nội dung Chương 3: Cái say trong thơ Nguyễn Khuyến nhìn từ phương diện nghệ thuật
  • 17. 10 NỘI DUNG Chương 1: Một số vấn đề chung 1.1. Tổng quan về cái say trong thơ ca Tố Hữu đã từng nói: “Thơ ca phải say mới thích”. Đúng vậy, đi từ ca dao - dân ca (văn học truyền miệng) đến thơ ca trung đại, rồi hiện đại (văn học viết), tất thảy đều thấy bóng dáng của cái say (dù ít dù nhiều) xuất hiện trên thi đàn. Say trong thơ ca có đến dăm bảy loại, thi nhân say không hẳn vì uống rượu mà có thể say vì những thứ khác ngoài rượu. Và khi cái say ngấm vào người thì cũng là lúc nhà thơ “xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần”1 hơn. Mỗi vần thơ say viết ra như chính con người thật của thi nhân mà lúc tỉnh táo họ ít khi nào tâm sự được. Và cái say đã nhập cuộc, nó là chiếc cầu nối tâm trạng nhà thơ với những tâm sự của họ. 1.1.1. Khái niệm về “say” và biểu tượng “rượu” Qua việc tìm hiểu định nghĩa cái say dựa vào hai cuốn từ điển là Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên) và Từ điển Biểu tượng Văn hóa thế giới (Phạm Vĩnh Cư dịch), chúng tôi xin được nêu ra dưới đây những định nghĩa về cái say và biểu tượng rượu như sau: Theo Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê biên soạn, thì ở dạng động từ, say được hiểu là “trạng thái bị ngây ngất, choáng váng, nôn nao do tác động của rượu, thuốc hay những yếu tố có tác dụng kích thích nào đó. Say nắng. Nôn nao như người bị say sóng. Rượu lạt uống lắm cũng say”. [28; 1075]. [1] Nguyên văn câu nói của Ngô Thì Nhậm: “Hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần”. Người viết đã lược bỏ đi chữ “Hãy” để hợp hơn với văn cảnh và cấu trúc câu văn.
  • 18. 11 Có thể nói rằng, về mặt từ loại, say có thể ghép với những từ đơn khác để tạo thành những từ, cụm từ biểu hiện cho nhiều cái say mang ý nghĩa khác nhau. Ví dụ như say khướt, say mềm, say đắm, say sưa, say hoa đắm nguyệt,… Cũng theo từ điển này, rượu được định nghĩa là “chất lỏng, vị cay nồng, thường cất từ chất bột hoặc trái cây đã ủ men. Rượu mơ. Cất rượu. Say rượu. Rượu vào lời ra.” [28; 1063]. Rượu có mặt ở tất cả các nền văn hóa, dù là ở phương Tây hay các nước phương Đông. Rượu được xem như là một biểu tượng, là một hằng số biểu hiện cho văn hóa và đặc trưng của từng quốc gia mà khi nhắc đến chúng, ta có thể biết được xứ sở của thứ cực phẩm tinh túy này như: rượu Sochu ở Hàn Quốc, rượu Gin ở Hà Lan, rượu Sake Nhật Bản, rượu Vodka ở Nga… Trong cuốn Từ điển Biểu tượng Văn hóa thế giới, có nói đến mối quan hệ giữa rượu với các nền văn minh cổ đại như Hy Lạp, Ấn Độ, Trung Hoa,… không những thế rượu cũng còn xuất hiện trong các bài giảng của Kinh thánh như Kinh Tân Uớc; của các tôn giáo khác nhau như Kitô giáo, đạo Hồi. Nói đến đây, cũng đủ cho ta hình dung được rằng “rượu hiển nhiên là mang đầy ý nghĩa biểu tượng, mà không phải lúc nào cũng dễ dàng xác định được ý nghĩa đó.” [16; 789]. Và dù cho có là nền văn minh nào, tôn giáo nào đi chăng nữa thì rượu cũng là một đại diện tiêu biểu nhất cho thấy nó “như là biểu tượng của tri thức và khai tâm…”. [16; 788] Giống như rượu, cái say cũng hiện diện trong nhiều nền văn hóa, văn minh. Có thể thấy, ở đâu có rượu thì ở đó có cái say, từ say nhẹ dịu đến say khướt, say mèm tùy thuộc vào tửu lượng của người uống. Và khi rượu ngấm vào người thì cũng chính là lúc con người ta say, cái say gây nên “tình trạng mất nhận thức về tất cả những gì khác với chân lý, thậm chí quên mất cả chính sự quên của mình…”. [16; 803].
  • 19. 12 Tóm lại, qua việc tìm hiểu về hai khái niệm “rượu” và “say” dựa vào hai cuốn từ điển: Từ điển tiếng Việt và Từ điển Biểu tượng Văn hóa thế giới, ta thấy rằng rượu và cái say chính là sợi dây liên kết với văn hóa, tinh thần của con người ở mọi thời đại và mọi nền văn minh. Con người ta đôi khi phải giải phóng chính mình bằng việc uống rượu, hơn hết họ còn mượn cái say về thể chất để đạt đến niềm say sưa tinh thần. Và điều này các thi nhân đã vận dụng rất tốt, họ xem nó là mảnh đất màu mỡ để ngòi bút của mình tỏa sáng, tạo nên một món ăn tinh thần, một sáng tạo độc đáo cho thi ca, góp giọng điệu mình vào thi đàn tạo nên một âm hưởng vọng về từ quá khứ. 1.1.2. Mối quan hệ giữa cái say và biểu tượng rượu trong thơ ca Song song với những biểu tượng trong thi ca như buổi chiều, con đò, cây đa, bến nước,… thì rượu cũng là một biểu tượng nên thơ mà thi nhân đã dành sự trang trọng nhất để viết về nó. Nói đến rượu thì không thể không nhắc đến cái say. Say và rượu là hai biểu tượng luôn sóng đôi với nhau, rượu là hình thức, là phương tiện để dẫn đến cái say. Cái say luôn là một mảng đề tài hay cho các thi nhân mặc sức mà chạm trổ hồn mình. Nguyễn Khánh2 đã từng nói: “Nếu cuộc sống là gạo đã nấu thành cơm thì thơ là cơm đã cất thành rượu mà người đời ít ra ai cũng một lần say”. Nếu như trong cuộc sống, rượu và cái say là biểu tượng cho văn hóa tinh thần và thể chất của con người thì trong thi ca rượu và cái say chính là niềm giao cảm, là phương tiện gián tiếp để thi nhân bày tỏ nỗi lòng của mình. Trong cuộc sống bình thường, rượu là thức uống, là thức nhắm nháp của những kẻ bình thường dùng rượu để đạt đến cái say tinh thần tầm thường thì trong văn học những vần thơ chếnh choáng, lúy túy hơi men được làm nên từ việc [2] Trưởng phòng GD&ĐT huyện Tiên Phước- Quảng Nam. (http://www.thivien.net/forum/R%C6%B0%E1%BB%A3u-trong-th%C6%A1/topic- d4YbcEpKy5GyHQc2RIeGCQ) truy cập lúc 23h43m, ngày 03.03.2018
