SlideShare a Scribd company logo
1 of 19
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo
thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
1
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ
(CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ TĨNH) Ở TRƯỜNG THPT
PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
“Phách ngọt, đàn say, nệm khói êm
Tiếng ca buồn nổi giữa chừng đêm
Canh khuya đưa khách...”. Lời gieo ngọc
Mơ gái Tầm Dương thoảng áo xiêm...
Lời thơ “Nghe hát” của Vũ Hoàng Chương gợi sự quyến rũ, thanh tao và
độc đáo của Ca trù. Nhịp phách, điệu đàn, tiếng trống chầu hòa quyện với lời ca
thiết tha, dìu dặt làm say đắm hồn người. Ca trù là thế thấm sâu, in đậm vào tâm
trí, trái tim và nghĩ suy của mỗi con người Việt Nam.
Năm 2009, Ca trù được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể
cần được bảo về khẩn cấp. Theo công ước UNESCO 2003, các di sản văn hóa
phi vật thể của các quốc gia sau khi được đề cử đã đăng kí vào danh sách Di sản
đại diện của nhân loại hoặc Di sản cần được bảo vệ khẩn cấp. Di sản từ danh
sách này có thể chuyển sang danh sách khác căn cứ vào hiện trạng, sức sống của
di sản. Với lộ trình đó đến giai đoạn 2014 – 2015, Việt Nam đã hoàn thành
nhiệm vụ đưa loại hình văn hóa phi vật thể này vượt qua ranh giới “cần được
bảo vệ khẩn cấp”. Việc bảo tồn, phát huy Di sản Ca trù để đưa loại hình di sản
văn hóa phi vật thể này vượt qua ranh giới “cần được bảo vệ khẩn cấp” không
hề đươn giản. Trong suốt thời gian qua, với nổ lực của các nghệ nhân, các làng,
thôn Ca trù, các CLB, giáo phường, đến nay, Ca trù đã giải quyết được bài toán
nan giải đó là không bị rút tên ra khỏi danh mục Di sản thế giới nhưng vẫn là
một Di sản rất cần được xã hội quan tâm và vun đắp để vượt qua những kiểm
soát gắt gao của UNESCO, để đạt được danh hiệu “Di sản văn hóa phi vật thể
dại diện nhân loại” và quan trọng hơn là Ca trù sẽ được sống mãi trong tâm hồn
và ăn sâu vào tiềm thức của người Việt.
Đối với nghệ thuật Ca trù Việt Nam nói chung và Cổ Đạm nói riêng.
Ngoài những giá trị nổi bật đã được mọi người biết đến và thế giới tôn vinh bởi
xã Cổ Đạm (huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh) được xem là vùng “đất tổ” của
nghệ thuật ca trù. Chẳng biết tự bao giờ, ca trù như một phần không thể thiếu
trong cuộc đời của họ. Bộ môn nghệ thật ấy đã ngấm vào máu thịt những người
con Cổ Đạm, qua bao thế hệ, ca trù vẫn giữ nguyên vẹn vẻ tinh khôi, mộc mạc
và làm ngây ngất lòng người.
Nhờ đường lối xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc của
Đảng, các làn điệu ca trù được bảo tồn và phát huy giá trị. Cách đây 30 năm,
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo
thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
2
một cuộc hội thảo về ca trù Cổ Đạm được tổ chức bởi tỉnh Hà Tĩnh và huyện
Nghi Xuân. Với sự tham gia đông đảo của các nhà văn hóa, nhà nghiên cứu âm
nhạc để bàn về sự “sống còn” của ca trù Cổ Đạm. Sau đó, các Câu lạc bộ ca trù
được thành lập để giữ gìn và phát huy nét văn hóa ca trù mà cha ông để lại.
Tuy nhiên, thực tế lại rất phũ phàng, công tác khôi phục lại nghệ thuật ca
trù còn gặp muôn vàng trắc trở, khó khăn. Song, với sự cố gắng không ngừng
nghỉ của các cán bộ văn hóa và nghệ nhân ca trù, huyện Nghi Xuân đã thành lập
được 2 câu lạc bộ ca trù: Nguyễn Công Trứ và Cổ Đạm, với số lượng thành viên
dao động từ 30 – 50 người. Gần 30 năm qua, CLB có các cụ tâm huyết: Ông
Nguyễn Phùng – Chủ nhiệm CLB, Phan Thị Xuân, Phan Thị Mơn, Hà Thị Bình,
Trần Thị Giá, Phan Thị Liêm. Cả 6 cụ đều được Nhà nước phong tặng danh hiệu
Nghệ nhân dân gian. Đến nay, CLB đã có thêm 3 người được Nhà nước phong
tặng Nghệ nhân Ưu tú là Dương Thị Xanh, Trần Văn Đài, Trần Thị Gia… Với
những thành tích đó, các nghệ nhân ngày càng phấn khởi để cống hiến cho nghệ
thuật và tin tưởng vào sự khởi sắc của ca trù.
Ở một số trường THCS, THPT trên địa bàn huyện Nghi Xuân nói riêng và
tỉnh Hà Tĩnh nói chung đã đưa ca trù vào tiết học ngoại khóa cho học sinh. Theo
ông Bùi Việt Hùng – Phó chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân, cho biết:“việc dạy
các em học sinh hát ca trù là điều rất quan trọng và cần thiết. Các nghệ nhân đã
cao tuổi nên đào tạo lớp ca nương mới, trẻ là sự sống của ca trù. Bởi vậy, huyện
Nghi Xuân đã thành lập thêm 1 CLB mới là “CLB ca trù Nguyễn Công Trứ” thu
hút nhân tài của các giọng ca trẻ trong toàn huyện hằng năm, và được duy trì
hoạt động bởi nguồn kinh phí của huyện”.
Để đưa ca trù trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc đời
của họ. Dù ở bất cứ nơi đâu, nhưng những người con sinh ra nơi vùng đất Cổ
Đạm đầy nắng gió này vẫn luôn cố gắng để gìn giữ những làn điệu mượt mà, sâu
lắng của ca trù. Để ca trù giữ mãi sắc xuân cho người dân Cổ Đạm cần phải có
những người có tâm yêu nghề và cảm hiểu về Ca trù. Và hơn thế nữa, Ca trù rất
cần mảnh đất mới để gieo trồng những hạt giống tiềm năng đó là thế hệ 9X, 10X
trong môi trường Đại học, THPT và THCS.
Vì tất cả những lí do trên, người nghiên cứu chọn đề tài “Một số giải pháp
góp phần bảo tồn và phát huy Ca trù (Cổ Đạm – Nghi Xuân – Hà Tĩnh) trong
trường THPT” với mong muốn đề xuất thêm một số giải pháp hữu hiệu đưa ca
trù đến gần hơn với thế hệ trẻ góp phần gìn giữ và phát huy di sản văn hóa dân
tộc.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Thực hiện đề tài này, người viết mong muốn góp phần vào xây dựng
chương trình, hoạt động cụ thể nhằm bảo tồn và phát huy Di sản Ca trù, làm cho
Ca trù Cổ Đạm – Nghi Xuân – Hà Tĩnh được phát triển trong môi trường giáo
dục phổ thông, từ đó sáng tạo và lưu truyền cho thế hệ sau, góp phần giữ gìn bản
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo
thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
3
sắc văn hóa nghệ thuật dân gian Hà Tĩnh. Từ đó, làm cho nền văn hóa nghệ
thuật dân gian nói chung ca trù nói riêng được lưu truyền và phát huy rộng khắp
trong và ngoài nước.
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo
thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
4
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Đề tài: Một số giải pháp góp phần bảo tồn và phát huy Ca trù (Cổ Đạm –
Nghi Xuân – Hà Tĩnh) ở trường THPT nhằm:
- Tìm hiểu những giá trị nghệ thuật Ca trù Cổ Đạm – Nghi Xuân – Hà Tĩnh
qua đó thấy được những nét văn hóa đặc sắc của quê hương Hà Tĩnh.
- Tìm hiểu thực trạng khai thác Ca trù Hà Tĩnh trong hoạt động giáo dục ở
trường THPT.
- Đưa ra một số giải pháp bảo tồn và phát huy ca trù để phục vụ có hiệu quả
cho hoạt động giảng dạy ở trường THPT.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Chúng tôi áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp.
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành.
5.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng: Một số giải pháp bảo tồn và phát huy Ca trù (Cổ Đạm – Nghi
Xuân – Hà Tĩnh) ở trường THPT.
- Phạm vi: Hoạt động Ca trù ở Cổ Đạm – Nghi Xuân – Hà Tĩnh và quan
tâm đến một số giải pháp để bảo tồn và phát huy loại hình nghệ thuật Ca trù (Cổ
Đạm – Nghi Xuân – Hà Tĩnh) ở trường THPT.
6. Dự kiến đóng góp của đề tài:
- Đề tài là một trong những nguồn tư liệu giúp cho những người muốn tìm hiểu
môn nghệ thuật ca trù ở Cổ Đạm- Nghi Xuân – Hà Tĩnh.
- Cung cấp những thông tin về hát ca trù cũng như những hình thức biểu diễn
độc đáo ở Hà Tĩnh cho các độc giả.
- Góp phần quảng bá “Di sản văn hóa phi vật thể” ở quê hương Hà Tĩnh.
- Đưa ra một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển nghệ thuật Ca trù – niềm tự
hào của dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam, đặc biệt là khai thác trong hoạt
động giáo dục.
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo
thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
5
PHẦN II: NỘI DUNG
1.Vài nét về Ca trù:
1.1. Khái niệm:
Hát Ca trù là một bộ môn nghệ thuật truyền thống ở phía Bắc Việt Nam
hát cùng với một số nhạc cụ dân tộc. Ca trù là một hình thức “Ca nhạc thính
phòng”, thịnh hành từ thế kỉ XV, vốn là một loại ca nhạc cung đình, được sử
dụng trong các buổi hát chúc thọ vua chúa và các buổi lễ trong triều đình.
Mãi đến nửa thế kỉ XX, Ca trù mới được thế giới biết đến lần đầu tiên qua
tiếng hát của nghệ nhân Quách Thị Hồ (1909 – 2001). Qua thời gian, Ca trù
dần dần phát triển rộng rãi trong dân gian qua các giới quan lại, đại gia, tầng
lớp sĩ phu, nho học giàu sang, được nhiều nhạc sĩ, nhạc học gia nước ngoài
theo học, tìm hiểu, nghiên cứu và giới thiệu tại nhiều trường đại học nổi tiếng
trên thế giới… và dần trở nên thông dụng. trải qua quá trình phát triển thăng
trầm cùng với những biến cố của lịch sử, cho đến nay, Ca trù đã đạt tới trình
độ thẩm mĩ cao, khẳng định được vị trí quan trọng không chỉ của Việt Nam
mà còn của cả nhân loại.
Ngày 01 tháng 10 năm 2009, tại kì họp lần thứ 4 của Ủy ban liên chính
phủ công ước UNESCO bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Ca trù đã được
công nhận là “Di sản phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp”. Đây là một danh
hiệu UNESCO ở Việt Nam có tầm ảnh hưởng lớn với phạm vi ảnh hưởng tới
16 tỉnh thành, thành phố ở nửa phía Bắc Việt Nam. Hồ sơ đề cử ca trù là di
sản văn hóa thế giới với không gian văn hóa ca trù trải dài khắp 16 tỉnh phía
bắc gồm: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Phòng,
Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh
Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình.
Ca trù khác với các loại hình dân ca khác, nó quy định rất nghiêm ngặt về
số câu, số chữ, lời văn, đối ngẫu,…có lẽ vì thế mà Ca trù vẫn được thưởng
thức tập trung phần lớn ở tầng lớp có học thức cao rộng trong xã hội xưa.
1.2. Đặc trưng của Ca trù:
- Về âm luật: có năm cung chính là cung Nam, cung Bắc, cung Huỳnh, cung
Pha, cung Nao.
- Tiếng hát và cách hát ca trù: Hát Ca trù là hát lên các bài thơ, với yêu cầu
diễn
cảm ý thơ, tình thơ rất cao. Cứ mỗi chữ là một hình tròn, tiếng hát công phu,
cách hát tài tình lột tả hết mọi cảm hứng và kịch tính trong lời thơ. Vì vậy,
tiếng hát ca trù đẹp lung linh, giống như một cái vòng vàng, vòng bạc trạm
trổ công phu từng nét một. Hát Ả đào cso hai lối hát: Hát khuôn và hát hàng
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo
thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
6
hoa. Dù là hát khuôn hay hát hàng hoa, người đào nương phải đảm bảo các
tiêu chuẩn nghệ thuật dưới đây:
- Hát hay:
+ Quán: ăn nhịp với đàn phách, không chệch choạc.
+ Xuyến: tiếng hát tròn trĩnh, mượt đẹp, vững vàng.
+ Dằn: tiếng hát tròn và đều.
+ Thét: tiếng vút cao như suối vọt lên cao.
+ Khuôn: tiếng tròn phẳng đúng khuôn bật.
+ Rẫy: tiếng hát rền, giòn.
+ Diệu: tiếng bắt tự nhiên, linh hoạt.
+ Vỡi: cao vút, trong sang.
- Hát kém:
+ Lỏi: chệch, sai đàn phách.
+ Ngang: không đúng cung bậc.
+ Cản: sai bằng trắc của chữ trong câu hát.
+ Chặn: hát thấp không lên được.
+ Hụt: hát trước nhịp.
+ Sa: hát sau nhịp.
- Các nhạc khí:
+ Phách
+ Đàn đáy
+ Trống chầu
- Những lối Ca trù:
+ Hát chơi
+ Hát cửa đình
+ Hát thi
1.3. Ca trù – di sản văn hóa đặc sắc:
Ca trù đặc sắc ở sự phong phú làn điệu, thể cách, cả không gian, thời gian
biểu diễn và phương thức thưởng thức. Ca trù đặc sắc còn vì từ cội nguồn nó
gắn bó với lễ nghi, phong tục, với sinh hoạt cộng đồng. Loại hình nghệ thuật
này làm người ta nhớ tới những tao nhân mặc khách với lối chơi ngông, chơi
sang, rất tinh tế và giàu cá tính sáng tạo của những danh nhân như Nguyễn
Công Trứ, Cao Bá Quát, Chu Mạnh Trinh, Tản Đà,… Và cùng với đó là mối
quan hệ giữa văn nhân (nhà thơ, nhà báo, họa sĩ) với Ả đào – Mối quan hệ
quan trọng nhất của lối thưởng thức ca trù. Bởi quá trình tham gia sinh hoạt
ca trù là quá trình văn nhân sáng tạo, thể nghiệm và thưởng thức các tác
phẩm của mình.
Sau năm 1945, trọn một thời gian khá dài ca trù đã không được nuôi
dưỡng và phát triển một cách tự nhiên, không được tôn vinh đúng mức, phải
chịu tồn tại thiếu sinh khí và tàn lụi. Sinh hoạt ca trù vốn tao nhã và sang
trọng trước đây đã bị hiểu lầm đánh đồng với các sinh hoạt thiếu lành mạnh.
Ở một số ca quán đô thị khiến cho xã hội chối bỏ và quyết loại sinh hoạt ca
trù ra khỏi đời sống văn hóa. Nhiều nghệ nhân nghệ sĩ đã phải cố quên đi
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo
thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
7
nghiệp đàn hát và giấu đi lai lịch của mình. Khoảng mười năm trở lại đây, dư
luận xã hội và các cơ quan thông tấn báo chí đã từng lên tiếng về nguy cơ
thất truyền của Ca trù. Nguy cơ mai một dần và vĩnh viễn mất đi Ca trù là
một nguy cơ có thực, đòi hỏi chúng ta phải nhanh chóng sưu tầm, nghiên
cứu, bảo tồn Ca trù như một vốn quý văn hóa của dân tộc, góp phần chấn
hưng nghệ thuật và sinh hoạt Ca trù. Trong thời gian gần đây, Ca trù đang
thu hút nhiều sự quan tâm, nó đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa
phi vật thể của Việt Nam ngày 01 tháng 10 năm 2009.
Chính vì những lí do trên, người viết muốn tìm hiểu sâu sắc hơn về ca trù.
Đồng thời với vai trò là một giáo viên cùng với lòng yêu nghề, sự yêu thích
