SlideShare a Scribd company logo
1 of 57
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Hải Anh Lớp: CQ50/11.101
MỤC LỤC
MỤC LỤC..............................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝLUẬN CHUNG VỀ VỐN CỐ ĐỊNH VÀ QUẢN TRỊ
VỐN CỐ ĐỊNH CỦA DOANH NGHIỆP................................................................................4
1.1.Vốn cố định của doanh nghiệp...........................................................................................4
1.1.1. Khái niệm tài sản cố định và vốn cố định trong doanh nghiệp.......................................4
1.1.1.1. Tài sản cố định............................................................................................................4
1.1.1.2. Vốn cố định trong doanh nghiệp.................................................................................9
1.1.2. Đặc điểm luân chuyển vốn cố định...............................................................................11
1.2. Quản trị vốn cố định của doanh nghiệp.....................................................................11
1.2.1. Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn cố định của doanh nghiệp..............................11
1.2.2. Nội dung quản trị vốn cố định của doanh nghiệp...................................................12
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn cố định của doanh nghiệp.......................15
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn cố định của DN............................................19
CHƯƠNG 2:THỰCTRẠNG QUẢNTRỊVỐN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TYCỔ PHẦN MÍA
ĐƯỜNG SÔNGLAM TRONGTHỜI GIANQUA ...................................................................21
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty CP Mía đường Sông Lam...............21
2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển Công ty Cổ phần Mía đường Sông Lam............21
2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Mía đường Sông Lam........22
2.1.2.1. Chức năng, ngành nghề kinh doanh, các sản phẩm chủ yếu:..............................22
2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Mía đường Sông Lam.....24
2.1.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý tài chính- kế toán của công ty.......................................28
2.1.3. Tình hình tài chính chủ yếu của Công ty Cổ phần Mía đường Sông Lam....................31
2.1.3.1. Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình hoạt động của Công ty Cổ phần Mía
đường Sông Lam...................................................................................................................31
2.1.3.2. Tình hình quản trị tài chính của Công ty Cổ phần Mía đường Sông Lam trong thời
gian qua................................................................................................................................32
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Hải Anh Lớp: CQ50/11.102
2.2. Thực trạng quản trị vốn cố định tại Công ty cổ phần Mía đường Sông Lam trong thời
gian qua................................................................................................................................40
2.2.1. Tình hình tài sản cố định và vốn cố định của công ty...................................................40
2.2.2. Thực trạng quản trị vốn cố định tại Công ty Cổ phần Mía đường Sông Lam ..............41
2.2.2.1. Cơ chế quản lý và sử dụng tài sản cố định.................................................................41
2.2.2.2. Tình hình biến động TSCĐ.......................................................................................43
2.2.2.3. Kết cấu TSCĐ...........................................................................................................47
2.2.2.4. Tình hình khấu hao TSCĐ........................................................................................49
2.2.2.5. Hiệu suất và hiệu quả sử dụng TSCĐ, VCĐ..............................................................53
2.2.3. Đánh giá chung về công tác quản trị vốn cố định của Công ty.....................................56
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Hải Anh Lớp: CQ50/11.103
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Các chỉ tiêu phản ánh tình hình biến động VCĐ .........................15
Bảng 1.2: Các chỉ tiêu phản ánh tình hình biến động TSCĐ........................16
Sơ đồ 1: Mô hình tổ chức của Công ty.......................................................24
Sơ đồ 2: Tổ chức bộ máy kế toán của công ty. ...........................................28
Bảng 2.1. Biến động tổng quan về tài sản và nguồn vốn năm 2015..............33
Bảng 2.2. Biến động về tài sản năm 2015...................................................34
Bảng 2.3. Biến động về nguồn vốn năm 2015 ............................................35
Bảng 2.4. Tình hình biến động doanh thu, chi phí, lợi nhuận.......................36
Bảng 2.5.Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu.................................................38
Bảng 2.6. Tình hình trang bị TSCĐ của công ty trong năm 2015.................41
Bảng 2.7. Tình hình biến động TSCĐ năm 2013 ........................................44
Bảng 2.8. Tình hình kết cấu TSCĐ trong năm 2013....................................47
Bảng 2.8: Tình hình khấu hao và hao mòn TSCĐ trong năm 2015 ..............51
Bảng 2.9. Hiệu suất và hiệu quả sử dụng TSCĐ.........................................54
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Hải Anh Lớp: CQ50/11.104
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN CỐ ĐỊNH
VÀ QUẢN TRỊ VỐN CỐ ĐỊNH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1.Vốn cố định của doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm tài sản cố định và vốn cố định trong doanh nghiệp
1.1.1.1. Tài sản cố định
Bất kì một doanh nghiệp nào trong nền kinh tế thị trường, khi tiến hành
hoạt động sản xuất kinh doanh thì mục tiêu lớn nhất của họ là tối đa hóa lợi
nhuận, tối đa hóa giá trị doanh nghiệp hay mục tiêu tăng trưởng. Bước đầu để
đạt được điều đó, doanh nghiệp cần phải trang bị đầy đủ ba yếu tố là tư liệu
sản xuất, sức lao động, và đối tượng lao động. Trong đó tư liệu sản xuất được
chia thành tư liệu lao động và đối tượng lao động. Nếu như đối tượng lao
động là tất cả những gì mà lao động của con người hướng sự nỗ lực, sự cố
gắng của mình tác động vào nó để nhằm cải tạo nó cho phù hợp với yêu cầu
của con người thì tư liệu lao động là một vật hoặc toàn bộ những vật đặt giữa
con người với đối tượng lao động để làm vật truyền dẫn hoạt động lao động
của con người nhằm tác động vào đối tượng lao động để cải tạo nó phục vụ
cho con người.
Quá trình hoạt động của doanh nghiệp thực chất là quá trình chuyển biến
các tài sản theo chu trình Tiền- Tài sản- Tiền. Tài sản được hiểu là các yếu tố
kinh tế cả về hữu hình và vô hình mà doanh nghiệp nắm giữ, quản lý, sử dụng
để mang lại lợi ích cho doanh nghiệp trong tương lai.
Tài sản trong doanh nghiệp được phân loại thành tài sản cố định (TSCĐ)
và tài sản lưu động (TSLĐ). Trong đó, TSCĐ bộ phận quan trọng nhất trong
các tư liệu lao động được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp, nó chủ yếu được sử dụng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp và
có thể tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất nhưng vẫn không thay đổi hình thái
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Hải Anh Lớp: CQ50/11.105
vật chất ban đầu. Thông thường một tư liệu lao động được coi là một TSCĐ
phải đồng thời thoả mãn hai tiêu chuẩn cơ bản sau:
- Một là phải có thời gian sử dụng tối thiểu, thường là từ một năm trở lên.
-Hai là phải đạt giá trị tối thiểu ở một mức độ quy định. Tiêu chuẩn này
được quy định riêng cho từng quốc gia và có thể điều chỉnh cho phù hợp với
mức giá cả của từng thời kỳ.
Những tư liệu lao động không đủ các tiêu chuẩn trên được coi là những
công cụ nhỏ, được mua sắm bằng nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp. Tuy
nhiên, trên thực tế việc xem xét tiêu chuẩn và nhận biết TSCĐ của doanh
nghiệp là phức tạp hơn.
- Một là: Việc phân biệt giữa đối tượng lao động với các tư liệu lao động
là TSCĐ của doanh nghiệp trong một số trường hợp không chỉ đơn thuần dựa
vào đặc tính hiện vật mà còn phải dựa vào tính chất và công dụng của chúng
trong quá trình sản xuất kinh doanh. Bởi vì có thể cùng một tài sản ở trường
hợp này được coi là TSCĐ song ở trường hợp khác chỉ được coi là đối tượng
lao động. Ví dụ: máy móc, thiết bị, nhà xưởng... dùng trong sản xuất là các
TSCĐ song nếu đó là các sản phẩm mới hoàn thành, đang được bảo quản
trong kho thành phẩm, chờ tiêu thụ hoặc các công trình xây dựng cơ bản chưa
bàn giao thì chỉ được coi là các đối tượng lao động. Tương tự như vậy trong
sản xuất nông nghiệp, những gia súc được sử dụng làm sức kéo, sinh sản, cho
sản phẩm thì được coi là các TSCĐ, song nếu chỉ là các vật nuôi để lấy thịt thì
chỉ là các đối tượng lao động.
- Hai là: Một số tư liệu lao động nếu xét riêng lẻ từng bộ phận thì không
đủ các tiêu chuẩn trên song lại được tập hợp sử dụng đồng thời như một hệ
thống thì hệ thống đó được coi là TSCĐ. Ví dụ : Trang thiết bị trong phòng
thí nghiệm, vườn cây lâu năm ….
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Hải Anh Lớp: CQ50/11.106
- Ba là: Trong điều kiện phát triển và mở rộng quan hệ hàng hoá tiền tệ,
sự phát triển và ứng dụng nhanh chóng các tiến bộ khoa học kĩ thuật và công
nghệ cũng như nét đặc thù trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp, nếu đồng thời thoả mãn hai điều kiện trên và không hình thành TSCĐ
hữu hình thì được coi là TSCĐ vô hình. Ví dụ: chi phí mua bằng phát minh
sáng chế, chi phí thành lập doanh nghiệp…
-Tiêu chuẩn nhận biết TSCĐ hữu hình:
Tư liệu lao động là những tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là
một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng
thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ
phận nào thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thoả mãn đồng thời
cả ba tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định:
- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài
sản đó
- Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên
- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ
30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên
Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với
nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu
thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt
động chính của nó nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản cố định đòi hỏi
phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản thì mỗi bộ phận tài sản đó nếu cùng
thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một tài sản
cố định hữu hình độc lập.
Đối với súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm, thì từng con súc vật thoả
mãn đồngthờiba tiêu chuẩncủatài sảncố địnhđược coilà một TSCĐ hữu hình.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Hải Anh Lớp: CQ50/11.107
Đối với vườn cây lâu năm thì từng mảnh vườn cây, hoặc cây thoả mãn
đồng thời ba tiêu chuẩn của TSCĐ được coi là một TSCĐ hữu hình.
-Tiêu chuẩn nhận biết TSCĐ vô hình:
Mọi khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra thoả mãn hai tiêu chuẩn đã
quy định ở khoản 1 điều này mà không hình thành nên TSCĐ hữu hình thì
được coi là TSCĐ vô hình. Nếu khoản này không đồng thoả mãn cả hai tiêu
chuẩn trên thì được hạch toán trực tiếp vào chi phí của doanh nghiệp.
Từ những nội dung trình bày trên, có thể rút ra định nghĩa về TSCĐ
trong doanh nghiệp như sau:
“Tài sản cố định trong các doanh nghiệp là các tư liệu lao động chủ
yếu có giá trị lớn, có thời gian sử dụng lâu dài trong thời gian hoạt đọng
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.”
*Các tiêu thức phân loại TSCĐ:
Phân loại TSCĐ là việc phân chia toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp theo
những tiêu thức nhất định nhằm phục vụ cho yêu cầu quản lý của doanh
nghiệp. Thông thường có các cách phân loại chủ yếu sau:
-Theo hình thái biểu hiện :
Theo cách phân loại này TSCĐ của doanh nghiệp được chia thành hai
loại: TSCĐ có hình thái vật chất (TSCĐ hữu hình) và tài sản không có hình
thái vật chất (TSCĐ vô hình).
Phương pháp này giúp cho doanh nghiệp thấy được một cách tổng quát
cơ cấu đầu tư vào TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình. Từ đó doanh nghiệp có
những lùa chọn về các dự án đầu tư hoặc có những điều chỉnh sao cho phù
hợp và đạt hiệu quả cao nhất.
-Theo mục đích sử dụng của TSCĐ:
Theo tiêu thức này toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp được chia thành 3
loại: TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh; TSCĐ dùng cho hoạt
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Hải Anh Lớp: CQ50/11.108
động phóc lợi ,an ninh, sự nghiệp quốc phòng ; TSCĐ giữ hộ, bảo quản hộ
cho nhà nước .
Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp thấy được cơ cấu TSCĐ của
mình theo mục đích sử dụng của nó. Từ đó có biện pháp quản lý sử dụng
TSCĐ theo mục đích sao cho nó đạt hiệu quả cao nhất.
-Theo công dụng kinh tế:
Căn cứ theo công dụng kinh tế của TSCĐ, toàn bộ TSCĐ của doanh
nghiệp được chia thành các loại sau: nhà cửa vật kiến trúc; máy móc thiết bị;
phương tiện vận tải truyền dẫn; thiết bị, dụng cụ quản lý; vườn cây lâu năm,
súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm; các loại TSCĐ khác.
-Theo tình hình sử dụng:
Căn cứ theo tình hình sử dụng TSCĐ người ta chia TSCĐ của doanh
nghiệp thành: TSCĐ đang sử dụng , TSCĐ chưa cần dùng TSCĐ chờ thanh
lý. Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp thấy được mức độ sử dụng có
hiệu quả các TSCĐ của doanh nghiệp nh­ thế nào, từ đó có biện pháp nâng
cao hiệu quả sử dụng chúng.
- Phân loại tài sản cố định theo quyền sở hữu:
Căn cứ quyền sở hữu, TSCĐ của doanh nghiệp được chia thành hai loại:
TSCĐ tự có và TSCĐ thuê ngoài.
- TSCĐ tự có là các TSCĐ được xây dựng, mua sắm và hình thành từ
nguồn vốn ngân sách cấp hoặc cấp trên cấp, nguồn vốn vay, nguồn vốn liên
doanh, các quỹ của doanh nghiệp và các TSCĐ được biếu, tặng.. Đây là
những TSCĐ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp và được phản ánh trên
Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp.
- TSCĐ thuê ngoài là TSCĐ đi thuê để sử dụng trong một thời gian nhất
định theo hợp đồng thuê tài sản. Tuỳ theo điều khoản của hợp đồng thuê mà
TSCĐ đi thuê được chia thành TSCĐ thuê tài chính và TSCĐ thuê hoạt động.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Hải Anh Lớp: CQ50/11.109
- TSCĐ thuê tài chính: Là các TSCĐ đi thuê nhưng doanh nghiệp có
quyền kiểm soát và sử dụng lâu dài theo các điều khoản của hợp đồng thuê
nhà. Theo thông lệ Quốc tế, các TSCĐ được gọi là thuê tài chính nếu thoả
mãn một trong các điều kiện sau đây:
+ Quyền sở hữu TSCĐ thuê được chuyển cho bên kia thuê khi hết hạn
hợp đồng.
+ Hợp đồng cho phép bên đi thuê được lựa chọn mua TSCĐ thuê với giá
thấp hơn giá trị thực tế của TSCĐ thuê tại thời điểm mua lại.
+ Thời hạn thuê theo hợp đồng ít nhất phải bằng 3/4 (75%) thời gian hữu
dụng của TSCĐ thuê.
+ Giá trị hiện tại của khoản chi theo hoạt động ít nhất phải bằng 90% giá
trị của TSCĐ thuê. TSCĐ thuê tài chính cũng được coi như TSCĐ của doanh
nghiệp, được phản ánh trên Bảng cân đối kế toán và doanh nghiệp có trách
nhiệm quản lý, sử dụng và trích khấu hao như các TSCĐ tự có của doanh
nghiệp.
+ TSCĐ thuê hoạt động: là TSCĐ thuê không thoả mãn bất cứ điều
khoản nào của hợp đồng thuê tài chính. Bên đi thuê chỉ được quản lý, sử dụng
trong thời hạn hợp đồng và phải hoàn trả cho bên cho thuê khi kết thúc hợp
đồng.
Phân loại TSCĐ theo quyền sử hữu giúp cho việc quản lý và tổ chức
hạch toán phù hợp theo từng loại TSCĐ, góp phần sử dụng hợp lý và có hiệu
quả TSCĐ ở doanh nghiệp.
1.1.1.2. Vốn cố định trong doanh nghiệp
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, việc mua sắm, xây dựng hay lắp
đặt các TSCĐ của doanh nghiệp đều phải thanh toán, chi trả bằng tiền. Số vốn
đầu tư, lắp dặt hay xây dựng TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình được gọi là số
vốn cố định của doanh nghiệp. Đó là vốn đầu tư ứng trước vì số vốn này nếu
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Hải Anh Lớp: CQ50/11.1010
được sử dụng có hiệu quả sẽ không mất đi, doanh nghiệp sẽ thu hồi được vốn
sau khi đã tiêu thụ các sản phẩm, hàng hoá hay dịch vụ của mình.
Là số vốn ứng trước để mua sắm, xây dựng các TSCĐ nên quy mô của
vốn cố định nhiều hay ít sẽ quyết định quy mô của TSCĐ, ảnh hưởng rất lớn
đến trình độ trang bị kỹ thuật và công nghệ, năng lực sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Song ngược lại những đặc điểm kinh tế của TSCĐ trong quá
trình sử dụng lại có ảnh hưởng quyết định, chi phối đặc điểm tuần hoàn và
chu chuyển của vốn cố định. Có thể khái quát những nét đặc thù về sự vận
động của vốn cố định trong quá trình sản xuất kinh doanh như sau:
Một là: Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất sản phẩm, điều
này là do đặc điểm của TSCĐ được sử dụng lâu dài trong nhiều chu kỳ sản
xuất kinh doanh.
Hai là : Vốn cố định được luân chuyển dần dần từng phần trong các chu
kỳ sản xuất. Khi tham gia và nhiều chu kỳ sản xuất một bộ phận vốn cố định
được luân chuyển và cấu thành chi phí sản xuất sản phẩm (dưới hình thức
khấu hao) tương ứng với phần giá trị hao mòn của TSCĐ.
Ba là: Sau nhiều chu kỳ sản xuất vốn cố định mới hoàn thành một vòng
luân chuyển. Sau mỗi chu kỳ sản xuất, phần vốn được luân chuyển vào mỗi
chu kỳ sản phẩm dần dần tăng lên, song phần vốn đầu tư ban đầu vào TSCĐ
lại dần giảm xuống cho đến khi TSCĐ hết thời gian sử dụng, giá trị của nó
được chuyển dịch hết vào giá trị sản phẩm đã sản xuất thì vốn cố định mới
hoàn thành một vòng luân chuyển.
Từ những phân tích trên có thể đưa ra khái niệm về vốn cố định như sau:
“Vốn cố định của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền ứng trước mà
doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư hình thành nên các TSCĐ dùng cho hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.”
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Hải Anh Lớp: CQ50/11.1011
1.1.2. Đặc điểm luân chuyển vốn cố định.
Nói về sự vận động của vốn cố định chúng ta có thể khái quát thông qua
những nét đặc thù sau:
- Thứ nhất, trong quá trình tham gia vào hoạt động kinh doanh, vốn cố
định chu chuyển giá trị dần dần từng phần và được thu hồi giá trị từng phần
và được thu hồi giá trị từng phần sau mỗi chu kỳ kinh doanh.
- Thứ hai, vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh mới hoàn
thành một vòng chu chuyển. Trong quá trình tham gia hoạt động sản xuất
kinh doanh, tài sản cố định bị hao mòn, giá trị của tài sản cố định chuyển dần
dần từng phần vào giá trị sản phẩm. Theo đó, vốn cố định cũng được tách
thành hai phần: một phần sẽ nhập vào chi phí sản xuất (dưới hình thức chi phí
khấu hao) tương ứng với phần hao mòn của tài sản cố định. Phần còn lại của
vốn cố định được “cố định” trong tài sản cố định. Trong các chu kì sản xuất
tiếp theo, nếu như phần vốn luân chuuyển được dần dần tăng lên thì phần vốn
“cố định” lại dần dần giảm đi tương ứng với mức giảm dần giá trị sử dụng của
tài sản cố định. Kết thúc sự biến thiên nghịch chiều đó cũng là tài sản cố định
hết gian sử dụng và vốn cố định hoàn thành một vòng chu chuyển.
- Thứ ba, vốn cố định chỉ hoàn thành một chu chuyển khi tái sản xuất
được tài sản cố định về mặt giá trị- tức là khi thu hồi đủ tiền khấu hao tài sản
cố định.
1.2. Quản trị vốn cố định của doanh nghiệp
1.2.1. Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn cố định của doanh nghiệp
- Khái niệm: Quản lí vốn cố định là quá trình lập kế hoạch, tổ chức,
điều hành, kiểm tra việc sử dụng vốn cố định trong sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Do đó vốn cố định là giá trị được biểu hiện bằng tiền của toàn
bộ tài sản cố định trong doanh nghiệp, vì vậy việc quản lí tốt tài sản cố định
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Hải Anh Lớp: CQ50/11.1012
như: khấu hao, lập kế hoạch khấu hao, bảo toàn và phát triển vốn…sẽ giúp
cho doanh nghiệp có kế hoạch quản lí tốt hơn nguồn vốn cố định.
- Mục tiêu: Quản trị vốn cố định bao gồm những mục tiêu sau:
+ Tạo lập và sử dụng tốt nguồn vốn cố định
+ Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định
+ Bảo toàn và phát triển nguồn vốn cố định
+ Bảo đảm an toàn và nâng cao năng suất cho người lao động
+ Tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
+ Nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp
1.2.2. Nội dung quản trị vốn cố định của doanh nghiệp
Quản trị vốn cố định là một nội dung quan trọng trong quản lý vốn kinh
doanh của các doanh nghiệp. Điều đó không chỉ ở chỗ vốn cố định thường
chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số vốn kinh doanh của doanh nghiệp, có ý
nghĩa quyết định tới năng lực sản xuất của doanh nghiệp mà còn do việc sử
dụng vốn cố định thường gắn liền với hoạt động đầu tư dài hạn, thu hồi vốn
chậm và dễ gặp rủi ro. Quản trị vốn cố định có thể khái quát thành ba nội
dung cơ bản là: khai thác tạo lập vốn, quản lý sử dụng vốn và phân cấp quản
lý, sử dụng vốn cố định trong doanh nghiệp.
a. Lựa chọn phương án khấu hao
Về nguyên tắc chung, khấu hao phải phù hợp với hao mòn thực tế của
TSCĐ (cả hao mòn hữu hình và vô hình). Nếu khấu hao cao hơn hao mòn
thực tế thì sẽ làm tăng chi phí kinh doanh giả tạo, làm giảm lợi nhuận của
doanh nghiệp; ngược lại, nếu khấu hao thấp hơn hao mòn thực tế thì sẽ không
đảm bảo thu hồi vốn khi hết thời gian sử dụng TSCĐ. Do đó doanh nghiệp
cần phải lựa chọn phương pháp khấu hao thích hợp cho chiến lược kinh doanh
của mình sao cho vừa đảm bảo thu hồi được vốn vừa không gây đột biến giá
cả trên thị trường
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Hải Anh Lớp: CQ50/11.1013
b. Quản lý sử dụng vốn cố định.
Vốn cố định của doanh nghiệp có thể được sử dụng cho các hoạt động
đầu tư dài hạn (mua sắm, lắp đặt, xây dựng các TSCĐ hữu hình và vô hình)
và các hoạt động kinh doanh thường xuyên sản xuất các sản phẩm hàng hoá,
dịch vụ) của doanh nghiệp.
Bảo toànvốncố địnhvề mặt hiện vậtkhôngphảichỉ là giữ nguyên hình thái
vật chất và đặc tính sử dụng ban đầu của TSCĐ mà quan trọng hơn là duy trì
thườngxuyên năng lực sản xuất ban đầu của nó. Điều đó có nghĩa là trong quá
trìnhsửdụngdoanhnghiệp phảiquảnlý chặtchẽkhônglàm mất mát TSCĐ,thực
hiện đúngquychếsử dụng, bảo dưỡng nhằm duy trì và nâng cao năng lực hoạt
động của TSCĐ, không để TSCĐ bị hư hỏng trước thời hạn quy định.
c. Phân cấp quản lý vốn cố định.
Theo quy chế hiện hành các doanh nghiệp Nhà nước được quyền:
- Chủ động trong sử dụng vốn, quỹ để phục vụ kinh doanh theo nguyên
tắc hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn. Nếu sử dụng vốn, quỹ khác với mục
đíchsử dụng đã quy định cho các loại vốn, quỹ đó thì phải theo nguyên tắc có
hoàn trả.
- Thay đổi cơ cấu tài sản và các loại vốn phục vụ cho việc phát triển vốn
kinh doanh có hiệu quả hơn.
- Doanh nghiệp được quyền cho các tổ chức và cá nhân trong nước thuê
hoạt động các tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng của mình để nâng cao
hiệu suất sử dụng, tăng thu nhập song phải theo dõi, thu hồi tài sản cho thuê
khi hết hạn. Các tài sản cho thuê hoạt động doanh nghiệp vẫn phải trích khấu
hao theo chế độ quy định.
- Doanh nghiệp được quyền đem tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng
của mình để cầm cố, thế chấp vay vốn hoặc bảo lãnh tại các tổ chức tín dụng
theo trình tự, thủ tục quy định của pháp luật.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Hải Anh Lớp: CQ50/11.1014
- Doanh nghiệp được nhượngbáncáctàisảnkhôngcầndùng, lạc hậu về kỹ
thuật đểthu hồivốnsử dụng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp có hiệu quảhơn. Được quyềnthanhlý nhữngTSCĐ đã lạc hậu mà không
thể nhượng bán được hoặc đã hư hỏng không có khả năng phục hồi.
Doanh nghiệp được sử dụng vốn, tài sản, giá trị quyền sử dụng đất hoặc
tiền thuê đất để đầu tư ra ngoài doanh nghiệp theo các quy định của pháp luật
hiện hành.
d. Thực hiện chế độ bảo dưỡng, sửa chữa lớn nâng cấp TSCĐ
Chú trọng đổi mới trang thiết bị, phương pháp công nghệ sản xuất sản
phẩm, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ hiện có của doanh nghiệp
cả về thời gian và công suất. Kịp thời phân tích, tính toán kỹ hiệu quả việc
sửa chữa lớn hay đầu tư mới, đối với những TSCĐ do hao mòn lớn hoặc
không phù hợp với quá trình sản xuất thì tốt nhất nên đầu tư đổi mới ngược
lại những TSCĐ năng lực sản xuất còn tốt thì nên thực hiện sửa chữa lớn thì
sẽ kinh tế hơn.
e. Lựa chọn phương án đầu tư mua sắm, trang bị TSCĐ
Tài sản của Công ty phải được sử dụng phù hợp với mục tiêu hoạt động
của Công ty và chức năng của từng loại tài sản. Các cổ đông không có quyền
sở hữu riêng đối với các tài sản của Công ty, kể cả những tài sản họ đã góp
vốn vào Điều lệ. Hội đồng quản trị Công ty lựa chọn các phương án đầu tư
mua sắm tài sản cố định, đổi mới thiết bị công nghệ hoặc thay đổi cơ cấu tài
sản cố định phù hợp với mục tiêu kinh doanh nhằm nâng cao hiệu suất sử
dụng tài sản và hiệu quả sử dụng vốn.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Hải Anh Lớp: CQ50/11.1015
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn cố định của doanh
nghiệp
a. Tình hình biến động tài sản cố định
Bảng 1.1: Các chỉ tiêu phản ánh tình hình biến động VCĐ
Chỉ tiêu
Số cuối năm Số đầu năm Chênh lệch
Giá trị
còn lại
Tỷ trọng Giá trị
còn lại
Tỷ trọng Giá trị
còn lại
Tỷ trọng
I. Tài sản cố
định
1. TSCĐ hữu
hình
2. TSCĐ thuê tài
chính
3. TSCĐ vô hình
4. Chi phí
XDCB dở dang
Cộng 100% 100% 100%
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Hải Anh Lớp: CQ50/11.1016
Bảng 1.2: Các chỉ tiêu phản ánh tình hình biến động TSCĐ
Loại TSCĐ Đầu năm Tăng trong
năm
Giảm trong
năm
Cuối năm
NG Tỷ
trọng
NG Tỷ
trọng
NG Tỷ
trọng
NG Tỷ
trọng
I- TSCĐ hữu
hình
1. Nhà cửa-
vật kiến trúc
2. Máy móc
thiết bị
3. Phương
tiện vận tải
4. Dụng cụ
quản lý
II- TSCĐ vô
hình
1. Quyền sử
dụng đất
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Hải Anh Lớp: CQ50/11.1017
b. Kết cấu TSCĐ
Chỉ tiêu này phản ánh quan hệ giữa giá trị từng nhóm, từng loại TSCĐ
trong tổng số giá trị TSCĐ của doanh nghiệp ở thời điểm đánh giá. Chỉ tiêu