  • 20. 13 thưởng rượu của các thi nhân. Rượu là chất xúc tác giúp thi nhân thăng hoa trong việc sáng tác của mình. Rượu kết hợp với thi sĩ sẽ tạo nên những vần thơ mang dáng dấp của sự say sưa. Có lúc quay cuồng, điên đảo như Vũ Hoàng Chương, có lúc lúy túy như Tản Đà hay cũng có lúc như Lý Bạch mà thốt lên rằng: “Cử bôi tiêu sầu, sầu cánh sầu”. Tóm lại, rượu và cái say trong thi ca là sợi dây giúp giải phóng tâm trạng của nhà thơ với cuộc đời thực. Nhà thơ đã thi vị hóa cái say bình thường thành những vần thơ mang hơi men mà ở đó không chỉ nhà thơ mà người đọc cũng say sưa theo điệu say của thi sĩ. Nó thuộc về biệt tài và vốn am hiểu với rượu và cái say một cách có chọn lọc của thi nhân. 1.1.3. Cái say trong thơ ca Việt Nam Có thể thấy rằng, thi nhân luôn dành cho cái say vì rượu một sự ưu ái khá đặt biệt. Xuyên suốt dòng chảy của văn học nói chung và thơ ca nói riêng, cái say luôn hiện diện trong các sáng tác của các nhà thơ lớn như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Cao Bá Quát, Phạm Thái, Nguyễn Công Trứ, Tản Đà, mà đặc biệt là Nguyễn Khuyến trong nhiều trang thơ cũng đã không ít lần cho thấy cái say của mình. Những vần thơ say đã tạo nên một âm hưởng thực khác lạ, khiến người đọc như hòa cùng với nó. Cái say có mặt trong hầu khắp các bộ phận, các giai đoạn của văn học từ ca dao – dân ca đến thơ ca trung đại, rồi hiện đại; ở mỗi thời kì, cái say và việc mượn cái say để biểu hiện tư tưởng mỗi khác. 1.1.3.1. Cái say trong ca dao - dân ca Trong ca dao – dân ca, tác giả dân gian thường say, họ say trong những dịp lễ lạt, say trong sự lạc thú. Nhưng tác giả dân gian cũng rất chừng mực, tuy say sưa nhưng họ nhận ra cái nguy cơ của rượu và cái say đối với cơ thể, hay cách ứng xử của mình với người xung quanh. Và người xưa có câu “rượu vào lời ra”
  • 21. 14 để chỉ tình trạng không làm chủ được lời nói, hành động của mình khi quá chén. Từ đó những câu ca dao phê phán thói quá đà trong việc dùng rượu và thường xuyên say (của đa phần là nam giới) xuất hiện như một lời khuyên nhủ, nhắc nhở. Cái say bắt nguồn từ rượu, rượu sở dĩ ngon là nhờ tửu tính, tức là cái men trong rượu, khiến cho con người ta ngà ngà say khi uống vừa đủ và say khướt khi quá chén với thân hữu: Rượu ngon vì bởi men nồng Vợ mà biết ở ắt chồng phải theo. Cái men đó tinh túy đến độ phải cất giữ kĩ thì sẽ bền vững với thời gian: Rượu ngon chắt để bàn thờ Ba bốn năm không lạt, sao giờ lạt đi? Cái men cay nồng của rượu khiến người ta say, nó như hút, như kéo người uống, người thưởng thức rượu lại gần hơn với bầu rượu, hay nói cách khác là gần hơn với sự say sưa. Chất men ấy như thứ hấp lực, nó thách thức mọi vật chứa: Rượu ngon bất luận be sành, Áo rách khéo vá hơn lành vụng may. Một thức rượu ngon không phụ thuộc vào việc nó được chứa đựng trong môi trường nào. Vì đơn giản bản thân nó đã ngon thì dù có đựng trong be sành thì nó vẫn không thay mùi đổi vị. Điều này có nghĩa là, thưởng thức rượu là thưởng mùi vị chứ không phải là để ngắm nghía cái sự vật chứa rượu nó đẹp ra sao. Rượu không chỉ là ngón thưởng thức trứ danh của mặc khách tao nhân khiến các vị này say sưa và làm ra những vần thơ say xuất thần mà nó cũng còn là một thứ nhắm nháp của hạng tửu nang phạn đại. Có thể thấy họ say rất nhiều,
  • 22. 15 say vì sự cộng hưởng của rượu và người đẹp mà chúng tôi gọi đó là cái say gắn với sự lạc thú. Sự say sưa đó được tác giả dân gian khắc họa: Còn trời, còn nước, còn non, Còn cô bán rượu, anh còn say sưa. hay: Con tằm bối rối vì tơ; Anh say sưa vì rượu, em ngẩn ngơ vì tình. Cái say gắn với rượu là cái say của lí tính (cái say mang tính chất vật lí, đời thường) nhưng cái say gắn với cái đẹp là cái say của cảm giác. Cái say lí tính cộng hưởng với cái say của cảm giác như sợi dây gắn chặt tình duyên giữa các cặp nam nữ dân gian. Họ mượn cái say để bộc bạch nỗi lòng của mình với đối phương. Và điều đó càng chứng minh rằng, rượu là chất xúc tác khiến con người mạnh dạn hơn trong việc bày tỏ cảm xúc của chính mình. Và lời nói của kẻ say rượu thì không đáng trách! Những lời nói say sưa vì rượu hay vì “cô bán rượu” đã khiến chàng trai say? Dù pha một chút bông đùa trong câu “còn cô bán rượu anh còn say sưa” nhưng ta vẫn thấy một sự thực rằng anh chàng này hiển nhiên có say vì rượu nhưng cũng say một phần vì “cô bán rượu” (có thể là sắc đẹp hoặc tính nết). Hay đây, cái say ngấm, say ngầm của rượu cũng được ví von với vẻ đức hạnh của nữ giới trong việc chinh phục và giữ người đàn ông của đời mình: Rượu sen càng nhắp càng say, Càng yêu vì nết, càng say vì tình Đầy vơi chúc một chén quỳnh Vì duyên nên uống, vì tình nên say...
  • 23. 16 Câu ca dao trên đã cho so sánh rượu với phụ nữ, tác giả dân gian đã rất tinh tế khi chỉ ra được nét tương đồng ấy. Và điều đó cho ta thấy rằng, trong ca dao, lối nói so sánh điểm gây say giống nhau giữa rượu và người phụ nữ là điều rất phổ biến. Có thể nêu ra một số câu tương tự như: Rượu ngon chưa uống đã say, Lựu, lan chưa bẻ đã bay mùi nồng. hay: Đèo bồng mang tiếng thị phi Bầu không có rượu lấy gì mà say? Cái say như đã nói, nó gắn liền với văn hóa và khi đã nhắc đến văn hóa thì không thể nào không nhắc đến những ngày lễ. Có lẽ tác giả dân gian thường uống rượu và say nhiều trong những dịp lễ như thế. Ca dao đã ghi lại không ít những cảnh tác giả dân gian thưởng thức rượu, chúc tụng nhau trong những này lễ tết truyền thống của dân tộc hay nghi lễ mà ca dao thường nêu hơn cả là cưới hỏi. Rượu lúc này như một bảo chứng cho tình yêu và lời thề gắn kết trăm năm. Rượu (cùng với cau trầu) là lễ vật bắt buộc khi cưới hỏi. Thử đọc lời đối đáp sau của một đôi trai gái: Anh có thương em thì lo một buồng cau cho tốt, một hũ rượu cho đầy, Đặt lên bàn thượng, hạ xuống bàn xây, Chàng đứng đó, thiếp đứng đây, Lẽ mô thầy với mẹ lại không kết nghĩa sum vầy cho con? Hay: Tay anh ôm hũ rượu, buồng cau,
  • 24. 17 Đi ngả đường sau, thầy mẹ chê khó, đi ngả cửa ngõ, chú bác chê nghèo, Nhắm chừng duyên nợ cheo leo, Sóng to, thuyền nặng không biết chống chèo có đặng (được) không. Cô gái tưởng tượng nên một viễn cảnh êm thấm, thuận chiều, trong lúc chàng trai tỏ ra thực tế hơn trước trở lực, do cái nghèo tạo ra. Giả như cô gái thơ ngây và có tình cảm trong sáng kia thuyết phục được bố mẹ mình chấp thuận cuộc hôn nhân do cô chủ động, thì việc tiếp theo sẽ là: Rượu lưu li chân quỳ tay rót, Cha mẹ uống rồi dời gót theo anh. Đôi vợ chồng mới, hoặc trai gái đã đính hôn, cũng dùng miếng trầu, chén rượu khi trao lời hẹn ước thủy chung: Ăn một miếng trầu, năm ba lời dặn, Uống một chén rượu, năm bảy lời giao, Anh chớ nghe ai sóng bể ba đào, Em đây giữ niềm tiết hạnh, anh chớ lãng xao em buồn. Việc uống rượu quá đà, đắm chìm và tự hoại mình thành ma men trong bể rượu là điều không thể chấp nhận được. Việc say sưa tối ngày là điều xấu. Chính vì lẽ đó mà để răn dạy con cháu đời sau, cũng như khuyên nhủ lớp người cùng thời hãy cai rượu mà tác giả dân gian đã cho ra đời những câu ca dao mang tính chất châm biếm, giễu cợt những kẻ nghiện rượu, họ tỏ ra chán ngán và sợ cảnh suốt ngày phải thấy những con ma men vất vưởng, tay cầm chai rượu lè nhè: Ở đời chẳng biết sợ ai, Sợ thằng say rượu nói dai tối ngày.