ca trù, tôi mong muốn đưa ca trù vào hoạt động giáo dục nhằm góp phần bảo
tồn và phát triển Ca trù – một loại hình nghệ thuật độc đáo.
2. Vẻ đẹp Ca trù Cổ Đạm:
2.1. Vài nét về sự ra đời và phát triển Ca trù Cổ Đạm:
Ca trù Cổ Đạm sinh ra từ dân gian phát triển đi vào cung đình, trở thành
một lối chơi phong lưu, tao nhã. Trải qua biết bao thăng trầm, biến cố nhưng ở
vùng đất văn nhân Nghi Xuân vẫn trường tồn những làn điệu ca trù tuyệt đỉnh.
"Những ngày mở hội ca trù, tế tổ đào nương, giai nhân tài tử các nơi đua nhau
về Cổ Đạm thi tiếng đàn, tiếng hát, cảnh tưng bừng, nhộn nhịp không thua kém
gì ở Thăng Long”. Ca trù ra đời gắn với giai thoại đẹp. Viên quan châu ở đây tên
là Bạch Đình Sa có nàng con gái tên gọi Bạch Hoa, tuổi đã tròn đôi muơi mà
chưa biết nói. Khi nghe tiếng đàn Đinh Lễ, cô gái đang ăn cơm liền lấy đũa gõ
vào mâm theo nhịp tiếng đàn. Quan châu cho mời Đinh Lễ vào nhà đàn hát và
khi dứt tiếng đàn, Bạch Hoa cất lên được tiếng nói. Cho là duyên kỳ ngộ, Bạch
Đình Sa tác hợp cho hai người nên đôi lứa.“Đất tổ” của ca trù được cho là xuất
phát ở xã Cổ Đạm (Nghi Xuân). Ca trù phát xuất từ những điệu hát mà nhạc
đệm là cây đàn đáy thần kì của chàng trai Đinh Lễ. Đinh Lễ đưa Bạch Hoa về
Cổ Đạm dạy đàn hát cho trai gái trong vùng. Từ đó đất này thịnh hành lối hát
gọi là ca trù. Về sau cả hai đều không bệnh về trời. Dân Cổ Đạm lập đền thờ,
phong làm tổ sư của ca trù.
Bắt nguồn từ Cổ Đạm, ca trù lưu truyền khắp nơi, hiện nay đang lưu hành
ở 15 tỉnh thành trên cả nước. Ở Cổ Đạm, ca trù có những nét riêng khác biệt khó
lẫn với những vùng, miền khác như: hát nhanh và đanh hơn; tiết tấu rõ hơn và
không luyến láy; ngưng nghỉ nhiều, cách lấy hơi nhàn nhã, thư thái hơn; phần
đệm đàn, phách cũng có sự khác biệt, phách ca trù Cổ Đạm đánh gọn, giòn,
ngắn gọn hơn xứ Bắc.
Vào thế kỷ XVII, ca trù rất thịnh hành và đến cuối thế kỷ XVIII, đầu thế
kỷ XIX, với sự đóng góp to lớn của Nguyễn Công Trứ, ca trù ở Nghi Xuân trở
nên nổi tiếng trong thiên hạ. Tuy nhiên, đến thời Pháp thuộc, ca trù chìm lắng
dần.
Những năm cuối thập niên 90, với chủ trương xây dựng nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, cùng với các địa phương khác trên cả
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo
thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
8
nước có ca trù, năm 1998, Hà Tĩnh đã tổ chức hội thảo về ca trù và cũng bắt đầu
từ đây ca trù Cổ Đạm được khôi phục và bước vào một giai đoạn phát triển mới.
Ngày 01/10/2009, UNESCO công nhận ca trù là di sản văn hóa phi vật thể
cần được bảo vệ khẩn cấp. Những năm tiếp theo, được nhiều ban, ngành quan
tâm khôi phục, ca trù dần có được hơi thở và sức sống mới.
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo
thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
9
2.2. Quá trình gìn giữ và phát huy Ca trù Cổ Đạm:
Người gắn bó lâu đời với Ca trù Trần Thị Cảnh hiện là Phó giám đốc
Trung tâm văn hóa huyện Nghi Xuân chia sẻ: Trên địa bàn huyện chỉ còn 2 CLB
Ca trù ở đền thờ Nguyễn Công Trứ và xã Cổ Đạm. "Cái tâm của những người
tham gia CLB Ca trù Nguyễn Công Trứ và Cổ Đạm là mong muốn lưu truyền,
phát triển môn nghệ thuật này. Họ đã miệt mài không quản khó khăn để bảo tồn
và phát huy nó. Trước đây, phong trào hát ca trù đã có thời nở rộ, dao động từ
40 đến 70 người, chúng tôi đã sưu tầm, phục dựng được 21 làn điệu, phổ biến
rộng rãi được 10 làn điệu ca trù và đạt được rất nhiều giải trong các kỳ liên hoan
từ trung ương đến địa phương”.
Niềm đam mê cháy bỏng cộng với sự tiếc nuối về một loại di sản vô giá
thôi thúc các thành viên CLB vẫn ngày đêm đàn hát dù chế độ của các ca nương,
kép đàn khi tham gia sinh hoạt ở 2 CLB nói trên chưa nhiều, chỉ có 3 ca nương,
kép đàn được hợp đồng vừa dạy, vừa biểu diễn ở di tích Nguyễn Công Trứ mỗi
tháng được nhận số tiền ít ỏi 1.150.000 nghìn đồng. Thời gian qua, huyện Nghi
Xuân đã nỗ lực trao, truyền, đào tạo hát ca trù cho giới trẻ, trường học, xây dựng
ca trù trong tour du lịch trải nghiệm nông thôn mới… Tất cả những điều này đã
góp phần làm “sống dậy” niềm yêu thích ca trù cho thế hệ hôm nay và mai sau.
UBND huyện Nghi Xuân đã từng xây dựng đề án bảo tồn và phát huy ca trù
nhưng đề án chưa đi đến đích. Hiện nay, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Hà
Tĩnh đang hoàn thiện đề án để xin ý kiến của UBND tỉnh.
Tuy nhiên, để ca trù thoát khỏi tình trạng phải bảo vệ khẩn cấp như hát
xoan ở Phú Thọ thì cần phải có sự chung tay của cả cộng đồng. Nên chăng 15
tỉnh, thành trên cả nước có ca trù kết nối với nhau xây dựng một chương trình
hành động và quyết tâm đưa ca trù thoát khỏi danh sách di sản văn hóa phi vật
thể cần bảo vệ khẩn cấp.
3. Một số giải pháp góp phần bảo tồn và phát huy Ca trù (Cổ Đạm –
Nghi Xuân – Hà Tĩnh) ở trường THPT.
Thực hiện tốt nhiệm vụ về bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa dân
ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh, Ca trù, Truyện Kiều, Mộc Bản trường học Phúc Giang
và Hoàng Hoa sứ trình đồ, giai đoạn 1918 – 2025 và những năm tiếp theo của
Nghị quyết số 93/2018/NQ – HĐND Hà Tĩnh, ngày 18 tháng 07 năm 2018 đã
đặt mục tiêu cụ thể: Đối với Ca trù duy trì và tạo điều kiện nâng cao chất lượng
hoạt động của Câu lạc bộ Ca trù Cổ Đạm và Câu lạc bộ Ca trù Nguyễn Công
Trứ. Thành lập mới từ 02 – 05 câu lạc bộ Ca trù ở các huyện, thành phố, thị xã,
mỗi năm đào tạo ít nhất 05 ca nương, kép đàn ca trù. Định kỳ tổ chức Liên hoa
Ca trù tại huyện Nghi Xuân và tham gia đầy đủ liên hoan Ca Trù toàn quốc.
Huyện cũng đã duy trì và phát triển phong trào đưa dân ca vào trường học.
Nhiều ca nương trẻ của Nghi Xuân đã thay thế những ca nương khuất núi và tiếp
tục trao truyền di sản cho hậu sinh như: Dương Thị Nết, Hà Thị Xanh, Nguyễn
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo
thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
10
Thị Vân… Các ca nương lên sân khấu hiện nay đều dưới 55 tuổi. “Tre già măng
mọc”, nhiều gương mặt trẻ đã thành công trong các kỳ liên hoan toàn quốc như
Thu Hà 16 tuổi, Quỳnh Như 12 tuổi…Để thực hiện có hiệu quả tinh thần Nghị
quyết, việc tìm kiếm và bồi dưỡng đội ngũ ca nương trẻ không chuyên triển
vọng trong nhà trường THPT trên địa bàn huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh là rất
cần thiết. Vì thế, người viết mạnh dạn đề ra những giải pháp cơ bản nhằm góp
phần bảo tồn và phát huy Ca trù Cổ Đạm ở trường THPT tạo nguồn lực chăm
bồi để duy trì loại hình nghệ thuật đặc sắc này.
3.1. Nâng cao nhận thức về vai trò bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa
nói chung, của nghệ thuật Ca trù nói riêng ở trường THPT.
Để bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể nói chung và ca
trù nói riêng, đầu tiên phải kể đến vị trí tiên phong của cấp ủy và chính quyền
địa phương cùng cơ quan quản lí các cấp trong việc định hướng, chỉ đạo thực
hiện các biện pháp giữ gìn, phát huy nghệ thuật Ca trù. Nhà trường quảng bá
nghệ thuật ca trù đến với giáo viên, học sinh và phụ huynh thông qua các hình
thức thu hút như: giao lưu các nghệ nhân, xem biểu diễn ca trù, tổ chức các cuộc
thi ca trù cấp trường,…Bên cạnh đó, việc nâng cao nhận thức của người dân địa
phương về lĩnh vực bảo tồn giá trị văn hóa cũng rất cần thiết góp phần nêu cao
tính tự nguyện, tự giác của cộng đồng nhằm phát huy tối đa giá trị của loại hình
nghệ thuật ca trù.
3.2. Giới thiệu loại hình Ca trù ở môn học Ngữ Văn trong nhà trường
THPT.
Trong chương trình 11 môn Ngữ Văn có bài hát nói “Bài ca ngất ngưởng”
của Nguyễn Công Trứ. Giáo viên bộ môn khi giảng dạy tác phẩm này, để cho
học sinh có thể hiểu sâu sắc và cảm được đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của
bài thì nhấn mạnh một số nội dung sau:
Thuở ấy, cậu Củng (tên khai sinh của Nguyễn Công Trứ) là người nổi bật
nhất trong đám văn nhân tài tử xa gần tìm đến giáo phường. Bởi, cậu không chỉ
là người thưởng thức mà còn là một kép đàn điệu nghệ, lại là người dày công
dạy dỗ, tập luyện cho đào nương và kép đàn của giáo phường thành những nghệ
nhân tài hoa.
Có thể thấy, hát nói là một bộ phận hợp thành quan trọng của di sản văn
học Nguyễn Công Trứ, hơn thế, chất hát nói đã trở thành máu thịt trong phong
cách sáng tác của ông. Nguyễn Viết Ngoạn đã gọi ông là "Ông hoàng hát nói".
Nói cách khác, đó chính là ở cái cách ông dùng hát nói để thể hiện mình. Dĩ
nhiên, hát nói không phải là tất cả những gì giá trị của văn nghiệp Nguyễn Công
Trứ, nhưng chính mảng sáng tác này có 9 một vai trò quan trọng trong việc tạo
nên những dấu ấn đậm nét của hiện tượng văn học đặc sắc Nguyễn Công Trứ.
Hát nói vừa là một thể thơ, vừa là trong 46 điệu thức của loại hình nghệ
thuật dân gian ca trù. Nhờ sự chuyển mình, trở thành một thể loại văn học trong
các sáng tác của Nguyễn Công Trứ mà hát nói đã trở thành một thành tố chủ
yếu, có thể đại diện cho loại hình nghệ thuật ca trù. Như Tiến sỹ Nguyễn Viết
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo
thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
11
Ngoạn từng nhận xét: “Hát nói đến và nhờ Nguyễn Công Trứ đã làm cho thi ca
nước Việt thời phong kiến như có một cuộc cách mạng tâm hồn thật sự”. Còn
nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm thì nhận xét: “Có Nguyễn Công Trứ, cây đàn văn
học Việt Nam có đủ dây vũ dây văn, mà ông chính là sợi dây vũ cường tráng
luôn luôn rung lên những âm sắc nam nhi sảng khoái làm phong phú cung đàn
văn chương đất nước”. Bằng cách nhắc đi nhắc lại nhiều lần về một khát vọng
sống, Nguyễn Công Trứ đã tạo nên một triết lý sống nhập thế đầy tích cực ở
trong thơ của mình. Những bài thơ ấy cũng đã khiến cho kho tàng ca trù thêm
phong phú và sinh động.
Thành tựu sáng tác của Nguyễn Công Trứ gồm 63 bài hát nói còn sao lục
được của Nguyễn Công Trứ có rất nhiều bài đã được các CLB ca trù dàn dựng,
biểu diễn phổ biến. Trong đó, nổi bật nhất và được nhiều địa phương hát nhất là:
Chí làm trai, Vịnh Tỳ bà hành, Bài ca ngất ngưởng, Yêu hoa, Sầu tình,
Duyên gặp gỡ, Một ngày nên nghĩa… Sự tài tình và biến hóa trong sử dụng
ngôn ngữ của ông đã góp phần tô đậm hơn tính uyên bác, đài các nhưng vẫn rất
bình dị, khiêm nhường, bình dân của ca trù.
Trong tiết học, giáo viên cho học sinh xem thêm tranh ảnh về: Chân dung
tác giả, sinh hoạt
ca trù ở đền
Nguyễn Công
Trứ, những bài hát
nói của Nguyễn
Công Trứ được
đoàn Hà Tĩnh biểu
diễn tại liên hoan
Ca trù toàn quốc
2018,... Ngoài ra,
người dạy cho học
sinh nghe băng
đĩa về những bài
hát trong hội diễn
ca trù ở Hà Tĩnh,
những bài hát đã
đạt giải của các ca
nương trẻ tuổi (em
Nguyễn Thị Thu
Hà, học sinh lớp
11A2, trường
THPT Nguyễn
Công Trứ).
Những thông tin cần thiết và bổ ích về tác giả, thể hát nói, quá trình giữ
gìn, phát huy ca trù ở trường THPT, ở Cổ Đạm sẽ là những trực quan sinh động
không chỉ giúp học sinh cảm nhận sâu sắc tác phẩm mà còn góp phần giúp học
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo
thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
12
sinh nhận thức về nghệ thuật ca trù, từ đó có ý thức bảo tồn, phát huy di sản văn
hóa dân tộc.
3. 3. Dạy hát Ca trù cho học sinh trong trường THPT.
Để thực hiện được tốt việc dạy hát Ca trù cho học sinh cần thực hiện qua các
bước sau.
3.3.1. Công tác chuẩn bị.
Tổ chức sưu tầm một số bài hát ca trù trên lời thơ hay, đơn giản dễ nhớ
như: Hồng hồng tuyết tuyết, Hồn quê gợi nhớ, Tìm về nguồn cội... Thông qua
các hoạt động tìm hiểu, sưu tầm và ghi chép lại hoặc tìm hiểu qua tài liệu sách
báo, băng đĩa…. Làm tư liệu học tập cho lớp học.
Phân loại và lựa chọn những bài hát ca trù phù hợp với lứa tuổi học sinh
để dạy hát.
3.3.2. Tổ chức dạy hát
a. Xác định mục tiêu:
Học sinh học hát nói chung và học hát ca trù nói riêng là tiếp xúc với loại hình
nghệ thuật đặc biệt. Mỗi bài hát, làn điệu được đệm bởi âm điệu da diết, nhẹ
nhàng, nội dung ngợi ca quê hương, đất nước, con người Việt Nam.
Mục tiêu về kiến thức: Học xong mỗi bài hát, Ca trù giúp học sinh thêm hiểu
biết về đời sống tinh thần cũng như cuộc sống, lao động sinh hoạt của ông cha
ngày trước; Giúp nâng cao khả năng nhận thức và hiểu biết của các em phát
triển năng lực ngôn ngữ, lời ca của bài hát làm vốn ngôn ngữ của học sinh trở
nên phong phú và sinh động hơn.
Mục tiêu về kĩ năng: Dạy hát ca trù nhằm phát triển năng lực âm nhạc của học
sinh, giúp các em hát được, hát đúng với đàn, nhịp phách và trống chầu, biết
cách hát quán, hát dằn tiến đến hát khuôn, hát diệu. Dạy hát ca trù còn giúp học
sinh biết tránh hát lỏi, hát sa…
Mục tiêu về tình cảm và thái độ: Đây là cơ hội đáng quý để học sinh được tiếp
cận với vốn kiến thức quý báu về văn hóa dân tộc. Mỗi học sinh được thụ hưởng
giá trị âm nhạc truyền thống góp phần bồi dưỡng tình yêu vốn âm nhạc cổ
truyền của dân tộc mình, có khả năng tham gia ca hát ở trong và ngoài trường
học.
b. Quy trình dạy học hát:
Sau khi đã sưu tầm và phân loại, lựa chọn các bài hát đơn giản và phù hợp với
lứa tuổi học sinh thì tổ chức dạy hát theo quy trình như sau:
Bước 1: Giới thiệu bài hát: Trong phần giới thiệu bài hát này, một yêu cầu bắt