này giúp cho doanh nghiệp đánh giá mức độ hợp lý trong cơ cấu TSCĐ được
trang bị ở doanh nghiệp.
Kết cấu = Giá trị của từng nhóm (từng loại) TSCĐ
Tổng số giá trị của TSCĐ tại thời điểm đánh giá
c. Tình hình khấu hao TSCĐ
Hệ số hao mòn TSCĐ:
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ hao mòn của TSCĐ, qua đó cũng gián tiếp
phản ánh năng lực còn lại của TSCĐ và số VCĐ còn phải tiếp tục thu hồi ở
tại thời điểm đánh giá. Hệ số này càng gần 1 chứng tỏ TSCĐ đã gần hết thời
hạn sử dụng, VCĐ cũng sắp thu hồi hết
Số tiền khấu hao luỹ kế của TSCĐ
Hệ số hao mòn =
TSCĐ Nguyên giá TSCĐ
Hệ số giá trị còn lại của từng loại và toàn bộ TSCĐ
Chỉ tiêu này phản ánh giá trị còn lạ của TSCĐ, qua đó cũng gián tiếp
phản ánh năng lực còn lại của TSCĐ. Chỉ tiêu này càng gần 1 chứng tỏ giá trị
còn lại của TSCĐ càng lớn và năng lực còn lại của TSCĐ càng cao.
GTCL của từng loại (hoặc toàn bộ TSCĐ)
Hệ số GTCL =
TSCĐ Nguyên giá từng loại (hoặc toàn bộ) TSCĐ
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Hải Anh Lớp: CQ50/11.1018
d. Hiệu suất và hiệu quả sử dụng TSCĐ, VCĐ
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định.
Doanh thu thuần trong kỳ
HSSDTSCD =
Nguyên giá tài sản cố định bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng TSCĐ sử dụng trong kỳ tạo ra được bao
nhiêu đồng doanh thu thuần. Nguyên giá TSCĐ bình quân được tính theo
phương pháp bình quân giữa nguyên giá TSCĐ cuối kỳ và đầu kỳ.
Hiệu suất sử dụng vốn cố định.
Hiệu suất sử dụng Doanh thu thuần trong kỳ
=
vốn cố định Số vốn cố định bình quân sử dụng trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn cố định sử dụng trong kỳ tạo ra
được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Vốn cố định sử dụng trong kỳ là phần
giá trị còn lại của nguyên giá TSCĐ. Vốn cố định bình quân được tính theo
phương pháp bình quân số học giữa cuối kỳ và đầu kỳ
e. Trang bị kỹ thuật cho LĐ sản xuất
Chỉ tiêu này phản ánh giá trị TSCĐ bình quân trang bị cho một công
nhân trực tiếp sản xuất. Hệ số càng lớn phản ánh mức độ trang bị TSCĐ cho
sản xuất của doanh nghiệp càng cao.
Hệ số trang bị = Nguyên giá TSCĐ (hay máy móc thiết bị)
TSCĐ Số lượng LĐ bình quân
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Hải Anh Lớp: CQ50/11.1019
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn cố định của DN
Các nhân tố khách quan
- Sự phát triển của nền kinh tế trong các thời kỳ:
Khi nền kinh tế phát triển các doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi trong
việc mua sắm máy móc thiết bị phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Mặt khác, sản phẩm của doanh nghiệp cũng được tiêu thụ dễ
dàng hơn bởi sức mua của người tiêu dùng cao. Từ đó hiệu quả sử dụng vốn
cố định của doanh nghiệp có điều kiện được nâng lên.
- Tác động của chính sách quản lý vĩ mô của Nhà nước:
Nếu Nhà nước có những chính sách hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho
các doanh nghiệp trong việc mua bán, nhập khẩu máy móc thiết bị, tạo hành
lang pháp lý về hợp tác đầu tư an toàn và thông thoáng thì các doanh nghiệp
sẽ thu hót được nhiều nhà đầu tư nước ngoài, từ đó quy mô vốn cố định của
doanh nghiệp sẽ tăng lên và tài sản cố định của doanh nghiệp sẽ ngày càng
được mở rộng và hiệu quả hơn.
- Sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật:
Với sự phát triển, tiến bộ không ngừng của khoa học công nghệ nh-
hiện nay, các doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận với những máy móc thiết bị
hiện đại và sử dụng chúng đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của mình.
Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp không dám đi tắt đón đầu, đầu tư đổi mới máy
móc thiết bị thì tài sản cố định của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng bất lợi của
hao mòn vô hình, từ đó làm giảm hiệu quả sử dụng tài sản cố định và hiệu quả
sử dụng vốn cố định.
- Các yếu tố tự nhiên, môi trường:
Điều kiện tự nhiên thuận lợi, môi trường sản xuất kinh doanh an toàn,
lành mạnh cũng là nhân tố góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định
của doanh nghiệp.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Hải Anh Lớp: CQ50/11.1020
Các nhân tố chủ quan:
- Tình hình đầu tư trang bị tài sản cố định trong doanh nghiệp
Tài sản cố định trong doanh nghiệp ngày càng hiện đại, không ngừng đổi
mới và nâng cấp thì hiệu quả sử dụng tài sản cố định còng nh- vốn cố định
của doanh nghiệp sẽ ngày càng được nâng cao.
- Trình độ tay nghề, ý thức của người lao động trong việc bảo quản và sử
dụng tài sản cố định:
Nhân tố con người là một nhân tố đặc biệt quan trọng đối với sự phát
triển hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu trình độ tay nghề
của công nhân cao thì năng suất lao động của doanh nghiệp sẽ tăng lên, mặt
khác công nhân sẽ tiếp cận và sử dụng tốt hơn tài sản cố định vào sản xuất
kinh doanh, từ đó làm hiệu quả sử dụng vốn cố định tăng lên.
- Trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp:
Để đạt được hiệu quả cao thì bộ máy quản lý phải có những tác động phù
hợp, tránh sự chồng chéo trong công tác quản lý, phải luôn thay đổi cho phù
hợp với sự biến đổi bên trong còng nh- bên ngoài doanh nghiệp. Nếu trình
độ quản lý yếu kém dễ dẫn đến những quyết định sai lầm làm ảnh hưởng tiêu
cực tới hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả sư dụng vốn cố
định nói riêng.
- Khấu hao và sử dụng quỹ khấu hao của doanh nghiệp:
Trích khấu hao cơ bản là hình thức thu hồi vốn nhằm tái sản xuất tài sản
cố định đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được
diễn ra thường xuyên, liên tục và nâng cao hiệu quả của đồng vốn bỏ ra. Vì
vậy, mỗi doanh nghiệp phải chủ động lùa chọn một thời gian khấu hao hợp lý,
phải lập kế hoạch khấu hao đối với mỗi loại tài sản cố định để đảm bảo việc
tái sản xuất tài sản cố định, tránh việc khấu khao không chính xác, làm thất
thoát vốn cố định. Đồng thời doanh nghiệp cũng cần sử dụng một cách linh
hoạt quỹ khấu hao nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Hải Anh Lớp: CQ50/11.1021
CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG SÔNG LAM TRONG THỜI GIAN QUA
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty CP Mía đường
Sông Lam
2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển Công ty Cổ phần Mía đường
Sông Lam
Công ty Cổ phần Mía đường Sông Lam- tiền thân là nhà máy Đường
Sông Lam đặt trụ sở tại xã Hưng Phú- huyện Hưng Nguyên- tỉnh Nghệ An.
Công ty Cổ phần Mía đường Sông Lam là công ty cổ phần hoạt động
theo Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 2703000943, đăng kí lần đầu
ngày 26/06/1993 và đăng kí cổ phần hóa ngày 28/06/2006 do Sở Kế hoạch và
Đầu tư tỉnh Nghệ An cấp.
- Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần Mía đường Sông Lam
- Tên giao dịch: Song Lam Sugar Joint Stock Company
- Địa điểm: Xóm 3, xã Đỉnh Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An
- Mã số thuế: 2900325043
- Tài khoản: 5101000339999 – Ngân hàng BIDV chi nhánh tại Tp.Vinh
- Vốn điều lệ: 8.772.400.000 VND
- Số lượng cổ phần: 877.240 cổ phần- Trong đó, ông Đặng Mạnh Hùng
hiện đang sở hữu và được ủy quyền đại diện 595.209 cổ phần, chiếm 67,85%
tổng số cổ phần phổ thông của Công ty.
- Mệnh giá cổ phần: 10.000 VND
- Người đại diện pháp luật: Đặng Mạnh Hùng- Chủ tịch Hội đồng quản trị
- Điện thoại: 038.3877.173
- Fax: 038.3877340
- Website: miaduongsonglam.com.vn
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Hải Anh Lớp: CQ50/11.1022
Công ty Cổ phần mía đường Sông Lam là doanh nghiệp có tư cách pháp
nhân, có quyền và nghĩa vụ dân sự theo pháp luật, hạch toán kế toán độc lập,
có con dấu riêng và được mở tài khoản ngân hàng theo đúng quy định của
pháp luật.
 Các giai đoạn hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần
Mía đường Sông Lam.
 Giai đoạn 1: từ năm 1954 – 1960 : giai đoạn tiến hành xây dựng
cơ bản trụ sở và nhà máy sản xuất.
 Giai đoạn 2: từ năm 1961 – 1964 : nhà máy tập trung xản xuất
kinh doanh trong thời bình – thời kỳ miền Bắc xây dựng Xã hôi chủ nghĩa.
 Giai đoạn 3: từ năm 1965 – 1972 : nhà máy sản xuất trong điều
kiện chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ tại Miền Bắc.
 Giai đoạn 4 : từ năm 1972 – 1988 : khôi phục, mở rộng nhà máy
sau chiến tranh phá hoại miền Bắc và giải phóng miền Nam, cả nước thống
nhất đi lên CNXH.
 Giai đoạn 5: từ năm 1989 – 1999 : sản xuất kinh doanh theo cơ
chế thị trường định hướng XHCN tại địa điểm xã Hưng Phú, huyện Hưng
Nguyên, tỉnh Nghệ An.
 Giai đoạn 6 : từ năm 1999 – 2006 : di dời nhà máy lên địa điểm
mới: xã Đỉnh Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An- sản xuất kinh doanh theo
cơ chế thị trường XHCN.
 Giai đoạn 7 : từ năm 2006 đến nay: giai đoạn sau cổ phần hóa.
2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Mía đường
Sông Lam
2.1.2.1. Chức năng, ngành nghề kinh doanh, các sản phẩm chủ yếu:
Được xem là 1 trong 3 cơ sở sản xuất đường và cồn lớn nhất của miền
Bắc XHCN trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Nhiệm vụ chính trị xuyên
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Hải Anh Lớp: CQ50/11.1023
suốt các thời kỳ của nhà máy là sản xuất đường và cồn, đảm bảo tốt nhiệm vụ
chiến đấu, phục vụ chiến đấu và quốc kế dân sinh. Sau giai đoạn cổ phần hóa
công ty cổ phần mía đường Sông Lam với sự quan tâm giúp đỡ của chính
quyền các cấp, các ban ngành liên quan trong và ngoài tỉnh, công ty đã không
ngừng đổi mới và phát triển, sản xuất thêm nhiều sản phẩm mới chất lượng,
hoàn thành vượt mức nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước, đạt được nhiều thành
quả nổi bật.
Hoạt động kinh doanh chính của công ty là sản xuất và cung ứng ra thị
trường các sản phẩm: đường kính, cồn và phân vi sinh nhằm mục tiêu lợi
nhuận.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Hải Anh Lớp: CQ50/11.1024
2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Mía
đường Sông Lam
Sơ đồ 1: Mô hình tổ chức của Công ty
Ghi chú:
Ghi chú:
Mối quan hệ phụ thuộc
Mối quan hệ phối hợp giám sát
Mối quan hệ giám sát
Ban Nông
Nghiệp
Phòng Kế hoạch
đầu tư
Đại Hội Đồng Cổ Đông
Hội Đồng Quản Trị
Tổng Giám Đốc
Ban Kiểm Soát
Giám Đốc
Nông Nghiệp
Giám Đốc
Đầu Tư
Giám Đốc
Chi Nhánh
Giám Đốc
Sản Xuất
Phòng
KT-
CN
Phòng
KCS
Phòng
SX
đường
cồn
Phòng
TL-HC
Phòng
vật tư
Phòng
TC-
KT
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Hải Anh Lớp: CQ50/11.1025
Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận, phòng ban trong bộ máy của
công ty
Căn cứ vào mục tiêu, đặc điểm và quy mô của công ty, mô hình cơ cấu
tổ chức của công ty Cổ phần mía đường Sông Lam gồm có các bộ phận cùng
gắn với các nhiệm vụ và chức năng sau :
Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả các cổ đông có
quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần.
Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị là cơ quan quản lí công ty có toàn
quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của
công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
Tổng giám đốc: Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh
doanh hằng ngày của công ty mà không cần phải có quyết định của Hội đồng
quản trị ; tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương thức đầu tư của
công ty ; kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lí nội bộ công ty;
quyết định lương và phụ cấp (nếu có) đối với người lao động trong công ty;
tuyển dụng lao động.
 Ban kiểm soát: Kiểm tra tính hợp lí, hợp pháp, tính trung thực và mức
độ cẩn trọng trong quản lí, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức
công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính; thẩm định báo cáo tình
hình kinh doanh, báo cáo tài chính hàng năm và sáu tháng của công ty, báo
cáo đánh giá công tác quản lí của Hội đồng quản trị, xem xét sổ kế toán và
các tài liệu khác của công ty, các công việc quản lí điều hành hoạt động của
công ty bất cứ khi nào nếu xét thấy cần thiết; ban kiểm soát có quyền sử
dụng tư vấn độc lập để thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Giám đốc sản xuất: Tổ chức điều phối, giám sát việc sử dụng tối ưu
nguồn nhân lực cho mục đích sản xuất đáp ứng yêu cầu kế hoạch; giám sát
việc sử dụng nguyên vật liệu theo đúng định mức, theo dõi việc thống kê
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Hải Anh Lớp: CQ50/11.1026
nguyên vật liệu, kiến nghị và thực hiện giải pháp giảm hao hụt nguyên liệu
trong sản xuất.
Giám đốc nông nghiệp: Chịu trách nhiệm lập kế hoạch và định hướng
chiến lược cho ban nông nghiệp; đưa ra mục tiêu, hướng phát triển nguồn
nguyên liệu; điều hành và chịu trách nhiệm cho toàn bộ hoạt động của ban
nông nghiệp; chịu trách nhiệm về nguồn nguyên liệu, hướng phát triển và
tăng trưởng của nguyên liệu.
+ Trình bày báo cáo rõ ràng và đúng hạn cho ban giám đốc, trình bày
các đề xuất cho ban giám đốc duyệt.
Giám đốc đầu tư: Tổ chức nghiên cứu, tổng hợp, phân tích đánh giá
hiệu quả các dự án đầu tư của Công ty hoặc/và dự án đầu tư của nhà đầu tư
thứ cấp; phối hợp, hỗ trợ các nhà đầu tư thứ cấp trong việc hoàn thiện các thủ
tục đầu tư theo yêu cầu của pháp luật; tổ chức thực hiện các hoạt động xúc
tiến, kêu gọi đầu tư từ các nhà đầu tư thứ cấp; thông tin thường xuyên để
tham mưu cho Giám đốc đầu tư về định hướng hoạt động đầu tư, định hướng
hoạt động kinh doanh và phát triển các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động đầu
tư trên cơ sở tình hình và điều kiện thực tế của thị trường.
 Giám đốc chi nhánh : lập và tổ chức kế hoach sản xuất kinh doanh tại
chi nhánh; quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh, đảm bảo
tính đúng quy định của công ty và luật pháp Việt Nam.
 Ban nông nghiệp : thực hiện các kế hoạch, định hướng ban giám đốc
đưa ra; tham mưa, đưa ra giải pháp phát triển vùng nguyên liệu.
 Phòng kế hoạch đầu tư : Đánh giá và phân tích tình hình cung - cầu
của thị trường về sản phẩm công ty đang kinh doanh, dự báo về kế hoạch sản
xuất và định mức tiêu thụ theo kế hoạch dự kiến; lập kế hoạch sản xuất hàng
hóa theo tháng, quí, năm, để đảm bảo các chỉ tiêu sản xuất sao cho phù hợp
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Hải Anh Lớp: CQ50/11.1027
với nhu cầu thị trường; tham mưu cho BGĐ về việc chọn khách hàng, thị
trường tiêu thụ sản phẩm…
 Phòng KT-CN : Tham mưu cho GĐ và lãnh đạo công ty trong việc
quản lý vận hành máy, lĩnh vực kinh tế, kế hoạch, kỹ thuật, đầu tư, thi công
xây dựng; xây dựng kế hoạch và tổng hợp kết quả thực hiện theo định kỳ của
công ty để bảo đảm với công ty cấp trên khi có yêu cầu; quản lý công tác kỹ
thuật, thi công xây dựng, tiến độ, chất lượng công trình.
Phòng KCS : Chịu trách nhiệm về công tác kiểm tra, theo dõi chất
lượng vật tư đầu vào, chất lượng sản phẩm đầu ra của công ty.
Xưởng sản xuất đường, cồn:lập kế hoạch, tổ chức sản xuất, đôn đốc và
quản lý công tác sản xuất đường và cồn đảm bảo tiến độ và yêu cầu đặt ra của
ban GĐ.
Phòng tài chính kế toán: Quản lý công ty trong lĩnh vực tài chính, kế
toán, xây dựng các kế hoạch tài chính ngắn hạn, dài hạn, thực hiện công tác
thống kê của công ty, tham mưu trong lĩnh vực quản lý cho ban giám đốc.
Phòng vật tư: Tham mưu cho GĐ quản lý các lĩnh vực công tác quản lý
vật tư, thiết bị, tổng hợp đề xuất vật tư; thực hiện công tác tổng hợp đề xuất,
mua vật tư, quản lí vật tư thiết bị,thực hiện nhiệm vụ khác do GĐ giao.
Phòng TC-HC: Tham mưu, giúp việc cho GĐ công ty và tổ chức thực
hiện các việc trong lĩnh vực tổ chức lãnh đạo quản lí và bố trí nhân lực, bảo
hộ lao động, chế độ chính sách, chăm sóc sức khỏe cho người lao động, bảo
vệ quân sự theo luật và quy chế của công ty; kiểm tra đôn đốc các bộ phận
trong công ty thực hiện nghiêm túc nội quy, quy chế của công ty; làm đầu mối
liên lạc cho mọi thông tin của GĐ công ty.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Hải Anh Lớp: CQ50/11.1028
2.1.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý tài chính- kế toán của công ty.
Sơ đồ 2: Tổ chức bộ máy kế toán của công ty.
Ghi chú : Quan hệ trực tuyến chức năng
 Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận.
Kế toán trưởng : Giám sát mọi hoạt động SXKD của công ty thông qua
quản lý giám sát bằng đồng tiền; quản lý công tác chuyên môn nghiệp vụ của
các phần hành kế toán, ký duyệt chứng từ thu chi, NH, bảng kê, tổng hợp báo
cáo…kiểm soát công tác kế toán, kế toán tổng hợp; xác định kế hoạch tài
chính của doanh nghiệp trong từng thời kỳ, kế hoạch vay, trả nợ, lãi NH, đầu
tư ứng trước, đảm bảo kinh doanh có hiệu quả; tham mưu cho GĐ, HĐQT,
trong công tác quản trị doanh nghiệp, trong đầu tư, thay đổi thiết bị, TSCĐ,
soát xét tính hiệu quả đầu tư và quản lý đầu tư, phương án kinh doanh, phân
phối thu nhập.
Kế toán thu chi NH: Là kế toán chi tiết được phân công theo dõi, kiểm
soát các chứng từ thu chi tài khoản Tiền mặt 111, tài khoản thanh toán với
người bán ( phần công nợ đầu tư ứng trước với chủ hợp đồng, người trồng
mía) TK 331( Tiểu khoản 3311) Thanh toán tiền lương, tiền công TK 334, thu
nộp BHXH, BHYT, các khoản khấu trừ từ lương, Tạm ứng TK 141, Phải thu
Phòng kế toán tài chính
Kế toán trưởng
Kế toán
thu chi
NH
Thủ quỹKế toán
bán hàng
Kế toán
vật tư
Kế toán
thu mua
NVL
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Hải Anh Lớp: CQ50/11.1029
phải trả 1388, 3388. Mở sổ chi tiết cập nhật hằng ngày từng chứng từ theo dõi
chi tiết đến từng khách hàng, chủ nợ; là kế toán chi tiết được phân công theo
dõi, kiểm soát chứng từ thu chi tài khoản tiền gửi ngân hàng TK 112, mở các
sổ chi tiết theo dõi cập nhật hằng ngày từng chứng từ tiền gửi tiền vay, theo
dõi cả giá trị tiền Việt Nam và giá trị USD ( nếu có).
Kế toán bán hàng : Là kế toán chi tiết theo dõi các toàn khoản Phải thu
của khách hàng TK 131, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ TK 511,
thuế và các khoản phải nộp nhà nước TK 333; căn cứ các hợp đồng đã ký kết,
soát xết trình hợp lý, hợp lệ, hoàn tất thủ tục xuất bán hàng hóa theo hợp
đồng,theo lô hàng, theo dõi thanh toán tiền hàng; theo dõi biến động nhập,
xuất, tồn của hàng hóa, sản phẩm, giá cả, tìm kiếm, lựa chọn khách hàng, đề
xuất phương án bán hàng; mở sổ theo dõi chi tiết, cập nhật chứng từ, công nợ
khách hàng; lập các báo cáo định kỳ về thuế cho các cơ quan theo quy định,
báo cáo định kỳ nhập, xuất, tồn sản phẩm.
Kế toán vật tư và chi phí sản xuất: Đây là kế toán chi tiết theo dõi các
tài khoản TK 152, 153, 331, (3312), 141 (phần tạm ứng mua vật tư); hằng
ngày căn cứ vào chứng từ gốc để làm thủ tục thanh toán, nhập kho, xuất kho
kịp phục vụ cho sản xuất, theo dõi biến động giá cả, biến động vật tư để cung
cấp thông tin phục vụ cho kế hoạch sản xuất chung...
Kế toán thu mua NVL : hằng ngày kiểm soát chứng từ thu mua như
phiếu nhập mía, phiếu cân mía về tính hợp lý, hợp lệ, khớp đúng về giá cả,
phân loại, số lượng, tạp chất…để tập hợp chứng từ theo từng chủ hợp đồng...
Thủ quỹ: Đây là công việc quan trọng liên quan trực tiếp đến tài sản
của công ty vì vậy đòi hỏi tính thận trọng, hàng ngày căn cứ vào phiếu thu chi
hợp pháp và hợp lệ theo quy định; bảo quản tiền cẩn thận, không được nhận
loại tiền kém chất lượng, không lưu thông được, bảo quản chứng từ gốc đóng
theo thứ tự từng tập cuối tháng bàn giao lại cho kế toán chi.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Hải Anh Lớp: CQ50/11.1030
Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Công ty Cổ phần Mía đường Sông Lam hoạt động chủ yếu ở lĩnh vực
sản xuất và thương mại, chuyên sản xuất và cung ứng ra thị trường các sản
phẩm đường kính, cồn tinh chế và phân vi sinh.
QUY TRÌNH SẢN XUẤT CỒN
Mật rỉ No
53÷58 Be Men giống
A xít hoá
No
28 –32 BX
Tam giác
Pha loãng
Phát triển môi
trường lớn
ủ men
Dấm chín
Cất rượu
Thành phẩm
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Hải Anh Lớp: CQ50/11.1031
 Tình hình cung cấp vật tư: Nguyên liệu sử dụng cho hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty chủ yếu từ thị trường trong nước như mía,
men,... Nguồn cung cấp nguyên liệu tương đối ổn định, ngoài việc thu mua
nguyên liệu ở bên ngoài, công ty còn thuê đất tự canh tác trồng mía phục vụ
cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
 Cơ sở vật chất kĩ thuật: Đơn vị luôn chủ động trong việc dổi
mới dây chuyền, công nghệ sản xuất để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất và
không gây ô nhiễm môi trường. Hệ thống máy móc được nhập khẩu từ
Singapore và công nghệ được chuyển giao từ Trung Quốc.
 Thị trường và vị thế cạnh tranh: Công ty chủ yếu cung cấp cho
các doanh nghiệp đầu mối, tiêu biểu là Công ty Nông sản Thực phẩm Nghệ
An theo các hợp đồng đã kí kết, còn lại cung cấp lẻ cho các khách hàng và đại
lý trên thị trường. Doanh nghiệp cũng gặp phải những sự cạnh tranh từ các
công ty cùng ngành trong nước và cả nước ngoài. Tuy nhiên, công ty vẫn
khẳng định vị thế của mình trong ngành và trên thị trường.
 Lực lượng lao động: Tổng số lao động: 205 người (không kể
lao động hợp đồng theo thời vụ)
2.1.3. Tình hình tài chính chủ yếu của Công ty Cổ phần Mía đường Sông
Lam
2.1.3.1. Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình hoạt động của Công
ty Cổ phần Mía đường Sông Lam
Thuận lợi: Với các phương tiện , máy móc kĩ thuật hiện đại, công trình
có thể đảm bảo sản xuất thường xuyên, liên tục với năng suất cao; tổ chức ổn
định bộ máy điều hành, phân công quản lý từ giám đốc đến các phòng ban
trong Công ty, đảm bảo hoạt động chủ động, linh hoạt, sáng tạo, có hiệu quả;
nguồn nguyên vật liệu sẵn có trong nước, không phải nhập khẩu nên giá thành
không quá cao, doanh nghiệp có thể chủ động trong quá trình thu mua. Đặc
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Hải Anh Lớp: CQ50/11.1032
biệt ngành Mía đường được Nhà nước bảo hộ, đảm bảo cho doanh nghiệp có
động lực hơn trong sản xuất kinh doanh.
Khó khăn: Do công ty đang thời kì từng bước đổi mới và hoàn thiện
bộ máy quản lý cũng như áp dụng các phương pháp quản lý, sản xuất mới nên
còn tồn tại một số khó khăn; địa điểm của công ty ở vùng miền núi, giao
thông đi lại còn khó khăn ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm; ngành mía
đường trong nước nói chung thời gian gần đây còn gặp khá nhiều khó khăn
ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
2.1.3.2. Tình hình quản trị tài chính của Công ty Cổ phần Mía đường
Sông Lam trong thời gian qua
a. Tình hình quản trị tài chính của công ty
Tình hình đầu tư vào hoạt động sảnxuất kinh doanh, hoạt động tài
chính: Công ty tập trung đầu tư vào mua sắm và sửa chữa máy móc thiết bị
hiên đại, đồng thời đầu tư sản xuất các sản phẩm chính, trong đó lớn nhất là
đường kính, mang lại doanh thu cao nhất trong tổng doanh thu mỗi năm của
công ty.
Tình hình vay nợ và chính sách vay nợ: Công ty chủ yếu vay nợ từ
các Ngân hàng Thương mại, chủ yếu là các khoản Nợ ngắn hạn để phục vụ
công tác sản xuất kinh doanh theo mùa vụ, đảm bảo tốt khả năng thanh toán
đúng hạn.
Tình hình vốn chủ sở hữu: Tổng vốn chủ sở hữu của công ty năm
2015 khoảng 39.561 tỷ đồng trong tổng nguồn vốn là 119,431 tỷ đồng, tương
ứng chiếm 33,13%.
Tình hình phân phối lợi nhuận, tỷ lệ trích lập các quỹ dự phòng:
Công ty chia lợi nhuận ra dùng để trả cổ tức cho các cổ đông, một phần giữ
lại tái đầu tư cùng một phần dùng trích lập các quỹ dự phòng, quỹ trợ cấp
khen thưởng...
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Hải Anh Lớp: CQ50/11.1033
Tình hình lập kế hoạch tài chính, phương pháp dự báo nhu cầu
vốn, biện pháp quản trị tài chính của Công ty: Trong điều kiện vẫn chịu
ảnh hưởng từ khó khăn của nền kinh tế, Công ty vẫn thực hiện tốt công tác
quản lý tài chính theo quy định Nhà nước và quy chế quản lý của công ty.
Công ty có đội ngũ các cán bộ và nhân viên, chuyên gia có năng lực và kinh
nghiệm, tiến hành phân tích, dự báo các chính sách , đánh giá tình hình tài
chính của công ty cũng như chính sách chế độ của Nhà nước có liên quan để
đưa ra các kế hoạch tài chính nhằm thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp.
b. Khái quát tình hình tài chính của công ty
Bảng 2.1. Biến động tổng quan về tài sản và nguồn vốn năm 2015
(nguồn Bảng cân đối kế toán năm 2015)
Đvt: triệu đồng
Bảng
cân đối
kế toán
31/12/2015 31/12/2014 Chênh lệch
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền Tỷ lệ (%)
Tỷ
trọng
(%)
Tài sản
ngắn
hạn
43389 36.33 28850 36.17 14539 50.40 0.16
Tài sản
dài hạn
76042 63.67 50921 63.83 25121 49.33 -0.16
Tổng
tài sản
119431 100.00 79771 100 39660 49.72 0.00
Nợ
phải
trả
79870 66.88 43457 54.48 36413 83.79 12.40
Vốn
chủ sở
hữu
39561 33.12 36314 45.52 3247 8.94 -12.40
Tổng
nguồn
vốn
119431 100.00 79771 100 39660 49.72 0.00
Về tổng quan năm 2015 tổng tài sản và nguồn vốn tăng lên khá mạnh so
với năm 2014. Cụ thể tổng tài sản năm 2015 là 119431 tăng 39660 triệu đồng
tương ứng tăng 49.72% so với năm 2014.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Hải Anh Lớp: CQ50/11.1034
Bảng 2.2. Biến động về tài sản năm 2015
(nguồn Bảng cân đối kế toán năm 2015)
Đvt: triệu đồng
TÀI SẢN
31/12/2015 31/12/2014 Chênh lệch
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền Tỷ lệ (%)
Tỷ trọng
(%)
A- TSNH 43389 36.33 28850 36.17 14539 50.40 0.16
I. Tiền và các khoản tương đương tiền 944 2.18 1811 6.28 -867 -47.87 -4.10
II. Các khoản phải thu 12080 27.84 5249 18.19 6831 130.14 9.65
III. Hàng tồn kho 30317 69.87 21790 75.53 8527 39.13 -5.66
IV. Tài sản ngắn hạn khác 48 0.11 0 0 48 - 0.11
B- TSDH 76042 63.67 50921 63.83 25121 49.33 -0.16
I. Các khoản phải thu dài hạn 25476 33.50 378 0.74 25098 6639.68 32.76
II. Tài sản cố định 47936 63.04 49431 97.07 -1495 -3.02 -34.04
III. Tài sản dở dang dài hạn 1677 2.21 182 0.36 1495 821.43 1.85
IV. Tài sản dài hạn khác 953 1.25 930 1.83 23 2.47 -0.57
TỔNG CỘNG TS 119431 100 79771 100 39660 49.72 0
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Hải Anh Lớp: CQ50/11.1035
Nhận xét khái quát về tình hình tài sản:
Nhìn chung tổng tài sản và nguồn vốn năm 2015tăng so với năm 2014.
Cơ cấu tài sản năm 2015 không có sự thay đổi lớn so với năm 2014, cụ thể
năm 2015, tài sản dài hạn chiếm tỉ trọng 63,67%, còn năm 2014 tài sản dài
hạn chiếm 63,83% trong tổng giá trị tài sản. Nhìn chung, cơ cấu tài sản của
công ty là phù hợp với đặc thù sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Bảng 2.3. Biến động về nguồn vốn năm 2015
(nguồn Bảng cân đối kế toán năm 2015)
Đvt: triệu đồng
NGUỒN VỐN
31/12/2015 31/12/2014 Chênh lệch
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Tỷ
trọng
(%)
A- NỢ PHẢI TRẢ 79870 66.88 43457 54.48 36413 83.79 12.40