  • 25. 18 Và không mấy ai tin lời người say, cho dù có nói hay như thế này: Say thời, say ngải say tình, Say chi chén rượu mà mình nói say! Hay đây, cái cảnh người phụ nữ lấy phải một người chồng nát rượu, suốt ngày chỉ biết “Đem tiền mau lấy cái say”: Con thì đói khóc như ri, Chồng thì uống rượu li bì ngày đêm Đem tiền mau lấy cái say, Hơi men giở giọng bầy nhầy bên tai. … Và đây nữa, say sưa đến độ quên đi công việc đồng áng, quả là đáng trách: Anh ơi uống rượu thì say Bỏ ruộng ai cày, bỏ giống ai gieo Cũng vì say sưa mà những nhân vật trong các bài ca dao quên đi bổn phận, trách nhiệm của mình với xã hội thì lấy đâu ra sự đầy đủ, ấm no cho gia đình của họ. Và ta lại có câu ca dao sau để thấy được cái say sưa triền miên, tối ngày đích thị là một thói xấu, nó làm băng hoại đi những điều vốn dĩ tốt đẹp, nó làm cho nhiều cảnh nhà rơi vào bế tắc, khổ sở và bất hạnh; khiến họ mãi không thể trở nên khấm khá: Giàu đâu đến kẻ ngủ trưa Sang đâu đến kẻ say sưa rượu chè
  • 26. 19 Những bài ca dao về cái say trong kho tàng ca dao – dân ca Việt Nam mà chúng tôi tiếp cận được, tuy không quá nhiều nhưng cũng đủ để cho thấy rằng mức độ nhận thức về cái say và rượu của tác giả dân gian rất tiến bộ. Họ coi trọng rượu như một vốn văn hóa tinh thần và xem cái say như một thú vui thanh nhã. Nhưng họ rất chừng mực trong việc sử dụng rượu và lên án, phê phán những con người say sưa, nát rượu; vì sự ham mê, đắm chìm trong lạc thú với rượu mà bỏ bê trách nhiệm của mình với gia đình, với xã hội. 1.1.3.2. Cái say trong thơ ca trung đại Thi nhân thời trung đại cũng đã cho thấy cái say và hình ảnh rượu không ít trong thơ mình. Cái say trong thơ ca trung đại qua nữ sĩ Hồ Xuân Hương; hay các nhà thơ nam có tầm cỡ như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến… rất đa chiều và nhiều sắc thái. Niềm say sưa thể chất khi uống rượu là điều tất yếu nhưng ở những thi nhân này, ta còn thấy họ mượn rượu, mượn niềm say sưa về thể chất để đạt đến niềm say sưa tinh thần. Chính niềm say sưa ấy đã thôi thúc họ viết ra những vần thơ tuyệt hay về cái say. Họ coi cái say như một phương tiện để bộc bạch những tâm trạng còn lẫn khuất trong lòng của mình. Cầm, kì, thi, tửu là những thú vui thanh tao, lành mạnh để di dưỡng tinh thần của các nhà Nho. Trong các sáng tác của Nguyễn Công Trứ ta thấy, uống rượu và say sưa là cái thú thứ tư trong bốn thú “cầm, kì, thi, tửu” của nhà thơ. Rất nhiều bài thơ có nhắc đến những thú này. Rượu và cái say được thi nhân xem như như một thú hành lạc và nó “không phải là thú chơi đại chúng vì thuộc về phạm trù tài năng và nghệ thuật, không phải ai cũng biết chơi và biết thưởng thức, không phải lĩnh vực của bọn phàm phu tục tử. Đó là nghệ thuật của những con người siêu việt, đi tìm những tri kỉ, tri âm siêu việt khác.” [14; 369]. Nguyễn Công
  • 27. 20 Trứ vô cùng đắc ý với cảnh thơ túi rượu bầu. Ông xem nó như một cảnh tượng nên thơ, mặc sức mà hoan hỉ. Ông ca tụng: Thi, tửu, cầm, kỳ khách, Phong, vân, tuyết, nguyệt thiên. … Thơ một túi gieo vần Đỗ Lý, Rượu lưng bầu rót chén Lưu Linh. (Cầm kỳ thi tửu) Hoặc: Giắt lỏng giang san vào nửa túi, Rót nghiêng phong nguyệt cạn lưng bầu. (Hành tàng) Ông uống đến say lúy túy “mặc người chê mặc kẻ khen” khi say thì “đánh vật long thần mấy cánh tay”: Trót đà khuya sớm với ma men, Mặc mặc người chê mặc kẻ khen. Ngó lại hàng rào hương cúc trộn, Trông ra cửa số bóng trăng chen. (Uống rượu tự vịnh) Say hoa đắm nguyệt cũng là một dạng say. Nguyễn Công Trứ của trước kia là một con người mang nặng tư tưởng Nho giáo, ông tỏ ra rất khắc khe với những
  • 28. 21 người phụ nữ xấu số trong xã hội. Ông đã từng lên án Thúy Kiều của Nguyễn Du: “Đoạn trường cho đáng kiếp tà dâm?”. Hay phê phán cái chết của người thiếu phụ Nam Xương: “Dẫu tình ngay song lí cũng là gian”. Nhưng ta cũng không thể ngờ rằng, có một ngày ông Hi Văn tài bộ của chúng ta mang lòng mối tương tư, nhớ nhung một người phụ nữ và đã phải mượn rượu để nguôi sầu nhớ: Tương tư không biết cái làm sao, Muốn vẽ mà chơi, vẽ được nào. Khi đứng, khi ngồi, khi nói chuyện, Lúc say, lúc tỉnh, lúc chiêm bao. (Tương tư) Cái say của vị tướng quân họ Nguyễn không hẳn là cái say của một kẻ uống rượu nhưng nó lại là lòng say hoa đắm nguyệt, một thứ say của lạc thú. Cái đa tình của Nguyễn Công Trứ là đam mê sắc đẹp, và cũng có thể là đa mang, đèo bòng. Do vậy, thi nhân dễ bị lôi cuốn vì sắc đẹp và người tài sắc. Ông cũng chẳng ngại khi nói lên cái quyến rũ của người phụ nữ: Khách thập thúy say màu hoa diễm, Đối mặt hoa mà cầm, mà kì, mà tửu, mà thi. (Yêu hoa) Đồng hương với Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Du trong kiệt tác Truyện Kiều của mình cũng cho thấy được cái thú uống rượu và say là một thú vui tao nhã không những là của bậc nam nhi đại trượng phu mà cả những phận “nữ nhi thường tình” cũng nhắm nháp như một thú vui thanh nhã: Mảng vui rượu sớm cờ trưa,
  • 29. 22 Đào đà phai thắm, sen vừa nảy xanh. Nguyễn Du khao khát được hưởng thụ cuộc sống, những khao khát rất con người, bởi nó là những khao khát bình dị, chính đáng: Đó là một lần say sưa với be rượu và hai quả cam (Xuân nhật ngẫu hứng): Lân ông bôn tẩu thôn thiền miếu, Đấu tửu song cam tuý bất hồi. (Xuân nhật ngẫu hứng – Nguyễn Du) Dịch: Có ông già hàng xóm, tay cầm nậm rượu và hai quả cam đi về phía miếu đầu thôn, Chắc là đang say, không thấy trở về. Hoặc được thưởng thức món thịt ngon, rượu quí (Hành lạc từ I): Hữu khuyển thả tu sát, Hữu tửu thả tu khuynh. Nhãn tiền đắc táng dĩ nan nhận, Hà sự mang mang thân hậu danh? (Hành lạc từ 1 – Nguyễn Du) Dịch: Có chó cứ ăn thịt, Có rượu cứ uống cho hết. Chuyện trước mắt hay dở đã không biết,
  • 30. 23 Cần gì lo cái danh xa xôi sau khi chết! Trong văn học trung đại Việt Nam, rượu và say còn là một thú vui đối với những nhà Nho ẩn dật. Xa lánh chốn quan trường về ở ẩn tại Côn Sơn, Nguyễn Trãi không khỏi thấy mình cô đơn. Chưa bao giờ nhà thơ thấm lạnh một nỗi cô đơn tê tái trong những đêm dài trên núi Côn Sơn như bây giờ. Tuy nhiên trong hoàn cảnh ấy, Ức Trai vẫn thấy cuộc sống của mình không kém phần thi vị: Rượu đối cầm đâm thơ một thủ Ta cùng bóng liễn nguyệt ba người (Tự thán bài 6 – Nguyễn Trãi) Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, trong cuộc sống thanh nhàn của mình có những thú vui hết sức dân dã, bình dị. Việc chọn cái nhàn để trở về với thú điền viên của trạng Trình không phải nhằm mục đích trốn tránh vất vả, cực nhọc về thể chất, quay lưng với xã hội, chỉ lo cho cuộc sống nhàn tản của bản thân mà ông cho rằng sống nhàn là xa lánh nơi quyền quý, danh lợi mà ông gọi là chốn lao xao. Nhàn là sống hoà hợp với tự nhiên, về với tự nhiên để tu tâm dưỡng tính. Cuộc sống nhàn ấy với một nhà nho không chỉ hòa hợp với thiên nhiên mà còn phải có cả rượu: Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống, Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao. (Nhàn) Cái sự “uống” kia như vẽ lên một hình ảnh nhà nho già tay cầm ly rượu mà đưa lên môi nhắm nháp trong miệng cái nồng nàn hơi men của rượu. Cái men rượu kia đã làm nhà thơ say? Cái say ngà ngà của men rượu như giúp cho nhà thơ nhìn cuộc đời nhẹ nhàng, bình thản hơn.