buộc là người dạy phải giới thiệu và giải thích được cho học sinh về bài hát và
xuất xứ của bài hát mà các em đang học để các em có được những hiểu biết về
thể loại và xuất xứ của nó trong lao động, sinh hoạt văn hóa và đời sống tình
cảm của dân tộc mình.
Cũng có thể giới thiệu bài hát bằng các phương tiện trực quan như xem tranh
ảnh, xem băng hình diễn tả hoạt động hát và nội dung bài hát.
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo
thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
13
Bước 2: Nghe hát mẫu:
Giáo viên có thể thực hiện với các hình thức như sau:
+ Giáo viên dạy lí thuyết cho học sinh biết cơ bản về âm luật, tiếng hát và cách
hát ca trù. (có tài liệu đính kèm)
+ Giáo viên trình bày trên nền nhạc khí bài hát mà các em sắp được học.
+ Dùng băng đĩa nhạc hoặc phần ghi âm các nghệ nhân hát đã sưu tầm được để
cho học sinh nghe bài hát và tập hát theo.
Bước 3: Khởi động giọng:
Trước khi học hát nên cho học sinh khởi động giọng bằng cách đọc thang âm để
các em biết được sơ lược cách hát một bài ca trù.
Bước 4. Dạy hát:
Lớp học thường tập trung những em thật sự yêu thích và mong muốn học
tập nên giáo viên dễ quan sát, giúp đỡ tận tình từng đối tượng học sinh.
Đây là một môn nghệ thuật khó nên giáo viên cần phải hát mẫu nhiều hơn để
giúp học sinh hát đúng những chỗ khó, cũng như thể hiện sắc thái đặc trưng của
bài ca trù.
Để thực hiện dạy hát chúng ta nên tiến hành theo các bước như sau:
- Phân chia bài hát ra thành từng câu ngắn, từng phân đoạn để các em có thể bắt
nhịp kịp khi tập. Sau khi hát mẫu xong kết hợp với phần đệm đàn giáo viên cho
các em nhắc lại câu hát. Dạy hát từng câu nối tiếp nhau sau đó ghép lại từng
đoạn và cả bài.
- Hầu như tất cả các câu hát cần sự tròn chữ, luyến, diễn cảm ý thơ, tình thơ. Bởi
vậy,các em phải dành nhiều thời gian tập luyện hơn. Sau khi giáo viên hát mẫu
xong, có thể cho một số em hát tốt hát lại, nếu có chỗ chưa đúng thì sửa luôn để
cả lớp cùng nghe và nhận biết.
- Khi dạy hát, để nghe các em hát như thế nào và sửa sai giáo viên không hát
cùng với học sinh. Lúc các em tái hiện lại câu hát thì tôi chú ý lắng nghe để sửa
sai và nhắc nhở các em.
- Lúc đầu dạy hát để học sinh hát thuộc và đúng. Sau đó, trong quá trình tập
luyện giáo viên cần luôn nhắc nhở các em thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát,
tiến đến hát hay.
Bước 5. Luyện tập, củng cố, kiểm tra:
Sau khi đã học bài hát tôi cho các em củng cố, ôn luyện bài hát vừa được
học. điều này không chỉ giúp cho học sinh nhanh thuộc bài, hát chính xác mà
còn nâng cao kỹ năng thể hiện tình cảm, sắc thái của bài. Phần củng cố, luyện
tập được lặp đi lặp lại nhiều càng giúp học sinh cảm thụ, hiểu được cái hay của
bài hát, làn điệu ca trù mà các em đang hát.
4. 4. Thành lập các câu lạc bộ Ca trù trong nhà trường THPT
4.4.1. Mục đích:
- Giúp học sinh có thêm những hiểu biết sâu hơn về nguồn gốc, làn điệu, xuất xứ
các bài hát ca trù Cổ Đạm – Nghi Xuân – Hà Tĩnh.
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo
thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
14
- Rèn luyện kỹ năng hát, biểu diễn và có thể tham gia hoạt động văn nghệ giới
thiệu về ca trù trong nhà trường, ở địa phương.
- Từ đó giúp các em góp phần hình thành tình cảm yêu mến, quý trọng vốn ca
trù của dân tộc mình, đồng thời có trách nhiệm gìn giữ và phát huy.
4.4.2. Công tác tổ chức:
Tham mưu với Hiệu trưởng phân công giáo viên âm nhạc và phụ trách
văn nghệ của nhà trường phụ trách câu lạc bộ trong đó giáo viên âm nhạc đóng
vai trò chủ chốt.
+ Xây dựng kế hoạch hoạt động thường kỳ, thường xuyên của câu lạc bộ.
+ Xây dựng nội quy của câu lạc bộ.
+ Xây dựng lực lượng nòng cốt, tuyển chọn các thành viên cho câu lạc bộ: bằng
cách các giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn giới thiệu, đề xuất các bạn có
năng khiếu ca hát, yêu thích ca trù tham gia với số lượng từ 05 đến 10 học sinh.
+ Chuẩn bị phòng học nhạc, nhạc cụ, tài liệu giới thiệu… dùng cho các buổi
sinh hoạt.
4.4.3. Hình thức sinh hoạt:
- Thông qua các buổi sinh hoạt tập hát.
- Nghe kể chuyện về nguồn gốc ra đời ca trù Cổ Đạm.
- Tổ chức trò chơi Âm nhạc.
- Xem biểu diễn qua băng đĩa nhạc.
- Các thành viên của Câu lạc bộ sau khi đã biết cách hát, bài hát quen thuộc có
thể biểu diễn cho các bạn trong lớp, trường qua các buổi sinh hoạt, giao lưu văn
nghệ của lớp…
4.4.4 Thời gian sinh hoạt: Sinh hoạt 1 tuần một lần vào buổi chiều thứ bảy.
5. 5. Giao lưu với các nghệ nhân ca trù.
5.5.1. Mục đích:
- Đây là dịp để các em học sinh được tìm hiểu nhiều hơn, sâu hơn về nghệ thuật
ca trù.
- Là một hoạt động ngoại khóa Âm nhạc tạo nên không khí vui vẻ, phấn khởi
cho các em học sinh.
5.5.2. Hình thức:
- Nghe nghệ nhân kể chuyện về lịch sử ca trù và biểu diễn ca trù.
- Nghệ nhân trả lời câu hỏi và giao lưu cùng với học sinh.
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo
thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
15
- Tổ chức các câu đố vui, trò chơi Âm nhạc …
5. 5. 3. Để tổ chức thành công buổi giao lưu nói chuyện, cần lên kế hoạch cụ
thể, rõ ràng:
- Thời gian, Địa điểm, Thành phần, Khách mời…
- Chuẩn bị về cơ sở vật chất, loa máy, các tiết mục biểu diễn, trang trí … đặc
biệt quan trọng nhất là chuẩn bị về khách mời: Nghệ nhân đại diện các câu lạc
bộ ca trù ở địa bàn nơi cư trú.
- Người sẽ nói chuyện và giao lưu cùng học sinh.
5.5. 4. Tiến trình thực hiện: Có thể thực hiện chương trình giao lưu như sau:
Bước 1: Ổn định tổ chức
Bước 2: Khai mạc, giới thiệu đại biểu, khách mời.
Bước 3: Văn nghệ 1 đến 2 tiết mục ca trù do học sinh các nhóm dân tộc nhà
trường thể hiện.
Bước 4: Giao lưu nói chuyện giữa nghệ nhân và học sinh.
Bước 5: Tổ chức trò chơi, câu đố về ca trù nói chung và ca trù Cổ Đạm nói
riêng.
Bước 6: Biểu diễn nghệ nhân, đội văn nghệ của trường và học sinh.
6. 6. Tổ chức hội thi hát Ca trù.
6.6.1. Mục đích, ý nghĩa:
- Tạo không khí vui vẻ, sôi nổi trong nhà trường.
- Giúp học sinh biết được nhiều bài hát ca trù trong nhà trường thông qua biểu
diễn và xem biểu diễn trong hội thi.
- Thông qua hội thi có thể phát hiện thêm các em học sinh có năng khiếu về Ca
trù để có kế hoạch bồi dưỡng tập luyện.
6.6.2. Hình thức tổ chức: Sân khấu hóa, mỗi lớp tham gia thi biểu diễn 2 tiết
mục mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc (bắt buộc phải có 1 tiết mục Ca trù).
6.6.3. Chuẩn bị:
- Làm thể lệ hội thi.
- Thành lập ban tổ chức, ban giám khảo.
- Chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vất chất như: Sân khấu, âm thanh, nhạc cụ…
6.6.4. Tổ chức hội thi.
Sau khi đã xây dựng và triển khai kế hoạch, chuẩn bị tốt các điều kiện về cơ sở
vật chất cho hội thi thì Phụ trách hoạt động văn nghệ nhà trường điều hành, phối
hợp cùng các thành viên Ban tổ chức, Ban giám khảo tổ chức hội thi.
4. Kết quả thu được của đề tài.
Qua vận dụng các giải pháp hoạt động của đề tài đã cho kết quả như sau:
- Tỉ lệ học sinh hiểu, yêu thích và biết hát Ca trù nhiều hơn.
- Học sinh có hứng thú hơn khi tham gia học hát và tìm hiểu các bài hát Ca
trù trong nhà trường.
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo
thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
16
Các em học sinh đã biết tự hào hơn khi được tham gia biểu diễn các bài
hát ca trù trước công chúng, từ đó giúp các em thêm tin yêu và có trách nhiệm
giữ gìn vốn văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Quá trình khảo sát học sinh tiếp nhận ca trù:
Năm học Lớp Số học sinh Yêu thích ca trù Hát được ca trù
2017 - 2018 11A2 42 25 2
11A3 42 28 3
2018 - 2019 11A2 42 30 3
11A3 42 32 4
Ngay trong ngôi
trường THPT
Nguyễn Công Trứ đã
có ca nương chỉ mới
17 tuổi, Nguyễn Thị
Thu Hà ở thôn 4, xã
Xuân Hồng, Nghi
Xuân – Hà Tĩnh, hiện
đang học lớp 11A2 –
Trường THPT
Nguyễn Công Trứ,
Nghi Xuân. Ở Hà có
niềm đam mê, năng
khiếu thiên bẩm và
quá trình khổ luyện
kéo dài nhiều năm
đối với bộ môn nghệ
thuật ca trù. Em ấy đã
gặt hái được những
thành tích xuất sắc:
năm 2011, đạt giải
nhất trong cuộc thi ca
trù toàn quốc lần thứ
2 do Bộ Văn Hóa,
Thể thao và Du lịch tổ chức tại Hà Nội khi thể hiện hai bài hát “Đào hồng, Đào
tuyết”, “Tứ quý yên lung”, năm 2014, 2016 đạt giải nhất “Đào nương triển
vọng” trong lien hoa ca trù toàn quốc. Một lần nữa Thu Hà đã thành công tại
Liên Hoan Ca trù toàn quốc năm 2018 được tổ chức tại Hà Tĩnh với tiết mục
“Tỳ Bà Hành” đạt giải nhất “Đào nương triển vọng”. Với ước mơ thi đỗ vào
Trường đại học Văn hóa nghệ thuật Quân đội và trở thành nghệ nhân ca trù, Thu
Hà đang tập trung thời gian và công sức cho việc học. Ngoài ra, Hà còn là một
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo
thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
17
thành viên sẽ truyền lửa cho phong trào yêu hát ca trù ở Trường THPT Nguyễn
Công Trứ. Nguyễn Thị Thu Hà không chỉ là niềm tự hào của gia đình, thầy cô,
nhà trường mà còn là niềm nâng niu trân trọng của nghệ thuật ca trù, di sản văn
hóa phi vật thể đang được bảo tồn ở vùng đất núi Hồng – sông La.
III. PHẦN KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận.
“ Miền Nghệ Tĩnh phong lưu đệ nhất/ Có nơi đâu hơn đất giáo
phường…”. Câu ca xưa ấm lòng người yêu mảnh đất có chân núi Hồng Lĩnh,
Khe Quan Sơn, có những cánh đồng, những cồn cát, những lạch nước ngọt ngào
của bốn mùa cây trái thơm hương. Cổ Đạm là một trong những cái nôi của Ca
trù. Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, Ca trù vẫn có sức sống bền chặt
trong lòng mỗi người dân Việt Nam, ca trù là nhịp cầu thời gian để ta trở về với
cội nguồn của ông cha, dân tộc.
Trong xu thế phát triển hiện nay của xã hội, nhiều giá trị văn hoá truyền
thống đang có nguy cơ bị mặt trái của cơ chế thị trường làm mai một, nhất là các
văn hóa truyền thống trong đó có ca trù, thì việc giáo dục cho học sinh biết phát
huy và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là việc làm cần thiết. Gìn giữ và phát
triển các bài hát ca trù ở trường THPT là việc làm có ý nghĩa sâu sắc nhằm phát
huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc và góp phần làm phong phú văn
hóa dân tộc Việt Nam. Điều đó, đòi hỏi sự quan tâm từ các ngành, các cấp liên
quan và toàn xã hội. Để khẳng định và vinh danh “Ca trù không chỉ là nét văn
hóa nghìn đời của người Việt mà còn được biết đến trên diễn đàn âm nhạc thế
giới, là niềm vinh dự, tự hào của đất nước ta”.
Để cho công tác giáo dục về truyền thống văn hóa các dân tộc trong
trường THPT, giúp các em học sinh trong nhà trường biết giữ gìn và phát huy
truyền thống văn hóa của cha ông được hiệu quả, đặc biệt đối với địa bàn xã Cổ
Đạm, huyện Nghi Xuân cần có sự quan tâm đúng mức từ các nhà trường và các
thầy giáo, cô giáo, cũng như các nhà quản lý giáo dục.
2. Khuyến nghị khả năng áp dụng.
Qua một vài kinh nghiệm mà tôi đã rút ra được trong sáng kiến nhằm giữ
gìn và phát huy những giá trị truyền thống văn hóa cho học sinh THPT nói
chung và THPT Nguyễn Công Trứ nói riêng. Sau khi áp dụng SKKN vào thực
tế tại đơn vị đã cho thấy khả năng áp dụng đạt hiệu quả cao, đặc biệt là học sinh
trong nhà trường đã biết tự hào và qúy trọng truyền thống văn hóa của cha ông
mình trong sinh hoạt và học tập hàng ngày, các em đã biết hát nhiều những bài
hát Ca trù, số lượng học sinh tham gia học hát và tham gia câu lạc bộ ngày càng
đông hơn. Tôi hi vọng rằng cùng với sự cố gắng của bản thân và sự giúp đỡ của
đồng nghiệp, các hoạt động giáo dục và giới thiệu về truyền thống văn hóa dân
tộc sẽ thu hút được ngày càng nhiều các em học sinh tự giác tham gia đồng thời
các giải pháp trong sáng kiến có thể áp dụng trong phạm vi toàn ngành.
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo
thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
18
Trên đây là một vài suy nghĩ của tôi về việc “Một số giải pháp góp phần
bảo tồn và phát huy Ca trù (Cổ Đạm – Nghi Xuân – Hà Tĩnh) trong trường
THPT”. Với khả năng còn hạn chế và chắc chắn rằng đó vẫn chưa phải là khuôn
mẫu hoàn chỉnh vì vậy kính mong quý đồng nghiệp đóng góp ý kiến để cùng
nhau tìm ra một phương pháp tối ưu hơn nữa để việc tổ chức giáo dục văn hóa
dân tộc trong trường THPT mang lại nhiều ý nghĩa và hiệu quả thiết thực trong
những năm tiếp theo.
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo
thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hữu Ngọc, Những nẻo đường văn hóa, NXB Giáo dục, năm 2005.
2. Nguyễn Ban, Hát Ca trù Cổ Đạm, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật số 172, năm
1998.
3. Nguyễn Xuân Diên, Lịch sử và nghệ thuật Ca trù, NXB Thế giới, 2007.
4. Nguyễn Xuân Kính, Người Việt trong dòng lịch sử văn hóa, NXB Khoa học
xã hội, năm 2018.
5. Nguyễn Quốc Hùng, Bảo vệ văn hóa phi vật thể, khái niệm và nhận thức, Tạp
chí Văn hóa nghệ thuật, năm 2001.
6. Nhiều tác giả: Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam,
Viện văn hóa - thông tin, 2005.
7. Phan Kế Bính, Việt Nam phong tục, NXB Văn học, 2019.
8. Sở văn hóa Hà Tĩnh, kỷ yếu hội thảo “Ca trù Cổ Đạm”, năm 1999.
9. Vũ Ngọc Khánh, Ba trăm năm lẻ, NXB Văn hóa, 1988.