I. Nợ ngắn hạn 75723 94.81 39165 90.12 36558 93.34 4.68
II. Nợ dài hạn 4147 5.19 4292 9.88 -145 -3.38 -4.68
B- VỐN CHỦ SỞ
HỮU
39561 33.12 36314 45.52 3247 8.94 -12.40
I. Vốn chủ sở hữu 39561 100 36314 100 3247 8.94 0
TỔNG CỘNG NV 119431 100 79771 100 39660 49.72 0
Khái quát tình hình nguồn vốn: Cũng giống như tài sản, nguồn vốn
của công ty trong năm 2015 tăng mạnh so với năm 2014. Cuối năm 2015,
tổng nguồn vốn của công ty là 119431 triệu đồng, tăng 39660 triệu đồng so
với cuối năm 2014, tương ứng tăng 49.72%. Sự tăng lên của nguồn vốn phần
lớn là do công ty gia tăng việc sử dụng đòn bẩy tài chính,tăng nợ ngắn hạn.
Điều này chứng tỏ công ty chấp nhận mạo hiểm về rủi ro thanh toán, tuy
nhiên cũng giúp công ty tạo điều kiện thuận lợi để tiến hành mở rộng hoạt
động sản xuất kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế
thị trường.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Hải Anh Lớp: CQ50/11.1036
Bảng 2.4. Tình hình biến động doanh thu, chi phí, lợi nhuận
(Nguồn: Bảng Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2015)
Đvt: triệu đồng
CHỈ TIÊU 31/12/2015 31/12/2014
Chênh
lệch
Tỷ lệ
(%)
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp DV 87914 101470 -13556 -13.36
2. Các khoản giảm trừ DT 0 0 0 -
3. Doanh thu thuần về BH và cung cấp DV 87914 101470 -13556 -13.36
4. Giá vốn hàng bán 73553 87489 -13936 -15.93
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp
DV
14360 13981 379 2.71
6. Doanh thu hoạt động tài chính 165 47 118 251.06
7. Chi phí tài chính 3657 1700 1957 115.12
- Trong đó : Chi phí lãi vay 3657 731 2926 400.27
8. Chi phí bán hàng 657 901 -244 -27.08
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 6520 6830 -310 -4.54
10. Lợi nhuận thuần từ hđkd 3692 4597 -905 -19.69
11. Thu nhập khác 11 988 -977 -98.89
12. Chi phí khác 2 1169 -1167 -99.83
13. Lợi nhuận khác 9 -182 191 -104.95
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 3700 4415 -715 -16.19
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 409 342 67 19.59
16. Lợi nhuận sau thuế TNDN 3291 4073 -782 -19.20
Nhận xét khái quát:
Qua bảng trên ta thấy tình hình hoạt động kinh doanh của công ty năm
2015 so với năm 2014 tương đối khó khăn, cụ thể doanh thu thuần bán hàng
và cung cấp dịch vụ giảm khá mạnh. Doanh thu thuần năm 2015 là 87914
triệu đồng, so với năm 2014 giảm 13556 triệu đồng tương ứng với mức giảm
13.36%. Điều này một phần do trong năm 2015, ngành mía đường trong nước
nói chung gặp khá nhiều khó khăn, mặt khác do công ty gặp bất lợi trong việc
thu mua nguyên liệu sản xuất, dẫn đến sản lượng sản xuất và tiêu thụ giảm
mạnh.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Hải Anh Lớp: CQ50/11.1037
Do gặp khá nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, lợi nhuận năm
2015 cũng giảm so với năm 2014. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
năm 2015 đạt được là 3291 triệu đồng, giảm 782 triệu đồng tương ứng với
mức giảm 19.20%.
Để nâng cao lợi nhuận và khắc phục khó khăn, công ty cần chủ động hơn
trong việc tìm kiếm và thu mua nguyên liệu sản xuất, đồng thời quản lý giá
vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp chặt chẽ hơn
nữa.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Hải Anh Lớp: CQ50/11.1038
Bảng 2.5.Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu
(Nguồn: Báo cáo tài chính 2014,2015)
Chỉ tiêu 31/12/2015 31/12/2014 Chênh lệch
I. Hệ số khả năng thanh toán
1.Hệ số khả năng thanh toán tống quát 1.50 1.84 -0.34
2. Hệ số khả năng thanh toán hiện thời 0.57 1.03 -0.46
3. Hệ số khả năng thanh toán nhanh 0.17 0.26 -0.09
4. Hệ số khả năng thanh toán tức thời 0.01 0.06 -0.05
II. Hệ số cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản
1. Hệ số cơ cấu nguồn vốn
a. Hệ số nợ 0.67 0.54 0.13
b. Hệ số vốn chủ sở hữu 0.33 0.45 -0.12
2. Hệ số cơ cấu tài sản
a. Hệ số đầu tư vào tài sản ngắn hạn 0.36 0.37 -0.01
b. Hệ số đầu tư vào tài sản dài hạn 0.64 0.63 0.01
Năm 2014
III. Hệ số hoạt động kinh doanh
1. Vòng quay các khoản phải thu (vòng) 10.15 28 -18.27
2. Kỳ thu tiền bình quân (ngày) 35.48 13 22.48
3. Vòng quay hàng tồn kho (vòng) 2.82 4.30 -1.48
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Hải Anh Lớp: CQ50/11.1039
4. Số ngày một vòng quay hàng tồn kho (ngày) 10.15 84 -73.85
5. Vòng quay toàn bộ vốn (vòng) 0.88 1.01 -0.13
6. Vòng quay VLĐ 2.43 2.13 0.30
7. Kỳ luân chuyển VLĐ 147.91 169 -21.09
IV. Hệ số khả năng sinh lời
1. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu (%) 4.21 4.35 -0.14
2. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (%) 3.74 4.02 -0.28
3. Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (%) 7.39 5.13 2.26
4. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh (%) 3.71 4.4 -0.69
5. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (%) 3.30 4.06 -0.76
6. Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (%) 8.66 11.23 -2.57
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Hải Anh Lớp: CQ50/11.1040
2.2. Thực trạng quản trị vốn cố định tại Công ty cổ phần Mía đường
Sông Lam trong thời gian qua
2.2.1. Tình hình tài sản cố định và vốn cố định của công ty
Trong những năm qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh
nhưng công ty luôn cố gắng đổi mới tài sản cố định, đồng thời không ngừng
hoàn thiện công tác hạch toán và quản lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
TSCĐ hay VCĐ trong quá trình kinh doanh. Một trong những công việc quan
trọng của người làm công tác kế toán TSCĐ là phải phân tích tình hình sử
dụng VCĐ tại công ty để từ đó tìm ra hướng đầu tư đúng đắn, đưa ra các biện
pháp hữu hiệu nhằm quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. Qua
số liệu của công ty ta thấy cơ cấu vốn cố định của công ty như sau:
- Vốn cố định của công ty chủ yếu được hình thành từ hai nguồn vốn chủ
sở hữu và nguồn vốn vay. Do TSCĐ của công ty được hình thành từ nguồn
vốn vay nên công ty có lợi ở chỗ là sử dụng một lượng tài sản lớn trong đó
chỉ phải bỏ ra một lượng vốn ít. Tuy nhiên nếu công ty vay vốn nhiều phải trả
một lượng tiền lãi vay khá lớn. Việc sử dụng vốn vay để tăng quy mô sản xuất
là cần thiết nhưng công ty cần cân nhắc kỹ lưỡng lượng vốn vay với khả năng
tài chính của công ty.
Cơ cấu vốn cố định của công ty tập trung chủ yếu vào TSCĐ hữu hình.
Tóm lại cơ cấu VCĐ của công ty như trên là hợp lý bởi hoạt động kinh doanh
chủ yếu của công ty là sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy giá trị TSCĐ trong
công ty chiếm tỷ trọng khá lớn và đóng vai trò hết sức quan trọng, do đó công
ty phải tập trung đầu tư chủ yếu vào TSCĐ.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Hải Anh Lớp: CQ50/11.1041
2.2.2. Thực trạng quản trị vốn cố định tại Công ty Cổ phần Mía đường
Sông Lam
2.2.2.1. Cơ chế quản lý và sử dụng tài sản cố định
Công ty Cổ phần Mía đường Sông Lam là một doanh nghiệp sản xuất
các sản phẩm đường và cồn có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời gần 60
năm, do đó công ty được trang bị một hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật khá đầy
đủ gồm nhà cửa vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải truyền
dẫn, thiết bị dụng cụ quản lý,... Trong đó do đặc thù lĩnh vực hoạt động của
doanh nghiệp thì máy móc thiết bị là loại phương tiện sản xuất chiếm tỉ trọng
lớn nhất, khoảng trên 70% tổng nguyên giá các loại TSCĐ hiện đang sử dụng.
Bảng 2.6. Tình hình trang bị TSCĐ của công ty trong năm 2015
Đơn vị: VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2015 Năm 2014 Chênh lệch
Số tiền Số tiền Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Tổng số nguyên giá TSCĐ 113,253,114,181 107,313,332,363 5,939,781,818 5.53
I. TSCĐ hữu hình 113,253,114,181 107,313,332,363 5,939,781,818 5.53
1. Nhà cửa, vật kiến trúc 24,412,233,728 24,412,233,728 0 0
2. Máy móc, thiết bị 80,805,989,553 80,605,989,553 200,000,000 0.25
3. Phương tiện vận tải, truyền dẫn 7,633,712,727 1,963,112,727 5,670,600,000 288.86
4. Thiết bị, dụng cụ quản lý 401,178,173 331,996,355 69,181,818 20.84
5. TSCĐ hữu hình khác - -
6. TSCĐ vô hình - - - -
II. TSCĐ chưa cần dùng - - - -
III. TSCĐ chờ thanh lý - - - -
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Hải Anh Lớp: CQ50/11.1042
Nhìn chung tình hình trang bị TSCĐ của công ty trong năm 2015 tương
đối tốt, tình hình quản lý và sử dụng TSCĐ khá hiệu quả, so với năm 2014
tổng nguyên giá TSCĐ tăng lên 5,939,781,818 đồng tương ứng với mức tăng
5.53%. Hầu hết nguyên giá các loại TSCĐ hiện đang sử dụng đều tăng, cụ
thể:
TSCĐ là phương tiện vận tải, truyền dẫn tăng mạnh, so với năm 2014,
tổng nguyên giá của loại phương tiện này trong năm 2015 tăng 5,670,600,000
đồng, tương đương tăng 288.86%. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do
công ty đang trong thời kì từng bước nâng cấp và đổi mới bổ sung hệ thống
cơ sở vật chất công nghệ và hiện đại, đảm bảo đáp ứng tốt nhất công tác sản
xuất và kinh doanh. Trong năm 2015, công ty đầu tư mua sắm thêm xe bán tải
phục vụ công tác trồng trọt và vận chuyển mía về nhà máy sản xuất thay vì
phải thuê vận chuyển bên ngoài như các năm về trước, điều này giúp doanh
nghiệp tự chủ và tiết kiệm hơn trong việc đáp ứng kịp thời và nhanh chóng
nhu cầu về nguyên liệu trong sản xuất.
Bên cạnh đó nguyên giá của các loại máy móc thiết bị cuối năm 2015
cũng tăng lên so với đầu năm số tiền là 200,000,000 đồng (tăng 0.25%) do
công ty đầu tư mua thêm một số động cơ mới phục vụ cho khâu ép mía, góp
phần tăng năng suất hoạt động sản xuất, đặc biệt giúp tiết kiệm chi phí và thời
gian đáng kể để hoàn thành vụ ép trong năm.
Ngoài ra thì trong năm 2015, công ty có đầu tư mua thêm hệ thống máy
vi tính chủ phục vụ công tác cho ban Nông nghiệp của công ty, điều này làm
cho nguyên giá của loại tài sản thiết bị, dụng cụ quản lý tăng 69,181,818
đồng, tức tăng 20.84% so với năm 2014. Việc đầu tư này giúp cho doanh
nghiệp quản lý tiết kiệm, hiệu quả và chặt chẽ hơn trong công tác nông
nghiệp, đảm bảo cho những khâu đầu của hoạt động sản xuất như quản lý
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Hải Anh Lớp: CQ50/11.1043
vùng nguyên liệu, cung cấp nguyên liệu được diễn ra liên tục và kịp thời đầy
đủ.
Ngoài những TSCĐ kể trên thì trong năm 2015, các loại tài sản cố định
khác có nguyên giá gần như không thay đổi, như nhà cửa, vật kiến trúc, ...
Nguyên nhân do hầu hết đều đã được xây mới hoặc tu sửa trong năm 2014 và
hiện đang được sử dụng trong điều kiện thuận lợi, do đó công ty không đầu tư
mới thêm.
Toàn bộ TSCĐ của công ty đã được huy động hết cho hoạt động sản
xuất kinh doanh. Không có TSCĐ chưa cần dùng hay không cần dùng chờ
thanh lý. Việc này có ý nghĩa to lớn về mặt thực tiễn và thể hiện sự cố gắng
của công ty trong việc khai thác nguồn lực có sẵn của mình vào sản xuất ngay
từ khâu lập kế hoạch mua sắm TSCĐ để tránh TSCĐ mua về lại chưa cần
dùng tới gây ứ đọng, lãng phí vốn. Do đó đã giúp cho công ty tiết kiệm được
chi phí bảo quản, bảo dưỡng những máy móc thiết bị chưa sử dụng... những
TSCCĐ không cần dùng hoặc không sử dụng đã được công ty kịp thời thanh
lý để thu hồi vốn tránh lãng phí, vốn đầu tư, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
2.2.2.2. Tình hình biến động TSCĐ
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Hải Anh Lớp: CQ50/11.1044
Bảng 2.7. Tình hình biến động TSCĐ năm 2013
Đơn vị: VNĐ
Loại TSCĐ
Đầu năm Tăng trong năm Giảm trong năm Cuối năm
Nguyên giá
Tỷ trọng
(%)
Nguyên giá
Tỷ
trọng
(%)
Nguyên
giá
Tỷ
trọng
(%)
Nguyên giá
Tỷ trọng
(%)
I- TSCĐ hữu hình 107,313,332,363 100 5,939,781,818 100 - - 113,253,114,181 100
1. Nhà cửa- vật kiến trúc 24,412,233,728 22.75 0 0.00 - - 24,412,233,728 21.56
2. Máy móc thiết bị 80,605,989,553 75.11 200,000,000 3.37 - - 80,805,989,553 71.35
3. Phương tiện vận tải 1,963,112,727 1.83 5,670,600,000 95.47 - - 7,633,712,727 6.74
4. Dụng cụ quản lý 331,996,355 0.31 69,181,818 1.16 - - 401,178,173 0.35
II- TSCĐ vô hình - - - - - - - -
Cộng 107,313,332,363 100 5,939,781,818 100.00 - - 113,253,114,181 100.00
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Hải Anh Lớp: CQ50/11.1045
Qua bảng phân tích trên ta thấy:
So với đầu năm, tổng nguyên giá TSCĐ của công ty cuối năm 2015 tăng
lên với mức tăng là 5,939,781,818 đồng, tăng từ 107,313,332,363 đồng lên
113,253,114,181 đồng. Nhìn chung TSCĐ năm 2015 đã tăng so với năm
2014.
TSCĐ của công ty chủ yếu tập trung vào máy móc thiết bị, đây là những
phương tiện lao động tham gia trực tiếp vào quá trình hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty. Việc phân bỏ vốn cố định như vậy của công ty là hợp lý
do đặc thù của công ty là một doanh nghiệp sản xuất đường và cồn trên dây
chuyền công nghệ nhập khẩu hiện đại có giá trị lớn. Tuy nhiên trong năm
2015, nguyên giá của loại tài sản này chỉ tăng nhẹ, mức tăng 200,000,000
đồng do trong năm 2014 công ty đã đầu tư nâng cấp và đổi mới. Do đó máy
móc thiết bị trong năm 2015 hầu như không phải tập trung đầu tư vốn nhưng
vẫn đáp ứng tốt nhất cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Mặt khác trong năm, công ty đã thanh lý bớt một số máy móc có hiệu quả sử
dụng kém, tránh việc sử dụng lãng phí TSCĐ.
Nếu như chỉ đầu tư ở mức vừa phải đối với loại tài sản là máy móc thiết
bị như đã nói ở trên thì trong năm 2015, lượng vốn cố định mà doanh nghiệp
bỏ ra để đầu tư vào phương tiện vận tải là tương đối lớn. Cụ thể công ty đã
đầu tư mua sắm thêm xe bán tải phục vụ vận chuyển, làm nguyên giá của
phương tiện vận tải tăng thêm 5,670,600,000 đồng, chiếm tỉ trọng 95.47%
trong tổng mức tăng nguyên giá TSCĐ đang sử dụng. Điều này cho thấy
trong năm này, doanh nghiệp tập trung hầu hết vào đầu tư cho phương tiện
vận tải, tạo điều kiện cho việc tiết kiệm chi phí đầu vào nguyên vật liệu, nâng
cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho các năm về sau.
Bên cạnh đó trong năm 2015 doanh nghiệp cũng bổ sung thêm một số
dụng cụ quản lý, cụ thể là hệ thống máy tính chủ phục vụ cho ban Nông
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Hải Anh Lớp: CQ50/11.1046
nghiệp, làm nguyên giá tăng 69,181,818 đồng so với năm 2014, tương ứng
với tỉ trọng 1.16% trong tổng mức tăng nguyên giá TSCĐ của công ty.
Ngoài những loại tài sản kể trên thì trong năm 2015, nguyên giá các loại
TSCĐ khác không có sự thay đổi giữa đầu và cuối năm, do chúng đang trong
điều kiện sử dụng tương đối tốt, một số tài sản chưa được khấu hao hết giá trị,
vì vậy hầu hết công ty không phải đầu tư mới gì thêm.
Qua sự phân tíchtrên cho thấy công ty rất cân nhắc trong việc đầu tư vào
TSCĐ, công ty chỉ tập trung đầu tư vào các loại tài sản thật sự cần thiết để
phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh. Việc kinh doanh gặp nhiều khó khăn
nên công ty không muốn mạo hiểm trong việc đầu tư quá nhiều vào TSCĐ và
tập trung sử dụng tốt các TSCĐ mà mình đang có.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Hải Anh Lớp: CQ50/11.1047
2.2.2.3. Kếtcấu TSCĐ
Bảng 2.8. Tình hình kết cấu TSCĐ trong năm 2013
Đơn vị: VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2015 Năm 2014 Chênh lệch
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền Tỷ lệ Tỷ trọng
(%)
Tổng số nguyên giá TSCĐ 113,253,114,181 100.00 107,313,332,363 100.00 5,939,781,818 5.53
0.00
I. TSCĐ hữu hình 113,253,114,181 100.00 107,313,332,363 100.00 5,939,781,818 5.53 0.00
1. Nhà cửa, vật kiến trúc 24,412,233,728 21.56 24,412,233,728 22.75 0 0.00 -1.19
2. Máy móc, thiết bị 80,805,989,553 71.35 80,605,989,553 75.11 200,000,000 0.25
-3.76
3. Phương tiện vận tải, truyền dẫn 7,633,712,727 6.74 1,963,112,727 1.83 5,670,600,000 288.86
4.91
4. Thiết bị , dụng cụ quản lý 401,178,173 0.35 331,996,355 0.31 69,181,818 20.84
0.04
5. TSCĐ hữu hình khác - -
6. TSCĐ vô hình - - - - - -
II. TSCĐ chưa cần dùng - - - - - -
III. TSCĐ chờ thanh lý - - - - - -
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Hải Anh Lớp: CQ50/11.1048
Về cơ cấu TSCĐ: Tổng nguyên giá TSCĐ mà công ty đang sử dụng
trong năm 2015 tăng lên 5,939,781,818 đồng, từ 107,313,332,363 đồng ở đầu
năm lên 113,253,114,181 đồng ở cuối năm. Điều này cho thấy trong năm
2015 công ty có sự đầu tư mới vào TSCĐ.
Qua bảng phân tích trên có thể thấy hầu hết vốn cố định của doanh
nghiệp tập trung hình thành vào TSCĐ hữu hình, điều này là hoàn toàn phù
hợp với ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong TSCĐ hữu hình, máy móc thiết bị là loại tài sản chiếm tỉ trọng lớn
nhất (71.35%) , tiếp đến là nhà cửa, vật kiến trúc (chiếm 21.56%), còn lại là
phương tiện vận tải và dụng cụ quản lý. Đối với một doanh nghiệp sản xuất
thì máy móc thiết bị đóng vai trò hết sức quan trọng, đặc biệt trong tình hình
thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Mức độ tiên tiến và hiện đại của
máy móc thiết bị sẽ quyết định trực tiếp đến năng suất lao động, khối lượng
cũng như chất lượng thành phẩm của công ty, đồng thời tạo lợi thế cạnh tranh
cho doanh nghiệp trên thị trường. Do đó, việc doanh nghiệp tập trung phần
lớn lượng vốn của mình để đầu tư vào máy móc thiết bị là hoàn toàn hợp lý.
Nhà cửa, vật kiến trúc bao gồm nhà xưởng, kho bãi và trụ sở công ty
cũng chiếm tỉ trọng tương đối lớn trong tổng nguyên giá TSCĐ. Đây là nơi
trực tiếp diễn ra hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty, do đó tất
yếu phải có sự đầu tư và tu bổ mở rộng thường xuyên.
Phương tiện vận tải tuy chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ 6.74%, tuy nhiên qua
bảng phân tích có thể thấy, nguyên giá của loại tài sản này cuối năm 2015 đã
tăng mạnh so với thời điểm đầu năm (tăng 288.86%). Điều này cho thấy công
ty đang từng bước tập trung vốn đầu tư vào loại tài sản này, từ đó nhận biết
được mức độ ngày càng quan trọng của phương tiện vận tải đối với hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Hải Anh Lớp: CQ50/11.1049
Dụng cụ quản lý chỉ chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong tổng nguyên giá
(0.35%) song lại giữ một vai trò nhất định giúp quản lý và điều hành công ty
cũng như mọi hoạt động của việc lưu thông, tạo điều kiện theo dõi và quản lý
doanh nghiệp một cáchchủ động và chặt chẽ, ngày càng hệ thống và khoa học
hơn.
2.2.2.4. Tình hình khấu hao TSCĐ
Khấu hao tài sản cố định là một yếu tố góp phần tạo nên hiệu quả sử
dụng vốn cố định trong doanh nghiệp. Việc trích đúng, đủ mức khấu hao theo
quy định sẽ góp phần bảo toàn vốn cố định và mở rộng đầu tư sản xuất. Khấu
hao tài sản cố định còn thúc đẩy chế độ hạch toán tại các doanh nghiệp nói
chung và đơn vị nói riêng được tiến hành thống nhất.
Hiện tại Công ty đang áp dụng phương pháp khấu hap theo đường thẳng
(phương pháp khấu hao tuyến tính và tỷ lệ khấu hao TSCĐ) theo Thông tư
45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013 của Bộ Tài chính để tính khấu hao với
thời gian sử dụng hữu ích ước tính:
1. Nhà cửa , vật kiến trúc có thời gian sử dụng là 6- 25 năm , tương
đương tỷ lệ khấu hao là 16,67% - 4%/ năm
2. Máy móc thiết bị có thời gian sử dụng là 10- 20 năm, tương đương tỷ
lệ khấu hao là 10% - 5%/năm
3. Phương tiện vận tải , truyền dẫn có thời gian sử dụng là 6 -10 năm ,
tương đương tỷ lệ khấu hao là 16,67% - 10%/năm
4. Thiết bị, dụng cụ quản lý có thời gian sử dụng là 5-8 năm, tương
đương tỷ lệ khấu hao là 20% - 12,5%/năm
5. Tài sản hữu hình khác có thời gian sử dụng là 4-25 năm, tương đương
tỷ lệ khấu hao là 40% - 4%/năm
Khấu hao TSCĐ theo phương pháp khấu hao đường thẳng nên việc tính
toán và phân bổ khấu hao đơn giản, dễ theo dõi, giúp cho việc tổng hợp số
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Hải Anh Lớp: CQ50/11.1050
liệu hao mòn lũy kế, nguồn vốn khấu hao và tính toán giá trị còn lại của
TSCĐ được kịp thời , chính xác, hỗ trợ cho công tác lập kế hoạch mua sắm
đổi mới TSCĐ.
Tình hình khấu hao TSCĐ đang dùng trong SXKD đến 31/12/2015 của
công ty:
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Hải Anh Lớp: CQ50/11.1051
Bảng 2.8:Tình hình khấu hao và hao mòn TSCĐ trong năm 2015
Đơn vị: VNĐ
Số cuối năm Số đầu năm
Nguyên giá Hao mòn lũy kế
Hệ số
hao mòn
Nguyên giá Hao mòn lũy kế
Hệ số
hao mòn
I- TSCĐ dùng
cho hoạt động
sản xuất
113,253,114,181 64,976,867,790 57.37 107,313,332,363 57,541,892,315 53.62
1. Nhà của vật
kiến trúc
24,412,233,728 14,106,497,356 57.78 24,412,233,728 13,055,720,044 53.48
2. Máy móc
thiết bị
80,805,989,553 49,385,507,838 61.12 80,605,989,553 43,477,284,034 53.94
3. Phương tiện
vận tải
7,633,712,727 1,310,345,067 17.17 1,963,112,727 876,756,706 44.66
4. Dụng cụ quản
lý
401,178,173 174,517,529 43.50 331,996,355 132,131,531 39.80
Tổng cộng 113,253,114,181 64,976,867,790 57.37 107,313,332,363 57,541,892,315 53.62
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Hải Anh Lớp: CQ50/11.1052
Số liệu bảng khâu hao cho thấy tổng giá trị TSCĐ của công ty đầu năm
2015 là 107,313,332,363 đồng và cuối năm là 113,253,114,181 đồng. Nhìn
chung TSCĐ của công ty mới được trích khấu hao là 57.37% nên giá trị còn
lại của tài sản vẫn còn khá lớn, đảm bảo năng lực sản xuất vẫn còn tốt. Để có
cái nhìn cụ thể và khách quan hơn, ta đi đánh giá và xem xét chi tiết tình trạng
kỹ thuật của từng nhóm TSCĐ hiện có trong công ty như sau:
- Máy móc thiết bị: Trong năm công ty có mua bổ sung thêm một số
động cơ sử dụng trong ép mía làm giá trị còn lại của TSCĐ tăng lên
200,000,000 đồng so với đầu năm. Hệ số hao mòn tăng từ 53.94% ở thời
điểm đầu năm lên 61.12% ở thời điểm cuối năm, thêm nữa là giá trị còn lại
của loại tài sản này chiếm khoảng 38.88% . Tuy con số này không phải ở mức
lớn nhưng cũng thấy được các phương tiện này vẫn đang trong tình trạng sử
dụng tương đối tốt, đảm bảo đáp ứng hiệu quả nhu cầu sản xuất mang tính
chất mùa vụ của doanh nghiệp.
- Nhà cửa, vật kiến trúc: Hệ số hao mòn cuối năm 2015 của nhóm tài sản
này là 57.78%, tăng 4.3% so với thời điểm đầu năm. Các nhà kho, bến bãi,
khối văn phòng được xây dựng và đưa vào khai thác từ ngày công ty bắt đầu
hoạt động do vậy hệ số hao mòn đã ở mức cao. Tuy nhiên, nhóm TSCĐ này
năng lực còn có thể khai thác vẫn ở mức ổn định, trong những năm tới doanh
nghiệp chưa phải đầu tư, xây dựng đổi mới nhóm TSCĐ này.
- Phương tiện vận tải: Trong năm công ty đầu tư mua thêm nhiều về
phương tiện vận tải truyền dẫn nào nên giá trị còn lại cuối năm tăng lên rất
nhiều so với đầu năm (288.86%). Đầu năm hệ số hao mòn là 44.66% tới cuối
năm giảm chỉ còn lên là 17.17%. Giá trị còn lại của tài sản này chiếm phần rất
lớn so với nguyên giá (khoảng hơn 80%) chứng tỏ các phương tiện này vẫn
còn rất mới, năng lực sản xuất vẫn còn rất tốt. Do vậy công ty cần tận dụng
triệt để khả năng khai thác loại tài sản này và hoạt động sản xuất kinh doanh.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Hải Anh Lớp: CQ50/11.1053
- Thiết bị, dụng cụ quản lý: Nhóm tài sản này chiếm tỷ trọng rất nhỏ
trong tổng TSCĐ hiện có trong công ty (0.35%), hệ số hao mòn tại thời điểm
cuối năm 2015 là 43.50%. Nhóm tài sản này là các máy tính, phần mềm quản
lý trong khối văn phòng của công ty. Năng lực sản xuất còn có thể khai thác
sử dụng của nhóm tài sản này còn tương đối cao, giá trị còn lại chiếm hơn nửa
nguyên giá. Công ty cần tận dụng và khai thác có hiệu quả hơn nhóm tài sản
này.
Từ các nhận xét trên ta có thể tóm lược một cách chung nhất về tình
hình khấu hao tài sản cố định như sau:
Việc công ty lựa phương pháp khấu hao theo đường thẳng với mức tính
khấu hao như hiện nay là tương đối hợp lý. Tuy nhiên để tìm ra biện pháp
nhằm nâng cao khả năng thu hồi vốn nhanh, tránh được các hao mòn vô hình
xảy ra thì công ty cần có gắng khai thác ở mức tối đa có thể năng lực sản xuất
của các loại máy móc thiết bị hiện có, tránh tình trạng máy móc không hoạt
động hoặc hoạt động không đúng công suất mong muốn sẽ ảnh hưởng tới hiệu
quả sản xuất kinh doanh.
2.2.2.5. Hiệu suất và hiệu quả sử dụng TSCĐ, VCĐ
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Hải Anh Lớp: CQ50/11.1054
Bảng 2.9. Hiệu suất và hiệu quả sử dụng TSCĐ
Chỉ tiêu
Đơnvị
tính
Năm 2015 Năm 2014
Chênh lệch
Số tuyệt đối Tỷ lệ %
1. Doanh thu thuần Đồng 87,914,113,935 101,469,841,728 -13555727793 -13.36
2. Lợi nhuận sau thuế Đồng 3,291,365,596 4,073,068,193 -781702597 -19.19
3. Vốn cố định bình quân Đồng 48,683,279,044 52,100,532,145 -3417253101 -6.56
4. Nguyên giá TSCĐ bình quân Đồng 110,283,223,272 107,166,764,440 3116458833 2.91
5. Hiệu suất sử dụng TSCĐ=(1)/(4) % 79.72 94.68 -14.97 -15.81
6. Hiệu suất sử dụng VCĐ=(1)/(3) % 180.58 194.76 -14.17 -7.28
7. Hiệu quả sử dụng TSCĐ=(2)/(4) Lần 0.03 0.04 -0.01 -21.48
8. Hiệu quả sử dụng VCĐ=(2)/(3) Lần 0.07 0.08 -0.01 -13.52
9. Hàm lượng VCĐ=(3)/(1) Lần 0.55 0.51 0.04 7.85
10. Tỷ suất lợi nhuận VCĐ=(2)/(3) % 6.76 7.82 -1.06 -13.52
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Hải Anh Lớp: CQ50/11.1055
Từ bảng trên ta có một số nhận xét về các chỉ tiêu như sau:
- Chỉ tiêu Hiệu suất sử dụng vốn cố định:
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định có thể tạo ra bao nhiêu
đồng doanh thu hoặc doanh thu thuần trong kỳ. Qua hai năm 2014 và 2015,
chỉ tiêu này có xu hướng giảm, cụ thể: Năm 2012 là 194.76 và năm 2013 là
180.58
Như vậy hiệu quả sử dụng vốn cố định năm 2015 so với năm 2014 giảm
14.17% tương ứng với tỷ lệ giảm là 7.28%.Nguyên nhân khiến cho hiệu suất
sử dụng vốn cố định của công ty trong năm 2015 giảm so với năm 2014 là do
doanh thu thuần của năm 2015 giảm so với năm 2014 là 13.36. Bên cạnh đó,
vốn cố định bình quân năm 2013 so với năm 2012 tuy có giảm nhưng tốc độ
giảm lại thấp hơn tốc đọ giảm của doanh thu thuần. Nguyên nhân là vì trong
năm 2013 công ty không có sự thay đổi lớn về tài sản cố định. Chính vì vậy
đã làm cho hiệu suất sử dụng vốn cố định trong năm 2015 giảm so với năm
2014.
- Chỉ tiêu Hiệu suất sử dụng tài sản cố định:
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng nguyên giá tài sản cố định được dùng
vào sản xuất kinh doanh đem lại bao nhiêu đồng doanh thu. Theo số liệu của
bảng trên chỉ tiêu này năm 2015 so với năm 2014 giảm 0.01 tương ứng với tỷ
lệ giảm là 21.48%. Nguyên nhân là do trong năm 2015 doanh thu thuần của
công ty có sự giảm sút so với năm 2014 như đã trình bày ở trên. Mặt khác,
trong năm 2015 thì nguyên giá TSCĐ cũng tăng so với năm 2014, cụ thể là
tăng 2.91%, do đó làm cho hiệu suất sử dụng TSCĐ của công ty trong năm
2015 giảm so với năm 2014.
- Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận VCĐ
Đề tài: Quản trị vốn cố định tại Công ty Mía đường Sông Lam, HAY
Đề tài: Quản trị vốn cố định tại Công ty Mía đường Sông Lam, HAY