  • 31. 24 Cũng với một thái độ “lánh đục”, “thoát tục”, muốn tìm một cuộc sống nhàn như bao người bình thường về già, cách trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm gần ba trăm năm sau có một nhà thơ cũng chọn cách tìm về chốn ruộng vườn, nơi hòa hợp giữa con người với thiên nhiên để sống một cuộc sống thanh nhàn, không vướng bận sự đời và bon chen vì hư danh, lợi lộc. Nguyễn Công Trứ đã nói lên được cái chí của mình khi về ở ẩn, nơi có ruộng nương, nhà thơ thích chí với những gì mình lựa chọn: Mãi thế rồi ta sẽ tính đây, Điền viên vui thú vẫn xưa nay. (Thú ruộng vườn) Tác giả nhận ra cái hay của việc đồng áng, với cái thú ruộng vườn. Và trong thú vui dân dã này cái ngón trứ danh không thể thiếu được với thi nhân đó là rượu. Đã là con người thì việc uống rượu phải say là chuyện hết sức bình thường: Giang hồ bạn lứa câu tan hợp, Tùng cúc anh em cuộc tỉnh say. (Thú ruộng vươn) Đây nữa, một ông Hi Văn khi đã rời cuộc bon chen với lợi danh hão huyền để trở thành một con người chẳng lụy phiền vì bất cứ ai, ung dung với một thái độ sống thanh thản: Chẳng lợi danh chi lại hóa hay, Chẳng ai phiền lụy chẳng ai rầy. (Thú ẩn dật)
  • 32. 25 Thi nhân trong cảnh ẩn dật, làm bạn với cảnh “thơ túi rượu bầu”, lâu dần cũng thành thú và khi “chẳng ai rầy”, thi nhân mặc sức mà uống, mặc sức say, say đi loạn choạng “chân cao thấp”, miễn mình thấy vui: Ngoài vòng cương tỏa chân cao thấp, Trong thú yên hà mặt tỉnh say. (Thú ẩn dật) Thi nhân xưa cũng mượn rượu để giải sầu, giải buồn. Khi thi nhân mang trong mình nhiều tâm sự, nỗi niềm thì rượu chính là một giải pháp tối ưu để tạm quên đi những nỗi buồn trước mắt. Say là để quên đi muộn sầu về số kiếp, thân phận của mình. Hồ Xuân Hương ý thức sự say của chính mình một cách rất đặc biệt. Nữ sĩ uống rượu, uống để quên đi thân phận của một người phụ nữ bé nhỏ, uống để quên đi cái kiếp bấp bênh, chông chênh trong tình duyên. Nhưng lạ thay! Càng uống thì lại càng tỉnh; càng uống, nữ sĩ lại thấy rõ hơn cảnh tuyết nguyệt hiện hữu mồn một; càng uống lại càng ý thức được số kiếp của mình: Chén rượu hương đưa say lại tỉnh Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn. (Tự tình – bài 2) Hồ Xuân Hương uống rượu, bà uống như để thoát khỏi cảnh thực tại, để nhẹ nhõm mà thoát khỏi bi kịch mang tên “kiếp hồng nhan”; uống để chìm vào cái nhẹ dịu của hương rượu và cái men nồng làm cho con người ta say. Nhưng bi kịch thì vẫn ở đó, càng uống lại càng buồn, thoát khỏi bi kịch này thì bà lại rơi vào một bi kịch khác, bi kịch “không thể say”. Chén rượu thơm nồng nhưng tửu tính của nó chẳng có một chút tác dụng gì đối với người phụ nữ mạnh mẽ kia. Câu thơ của Xuân
  • 33. 26 Hương nữ sĩ khiến ta nhớ đến hai câu thơ sau trong bài thơ Tuyên Châu Tạ Diễu lâu tiễn biệt hiệu thư thúc Vân của Lý Bạch: Trừu đao đoạn thủy, thủy cánh lưu Cử bôi tiêu sầu, sầu cánh sầu. Tạm dịch là: Rút dao chém nước, nước vẫn chảy Nâng chén tiêu sầu, sầu càng sầu. Lý Bạch cũng uống rượu để giải sầu và bi kịch của thi nhân nổi tiếng nước Trung Hoa đời Đường này cũng không khác gì bi kịch “không thể say” của Hồ Xuân Hương. Tuy nỗi sầu của hai thi sĩ có khác nhau nhưng cả hai càng uống thì càng tỉnh, càng uống càng buồn, không thể nào thoát ra khỏi được những bi kịch đời mình là điều không thể phủ nhận. Cao Bá Quát cũng là thi nhân mang rất nhiều nỗi sầu trong cuộc đời của mình. Có thể nói, Cao Bá Quát là một nhà thơ với cuộc đời truân chuyên, không được suôn sẻ mấy. Ông buồn, cái buồn của nhà thơ đứng trước thực tại, một thực tại buồn và cũng giống như phù du. Ông đã nhận ra cái vô thường của cuộc sống và nhạo với nó một tiếng “nực cười”. Và rồi nhà thơ cũng mượn đến men rượu để say, để quên đi cuộc đời phù du kia: Ba vạn sáu ngàn ngày là mấy? Cảnh phù du trông thấy cũng nực cười, Thôi công đâu chuốc lấy sự đời, Tiêu khiển một vài chung lếu láo. (Uống rượu tiêu sầu)
  • 34. 27 Cái say trong thi ca trung đại Việt Nam không chỉ dừng lại ở bấy nhiêu thi nhân, mà phải nói rằng, đây là những gương mặt tiêu biểu khi đưa cái say thành một phạm trù nghệ thuật, lấy cái say để tỏ tình, tỏ chí của chính mình. Xâu chuỗi tất cả những gì đã phân tích trên đây thì tựu trung ở họ, cái say như liều thuốc an thần giúp họ gửi vào đó những tâm sự, những ưu tư của mình, mượn rượu giải sầu và cái đích cuối cùng là để say, để quên đi cái thực tại nhố nhăng, một thực tại của những con người cá nhân trong một xã hội phi cá nhân; hơn hết nó chính là tiếng nói phản kháng xã hội một cách dứt khoát và mãnh liệt của những đại diện phát ngôn cho cả một thời đại này. 1.1.3.3. Cái say trong thơ ca hiện đại Không chỉ trong văn học dân gian hay văn học trung đại ta mới thấy được cái say; mà trong văn học hiện đại, cái say cũng có một chỗ đứng nhất định của nó trong các sáng tác của những nhà thơ tên tuổi như Tản Đà, Xuân Diệu, Vũ Hoàng Chương, Quách Tấn, Lưu Trọng Lư,… Tất thảy những sáng tác của những thi sĩ này đều tạo nên cho thi đàn văn học Việt Nam hiện đại một màu sắc riêng. Cái say trong thơ ca hiện đại, chúng tôi xin phép chỉ điểm qua một vài cái tên tiêu biểu của làng thơ và dừng lại ở giới mốc năm 1945. Sở dĩ như vậy vì những lẽ sau đây: Đầu tiên, ta thấy thế kỉ XX là thế kỉ chứng kiến sự “thay da đổi thịt” của một nền văn học về mặt thi pháp cũng như quan điểm nghệ thuật về con người. Khoảng thời gian từ 1900-1930 được xem như là giai đoạn chuyển giao quan trọng trong việc kế thừa những tinh hoa của nền văn học trung đại đi trước và cách tân nó thành những trào lưu, những khuynh hướng trong thời hiện đại ở giai đoạn sau đó, giai đoạn 1930-1945. Đặc biệt là thơ ca, trong giai đoạn 1932-1945 là thời kì đỉnh cao, đây là một giai đoạn phát triển vượt bậc, được ví như “mười mấy năm của ta bằng mấy trăm năm ở người”, với sự xuất hiện của phong trào Thơ Mới.
  • 35. 28 Thơ Mới ra đời như một sự vượt thoát khỏi những thi pháp trung đại đồng thời mở rộng và cởi trói về nội dung phản ánh như đề tài, chủ đề, khuynh hướng, tư tưởng, bên cạnh đó còn chịu ảnh hưởng của thơ ca Pháp. Cũng trong giai đoạn này, cái tôi trữ tình và kiểu nhà thơ lãng mạn đã xưng danh và biểu hiện mình một cách trực tiếp đầy tự tin qua đại từ “tôi” và tự ý thức mình dưới hình thức cởi mở những cảm giác trẻ trung, thành thực, tươi mới mang tính chất tự thú, tự ngắm và tự nghiệm. Cái say xuất hiện trong giai đoạn này là một tất yếu, chắc có lẽ bởi vì thời đại này buồn. Cái buồn của một đất nước bị nô lệ, tăm tối và làng thơ cũng buồn và cái sự ưu tư, bế tắc của những nhà thơ trước sự giao thoa mới – cũ đã tạo nên những vần thơ say để tìm quên. Họ lánh mình vào say để chối bỏ, thoát ly với thực tại, một thực tại mà “thơ Việt Nam buồn và nhất là xôn xao như vậy” [35; 57]. Cái say đã “nhập cuộc” để hòa cùng với cái xôn xao chung của nền thơ lúc bấy giờ một nhịp thở. Ở đó, có những cái tên hay những biệt hiệu đã trở thành cách ngôn, đại diện cho một số nhà thơ. Ví như Tản Đà được mệnh danh là “thi sĩ tửu đồ”, thậm chí báo Phong Hóa còn châm biếm Tản Đà, xem ông như một đại diện của sự say sưa. Hay khi nói đến Vũ Hoàng Chương, người ta nghĩ ngay đó là nhà thơ say. Ở giai đoạn từ 1945-1975, thơ ca phục vụ cho Cách mạng; thơ ca phải là những hồi kèn xung trận, cổ vũ cho hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc. Ta không thấy trong thơ ca thời này mang màu sắc u buồn, cô đơn mà ngược lại nó mang một màu sắc tươi vui, hừng hực khí thế đấu tranh giành lại độc lập. Thử hỏi rằng, trong một giai đoạn mà đất nước đang sục sôi, hăng hái đánh giặc mà những thanh âm của sự say sưa cất lên thì thật là lạc điệu. Và nếu có xuất hiện thì cũng nhanh chóng bị đào thải bởi những yếu tố mang tầm dân tộc và tính tương hợp của thời đại.