More Related Content

Similar to MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ TĨNH) Ở TRƯỜNG THPT

Tim hieu ve "Khap" Thai ơ huyen Muong La
Tim hieu ve "Khap" Thai ơ huyen Muong LaTim hieu ve "Khap" Thai ơ huyen Muong La
Tim hieu ve "Khap" Thai ơ huyen Muong Lalongvanhien
 
Tìm Hiểu Hát Sình Ca Của Dân Tộc Cao Lan Ở Xã Đại Phú, Huyện Sơn Dương, Tỉnh ...
Tìm Hiểu Hát Sình Ca Của Dân Tộc Cao Lan Ở Xã Đại Phú, Huyện Sơn Dương, Tỉnh ...Tìm Hiểu Hát Sình Ca Của Dân Tộc Cao Lan Ở Xã Đại Phú, Huyện Sơn Dương, Tỉnh ...
Tìm Hiểu Hát Sình Ca Của Dân Tộc Cao Lan Ở Xã Đại Phú, Huyện Sơn Dương, Tỉnh ...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam bo
Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam boDon ca tai tu san pham du lich hap dan o nam bo
Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam boChau Duong
 
Th s33.015 hát quan lang của người tày ở thạch an cao bằng tiếp cận dưới góc ...
Th s33.015 hát quan lang của người tày ở thạch an cao bằng tiếp cận dưới góc ...Th s33.015 hát quan lang của người tày ở thạch an cao bằng tiếp cận dưới góc ...
Th s33.015 hát quan lang của người tày ở thạch an cao bằng tiếp cận dưới góc ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Tìm Hiểu Văn Hóa Tộc Người H’mong-Thực Trạng Và Giải Pháp Khai Thác Phục Vụ P...
Tìm Hiểu Văn Hóa Tộc Người H’mong-Thực Trạng Và Giải Pháp Khai Thác Phục Vụ P...Tìm Hiểu Văn Hóa Tộc Người H’mong-Thực Trạng Và Giải Pháp Khai Thác Phục Vụ P...
Tìm Hiểu Văn Hóa Tộc Người H’mong-Thực Trạng Và Giải Pháp Khai Thác Phục Vụ P...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Thường Thức Về Âm Nhạc Cổ Truyền Việt Nam Và Lịch Sử Âm Nhạc
Thường Thức Về Âm Nhạc Cổ Truyền Việt Nam Và Lịch Sử Âm Nhạc Thường Thức Về Âm Nhạc Cổ Truyền Việt Nam Và Lịch Sử Âm Nhạc
Thường Thức Về Âm Nhạc Cổ Truyền Việt Nam Và Lịch Sử Âm Nhạc nataliej4
 
Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4Cậu Ấm
 
Văn hiến Hà Nam - Phần một.
Văn hiến Hà Nam - Phần một.Văn hiến Hà Nam - Phần một.
Văn hiến Hà Nam - Phần một.Pham Long
 
Tín ngưỡng Phồn thực của người Chăm
Tín ngưỡng Phồn thực của người ChămTín ngưỡng Phồn thực của người Chăm
Tín ngưỡng Phồn thực của người ChămThanh Hải
 
Thực Trạng Và Giải Pháp Khai Thác Nghệ Thuật Chèo Hải Dương Phục Vụ Phát Triể...
Thực Trạng Và Giải Pháp Khai Thác Nghệ Thuật Chèo Hải Dương Phục Vụ Phát Triể...Thực Trạng Và Giải Pháp Khai Thác Nghệ Thuật Chèo Hải Dương Phục Vụ Phát Triể...
Thực Trạng Và Giải Pháp Khai Thác Nghệ Thuật Chèo Hải Dương Phục Vụ Phát Triể...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Tôi xê dịch 2016
Tôi xê dịch 2016Tôi xê dịch 2016
Tôi xê dịch 2016toixedich
 
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)longvanhien
 

Similar to MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ TĨNH) Ở TRƯỜNG THPT (20)

Tim hieu ve "Khap" Thai ơ huyen Muong La
Tim hieu ve "Khap" Thai ơ huyen Muong LaTim hieu ve "Khap" Thai ơ huyen Muong La
Tim hieu ve "Khap" Thai ơ huyen Muong La
 
Đề tài: Dạy học hát dân ca cho học sinh lớp 6 tại Hà Nội, HAY, 9đ
Đề tài: Dạy học hát dân ca cho học sinh lớp 6 tại Hà Nội, HAY, 9đĐề tài: Dạy học hát dân ca cho học sinh lớp 6 tại Hà Nội, HAY, 9đ
Đề tài: Dạy học hát dân ca cho học sinh lớp 6 tại Hà Nội, HAY, 9đ
 
Tìm Hiểu Hát Sình Ca Của Dân Tộc Cao Lan Ở Xã Đại Phú, Huyện Sơn Dương, Tỉnh ...
Tìm Hiểu Hát Sình Ca Của Dân Tộc Cao Lan Ở Xã Đại Phú, Huyện Sơn Dương, Tỉnh ...Tìm Hiểu Hát Sình Ca Của Dân Tộc Cao Lan Ở Xã Đại Phú, Huyện Sơn Dương, Tỉnh ...
Tìm Hiểu Hát Sình Ca Của Dân Tộc Cao Lan Ở Xã Đại Phú, Huyện Sơn Dương, Tỉnh ...
 
Đề tài: soạn ca khúc mang âm hưởng dân ca cho đàn Nguyệt, 9đ
Đề tài: soạn ca khúc mang âm hưởng dân ca cho đàn Nguyệt, 9đĐề tài: soạn ca khúc mang âm hưởng dân ca cho đàn Nguyệt, 9đ
Đề tài: soạn ca khúc mang âm hưởng dân ca cho đàn Nguyệt, 9đ
 
Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam bo
Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam boDon ca tai tu san pham du lich hap dan o nam bo
Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam bo
 
Th s33.015 hát quan lang của người tày ở thạch an cao bằng tiếp cận dưới góc ...
Th s33.015 hát quan lang của người tày ở thạch an cao bằng tiếp cận dưới góc ...Th s33.015 hát quan lang của người tày ở thạch an cao bằng tiếp cận dưới góc ...
Th s33.015 hát quan lang của người tày ở thạch an cao bằng tiếp cận dưới góc ...
 
Tìm Hiểu Văn Hóa Tộc Người H’mong-Thực Trạng Và Giải Pháp Khai Thác Phục Vụ P...
Tìm Hiểu Văn Hóa Tộc Người H’mong-Thực Trạng Và Giải Pháp Khai Thác Phục Vụ P...Tìm Hiểu Văn Hóa Tộc Người H’mong-Thực Trạng Và Giải Pháp Khai Thác Phục Vụ P...
Tìm Hiểu Văn Hóa Tộc Người H’mong-Thực Trạng Và Giải Pháp Khai Thác Phục Vụ P...
 
Thường Thức Về Âm Nhạc Cổ Truyền Việt Nam Và Lịch Sử Âm Nhạc
Thường Thức Về Âm Nhạc Cổ Truyền Việt Nam Và Lịch Sử Âm Nhạc Thường Thức Về Âm Nhạc Cổ Truyền Việt Nam Và Lịch Sử Âm Nhạc
Thường Thức Về Âm Nhạc Cổ Truyền Việt Nam Và Lịch Sử Âm Nhạc
 
Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4
 
Văn hiến Hà Nam - Phần một.
Văn hiến Hà Nam - Phần một.Văn hiến Hà Nam - Phần một.
Văn hiến Hà Nam - Phần một.
 
Chăm phồn thực
Chăm phồn thựcChăm phồn thực
Chăm phồn thực
 
Tín ngưỡng Phồn thực của người Chăm
Tín ngưỡng Phồn thực của người ChămTín ngưỡng Phồn thực của người Chăm
Tín ngưỡng Phồn thực của người Chăm
 
Thực Trạng Và Giải Pháp Khai Thác Nghệ Thuật Chèo Hải Dương Phục Vụ Phát Triể...
Thực Trạng Và Giải Pháp Khai Thác Nghệ Thuật Chèo Hải Dương Phục Vụ Phát Triể...Thực Trạng Và Giải Pháp Khai Thác Nghệ Thuật Chèo Hải Dương Phục Vụ Phát Triể...
Thực Trạng Và Giải Pháp Khai Thác Nghệ Thuật Chèo Hải Dương Phục Vụ Phát Triể...
 
Đề tài: Dạy dân ca Jrai trong hoạt động ngoại khóa cho học sinh
Đề tài: Dạy dân ca Jrai trong hoạt động ngoại khóa cho học sinhĐề tài: Dạy dân ca Jrai trong hoạt động ngoại khóa cho học sinh
Đề tài: Dạy dân ca Jrai trong hoạt động ngoại khóa cho học sinh
 
Luận văn: Truyền dạy hát Then cho học sinh năng khiếu, HAY, 9đ
Luận văn: Truyền dạy hát Then cho học sinh năng khiếu, HAY, 9đLuận văn: Truyền dạy hát Then cho học sinh năng khiếu, HAY, 9đ
Luận văn: Truyền dạy hát Then cho học sinh năng khiếu, HAY, 9đ
 
Nâng cao hiệu quả quản lý di tích lịch sử - văn hóa tại Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Na...
Nâng cao hiệu quả quản lý di tích lịch sử - văn hóa tại Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Na...Nâng cao hiệu quả quản lý di tích lịch sử - văn hóa tại Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Na...
Nâng cao hiệu quả quản lý di tích lịch sử - văn hóa tại Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Na...
 