More Related Content

What's hot

Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư và xây...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư và xây...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư và xây...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư và xây...NOT
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt nam
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt namGiải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt nam
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt namNOT
 
Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn...
Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn...Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn...
Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần may thăng long
Phân tích tình hình  tài chính tại công ty cổ phần may thăng longPhân tích tình hình  tài chính tại công ty cổ phần may thăng long
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần may thăng longhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩa
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩaPhân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩa
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩahttps://www.facebook.com/garmentspace
 
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ TH...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ TH...GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ TH...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ TH...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại má...
Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại má...Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại má...
Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại má...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động Tại Công Ty Thanh Long
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động  Tại Công Ty Thanh LongMột Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động  Tại Công Ty Thanh Long
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động Tại Công Ty Thanh LongNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tdc
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tdcNâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tdc
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tdchttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần kỹ thương thi...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần kỹ thương thi...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần kỹ thương thi...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần kỹ thương thi...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại quốc tế v...
Phân tích hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại quốc tế v...Phân tích hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại quốc tế v...
Phân tích hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại quốc tế v...https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (20)

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty xây dựng, 9đ
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty xây dựng, 9đNâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty xây dựng, 9đ
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty xây dựng, 9đ
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư và xây...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư và xây...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư và xây...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư và xây...
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thépĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Nhà Thép
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Nhà ThépĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Nhà Thép
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Nhà Thép
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt nam
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt namGiải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt nam
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt nam
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty thương mại, HOT
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty thương mại, HOTĐề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty thương mại, HOT
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty thương mại, HOT
 
Báo Cáo Thực Tập Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động Tại Công Ty, 9 Điểm.docx
Báo Cáo Thực Tập Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động Tại Công Ty, 9 Điểm.docxBáo Cáo Thực Tập Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động Tại Công Ty, 9 Điểm.docx
Báo Cáo Thực Tập Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động Tại Công Ty, 9 Điểm.docx
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
 
Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn...
Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn...Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn...
Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn...
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần may thăng long
Phân tích tình hình  tài chính tại công ty cổ phần may thăng longPhân tích tình hình  tài chính tại công ty cổ phần may thăng long
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần may thăng long
 
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩa
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩaPhân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩa
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩa
 
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ TH...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ TH...GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ TH...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ TH...
 
Quản trị vốn lưu động tại Công ty thương mại xây dựng Vĩnh Hưng
Quản trị vốn lưu động tại Công ty thương mại xây dựng Vĩnh HưngQuản trị vốn lưu động tại Công ty thương mại xây dựng Vĩnh Hưng
Quản trị vốn lưu động tại Công ty thương mại xây dựng Vĩnh Hưng
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty, HAYĐề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty, HAY
 
Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại má...
Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại má...Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại má...
Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại má...
 