  • 36. 29 Cái say trong thơ ca hiện đại từ đầu thế kỉ XX đến những năm 1945 tập trung biểu hiện nỗi cô đơn, thất vọng của con người, của cái tôi cá nhân bơ vơ trước thực tại. Một sự ưu tư trước sự giao thời giữa cái mới và cái cũ. Chính vì thế những nhà thơ thời này thường có khuynh hướng ẩn mình trong rượu và trốn mình trong sự say sưa như một trong những cách chọn lựa cuộc sống. Các nhà thơ như Tản Đà, Lưu Trọng Lư, Vũ Hoàng Chương,… trong các tác phẩm nói về cái say của mình, đều mượn nó để nói lên sự buồn rầu, chán nản của thực tại. Nói đến Tản Đà là nói đến cái chán, chính cái chán chường với thời cuộc, với cuộc đời đã khiến ông phải gửi mình vào “khoái lạc” và Tản Đà tìm đến khoái lạc “như tìm một lối thoát chứ không phải vì thiếu “khoái lạc” rồi mới bi quan, chán đời.” [3; 272]. Và rồi cái “khoái lạc” mà Nguyễn Khắc Hiếu tìm thấy ấy chính là đắm mình với rượu, để mà say cho quên đi sự đời và nỗi buồn nhân thế cứ bám víu lấy nhà thơ: Cảnh đời gió gió mưa mưa Buồn trông ta phải say sưa đỡ buồn. Rượu say thơ lại khơi nguồn, Nên thơ rượu cũng thêm ngon giọng tình. Rượu thơ mình lại với mình, Khi say quên cả cái hình phù du. (Thơ rượu) Tản Đà đã nói về cái sáng nắng chiều mưa của cuộc đời, nhà thơ trông “cảnh đời gió gió mưa mưa” mà lòng sinh buồn. Cái thời nay thế này, mai thế khác, vật đổi sao dời quả là một cuộc đời không bình lặng, và có chăng nó dị thường và méo mó. Chính vì thế mà Tản Đà đã trút hết bầu tâm sự của mình vào từng ngụm rượu
  • 37. 30 để “say sưa cho đỡ buồn”. Và khi Tản Đà bắt đầu lúy túy thì cũng là lúc “thơ lại khơi nguồn”, chúng là cứu cánh giúp Tản Đà bấu víu vào để mà sống, mà nhại với đời một chữ “ngông”. Hay Vũ Hoàng Chương là một nhà thơ chung tình, suốt một đời chỉ sống với thơ, rượu, bàn đèn và tình yêu ban đầu. Cuộc tình ấy không bao giờ thành, dù ông đã chờ đợi, ước mơ... với bao nhiêu năm tháng mỏi mòn trong men say và nghiện ngập. Ðã có lúc ông tìm quên trong những quán rượu, uống say, nhảy múa với những vũ nữ, lảo đảo quay cuồng theo điệu nhạc... vừa cảm cảnh thân phận nhạt nhòa hương phấn của người, vừa đau xót cuộc tình không phai mà không thành của mình: Hãy buông lại gần đây làn tóc rối, Sát gần đây, gần nữa, cặp môi điên, Rồi em sẽ dìu anh trên cánh khói, Đưa hồn say về tận cuối trời Quên. [35; 349] Dù nhảy nhót, uống say thâu đêm suốt sáng, cả một “thành sầu” như tảng núi, vẫn kiên cố nằm ì trong lòng, chẳng làm sao phá vỡ đi được. Niềm đau, nỗi sầu vẫn còn đó. Ông nói với người vũ nữ, mà cũng là nói với ông: sầu này không thể nào phai đi được: Đất trời nghiêng ngửa, Mà trước mắt thành Sầu chưa sụp đổ Đất trời nghiêng ngửa, Thành Sầu không sụp đổ, em ơi! [35; 348]
  • 38. 31 Cái say làm cho nhà thơ nghiêng ngửa, dù say nghiêng say ngửa như thế nhưng Vũ Hoàng Chương vẫn không thể nào thoát ra được cái cảnh sầu muộn do mối tình đầu gieo nên. Với “Thành sầu không sụp đổ”, Vũ Hoàng Chương đã cho ta thấy được sự buồn rầu chán nản của mình trước thực tại, dù uống rượu nhưng vẫn không thể nào say được. Lưu Trọng Lư - con người “ưa sống trong cuộc đời nhiều hơn sách vở” [35; 41] cũng say. Cái say của một con người phiêu lưu trong trường tình, của một kiếp giang hồ. “Từ những kỷ niệm tươi sáng về người mẹ đã khuất, cho đến bao nhiêu buồn thương, bao nhiêu chán nản, bao nhiêu đau khổ vì tình yêu, cả cái cảnh đời giá lạnh của đôi vợ chồng lúc “tình đà xế bóng”, cùng cái thú ngây ngất của cuộc đời “giang hồ”, Lư đều kể cho ta nghe một cách rất cảm động” [35; 280]: Mời anh cạn hết chén này, Trăng vàng ở cuối non tây ngậm buồn. Tiếng gà đã rộn trong thôn, Nửa đời phiêu lãng chỉ còn đêm nay. Để lòng với rượu cùng say Chừ đây lời nói chua cay lạ thường … Sá gì hớp rượu, bận lòng. Đợi gì môi nhấp rượu nồng mới say? … (Giang hồ)
  • 39. 32 Hay đây, cái buồn của người tài tử sắp phải xa giai nhân khi một mùa đông thương nhớ đi qua. Vẫn còn đó những kỉ niệm, vẫn còn đó dáng hình mà người em gái “trong song cửa” và chàng tài tử “đứng dựa tường” nhưng khoảng cách dần kéo hai người về hai đối cực xa nhau hơn. Người tài tử nhẹ nhàng luyến tiếc, luyến tiếc những thứ ở gần trước mắt nhưng lại xa cách tận chân trời. Cách xa ấy không phải là khoảng cách địa lí, cũng không phải về thời gian mà nó là sự xa cách của “nỗi nhớ”: Ai bảo em là giai nhân Cho đời anh đau khổ? Ai bảo em ngồi bên cửa sổ Cho vướng víu nợ thi nhân? (Một mùa đông) Nỗi buồn càng dâng sâu trong phút giây tiễn biệt. Lưu Trọng Lư lại mượn đến rượu nhưng lần này, thi nhân không say mà là người giai nhân “đùa nô uống rượu say”, cái nô đùa ấy, vô tình như hớp hồn thi nhân bởi đôi môi, đôi má và cả đôi mắt “say màu sán lạn” cũng chìm vào trong tim thi nhân như một thứ hấp lực diệu kì. Tuy không uống rượu nhưng thi nhân cũng say, cái say đắm, say tình do “men” của người giai nhân kia vương lên. Cái tình kia đã vương vào lòng Lưu Trọng Lư để rồi “lòng buồn, buồn mãi không thôi”. Qua đây, ta thấy tuy gặp nhau, nhớ nhau và đúng người nhưng không đúng thời điểm thì kết cục hai con người cũng chỉ như “chiếc sao băng băng mãi”, “Để lòng buồn, buồn mãi không thôi”. Vậy đấy, một mối tình đẹp nhưng kết lại chỉ bằng một nỗi buồn của sự dang dở lứa đôi. Cái say còn là một phương tiện để nhà thơ giải khuây, Vũ Hoàng Chương mượn rượu giải khuây, để tìm quên:
  • 40. 33 Say đi em! Say đi em! Say cho lơi lả ánh đèn, Cho cung bực ngả nghiêng, điên rồ xác thịt. Rượu, rượu nữa, và quên, quên hết! Ta say quá rồi! Sắc ngã màu trôi… Gian phòng không đứng vững, Có ai ghi hư ảnh sát kề môi? (Say đi em) Cái say đã ngấm vào người, ngoại cảnh cũng trở nên khác thường: “lơi lả ánh đèn”, “gian phòng không đứng vững”,… . Nhưng càng uống thì càng không thể say, càng uống thì càng tỉnh bởi cái nỗi buồn trong lòng nhà thơ quá lớn và rượu là chưa đủ với một thi nhân đang sầu vì “một điều gì đó khó nói” ngay lúc này. Ta có một Tản Đà sòng phẳng, hết mình với mọi cuộc chơi, nhà thơ không giới hạn mình trong bất kì một sự gò bó, khuôn thước nào cả, kể cả với rượu, Tản Đà cũng không lùi bước bao giờ: Say sưa nghĩ cũng hư đời, Hư thời hư vậy say thời cứ say. Đất say đất cũng lăn quay, Trời say mặt cũng đỏ gay ai cười. (Lại say)
  • 41. 34 Không còn là những biểu hiện của cái say thông thường như say đi lúy túy, lảo đảo, miệng nói lè nhè mà thay vào đó đã say thì phải say cho ra một hồn say rượu trứ danh, say phải “lăn quay”, “mặt đỏ gay” mới chịu. Tản Đà bất chấp việc mình “hư đời” khi tiếp xúc với rượu thường xuyên, cái bông đùa của nhà thơ “hư thời hư vậy say thời cứ say” có ý phớt lờ, không để tâm đến chuyện ngày mai. Bởi cái say sẽ giúp ông trong một lúc nào đó quên đi cái buồn của thực tại. Chưa dừng lại ở đó, Tản Đà còn ham chơi đến độ cho rằng cái kiếp say sưa cũng đã có số, trời đã định ai say thì người đó phải tuân theo và một trong số đó có Tản Đà: Kiếp say sưa đã chấm sổ thiên đình, Càng đắm sắc mê thinh càng mải miết. Say lắm vẻ: say mệt, say mê, say nhừ, say tít, Trong làng say ai biết nhất ai say? (Say) Tản Đà đã sống trọn vẹn với cái say của chính mình. Xin trích ra đây một đoạn để thấy được Tản Đà tuy uống rượu đó nhưng không hề say, ngược lại rất tỉnh và cái say của thi nhân được xem như là một cái say lừng lẫy nhất trong văn chương Việt Nam: “Tản Đà đã say, đã uống sống vẹn trong cái say của mình, cái say ngạo mạn và thách thức. Tản Đà say rượu? Không. Rượu chẳng qua là một cái cớ. Một cái cớ giúp cho Tản Đà được vùng vẫy trong cuộc chơi rộng lớn kia. Rượu là một trò chơi. Say là một cách chơi. Rượu thể hiện một tiếng nói. Và say cũng là một cách nhìn ngắm cuộc đời… Cái say của Tản Đà, một trong những cái say lừng lẫy nhất trong văn chương Việt Nam, đó chỉ là một trong bao nhiêu hình thức chơi độc đáo của Tản Đà.” [3; 306]