Tôi xê dịch 2016
Tôi xê dịch 2016Tôi xê dịch 2016
Tôi xê dịch 2016
 
Đề tài: Dạy Dân ca Đông Anh cho sinh viên thanh nhạc, HAY, 9đ
Đề tài: Dạy Dân ca Đông Anh cho sinh viên thanh nhạc, HAY, 9đĐề tài: Dạy Dân ca Đông Anh cho sinh viên thanh nhạc, HAY, 9đ
Đề tài: Dạy Dân ca Đông Anh cho sinh viên thanh nhạc, HAY, 9đ
 
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
 
TL.DSVH.docx
TL.DSVH.docxTL.DSVH.docx
TL.DSVH.docx
 

More from lamluanvan.net Viết thuê luận văn

Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nhiệt độ và nồng độ dung dịch lên sự mất n...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nhiệt độ và nồng độ dung dịch lên sự mất n...Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nhiệt độ và nồng độ dung dịch lên sự mất n...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nhiệt độ và nồng độ dung dịch lên sự mất n...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch và điều kiện nhiệt độ lê...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch và điều kiện nhiệt độ lê...Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch và điều kiện nhiệt độ lê...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch và điều kiện nhiệt độ lê...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ cơ chất lên động học lên men Cellu...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ cơ chất lên động học lên men Cellu...Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ cơ chất lên động học lên men Cellu...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ cơ chất lên động học lên men Cellu...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của các quá trình chần lên hàm lượng bột sinh ...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của các quá trình chần lên hàm lượng bột sinh ...Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của các quá trình chần lên hàm lượng bột sinh ...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của các quá trình chần lên hàm lượng bột sinh ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty xăng dầu Trườn...
Khóa luận tốt nghiệp  Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty xăng dầu Trườn...Khóa luận tốt nghiệp  Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty xăng dầu Trườn...
Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty xăng dầu Trườn...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận Tìm hiểu công tác quản lý nhà nước về giá đất trên địa bàn tỉnh Thá...
Khóa luận Tìm hiểu công tác quản lý nhà nước về giá đất trên địa bàn tỉnh Thá...Khóa luận Tìm hiểu công tác quản lý nhà nước về giá đất trên địa bàn tỉnh Thá...
Khóa luận Tìm hiểu công tác quản lý nhà nước về giá đất trên địa bàn tỉnh Thá...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận Sự hài lòng của khách hàng cá nhân đối với chất lượng dịch vụ cho v...
Khóa luận Sự hài lòng của khách hàng cá nhân đối với chất lượng dịch vụ cho v...Khóa luận Sự hài lòng của khách hàng cá nhân đối với chất lượng dịch vụ cho v...
Khóa luận Sự hài lòng của khách hàng cá nhân đối với chất lượng dịch vụ cho v...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận Rà soát hoàn thiện hồ sơ địa chính phục vụ công tác cấp Giấy chứng ...
Khóa luận Rà soát hoàn thiện hồ sơ địa chính phục vụ công tác cấp Giấy chứng ...Khóa luận Rà soát hoàn thiện hồ sơ địa chính phục vụ công tác cấp Giấy chứng ...
Khóa luận Rà soát hoàn thiện hồ sơ địa chính phục vụ công tác cấp Giấy chứng ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận Rà soát cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tổ dân phố Bình Minh,...
Khóa luận Rà soát cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tổ dân phố Bình Minh,...Khóa luận Rà soát cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tổ dân phố Bình Minh,...
Khóa luận Rà soát cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tổ dân phố Bình Minh,...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận Quản trị kinh doanh Mối quan hệ giữa năng lược kinh doanh của doanh...
Khóa luận Quản trị kinh doanh Mối quan hệ giữa năng lược kinh doanh của doanh...Khóa luận Quản trị kinh doanh Mối quan hệ giữa năng lược kinh doanh của doanh...
Khóa luận Quản trị kinh doanh Mối quan hệ giữa năng lược kinh doanh của doanh...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp xây dựng trê...
Khoá luận Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp xây dựng trê...Khoá luận Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp xây dựng trê...
Khoá luận Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp xây dựng trê...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận quản lý tài chính tại Trung tâm Điều tra và Quy hoạch đất đai
Khoá luận quản lý tài chính tại Trung tâm Điều tra và Quy hoạch đất đaiKhoá luận quản lý tài chính tại Trung tâm Điều tra và Quy hoạch đất đai
Khoá luận quản lý tài chính tại Trung tâm Điều tra và Quy hoạch đất đailamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận Quản lý Nhà nước về Du lịch trên địa bàn Hà Nội
Khoá luận Quản lý Nhà nước về Du lịch trên địa bàn Hà NộiKhoá luận Quản lý Nhà nước về Du lịch trên địa bàn Hà Nội
Khoá luận Quản lý Nhà nước về Du lịch trên địa bàn Hà Nộilamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận Quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Hà Giang
Khoá luận Quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Hà GiangKhoá luận Quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Hà Giang
Khoá luận Quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Hà Gianglamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận Quản lý nguồn nhân lực ngành Giáo dục của tỉnh Vĩnh Phúc
Khoá luận Quản lý nguồn nhân lực ngành Giáo dục của tỉnh Vĩnh PhúcKhoá luận Quản lý nguồn nhân lực ngành Giáo dục của tỉnh Vĩnh Phúc
Khoá luận Quản lý nguồn nhân lực ngành Giáo dục của tỉnh Vĩnh Phúclamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận Quản lý đầu tư xây dựng của Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì, Thành ...
Khoá luận Quản lý đầu tư xây dựng của Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì, Thành ...Khoá luận Quản lý đầu tư xây dựng của Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì, Thành ...
Khoá luận Quản lý đầu tư xây dựng của Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì, Thành ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận Quản lý đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước tại tỉnh Hà Nam
Khoá luận Quản lý đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước tại tỉnh Hà NamKhoá luận Quản lý đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước tại tỉnh Hà Nam
Khoá luận Quản lý đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước tại tỉnh Hà Namlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại BQL dự án cải thiện nô...
Khoá luận Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại BQL dự án cải thiện nô...Khoá luận Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại BQL dự án cải thiện nô...
Khoá luận Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại BQL dự án cải thiện nô...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận Quản lý chi thường xuyên ngân sách tại quận Nam Từ Liêm, thành phố ...
Khoá luận Quản lý chi thường xuyên ngân sách tại quận Nam Từ Liêm, thành phố ...Khoá luận Quản lý chi thường xuyên ngân sách tại quận Nam Từ Liêm, thành phố ...
Khoá luận Quản lý chi thường xuyên ngân sách tại quận Nam Từ Liêm, thành phố ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận Quản lí tài sản công tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
Khoá luận Quản lí tài sản công tại Bệnh viện Hữu nghị Việt ĐứcKhoá luận Quản lí tài sản công tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
Khoá luận Quản lí tài sản công tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đứclamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

More from lamluanvan.net Viết thuê luận văn (20)

Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nhiệt độ và nồng độ dung dịch lên sự mất n...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nhiệt độ và nồng độ dung dịch lên sự mất n...Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nhiệt độ và nồng độ dung dịch lên sự mất n...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nhiệt độ và nồng độ dung dịch lên sự mất n...
 
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch và điều kiện nhiệt độ lê...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch và điều kiện nhiệt độ lê...Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch và điều kiện nhiệt độ lê...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch và điều kiện nhiệt độ lê...
 
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ cơ chất lên động học lên men Cellu...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ cơ chất lên động học lên men Cellu...Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ cơ chất lên động học lên men Cellu...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ cơ chất lên động học lên men Cellu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của các quá trình chần lên hàm lượng bột sinh ...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của các quá trình chần lên hàm lượng bột sinh ...Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của các quá trình chần lên hàm lượng bột sinh ...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của các quá trình chần lên hàm lượng bột sinh ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty xăng dầu Trườn...
Khóa luận tốt nghiệp  Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty xăng dầu Trườn...Khóa luận tốt nghiệp  Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty xăng dầu Trườn...
Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty xăng dầu Trườn...
 
Khóa luận Tìm hiểu công tác quản lý nhà nước về giá đất trên địa bàn tỉnh Thá...
Khóa luận Tìm hiểu công tác quản lý nhà nước về giá đất trên địa bàn tỉnh Thá...Khóa luận Tìm hiểu công tác quản lý nhà nước về giá đất trên địa bàn tỉnh Thá...
Khóa luận Tìm hiểu công tác quản lý nhà nước về giá đất trên địa bàn tỉnh Thá...
 
Khóa luận Sự hài lòng của khách hàng cá nhân đối với chất lượng dịch vụ cho v...
Khóa luận Sự hài lòng của khách hàng cá nhân đối với chất lượng dịch vụ cho v...Khóa luận Sự hài lòng của khách hàng cá nhân đối với chất lượng dịch vụ cho v...
Khóa luận Sự hài lòng của khách hàng cá nhân đối với chất lượng dịch vụ cho v...
 
Khóa luận Rà soát hoàn thiện hồ sơ địa chính phục vụ công tác cấp Giấy chứng ...
Khóa luận Rà soát hoàn thiện hồ sơ địa chính phục vụ công tác cấp Giấy chứng ...Khóa luận Rà soát hoàn thiện hồ sơ địa chính phục vụ công tác cấp Giấy chứng ...
Khóa luận Rà soát hoàn thiện hồ sơ địa chính phục vụ công tác cấp Giấy chứng ...
 
Khóa luận Rà soát cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tổ dân phố Bình Minh,...
Khóa luận Rà soát cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tổ dân phố Bình Minh,...Khóa luận Rà soát cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tổ dân phố Bình Minh,...
Khóa luận Rà soát cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tổ dân phố Bình Minh,...
 
Khóa luận Quản trị kinh doanh Mối quan hệ giữa năng lược kinh doanh của doanh...
Khóa luận Quản trị kinh doanh Mối quan hệ giữa năng lược kinh doanh của doanh...Khóa luận Quản trị kinh doanh Mối quan hệ giữa năng lược kinh doanh của doanh...
Khóa luận Quản trị kinh doanh Mối quan hệ giữa năng lược kinh doanh của doanh...
 
Khoá luận Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp xây dựng trê...
Khoá luận Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp xây dựng trê...Khoá luận Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp xây dựng trê...
Khoá luận Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp xây dựng trê...
 
Khoá luận quản lý tài chính tại Trung tâm Điều tra và Quy hoạch đất đai
Khoá luận quản lý tài chính tại Trung tâm Điều tra và Quy hoạch đất đaiKhoá luận quản lý tài chính tại Trung tâm Điều tra và Quy hoạch đất đai
Khoá luận quản lý tài chính tại Trung tâm Điều tra và Quy hoạch đất đai
 
Khoá luận Quản lý Nhà nước về Du lịch trên địa bàn Hà Nội
Khoá luận Quản lý Nhà nước về Du lịch trên địa bàn Hà NộiKhoá luận Quản lý Nhà nước về Du lịch trên địa bàn Hà Nội
Khoá luận Quản lý Nhà nước về Du lịch trên địa bàn Hà Nội
 
Khoá luận Quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Hà Giang
Khoá luận Quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Hà GiangKhoá luận Quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Hà Giang
Khoá luận Quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Hà Giang
 
Khoá luận Quản lý nguồn nhân lực ngành Giáo dục của tỉnh Vĩnh Phúc
Khoá luận Quản lý nguồn nhân lực ngành Giáo dục của tỉnh Vĩnh PhúcKhoá luận Quản lý nguồn nhân lực ngành Giáo dục của tỉnh Vĩnh Phúc
Khoá luận Quản lý nguồn nhân lực ngành Giáo dục của tỉnh Vĩnh Phúc
 
Khoá luận Quản lý đầu tư xây dựng của Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì, Thành ...
Khoá luận Quản lý đầu tư xây dựng của Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì, Thành ...Khoá luận Quản lý đầu tư xây dựng của Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì, Thành ...
Khoá luận Quản lý đầu tư xây dựng của Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì, Thành ...
 
Khoá luận Quản lý đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước tại tỉnh Hà Nam
Khoá luận Quản lý đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước tại tỉnh Hà NamKhoá luận Quản lý đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước tại tỉnh Hà Nam
Khoá luận Quản lý đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước tại tỉnh Hà Nam
 
Khoá luận Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại BQL dự án cải thiện nô...
Khoá luận Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại BQL dự án cải thiện nô...Khoá luận Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại BQL dự án cải thiện nô...
Khoá luận Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại BQL dự án cải thiện nô...
 
Khoá luận Quản lý chi thường xuyên ngân sách tại quận Nam Từ Liêm, thành phố ...
Khoá luận Quản lý chi thường xuyên ngân sách tại quận Nam Từ Liêm, thành phố ...Khoá luận Quản lý chi thường xuyên ngân sách tại quận Nam Từ Liêm, thành phố ...
Khoá luận Quản lý chi thường xuyên ngân sách tại quận Nam Từ Liêm, thành phố ...
 
Khoá luận Quản lí tài sản công tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
Khoá luận Quản lí tài sản công tại Bệnh viện Hữu nghị Việt ĐứcKhoá luận Quản lí tài sản công tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
Khoá luận Quản lí tài sản công tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
 

Recently uploaded

40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)LinhV602347
 
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.TunQuc54
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜICHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜInguyendoan3122102508
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
nghiên cứu một số kĩ thuật chiết xuất dược liệu (1).docx
nghiên cứu một số kĩ thuật chiết xuất dược liệu (1).docxnghiên cứu một số kĩ thuật chiết xuất dược liệu (1).docx
nghiên cứu một số kĩ thuật chiết xuất dược liệu (1).docxThoNguyn989738
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docxBÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docxlamhn5635
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tien De Ra Tien Dau Tu Tai Chinh Thong Minh - Duncan Bannatyne.pdf
Tien De Ra Tien Dau Tu Tai Chinh Thong Minh - Duncan Bannatyne.pdfTien De Ra Tien Dau Tu Tai Chinh Thong Minh - Duncan Bannatyne.pdf
Tien De Ra Tien Dau Tu Tai Chinh Thong Minh - Duncan Bannatyne.pdfThoNguyn989738
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdfNghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdfThoNguyn989738
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docxtiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docxPhimngn
 
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
 
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
 
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
 
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLSĐồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
 
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜICHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
nghiên cứu một số kĩ thuật chiết xuất dược liệu (1).docx
nghiên cứu một số kĩ thuật chiết xuất dược liệu (1).docxnghiên cứu một số kĩ thuật chiết xuất dược liệu (1).docx
nghiên cứu một số kĩ thuật chiết xuất dược liệu (1).docx
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
 
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
 
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docxBÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Tien De Ra Tien Dau Tu Tai Chinh Thong Minh - Duncan Bannatyne.pdf
Tien De Ra Tien Dau Tu Tai Chinh Thong Minh - Duncan Bannatyne.pdfTien De Ra Tien Dau Tu Tai Chinh Thong Minh - Duncan Bannatyne.pdf
Tien De Ra Tien Dau Tu Tai Chinh Thong Minh - Duncan Bannatyne.pdf
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
 
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdfNghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
 
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docxtiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
 