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động Tại Công Ty Thanh Long
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động  Tại Công Ty Thanh LongMột Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động  Tại Công Ty Thanh Long
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động Tại Công Ty Thanh Long
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tdc
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tdcNâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tdc
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tdc
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần kỹ thương thi...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần kỹ thương thi...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần kỹ thương thi...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần kỹ thương thi...
 
Phân tích hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại quốc tế v...
Phân tích hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại quốc tế v...Phân tích hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại quốc tế v...
Phân tích hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại quốc tế v...
 
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty TNHH Phùng Hưng
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty TNHH Phùng HưngLuận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty TNHH Phùng Hưng
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty TNHH Phùng Hưng
 

Similar to Đề tài: Quản trị vốn cố định tại Công ty Mía đường Sông Lam, HAY

Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn ...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn ...Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn ...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty thiết bị giáo dục Hải Hà - Gửi miễn...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty thiết bị giáo dục Hải Hà - Gửi miễn...Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty thiết bị giáo dục Hải Hà - Gửi miễn...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty thiết bị giáo dục Hải Hà - Gửi miễn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam   vinamilkPhân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam   vinamilk
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam vinamilkhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Hạch toán nghiệp vụ kế toán ở công ty TNHH Việt Đông - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Hạch toán nghiệp vụ kế toán ở công ty TNHH Việt Đông  - Gửi miễn phí ...Đề tài: Hạch toán nghiệp vụ kế toán ở công ty TNHH Việt Đông  - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Hạch toán nghiệp vụ kế toán ở công ty TNHH Việt Đông - Gửi miễn phí ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Chuyên đề tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Sơn Mỹ
Chuyên đề tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Sơn MỹChuyên đề tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Sơn Mỹ
Chuyên đề tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Sơn MỹNgốc Nghếch
 
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần chứng khoán hòa bình
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần chứng khoán hòa bìnhPhân tích tình hình tài chính công ty cổ phần chứng khoán hòa bình
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần chứng khoán hòa bìnhhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần chứng khoán hòa bình
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần chứng khoán hòa bìnhPhân tích tình hình tài chính công ty cổ phần chứng khoán hòa bình
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần chứng khoán hòa bìnhhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tscđ Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Và Dịch Vụ Vận Tải ...
Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tscđ Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Và Dịch Vụ Vận Tải ...Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tscđ Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Và Dịch Vụ Vận Tải ...
Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tscđ Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Và Dịch Vụ Vận Tải ...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 

Similar to Đề tài: Quản trị vốn cố định tại Công ty Mía đường Sông Lam, HAY (20)

Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn ...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn ...Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn ...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn ...
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty thiết bị giáo dục Hải Hà - Gửi miễn...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty thiết bị giáo dục Hải Hà - Gửi miễn...Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty thiết bị giáo dục Hải Hà - Gửi miễn...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty thiết bị giáo dục Hải Hà - Gửi miễn...
 
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn cố định tại Công ty vận tải Sao Mai
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn cố định tại Công ty vận tải Sao MaiĐề tài: Tăng cường quản trị vốn cố định tại Công ty vận tải Sao Mai
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn cố định tại Công ty vận tải Sao Mai
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty Kiểm định An toàn Dầu khí
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty Kiểm định An toàn Dầu khíĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty Kiểm định An toàn Dầu khí
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty Kiểm định An toàn Dầu khí
 
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần CK Thăng Long
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần CK Thăng LongTăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần CK Thăng Long
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần CK Thăng Long
 
Đề tài phân tích tài chính công ty cổ phần sữa Việt Nam, RẤT HAY
Đề tài  phân tích tài chính công ty cổ phần sữa Việt Nam, RẤT HAYĐề tài  phân tích tài chính công ty cổ phần sữa Việt Nam, RẤT HAY
Đề tài phân tích tài chính công ty cổ phần sữa Việt Nam, RẤT HAY
 
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam   vinamilkPhân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam   vinamilk
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk
 
Đề tài: Hạch toán nghiệp vụ kế toán ở công ty TNHH Việt Đông - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Hạch toán nghiệp vụ kế toán ở công ty TNHH Việt Đông  - Gửi miễn phí ...Đề tài: Hạch toán nghiệp vụ kế toán ở công ty TNHH Việt Đông  - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Hạch toán nghiệp vụ kế toán ở công ty TNHH Việt Đông - Gửi miễn phí ...
 
Giải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty Nam Á, HAY
Giải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty Nam Á, HAYGiải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty Nam Á, HAY
Giải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty Nam Á, HAY
 
Đề tài: Hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở Công ty may
Đề tài: Hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở Công ty mayĐề tài: Hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở Công ty may
Đề tài: Hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở Công ty may
 
Chuyên đề tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Sơn Mỹ
Chuyên đề tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Sơn MỹChuyên đề tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Sơn Mỹ
Chuyên đề tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Sơn Mỹ
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty Thành Trung, HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty Thành Trung, HAYĐề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty Thành Trung, HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty Thành Trung, HAY
 
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần chứng khoán hòa bình
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần chứng khoán hòa bìnhPhân tích tình hình tài chính công ty cổ phần chứng khoán hòa bình
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần chứng khoán hòa bình
 
Đề tài tình hình tài chính công ty chứng khoán, ĐIỂM 8, HAY
Đề tài  tình hình tài chính công ty chứng khoán, ĐIỂM 8, HAYĐề tài  tình hình tài chính công ty chứng khoán, ĐIỂM 8, HAY
Đề tài tình hình tài chính công ty chứng khoán, ĐIỂM 8, HAY
 
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần chứng khoán hòa bình
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần chứng khoán hòa bìnhPhân tích tình hình tài chính công ty cổ phần chứng khoán hòa bình
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần chứng khoán hòa bình
 
Hoạch toán tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần Viglacera
Hoạch toán tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần ViglaceraHoạch toán tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần Viglacera
Hoạch toán tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần Viglacera
 
Kế toán nguyên vật liệu tại công ty phát triển đô thị Miền Đông, 9đ
Kế toán nguyên vật liệu tại công ty phát triển đô thị Miền Đông, 9đKế toán nguyên vật liệu tại công ty phát triển đô thị Miền Đông, 9đ
Kế toán nguyên vật liệu tại công ty phát triển đô thị Miền Đông, 9đ
 
Luận văn: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Tiên Hưng, 9đ
Luận văn: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Tiên Hưng, 9đLuận văn: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Tiên Hưng, 9đ
Luận văn: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Tiên Hưng, 9đ
 
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty công nghệ mobifone
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty công nghệ mobifoneĐề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty công nghệ mobifone
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty công nghệ mobifone
 
Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tscđ Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Và Dịch Vụ Vận Tải ...
Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tscđ Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Và Dịch Vụ Vận Tải ...Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tscđ Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Và Dịch Vụ Vận Tải ...
Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tscđ Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Và Dịch Vụ Vận Tải ...
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptphanai
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1mskellyworkmail
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viênKỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viênKhanh Nguyen Hoang Bao
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...VnTh47
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họchelenafalet
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haingTonH1
 

Recently uploaded (20)

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
 
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viênKỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
 