  • 42. 35 Tản Đà, Vũ Hoàng Chương và Lưu Trọng Lư đều say, cả ba cái say của ba thi nhân đều rất đặc trưng và cũng rất Việt Nam. Nếu cái say của Tản Đà là cái say của một con người rong chơi và chán nản với thế thời, thì cái say của Vũ Hoàng Chương hay Lưu Trọng Lư “mới hơn. Cái chán nản cũng thế... Say mà không điên và cái chán nản, dầu có cái vị Baudelaire, vẫn nhẹ nhàng khoáng đãng không nặng nề u ám như cái chán nản của Baudelaire.” [35; 42]. Nhưng ba thi nhân tiêu biểu trên đây cũng đã mang đến cho thơ ca Việt Nam hiện đại một nét mới, một sự trải nghiệm, một chất liệu hay một nhạc cụ phối hòa mới cho tiếng nói đa thanh của cả một nền văn học. Có thể nói, văn học Việt Nam thời Thơ Mới (1932 – 1945), giống như một bản giao hưởng hợp xướng và ở đó tuy mỗi người mỗi sắc thái, mỗi vị trí đứng khác nhau trên thi đàn nhưng nó là những thanh âm quyện hòa, không chênh không phô, vừa đủ để tạo nên một bản giao hưởng hướng đến đại chúng. 1.2. Cơ sở hình thành cái say trong thơ Nguyễn Khuyến Cái say trong thơ Nguyễn Khuyến có lẽ bắt nguồn từ chính thời đại mà nhà thơ sống. Nguyễn Khuyến lớn lên và làm thơ ở cuối thế kỉ XIX đến tận những năm đầu thế kỉ XX. Nguyễn Khuyến sinh ra và trưởng thành trong hoàn cảnh đất nước rối ren, thăng trầm và ly loạn. Ông là đại diện cho một thế hệ nhà thơ cận đại chứng kiến biết bao nỗi vinh nhục, bi thương của lịch sử dân tộc. Ông tận mắt chứng kiến sự thất bại của triều đình nhà Nguyễn trong việc đánh đuổi thực dân Pháp ra khỏi bờ ải nước ta; ông còn chứng kiến nhiều cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân cho nước nhưng đành phải ngậm ngùi thất bại vì sự hèn yếu và nhu nhược của triều đình. Hơn ai hết, Nguyễn Khuyến cũng đã nhìn thấy trước mắt mình sự sụp đổ, đau xót cho một hệ tư tưởng lỗi thời, cũng như sự bất lực đến hài hước của một loại hình trí thức đại diện cho hệ tư tưởng ấy trước thực tế lịch sử. Trong một hoàn cảnh đất nước như thế, tầng lớp trí thức – những con người
  • 43. 36 đã được tôi luyện từ chính nền giáo dục của xã hội phong kiến ai mà chẳng đau lòng. Và Nguyễn Khuyến không phải là một ngoại lệ. Chính lúc này đây, những vần thơ say bắt đầu xuất hiện trong các sáng tác của cụ Tam nguyên như một liều thuốc chữa trị cho căn bệnh “buồn đau” trước hoàn cảnh đất nước và thời đại mà tác giả sống. Cái say trong thơ Nguyễn Khuyến được xuất phát từ chính bản thân của nhà thơ. Đặc điểm của những nhà Nho xưa quay quanh bốn thú cầm, kì, thi, tửu và Nguyễn Khuyến cũng vậy. Nguyễn Khuyến uống rượu như một thú vui thanh nhã để di dưỡng tinh thần và tâm hồn mình. Đặc biệt, những vần thơ say được nhà thơ làm hầu hết khi trong người đã chếnh choáng hơi men của rượu. Những vần thơ say mà Nguyễn Khuyến sáng tác, được thi nhân viết ở những thời điểm khác nhau, những cảm xúc không giống nhau nhưng tựu trung là xoay quanh chuyện rượu và say. Có thể nói, rượu và say như một phẩm vật của tạo hóa dành tặng cho con người mà đặc biệt là các thi nhân trong đó có Nguyễn Khuyến. Chính nhờ nó mà Nguyễn Khuyến như sáng tác khỏe hơn, dày dặn hơn và thơ ông có nhiều màu sắc, đa chiều biểu trưng cho một tâm hồn với cái thú rượu và say hết sức tao nhã ấy: Bành Trạch cầm xoang ngâm trước ghế, Ôn Công rượu nhạt chuốc chiều xuân. (Trở về vườn cũ) Rượu như chúng ta đã được tìm hiểu ở trên, nó chính là sợi dây liên kết với văn hóa và tinh thần của con người. Trong thơ Nguyễn Khuyến, ta còn thấy rượu như một nét văn hóa của một nền văn hiến lâu đời. Rượu và say đã trở thành thứ không thể thiếu trong văn hóa con người Việt Nam và Nguyễn Khuyến trong cảnh nếm rượu Tường đình tại cuộc thi thơ nơi chợ Đồng cũng thưởng rượu như một
  • 44. 37 vốn văn hóa của làng xã bấy giờ. “Sau cuộc thi thơ, các vị trúng giải, được mời đến lĩnh thưởng và dự cuộc nếm rượu của các vị Bô lão trong làng, để kén rượu ngon, dùng vào việc tế lễ, trong buổi đầu năm.” [31, 119]. Chưa hết, Nguyễn Khuyến ngoài xem rượu và say như một vốn văn hóa của người Việt thì trong thơ ông nó còn được dùng với một nghĩa là để giao tiếp, nhâm nhi với bạn bè, bằng hữu: Chén chú, chén anh, chén tôi, chén bác, Cuộc tỉnh say, say tỉnh một vài câu. (Ông phỗng đá) Hay đây cảnh cụ Tam nguyên với bác Dương Khuê uống rượu trong mùa xuân mà khi bác Dương “đi rồi”, Nguyễn Khuyễn mới đau xót nhớ lại: Cũng có lúc rượu ngon cùng nhắp Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân. (Khóc Dương Khuê) Những cuộc hội ngộ, những cuộc gặp mặt, cái món không thể thiếu là trà và rượu. Và rượu chính là thứ quan trọng nhất trên bàn nhậu để những con người tương tri, tương thức lẫn nhau có thể đàm đạo. Họ có thể nói chuyện với nhau cả ngày nếu như có rượu. Và Nguyễn Khuyến đã dùng rượu như một thứ tiếp đãi bạn hiền trong giao tiếp, giúp cho những câu chuyện thêm phần hứng thú hơn và nồng hậu hơn bởi có cái men say của rượu là sợi dây gắn kết những trái tim đồng điệu. Nguyễn Khuyến là một nhà thơ mang nhiều tâm sự, đó là những tâm sự về gia đình, thời thế và cả những tâm sự yêu nước thầm kín của thi nhân từ trước đến nay. Nguyễn Khuyến cũng đã mượn rượu và hướng đến cái say để bộc lộ những tâm sự này. Xuân nhật thị chư nhi, Lão Thái, Thu ẩm, Ông phỗng đá, Lụt hỏi thăm
  • 45. 38 bạn,… và còn nhiều nữa những vần thơ rượu với những tâm sự được bộc bạch rõ nét nhất trên những trang thơ của thi nhân. Từ đây ta thấy tấm lòng của thi nhân với một trái tim ấm nóng, những tâm sự của Nguyễn Khuyến qua cái say như một sự vạch mặt cái khốn cùng của xã hội, của tầng lớp “trong trướng” đã khiến cho nhân dân lầm than, cực khổ. Và hơn hết nhờ rượu và say mà Nguyễn Khuyến mới được nói cho kì hết những tâm sự mà khi tỉnh táo nó đè nặng thi nhân như một khối đá khổng lồ. Nguyễn Khuyến trên con đường tìm đến với rượu và cái say để tâm sự lòng mình trong những trang thơ, tác giả như thâu âm lại tiếng oằn mình và cả sự rên xiết của dân tộc đang bị kìm hãm đến bức bí, cùng đường trong thiết chế của xã hội bấy giờ. 1.3. Khảo sát số lần xuất hiện yếu tố “say (túy) – rượu (tửu)” trong thơ Nguyễn Khuyến Con đường sưu tầm và nghiên cứu lại những tác phẩm của các nhà thơ chưa bao giờ là công việc dễ dàng và nó cần phải có một sự tỉ mẫn, dày công. Việc chọn những tuyển tập thơ văn Nguyễn Khuyến để làm khảo sát cho mục này, chúng tôi đã cân nhắc đến tính chính thống và độ dày của công trình ấy, để đưa ra được những số liệu chính xác nhất, giúp người đọc có cái nhìn khách quan hơn với đề tài Cái say trong thơ Nguyễn Khuyến. Tác phẩm của Nguyễn Khuyến như chúng ta đã biết gồm có hai phần là thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm, số bài thơ chữ Hán nhiều hơn thơ chữ Nôm. Trong phần thống kê và khảo sát này, chúng tôi xin dựa trên hai công trình có bề dày cũng như là có sự chính thống nhất từ trước đến nay, mà mỗi khi thực hiện về một đề tài nào đó về Nguyễn Khuyến người ta thường căn cứ trích dẫn: Đầu tiên là quyển Tuyển tập thơ chữ Hán Nguyễn Khuyến do Trần Văn Nhĩ (dịch thơ), Trần Đắc Trung (nhuận sắc) (2016); Nhà xuất bản Văn hóa - Văn nghệ. Đây là công trình có bề dày và tính chính xác cao. Sỡ dĩ nói như vậy, vì công trình