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
 

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ TĨNH) Ở TRƯỜNG THPT

  • 1. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 1 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ TĨNH) Ở TRƯỜNG THPT PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: “Phách ngọt, đàn say, nệm khói êm Tiếng ca buồn nổi giữa chừng đêm Canh khuya đưa khách...”. Lời gieo ngọc Mơ gái Tầm Dương thoảng áo xiêm... Lời thơ “Nghe hát” của Vũ Hoàng Chương gợi sự quyến rũ, thanh tao và độc đáo của Ca trù. Nhịp phách, điệu đàn, tiếng trống chầu hòa quyện với lời ca thiết tha, dìu dặt làm say đắm hồn người. Ca trù là thế thấm sâu, in đậm vào tâm trí, trái tim và nghĩ suy của mỗi con người Việt Nam. Năm 2009, Ca trù được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo về khẩn cấp. Theo công ước UNESCO 2003, các di sản văn hóa phi vật thể của các quốc gia sau khi được đề cử đã đăng kí vào danh sách Di sản đại diện của nhân loại hoặc Di sản cần được bảo vệ khẩn cấp. Di sản từ danh sách này có thể chuyển sang danh sách khác căn cứ vào hiện trạng, sức sống của di sản. Với lộ trình đó đến giai đoạn 2014 – 2015, Việt Nam đã hoàn thành nhiệm vụ đưa loại hình văn hóa phi vật thể này vượt qua ranh giới “cần được bảo vệ khẩn cấp”. Việc bảo tồn, phát huy Di sản Ca trù để đưa loại hình di sản văn hóa phi vật thể này vượt qua ranh giới “cần được bảo vệ khẩn cấp” không hề đươn giản. Trong suốt thời gian qua, với nổ lực của các nghệ nhân, các làng, thôn Ca trù, các CLB, giáo phường, đến nay, Ca trù đã giải quyết được bài toán nan giải đó là không bị rút tên ra khỏi danh mục Di sản thế giới nhưng vẫn là một Di sản rất cần được xã hội quan tâm và vun đắp để vượt qua những kiểm soát gắt gao của UNESCO, để đạt được danh hiệu “Di sản văn hóa phi vật thể dại diện nhân loại” và quan trọng hơn là Ca trù sẽ được sống mãi trong tâm hồn và ăn sâu vào tiềm thức của người Việt. Đối với nghệ thuật Ca trù Việt Nam nói chung và Cổ Đạm nói riêng. Ngoài những giá trị nổi bật đã được mọi người biết đến và thế giới tôn vinh bởi xã Cổ Đạm (huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh) được xem là vùng “đất tổ” của nghệ thuật ca trù. Chẳng biết tự bao giờ, ca trù như một phần không thể thiếu trong cuộc đời của họ. Bộ môn nghệ thật ấy đã ngấm vào máu thịt những người con Cổ Đạm, qua bao thế hệ, ca trù vẫn giữ nguyên vẹn vẻ tinh khôi, mộc mạc và làm ngây ngất lòng người. Nhờ đường lối xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc của Đảng, các làn điệu ca trù được bảo tồn và phát huy giá trị. Cách đây 30 năm,
  • 2. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 2 một cuộc hội thảo về ca trù Cổ Đạm được tổ chức bởi tỉnh Hà Tĩnh và huyện Nghi Xuân. Với sự tham gia đông đảo của các nhà văn hóa, nhà nghiên cứu âm nhạc để bàn về sự “sống còn” của ca trù Cổ Đạm. Sau đó, các Câu lạc bộ ca trù được thành lập để giữ gìn và phát huy nét văn hóa ca trù mà cha ông để lại. Tuy nhiên, thực tế lại rất phũ phàng, công tác khôi phục lại nghệ thuật ca trù còn gặp muôn vàng trắc trở, khó khăn. Song, với sự cố gắng không ngừng nghỉ của các cán bộ văn hóa và nghệ nhân ca trù, huyện Nghi Xuân đã thành lập được 2 câu lạc bộ ca trù: Nguyễn Công Trứ và Cổ Đạm, với số lượng thành viên dao động từ 30 – 50 người. Gần 30 năm qua, CLB có các cụ tâm huyết: Ông Nguyễn Phùng – Chủ nhiệm CLB, Phan Thị Xuân, Phan Thị Mơn, Hà Thị Bình, Trần Thị Giá, Phan Thị Liêm. Cả 6 cụ đều được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian. Đến nay, CLB đã có thêm 3 người được Nhà nước phong tặng Nghệ nhân Ưu tú là Dương Thị Xanh, Trần Văn Đài, Trần Thị Gia… Với những thành tích đó, các nghệ nhân ngày càng phấn khởi để cống hiến cho nghệ thuật và tin tưởng vào sự khởi sắc của ca trù. Ở một số trường THCS, THPT trên địa bàn huyện Nghi Xuân nói riêng và tỉnh Hà Tĩnh nói chung đã đưa ca trù vào tiết học ngoại khóa cho học sinh. Theo ông Bùi Việt Hùng – Phó chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân, cho biết:“việc dạy các em học sinh hát ca trù là điều rất quan trọng và cần thiết. Các nghệ nhân đã cao tuổi nên đào tạo lớp ca nương mới, trẻ là sự sống của ca trù. Bởi vậy, huyện Nghi Xuân đã thành lập thêm 1 CLB mới là “CLB ca trù Nguyễn Công Trứ” thu hút nhân tài của các giọng ca trẻ trong toàn huyện hằng năm, và được duy trì hoạt động bởi nguồn kinh phí của huyện”. Để đưa ca trù trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc đời của họ. Dù ở bất cứ nơi đâu, nhưng những người con sinh ra nơi vùng đất Cổ Đạm đầy nắng gió này vẫn luôn cố gắng để gìn giữ những làn điệu mượt mà, sâu lắng của ca trù. Để ca trù giữ mãi sắc xuân cho người dân Cổ Đạm cần phải có những người có tâm yêu nghề và cảm hiểu về Ca trù. Và hơn thế nữa, Ca trù rất cần mảnh đất mới để gieo trồng những hạt giống tiềm năng đó là thế hệ 9X, 10X trong môi trường Đại học, THPT và THCS. Vì tất cả những lí do trên, người nghiên cứu chọn đề tài “Một số giải pháp góp phần bảo tồn và phát huy Ca trù (Cổ Đạm – Nghi Xuân – Hà Tĩnh) trong trường THPT” với mong muốn đề xuất thêm một số giải pháp hữu hiệu đưa ca trù đến gần hơn với thế hệ trẻ góp phần gìn giữ và phát huy di sản văn hóa dân tộc. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Thực hiện đề tài này, người viết mong muốn góp phần vào xây dựng chương trình, hoạt động cụ thể nhằm bảo tồn và phát huy Di sản Ca trù, làm cho Ca trù Cổ Đạm – Nghi Xuân – Hà Tĩnh được phát triển trong môi trường giáo dục phổ thông, từ đó sáng tạo và lưu truyền cho thế hệ sau, góp phần giữ gìn bản
  • 3. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 3 sắc văn hóa nghệ thuật dân gian Hà Tĩnh. Từ đó, làm cho nền văn hóa nghệ thuật dân gian nói chung ca trù nói riêng được lưu truyền và phát huy rộng khắp trong và ngoài nước.
  • 4. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 4 3. Nhiệm vụ nghiên cứu: Đề tài: Một số giải pháp góp phần bảo tồn và phát huy Ca trù (Cổ Đạm – Nghi Xuân – Hà Tĩnh) ở trường THPT nhằm: - Tìm hiểu những giá trị nghệ thuật Ca trù Cổ Đạm – Nghi Xuân – Hà Tĩnh qua đó thấy được những nét văn hóa đặc sắc của quê hương Hà Tĩnh. - Tìm hiểu thực trạng khai thác Ca trù Hà Tĩnh trong hoạt động giáo dục ở trường THPT. - Đưa ra một số giải pháp bảo tồn và phát huy ca trù để phục vụ có hiệu quả cho hoạt động giảng dạy ở trường THPT. 4. Phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp. - Phương pháp nghiên cứu liên ngành. 5.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng: Một số giải pháp bảo tồn và phát huy Ca trù (Cổ Đạm – Nghi Xuân – Hà Tĩnh) ở trường THPT. - Phạm vi: Hoạt động Ca trù ở Cổ Đạm – Nghi Xuân – Hà Tĩnh và quan tâm đến một số giải pháp để bảo tồn và phát huy loại hình nghệ thuật Ca trù (Cổ Đạm – Nghi Xuân – Hà Tĩnh) ở trường THPT. 6. Dự kiến đóng góp của đề tài: - Đề tài là một trong những nguồn tư liệu giúp cho những người muốn tìm hiểu môn nghệ thuật ca trù ở Cổ Đạm- Nghi Xuân – Hà Tĩnh. - Cung cấp những thông tin về hát ca trù cũng như những hình thức biểu diễn độc đáo ở Hà Tĩnh cho các độc giả. - Góp phần quảng bá “Di sản văn hóa phi vật thể” ở quê hương Hà Tĩnh. - Đưa ra một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển nghệ thuật Ca trù – niềm tự hào của dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam, đặc biệt là khai thác trong hoạt động giáo dục.
  • 5. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 5 PHẦN II: NỘI DUNG 1.Vài nét về Ca trù: 1.1. Khái niệm: Hát Ca trù là một bộ môn nghệ thuật truyền thống ở phía Bắc Việt Nam hát cùng với một số nhạc cụ dân tộc. Ca trù là một hình thức “Ca nhạc thính phòng”, thịnh hành từ thế kỉ XV, vốn là một loại ca nhạc cung đình, được sử dụng trong các buổi hát chúc thọ vua chúa và các buổi lễ trong triều đình. Mãi đến nửa thế kỉ XX, Ca trù mới được thế giới biết đến lần đầu tiên qua tiếng hát của nghệ nhân Quách Thị Hồ (1909 – 2001). Qua thời gian, Ca trù dần dần phát triển rộng rãi trong dân gian qua các giới quan lại, đại gia, tầng lớp sĩ phu, nho học giàu sang, được nhiều nhạc sĩ, nhạc học gia nước ngoài theo học, tìm hiểu, nghiên cứu và giới thiệu tại nhiều trường đại học nổi tiếng trên thế giới… và dần trở nên thông dụng. trải qua quá trình phát triển thăng trầm cùng với những biến cố của lịch sử, cho đến nay, Ca trù đã đạt tới trình độ thẩm mĩ cao, khẳng định được vị trí quan trọng không chỉ của Việt Nam mà còn của cả nhân loại. Ngày 01 tháng 10 năm 2009, tại kì họp lần thứ 4 của Ủy ban liên chính phủ công ước UNESCO bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Ca trù đã được công nhận là “Di sản phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp”. Đây là một danh hiệu UNESCO ở Việt Nam có tầm ảnh hưởng lớn với phạm vi ảnh hưởng tới 16 tỉnh thành, thành phố ở nửa phía Bắc Việt Nam. Hồ sơ đề cử ca trù là di sản văn hóa thế giới với không gian văn hóa ca trù trải dài khắp 16 tỉnh phía bắc gồm: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình. Ca trù khác với các loại hình dân ca khác, nó quy định rất nghiêm ngặt về số câu, số chữ, lời văn, đối ngẫu,…có lẽ vì thế mà Ca trù vẫn được thưởng thức tập trung phần lớn ở tầng lớp có học thức cao rộng trong xã hội xưa. 1.2. Đặc trưng của Ca trù: - Về âm luật: có năm cung chính là cung Nam, cung Bắc, cung Huỳnh, cung Pha, cung Nao. - Tiếng hát và cách hát ca trù: Hát Ca trù là hát lên các bài thơ, với yêu cầu diễn cảm ý thơ, tình thơ rất cao. Cứ mỗi chữ là một hình tròn, tiếng hát công phu, cách hát tài tình lột tả hết mọi cảm hứng và kịch tính trong lời thơ. Vì vậy, tiếng hát ca trù đẹp lung linh, giống như một cái vòng vàng, vòng bạc trạm trổ công phu từng nét một. Hát Ả đào cso hai lối hát: Hát khuôn và hát hàng
  • 6. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 6 hoa. Dù là hát khuôn hay hát hàng hoa, người đào nương phải đảm bảo các tiêu chuẩn nghệ thuật dưới đây: - Hát hay: + Quán: ăn nhịp với đàn phách, không chệch choạc. + Xuyến: tiếng hát tròn trĩnh, mượt đẹp, vững vàng. + Dằn: tiếng hát tròn và đều. + Thét: tiếng vút cao như suối vọt lên cao. + Khuôn: tiếng tròn phẳng đúng khuôn bật. + Rẫy: tiếng hát rền, giòn. + Diệu: tiếng bắt tự nhiên, linh hoạt. + Vỡi: cao vút, trong sang. - Hát kém: + Lỏi: chệch, sai đàn phách. + Ngang: không đúng cung bậc. + Cản: sai bằng trắc của chữ trong câu hát. + Chặn: hát thấp không lên được. + Hụt: hát trước nhịp. + Sa: hát sau nhịp. - Các nhạc khí: + Phách + Đàn đáy + Trống chầu - Những lối Ca trù: + Hát chơi + Hát cửa đình + Hát thi 1.3. Ca trù – di sản văn hóa đặc sắc: Ca trù đặc sắc ở sự phong phú làn điệu, thể cách, cả không gian, thời gian biểu diễn và phương thức thưởng thức. Ca trù đặc sắc còn vì từ cội nguồn nó gắn bó với lễ nghi, phong tục, với sinh hoạt cộng đồng. Loại hình nghệ thuật này làm người ta nhớ tới những tao nhân mặc khách với lối chơi ngông, chơi sang, rất tinh tế và giàu cá tính sáng tạo của những danh nhân như Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Chu Mạnh Trinh, Tản Đà,… Và cùng với đó là mối quan hệ giữa văn nhân (nhà thơ, nhà báo, họa sĩ) với Ả đào – Mối quan hệ quan trọng nhất của lối thưởng thức ca trù. Bởi quá trình tham gia sinh hoạt ca trù là quá trình văn nhân sáng tạo, thể nghiệm và thưởng thức các tác phẩm của mình. Sau năm 1945, trọn một thời gian khá dài ca trù đã không được nuôi dưỡng và phát triển một cách tự nhiên, không được tôn vinh đúng mức, phải chịu tồn tại thiếu sinh khí và tàn lụi. Sinh hoạt ca trù vốn tao nhã và sang trọng trước đây đã bị hiểu lầm đánh đồng với các sinh hoạt thiếu lành mạnh. Ở một số ca quán đô thị khiến cho xã hội chối bỏ và quyết loại sinh hoạt ca trù ra khỏi đời sống văn hóa. Nhiều nghệ nhân nghệ sĩ đã phải cố quên đi