Đề tài: Quản trị vốn cố định tại Công ty Mía đường Sông Lam, HAY

  • 1. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Hải Anh Lớp: CQ50/11.101 MỤC LỤC MỤC LỤC..............................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝLUẬN CHUNG VỀ VỐN CỐ ĐỊNH VÀ QUẢN TRỊ VỐN CỐ ĐỊNH CỦA DOANH NGHIỆP................................................................................4 1.1.Vốn cố định của doanh nghiệp...........................................................................................4 1.1.1. Khái niệm tài sản cố định và vốn cố định trong doanh nghiệp.......................................4 1.1.1.1. Tài sản cố định............................................................................................................4 1.1.1.2. Vốn cố định trong doanh nghiệp.................................................................................9 1.1.2. Đặc điểm luân chuyển vốn cố định...............................................................................11 1.2. Quản trị vốn cố định của doanh nghiệp.....................................................................11 1.2.1. Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn cố định của doanh nghiệp..............................11 1.2.2. Nội dung quản trị vốn cố định của doanh nghiệp...................................................12 1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn cố định của doanh nghiệp.......................15 1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn cố định của DN............................................19 CHƯƠNG 2:THỰCTRẠNG QUẢNTRỊVỐN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TYCỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG SÔNGLAM TRONGTHỜI GIANQUA ...................................................................21 2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty CP Mía đường Sông Lam...............21 2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển Công ty Cổ phần Mía đường Sông Lam............21 2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Mía đường Sông Lam........22 2.1.2.1. Chức năng, ngành nghề kinh doanh, các sản phẩm chủ yếu:..............................22 2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Mía đường Sông Lam.....24 2.1.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý tài chính- kế toán của công ty.......................................28 2.1.3. Tình hình tài chính chủ yếu của Công ty Cổ phần Mía đường Sông Lam....................31 2.1.3.1. Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình hoạt động của Công ty Cổ phần Mía đường Sông Lam...................................................................................................................31 2.1.3.2. Tình hình quản trị tài chính của Công ty Cổ phần Mía đường Sông Lam trong thời gian qua................................................................................................................................32
  • 2. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Hải Anh Lớp: CQ50/11.102 2.2. Thực trạng quản trị vốn cố định tại Công ty cổ phần Mía đường Sông Lam trong thời gian qua................................................................................................................................40 2.2.1. Tình hình tài sản cố định và vốn cố định của công ty...................................................40 2.2.2. Thực trạng quản trị vốn cố định tại Công ty Cổ phần Mía đường Sông Lam ..............41 2.2.2.1. Cơ chế quản lý và sử dụng tài sản cố định.................................................................41 2.2.2.2. Tình hình biến động TSCĐ.......................................................................................43 2.2.2.3. Kết cấu TSCĐ...........................................................................................................47 2.2.2.4. Tình hình khấu hao TSCĐ........................................................................................49 2.2.2.5. Hiệu suất và hiệu quả sử dụng TSCĐ, VCĐ..............................................................53 2.2.3. Đánh giá chung về công tác quản trị vốn cố định của Công ty.....................................56
  • 3. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Hải Anh Lớp: CQ50/11.103 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Các chỉ tiêu phản ánh tình hình biến động VCĐ .........................15 Bảng 1.2: Các chỉ tiêu phản ánh tình hình biến động TSCĐ........................16 Sơ đồ 1: Mô hình tổ chức của Công ty.......................................................24 Sơ đồ 2: Tổ chức bộ máy kế toán của công ty. ...........................................28 Bảng 2.1. Biến động tổng quan về tài sản và nguồn vốn năm 2015..............33 Bảng 2.2. Biến động về tài sản năm 2015...................................................34 Bảng 2.3. Biến động về nguồn vốn năm 2015 ............................................35 Bảng 2.4. Tình hình biến động doanh thu, chi phí, lợi nhuận.......................36 Bảng 2.5.Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu.................................................38 Bảng 2.6. Tình hình trang bị TSCĐ của công ty trong năm 2015.................41 Bảng 2.7. Tình hình biến động TSCĐ năm 2013 ........................................44 Bảng 2.8. Tình hình kết cấu TSCĐ trong năm 2013....................................47 Bảng 2.8: Tình hình khấu hao và hao mòn TSCĐ trong năm 2015 ..............51 Bảng 2.9. Hiệu suất và hiệu quả sử dụng TSCĐ.........................................54
  • 4. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Hải Anh Lớp: CQ50/11.104 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN CỐ ĐỊNH VÀ QUẢN TRỊ VỐN CỐ ĐỊNH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1.Vốn cố định của doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm tài sản cố định và vốn cố định trong doanh nghiệp 1.1.1.1. Tài sản cố định Bất kì một doanh nghiệp nào trong nền kinh tế thị trường, khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì mục tiêu lớn nhất của họ là tối đa hóa lợi nhuận, tối đa hóa giá trị doanh nghiệp hay mục tiêu tăng trưởng. Bước đầu để đạt được điều đó, doanh nghiệp cần phải trang bị đầy đủ ba yếu tố là tư liệu sản xuất, sức lao động, và đối tượng lao động. Trong đó tư liệu sản xuất được chia thành tư liệu lao động và đối tượng lao động. Nếu như đối tượng lao động là tất cả những gì mà lao động của con người hướng sự nỗ lực, sự cố gắng của mình tác động vào nó để nhằm cải tạo nó cho phù hợp với yêu cầu của con người thì tư liệu lao động là một vật hoặc toàn bộ những vật đặt giữa con người với đối tượng lao động để làm vật truyền dẫn hoạt động lao động của con người nhằm tác động vào đối tượng lao động để cải tạo nó phục vụ cho con người. Quá trình hoạt động của doanh nghiệp thực chất là quá trình chuyển biến các tài sản theo chu trình Tiền- Tài sản- Tiền. Tài sản được hiểu là các yếu tố kinh tế cả về hữu hình và vô hình mà doanh nghiệp nắm giữ, quản lý, sử dụng để mang lại lợi ích cho doanh nghiệp trong tương lai. Tài sản trong doanh nghiệp được phân loại thành tài sản cố định (TSCĐ) và tài sản lưu động (TSLĐ). Trong đó, TSCĐ bộ phận quan trọng nhất trong các tư liệu lao động được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó chủ yếu được sử dụng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp và có thể tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất nhưng vẫn không thay đổi hình thái
  • 5. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Hải Anh Lớp: CQ50/11.105 vật chất ban đầu. Thông thường một tư liệu lao động được coi là một TSCĐ phải đồng thời thoả mãn hai tiêu chuẩn cơ bản sau: - Một là phải có thời gian sử dụng tối thiểu, thường là từ một năm trở lên. -Hai là phải đạt giá trị tối thiểu ở một mức độ quy định. Tiêu chuẩn này được quy định riêng cho từng quốc gia và có thể điều chỉnh cho phù hợp với mức giá cả của từng thời kỳ. Những tư liệu lao động không đủ các tiêu chuẩn trên được coi là những công cụ nhỏ, được mua sắm bằng nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế việc xem xét tiêu chuẩn và nhận biết TSCĐ của doanh nghiệp là phức tạp hơn. - Một là: Việc phân biệt giữa đối tượng lao động với các tư liệu lao động là TSCĐ của doanh nghiệp trong một số trường hợp không chỉ đơn thuần dựa vào đặc tính hiện vật mà còn phải dựa vào tính chất và công dụng của chúng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Bởi vì có thể cùng một tài sản ở trường hợp này được coi là TSCĐ song ở trường hợp khác chỉ được coi là đối tượng lao động. Ví dụ: máy móc, thiết bị, nhà xưởng... dùng trong sản xuất là các TSCĐ song nếu đó là các sản phẩm mới hoàn thành, đang được bảo quản trong kho thành phẩm, chờ tiêu thụ hoặc các công trình xây dựng cơ bản chưa bàn giao thì chỉ được coi là các đối tượng lao động. Tương tự như vậy trong sản xuất nông nghiệp, những gia súc được sử dụng làm sức kéo, sinh sản, cho sản phẩm thì được coi là các TSCĐ, song nếu chỉ là các vật nuôi để lấy thịt thì chỉ là các đối tượng lao động. - Hai là: Một số tư liệu lao động nếu xét riêng lẻ từng bộ phận thì không đủ các tiêu chuẩn trên song lại được tập hợp sử dụng đồng thời như một hệ thống thì hệ thống đó được coi là TSCĐ. Ví dụ : Trang thiết bị trong phòng thí nghiệm, vườn cây lâu năm ….
  • 6. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Hải Anh Lớp: CQ50/11.106 - Ba là: Trong điều kiện phát triển và mở rộng quan hệ hàng hoá tiền tệ, sự phát triển và ứng dụng nhanh chóng các tiến bộ khoa học kĩ thuật và công nghệ cũng như nét đặc thù trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nếu đồng thời thoả mãn hai điều kiện trên và không hình thành TSCĐ hữu hình thì được coi là TSCĐ vô hình. Ví dụ: chi phí mua bằng phát minh sáng chế, chi phí thành lập doanh nghiệp… -Tiêu chuẩn nhận biết TSCĐ hữu hình: Tư liệu lao động là những tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định: - Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó - Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên - Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản cố định đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản thì mỗi bộ phận tài sản đó nếu cùng thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một tài sản cố định hữu hình độc lập. Đối với súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm, thì từng con súc vật thoả mãn đồngthờiba tiêu chuẩncủatài sảncố địnhđược coilà một TSCĐ hữu hình.
  • 7. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Hải Anh Lớp: CQ50/11.107 Đối với vườn cây lâu năm thì từng mảnh vườn cây, hoặc cây thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của TSCĐ được coi là một TSCĐ hữu hình. -Tiêu chuẩn nhận biết TSCĐ vô hình: Mọi khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra thoả mãn hai tiêu chuẩn đã quy định ở khoản 1 điều này mà không hình thành nên TSCĐ hữu hình thì được coi là TSCĐ vô hình. Nếu khoản này không đồng thoả mãn cả hai tiêu chuẩn trên thì được hạch toán trực tiếp vào chi phí của doanh nghiệp. Từ những nội dung trình bày trên, có thể rút ra định nghĩa về TSCĐ trong doanh nghiệp như sau: “Tài sản cố định trong các doanh nghiệp là các tư liệu lao động chủ yếu có giá trị lớn, có thời gian sử dụng lâu dài trong thời gian hoạt đọng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.” *Các tiêu thức phân loại TSCĐ: Phân loại TSCĐ là việc phân chia toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp theo những tiêu thức nhất định nhằm phục vụ cho yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Thông thường có các cách phân loại chủ yếu sau: -Theo hình thái biểu hiện : Theo cách phân loại này TSCĐ của doanh nghiệp được chia thành hai loại: TSCĐ có hình thái vật chất (TSCĐ hữu hình) và tài sản không có hình thái vật chất (TSCĐ vô hình). Phương pháp này giúp cho doanh nghiệp thấy được một cách tổng quát cơ cấu đầu tư vào TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình. Từ đó doanh nghiệp có những lùa chọn về các dự án đầu tư hoặc có những điều chỉnh sao cho phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất. -Theo mục đích sử dụng của TSCĐ: Theo tiêu thức này toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp được chia thành 3 loại: TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh; TSCĐ dùng cho hoạt
  • 8. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Hải Anh Lớp: CQ50/11.108 động phóc lợi ,an ninh, sự nghiệp quốc phòng ; TSCĐ giữ hộ, bảo quản hộ cho nhà nước . Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp thấy được cơ cấu TSCĐ của mình theo mục đích sử dụng của nó. Từ đó có biện pháp quản lý sử dụng TSCĐ theo mục đích sao cho nó đạt hiệu quả cao nhất. -Theo công dụng kinh tế: Căn cứ theo công dụng kinh tế của TSCĐ, toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp được chia thành các loại sau: nhà cửa vật kiến trúc; máy móc thiết bị; phương tiện vận tải truyền dẫn; thiết bị, dụng cụ quản lý; vườn cây lâu năm, súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm; các loại TSCĐ khác. -Theo tình hình sử dụng: Căn cứ theo tình hình sử dụng TSCĐ người ta chia TSCĐ của doanh nghiệp thành: TSCĐ đang sử dụng , TSCĐ chưa cần dùng TSCĐ chờ thanh lý. Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp thấy được mức độ sử dụng có hiệu quả các TSCĐ của doanh nghiệp nh­ thế nào, từ đó có biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng chúng. - Phân loại tài sản cố định theo quyền sở hữu: Căn cứ quyền sở hữu, TSCĐ của doanh nghiệp được chia thành hai loại: TSCĐ tự có và TSCĐ thuê ngoài. - TSCĐ tự có là các TSCĐ được xây dựng, mua sắm và hình thành từ nguồn vốn ngân sách cấp hoặc cấp trên cấp, nguồn vốn vay, nguồn vốn liên doanh, các quỹ của doanh nghiệp và các TSCĐ được biếu, tặng.. Đây là những TSCĐ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp và được phản ánh trên Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp. - TSCĐ thuê ngoài là TSCĐ đi thuê để sử dụng trong một thời gian nhất định theo hợp đồng thuê tài sản. Tuỳ theo điều khoản của hợp đồng thuê mà TSCĐ đi thuê được chia thành TSCĐ thuê tài chính và TSCĐ thuê hoạt động.
  • 9. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Hải Anh Lớp: CQ50/11.109 - TSCĐ thuê tài chính: Là các TSCĐ đi thuê nhưng doanh nghiệp có quyền kiểm soát và sử dụng lâu dài theo các điều khoản của hợp đồng thuê nhà. Theo thông lệ Quốc tế, các TSCĐ được gọi là thuê tài chính nếu thoả mãn một trong các điều kiện sau đây: + Quyền sở hữu TSCĐ thuê được chuyển cho bên kia thuê khi hết hạn hợp đồng. + Hợp đồng cho phép bên đi thuê được lựa chọn mua TSCĐ thuê với giá thấp hơn giá trị thực tế của TSCĐ thuê tại thời điểm mua lại. + Thời hạn thuê theo hợp đồng ít nhất phải bằng 3/4 (75%) thời gian hữu dụng của TSCĐ thuê. + Giá trị hiện tại của khoản chi theo hoạt động ít nhất phải bằng 90% giá trị của TSCĐ thuê. TSCĐ thuê tài chính cũng được coi như TSCĐ của doanh nghiệp, được phản ánh trên Bảng cân đối kế toán và doanh nghiệp có trách nhiệm quản lý, sử dụng và trích khấu hao như các TSCĐ tự có của doanh nghiệp. + TSCĐ thuê hoạt động: là TSCĐ thuê không thoả mãn bất cứ điều khoản nào của hợp đồng thuê tài chính. Bên đi thuê chỉ được quản lý, sử dụng trong thời hạn hợp đồng và phải hoàn trả cho bên cho thuê khi kết thúc hợp đồng. Phân loại TSCĐ theo quyền sử hữu giúp cho việc quản lý và tổ chức hạch toán phù hợp theo từng loại TSCĐ, góp phần sử dụng hợp lý và có hiệu quả TSCĐ ở doanh nghiệp. 1.1.1.2. Vốn cố định trong doanh nghiệp Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, việc mua sắm, xây dựng hay lắp đặt các TSCĐ của doanh nghiệp đều phải thanh toán, chi trả bằng tiền. Số vốn đầu tư, lắp dặt hay xây dựng TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình được gọi là số vốn cố định của doanh nghiệp. Đó là vốn đầu tư ứng trước vì số vốn này nếu
  • 10. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Hải Anh Lớp: CQ50/11.1010 được sử dụng có hiệu quả sẽ không mất đi, doanh nghiệp sẽ thu hồi được vốn sau khi đã tiêu thụ các sản phẩm, hàng hoá hay dịch vụ của mình. Là số vốn ứng trước để mua sắm, xây dựng các TSCĐ nên quy mô của vốn cố định nhiều hay ít sẽ quyết định quy mô của TSCĐ, ảnh hưởng rất lớn đến trình độ trang bị kỹ thuật và công nghệ, năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Song ngược lại những đặc điểm kinh tế của TSCĐ trong quá trình sử dụng lại có ảnh hưởng quyết định, chi phối đặc điểm tuần hoàn và chu chuyển của vốn cố định. Có thể khái quát những nét đặc thù về sự vận động của vốn cố định trong quá trình sản xuất kinh doanh như sau: Một là: Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất sản phẩm, điều này là do đặc điểm của TSCĐ được sử dụng lâu dài trong nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh. Hai là : Vốn cố định được luân chuyển dần dần từng phần trong các chu kỳ sản xuất. Khi tham gia và nhiều chu kỳ sản xuất một bộ phận vốn cố định được luân chuyển và cấu thành chi phí sản xuất sản phẩm (dưới hình thức khấu hao) tương ứng với phần giá trị hao mòn của TSCĐ. Ba là: Sau nhiều chu kỳ sản xuất vốn cố định mới hoàn thành một vòng luân chuyển. Sau mỗi chu kỳ sản xuất, phần vốn được luân chuyển vào mỗi chu kỳ sản phẩm dần dần tăng lên, song phần vốn đầu tư ban đầu vào TSCĐ lại dần giảm xuống cho đến khi TSCĐ hết thời gian sử dụng, giá trị của nó được chuyển dịch hết vào giá trị sản phẩm đã sản xuất thì vốn cố định mới hoàn thành một vòng luân chuyển. Từ những phân tích trên có thể đưa ra khái niệm về vốn cố định như sau: “Vốn cố định của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền ứng trước mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư hình thành nên các TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.”
  • 11. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Hải Anh Lớp: CQ50/11.1011 1.1.2. Đặc điểm luân chuyển vốn cố định. Nói về sự vận động của vốn cố định chúng ta có thể khái quát thông qua những nét đặc thù sau: - Thứ nhất, trong quá trình tham gia vào hoạt động kinh doanh, vốn cố định chu chuyển giá trị dần dần từng phần và được thu hồi giá trị từng phần và được thu hồi giá trị từng phần sau mỗi chu kỳ kinh doanh. - Thứ hai, vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh mới hoàn thành một vòng chu chuyển. Trong quá trình tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh, tài sản cố định bị hao mòn, giá trị của tài sản cố định chuyển dần dần từng phần vào giá trị sản phẩm. Theo đó, vốn cố định cũng được tách thành hai phần: một phần sẽ nhập vào chi phí sản xuất (dưới hình thức chi phí khấu hao) tương ứng với phần hao mòn của tài sản cố định. Phần còn lại của vốn cố định được “cố định” trong tài sản cố định. Trong các chu kì sản xuất tiếp theo, nếu như phần vốn luân chuuyển được dần dần tăng lên thì phần vốn “cố định” lại dần dần giảm đi tương ứng với mức giảm dần giá trị sử dụng của tài sản cố định. Kết thúc sự biến thiên nghịch chiều đó cũng là tài sản cố định hết gian sử dụng và vốn cố định hoàn thành một vòng chu chuyển. - Thứ ba, vốn cố định chỉ hoàn thành một chu chuyển khi tái sản xuất được tài sản cố định về mặt giá trị- tức là khi thu hồi đủ tiền khấu hao tài sản cố định. 1.2. Quản trị vốn cố định của doanh nghiệp 1.2.1. Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn cố định của doanh nghiệp - Khái niệm: Quản lí vốn cố định là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, điều hành, kiểm tra việc sử dụng vốn cố định trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó vốn cố định là giá trị được biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản cố định trong doanh nghiệp, vì vậy việc quản lí tốt tài sản cố định
  • 12. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Hải Anh Lớp: CQ50/11.1012 như: khấu hao, lập kế hoạch khấu hao, bảo toàn và phát triển vốn…sẽ giúp cho doanh nghiệp có kế hoạch quản lí tốt hơn nguồn vốn cố định. - Mục tiêu: Quản trị vốn cố định bao gồm những mục tiêu sau: + Tạo lập và sử dụng tốt nguồn vốn cố định + Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định + Bảo toàn và phát triển nguồn vốn cố định + Bảo đảm an toàn và nâng cao năng suất cho người lao động + Tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp + Nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp 1.2.2. Nội dung quản trị vốn cố định của doanh nghiệp Quản trị vốn cố định là một nội dung quan trọng trong quản lý vốn kinh doanh của các doanh nghiệp. Điều đó không chỉ ở chỗ vốn cố định thường chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số vốn kinh doanh của doanh nghiệp, có ý nghĩa quyết định tới năng lực sản xuất của doanh nghiệp mà còn do việc sử dụng vốn cố định thường gắn liền với hoạt động đầu tư dài hạn, thu hồi vốn chậm và dễ gặp rủi ro. Quản trị vốn cố định có thể khái quát thành ba nội dung cơ bản là: khai thác tạo lập vốn, quản lý sử dụng vốn và phân cấp quản lý, sử dụng vốn cố định trong doanh nghiệp. a. Lựa chọn phương án khấu hao Về nguyên tắc chung, khấu hao phải phù hợp với hao mòn thực tế của TSCĐ (cả hao mòn hữu hình và vô hình). Nếu khấu hao cao hơn hao mòn thực tế thì sẽ làm tăng chi phí kinh doanh giả tạo, làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp; ngược lại, nếu khấu hao thấp hơn hao mòn thực tế thì sẽ không đảm bảo thu hồi vốn khi hết thời gian sử dụng TSCĐ. Do đó doanh nghiệp cần phải lựa chọn phương pháp khấu hao thích hợp cho chiến lược kinh doanh của mình sao cho vừa đảm bảo thu hồi được vốn vừa không gây đột biến giá cả trên thị trường
  • 13. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Hải Anh Lớp: CQ50/11.1013 b. Quản lý sử dụng vốn cố định. Vốn cố định của doanh nghiệp có thể được sử dụng cho các hoạt động đầu tư dài hạn (mua sắm, lắp đặt, xây dựng các TSCĐ hữu hình và vô hình) và các hoạt động kinh doanh thường xuyên sản xuất các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ) của doanh nghiệp. Bảo toànvốncố địnhvề mặt hiện vậtkhôngphảichỉ là giữ nguyên hình thái vật chất và đặc tính sử dụng ban đầu của TSCĐ mà quan trọng hơn là duy trì thườngxuyên năng lực sản xuất ban đầu của nó. Điều đó có nghĩa là trong quá trìnhsửdụngdoanhnghiệp phảiquảnlý chặtchẽkhônglàm mất mát TSCĐ,thực hiện đúngquychếsử dụng, bảo dưỡng nhằm duy trì và nâng cao năng lực hoạt động của TSCĐ, không để TSCĐ bị hư hỏng trước thời hạn quy định. c. Phân cấp quản lý vốn cố định. Theo quy chế hiện hành các doanh nghiệp Nhà nước được quyền: - Chủ động trong sử dụng vốn, quỹ để phục vụ kinh doanh theo nguyên tắc hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn. Nếu sử dụng vốn, quỹ khác với mục đíchsử dụng đã quy định cho các loại vốn, quỹ đó thì phải theo nguyên tắc có hoàn trả. - Thay đổi cơ cấu tài sản và các loại vốn phục vụ cho việc phát triển vốn kinh doanh có hiệu quả hơn. - Doanh nghiệp được quyền cho các tổ chức và cá nhân trong nước thuê hoạt động các tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng của mình để nâng cao hiệu suất sử dụng, tăng thu nhập song phải theo dõi, thu hồi tài sản cho thuê khi hết hạn. Các tài sản cho thuê hoạt động doanh nghiệp vẫn phải trích khấu hao theo chế độ quy định. - Doanh nghiệp được quyền đem tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng của mình để cầm cố, thế chấp vay vốn hoặc bảo lãnh tại các tổ chức tín dụng theo trình tự, thủ tục quy định của pháp luật.
  • 14. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Hải Anh Lớp: CQ50/11.1014 - Doanh nghiệp được nhượngbáncáctàisảnkhôngcầndùng, lạc hậu về kỹ thuật đểthu hồivốnsử dụng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quảhơn. Được quyềnthanhlý nhữngTSCĐ đã lạc hậu mà không thể nhượng bán được hoặc đã hư hỏng không có khả năng phục hồi. Doanh nghiệp được sử dụng vốn, tài sản, giá trị quyền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất để đầu tư ra ngoài doanh nghiệp theo các quy định của pháp luật hiện hành. d. Thực hiện chế độ bảo dưỡng, sửa chữa lớn nâng cấp TSCĐ Chú trọng đổi mới trang thiết bị, phương pháp công nghệ sản xuất sản phẩm, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ hiện có của doanh nghiệp cả về thời gian và công suất. Kịp thời phân tích, tính toán kỹ hiệu quả việc sửa chữa lớn hay đầu tư mới, đối với những TSCĐ do hao mòn lớn hoặc không phù hợp với quá trình sản xuất thì tốt nhất nên đầu tư đổi mới ngược lại những TSCĐ năng lực sản xuất còn tốt thì nên thực hiện sửa chữa lớn thì sẽ kinh tế hơn. e. Lựa chọn phương án đầu tư mua sắm, trang bị TSCĐ Tài sản của Công ty phải được sử dụng phù hợp với mục tiêu hoạt động của Công ty và chức năng của từng loại tài sản. Các cổ đông không có quyền sở hữu riêng đối với các tài sản của Công ty, kể cả những tài sản họ đã góp vốn vào Điều lệ. Hội đồng quản trị Công ty lựa chọn các phương án đầu tư mua sắm tài sản cố định, đổi mới thiết bị công nghệ hoặc thay đổi cơ cấu tài sản cố định phù hợp với mục tiêu kinh doanh nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản và hiệu quả sử dụng vốn.
  • 15. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Hải Anh Lớp: CQ50/11.1015 1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn cố định của doanh nghiệp a. Tình hình biến động tài sản cố định Bảng 1.1: Các chỉ tiêu phản ánh tình hình biến động VCĐ Chỉ tiêu Số cuối năm Số đầu năm Chênh lệch Giá trị còn lại Tỷ trọng Giá trị còn lại Tỷ trọng Giá trị còn lại Tỷ trọng I. Tài sản cố định 1. TSCĐ hữu hình 2. TSCĐ thuê tài chính 3. TSCĐ vô hình 4. Chi phí XDCB dở dang Cộng 100% 100% 100%
  • 16. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Hải Anh Lớp: CQ50/11.1016 Bảng 1.2: Các chỉ tiêu phản ánh tình hình biến động TSCĐ Loại TSCĐ Đầu năm Tăng trong năm Giảm trong năm Cuối năm NG Tỷ trọng NG Tỷ trọng NG Tỷ trọng NG Tỷ trọng I- TSCĐ hữu hình 1. Nhà cửa- vật kiến trúc 2. Máy móc thiết bị 3. Phương tiện vận tải 4. Dụng cụ quản lý II- TSCĐ vô hình 1. Quyền sử dụng đất