  • 46. 39 đã kế thừa những tuyển tập thơ văn xuất bản trước đó như Thơ văn Nguyễn Khuyến và Nguyễn Khuyến tác phẩm do ông Nguyễn Văn Huyền biên soạn (có thể xem ở phần Lời nói đầu của tuyển tập, trang 11). Công trình dày 823 trang với 357 bài thơ chữ Hán (kế thừa và sưu tầm thêm) và các phần phụ lục có giá trị khác. Người viết sẽ dựa vào quyển này để khảo sát số lần xuất hiện của yếu tố “say (túy) – rượu (tửu)” trong thơ Nguyễn Khuyến ở phần thơ chữ Hán. Công trình thứ hai, Nguyễn Khuyến tác phẩm do ông Nguyễn Văn Huyền biên soạn năm 1984 của nhà xuất bản Khoa học Hà Nội, tuyển tập này dày 651 trang. Trong đó, thơ chữ Nôm với 86 bài và thơ chữ Hán là 257 bài. Ngoài ra, tuyển tập cũng còn nhiều phụ lục có giá trị khác. Người viết sẽ dựa vào tuyển tập này để khảo sát số lần xuất hiện của yếu tố “say (túy) – rượu (tửu)” trong thơ chữ Nôm của Nguyễn Khuyến. 1.3.1. Trong thơ chữ Hán Thơ chữ Hán của Nguyễn Khuyến trong Tuyển tập thơ chữ Hán Nguyễn Khuyến (Trần Văn Nhĩ dịch thơ, Trần Đắc Trung nhuận sắc) gồm 357 bài thơ, trong đó có 84 bài thơ có biểu hiện của cái say. Ở 84 bài thơ này (chiếm 23.53% tổng số bài), có 16 bài không nhắc đến rượu và say (chiếm 19.05% trong tổng số 84 bài thơ say) nhưng nó vẫn mang dáng dấp của sự say sưa qua những từ đồng nghĩa với yếu tố “say (túy)”, “rượu (tửu)” ví dụ như từ “men”, “tửu bôi”,... Chúng tôi tạm gọi những bài ấy là các ngoài lệ. Bảng 1.3.1 dưới đây là khảo sát số lần xuất hiện yếu tố “say (túy)” hoặc “rượu (tửu)” qua 68 bài thơ có nhắc đến hai yếu tố ấy (không kể những bài thơ ngoại lệ): Yếu tố Số lần xuất hiện (lần) Tỉ lệ (%) Say (túy) 43 42.57%
  • 47. 40 Rượu (tửu) 58 57.43% Tổng số lần xuất hiện của hai yếu tố 101 100% Bảng 1.3.1. Số lần xuất hiện yếu tố “say (túy)” hoặc “rượu (tửu) qua 68 bài thơ có nhắc đến yếu tố “say (túy)” và “rượu (tửu)”. Dựa vào bảng trên, ta thấy được rằng, trong 68 bài được khảo sát thì yếu tố say xuất hiện 43 lần chiếm 42.57% và yếu tố rượu xuất hiện 58 lần, chiếm 57.43%, chênh lệch giữa hai yếu tố này là 14.86%. Cũng qua quá trình khảo sát, chúng tôi nhận thấy rằng, yếu tố say và rượu cũng còn xuất hiện trong cùng một bài. Cũng có khi chỉ có một yếu tố hoặc rượu hoặc say xuất hiện trong một bài nhưng với tần số xuất hiện dày đặc. Có thể kể ra đây một số bài như vậy, Bùi viên đối ẩm trích cú ca, yếu tố rượu được nhắc đến nhiều lần, cụ thể là đến ba lần và yếu tố say (túy) được nhắc đến 2 lần. Hay trong Túy ông ngâm có năm lần nhắc đến yếu tố say (túy). Cũng trong quá trình khảo sát những tác phẩm này, những dấu hiệu cơ bản để nhận ra chúng là trong một bài có ít nhất một lần nhắc đến yếu tố “say (túy)” hoặc “rượu (tửu)”. Ngoài ra, còn nhiều yếu tố khác để nhận diện những tác phẩm có nói đến cái say của Nguyễn Khuyến và một trong số đó là thi nhân dùng những từ đồng nghĩa với “say (túy)” hoặc “rượu (tửu)” như đã nói đến ở trên. 1.3.2. Trong thơ chữ Nôm Thơ chữ Nôm (86 bài) của Nguyễn Khuyến tuy không nhiều như thơ chữ Hán nhưng là niềm thôi thúc mãnh liệt cho các thế hệ sau ông gần một thế kỉ phải dày công nghiên cứu cái tứ mà cụ Tam nguyên Yên Đổ gửi trọn trong từng bài
  • 48. 41 thơ của mình. Nếu so với Nguyễn Trãi hay Nguyễn Bỉnh Khiêm thì số lượng thơ chữ Nôm ấy không phải là nhiều nhưng cũng không ít nếu so với Bà Huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương và Tú Xương. Thơ chữ Nôm của Nguyễn Khuyến mang dáng dấp của rất nhiều đề tài từ làng cảnh dân tình Việt Nam cho đến nhà thơ mang nhiều tâm sự. Chắc hẳn cái say trong thơ Nôm của cụ là một mảng mới mà người ta chỉ khơi, chứ chưa đi sâu vào để truy nguyên nguồn gốc của cái say ấy. Dựa vào tuyển tập của Nguyễn Văn Huyền biên soạn mang tên Nguyễn Khuyến tác phẩm, chúng tôi xin được đưa ra những con số cụ thể để thấy rượu và cái say không những có mặt trong thơ chữ Hán, mà nó còn có mặt ở mảng thơ chữ Nôm của. Theo Nguyễn Khuyến tác phẩm, số lượng tác phẩm chữ Nôm của Nguyễn Khuyến là 86 bài, bao gồm những bài nhà thơ tự dịch từ Hán ra Nôm như Khóc Dương Khuê (Vãn đồng niên Vân Đình Tiến sĩ Dương Thượng thư), Trở về vườn cũ (Bùi viên cựu trạch ca), Uống rượu ở vườn Bùi (Bùi viên đối ẩm trích cú ca),…Theo khảo sát của chúng tôi, trong tổng số 86 bài thì có 23 bài là có nhắc đến yếu tố rượu và say, chiếm khoảng 26.74%. Bảng 1.3.2 dưới đây là phần khảo sát về số lần xuất hiện yếu tố say và rượu trong thơ chữ Nôm của Nguyễn Khuyến: Yếu tố Số lần xuất hiện (lần) Tỉ lệ (%) Say (túy) 16 43.24% Rượu (tửu) 21 56.76% Tổng số lần xuất hiện của hai yếu tố 37 100%
  • 49. 42 Bảng 1.3.2. Số lần xuất hiện yếu tố say và rượu trong thơ chữ Nôm của Nguyễn Khuyến Dựa vào bảng khảo sát, ta thấy rằng tổng số lần xuất hiện của cả hai yếu tố rượu và say trong thơ chữ Nôm của Nguyễn Khuyến là 37 lần. Trong đó, số lần xuất hiện yếu tố say là 16 lần, chiếm 43.24% và của yếu tố rượu là 21 lần, chiếm 56.76%. Cũng giống như thơ chữ Hán, trong thơ chữ Nôm cũng có một số bài không nhắc đến yếu tố say và rượu nhưng chúng được nhận diện bởi một số dấu hiệu của việc uống rượu và say sưa nên chúng tôi vẫn xếp chúng vào nhóm những bài thơ có nói đến cái say của Nguyễn Khuyến. Trong nhóm này có ba bài (xem phần phụ lục), nhóm này chiếm 13.04% trên tổng số bài thơ có nhắc đến say và rượu. Chưa dừng lại ở đó, trong cùng một bài thơ nhưng tần số xuất hiện của yếu tố say và rượu khá nhiều. Cụ thể như trong bài Uống rượu ở vườn Bùi với sáu lần nhắc đến yếu tố say. Qua việc khảo sát về yếu tố say và rượu trong thơ Nguyễn Khuyến, đã giúp cho ta phần nào thấy rõ hơn được rượu có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc đời nhà thơ và cái say của rượu cũng là một trong những phương tiện ru hồn nhà thơ cùng với những vần thơ say mà cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị phổ quát của nó. Tiểu kết Qua việc tìm hiểu và phân tích những khái niệm sơ lược ban đầu về cái say và rượu, ta thấy rằng say và rượu gắn liền với văn hóa và tinh thần của con người. Trong kho tàng thơ ca Việt Nam, cái say đã “nhập cuộc” trong các sáng tác của các tác giả dân gian cho đến các thi nhân trung đại rồi các thi sĩ hiện đại, tất cả như một sự lấy đà để chuẩn bị cho bước nhảy vọt mới của thơ ca. Trong kho tàng văn học dân gian, tác giả say trong những dịp lễ lạt, trong sự lạc thú. Sẽ là tốt nếu ta say có chừng mực, nhưng nó sẽ là xấu nếu cái say ấy