  • 7. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 7 nghiệp đàn hát và giấu đi lai lịch của mình. Khoảng mười năm trở lại đây, dư luận xã hội và các cơ quan thông tấn báo chí đã từng lên tiếng về nguy cơ thất truyền của Ca trù. Nguy cơ mai một dần và vĩnh viễn mất đi Ca trù là một nguy cơ có thực, đòi hỏi chúng ta phải nhanh chóng sưu tầm, nghiên cứu, bảo tồn Ca trù như một vốn quý văn hóa của dân tộc, góp phần chấn hưng nghệ thuật và sinh hoạt Ca trù. Trong thời gian gần đây, Ca trù đang thu hút nhiều sự quan tâm, nó đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam ngày 01 tháng 10 năm 2009. Chính vì những lí do trên, người viết muốn tìm hiểu sâu sắc hơn về ca trù. Đồng thời với vai trò là một giáo viên cùng với lòng yêu nghề, sự yêu thích ca trù, tôi mong muốn đưa ca trù vào hoạt động giáo dục nhằm góp phần bảo tồn và phát triển Ca trù – một loại hình nghệ thuật độc đáo. 2. Vẻ đẹp Ca trù Cổ Đạm: 2.1. Vài nét về sự ra đời và phát triển Ca trù Cổ Đạm: Ca trù Cổ Đạm sinh ra từ dân gian phát triển đi vào cung đình, trở thành một lối chơi phong lưu, tao nhã. Trải qua biết bao thăng trầm, biến cố nhưng ở vùng đất văn nhân Nghi Xuân vẫn trường tồn những làn điệu ca trù tuyệt đỉnh. "Những ngày mở hội ca trù, tế tổ đào nương, giai nhân tài tử các nơi đua nhau về Cổ Đạm thi tiếng đàn, tiếng hát, cảnh tưng bừng, nhộn nhịp không thua kém gì ở Thăng Long”. Ca trù ra đời gắn với giai thoại đẹp. Viên quan châu ở đây tên là Bạch Đình Sa có nàng con gái tên gọi Bạch Hoa, tuổi đã tròn đôi muơi mà chưa biết nói. Khi nghe tiếng đàn Đinh Lễ, cô gái đang ăn cơm liền lấy đũa gõ vào mâm theo nhịp tiếng đàn. Quan châu cho mời Đinh Lễ vào nhà đàn hát và khi dứt tiếng đàn, Bạch Hoa cất lên được tiếng nói. Cho là duyên kỳ ngộ, Bạch Đình Sa tác hợp cho hai người nên đôi lứa.“Đất tổ” của ca trù được cho là xuất phát ở xã Cổ Đạm (Nghi Xuân). Ca trù phát xuất từ những điệu hát mà nhạc đệm là cây đàn đáy thần kì của chàng trai Đinh Lễ. Đinh Lễ đưa Bạch Hoa về Cổ Đạm dạy đàn hát cho trai gái trong vùng. Từ đó đất này thịnh hành lối hát gọi là ca trù. Về sau cả hai đều không bệnh về trời. Dân Cổ Đạm lập đền thờ, phong làm tổ sư của ca trù. Bắt nguồn từ Cổ Đạm, ca trù lưu truyền khắp nơi, hiện nay đang lưu hành ở 15 tỉnh thành trên cả nước. Ở Cổ Đạm, ca trù có những nét riêng khác biệt khó lẫn với những vùng, miền khác như: hát nhanh và đanh hơn; tiết tấu rõ hơn và không luyến láy; ngưng nghỉ nhiều, cách lấy hơi nhàn nhã, thư thái hơn; phần đệm đàn, phách cũng có sự khác biệt, phách ca trù Cổ Đạm đánh gọn, giòn, ngắn gọn hơn xứ Bắc. Vào thế kỷ XVII, ca trù rất thịnh hành và đến cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, với sự đóng góp to lớn của Nguyễn Công Trứ, ca trù ở Nghi Xuân trở nên nổi tiếng trong thiên hạ. Tuy nhiên, đến thời Pháp thuộc, ca trù chìm lắng dần. Những năm cuối thập niên 90, với chủ trương xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, cùng với các địa phương khác trên cả
  • 8. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 8 nước có ca trù, năm 1998, Hà Tĩnh đã tổ chức hội thảo về ca trù và cũng bắt đầu từ đây ca trù Cổ Đạm được khôi phục và bước vào một giai đoạn phát triển mới. Ngày 01/10/2009, UNESCO công nhận ca trù là di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp. Những năm tiếp theo, được nhiều ban, ngành quan tâm khôi phục, ca trù dần có được hơi thở và sức sống mới.
  • 9. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 9 2.2. Quá trình gìn giữ và phát huy Ca trù Cổ Đạm: Người gắn bó lâu đời với Ca trù Trần Thị Cảnh hiện là Phó giám đốc Trung tâm văn hóa huyện Nghi Xuân chia sẻ: Trên địa bàn huyện chỉ còn 2 CLB Ca trù ở đền thờ Nguyễn Công Trứ và xã Cổ Đạm. "Cái tâm của những người tham gia CLB Ca trù Nguyễn Công Trứ và Cổ Đạm là mong muốn lưu truyền, phát triển môn nghệ thuật này. Họ đã miệt mài không quản khó khăn để bảo tồn và phát huy nó. Trước đây, phong trào hát ca trù đã có thời nở rộ, dao động từ 40 đến 70 người, chúng tôi đã sưu tầm, phục dựng được 21 làn điệu, phổ biến rộng rãi được 10 làn điệu ca trù và đạt được rất nhiều giải trong các kỳ liên hoan từ trung ương đến địa phương”. Niềm đam mê cháy bỏng cộng với sự tiếc nuối về một loại di sản vô giá thôi thúc các thành viên CLB vẫn ngày đêm đàn hát dù chế độ của các ca nương, kép đàn khi tham gia sinh hoạt ở 2 CLB nói trên chưa nhiều, chỉ có 3 ca nương, kép đàn được hợp đồng vừa dạy, vừa biểu diễn ở di tích Nguyễn Công Trứ mỗi tháng được nhận số tiền ít ỏi 1.150.000 nghìn đồng. Thời gian qua, huyện Nghi Xuân đã nỗ lực trao, truyền, đào tạo hát ca trù cho giới trẻ, trường học, xây dựng ca trù trong tour du lịch trải nghiệm nông thôn mới… Tất cả những điều này đã góp phần làm “sống dậy” niềm yêu thích ca trù cho thế hệ hôm nay và mai sau. UBND huyện Nghi Xuân đã từng xây dựng đề án bảo tồn và phát huy ca trù nhưng đề án chưa đi đến đích. Hiện nay, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh đang hoàn thiện đề án để xin ý kiến của UBND tỉnh. Tuy nhiên, để ca trù thoát khỏi tình trạng phải bảo vệ khẩn cấp như hát xoan ở Phú Thọ thì cần phải có sự chung tay của cả cộng đồng. Nên chăng 15 tỉnh, thành trên cả nước có ca trù kết nối với nhau xây dựng một chương trình hành động và quyết tâm đưa ca trù thoát khỏi danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. 3. Một số giải pháp góp phần bảo tồn và phát huy Ca trù (Cổ Đạm – Nghi Xuân – Hà Tĩnh) ở trường THPT. Thực hiện tốt nhiệm vụ về bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh, Ca trù, Truyện Kiều, Mộc Bản trường học Phúc Giang và Hoàng Hoa sứ trình đồ, giai đoạn 1918 – 2025 và những năm tiếp theo của Nghị quyết số 93/2018/NQ – HĐND Hà Tĩnh, ngày 18 tháng 07 năm 2018 đã đặt mục tiêu cụ thể: Đối với Ca trù duy trì và tạo điều kiện nâng cao chất lượng hoạt động của Câu lạc bộ Ca trù Cổ Đạm và Câu lạc bộ Ca trù Nguyễn Công Trứ. Thành lập mới từ 02 – 05 câu lạc bộ Ca trù ở các huyện, thành phố, thị xã, mỗi năm đào tạo ít nhất 05 ca nương, kép đàn ca trù. Định kỳ tổ chức Liên hoa Ca trù tại huyện Nghi Xuân và tham gia đầy đủ liên hoan Ca Trù toàn quốc. Huyện cũng đã duy trì và phát triển phong trào đưa dân ca vào trường học. Nhiều ca nương trẻ của Nghi Xuân đã thay thế những ca nương khuất núi và tiếp tục trao truyền di sản cho hậu sinh như: Dương Thị Nết, Hà Thị Xanh, Nguyễn
  • 10. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 10 Thị Vân… Các ca nương lên sân khấu hiện nay đều dưới 55 tuổi. “Tre già măng mọc”, nhiều gương mặt trẻ đã thành công trong các kỳ liên hoan toàn quốc như Thu Hà 16 tuổi, Quỳnh Như 12 tuổi…Để thực hiện có hiệu quả tinh thần Nghị quyết, việc tìm kiếm và bồi dưỡng đội ngũ ca nương trẻ không chuyên triển vọng trong nhà trường THPT trên địa bàn huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh là rất cần thiết. Vì thế, người viết mạnh dạn đề ra những giải pháp cơ bản nhằm góp phần bảo tồn và phát huy Ca trù Cổ Đạm ở trường THPT tạo nguồn lực chăm bồi để duy trì loại hình nghệ thuật đặc sắc này. 3.1. Nâng cao nhận thức về vai trò bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa nói chung, của nghệ thuật Ca trù nói riêng ở trường THPT. Để bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể nói chung và ca trù nói riêng, đầu tiên phải kể đến vị trí tiên phong của cấp ủy và chính quyền địa phương cùng cơ quan quản lí các cấp trong việc định hướng, chỉ đạo thực hiện các biện pháp giữ gìn, phát huy nghệ thuật Ca trù. Nhà trường quảng bá nghệ thuật ca trù đến với giáo viên, học sinh và phụ huynh thông qua các hình thức thu hút như: giao lưu các nghệ nhân, xem biểu diễn ca trù, tổ chức các cuộc thi ca trù cấp trường,…Bên cạnh đó, việc nâng cao nhận thức của người dân địa phương về lĩnh vực bảo tồn giá trị văn hóa cũng rất cần thiết góp phần nêu cao tính tự nguyện, tự giác của cộng đồng nhằm phát huy tối đa giá trị của loại hình nghệ thuật ca trù. 3.2. Giới thiệu loại hình Ca trù ở môn học Ngữ Văn trong nhà trường THPT. Trong chương trình 11 môn Ngữ Văn có bài hát nói “Bài ca ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ. Giáo viên bộ môn khi giảng dạy tác phẩm này, để cho học sinh có thể hiểu sâu sắc và cảm được đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của bài thì nhấn mạnh một số nội dung sau: Thuở ấy, cậu Củng (tên khai sinh của Nguyễn Công Trứ) là người nổi bật nhất trong đám văn nhân tài tử xa gần tìm đến giáo phường. Bởi, cậu không chỉ là người thưởng thức mà còn là một kép đàn điệu nghệ, lại là người dày công dạy dỗ, tập luyện cho đào nương và kép đàn của giáo phường thành những nghệ nhân tài hoa. Có thể thấy, hát nói là một bộ phận hợp thành quan trọng của di sản văn học Nguyễn Công Trứ, hơn thế, chất hát nói đã trở thành máu thịt trong phong cách sáng tác của ông. Nguyễn Viết Ngoạn đã gọi ông là "Ông hoàng hát nói". Nói cách khác, đó chính là ở cái cách ông dùng hát nói để thể hiện mình. Dĩ nhiên, hát nói không phải là tất cả những gì giá trị của văn nghiệp Nguyễn Công Trứ, nhưng chính mảng sáng tác này có 9 một vai trò quan trọng trong việc tạo nên những dấu ấn đậm nét của hiện tượng văn học đặc sắc Nguyễn Công Trứ. Hát nói vừa là một thể thơ, vừa là trong 46 điệu thức của loại hình nghệ thuật dân gian ca trù. Nhờ sự chuyển mình, trở thành một thể loại văn học trong các sáng tác của Nguyễn Công Trứ mà hát nói đã trở thành một thành tố chủ yếu, có thể đại diện cho loại hình nghệ thuật ca trù. Như Tiến sỹ Nguyễn Viết
  • 11. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 11 Ngoạn từng nhận xét: “Hát nói đến và nhờ Nguyễn Công Trứ đã làm cho thi ca nước Việt thời phong kiến như có một cuộc cách mạng tâm hồn thật sự”. Còn nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm thì nhận xét: “Có Nguyễn Công Trứ, cây đàn văn học Việt Nam có đủ dây vũ dây văn, mà ông chính là sợi dây vũ cường tráng luôn luôn rung lên những âm sắc nam nhi sảng khoái làm phong phú cung đàn văn chương đất nước”. Bằng cách nhắc đi nhắc lại nhiều lần về một khát vọng sống, Nguyễn Công Trứ đã tạo nên một triết lý sống nhập thế đầy tích cực ở trong thơ của mình. Những bài thơ ấy cũng đã khiến cho kho tàng ca trù thêm phong phú và sinh động. Thành tựu sáng tác của Nguyễn Công Trứ gồm 63 bài hát nói còn sao lục được của Nguyễn Công Trứ có rất nhiều bài đã được các CLB ca trù dàn dựng, biểu diễn phổ biến. Trong đó, nổi bật nhất và được nhiều địa phương hát nhất là: Chí làm trai, Vịnh Tỳ bà hành, Bài ca ngất ngưởng, Yêu hoa, Sầu tình, Duyên gặp gỡ, Một ngày nên nghĩa… Sự tài tình và biến hóa trong sử dụng ngôn ngữ của ông đã góp phần tô đậm hơn tính uyên bác, đài các nhưng vẫn rất bình dị, khiêm nhường, bình dân của ca trù. Trong tiết học, giáo viên cho học sinh xem thêm tranh ảnh về: Chân dung tác giả, sinh hoạt ca trù ở đền Nguyễn Công Trứ, những bài hát nói của Nguyễn Công Trứ được đoàn Hà Tĩnh biểu diễn tại liên hoan Ca trù toàn quốc 2018,... Ngoài ra, người dạy cho học sinh nghe băng đĩa về những bài hát trong hội diễn ca trù ở Hà Tĩnh, những bài hát đã đạt giải của các ca nương trẻ tuổi (em Nguyễn Thị Thu Hà, học sinh lớp 11A2, trường THPT Nguyễn Công Trứ). Những thông tin cần thiết và bổ ích về tác giả, thể hát nói, quá trình giữ gìn, phát huy ca trù ở trường THPT, ở Cổ Đạm sẽ là những trực quan sinh động không chỉ giúp học sinh cảm nhận sâu sắc tác phẩm mà còn góp phần giúp học
  • 12. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 12 sinh nhận thức về nghệ thuật ca trù, từ đó có ý thức bảo tồn, phát huy di sản văn hóa dân tộc. 3. 3. Dạy hát Ca trù cho học sinh trong trường THPT. Để thực hiện được tốt việc dạy hát Ca trù cho học sinh cần thực hiện qua các bước sau. 3.3.1. Công tác chuẩn bị. Tổ chức sưu tầm một số bài hát ca trù trên lời thơ hay, đơn giản dễ nhớ như: Hồng hồng tuyết tuyết, Hồn quê gợi nhớ, Tìm về nguồn cội... Thông qua các hoạt động tìm hiểu, sưu tầm và ghi chép lại hoặc tìm hiểu qua tài liệu sách báo, băng đĩa…. Làm tư liệu học tập cho lớp học. Phân loại và lựa chọn những bài hát ca trù phù hợp với lứa tuổi học sinh để dạy hát. 3.3.2. Tổ chức dạy hát a. Xác định mục tiêu: Học sinh học hát nói chung và học hát ca trù nói riêng là tiếp xúc với loại hình nghệ thuật đặc biệt. Mỗi bài hát, làn điệu được đệm bởi âm điệu da diết, nhẹ nhàng, nội dung ngợi ca quê hương, đất nước, con người Việt Nam. Mục tiêu về kiến thức: Học xong mỗi bài hát, Ca trù giúp học sinh thêm hiểu biết về đời sống tinh thần cũng như cuộc sống, lao động sinh hoạt của ông cha ngày trước; Giúp nâng cao khả năng nhận thức và hiểu biết của các em phát triển năng lực ngôn ngữ, lời ca của bài hát làm vốn ngôn ngữ của học sinh trở nên phong phú và sinh động hơn. Mục tiêu về kĩ năng: Dạy hát ca trù nhằm phát triển năng lực âm nhạc của học sinh, giúp các em hát được, hát đúng với đàn, nhịp phách và trống chầu, biết cách hát quán, hát dằn tiến đến hát khuôn, hát diệu. Dạy hát ca trù còn giúp học sinh biết tránh hát lỏi, hát sa… Mục tiêu về tình cảm và thái độ: Đây là cơ hội đáng quý để học sinh được tiếp cận với vốn kiến thức quý báu về văn hóa dân tộc. Mỗi học sinh được thụ hưởng giá trị âm nhạc truyền thống góp phần bồi dưỡng tình yêu vốn âm nhạc cổ truyền của dân tộc mình, có khả năng tham gia ca hát ở trong và ngoài trường học. b. Quy trình dạy học hát: Sau khi đã sưu tầm và phân loại, lựa chọn các bài hát đơn giản và phù hợp với lứa tuổi học sinh thì tổ chức dạy hát theo quy trình như sau: Bước 1: Giới thiệu bài hát: Trong phần giới thiệu bài hát này, một yêu cầu bắt buộc là người dạy phải giới thiệu và giải thích được cho học sinh về bài hát và xuất xứ của bài hát mà các em đang học để các em có được những hiểu biết về thể loại và xuất xứ của nó trong lao động, sinh hoạt văn hóa và đời sống tình cảm của dân tộc mình. Cũng có thể giới thiệu bài hát bằng các phương tiện trực quan như xem tranh ảnh, xem băng hình diễn tả hoạt động hát và nội dung bài hát.