  • 17. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Hải Anh Lớp: CQ50/11.1017 b. Kết cấu TSCĐ Chỉ tiêu này phản ánh quan hệ giữa giá trị từng nhóm, từng loại TSCĐ trong tổng số giá trị TSCĐ của doanh nghiệp ở thời điểm đánh giá. Chỉ tiêu này giúp cho doanh nghiệp đánh giá mức độ hợp lý trong cơ cấu TSCĐ được trang bị ở doanh nghiệp. Kết cấu = Giá trị của từng nhóm (từng loại) TSCĐ Tổng số giá trị của TSCĐ tại thời điểm đánh giá c. Tình hình khấu hao TSCĐ Hệ số hao mòn TSCĐ: Chỉ tiêu này phản ánh mức độ hao mòn của TSCĐ, qua đó cũng gián tiếp phản ánh năng lực còn lại của TSCĐ và số VCĐ còn phải tiếp tục thu hồi ở tại thời điểm đánh giá. Hệ số này càng gần 1 chứng tỏ TSCĐ đã gần hết thời hạn sử dụng, VCĐ cũng sắp thu hồi hết Số tiền khấu hao luỹ kế của TSCĐ Hệ số hao mòn = TSCĐ Nguyên giá TSCĐ Hệ số giá trị còn lại của từng loại và toàn bộ TSCĐ Chỉ tiêu này phản ánh giá trị còn lạ của TSCĐ, qua đó cũng gián tiếp phản ánh năng lực còn lại của TSCĐ. Chỉ tiêu này càng gần 1 chứng tỏ giá trị còn lại của TSCĐ càng lớn và năng lực còn lại của TSCĐ càng cao. GTCL của từng loại (hoặc toàn bộ TSCĐ) Hệ số GTCL = TSCĐ Nguyên giá từng loại (hoặc toàn bộ) TSCĐ
  • 18. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Hải Anh Lớp: CQ50/11.1018 d. Hiệu suất và hiệu quả sử dụng TSCĐ, VCĐ Hiệu suất sử dụng tài sản cố định. Doanh thu thuần trong kỳ HSSDTSCD = Nguyên giá tài sản cố định bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh một đồng TSCĐ sử dụng trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Nguyên giá TSCĐ bình quân được tính theo phương pháp bình quân giữa nguyên giá TSCĐ cuối kỳ và đầu kỳ. Hiệu suất sử dụng vốn cố định. Hiệu suất sử dụng Doanh thu thuần trong kỳ = vốn cố định Số vốn cố định bình quân sử dụng trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn cố định sử dụng trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Vốn cố định sử dụng trong kỳ là phần giá trị còn lại của nguyên giá TSCĐ. Vốn cố định bình quân được tính theo phương pháp bình quân số học giữa cuối kỳ và đầu kỳ e. Trang bị kỹ thuật cho LĐ sản xuất Chỉ tiêu này phản ánh giá trị TSCĐ bình quân trang bị cho một công nhân trực tiếp sản xuất. Hệ số càng lớn phản ánh mức độ trang bị TSCĐ cho sản xuất của doanh nghiệp càng cao. Hệ số trang bị = Nguyên giá TSCĐ (hay máy móc thiết bị) TSCĐ Số lượng LĐ bình quân
  • 19. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Hải Anh Lớp: CQ50/11.1019 1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn cố định của DN Các nhân tố khách quan - Sự phát triển của nền kinh tế trong các thời kỳ: Khi nền kinh tế phát triển các doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi trong việc mua sắm máy móc thiết bị phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác, sản phẩm của doanh nghiệp cũng được tiêu thụ dễ dàng hơn bởi sức mua của người tiêu dùng cao. Từ đó hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp có điều kiện được nâng lên. - Tác động của chính sách quản lý vĩ mô của Nhà nước: Nếu Nhà nước có những chính sách hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc mua bán, nhập khẩu máy móc thiết bị, tạo hành lang pháp lý về hợp tác đầu tư an toàn và thông thoáng thì các doanh nghiệp sẽ thu hót được nhiều nhà đầu tư nước ngoài, từ đó quy mô vốn cố định của doanh nghiệp sẽ tăng lên và tài sản cố định của doanh nghiệp sẽ ngày càng được mở rộng và hiệu quả hơn. - Sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật: Với sự phát triển, tiến bộ không ngừng của khoa học công nghệ nh- hiện nay, các doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận với những máy móc thiết bị hiện đại và sử dụng chúng đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của mình. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp không dám đi tắt đón đầu, đầu tư đổi mới máy móc thiết bị thì tài sản cố định của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng bất lợi của hao mòn vô hình, từ đó làm giảm hiệu quả sử dụng tài sản cố định và hiệu quả sử dụng vốn cố định. - Các yếu tố tự nhiên, môi trường: Điều kiện tự nhiên thuận lợi, môi trường sản xuất kinh doanh an toàn, lành mạnh cũng là nhân tố góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp.
  • 20. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Hải Anh Lớp: CQ50/11.1020 Các nhân tố chủ quan: - Tình hình đầu tư trang bị tài sản cố định trong doanh nghiệp Tài sản cố định trong doanh nghiệp ngày càng hiện đại, không ngừng đổi mới và nâng cấp thì hiệu quả sử dụng tài sản cố định còng nh- vốn cố định của doanh nghiệp sẽ ngày càng được nâng cao. - Trình độ tay nghề, ý thức của người lao động trong việc bảo quản và sử dụng tài sản cố định: Nhân tố con người là một nhân tố đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu trình độ tay nghề của công nhân cao thì năng suất lao động của doanh nghiệp sẽ tăng lên, mặt khác công nhân sẽ tiếp cận và sử dụng tốt hơn tài sản cố định vào sản xuất kinh doanh, từ đó làm hiệu quả sử dụng vốn cố định tăng lên. - Trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp: Để đạt được hiệu quả cao thì bộ máy quản lý phải có những tác động phù hợp, tránh sự chồng chéo trong công tác quản lý, phải luôn thay đổi cho phù hợp với sự biến đổi bên trong còng nh- bên ngoài doanh nghiệp. Nếu trình độ quản lý yếu kém dễ dẫn đến những quyết định sai lầm làm ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả sư dụng vốn cố định nói riêng. - Khấu hao và sử dụng quỹ khấu hao của doanh nghiệp: Trích khấu hao cơ bản là hình thức thu hồi vốn nhằm tái sản xuất tài sản cố định đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra thường xuyên, liên tục và nâng cao hiệu quả của đồng vốn bỏ ra. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp phải chủ động lùa chọn một thời gian khấu hao hợp lý, phải lập kế hoạch khấu hao đối với mỗi loại tài sản cố định để đảm bảo việc tái sản xuất tài sản cố định, tránh việc khấu khao không chính xác, làm thất thoát vốn cố định. Đồng thời doanh nghiệp cũng cần sử dụng một cách linh hoạt quỹ khấu hao nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
  • 21. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Hải Anh Lớp: CQ50/11.1021 CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG SÔNG LAM TRONG THỜI GIAN QUA 2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty CP Mía đường Sông Lam 2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển Công ty Cổ phần Mía đường Sông Lam Công ty Cổ phần Mía đường Sông Lam- tiền thân là nhà máy Đường Sông Lam đặt trụ sở tại xã Hưng Phú- huyện Hưng Nguyên- tỉnh Nghệ An. Công ty Cổ phần Mía đường Sông Lam là công ty cổ phần hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 2703000943, đăng kí lần đầu ngày 26/06/1993 và đăng kí cổ phần hóa ngày 28/06/2006 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An cấp. - Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần Mía đường Sông Lam - Tên giao dịch: Song Lam Sugar Joint Stock Company - Địa điểm: Xóm 3, xã Đỉnh Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An - Mã số thuế: 2900325043 - Tài khoản: 5101000339999 – Ngân hàng BIDV chi nhánh tại Tp.Vinh - Vốn điều lệ: 8.772.400.000 VND - Số lượng cổ phần: 877.240 cổ phần- Trong đó, ông Đặng Mạnh Hùng hiện đang sở hữu và được ủy quyền đại diện 595.209 cổ phần, chiếm 67,85% tổng số cổ phần phổ thông của Công ty. - Mệnh giá cổ phần: 10.000 VND - Người đại diện pháp luật: Đặng Mạnh Hùng- Chủ tịch Hội đồng quản trị - Điện thoại: 038.3877.173 - Fax: 038.3877340 - Website: miaduongsonglam.com.vn
  • 22. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Hải Anh Lớp: CQ50/11.1022 Công ty Cổ phần mía đường Sông Lam là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, có quyền và nghĩa vụ dân sự theo pháp luật, hạch toán kế toán độc lập, có con dấu riêng và được mở tài khoản ngân hàng theo đúng quy định của pháp luật.  Các giai đoạn hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Mía đường Sông Lam.  Giai đoạn 1: từ năm 1954 – 1960 : giai đoạn tiến hành xây dựng cơ bản trụ sở và nhà máy sản xuất.  Giai đoạn 2: từ năm 1961 – 1964 : nhà máy tập trung xản xuất kinh doanh trong thời bình – thời kỳ miền Bắc xây dựng Xã hôi chủ nghĩa.  Giai đoạn 3: từ năm 1965 – 1972 : nhà máy sản xuất trong điều kiện chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ tại Miền Bắc.  Giai đoạn 4 : từ năm 1972 – 1988 : khôi phục, mở rộng nhà máy sau chiến tranh phá hoại miền Bắc và giải phóng miền Nam, cả nước thống nhất đi lên CNXH.  Giai đoạn 5: từ năm 1989 – 1999 : sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường định hướng XHCN tại địa điểm xã Hưng Phú, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.  Giai đoạn 6 : từ năm 1999 – 2006 : di dời nhà máy lên địa điểm mới: xã Đỉnh Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An- sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường XHCN.  Giai đoạn 7 : từ năm 2006 đến nay: giai đoạn sau cổ phần hóa. 2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Mía đường Sông Lam 2.1.2.1. Chức năng, ngành nghề kinh doanh, các sản phẩm chủ yếu: Được xem là 1 trong 3 cơ sở sản xuất đường và cồn lớn nhất của miền Bắc XHCN trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Nhiệm vụ chính trị xuyên
  • 23. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Hải Anh Lớp: CQ50/11.1023 suốt các thời kỳ của nhà máy là sản xuất đường và cồn, đảm bảo tốt nhiệm vụ chiến đấu, phục vụ chiến đấu và quốc kế dân sinh. Sau giai đoạn cổ phần hóa công ty cổ phần mía đường Sông Lam với sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền các cấp, các ban ngành liên quan trong và ngoài tỉnh, công ty đã không ngừng đổi mới và phát triển, sản xuất thêm nhiều sản phẩm mới chất lượng, hoàn thành vượt mức nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước, đạt được nhiều thành quả nổi bật. Hoạt động kinh doanh chính của công ty là sản xuất và cung ứng ra thị trường các sản phẩm: đường kính, cồn và phân vi sinh nhằm mục tiêu lợi nhuận.
  • 24. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Hải Anh Lớp: CQ50/11.1024 2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Mía đường Sông Lam Sơ đồ 1: Mô hình tổ chức của Công ty Ghi chú: Ghi chú: Mối quan hệ phụ thuộc Mối quan hệ phối hợp giám sát Mối quan hệ giám sát Ban Nông Nghiệp Phòng Kế hoạch đầu tư Đại Hội Đồng Cổ Đông Hội Đồng Quản Trị Tổng Giám Đốc Ban Kiểm Soát Giám Đốc Nông Nghiệp Giám Đốc Đầu Tư Giám Đốc Chi Nhánh Giám Đốc Sản Xuất Phòng KT- CN Phòng KCS Phòng SX đường cồn Phòng TL-HC Phòng vật tư Phòng TC- KT
  • 25. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Hải Anh Lớp: CQ50/11.1025 Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận, phòng ban trong bộ máy của công ty Căn cứ vào mục tiêu, đặc điểm và quy mô của công ty, mô hình cơ cấu tổ chức của công ty Cổ phần mía đường Sông Lam gồm có các bộ phận cùng gắn với các nhiệm vụ và chức năng sau : Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần. Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị là cơ quan quản lí công ty có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Tổng giám đốc: Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của công ty mà không cần phải có quyết định của Hội đồng quản trị ; tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương thức đầu tư của công ty ; kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lí nội bộ công ty; quyết định lương và phụ cấp (nếu có) đối với người lao động trong công ty; tuyển dụng lao động.  Ban kiểm soát: Kiểm tra tính hợp lí, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lí, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính; thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính hàng năm và sáu tháng của công ty, báo cáo đánh giá công tác quản lí của Hội đồng quản trị, xem xét sổ kế toán và các tài liệu khác của công ty, các công việc quản lí điều hành hoạt động của công ty bất cứ khi nào nếu xét thấy cần thiết; ban kiểm soát có quyền sử dụng tư vấn độc lập để thực hiện các nhiệm vụ được giao. Giám đốc sản xuất: Tổ chức điều phối, giám sát việc sử dụng tối ưu nguồn nhân lực cho mục đích sản xuất đáp ứng yêu cầu kế hoạch; giám sát việc sử dụng nguyên vật liệu theo đúng định mức, theo dõi việc thống kê
  • 26. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Hải Anh Lớp: CQ50/11.1026 nguyên vật liệu, kiến nghị và thực hiện giải pháp giảm hao hụt nguyên liệu trong sản xuất. Giám đốc nông nghiệp: Chịu trách nhiệm lập kế hoạch và định hướng chiến lược cho ban nông nghiệp; đưa ra mục tiêu, hướng phát triển nguồn nguyên liệu; điều hành và chịu trách nhiệm cho toàn bộ hoạt động của ban nông nghiệp; chịu trách nhiệm về nguồn nguyên liệu, hướng phát triển và tăng trưởng của nguyên liệu. + Trình bày báo cáo rõ ràng và đúng hạn cho ban giám đốc, trình bày các đề xuất cho ban giám đốc duyệt. Giám đốc đầu tư: Tổ chức nghiên cứu, tổng hợp, phân tích đánh giá hiệu quả các dự án đầu tư của Công ty hoặc/và dự án đầu tư của nhà đầu tư thứ cấp; phối hợp, hỗ trợ các nhà đầu tư thứ cấp trong việc hoàn thiện các thủ tục đầu tư theo yêu cầu của pháp luật; tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến, kêu gọi đầu tư từ các nhà đầu tư thứ cấp; thông tin thường xuyên để tham mưu cho Giám đốc đầu tư về định hướng hoạt động đầu tư, định hướng hoạt động kinh doanh và phát triển các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động đầu tư trên cơ sở tình hình và điều kiện thực tế của thị trường.  Giám đốc chi nhánh : lập và tổ chức kế hoach sản xuất kinh doanh tại chi nhánh; quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh, đảm bảo tính đúng quy định của công ty và luật pháp Việt Nam.  Ban nông nghiệp : thực hiện các kế hoạch, định hướng ban giám đốc đưa ra; tham mưa, đưa ra giải pháp phát triển vùng nguyên liệu.  Phòng kế hoạch đầu tư : Đánh giá và phân tích tình hình cung - cầu của thị trường về sản phẩm công ty đang kinh doanh, dự báo về kế hoạch sản xuất và định mức tiêu thụ theo kế hoạch dự kiến; lập kế hoạch sản xuất hàng hóa theo tháng, quí, năm, để đảm bảo các chỉ tiêu sản xuất sao cho phù hợp
  • 27. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Hải Anh Lớp: CQ50/11.1027 với nhu cầu thị trường; tham mưu cho BGĐ về việc chọn khách hàng, thị trường tiêu thụ sản phẩm…  Phòng KT-CN : Tham mưu cho GĐ và lãnh đạo công ty trong việc quản lý vận hành máy, lĩnh vực kinh tế, kế hoạch, kỹ thuật, đầu tư, thi công xây dựng; xây dựng kế hoạch và tổng hợp kết quả thực hiện theo định kỳ của công ty để bảo đảm với công ty cấp trên khi có yêu cầu; quản lý công tác kỹ thuật, thi công xây dựng, tiến độ, chất lượng công trình. Phòng KCS : Chịu trách nhiệm về công tác kiểm tra, theo dõi chất lượng vật tư đầu vào, chất lượng sản phẩm đầu ra của công ty. Xưởng sản xuất đường, cồn:lập kế hoạch, tổ chức sản xuất, đôn đốc và quản lý công tác sản xuất đường và cồn đảm bảo tiến độ và yêu cầu đặt ra của ban GĐ. Phòng tài chính kế toán: Quản lý công ty trong lĩnh vực tài chính, kế toán, xây dựng các kế hoạch tài chính ngắn hạn, dài hạn, thực hiện công tác thống kê của công ty, tham mưu trong lĩnh vực quản lý cho ban giám đốc. Phòng vật tư: Tham mưu cho GĐ quản lý các lĩnh vực công tác quản lý vật tư, thiết bị, tổng hợp đề xuất vật tư; thực hiện công tác tổng hợp đề xuất, mua vật tư, quản lí vật tư thiết bị,thực hiện nhiệm vụ khác do GĐ giao. Phòng TC-HC: Tham mưu, giúp việc cho GĐ công ty và tổ chức thực hiện các việc trong lĩnh vực tổ chức lãnh đạo quản lí và bố trí nhân lực, bảo hộ lao động, chế độ chính sách, chăm sóc sức khỏe cho người lao động, bảo vệ quân sự theo luật và quy chế của công ty; kiểm tra đôn đốc các bộ phận trong công ty thực hiện nghiêm túc nội quy, quy chế của công ty; làm đầu mối liên lạc cho mọi thông tin của GĐ công ty.
  • 28. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Hải Anh Lớp: CQ50/11.1028 2.1.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý tài chính- kế toán của công ty. Sơ đồ 2: Tổ chức bộ máy kế toán của công ty. Ghi chú : Quan hệ trực tuyến chức năng  Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận. Kế toán trưởng : Giám sát mọi hoạt động SXKD của công ty thông qua quản lý giám sát bằng đồng tiền; quản lý công tác chuyên môn nghiệp vụ của các phần hành kế toán, ký duyệt chứng từ thu chi, NH, bảng kê, tổng hợp báo cáo…kiểm soát công tác kế toán, kế toán tổng hợp; xác định kế hoạch tài chính của doanh nghiệp trong từng thời kỳ, kế hoạch vay, trả nợ, lãi NH, đầu tư ứng trước, đảm bảo kinh doanh có hiệu quả; tham mưu cho GĐ, HĐQT, trong công tác quản trị doanh nghiệp, trong đầu tư, thay đổi thiết bị, TSCĐ, soát xét tính hiệu quả đầu tư và quản lý đầu tư, phương án kinh doanh, phân phối thu nhập. Kế toán thu chi NH: Là kế toán chi tiết được phân công theo dõi, kiểm soát các chứng từ thu chi tài khoản Tiền mặt 111, tài khoản thanh toán với người bán ( phần công nợ đầu tư ứng trước với chủ hợp đồng, người trồng mía) TK 331( Tiểu khoản 3311) Thanh toán tiền lương, tiền công TK 334, thu nộp BHXH, BHYT, các khoản khấu trừ từ lương, Tạm ứng TK 141, Phải thu Phòng kế toán tài chính Kế toán trưởng Kế toán thu chi NH Thủ quỹKế toán bán hàng Kế toán vật tư Kế toán thu mua NVL
  • 29. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Hải Anh Lớp: CQ50/11.1029 phải trả 1388, 3388. Mở sổ chi tiết cập nhật hằng ngày từng chứng từ theo dõi chi tiết đến từng khách hàng, chủ nợ; là kế toán chi tiết được phân công theo dõi, kiểm soát chứng từ thu chi tài khoản tiền gửi ngân hàng TK 112, mở các sổ chi tiết theo dõi cập nhật hằng ngày từng chứng từ tiền gửi tiền vay, theo dõi cả giá trị tiền Việt Nam và giá trị USD ( nếu có). Kế toán bán hàng : Là kế toán chi tiết theo dõi các toàn khoản Phải thu của khách hàng TK 131, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ TK 511, thuế và các khoản phải nộp nhà nước TK 333; căn cứ các hợp đồng đã ký kết, soát xết trình hợp lý, hợp lệ, hoàn tất thủ tục xuất bán hàng hóa theo hợp đồng,theo lô hàng, theo dõi thanh toán tiền hàng; theo dõi biến động nhập, xuất, tồn của hàng hóa, sản phẩm, giá cả, tìm kiếm, lựa chọn khách hàng, đề xuất phương án bán hàng; mở sổ theo dõi chi tiết, cập nhật chứng từ, công nợ khách hàng; lập các báo cáo định kỳ về thuế cho các cơ quan theo quy định, báo cáo định kỳ nhập, xuất, tồn sản phẩm. Kế toán vật tư và chi phí sản xuất: Đây là kế toán chi tiết theo dõi các tài khoản TK 152, 153, 331, (3312), 141 (phần tạm ứng mua vật tư); hằng ngày căn cứ vào chứng từ gốc để làm thủ tục thanh toán, nhập kho, xuất kho kịp phục vụ cho sản xuất, theo dõi biến động giá cả, biến động vật tư để cung cấp thông tin phục vụ cho kế hoạch sản xuất chung... Kế toán thu mua NVL : hằng ngày kiểm soát chứng từ thu mua như phiếu nhập mía, phiếu cân mía về tính hợp lý, hợp lệ, khớp đúng về giá cả, phân loại, số lượng, tạp chất…để tập hợp chứng từ theo từng chủ hợp đồng... Thủ quỹ: Đây là công việc quan trọng liên quan trực tiếp đến tài sản của công ty vì vậy đòi hỏi tính thận trọng, hàng ngày căn cứ vào phiếu thu chi hợp pháp và hợp lệ theo quy định; bảo quản tiền cẩn thận, không được nhận loại tiền kém chất lượng, không lưu thông được, bảo quản chứng từ gốc đóng theo thứ tự từng tập cuối tháng bàn giao lại cho kế toán chi.
  • 30. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Hải Anh Lớp: CQ50/11.1030 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Công ty Cổ phần Mía đường Sông Lam hoạt động chủ yếu ở lĩnh vực sản xuất và thương mại, chuyên sản xuất và cung ứng ra thị trường các sản phẩm đường kính, cồn tinh chế và phân vi sinh. QUY TRÌNH SẢN XUẤT CỒN Mật rỉ No 53÷58 Be Men giống A xít hoá No 28 –32 BX Tam giác Pha loãng Phát triển môi trường lớn ủ men Dấm chín Cất rượu Thành phẩm
  • 31. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Hải Anh Lớp: CQ50/11.1031  Tình hình cung cấp vật tư: Nguyên liệu sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chủ yếu từ thị trường trong nước như mía, men,... Nguồn cung cấp nguyên liệu tương đối ổn định, ngoài việc thu mua nguyên liệu ở bên ngoài, công ty còn thuê đất tự canh tác trồng mía phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.  Cơ sở vật chất kĩ thuật: Đơn vị luôn chủ động trong việc dổi mới dây chuyền, công nghệ sản xuất để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất và không gây ô nhiễm môi trường. Hệ thống máy móc được nhập khẩu từ Singapore và công nghệ được chuyển giao từ Trung Quốc.  Thị trường và vị thế cạnh tranh: Công ty chủ yếu cung cấp cho các doanh nghiệp đầu mối, tiêu biểu là Công ty Nông sản Thực phẩm Nghệ An theo các hợp đồng đã kí kết, còn lại cung cấp lẻ cho các khách hàng và đại lý trên thị trường. Doanh nghiệp cũng gặp phải những sự cạnh tranh từ các công ty cùng ngành trong nước và cả nước ngoài. Tuy nhiên, công ty vẫn khẳng định vị thế của mình trong ngành và trên thị trường.  Lực lượng lao động: Tổng số lao động: 205 người (không kể lao động hợp đồng theo thời vụ) 2.1.3. Tình hình tài chính chủ yếu của Công ty Cổ phần Mía đường Sông Lam 2.1.3.1. Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình hoạt động của Công ty Cổ phần Mía đường Sông Lam Thuận lợi: Với các phương tiện , máy móc kĩ thuật hiện đại, công trình có thể đảm bảo sản xuất thường xuyên, liên tục với năng suất cao; tổ chức ổn định bộ máy điều hành, phân công quản lý từ giám đốc đến các phòng ban trong Công ty, đảm bảo hoạt động chủ động, linh hoạt, sáng tạo, có hiệu quả; nguồn nguyên vật liệu sẵn có trong nước, không phải nhập khẩu nên giá thành không quá cao, doanh nghiệp có thể chủ động trong quá trình thu mua. Đặc
  • 32. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Hải Anh Lớp: CQ50/11.1032 biệt ngành Mía đường được Nhà nước bảo hộ, đảm bảo cho doanh nghiệp có động lực hơn trong sản xuất kinh doanh. Khó khăn: Do công ty đang thời kì từng bước đổi mới và hoàn thiện bộ máy quản lý cũng như áp dụng các phương pháp quản lý, sản xuất mới nên còn tồn tại một số khó khăn; địa điểm của công ty ở vùng miền núi, giao thông đi lại còn khó khăn ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm; ngành mía đường trong nước nói chung thời gian gần đây còn gặp khá nhiều khó khăn ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 2.1.3.2. Tình hình quản trị tài chính của Công ty Cổ phần Mía đường Sông Lam trong thời gian qua a. Tình hình quản trị tài chính của công ty Tình hình đầu tư vào hoạt động sảnxuất kinh doanh, hoạt động tài chính: Công ty tập trung đầu tư vào mua sắm và sửa chữa máy móc thiết bị hiên đại, đồng thời đầu tư sản xuất các sản phẩm chính, trong đó lớn nhất là đường kính, mang lại doanh thu cao nhất trong tổng doanh thu mỗi năm của công ty. Tình hình vay nợ và chính sách vay nợ: Công ty chủ yếu vay nợ từ các Ngân hàng Thương mại, chủ yếu là các khoản Nợ ngắn hạn để phục vụ công tác sản xuất kinh doanh theo mùa vụ, đảm bảo tốt khả năng thanh toán đúng hạn. Tình hình vốn chủ sở hữu: Tổng vốn chủ sở hữu của công ty năm 2015 khoảng 39.561 tỷ đồng trong tổng nguồn vốn là 119,431 tỷ đồng, tương ứng chiếm 33,13%. Tình hình phân phối lợi nhuận, tỷ lệ trích lập các quỹ dự phòng: Công ty chia lợi nhuận ra dùng để trả cổ tức cho các cổ đông, một phần giữ lại tái đầu tư cùng một phần dùng trích lập các quỹ dự phòng, quỹ trợ cấp khen thưởng...
  • 33. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Hải Anh Lớp: CQ50/11.1033 Tình hình lập kế hoạch tài chính, phương pháp dự báo nhu cầu vốn, biện pháp quản trị tài chính của Công ty: Trong điều kiện vẫn chịu ảnh hưởng từ khó khăn của nền kinh tế, Công ty vẫn thực hiện tốt công tác quản lý tài chính theo quy định Nhà nước và quy chế quản lý của công ty. Công ty có đội ngũ các cán bộ và nhân viên, chuyên gia có năng lực và kinh nghiệm, tiến hành phân tích, dự báo các chính sách , đánh giá tình hình tài chính của công ty cũng như chính sách chế độ của Nhà nước có liên quan để đưa ra các kế hoạch tài chính nhằm thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. b. Khái quát tình hình tài chính của công ty Bảng 2.1. Biến động tổng quan về tài sản và nguồn vốn năm 2015 (nguồn Bảng cân đối kế toán năm 2015) Đvt: triệu đồng Bảng cân đối kế toán 31/12/2015 31/12/2014 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tỷ trọng (%) Tài sản ngắn hạn 43389 36.33 28850 36.17 14539 50.40 0.16 Tài sản dài hạn 76042 63.67 50921 63.83 25121 49.33 -0.16 Tổng tài sản 119431 100.00 79771 100 39660 49.72 0.00 Nợ phải trả 79870 66.88 43457 54.48 36413 83.79 12.40 Vốn chủ sở hữu 39561 33.12 36314 45.52 3247 8.94 -12.40 Tổng nguồn vốn 119431 100.00 79771 100 39660 49.72 0.00 Về tổng quan năm 2015 tổng tài sản và nguồn vốn tăng lên khá mạnh so với năm 2014. Cụ thể tổng tài sản năm 2015 là 119431 tăng 39660 triệu đồng tương ứng tăng 49.72% so với năm 2014.
  • 34. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Hải Anh Lớp: CQ50/11.1034 Bảng 2.2. Biến động về tài sản năm 2015 (nguồn Bảng cân đối kế toán năm 2015) Đvt: triệu đồng TÀI SẢN 31/12/2015 31/12/2014 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tỷ trọng (%) A- TSNH 43389 36.33 28850 36.17 14539 50.40 0.16 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 944 2.18 1811 6.28 -867 -47.87 -4.10 II. Các khoản phải thu 12080 27.84 5249 18.19 6831 130.14 9.65 III. Hàng tồn kho 30317 69.87 21790 75.53 8527 39.13 -5.66 IV. Tài sản ngắn hạn khác 48 0.11 0 0 48 - 0.11 B- TSDH 76042 63.67 50921 63.83 25121 49.33 -0.16 I. Các khoản phải thu dài hạn 25476 33.50 378 0.74 25098 6639.68 32.76 II. Tài sản cố định 47936 63.04 49431 97.07 -1495 -3.02 -34.04 III. Tài sản dở dang dài hạn 1677 2.21 182 0.36 1495 821.43 1.85 IV. Tài sản dài hạn khác 953 1.25 930 1.83 23 2.47 -0.57 TỔNG CỘNG TS 119431 100 79771 100 39660 49.72 0
  • 35. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Hải Anh Lớp: CQ50/11.1035 Nhận xét khái quát về tình hình tài sản: Nhìn chung tổng tài sản và nguồn vốn năm 2015tăng so với năm 2014. Cơ cấu tài sản năm 2015 không có sự thay đổi lớn so với năm 2014, cụ thể năm 2015, tài sản dài hạn chiếm tỉ trọng 63,67%, còn năm 2014 tài sản dài hạn chiếm 63,83% trong tổng giá trị tài sản. Nhìn chung, cơ cấu tài sản của công ty là phù hợp với đặc thù sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bảng 2.3. Biến động về nguồn vốn năm 2015 (nguồn Bảng cân đối kế toán năm 2015) Đvt: triệu đồng NGUỒN VỐN 31/12/2015 31/12/2014 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tỷ trọng (%) A- NỢ PHẢI TRẢ 79870 66.88 43457 54.48 36413 83.79 12.40 I. Nợ ngắn hạn 75723 94.81 39165 90.12 36558 93.34 4.68 II. Nợ dài hạn 4147 5.19 4292 9.88 -145 -3.38 -4.68 B- VỐN CHỦ SỞ HỮU 39561 33.12 36314 45.52 3247 8.94 -12.40 I. Vốn chủ sở hữu 39561 100 36314 100 3247 8.94 0 TỔNG CỘNG NV 119431 100 79771 100 39660 49.72 0 Khái quát tình hình nguồn vốn: Cũng giống như tài sản, nguồn vốn của công ty trong năm 2015 tăng mạnh so với năm 2014. Cuối năm 2015, tổng nguồn vốn của công ty là 119431 triệu đồng, tăng 39660 triệu đồng so với cuối năm 2014, tương ứng tăng 49.72%. Sự tăng lên của nguồn vốn phần lớn là do công ty gia tăng việc sử dụng đòn bẩy tài chính,tăng nợ ngắn hạn. Điều này chứng tỏ công ty chấp nhận mạo hiểm về rủi ro thanh toán, tuy nhiên cũng giúp công ty tạo điều kiện thuận lợi để tiến hành mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường.