  • 50. 43 quá đà, chìm đắm trong men rượu để rồi hão huyền, mộng tưởng những thứ tiêu cực khác. Giới tửu khách có câu: “Chẳng dám nói không với rượu là hư, nhưng chỉ biết nói không với rượu là hỏng; tất nhiên, chỉ biết nói ừ với rượu là hỏng bét”. Vì vậy, với một thái độ xem rượu như một vốn văn hóa tinh thần mà chừng mực với rượu thì tốt hơn việc dùng rượu mà phụ thuộc vào nó thì thật đáng trách! Các nhà thơ của văn học trung đại như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát cũng say. Những tượng đài thi ca bất tử này trong một phút giây nào đó cũng nhờ đến men rượu để bày tỏ nỗi lòng của mình. Khi mà ở đâu đó sự áp bức, bóc lột dâng cao thì ở đó thứ thơ-rượu và việc mượn sự say sưa cũng là một cách để bộc bạch tối đa tâm trạng của nhà thơ trước thời cuộc. Nhưng trong làng say ấy, ai biết ai say nhất, ai biết ai say nhưng rất tỉnh. Tuy say đó nhưng không say đâu, chỉ mượn cái say để mà tỉnh, để nói chuyện đời, chuyện người. Một trong số đó có Nguyễn Khuyến. Văn học hiện đại cũng có những cây đại thụ viết về đề tài say như Tản Đà, Vũ Hoàng Chương, Lưu Trọng Lư,… ba thi nhân này là tựu trung cho một cái say mang nét phá cách, cả ba mang hơi thở của rượu và cái say vào trong nhiều tác phẩm giá trị của mình, tạo nên một âm hưởng có độ vang xa trên thi đàn văn học thế kỉ XX. Trong chương này, còn là sự khảo sát về số lần xuất hiện của cái say và rượu trong thơ chữ Hán và chữ Nôm của nhà thơ Nguyễn Khuyến. Qua so sánh tương quan giữa số lần xuất hiện yếu tố say (túy) và rượu (tửu) trong thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm của cụ Yên Đổ, ta thấy được rằng tuy nhắc nhiều đến rượu nhưng Nguyễn Khuyến ít khi nào say, hoặc có chăng là mượn cái say để nói về những cái khác mang tầm rộng hơn. Có thể mượn câu sau của Bùi Thị Xuân trong bài luận Thêm một Túy ông để khẳng định cái say nhưng không say của một nhà thơ qua bao thăng trầm lận đận lại vẫn “trong giá trắng ngần”: “Nguyễn Khuyến
  • 51. 44 không say! Xưa nay ít người say tự nhận mình say, còn những người tự xưng là uống rượu, say rượu để mà nói chuyện đời, chuyện người thì tỉnh, tỉnh lắm…” [37; 279]. Tóm lại, qua những vấn đề chung trước khi bước vào những nội dung biểu hiện cái say trong thơ của Nguyễn Khuyến, bước đầu chúng ta đã có cái nhìn tiệm cận hơn về một quá trình mà rượu và cái say cũng là một đề tài mang tính bước ngoặt của lịch sử văn học dân tộc. Tưởng chừng như đây chỉ là một thú bình thường của những con người đời thường, nhưng không, thi nhân đã thi vị hóa nó để rượu và cái say đưa làn hơi của mình thành một thứ gia vị tinh khiết nhất cho tiến trình phát triển của lịch sử văn học dân tộc và Nguyễn Khuyến cũng không nằm ngoài tiến trình ấy.
  • 52. 45 Chương 2: Cái say trong thơ Nguyễn Khuyến nhìn từ phương diện nội dung 2.1. Cái say biểu hiện cho cuộc sống thanh nhã của nhà thơ Thơ túi rượu bầu luôn song hành cùng với thi nhân, đặc biệt Nguyễn Khuyến trong những sáng tác kể cả chữ Hán lẫn chữ Nôm đều có nhắc đến thú thơ rượu và mượn rượu để say. Trong thơ Nguyễn Khuyến cái say mang rất nhiều sự biểu hiện, một trong số đó cái say phải là biểu hiện tối cao cho cuộc sống thanh nhã của nhà thơ. Cái say – biểu hiện của cuộc sống thanh nhã, nó gắn liền với những vui thú trong cuộc sống của Nguyễn Khuyến hoặc chính là một trong những cái thú của thi nhân – thú tiêu khiển. Những vần thơ được Nguyễn Khuyến thổi vào đó hơi men cay nồng và đắng chát của rượu, cộng hưởng với cái say dặt dìu, thật thi vị biết bao. 2.1.1. Cái say – một trong những thú tiêu khiển của nhà Nho Hiếm thi nhân nào có thú vui lạ lẫm nhất làng say như nhà thơ Nguyễn Khuyến, xem rượu như thú tiêu khiển, để rồi từ từ men rượu ngấm vào người, những vần thơ say “chất lừ”, “ngất ngây” được vun vén, thai nghén để tạo nên một nét mới lạ và độc đáo. Như đã đề cập ở chương trước, trong xã hội phong kiến xưa, rượu luôn là thức uống và phương tiện dẫn đến sự say sưa của các “mặc khách tao nhân”. Bốn cái thú cầm, kỳ, thi, tửu hầu như đều là điểm chung của các thi nhân trung đại, Nguyễn Khuyến có thể nói là một trong số những thi nhân hội tụ đủ bốn thú kể trên mà đặc biệt là nhà thơ “cảm tình” với rượu, uống rượu để say và xem nó như một sự tiêu khiển nhẹ nhàng giúp tinh thần nhà thơ thoải mái hơn sau những áp lực của cuộc sống. Những bài thơ thể hiện sự tiêu khiển của Nguyễn Khuyến là tiền đề, gốc rễ vững chắc cho thi nhân để ông đạt đến niềm vui, sự hứng thú trong cuộc đời. Khoan hãy bàn đến những vấn đề mang tầm vĩ mô, mang xu hướng cộng đồng, nhân dân, những vấn đề mang tư tưởng sâu sắc trong thơ của Nguyễn
  • 53. 46 Khuyến như yêu nước, lo lắng cuộc sống cơ cực của người dân,… mà ta hãy nhìn Nguyễn Khuyến qua lăng kính của một con người đời thường, của một thi nhân cũng thích rượu và đắm hồn mình trong cái say. Thời gian của trời đất, của toàn cõi vũ trụ được vận hành theo quy luật: “xuân sinh – hạ trưởng – thu thu – đông tàn”. Có rất nhiều nhà thơ làm thơ về mùa thu, Nguyễn Du trong Truyện Kiều cũng nhắc đến mùa thu: Long lanh đáy nước in trời, Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng. Hay đây: Sen tàn cúc lại nở hoa, Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân. Lưu Trọng Lư cũng tả về cảnh thu, một mùa thu có lá vàng, có con nai vàng ngơ ngác như tâm hồn nhà thơ đồng điệu với thiên nhiên: Em không nghe rừng thu, Lá thu kêu xào xạc, Con nai vàng ngơ ngác Đạp trên lá vàng khô? (Tiếng thu) Và còn nhiều nữa, những con người đã thi vị hóa mùa thu, để nó có một vị trí đứng nhất định trên thi đàn. Nguyễn Khuyến – nhà thơ làng cảnh dân tình Việt Nam, làm sao có thể làm ngơ trước tâm hồn mình đang hòa nhịp với thiên nhiên, đặc biệt là với mùa thu. Thu trong Uống rượu mùa thu (Thu ẩm), không phải là tiếng thu, cũng không phải một ngày buồn bằng mấy mùa thu mà nó là một đêm
  • 54. 47 thu. Một đêm thu Nguyễn Khuyến trong căn nhà tranh uống rượu rồi hướng tầm mắt của mình để nhìn ra khắp nơi. Nhà thơ thấy: Ngõ tối đêm sâu đốm lập lòe. Không sai! Ta đang thấy trước mắt mình là một cung đường sâu thẳm, một “ngõ tối” với “đốm lập lòe”, lúc sáng, lúc tối, biến dạng đến kì lạ. Nguyễn Khuyến nhận thấy cảnh trời cũng như con người mình vậy, cũng bị một điều gì đó làm cho biến đổi. Thứ đó là gì? Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe. Ai là tác nhân, Nguyễn Khuyến không biết, chúng ta không biết nhưng lấp lửng vậy có khi lại hay. Có người bảo Nguyễn Khuyến đau mắt nên mắt mới “đỏ hoe”, mắt đỏ lên như máu. Nguyễn Khuyến có đang đau mắt như người ta vẫn nói hay là do tác giả đang say? Say rượu cũng khiến mắt con người ta đỏ lên và đừ đi. Rồi tửu lượng cũng chẳng còn được như bình thường nữa: Rượu tiếng rằng hay, hay chẳng mấy, Độ dăm ba chén đã say nhè. Nhà thơ đối diện với bầu rượu trong đêm thu, ta cũng chưa bàn đến tâm sự gì mà khiến nhà thơ phải mượn chén rượu để say mà ta hãy nhìn điều ấy như một thú tiêu khiển, có rượu bầu bạn, có sự say sưa ru giấc để quên; lảo đảo để mà nguôi ngoai. Nhưng có nguôi ngoai được nỗi lòng hay không thì lại là chuyện khác. Cụ Tam nguyên còn thưởng rượu kể cả lúc Chơi Tây hồ: Thuyền lan nhè nhẹ, Một con chèo đủng đỉnh dạo bờ Tây.