  • 13. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 13 Bước 2: Nghe hát mẫu: Giáo viên có thể thực hiện với các hình thức như sau: + Giáo viên dạy lí thuyết cho học sinh biết cơ bản về âm luật, tiếng hát và cách hát ca trù. (có tài liệu đính kèm) + Giáo viên trình bày trên nền nhạc khí bài hát mà các em sắp được học. + Dùng băng đĩa nhạc hoặc phần ghi âm các nghệ nhân hát đã sưu tầm được để cho học sinh nghe bài hát và tập hát theo. Bước 3: Khởi động giọng: Trước khi học hát nên cho học sinh khởi động giọng bằng cách đọc thang âm để các em biết được sơ lược cách hát một bài ca trù. Bước 4. Dạy hát: Lớp học thường tập trung những em thật sự yêu thích và mong muốn học tập nên giáo viên dễ quan sát, giúp đỡ tận tình từng đối tượng học sinh. Đây là một môn nghệ thuật khó nên giáo viên cần phải hát mẫu nhiều hơn để giúp học sinh hát đúng những chỗ khó, cũng như thể hiện sắc thái đặc trưng của bài ca trù. Để thực hiện dạy hát chúng ta nên tiến hành theo các bước như sau: - Phân chia bài hát ra thành từng câu ngắn, từng phân đoạn để các em có thể bắt nhịp kịp khi tập. Sau khi hát mẫu xong kết hợp với phần đệm đàn giáo viên cho các em nhắc lại câu hát. Dạy hát từng câu nối tiếp nhau sau đó ghép lại từng đoạn và cả bài. - Hầu như tất cả các câu hát cần sự tròn chữ, luyến, diễn cảm ý thơ, tình thơ. Bởi vậy,các em phải dành nhiều thời gian tập luyện hơn. Sau khi giáo viên hát mẫu xong, có thể cho một số em hát tốt hát lại, nếu có chỗ chưa đúng thì sửa luôn để cả lớp cùng nghe và nhận biết. - Khi dạy hát, để nghe các em hát như thế nào và sửa sai giáo viên không hát cùng với học sinh. Lúc các em tái hiện lại câu hát thì tôi chú ý lắng nghe để sửa sai và nhắc nhở các em. - Lúc đầu dạy hát để học sinh hát thuộc và đúng. Sau đó, trong quá trình tập luyện giáo viên cần luôn nhắc nhở các em thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát, tiến đến hát hay. Bước 5. Luyện tập, củng cố, kiểm tra: Sau khi đã học bài hát tôi cho các em củng cố, ôn luyện bài hát vừa được học. điều này không chỉ giúp cho học sinh nhanh thuộc bài, hát chính xác mà còn nâng cao kỹ năng thể hiện tình cảm, sắc thái của bài. Phần củng cố, luyện tập được lặp đi lặp lại nhiều càng giúp học sinh cảm thụ, hiểu được cái hay của bài hát, làn điệu ca trù mà các em đang hát. 4. 4. Thành lập các câu lạc bộ Ca trù trong nhà trường THPT 4.4.1. Mục đích: - Giúp học sinh có thêm những hiểu biết sâu hơn về nguồn gốc, làn điệu, xuất xứ các bài hát ca trù Cổ Đạm – Nghi Xuân – Hà Tĩnh.
  • 14. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 14 - Rèn luyện kỹ năng hát, biểu diễn và có thể tham gia hoạt động văn nghệ giới thiệu về ca trù trong nhà trường, ở địa phương. - Từ đó giúp các em góp phần hình thành tình cảm yêu mến, quý trọng vốn ca trù của dân tộc mình, đồng thời có trách nhiệm gìn giữ và phát huy. 4.4.2. Công tác tổ chức: Tham mưu với Hiệu trưởng phân công giáo viên âm nhạc và phụ trách văn nghệ của nhà trường phụ trách câu lạc bộ trong đó giáo viên âm nhạc đóng vai trò chủ chốt. + Xây dựng kế hoạch hoạt động thường kỳ, thường xuyên của câu lạc bộ. + Xây dựng nội quy của câu lạc bộ. + Xây dựng lực lượng nòng cốt, tuyển chọn các thành viên cho câu lạc bộ: bằng cách các giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn giới thiệu, đề xuất các bạn có năng khiếu ca hát, yêu thích ca trù tham gia với số lượng từ 05 đến 10 học sinh. + Chuẩn bị phòng học nhạc, nhạc cụ, tài liệu giới thiệu… dùng cho các buổi sinh hoạt. 4.4.3. Hình thức sinh hoạt: - Thông qua các buổi sinh hoạt tập hát. - Nghe kể chuyện về nguồn gốc ra đời ca trù Cổ Đạm. - Tổ chức trò chơi Âm nhạc. - Xem biểu diễn qua băng đĩa nhạc. - Các thành viên của Câu lạc bộ sau khi đã biết cách hát, bài hát quen thuộc có thể biểu diễn cho các bạn trong lớp, trường qua các buổi sinh hoạt, giao lưu văn nghệ của lớp… 4.4.4 Thời gian sinh hoạt: Sinh hoạt 1 tuần một lần vào buổi chiều thứ bảy. 5. 5. Giao lưu với các nghệ nhân ca trù. 5.5.1. Mục đích: - Đây là dịp để các em học sinh được tìm hiểu nhiều hơn, sâu hơn về nghệ thuật ca trù. - Là một hoạt động ngoại khóa Âm nhạc tạo nên không khí vui vẻ, phấn khởi cho các em học sinh. 5.5.2. Hình thức: - Nghe nghệ nhân kể chuyện về lịch sử ca trù và biểu diễn ca trù. - Nghệ nhân trả lời câu hỏi và giao lưu cùng với học sinh.
  • 15. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 15 - Tổ chức các câu đố vui, trò chơi Âm nhạc … 5. 5. 3. Để tổ chức thành công buổi giao lưu nói chuyện, cần lên kế hoạch cụ thể, rõ ràng: - Thời gian, Địa điểm, Thành phần, Khách mời… - Chuẩn bị về cơ sở vật chất, loa máy, các tiết mục biểu diễn, trang trí … đặc biệt quan trọng nhất là chuẩn bị về khách mời: Nghệ nhân đại diện các câu lạc bộ ca trù ở địa bàn nơi cư trú. - Người sẽ nói chuyện và giao lưu cùng học sinh. 5.5. 4. Tiến trình thực hiện: Có thể thực hiện chương trình giao lưu như sau: Bước 1: Ổn định tổ chức Bước 2: Khai mạc, giới thiệu đại biểu, khách mời. Bước 3: Văn nghệ 1 đến 2 tiết mục ca trù do học sinh các nhóm dân tộc nhà trường thể hiện. Bước 4: Giao lưu nói chuyện giữa nghệ nhân và học sinh. Bước 5: Tổ chức trò chơi, câu đố về ca trù nói chung và ca trù Cổ Đạm nói riêng. Bước 6: Biểu diễn nghệ nhân, đội văn nghệ của trường và học sinh. 6. 6. Tổ chức hội thi hát Ca trù. 6.6.1. Mục đích, ý nghĩa: - Tạo không khí vui vẻ, sôi nổi trong nhà trường. - Giúp học sinh biết được nhiều bài hát ca trù trong nhà trường thông qua biểu diễn và xem biểu diễn trong hội thi. - Thông qua hội thi có thể phát hiện thêm các em học sinh có năng khiếu về Ca trù để có kế hoạch bồi dưỡng tập luyện. 6.6.2. Hình thức tổ chức: Sân khấu hóa, mỗi lớp tham gia thi biểu diễn 2 tiết mục mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc (bắt buộc phải có 1 tiết mục Ca trù). 6.6.3. Chuẩn bị: - Làm thể lệ hội thi. - Thành lập ban tổ chức, ban giám khảo. - Chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vất chất như: Sân khấu, âm thanh, nhạc cụ… 6.6.4. Tổ chức hội thi. Sau khi đã xây dựng và triển khai kế hoạch, chuẩn bị tốt các điều kiện về cơ sở vật chất cho hội thi thì Phụ trách hoạt động văn nghệ nhà trường điều hành, phối hợp cùng các thành viên Ban tổ chức, Ban giám khảo tổ chức hội thi. 4. Kết quả thu được của đề tài. Qua vận dụng các giải pháp hoạt động của đề tài đã cho kết quả như sau: - Tỉ lệ học sinh hiểu, yêu thích và biết hát Ca trù nhiều hơn. - Học sinh có hứng thú hơn khi tham gia học hát và tìm hiểu các bài hát Ca trù trong nhà trường.
  • 16. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 16 Các em học sinh đã biết tự hào hơn khi được tham gia biểu diễn các bài hát ca trù trước công chúng, từ đó giúp các em thêm tin yêu và có trách nhiệm giữ gìn vốn văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Quá trình khảo sát học sinh tiếp nhận ca trù: Năm học Lớp Số học sinh Yêu thích ca trù Hát được ca trù 2017 - 2018 11A2 42 25 2 11A3 42 28 3 2018 - 2019 11A2 42 30 3 11A3 42 32 4 Ngay trong ngôi trường THPT Nguyễn Công Trứ đã có ca nương chỉ mới 17 tuổi, Nguyễn Thị Thu Hà ở thôn 4, xã Xuân Hồng, Nghi Xuân – Hà Tĩnh, hiện đang học lớp 11A2 – Trường THPT Nguyễn Công Trứ, Nghi Xuân. Ở Hà có niềm đam mê, năng khiếu thiên bẩm và quá trình khổ luyện kéo dài nhiều năm đối với bộ môn nghệ thuật ca trù. Em ấy đã gặt hái được những thành tích xuất sắc: năm 2011, đạt giải nhất trong cuộc thi ca trù toàn quốc lần thứ 2 do Bộ Văn Hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tại Hà Nội khi thể hiện hai bài hát “Đào hồng, Đào tuyết”, “Tứ quý yên lung”, năm 2014, 2016 đạt giải nhất “Đào nương triển vọng” trong lien hoa ca trù toàn quốc. Một lần nữa Thu Hà đã thành công tại Liên Hoan Ca trù toàn quốc năm 2018 được tổ chức tại Hà Tĩnh với tiết mục “Tỳ Bà Hành” đạt giải nhất “Đào nương triển vọng”. Với ước mơ thi đỗ vào Trường đại học Văn hóa nghệ thuật Quân đội và trở thành nghệ nhân ca trù, Thu Hà đang tập trung thời gian và công sức cho việc học. Ngoài ra, Hà còn là một
  • 17. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 17 thành viên sẽ truyền lửa cho phong trào yêu hát ca trù ở Trường THPT Nguyễn Công Trứ. Nguyễn Thị Thu Hà không chỉ là niềm tự hào của gia đình, thầy cô, nhà trường mà còn là niềm nâng niu trân trọng của nghệ thuật ca trù, di sản văn hóa phi vật thể đang được bảo tồn ở vùng đất núi Hồng – sông La. III. PHẦN KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận. “ Miền Nghệ Tĩnh phong lưu đệ nhất/ Có nơi đâu hơn đất giáo phường…”. Câu ca xưa ấm lòng người yêu mảnh đất có chân núi Hồng Lĩnh, Khe Quan Sơn, có những cánh đồng, những cồn cát, những lạch nước ngọt ngào của bốn mùa cây trái thơm hương. Cổ Đạm là một trong những cái nôi của Ca trù. Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, Ca trù vẫn có sức sống bền chặt trong lòng mỗi người dân Việt Nam, ca trù là nhịp cầu thời gian để ta trở về với cội nguồn của ông cha, dân tộc. Trong xu thế phát triển hiện nay của xã hội, nhiều giá trị văn hoá truyền thống đang có nguy cơ bị mặt trái của cơ chế thị trường làm mai một, nhất là các văn hóa truyền thống trong đó có ca trù, thì việc giáo dục cho học sinh biết phát huy và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là việc làm cần thiết. Gìn giữ và phát triển các bài hát ca trù ở trường THPT là việc làm có ý nghĩa sâu sắc nhằm phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc và góp phần làm phong phú văn hóa dân tộc Việt Nam. Điều đó, đòi hỏi sự quan tâm từ các ngành, các cấp liên quan và toàn xã hội. Để khẳng định và vinh danh “Ca trù không chỉ là nét văn hóa nghìn đời của người Việt mà còn được biết đến trên diễn đàn âm nhạc thế giới, là niềm vinh dự, tự hào của đất nước ta”. Để cho công tác giáo dục về truyền thống văn hóa các dân tộc trong trường THPT, giúp các em học sinh trong nhà trường biết giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa của cha ông được hiệu quả, đặc biệt đối với địa bàn xã Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân cần có sự quan tâm đúng mức từ các nhà trường và các thầy giáo, cô giáo, cũng như các nhà quản lý giáo dục. 2. Khuyến nghị khả năng áp dụng. Qua một vài kinh nghiệm mà tôi đã rút ra được trong sáng kiến nhằm giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống văn hóa cho học sinh THPT nói chung và THPT Nguyễn Công Trứ nói riêng. Sau khi áp dụng SKKN vào thực tế tại đơn vị đã cho thấy khả năng áp dụng đạt hiệu quả cao, đặc biệt là học sinh trong nhà trường đã biết tự hào và qúy trọng truyền thống văn hóa của cha ông mình trong sinh hoạt và học tập hàng ngày, các em đã biết hát nhiều những bài hát Ca trù, số lượng học sinh tham gia học hát và tham gia câu lạc bộ ngày càng đông hơn. Tôi hi vọng rằng cùng với sự cố gắng của bản thân và sự giúp đỡ của đồng nghiệp, các hoạt động giáo dục và giới thiệu về truyền thống văn hóa dân tộc sẽ thu hút được ngày càng nhiều các em học sinh tự giác tham gia đồng thời các giải pháp trong sáng kiến có thể áp dụng trong phạm vi toàn ngành.
  • 18. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 18 Trên đây là một vài suy nghĩ của tôi về việc “Một số giải pháp góp phần bảo tồn và phát huy Ca trù (Cổ Đạm – Nghi Xuân – Hà Tĩnh) trong trường THPT”. Với khả năng còn hạn chế và chắc chắn rằng đó vẫn chưa phải là khuôn mẫu hoàn chỉnh vì vậy kính mong quý đồng nghiệp đóng góp ý kiến để cùng nhau tìm ra một phương pháp tối ưu hơn nữa để việc tổ chức giáo dục văn hóa dân tộc trong trường THPT mang lại nhiều ý nghĩa và hiệu quả thiết thực trong những năm tiếp theo.
  • 19. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 19 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hữu Ngọc, Những nẻo đường văn hóa, NXB Giáo dục, năm 2005. 2. Nguyễn Ban, Hát Ca trù Cổ Đạm, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật số 172, năm 1998. 3. Nguyễn Xuân Diên, Lịch sử và nghệ thuật Ca trù, NXB Thế giới, 2007. 4. Nguyễn Xuân Kính, Người Việt trong dòng lịch sử văn hóa, NXB Khoa học xã hội, năm 2018. 5. Nguyễn Quốc Hùng, Bảo vệ văn hóa phi vật thể, khái niệm và nhận thức, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, năm 2001. 6. Nhiều tác giả: Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam, Viện văn hóa - thông tin, 2005. 7. Phan Kế Bính, Việt Nam phong tục, NXB Văn học, 2019. 8. Sở văn hóa Hà Tĩnh, kỷ yếu hội thảo “Ca trù Cổ Đạm”, năm 1999. 9. Vũ Ngọc Khánh, Ba trăm năm lẻ, NXB Văn hóa, 1988.