  • 36. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Hải Anh Lớp: CQ50/11.1036 Bảng 2.4. Tình hình biến động doanh thu, chi phí, lợi nhuận (Nguồn: Bảng Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2015) Đvt: triệu đồng CHỈ TIÊU 31/12/2015 31/12/2014 Chênh lệch Tỷ lệ (%) 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp DV 87914 101470 -13556 -13.36 2. Các khoản giảm trừ DT 0 0 0 - 3. Doanh thu thuần về BH và cung cấp DV 87914 101470 -13556 -13.36 4. Giá vốn hàng bán 73553 87489 -13936 -15.93 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp DV 14360 13981 379 2.71 6. Doanh thu hoạt động tài chính 165 47 118 251.06 7. Chi phí tài chính 3657 1700 1957 115.12 - Trong đó : Chi phí lãi vay 3657 731 2926 400.27 8. Chi phí bán hàng 657 901 -244 -27.08 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 6520 6830 -310 -4.54 10. Lợi nhuận thuần từ hđkd 3692 4597 -905 -19.69 11. Thu nhập khác 11 988 -977 -98.89 12. Chi phí khác 2 1169 -1167 -99.83 13. Lợi nhuận khác 9 -182 191 -104.95 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 3700 4415 -715 -16.19 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 409 342 67 19.59 16. Lợi nhuận sau thuế TNDN 3291 4073 -782 -19.20 Nhận xét khái quát: Qua bảng trên ta thấy tình hình hoạt động kinh doanh của công ty năm 2015 so với năm 2014 tương đối khó khăn, cụ thể doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm khá mạnh. Doanh thu thuần năm 2015 là 87914 triệu đồng, so với năm 2014 giảm 13556 triệu đồng tương ứng với mức giảm 13.36%. Điều này một phần do trong năm 2015, ngành mía đường trong nước nói chung gặp khá nhiều khó khăn, mặt khác do công ty gặp bất lợi trong việc thu mua nguyên liệu sản xuất, dẫn đến sản lượng sản xuất và tiêu thụ giảm mạnh.
  • 37. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Hải Anh Lớp: CQ50/11.1037 Do gặp khá nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, lợi nhuận năm 2015 cũng giảm so với năm 2014. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2015 đạt được là 3291 triệu đồng, giảm 782 triệu đồng tương ứng với mức giảm 19.20%. Để nâng cao lợi nhuận và khắc phục khó khăn, công ty cần chủ động hơn trong việc tìm kiếm và thu mua nguyên liệu sản xuất, đồng thời quản lý giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp chặt chẽ hơn nữa.
  • 38. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Hải Anh Lớp: CQ50/11.1038 Bảng 2.5.Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu (Nguồn: Báo cáo tài chính 2014,2015) Chỉ tiêu 31/12/2015 31/12/2014 Chênh lệch I. Hệ số khả năng thanh toán 1.Hệ số khả năng thanh toán tống quát 1.50 1.84 -0.34 2. Hệ số khả năng thanh toán hiện thời 0.57 1.03 -0.46 3. Hệ số khả năng thanh toán nhanh 0.17 0.26 -0.09 4. Hệ số khả năng thanh toán tức thời 0.01 0.06 -0.05 II. Hệ số cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản 1. Hệ số cơ cấu nguồn vốn a. Hệ số nợ 0.67 0.54 0.13 b. Hệ số vốn chủ sở hữu 0.33 0.45 -0.12 2. Hệ số cơ cấu tài sản a. Hệ số đầu tư vào tài sản ngắn hạn 0.36 0.37 -0.01 b. Hệ số đầu tư vào tài sản dài hạn 0.64 0.63 0.01 Năm 2014 III. Hệ số hoạt động kinh doanh 1. Vòng quay các khoản phải thu (vòng) 10.15 28 -18.27 2. Kỳ thu tiền bình quân (ngày) 35.48 13 22.48 3. Vòng quay hàng tồn kho (vòng) 2.82 4.30 -1.48
  • 39. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Hải Anh Lớp: CQ50/11.1039 4. Số ngày một vòng quay hàng tồn kho (ngày) 10.15 84 -73.85 5. Vòng quay toàn bộ vốn (vòng) 0.88 1.01 -0.13 6. Vòng quay VLĐ 2.43 2.13 0.30 7. Kỳ luân chuyển VLĐ 147.91 169 -21.09 IV. Hệ số khả năng sinh lời 1. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu (%) 4.21 4.35 -0.14 2. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (%) 3.74 4.02 -0.28 3. Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (%) 7.39 5.13 2.26 4. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh (%) 3.71 4.4 -0.69 5. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (%) 3.30 4.06 -0.76 6. Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (%) 8.66 11.23 -2.57
  • 40. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Hải Anh Lớp: CQ50/11.1040 2.2. Thực trạng quản trị vốn cố định tại Công ty cổ phần Mía đường Sông Lam trong thời gian qua 2.2.1. Tình hình tài sản cố định và vốn cố định của công ty Trong những năm qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh nhưng công ty luôn cố gắng đổi mới tài sản cố định, đồng thời không ngừng hoàn thiện công tác hạch toán và quản lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ hay VCĐ trong quá trình kinh doanh. Một trong những công việc quan trọng của người làm công tác kế toán TSCĐ là phải phân tích tình hình sử dụng VCĐ tại công ty để từ đó tìm ra hướng đầu tư đúng đắn, đưa ra các biện pháp hữu hiệu nhằm quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. Qua số liệu của công ty ta thấy cơ cấu vốn cố định của công ty như sau: - Vốn cố định của công ty chủ yếu được hình thành từ hai nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay. Do TSCĐ của công ty được hình thành từ nguồn vốn vay nên công ty có lợi ở chỗ là sử dụng một lượng tài sản lớn trong đó chỉ phải bỏ ra một lượng vốn ít. Tuy nhiên nếu công ty vay vốn nhiều phải trả một lượng tiền lãi vay khá lớn. Việc sử dụng vốn vay để tăng quy mô sản xuất là cần thiết nhưng công ty cần cân nhắc kỹ lưỡng lượng vốn vay với khả năng tài chính của công ty. Cơ cấu vốn cố định của công ty tập trung chủ yếu vào TSCĐ hữu hình. Tóm lại cơ cấu VCĐ của công ty như trên là hợp lý bởi hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty là sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy giá trị TSCĐ trong công ty chiếm tỷ trọng khá lớn và đóng vai trò hết sức quan trọng, do đó công ty phải tập trung đầu tư chủ yếu vào TSCĐ.
  • 41. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Hải Anh Lớp: CQ50/11.1041 2.2.2. Thực trạng quản trị vốn cố định tại Công ty Cổ phần Mía đường Sông Lam 2.2.2.1. Cơ chế quản lý và sử dụng tài sản cố định Công ty Cổ phần Mía đường Sông Lam là một doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm đường và cồn có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời gần 60 năm, do đó công ty được trang bị một hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật khá đầy đủ gồm nhà cửa vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải truyền dẫn, thiết bị dụng cụ quản lý,... Trong đó do đặc thù lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp thì máy móc thiết bị là loại phương tiện sản xuất chiếm tỉ trọng lớn nhất, khoảng trên 70% tổng nguyên giá các loại TSCĐ hiện đang sử dụng. Bảng 2.6. Tình hình trang bị TSCĐ của công ty trong năm 2015 Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2014 Chênh lệch Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ (%) Tổng số nguyên giá TSCĐ 113,253,114,181 107,313,332,363 5,939,781,818 5.53 I. TSCĐ hữu hình 113,253,114,181 107,313,332,363 5,939,781,818 5.53 1. Nhà cửa, vật kiến trúc 24,412,233,728 24,412,233,728 0 0 2. Máy móc, thiết bị 80,805,989,553 80,605,989,553 200,000,000 0.25 3. Phương tiện vận tải, truyền dẫn 7,633,712,727 1,963,112,727 5,670,600,000 288.86 4. Thiết bị, dụng cụ quản lý 401,178,173 331,996,355 69,181,818 20.84 5. TSCĐ hữu hình khác - - 6. TSCĐ vô hình - - - - II. TSCĐ chưa cần dùng - - - - III. TSCĐ chờ thanh lý - - - -
  • 42. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Hải Anh Lớp: CQ50/11.1042 Nhìn chung tình hình trang bị TSCĐ của công ty trong năm 2015 tương đối tốt, tình hình quản lý và sử dụng TSCĐ khá hiệu quả, so với năm 2014 tổng nguyên giá TSCĐ tăng lên 5,939,781,818 đồng tương ứng với mức tăng 5.53%. Hầu hết nguyên giá các loại TSCĐ hiện đang sử dụng đều tăng, cụ thể: TSCĐ là phương tiện vận tải, truyền dẫn tăng mạnh, so với năm 2014, tổng nguyên giá của loại phương tiện này trong năm 2015 tăng 5,670,600,000 đồng, tương đương tăng 288.86%. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do công ty đang trong thời kì từng bước nâng cấp và đổi mới bổ sung hệ thống cơ sở vật chất công nghệ và hiện đại, đảm bảo đáp ứng tốt nhất công tác sản xuất và kinh doanh. Trong năm 2015, công ty đầu tư mua sắm thêm xe bán tải phục vụ công tác trồng trọt và vận chuyển mía về nhà máy sản xuất thay vì phải thuê vận chuyển bên ngoài như các năm về trước, điều này giúp doanh nghiệp tự chủ và tiết kiệm hơn trong việc đáp ứng kịp thời và nhanh chóng nhu cầu về nguyên liệu trong sản xuất. Bên cạnh đó nguyên giá của các loại máy móc thiết bị cuối năm 2015 cũng tăng lên so với đầu năm số tiền là 200,000,000 đồng (tăng 0.25%) do công ty đầu tư mua thêm một số động cơ mới phục vụ cho khâu ép mía, góp phần tăng năng suất hoạt động sản xuất, đặc biệt giúp tiết kiệm chi phí và thời gian đáng kể để hoàn thành vụ ép trong năm. Ngoài ra thì trong năm 2015, công ty có đầu tư mua thêm hệ thống máy vi tính chủ phục vụ công tác cho ban Nông nghiệp của công ty, điều này làm cho nguyên giá của loại tài sản thiết bị, dụng cụ quản lý tăng 69,181,818 đồng, tức tăng 20.84% so với năm 2014. Việc đầu tư này giúp cho doanh nghiệp quản lý tiết kiệm, hiệu quả và chặt chẽ hơn trong công tác nông nghiệp, đảm bảo cho những khâu đầu của hoạt động sản xuất như quản lý
  • 43. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Hải Anh Lớp: CQ50/11.1043 vùng nguyên liệu, cung cấp nguyên liệu được diễn ra liên tục và kịp thời đầy đủ. Ngoài những TSCĐ kể trên thì trong năm 2015, các loại tài sản cố định khác có nguyên giá gần như không thay đổi, như nhà cửa, vật kiến trúc, ... Nguyên nhân do hầu hết đều đã được xây mới hoặc tu sửa trong năm 2014 và hiện đang được sử dụng trong điều kiện thuận lợi, do đó công ty không đầu tư mới thêm. Toàn bộ TSCĐ của công ty đã được huy động hết cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Không có TSCĐ chưa cần dùng hay không cần dùng chờ thanh lý. Việc này có ý nghĩa to lớn về mặt thực tiễn và thể hiện sự cố gắng của công ty trong việc khai thác nguồn lực có sẵn của mình vào sản xuất ngay từ khâu lập kế hoạch mua sắm TSCĐ để tránh TSCĐ mua về lại chưa cần dùng tới gây ứ đọng, lãng phí vốn. Do đó đã giúp cho công ty tiết kiệm được chi phí bảo quản, bảo dưỡng những máy móc thiết bị chưa sử dụng... những TSCCĐ không cần dùng hoặc không sử dụng đã được công ty kịp thời thanh lý để thu hồi vốn tránh lãng phí, vốn đầu tư, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. 2.2.2.2. Tình hình biến động TSCĐ
  • 44. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Hải Anh Lớp: CQ50/11.1044 Bảng 2.7. Tình hình biến động TSCĐ năm 2013 Đơn vị: VNĐ Loại TSCĐ Đầu năm Tăng trong năm Giảm trong năm Cuối năm Nguyên giá Tỷ trọng (%) Nguyên giá Tỷ trọng (%) Nguyên giá Tỷ trọng (%) Nguyên giá Tỷ trọng (%) I- TSCĐ hữu hình 107,313,332,363 100 5,939,781,818 100 - - 113,253,114,181 100 1. Nhà cửa- vật kiến trúc 24,412,233,728 22.75 0 0.00 - - 24,412,233,728 21.56 2. Máy móc thiết bị 80,605,989,553 75.11 200,000,000 3.37 - - 80,805,989,553 71.35 3. Phương tiện vận tải 1,963,112,727 1.83 5,670,600,000 95.47 - - 7,633,712,727 6.74 4. Dụng cụ quản lý 331,996,355 0.31 69,181,818 1.16 - - 401,178,173 0.35 II- TSCĐ vô hình - - - - - - - - Cộng 107,313,332,363 100 5,939,781,818 100.00 - - 113,253,114,181 100.00
  • 45. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Hải Anh Lớp: CQ50/11.1045 Qua bảng phân tích trên ta thấy: So với đầu năm, tổng nguyên giá TSCĐ của công ty cuối năm 2015 tăng lên với mức tăng là 5,939,781,818 đồng, tăng từ 107,313,332,363 đồng lên 113,253,114,181 đồng. Nhìn chung TSCĐ năm 2015 đã tăng so với năm 2014. TSCĐ của công ty chủ yếu tập trung vào máy móc thiết bị, đây là những phương tiện lao động tham gia trực tiếp vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Việc phân bỏ vốn cố định như vậy của công ty là hợp lý do đặc thù của công ty là một doanh nghiệp sản xuất đường và cồn trên dây chuyền công nghệ nhập khẩu hiện đại có giá trị lớn. Tuy nhiên trong năm 2015, nguyên giá của loại tài sản này chỉ tăng nhẹ, mức tăng 200,000,000 đồng do trong năm 2014 công ty đã đầu tư nâng cấp và đổi mới. Do đó máy móc thiết bị trong năm 2015 hầu như không phải tập trung đầu tư vốn nhưng vẫn đáp ứng tốt nhất cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác trong năm, công ty đã thanh lý bớt một số máy móc có hiệu quả sử dụng kém, tránh việc sử dụng lãng phí TSCĐ. Nếu như chỉ đầu tư ở mức vừa phải đối với loại tài sản là máy móc thiết bị như đã nói ở trên thì trong năm 2015, lượng vốn cố định mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư vào phương tiện vận tải là tương đối lớn. Cụ thể công ty đã đầu tư mua sắm thêm xe bán tải phục vụ vận chuyển, làm nguyên giá của phương tiện vận tải tăng thêm 5,670,600,000 đồng, chiếm tỉ trọng 95.47% trong tổng mức tăng nguyên giá TSCĐ đang sử dụng. Điều này cho thấy trong năm này, doanh nghiệp tập trung hầu hết vào đầu tư cho phương tiện vận tải, tạo điều kiện cho việc tiết kiệm chi phí đầu vào nguyên vật liệu, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho các năm về sau. Bên cạnh đó trong năm 2015 doanh nghiệp cũng bổ sung thêm một số dụng cụ quản lý, cụ thể là hệ thống máy tính chủ phục vụ cho ban Nông
  • 46. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Hải Anh Lớp: CQ50/11.1046 nghiệp, làm nguyên giá tăng 69,181,818 đồng so với năm 2014, tương ứng với tỉ trọng 1.16% trong tổng mức tăng nguyên giá TSCĐ của công ty. Ngoài những loại tài sản kể trên thì trong năm 2015, nguyên giá các loại TSCĐ khác không có sự thay đổi giữa đầu và cuối năm, do chúng đang trong điều kiện sử dụng tương đối tốt, một số tài sản chưa được khấu hao hết giá trị, vì vậy hầu hết công ty không phải đầu tư mới gì thêm. Qua sự phân tíchtrên cho thấy công ty rất cân nhắc trong việc đầu tư vào TSCĐ, công ty chỉ tập trung đầu tư vào các loại tài sản thật sự cần thiết để phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh. Việc kinh doanh gặp nhiều khó khăn nên công ty không muốn mạo hiểm trong việc đầu tư quá nhiều vào TSCĐ và tập trung sử dụng tốt các TSCĐ mà mình đang có.
  • 47. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Hải Anh Lớp: CQ50/11.1047 2.2.2.3. Kếtcấu TSCĐ Bảng 2.8. Tình hình kết cấu TSCĐ trong năm 2013 Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2014 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ Tỷ trọng (%) Tổng số nguyên giá TSCĐ 113,253,114,181 100.00 107,313,332,363 100.00 5,939,781,818 5.53 0.00 I. TSCĐ hữu hình 113,253,114,181 100.00 107,313,332,363 100.00 5,939,781,818 5.53 0.00 1. Nhà cửa, vật kiến trúc 24,412,233,728 21.56 24,412,233,728 22.75 0 0.00 -1.19 2. Máy móc, thiết bị 80,805,989,553 71.35 80,605,989,553 75.11 200,000,000 0.25 -3.76 3. Phương tiện vận tải, truyền dẫn 7,633,712,727 6.74 1,963,112,727 1.83 5,670,600,000 288.86 4.91 4. Thiết bị , dụng cụ quản lý 401,178,173 0.35 331,996,355 0.31 69,181,818 20.84 0.04 5. TSCĐ hữu hình khác - - 6. TSCĐ vô hình - - - - - - II. TSCĐ chưa cần dùng - - - - - - III. TSCĐ chờ thanh lý - - - - - -
  • 48. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Hải Anh Lớp: CQ50/11.1048 Về cơ cấu TSCĐ: Tổng nguyên giá TSCĐ mà công ty đang sử dụng trong năm 2015 tăng lên 5,939,781,818 đồng, từ 107,313,332,363 đồng ở đầu năm lên 113,253,114,181 đồng ở cuối năm. Điều này cho thấy trong năm 2015 công ty có sự đầu tư mới vào TSCĐ. Qua bảng phân tích trên có thể thấy hầu hết vốn cố định của doanh nghiệp tập trung hình thành vào TSCĐ hữu hình, điều này là hoàn toàn phù hợp với ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Trong TSCĐ hữu hình, máy móc thiết bị là loại tài sản chiếm tỉ trọng lớn nhất (71.35%) , tiếp đến là nhà cửa, vật kiến trúc (chiếm 21.56%), còn lại là phương tiện vận tải và dụng cụ quản lý. Đối với một doanh nghiệp sản xuất thì máy móc thiết bị đóng vai trò hết sức quan trọng, đặc biệt trong tình hình thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Mức độ tiên tiến và hiện đại của máy móc thiết bị sẽ quyết định trực tiếp đến năng suất lao động, khối lượng cũng như chất lượng thành phẩm của công ty, đồng thời tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường. Do đó, việc doanh nghiệp tập trung phần lớn lượng vốn của mình để đầu tư vào máy móc thiết bị là hoàn toàn hợp lý. Nhà cửa, vật kiến trúc bao gồm nhà xưởng, kho bãi và trụ sở công ty cũng chiếm tỉ trọng tương đối lớn trong tổng nguyên giá TSCĐ. Đây là nơi trực tiếp diễn ra hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty, do đó tất yếu phải có sự đầu tư và tu bổ mở rộng thường xuyên. Phương tiện vận tải tuy chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ 6.74%, tuy nhiên qua bảng phân tích có thể thấy, nguyên giá của loại tài sản này cuối năm 2015 đã tăng mạnh so với thời điểm đầu năm (tăng 288.86%). Điều này cho thấy công ty đang từng bước tập trung vốn đầu tư vào loại tài sản này, từ đó nhận biết được mức độ ngày càng quan trọng của phương tiện vận tải đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
  • 49. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Hải Anh Lớp: CQ50/11.1049 Dụng cụ quản lý chỉ chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong tổng nguyên giá (0.35%) song lại giữ một vai trò nhất định giúp quản lý và điều hành công ty cũng như mọi hoạt động của việc lưu thông, tạo điều kiện theo dõi và quản lý doanh nghiệp một cáchchủ động và chặt chẽ, ngày càng hệ thống và khoa học hơn. 2.2.2.4. Tình hình khấu hao TSCĐ Khấu hao tài sản cố định là một yếu tố góp phần tạo nên hiệu quả sử dụng vốn cố định trong doanh nghiệp. Việc trích đúng, đủ mức khấu hao theo quy định sẽ góp phần bảo toàn vốn cố định và mở rộng đầu tư sản xuất. Khấu hao tài sản cố định còn thúc đẩy chế độ hạch toán tại các doanh nghiệp nói chung và đơn vị nói riêng được tiến hành thống nhất. Hiện tại Công ty đang áp dụng phương pháp khấu hap theo đường thẳng (phương pháp khấu hao tuyến tính và tỷ lệ khấu hao TSCĐ) theo Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013 của Bộ Tài chính để tính khấu hao với thời gian sử dụng hữu ích ước tính: 1. Nhà cửa , vật kiến trúc có thời gian sử dụng là 6- 25 năm , tương đương tỷ lệ khấu hao là 16,67% - 4%/ năm 2. Máy móc thiết bị có thời gian sử dụng là 10- 20 năm, tương đương tỷ lệ khấu hao là 10% - 5%/năm 3. Phương tiện vận tải , truyền dẫn có thời gian sử dụng là 6 -10 năm , tương đương tỷ lệ khấu hao là 16,67% - 10%/năm 4. Thiết bị, dụng cụ quản lý có thời gian sử dụng là 5-8 năm, tương đương tỷ lệ khấu hao là 20% - 12,5%/năm 5. Tài sản hữu hình khác có thời gian sử dụng là 4-25 năm, tương đương tỷ lệ khấu hao là 40% - 4%/năm Khấu hao TSCĐ theo phương pháp khấu hao đường thẳng nên việc tính toán và phân bổ khấu hao đơn giản, dễ theo dõi, giúp cho việc tổng hợp số
  • 50. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Hải Anh Lớp: CQ50/11.1050 liệu hao mòn lũy kế, nguồn vốn khấu hao và tính toán giá trị còn lại của TSCĐ được kịp thời , chính xác, hỗ trợ cho công tác lập kế hoạch mua sắm đổi mới TSCĐ. Tình hình khấu hao TSCĐ đang dùng trong SXKD đến 31/12/2015 của công ty:
  • 51. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Hải Anh Lớp: CQ50/11.1051 Bảng 2.8:Tình hình khấu hao và hao mòn TSCĐ trong năm 2015 Đơn vị: VNĐ Số cuối năm Số đầu năm Nguyên giá Hao mòn lũy kế Hệ số hao mòn Nguyên giá Hao mòn lũy kế Hệ số hao mòn I- TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất 113,253,114,181 64,976,867,790 57.37 107,313,332,363 57,541,892,315 53.62 1. Nhà của vật kiến trúc 24,412,233,728 14,106,497,356 57.78 24,412,233,728 13,055,720,044 53.48 2. Máy móc thiết bị 80,805,989,553 49,385,507,838 61.12 80,605,989,553 43,477,284,034 53.94 3. Phương tiện vận tải 7,633,712,727 1,310,345,067 17.17 1,963,112,727 876,756,706 44.66 4. Dụng cụ quản lý 401,178,173 174,517,529 43.50 331,996,355 132,131,531 39.80 Tổng cộng 113,253,114,181 64,976,867,790 57.37 107,313,332,363 57,541,892,315 53.62
  • 52. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Hải Anh Lớp: CQ50/11.1052 Số liệu bảng khâu hao cho thấy tổng giá trị TSCĐ của công ty đầu năm 2015 là 107,313,332,363 đồng và cuối năm là 113,253,114,181 đồng. Nhìn chung TSCĐ của công ty mới được trích khấu hao là 57.37% nên giá trị còn lại của tài sản vẫn còn khá lớn, đảm bảo năng lực sản xuất vẫn còn tốt. Để có cái nhìn cụ thể và khách quan hơn, ta đi đánh giá và xem xét chi tiết tình trạng kỹ thuật của từng nhóm TSCĐ hiện có trong công ty như sau: - Máy móc thiết bị: Trong năm công ty có mua bổ sung thêm một số động cơ sử dụng trong ép mía làm giá trị còn lại của TSCĐ tăng lên 200,000,000 đồng so với đầu năm. Hệ số hao mòn tăng từ 53.94% ở thời điểm đầu năm lên 61.12% ở thời điểm cuối năm, thêm nữa là giá trị còn lại của loại tài sản này chiếm khoảng 38.88% . Tuy con số này không phải ở mức lớn nhưng cũng thấy được các phương tiện này vẫn đang trong tình trạng sử dụng tương đối tốt, đảm bảo đáp ứng hiệu quả nhu cầu sản xuất mang tính chất mùa vụ của doanh nghiệp. - Nhà cửa, vật kiến trúc: Hệ số hao mòn cuối năm 2015 của nhóm tài sản này là 57.78%, tăng 4.3% so với thời điểm đầu năm. Các nhà kho, bến bãi, khối văn phòng được xây dựng và đưa vào khai thác từ ngày công ty bắt đầu hoạt động do vậy hệ số hao mòn đã ở mức cao. Tuy nhiên, nhóm TSCĐ này năng lực còn có thể khai thác vẫn ở mức ổn định, trong những năm tới doanh nghiệp chưa phải đầu tư, xây dựng đổi mới nhóm TSCĐ này. - Phương tiện vận tải: Trong năm công ty đầu tư mua thêm nhiều về phương tiện vận tải truyền dẫn nào nên giá trị còn lại cuối năm tăng lên rất nhiều so với đầu năm (288.86%). Đầu năm hệ số hao mòn là 44.66% tới cuối năm giảm chỉ còn lên là 17.17%. Giá trị còn lại của tài sản này chiếm phần rất lớn so với nguyên giá (khoảng hơn 80%) chứng tỏ các phương tiện này vẫn còn rất mới, năng lực sản xuất vẫn còn rất tốt. Do vậy công ty cần tận dụng triệt để khả năng khai thác loại tài sản này và hoạt động sản xuất kinh doanh.
  • 53. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Hải Anh Lớp: CQ50/11.1053 - Thiết bị, dụng cụ quản lý: Nhóm tài sản này chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng TSCĐ hiện có trong công ty (0.35%), hệ số hao mòn tại thời điểm cuối năm 2015 là 43.50%. Nhóm tài sản này là các máy tính, phần mềm quản lý trong khối văn phòng của công ty. Năng lực sản xuất còn có thể khai thác sử dụng của nhóm tài sản này còn tương đối cao, giá trị còn lại chiếm hơn nửa nguyên giá. Công ty cần tận dụng và khai thác có hiệu quả hơn nhóm tài sản này. Từ các nhận xét trên ta có thể tóm lược một cách chung nhất về tình hình khấu hao tài sản cố định như sau: Việc công ty lựa phương pháp khấu hao theo đường thẳng với mức tính khấu hao như hiện nay là tương đối hợp lý. Tuy nhiên để tìm ra biện pháp nhằm nâng cao khả năng thu hồi vốn nhanh, tránh được các hao mòn vô hình xảy ra thì công ty cần có gắng khai thác ở mức tối đa có thể năng lực sản xuất của các loại máy móc thiết bị hiện có, tránh tình trạng máy móc không hoạt động hoặc hoạt động không đúng công suất mong muốn sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh. 2.2.2.5. Hiệu suất và hiệu quả sử dụng TSCĐ, VCĐ
  • 54. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Hải Anh Lớp: CQ50/11.1054 Bảng 2.9. Hiệu suất và hiệu quả sử dụng TSCĐ Chỉ tiêu Đơnvị tính Năm 2015 Năm 2014 Chênh lệch Số tuyệt đối Tỷ lệ % 1. Doanh thu thuần Đồng 87,914,113,935 101,469,841,728 -13555727793 -13.36 2. Lợi nhuận sau thuế Đồng 3,291,365,596 4,073,068,193 -781702597 -19.19 3. Vốn cố định bình quân Đồng 48,683,279,044 52,100,532,145 -3417253101 -6.56 4. Nguyên giá TSCĐ bình quân Đồng 110,283,223,272 107,166,764,440 3116458833 2.91 5. Hiệu suất sử dụng TSCĐ=(1)/(4) % 79.72 94.68 -14.97 -15.81 6. Hiệu suất sử dụng VCĐ=(1)/(3) % 180.58 194.76 -14.17 -7.28 7. Hiệu quả sử dụng TSCĐ=(2)/(4) Lần 0.03 0.04 -0.01 -21.48 8. Hiệu quả sử dụng VCĐ=(2)/(3) Lần 0.07 0.08 -0.01 -13.52 9. Hàm lượng VCĐ=(3)/(1) Lần 0.55 0.51 0.04 7.85 10. Tỷ suất lợi nhuận VCĐ=(2)/(3) % 6.76 7.82 -1.06 -13.52
  • 55. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Hải Anh Lớp: CQ50/11.1055 Từ bảng trên ta có một số nhận xét về các chỉ tiêu như sau: - Chỉ tiêu Hiệu suất sử dụng vốn cố định: Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu hoặc doanh thu thuần trong kỳ. Qua hai năm 2014 và 2015, chỉ tiêu này có xu hướng giảm, cụ thể: Năm 2012 là 194.76 và năm 2013 là 180.58 Như vậy hiệu quả sử dụng vốn cố định năm 2015 so với năm 2014 giảm 14.17% tương ứng với tỷ lệ giảm là 7.28%.Nguyên nhân khiến cho hiệu suất sử dụng vốn cố định của công ty trong năm 2015 giảm so với năm 2014 là do doanh thu thuần của năm 2015 giảm so với năm 2014 là 13.36. Bên cạnh đó, vốn cố định bình quân năm 2013 so với năm 2012 tuy có giảm nhưng tốc độ giảm lại thấp hơn tốc đọ giảm của doanh thu thuần. Nguyên nhân là vì trong năm 2013 công ty không có sự thay đổi lớn về tài sản cố định. Chính vì vậy đã làm cho hiệu suất sử dụng vốn cố định trong năm 2015 giảm so với năm 2014. - Chỉ tiêu Hiệu suất sử dụng tài sản cố định: Chỉ tiêu này phản ánh một đồng nguyên giá tài sản cố định được dùng vào sản xuất kinh doanh đem lại bao nhiêu đồng doanh thu. Theo số liệu của bảng trên chỉ tiêu này năm 2015 so với năm 2014 giảm 0.01 tương ứng với tỷ lệ giảm là 21.48%. Nguyên nhân là do trong năm 2015 doanh thu thuần của công ty có sự giảm sút so với năm 2014 như đã trình bày ở trên. Mặt khác, trong năm 2015 thì nguyên giá TSCĐ cũng tăng so với năm 2014, cụ thể là tăng 2.91%, do đó làm cho hiệu suất sử dụng TSCĐ của công ty trong năm 2015 giảm so với năm 2014. - Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận VCĐ